Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Đau lòng !!! Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: Đau lòng !!!
    Gởi ngày: 11/Jan/2010 lúc 12:33am


'Bài binh bố trận' canh giữ phố hoa đêm

Thứ năm, 31/12/2009, 08:06 GMT+7


Để bảo vệ lễ hội hoa Hà Nội, Ban tổ chức đã huy động lực lượng an ninh hùng hậu, gồm: cảnh sát, bảo vệ, cựu chiến binh, thanh niên tình nguyện, dân phòng...

Chuẩn bị cho lễ khai mạc, phố hoa được huy động hàng trăm nhân viên an ninh.
Người đứng một chỗ, người đi đi lại lại sẵn sàng bảo vệ những cánh hoa.
Các anh công an với những chiếc dùi cui dài đứng gần những chậu hoa.
Lực lượng dân phòng túc trực với chiếc loa bên người.
Bác Chiến, một trong nhiều cựu chiến binh cũng được huy động làm nhiệm vụ.
Thanh niên tình nguyện cũng sẵn sàng hỗ trợ.
Mỗi nhân viên an ninh đứng cách nhau chỉ vài mét.
Xe đi tuần xung quanh khu vực lễ hội kêu gọi mọi người đi lên vỉa hè.
Còi liên tục được hoạt động.
Hai toa tầu mỗi bên 4 anh bảo vệ.
Màn đêm buông xuống, các anh vạ vật ngồi canh.
Người cảnh sát mỏi lưng, anh bảo vệ ngáp ngủ.

Hoàng Hà

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/12/3BA1742D/page_2.asp





Tả tơi phố hoa giữa Hà Nội

Cập nhật lúc 19:49, Thứ Sáu, 02/01/2009 (GMT+7)


 - Lần đầu tiên, người dân Hà Nội được thưởng ngoạn không gian Lễ hội phố hoa thông qua nghệ thuật sắp đặt hoa và các sản phẩm thủ công truyền thống của Hà Nội. Nhưng ngay sau đêm khai mạc tối 31/12, phố hoa đã tan nát.

Phố hoa tan nát từ khâu tổ chức

Sau đêm chiến thắng của đổi tuyển bóng đá Việt Nam thì sáng 29/12 các nghệ nhân mới “dám” bắt tay vào khâu trưng bầy, lắp đặt các tác phẩm hoa tham dự Lễ Hội phố hoa dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ. Như vậy là thời gian chỉ còn chưa đầy 3 ngày cho đến giờ cắt băng khai mạc Lễ hội phố hoa tối 31/12 - quá ngắn để có sự chuẩn bị cho một lễ hội thành công.

Ngay trong tối khai mạc, dòng người đổ về lễ hội hoa đã phải chen chân cùng ôtô dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng


Ngay trong buổi tối cắt băng khánh thành mặc dù Ban tổ chức đã có hợp đồng bảo vệ với công an và 300 bảo vệ của công ty bảo vệ Trường Sơn nhưng cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ trước dòng người như thác đổ về lễ hội phố hoa. Sau màn cắt băng khánh thành đến lúc các đại biểu đi thăm phố hoa cũng chen chân, xô đẩy với người dân để cho phóng viên cố có 1 tấm hình lãnh đạo thăm phố hoa.

Những quầy hàng tạp hóa vỉa hè sát phố hoa cũng không thấy lực lượng chức năng và ban tổ chức dẹp bỏ


Điều đáng nói là trước dòng người đổ về Lễ hội đông như vậy nhưng Ban tổ chức không cho phân luồng giao thông nên xe đạp, xe máy thậm chí cả ôtô cùng chen chân vào đường Đinh Tiên Hoàng với người đi bộ, gây ra cảnh hỗn loạn, thậm chí là xô đẩy, chà đạp lên nhau.


Khi lễ cắt băng khai mạc phố hoa chưa diễn ra thì đã có người đã ăn trộm cả hoa lẫn bình măng về nhà (ảnh chụp tối 31/12/2009)



Khi trong sân khấu đang diễn ra lễ khai mạc dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ thì bên ngoài phố hoa, lợi dụng lực lượng bảo vệ mỏng đã có nhiều người thiếu ý thức lấy trộm cả hoa lẫn chậu mạng về, thêm vào làn “sóng” người đang chen chân trong lễ hội đã xô đổ hàng rào, đè nát các tác phẩm hoa đang trưng bày.

Vậy là khâu tổ chức kém của Ban tổ chức đã “đẩy” thêm một phần vào sự tan nát của Lễ hội phố hoa Hà Nội.



“Đói”… văn hóa làm tan nát phố hoa

Một cụ già sống trên phố Đinh Tiên hoàng tâm sự với phóng viên VietNamNet: “Nói không quá, một phần nhỏ người dân Hà Nội đang “đói” các sự kiện văn hóa diễn ra trên địa bàn nên hầu như các sự kiện văn hóa nào cũng thu hút được nhiều người dân tham gia, cộng thêm với việc thiếu ý thức của người dân khi tham gia vào các sự kiện đó nên đã phá hỏng các sự kiện và làm mất đi hình ảnh đẹp của người dân Hà Nội thanh lịch”.

Vậy có thực sự một phần nhỏ người dân Hà Nội “đói” văn hóa? Chỉ biết rằng ngay sau khi ánh đèn sân khấu đêm khai mạc vụt tắt thì cảnh tượng kinh hoàng diễn ra, mạnh ai người nấy cướp hoa, khiến lực lượng bảo vệ vốn đã mỏng lại càng không kịp trở tay. Trước ánh mắt kinh ngạc của nhiều người nước ngoài tham gia lễ hội, nhiều người ngang nhiên bước ra khỏi phố hoa cùng chiến lợi phẩm trên tay.

Đến sáng 1/1 lực lượng bảo vệ đã căng dây làm hàng rào bảo vệ phố hoa



Từ khi lễ khai mạc diễn ra thì lực lượng bảo vệ đã canh gác 24/24 cho các tác phẩm hoa. Chiều 2/1, có mặt trên lễ hội phố hoa vẫn là cảnh tan tác, hoa lá bị bầm dập. Thậm chí, các cành hoa trang trí ở cổ 2 con rồng dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ cũng bị vặt trụi “lông”.

Thêm vào sự tàn phá của con người là thời tiết hanh khô đã làm cho hầu như tất cả các tác phẩm tham gia lễ hội phố hoa bị héo. Còn các nam thanh nữ tú, có người mặc nguyên đồng phục, vẫn nhanh chân nhanh tay tranh thủ ngắt hoa, bẻ cành khi bảo vệ không để ý tới.



Tan nát lễ hội phố hoa Hà Nội

Ai đến Lễ hội phố hoa cũng cố chụp một tấm hình làm kỷ niệm.

và ai cũng muốn được sờ tận tay vào các tác phẩm hoa đang trưng bầy

Không chỉ có học sinh, ngay cả những người già cũng góp "công" vào việc tàn phá lễ hội phố hoa
Và cả những đôi bạn trẻ cũng nhẩy qua hàng rào lúc không có bảo vệ để chụp ảnh

Những bàn chân cố ý, hay vô tình đều đã làm nát Lễ hội phố hoa Hà Nội

Những chiếc lồng chim trong một tác phẩm sắp đặt đã bị cướp ngay trong đêm khai mạc lễ hội

Và lực lượng bảo vệ mỏng đã bất lực trước những người thiếu ý thức.

Thời tiết hanh khô cũng làm cho các tác phẩm hoa tàn tạ

Những cành hoa, bông lau bị cướp mất trở nên tan hoang thế này...

2 bảo vệ trông một tác phẩm trong lễ hội  phố hoa "căng" người làm việc hết công xuất cũng không ngăn cản được những người thiếu ý thức khi đến với lễ hội.

Những chậu hoa đã bị héo khi mà hết ngày 5/1 Lễ hội phố hoa mới kết thúc.

Tan nát một Lễ hội phố hoa của người Hà Nội

http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/01/821835/


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 11/Jan/2010 lúc 12:36am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2010 lúc 12:37am




Thứ năm, ngày 07 tháng một năm 2010


Hội hoa tan nát dưới tay người Hà Nội


Đọc báo thấy tin này đáng chú ý, liên hệ tới Việt Nam quê hương một thời của tôi, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.


“Lại thêm một lễ hội Hoa ở Hà Nội vừa kết thúc. Kết quả của lễ hội này hơi khác với những lễ hội những năm trước là người ta không cướp phá hoa ngay khi đang triển làm mà đợi tới lúc hết triển lãm mới cướp. Ðây là sự tiến bộ được ghi nhận của lễ hội năm nay so với các năm trước.

“Lễ Hội Hoa Hà Nội bên Hồ Gươm kết thúc trong cảnh nhốn nháo, hỗn loạn như chợ vỡ. Ðến nỗi có vị khách nước ngoài đi qua lắc đầu, buông: Crazy!”

Báo Tiền Phong tường thuật như thế ngày 5 tháng 1 năm 2010 về lễ hội hoa kéo dài 5 ngày, từ 30 tháng 12 năm 2009 đến 3 tháng 1 năm 2010 với chủ trương “Chào mừng 1000 năm Thăng Long”.

Theo sự tường thuật của tờ Tiền Phong “Sáng 4 tháng 1, trước khu tượng đài Lý Thái Tổ, rất đông người dân xông vào cướp các rọ hoa khi ban tổ chức Lễ Hội Phố Hoa Hà Nội đang thu dọn sau lễ bế mạc. Hàng trăm chậu hoa, cây cảnh bị giẫm đạp đổ nát trước sự bất lực của lực lượng an ninh. Thật đáng buồn là những người tham gia cướp hoa lại có cả những cụ ông, cụ bà và nam thanh nữ tú”.

Một người xưng tên Ðức Ngọc của Ðại Học Y Hà Nội kể trên tờ Tiền Phong là anh ta “được chứng kiến một cuộc tranh giành, cãi vã giữa các thành viên ban tổ chức (BTC), giữa BTC với công nhân công ty Công viên cây xanh; giữa người dân với những cảnh vệ, công an làm công tác giữ gìn trật tự...” “Nguyên nhân cũng chỉ vì số hoa, cây cảnh thu gom lại sau lễ hội được phân phát có vẻ không công bằng (?!).”

Theo lời kể này “Số hoa tuy-líp Hà Lan được mọi người chú ý nhất, ai cũng muốn tranh lấy vài chậu. Khi thấy người của BTC, người của công ty Công viên cây xanh, những cảnh vệ, công an làm công tác giữ gìn trật tự tranh nhau xí phần, nhiều người dân đã đổ xô vây quanh để xin lấy vài chậu hoa. Lúc này việc cãi vã diễn ra chẳng khác nào cái chợ vỡ.

Người dân xin không được, bởi những người của BTC giải thích, số hoa này dùng để biếu các cơ quan nhà nước. Thế nhưng, trên thực tế những người của BTC vẫn giành lấy những chậu hoa ưng ý nhất. Lễ hội hoa đã kết thúc bằng cảnh hỗn loạn chẳng khác nào cái chợ vỡ trước tượng đài Lý Thái Tổ tôn nghiêm.”


Theo tin tức loan báo trước khi có lễ hội “Lễ Hội Hoa 2010, dự kiến thu hút 1,000 nghệ nhân, nhân công tham gia phục vụ lễ hội. Riêng chương trình khai mạc có 300 nghệ sĩ, diễn viên, thiếu nhi và lực lượng người mẫu tham gia”.

Lễ Hội Hoa Hà Nội năm ngoái, dù ngày 4 tháng 1 năm 2009 mới kết thúc, đêm 31 tháng 12 năm 2008, người đi xem hoa đã tranh nhau cướp, phá, đập gần như toàn thể cả cái Lễ Hội Phố Hoa Hà Nội dù “đã có sự trợ giúp của lực lượng công an và thanh niên tình nguyện, nhưng hơn 300 nhân viên bảo vệ của công ty bảo vệ Trường Sơn đã phải làm việc cật lực”, theo tin của VOV.

Trước đó, tháng 1 năm 2008, khi Tòa Ðại Sứ Nhật tổ chức triển lãm Hội Hoa Anh Ðào, giới thiệu lễ hội truyền thống văn hóa của người Nhật tại thủ đô Hà Nội, người đi xem cũng đã “vặt sạch” các cành anh đào trước sự ngẩn ngơ kinh ngạc của các người khách Nhật Bản.

“Ðến phần cuối lễ hội, điều bất ngờ cho những vị khách Nhật Bản lẫn nhiều người Việt Nam là hàng loạt những thanh niên thiếu ý thức cả nam lẫn nữ đã tràn vào bẻ cành để lấy hoa anh đào về. Những cành hoa được lắp ghép công phu, phút chốc đã được những ‘bàn tay nõn nà’ thi nhau giành giật. Những người bẻ được hớn hở như nhặt được chiến lợi phẩm, những người chậm chân cũng cố chen vào để bẻ nốt và 3 cây hoa anh đào, kể cả hoa thật và giả đã bị vặt trụi chỉ trong ít phút.” Báo Ðại Ðoàn Kết ngày 10 tháng 4 năm 2008 kể.

Giải thích về lý do dẫn tới các hành vi “thiếu văn hóa” của người Việt, báo Lao Ðộng đi hỏi ý kiến một số người và đi đến kết luận là “Thờ ơ, ích kỷ, không được dạy dỗ”. Riêng chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý thì nói rõ hơn: “Gia đình, nhà trường ngày càng lơi lỏng việc dạy dỗ”.”".


(Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106460&z=2)

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/6130301


http://travelblog.skydoor.net/2010/01/hoi-hoa-tan-nat-duoi-tay-nguoi-ha-noi.html



mk
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2010 lúc 11:49am
Đúng đó Mỹ Kiều . Không những đau lòng mà còn xấu hỗ và tội nghiệp .
Thương quá những cánh hoa và tấm lòng của những người muốn dùng hoa làm đẹp cho đời.


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 11/Jan/2010 lúc 11:49am
PhanThuy-CA
IP IP Logged
ut13
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 12/Jul/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22
Quote ut13 Replybullet Gởi ngày: 13/Jan/2010 lúc 11:33am

Đau lòng?????. Đó chỉ là kết quả của "Trăm năm trồng người".

IP IP Logged
trankimbau
Moderator Group
Moderator Group


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 424
Quote trankimbau Replybullet Gởi ngày: 13/Jan/2010 lúc 1:18pm
 
 
   Út 13,
 
  Gởi gấp cho anh bài thơ theo dịa chỉ email, trươc chúa nhật tuần nầy, được không?
kb
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Jun/2010 lúc 8:18pm
 
CryCryCry
mk
 
 
BAY QUA SÔNG !
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Jun/2010 lúc 11:01pm
 
 
 
 

Những bí mật hoảng hồn của dừa xiêm

(Eva.vn) - Rất ít người biết: Những quả dừa xiêm ngọt lịm đã bị tiêm thêm đường hoá học và vẻ trắng phau kia là nhờ dung dịch chuyên dùng để… tẩy vải.
 

“Công nghệ” làm ngọt dừa

 

Giống như nhiều người, điểm dừng quen thuộc của chị Nhung là một trong những quán giải khát tấp nập trên một con phố nọ. Khu vực này bán khá nhiều loại dừa Thái Lan đã bóc vỏ sẵn - một loại quả khá phổ biến trong vài năm trở lại đây.

 

Theo chị Nhung, đây là cách giải khát rất an toàn bởi trong vô vàn thứ hoa quả đang bán trên thị trường, dừa thuộc dạng lành (không thuốc trừ sâu mà cũng chẳng chất bảo quản…).


Ai cũng nghĩ ăn dừa là an toàn nhất...

 

Quả thực, với giá thành không quá đắt (10 - 12 nghìn đồng/quả) các quán bán dừa xiêm này thu hút không ít người đến uống nước dừa tại chỗ hoặc mua đem về, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Với những quả dừa trắng phau, khách chỉ việc cắm ống hút vào lỗ mầm quả dừa là có thể thưởng thức nước dừa mát lạnh, ngọt lừ.

 

Thế nhưng theo lời tiết lộ của anh Thanh, một đầu mối chuyên giao dừa cho nhiều quán giải khát: loại dừa xiêm mà các chủ quán vẫn gọi là dừa Thái Lan thực chất được trồng ở Bến Tre. Loại dừa này có vị ngọt và thơm ngon và được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, do sức tiêu thụ trên thị trường khá lớn nên thường xuyên không đáp ứng được nhu cầu.

 

Không bỏ lỡ cơ hội, nhiều hàng giải khát đã mua loại dừa có chất lượng kém hơn hẳn với giá khá rẻ (1 - 3 nghìn đồng, tuỳ thời điểm) rồi “phù phép” biến chúng thành “dừa Thái” bán cho khách. Phương pháp thực hiện khá đơn giản, người bán hàng chỉ việc lóc vỏ quả dừa sao cho chỉ còn một lớp vỏ mỏng ngà rồi thêm đường hoá học bằng cách tiêm qua lỗ mầm trên đầu quả dừa. Vậy là loại nước dừa non có vị chua chua sẽ trở nên ngọt lừ và được bán với giá gấp 6 - 8 lần giá trị thực của nó.


...nhưng sự thật đôi khi không "êm ái" như vậy (ảnh minh họa)

 

Để giữ cho vỏ dừa trắng phau cả ngày, không bị thâm đen do chảy nhựa, nhiều người bán hàng dùng phương pháp ngâm quả dừa trong nước phèn chua đặc. Nhưng cách này tỏ ra không mấy hiệu quả nên sau đó họ đã dùng một cách vừa nhanh vừa rẻ tiền là ngâm dừa bằng nước có pha thêm thuốc tẩy Javen - loại chuyên dùng tẩy trắng vải. Với một lượng nhỏ thuốc tẩy pha vào thùng nước, một lượng lớn quả dừa sẽ trắng phau suốt cả ngày. “Công nghệ” này còn được áp dụng để làm trắng măng. Đó cũng là lý do tại sao măng tre bán ở chợ hiện nay cứ trắng phau chứ không vàng vàng, thâm thâm như ngày xưa!

 

Theo khảo sát, ở Hà Nội có một số khu vực tập trung đông các quán giải khát như phố Tây Sơn, Phan Đình Phùng, Hàng Hành, Kim Liên có loại dừa “Thái” này và được khá nhiều người ưa chuộng.

 

Độc hại dừa tiêm đường hóa học

 

Theo Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM, đường hóa học (hay là chất ngọt tổng hợp) là chất không có trong tự nhiên, thường có vị ngọt gấp 200 lần so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường) và tuyệt nhiên không hề có một giá trị dinh dưỡng nào khác và thường được chỉ định đối với người mắc bệnh tiểu đường.


Rất nhiều nguy cơ ẩn chứa trong những quả dừa xiêm bị tiêm đường hóa học

 

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều những chất tạo ngọt có gốc hóa học là sodium cyclamate - một loại đường hóa học không hề có trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam. Nguyên do là loại đường hóa học này có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền...

 

Hơn nữa các chất chuyển hóa của cyclamate như mono và di cyclohexylamin còn độc hại hơn cả cyclamate (chỉ cần 0,7% đã có tác dụng kích thích và gây ung thư cho chuột). Từ những nguy cơ gây bệnh khi sử dụng lâu dài, hiện nhiều nước trên thế giới (trong đó có VN) đã không cho phép sử dụng cyclamate làm phụ gia thực phẩm.

 

Tuy nhiên, do đặc tính tạo ngọt cao, giá thành lại khá rẻ nên đường hoá học vẫn thường được bán ở tất cả các sạp hành khô trong chợ. Chỉ 1 viên đường hoá học (500 - 1.200đ) là đủ làm ngọt hàng chục quả dừa.


Thuốc tẩy Javen được không ít hàng bán dừa dùng để tẩy dừa nếu dùng ở nồng độ cao khi vào đường tiêu hóa sẽ gây bỏng nặng, có thể làm loét, thủng dạ dày, thậm chí tử vong

 

Về vấn đề một số người bán hàng vì muốn bán được nhiều hàng để tăng lợi nhuận mà dùng nước tẩy để làm trắng củ, quả, ông Nguyễn Xuân Lãng, trưởng phòng Phân tích và Kiểm tra môi trường, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam cho biết: Chất tẩy Javen vốn dĩ chỉ dùng trong công nghiệp, nếu dùng để tẩy thực phẩm sẽ gây clo hoá các chất hữu cơ, sinh độc và dần dần ảnh hưởng đến cơ thể người. Thậm chí, thuốc tẩy Javen nồng độ cao khi vào đường tiêu hóa sẽ gây bỏng nặng, có thể làm loét, thủng dạ dày, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

 

Theo kinh nghiệm của một người bán giải khát: để phát hiện quả dừa xiêm bị tiêm đường hoá học cần để ý đến phần cuống (mỏm) của quả dừa đó. Nếu phần mỏm này sùi bọt nước thì đích thị quả dừa đó bị “tiêm”.  Tuy nhiên, những quả dừa đã tiêm đó đã được để vào trong tủ lạnh thì cũng đành “bó tay”, không phân biệt được.

Chính vì vậy, cách tốt nhất để có được quả dừa an toàn, là người mua nên chọn loại quả dừa chưa bị bóc vỏ, còn nguyên ở chùm. Khi muốn uống nước dừa tại chỗ, hãy yêu cầu người phục vụ chặt tại chỗ, tuyệt đối không ngâm không rửa gì. Hãy bằng lòng với hình ảnh khi vạt vỏ ra xong, vỏ dừa sẽ thâm đen, đó chính nhựa do vỏ dừa tiết ra.

Để tránh bị lừa khi mua dừa xiêm, hãy chọn mua ở các quầy hàng đảm bảo hoặc trong những siêu thị có uy tín chuyên cung cấp hoa quả tươi.

http://eva.vn/gia-ca-thi-truong/nhung-bi-mat-hoang-hon-cua-dua-xiem-c2a32098.html


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Jul/2010 lúc 9:19pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu

 
CryCryCry
mk
 
 
BAY QUA SÔNG !
 
 
 
 
Xem cảnh "bay qua sông" của người dân và các em học sinh ,
Rồi đọc bài " Lát đá quanh Hồ Gươm... "
Sao lại có thể phung phí hàng bao nhiêu chục tỷ đồng , trong khi người dân quá nghèo khổ và đời sống còn lạc hậu !!!
mk
 
 
 
'Lát đá quanh hồ Gươm
chẳng khác nào sơn lại tháp Rùa'
 
 
"Hồ Gươm trong tâm trí người dân là hình ảnh cổ xưa. Việc lát đá xanh chẳng khác nào sơn lại tháp Rùa, từng bị người dân phản đối vì khôi hài", đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng nhận xét.

Bên hành lang Quốc hội, giáo sư Nguyễn Lân Dũng, ủy viên Ủy ban Đối ngoại, đã trao đổi với báo giới về việc Hà Nội tân trang lại các tuyến phố, thay đá lát xung quanh hồ Gươm.

- Ông nhìn nhận thế nào về việc Hà Nội đồng loạt thay đá vỉa hè ở các tuyến phố để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội?

- 1000 năm Thăng Long là sự kiện lớn của đất nước. Hôm trước Ủy ban Đối ngoại có gặp lãnh đạo Hà Nội và tôi đã phát biểu tại cuộc gặp đó. Tôi hỏi trong 10 ngày đầu tháng 10 tổ chức quá nhiều sự kiện, có lẽ hôm ấy tôi phải ngồi nhà vì ra đường chắc là không đi được. 78 đoàn quốc tế vào, nhiều buổi văn nghệ, triển lãm..., nhưng sau đó là để lại cái gì, phải đánh dấu một cái gì đó? Lãnh đạo Hà Nội trả lời rằng tất cả công trình làm gần đây là để đánh dấu sự kiện này. Thực ra những cái ta đang làm không thể gọi là ghi dấu được, vì không để lại ấn tượng gì.

Dân mình nghèo, người ta xếp mình vào nước nợ thế giới rất lớn. Trong hoàn cảnh còn nhiều người nghèo như thế, chi đồng tiền phải rất thận trọng. Hà Nội, nhất là Hà Nội mở rộng còn nhiều trường học khó khăn, thiếu thốn cơ sở vật chất. Việc xây dựng nhiều công trình trên đất Hà Nội mở rộng đồng nghĩa sẽ đẩy khu vực dân cư rất đông phải di chuyển. Họ sẽ mất đất trồng lúa, việc này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh lương thực mà còn tác động đến đời sống của biết bao nông dân. Vậy mà thành phố lại chủ trương thay vỉa hè, không chỉ xung quanh hồ Gươm mà trên diện rộng, rất lãng phí.

1668055891_Lan_Dung1
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng phát biểu tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy. Ảnh: TTXVN.

- Ông bình luận gì về việc bỏ gạch cũ xung quanh hồ Gươm để thay bằng loại đá xanh Thanh Hóa?

- Việc lấy đá của Thanh Hóa ra lát hồ Gươm là rất sai lầm về mặt khoa học. Đá xanh rất trơn, rêu dễ mọc, lại không thoát nước. Gạch lát quanh hồ Hoàn Kiếm hiện nay rất đẹp, 1000 năm Thăng Long là cần cái cổ kính, việc thay đá xanh chẳng khác nào sơn lại tháp Rùa. Đã một lần người ta sơn tháp Rùa màu hồng, bị người dân phản đối kịch liệt vì trông rất khôi hài. May mà mình là nước nhiệt đới, mưa nhiều nên tháp nhanh chóng bị rêu phong.

Tôi sang Osaka (Nhật Bản) thấy vỉa hè của họ làm rất đặc biệt. Gạch đó là phụ phẩm công nghệ sau xử lý nước thải. Ưu điểm rất lớn thấm nước, vỉa hè của Osaka vì thế không bao giờ có nước đọng sau mưa. Ở các nước khác, vỉa hè được làm bằng đá đen vĩnh cửu, không trơn.

- Nhiều người cho rằng việc làm mới vỉa hè, lát đá xanh xung quanh hồ Gươm là thể hiện bệnh hình thức, chỉ chú ý vẻ đẹp bên ngoài. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

- Tôi không nghĩ đó là bệnh hình thức, vì thực ra có làm đẹp hơn cho vỉa hè hay xung quanh hồ Gươm đâu. Ngay trước cửa nhà tôi (đầu phố Trần Thánh Tông) lát hai loại gạch đỏ và vàng, còn đang rất tốt, nhưng mấy hôm trước đơn vị thi công đến bóc đi, lát loại gạch mới. Đến hôm nay mới được mấy ngày gạch mới đã bong. Việc này cho thấy bệnh dự án, tư duy dự án. Có dự án thì mới có tiền.

- Hiện dự án lát đá xanh quanh hồ Gươm đã phải dừng lại để xin ý kiến nhân dân. Theo ông, giải pháp cho công trình này là gì?

- Phải ngừng ngay dự án này, bóc đoạn đá xanh mới lát đi làm lại như cũ. Vì hồ Gươm trong tâm trí người dân là hình ảnh cổ xưa, 1000 năm Thăng Long là phải nghĩ tới cái cổ xưa. Đổi mới cái cổ xưa thì tôi nhắc lại không khác gì quét vôi lại tháp Rùa, rất lố bịch.

840530496_da1
Những khối đá xanh được chuyển đến chuẩn bị cho việc thay mới. Ảnh: Đoàn Loan.

- Ông từng nói 1000 năm Thăng Long là phải để lại dấu ấn, vậy theo ông đó là dấu ấn gì?

- Thứ nhất, người dân Hà Nội phải phấn khởi, chất lượng cuộc sống được cải thiện. Đơn giản như chuyện rau, hiện nay đi chợ không biết mua rau gì cho an toàn. Hà Nội chưa có rau sạch, trong khi Hải Phòng và TP HCM bắt đầu có rau bảo đảm (rau có bao bì, địa chỉ sản xuất và người sản xuất chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự an toàn). Hà Nội có dự kiến, nhưng chưa làm rau sạch. Đây là vấn đề cấp bách, liên quan đến hàng triệu người dân thủ đô, nhưng tại sao không làm?

-Thứ hai, thành phố phải sạch đẹp, chứ hiện nay rác Hà Nội kinh khủng, nhiều tuyến đường bụi mù mịt.

-Thứ ba, giao thông thông suốt, giảm tối đa tắc đường. Biện pháp ngăn ngã ba, ngã tư hiện nay rất bất hợp lý. Lãnh đạo thành phố nói nghĩ kỹ rồi mới làm, nhưng thực tế thấy rằng làm thế không được. Khi ôtô quay đầu ở con đường hẹp là chắn ngang đường, gây tắc nghẽn. Không nước nào làm như ta cả.

Rồi vấn đề kỷ luật giao thông. Đôi khi tôi thấy những thanh niên đầu trọc, phóng bạt mạng, tôi hỏi họ nói công an không dám đụng đến. Tôi chất vấn Bộ trưởng Công an kỳ này, được trả lời tụi này có thể đâm xe vào cảnh sát giao thông, vậy là bỏ qua.

Theo VnExpress
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2010 lúc 3:19pm
 
 
Đà Lạt biến dạng(1)
“Bức tử” hồ Tuyền Lâm!
 
Thứ hai, 26/07/2010 | 00:32GMT+7
 
 

Từng được ngợi ca là “thành phố mộng mơ”, “thành phố trong rừng”, “thành phố ngàn hoa”... một trong những “thiên đường du lịch” của Việt Nam với những rừng thông bạt ngàn xanh ngắt nhưng nay Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã không còn là chính mình và “thiên đường” này đang biến dạng thảm hại vì sự phát triển đô thị du lịch quá “nóng”

Cách trung tâm TP Đà Lạt 5 km về phía Nam, khu vực hồ Tuyền Lâm là địa điểm thu hút nhiều du khách. Nơi đây khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh, cảnh quan tự nhiên (rừng, núi, hồ, suối, thác,...) đa dạng, quyến rũ và có nhiều yếu tố nhân văn hấp dẫn.
 
Thế nhưng, nhiều du khách hiện nay không khỏi bất ngờ trước hàng loạt biệt thự to đùng đang mọc lên như nấm, xé nát cảnh quan khu vực quanh hồ.
 

Những biệt thự đang mọc lên vây chặt hồ Tuyền Lâm

 
Đại công trường trong khu di tích
 
Theo tài liệu lưu trữ, năm 1930, ông Farraut – một người Pháp sinh sống lâu năm ở Đà Lạt – đã thuê gần 3.000 ha (khu vực hồ Tuyền Lâm bây giờ) làm nông trại.
 
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, khu vực suối Tía và núi Voi là căn cứ quan trọng nhất của phong trào cách mạng TP Đà Lạt, thường gọi là chiến khu Suối Tía hay chiến khu Quang Trung.
 
Khu căn cứ này là nơi Thị ủy Đà Lạt chỉ đạo các phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang của quân - dân thị xã Đà Lạt, nơi dừng chân tập kết, huấn luyện các lực lượng vũ trang, các đội công tác, là bàn đạp để các lực lượng tấn công vào Đà Lạt và cơ động đánh địch ở các mặt trận trong tỉnh Tuyên Đức.
 
Ngày 30-8-1998, Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định số 1811/QĐ/BT công nhận hồ Tuyền Lâm là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
 
Những tưởng với một bề dày lịch sử và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như vậy, khu vực này sẽ được bảo tồn và phát triển theo một định hướng bền vững.
 
Nhưng không, hàng loạt dự án mang “mác” du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái đã và đang được triển khai ồ ạt ở khu vực hồ Tuyền Lâm, biến khu vực này trở thành một đại công trường.
 
Những tuyến đường mới mở từ việc xẻ đồi, bạt núi đang được trải nhựa, hai bãi gỗ lớn với toàn những cây thông cỡ một người ôm vừa được chặt, với những dòng nhựa còn đặc quánh nằm ngổn ngang ở bìa rừng...
 
Dư luận không khỏi hoài nghi. Phải chăng người ta bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa,  di sản thiên nhiên bằng cách xâm phạm những cánh rừng thông nguyên sinh rộng 3.000 ha?.
Những căn biệt thự mọc lên, bủa vây hồ Tuyền Lâm.
 Ảnh nhỏ: Và những cây thông ngã xuống... Ảnh: TƯỜNG NGUYÊN
 
Triệt hạ rừng để... xây biệt thự!
 
Đầu tháng 7-2010, chúng tôi đi thuyền trên lòng hồ và cuốc bộ xuyên những quả đồi để được mục kích gần như toàn bộ những hoạt động xây dựng tại nhiều dự án trong khu vực hồ Tuyền Lâm.
 
Xót xa nhất là khu vực Nam Sơn Resort với  diện tích khoảng 15 ha của Công ty TNHH Maico (doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đồ gốm mỹ nghệ ở Bình Dương).
 
Dự án này được khởi công vào tháng 11-2007, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2011.
 
Người dân nơi đây cho biết cả một quả đồi trước đây toàn là thông với tuổi đời từ vài chục năm đến cả trăm năm bị đốn hạ để phục vụ cho dự án.
 
Cách đó không xa, ngay bờ hồ là dự án khu Bình An Village Đà Lạt do Công ty Cổ phần Làng Bình An (trụ sở đặt tại Đà Lạt) làm chủ đầu tư với diện tích hơn 7 ha.
 
Hiện dự án này đã xây dựng hàng loạt nhà nghỉ, khách sạn “chiếm lĩnh” cả một khoảng không gian rộng lớn của lòng hồ. Không những vậy, hàng chục dự án khác đang triển khai rầm rộ trên những quả đồi nơi đây.
 
Điều chúng tôi không khỏi đau xót khi nhìn thấy hàng trăm cây gỗ thông vừa mới bị chặt hạ, trong đó có những cây đường kính từ 40 cm đến 60 cm, thậm chí có cây lên đến 80 cm, dài hàng chục mét đang nằm tại hai bãi gỗ được tập kết ở bìa rừng.
 
Sâu vào rừng, hàng chục quả đồi lớn với diện tích lên đến hàng chục hecta toàn rừng thông đã bị san phẳng để xây dựng sân golf 18 lỗ do Công ty Cổ phần Sacom làm chủ đầu tư.
 
Dự án mọc lên, những cánh rừng thông ngã xuống, cả những khu rừng nguyên sinh và rừng nằm trong các khu phòng hộ xung yếu. Hàng loạt quả đồi bị băm xẻ, lở lói trơ màu đất bazan. Hồ Tuyền Lâm, một thắng cảnh du lịch, đang dần bị bức tử.
 

Siêu dự án 264 ha

 
Công ty Cổ phần Sacom được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp hai giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện hai dự án thành phần tại khu vực hồ Tuyền Lâm, bao gồm: Dự án sân golf Tuyền Lâm với diện tích 74 ha, gồm sân golf 18 lỗ, một khách sạn 4 sao với 150 phòng và 230 biệt thự cho thuê dài hạn.
 
Kế đến là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp 194 ha với một khách sạn 5 sao 400 phòng, khu trung tâm mua sắm và câu lạc bộ du thuyền, khu vui chơi giải trí và hoạt động thể thao, khu resort 170 căn.
 
Bài và ảnh: Tường Nguyên
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2010 lúc 3:23pm
 
 
Thứ ba, 27/07/2010 | 00:00GMT+7
    
ĐÀ LẠT ĐANG BIẾN DẠNG (2)
Du lịch “giết”... rừng thông

Hàng chục ngàn cây thông đã và sẽ bị đốn hạ để lấy mặt bằng xây biệt thự và các công trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Hiện chưa có một số liệu thống kê cụ thể là bao nhiêu diện tích rừng thông đã bị đốn hạ nhưng với những số liệu và những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được, chắc chắn phải có hàng trăm hecta rừng thông đã phải “nhường” mảnh đất sống của mình cho các tuyến đường giao thông, những công trình biệt thự, nhà nghỉ, khách sạn... đang “mọc” lên ngày càng nhiều hơn xung quanh khu vực hồ Tuyền Lâm.
 

Hàng loạt cây thông ở Đà Lạt đã bị đốn hạ để nhường chỗ cho các công trình du lịch

 
Tận thu... rừng tự nhiên!
 
Vừa bước vào trụ sở UBND phường 4 - TP Đà Lạt (một trong hai phường quản lý hành chính khu vực hồ Tuyền Lâm), đập vào mắt chúng tôi là tấm bảng lớn dán những thông tin mới nhất liên quan đến thủ tục hành chính.
 
Tuy nhiên, hai thông tin được chúng tôi chú ý nhất, đầu tiên là thông báo số 226 về việc “tận dụng lâm sản trên khu vực chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái của Công ty Cổ phần Đầu tư Gia Tuệ, tại tiểu khu 162B” do ông Phạm Văn Dân, Phó Giám đốc Ban Quản lý khu du lịch hồ Tuyền Lâm, ký ngày 24-5-2010.
 
Theo đó, tổng diện tích tận dụng gỗ là 2,69 ha, trong đó rừng tự nhiên là 2,59 ha và rừng trồng là 0,1 ha. Tổng trữ lượng gỗ tận dụng là 358,6 m3, trong đó sản lượng thương phẩm là 249 m2 (gỗ lớn 149,8 m3). Tổng số cây khai thác là 629.
 
Còn thông báo số 225 cũng do ông Phạm Văn Dân ký về việc “khai thác tận dụng lâm sản trên tuyến đường giao thông thuộc dự án làng văn hóa APU của Công ty TNHH Phát triển Giáo dục APU”.
 
Theo đó, sẽ tổ chức khai thác tận thu, tận dụng lâm sản tại các nhánh N1, N2 và N3 thuộc một phần tiểu khu 157, tổng diện tích tận dụng gỗ là hơn 1 ha, đa phần là rừng tự nhiên. Tổng trữ lượng gỗ tận dụng là 387,9 m3, tổng số cây khai thác là 596.
 
Ngoài ra, để thực hiện dự án kỳ quan thế giới và du lịch nghỉ dưỡng cao cấp do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình Haco thực hiện có diện tích 45 ha, chủ đầu tư cho rằng cần phải “giải phóng” gần 4.568 cây thông (thực chất là đốn hạ - PV).   
  
Mâu thuẫn quan điểm?
 
Theo Ban Quản lý khu du lịch hồ Tuyền Lâm, đến nay đã có 33 dự án đầu tư vào khu du lịch này, trong đó 2 dự án mới có chủ trương đầu tư.
 
Trong đó, hiện có 2 dự án cơ bản hoàn thành là khu Nam Sơn Resort  của Công ty TNHH Maico và vườn hoa lan kết hợp tham quan du lịch Thanh Quang của Công ty TNHH Hoa lan Thanh Quang đã đưa vào hoạt động. Hai dự án thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2011.
 
Như vậy, còn gần 30 dự án sẽ được triển khai ở khu du lịch này trong thời gian tới, đồng nghĩa với hàng loạt cây thông sẽ bị đốn hạ.
 
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Ban Quản lý khu du lịch hồ Tuyền Lâm, ước tính sơ bộ từ năm 2005 đến nay, tổng số gỗ tận thu ở khu vực này hơn 2.666 m³.
 
Với cách giao dự án ồ ạt như trên, không chỉ có nguy cơ xâm phạm di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của hồ Tuyền Lâm mà còn đi ngược quan điểm phát triển do chính UBND tỉnh Lâm Đồng đưa ra trong Quyết định 2117/QĐ-UBND ngày 17-7-2006 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu du lịch hồ Tuyền Lâm, trong đó khẳng định: “Bảo tồn và tôn tạo các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước và rừng. Bảo vệ nghiêm ngặt đa dạng sinh học của khu vực...”!?
 
Tường Nguyên
 
 
 
mk
IP IP Logged
Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.191 seconds.