Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: MỘT ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Chủ đề: MỘT ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU
    Gởi ngày: 06/Feb/2011 lúc 9:55am

NHỮNG TƯ TƯỞNG ĐỂ SUY NIỆM NHÂN DỊP NĂM MỚI
by  H. H. The 14th Dalai Lama 
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

MỘT ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU

 

 

“MỖI NGÀY, KHI THỨC DẬY, QUÝ VỊ HÃY SUY TƯỞNG:

HÔM NAY TÔI THẬT MAY MẮN ĐƯỢC THỨC DẬY,
TÔI CÒN SỐNG, TÔI ĐÃ CÓ MỘT ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU,

TÔI SẼ KHÔNG LÃNG PHÍ NÓ,

TÔI SẼ SỬ DỤNG TOÀN BỘ NĂNG LỰC CỦA TÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN.

ĐỂ MỞ RỘNG TRÁI TIM TÔI TỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC,
ĐỂ THÀNH TỰU GIÁC NGỘ VÌ LỢI LẠC CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH,

TÔI SẼ CÓ NHỮNG TƯ TƯỞNG TỐT LÀNH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC,

TÔI SẼ KHÔNG GIẬN DỮ 

HAY NGHĨ XẤU VỀ NGƯỜI KHÁC.

TÔI SẼ LÀM LỢI ÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT TRONG KHẢ NĂNG CỦA TÔI.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

A PRECIOUS HUMAN LIFE

 "Everyday, think as you wake up, today I am fortunate to have woken up, I am alive, I have a precious human life, I am not going to waste it, I am going to use all my energies to develop myself. To expand my heart out to others, to achieve enlightenment for the benefit of all beings, I am going to have kind thoughts towards other, I am not going to get angry, or think badly about others. I am going to benefit others as much as I can." 
by  H. H. The 14th Dalai Lama 

 

 


Ý NGHĨA THỰC SỰ CỦA CUỘC ĐỜI

 

Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm. Trong quãng thời gian đó, với cuộc đời của chúng ta, ta phải cố gắng làm những điều tốt lành và ích lợi. Nếu quý vị góp phần vào việc mang lại hạnh phúc cho người khác, quý vị sẽ tìm thấy mục đích chân thực, ý nghĩa thực sự của cuộc đời.” 
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

THE TRUE MEANING OF LIFE

 "We are visitors on this planet. we are here for ninety or one hundred years at the very most. During that period, we must try to do something good, something useful, with our lives. If you contribute to other people's happiness, you will find the true goal, the true meaning of life." 
by H.H. The 14 th Dalai Lama

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Feb/2011 lúc 6:30pm
 
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2011 lúc 4:58am
 
Ngã tâm linh
 
Tôi tu vì tôi không phải là người đạo đức. Tôi tu vì tôi còn nhiều nội kết chưa được giải tỏa, còn nhiều bài học ở đời mà tôi chưa hiểu.

Có nhiều người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó không liên quan đến việc tỉnh thức tâm linh.

Người Tàu đến chùa cúng Phật rất nhiều, để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm xin quẻ, nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Ðến chùa khấn vái xin xỏ như thế thì chùa có khác gì đình miếu. Nhưng khổ nỗi chính những hạng "Phật tử" như thế mới giúp cho chùa khá giả. Người Việt Nam hiểu Ðạo hơn nên "Tu" cũng khá hơn, đến chùa tụng kinh lễ Phật, học Ðạo nghe pháp, làm công quả.

Tụng kinh nhiều thì cho là mình tu nhiều, tu khá, hết tụng kinh bổn đến tụng kinh bộ, hết bộ này đến bộ khác. Lạy Phật thì lạy xong ngũ bách danh, đến tam thiên rồi vạn Phật, cho rằng lạy nhiều chừng nào thì tiêu tội chừng nấy.

Học Ðạo nghe pháp cốt để áp dụng tu tâm sửa tánh, nhưng không như thế mà lại dùng kiến thức để phân biệt Thầy này hay Thầy kia dở.

Thay vì làm công quả để học hạnh xả thí, lại làm công quả để kiếm điểm với Thầy trụ trì.

Khá hơn là những bậc xuất gia, từ bỏ nhà cửa vợ con đi tu. Nhưng một thời gian sau lại bám víu vào ngôi vị đạo đức của mình. Nói đến đây tôi nhớ lại chuyện của Tổ Huệ Khả. Trong 33 vị Tổ Thiền Tông, tôi thán phục nhất vị Tổ này, dám xả thí thân mạng, chặt tay cầu Ðạo. Là người kế thừa Tổ Ðạt Ma, sau cùng dám xả luôn ngôi chùa, bỏ luôn chức Tổ, chức Hoà Thượng, lăn xả vào chợ, đi vào cuộc đời để tự thử thách mình, tự chứng nghiệm và độ một tầng lớp khác.

Người tu không khéo thường hay mắc phải bệnh "ngã tâm linh" (égo spirituel). Mới biết tu một chút tự cho là mình đạo đức. Tu hành chăm chỉ, được bao nhiêu công đức đều bị cái ngã hốt hết.

Tuy là một tu sĩ nhưng tôi không ưa chữ tu chút nào. Tôi đã một lần bày tỏ trong quyển Bố thí ba la mật. Tu đâu phải là làm những điều hình thức bên ngoài, đâu phải tính năm cộng tháng vào chùa. Khoác áo cà sa mà không hiểu bài học thương yêu, giảng nói từ bi mà chỉ biết ích kỷ củng cố địa vị đạo đức của mình. Ngạn ngữ có câu: "Chiếc áo không làm nên Thầy tu" kia mà!

Ðối với tôi, tu là tập sống với tâm linh. Chữ tâm linh (spirituel) khác với vật chất (matériel). Tâm linh là tánh linh thiêng của con người, có thể gọi đó là Thượng Ðế, Phật tánh hay Chân ngã... Nhưng điều đó không quan trọng. Ðiều quan trọng đầu tiên là ta có biết đến tâm linh của mình hay không? Biết sống thật với tình cảm, nội kết của mình hay không? Hay là chỉ thích đóng kịch, mượn danh nghĩa chữ tu để ngầm khoe khoang mình là người có tu, có đạo đức!

Tôi tu vì tôi không phải là người đạo đức. Tôi tu vì tôi còn nhiều nội kết chưa được giải tỏa, còn nhiều bài học ở đời mà tôi chưa hiểu. Tôi tu vì tôi hãy còn phân biệt tốt xấu, ưa ghét. Hơn nữa bây giờ tôi không chắc là tôi còn tu theo ý nghĩa phổ thông nữa không, nhưng tôi biết là tôi muốn sống thật. Sống thật với chính mình, với cả tâm hồn và thể xác của mình. Tôi không muốn làm Thầy ai cả, nếu muốn thì chỉ làm Thầy chính mình mà thôi.

Có nhiều người chỉ thích đóng vai Thầy và muốn học trò hay đệ tử đóng mãi vai học trò đệ tử. Nhưng Thầy nào trò nấy, cũng có người thích đi tìm một vị Thầy, một đấng tôn sư bên ngoài để thờ phụng tôn kính.

Theo tôi, một vị Thầy thật (chân Sư) là người dạy cho đệ tử nhận ra ông Thầy của chính mình bên trong (le maître intérieur). Ðức Phật là một chân Sư, ngài thành Phật và dạy cho chúng ta khai triển Phật tánh của mình để thành Phật như ngài. Ðức Phật đâu có muốn bị đúc tượng ngồi yên trên bàn thờ cho chúng ta hì hụp lạy ở dưới.

Trính từ cuốn “Đạo Gì?” của thầy Thích Trí Siêu (Pháp), Nhà xuất bản Phương Đông


http://www.hoalinhthoai.com/?option=ban_tin&view=ban_tin_chitiet&dm_id=12&post_id=3368&lang=vn


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2011 lúc 5:06am
 
Thoáng Tây Tạng giữa lòng Hà Nội
 
Ở Hà Nội, có ngôi cổ tự mang những đường nét kiến trúc độc đáo, gợi liên tưởng xa xăm về một xứ sở huyền bí trên dãy Himalaya...
Chùa Vạn Niên nằm ở bờ Tây của hồ Tây, thuộc địa phận ấp Quán La cũ, ngày nay là phường Xuân La (quận Tây Hồ). Theo sử sách ghi lại, chùa được xây dựng từ năm 1014, ít năm sau khi vua Lý dời đô về thành Thăng Long. Trong lịch sử tồn tại, nhiều nhà sư danh tiếng như Lâm Tuệ Sinh, Biện Tài, Thảo Đường từng trụ trì ở chùa.

Từ năm 1992, dòng truyền thừa Drukpa của Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng đã được cố Thượng Tọa Thích Viên Thành đưa vào chùa. Từ đó chùa Vạn Niên trở thành một trong số rất hiếm hoi những ngôi chùa ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Tây Tạng.

Dưới ảnh hưởng ấy, sau nhiều lần trùng tu, dựa trên cơ sở văn hoá truyền thống của người Việt, kiến trúc của chùa đã được kết hợp với những đường nét kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng để tạo nên một tổng thể kiến trúc với vẻ đẹp riêng, có một không hai ở Hà Nội.

Với kiến trúc độc đáo nằm giữa khung cảnh trời nước thanh bình, cây cối xanh tươi, chùa Vạn Niên đã trở thành điểm đến của nhiều du khách khi thưởng ngoạn hồ Tây của Thủ đô nghìn năm tuổi.
 
Chùa Vạn Niên nằm cạnh hồ Tây với cửa chính nằm trên đường
Lạc Long Quân và cửa sau thông ra đường kè bờ hồ.
Bước vào trong chùa, có thể nhận ra những khối kiến trúc mang dáng vẻ vững chãi với các họa tiết trang trí là những biểu tượng của
Phật giáo Tây Tạng.

Những cửa sổ cao vàhẹp cũng là một đặc điểm kiến trúc ở xứ sở nằm trên dãy Himalaya.

Dưới mái hiên là dải cờ phướn gồm 5 màu trắng, đỏ, lục, vàng, lam - những sắc màu của Phật giáo Tây Tạng, khác đôi chút với màu truyền thống của Phật giáo Việt Nam là trắng, đỏ, cam, vàng, lam.

Nét kiến trúc đặc biệt nhất của chùa Vạn Niên chính là mộtChorten – bảo tháp của Phật giáo Tây Tạng. Trong đời sống tâm linh của
người Tây Tạng, Chorten là biểu tượng cho cốt tủy của Đức Phật.

Những lời trì chú bằng Tạng ngữ được khắc trên thân củaChorten.

Những bức phù điêu tinh xảo được chạm khắc ở phần đế của Chorten, thể hiện các biểu tượng Phật giáo Tây Tạng như chùy kim cương, bánh xe pháp và các vị a-la-hán có nét mặt, tư thế rất sống động.

Hình tượng chùy kim cương xuất hiện ở mọi nơi trong chùa. Trong Kim Cương thừa tây Tạng, chùy kim cương (còn gọi là Kim cương chử) biểu hiện sự giác ngộ của đức Phật.

Bánh xe pháp (Pháp luân) tượng trưng cho giáo pháp của đức Phật là sự kết hợp của 8 chiếc chùy kim cương.

Chùy kim cương nằm ở vị trí trung tâm trong một tấm phù điêu
trang trí trên tường gỗ của chùa.

Sân chùa tràn ngập màu xanh của xây cối với những mảnh vườn được bài trí khá cầu kỳ.

Khác với nhiều ngôi chùa khác ở Hà Nội, các Phật tử quen thuộc đến với chùa Vạn Niên không phải để cầu tiền tài, danh vọng mà thường cầu bình an, sức khỏe và tránh tà.

Với kiến trúc độc đáo nằm giữa khung cảnh trời nước thanh bình, chùa Vạn Niên đã trở thành điểm đến của nhiều du khách khi thưởng ngoạn hồ Tây của Thủ đô nghìn năm tuổi.


Theo Đất Việt
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Jan/2012 lúc 12:10pm




http://vuhuyduc.blogspot.com/2012/01/sinh-tru-hoai-diet.html


Sinh, Trụ, Hoại, Diệt


Tác Giả: Minh Q. Tran

Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử?


Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của tạo hóa, không có cách chi thay đổi
được.



Cây cối đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa
hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ
 còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy
lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.

Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn
 vật đều bị chi phối bởi luật vô thường. Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa
 oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiêu mộng đẹp. Thoắt
một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, hai chân đã
chậm chạp. Rồi cuối  cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại
 trên thế gian tất cả các
thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được.

Ðời người như giấc mộng. Người ngoại quốc cũng có câu: Life is too short
 (cuộc đời quá ngắn)
. Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải mê
 kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời
đúng nghĩa.

Cũng ít ai sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi gìa.
Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm
thì mới giật mình, rồi buồn phiền, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu
 tiền của cũng trở thành vô dụng. Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ
kia vì đường lên cao, cholesterol lên cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm
 răng cái rụng, cái lung lay. Ði chơi xa thì không dám vì sức khỏe kém,
đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem phim cũng không được vì tai đã nghễng
 ngãng, mắt đã kèm nhèm.

Người VN mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để.
Làm việc thì liên miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết.
Làm thì nhiều, mà ít dám vui chơi huởng thụ như người Âu Mỹ.

Suốt đời cặm cụi, nhịn ăn nhịn mặc, để dành, mua cái nhà cái cửa để một
mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi.

Người xưa đã nói:

Một năm được mấy tháng xuân
Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa

Và:

Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của trời làm chi
Bảy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi


Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo
tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ “nhàn”. Những thứ vô thường
này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo
dài có thể đưa đến bệnh tâm thần.

Ông Cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo
Ông bếp ngồi cạnh đống tro
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm



Ðời người sống mấy gang tay
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm

Hoặc là:

Ăn con cáy, đêm ngáy o..o
Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.


Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới khỏang 50 tuổi.
Tới 60 tuổi đã ăn mừng "lục tuần thượng thọ". Còn tới 70 tuổi, thì thực là hiếm
 hoi. Bởi vậy mới có câu: "nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có
mấy ai mà sống được tới 70)"
.

Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất
vệ sinh, và thoải mái hơn.

Những phát minh của ngành y, dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh
 hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi,
bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên
sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời,
biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân, tâm được an lạc.

Thân, tâm an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận
những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người
xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng
cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người già để
có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ già nên mừng vì sang
 được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha
 rộng rãi như bạn bè.

Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận,
 cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm
 cho những người xung quanh.

Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn,
 ganh ghét với những người xung quanh.

Biết đủ thì đủ (Tri túc, tiện túc).

Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi
ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus)
của Thượng Đế.

Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng
 có được: Ðời sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái
 độ của mình đối với CUỘC SỐNG.


Tác Giả: Minh Q. Tran





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 25/Jan/2012 lúc 12:16pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2012 lúc 10:45am


15 điều đáng ngẫm trong cuộc sống


Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được. Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.



Posted%20Image

1. Sống trong hiện tại
Phật hỏi đệ tử:

- Cuộc sống người ta được bao nhiêu?

Các đệ tử thay nhau trả lời:
- 80 năm.
- Sai.
- 70 năm.
- Còn sai.
- 60 năm.
- Sai.
- Vậy người ta sống bao lâu?

Phật mỉm cười đáp
- Đời người chỉ thuộc trong vòng hơi thở.


Lời bình
Đừng ỷ vào quá khứ và cái sắp tới, hãy sống với thực tại.





Posted%20Image


2. Sau khi chết người ta đi về đâu?
Hoàng đế Goyozer đang học thiền với thiền sư Gudo Toshoku.

- Bạch thầy, sau khi chết, người ta đi đâu?
- Tôi không biết.
- Tại sao thầy không biết?
- Vì tôi chưa chết.

Lời bình

Khi sống, con người nên thưởng thức những vẻ đẹp và bí ẩn của cuộc sống theo cái nhiều người sống. Không cần quan tâm đến thế giới sau khi chết. Hãy sống trọn hôm nay, đừng lo ngày mai vì chuyện ngày mai thì mai mới xảy ra.





Posted%20Image
3. Định mệnh nằm trong bàn tay
Thời xưa, có vị tướng quyết tấn công địch dẫu quân địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Trên đường tiến quân, ông dừng chân ở một đền thờ cầu nguyện, xin giúp đỡ. Sau đó, ông rút ra một đồng
xu và nói lớn với quân sĩ:
- Bây giờ, ta sẽ lấy đồng xu để xin keo. Nếu là sấp, quân ta sẽ thắng còn ngửa thì quân ta sẽ bại.
Chúng ta phó mặc mạng sống cho định mệnh. Đồng xu bay lên, xoay mấy vòng và rơi xuống
đất.
- Sấp rồi ! Chúng ta sẽ thắng ! Hãy xông lên chà nát quân thù ! - Ba quân reo hò phấn khởi.
Sau trận chiến, toàn bộ quân địch hùng hậu đông đảo bị đánh bại hoàn toàn. Vị phó tướng vui vẻ nói với tướng quân:
- Không ai có thể thay đổi được bàn tay định mệnh.
Tướng quân chỉ mỉm cười không đáp. Ông xoè tay đưa đồng tiền ra. Cả hai mặt đồng xu đều là mặt sấp.

Lời bình

Thiên đàng rất công bằng đối với tất cả mọi người, không thiên vị dành riêng cho ai. Sự giúp đỡ duy nhất mà bạn có được là chính bản thân bạn !!!
Resized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật



Posted%20Image

4. Con sóng nhận thức

Nhìn thấy một con sóng cao lớn bên cạnh, con sóng nhỏ tỏ ra bực mình:
- Bực ghê. Sóng kia lớn quá, sao ta bé tí. Chúng mạnh mẽ xiết bao sao ta yếu đuối thế này.
Con sóng to cười đáp: - Đó là vì không nhận ra gốc gác của mình mà bạn buồn bực thế.
- Tôi không là sóng thế là gì?
- Sóng chỉ là hình thức tạm thời trong bản chất của bạn. Kỳ thực bạn là nước. Một khi nhận ra
bản chất của chính mình là nước, bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ sóng này và không còn
buồn bực gì nữa.
Con sóng nhỏ hiểu ra, cười vui vẻ:
- À, bây giờ thì tôi hiểu. Bạn và tôi tuy hai mà một.

Lời bình

Con người cho rằng "ngã" là ta nên xảy ra phân biệt ta và người mà buồn khổ. Thực ra loài người được cấu tạo cùng một bản chất trong thiên nhiên bao la.


 
Posted%20Image

5. Thiên đường địa ngục

Một vị tướng quân đến gặp thiền sư Ekaku hỏi:
- Bạch thầy, thiên đường hay địa ngục có thật hay không?
- Thế ngài là ai?
- Tôi là tướng quân.
Bất ngờ, thiền sư cười lớn:
- A ha! Thằng ngốc nào cho ông làm tướng vậy, trông ông giống anh hàng thịt.
Tướng quân nổi giận, rút gươm:
- Tao băm xác mi ra !!!
Thiền sư vẫn điềm tĩnh:
- Này là mở cửa địa ngục.
Chợt giác ngộ, vị tướng sụp xuống lạy:
- Xin... xin thầy tha lỗi cho cử chỉ thô bạo vừa rồi của tôi.
- Này là mở cửa thiên đường - thiền sư Ekaku mỉm cười.

Lời bình

Thiên đường, địa ngục không phải là chỗ con người tới sau khi chết mà nó ở đây và bây giờ! Lành, dữ đều do tư tưởng. Cửa thiên đường địa ngục mở ra bất cứ lúc nào.



Posted%20Image

6. Thiên đàng địa ngục đều do tâm tạo

Có một bà lão biệt danh "mụ già hay khóc". Trời mưa, mụ cũng khóc, trời không mưa mụ cũng khóc. Có người hỏi bà:
- Bà lão ơi, sao bà lại khóc?
- Tôi có hai con gái, cô chị bán giày vải, cô em bán dù. Khi trời nắng ráo, lão nghĩ tới con em bán dù không được. Khi trời mưa, lão lại lo cho con chị, mưa gió không có khách nào chịu mua giày.
- Lão nên nghĩ rằng khi trời đẹp đứa lớn sẽ bán được, khi trời mưa đứa nhỏ bán dù rất chạy.
- À, ông có lý.
Từ đó, "mụ già hay khóc" thôi khóc. Bà lão cười suốt ngày dù trời mưa hay nắng.

Lời bình

Một điều lợi hay bất lợi sẽ tuỳ thuộc vào cách nhìn, cách suy nghĩ của bạn.



Posted%20Image

7. Phật tại gia

Yangpu về tỉnh Sichuan định tâm tìm kiếm Bồ Tát. Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư. Nhà sư hỏi:
- Cậu đi đâu đấy?
- Tôi đi cầu Bồ Tát.
- Bồ Tát ở xa, chi bằng đi tìm Phật có hơn không?
- Tìm Phật ở đâu bây giờ?
- Khi cậu về nhà, thấy người đón cậu trên mình khoác cái mền, chân xỏ dép trái, đó chính là Phật.
Theo lời, cậu về nhà thì trời đã khuya. Mẹ cậu nghe con gọi cửa mừng quá vội khoác mền lên
người, xỏ dép trái. Bà chạy ào ra mở cửa và khi Yangpu thấy mẹ mình như vậy thì đứng chết lặng.

Lời bình

Người ta tìm chân lý nhưng điều cần là thực thi ngay trong lòng, không thì khó mà gặp được.


Posted%20Image

8. Ngón tay chỉ mặt trăng

Sư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
- Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.
Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:
- Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.
- Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được? - Jincang rất ngạc nhiên.
Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:
- Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này,
chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?

Lời bình

Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng diễn chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt trăng.
Resized to 73% (was 1024 x 640) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật



Posted%20Image
9. Ai đó
Kitagaki, thống đốc bang Kyoto, đến viếng đền Tofuku để thăm Keichu - vị sư trưởng đền này.
Đệ tử của Keichu vào báo:
- Kitagaki, thống đốc Kyoto muốn diện kiến thầy.
- Ta không biết thống đốc nào cả - Sư trưởng trả lời.
Đệ tử chạy ra nói với Kitagaki:
- Thầy tôi yêu cầu ngài lui gót vì không quen thống đốc nào cả.
Kitagaki hiểu ra:
- Nếu vậy, hãy báo với thầy anh có Kitagaki
muốn diện kiến.
- Để tôi thử lần nữa.
Lần này, sư trưởng ra đón tận nơi:
- Ồ, Kitagaki đấy à. Mời vào nhà.

Lời bình

Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được.



Posted%20Image

10. Càng vội càng chậm

Một thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ:
- Thưa thầy, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải bao lâu mới thành kiếm sư?
- Có lẽ 10 năm.
- Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?
Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp:
- Trường hợp này có lẽ phải 30 năm.
Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng:
- Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.
- Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm - Vị sư phụ mỉm cười.

 Lời bình
Những người quá nóng nảy muốn đạt đến kết quả thì hiếm khi thành công.



Posted%20Image

11. Đèn đã tắt

Một anh mù đến từ giã bạn mình. Người bạn cho anh một cây đèn lồng. Anh mù cười hỏi:
- Tôi đâu cần đèn lồng. Với tôi, sáng hay tối có gì khác.
- Tôi biết. Nhưng nếu không mang nó theo, trong bóng tối người khác có thể đụng vào anh.
- Ồ, vậy thì được.
Đi được một đoạn, bất ngờ anh mù bị một người đâm sầm vào. Bực mình, anh ta quát:
- Bộ không thấy đèn hả?
- Đèn của ông đã tắt từ lâu rồi mà.

Lời bình

Người nào dùng lời kẻ khác để dạy người có thể giống anh mù này. Đèn đã tắt từ lâu, tuy nhiên anh ta không biết điều đó.



Posted%20Image

12. Bình thường tâm
-
Bạch thầy, sống theo Đạo một cách siêng năng là thế nào?
- Khi đói hãy ăn, khi mệt hãy ngủ.
- Đó là những điều mà mọi người thường làm mà?
-Không, không ! Hầu hết mọi người đều không làm như vậy. Khi ăn, mọi người đầy những suy tư, ao ước và khi ngủ lại đầy những lo toan.

Lời bình

Có bao nhiêu người mà mỗi sáng thức dậy mà đầu óc không bận bịu những chuyện quá khứ?
Con người phải vứt bỏ những điều nguy đã gây ra bão tố nội tâm và sống theo bản chất nguyên thuỷ của họ vì Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày.



Posted%20Image

13. Thiền trong chén trà

Vị giáo sư đại học đến gặp thiền sư Nan In để tìm hiểu Thiền. Nan In mời ông uống trà. Nan In rót đầy chén trà rồi mà cứ thế rót thêm. Giáo sư nhắc:
- Kìa thầy, chung trà đầy tràn rồi, xin đừng rót nữa.
Nan In cười đáp:
- Như chung trà này, ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước tiên, ông không
cạn chén thì sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được.

Lời bình

Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.



Posted%20Image

14. Con quỷ bên trong

Nhà sư nọ mỗi khi bắt đầu nhập định đều thấy một con nhện khổng lồ làm ông bối rối. Nhà sư
liền vấn ý sư Tổ:
- Mỗi khi con bắt đầu nhập định thì luôn có một con nhện khổng lồ xuất hiện, dẫu có đuổi thế nào nó cũng không đi.
-Lần tới, nếu thấy con nhện xuất hiện, con hãy vẽ một vòng tròn to làm dấu xem nó từ đâu đến.
Nhà sư làm đúng như vậy. Khi ông vẽ vòng tròn to vào bụng con nhện, con nhện chạy đi, ông lại có thể tiếp tục thiền định. Sau buổi thiền định, nhà sư rất bối rối khi thấy vòng tròn nằm ngay trên bụng mình.

Lời bình

Trong cuộc sống, con người gặp phải nhiều xáo trộn và âu lo, phiền nhiễu. Nhưng âu lo tệ nhất thường là từ chính bản thân mình mà ra.



Posted%20Image

15. Đích tới có một đường đi không cùng

Một tăng đồ hỏi Thiền sư Baling Haojian:
- Nghĩa lý của sư tổ và ý nghĩa của giáo lý có gì giống và có gì khác nhau?
- Khi vịt lạnh, chúng lội xuống nước. Khi gà lạnh chúng đậu trên cây.


Lời bình

Lạnh vẫn lạnh nhưng phương thức tránh lạnh lại khác nhau. Cùng một mục tiêu nhưng mỗi loài lại có cách riêng của chúng. Để đạt mục tiêu không chỉ có một con đường, không phải ai cũng đi theo một con đường. Hãy khéo chọn...



NGUỒN :
TimHieuDaoPhat.Com Theo Phattuvietnam.net

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/24220-15-dieu-dang-ngam-trong-cuoc-song/






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 09/Feb/2012 lúc 10:52am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Feb/2012 lúc 9:03pm


Tình bạn

Hai người bạn đi trên đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiềm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: "Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi".

Họ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy.

Anh bạn kia không may bị vọp bẻ và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: "Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi".

Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: "Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết trên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá?"

Mỉm cười, anh trả lời: "Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng với sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta nên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xoá nhòa được...”

Hãy học cách viết trên cát và trên đá
.

(ST)


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2014 lúc 10:05pm


Thời thanh xuân của con gái

Ngôi%20saoNgôi sao

Thanh xuân của con gái, như một cuộc hành trình tìm kiếm những sự thật về cuộc đời, về những người xung quanh, và cả về chính bản thân mình.

CaDe


Thời thanh xuân của con gái…

Là những hoài bão về tình yêu và hạnh phúc, là những giấc mơ còn dang dở vị ngọt dịu nét ngây ngô. Những gì mường tượng trong đầu còn phủ một màu hy vọng, đợi chờ trở thành một niềm tin mãnh liệt, như mang nắng gió trên vai.

Thời thanh xuân của con gái…

Là những mối tình đầu đơn phương, là những rung động thuần khiết sâu lắng nhất chảy trong vòng xúc cảm, lặng lẽ ưu tư, lặng lẽ giận hờn, tổn thương dẫu nhỏ nhưng sức sát thương lại lớn. Vượt qua được vấp váp đầu đời ấy chính là giai đoạn phá kén, trưởng thành…

Thời thanh xuân của con gái…

Luôn có dáng dấp của sự chia ly, luôn sợ hãi những lần đổ vỡ, luôn dễ dàng cảm thấy tổn thương, luôn vẩn vơ hoặc lấn cấn những chuyện về cuộc đời và những mối quan hệ, luôn đột nhiên buồn chẳng vì lý do, luôn sợ hãi thời gian sẽ làm ai đó thay đổi, luôn đứng giữa vạch ranh giới giữa tin tưởng hoặc không tin tưởng vào từ "mãi mãi".

Ảnh minh họa.


Thời thanh xuân của con gái…

Luôn lãng phí rất nhiều thời gian vào chuyện chạy đuổi theo một mối tình, rồi tưởng tượng về những câu chuyện tình trong mơ, về hạnh phúc xa gần như một bản nhạc êm đềm, da diết, về mâu thuẫn kịch liệt giữa cảm quan và cuộc đời, rõ ràng là mong muốn thay đổi nhưng lại trì hoãn phải lớn lên.

Thời thanh xuân của con gái…

Đứng trước những ngã ba của quá trình lớn lên và trưởng thành, khi khái niệm cuộc đời còn là điều gì đó tuyệt diệu lắm, muốn đặt chân đến những miền đất lạ, muốn đi đến những nơi thật xa, muốn mình trở nên xinh đẹp nhất, và có những cô bạn thân có thể cùng nhau già đi, cùng nhau hạnh phúc, cùng nhau vượt qua mọi chuyện trên đời.

Thời thanh xuân của con gái…

Nói đến thì thật mau, nói đi cũng chóng vánh, khi chúng ta chưa kịp cảm nhận, khi chúng ta chưa kịp vội vàng thì đã lại ra đi. Để những lúc sực tỉnh nhìn lại những gì trải qua, bỗng thấy bản thân mình trong chốc lát đã chẳng còn trẻ để bạt mạng theo ý mình nữa, càng không có cơ hội để thực hiện những lời hứa, hoàn thành những kế hoạch, hay đơn giản chỉ là dành vài phút để yên lặng thảnh thơi nếm trải thời gian dịch chuyển dần dần.

Thanh xuân của con gái, như một cuộc hành trình tìm kiếm không ngừng nghỉ những sự thật về cuộc đời, về những người xung quanh, và cả về chính bản thân mình. Những yêu thương, đợi chờ và vấp váp chỉ là những phép thử, rồi ai sau này cũng sẽ nuối tiếc vì đã không sống trọn vẹn cho thanh xuân, nhưng chỉ có điều ai phải nuối tiếc ít hơn.

Hạnh phúc chính là việc đã có bao nhiêu và cho đi bao nhiêu, những dấu tích thanh xuân để lại, những gì đã qua chẳng khác nào một chiếc dấu chứng nhận của thời gian.

Mọi thứ rồi cũng sẽ qua…


======================================

Nguồn :

https://vn.news.yahoo.com/th%E1%BB%9Di-thanh-xu%C3%A2n-c%E1%BB%A7a-con-g%C3%A1i-013743823.html






mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.