Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/May/2010 lúc 11:54am
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/May/2010 lúc 8:58am
 Quê Hương Với Cái Đòn Gánh Thân Quen


Xem ra, các dân tộc trên thế giới, người đàn bà, con gái không nơi nào dùng đòn gánh như người Việt Nam. Người Tây phương, người Ả Rập, người Phi Châu, người Mỹ, Nam Mỹ, họ chỉ đội trên đầu, tay xách hay ôm, vai mang (như mang ba-lô) chớ không gánh như người Việt Nam.
Có lẽ nền “Văn Minh Cây Tre” sinh ra “Văn Minh Cái Đòn Gánh” bởi vì cây đòn gánh làm bằng tre, không làm bằng gỗ. Gỗ cứng ngắt, không uyển chuyển, không “mềm” nên không làm đòn gánh được.
Đòn gánh làm bằng gỗ gánh đau vai lắm. Đòn gánh làm bằng tre uyển chuyển hơn, hai đầu nặng của đòn gánh nhún nhảy hơn nên đỡ đau vai nhiều. Người Việt Nam dùng tre trong nhiều việc, cũng từ đó mà sinh ra cây đòn gánh để người ta dùng.
Đòn gánh thường làm bằng tre đực (tre đực là tre đặc ruột), bị đẻo mất mộ nửa, giữa hơi dày để chịu sức nặng, hai đầu hơi mỏng để dễ uyển chuyển. Đầu đòn gánh có mấu để giữ cho đầu gióng không di chuyển được, không vuột ra khỏi đòn gánh.

Có khi ở đoạn giữa đòn gánh, người ta cặp thêm một đoạn tre ngắn để chịu được nhiều sức nặng hơn. Gánh những món hàng tương đối nhẹ, như bán chè, bán cháo… người ta dùng loại đòn gánh không cặp thêm cho nhẹ vai. Với những vật dụng nặng hơn như gánh lúa, gánh gạo, người ta dùng loại đòn gánh có cặp thêm tre.

Với những món hàng nặng hơn nữa, như cá, củi, than, người ta không dùng loại đòn gánh ngang bằng mà dùng loại hai đầu cong vễnh lên.
Gánh hàng rong là người ta gánh bún, phở, cháo lòng đi bán rong quanh xóm, quanh
làng từ sáng tới chiều. “Gánh hàng hoa” - Như tên một truyện của Khái Hưng - là cô gái gánh hoa ra chợ bán, có khi chợ sớm, có khi chợ chiều. Do đó mới có câu ca dao:
“Thân em như gánh hàng hoa, Sớm qua chợ sớm, chiều qua chợ chiều.” Gánh lúa là người ta gánh lúa từ đồng về nhà. Gánh củi là gánh từ rừng về, cũng hơi xa. Gánh cá là đi xa nhứt:
Từ biển về tới thành phố, như từ cửa Thuận An lên Huế hay từ Cửa Việt lên thành phố Quảng Trị thì xa không dưới mười cây số.
Để kịp chợ, để cá được tươi,người gánh cá vừa gánh vừa chạy, thành từng đám cho vui bạn bè.Gánh lúa cũng có thể dùng đòn gánh hay dùng đòn xóc.
Đòn xóc là một loại đòn gánh nhưng hai đầu nhọn để đâm mũi nhọn vào bó lúa cho dễ.
Gánh lúa là hình ảnh tiêu biểu cho nông dân Việt Nam, nên việc gánh lúa đi vào trong thơ, trong nhạc, và cả trong địa lý.
Trong thơ thì có: “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” (Ca dao), trong nhạc thì có “Gánh, gánh, gánh
… Gánh lúa về…” (Gánh Lúa - Phạm Duy và Lê Yên). Về địa lý, người ta ví đồng bằng sông Nhị và đồng bằng sông Cửu Long như hai thúng gạo, miền Trung là cái đòn gánh.

Phạm Duy viết: “Gạo Nam, gạo Bắc, đòn miền
Trung, gánh đừng để rơi.” đòn gánh làm bằng tre, rất uyển chuyển làm cho người gánh bớt đau vai và thấy nhẹ, nên người Tây dịch chữ đòn gánh là fléau, lấy từ nghĩa của động từ flechir là bẻ cong, còng, làm xiêu, làm dịu, oằn, giảm bớt, hạ xuống.
Sở dĩ người Tây phải dịch là vì xứ họ cũng như Tây phương, Mỹ, Nga không có đòn gánh.
Như mọi người biết, cây tre rất đa dụng. Trước hết, tre làm hàng rào, bảo vệ từng nhà, từng làng. Giặc cướp, quân xâm lăng khó vượt qua được những lũy tre làng để tiến vào làng nên nhiều nhà sử học cho rằng, cây tre, lũy tre đã góp phần vào việc giúp người Việt Nam giữ vững nền độc lập. Đó là nói về chiều sâu, chiều xa. Gần gủi và cụ thể thì
tre giúp người Việt Nam làm nhà như cột kèo, phên vách, cửa nẽo, kết tranh; làm dụng cụ như thúng, mũng, trẹt, nong… và đòn gánh, đòn xóc.
Người không chuyên thì chỉ gánh được một vai, thường là vai phải. Có người gánh được cả hai vai, nhất là những người phải gánh đường xa. Lúa gánh từ đồng về nhà có khi cũng xa lắm

. Gạo gánh từ nhà ra chợ bán cũng xa lắm. Nhứt là mấy bà gánh cá như tôi nói ở trên thì lại quá xa. Vì vậy, khi gánh một vai bên nầy lâu quá, mỏi thì người ta đổi qua vai kia. Trên đường dài, người gánh phải đổi vai nhiều lần như vậy.
Trong cuốn Brother Enemy của Nayan Chanda, ông ta khen người Việt Nam sáng trí, đã đổi vai cho cầu Long Biên khi cầu nầy bị máy bay Mỹ bắn hỏng một bên vài. Có nghĩa là xe hơi từ Hải Phòng lên, khi qua cây cầu nầy, thay vì chạy bên phải thì xe hơi lái qua bên trái. Phía phải yếu không chịu sức nặng của xe được.
Người ta phải tập mới gánh được. Mấy cô gái quê, 15, 17 tuổi là phải tập gánh. Khôngbiết gánh, công việc đồng áng tất phải trở ngại. Ban đầu, người ta gánh vài ba chục ký.
Sau đó, khi gánh quen, bớt đau vai thì trọng lượng gánh được tăng lên. Đàn ông lựclưỡng, nếu quen, có thể gánh tới 150 Kg.
Những gia đình ở gần sông, phần đông các cô các bà đều biết gánh nước. Tắm giặt cóthể ở sông, nhưng phải gánh nước về nhà để nấu ăn. Ngày xưa, người ta gánh nước trong cái thùng gỗ, thùng tre trét nhựa đường cho khỏi chảy. Sau nầy, khi có dầu hôi thì người ta thường dùng thùng dầu hôi để gánh nước.
Thùng dầu hôi hiệu Con Gà (Có hình con gà bên hông) hay Con Sò (Có hình con sò bên hông) dung tích 20 lít, nặng 20Kg. Hai thùng hai đầu là 40Kg. Gánh 40 Kg đi lên dốc bờ sông, nhiều khi đường trơn trợt, cũng là một khổ nạn.
Tuy nhiên, nước sông khi trong khi đục, khi dơ khi sạch, nhứt là khi có nước lũ thì nước đục ngầu, không nấu ăn được.
Để có nước nấu ăn, ở thôn quê, người ta thường đào giếng. Làng có những cái giếng chung, xây bằng gạch hay đá.
Giếng rộng và sâu, đủ nước cho nhiều gia đình. Giếng thường đào bên cạnh gốc đa để có bóng mát cho mấy bà mấy cô ngồi giặt giũ hay chuyện trò. Giếng làng là nơi tập trung cho mấy cô thông minh; thông minh nên “nhiều chuyện”.
Đi gánh nước cũng là dịp mấy cô gặp nhau để “nhiều chuyện”, chuyện nầy chuyện kia, chuyện mấy cô mấy cậu, chuyện ông nọ bà kia.
Người gánh nước giếng phải mang theo cái gàu; gàu mo hay gàu sắt, gàu tre. Bạn có biết cái đòn gánh tạo ra cái áo nối vai hay không?
Người Huế, nói chung là người miền Trung, không như người Nam, mỗi khi ra các mệ ,các O xứ Huế ra đường đều mặc áo dài.
Mặc áo dài mà đòn gánh đằn vai thì chỗ đòn gánh đặt lên vai áo mau sờn, mau rách. Chỗ vai áo thì đã sờn mà cái áo còn tốt nên người ta cắt miếng vải nối vai.
Cái áo trở thành áo nối vai, có khi đồng màu, có khi không. Tôi từng thấy những cái áo dài đen hay nâu nối vai vải trắng. Cái áo nối vai chứng tỏ cho người ta thấy nỗi khó khăn, gian khổ, vất vả của người đàn bà Việt Nam. Nói tới “Áo Dài Việt Nam” mà quên cái áo nối vai là một thiếu sót lớn!

Cách đây ít lâu, đọc cuốn “Hiền Lương Chí Lược” của một ông chú họ, nói về quê nộitôi, tôi thấy ông chú dùng chữ “Đòn gánh đằn vai” để mô tả sự đảm đang của người đàn bà quê nội tôi.
Nó cũng có nghĩa như buôn tảo bán tần vậy. Hễ buôn bán thì “đòn gánh đằn vai.” Mấy tiếng ấy, lâu ngày đã quên, nay có người nhắc lại, tôi thấy xúc động lắm.
Tuệ Chương
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/May/2010 lúc 9:01am
 
Lẩu Việt


Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc vì sao tôi lại dễ dàng khẳng định như vậy. Nhưng nếu để ý một chút sẽ thấy, tuy lẩu không phải là món ăn truyền thống của dân ta, chưa xứng danh bằng phở, bún, hay cốm, bánh trưng hoặc bánh tẻ... nhưng cũng phải nói, từ nguyên liệu, cách chế biến đến thưởng thức món ăn này đều được biến đổi sáng tạo để phù hợp với đặc tính khí hậu, văn hóa đất nước và con người Việt Nam.








Ai cũng biết rằng, Việt Nam là một nước nông nghiệp Á Đông, thuộc xứ nóng. Chúng ta có rất nhiều loại rau nhiệt đới cũng như đa dạng các loại thịt bổ dưỡng mà lại ngon. Hơn nữa, các món lẩu còn có sự kết hợp hoàn hảo của một hoặc nhiều loại rau ghém, rau sống. Chính sự đa dạng của các loại rau (rau cải xanh, cải ngọt, rau cải cúc, rau muống, rau cần...) đã mang đến hương vị ngon ngọt và mát khi ăn kèm với các thực phẩm khác. Ngoài rau, lẩu còn hấp dẫn bởi vị ngọt thơm của các loại thịt, cá và phần ăn kèm theo như miến, mì trứng, bún gạo, mì tôm…

Trước khi món lẩu du nhập vào nước ta, người Việt cũng đã có thói quen thưởng thức món ăn nóng từ mì, miến,... ăn kèm rau và nước dùng ngọt như món: phở, bún hay món hẩu lốn... Có lẽ vì thế mà nhiều nguồn tài liệu cho rằng, lẩu là món ăn có nguồn gốc và là sự sáng tạo về cách chế biến, cách thưởng từ món hẩu lốn (hay một loại mì nước nào đó).














Lẩu hải sản


Tuy nhiên, với nhiều loại gia vị, rau, nấm, măng, khoai môn, thịt, thủy hải sản và các dạng nước dùng chuyên biệt, lẩu được người Việt ta ưa chuộng và ngày càng phát triển đa dạng hơn rất nhiều. Qua thời gian, vẫn là kiểu chế biến và phong thái thưởng thức như ban đầu, nhưng lẩu đã từng bước đa dạng hơn về hương vị cũng như nguyên liệu để chế biến cho từng món.

Kinh tế phát triển cũng kéo theo sự thay đổi khẩu vị của mỗi người, các món lẩu vì thế cũng được cải biến hơn cho phù hợp. Khi mới ra đời, phổ biến nhất là các món lẩu thủy hải sản, đặc biệt là lẩu cá, lẩu cua, tôm, mực,... Ngày nay, có rất nhiều món lẩu mới là sự kết hợp từ những nguyên liệu thịt “sang” hơn như lẩu bò, lẩu mắm, lẩu hoa xuân... Có người từng khẳng định rằng: “Nguyên liệu để làm thành món lẩu đa dạng đến mức nhìn một nồi lẩu, chúng ta cảm nhận được tất cả những vi chất tốt nhất cho sức khoẻ”.











Lẩu vịt om sấu





Lẩu là món ăn mang được đầy đủ những đặc trưng về văn hóa ẩm thực Việt Nam. Đó là tính hoà đồng - đa dạng, tính đậm đà hương vị, tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị, tính ngon và lành, tính dùng đũa, tính cộng đồng - tập thể và tính “dọn thành mâm”. Thực sự, chưa thấy món ăn nào lại đa dạng trong nguyên liệu chế biến, đậm đà trong hương vị, đầm ấm trong cung cách thưởng thức như món lẩu. Những nồi lẩu nóng hổi đặt giữa bàn ăn, nước dùng ngon ngọt cùng các loại rau tươi, bổ đã đem đến sự đặc biệt, khác lạ của món ăn này.








Lại nói đến cung cách thưởng thức, vào mỗi dịp gia đình, bạn bè đoàn tụ, có lẽ người ta sẽ nghĩ đến món lẩu trước tiên, bởi nó đem lại không khí vừa ấm bụng vừa phù hợp để ngồi quây quần đông người. Cả gia đình, người thân, bạn bè bên nồi lẩu đang nóng hổi, nghi ngút khói, cùng nhau thưởng thức những miếng thịt, món rau vừa chín tới, hay bát nước dùng đủ các vị ngon ngọt, đậm đà, chua cay... Không khí ấy, cách thưởng thức ấy dường như đã khiến món lẩu thêm hấp dẫn với người Việt Nam hay cũng là để dân ta giới thiệu với các bạn nước ngoài về nét đẹp, sự phong phú trong văn hóa ẩm thực Việt.

Ẩm thực Việt Nam còn coi trọng yếu tố bổ dưỡng, vì vậy việc chế biến các món ăn từ nguyên liệu tươi sống cũng là một yếu tố khiến món lẩu vừa ngon lại vừa bổ. Những kết hợp từ thịt gà ngải cứu (giúp giải nhiệt cơ thể), lẩu nấm (tăng cường miễn dịch, giải độc)... là một minh chứng rất chính xác và cụ thể về việc chế biến món ăn như những bài thuốc có lợi cho sức khỏe.

Tuy cùng mang những đặc trưng chung của ẩm thực Việt nhưng mỗi miền trên đất nước ta lại mang có những loại lẩu mang hương vị đặc trưng của vùng miền đó. Người Bắc thường chuộng các loại lẩu vịt, lẩu nấm...miền Nam lại nổi bật với lẩu cá kèo, lẩu mắm; miền Trung phổ biến nhất với các loại lẩu hải sản.















Lẩu mắm Nam Bộ











Lẩu cá kèo


Việt Nam có rất nhiều món ăn truyền thống thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa ẩm thực cũng như vẻ đẹp tâm hồn người Việt. Trong số ấy, lẩu – một món ăn còn khá mới mẻ nhưng được nhiều người ưa chuộng bởi một lẽ nó mang đậm “chất” Việt.


(Theo 24H.COM.VN)


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/May/2010 lúc 9:01am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 08/May/2010 lúc 2:32pm

.

 
 
 
Quán tôi chuyên môn bán LẨU bình dân đủ loại. Kính mời các Thân Hữu đến thưởng thức.
Chủ nhân kính mời, giá đặc biệt cho đồng hương người Gò Công.
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 08/May/2010 lúc 2:35pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/May/2010 lúc 5:37pm
 
 
 
Quán lẩu bình dân
 
MƯỜI LĂM
 
 
Ngoài các món lẩu bình dân đủ loại,
 giá đặc biệt cho Đồng Hương Gò Công .
 
Quán còn món "quốc hồn quốc túy" VN
cũng rất bình dân : Hột Vịt Lộn, 
đặc biệt miễn phí cho Đồng Hương Gò Công.
 
 
Kính mời,
LộCôngTử MườiLăm  
 
*
 
 
 
 
 
 
hột vịt lộn sốt me
 
 
 
 
 
 
 
 
Hột vịt lộn "cổ điển"
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 08/May/2010 lúc 10:03pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu

[QUOTE=ranvuive] 
 

Phượng đỏ rực đầu hè

Tháng 5, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang nở rực màu hoa phượng. Màu đỏ trong sân trường, tràn ra phố gây cảm giác lâng lâng cho người dân lúc chớm hè.

Trong làn gió mùa hè mát mẻ của xứ núi, từng chùm hoa phượng thong thả rung rinh khoe sắc.

Hoa phượng năm cánh ép vào trang vở lưu bao ký ức học trò.

 

 

 

Màu hoa phượng đỏ đã đi vào thơ, vào nhạc

vào tâm hồn của bao thế hệ học sinh - sinh viên Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
Xin chào RanVuiVe, PhanThuy, SaoMai và LanHuynh ,
 
Sau này VN du nhập nhiều cây phượng tím .
Màu tím bao giờ cũng gợi chút u buồn , chút  lãng mạn , mộng mơ . Người ngắm cũng thấy rung động.
 
Tuy nhiên...
Mỗi lần thời tiết thay đổi , cuối xuân sang hè , những cành phượng đỏ trên cây lại gợi nhớ một thời áo trắng học trò .
Cám ơn RanVuiVe đã mang lên diễn đàn "một rừng" phượng đỏ rực , trong lúc SaiGon chớm vào hè. Làm lòng nao nao !
Những chùm hoa phượng đẹp quá . 
Màu đỏ của hoa phượng , màu đỏ của hoa học trò này ,  không thể thay thế .
 
PhanThuy ơi, có nhớ sân thể dục của trường Gia Long không ? , nhớ những cây phượng vỹ nở hoa báo hiệu mùa hè hàng năm hay không ? đẹp quá PhanThuy nhỉ .
Khi tốt nghiệp tú tài, rời xa mái trường. Mỗi lần hè về , mk vẫn thỉnh thoảng chạy ngang Gia Long, cổng Trương Định( có sân tập thể dục ) để nhìn màu đỏ hoa phượng , lòng thấy buồn nhớ vu vơ , lúc đó cũng chẳng rõ buồn cái gì !
có phải là "buồn không tên" mà các thi sĩ , văn sĩ hay nói đến !? Smile
 
 
Hôm nay, chợt nghe Vũ Khanh hát "Phượng Hồng" , nhớ lại những cành phượng của RanVuiVe, mk vội mở trang web GC , chuyển lên cho các bạn thưởng thức.
Không biết LanHuynh, SaoMai và RanVuiVe thế nào ?.
Riêng PhanThuy và mk.... bảo đảm không có kỹ niệm dễ thương như trong bài hát, vì Gia Long là trường Nữ Trung Học. Mà lại là trường nữ nghiêm túc và.... khó chịu .... "nổi tiếng" của SaiGon đó !!!.
 
 
Vũ Khanh mặt mày râu ria coi bậm trợn, nhưng tiếng hát lại vô cùng truyền cảm .
Các bạn nghe "Phượng Hồng" nhé.
 
 
 
 
 
love%20struck
[/QUOTE
 
Mỹ Kiều ơi , hôm nay vào xem trang này bỗng dưng thấm ý buồn cười quá bèn ngồi cười hì hì một mình .
Phải , nhớ ngày xưa học ở Gia Long ,nhìn quanh nhìn quẩn chỉ thấy toàn đàn bà con gái không hà , tuyệt đối không có một cậu học trò ngơ ngác nghịch ngợm nào để mà trêu chọc .....Cry  Và cũng làm gì có một chuyện tình thơ mộng nào hay chuyện tình ngu ngốc " ai cũng hiểu có 1 người không hiểu ... " he he. Thèm tình tứ kiểu ngờ nghệch đó lắm chứ nhưng làm gì có ???
 Đùa chút thôi chứ hồi xưa lo học xanh cả xương chứ làm gì dám tình tứ chứ hả , đúng không Mỹ Kiều ?
Vâng , giờ đây đã già nhưng màu đỏ của hoa phượng luôn làm lòng mình lâng lâng , nhung nhớ ......
Và đang lúc này đây sân trường Gia Long của tụi mình hoa phượng đã bắt đầu nở đỏ rồi .......
 
  Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn.....
 


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 08/May/2010 lúc 10:06pm
PhanThuy-CA
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/May/2010 lúc 9:57am

Hoang sơ Mũi Điện -Kê Gà

Vùng biển Mũi Điện - Kê Gà (Bình Thuận
còn hoang sơ nên bãi cát rất sạch, nước biển trong xanh khiến cho con người cảm giác biển và trời hòa vào làm một... Hình ảnh được bạn Trần Thị My chia sẻ.
 

Đã đến đây rồi thì chúng ta hãy lên thuyền để ra đảo và trèo lên ngọn hải đăng.
Sóng biển dập dờn vỗ từng đợt theo cơn gió cộng thêm cái nắng gay gắt mằn mặn của miền biển... khiến cho du khách quên ngay mọi mệt mỏi.
Nhấp nhô những hòn đá do thiên nhiên ban tặng.
Từ trên đỉnh của ngọn hải đăng nhìn xuống, du khách có thể trải tầm nhìn ra xa, những mỏm đá thiên nhiên tạo nên vươn mình mạnh mẽ trên biển.
Những chiếc thuyền xa xa nhìn bé tẹo teo như một đàn kiến tha mồi...
Ngọn hải đăng Kê Gà.
Từng chú chim yến chao lượn, gió biển lồng lộng, nắng của buổi trưa hắt những tia nắng lóng lánh trên mặt đại dương xanh biếc... Mọi thứ tạo nên một khung cảnh tuyệt vời, điều mà khiến cho bất cứ du khách nào từng đến đây nhớ mãi và lưu luyến khi tạm biệt mong sớm đến một ngày trở lại.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/May/2010 lúc 9:58am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 11/May/2010 lúc 11:37am
 
 
DUYÊN DÁNG KHĂN RẰN NAM BỘ
Nhỏ bé, thường không tách rời và tạo thêm vẻ duyên dáng cho trang phục truyền thống của các dân tộc, đó là những chiếc khăn quàng cổ. Với người dân vùng sông nước Cửu Long, chiếc khăn rằn trở thành vật dụng không thể thiếu trong đời sống lao động của họ.
 
Không rõ ra đời từ bao giờ nhưng chiếc khăn đã đồng hành cùng con người thời khai hoang mở cõi phía Nam của Tổ quốc. Chiếc khăn rằn cùng chiếc áo bà ba đã trở thành hình ảnh hết sức quen thuộc và gần gũi với mọi người, như một biểu tượng cho người phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long cần cù, chịu khó.
 
Khăn%20rằn%20Nam%20Bộ
Khăn rằn Nam Bộ.
 
Theo các nhà nghiên cứu, chiếc khăn rằn có nguồn gốc từ người Khmer. Trong quá trình cộng cư của các dân tộc trên vùng đất đồng bằng sông Cửu Long, chiếc khăn rằn đã được chuyển thành thứ trang phục đặc trưng của nhiều dân tộc khác. Nó thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn. Các lằn ngang dọc được coi là gốc gác của tên gọi khăn rằn. Chiếc khăn rằn có chiều dài khoảng 1,2 m, rộng chừng 40 - 50 cm, không cầu kỳ, sặc sỡ mà rất đỗi bình dị, giản đơn.
 
Trước khi có sự du nhập của các loại trang phục từ phương Tây, khăn rằn đóng vai trò chủ chốt trong lối ăn mặc của những người dân xứ này. Không chỉ người lao động lam lũ, mà cả những điền chủ, người giàu có cũng sử dụng nó. Phụ nữ vắt gọn khăn trên đầu, đàn ông cột ngang trán, hai đuôi khăn nhô lên, nút khăn nằm ở phía trước. Khăn cũng được quàng trên cổ, một đầu thả trước ngực, đầu kia thả sau lưng. Đôi khi hai đầu được buông xuống phía trước, đi với bộ quần áo bà ba làm nên nét đặc trưng rất duyên của cư dân Nam bộ.
 
Chiếc khăn rằn còn dùng để che nắng, thấm dòng mồ hôi, chắn ngọn gió lốc, lau khô dòng nước mắt hay giấu đi một nụ cười e ấp của người đất phương Nam.

IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/May/2010 lúc 8:53am

Dưa cà






Có lẽ bao nhiêu nước mưa mặn một đời mẹ tần tảo nuôi con trên trời đều đổ dồn xuống mái nhà nhỏ bé này. Mưa rào xối xả dưới mái hiên. Bên ngoài trời đất mù mịt, u ám. Cố căng mắt mà chẳng nhìn thấy gì. Giữa màn nước trắng đục như vừa chợt thấy bóng mẹ ngày xưa vẫn đứng đó...


Tay mẹ xanh gầy cầm bát cơm hứng dưới giọt gianh. Nước mưa trong vắt và lạnh. Hạt cơm thì đỏ quạch. Mấy quả cà trắng cứ lập lờ nổi lên, chìm xuống như đời mẹ. Cả đời mẹ quanh quẩn chỉ có cơm cà chan nước mưa, nước vối. Bây giờ được no đủ thì mẹ đã khuất xa...

Quả cà nho nhỏ lăn theo gót chân








Vào cữ nắng hè ong ong, ủ lửa là lúc nắng già. Ngoài trời, hơi nóng bốc lên ngùn ngụt hoa cả mắt. Người ta bảo đấy là " hoa nắng". Trời đứng gió, lá cây lặng ngắt. Nắng đổ lửa thế cà sai quả lắm. Quả cà nho nhỏ thu hết nắng vào trong. Quả nào quả nấy tròn vo, da căng bóng. Trong bấy nhiêu loại cà, mẹ chỉ kén cà xứ Thanh. Là vì quả vừa phải, trăm quả đều tăm tắp như những viên cuội. Cùi thì dầy mà ruột lại ít hạt.

Từ sáng sớm mẹ đã trở dậy, lập cập cắp thúng ra chợ. Tại đấy, người nhà quê ngược tàu mang về chẳng thiếu thứ gì. Nào khoai sọ, khoai lang, cà pháo, cà bát và cơ man là đỗ. Theo chân mẹ mỏi chân khắp chợ may ra mới mua được mẻ cà vừa ý. Đến xế chiều, nắng xiên khoai lọt qua dàn thiên lý, mát hẳn. Từng chùm hoa chín vàng, thoang thoảng mà lại thơm lâu. Mẹ nhẩn nha pha một ấm chè đặc, hai mẹ con cặm cụi cắt cà. Dao phải sắc như dao cau mới không "ăn" vào thịt cà. Như thế thì nén cà mới không bị ủng, không kháng. Vại muối cà phải là sành Hương Canh, đen nhánh, đanh lì. Qua mỗi mùa hè muối cả chục mẻ nên lớp vỏ sành đã thấm ngấm mấy lần nước muối mặn. Chẳng khác gì ấm pha trà ngấm dầy cao chè. Đá nén cũng phải kén đá cuội to, trơ lì và nhẵn thín.

Nước muối mặn mấy cũng không thể ngấm vào. Các loại đá khác khi ngập chìm trong nước muối sẽ thôi ngấm ra, nước đục là cà có vị ngái. Ngay đến vỉ nén cũng phải đan bằng giang đã ngâm kỹ, gác trên gác bếp cho ngấm bồ hóng. Kỹ lưỡng đến thế rồi mẹ mới rải từng lớp cà. Cứ một lớp lại quải đều một lớp muối trắng. Nước đổ vừa xâm xấp mặt cà rồi thả dăm nhát giềng. Xong xuôi đặt vỉ, nén rõ chặt. Mẹ dặn, cứ vài ngày phải xem nước có ngót không. Cốt sao lúc nào cà cũng phải ngập nước. Đến khi vớt ra, để bao lâu cà vẫn trắng phau, không bị thâm tái...

Trong bếp có vại cà, cả nhà đủ sống qua ba tháng hè. Rau đay, rau ngót cũng một tay mẹ trồng trên mảnh vườn nhỏ sau nhà. Bên bờ rào, mồng tơi rậm rì xanh ngắt. Mùa hè nắng nôi, có bát canh rau với dăm quả cà là xong bữa. Lúc tối lửa tắt đèn, hàng xóm chạy sang xin dăm quả. Cả xóm thành ra nghiện cà mẹ muối. Ai cũng bảo muối cà tưởng là đơn giản. Hoá ra phải có " tay " thì cà nén mới giòn, trắng nõn và tuyệt nhiên không có vị chua...

Hũ mắm tép ấm lòng những ngày đông






Cuối hè, mấy trận mưa rào chưa thể xua hết cái oi nồng, bức bí. Tuy thế, khi gió chiều nổi lên đã thấy hơi lạnh phảng phất. Trên mặt hồ, mặt ao, tôm tép úi lên từng đám dầy đặc, sẫm cả mặt nước. Trời nhá nhem rồi tối dần. Mẹ bắc ghế ra đầu hè, bó gối ngồi. Một lúc sau thể nào cũng có ông lão đánh dậm đi ngang qua. Người chưa đến mà gió đã sực mùi tôm cá. Cái giỏ đựng tép nặng chịch, vít tấm lưng ông già gập xuống. Cái dậm thì to kềnh như chiếc diều cứ chực nhấc bổng thân người đẫm nước, tong teo. Mớ tép rui tươi nguyên trút ra rổ. Đầy những rong rêu, cọng cỏ. Mẹ khẽ đảo tay, hàng trăm con tép nhảy tanh tách. Nước bắn tứ phía, óng ánh như có vẩy bạc. Dưới đáy rổ thấy cả cọng vó, đòng đong, cân cấn, niềng niễng rúc đầu
chạy ...

Ngọn đèn dầu thắp lên khoanh tròn một vầng sáng. Mẹ cặm cụi đãi nhặt ốc vặn, rơm rác. "Cái giống mắm tép phải làm rõ sạch và kỹ lắm. Chỉ hơi lẫn một tý là hỏng. Là ngả màu thâm xỉn, mất hẳn cái mầu đỏ hồng". Mẹ giảng giải như thế. Đãi đi đãi lại cho đến khi rổ tép trắng hồng, trong suốt, mẹ mới cho vào cối đá giã giậm. Có thế mắm mới nhuyễn, quánh dẻo. Xong đâu đấy, mẹ nhóm bếp rang thính. Ngọn lửa không được to quá, chỉ vừa lom dom. Nhất là phải đảo đều tay. Trăm hạt gạo như một, vàng rộm, nở đều như hoa cau chín. Thính giã vừa tới, không được vỡ vụn. Cứ thế, một lớp tép, lại quải một lớp thính. Khi cho mắm vào hũ, phải nút chặt bằng lá chuối khô. Lúc nào hũ mắm cũng để sát cạnh bếp.

Nhờ có lửa than, hơi nóng mắm ngấu chín. Suốt cả tháng trời cứ háo hức chờ lúc mẹ mở nút lá chuối. Ba gian nhà sực nức mùi vị ngọt ngào, thơm lạ thơm lùng. Chiều tối đi học về, chạy ù vào bếp. Cơm vừa chín tới để nguyên trên bếp. Mâm là cái mẹt chỉ có độc bát canh dưa vùi trong trấu. Tay mẹ xới lưng cơm nóng hôi hổi, rưới đều từng thìa mắm tươi hồng, đặc sánh. Hơi cơm bốc nghi ngút quyện với mùi mắm tép ngào ngạt. Mẹ nhìn con ăn, mắt rưng rưng. Ngoài trời gió lạnh đã về, hun hút lùa qua khe vách...

Của ngon vật lạ, mâm cao cỗ đầy rồi cũng chuội đi, có đọng lại gì. Sao vẫn nhớ cồn cào vị mắm tép, nhớ đến xót xa quả cà mẹ muối ngày nào. Ngót ba chục năm rồi có bao giờ tìm thấy nữa...








Trần Thảo (Theo báo Tư vấn tiêu dùng)


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/May/2010 lúc 8:54am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/May/2010 lúc 8:17am
 
Mưu sinh trên bãi biển

                           Thanh Hải



Vá lưới chuẩn bị ra khơi.



Hải sản tươi sống bán tại chỗ.


Những cánh diều gió mời gọi.



Nhâm nhi lon bia với lạc rang.



Đói bụng đã có nem rán.


Tắm lên có đĩa bánh cuốn nóng thì tuyệt.


Sau một ngày vất vả.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/May/2010 lúc 11:53am
 
 
 

Đà Nẵng: Xóa Sổ China Beach Để Gọi Đúng Tên ‘bãi Mỹ Khê’   Việt Báo Thứ Bảy, 5/15/2010, 12:00:00 AM

 
Đà Nẵng: Xóa Sổ China Beach Để Gọi Đúng Tên ‘Bãi Mỹ Khê’; Việt Nam cấm dùng tên China Beach để gọi bãi biển Mỹ Khê, theo bản tin của đài RFI hôm Thứ Sáu 14-5-2010.

Bản tin cho biết Thành phố Đà Nẵng đang cố gắng chấm dứt việc các công ty địa phương sử dụng tên China Beach để gọi bờ biển cát trắng nằm ở phía nam thành phố du lịch này. Một viên chức hôm nay 14/6 đã cho biết như trên.


Tên gọi truyền thống và chính thức của khu vực này là Mỹ Khê. Nhưng các quân nhân Mỹ khi về nghỉ dưỡng ở đây trong thời kỳ chiến tranh vẫn quen gọi là China Beach, và cái tên này trở thành tên thông dụng đối với người ngoại quốc cũng như một số người dân địa phương.
Bản tin đài RFI dựa theo hãng tin Đức DPA, nói trong vòng hai năm gần đây, tinh thần bài Hoa đã tăng lên tại Việt Nam, và chính quyền có vẻ quan ngại khi có những địa danh lại được gắn liền với Trung Quốc.
Ông Ngô Quang Vinh, giám đốc Sở Văn hóa Du lịch Thể thao Đà Nẵng cho biết các nhà chức trách đã ra lệnh cho các công ty chỉ sử dụng tên Mỹ Khê mà thôi. Hôm  thứ năm, Sở này đã gởi thư cho một số khách sạn và công ty du lịch địa phương để yêu cầu họ gỡ từ China Beach ra khỏi các biển hiệu, quảng cáo và tờ bướm hướng dẫn. Ông Mai Đặng Quang Đức, giám đốc công ty du lịch Bến Thành – Non Nước cho biết, ông cũng thấy việc gọi tên China Beach là sai, và sẽ tuân thủ yêu cầu này.
Được biết một số khách sạn và quán bar tại chỗ đã dùng tên hiệu là China Beach, và tên gọi này được thường xuyên sử dụng trong các cẩm nang hướng dẫn du lịch bằng tiếng nước ngoài. Còn tại Hoa Kỳ, tên này đã trở thành phổ biến qua loạt phim truyền hình về đề tài chiến tranh được chiếu suốt bốn mùa trong thập niên 80.

Bản tin RFI nhận xét, “Trong những năm gần đây, Việt Nam và Trung Quốc đã có những tranh chấp ngày càng căng thẳng về lãnh thổ tại khu vực Biển Đông. Thêm vào đó là những khiếu nại về việc Trung Quốc khai thác quặng bô-xít tại Tây nguyên, đã dẫn đến tâm lý phản kháng Trung Quốc trên báo chí và mạng internet, cũng như một số cuộc biểu tình nhỏ.
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.409 seconds.