![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Thơ Văn | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 201 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Tấm vé số
Ly dị vợ từ hơn mười năm nay, ông An không lấy vợ khác. Cuộc hôn nhân đổ vỡ sau mười lăm năm chung sống khiến ông trở nên yếm thế và có cái nhìn tiêu cực về đàn bà. Trong đầu ông, người đàn bà nào rồi trước sau cũng giống vợ ông, nghĩa là chỉ biết hãnh diện về mình mà không hề biết hãnh diện về ông, trong khi ông là một giáo sư danh tiếng được trọng nể tại đại học. Khi hai vợ chồng chia tay Ban được 14 tuổi. Nó khó khăn chấp nhận sự đổ vỡ của cha mẹ. Tình cảm Ban thiên về phía mẹ nhiều hơn nhưng nó vẫn thương và biết ơn ông. Sau khi ly dị, vợ ông dời chỗ ở, sang một tỉnh bang khác và lấy chồng hai năm sau đó. Bạn bè ông An có vẻ ngạc nhiên sao ông vẫn còn độc thân trong khi vợ ông đã có chồng khác. Thường thường đàn ông góa vợ hay ly dị vợ không sống một mình được lâu. Cái lý do luôn được nêu ra là đàn ông không biết lo chuyện nhà nên sớm cần có một người đàn bà săn sóc. Nhưng có một lý do thầm kín khác ít được nói ra là đàn ông khó chịu đựng thiếu sinh lý hơn đàn bà. Trước tin vợ lấy chồng khác, ông An chỉ chắc lưỡi nói với bạn bè: – Bà ấy tình cảm dồi dào hơn tôi. Nhưng trong thâm tâm ông, ông An có vẻ coi thường bà vợ cũ của mình khi biết người chồng mới của bà là một thương gia. Với ông, làm vợ của một ông giáo sư đại học vẫn danh giá hơn là vợ của một thương gia, dù giàu có. Niềm tin còn lại ông An đặt tất cả vào đứa con trai của mình. Ban sẽ nối nghiệp ông. Nó cũng sẽ là một giáo sư đại học danh tiếng như ông hay là kỹ sư, bác sĩ. Không ngại tốn kém, ông An gởi con vào học trường tư. Khi ra tòa ly dị ông xin quyền giữ con. Vợ ông không chống đối. Ít ra lúc bấy giờ bà cũng còn đủ lý trí để hiểu rằng ở với ông đời sống vật chất lẫn phát huy trí tuệ của Ban sẽ được bảo đảm hơn. Cũng có thể bà vợ của ông thấy khó nuôi dạy một đứa con trai vào tuổi mới lớn như Ban. Bà đã từng chứng kiến những cơn nổi giận vô cớ của nó cũng như từng nhìn thấy nó ngồi bất động hàng giờ trước bàn học, hỏi không thèm trả lời. Ông An cũng chứng kiến những thay đổi tính tình của Ban nhưng một cách hiểu biết hơn. Ông thấy đây là lúc phải đối xử với con mình như một người bạn hơn là như một người cha. Ông không bực mình cho là vô phép trước những câu trả lời nhát gừng hay cộc lốc của Ban. Ông chỉ bình thản nói: ‘ thế à!’ hay ‘thế sao?’ rồi thôi. Còn nhớ một lần, ra tiệm thuốc của bà dược sĩ Lý mua thuốc cao máu hằng tháng, ông An khoe con trai mình vừa học xong năm cuối trung học và niên học tới sẽ vào đại học. Là chỗ quen biết ông An mở Iphone đưa cho bà Lý xem tấm hình chụp thằng Ban hôm mãn khóa. Bà Lý nhìn hình Ban bảnh bao trong cái áo thụng đen không tiếc lời khen: – Chà, cậu cả con anh bảnh trai quá ha! Muốn làm thông gia không? Con Hoa nhà tôi cũng học giỏi lắm nghe! Ông An đã biết mặt con bé Hoa nên cười đáp: – Được làm thông gia với anh chị thì còn gì bằng! Bà Lý nói thêm, nửa đùa nửa thật: – Có gì thì anh lo ‘đặt cọc’trước cho cháu đó nghe. Con Hoa được nhiều bà có con trai để ý lắm đó. Ông An chấm Hoa sẽ là dâu tương lai của ông vì gia thế của Hoa hơn vì chịu con bé. Cha mẹ Hoa cả hai đều là dược sĩ. Dưới mắt ông An đó là một bảo đảm về gốc gác. Con bé Hoa hơi tròn trĩnh nhưng mắt sáng thông minh, có nụ cười dễ thương. Nghe bà Lý nói nó đứng đầu lớp về môn Toán. Với ông An, câu nói của các cụ ngàn xưa: “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống” muôn đời vẫn chí lý. Câu phương ngôn của dân Do thái luôn được ông ghi nhận là thiết thực: “Cha mẹ chỉ có thể để lại cho con cái mình hai thứ: gốc rễ và đôi cánh”. Gốc rễ thì con ông đã có, ông chỉ cần trang bị thêm cho nó đôi cánh. Ông tin tưởng con ông sẽ có đôi cánh lớn, mạnh; nó sẽ vỗ cánh bay cao và xa, không hơn ông cũng phải bằng ông. Cho nên khi nghe tin thằng Ban, sau khi bỏ thi cuối năm thứ nhất ở đại học, bỏ học luôn ra đi kiếm việc làm, ông An bị sốc nặng. Khám phá ra ông mới biết vào đại học Ban đổi ngành học mà không cho ông hay. Thay vì chọn ngành sư phạm như ông khuyên bảo Ban lại đi chọn ngành nghệ thuật điện ảnh. Hỏi nó, nó trả lời người hướng dẫn ở trường khuyên nó nên theo ngành này, thích hợp với khả năng và nhân dáng của nó. Truy hỏi thêm ông An mới biết mẹ nó cũng tán đồng lời khuyên của hướng dẫn viên. Ban dọn ra ở riêng, chia phòng với một đứa bạn. Nó tất bật với cuộc sống mới. Ngày làm nhân viên bán hàng cho một tiệm bán và cho thuê vidéo, tối làm nghề soát vé cho một rạp chiếu phim. Điều làm cho ông An vừa đau xót vừa hổ thẹn là Ban có vẻ an nhiên bằng lòng đời sống của mình. Nó không có vẻ gì hối tiếc đã thả trôi đời sinh viên đầy hứa hẹn, cũng không tỏ ra ân hận đã làm sụt giá đẳng cấp của gia đình nó. Hình như hạnh phúc, đối với Ban, không phải là đạt được ước muốn mà ông An đã đề ra cho nó mà là được cảm thấy thoải mái với những gì nó đang có. Nhiều lần ông An tự hỏi con ông sao nó không giống ông? Sao nó không có tinh thần phấn đấu để vươn lên như ông? Có phải Ban thiếu hụt ý chí phấn đấu vì nó mang trong máu một nửa phần từ mẹ nó không? Nghĩ đến đây ông An giật mình khi kiểm kê lại gốc gác của vợ ông. Vị thế của bà vợ cũ của ông chỉ được nâng lên sau khi là vợ của ông. Trước đó bà chỉ là một bà thư ký văn phòng đại học có nhan sắc, có ông bố chủ một tiệm chạp phô, có một bà mẹ làm nghề nội trợ. Nhưng ông An cũng không thể quên chính ông là người trước tiên sững sờ trước sắc đẹp của vợ ông chứ không phải vợ ông chóa mắt vì tước vị giáo sư đại học của ông. Ông đã mê bà ngay từ phút đầu giáp mặt và khi đang yêu ông không hề đắn đo đánh giá gốc gác cao thấp của bà lẫn gia đình bà. Nghĩ lại chuyện cũ của mình, ông An nghe nỗi buồn dịu xuống. Tuy vậy mỗi lần ghé tiệm thuốc của bà dược sĩ Lý lấy thuốc hằng tháng, ông An tự nhiên mang chút mặc cảm. Ông không đá động gì chuyện thông gia nữa và phía bà Lý cũng lờ đi không nhắc tới. Chỉ có một lần bà Lý khoe con gái bà vừa được nhận vào dược khoa. Ông An vui lên một chút hôm Ban đến gặp ông để nói nó có ý định muốn hùn vốn với bố mẹ của một thằng bạn sang lại một tiệm ăn Nhật. Nó muốn mượn ông một số tiền vì tiền để dành của nó không đủ chung vốn để sang tiệm. Thấy con có vẻ muốn vươn lên, ông An bằng lòng cho mượn tiền nhưng cẩn thận căn dặn: Người Việt làm ăn với nhau phải giấy tờ, sổ sách, lương hướng phân minh, để tránh tranh giành, gian lận, kiện tụng sau này. Ông An quan nìệm chủ tiệm ăn có thể coi là một cái nghề chứ đứng bán hàng, soát vé chỉ là một công việc chứ không phải là một cái nghề. Bây giờ ông không còn hy vọng gì Ban cắp sách đi học lại. Bây giờ ông nhìn tương lai con ông bằng một cái nhìn khiêm tốn hơn. Miễn sao nó sống đầy đủ và tự bằng lòng mình là được. Và ông còn tự an ủi nếu trên cõi đời này đứa con nào cũng đạt được những điều cha mẹ nó mong ước thì trái đất này sẽ dầy đặc những thiên tài, thánh nhân và tỷ phú! Nhưng cái tin Ban định lấy Mai, con nhỏ hầu bàn ở tiệm ăn của nó làm vợ khiến ông An lại rơi vào trạng thái tâm thần xao động một lần thứ hai. Mặc dù Ban phân trần rằng Mai chỉ làm cuối tuần, trong tuần nó vẫn đi học và trong tương lai, học xong, nó sẽ là kế toán viên, sẽ phụ trách công việc sổ sách, thuế má của tiệm, ông An vẫn thấy con mình thêm một lần tự xuống cấp trong xã hội. Sau mấy đêm trằn trọc suy nghĩ, biết sẽ không cản trở được ý muốn của con, ông An đi đến quyết định ông sẽ tham dự tiệc cưới nhưng sẽ không mời bạn ông tham dự. Nhưng ông cũng để ngỏ cho phía nhà gái tùy nghi tổ chức tiệc cưới và con ông mời bạn bè của nó. Ông An tỏ ra biết điều sau lần Ban dẫn Mai đến ra mắt ông và cho biết thêm Mai là con gái út của bố mẹ thằng bạn mà Ban hùn vốn. Con nhỏ khá đẹp, trông xứng đôi khi đứng cạnh con trai ông. Ông An nghĩ chắc thằng con trai ông cũng sững sờ khi thấy con Mai lần đầu, cũng như ông đã từng sững sờ khi gặp vợ ông lần đầu mấy mươi năm về trước. Cũng như ông, sắc đẹp đã làm con ông coi nhẹ những điều kiện khác. Ông An nghiệm ra rằng thấu hiểu con cái mình không phải là điều phải biết ở vào thế kỷ thứ 21 này mà ông Khổng Tử đã từng đề cập đến từ lâu, mấy trăm năm trước tây lịch, khi ông thuyết giảng: “Các ngươi nên nhớ rằng con của các ngươi không phải là con của các ngươi, chúng là con của thời đại của chúng”. Thời đại của con ông bây giờ là nó lựa chọn và ông chỉ được thông báo. *** Mặc dù khoác chiếc măng tô mùa đông dày cộm với khăn quàng kín cổ, mũ len chụp kín mang tai, ông An vẫn lẫy đẫy mất cả phút mới mở được cửa để vào nhà. Khóa cửa lại, ông đứng yên một lúc như để tìm lại sự tĩnh táo rồi từ từ cởi bỏ khăn mũ áo mùa đông. Ông đi vào phòng khách, khom người lấy thêm củi bỏ vào lò sưởi nhúm lại đống lửa sắp tàn. Ông liếc nhìn mình trong tấm gương dựng bên cạnh và thấy mặt mình rạng rỡ. Tiếp đó ông quay người thong thả đến chiếc ghế bành ngã lưng xuống mặt nệm da. Với hai bàn tay mười ngón đan nhau lót sau đầu, ông ngồi mắt nhắm, mặt ngữa lên trần nhà như một người bắt đầu nhập thiền. Nhưng chỉ vài phút sau ông An như tỉnh giấc, ông thận trọng một tay móc túi sau lấy bóp, một tay lục túi trước, lần lượt lấy ra hai tờ giấy, trịnh trọng đặt lên chiếc bàn vuông nhỏ trước mặt. Đó là một tấm vé số và tờ kết quả dò số ông vừa lấy ở quầy bán vé số về. Ông thận trọng dò lại từng con số. Không còn nghi ngờ gì nữa, ông trúng số độc đắc 7 triệu đồng! Một thay đổi vĩ đại cho cuộc sống đang trải ra trước mắt ông! Cả đời làm giáo sư đại học, đến khi về hưu, ngoài tiền hưu hằng tháng đủ để cho ông sống phần đời còn lại tương đối đầy đủ, số tiền dành dụm của ông An không quá được một trăm ngàn đồng. Bây giờ ông sẽ làm gì với món tiền to tát 7 triệu đồng kia? Soi mặt mình trong gương, ông bỗng thấy mặt mình đổi khác, nét xương xương biến mất nhường chỗ cho vẻ đầy đặn của một người phát tướng. Ông An thấy mình bây giờ không những có danh mà còn có thêm tiền, quá nhiều tiền! Danh và tiền ắt hẳn sẽ thêm cho ông nhiều quyền năng. Thay đổi nhà, thay đổi xe? Tại sao không? Kiếm một bà vợ với nhan sắc và số tuổi như ông muốn? Tại sao không? Ông sực nhớ đến thằng con trai duy nhất của ông. Phải kéo thằng Ban ra khỏi cảnh sống tầm thường hiện nay, phải nâng cấp nó lên thật cao trong xã hội. Ông An bỗng có ý sẽ đến gặp bà dược sĩ Lý nhắc lại chuyện bà muốn làm thông gia với ông trước kia. Trước vị thế mới của ông và của con ông, chắc chắn bà Lý sẽ rất vui mừng mà nhận lời; còn con Hoa, dù bây giờ nó là gì đi nữa, có được một ông chồng điển trai, con của ông triệu phú, nó còn mong gì hơn. Nhưng phải hủy bỏ cuộc hôn nhân sắp tới giữa thằng Ban với con Mai. Chúng nó có yêu nhau thiệt, xứng đôi với nhau thiệt nhưng khi con ông ở một địa vị xã hội khác thì con Mai không còn xứng nữa. Ông An tin cho mẹ con chúng nó một số tiền là yên chuyện. Bằng không, nếu bướng bỉnh, ông sẽ thuê du đãng thanh toán. Tính đến đây ông An bất chợt nhìn vào gương và lạ lùng thay ông không thấy ông mà thấy một con quỷ đen đúa hung dữ, trán có sừng, răng có nanh, đang cầm cây đinh ba đâm tới tấp vào người thằng Ban và con Mai; cả hai đứa trẻ ngã gục xuống vũng máu, nằm rên rỉ nhưng tay vẫn không rời nhau. Ông An hãi hùng hét lên một tiếng, mắt trợn ngược, hai tay ôm ngực, ngã xuống tấm thảm . Vừa đúng lúc tiếng điện thoại trong phòng khách reo không ngừng. Ngày hôm sau nhiều tờ nhật báo đăng tin một ông giáo sư đại học về hưu nằm chết mà trong tay còn nắm tấm vé số trúng 7 triệu đồng. Tờ báo tường thuật thêm rằng người con trai của ông gọi điện thoại cho ông, chuông reo hoài không nghe trả lời, sinh nghi liền báo cảnh sát rồi lái xe đến nơi ông cư ngụ. Khi vào phòng khách, cảnh sát và con ông thấy ông giáo sư nằm chết với tấm vé số nắm chặt trong tay. Xác của ông được đưa đi giảo nghiệm nhưng hầu như mọi người nghe chuyện đều nghĩ ông An, khi dò số biết mình trúng độc đắc, quá xúc động vì mừng rỡ nên đột ngột bị nhồi máu cơ tim mà chết.
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23784 |
![]() ![]() ![]() |
Tình Nghĩa Vợ Chồng
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Mùa Nước Nổi
Những vùng có sông Tiền, sông Hậu chảy qua, mùa nước nổi thường bắt đầu
vào tháng sáu đến giữa tháng mười âm lịch. Đâu đâu cũng thấy nước trắng
xóa. Nước ngập nhà cửa, ruộng vườn, đường sá. Nước minh mông, linh láng
cộng thêm những trận mưa giông, mưa rào, bão tố, khiến ta có cảm tưởng
như mọi sinh hoạt ngưng đọng. Sự thật trái ngược. Người dân miền quê
luôn bận rộn khi mưa xuống: họ chuẩn bị cày cấy, mạ mộng, o bế vườn
tược. Người lớn việc lớn, trẻ nhỏ miền quê cũng tất bật với công việc
thích thú hợp với tuổi thơ của mình.
Tôi còn nhớ năm tôi học Đệ Lục, ba tháng hè, tôi phải chăn vịt. Nhà ba má tôi chuyên nuôi vịt đẻ lấy trứng, mỗi sáng phải lùa vịt ra đồng cho chúng bắt ốc, bắt cua, tới giờ phải cho chúng ăn thêm lúa nữa. Vịt có ăn đầy đủ thì mới đẻ trứng nhiều. Trung bình một trăm vịt mái nếu săn sóc kỹ lưỡngmỗi đêm có thể đẻ từ bảy tới tám chục trứng.Vì lợi nhiều như thế nên ba tôi luôn nuôi hai hoặc ba trăm con vịt ở nhà. Đó là nguồn lợi thứ hai sau làm ruộng. ![]() Chăn vịt mọi người cứ tưởng là cực khổ lắm. Suốt ngày phải tò tò bên bầy vịt, suốt ngày phải ngâm chân dưới nước. Thật ra nếu có kinh nghiệm thì chăn vịt cũng có cái thú của nó: Mỗi sáng lối b ảy giờ lùa vịt ra đồng, người chăn chỉ bận rộn chừng nửa tiếng theo dõi xem vịt có tìm được mồi không (cua, ốc), nếu thấy chúng bắt được nhiêu cua, ốc thì cứ yên chí là bầy vịt của mình suốt ngày chỉ lẫn quẫn trong phạm vi một trăm thước xung quanh đó mà thôi.Bây giờ anh chăn mới tìm chỗ cao để độ bốn cái thùng chứa lúa sau khi rút bỏ lúa lép pha nước vào cho vịt khỏi bị nghẹn trong khi chúng vội vã ăn ( lúa và thùng chở theo xuồng). Bấy giờ rảnh rang, tôi mới lấy độ mười cần câu tìm đìa,ao,hoặc đám mạ cắm xuống chờ bắt cá. Xong tôi lùa bầy vịt cho chúng ăn cữ sáng. Từ giờ tới chiều khi đói vịt tự động lội về ăn, mình khỏi bận tâm nữa. Đã rảnh rang,tôi tìm cây lớn gần đó, leo lên cao vừa nghỉ ngơi vừa nhìn được cả bầy vịt ăn mồi gần đấy. Tôi tha hồ đọc tiểu thuyết mà không sợ ba má la rầy. Tôi cũng đọc sách học tôi mang theo mỗi lần ra đồng có đoạn nào hay tôi học thuộc lòng.Vì vậy sau ba tháng hè tôi bỗng dưng khá hơn về văn chương mà không biết tại sao. Đọc chán lại lim dim thả hồn theo mộng,giựt mình tỉnh giấc mới nhớ đến bổn phận của mình. Đứng dậy đưa mắt nhìn bầy vịt chúng vẫn ngoan ngoản bắt mồi gần đó, tốp thì lội về thùng lúa ăn thêm .. Muốn chắc chắn không con nào lội quá xa bầy,người chăn vịt chỉ cân bắt chước chúng phát ra những tiếng “Cạp,Cạp” lớn ,vịt tưởng là đồng bọn gọi chúng cùng nhau phụ họa.Thế là tôi đã biết chúng ở đâu, có con nào đi xa bầy không. Giờ đi thăm câu,nếu được vài ba con cá lóc,buỗi cơm chiều sẽ thêm món canh chua cá. Rủi ro cá không cắn câu,sẵn có giỏ tôi đi xung quanh đìa, ao bắt ốc kho sả ớt cũng ngon chán..Năm giờ lùa vịt về chuồng. Một ngày qua. Cũng vào kỳ nghỉ hè nầy, một kỷ niệm khiến tối nhớ mãi. Vào độ rằm tháng bảy nước sông trước nhà tôi có màu trắng đục thay vì màu nước cỏ như thường lệ.Trong bữa cơm tối ,ba tôi cho cả nhà biết,Tân Châu, Hồng Ngự nghe nói bị lụt,nay mai nước sẽ đỗ xuống tới vùng mình. Nghe để biết vậy thôi, cả nhà không ai quan tâm lắm.Những nhà hàng xóm người thì mài dao cán dài, người chuẩn bị lồng đèn để soi cá. Đêm đó mưa như trút nước, gió giật từng cơn khiến ai nấy đều lạnh run. Mưa vừa dứt hạt mọi người đều đèn đuốc tiến về khu rừng cách nhà tôi chừng non cây số. Tôi cũng muốn nhập đàn với mọi người nhưng ba tôi không cho. Tuy tôi cũng thích bắt cá nhưng phải lội vô khu rừng tôi từng nghe đồn có nhiều ma trong đêm tối tăm, mưa gió như đêm nay ,tôi chào thua và vào buồng quấn mền ngủ ngon lành. Sáng sơm tôi chạy sang nhà hàng xóm nghe ngóng tin tức. Ai đi soi cá đêm rồi đều có kết quả. Bác Mười nôm được vài con cá kết to, anh Bảy chém hai cá lăn,một cá leo. Ai ai cũng vui vẻ, còn tôi chạy về nhà chuẩn bị thả vịt. Bầy vịt hôm nay có chút gì khác thường, chín mười con bu quanh một chỗ vừa rỉa tìm mồi, hỉnh thoảng lại nhảy dưng lên, dang ra rồi xúm nhau nhào vào như trước, nhiều toán đều như vậy. Theo thói quen, tôi trở lại xuông tìm cây roi cau (giống như cây gậy,đẽo bằng thân cây cau già, cứng và chắc. Dân miền quê thường mang theo khi đi ruộng hay vào rừng, nó như là một thứ vũ khí chống lại rắn, rít,chó dữ), đồng thời xách thêm cái giỏ chạy đến chỗ đàn vịt bu quanh. Ô! Thì ra có hai con cá linh mắc cạn, lươm cá cho vào giỏ và tìm tiếp. Trong khoảng chu vi vài công đất, rải rác đó đây đâu đâu cũng thấy cá linh. Tôi quýnh lên,l ượm cá, bỏ vào giỏ, mắt láo liên tìm con khác. Ngoài rưộng vắng tanh ,không một bóng người. Đúng là đồng không mông quạnh. Khi biết chắc không còn cá cạn nữa, tôi mới vần thùng, lùa vịt cho ăn cữ sáng rồi mau mắn chống xuồng về nhà.Vùa cặp xuồng vào xẽo,tôi la lớn lên. - Ba má ới phụ đem cá lên. Cả nhà xúm nhau đem cá lên. Ba má và em gái tôi ai cũng hân hoan. Đối với gia đình hôm nay tôi lập được kỳ công. Trong bữa cơm tối, má tôi cho biết tổng cộng cá tôi bắt dược trên bảy chục con cá linh vè (loại cá lớn cỡ bàn tay).Ba tôi cho biết theo suy đoán của ông, vì cá theo nước lên ruộng tìm mồi, mãi mê kiếm ăn đến chừng nước rút mạnh, cá vội vã tìm đường trở ra sông nhưng vì cỏ lác khô trôi lấp đường nước ra nên chúng bị kẹt Tuần tới tựu trường, niên học mới bắt đầu. Gặp lại bạn bè sau ba tháng chia tay đáng lẽ tôi vui mừng lắm nhưng hình ảnh những con vịt dễ thương cộng với những thú vui đồng nội vào mùa nước nổi khiến tôi lưu luyến không nguôi. Tôi không phải là người bép xép, nhưng khi nghe các bạn kể về thành tích bắt cá câu cá của họ trong dịp hè khiến tôi ngứa miệng giọng điệu của tôi có chút tự hào nếu không muốn nói là làm phách . Ở quê tôi người ta cũng câu cá như mấy bạn.Các bồ biết họ câu để làm gì không? Tôi tự trả lời luôn. - Họ câu hoặc hớt cá lòng tong để đặt trúm Có người không hiểu đặt trúm thế nào. Tôi giải thích với giọng kẻ cả. - Người ta dùng những con cá nhỏ như lòng tong, cá sặt đổ vào cái nồi nhỏ chế vô ít nước nấu sôi lên cho cá gần rục,t ắt lửa để cho nó nguội. Xong ta tìm lá môn và cho cá đã nấu vào thành từng bọc rồi cột lại. Chiều xuống cho những bọc mồi nầy để trong ống trúm,trước đó phải dùng hom trúm xom cho lủng năm bảy lổ nhỏ. Khi đặt trúm xuống nước từ chỗ ta xom sẽ tiết ra một lớp dầu, lươn theo múi thơm tìm và chui vào ống trúm, sáng rat ta chỉ đổ lươn ra và nếu có đủ gia vị ta làm bữa lươn um ăn cũng khoái khẩu. Nghe xong có người vỗ tay tán thưởng, cũng có tiếng chê phát ra từ bên xóm nữ. - Nghe ông đó có ngày bán lúa giống Khen hay chê rồi cùng nhau cười xòa. Nhân ngày lễ lớn chúng tôi được nghỉ bốn ngày. Hai người bạn cùng nhà trọ Vinh, Tâm quyết định về quê với tôi. Lân người bạn cùng lớp gốc Hoa cũng nằng nặc đòi theo.Sau cùng bốn đứa đáp xe đò cho tiện. Về nhà sau khi cơm nước xong tôi bắt tay vào công viêc đã định sẵn: đặt lờ để bắt cá he, cá sặt làm mồi cắm câu buổi tối. Hôm nay là ba mươi tháng chín nước xung quanh nhà tôi chìm trong biển nước; chiều vưa xuống đã nghe cá lóc táp bộp bộp làm tôi nôn ruột.. Tôi mang câu, Vinh bưng mồi, Lân Tâm lội theo cho vui. Cắm xong hai chục cần câu, tôi vô nhà chuẩn bị đèn pin cho bưởi soi cá tối.Bảy giờ trời vừa nhá nhen,chúng tôi mang giỏ đi thăm câu. May quá có năm con cá mắc câu,Lân mừng quýnh chạy té lăn cù vẫn cười ha hả. Tối đi soi cá cũng bộn. Ba người bạn chứng kiến tận mắt cảnh bắt cá miền quê nhân mùa nước nổi. Hôm sau vừa tờ mờ tôi đã gọi mấy bạn thức dậy ăn sáng. Các bạn không quen nhưng cũng cố nuốt vì tôi cho biết hôm nay sẽ cho các bạn ngao du sơn thủy tới trưa mới về. Vinh, Tâm đi một chiếc xuồng, tôi chống xuồng lớn hơn với Lân vì anh ta chưa lần nào được ngồi xuồng. Mỗi xuồng hai cần câu cá rô với đầy đủ mồi (cào cào móc vào lưỡi câu làm mồi). Các bạn chứng kiến tận mắt cảnh mặt trời đỏ ửng hiện ra ở chân trời, cảnh sinh hoạt ồn ào ngoài ruộng nhân mùa nước nổi: Người giăng lưới, kẻ cắm câu,dặt lờ … ![]() Mặt trời lên cao, tôi chỉ cho các bạn nhìn hoa bông sung mọc khắp với màu sặc sỡ. Ai cũng muốn nhổ bông súngăn thử cho biết. Tôi bảo các bạn đừng vội, người miền quê gọi đây là bong sung “Ma” ăn không ngon.Bông súng cơm hoa màu trắng cọng dài mập ăn ngon hơn. Kế tiếp chúng tôi nhổ cả bó lớn dành cho bữa cơm chiều. Bây giờ đến màn câu cá rô, Lân đằng mũi, tôi phía sau, cùng thi nhau xem ai câu được cá trước. Anh ta giựt mạnh rồi la lớn. - Dính rồi Dính rối cá bư !! Nhìn Lân hân hoan thấy mà thương. Tiệc vui nào rồi cũng tan. Hôm sau chúng tôi cụ bị thức ăn mang về nhà trọ. Hy vọng ngày hội ngộ ở quê tôi dường như không còn cơ hội để thực hiện. Chiến tranh đã tàn phá quê tôi. Ba má tôi đã vĩnh viễn ra đi. Bạn bè có đứa đã đền xong nợ nước. Số còn lại lưu lạc xứ người. Đường về quê cũ sao xa xôi diệu vợi ! Nguyễn Thành Sơn |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Kỷ Niệm Thời Thơ Ấu
Ở bậc Tiểu học tôi phải chuyển trường ít nhất cũng năm hoặc sáu lần vì chạy giặc. Hồi cuối năm lớp Nhì (ngày nay gọi là lớp Bốn), trong lúc tản cư, Tây dỡ nhà nên gia đình tôi phải về quê ngoại sống tạm. Sáu tháng liền không đi học, vì quá xa trường, tôi cơ hồ quên hết chữ nghĩa, tối ngày an phận với nghề chăn vịt, cắm câu bắt cá. Rồi một hôm, có lẽ do tình cờ, ba tôi liên lạc được với người bạn của ông hiện mở trường dạy học ở Cầu Cống. Ông cho tôi hay ngày trước để kịp chuẩn bị quần áo, sách vở trở lại trường. Lúc đó tôi mang tâm trạng bất cần, học cũng tốt mà ở nhà sống cuộc đời nông dân cũng xong.
Ngày kế cha con tôi lội bộ độ ba cây số xuống Cầu Đôi, rồi đón xe đò đến Cầu Cống. Ông dắt tôi đến nhà bác Bảy Phối gởi tôi ở đó đi học với con bác là anh Tấn, anh Đức. Ông Thầy mặt mũi ra sao tôi cũng chưa biết. Ba chỉ nói mọi việc ba đã sắp xếp xong. Chuyện trò với bác Bảy gái trong chốc lát, ba tôi ra về, căn dặn tôi ở lại ráng học. Nhà Bác Bảy lợp lá, cất giữa vườn chuối của ông Bảy Tiền, phía trong là buồng ngủ của hai bác, bên ngoài một cái giường cho nhiều người. Ở miền quê, người ta chọn chỗ rồi đóng sáu cọc ngang làm trụ, sau đó thả những cây làm cái khung, xong chẻ tre thành những miếng đều nhau, róc mắt và vuốt cho láng đóng đinh như tấm vạt giường, trải chiếu lên thì có chỗ ngủ. Tôi để đồ đạc trên giường ngồi đợi Tấn, Đức đi học về. Nguyên quán gia đình bác Bảy ở An Phú Thuận, cách làng tôi chừng vài cây số, vùng đó cũng lộn xộn vì Tây ruồng bố, bắn ô buýt (pháo binh) thường xuyên. Không biết từ khi nào bác cất nhà ở đây vừa lánh nạn vừa có nơi cho các con bác đi học, trong khi bác trai bám trụ lo ruộng nương, vườn tược. Theo lời bác, xóm nầy rất yên, Tây đóng đồn ở Cầu Cống, nhưng ít khi, đến bố ráp, có lẽ đây là vùng ranh giới của các làng Tân Hạnh, Phước Hậu và Lộc Hòa vì vậy bên nầy đùng trách nhiệm cho bên kia, nên dân chúng sống yên ổn. Dân An Phú Thuận rủ nhau đến đây cất nhà cửa cho đàn bà trẻ em ở lánh nạn chắc vì lý do vừa kể. Tấn, Đức đi học về vồn vã chuyện trò với tôi, dù chưa gặp mặt nhưng bác Bảy đã cho hai anh biết trước là tôi sẽ đến ở trọ đi học từ mấy hôm trước. Sự thân thiện của hai người bạn mới khiến tôi cũng an lòng. Cơm nước xong hai bạn dẫn tôi đi dạo xung quanh nhà cho biết, nhân tiện giới thiệu tôi với một vài người bạn như Út, Hai , chị Đầm. Út mặt lắt chắt nhưng nhiệt tình, anh đưa tôi về nhà chào hỏi gia đình. Ba Út, ông Sáu Móm, một ông già khó tính hay kiếm chuyện gây gổ với hàng xóm. Anh thứ Chín của Út luôn nói tiếng Tây với người trong nhà dù không một ai biết thứ tiếng mà anh Chín xí xô xí xào nghĩa là gì. Sáng hôm sau tôi dậy sớm, phần vì lạ chỗ, phần khác vì nôn nóng muốn biết trường, lớp, thầy bạn như thế nào. Từ nhà trọ đến trường khoảng nửa giờ. Tôi chuẩn bị sẵn sàng đi theo Tấn, Đức. Bọn học sinh phải qua cây cầu ván cao bắt ngang sông. Sông nầy chảy từ Cầu Lộ, qua đình Tân Giai, rồi cầu Vòng, Cầu Cống đến tận Cần Thơ. Cách cầu chừng ba trăm thước là trường học. Trường lợp lá, chung quanh che bằng những vách tạm cũng bằng lá, không hàng rào, một sân chơi nhỏ. Trong lớp có tới hai bảng đen treo trên hai vách đối diện nhau, một tấm dùng để viết bài cho các lớp nhỏ, một tấm khác dùng cho các lớp lớn hơn. Học sinh sử dụng bảng nào thì ngồi quay mặt về hướng đó, thầy giáo luôn đứng ở giữa lớp học, khi giảng bài cho cấp nào thầy đến chỗ bảng lớp đó. Tôi đã quen với cảnh tượng lớp học như thế nầy khi tôi học vở lòng chữ Nho, sau đó là khi bắt đầu học tiếng Việt với vị Thầy ở cùng xóm mà theo vai vế tôi phải gọi là ông thay vì gọi thầy. Năm tiếp theo tôi học ở chành lúa của bác Sáu, thầy giáo là người theo Việt Minh trong phong trào kháng chiến thời bấy giờ. Chà lết trên những băng ngồi nhỏ xíu một thời gian dài, đến một lúc tình hình tạm yên, má tôi mới đem tôi đến chợ Phú Quới xin vào học trường công. Lúc đó gần đến nghỉ hè, nhưng quí vị giáo chức vẫn nhận tôi và các bạn cùng xóm vào học. Ông Đốc học, thầy Trần Duy Mẫn, có sáng kiến là cho các học trò mới vào lớp của ông (Hiệu trưởng thời Pháp gọi là Ông Đốc, tiếng Pháp: Le Directeur) và ngồi các bàn còn bỏ trống phía sau các học sinh của thầy, mỗi ngày ông trắc nghiệm chúng tôi một môn học, ví dụ tập đọc, viết, toán, Pháp văn, trong một tuần lễ ông đã định được trình độ cho mỗi học sinh mới, tiếp theo thì đích thân ông dẫn từng đứa đến giao cho thầy phụ trách. Tôi học ba năm ở bậc tiểu học Phú Quới với bàn ngồi thoải mái, nay bất đắc dĩ phải trở lại giai đoạn cực khổ ban đầu của trường lớp, một ít thất vọng chợt đến với tôi.
![]() Còn đang ngơ ngác thì nhiều tiếng nói vang lên: - Thầy đến ! Thầy đến ! Tôi đảo mắt nhìn quanh quất một lượt, không thấy ai có vóc dáng ông thầy. Thầy là bạn của ba tôi, dù chưa gặp mặt, nhưng tôi đinh ninh ông thầy phải có dáng mạnh khỏe vì các bạn của ba tôi đa số là người học võ, các cô chú đồng môn với ba mà tôi quen ai cũng vai u thịt bắp ngay đến phái nữ như cô Tư Cúc, cô Bảy cũng thế. Đàng này người mà các bạn gọi thầy, dáng nhỏ thó, lưng còng, đi khập khểnh từng bước một với chân trần. Khi ông xuất hiên đến lúc bước hẳn vào lớp học mất khá nhiều thời giờ, có lẽ thầy mới tập đi không lâu sau khi hết bịnh. Tôi thật sự bỡ ngỡ trước cảnh trường và vị thầy. Bề ngoài của ông thầy ngay lần đầu tiếp xúc với học sinh ảnh hưởng rất lớn đên việc dạy dỗ sau nầy. Thần tượng tôi dệt từ hai hôm nay về trường, lớp, thầy bạn ít nhiều tan biến trong tôi. Tôi cố gắng tỏ ra là con nhà biết lễ giáo, cũng mau mắn đến trước người đàn ông bịnh tật chấp tay cúi đầu chào hỏi. Ông thầy trái lại vồn vã nắm tay tôi một cách thân tình: - Em là Sang con anh Tư đây à? Anh Tư nói nhiều về em với “qua”. Thôi cứ yên trí ở đây học hành. Tôi đứng nép một bên nhường lối cho thầy đi trước rồi chậm rãi theo sau. Tôi rất ngạc nhiên, đám học trò đủ cỡ tuổi đang ồn ào, bây giờ im phăng phắc khi thầy hiện diện, dù không có trống báo giờ học. Thầy giới thiệu tôi với cả lớp, kế đó tôi tự động kiếm chỗ ngồi cạnh Tấn, Đức. Trường nghèo nàn gây cho tôi chút ít chán nản, trái lại bạn học hay nói đúng hơn là học sinh trường này gieo cho tôi ấn tượng đẹp. Tất cả, nam nữ học sinh, từ lớn tới các em mới vào học ai cũng có gương mặt dễ mến. Cô bé Hoàng chừng sáu tuổi trong giờ ra chơi của buổi sáng đầu tiên đã tìm đến chỗ tôi đang chuyện trò với các bạn mới, cất tiếng làm quen: - Anh Sang ơi, mỗi bữa anh đên dạy em học nhen! Tôi hỏi em : - Sao em biết tên anh? - Thầy nói hôm qua lúc ăn cơm chiều là anh sẽ dạy em học mỗi ngày. Tôi vuốt tóc cô bé dễ thương, dạn dĩ như gián tiếp nhận lời em. Cách tổ chức lớp học như thế này, tôi đã quá quen. Một ông thầy khó có thể chăm sóc hết cho tất cả học sinh cùng một lúc, do đó ông chọn các học sinh cùng trình độ ngồi học chung nhau, lúc ông giảng bài cho cấp lớp này thì lớp khác làm bài tập, chép bài. Mấy em mới vào học đôi khi thầy nhờ các học sinh lớp lớn làm phụ giáo giúp các em này học. Do khéo sắp xếp mà cả lớp học sinh nào cũng được chỉ dạy hoặc trực tiếp hay gián tiếp. Học sinh trường này (không có tên) đạt được tiến bộ, và tình đồng môn trở nên thân thiết hơn. Mấy năm học trường công, tôi có rất ít bạn, mới nhập môn ở đây độ một tháng tôi lại có nhiều bạn hơn, học sinh miệt vườn dường như ai cũng hiền hậu dễ mến. Xóm tôi ở trọ ngoài Tấn, Đức, Út còn thêm Hai. Đặc biệt Hai cao hơn tôi cái đầu, anh biết nhiều chuyện mà cỡ tuổi như tôi không bao giờ nghĩ tới. Học hành Hai kém tôi dù lớn tuổi và lớn xác hơn, mỗi sáng trước khi đi học, Hai thường vác cần câu nhấp cá lóc về làm thức ăn cho gia đình. Nhà Hai nghèo nên anh làm lụng vất vả, có hôm anh phải nghỉ học phụ giúp ba má trong việc ruộng nương Hai kể tôi nghe chuyện các vị sư trong một chùa gần đó bắt chuột ăn thịt thay vì ăn chay. Chùa cách Cầu Cống một đoạn đường chừng một cây số. Không biết vị trụ trì tên gì nhưng Hai gọi là chùa ông Tí và đọc những câu vè anh đã thuộc lòng như sau:
- Trong chùa Ông Tí, sa mưa chuột cống vô nhà
Ông Tí nắm đuôi thì ta cắn tay
Hè đập, hè đập
Chuột cống nó khè
Hai ba ông xúm lại đè một con
Đối diện chùa Ông Tí là chùa của bà Hợi, người dân ở đây gọi trại là chùa bà Út vì trong mười hai con giáp: Tí (chuột) đứng đầu, kế đó theo thứ tự lần lượt: Sửu, dần, mẹo, thin, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất và chót hết là Hợi do vậy dân chúng gọi chùa bà Út cũng đúng, không sai chút nào. Chùa vắng khách đi lễ, có lẽ vì loạn lạc, không ai dọn dẹp, cỏ mọc um tùm, Hai lãnh phần giẫy cỏ. Anh gọi Tấn, Đúc, chị Đầm và tôi cùng làm, xong công việc ngoài chuối chim, xôi còn có tiền xài lai rai. Phải nói đây là công lớn của Hai, anh mang bẩm tật cà lăm, vậy mà anh cũng kỳ kèo trả giá với bà Út để cả bọn cùng được đền công hậu hĩ dù bà Út nổi tiếng là hà tiện, nếu không muốn nói là keo kiệt. Từ Cầu Cống tới trường có nhiều học sinh đủ mọi trình độ, dường như họ thuộc thành phần khá giả,nhà anh Vinh có vẻ khang trang với khu vườn khá rộng, trước sân trồng toàn huệ, buổi sáng hương thơm của hoa huệ lan tỏa một vùng, khiến mỗi khi qua nhà Vinh tôi thường dừng lại ít phút để tận hưởng mùi thơm quyến rũ nầy. Cạnh vườn huệ là nhà Sương, nhà Hà. Sương, Hà bà con chú bác, cả hai đều nhà ngói có vườn rộng, tiếp đến là nhà Bảo Sanh cô mụ Bê, em chị Bê là Tám Hường. Học sinh đến từ Phước Hậu độ mười mấy người cả nam lẫn nữ. Cùng cấp lớp với tôi có Hai Nhọn, Ri, Ẩn, Cảnh, Thoa. Trong lớp chỉ có tôi nhỏ thó, các bạn khác ai cũng cao lớn, các nữ sinh cũng cùng hoặc xê xích chút ít tuổi với tôi. Ngày đầu thầy cho đề luận làm tại lớp, buổi chiều thầy chấm xong với lời phê bình kỹ lưỡng cho từng học sinh. Trong lớp bài luận của tôi xếp hạng nhứt kế đến là bài của cô Tám Hường. Hường dường như không tin cô bị xuống hạng nhì, vì bấy lâu nay cô luôn là học trò giỏi nhứt. Hường nhìn chòng chọc vào tôi như nghi ngờ, mãi đến những lần sau nữa cô mới chịu phục. Riêng tôi, tôi cũng không tin nổi khả năng của mình. Đọc kỹ những lỗi đã được sửa chữa và phê bình chi ly của Thầy, bấy giờ tôi mới thật sự tin tưởng ông. Thầy dường như cũng muốn huấn luyện tôi trở thành học sinh giỏi về Việt văn, vì vậy, mỗi khi đọc một bài báo hay một áng văn thầy đều bắt tôi đưa ra nhận xét, phê bình hay dở, dần dà cách hành văn như khắc sâu vào trí óc của tôi, nếu phải viết một bài luận tôi không cảm thấy khó khăn như trước. Tôi viết văn càng ngày càng khá, những bà con trong xóm đên nhờ thầy viết đơn Thầy đều chỉ định tôi viết cho họ. Lần hồi xung quanh trường những người nhờ tôi viết đơn, thư đều đối xử thân tình với tôi, đôi khi bà con đón lúc tôi đi học về hoặc ngày nghỉ nhờ viết đơn khỏi phải đến trường làm phiền Thầy. Có hai loại đơn, nếu là xin những giấy tờ đi đường, làm ăn xa thì tôi có thể viết trôi chảy vì tôi từng viết giúp bà con trong xóm tôi khi tôi còn học lớp ba ở Phú Quới đến nay tôi nhớ rành mẫu mực. Còn viết gởi xin giảm án ở các trại Giáo hóa của Việt Minh thì phải do Thầy tôi thảo trước. Thầy tôi thuộc thành phần trí thức Sài gòn, vì yêu nước nên ông vô bưng theo Việt Minh kháng chiến chống quân xâm lược, quanh năm suốt tháng sống trong rừng sâu, nước độc, ông mắc bịnh sốt rét đến rút xương sống trở thành tàn phế, do vậy ông rành chuyện trong hàng ngũ Việt Minh. Bị tật nguyền ông chọn nghề dạy học mưu sinh, gác bỏ lý tưởng an dân cứu nước. Chánh quyền thực dân đối với người sa cơ lỡ vận cũng không làm khó dễ gì, nhờ vậy ông đào tạo một số không nhỏ học trò thành đạt sau này. Học trò của Thầy tùy theo hoàn cảnh, lý tưởng một số phục vụ bên Quốc gia, một số khác đấu tranh dưới cờ của mặt trận. Bất đắc dĩ phải chọn nghề dạy học, nhưng tất cả môn sinh không ai phủ nhận việc giảng dạy vô cùng hay ho của Thầy, ông không bao giờ nóng giận, trong mọi tình huống thầy vẫn dùng lời lẽ nhẹ nhàng, thân mật. Về môn Việt Văn dường như Thầy có lối giảng dạy đặc biệt. Nhiều bạn khi vào học, văn bất thành cú, nhưng độ năm tháng sau, họ đã viết văn suôn sẻ. Ngoài tài dạy học Thầy tôi còn là con người khiêm tốn và tự trọng. Khi ngã bịnh, vì thiếu thuốc men, nên bịnh càng ngày càng nặng, cấp chỉ huy Việt Minh, mới nghĩ đến việc đưa thầy về với gia đình, lúc đầu họ đem ông đến vùng Cầu Cống gởi tạm trong nhà cảm tình viên. Bịnh tình nặng thêm có lúc tưởng thầy không qua khỏi lưỡi hái tử thần. Bà con giúp đỡ từ thuốc bắc, thuốc nam lần hồi bịnh tình thuyên giảm. Thầy nghĩ là mạng sống của mình do bà con ở xóm nầy cưu mang, nên khi bình phục thầy phải làm cái gì đó để đền đáp ơn họ. Vốn hiện sở hữu của Thầy chỉ là mớ chữ nghĩa thu lượm được tư hồi còn đi học. Trước tiên thầy dạy con chủ nhà đã tận tụy chăm sóc thầy, kế đó là các trẻ trong xóm. Việc dạy học có kết quả tốt, bà con trong xóm mới nghĩ tới việc mở trường cho Thầy, họ cùng nhau xin phép, cất trường và cổ động việc học. Dân trong xóm từ gia đình khá giả tới nghèo nàn, ai thầy cũng biết tên tuổi và hơn một lần đến tận nhà thăm hỏi. Dạo tôi trọ học tại đó, chúa nhựt nào thầy cũng rũ tôi cùng ông bơi xuồng đến thăm gia đình học sinh, những gia đình Thầy viếng thăm đa số là dân An Phú Thuận tản cư đến. Sau nầy tôi mới nghĩ là trước kia hồi còn trong hàng ngũ Việt Minh có lẽ Thầy quen biết nhiều với người dân An Phú Thuận. Trong số những nhà chúng tôi thăm có nhà Lẹ, con bác thợ xuồng. Khi thầy giới thiệu tên ba tôi, bác thợ xuồng như biết rành gia đình tôi. Vì chỗ thân tình của gia đình nên Lẹ không còn e lệ nữa. Lẹ có làn da trắng như các tiểu thư đài các,mớ tóc quăn tự nhiên phủ tận thắt lưng, mới vào học gặp Lẹ tôi có cảm tình và muốn làm bạn,nhưng Lẹ luôn e dè không muốn tiếp chuyện với tôi. Sau lần đến nhà thăm viếng, tôi và Lẹ trở nên thân hơn, những lúc bí toán Lẹ không ngần ngại mang tập vở đến nhờ tôi giải giùm. Mấy tháng học ở Cầu Cống qua mau, mười mấy năm sau, trong một chuyến công tác ở quận Đức Tôn tôi gặp lại Lẹ và đứa con đang đi chợ, nhờ vào mái tóc quăn và nước da quí phái tôi nhận ra Lẹ. Mừng rỡ, hàn huyên một chốc rồi chia tay, từ ấy tới bây giờ tôi không còn tin tức gì về Lẹ nữa. Một kỷ niệm đẹp vụt thoáng qua!!
![]() Học sinh trả học phí nhẹ, hàng tháng từ hai đến ba chục đồng, những gia đình nghèo được miễn. Thầy hay giúp đỡ mọi người nên dân ở xóm cũng nghĩ cách trả ơn, có bốn năm gia đình phụ huynh làm giúp cho Thầy năm công ruộng. Tới mùa số lúa thu vào cũng mấy chục giạ, tiền vốn xuất ra không bao nhiêu, công do phụ huynh góp sức. Dạo tôi học, thầy có mấy trăm giạ lúa, thầy không cất nhà, nay ở nhà nầy, mai nhà khác, do họ luân phiên mời. Mấy năm sau khi tôi học ở tỉnh, thỉnh thoảng có đến thăm thầy. Bà con trong xóm cho tôi biết thầy cũng có người yêu, không biết sao duyên nợ không thành, đến năm 1977 thầy qua đời, lúc tôi còn trong trại “cải tạo” Đám môn đệ của thầy, không nhiều lắm, nhưng trong một chừng mực nào đó phải kể là đa số đã thành công. Lê văn Ri tên Pháp là Henri ban rất thân với tôi dạo còn đi học. Năm 1959 tôi dạy học ở một xã gần nhà Ri, em ruột của Ri cũng là học sinh của tôi, mang thư Ri mời tôi ghé nhà chơi. Tôi gặp Ri lần đó rồi bặt tin, mãi đến lúc sang định cư ở Mỹ mới biết tin Ri đã theo quân Giải Phóng. Cấp bực sau chót là Đại Tá ngành Công an, nay đã về hưu. Cạnh nhà Ri, có bạn Huỳnh Văn Ẩn, ốm, cao, học hành cũng vào hạng thường thường bậc trung, nhưng tôi nhớ Ẩn nhiều vì anh có tuồng chữ rất đặc biệt như “rồng bay phượng múa” . Tôi dung chữ có vẻ hơi quá tâng bốc ông bạn của mình, nhưng thực sự ai từng thấy chữ Ẩn viết sẽ khắc sâu trong tâm thức. Có một lúc nghe đồn Ẩn “nhảy núi” (vô bưng theo V.C). Năm 1971 nhân đại diện cho Trường dự đám tang ông nội của Cảnh, bấy giờ là giáo sư trường Trung Học Thủ Khoa Huân, bất ngờ tôi gặp lại Ẩn trong đám tang, anh ốm nhom,bịnh hoạn, Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ, nhưng Ẩn không nói chuyện được vì bị B52 làm hư màn nhĩ, may mắn vẫn còn sống. Chúng tôi bút đàm, tuy bịnh hoạn, Ẩn vẫn nhớ những kỷ niệm hồi còn chung lớp chung trường, đặc biệt mối tình si của Ẩn với cô Tám Hường. Ẩn chết năm 1977 do Cảnh cho biết khi Cảnh sang định cư ở Mỹ. Hai Nhọn, dường như họ Trần, mãi gọi biệt danh của Hai, tôi quên mất họ. Anh nầy dáng cao ráo, mặt sáng sủa, môi lúc nào cũng ửng hồng như thoa son. Gặp Hai một lần chắc ai cũng tấm tắc khen ngợi ông bạn nầy có dáng của Tống Ngọc, người đàn ông đẹp trai hào hoa phong nhã trong sách sử của Tàu. Hai được vẻ đẹp trời cho, còn về nếp hào hoa, đa tình không biết Hai có hay không vì khi còn học Hai chưa hé lộ chút gì, chỉ có cái miệng trước khi nói phải tru ra một tí mới phát âm được. Chính vì điểm nầy tôi đặt anh là Hai Nhọn, không ngờ biệt danh Nhọn (mỏ) đeo đẳng anh ta suốt cuộc đời. Sau khi thôi học ở Cầu Cống, Hai về nhà sống với ruộng nương rẫy bái, rồi lập gia đình. Tôi nhớ mãi anh nhưng không có dịp gặp lại nhau dù Hai và tôi vẫn ở Vĩnh Long. Hồi Tết Mậu Thân, tôi gặp Hai một lần, chuyện trò chừng mười phút, Hai lại hối hả ra đi. Bạn bè cho biết Hai có rể là Việt kiều ở Tây Đức, vợ chồng Hai khá giả, thỉnh thoảng lại sang Đức thăm con, thăm cháu. Thoa, Cảnh, hai chị em ruột, người Phước Hậu, gia đình giàu, vườn tược nhà cửa bề thế. Lúc học chung với Thoa, Cảnh, thầy giáo và tôi có đến nhà Thoa chơi hai ngày. Ba má Thoa xem tôi như con cái trong nhà dù ông bà chỉ gặp tôi một vài lần. Hồi đi học,Thoa nhút nhát, mặt tái mét, tóc xỏa vai được cài gon ghẻ bằng chiếc lược. Thoa cũng hay chuyện trò, nhưng mỗi khi đi đâu cũng có cậu em kè một bên. Thôi học, tôi về Phú Quới, rồi ra tỉnh, có gặp lại Ri, Cảnh, nhưng không gặp Thoa. Tôi cứ đinh ninh Thoa lập gia đình. Năm tôi học Sư phạm bất ngờ Thoa đi ngang nhà tôi trọ, chúng tôi tiu tít chuyện trò, hết chuyện gần đến chuyện xa. Thoa cứ nghĩ tôi và Hường đã bồ bịch lâu rồi. Thoa cho biết cô đến xóm tôi là để thăm gia đình vị hôn phu. Bất chợt tôi ngâm lên những câu thơ tôi còn nhớ mang máng nhưng quên tác giả
Thà lúc trước mình đừng quen biết
Đừng mối manh,đừng toan tính chuyện trầu cau..
Tôi còn định ngâm tiếp hai câu nữa, Thoa chận lại: Thôi đi ông ơi, ai toan tính chuyện trầu cau? Bao giờ? Tôi chỉ nghe ông luôn có đôi, có cặp với Tám Hường, nay ông lại trút oán cho người khác…Sau rốt Thoa khuyên tôi: Em khuyên anh lập gia đình đi và hãy nhớ câu thơ trong Lục Vân Tiên;
Xin đừng tham đó bỏ đăng
Chơi lê quên lựu, chơi trăng quên đèn
Tôi chưa kịp giải bài, Thoa cáo từ. Mấy năm sau họ làm đám cưới, tới năm 1968 chồng Thoa tử trận để lại cho nàng một bé trai. Năm 2010 Thoa mất vì tai biến mạch máu não - Liều anh của Hoàng, cô bé dễ thương làm quen với tôi khi tôi mới ghi tên học. Ba má Liều có hai con trai và ba gái. Ba Liều, bác Tám là thợ mộc nổi tiếng trong làng, gia đình khá giả. Anh trai Liều có gia đình và cũng học nghề mộc với cha. Chị Hai có chồng xa, ít khi về nhà, chị Tám Xinh rất đẹp, tiếng nói dịu dàng, nghe đâu cũng có vị hôn phu ngoài tỉnh. Hoàng, con Út dù còn nhỏ tuổi nhưng đã lộ nét đẹp với gương mặt trái xoan, với đôi má lúm đồng tiền lúc nào cũng cười. Thầy giáo trọ nhà Liều, Hoàng được bao ăn ở. Lý do là Liều chỉ nể thầy mà chăm học, trước đây hai bác đưa Liều ra Vĩnh long học nhưng cậu bỏ ngang chạy bộ về nhà. Liều dễ thương nhưng nóng tánh, bạn bè của em, luôn bị em đánh khi cãi vã. Hai bác phải đi xin lỗi những bạn bị em hiếp đáp. Tôi được thầy giáo phân công dạy kèm Hoàng và Liều khi hai em cần giúp đỡ. Tôi không biết lý do nào Liều lại thích tôi lẫn nể sợ, mỗi lần tôi dẫn em đến nhà của bạn tôi, Liều mừng lắm và ngoan ngoãn. Vài tháng sau đến viếng hai bác, gia đình cầm tôi ở lại ăn cơm. Trong bữa cơm hai bác hỏi tôi dạy hai em bằng phương pháp gì mà cả Hoàng lẫn Liều đều thương mến và trọng tôi. Hai bác đề nghị tôi dọn đến nhà ông bà ở đi học. Có lẽ vì ham vui với bạn bè, tôi từ chối nhưng vẫn hứa chăm sóc hai em. Mười mấy năm sau, Hoàng và em trai tôi yêu nhau, gia đình hai bên đều mong đợi đám cưới của họ, nhưng có lẽ không duyên phận nên cuộc tình tốt đẹp của hai em cũng gãy đổ. Liều tôi ít gặp, hy vọng em cũng có cuộc sống an bình. Lù, nhà xéo trường, khi thôi học tôi và Lù không có dịp gặp lại nữa. Lù mập mạp, lớn xác hơn tôi, bụng hơi to (đúng với tiếng bình dân: lù phền,tức mập ú) tóc quăn, ép sát da đầu, tóc rẻ một đường thẳng như người ta chảy vẹt. Lúc đầu bạn bè chọc Lù là con trai xảnh xẹ, bắt chước chảy bảy ba giống như con gái, Lù cãi vã rồi đính chính nhiều lần mà các bạn vẫn không tin. Tức quá Lù “ cà mà cặp mập” rồi đưa tay lên thề: - Tao mà có nhổ tóc cho thẳng, tao là con chó Đám bạn tiếp tục đùa dai - Hỏng tin …Hỏng tin. - Vậy tao thề bà bắn, tụi bây tin chưa Cặp mắt Lù đỏ hoe, muốn khóc. Sau lần đó tôi thấy thương Lù hơn. Lù rủ tôi về nhà chơi, hỏi về Ba má, Lù dường như có chuyện khó nói, nhiều lần kế tiếp tôi vẫn không gặp ba má Lù. Từ dạo đó đên khi không còn ở Cầu Cống, tôi chưa lần nào gặp lại Lù, cố tìm Lù qua bạn bè nhưng không ai có tin tức gì. Chỉ sáu tháng ngắn ngủi học tập dưới mái trường nghèo ở Cầu Cống, tôi mang đầy ấp kỷ niệm, đa số đẹp như bài thơ. Vùng đất đó và tôi có duyên chăng? Tôi cũng thật sự không hiểu tường tận. Có điều những kỷ niệm trên còn mãi đậm nét trong tồi dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua.
Nguyễn Thành Sơn Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 22/Sep/2016 lúc 11:36am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 23/Sep/2016 lúc 8:25am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Bỏ NghềNăm học Đệ Tứ tôi ra Tân Hiệp ở trọ nhà người cô bà con. Cô tôi vừa mua khu đất mới cách nhà cũ chừng 300 mét rồi xây nhà mới ở đó, cùng một lò nấu rượu hiện đại, còn nuôi thêm một bầy heo mấy chục con. Cả nhà cô sống ở đó, còn căn nhà cũ thì bỏ trống, vì vậy tôi xin ở nhờ, giữ nhà dùm, thật ra cô và dượng tôi để cho tôi có chổ ở yên tỉnh cho tiện việc học hành, chứ căn nhà trống trơn đó, có gì đâu mà giữ dùm, chỉ cần khóa cửa là xong rồi, hơn nữa thời đó cũng ít có trộm cắp lắm. Cô, Dượng tôi có khá đông con, Chị Hai lớn hơn tôi 4 tuổi, Anh Ba lớn hơn 2 tuổi, anh Tư thì bằng tôi, còn lại mấy anh chị khác đều nhỏ hơn tôi... Chi Hai tôi học hết lớp Nhứt thì ở nhà lo công việc nhà, nhưng mà chị đẹp lắm, cho nên có rất nhiều chàng trồng "cây si", tôi thường bị nhiều anh chàng đến làm quen bất tử, để mong được tôi dắt lại nhà cô, dượng chơi, hay là được tiếp cận với chị Hai tôi. Trong số người đó, có anh Phong đang dạy giờ ở trường Trung Học Sao Mai, ngoài kinh D nhưng nhà thì ở gần nơi tôi trọ. Mới đầu anh làm quen tôi với lý do muốn chỉ thêm toán cho tôi, nhưng mỗi khi anh tới thì tôi đã làm bài tập xong hết rồi. Thật ra lúc đó ngoài giờ học ở trường ra, tôi chả có việc gì để làm nên chán lắm, có bài tập đem về nhà thì tôi làm liền, chứ đâu có dư mà để dành cho anh ta tới chỉ, với lại tới chỗ lạ ở, không có quen một ai, thì làm sao mà đi chơi được, cho nên tôi thường giăng võng sau nhà nằm ca vọng cỗ cho đở buồn. Anh Phong không có lý do để thân với tôi nên dụ: - Em muốn học coi chỉ tay không? Cái nầy khi em đem ứng dụng đi cua gái có hiệu quả lắm đó. Tôi lật bàn tay mình ra xem thử, thì thấy những lằn chỉ li ti như bát quái trận đồ, cái dài, cái ngắn, cái đậm, cái lợt, cái xuôi, cái ngược còn khó nhìn hơn là bàn cờ tướng nên lắc đầu nói: - Bàn tay như một đống nhợ câu bị rối, làm sao biết được có gì trong đó mà coi? Thấy rà trúng đài, nên anh cầm tay tôi chỉ: - Cái đường nầy là đường mạng đạo, đường mạng đạo mà dài thì mới sống lâu, nếu nó có đường nào cắt ngang coi chừng bị bịnh hoạn, có khi nặng thì bỏ mạng. Còn đường nầy là đường trí đạo, nó càng dài thì học càng cao... rồi nào là đường tài đạo, đường tình duyên... về sau có phong trào vượt biên, bàn tay lại mọc thêm đường xuất ngoại, còn bàn tay đàn ông thì nó mọc ra Đường Xuồng... Thấy anh ta chỉ tùm lum, tá lả đường, không có cách gì nhớ nổi nên tôi lắc đầu: - Em không nhớ nổi đâu, có thứ nào đơn giản hơn không? Còn vụ đó, cầu có nguyên cuốn sách hổng biết em học được chưa, chứ chỉ sơ sơ như vậy, chỉ là nước đổ đầu vịt thôi, đâu có nhằm nhò gì. Hôm sau anh đem đến cho tôi cuốn sách “tự coi chỉ tay”. Cuốn sách tuy nhỏ, mỏng nhưng hình vẻ đâu có thua cuốn vạn vật là bao nhiêu, nên tôi chỉ lật sơ sơ rồi cất đi, vậy mà vài hôm sau anh đến khảo bài. Thiệt đúng là GS có khác. Thấy tôi vẫn ù, ù cạc cạc chẳng có biết gì về nghệ thuật xem chỉ tay nên anh nói: - Như vầy đi. Em chỉ học vài đường căn bản thôi, như là mạng đạo, trí đạo, tài đạo và nhất là đường tình duyên, chỉ bao nhiêu đó là đủ làm thầy coi chỉ tay rồi, nhưng đường quan trọng nhất vẫn là đường "ba phải" Tôi tuy không đọc kỹ cuốn sách nhưng cũng đã xem sơ qua rồi vì vậy theo phản ứng tự nhiên tôi la lên: -Trong cuốn sách của anh đưa, làm gì có chỗ nào ghi đường "ba phải". Anh cười lớn nói: - Đường "ba phải" là đường bí truyền của mấy ông thầy coi bói, chỉ dạy lại cho đệ tử ruột mà thôi. Thí dụ như em thấy đường tình duyên của cô nào mà chỉ không nổi rõ, hay bị gãy đoạn thì khi em phán "Tình duyên của chị có lẽ không suông sẻ, có trắc trở" nhưng em đừng quên nói thêm "Nếu chị lúc trước có căn tu, hay làm việc phước đức thì chuyện đó được hóa giải"... Còn một điểm căn bản nữa đó là tâm lý, thông thường các nàng chỉ muốn xem tình duyên chơi mà thôi, còn chuyện giàu nghèo, học nhiều hay ít, sống dai hay chết yểu là chuyện sau nầy đâu có ai để ý nhớ để mà kiểm chứng coi nó đúng hay sai. Anh cố công chỉ dạy tận tình, nhưng tôi vốn không tin tưởng nên học hành chả có tiến bộ gì, thấy không có kết quả anh quay ra chỉ tôi coi chữ ký. Cái nầy thì dễ hơn, tôi chỉ cần nhớ ít điều căn bản như chử ký đều đặng thì cuộc đời an nhàn, chữ ký nhìn vô rối bời không hàng không lối thì cuộc đời thường gặp rắc rối, chữ ký có đường quẹo xuống thì về sau cuộc đời xuống dốc thê thảm... Anh cũng không quên tuyệt chiêu ba phải, để khi mình lần vách đoán mò, có trật đường rầy thì không ai than phiền hay quở trách. Thấy anh tận tình truyền nghề nên tôi cũng muốn thử coi mình học được gì, cho nên một chiều rỗi rảnh tôi dụ chị tôi: - Chị Hai! Muốn coi chỉ tay, hay chữ ký hông? Em coi giỏi lắm đó. Chị tôi cười: - Em xạo thì có chứ biết gì mà coi. Tôi đâu dễ gì bỏ qua cơ hội, nên cầm tay chị chỉ đường nầy, đường nọ, nào tương lai, nào đời sống, nào học vấn ra sao y như một ông thầy coi bói chính hiệu, chị trố mắt nhìn tôi rồi nói nhỏ: - Coi dùm cho chị tình duyên thế nào đi? Trúng mánh, tôi bèn phịa thêm chuyện, nào là chị có đường chỉ đào hoa, nên có nhiều người đeo đuổi... Chị nghe tôi nói mà mê mẫn tâm thần cuối cùng chị hỏi: - Em học coi chỉ tay ở đâu vậy? Vậy là chị nhờ tôi kêu sư phụ mình coi dùm chỉ tay... Không biết anh Phong bói tương lai chị ra sao mà mấy năm sau thì hai người làm đám cưới... Còn tôi thì có thêm chuyện để mà xạo cho vui, tôi cũng coi cho nhiều người lắm, đúng có, sai cũng có, nhưng đúng thì mấy nàng giới thiệu cho nhau, còn sai thì hình như mấy nàng nín thinh, dấu nhẹm... Tới khi đi làm nghề gõ đầu trẻ thì mấy vụ tào lao đó, tôi hình như quên mất, mãi cho đến khi đi vượt biên đến đảo, vì chờ để được đi định cư lâu quá, tôi tình cờ học thêm môn bói bài, đúng ra nếu có thêm môn nầy nữa tôi có thể đăng bảng hiệu mở cửa hàng coi bói được rồi. Số là vào cuối năm 1979 phong trào đăng ký vượt biên rất là rầm rộ, đảo Bidong người tị nạn nhiều vô số kể, trong số đó tôi có quen gia đình Thím Ba, một hôm ba thầy trò tôi đang chơi bài ăn búng để giết thời gian nhàn rổi thì Thím Ba dắt về một chị tên Dung, là cháu họ của thím, hai người cùng đi chợ vô tình gặp nhau. Thấy tôi đang chơi bài chị chắc lưỡi ra chiều tiếc rẻ: - Trời ơi! Phải chi bộ bài nầy đừng có đánh chơi mà để dành coi bói thì đở khổ biết mấy. Thím Ba nghe vậy thì hình như là chợt nhớ ra chuyện gì quan trọng lắm nên nói với tôi: - Thầy đi mua một bộ bài mới đi để con Dung nó xem dùm tôi coi chừng nào họ liên lạc được với ba xấp nhỏ. Thật tình chuyện bói toán tôi không tin tưởng mấy, nhưng tôi cũng dắt hai đứa nhóc ra chợ chơi, rồi mua cho thím bộ bài mới. Không biết tài nghệ của chị Dung ra sao, hay là nhờ sự quảng cáo của thím Ba nên chị đắc khách lắm, dần dần đến khi đi Úc định cư, thì chị có nhiều tiền. Chắc là chị cám ơn bộ bài mới tôi mua, nó hên quá cở nên bói đâu trúng đó, vì vậy trước khi rời đảo, chị truyền nghề bói bài cho tôi. Chị phân tích, giải thích ý nghĩa từng lá bài từ con ách trở xuống tới con 7, từ nước rô, cơ, chuồn, bích... Chị dạy tôi cách dàn bài chia ra thành nhiều cụm, mỗi cụm bao nhiêu lá... Tôi chắc có máu cờ bạc trong mình nên cái gì có liên quan tới bộ bài là tôi học đâu nhớ đó, không như chuyện coi chỉ tay. Một buổi trưa tôi đang ở nhà Thím Ba tán dóc thì có 2 cô thiếu nữ xinh đẹp đến tìm chị Dung. Thím Ba nói: - Con Dung đi định cư rồi, mà hai cô tìm nó có chuyện gì ? Hai cô gái thở ra não nuột làm y như là bị mất vật gì quan trọng nên tiếc lắm: - Dạ tụi cháu muốn xem coi chừng nào rời đảo, tuyên thệ mấy tháng rồi, mà sao không nghe phái đoàn Mỹ nhắc nhở gì cả . Thím Ba đúng là một chuyên gia quảng cáo đại tài. Vừa nghe xong là Thím nói liền: - Nó đi rồi, nhưng còn đệ tử nó chưa đi, mà đệ tử của nó coi cũng hay lắm, không thua sư phụ bao nhiêu đâu. Hai cô muốn xem thử hông? Tôi giật mình y như bị ong chích phải. Trời ơi! Chị Dung chỉ mới dạy tôi sơ sơ thôi, chứ tôi chưa hề đem ra thực hành lần nào hết, thì biết gì mà coi cho người ta. Tôi cầu mong cho hai cô chê mà ra về. Nhưng không, hai cô nầy mừng rỡ hỏi tới: - Người học trò của Cô Dung ở đâu vậy dì? Chỉ dùm tụi cháu đi. Vậy là tôi phải kêu hai đứa nhỏ đem bộ bài tổ mà chị Dung làm cần câu cơm ra, để tôi trổ tài nói phét. Tôi kêu thân chủ xào bài chín cái, tôi còn phịa thêm chuyện trong khi xào bài, cần phải thành tâm khấn nguyện ông tổ bài cào, rồi cho biết chính xác chuyện mình muốn hỏi. Cô gái thứ nhất vừa nhắm mắt lâm râm cầu nguyện xong, thì tôi xoè bài ra nhờ cô rút một lá. Cô kéo ra con 8 rô, tôi tìm trong bộ bài lấy ra con đầm rô làm cây bài bổn mạng của cô. Tôi xào bài cũng làm bộ lâm râm khấn nguyện. Nhưng thật ra tôi chỉ nhấp nhái môi mình mà thôi, chứ có biết khỉ gì đâu mà van vái. Tôi nhờ cô ngắt ngang bộ bài rồi chia ra 5 cụm, mỗi cụm 5 lá. Tôi hỏi: - Cô muốn hỏi ông tổ bài cào chuyện gì? Thật ra khi cô tới, thì tôi đã nghe cô muốn xem thử chừng nào được đi định cư, tôi lại còn nhớ rõ cô đã tuyên thệ lâu rồi, vậy là chắc chắn cô sắp có tên đi, nên tôi vững tâm thế nào lần nầy mình cũng xem đúng. - Anh xem dùm em coi, chừng nào có list đi. Tôi nhờ cô chọn một trong 5 cụm bài rồi lật ngữa chúng lên. Năm cây bài đều có màu đỏ chói, con ách cơ, con 9 rô ,10 rô,8 cơ và 7 cơ, nhớ lời chỉ dẫn của chị Dung tôi phán liền : - Cô sắp có list đi rồi đó, trễ lắm là 10 hôm. Chợt nhìn thấy con ách cơ tôi cầm nó lên giải thích, nhưng cô bắt được con ách cơ nầy, có thể cô sẽ có tên đi trong vài ngày tới. Cô hỏi tôi thêm: - Anh coi qua trại chuyển tiếp có bị trục trặc gì không? Nhìn 5 cây bài đỏ chói đó, tôi đoán mò : - Không đâu. Bài cô chọn được là bài tốt cho sự di chuyển, chắc cô không gặp trở ngại nào hết... Cô còn muốn hỏi gì nữa không? Thân chủ tôi ngần ngại, vuốt, vuốt lọn tóc mai rồi nhỏ nhẹ nói: - Coi tình duyên cho em được không? Tôi chợt nhớ lời anh Phong nói với tôi năm nào : - Con gái lúc nào cũng muốn biết về tình duyên, dù cho có hàng đống cây si trồng chung quanh, họ vẫn muốn biết xem còn ai sắp sửa ghi danh nữa không. Vì thế tôi thản nhiên trả lời: - Còn lại 4 tụ, cô muốn chọn tụ nào cho tình duyên thì mở bài đi tôi xem cho. Cô run run lật từng lá bài, bồi cơ, bồi chuồn, bồi rô, bồi phích, có cả con già chuồn trong đó. Tôi bổng giật mình chợt nghĩ. Thật sự có ông tổ bài cào sao ta, hay đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thân chủ tôi cũng hoang mang không kém... Muốn cho thêm phần kỳ bí, tôi nhờ cô cho mình xem chỉ tay, cầm bàn tay mềm mại trắng nõn, tôi biết ngay đây là một tiểu thư con nhà giàu, không ở Sài Gòn thì cũng ở tỉnh lỵ nào đó, vì vậy tôi ra vẻ trầm tư một lúc rồi mới nói : - Tình duyên của cô rối bời như tơ vò, không phải mới đây mà nó còn dài dài, cô nhìn 5 cây bài mà cô chọn thì rõ. Cô có rất nhiều người đeo đuổi, giàu nghèo có đủ, lớn tuổi hơn cô nhiều cũng có... Người bạn đi theo reo lên: - Trời ơi! Anh thầy bói nói trúng bon, biết rõ ràng y như là người trong nhà tụi tôi. Thật ra con gái đẹp, nói năng nhỏ nhẹ thì con trai trồng cây si dài dài ở đâu mà chả vậy, nhưng nghe người khác phái khen mình thì các nàng khoái tỉ tê. - Anh xem thử coi tôi chọn ai? Tôi bật cười: - Trời đất! Cô chọn ai thì cô biết, chứ có ai chui vào tim cô được mà trả lời dùm. Sợ cô hỏi lôi thôi một hồi thì tôi bí, nên tôi xếp bài lại cất đi. Bạn cô ta muốn xem nhưng tôi từ chối: - Mỗi ngày tôi chỉ xem tối đa hai người thôi, cô muốn xem thì chiều nay trở lại. Thân chủ hỏi tôi: - Tiền tổ, bao nhiêu vậy? - Cô ơi! Sư phụ xem giỏi thì mới nhận tiền tổ. Đệ tử thực tập làm gì dám lấy tiền mà cô hỏi... Hai nàng về rồi, thím Ba nhìn tôi cười cười nói: - Thầy làm coi cũng được ghê, mai mốt kiếm tiền chợ được đó. Ba thầy trò tôi đang định chơi bài thì loa phóng thanh vang lên : - Chú ý! Chú ý! Đây là danh sách những người được đi định cư tại hoa Kỳ sẻ rời đảo lúc 9 giờ sáng mai... Tôi và gia đình thím cố ngóng dài cổ ra để nghe cho rõ, nhưng vẫn không nghe được tên mình. Cả 4 người chán nản thở ra và tiếp tục chờ. Buồn tình tôi không có tinh thần chơi bài nên định ra về. Vừa bước ra tới cửa thì hai cô gái lúc nảy hớt hải bước vào nói: - Gia đình em có tên đi rồi, vừa mới được đọc danh sách tức thì, anh bói hay thiệt, hay hơn cô Dung sư phụ anh nữa. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì cô móc 20$ đưa cho bé Phượng: - Chiều nay, anh không được xem cho ai hết mà phải bói dùm cho bạn tôi. Tôi trả tiền y theo cô Dung cho 2 đứa rồi đó nghen. Kể từ hôm đó tôi được phục chức "Thầy" mà lần nầy là thầy bói. Mấy hôm sau một thân chủ cũ, dắt tới một cô gái trẻ, tôi đoán chừng chắc là chưa tới 20 tuổi. Cô ta nhìn cũng khá đẹp nhưng đôi mắt, và nụ cười của cô đầy vẻ tinh nghịch như đám học trò tụi tôi ngày xưa. - Anh xem dùm tôi chừng nào rời đảo, anh mà bói trúng thì tôi xin hậu tạ, còn như bói trật thì... Tôi cướp lời: - Thì dẹp tiệm luôn chứ gì? Nói thiệt với cô, ở đảo lâu ngày buồn quá nên mới xem bói cho người ta để làm vui thôi, ai ngờ xem đúng vài người rồi họ thưởng tiền công cho hai đứa nhỏ, vì chúng phải bỏ công leo núi đi tìm tôi, chứ tôi nào có ý định mở tiệm hay quán coi bói đâu mà cô đòi dẹp? Nếu cô tin thì tôi bói cho cô một quẻ, còn chuyện đúng hay sai tôi cũng không cho hai đứa nhóc nầy lấy tiền đâu mà cô sợ. Còn như cô không tin tưởng thì coi không đúng đâu, đừng xem mất công. Tôi tưởng mình nói vậy là trúng ngay tim đen cô ta rồi, thế nào cô cũng rút lui không dám phá đám, ai dè cô trả lời tỉnh bơ: - Trước khi tới đây thì tôi không tin, nhưng nghe anh nói vậy, bây giờ tôi tin rồi, vậy anh xem dùm tôi một quẻ coi thể nào . Cực chẳng đã tôi phải lấy bài ra xủ quẻ, khi cô lật lá bài đầu tiên ra là con ách bích. Vì bị cô ta phá, trong lòng không vui nên khi thấy cô ta bắt được con bài xấu nhất, mà lại hỏi về việc định cư, tôi lại quên mất tuyệt chiêu ba phải mà phán liền, không chờ lật hết 4 lá bài còn lại: - Chuyện đi định cư của cô có chút trở ngại, nhất thời chưa rời đảo được đâu, muốn biết chừng nào đi được thì cô lật tiếp bài đi. Cô gái bổng nhiên ré lên cười, cười nghiêng ngửa như chưa bao giờ được cười: - Anh thầy bói, bói trật lất rồi, tôi có tên rời đảo sáng mai, tính đến phá anh cho vui, để làm kỷ niệm với nhỏ bạn trước khi rời đảo. Tôi chống chế: - Tôi đã nói trước với cô rồi, nếu cô không thật tâm tin tưởng thì bói không linh đâu, đừng xem mất công. Tôi thấy bài hiện lên thế nào thì nói thế ấy, còn chuyện đúng hay sai thì tùy vào sự tin tưởng của người xem mà thôi. Nói xong tôi gôm bài lại đem cất, thân chủ trước của tôi hơi bẽn lẽn luôn miệng xin lỗi rồi còn quay sang cự cô bạn: - Mầy phá quá, biết vậy tao không dẫn mầy tới. Cô gái nghịch ngợm vẫn còn cười. Bổng nhiên đài phát thanh của đảo vang lên: -Chú ý! Chú ý! Những người có tên đi định cư ở Hoa Kỳ được rời đảo vào sáng mai, nay bị đình lại cho tới khi có thông báo mới. Cô gái tinh nghịch nín cười, mặt cắt không còn chút máu, xin lỗi liền miệng, yêu cầu tôi xem lại cho cô coi chừng nào thì rời đảo được. Nhưng tôi còn lo hơn cô ta vì tôi cũng đang chờ đi Mỹ, mà chuyến đi Hoa Kỳ bị đình chỉ nên tôi đâu còn lòng dạ nào trách cô hay là coi lại cho cô ta được. - Cô về nhà đi, muốn gì thì chiều trở lại, bây giờ tôi phải xuống ban điều hành trại hỏi thử xem, chuyện gì đang xảy ra, vì tôi cũng chờ đi Mỹ như cô mà... Sau khi được bạn bè nói cho nghe chuyện những người bị bệnh phổi chờ đợi quá lâu ở trại chuyển tiếp đang tổ chức tuyệt thực, yêu cầu chánh phủ Mỹ cho qua trị bệnh bên Mỹ nên các phái đoàn sợ đưa người nhập trại nhiều quá không tốt, vì vậy tạm đình lại ít hôm... Chiều đó cô gái trở lại tìm tôi để xem bói, nhưng tôi chỉ nói cho cô ta nghe những chuyện đang xảy ra bên trại chuyển tiếp để cô an tâm, và cũng từ đó tôi từ bỏ nghề nói phét về bói bài, xem chỉ tay và chữ ký... Tôi không còn xem cho ai nữa... Lanh Nguyễn |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23784 |
![]() ![]() ![]() |
Những người khốn khổ <<<<<<![]() |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23784 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 201 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |