Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Thơ - Nhạc tháng tư buồn ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2015 lúc 7:19pm


"
Tháng Tư 2015, kỷ niệm 40 Năm ngày Sàigòn và miền Nam sụp đổ. Nhân dịp tưởng niệm Tháng Tư Đen, Ride the Thunder Productions và Koster Film, LLC, sẽ trình chiếu ra mắt phim "Ride the Thunder" của đạo diễn Fred Koster vào ngày 27 tháng Ba, 2015 tại Regency Theatres, số 6721 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683.

Truyện phim dựa theo cuốn sách cùng tên, "Ride the Thunder, A Vietnam War Story of Honor and Triumph" của tác giả Richard Botkin. Đây là cuốn phim đầu tiên thể hiện được danh dự và chiến thắng đích thực của các chiến sĩ VNCH và đồng minh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam."



***



Phim "Ride the Thunder" và nữ tài-tữ Kiều Chinh





alt 
Tác giả, Executive Producer phim Richard Botkin và  Co-producer Kiều Chinh tại nơi quay phim.


Tháng Tư 2015, kỷ niệm 40 Năm ngày Sàigòn và miền Nam sụp đổ. Nhân dịp tưởng niệm Tháng Tư Đen, Ride the Thunder Productions và Koster Film, LLC, sẽ trình chiếu ra mắt phim "Ride the Thunder" của đạo diễn Fred Koster vào ngày 27 tháng Ba, 2015 tại Regency Theatres, số 6721 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683.

Truyện phim dựa theo cuốn sách cùng tên, "Ride the Thunder, A Vietnam War Story of Honor and Triumph" của tác giả Richard Botkin. Đây là cuốn phim đầu tiên thể hiện được danh dự và chiến thắng đích thực của các chiến sĩ VNCH và đồng minh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.

Câu chuyện chính được kể là đôi bạn chiến đấu Việt-Mỹ: Thiếu tá Lê Ba Bình, tiểu đoàn trưỡng Tiểu đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH và Đại uý John Ripley, cố vấn Mỹ. Cũng là lần đầu tại Hoa Kỳ, cuốn phim có sự tham gia của nữ diễn viên Kiều Chinh như một Co-Producer. 

alt

Đạo diễn Fred Koster và các diễn viên Eric St. John, Joseph Hiếu, Pierre Cuong Nguyễn.


Sau đây là câu chuyện về cuốn phim và cuộc phỏng vấn Kiều Chinh dành cho Việt Báo.

Từ một chiến tích có thật nhìn lại cả cuộc chiến 


Trận chiến "Mùa Hè Đỏ Lửa 1972" có tên tiếng Anh là Eastern Offensive, vì diễn ra đúng vào tuần lễ Phục sinh 1972. Từ giữa trưa ngày Thứ Năm 30 tháng Ba, sau những trận mưa pháo kích cả vào khu dân cư để gây hoảng loạn, hơn 30.000 quân chính qui Bắc Việt được 200 chiến xa T54 và PT-76 mở đường, tiến chiếm vùng địa đầu Quảng Trị . 

Chỉ trong ba ngày, 10 trên 12 căn cứ VNCH trong vùng -hầu hết không được trang bị vũ khí chống tăng- bị tràn ngập. Sau khi tàn phá phía Bắc sông Cam Lộ-Cửa Việt, chiến xa và đại quân Bắc Việt nhắm thẳng vào tỉnh lỵ Đông Hà, nơi chỉ còn tiểu đoàn 3-Sói Biển Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH với 735 chiến sĩ đồn trú tại căn cứ Alpha 2, do Thiếu Tá Lê Bá Bình làm tiểu đoàn trưởng, đại uý John Ripley cố vấn tiểu đoàn, thêm mấy sĩ quan Mỹ giúp liên lạc yểm trợ do Trung Tá Gerry Turley vừa được uỷ quyền chỉ huy vào giờ thứ 25.

Chỉ cần băng qua cây cầu dài 200 thước bắc qua sông Cửa Việt, chiến xa cộng sản sẽ tràn ngập tỉnh lỵ Đông Hà và thẳng tiến chiếm Huế. Cách duy nhất để chặn đường qua sông của xe tăng cộng sản là phải phá huỷ ngay cây cầu. Trung Tá Gerry Turley gọi điện cấp báo, xin phép. 

Lệnh cấp trên từ hậu cứ buộc phải giữ cây cầu. Nhưng xe tăng cộng sản đã xuất hiện. Không thể chần chừ. Bât chấp hậu quả, John Ripley - Lê Bá Bình, cố vấn Mỹ và tiểu đoàn trưởng Sói Biển, được tăng cường thêm một trợ thủ là Jim Smock, tình nguyện nhận lệnh thi hành "mission impossible".

Cầu Đông Hà là một khối bê tông cốt thép kiên cố, dưới gầm cầu dày đặc xích sắt và kẽm gai đề phòng đặc công phá hoại. Để tới được mục tiêu, bộ ba của Alpha 2 phải bắn hạ một xe tăng T54. 

Ripley là người duy nhất từng được huấn luyện về chất nổ tại US Army's Ranger School, phải lãnh phần nặng nhất. Từ chân cầu, anh đu mình lên gầm cầu giữa kẽm gai, nhận 500 ký thuốc nổ do đồng đội chuyển theo, rồi tiếâp tục đánh đu với tử thần suốt 4 tiếng đồng hồ. 

alt


Đôi bạn chiến đấu Việt Mỹ Lê Bá Bình - John Ripley trong phim và ảnh thật ngoài đời.


Chất nổ được gài đúng vị trí. Bộ ba Alpha 2 về căn cứ an toàn. Đúng Chủ Nhật Lễ Phục Sinh, ngày 2 tháng Tư năm 1972, một tiếng nổ rung chuyển cả vùng. Cầu Đông Hà bị phá hủy, chiến xa cộng sản bị chặn lại bên sông.

Diễn tiến sau đó là quân lực VNCH đã từng bước dành lại chiến thắng và tái chiếm cổ thành Quảng Trị. Trung tá Lê Bá Bình lại có dịp đứng bên cổ thành. Trở về Hoa Kỳ, Đại uý John Ripley nhận nhiều huy chương cao quí và sau này trở thành một đại tá hồi hưu, Giám Đốc Viện Bảo Tàng và Quân Sử TQLC/HK. Chiếân công phá nổ cầu Đông Hà đã đi vào quân sử Hoa Kỳ, được dựng thành mô hình ba chiều để huấn luyện Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ. 

Nhưng rồi, mọi chiến thắng có thật của các chiến sĩ Việt-Mỹ bị xoá bỏ. Số phận cuộc chiến tranh Việt Nam được Hoa Thịnh Đốn quyết định theo kiểu các chính khách phản chiến. Sau tháng Tư 1975, miền Nam sụp đổ, Trung tá Lê Bá Bình là một trong hàng trăm ngàn quân cán chính miền Nam bị cộng sản cầm tù. Sống sót sau 9 năm tù đầy, Lê Bá Bình và gia đình mới tới được nước Mỹ theo diện H.O., định cư tại miền Bắc Cali. 

Phải mất đến 30 năm sau, đại tá John Ripley mới có dịp được trao cho người bạn chiến đấu năm xưa của ông huy chương Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Bạc, do Tổng Thống Bush ký tặng để vinh danh Trung tá Lêâ Bá Bình, trong một họp mặt trang trọng tại Thủ Đô Hoa Kỳ nhân dịp Lễ Độc Lập July 4, 2005.
 

alt

Richard Botkin và Kiều Chinh phát biểu trước giờ quay phim.


Và từ sách tới phim


Hình ảnh đôi bạn chiến đấu Lê Bá Bình-John Ripley và câu chuyện về chiến công của họ khiến tác giả Richard Botkin xúc động, thấy cần phải tim hiểu. 

Là một cựu Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (USMC), và hiện là Senior Vice President của tổ hợp tài chính Morgan Stanley, Richard đã bỏ ra 5 năm nghiên cứu về cuộc chiến, phỏng vấn hàng trăm nhân vật liên quan, và cũng đã 4 lần đến tận Việt Nam để quan sát thực địa của trận chiến tại Đông Hà, Quảng Trị, Ái Tử, Khe Sanh. Kết quả là sách "Ride the Thunder" được ấn hành năm 2009, với hơn 700 trang sách, kể lại câu chuyện về chiến công tại Đông Hà, và qua đó, nhìn lại toàn bộ sự thật về chiến tranh Việt Nam. 

Trong tiến trình từ sách tới phim, cũng chính tác giả Richard Botkin đảm đương phần vụ của Executive Producer. Phim được viết kịch bản và thực hiện bởi Fred Koster, một đạo diễn từng làm nhiều phim nổi tiếng về người thật, việc thật. Đặc biệt, công việc sản xuất phim còn có sự tham gia của co-producer Kiều Chinh.

Là diễn viên gốc Việt được coi như một "legendary actress" trong suốt 40 năm gắn bó với Hollywood, Kiều Chinh cũng từng là Executive-Producer của phim "Người Tình Không Chân Dung / Warriors, Who are You", cuốn phim đạt giải phim chiến tranh hay nhất tại Đại Hội Điện Ảnh Châu Á 1973. 

Một ngày đầu tháng 5 năm 2014, trên set quay phim tại Kualoa Fishponds, Hawaii, toàn bộ ê kíp làm phim ngồi bên nhau. Không phải chuyện tiền bạc, danh tiếng hay tên tuổi. Exec. Producer Richard Botkin nói lời mở đầu, "Chúng ta ở đây hôm nay để nói lên sự thật về cuộc chiến Việt Nam.

Mục đích và lý do của cuốn phim giản dị chỉ là kể ra những sự thật nào đã diễn ra tại đó." Tiếp theo, Co-producer Kiều Chinh nói lời chúc lành và cầu nguyện bình an cho từng người, từng ngày trong thời gian quay phim ở đây. Sau đó Đạo diễn Fred Koster chính thức bắt đầu lệnh "Action" -khởi diễn, bấm máy thu hình. 

Và sách "Ride the Thunder" thành cuốn phim đánh dấu 40 lần Tháng Tư 1975-2015  :
Chuyện "Ride the Thunder" và co-producer Kiều Chinh.


Kiều Chinh đang sửa soạn bay lên Bắc Cali. Ngay cuối tuần này, Thứ Sáu 13 - 3, đại hội điện ảnh Pacific Film Archive khai diễn tại Berkeley. Và hôm sau, Thứ Bẩy, là Sundance Kabuki Cinemas tại San Francisco. Sẽ phải cùng Trần Hàm xuất hiện ở cả hai nơi, khi phim "Hollow / Đoạt Hồn" được trình chiếu, vì trong phim này có vai diễn được "đặc biệt viết riêng" cho Kiều Chinh, sau vai bà nội thuyền nhân răng đen trong phim "Vượt Sóng / Journey from the Fall" do đạo diễn Trần Hàm thực hiện.


alt

Kiểu Chinh tại Hawaii, 2014.
 

Tập trung câu chuyện vào phim "Ride the Thunder" sắp ra mắt. Đây là cuốn phim dựng lại một câu chuyện có thật, một chiến công có thật nhưng chưa từng được kể của những chiến sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến Việt - Mỹ và gia đình của họ, trong chiến tranh Việt Nam. Bên cạnh những tài liệu phim ảnh lịch sử giá trị được sử dụng để nhìn lại toàn bộ cuộc chiến, đây là một feature film (phim truyện) dàn dựng công phu.
Hai nhân vật chính trong phim diễn xuất bởi tài tử gốc Việt Joseph Hiếu trong vai Thiếu tá tiểu đoàn trưởng Lê Bá Bình và tài tử Hoa Kỳ Eric St. John trong vai Đại uý cố vấn Mỹ John Ripley và nhiều diễn viên Việt Mỹ xuất sắc khác như Roy Mega Tran, Pierre Cuong Nguyen, Steve Son Nguyen, Lynn Tran… Ngoài phần thu hình tại Hollywood, toàn bộ ngoại cảnh phim được thực hiện tại Hawaii. 

Ê kíp phim thường trực có từ 60 tới 80 người, làm việc nhiều ngày trong khu vực phim trường mang tên Branscombe Richmond, nổi tiếng tại Hawaii. Sinh hoạt chung của cả ê kíp thân ái như trong tình gia đình.

Hàng ngày, đích thân Executive producer Richard Botkin lo “tiếp viện” cho mọi người cà phê, thức ăn. Bà con người Việt tại Hawaii dành cho đoàn lam phim nhiều cảm tình đặc biệt.

Là một co-producer cùng lo thực hiện phim từ bước đầu, Kiều Chinh đã tham gia tổ chức casting, tuyển chọn diễn viên. Không chỉ các diễn viên chính như Joseph Hiếu, Eric St. John đã diễn xuất tuyệt vời, mà các diễn viên khác, kể cả những người lần đầu đóng phim, cũng xuất sắc trong vai trò của họ. 

Nữ diễn viên Lynn Tran, trong vai bà vợ của người tù Lê Bá Bình đã diễn xuất bằng những xúc động thật, nước mắt thật, vượt trên sự chờ đợi.
Được biế, cũng trong thành phần Co-producer Việt, còn có Ly Van Quy, Alan Vo Ford và Joseph Hieu.

alt 

Như đã loan báo, phim "Ride the Thunder" chính thưc ra mắt ngày Thứ Sáu 27-3 tại rạp The Regency Westminster. Sau đó, ngày Thứ Bẩy 28-3, cũng tại khu vực này, tổ chức Vietnam Veteran's of America, sẽ phối hợp cử hành nghi thức mang ý nghĩa nối kết giữa các cựu chiến binh Hoa Kỳ và Việt Nam.
 













http://vulep-nhac.blogspot.com/2015/04/phim-ride-thunder-va-nu-tai-tu-kieu.html









mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2015 lúc 7:16pm




alt


   Mời quý vị nghe Hoàng Cung Fa trình bày:

 Lại Một Tháng Tư Đen

                    

 Nhạc: Anh Bằng (California - USA) -

Lời: thơ Hoàng Song Liêm ( Virginia - USA)


                             Nhạc Sĩ Anh Bằng




LẠI MỘT THÁNG TƯ ĐEN

Hăm  chín  năm  dài  một  tháng  Tư

Lòng  ta  vời  vợi  bóng  quê Xưa                                                                      

Hồn  ta  vẫn  một  hồn  ly  khách                                                                      

Biển  Thái  trông  sông  núi  mịt  mờ …

 

                Cuộc  chiến  đã  đi  qua
                Lòng  ta  rền  hậu  chấn
                Hỡi  ơi !  Trời  biển  rộng
                Thăm  thẳm  núi  sông  ta

                Lại  một  tháng  Tư  đen
                Theo  ta  miền  đất  lạ
                Rừng  bao  mùa  thay  lá
                Sầu  hóa  đá  trong  tim.

               Lại  một  tháng  Tư  đen
               Hồn  ta  còn  đau  tấy
               Phương  trời  xa  khuất  ấy
               Đêm  dài  sầu  mắt  em…

               Lại  một  tháng  Tư  đen
               Ta  ôm  sầu  viễn  xứ
               Bước  chân  mòn  lữ  thứ
               Nỗi  nhớ  thuở  nào  quên ?

               Lại  một  tháng  Tư  đen
               Mắt  trông  vời  đất  mẹ
               Hơn  phần  tư  thế  kỷ
               Quê  cũ  bóng  xưa  chìm

               Lại  một  tháng  Tư  đen
               Hỏi  ai  còn,ai  mất ?
               Ta  nghe  lòng  quặn  thắt
               Ngàn  trùng  dương  nhớ  thêm.

               Lại  một  tháng  Tư  đen
               Trải  bao  mùa  Đông  tuyết
               Đã  phai  màu  mắt  biếc
               Đôi  bờ  xa  cách  Em .

               Lại  một  tháng  Tư  đen
               Đường  chiều  thân  lưu  lạc
               Tóc  xanh  giờ  điểm  bạc 
               Xa  khuất  bóng  Em  chìm .

               Lại  một  tháng  Tư  đen
               Quê  người  ta  tạm  trú
               Bao  giờ  về  cố  thổ
               Như  máu  chảy  về  tim ?

               Cuộc  chiến  đã  qua  lâu
               Lòng  ta  còn  hậu  chấn
               Hỡi  ơi  !  Trời  biển  rộng
               Dằng  dặc  một  cơn  sầu .

               Hoàng  Song  Liêm

 













Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 03/Apr/2015 lúc 7:21pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2015 lúc 8:27pm

Ngó Hình Bắt Nhớ

Việt-Vũ Nguyễn Tri Phương,
Tháng Tư 2015
 
Ngó hình bắt nhớ chuyện xưa
Ngó hình bắt nhớ nắng mưa một thời
Thoắt đi bốn chục năm trời
Như cơn mộng vỡ như lời chiêm bao

Khởi đi từ một buổi nào
Rụt rè rón rén bước vào hành lang
Ôi sao trường rộng thênh thang
Hàng cây lá đổ trải vàng lối đi

Năm nhứt rồi tới năm nhì
Rầm rầm súng nổ bạn đi đường nào
Năm tam năm tứ ra vào
Thâm tình đã biết vẫy chào buồn vui

Năm ngũ rung đất động trời
Chim muông vỗ cánh sao rơi đầy đường 
Thế rồi lắm chuyện đau thương
Thế rồi bao cảnh đoạn trường tân thanh
 
Thế cùng tắt biến tưởng nhanh
Nhìn qua ngó lại đầu xanh đâu còn
Ngó hình bắt nhớ nước non
Tấm hình gợi nhớ lòng son còn đầy. 

 “Quân thân nhất niệm cữu anh hoài
Giản quý lâm tàm túc nguyện quai
Tam thập dư niên trần cảnh mộng
Sổ thanh đề điểu hoán sơ hồi.”
(Đề Đông Sơn Tự-Ức Trai-Ức Trai Thi Tập) 
 
“Trung hiếu chạnh niềm vua với cha
Suối rừng ơi! Lỗi thẹn thời qua!
Ba tuần tuổi lẻ tàn canh mộng
Vài tiếng chim ngàn thức tỉnh ta.”
(Lê Cao Phan dịch) 
 
Chim ngàn thức tỉnh Ức Trai
Còn ta hoài mộng năm dài chưa phai

Việt-Vũ Nguyễn Tri Phương
Tháng Tư 2015





*"Ngó Hình Bắt Nhớ " : tác giả nhìn lại tấm hình chụp cùng các bạn thời trung học ( Mykieu chú thích )







mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2015 lúc 9:00pm

Bài Thơ Tháng Tư

 

Tháng Tư nay lại về

Nỗi nhớ ôi buồn ghê

Ngày tháng hoài mong đợi

Ðau lòng những tái tê

 

Tháng Tư ngày Quốc hận

Này hỡi bạn bè xưa

Một thuở danh oai trấn

Gió sương kể mấy vừa

 

Tháng Tư lại đến đây

Nhắc nhở nỗi hờn cay

Bao tháng năm chua xót

Cho đời mãi đọa đày

 

Tháng Tư người vẫn nhớ?

Luôn có nỗi buồn vương?

Xin nhắc: vai còn nợ

Một đời với cố hương

 

Tháng Tư dưới bóng cờ

Ao ước một niềm mơ

Mắt hướng về quê cũ

Cờ - Vàng bay phất phơ

 

   Hoàng Dũng





mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2015 lúc 4:48pm

 

Nỗi đau ngày mất nước*


on May 7, 2014

    

  Thưa bác,

       Nhiều năm qua bác nhắc đi nhắc lại về chuyện Ba Mươi tháng Tư. Bác nói rằng mỗi người đều có một ngày Ba Mươi tháng Tư cho riêng mình. Bác vẫn hỏi một câu. Lúc ấy quý vị đang ở đâu? Thưa bác, ngày Ba Mươi tháng Tư năm 75 cháu đi nhận xác chồng ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Xin kể đầu đuôi như sau:

       Người yêu của cháu, chồng sắp cưới của cháu là Nguyễn Đông Thành, Trung Úy Biệt Động Quân Đơn vị đóng tại Chân Thành vào thời kỳ 1975. Từ lúc ra trường Thủ Đức, anh làm Trung Đội Trưởng Tác Chiến cho đến khi lên đến Trung Úy Đại Đội Trưởng đã bị thương 4 lần. Một lần bị thương nặng phải nằm nhà thương hai tháng. Còn các lần khác chỉ bị thương nhẹ.

       Cháu gặp anh trong một lần nữ sinh đi ủy lạo chiến sĩ tại Tổng Y Viện Cộng Hòa rồi quen nhau. Sau đó chúng cháu đôi khi lại còn cầu cho bị thương nhẹ để có dịp gặp nhau ở Sài Gòn. Một lần anh chỉ bị trẹo chân vì nhảy trực thăng mà được nghỉ đến gầ n một tháng.

       Đó là lần bị thương hạnh phúc nhất của chúng cháu. Gia đình hai bên đã có dịp gặp nhau sau khi chúng cháu về thưa với cha mẹ. Đầu năm 75 đã làm đám hỏi. Chờ đến đầu tháng 5-1975 là làm đám cưới. Cháu có ông cậu làm Trung Tá ở Sài Gòn quen biết nhiều nên hy vọng sẽ giúp cho anh Đông Thành đổi về đơn vị hậu cứ hay về Bộ Quốc Phòng.

       Tết 75, hai đứa chúng cháu đến mừng tuổi cậu và xin cậu chạy giúp Chạy đây là nói hộ chứ không phải tiền bạc gì hết. Cậu cháu coi tướng anh Thành và rất hài lòng để mừng cho cháu gái. Cậu khen vị hôn phu của cháu tuy còn trẻ nhưng rất đẹp trai và tướng mạo đàng hoàng. Anh mới có 22 tuổi, còn cháu 19 tuổi vào năm 1975. Cháu cũng khá cao mà anh Thành còn cao hơn cháu cả đầu người. Anh chơi thể thao cả xà ngang và xà dọc nên người rất tài tử. Bạn học trường Gia Long đứa nào cũng thích Trung Úy Đông Thành của cháu.

       Tuy nhiên, khi hỏi chuyện về đơn vị của Thành thì ông cậu của cháu hơi ngần ngại. Cậu nói rằng năm trước có xin cho con một anh bạn đóng đồn được đổi về tỉnh. Chỉ một tuần sau anh Thiếu Úy lên thay thế bị hy sinh. Bà mẹ anh này đi thưa Giám Sát Viện về tội ăn tiền đổi người để đưa con bà vào chỗ chết. Vì vậy cậu cháu nói để chờ một thời gian, đơn vị rút từ Chân Thành về hậu cứ rồi sẽ xin đổi sau.

       Người yêu của cháu cũng rất tự ái nên không hề nói gì thêm, cứ bấm tay cháu gạt đi không muốn đề cập đến việc xin thuyên chuyển nữa. Từ biệt ông cậu xong, hai đứa ra về. Cháu giận anh ấy hết sức, nhiều lúc chỉ muốn cho ra trận chết đi cho rồi.

       Đàn ông mới hơn hai mươi tuổi mà đã muốn làm anh hùng. Gia đình anh ấy con một, xin hoãn dịch cũng còn được chứ ai lại đi Biệt Động Quân. Quanh năm hành quân, đôi khi ở đơn vị còn có lệnh phải cạo trọc đầu cho thêm dữ dội. Nhưng nói gì thì nói, anh Đông Thành dù để tóc dài hay tóc ngắn thì trông vẫn đẹp như tài tử Pháp Alain Delon. Cháu rất hãnh diện đi với anh ở đường Nguyễn Huệ. Nhưng hai đứa đâu có được dịp đi chơi với nhau nhiều lần. Qua tháng 3-1975, có tin địch uy hiếp Chân Thành, gia đình hai bên và riêng cháu lo lắng ngày đêm. Rồi tin từ Bộ Chỉ Huy là đơn vị Biệt Động Quân ở Chân Thành có lệnh rút. Quân đội cho lệnh bỏ Chân Thành.

       Chưa bao giờ cháu lại vui mừng khi được tin quân ta rút như vậy. Là một học sinh chưa được 20 tuổi, cháu chỉ mong người yêu sớm trở về bình yên. Quân đội muốn bỏ đâu thì bỏ. Muốn rút đâu thì rút. Nhưng đau khổ chưa, đúng như cháu đã lo ngày lo đêm. Đơn vị cho người đưa tin về nhà để đi nhận xác Đông Thành vào ngày 25 tháng 4-1975. Người lính ở đơn vị nói rằng anh ấy đã chiến đấu anh dũng ra sao, hy sinh như thế nào, chẳng còn lòng dạ nào mà nghe chuyện. Sao bao nhiêu người còn sống ở Sài Gòn không ra mà anh dũng hy sinh.

       Trời đất công bình ở chỗ nào. Đi lính có ba năm mà bị thương đến 4 lần, rồi mới chết. Đông Thành của cháu hiền lành như thế, có làm hại ai đâu mà phải chết oan uổng như vậy. Sau khi được tin cháu cứ như điên dại rồi đi theo gia đình lên Nghĩa Trang Quân Đội nhận xác người yêu. Dù chưa cưới nhưng cháu đã khai là chồng. Mấy ông đòi hôn thú vì tưởng cháu muốn xin tiền chồng chết. Xin tiền tử tuất với 12 tháng lương. Cháu quyết liệt nhận xác chồng dù chẳng có hôn thú.

       Đất nước có còn đâu mà lãnh tiền. Anh Đông Thành nằm như ngủ. Đạn vào ngực, vào tim, vào bụng nhưng mặt anh vẫn nguyên lành. Anh nằm đó vẫn đẹp như thiên thần. Anh về bằng trực thăng trên băng ca đúng như trong bài ca, đúng như trong tiểu thuyết. Bên cạnh xác anh có nhiều đồng bạn cũng chết nhưng vì để lâu nên bốc mùi hôi thối.

       Nhiều gia đình cũng đến nhận xác. Đàn bà trẻ con khóc la ầm ỹ. Cháu cũng hòa theo tiếng khóc nức nở. Gia đình chôn xác anh ngày 27 tháng 4-1975, buổi chiều thì ra về nhưng cháu ở lại. Cháu trốn vào khu Nghĩa Dũng Đài nhưng người nhà lại tưởng bạn cháu chở về Sài Gòn. Suốt những ngày cuối tháng 4 đau khổ cháu tha hồ khóc. Trên Nghĩa Trang Biên Hòa toàn là gia đình tử sĩ nên cũng không ai chú ý. Có gia đình đem theo Radio nên mở ra nghe tin tức chiến sự. Rồi dân di tản ở bốn phương trời kéo nhau về tạm trú. Họ dựng lều ngay bên cạnh các phần mộ.

       Khu lính chết đã lâu thì có mộ bia và tấm Ciment bên trên. Khu mới chết thì chỉ đắp đất. Có cả trăm cả ngàn ngôi mộ. Những ngày đầu thì có nhiều xác chở về bằng trực thăng. Về sau xác chở về toàn bằng xe nhà binh. Sau cùng thì đủ các thứ xe chở xác về Đơn Vị Chung Sự.

       Nơi để xác có máy lạnh nhưng không có điện nên trở mùi hôi thối. Nhiều xác chở đến để ngay dưới đất, trời nắng bốc mùi làm cho các gia đình ở gần phải dở lều di chuyển đi nơi khác. Ông sĩ quan trách nhiệm chôn cất nóng nẩy gắt gỏng và anh em chôn cất làm việc rất vất vả. Ai cũng có mùi rượu và dầu Nhị Thiên Đường đầy người.

       Đến ngày 30 tháng 4, khi có lệnh đầu hàng thì không còn ai trách nhiệm. Lúc đó đã xuất hiện người của cộng sản ra gom dân gom lính chạy loạn bắt phải đào hố chôn tập thể. Một anh Công Binh của ta lấy xe đào các hố thật lớn, rồi đưa tất cả các xác lính Việt Nam Cộng Hòa chôn tập thể. Có gia đình cố dành lại xác người thân tự đào lỗ chôn riêng. Cháu thấy một gia đình chỉ có người vợ trẻ với mấy đứa con tám chín tuổi ạch đụi bới đất chôn chồng.

       Cháu tìm cuốc đến giúp một tay và thấy mình đã bớt điên. Thấy cảnh hai đứa nhỏ cùng mẹ móc đất chôn bố, cháu thấy cuộc chiến tranh vô nghĩa biết chừng nào. Và sự đau khổ của mình cũng chẳng phải là duy nhất. Đứa con gái chừng 10 tuổi và đứa em trai 6 tuổi vừa khóc vừa móc đất giúp mẹ. Cháu sẽ không bao giờ quên được hình ảnh này.

       Sau đó qua ngày 2 tháng 5-1975, cháu quá giang xe của người ta về lại Sài Gòn. Năm 1980, cháu lập gia đình với một anh Thủ Đức còn trẻ có 2 năm cải tạo. Chúng cháu vượt biên rồi vào Mỹ. Chồng cháu rất hiểu biết nên tôn trọng mối tình đầu của cháu với Đông Thành.

       Từ mùa Xuân 1993, chúng cháu cứ vài năm lại về Sài Gòn và lần nào cũng lên Nghĩa Trang Biên Hòa Cháu có theo dõi chương trình tảo mộ chui của các bác. Lần nào cũng khấn vái cho anh Đông Thành phù hộ công việc của hội. Cháu có thuê người làm cho anh Thành tấm Ciment đúng kích thước như các ngôi mộ khác chứ không muốn xây cho thật lớn. Anh Thành đã muốn được chết như các chiến hữu thì phải để anh nằm giống như các bạn của anh.

       Cháu vừa thương mà vừa giận anh biết chừng nào. Người yêu của cháu là mối tình đầu, anh chính là hình ảnh của chiến tranh Việt Nam. Cháu vừa ghét lại vừa thương. Đã 30 năm qua rồi mà tình cảm vẫn không thay đổi. Bác đã hỏi rằng, ngày Ba Mươi tháng Tư cháu ở đâu? Vâng, 30 tháng 4-1975, cháu đi chôn chồng ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Vậy thì phần bác, Ba Mươi tháng Tư, bác ở đâu?

Tiểu Quyên           
Viết tặng các con của mẹ.

      

       * Đầu đề do BBT đặt


http://www.bietdongquan.com/baochi/truyenky/truyenbutky/phanhai/noidaumatnuoc.htm



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2015 lúc 8:19pm

NGÀY NẦY, NĂM 1975. Mỹ thật.. đểu…


Tiểu Tử


Năm nay tôi 80 tuổi. Vợ tôi thường nói với mấy con: ” Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá ! Bây coi: ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua ! Chi vậy hổng biết ? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ ! Trời đất ! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch từng ngày ! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam …”
Câu nói của tôi là sự thật nhưng vì vợ tôi không hiểu nên cho là tôi già sanh tật ! Làm sao giải thích được mỗi lần tôi gạch tréo một ngày như vậy tôi có cảm tưởng như là tôi vừa nhích lại gần quê hương một chút – một chút thôi – đủ để nuôi hy vọng thấy một ngày nào đó mình vẫn còn sống mà trở về…
Sáng nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi giật mình: ngày nầy, năm 1975 ! Tôi bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ “cái ngày đó” nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn của tuổi già, tôi vội vã lấy giấy bút ghi lại…

* * *
…Hồi thời trước 75, tôi làm việc cho một hãng dầu ở Việt Nam, phụ trách nhập cảng xăng dầu từ Singapore vào kho dầu Nhà Bè để cung ứng cho thị trường dân sự và quân sự miền nam Việt Nam. Vì trong xứ có giặc nên thị trường quân sự chiếm 60%, trong đó xăng máy bay dẫn đầu. Các bạn tôi trong quân đội giải thích cho tôi biết rằng ở chiến trường miền nam sự yểm trợ của không lực là quan trọng nhứt. Do đó, tôi luôn luôn theo dõi sát tình hình dự trữ xăng máy bay ở các kho dầu miền nam, từ kho Nại Hiên Đà Nẵng dẫn xuống kho Cần Thơ thông qua kho lớn ở Nhà Bè…
Vào cuối tháng 3 năm 1975, sau lịnh triệt thoái cao nguyên, tình hình quân sự trở nên ồ ạt. Sợ trở tay không kịp, tôi còm-măng Singapore một tàu xăng máy bay. Hay tin nầy, hãng bảo hiểm có hợp đồng với hãng dầu tôi làm việc đánh điện phản đối, không cho tàu dầu qua Việt Nam viện cớ tình hình bất ổn. Đánh điện qua, đánh điện lại, cù cưa cả tuần họ mới bằng lòng cho tàu dầu qua, với điều kiện phải có hộ tống của Navy Mỹ họ mới cho tàu vào sông Sàigòn để cập kho Nhà Bè !
Tôi báo cáo với ban giám đốc vì lúc đó ở kho lớn Nhà Bè trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ có bày ngày tác chiến của không quân. Ban giám đốc chấp thuận điều kiện của hãng bảo hiểm. Tôi vội vã gọi điện thoại lại cơ quan yểm trợ Mỹ để xin họp khẩn. Ông trưởng sở trả lời: “Tôi sẽ đến ngay văn phòng ông. Cho tôi mười phút !” . Tôi quen ông nầy – tên W, thường được gọi là “ Xếp ” – nhờ hay đi họp chung. Ông ta dễ thương nhã nhặn, biết chút đỉnh tiếng Pháp nên lần nào gặp tôi cũng nói :” Bonjour ! çà va ?” ( Chào ông ! Mạnh hả ?)
Xếp W đến văn phòng tôi với hai người phụ tá. Tôi đã làm sẵn hồ sơ nên sau khi mời ngồi, tôi trao ngay cho họ để họ dễ theo dõi những gì tôi sẽ trình bày. Mười phút sau, tôi kết luận xin can thiệp gấp để tàu dầu xăng máy bay của hãng tôi được hộ tống, không quên nhắc lại điểm chánh yếu là trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ để chiến đấu trong vòng có bảy bữa !
Nghe xong, Xếp W xin phép bước ra ngoài gọi radio về trung ương. Một lúc sau, ông trở vào, nét mặt và giọng nói vẫn tự nhiên như chẳng có gì quan trọng hết: “Rất tiếc ! Chúng tôi không giúp được ! Thôi ! Chúng tôi về !” . Tôi đang nghe nghẹn ngang ở cổ thì ông W vỗ vai tôi nói nhỏ bằng tiếng Pháp: “Allez vous en ! ” ( Ông hãy đi, đi ! ) Ra đến cửa phòng, ổng ngừng lại nhìn tôi, gật nhẹ đầu một cái như để chào nhưng tôi nghĩ là ổng muốn nhắc lại câu nói cuối cùng “Allez vous en ! ” (Ông hãy đi, đi ! ) …

Tôi ngồi bất động, nghe tức tràn lên cổ vì thấy mình bất lực quá và cũng nghe thương vô cùng cái quê hương nhỏ bé của mình, nhược tiểu đến mức độ mà khi cần nắm tay để kéo đi theo thì “ họ ” dán… đầy đường cái nhãn “ hai bàn tay nắm lấy nhau” để chứng tỏ sự thật tình “khắn khít” , rồi khi không còn cần nữa thì cứ tự nhiên buông bỏ không ngượng tay giấu mặt, vì biết mười mươi rằng “ thằng nhược tiểu đó không làm gì được mình ” !
Tôi ráng kềm xúc động, bước qua phòng họp của ban giám đốc, chỉ nói được có mấy tiếng: “ Chánh quyền Mỹ từ chối !” . Sau đó, tôi đánh điện qua Singapore , cũng chỉ bằng một câu: “ Không có hộ tống” . Họ trả lời ngay: “ OK ! Good Luck ! ” ( Nhận được ! Chúc may mắn ! ) Hai chữ cuối cùng, trong hoàn cảnh nầy và vào thời điểm nầy, nghe sao thật đầy chua xót !
Thấy mới có ba giờ chiều, nhưng không còn lòng dạ đâu để ngồi lại làm việc nên tôi lái xe về nhà. Tôi lái như cái máy, cứ theo lộ trình quen thuộc mà đi. Về đến trước nhà, tôi bỏ xe ngoài ngỏ, đi bộ vô. Vợ tôi chạy ra, ngạc nhiên: “ Sao về vậy anh ?” . Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc: “Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi !”
Ngày đó, tháng tư năm 1975…Đúng là ngày nầy !

TIỂU TỬ





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 07/Apr/2015 lúc 8:19pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2015 lúc 10:52am


Nhật ký tháng Tư


Hai mươi tháng Tư tiễn em đi Mỹ
Ta biết dễ dàng mất bé từ đây
Em lên máy bay, ta về đơn vị
Đất Biên Hòa buồn… chết điếng cỏ cây

Hai mốt tháng Tư ta vào Quân Đoàn
Ngồi nghe thuyết trình, nhận lệnh hành quân
Tay áo xăn cao một đời thám kích
“Kiến lửa bu đầy” nhột cả đôi chân

Hai hai tháng Tư... ta vào Đại An
Chứng kiến cảnh dân bỏ xóm bỏ làng
Dân chạy đến đâu… địch bò đến đó… 
Đâu được như em chừ đã thênh thang

Hai ba tháng Tư… ta ngược Đồng Nai
Sương ôm mặt sông lau sậy thở dài
Địch xua quân tràn giữa đêm vắng lặng
Ta chỉnh pháo… và thây giặc chồng thây

Ta lạc mấy ngày trong lòng đất địch
Gọi đã khàn hơi chẳng thấy bạn bè
Thằng nào cũng đang giữ từng tấc đất
Đâu có thì giờ để cứu ta ra

Hai tám tháng Tư… ta ra lộ Một
Gặp ông tướng vùng thị sát thăm dân
Ông nói lung tung, ông thề sống chết
Ông nói xong rồi, ông bay biệt tăm

Hai chín tháng Tư… Biên Hòa xơ xác
Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang
Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết
Như tự chào mình - nát cả tim gan.

Ba mươi tháng tư… ta ôm mặt khóc
Trên cầu Saigon cạnh phố Hùng Vương
Mười năm binh đao… mưòi ngày kết thúc
Ta còn nguyên mà…. mất cả quê hương !


 Trạch Gầm





mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2015 lúc 10:35pm

 BÀI HỌC TỪ CUỘC NỘI CHIẾN HOA KỲ

    Giao Chỉ Vũ Văn Lộc- San Jose

 

 

     Một người tị nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ được bảo trợ về miền Nam tiểu bang Virginia, tình cờ tìm hiểu về cuộc nội chiến gần 150 năm về trước có thể chợt thấy một vài thời điểm tương đồng với chuyện quê hương.

 

     Tháng 4 của Hoa Kỳ cũng là một ngày tháng đáng lưu ý của lịch sử.

 

     Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861. Bốn năm sau vào ngày 9 tháng 4-1865, tướng Lee của miền Nam đầu hàng tướng Grant của miền Bắc.

 

     Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền Ðông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Ðó là Tổng Thống Lincoln.

 

     Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau Tổng Thống Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là Tướng Lee đầu hàng ngày 9 tháng 4 và vào ngày 15 tháng 4-1865, Tổng Thống Lincoln bị ám sát chết.

 

  Vị tổng thống thứ 16 trở thành vĩ nhân thống nhất đất nước và giải phóng nô lệ nhưng chỉ vui với chiến thắng chưa được một tuần lễ.

 

     Ða số thính giả và độc giả của chúng tôi đã mang quốc tịch Mỹ nhưng vẫn nhớ về quốc tổ, về Trưng Nữ Vương và các anh hùng dân tộc Việt Nam. Có lẽ sau 30 năm tỵ nạn, di dân Lạc Hồng tại Hoa Kỳ dù mang quốc tịch Mỹ, chúng ta cũng cần biết thêm chút lịch sử của Hiệp Chủng Quốc với các dữ kiện căn bản của chương trình trung học.

 

     Số là sau chiến tranh dành độc lập, mười ba xứ thuộc địa Bắc Mỹ thắng Anh quốc trở thành Hoa Kỳ với tổng thống Washington thì tiếp theo đến trận nội chiến chia đôi Nam Bắc là một vết thương đau đớn nhất.

 

     Vào thời kỳ đó, nước Mỹ gồm các tiểu bang Ðông Bắc có thủ đô Hoa Thịnh Ðốn chủ trương giải phóng nô lệ. Tổng thống Hoa Kỳ là Luật Sư Lincoln tuyên bố quốc gia không thể có hai luật, một nửa có nô lệ, một nửa không.

 

     Quân chính phủ miền Bắc gọi là quân đội Potomac, lấy tên của dòng sông diễm lệ chạy qua thủ đô. Các tiểu bang miền Nam sống về canh nông quyết đòi giữ lại chế độ nô lệ để khai thác cho nông nghiệp. Tổng thống miền Nam là ông Davis. Thủ đô là Richmond và quân đội do tướng Lee chỉ huy được gọi là quân đội Virginia.

 

     Nội chiến xảy ra trong hai nhiệm kỳ của ông Lincoln từ 1861 đến 1865 với hai vị tướng chỉ huy sau cùng là Tướng Ulysses S. Grant của miền Bắc và Tướng Robert E. Lee của miền Nam. Tuy miền Nam với các tiểu bang ly khai bầu ra một Tổng Thống Jefferson Davis nhưng nhân vật anh hùng miền Nam chính là Tướng Lee.

 

     Khi cuộc chiến Nam Bắc bùng nổ, nước Mỹ chia đôi. 11 tiểu bang miền Nam ly khai với 9 triệu dân và thêm 4 triệu dân nô lệ da đen. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ còn lại 21 tiểu bang miền Bắc với 20 triệu dân.

 

     Ông Robert Lee nguyên là tướng lãnh của quân đội liên bang Hoa Kỳ nhưng gốc người miền Nam. Ông đã từng là chỉ huy trưởng trường West Point.

 

     Tháng 4-1861 khởi chiến Nam Bắc, Tướng Lee được đề nghị chỉ huy quân đội miền Bắc nhưng ông không nhận và xin từ nhiệm để về đầu quân miền Nam tại Richmond, tiểu bang Virginia. Ông nói là không thể quay lưng với nơi ông đã sinh ra và trưởng thành.

 

     Trong chiến tranh, ông lập được nhiều chiến công và là vị tư lệnh sau cùng của miền Nam nhưng sau khi thủ đô Richmond của miền Nam bị thất thủ, ông đã quyết định đầu hàng. 

 

     Cuộc chiến tranh tương tàn đẫm máu làm tổn hại hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ, tan nát các đô thị miền Ðông và vùng Virginia. Tất cả đã thể hiện trong tác phẩm và cuốn phim bất hủ Cuốn Theo Chiều Gió mà chúng ta đã đọc cũng như coi nhiều lần suốt thời niên thiếu.

 

     Ngay cho đến bây giờ, tác phẩm này vẫn còn là tài liệu được đem dạy ở trường học với sự say mê và hãnh diện của nhiều thế hệ Hoa Kỳ.

 

     Ðó là những bài học gì mà chiến tranh, giết người, đốt nhà, nồi da nấu thịt đã đem lại cho thế hệ nối tiếp. Chúng tôi xin duyệt lại cùng quý vị câu chuyện hậu chiến Hoa Kỳ để so sánh với bài học chiến tranh Việt Nam.

 

     Trước tiên bắt đầu về câu chuyện đầu hàng. Sau chiến tranh, nước Mỹ sưu tầm và dựng lên khắp miền Ðông hàng trăm viện bảo tàng. Mỗi tiểu bang ít nhất là một viện bảo tàng. Mỗi trận đánh trên chiến trường xưa cũ với các di tích đều có một viện bảo tàng.

 

     Bằng hội họa, nhiếp ảnh, dữ kiện, thêm vào âm thanh ánh sáng người ta dựng lại lịch sử các cuộc thương thuyết, các cuộc điều binh và các trận chiến. Quân đội hai bên Nam Bắc, quân phục màu xanh, quân phục màu xám, các tướng lãnh, sĩ quan, binh sĩ và dân chúng. Những cái chết đau thương và anh hùng của cả hai bên, những mối tình bất hủ, tràn đầy hình ảnh em hậu phương, anh tiền tuyến.

 

     Không phải hàng trăm mà có đến hàng ngàn tác phẩm điện ảnh về chiến tranh Nam Bắc. Cả những phim vĩ đại mới ra đời trong vài năm gần đây vẫn còn hình ảnh của cuộc nội chiến ngày xưa.

 

     Cuộc nội chiến đau thương xưa cũ đã là niềm cảm hứng cho tinh thần nhân bản xây dựng trên tro tàn của một thời nội chiến Hoa Kỳ.

 

* * *

 

     Xin nhắc lại một lần nữa, bài học phải bắt đầu từ câu chuyện đầu hàng.

 

     Ðúng như vậy, trong hàng trăm bảo tàng viện về Civil War của Hoa Kỳ, thì viện bảo tàng Appomattox Court House ở Virginia là nơi nổi tiếng nhất vì dựng lên ngay tại một ngôi nhà mà Tướng Lee đã đến ký văn bản đầu hàng ngày 9 tháng 4-1865.

 

     Tại đây, câu chuyện về vị tướng phe bại trận miền Nam lại được viết ra và hình ảnh của ông lại được chiêm ngưỡng nhiều hơn cả phe thắng trận.

 

     Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 cách đây 140 năm, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam hết đường tháo lui.

 

     Bộ tham mưu của Tướng Lee đề nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu hàng. Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho Tướng Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp mặt.

 

     Ông Grant nhận được thư hết sức vui mừng và bỗng nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm hành hạ ông từ nhiều ngày qua.

 

     Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận.

 

     Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, Tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến.

 

     Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.

 

     Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc.

 

     Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.

 

     Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemen's Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình Tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng vẫn là một người Mỹ bị sỉ nhục.

 

     Thực vậy, 140 năm sau, chúng tôi đi thăm viện bảo tàng đầu hàng, cô Mary quản thủ cơ sở đã nói rằng dù hình ảnh của miền Nam hay miền Bắc, lịch sử không muốn ghi lại các hình ảnh xấu xa của bất cứ phe nào.

 

     Ở đây là nơi lưu giữ hình ảnh của các anh hùng miền Nam lẫn miền Bắc. Ðặc biệt là hình ảnh của phe bại trận lại được lưu ý hơn cả phe chiến thắng. Lá cờ rách của miền Nam thua trận treo tại thủ đô Richmond bây giờ lại là bảo vật hào hùng của bảo tàng viện đầu hàng.

 

     Và hình Tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Hình Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào.

 

     Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Lee High Way, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng. Bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến.

 

     Trong cuộc nội chiến tại nước Mỹ vào thế kỷ 19, sau cùng được thua thì cũng vẫn là nước Mỹ và người Mỹ.

 

  Lịch sử của Hoa Kỳ quá ngắn ngủi và đạo lý của người dân tứ chiếng như Hiệp Chủng Quốc thì vốn không thể nào sánh với lịch sử và truyền thống đặc biệt của người Việt Nam. Nhưng sao mà di sản tinh thần của cuộc nội chiến Việt Nam để lại không đẹp đẽ chút nào. Những chiến binh anh hùng và đẹp đẽ nhất của miền Nam phải tập trung vào các trại khổ sai. Vợ con bị xua đuổi lên rừng làm kinh tế mới. Cả miền Nam bị làm nhục.

 

     Ðã vậy, câu chuyện vẫn chưa xong. Qua bài học thứ hai, chúng tôi xin kể thêm về vấn đề nghĩa trang và mộ phần của các liệt sĩ phe chiến bại tại Hoa Kỳ.

 

     Tại nước Mỹ có một nghĩa trang quốc gia nổi tiếng khắp thế giới. Ðó là nghĩa trang Arlington. Ðây là nghĩa trang chính thức của liên bang Hoa Kỳ, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam.

 

     Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận và trên đó luôn luôn có lá cờ gạch chéo đã một thời tung hoành trên chiến trường.

 

     Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, không có cải tạo tập trung, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương.

 

     Nghĩa trang bên nào bên đó tự lo lấy, xấu đẹp tùy sức. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay tại nghĩa trang quốc gia của phe miền Bắc ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn có một khu chôn cất tử sĩ miền Nam với tượng đài gọi là Confederate Memorial.

 

  Cũng phải nói rằng, thực sự sau nội chiến, dư vị cay đắng giữa Nam Bắc Hoa Kỳ vẫn còn nhiều. Dễ gì mà trút bỏ hận thù ngay sau khi hai bên chết cả gần một triệu người mà một số lớn đã giết nhau khi giáp mặt bằng gươm dao. Hai phe cùng đốt nhà của nhau và cùng tàn phá đô thị và nông trại, đôi khi có cả những hành động dã man như hãm hiếp phụ nữ và tàn sát trẻ em. Cuộc chiến nào mà không có những lần quá độ.

 

     Năm 1900 tức là gần 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các liệt sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.

 

     Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc Tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền Nam. Ðây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau:

 

     "Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.

     Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.

     Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.

     Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.

     Những người nằm ở đây đã hiểu rõ

     là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh

     đã liều thân và sau cùng đã chết."

 

     Ðó là câu chuyện về các tử sĩ của phe thua trận tại Hoa Kỳ.

 

     Cũng chẳng khác gì vần thơ bất hủ của Thanh Nam dành cho Nghĩa Trang Quân Ðội miền Nam tại Biên Hòa.

 

     ... Ta như người lính vừa thua trận

     Nằm giữa sa trường nát gió mưa

     Khép mắt cố quên đời chiến sĩ

     Làm thân cây cỏ gục ven bờ

     Chợt nghe từ đáy hồn thương tích

     Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa...

 

* * *

 

     Vậy thì câu chuyện mộ phần của phe thua trận của Việt Nam thì ra sao? Chuyện Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH tại Biên Hòa mà chúng tôi đã có dịp giãi bày.

 

     Chúng tôi có một ông bạn làm thông dịch viên cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn có dịp hướng dẫn cho các nhân viên cao cấp của Hà Nội đến Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn. Tôi vẫn thường bảo rằng ông nên dẫn khách lúc rảnh rỗi đi thăm bảo tàng viện "Ðầu hàng" và nghĩa trang phe thua trận ở Arlington.

 

     Nơi đó thường dạy chúng ta bài học làm người văn minh.

 

     Xem lại lịch sử, chiến cuộc Nam Bắc Hoa Kỳ trong 4 năm rất khốc liệt, máu lửa và ghê gớm vô cùng.

 

     Trong một thời gian ngắn các trận đánh dồn dập, các đô thị bốc cháy lửa cao ngút trời. Cũng tản cư, cũng loạn lạc và chiến tranh để lại các cánh đồng toàn xác chết trong các trận giáp lá cà, đâm chém nhau mặt đối mặt.

 

     Nhưng rồi vết thương nào cũng phải được hàn gắn. Nước Mỹ đã có những bước ngoạn mục đầy màu sắc văn minh ngay từ khi chiến tranh chấm dứt để chấp nhận và tôn trọng người bại trận như những anh hùng. Phải chi những tướng lãnh vị quốc vong thân của Việt Nam như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai của quân đội Việt Nam Cộng Hòa mà hành xử như thế trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ thì sẽ được phe thù nghịch tại Hoa Thịnh Ðốn tôn vinh biết chừng nào.

 

     Trong chiến tranh và hậu chiến luôn luôn cần có các nhà lãnh đạo, các tướng lãnh quân tử. Và nhà lãnh đạo quân tử là phải biết xưng tụng các bậc anh hùng trong hàng ngũ kẻ thù, biết nâng người xuống ngựa và biết tôn trọng các tử sĩ của hàng ngũ đối nghịch.

 

     Chúng tôi viết lại câu chuyện nội chiến Hoa Kỳ để tặng cho nhà cầm quyền Hà Nội, nhân dịp ông thủ tướng Việt Nam đến Hoa Kỳ. Ông có thể nhận được viện trợ của Mỹ từ Bill Gates ở Seattle, của George Bush ở White House nhưng bài học để trở thành con người văn minh ông thủ tướng phải tìm ở nơi khác.

 

     Ðó là viện bảo tàng đầu hàng và nghĩa trang phe bại trận miền Nam tại Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn. Nước Mỹ ngày nay còn hùng mạnh bởi vì biết tôn trọng giá trị của phe đối nghịch.

 

     Sống làm người dù ở hoàn cảnh nào, cũng không bao giờ muộn để học làm người quân tử. Và về phần chúng ta trong những mối đau thương của những người bại trận, niềm đau thương nhất là ta đã bị đánh bại bởi những người không có khả năng quản trị đất nước, và thiếu bản chất quân tử.

 

     Nhưng ta vẫn còn có thể sẽ đem xuống nấm mồ những ước mơ lạc quan. Trăm năm sau vào một ngày nào đó, các anh hùng của miền Nam sẽ được thế hệ con cháu Việt Nam cải táng vào Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa. Con cháu người di dân có thể đem hài cốt chiến sĩ VNCH ở bốn phương trời về yên nghỉ với chiến hữu ở quê nhà. Các du khách gốc Việt sẽ xuống thăm Cần Thơ, Dinh Tư Lệnh, Quân đoàn 4 của ông Nguyễn Khoa Nam ngày xưa đã trở thành bảo tàng viện của miền Nam. Du khách sẽ đứng trên cái ban công mà tướng Nam đã đứng lần cuối vào sáng 1 tháng 5-1975, nhìn ra đại lộ Hòa Bình. Người hướng dẫn sẽ chỉ cho khách du lịch nơi ông tướng đã tự vẫn. Trong ngôi nhà này, người ta đã sưu tầm tất cả các vật dụng cũ của người xưa với niềm tôn kính.

 

     Trước khi chết, Tổng Thống Lincoln đã nói: "Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau gì, lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những con người vĩ đại đã ngã xuống."

 

     Trong trận chiến tranh Nam Bắc Việt Nam, nơi một anh hùng ngã xuống là Cần Thơ. Tên người anh hùng đó là Nguyễn Khoa Nam. Ông là một Tướng Lee của miền Nam Việt Nam, ông là mặt trời tháng 4 của Việt Nam.

 

     Lịch sử của 70 năm cách mạng của cộng sản miền Bắc Việt Nam không có ai sánh bằng. Với ba tiếng chuông thỉnh Phật và một phát súng vào đầu, Nguyễn Khoa Nam đã thể hiện cái dũng của một thánh nhân. Hành động và tư cách của tướng Nguyễn Khoa Nam đem lại niềm hãnh diện cho người Việt Nam, không phân biệt bạn hay thù, Nam hay Bắc, Quốc hay Cộng. Sau cùng, chỉ đơn giản ông là người Việt Nam không chịu khuất phục.

 

     Trong thời kỳ nội chiến, Tướng Lee của miền Nam Hoa Kỳ đã may mắn gặp được tướng Grant của miền Bắc. Người đã ngần ngại khi phải hỏi ông Lee về việc đầu hàng. Nhưng cả trăm danh tướng miền Bắc Việt Nam không có ông tướng nào đóng được vai trò của tướng Grant của Hoa Kỳ.

 

     Cuộc chiến đã 30 năm qua, mà bây giờ những người Việt Nam chiến thắng vẫn chưa biết cách đối xử tử tế với các tử sĩ miền Nam.

 

     Ðó thật là điều bất hạnh cho Việt Nam.

 

 

 

 

KẾT THÚC NỘI CHIẾN NAM - BẮC MỸ


 

NGHĨA TRANG ARLINGTON _ NƠI CHÔN CẤT TỬ SĨ NAM - BẮC MỸ

 

MỘ Ở NGHĨA TRANG ARLINGTON

 

TỔNG THỐNG MỸ VÀ PHU NHÂN VIẾNG MỘ Ở NGHĨA TRANG ARLINGTON

 

KẾT THÚC CUỘC CHIẾN NAM - BẮC VIỆT NAM

 

NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN

 

MỘ Ở NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN

 

MỘ Ở NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN


 

NGHĨA TRANG TỬ SĨ BIÊN HÒA

 

MỘ Ở NGHĨA TRANG TỬ SĨ BIÊN HÒA

 

MỘ Ở NGHĨA TRANG TỬ SĨ BIÊN HÒA

 

MỘ Ở NGHĨA TRANG TỬ SĨ GÀNH RÁNG


MỜI CLICK VÀO LINK NGUỒN XEM RÕ HÌNH ẢNH

NGUỒN :

https://www.facebook.com/notes/canh-le/h%C3%B3a-gi%E1%BA%A3i-h%E1%BA%ADn-th%C3%B9-h%C3%B2a-h%E1%BB%A3p-d%C3%A2n-t%E1%BB%99c/151082041696895?comment_id=453918884746541&offset=0&total_comments=117




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Apr/2015 lúc 10:39pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2015 lúc 5:40pm

Trở lại trận Ban Mê Thuột 1975

Lữ Giang



LTG
: Bài này đã được viết và phổ biến trên tuần báo Saigon Nhỏ ngày 29.4.2005 để ghi nhớ 30 năm ngày mất Miền Nam. Mới đó mà đã 10 năm rồi! Năm nay để ghi nhớ 40 năm ngày mất Miền Nam và rút kinh nghiệm lịch sử, chúng tôi hoàn chỉnh lại với một số tài liệu mới.
Để có thể hiểu một cách dễ dàng trận đánh Ban Mê Thuộc, chúng tôi xin tóm lược kế hoạch đánh chiếm miền Nam của Hà Nội lúc đó như sau: Khai thông con đường Đông Trường Sơn (tức đường 14) đưa quân vào Phước Long rồi đánh thẳng vào Sài Gòn, bỏ qua các tỉnh niền Trung. Muốn khai thông con đường này, phải phá hai cái chốt quan trọng mới đi qua được: Năm 1974 phá cái chốt Thường Đức ở phía tây Đà Nẵng, năm 1975 phá cái chốt Đức Lập ở phía tây Ban Mê Thuột và đưa lực lượng xuống Phước Long. Năm 1976 sẽ đánh vào Sài Gòn.
......
Vì phải tóm lược đầy đủ các sự kiện đã xảy ra, chúng tôi viết bài này hơi dài nên sẽ phổ biến hai kỳ, xin độc giả thông cảm.
Lữ Giang
 
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày chiếm Ban Mê Thuột, trong một cuộc phỏng vấn đăng trên nhật báo Nhân Dân của Đảng CSVN số ra ngày 10.3.1975, Thượng Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư Lệnh Mặt Trận Tây Nguyên, đã nói rằng sở dĩ Buôn Ma Thuột được lựa chọn vì đây là điểm mà lực lượng miền Nam Việt Nam ít chú ý hơn, có nhiều sơ hở và thuận lợi cho các đơn vị lớn hoạt động. Hơn nữa, miền Nam Việt Nam và cả các cố vấn Mỹ vẫn tin rằng miền Bắc chưa đủ sức đưa quân vào Buôn Ma Thuột vào thời điểm đó.
Khi được đài BBC phỏng vấn, Tướng Thảo trả lời còn tệ hơn, ông chỉ lặp lại những luận điệu bố lếu bố láo cũ đã lỗi thời khiến người nghe phải bực mình. Điều này cũng dễ hiểu thôi: Tướng Hoàng Minh Thảo là cấp thừa hành, chỉ đâu đánh đó, có trình độ văn hóa thấp và chỉ có tầm nhìn chiến thuật, nên không thể biết được kế hoạch của Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương ở Hà Nội như thế nào.
Cách đây 25 năm, khi mới đến Hoa Kỳ, chúng tôi đã viết một bài đầu tiên về trận đánh Ban Mê Thuột đăng trên báo Thời Luận ở Los Angeles, căn cứ vào các cuộc phỏng vấn các nhân chứng ở trong tù. Bài đó đã làm đảo ngược lại cách nhìn về những ngày ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Trước đó, một số người đi trước, nhất là Phạm Huấn, cứ nghĩ rằng các nhân chứng sẽ không bao giờ tới được đất Mỹ, nên đã viết phịa sử một cách thoải mái!
Nay đã 40 năm, thời gian đủ để cho chúng ta sưu tầm tài liệu, gạn lọc và suy nghĩ để trình bày lại vấn đề một cách chính xác hơn.

KẾ HỌACH CỦA CỘNG QUÂN
Như chúng tôi đã nói trong số báo ra ngày 11.3.2005, muốn chiếm miền Nam một cách nhanh chóng, kế hoạch của Hà Nội là phải đánh thẳng vào Sài Gòn, đầu não của miền Nam, bỏ qua các tỉnh miền Trung. Muốn thực hiện điều dó, Tướng Văn Tiến Dũng cho biết Hà Nội đã quyết định cho làm lại con đường Đông Trường Sơn, tức quốc lộ 14, bắt đầu từ Khe Hó ở Quảng Trị, xuống tận Tà Thiết ở Bình Long, tức vùng Chiến Khu Đ. Công trình này đã được khởi sự từ năm 1973, xử dụng khoảng 30.000 bộ đội và thanh niên xung phong. Khi làm con đường này, có hai cái chốt phải nhổ mới có thể khai thông được, đó là Thường Đức ở phía tây Đà Nẵng và Đức Lập, ở phía tây Ban Mê Thuột.
Trong cuốn “Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm” Tướng Trần Văn Trà cho biết vào tháng 10 năm 1974, ông và Phạm Hùng ra Bắc họp, Bộ Chính Trị đã ra lệnh tại Nam Tây Nguyên phải mở hành lang chiến lược đoạn Đức Lập cho thông suốt. Năm 1976 sẽ bắt đầu đánh lớn.
Tại sao phải chiếm Đức Lập?
Đức Lập thuộc tỉnh Quảng Đức, một tỉnh nằm ở phía nam Ban Mê Thuột và sát vùng ngả ba biên giới Việt – Miên- Lào. Năm 1910, một người Pháp tên là Henri Maitre đi thám hiểm vùng Tây nguyên đã khám phá ra vùng ba biên giới này. Nhưng khi người Pháp đến lập các căn cứ tại đây thì bị người Thượng chống trả rất quyết liệt. Năm 1932, Đại Úy Mallard từ Bandon thuộc tỉnh Darlac, đã theo sông Dak Dam đi lên và khám phá ra vùng DAKMIL nằm sát vùng Tam Biên là nơi có đất rất tốt, nên xin bình định và lập một đồn tại đây để kiểm soát và khai thác. Sau đó, Pháp đã cho làm một liên tỉnh lộ nối liền Bandon với Darmil dài 55 cây số và đặt tên là Liên tỉnh lộ 6. Vùng Dakmil là quận Đức Lập sau này.
Quốc lộ 14, sau khi chạy qua Ban Mê Thuột, đã đi vào Đức Lập rồi chia thành hai nhánh, một nhánh đi thẳng qua Phước Long và Bình Long, nối liền với đầu quốc lộ 13, một nhánh đi về Gia Nghĩa rồi quẹo qua Kiến Đức, vào Phước Long và gọi là quốc lộ 14B.
Năm 1959, khi các hoạt động của Cộng quân gia tăng ở vùng Cao Nguyên và Chiến Khu Đ, chính phủ Ngô Đình Diệm đã quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức để kiểm soát vùng Tam Biên và chặn đường đi xuống Chiến Khu Đ của Cộng quân. Tỉnh này gồm 3 quận là Kiến Đức, Khiêm Đức và Đức Lập. Tỉnh lỵ đặt tại Gia Nghĩa.
Để khai thông Thường Đức, trong hai tháng 7 và 8 năm 1974, Cộng quân đã huy động gần 3 sư đoàn thiện chiến để thanh toán cái chốt này. Sau đó, Cộng quân làm khúc đường 14 từ Quảng Nam đến Phước Long ở cả hai chiều cùng một lúc, một chiều từ Phước Long đi lên Quảng Đức và một chiều từ Quảng Nam đi vào. Tại khúc Kontum, Pleiku và Ban Mê Thuột, Quân Lực VNCH đang trần đóng trên quốc lộ 14, nên Cộng quân phải làm con đường thứ hai đi vòng sau Kontum, Pleiku và Ban Mê Thuột để vào Quảng Đức và đặt tên là Quốc lộ 14A. Khi tới Đức Lập, con đường bị kẹt ở đây nên Cộng quân phải thanh toán Đức Lập bằng mọi giá. Tuy nhiên, chiếm xong Đức Lập mà muốn giữ vững cái chốt này, phải chiếm luôn Ban Mê Thuột vì từ Ban Mê Thuộc, quân lực VNCH có thể đánh chiếm lại.
Ban Mê Thuột là tỉnh lỵ của tỉnh Darlac, có độ cao khoảng 536 thước và cách Sài Gòn 353 cây số. Vùng đất này ngày xưa thuộc sắc tộc Rhadé Kpa, do tù trưởng Ama Y Thuột cai quản (có sách viết là Maya Thuột). Theo truyền tụng, trước đây Ban Mê Thuột được gọi là Buôn Ma Thuột, vì theo thổ ngữ của sắc tộc Rdadé, Buôn có nghĩa là làng hay ấp, Ma là ông, còn Thuột là tên riêng. Buôn Ma Thuột là làng của ông Thuột. Năm 1923 tỉnh Darlac được thành lập và đặt dưới quyền cai trị của Công Sứ Sabatier. Đây là một vùng đất phì nhiêu và là cửa ngỏ quan trọng của đường giao thông từ Tây Nguyên xuống Nam Phần.

KHÔNG NHẬN RA KẾ HOẠCH CỦA ĐỊCH
Như chúng tôi đã trình bày trong số ra ngày 1.4.1975, trong cuộc họp vào đầu tháng 10 năm 1974 tại Dinh Độc Lập, Tướng Phạm Văn Phú đã nhận định: “Đối phương có thể đẩy nỗ lực chính vào việc đánh mạnh Kontum – Pleiku, cắt đường 14, đường 19 (nối Quy Nhơn với Pleiku).”
Ông không tiên đoán được Cộng quân sẽ đánh Đức Lập và Ban Mê Thuột để khai thông đường Đông Trường Sơn. Cộng quân không hề định đánh Kontum hay Pleiku như ông đoán.
Tướng Nguyễn Văn Thiệu cũng không nắm vững chiến lược và chiến thuật của Cộng quân nên đã nhận định rất vu vơ: “Có thể Cộng Sản sẽ mở tiến công trong Đông – Xuân, quy mô lớn hơn 1972, kéo dài cả năm. Mục tiêu chung nhằm đánh phá bình định và diệt nguồn sinh lực của ta. Có thể Cộng Sản đánh chiếm Quảng Trị trên cơ sở cô lập Huế – Đà Nẵng. Lấy Kontum để áp lực Bắc Bình Định, lấy Tây Ninh làm thủ đô và ung thối đồng bằng sông Cửu Long.”
Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân, đã báo cáo rằng theo không ảnh, Cộng quân đã khai thông được đường Đông Trường Sơn và hệ thống ống dẫn dầu đã phát triển tới tây bắc Bến Giằng (tức Thường Đức, Quảng Nam). Nhưng chẳng ai thèm để ý.

TIN TỨC TÌNH BÁO DỒN DẬP
Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 của Quân Đoàn 2, kể lại rằng nhờ hệ thống truyền tin điện tử, Quân Đoàn 2 VNCH đã mở được hầu hết các khóa mật mã của Cộng Quân đánh đi. Nhờ vậy, từ tháng 12 năm 1974 Quân Đoàn 2 đã biết được Cộng quân đang chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột.
Đại Tá Phùng Văn Quang, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 45 thuộc Sư Đoàn 23 cho biết một tiểu đoàn của Trung Đoàn 45 đang hành quân trên quốc lộ 14 gần quận Thuần Mẫn thì một cán binh Việt Cộng ra xin đầu thú. Anh ta khai tên là Sinh (có người nói là Sính), một sĩ quan truyền tin, có nhiệm vụ bắt đường dây điện thoại ngang qua quốc lộ 14 nối liền Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 320 ở phía tây quốc lộ này với một đơn vị đang đóng ở quận Thuần Mẫn. Khi điều tra thì khám phá ra anh ta chỉ là một Thượng Sĩ chớ không phải sĩ quan. Vì giữ nhiệm vụ truyền tin, anh ta biết khá nhiều về kế hoạch hành quân của Sư Đoàn 320 và các đơn vị phối hợp. Anh cho biết Sư Đoàn 320 đang đóng ở phía tây quốc lộ 14 gần quận Buôn Hô và đang chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột. Khi tin này được báo về Quân Đoàn 2, Tướng Phú ra lệnh Trung Đoàn 45 cho một tiểu đoàn hành quân lục soát hai bên quốc lộ 14, từ Ban Mê Thuột đến Pleiku để phát hiện Cộng quân. Đại Tá Quang nói ông đã cho lục soát nhưng không thấy gì. Sau này ông tiết lộ rằng tiểu đoàn đó chỉ lục soát mỗi bên quốc lộ 14 khoảng 1 cây số, trong khi Sư Đoàn 320 đóng xa quốc lộ đến 5 cây số nên không thể phát hiện được. Sau khi đưa ra nhiều hứa hẹn, tên Sinh đồng ý hướng dẫn trực thăng đến trên vùng Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 320 đang đóng. Đại Tá Quang nói rằng theo sự chỉ dẫn của tên Sinh, ông đã nhìn thấy phía dưới các cơ sở chứng minh có Cộng quân đang đóng quân tại đó và đã báo cáo cho Tướng Phú biết.
Mặc dầu có tin Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 320 đã chuyển từ Kontum về phía bắc Ban Mê Thuột, nhưng cơ quan truyền tin của Quân Đoàn 2 cho biết họ vẫn nhận được các tín hiệu truyền tin của Sư Đoàn này phát đi từ một căn cứ ở Kontum. Căn cứ vào báo cáo này, Tướng Phú cho rằng Sư Đoàn 320 vẫn còn tại Kontum và những lời khai của tên Sinh chỉ là một kế nghi binh của Cộng quân để đánh Pleiku.
Trong thực tế, Sư Đoàn 320 đã chuyển về phía bắc Ban Mê Thuột nhưng tiếp tục cho phát các tín hiệu truyền tin từ Kontum để đánh lạc hướng.
Đầu tháng 2/1975, Phòng 2 Quân Đoàn khám phá ra một thông báo của Cộng quân về cuộc họp vào ngày 1.2.1975 của Tư Lệnh các Sư Đoàn 320, F.10 và 968 tại vùng phía tây Đức Cơ để khai triển chiến dịch 275. Thông báo này do một người tên Tuấn ký tên. Tuấn là một trong những bí danh của Văn Tiến Dũng.
Một nữ du kích hồi chánh ở Ban Mê Thuột cho biết Trung Đoàn 25 của Cộng quân đã được lệnh ăn Tết trước để chuyển quân về vùng Khánh Dương ở phía đông Ban Mê Thuột và một số đơn vị thuộc Sư Đoàn F.10 đã có mặt xung quanh quận Đức Lập, phía tây nam Ban Mê Thuột. Các thợ rừng báo cáo họ thấy nhiều đơn vị Cộng quân lẩn quẩn trong vùng phía bắc và phía tây Ban Mê Thuột... Những tin tức này cho thấy Cộng quân đang chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột.
Trung Tá Ngô Văn Xuân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 44, cho biết vào Tết Ất Mão (1975), Trung Đoàn 44 đang đóng ở căn cứ 801, cách tỉnh lỵ Pleiku khoảng 20 cây số về hướng tây bắc, đã được Quân Đoàn 2 chỉ định tiếp đón Tổng Thống đến ăn Tết. Đúng 12 giờ trưa ngày mồng một Tết (11.2.1975), Tổng Thống từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đến Trung Tâm Hành Quân của Trung Đoàn 44 bằng trực thăng cùng với các Tướng Trần Văn Trung, Lê Nguyên Khang và Phạm Văn Phú. Tại đây, Trung Tá Điều Ngọc Chuy, Trưởng Phòng 2 Sư Đoàn 23, đã trình bày về tình hình chung của các khu vực trách nhiệm đang do Sư Đoàn 23 trấn giữ, đặc biệt nhấn mạnh đến chi tiết về cung từ của một cán binh cộng sản thuộc Sư Đoàn 320 ra đầu thú cho biết rõ các chi tiết Cộng quân đang chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột. Tổng Thống có vẽ đăm chiêu rồi quay lại hỏi Tướng Phú. Tướng Phú nhận định rằng có thể Việt Cộng đưa ra một kế trá hàng nhằm đánh lạc hướng chú ý của ta. Theo ông, Pleiku là điểm, Ban Mê Thuột chỉ là diện, bởi vì Pleiku có cơ sở đầu não là BTL Quân Đoàn 2. Nếu Cộng quân tiêu diệt được cứ điểm này, chúng sẽ dễ dàng làm chủ được toàn bộ Cao Nguyên và tỏa xuống khu vực duyên hải. Tổng Thống Thiệu suy nghĩ trong giây lát, rồi ra lệnh cho Tướng Phú đưa toàn bộ Sư Đoàn 23 về lại Ban Mê Thuột. Tổng Thống nói địa thế Pleiku là khu vực trống trải, bao gồm nhiều đồi thấp và trọc, có tầm quan sát rộng, Cộng quân không bao giờ dám đương đầu trên những khoảng trống như vậy. Tổng Thống hứa sẽ cho thêm một Liên Đoàn Biệt Động Quân để làm lực lượng trừ bị. Tướng Phú đáp: “Xin tuân lệnh!”
Sau khi nghe thuyết trình, Tổng Thống Thiệu không đi Kontum như đã dự định mà đến Ban Mê Thuột và Quảng Đức để thăm và ủy lạo các binh sĩ.
Đại Tá Trịnh Tiếu cho biết ngày 15.2.1975, Tướng Phú đã mở một cuộc họp tại Quân Đoàn 2 để kiểm điểm tình hình trong Quân Khu 2, có Lãnh Sự Mỹ ở Nha Trang lên tham dự. Đại Tá Tiếu đã trình bày thêm các tài liệu cho biết Cộng quân sẽ đánh Ban Mê Thuột, nhưng Tướng Phú cứ chần chờ, không chịu ra lệnh chuyển quân.
Trung Tá Ngô Văn Xuân cho biết đến ngày 17.2.1975 Tướng Phú mới triệu tập phiên họp để đặt kế hoạch chuyển quân về Ban Mê Thuột theo lệnh Tổng Thống. Theo kế hoạch này, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 sẽ di chuyển bằng đường bộ, khi qua khu đèo Tử Sĩ, Trung Đoàn 45 sẽ đi theo tháp tùng. Trung Đoàn 44 đợi một Liên Đoàn Biệt Động Quân đến thay thế trong vòng 3 ngày và sẽ đi sau.
Tám giờ sáng ngày 18.2.1975, đoàn quân tập trung tại căn cứ Hàm Rồng để khởi hành, nhưng đến 11 giờ Tướng Phú ra lệnh hủy bỏ việc chuyển quân. Ông nói Cộng quân sẽ đánh Pleiku và việc Cộng quân chuyển quân quanh Ban Mê Thuột là để nghi binh mà thôi. Lệnh của Tướng Phú đã làm cả Quân Đoàn 2 ngạc nhiên.

PHỐI TRÍ LỰC LƯỢNG CỦA HAI BÊN
I.- Phối trí của Quân Lực VNCH: Cao Nguyên Trung Phần gồm bốn tỉnh: Kontum, Pleiku, Darlac và Quảng Đức. Tướng Phạm Văn Phú đã phối trí quân để phòng thủ Cao Nguyên như sau:

1.- Mặt trận Kontum: Mặt Trận này do Đại Tá Phạm Duy Tất, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 2 chỉ huy, gồm có:
- Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân với Tiểu Đoàn 96 đóng ở đèo Chu Pao và Tiểu Đoàn 72 đóng ở Kontum. Tiểu Đoàn 89 biệt phái cho Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân đóng tại nam Kontum.
- Liên Đoàn 22 Biệt Động Quân với Tiểu Đoàn 95 đóng tại Trương Nghĩa phía tây Kontum, Tiểu Đoàn 88 đóng tại Ngọc Bay ở phía tây bắc Kontum và Tiểu Đoàn 62 đóng tại Kontum.
- Liên Đoàn 23 Biệt Động Quân với ba Tiểu Đoàn 11, 22 và 23 đóng ở phía bắc Kontun, dọc theo quốc lộ 14.
Về sau, Bộ Tổng Tham Mưu gởi Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân đến tăng cường cho Cao Nguyên với hai Tiểu Đoàn 35 và 36 đóng ở phía đông và đông bắc Kontum. Tiểu Đoàn 52 được tăng cường cho Liên Đoàn 25 Biệt Động Quân tại Thanh An, Pleiku.
Như vậy có 4 Liên Đoàn Biệt Động Quân trấn giữ Kontum. Tướng Phú rất sợ Cộng quân sẽ mở một cuộc tấn công vào Kontum như “mùa hè đỏ lửa” năm 1972.

2.- Mặt trận Pleiku: Mặt trận này do Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 23 chỉ huy, gồm có:
- Trung Đoàn 44 đóng ở căn cứ 801 cách tỉnh lỵ Pleiku 20 cây số về phía tây.
- Trung Đoàn 45 đóng ở căn cứ Gầm Ga, phía bắc quận Thuần Mẫn, gần đèo Tử Sĩ, dọc theo quốc lộ 14, giữa Ban Mê Thuột và Pleiku.
- Liên Đoàn 25 Biệt Động Quân với ba Tiểu Đoàn 67, 76 và 90 đóng tại Thanh An, phía tây Pleiku.
Sau này, Bộ Tổng Tham Mưu gởi thêm Liên Đoàn 4 Biệt Động Quân đến Pleiku với Tiểu Đoàn 42 đóng tại Ban Can phía đông Pleiku, trên quốc lộ 19; Tiểu Đoàn 43 đóng tại Hàm Rồng và Tiểu Đoàn 44 đóng tại Pleiku. Sau khi Ban Mê Thuột bị thất thủ, Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân được phái đến thay hai Trung Đoàn 44 và 45 của Sư Đoàn 23 để hai Trung Đoàn này đi chiếm lại Ban Mê Thuột.
Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Sư Đoàn 23 đặt tại Hàm Rồng, cách tỉnh lỵ Pleiku 12 cây số về phía nam, cùng với Tiểu Đoàn 43 của Liên Đoàn 4 Biệt Động Quân.

3.- Mặt trận Ban Mê Thuột và Quảng Đức: Mặt Trận này do Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23 chỉ huy, gồm có:
- Trung Đoàn 53 với hai Tiểu Đoàn 1 và 3 đóng tại căn cứ B.50 ở phi trường Phùng Dực và Tiểu Đoàn 2 đóng tại Dak Soong ở Quảng Đức.
- Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân với Tiểu Đoàn 63 đóng tại Gia Nghĩa, hai Tiểu Đoàn 81 và 82 đóng xung quanh Kiên Đức.
Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 đóng tại Ban Mê Thuột.

II.- Phối trí của Cộng quân: Lực Lượng của Cộng quân ở Cao Nguyên gồm có Sư Đoàn 320 đóng ở Kontum, Sư Đoàn F.10 hoạt động ở Pleiku, Sư Đoàn 986 trú quân tại vùng Tam Biên Việt – Miên - Lào, Trung Đoàn biệt lập 25, một trung đoàn khá thiện chiến, luôn quấy phá ở hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, và Trung Đoàn đặc công 95-B, một trung đoàn rất thông thạo về địa hình ở Cao Nguyên, thường đóng ở phía đông Pleiku. Trung Tướng Hoàng Minh Thảo là Tư Lệnh. Thiếu Tướng Vũ Lăng, Đại Tá Phạm Hàm và Đại Tá Nguyễn Lăng làm Tư Lệnh Phó. Đại Tá Nguyễn Hiệp làm Chính Ủy.

(Xin xem tiếp Phần 2 kỳ tới)
12.3.2015
Lữ Giang





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 10/Apr/2015 lúc 5:43pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2015 lúc 5:47pm

Trở lại trận
Ban Mê Thuột 1975
 
(Phần 2)

Lữ Giang

LTG: Đây là những bằng chứng lịch sử được các nhân chứng ghi hay kể lại. Lịch sử 40 ngày cuối cùng của Miền Nam là lịch sử của những ngày bi thảm nhất trong cuộc chiến Việt Nam kéo dài 30 năm, từ 1945 đến 1975. Thay vì rút bài học lịch sử, một số người vẫn tin rằng có thể dùng xảo thuật “chọi đá đường rầy xe lửa” để biện bác và làm thay đổi lịch sử. Nhưng Đức Datla Latma đã nói: “Lịch sủ là lịch sử. Và lời tuyên bố của tôi không làm thay đổi lịch sử đã qua.” (History is history. And my statement will not change past history).
Điều đáng tiếc là cho đến nay, những người có trách nhiệm vẫn chưa có lời xin lỗi nào đối với các chiến sĩ và đồng bào vì đã đưa cuộc đời của họ và đất nước vào những ngày đen tối.
Lữ Giang
 

CHUẨN BỊ ĐÁNH BAN MÊ THUỘT
Tỉnh Darlac lúc đó có 4 quận: Lạc Thiện ở hướng đông, Phước An ở đông bắc, Buôn Hô ở bắc và Ban Mê Thuột là quận châu thành, tức thị xã Ba Mê Thuột. Toàn tỉnh Darlac lúc đó có khoảng 150.000 dân gồm nhiều sắc tộc khác nhau, riêng Ban Mê Thuột có khoảng 60.000 người. Nơi đây có nhiều đồn điền, đa số là rừng cao su và cà phê, không có các chướng ngại thiên nhiên để giúp phòng thủ như ở Kontum hay Pleiku nên rất dễ bị tấn công. Lực lượng phòng thủ lại rất yếu: Nghĩa Quân và Địa Phương Quân phần lớn là người Thượng, không thiện chiến, thiếu tinh thần kỷ luật và không được trang bị đầy đủ. Tất cả trông chờ vào Trung Đoàn 53 của Sư Đoàn 23, nhưng Trung Đoàn này phải bao bọc một vùng lãnh thổ quá lớn gồm 2 tỉnh, vừa Quảng Đức vừa Darlac, nên khó bảo vệ nổi.
Để đánh Ban Mê Thuột, Cộng quân huy động 6 Sư Đoàn: Sư Đoàn 3 Sao Vàng ở Bình Định, Sư Đoàn F10 ở Pleiku, Sư Đoàn 320 ở Kontum, Sư Đoàn 968 đang đóng ở vùng Tam Biên và Sư Đoàn 316 mới từ ngoài Bắc vào tăng cường. Ngoài ra, Cộng quân còn xử dụng Trung Đoàn biệt lập 25 để chận đường tiếp viện, Trung Đoàn Đặc Công 168 và Trung Đoàn 95B để làm mũi nhọn tấn công.
Trước hết, Cộng quân ra lệnh cho Sư Đoàn 968 đang đóng ở vùng Tam Biên kéo về phía tây Quận Thanh An ở phía tây Pleiku để thay cho Sư Đoàn F10 tiến về phía tây Ban Mê Thuột. Đại Úy Trác Ngọc Anh, một sĩ quan không báo của Quân Đoàn 2, đã nói với chúng tôi rằng vào cuối tháng 1 năm 1975, khi máy bay L.19 chở anh đang bay thám thính trên con đường từ vùng Tam Biên về Thanh An thì anh phát hiện ra một đoàn quân xa độ một trăm chiếc đang chạy từ Tam Biên về Pleiku. Anh thông báo ngay về Phòng 2 của Quân Đoàn. Một lúc sau, cơ quan quân báo của Hoa Kỳ đã nói vào máy cho biết đó là các xe chuyển quân của Sư Đoàn 968 của Cộng quân. Quân Đoàn 2 đã xin Bộ Tổng Tham Mưu huy động các phi cơ A.37 của Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 6 Không Quân đến oanh kích. Cuộc oanh kích kéo dài từ 9 giờ sáng đến quá trưa, nhưng vẫn còn thấy một số xe đang chạy. Bộ Tổng Tham Mưu phải điều động thêm Sư Đoàn 1 Không Quân ở Đà Nẵng vào trợ chiến. Cuộc oanh kích kéo dài đến 4 giờ chiều mới chấm dứt. Một máy bay C.47 của Bộ Tổng Tham Mưu đã đến chụp hình và thấy khói bay ngụt trời, nhiều tiếng nổ từ dưới đất đang phát ra và vô số xe bị bắn cháy nằm rải rác trên đường. Sau chiến công này, Quân Đoàn 2 được khen thưởng và Trung Úy Trác Ngọc Anh (đang ở Boston) được vinh thăng Đại Úy.
   Bị thiệt hại nặng trong vụ oanh kích đó, Sư Đoàn 968 không còn khả năng chiến đấu như lúc đầu nữa, Bộ Chỉ Huy Tây Nguyên của Cộng quân đã điện về Hà Nội cầu cứu. Hà Nội liền ra lệnh rút gấp Sư Đoàn 316 đang đóng ở vùng biên giới Lào-Việt ở phía tây Nghệ Tĩnh đưa vào Cao Nguyên Trung Phần thay thế cho Sư Đoàn 968 làm mũi dùi tấn công Ban Mê Thuột. Sư Đoàn 316 là một Sư Đoàn cơ động nhẹ, chỉ có 2 Trung Đoàn, nên khi đi qua Thừa Thiên đã được tăng cường thêm một Trung Đoàn của Sư Đoàn 324 đang đóng tại đây. Sau đó, Hà Nội còn cho thêm Trung Đoàn 29B ở Đà Nẵng.
Có đủ quân số rồi, Cộng quân phối trí như sau: Sư Đoàn 3 Sao Vàng từ Bình Định đem hai Trung Đoàn đóng ở phía tây đèo An Khê, cắt quốc lộ 19 nối liền Bình Định và Pleiku để chận đường tiếp viện của Sư Đoàn 22 của VNCH và nghi binh.
Sư Đoàn F10 từ Pleiku tiến về phía tây Ban Mê Thuột, vây quận Đức Lập, cắt con đường 14 nối liền Ban Mê Thuột với Đức Lập.
Sư Đoàn 320 từ Kontum di chuyển về phía bắc Ban Mê Thuột, đóng cách quốc lộ 14 về phía tây 5 cây số để chận quốc lộ 14 từ Pleiku đến Ban Mê Thuộc. Một tiểu đoàn của Sư Đoàn này đã băng qua quốc lộ 14, khúc cầu 210 (còn gọi là cầu Ialeo) và tiến về phía đông, đóng chốt trên tỉnh lộ 287 nối liền tỉnh Phú Bổn với quận Thuần Mẫn ở phía đông bắc Ban Mê Thuột.
Trung Đoàn 25 tiến về phía đông Ban Mê Thuột, chận quốc lộ 21 nối liền tỉnh Khánh Hòa với Ban Mê Thuột, khúc đèo Chư Cúc, giữa quận Khánh Dương của Khánh Hòa và quận Phước An của tỉnh Darlac.
Sư Đoàn 968 sau khi được bổ sung, đã tiến về phía tây Pleiku, có nhiệm vụ gây rối để cầm chân 2 Trung Đoàn của Sư Đoàn 23 đang ở lại Pleiku.
Trung Đoàn 95B tiến về phía đông bắc Ban Mê Thuột chuẩn bị tấn công.
Sư Đoàn cơ động nhẹ 316 mới từ Bắc vào sẽ làm mũi nhọn đánh vào thành phố Ban Mê Thuột, nhưng sợ sư đoàn này thiếu kinh nghiệm, không nắm vững địa hình địa vật, sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, nên Hà Nội chỉ thị cho một tiểu đoàn của Trung Đoàn 95B hướng dẫn sư đoàn này.
Qua các khóa mật mã mở được, Quân Đoàn 2 cũng biết đích xác ngày giờ Tướng Văn Tiến Dũng sẽ vào Nam bằng đường Tây Trường Sơn rồi xuống đường Đông Trường Sơn để vào Ban Mê Thuột. Ngày Văn Tiến Dũng đi qua phía tây Kontum, Quân Đoàn 2 đã cho thả một đại đội trinh sát xuống quãng đường này để phục kích nhưng không gặp Văn Tiến Dũng vì đường Đông Trường Sơn ở khúc đó có quá nhiều nhánh, không biết đoàn xe đi đường nào.

CỘNG QUÂN CẮT ĐƯỜNG VÀ ĐÁNH NGHI BINH
Ngày 1.3.1975, Sư Đoàn 3 Sao Vàng tiến lên chốt đèo Mang Yang trên quốc lộ 19 nối liền Pleiku với Quy Nhơn và gây áp lực mạnh ở phía đông Pleiku. Điều này càng làm cho Tướng Phú tin hơn nữa rằng Cộng quân sẽ đánh Pleiku. Tướng Phú xin thêm viện binh để giữ mặt này. Liên Đoàn 4 Biệt Động Quân được gởi đến tăng viện cho Pleiku. Tướng Phú liền ra lệnh Thiết Đoàn 2 của Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh do Đại Tá Nguyễn Văn Đồng chỉ huy phối hợp với Liên Đoàn 4 trấn giữ phía đông Pleiku.
Cũng trong ngày 1.3.1975, Sư Đoàn 968 tấn công chiếm hai đồn ở phía tây Thanh An cách Pleiku 15km hướng tây nam và áp sát vào quận Thanh An. Điều này càng làm cho Tướng Phú tin Cộng quân sẽ đánh Pleiku.
Ngày 2.3.1975 Trưởng chi nhánh CIA tại Quân khu II là Howard Arche từ Nha Trang bay lên Ban Mê Thuột thông báo cho Đại Tá Nguyễn Trọng Luật biết Cộng quân đang chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột và yêu cầu Đại Tá Luật phải đề phòng. Đại Tá Luật thông báo cho Quân Đoàn 2 thì ở đây cho biết cũng đã nhận được công điện của CIA vào buổi sáng. Tướng Phú liền ra lệnh cho Trung Đoàn 53 rút một tiểu đoàn đang hành quân tại Quảng Đức về phòng thủ Ban Mê Thuột và cho biết sẽ đưa Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân từ Kontum đến tiếp ứng. Cũng trong ngày này, tình báo của Cảnh Sát báo cáo phát hiện một đơn vị Cộng quân lảng vảng ở rừng cao su phía đông Ban Mê Thuột, gần quốc lộ 21.
Ngày 4.3.1975, Sư Đoàn 3 Sao Vàng đem quân cắt đứt quốc lộ 19 từ Quy Nhơn đến Pleiku ở khúc Bình Khê và Suối Đôi. Đèo An Khê từ Bình Định đi lên Pleiku và đèo Mang Yang từ Pleiku đổ xuống Bình Định đều bị Cộng quân chiếm đóng. Liên đoàn 4 Biệt Động Quân và Thiết đoàn 2 được lệnh từ Pleiku đánh xuống, còn Trung Đoàn 42 của Sư Đoàn 22 từ Bình Định đánh lên, nhưng cũng không phá được hai cái chốt này.
Qua ngày 5.3.1975, Trung Đoàn 25 của Cộng quân thanh toán một căn cứ địa phương quân ở đèo Chư Cúc trên quốc lộ 21 nối quận Khánh Dương của tỉnh Khánh Hòa và quận Phước An của tỉnh Darlac. Một đoàn quân xa của Quân Lực VNCH di chuyển qua đèo Chư Cúc đã bị Cộng quân phục kích và bắn cháy, các binh sĩ bị bắt.
Như vậy hai con đường 19 và 21 nối liền vùng duyên hải với Cao Nguyên đã bị cắt đứt.
Vào trưa 5.3.1975, Sư Đoàn 320 cho một tiểu đoàn chận đánh một đoàn quân xa của Trung Đoàn 45 gồm 14 chiếc di chuyển trên quốc lộ 14, khúc phía bắc quận Thuần Mẫn. Đoàn xe này có kéo theo một khẩu đại bác 105 ly. Được tin này, Tướng Phú lại ra lệnh cho Trung Đoàn 45 đưa một tiểu đoàn hành quân lục lọi hai bên quốc lộ 14 để tìm các dấu vết của Sư Đoàn 320, nhưng không phát hiện được gì.
Ngày 7.3.1974, Cộng quân chiếm cứ điểm Chư Xê phía bắc Buôn Hô và cắt đứt quốc lộ 14. Sau đó, Cộng quân cho pháo kích vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 tại Phi Trường Cù Hanh ở Pleiku và mở những trận đánh lớn ở Bình Định để cầm chân Sư Đoàn 22 và đánh lạc hướng. Tướng Phú đã lấy máy bay đi quan sát mặt trận Bình Định. Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Quân Đoàn 2, kể rằng sau khi thị sát các mặt trận Tam Quan, Bồng Sơn và đèo Mang Yang, Tướng Phú đã đưa ông và và một sĩ quan khác về Nha Trang ăn cơm tối ở nhà ông. Tại đây, bà Phú đã lên tiếng khiển trách các sĩ quan Quân Đoàn 2 trong việc cho oanh tạc cơ phá hủy đoàn xe của Sư Đoàn 968. Theo bà, Việt Cộng chỉ muợn đường của Quân Đoàn 2 để đi vô Nam, nhưng vì Quân Đoàn 2 đánh họ nên bây giờ họ đánh trả lại khắp nơi. Tướng Phú ngồi im lặng và tỏ ra chán nản.
Ngày 8.3.1975, Trung Đoàn 48 của Sư Đoàn 320 đánh chiếm quận Thuần Mẫn nằm trên tỉnh lộ 287 nối liền tỉnh lỵ Hậu Bổn với quốc lộ 14 và căn cứ Gầm Ga cách Ba Mê Thuột khoảng 60 cây số về phía bắc. Tại quận lỵ Thuần Mẫn chỉ có một tiểu đoàn địa phương quân và Đại Đội 23 Trinh sát của Sư Đoàn 23 trấn đóng nên không cầm cự được lâu và đã thất thủ sau nhiều giờ giao tranh. Đường 14 bị cắt thêm ở khúc quận Thuần Mẫn.

QUẬN ĐỨC LẬP BỊ THẤT THỦ
Ngày 9.3.1975, lúc 5 giờ 35, Sư Đoàn F10 của Cộng quân bắt đầu tấn công quận Đức Lập, căn cứ Núi Lửa và căn cứ 23 để khai thông đường 14 dẫn xuống Phước Long và Lộc Ninh. Các căn cứ này ở cách thị xã Ban Mê Thuột khoảng 50km về phía tây, trên biên giới Việt-Miên-Lào. Trung Đoàn 28 đánh chiếm căn cứ Núi Lửa, Trung Đoàn 66 đánh chiếm căn cứ 23, sau đó tập trung đánh vào quận lỵ Đức Lập.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 9.3.1975, Tướng Phú và Bộ Tham Mưu Quân Đoàn 2 đã bay về Ban Mê Thuột họp với Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư Đoàn 23, Đại Tá Võ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng Darlac, Đại Tá Nguyễn Văn Nghìn, Tỉnh Trưởng Quảng Đức và Trung Tá Võ Ân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 của Sư Đoàn 23. Đại Tá Nguyễn Văn Nghìn báo cáo Cộng quân đã tấn công vào Đức Lập từ 5 giờ sáng với cấp số lớn, tình hình rất bi đát. Bộ Chỉ Huy Chi Khu bị trúng nhiều đạn 130 ly, bị hư hại nặng nên Chi Khu Trưởng phải đưa Bộ Chỉ Huy ra khỏi quận, nhưng vẫn đang chiến đấu. Tướng Phú theo dõi một tiểu đoàn của Trung Đoàn 53 đang chiến đấu với Sư Đoàn F10 ở quận Đức Lập và được biết Trung Tá Nguyễn Cao Vực, Quận Trưởng Đức Lập, đã bị thương nhưng vẫn phải chỉ huy hai khẩu đại bác 105 ly bắn trực xạ để chống lại chiến thuật tấn công biển người của Cộng quân. Tướng Phú suy nghĩ và nói rằng tình hình Đức Lập không thể cứu vãn được nữa nên không tăng viện.
Khoảng gần 12 giờ, Tướng Phú đến thăm Chi Khu Darlac, ăn cơm trưa với Tướng Tường, Đại Tá Nghìn và Đại Tá Luật. Tướng Phú ăn vội vàng rồi ra phi trường Phụng Dực đáp máy bay về Pleiku để theo dõi tình hình chung của Quân Đoàn. Trước khi lên máy bay, ông quay lại nói với Đại Tá Luật: “Chú mày cẩn thận, coi chừng chúng nó đánh nghe!”.
Tối 9.3.1975, quận Đức Lập bị thất thủ. Sư Đoàn F10 của Cộng quân đã làm chủ tình hình ở phía tây nam Ban Mê Thuột và đang tiến về thị xã Ban Mê Thuột.

THỊ XÃ BAN MÊ THUỘT BỊ CHIẾM
Các lực lượng của VNCH trong thị xã Ban Mê Thuột và vòng đai thành phố lúc đó có không tới 3.000 quân, tương đương với 4 tiểu đoàn, được phối trí như sau:
Phía đông Ban Mê Thuột là Trung Tâm Huấn Luyện của Sư Đoàn 23 Bộ binh và Ban Chỉ huy Chi Khu Ban Mê Thuột. Phía tây có hậu cứ Thiết đoàn 8 Kỵ binh và kho đạn Mai Hắc Đế. Phía bắc là Bộ Chỉ huy Cảnh sát Quốc gia tỉnh Darlac cùng với một đơn vị Cảnh sát Dã chiến. Đóng rải rác trong cả tỉnh Darlac có sáu tiểu đoàn Địa phương quân và một số trung đội Nghĩa quân. Hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 53, một giữ ở ngã ba Dak Sak và một ở căn cứ B50 ở gần phi trường Phụng Dực cách thị xã Ban Mê Thuột 7km. Bản doanh Sư Đoàn 23 đóng ở đường Mai Hắc Đế.
Địa phương quân và Nghĩa quân được phân tán đi bảo vệ các kho trong thành phố. Cảnh Sát Dã Chiến được phân chia bố trí ở các cao ốc. Tướng Phú hứa sẽ cho thêm một chi đoàn Thiết Giáp và cho rút hai tiểu đoàn Địa Phương Quân của Liên Đoàn 204 Địa Phương Quân ở Bản Đôn về bảo vệ thị xã. Đại đội 45 Trinh sát của Trung Đoàn 45 đang hành quân ở Bản Đôn nhận lệnh gấp rút trở về.
Điều đáng ngạc nhiên là cho đến giờ phút đó, khi mọi tin tức quân báo và tình hình thực tế xác định Cộng quân đang chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột, Tướng Phú vẫn cho rằng Cộng quân sẽ đánh Pleiku. Trung Tá Lê Nguyên Phả, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 23, cho biết Tướng Phú đã nhận định rằng sau Đức Lập, Cộng quân sẽ đánh Buôn Hô nên đã chỉ thị cho Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2, xin Bộ Tổng Tham Mưu cho trực thăng chuyển Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đang đóng tại Kontum, thả xuống quận Buôn Hô, cách thành phố Ban Mê Thuột khoảng 30 cây số về phía bắc. Cuộc chuyển quân khởi sự từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều mới chấm dứt. Nếu Tướng Phú cho thả Liên Đoàn này xuống ngay Ba Mê Thuột, Cộng quân rất khó đánh chiếm.
Để đánh Ban Mê Thuộc, Cộng quân xử dụng Trung Đoàn 198 Đặc Công, Trung Đoàn 95B, Sư Đoàn 316 và một phần của Sư Đoàn F10. Sư Đoàn 320 và phần lớn Sư Đoàn F10 đóng ở vòng ngoài để chận tiếp viện và tiếp ứng khi cần. Số quân được ước tính khoảng 40.000.

1.- Số phận của Tiểu Khu Darlac
Khoảng 2 giờ sáng ngày 10.3.1975, Cộng quân bắt đầu tấn công vào thị xã Ban Mê Thuộc. Trước hết, từ hướng tây thị xã (khu vực Bandon) Cộng quân dùng đại bác 130 ly và hỏa tiễn H-12 (12 nòng) có tầm bắn 8km, bắn như mưa vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23, Tiểu Khu Darlac, trại pháo binh và thiết giáp, sân bay thị xã và sân bay Phụng Dực, theo chiến thuật “tiền pháo hậu xung”, sau đó mở cuộc xung phong:
Trung đoàn 198 Đặc Công cùng với chiến xa T.54 đánh kho đạn Mai Hắc Đế của Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận, dùng BKZ 82, một loại bích-kích pháo không-giật để phá hủy các công sự phòng thủ. Từ hướng đông bắc, Trung Đoàn 95B đánh khu Ngã Sáu gần trung tâm thị xã. Từ hướng tây bắc, Trung đoàn 148 của Sư đoàn 316 bắt đầu đánh khu pháo binh và Thiết Đoàn 8. Trung đoàn 148 tiến theo đường Phan Bội Châu đánh chiếm trường trung học Bồ Đề rồi tiến sang Ngã Sáu, bắt liên lạc với Trung đoàn 95B. Từ hướng tây nam Trung đoàn 174 yểm trợ Trung Đoàn 198 Đặc Công đánh khu kho đạn Mai Hắc Đế.
Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 được phòng thủ kỹ hơn nên Cộng quân phải dùng Trung Đoàn 24 của Sư Đoàn 10, một sư đoàn thiện chiến, được tăng cường một đại đội xe tăng và một đại đội xe bọc thép, bao vây và tiến đánh căn cứ này.
Lúc 8 giờ sáng, Đại Tá Võ Thế Quang chỉ thị Đại Tá Luật điều động một đại đội và 4 xe M.113 ra án ngữ ở Ngã Sáu để chận Cộng quân. Các oanh tạc cơ được phái đến yểm trợ. 8 giờ 20  kho đạn Mai Hắc Đế bị thất thủ. 11 giờ 50 hậu cứ Thiết Đoàn 8 Thiết Giáp phải di tản.
Lúc 11 giờ Cộng quân tấn công Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Đại Tá Luật và Phó Tỉnh Trưởng Nguyễn Ngọc Vỵ chạy sang bản doanh Sư Đoàn 23, nhưng lính canh không cho vào. Đại Tá Vũ Thế Quang phải ra nhận diện rồi cho lệnh, lính mới mở cửa. Trung Tá Vĩnh Hy, Trưởng Phòng 3 của Tiểu Khu, tiếp tục chỉ huy các binh sĩ chống lại Cộng quân. Lúc 12 giờ 45, một trái pháo của Cộng quân bắn trúng hầm chỉ huy của Tiểu Khu, Bộ Tham Mưu Tiểu Khu phải rút ra khỏi vị trí. Lúc 13 giờ 30, Cộng quân mở cuộc xung phong vào Tiểu Khu. Lúc 14 giờ 20 Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu bị thất thủ. Đến 15 giờ, Đại Tá Quang không còn bắt liên lạc được với Tiểu Khu.
2.- Số phận của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23
Cộng quân không nắm vững địa hình nên không tiến nhanh được. Đến 7 giờ sáng ngày 11.3.1975, Cộng quân mới tấn công vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23, nhưng lực lượng phòng thủ vẫn còn cầm cự được.
Lúc 10 giờ 10, một phi vụ A-37 của Không Quân thả bom nhầm vào Trung Tâm Hành Quân của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23. Mọi liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Bộ Tổng Tham Mưu hoàn toàn bị phá hủy. Bộ đội và chiến xa của Cộng quân tràn vào hậu cứ Sư Đoàn 23 như nước vỡ bờ. Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Darlac, quyết định mở đường máu đem đơn vị thoát khỏi hậu cứ.
Đại Tá Quang chỉ chạy sang khu thiết giáp nằm khuất sau bệnh viện. Các binh sĩ chạy theo. Khu thiết giáp còn hơn chục chiếc thiết vận xa M.113 và một số lính, nhưng không thể ra lối trước vì sẽ đụng đầu với xe tăng của Cộng quân. Đại Tá Quang liền ra lệnh cho thiết vận xa cán lên hàng rào kẽm gai ở phía sau mà đi. Toán quân có chừng 200 người đã xuống được thung lũng và đến suối Đốc Học, một chỗ khuất và hơi kín. Đại Tá Quang định tử thủ tại đấy, nhưng Đại Tá Luật cho rằng chỗ đó trống trải quá. Hai người bàn cách đến Trung Tâm Huấn Luyện của Sư Đoàn 23 ở phía đông, cách thành phố khoảng 3km để từ đó bắt liên lạc lại với các đơn vị, nhưng rất khó đến được.
 Đại Tá Quang muốn liều dẫn quân xâm nhập qua thành phố vào lúc đêm tối để tới trung tâm. Đại Tá Luật cho rằng lối đó quá nguy hiểm, muốn đi đường vòng qua rừng. Bàn luận một hồi, hai ông quyết định ai muốn đi ngả nào thì đi. Có chừng 50 người theo Đại Tá Luật, số còn lại theo Đại Tá Quang. Hai toán chia tay nhau vào khoảng 11 giờ trưa.
Đại Tá Luật và Phó Tỉnh Trưởng Nguyễn Ngọc Vỵ lội bộ đến Buôn Ky, nhưng vừa vượt qua một ngọn đồi trọc đã thấy xe tăng của Cộng quân. Đoàn người chạy trở lại phía sau đồi, nhưng chạy mới được 10 thước, Đại Tá Luật bị té. Những người khác lo chạy thật lẹ. Ba ngày sau họ đều bị bắt. Đại Tá Quang, Đại Tá Luật và Phó Tỉnh Trưởng Vỵ đều được đưa về giam cùng một chỗ.

3.- Số phận của Liên Đoàn 21
Khi Cộng quân khởi đầu tấn công Ban Mê Thuột, Tướng Phú ra lệnh cho Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân do Trung Tá Lê Quý Dậu chỉ huy, từ Buôn Hô tiến bằng đường bộ về Ban Mê Thuột ở cách Buôn Hô khoảng 30 cây số.
Lúc 17 giờ chiều ngày 10.3.1975, Đại Tá Quang đã bắt liên lạc được với Liên Đoàn 21 đang tiến vào thành phố. Ông liền ra lệnh cho Trung Tá Dậu cho Tiểu Đoàn 72 chiếm lại Tiểu Khu và Tiểu Đoàn 96 lấy lại kho Mai Hắc Đế. Lúc đó Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và Cảnh Sát Dã Chiến đang quần thảo với Cộng quân trong thành phố để tranh từng tấc đất.
Liên Đoàn 21 đã vào được thành phố và lập được một số chiến công, nhưng khi cuộc giao chiến đang tiếp tục thì đùng một cái, Chuẩn Tướng Lê Trung Tường ra lệnh cho cho Trung Tá Dậu điều động Liên Đoàn 21 phối hợp với Địa Phương Quân còn lại rút về vây quanh sân bay L.19 trong thành phố để ông phái trực thăng đến đón 21 người trong gia đình của ông đang kẹt tại sân bay này. Sân bay này đang do đơn vị Thám Sát Tỉnh (PRU) thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh phòng thủ. Mặc dầu có sự yểm trợ của cả Địa Phương Quân lẫn Liên Đoàn 21, trực thăng của Tướng Tường phái đến cũng không đáp xuống được vì Cộng quân pháo kích dữ quá. Cuối cùng Chuẩn Tướng Tường đã ra lệnh lấy một thiết vận xa M.113 chở toàn bộ gia đình của ông tới Trung Tâm Huấn Luyện của Sư Đoàn 23 cách thị xã khoảng 3 cây số để trực thăng đến đón. Liên Đoàn 21 và Địa Phương Quân phải rất vất vả mới đưa được gia đình Tướng Tường ra khỏi vùng giao tranh và yểm trợ cho trực thăng tới đón. Khi trực thăng bốc được gia đình Chuẩn Tướng Tường đi rồi thì Cộng quân đã chiếm gần như toàn bộ thành phố Ban Mê Thuột. Liên Đoàn 21 tiến về sân bay Phụng Dực để phối hợp tác chiến với một tiểu đoàn của Trung Đoàn 53 ở căn cứ B50 thì bị chận đánh phải lui ra khỏi vòng đai thành phố và bị vây ở Đạt Lý.

4.- Số phận của hậu cứ Trung Đoàn 53
Hậu cứ của Trung Đoàn 53 đóng ở căn cứ B50, gần phi trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột 7km, do Tiểu đoàn 1 của Trung Đoàn 53, một Pháo Đội 105 và một Chi Đội M113 trần giữ, có một Đại Đội Thám Báo của Trung Đoàn 45 tăng cường. Ngoài ra, tàn quân của Tiểu Đoàn 2 và Tiểu Đoàn 3, Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân và một số đơn vị khác cũng chạy về đây.
Căn cứ B50 vốn là một trại lực lượng đặc biệt cũ của Mỹ có chu vi trên một cây số, với những công sự được xây cất rất kiên cố, có tất cả 11 hầm đủ sức chịu đựng được đạn 130 ly, xung quanh có xếp bao cát cao làm thành những ụ chiến đấu cá nhân. Ở xa xa là một vòng đai hàng rào kẻm gai nhiều lớp bao bọc. Ở đây là Bộ Chỉ Huy của Trung Đoàn 53 do Trung Tá Võ Ân trực tiếp chỉ huy, còn Đại Đội Thám Báo của Trung Đoàn 45 đóng trên phi trường Phụng Dực, giữa các ụ bảo vệ phi cơ, do Thiếu Úy Nguyễn Công Phúc chỉ huy. Cộng quân dùng Trung Đoàn Đặc Công 198 và Trung đoàn 149 của Sư đoàn 316 để mở cuộc tấn công, sau tăng cường thêm Trung Đoàn  66 của Sư đoàn F10.
Đêm 10.3.1975, hậu cứ Trung Đoàn 53 và phi trường Phụng Dực bị pháo kích nặng. Đến 5 giờ sáng căn cứ bị Cộng quân tấn công từ hai phía đông bắc và đông nam. Cộng quân chiếm được một phần căn cứ. Nhưng đến 8 giờ sáng, quân trú phòng đã phản công, Cộng quân bị đánh dạt sang một bên. Một cánh quân của Cộng quân đã chạy qua khu đất trống của phi trường nên bị Đại Đội Thàm Báo bắn tỉa phải chạy vào bìa rừng cao su gần phi đạo, để lại hơn 40 xác chết, một số vũ khí và quân trang quân dụng. Sau đó, Cộng quân trở lại tấn công nhiều lần, nhưng đều bị đẩy lui.
Sau khi có lệnh rút khỏi Cao Nguyên, lúc 9 giờ 30 ngày 18.3.1975, số tàn quân còn lại do Trung Tá Ân chỉ huy đã mở đường máu chạy thoát về hướng Lạc Thiện. Tướng Phú và Bộ Tham Mưu đã lên máy bay đi tìm và bắt được liên lạc, nhưng số tàn quân ở cạnh Trung Tá Ân lúc đó chỉ còn khoảng 20 người.
Đêm 16.3.1975, khi Cộng quân pháo như vũ bảo vào phi trường, Thiếu Úy Phúc liên lạc với Trung Đoàn 53, nhưng không ai trả lời. Gần sáng, Cộng quân cho xe tăng tấn công căn cứ Trung Đoàn 53 và tiến qua phi trường thanh toán Đại Đội Thám Báo còn sót lại. Không có tiếp tế, hết đạn dược, phải dùng AK 47 của Cộng quân bỏ lại để chiến đấu, Thiếu Úy Phúc phải xin phi cơ đến oanh tạc để rút ra. Đúng lúc Cộng quân đang tập trung quân, phi cơ được thám báo hướng dẫn đã đến dội bom xuống đầu Cộng quân. Nhờ những trái bom này, Đại Đội Thám Báo còn lại hơn 50 người đã rút chạy vào khu rừng cao su. Khi vào được trong rừng thì chỉ còn lại khoảng 30 người. Nhưng sau đó Cộng quân lại đến tấn công. Thiếu Úy Phúc và một y tá thoát khỏi cuộc phục kích, nhưng rồi ngày 22.5.1975 cũng bị bắt khi mò xuống một vũng uống nước.
Như vậy, Trung Đoàn 53 và Đại Đội Thám Báo đã bảo vệ căn cứ B50 và phi trường Phụng Dực được 8 ngày khiến Cộng Quân phải kính nể.

TRONG CẢNH HOANG TÀN ĐỔ NÁT
Trong bài “Ban Mê Thuột Ngày Đầu Chiến Cuộc”, ông Nguyễn Định đã kể lại tình trạng thành phố Ba Mê Thuột sau khi vừa bị Cộng Quân chiếm như sau:
“Trong thành phố, tiếng súng nhỏ đã im, nhưng cảnh tan hoang của thị xã thật không cách nào tả xiết. Những khu phố bị cháy không ai dập tắt, đóm lửa, tro tàn, và bụi khói bao phủ khung trời thị xã như một màn sương đục. Mặt đường lổ loang những dấu đạn cày. Bên cạnh những đóng tro tàn, từng nhóm người co ro sợ hãi cúi mặt không dám khóc. Những trẻ em mất cha, lạc mẹ kêu van đã khàn tiếng.
“Rải rác trên các khu phố, những vũng máu và thây người, kẻ bị thương, bị chết không ai săn sóc. Thị xã không hẳn là một bãi tha ma, không gọn gàn sạch sẽ như nghĩa trang người chết, mà là hổn độn của một thế giới nửa sống, nửa chết. Vợ ôm xác chồng không dám khóc, mẹ nhìn thây con giá lạnh không dám đem về. Người ta vẫn sợ một Mậu Thân thứ hai, năm 1968, ở Huế. Bóng dáng của Cộng quân như tử thần dến chiêu hồn kẻ sống đe dọa mọi người.”
Tình trạng của vị Tư Lệnh Quân Đoàn 2 cũng bi thảm không kém. Trung Tá Trần Tích, Trưởng Phòng Quản Trị của Quân Đoàn 2 cho biết, sau khi rút khỏi Cao Nguyên và chạy về tới Nha Trang, Tướng Phú còn hỏi ông: Anh xem có ai muốn đi làm tỉnh trưởng không?” Trung Tá Tích ngạc nhiên hỏi lại: “Giờ này mà Thiếu Tướng còn tìm tỉnh trưởng làm gì nữa?” Tướng Phú buồn rầu trả lời: Tháng này chưa có 2 triệu đóng cho Trung Tướng”!
Trung Tướng Dặng Văn Quang, Cố Vấn An Ninh của Tổng Thống Thiệu, và Chuẩn Tướng Lê Trung Tường Tư Lệnh Sư Đoàn 23 (cả hai cùng khóa 1 Đập Đá với Tướng Thiệu), đã dọn về ở Orange County, California, nhưng khi nghe chúng tôi kể chuyện trận Ban Mê Thuộc trên báo Sài Gòn Nhỏ và trên đài VOV, Tướng Quang đã bỏ đi vùng khác, còn Tướng Tường về ở Việt Nam luôn. Cả hai nay đã qua đời.
Nhìn lại, chúng ta thấy các sĩ quan và binh sĩ ngoài mặt trận đã chiến đấu rất thiện chiến và anh dũng, sẵn sàng hy sinh cho Tổ Quốc, trong khi một số tướng lãnh có quyền trong tay, vì quá yếu kém và tham nhũng, đã đẫy họ vào đường cùng và làm mất nước!
Nhân kỷ niêm 40 năm ngày mất miền Nam, chúng ta tuyên dương tất cả các chiến sĩ VNQH ở tất cả mọi mặt trận. Tổ Quốc và đồng bào ghi nhớ công ơn của họ. Riêng trong trận Ban Mê Thuột, chúng tôi xin ghi nhân công ơn của các chiến sĩ sau đây:
 - Trung Tá Nguyễn Cao Vực, Quận Trưởng Đức Lập và các chiến sĩ cùng chiến đấu với ông.
- Trung Tá Võ Ân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 và các chiến sĩ ở căn cứ B.50.
- Trung Tá Vĩnh Hy, Trưởng Phòng 3 của Tiểu Khu Darlac.
- Trung Tá Lê Quý Dậu, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân và các chiến sĩ thuộc Liên Đoàn này.
- Các Nghĩa Quân, Địa Phương Quân và Lực Lượng Cảnh Sát ở Ban Mê Thuột, nhất là đại đội Thám Sát của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac.
- Thiếu Úy Nguyễn Công Phúc, Đại Đội Trưởng Đại Đội Thám Báo của Trung Đoàn 45, và các binh sĩ dưới quyền, đã chiến đấu rất anh dũng tại phi trường Phụng Dực cho đến giờ phút cuối cùng.
Ngày nay, tỉnh lỵ của tỉnh Darlac không còn được gọi là Ban Mê Thuột nữa mà trở lại tên cũ là Buôn Ma Thuột, và quận Đức Lập trở thành huyện Dakmil. Nhưng những chiến công oai hùng của các chiến sĩ VNCH sẽ mãi mãi được lịch sử ghi nhớ.

Ngày 12.3.2015
Lữ Giang







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 10/Apr/2015 lúc 5:49pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.224 seconds.