Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 117 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22214
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/May/2010 lúc 9:44am

Măng cụt cây ăn trái đầy triển vọng ở Chợ Lách



Người viết: Thanh Hiền


Măng cụt có tên khoa học là Garania Mangostana Linn, thuộc giống cây ăn quả nhiệt đới được du nhập vào Cái Mơn (Vĩnh Thành – Chợ Lách) cách nay hơn 100 năm.

Theo các nhà vườn ở Chợ Lách cho biết do thời tiết năm nay thuận lợi, năng suất măng cụt đạt gần 2 tấn/ha. Ông Lê Văn Dủ ở ấp An Thạnh (Long Thới) phấn khởi về năng suất măng cụt: Gia đình tôi trồng được 3.000m2 măng cụt, trong đó có 120 gốc từ 20 năm trở lên và 250 gốc hơn 10 năm tất cả đều cho trái khá ổn định. Năm nay, tôi ước tính thu hoạch gần 5 tấn, giá bán đầu mùa được gần 60.000đ/kg, hiện tại còn 12.000đồng/kg, tổng thu về gần 90 triệu đồng. Ở Long Thới này có khoảng 4.000 hộ thì trong đó gần 2.000 hộ trồng măng cụt. Để măng cụt đạt hiệu quả theo ông Dủ, phải trồng ở vùng đất giàu chất hữu cơ, phù sa nhiều, đất thấp, độ ẩm cao. Ông bà ba ta có câu:


“Trồng cây không đụng lá

Nuôi cá không đụng đuôi”



Áp dụng kinh nghiệm này tôi trồng cây măng cụt cách nhau từ 7 đến 10m, để khi cây lớn lên tàn cây không chạm vào nhau. Bên cạnh đó, việc tỉa cành tạo tán là rất cần thiết, giúp cho cây thông thoáng, lá cây quang hợp tốt, hạn chế sự phát triển rong rêu trên thân cây. Cây còn nhỏ phải tỉa bỏ những cành dày đặt, cành đang chéo để sau này cây lớn lên có tàn cân đối. Khi cây cho trái sau mỗi vụ thu hoạch, chúng ta tỉa bỏ cành bị sâu, cành già không khả năng cho trái nên nhớ phải tỉa cành trước khi bón phân.


Măng cụt - loại trái cây đặc sản vùng Cái Mơn, Chợ Lách

Bón phân cho cây măng cụt giai đoạn cây còn nhỏ từ 1 đến 4 năm tuổi, bón từ 0,5 - 2kg/cây/năm, số lần bón từ 2-4 lần/năm, chủ yếu là phân chuồng hoai và phân NPK 15-15-15. Đến khi cây cho trái mỗi năm bón 3 lần/cây, lần 1 ngay sau khi thu hoạch, tỉa cành bón phân NPK 20-20-20 kết hợp với khoảng 20kg phân chuồng hoai. Lần 2 trước khi ra hoa khoảng 40 ngày, bón NPK 8-24-24 (trong giai đoạn này tránh bón nhiều phân đạm vì nó sẽ kích thích ra lá mới khiến chậm ra bông). Lần 3 bón lúc cây đậu trái (khi trái có đường kính cỡ 2cm), bón NPK 13-13-21. Có thể sử dụng phân bón lá NPK 20-20-20, phun làm 5 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần.






Cả 3 lần bón điều có kết hợp phân uréa, liều lượng phân bón tuỳ theo đường kính tán cây, tình trạng sức khoẻ và tuổi cây. Cụ thể như cây có đường kính tán từ 8m trở lên thì bón từ 6-12kg phân hỗn hợp/năm.

Nếu vùng đất cao phải tưới nước thường xuyên cho măng cụt lúc còn nhỏ và lúc cho trái.

Ông Lê Đình Mười ở xã Tân Thiềng, người có nhiều năm kinh nghiệm trồng măng cụt, cho biết: Măng cụt thường có giá cao (gần 70.000đồng/kg) vào đầu vụ do lúc này trước mùa mưa, trái măng cụt không bị sượng, bị mủ. Mưa xuống thì giá măng cụt rẻ dần do bị sượng, xì mủ cộng với việc măng cụt Thái Lan tràn qua. Cho nên năm tới tôi áp dụng xiết nước cho cây măng cụt, giống như xiết nước đối với cây sầu riêng để măng cụt ra hoa sớm hơn vào tháng 11(âl). Nhiều năm nay, cứ thấy mưa xuống cây măng cụt bị thấm nước dưới gốc quá nhiều, có lẽ vì thế mà trái măng cụt dễ bị sượng, mùa tới tôi áp dụng biện pháp đậy gốc hy vọng sẽ khắc phục được trình trạng này.






Ngoài việc bị sượng trái, xì mủ, măng cụt cũng dễ bị sâu hại, như sâu vẽ bùa, bù lạch, ruồi đục trái, nhện đỏ. Nhiều nhà vườn có kinh nghiệm lâu năm trong việc trồng măng cụt ở Chợ Lách cho biết, sâu vẽ bùa thường tấn công ở mặt dưới lá, phòng trị chúng bằng cách phun thuốc Padan 95SP, Sevin 80WP. Trong thời kỳ măng cụt mang trái non, bù lạch làm chảy nhựa trên vỏ trái. Để diệt bù lạch nên phun thuốc Sumialpha và Sumicidin. Khi trái sắp chín thì ruồi đục trái làm rỉ nhựa trên vỏ trái, phòng trị bằng cách dùng chất dẫn dụ Vizubon-D, cứ 1.000m2 ta đặt 5 cái bẫy như thế để diệt. Nhện đỏ có màu vàng lợt hoặc nâu, chúng ăn phá vỏ trái gây sần sùi làm cho trái măng cụt không đẹp. Diệt nhện đỏ bằng cách phun thuốc Bi 58 và Danitol vào giai đoạn cây bắt đầu mang trái.








Chị Dương Thị Hoàng Dung, ấp Tân An (Long Thới), không giấu được niềm vui trúng mùa măng cụt. CHị nói: “Gia đình tôi được 1.000m2 măng cụt, trong đó có 20 gốc trên 30 năm và 60 gốc trên 10 năm. Thu hoạch từ tháng 4(âl) đến giờ này gần 2 tấn trái, đến cuối vụ chắc được 3 tấn nhờ thời tiết tốt, bón nhiều phân chuồng hoai và thường xuyên diệt trừ sâu hại trong lúc măng cụt mang trái.”

Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách Võ Quốc Bửu cho biết, hiện nay toàn huyện có gần 1.300 ha măng cụt, tập trung nhiều nhất ở các xã như Vĩnh Thành, Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Hòa… trong đó hơn 530 ha cho trái ổn định. Nhà vườn trồng măng cụt ở Chợ Lách đang từng bước sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. Huyện đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh hỗ trợ kinh phí để xây dựng đê bao cho nông dân trồng măng cụt tại các xã Tân Thiềng, Long Thới, Vĩnh Thành. Đây cũng là chương trình trong dự án của sở phát triển 1.225 ha măng cụt tại Chợ Lách. Do xác định măng cụt là cây ăn quả chủ lực của huyện nên từ nay đến năm 2010, Chợ Lách phấn đấu đạt 2.150 ha (trong đó Vĩnh Thành 416 ha, Long Thới 370 ha, Tân Thiềng 320 ha, Vĩnh Hòa 225 ha).



Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, nhận xét: Măng cụt của Chợ Lách có chất lượng rất ngon, chúng ta nên trồng chuyên canh. Hiện nay, măng cụt không đủ để phục vụ thị trường trong, ngoài nước do măng cụt chỉ thích hợp ở các nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa trong đó có Việt Nam. Nhưng ở Việt Nam thì cây măng cụt chỉ thích hợp ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, nhất là Bến Tre.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/May/2010 lúc 9:45am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22214
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/May/2010 lúc 8:19am

Tình Lúa Duyên Trăng - Slideshow
Vân Đỳnh
Nhạc và lời: Hoài An và Hồ Đình Phương
Tiếng hát: Ngọc Hạ và Quang Lê
Slideshow PPS: Vân Đỳnh

(Bấm vào đây download xong rồi mở bằng cách bấm vào F5, Nhạc và hình chạy tự động)
...Xin mở file kèm Attach%20file



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/May/2010 lúc 8:20am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/May/2010 lúc 7:33am
Hủ Tiếu Mỹ Tho -Mì Quảng Quen Thuộc


Mì Quảng: món mì của đất Quảng Nam , Cao Lầu: món quà quen thuộc của phố cổ Hội An , Hủ Tíu Mỹ Tho: ăn ngon, no bụng có thể thay cơm là món quà tiêu biểu, đại diện cho toàn khu vực Sông Tiền.

Sự có mặt của hủ-tíu-mỹ-tho, không biết do sáng kiến, sáng tạo của người nào. Căn cứ theo tên gọi thì chắc chắn Mỹ-Tho là nơi “đăng bộ khai sinh” và “gia phả” của nó thuộc dòng họ Hủ Tíu.. Dù có thể xuất phát từ “cổ chéo” (hủ tíu) của người Tàu (Triều Châu), nhưng với khả năng dung hòa của người Việt, dung mạo và cả linh hồn hủ-tíu-mỹ-tho khác hẳn với hủ tíu Tàu nguyên gốc.

Ðã là hủ tíu chính dòng, phụ liệu chính của nó ắt phải là thịt heo. Ðể tăng thêm hấp dẫn khẩu vị, về sau mới có thêm hủ tíu bò kho, hủ tíu gà v.v... Cũng như bún bò, phở hay các loại hủ tíu khác, hủ-tíu-mỹ-tho gồm ba thành phần chính: sợi bánh bằng bột gạo, thịt và nước lèo hay nước dùng.

Nó giữ được truyền thống dòng tộc hủ tíu, nghĩa là thịt heo , và các phó sản của heo vẫn là một trong ba thành phần chính. Sức hấp dẫn của hủ-tíu-mỹ-tho tùy thuộc vào tất cả các thành phần đó.

Không thể nào có được một tô hủ tíu ngon lành khi sợi bánh và thịt thì tuyệt hảo mà nước lèo lại “nhạt thếch”! Hay nước lèo thanh dịu đặm đà, thịt mềm ngọt thơm mà sợi bánh lại mủn nát, gảy vụn rời rạc. Dù trong điều kiện khó khăn nào, ngoại trừ chủ ý ăn chống đói, món ăn để thưởng thức cũng cần tương đối đạt mức trung bình về nguyên liệu, phụ liệu nếu không muốn nói cần phải tuyển chọn.

Trước hết là sợi bánh. Bánh hủ-tíu-mỹ-tho được làm từ gạo thơm Gò Cát, trồng tại xã Mỹ Phong ngoại ô thị xã Mỹ Tho. Tại đây có các giống lúa của riêng Mỹ tho như gạo tàu hương, nàng thơm chợ Ðào . Gạo Gò Cát còn là nguyên liệu làm bún, bánh tráng , bánh nghệ nổi tiếng trong vùng non nửa thế kỷ nay. Hủ tíu ngon thường là bánh khô. Khi nấu, nhúng sơ qua nước sôi cho mềm và tươm thêm ít mỡ hành phi. Khi đó, sợi bánh hơi dai, hương vị thơm béo.

Kế đến là nước lèo. Hủ tíu, phở và hầu hết họ nhà bún... đều là các món “canh độc lập”. Nghĩa là ăn riêng, ăn một mình, không phải đóng vai tùy tùng của cơm như canh chua, canh rau
... Ðã là canh thì nước có vai trò quan trọng. Các món chè đậu, chè khoai.. cũng vậy. Sau khi đun nấu, nguyên liệu (đậu, khoai...) chỉ còn lại xác hay xơ và một phần nhỏ chất bổ dưỡng. Hầu hết những gì ngon lành đều đã hòa tan vào nước.

Ngạn ngữ nói: “Khôn ăn cái, dại ăn nước”. Ở đây, khôn dại phải được hiểu ngược lại, vì hàm ý châm biếm pha đôi chút riễu cợt. Việc pha chế nước lèo, nước súp sẽ định giá trị cho họ hàng nhà canh. Hủ tíu ngon hay không tuỳ thuộc nước lèo hay nước súp. Phở ngon hay dở cũng tùy thuộc nước dùng. Bún thang, bún bò cũng không thể khác. Tóm lại “thùng nước lèo” chứng tỏ tài nghệ của người thợ nấu hay đầu bếp.

Tuyệt kỹ pha chế nước lèo của các lớp đầu bếp trứ danh đầu tiên đã định hình hủ-tíu-mỹ-tho và dành được cho nó một vị trí hàng đầu bên cạnh các món quà trứ danh khác. Người ta không thể quên những người mở đường khai sinh cùng lớp kế thừa âm thầm dương danh cho hủ tíu đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký. Và, sau này bước thứ hai là Thanh Xuân ở Saigon.

Nằm cuối hạ nguồn con sông Tiền thuộc nhánh trên của dòng Cửu Long, Mỹ Tho có cả đất Giồng và đất Ruộng. Ðất Giồng cho cây trái xum xuê. Ðất Ruộng với nước trong gao trắng. Ruộng vườn màu mỡ xanh tươi, nảy sinh những tình cảm chân chất, phong quang và lãng mạn cho người. Câu hát phong tình reo vui cùng gió mát trăng trong, hay theo cơn gió nhẹ chiều tà thổi lòn qua vòm lá:

Xanh xanh dây mướp leo rào,
Người dưng mới gặp biết chào làm sao (Lý trái mướp – Tiền Giang)

hay là:
Chiều chiều gọt mướp nấu canh,
Thấy anh qua lợi (lại), bỏ hành cho thơm. (Lý trái mướp – Tiền Giang)

và vang vọng khắp miền sông nước bao la:
Chẻ tre bện sáo cho dày,
Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp nhau. (Hò sông nước - Mỹ Tho)
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/May/2010 lúc 8:53am
 
Đời lúa và thợ gặt


Tác giả: Nguyễn Đức Tuyên



Cứ vào vụ thu hoạch lúa, hàng ngàn thợ gặt từ khắp nơi đổ về khu vực ĐBSCL để thu hoạch lúa thuê thay cho máy móc vì nền nông nghiệp Việt Nam chưa được cơ giới hóa nhiều. Gia đình bà Nga (Kiên Lương, Kiên Giang) gồm 5 người đã đi gặt lúa thuê gần 20 năm nay. Bà Nga cho biết sau vụ gặt (khoảng 2 tháng), trừ hết chi phí, cả gia đình bà cũng kiếm được khoảng 7 triệu đồng.


Gia đình bà Nga nghỉ và ăn cơm trưa giữa đồng. Món ăn của họ là cơm trắng và ít con cá rô kho trỏng. Đây là những con cá mà ngoài giờ gặt lúa thuê các con bà Nga bắt được ngoài đồng. Món canh của gia đình là nước mưa xin được của chủ ruộng.



Bé Hương con bà Nga, tranh thủ được nghỉ ngày hè cũng theo mẹ đi cắt lúa mướn hơn 4 năm nay. Hương cho biết, do đi cắt lúa mướn mà em có tiền sắm quần áo, sách vở để chuẩn bị cho năm học mới.



Ngoài việc cắt lúa, người thợ gặt thuê còn phải thu gom lúa vào một nơi và vác lên máy tuốt lúa. Với những công đoạn như thế họ được hưởng tiền công từ 1-1,2 triệu đồng/1 công lúa (1.000m2).



Đối với thợ gặt, mùa Đông xuân còn đỡ chứ đi cắt lúa mướn vào vụ Hè thu, mưa như trút nước, dưới chân nước ngập tới rốn. Phải ngâm nước cả ngày, do đó nhiều thợ gặt phụ nữ bị mắc bệnh phụ khoa rất nặng. Tuy nhiên, họ vẫn cần mẫn lao động, nhiều khi sau giờ gặt còn đi mót lúa chét (lúa mọc lại sau khi đã thu hoạch và trổ bông) để kiếm thêm vài kilogram lúa mỗi buổi chiều giống bà Đặng Thị Tuyết (Cai lậy, Bến Tre).



Bé Nguyễn Viết Hưng, 13 tuổi, ở Vĩnh Thạnh, Cần Thơ đã theo cha mẹ đi cắt lúa mướn được 2 năm nay. Hưng tiếp ba mẹ gom lúa vào một đống, xong việc em chạy khắp đồng bắt cá, cua, ốc, chuột…để cải thiện bữa ăn cho gia đình. “Hai con chuột này về má làm, bằm ra, rang muối ớt với xả là được một bữa chiều ngon rồi!”- Hưng nói.



Khi chưa cơ giới hóa nông nghiệp được, nhờ những tay liềm người thợ gặt mà chúng ta có những hạt lúa vàng và bát cơm gạo trắng. Hạt gạo là kết tinh của bao nhiêu giọt mồ hôi nhỏ trên ruộng đồng của bao người nông dân góp lại.


Thế nhưng lúa nông dân làm ra đôi khi bán không được giá, có nhiều mùa vụ chỉ được 1.900đ/kg. Trong khi đó nhiều nông dân cho biết phải bán lúa với giá từ 2.000đ-2.200đ/kg mới không bị lỗ. Thế nhưng nhiều lúc giá lúa thấp nông dân ĐBSCL vẫn phải cắn răng bán đi để trả cho những chủ nợ mà họ đã mua thiếu phân bón, thuốc trừ sâu từ đầu vụ. Do đó ngàn đời nay nông dân làm lúa vẫn chưa khá lên được là vì thế.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/May/2010 lúc 5:23pm
 
 
 
Không bơi mà nổi hàng giờ...trên nước  




CÀ MAU (TH)
-

 Một người đàn ông, không bơi lội, vận dụng chân tay gì cả, mà thân thể vẫn nổi trên sông, một hiện tượng khác thường.

Theo báo điện tử VNExpress hôm Thứ Hai, những ngày qua, người hiếu kỳ đã lũ lượt kéo đến ấp Tân Thới B, xã Tạ An Khương Ðông, huyện Ðầm Dơi, tỉnh Cà Mau để nhìn tận mắt một ông tên Hứa Hoàng Cương (47 tuổi) “nằm hàng giờ trên mặt nước, thậm chí còn hát vọng cổ.” Tờ báo thuật theo lời của ông Cương, “khoảng hơn một tháng trước, sau khi đi làm đồng về, ông nhảy xuống sông tắm rửa. Khi đó, một chiếc ca nô chạy qua, sóng lớn đã cuốn ông trôi ra gần giữa sông, nhưng ông thấy lạ là người cứ nổi bồng bềnh trên mặt nước như khúc gỗ khô. Quá bất ngờ, ông quyết định tự “kiểm chứng” khả năng kỳ lạ này bằng cách nằm bất động trên mặt nước rồi thả trôi theo dòng chảy trên sông đi xa hàng km, với thời gian hàng giờ đồng hồ.” Nguồn tin nói sau lần đó, mỗi lần làm về, khi xuống sông tắm ông Cương đều thử đi thử lại và “đều có thể lênh đênh trên mặt nước suốt ngày.”



Ông Hứa Hoàng Cương, không bơi, nhưng vẫn nổi trên mặt nước, hiện tượng hiếm có vì thông thường,
khi xuống nước người ta sẽ chìm nếu không bơi. (Hình:
VNExpress.net)

Ai xuống sông mà không biết bơi đều chìm nghỉm. Chuyện chết đuối xảy ra hàng ngày ở Việt Nam mà tin tức loại này không thiếu, nhất là các trường hợp thương tâm. Bởi vậy, khi có người không bơi mà vẫn nổi trên mặt nước thì tin tức lan truyền nhanh chóng.

Theo nguồn tin, dù nhà ông Cương ở vùng ven biển, giao thông cách trở nhưng sau khi hay tin mỗi ngày có hàng trăm người tìm đến nài nỉ ông “biểu diễn” cho mọi người cùng xem. “Lúc ông nằm ngửa bất động, hai chân, hai tay duỗi thẳng trôi trên mặt nước, khi lại đưa hai tay, hai chân lên cao; lúc lại gối hai tay lên đầu, chấp hai tay lên bụng... nhưng vẫn không bị chìm. Vốn là dân ca cổ khá ‘nổi tiếng’ ở xứ rừng đước, rừng mắm Ðầm Dơi nên có buổi ‘biểu diễn’ ông Cương còn được đề nghị ca hàng loạt bài vọng cổ vang vọng... dưới sông, được ‘khán giả’ đứng xem 2 bên bờ sông hưởng ứng tích cực.”

Theo VNExpress, chiều ngày 17 tháng 5, 2010, khi hay tin ông Cương lên thăm người anh ruột ngụ ở phường 5, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, nhiều người lại tìm đến và đề nghị ông Cương “biểu diễn.” Tại Khu du lịch Hồ Nam (phường 1, thị xã Bạc Liêu) rộng lớn hàng chục ha, khi ông Cương “biểu diễn,” nhiều người cổ vũ, reo hò làm vang dậy cả khu vực.

“Khả năng ‘đặt biệt’ khiến ông Cương cũng mất ăn, ngủ vì... ‘nổi tiếng.’ Theo lời người đàn ông này, không ngày nào ông được nghỉ ngơi. Không chỉ có người địa phương, mà đi đến đâu ông cũng bị ‘khán giả’ nài nỉ biểu diễn. Không cầm lòng, thế là ông Cương cứ nổi lềnh đềnh trên sông nước suốt ngày này sang ngày khác bất kẻ nắng mưa,” VNExpress nói.

Ông Hứa Ngọc Kiến, anh ruột của ông Cương, cho biết, từ khi phát hiện điều kỳ lạ của người em, chuông điện thoại trong gia đình reo vang suốt ngày. “Ðôi lúc cũng hơi bị làm phiền, những bù lại thì những câu hỏi đầy ngưỡng mộ của mọi người gần xa, mong muốn được một lần đến xem người em lạ của mình, nên cũng vui,” ông Kiến nói.

Cũng theo lời người anh này, ông Cương là người em trai thứ 6 trong gia đình có 7 anh em. Từ bé đến lớn, ông Cương phát triển bình thường như bao người khác trong gia đình nhưng ông dáng to hơn, cao 1m72, nặng hơn 70kg. Hiện ông Cương sống cùng vợ và 2 con.

Ngoài ông Cương, trước đây còn có cụ Trần Thị Ðang (82 tuổi, ở ấp An Thuận, xã Phú Ðức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) và em Trần Thịnh Tiến (6 tuổi, ấp Ga, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) cũng nổi được trên mặt nước. Họ có thể đưa tay, chân lên cao, gội đầu, cầm dù để che nắng,

 
theo VNExpess.
 
 

mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22214
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/May/2010 lúc 9:09am
Về miền Tây Thưởng Thức Thòi Lòi Biển


Cá thòi lòi có khả năng lặn lâu, phóng như bay trên mặt nước và trèogiỏi. Theo tự điển Wikipedia, cá thòi lòi có tên khoa học làPeriophthalmodon schlosseri, thuộc họ cá bống trắng (Gobiidae), đượctìm thấy tại các khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở Úc,Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines,Seychelles, Thái Lan và Việt Nam.
-Với dân phố thị, con thòi lòi còn quá xa lạ và mới nhìn hơi... ớncảm. Bởi hai con mắt nó lồi gần hẳn ra ngoài như đèn xe hơi đời cũ. Nhờvậy nó có khả năng quan sát tứ bề. Ngay cả khi lội thong thả dưới nước,nó luôn ngóc đầu lên và thường xuyên đảo mắt quan sát, nghe động là nólủi trốn mất dạng. Do vậy nó còn có biệt danh là “Tào Tháo”.

Riêng ở nước ta, dựa vào môi trường sống, tạm chia thòi lòi thành hailoại: ở biển và sông, rạch. Loại ở biển, cỡ cá lớn nhất gần bằng cổ tayngười lớn, thịt ngon đến độ “quên mời… em vợ”! Loại này sống theo cácvùng nước lợ và mặn như Cần Giờ, Nhơn Trạch, Gò Công, Bạc Liêu, CàMau... Cá biệt, một số người dân vùng Nhơn Trạch, Đồng Nai gọi thòi lòibiển bằng một tên dễ mến khác là bống thùng.

Song người viết vẫn chưatìm ra lý giải hợp lý về tên này.
Được biết, cách bắt cá thòi lòi hiệu quả và thông dụng là đặt “chàdi”. Trước người ta dùng lá dừa nước kết lại thành “chà di”, nay họchế lại dụng cụ này bằng chai nhựa.

Dụng cụ này được cấu tạo tựa nhưcái lợp, khiến cá vào được nhưng không thoát được. Đầu tiên người đi bẫy cá sẽ đuổi cá vào hang hoặc đoán biết cá đang ở hang, trong nhữnglùm gai dại như ô rô hay những hốc, kẹt rễ cây đước, mắm...
Kế đến, họém chặt các hang phụ (ngách) bằng đất cứng, rồi chụp “chà di” lên miệnghang chính và ém chặt bằng đất dẻo. Đợi khi nước lớn “bò” vào, cá bịngộp thở sẽ phóng mạnh vào rọ. Riêng đám thòi lòi ở sông, rạch chỉ lớnbằng ngón tay trỏ người lớn, thường sống ở những vùng nước ngọt nhưvùng Q.7, Bình Triệu,hay ở Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ… Đám cá này rất tanh, có khi gà vịt còn chê
Hơn bảy năm trước, dân nghèo Gò Công và Cần Giờ dùng loại cá này chế ramón “thịt bò nhà nghèo”: làm sạch, bỏ da rồi kho tiêu. Họ hâm lại ba,bốn lửa khứa cá sẽ ửng màu hổ phách. Cắn miếng cá, dân sành ăn phải líulưỡi bởi độ ngọt, bùi, thơm cứ tranh nhau quyến rũ, nấn ná. Đặc biệt,thịt cá này để nguội vẫn không tanh. Do vậy, món này thường được ưu áidành cho bà đẻ. Bởi thịt nó “hiền”, nhiều nạc, rẻ hơn cá lóc đồng. Vàtrong mâm cỗ cúng Thần Nông, sau mùa gặt, không ít bà nội trợ đảm đangxứ biển Gò Công bày thêm món thòi lòi kho tiêu, bên cạnh con cua, conlóc nướng trui.

Nay con thòi lòi biển thêm danh giá nhờ các món: nấu cháo Tiều,chiên hoặc nướng một nắng. Cha đẻ của món cháo Tiều thòi lòi là bếptrưởng nhà hàng Duyên Hải, gần bến xe buýt Cần Thạnh, Cần Giờ
. Những dịp cuối tuần, không ít doanh nhân và văn nghệ sĩ lặn lội xuống đâythưởng lại món này. “Muỗng cháo ở đây được gia chế tài tình nên tôinghe “phê” như bản nhạc hay”, anh bạn văn sĩ ở SG Thật vậy,những tinh chất của thịt cá “rỉa” nhỏ giao hòa cùng ít thịt nạc heo,tép bạc cũng bằm nhuyễn. Cháo nhừ mịn, bốc khói, thơm điếc mũi. Xen kẻvà kết nối là ít nấm tuyết giòn sừn sựt. Gặp mưa rừng bỡn cợt, cháo càng mau cạn nồi.
amthucngon.
 
Về Hà Tiên Ăn Ốc Giác


Thềm lục địa kéo dài từ mũi Nai, Hà Tiên, vòng qua Phú Quốc, men theo 105 hòn đảo lớn nhỏ trên vùng lãnh hải Việt Nam thuộc hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, mà điểm xa nhất là quần đảo Nam Du.

Ốc giác là loại ốc to con, có con hơn 1kg, mà phần thịt ốc chiếm hơn ½ trọng lượng. Loài ốc này thường sống theo các vùng đá rạng chìm khuất dưới mặt nước hoặc các vách đá, hang hốc ngập nước quanh chân các hòn đảo. Cho đến giờ vẫn chưa có ngư dân chuyên nghiệp trong việc khai thác ốc giác. Chúng thường được ngư dân bắt được tình cờ trong khi đánh lưới bao, lưới rút khai thác tôm cá trong vùng biển nông của vịnh Thái Lan. Hiện nay, các chợ thuỷ sản của Hà Tiên là nơi thường thấy tập trung bán mặt hàng này.

Sau khi bị bắt, con ốc giác có khả năng sống hàng tuần trong nước mặn. Trước nay, khi bắt được ốc giác theo những mẻ lưới tôm cá, ngư dân thường thưởng thức ngay món ốc này trên tàu như một tặng vật ngon lành của biển cả. Cách thưởng thức đơn giản món ốc giác là luộc hay nướng lên rồi chấm với muối tiêu chanh, hay nhắm kèm với một hạt muối, một trái ớt.

Từ đó người dân vùng Hà Tiên đã chế biến món ăn hấp dẫn - ốc giác trộn gỏi. Thịt của con ốc giác gồm hai phần đều ăn được, phần cùi ốc trắng trong, cứng giòn như mề gà; phần ruột ốc màu nâu nhạt, mềm, vị bùi và béo mà người ăn ốc giác sành điệu gọi là gạch hay gan.

Con ốc giác sau khi rửa sạch phần vỏ, đem hấp chín (hoặc luộc), cùi ốc đuợc thái ra thành từng lát mỏng, sau đó trộn với bắp chuối (hoa chuối) thái mịn, rau răm, ớt, dầu ăn và gia vị. Phần ruột ốc xếp lên trên cùng cho khỏi nát, rồi rắc đều lên gỏi đậu phộng rang giòn.

Rượu mỏ quạ Hà Tiên (ngâm từ trái của một thứ dây leo mọc trên núi), hay rượu sim Phú Quốc (ngâm từ trái sim rừng Phú Quốc) mà nhấm với gỏi ốc giác, theo rỉ tai của con cháu Lưu Linh vùng này là không chỉ khoái khẩu mà còn rất có ích trong việc tăng cường nam tính.

Hiện nay gần như nhà hàng đặc sản nào ở Hà Tiên cũng sẵn có.
dulich
 
Mùa Ốc Gạo



Hai nơi có ốc gạo nổi tiếng ngon, nhiều là cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre và cồn Tân Phong, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ốc ở Phú Đa nhiều vô kể, mùa thu hoạch có cả trăm tấn ốc gạo được bắt lên từ cồn. Còn ở Tân Phong thì dày đặc đến độ chỉ cần lặn xuống sông xúc
Ốc gạo bắt đầu có nhiều từ tháng 3 âm lịch, nhưng rộ và nhiều nhất vào tháng 5. Về cồn Phú Đa, con ốc gạo tới mùa béo giòn đúng độ. Gu của dân xứ dừa thì món ốc gạo ngon hơn phải trộn thêm dừa rám nạo, cuốn bánh tráng chấm tương. Và còn biết bao là món ngon như ốc gạo um nước dừa, ốc xào củ hủ dừa, bánh xèo nhân ốc gạo củ hủ dừa... mang đậm sắc thái đặc trưng vùng Phú Đa.
Xuống cù lao Tân Phong, người dân ở đây sống trên thuận dưới hoà như bà con ruột thịt. Bởi lẽ họ quanh quẩn trên cái cù lao dài độ ba cây số, ngang chưa đầy một cây số rưỡi, sống bằng nghề xúc ốc gạo.

Người Tân Phong trông có khách phương xa đến thăm vào mùa ốc thế nào cũng phải mang đặc sản ra đãi. Trong các món thì ốc gạo luộc coi dễ ợt vậy mà không khéo thì mất ngon. Bắc chảo lên bếp, để lửa nóng, đổ ốc vào chảo đậy nắp cho kín, chừng vài phút, canh con ốc vừa hé miệng, trút nhanh ra thố. Vậy là có một món ốc gạo luộc nóng hổi, thơm bát ngát. Bẻ mấy cọng gai bưởi làm kim lể ốc, chấm nước mắm gừng, nhai chầm chậm để thấy con ốc ngọt lịm, béo đậm trong cái hậu giòn.

Ốc gạo trộn gỏi đu đủ làm món dưa cay thiệt bắt. Còn món ốc gạo chấy tỏi, vừa nghe mùi tỏi chấy bén mùi ốc bốc lên là đã thấy ứa nước miếng. Vẽ duyên hơn thì làm ốc gạo tiềm thuốc bắc để bồi dưỡng. Khề khà mấy món ốc gạo với ly rượu đế, nói chuyện con ốc, mùa màng, làng xóm. Cuối buổi làm gì thì phải có món cháo ốc.

Lể ốc, xào sơ với mỡ, tỏi, hành phi cho thơm, trút vào nồi cháo. Hoa cháo nở bung trắng mịn, thịt ốc vàng căng mọng, điểm hành xanh mát mắt. Múc mỗi người một tô, rắc tiêu thơm phức
monngon.
.
 



Kho Quẹt, Món Ngon Ngày Xưa

Có cha có mẹ thì hơn,
Không cha không mẹ như đờn đứt dây - (Ca dao)

Thuở còn ở quê nhà có khi nào tôi thấy thèm mấy món ăn kho quẹt "quê mùa" ở cái xứ "nhà quê gốc lác" của tôi bao giờ đâu! Bữa nào cũng phải ăn cơm với hết tôm rang muối, đến cá kho khô , kho tiêu, kho quẹt... riết rồi phát sợ. Hôm nào đổi bữa, được cho ăn canh bầu, canh chua, bí hầm dừa ... thì mừng quýnh như được ăn đám giỗ!

Kho quẹt là kiểu kho đặc thù của người dân Lục Tỉnh, quê tôi ngày xưa. Kho quẹt có họ hàng với dòng " ẩm thực kho" như là kho mặn, kho tiêu, kho khô; trong đó kho quẹt là món ăn nghèo nhứt của nhà nghèo. Không có gì để ăn cơm nên bày ra món kho quẹt . Không biết ai nghĩ ra kiểu kho kỳ cục, độc đáo nầy; nên có nhiều người miền Nam của tôi còn chưa biết , nói gì bà con ngoài Trung, ngoài Bắc.

Cơm hai bữa cá kho, rau muống,
Quà một chiếu, khoai lang, lúa ngô!
(Trần Tế Xương)

Kho khô,kho tiêu khác kho quẹt ở chỗ nào?

Kho khô là kiểu kho cho cạn không còn nước, làm cho nước sắc lại. Món kho khô vì thế rất mặn, dùng để ăn với món có nước như canh rau, canh bầu, canh chua . Ông bà mình ngày xưa thích ăn cháo trắng nấu nhừ với cá kho khô vào buổi sáng gọi là ăn cho nhẹ bụng và dễ tiêu. Món kho khô cũng là món để dành ăn lâu vì thời buổi đó làm gì có tủ lạnh. Món kho khô thích hợp với thời kỳ ông bà mình đi khẩn hoang, sống trong chòi, ngủ trong nớp . Giữa đồng mà có được soang cá kho để dành ăn hoài , không cần hâm nấu lại rất tiện.

Kho khô sau nầy người ta thêm gia vị cho ngon cho ngọt, cho béo, cho cay để ăn" bắt cơm". Cá kho khô cho thêm ít tiêu xay nhuyển làm cho hương vị đậm đà hơn nhiều bởi cái cay cay nơi đầu lưỡi , ai ăn cũng phải hít hà, chảy mồ hôi và, va khoái khẩu. Do vậy mà người xưa dặt cho nó cái tên là cá kho tiêu .

Các loại cá bóng như bóng kèo, cá bóng cát, bóng dừa, bóng xệ, bóng thòi lòi cũng như cá lòng tong... rất được chọn để kho tiêu. Có tiền thì dùng cá lóc, khứa ba khúc, kho tiêu, ngon còn gì bằng, và dọn ra coi rất "lịch sự" .

- Cũng là kiểu kho khô nhưng không dùng tiêu phải dùng sả ớt. Đó là món " kho sả - ớt". Cũng thời là món kho mặn nhưng không quá mặn, còn chừa lại chút nước.
Con cá trắng, cá linh để nguyên con, nguyên đầu, nguyên ruột kho với sả ớt cũng là món ăn để lâu ngày, dùng đem theo ăn ngoài đồng ngoài ruộng . Kho sả ớt phải dùng nước mắm, thêm chút đường, chút mỡ thì mới đúng, và ăn kèm với cải bẹ xanh, hoặc cải xà lách
chung với rau thơm ngon đáo để, không thua cá kho tiêu.

Kho sả ớt không dùng một loại cá, mà phải kho chung nhiều loại thì ngon hơn, ăn không chán . Có người còn kho chung với tép bạc, tép rong, tép mồng ăn kèm với nước mắm me non , bảo đảm không có món nào ngon hơn.Vỏ quít phơi khô nướng hơi khét,bóp nhỏ điểm vào soang cá kho sả ớt, cho ta một hương vị khác , mùi vị hấp dẫn mà chỉ có mấy ông già nhà quê mới biết ăn.

Nói gì thì nói hể muốn kho khô, kho tiêu hay kho sả ớt xin nhớ phải dùng cá đồng, cá nước lợ. Không ai dùng cá biển vì có mùi tanh, không ngọt và cũng không mềm,ăn rất vô duyên.

Trở lai món kho quẹt.

Ai cũng biết theo định nghĩa kho là nấu thức ăn với muối hay nước mắm .

Kho quẹt không phải như vậy. Kho quẹt là kho chỉ có nước mắm "ên", một mình nó mà thôi , không còn có gì khác ngoài nước mắm. Kho quẹt có thể do tiếng kho quệt nói trại ra chăng? Như quẹt/ quệt lọ nghẹ, quẹt/ quệt son lên môi,quẹt /quệt vôi lên trầu...

Tên kho quẹt nghe rất gợi hình tượng, khiến liên tưởng tới cách ăn, ăn bằng kiểu "quẹt". Dùng đũa quẹt vào soang hoặc gắp rau mà quẹt vào soang. Dân sống ở chợ, ở tỉnh thành, và ai chưa một lần ăn món kho quẹt làm sao cảm nhận được hương vị món kho quẹt ngon thế nào.

Nhớ lại hồi nhỏ , bữa nào nghe mẹ tô nói có việc phải "đi xóm" là mấy chị em tôi rầu lắm, không biết ở nhà lấy gì ăn cơm. Nói đi chợ thì biết là phải chờ mẹ về ăn cơm; còn nói đi xóm, là đi chuyện gì đó, đi xóm trên xóm dưới, có thể đi vay tiền, hẹn nợ...thế là khỏi chờ, ở nhà lo ăn cơm trước. Hồi đó theo cách nói, cách hiểu của người ở quê, ở ruộng và của mẹ tôi thì đi xóm là đi vắng nhà, mục đích không rõ, hoặc không muốn, không cần thiết cho biết. Nay ở hải ngoại lâu rồi tôi không còn nghe ai nói, ai dùng tiếng "đi xóm" nữa...

Khi mẹ đi xóm, ở nhà ba chị em tôi tự lo liệu cơm trước, có gì ăn nấy. Món kho quẹt coi như làm chuẩn, là món ăn căn bản cho những bữa cơm nghèo khi mà mẹ tôi phải đi xóm như vậy.

Nồi cơm vừa tàn hết lửa, bà chị tôi ra mé ụ nước sau nhà, tìm trên giàn úp soang chén, lựa cái soang nào bị mất quay, mẻ miêng đem vô để kho quẹt. Cho vào soang chừng nửa chén nước mắm, chụm lủa riêu riêu cho nước mắm sôi từ từ . Độ chừng vài "nắm rơm" đã thấy nước mắm nhúc nhích, nổi bong bóng phập phồng kêu lụp bụp và bắt có mù thơm, mùi khăn khẳn rồi mùi khen khét. Nhắc lẹ soang kho quẹt để xuống rế, dùng đũa khuấy cho nhanh, cho đều.Thế là có món ăn màu vàng sậm, diểm tráng như muối, mùi khẳn khẳn... được gọi tên là nước mắm kho quẹt .

Món kho quẹt xem như thế chỉ là nước mắn kho khô sắc đặc mà thành. Nước mắm sau khi kho trở màu " trăng trắng", khô, bám sát chặt vào đáy soang. Mùi vị làm kích thích mũi lưỡi và ăn với cơm nóng, hoặc cơm nguội cũng được.

Để soang nước mắm kho quẹt trên bộ ngựa, bên nồi cơm nóng bóc khói ,thế là ba chi em tôi có bữa cơm "ngon lành". Bửa nào đi mượn được muổng mỡ heo đem về trét trên cơm và quẹt với nước mắm kho quẹt là mừng lắm.

Cơm nóng ăn với món kho quẹt, trét ít mỡ heo làm chảy mồi hôi, chạy ra lu nốc một tô nước mưa mát lạnh mà thấy vẫn chưa hết đả khát.
Vì nghèo không có gì để kho mà người mình bày kiểu nước mắm kho quẹt. Lâu ngày đâm ra ghiền , khiến nhớ rồi trở thành thói quen. Nay món nước mắm kho quẹt thay đổi từ nội dung đến hình thức, nhiều nhà có tiền, Việt kiều về nước cũng tim ăn.

Năm rồi được về thăm quê , được ăn lại món nước mắm kho quẹt , quẹt với rau lang luộc, ôi sao tuyệt vời!

.... Chảo trên bếp vừa nóng, cho vào ít tóp mỡ heo bầm nhuyễn, canh lửa riêu riêu đợi khi nào nghe thơm, cho thêm ít gia vị hành, tỏi, ớt . Mùi thơm của mỡ hành tỏi ớt bay khắp cả nhà. Chén nươc mắm ngon pha ít đường, bột ngọt, rót nhè nhẹ vào chảo. Âm vang reo lên cùng mùi thơm đặc biệt của nước mắm ở trạng thái đương chuyễn mình hóa thân thành mắm kho quẹt làm tôi như ngất ngây say...

Nước mắm kho quẹt khô sền sệt, kẹo sắc lại, quẹt vói đọt lang luộc , bạn mà ăn một một lần phải nhớ đời.

Lâu lắm rồi , mấy chục năm mới có được ăn bữa cơm gia dình đoàn tụ, trong niềm vui hạnh phúc, tôi chợt nhận ra rằng cách ăn cách ở của gia đình nay đã thay đổi đi nhiều, va món mắm kho quẹt của tôi cũng khác xưa nữa!Bên măm cơm , tôi như sống lại thời thơ ấu ăn cơm với món kho quẹt mỗi khi mẹ tôi " đi xóm " . Nhưng nay thì mẹ tôi đang thật sự "đi xóm"... và người không bao giờ về với tôi nữa!
Trần văn Chi
__________________


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/May/2010 lúc 9:11am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 25/May/2010 lúc 10:46pm

 

Tàu bệnh viện Mỹ tới Việt Nam

 

Tàu USNS Mercy sẽ thăm bốn nước Đông Nam Á

Tàu quân y Hoa Kỳ, USNS Mercy, sẽ tới Quy Nhơn (Bình Định) trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2010, lần đầu tiên có sự tham gia của tàu hải quân Nhật Bản.

Sứ quán Mỹ tại Hà Nội ra thông cáo nói tàu USNS Mercy sẽ cập bến Quy Nhơn ngày 31/05 và ở tới ngày 12/06.

Đây là lần thứ hai tàu USNS hoạt động nhân đạo ở Việt Nam, lần trước là vào năm 2008 tại Nha Trang.

Các phương tiện trên tàu gồm 12 phòng phẫu thuật, 15 phòng bệnh, cơ sở thí nghiệm và dược phẩm có thể phục vụ tới 500 bệnh nhân một ngày. USNS Mercy còn có 120 giường bệnh cho bệnh nhân lưu trú.

Năm nay Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 15 năm thành lập quan hệ ngoại giao.

Đây là một phần chuyến thăm Đông Nam Á của tàu quân y Mỹ, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Indonesia và Timor Leste.

Các thủy thủ Mỹ cùng đối tác sẽ tham gia hoạt động y tế, trong có nha khoa, và xây dựng dân sự ở các quốc gia dừng chân.

Trong khi đó, thông tấn xã Nhật Bản Kyodo loan báo một tàu vận tải của lực lượng Tự vệ biển đã rời cảng Hiroshima hôm Chủ nhật rồi để tham gia chương trình Đối tác Thái Bình Dương.

Trên tàu Kunisaki 8.900 tấn có thủy thủ đoàn khoảng 160 người, cùng một đội chuyên gia y tế từ các quân chủng Nhật Bản khoảng 40 người và 20 nhân viên các tổ chức phi chính phủ nữa.

Kunisaki sẽ thăm viếng Việt Nam và Campuchia trong thời gian hai tuần.

Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2010 của bộ chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương được thực hiện trong mùa hè nhằm tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ và các đối tác tại Đông Nam Á cũng như châu Đại dương thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe trên tàu quân y của Mỹ.

Chương trình này cũng có mục tiêu giúp các nước trong khu vực phản ứng tốt hơn trong khắc phục thiên tai, dịch bệnh, động đất và sóng thần.

Các chương trình Đối tác Thái Bình Dương được tiến hành 5 năm nay, cung cấp hỗ trợ sức khỏe cho hơn 150.000 bệnh nhân ở mười quốc gia.

Theo chương trình năm 2010, hai tàu chiến khác của Mỹ sẽ tới Palau và Papua New Guinea.

Tàu quân đội Mỹ đã nhiều lần tới Việt Nam trong các chuyến thăm thiện chí.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/05/100525_usns_mercy.shtml

 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 25/May/2010 lúc 10:46pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22214
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/May/2010 lúc 9:38am
 Hà Tiên Non Nước Hưũ Tình


Hà Tiên hấp dẫn bởi “thập cảnh” nổi tiếng từ ngàn xưa, nhưng nhìn cận cảnh hơn chút nữa vào thị trấn hữu tình này sẽ thấy còn thật nhiều nét cuốn hút không nỡ rời xa.
Trái cây rừng là loại đặc sản không thể bỏ qua. Phải tần ngần hồi lâu tôi mới biết cách bóc quả măng cụt rừng vàng ươm, thơm lừng. Bên cạnh là chùm quả trường (vải rừng) đỏ mọng cũng chưa biết ăn thế nào, nhưng cảm giác có được là hồi hộp và muốn khám phá mùi vị ngay.

Quả rừng có vị chua dịu, thoang thoảng thơm, ăn kèm với muối ớt rất hợp. Ngồi bệt ven đường quốc lộ vừa xuýt xoa hoa quả vừa trò chuyện với em bé bán thứ quà vặt tận tay hái từ núi về mang lại cho chúng tôi một cảm nhận thật sự thú vị về miền đất này.

Đường vào trung tâm thị trấn một bên thênh thang sóng biển, một bên mát xanh vườn tượng đài Mạc Cửu. Nhớ đừng bỏ qua các vựa hải sản tươi sống, bổ rẻ, chế biến ngay tại chỗ với nhiều món ăn mang vị đặc trưng của biển miền Tây.

Tìm đến những con hẻm nhỏ trong khu phố cách lăng họ Mạc không xa để thưởng thức món bánh khọt mềm nóng, ngậy nước dừa nhân tôm tôi mới hiểu vì sao “tiếng lành” lại được “đồn xa” đến vậy! Chè đậu đen nấu đường thốt nốt sánh đặc với đá lạnh, xôi sầu riêng của người Campuchia dẻo nõn ăn xong mà mùi vị vẫn phảng phất trong trí nhớ. Còn búp sen xanh tươi, ngọt ngấu vừa hái lên từ đầm sen quanh lăng lúc tách ra còn vương mùi bùn thì quả thật là món quà quê đầy nỗi nhớ.

Thỏa thích với quà vặt xong, tôi vào thăm lăng Mạc Cửu. Vào ngày 27.5 âm lịch hằng năm, người dân địa phương tấp nập qua lại nơi đây để chuẩn bị cho lễ giỗ của vị tổng trấn tài giỏi. Năm nào cũng vậy, hơn ngàn người quanh vùng đổ về lăng để dự lễ, cầu xin những điều hằng ấp ủ và tin rằng sẽ được ngài phù độ.
Những câu chuyện thần kỳ đã được truyền tụng. Dù đến tham gia không có điều thần kỳ mang về thì họ cũng được thỏa thích với phần hội ở đây. Những trò chơi dân gian đầy màu sắc được tái dựng đầy công phu và lạ mắt, cả những trò thi đấu đầy trí tuệ nữa.

Thích nhất là cảm giác ngồi nghe tiếng lá xào xạc giữa trưa hè tại Chiêu Anh Các, nhìn vọng ra hồ sen lớn lộng gió trước lăng sẽ thấy xứng đáng cho một dịp cuối tuần đi xa thành phố.

Không gian xung quanh lăng mang nét cổ xưa, vắng lặng, cấu trúc nhà cửa, đường sá man mác vẻ thôn quê miền Bắc. Như một phách lạc đầy thú vị giữa câu vọng cổ của miền quê Nam Bộ xanh mướt Ra xa thị trấn gần 10 km để đặt chân đến cửa khẩu Xà Xía, nơi giáp ranh của Kiên Giang với Campuchia, đi băng qua cánh đồng rộng lớn, trên lằn ranh vô hình với nuớc bạn để thấy cảm giác ngây ngất trước thiên nhiên là có thật. Chiều xuống, tôi ngồi xì xụp với món bún riêu do người Campuchia nấu trong quán nhỏ ven ruộng, thêm thỏa thích một ngày cận cảnh đời sống nơi đây.
dulich.com


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/May/2010 lúc 9:38am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/May/2010 lúc 8:07am
Thưởng thức dừa sáp Trà Vinh





Dừa sáp, còn gọi là dừa đặc ruột, có mặt tại giồng Cây Xanh khoảng năm 1960, cách thị trấn Cầu Kè chừng 4km. Về hình thức, dừa sáp giống dừa thường nhưng đặc biệt cơm dừa rất dày, có khi choán gần hết phần ruột, phần còn lại nước dừa sệt lại như keo.


Cơm dừa sáp mềm và dẻo như bột quánh lại. Để phân biệt dừa sáp và dừa thường, dừa thường lột vỏ gõ nghe tưng tưng, còn dừa sáp lột vỏ dùng sống dao gõ nghe cọc cọc.



Dừa sáp đang bán tại chợ Cầu Kè (Trà Vinh) 75.000 đồng/trái. Giá mắc do hút hàng, bình thường giá chỉ 50.000 đồng/trái. Dịp Vu lan thắng hội (cuối tháng 7 âm lịch), trong số hơn chục nghìn khách từ thập phương về đã đẩy giá tăng "đột biến", có khi lên tới 90.000đ/trái. Tuy nhiên, so với Philippines thì vẫn còn rẻ vì ở xứ quốc dừa này giá tới 10 USD/trái.

Thông thường một buồng dừa 12 trái, chỉ có khoảng 4-5 trái dừa sáp, thậm chí có khi không có trái nào. Hiện nay, tại nhà ông Thạch Chịa (khoảng 80 tuổi), khóm 2, thị trấn Cầu Kè, có 18 cây dừa sáp. Để có giống dừa này, ông Chịa đã xin giống từ ông cả chùa Chợ (chùa Bô-tum Sa-cao). Nhân chuyến đi Bat-tam-bang (Campuchia), vị sãi cả này được thưởng thức thứ nước giải khát ngon lạ lùng nên thích thú mua 1 cặp giống về trồng.




Từ đó được nhân ra quanh khu vực thị trấn Cầu Kè, như: Tam Ngãi, An Phú Tân, Phong Phú, Phong Thạnh… Thị trấn Cầu Kè có 2 sạp bán dừa sáp quanh năm. Một trên đường 30/4, gần Trung tâm Văn hoá thể thao huyện. Một ở đường Trần Phú, gần UBND huyện, do cô Châu Thị Mai làm chủ.
Hồng Hạnh (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
__________________
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 31/May/2010 lúc 6:06am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 117 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.281 seconds.