Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Đau lòng !!! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2010 lúc 3:26pm
 
 
 
Thứ tư, 28/07/2010 | 00:31GMT+7
    
ĐÀ LẠT ĐANG BIẾN DẠNG(3) 
Tự đánh mất mình
 

Việc phát triển du lịch quá “nóng” ở khu hồ Tuyền Lâm và cả Đà Lạt nói chung khiến những di tích, thắng cảnh có nguy cơ trở thành phế tích khi không còn bản sắc riêng

Những năm gần đây, du khách đến Đà Lạt và ngay cả người dân địa phương đều có cùng nhận xét rằng “TP ngàn thơ” ngày càng nóng dần.
 
Ngoài nguyên nhân được lý giải là do tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, một “hung thủ” khác được đề cập là việc có quá nhiều rừng thông bị đốn hạ.
 
Hàng loạt dự án đầu tư resort, biệt thự du lịch ở  Đà Lạt do việc kêu gọi đầu tư tràn lan
khiến nhiều di tích,  thắng cảnh có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề
 
Khí hậu “tráo trở”
 
Chính những rừng thông đã giúp cho Đà Lạt thêm phần mát mẻ và tạo ra một bản sắc riêng cho TP du lịch nổi tiếng này.
 
Do ảnh hưởng độ cao và được rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới với nhiệt độ trung bình 18ºC - 21ºC, cao nhất chưa bao giờ quá 30ºC và thấp nhất không dưới 5ºC; có hai mùa rõ rệt...
 
Thế nhưng, khí hậu độc đáo của Đà Lạt đang mất dần. Đà Lạt giờ không còn nhiều sương mù lãng đãng hay cảnh người đi đường co ro trong áo ấm...
 
Những người sống lâu năm ở Đà Lạt than phiền: “Không còn nhận ra Đà Lạt nữa, bởi thời tiết quá khác thường, khi thì nóng cháy da, lúc lại lạnh khủng khiếp”.
 
Một cán bộ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Lâm Đồng cho rằng sự thu hẹp nhanh hơn rừng nội ô ở TP Đà Lạt, việc “bê tông hóa thiên nhiên” (xây dựng công trình ồ ạt), cộng với hiện tượng biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến chuyện khí hậu ngày càng tồi tệ ở Đà Lạt.
 
Chưa hết, việc phá rừng, phân lô bán đất, lấp nhanh nhà cửa vào núi đồi, mở đường cao tốc... cũng khiến thời tiết “tráo trở” hơn.
 
Nếu như năm 1923, khi đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt mới có 1.500 dân thì đến năm 2009, dân số TP này đã lên tới trên 256.000 người.
 
Cũng trong năm 2009, UBND TP Đà Lạt đã triển khai đề án điều chỉnh quy hoạch đô thị với nội dung chính là điều chỉnh hệ thống vành đai, tăng diện tích khu nội ô lên gấp hai lần hiện nay - từ 2.730 ha lên 5.104 ha.
 
Nội đô TP Đà Lạt sẽ được mở rộng đến hệ thống đường vành đai ngoài và được quy hoạch thêm 4 khu trung tâm nữa trên diện tích được mở rộng 2.374 ha này.
 
Trong đó, hai hướng phát triển khiến nhiều người lo ngại nhất chính là khu vực phía Nam TP - lấy hồ Tuyền Lâm làm tâm điểm nối với Quốc lộ 20 về TPHCM và khu vực phía Tây Đà Lạt - mở rộng TP lên hướng núi Lang Bian với nhiều dự án lớn như khu du lịch tổng hợp DanKia – Đà Lạt, sân bay Cam Ly, khu du lịch Cam Ly – Măng Lin... và kết nối với đường Đông Trường Sơn.
 
Người ta lo ngại vì sự phát triển này sẽ phạm vào những khu rừng còn nguyên vẹn lớn nhất của Đà Lạt. Việc phát triển du lịch quá “nóng” ở khu hồ Tuyền Lâm và cả Đà Lạt nói chung khiến những di tích, thắng cảnh có nguy cơ trở thành phế tích khi không còn bản sắc riêng.
 
“Bội thực” dự án 
 
Trong cuộc hội thảo tìm kiếm giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng tổ chức hồi tháng 3-2010, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Lâm Đồng Nguyễn Trọng Hoàng (hiện đã nghỉ hưu) cảnh báo nguy cơ “bội thực” dự án đầu tư resort, biệt thự du lịch ở TP do việc kêu gọi đầu tư tràn lan.
 
Theo ông Hoàng, với 235 dự án “đầu tư du lịch” đã được cấp phép hoặc đã cho chủ trương đầu tư, dự tính số biệt thự xây cất tại Đà Lạt sẽ lên đến 45.000 căn.
 
Ông Hoàng cho rằng số dự án du lịch - địa ốc - biệt thự đồ sộ đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên của Đà Lạt.
 
Tại buổi hội thảo này, nhiều đại biểu cũng chỉ ra hiện trạng các dự án du lịch nghỉ dưỡng quá nghiêng về mục tiêu bất động sản, chưa hướng trọng tâm vào chức năng du lịch, vui chơi giải trí... nhằm phục vụ đông đảo người dân.
 
Nhiều ý kiến đề nghị Lâm Đồng không nên thu hút đầu tư vào du lịch một cách tràn lan, “mơ hồ”; nên mạnh dạn loại những dự án nhỏ, nghèo nàn về sản phẩm, không tạo ra giá trị cho tương lai du lịch Đà Lạt mà còn góp phần băm nát cảnh quan cũng như môi trường.
 
Theo bà Đỗ Thị Hồng Xoan, Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Bộ Văn hóa – Thể thao  và Du lịch, ngành du lịch Đà Lạt cần hướng đến việc phát triển bền vững, cụ thể là chỉ cần tập trung thu hút một số dự án đầu tư du lịch thật lớn, có chất lượng cao, thực sự vì du lịch.

 

 Phải tuyệt đối bảo vệ di tích

 
Nhiều ý kiến cho rằng cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cần rà soát lại việc xây dựng tại hồ Tuyền Lâm. Theo điều 32 Luật Di sản văn hóa, các khu vực bảo vệ di tích gồm: khu vực 1 - di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải bảo vệ nguyên trạng; vùng bao quanh khu vực 1 - có thể xây dựng công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của nó.
 
Ngoài ra, trong Công văn 1811 ban hành ngày 24-5-2005 về thỏa thuận dự án xây dựng khu du lịch tại di tích thắng cảnh hồ Tuyền Lâm, Bộ Văn hóa - Thông tin cũng đã lưu ý việc khai thác tiềm năng du lịch cần phải tuyệt đối bảo vệ di tích theo Luật Di sản văn hóa; các công trình xây dựng trong dự án phải thể hiện phong cách kiến trúc truyền thống địa phương và hài hòa với môi trường tự nhiên; mật độ xây dựng không quá dày đặc, nên sử dụng các công trình có quy mô vừa phải xen lẫn các thảm cây xanh...

T.Hợp

Bài và ảnh: Tường Nguyên
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2010 lúc 3:30pm
 
 
Thứ sáu, 30/07/2010 | 00:42GMT+7
    
Nỗi buồn Đà Lạt
 

Năm 1978, lần đầu tiên tôi đến Đà Lạt, đi từ hướng Ninh Thuận lên thị trấn Đơn Dương, qua đèo Dran, đến đỉnh ở Cầu Đất để đổ đèo về TP Đà Lạt, cao nguyên Langbian mê hoặc tôi hoàn toàn. Càng lên cao, đèo Dran càng đẹp, cái đẹp thần sầu của những cánh rừng thông bạt ngàn, những đồi chè thơm ngát, những nông trường cà phê Arabisca có tuổi trăm năm. Và gió, càng lên cao càng phóng túng, lãng mạn, tinh khiết, lẫn trong mây, trong sương

Cầu Đất là địa danh nổi tiếng mà bác sĩ Alexandre Yersin trong chuyến thám hiểm lần thứ ba đến Đà Lạt đã gọi là “Langbian nhỏ”. Sức hấp dẫn của cao nguyên này làm ông Yersin chợt nhớ đến câu ngạn ngữ Latin: “Dat aliis laetitian aliis temperriem” (cho người này niềm vui, cho người khác sự mát dịu). Như một sự tình cờ, 5 mẫu tự đầu tiên của câu ngạn ngữ này ghép lại thành Dalat! Đà Lạt bắt đầu hình thành nên một TP nghỉ dưỡng từ đó.

 
Đà Lạt hấp dẫn bất cứ ai bởi cảnh quan thiên nhiên, khí hậu ôn đới - lạnh nhất cũng chỉ ở 5°C, nóng nhất không quá 30ºC, nhiệt độ trung bình 18ºC - 21ºC nhưng bây giờ đã khác.
 
Mùa hè này, bạn tôi đưa gia đình đi nghỉ mát ở Đà Lạt phải ngủ máy lạnh. Đà Lạt đang biến dạng để dần đi đến chỗ biến mất những thế mạnh du lịch thuộc về di sản của thiên nhiên và đã trở thành TP đô thị loại 1.
 
Đà Lạt đang bị biến dạng vì sự phát triển du lịch quá nóng. Du lịch đang “ăn” vào di sản thiên nhiên chứ không phải lợi dụng ưu thế thiên nhiên để làm du lịch. Đà Lạt mộng mơ, Đà Lạt sương mù, Đà Lạt thơ... sẽ “biến mất” nếu như những cánh rừng thông mất đi, nhường chỗ cho những biệt thự bê tông cốt thép, những công trình phục vụ khách du lịch đồ sộ, ồn ào, náo nhiệt làm phá vỡ cảnh quan vốn cô tịch của TP sương mù.
 
Những cánh rừng thông mất đi, kéo theo nhiệt độ của Đà Lạt tăng lên. Những đám mây lãng du không còn leo cửa sổ vào phòng du khách.
 
Đầu thế kỷ trước, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã viết Đà Lạt trăng mờ. Bây giờ, nếu bạn đến Đà Lạt, những cảnh như Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt gần như biến mất. Đà Lạt thiếu sương và trăng sẽ sáng vằng vặc! Năm 1987, nhà thơ Thanh Thảo trong dịp về Đà Lạt, chứng kiến những cảnh phá rừng tàn bạo đã viết bài thơ Những cây thông kêu: Những cây thông ùa vào tỉnh ủy/ Xin đừng đốn chúng tôi…
 
Hai mươi mấy năm qua, lời kêu cứu ấy vẫn văng vẳng bên tai những người yêu Đà Lạt. Bao nhiêu số phận những cây thông trăm tuổi đã bị hóa kiếp và sẽ còn tiếp tục bị hóa kiếp. Hồ Tuyền Lâm tuyệt đẹp như vậy mà giờ có người ví nó như một cô gái bị tạt acid thì sự tàn phá rừng đã đến mức độ khủng khiếp đến dường nào!
 
Đà Lạt đang bị biến dạng vì thiếu tầm nhìn quy hoạch, dù đã có nhiều hội thảo về vấn đề này. Đồi Cù từ lâu đã không còn là nơi chốn của tình yêu, nó đã biến thành sân golf nhưng Đan Kia, Suối Vàng, Lạc Dương, Đơn Dương... vẫn còn là những nơi chốn của thiên nhiên kỳ diệu. Nếu không đủ tầm quy hoạch, những cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ biến mất.
 
Chúng ta không chỉ “mất” Đà Lạt mà còn mất cả “niềm vui” và “sự mát dịu” của thiên nhiên ban tặng. Đó chính là nỗi buồn mang tên Đà Lạt!
Lưu Nhi Dũ
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Aug/2010 lúc 9:19pm
 
Nói hoài nói mãi cũng thế !
Càng nói càng đau lòng !
Không nói lại đau lòng gấp bội !!!
 
ÔI ! DALAT VỚI BẠT NGÀN THÔNG REO THUỞ NÀO !
 
Cry
mk
 
 
 
 
Thứ sáu, 6/8/2010, 8:59 Sáng

Đua nhau chặt thông!

 

Năm 1978, diện tích rừng thông của toàn TP Đà Lạt là 30.000 ha, nay chỉ còn 14.000 ha. Đà Lạt không còn thông có còn là Đà Lạt?

 
 
Theo số liệu chúng tôi có được, từ năm 1960 đến 1966, diện tích rừng thông của toàn bộ Đà Lạt  trên dưới 90.000 ha, thế nhưng con số này sụt giảm nhanh chóng theo tốc độ đô thị hoá của thành phố này. Nếu năm 1978, diện tích này còn 30.000 ha thì 20 năm sau chỉ còn 16.200 ha.
 
Hai năm sau giảm tiếp 2.000 ha, do vậy theo số liệu mới nhất, đến nay toàn bộ diện tích thông của Đà Lạt chỉ còn tròm trèm 14.000 ha.

 
Thông nội đô cạn dần

 
Tốc độ đô thị hoá nhanh lại không tuân thủ quy hoạch cùng với tình trạng di dân tự do, xây dựng nhà cửa trái phép đã hạ sát dần những tán thông trong nội đô Đà Lạt.  Thủ đoạn chính của những “sát thủ thông” là “ken” cây (dùng rìu, rựa vạt một phần gốc cây, sau đó lấy lửa đốt vào chỗ bị chặt) và chờ gió quật ngã cây rồi đến dọn dẹp hoặc đào xung quanh gốc thông rồi cho muối hoặc hoá chất vào làm thông chết.
 
Sau khi cây “lìa đời”, hung thủ sẽ tận thu cây về làm chất đốt hoặc có thêm đất sử dụng để canh tác hay xây dựng nhà cửa! Nhiều cánh rừng thông tuyệt đẹp ở các thắng cảnh, dinh thự,  trục phố chính như thác Cam Ly, hồ Than thở, Dinh I, Dinh III, Đa Thiện, Thái Phiên, Nam Hồ, đường Trần Hưng Đạo, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân dần dần bị xoá sổ.
 
Những khu vực thông bị triệt hạ nhiều nhất là đèo Prenn, lăng Nguyễn Hữu Hào, Dinh III, đèo Mimosa, Thung lũng Tình yêu... Ngay cả thông sau lưng trụ sở UBND tỉnh cũng chung số phận và nơi đây cả một rừng thông già đã biến mất, thay vào là một “khu phố văn hoá” thuộc phường 3 (!?).

 
Qua số liệu thống kê của cơ quan chức năng, trước năm 1997, diện tích rừng tập trung trong khu vực nội ô của TP Đà Lạt là 356,5 ha với gần 10.000 cây thông  phân tán trên khắp địa bàn. Nhưng trong một báo cáo mới đây của HĐND TP Đà Lạt, từ năm 1988 đến nay, rừng nội ô Đà Lạt đã “biến mất” hơn 70 ha, trong đó có hơn 35 ha rừng tự nhiên, 35 ha rừng tập trung và khoảng 3.380 cây thông phân tán bị chặt hạ.
 
 
Đua%20nhau%20chặt%20thông!
Biết bao cây thông đã bị triệt hạ để nhường chỗ cho những biệt thự mọc lên?
 
 
Như vậy đến nay, nội đô Đà Lạt chỉ còn khoảng 6.500 cây, một lượng cây không nhỏ đã bị triệt hạ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, diện tích rừng thông và lượng cây thông phân tán bị chặt hạ và lấn chiếm trong thời gian qua lớn hơn nhiều so với số liệu nêu trên. Một trong những vụ “sát hại” thông mới nhất đang được cơ quan chức năng TP Đà Lạt hứa sẽ điều tra để xử lý nghiêm là vụ tàn phá bộ mặt Đà Lạt xảy ra sau Dinh I.
 
Đầu tháng 7-2010, các cơ quan chức năng của TP Đà Lạt đã vào cuộc để điều tra giai đoạn hai, làm rõ vụ phá rừng thông và huỷ hoại đất rừng tại Tiểu khu 156 (phía sau Dinh I) thuộc rừng đặc dụng Đà Lạt (do Ban Quản lý rừng Lâm Viên quản lý).
 
Trước đó, ở giai đoạn một, cơ quan chức năng của TP Đà Lạt từ  ngày 18 đến 27-6 đã kiểm tra hiện trường Tiểu khu 156 và phát hiện tại đây một vụ bạt đồi, san ủi đất và ngang nhiên chặt thông của Doanh nghiệp tư nhân Thành Danh Phát (2/5 - Quang Trung, P.10, Đà Lạt). Căn cứ vào hiện trường đã bị tác động (gần 5.000 m2) thì số lượng thông đã bị chặt phá lên đến gần 1.000 cây...

 
Ngoại ô: “Hạ sát” có giấy phép

 
Cùng chung số phận với thông ở nội đô, các khu vực rừng ngoại ô bị gãy đổ hàng loạt bởi vấn nạn khai thác nhựa hoặc đục thân cây thông để lấy ngo dầu. Diện tích này sẽ càng giảm thêm khi hàng loạt dự án du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, bất động sản... đang được triển khai ồ ạt.
 

Sẽ đốn hạ thông trên đèo Prenn?

Không chỉ có việc chặt cây, mới đây nếu không phát hiện sớm thì gần 400 cây thông trong dự án khu Nam Sơn Resort  đã bị triệt hạ bởi hành vi cố tình đắp đất vào gốc thông (đây là cách có thể làm thông chết - PV) của Công ty Maico, kết quả đơn vị này bị phạt 30 triệu đồng.

Mới đây, một “hung tin” đang được nhiều người dân Đà Lạt bàn tán xôn xao là một đồ án quy hoạch nếu được phê duyệt thì hai hành lang đèo Prenn sẽ được tiếp tục giao cho các nhà đầu tư bê tông hoá để làm các khu biệt thự nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái... và hàng chục ngàn cây thông đứng trước nguy cơ bị tận diệt.

Theo số liệu của UBND TP Đà Lạt, tổng số dự án về biệt thự và căn hộ cao cấp đã và sắp triển khai trên địa bàn thành phố này hiện đã lên đến con số xấp xỉ 70 dự án với tổng vốn đầu tư lên đến trên 13.000 tỉ đồng, tổng diện tích đất được đưa vào sử dụng khoảng 3.000 ha, trong đó nhiều dự án nằm trong khu vực rừng phòng hộ và nguyên sinh. 

 
Sau 5 năm triển khai (từ 2005 đến 2009) trong 47 dự án đầu tư vào khu du lịch hồ Tuyền Lâm, đến nay chỉ mới có 8 dự án triển khai, 11 dự án bị thu hồi, 1 dự án nằm ngoài khu du lịch, 5 dự án xin trả lại. Hiện chỉ có 2 dự án cơ bản hoàn thành là khu Nam Sơn Resort  của Công ty TNHH Maico và vườn hoa lan kết hợp tham quan du lịch Thanh Quang của Công ty TNHH Hoa lan Thanh Quang đã đưa vào hoạt động.
 
Hai dự án thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2011 gồm: dự án sân golf 18 lỗ của Công ty Cổ phần Sacom, hiện đang triển khai xây dựng các đường golf và các công trình thuộc phần đất trên địa bàn TP Đà Lạt. Còn dự án khu Thanh Nhựt Resort của Công ty TNHH Nhựt Phát đã triển khai xong công tác chặt hạ cây theo giấy phép.
 
Dự án thuộc Công ty TNHH Xây dựng và Giao thông Tiến Lợi hiện đang thi công và hoàn thiện nhà tiếp tân, đang thực hiện thủ tục xin phép để có thể xây dựng 10 căn biệt thự trong tháng 9-2010, song song đó tiến hành làm đường giao thông nội bộ... Tính sơ bộ từ năm 2005 đến nay, tổng số gỗ tận thu hơn 2.666 m3 với số tiền thu được hơn 3,4 tỉ đồng, trong đó nộp ngân sách hơn 1 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo giới đầu tư, nhiều dự án có dấu hiệu xí phần để chuyển nhượng lại kiếm lời, nhưng rừng thông thì cứ chặt trước cho chắc ăn.

 
Ngoài các dự án trên, còn có 24 dự án thi công và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2012 và 2013, trong đó, một số dự án đã và sắp chặt cây để làm đường hoặc xây dựng công trình. Đó là dự án Công ty Cổ phần Thiên Nhân, đang tiến hành thi công đường giao thông nội bộ, đang thuê tư vấn tiến hành định vị các căn biệt thự để thực hiện thủ tục chặt hạ cây và xin phép xây dựng các căn biệt thự; dự án Công ty TNHH May thêu thương mại Lan Anh đã chặt hạ cây xong phần đường giao thông; dự án Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức đang tiến hành chặt hạ cây theo giấy phép, sau đó sẽ xây dựng đường giao thông nội bộ... và còn nhiều dự án khác nữa. Theo sau đó là hàng ngàn cây thông bị hoá kiếp!

 

Kỳ tới: Cân nhắc hiện đại hoá Đà Lạt

 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 05/Aug/2010 lúc 9:24pm
mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 05/Aug/2010 lúc 9:43pm
 
Như vậy thì "Đồi thông hai mộ" bây giờ ra sao rồi!!!!!
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Aug/2010 lúc 11:10pm
 
~::Trích Dẫn nguyên văn từ lo cong

 
Như vậy thì "Đồi thông hai mộ" bây giờ ra sao rồi!!!!!
  
 
 
 
 
Kính chào anh LoCongMuoiLam,
 
Mời anh LoCongMuoiLam vào tuần tự 4 links (hoặc các bài viết ) bên dưới , chuyện tình Đồi Thông Hai Mộ và... "số phận" di tích Đồi Thông Hai Mộ tương đối đầy đủ.
 
Enjoy,
mk
 
 
Link 1
 
 
 
Link 2
 
 
 
 
 
Đăng ngày: 11:03 01-04-2010
 

 


tamtay.vn%20-%20photo%20-%20Themes%202%20


Mấy ngày nay, Sài Gòn oi bức với cái nắng rực lửa... Không có giọt mưa nào. Thế là mình tìm đến Đà Lạt cho đỡ nóng. Không khí ở đây lạnh lạnh... Sương phủ ướt cả tóc. Mình đã đi chơi rất nhiều nơi ở Đà Lạt. Mình đã rất hiếu kì nên ghé vào ngôi nhà được biệt danh là :"Ngôi nhà ma". Ở ngôi nhà này lạnh lẽo thật... Chỉ có cặp vợ chồng và những đứa con sinh sông trong ngôi nhà này... Mình cảm thấy lạnh dọc sống lưng khi có luông gió thổi lành lạnh qua người...

Nơi mình cảm thấy thật sự mũi lòng là địa điểm Đông Thông Hai Mộ. Nhìn nấm mồ giờ đây chỉ còn một, trên bia đá thì vẫn còn son sắc hai từ "mệnh chung"... Nơi đây làm cho mình thấy thương xót. Mình lúc nào cũng thế, cũng dễ xao lòng, cảm động với một người xấu số nào... Câu chuyện mà mình nghe được từ cô bán trà Atiso ven đường:


Ở tại đà lạt, có hai người yêu nhau. Người con gái tên Lê Thị Thảo là giáo viên của trường cấp 3 Bùi thị Xuân. Người con trai tên Võ Công Tâm hoc ở trường võ bị quốc gia Đà Lạt, hai người yêu nhau say đắm. Một hôm thì anh Tâm dăt Thảo về quê mình chơi và vì Thảo nhà wá nghèo , lại theo đạo Thiên chúa giáo và mồ côi cha me, còn anh Tâm thì ngươc lai nhà đạo Phật gia đình tương đối khá giả. Vì mẹ anh Tâm có tư tưởng môn đang hộ đối và trong thời gian đó thì dạo Phật và Thiên chúa giáo đối lập với nhau nên me anh Tâm không đồng ý con mình quen với Thảo. Nhưng vì thương nhau, sau khi quay về Đà lạt thì hai người vẫn tiếp tục yêu nhau .

Đến một ngày nọ thì anh Tâm nhận được tin ở dưới quê lên là mẹ bệnh , anh vội vã trỡ về quê thì anh phát hiện ra đó không phải là sự thật mà thay vào đó là gia đình anh đã sắp đặt 1 đám cưới cho anh cùng 1 cô gái khác con nhà khá giả trong lòng . Tuy không muốn lấy cô gái này làm vợ nhưn g vì me anh nói nếu anh bỏ đi thì mẹ anh sẽ tự tử cho nên giữa chữ hiếu và chữ tình anh đành phải chấp nhận lấy vợ để vẹn toàn đạo hiếu với mẹ. Tuy cưới vợ nhưng trong lòng anh luôn nghĩ về cô Thảo và cô vợ đó chỉ trên danh nghĩa.

Còn cô Thảo ở trên Đà Lạt, nghe được tin anh Tâm đã lấy vợ rồi nghĩ là anh Tâm đã phụ tình mình cho nên cô Thảo đã ra hồ Sương Mai ( nay là hồ Than Thở) để ngồi suy tư về nhiều chuyện , và đã xé nửa tà áo dài trắng và viết đề lại 2 câu thơcho người yêu,  sau đó là gieo mình xuống hồ tự tử.

Tà áo trắng nay tình ta đã hết
Chút tình này xin trả lại cho nhau...

Đến nay, mỗi khi đọc lại 2 câu thơ này, chắc ai cũng không cầm lòng được. Tiếc cho 1 cô gái tuổi thanh xuân nhiều hoa mộng, giờ chỉ còn là một nấm đất lạnh lẽo..

Sau một thời gian, anh Tâm quay về Đà lạt hay được tin Thảo đã chết vì mình.Anh rất đau lòng muốn tự tử theo nhưng được sự khuyên răng của bạn bè nên anh Tâm đã ra mộ của cô Thảo và nói :

"Nếu sống không được chung 1 mái nhà , thì chết nhất định sẽ chung một nắm mồ "

Sau đó anh ra trận và bị thương nhưng lại không muốn chữa trị. Thảo mất vào ngày 15/03/1956 và 7 tháng sau thì anh Tâm qua đời. Trước lúc wa đời anh có trăn trối lại rằng nếu anh có chết thì chôn cạnh mộ Thảo và bạn bè của anh cũng làm theo lời anh và làm một cái cầu nối 2 ngôi mộ và lập 1 tấm bia đôi, trên đó có khắc nhưng câu thơ :

Non xanh nước biếc dù thay đổi

Cuộc tình chung thủy Thảo trong Tâm

Chiều chưa xuống mà nắng vàng đã vội tắt

Đêm chưa về mà khói đã đẫm sương

Cả núi rừng ngấm lệ tiếc thương

Cho mối tình ngang trái uyên ương không thành.

Cha me anh Tâm nghe được tin này thì cũng rất đau bùn và hối hận và đồng thời cũng chấp nhận được đặt mộ anh Tâm lại Đà Lạt, 3 ngày sau khi an táng, cô vợ của anh Tâm thì nổi lòng ghen tức:"Tại sao mình là vợ được cưới về đường đường chính chính, mà chỉ là vợ chồng trên danh nghĩa, đến khi chết rồi lại muốn nằm cạnh người tình xưa!". Thế là cô định đập tan cây cầu nối và tấm bia đôi, đòi bốc hài cốt của anh Tâm về nhưng cha me anh Tâm khuyên là khoan hãy để một thời gian sau đã.

Sau đó một thời gian thì cô ta đã bốc hài cốt của anh Tâm về. Thảo và Tâm chỉ được ở gần nhau có 3 năm. Từ đó đồi thông 2 mộ chỉ còn lại 1 mộ nhưng người ta vẫn tin rằng 2 người vẫn luôn bên nhau nên đã lập lại mộ tượng trưng cạnh bên cạnh mộ cô Thảo. Vì lẽ đó,ngày nay, du khách viếng Đà Lạt ngang Đồi thông vào Hồ Than Thở chỉ thấy trơ trọi nấm mồ của Thảo. Bên kia là hồ Than Thở xao sóng lăn tăn như nước mắt của cô gái Đà Lạt gửi về chàng trai Gò Công thương nhớ.

Ngày nay, ở đồi thông 2 mộ vẫn còn bia đá của hai người với 2 bài thơ bất hủ nhưng nằm dưới ngôi mộ đó chỉ còn một mình Thảo cô đơn lạnh lẽo mà thôi. Vì Thảo mồ côi cha mẹ nên cũng không họ hàng gì hết nên có lẽ suốt đời suốt kiếp này cô vẫn nằm yên đó mà thôi..

Được biết ngôi mộ của cô giáo Thảo đã bị đập bỏ hoàn toàn trước 8 năm sau Giải phóng 1975. Hiện nay ngôi mộ này đã được dưng lên để nhớ về người quá cố và một câu chuyện tình thiêng liêng.

Chuyện Đồi Thông Hai Mộ là có thật !

Sau khi mộ của chàng trai bị bốc về quê thì cô Thảo có đi lang thang trong những đêm tối...Vì có người đã từng gặp nên mới kể lại.
Vơi nhiều tiếng đồn cô Thảo rất linh thiêng nên đã có thêm mấy ngôi mộ mới nữa xây gần bên, về sau thì người ta không còn thấy cô Thảo đi lang thang nữa.
 
 
 
*
**
Link 4
 
 
 
 

Đồi thông 2 mộ -

không còn là ẩn số bí mật

Chủ nhật, 13/09/2009 16:22 pm

 
 
 
Đến đà lạt du khách từ xưa vẫn vấn thường nhắc đến đồi thông hai mộ, nhưng hiếm thấy có trong hành trình các tour du lịch đà lạt bởi tính bí ẩn đồn thổi và một phần còn hoang dã của nó.


hoa dã quỳ bên đồi thông hai mộ

Đồi thông hai mộ là thắng cảnh du lịch trực thuộc khu du lịch hồ Than thở, được tham quan tự do. Tọa lạc tại một khu đồi cao, 100% diện tích trước đây là thông ba lá, ngút ngàn và hoang sơ, tuy nhiên một vài năm gần đây, người dân đã khai phá sử dụng một phần diên tích để trồng rau và sinh sống nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến di thắng này.

đồi thông 2 mộ ngút ngàn thông

Thắng cảnh đồi thông hai mộ thường được nhắc đến với nhiều truyền thuyết, sự tích ly kì, tuy nhiên có một câu chuyện được cho là có tính trung thực nhất được kể: Người con trai tên là Tâm, con một của một đại điền chủ ở Gò Công. Được cha mẹ hết sức cưng chìu, vì môn đăng hộ đối và chữ hiếu làm đầu nên đã tạo nên thiên tình sử có một không hai

Vì là con một nên cha mẹ bắt có vợ sớm để có con nối dõi. Chàng vì chưa muốn có gia đình mà lại không muốn làm cha mẹ buồn nên lén đầu quân vào trường Võ Bị Đà Lạt. Thời gian học ở đây, chàng có quen một người con gái gia đình là công chức, cô gái tên Thảo .

Hai người tâm đầu ý hợp, yêu nhau tha thiết, hẹn biển thề non. Ra trường, Tâm về xin cha mẹ trầu cau cưới hỏi ...nhưng gặp phải sự cản trở quyết liệt của gia đình .Cha mẹ chàng bắt chàng đi cưới người con gái mà chàng không hề yêu mến ..vì lẻ đó Tâm đã xin chuyển đến một vùng tuyến đầu lửa đạn để tìm quên ...


sương mù giăng ngang đồi

Từ khi Tâm rời trường Võ Bị ra chiến trường, Thảo vô cùng đau khổ khi biết cha Mẹ Tâm không chấp nhận chuyện của hai người ...và còn thêm nổi buồn lo cho người yêu đang vì mình mà lao vào tuyến đầu lửa đạn nên dù cha mẹ hết lòng khuyên lơn, dù không biết bao nhiêu người mối mai dạm hỏi, nàng cứ một mực đợi chờ chàng trở lại ...và những cánh thư từ chiến trường gửi về bây giờ là niềm vui, là lẽ sống của nàng .

Cho đến một ngày kia, nàng nhận được tin báo tử từ chiến trường gửi đến .Quá buồn rầu nàng lâm trọng bệnh và mất. Trước khi mất nàng xin người nhà chôn nàng trên đồi thông , nơi mà trước kia khi chàng còn là Sinh viên của trường võ Bị mổi tuần được ra trường hai người thường hẹn nhau tâm sự ..........

Nhưng thật thì Tâm chưa chết - người ta đã nhầm khi báo tử và khi trở về Tâm mới hay Thảo đã chết và được chôn trên đồi thông vi vu gió ngàn. Vì quá đau buồn, Tâm xin trở vào vùng lửa đạn và đã hi sinh trong một trận giao tranh ác liệt.


ngôi mộ hai người xấu số

Tuy nhiên câu chuyện thì vẫn là câu chuyện, được biết hai ngôi mộ hiện nay là không phải thật vì nó nó đã được đập phá hoàn toàn sau khi giả phóng 1975. Sau đó có nhiều người dân sống gần đó (hoặc có lẽ thân nhân của hai người xấu số) đã cho xây lại, một phần để tưởng nhớ, một phần để hấp dẫn thị hiếu du lịch.

Bên cạnh hồ than thở thơ mộng
Vài năm gần đây vô số sự kiện ly kì, gựt gân xảy ra tại đồi thông này, mở đầu là có một chàng du khách chụp hình bên mộ cô Thảo, tấm hình được rừa ra có một bóng ma lấp ló phía sau, tấm hình nhanh chóng được lan truyền trên các phương tiện thông tin và thêu dệt nhiều câu chuyện về chàng du khách đã chết khi nhìn thấy tấm ảnh.


Sau sự kiện đó là một loạt chuyện tự tử, cắt cổ, đâm chém, cướp xe tại khu vực này, chuyện rùng rợn nhất là một đôi học sinh yêu nhau nhưng bị phản bội, chàng trai tên Việt đã rủ nàng ra đây và đâm chết người yêu mình, rạch mặt, cắt thịt một cách dã man và thú tính.


Người ta cho rằng tất cả những câu chuyện này đều do "ma xui quỹ khiến", cũng chính những câu chuyện này mà thắng cảnh đẹp thường được nhắc đến với những chết chóc, ma quái.

Tuy nhiên theo mình, một người đã từng gắn bó với đà lạt và thắng cảnh này nhận định - đến đồi thông này, các bạn có thể giải trần thoát tục những muộn phiền lo lắng, xung đột của bản thân bởi không gian rộng và vi vút thông, trong lành, mát mẻ, một nén nhang cho người xấu số sẽ làm bạn thấy thanh thản và hạnh phúc như được sẻ chia và đồng cảm.


Nếu bạn đi tập thể có thể chọn hình thức cắm trại tại đây cũng rất lý tưởng, trước đây mình thường thấy các bạn học sinh đà lạt cúp học ra mò ốc dưới hồ than thở sau đó đem lên đồi nướng ăn, vui và thú vị lắm, chẳng có chết chóc hay ma quỹ gì nhát cả đâu!

 

XEM THÊM CHO...VUI Smile

 

 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 05/Aug/2010 lúc 11:24pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2010 lúc 8:28am
 
 

Nhan sắc Đà Lạt đã tàn phai

Cập nhật lúc 1:10' ngày 05/08/2010
 
 

Người Đà Lạt bây giờ cũng thèm sương, thèm chính cái mà họ không bao giờ thiếu. Sương mù sắp thành hàng hiếm, vậy Đà Lạt còn gì?

Rất dễ nhận ra bóng dáng trầm mặc của những ngọn thông vươn thẳng trong nội ô đã vắng đi nhiều. Tôi lân la hỏi về một Đà Lạt ngày xưa, nhiều người cao tuổi chép miệng lắc đầu rồi buông một câu hững hờ: “Đà Lạt bây giờ…”. Không hững hờ sao được khi diện mạo Đà Lạt đang khác đi từng ngày, như một cô sơn nữ e ấp sắp trở thành cô gái thị thành diêm dúa. 

 
 

Khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt trang bị hệ thống máy điều hòa. Khách đến đây thường mở chế độ lạnh cho bớt ngộp và đỡ… nóng!

 
Mất dần phong vị
 
Đà Lạt trong ký ức của nhà Đà Lạt học Nguyễn Hữu Tranh là “nhỏ và xinh lắm”. Ông bảo hồi xưa cái gì cũng nhỏ nhỏ xinh xinh, đồi cỏ, rừng thông và hồ xanh ngăn ngắt. Ngày bé đi học mẹ phải thoa vaseline lên má ông cho khỏi rát vì lạnh, phải mang găng tay, đội mũ len giữ ấm. Hầu như buổi sáng nào đi học trời cũng mù mịt sương, đến nỗi xe hơi chạy ban ngày còn phải bật đèn pha. Hình ảnh ông nhớ nhất là mẹ ông mỗi lần đi chợ đều mặc áo dài trắng. Mấy o bán hoa hồng, hoa cúc, bán đậu hũ ngoài chợ cũng vận áo dài trắng. Sương mù bảng lảng và áo dài trắng quyện vào nhau hư hư thực thực. Ông bảo mỗi lần nhớ lại hình ảnh đó luôn có một cảm xúc dịu dàng dâng lên trong lòng ông. Còn bây giờ, kiếm đâu ra hình ảnh tà áo dài trắng thấp thoáng trong sương mù vì trời vừa sáng, làn sương mù mỏng dính đã tan nhanh.

Ông Đoàn Văn Quỳnh, sống ở Đà Lạt từ năm 1966, nhớ lại: Đà Lạt lúc đó là một thành phố nhỏ -  một tiểu Paris chìm trong sương mù, trong ngàn thông reo và cái lạnh gai gai da thịt. Tuổi thanh xuân của ông đã bắt đầu ở nơi này khi công danh sự nghiệp chưa có gì, chỉ có đầy ắp những mộng mơ tuổi trẻ. Ông bảo, khí chất của Đà Lạt làm cho con người ta hiền hòa hơn, thơ hơn. Đà Lạt ngày xưa của ông lão chạy xe ôm ở góc đường Lê Hồng Phong – Trần Phú ùa về qua ánh mắt rưng rưng: “Tôi chỉ yêu Đà Lạt ngày xưa thôi”. Ông kể hồi đó trời lạnh lắm, sương mù dày đến nỗi nhìn mặt nhau cũng khó, đôi lúc ngay đầu rãnh mái tôn giọt nước còn bị đóng băng. Ông thường đi tha thẩn vào sớm tinh sương để ngắm nhìn những ngôi biệt thự khuất sau những gốc thông, rất huyền ảo và… xa xỉ. Bây giờ, ông vẫn nhìn về hướng những ngôi biệt thự ít ỏi còn sót lại nhưng ông bảo, không làm sao tìm lại được “mùi vị” của ngày xưa. Có lẽ do sự biến mất của lớp sương huyền ảo và những gốc thông xù xì mà ông từng tựa lưng.

Không nói nhiều về tình yêu Đà Lạt, người con của đồng bằng sông Cửu Long Lưu Vĩnh Phước chỉ cho biết rằng từ năm 9 tuổi, ông đã theo cha – vốn bị “hớp hồn” trong một lần lên Đà Lạt nghỉ mát – đến mảnh đất này và không thể ở chỗ nào khác nữa dù đã vài lần khăn gói bỏ đi, rốt cục cũng trở về Đà Lạt vì quay quắt nhớ những sớm mù sương ở nơi này. Ông cười đưa ngón tay lên, kêu: “Đà Lạt là số một!”.

…Và một Đà Lạt “xấu xí”
 
Đà Lạt phát triển. Phình to. Hiện đại, nhưng chỏi lỏi với những gì đang có. Họa sĩ Vi Quốc Hiệp – người yêu Đà Lạt đến từng ngọn cỏ, ngọn thông – than rằng, Đà Lạt đang “đi” nhanh quá, không hợp với Đà Lạt chút nào. Đà Lạt thay cái áo màu xanh của rừng thông thành cái áo đủ màu bê tông sắt thép. Những người yêu Đà Lạt nhất lại là những người chê Đà Lạt nhất. Chê. Đau. Và bất lực. Ông T.N.Thắng, gia đình có 40 năm làm nghề bán báo ở khu Hòa Bình, bảo ngay cả cỏ trong Đồi Cù bây giờ cũng không đẹp, không xanh mướt như cỏ ngày xưa. Ông quả quyết cỏ ngày xưa có 3 màu, lúc mưa xuống cỏ xanh màu mạ non, một thời gian sau cỏ chuyển màu xanh sẫm, khi cỏ ra đọt non chuyển sang màu tím phơn phớt.

 Kiến trúc sư Lữ Trúc Phương cho rằng những dãy nhà dân tự xây kiến trúc rất chắp vá, không đồng bộ. Ông ví von, kiến trúc ở Đà Lạt giẫm từ cái sai này sang cái sai kia. Những khoảng trống bất kiến tạo đáng lẽ phải được để dành, nay lại bị tận dụng triệt để. Nhà Đà Lạt học Nguyễn Hữu Tranh lại cho rằng nhà ống nhà hộp có lợi thế tận dụng được quỹ đất nhưng chính sự trộn lẫn loại nhà này trong khu quy hoạch cũ đã làm Đà Lạt biến dạng. 

 Cái lạnh vẫn còn nhưng cái ôn hòa đã mất. “Khí hậu Đà Lạt vốn được ca tụng là mùa thu bất tận, nhưng bây giờ là mùa gì không biết”, ông Thắng than phiền. Khí hậu “đỏng đảnh” đã làm một lão nông như ông Quỳnh đôi lúc cũng phải… bó tay vì đoán trật lất thời điểm cây ra hoa. Ông lắc đầu: “Thời tiết thất thường làm cây ra hoa bất thường theo, có năm nở rộ có năm chỉ trổ lác đác, hồi xưa chỉ che lưới 50% nhưng giờ phải che lưới lên 70% mà vẫn còn sáng quá”. Ông bảo rằng bây giờ nhiều người cũng như ông, chỉ mặc áo lạnh theo thói quen từ xưa chứ không hẳn vì lạnh.

Trước đây, nói đến chuyện gắn máy điều hòa hoặc quạt máy ở Đà Lạt chẳng khác nào bị “hâm” nhưng bây giờ mọi chuyện đã khác. Cách đây vài tháng, ông Thắng phải “rinh” về cái quạt máy để mỗi trưa cả nhà quây quần ăn cơm đem ra quạt cho đỡ nóng. Lạ hơn là trường hợp nhà ông Phước (số 8 Phù Đổng Thiên Vương) đã được gắn quạt trần từ hồi năm 1998, ông bảo trời nóng mới gắn! Quạt máy cũng hiện diện trong rất nhiều hàng quán ở Đà Lạt. Ít thì một cái, nhiều thì ba cái. Thậm chí, một số khách sạn lớn đã bắt đầu gắn máy lạnh để “phòng hờ” như khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt, Bệnh viện Hoàn Mỹ…

 
 
Sẽ ra đi như một cuộc tình
 
Rõ ràng Đà Lạt đang đi theo quy trình ngược, những chuyện rất lạ đã trở thành quen, còn những chuyện quen đã trở thành lạ. Sương mù và thông là hai thứ đặc trưng của Đà Lạt, vậy mà cũng sắp trở thành “hàng hiếm” vì sương mù lâu lâu mới có một đợt, còn thông ở trong nội ô thì cứ biến mất từng ngày, một phần vì bị đốn hạ, một phần bỗng dưng lăn ra chết!
 
Đà Lạt mất thông là mất đi một nửa hồn. Đà Lạt mất sương mù là mất đi nửa hồn còn lại. Liệu Đà Lạt sẽ ra sao khi chỉ còn là cái xác không hồn mà cũng không hoàn toàn lành lặn? Nói như ông thợ chụp ảnh Trần Ngọc Vinh: “Đà Lạt rồi sẽ ra đi như một cuộc tình”!
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2010 lúc 4:31pm
 
 

 

  Bức ảnh kinh hoàng

Tuổi Trẻ Online - Thứ Hai, 6/9

 

 Bức ảnh kinh hoàng

TT- – TTO - Đó là bức ảnh gây xúc động hơn bất kỳ một số liệu nào về những mất mát mà người dân ở Pakistan đang phải gánh chịu sau lũ lụt.

Hình ảnh bốn đứa trẻ nằm lả đi trên tấm chăn dơ bẩn, một trong số các em ngậm một bình sữa rỗng không, giữa một bầy ruồi nhặng bu khắp người. Bức ảnh được chụp bởi phóng viên AP Mohammad Sajjad đã gây sốc trên toàn thế giới.

>> Pakistan: đau thương "mùa nước mắt" >> Pakistan nợ giữa lũ lụt >> Bán đảo Nam Á và lũ lụt >> Hàng triệu người dân Pakistan bị đói

Cậu bé với bình sữa không trong bức ảnh là Reza Khan, hiện đang sống trong một khu trại tạm bợ ven đường ở Azakhel, cách thành phố Peshawar khoảng 32km. Khu vực này, nằm sát Afghanistan, chưa bao giờ được bình yên bởi các phiến quân hoạt động rất mạnh tại đây.

Khu trại gồm khoảng 24 túp lều được cứu trợ bởi nhiều tổ chức khác nhau, nhưng không có ai quản lý. Những người ở đây phải tự bảo vệ lấy bản thân, và sống nhờ vào lòng thương của những người qua đường. Có khoảng 19 gia đình ở đây, tất cả đều là người gốc Afghanistan -những người đã mất nhà cửa vì chiến tranh - lại một lần nữa bơ vơ sau trận lũ kéo dài cả tháng trời.

Khi phóng viên của Guardian đến thăm Reza, cậu bé đang ở cùng với mẹ, chị Fatima, cùng với 6 trong số 7 anh chị em của bé. Gia đình của cậu Reza đến từ Butkhak, gần Kabul, thủ đô Afghanistan. Tất cả đều chen chúc trên một tấm mền xanh trải trên lớp bùn đất nhầy nhụa. Reza vẫn đang ngậm chặt bình sữa. Chiếc bình rỗng không.

Fatima đang cố gắng dỗ dành Reza đang khóc i ỉ cả ngày, và cả cậu em song sinh Mahmoud. Chị che chắn cho ba đứa nhỏ khác bằng một tấm vải mùng bẩn thỉu và thủng lỗ chỗ, xin được từ một người đi đường. Đứa con lớn nhất của chị, cô bé 9 tuổi tên Sayma, nhìn xa xăm về phía trước mặt, có vẻ lơ đãng với mọi thứ xung quanh. Em bị câm.

Ruồi bu đen kín những chiếc khăn hiếm hoi trên sàn, và cả trên những đứa trẻ. Có rất ít thứ đáng giá trong chiếc lều - một cái nồi, vài cái gối và một ít quần áo trẻ em. Mùi hôi của phân người và phân thú bốc lên nồng nặc giữa không khí ẩm mốc. Không có khái niệm vệ sinh ở đây, chỉ có những hố chất thải lộ thiên, thu hút hàng đàn ruồi muỗi.

“Hôm nay chúng không có gì ăn” - Fatima vừa nói vừa đuổi ruồi cho con. “Nó khóc vì đói đấy, cả tháng trời nó chưa có miếng sữa nào”. Trong khi đó Aslam - cha của Reza - đang ở bệnh viện cùng với con gái 8 tuổi, cả 2 đều mắc bệnh ngoài da do điều kiện thiếu vệ sinh.

Reza và các anh em của bé cũng đang nổi mẩn đỏ khắp người, và rụng tóc vì thiếu dinh dưỡng. “Chúng tôi đã ở đây một tháng, một tháng rồi! - Fatima nói - Chúng tôi đã quá mệt mỏi vì lũ ruồi và vì đói ăn. Trước khi lũ tới thì chồng tôi có việc làm. Chúng tôi nghèo nhưng ít ra vẫn còn no bụng”. Việc làm mà Fatima nói tới là bán gà để kiếm sống, mỗi ngày Aslan kiếm được 2 USD.

Gia đình 10 người này sống trong một căn nhà gạch nhỏ, giữa 23.000 người tại trại Azakhel dành cho người tị nạn Afghanistan. “Trước đây có bếp, và có vòi nước sạch ở gần nhà. Còn giờ thì đây là tất cả những gì còn lại” - Fatima vừa nói vừa sửa lại số quần áo rách rưới còn sót lại.

Gia đình này là một trong 8 triệu người Pakistan đã mất nhà cửa trong trận lũ, và phải lang thang ngoài đồng suốt 5 ngày, tìm kiếm bất cứ thứ gì ăn được. Việc sống dựa vào các trại cứu trợ gần đó cũng không dễ dàng, bởi theo Fatima: “Họ đòi giấy chứng minh là người Pakistan, nhưng chúng tôi là người Afghanistan cơ mà”.

“Chúng tôi đang phải chạy theo miếng ăn, không có tổ chức cứu trợ nào đến phát cho chúng tôi” - Fatima cay đắng nói. Hiện các con của cô được ăn một bữa một ngày vào buổi chiều, bởi người ta đang phát không bữa ăn trong tháng chay Ramadan. Nhưng tháng chay Ramadan sẽ chấm dứt vào cuối tuần này. “Tôi chỉ muốn hỏi mọi người là, không có cách nào cho chúng tôi một ít thức ăn sao? - Fatima vừa nói vừa chỉ vào hai đứa nhỏ đang ngủ trong lòng chị: Làm ơn đi, các con tôi đang chết dần vì đói”.

XUÂN TÙNG (theo Guardian)

 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Sep/2010 lúc 9:17am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2010 lúc 7:08pm
 
 
Sep 23, 2010

"Bỗng dưng muốn khóc" với thành Nhà Mạc ở Tuyên Quang


Nguyễn Thúy Quỳnh

Lần đầu tôi đến Tuyên Quang là năm 1987. Quyên chở tôi bằng xe đạp đi qua tường thành rêu phong khuất lấp sau những rễ si tua tủa đầy vẻ cổ kính, kiêu hãnh giới thiệu: Thành nhà Mạc đấy!

Quyên sinh ra và lớn lên ở Tuyên nên tự hào về cái thị xã xinh đẹp này lắm. Mà hình như tất cả những người Tuyên tôi gặp đều giống Quyên. Thành nhà Mạc là một phần niềm tự hào của họ.





Thành nhà Mạc ở Tuyên Quang được xây dựng từ thời nhà Mạc vào khoảng năm 1552, còn gọi là thành Tuyên Quang. Thành được xem là một biểu tượng lịch sử của vùng đất Tuyên Quang, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Những năm sau đó, tôi còn nhiều dịp trở lại thị xã Tuyên Quang, và nhìn thành nhà Mạc với cái nhìn của bạn tôi, thành kính ngưỡng mộ một thời lịch sử mà nhờ nó một phần của cái thị xã bé nhỏ này có một cái tên rất ấn tượng : Thành Tuyên.





Hôm qua trở lại, tôi và những người cùng đi bất ngờ đến sửng sốt trước cái vật thể này:









Được biết chúng là một phần của công trình tôn tạo trị giá 9,8 tỉ đồng từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp. Sau nhiều tháng thi công, đã kịp chào mừng thị xã Tuyên Quang được nâng cấp lên thành phố, tháng 7 vừa qua.

Mấy văn nghệ sĩ Tuyên Quang đi cùng gọi là cái lò gạch. Dấu ấn cổ kính nhất của thành Tuyên hơn 450 năm tuổi bây giờ là cái "lò gạch" 1 tuổi.

Bao giờ được 450 năm nữa để nó bằng tuổi nó của... năm ngoái?

Quyên bây giờ theo chồng, không còn ở Tuyên nữa. Lướt blog của mình, nhìn thấy mấy cái ảnh này, Quyên có "bỗng dưng muốn khóc" không nhỉ? (xin lỗi nhé, lười nghĩ nên mượn cụm từ này!)

Chả lẽ tại mình dân trí thấp nên nhìn gà hóa cuốc thế, vì người ta bỏ gần chục tỉ chắc phải dự án dự iếc ngon lành lắm, chứ di tích quốc gia, ngân sách nhà nước, niềm tự hào của địa phương... có phải chuyện "oẳn tù tì ra cái gì ra... cái lò" đâu.

Chẳng biết hay dở, đúng sai thế nào...Chỉ thấy mình "bỗng dưng" muốn... post cho Quyên xem!

Nguồn: Blog Nguyễn Thúy Quỳnh.


http://www.blognhanh.com/entry/BO_VAN_HOA_TT_DL_PHA_THANH_NHA_MAC_TUYEN_QUANG/2199610

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Oct/2010 lúc 6:47pm
 
Thứ Hai, 11/10/2010 - 16:37 

Lâm Đồng:

Dinh Bảo Đại có nguy cơ… “biến mất”
 
(Dân trí) - Đến Đà Lạt mộng mơ, ai cũng mong muốn được chiêm ngưỡng những điều kỳ lạ ở 3 Dinh Bảo Đại. Thế nhưng, 2 trong 3 Dinh bị khóa chặt cửa và kiến trúc dần đổ nát theo thời gian.

Có dịp ngao du trên phố núi, tôi lọ mọ đến tham quan Dinh 1 Bảo Đại. Hình ảnh trước mắt tôi thật thất vọng, khi cánh cổng Dinh 1 khép kín. Buồn hơn là cảnh hoang tàn, sắp bị đổ nát. Nếu được cho vào tham quan, chắc tôi chỉ dám nhìn từ xa.

Cổng Dinh 1 Bảo Đại khóa chặt, không cho du khách vào tham quan

Dinh 1 Bảo Đại được xây dựng theo lối kiến trúc tân cổ điển của Châu Âu, do nhà triệu phú Robert Clément Bourgery (viên chức người Pháp) xây dựng khoảng năm 1940, tọa lạc trên ngọn đồi có độ cao 1.550m so với mực nước biển và rừng thông bao quanh. Tổng diện tích sử dụng trong khuôn viên khoảng 60ha. Khi Bảo Đại lên nắm quyền vào năm 1949, ông thấy yêu thích kiến trúc ngôi biệt thự này, cùng với sự yên tĩnh và mát mẻ nên mua lại vào tháng 8/1949.

Thời kỳ Bảo Đại thoái vị, Dinh 1 do quan chức chế độ cũ sử dụng. Sau năm 1975, Dinh 1 dùng làm nhà khách Trung ương. Hôm nay, sự đồ sộ của Dinh 1 chỉ còn lại là cảnh hoang tàn và rách nát. Hiện Dinh này do công ty DRI về du lịch quản lý và sử dụng.

Dinh 1 như "biệt thự tử thần"
 
Rong rêu và tường mục nát bám dày đặc bên hông Dinh 1
 
Cận cảnh mái gói bị bong tróc ở Dinh 1

Tại Dinh 2 Bảo Đại, cánh cổng sắt cũng bị khóa lại. Nỗi thất vọng của những người đến tham quan càng nặng trĩu hơn. Bao quanh ngôi biệt thự là những cây thông che chắn tầm nhìn. Và Dinh 2 Bảo Đại cũng dần bị biến hóa thành hoang phế như Dinh 1.

Dinh 2 nằm trên ngọn đồi có độ cao 1.539m so với mực nước biển. Được xây dựng năm 1937, do kiến trúc sư A.Léonard, P.Veyssere và A.T.Kruze thực hiện. Tòa lâu đài này xây dựng theo kiến trúc tân cổ điển của Châu Âu, nằm trên tổng thể 26ha.

Cổng Dinh 2 Bảo Đại cũng bị khóa chặt
 
May thay, ở Đà Lạt mộng mơ vẫn còn sử dụng Dinh 3 Bảo Đại, để du khách vẫn còn thấy chuyến du ngoạn có ý nghĩa.
 
Du khách ngắm nhìn phòng làm việc của vua Bảo Đại ở Dinh 3

Hiện vẫn chưa có cơ quan chức năng nào nhận trách nhiệm trùng tu Dinh 1 và Dinh 2 Bảo Đại. Nếu không sớm có kế hoạch quản lý, bảo vệ địa danh lịch sử này thì nguy cơ "xóa sổ" Dinh Bảo Đại chỉ còn là vấn đề thời gian.

                                                                                               Hồng Long

 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 11/Oct/2010 lúc 6:48pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Oct/2010 lúc 10:21am

Mê tín

Tuổi Trẻ Online - Thứ Bảy, 16/10

 

TT- – TT - 16 dân làng đã đồng lòng giết chết một người vô tội chỉ vì tin rằng người này có bùa chú thư yểm. Chuyện không thể tin được này xảy ra đầu năm nay ở xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.

"Xã các bị cáo ở là xã vùng sâu, gần biên giới, trình độ văn hóa thấp, người dân rất mê tín dị đoan. Khi nói đến vụ án mạng này, ngay cả một vài cán bộ của xã vẫn còn tin rằng chuyện bùa ngải là có thật, có người còn nghĩ nên tha bổng cho các bị cáo..."

Ông DANH BÉ (phó trưởng Ban dân tộc tỉnh Kiên Giang, hội thẩm nhân dân của phiên tòa)

Anh T.S. ở xã Tân Khánh Hòa khi có rượu thường hay khoe mình từng học gồng, học bùa. Đầu năm 2010, mẹ của anh S. bệnh chết. Kế đến em và cha của Tiên Qui - một người cùng ấp với anh S. - qua đời.

Qui và những người địa phương cho rằng anh S. đã làm bùa ngải thư chết người.

Ngay cả ông Tiên Xem là cha của anh S. cũng tin vậy nên nhóm của Qui xin ông Xem cho phép giết S. để trả thù cho những người đã mất, đồng thời trừ họa cho dân làng. Ông Xem đồng ý.

Ngày 14-1-2010, thấy anh S. đang cắt cỏ, 15 người với dao, búa, cây tre, cây tràm... đầy sát khí ào đến.

Anh S. hoảng hốt bỏ chạy vào nhà người dân gần đó, đóng chốt cửa bên trong.

Nhóm Qui rượt theo dùng cây tre đâm vào vách, phá tung cửa, xông vào lôi anh S. ra ngoài. Cả nhóm xúm lại dùng dao, búa, cây... chém đâm túi bụi vào người anh S..

Sợ nạn nhân sẽ dùng bùa sống dậy trả thù nên họ tiếp tục dùng dây trói tay, trói cổ kéo lê nạn nhân trên đường kênh dẫn nước, rồi lại chém, đánh anh S..Do bị kéo lê và đánh đập dã man nên quần áo anh S. bị sút ra hết, trần truồng nằm trên ruộng.

Gây án xong, Qui báo cho ông Xem rằng đã giết chết S.. Ông Xem bảo: “Coi nó chết thật hay giả”. Qui trả lời: “Chết thật”. Ông Xem nói: “Nếu ai có đến bắt, tao ở tù cho”.

Những con người tăm tối

16 bị cáo đứng chen chúc trước vành móng ngựa trong phiên tòa sơ thẩm ngày 28-9-2010 tại TAND tỉnh Kiên Giang với tội danh “giết người”.

Nghe mô tả hành vi, tưởng chừng như họ là những tên sát nhân máu lạnh, nhưng những gì diễn biến tại phiên tòa cho thấy họ là những nông dân chất phác, do mê tín, trình độ thấp nên mới có những hành động hết sức tàn nhẫn như vậy.

Trước tòa, tất cả bị cáo đều cho rằng không có mâu thuẫn hay gây gổ gì với anh S.. Lúc đánh anh S. cũng thấy tội nghiệp nhưng “nếu không giết S. thì S. sẽ tiếp tục dùng bùa chú giết hết cả làng”.

Khi tòa hỏi có chứng cứ không, toàn bộ nói rằng chỉ nghe lời đồn, vả lại chính S. đã từng khoe mình biết bùa chú. Chủ tọa thẩm vấn Qui: “Tại sao bị cáo lại giết anh S.?”. Bị cáo trả lời: “Do bị cáo rất tức giận vì cha và em ruột bị S. thư chết nên mới giết S. trả thù, cũng để cứu nguy cho mọi người”.

Chủ tọa hỏi: “Thế bị cáo có biết anh S. dùng bùa giết người như thế nào không?”. Qui đáp: “Bằng cách bỏ trứng gà, lưỡi lam vào trong bụng khiến người đó chết”. “Thế bị cáo có tận mắt chứng kiến không?”. “Tuy không thấy nhưng bị cáo nghĩ là S. có làm”.

Chủ tọa thở dài: “Việc đó là do bị cáo suy diễn vô căn cứ, chứ có ai thấy anh S. thư người khác đâu”.

Vị đại diện viện kiểm sát hỏi bị cáo Xem: “Tuy bị cáo không trực tiếp giết chết con mình nhưng chính bị cáo đã hỗ trợ đắc lực về mặt tinh thần cho các bị cáo khác. Tại sao bị cáo lại đồng ý cho Qui giết chết S.?”. Bị cáo Xem nói: “Chính S. đã dùng bùa thư chết mẹ nó. Nó còn thư làm tui bệnh, nên tui mới đồng ý cho Qui giết nó”.

Khi được tòa hỏi, người vợ của nạn nhân trình bày mong tòa xử nhẹ các bị cáo, bù lại các bị cáo phải trả giùm 50 triệu đồng mà gia đình chị nợ người ta. Tất cả các bị cáo, kể cả thân nhân, đều đồng loạt giơ tay hùn tiền trả nợ giùm cho chị, để đổi lại việc không phải ở tù.

Vị chủ tọa phiên tòa phân tích: luật không cho phép dùng tiền trả để khỏi tội. Đây là tội hình sự nên ngoài việc phải chịu hình phạt tù, các bị cáo còn phải bồi thường cho thân nhân bị hại. Số tiền đó do tòa quyết định chứ không phải các bị cáo muốn hùn tiền trả bao nhiêu thì hùn.

Chắc có lẽ đến lúc đó các bị cáo mới lờ mờ hiểu ra ít nhiều. Bởi khi gây án, họ đã tin rằng giết “kẻ ác” trừ hại cho xóm làng chắc không đến nỗi bị tội. Nhưng đến khi nghe hội đồng xét xử phân tích, rồi tiếng người dự khán chắc lưỡi, ồ lên kinh sợ trước hành động quá dã man và vị đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án lần lượt từ 7-16 năm tù, các bị cáo mới hốt hoảng, lo sợ.

Khi được nói lời sau cùng, 16 bị cáo đồng loạt xin giảm án để sớm về đoàn tụ với gia đình.

Tương lai mịt mờ

Trong khi tòa nghị án, tôi đến hỏi ông Xem: Tính tình anh S. thế nào, có hỗn hào với vợ chồng ông không? Tại sao ông cứ khăng khăng khẳng định con mình dùng bùa giết người và anh S. thư chết người để làm gì?

Giọng ông Xem quyết liệt: “Tính nó ít nói, nó cũng không có mắng chửi tui, nhưng nó rất ác bởi nó thư chết mẹ nó. Có lần nó cho tui ăn bánh, rồi tui bị sình bụng, tui đi coi thầy, thầy lang nói là chính nó thư tui. Giết nó, cái lòng tui cũng xót, nó là con tui mà. Tui đã nhiều lần la mắng nó đừng làm thế, nó vẫn không nghe. Bà con xóm làng ai cũng sợ nó hết. Để nó sống nó sẽ thư hết cả xóm...”.

Thân nhân các bị cáo đều ủng hộ việc các bị cáo làm! Họ nói S. dùng bùa thư rất nhiều người nhưng may mắn đều qua khỏi, chỉ có ba người chết. Bị cáo Tiên Chia còn nói: “Lần đó S. thư tui, khiến người tui nóng ran, bứt rứt, khó chịu, may mà tui qua khỏi. Xóm có đám tiệc, S. mà ngồi bàn nào là người ta dạt ra hết, không dám ngồi cùng bàn vì sợ bị thư chết”.

Tòa tuyên án 16 bị cáo, người cao nhất là Tiên Qui lãnh 15 năm tù, người thấp nhất là bị cáo Tiên Xem bị phạt 7 năm tù.

Những tiếng khóc vỡ òa ra. Đa số các bị cáo đều nghèo, lại là trụ cột của gia đình nên thời gian thụ án lâu chừng nào thì chắc chắn gia đình điêu đứng đến chừng đó và con cái sẽ bỏ học. Riêng anh S. chết ở tuổi 38, để lại bốn đứa con, đứa lớn nhất 16 tuổi, nhỏ nhất 6 tuổi.

Hôm nghe cha bị giết, cô con gái lớn rất sợ, ngồi co rúm trong góc nhà. Em mếu máo: “Cha rất hiền. Chỉ khi có rượu cha mới la nhưng cha rất ít uống rượu”. Vợ anh S. khóc: “Mấy người đó ở tù rồi cũng được ra. Còn chồng tui không sống lại”.

Khi còn sống, ngoài việc chăm sóc 3 công ruộng, anh S. còn đi làm thuê nên cuộc sống không đến nỗi túng quẫn. Giờ gánh nặng dồn trên đôi vai người vợ. Chị cùng con gái lớn làm lụng vất vả để nuôi ba đứa nhỏ tiếp tục đến trường. Nhưng sức phụ nữ có hạn nên giờ nợ nần chồng chất.

Ông Trương Thành Đức, trưởng Công an xã Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Nạn nhân và thủ phạm đều là những nông dân nghèo chân chất, siêng năng chuyện đồng áng, chỉ vì mê tín mới gây ra câu chuyện thương tâm như thế”.

MINH TÂM

 
 
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.