Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Tho Van Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Ngo Phu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 28/Apr/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 155
Quote Ngo Phu Replybullet Gởi ngày: 06/Jun/2008 lúc 11:48am
Kính Đông Quyên thi huynh,
 
1)- Cô gái ấp Giồng-Đình quý danh là gì hở Đông huynh ?
2)- Để thi huynh và liệt vị đồng hương nhàn lãm cuối tuần, NP kính tâm tình đôi vận :
 
TRÚT TRẢI TÂM TÌNH
 
Thải thừa tác trọng tấm thân trai,
Thôi hết tung tăng thị tới tài.
Thành thật tùy thời theo tứ tiết,
Thiết tha tránh tật tạo tam tai.
Tuổi trời thói tiếc thêm thê thảm,
Tình tục tâm tham trĩu trúa trây.
Tự toại thưởng trăng thi tống tửu,
Tinh thần thanh thản tưởng thiên thai.
 
TDT, JUN-06-08
Ngô Phủ
 
Chân thành kính chúc quý đồng hương "Thân Hữu Gò-Công" một cuối tuần như y'.
NP
 
 =============================
VANG DANH CÔ GÁI
         ẤP GIỒNG ĐÌNH
 
 
           Cuối tuần thong thả dạo Tân Thành
           Còn nhớ không ai trận liệt oanh
           Đại thắng rạng ngời trang chiến sử
           Minh trung chiếu sáng cuộc phân tranh
           Ví mà máu đổ thân cam chịu
           Dẫu có phơi thây dạ cũng đành
           Cố thủ một mình tay súng vững
           Vang danh cô gái ấp Giồng Đình



Chỉnh sửa lại bởi Ngo Phu - 06/Jun/2008 lúc 2:48pm
IP IP Logged
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Gởi ngày: 06/Jun/2008 lúc 8:36pm
 
 
           Gọi "CHÚ" nghe chừng hợp lý thay
           Tuổi chưa sáu bó mà huynh đài
           Đèo bồng vời vẽ thơ và thẩn
           Cao hứng cho nên lỗi với Thầy
 
           Chim Quyên chỉ hót đêm mùa hạ
           Tiếng gọi ai hoài dạ xót xa
           Nếu như vào giữa mùa Đông giá
           Quyên giục thâu canh, đẫm lệ nhòa
 
 
 
          Thi thơ trao tặng thỏa tình trai
          Tâm trí tương thông thế thật tài
          Tiếc tướng trung trinh thà tuẩn tử
          Thương thầy thanh tiết thọ trùng tai
          Tập trung từng truyện thâm trầm thế
          Trích thuật từ tên tường tận thay
          Trút trãi tâm tình trên tuổi trẻ
          Thanh thanh thoát thoát thiệt thua thầy
 
 
        Tiếc thay, buổi sáng thấy được 4 câu 3 vần của Thầy, Quyên tôi đã vội hồi âm. Chừng vào lại Diễn Đàn thấy mình nợ Thầy phân nửa. Thôi, âu cũng là duyên. "Cô gái ấp Giồng Đình", xin Thầy vào trang đó, viết để tạ thâm tình.


Chỉnh sửa lại bởi đông quyên - 06/Jun/2008 lúc 8:37pm
bx
IP IP Logged
Ngo Phu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 28/Apr/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 155
Quote Ngo Phu Replybullet Gởi ngày: 07/Jun/2008 lúc 10:20am
CÔ LÁNG GIỀNG XƯA
(Th/t cô em PT)
 
Nhà em nổi tiếng lắm giai nhân.
Đài các, đoan trang sắc tuyệt trần..
Mỗi vẻ mỗi người tha thướt dáng,
"Cửu-Long công chúa" ấp Đồng-An.
 
Lời đồn lan rộng có đâu ngoa
Chẳng thấy, chỉ nghe, đủ xuýt xoa.
Trước ngõ nượp nà ong nhốn nháo,
Bên vườn hông phải (2) bướm lân la.
 
Họa may, thức giả, bậc phong tao...
Bắn sẻ mon men ngắm nghé vào.
Còn hạng chân bùn, tay lấm đất,
Coi như đố dám vói lên cao. 
 
Lần nao, mẹ bệnh, gọi về ngay,
Sẳn dịp thi xong, rảnh rổi dài.
Lại rủi, bệnh lây nằm liệt chiếu,
Nghĩ cần thang thuốc, đến tìm thầy.
 
Cha em, thuở ấy, nhất Đồng-Sơn,
Là một lương y nức tiếng đồn.
Thánh dược, mát tay, lòng bác ái,
Cư dân cả vạn (2) thảy khen tài.
 
Mới đặt chân qua ngạch cửa nhà,
Thần y chưa biết, đã chưa ra.
Chạm ngay thành cửa phòng trong ấy,
Cô bé trố nhìn khách lạ xa (3)
 
Đôi mắt hồn nhiên kinh ngạc nào,
Cuộn phim tiềm thức đã in sâu.
Mấy lần qua ngõ tường cao cổng,
Cặp mắt bồ câu có thấy đâu !
 
Hôm nay đối diện ảnh cô em,
Phải bé ngày xưa đứng cạnh rèm ?
Linh cảm thần giao mang máng nhờ,
Hẳn là em bé thuở hôm nao.
 
Năm chục năm ngoài tựa giấc mơ.
Quê hương khói lửa dậy sông hồ.
Quê hương rồi hóa thành tù ngục,
Lê bước lưu vong, hận khó mờ.
 
Quả đất vẫn tròn, gặp gỡ nhau.
Người thì râu tóc bạc phau phau.
Kẻ gần sáu bó, xưng bà nội,
Lưu niệm đôi vần bút xuống câu.
 
 
TDT, JUN-03-08
Ngo^ Phu?
 
(1) Cửa trước căn nhà thì nhìn ra hông của trường Đồng-Sơn. Bên phải là con đường đất đi vào phía chùa Gia-Lương. Do đó, trống trải, nghe nói nhiều chàng từng lảng vảng lại qua.
(2) Hối NP còn 17, 18 tuổi, được nghe nói dân cư của làng Đồng Sơn gần 9.000 ngưới (Nói gọn la` 1 vạn), không biết xưa có đúng hay không cũng không dám quyết \.
(3) NP rời quê lên Sàigòn học từ lúc 9 tuổi \. Một năm về
thăm nhà một đôi lần, nên thường bị coi như là một "Người xa lạ".


Chỉnh sửa lại bởi Ngo Phu - 07/Jun/2008 lúc 8:28pm
IP IP Logged
Ngo Phu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 28/Apr/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 155
Quote Ngo Phu Replybullet Gởi ngày: 09/Jun/2008 lúc 11:09am
03)- TRẦN-ÍCH-TẮC
 
Cùng theo Hoàng thượng với Hoàng huynh (1)
Lánh nạn quân Nguyên chiếm đoạt thành.
Chữ hiếu chôn vùi vì úy tử,
Lòng trung bán rẻ bởi tham sinh.
Sa cơ đầu giặc mơ danh vọng.
Mượn tiếng tranh ngôi mộng hiển vinh.
Lừng tiếng một thời văn chữ giỏi (2)
"Ả" TRẦN-ÍCH-TẮC đáng đời khinh.
 
Ngô Phủ
 
(1) Trần-Ích-Tắc là con vua Thái-Tông(Thượng
hoàng), em vua Thánh-Tông, hàng đầu Thoát-Hoan lúc chạy vào Nghệ-An. Sau được quân Nguyên cho làm con cờ An-Nam Quốc-Vương, rồi đua về tranh
ngôi với Thánh-Tông.
(2) Trần-Ích-Tắc cũng từng mở trường dạy học, môn sinh trong đó có cả danh sĩ Mạc-Đỉnh-Chi v.v...
(3) Mộng làm An-Nam Quốc-Vương không xong, bị Thánh-Tông bắt. Nghĩ tình anh em không giết, nhưng thường gọi Trần-Ích-Tắc là "Ả" để chế nhạo là kẻ hèn yếu như  đàn bà.
 
04)- CHÚA TRỊNH PHƯƠNG BẮC
 
Đám Trịnh, tôi loàn cõi Bắc phương,
Ỷ công dẹp Mạc, hiếp quân vương.
Thay vua, bán tước, gom quyền thế,
Giết đế, lộng quyền, bỏ kỷ cương.
Đất thảm, dân tình than oán mãi,
Trời sầu, giặc giả nổi lên luôn.
Xuôi Nam gây hấn thua tơi tả,
Để xú muôn đời dánh bất lương.
 
Ngô Phủ
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 09/Jun/2008 lúc 11:56am
Gởi bác Ngô Phủ xem lại cho vui để thận trọng hơn trong việc làm thơ lịch sử.  Bác Phủ nha !.
 
ĐẠI VIỆT SỬ THI
-
Hồ Ðắc Duy
Quyển 1: Thời đại Hồng Bàng
Quyển 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
Quyển 3: Ngô Quyền (938-944) Quyển 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
Quyển 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) Quyển 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
Quyển 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
Quyển 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
Quyển 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) Quyển 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
Quyển 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) Quyển 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
Quyển 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) .Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 09/Jun/2008 lúc 12:08pm

Hồ Đắc Duy
Ai giết Lê Lai , Giặc Minh hay Lê Lợi ?

 

1. Tại sao "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư " không chép chuyện "Lê Lai liều mình "?

Bài này đã đăng trong Tạp chí Xưa và Nay số 52 B vào tháng 7 năm 1998, sau đó có nhiều bài tranh luận về đề tài này trên các báo ở Việt Nam. Một buổi hội thảo đã được tổ chức vào tháng 3 năm 1999 tại Việt Nam với sự tham gia của nhiều nhà sử học và các Giáo Sư của các trường Đại Học chuyên ngành về lịch sử.
Song song, không hẹn trước, đề tài cũng được tranh luận trong tháng 4 và 5 năm 1998 trên các báo Hương Sen và Diễn Đàn (tại Paris).
Bài này cũng đăng trên các trang Quốc Học và Hồ Đắc Duy.

Chuyện Lê Lai liều mình cứu chúa là một hành động hy sinh vì đại nghiã rất đáng cho người đời sau ghi nhớ . Ở Thành Phố H.C.M ,đại lộ Lê Lợi chạy từ Nhà Hát Thành Phố đến Chợ Bến Thành, nối liền là đường Lê Lai chạy cho đến Nhà Thờ Huyện Sĩ. Trong nhân gian cụm từ " Hăm mốt Lê Lai,hăm hai Lê Lợi " cũng nói lên lòng kính trọng đối với ngày giỗ của hai vị anh hùng này. Những vị cao tuổi bây giờ , ngày xưa học tiểu học cũng đã từng học chuyện" Lê Lai liều mình cứu chúa" .Trong "sử ký lớp ba" do sử gia Trần Trọng Kim soạn, Nha Học Chính Bắc Kỳ ấn hành đã được dùng làm sách giáo khoa dạy trong các trường . Nếu không nghiên cứu thêm các sách sử khác mà cứ một mực tin theo như thế và lòng tin ấy vẫn kéo dài hằng mấy mươi năm ,có thể cho đến khi chết vẫn yên trí như vậy, không biết điều đó có thật đúng như vậy hay không?
Với những người yêu môn sử học,có nghiên cứu thì thấy chuyện này lại khác. Nhiều nghi vấn được đặt ra:

* Lê Lai cứu chúa ở trận nào, thời gian nào ?

* Ông có bị quân Minh bắt không ?

* Hay ông còn sống và sau đó chết vì tay Lê Lợi ?

Về việc này mỗi nhà viết sử viết một khác.

a. Theo Dực Tông Anh Hoàng Đế (vua Tự Đức ) trong Ngự Chế Vịnh Sử Tổng Luận cuốn 5 trang 49 ".....Có lần vua Lê Thái Tổ tiến đóng ở Lạc Thủy bị quân nhà Minh vây sát, vua yếu thế, lén rút về ở núi Chí Linh, giặc Minh rút lui để trở lại tấn công xứ Mỹ-Lộng, sách Hà Đã.

Trong tình cảnh nguy khốn, quân ít thế cô lại nhiều lần bị quân Minh vây hiếp, vua ban hỏi các tướng lãnh"trong các tướng có ai bằng lòng đem mình thay ta ra đánh ở Tây Đô để làm mồi nhử cho giặc bắt, trường hợp đó ta sẽ rảnh tay chiêu tập quân sĩ để sau này mưu đồ đại sự."

Lê Lai liền tình nguyện đảm đương việc này bèn xuất binh đến thành Tây Đô khiêu chiến và mặc áo Ngự bào, tự xưng Bình Định Vương. Quân giặc trông thấy người mặc áo vàng tưởng là Bình Định Vương thật, bèn đem hết quân đến vây và bắt sống; đem về rồi giết ... Nhờ thế Bình Định Vương được nghỉ ngơi vài năm để lo tích dưỡng binh đội mà quân Minh không hề để ý đến.

b. Theo Ngô Thì Sỹ trong Việt Sử Tiêu Aùn trang 298 thì " ... Trước Vương khởi binh ở Lam Sơn, thế quân kém và ít, người Minh lùng bắt mãi, bèn mưu cùng tướng tá rằng ai có thể đem thân ra thay ta, để cho ta đi ẩn nấp, giấu tông tích mà cho quân nghĩ để mưu đồ cử binh lần sau. Lê Lai xin đem thân nhận lấy việc ấy, Vương lạy khấn trời nói ; "Lê Lai đem thân mà thay chúa, nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi, bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn". Lê Lai liền tự xưng là Bình Định Vương, khiêu chiến với quân Minh rồi chết. Đâu cũng truyền đi là Bình Định Vương đã chết. Người Minh cũng tin là thật không lưu ý. Đến lúc này Vương rời đồn đến Mang Thôi, .... Lý Bân Phương Chính (tướng Minh) đem 10 vạn quân đến vây .Vương phục binh ở Thị Lang tập kích địch....".

c. Theo Phan Huy Chú, trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí trang 332, chỉ nói Lê Lai vì nước bỏ mình... cho nên không riêng chép ra mà chỉ nhân thể chú phụ vào sau thôi - trong phần chú thích có ghi "Lê Lai là người làng Dụng Tú huyện Lương Giang. Lúc mới khởi binh bị tướng Minh vây chặt, vua hỏi các tướng bàn xem đổi áo đánh lừa giặc như việc Kỷ Tín ngày xưa, Lê Lai xin đi bèn mặc áo bào đem quân xông vaò hàng trận của giặc, đánh đuối sức và bị bắt , vua nhân dịp này trốn thoát.

d. Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt Thông Sử "... Đóng ở Mang Cốc trong núi Linh Sơn hơn 10 ngày, phải dùng mật ong trộn với vũ dư lương làm bữa ăn rất là khốn đốn. Hoàng Đế bèn hỏi các Tướng: "có ai dám bắt chước Kỷ Tín thời xưa không ?". Người ở thôn Dụng Tú là Lê Lai khẳng khái vâng mệnh, tự nguyện thay đổi mặc áo bào nhà vua,xưng là vua Lê Lam Sơn, dẫn quân ra đánh quân Minh, quân Minh mừng rỡ liền dồn cả lực lượng vây chặt Lê Lai, ông chống cự đến kiệt sức rối bị bắt, quân Minh dẫn ông về thành Đông Quan giết chết, chúng liền lui binh, ta thoát nạn...

e. Trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim thấy viết " ... về Chí Linh lần thứ hai tháng tư năm Kỷ Hợi (1419) quan nhà Minh biết rằng Chí Linh là chỗ Bình Định Vương lui tới bèn đem binh đến vây đánh, Vương bị vây nguy cấp lắm bèn hỏi các tướng rằng có ai làm được như Kỷ Tín ngày trước chịu chết cho vua Hán Cao không? Bấy giờ Lê Lai liều mình vì nước xin mặc áo bào cưỡi voi ra trận đánh nhau với giặc. Quân nhà Minh tưởng là Bình Định Vương thật xúm nhau lại vây đánh, bắt được giết đi rồi rút quân về Tây Đô.

f. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí lại viết " ... Lê Lai người thôn Dựng Tú huyện Thụy Nguyên, Thái tổ khởi nghĩa bị quân Minh vây hãm, các tướng bàn mưu cho một người mặc áo bào giả làm Bình Định Vương để đánh lừa giặc theo như việc cũ của Kỷ Tín nhà Hán, Lê Lai xin làm việc ấy vì vậy Thái tổ mới lén ra đi năm Thuận Thiên thứ nhất được tặng thái ký..."

g.Trong Đaiï Việt Sử Ký Toàn Thư, cuốn thứ X có lẽ do Phan Phu Tiên viết là chính sau này các sử quan khác như Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy nhuận sắc thêm thì chỉ có ghi theo biên niên các trận đánh mà ở đó Lê Lợi khốn đốn vì bị vây hãm và hết lương.

1. Mùa xuân tháng giêng ngày Canh thân, vua khởi binh ở Lam Sơn (1418) , ngày mồng 9 tháng ấy bọn nội quan nhà Minh là Mã Kỳ đem đại binh tới uy hiếp vua ở Lam Sơn, vua bèn lui quân đến đóng ở Lạc Thủy, ngày 13 dời quân đến núi Chí Linh. Ngày 16 giặc đi lối tắt đánh úp đằng sau vua bắt mất gia thuộc của vua và rất nhiều vợ con của quân dân. Tháng 2 vua hết lương, không còn gì để nổi lửa gặp khi giặc lui quân bèn về đắp thành ở đất Lam Sơn.

2. Tháng 4 năm Kỷ Hợi (1419) vua đánh đồn Nga Lạc, tháng 5 đóng ở sách Đà Sơn, quân Minh tiến đánh vua phục kích ở Mường Chách... ít lâu sau dời sang Mường Thôi rồi lại về Vu Sơn.

3. Tháng 10, năm Canh Tý (1420) quân ta đánh nhau với quân Minh ở Mường Nanh.

4. Từ năm 1420 - 1422 lúc nào cũng có giao tranh với quân Minh.

5." Mùa đông tháng 12 năm Nhâm Dần (1422) quân ta bị giặc Minh vây ở Sách Khôi, vua bảo các tướng sĩ " giặc vây ta bốn mặt, có muốn chạy cũng không có lối nào thoát. Đây chính là tử địa mà binh pháp đã nói, đánh nhanh thì sống, không đánh nhanh thì chết. Vua nói xong chảy nước mắt, các tướng sĩ đều xúc động tranh nhau liều chết quyết chiến....Vua đem quân về đóng ở núi Chí Linh, quân lính hết lương, hơn 2 tháng chỉ ăn rau củ và măng tre mà thôi, vua giết 4 con voi và cả ngựa của mình cưởi để nuôi quân sĩ...."

Từ trận đó cho đến khi toàng thắng giặc Minh vào năm 1428 không có trận nào mà Lê Lợi bị vây khốn nữa.

Theo như lời của vua Tự Đức có lẽ việc Lê Lai đổi áo bào cho Lê Lợi là trong trận ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Tuất (1418) hoặc tháng hai năm đó - xứ Mỹ công sách Hà Đã có lẽ là vùng thượng lưu sông Chu, phía trên Lam Sơn.

Theo Ngô Thời sĩ thì có lẽ hành động của Lê Lai được thực hiện trong trận tháng 5 năm Kỷ Hợi (1419) khi quân Minh tiến đánh Lê Lợi ở sách Đà Sơn.

Còn Phan Huy Chú thì không ghi rõ địa điểm cũng như thời gian của việc này.

Lê Qúy Đôn thì ghi "đóng quân ở Mang Cốc trong núi Chí Linh hơn 10 ngày hết lương..." và hành động mặc áo bào của nhà vua xưng là Lê Lam Sơn có thể vào mùa đông tháng 12 năm1422 trong khi đó Trần Trọng Kim thì ghi rõ là tháng 4 năm1419.

Một điều đáng ngạc nhiên là sử gia các đời về sau đều chép truyện Lê Lai liều mình cứu chúa .Trong khi nhóm sử thần đời Lê lại không ghi chuyện này.Trong Đại Việt Sử Ký Tòan Thư phần bản kỷ , quyển số 10, trang 27b chỉ thấy chép : "Ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427) giết Tư Mã Lê Lai , tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công nói năng khinh mạn "

Điều này cho phép ta hiểu rằng chuyện Lê Lai đổi áo giả làm Lê Lợi là có thật nhưng ông đã may mắn thoát khỏi tay quân giặc để trở lại hàng ngũ kháng chiến .Nghĩa là ông vẫn còn sống cho đến năm 1427 tức là 8 năm sau mới bị Lê Lợi ra lệnh giết chết

" Điểu tận cùng tàng" chim hết thì cung tên xếp xó; thỏ hết thì chó săn bị bắt ra làm thịt, việc giết công thần sau khi đã làm nên nghiệp lớn là việc thường xảy ra dưới thời đại phong kiến.Hán Cao Tổ giết Hàn Tín, Việt Vương Câu Tiễn giết Văn Chủng , Phạm Lãi nhờ trốn sang nươc Tề rồi vào đất Đào, cải tên là Đào Chu Công mới may còn sống sót.

Theo nhận xét của các tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ,quyễn X ,trang 75b viết : "Thái Tổ từ khi lên ngôi đến nay,thi hành chính sự thực rất khả quan....song đa nghi hiếu sát là chổ kém ". Khi thành công trong việc giành lại độc lập - Lê Lợi đã giết chết nhiều công thần đã sát cánh cùng mình trong gian khổ chiến đấu. Ngày 10 tháng giêng Mậu thân ( 1428 ) giết Trần Cảo,Năm 1429 giết Trần Nguyên Hãn , Năm 1431 giết Phạm Văn Xảo ... vì lo rằng sau này họ có chí khác nên bên ngoài thì đối xử theo lẽ tiết hậu nhưng trong lòng lại rất ngờ vực.

Lê Lợi đã ra lệnh giết chết Lê Lai cũng nằm trong ý đồ này

Thêm một yếu tố xác định việc thanh toán này là trong danh sách ban biển ngạch công thần cho 93 người vào ngày 3 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1429 ) không có tên của Lê Lai và suốt các đời vua Lê về sau trong các lần phục hồi công trạng cho các công thần bị hàm oan cũng không thấy có tên Lê Lai mà chỉ nói đến tên của Lê Lâm và Lê NIệm là con và cháu nội của Lê Lai mà thôi.Mãi cho đến năm Nhâm Tý (1672) Lê Gia Tông niên hiệu Dương Đức năm thứ nhất mới thấy phục hồi cho Lê Lai hạ .Lê Gia Tông hạ chiếu giảm bớt ruộng thế nghiệp của các công thần thời Lê sơ, ngoại trừ Lê Lai (sách Biên Niên Lịch Sứ Cổ Trung Đại Việt Nam trang 320 )

Giết một người đã chết thay cho mình ,để mình được sống mà bảo tòan lực lực lượng,đổi nguy thành an, sau này lên ngôi Hòang Đế ; giết mà còn tịch thu gia sản sau khi đã thề thốt nặng lời " Lê Lai đem thân mà thay chúa , nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi , bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn " quả Lê Lợi đã làm một việc thật là......... Nếu các tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chuyện" Lê Lai liều mình" và sau đó còn ghi việc Lê Lai bị giết thì khác nào bêu xấu Lê Lợi ,điều mà các vua Lê không lấy gì thích thú .Có thể các sử gia có chép chuyện "Lê Lai đổi áo" vì rằng đó là một sự kiện đáng tự hào, không thể không ghi, nhưng khi dâng vua xem thì e rằng vua hạ lệnh "biên tập " đi chăng !

Còn tại sao các sử gia như Lê Qúy Đôn, Trần Trọng Kim và ngay cả vua Tự Đức không ghi việc Lê Lợi giết Lê Lai vào năm 1427 là vì họ đã cho giặc Minh bắt và giết Lê Lai ngay lần cứu chúa vào năm 1419 rồi còn đâu nữa ! Chỉ có Ngô Thì Sĩ là không ghi ai đã giết Lê Lai , còn Phan Huy Chú thì chỉ nói khaí quát là "Lê Lai vì nước bỏ mình"...

Trong sách Lịch Sử lớp 7 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ấn bản lần thứ 9 tháng 7/1996 đang được dạy tại các trường Phổ Thông, trang 69 viết: " Trước tình thế hết sức nguy hiễm,Lê Lai liền cải trang làm Lê Lợi chỉ huy một đội quân cảm tử xưng là chúa Lam Sơn, xông thẳng vào vòng vây của địch.Quân Minh dồn hết sức hướng về phía Lê Lai . Chúng bắt được Lê Lai và đội quân cảm tử đem giết hết."

Một câu hỏi cần thiết phải đặt ra: Có nên sửa lại bài học lịch sử này hay không ? và nếu không thì phải giải thích chuyện Lê Lợi ra lệnh giết Tư Mã Lê Lai vào ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427 ) như thế nào ? Rất mong được các bật cao minh đóng góp ý kiến ,nhất là các nhà sử học .

Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Gởi ngày: 09/Jun/2008 lúc 5:52pm
 
   LOIQUAN,
 
  Giữa màu trắng và đen còn có màu xám tro. Đó là sự nhập nhằng trộn lẫn. LQ có tin những quyển gọi là HỒI KÝ viết từ muôn phía gần đây không? Tôi thì nhất định không. Nhưng tôi sẽ dùng nó khi cần.
  Ai cũng biết Lê Lợi là người có công đánh giặc Minh, nhưng ai cũng biết Lê Lợi thảm sát các bậc khai quốc công thần. Lê Lợi tốt hay xấu? Không ai kết luận được. Gia Long có công thống nhất đất nước, nhưng Gia Long tốt hay xấu khi hiểu ra chuyện ông đối xử với tôn thất của vua Quang Trung? Không ai kết luận được. Vì đó là chính trị mà tôi từng nói CHÍNH TRỊ THÌ VÔ LUÂN. Luôn luôn có 2 mặt, 2 màu. Nếu ai không vướng vào quỹ đạo của vòng xoáy đó, may ra có cái nhìn đúng đắn hơn một chút. Vậy thôi.
 Còn các sử gia. Ngòi bút của họ ra sao. Chính khí trong họ nhiều ít. Trái tim và tình cảm của họ thế nào và họ chép sử trong hoàn cảnh nào. Ai biết. Vậy hãy để sự việc gọi là sử đó sâu lắng trong lòng ta, như những bài học, như những hiện tượng đời đã xãy ra trong quá khứ, còn mọi thứ còn lại, tùy quyết định của ta.
 
  NGÔ PHỦ,
 
  "Nếu toàn dân Việt đều hèn cả", không phải vậy đâu. Nhưng số không hèn thật sự không nhiều. NP có hèn không? Tôi có hèn không? Bình thường không ai dám quả quyết cả. Phải chờ có sự việc gì đó xãy ra mới biết. Những quyển sử NP có, những quyển sử người khác có tất cả đều đúng và tất cả cũng có sai. Không cần phải nổi nóng khi NP đã nghĩ rằng có sự "dựa vào VIN cũng như dựa vào ĐỘC ĐOÁN hoặc dựa vào A DUA", đó là sự nương theo hoàn cảnh hiên tại của mỗi cá nhân. Vị thẩm phán anh minh có lần nào phán quyết sai không? Ai bảo đãm là không. Vậy thì thôi đi. Cười trừ. Xong việc.
 Tôi không viết thêm nữa. Biết đâu lại bị "biên tập" thì uổng công chúng ta.
 Chào bình an.
bx
IP IP Logged
Ngo Phu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 28/Apr/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 155
Quote Ngo Phu Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2008 lúc 11:43am
Thái-Dương-Thành, JUN-19-08
 
HỒI ĐÁP
(Kính tạ các đồng hương)
 
Cãm tạ đồng hương níu kéo hoài,
Làm lơ cảm thấy, thấy kỳ thay !
Minh tâm chẳng ghét loài trùng dế,
Thật dạ càng thương lũ cáo cầy.
Mượn dịp Đồng-Sơn chờ đón khách,
Nhờ phen Phan-Thủy (*) giúp trao tay.
Những dòng tâm sự chưa xưng tội,
Mong cố nhân người thông cảm đây.
 
TDT, JUN-19-08
Ngô Phủ
 
* Hy vọng cô láng giềng PT đọc qua rồi giúp hộ :
 
MỐI TÌNH CỐ-NHÂN
 
       Có ai về lại Đồng-An,
Xin cho nhắn gởi đôi hàng săn tin.
                       /_
   Con ông Cả tên Kim họ Võ,
   Mỹ danh nàng Hằng-Phủ cô nương.
     Xuân xanh đôi tám má hường,
Thuở đang học ở Định-Tường (Mỹ Tho).
   Cùng trên chuyến xe đò ngồi cạnh,
   Chuyện khơi đầu chán cảnh đường dài,
     Thiên-Thành (*) thì cứ dừng hoài,
Trong khi nắng lửa đổ nhoài mồ hôi.
   Đoạn, tới hỏi trạm nơi nào đến,
   Cả hai cùng không hẹn ngạc nhiên,
     Nhà chung con lộ mặt tiền,
Cách 300 thước như hình hơi xa.
   Rồi từ đó, đôi ba lần gặp,
   Sánh vai nhau dạo khắp quanh vùng,
     Khi men bờ đất bên sông,
Khi ngồi ngắm nước đục trong lớn ròng.
   Khi thả rễu theo đồng ruộng lúa,
   Gió hiu hiu hương mạ lùa qua,
     Khi sân banh ngắm chiều tà,
Nhìn hoàng hôn xuống xa xa lam chiều.
   Lúc âu yếm dọc theo hồ nước,
   Giữa vườn nàng xanh mướt hàng dừa,
     Trăng vàng rải lụa thướt tha,
Cột chân hai đứa canh già không hay.
   Chia tay lãnh chức thầy "Toán-Pháp",
   Kiêm luôn thầy giải đáp "Văn-Chương",
     Gặp khi trở ngại ở trường,
Gởi bài, ngắn hỏi, yêu thương nhiều dòng.
  Tỉnh say đắm đậm nồng tha thiết,
  Hẹn khi nàng lấy hết Tú-Tài,
     Cau trầu nhờ tới mối mai,
Xe duyên cầm sắt, chờ ngày hợp hôn.
   Ôi ! Tuổi trẻ, tự tôn, tự ái,
   Lần về quê ở lại đôi hôm,
     Đến đâu cũng vẳng tiếng đồn ,
"Chuột sa hũ nếp, lên hương cuộc đời".
   Chưa mai mỉa bằng lời ông Cả,
   "Lấy vợ giàu hỏi có mừng không? ".
     Tự dưng nổi máu anh hùng,
Ra đi chẳng hẹn tương phùng một câu.
   Thời gian thoáng đi vào quá khứ,
   48 năm cổ độ qua nhanh,
     Tha hương gặp bạn đồng hành,
Bâng khuậng chạnh nhớ : Mối Tình Cố nhân.
                         /_
     Có ai về lại Đồng-An,
Gặp người xưa ấy, nó rằng : Tôi thăm.
 
TDT, JUN-19-08
Ngô Phủ
 
(*) Thiên-Thành : Tên của xe đò chạy đường Đồng-Sơn- Chợ Giồng - Mỹ-Tho- Sàigòn và ngược lại.


Chỉnh sửa lại bởi Ngo Phu - 19/Jun/2008 lúc 11:43am
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2008 lúc 12:10am
Được thôi , anh Ngô Phủ. Lần này về Đồng Sơn PT cố gắng chuyển lời cho cô Hằng Phủ-nếu cô còn sống . Nghe anh tả mối tình thơ của anh rất cảm thương cho cả hai. Phải , cô Hằng ngày xưa là 1 giai nhân , con nhà giàu , khó người xứng đôi ở nơi làng quê hẻo lánh đó. Anh nhắc PT mới sực nhớ.
Đúng rồi ,hơn nửa thế kỷ qua , chắc gì cố nhân còn ở nơi làng cũ , mà nếu có còn chắc cũng là bà Nội bà Ngoại con cháu đầy đàn rồi anh Ngô Phủ ơi . Có gửi quà cho con cháu người xưa không?


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 20/Jun/2008 lúc 12:14am
PhanThuy-CA
IP IP Logged
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2008 lúc 7:13am
 
 
           TÌNH THƠ THƯƠNG MUỘN
 
                                                  *Chút tình với Ngô Phủ.
 
          Đọc bài thơ vấn vương sầu cảm
          Thấy chạnh lòng viết tạm vài câu
              Người xưa chợt nhớ vì đâu
       Duyên xưa sao bỗng gieo sầu làm chi
          Tình đầu đã mấy khi thỏa nguyện
          Chỉ để người lưu luyến cùng nhau
              Biết ngăn cách, biết buồn đau
       Bơi ra biển nhớ, lội vào sông Tương
          Tơ vò rối vạn đường khôn gỡ
          Ngẩn ngơ hồn than thở băn khoăn
              Trêu ngươi chi đó Xích Thằng
       Vốn không duyên nợ, sao giăng duyên tình?
           Tóc chuyển bạc tưởng mình quên lãng
           Ngần năm xa tưởng cạn niềm thương
              Ngước nhìn nửa mảnh trăng buồn
        À ơi, muôn thuở... vẫn cuồng si em!
         


Chỉnh sửa lại bởi đông quyên - 20/Jun/2008 lúc 7:16am
bx
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.