Thơ - Nhạc tháng tư buồn !
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Âm nhạc
Forum Discription: Bàn luận về âm nhạc, gồm Ca Nhạc Sỹ hay các lời bài hát.
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2456
Ngày in: 08/Jan/2025 lúc 12:48am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Thơ - Nhạc tháng tư buồn !
Người gởi: mykieu
Chủ đề: Thơ - Nhạc tháng tư buồn !
Ngày gởi: 05/Apr/2010 lúc 12:11am
-
Anh Không Chết Đâu Anh |
Trần Thiện Thanh |
Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Đương. Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu. Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau. Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi.
Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con. Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính. Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công. Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học, chuyện anh, riêng anh riêng anh.
Ôi đất mát trên đồi xanh, tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh. Đâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh. Trong những tiếng reo hò kia lẻ loi tiếng súng anh nhiệm màu. Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh?
Anh không chết đâu anh, anh mới vừa bỏ cuộc đêm qua. Tôi thấy mắt anh trong ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ. Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân. Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh, cho anh ...
Ôi đất mát trên đồi xanh..... ......anh nào nghe tầm đạn đi không anh?
Anh không chết đâu em, anh vẫn về với nhẹ hơi sương. Em có thấy không em? từng bông dù sáng trên đồ máu. Trên khăn tang người cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân. Giọt nước mắt nóng bây giờ vẫn còn hằng đêm cho anh, cho anh.
Không, anh không chết đâu anh. Chưa, anh chưa chết dâu anh. Không, anh không chết...dâu anh....
http://www.youtube.com/watch?v=yJna0RGhCsQ&feature=related - http://www.youtube.com/watch?v=wxc1VEG7F4k - http://www.youtube.com/watch?v=XNQUXbXBap4 -
Anh không chết đâu anh, anh mới vừa bỏ cuộc đêm qua. Tôi thấy mắt anh trong ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ.
Trên khăn tang người cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân. Giọt nước mắt nóng bây giờ vẫn còn hằng đêm cho anh, cho anh.
|
|
------------- mk
|
Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Apr/2010 lúc 3:40am
mk trích từ các links nhạc bên trên ,
mời cả nhà thưởng thức lại màn dàn dựng sân khấu cho nhạc phẩm "Anh Không Chết Đâu Anh" , thật ý nghĩa, thật cảm động
http://www.youtube.com/watch?v=XNQUXbXBap4 - http://www.youtube.com/watch?v=XNQUXbXBap4
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Apr/2010 lúc 6:33pm
Huy Văn
Ngồi một cõi nhớ về mùa trăng cũ Lòng bâng khuâng nghe gió lạnh muôn trùng Trời xa vắng, bàng hoàng hoa héo nụ Để vu vơ gom lại nỗi mông lung.
Một mùa thương đổ về trên nắng úa Rừng nghiêng cây, trút lá, lạnh sương giăng Chiêm bao thấy lối về mờ khói lửa Cho trời mây buồn mấy nẻo cách ngăn.
Trên cánh gió ai nhắn lời trầm vọng Để lòng đau thương hận của một thời Tiếng ai đó, hay lời mây, tiếng gió Dội vào tim như giông bão trùng khơi.
Có khoảng trống trong màn đêm vũ trụ Gom không gian vào huyền hoặc hư không 35 năm còn đứng ngậm ngùi trông Thuyền viễn xứ ra khơi theo định mệnh.
Vẫn trôi mãi dòng đời không bãi, bến Thời hoa niên đã nặng gánh quan san Nay bạc đầu vẫn phiền lụy đa mang Dây cương lỏng, ngựa chồn chân. Rời rã!
Một cuộc sống chia đời qua hai ngả Mộng xa vời, thực tại lắm bến mê Một ước mơ chia trăm hướng đi, về Nên thiên lý cũng bạc màu sương khói.
Nơi quan tái mơ hồ sông núi gọi Lạnh sơn khê nên đắng cả hồ trường Đành như lũ côn trùng chờ đêm tối Để mỏi mòn cất tiếng vọng cố hương. Huy Văn |
------------- mk
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 09/Apr/2010 lúc 10:40pm
http://vietnamlibrary.informe.com/thang-4-thuo-ay-pps-lo-tri-tham-dt4206.html - Thang 4 thuo ay - PPS Lo Tri Tham <<<XIN BẤM VÀO
Hoang Oanh...
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Apr/2010 lúc 2:25am
Thơ Trần Văn Lương
Đáng ra bài thơ này phải gửi vào trang thơ Trần văn Lương,
nhưng , nhân dịp tháng tư lại về, xin được chuyển vào mục "Thơ - Nhạc tháng tư buồn"
Một bài thơ nao lòng Người-Viễn-Xứ và cả cho Người-Ở-Lại.
mk
Dạo: Mây đêm kín lối quay về, Ánh đèn sặc sỡ, biết quê chốn nào.
Hãy Chụp Giùm Tôi
Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa, Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục, Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc, Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.
Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà, Mà bạn nghĩ đang trên đà "đổi mới", Những thành thị xưa hiền như bông bưởi, Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ, Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa. Đất nước đã từ lâu không khói lửa, Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.
Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình, Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo, Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo, Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.
Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi, Của những kẻ đã một thời chui nhủi, Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi, Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố "bưng biền", Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở, Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ, Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga, Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ, Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ, Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay, Thành phố đã chết từ ngày tháng đó, Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ, Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang, Đã được bạn tóm càn vô ống kính, Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính, Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người. x x x Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi, Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt, Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết, Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.
Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam, Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa, Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa, Bị bán làm nô lệ ở phương xa.
Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha, Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ, Khóc con cháu ra đi từ năm đó, Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.
Chụp giùm tôi số phận những thương binh, Đã vì nước quên mình trên chiến trận, Mà giờ đây ôm hận, Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.
Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già, Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất, Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt, Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.
Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân, Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng, Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng, Chở cha, anh lao động Mã Lai về.
Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê, Chịu đánh đập chán chê dù vô tội, Hay cảnh những anh hùng không uốn gán‘i, Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.
Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa, Lấn vào đất của ông cha để lại, Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại, Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.
Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau, Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ. Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ, Người chết sao cũng khốn khó trăm đường. x x x Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương, Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh, Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh, Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.
Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi, Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ, Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.
Lòng người chóng nguôi ngoai, Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!
Trần Văn Lương (Cali, đầu mùa Quốc Hận, 2010)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Apr/2010 lúc 2:39am
Thua cac ban, dac biet la anh Tran Van Luong:
Hom nay toi vao office, mo internet, doc xong bai tho, long toi chot boi hoi. Tho anh Tran Van Luong khien nguoi doc vo cung cam dong.
Toi nghi rang co le nen dich ra bai nay de con em Viet Nam o khap the gioi doc hieu.
Rieng anh Tran Van Luong (ban hoc van khoa cua toi ngay xua), chac chan se cho phep toi.
Anh mot lan tin la toi co kha nang dich tho anh, nhu toi da ung khau dich bai van dieu cua anh luc dam tang Frere Ke than yeu cua chung ta.
Di nhien dich la phan, la khong het y.
Xin san sang nghe loi chi dan cua ban Luong va anh em xa gan.
Hoang Van Thang
(K5-VK 68)
Take These Pictures For Me, Please....
Ban dich : Hoang Van Thang Bai tho chinh: Tac Gia Tran Van Luong
You are a braggart, though you are talented,
Show me the pictures that you took in hell
Where you spent your time in leisure and entertainment
While others live in misery and humiliation
Please do not show me photographs of our homeland
Which you think is on the way of modernization trend
Old cities, full of grapefruit flowers, were so beautiful
Now artificially pretty like the powdered faces of prostitues
Do not show me pictures of places where patrons enjoyed themselves
Where lustful acts were committed-beyond reform
Our country was no longer at war
Why nowadays it is so ravaged?
No, do not show me pictures of parties and feasts
And cities with fake facades of prosperity
Where a small group of rich people spend money extravagantly
And the majority of hand-to mouth people are starving
Hide away pictures of restaurants and karaoke joints
Where patrons were once illegal residents
Looking for ways to illegally escape from the homeland
They gave up everything, in the darkness of night
Looking for ways to cross the oceans and borders
Do not brag to me about new towns and cities
And the patched-up advertisements and discolored front doors
Also hotels with spendid neon lights
Shamelessly designed just to lure far-away tourists
Do not tell me more about magnificent temples
Or villas and mansions which block the alleys
Do not show me striped fabric of multicolor
Flying to embrace coming perfume-carrying wind Leave them out of my sight the pictures of Hanoi This city has been dead since the day It put on a coat of red banner Forcing millions to "emigrate" to the South Put them behind me the pictures of the rich Which you took without any second thought These are the pictures our enemies have been attempting To fool me and you, too, my friends
X X X
My dear friends, why did you not do me a favor Taking pictures of millions of poor Vietnamese souls Who half of a century have lived in anguish Their anger would not be diminished even after death Take a picture of a group of Vietnamese girls Who, in their naked body, stood in rows to be selected Or young preteen boys and girls being sold to be slaves in far-away lands Take a picture of the father's and mother's eyes Whose incessant tears now became blood As they cried for their children who had died at sea. Take a picture of the wounded soldiers and officers Who sacrificed themselves in battles Buried their vengeance now living a life of turmoil Take a picture of the old women Trained by hoodlums to do the street begging At the end of day, they would pour out all they had Into the pockets of these villains, leaving a meager earning for a day's food.
Take a picture of the fishermen who died at the hands of Chinese Or the open coffins of Vietnamese laborers; fathers and brothers Waiting to be transported back home from Malaysia
Take a picture of the simple peasants Though innocent, they endured the endless corporal punishment Or the brave heroes who refused to bend down, imprisoned in the dark cells Take a picture of the Chinese-Vietnamese border Where part of our fatherland is being tresp***ed Or the wild highland which the cowards signed off the unlimited lease to Chinese Take a picture of the cemeteries Where tombstones were destroyed or damaged, no identity can be found The living and the dead Suffer the same miserable fate
X X X
Take a picture, please, aim your camera at the pains and the wounds The picture of a sorry homeland From this place, on a dark, cold night you set sail to escape In a small boat and with a gl*** of water to quench your thirst Confronting your little body and soul with the violent coming waves Then vanishing in all walks of life The past, though long, will soon be forgotten Humans, as foreseen, easy to forget the sorrows of the bygone days How many of us still keep in mind the memorable April?
Ban dich : Hoang Van Thang Bai tho chinh: Tac Gia Tran Van Luong
------------- mk
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 14/Apr/2010 lúc 8:45am
/main/vanhoc/tho/16430-hoai-thng-chn-y-cac-anh-nm.html - Hoài thương chốn ấy các anh nằm |
|
|
|
Tác Giả : Hạ Thái |
|
Tôi viết bài thơ từ phương xa
Bài thơ không dán con tem gởi qua bưu điện, nhưng nó sẽ đi thật nhanh theo ngọn gió bay, đây lời thiết tha, gói chân tình người còn lại sau cuộc binh đao, lòng tự hỏi: không một lần được chết, năm kề nhau, như đã từng kề vai dưới chiến hào một thời lửa đỏ.
http://www.pbase.com/binhminhle/ntqd&page=2 - |
|
|
Giờ trôi dạt phương này xa xôi quá, nén nhang tàn theo gió có bay xa giấc thiên thu anh yên nghỉ xứ Biên Hoà, từng hoang phế một thời sau khổ nạn, những nấm mồ hoang tháng năm rêu phong, hoa dại choán… bao nhiêu lâu hương khói đã lạnh tanh, bao nhiêu lâu không được viếng thăm cấm đủ điều…còn nói chi nghĩa tử. sống hiên ngang, chết , chẳng hề bị quên lảng, nằm âm thầm nhưng đồng đôi chẳng lảng quên, từ anh thương binh thân thể không còn nguyên, và bè bạn hướng về anh bằng tình thương trân quý, tình chiến hữu, bao năm rồi anh nhỉ mãi khắc sâu trong tận trái tim. Tôi ở phương xa, còn chi để làm tin, thì đây những tấm hình với hàng mộ bia trong ngày xuân đến, tình chiến hữu mặn mà vô bờ bến, nhìn nghĩa trang mắt ướt đẩm viền quanh, tôi viết bài thơ một ý chân thành, không gởi đi, chỉ đọc khi gió thoảng, và tin chắc là anh nhận được bên kia |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Apr/2010 lúc 9:35am
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Apr/2010 lúc 6:20pm
TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU
nhạc Phạm Duy.
thơ Lê Thị Ý,
Ca sĩ Thanh Lan,
" Bây giờ anh phủ mầu cờ Em không nhìn được xác chồng Anh lên lon giữa hai hàng nến trong "
(Khi Người Lính 'nằm xuống' , được vinh thăng 1 cấp.
ex : Thiếu úy => Cố Trung Úy ! )
http://www.youtube.com/watch?v=LV3SZlkWEO0&feature=related - http://www.youtube.com/watch?v=LV3SZlkWEO0&feature=related
Ngày mai đi nhận xác chồng Say đi để thấy mình không là mình Ngày mai đi nhận xác anh Cuồng si thuở ấy, hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ Như môi góa phụ nhạt mờ vết son Tình ta không thể vuông tròn Say đi mà tưởng như còn người yêu
Phi cơ đáp xuống một chiều Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa Dài hơi hát khúc thương ca Thân côi khép kín trong tà áo đen Chao ôi ! Thèm nụ hôn quen Chong đèn, hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ Bây giờ anh phủ mầu cờ Bây giờ anh phủ mầu cờ
Em không nhìn được xác chồng Anh lên lon giữa hai hàng nến trong Mùi hương cứ tưởng hơi chồng Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu !
Theo mk, không ai hát bài này hay hơn ca sĩ Lê Uyên ( Lê Uyên-Phương ), nhưng mk chưa tìm lại được.
Mời diễn đàn nghe tạm CS Thanh Lan hát .
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Apr/2010 lúc 7:18pm
"Hãy Chụp Giùm Tôi" bay cao trên NET
Bài Hãy Chụp Giùm Tôi ( Trần Văn Lương- Văn Khoa VĐH DaLat ) đang bay cao trên NET khắp năm châu bốn biển:
http://toandanlentieng.blogspot.com/2010/04/hay-chup-gium-toi.html - http://toandanlentieng.blogspot.com/2010/04/hay-chup-gium-toi.html
http://www.tuoitrevhn.com/?act=news&cat=84&sub=84&id=45214 - http://www.tuoitrevhn.com/?act=news&cat=84&sub=84&id=45214
http://ngaonghe.wordpress.com/2010/04/08/hay-ch%E1%BB%A5p-gium-toi/ - http://ngaonghe.wordpress.com/2010/04/08/hay-ch%E1%BB%A5p-gium-toi/
http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=12573 - http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=12573
http://www.vietlinhweb.com/Diendan/index.php?showtopic=11290 - http://www.vietlinhweb.com/Diendan/index.php?showtopic=11290
http://phorum.vietbao.com/default.aspx?g=posts&m=369 - http://phorum.vietbao.com/default.aspx?g=posts&m=369
http://ukdautranh.com/2010/04/hay-chup-gium-toi.html - http://ukdautranh.com/2010/04/hay-chup-gium-toi.html
http://groups.yahoo.com/group/ThoVan/message/29708 - http://groups.yahoo.com/group/ThoVan/message/29708
http://www.thanhniencovang.com/cms/index.php?op=news_details&id=906 - http://www.thanhniencovang.com/cms/index.php?op=news_details&id=906
http://www.hvhnvtd.com/HVHNVTD/main.php?div=TYcQ0Y43aNS9B2O5QdSnz&idm=0&str=WzN3bXE0Z8eXYc5faDGM5&ids=8&elc=g6E78272h3n8e1t89rNct&ida=1148&idv=OpQx8DkgrRCZYnAaHKrH6&page=1&id=3a2kQEt2P3QG8hzpO79pr - http://www.hvhnvtd.com/HVHNVTD/main.php?div=TYcQ0Y43aNS9B2O5QdSnz&idm=0&str=WzN3bXE0Z8eXYc5faDGM5&ids=8&elc=g6E78272h3n8e1t89rNct&ida=1148&idv=OpQx8DkgrRCZYnAaHKrH6&page=1&id=3a2kQEt2P3QG8hzpO79pr
http://motgocpho.com/forums/showthread.php?15422-H%E3y-Ch - http://motgocpho.com/forums/showthread.php?15422-H%E3y-Ch
http://www.namuctuanbao.net/tho_NamUc.html - http://www.namuctuanbao.net/tho_NamUc.html
http://www.vietmaisau.com/forum/showthread.php?p=513091 - http://www.vietmaisau.com/forum/showthread.php?p=513091
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Apr/2010 lúc 11:08pm
Hôm nay là ngày 15-4-2010(VN).
Tháng tư đã đi qua 1/2 "chặn đường".
"Thơ-Nhạc tháng tư buồn" cũng trãi qua 15 ngày... buồn !
Chỉ còn 15 ngày "phù du" của 1/2 tháng tư , mục Thơ-Nhạc này khép lại .
Sau đó, phải 11 tháng chờ đợi , chúng ta mới tái ngộ tháng tư ( của năm tới).
Thời đại internet , thơ- nhạc muốn tìm có thật nhiều ! mk cố gắng chọn lọc , mong mang đến cho diễn đàn những bải thơ-nhạc đặc sắc ( dĩ nhiên cũng là theo chủ quan của mk ) , mong cả nhà tạm hài lòng và vui vẻ thưởng thức.
Trân trọng,
mk
Góa phụ ngây thơ
Lời: Hà Huyền Chi Nhạc: Trần Thiện Thanh
Trình bày : Diễm Liên - Minh Thông
Mời vào link dưới , có phần giới thiệu của hai MC Trinh Hội và Thiên Kim
http://www.youtube.com/watch?v=U32FlUGOf_s&feature=player_embedded - http://www.youtube.com/watch?v=U32FlUGOf_s&feature=player_embedded
Mời vào link này , nghe lại phần hát của Diễm Liên _ Minh Thông.
Âm thanh hay hơn .
http://www.youtube.com/watch?v=03Vq6b5A7PU&feature=related - http://www.youtube.com/watch?v=03Vq6b5A7PU&feature=related
Đà Lạt lạnh môi em vừa đủ ấm Đời chia ly nên đẹp chuyện tương phùng Con dốc nhỏ hoa anh đào lấm tấm Lối sỏi mòn hai đứa đã đi chung Em nhẩm tính trên lóng tay tháp bút Là cách xa biền biệt tháng năm trôi Tuổi trẻ ơi sao quá nhiều nước mắt Chiến tranh ơi bóng tương lai mịt mù
Đơn xin cưới, một tờ đơn xin cưới Anh thảo rồi, anh lại xé anh ơi Bởi không muốn thấy người yêu nhỏ bé Một sớm nào, thành góa phụ ngây thơ Nên đơn cưới, một tờ đơn xin cưới, Anh viết rồi, rồi anh lại xé em ơi
Em đoán thấy trong hố sâu quầng mắt Từng xác đêm chồng chất nỗi theo nhau Trong tình yêu em thiệt thòi nhiều nhất Em có gì cho mộng ước mai sau Đơn xin cưới, một tờ đơn xin cưới Anh viết rồi, anh viết rồi, sao lại xé anh ơi
Thượng Đế xa vời, thiên đàng đóng cửa Tiếng cười chưa tan, nước mắt ròng ròng Số phận con người , đồng tiền sấp ngửa Em, em ơi, em có hiểu gì không Nên đơn cưới, một tờ đơn xin cưới Anh viết rồi, rồi anh lại xé em ơi
Không, anh không muốn thấy người yêu anh nhỏ bé Một sớm nào thành góa phụ ngây thơ
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Apr/2010 lúc 7:32am
TẤM THẺ BÀI
Nhạc & lời : Huyền Anh
MC : Quyên Di
Ca sĩ : Sông Phố
http://www.youtube.com/watch?v=bKAT42D3_Xg - http://www.youtube.com/watch?v=bKAT42D3_Xg
"Nhạc phẩm "TẤM THẺ BÀI" viết cho cuốn phim mang cùng tựa đề .
Truyện Phim, nhạc Phim, phân cảnh kỹ thuật và do Đạo Diễn Bùi Sơn Duân của Việt Ảnh Film thực hiện đầu năm 1972.
Nhưng vì truyện phim nói về một câu chuyện quá bi thảm và rùng rợn của chiến tranh Việt Nam nên lúc đó cuốn phim phải tạm ngưng sản xuất.
Tuy nhên nhạc phẩm chính của phim là bản "Tấm Thẻ Bài" đã được nữ danh ca Thanh Thúy hát và phát hành trong băng nhạc Thanh Thúy từ năm 1972 tại Sàigòn và rất được nhiều người tại Nam Việt Nam ưa thích; nhất là các quân nhân và những người yêu lính."
( nhạc sĩ Huyền Anh)
Sau đó, bản nhạc này cũng bị cấm lưu hành.
Vì vậy, trước 1975, chỉ duy nhất một giọng ca thể hiện bài này :
ca sĩ Thanh Thúy.
Bài hát đã buồn , giọng ca liêu trai của ca sĩ Thanh Thnah Thúy
càng nao lòng người nghe thời đó.
Sau khi biết bài nhạc bị cấm lưu hành, Nhật Bản ( không nhớ là
cá nhân hay cơ quan ) đã mua bản quyền bài hát này (nếu mk nhớ không sai).
Mời cả nhà nghe tiếng hát liêu trai của ca sĩ Thanh Thúy
http://www.youtube.com/watch?v=VVxxn3OvTFA - http://www.youtube.com/watch?v=VVxxn3OvTFA
Vào chiều Chủ Nhật 17-5-2009, trước một rừng người lối trên 10,000 người (theo như công bố của ca nhạc sĩ Nam Lộc qua Email gởi trên các Diễn Đàn Internet) từ khắp vùng Bắc California đã đến dự đại nhạc hội tại San Jose (Bắc California).
Nữ danh ca THANH THÚY từ Sacramento đến đã trình diễn một Nhạc phẩm duy nhất tại Đại Nhạc Hội nầy và đã được mọi người hoan hô nhiệt liệt.
Đó là nhạc phẩm của tôi mang tựa đề "TẤM THẺ BÀI"
(Nhạc Sĩ Huyền Anh)
Ca sĩ Thanh Thúy trong Live Show tại San Jose
http://www.youtube.com/watch?v=KvICWw2-3Uc&feature=related - http://www.youtube.com/watch?v=KvICWw2-3Uc&feature=related
Sau cuộc chiến này, còn chi không anh Còn chi không anh hay chỉ còn lại tấm thẻ bài Đã ngậm ngùi mang tên anh…
Dòng máu nào…là của mẹ Niềm tin nào… là của em Ôi.. trên tấm thẻ bài này, tấm thẻ bài này Đã từng… chuyên chở, tất cả…giấc mộng yêu đương
Mộng yêu đương không bao giờ đến Không bao… giờ đến nữa Vì anh không còn mang tấm thẻ bài Trở về với em…
Anh đã đi.. đã đi.. vào vùng miên viễn đời mình.. Anh ngủ yên.. ngủ yên, ngủ yên như cỏ úa.. Anh ơi ! sau cuộc chiến này Có còn chi để lại hay chỉ còn lại tấm thẻ bài Mang tên anh.. tên anh…
Tấm thẻ bài phân loại máu anh Máu Việt Nam mang tình của mẹ Tình của mẹ không bao.. giờ phai nhòa…
Anh, anh có biết Tấm thẻ bài của anh để lại Cuộc chiến này vẫn còn đó không nguôi Cuộc chiến này vẫn còn đó anh ơi !... Sau cuộc chiến này còn chi không anh, còn chi không anh Hay chỉ còn lại tấm thẻ bài Đã lạnh lùng trên tay em…
Dòng máu nào…là của mẹ Niềm tin nào… là của em Ôi.. trên tấm thẻ bài này, tấm thẻ bài này Đã từng… ấp ủ, tất cả…giấc mộng yêu đương Mộng yêu đương không bao giờ đến Không bao giờ đến nữa Vì anh không còn mang tấm thẻ bài trở về bên em…
NHẠC DẠO
Dòng máu nào…là của mẹ Niềm tin nào… là của em Ôi.. trên tấm thẻ bài này, tấm thẻ bài này Đã từng… ấp ủ, tất cả…giấc mộng yêu đương Mộng yêu đương không bao giờ đến Không bao giờ đến nữa Vì anh không còn mang tấm thẻ bài trở về… bên…. em…
------------- mk
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Apr/2010 lúc 8:59am
http://www.authorstream.com/Presentation/tdhoanh-183488-th-pps-kh-em-nh-bi-ly-entert-entertainment-ppt-powerpoint/"> <<<XIN BẤM VÀO
http://www.authorstream.com/Presentation/tdhoanh-183488-th-pps-kh-em-nh-bi-ly-entert-entertainment-ppt-powerpoint/ - THƠ-pps KHÓC ..
By: http://www.authorstream.com/User-Presentations/tdhoanh/ - tdhoanh
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 17/Apr/2010 lúc 4:48pm
|
http://vietnamlibrary.informe.com/xnoc-em-nay-ph-ong-nnoo-dt339.html - Xác Em Nay Ở Phương Nào <<XIN BẤM VÀO
Thơ: Ngọc Khôi - Nhạc: Trần Chí Phúc Trình bày: Minh Xuân & Minh Phúc
>
Chiều ra biển đứng ê chề Tìm trên ngọn sóng ngó về xác em Vớt rong rêu ngọn tóc mềm Quay về hướng gió tưởng em thở dài Tìm trong bọt trắng thân người Nghẹn ngào dấu vết còn phơi lõa lồ
Xác em nay ở phương nào Tấp sang đất Thái hay vào Nam Dương Có khi xác vượt trùng dương Trôi về Bắc Mỹ trách hờn người yêu Biển lớn cuốn em đi Biển lớn cuốn em đi Rồi xa, rồi xa, rồi xa mãi Biển ơi, trả cho ta ... Biển ơi, trả cho ta ... xác em yêu xác em yêu
Chiều ra biển đứng ngậm ngùi Nhớ em và nhớ cả trời Việt Nam. Là la la lá lá la là la lá la |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Apr/2010 lúc 5:23pm
Một câu chuyện cảm động , dù không thuộc thể loại "thơ-nhạc" , vẫn xin trân trọng gửi vào trang "Thơ - Nhạc tháng tư buồn !".
Ai còn ? Ai mất ?
mk
Nguyễn Duy An là người Á Châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ (Senior Vice President National Geographic), tổ chức văn hóa khoa học lớn nhất thế giới – Tổ chức vừa có sự nhầm lẫn trong việc ghi chữ “China” dưới quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ thế giới mà họ mới phát hành, nhưng sau khi được nhiều người Việt gửi thư góp ý và công luận trong ngoài nước (Việt Nam) không đồng tình, đã có thái độ phục thiện khá chóng vánh và sòng phẳng.
Tuy nhiên, Nguyễn Duy An còn là một cây bút viết ký đặc sắc - người giữ nhiều kỷ niệm về một quá khứ Việt Nam đau buồn. Câu chuyện của những người lính Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam mà tác giả trực tiếp tiếp xúc và ghi lại bằng những chi tiết cảm động dưới đây cho thấy một trái tim nhân hậu và cái nhìn ưu ái đối với những số phận hẩm hiu, nạn nhân của một cuộc chiến tranh mà họ bị đẩy vào một cách trớ trêu như con quay của định mệnh.
Câu hỏi cuối cùng trong bài viết của ông, tuy chỉ thoáng qua, lại có sức bắt chúng ta, những người Việt Nam, vốn cùng “một bọc” với nhau, không thể không ngậm ngùi về bao nhiêu phận người ở phía bên kia, từ 35 năm nay đã bị cộng đồng quốc nội cố ý hay vô tình quên lãng. Và sự liên tưởng còn dẫn ta đến một tâm trạng uất nghẹn khi ta nghĩ rằng hiện vẫn sờ sờ ra đấy vô số chiến sĩ đã hy sinh ở biên giới phía Bắc năm 1979, ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974, ở Trường Sa năm 1988, đang phải chịu một sự tưởng nhớ trong lặng lẽ âm thầm. Lịch sử đôi khi sao mà oái oăm lạ lùng!
Nguyễn Huệ Chi
Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của Sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
- Duy à... Có chuyện rồi! Ðại úy Morrow cần gặp riêng Duy. Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và buớc nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay Đại úy Morrow vừa hỏi:
- Mời Đại úy ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?
- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 nguời 'homeless' cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng duợc. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những nguời này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một nguời tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
- Ồ... Ðó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West dó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Ðể tôi xuống gặp họ.
- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ 'ngầu' lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và 'càm ràm' với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?
- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhung có thể mời họ vào 'cafeteria' uống ly nuớc, chắc không sao chứ?
- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Ðể tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở 'cafeteria'. Anh không ngại chứ?
- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.
Trong lúc theo Đại úy Morrow xuống nhà gặp 'khách', tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.
Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn nên thuờng đi làm bằng xe 'Metro'. Một buổi sáng thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thuờng vì phải ghé qua truờng học dể ký một số giấy tờ cho các con truớc ngày tựu truờng. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang 'rên rỉ' bài Hạ trắng:
Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa buớm say
Lối em đi về... trời không có mây
Ðuờng đi suốt mùa nắng lên thắp dầy...
Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một nguời Mỹ 'homeless' đang 'ngất nguởng' thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thuởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:
- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?
- Ðương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.
- Ðại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao dã từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhung khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.
- Ông...
- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải nguời Việt tụi mày vẫn nói thế sao?
- Tôi không quen gọi nguời lạ như thế. Hay gọi nhau là 'anh tôi' được không?
- Tùy mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa?
Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.
- Tôi sẽ trở lại truớc 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.
-Mày không sợ hả?
-Sợ gì?
-Tụi tao là loại nguời bị ruồng bỏ và khinh chê.
- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
- Ði đi. Hẹn gặp lại.
Tôi dã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành 'bạn' từ dạo dó. Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai nguời bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối.
Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở 'hạch hỏi'. Ðã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Có những nguời đã từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tuờng cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh sĩ Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial).
Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che giấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê hương yêu dấu Việt Nam của chúng ta.
Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cuời lớn, rồi lên giọng:
- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám 'cớm dổm' ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn nguời Việt rất thân của tao.
Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:
- Ðây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là nguời Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân 'homeless' của tao.
Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:
- Mời các bạn xuống 'cafeteria' uống nuớc và nói chuyện.
- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.
- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu. Norman cuời ha hả trả lời bằng tiếng Việt:
- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Ðúng không? Rất đúng. Nghe giống hệt 'một ông già Bắc Kỳ' thứ thiệt.
Chúng tôi vui vẻ buớc vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng truớc bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những nguời đang có mặt trong 'cafeteria' sáng hôm dó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:
- Ðể khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có 'preview' cuộn phim 'Inside the Vietnam War' truớc khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Ðúng không?
-Ðúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
- Ðài của tụi mày chỉ có trên 'Cable' và 'Direct-TV'. Dân 'homeless' tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé 'preview' mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Ðược không?
- Chắc được. Mấy lần truớc tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!
- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.
Ðể giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 nguời 'bạn' cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang 'Explorer Hall' cả giờ đồng hồ truớc khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội truờng chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé 'preview', tôi đã liên lạc nhờ mấy nguời trong nhóm 'Audio & Video' của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội truờng, tránh xa những vị 'tai to mặt lớn' trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc phòng, Bộ Cựu chiến binh, Quốc hội, và viên chức Chính phủ Mỹ.
Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tục, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy nguời bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt nguời nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi nguời.
Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội truờng. Ba nguời bạn của tôi vẫn 'án binh bất động' dõi mắt đăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng buớc đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị 'dân Mỹ' và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!
Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Ðèn hội truờng bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những nguời chung quanh rồi vội vàng 'kéo' ba nguời bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót 'khật khưỡng' buớc theo tôi như ba cái xác không hồn!
Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu 'Inside the VietNam War' nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 nguời bạn cựu chiến binh 'homeless' đã cùng tôi đi xem 'preview' hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong Chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.
Có lẽ đã tới lúc nguời Mỹ nhận thức được 'món nợ phải trả' cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
NDA
http://boxitvn.blogspot.com/2010/04/van-hoc-nghe-thuat-chu-nhat-mot-cau.html#more - http://boxitvn.blogspot.com/2010/04/van-hoc-nghe-thuat-chu-nhat-mot-cau.html#more
------------- mk
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 21/Apr/2010 lúc 8:53am
/main/giaitri/nhacvang/17835-ngi-tinh-khong-chan-dung.html - Người Tình Không Chân Dung <<XIN BẤM VÀO |
|
|
|
Tác Giả : Tiếng hát Khánh Hà |
Thứ Ba, 20 Tháng 4 Năm 2010 20:45 |
Tháng Tư Đen nhớ về Người Chiến-Sĩ VNCH. |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Apr/2010 lúc 10:40am
Tác phẩm TIẾC THƯƠNG của Điêu Khắc Gia NGUYỄN THANH THU có thể xem là một tuyệt tác. Thật sống động.
Đọc bài phỏng vấn Ông , giọng điệu Nam Bộ chân phương (và khá... dài dòng ! ) , kể về "Người-Mẫu-Lính-Tình-Cờ" , thật cảm động.
mk đã đọc bài này cách nay khoảng gần 2 năm .
Khi kể lại , có người đã từng biết điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu , cười nói "đúng là tính cách và ngôn ngữ của Nguyễn Thanh Thu !"
mk
BỨC TƯỢNG "TIẾC THƯƠNG"
Ở NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA
BÀI GHI LẠI LỜI PHỎNG VẤN
CỦA LÊ XUÂN TRƯỜNG VỚI ÐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU VỀ BỨC TƯỢNG "TIẾC THƯƠNG" Ở NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA.
LỜI GIỚI THIỆU:
Một trong những người mà LÊ XUÂN TRƯỜNG mời quý vị theo dõi buổi nói chuyện hôm nay, anh là một Ðiêu Khắc Gia, người đã để lại bức tượng nặng 10 tấn, cao hơn sáu thước taị Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, nghĩa trang nơi hàng ngàn người lính VIỆT NAM CỘNG HÒA đã nằm im trong giấc ngủ ngàn thu vẫn chưa được tìm thấy những giây phút thật thanh bình. Thưa quý vị, Ðiêu Khắc Gia NGUYỄN THANH THU, tác giả của bức tượng TIẾC THƯƠNG.
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Thưa anh Thu. Trước đây ở Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, mình có Nghĩa Trang nào trước đó?
ÐKG NGUYỄN THANH THU: Ðể trả lời anh Xuân Trường. Sỡ dĩ mà Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa nó được hình thành sau Nghĩa Trang ở Hạnh Thông Tây Gò Vấp, trước đó chưa có Nghĩa trang Biên Hòa chỉ có Nghĩa trang Hạnh Thông Tây Gò Vấp .
Qua cái năm đó, vụ năm 68 vừa xong thì Mỹ đổ thêm quân tham chiến , một cuộc chiến ác liệt, cho nên, lúc bây giờ Nghĩa trang Hạnh Thông Tây đã không có chỗ còn để chôn nữa, cho nên chính phủ mới thành lập Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa.
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Sau khi đề án Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa được thành lập ra để giao cái Nghĩa trang Hạnh Thông Tây quá chật chỗ, không còn đất để chôn cất nữa.Vậy ai là người đưa ra cái đề án đó?
ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ, cám ơn anh XuânTrường. Nguyên nhân là, lúc đó, Tổng Thống VNCH, ông Nguyễn Văn Thiệu, ổng có biết là ở bên Phi Luật Tân có một nghĩa trang mà Phi nó tự cao lắm, tự hào lắm, nghĩa trang đẹp nhất ở Á Châu.
TổngThống mới mời tôi lên để nói tôi qua đó nghiên cứu có cái gì bên đó để về thành lập Nghĩa Trang Biên Hòa của mình.
Tôi được đi qua nghiên cứu cái nghĩa trang đó. Khi trở về, tôi trình dự án đó cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Từ đó, dự án được bắt đầu đưa qua cho Công Binh thực hiện, ủi đất để xây cất, đất đang ủi, đang làm xa lộ ở đó.
Lúc bấy giờ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có mời tôi lên, ổng có cho tôi biết, ổng có ý muốn là làm thế nào để thực hiện một tác phẩm gì đó ở Nghĩa Trang Biên Hòa.
Từ xa lộ đi vô trong có một khúc lộ, ổng muốn đặt trước Nghĩa trang, trước khi vô trong, phải có tác phẩm gì đó.
Ổng kêu tôi về suy nghĩ để thực hiện cái tác phẩm nầy. Lúc bây giờ, tôi muốn xin ý Tổng Thống một lần nữa, Tổng Thống cho biết cái ý nghĩa, quan trọng lá cái ý nghĩa như thế nào.
Tổng Thống trả lời với tôi, TổngThống nói: " Theo tôi thì mình làm thế nào để hậu phương biết cám ơn chiến sĩ của mình mà họ đã chết chóc ngoài chiến trường".
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Như vậy, Tổng Thống muốn có một bức tượng đặt ở Nghĩa trang để vinh danh, đặt ở ngoài cổng?
ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ. Sau nầy, ổng hỏi khi nào có thể trình dự án được. Tôi có trình lại với Tổng Thống, Tổng Thống cho tôi suy nghĩ một tuần lễ, tôi sẽ trình dự án như Tổng Thống muốn.
Lúc đầu, ông Tổng Thống mới bấm chuông, ông Ðại tá Cầm bước vô, Tổng Thống nói: "Ông Thu có hứa với tôi là khoảng một tuần lễ ổng sẽ trình dự án".
Sau nầy ra về, ổng có vỗ vai tôi và nói: "Anh là cục nhưn đó nghe, nghĩa trang của mình có cục nhưn, anh làm thế nào , tôi hy vọng ở anh đó nghe". Tôi ra về.
Công việc đầu tiên nằm trong trứng nước, trong bụng tôi, nó bào bào, cái ý nầy, ý kia, nói đi nói lại, tự hỏi lòng mình tìm đề tài.
Trong thời gian đó, tôi hứa với Tổng Thống một tuần lễ, từ thứ hai đến thứ sáu. Tôi nhớ rõ lắm.
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Trong một tuần lễ, anh có nghĩ là anh sẽ kịp để tìm đề tài?
ÐKG NGUYỄN THANH THU: Ðó! Ðó! Ðã hứa rồi, trong cái tuần lễ đó, công việc gì cũng bỏ hết, mình không có làm chi hết. Tôi nghĩ, tìm cái đề tài gì đây? Tác phẩm gì đây? Lúc bấy giờ, Nghĩa trang Biên Hòa đang ủi đất, đang thành lập chứ có gì đâu? Tôi mới đi lên Nghĩa trang Hạnh Thông Tây. Lúc bấy giờ, chiến trường đang ác liệt, trực thăng nó xuống ào ào, chiều nào trực thăng cũng đem xác về, đến nỗi mà trong nhà kho xác, rồi một dãy hòm hai ba chục cái đang sắp ngang đó.
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Không có đất để chôn phải không ạ?
ÐKG NGUYỄN THANH THU: Có đất chôn nhưng cũng gần hết đất rồi nhưng mà xác nhiều đến nỗi trong mấy cái hòm ướp xác, rồi mấy cái hòm đang để dài dài, rồi mấy cái đang chôn nhiều đến nỗi phải làm tạm lều ra ngoài, cất lều, che sơ sơ để chất xác cho trực thăng mỗi chiều nó xuống.
Tôi ở đó được ngày thứ hai đến thứ sáu, cảnh chết chóc thì quý vị đã biết, ngày nào cũng khóc la, rồi con cái, vợ nữa, ôm nấm mồ khóc thiết tha trên nấm mồ, cảnh đau thương lắm.
Tôi ở đó được sáu ngày như vậy, khi ở được sáu ngày rồi , ngày mai nữa là hết ngày, đến ngày phải trình Tổng Thống, cho nên đến buổi trưa thứ sáu, đây là câu chuyện thật, tôi cứ nôn nóng như vậy.
Trưa thứ sáu thì tôi từ nghĩa trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, tôi về Gò Vấp. Ở vùng Gò Vấp, nắng quá, tôi mới vô kiếm nước uống. Tôi quẹo đại vào một cái quán gần căn phố. Vô tình , tôi kêu một ly nước chanh uống, bỗng nhiên, tôi thấy một anh lính Nhảy Dù, ảnh vô đó từ trước, ảnh cũng từ Nghĩa trang Hạnh Thông Tây về trước đó. Khi tôi bước vô thì tôi dòm qua ảnh, thấy ảnh đã uống đâu bốn năm chai bia rồi, thì thôi, tôi cũng không nói gì.
Nhưng có một điều lạ, tôi thấy ảnh đang nói chuyện với cái ly, ảnh là binh chủng Nhảy Dù, ảnh để cái nón nhảy dù trên cái bàn, mặc áo nhảy dù đàng hoàng, ảnh đang uống và đang buồn, đang nhớ bạn.
Một ly ảnh uống, một ly ảnh cúng, ảnh rót bia vào cái ly cúng đó, rồi ảnh nói chuyện với cái ly như có người bạn trước mặt ảnh vậy, ảnh cằn nhằn, ảnh đau đớn cho người bạn của ảnh đã mất, . Khi tôi dòm thấy được cái hình ảnh mà ảnh vừa nói vừa gục đầu xuống bàn, vừa khổ sở với cái ly đó, ảnh vừa uống vừa cúng. Tôi chờ một chút nữa rồi bước qua làm quen. Tôi cầm cái ly nước chanh, bước qua, tôi đứng kề ảnh, bên cái bàn của ảnh, tôi xin phép ảnh:
-Anh à, tôi muốn ngồi kề với anh, uống với anh được không? Thấy anh buồn, tôi muốn ngồi với anh.
Tôi thấy ảnh không trả lời tui, ảnh ngồi gục trên cái bàn, ảnh hất cái mặt lên, có vẻ như không bằng lòng khi có người thứ hai quấy rầy ảnh.
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Có thể cái giây phút đó, ảnh quá đau lòng, ảnh muốn có một sự riêng tư?
ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ đúng! Ảnh muốn có một sự riêng tư. Mặt tôi hơi sượng, mấy cô trong quầy cười khúc khích, nãy giờ, cái anh nầy nói chuyện với cái ly không, mà bây giờ có thêm một thằng điên qua nói chuyên với ảnh, mấy cô chắc nghĩ như vậy, thấy mấy cô cười khúc khích với nhau. Nhưng mà trời thương, tôi đâu có hỏi giấy tờ của ảnh, ảnh gục cái đầu xuống, tôi đứng trơ trẽn ở đó. Bỗng nhiên, ảnh móc ở túi sau, ảnh móc giấy tờ, ảnh đưa cho tôi. Tôi đâu có phải Quân Cảnh mà hỏi giấy tờ của ảnh, thế mà ảnh đưa cho tôi. Tôi cầm cái bóp rồi trở về cái bàn của tôi, tôi lấy giấy tờ ra hết.
Tôi ghi tên của ảnh, ảnh là VÕ VĂN HAI, hạ sĩ VÕ VĂN HAI, tôi nhớ rõ như vậy. Ở tiểu đoàn nào tôi quên rồi, tôi ghi hết cái KBC. Xong rồi, tôi đem cái giấy đến trả lại, ảnh cũng không cần biết nữa, lấy bỏ túi thôi, không nhìn tôi mà. Tôi trở về bàn, tôi ngồi để nhìn một chút xíu nữa. Rồi, tôi thấy câu chuyện nó như vậy.
Trưa đó tôi về, dĩ nhiên là ảnh còn ngồi đó, tôi lo đi về, tên tuổi của ảnh tôi còn để đây.
Tôi về đến nhà. Khuya hôm đó, tức là tối thứ sáu, tôi bắt đầu vẽ, để sáng thứ bảy trình.
Thưa, tối thứ sáu, khi tôi ngồi lại cái bàn, từ 8 giờ tối cho đến 6 giờ sáng , tôi vẽ được 7 bản, bảy bản bự như vầy, vẽ màu đẹp lắm. Lúc bấy giờ, thưa quý vị, khi tôi ngồi ban đêm đó, tôi mới liên tưởng đến chiến trường. Dạ thưa, lúc bây giờ chiến trường, đêm đêm, tiếng súng nó dội về, ầm... ầm , mấy cái cửa kiến rung hết, B52 bay thả bom, cửa kiến ở nhà rung... rung. Rồi mưa tháng tám nữa, mưa lất phất... lất phất ở ngoài đó, cũng đau lắm, tôi ngồi thấy cũng thấm lắm, ngồi nghe mấy tàu lá chuối, nước nó rơi, rồi ầm..ầm. ..rồi ầm...ầm, B52 rót rầm...rầm... rầm...rầm.
Thế mà, nó cũng gợi cho tôi, để cho tôi vẽ chiến trường. Dạ thưa, tôi vẽ 7 bản to như thế nầy, vẽ về chiến trường, chiến trường lúc bấy giờ thì người lính mặc áo mưa, cũng thê thảm lắm, gió lất phất, rồi kia, nọ..., người lính đi tới đi lui, lo nhiệm vụ canh gác trong đêm trường cực khổ, ở sau hậu phương, người ta êm ấm như thế nầy mà ở chiến trường thì nó như vậy. Tôi nhớ đến người lính, tôi mới vẽ 7 bản ở chiến trường, một đề tài nhớ chiến trường, vẽ chiến trường. Tôi vẽ như vậy cho tới sáng, tôi nhớ cái gì chút đỉnh thì tôi vẽ tới đó, có ý gì ngộ ngộ nẩy ra thì tôi ghi lại để sáng mai trình với ổng, ghi sơ sơ lên đây.
Tôi vẽ tới sáng, cho tới 6 giờ sáng. Tôi vẽ được 7 bản xong rồi, tôi thấy mệt, trời lạnh lạnh nữa, tôi buông cọ ra, mới lủi vô giường nằm. Nằm một chút xíu thì nghe một tiếng chó sủa ào một cái, nhà tôi nuôi chó cỏ nhiều lắm, anh Trường. Mấy con chó sủa ào lên một cái, tôi hay quạu lắm, tôi kêu: "Bà làm gì đàng trước vậy? Ai đàng trước vậy? Gì đàng trước vậy?". Bà xã tôi nghe chó sủa là bả lo, bả ra trước rồi, bả coi cái gì đây? Một chặp, khoảng vài phút sau, bả vô nói: "Có người đến mời ông đi trình dự án". Tôi mới nói, trình dự án gì mà mới mờ mờ đất mà dự án...dự án. Tôi nói vậy mà ông ở ngoài đó nghe, rồi ổng trả lời lớn: "Tôi vô sớm ông Thu! Tôi vô sớm mời ông đi ăn sáng, rồi mình đi lên trển", cuối cùng, tôi đi với ảnh.
Giờ đầu tiên gặp Tổng Thống, Tổng Thống Thiệu đó, lúc bấy giờ đang ở trong Bộ Tổng Tham Mưu, ổng mang lon Trung tướng. Ngày đầu tiên tôi hẹn với ổng, sau một tuần lễ, đi trình, tôi nghĩ ổng ở Tổng Tham Mưu chứ đâu. Thế nhưng, ông nầy, ổng đưa tôi đi Sài Gòn ăn sáng ở nhà hàng gì đó, đả đời, rồi 9 giờ, ổng mới bắt đầu đi, lên xe jeep, ổng chở đi vô dinh Gia Long. Tôi hỏi, quẹo vô đây chi vậy? Tôi nhà quê lắm! "Vô đây ông Thu, vô đây không sao, cũng được vậy thôi". Ông ta nói vậy. Rồi vô dinh Gia Long, ổng trình cho Ðại tá Cầm, ông Cầm, ổng nói liền: "Ông Thu ơi! Bữa nay không có anh là chết tui, tôi chờ anh đầu giờ, bây giờ trễ một, hai phút. Giờ có ông Thiếu tướng, ổng vô trước, đáng lẽ anh đầu giờ nhưng có Thiếu tướng vô trước, chút xíu ổng ra, tới anh đó".
Lúc đầu, Ðại tá còn lịch sự hỏi nầy no., dự án, anh có ưng ý không? Vì lịch sư, hỏi qua, hỏi lại vậy thôi.
Tôi ngồi đó, còn Ðại tá cũng làm việc của ổng.
Tôi đứng dậy, tôi ra ngoài hành lang, ở dinh Gia Long có cái couloir dài, có hàng ghế đỏ, có mấy cây cột xưa của mình.
Tôi đi qua, đi lại, rồi tôi ngồi xuống. Tại sao vậy? Ðó, rồi mình tự hỏi, tại sao mình lại vẽ chiến trường, 7 bản chiến trường.
Thôi, bây giờ mình không vẽ chiến trường, mình vẽ anh Võ Văn Hai được không? Rồi mình tự hỏi, vẽ thế nào? Võ Văn Hai phải như thế nào? Tôi ngồi xuống, tôi bố cục, tôi nheo con mắt lại, tôi hình dung trong trí não của tôi đàng hoàng. Tôi nghĩ đến thế người ngồi, ngồi ra làm sao, làm sao? Tôi vẽ trong trí tôi, tôi đứng dậy, tôi chạy vô, lúc nầy tôi tập trung cái đó rồi, tôi tập trung cái bố cục rồi, mà ai hỏi tôi chắc là chết.
Tôi chạy vội vô phòng của ông Ðại tá Cầm, thấy phòng nó nghiêm nghị quá, mình muốn hỏi xin tờ giấy ghi liền mấy cái nét mình suy nghĩ, giống như con khỉ vậy, tôi móc đại tờ giấy pelure , rồi xin cây viết nguyên tử. Tôi ngó phía sau lưng của ổng, có thùng rác, trong quân đội có giỏ rác bằng lưới, trong có bao thuốc lá, tôi lấy bao thuốc ra và mở ra.
Tôi trở lại cái hành lang, tôi banh bao thuốc lá ra, có miếng giấy trắng ở trong, tôi mới vẽ xuống, vẽ cái bố cục mà mình mới nghĩ ra. Lúc đó, nó khiến tôi như thế nào không biết, tôi vẽ
xuống, tôi thấy tôi ưng ý, mình đã vẽ 7 bảy bản ghê gướm, vậy mà cái nầy vẽ sơ sơ, vẽ tốc họa, sao mình thấy khoái khoái.
Vừa khoái khoái, bỗng nhiên chưa có quyết định gì, ông Ðại tá, ổng hỏi: "Anh Thu đâu rồi? Anh Thu đâu rồi? Ðây rồi! Ðây rồi. Anh vô. Anh vô".
Tôi vô, dĩ nhiên cái bao thuốc lá tôi cầm ở trên tay và 7 bản kia, tôi ôm kè kè đi vô. Vô chào Tổng Thống. Tổng Thống Thiệu đang ngồi, kính chào Tổng Thống rồi thôi. Tôi trải 7 bản dưới sàn dinh.
Tôi trải xong, tôi cầm bao thuốc lá nầy chạy qua kính mời TổngThống qua duyệt xét, Tổng Thống góp ý, có cái gì, bổ túc ý kiến của Tổng Thống, tôi vẽ như vầy đó, tôi vẽ 7 bản chiến trường.
Ổng bước ra coi, tôi đệm nhẹ vô, chiến trường là nơi gió táp mưa sa, chiến sĩ mình phải canh gác cực khổ thế nầy, thế nọ, đêm đêm, ngày ngày, ở hậu phương thì ngủ êm ấm, công ơn chiến sĩ mình, làm sao mà quên ơn được.
Thế là, tôi nói chuyện với ổng, ổng làm thinh, ổng ngồi ổng nghe, rồi ổng qua coi.
Khi đó, lúc bấy giờ tôi làm thinh. Tổng Thống đi qua, đi lại vài lần nữa. Rồi ổng đứng lại sát bên tôi, ổng có nói một câu dễ thương lắm, ổng nói: "Bây giờ thế nầy nè, tôi nghĩ anh là cha đẻ của nó. Tôi thì muốn chọn một bản, tôi thấy bản nầy tôi cũng thích, mà bản kia nữa tôi cũng thích, vậy theo anh, anh thích bản nào. Tôi thấy bản thứ hai nầy cũng được, mà bản thứ năm nầy cũng hay đó. Anh thích bản nào?".
Ổng hỏi vậy, thì tôi xin phép, tôi nói thế nầy: "Dạ, kính thưa Tổng Thống, tôi không dám, nếu Tổng Thống cho tôi chọn lại theo ý tôi, mới đây thôi, cái nầy, tôi hơi quá vô lễ. Dạ, tôi mới vừa nghĩ ra, tôi vẽ vội trên bao thuốc lá, tôi làm như vậy hóa ra tôi quá vô lễ với Tổng Thống".
Tổng Thống nói: "Không. Không. Anh đưa tôi coi".
Tôi lấy bao thuốc lá ra đưa cho ổng, Tôi chỉ vẽ thế ngồi thôi. Thưa Tổng Thống, tôi thích cái nầy.
Tôi nói vậy. Ổng cầm bao thuốc lá, ổng kéo tôi tới bureau của ổng, hai ghế chụm lại.
Ổng dặn tôi câu nầy: "Anh Thu à! Người nghệ sĩ mà, họ lãng mạng lắm, họ hay lãng mang lắm, mà chiến sĩ của mình không phải thế đâu, phải có đề tài, mà anh vẽ cái đề tài gì đây? Anh cho tôi biết cái đề tài, lãng mạng không nên có trong cái tác phẩm nầy".
Thưa Tổng Thống, tôi nghĩ ra được những đề tài như thế nầy:
thứ nhất :KHÓC BẠN,
thứ hai: TÌNH ÐỒNG ÐỘI,
thứ ba: NHỚ NHUNG,
thứ tư: THƯƠNG TIẾC hay TIẾC THƯƠNG.
Tổng Thống nói: "NHỚ NHUNG là không được! Không được, thứ tư là THƯƠNG TIẾC, TIẾC THƯƠNG. Ừ, TIẾC THƯƠNG THƯƠNG TIÊC đi".
Rồi Tổng Thống nói tôi về, ổng còn dặn tôi: "Anh nhớ người lính của mình đó, là buồn, là tiếc thương bạn mình nhưng cũng phải tiếp tục cuộc hành trình chiến đấu, không có quên tay súng, cây súng phải giữ, chứ không phải vứt súng bừa bãi. Cái buồn nầy, phải tiếp tục chiến đấu, Việt cộng nó trường kỳ lắm, nó mai phục dữ lắm, mình phải có cái lâu dài đó.
À, anh Thu ơi! Anh có thể vẽ riêng cái nầy cho tôi được không? Vẽ lớn cái nầy như 7 bản kia vậy đó".
Tôi trả lời: Dạ được. Dạ được.
Khi đó, ông Ðại tá Cầm bước vô. Bây giờ ổng đưa bao thuốc lá cho tôi. Tổng Thống nói với ông Cầm: "Anh chuẩn bị những vật liệu cho anh Thu, ảnh vẽ gấp cho tôi cái nầy".
Ông Cầm trở ra. Ông tướng còn ngồi ở đó, ổng thấy câu chuyện lạ lạ, ổng nán lại xem có cái vụ gì?
Ông Cầm hỏi:"Anh cần gì?".
Tôi nói: "Anh cho tôi tờ giấy lớn như vậy đó, với cái bảng đen, giấy bút, có màu gì bỏ ra hết đây".
Ổng cho người ùn ùn đem đồ ra đó ngồi vẽ.
Thưa, lúc bấy giờ, tôi mới bắt đầu, bắt đầu ra tay, tôi day lại, thấy những người đứng xung quanh tôi đông lắm.
Tôi nói: "Kính thưa Thiếu tướng, Ðại tá, quý vị, trong khi tôi vẽ, xin đừng có ai hỏi tôi hết. Tôi vẽ, quý vị hỏi, tôi phân tâm, tôi không trả lời thì đâm ra vô lễ. Xin cho tôi tập trung ở đây, đừng hỏi".
Thưa quý vị, dĩ nhiên là người nghệ sĩ nào cầm cây vẽ cũng ngắm tờ giấy trắng trước, cho nó lọt vô, cái bao thuốc lá, nó phải lọt vô tờ giấy, phải vẽ sao cho nó lọt vô, mà phải vẽ gấp rút.
Tôi vẽ....vẽ....Tôi lo làm. Lúc bấy giờ như nó khiến, thưa quý vị, bấy giờ, tôi không biết là tôi vẽ hay là cái gì vẽ (cười).
Tôi không hiểu được, tôi phá tới đâu, tôi vẽ tới đâu, nó dính ngay tới đó, nó lọt trọn vô tờ giấy rất đẹp, giống như mình vẽ hai ba ngày trước!
Ðó, tôi phóng lên những nét đại cương là quý rồi, tạo được cái hình ảnh là chiến sĩ ngồi.
Lúc bây giờ tôi mới day ra phía sau, tôi thấy mọi người đang đứng quanh tôi.
Ông Cầm hỏi liền: -Anh cần gì, anh nói chứ làm sao tôi biết được!.
-Dạ thưa Ðại tá, tôi cần người mẫu. Cái nét đại cương tôi có rồi, bố cục đầy đủ rồi, tôi muốn vô chi tiết chút xíu, cái nét áo nhăn, cái nét quần nữa, chút xíu nữa cho nó trung thực"
Rồi ổng ngó ngó, ai cũng hơi ngờ ngợ, không biết ai. Ổng nói: "Tôi được không?".
Trời ơi! Lính gì ngoài chiến trường mà áo quần ủi hồ ngon lành, tóc tém rồi chải..." Tôi nghĩ vậy.
Ổng mặc áo quần đẹp lắm, áo quần ủi hồ láng thẳng đẹp đẽ. - "Thôi, thôi, tôi làm rồi, Ðại tá cho tôi cây súng".
Thưa quý vị, bấy giờ là năm 1966, lính mình còn xài súng garant M1. Ổng mang súng ống vô, nịt đạn, bi- đông nước đàng hoàng, coi như tác phẩm bây giờ đang chiếu đó,đội nón sắt nữa, rồi ổng ngồi xuống đó. Ổng là người mẫu đầu tiên, tôi lấy mẫu đai cương đó. Khi ổng ngồi xong, khoảng năm phút sau thôi, tôi ghi thêm vài nét, chính tôi đã đi hết 85% rồi, tôi chỉ thêm vài nét cho nó rõ, giữa hai cái đó, trung thực không cách xa bao nhiêu. Tôi thấy được rồi.
Khi tôi vẽ lớn ra xong, tôi trình Tổng Thống, Tổng Thống đã ký cho tôi xong hết.
Dĩ nhiên, khi trở về tôi phải lo, nhứt là thời gian phải cho kịp, còn ba tháng nữa là đến ngày1 tháng 11 năm 66. Ổng ký là tháng 8 rồi.
Tôi phải lo gấp rút người mẫu, kiếm Võ Văn Hai. Thưa quý vị, địa chỉ tôi đã ghi rồi lúc ở ngoài quán đó, tôi có kể.
Tôi lại ngay đơn vị của ảnh, được gặp ông Thiếu tá Chỉ huy trưởng của anh Võ Văn Hai, tôi trình bày cho ổng. Trước khi đi đâu, tôi cũng mang theo mẫu mà Tổng Thống ký cho tôi. Rồi ổng coi, lúc đầu, Thiếu tá còn hơi lo, nghi nghi, ngờ ngợ. Thế nhưng, sau câu chuyện rồi, ổng thấy, có lẽ ổng hãnh diện được chọn cái đơn vị của ổng, trong tiểu đoàn của ổng, trong đại đội của ổng. Ý ổng, ổng có nói một hai câu như vậy.
Do đó, ổng có nói như thế nầy:
- Ổng yêu cầu gặp anh Võ Văn Hai, tôi thấy chưa hay đâu, tôi nói thật với anh, tôi cho anh một đại đội, mặc sức mà chọn, nhiều thằng một thước bảy, một thước tám mươi mấy, thước chín, mề-đay đầy người, to lắm,chiến công dữ dằn lắm.
Tôi nói: "Dạ thưa Thiếu tá, tôi chỉ cần anh Võ Văn Hai, thật sự là đủ rồi".
-Á! Á! Ðừng cãi tôi! Tôi sẽ cho một đại độI đó.
Ổng nói rồi, ổng làm luôn, ổng kêu một Thượng sĩ bước qua:
-Anh cho tập họp một Ðại đội, Ðại đội súng ống đàng hoàng , ngay ở Bộ chỉ huy của tôi, nhé!
Ổng truyền lịnh đi rồi, lâu lâu, thỉnh thoảng ổng mới coi lại chữ ký của Tổng Thống, rồi ổng nói vô chi tiết nữa để chờ Ðại đội kia dẫn lên.
Thưa quý vị, khi đó thì nghe đàng trước rần rần, ê ét đàng trước rần rần rồi. Tôi thấy Ðại đội ra trình diện ở trước.
Ông thượng sị bước vô: -Thưa Thiếu tá, Ðại đội tập họp xong.
Ổng bước ra, cầm cái can, đội nón nhảy dù, ổng nói: -Anh theo tôi, tha hồ anh chọn, to lắm, to lắm, đủ màu, đen đỏ, có đủ hết, Võ Văn Hai, ăn thua gì! Anh ra đây, kìa...kìa...
Lẽ dĩ nhiên, tôi bước ra, người to con thì đứng đầu , ở cuối thì nhỏ và thấp.
Tôi thấy dữ dằn thiệt.
-Người nầy là một thước tám mươi mấy đó, dữ dằn nữa, Võ Văn Hai ăn nhằm gì".
Ổng vừa nói, ông Thiếu tá biểu một anh bước ra, anh bự con bước ra, qua người thứ hai cũng bự con nữa.
Tôi làm thinh, bây giờ tôi mới sực nhớ ra, tôi vội bỏ ông Thiếu tá ở đó, tôi chạy lùn lùn xuống hàng, tôi kêu:
-Anh Võ Văn Hai đâu? Anh Võ Văn Hai đâu? Lên tiếng, lên tiếng!
Cuối cùng tôi chạy xuống hàng gần cuối, ảnh đâu có 1mét 6 à!
Ảnh nói: -Em đây! Em đây!
Tôi lôi ảnh ra ngoài hàng. Ổng chọn được bốn người, anh Võ Văn Hai nữa là năm.
Thôi, thôi! Thiếu tá!, Ðủ rồi! Ðủ rồi! Tôi la lên.
-Chọn nữa không? Chọn bao nhiêu thì chọn. Tôi cho anh mà! Bây giờ anh nói chuyện cho mấy người nầy biết đi, tất cả năm người đó.
Ðại đội dẫn về, tôi mời mấy anh nầy vào câu lạc bộ, biểu mấy anh về cất súng đi.
Tôi có nói với mấy ảnh như thế nầy: -Thật sự, tôi chỉ cần anh Võ Văn Hai thôi, nhưng ông Thiếu tá, ổng tốt bụng cho thêm bốn anh nữa. Thôi mấy anh về nghỉ đi, cứ nghỉ ba tháng nhưng đừng ra ngoài đường, đừng mặc đồ lính, Quân Cảnh nó bắt, tôi không có thì giờ đi lãnh về. Cứ một tuần lễ, tôi ký giấy phép cho mấy anh.
Thế rồi, ngày ngày anh Võ Văn Hai cứ vô nhà tôi làm mẫu.
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Tại sao cái hình ảnh anh Võ Văn Hai cứ in trong tâm khảm của anh, phải là Võ Văn Hai. Có phải vì Võ Văn Hai ngồi trong quán nước khóc thương người bạn mà làm cho anh xúc động?
ÐKG NGUYỄN THANH THU: Ðó, chính cái lẽ đó, chính cái yếu tố quan trọng đó, tôi chỉ cần anh Võ Văn Hai thôi, vì lịch sư, ổng cho bao nhiêu thì cho, cứ để đó cho nghỉ phép luôn, lợi dụng cái dịp nầy để mấy ảnh khỏi ra chiến trường.
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Anh Võ Văn Hai lúc đó ở binh chũng Nhảy Dù?
ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ, Nhảy Dù, hạ sĩ. Anh về nhà tôi, hàng ngày, cứ sáng sáng, ảnh đạp xe đạp vô nhà, đồ lính cất trong nhà, rồi nịt đạn vô hết, lên ngồi làm người mẫu.
Chúng tôi làm như vậy, anh em chúng tôi làm việc, công việc làm như vậy đêm ngày.
Lúc bấy giờ anh Võ Văn Hai cứ lo săn sóc tôi không à, ảnh không phải như hồi trước, nhưng mà tôi chỉ cần ảnh không cần tới tôi mà ảnh chỉ nghĩ tới người bạn, thương buồn, để nhớ thôi.
Một buổi nọ, tượng gần xong, tôi làm một cú lẩy, anh Võ Văn Hai vẫn vô bình thường, tôi nói với ảnh:
-Anh lấy ghế nồi đàng hoàng nghe! Bữa nay tôi theo dõi thêm, tôi so sánh giữa anh và bức tượng chút xíu nữa.
Anh Võ Văn Hai ngồi, lúc bấy giờ tôi không có làm, những ngày trước thì tôi làm nhưng bữa nay tôi để ảnh ngồi không.
Dĩ nhiên, khi ảnh ngồi không đó, ảnh chờ tôi. Tôi vô trong nhà, tôi dòm qua lỗ gió, tôi dòm lén ra, khi chờ lâu thì ảnh ngồi mới nhớ lại, hoàn toàn trở lại hồi cũ ở quán nước, nét mặt ảnh buồn như trước.
Khi ảnh buồn thật sự, trong nầy tôi lấy cây viết chì với miếng giấy tôi ghi, tôi chỉ ghi nét mặt thôi, nó rủ xuống thế nào, tôi vẽ như thế ấy, tôi vẽ cái môi, cái miệng, cái mũi thôi.
Sau ba tháng ảnh ngồi làm mẫu, bây giờ thêm cái chi tiết nầy, cái nét buồn nào nó đi tới.
Xong rồi, tôi bước ra, tôi nói với ảnh: -Xong rồi! Xong rồi! Anh về nghỉ đi, vài ba bữa vô cũng được, anh muốn nghỉ giờ nào thì nghỉ, giờ nào muốn vô thì vô, không bắt buộc, được rồi, đủ rồi, nhe!.
Anh Võ Văn Hai lấy làm lạ, ảnh nói:
-Tôi chưa làm mà Ðại úy nói tôi nghỉ.
Tôi trả lời:
- Làm rồi! !àm rồi! Tôi vẽ lén anh mà.
Thế thì ảnh về, ảnh còn thắc mắc, đi ra sau hè, nói với bà xã tôi: "Thưa bà, tôi thấy ổng không làm, không biết ổng giận tôi cái gì mà ổng nói tôi về, đừng có vô nữa cũng được".
Bà xã tôi nói lại: "Ờ, cái ông đó, ổng biểu sao hay vậy, không có giận anh đâu. Anh Hai cứ nghỉ tự nhiên". Rồi ảnh ra về.
Thưa quý vi, khi ảnh về, bức tượng đã gần xong rồi, chỉ còn cái nét buồn nữa thôi.
Khoảng ba giờ khuya, tôi sáng tác 3 tháng trời, tôi lao đao lận đận lắm, ăn uống không yên, ngủ không được, trong bụng cứ bào bào, cứ nhớ lại hình ảnh Võ Văn Hai buồn.
Tôi ngủ được chút xíu, bây giờ là ba giờ khuya, cái nét buồn tôi ghi lại buổi sáng.
Lúc bấy giờ tôi tắt đèn hết, tôi cầm cây đèn cầy, đồ đạc tôi chuẩn bị hết rồi, để trên cao hết rồi. Ðêm khuya, không có gì bằng đêm khuya vắng vẻ. Thưa quý vị, mình nói với cái tượng đó, khi mình cầm cây đèn cầy để tìm ánh sáng, cây đèn cầy dễ lắm, khi tôi cầm cây đèn bên nay thì ánh sáng bên nay tạt qua, và khi tôi cần ánh sáng bên kia thì tôi cầm cầy đèn đưa qua bên đó. Tôi đưa lên , đưa xuống..., một tay tôi cầm đèn di chuyển, một tay tôi làm.
Ban đêm tôi làm, tôi nhớ, trên cái giàn cao như vậy,lạnh lẽo như vầy, tôi làm tới 6 giờ sáng, lại 6 giờ sáng nữa, tôi thấy đẹp quá, tôi thấy nét mặt của tượng buồn quá, buồn lắm, nhưng mà thôi, tôi đi ngủ.
Nằm chút xíu, trời sáng rồi, đã 8 giờ sáng , ánh mặt trời sắp sửa ló lên. Tôi chạy ra coi có giống như hồi hôm không? Hồi hôm thấy nó buồn, nhưng cũng còn nghi nghi nữa. Thấy y chang như hồi hôm, tôi mừng quá.
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Sau biến cố tháng 4 năm 75, anh Thu phải đi tù cải tạo trong bao lâu?
ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ. (tiếng thở dài) Trời ơi! Thưa quý vị, để kết thúc chương trình, tôi nói thiệt, danh vọng, hay chết chóc gì cũng do tác phẩm nầy cả, cuộc đời tôi, nó dính liền với tác phẩm nầy.
Cho nên lúc vô tù Cộng sản, tôi thê thảm lắm, thưa quý vị, Tôi bị vô trong cái biệt giam đó, trong thùng cô-nết. Tôi ở đó 22 tháng, tôi gần đâm ra hấp hối rồi.
Dạ, nó đánh tôi. Nó không thấy, nó chỉ nghe những người Sài Gòn, những Việt cộng nằm vùng hồi xưa, những ăng-tên, những người cùng bị tù như mình, cùng cải tạo như mình nói với nó, chứ nó đâu có thấy gì.
Nó đem tôi đi nhốt, bây giờ còn đầu mùa, cũng còn gay cấn lắm, tôi cũng chống đối lại nó, tôi khi dễ nó, không nói chuyện với nó, nó đánh, nó bề hội đồng tôi, cho tôi làm cái tác phẩm phản động, nầy kia thế nọ.
Nó nói: "Tất cả những tướng lãnh, những sĩ quan lớn của anh đó, xong giặc rồi thì hết. Còn anh , còn lưu lại cái tư tưởng, cái hình ảnh, cái tinh thần đó mới là quan trọng. Tôi phải "múc" anh, chứ nói chuyện về với anh à, khỏi nói chuyện với anh về chuyện về".
Thề rồi, ảnh hành hạ tôi, đánh tôi ba ngày ba đêm, lần nầy ảnh bộp lỗ tai tôi bị điếc, thành ra giờ nầy tôi qua đây, tôi được hưởng tiền điếc, thưa quý vị, nó đã nhốt tôi 8 tháng rồi.
Một bữa đó, chính trị viên, nói như thế nầy: "Không lẽ anh ngồi trong đó hoài, bây giờ tôi đưa một cái ý nầy cho anh, anh nói một câu nầy, rồi tôi nghiên cứu cho anh ra ngoài lao động, chẳng lẽ anh ngồi trong nầy cho rục xương sao, anh chỉ nói như thế nầy, cái tượng gì thương tiếc của anh đó, anh chỉ là cái người phụ thôi, còn người chánh thức làm thì ra nước ngoài rồi, anh cứ nói vậy đi rồi tôi nghiên cứu cho anh".
Tôi nói: "Dạ thưa, không được, cán bộ. Cái nầy tôi làm tôi chịu, không có ai mà làm. Không, không được. Cái nầy, tàu chìm thì tôi chìm theo, máy bay rớt tôi rớt theo, tượng chết thì tôi chết theo. Ô! Không được ! Không được!".
-Anh ngoan cố à! Anh cãi tôi phải không? Nó hét lên.
Nó nhảy tới, nó tạt, nó đá, nó vỗ trống tôi. Thưa quý vi, nó vỗ, bụp...bụp...Nó vỗ tôi hai cái, dĩ nhiên là điếc liền, bể liền, máu ra... Nó nhốt tôi 22 tháng, có lần nó đem ra xử bắn nữa.
Ðêm đó, gần hai giờ sáng, chuông nhà thờ vừa đổ xong rồi. Cái cửa cô-nết mở vào lúc 4 giờ khuya, mở khác giờ, tôi biết giờ tử tội đã đến. Nó đem tôi ra, đi dài dài. Tôi đi không nỗi, nó kè tôi đi cà lếch, cà lếch...
Ði ra chỗ đó, nó bịt mắt tôi lại. Bỗng nhiên, có chiếc xe jeep nào đó, tôi nghe văng vẳng. Tôi ngồi xuống, tôi nghe tiếng nói từ chiếc xe jeep: "Ðồng chí nào đó? Bước lại đây!".
Khoảng 10 phút sau, tôi nghe tiếng máy xe ù ù chạy trở ra, rồi nó chạy trở lại, nó nói gì đó với nhau. Thưa quý vị, lúc bây giờ nếu mà xử bắn tôi, bên tay mặt tôi là con đường sân vận động, bên tay trái là khu gia binh, tôi có linh tính, chân tôi nó rẽ sang bên trái, rồi nó dẫn tôi vô trong một cái gì đó, đóng lại ầm...ầm.
Lúc bấy giờ, thần kinh tôi căng thẳng, rồi ngủ, sáng dậy tôi thấy tôi nằm trong cầu tiêu.
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Anh nghĩ như thế nào về cuộc chiến Việt Nam. Anh là người sống trong cuộc chiến, chắc chắn là sự xúc động của anh kinh khủng lắm phải không ạ?
ÐKG NGUYỄN THANH THU: Nói đến tác phẩm nầy, thưa quý vị, anh Trường ảnh hỏi nhiều quá, sâu sắc đối với tôi. Thưa quý vị, nếu mà những người đồng lứa tuổi với tôi, năm nay tôi 68 tuổi, tất cả những sĩ quan, những H.O qua đây rồi, tôi nói, không ai mà không xúc động trước một hình ảnh mà người chiến binh đã ngã ngoài chiến trường, có nhiều bản nhạc hay đó, Trần Thiện Thanh cũng kêu la um sùm đó, rồi nhạc nầy, nhạc kia, đủ thứ hết, nhớ người lính của mình. Nhất là, không phải nói đến riêng những binh chũng nào như Nhảy Dù, Biệt Ðộng Quân, Thuỷ Quân Lục Chiến...mà nói chung đến người lính của mình, chiến sĩ mình, lòng gan dạ của họ, chỗ nào nguy hiểm là họ tới để giải quyết chiến trường, cảnh bị bao vây, rồi chết chóc... thê lương lắm, đại khái như vậy. Hình ảnh Thương Tiếc đó, nói ngay, khi tôi vừa lớn lên thì gặp chiến tranh, cho nên tác phẩm nào cũng có nguyên nhân của nó.
Chiến trường, nơi đó là một đề tài thật xúc động. Cho nên, là một nghệ sĩ, tài cán không được bao nhiêu, chỉ thấy được sự thật của thời đại lúc bấy giờ, cái mốc đó, cuộc chiến đó. Tôi cố gắng ghi laị sự đau đớn của thời đại đó.
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Thưa quý vị, buổi nói chuyện với Ðiêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, quý vị vừa biết được nguồn gốc của bức tượng TIẾC THƯƠNG, đặt tại NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA, nơi mà 250.000 chiến sĩ đã nằm xuống, để bảo vệ cho đất nước VIỆT NAM được TỰ DO.
Kính chào quý vị.
http://newsgroups.derkeiler.com/Archive/Soc/soc.culture.vietnamese/2008-06/msg00624.html - http://newsgroups.derkeiler.com/Archive/Soc/soc.culture.vietnamese/2008-06/msg00624.html
------------- mk
|
Người gởi: ranvuive
Ngày gởi: 24/Apr/2010 lúc 7:35am
Mới đó mà nay cách dậm
trường
Một mùa xuân đỏ đoạn tình thương
Non cao cẩm tú chừ tan tác
Thu thủy tình nhân biệt ngã đường
Viễn xứ sầu bi luôn ấp hận
Quê người thấm lạnh mịt mù sương
Lối xưa vườn cũ tìm trong mộng
Sáu khắc khơi đèn thắp nén hương
-------------
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 26/Apr/2010 lúc 9:37am
http://www.authorstream.com/Presentation/vnlib-377855-0639-demnhovesaigon-entertainment-ppt-powerpoint/"> <<<xin bấm vào
ĐÊM NHỚ VỀ SÀI GÒN
By: http://www.authorstream.com/User-Presentations/vnlib/ - vnlib
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 27/Apr/2010 lúc 8:47am
/main/giaitri/nhacvang/17936-ngay-tr-v.html - Ngày Trở Về |
/main/giaitri/nhacvang/17936-ngay-tr-v.pdf"> |
/main/giaitri/nhacvang/17936-ngay-tr-v.html?tmpl=component&print=1&page="> |
/main/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL3NhaWdvbmVjaG8uY29tL21haW4vZ2lhaXRyaS9uaGFjdmFuZy8xNzkzNi1uZ2F5LXRyLXYuaHRtbA%3D%3D"> |
Tác Giả : Tiếng hát Hồng Hạnh |
Chúa Nhật, 25 Tháng 4 Năm 2010 07:22 |
Hôì tưởng lại hình ảnh quê hương thời chinh chiến. |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 27/Apr/2010 lúc 4:31pm
|
javascript:showpopup%28file=article/1271798840.jpg%29"> http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=11844 -
SàiGòn Niềm Thương Nỗi Nhớ - Slideshow (1065) Vân Đỳnh Thơ: Trần Ngọc Nhạc: Võ Tá Hân Tiếng hát: Trịnh Lam Slideshow PPT: Vân Đỳnh http://www.dunglac.org/slideshow2/SaiGonNiemThuongNoiNho.ppt - (Bấm vào đây download xong rồi mở bằng cách bấm vào F5, Nhạc và hình chạy tự động)
|
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 29/Apr/2010 lúc 6:44am
Mời các bạn thưỡng-thức
Vĩnh biệt Saigon
Nhạc-sĩ: Nam-Lộc
Ca-sĩ: Ngọc-Lan
Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời Sài Gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời Còn lại đây, những kỷ niệm sống trong tôi những nụ cười tắt trên môi những giọt lệ vương sầu đắng
Sài Gòn ơi, nắng vẫn có còn vương trên vĩa hè Từng ngày qua, mưa vẫn có ngập lối đường về Và mùa thu, lá còn đổ xuống công viên bóng người còn bước nghiêng nghiêng tôi vẫn nhớ thương cho người yêu
Tôi giờ như con thú hoang lạc đàn Từng ngày qua, từng kiếp sống, đếm thời gian Kiếp tha hương, lắm đau thương, lắm chua cay Tôi gọi tên quê hương mãi thôi
Sài Gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về Người tình ơi, tôi xin hứa trọn mãi lời thề Dù thời gian, có là một thoáng đam mê Phố phường đầy những ánh sao đêm Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên
http://www.youtube.com/watch?v=L7J2mJp1pkY&feature=related - http://www.youtube.com/watch?v=_viic0vcmj8&feature=related -
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 29/Apr/2010 lúc 8:18am
Những diển-tiến trong tháng Tư buồn
Bản tin cuối cùng 1
http://www.youtube.com/watch?v=U5I-GzoZHCI&feature=related - Bản tin cuối cùng 2
http://www.youtube.com/watch?v=M5c22j9HcTs&feature=related -
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 29/Apr/2010 lúc 9:36am
http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=ApnVkdgEWNxbQKjQ8jF8iBb8NlBSdvTI"> Phế Binh <<xin bấm vào - View: 1059 |
?func=search&a=&b=&keyword=Tưởng%20Năng%20Tiến - Tưởng Năng Tiến |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 29/Apr/2010 lúc 10:09am
Cám ơn Nhóm 12 yêu thương đã nhắc-nhỡ
Mắt tôi cảm thấy cay khi nghe hết bài đọc nầy
Cám ơn nhiều lắm
------------- mhth
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Apr/2010 lúc 5:39am
Tản mạn một thuở mộng mơ.
*
* *
Quán Cafe Tùng, Đà Lạt
Thuở còn là sinh viên Viện Đại Học DaLat , tôi nhiều lần ... rất nhiều lần... vào quán Cafe Tùng , Khu Hòa Bình , TP DaLat.
Dĩ nhiên không vào một mình !
Quán Ca fe Tùng có thể xem là một nét văn hóa của Thành Phố DaLat .
Văn hóa Cafe ! văn hóa của không gian tĩnh lặng với ánh sáng dịu nhẹ, âm nhạc trữ tình nho nhỏ, vừa đủ cho khách thì thầm với nhau mà không bị tiếng nhạc chi phối .
Và cũng vừa đủ cho ai muốn im lặng thưởng thức những giai điệu nhẹ nhàng.
Chủ nhân quán là một người đàn ông khoảng ngũ tuần. Sinh viên chúng tôi rất quý mến, thường gọi "Bác Tùng". Bù lại , bác Tùng xem sinh viên chúng tôi như những người con phương xa. Vì sinh viên VĐH DaLat đa số từ nơi khác đến. Dân địa phương không bao nhiêu.
Phải , sinh viên DaLat là dân tứ xứ , quy tụ về đây, về thành phố sương mù, về thành phố bạt ngàn thông reo .
Thành phố cao nguyên xinh đẹp góp phần nhân đôi tâm hồn lãng mạn, mơ mộng của tuổi đôi mươi ngày ấy .
Năm 1972 , chiến tranh leo thang, tin từ chiến trường thật khốc liệt. Lệnh tổng động viên ban hành toàn Miền Nam VN.
Mùa hè 1972 , mùa hè đỏ lửa , chiến cuộc "đã vào" sân trường, "len vô" các giảng đường VĐH Dalat. Lệnh đôn quân , nam sinh viên học trễ 1 năm không được hoãn dịch như trước.
Các anh mặt dàu dàu. Các cô mắt ngấn lệ.
Con gái chúng tôi không chỉ khóc người yêu , không có người yêu cũng nước mắt ngắn nước mắt dài , khóc cho những khuôn mặt trẻ măng, tóc hippy , ăn chưa no lo chưa tới của các bạn nam sinh viên cùng lớp.
Sĩ số lớp tôi vắng non phân nữa.
Họ phải lên đường !
Tương lai mù mịt !
Ngoài sa trường sống chết chỉ cách nhau một lằn ranh mong manh như sợi tóc. Sanh hay Tử chỉ là một hơi thở.
Riêng tôi, mang hai nỗi buồn : buồn riêng và buồn chung !
Cafe Tùng có buồn không khi vắng bóng tôi ?
Ly trà lipton chanh đường có thêm miếng cam thảo, còn nhớ tôi không ?
Chỗ ngồi quen thuộc của tôi đã thay chủ ! Họ là ai ? có cùng niềm hạnh phúc như mình , khi ngồi vào chỗ ấy ?
(Ngày ấy, tôi chưa biết uống cafe . Ngoài 30 tuổi tôi mới biết thưởng thúc vị đắng cafe. Cũng là một thiệt thòi đấy nhỉ. Vì quán cafe Tùng nổi tiếng không chỉ khung cảnh, mà còn vì vị ngon của cafe .
Lúc ấy, đến café Tùng tôi luôn luôn gọi ly trà Lipton chanh đường nóng , đặc biệt của quán café Tùng , cho thêm miếng cam thảo vào ly trà .
“Phong cách” của quán café Tùng đấy !
Sau này, có nhà riêng, tôi hay pha trà Lipton như quán Tùng, nhưng không bao giờ ngon như trước .
Có lẽ thiếu không gian ngày ấy ).
Tôi vẫn nhớ mãi "Kỹ niệm cuộc chiến VN" nơi quán Cafe Tùng.
Kỹ niệm không phải là những tiếng đại bác vọng xa xa trong đêm vắng.
Kỹ niệm cũng không phải nỗi nhớ nhung của phân ly .
Kỹ-niệm-không-phai này là tiếng đàn guitar thùng và giọng ca trầm trầm của nhạc sĩ Phạm Duy vẳng ra từ chiếc loa của quán , nhạc phẩm "Kỹ Vật Cho Em" .
Lần đầu tôi được nghe nhạc phẩm này , tác giả hát và tự đệm đàn , nhạc cụ duy nhất : cây guitar thùng .
Giữa thời tiết se lạnh của Dalat, không gian mờ mờ dưới ánh đèn vàng , lời nhạc tang thương , âm thanh tiếng guitar thùng và tiếng hát trầm buồn của nhạc sĩ Phạm Duy vửa đủ nghe .
Chính tác giả cất tiếng cho nỗi lòng của mình .
Ôi, nghe rợn cả người.
Từ đó, với tôi, Chiến-Tranh và "Kỹ Vật Cho Em", luôn song hành !
Từ đó, biết bao ca sĩ thể hiện bài này, nhưng không làm tôi rung động như buổi tối tại quán Cafe Tùng DaLat.
Hơn 35 năm, tôi cố tìm nhưng không có được bài Kỹ vật Cho Em do nhạc sĩ Phạm Duy hát ngày ấy . Không thấy bán và bạn bè cũng không có.
Có lẽ Phạm Duy một lần ghé qua Cafe Tùng , cảm hứng xách cây guitar thùng cất tiếng hát, và ông chủ quán , vốn rất nghệ sĩ đã thu âm lại. Rồi thỉnh thoảng cho khách thưởng thức ?.
Chinh Nhân chưa đi trọn nẻo đường binh nghiệp, mang hòa bình đúng nghĩa về cho Quê Hương , bước ngoặc lịch sữ đã cướp đi "lẽ sống" còn lại của các bạn tôi , ngày mà họ xếp bút nghiên lên đường với biết bao nước mắt tiễn đưa của phe kẹp tóc trong lớp !
"Kỹ Vật Cho Em" lại trở về trong lòng tôi.
"Vinh quang thương đau" trên đôi nạng gỗ của "một chiều dạo phố mùa xuân bên người yêu" cũng không bao giờ còn có.
Ước muốn "ngông cuồng" được "phủ màu cờ" cũng ngoài tầm với !
Anh dũng, bất khuất, ngoan cường... tự kết liễu đời mình như bao sĩ quan chỉ huy, bao Người-Lính , cũng không có nghi thức "Tổ Quốc Ghi Ơn" , dù các Vị rất xứng đáng được như thế .
Một lần nữa , đám con gái chúng tôi lại khóc cạn nước mắt cho "các Anh" , khi các trại cải tạo đầy người, từ Nam ra Bắc !
Nước mắt lần này, không như năm 1972, mà pha nhiều tủi hờn khổ đau.
Đám bạn gái tụi tôi không còn liên lạc với nhau nhiều, mỗi đứa mỗi cảnh, tự co mình vào hoàn cảnh riêng .
Tôi nhớ , có lần gặp lại cô bạn cùng lớp tại bưu điện SaiGon, khi hai đứa cùng đi gửi quà cho người học tập cải tạo. Vậy mà chỉ chào nhau rồi thôi, không thể nói chuyện gì với nhau , vì người người quá đông, đông lắm ! hầu như hơn 90 % là phụ nữ.
Tất cả gia đình tại SaiGon có người đi học tập cải tạo , theo lệnh, đều tập trung tại Bưu Điện Saigon, cùng 1 ngày , cùng 1 giờ , cùng trên tay 1 gói quà không quá 3 kg !.
Tất cả chúng tôi đứng ngoài bưu điện, trên đường nhựa bên hông bưu điện chờ đợi .
Chờ mãi , chờ mãi , đến nắng lên vẫn chưa được vào làm thủ tục gửi quà.
Một lát, các “cán bộ” (?) ra lệnh tất cả ngồi xuống . Chúng tôi ngồi trên đường nhựa .
Rồi, lát sau, họ lại ra lệnh đứng lên, tất cả đứng lên, lòng mừng vì tưởng đi vô bưu điện làm thủ tục .
Nhưng không , đứng một lát, họ lại bảo “ngồi xuống “ ! cứ thế nhiều lần nữa . Không hiếu để làm gì ! không hiểu nổi !!
Trời nắng chói chang , tôi không nghỉ đến tình huống này để đem nón hay dù .
Một bác trai , có lẽ gửi quà cho con trai , bực mình "Thằng đày tớ mà hành hạ chủ như thế này à !?". Mọi người quá chán nản và mệt mõi, chẳng ai phản ứng hay... hưởng ứng ! Thủ tục cho một người gửi không mất bao nhiêu thời gian , nhưng chờ đợi để đến lượt mình , thì.... than ôi phải mất cả một buổi sáng hoặc một ngày phơi nắng !!!.
Vô tình hay cố ý với một "phương cách quản lý" thân nhân của người tù cải tạo như thế !?
Nhưng dù sao chúng tôi vẫn còn may mắn hơn các chị bạn có người yêu hay phu quân hy sinh ngoài trận mạc , lo sợ nấm mộ chưa chắc được yên .
Dù sao chúng tôi vẫn còn may mắn hơn các chị bạn có người yêu hay phu quân đã hy sinh một phần thân thể , vết thương chưa lành buộc phải rời quân y viện, chưa biết chửa trị thế nào trong điều kiện bấy giờ.
Đã 35 năm trôi qua.
Đã 35 lần SaiGon "mừng chiến thắng" mùa xuân 1975.
Với những người trưởng thành trong cả hai chế độ như số bạn học và tôi, cũng đã 35 lần nhớ lại....
Chỉ một lằn ranh "30 tháng 4 năm 1975" , chỉ "1 ngày" mà thôi (!) , đã từ những tâm hồn mới biết mộng mơ , mới biết lãng mạn vu vơ của tuổi chuẩn bị vào đời , phải "thức tỉnh" liền ngay cùng hoàn cảnh bi đát của thân phận "ngụy quân", "ngụy quyền" và ... "ngụy dân" !
Cuộc sống vẫn trôi qua từng ngày, từng tháng, từng năm ….
Thế hệ thứ hai chào đời . Cuộc sống khá hơn "thời kỳ quá độ" của Ba Mẹ .
Vết thương ngày cũ dù chưa lành , nhưng cũng tạm nằm yên một góc nào đó trong ký ức .
Với tôi, “tạm nằm yên” đó để còn biết cảm thông cho một Người Bạn , dù giờ đây Chị đã có một mái gia đình mới nơi phương xa . Một gia đình thật hạnh phúc và sung túc .
Nhưng niềm đau ngày nào không bao giờ nguôi ngoai . Từ phương trời xa tít kia, Chị vẫn luôn hướng về Quê Hương Việt Nam , nơi Phu Quân của Chị đã để lại cho Vợ … một tấm thẻ bài .
mykieu
SAIGON, NGÀY 30 CỦA THÁNG 4 BUỒN/2010
"Trong song cửa đã đành phận thiếp
Ngoài sân kia há kiếp chàng vay ? "
(Chinh phụ ngâm)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Apr/2011 lúc 5:37pm
THÁNG 4/ 2011
**************************************************************
Nghị Quyết Số 40 của Quốc Hội Tiểu Bang California:
Kỷ Niệm “THÁNG TƯ ĐEN”
· Nghị Quyết 40 của Quốc Hội tiểu bang California - ***embly Concurrent Resolution No.40 - gọi tắt là ACR 40, do Dân Biểu Solorio đệ trình liên quan đến một giai đoạn Lịch Sử của Người Mỹ gốc Việt.
· Nghị Quyết này công nhận tuần lễ từ ngày 21 tháng Tư năm 2011 đến ngày 30 tháng Tư năm 2011 là Tuần Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen, và Tháng Tư là tháng dành để Vinh Danh Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt.
XÉT RẰNG: ngày 30 tháng Tư 2011 đánh dấu 36 năm kỷ niệm ngày kết thúc chiến tranh Việt nam, và cũng là ngày khởi đầu việc bỏ nước ra đi của hàng triệu người Việt sau khi thủ đô Sàigon, miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Cộng Sản trong ngày 30 tháng Tư năm 1975.
XÉT RẰNG: Đối với nhiều nguời Việt Nam, nhất là những cựu quân nhân thời chiến tranh Việt nam đang định cư tại Hoa Kỳ, Chiến Tranh Việt Nam là một thảm kịch đầy đau khổ, thiệt hại về sinh mạng của nhiều người Mỹ, người Việt, và người Đông Nam Á khác.
XÉT RẰNG: Trong số 2 triệu 590 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ phục vụ trong Chiến Tranh Việt Nam, có 58,169 người bị giết, và hơn 304,000 người bị thương. Như vậy, cứ mười người Mỹ phục vụ trong Chiến Tranh Việt Nam có một người trở thành nạn nhân chiến cuộc.
XÉT RẰNG: Trong đợt di tản của người Mỹ ra khỏi Sàigòn, có 135,000 người tị nạn Việt Nam, đa số là sĩ quan trong quân đội và gia đình. Họ được tạm trú trong các trại tị nạn quốc tế, và Trại Pendleton ở San Diego, Trại Fort Chaffee ở Arkansas, và Indiantown Gap ở Pennsylvania.
XÉT RẰNG: Bắt đầu từ năm 1977, kéo dài đến giữa thập niên 1980, đợt sóng tị nạn thứ hai của người Việt, đa số là “thuyền nhân” bắt đầu tìm cách vượt thoát khỏi Việt Nam.
XÉT RẰNG: Nhận thấy không có tương lai khi sống dưới chế độ cộng sản, gần 800,000 thuyền nhân đã liều mạng ra đi trong những chiếc thuyền nhỏ bé, nguy hiểm để đến được những trại định cư ở Hồng Kông, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan, và Phi Luật Tân trước khi được định cư tại Hoa Kỳ.
XÉT RẰNG: Tổ Chức Hồng Thập Tự ước tính rằng trong khoảng thời gian này có khoảng 300,000 người Việt nam đã bị chết ngoài biển khơi trên đường trốn chạy chế độ cộng sản.
XÉT RẰNG: Sau năm 1985, một đợt người tị nạn Việt Nam khác đến Hoa Kỳ theo Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự.
XÉT RẰNG: Năm 1988, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật “Home-coming Act” là một chương trình đón nhận vào Hoa Kỳ 80,000 con Mỹ lai, những đưá trẻ có cha là Lính Mỹ, và mẹ Việt Nam.
XÉT RẰNG: Vào năm 1990, một đợt tị nạn Việt Nam thứ tư bắt đầu vào Hoa Kỳ theo Chương Trình Humanitarian Operation - Chiến Dịch Nhân Đạo,thường gọi là HO, và đến nay có khoảng 1 tiệu 700 ngàn người Việt di dân định cư tại Hoa Kỳ.
XÉT RẰNG: Nhiều cuộc nghiên cứu sử dụng tài liệu thống kê dân số cho thấy người Việt sanh trưởng ở nước ngoài, di cư vào Hoa Kỳ trong những thập niên 1980, 1990 và 2000 đến 2005 rất thành công. Nhiều người trong số di dân gốc Việt có khả năng Anh Ngữ giỏi, tốt nghiệp đại học, làm chủ căn nhà họ ở, lợi tức gia đình trung bình khá, và trở thành công dân Mỹ.
XÉT RẰNG: Sau nhiều năm, di dân gốc Việt đã khắc phục được những khó khăn về ngôn ngữ, kinh tế, và xã hội trên một qui mô lớn để họ trở thành một nhóm di dân hội nhập trọn vẹn vào xã hội Mỹ, giống như những nhóm sắc dân lớn khác ở Mỹ.
XÉT RẰNG: Qua nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng, người Mỹ gốc Việt đã đạt những thành tựu rất cao về nhiều lãnh vực như kinh doanh, làm chủ công ty doanh nghiệp, trong lãnh vực khoa học, kỹ thuật, du hành trong không gian, y khoa, ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ, sinh hoạt chính trị, quân đội Hoa Kỳ, hệ thống tư pháp, thể thao chuyên nghiệp, và gần đây nhất, họ từng trở thành thần tượng trong lãnh vực ẩm thực, làm người mẫu, kịch nghệ, và cả tấu hài.
XÉT RẰNG: Để phục vụ cộng đồng của họ, và thành đạt ở Mỹ, người Mỹ gốc Việt đã lập ra những khu vực thương mại phồn thịnh của người Mỹ gốc Việt trên khắp Hoa Kỳ và California, với những những khu buôn bán của người Việt ở Oakland, Orange County, Sacramento, San Diego, San Francisco và San Jose.
XÉT RẰNG: Hơn 450,000 người Việt hiện đamg sống ở California. Những nơi tập trung nhiểu nguời Việt nhất là ở Orange County, nhất là các thành phố Garden Grove, Santa Ana, Westminter và Fountain Valley.
XÉT RẰNG: San Jose với dân số 900,000 người, là điạ điểm có sự tập trung lớn nhất của sắc dân người Việt so với bất cứ thành phố nào ở Mỹ. Người ta ước lượng rằng 10% dân số thành phố San Jose là người Việt.
XÉT RẰNG: Kết quả cuộc kiểm tra thống kê năm 2006 của US Census Bureau về số chủ cơ sở kinh doanh, cho biết tại California có 50, 321 cơ sở kinh doanh của người Việt.
XÉT RẰNG: Chúng ta cần dạy trẻ em và các thế hệ tương lai bài học quan trọng về Chiến Tranh Việt Nam, kể cả những nỗi khổn khổ của người tị nạn Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc, là những thí dụ hùng hồn về giá trị của tự do và dân chủ.
XÉT RẲNG: Ngưởi tị nạn và di dân của Việt Nam Cộng Hoà trước đây di cư đến Hoa Kỳ là người Mỹ gốc Việt yêu tự do, nên họ phải được vinh danh, tưởng niệm về những hy sinh đổi lấy tự do và nhân quyền, và những đóng góp liên tục của họ vào xã hội dân chủ của chúng ta.
XÉT RẰNG: Thống Đốc Arnold Schwarzenegger vinh danh sự đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho tiểu bang California và ghi nhận lòng yêu quí dân chủ, công lý, và khoan dung của sắc dân người Việt, vì vậy, ông đã đưa ra một quyết định hành pháp công nhận Lá Cờ biểu tượng cho Tự Do và Di Sản Việt nam.
XÉT RẰNG: Lá cờ Tự Do và Di Sản Việt nam, tức lá cờ nền vàng ba sọc đỏ chính là biểu tượng duy nhất có thể đoàn kết tất cả người Việt sống trên khắp thế giới, và đem lại họ gần lại với nhau dưới cùng một khẩu hiệu là ước mong sẽ có tự do và dân chủ trên quê hương cũ của họ.
XÉT RẰNG: Mặc dù đoàn kết trong nỗi đau thương, người Mỹ gốc Việt kỷ niệm ngày 30 tháng Tư năm 2011 là Tháng Tư Đen. Coi sự kỷ niệm đó như một cơ hội để hồi tưởng lại những hy sinh đau khổ trong quá khứ của những cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên toàn tiểu bang California. Họ sẽ coi Tháng Tư Đen là một dịp để kỷ niệm sức đề kháng của người Việt trước nghịch cảnh, trên bước đường đi tìm tự do, dân chủ.
Do đó, Thượng Viện và Hạ Nghị Viện tiểu bang California, đồng thanh quyết định như sau: Ghi nhận những đau khổ, thảm kịch, và mất mát về sinh mạng rất lớn trong Chiến Tranh Việt Nam, tuần lễ từ 24 tháng Tư 2011 đến 30 tháng Tư 2011 được tuyên cáo là tuần lễ tưởng niệm tháng Tư Đen. Đây là thời gian đặc biệt người dân California dành riêng để tưởng nhớ đến vô số nhân mạng bị mất trong chiến tranh Việt Nam, và hy vọng sẽ đem lại một cuộc sống công chính, và nhân đạo hơn cho người dân Việt Nam.
Quyết định rằng Tháng Tư năm 2011 sẽ được công nhận là Vietnamese American Month - Tháng Dành Cho Người Mỹ Gốc Việt - để vinh danh một cộng đồng đã đóng góp rất nhiều vào đời sống văn hoá, kinh tế, và cá nhân trong mạng lưới xã hội tạo thành tiểu bang California.
Trân trọng,
Patty Schapiro
Văn Phòng Chủ Tịch Quốc Hội tiểu bang California Fiona Ma
Điện Capitol,Trụ sở Quốc Hội tiểu bang California, Phòng số 3173.
http://mc/compose?to=Patty.scapiro@asm.ca.gov -
Nguyễn Minh Tâm dịch thuật
http://huyenthoaisaigon.blogspot.com/2011/04/nghi-quyet-so-40-cua-quoc-hoi-tieu-bang.html - http://huyenthoaisaigon.blogspot.com/2011/04/nghi-quyet-so-40-cua-quoc-hoi-tieu-bang.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Apr/2011 lúc 10:08am
Bút ký người tù
(Mặc Thủy)
Lời tác giả: Sau một năm giam giử ở Cao Lảnh để điều tra và thanh lọc, cuối tháng 5/1976 CQCS đưa một số tù qua Châu Đốc để chuẩn bị ra miền Bắc. Đêm 25 rạng 26 tháng 6/1976, CQCS di chuyển số tù này xuống Tàu Sông Hương ở Bến Bình Thủy Cần Thơ đi ra Bến Cảng Vinh. Sau đó đi tàu hỏa lên các trại tù vùng Hoàng Liên Sơn.
*Rời Thất Sơn Lên xe đi chẳng đợi chờ, Chiều tàn Châu Đốc đêm mờ Long Xuyên. Nửa khuya Bình Thủy lặng yên, Tàu neo bến đợi sông nghiêng mặt buồn…
*Xuống hầm tàu Xuống đây tiếng hét chân dồn, “ Khối hàng đắc giá” lũ buôn làm giàu ! Trên kia thang đã rút cầu, Bốn bên nghẻn lối về đâu cuộc đời ?
*Ba ngày đêm trên biển Từng cơn sóng vỗ tơi bời, Trăm ngàn mủi nhọn rả rời xác thân. Nát lòng nhìn khoảng trời xanh, Con chim gảy cánh phải đành vậy sao?
*Bến cảng Vinh Lều tranh mấy chiếc lao xao, Sóng xô bãi cát, gió gào đêm hoang… Mờ xa mấy ngọn đèn đường, Ngõ vào địa ngục chập chờn ma trơi… *Dừng ga Thanh Hóa Xôn xao lắm tiếng lắm lời, Áo thô quần mốc mươi người đi qua. Vài thằng lên giọng ba hoa, Một con chó đói chạy ra sủa ầm !!. *Thoáng qua Hà Nội Phố im rêu phủ lặng nằm, Tưởng như giấc ngủ ngàn năm chưa dài !. Còn đâu áo lụa đào bay, Vẳng trong sương khói thở dài núi sông…
*Qua cầu Long Biên Dưới kia nước đỏ sông Hồng, Máu trôi trôi mãi không đường về tim ! Đố ai dám cúi xuống nhìn, Gương soi lồng lộng rùng mình ngàn sau… *Hoàng Liên Sơn
Nhe răng núi hỏi đi đâu, Vung tay rừng muốn kéo sâu giữa lòng ! Trên đầu nắng dập mưa dồn, Dưới chân đất níu đòi chôn cuộc đời…
Mặc Thủy
http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=4408:but-I - http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=4408:but-I
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Apr/2011 lúc 6:17pm
Dạo:
Quê nhà cách vạn quan san, Rượu chưa kịp rót, máu tràn đáy ly.
Cóc cuối tuần:
杯中血滴 欲 飮 没 人 陪, 舊 朋 一 隻 罍. 深 山 埋 破 骨, 大 海 葬 寒 灰, 昔 日 登 舟 走,< http://nguyendu.com.free.fr/langues/&h72.htm - - http://nguyendu.com.free.fr/langues/&h72.htm > 今 天 戴 錦 囬. 舉 壺 將 酌 酒, 血 滴 落 空 杯. 陳 文 良
Âm Hán Việt:
Bôi Trung Huyết Trích
Dục ẩm, một nhân bồi, Cựu bằng: nhất chích lôi. Thâm sơn mai phá cốt, Đại hải táng hàn hôi, Tích nhật đăng chu tẩu, Kim thiên đái cẩm hồi. Cử hồ tương chước tửu, Huyết trích lạc không bôi.
Trần Văn Lương
Dịch nghĩa:
Giọt Máu Trong Chén
Rượu muốn uống, nhưng không có ai tiếp, Bạn bè cũ (giờ chỉ còn lại) một cái chén. (Vì, đứa thì) rừng sâu chôn xương vỡ, (Đứa thì) biển lớn vùi tro lạnh. (Đứa thì) ngày xưa lên thuyền chạy trốn, Nay đội gấm trở về. Nhấc bầu rượu lên sắp rót, Giọt (lệ) máu rớt vào trong chén không.
Phỏng dịch thơ:
Giọt Hồng Trong Chén
Rượu muốn uống, không người cùng đối ẩm, Bạn bè xưa, quanh quẩn chẳng còn ai. Đứa rừng sâu xương rã đã lâu ngày, Đứa đau đớn vùi thây trong biển cả,
Đứa lúc trước, đường vượt biên tơi tả, Nay về làng, hể hả gấm thêu hoa. Bầu nâng chưa kịp rót, lệ chan hòa, Từng giọt máu vỡ òa trong chén cạn.
Trần Văn Lương Cali, mùa Quốc Hận 4/2011
Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư : Rượu còn mà không có người cùng uống. Bạn bè cũ đứa chết trên rừng, đứa chìm đáy biển, đứa xênh xang áo gấm về làng. Hỡi ơi!
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Apr/2011 lúc 6:33pm
Rượu Ngon Không Có Bạn Hiền
Rượu muốn nhấp nào ai thù tạc Bạn xưa đâu để chén lẻ đơn?
Ngày nào tan nát giang sơn Người nấm mộ ven rừng Người vùi thây bể cả Người biền biệt phương trời
Mới ngày nao lênh đênh cửa biển Mà nay đành áo mão xênh xang?
Nâng bầu rượu chực rót Lệ hồng rơi đáy ly
Anne
(Xin mượn ý bài thơ để tặng anh Trần Văn Lương,
tác giả "Giọt hồng trong chén")
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Apr/2011 lúc 5:32pm
Máu lệ thiên thu
*Cảm tác bài thơ “Giọt hồng trong chén”
của Trần văn Lương
( M . T )
Còn ai cạn chén rượu này,
Về đây áo gấm ai hay đọan trường ?
Bạn bè vùi xác trùng dương,
Người còn ở lại nắm xương đáy mồ!
Đau thương trời cũng làm thơ,
Mưa rơi rơi chữ mịt mờ trần gian...
Chưa nâng chén đã vỡ tan,
Máu trào mắt lệ hận tràn thiên thu !!...
Mặc Thủy
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Apr/2011 lúc 9:23pm
Phản hồi của một đọc giả khi đọc bài "Máu lệ thiên thu" của nhà thơ Mặc Thủy :
"Từ một bài thơ nguyên tác Đường Thi , tác giả lại phóng dịch rồi có hai thi nhân xướng họa ra thêm hai bài thơ nữa . Đọc thơ mà nhớ đến bài hát Hương Xưa " Lời Đường Thi xa quá chìm trong........ " .
Từ lâu không uống rượu mà nay đọc thơ, tôi lâng lâng như nhấp chén rượu ngon
"Bồ Đào mỹ tửu Dạ Quang bôi" .
Xin cám ơn các tác giả và xin cám ơn MK đã post lên .
Xin cho tôi gởi đến anh Mặc Thủy lời ái mộ anh về những vần thơ lục bát xướng họa từ bài ngũ ngôn Đường Thi của anh Trần Văn Lương
PV
Sat, April 16,2011 7:22:03 AM "
Chú thích : "có hai thi nhân xướng họa ra thêm hai bài thơ "
Là chị Anne Nguyễn (Rượu ngon không có bạn hiền)
và anh Mặc Thủy (Máu lệ thiên thu)
MyKieu
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Apr/2011 lúc 5:36pm
Phản hồi của Thi Sĩ Trần Văn Lương khi đọc bài "Máu lệ thiên thu" của nhà thơ Mặc Thủy
".....
Cho tôi gửi lời kính thăm và cám ơn anh Mặc Thủy .
TVLương
Mon, April 18, 2011 8:23:43 PM "
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Apr/2011 lúc 11:56pm
Lịch sử VN đã sang trang mới ! đã 36 năm qua (30.4.1975 - 30.4.2011 ), thế hệ những người trưởng thành có mặt vào "giờ G" tuổi đời cũng trên dưới 60 và nhiều hơn nữa ...70... 80... ! những nhắc nhở chỉ còn là kỹ niệm , một kỹ niệm đau buồn nhưng quý báu cho lớp đàn em, con cháu biết đúng sự thật .
Tác giả ghi lại sự kiện và nỗi lòng của Người-Lính trong giờ phút hoãng loạn của buổi "tàn cuộc chiến" , mà chúng ta , người dân VN cả 2 miền Nam-Bắc đều là nạn nhân của "quan thầy" cường quốc !
Mỹ Kiều muốn nói đến bút ký "HUYỄN MỘNG BUỚC ĐỜI" của nhà văn Thủy Lan Vy !
Đọc xong "HUYỄN MỘNG BUỚC ĐỜI" , MK vô cùng xúc động , một giai đoạn lịch sử của VN xảy ra ngay trên quê hương Gò Công thân thương mình. Người trong cuộc, những nhân vật được ghi tên trong truyện, vẫn còn sống ! Và càng vinh hạnh hơn nữa, các bậc cha chú, các bậc đàn anh này lại là Thành Viên, là Thân Hữu của HTHGC-HTĐ và Web <cocong.com>
Sau ngần ấy năm..."trôi theo sóng nước" , các Vị Chứng-Nhân-Lịch-Sử vẫn hiện diện bên chúng ta , bên những Đồng Hương Xứ Gò , cùng nhau ôn lại vui buồn ngày xưa-ngày nay của vùng quê nghèo nước mặn đồng chua.
Trân trọng,
Mỹ-Kiều
(Saigon 30-4-2011)
HUYỄN MỘNG BƯỚC ĐỜI (THỦY LAN VY)
Khi Phuớc Tuy in vết xích sắt T54, Dân lính từ Bà Rịa lếch thếch bồng trống chạy ra Vũng Tàu. Từ Trại Lam Sơn, tôi cũng lên đuờng trên chiếc xe dodge, tới Vũng Tàu tôi dẫn mấy đứa em ra Bến Đình đón tàu hàng băng biển về Vàm Láng , tàu cặp bờ vào buổi chiều ngày 26 tháng 4, có khoảng gần trăm lính bị nhốt ngoài mõm đất theo leo bên bờ sông , vì là quê nhà nên tôi dễ nhận ra nguời quen đang đứng trên bờ nhìn xuống. Khoảng 6 giờ chiều, thiếu tá Sự ( Khóa 16 VB) quận truởng quận Hòa Tân đi xe jeep với 2 chú lính cận vệ ngừng xe truớc bến cảng, Anh đứng nhìn một luợt nhóm nguời đang bị cô lập, anh nhận ra tôi dù không biết chính xác tôi là ai nhung Anh biết tôi là con trong gia đinh họ Nguyễn cũng ở gần nhà anh . Anh vẫy tay cho tôi lên bờ, hỏi thăm mọi việc, anh có ý cho tôi quá giang xe về Gò Công nhung tôi từ chối vì còn mấy đứa em đi theo, tụi nó theo tôi từ KonTum, qua biết bao nhiêu khúc đuờng sinh tử, về tới đây nỡ nào tôi bỏ tụi nó bơ vơ …
Xe quân cảnh do thuợng sĩ Hương, cũng là cựu học sinh Trung Học Gò Công sau tôi một lớp huớng dẫn đoàn xe GMC chỡ đám lính rã ngũ về phi truờng L19 cạnh trung tâm yễm trợ tiếp vận tỉnh, tôi buớc vào trung tâm gặp rất nhiều nguời quen chào hỏi, kìa là Đại Úy Để ( Khóa 17 TĐ) là Trung Úy Du ( khóa 2 CTCT/ ĐL)…, vì lệnh giới nghiêm 24/24 tôi không dám về nhà vì ngại tầm súng của đám nhân dân tự vệ, mịt trời khói lửa không sao về đây té lổ chân trâu cũng phiền, thôi thì phơi sương ngoài phi truờng cùng với mấy chú em thêm một đêm nữa .
Sáng ngày 29 tháng tư, Trung sĩ nhất Khâm dùng xe Honda chở tôi lên Sài Gòn trình diện, hai thầy trò với một cây cold lận lưng nhắm huớng Cầu Nổi trực chỉ, lên tới Cầu Ông Thìn khoảng 10 giờ sáng thì có lệnh giới nghiêm 24/24, thiết giáp đang đụng nặng với chính quy Bắc Việt từ huớng Long An qua , suốt đọan đuờng từ cầu Ông Thìn đến Cầu Nổi đông đúc đủ các loại xe đò miền Tây vì mấy ngày sau cùng tuyến đuờng Long An bị gián đọan , Sư Đoàn 22 và Sư Đoàn 7 đang đụng nặng với quân Bắc Việt . Xe đò từ miền Tây đều dùng ngả Mỹ Tho qua Gò Công lên Sài Gòn, vì nghẻn đuờng dân chúng căn lều hai bên lộ bày hàng mua bán dù lệnh giới nghiêm đã ban hành, thoạt mới nhìn thấy vui vui, nhung có đi có đứng trên đoạn đuờng nầy mới thấy sau cảnh nhộn nhịp là những tấm lòng đang đau xé… tôi về tới Cầu Nổi , bến Phà đóng cửa. Hai thầy trò sửa soạn tìm chỗ nghỉ trong nhà chờ đò, may mắn có một chiếc xe dân sự trên xe có 2 nguời đàn ông, một nguời buớc xuống xe vào trạm muợn máy liên lạc về tỉnh, chỉ vài phút sau một chiếc phà đặc biệt rời bến trên đó có tôi và thêm 1 chiếc xe chở hàng nhỏ của nghệ sĩ Tùng Lâm, cùng với chiếc xe nhà của hai vị nầy.. ( Lúc vô tù - trại Hà Tây - chung buồng với Anh Tống , truởng ty cảnh sát Long An, tôi mới biết nguời lái xe chiều hôm đó là Anh Tống và thiếu Tá Xuân ngồi bên cạnh ) .
Sáng ngày 30, đám lính trong nhà tôi ( khoảng 20 tên ) sang khu nhà thờ uống cà phê sáng , sang bàn billard cạnh bên làm vài cơ chờ mở đuờng…Tôi nhớ khoảng gần 11 giờ có một chú nhân dân tự vệ vào mời tất cả về nhà nghe radio… Mọi nguời đều ngạc nhiên không biết chuyện gì xãy ra…, sao lại mời nghe radio…
Thiếu Tá Sự, Chi khu truởng quận Hòa Tân , thông thuộc lãnh thổ quận Hòa Tân . Tỉnh Gò Công có hai ngõ chánh vào Tỉnh là cửa biển Vàm Láng và bắc Cầu Nổi ; bên kia bờ Cầu Nổi thuộc quận Cần Đước, tỉnh Long An, bên kia biển Vàm Láng là Vũng Tàu, hàng ngày có tàu làm ăn qua lại giữa hai cửa biển nầy. Đài phát thanh Sài Gòn, Đài BBC, đài VOA…suốt ngày phát tin di tản…di tản…Tình hình nghiêm trọng lắm rồi, không biết đất nuớc sẽ đi về đâu, quân nhân thì nghe lệnh cấp trên mà di tản, còn dân chúng thì di tản theo quân nhân cho trọn tình quân dân cá nuớc…và Vũng Tàu đã tràn đầy …cá nuớc. Làn sóng nguời từ vùng I qua vùng II tới trung tâm vùng III, rất nhiều nguời muốn tìm đuờng xuống vùng IV, tin vào sự an toàn của vùng nầy. Họ ra Bến Đình băng biển về Vàm Láng Gò Công. Đơn vị nào còn cấp chỉ huy thì còn kỷ luật, đơn vị nào rã hàng thì lính tráng không còn muốn nghe lệnh ai nữa. Đời lính dạn dày gió sương, đã nguyện đem thân trai hiến dâng cho tổ quốc, họ đã biết bao lần vào sinh ra tử ; họ là những nguời lính thiện chiến mà bây giờ bị bỏ rơi khi súng đạn vẫn còn mang bên nguời…Họ ấm ức, họ bất mãn ; xin ai đừng làm điều gì trái ý họ lúc nầy…giờ nầy có ai biết đơn vị họ đang ở đâu ? Giờ nầy có ai biết gia đinh, cha mẹ, vợ con họ đang ở đâu ?.
Thiếu Tá Sự trên xe jeep hết có mặt tại Cầu Nổi lại xuống Vàm Láng , Cầu Nổi đông nghẹt xe chờ hai bên bến bắc nhưng không hỗn loạn bằng Vàm Láng vì ít lính nhiều dân, Phía Vàm Láng thì đã có nhiều thuyền lớn nhỏ và ghe cá từ Vũng Tàu chạy qua, cặp bến cá đổ lên bờ không biết bao nhiêu là dân thuờng và quân nhân của nhiều binh chủng khác nhau, còn mang đầy đủ vũ khí, chuyện chết chóc xãy ra dễ dàng, cấp bậc cao nhất nguời ta nhìn thấy có Đại tá Lân, hình nhu là tỉnh Truởng Phuớc Tuy, nguyên truớc kia là Tham mưu Truởng sư đoàn Dù. Ông cúi đầu lặng lẽ đi theo đoàn nguời di tản tìm phương tiện về Gò Công. Xa bờ một khoảng có hai tàu sắt chỡ lữ đoàn I Dù gồm 3 tiểu đoàn 1,8,9 không vào bến bãi cạn được nên phải thả neo ngoài xa…
Trung Úy Thăng, Phân Chi Khu truởng Vàm Láng sợ có hỗn loạn, gọi máy xin chi khu tăng cuờng quân cảnh giữ trật tự. Nhưng chi khu làm gì có quân cảnh. Anh Sự báo lên tiểu khu thì đuợc Đại Tá Lê, tiểu khu truởng ra lệnh phải tuớc tất cả vũ khí và chỡ lính rã ngũ về tiểu khu. Đây là một lệnh rất khó cho những ai muốn thi hành lệnh nầy.
Chi khu truởng lên xe với mấy nguời cận vệ, theo sau xe jeep là chiếc GMC trực chỉ Vàm Láng; Hương lộ nhỏ hẹp đi vào bến cá dày đặc những lính và dân. Anh Sự xuống xe đi bộ và tìm gặp đuợc vài sĩ quan võ bị khóa đan em, Anh không ra lệnh mà chỉ cố thuyết phục các sĩ quan trẻ nầy kêu gọi thuộc cấp buông súng rồi lên xe để đuợc chở về tiểu khu.
Anh Sự trở lại xe thì đuợc hiệu thính viên báo có Trung Tá Đỉnh nhảy dù muốn gặp anh trong máy. Ông Đỉnh đang ở tại văn phòng xã. Từ ngày ra truờng tới bây giờ Anh Sự mới gặp lại Trung Tá Đỉnh khóa 15 , Ông Đỉnh giới thiệu Trung Tá Hồng , Lữ đoàn phó và hai Thiếu Tá Tiểu Đoàn Truởng. Ông Đỉnh nhờ anh Sự đua đi gặp Đại Tá Lê. Trung Tá Hồng ở lại Vàm Láng với đơn vị. Lính Dù trên tàu cũng vào bờ thoải mái, ăn uống , chờ lệnh trong tinh thần kỷ luật rất cao…
Đại Tá Lê tiếp Trung Tá Đỉnh trong phòng làm việc và gọi máy báo tin cho tuớng tư lệnh vùng IV Nguyễn Khoa Nam, Tuớng Nam ra lệnh tử thủ thẳng cho ông Đỉnh và đặt lữ đoàn dưới quyền chỉ huy của Đại tá Lê .
Anh Sự chở ông Đỉnh về lại chi khu Hòa Tân, cả hai đều im lặng , tiếng máy sau xe báo cáo có cờ giải phóng xuất hiện xa xa ở mé rừng .Vừa tới cổng quận thì thấy một bầy chó rất đẹp, loại chó nhà giàu không biết của ai ? . Thấy Anh Sự xuống xe, thầy Bùi Giáng tỉnh bơ như đất nuớc không có chuyện gì xãy ra, kéo bầy chó lại gần anh Sự :
- Bữa nay thầy đem mấy con chó nầy giao thiếu tá nuôi nó, tụi nó khôn lắm, con nầy là sứ giả của Thích Ca nè…con nầy là sứ giả của Jesus … con nầy là sứ giả của…
Anh Sự vội vàng từ chối :
-Thầy ơi , tôi không thể nào tiếp Thầy trong ngày hôm nay, rồi Anh Sự móc tiền nhét vào túi nhà thơ bảo, thầy tìm xe về Sài Gòn ngay lập tức vì ở đây nguy hiểm lắm , tình hình nặng nề lắm rồi…bữa khác hãy xuống chơi… .
Bữa khác trong lời hẹn cũng là mốc thời gian vô định. Cũng từ hôm đó, Anh Sự vĩnh viễn không còn gặp lại Ông Thầy Bùi Giáng kính mến lần nào nữa .
Anh vừa quay lung đi vào văn phòng thì hai chiếc xe của hai ông quận Cần Đước và Cần Giuộc ngừng lại hỏi :
- Ê bộ toa tính ở lại chờ bàn giao hả…Nói xong hai xe tiếp tục chạy thẳng huớng Vàm Láng
Gần 3 giờ trua, một đoàn xe, trong đó có thấy đại tá Lê mặc áo giáp cùng vợ và cô con gái ngồi trên xe chạy ngang quận về huớng biển. Không còn biết phải làm gì nữa, Anh Sự vội vã tiễn vợ con ra xe về bên ngoại ở làng Tăng Hòa rồi cùng Ông Đỉnh ra Vàm Láng , nơi đơn vị Dù vẫn còn đang chờ thuợng cấp .
Xã Vàm Láng là một xã sống bằng nghề đánh cá, họ có nhiều ghe tàu đủ khả năng đi đánh cá xa bờ, nên đã trở thành nơi hẹn cho những chuyến đi…dù không biết nơi đến là đâu…? . Một mủ đỏ mang cái radio đang nghe lại cho Trung Tá Đỉnh. Bản tin đầu hàng của tuớng Minh thuờng xuyên phát lại, vậy mà tới giờ nầy hai anh mới đuợc nghe…mà vẫn không muốn tin…Ông Đỉnh đứng dựa vào đầu xe jeep , nuớc mắt ông chảy dài trên đôi má dạn dày phong sương, mắt Anh Sự cũng đỏ hoe, không phải chỉ có hai nguời khóc, mà còn nhiều , nhiều lắm , bao nhiêu là nuớc mắt nghẹn ngào, tức tửi. Họ khóc cho ai ? Cho tổ quốc ? Cho Chánh Phủ ?...hay cho đời mình ? Họ khóc cho tất cả…!
Nén tiếng thở dài, Ông Đỉnh đứng thẳng nguời ngỏ lời với đồng đội thuộc cấp…Chúng ta đã chiến đấu bao nhiêu năm dài để bảo vệ miền Nam, bây giờ có lệnh đầu hàng…chúng ta không thể cải lệnh đuợc. Anh em từ giờ phút nầy tự do quyết định cuộc đời mình, ai muốn về nhà, muốn đi đâu thì đi, riêng tôi…chắc sẽ đi Úc, anh em nào muốn đi theo thì đi…Nói xong Ông cho tay vào túi móc ra một nắm tiền ném tung theo gió, tiền Việt Nam bay lả tả cuốn theo gió bụi buớc đời…mà chẳng thấy ai buồn nhặt lấy. Một hình ảnh rất bi hùng cuối trang chiến sử…đầy máu và nuớc mắt.!
Thành phần sĩ quan tiểu khu Gò Công tự tìm tàu thuyền mà đi, chỉ có gia đinh Đại Tá Lê mới đến gần với tàu của đon vị Dù. Lúc bấy giờ không biết có ai phóng tin bà Đỉnh từ Sài Gòn đã xuống tới Gò Công tìm chồng. Anh Đỉnh nói với Trung Tá Hồng và Anh Sự…
- Moi phải lên Gò Công đón bà xã xuống rồi sẽ đi ..
Nhìn cảnh hỗn loạn tại bến cá, Thiếu tá Tây, đại Úy Để…và nhiều, nhiều nữa …trở lại Gò Công mặc cho cuộc đời đưa đẩy… Mọi nguời tự an ủi… thôi thì dù sao cũng hòa bình rồi, bên thắng cũng là nguời Việt với nhau…chắc không đến nỗi nào…
Trên chiếc tàu hàng loại cận duyên chỡ bộ chỉ huy lữ đoàn Dù bây giờ có thêm gia đinh Đại Tá Lê, Thiếu Tá Sự với thằng em cận vệ, cùng vài sĩ quan chi khu kể cả nhân viên hành chánh như Phó Quận Thúy…Chiều xuống dần rồi tối hẵn. Chờ mà không thấy Trung Tá Đỉnh trở lại, Trung Tá Hồng quyết định cho nhổ neo, theo lời chỉ dẫn của Đại Tá Lê cứ cho tàu chạy thẳng ra huớng đông sẽ gặp tàu Mỹ !?. Tàu chạy trong đêm tối, biển lặng yên, bầu trời đầy sao lấp lánh…nhưng giông bão hình như đang xé nát lòng nguời . Anh Sự ngồi bên cạnh nguời tài công cũng là chủ tàu, phụ quan sát theo vệt đèn pha để tàu tránh đụng vào các miệng đáy. Nhìn huớng Sài Gòn thấy khói lửa ngút cao, còn truớc mặt vẫn là biển cả với một màu đen !. Cũng phải vài tiếng sau mới nhìn thấy ánh đèn le lói từ xa và tàu cứ nhắm huớng đèn mà chạy tới, chạy cho tới khi sao mai lấp lánh mờ dần và mặt trời ló dạng…
Một chiếc tàu Mỹ khá lớn đang neo ở đây từ lúc nào rồi.Trên boong tàu có nhiều nguời buớc lui tới, họ đứng tựa lan can tàu nhìn xuống những xà lan chật kín nguời đang cặp hai bên hông tàu, nguời trên tàu nhìn xuống xà lan như tìm nhu kiếm nguời quen…. Tàu Dù tiến dần tới tàu Mỹ thì gặp phản ứng , Loa phóng thanh từ trên tàu kêu gọi nguời duới tàu phải vứt bỏ vũ khí truớc khi cặp vào xà lan. Tàu Dù chạy quanh một vòng thì nguời trên tàu đã nhận ra quân bạn…Có tiếng bạn mủ đỏ từ trên tàu vọng xuống
- Đại bàng ơi! Còn mấy đứa con của đại bàng đâu rồi. Mỹ không cho mang súng lên tàu nó đâu…
Anh Sự đề nghị với Anh Hồng kiếm tấm vải trắng viết 3 chữ SOS kéo lên và quăng súng xuống biển để cho nó biết mình muốn gì .Tàu mình nhỏ chắc không thể chạy xa đuợc nữa, Anh Hồng cay đắng thở dài…
Thế là những thiên thần mủ đỏ của lữ đoàn I Dù một thời ngang dọc trên mọi chiến truờng, hôm nay trên biển cả mênh mông đành phải giã từ vũ khí ở giờ thứ 25 của vận nuớc.
Ông Lê lên xà lan ngồi trên trụ sắt buộc tàu, khi mọi nguời lên hết xà lan, tàu không nguời điều khiển tự trôi lui theo giòng nuớc, dây buộc tàu vòng qua chân Ông Lê siết mạnh, tiếng xương gãy phát ra một âm thanh rợn nguời. Ông Lê thét lớn rồi ngất lịm. Biết có tai nạn, Tàu Mỹ ưu tiên nhận nguời bị thương , Phó Thúy cùng mấy nguời ngồi cạnh khiên Ông Lê cùng dẫn gia đình ông lên tàu. Chiếc tàu Mỹ nhổ neo…
Ông Tỉnh Lê và Ông Quận Sự chia tay nhau từ đấy.
Những xà lan đầy nguời đuợc các tàu Mỹ khác lần luợt kéo nguời lên.. và dòng xà lan từ Sài Gòn vẫn liên tục đuợc kéo tới, cùng với biết bao nhiêu ghe thuyền mong manh khác cứ đổ ra biển …tìm con đuờng sống dù con đuờng ra đi đầy hiễm nguy, chưa nói đến giặc Cộng tàn nhẫn bắn xối xã vào những tàu nào chúng thấy đuợc…
Con sông Bến Hải, đứng bên nầy bờ nhìn thấy bờ bên kia rõ ràng, vậy mà sau năm 54 đất nuớc đôi miền chia cách, Bắc Nam từ đấy biệt tin nhau.. Bây giờ không phải là con sông mà là biển cả, sóng nuớc chập chùng xa cách nhau nửa vòng trái đất, ra đi bỏ quê hương đến xứ nguời xa lạ, biết làm sao sinh sống, nguời cùng giòng giống mà còn không yêu thương nhau, thì nguời dị chủng biết có chịu cưu mang mình không , rồi còn cha mẹ , anh chị , vợ con còn kẹt lại ở quê nhà , mình là cột trụ gia đinh mà bỏ ra đi , con còn nhỏ, vợ chưa từng nếm gió trãi sương làm sao nuôi con ? Với lại kẻ chiến thắng cũng cùng chung huyết thống , gốc con cháu Lạc Long, nghe tin tức từ radio, chánh phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam vẫn ra rả thông tin…Đánh nguời đi chứ ai đánh nguời trở lại..! Qua con lốc xoáy kinh hoàng , không phải tất cả đều bằng lòng với chuyến đi của mình. Có nguời…khá nhiều nguời đủ mọi thành phần trong xã hội, trong quân đội lẫn chánh quyền khi mà họ nhìn thấy, biết đuợc chung quanh họ trên tàu, trên đảo…hầu hết nguời ta đi có mặt đông đủ vợ con gia đinh, có cả nguời giúp việc, chị vú đi theo. Những nguời ở lại, có nhiều nguời đã gửi vợ con thân nhân đi truớc để họ an tâm ở lại với chức vụ cho tới giờ chót. Họ nhìn lại mình với nỗi đau của tận cùng thân phận, xa vợ vắng con làm sao họ an tâm sống ?, có ai muốn làm nguời chồng lỗi đạo với nguời vợ trẻ, có ai muốn chạy trốn bổn phận làm cha? Đây là những lý do đã khiến cho con tàu Việt nam Thương Tín đem về cả 1500 nguời đã thoát ra đi mà không đi tiếp tục…
Khi nhìn thấy nguời trở về từ tàu Việt Nam Thuong Tín, các anh em tù chung trại thuờng hay cuời nhạo, đã ra đi mà còn nhớ cái còng nên trở lại, trở lại bằng con tàu Việt Nam Thương Tâm, thuờng thì những anh em trở về nầy đều nhẫn nhịn nuốt đắng cay, không nói dù một lời biện minh cho buớc trở về… Ai có ở trong cảnh mới hiểu đuợc nguời trong cảnh…
Tàu Việt Nam Thương Tín vào tới hải phận Vũng Tàu, sau khi gửi tín hiệu xin cặp bến, tàu nhận hiệu dừng lại. Có hai chiếc tàu nhỏ võ trang mang cờ mặt trận giải phóng của Việt Cộng chạy ra đón ruớc, súng đạn lên nòng trong tư thế chiến đấu, tất cả đoàn nguời lên hết trên boong tàu đứng đầy xung quanh lan can nhìn xuống tàu VC với nét mặt đầy vẻ lo âu. Mấy cán bộ cao cấp mang súng nhỏ lên tàu tiếp xúc với thuyền truởng hải quân Trung Tá Trần đinh Trụ và đại diện đoàn nguời hồi hương là Trung Tá Trần Ngọc Thạch, chánh võ phòng của Tổng thống Trần Văn Hương, sau khi quan sát khắp mọi nơi, tên cán bộ VC đứng giữa boong tàu, an ủi bà con nên yên tâm, vì cách mạng chỉ đánh nguời chạy đi chứ không bao giờ đánh nguời trở lại. Khi hai tên cán bộ xuống tàu nhỏ thì tàu Việt Nam Thương Tín đuợc lệnh trực chỉ Nha Trang với sự hộ tống của hai tàu võ trang VC. Tàu cập bến Nha Trang, tất cả thuyền nhân lên bờ, và bị giam giữ rải rác nhiều nơi trong tỉnh Nha Trang. Đây là thời gian từng nguời đuợc gọi đi làm việc( Chữ của VC) và họ bị làm việc liên tục suốt mấy tháng trời, khai thế nào chúng vẫn bảo là chưa thành khẩn khai báo…
Anh em thuộc tỉnh Gò Công trở về trên tàu khá đông , ngoài binh sĩ , cán bộ xây dựng nông thôn , cảnh sát…trong hàng ngũ si quan có các anh Thiếu Tá Sự, Đại Úy Phạm văn Mến, Đại Úy Bá, Trung Úy La Ngàn, Trung Úy Ngô Bứa,Trung Úy Minh Hiếu, trung úy Vàng, Trung Úy Bé, Phó quận Thúy…Sau đợt lấy cung, một số đàn bà trẻ con, dân sự đuợc tha về sớm. các anh đuợc coi là trong ban đại diện bị đưa về Chí Hòa, còn lại tất cả giải giao ra Xuân Phuớc… ra đây để mà học tập cải tạo hầu sớm tiến bộ trở thành nguời công dân… Cộng Sản .
Trại Xuân Phuớc truớc đây là doanh trại của Lực Luợng Đặc Biệt, đã bị bỏ hoang từ ngày ngày Lực Luợng Đặc Biệt giải thể sau khi Mỹ rút. Trại nằm sâu trong rừng núi tỉnh Phú Yên .
Đoàn tù Việt Nam Thương Tín coi như là nhóm tiên phong xây dựng lại trại Xuân Phuớc từ hoang tàn trở nên vững chắc đủ tiêu chuẩn nhốt tù .
Anh Sự nằm cạnh anh Trần Hồng Đăng, trung sĩ nhất nhảy dù, Đăng hiền lành chân thật, anh đuợc lòng bà con từ ngày còn trên đảo, anh hớt tóc không công cho bà con, đền trả công anh nhận lại từ bà con đủ thứ vật dụng, thức ăn thuốc hút…, những thứ mà trại cấp phát cho nguời trên đảo. Những điếu thuốc Mỹ anh Đăng mang về bây giờ đuợc ngắt ra từng khúc nhỏ thay thế bi thuốc lào…hút nhã khói cho qua con ghiền ! .
Sau một thời gian tạm coi là ổn định, trại cho phép tù viết thơ về thăm nhà…Lá thư gửi đi kéo theo chuổi thời gian trông ngóng tin nhà, biết bao nhiêu điều mà nguời tù rất muốn biết kể từ khi rời đất lênh đênh trên biển cho tới bây giờ…
Một buổi sáng Đăng được cán bộ trại gọi ra lên gặp giám thị truởng…Tới trưa Đăng trở về buồng , dáng dấp trông nhu nguời mất hồn , nằm dài nhìn lên mái nhà bằng đôi mắt xa xôi…
Thấy tình cảnh của Đăng như vậy, Anh Sự hỏi thăm ..chuyện gì đã xãy ra….Đăng ngồi dậy, tay với lấy ống điếu cày, thong thả nhồi vào nỏ một bi thuốc, mồi đóm lửa kéo ro ro một hơi dài , nguớc mặt thả khói lên trời , Đăng móc túi lấy ra một lá thư mới nhận đuợc từ tay cán bộ truởng trại trao cho anh Sự .
Lá thư có dấu bưu điện Hà Nội, lá thư đuợc viết khá dài nhưng chỉ có một câu ngắn đủ nói lên cơn huyển mộng của một trong nhiều bi kịch của cuộc chiến tương tàn trên quê huong Việt Nam…”Đăng con ! Hòa bình lập lại đã lâu rồi sao con không xin phép thủ truởng về thăm mẹ…Vợ con vẫn chờ con, nay vợ con đã thăng quân hàm thiếu úy Công An …”... Thì ra....
Cây cầu Hiền Luong trên sông Bến Hải Từng ghi vết nhơ chia cắt đôi miền . nay Cộng quân cuỡng chiếm miền Nam , cây cầu không còn gây khó dễ cho dân hai miền Nam Bắc lại qua , thì truớc sau gì nguời mẹ của Đăng cũng thấu rõ định mệnh nào đã đeo đẳng nguời con trai từ ngày đem tuổi trẻ xẽ dọc Truờng Son . Thì ra Đăng là một bộ đội trẻ xâm nhập vào Nam ở lứa tuổi 20. Trong một trận tấn công vào một đơn vị Mỹ ở miền Trung , Đăng bị trọng thương bất tỉnh tại chiến truờng . Khi tỉnh lại, trong ánh đèn sáng rực mà Đăng chưa lần nào đuợc trông thấy , nhìn băng bông trên nguời Đăng biết mình được đối phương cứu sống nhưng chưa biết mình đang nằm ở đâu ? Rồi sẽ bị đối xử như thế nào đây ? . Sau thời gian được tận tình cứu chữa , Đăng bình phục, bệnh viện Mỹ chuyển giao Đăng qua chính quyền địa phuong . Không chấp thuận cuộc sống tù binh Đăng chọn con đuờng cải danh hồi chánh . Lúc còn trên giuờng bệnh , Đăng cũng có ý muốn tìm về đơn vị cũ , nhưng bây giờ thì chịu ra hồi chánh , Đăng coi nhu tứ cố vô thân, còn trong tuổi động viên, Đăng tình nguyện nhập ngũ trong màu áo hoa rừng Nhảy Dù. Đăng có khả năng , sau nhiều lần bị thương, cũng như lập đuợc nhiều chiến công , với một khoảng thời gian khá dài Đăng trở thành một hạ si quan xuất sắc của đơn vị .Tết Mậu Thân , Đăng có mặt trong trung đội tái chiếm đài phát thanh Sài Gòn , đơn vị xuất phát từ cầu Phan Thanh Giản, lần theo phố vào Nguyễn Bỉnh Khiêm, xuyên lần qua các dãy phố đến Phan Đinh Phùng , trong lúc băng qua đuờng xung phong vào sân đài phát thanh Đăng bị trọng thương , nằm tổng y viện Cộng Hòa xuất viện lọai 2, Đăng không xin giải ngũ mà tiếp tục đời lính làm việc nhẹ tại hậu cứ , Anh làm lính hớt tóc, sau thành tài xế. Khi hiệp định Ba Lê ra đời Đăng đuợc chỉ định làm tài xế cho phái đoàn quân sự liên họp bên kia trong trại Davis nằm trong Tân Son Nhứt. Đăng tiếp tục kể, có lần tuớng truởng đoàn Bắc Việt thấy Đăng kéo thuốc lào, có hỏi xin một bi hút thử, kể tới đây Đăng cuời kéo áo lên khoe những vết thẹo trên nguời
-Đây là thẹo của đạn M16, đây là thẹo của AK47…
Vừa nhìn những vết thẹo Anh Sự cuời cuời :
-Vậy chú em mầy khỏe rồi mai mốt thả về đoàn tụ với mẹ, có vợ là thiếu úy Công an…..ấm đời trai .
Nghe Anh Sự nói , Đăng lắc đầu cuời như …mếu :
- Thấy vậy mà không phải vậy đâu, em đã có vợ hai con trong Nam rồi, truớc đây vợ con em ở trong trại gia binh Hoàng Hoa Thám, bây giờ không biết trôi dạt về đâu.. Anh thấy đó, mình đã tới đảo rồi mà đành phải trở về cũng vì thương vợ nhớ con, vì thương tụi nó quá nên em mới chấp nhận đau thương mà về, nếu không bây giờ đang đi trên miền nắng ấm…! Bây giờ thật khổ, không biết nói sao với mẹ với vợ đang mong chờ ngoài Bắc .
Một số sĩ quan từ cấp trung úy tới trung tá đuợc chuyển ra Bắc trên mấy chiếc xa hàng bít bùng chiếc còng đôi đã xác định họ là ai …! Đoàn xe chạy ngang qua hai con sông lịch sử, hai dòng sông phân ly mà nguời hai miền không ít nguời mong có ngày đi thăm nhìn cho tận mặt.
Anh Sự gở 13 cuốn lịch, về lại Gò Công…Đời nguời tù cải tạo vẫn tuởng tàn dần trong chế độ mới… Đâu có ai ngờ sau con mưa trời thực sự sáng, chương trình HO ra đời cứu vớt biết bao gia đình quân công đang ngụp lặn trong bể khổ về được miền đất hứa. Gia đinh Anh Sự cũng nằm trong thành phần may mắn đó, truớc khi rời bỏ quê hương ra đi, cũng giống nhu nhiều nguời khác, tìm về nơi chốn làm việc năm xưa nhìn lại cảnh cũ, Anh Sự nhẹ nhàng trên chiếc xe đạp ( Thời đó được gọi là Cúp điếc) anh xuống thăm gia đinh nguời cận vệ, chú Tiếp đang sống tại Hòa Tân, Tiếp là hạ si quan nên đuợc về sớm , nói là sớm chứ cũng trên 3 năm, Tiếp cũng đang học Anh văn chờ đi Mỹ .Thầy trò gặp lại nhau hàn huyên tâm sự, kể cho nhau nghe những thay đổi trong buớc đời . Thằng Đăng có lần tuởng chết vì ăn trúng cóc độc, sau nầy nhiều bạn tù thấy nó áo quần bảnh bao. Thong dong trên chiếc Dream đời mới trên đuờng phố Sài Gòn…
Vậy là Đăng đã đoàn tụ với vợ con ở Rạch Giá và chắc đã nhiều lần xin phép “ Thủ Truởng “ ra Bắc thăm mẹ già… Cũng lại một ...Buớc Đời Huyễn Mộng !
Chia tay thuộc cấp cũ, Anh Sự trên đuờng về làm một vòng ngang qua doanh trại quận Hòa Tân cũ , Anh nhìn thấy mấy con gà đang bươi đất kiếm trùng duới mấy bụi bắp chưa trổ cờ…Lòng anh như chùng xuống, bức tranh đời thay đổi quá nhanh, cảm khái vừa đạp xe vừa khe khẻ…
“ Tạo hóa gây chi cuộc hý truờng Đến nay thắm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Đền cũ lâu đài bóng tịch dương…"
Anh Sự ra đi mà lòng chưa đuợc ổn lắm, vợ anh phải ở lại uống thuốc đi sau, vợ anh lặng lẽ tiễn cha con anh lên đuờng. Anh đốt nén nhang truớc bàn thờ gia tiên từ giã Ông Bà Cha Mẹ ra đi . Truớc khi lên xe Anh tình cờ gặp lại Thầy Nguyễn Văn Ba nguyên giáo sư Trung Học Gò Công . Coi nhu Thầy Ba là nguời duy nhất tiễn cha con Anh Sự lên đuờng...
Một trang đời của một gia đình được lật qua…
Tôi ở trại Hà Tây có gặp Đại Tá Lân, sau mấy năm tù Ông bị bệnh mù mắt, ông có hỗn danh là Lân mù, Ông ở buồng 15 cạnh buồng 16 dành riêng cho sĩ quan cấp đại tá . Trong hai buồng nầy cũng có 2 vị Trung tá cũng đều trong ngành Chiến Tranh Chính Trị là Ông Diên Nghị (Quân Đoàn IV) và Muời Hai (Cục Chính Huấn). Ông Lân rất vui vẽ yêu đời, ông đuợc nhiều cảm tình của đám tù sĩ quan trẻ . Ông Lân không biết bây giờ ở đâu, Ông Đỉnh cũng tới miền đất tự do và hình như đang lâm bệnh, Trung Tá Hồng bỏ miền đất hứa về chiến khu với Hoàng Cơ Minh, để rồi xuôi tay nhắm mắt khi uớc vọng chưa thành, thương cho một nguời chiến si, luôn quyết đem thân đền ơn tổ quốc…
Thì ra cuộc đời như một con truờng mộng, thấy đó rồi mất đó, điều mình làm thấy phải, nguời khác lại cho là sai…
Hằng năm sau Tết ở đất tạm dung nầy, lòng tôi luôn thấy bùi ngùi… Những ngày thiêng liêng đối với nguời Việt thì mình lại sống xa quê, đâu biết Tết nhứt là gì, mùng một lên xe đi làm, làm sao lòng không khỏi rứt ray… cũng mùa Xuân, tôi huởng Xuân cuối cùng trong đời lính tại KonTum, 8 cái Tết trong lao tù Cộng Sản , hơn 15 cái tết xa quê…
Một khoảng đời khá dài…Thương cho Việt Nam mình, cứ mãi chịu cảnh phân ly, cha con chồng vợ nhiều khi gặp rất nhiều hoàn cảnh éo le... phủ phàng… Với tôi…chẳng qua là ...Huyễn Mộng Buớc Đời .
Viết tại Kỳ Đà Động, Mạnh Xuân 09 Thủy Lan Vy
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Apr/2011 lúc 2:44am
Người Tình Không Chân Dung
Tác giả : nhạc sĩ Hoàng Trọng
Trình bày : ca sĩ Lệ Thu
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Nguoi-Tinh-Khong-Chan-Dung-Le-Thu/IWZE0W6O.html - http://mp3.zing.vn/bai-hat/Nguoi-Tinh-Khong-Chan-Dung-Le-Thu/IWZE0W6O.html
http://www.youtube.com/watch?v=pcKtIVaWBUM&feature=related - http://www.youtube.com/watch?v=pcKtIVaWBUM&feature=related
Nguoi Tinh Khong Chan Dung &
Những người không chết
Trình bày : ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung & Thiên Kim
http://www.youtube.com/watch?v=dyYGJYwko6o&feature=bf_prev&list=PL36FC481A7354C487&index=60 - http://www.youtube.com/watch?v=dyYGJYwko6o&feature=bf_prev&list=PL36FC481A7354C487&index=60 http://www.youtube.com/watch?v=MBZ029sdD7w&NR=1 -
Người Tình Không Chân Dung
Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này Bây giờ Anh ở đâu, bây giờ Anh ở đâu? Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẩm hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm baọ Trên đầu Anh cái nón sắt ngày nào ấp ủ mộng mơ của Anh mộng mơ của một Con Người .
(Độc thoại) Ôi nó khác chi mây trời hiền hoà, khác chi bốn mùa êm trôi, có tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền , phải thế không Anh? Bây giờ, bây giờ trong cái nón sắt của Anh để lại trên bờ lau sậy này , chỉ có một con ễnh ương mượn vũng nước mưa đọng trong đó làm hồ . Trong cái nón sắt của Anh bây giờ vẫn có đủ trời vẫn mây hiền hoà trôi và bốn mùa vẫn về Xuân muôn thuở dịu dàng , Đông rét lạnh, Thu khi xám buồn khi rực vàng nắng quái, Hạ cháy lửa nung trời...
Trong cái nón sắt của Anh mặt trời vẫn còn đó ban ngày và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao vẫn còn đó, tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó . Nhưng Anh , bây giờ anh ở đâu con ễnh ương vẫn còn gọi tên Anh trong mưa dầm, tên Anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ. Dạo tháng ba tên Anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời .
Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này Anh là ai ...Anh là ai ...Anh là ai...
*******
Những người không chết
Những người đã chết hôm kia hay hôm qua Trên thành phố tan hoang bom đạn này Những người đó hôm nay vẫn còn đó Ngoài trời xa trong tiếng súng đêm nay
Những người đã chết hôm qua hay hôm nay Cho màu áo em xanh, cho cuộc đời Vẫn còn đó trên môi trên nụ cười Vẫn còn đó trong đêm sao rạng ngời
Hỡi những người đã chết hôm qua, Những người còn sống hôm nay, Xin hãy hát với nhau lời nguyện cầu Người Việt mình sao chóng hết thương đau Và loài người mau sớm biết thương nhau Để từ đó tôi yêu người, Để từ đó tôi yêu tôi
Những người đã chết cho tôi hay cho em Cho cành lúa đơm bông trên ruộng gầy Những người đó hôm nay vẫn còn đó Ngoài vầng trăng trong tiếng hát thơ ngây
Những người đã chết cho tôi hay cho anh Cho lời hát ca dao nuôi Tình Người Vẫn còn đó trên cao nơi mặt trời Vẫn còn đó trong tim trong hồn người .
Những người đã chết cho tôi hay cho anh Cho lời hát ca dao nuôi Tình Người Vẫn còn đó trên cao nơi mặt trời Vẫn còn đó trong tim trong hồn người ./.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Apr/2011 lúc 4:39pm
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng,
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương; Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại; Triệu Tiết chí lớn phải vong thân; Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét. Chứng cứ còn ghi.
Vưà rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế Gây thù kết oán trải mấy mươi năm Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị Nặng thuế khóa sạch không đầm núi. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, Ngán thay cá mập thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, Khốn nỗi rừng sâu nước độc. Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng. Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng. Thằng há miệng, đứa nhe răng, Máu mỡ bấy no nê chưa chán, Nay xây nhà, mai đắp đất, Chân tay nào phục dịch cho vừa ? Nặng nề những nổi phu phen Tan tác cả nghề canh cửi. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
(Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kì ô, Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kì ác)
Lòng người đều căm giận, Trời đất chẳng dung tha;
Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ Những trằn trọc trong cơn mộng mị, Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, Chính lúc quân thù đang mạnh.
Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu, Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần, Nơi duy ác hiếm người bàn bạc, Tấm lòng cứu nước, Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông, Cỗ xe cầu hiền, Thường chăm chắm còn dành phía tả.
Thế mà:
Trông người, người càng vắng bóng, Miịt mù như nhìn chốn bể khơi. Tự ta, ta phải dốc lòng, Vội vã hơn cứu người chết đói. Phần vì giận quân thù ngang dọc, Phần vì lo vận nước khó khăn, Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, Lúc Khôi Huyện quân không một đội. Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng trí khắc phục gian nan. Nhân dân bốn cõi một nhà, Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phụ tử, Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh, Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.
Trọn hay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạọ . (Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn, Dĩ chí nhân nhi dị cường bạo. ) Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay. Sĩ khí đã hăng quuân thanh càng mạnh. Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía, Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân. Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại, Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về. Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm. Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng. Vương Thông gỡ thế nguy, Mà đám lửa cháy lại càng cháy Mã Anh cứu trận đánh Mà quân ta hăng lại càng hăng. Bó tay để đợi bại vong, Giặc đã trí cùng lực kiệt, Chẳng đánh mà người chịu khuất, Ta đây mưu phạt tâm công. Tưởng chúng biết lẽ ăn năn Nên đã thay lòng đổi dạ Ngờ đâu vẫn đương mưu tính Lại còn chuốc tội gây oan. Giữ ý kiến một người, Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác, Tham công danh một lúc, Để cười cho tất cả thế gian.
Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang. Ta trước đã điều binh thủ hiểm, Chặt mũi tiên phong Sau lại sai tướng chẹn đường Tuyệt nguồn lương thực Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn. Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau Lại thêm quân bốn mặt vây thành Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc Sĩ tốt kén người hùng hổ Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn. Đánh một trận, sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông. Cơn gió to trút sạch lá khô, Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ. Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi, Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ. Bị ta chặn ở Lê Hoa, Quân Vân Nam nghi ngờ, khiếp vía mà vỡ mật Nghe LiễuThăng thua ở Cần Trạm, Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau, chạy để thoát thân. Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc Thành Đan Xá, thây chất thành núi, Cỏ nội đầm đìa máu đen. Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp, Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng Tướng giặc bị cầm tù, Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần vũ chẳng giết hại, Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, Về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ; Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng, Nên công oanh liệt ngàn năm Bốn phương biển cả thanh bình, Ban chiếu duy tân khắp chốn. Xa gần bá cáo, Ai nấy đều hay.
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n4nnn31n343tq83a3q3m3237nvn - http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n4nnn31n343tq83a3q3m3237nvn
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Apr/2011 lúc 5:02pm
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
Nguyên tác : Nguyễn Trãi
Bản dịch : Ngô Tất Tố
Diễn đọc : NgoNguyenTran
http://www.youtube.com/watch?v=UazZRq331I8&feature=related - http://www.youtube.com/watch?v=UazZRq331I8&feature=related
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Sep/2011 lúc 6:09pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu
Tác phẩm TIẾC THƯƠNG của Điêu Khắc Gia NGUYỄN THANH THU có thể xem là một tuyệt tác. Thật sống động.
Đọc bài phỏng vấn Ông , giọng điệu Nam Bộ chân phương (và khá... dài dòng ! ) , kể về "Người-Mẫu-Lính-Tình-Cờ" , thật cảm động.
mk đã đọc bài này cách nay khoảng gần 2 năm .
Khi kể lại , có người đã từng biết điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu , cười nói "đúng là tính cách và ngôn ngữ của Nguyễn Thanh Thu !"
mk
BỨC TƯỢNG "TIẾC THƯƠNG"
Ở NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA
BÀI GHI LẠI LỜI PHỎNG VẤN
CỦA LÊ XUÂN TRƯỜNG VỚI ÐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU VỀ BỨC TƯỢNG "TIẾC THƯƠNG" Ở NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA.
LỜI GIỚI THIỆU:
Một trong những người mà LÊ XUÂN TRƯỜNG mời quý vị theo dõi buổi nói chuyện hôm nay, anh là một Ðiêu Khắc Gia, người đã để lại bức tượng nặng 10 tấn, cao hơn sáu thước taị Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, nghĩa trang nơi hàng ngàn người lính VIỆT NAM CỘNG HÒA đã nằm im trong giấc ngủ ngàn thu vẫn chưa được tìm thấy những giây phút thật thanh bình. Thưa quý vị, Ðiêu Khắc Gia NGUYỄN THANH THU, tác giả của bức tượng TIẾC THƯƠNG.
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Thưa anh Thu. Trước đây ở Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, mình có Nghĩa Trang nào trước đó?
ÐKG NGUYỄN THANH THU: Ðể trả lời anh Xuân Trường. Sỡ dĩ mà Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa nó được hình thành sau Nghĩa Trang ở Hạnh Thông Tây Gò Vấp, trước đó chưa có Nghĩa trang Biên Hòa chỉ có Nghĩa trang Hạnh Thông Tây Gò Vấp .
Qua cái năm đó, vụ năm 68 vừa xong thì Mỹ đổ thêm quân tham chiến , một cuộc chiến ác liệt, cho nên, lúc bây giờ Nghĩa trang Hạnh Thông Tây đã không có chỗ còn để chôn nữa, cho nên chính phủ mới thành lập Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa.
............................. ............................. .............................
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Anh nghĩ như thế nào về cuộc chiến Việt Nam. Anh là người sống trong cuộc chiến, chắc chắn là sự xúc động của anh kinh khủng lắm phải không ạ?
ÐKG NGUYỄN THANH THU: Nói đến tác phẩm nầy, thưa quý vị, anh Trường ảnh hỏi nhiều quá, sâu sắc đối với tôi. Thưa quý vị, nếu mà những người đồng lứa tuổi với tôi, năm nay tôi 68 tuổi, tất cả những sĩ quan, những H.O qua đây rồi, tôi nói, không ai mà không xúc động trước một hình ảnh mà người chiến binh đã ngã ngoài chiến trường, có nhiều bản nhạc hay đó, Trần Thiện Thanh cũng kêu la um sùm đó, rồi nhạc nầy, nhạc kia, đủ thứ hết, nhớ người lính của mình. Nhất là, không phải nói đến riêng những binh chũng nào như Nhảy Dù, Biệt Ðộng Quân, Thuỷ Quân Lục Chiến...mà nói chung đến người lính của mình, chiến sĩ mình, lòng gan dạ của họ, chỗ nào nguy hiểm là họ tới để giải quyết chiến trường, cảnh bị bao vây, rồi chết chóc... thê lương lắm, đại khái như vậy. Hình ảnh Thương Tiếc đó, nói ngay, khi tôi vừa lớn lên thì gặp chiến tranh, cho nên tác phẩm nào cũng có nguyên nhân của nó.
Chiến trường, nơi đó là một đề tài thật xúc động. Cho nên, là một nghệ sĩ, tài cán không được bao nhiêu, chỉ thấy được sự thật của thời đại lúc bấy giờ, cái mốc đó, cuộc chiến đó. Tôi cố gắng ghi laị sự đau đớn của thời đại đó.
LÊ XUÂN TRƯỜNG: Thưa quý vị, buổi nói chuyện với Ðiêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, quý vị vừa biết được nguồn gốc của bức tượng TIẾC THƯƠNG, đặt tại NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA, nơi mà 250.000 chiến sĩ đã nằm xuống, để bảo vệ cho đất nước VIỆT NAM được TỰ DO.
Kính chào quý vị.
http://newsgroups.derkeiler.com/Archive/Soc/soc.culture.vietnamese/2008-06/msg00624.html - http://newsgroups.derkeiler.com/Archive/Soc/soc.culture.vietnamese/2008-06/msg00624.html
|
CON MA TẠI TƯỢNG ĐÀI THƯƠNG TIẾC
Tác giả: Trần Liêm Khảo
Đây
là câu chuyện... vốn có thật, nhiều người biết, nhiều
người thuật lại, nhiều người sợ mà cũng chẳng ít người bán tín bán
nghi. Chuyện này nay được Mặc Nhiên - tác giả bài"Con Ma Tại Tượng Đài
Thương Tiếc" nghi nhận lại về câu chuyện ma như sau:
NHỮNG
CÂU CHUYỆN NÀY ĐÃ ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI CHÍNH MẮT THẤY TAI NGHE KỂ LẠI.
Chung qui đều những chuyện huyền bí nói về một linh hồn ẩn ức trong cái
pho tượng của người lính chiến VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu
chuyện này sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng cho là chuyện giải
trí, bịa đặt hay là mê tín dị đoan, hoang đường. Họ sẽ nói: ”mộtbức
tượng vô tri vô giác thì thì làm gì có
linh hồn ? Sự ẩn ức nào chứ?
Vâng. Ai cũng có thể nói vậy, nhưng tin hay không là quyền của
họ. Chỉ biết rằng tất cả người kể những câu chuyện này đều thật lòng,
nghiêm chỉnh và họ không dám cười lên những linh hồn đã hy sinh cho tồ
quốc vì chính họ cũng là những người dấn thân cho quê hương...
Cũng có thể những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn ức. Sự uẩn ức của người lính chiến đã bị bức tử một cách vô tình, hay là sự uẩn ức
của người dân Miền Nam VN bị mất nước vào tay CS. Với bất cứ lý do
nào đó, tượng anh lính chiến với đề tài:
"Thương Tiếc", có nét mặt trầm buồn ưu tư bao la thâm trầm, mà lại có
vẻ ẩn chứa sự bình thản của một thiền sư, đã dễ dàng đi sâu vào lòng
người. Tượng đài sống động, như ẩn như hiện, nhìn vào, thấy thổn thức
tâm can của những người khao khát hòa bình. Kiệt tác là ở nơi chúng ta,
cũng như chúng ở nơi kiệt tác. Sự đồng giao cảm của tâm hồn rất cần
thiết cho sự thưởng lãm nghệ thuật. Lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một
thực thể có sinh khí. Chính vì vậy mà tượng "Tiếc Thương" đã hóa thành
thần linh chăng ?
Nghĩa
Trang Quân Đội tọa lạc tại trên một đồi cao nên từ ngả tư xa lộ
Saigon-Biên Hòa và lối vào Thủ
Đức mọi người có
thể nhìn thấy. Ngay từ lối vào, sừng sững bức tượng quân nhân trẻ tuổi,
ngồi nghỉ vai đeo ba lô, tay cầm khẩu Garant M 1 để trên đùi. Đó là tác
phẩm điêu khắc ”Tiếc Thương” của Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thụ.
Điêu Khắc Gia Thụ cấp
bậc Đại Úy phục vụ tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu trách
nhiêm thực hiện tượng đài kỷ niệm ”Tiếc Thương” cho Nghĩa Trang. Mới đầu
nghệ sĩ Thụ tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình,
trên giấy và thạch cao những mẩu tượng đài nhưng vẫn chưa
hài lòng mẩu phẩm nào cả. Tình cờ một hôm Đại Úy Thụ đến
thăm bạn ở Tiểu Đoàn lll Nhảy Dù (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc
Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nghiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thụ cư ngụ trong Doanh Trại ở Ngả Tư Bảy Hiền Saigon. Nhưng trước khi vô nhà bạn, Thụ ghé vào quán giải khát trước cổng. Lúc vào quán Đại Úy Thụ chú
ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu "la de". Trên bàn chỉ một mình anh
nhưng có hai ly bia đầy đối nhau. Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ nhảy
dù vẫn thường cụng ly bia đối diện và
nói:
- Uống đi mày, uống đi mày...
Tiếng cụng ly , lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh. Thoạt đầu Đại Úy Thụ nghĩ
là anh này đã say nên không tự kèm chế được hành động, nhưng nhìn chung
quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẽ họ đã hiểu tâm sự của
anh. Anh Hạ Sĩ lại tiếp tục, tay cụng ly miệng nói:
- Uống đi mày!
Ông Thụ hiếu
kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán
sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ sĩ điềm tỉnh trả
lời:
-
Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng
Nhảy Dù cùng một ngày. Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn ll.
Nay, người bạn thân đã hy sinh ở trận
địa.
Nói tới đây anh Hạ sĩ nghẹn ngào. Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly cụng vào ly bên kia
và miệng lại nói:
- Uống đi mày. Có Đại úy đang uống với tao đây.
Sau đó anh nói tiếp:
-
Từ ngày bạn tôi mất, tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi
lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó
nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó ?
Người hạ sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn
thắm thiết của anh đã gây cho nghệ sĩ Thụ một
xúc động tràn ngập vô bờ bến. Từ giao cảm thiên thu đó, nhà điêu khắc
xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ sĩ làm người mẫu để anh
hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm bức tượng "Tiếc Thương” đầu tiên bằng
xi măng.
Sau
đó anh Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và trong một trận chiến quyết liệt ở
Tam Quan, Bồng Sơn, anh đã hy sinh trên trận địa để sang bên kia thế
giới với người bạn cố tri ngày nào. Anh Hạ sĩ sầu vời vợi vĩnh viễn ra
đi, nhưng hình ảnh còn ghi mãi mãi trong lòng chúng ta.
Nếu
câu chuyện đến đây chấm dứt cũng đã nhiều lạ lùng kỳ diệu về tình bạn,
tình chiến hữu, nhưng bức tượng lại còn nhiều kỳ bí khác nữa, có thể vì
những kỳ bí mà bức tượng xi măng đã đổi thành tượng đồng. Sau đó biết
bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần, nào là:
Các
xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chận xe xin
mua rau, khi đến bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.
Lại
một việc khác xảy ra ở Biên Hòa, số là vào buổi sáng kia một quân
nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra
về, người chủ cất tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy hàng, mở tủ ra
chỉ thấy toàn là tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ ở nghĩa trang đều
được cúng một khúc bánh mì.
Có
một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng
gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước,
thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước uống là
thường. Nhưng lần này người lính uống xong, ngẩng mặt lện cám ơn ra đi
thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ:”sao lại có người lính giống anh lính ở
tượng đài "Tiếc
Thương" như thế?
Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lại. Cụ nhận thấy mặt mũi
vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt tượng đài Tiếc Thương, cụ cho
rằng bức tượng đã hiện thành người và thấy vết sình non hãy còn dính đầy
đôi giày trận.
Cụ
về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, mọi người kéo nhau đi xem và đồn
khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hòa v.v.. Nhiều người hiếu kỳ đổ nhau đi
coi tượng đài Tiếc Thương làm nghẽn cả lối giao thông ngay trước cổng
Nghĩa Trang.
Cũng
vẫn theo câu chuyện huyền bí này do
Mặc Nhiên ghi lại thì sau khi cụ già về
thuật lại nhiều người tò mò rủ nhau đổ xô đi xem hiện tượng ma quái
này. Vì vậy mà một quãng đường tại cổng Nghĩa Trang đông đặc cả người
làm cản trở cả sự lưu thông.
Truyện
bí ẩn này loan truyền khắp mọi nơi. Một số sĩ quan yêu cầu chẩn úy
thường vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết hư thực thể nào?! Theo lời chuẩn
úy thường vụ này kể lại:
-
Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông thân, khi mua xong tôi kêu
tài xế mang về trước. Tôi ghé Tam Hiệp thăm một người bạn ở Tam Hiệp và
mời đến ăn
giỗ ngày hôm sau. Khi về, trời sẩm tối,
đến cổng Nghĩa Trang, tôi nghỉ chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng
thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn tượng đài và nói với giọng
điệu cố hữu của một “thượng sĩ đại đội”:
- Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao hai giờ chiều nhậu chơi.
Nói
xong tôi bước vào nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch việc
chung sự. Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ cúng bắt đầu và tiệc nhậu bắt
đầu kéo dài đến 1 giờ chiều. Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần thì
say, phần vì thức
đêm quá khuya. Trong giấc ngủ chập chờn,
tôi nghe có tiếng gỏ cửa ầm ầm khiến tôi giật mình la lớn lên:
- Ai phá nhà tao đó ?
Tiếng
gỏ cửa vẫn không dứt, tôi bực mình đứng dậy. Khi mở cửa ra, tôi bật
ngửa, thấy pho tượng “Tiếc Thương” đứng chình ình trước cửa nhà tôi và
nói:
- Chuẩn úy thường vụ bê bối quá, kêu tôi hai giờ chiều đến nhậu, giờ tôi đến đây thì ông lại nằm ngủ
say sưa vậy thì tôi nhậu với ai đây ?
Tôi hoảng sợ đóng sập ngay của lại không dám nhìn ra ngoài nữa. Tôi nghe có tiếng cười khằng khặc và tiếng bước chân nặng nề làm rung rinh cả mặt đất. Tiếng chân đi xa dần rồi im bặt lại.
Thiếu tá Chỉ Huy Trưởng Đại Nghĩa Trang Biên Hòa kể trường hợp ông gặp tượng Tiếc Thương ngồi sau xe Jeep của
ông.
-
Khi chạy xe vào Nghĩa Trang tôi thường hay dừng lại, đón những binh sĩ
đi bộ từ cổng vào, cho họ đỡ mỏi chân.
Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa trang,
tôi dừng xe lại đón một hạ sĩ xin quá giang. Khi anh ta ngồi ở phía sau
tôi, tôi bắt đầu rồ ga sang tay số, tiếp tục chạy vào trong. Nhấn ga
hoài mà xe không tiến thêm một tí nào. Tôi quay lại định nhờ anh lính
xuống dẩy dùm thì thấy pho tượng "Tiếc Thương" đang ngồi ngoài sau tôi.
Tôi chưa kịp phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:
- Xe Jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi.
Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời tôi nghe chiếc xe như có vẻ
nhẹ bỏng hêu hểu. Tôi quay lại thì
thấy pho tượng Tiếc Thương đã biến đi đâu rồi.
Vị Thiếu tá này còn kể một câu chuyện khác:
-
Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người
lân cận vô cắt cỏ. Trong lúc một cô gái đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ
đến bên tán tỉnh, quá quen với kiểu đó nên cô chẳng thèm quay lại xem
hình dáng người đang trêu ghẹo mình ra làm sao ! Cô nghe tiếng người
lính này hỏi:
- Cô
có biết tôi đây là ai không ?
Cô gái không ngó lại chỉ lên tiếng đáp:
- Ông là ai, mặc kệ ông, mắc mớ gì tôi!
Bỗng
một tràng cười ngạo nghễ khác thường từ phía sau vang lên rồi tiếp đến
là những bước chân nặng nề bước đi khiến làm rung chuyển cả mặt đất. Bây
giờ cô gái kia mới chịu quay lại, thì ôi thôi, đó là nguyên cả pho
tượng Tiếc Thương đang đứng trước mặt người con gái này.
Quá hoảng sợ, cô gái kia la hét lên, cắm cổ chạy vào khu làm việc, kể
lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng
thời cô cũng xin nghỉ việc ngay ngày hôm đó".
* * *
Lại
cũng là chuyện pho tượng "Thương Tiếc" tại nghĩa trang quân đội, do Đại
Tá Trịnh Văn Vũ chuyển về Tam Hiệp thuộc tỉnh Biên Hòa thuật lại. Dưới
đây là lời của Đại Tá Vũ: "Hôm ấy, nhằm ngày nghỉ tôi lên Sài Gòn một
mình, đến thăm người anh vợ tôi tại tòa soạn đường Hồng Thập Tự. Chuyện
trò ăn uống xong, tôi ra về thì trời đã tối và có mưa lâm râm. Khi đến
gần cổng nghĩa trang thì có bóng một binh sĩ đưa tay ra gàn lại xin cho
đi nhờ về chợ Tam
Hiệp. Vì chỉ đi một mình buồn, nên ngừng
lại và mời lên xe cùng ngồi ghê phía trước cạnh tôi. Tôi vừa nói vừa
chuyện trò những chuyện đâu đâu cho đở buồn, nhưng tôi lại không nhìn
hình dạng của người lính xin đi nhờ đang ngồi bên cạnh. Khi đến chợ Tam
Hiệp tôi dừng lại bảo:
- Đến chợ Tam Hiệp rồi. Anh có thể xuống đây.
Không
nghe tiếng người lính đáp lại mà cũng chẳng thấy anh ta bước xuống xe
nữa, vội quay sang chăm chú nhìn, bất giác tôi hốt hoảng, người ngồi bên
cạnh tôi chẳng khác nào pho tương "Thương Tiếc" nhưng miệng há hốc ra
cười
thành tiếng khằng khặc... Lúc bấy giờ tôi
cảm thấy không còn hồn vía nữa vội nhảy ngay xuống đất định bỏ chạy...
thì bỗng có tiếng réo gọi:
-
Thưa Đại Tá, xin Đại Tá tha tội cho em út... Em chỉ đùa không thôi...
Hẹn rồi có ngày em đền đáp ơn của Đại Tá đối với em lúc sinh thời... Đại
tá cho em gửi lời thăm Đại tá Thọ Tỉnh Trưởng Bình Định... cùng với Đại
Tá Phu Nhân... Nói dứt lời thì lạ lùng thay pho tượng kia bỗng biến mất
liền ngay sau đó.
Chuyện pho tượng “Tiếc Thương” được nhiều người kể đến. Quí độc giả nghĩ thế nào về
câu chuyện huyền bí này?
Trần Liêm Khảo
------------- mk
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/Oct/2011 lúc 9:48am
LỜI RU SÓNG VỖ .
Tiếng hát: Diệu Hiền
Giọng ngâm: Hoài Hương
Nguyên Nhung thực hien pps http://caonienbachhac.com/dec1loirusongvo.pps -
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Oct/2011 lúc 7:16pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu
TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU
nhạc Phạm Duy.
thơ Lê Thị Ý,
Ca sĩ Thanh Lan,
" Bây giờ anh phủ mầu cờ Em không nhìn được xác chồng Anh lên lon giữa hai hàng nến trong "
(Khi Người Lính 'nằm xuống' , được vinh thăng 1 cấp.
ex : Thiếu úy => Cố Trung Úy ! )
http://www.youtube.com/watch?v=LV3SZlkWEO0&feature=related - http://www.youtube.com/watch?v=LV3SZlkWEO0&feature=related
Ngày mai đi nhận xác chồng Say đi để thấy mình không là mình Ngày mai đi nhận xác anh Cuồng si thuở ấy, hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ Như môi góa phụ nhạt mờ vết son Tình ta không thể vuông tròn Say đi mà tưởng như còn người yêu
Phi cơ đáp xuống một chiều Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa Dài hơi hát khúc thương ca Thân côi khép kín trong tà áo đen Chao ôi ! Thèm nụ hôn quen Chong đèn, hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ Bây giờ anh phủ mầu cờ Bây giờ anh phủ mầu cờ
Em không nhìn được xác chồng Anh lên lon giữa hai hàng nến trong Mùi hương cứ tưởng hơi chồng Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu !
Theo mk, không ai hát bài này hay hơn ca sĩ Lê Uyên ( Lê Uyên-Phương ), nhưng mk chưa tìm lại được.
Mời diễn đàn nghe tạm CS Thanh Lan hát .
|
Nhạc phẩm "Tưởng như còn người yêu", một thời làm biết bao người miền Nam VN những năm thập niên 70 phải ...khóc !, lúc chiến tranh ngày càng khốc liệt . Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài "Thương Ca 1" của nhà thơ Lê Thị Ý , bài nhạc làm người nghe rơi lệ, bài thơ càng làm người đọc thổn thức nhiều hơn !
Chợt nhớ Chinh Phụ Ngâm khúc "Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?" ! mk
Thursday, October 14, 2010
Trò chuyện với Lê Thị Ý:
Tác giả
‘Ngày Mai Ði Nhận Xác Chồng’
Thực hiện: Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
http://s3.postimage.org/1OqyVr.jpg"> Nhà thơ Lê Thị Ý. (Hình: trích từ tác phẩm Tuyển tập thơ-văn "Quê Hương và Kỷ Niệm")
Cuối
thập niên 70, trong bối cảnh chiến tranh lên cao điểm, ca khúc "Tưởng
Như Còn Người Yêu" do Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của Lê Thị Ý gây xúc động
lớn lao cho người nghe. Nhà thơ Lê thị Ý xuất thân trong một gia
đình văn nghệ. Người anh lớn là nhà thơ Vương Ðức Lệ, người chị lớn là
nhà văn Phượng Kiều và cô em gái là nhà văn Lê Thị Nhị. Lê Thị Ý làm thơ rất sớm, từ lúc còn học trung học và viết đều hơn khi theo gia đình vào Nam năm 1954. Nhân
dịp từ Virginia đến California ra mắt tác phẩm mới tại phòng sinh hoạt
Lê Ðình Ðiểu của nhật báo Người Việt, bà đã dành cho biên tập viên Ðinh
Quang Anh Thái cuộc nói chuyện thân mật sau đây. -ÐQAThái: Tình khúc "Tưởng Như Còn Người Yêu", thơ của bà, Phạm Duy phổ nhạc; tựa đề khởi thủy của bài thơ là gì ạ? -Nhà thơ Lê Thị Ý: Lúc bấy giờ vào năm 1970, tôi viết 10 bài thơ trong tập thơ "Mười Bài Thương Ca"; bài mà Phạm Duy phổ thành ca khúc là "Thương Ca 1". -ÐQAThái: Phải chăng chính bà là người góa phụ đi nhận xác chồng trong bài thơ? -Nhà thơ Lê Thị Ý: (cười thoải mái) Không. Cho tới bây giờ tôi vẫn độc thân. -ÐQAThái: Vậy, bà lấy cảm xúc từ đâu để viết nên bài thơ bất hủ này? -Nhà
thơ Lê Thị Ý: Lúc đó là năm 1970, tôi sống tại Pleiku. Thành phố nhỏ bé
này vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt, chỉ thấy lính, vợ lính, xe
tăng, xe Jeep; hầu như không thấy gì khác nữa. Nhà tôi ở gần nhà xác của
quân đội. Tôi chứng kiến cảnh biết bao các bà đi nhận xác chồng. Tôi
thấy đàn bà, con nít đến lật cái poncho quấn xác để nhìn mặt người thân,
cảnh đó khiến tôi đau đớn không chịu nổi. Rõ ràng nỗi đau của những
người có chồng chết trận là nỗi đau của chính mình. Thành thật, tôi vô
cùng xúc động và chính tôi sống bằng hình ảnh những người vợ lính, vợ sĩ
quan khóc bên xác chồng. Nỗi buồn đau đó là nỗi buồn đau của mình. -ÐQAThái:
Bài "Thương Ca 1", Phạm Duy phổ nhạc, ngay khi được phổ biến, đã chiếm
tâm hồn người nghe. Nhưng cũng có người lên án bài này "phản chiến"; bà
nghĩ sao ạ? -Nhà thơ Lê Thị Ý: Khi tôi làm thơ, tôi xúc cảm thế
nào thì tôi viết ra như thế. Thế thôi. Tôi không nghĩ gì khác cả. Bài
thơ được phổ biến cũng là một sự ngẫu nhiên. Một người bạn của anh
Vương Ðức Lệ tôi đến nhà chơi, thấy bài thơ bèn đưa cho cụ Nguyễn Ðức
Quỳnh - người trụ trì sinh hoạt "Ðàm Trường Viễn Kiến" ở nhà cụ tại Sài
Gòn quy tụ rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo - Cụ Quỳnh
đọc, thấy hay bèn đưa cho ông Phạm Duy phổ nhạc. Cho nên, bài thơ của
tôi được mọi người thương hoặc cho là phản chiến thì cũng là việc tình
cờ thôi, may mắn thôi, chứ tôi không chủ ý trước việc phổ biến bài thơ. -ÐQAThái: Khi phổ thành ca khúc, hình như Phạm Duy có sửa vài lời trong bài thơ? -Nhà
thơ Lê Thị Ý: Ðúng vậy. Có lẽ ông Phạm Duy sửa vài chữ cho nó hòa hợp
với âm điệu bài nhạc hơn. Có câu ông Phạm Duy cắt bớt. Thí dụ câu tôi
viết, "Chiếc quan tài phủ cờ màu, hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng" thì
Phạm Duy sửa thành "Bây giờ anh phủ mầu cờ" và cắt đi câu thơ kế tiếp. -ÐQAThái: "Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng", tại sao lại phũ phàng ạ? -Nhà thơ Lê Thị Ý: Khi đau đớn thì cái gì cũng phũ phàng cả. Phũ phàng là hình ảnh đau đớn, quằn quại. -ÐQAThái:
Khi nhạc sĩ Phạm Duy đổi chữ và cắt bớt câu thơ như vậy, là tác giả, bà
có thấy mất đi nguyên ý khi cảm xúc sáng tác không? -Nhà thơ Lê Thị Ý: Tôi không nghĩ gì và cũng không thắc mắc, không để ý chuyện đó, vì khi tôi làm thơ, tôi theo vần điệu của thơ, còn ông Phạm Duy làm nhạc thì ông cảm hứng theo nốt nhạc. -ÐQAThái: Hỏi câu này bà thứ lỗi cho, bà có người yêu là lính không? -Nhà thơ Lê Thị Ý: (ngập ngừng..., cười) Chắc cũng phải có chứ ạ! -ÐQAThái:
Bài thơ "Thương Ca 1" do bà sáng tác và Phạm Duy phổ nhạc, đã từ lâu
trở thành của quần chúng. Nghĩa là, người ta hát say sưa mà không còn
nhớ tới tên tác giả. Nếu tình cờ, ở một nơi chốn nào đó, bỗng nhiên nghe
có người hát, có người nói tới bài thơ này, tâm trạng của bà sẽ ra sao? -Nhà
thơ Lê Thị Ý: Tôi vui chứ ạ. Vì tôi thấy tôi may mắn có người biết đến
thơ của mình; mà thực sự khi làm thơ, tôi làm vì tôi thấy cần làm thôi,
chứ không mang ước vọng có con mắt nào đó để ý đến thơ mình (cười). -ÐQAThái: Bà có thể đọc cho nghe nguyên văn bài "Thương Ca 1".
-Nhà thơ Lê Thị Ý: “Ngày mai đi nhận xác chồng Say đi để thấy mình không là mình Say đi cho rõ người tình Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son Tình ta không thể vuông tròn Say đi mà tưởng như còn người yêu Phi cơ đáp xuống một chiều Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa Dài hơi hát khúc thương ca Thân côi khép kín trong tà áo đen Chao ơi thèm nụ hôn quen Ðêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau Chiếc quan tài phủ cờ màu Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng Em không thấy được xác chàng Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong? Mùi hương cứ tưởng hơi chồng Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng
ai.”
-ÐQAThái: Nếu dùng thơ để kết thúc cuộc phỏng vấn này, bà sẽ chọn những câu thơ nào? -Nhà thơ Lê Thị Ý: Tôi muốn dùng hai câu thơ cuối của bài "Thương Ca 1" là "Mùi hương cứ tưởng hơi chồng, nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai", để nói lên tâm trạng người góa phụ trong chiến tranh, trong nỗi đau tận cùng, cảm xúc như mình vẫn còn người mình yêu. -ÐQAThái: Cám ơn bà đã nhắc nhớ lại một bài thơ bất hủ nói lên nỗi đau của con người và đất nước Việt Nam thời còn chinh chiến.
http://ttdb.blogspot.com/2010/10/tro-chuyen-voi-le-thi-y-tac-gia-ngay.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Oct/2011 lúc 8:43pm
Ảnh: Tiếc
Thương - Nhiếp ảnh
gia Nguyễn Ngọc Hạnh
Cùng lúc gửi lên DĐ Gò Công, mykieu gửi lên một DĐ khác , bài "ngày mai đi nhận xác chồng" với ghi chú : "Theo mk, không ai hát bài này hay hơn ca sĩ Lê Uyên ( Lê Uyên-Phương ), nhưng mk chưa tìm lại được.
Mời diễn đàn nghe tạm CS Thanh Lan hát ."
Chỉ 6 phút sau (!), mk nhận được phản hồi :
Hi Mỹ Kiều,
Lê Uyên hát "Tưởng như còn người yêu"
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=nzn2NPkb7d -
Thân,
Ôi ! đồng thanh tương ứng ! an ủi nhiều lắm ! Mời cả nhả thưởng tức giọng ca Lê Uyên .
mk
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Apr/2012 lúc 6:04pm
2012Tháng 4 buồn lại về !________ ______________ _________________________"Canh bạc chưa chơi mà hết vốn Cờ còn nước đánh phải đành thua"
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Apr/2012 lúc 7:01pm
"Anh bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh
theo tiếng gọi lên đường
...........
Anh giờ ở đâu,
Đồi núi cao nguyên hay cuối miền sông Hậu ?
Đêm nay ở đó gió lạnh không ?
Sương khuya có giăng giăng đầy
Phương này em với những lời nguyện cầu
Cho người đi sẽ có ngày trở về ....."
** ***
Cho Người Vào Cuộc Chiến
http://www.youtube.com/watch?v=rf9ht7O_Zb4&NR=1&feature=endscreen -
http://www.nhaccuatui.com/ruser?u=nokiaovi -
Tác Giả : Phan Trần Ca sĩ : Thanh Thúy
Anh bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh theo tiếng gọi lên đường Anh đi vì đất nước khổ đau Anh đi ... anh quên thân mình Em vì anh tóc bới chẳng lược cài Thôi điểm trang, má phấn chẳng cần dồi Xa phồn hoa với những chiều dập dìu Cho anh vững lòng ... anh đi
Đêm rồi lại đêm, một bóng đơn côi em nhớ người phương trời Tâm tư chẳng biết nói cùng ai Đơn sơ ... em ghi đôi dòng Mong người đi giữa súng đạn chập chùng Xin hiểu cho giữa cát bụi thị thành Bao giờ em cũng vẫn bền một lòng Thương anh suốt đời ... anh ơi !
ĐK
Mai kia anh trở về, anh trở về Dẫu rằng .... dẫu rằng không còn vẹn như xưa Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ Dù anh trở về bằng chiếc xe lăn Hoặc anh trở về bằng chiến công đầy Tình em vẫn chẳng đổi thay
Anh giờ ở đâu, Đồi núi cao nguyên hay cuối miền sông Hậu ? Đêm nay ở đó gió lạnh không ? Sương khuya có giăng giăng đầy Phương này em với những lời nguyện cầu Cho người đi sẽ có ngày trở về Cho tình ta thắm thiết tựa ngày đầu Xin cho chúng mình .... còn nhau
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Apr/2012 lúc 7:20pm
Đời giỡn trên đầu ta bỗng trắng, 33 năm đó tuyết bay bay… Từng ly rượu đắng… đời xa xứ, Uống đến bao giờ mới thật say ?
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Rồi nói cùng ta chuyện tháng tư… Lũ giặc kéo về cờ ngã bóng, Niềm đau tủi nhục đến ngàn thu…
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Nói tiếp cùng ta chuyện tháng tư… Ai đành cắt đứt tình huynh đệ, Bỏ lại đàn em phải chịu tù !!
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Hòang Liên Sơn (1) đó hãy còn trơ… Phá núi, khai rừng, làm trâu kéo, Mỗi ngày lãnh mấy chén bo bo…
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Rừng hoang, nước độc, gió Văn Bàn (2) ! Những bộ xương khô da xám bọc, Làm mồi cho bọ chó , ruồi vàng …
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Núi đá Nam Hà (3) nát dấu tay… Ghim từng mảnh nhọn vào tim óc, Vết sẹo muôn đời há dễ phai!!
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Về lại Pleiku thăm mộ hoang… Gió hú Gia Trung (4) hồn vất vưởng, Nằm phơi xương trắng hận không tan!
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Ngày giặc thả về với quê hương… Nhưng đời đã trở nên xa lạ, Một bóng riêng ta một cõi lòng…
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Đêm lại bắt đầu một cuộc chơi… Biển Đông dù có bao giông bảo, Vẫn quyết ra đi tìm lại đời…
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Nghe sóng biển gầm chữ “Tự Do”… Bà mẹ ôm con trong bảo tố, Bé thơ đã chết tự bao giờ!!
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Em gái thơ ngây thét não nùng… Lũ hải tặc cười trong thỏa thích, Xác em chìm xuống giữa muôn trùng…
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Đứa bé trai vừa sáu tuổi đầu Nằm khóc thảm thương trên bãi cát, Mất cha mất mẹ… biết về đâu!...
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Đa tạ đời cho chỗ tạm dung… Đường rộng muôn hoa đua sắc thắm, Nhưng hồn vẫn nặng bóng quê hương…
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Nói với người và cũng van xin: “Tổ Quốc” - đừng đem làm chữ nghĩa, Ru đời vong quốc để cầu vinh!!
Này ngươi - hãy cạn thêm ly nữa, Rượu đã hết rồi cũng chửa say!! Mà lòng còn một trời u uất, Ân oán bao giờ nói hết đây ??
Mặc Thủy
(1) Trại tù Hoàng Liên Sơn.
(2)
Trại tù Văn Bàn ở Huyện Văn Bàn thuộc Tỉnh Lào Cai. Nơi khét tiếng là
rừng thiêng nước độc, có lòai bọ chó, ruồi vàng hút máu người và những
cơn gió nóng kinh hồn từ Lào thổi sang.
(3) Trại tù Nam Hà.
(4)
Trại tù Gia Trung ở Pleiku khét tiếng khắc nghiệt. Một số tù đã cướp
súng chống lại bọn vệ binh CS, nhưng tất cả đều hy sinh.
***************
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Apr/2012 lúc 10:12pm
http://gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2513&PN=2
** ******
Hạ Viện California công bố 'Tháng người Mỹ gốc Việt'
Tuesday, April 05, 2011 7:50:30 PM |
|
SACRAMENTO -Hạ
Viện California hôm Thứ Hai vừa công bố Tháng Tư là “Tháng người Mỹ gốc
Việt” tại tiểu bang sau khi thông qua Nghị Quyết ACR 40 do DB Jose
Solorio (Dân Chủ-Anaheim) bảo trợ, thông cáo báo chí của văn phòng vị
dân biểu ngày cho biết.
|
DB Jose Solorio (bìa trái) và TNS Lou Correa (bìa phải) chụp hình lưu niệm với đại diện cộng đồng Việt Nam sau khi Hạ Viện California thông qua Nghị Quyết ACR 40. (Hình: Văn phòng DB Jose Solorio cung cấp) |
TNS Lou Correa (Dân Chủ-Santa Ana) cũng là đồng tác giả nghị quyết này.
Nghị quyết cũng được sự hậu thuẫn mạnh mẽ và bảo trợ
của 72 nhà lập pháp khác đồng viện và được thông qua với tỉ lệ 100% số
phiếu tại Hạ Viện.
Trước cuộc bỏ phiếu, DB Jose Solorio phát biểu: “Chiến tranh Việt Nam
đã kết thúc 36 năm trước đây, trong tháng này, đánh dấu sự kết thúc của
một thời kỳ tổn thất đau thương. Hơn 50,000 người Mỹ và 200,000 đồng
minh Việt Nam của chúng ta đã hy sinh cuộc sống của họ trong cuộc chiến
đấu tranh cho tự do. Mỗi năm vào thời gian này, người Mỹ gốc Việt đều
cùng chung một nỗi buồn khi họ nhớ sự sụp đổ của Sài Gòn và ngày 30
Tháng Tư là Tháng Tư Ðen.”
“Qua nghị quyết này trong ngày hôm nay, chúng tôi chia
sẻ nỗi buồn của họ và tôn vinh tất cả các chiến sĩ đã bỏ mình trong
cuộc chiến Việt Nam và ghi nhận một trang sử mới cho một thế hệ người Mỹ
gốc Việt đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phú cường của tiểu bang
California và xã hội chúng ta nói chung,” DB Jose Solorio nói tiếp.
Ðược biết, buổi họp thông qua nghị quyết có sự hiện diện của một số đại diện cộng đồng Việt Nam tại California.
Nghị quyết ACR-40 công bố những điểm sau đây:
(1) Ghi
nhận hành trình tỵ nạn của người Việt từ năm 1975,
(2) Ghi nhận sức mạnh
của cộng đồng người Việt, ghi nhận sự hội nhập thành công và phát triển
nhanh chóng của cộng đồng người Việt, ghi nhận những thành quả đã đạt
được và nhất là những đóng góp giá trị của cộng đồng người Việt trong
mọi lãnh vực,
(3) Ghi nhận sự hy sinh cho tự do, dân chủ của các chiến
sĩ Việt và Mỹ và của người Mỹ gốc Việt,
(4) Công nhận lá cờ vàng ba sọc
đỏ là lá cờ biểu tượng của di sản, tự do và dân chủ của cộng đồng người
Mỹ gốc Việt,
(5) Công nhận ngày 30 Tháng Tư, 2011 là ngày quốc hận của
cộng đồng người Mỹ gốc Việt và tuần lễ từ ngày 24 đến ngày 30 Tháng Tư
là “Tuần tưởng niệm Tháng Tư Ðen,”
(6) Công nhận Tháng Tư, 2011 là tháng
để tuyên dương cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California vì những đóng
góp giá trị cho sự lợi ích chung của California.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=129262&z=3 -
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Apr/2012 lúc 12:43am
Em Trở Lại Việt Nam
Thơ Trần Trung Đạo
Nhạc Hoàng Hoa
Trình bày: Hoàng Hoa & Đỗ Quân
Guitar: Hoàng Hoa
Click :
http://www.hennhausaigon2015.com/?p=17043 -
Em trở lại Việt Nam
Nhặt dùm tôi ánh mắt
Của em bé thơ ngây
Vỉa hè khuya hiu hắt
Em trở lại Việt Nam
Mang dùm tôi tiếng khóc
Của một kẻ lưu vong
Xa nửa vòng trái đất
Em trở lại Việt Nam
Nhặt dùm tôi sợi tóc
Của mẹ lúc chia tay
Tiễn chồng đi ra Bắc
Em trở lại Việt Nam
Mang dùm tôi tiếng thét
Của chị lúc đêm khuya
Ngỡ còn trên biển Thái
Em trở lại Việt Nam
Nhặt dùm tôi mơ ước
Ðã bỏ lại năm xưa
Trên vùng kinh tế mới
Em trở lại Việt Nam
Mang dùm tôi tổ quốc
Trái tim nhỏ của tôi
Ðã nhiều năm đau nhức.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Apr/2012 lúc 8:21am
GIỮA QUÊ NGƯỜI TÔI HÁT TÊN ANH
nhạc & lời : Dzuylynh trình bày : ca sỹ Võ Thu Nga
http://www.box.net/shared/9laubylzoae47sb29can -
(Cho
đồng đội của tôi, những anh hùng dân tộc đã để lại một phần thân thể và
tuổi thanh xuân vì đại nghĩa trên chiến trường Việt Nam)
Xin viết những vần thơ về người Thương Binh phương Nam
Xin hát khúc ngợi ca về người đồng đội năm nào…
Từ khi quê hương chinh chiến anh lên đường theo tiếng núi sông
Liều thân ra nơi quan tái lấy máu đào tô thắm sử xanh
Từ thân chinh nhân hoang phế Các anh Người Chiến Sĩ Vô Danh …. trở về
Bao chiến tích liệt oanh còn hằn sâu trơ hốc mắt
Trong bóng tối nghiệt oan, gậy… làm kiếm chống giữa trời
Vòng xe lăn đong cơm áo tiếng hát khàn thay khúc xuất quân
Tàn y phai theo năm tháng những huyết lệ oan trái xót xa
Người Thương Binh đã mất nước vẫn âm thầm cay đắng hiên ngang làm người
Người Thương Binh Việt Nam non sông nợ
ơn người
Người Thương Binh Việt Nam Tổ Quốc nhớ công anh
Người Thương Binh Việt Nam chúng tôi vẫn nhớ người
Người Thương Binh Việt Nam giữa quê người … tôi hát tên anh
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Apr/2012 lúc 8:46am
Tháng Tư Buồn
Tôi
kể EM nghe chuyện tháng Tư Chuổi ngày ray rứt nỗi buồn dư Của
người lính trẻ thân lưu lạc Khắc khoải xứ người , ba mấy thu
Tôi
kể EM nghe những nỗi sầu Tháng Tư uất hận lệ buồn đau Bạn bè
tan tác thân tù tội Đứa lạc xứ người , đứa mộ sâu
Tôi kể
EM nghe những hỏa châu Soi đời lính trận dưới đêm thâu Tuyến
đầu ngăn giặc nào nguy ngại Mong giữ quê hương êm ấm giàu
Tôi
kể EM nghe bao nhớ thương Những ngày thơ ấu , đất quê hương Kéo
vời kỷ niệm thời thơ mộng Một thuở dại si dưới mái trường
Tôi
kể EM nghe một giấc mơ Ngày về đất Mẹ đẹp như thơ Trường Sa ,
Bản Giốc ta đòi lại Nước Việt mừng xuân như ước chờ ..
Hoàng Dũng
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Apr/2012 lúc 8:58am
ĐÊM TRƯỚC
* * *
Và từ đó mùa xuân đi lạc lối
Thú trên rừng cũng lạc lối đi hoang
Tầng mây xám trời âm u gió nổi
Dậy bên tai từng hồi kẻng ngang tàng.
*
Kẻng giờ ăn tập cho tù biết đói
Xóa giàu nghèo nên phải đói ngang nhau
Năm tháng đói trên tấm thân còm cõi
Bạn bè tôi… những nắm mộ bên rào.
*
Tải ra Bắc cho dài thêm cải tạo
Núi rừng sâu thăm thẳm kiếp lưu đày
Đem lao động ra mà đòi nợ máu
Đói xanh xương vì máu cạn từng ngày.
*
Hồi kẻng lạnh vẫn lùa tù ra cuốc
Vắt mồ hôi theo nhát cuốc đổi đời
Thân đói lả giửa mùa đông giá buốt
Bạn bè tôi…không trối kịp một lời.
*
Ngày đêm kẻng chất chồng thêm lừa dối
Tin thế nào vào chính sách bao dung
Lời khai báo thật thà không tiếng dội
Anh chết đi đêm trước của khoan hồng.
*
Và từ đó mùa xuân không trở lại…
Đọc tên tha...còn đâu tiếng trả lời…
Người vợ trẻ...người điên thời hoang dại…
Chồng tôi đâu?---Hãy giết nốt đời tôi !!!`
(Nghệ Tỉnh 1980)
Đoái NAM-UY
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Apr/2012 lúc 7:25pm
Tháng Tư đen, gánh gạo nuôi
chồng
Nguyễn Thị Ngoan ___ ______
ĐOÀN QUÂN
NÀO ?
Có đoàn quân nào âm thầm,
Mà dũng cảm bền gan.
Có đoàn quân nào hiên ngang Mà dịu dàng đằm thắm.
Từ rừng sâu núi thẳm,
Tận mũi, vịnh, cù lao,
Từ chót vót non cao,
Đến đảo xa bủa sóng.
Không thiết giáp, cà nông
Mà chỉ có tấm lòng chung thủy.
Không học trường Võ Bị,
Mà xuất quỉ, nhập thần
Từ hốc hẻm xa gần
Đều có bước chân đặt để.
Không học trường Đồng Đế
Mà chẳng nệ sình lầy.
Văn thư, tài liệu đủ dầy
Không một ngày Hành Chánh.
Đêm ngày di hành đạt mức
Không qua Thủ Đức, Quang Trung,
Không Hải, Lục, Không quân,
Mà mọi vùng xông xáo.
Đâu màn: Lào Kay, Trảng Táo
Chẳng ngại: Suối Máu, Đầm Dơi,
Dù: Đá Bạc mù khơi,
Mặc: nắng trời Thanh Hoá
Sá gì Phú Yên sỏi đá,
Bất chấp Mộc Hoá muỗi mòng.
Trèo đèo, lội suối, giang sông.
Vác, mang, đội, xách, gánh, gồng, thồ,
khuân.
Hồng trần bạc mái đầu xanh,
Trắng ngà mắt biếc, long lanh lệ vàng.
Từ ngày giặc dữ ngập tràn,
Bỏ kim, bỏ bút, bò đàn, bỏ trâm.
Nhập vào đoàn ngũ âm thầm
Không lương, không chức, không diễn
văn, dàn chào,
Không mai vàng, mai bạc, không sao
Chiến trường trang bị: thanh tao nụ
cười.
Dấn thân, xuất trận một thời
Bể yên sóng lặng bây giờ, là ai?
***
Bình Dương
Nguyễn Thị Ngoan
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Apr/2012 lúc 8:02pm
Tháng ngày
khó quên
**
Và từ đó mùa xuân đi lạc lối
Thú trên rừng cũng lạc lối đi
hoang
Trời xuống thấp mây đen đùn gió
nổi
Chói bên tai từng hồi kẻng ngang
tàng
(Xuân Phước76)
*
Con bất hiếu xin cúi đầu lạy Mẹ
Giửa lao tù con xuống tóc chịu
tang.
(Nghệ Tỉnh 77)
Mai kia tôi có trở về,
Tôi chôn tôi giửa bốn bề hoang vu
Mai kia tôi có ra tù
Tôi leo lên đỉnh Vọng Phu níu
trời
Xin tôi chuộc lại mảnh đời
Để tôi trang trải ngàn lời giải
oan.
*
Đã đành nhất nhật thiên thu
Còn nhau ta sẽ đền bù cho nhau.
(Gia Trung 84)
*
Mưa có phải theo mây về sa mạc
Nước lên nguồn đưa cá trở về khơi
Tù về ngã giá cuộc chơi
Phải chăng cát bụi có thời hồi
sinh
Cạn rồi lớp tuổi hư vinh
Cũng xin đi hái bình minh bên
trời
(Hàm Tân 88)
*
Ra đi là bỏ lại rồi
Sao không cứ để trang đời lật qua
Mái đầu tóc đã sương pha
Đừng ai hỏi nữa quê nhà tôi đâu
Cố hương khuất giửa trời sầu
Một trang sử máu dãi dầu phân ly
Con ơi thức dậy mà đi!
Bay cao về hướng thiên di chim
trời…
(Thái Lan 91)
*
Ôi dĩ vãng từ nay xin giả biệt,
Quên làm sao cái giá một lần đi…
Trời ở đó dòng đời sông chảy
siết,
Cội nguồn ơi ai còn muốn quay
về?!
(USA 21/08/91)
Đoái NAM-UY
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Apr/2012 lúc 8:08pm
Tôi
gom lại khỏang 10 bài thơ tiêu biểu cho cuộc đời mình . Mỗi bài tôi
trích ra 1 đọan theo thời gian để kết hợp thành “ Những đoản khúc về
cuộc đời" .
Mặc Thủy
Những đoãn khúc về cuộc đời
1.-
Tôi mang đời tu hú,
Đậu trên nhánh đọan trường…
Gọi tên người thiên cổ,
Trong ngậm ngùi khói sương...
(Đêm – Tưởng niệm TTT)
2.-
Con rắn dữ dãy dụa chết giữa nảo cân
Tôi giật mình xô mạnh cuộc đời
Cánh cửa bật tung
Trong đó một lòai hoa hé nở
Tôi lạ lùng mang thân thể chạy như bay
Giữa trận mưa vàng
1964
( Tìm thấy mặt trời )
3.-
Ta đã trả cho người tất cả.
Những ngày rượu ngọt đắm lầu hương…
Và người con gái kia ta bảo,
Mắt biếc đừng xanh liểu cuối đường ! (*)
1965
(nhập cuộc )
4.-
Ta đã chơi và ta đang chơi,
Đêm tưng bừng nắng hỏa châu soi ...
Xung phong lên nữa qua rừng đạn,
Ngửa mặt cười vang một góc trời !!...
1966
( Dấu chân – Khu chiến Tiền Giang)
5.-
Nhe răng núi hỏi đi đâu,
Vung tay rừng muốn kéo sâu giữa lòng.
Trên đầu nắng dập mưa dồn,
Dưới chân đất níu đòi chôn cuộc đời !!
1976
( Hòang Liên Sơn- Bút ký người tù)
6.-
Cám ơn - trả lại nơi này,
Núi xanh nước mắt rừng đầy mồ hôi...
Đến đây chẳng hẹn một lời,
Ra đi lòng trỉu nặng đời chung thân...
1978
( Khi rời Văn Bàn - Lào Cai)
Thôi hết rồi…tôi làm người xa lạ,
Từ ngàn năm vừa trở lại nơi này !
Đời làm lạ hay là tôi lạ thật ??
Quê hương ơi…trời đất ngậm ngùi thay !...
1983
( Khi trở lại Gò Công)
Ta với em hai bờ đại dương,
Nghìn năm cuồng vọng một con đường…
Những đêm trăng hẹn bên thềm mộng,
Rượu đã say nhiều cuộc nhớ thương !...
1984
( Đêm mê nhân )
Khi tôi chết xin đốt thành tro bụi,
Và hòa tan vào biển rộng bao la…
Con sóng vỗ đưa tôi về quê mẹ
Đang khô cằn nằm đợi nước phù sa…
1999
( Khi tôi chết )
10.-
Sáng nay đất khách trăm hoa nở,
Hỏi ra mới biết đã vào Xuân…
Giật mình đếm tuổi đời lưu lạc,
Như ngàn mủi nhọn xé tâm can !!
2010
Mặc Thủy
(Ghi lại bên bờ Ngũ Đại Hồ)
cuối Thu 2010
(*) Đường thi :
“ Hốt kiến mạch đầu dương liểu sắc,
Hối giao phu tế mịt phong hầu “
------------- mk
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 12/Apr/2012 lúc 8:34am
5 Tướng VNCH tử tiết ngày Quốc Hận
http://www.youtube.com/watch?v=66m4xLveTaY&feature=related -
Khanh Ly - Saigon Niem Nho Khong Ten
http://www.youtube.com/watch?v=5Vg9Ygpec7g&feature=related -
Saigon ơi vĩnh biệt
http://www.youtube.com/watch?v=_viic0vcmj8&feature=related -
Đêm Chôn Dầu Vượt Biển
http://www.youtube.com/watch?v=1vLHmmz5zgM&feature=related -
Hùng Ca Việt Nam Cộng Hòa.wmv
http://www.youtube.com/watch?v=o5fdgkXz63s&feature=related -
<>
Liên Khúc Quân Hành Việt Nam Cộng Hòa
http://www.youtube.com/watch?v=_-qZZQxS3Qc&feature=related -
Tiếng nói Dạ Lan-Thúc Quân-NguyệtÁnh & ViệtDzũng
http://www.youtube.com/watch?v=lq_eTs4Xy0A&feature=fvwrel -
Tiếng nói Dạ Lan-Từ BìnhLong về TrịThiên-NguyệtÁnh & ViệtDzũng
http://www.youtube.com/watch?v=po-EosNLQag&feature=relmfu -
1954 Cha Bỏ Quê, 1975 Con Bỏ Nước, Tiếng Hát Pat Lâm
http://www.youtube.com/watch?v=d4RmgCVdgjY&feature=related - >
------------- mhth
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Apr/2012 lúc 7:56pm
Cám Ơn Em Dại Khờ
thơ http://lyric.tkaraoke.com/2706/Ha_Huyen_Chi/ - Hà Huyền Chi
Thơ em như lụa trắng Như vạt nắng đong đưa Trong mịt mùng trống vắng Tôi sưởi lòng qua thơ
Tháng Tư tôi bỏ súng Kéo lê gót giang hồ Tháng Tám em vượt sóng Nghìn gian truân đến giờ
Ðời dối gian sàng lọc Người tính toán so đo Nghìn đêm tù em khóc Lệ như sông tràn bờ
Em, bài thơ diễm tuyệt Ngôn từ là gió mưa Thơ buồn như nỗi chết Như cuộc đời bơ vơ
Em đã ngoài trại cấm Em đã bến tự do Mùa đông dài chợt ấm Nỗi hân hoan chẳng ngờ
Trên đường dây viễn thoại Giọng em thoảng như mơ Tôi thấy mình trẻ lại Trái tim vui sững sờ
Mừng em qua kiếp nạn Sau năm đợi tháng chờ Con vành khuyên lãng mạn Tha cuộc đời đem cho
Cám ơn trời độ lượng Cám ơn em dại khờ Tôi mịt mù tâm hướng Ðã tìm gặp tôi xưa.
Hà Huyền Chi
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Apr/2012 lúc 10:39pm
"Xin được thắp nén hương , tâm lắng
động
Đứng chào nghiêm đưa tiễn những Anh-Linh
Sử
oai hùng ghi đậm Dạ-Trung-Trinh...."
NHỮNG NGÔI MỘ PHỦ LÁ CỜ VÀNG
HOÀNG DŨNG
Tôi bật khóc khi nhìn những ngôi mộ
Phủ cờ vàng trên nấm đất còn tươi
Anh ra đi đem hạnh phúc cho người
Đem xương máu hòa tan lòng đất Mẹ
Anh ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ Áo học đường vừa biệt mái đầu xanh
Khi người yêu còn cắp sách học hành Nay thổn thức nhìn anh nằm im ngủ
Anh để lại người Mẹ già ủ rủ Đang chờ con nơi chiến tuyến phương xa Mong an bình sẽ đến khắp mọi nhà
Chừ gục ngã , Mẹ già chờ tuyệt vọng
Anh để lại người vợ hiền bé bỏng
Với con trai bập bẹ gọi tên ba
Vấn khăn tang hoen mắt lệ nhạt nhòa Đời quá phụ tuổi đời đầy hụt hẫng
Anh để lại bạn bè ngoài chiến trận Vẫn từng đêm ghìm súng dưới hỏa châu
Ngăn quân thù từng bước nơi tuyến đầu
Cho non nước thêm ngày vui kiến thiết
Anh luôn có trong lòng dân nước Việt
Nhớ ơn anh : những chiến sĩ Cộng Hòa Vinh danh anh từng bản nhạc hùng ca
Anh nằm xuống cho muôn
người được sống
Xin được thắp nén hương , tâm lắng
động
Đứng chào nghiêm đưa tiễn những anh linh
Sử
oai hùng ghi đậm dạ trung trinh Người chiến sĩ Cộng Hòa dân nước Việt .
Hoàng Dũng
( 27-01-2010 )
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Apr/2012 lúc 8:51am
Nhớ nhà Nguyễn Sơ Đông (JJR 58)
Pourquoi le prononcer, ce nom de la patrie ? Dans son brillant exil, mon coeur en a frémi Il résonne de loin dans mon âme attendrie, Comme les pas connus ou la voix d’un ami. Tôi muốn đổi chữ «brillant» thành «douloureux» vì trốn chui, trốn nhủi, vượt biên còn thua con chó đói, thì có gì là «brillant» ? Sợ mang tội với Lamartine, thừa một «pied». Tôi là thằng «lăn chai», lúc nhỏ suốt ngày ở ngoài đồng, lội hết mương nầy đến rạch kia. Tôi không phải đi chăn trâu, nhưng tôi cỡi trâu
«nghề lắm». Leo lên
lưng trâu đâu có dễ. Tôi mới sáu, bảy tuổi, đứng vừa qua khỏi ngang nửa bụng trâu, mà trâu đâu có «mọp» xuống như voi cho mình leo lên. Vậy mà thằng tui hóng lên ngang hông trâu cũng được, kẹp «đầu gối» (trâu) trước cũng xong, phăng lên bằng đầu gối sau cũng «phẻ» mà kéo đuôi cũng yên. Trâu tốt hơn «người ta»: không khi nào «đá giò léo», không «đá ngược» bạn bè. Nắng, mưa, tôi có coi ra gì đâu ? Mưa xối xả, mưa nặng hột,… tắm mưa càng vui. Tắm đến chừng da tái mét, run lập cập mới thôi. Một lát, khi có cả giờ nữa, nắng lên, khô queo, thì lội nữa. Tụi chăn trâu «nhà nghề» chỉ tôi đủ thứ hết: làm sao «cột dàm» con nghé để nó khỏi ăn mạ. Người ta vác chổi chà mà đập mầy đó (không đạp trâu đâu, vì
chổi chà có thắm thía gì nó). Nhìn ấu ở cửa hang là biết có cua ở trỏng hay không, cua lớn hay cua «nghé» (cua con, kẹp đau lắm). Bắt cá bóng kèo thì phải dùng một chân chận cái ngách nó lại, câu cá trê phải sửa sọan mồi trước: đập mấy con óc bươu, để qua bữa sau có mùi hôi là cá trê nó đớp nhanh lắm, xúc cá ròng ròng thì coi chừng bị cá mẹ táp cẳng, vì bênh con (ròng ròng là cá lóc con, cỡ ½ ngón tay út, kho tộ mặn mặn cay cay … ngon hơn caviar nữa (Mà tôi có bao giờ ăn caviar đâu mà xạo vậy!). Bọt trắng nhuyễn trên mặt «mương», nhưng bọt nào là ổ cá chìa vôi, chả làm gì được hết, bọt nào là ổ cá «xiêm», loại cá lia thia xanh mun, đá chết bỏ chớ nhứt định không chạy. Lên Sài Gòn, «lội» gần hết «hang cùng ngỏ
hẹp» của quận Tư (sau nầy là quận Năm, dành tên quận Tư cho bên Khánh Hội), chui vào Đại Thế Giới coi hát «cọ », băng cầu chữ Y, qua giang sơn của ông Bảy (Bảy Viễn), đi chen lấn giựt cái «lưỡi» ông Tiêu cúng rằm tháng Bảy. «Nắng SàiGòn, anh đi mà chợt mát Bỡi vì em mặc áo lụa Hà Đông » Tôi có biết lụa là gì đâu? Thôi, tôi xin phép Nguyên Sa mà sửa lại : «Nắng SàiGòn, tôi đi mà chẳng ngán Bỡi vì da mốc thích «đui then» rồi . Ra Ch***eloup, đến mùa me chín, leo lên «rung» mạnh. Me rụng đầy đầu tụi ở dưới đất. Thằng nào ở «trển» vậy? Thằng Đông chớ ai vô đây. Trước Bộ Y Tế có hai cây gừa, trái tròn, ngọt, cây chót vót, lại cũng thằng Đông leo (sau 75, tôi vẫn còn thấy hai cây nầy, già lão rồi, có ai để
ý tới làm chi). Vào lính, theo đơn vị hành quần, nhớ từng con suối nhỏ, tưng gò mối, từng cây cầu khỉ, nhứt là những nơi «đụng» nặng. Lính tử trận. Quan cũng đền nợ nước. Thứ hai, người vợ trẻ đưa chồng lên Đức Hòa. Thứ bảy đã chít khăn tang. Nhưng tôi vẫn thương vẫn nhớ quận «nắng bụi mưa bùn»…nghèo xơ nghèo xác mà đầy ấp tình người. Hoàng hôn xuống, nghe ảnh ương, nhái bầu, nhái bén, cả bao nhiêu thứ côn trùng hòa tấu «symphonie pastorale» nghe mà rúng rụng. Giờ đây, lưu lạc xứ người, muốn nghe …có đâu mà nghe: «Lòng quê đi một bước đường một đau…» (Kiều). Tâm trạng nhớ nhà là vậy. Tôi không dám «nghĩ» hoặc «đoán» tình cảm của ai khác. Riêng với tôi thì: tình đầu, tình đuôi, tình giữa …gì gì,
thì với thời gian cũng sẽ khuây khoa, rồi phay, rồi tàn, và rồi thuộc về dĩ vãng, dù nó «apporte chaque jour tout le bien tout le mal». Nhưng, nhớ nhà là hoàn toàn khác, lạ. Như một định luật tự nhiên, «tên» nào lội nhiều, lăn lóc với «đất nước» nhiều, …khi về già, nhớ nhà càng ray rứt, càng nhức nhối. Cái khổ là càng muốn quên, càng lại nhớ. Có những đêm thức giấc, nhớ quá, không tài nào ngủ lại được. Nhớ ai, ai đâu mà nhớ, nhớ NHÀ ! Lúc ở Ch***eloup, đọc sách tả Tour Eiffel, Montparn***e, les Invalides, Châteaux de la Loire….náo nức muốn xem lắm. Giờ xem qua rồi, thì «thôi». Nó không thắm vào xương, vào tủy, vào tim, vào óc như cái nhớ nhà. «Quê tôi chìm chân trời mờ sương Quê tôi là bao nguồn yêu thương Quê tôi là bao nhớ nhung
se buồn Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương». (Làng tôi – Chung Quân)
Chắc tại tôi là đứa «chả giống ai». Thôi đành chịu vậy. Mấy trang viết nầy không đầu, không kết, ý tứ lung tung, «à bâtons rompus», «du coq-à-l’âne». Bà con có xem thì « xín xái », từ bi hỷ xã dùm. Thiện tai, thiện tai. Thôi thì cứ xem như «Mémoires d’Outre-tombe » của tôi vậy. Trước sau gì, cát bụi cũng sẽ về cát bụi. Quando Satis Dixisti, Peristi (Quand tu auras dit ***ez, tu seras mort) Saint Augustin. «Mai đây trong chuyến tàu vạn cổ Nếu có người thương đến tiễn đưa Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ Chút tình hệ lụy núi sông xưa» Giang Hữu Tuyên Đúng, hệ lụy núi sông xưa. «Objets inanimés, avez-vous donc une âme Qui s’attache à notre âme et la force
d’aimer» Lamartine Thôi đành «Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng thử nhân sầu” Thôi Hiệu
Vậy, tôi đã làm được gì? Gia đình: Trả hiếu? - Má tôi mất sớm quá, tôi cớ nhớ gì đâu, nhứt là mấy tháng cuối cùng, mỗi lần tôi muốn tới gần Má tôi, thì các dì, cô, cậu… (đều ở nhà tôi để săn sóc Má tôi) bảo : “Con ra ngoài chơi đi, để Má con ngủ.”, ngủ yên…Yên Giấc Ngàn Thu. - Tôi có làm được gì giúp Ba tôi đâu. Chưa xong y-khoa, niềm an ủi duy nhứt cũa tôi là: tôi đã cố hết sức nghe lời Ba tôi, dĩ nhiên, đôi lần chuyện nầy, chuyện nọ, chuyện “đâu đâu” làm Ba tôi không vui. - Tôi rất mừng là đã cùng vợ tôi quyết định “sinh tử”: chết thì chết chung, không thể sống với Cộng sản
được. Tụi nó không lương tâm, không tim, không óc, không cả tình người. Ít nhứt, dung thân ỡ xứ lạ, không ai ngăn cấm con tôi: “Mầy là con sĩ quan ngụy, không được lên cấp ba”. Đó là nguyên văn của tên “giám hiệu” trường Petrus Ký (tôi không muốn nhắc tên mới của trường) khi đứa con trưởng của tôi học xong lớp 9 (cl***e de troisième) không được lên lớp 10 (cl***e de seconde). Đuổi học.
Tổ Quốc ? Xin cho tôi mượn hai câu thơ của một nhà văn “gốc lính” “Cúi đa tạ với quê hương Tôi còn một nửa đọan đường chiến binh” Tôi đã đội trên đầu sáu chữ: Danh Dự, Tổ Quốc, Trách Nhiệm. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách niệm của tôi với Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa mới kể là hết. Je ne
fléchirai pas! Sans plainte dans la bouche, Calme, le deuil au coeur, dédaignant le troupeau, Je vous embr***erai dans mon exil farouche Patrie, ô mon autel, liberté, mon drapeau. (Victor Hugo, Ultima Verba)
Thay lời cuối, những dòng sau đây, tôi: - kính dâng quý trưởng thượng, niên trưởng đã rời Việt Nam trước 30-04-1975 - gởi đến thế hệ trẻ, những người chưa «nếm mùi» cộng sản. Tôi dạy vạn vật ở Petrus Ký từ 1963. Lúc bấy giờ, thi tú tài 1 và 2 còn vấn đáp. Chưa khi nào tôi hỏi lý lịch thí sinh trước khi cho điểm. Nói chung, trong suốt lịch trình thi, tất cả giáo sư còn xử sự như thế. Tết Mậu Thân, con đường tiếp liệu (y-dược, y-cụ…) của đơn vị tôi bị Cộng sản (đả chiếm Vinatexco, Vifon, và các hãng kệ cận) đóng chốt. Tôi phải liên lạc với
cố vấn đơn vị tôi, trình với cố vấn trưởng (cố vấn cho tư lệnh sư đoàn) cho phép tôi dùng trực thăng riêng của ông về căn cứ 73 tồn trữ y dược, nhứt là bông, băng, băng cá nhân, nước biển và trụ sinh. Trớ trêu thay: người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển «nóng hổi» vừa được trực thăng mang về là một Việt Cộng. Trong hơn bốn năm trấn ở Đức Hòa, tôi đã gọi tản thương bằng trực thăng về Tổng Y Viện Cộng Hòa ít nhứt là mười Việt Cộng bị thương nặng. Không tản thương thì chắc chắn 100% chúng đi «chầu Bác» rồi. Dù mưa, dù nắng, một giờ khuya, hai giờ sáng, …chưa lần nào phi hành đoàn hỏi tôi tản thương lính nào vậy? Quan lực Việt Nam Cộng Hòa hay Cộng sản? Tất cả đơn vị quân y bên ta đều
làm như thế.
Tôi muốn viết thật rỏ, hét thật to, ý nghỉ thật trong sáng: tôn chỉ của dân miền Nam lúc bấy giờ, của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, của chánh phủ ta là tôn trọng con người, cách hành sự chứa đầy tình người. Sau 1975, chế độ mới đã ra lệnh phá tan nát xã hội miền Nam, mà nền tảng là gia đình. Bao nhiêu gia đình sĩ quan chế độ cũ, viên chức cũ, bị gây áp lực đến đổ vỡ. Bao nhiêu dân miền Nam bị lừa gạt, rồi bị ép tử, bỏ cho chết, chết đói, chết vì bệnh tật,… ở những khu gọi là kinh tế mới. Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc Việt Nam, có lần nào mà người dân ta, vốn rất gắn bó với quê cha đát tổ, với mồ mả ông bà, liều chết bỏ nước ra đi tìm tư do đông đến số triệu. Tôi viết để Qúy
Vị trưởng thượng và thế hệ trẻ hiểu được mức độ vô nhân đạo của chế độ mới. Riêng cá nhân tôi, tôi không thù hằn chánh quyên mới vì: - tôi đã hấp thụ nền giáo dục nhân bản miền Nam - chánh quyền mới không xứng đáng để tôi thù hằn, vì Cộng Sản đã mất hẳn tính và tình người. Tôi rất cám ơn, thương mến, kính yêu «bà xã tôi đã chịu bao nhiêu cay đắng, cực khổ tảo tần giữ vừng gia đình, lo cho bốn đứa con tôi. Hiện giờ, chúng là công dân đơn thuần (simples citoyens) của quốc gia tạm cư, không là «quan to, quan bé» gì hết. Nhưng, người ta đã đối xử với chúng tôi rất ấm áp tình người.
N.S.Đ.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Apr/2012 lúc 10:42pm
"Hoa Tình" vẫn kết nụ trong thời chiến, tặng cho đời những chuyện tình nhẹ nhàng, man mác ; đồng thời , kèm thêm nỗi đau không nguôi mang theo suốt đời của người trong cuộc.
Thương tâm với "Đà lạt trời mưa" , và ... "Tiểu Thơ", một truyện tình cảm động của thời chiến trong chuỗi "chuyện đọc" của Phạm Tín An Ninh :
- Tiểu Thơ:
http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793331 - MyKieu
Xin mời nghe đọc truyện
Phạm Tín An Ninh
(Xin click vào các Links phía dưới Tựa Bài Viết,
và chờ vài giây,không cấn phải download)
- Thằng Bé Đánh Giày người Nghĩa Lộ :
http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793329 -
- Người Bán Sách Trên Bãi Biển Nha Trang (2
Links: 2 người đọc khác nhau):
http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793319 - http://www.esnips.com/displayimage.php?album=&cat=0&pid=19134172 - - Tiểu Thơ:
http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793331 -
- Những Điều Mơ Ước:
http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793321 - - Trên Chiên Trường Xưa:
http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793334 -
- Nỗi Buồn Mùa Thu:
http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793324 - - Chuyện Cái Nón Lá:
http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=19134158 -
- Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân:
http://www.bietdongquan.com/baochi/buonvuidoilinh/rungkhocgiuamuaxuan.htm - - Đà Lạt Trời Mưa:
http://www.esnips.com/displayimage.php?album=&cat=0&pid=28796837 - - Chuyện Một Người Bạn Học:
http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793308 -
- Cô Con Gái Quá Giang Trong Đêm Mồng Một Tết:
http://www.esnips.com/displayimage.php?album=&cat=0&pid=19134168 - - http://www.esnips.com/displayimage.php?album=&cat=0&pid=19134168
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Apr/2012 lúc 4:24pm
N
HỮNG
B ÀI
H ÁT C ỦA
M ỘT
T HỜI
B INH
L ỬA
(Thay một vòng hoa cho
ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh )
|
Từ giữa thập niên 60, chiến trường miền Nam bắt đầu sôi
động, hàng hàng lớp thư sinh phải từ giã mái trường, phố thị ,"xếp bút
nghiên theo việc kiếm cung". Người lính miền Nam lúc âý được thi ca nói
tới như là những chàng tuổi trẻ hiền lành, lãng mạn, đi hành quân như vui
thú với rừng núi sông hồ, mà hành trang lúc nào cũng kèm theo thơ túi rượu
bầu và hình ảnh một người tình nho nhỏ ở hậu phương:
"..Kẻ thù ta ơi, những đứa xâm
mình
Ăn muối đá và hăng say chiến
đấu
Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu
Đi hành quân với rượu đế mang
theo
Mang trong đầu những ý nghĩ
trong veo
Xem chiến cuộc như tai trời ách
nước.."
( NBS)
Những chàng lính 19, 20 thời ấy không phải là những
người hăng say chém giết, không hề muốn " xẻ dọc trường sơn" để "sinh bắc
tử nam", mà chỉ muốn anh em một nhà cùng sống trong hòa bình an lạc:
Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát
ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu
(NBS)
Cũng từ thời gian đó, xuất hiện những bản nhạc của Trần
Thiện Thanh và tiếng hát của chính anh, ca sĩ Nhật Trường. Những bài hát
viết về lính, về tình yêu của lính. Những người lính lãng mạn hào hoa, và
những cuộc tình đẹp, dễ thương như mùa thu, như hoa tím trong rừng sim,
cho dù kết cuộc chỉ còn là những "chiếc khăn sô của người cô phụ còn lóng
lánh dấu ái ân và những dòng nuớc mắt" .
Ta thử hình dung những người lính ấy trong bài "Tình
Thư của Lính" :
" Từ khi anh
thôi học, và từ khi anh khoác áo treillis
Từ khi anh xa
nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây
Ngại chăng đêm
di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu
Một thằng ước
ao, để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao. . ."
Người lính thuở ấy, dù nay đây mai dó, nhưng rất đỗi
chung tình và biết chấp nhận những chia lìa mất mát. Cho dù lúc nào "
ngày
anh đi sông hồ cũng in dáng em" và vẫn biết là:
"..nếu em không
là người yêu của lính
em sẽ nhớ ai
chủ nhật trời xanh
em sẽ nhớ ai
đêm sương lạnh lùng
và giữa chốn
muôn trùng ai viết tên em lên tay súng ?"
nhưng người lính lúc nào cũng lo sợ mình sẽ mang nỗi
buồn và điều bất hạnh đến cho người tình nhỏ, nên nhiều lúc đành phải lặng
lẽ chia tay: " biết trả lời sao, khi chưa nói yêu mà đã xa rồi..".."
sẽ
không trả lời đâu, khi anh muốn em đừng vướng u sầu.."
Cho dù biết "
tôi chỉ là người lính phong trần, thấy
hoa nhớ người yêu rất xa" (Hoa Trinh Nữ), "
trong bao lần quân hành, tôi
qua vùng khô cằn mồ hôi thành biển mặn trên môi " (Biển Mặn) hay " Anh vì
lửa khói quê hương, đường hun hút biên cương, một mình ngắm trăng suông..
Từng chiều rớt bên sông em có mơ gì không ? (Chân Trời Tím)
Và cho dù người tình của lính có sẵn lòng chấp nhận
thương đau:
".. Nếu anh
không về nữa, thì em xin chiếc khăn sô
Lỡ anh không về
nữa, hàng cây đêm sẽ đứng gục đầu
Và vì sao khuya
khép mắt sầu",
(Chân Trời Tím)
nhưng người lính đa tình vẫn luôn ưu tư cho người tình
nhỏ:
"..Giờ này
thành phố chợt bùng lên
Em dòng lệ bất
giác chạy quanh
Nghĩ đến một
điều em không rõ
Nghĩ đến một
điều em sợ không dám nghĩ
Đến một người
đi giữa chiến tranh
Lại nghĩ tới
anh.. . . . ..nghĩ tới anh..
(Chiều Trên Phá
Tam Giang)
để cuối cùng đành nói một lời khuyên:
" Nếu em biết
rằng, có những người đi đấu tranh cho đời
mang lời thề
lên miền sơn khê
Từng đêm địa
đầu hun hút gió sâu
Nếu em đã gặp
mẹ già thương con khấn nguyện đêm rằm
Vợ yêu chồng
đang áo lạnh từng đông
Thì duyên tình
mình có nghĩa gì không ? "
(Tạ Từ Trong
Đêm)
Những khúc hát này ngày xưa, những người cùng thế hệ
thời ấy ai cũng có lần đã hát. Những tiếng hát đó không phải là những
tiếng kèn hung hản thúc quân vào trận mạc, nhưng chính là những làn gió
ngát hương trên từng bước quân hành của người lính chiến miền Nam. Nó
không làm át đi phần nào tiếng súng nhưng có lẽ đã làm dịu bớt đi những
vết thương, những khốn khổ, chia lìa của cả một thời ly loạn.
Tác giả những bài hát này, và cũng chính anh đã hát hay
nhất những sáng tác của anh, không còn nữa. Anh đã vĩnh viễn ra đi ngày
13.05 vừa qua ở một nơi không phải là quê hương anh. Nhưng những lời ca
khúc hát của anh vẫn còn mãi vang vọng tự quê nhà và khắp cả năm châu. Bởi
vì ở đó vẫn còn những người lính và cả những ngưòi suốt một đời yêu lính.
Cho dù, những người lính ngày xưa bây giờ đã là những nắm xương trong
những nghĩa địa hoang tàn, hoặc là những thương binh khốn khổ đâu đó ở quê
nhà, còn lại là những người lính già sống uất nghẹn ở những nơi nào đó
thật xa xăm.
"Nhạc sĩ của Lính"
là tên mà rất nhiều người miền Nam đã đặt cho anh. Bởi anh đã viết và hát
trên 200 ca khúc, không phải chỉ về đời lính, về người tình của lính, mà
còn ngợi ca người lính. Sự ngợi ca của anh không phải là những bản hùng ca
rầm rộ tiếng quân hành, nhưng nó nhè nhẹ len lỏi vào tận cùng tâm thức,
khua động những tình cảm rất thật, rất người. Nhạc của anh đã làm cho
người ta hiểu và yêu lính hơn, và làm cho chính người lính thấy yêu đời
lính của mình hơn. Những người lính với đầy đủ những bi hùng, nhưng cũng
đầy ắp những lãng mạn, vị tha và nhân bản.
Sau mùa hè 1972, đơn vị tôi từ chiến trường Kontum được
chuyển về dưỡng quân một tháng tại hậu cứ Sông Mao, Phan Thiết. Trong một
đêm văn nghệ do tỉnh Bình Thuận tổ chức ủy lạo chiến sĩ, bất ngờ có sự
tham gia của ca sĩ Nhật Trường nhân dịp anh từ Sài gòn về thăm quê (quê
anh ở Phan Thiết). Lúc ấy anh còn trẻ, đẹp trai và hoạt bát. Anh ngồi
chung bàn với tôi. Trong lúc tâm tình, khi nghe tôi nói là ngày mai sẽ về
thăm vợ ở Ninh-Hòa, anh tròn mắt nhìn tôi rồi ghé vào tai tôi nói nhỏ, có
một thời anh đã say mê một cô gái Ninh-Hòa. Sau đó anh lên sân khấu hát
tặng tôi bài Mùa Đông Của Anh, và nhờ tôi chuyển đến cô gái Ninh-Hòa nào
đó hai câu:
" ..Xưa hôn em
một lần mà đau thương tràn lấp..
Anh yêu em một
ngày rồi xa em trọn kiếp.."
Rất tiếc, cho đến khi tôi biết được cô gái Ninh- Hòa ấy,
thì thế sự đã đổi thay.
Tôi không còn muốn nói với cô những điều anh gởi gấm.
Sau hơn 20 năm, nhìn lại anh trên sân khấu hải ngoại,
tôi thấy chạnh lòng. Anh cười nhưng khuôn mặt anh khắc khổ. Nụ cười có vẻ
héo hon. Có lẽ anh đã phải bỏ sân khấu khá lâu, nên đi tới đi lui không
còn tự nhiên như ngày trước. Anh ốm hơn xưa và cằn cỗi đi nhiều. Tôi tội
nghiệp cho Anh. Không biết những đau thương nào từ cuộc đổi đời đã làm anh
đổi thay đến thế.. Hôm ấy, anh hát bài Biển Mặn, dù giọng hát không còn
được như xưa, nhưng chưa bao giờ tôi thấy anh hát hay và cảm động như thế.
Rồi đến khi ca sĩ Thanh Lan bất ngờ tái ngộ. Hai người
hát lại bài Chiều Trên Phá Tam Giang. Hai mái tóc đã ngã màu. Cả hai không
còn là cô sinh viên và người lính trẻ ngày nào. Nhưng hôm đó họ đã hát với
nhau rất tuyệt vời và diễn xuất đến xuất thần. Thanh Lan đã khóc sụt sùi.
Có lẽ mọi người cũng không ngăn được dòng lệ cảm xúc.
(Dường như tôi đã đọc được ở đâu đó những dòng tương tự
trên đây mà tôi có cùng chung cảm xúc.)
Nhật Trường Trần Thiện Thanh ! Xin cám ơn Anh, và vĩnh
biệt Anh trong muôn vàn thương tiếc.
Phạm Tín
An Ninh
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Apr/2012 lúc 4:37pm
N H Ữ N G
Đ I Ề U
M Ơ
Ư
Ớ C
Có một dạo, đi đâu tôi cũng nghe thiên hạ hát bài Con
Chim Đa Đa,"sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa.." rồi đến bài Chị
Tôi, "thế là chị ơi rụng bông hoa gạo". Đúng như người ta nói, Thơ và Nhạc
có ngôn ngữ riêng của nó. Một người không có nhiều chữ nghĩa như tôi,
nhiều khi say mê hát một bài hát mà sau đó suy nghĩ mãi vẫn không hiểu rõ
ngọn ngành, ý nghĩa một vài câu. Trong bài Chị Tôi, tôi cũng rất ư là lờ
mờ cái sự kiện.. rụng bông hoa gạo..và trời cho làm thơ.. này lắm. Dù vậy
tôi vẫn thấy bản nhạc phổ từ một bài thơ chỉ vỏn vẹn mấy câu này, khá hay.
Mà ngay đến cái sự hay này tôi cũng mơ hồ, không biết có đúng là tôi biết
thưởng thức thơ nhạc không, hay là chỉ vì có sự đồng cảm mà tôi thấy lòng
mình xúc động. Bởi vì mỗi lần nghe ai đó hát bản nhạc Chị Tôi, tôi lại da
diết nhớ đến bà Cô Út của tôi.
Từ lúc chưa tròn hai tuổi, tôi lớn lên trong cái bất
hạnh của một người chưa hề có "bông hồng cài áo". Mẹ tôi mất quá sớm, đến
nổi tôi không bao giờ hình dung được khuôn mặt hiền từ phúc hậu của bà như
lời cha tôi kể lại. Nỗi bất hạnh đó lại càng lớn hơn, khi tôi không có một
bà chị nào để được dịp nhìn dung nhan Chị mà mơ tưởng đến bóng hình của Mẹ.
Ba tôi thì được Việt Minh đưa ra liên khu năm làm công tác "xóa nạn mù chữ".
Khi lớn lên một chút, bắt đầu nhận hiểu được đôi ba điều quanh mình, tôi
chỉ biết là hai anh em tôi lớn lên ở nhà ông bà nội, và trong vòng tay yêu
thương cùng giọng hát ru hời của bà Cô Út.
Cô út tôi lớn hơn tôi hơn một con giáp. Ở nhà quê nhưng
bà có cái tên nghe rất lạ: Phạm Thị Mẫu Đơn. Cho mãi đến lúc đi học tôi
mới biết được cái tên này, vì mọi người đều gọi cô là con Út hay cô Út.
Sau này tôi hỏi ba tôi về cái tên trong giấy tờ của Cô, được ông giải
thích: Sự thực thì tên trong acte de naissance (khai sanh hồi thời Pháp
thuộc) của Cô út là Pham Thi Mau Dan (Phạm thị Mậu Dần), nhưng khi Cô tôi
lớn lên và có chút nhan sắc, thì ông bà nội lại lo cho cái tuổi Dần cao số
của Cô, nên khi có lệnh làm bản thế vì khai sanh tiếng Việt, ông bảo ba
tôi xuống Huyện, nhờ ông anh họ làm chánh lục sự, sửa tên cô tôi thành Mẫu
Đơn. Mang tên một loài hoa mà suốt cả một đời cô tôi không biết đó là loại
hoa gì, chỉ nghe thiên hạ bảo loài hoa này đẹp lắm, thế thôi.
Có một điều chắc chắn là khi cô sinh ra Trời đã không "cho
làm thơ", vậy mà suốt cả một đời Cô vẫn bị "vấn vương với sợi tơ trời,
tình riêng bỏ chợ tình người đa đoan". Mà khổ thay, thằng cháu của Cô cũng
dốt nát, chứ phải có tài năng một chút thì hôm nay nó cũng viết một bản
nhạc hay chí ít cũng làm được mấy câu thơ để ca ngợi Cô. Vì so với người
chị trong mấy bản nhạc Chị Tôi, bà Cô của tôi coi bộ còn thánh thiện và
tội nghiệp hơn nhiều lắm.
Cô lo lắng chăm sóc hai anh em tôi không thua bất cứ
một bà mẹ mẫu mực nào trên thế gian này. Lòng Cô lúc nào cũng " bao la như
biển Thái Bình rạt rào", lời của cô lúc nào cũng "tha thiết như dòng suối
hiền ngọt ngào" mà ông nhạc sĩ Y Vân đã từng ngợi ca, vinh danh người mẹ.
Cô cũng là cô giáo vỡ lòng, dạy tôi hai tiếng I tờ, những câu tục ngữ ca
dao. Lớn lên một chút, tôi được Cô ngồi bên cạnh dạy đọc truyện Chàng Nhái
Kiển Tiên, Thạch Sanh Lý Thông, Phạm Công Cúc Hoa cho bà Nội tôi nghe mỗi
tối. Mùa hè, tôi mê đá dế, Cô dẫn tôi ra trước hồ sen tìm bắt những con dế
mun mà mỗi trưa Cô không ngủ, ngồi rình để nghe nó gáy từ chỗ nào. Thấy
bọn trẻ hàng xóm thả diều, Cô cũng mò mẫm cả một ngày làm cho tôi cái diều
to nhất. Tôi mê nuôi chim, Cô đi khắp nơi tìm mua cho tôi hai con chim keo
màu xanh mướt và năn nỉ ông chú tôi làm cho tôi cái lồng thật đẹp. Những
lần bị "ấm đầu", tôi tha hồ nũng nịu, làm tình làm tội Cô tôi. Cô ngồi
suốt bên cạnh, đắp lên trán tôi một cái khăn ướt, nấu cháo cá bỏ nhiều
tiêu cho tôi ăn để "tháo mồ hôi". Nghe nói Cô cũng ham học lắm, định xin
ông bà nội cho học xong cái bằng primaire thì theo ông chú tôi đi dạy học
mấy lớp nhỏ trường làng, Nhưng rồi mẹ tôi bất ngờ qua đời, bỏ lại hai anh
em tôi. Cô đành phải nghỉ học ở nhà để chăm sóc hai thằng cháu dại, một
đứa bốn tuổi và một đứa vừa mới lên hai. Năm tháng cô quanh quẩn trong nhà,
làm công việc gia đình và lo lắng cho hai anh em tôi. Khi nào rảnh rỗi Cô
nhờ ông chú của tôi chỉ cô học thêm mấy chữ tiếng Tây.
Cô chỉ có một người bạn thân, đó là bà cô họ của tôi.
Hai người cùng tuổi và học chung một lớp. Khi Cô Út nghỉ học, thì bà cô họ
này vẫn tiếp tục đi học mấy năm nữa, sau này làm y tá và lấy một ông chồng
Tây, làm trong viện Pasteur của bác sĩ Yersin ở Nhatrang. Bà đi đó đi đây,
lâu lâu trở về thăm quê vài bữa. Lần nào về cũng ghé lại thăm Cô Út tôi và
trò chuyện cả đêm. Trông bà thật sang trọng. Cô Út thì trầm trồ những món
nữ trang đắt tiền, nhất là sợi dây chuyền vàng có mặt ngọc thạch, thời ấy
rất hiếm hoi. Còn tôi thì say mê chuyện đi đó đi đây mà bà cô họ thường kể
cho cô cháu tôi nghe.
Dường như từ ngày bà cô họ đi theo chồng, Cô Út không
còn ai tâm sự, nên Cô thường tâm tình với anh em tôi về chuyện tình duyên
của mình. Có một ông thầy giáo dạy cùng trường với chú tôi, gốc Bình Định,
khá bảnh trai, lớn hơn Cô hai tuổi, rất thương Cô và có nhờ người đến mai
mối, nhưng Cô Út phần vì thương cảnh mồ côi của anh em tôi, một phần bị ám
ảnh bởi những lời đồn đãi của thiên hạ: "tuổi Dần cao số, chỉ hạp với tuổi
Dần", nên Cô từ chối cuộc hôn nhân. Ông thầy giáo Bình Định buồn tình nên
xin đổi đi xa, làm lòng Cô cũng xốn xang một dạo.
Năm tôi lên bảy, quê tôi có một trận lụt lớn, trận lụt
tháng mười. Tôi nhớ loáng thoáng lời Cô tôi giải thích, vì "ông tha mà bà
không tha, bà cho cây lụt hăm ba tháng mười". Nước từ đâu không biết tràn
qua, kéo theo nhiều nhà cửa cây cối và cả trâu bò. Nhà ông nội tôi rộng
lắm, mấy cây cột lớn có chạm trổ nhiều hình cầm thú, có mái ngói âm dương
và nằm trên một nền gạch khá cao, được bao bọc bởi đủ thứ cây ăn trái, vậy
mà bây giờ chung quanh tôi chỉ thấy toàn nước và nước. Ông Nội ra lệnh cho
Cô phải giữ kỹ anh em tôi trên bộ phản trong nhà. Hai ngày sau mưa gió đã
tạnh, nhìn qua khe cửa, anh em tôi thấy nước ngập cả sân nhà (nhà ông bà
nội tôi có cái sân vuông khá rộng bằng xi măng, có bờ thành thấp chung
quanh), nên năn nỉ Cô Út ra bịt mấy cái lổ lù, không cho nước rút, và đứng
trên thềm nhà canh chừng cho anh em tôi cởi truồng xuống sân bơi lội. Bất
ngờ tôi phát hiện trong sân có mấy con cá, anh em tôi tha hồ hò hét rượt
bắt cá. Oâng Nội tôi nghe ồn ào, chạy ra nhìn thấy hai thằng cháu nội đang
bì bõm trong cái sân ngập tràn nươcù lụt, ông không la chúng tôi mà rầy Cô
Út tôi một trận, rồi cấm cung cô cháu tôi ở trên căn nhà thờ, lúc nào cũng
đóng kín cửa, mà trước đây rất ít khi tôi dám tới đây, vì rất sợ mấy cái
bàn thờ có treo những tấm hình và nhiều bài vị viết chữ nho, nhất là hai
cỗ quan tài sơn đỏ, có hình con rồng con phương hai bên. Cô tôi bảo đó là
hai chiếc quan tài bằng gỗ quí để dành cho ông bà nội đến lúc qui tiên..
Thấy anh em tôi sợ, Cô Út trấn an bọn tôi bằng cách kể
chuyện linh thiêng của những ông bà, tổ tiên đã khuất. Vong linh ông bà
lúc nào cũng ở bên cạnh để phù hộ cho con cho cháu. Cô còn bảo nếu có ước
mơ điều gì, thắp hương thành tâm khấn nguyện, ông bà sẽ ban cho những điều
ước muốn đó.
Cô hỏi tôi, nếu bây giờ khấn nguyện xin ông bà, thì tôi
sẽ mơ ước được điều gì. Nhớ tới chuyện đi đó đi đây mà tôi rất say mê mỗi
lần bà cô họ có chồng Tây kể lại, tôi nhanh nhẩu:
- Con mơ ước mai mốt lớn lên con được đi đó đi đây như
bà cô họ vậy.
Rồi tôi hỏi ngược lại Cô Út, Cô nhìn tôi cười:
- Còn Cô thì chỉ mơ ước được một sợi dây chuyền mặt cẩm
thạch màu xanh như của cô ấy, và có khắc hai chữ MĐ chính giữa.
Tôi tin lời Cô, kéo tay Cô đến trước bàn thờ thắp hương
để hai cô cháu vái lạy xin Ông bà ứng nghiệm cho những điều mơ ước. Cô
chìu tôi, hai cô cháu quì trước bàn thờ. Cô thì im lặng, còn tôi thì nói
thật to lời ước của mình. Tôi sợ ông bà già quá, lảng tai, không nghe rõ
lời cầu xin của mình.
Mấy năm sau, tôi đành phải rời quê, chia tay Cô Út vào
Nhatrang đi học. Cô may cho tôi mấy bộ đồ mới, bao nhiêu tiền dành dụm
được cô sắm cho tôi một chiếc xe đạp có ghi đông hình chữ U mà tôi rất
thích. Những năm học ở Nhatrang, dù tuổi đã lớn, nhưng lúc nào tôi cũng
thấy thiếu vắng vòng tay và những lời trìu mến của Cô tôi. Mỗi lần nghỉ hè
về quê, tôi vẫn quanh quẩn ở bên Cô, như thuở mới lên ba, lên năm ngày
trước. Lúc này Cô tôi đang làm nghề thợ may, nhưng chỉ làm việc tại nhà,
để tiện việc săn sóc ông bà nội tôi, đã đến lúc tuổi già sức yếu. Cô tự
tay may cho anh em tôi mấy bộ đồng phục học trò. Mùa hè trời nóng, tối nào
cô cháu cũng mang chiếu ra trải bên cạnh hồ sen trước nhà. Trong gió nội
hương đồng, cô cháu nằm tâm sự thâu đêm.
Khi biết tôi đi lính, Cô Út buồn ghê lắm. Hết ngăn cản
rồi năn nỉ tôi. Cô bảo tôi không thương Cô, nên bỏ Cô mà đi lính, biết bao
giờ Cô cháu mới được bên nhau như những ngày xưa, rồi Cô biết còn ai để mà
tâm sự.
Nhớ tới trận lụt tháng mười năm nào, Cô dạy cho tôi
thắp hương khấn nguyện ông bà, tôi thủ thỉ với Cô:
- Con đi lính là nhờ Ông Bà trên bàn thờ đã ứng nghiệm
cho con điều ước, được đi đó đi đây, đúng như Cô bày cho con đó.
Cô vừa cười vừa lau nước mắt.
Khi vào quân trường, hai người đầu tiên tôi viết thơ là
Ba tôi và Cô. Tôi kèm theo tặng Cô tấm ảnh mặc quân phục, tóc vừa cắt ngắn
ba phân. Cô viết thư khen "chú lính sữa của cô trông oai phong ghê lắm".
Mấy tuần sau khi tôi được gắn alpha, Cô theo Ba tôi vào
tận quân trường thăm tôi, mang theo cho tôi cả chục xoài tượng và mấy cái
bánh rán (bánh cam) mà lúc nhỏ tôi rất thèm ăn.
Ra trường, trước khi trình diện đơn vị, tôi dành trọn
mười lăm ngày phép quanh quẩn bên Ba tôi và Cô. Lúc này ông bà nội tôi đã
qua đời và cô vẫn ở vậy chăm sóc ngôi nhà từ đường và lo việc cúng kỵ ông
bà. Đêm nào Cô cũng niệm hương khấn vái thì thầm trước bàn thờ ông bà nội
và má tôi, rồi bảo tôi cùng lại chấp tay lạy. Tôi nghe Cô xin ông bà và Má
tôi phù hộ tôi, tránh được lằn tên mũi đạn.
Hơn mười năm trong lính, toàn là đánh đấm. Rất nhiều
lần thoát chết trong đường tơ kẻ tóc, tôi tin vào những lời thì thầm khấn
vái hằng đêm của Cô.
Lần đầu tiên về phép từ một chiến trường khói lửa ở cao
nguyên, tôi dành dụm mấy tháng lương, và mất hai ngày ở thành phố Ban Mê
Thuột tìm mua cho Cô sợi dây chuyền vàng có mặt cẩm thạch hình trái tim,
loại đắt nhất. Tôi ngồi chỉ cho họ kẻ hai chữ MĐ thật đẹp chính giữa.
Tôi về bất ngờ. Khi mới bước vào cổng nhà nội, tôi thấy
Cô đang quét lá dưới gốc cây xoài. Con chó không nhận ra tôi sủa inh ỏi,
Cô dừng tay nhìn. Mãi khi tôi đến gần Cô mới nhận ra. Cô nắm tay tôi mắng
yêu:
- Tổ cha mày, vậy mà Cô cứ tưởng là ông thầy nào.
Tôi cười đùa:
- A, chắc là Cô Út tưởng con là ông thầy Bình Định ngày
xưa chớ gì.
Buổi chiều, sau khi cơm nước xong, tôi dắt tay Cô tôi
lên căn nhà thờ để cùng tôi thắp hương và lạy ông bà. Khi đứng lên, tôi
bảo Cô nhắm mắt lại để thấy một điều kỳ diệu, rồi choàng vào cổ Cô sợi dây
chuyền tôi vừa mua tặng. Lúc mở mắt ra, Cô mân mê cái mặt cẩm thạch rồi
cảm động nắm tay tôi:
- Cái này mắc tiền lắm. Con đi lính lương ba cọc ba
đồng, lấy tiền đâu mà mua tặng Cô.
Tôi cười:
- Đâu phải con mua, mà là ông bà cho Cô theo lời ước
của Cô đó chứ. Cũng như ông bà đã cho con bây giờ được đi đó đi đây rồi
đây nè. Lời cầu xin của Cô cháu mình linh thiêng quá phải không Cô ?
Thời gian này ở quê nội tôi mất an ninh. Ban ngày tôi
quanh quẩn bên cô. Đến chiều, Cô dắt tôi xuống nhà chú tôi ở bên huyện ngủ.
Cô ở với tôi tới tối mịt mới về.
Ngày mãn phép, tôi trở lại đơn vị, Cô giặt ủi mấy bộ áo
quần của tôi xếp vào túi xách, kèm theo một gói xôi đậu xanh, để ăn dọc
đường. Ngồi trên xe đò, khi lấy gói xôi ra ăn, tôi thấy có một cái túi nhỏ
may bằng vải, mở ra tôi mới biết, một xấp tiền mới tinh xếp ngay ngắn
trong đó. Nhớ tới cô, nước mắt tôi cứ trào ra.
Tôi theo đơn vị lưu động nay đó mai đây, nên rất khó
nhận thư từ hộp thơ KBC hậu cứ ở Ban Mê Thuột. Từ Quảng Đức, xuống Lâm
Đồng rồi Phan Thiết. Mãi hơn nửa năm sau tôi mới nhận được cùng một lúc
năm lá thư của Cô tôi gởi. Tôi mừng, khi Cô kể là có một ông thầy giáo gốc
Huế, cùng tuổi dần với Cô, đã có một đời vợ, cùng làm nghề dạy học. Nhưng
chỉ mới vài tháng sau đám cưới, người vợ trẻ bị chết cùng với mấy đứa học
trò trong một trận pháo kích. Ông buồn quá, một phần không muốn mỗi ngày
bị ám ảnh bóng hình của người vợ trẻ vừa mới chết oan, một phần không muốn
nhìn thấy cái thành phố có những lăng tẩm uy nghi của một triều đại, nhưng
đã để lại quá nhiều tranh chấp tôn giáo, phủ bóng mây mù chính trị lên
từng ngôi trường, từng bục giảng. Bạn bè ông có mấy kẻ đã vào bưng. Ông
xin chuyển vào dạy ở quê tôi vì có gia đình người bác ruột, ngày xưa làm
xếp ga rồi lấy vợ ở lại đây luôn.
Tôi viết thơ cho Cô, lên mặt thuyết giảng tình yêu, nào
chuyện "hữu duyên
thiên lý năng tương ngộ" nào là "cả
hai người cùng một tuổi Dần, thì sau này tát biển đông cũng cạn".
Mấy tháng sau tôi nhận thư hồi âm của Cô, có kèm theo
lá thư ngắn của ông Thầy Huế mà nội dung là một bài thơ ngợi ca người lính.
Tôi để dành tiền lương hằng tháng, chờ ngày về ăn đám
cưới. Tôi đến một tiệm bán hàng thêu ở thành phố Phan Thiết đặt thêu một
bức tranh có hình hai con cọp âu yếm nhau trong một rừng đầy hoa sim tím
dưới ánh trăng để làm quà cưới cho Cô. Sau trận Mậu Thân, đơn vị tôi tiếp
tục mỗi ngày sống trong lửa đạn. Tôi không nhận được lá thư nào của Cô tôi.
Tôi nghĩ chắc là Cô đã làm đám cưới, nhưng không biết có theo chồng về
thăm Huế hay không. Tôi lo cho Cô, khi biết cả thành phố Huế đang đắm chìm
trong vành tang trắng.
Mấy tháng sau, tình hình trở lại yên tĩnh, được mười
ngày phép, tôi khăn gói về thăm quê. Cô tôi vẫn sống âm thầm một mình
trong nhà ông nội, Đám cưới không thành, không phải ông thầy Huế phụ tình,
như một vài người bà con trong họ đã cảnh giác Cô từ lúc mới quen ông:"
đừng có quá tin
mấy chàng trai xứ Huế". Oan ức và
tội nghiệp cho ông. Ông về Huế ăn Tết và xin cha mẹ được cưới Cô tôi,
nhưng rồi không ngờ phải cùng chịu chung số phận với mấy ngàn người bất
hạnh. Ông mất tích trong đêm mùng hai Tết. Mãi đến ba tháng sau, người nhà
mới tìm được xác của Ông trong một hố chôn người tập thể.
Cuối cùng thì.. Cô tôi "vẫn chưa lấy chồng! ".
Trên bàn thờ, tấm ảnh nhỏ của ông Thầy Huế được đặt ở một góc khiêm nhường.
Năm 1975, miền Nam bất ngờ thua trận, tôi bị tù đày từ
Nam ra Bắc, đến tận Lào Cai, Yên Bái. Ba tôi và ông chú bị bắt vào trại
cải tạo trong Nam. Vợ con tôi cùng gánh chịu bao đắng cay hệ lụy, bơ vơ
nheo nhóc. Lá chưa rụng mà phải về cội, vợ con tôi lại dắt díu nhau về ở
với Cô tôi trong ngôi nhà xưa của ông bà nội, bây giờ trở nên trống vắng,
nên chắc buồn và tĩnh mịch hơn xưa. Vợ tôi phải bươn chải làm ăn, nuôi bầy
con bữa đói bữa no. Cô tôi bán đủ thứ trong nhà, và cuối cùng bán luôn cả
sợi dây chuyền mặt cẩm thạch mà cô đã từng nâng niu như bảo vật, để lo cho
mấy đứa con của tôi, và cùng vợ tôi dành dụm gởi cho tôi một ký lô đường
và mấy lọ tép mỡ sau khi biết tôi vừa trải qua một cơn kiết lỵ, chỉ còn da
bọc lấy xương. Tội nghiệp, tôi chỉ được phép nhận 200 gram đường và một lọ
tép mỡ, số còn lại bị sung vào nhà bếp hậu cần, vì số quà gởi "ngoài
qui định, không nằm trong chính sách".
Tháng 6 năm 1976, ba tôi chết trong trại cải tạo Đá Bàn.
Nhưng mãi đến hai năm sau tôi mới nhận được tin buồn. Tôi khóc đến không
còn nước mắt.
Tám năm sau, tôi cũng được thả về. Lúc này vợ tôi không
còn sống ở quê nội tôi, vì không tìm ra công việc gì làm, nên phải dắt
theo hai đứa con nhỏ nhất trở lại Ninh-Hòa sống cùng ông bà già vợ của tôi,
rồi chạy được cái "hộ khẩu" ở đây luôn. Còn bốn đứa con lớn thì vẫn ở lại
quê nội tôi, nhờ cô tôi nuôi nấng. Sum họp được mới năm hôm, thời gian
chưa đủ làm quen với mấy đứa con, mà lúc ra đi đứa nhỏ nhất còn nằm trong
bụng mẹ, tôi được công an Thị Trấn Ninh Hòa gọi lên cho biết là chính
quyền trên huyện không chấp nhận tôi tạm trú ở đây. Tôi bị gởi trả lại
trại tù, rồi được chỉ định về "quản chế" tại nơi sinh quán. Cuối cùng, thì
tôi cũng trở lại trong vòng tay của Cô tôi. Có điều bây giờ, Cô phải nuôi
thằng cháu, đã gần nửa đời người, mà bỗng dưng trở thành vô gia cư nghề
nghiệp. Ăn cơm nhà nhưng hằng ngày tôi phải đi đắp đê, làm thủy lợi cho "nhân
dân". Cô tôi bây giờ ốm yếu, đôi mắt buồn hiu hắt. Sau mấy năm khóc than
cho những mất mát đổi thay trong gia tộc, Cô đã già nhiều trước tuổi. Vậy
mà bây giờ còn phải lo gánh vác cho mấy cha con tôi. Đã vậy, ông chú của
tôi, sau khi ở trại cải tạo về, phải dắt vợ và hai đứa con gái đi kinh tế
mới. Bà thím bị sốt rét chết hai năm trước khi tôi về. Cứ vài hôm, ông chú
phải tay dắt tay bồng đưa hai đứa con về đây gởi cho Cô tôi. Nhiều lúc âm
thầm nhìn Cô "lưng
còng uốn nặng kiếp long đong",
tôi nghẹn ngào muốn khóc, nhưng có lẽ tôi cũng không còn nước mắt.
Khi tính chuyện vượt biển, tôi tâm sự xin Cô cùng đi
với chúng tôi. "Dù
trôi nổi ở đâu, có cô bên cạnh là con mãn nguyện rồi",
Nhưng cô bảo Cô đã già, không muốn rời bỏ quê hương, hơn nữa còn phải
trông coi ngôi nhà từ đường và mồ mả ông bà, không để cho hương tàn khói
lạnh. Và còn phải phụ giúp ông chú tôi đang ốm đau, lo cho hai đứa con của
chú ấy nữa.
Mấy ngày sau, tôi thấy Cô xuống tóc, và ăn chay trường.
Đêm nào cũng quì trước bàn thờ. Tôi biết là Cô đang cầu nguyện cho tôi đi
đến bến bờ. Hôm tiễn biệt, Cô nắm chặt tay tôi: "xin
ông bà và cha mẹ con phù hộ cho vợ chồng con và mấy đứa nhỏ"
rồi im lặng nhìn tôi với hai hàng nước mắt.
Thuyền ra đến hải phận quốc tế thì gặp bão. Mưa gió
suốt mấy ngày, không còn trăng sao để mà định hướng. Tất cả đàn bà con nít
xuống dưới khoang thuyền. Chỉ có bọn đàn ông chúng tôi ở lại phía trên
chống chọi với phong ba. Trong những lúc nguy khốn nhất, tôi lại nghĩ đến
Cô, nhớ những lời cầu nguyện của Cô mà lấy lại niềm tin và can đảm. Cuối
cùng, một chiếc tàu chở dầu của Vương quốc Nauy đã cứu vớt chúng tôi trước
khi cơn bão chính ập tới. Từ trên tàu, vị thuyền trưởng giúp chuyển hộ mỗi
người ba cái điện tín cho thân nhân. Người đầu tiên tôi báo tin mừng là Cô.
Sau khi định cư, tôi thường xuyên gởi thư thăm Cô và
kèm theo tiền để giúp Cô cùng gia đình ông chú, và xây lại mồ mả ông bà.
Cô mừng ghê lắm. Lá thư nào Cô cũng viết thật dài, khuyến khích tôi cố
gắng làm lại cuộc đời và dạy dỗ cho con cái phải biết sống theo đạo lý và
đừng bao giờ quên quê hương, nguồn cội của mình.
Cô ở xa tôi cả nghìn trùng mà lúc nào tôi cũng tưởng Cô
vẫn đang đâu đó bên mình. Mỗi lần gặp khó khăn, phiền muộn trên xứ người,
cứ nghĩ đến Cô là lòng tôi phấn chấn. Bây giờ Cô đã già và chắc cũng yếu
đi nhiều lắm. Vậy mà chỉ với hình bóng thôi, Cô đã cho tôi biết bao nghị
lực.
Hai năm sau, tôi lại nhận được tin buồn. Ông Chú của
tôi, sau bao năm chống chọi với bệnh tật mang về từ trại cải tạo, vừa mới
lìa đời, giao hai đứa con gái lại cho Cô tôi nuôi nấng. Tội nghiệp cho Cô,
đúng là "Trời
không nín gió cho ngày Cô sinh",
tuổi già rồi mà phải còn cưu mang con cháu. Lá thư báo tin buồn này là lá
thư cuối cùng Cô tự tay nắn nót viết cho tôi. Những lá thư sau đó, mấy đứa
con gái ông chú tôi viết. Tôi lo lắng hỏi Cô, Cô chỉ bảo đôi mắt của cô
bây giờ hơi kém, nhưng dặn dò tôi không phải gởi thuốc thang gì, vì ở
trong nước Cô mua cũng được. Cô khẩn khoản muốn tôi đưa mấy đứa con về cho
Cô gặp lại một lần.
Hơn mười năm sau, khi nghe nhà nước có chút đổi thay,
gọi những người vượt biển có tội phản bội tổ quốc ngày xưa là khúc ruột
ngàn dặm, tôi dắt theo ba đứa con lớn về thăm quê hương. Đúng hơn là về
tìm ngôi mộ cha tôi chôn trong núi bên trại cải tạo Đá Bàn và thăm bà Cô
suốt cả một đời bảo bọc chúng tôi. Nhớ lại kỷ niệm xưa, tôi nhờ cô con gái
lớn ở bên Cali, đến khu Phước Lộc Thọ tìm đặt mua cho tôi một sợi dây
chuyền vàng, có mặt màu xanh cẩm thạch, khắc hai chữ MĐ chính giữa. Tôi
nghĩ có lẽ đây sẽ là món quà có ý nghĩa, đền bù lại sợi dây chuyền tôi
tặng Cô lúc trước, và để cho Cô được trẻ lại những ngày xưa.
Tôi không báo trước ngày về, vì muốn làm cho Cô bất ngờ
và không phải khăn gói vào tận Sài gòn để đón cha con tôi, như lời cô hứa.
Quê nội tôi, cái làng Phú Hội một thời trù phú như cái
tên gọi, bây giờ sao mà cằn cỗi, điêu tàn. Khi bước vào cổng nhà nội, tôi
xa lạ đến thẩn thờ. Ngôi nhà ngày xưa rộng lớn, hồi còn nhỏ tôi đi còn sợ
lạc, sao bây giờ nhỏ nhoi, tiêu điều và hiu quạnh quá. Tôi đứng giữa cái
sân gạch mà ngày nào trời lụt, anh em tôi tha hồ bơi lội như trong một
dòng sông, bây giờ chỉ còn lại cái nền loang lổ, phủ đầy những lá của cây
xoài già héo úa, một thời xum xuê làm "bóng mát thiên đường" để Cô cháu
tôi ngồi đọc truyện cho bà nội tôi nghe trong những buổi trưa hè. Cái hồ
sen tỏa hương thơm ngát ngày xưa, bây giờ là một cái ao cạn đầy cỏ dại.
Chỉ còn lại tiếng dế than rên rỉ. Không nghe con chó sủa. Nó là con vật
trung thành, không giống như một số người sau tháng tư năm nào, phản suy
phù thịnh. Có lẽ nó cũng buồn mà chết rồi sau cuộc đổi đời của chủ.
Tôi và ba đứa con lạc lõng trong ngôi nhà mà tất cả đã
từng một thời lớn lên ở đó, với biết bao là kỷ niệm buồn vui. Trong nhà
không có một ai, ngoài bóng dáng của chính mình ngày trước. Bước ra cửa
sau, tôi đứng lặng người khi thấy Cô Út ngồi quay lưng, vãi thức ăn cho
một bầy gà. Mái tóc Cô bạc trắng. Cha con tôi đến đứng phía sau lưng, mà
Cô không biết.
Mấy đứa con tôi cười khúc khích, Cô quay lại. Tôi ôm
chầm lấy cô, nghẹn ngào không nói nên lời. Tôi ngạc nhiên khi nghe cô hỏi:
đứa nào đây?. Chẳng lẽ mới mười năm mà cô không còn nhận ra tôi. Buông cô
ra, tôi suýt hét lên, khi biết là đôi mắt của Cô đã mù. Tôi chỉ thốt lên
được mấy tiếng "Cô
ơi, thằng Ninh đây Cô", rồi khóc
nức nở.
Sau một khắc yên lặng, tôi nghe Cô cười, rồi đưa hai
tay sờ lên đầu lên mặt tôi, rồi đến mấy đứa con tôi.
Tôi dìu Cô vào nhà. Nhưng cô bảo là cô đi được. Cô nói
là cả một đời cô ở đây, mọi ngõ ngách và đồ đạc trong nhà như in trong trí.
Tôi hỏi mấy đứa con ông chú đâu mà để cô ở một mình. Cô cho biết là nhờ
dành dụm số tiền tôi gởi về, đứa lớn đã ra nghề thợ may, vừa lấy chồng, mở
tiệm ở dưới huyện. Còn đứa nhỏ, Cô cho đi học làm y tá, vẫn còn ở với Cô.
Thấy chúng tôi về, mấy người hàng xóm sang thăm. Ai
cũng nhắc lại cái thời anh em tôi còn bé và ca ngợi Cô tôi hết lời. Không
biết ai nhắn tin, hai cô em, con ông chú tôi cũng về ngay, có cả thằng em
rể. Sau này tôi mới biết nó chính là cháu họ của ông thầy giáo Huế, người
tình của Cô Út ngày xưa.
Có sẵn chiếc taxi thuê bao, tôi mời Cô và mấy đứa em
xuống phố ăn cơm, nhưng Cô không cho, bảo hai đứa em con ông chú làm thịt
mấy con gà để mấy cô cháu vừa ăn vừa nói chuyện cho vui.
Cả một tuần sau, tôi bận rộn lo việc cải táng phần mộ
của ba tôi từ Đá Bàn về chôn trong nghĩa trang gia tộc, bên cạnh ngôi mộ
của má tôi và ông bà nội. Cô Út theo ra đến tận nghĩa trang, đưa tay sờ
ngôi mộ mới xây của ba tôi, rồi khóc sụt sùi.
Hai tuần sau, tôi quanh quẩn bên cạnh cô tôi, kể lại
hầu hết những kỷ niệm ngày xưa, và cuộc sống ở xứ người. Cô bảo có lần nằm
chiêm bao, cô thấy ông thầy Huế về thăm Cô, nhưng người ông bê bết máu, Cô
lấy khăn lau mãi mà máu vẫn cứ ứa ra.
Đêm nào trước khi đi ngủ, Cô cũng bảo cha con tôi thắp
hương và lạy trước bàn thờ. Tôi lại nhớ tới những điều cô cháu tôi ước mơ
thuở trước.
E dè mãi, đến đêm cuối cùng, khi đứng trước bàn thờ,
tôi lấy sợi dây chuyền vàng có mặt cẩm thạch ra, đeo vào cổ cho Cô. Tôi ôm
chặt Cô thì thầm: "xin cho con trả lại Cô cái điều mà ngày xưa cô mơ ước".
Ba đứa con tôi vỗ tay phụ họa: "đẹp lắm ! bà Nội ơi, đẹp lắm!"
Cô tôi không mân mê cái mặt cẩm thạch như lần trước,
cách đây hơn bốn mươi năm, khi tôi tặng Cô, mà chỉ đứng lặng im, bất động.
Tôi biết, trong đôi mắt mù lòa kia, dù không còn thấy cái mặt cẩm thạch
màu xanh có khắc hai mẫu tự tên mình, nhưng Cô tôi đang nhìn thấy cả một
quá khứ xa xăm, bao la và sâu thẳm như chính tấm lòng Cô.
Cuối cùng thì tôi cũng phải chia tay Cô, bỏ lại đằng
sau dấu tích của cả một phần đời, mà tất cả vui buồn bây giờ đều đã trở
thành kỷ niệm, nằm sâu chôn chặt tận đáy lòng. Tôi nghĩ, có lẽ đây là lần
cuối cùng tôi gặp Cô.
Dắt ba đứa con bước ra khỏi cổng nhà ông Nội, tôi không
dám quay đầu nhìn lại. Một câu hỏi chợt lóe lên trong đầu: Rồi mai này,
tôi lại tiếp tục lưu lạc tha phương. Cũng như sợi dây chuyền mặt cẩm thạch
tôi vừa mới tặng cho Cô tôi, liệu cái việc đi đó đi đây trên xứ lạ quê
người của tôi, có còn là những điều mà Cô cháu tôi đã từng một thời mơ ước?
Phạm Tín
An Ninh
Vương Quốc
Nauy
Mùa Vu Lan 2005
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Apr/2012 lúc 8:54pm
Ba
Mươi
Năm Sau
ĐÀ
LẠT
Có Còn Em ?
Ba
mươi năm sau, Đà lạt có còn em
Còn
ngồi chải tóc, đợi anh bên thềm
Phải
chi sông núi đừng tang tóc
Đâu
biệt Quê nhà, bỏ cả em
Anh
biệt cố hương, đi lánh nạn
Xếp
đời lính trận vào cổ thư
Yên
cương – chiến địa – không còn nữa
Chí
trai – nợ nước – cũng buồn như !
Thôi
thì Đà lạt đành như vậy
Cả
nước non rồi chẳng còn chi
Còn
chăng mây khói, trời biền biệt
Quê
nhà xa lắc, hồn lưu vong
Lưu
vong hề ! khói mây cố quận
Mẹ
già nhen lửa chiều quê xa
Quê
hương có phải là nhức nhối ?
Tháng
ngày ung nhọt trái tim ta
Xuân
Hương – Than Thở - ngày ly loạn
Chinh
chiến qua rồi , buồn chia ly
Cam
Ly thác gọi , chàng với thiếp
Đà
lạt còn chăng , những ngậm ngùi
Bây
giờ rừng đã phơi vàng lá
Đà
lạt Của mình đã sang thu
Đừng
hỏi bao giờ , anh trở lại
Hai
chữ em anh , cũng mịt mù
Nguyễn
Đông Giang
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Apr/2012 lúc 7:05pm
Ði tìm nhân vật Dạ Lan
Bài: Huy Phương/Người
Việt
Monday, April 16,
2012 2:41:47 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=147398&zoneid=3 -
Hiện nay, ở quận Cam
có một ca sĩ tên Dạ Lan cũng như ở đài Little Saigon Radio có một xướng ngôn
viên tên Nhã Lan, nhiều người đã hỏi tôi có phải đó là cô Dạ Lan ngày xưa trong
đài Quân Ðội VNCH hay không. Gần nửa thế kỷ trôi qua, sao mọi người cứ nghĩ như
chuyện mới ngày hôm qua. Nên trả Dạ Lan về cho sự thật đúng nghĩa của nó: một vở
kịch đã buông màn hay một huyền thoại đã xa xôi.
Có một chương trình
phát thanh mang tên Dạ Lan
Dạ Lan là tên một
chương trình phát thanh của đài phát thanh Quân Ðội VNCH khởi đầu từ năm 1964 và
kéo dài cho đến ngày Saigon thất thủ. Theo danh từ chuyên môn đây là một chương
trình binh vận, nghĩa là nhằm tác động tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Chương
trình phát thanh này được phát mỗi đêm trên làn sóng dành riêng cho quân đội
trong hệ thống phát thanh quốc gia, qua đài tiếp vận Quán Tre, có công suất rất
mạnh có thể nghe đến Bến Hải, nghĩa là khắp 4 Vùng Chiến Thuật.
Năm 1964, Ðại Tá
Trần Ngọc Huyến, được bổ nhiệm vào chức vụ Giám Ðốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ
Quốc Phòng và chính ông người khai sinh ra chương trình phát thanh “Dạ Lan” của
đài Phát Thanh Quân Ðội, vì sau biến cố 1963, cần ổn định lại tinh thần của các
binh sĩ ngoài mặt trận. Chương trình Dạ Lan, phỏng theo một chương trình địch
vận của Ðài Loan hướng về Trung Quốc lục địa vào thập niên 50, nếu tôi nhớ không
lầm, theo lời Ðại Tá Huyến, mang tên “Hoa Hồng Ðen.” Ðại Tá Trần Ngọc Huyến lấy
tên Dạ Lan đặt tên cho chương trình như một loài hoa nở về đêm, dùng một giọng
nói thiếu nữ đêm đêm chuyện trò qua làn sóng điện với các chiến sĩ ngoài tiền
đồn mà có thể không cần đến nhan sắc.
Dạ Lan
1
Ðược như vậy cần
phải chọn một giọng nói thật ngọt ngào, quyến rũ. Một ứng viên duy nhất được ban
tham mưu chương trình chọn lựa từ trong nội bộ ngành truyền thanh là cô Hoàng
Xuân Lan, nguyên xướng ngôn viên đài phát thanh Ðồng Hà. Cô Xuân Lan người Trung
nhưng nói giọng Bắc khá chuẩn. Một ban biên tập được thành lập để lo bài vở cho
chương trình mỗi đêm gồm có lá thư Dạ Lan, câu chuyện thời sự, tin tức, điểm báo
và phần nhạc yêu cầu cho “tiền tuyến.”
Mỗi đêm từ 7 giờ đến
9 giờ tối, trên làn sóng đài phát thanh Quân Ðội, “em gái hậu phương Dạ Lan” với
giọng nói dịu dàng, ngọt ngào “như mật rót vào tai” đã bay xa đến với anh em
chiến sĩ ở những vùng đất xa xôi, tiền đồn heo hút. Chương trình thành công vượt
bực và thư từ anh em chiến sĩ, nhất là từ các vùng đất xa xôi, tiền đồn heo hút
gửi về cho Dạ Lan tới tấp, đến nỗi đài Quân Ðội phải mướn bốn nữ nhân viên dân
chính, công việc mỗi ngày chỉ để ngồi viết thư trả lời cho các anh chiến sĩ. Bốn
cô đặc trách 4 Vùng Chiến Thuật, và lẽ cố nhiên dưới mỗi lá thư đều ký tên Dạ
Lan. Quý bạn thử đặt trường hợp của một người lính xa nhà, ở một nơi tiền đồn
heo hút, xa ánh đèn thành phố, không sách báo, mỗi đêm chỉ có một cái radio chạy
pin để nghe em gái Dạ Lan tỉ tê, tâm sự lại được một lá thư hồi âm của em gái Dạ
Lan từ KBC 3168, hạnh phúc biết bao.
Nếu như anh chàng bộ
đội Trung Cộng mỗi đêm thường nghe lén cô nàng Hoa Hồng Ðen từ Ðài Loan, có hâm
mộ bao nhiêu cũng không thể bơi qua eo biển Ðài Loan để gặp nàng, nhưng các quân
nhân ái mộ Dạ Lan ở đài Quân Ðội mỗi lần đi phép về Saigon đều tìm cách ghé thăm
cô Dạ Lan trong mộng. Tuy vậy chủ trương của người làm chương trình này, Dạ Lan
chỉ là một giọng nói mà không là người thật, nên không anh chiến sĩ nào có cơ
hội được gặp mặt cô Dạ Lan.
Ít lâu sau để đáp
ứng “nhu cầu chiến sĩ” cô Hoàng Xuân Lan được cho phép đi chụp ảnh in thành
carte-postale, để gửi tặng anh em chiến sĩ. Ðó là bức ảnh được in trên bìa báo
Xuân Chiến Sĩ Cộng Hòa năm 1965, do nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Nguyễn Kỳ ở Saigon
vào thập niên 60, chụp. Bức ảnh đã được làm mờ các chi tiết, sở trường trong các
bức chân dung của Nguyễn Kỳ. Sai lầm của Ðài Phát Thanh Quân Ðội là đã tặng ảnh
chân dung Xuân Lan cho các quân nhân thính giả vì hình ảnh trong tưởng tượng bao
giờ cũng đẹp hơn sự thật ngoài đời.
Dạ Lan
2
Năm 1966, tôi không
nhớ là khoảng tháng nào, trong khi chương trình Dạ Lan đang thành công như vậy,
thì người xướng ngôn viên, cô Hoàng Xuân Lan, bỏ đài lên Ðà Lạt, gây bối rối
không ít cho quản đốc đài là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thúy (vừa qua đời tại Nam Cali)
và Q. Cục Trưởng Cục Tâm Lý Chiến là Trung Tá Cao Ðăng Tường (lúc bấy giờ Nha
CTTL đã đổi thành Cục Tâm lý Chiến và Ðại Tá Trần Ngọc Huyến đã rời nhiệm sở
này). Thay vì ngưng phát chương trình Dạ Lan thì đài Quân Ðội dùng cô Hồng
Phương Lan (cũng là Lan), một xướng ngôn viên có sẵn của đài vào thay thế. Cô
này có hiệu là Mỹ Linh, thường phụ trách mục nhạc ngoại quốc yêu cầu của đài, có
giọng Bắc khả ái như cô Hoàng Xuân Lan tức là Dạ Lan 1. Ngoài nhân viên của đài,
không ai phân biệt được sự khác biệt giữa hai giọng nói Dạ Lan, đêm đêm giọng
nói nghe như vẫn còn đó, nhưng người nói đã thay đổi.
Chương trình Dạ Lan
của đài Quân Ðội dần dà trở thành một chương trình mang tên Dạ Lan, bình thường
như những chương trình phát thanh khác và sự hâm mộ em gái Dạ Lan cũng dần dần
phai nhạt. Thư từ không còn tới tấp gửi về như những năm đầu. Rồi biến cố tháng
4, 1975 xẩy ra, người và việc trôi dần vào quên lãng.
Ði tìm nhân vật Dạ
Lan
Khoảng năm 2005, ký
giả Nguyễn Khắp Nơi của tuần báo Việt Luận ở Sydney, Úc có lòng nhớ đến chương
trình phát thanh Dạ Lan năm xưa, đã viết một bài báo nhắc đến chương trình Dạ
Lan và cho rằng cô Dạ Lan “phải được ngưỡng mộ và vinh danh trước quần chúng,”
và đòi hỏi rằng “cô cũng nên xuất hiện để cho chúng ta ngưỡng mộ như một chiến
sĩ” nhưng có lẽ chính ông cũng không biết có đến hai người đóng vai Dạ
Lan.
Qua sự thăm hỏi của
nhiều người, cuối cùng người ta được biết, cô Hoàng Xuân Lan (DL.1) hiện đang
sống ở Saigon và cô Hồng Phương Lan (DL.2) đang định cư tại S. Carolina, và cho
đến giờ này, trong thư từ và cả email giao thiệp cả hai cô đều ký tên mình là Dạ
Lan.
Chúng ta nên phân
biệt nhân vật của một vở kịch và người đảm nhiệm vai kịch. Thanh Nga không phải
là cô Lựu hay Thái Hậu Dương Vân Nga. Dạ Lan là một chương trình phát thanh binh
vận của đài Phát thanh Quân đội, cô Hoàng Xuân Lan và cô Hồng Mỹ Linh đã tiếp
tục thay nhau để đảm nhận vai trò này trong một giai đoạn cần thiết nào đó, cho
nên không thể nói cô này là Dạ Lan hay cô kia là Dạ Lan.
Sai lầm của công
chúa Mỵ Nương là muốn gặp mặt cho bằng được con người mang tên Trương Chi có
tiếng sáo bay bổng tuyệt vời đêm đêm, và sai lầm của đài phát thanh Quân Ðội là
đã cho phát tán hình ảnh thật của cô Hoàng Xuân Lan.
Ðến nay, chúng tôi
thấy không cần thiết phải đòi hỏi sự xuất hiện của hai cô thủ vai Dạ Lan, dù với
mục đích hay hảo ý nào đi nữa. Vả lại, thời gian đã gần 40 năm trôi qua, nên giữ
lại những hình ảnh đẹp đẽ của “những ngày xưa thân ái”, với giọng nói dịu dàng,
êm ái đêm đêm như ru hồn đã làm ấm lòng biết bao nhiêu chiến sĩ, thế là đủ.
Người giữ vai xin
đừng ai nhận mình là Dạ Lan và người ái mộ đi tìm không nên truy bức tận cội
nguồn của những nhân vật, đã được gọi là... huyền thoại.
.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=147398&zoneid=3 -
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Apr/2012 lúc 11:28am
30 Tháng Tư nào
con cũng cứ ngẩn ngơ
http://danlambaovn.blogspot.com/ - ) - Tôi
tình cờ gặp một người bán dạo trên đường phố Sài Gòn kể cho nghe câu
chuyện đời của anh ấy. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 37 ngày 30 /4/1975, ngày
hai ba con anh ấy bị thất lạc nhau, tôi xin trân trọng gửi tới quí vị
độc giả một bài viết về cái ngày đáng ghi nhớ đó với hy vọng anh ấy có
thể gặp lại được người ba ruột yêu dấu của mình nếu may mắn ba của anh
đang được sống đâu đó trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
30 Tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ
Ba dìu con dọc theo Đường Tự Do ra thẳng Bến Bạch Đằng[1]
Khoảng 2 giờ sáng ngày 30 tháng Tư 37 năm rồi, con vẫn nhớ!
Giữa hàng ngàn người chạy di tản cùng bà già trẻ nhỏ
Đang cố níu bám trên cầu tàu chờ chiến hạm quay sang
Con bị lạc ba giữa những tiếng còi hụ hú vang
Từ những con tàu nhổ neo ra khơi không bao giờ trở lại
Ba có lên được không trên chuyến tàu hôm ấy
Hay đã quay xuống tìm con rồi bị kẹt lại trên bờ?
Ba đã chạy về đâu khi đứa con tàn tật ngây thơ
Không có cơm để ăn, không còn nhà để ở?
Con bò lết đến sáng đêm rồi một người đàn bà quay lại đỡ
Đưa về nhà chăm nom và nuôi con đến bây giờ
30 tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ
Đau nhớ lời ba: “Ông nội con theo Việt Minh đánh Pháp
Rồi đội cải cách ruộng đất về xử bắn ông ở Đại Từ[2]
Ba phải trốn di cư vào Nam theo giáo dân ở Bùi Chu!”[3]
Nay ba sống ở nơi nào có còn nhớ Mậu Thân xưa?
Lúc cả nhà ta đang yên giấc trong đêm Mùng Một Tết
Một quả đạn rơi trúng giường làm má và em con bị chết
Con nằm kế bên, một chân bị đứt ngang tàn phế đến bây giờ!
Nếu không được má nuôi cưu mang và sắm cho xe bán dạo
Thì con trai ba chắc đã không còn sống được để mong chờ
Thương má nuôi, chồng đã bị mất tích khi vượt tù Côn Đảo[4]
Cứ 30 tháng Tư về má lại tủi thân, ngồi khóc tựa trẻ thơ!
Đi bán dạo đến nơi nào con cũng cố hỏi dò
Để xem ba có còn sống qua những tháng năm cải tạo?
Hay đã chung số phận với hàng vạn thuyền nhân gặp bão?[5]
Nhưng con vẫn thầm mong ba đang sống an lành ở một nơi xa
Con ao ước sẽ có một ngày được về tận quê ta
Để xây cất lại mồ mả của tổ tiên cùng của ông bà nội
Nhưng Đại Từ quá xa má nuôi già không đi nổi
Mình con đi khó khăn nên chưa thể về, xin tạ tôi cùng ba!
Con cũng hay qua Gò Dưa thăm em và cầu nguyện má[6]
Phù hộ cho ba sống lâu để còn về gặp con và thăm lại quê nhà!
Nhưng nếu không may ba đã mãi mãi không trở về được nữa
Xin hãy báo mộng cho con để con lo hương khói nghe ba!
Hà Nội, 20/4/2012 http://1.bp.blogspot.com/-zampQYmH-P8/T5EEtJ3Yx3I/AAAAAAAARJo/P0c5OPn5fCI/s1600/Traitimxanh-sig.png">
http://danlambaovn.blogspot.com/ -
http://danlambaovn.blogspot.com/ - _________________________
Ghi chú: [1] Bến Bạch Đằng là một quân cảng của Hải Quân VNCH trước ngày 30/4/1975.
[2] Đại Từ, Thái Nguyên, nơi mở đầu chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của miền Bắc, 1954-1956. [3] Bùi Chu, một giáo phận ở Nam Định, nơi giúp đỡ cho ai muốn di cư vào Nam, 1954-1955.
[4] Côn Đảo là nhà tù của Pháp, sau này là của VNCH dùng để giam giữ những tù nhân chính trị.
[5] Từ 1975-1990 đã có trên 40 vạn thuyền nhân VN bị chết trên biển do bị bão tố và hải tặc.
[6] Gò Dưa là một nghĩa trang thuộc phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM. http://danlambaovn.blogspot.com/2012/04/30-thang-tu-nao-con-cung-cu-ngan-ngo.html -
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/04/30-thang-tu-nao-con-cung-cu-ngan-ngo.html -
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Apr/2012 lúc 6:52pm
Cuộc chiến VN đã qua, nhưng dư âm đau thương vẫn mãi âm ỉ trong lòng những người một thời là nạn nhân của chiến cuộc . Ngày lịch sử 30-4-1975 như cơn lốc xoáy , như cơn đại hồng thủy cuốn đi tất cả những ước mơ ngày đất nước thanh bình, Dân-Quân miền Nam VN trở lại đời sống bình dị ...thật bình dị , nhưng ấm no - hạnh phúc trong sum họp , gia đình có đủ Ba , Mẹ, Anh , Chị ... Và, những người Vợ trẻ không còn ôm con mong ngóng Chồng với nỗi lo âu sợ hãi một ngày nào đó phải nhận tin ...Tổ Quốc Ghi Ơn !
____ ______
"Khi chiếc phi cơ rời khỏi
phi trường Tân sơn Nhất, bay vút lên trời cao, lòng tôi bỗng vỡ vụn những cảm
giác xót xa, mất mát !" Đã buộc phải chọn lựa, làm sao có được sự chọn lựa trọn vẹn !? "Sài Gòn ơi tôi đã mất
người trong cuộc đời"
MK
Kỷ Niệm Tháng Tư: Sài Gòn ơi ! Nỗi nhớ
khôn nguôi
Monday,
April 16, 2012 4:49:28 PM
Dương Vân Ðình
Tôi
sinh ra tại Hà Nội, cố đô của ngàn năm văn hiến, nhưng lại lớn lên ở Sài Gòn,
thành phố đã một thời được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Ðông. Hà Nội với đường Cổ
Ngư êm đềm và thơ mộng, với Hồ Gươm hai bờ liễu rủ, ảo mờ trong màn sương những
sáng mùa Ðông, tuy có để lại trong tôi ít nhiều xao xuyến nhưng nỗi nhớ chỉ bàng
bạc như khói sương, ẩn khuất đâu đó như những bóng hình trong huyền thoại.
Với Sài Gòn thì khác. Sài
Gòn với tôi là tất cả. Mảnh đất này là nơi ôm giữ gần trọn cuộc đời tôi, từ khi
tôi tập tành làm thiếu nữ, biết soi dung nhan mình trong tấm kính xinh xinh,
đến khi rời xa thì đầu đã pha hai màu tóc. Sài Gòn, nơi chôn giấu tất cả các kỷ
niệm tôi, sung sướng lẫn khổ đau của một kiếp làm người.
Năm 1954, gia đình tôi
theo đoàn người di cư bỏ miền Bắc, dắt dìu nhau đặt chân lên mảnh đất miền Nam với bao
nhiêu lạ lẫm thuở ban đầu. Từ đồng bạc giấy xé đôi để thành hai tờ năm cắc đến
trái cóc dầm tẻ hoa xanh xanh vàng vàng, cắn vào giòn tan vị chua chua ngọt
ngọt nhớ đời... Bản chất người dân miền Nam chân chất và thành thật, thân
thiện và xởi lởi, khiến những người bỏ xứ ra đi như chúng tôi cảm thấy thật ấm
lòng.
Dần dà theo năm tháng,
Sài Gòn, thủ đô của miền Nam tự do trở thành thành phố đẹp đẽ và sung túc nhất
nhì vùng Ðông Nam Châu Á. Thành phố với sức sống ào ạt, hầu như không lúc nào
im tiếng động. Mới 3, 4 giờ sáng, người ta đã bị đánh thức dậy bởi tiếng nổ inh
tai của những chiếc xe ba bánh hay những chiếc xích lô máy chất đầy rau quả đưa
về các chợ. Tiếng xe ngựa lóc cóc trên mặt đường nhựa chở những người buôn
thúng bán bưng bắt đầu cho một ngày mới. Trong các xóm nhỏ vang vang tiếng trẻ
con rao báo, tiếng hàng quà rong, nào xôi, nào cháo, nào bánh, nào rau, ôi thôi
không thiếu một loại hàng nào... Sài Gòn đầy dẫy những quán cóc ở đầu mỗi hẻm nhỏ,
sáng tinh mơ đã sực nức mùi cà phê thơm ngát. Nơi đây là chỗ gặp gỡ đầu ngày
của giới bình dân, xích lô, ba gác hoặc công nhân các hãng xưởng, cầu đường...
Phì phèo điếu thuốc, nhâm nhi ly nước đen ngòm, chút vị ngọt pha đầy vị đắng mà
thiếu nó thì sẽ ra ngẩn vào ngơ như thiếu người tình...
Sài Gòn với tôi còn là
một thời áo trắng Trưng Vương, đầy ắp kỷ niệm ngọt bùi với phấn trắng bảng đen,
với bạn bè chia nhau những niềm vui tuổi ngọc, những mộng ước thanh xuân. Con
đường Nguyễn Bỉnh Khiêm với hai hàng cây cao bóng mát, những lá me xinh xinh
rơi đầy trên vai áo, rắc kín mặt đường vào lúc chớm Thu. Quanh quẩn đâu đó,
hình ảnh những anh chàng tình si, đôi mắt ngẩn ngơ tìm kiếm trong đàn thiên nga
vừa vỡ tổ, hình bóng nàng thơ mà chàng đang ấp ủ:
Em tan trường về,
Ðường mưa nho nhỏ
Chim non dấu mỏ
Trong cội hoa vàng...
(Ngày xưa Hoàng Thị - Phạm
Thiên Thư)
Trong cặp của mỗi cô nàng
Trưng Vương, có một ngăn kín đáo nhất, là nơi cất giữ những tờ giấy pelure mỏng
tanh màu hồng phấn, màu xanh phơn phớt da trời chép chi chít những bài thơ tình
học trò của Nguyên Sa, những bài thơ đầy hấp lực với những nàng con gái vừa đến
tuổi mộng mơ, biết thẹn thùng giấu mặt khi vô tình chạm vào ánh mắt của ai kia
đang đăm đắm hướng về mình:
Áo nàng vàng tôi về yêu
hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá
sân trường
Sợ thư tình không đủ
nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu
áo tím...
(Màu kỷ niệm)
Không có anh nhỡ một mai
em chết
Thượng đế hỏi anh sao mắt
em buồn?
Sao tay gầy? Sao đôi mắt
héo hon?
Anh sẽ phải cúi đầu đi
vào địa ngục...
(Cần thiết)
(Ôi bạn bè ta, những
người đã chia sớt với ta cả một thời hoa mộng, nay đã tan tác nơi đâu ? Ai còn,
ai mất?)
Nhớ đến Sài Gòn, người ta
không thể không nhớ đến chợ hoa Nguyễn Huệ mỗi độ Xuân về. Mai, đào, hồng, cúc,
thủy tiên, mãn đình hồng... thôi thì trăm nghìn thứ hoa, trăm nghìn màu sắc,
muôn hồng ngàn tía khoe sắc khoe hương. Nam thanh nữ tú, ông già bà trẻ,
chen vai thích cánh nhau trên con lộ rộng nhất nhì thành phố. Lòng người vui
theo cái vui của mọi người, rộn rã theo cái rộn rã của phố phường ngày giáp Tết.
Sài Gòn còn là những đêm
Giáng Sinh ngập tràn dòng người trên khắp các con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự
do... dẫn về nhà thờ Ðức Bà. Người ta đi lễ thì ít mà đi ngắm nhau thì nhiều. Ở
đó có bao nhiêu cặp tình nhân tay trong tay, mắt trong mắt. Ðêm của gặp gỡ, đêm
của hẹn hò. Ðêm như chảy hội, đêm như thác lũ...
Ta đi bên nhau giấu tình
trong đôi mắt
Giấu lời hẹn hò trong mỗi
bước chân êm...
Sài Gòn còn là những cơn
mưa đầu mùa Hạ. Trời đang nắng chang chang, nắng như đổ lửa, nắng rát thịt da..
bỗng đâu cơn mưa ập đến. Mưa ào ạt, mưa tới tấp, mưa như trút nước... rồi tạnh
rất mau.
Anh còn nhớ không anh,
chiếc xích lô chở đôi ta đi dưới trời mưa tầm tã. Lời thầm thì ngọt ngào hơn
khúc hát tình ca. Mưa ơi cứ dài thêm đi nhé cho tim ta thơm đủ một vườn hồng...
Sài Gòn ơi, một thời ta
mới lớn
Mỗi con đường đều ngát
hương ngọc lan
Mỗi hàng cây đều có tổ
chim non
Ríu rít hót bài ngợi ca
hạnh phúc...
Tình yêu lớn theo năm
tháng và những đứa con bé bỏng lần lượt chào đời.
Tôi dắt con đi giữa lòng
Sài Gòn êm ả. Ðây Givral với những ly kem mát lạnh, món giải khát không thể thiếu
mỗi lần dạo phố cho các cô cậu bé con . Ðây nhà sách Khai Trí, với vô vàn sách
tryện mà mẹ thường say mê đọc cọp thời còn là nữ sinh. Ðây quán cà phê La
Pagode, nơi không hẹn mà thường xuyên có mặt bố với các bạn bè.
Biết bao nhiêu tên gọi
của Sài Gòn thân yêu đã đi qua trí nhớ non nớt của tuổi thơ các con tôi...
Ðêm về trên bánh xe qua
Nhớ tôi Xa Lộ, nhớ nhà
Hàng Xanh
Nhớ em kim chỉ khứu tình
Trưa ngoan lớp học, chiều
lành khóm tre
Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
Nắng Trương Minh Giảng,
lá hè Tự Do...
(Ðêm nhớ trăng Sài Gòn -
Du Tử Lê)
Tháng 3, 1975, hàng ngày
tin tức chiến sự từ xa đưa về toàn là tin xấu. Pleiku mất, Ðà Nẵng mất, rồi Nha
Trang cũng chẳng còn... Từ miền Trung xa xôi, miền Tây trù phú, người người lũ
lượt kéo về, Sài Gòn trở thành một thành phố cực kỳ rối loạn. Rối loạn từ ngoài
đường phố đến trong lòng mọi người. Nhìn đâu cũng thấy những khuôn mặt hốc hác,
lo âu, những đôi mắt thất thần, những đôi môi khô héo, gặp nhau chỉ hỏi một câu
duy nhất “ở hay đi?”
Mà đi thì đi đâu chứ? Và
đi bằng cách nào?
Ðầu tháng 4, 1975 những
biến động chính trị ở miền Nam càng ngày càng dồn dập và anh, dẫu đang là luật
sư của văn phòng phụ tá về luật pháp Phủ Tổng Thống lại bị chính ông tổng thống
ra lệnh bắt giữ. Em cuống cuồng như con chim mắc bẫy, giãy giụa trong tuyệt
vọng, nào biết đâu số phận đang an bài cho mình những tháng năm nghiệt ngã,
khốn cùng...
Bất ngờ trưa ngày 27
tháng 4 anh được thả về, đúng vào những giây phút cuối cùng khi Sài Gòn đang
giãy chết.
29 tháng 4, dắt díu nhau,
chúng ta tìm đường chạy trốn nhưng mọi ngả đường đều là tuyệt lộ!
Trưa 30 tháng 4, 1975,
lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh như tiếng đạn pháo kích phá toang lồng ngực
người dân Sài Gòn. Nỗi bàng hoàng làm thân thể tôi dường như mất hết gân cốt...
Cơn bão lốc đã hoàn toàn
ngự trị thành phố. Rực khắp nơi chỉ thấy một màu cờ:
Tôi bước đi,
Không thấy phố,
Không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu
cờ đỏ
(Trần Dần)
Mỗi sáng tiếng loa phóng
thanh vang lên chát chúa lời người xướng ngôn viên, toàn là một giọng điệu
tuyên truyền xảo trá và bịp bợm, ca tụng cái xác ướp đã bao năm, ca tụng cái
chiến thắng đầy máu xương và hận thù. Những bài hát hoàn toàn lạ lẫm: “Như có
bác Hồ trong ngày vui đại thắng...” Ðại thắng ư? Thành phố của ta - Thành phố
có người lãnh đạo vừa lên tiếng đầu hàng, đang thảm thương như người mẹ tuyệt
vọng ôm lũ con mình đầy thương tích trong vòng tay run rẩy mà lau đi những giọt
lệ bi ai - mỉa mai thay cho hai từ “đại thắng”!
Thành phố của anh
Nhục nhằn duyên cưỡng ép
Cay đắng phận rau răm
Tim lay lắt chập chờn nỗi
đợi
Mòn mỏi nén nhang khuya...
(Giã biệt - Tô Thùy Yên)
Tiếp theo là hàng loạt
thanh trừng dành cho kẻ bại trận. Trước hết là lệnh tập trung toàn bộ sĩ quan
và công chức chế độ miền Nam
. Không chút nghi ngờ, anh bảo:
“Em đừng xếp nhiều quần
áo cho anh, chỉ đi có 10 ngày thôi mà...”
Chỉ 10 ngày thôi ư? Chính
phủ cách mạng sao mà khoan dung, độ lượng thế nhỉ?
Thương thay cho cái ngu
ngơ của dân miền Nam
và cái gian manh, xảo quyệt của lũ hình người dạ thú.
10 ngày đã trở thành 10
năm hay hơn nữa, nào ai học được chữ ngờ!
Các trại tù mọc khắp từ Nam ra Bắc để
giam giữ những người bại trận. Bao nhiêu người đã ngã xuống trước họng súng của
cai tù? Và bao nhiêu người đã vùi thây nơi thâm sơn cùng cốc vì nhục hình, trốn
trại, đói khát, bệnh tật?...
Không bị nhốt trong các
ngục mang tên Hàm Tân, Thanh Hóa
, Nam Hà, Xuân
Phước, v.v... nhưng người dân Sài Gòn và cả miền Nam cũng sống trong một trại tù
khác, khổng lồ hơn và nghẹt thở với đủ các đợt trả thù: đổi tiền, đốt sách,
đánh tư sản, đuổi đi kinh tế mới, giam giữ, v.v...
Kẻ chiến thắng đóng các
cửa ngõ với thế giới bên ngoài, ôm cái vinh quang thấm đầy máu và nước mắt để
hát hò, để xưng tụng... trong khi gạo và thực phẩm do chính sách hợp tác xã ngu
đần đã cạn kiệt. Kết quả là sau năm 1977 từ Bắc vào Nam, ruộng đồng bát ngát
như thế mà thóc gạo thì chẳng còn, người dân phải ăn khoai mì khoai lang hà
độc, ăn bo bo, thứ thực phẩm chỉ dành để nuôi ngựa!
Tội nghiệp con bé út 3, 4
tuổi của tôi. Trông thấy bát bo bo là nó vừa cười méo xệch cái miệng thật xinh,
vừa giả bộ xoa xoa cái bụng lép kẹp mà nói: “Mẹ ơi, con no rồi,” để đừng phải
nhai cái bát bo bo đến trẹo quai hàm! Bữa tối sang nhất là có chút cơm với 3
phần gạo hẩm và 1 phần sạn, những cục sạn nếu nhặt không kỹ sẽ vỡ răng như chơi!
Ðó là những năm tháng Sài
Gòn chìm trong bể khổ. Quanh mình, từ xóm giềng đến trường lớp, con mắt nào
cũng là con mắt của soi mói, dò xét. Mỗi lời nói ra dường như có cái máy thâu
âm vô hình lắp đặt ở đâu đó sẵn sàng ghi lại. Sai sót ư? Nhẹ nhất là kiểm thảo
trước tổ dân phố hay ngoài đồn công an, không thì đi kinh tế mới, còn nếu bị
ghép vào tội phản động thì tù đầy chẳng hẹn ngày về...
Ôi Sài Gòn thân yêu, còn
đâu hình ảnh của Hòn Ngọc Viễn Ðông vui tươi, phồn thịnh ngày nào. Sài Gòn đang
héo khô như hoa cỏ mùa nắng hạn. Sài Gòn đang quằn quại như người thiếu phụ
trong giờ vượt cạn mà kẻ phụ tình đã cao chạy xa bay...
Ở đây, địa ngục chín từng
sâu,
Cả giống nòi câm lặng gục
đầu,
Cắn chết hàm răng, ứa máu
mắt,
Chung xiềng nhưng chẳng dám
nhìn nhau.
(Mùa hạn - Tô Thùy Yên)
Làm thân cô giáo như tôi,
sớm chiều phải túc trực tại trường sở để học tập đường lối chính sách mới, để
được dạy dỗ rằng mình là vợ một tên lính “ngụy,” kẻ tội đồ của dân tộc! Cuộc
sống là những ngày nối tiếp ngày tràn ngập lo lắng và sợ hãi. Ðêm đêm trên
đường đến lớp dạy bổ túc văn hóa tại trường Lê Quý Ðôn, khi chiếc xe đạp lọc
xọc chạy ngang qua câu lạc bổ thể thao (cercle sportif) trên đường Hồng Thập
Tự, trái tim tôi dường như bị mũi dao đâm trúng. Trời có mưa không mà mặt tôi
nhạt nhòa... “Anh ơi anh đâu rồi...?” Hình như mới hôm qua hay hôm kia thôi,
chiều đến, sau giờ tan sở, chồng tôi còn về đón mấy mẹ con đến câu lạc bộ này
cho các con bơi lội, chơi đùa... Thôi giấc mơ đời đã vội tan!
Sài Gòn còn chứng kiến biết
bao cảnh chia lìa vì những cuộc trốn chạy trên những chiếc bè mỏng manh như
chiếc lá giữa mặt bể mênh mông trùng trùng sóng dữ hay những cuộc vượt rừng một
sống mười chết giữa cạm bẫy của súng đạn, rắn độc, bọ cạp và lạc đường... Hình
ảnh hai anh tôi quỳ lạy mẹ và ôm tôi từ biệt trước khi ra đi là những kỷ niệm
đau đớn tận cùng, dẫu đã cố chôn vùi để quên đi nhưng mỗi năm cứ gần đến Tháng
Tư oan khuất hay tháng 7 giỗ kỵ , nước mắt tôi tự nhiên chứa chan không sao cầm
giữ được. Ðứa cháu trai 16 tuổi, đứa con trai duy nhất của anh cả tôi đang giam
thân trong trại tù đã do chính tay tôi dắt cháu ra khu chợ cũ Sài Gòn để xuống tàu
ở bến Bạch Ðằng trong cái ngày oan nghiệt đó. Trước lúc chia ly, cháu nắm chặt
bàn tay tôi, đôi mắt trong sáng đầy tin yêu nhắn lại “Cô ơi, bố về cô nói giùm
con yêu bố. Con đi, sẽ lo cho cả nhà”! Chuyến tàu định mệnh đó mang theo 10
người thân yêu của tôi ra đi và đi mãi vào trong lòng biển thẳm.
“Khôi ơi, cô xin lỗi con,
lời nhắn của con cô đã vĩnh viễn chôn vùi vì không dám khơi dậy trong lòng bố
con vết thương mãi mãi chẳng lành!”
Ðêm đêm tôi thường mất
ngủ vì những toan tính lúc nào cũng ngập ngụa trong đầu. Làm sao với cái thân
thể còm cõi, cô đơn này, tôi có thể gánh vác nổi một gia đình 6 con còn thơ
dại, chồng mòn mỏi trong ngục tù đói khát ốm đau, mẹ già liệt nửa thân mình kèm
với những cơn đau tim vật vã xác thân kể từ sau ngày hai anh và các cháu ra đi
mà biệt vô âm tín? Làm sao để các con tôi đừng biết rằng ngày mai mẹ chúng
không còn đồng xu trong túi, sẽ sẵn sàng bỏ học để lao ra chợ đời phụ mẹ kiếm
sống với cái tuổi lên 10, 12, 13? Những câu hỏi cứ chằng chịt ám ảnh tâm trí
tôi mà không có lời giải đáp. Tôi sụm xuống như một bà già tàn tạ. Hình như tôi
không còn nước mắt để khóc cho thân phận mình mà trong cõi lòng lúc nào cũng
chỉ đầy ắp sự lo lắng và nỗi sợ hãi tận cùng...
Năm 1992, gia đình tôi
rời Việt Nam đi định cư tại Mỹ. Tôi bỏ lại sau lưng nắm tro xương của Mẹ, bỏ
lại người anh ruột độc nhất còn lại trên thế gian này, bỏ lại thành phố Sài Gòn
mà mỗi cành cây, ngọn cỏ, mỗi con đường, khu phố, căn nhà... còn âm vang, còn
réo gọi trong tôi những kỷ niệm thiết tha của gần 40 năm gắn bó...
Khi chiếc phi cơ rời khỏi
phi trường Tân sơn Nhất, bay vút lên trời cao, lòng tôi bỗng vỡ vụn những cảm
giác xót xa, mất mát !
Sài Gòn ơi tôi đã mất
người trong cuộc đời
Sài Gòn ơi, thôi đã hết
thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây, những kỷ niệm
sống trong tôi
Những nụ cười nát trên
môi,
Những giọt lệ ôi sầu
đắng...
(Vĩnh biệt Sài Gòn - Nam
Lộc)
Những tháng năm dài nhớ
quê hương...
Dương Vân Ðình
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Apr/2012 lúc 4:02am
Một lá thư trần tình hay nhất Thế giới:
Phu nhân Thiếu tướng Hưng
http://hientinhvn.wordpress.com/2012/04/13/1194/ - 13.04.2012 by http://hientinhvn.wordpress.com/author/nhonangtia/ - Bách Việt
http://hientinhvn.wordpress.com/2012/04/13/1194/#respond - -
Câu phán xét bất hủ để đời sau đây trên
dòng sử Việt của bà quả phụ LÊ-VĂN-HƯNG, 1/5 vị tướng tuẩn tiết oai
hùng lưu danh vạn thế. Tiết tháo nầy, đã khiến cho kẻ thù CS và cả thế
giới nghiêng mình ngưỡng phục:
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/4e46c15bab61428d9625bc698da6d56a.jpg">
“Trước nhiều áp lực; nhất là Việt gian trong DB Quốc Hội cấu kết với VC mệnh danh thành phần “thứ 3″ buộc cụ HƯƠNG phải trao quyền lại cho Dương văn Minh, để rồi ông tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử nầy, hạ mình ký tên dâng nước VN cho cộng
sản”.
Bà QP Lê-Văn-Hưng.
TrúcGiang.
(Xin mời đọc bài dưới đây).
Tháng 4 đen, năm 1975 và mãi mãi…
Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn
Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời
ông Thiệu nói: “Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung
Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi
nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.
Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động.
Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo
gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ
cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà,
dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời,
Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi
tiếng nấc nghẹn ngào.
Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh
thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ
lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm.
Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn
từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt,
cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có
những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử
chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có
trong lịch sử và quân sử.
Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH
khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi
manh giáp, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi.
Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ thì thào bảo nhau:-
“Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy,
còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc,
chúng ta còn đánh làm gì”. Họ còn hỏi nhau:
- “Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?”
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/5f25d3dbb47c4d8dbdd57b6e81251eb3.jpg">
Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan
rã. Lại có những câu hỏi:- “Quân không Tướng chỉ huy thì sao?” Có những
kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai:
- “Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng”.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/5f1eab7c835949aa803a20b5faae7391.jpg">
Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp,
thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối,
làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ,
lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy
đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ,
giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và
quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy
sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân.
Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi:
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/614b370464c742adacc617f2bb0d901e.jpg">
“Tại sao Tướng Nam , Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các
ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang
ngoại quốc?”Lại có người nghiêm khắc trách tôi:
“Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông
ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?”
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/9e56c815e688433f9e632d90c8026330.jpg">
Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc
đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe
những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói. Tôi tôn trọng sự nhận xét “theo
tầm hiểu biết của họ”. Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc
đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người
đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã,
đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những
người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã
có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán
vì… những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay
nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông
pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công
từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy,
xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào
những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng “buông súng” rồi giản dị xuôi tay
tự sát hay sao?
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/0ddd802c2acb47bfb2afbce17d62a0f3.jpg">
Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi:- Thưa toàn thể quý vị sĩ
quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị,
quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị
trịnh trọng đội lên đầu là: “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”. Ngày mãn
khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những
điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh
biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi,
vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất
cả sự thật về cái chết của hai vị TướngNguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng .
Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của
viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4. Viên
cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ
đi.
Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương
Văn Minh trên đài phát thanh Sàigòn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời
Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính là lúc “kế hoạch hành
quân mật của hai Tướng Nam Hưng đã hoàn tất.”
Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày
giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến
hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp
tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc
đó muốn đò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào. Nhiều lần, qua
cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định:
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/85a1e23330e34768bc9ca5ea4ee51816.jpg">
“Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng”
Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương,
và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực
nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi “ông Tướng hai
lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên dâng nước
Việt Nam cho Cộng Sản.” Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh
đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay
chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ
huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai? Tóm
lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn
Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/ec22a80abbb54749a379f7cbe5865d05.jpg">
Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ nhớ đến
một số sĩ quan binh sĩ đã bật khóc khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn
Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những
chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định không chịu đầu hàng. Họ đã
tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình.
Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn
lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và oai hùng thế
đấy. Trong khi Sàigòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối.
Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng.
Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến
chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật
quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc
chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975,
chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào
tay giặc Cộng.
Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang.
Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa
từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu
đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân đã
bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh
trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc
chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo
tinh thần binh sĩ.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/58219c4649944a68a875055b61e93f20.jpg">
Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân
chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ
Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4
giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành
quân bắt đầu. Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn
vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết,
ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này.Tìm kiếm
Đại Tá an ninh, người đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành
quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con
tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới
quyền. Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có
thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu
Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn
nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng
Nam và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên,
răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay
đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội
hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi:
“Có đồng ý đem con lánh nạn không?”
Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ
mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn
nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi:
“Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?”
Tôi đáp:
“Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản”.
Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cái chết
sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. 4g45
chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn
4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/0ab4e7d5774c4723b94566bba697c99b.jpg">
Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ô nhục sắp tới giữa Thiếu
Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều
khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy
liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp
tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về
đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục
chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng
các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp. 6g30
chiều, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ
quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn, gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp
Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu:
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/d60e5d84cbaa4e4fa980b685b6e0f833.jpg">
“Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng xin
Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản
công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan,
thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin
Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh
khí khái, can cường…”.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/89e97d30ee7e494c8a272910b319827e.jpg">
Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc
nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích
nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về
nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng
như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở
nụ cười trả lời:“Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh
gây thiệt hại cho dân chúng”.
Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi:
“Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông,
rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền
tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng
không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh
Giản đành nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh”.
Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp:
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/fe043f8e967748c8a835b01a0d29134d.jpg">
“Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào”.6g45
chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng, hỏi tình hình các
nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu
cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới
nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông
đã cho thu băng lời kêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần
thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần
nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một
giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của
Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá
Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn
băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng
nơi dân chúng và binh sĩ được nữa. Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại
càng thêm thưa thớt.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/f70e83db0bbe45a78f94c6a1a87275b1.jpg">
7g30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là
giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho
tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh:“Hoàng, em
đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân
lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù
liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ
không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang.
Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ”.
Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng:
“Em phải sống ở lại nuôi con”.
Tôi hoảng hốt:
“Kìa mình, sao mình đổi ý?”
“Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con.”
“Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện
đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta
cùng chết một lúc”.
“Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục,
cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý
vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ,
giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để
nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước
chúng ta”.
“Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?”
Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc:
“Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?”
Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi:
“Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế”.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/0781224f0c934f5197e277c5b4702779.jpg">
Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh:“Nghe anh nói
đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không bao giờ trốn chạy. Mấy ngàn
binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng
mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa,
vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực
thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để
anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân
chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng
nào”.
Tôi phát run lên hỏi:
“Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?”
Nắm chặt tay tôi, Hưng nói:
“Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em
tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù
phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương.
Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ
nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình,
anh van mình”.
Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy:
“Vâng, em xin nghe lời mình”.
Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục:
“Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi”.
“Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu
Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em
có quyền tự sát theo mình chứ?”
Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi:
“Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh”.
Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng. Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói:
“Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó”.
Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi:
“Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên”.
Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì
sao người phải chết và tôi phải sống. Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ
quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng
nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những
người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói:
“Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh
đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản
công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích
bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu
hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi
rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để
xây dựng nhau.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/a2196a8bddfd4b71abd84ce8dc29898a.jpg -
Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh
không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm
vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ
cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà
không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành,
theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết
rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng
bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình
thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh”.
Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm:
“Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả”.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/effd891d58a94c6ba14d9d00cc1b1fb3.jpg">
Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại
ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi, yêu cầu mẹ
tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người
phải ra ngoài. Không ai chịu đi. Hưng phải xô từng người ra cửa. Tôi van
xin:“Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết”.
Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa:
“Nghĩa trở lại với tôi”.
Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ nghe chát chúa.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/13c1b7984e424125b039d63403d04c16.jpg">
Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8g45 tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết
liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết. Giêng run run lấy
dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng
trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang
ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở
to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi:
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/0629df6720cc4572981b53b64fd47e6f.jpg">
“Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?” Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở:
“Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!”
Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm
ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap
trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc:
“Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!”
Tôi bảo Giêng:
“Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho
Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào cũng phải ngăn chận Việt
Cộng”.
Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không
biết ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu.
Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét
khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc động, quên lời hứa,
tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể
thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba,
bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi
khi.
Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam , không thấy trả lời.
Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng.
Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản
trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng
4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ
rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang:
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/d6d1a55b8d1b40119bdbbbda81f32eaf.jpg">
“Alô, Alô, ai đây?”“Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây”.
Tôi bàng hoàng:
“Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?”
Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự
việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn
nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi:
“Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút”. Tôi lúng túng vài giây:
“Ông đang điều động quân ngoài kia”.
“Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?”
“Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé”.
Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi:
“Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?” Nghĩa lúng túng:
“Cô nói Thiếu Tướng chết rồi”.
“Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng”.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/2174e0aa0f4045e396608c75402dde33.jpg">
Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng.
Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt:“Thiếu
Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra
sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra
sao?”
“Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?”
“Cẩn vui lòng chờ chút”.
Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi
hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng
tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định:
“Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?”
Cẩn đáp thật nhanh:
“Lúc nào cũng sẵn sàng, chớ chị!”
“Tốt lắm, vậy thì y lịnh”.
“Dạ, cám ơn chị”.
Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ:
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/aea5aab253df4442999ded041c357e02.jpg">
“Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!”
“Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đây, khi tôi ngồi viết
lại những dòng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời
điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!”
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đã hiên
ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rõ Hưng, hiểu rõ
tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rõ tâm trạng của tôi
lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi?
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/a388dd3744d34d908795d9f5f7a440f7.jpg">
Kính thưa toàn thể quý vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn.
Kính thưa quý vị đã đọc những giòng chữ này. Xin quý vị chớ trách tôi
sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đã chết. Thiếu Tướng
Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng
đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đã thay chồng
phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay
đầu hàng, hạ mình trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/65475aca131949a28bc425179a4b4e6f.jpg">
11 giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam :“Alô, chị Hưng!”
Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng:
“Thưa Thiếu Tướng…”
Giọng Tướng Nam buồn bã u uất:
“Tôi biết rồi, chị Hưng, tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng”.
Tôi vẫn nức nở:
“Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đã gãy đổ?”
“Hưng đã nói với chị hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng
ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu vãn được vì lệnh hành quân
không được Đại Tá… thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị
trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng,
không hiệu quả, khó cứu vãn nổi tình hình”.
Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi:
“Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?”
“Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?”
“Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì… Đàng chị thế nào?”
“Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đã tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định
nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn
tài sản”.
“Còn mấy chú đâu hết?”
“Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. Còn tất cả đã bỏ đi hết.
Hưng đã chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng
đến xác Hưng”
“Chị tẩm liệm Hưng chưa?”
“Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì Thiếu Tướng gọi tới”.
“Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không còn kịp, chúng nó sẽ không để yên”.
“Thiếu Tướng còn dạy thêm điều gì không? Chẳng lẽ Thiếu Tướng chịu đầu hàng thật sao?”
Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên:
“Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đã sắp
đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, còn bị phản bội giờ chót”.
Người chép miệng thở dài:
“Thôi chị Hưng ơi”.
Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi:
“Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước thì phải chết theo nước”.
Giọng người bình tĩnh và rắn rỏi:
“Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. Chị phải sống vì mấy đứa nhỏ. Đêm
nay có gì nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy,
lấy mật mã mới”.
“Dạ, cám ơn Thiếu Tướng”.
Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nhìn xuống. Dưới
sân, sĩ quan và lính tráng đã đi hết. Trừ có Nghĩa còn ở lại. Cổng rào
bỏ ngỏ. Gió thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai.
Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê
lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Hòa, cho trò đời bể dâu
hưng phế.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/0cf76f6512e94ce4959a91e9c8bf0659.jpg">
Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam,
của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm
sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của
Tướng Nam.7 giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh
Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc
sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện
Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải
trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác
còn nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng
ngày 1 tháng 5, 1975. Cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng,
uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi
đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng
báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi
Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện:
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/13ebd80d555249a580518f12e2dc2dd6.jpg">
Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân
nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã
mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn
biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. 8 giờ sáng ngày 1 tháng
5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu
nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt
Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ
chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.Người khóc cho quê hương đất nước bắt
đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho
đến lúc chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại,
làm hỏng kế hoạch của hai người chớ không ai lên tiếng nặng lời trách
móc vị Đại Tá kia.
Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ
con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi
lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng
thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở
lại.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/c093ce7700a2419db588b5574a742222.jpg">
Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh
cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng,
một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng,
còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó
là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn
tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh
liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân,
để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích,
hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nước Cộng
Sản?
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/d1ea687cdc2a45ea84dfe4e857591f2e.jpg">
Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi,
đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để
bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ
bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những
người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn
phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: Chúng ta đã làm được gì
cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống?.
Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát ! Họ đã nằm xuống là vì
muốn bảo toàn Sáu Chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách
Nhiệm.
Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán
vô ý thức. Đừng vô tình, thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho
Tổ Quốc.
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/8a897d3706044d32a21b35531e68312d.jpg">
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/00ffb34cbc4f4a9b8506b493b9016b05.jpg">
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/7c75f939f414492dab3fc5dc14df08ec.jpg">
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/a686698b93b14efea8da15bd8090f89c.jpg">
http://pppre.s3.amazonaws.com/3374793288e5880f/a/01a4fa49f81b43a18bc5fa00d8b83464.jpg">
http://www.youtube.com/watch?v=Wozqf1ZQzUU&feature=related
Do Thi Thuan http://biendongnama.tk/ - http://biendongnama.tk/ - http://anhduong.net/ - http://hoangvan.net/ - - http://anhduong.net/HoaSi/HoangVan/
Mời click vào link nguồn :
http://www.vietfreefun.com/forum/showthread.php?125615-M%E1%BB%99t-l%C3%A1-th%C6%B0-tr%E1%BA%A7n-t%C3%ACnh-hay-nh%E1%BA%A5t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi - http://www.vietfreefun.com/forum/showthread.php?125615-M%E1%BB%99t-l%C3%A1-th%C6%B0-tr%E1%BA%A7n-t%C3%ACnh-hay-nh%E1%BA%A5t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Apr/2012 lúc 5:57am
"LÁ THƯ BÁO TỪ MUỘN MÀNG" !
Xin đừng ngăn dòng lệ , xin hãy để nước mắt làm nhẹ niềm thương cảm, nếu chúng ta muốn khóc ... . Khóc cho Người nằm xuống... khóc cho Người Quả Phụ trung trinh . Thời chinh chiến loạn ly, hỏi rằng ... "Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai " !? mk
_______ ___________ ___________________
Chân Dung Người Vợ Lính VNCH (Phạm Bá Hoa)
Trong
cuộc sống, sự thành công hay thất bại nào cũng có cái giá của nó. Trong
chiến tranh cũng vậy, cái giá của những chiến tích lừng danh mà Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) phải trả, là những đồng đội đã hi sinh,
những đồng đội khác đã để lại một phần thân thể trên khắp miền đất nước,
và hệ lụy dài lâu là những đứa trẻ vĩnh viễn xa cha, những người vợ
vĩnh viễn xa chồng! Người quân nhân hi sinh vì tổ quốc, là sự hi sinh
cao cả mà tổ quốc mãi mãi ghi công. Nhưng, hình ảnh người quả phụ, với
một nửa tâm hồn, một nửa con tim, một nửa phần hơi thở,
theo chồng lên đài tổ quốc ghi công, và những nửa còn lại có trách
nhiệm trang bị cho các con một hành trang vào đời, phải được thừa nhận
là sự hi sinh không kém phần cao cả như người chồng dũng cảm nơi chiến
trường, rất xứng đáng được chúng ta kính trọng.
Cũng trong chiến
tranh, chồng ở chiến trường, vợ ở nhà quán xuyến công việc gia đình mà
công việc gia đình nhiều đến nỗi có những việc chưa kịp đặt tên, nhưng
tất cả đều là việc. Chăm sóc các con, chăm sóc tình thân gia đình quyến
thuộc, chăm sóc tình bạn bè bằng hữu. Để rồi, những giờ phút yên tỉnh về
đêm khi các con chìm trong giấc ngủ, mơ màng nghĩ đến chồng nơi chốn xa
xôi, hay đang trong chiến trường khốc liệt, với bao khắc khoải lo âu,
sầu muộn!
Rồi chiến tranh
chấm dứt trong nỗi nghẹn ngào uất hận, bởi đây là cuộc chiến mà cuối
cùng “bị chấm dứt để thua trận”! Sau lời tuyên bố của vị Tổng Thống cuối
cùng, hàng trăm ngàn đồng bào, quân nhân, viên chức, cán bộ, bỏ của
chạy lấy người, tị nạn trên đất Mỹ. Với những thành phần tương tự như
vậy gồm 222.809 người, lũ lượt bị lừa vào 200 trại tập trung trên khắp
miền đất nước. Người 5 năm, 10 năm, 15 năm, thậm chí 17 năm ròng rã, do
lòng thù hận tột cùng của nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Hằng trăm
ngàn gia đình di tản ra ngoại quốc, cũng như hằng chục triệu gia đình
còn lại trên quê hương, tất cả đều hụt hẫng. Hụt hẫng vì cuộc sống trên
đất người với biết bao xa lạ trong một xã hội kỹ nghệ mà bước đầu chưa
thể hội
nhập. Hụt hẫng vì phút chốc, từ chế độ tự do bị đẩy vào chế độ độc tài
trên toàn cõi Việt Nam!
Cảnh đời thứ nhất. Trong
cuộc đời tị nạn, vợ chồng con cháu có cơ hội bên nhau, cùng chia xẻ khổ
đau, cùng gánh vác nhọc nhằn, cùng nhận chung nỗi nhục! Nỗi nhục phải
rời khỏi quê hương trong thân phận lưu vong! Với Những Bà Vợ Chúng Ta, vốn
sinh ra và trưởng thành trong xã hội nông nghiệp, nay phải cùng chồng
từng bước hội nhập vào xã hội kỹ nghệ nơi định cư, đã phải đêm đêm đếm
bước từ bến xe công cộng về nhà trong màn tuyết lạnh sau những giờ nhọc
nhằn nơi hãng xưởng. Lạnh đến nỗi không biết giọt nước lăn trên má là
nước mắt, hay mảnh tuyết vừa tan!
Cảnh đời thứ hai. Trong
xã hội mà kẻ thắng trận
đầy lòng thù hận, thì gia đình ly tán, sự sống bị bóp nghẹt đến tận
cùng của khổ đau, của nước mắt bởi chính sách bịt mắt bịt tai bịt miệng!
Cái chế độ mà những người lãnh đạo luôn miệng huênh hoang là “dân chủ
gấp trăm lần dân chủ tư bản”, lại bắt mọi người phải sống trong nỗi sợ
hãi triền miên với những đôi mắt rình rập quanh năm suốt tháng!
Cảnh đời thứ ba. Riêng
với những bà vợ ở lại mà chồng đã vào tù, còn tệ hơn nhiều so với hai
cảnh đời nói trên. Hằng ngày
phải đối phó với bọn cầm quyền địa phương, cái bọn mà đầu óc toàn đất
sét và rác rưởi, chỉ biết đàn áp để cướp đoạt. Đồng thời phải chăm lo
cuộc sống các con từng ngày, lo nuôi chồng từng tháng!
Những Bà Vợ Chúng Ta, hải
ngoại hay trong nước, thật sự là Những Người Đàn Bà Việt Nam rất can
đảm khi phải chịu đựng và vượt qua nỗi đau nỗi nhục đó! Đau đến nỗi
không còn nước mắt để khóc, nhục đến nỗi chẳng còn lời để than! Nếu đem
so sánh giữa hai cảnh đời trong nước
với ngoài nước, thử hỏi: “Ai đau hơn ai và ai nhục hơn ai?” Với tôi,
không ai đau hơn ai, cũng không ai nhục hơn ai! Vì nỗi đau nào cũng có
cái đau riêng của nó, nỗi nhục nào cũng có cái nhục riêng của nó! Xin
những ông chồng diễm phúc, hãy nhìn lại đôi nét về hình ảnh Những Bà Vợ Chúng Ta trong cuộc sống khổ đau thầm lặng đó, mà người viết được những bà vợ trong cuộc kể lại:
Một
cảnh đau thương. Một bà vợ cùng con cầm giấy phép “gánh gạo” nuôi chồng
trên đất Bắc. Ba ngày đi,
ba ngày về, 2 tiếng đồng hồ gặp gở! Khi trở về cư xá Bắc Hải, nhà bị
niêm phong với dòng chữ “nhà vắng chủ”. Đau đớn biết bao! Xót xa biết
dường nào! Bỗng dưng nhà bị mất! Bà gục đầu vào cửa! Bà cùng gia đình
định cư tại Houston, Texas từ tháng 4 năm 1991.
Một cảnh đau
thương khác. Một bà vợ đã bao nhiêu lần bị công an Phường ra lệnh đi khu
kinh tế mới, nhưng bà vẫn không đi. Chúng hành hạ bằng cách gọi bà đến
văn phòng, bảo ngồi đó từ đầu giờ đến cuối giờ, ngày nào cũng vậy, và
ròng rã 6 tháng như vậy. Một hôm, chúng bảo đưa giấy tờ nhà để giải
quyết. Khi chụp được hồ sơ, lập tức tên công an ra lệnh trong vòng 24
tiếng đồng hồ bà phải ra khỏi nhà. “Ôi! Còn nỗi đau nào cao hơn nỗi đau
này trong cảnh đời thua
trận!” Bà xiêu vẹo trên đường về nhà cách đó mấy dãy nhà liên kế cũng
trong cư xá Bắc Hải, và gục ngã ngay trước nhà! Bà cùng gia đình định cư
vùng bắc California từ năm 1993, nhưng chồng đã qua đời vào năm 2003.
Một
cảnh đau thương khác nữa. Một bà vợ có chồng bị giam trên đất Bắc hằng
chục năm trời, bỗng dưng mất liên lạc. Bà lặn lội khắp các cơ quan tại
Sài Gòn, Hà Nội, tốn kém, mệt nhọc, nhưng hoàn toàn bặt tin. Nỗi buồn
đến với bà quá sức chịu đựng của người phụ nữ tuổi 50, mà có lúc bà cảm
thấy như mình đang bên bờ vực thẳm, rồi ngã dần xuống…… Bà bị tai biến
mạch máu não, nằm bất động một chỗ. Nhiều tháng sau đó, bất ngờ, người
nhà của bà nhận được giấy cho phép bà thăm chồng. Trại tù chỉ cách
nhà vỏn vẹn 1 cây số (khám Chí Hòa). Bạn bè khiêng bà đến nhà tù. Cả
hai “chồng đứng đó vợ liệt toàn thân”, chỉ biết nhìn nhau, òa khóc…!
Khóc cho mình! Khóc cho cuộc đời! Phải chăng, mọi khổ đau trên cõi đời
này đang bao quanh hai con người đau khổ đó? Không. Không chỉ có vậy. Mà
là tất cả những bà vợ có chồng bị cộng sản giam giữ trong tù, tiêu biểu
qua 3 cảnh đời trên đây trong hàng vạn cảnh đời trên đất nước Việt Nam,
đều trong nỗi khổ tột cùng đó! Tình trạng bại liệt đó theo Bà cùng
chồng định cư tại Houston, nhưng rồi Bà đã từ trần năm 2004!
Sài
Gòn-Hà Nội 1.736 cây số, xe lửa tốc hành chạy 72 tiếng đồng hồ, tức 3
ngày 3 đêm. Mỗi người chỉ được mang theo 20 kí lô lên xe lửa, mang nhiều
hơn số đó phải hối lộ
cho một loạt nhân viên từ cổng vào cho đến nhân viên trên xe lửa. Hành
lý ngổn ngang cả trên lối đi giữa toa xe. Ban ngày cũng phải lách từng
bước chân vào chỗ trống. Còn ban đêm, thật khó mà tưởng tượng! Hai băng
ngồi đối diện, một băng 3 người. Hai băng phía bên kia lối đi, mỗi băng 2
người ngồi. Hai đầu trên của hai băng 6 người, máng được 3 cái võng cho
3 người, 1 người nằm co quắp trên sàn xe đen đúa nhầy nhụa giữa 2 băng
đối diện, và 2 người còn lại cũng nằm co quắp trên 2 băng ngồi. Nếu nhìn
toàn cảnh của toa xe sẽ thấy, băng ngồi đầy người nằm, những chiếc võng
bé xíu che kín trên đầu băng, cả lối đi vốn dĩ đã nhỏ hẹp cũng đầy
người nằm chen lẫn trong đống hành lý thật hổn độn. Những bà vợ thăm chồng, mang theo hằng trăm kí lô, biết bao là nhọc nhằn gian khổ!
Giả
thử, nếu những ông chồng chứng kiến những hành khách nằm cong queo
trong cái gọi là chiếc võng kia, hay co quắp giữa những gói quà đầy ấp
tình thương trên sàn xe nhớp nhúa đó, là những bà vợ của mình, liệu có
cầm được nước mắt không? Nghe nói lại, nghe thuật lại, ông chồng nào
cũng đớn đau thương cảm cho tình cảnh những bà vợ quanh năm gánh gạo
nuôi chồng! Nhưng không có đớn đau thương cảm nào có thể đem cân bằng
nỗi đớn đau thương
cảm của những bà vợ trọn tình vẹn nghĩa như vậy được cả!
Tôi hình dung Những Bà Vợ Chúng Ta qua
hình ảnh trên đây mà chính tôi trông thấy khi tôi ra trại tập trung
cùng với 90 “bạn đồng tù”, từ Nam Định về Sài Gòn bằng xe lửa đúng 72
tiếng đồng hồ hồi tháng 9 năm 1987.
Trên đây là một cố gắng dựng lại hình ảnh "Những Bà Vợ Chúng Ta" nếu không rõ nét thì ít ra cũng là những nét chính của hình ảnh ấy, qua sự kết nối bốn hợp phần sau đây:
Hai hợp phần trong chiến tranh, là những bà vợ mà chồng đã hy sinh, và những bà vợ mà chồng đang chiến đấu.
Hai
hợp phần sau chiến tranh, là những bà vợ cùng chồng con di tản ngoại
quốc, và những bà vợ ở lại Việt Nam, vừa nuôi con trong một xã hội đầy
hận thù và kỳ thị, vừa nuôi chồng trong những trại tập trung nghiệt ngã!
Những cảnh đời bi thương, những khổ đau sầu muộn, những nước
mắt, mồ hôi, được khơi lên từ những góc cạnh li ti trong hằng vạn hằng vạn cảnh đời như vậy, mà Những Bà Vợ Chúng Ta đã chịu đựng trong những năm dài thật dài!
Quyển “Chân Trời Dâu Bể” của Giao Chỉ, kể chuyện trên đất Mỹ, và
quyển “Giữa Dòng Nghịch Lũ” của
Duy Năng, kể chuyện trên quê hương Việt Nam. Hai tác phẩm này trong một
mức độ nào đó, có thể xem là tiêu biểu cho rất nhiều tác phẩm dưới dạng
chuyện kể thật bình thường, nhưng ôm ấp biết bao xót xa thương cảm cho
thân phận người phụ nữ Việt Nam sau ngày thua trận, dù sống trong hai xã
hội cách nhau nửa vòng trái đất. Với tác phẩm của Duy Năng, người kể
chuyện là bà Hàng Phụng Hà. Bà là một trong số hằng trăm ngàn bà vợ thăm
nuôi chồng trong tù. Ở phần
kết, bà nói:
“…
Các anh trong tù, khổ về vật chất và đau về tinh thần đến vạn lần, điều
đó chúng tôi biết. Nhưng, chúng tôi - những bà vợ của các anh - đau khổ
gấp ngàn cái vạn lần của các anh nữa, các anh có biết không? Tôi không
đề cao một bà vợ nào, mà tôi đề cao tất cả những bà vợ thăm nuôi chồng
trong các trại tù cải tạo. Bởi vì : Họ, đã đứng vững trong phẩm giá
Người Vợ Miền Nam. Họ, rất xứng đáng được các anh kính trọng. Và Họ,
chính
là Vợ của các Anh”.
Vì vậy mà một số bạn đồng tù chúng tôi trong trại tập trung, đã không quá lời khi nói với nhau rằng: “Ra
tù, chúng ta phải cõng vợ chúng ta đi vòng quanh trái đất, để đền bù
đôi chút về sức chịu đựng biết bao nhọc nhằn gian khổ đã nuôi các con và
nuôi chúng mình”.
Bây giờ
nhìn lại, trong một ý nghĩa nào đó, những cựu tù nhân chính trị chúng
ta, đã cõng vợ đi được nửa vòng trái đất rồi. Đến ngày Việt Nam thật sự
tự do dân chủ, chúng ta sẽ cõng vợ trở về quê hương là trọn vòng trái
đất như đã tự hứa, phải không quí vị?
Với nét chân dung đó, tôi quả quyết rằng, Những Bà Vợ Chúng Ta rất xứng đáng được vinh danh. Và nếu quí đồng đội và quí vị đồng hương đồng ý với tôi, chúng ta cùng nói to
lên rằng: “Chúng ta cùng vinh danh Những Bà Vợ Chúng Ta là
những người đàn bà cao cả, rất xứng đáng được kính trọng. Bởi, trong
hoàn cảnh nghiệt ngã của chế độ độc tài cộng sản, nhưng đã đứng vững
trong phẩm giá Người Vợ Miền Nam, cùng lúc, chu toàn thiên chức làm Mẹ,
và tròn bổn phận làm Con”.
Vinh danh bằng những tiếng nói ân tình
bên tai vợ, trao tặng vợ một
bông hồng thật đẹp, hôn vợ những nụ hôn thật dài. Điều đó luôn nhắc nhở
người chồng trong cuộc sống thường ngày, phải thể hiện lòng hiểu biết
vợ mình nhiều hơn, cảm thông vợ mình nhiều hơn, rồi quàng tay vào lưng
vợ mình chặt hơn, để cùng nhau đi suốt chiều dài còn lại trong cuộc sống
lứa đôi thật mặn nồng, như chưa bao giờ mặn nồng đến như vậy. Trường
hợp vì lý do gì đó mà bạn đang sống một mình, xin bạn hãy gắn bông hồng
màu đỏ lên nơi nào mà khi nằm nghỉ bạn đều trông thấy, để trao tặng vợ
khi đoàn tụ bên nhau. Hoặc sự trông thấy đó, sẽ giúp bạn có được những
giây phút sống lại những năm tháng mặn nồng trong tình yêu vợ chồng thuở
chung chăn chung gối, thuở mà hai người dùng chung một tên..
Phạm Bá Hoa
------------- mk
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 26/Apr/2012 lúc 8:20am
Ông giáo sư dạy Sử
Vương Mộng Long
- Cựu học sinh Trung-Học Trần Quý Cáp, Hội-An. - Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 20 Trường Võ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam. - Chức vụ sau cùng: Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân. - Từ 1975 tới 1988 tù “cải tạo” (13 năm) từ Nam ra Bắc. - Từ 1993 định cư tại Thành Phố Seattle, Tiểu Bang Washington, USA. - Năm 2003 tốt nghiệp University of Washington, cấp bằng B.A SocialSciences and Communication. - Gia cảnh hiện nay: Một vợ, 4 con, 1 cháu nội, 3 cháu ngoại.
Một chiều cuối năm 1998 tôi vào Trường University of Washington (UW) để đón đứa con gái áp út tan giờ học. Tình cờ tôi nhìn thấy một ông già đứng chờ xe bên bến Bus. Có lẽ ông cụ lớn tuổi hơn tôi nhiều. Hỏi chuyện, tôi mới hay, ông cụ đã qua tuổi bảy mươi, ăn tiền hưu, và đang học môn Truyền Thông (Communication) năm Senior. Tôi chợt nghĩ, thời gian này mình cũng không bận lắm, tại sao không trở lại trường? Ít ra cũng học thêm được vài điều hay. Thế là, hôm sau tôi nộp đơn xin trắc nghiệm trình độ Toán và Anh Văn để xếp lớp tại Shoreline Community College (Shoreline C. C.).
So với các trường đại học cộng đồng quanh vùng, thì học phí của Shoreline C. C. tương đối nhẹ.Thật là, không có gì diễn tả nổi niềm vui sướng tột cùng của tôi buổi đầu được cắp cặp trở lại trường làm học trò. Ba mươi lăm năm sau khi rời ghế nhà trường (1963) để tình nguyện vào quân ngũ, tôi đâu ngờ còn có ngày được ngồi dưới lớp nghe lời thầy giáo giảng? Xung quanh tôi là những người trẻ tuổi vừa qua bậc trung học.Tôi làm việc mười tiếng đồng hồ một ngày, bốn ngày một tuần lễ. Ngày, ngày, vừa tan sở, tôi lại vội lái xe tới lớp. Từ ấy, tôi làm việc full-time, đi học full-time, bận bịu vô cùng. Học kỳ (quater) đầu tiên, tôi ghi danh một lớp Toán, và hai lớp Anh Văn, mỗi lớp 5 tín chỉ (credit). Tôi miệt mài trong công việc suốt ngày, và chuyên cần trong học tập mỗi đêm. Vào mùa thi, tôi thức trắng hai, ba đêm là thường. Tôi ghi danh full-time để thúc đít thằng con út. Thằng nhỏ sợ ông bố theo kịp, nên phải gắng chạy có cờ để thoát lên đại học bốn năm.
Một niên khóa trôi qua. Con đường học hành của tôi đang có vẻ rộng mở thênh thang, thì bỗng dưng lại quẹo vào một khúc quanh, chỉ vì mùa Fall 2000 tôi đã ghi danh lớp History 274 “U.S. and Vietnam”. Tôi “lấy” lớp Sử Ký này với mục đích tìm hiểu xem cuộc chiến tranh vừa qua đã được các sử gia Mỹ ghi chép lại như thế nào? Từ đó, hy vọng biết được phần nào, nguyên nhân vì sao, giữa đường, Mỹ đã bỏ rơi Việt-Nam, vì sao chúng ta đã thua trận.
Người từ lâu độc quyền phụ trách lớp Sử 274 là thầy Dan. Trong thời gian dài cả chục năm qua, ông giáo kỳ cựu này đã đào tạo hàng ngàn môn sinh. Những học trò của ông sau khi chuyển tiếp lên trường đại học bốn năm, đã trở thành những Thạc Sĩ, Tiến Sĩ. Lâu lâu họ lại ghé về trường xưa, thăm ông thầy cũ.
Lớp “U.S. and Vietnam” mùa Fall 2000 có chừng hơn hai chục học viên, trong đó da trắng chiếm đa số. Có bốn học trò gốc Châu Á, gồm hai anh Tàu lục địa, một cậu bé H’Mong và tôi. Bạn đồng lớp với tôi còn nhỏ lắm. Họ trẻ hơn mấy đứa con tôi nhiều.
Tôi cứ tưởng rằng những tài liệu lịch sử mà các thầy giáo đem truyền bá, phải nằm trong chương trình đã kiểm duyệt và cho phép của Bộ Giáo-Dục Hoa-Kỳ. Nhưng thực tế không phải vậy. Nền giáo dục của Mỹ đã đi vào tự trị từ lâu. Thầy giáo có toàn quyền lèo lái, hướng dẫn con thuyền học vấn chở học trò mình tới bất kỳ bến bờ nào mà thày đã chọn. Thầy giáo chỉ định sách giáo khoa nào thầy sẽ dạy để chúng tôi mua. Thầy phổ biến những tài liệu nào mà thầy ưng ý.Trong hai phần ba thời gian đầu của học kỳ Fall 2000, mỗi khi nói tới phong trào Việt-Minh, ông giáo sư dạy Sử không ngớt ca tụng HCM như một lãnh tụ tài ba, và vô cùng sáng suốt đã khôn khéo hướng dẫn dân tộc Việt -Nam tới chiến thắng thoát ách đô hộ của Đế-Quốc Pháp.
Thầy khẳng định rằng, chính phủ Hoa-Kỳ là nguyên nhân cuộc chiến tranh Đông-Dưong lần thứ hai (1954-1975). Vì theo lời thầy, thì HCM đã năm lần gửi mật thư cho Tổng Thống Harry Truman để xin thần phục và hợp tác, nhưng Tổng Thống Harry Truman đã từ chối. Thầy cho rằng người Mỹ đã lầm lẫn trợ giúp quân Pháp trở lại tái chiếm Đông-Dương trong khi cao trào dân chủ, đấu tranh giành độc lập đang lan tràn trên toàn thế giới, và chủ nghĩa thực dân đã lỗi thời.
Chúng tôi đã được cho xem những đoạn phim cũ về trận Điện-Biên Phủ, về Hiệp- Định Geneve, và về cuộc di cư năm 1954. Với những trận có âm vang quốc tế như Plei-Me, Khe- Sanh, Kontum, Bình-Long, Long-Khánh vân vân... chúng tôi chỉ được thấy những cảnh thương vong của quân đội Đồng-Minh và Việt-Nam-Cộng-Hòa. Trận Mậu-Thân, chỉ là cảnh ...nhà cháy, dân chạy loạn. Tất cả những “tư liệu” này đều có thực, nhưng thầy Dan chỉ trưng bày những phần có lợi cho Việt-Cộng. Tôi chưa nghe được từ miệng thầy một lời nói tốt nào cho phía Việt-Nam Cộng-Hòa. Thầy mô tả Quân- Lực Việt-Nam Cộng-Hòa như một đội quân kém cỏi về cả tổ chức lẫn khả năng tác chiến. Với thầy Dan, chiến tranh Việt-Nam chỉ là một gánh nặng cho ngân sách Quốc- Phòng Hoa-Kỳ, một sự phí phạm công quỹ. Đã có đôi lần tôi dơ tay nêu ý kiến bênh vực quân đội ta, chính quyền ta, thì ông chỉ cười, chỉ tay vào quyển Sử dày cộm,
“Book said!”
Cứ cái điệp khúc “Sách dạy!” đó, ông thầy phản chiến đã lịch sự gián tiếp nhắc nhở cho tôi hay rằng, tôi là một học trò, còn ông là một vị giáo sư nói có sách, mách có chứng.
Thầy hùng hồn thuật lại những lần thầy tham gia biểu tình chống chiến tranh thời 1960s và nặng lời đả kích lệnh động viên ngày đó, đã đưa hàng trăm ngàn thanh niên Hoa-Kỳ vào chỗ chết.
Kết quả hai lần khảo hạch giữa học kỳ (Mid-Term) tôi đều lãnh điểm (F) bởi vì tôi chỉ làm trót lọt phần A, B, C khoanh, còn về bài tiểu luận (essay) thì tôi bị loại thẳng tay.
Cả hai bài đều lãnh điểm KHÔNG (0) chỉ vì tôi đã viết không hợp ý ông thày. Ngặt một điều là, lớp History 274 này bị tính điểm đem lên trường đại học bốn năm. Bị đánh rớt lớp này thì giấc mơ chuyển tiếp lên University of Washington của tôi sẽ thành mây khói.
Tôi theo học lớp này đúng vào lúc nhà trường đang sôi sục với cuộc vận động bầu cử Tổng Thống. Ông thầy dạy Sử không phải là người độc nhất có ác cảm với chiến tranh, mà Tiểu-Bang Washington tôi đang cư ngụ cũng là thành trì của Đảng Dân-Chủ. Tâm sự này kiếm cả trường chắc cũng chẳng có ai thông cảm!
Thời gian này lòng tôi thật muộn phiền. Tôi tự trách rằng, mùa Fall 2000 có thiếu gì lớp tương đương với History 274 mà sao tôi lại nộp mạng vào cái lớp chết tiệt này? Đúng là bỏ tiền ra ghi danh để ngồi nghe người ta chửi mình, chửi quân đội mình. Càng nghĩ tôi càng thấy tức! Thằng con trai thấy ông bố rầu rầu bèn lân la hỏi chuyện. Khi hiểu nguồn cơn nỗi buồn của tôi, nó mới cho tôi hay, năm ngoái nó cũng ghi danh học lớp này, và đã bị một “vố” đau. Để thoát thân, từ bài thi thứ nhì nó phải viết theo ý ông giáo. Vất vả lắm nó mới kiếm được đủ điểm.
Sau ngày có kết quả khảo hạch kỳ thứ nhì, tôi bỏ công xuống thư viện nghiên cứu, sao chép những tài liệu sử liên quan tới chiến tranh Việt-Nam. Tôi không màng đến vấn đề chuyển tiếp lên University of Washington nữa. Tôi chờ, nếu có cơ hội là tôi sẽ “choảng nhau” với ông giáo phản chiến này một trận, rồi muốn ra sao thì ra.Tôi lục lạo kệ sách loại chọn lọc (preference) và tìm được một quyển Sử-Ký, trong đó, chứa đựng nhiều tài liệu ghi chép rõ ràng những thành quả mà Việt-Nam Cộng-Hòa đã thực hiện được. Trong số những tài liệu quý giá đó, có cả một bài đề cập tới đơn vị tôi, Liên Đoàn 2 Biệt-Động-Quân. Tôi vui mừng và cẩn thận photo copy những c thu nhận được để dùng làm bằng chứng khi cãi lý với ông giáo sư dạy Sử. Tôi cũng tận dụng thời gian rảnh cuối tuần để sắp xếp cho có thứ tự những điều cần tranh luận. Tôi ghi sẵn những câu phê bình, những câu chất vấn thẳng thắn với thầy Dan về cung cách giáo dục học trò của ông, và về những tài liệu mà ông đã dùng để trợ huấn.Buổi học áp chót của mùa Fall chúng tôi có một giờ đầu thi A, B, C khoanh. Sau đó thày giáo phát đề bài làm ở nhà. Thời gian còn lại, thày sẽ giảng gợi ý cho bài tiểu luận. Bài tiểu luận sẽ phải giao nộp vào đầu giờ buổi học cuối cùng.Vừa nghe chuông giải lao, tôi tiến tới bàn ông giáo Sử. Dù trong bụng đã chuẩn bị sẵn một mớ ngôn từ đao to búa lớn cho một cuộc đấu khẩu sống mái, nhưng tôi vẫn dằn lòng, nhỏ nhẹ,
- Thưa giáo sư. Xin giáo sư vui lòng cho phép tôi được trình bày với ông đôi điều liên quan tới sự giảng dạy của ông trong thời gian vừa qua. Tôi có thể làm phiền ông vài phút được không?
Thầy Dan niềm nở, - Dĩ nhiên là được. Ông có điều gì cần cứ nói.
Thấy câu chuyện đã mở đầu trót lọt, tôi mạnh miệng, - Thưa giáo sư, tôi là một người Việt-Nam tị nạn. Tôi là một cựu sĩ quan của Quân-Đội Việt-Nam Cộng-Hòa. Tôi còn nhớ trong bài giảng đầu tiên, thầy có nhắc đi, nhắc lại rằng, phi vụ đầu tiên của pháo đài bay B 52 trên Cao Nguyên Việt-Nam là vụ oanh tạc Thung Lũng Ia-Drang.Thầy có biết không? Cũng vào ngày hôm đó, tôi đang tập dượt lễ mãn khóa sĩ quan Trường Võ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam. Và mười năm sau, trước khi tàn cuộc chiến, vùng đất mà tôi chịu trách nhiệm trấn giữ cũng bao gổm cả cái Thung Lũng Ia-Drang đó.
Thầy chỉ biết tới những trận đụng độ đẫm máu trong thung lũng Ia-Drang qua báo chí, truyền thanh, và truyền hình.Còn tôi là người đã lặn lội mười năm ở đó, đã nhiều lần bị thương đổ máu ở đó, đã rơi lệ vuốt mắt cho nhiều đồng đội nằm xuống ở đó. Trong số những người nằm xuống ấy, không thiếu những thanh niên Mỹ đồng trang lứa với thầy. Nơi đó chúng tôi chiến đấu quên mình từng ngày, vì nền độc lập của đất nước tôi, và vì quyền lợi của nước Mỹ.Thầy chưa từng khoác áo nhà binh, chưa một lần có mặt trên chiến trường. Suốt đời thầy không hiểu nổi thế nào là niềm kiêu hãnh của một người lính chiến, thế nào là lòng khát khao chiến thắng, thế nào là tình huynh đệ chi binh.
Suốt đời thầy không hiểu được vì sao hơn hai chục thương binh què quặt của một đơn vị Biệt Động Quân Việt-Nam Cộng- Hòa phải mở đường máu rút lui mà vẫn cưu mang theo ba người lính Mỹ, trong đó có hai người bị trọng thương; và vì sao một đại tá Hoa-Kỳ đã đưa thân che chở cho một thương binh Việt-Nam để rồi ông bị mảnh đạn vỡ đầu.Mạng lưới truyền thông thiên Cộng khổng lồ của Hoa-Kỳ đã tiếp tay với bộ máy tuyên truyền của Cộng-Sản Quốc-Tế cố tình xuyên tạc, bóp méo tất cả những c liên quan tới nguyên nhân, diễn tiến, và hậu quả của cuộc Chiến-Tranh Việt-Nam. Từ đó, tên Việt-Cộng khát máu HCM đã được tô vẽ, đánh bóng thành một vị lãnh tụ đức độ anh minh.
Chính tên sát nhân này và đảng Cộng-Sản Việt-Nam đã giết oan không biết bao nhiêu đồng bào vô tội của tôi trong suốt thời gian ba mươi năm chiến tranh. Nằm trong số hàng trăm ngàn nạn nhân bị giết, tù đầy, thủ tiêu, cha tôi và chú tôi cũng bị chặt đầu trôi sông trong thời gian đó. Nếu chế độ Cộng-Sản là tốt đẹp, thì đã không có một triệu dân miền Bắc di cư vào Nam sau Hiệp-Định Geneve năm 1954, và sẽ chẳng có những cuộc vượt biên bi thảm của hàng triệu thuyền nhân trên biển bỏ quê hương sau khi Miền Nam rơi vào tay Cộng-Sản năm 1975. Thầy chỉ mới thấy hình bé gái Kim Phúc trần truồng, vừa khóc vừa chạy, thân mình phỏng cháy vì bom Napalm của quân Đồng-Minh đánh lầm vào nhà dân, mà thầy đã thấy xót xa, cho rằng quân Đồng-Minh tàn ác.
Nếu thầy ở vào vị trí của tôi, không hiểu thầy sẽ nghĩ sao? Ngày 18 tháng Tư năm 1974, sau khi tái chiếm Căn Cứ Hỏa-Lực 711, Pleiku, tôi đã tận mắt chứng kiến một cảnh dã man chưa từng thấy. Trong một căn hầm trú ẩn đầy ruồi nhặng, trên chiếc giường tre là cái xác trần truồng của một người vợ lính. Chị bị Việt-Cộng lột hết quần áo, bị hãm hiếp, rồi bị đâm chết bởi nhiều nhát lưỡi lê, ruột gan lòi lòng thòng. Trên nền đất, máu đọng thành vũng. Trong góc hầm là xác đứa con trai hai tuổi của nạn nhân. Cháu bé bị trói hai tay, hai chân bằng dây dù và cũng bị hàng chục nhát lưỡi lê đâm vào bụng, vào ngực. Hai người này vừa theo chuyến xe tiếp tế của đơn vị lên thăm chồng và cha của họ được vài ngày. Họ đã không kịp chạy khi Việt-Cộng tràn ngập căn cứ trưa 15 tháng Tư năm 1974.
Câu chuyện vừa tới đây thì hết giờ giải lao, học trò trở lại lớp. Ông giáo vỗ vai tôi, - Ông cứ ngồi đây, ta sẽ tiếp tục.
Rồi ông lớn tiếng cho phép lớp nghỉ sớm, để học trò có thời gian chuẩn bị bài thi viết. Chờ cho người học trò sau cùng ra khỏi cửa, thầy Dan nói nhỏ với tôi,
- Ông hãy tiếp tục câu chuyện của một nhân chứng sống. Tôi mong được nghe thêm. Tôi không ngần ngại, tiếp lời,
- Cám ơn giáo sư. Tôi chỉ nói những gì thấy tận mắt, nghe tận tai, và những gì xảy ra cho chính bản thân và gia đình tôi để thầy có một nhận định chính xác về cuộc chiến tranh Việt-Nam đã ảnh hưởng như thế nào đối với người dân Việt. Tôi tâm sự với thầy Dan rằng, tôi là một học trò tốt nghiệp trung học vào đúng thời điểm đất nước lâm nguy nên tôi đã tình nguyện vào quân ngũ để cứu nước. Tôi tóm lược cuộc đời chinh chiến của mình cho ông giáo nghe. Tôi thấy thầy Dan đặc biệt lưu tâm tới những chiến dịch xảy ra trên Tây-Nguyên, và ông có vẻ rất quen thuộc với những địa danh Ban-Mê-Thuột, Pleiku, Plei-Me, Đức-Cơ, Kontum. Nghe tôi nói ở Tây-Nguyên chiến trận, chết chóc xảy ra hàng ngày, ông vội hỏi,
“Mỗi lần ra trận, ông có sợ không?” Tôi cứ tình thực trả lời,
Sợ chứ! Vào chỗ chết, ai mà không sợ? Nhưng tinh thần trách nhiệm đã làm cho tôi quên cái sợ.Thấy ông giáo sư có vẻ muốn nghe truyện chiến trường, muốn hiểu tâm tư người đi trận ra sao, tôi đã không ngần ngại thuật lại hoàn cảnh của tôi trong trận Dak-Tô năm 1969. Cuối trận này tôi đã phải mở khói đỏ yêu cầu máy bay đánh ngay trên đầu mình để cùng chết với quân thù. Vào giờ phút tuyệt vọng nhứt của trận đánh đó, tôi đã nghĩ gì, tôi cũng thổ lộ cho ông giáo biết.
Ông giáo sư đã từng nghe nói tới cái tên “Đường Mòn HCM” nhưng chưa bao giờ ông ngờ rằng đó là cả một hệ thống đường giao thông chằng chịt che dấu dưới rừng già dọc Trường-Sơn. Tôi đã chia sẻ với ông những cảm giác hồi hộp, căng thẳng của người có cái kinh nghiệm đi toán Viễn-Thám săn tin dọc biên giới Việt-Miên-Lào từ Khâm-Đức tới Bu-Prang vào những năm 1972-1973.
Ông cũng rất hứng thú khi nghe tôi thuyết trình về kỹ thuật bắn xe tank mà Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đã áp dụng trong trận Xuân-Lộc tháng Tư năm 1975. Trận Xuân-Lộc này ông có nghe qua, nhưng ông không ngờ, một trong những cấp chỉ huy trực tiếp của trận đánh lừng lẫy ấy đang ngồi trước mặt ông. Tôi không quên nói tới những lần dừng quân bên xóm làng quê nghèo nàn, nhận những bát nước chè xanh, những củ khoai luộc của đồng bào tôi đem ra mời mọc. Tình quân dân cá nước ấy đã là những liều thuốc bổ giúp tinh thần chúng tôi mạnh mẽ hơn khi đối mặt với quân thù.Tôi thuật lại cho thầy nghe, trong tình thế hoàn toàn tuyệt vọng, chúng tôi đã chiến đấu kiên cường như thế nào.
Và sau khi biết rằng chỉ trong vòng một tháng cuối cùng, chín mươi phần trăm của quân số hơn năm trăm người thuộc Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đã chết vì tổ quốc, thì ông giáo đã giơ hai tay lên trời, lắc đầu thốt ra hai tiếng,
“Trời ơi!”
Thầy Dan cũng muốn tìm hiểu xem, sau khi mất nước thì số phận của tôi và gần một triệu quân nhân, công chức chính quyền Việt-Nam Cộng-Hòa ra sao. Ông đã trố mắt ngạc nhiên khi biết ra rằng, từ sau tháng Tư năm 1975, khắp đất nước tôi, “Trại Cải Tạo” đã mọc lên như nấm. Cái tên “Re-Education Camp” mà ông đã nghe qua, trên thực tế chỉ là những trại tù khổ sai. Những “học viên” trong các trại đó sống không khác gì những con vật, quằn quại với cái đói. Họ bị ép buộc làm việc tới kiệt lực. Tinh thần bị khủng bố, căng thẳng liên miên bởi những buổi ngồi đồng học tập, phê bình, bầu bán. Tôi thú thật với ông giáo rằng, trong thời gian đó, tôi chỉ nghĩ tới tự do; làm sao để tìm lại được tự do, dù có chết cũng cam lòng. Ông giáo đã tỏ ra say mê theo dõi truyện hai lần tôi trốn trại thất bại, cùng những cực hình mà tôi phải gánh chịu. Tôi cũng không ngần ngại thuật lại hoàn cảnh của vợ tôi ngày đó, một nách bốn đứa con thơ dại, vất vả, tảo tần nuôi con, chờ chồng trong 13 năm tôi bị giam giữ, tù đầy.
Tôi cho ông giáo biết tôi là người sinh ra tại Miền Bắc Việt-Nam. Tháng 7 năm 1954 gia đình tôi đã cùng gần một triệu người khác di cư vào Nam để trốn lánh Cộng-Sản. Tôi cặn kẽ phân tích cho thầy rõ, sau Hiệp-Định Geneve năm đó, hai miền Nam, Bắc Việt-Nam đã thành hai quốc gia, độc lập và có chủ quyền, có biên giới. Chính HCM và đảng Cộng-Sản Việt-Nam đã chủ trương, phát động và điên rồ theo đuổi một cuộc chiến tranh tiến chiếm Miền Nam . Quân đội và nhân dân Việt-Nam Cộng-Hòa chỉ làm nhiệm vụ tự vệ. Quân Mỹ và Đồng-Minh vào Việt - Nam là để phụ giúp chúng tôi chống lại một cuộc xâm lược từ phương Bắc.
Chúng tôi thất trận không phải vì chúng tôi kém khả năng, thiếu tinh thần chiến đấu, mà vì người Mỹ đã phản bội, nửa đường rút quân, cắt viện trợ. Từ khi người Mỹ rút lui, chúng tôi bị bó chân bó tay, bụng đói mà vẫn phải chiến đấu. Trong khi đó, Miền Bắc lại tràn ngập lương thực, quân dụng, quân nhu, và vũ khí viện trợ từ khối Cộng. Thời gian khởi đầu chương trình Việt-Nam- Hóa chiến tranh, còn được cung ứng vũ khí, lương thực dồi dào, chúng tôi đã chứng tỏ khả năng có thể cáng đáng bất cứ nhiệm vụ nào của quân đội Đồng-Minh bàn giao lại.Để chứng minh điều này, tôi mở tờ copy từ quyển History của thư viện, trong đó có sơ đồ các cánh quân Việt-Nam Cộng-Hòa vượt biên tiến chiếm miền Bắc Cam-Bốt trong chiến dịch Bình Tây 1, 2, 3 cuối năm 1970 của Quân Đoàn II. Tôi chỉ cho ông cái dấu hiệu quân sự hình tam giác có chữ R ở giữa, cạnh trên có ba cọng râu, bên trái là con số 2,
- Đây! Thưa thầy, cuối năm 1970, tại vùng 2 Chiến Thuật, chúng tôi đã đánh đuổi quân Bắc Việt tới bờ đông của sông Mê-Kông trên đất Miên. Ngày đó tôi là người chỉ huy một đơn vị trực thuộc Liên-Đoàn 2 Biệt-Động-Quân. Tôi đã đánh chiếm thành phố Ba-Kev, và đóng quân tại nơi này một thời gian. Chúng tôi đã chứng tỏ rằng khả năng chiến đấu của chúng tôi đã hơn hẳn quân đội Bắc Việt. Nhưng những năm sau, viện trợ cắt giảm dần. Mặc dầu tinh thần của chúng tôi không suy giảm, nhưng chiến đấu trong cảnh thiếu thốn thường xuyên, chúng tôi vất vả lắm. Tôi xin đan cử ra đây một so sánh để thầy thấy rõ sự khác biệt.
Trước khi Mỹ rút, tháng 6 năm 1968, có một lần tôi đang dàn quân tiến chiếm một ngọn đồi thì Bộ Chỉ Huy Task Force South của Mỹ ở Đà -Lạt đã bắt tôi ngừng lại để chờ pháo binh và không quân yểm trợ. Tôi đã nhận được một phi tuần hai phi xuất F4C và sau đó là một hỏa tập tám trăm quả đạn đại bác 105 ly trên mục tiêu trước khi xung phong. Mục tiêu đó chỉ rộng bằng diện tích khuôn viên trường Shoreline C. C. này. Chỉ hơn một năm sau khi Mỹ rút, tháng 8 năm 1974, tiền đồn Plei-Me do tôi trấn giữ đã bị một lực lượng địch đông gấp chín lần vây hãm 34 ngày đêm. Plei-Me cũng chỉ rộng bằng trường Shoreline C.C. thôi. Vậy mà mỗi ngày chúng tôi đã hứng chịu từ một ngàn tới hai ngàn viên đạn pháo cối của địch. Để chống lại, ngoài hai khẩu 155 ly của quân bạn yểm trợ từ xa, tôi chỉ có hai khẩu đại bác 105 ly. Vì tình trạng khan hiếm, tôi chỉ được phép bắn theo cấp số đạn giới hạn là bốn viên cho mỗi khẩu súng một ngày. Chiến đấu trong tình trạng thiếu thốn như thế, chúng tôi vẫn chiến thắng. Thầy nghĩ sao về chuyện này?
Chúng tôi đã chiến đấu cho chính nghĩa như thế đấy, chúng tôi đã hy sinh như thế đấy, và chúng tôi đã bị bỏ rơi như thế đấy. Tôi cũng không hiểu vì sao người Mỹ phản chiến, trong đó có thầy, lại xuống đường tranh đấu, cổ vũ cho kẻ thù của chúng tôi, và ngược đãi chiến binh của chính nước Hoa-Kỳ? Thầy ơi! Sao thầy lại nỡ nhẫn tâm như thế! Thầy đã tiếp tay với kẻ thù, đâm sau lưng thân nhân và bạn bè đồng minh của thầy. Nhân dịp này, tôi cũng chuyển lại cho thầy nghe tâm sự của anh Bill, một bạn cựu quân nhân Mỹ trở về từ Việt-Nam năm 1973. Anh Bill hiện nay (2000) là Supervisor của hãng mà tôi đang làm việc. Đây là lời của anh ấy,
“Bạn có cảm thông nỗi đau đớn của chúng tôi ngày đó không? Hôm chúng tôi cặp bờ Everett , Washington, dân chúng Mỹ, kể cả những người thân, tiếp đón chúng tôi bằng cách dơ cao ngoắc ngoắc ngón tay giữa! Đi đâu chúng tôi cũng bị nhìn với đôi mắt khinh khi. Bao nhiêu ê chề nhục nhã đổ lên đầu người thua trận. Thua trận đâu phải lỗi của chúng tôi? Có bạn tôi đã buồn mà tự tử. Rồi tôi bị giải ngũ. Thời gian ấy kiếm được một việc làm là điều khó khăn trần ai. Hãng xưởng nào cũng không mặn mà với những hồ sơ xin việc của những cựu chiến binh. Cũng may, có người bạn học thời Mẫu Giáo đã giới thiệu tôi vào làm việc cho hãng này. Lương hướng thời ấy chỉ có 3 USD một giờ cũng đã khiến tôi mừng quá lắm rồi.”
Sau câu chuyện này, tôi chuyển sang phê bình cách giảng dạy của ông thầy, tôi nói thẳng với ông giáo sư rằng, bao năm nay ông đã bóp méo lịch sử của cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Việt-Nam, làm như thế ông đã phạm tội đối với lịch sử. Cách giảng dạy của ông đã gieo vào trí óc học trò những thành kiến sai lầm đối với Việt-Nam Cộng-Hòa, làm giảm giá trị sự trợ giúp của chính phủ và nhân dân Hoa-Kỳ đối với nước tôi.Cuối cùng, tôi hỏi ông giáo,
-Thầy còn nhớ, năm ngoái, có một cậu bé Việt-Nam, mặt mày sáng sủa, lông mày rậm, tóc hớt kiểu nhà binh theo học lớp Sử 274 này không?
- Nhớ chứ! Mỗi lớp chỉ có vài học trò Á Châu, dĩ nhiên là tôi nhớ!
- Cậu bé Việt-Nam đó chính là thằng con út của tôi! Năm ngoái, bài tiểu luận đầu của nó bị điểm KHÔNG (0) vì nó viết theo quan điểm của một người dân Miền Nam. Những bài sau nó phải đổi cách viết, để thầy cho điểm khá hơn. Tôi là cha nó; tôi là một trong những người chứng kiến, tham gia và trực tiếp gánh chịu hậu quả của cuộc chiến tranh vừa qua;tôi không thể làm như con tôi được. Tôi đã nói hết những đều cần nói với giáo sư, và tôi sẵn sàng chấp nhận hậu quả.
Ông thầy dạy Sử như bừng tỉnh cơn mơ,
- Tôi tin lời ông, vì chẳng có lý do gì để ông nói dối. Có điều là, từ đó tới nay, hơn hai mươi năm dài, kể từ ngày những gia đình Việt-Nam đầu tiên tới định cư ở Hoa-Kỳ, chưa ai nói cho tôi nghe những điều này. Có thể, người ta muốn quên đi quá khứ, hoặc là người ta không có can đảm nói ra. Tôi đã hiểu, và tôi phải cám ơn ông. Ông quả là một chiến binh thực thụ.
Nghe được những lời nói chân tình từ miệng ông giáo sư, lòng tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Trước mắt tôi, ông đã thành một người bạn đồng minh, ông đưa bàn tay hộ pháp ra cho tôi bắt,
“Thưa người chiến binh. Ông vừa lập một chiến công!”
Đêm ấy trên đường về nhà, lòng tôi rộn ràng như thuở nào giữa sân vận động Pleiku, sau chiến thắng Plei-Me, tôi đã đứng trước một đoàn hùng binh, quần áo hoa rừng, nhận những vòng hoa rực rỡ, tai nghe bản nhạc “Bài Ca Chiến Thắng” do ban quân nhạc Quân-Đoàn II hòa tấu.
Ngày chấm dứt mùa Fall năm 2000 ông thầy dạy Sử tươi cười trao cho tôi bản tổng kết cuối khóa, trên đó điểm trung bình (GPA) lớp History 274 của tôi ghi 4 chấm (4.00).
Cuối mùa Spring 2001 tôi dự lễ cấp văn bằng tốt nghiệp A. A. nơi vận động trường có mái che của Shoreline Community College. Khán đài đông nghẹt thân nhân. Vợ tôi và bốn đứa con tôi cũng có mặt ngày hôm ấy. Khi người điều hành gọi tên tôi lên bục để nhận văn bằng, cả hội trường đều ngạc nhiên vì thấy nơi hàng ghế giữa của khu giáo sư có tiếng ai gào lên như tiếng sấm, “Long! I’m proud of you!”
Đến lúc bà Hiệu Trưởng bắt tay tôi thì ông giáo Dan đứng dậy, bắc loa tay hướng về sân khấu, “My soldier! I’m loving you!”
Ông là một người cao lớn. Trong chiếc áo thụng đen, trông ông dềnh dàng như nhân vật chính trong phim “Người Dơi”.
Những người có mặt trong hội trường buổi ấy đều quay mặt nhìn về hướng ông giáo, ai cũng ngạc nhiên vì hành động phá lệ của một ông thầy xưa nay nổi tiếng là mô phạm. Thấy ông giáo Dan réo tên tôi ầm ầm, vợ con tôi và những khán giả ngồi trên khán đài cũng vỗ tay, reo hò, la hét theo. Hai năm sau, khi tốt nghiệp B.A. từ University of Washington, tôi về thăm và báo cho ông biết, ông vui lắm.
Từ đó cho tới khi tôi ngồi viết lại những giòng này (2011) hàng chục ngàn học trò đã tới, rồi giã từ Shoreline Community College. Và chắc chắn, hàng trăm lượt người trẻ tuổi đã đi qua lớp History 274. Mười một năm qua, tôi vẫn nhớ buổi tối năm nào, tôi với ông giáo sư dạy Sử đã ngồi tâm sự với nhau. Lời khen của ông, mà tôi quý như một tấm huy chương, vẫn còn văng vẳng,
“Thưa người chiến binh. Ông vừa lập một chiến công!”
Seattle tháng 7 năm 2011 Vương Mộng Long-K20
------------- mhth
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Apr/2012 lúc 8:15am
30 Tháng Tư, văn nghệ sĩ và
những hoài niệm đau thương
Cập nhật lúc 27-04-2012 23:35:16 (GMT+1)
http://news.data.vietinfo.eu/2012/04/27/171440/_thumb.jpg"> |
Hình ca sĩ Lệ Thu năm 1975 trên bìa một đĩa nhựa 45 vòng do hãng đĩa Việt Nam sản xuất. (Hình: Trần Quốc Bảo cung cấp) |
Chỉ còn vài
ngày nữa là đến 30 Tháng Tư lần thứ 37, mọi người chúng ta hầu như ai
cũng đều đau buồn khi nhắc đến những gì đã xảy ra ngày 30 Tháng Tư năm
1975, trang ca nhạc điện ảnh Thứ Sáu xin được gửi đến bạn đọc những tâm
tình của một số ca nghệ sĩ về những kỷ niệm mà họ đã chứng kiến trong
thời gian đó như thế nào.
Ca sĩ Lệ
Thu: “Ðó là thời gian hoảng loạn nhất trong cuộc đời tôi, cảm giác thất
vọng và đau xé cõi lòng khi nhìn thấy các anh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa
của mình cởi bỏ quân phục, vũ khí để chỉ mặc mỗi chiếc áo lót và quần
short chạy là không thể nào tôi quên được.
Ngày 30 Tháng Tư, tôi có mặt trong cơ
quan DAO chờ máy bay để đi nhưng thật tình lòng dạ mình ngổn ngang vì
nghĩ đến mẹ già đã mờ mắt sẽ không ai chăm sóc bà, trong khi tất cả con
cháu đều ra đi hết cả, thế là tôi đành phải quay về với mẹ. Cũng trong
ngày 30 Tháng Tư tôi đã khóc khi nhìn thấy chiến xa T54 của phía bên kia
chạy vào đường phố từ hướng Phan Thanh Giản.”
Nghệ sĩ Phượng Liên: “Khi
mà miền Nam Việt Nam sắp sửa mất thì lúc đó tôi đang ở Cần Thơ vì ông
xã tôi cũng đóng quân tại Cần Thơ, thời gian đó tôi không còn đi hát vì
tình hình chiến sự mỗi ngày một thay đổi theo chiều hướng xấu. Ðúng ngày
30 Tháng Tư, khi mà nghe được ông Dương Văn Minh kêu gọi buông súng thì
tôi thật sự hụt hẫng và tôi đã khóc khi biết được cuộc chiến đã chấm
dứt một cách tức tưởi.”
Nghệ sĩ Phượng Liên năm 1975. (Hình: Trần Quốc Bảo cung cấp)
Nhạc sĩ Nam Lộc: “Khổ
đau và cùng cực là hai chữ mà tôi muốn dùng để diễn tả sự ra đi, rời
khỏi Việt Nam của tôi, thật là một chuyến đi rất bất ngờ, tâm trạng của
tôi lúc đó bối rối, phức tạp vì gia đình còn kẹt lại Việt Nam. Tuần lễ
trước 30 Tháng Tư, lúc ấy tôi còn là phóng viên báo chí quân đoàn 3, nhờ
công việc này mà tôi hiểu được tình hình căng thẳng thế nào mỗi ngày,
một tuần trước đó tôi suýt phải đi công tác Long Thành và nếu tôi đi thì
chắc chắn tôi đã bị địch bắt.
Nhạc sĩ Nam Lộc trong những ngày đầu mới đến trại tị nạn đảo Guam. (Hình: Nam Lộc cung cấp)
Chuyến đi ra khỏi Việt Nam của tôi chỉ
là sự tình cờ, ngày 27 Tháng Tư, tôi được một người bạn đưa vào sân bay
Tân Sơn Nhất, lúc đó hầu như tất cả những ai vào phi trường cũng đều
phải có giấy tờ để được ra đi, tôi không phải là một trong những người
của họ, nhưng hình như định mệnh đưa đẩy, tôi loanh quanh, lòng vòng
trong phi trường đến giờ chót những người Mỹ đến nói với tôi rằng tôi
nên đi vì nếu không sẽ có pháo kích vào phi trường trong một vài giờ
đồng hồ sắp tới, thế là tôi lại nhờ một người bạn thân đưa tôi lên máy
bay mà không có bất cứ một tờ giấy nào trong người cả, tôi bay sang Wake
rồi đi tiếp sang Guam. Bây giờ sau 37 năm, thỉnh thoảng tôi vẫn có
những cơn ác mộng của ngày chạy loạn 30 Tháng Tư, nhất là khi tôi quá
mỏi mệt nằm xuống để tìm giấc ngủ thì ác mộng lại đến.”
Ca sĩ Ngọc Minh: “Tôi
hụt hẫng, mệt mỏi và hoàn toàn thất vọng khi ngày 30 Tháng Tư trờ đến,
tôi đã từng 'thủ' cho mình 20 viên thuốc độc, uống vào là mọi chuyện
'xong' ngay, nhưng rồi tôi đã không làm thế vì tôi còn cha mẹ tôi, gia
đình tôi, mỗi ngày tôi đã chứng kiến cảnh người ta ra đi, đồng thời cũng
chứng kiến luôn cảnh bà con vào 'hôi' của từ tòa đại sứ Mỹ, tôi đã
không chuẩn bị tinh thần ra đi trong ngày 30 Tháng Tư như người ta, và
hình như chẳng có gì để nói nhiều hơn những cảm giác sợ hãi, sợ như sợ
bóng đêm ma quái và lo vì không biết ngày mai mình có sống nổi với họ
hay không? Khi mà ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, kêu gọi binh sĩ
bỏ súng xuống, lúc đó tôi đã xách xe chạy ra đường, đi nhưng không biết
mình phải đi đâu. Và vừa đi mà nước mắt tôi cứ tuôn chảy không thể ngừng
được, bởi vì tôi hiểu một điều mình 'mất hết' từ đây!”
Ca sĩ Phương Hồng Quế: “Tuần
lễ trước ngày 30 Tháng Tư, tôi được bạn bè là những ông sĩ quan của các
binh chủng kêu sắp xếp đi nhưng vì ba má tôi không chịu đi nên tôi đành
phải ở lại, lúc đó là tôi đang ở Sài Gòn. Sáng 30 Tháng Tư tôi xách xe
chạy ra bến tàu (Bạch Ðằng) thì thấy xe của Elvis Phương, xe của Túy
Hồng, Lam Phương đậu ở đó, tôi đoán là mấy người đó chắc đang ở trên tàu
cả rồi, tôi đứng ở trên bờ nhìn xuống mà lòng xốn xang, không chịu nổi,
tôi đã khóc thật nhiều vì biết rằng mọi thứ đã mất hết. Khi trở về nhà,
tôi leo lên sân thượng nhìn xuống phố, thấy mấy anh lính VNCH của mình
cởi bỏ quân phục và vũ khí để chạy mà tôi đau lòng lắm, thiệt tình là cả
một bầu trời sụp đổ, nói tóm lại ngày đó không thể quên được.”
Ca sĩ Phương Hồng Quế chụp năm 1975. (Hình: Ca sĩ cung cấp)
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên: “Một
tuần trước đó tôi không nghĩ rằng tình hình biến động nhanh như vậy,
lúc ấy tôi đang làm việc cho đài kiểm soát không lưu trong phi trường
Tân Sơn Nhất, tôi còn nhớ cấp trên đã có lời hứa sẽ có một chuyến bay
riêng cho nhân viên và gia đình ra nước ngoài. Cái may mắn của tôi là
gia đình đã được đi trước nhờ chuyến xe bus của tòa đại sứ Mỹ đón khách
từ Hội Việt Mỹ. Ngày 30 Tháng Tư, tôi nhìn thấy những anh em binh lính
cởi bỏ quần áo trận và vũ khí đi vào các ngõ hẻm nhỏ mà lòng tôi buồn vô
hạn, lúc đó tôi chỉ còn ở lại một mình vì cả nhà đã đi hết rồi, giữa
lúc tình hình chiến sự căng thẳng, ông Dương Văn Minh kêu gọi buông súng
và tan hàng, thật sự lòng tôi chùng xuống khủng khiếp, bên cạnh đó là
nỗi sợ hãi, sợ đủ mọi thứ có thể xảy ra với mình bất cứ lúc nào, tóm lại
đó là một mất mát rất lớn mà cả đời này không bao giờ quên được. Bây
giờ sau 37 năm nhìn lại, tôi vẫn thấy đó là một sự kinh hoàng đã xảy ra
trong đời mình, và hiểu ra là tất cả mọi việc trên cõi đời này đều có
nguyên nhân của nó.”
Nhà báo Kỳ Phát: “Ngày
28 Tháng Tư tôi đến cao ốc tên Key On ở đường Hai Bà Trưng theo như sự
xếp đặt của một nhân viên tình báo Mỹ, dặn trước là tất cả các anh chị
em ca nghệ sĩ tập trung ở đó, anh ta sẽ có xe đến đón đi, bởi vậy tôi
nán ở lại đó từ sáng đến chiều mà vẫn 'bặt vô âm tín,' khi trời sụp tối
thì tôi nghĩ nhà mình cũng ở gần đó nên thôi chạy về nhà ngủ rồi có gì
sáng mai tới lại, không ngờ là 4 giờ sáng đêm đó có hai chiếc xe bus đến
đón và như vậy là tôi bị hụt một chuyến đi. Sang đến sáng ngày 30 Tháng
Tư, tôi và một người bạn nữa đi xuống cầu Khánh Hội (kho 5) để tìm
đường đi, thì thấy tàu Trường Xuân đậu ở đó và trên tàu đã có hàng ngàn
khách lố nhố rồi, lúc đó anh bạn đi cùng với tôi mới nói là để chạy về
rước cô bạn gái đi cùng, tôi nghĩ là không lâu nên đồng ý chờ, rồi trong
khi chờ đợi tôi leo lên cái cần cẩu để chuẩn bị leo qua tàu Trường
Xuân, đợi hoài hổng thấy anh bạn của tôi đâu hết, cuối cùng thì anh ta
dẫn cô bạn gái chạy tới thì khi đó chiếc tàu đã tách bến một khoảng xa,
tôi không thể leo qua được.
Nhà báo Kỳ Phát (trái) với ký giả Trường Kỳ năm 1975. (Hình: Kỳ Phát cung cấp)
Sau đó tụi này mướn ghe nhỏ chạy theo
để mong leo lên tàu nhưng mà đến khi ghe chạy sát của bên hông tàu thì
mới biết là thành tàu cao quá làm sao mình leo lên đây? Bởi vậy đành
phải chạy ghe lại vô bờ. Nhà tôi ở số 53 Hồng Thập Tự (góc Công Lý), trở
về nhà tôi buồn vô hạn, lúc đó Sài Gòn tràn ngập Việt Cộng vào rồi, tôi
leo lên sân thượng, lầu 4 của nhà tôi đứng ở trên cao ngó xuống đất và
thật sự là có ý định nhảy xuống tự tử vì tôi nghe đồn là Cộng Sản sẽ
giết hết những ca nghệ sĩ trước 75 còn kẹt lại! Bởi vậy nên hoảng sợ,
còn phần thì cũng chán nản vì mình đã 'hụt' đi 2 lần.”
Ca sĩ Băng Châu: “Ngày
30 Tháng Tư là một ngày đau buồn nhất đối với mọi người và tôi cũng
không ngoại lệ, lúc đó thật tình hoang mang, hoảng loạn vô cùng, hoang
mang vì không biết những người 'chủ mới' sẽ như thế nào đây? Và lo sợ là
liệu họ có tử tế với mọi người hay không? Bởi vì có rất nhiều tin đồn
như ‘Việt Cộng sẽ rút móng tay đàn bà con gái nào có sơn móng tay màu
sắc lòe loẹt,’ còn đối với giới ca nghệ sĩ như mình thì đồn là sẽ bị đàn
áp, bắt bớ nữa... Bởi vậy sợ lắm!”
Ca sĩ Băng Châu năm 1975. (Hình: Trần Quốc Bảo cung cấp)
Ca sĩ Thanh Mai: “Tuần
lễ trước ngày 30 Tháng Tư, tôi nghỉ hát vì tình hình bất ổn, tối ngày 29
tôi đứng nhìn qua phía bên cầu Bình Triệu, thấy phía bên đó lửa cháy đỏ
rực cả một góc trời, lúc đó ba tôi vẫn chưa về được với gia đình, vì
ông còn phải lo hoàn tất công việc của ông ở tiểu đoàn 4 quân cảnh, đóng
tại Cần Thơ, ngày 30 Tháng Tư tôi nghĩ rằng tất cả đã hết và chắc tôi
không còn cơ hội để đi hát nữa nên buồn quá tôi đi cắt mái tóc dài xuống
thành tóc ngang vai.”
Ca sĩ Thanh Mai năm 1975. (Hình: Ca sĩ cung cấp)
Nguồn: Đức Tuấn/ Nguoiviet
http://wwww.vietinfo.cz/tu-lieu/30-thang-tu-van-nghe-si-va-nhung-hoai-niem-dau-thuong-.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Apr/2012 lúc 7:07pm
VIẾT CHO NGƯỜI NẰM XUỐNGCố Đ/U .... N- T- Đ
ĐĐT Đại Đội 1- Tiểu Đoàn 2/7- SĐ5 -BB. KBC 4441. Đã anh dũng hy sinh trên chiến trường BÌNH LONG ngày 15 tháng 5 - 1972.
***
Hoa Hạ
Em muốn quên Anh mà không quên được vì mỗi lần hoa Phượng nở là Em lại nhớ mùa hè đỏ lửa 1972... Em
muốn viết đôi dòng về Anh mà không biết bắt đầu từ đâu bây giờ !! vì
đâu đâu cũng đầy kỹ niệm: Xứ Gò Công quê mình, trường Võ Bị Đà Lạt của anh, trường
CSYT của em... Em muốn ghi lại hết những gì Em đã nghĩ về Anh mà cũng
không biết phải ghi như thế nào!! Vì chuyện của Anh và em...không thể
ghi đôi dòng hay vài ba trang là đủ...!! Em muốn đốt cho Anh một ngọn
nến chúc mừng ngày Anh chào đời, như ngày xưa, nhưng Em chưa kịp thắp
lên cho Anh thì đã phải đốt cho Anh những nén hương tưởng niệm và những
giọt nước mắt chảy hoài không dứt....thì em làm sao quên đây !? Và năm
nay cũng thế, trước khi Em mừng sinh nhật lần thứ...67 của Anh, Em phải
đọc lại trong tim mình những dòng mà mãi mãi hoài hoài không bao giờ
quên được:
Vô cùng thương tiếc: Cố Đ/U........................
ĐĐT Đại Đội 1 - Tiểu Đoàn 2/7 Sư Đoàn 5 BB. KBC 4441....
Vâng, Anh đã xa Em mà đi từ mùa Hè năm ấy...nhưng mãi đến bây giờ em vẫn chưa quên.
Ngày
xưa tôi có một tình yêu đầu đời rất buồn nhưng rất đẹp, mà ngày xưa tôi đã
đánh mất nó hay mãi mãi bây giờ tình vẫn còn đó, với tôi !!?
CHO MỘT NGƯỜI NẰM XUỐNGNHẠC : TRỊNH CÔNG SƠNCA SĨ : THANH LAN
http://youtu.be/cDlmJQzedRE - http://youtu.be/cDlmJQzedRE ***Hoài Niệm ngày 15 tháng 5
Tháng Năm Hoa Phượng nở mà chàng đi mãi không về ...!!!
Em cúi xuống giọt buồn cho Anh đó, Khóc một lần, và chỉ một lần thôi Tình lỡ chia xa, mình cách ngăn rồi Anh nằm đó. Poncho buồn phủ kín Về với em sao lạnh lùng câm nín không hát ru bằng bài hát tuổi hồng Hay hoa dù rực nở giữa Bình Long Cho rào rạt niềm vui trên phiến lá Em cúi xuống một lần xin vuốt mặt Ngủ đi Anh trên đỉnh bình yên Để riêng em với bao nổi ưu phiền Và kỹ niệm tình đầu xin thắp sáng Làm lính miệt mài bỏ quên ngày tháng Dấu giày saut khắp nẻo chiến chinh mòn Về phép đôi lần rồi cách núi ngăn non Cho thương nhớ lệ mòn như giọt nến Em đợi em chờ sao anh lại đến Bằng lá Quốc Kỳ lịm kín đời Anh !!? Khăn sô buồn trên mái tóc em xanh Còn in dấu nụ hôn đầu trên đó ! Em cúi xuống áo Anh đầy máu đỏ Hôn trên môi giá lạnh một lần thôi !! Mãi mãi Anh ơi! Mình cách chia rồi Anh say ngủ trọn đời Em thao thức... __ Sài Gòn, tháng 5 năm 1972.Hoa-Hạ---- -------
( Trích trong "TÌNH KHÚC KINH KHA" - HOA HẠ - http://gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=7954 )
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Apr/2012 lúc 5:51pm
Trang đầu tiên của quyển sách “Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”
(ảnh: Băng Huyền/Viễn Đông)
Một trong số 900 trang sách của quyển “Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”
(ảnh: Băng Huyền/Viễn Đông)
Tượng Đài Thuyền Nhân ở Westminster, nơi có các bia đá tưởng niệm các
thuyền nhân, bộ nhân bỏ mình trên đường tìm tự do - (ảnh: Nguyễn Văn
Liêm/Viễn Đông)__ ____ Link nguồn : http://www.viendongdaily.com/luoc-su-quan-luc-viet-nam-cong-hoa-mot-quan-doi-co-chinh-nghia-co-qsCKNqMQ.htmlvàhttp://www.viendongdaily.com/ 37-nam-van-nho-ve-sai-gon-khong-quen-nhung-hy-sinh-yvM7KUjh.html
------------- mk
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 01/May/2012 lúc 7:56pm
http://www.caulacbotinhnghesi.net/index.php?option=com_content&view=article&id=1013:tinh-nguoi-luu-vong&catid=86:sang-tac-moi&Itemid=335 - Tình Người Lưu Vong <<<<
Nhạc và lời : Đỗ Duy Thuỵ
Trình Bày : Quỳnh Lan
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/May/2012 lúc 10:38pm
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 & Tôi
(Hoa Hạ)
Sáng
hôm đó em đang ở phòng mỗ. Khi Anh Gíám Học hốt hoảng, đẩy cửa Phòng Mỗ
vào tay cầm theo cái Radio...tất cả yên lặng nghe và tất cả..ngơ ngác.!
Cứ như trên trời rơi xuống !! Chấm dứt rồi.sao?..hết chiến tranh rồi
à?? em ngồi trên băng đá , đầu óc trống rỗng...đặc cứng như một khối sắt
vô tri...văng vẳng tiếng hát của ai phát ra từ chiếc radio nghe thật
buồn bài con thuyền Không Bến : " Đêm nay thu sang cùng heo may
.........trong đêm bao la thuyền mơ bến nơi đâu ?? "
Bổng hai toán học trò của em nhốn nháo lên..."Cô ơi ! Mấy cô mấy anh chị ở trường đi hết rồi Cô...Cô đi không?
- Đi đâu??
- Đi về quê, cô Nguyệt cô Yến cô Loan...mấy cô về nhà hết rồi.
Em
hốt hoảng nhảy xuống đất nhìn ra sân..từng tốp từng tốp người...các học
trò của trường, bốn khoá ...họ bỏ trường về nhà...Họ mặc đồ thường chứ
không yểu điệu tha thướt trong những chiếc áo dài nữa...Em đi như chạy
về Trường...nội trú vắng hoe..đi đâu bây giờ !! Ba dặn là đừng đi lung
tung mà..nhưng ở lại với ai??? muốn khóc quá.!! Thay vội bộ thường phục(
cũng là cái quần tây và chiếc áo chemise, em làm gì có quần đen áo bà
ba mà mặc !! ) lấy vội tiền bạc và một ít giấy tờ em ra bến xe...nhưng
!!
Làm sao đi đây? Toàn bộ bến xe đông nghẹt những người và
người. Họ tranh nhau lên xe, tranh nhau trèo cả lên mui của những chiếc
xe lame đi ra Phà Hậu Giang. Phà không chạy. Muốn đi phải qua sông Hậu.
Sông Hậu lớn thế kia mà đi bằng những chiếc ghe nhỏ tròng trành thế
nầy? Không được. Em sợ lắm, vừa đi vừa khóc thút thít em quay về trường
(đi bộ) lên đến phòng đóng cửa chặt lại..
........
Ba đi về rồi !
Em ngồi yên, bất động trông theo dáng Ba, cái lưng
hơi tôm của Ba hình như còng xuống nhiều hơn ngày thường. Trông Ba buồn
quá. Như già đi hơn chục tuổi !! Ba dặn em cứ ở yên đây đi, mà con cũng
không nên về quê, Ba nghĩ con ở đây có lợi cho con hơn...Tuy không hiểu
nhưng nhìn mặt Ba em như cảm thấy có điều gì nghiêm trọng lắm..Em lo
lắng hỏi Ba :
Ba. Rồi... Ba có làm sao không ba? Ba chỉ lắc đầu
không nói...Và em cũng đâu có ngờ đó là lần sau cùng em gặp Ba để
rồi...hơn 7, 8 năm sau Em mới lại thấy Ba lần nữa !!
XXXX
Hôm ấy là hôm nào? Em không nhớ là buổi chiều của ngày nào nhưng , hình như chưa đến ngày giỗ Anh.
Sau
khi Ba về rồi em nghe lời Ba đốt hết thư từ của gia đình, bạn bè thân
sơ..đốt cả thư anh !! . Hộp thư gần trăm lá thân yêu của em.! Ôi đau
lòng quá !! Quãng đời đẹp nhất của em có anh ..từ từ biến thành tro
bụi..nhưng em chựng lại, không nỡ đốt ba tấm hình của anh..Trong hình
anh nhìn em cười tươi quá, làm sao em nỡ đốt cháy niềm vui của mình đây ?
Còn bốn cái alpha đỏ của bốn năm Võ bị nữa ? Mầu đỏ mới kiêu hùng làm
sao...? em lặng đi một lúc...lấy miếng ngói bể đào một lổ đất nhỏ , em
gom hết tro tàn của những lá thư chôn xuống đất, sát gốc cây Phượng của
trường Cán sự... Bỏ luôn bốn cái alpha xuống , nhưng rồi em nghĩ : mảnh
nhung đỏ sẽ tan, nhưng cái dấu alpha bằng kim loại không tan vào lòng
đất ! Em lại..lấy lên..phủi bụi và đem trở về phòng...
....
Cuộc chiến ở Việt Nam đối với Em đã chấm dứt ở An Lộc . Từ đó, Em không
dám đụng đến cái Radio, không còn hồi hộp theo dõi tình hình chiến sự vì
đâu còn có anh làm chinh phu cho em là chinh phụ ngóng trông !! ... Vì
hồi đó vừa khóc vừa học bài, thi cuối năm thứ 2 với những môn thi dồn
dập. Năm thứ ba với những trại thực tập "nặng ký ", với kỳ thi ra
trường. Còn thời giờ đâu mà nghĩ ngợi đến chiến tranh? Và Vùng bốn chiến
thuật thật an lành. Chiến tranh chỉ có trong những bài nhạc, trong
những quán cà phê và Chiến tranh đối với em chỉ còn là thơ của Chinh phụ
ngâm khúc :
Chinh phụ ngâm diễn Nôm I Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Xanh kia thăm thẳm tầng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
.....
Quân đưa chàng ruổi lên đường Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng? Tiếng địch trổi nghe chừng đồng vọng Hàng cờ bay trong bóng phất phơ Dấu chàng theo lớp mây đưa Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp lại về buồng cũ gối chăn Ðoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một mầu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Em đã lên đến cao điểm của nỗi sầu tử biệt nên đối với em còn nỗi buồn
nào hơn thế nữa? Và bây giờ biết có ai không, cũng như em sẽ phải nát
lòng trước cảnh tử biệt sanh ly nầy? Chung quanh em những gương mặt chìm
một nửa sau vành nón lá, Em cũng vậy. Cúi mặt vẽ vu vơ trên cát mà chờ
đợi. Lần đầu tiên trong đời em có mặt trong một cuộc mít tinh để nghe
xét tội một người mà đối với một bên là ác ôn, là có nợ máu với nhân
dân, và đối với một bên là một vị anh hùng, đã anh dũng chiến đấu đến
viên đạn cuối cùng cho quê hương cho mầu cờ, sắc áo.
Với em ,
người ấy như thế nào? Không có nợ nần gì với em cả. Em không hề biết
ông, và cũng như nhiều người hiện có mặt trong đây đều không hề biết đến
ông.. Họ cũng như em theo lệnh "Tất cả trường của Trung Tâm Y Tế, từ
thầy cô đến các học trò đều có mặt tham dự. "
-Ổng kìa Ph.!! trời ơi còn trẻ quá ..
- Nghe nói là Tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện - không chịu buông súng đầu hàng nên bị bắt...
Em nhìn ra cổng..Trước mắt em là Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương Thiện Hồ Ngọc Cẩn .
Khoảng cách tuy xa nhưng cũng đủ để thấy Ông đang bình thản đi vào.
Trước mặt em là một vị Đại Tá không giày saut áo trận, bình dị trong bộ
áo bà ba đen ung dung đi giữa nghi thức áp giải mà như đi trong tiếng
nhạc quân hành. Có lẽ tuổi khoảng chừng trên dưới bốn mươi, người vừa
tầm, gọn gàng, nước da hơi xanh, cái xanh của thiếu nắng. Đầu trần không
nón sắt thấy rõ mái tóc cắt cao như sẳn sàng hứng hết mọi tai ương của
định mệnh. Một định mệnh dành cho người thất thế, sa cơ. Vừa đi ông vừa
đảo mắt nhìn quanh, hình như hơi mĩm cười rồi tiến sâu vào trong khán
đài, một vị trí cuối cùng của một đời ngang dọc.
Em lẩn thẩn tự
hỏi : Không biết Ông xuất thân từ trường nào? quê Ông ở đâu mà bây giờ
dừng lại ở đây? Em lại nhớ đến cái chết của Anh. Anh đã đổ ra hết đến
giọt máu cuối cùng, rồi nằm xuống, lính chôn anh trước cổng tiểu khu
Bình Long ... rồi tất cả đều bị san bằng dưới cơn mưa pháo. Đời trai như
chiến sĩ Kinh Kha một lần qua sông Dịch, nhưng mỗi người sang sông
bằng một cách khác nhau, và Không biết "VỢ ÔNG" - em muốn gọi bằng hai
tiếng thân thương "vợ ông" chứ không muốn gọi bằng chức vụ -. Vâng, chỉ
có vợ ông bây giờ chắc đứt ruột từng cơn !! Em đưa mắt nhìn quanh cố
tìm, nhưng không thấy người đàn bà nào đang khóc như em nghĩ. Dưới gốc
sân vận động, phía ngoài vòng rào lại là một cây Phượng vĩ đang nở bông
đỏ thắm, trên cây có vài đứa trẻ hiếu kỳ leo lên nhìn vào ...
Cuộc
xét xử đã bắt đầu, nhưng em không nghe được gì cả, em ở xa khán đài lắm
nên không trông thấy Ông nữa. Và em bỗng nhớ bài Thơ "NHỚ RỪNG" của Thế
Lữ
Thế Lữ
Nhớ Rừng
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú)
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi. Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. ...... ......
Và Cuối cùng,điều gì phải đến cũng đã đến....
** Một tràng đạn nổ dòn chát chúa vang lên như tiếng sấm ...
Và mưa..!!. Mưa của trời đất, mưa trong lòng người thân và mưa của cây phượng cuối sân vận động vào một sáng sang Thu
Hoa Hạ
( Trích trong "TÌNH KHÚC KINH KHA" - HOA HẠ - http://gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=7954 )
___ _______ __________
Đại Tá
Hồ Ngọc Cẩn
http://tudodanchu.wordpress.com/2009/04/02/d%e1%ba%a1i-ta-h%e1%bb%93-ng%e1%bb%8dc-c%e1%ba%a9n-anh-hung-v%e1%bb%8b-qu%e1%bb%91c-vong-than/ - Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Ho_ngoc_can.jpg">
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Ho_ngoc_can.jpg">
Chân dung Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn
Hồ Ngọc Cẩn ( http://vi.wikipedia.org/wiki/24_th%C3%A1ng_3 - 24 tháng 3 năm http://vi.wikipedia.org/wiki/1938 - 1938 - http://vi.wikipedia.org/wiki/14_th%C3%A1ng_8 - 14 tháng 8 năm http://vi.wikipedia.org/wiki/1975 - 1975 ) là một sĩ quan trong http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_l%E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a - Quân lực Việt Nam Cộng Hòa . Ông giữ nhiều chức vụ tác chiến trong binh chủng http://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%87t_%C4%91%E1%BB%99ng_qu%C3%A2n - Biệt Động Quân trong giai đoạn đầu đường binh nghiệp, rồi được biệt phái sang các Sư đoàn 21 và Sư đoàn 9 http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_binh - bộ binh . Chức vụ cuối cùng lúc bị bắt là http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_t%C3%A1 - đại tá tỉnh trưởng tỉnh http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_Thi%E1%BB%87n - Ch http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_Thi%E1%BB%87n - http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_Thi%E1%BB%87n - ương Thiện (tỉnh lị là http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8B_Thanh - Vị Thanh nay là tỉnh lị tỉnh http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu_Giang - Hậu Giang ). Sau khi lệnh từ http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A0i_G%C3%B2n - Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu để cuối cùng đối phương vây bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày http://vi.wikipedia.org/wiki/14_th%C3%A1ng_8 - 14 tháng 8 năm http://vi.wikipedia.org/wiki/1975 - 1975 .
Trận chiến cuối cùng
Sau khi lệnh từ http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A0i_G%C3%B2n - Sài Gòn
kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu. Các đơn vị Cộng Sản Bắc Việt
tiến chiếm vào tiểu khu Chương Thiện, thì gặp sức kháng cự, chết rất
nhiều. Cuối cùng ông bị bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7n_Th%C6%A1 - Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm http://vi.wikipedia.org/wiki/1975 - 1975 . Trước lúc bị hành hình, những người xử ông hỏi ông có nhận tội vừa nêu ra không thì ông trả lời như sau:
"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các
anh kết án tôi. Tôi cũng không hạ nhục các anh như các anh bôi lọ tôi.
Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự
do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Các Anh Không ai có quyền
kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là
ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Không cần phải bịt mắt." và hô
to " Đả đảo cộng sản. Việt Nam Cộng Hòa muôn năm".
Cuộc xử Hồ Ngọc Cẩn do hai nhân chứng thuật lại. Một là Trung tá Bùi Văn Địch (hiện sống ở http://vi.wikipedia.org/wiki/Berlin - Berlin , http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A9c - Đức ); hai là phu nhân của Trung tá bác sĩ Jean Marc Bodoret, nhũ danh Vũ Thị Quỳnh Chi (hiện sống ở http://vi.wikipedia.org/wiki/Marseille - Marseille ),
em ruột của cựu Thiếu sinh quân Vũ Tiến Quang.
Vũ Tiến Quang là người
nạp đạn cho Đại Tá Cẩn sử dụng khẩu đại liên 30, bắn đến viên đạn cuối cùng
trong công sự chiến đấu tiểu khu Chương Thiện.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ng%E1%BB%8Dc_C%E1%BA%A9n_%28%C4%91%E1%BA%A1i_t%C3%A1%29)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/May/2012 lúc 6:35pm
Ngôi
Sao Đơn
( Ngày Cuối Thê Lương )
Nghĩa SQ/VNCH , C/N 2012/03/23
Giới thiệu :
Tháng
08/1999 , tôi dọn nhà đến một căn phòng mới mướn . Trên ngăn kệ cao của
closet , người mướn trước để sót lại một xấp « hồi ký » dầy 27
trang viết tay .
Đêm đầu
tiên ở phòng trọ mới , tôi đọc đoạn « hồi ký » bi hùng đó với
nỗi niềm thương cảm không tả xiết : Thương cảm cho một danh tướng trong
bước đường cùng của vận nước đen tối ; thương cảm cho phu nhân và 2 người
con của Tướng tuẫn tiết và thương cảm vị sĩ quan trẻ , có lẽ là Chánh Văn
Phòng của vị tướng anh hùng , tức tác giả của đoạn « hồi ký »
nầy .
Tháng
04/1999 , tôi đọc được bài viết của bà Lê Văn Hưng ( Phạm Thị Kim
Hoàng ) có nhắc đến vị sĩ quan tên Nghĩa ở kề cận với Tướng Hưng đến giây
phút chót , chắc đó là ông Nghĩa đã viết đoạn hồi ký mà tôi may mắn có được .
Gần cuối
năm 1999 , tôi đọc truyện dài Nửa Sơn Hà của nữ văn sĩ Kathy Trần có đoạn
viết về Tướng Nam , Tướng Hưng , tác giả chú thích là lấy tài liệu từ
Phạm Trung Nghĩa . Nghĩa nầy chắc là Nghĩa khác . Tôi không truy tìm
được tông tích tác giả của xấp tài liệu nầy để ngỏ ý xin phép được phổ biến .
Tôi nghĩ đây là tài liệu quý hiếm để người viết sử đối chiếu với các tài liệu
khác , nên tôi tự ý cho phổ biến trước và sẽ xin phép sau , khi nào
biết được tác giả . Mong ông Nghĩa hoặc người em của ông Nghĩa có đọc được
thì hãy liên lạc với tôi ( qua nhà báo ) .
Hồi ký
hay ký ức là những bài viết kể lại sự kiện đã qua theo trí nhớ , theo chủ
quan của người viết . Do vậy , nhiều người cùng chứng kiến chung một
sự kiện mà khi kể lại , từng câu chuyện của từng người đem đối chiếu thấy
không giống nhau 100 . Người viết sử muốn được trung thực thường hay tìm
đọc những tài liệu từ các hồi ký , nhứt là hồi ký của những người viết không
nhằm mục đích riêng tư nào , để chọn lựa lấy những chi tiết đáng tin cậy ,
thuyết phục được người đọc mà dựng lại lịch sử . Đọc đoạn hồi ký ngắn của
ông Nghĩa , tôi nghĩ đây là người viết hồi ký không có dụng tâm gì cả ,
đáng tin cậy là trung thực trong tầm nhìn , trong giới hạn hiểu biết của
ông , cạnh vị Tướng anh hùng của Quân Lực VNCH , người đã quyết định
can đảm vào phút chót cuộc đời quân nhân của mình « Tướng chết theo thành » .
Trân trọng
giới thiệu cùng độc giả đoạn hồi ký đặc biệt nầy .
Nguyễn
Phước Đáng , San Jose 2000/03
Lời tác giả gởi người em : « ... Anh cố gắng nhớ và ghi
lại những gì xảy ra vào những ngày hấp hối của Quân Đoàn IV và cái chết bi hùng
của Tướng Lê Văn Hưng . Không là văn sĩ , anh cũng không làm khung trước ,
nhớ gì viết nấy . Anh mong những vị chỉ huy trực tiếp của Tướng Hưng ,
những người đã từng trù dập , bôi bẩn vị danh tướng khi ông còn tử thủ ở
An Lộc địa . Anh muốn
nói tới Tổng Thống Thiệu , Tướng 3 sao Nguyễn Văn Minh hiện còn sống tại
Mỹ . Nếu quý vị còn sĩ khí của một vị tướng lãnh , hãy viết lên sự
thật , để tỏ lòng sám hối , về những ngày tháng Hè 72 An Lộc – Bình
Long .
« ... Nếu có thể , em liên lạc với Thiếu Tá
Phương , Trung Uý Phúc , đi diện HO , hiện sống tại Mỹ để biết thêm
chi tiết về Tướng Hưng trong thời gian ông ở Sư Đoàn 5 BB mà anh không biết ...
» .
Lúc đó khoảng 2030 giờ
ngày 30/04/1975 . Bộ quân phục nghiêm chỉnh vẫn còn trên người Chuẩn Tướng
và tôi . Bên trong phòng ngủ Chuẩn Tướng , ngay sát đầu cầu thang trên
lầu , sau nụ hôn vĩnh biệt của phu nhân vừa kịp đặt trên má chồng , ông
Tướng đã vội vã đẩy bà ra phía ngoài và đóng nhanh cánh cửa . Lúc quay người
lại , thấy tôi còn đứng lại trong phòng , giọng ông thảng thốt :
Vừa nói ông vừa nắm lấy
tay tôi lôi về phía cửa . Tôi bệu bạo :
- Tôi ở lại cùng Thiếu Tướng ! ?
... ( * )
Sự dứt khoát của nghiêm
lệnh hằng ngày trong giây phút xúc động mãnh liệt làm giọng Chuẩn Tướng lạc đi .
Cái níu đẩy tôi ra ngoài , sự cọ xát ngắn ngủi đầy bi thương ấy khiến tôi
có cảm giác mình như là thỏi sắt đang bị rút ra khỏi cục nam châm .
Ôi ! Cái chết hoàn toàn được sắp đặt trước , lần đầu tiên trong đời tôi
mới chứng kiến . Tôi chợt oà khóc !
Đứng bên ngoài , tôi
và phu nhân tai còn vọng nghe tiếng rít cài then khô khốc từ bên trong .
Bất giác , tôi và bà Tướng mọp người xuống nền gạch , cố đưa mắt nhìn
vào khe hở dưới cửa . Mọi sự diễn ra không đầy 1 phút sau đó . Một
tiếng nổ chát chúa vang lên bên trong cánh cửa . Tôi hoảng hốt ngưng khóc ,
đứng bật dậy . Với tiếng nổ đó , tôi đau đớn nhận rõ chắc chắn chuyện
gì đã xảy ra rồi ! Trong phòng không còn tiếng động nào . Tôi đưa tay
thử lay động cánh cửa . Vô hiệu ! Tôi lùi lại nhìn xuống phía chân
cầu thang kêu lớn khi thấy có 3-4 cái đầu đang nhớn nhác nhìn lên ( hình
như có cả Thiếu Tá Phương ) :
- Kiếm một con dao ... cạy cửa
mau ...
Người
tài xế tên Giêng cầm con dao to , nhọn , chạy nhanh lên và đích thân nạy
cánh cửa bật ra . Mọi người cùng ùa vào phòng . Tôi bàng hoàng khóc
ngất . Tất cả cũng khóc và chạy đến chỗ giường ngủ của Chuẩn Tướng . Ông
đang ngữa người , nửa thân trên nằm trên tấm nệm trải drap trắng , 2
cánh tay buông ngang , khuy cổ và ngực áo bung ra , màu máu tươi nhuộm
thắm phần ngực trái chiếc áo thun trắng bên trong . Cả phần chân Chuẩn
Tướng buông thỏng bên ngoài , 2 gót giày chấm đất . Có lẽ Chuẩn Tướng
đã ngồi cạnh thành giường , 1 tay cổi 2 khuy áo trên , tay kia đưa
nòng colt 45 ấn vào chỗ trái tim ...
Chúng tôi đặt Chuẩn Tướng
ngay ngắn lại trên giường , gương mặt ông xanh tái , lấm tấm mồ
hôi , miệng há , đôi mắt chưa khép , biểu lộ sự đau đớn cực độ .
Vừa đặt đầu ông lên gối , bà Tướng vuốt mắt cho chồng ... Chuẩn Tướng
đã yên nghỉ ! Viên đạn oan nghiệt đã xuyên thật chính xác quả tim người
anh hùng .
Đứa con đầu lòng ,
Lê Uy Hải , lúc đó vừa tròn 6 tuổi , đã nhặt được đầu đạn đưa cho mọi
người xem , rồi mím môi khép 5 ngón tay giữ chặt « kỷ vật » .
Nhìn cử chỉ ấy , tôi nghĩ tuổi thơ ngây dại của cháu đã trôi qua mất kể từ
buổi tối hôm nay rồi . Khoảng một tiếng đồng hồ trước đó hai anh em
( em gái 3 tuổi ) còn đùa giỡn trên tấm nệm cao su đặt dưới nền gạch cạnh
phòng cha , hai đứa bé không hề hay biết lát nữa đây vành khăn tang trắng
sẽ phủ lên tuổi ấu thơ hồn nhiên của mình .
... Quả thật tôi chỉ biết
rõ quãng đời của Chuẩn Tướng vào thời điểm Cần Thơ , thủ phủ Miền Tây ,
thật sự đã vô chủ . Cần Thơ gần như chỉ bước vào cuộc trong đêm
29/04 . Mười giờ đêm , lúc tôi đang mơ màng , điện thoại từ TOC /
Quân Đoàn gọi sang trình Chuẩn Tướng diễn tiến tình hình : Các trực thăng
từ Quân Đoàn 3 , từ Sài Gòn ... bay lẻ loi về miền Tây đáp bất kỳ nơi
nào đáp được ... Tôi thức luôn tới sáng vì điện thoại gọi đến liên tục .
12 giờ khuya , nghe có tiếng xôn
xao ồn ào ngoài cổng dinh , tôi bước ra và nhìn thấy hàng dòng người cuồn cuộn
tuôn trên đại lộ phía bên kia công viên . Cuộc diễu hành náo loạn như đang
giữa ban ngày . Tôi kinh ngạc hỏi người lính gác cổng mới biết đó là đoàn
người kéo nhau ra bến Ninh Kiều để lên tàu Hải Quân ... ra đi . Tôi
ngỡ ngàng tự nhủ : « Như vậy là Phó Đề Đốc Thăng tự động dẫn đoàn tàu
của ông di tản ư ? » ( Các lực lượng Không Quân , Hải
Quân , lực lượng Đặc Chủng ở miền Tây đều nằm trong hệ thống điều động của
BTL / Quân Đoàn IV ) . Trong làn sóng người lục tục kéo đi , bất
chợt tôi nhìn thấy xe của Chuẩn Tướng Chương Dzềnh Quây , Tham Mưu Trưởng
Quân Đoàn IV . Tôi quay vào , gọi ngay cho Thiếu Tá Trưởng Toán Trực TOC
hỏi ông có biết vụ nầy không , rồi vội vã lên lầu trình Chuẩn Tướng .
Chính ông cũng đang thức như tôi , và bảo tôi gọi Đại Tá Trang , Tư Lệnh
Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi để ông nói chuyện .
Lúc đó đã 3 giờ sáng
ngày 30/04 . Tôi đã thấm mệt nhưng vẫn cố nhướng mắt chịu đựng . Giờ nầy
giá có Phúc thì hết chê . Phúc khoẻ mạnh , tháo vát , giỏi giắn ...
Nhưng Trung Uý Phúc đang kẹt lại Sài Gòn sau một chuyến « quá giang »
trực thăng về Sài Gòn , ngày trở lại đơn vị bằng đường bộ , quốc lộ
Sài Gòn – Long An bị cộng quân cắt đứt với trận chiến dằn dai nhiều ngày ,
chưa khai thông được .
07 giờ 30 sáng
30/04 , tại phòng họp BTL , như thường lệ , Phòng 3 thuyết trình
tình hình trong đêm vừa qua trước 2 vị Tướng và các quan chức . Lần nầy có
vẻ nghiêm trọng về việc lực lượng Hải Quân Vùng 4 Duyên Hải bỏ đi , mang theo
Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng , Đại Tá Diệp , Tiểu Khu Trưởng Phong
Dinh ( Cần Thơ ) , Thiếu Tá Chánh Văn Phòng Tư Lệnh , Đại
Tá Đạt , Chánh Sở Hành Chánh & Tài Chánh Số 5 .
08 giờ 30 Đại Tá Thiên
được cử tạm thời đảm trách chức vụ Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh .
09 giờ 30 hai vị Tướng
Lãnh gặp nhau trong phòng việc của Tư Lệnh Phó . Chuẩn Tướng bảo tôi gọi Chuẩn
Tướng Lạc , Tư Lệnh Sư Đoàn 9 đang chỉ huy công cuộc giải toả quốc lộ Long
An , nói ông khẩn dùng trực thăng bay về Bộ Tổng Tham Mưu để biết rõ tình
hình thực tại . Trên đường bay , Tướng Lạc không bắt liên lạc được
với không phận Sài Gòn , nên phải quay về . Chuẩn Tướng lại lệnh cho
tôi gọi về Bộ Tổng Tham Mưu để ông gặp Tướng Trưởng Phòng 3 . Tôi lạnh người
khi nghe tiếng người tuỳ phái cho biết :
- « Tổng Tham Mưu hiện không còn
ai . Các Tướng Tá , Sĩ Quan cao cấp đang ở tại cơ quan MACV của Hoa Kỳ » .
Tôi hiểu liền các vị ấy
có mặt tại đó để làm gì ! Sau vị nguyên thủ quốc gia ( Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu ) , Bộ Tổng Tham Mưu cũng đã lặng lẽ đóng cửa ! ... Và
như vậy , có nghĩa là riêng Quân Đoàn IV phải tự lo liệu lấy . Buông
ống điện thoại xuống , tôi đứng ỳ tại chỗ , một cảm giác tê buốt chạy
dọc thân thể : « Đất nước thực sự đã mất rồi » .
... Tôi bước vào phòng
trình tự sự lên 2 vị Tướng . Tôi thấy mắt Chuẩn Tướng hơi chùng xuống ,
rồi gật đầu tỏ ý không cần thêm gì nữa . Tôi bước ra ngoài , một nhân
viên văn phòng trao chiếc radio và cho biết đài phát thanh Sài Gòn thông báo dân
chúng đón nghe thông điệp khẩn của Tổng Thống Dương Văn Minh . Tôi quay
trở vào phòng trình Chuẩn Tướng . Lúc nầy Thiếu Tướng
Nam đã trở về phòng ông .
Chuẩn Tướng vội vã rời phòng bước xuống bậc thềm hướng về toà nhà Tư Lệnh .
Mười lăm phút sau , tôi ghi vội nội dung lời phát biểu cuối cùng của Tổng
Thống Minh , định sang trình 2 vị Tướng . Gặp Chuẩn Tướng đang bước
xuống bậc tam cấp , tôi vừa trao tờ giấy vừa nói vắn tắt :
- Tổng Thống Minh đã đầu hàng !
...
Chuẩn Tướng quày quã đẩy
cửa vào Phòng Tư Lệnh . 15 phút sau , Chuẩn Tướng trở lại văn phòng
mình và bảo tôi gọi để ông nói chuyện cùng 16 Tiểu Khu Trưởng . Đó là lệnh
ban hành thiết quân luật trên toàn lãnh thổ Vùng IV kể từ giờ phút nầy . Các
đơn vị dừng quân và bố trí tại chỗ chờ lệnh Quân Đoàn . Nếu nó
« bung » thì làm lại liền . Thiếu Tướng Tư Lệnh cũng gọi cho 3
Tư Lệnh Sư Đoàn 7 , 9 và 21 .
Mặc dù nhận rõ thông điệp
của Tổng Thống Minh , nhưng hai vị Tướng Lãnh trách nhiệm sinh tử Vùng IV
lúc nầy muốn ngăn trở những hổn loạn có thể xảy ra trong cảnh tối tăm nầy .
Chính vì vậy mà giờ phút nầy , Chuẩn Tướng vẫn liên lạc cùng Tướng Tần ,
Tư Lệnh Vùng IV Không Quân , hỏi ông về việc sử dụng bom CPU . Tôi
không rõ chuyện thảo luận của 2 vị về việc nầy , nhưng 1 tiếng sau đó ,
sau khi rời phòng họp , Tướng Tần cùng các sĩ quan của ông đã lên các phi
cơ rời căn cứ ... nối gót lực lượng Hải Quân ! ...
Giờ phút nầy , tôi
đang giúp Chuẩn Tướng điều chỉnh lại bộ dây ba chạc trên người ông , Chuẩn
Tướng như đang trong tư thế đối đầu tại chiến tuyến . Cửa phòng xuỵt mở ,
3-4 Đại Tá tất bật kéo nhau vào . Các vị nầy trong số 7 vị Đại Tá được Tư
Lệnh Quân Đoàn đề cử vào chức vụ Phụ Tá Tư Lệnh Phó đặc trách về Xây Dựng &
Bình Định , Địa Phương Quân & Nghĩa Quân ... Thấy điệu dạng họ
như vậy , Chuẩn Tướng cười mỉm :
- Các ông làm gì vậy ? Tôi còn
đây mà .
Thì ra các vị đến để yêu
cầu ông Tướng trình Tướng Tư Lệnh để họ được đảm nhiệm chức vụ Trung Đoàn Trưởng ,
lấp chỗ các vị đã tự ý rời nhiệm . Tôi ngầm hiểu ý nghĩa về việc yêu cầu
đó : Thông thường các Trung Đoàn Trưởng được cấp trực thăng C & C sử
dụng trong ngày . Tôi được biết Đại Tá Bùi Huy Sảnh , Trung Đoàn 33
cũng vừa rời bỏ chức vụ . Chẳng biết ông có di tản được không ?
Ban hành thiết quân luật ,
Vùng IV đang có vẻ chuẩn bị đối phó với tình hình hơn là treo cờ hàng .
Ngay khi hay tin Sài Gòn thất thủ , chợ búa , hàng quán được dân
chúng Cần Thơ mua vội bán vội , cố thu xếp nhanh chóng trở về nhà , vẻ
mặt ai nấy đều lo âu . Xe lướt nhanh hơn , người đi bộ gần như chạy ,
đường phố như chuẩn bị đón cơn mưa lớn .
Sau bức thông điệp đầu
hàng của Tổng Thống Minh , mọi liên lạc viễn thông với Sài Gòn đều bị cắt đứt .
Chúng tôi không biết gì về tình hình Thủ Đô . Tuy vậy , cho đến trưa ,
tình hình Cần Thơ và 16 tỉnh lỵ vẫn yên tĩnh , chưa có bóng dáng một nhóm
cộng quân nào vào các Thị Xã . Các Tiểu Khu vẫn còn liên lạc tốt với Bộ Tư
Lệnh Quân Đoàn .
Buổi cơm trưa thật lạnh
lẽo , tôi không thấy đói , nuốt vội qua loa , rồi để nguyên binh
phục , kể cả giày , ngả lưng trên giường . Tôi biết , kể từ
giờ phút nầy , biến cố sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào . Buổi
sáng , tôi đã tự ý gọi Đại Đội Trưởng Tổng Hành Dinh yêu cầu cho đổ đầy
xăng chiếc Jeep Tư Lệnh Phó , xe tôi , xe Ford Custom mang số ẩn tế
dùng cho gia đình Chuẩn Tướng . Cho tới giờ phút này , tôi chưa hề
được Chuẩn Tướng ra lệnh lạc nào cả ...
13 giờ , chúng tôi
trở vào Bộ Tư Lệnh , cách tư dinh Tư Lệnh Phó độ 300 mét . Tôi thấy
xe Falcon đen cũng đưa bà Tướng cùng 2 con rời cổng dinh . Tôi hơi ngạc
nhiên và lo lắng ... Có tiếng ồn ào phía Phòng 2 Quân Đoàn : Một núi
giấy tờ đang được đốt cháy ngùn ngụt . Có lẽ các hồ sơ quan trọng được thiêu
huỷ ? Tôi không rõ Đại Tá Trưởng Phòng có còn đó không , và việc thiêu
huỷ giấy tờ nầy do lệnh của ai ? Tôi cũng không rõ giờ phút nầy có còn đủ
các Trưởng Phòng không ? Chuẩn Tướng cũng không gọi đến vị Trưởng Phòng
nào , ngay cả Trung Tá Tòng , Trưởng Phòng 3 ! Tôi tự hỏi ,
« Trong tình huống nầy , 2 vị Tướng có còn chỉ huy cấp dưới được nữa
hay không » . Khuôn viên Bộ Tư Lệnh vắng ngắt , nghẹt thở .
14 giờ 30 , Chuẩn
Tướng lại trở về tư dinh . Ông bước lên bực thềm , nhưng không bước vào
trong như mọi khi , mà đứng tại hiên tiền đình , nhìn mông lung ra
khoảnh sân phía trước . Tôi đứng bên trái Chuẩn Tướng , cách vài bước ,
hơi chếch phía sau , hướng tầm mắt theo ông . Mới vào Hè mà cảnh vật
như đã Thu , Đông . Trời chiều ảm đạm , thê lương , từng
mảng mưa bụi lạnh lẽo thả xuống tàn phượng vĩ đang nở hoa đỏ ối giữa sân ,
thêm hình ảnh bất động của Chuẩn Tướng trước mặt , tất cả mang đến cho tôi
một cảm giác u-buồn , tan tác ... Bất chợt , Chuẩn Tướng quay
lại hỏi tôi :
- Thưa , cô đến nhà thờ xin lễ rửa
tội .
Vừa lúc đó cửa cổng dinh
mở toang , chiếc Falcon trườn vào . Tôi thở ra nhẹ nhõm .
Mấy ngày nay , tình
hình chiến sự , tình hình đất nước đen tối như vậy , mà người thợ may
riêng không ngớt giải quyết mớ vải vóc mới tinh cho bà Tướng cùng thân quyến .
Bây giờ lại đi xin rửa tội . Tôi không bao giờ nghĩ ra chuyện ông bà Tướng
đã âm thầm cùng bàn bạc chuẩn bị cái chết cho toàn gia đình . Và phần bà
đã dọn mình bằng chính cung cách riêng của bà . Bà muốn khi từ giã cõi đời
sẽ cùng con cái được đón nhận là con chiên của Chúa , và bước vào áo quan
với bộ đồ mới tinh , trong trắng ... Nhưng vào phút cuối cùng ,
khi nhìn thấy 2 con thơ dại , Chuẩn Tướng thay đổi ý và nằn nì bà ở lại
đùm bọc 2 con .
Buổi sáng , ngay sau
khi bản thông điệp của Tổng Thống Minh vừa dứt , bà Tướng gọi sang văn phòng
bảo tôi tìm cho bà càng nhiều càng tốt thuốc varium 5 mg . Bà Tướng vốn bị
bệnh mất ngủ đã nhiều năm , nên việc bà cần loại thuốc nầy không có gì đặc
biệt , tôi nghĩ vậy . Nhưng khi gọi cho Trung Tá Lưu , Liên Đoàn
Trưởng 74 Quân Y , ông khuyên tôi đừng nên can dự vào , để lương tâm
khỏi bị ray rứt sau nầy . . Rốt cuộc tôi xuống trạm xá Quân Đoàn và người
sĩ quan trợ y đã dốc hết số thuốc còn lại trên trăm viên . Bà Tướng nhận
số thuốc rất điềm nhiên trước giờ đi nhà thờ xin lễ rửa tội .
Gương mặt Chuẩn Tướng thoáng
chút rạng rỡ khi thấy vợ con về đến dinh an toàn . Ông bước đến bên xe đón
bà , trao đổi vài lời rồi lên xe trở lại Bộ Tư Lệnh .
Đã 3 giờ chiều . Tôi
được biết có cuộc hẹn gặp gỡ thảo luận về việc tiếp thu Cần Thơ giữa BTL/Quân
Đoàn IV với đại diện của phía cộng quân . Mọi sự sẽ diễn ra tại văn phòng
Tư Lệnh . Tôi không rõ ngoài 2 vị Tướng còn có những ai khác , phía
cộng quân bao nhiêu người và ai đã thảo ra văn bản để đôi bên cùng đồng ý ký
kết .
16 giờ , Chuẩn Tướng
rời Bộ Tư Lệnh và đây là lần hiện diện cuối cùng của ông tại bản doanh nầy .
Xe chúng tôi vừa ra khỏi cổng chánh , ông ra hiệu dừng lại và bước xuống
xe xem coi chuyện gì xảy ra ở phía trước . Bên kia đường , đối diện
vòng đai và cổng chánh Bộ Tư Lệnh có rất nhiều thanh niên , kẻ quần
tây , người quần đùi ở trần đang nối đuôi thành hàng dài phóng chân rảo
nhanh . Tôi ra hiệu cho anh quân cảnh sang bên kia đường đón chận hỏi 1 người
trong số họ . Thì ra những thanh niên nầy thoát ra từ trại Tuyển Mộ Nhập
Ngũ đã bỏ ngõ . Giờ phút nầy có lẽ không gì thần tiên bằng là họ đang được
trở lại nhà . Hèn gì họ vừa chạy vừa biểu lộ vẻ vui mừng rối rít . Nhìn
cảnh tượng trước mắt , tự dưng tôi thấy dâng lên trong lòng nỗi cô độc ,
trống vắng làm sao ! Hình như chỉ còn mỗi một xe jeep chúng tôi độc hành trên
con đường ngắn quen thuộc , mà giờ đây như xa lạ và dài lê thê ra ...
Đến ngả tư nơi tiếp giao
giữa Bộ Tư Lệnh với dinh Tư Lệnh Phó và dinh Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh ,
Chuẩn Tướng ra hiệu dừng xe . Ông bước xuống , đứng nhìn bao
quát , có vẻ như đang sắp xếp một thế trận . Tôi nhìn ra 4 phía lộ ,
và nhận ra vẻ trống vắng rờn rợn . Lác đác vài xe gắn máy , xe thồ ,
xe đạp đang hối hả gò lưng . Cả một góc phố thoi thóp , im ỉm khiến
tôi liên tưởng đến những đoạn film có cảnh tương tự : Les Sept
Mercenaires , OK Coral ... thời còn đi học . Bổng từ phía chân cầu
Nhị Kiều xuất hiện một chiếc xe jeep đang theo đại lộ Hoà Bình lao nhanh về
phía chúng tôi . Chiếc jeep dừng lại cạnh xe Chuẩn Tướng . Người ngồi
trên xe là Tướng Mạch Văn Trường , tân Tư Lệnh Sư Đoàn 21 . Ông là 1 trong
vài vị Tư Lệnh được Tổng Thống Thiệu ra sắc lệnh thăng cấp trước khi lên phi cơ
rời Việt Nam
. Tướng Trường xuống xe trình Tướng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn điều gì tôi không
nghe được , nhưng với vẻ hấp tấp và gương mặt đầy lo âu , cộng với
tình hình trước mặt , tôi đoán chắc Bộ Tư Lệnh của ông hiện đã tan rã .
Chuẩn Tướng bảo Tướng Trường theo ông về dinh .
Tại phòng khách ,
hai vị cùng ngồi trên ghế « canapé » . Với giọng nói cứng cỏi ,
quả quyết , ông nói với Tướng Trường rằng giờ nầy ông chỉ huy . Ông bảo
Tướng Trường cùng Trung Tá Thành , Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 9 Kỵ Binh
đến đóng bản doanh tại dinh Tiểu Khu Trưởng . Chuẩn Tướng bảo Trung Tá
Thành lệnh cho 2 Chi Đoàn thiết vận xa M . 113 đang ở vùng quận lỵ Bình Minh
lập tức quay về Cần Thơ và cho người đến tận bến phà lệnh cho toán chuyển vận
phải túc trực ưu tiên chở đoàn thiết vận xa vượt sông . Ra lệnh xong ,
Chuẩn Tướng đứng lên , vào phòng rửa mặt trong lúc Tướng Trường vội vã ra xe
đến dinh Tiểu Khu Trưởng .
Đèn phòng vừa bật sáng ,
tôi nhìn ra cửa sổ , bóng tối đã nhợt nhờ ngoài sân . Phía cuối phòng ,
bà Tướng và gia đình đã ngồi vào bàn ăn , có vẻ vẫn an bình như mọi bữa cơm
tối hằng ngày . Người lính phục dịch đặt trên bàn tiếp khách , chỗ
Chuẩn Tướng đang ngồi , 1 cái dĩa , muỗng và 2 trứng gà ngâm trong ly
nước sôi .
Tôi đứng cạnh bàn viết
đặt sát cửa sổ phòng khách , trên bàn có 2 máy điện thoại : 1 tự động
và 1 qua tổng đài viên . Tối nay tôi tăng cường thêm 1 PRC 25 mở tần số của
BTL/SĐ 21 và Thiết Đoàn 9 để liên lạc , theo dõi . Hình như hệ thống
truyền tin của Bộ Tư Lệnh đã ngưng hoạt động từ 17 giờ , vì tôi gọi không
có tiếng tổng đài viên trả lời . Còn máy tự động dường như bị cắt . Lúc
nầy , Thiếu Tá Trịnh Đức Phương , nguyên Chánh Văn Phòng , cũng
từ dưới phòng anh bước lên đứng phía trái Chuẩn Tướng . Cả 3 chúng tôi im
lặng , hồi hộp nhìn về phía màn hình TV vẫn sáng trong , im ỉm .
Phái đoàn 2 bên rời BTL/Quân
Đoàn đã gần 2 tiếng đồng hồ và chính lúc nầy là giờ qui định phát thanh .
Chúng tôi không phải chờ đợi lâu thêm . Có tiếng nói vọng ra từ TV ,
tự xưng là phát ngôn viên của BTL/Quân Đoàn và đọc văn bản thông báo « BTL
đã đầu hàng . Các đơn vị phải buông trao vũ khí ... « Bản văn
vắn tắt , nhưng thật rõ ràng , đầy đủ » . Nghe đọc bản văn
như vậy , tất cả chúng tôi , những người hiểu rõ nội dung bản văn
chung trong phiên họp 2 bên đều chết điếng : Đây không phải là bản văn đã
được 2 bên thoả thuận ký kết . Lập tức Chuẩn Tướng bảo tôi chuyền máy PRC
25 đến chỗ ông ngồi , đích thân ông cầm ống liên hợp gọi « Hổ
Cáp » ( danh hiệu Trung Tá Thành trong đặc lệnh truyền tin ) bảo
ông Thành dùng M 113 lái đến dinh để đi cùng Chuẩn Tướng đến đài phát thanh .
Nghe đến đó , tôi lùi một bước về phía cửa , ra hiệu cho Trung Sĩ Sao
( cận vệ ) chuẩn bị sẵn sàng để di chuyển . Tôi trở lại chỗ cũ vừa
kịp nghe lời đáp của Trung Tá Thành vang lên trong loa khuếch đại . Lời lẽ
vẫn còn mang vẻ lễ độ của một cấp thừa hành , nhưng rõ ràng đó là lời từ
chối thi hành lệnh . Thật khó đoan chắc có lực lượng đáng kể nào của cộng
quân đã có mặt ở Thị Xã hay Bộ Tư Lệnh chưa , nhưng với văn bản vừa phát
ra , chắc chắn sẽ hung hiểm vô cùng nếu tự nhiên xuất hiện một chiến xa
rầm rộ di chuyển trong đường phố lúc nầy . Tôi tin rằng Chuẩn Tướng hiểu
rõ điều đó . Trong cảnh biến động nầy , tuy lòng có lo âu , sợ
hãi , nhưng nhìn thấy đức tính gan dạ , bất khuất của ông , như
là dũng tướng tới bước đường cùng vẫn tả xung hữu đột , tôi khâm phục ông
xiết bao ! Với tinh thần tự nhận trách nhiệm tối cao , hai vị Tướng
Lãnh muốn quân nhân phải được bảo đảm an toàn , ít nhứt cũng cho những
binh sĩ khi họ không còn được quyền cầm vũ khí trong tay nữa . Sau bản
thông điệp của Tổng Thống Minh , có ai biết được chắc chắn về số phận của
những đơn vị trước đó đang trực tiếp giao tranh ác liệt cùng các lực lượng cộng
quân và rồi bổng dưng họ phải buông súng trong cơn hận thù còn sôi sục của đối
phương ?
Đang miên man nghĩ suy ,
tôi giựt mình khi điện thoại reo vang . Nhấc ống nghe lên , tôi vội chuyển
liền cho Chuẩn Tướng khi nhận ra giọng trầm trầm , chậm rãi của Thiếu
Tướng Tư Lệnh . Có lẽ Thiếu Tướng hỏi Chuẩn Tướng về bản văn phát thanh
vừa rồi . Tôi nghe Chuẩn Tướng trình bày là mọi việc đã giao cho Đại Tá
Sáu , ThMPh / ChTrChTr / Quân Đoàn đại diện cùng đi với phe cộng quân .
Vì sao bản văn chung bị tráo ? Và tình trạng Đại Tá Sáu ra sao chỉ duy nhứt
Đ/T Sáu biết mà thôi . Tôi không nghe Chuẩn Tướng báo với Thiếu Tướng chuyện
ông tính đến đài phát thanh mà không thành . Cuộc điện đàm giữa 2 vị Tướng
kết thúc . Buông ống liên hợp xuống , Chuẩn Tướng thừ người , ngồi
bất động . Lần đầu tiên tôi nhận ra vẻ mệt nhọc tuyệt vọng trên gương mặt
ông . Chỗ dựa cuối cùng đối với đơn vị và những đàn em thân tín mà ông từng
chỉ huy giờ đã bật gốc . Trong một cử chỉ buông xuôi , Chuẩn Tướng
đưa 2 tay về phía trước , bằng một giọng nói oai mãnh , bất khuất ông
đã quất về phía tôi và Thiếu Tá Phương một tràng lanh lảnh và đanh thép ,
khiến tôi rụng rời , vì biết sắp phải xa ông , vị Tướng tôi luôn kính
quý . Tôi cúi đầu lặng thinh , cả một khoảnh khắc chơi vơi để 3 chúng
tôi mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng ...
Chuẩn Tướng đứng lên bảo
tôi tập hợp toán lính gác để ông nói chuyện . Thượng Sĩ Trưởng Toán Tiểu
Đội bảo vệ dinh Tư Lệnh Phó tập hợp quân thành 2 hàng bên hông dinh . Bằng
một giọng cảm động , chân tình , Chuẩn Tướng cám ơn họ đã vẫn ở bên
ông đến giờ phút cuối cùng nầy và bảo anh em bây giờ ai muốn rời dinh cứ tuỳ ý ...
Bổng có tiếng người lính gác ở trên cao báo động có xe cộng quân đến . Lập
tức Chuẩn Tướng chạy vào trong nhà . Tôi hô toán cận vệ vào vị trí ,
rồi xách máy PRC 25 theo ông lên lầu . Chuẩn Tướng vào phòng ngủ rồi trở
ra với khẩu XM 18 trên tay , chạy ra bao lơn , nằm xuống nhìn ra phía
đường . Lúc nầy tôi mới nhận ra đường phố đang tối thui . Điện toàn bộ
Thị Xã bị tắt ngúm . Như vậy điện trong dinh hiện có là do đường dây từ
máy phát điện riêng của BTL/Quân Đoàn . Trong bóng đêm u-uất đó , 2
vệt sáng rực phát ra từ 2 đèn pha chiếc xe jeep vừa rời cổng dinh Tiểu Khu ,
quét thẳng về phía chúng tôi trông thật ghê rợn . Nhưng khi ra đến ngả tư ,
ánh đèn lại rẻ trái theo đại lộ Hoà Bình hướng về BTL / Quân Đoàn . Họ
không đến chỗ chúng tôi . Chuẩn Tướng đứng lên , lùi trở về phòng .
Tôi dùng máy PRC 25 thử gọi danh hiệu của Tướng Trường và Trung Tá Thành .
Gọi 3-4 lần vẫn khong có tiếng đáp lại . Có vẻ như hệ thống máy đầu bên
kia đã ngưng . Chắc chắn phải có biến cố bên dinh Tiểu Khu Trưởng ,
chỗ Tướng Trường và Trung Tá Thành đến đóng bản doanh hồi chiều . Dinh
Tiểu Khu Trưởng và dinh Tư Lệnh Phó chỉ cách nhau hơn 300 m thôi , nếu có
tiếng súng nổ chúng tôi phải nghe được , nhưng sự việc máy không còn mở
túc trực chứng tỏ tình trạng Tướng Trường rất bi quan . Có thể ông và
Trung Tá Thành đã bị bắt . Và như vậy tình hình trong dinh chúng tôi cũng
rất nguy ngập , không rõ địch sẽ xuất hiện lúc nào . Có lẽ Chuẩn
Tướng thấy rằng thì giờ đang rất cấp bách , nên ông bước đến đẩy cửa vào
phòng bà . Và đây chính là giờ phút ông thuyết phục bà cần phải sống .
Hai cháu bé đang vô tư đùa giỡn trên tấm nệm cao su đặt dưới nền gạch lối ra
bao lơn . Tôi trở xuống nhà để tìm gặp , dặn dò toán gác . Thật
ra tìm họ cũng là để tự trấn an mình .
10 phút sau , Chuẩn
Tướng gọi tôi lên lầu gặp ông . Tại đây tôi thấy ngoài tôi và Thiếu Tá
Phương , còn có đông đủ những binh sĩ đã từng phục dịch Chuẩn Tướng cùng
gia đình rất lâu năm . Chuẩn Tướng đứng tại phòng ngủ , hai cánh tay
ghì chặt đứa con gái 3 tuổi để cho đầu cháu tựa vào má ông . Bà Tướng đứng
bên cạnh . Hai bàn tay măng non của cháu bé hồn nhiên lùa vào mái tóc cha
làm loả xoả vài lọn tóc rối trên trán Chuẩn Tướng . Bức tranh bi thảm ấy
khiến lòng tôi ngậm ngùi tê cứng . Bằng giọng nói tha thiết , ân cần ,
Chuẩn Tướng gởi lại bà cùng 2 con cho chúng tôi . Ông quả quyết từ giờ cho
tới sáng sẽ không có chuyện gì xảy ra , bảo chúng tôi cố gắng hộ tống bà
cùng gia đình về Sài Gòn rạng sáng ngày mai , 1-5 . Đó là lời uỷ thác
cuối cùng của Chuẩn Tướng . Dù đã từng xông pha bao chiến trận , nhưng
trong giờ phút tử biệt nầy , Chuẩn Tướng không nén được nỗi uất nghẹn
trong lời nói . Ông lấy lại trầm tỉnh thật nhanh , quát bảo tất cả
trở xuống dưới nhà , chỉ còn mình tôi và bà Tướng ở lại . Để rồi giây
phút vĩnh quyết đã đến ! ...
Lúc đó đã 9 giờ đêm
30/04 . Chúng tôi xúm quanh giường ngủ giúp bà Tướng lau rửa thân thể ,
thay y phục cho ông . Chừng đỡ lưng Chuẩn Tướng lên , mọi người lại đau
lòng rấm rứt khóc khi thấy vẫn còn máu tươi rĩ ra chỗ viên đạn thoát ra khỏi
thân thể ông . Chuông điện thoại lại reo lên . Tôi lật đật mời bà
Tướng tiếp chuyện với Thiếu Tướng Tư Lệnh . Bà sụt sùi báo tin Chuẩn Tướng
đã ... ra đi ... Cuối cùng bà nghẹn ngào cảm ơn Thiếu Tướng Tư Lệnh
đã gọi đến thăm hỏi , an ủi bà ... Để rồi ... 8 tiếng đồng hồ
sau , lúc 0530 giờ sáng ngày 01/05 , hai vị Tướng cao cấp nhất lãnh
thổ vùng IV cùng gặp được nhau ở bên kia thế giới , với cùng ý chí « Tướng phải chết theo thành » .
Chuông điện thoại lại
reo . Tôi nhắc ống nghe lên , giật mình khi nhận ra tiếng nói của Đại
Tá Hồ Ngọc Cẩn , Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện . Giọng ông thật khẩn cấp ,
ông cần nói chuyện với Tướng Tư Lệnh Phó . Tôi quyết định nhanh trong
trí , « Không cho Đại Tá biết Chuẩn Tướng đã tuẫn tiết ! » .
Tôi nghĩ , hệ thống điện thoại đã bị ngắt hoặc do đơn vị nầy đã bỏ nhiệm
sở từ chiều , không lý gì bây giờ lại tái lập ? Chắc cộng quân đã
chiếm đóng và đang kiểm soát các cuộc điện đàm ... Sau nầy khi hồi tưởng
lại , tôi mới thấy mình thật ngu khờ : Chỉ vì muốn bảo toàn thi hài
Chuẩn Tướng mà tự ý trả lời Đại Tá Cẩn là Chuẩn Tướng đang bận chỉ huy các đơn
vị nên không thể rời máy tiếp chuyện Đại Tá được . Tôi nghĩ chỉ có cách đó
mới ngăn được Đại Tá , để ông không đòi gặp Chuẩn Tướng nữa . Tôi còn
tự ý trả lời « Lệnh của ông Tướng truyền đi hồi sáng vẫn không thay đổi »
khi Đại Tá hỏi đến điều nầy . Hậu quả là Đại Tá tiếp tục cho Tiểu Khu mình
tử thủ , để rồi ông bị bắt , sau đó đưa về Cần Thơ và Cộng quân đã
đưa Đại Tá ra xử bắn trước đám đông dân chúng . Trong lúc chỉ huy chiến
đấu , Đại Tá Cẩn đã bị thuộc hạ của mình phản trắc , khống chế từ sau
lưng . Tôi tin rằng chính vì vậy mà ông không kịp thực hiện được hành động
can trường như Chuẩn Tướng Tư Lệnh Phó và Thiếu Tướng Tư Lệnh đã làm , khi
Tiểu Khu thất thủ , mà đành để bị bắt sống . Ông vốn là Trung Đoàn
Trưởng của Sư Đoàn 9 tăng viện chiến trường An Lộc mùa Hè 72 , được vinh
thăng Đại Tá và trở thành Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện sau đó . Pháp
trường của kẻ thắng càng tô đậm thêm ý chí hiên ngang , bất khuất của
người dũng sĩ trước mũi súng quân thù . Tổ quốc sẽ mãi mãi ghi nhớ ơn Ông
cùng những người , cho dù là hàng binh sĩ , trong những giờ phút nầy
vẫn còn ngả gục và thắm máu đào trên khắp đất nước non sông .
Có tiếng rè rè từ máy PRC
25 và loa khuếch đại vang lên tiếng gọi danh hiệu Chuẩn Tướng . Tôi nhìn
lại bản đặc lệnh truyền tin và nhớ ra giọng nói của Thiếu Tá Điệp , Tiểu Đoàn
Trưởng 1/31 đang trong vùng hành quân thuộc quận Bình Minh , chắc anh không
liên lạc được với Bộ chỉ huy Trung Đoàn và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn , nên mới
gọi thẳng về Chuẩn Tướng . Tôi báo cho Thiếu Tá Điệp biết chuyện của Chuẩn
Tướng và cầu chúc anh may mắn . Trong đêm nay còn bao nhiêu đơn vị đang
trong tình trạng bơ vơ , lạc đàn như Tiểu Đoàn của anh , kêu gọi cấp
chỉ huy trong vô vọng và đành chờ đợi ánh bình minh để nhận lãnh số phận
mình ... Từ đó tôi quyết định tắt hẳn máy PRC 25 .
Tôi bước trở lại phòng
Chuẩn Tướng và nhìn thấy ông ngời sáng trong bộ lễ phục với đầy đủ quân hàm trên
2 cầu vai , cùng dây biểu chương , huy chương . Bà Tướng đang
xếp gấp tư lá cờ vàng ba sọc đỏ và lần tay mở nút áo đặt lá cờ ngay ngắn chỗ
phần ngực ông . Xong xuôi , bà ngước lên nói cùng tôi , bà mong
muốn lễ tang Chuẩn Tướng được tổ chức đúng lễ nghi quân cách . Tôi gật đầu
im lặng . Trong bối cảnh nầy , tôi thấy mình cần phải tận lực giúp đỡ
bà , còn việc thành bại là hướng sắp tới .
Trời đã khuya , chỉ
còn độ nửa tiếng nữa là sang ngày hôm sau . Thân nhân của Chuẩn Tướng vẫn còn
đó cạnh ông . Có lẽ cũng không ai nhắm mắt được đêm nay . Tôi đến cầu
thang , trở xuống nhà dưới , theo cửa sau vòng ra sân với đầu óc trĩu
nặng lo nghĩ . « Khi hay tin Chuẩn Tướng tuẫn tiết , liệu bọn
Cộng Sản có chấp nhận để yên cho mai táng ông không , mai táng bình thường
thôi , chớ chưa nói đến chuyện đúng lễ nghi quân cách ? Hay là đêm
nay mình tìm nơi an táng ông chính tại trong khuôn viên dinh ?
... » . Tôi lắc đầu , bỏ ý nghĩ đó và dừng lại chỗ cuối sân ,
nhìn ra cổng sắt . Đêm đen ghê rợn trùm phủ vạn vật . Trời tối đến độ
tôi không nhận ra cánh cửa cổng . Còn vọng gác thì im sửng trên cao ,
không biết có còn người gác hay không ? Sự im lặng chết chóc khiến tôi hoảng
sợ đứng ỳ tại chỗ , không dám nhích tới . Tôi có cảm giác đang bị bao
vây , rình rập , dòm ngó từng động tác . Tôi trở gót , theo
cửa sau , bước lên phòng khách nhìn quanh quẩn , nơi đây cũng tối om ,
chỉ có chút ánh sáng của ngọn đèn trên lầu hắt xuống cầu thang cho tôi nhìn rõ
nhà dưới trống vắng , không còn người lính phục dịch nào ở đó . Tôi
quyết định nghỉ lại nơi đây . Đêm nay nếu có sự kiện gì xảy ra từ phía
ngoài vào , tôi sẽ là người đón nhận , hay biết trước tiên . Trong
bóng đêm cô tịch , tôi ngồi nhớ lại những việc vừa xảy ra , tất cả
nhanh chóng kết thúc , tưởng chừng như một giấc chiêm bao ! Sự đời như
bọt nước bèo trôi , tụ rồi tan , mới hạnh phúc đó đã tan vở , mới
cười vui đó đã ôm ra khóc . Lòng tôi bổng chơi vơi rung động nhớ lại lời
nói ôn nhu của Trung Tá Nghiêm , Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chánh Tri Sư
Đoàn 21 , khi ông giới thiệu một pháp môn tu thiền cho tôi vào những ngày cuối
năm 1973 tại văn phòng Tư Lệnh ở Chương Thiện . Sự thôi thúc dâng lên kỳ
lạ , tôi xúc động ngồi lại ngay ngắn , chắp tay trước ngực , tâm
thành khẩn hướng vọng đến đức thầy Lương Sĩ Hằng , xin ông nhận tôi là môn
sinh . Từ đó đến nay đã 24 năm trôi qua , không ngờ nỗi đam mê với
môn học nầy , tôi vẫn tiếp tục đeo đuổi và tôi tin chắc sự ổn định được
đầu óc nhờ hành thiền , đã giúp tôi viết lại bài anh hùng ca nầy một cách
tuần tự , rõ ràng , nhớ rõ như mọi chuyện mới vừa xảy ra .
Sau đó tôi nằm xuống và
tạm quên được mọi việc và chìm trong giấc ngủ . Lúc tôi trở giấc , trời
vẫn còn tối , lòng tôi lại nặng trĩu khi đối diện với thực tại . Tôi
bước ra sau , về phòng mình , gắp rút lo việc cá nhân khi thấy kim
đồng hồ đã chỉ gần 5 giờ sáng ...
Tôi trở lên lầu ,
gặp Thiếu Tá Thuyên , Phụ Tá Trưởng Phòng Tổng Quản Trị Quân Đoàn , đang
đứng cạnh giường Chuẩn Tướng thút thít khóc . Anh vừa mới đến . Như
vậy , tin về Chuẩn Tướng trong đêm đã lan truyền ra ngoài . Sự tao
ngộ cũng thật vội vàng , ngắn ngủi . Anh rời dinh liền sau đó , lúc
trời vẫn còn mờ tối . Đó là vị sĩ quan duy nhứt của BTL/Quân Đoàn đã đến
nghiêng chào trước thi hài Chuẩn Tướng . Tôi bàn định cùng bà Tướng lo thu
xếp những gì cần thiết mang đi , đề phòng trước , nếu bị buộc phải
rời dinh . Thâm tâm tôi nghĩ đến người bạn chí thân hồi cùng ở Bộ Chỉ Huy
Trung Đoàn 31 , Trung Uý Nguyễn Vĩnh Thành . Mấy năm nay Thành đã thuyên
chuyển về Sở Hành Chánh & Tài Chánh Số 5 và cùng gia đình đang ở Cần
Thơ , nhờ vậy chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau . Hiện tại chắc chắn
tôi phải nhờ Thành rất nhiều . Trong lúc chờ trời sáng , tôi bàn với
Thiếu Tá Phương là anh đảm trách phần việc tại dinh , còn tôi ra ngoài tìm
Thành và đi mua quan tài . Lúc tôi tiến đến cổng chuẩn bị ra ngoài ,
tôi sững sờ khi thấy thái độ của mọi người , trong ánh mắt của họ ,
tôi đọc được nỗi hoang mang nghi ngại : Họ đánh giá tôi một ra khỏi đây ,
không bao giờ trở lại !
Lúc đó gia đình Chuẩn Tướng
còn ở trên lầu . Tôi mở hé cánh cổng để vừa đủ đi qua , mắt tôi nhìn
thấy Đại Tá C , một trong những Phụ Tá của Tư Lệnh Phó đang đứng nơi công
viên Hoà Bình nhìn về phía cổng ra vào . Khi thấy tôi đã nhận ra ông ,
Đại Tá lật đật rảo bước , may mà tôi chưa kịp gọi ông ! Tôi vòng bên
trái dinh , theo đường tắt rảo bộ đến nhà Thành . Tôi bổng mừng rở khi
thấy Đại Tá Vinh đang hàn huyên cùng với 3-4 người tại trước cổng BTL / Đặc Nhiệm
4 của ông ( Chức vụ cùng danh xưng có tính cách điều hành nội bộ của BTL /
Quân Đoàn IV do Tư Lệnh đề ra , phần lớn nhằm giải quyết số sĩ quan cao
cấp « ối động » tại BTL ) . Tôi thầm ngợi khen ông trông
vẫn tỉnh táo và trẻ trung trong bộ áo quần thường dân . Trong buổi sáng
hôm nay , không hẹn mà tất cả chúng tôi đều mặc thường phục , hoà
nhập vào lớp thường dân . Gặp được Đại Tá , tôi đặt thẳng vấn đề Chuẩn
Tướng đã chết và bà Tướng muốn chôn ông đúng theo lễ nghi quân cách , xin
Đại Tá với tư cách một sĩ quan cao cấp , đến gặp họ ( CS ) để
nói giúp . Tôi tưởng đã giải quyết được một gánh nặng to lớn khi Đại Tá Vinh
đoan quyết đó là trách nhiệm của ông trong lúc nầy .
Đến nhà cha mẹ vợ
Trung Uý Thành , tôi thật sự cảm động khi thấy mọi người trong gia đình
đều ùa ra đón tôi . Tất cả đã biết tin Chuẩn Tướng tuẫn tiết , nên
rất lo cho số phận của tôi . Tôi kể sơ cho mọi người biết Chuẩn Tướng chết
như thế nào , trước đó ông dặn dò điều gì , và tôi đang rất cần được
giúp đỡ đễ thực hiện lời uỷ thác của người chết . May mắn là nhà Thành có khoảng
sân khá rộng , tôi xin được gởi chiếc Falcon và chiếc jeep sơn màu xanh
với số ẩn tế dân sự . Chuyện gia đình Thành chấp nhận giữ 2 chiếc xe giúp
tôi giữa lúc đen tối nầy là một hành động can đảm , như chấp nhận một bản
án , nếu có người tố giác ( mà lúc đó thiếu gì bọn
ba-mươi-tháng-tư ) Tôi biết như vậy , nhưng trong cơn nguy cấp ,
tôi không có cách nào hơn , đành phải nhờ Thành . Rất may là những
ngày sau đó , khi chúng tôi đã rời Cần Thơ , biết tin gia đình Thành vẫn
yên ổn . Viết lại những dòng nầy , tôi luôn ghi nhớ tấm lòng của cả
hai bên gia đình Trung Uý Thành đối với gia đình Chuẩn Tướng .
Tôi cùng Thành lên chiếc
vespa của anh đi đặt mua chiếc quan tài , rồi trở lại Sở của anh . Do
ý của Thành , tôi tìm gặp Trung Tá Bia , Phụ Tá Chánh Sở Hành Chánh
& Tài Chánh số 5 để nhờ ông chỉ dẫn và giúp lo việc tẩn liệm Chuẩn Tướng .
Ông đang thay Đại Tá Chánh Sở hiện vắng mặt , chờ đợi người của Cộng Sản
đến để bàn giao . Trung Tá hứa là ông sẽ đến liền sau khi xong việc ở đây
và căn dặn tôi chuẩn bị những thứ gì cho việc tẩn liệm . Tôi cùng Thành
hướng xe về phía chợ . Khác với ngày 30/04 , buổi sáng hôm nay ,
01/05 , Thị Xã Cần Thơ thật ồn ào , rộn rịp . Gần như mọi nhà
đều có người đổ xô ra đường , có nhiều con lộ bị nghẹt cứng . Dân
chúng đi bộ tràn ra cả lòng đường , chúng tôi phải xuống xe dẫn bộ , len
lỏi tìm lối vượt qua . Tôi chợt nhìn thấy Trung Uý Việt , Tuỳ Viên Tư
Lệnh đang đứng trong sân nhà của Trung Uý Minh , sĩ quan Quân Sử BTL ,
tôi lật đật kéo Thành tấp vào . Gặp Việt , tôi hỏi ngay tình trạng
của Thiếu Tướng Tư Lệnh . Buổi sáng , trước khi rời dinh , một
hạ sĩ quan văn phòng đã đến trao cho tôi tờ giấy ghi tên họ của tôi đã « đăng
ký trình diện » và cho tôi biết tin Thiếu Tướng
Nam cũng đã tự sát . Tôi hỏi lại
và được Trung Uý Việt xác nhận điều đó . Anh còn cho biết thêm , xe
cứu cấp Quân Y Viện Phan Thanh Giản do anh và Trung Uý Danh gọi đã đến và mang
Tư Lệnh về Quân Y Viện trong tình trạng hấp hối . Việt kể , lúc đó
khoảng 5 giờ sáng , Thiếu Tướng đang ở dưới hầm , ông bảo 2 tuỳ viên
lên nhà , rồi dùng colt tự sát khi ông còn lại một mình . Tôi không
tiện hỏi han thêm , vì còn quá nhiều việc để làm .
Xe chúng tôi chạy ngang
qua nhà Thiếu Tá Qu , Trưởng Phòng 1/SĐ 21 , tôi nhìn thấy Thiếu Tá ngồi
sau một cái bàn đặt ở ngoài sân , đang hí hoáy ghi . Một số người
đứng vây quanh bàn ông . Tôi vỗ vai Thành bảo chạy chậm lại để kịp đọc
được dòng chữ ghi trên tấm bảng đặt sát bàn viết « Nơi đăng ký trình diện
nguỵ quân » Tôi ngờ ngợ nghĩ « Như vậy , Th/T Qu là người do CS
cài đặt vào Quân Đoàn ư ? Hay ông nhạy cảm , muốn lập thành tích để
được là người cách mạng ba-mươi-tháng-tư ? » .
Ra
đến khu chợ , tôi ghi nhận một điều là hầu hết các tiệm ăn đều chật cứng
thực khách . Lúc đó tôi bổng thấy đói và nhớ ra từ đêm qua tôi chưa có thứ
gì vào bụng . Tôi cùng Thành tìm chỗ ngồi để ăn sáng . Tiếng cười nói
trao đổi giữa thực khách vang lên ỏm tỏi . Có 2 người khách ngồi cùng bàn
với chúng tôi , nói với nhau :
- Ăn cho đã ! Ngày mai biết còn xài
tiền được nữa không ? ! ...
Tôi để Thành ngồi tại
quán , một mình đi sâu vào chợ . Mắt tôi choáng ngộp với toàn màu đỏ :
Cờ cộng sản cùng những cây vải đỏ bày bán khắp nơi . Dân chúng nơi đây quả
đã sớm hội nhập với hoàn cảnh mới ! Tôi mua các thứ trà ,
nhang , đèn cầy , vải liệm ... rồi trở ra cùng Thành phóng nhanh
về dinh .
Quan tài đã được đem đến
và được đặt trên 2 giá gổ chính giữa nhà . Tôi hơi phập phồng khi thấy có
2 cán binh cộng sản miền Nam
đang trên vọng gác . Họ không đả động gì tới bên trong dinh . Hình như
họ được lệnh chỉ ở đó mà thôi ? Có lẽ thấy yên tâm phần nào , bà Tướng
nói với tôi và Thiếu Tá Phương , ý bà dự định quàng lại 3 ngày . Tôi
thấy cổ áo quan cũng « khiêm tốn » , nên bàn với Thành đến Quân
Y Viện Phan Thanh Giản tìm xin bộ ny-lông . Tôi muốn nhân dịp nầy để biết
đích xác tình trạng của Thiếu Tướng Tư Lệnh . Xe chúng tôi tới cổng Quân Y
Viện , lác đác còn vài thương binh đang khập khễnh cùng thân nhân hối hả
ra cổng . Khi vào sâu bên trong , tôi nhận ra nơi đây im lìm , trống
vắng . Y-sĩ , nhân viên lẫn thương bệnh binh ... đều đã rời viện
tự bao giờ rồi . Một ít thương binh tôi còn gặp có lẽ vì thân nhân ở xa
mới vừa đến để đón họ . Duy nhứt chỉ một người đàn ông trạc tuổi tôi còn
đứng trong sân cạnh chiếc xe gắn máy của anh . Tôi thầm mong gặp được nhân
vật có vai trò đúng như Trung Tá Bia . Tôi liền đến gần và đánh bạo bộc
bạch cùng anh việc tôi đến đây . Rất may , tôi gặp đúng người . Anh
trao cho tôi bộ ny-lông giấu nơi yên xe kèm theo lời nói :
- Thật may quá , chỉ còn một bộ duy
nhứt . Từ sáng tới giờ phát hết rồi !
- Thiếu Tướng
Nam nằm ở đâu ?
Anh chỉ Phòng Lựa Thương
cách đó chừng 30 m và dặn dò tôi coi chừng , đã có chúng nó . Tôi cẩn
thận nhìn quanh một lượt . Khi thấy chỉ có 3 chúng tôi , tôi cảm ơn
anh , rồi bảo Thành chạy xe đến đậu sát bậc thềm căn phòng , rồi ngồi
trên xe chờ tôi . Tôi vừa bước vào cửa phòng là thấy ngay một thi thể được
phủ kín bằng tấm drap trắng , chỉ ló ra ngoài 2 chân vẫn còn mang đôi giày
da quân đội . Thi hài nằm trên chiếc băng-ca đặt trên 2 giá sắt cao gần 1
m . Một chiếc bàn nhỏ đặt trước đầu băng-ca , trên có một lon nhôm
đựng cát dùng thay bát hương , một hộp quẹt diêm và một thẻ nhang nhỏ đã
bốc ra . Trong Phòng Lựa Thương vắng ngắt . Tôi đoán chắc đây là thi
thể của Thiếu Tướng Tư Lệnh . Tôi bùi ngùi mục kích nỗi cô độc của
ông . Tôi bước tới đưa tay kéo nhẹ tấm phủ trên đầu để được nhìn thấy gương
mặt Thiếu Tướng hiền từ như người đang ngủ . Một vết đạn khoét từ thái
dương trái trổ một đường kính cỡ trái chanh nơi thái dương phải , vệt máu
đã thẩm đen chạy dài từ đó xuống gò má , đến cổ và động lại trên bâu áo phải
làm lem lấm 2 ngôi sao thêu màu đen . Bộ quân phục chiến đấu vẫn trên người
Thiếu Tướng đến giây phút cuối cùng . Tôi đốt một nén hương cặm vào lon
cát đã có 3 chân nhang của ai đó đã đến đây trước tôi . Tôi kéo tấm vải
phủ lại như cũ , rồi lặng lẽ rời Quân Y Viện , với nỗi lòng thật nặng
nề , mệt mõi như người bệnh . Giờ phút cấp bách nầy , tôi không thể
làm gì hơn được cho vị Tướng Tư Lệnh kính quý ! . Nhưng tôi hy vọng
quý vị quân y sĩ của Quân Y Viện sẽ không bỏ mặc Thiếu Tướng . Tôi trở về
dinh để chờ đón Trung Tá Bia . 20 phút sau Trung Tá đến .
Sau lớp vải liệm là đến
chiếc túi ny-lông ôm chặt thi thể Chuẩn Tướng . Chúng tôi đưa thi hài xuống
nhà dưới . Trung Tá Bia bảo tôi nâng phần đầu . Lễ tẩn liệm đơn
sơ , nhanh chóng do Trung Tá Bia chỉ dẫn thực hiện . Tôi đứng ở đầu quan
tài lặng nhìn Trung Tá Bia điều khiển mấy người lính trong dinh làm động tác
cuối , từ từ đậy nắp áo quan . Bổng có tiếng la lớn uất nghẹn :
- Trời ơi ! ... Ông « Thầy »
ơi !
Rồi bóng một người lao
đến bên quan tài , anh xúc động gần như quị xuống . Tôi nhận ra đó là
Thiếu Tá Lành , Tiểu Đoàn Trưởng 3/33 . Tiểu Đoàn của anh sáng nay cũng
đã tuân lệnh giải giáp , giao vũ khí , cởi bỏ quân phục tại chỗ ,
rồi từ trong vùng hành quân lội bộ ra lộ , mạnh ai nấy tự tìm phương tiện
về nhà . Thiếu Tá Lành được tin cái chết của Tướng Hưng nên tìm đến tư
dinh . Anh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân , sau khi rời quân
trường , về Tiểu Đoàn 2/31 cuối năm 1968 . Do đã từng phục vụ dưới
quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Văn Hưng , thuở đó là Trung Đoàn Trưởng 31 ,
nên anh vẫn nhớ và kính quý vị « thầy » của mình ...
Đúng lúc đó Trung Uý Phúc
xuất hiện . Anh cùng vợ con đáp xe đò từ Sài Gòn xuống tới . Mọi việc
xong xuôi , Trung Tá Bia từ giã chúng tôi để về nhà gặp gia đình . Từ
hôm qua , 30/04 , tên ông vẫn còn nằm trong sổ cấm quân ban hành từ
hơn 1 tuần nay của BTL / Quân Đoàn . Một người lính vào nói nhỏ cho tôi biết
một nguồn tin rất bất lợi cho chúng tôi . Do vậy , tôi , Phúc và
Thiếu Tá Phương thuyết phục bà Tướng nên an táng ngay cho ông và rời dinh càng
sớm càng tốt . Chúng tôi phân chia công việc cho nhau : Phúc cùng vài
nhân viên đến khu đất nhà ở Cái Răng lo đào huyệt . Phần tôi lo xe tang .
Thành đưa tôi đến Hội Mai Táng Từ Thiện của Hiệp Hội Xe Đò Cần Thơ . Rất
may cho chúng tôi là người đại diện cho Hiệp Hội chấp thuận , dù biết đó
là đám tang của một vị Tướng . Ông cho biết là phải lo cho đám tang khác
lúc 15 giờ . Vậy chúng tôi cần phải chuẩn bị sẵn sàng , lúc xe tang
đến là phải di chuyển liền .
Từ lúc đó cho đến khi xe
tang xuất hiện , chúng tôi thu xếp mọi thứ đem theo để khi rời dinh sẽ không
trở lại nữa . Riêng phần gia đình Chuẩn Tướng , buổi sáng sớm sau khi
gặp Thành tôi đã trở về hướng dẫn xe Falcon và xe jeep dân sự đến gởi bên nhà
Thành rồi , với số hành lý chứa trong cóp sau xe .
Giờ phút trôi qua chậm
chạp với nỗi lo lắng chờ đợi của tôi . Từ 16 giờ tôi bắt đầu sốt ruột ,
bứt rứt không yên . Mảng nắng chiều vàng vọt còn cố níu lại trên đỉnh tàn sao
cao ngất . Đúng lúc tôi đang bối rối với chút mong manh hy vọng , bổng
có tiếng ồn ào , rồi cánh cửa cổng mở toang . Chiếc xe tang đen ngòm
đưa phần đuôi trườn vào sân . Các nhân viên trên xe nhanh nhẩu nhảy xuống
chạy vào nhà . Đã chuẩn bị sẵn , chúng tôi cùng họ đưa quan tài lên
xe . 5 phút sau tất cả chúng tôi bắt đầu rời dinh . Anh Phương ,
Phúc và tôi cùng gia đình bà Tướng ngồi trên xe tang . Thành và những nhân
viên khác dùng phương tiện riêng chạy theo sau xe tang . Lúc xe rời cổng
lớn một đoạn , tôi nhìn lại thấy có nhiều người chạy ùa vào dinh .
Vĩnh biệt tất cả , vĩnh biệt cả con chó berger chúng tôi đau lòng phải bỏ
nó lại ! ... Xe quẹo ra đại lộ Hoà Bình để hướng về Cái Răng .
Tại huyệt mộ , một
cậu bé trạc độ 14 tuổi , nhưng đôi tay thật thông thạo , nhịp nhàng
với miệng hô khẩu lệnh điều khiển lên xuống đòn tay , rút dây khéo
léo , đưa êm thắm quan tài đến đáy huyệt . Họ nhanh chóng phụ giúp
chúng tôi lấp đất và đấp vung lên thành hình ngôi mộ . Chúng tôi ngậm ngùi
chào từ biệt Chuẩn Tướng , để lại mình ông đơn độc như cố Thiếu Tướng
Nam mà
tôi đã gặp vào buổi sáng .
Chúng tôi về đến Cần Thơ
thì trời đã tối . Bà Tướng và gia đình cùng Thiếu Tá Phương , Trung
Uý Phúc đến nương náu tại một ngôi chùa . Sau nầy chính các vị sư ở đây đã
giúp xây mộ cho Chuẩn Tướng . Tôi về nhà Thành để trông coi 2 chiếc
xe . Chúng tôi hẹn gặp nhau lúc 8 giờ sáng ngày mai , 02/05 , để
về Sài Gòn . Tôi khẩn khoản yêu cầu Thượng Sĩ nhất Triệu , tài xế xe
Falcon , cố gắng giúp đưa gia đình bà Tướng về đến Sài Gòn , một lần nầy
nữa thôi . Buổi tối , tôi mở tất cả va-li trong cóp xe ra kiểm soát
lại , đem thiêu huỷ tất cả hình ảnh binh bị của Chuẩn Tướng . Ban chiều
tôi đã trình bày cùng bà Tướng là không nên giữ lại những gì sẽ có hại cho gia
đình bà , trên đường về không biết bất trắc ra sao . Hơn 10 giờ
đêm , tôi vào giường thao thức không ngủ được . Tôi lo nghĩ đến
chuyện di chuyển ngày mai . Nếu vì bất cứ lý do gì , người tài xế
vắng mặt , thì tôi phải đảm trách phần việc khó khăn nầy của anh .
Tôi chỉ từng lái xe jeep mà chưa từng lái chiếc xe tương đối cồng kềnh nầy ,
khó khăn nhứt là lúc lên xuống phà . Chiếc jeep giao cho Thiếu Tá Phương ,
Trung Uý Phúc và gia đình .
Buổi sáng 02/05 ,
tôi vô cùng mừng rỡ và cảm động khi thấy Thượng Sĩ Triệu xuất hiện . Không
chỉ riêng chúng tôi mà người hạ sĩ quan già nầy , trong thời gian chờ giấy
xuất ngũ , vẫn tận tuỵ với Chuẩn Tướng đến giờ phút hiểm nguy nhất .
Đêm qua , khi về đến nhà Thành , Trung Sĩ Sao , cận vệ của Chuẩn
Tướng mới bịn rịn từ giã tôi ra bến xe để về với gia đình chắc chắn đang rất trông
chờ anh .
Không biết có còn dịp gặp
lại nhau nữa không , tôi nghẹn ngào chia tay người bạn tâm đầu ý hợp và
gia đình Trung Uý Thành rồi lên xe đến điểm hẹn . Xe tôi đi đầu , xe
Phúc theo sau , bắt đầu xuống phà Cần Thơ trực chỉ Sài Gòn . Chúng tôi
cùng chung tâm trạng mong nhanh chóng rời khỏi nơi đây . Qua bên kia bờ ,
mới đi được vài cây số , xe tôi gặp một toán cộng quân miền
Nam đứng
rải trên đường chận lại xét hỏi . Nhờ vậy xe Phúc thoát qua lọt . Một
nữ cán binh , có vẻ là Trưởng Toán , cổ quàng khăn rằn , biểu
tượng cán binh miền Nam
, vai mang chiếc radio nhỏ đang phát vang rền một bài ca vọng cổ . Cô
ta tiến đến bảo tôi mở cửa xe . Thấy chiếc va-li , họ lôi xuống bảo mở
ra xem . Trong đó chỉ toàn là quần áo . Tôi mừng thầm là họ không
khám phá ra chỗ cóp xe . Đến lượt cái bóp tay của bà Tướng , trong đó
có một xấp tiền độ một trăm ngàn . Tôi choáng váng khi thấy cô ta lôi ra
một xấp hình . Cô ta chú mục từng tấm một . Toàn là hình ảnh của
Chuẩn Tướng mặc quân phục tại chiến trường . Có tấm chụp chung với cố vấn
Hoa Kỳ nữa . Không kịp trấn tỉnh , tôi trả lời họ đây là vị Tướng đã
chết rồi . Thế là họ ra lệnh bắt giữ bà Tướng và tôi với những tang vật
đó . Trong lúc rộn ràng , tôi lấy cớ đến đóng cửa xe , rồi ra dấu
bảo tài xế rồ máy chạy đi , mặc bà Tướng và tôi tự lo liệu sau . Tôi
hy vọng , khi không thấy xe tôi , Phúc sẽ dừng xe lại chờ .
Chúng tôi bị đưa về BChH
quận Bình Minh hiện do cộng quân chiếm giữ . Cùng chung số phận bị bắt còn
có đôi nam nữ tuổi trạc 20-25 với lý do khá ngộ nghĩnh : Họ mang theo
người số tiền gần 40 ngàn mà không có ... « đăng ký » ! Tại
BChH quận , nữ cán binh áp giải chúng tôi đứng ra « tố giác tội trạng »
chúng tôi trước hơn chục dân chúng hiếu kỳ , tính tình vốn chất phác của
người miền Nam , họ chưa quen hình thức « đấu tố » nầy ,
nên chỉ trố mắt đứng nghe . Thao thao đã mồm rồi cô ta giao cả 4 chúng tôi
cho một ông già , nói là cô cần đi dùng cơm trưa . Trong phòng bây
giờ chỉ còn lại một nhân viên nầy . Tôi thầm khấn nguyện vong linh Chuẩn
Tướng độ trì cho chúng tôi sớm rời được nơi đây . Một lát sau , bổng
dưng ông già trông giữ chúng tôi đem giao trả mọi thứ và cho chúng tôi đi .
Có lẽ ông ta không phải là cộng sản chính cống . Chúng tôi lập tức lên xe
thồ ra quốc lộ đón xe đò hướng về Vĩnh Long . Ngồi yên trên xe đò rồi ,
tôi lần dò kiểm lại các thứ : Mặc dù số tiền vơi đi , nhưng tôi vẫn
hoàn lại đôi nam nữ số tiền họ bị mất trắng . Trước đó tôi đã thầm ước
nguyện có mất tiền cũng được miễn sao được tự do thì thôi .
Trên chuyến xe đò ọp ẹp ,
chật ních người , nhưng ai nấy đều biểu lộ nỗi rạng rỡ , sung sướng .
Họ cùng nhau phát biểu ca tụng cảnh hoà bình hôm nay , tha hồ đi suốt từ
Nam chí
Bắc ... Thậm chí có người còn không tiếc lời chê bai , nguyền rủa đội
quân trước đây đã từng bảo vệ họ . Tôi lơ đãng nhìn qua cửa hông xe ,
ngắm cảnh đồng ruộng bên ngoài , nhưng những âm điệu trong xe vẫn nhức
nhối lọt vào tai . Cảnh vật vút qua như dòng đời trôi chảy . Tôi nghĩ
ngợi mông lung đến một ngày không xa , năm mười năm nữa , có còn
chăng cái vẻ « hồ hỡi phấn khởi » hôm nay ? Sống và chờ xem !
Chúng tôi về tới Phú Lâm
gặp Phúc đang đứng chờ . Xe Phúc đã đợi gặp xe Falcon và cùng nhau về đến
Sài Gòn an toàn . Tuy vậy , chiếc xe jeep cũng bị giữ lại và bị « sung
vào tài sản của nhân dân » khi gần đến Mỹ Tho .
Rốt cuộc chúng tôi cũng
đến được Sài Gòn đông đủ . Ngày hôm sau đến lượt chiếc Falcon cũng rời
chúng tôi , lại bị « sung vào tài sản nhân dân » ! ? Người
tài xế nhắn lời từ giã để trở lại Cần Thơ trong lúc tôi vắng nhà .
Khi bà Tướng cùng gia đình
tạm có chỗ ở cũng là đúng lúc tôi phải vào « trại cải tạo » .
Buổi trưa ngày
26/06/1975 , thời hạn chót , tôi cùng em trai là Trung Uý
HquTr , P2/TKh Kiên Giang thu xếp hành trang gọn nhẹ lên đường ,
chúng tôi rủ thêm vài « sĩ quan nguỵ » cùng xóm , bước vào cuộc
đời mới , vào cuộc sống khổ sai trung cổ ẩn dưới cái tên phỉnh phờ « học
tập cải tạo » .
Tại trại tập trung ,
một cán binh mang khẩu AK , mặt còn non choẹt , đứng ngáng tại cổng
ra vào , ra lệnh cho mọi người bày biện hành trang ra khám xét . Chúng
tôi ngồi xổm trên nền xi-măng với mớ vật dụng trước đôi mắt cú vọ của tên cán
binh « con nít còn hôi sữa » . Cảnh tượng đó khiến tôi chua chát
nhớ lại lời nói của Chuẩn Tướng đêm 30/04 , âm hưởng giờ đây vọng lại hồn
tôi rõ ràng từng lời , nhức nhối như từng vết dao đâm : « Nghĩa ,
tuỳ mầy ! Tao đã quyết định đời của tao . Tướng , Tá , hay Uý
không là gì cả . Cái quan trọng là sống nhục được hay không ?
! » .
Chúng tôi dành riêng đoạn
kết nầy , kính xin phép phu nhân Cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng được thay mặt
bà để chân thành tri ân gởi đến Hội Đoàn , Quý Tôn Giáo , cùng cá nhân
bạn bè kê dưới đây , đã không ngần ngại trước hiểm nguy , tận tình
giúp đỡ chúng tôi hoàn tất việc mai táng thi hài Chuẩn Tướng :
- Quý Đại Sư ngôi chùa
ở Thị Xã Cần Thơ ,
- Hội Mai Táng Từ Thiện của Hiệp Hội Xe
Đò Cần Thơ ,
- Gia đình 2 bên của Trung Uý Nguyễn Vĩnh
Thành ,
- Quý vị tiễn đưa ,
- Sĩ quan , Hạ sĩ quan , Binh
sĩ đã tận tuỵ vì Chuẩn Tướng .
Nghĩa 1999/04/28
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/May/2012 lúc 9:38pm
CUỐI ĐƯỜNG
(Hồi ký của Vương Mộng Long- k20)
"Vinh quang một đời của người cầm quân là một món nợ.
Nợ với tổ quốc, với đồng bào, và với thuộc cấp của mình!"
(Vương Mộng Long)
---o---
Bảy giờ
sáng ngày Ba Mươi tháng Tư 1975, tôi dừng quân trên một tọa độ cách thủ
đô Sài-Gòn hơn hai chục cây số. Nơi đây là đoạn cuối của Quốc Lộ 1. Chỉ
còn một quãng đường ngắn ngủi nữa thôi, Quốc Lộ 1 sẽ chấm dứt. Tối qua,
29 tháng Tư chúng tôi rút về tới Long-Bình thì Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 24
Biệt Động Quân đã di chuyển đi đâu mất rồi. Tiểu Đoàn 82 Biệt Động
Quân của tôi như con gà con lạc đàn. Tôi vào máy gọi Liên Đoàn 24 BĐQ,
gọi Tiểu Đoàn 81 BĐQ, gọi Tiểu Đoàn 63 BĐQ, và gọi cả Sư Đoàn 18 BB/ HQ
trên tần số riêng. Tần số nào cũng rối loạn. Tôi không bắt liên lạc được
với ai. Nửa đêm, thình lình
máy vô tuyến đưa lệnh, chẳng hiểu của giới chức nào, chỉ vắn tắt một
câu,
-"Các đơn vị cấp tốc rút về phòng thủ Sài-Gòn!"
Mờ sáng Ba Mươi tháng Tư, chúng tôi bỏ Long-Bình, rồi từng bước, rút về hướng thủ đô, để "phòng thủ thủ đô".
Cuối cùng, lết bộ tới Cầu Hang (Biên-Hòa) thì mỏi mệt quá, tôi cho quân
dừng lại nghỉ. Trên Quốc Lộ 1, cách Cầu Hang chừng hai trăm mét, hơn
sáu chục người lính sống sót cuối cùng của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân
bơ vơ. Vào giờ này, quân số Tiểu Đoàn 82 BĐQ bách thắng của Quân Khu
2 còn lại chừng nửa đại đội, với bốn sĩ quan là tôi (Thiếu Tá Vương Mộng
Long), Thiếu Úy Thủy, Trung Úy Trâm, Chuẩn Úy Thiều cùng hơn sáu
mươi binh sĩ. Ông Đại Úy Ngũ Văn Hoàn, Tiểu Đoàn Phó chết đêm 28 tháng
Tư.
Chuẩn Úy Nguyễn Hữu Phước và Trung Úy Đăng mất tích. Thiếu Úy Châu đi
thụ huấn chưa về. Thiếu Úy Học, Thiếu Úy Hoàng vắng mặt từ chiều 27
tháng Tư, trước khi tiểu đoàn vào vùng. Chuẩn Úy Gấm, Chuẩn Úy
Trung, Chuẩn Úy Lê Văn Phước (Ban 3) cùng Trung Úy Trần Văn Phước thất
lạc trên đường rút lui từ Hố-Nai về Long-Bình ngày hôm qua.
Từ nửa khuya,
những đơn vị đồn trú ở Long-Bình đã bắt đầu theo cơ giới rút đi. Lúc
tôi tới Cầu Hang thì những vị tu hành áo vàng của ngôi chùa Theravada
bên kia lộ đang lên xe chạy về hướng Sài-Gòn. Giờ này họ đã quay trở
lại. Họ trở lại chùa, vào phòng, khóa chặt cổng ngoài. Có một điều lạ
lùng, khác với những lần rút lui từ Quảng-Đức và từ Long-Khánh, đó là,
trong lần rút bỏ Biên-Hoà này, tôi không thấy dân chúng bồng bế nhau
chạy theo quân đội. Chiếc xe nhà binh sau cùng di chuyển qua Cầu Hang đã
khuất bóng từ lâu. Khoảng tám giờ sáng thì không còn ai đi sau chúng
tôi nữa. Sau lưng chúng tôi, thành phố Biên-Hòa có lẽ đã rơi vào tay
Cộng Quân.
Trước mắt chúng tôi là Quốc Lộ 1, dài mút mắt, hướng Sài-Gòn. Cuối trời
hướng tây có từng cột khói đen cuồn cuộn bốc lên. Trong vài túp lá,
quán cóc bên đường xe lửa, xác những người bạn Nhảy Dù chết cách đó một
vài ngày còn nằm trên sạp tre. Họ đã hi sinh khi nhổ chốt địch để lấy
lại đoạn đường quanh Cầu Hang. Tôi không còn tâm trí đâu mà lo chôn cất
cho những người bạn đã kiêu dũng nằm xuống này. Chính tôi cũng không
rõ số phận chúng tôi sẽ như thế nào trong vài giờ sắp tới.
Mười giờ sáng
Ba Mươi tháng Tư năm 1975. Tôi thẫn thờ rời cái quán cóc bên đường.
Chiếc xe Jeep của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 BB đã
khuất dạng nơi khúc quanh có vườn cây xanh, về hướng Thủ-Đức. Tư lệnh đã
quay lại tìm tôi, nhưng giây phút cuối cùng, chúng tôi không kịp gặp
nhau. Vào giờ phút này, trên máy thu thanh, ông Dương Văn Minh đang oang
oang ra lệnh cho chúng tôi buông súng. Ông Dương Văn Minh gọi kẻ thù
của chúng tôi là "những người anh em" Chỉ trong vòng mấy
tiếng đồng hồ, buổi sáng Ba Mươi tháng Tư năm 1975, cuộc chiến tranh
Việt-Nam hai mươi năm đi vào trang chót. Đứng trên đường tà vẹt, tôi
bàng hoàng, ngỡ ngàng tự hỏi,
-"Có phải ta đang trong cơn ác mộng hay không?"
-"Sao chiến tranh lại có thể kết thúc một cách đột ngột, vô lý, và thê thảm như thế này?"
Chua xót thay! Tôi không mơ. Tôi đang sống với
thực tế phũ phàng. Thằng Y Don Near nắm chặt sợi dây ba chạc của tôi,
nó khóc sướt mướt,
-"Thiếu Tá ơi! Sao lại thế này? Thiếu Tá ơi! Hu...hu ...hu..."
Từ chiếc máy PRC 25, trên lưng nó, trong
tần số liên đoàn, có nhiều giọng đàm thoại lạ. Những hiệu đài không
quen, gọi nhau, chửi thề, quát tháo, than van...
Trước mắt
tôi, bên kia đường, lá cờ ngũ sắc trong sân chùa bay phất phới. Hai bên
quốc lộ, những bộ rằn ri còn bố trí, thế tác chiến sẵn sàng. Những người
lính Biệt Động đang chăm chú nhìn cấp chỉ huy của họ. Họ nhìn tôi với
ánh mắt của những đứa con nhỏ đang nép mình trong lòng mẹ, vào những
buổi ngoài trời giông bão, mịt mù sấm sét. Cảnh này quen thuộc lắm.
Những khi tình hình nghiêm trọng, thuộc cấp của tôi thường chờ đợi quyết
định của tôi với những cái nhìn kính cẩn, tin tưởng và thương yêu như
thế này. Trong mười năm chiến trận, đã có đôi lần tôi bị bỏ lại đàng
sau. Đôi lần đơn vị tôi bị dồn vào tình trạng vô cùng nguy
khốn, thập tử nhứt sinh, nhưng thấy con chim đầu đàn còn hiện diện,
những người lính dưới quyền tôi vẫn không xiêu lòng, không bỏ vị
trí. Nhưng sáng nay, trước mắt họ, người chỉ huy của họ đã trở thành một
hình nhân, bất động. Thực sự, tôi không biết phải làm gì bây giờ. Radio
chỉ có một chiều; tôi chỉ nghe được; không trả lời được; không hỏi lại
được. Có ai cho tôi biết ông Dương Văn Minh lên chức tổng thống lúc nào
đâu? Tôi biết hỏi ai rằng ông tổng thống này là thiệt hay giả? Theo tôi
biết, ông tướng này, sau khi giết cụ Diệm để tiếm chức, đã bị các nhóm
khác hất cẳng về vườn lâu rồi. Sao tự nhiên ông ta trở thành Tổng Thống
Việt- Nam Cộng -Hòa được nhỉ? Sao một thường dân có thể lên làm
tổng thống dễ dàng thế nhỉ? Đùng một cái, sáng nay, ông ta ra lệnh cho
tôi buông súng. Đầu hàng? Đầu hàng cách nào? Đầu hàng ở đâu? Đầu hàng
với ai? Giữa đồng không, tôi đứng chết trân. Mặt trời lên, thày trò
chúng tôi lặng lẽ nhìn nhau. Những bàn tay đen đủi Bana, Jarai, Rhadé
đưa lên quyệt nước mắt.
Hướng
Tân-Uyên có tiếng trống múa lân thùng! thùng!...thùng... thùng... nghe
lớn dần... lớn dần. Tới Cầu Hang, đoàn múa lân quẹo phải, về tây. Tôi
thấy một cán binh Cộng-Sản vai quàng AK, vác lá cờ Mặt Trận Giải-Phóng
Miền-Nam đi đầu, tiếp đó là cái đầu lân nhảy múa, rồi một đoàn
người điên cuồng, la hét, hoan hô, đả đảo, nối theo sau. Tiếng loa vang
vang,
-"Hoan Hô Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam!"
- "Hoan hô!...Hoan hô!"
Thùng!...
Thùng!... Hoan hô!...Hoan hô!... Thùng!... Thùng!... Tiếng loa và tiếng
trống lân dập dồn theo gió; lá cờ Giải-Phóng khổng lồ, xanh đỏ, uốn éo
trong gió.
-"Đù má tụi mi! Tụi mi chọc giận ông phải không?"
Chửi thề
xong, ông Hạ Sĩ Phi xả hết một dây đạn M60 về hướng đoàn múa lân. Chỉ là
bắn dọa! Đạn bay cao. Đoàn múa lân như ong vỡ tổ, chạy tán loạn.
Chiếc đầu lân bị vứt chỏng chơ giữa đường. Thằng VC vác cờ cũng quăng
cờ, bò lê, bò càng tìm chỗ tránh đạn.
-"Thôi! Ta đi!" Tôi ra lệnh cho những người lính cuối cùng của đơn vị.
-"Mình đi đâu bây giờ, Thiếu Tá?" Thiếu Úy Thủy băn khoăn hỏi.
-"Thì cứ đi về hướng Sài-Gòn, tìm xem có ai ở đâu đó, mình nhập vào với họ."
Tôi trả lời Thủy. Mà chính tôi cũng chẳng biết mình sẽ dẫn đơn vị đi về đâu! Không mục tiêu, chúng tôi đi rất chậm.
-"Thùng!... Thùng!...Hoan hô!...Hoan hô!" , chúng tôi đi được chừng nửa cây số thì đoàn múa lân lại tiếp tục theo sau lưng.
-"Hoan hô! Hoan hô cái mả cha tụi mi!" Hạ Sĩ Phi lại đổ quạu.
-"Cành! Cành! Cành!... Cành!... Cành! Cành!" Một
dây đạn đại liên M60 lại quét ngược về đàng sau. Vẫn chỉ là bắn
dọa! Đạn bay cao. Thằng VC vác cờ lại vội quăng cờ núp đạn. Cái đầu lân
lại bị ném chỏng chơ trên mặt đường. Đoàn múa lân lại tán loạn chạy
chết.
Chúng
tôi tiếp tục lê gót theo đường, về hướng Sài-Gòn. Cứ đi được vài trăm
mét, lại dừng chân nghỉ mệt. Có mục tiêu nào cho chúng tôi tìm tới đâu
mà phải vội vàng? Khi đi ngang khu núi đá vôi Bửu-Long thì thằng Don
đưa ống nghe cho tôi,
-"Có Hai Lẻ Bảy (207) gọi Thái Sơn!"
Tôi nghe tiếng Trung Tá Hoàng Kim Thanh, Liên Đoàn Trưởng LĐ24/BĐQ,
-"Thái Sơn! Đây Hai Lẻ Bảy! Anh cho hai chiếc xe tới đón chú và con cái về Đường-Sơn Quán. Các đơn vị đang tập trung ở đây chờ lệnh!"
giọng anh Thanh vẫn bình tĩnh, từ tốn, không có vẻ gì là lo lắng.
Nghe ba tiếng "Đường-Sơn Quán", tôi
chợt nhớ thời 1971-1973, ở BCH/BĐQ/QK2 có một biệt đội Biên-Vụ (Viễn
Thám) do tôi thành lập, huấn luyện, và trực tiếp chỉ huy. Sáu toán
Biên-Vụ trang bị AK, dép râu, nón tai bèo, nghênh ngang, xuôi ngược trên
các tuyến đường ************, dọc theo biên giới Việt, Miên, Lào, trong
căn cứ địa 609, 613, 701, 702, 740. Những cú nổ mìn phá ống dẫn dầu, phá
xe tải, bắt cóc cán binh, dọc Trường-Sơn Đông, phá Ngầm 24 trên sông Sé
San là một mối đe dọa kinh hoàng hàng ngày đối với đoàn quân xâm lăng
vào từ phương Bắc. Chuyện chúng tôi xuất, nhập các mật khu, huấn khu
địch, xảy ra như cơm bữa. Những tay súng dưới quyền tôi cũng
yêng hùng, ngang tàng như các hiệp sĩ trong phim Hồng-Kông. Họ quen gọi
tôi là "Anh Hai". Bất cứ giờ nào, dù đang lội trong rừng gai mây Plei-Trap Valley hay trong rừng khọt Nam Lyr (Cambốt), họ vẫn nghe được tiếng "Anh Hai" của họ, từ một đỉnh núi cao nào gần đó. Thỉnh thoảng, "Anh Hai"
lội rừng chung với họ để thi hành những nhiệm vụ gay go do Quân-Đoàn II
giao phó. Tôi và họ, thương nhau như anh em cùng mẹ, cùng cha. Khi cuốn
phim "Đường-Sơn Đại-Huynh" được chiếu trên màn ảnh các rạp Diệp-Kính, Diên-Hồng, Thanh-Bình, ở Pleiku, thì đàn em của tôi gán cho tôi biệt danh "Đường-Sơn Đại-Huynh" chỉ vì tôi có cái tên Long, trùng với tên ông Lý Tiểu Long, tài tử chính của phim này.
Sau khi "Anh Hai" vào Plei-Me nhận Tiểu Đoàn 82/BĐQ/BP, đơn vị này bắt đầu đánh giặc với cái phong thái "Đường-Sơn"
khiến quân thù vừa nghe tên đã khiếp vía. Tôi ở Cao-Nguyên mút mùa, làm
sao biết được ở Sài-Gòn cũng có cái quán được đặt tên như trong phim võ
hiệp của Tàu? Tôi mở miệng định hỏi anh Thanh tọa độ của Đường-Sơn Quán
thì máy liên đoàn đã cúp. Tôi đành cho anh em ngừng lại bên đường, chờ
đợi. Chừng nửa giờ sau, hai chiếc xe be từ hướng Thủ-Đức chạy lên. Xe
ngừng, ông tài xế ló đầu ra lớn tiếng hỏi,
-"Có phải Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đó không?"
-"Phải rồi! 82 đây!"
-"Lên xe đi! Tôi chở các ông về Đường-Sơn Quán!"
-"Có ai ở đó không?"
-"Đông lắm! Có lẽ các ông là những người tới sau cùng"
Xe trở đầu,
chúng tôi lên xe. Tôi, Trung Úy Trâm và thằng Don ngồi trên cabin chiếc
xe đi đầu. Chú Thủy và chú Thiều đi xe sau. Thành xe be thấp hơn thành
xe GMC, không có thế để đứng, những người lính đành phải ngồi chồm hổm.
Ông tài xế xe be, cười rất tươi,
-"Hòa bình rồi! Hòa bình rồi! Hết đánh nhau rồi các anh ơi!"
Tôi là một người lính nhà nghề, nên dù cho "hòa bình"
có ở ngay trước mắt, hiệu lệnh phản phục kích xe vẫn được tôi ân cần
nhắc nhở cho thuộc cấp. Hai khẩu M60, một của Hạ Sĩ Phi, một của Trung
Sĩ Tài, được đặt trên nóc buồng lái của hai chiếc xe be.
Xe đang bon
bon trên con lộ vắng thì khựng lại, bò từ từ. Trên mặt lộ, đàng xa, có
người dang tay phất phất lá cờ nửa xanh, nửa đỏ, ra hiệu cho xe chạy
chậm lại. Tới gần, tôi nhận ra một du kích Việt- Cộng, quân phục xanh,
mũ tai bèo, dép râu. Tên du kích cột lá cờ trên cánh tay phải, cờ phất
lia, phất lịa. Tay trái nó dương họng khẩu AK 47 hướng vào đầu xe của
tôi. Xe vừa ngừng thì hai bên đường có tiếng la,
-"Bắn! Bắn!... Không cho đứa nào chạy thoát!"
Rồi thì tiếng
súng đủ loại rộ lên. Những người lính Việt-Nam Cộng-Hoà trên hai chiếc
xe be vừa ngừng trên mặt quốc lộ trở thành những cái bia sống. "Hòa bình" rồi, tại sao người ta nỡ đang tay giết chúng tôi, khi chúng tôi đang trên đường về điểm tập trung để buông súng?
-"Choác! Choác! ....Choác!"
Tôi tối tăm
mặt mũi vì loạt đạn bất ngờ. Tấm kiếng che gió của chiếc xe tôi đang
ngồi lãnh cả chục viên AK của loạt đạn đầu tiên. Mảnh thủy tinh văng rào
rào trên đầu, cổ, mặt mũi tôi. Ông tài xế gục trên vô lăng. Thùng nước
xe bể, hơi nước phun "phì...phì..." che kín đầu xe. Tôi phóng
nhanh xuống đường. Sau một cái lạng mình, tôi đã ở đàng sau thành xe.
Tôi rút khẩu Colt 45, vẩy một viên về hướng thằng du kích. Viên đạn trật
mục tiêu. Một BĐQ vừa nhảy khỏi xe, té trên mặt đường. Hình như anh ta
bị trúng đạn, không ngồi dậy được. Tôi giựt khẩu M16 trên tay anh,
-"Đưa tao!"
Tôi kéo cơ
bẩm. Đạn tuôn ra khỏi nòng. Tên du kích giãy giụa trên vũng máu. Lá cờ
Mặt-Trận phủ trên mình thằng du kích. Tôi ghếch mũi súng về lề phải con
đường, nơi hàng chục họng AK và B40 đang đua nhau nã đạn vào hai chiếc
xe be. "Oành!" một trái B40 nổ ngay trước mặt tôi. Tôi cảm nhận
rõ ràng nhiều mảnh B40 và đá, sỏi đã ghim vào cẳng mình. Chủ nhân khẩu
M16 mà tôi đang xử dụng bị bay mất cái đầu; máu từ cổ anh xịt thành vòi;
phần thân thể còn lại của anh giựt giựt trên mặt lộ. Khẩu B40 cách tôi
chỉ vài sải tay, ngay bên kia đường. Tôi nhắm đầu thằng xạ thủ B40 quạt
một tràng M16. Ngón tay tôi tiếp tục siết cò. Địch đông lắm. Chúng
đứng lố nhố trong vườn có những luống đậu, dây leo. Một
băng đạn ria đại vào đây cũng có thể hạ gục cả chục tên. Chúng tôi không
dự trù sẽ vướng vào một cuộc giao tranh vừa bất ngờ vừa điên cuồng này.
Chúng tôi ở vào cái thế không biết xoay trở cách nào để phản công.
Thôi, đành liều mạng! Ai đang ở đâu nằm tại đó, chống trả. Cũng may, đêm
qua, ở Long-Bình, chúng tôi có cả kho đạn lận lưng cho ngày hôm nay.
Đạn địch từ
hai bên đường trước mặt tôi tưới như mưa vào những người lính còn đứng
trên xe. Những thân hình rằn ri rơi rụng xuống mặt lộ. Có người chân vừa
chạm đất, đã lăn ra chết. Có đôi người vừa nhảy ra khỏi sàn xe, còn lơ
lửng trên không, tay đã bóp cò, nã đạn về hướng địch. Hầu như ai cũng lo
bóp cò. Không ai để ý đến thân thể mình đã trúng thương nơi đâu. Hạ Sĩ
Đinh Lít nằm nghiêng dưới gầm xe, tay trái anh đã trúng đạn, xuội lơ,
tay phải ôm cứng khẩu M16. Anh nằm trên vũng máu, mặt anh tỉnh như
không. Mặc cho đạn địch cài dày dặc xung quanh. Với một tay còn lại, anh
liên tục bắn hết băng đạn này, tới băng đạn khác. Lựu
đạn miểng, lựu đạn nổ, lựu đạn cay, B40, M72, chớp nhoá, "Cành! Cành!..." -"Choác! Choác!..." - "Xoẹt! Xoẹt!..." -"Oành! Oành!..." Hai bên đường, địch vẫn tiếp tục ào ra. Xác Việt-Cộng đè lên nhau từng lớp, ngổn ngang.
-"Cành! Cành! Cành!..." Trên xe, Hạ Sĩ Phi vừa rải từng tràng M60 về phía quân thù, vừa la rú như người mất trí,
-"Đù má tụi mi! Chết cùng chết! Ông chết! Tụi mi cũng chết!"
Trưa Ba Mươi
tháng Tư, trên đoạn cuối của Quốc Lộ 1, một cuộc hỗn chiến loạn đả
xà bần đã diễn ra giữa thanh thiên, bạch nhựt. Dân chúng tràn ra đường,
xem hai bên đánh nhau. Có đôi ba người dân thường, liều mạng chạy vào
khu giao tranh, mang vác những Biệt Động Quân bị thương đem đi cứu cấp.
Khẩu đại liên của Trung Sĩ Tài trên xe thứ nhì đã được di chuyển xuống
lề đường. Điều lạ là, hai phụ xạ thủ của Tài lại là hai em bé trai, tuổi
khoảng mười hai, mười ba. Như vậy có nghĩa là, người phụ xạ thủ và tải
đạn của Tài đã bị loại ra ngoài vòng chiến.
Đạn nổ rền
trời. Đạn bay qua. Đạn bay lại. Việt-Cộng chết. Biệt Động Quân chết. Dân
chúng cũng chết! Những người lính Biệt Động cuối cùng của Plei-Me, Vùng
2, ruột đổ lòng thòng vẫn ôm súng bắn như khùng, như điên. Hết đạn,
những con cọp giãy chết đành dùng tất cả những gì cha mẹ ban cho để tự
vệ: Nắm đấm, gót chân, đầu gối, khuỷu tay và cả...răng cũng được xử
dụng. Trong phút giây tuyệt vọng, những chiến sĩ Việt-Nam Cộng-Hoà lăn
xả vào địch, la hét, vật lộn, đấm đá, cào cấu, cắn xé... Binh Nhứt Liêu
Chí Cường (gốc Chợ-Lớn) trước khi chết, còn cố ôm cứng một thằng địch để
cắn vào mặt nó. Tôi biết chắc người đó là
chú Cường, vì cái khăn len xanh cố hữu, bốn mùa quấn trên cổ chú (cái
khăn của người tình phụ).
Tôi đã bắn
hết số đạn mang theo trên lưng người lính nằm chết dưới chân tôi. Tôi
vừa rướn người, quơ quào được một băng M16 trên sàn xe thì đạn 12,7 ly
của địch từ xa ào ào bắn tới. Có tiếng Trung Úy Trâm thét lên, bên hông
trái xe,
-"Thái Sơn ơi! Hình như tank tới !"
-"Làm gì có tank! Chỉ có 12,7 ly thôi!"
Đạn phòng không của Việt-Cộng quét sát
mặt đường nhựa, toé lửa khi nổ lần thứ hai. Những viên 12,7 ly nổ "đúp"
(hai lần), chui qua thân người bị đạn, hất thân mình người đó lên khỏi
mặt đất, đục những lỗ to như bàn tay trên thân thể nạn nhân. Trên mặt
lộ là cả chục xác Biệt Động Quân không toàn thây. Khẩu M60 của Hạ sĩ Phi
đã gãy nát. Hạ Sĩ Phi vỡ óc. Hạ Sĩ Đinh Lít cũng vỡ óc. Sáu bánh xe be
xẹp lép. Chiếc xe nằm bẹp xuống mặt đường. Trên sàn xe, trên mặt lộ, chỗ
nào cũng ngập máu. Máu đọng thành vũng, máu chảy tràn xuống ruộng. Bên
tôi, không còn khẩu M16 nào hoạt động. Những Biệt Động Quân đi trên xe
thứ nhứt có lẽ đã
chết gần hết. Những người đi trên xe thứ nhì đang là mục tiêu cho
khẩu 12,7 ly. Tôi thấy họ rút chạy vào ruộng mía bên phải quốc lộ. Đám
dân đứng xem đánh nhau, bị trúng đạn cũng nhiều.
Súng của tôi lại hết đạn rồi. Tôi trườn
ra giữa đường để nhặt khẩu AK và giây đạn của tên du kích. Khẩu đại liên
của Trung Sĩ Tài đã gãy làm đôi. Hai em bé tải đạn cho Tài đều chết vì
trúng đạn 12,7 ly. Trung Sĩ Tài đang lăn lộn trên vũng máu. Tôi lăn mình
vài vòng, tới bên Tài. Tài nhìn tôi, thều thào,
"Chạy đi!...Ông thày...chạy đi!..."
Tôi định xốc Tài lên để dìu anh vào lề đường thì hai mắt anh đã lạc. Đạn bay xém bên mình tôi, nổ "toang toác!" trên mặt lộ. Chợt ai đó nắm sợi dây ba chạc sau lưng tôi, lôi tôi chạy về bờ ruộng bên trái quốc lộ.
-"Anh em chết hết rồi. Chạy đi, thày ơi!" đó là tiếng Trung Úy Trâm.
"Toác!Toác!"- "Chíu! Chíu!"
đạn địch đuổi theo. Tôi cắm đầu chạy. Chạy được một đỗi thì tôi đuối
sức, lảo đảo. Trâm bèn ghé vai, vác tôi lên lưng. Trâm khỏe như một đô
vật. Trâm cõng tôi, nhanh chân lẩn vào rặng dừa bên trái lộ. Hết vạt
dừa, Trâm đặt tôi xuống đất.
Chúng tôi lội trên mảnh ruộng vừa gặt
xong. Chân tôi vướng gốc rạ. Tôi ngã bổ nhào trên mặt ruộng. Trên mặt
ruộng có những đồ chơi của trẻ con vương vãi đó đây. Một con búp bê bằng
nhựa, một cái xe hơi bằng nhựa, những chén bát nhỏ tí, cũng bằng nhựa,
màu mè xanh đỏ. Tôi chợt nhớ tới gia đình vợ con tôi ngoài Ban-Mê-Thuột.
Chắc vợ con tôi đã chết hết. Tôi nghĩ tới đất nước tôi. Đất nước tôi đã
mất. Đơn vị tôi đã tan tác. Một phút bất thần, phẫn uất, tôi rú lên như
con thú,
-"Ôi!...Ôi!... Ông Trời ơi!...Ông Trời ơi!...ơi...ơi..."
Tôi rút khẩu
súng Colt ra, kê nòng súng vào mang tai mình, bóp cò. Bàn tay như sắt
nguội của Trung Úy Trâm phạt ngang một cú Karaté. Viên đạn bay lên trời.
Khẩu Colt văng trên mặt ruộng.
-"Trâm ơi ! Làm ơn! ...Cho anh chết! Trâm ơi!..."
Nước mắt dàn
dụa, tôi thất vọng, van lơn. Chẳng nói chẳng rằng, Trung Úy Trâm lầm lì,
xốc vai tôi bước đi. Ngoài lộ vẫn còn lác đác tiếng đạn bắn qua, bắn
lại và tiếng lựu đạn nổ. Trâm lột sợi dây ba chạc của tôi, của anh, mũ
sắt của tôi, của anh, vứt trên một gò mả. Trâm từng bước dìu tôi về
hướng xóm làng gần đó. Giờ đó tôi như con sên yếu đuối, mặc cho chú Trâm
tha lôi đi đâu thì đi. Chúng tôi vừa đụng đầu một con lộ đất thì một
nông dân đạp xe tới chặn đường,
-"Ông Thiếu Tá bị thương hả?"
Thói quen,
ngược đời, đi trận tôi thường đeo lon trắng. Về nhà tôi lại đeo lon đen.
Người dân đã nhìn thấy cặp lon trắng của tôi. Ông cụ có vẻ động lòng,
-"Ông Trung Úy lấy xe này đưa Thiếu Tá chạy đi! Luẩn quẩn ở đây lâu không tốt đâu!"
-"Cám ơn cụ!"
Trâm lanh tay nhận chiếc xe đạp thồ từ tay người dân tốt bụng.
Con lộ đất
dẫn tới một văn phòng Hội Đồng Xã, cửa đóng, khóa ngoài. Rồi con lộ
đất dẫn vào một ngôi nhà thờ xứ đạo. Trong sân nhà thờ, lố nhố nhiều
người đang tập trung. Một cái rờ-moọc xe GMC chất đầy súng ống nằm ngay
giữa sân. Đó đây, từng đống quân trang, quân phục VNCH vừa bị cởi bỏ.
Trâm dựng cái xe đạp ngay giữa sân. Chú đứng quan sát một phút, rồi thở
dài,
-"Cởi quân phục vứt đi thì chỉ còn cái áo mayor với cái quần xà-lỏn. Mình làm sao đây, Thái Sơn?"
Tôi rờ rẫm những khẩu M16 trên chiếc rờ-moọc, "Lên
đạn. Dựng khẩu súng thẳng đứng. Đưa nòng súng vào dưới cằm. Lách ngón
chân vào cò súng. Nhấn ngón chân xuống. Thế là xong!"
Tôi đang suy nghĩ, sắp thử một cú tự giải thoát nữa, thì chú Trâm van lơn,
-"Thày ơi! Thôi đi thày ơi! Đừng bỏ em, thày ơi! "
Trung Úy Trâm ôm chặt vai tôi, khóc nức nở như một đứa bé. Thày trò tôi ôm nhau. "Hu ... hu... hu...."
Những người
đứng gần đó, bị nỗi đau đớn chung lôi cuốn, cũng ôm mặt khóc theo.
Như giữa đám ma, cả một khu sân nhà thờ xứ đạo vang lên tiếng khóc.
Một đám ma không có người chết, mà những người đang đứng đây, chẳng có
họ hàng gì với nhau, nhìn nhau, ôm nhau, cầm tay nhau, chúng tôi khóc
vùi.
Một thanh niên cưỡi chiếc Honda 90 từ hướng Quốc Lộ 1 phóng tới. Anh kè sát bên tôi, nói nhỏ,
-"Thiếu Tá lên xe, em chở đi trốn."
Trâm đẩy tôi lên yên sau xe, chú leo lên theo.
-"Chúng nó
(VC) chết nhiều lắm! Chúng nó bắt được mấy anh lính bị thương, tra khảo
họ xem cấp chỉ huy của họ là ai, đâu rồi? Họ khai có ông Thiếu Tá, chắc
chết rồi. Chúng kiểm xác chết. Không có xác Thiếu Tá. Chúng đang túa đi
lùng. Em sẽ đưa Thiếu Tá đi dấu. Không để cho chúng nó bắt."
Xe chạy trong đường làng quanh co một đỗi thì ngừng. Anh thanh niên dựng xe, đập cửa một căn nhà gỗ, mái dừa,
-"Mẹ ơi! Con đây! Hải đây! Mẹ mở cửa cho con!"
Cánh cửa hé mở, một bà già, tiếng Bắc Di-Cư,
-"Đánh nhau, súng nổ ầm ầm mà mày cứ nhơn nhơn ra đường. Về nhà đóng cửa lại cho tao đỡ lo!"
-"Vâng con
về ngay. Mẹ cho con gửi hai anh này. Có ai hỏi, mẹ cứ nhận là hai con
của mẹ. Anh Cả, anh Hai đi lính vắng nhà lâu rồi, chòm xóm không nhớ mặt
đâu! Mẹ làm ơn, làm phúc. Con đi một chút nữa con về ngay. Mẹ đừng lo!"
Bà mẹ nhìn
tôi và Trâm, bà biết ngay hai đứa chúng tôi là sĩ quan QLVNCH đang bị
truy đuổi. Bà cụ không dài dòng hỏi han. Cụ đưa tay chỉ cho tôi cái
tủ đứng góc nhà,
-"Hai đứa lấy quần áo 'si-vin' của thằng Hải mà mặc vào ngay đi! Đưa quần áo nhà binh cho tao đi dấu!"
Thoáng chốc, tôi và Trâm thành hai anh dân sự. Bà cụ Bắc Kỳ đã chôn hai bộ rằn ri dưới bùn ruộng muống sau nhà. Trước
sân, anh thanh niên (Hải) con bà cụ đang bơm lốp xe. Tôi và Trâm ngồi
uống nước vối nóng, nghe ngóng động tĩnh. Chợt, ngoài đường có tiếng đối
đáp,
-"Anh kia! Anh có thấy hai thằng lính rằn ri Ngụy chạy qua đây không?" một giọng Nghệ-Tĩnh gặng hỏi.
-"Có! Chúng nó chạy thẳng sang hướng Thủ-Đức. Đấy! Con đường quẹo phải! Chổ cây dừa nghiêng..."
Tên Việt-Cộng chỉ huy liếc mắt vào trong nhà. Thấy tôi và Trâm, nó hỏi trống không,
-"Chứ hai anh kia làm chi rứa? "
-"Anh Cả và anh Hai của tôi đó!" Hải nhanh miệng.
-"Thưa ông, hai thằng con tôi đi lính ngoài miền Trung. Tụi nó mới đào ngũ về nhà được mấy tuần. Xóm này ai cũng biềt." Bà cụ phân trần.
Thằng Việt-Cộng hết nghi, quay sang đồng bọn, nó ra lệnh,
-"Nhanh
lên! Đuổi theo chúng nó nhanh lên! Hướng cây dừa nghiêng. Đừng cho chúng
nó chạy thoát! Các đồng chí cẩn thận đấy! Tụi nó có súng!"
Rồi tiếng
chân người huỳnh huỵch chạy đi, xa dần. Bà già lấy khoai lang luộc đưa
cho chúng tôi ăn đỡ lòng. Anh Hải rồ máy xe. Nửa giờ sau anh trở về,
-"Thiếu Tá đi được rồi! Quân của chúng nó đi hết rồi."
-"Hai con có còn tiền để đi xe về quê không? Nếu không mẹ cho!" bà cụ ân cần.
-"Cám ơn bác. Chúng cháu còn tiền đây. Chúng cháu mới lãnh lương. Mải lo đánh nhau, chưa tiêu đồng nào." Tôi cảm động nói không nên lời. Bà già nhìn chúng tôi, ánh mắt bà chứa ẩn một tấm tình thương xót bao la.
-"Thưa Mẹ! Con đi!"
-"Thưa Mẹ! Con đi!"
-"Anh đi nhé, Hải! Cám ơn Mẹ và em vô cùng!"
Lần đầu tôi
gọi một người không sinh ra tôi là Mẹ. Tôi gọi bà là Mẹ, không ngại
ngùng, như thể bà đã là Mẹ tôi, đã sinh ra tôi. Tôi và chú Trâm bước ra
vườn sau, theo bờ ruộng rau muống, leo lên con lộ đá đi về hướng
Thủ-Đức. Tôi biết sau lưng tôi, Mẹ và chú Hải còn trông theo.
Hai đứa tôi nhanh chân nhập vào dòng người hướng về Thủ-Đức. Chợt sau lưng tôi có tiếng gọi,
"Thái Sơn ơi! Trâm ơi!"
Thì ra người
gọi chúng tôi là Thiếu Úy Trần Văn Thủy. Ba thày trò tôi không dám lớn
tiếng hỏi han nhau về những gì đã trải qua. Chúng tôi đi như những người
dân chạy loạn đang tìm đường về nhà, sau khi im tiếng súng. Chúng tôi
vào Thủ-Đức. Nhà nhà, cửa đóng kín mít. Vài chiếc xe Cảnh-Sát cháy dở
dang. Vài tiệm buôn bị đốt phá. Trong phố đã xảy ra cướp bóc, hôi của.
Cổng Trung-Tâm Cải-Huấn Thủ-Đức mở toang. Sân nhà lao vắng tanh. Tội
phạm mới ra khỏi khám đang lộng hành (?) Nhiều người tay mang băng
đỏ chở nhau trên Honda, trên xe Ford Cảnh-Sát. Xe chạy nhanh như bay,
qua lại nhiều lần trên đường phố.
Tới chợ
Thủ-Đức, chúng tôi may mắn đón được chiếc xe Lamb chạy đường Thủ-Đức,
Thị-Nghè, giá sáu trăm đồng một người. Chiếc xe Lamb bò ì ạch vì quá
tải. Xe chúng tôi qua mặt từng đoàn người bận quần đùi, áo thun,
chân đất, đang chen vai nhau, đi về hướng thủ đô. Tôi nhận ra, trong
đoàn người áo thun, quần xà lỏn đang đi dưới đường, có Thiếu Tá Nguyễn
Hữu Tài, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 81 Biệt Động Quân. Có lẽ anh ta cởi bỏ
quân phục nơi Đường-Sơn Quán (?)
Còn cách ngã
ba xa lộ Đại-Hàn chừng hơn trăm mét, chúng tôi phải xuống xe đi bộ
vòng qua một khu ao cá và ruộng nước bên trái quốc lộ, vì giữa đường có
một chiếc tank T54 đang cháy. Có vài cán binh Cộng-Sản Bắc-Việt ôm AK
chặn không cho bộ hành và xe cộ qua lại đoạn đường này. Lội hết vạt
ruộng thì thày trò tôi tới xa lộ Đại-Hàn. Lúc này, trên xa lộ, tank T54
và xe chuyển quân của CSBV đang nối đuôi nhau hướng về Sài-Gòn. Sau khi
cuốc bộ một đỗi, chúng tôi tới cây cầu đúc. Qua cầu, chúng tôi lẫn trong
biển người xuôi ngược.
Chúng tôi về
tới Thị-Nghè thì mặt trời xế bóng. Giữa cầu Thị-Nghè là một chiếc M41
đứt xích vì B40. Chiếc chiến xa nằm bẹp, bụng xe đè sát mặt cầu. Trên
pháo tháp, có vết máu đã khô, nhưng không thấy xác người chết. Bên cạnh
đó, vương vãi vài bộ quân phục Việt-Nam Cộng-Hòa, dây đạn, nón sắt, ba
lô...
Tôi không dám
về nhà mẹ tôi, sợ trong lúc tình hình lộn xộn, chòm xóm biết mình là sĩ
quan QLVNCH, sinh chuyện không hay. Để hai người đàn em chờ trên cầu,
tôi đi kiếm nhà người quen, xin cho chúng tôi tá túc. Nhà anh bạn Nguyễn
Gia Hân của tôi nằm ngay chân cầu. Bạn tôi là sĩ quan Cảnh-Sát, Trưởng
Đoàn Phòng Vệ Toà Đại-Sứ Hoa-Kỳ. Nhà khóa cửa. Có lẽ gia đình bạn tôi đã
di tản rồi. Tôi trở lại cùng Trâm và Thủy.
Qua
cầu, chúng tôi tiếp tục đi. Bây giờ, trong phố, người qua lại nườm nượp.
Bên lề đường, sát tường rào Sở Thú, những người đi hôi của đang bày bán
đủ thứ, chăn màn, quần áo, chén bát, sách truyện, tranh ảnh, rượu
bia...
Quên đời? Chỉ
còn cách uống rượu. Năm trăm đồng một chai Hennessy. Ba thày trò tôi
kẹp nách mỗi người một chai. Tôi vẫy tay chận một chiếc xích lô máy để
vào Chợ-Lớn, về nhà Trung Úy Trần Văn Phước; vừa có nơi lạ để nghỉ qua
đêm; xóm giềng không biết mình là ai; vừa tìm xem chú Phước còn hay
mất.
Chiều rồi, nhưng nhà chú Phước còn mở cửa. Trước nhà là cái bảng hiệu "Chiêm-Tinh Gia Trần-Cẩm, Chuyên Bói Bài, Coi Chỉ Tay, Đoán Vận-Mệnh". Bác Cẩm là thân sinh của chú Phước. Xe ngừng, tôi vừa bước xuống đất thì Phước từ trong nhà ào ra ôm chầm lấy tôi,
"Ôi! Anh Hai! Anh Hai! Mừng quá! Anh Hai ơi!"
Thì ra trong
cuộc lui binh dưới mưa pháo ngày 29 tháng Tư, Phước bị tụt lại đàng sau,
mất liên lạc với tiểu đoàn. Phước không biết chúng tôi rẽ
vào Long-Bình. Phước đi thẳng một lèo, theo xa lộ về tới Sài-Gòn.
Đêm 30 tháng
Tư bốn anh em tôi ngồi bên nhau, cạn ba chai rượu. Chú Thủy cho tôi biết
rằng, ngay đợt tấn kích đầu của địch, chiếc xe thứ nhì đã bị thương và
chết khá nhiều. Nhiều BĐQ bị thương đã được dân chúng di tản đi cứu cấp.
Thiếu Úy Thủy đã cố gắng mở một mũi bọc hông phải để giải tỏa áp lực
địch nhưng không thành công, vì địch quá đông. Đến lúc khẩu phòng không
12,7 ly của địch tham chiến thì Thủy cho anh em phân tán chạy vào nhà
dân. Sau đó Thủy được dân chúng cưu mang, cho quần áo cải trang rút
chạy. Chú Thủy nói, hình như chú Thiều bị thương ngay từ phút đầu, không
rõ số mệnh ra sao. Sáng Mồng Một tháng Năm 1975, tôi cho Thủy và Trâm
một
số tiền để làm lộ phí về quê. Từ dạo ấy, anh em chúng tôi không còn dịp
gặp lại nhau nữa.
Thời gian trôi...
Mười ba năm
sau, cũng vào ngày Ba Mươi tháng Tư, đầu làng, cuối xóm, rợp bóng cờ đỏ
sao vàng. Nơi nơi, loa vang vang, bài ca "Mùa Xuân Trên Thành Phố ************". Có
một anh Bắc-Kỳ, tuổi lửng lơ, nửa già, nửa trẻ, đạp xe thồ, đèo theo
một cái giỏ, đi rao bán cá khô trong khu ngoại ô Thủ-Đức. Tới căn
nhà gỗ, mái dừa, anh bán cá khô vừa mở miệng hỏi thăm, một bà người Xứ
Quảng đã mau mắn trả lời,
-"Đi rồi! Bán nhà, vượt biên. Năm, sáu năm rồi!"
-"Xin cám ơn bà. Xin cám ơn Trời!" anh Bắc-Kỳ mừng rỡ.
Bà chủ nhà nghệch mặt, giương mắt nhìn anh chăm chăm, mà chẳng hiểu ý anh.
Anh bán cá
khô lên xe, đạp từ từ theo con lộ đất. Xe tới cổng nhà thờ. Gác chuông
lặng câm. Sân nhà thờ vắng ngắt. Trên thánh giá, Chúa cúi đầu. Không
biết Chúa có còn nhận ra anh không?
Qua văn phòng
Ủy-Ban Nhân-Dân Xã, đến Quốc Lộ 1, anh quẹo phải, ngừng lại bên đường
ngồi nghỉ. Nơi đây chỉ cách Đường-Sơn Quán vài cây số. Cũng ngày này,
mười ba năm trước, các chiến sĩ của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đã tả
xung hữu đột trong trận đánh đẫm máu bi hùng cuối cùng. Những người nằm
xuống đã sang thế giới bên kia trong quân phục rằn ri, với cái huy hiệu
đầu beo, phía trên phù hiệu đó là một bệt tím có chữ số "82" màu vàng.
Trưa nay, có lẽ dân chúng trong vùng còn nhớ tới họ, nên cắm vội bên
đường đôi bó nhang, hương khói.
Anh bán cá khô ngồi xẹp trên lề cỏ, rưng rưng,
-"Các chú tha lỗi cho anh..."
Hai bên quốc
lộ là rừng bạch đàn. Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm
đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru,
có tiếng ai, thiết tha, não nuột,
-"Thày ơi! Chạy đi!... Thày ơi!..."
Ngồi bên bìa rừng, đôi mắt Đường-Sơn Đại-Huynh đẫm lệ...
Vương mộng Long
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/May/2012 lúc 7:16pm
Gặp anh trong chiều tiễn biệt Dáng anh lặng lẽ trầm tư Anh ơi,
anh từ chiến tuyến Về đây ngồi tự bao giờ ???....
Cho đời vô cùng thương tiếc Tinh hoa nòi giống Lạc Hồng Tóc vừa xanh màu mây biếc Mà hồn đã núi, đã sông !....
Anh tự bao
giờ, trầm lặng
Ngồi đây thương bạn, nhớ rừng ?
Súng nằm
ngang đùi, sưởi nắng
Ba lô thiếp ngủ triền lưng ! ....
Mắt anh, dòng sông suy tưởng Dưới vành nón sắt , xa xăm ......
Trích "THƯƠNG TIẾC" - Ngô Minh Hằng - (Để nhớ về bức
tượng THƯƠNG TIẾC. Như một lời tạ ơn, kính dâng các Linh Hồn Tử Sĩ QL-VNCH.)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Mar/2013 lúc 8:57pm
THÁNG 4/2013
** ***
Saigon 1988 - Đón người thân học tập cải tạo (ở tù) từ miền Bắc trở về tại ga Saigon.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Apr/2013 lúc 9:08pm
Mời diễn đàn thưởng thức bài nhạc hay và cảm động : MƯỜI HAI THÁNG ANH ĐI (HÀNH TRÌNH TQLC) . Thơ của Phạm văn Bình. Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Qua 2 giọng ca : Lệ Thu và Khánh Ly .
MyKieu
---------------------------
Ca sĩ Lệ Thu giới thiệu bài nhạc http://www.youtube.com/watch?v=_j1LGq5xe7c - Lệ Thu và tác giả bài thơ, Phạm văn Bình http://www.youtube.com/watch?v=p1ahBXCBUEQ - Lệ Thu trình bày bài nhạc http://www.youtube.com/watch?v=XOLCwz8upOg - Ca sĩ Khánh Ly trình bày (nghe rõ hơn) http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&sqi=2&ved=0CDIQFjAB&url=http%3A%2F%2Fwww.nhaccuatui.com%2Fbai-hat%2Fmuoi-hai-thang-anh-di-hanh-trinh-tqlc-pham-duy-1994-khanh-ly.oo3Q33jhyL.html&ei=G4djUYDmAcqZiAfa2YGwAQ&usg=AFQjCNH5p5I7jutEt_GaynfXlFIiq6vcuQ&sig2=F3bDRjPvho-BuGSu5DalHg&bvm=bv.44990110,d.aGc - Mười hai tháng anh đi (Hành trình TQLC) (Phạm Duy) 1994 - Khánh ...
Lời bài hát:
Hành Trang TQLC
(Mười Hai Tháng Anh Đi) lời thơ :Phạm văn Bình Nhạc : Phạm Duy
-------------------------
Tháng Giêng xuôi quân ra Huế
Cố Ðô hoang vu điêu tàn
Bãi học chiều, em vắng bóng
Tóc thề đã quấn khăn tang
Tháng Hai về trấn ven đô
Chong mắt hỏa châu, giữ cầu
Gió thoảng vào hơi rượu mạnh
Qua làn sương ánh đèn mầu ...
Ba lô lên vai tới miền Tây Ðô
Quê hương em xanh, xanh ngợp bóng dừa
Ðêm ngủ bìa rừng, thèm làn môi ấm
Ngọt trái sầu riêng, này lúc sang mùa
Bây giờ trời mây vào Hạ
Mẹ em bận đi lễ chùa
Em cầu nguyện cho chiến sĩ
Trên đường sớm nắng chiều mưa .
Tháng Năm theo vì sao biếc
Hoa phượng nở quanh sân trường
Ngày xưa những tờ lưu bút
Bây giờ phong thư gói quà
Tháng Sáu anh vẫn miệt mài
Hành quân chưa về thăm em
Ðừng khóc, ve sầu mùa Hạ
Xa thì xa, vẫn chưa quên.
Sang Thu mưa Ngâu, nước mù bay mau
Ô hay sao ta trong lòng rưng sầu ?
Tráng sĩ xưa hề vượt cầu sông ấy
Người đứng đầu sông, người cuối sông này !
Bây giờ còn đâu huyền thoại
Hằng Nga của em bé thơ
Tất cả bầu trời thơ ấu
Ai làm tháng Tám cằn khô
Tháng Chín ta về Cửu Long
Vú sữa căng của mẹ hiền
Anh đi cho đồng tươi thắm
Tặng em này chiến công vang
Về Cà Mau ...
Một phong thư
Gửi cho em
Lời gió thương mây, lời chim nhớ rừng
Lời gió thương mây, lời chim nhớ rừng
Lời ta chờ nhau !
Cuối năm, mùa Ðông đan áo
Cuối năm trời đã lạnh rồi
Thiên hạ đua may áo cưới
Ta thì hẹn tới năm sau .
Hoa mai nở đầy
Em đang chờ đợi
Mười hai tháng rồi
Dài ước mơ say
Nhớ má cho hồng
Nhớ môi em ngọt
Anh về cùng em,
Vui đón giao thừa ./.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Apr/2013 lúc 10:59pm
TD Trần Như Xuyên
Tùy Bút
Tháng Tư ở Sài Gòn
http://4.bp.blogspot.com/-9xc3y_QXfGI/UVrDjO9tauI/AAAAAAAAEOY/4w6BJ9Kqsys/s1600/Th%C3%A1ng+T%C6%B0+%E1%BB%9F+S%C3%A0i+G%C3%B2n+001.png">
Tháng Tư là đầu mùa Hè, thực ra SG quanh năm là mùa Hè, thản
hoặc may mắn cuối năm nào được hưởng chút cái hơi lạnh của mùa Đông, khi không
khí lạnh vượt qua được đèo Hải Vân xuống phía Nam là SG dìu dịu như Đà Lạt,
người SG mừng lắm.
Tôi xuống xe ở đường Tự Do, lững
thững qua P***age Eden, tháng Tư SG cây cối xanh mầu, có tiếng ve kêu và đâu đó
lác đác những cánh phượng nở sớm báo hiệu Hè đã đến, “Trời hồng hồng, sáng
trong trong, ngàn phượng rung nắng ngoài song”. Hè, mùa chia tay của học
sinh, con gái nắn nót với những trang lưu bút, còn đám con trai? Ráng mà thi
đậu nghe, còn không, có quân trường đợi sẵn đó, tôi không còn quan tâm đến sự
chia tay thuở học trò này nữa vì tôi rời mái trường mấy năm nay rồi, giờ đã là
một người lính dày dạn gió sương, tuổi học trò đi qua mà lòng không muốn như
vậy.
Qua P***age Eden, tôi thấy Ngọc
đứng chờ tôi ở trước Rex, nàng hôm nay đẹp rực rỡ, người con gái nào đang có
tình yêu đều đẹp, chúng tôi nắm tay nhau, biểu lộ tình yêu thời đó chỉ là như
vậy, rất lễ giáo, không có cái hôn, không ôm choàng lấy nhau ầm ĩ. Ngọc ríu rít
hỏi tôi
Ngọc đang học Dược, chúng tôi
quen nhau cũng cũng đã mấy năm, ngày Ngọc còn là cô nữ sinh Trưng Vương, tháng
Tư hàng me đường Nguyễn Bỉnh Khiêm từng chiếc lá vàng nhỏ rơi rụng, lăn tròn
trên vỉa hè, lấm tấm như những hạt gạo, tôi hay đợi Ngọc ở đấy, đường đi
của đôi tình nhân có lá me vương trên mái tóc, Ngọc không cho tôi gỡ những
chiếc là me xuống, nàng bảo : “ mấy chiếc lá đó thích em anh để kệ nó ”, lãng
mạn thật, thực ra nàng sợ lũ bạn nhìn thấy thì đúng hơn, con gái học đệ nhị mà
đã có người đón đưa là bạo đấy, ôm chiếc cặp nơi ngực mà vương vấn hình ảnh ai
đó là hơi sớm đấy, trên đường tình có gió mơn man tà áo trắng, áo bay cuốn lấy
chân tôi, Ngọc giữ áo lại, tôi nói : “ cái áo nó thích anh, em để kệ nó ”, Ngọc
cười, đôi má con gái ửng hồng.
http://2.bp.blogspot.com/-VV5128Mmf1I/UVrDqzXzezI/AAAAAAAAEOg/DKr-_8ZiHg0/s1600/Th%C3%A1ng+T%C6%B0+%E1%BB%9F+S%C3%A0i+G%C3%B2n+002.png">
Thời ấy, cuối những năm 60, SG
trở lại yên bình sau cái Tết Mậu Thân, chiến tranh càng trở nên khốc liệt,
nhưng ở đâu đó thôi, SG vẫn bình yên, tôi đã rời học đường trước đó, bình yên
thế nào được, những người thanh niên nào ai cho yên bình, tôi rời Đại Học, nhập
ngũ, thỉnh thoảng về phép, hẹn Ngọc đi chơi, như hôm nay chẳng hạn, tôi
dẫn Ngọc loanh quanh Lê Thánh Tôn, Gia Long, Tự Do… những con
đường đầy kỷ niệm mà mỗi lần về SG, tôi cứ thích lang thang ở đó.
Tôi đưa nàng vào Brodard, một
quán nước hồi còn là sinh viên, tôi và bạn bè hay ngồi ở đây, quán không
có chanh đường để uống môi em ngọt, quán có chút Tây hơn, con đường Tự Do cũng
có những hàng me cao, tôi gỡ vài cái lá vướng trên tóc nàng, Ngọc không tìm
cách tránh như hồi còn ở Trưng Vương, hồi đó còn sợ bạn nhìn, giờ chỉ có người
tình nhìn, càng thích chứ sao. Rót nước cho Ngọc rồi hỏi : nghe Nat King Cole
nhé, nàng gật đầu, tôi mua jeton rồi bỏ vào cái jukebox cạnh đó, tiếng hát trầm
ấm của người ca sĩ da đen cất lên :
Love is a many splendored thing, it’s the April rose…
Có
đúng không, tình yêu là vật đẹp muôn mầu ? Ngọc hỏi tôi :
-
Tình yêu chỉ có nghĩa vậy thôi sao?
Tôi
trả lời nàng :
-
Không, có nhiều chứ, tình yêu người ta định nghĩa nhiều lắm nhưng càng định
nghĩa nó càng rối mù, theo anh tình yêu cần gì phải định nghĩa, nó chỉ giản dị
trong 2 chữ anh + em vậy thôi, với anh thế là đủ.
Bài
hát tôi và Ngọc đều thích và có cùng kỷ niệm, lúc mới quen nhau qua đứa cháu,
bạn học cùng Ngọc, và cũng tại Brodard này trong một lần đi chơi, hình
như lần đầu thì phải, tôi thấy Ngọc loay hoay chọn bài hát trong cái máy,
tôi tiến tới bỏ jeton vào thì cả 2 ngón tay tôi và Ngọc cùng bấm Love is a many
splendored thing, tôi và Ngọc nhìn nhau, hóa ra… lần đầu đấy, nhưng ánh
mắt đã có chút xao xuyến, ai cũng có một thời để nhớ về một kỷ niệm nào,
với tôi, mỗi lần nghe bài hát này, Brodard và Ngọc hiện ra trước mặt, it’s the
April rose that only grows in the early spring.. vâng, bông hồng tháng Tư,
chúng tôi yêu nhau và SG tháng Tư không có được hoa hồng, chỉ có mầu đỏ của
phượng, cả tôi và Ngọc đã xem cuốn phim này, La colline de l’adieu với William
Holden và Jennifer Jones, thuở học trò mang tình yêu vào sách vở nhưng kém đâu
nồng thắm,…anh your fingers touched my silent heart and taught it how to
sing…Trong phim cảnh thật đẹp khi W.Holden và Jenny đứng trên đỉnh đồi, phía
dưới xa xa là thành phố cùng bãi biển, họ hôn nhau.
Tháng
Tư SG nóng nung nấu người, hàng me ngoài đường im gió, có những tà áo dài của
các cô làm việc ở ngân hàng về, tà áo đồng phục làm dịu bớt cái hừng hực của
tháng Tư , thấy tôi ngắm nhìn mấy tà áo dài đó, Ngọc rời đôi môi xinh xắn khỏi
ống hút hỏi tôi:
-
Anh thích gì nhất nơi người đàn bà ?
-
Theo anh cái nhất của người phụ nữ là sự duyên dáng và thông minh.
-
Anh trả lời chung chung quá, thí dụ thích vẻ đẹp của mái tóc, đôi mắt, làn môi
hay như bộ ngực chẳng hạn…
Tôi
trả lời một câu lạc đề :
-
Anh thấy đàn bà nào có bộ ngực to thường kém thông minh.
Hai
tay đang chống dưới cằm, Ngọc vội khoanh tay như che ngực mình lại:
-
Ý này anh lấy ở đâu mà lạ vậy,
thế em to hay nhỏ ?
-
Vừa vừa thôi
-
Vậy là không thông minh và cũng không ngu ?
Buổi
tối, tôi và nàng đi nghe nhạc ở phòng trà Ritz đường Trần Hưng Đạo,
phòng trà của Jo Marcel mới mở, nhìn chung quanh, ánh đèn mầu mờ mờ êm dịu, mọi
người ăn mặc lịch sự, tôi thấy mình như xa lạ, có rừng rú lắm không, mà có lâu
lắc gì đâu, trước đây mình cũng là những người như thế này, tôi nghĩ tới chỉ
mai hay mốt trở lại cùng đơn vị, đâu còn được như thế này,, rừng cây, bụi
bậm, bom đạn, người chết…
Rồi
Lệ Thu xuất hiện : ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo, em nhớ cho,
mùa Thu đã chết rồi. bài hát này dạo đó mới có, được ngay mọi người đón
nhận vì cái lãng mạn và đau thương của lời thơ thi sĩ người Pháp. Ngọc tựa đầu
vào vai tôi, nàng hát nho nhỏ theo Lệ Thu : đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn
nhau nữa, tôi vòng tay ôm nàng : bậy nào, ừ mùa thu chết rồi, thây kệ mùa
thu, chúng ta vẫn có nhau, anh còn em đây thôi, cần gì hơn, mai có trở lại đơn
vị cũng không sao. Tôi nắm tay nàng : chúng mình cưới nhau đi chứ !
- Gớm,
mãi cóc mới chịu mở miệng.
Năm
Ngọc gần ra trường, chúng tôi làm đám cưới, nàng có nhiều bạn bè, những người
năm xưa gặp ở bal de famille còn là nhí nhảnh của thời con gái, giờ đã lớn và
chững chạc, hồi đó đi nhẩy bal của Dược là sang lắm. Chú rể có vài người bạn,
da đen sạm và tóc cháy nắng gió, họ ngồi riêng một góc, tì tì uống rượu, không
cười, không nói, có thể họ đang nghĩ tới đồng đội, giờ này mình hạnh phúc ngồi
đây, bạn bè thì căng mắt chờ quân thù. Cưới nhau xong là đi, tôi chỉ có 4
ngày bên Ngọc rồi trở lại chiến trường .
Tháng
Tư 1972 có một mùa Hè mà nhà văn Phan Nhật Nam đặt tên là “Mùa Hè đỏ lửa”, SG
cũng đang vào mùa Hè, chiến trận bùng lớn trên khắp mọi miền nhưng vẫn còn xa
SG, tôi ít có dịp về đưa Ngọc đi trên con đường Tự Do có hàng me cao. Chiến
tranh làm bao người đàn bà là chinh phụ nên khách má hồng nhiều nỗi truân
chuyên, bởi vậy vụt một cái chinh phụ trở thành góa phụ, chít khăn sô
lên đầu vội vã. Còn đàn ông con trai gọi là gì ? chinh nhân ư ? chinh
nhân ơi, xin anh chớ buồn …người yêu anh còn đó, người yêu anh bé nhỏ– hừ, không buồn sao được, vợ mới cưới,
gần nhau được vài ngày rồi cứ thăm thẳm chiều trôi mà bảo chớ buồn.
Thế
rồi cái tháng Tư đau thương đó xẩy đến, ngọn sóng Tsunami cuồn cuộn đem súng
đạn vô SG, chiến tranh không còn ở đâu xa nữa, tội nghiệp, chúng tôi vẫn vùng
vẫy, vẫn chiến đấu, vẫn hy vọng… người lính chỉ biết tuân lệnh dù tuân lệnh
trong tuyệt vọng, không biết rằng mọi sự đã an bài, mọi sự đã được sắp xếp xong
rồi, tôi không gặp Ngọc trong cái Tháng Tư khốn khổ đó, không thấy mặt đứa con
đầu lòng mà biết rằng nó sẽ chào đời trong khoảng thời gian này.
Ở
tù ngoài Bắc, cứ phải nghe những luận điệu điêu ngoa xảo trá, mà họ nói hay
thật, đúng như nữ ký giả người Pháp Susan Labin có một câu nói không thua gì
câu nói của ông Thiệu : “ người Cộng Sản nói dối nhiều quá đến độ khi
nói dối họ tưởng họ nói thật ”. Ngay ngày đầu tiên ở đây, tên cán binh AK
nói với tụi tôi : giặc lái Mỹ bay ra ngoài này bị hạ hết vì tầu bay ta núp
trong mây chờ chúng tới bất ngờ xông ra…
Ta
ngắt đi một cụm hoa Thạch thảo, tôi không biết hoa Thạch Thảo hình dáng ra sao, nhưng những lần đi lao động trong rừng núi, tôi ngắt cụm hoa dại để nhớ
Ngọc và
những con đường Sài Gòn, ở đây
xa quá và khổ quá, cần có ước mơ để giữ mình được vững vàng. Tháng Tư đau thương đó, không
có tôi, Ngọc xoay sở như thế nào khi bụng đã quá lớn, SG hấp hối. SG cuống
cuồng, người SG không nghe thấy tiếng ve kêu, không kịp nhìn ngắm những cánh
phượng mới nở, ôi tháng Tư đau thương. Tôi bị bắt ngay tại mặt trận, từ ngày
đó, tôi và Ngọc không gặp nhau.
Mãi
1978, chúng mới cho viết thư, hôm nhận thư Ngọc, tôi run rẩy cả người : Anh
yêu dấu, rất mừng khi biết tin anh, anh chưa biết anh có đứa con gái đâu nhỉ,
mẹ con em vẫn mạnh khỏe, Ngọc Anh đã 3 tuổi, luôn hỏi về bố, em đặt tên con là
Ngọc Anh, một bé gái dễ thương, đẹp như mẹ và nghiêm nghị như bố, Ngọc Anh có
nghĩa là Ngọc luôn là của anh đấy, em vẫn theo nghề thuốc nhưng là thuốc
vỉa hè, em buôn bán ở chợ Cũ, tiện tặn cũng tạm đủ, em theo bác Cả một thời
gian nhưng nghĩ nên đi vùng kinh tế mới như chú Lộc mới đúng với chính sách của
nhà nước, sẽ nói với anh sau.
Anh
ráng học tập tốt, lao động tốt, nhà nước sẽ khoan hồng cho anh về sớm.
Ngọc
Anh và em hôn bố.
Dĩ
nhiên lá thư bị kiểm duyệt và tôi bị mắng: lần sau nói vợ không được viết ở đầu
lá thư là anh yêu dấu nghe, các anh còn đầu óc lãng mạn tiểu tư sản, viết thư
về, động viên vợ anh bỏ buôn bán linh tinh và nên đi vùng kinh tế mới theo đúng
chính sách của đảng và nhà nước ta hiện nay.
Thư
trả lời tôi khuyến khích nàng nên đi kinh tế với chú Lộc vì chú Lộc - em trai
tôi - hiện nay ở Úc, ý cho Ngọc biết nếu có cơ hội là nàng cùng con nên vượt
biên, tội nghiệp cô nữ sinh Trưng Vương, ra Dược Sĩ làm cho công ty Dược Trang
Hai, một Cty Dược lớn nhất miền Nam thời đó, giờ Ngọc lê la nơi vỉa hè chợ cũ, bên
nách đứa con nhỏ mà chồng thì biệt tăm biệt tích từ cái Tháng Tư khốn khổ đó,
vẫn là liên quan tới ngành thuốc của nàng, nhưng kiếm từng đồng với những viên
thuốc qua lại
Cuối
1978, các trại tù trên miền cao được di chuyển sâu xuống phía Nam, chúng tôi không
biết rằng chiến tranh sắp xẩy ra giữa 2 nước CS anh em, với nước Tàu sau khi VC
đánh tan Pon Pot, hành động này coi như một sự phản bội. Tôi được đưa từ Sơn La
về trại Nam Hà ở phía Nam Hà Nội, thế rồi thấy tù bị chết vì đói khát, bệnh tật
nhiều quá, CS cho gia đình tù được phép thăm nuôi, từ miền Nam phải đi xe lửa
mấy ngày đêm mới ra được tới Bắc. Ngọc dành dụm tiền, đầu năm 80 ra thăm tôi
tại Nam Hà, khi gặp nhau, tôi nhìn Ngọc sững sờ, Ngọc ốm và đen hẳn đi, sự kham
khổ biến cô Dược Sĩ xinh đẹp ngày nào nom khác hẳn, chế độ ưu việt lột xác con
người hay thật, tôi nhìn Ngọc Anh chằm chằm, con bé gặp tôi lần đầu nên có vẻ
là lạ, được sinh ra trong cái hỗn mang của Sài Gòn nên gương mặt buồn buồn và
bướng bỉnh, những giọt nước mắt lăn trên khóe mắt Ngọc, mụ nữ cán bộ dẫn thăm
nuôi gắt với nàng:
- Không
được khóc, hãy động viên chồng học tập cho tốt để nhà nước còn khoan hồng.
Khi
ngồi nói chuyện, mụ ngồi ngay trước mặt theo dõi câu chuyện giữa tôi và Ngọc,
tôi nói với Ngọc tưởng như bình thường nhưng thật ra dùng toàn những ý nghĩa
chỉ tôi và nàng hiểu, Ngọc cho biết cái ngày mất Sài Gòn đó, nàng không có một
tin tức nào về tôi, người anh họ trong Không Quân kêu nàng đi, Ngọc không đi,
bụng quá lớn gần ngày sanh mà chẳng biết tôi như thế nào, không đành lòng bỏ
đi. Tôi nói với nàng chúng ta có nhiều sai lầm quá, em có ở lại thì giờ cũng
chỉ là thế này, bao nhiêu là sai lầm như thế,tôi nói hễ có cơ hội em cứ đi đi,
ngày nào được về, anh sẽ tìm cách đi sau. Lúc chia tay, tôi hôn Ngọc Anh, nắm 2
tay nàng, như ngày nào Ngọc chờ tôi trước thềm rạp Rex. Lúc phải quay vào, Ngọc
như muốn khụy xuống, tôi quay đi không muốn nàng nhìn thấy tôi cũng long lanh
nước mắt, mùa Thu đã chết, em nhớ cho...được một đoạn , ngoái lại, Ngọc nắm tay
con vẫn đứng đấy, dơ tay vẫy vẫy, tôi vẫy lại, cứ ít bước lại ngoái lại, dơ tay
vẫy, bóng 2 mẹ con xa dần, nhỏ dần...
Như
nghiệm vào câu Ngọc hát trên vai tôi buổi tối ở Ritz : đôi chúng ta sẽ
chẳng còn nhìn nhau nữa. Cuối 1980, Ngọc dẫn con xuống Rạch Giá vượt biên
và ghe gặp cướp biển, từ đó tôi bặt tin nàng, chẳng bao giờ gặp lại Ngọc và con
nữa, Ngọc Anh năm đó mới 5 tuổi.
Cái
chế độ tự nhận là ưu việt đó đã nướng 1 triệu thanh niên miền Bắc cho mộng bá
vương điên cuồng, miền Nam cũng thiệt hại hơn 200 ngàn người con ưu tú cho cuộc
chiến, có điều họ tự xưng là ưu việt nhưng lại không chịu nhìn thấy là hễ họ đi
tới đâu thì người dân chạy trốn tới đó, ngay cả khi cuộc chiến chấm dứt, người
dân vẫn hốt hoảng liều chết vượt biển ra đi, nếu quả thực ưu việt thì người dân
phải ở lại để hạnh phúc với cái ưu việt đó chứ.
Cuộc
chiến chấm dứt, số người bỏ mình trên biển tìm Tự Do khoảng 2,3 trăm ngàn
người, ngang bằng số người miền Nam chết cho 20 năm cuộc chiến, trong số những
người chết đó có Ngọc và đứa con gái bé nhỏ của tôi.
TD Trần Như Xuyên
http://to-quoc01.blogspot.com/2013/04/td-tran-nhu-xuyen.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Apr/2013 lúc 8:26pm
NHỮNG MÓN NỢ PHẢI TRẢ
* ĐINH LÂM THANH *
Đời người, ai cũng phải một lần mang nợ. Không
nợ tình, nợ tiền, nợ vợ chồng, nợ cha mẹ, nợ con cái… thì cũng phải nợ
với Bạn Bè, Quê Hương và Tổ Quốc. Riêng đối với những Vị một thời mặc áo
lính, chắc chắn còn thêm một món nợ nữa : đó là nợ Đồng Đội.
Có thể nói rằng, trong các cấp chỉ
huy quân đội cũ, một số nhỏ không còn bận tâm đến những món nợ nầy, vì
họ đã quên thuộc cấp, là những người lính dưới quyền hy sinh mạng sống,
trong mỗi lần giao tranh, để cho họ may mắn sống sót đến ngày hôm nay.
Đây là một món nợ phải trả đối với những người biết suy nghĩ, nhất là
một số sĩ quan đang định cư nước ngoài. Tôi thấy trong số những người
nầy, đôi lúc họ nhẫn tâm quên hẳn quá khứ đau thương của mình với đồng
đội trước kia, nhưng lại thích xuất hiện trong nhiều cơ hội để đánh bóng
cấp bậc cũng như huy chương.
Trong một lần họp mặt thân mật, có
hai Vị không đồng ý với tôi về quan niệm trên. Người thứ nhất là một cựu
sĩ quan làm việc ở thủ đô cho rằng, những sĩ quan suốt đời làm việc
trong văn phòng Bộ-Nha-Sở hay biệt phái qua các cơ quan dân sự thì sự hy
sinh của người lính ngoài chiến trường không liên quan trực tiếp đối
với việc thăng quan tiến chức và khen thưởng của họ, mà đó là kết quả
của công việc, chức vụ đảm nhiệm cũng như thâm niên cộng vụ trong suốt
quãng thời gian mặc áo nhà binh. Người thứ hai là một dân sự,
chạy trốn cộng sản lúc 20 tuổi, Vị nầy phản đối rằng, ông ta không liên
hệ nợ nần gì với những người lính đã chết ! Xin cám ơn việc góp ý
nầy, nhưng theo thiển ý của
tôi, đây là những quan niệm hẹp hòi và thiếu hiểu biết. Nếu không có
những người lính nằm xuống ngoài mặt trận thì lấy ai để bảo vệ cho anh
em quân nhân an thân làm việc trong bóng mát hậu phương, cũng như cho
gia đình ông dân sự sống sung túc tại thành phố và an toàn thoát được ra
nước ngoài khi cộng quân vào chiếm Miền Nam ! Như vậy, nếu còn một chút
tình và biết suy nghĩ thì Quý Vị nào có cấp bậc càng cao và huy chương
đầy ngực thì càng mang nhiều món nợ trực tiếp với những người thương tật
suốt đời hoặc đã nằm xuống vĩnh viễn ngoài chiến trận. Ngoài ra, bất cứ
gia đình nào, dù là dân sự, chệt hay chợ trời, đem được cả gia tài và
bà con dòng họ thoát ra nước ngoài một cách an toàn thì đều mang nợ,
trực tiếp hoặc gián tiếp,
với những người lính đã bỏ mình để bảo vệ quê hương đồng bào.
Tôi thích đọc hồi ký viết về các trận
đánh của những sĩ quan cấp nhỏ, chỉ huy trực tiếp trung đội, đại đội
đến tiểu đoàn trong các đơn vị từ nghĩa quân, địa phương quân đến chủ
lực quân cũng như các lực lượng tổng trừ bị của QLVNCH. Qua các bài viết
đó, tôi đã tìm thấy những hình ảnh đáng ghi nhớ giữa người sĩ quan chỉ
huy hành quân và binh sĩ dưới quyền, họ cùng băng rừng lội suối, vào ra
sinh tử và chấp nhận sống chết với nhau. Tôi cũng hình dung được những
đắng cay, ngọt bùi, gian khổ mà họ đã chia sẻ cho nhau qua từng viên
đạn, vắt cơm, ca nước đến những hành động dũng cảm mà không bao giờ phai
nhạt trong tim tôi, là các cấp chỉ huy trực tiếp không ra lệnh một cách
vô trách nhiệm, xô quân
lính của mình tiến lên để đạt được thắng lợi mà chính những sĩ quan chỉ
huy cấp nhỏ nầy đã ôm súng nhảy vào tử địa với các khinh binh, đi hàng
đầu nhằm mở đường, phá chốt cũng như tiến chiếm từng mục tiêu một… Ngoài
ra tôi cũng nghi nhận tình ‘huynh đệ chi binh’ thắm thiết giữa những
người lính chiến : họ đối xử với nhau còn còn nặng hơn cả tình gia đình.
Những hình ảnh thân thương nầy, sau gần bốn mươi năm, vẫn còn đậm nét
trong tôi qua những lần hành quân gian khổ cũng như những lúc chờ địch
dưới giao thông hào, chịu pháo trong hố cá nhân hoặc ôm súng trắng đêm
chờ giặc. Chúng ta phải vinh danh các cấp chỉ nhỏ vì họ không ham sống
sợ chết, khi ra trận, không bao giờ dùng binh sĩ dưới quyền làm bia đở
đạn để giành
lấy sự sống và hưởng vinh quang. Cấp chỉ huy nhỏ bé nào cũng hăng hái
xung phong tiến lên tuyến đầu, chấp nhận hy sinh bản thân để cùng đồng
đội tiến lên một lượt. Hơn nữa, qua những bài viết của những trung đội
trưởng, đại đội trưởng cũng như tiểu đoàn trưởng trực tiếp cầm quân, tôi
đã tìm thấy tình người một cách trung thực, anh dũng và cảm động. Đây
là những sử liệu cần thiết cho hậu thế hơn là những hồi ký dày cộm của
các ông tướng thuê mướn người viết nhằm đánh bóng hoặc chạy tội, càng
đọc càng bực mình và đôi lúc phải văng tục… Thật vậy, tôi đã thật sự tìm
thấy trong các bài hồi ký ngắn của các vị chỉ huy nhỏ những hình ảnh
tình người thật lớn chân thật qua những liên hệ đồng đội ‘huynh đệ
chi binh’, là một sự ràng buộc vô hình giữa những người cầm súng với
nhau mà bất cứ ai chưa phải là lính trận thì không thể nào hiểu và cảm
thông được.
Xin mượn bài viết nầy để nhắc những người đã một thời cầm súng về hai món nợ ‘tình nghĩa’ :
Trong nhiều hồi ký của các cấp chỉ
huy nhỏ, từ những nhóm Biệt Kích, trung đội nghĩa quân, địa phương quân,
trung đội, đại đội, tiểu đoàn tác chiến (Sư Đoàn Bộ Binh) đến các đơn
vị đặc biệt Trinh Sát, Công Binh, Pháo Binh thuộc đơn vị Nhảy Dù, Thủy
Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân cũng như những bài viết về những phi vụ
thả dù, tiếp tế, đổ quân, tải thương và cứu đồng đội của các anh em
Không Quân…tôi đã thấy những cảnh quan và lính chia nhau
từng ca nước bùn, từng vắt cơm nguội, từng miếng khô cháy, từng ngụm đế
trắng, từng nửa điếu thuốc đến từng viên đạn một…để chia sẻ đùm bọc và
bảo vệ cho nhau. Trong các lần hành quân bên cạnh các đơn vị tác
chiến tôi đã tận mắt
chứng kiến các anh Không Quân quên mình lao xuống đầu giặc để dội bom,
đổ quân, tiếp tế, tải thương và cứu bạn, cứu đồng đội tại các mặt trận
trong mùa Hè đỏ lửa ở Pleiku-KonTum. Một lời tri ân gởi đến các anh
Không Quân, tuy bay bướm ở hậu phương nhưng khi đối điện với súng đạn,
họ trở thành những con đại bàng, những anh hùng cứu tinh của những
nguời lính bộ binh dưới đất đang cần đến sự yểm trợ của họ.
1. Nợ ‘huynh đệ chi binh’
Có đi tác chiến rồi mới thấy cái tình sâu đậm và tha thiết giữa những người lính. Họ
bỏ gia đình, vợ con, làng xóm để kết tình kết nghĩa với nhau, ăn chung
lon (guigot), uống cùng ca (nước), chia nhau điếu thuốc, ngũ chung cùng
hố, và nhất là, chấp nhận sống chết cùng một lượt. Đời lính chiến
không ai còn sợ sệt nghĩ đến cái chết cũng như mơ ước được khen thưởng
như những Vị chỉ huy cấp cao đang an toàn trong các hầm trú ẩn của Bộ Tư
Lệnh ! Cuộc đời người lính trận, trước mặt là kẻ thù, hai bên là đồng
đội và sau lưng là xương máu chết chóc đang rình rập từng giây từng
phút. Đối với họ, cha mẹ anh em vợ con đều trở thành những cái bóng mờ
khi họ trực diện với khói súng, tiếng đạn
và kẻ thù. Họ cũng không có thời giờ để nhớ người yêu, thương
gia đình, mà niềm mơ ước của họ thật tầm thường và bé nhỏ là mỗi năm
được vài ngày phép…
Đọc những tâp thơ của Đại Đội Trưởng
Trinh Sát Trạch Gầm, Hồi ký Đại Đội 5 Biệt Cách Nhảy Dù của Mũ Đỏ Út
Bạch Lan, Hồi Ký Sĩ Quan Tiền Sát Pháo Binh của Nguyễn Văn Khôi, hồi ký
ngày ba mươi tháng tư của Phân Chi Khu Trưỏng Đỗ Văn Thọ (Dương Thượng
Trúc viết lại theo lời kể) cũng như những chuyện thật trong đời binh
nghiệp của Đại Đội Trưởng Bộ Binh Phạm Tín An Ninh…tôi sống lại với
những kỷ niệm chiến trường và đồng đội. Viết đến đây tôi xin phép ngưng
lại một phút để tưởng niệm anh Binh Nhì Xí, rất đẹp trai nhưng phải đặt
tên Xí (xấu) cho dễ nuôi, là người đã theo sát tôi trong các cuộc hành
quân trên các vùng rừng núi Quảng Đức, Buôn Mê Thuột, nhưng đau đớn thay
Anh đã đền nợ nuớc
sau khi tôi chuyển qua đơn vị Tiếp Vận. Một đêm hành quân theo
lối ‘mèo chuột vờn nhau’ với một đơn vị cộng sản trong vùng núi tỉnh
Quảng Đức. Đến tối, đơn vị tôi âm thầm lên đỉnh đồi và dò dẫm từng bước
tìm thế ngủ ngồi qua đêm. Lệnh phải hoàn toàn bất động, cấm hút thuốc,
cấm nấu nướng, cấm căn võng và cấm luôn cả việc đào hố cá nhân vì đơn vị
tôi đang ở thế cài răng lược với địch. Một trong bốn người lính gác ca
đầu của trung đội nghe một tên việt cộng nào đó, cách chỗ anh ta chừng
vài thước, lên tiếng hỏi mượn ống thuốc lào với một tên dép râu khác. Anh
ta bò đến chỗ tôi để báo động ! Thập phần nguy hiểm vì mưa quá nặng
hạt, trời tối đen như mực, ngữa bàn tay không thấy, nếu xảy ra
đụng độ cận chiến thì anh em trong trung đội chắc chắn sẽ vật lộn, đâm
chém và bắn nhầm nhau…Vậy mà anh Xí vẫn bình tĩnh nói nhỏ vào tai người
lính gác, để cho ông thầy uống xong ca soupe. Tôi thật sự mất bình tĩnh, cầm ống liên hợp báo nhỏ qua Đại Đội đang đóng đồi bên kia. Xong tôi hỏi vào tai Xí, ‘gì vậy’ ? Anh ta trả lời như không có chuyện gì xảy ra…’ thì Đ.M. ông thầy ! Nước lạnh pha với gói bột nêm mì gói chứ có gì nữa ! Uống đi cho đở đói, ông thầy !
Đang đóng quân chung với quân lính cộng sản Bắc Việt trên một ngọn đồi
nhỏ thì cái chết đang sẵng sàng trước mặt, nhưng ca nước soupe đối với
tôi, tự nhiên nó ấm và ngon ngọt một cách lạ lùng. Bây giờ mỗi khi nhớ
lại chuyện cũ, tôi
vẫn hình dung rõ ràng cái tình cảm quá sâu đậm giữa thầy với trò, giữa
huynh với đệ. Không biết cái ca nước soupe bột ngọt hay hai chữ Đ.M. của
người bạn chiến sĩ miền Nam mà, cho đến giờ nầy, mỗi đêm trăn trở tôi
vẫn nhớ đến Anh Xí đẹp trai và dễ thương của tôi ngày nào.
2. Nợ ‘xanh cỏ đỏ ngực’
Sau mỗi trận chiến, những vị sĩ quan
chỉ huy hành quân ngồi ở Bộ Tư Lệnh, tùy theo kết quả thu được, không ít
thì nhiều cũng được khen thưởng. Nhưng họ quên ngay sau đó những
người vừa nằm xuống để tổ chức mừng chiến thắng và chờ hoa nở, chờ sao
mọc hay đợi những Anh Dũng Bội Tinh… Có thể xem đây là nhờ xương máu
binh sĩ và công trạng của các sĩ quan cấp nhỏ ngoài trận địa để mai nở
thêm trên vai và sao mọc thêm ở cổ. Trước kia, các vị nầy đã quên
những người vừa nằm xuống sau cơn men chiến thắng, nhưng ngày nay, nơi
vùng trời tự do và tuổi già thường nhớ lại rất rõ, không biết có ai dành
vài ba phút để tính sổ cuộc đời, ra thành những con số để thấy nợ của
mình. Cứ một mai
nở thêm trên vai, một sao nở thêm trên cổ áo là có bao nhiêu
người đã bị thương tật suốt đời, bao nhiêu con côi quả phụ mất cha mất
chồng cũng như bao nhiêu người lính nằm xuống cho cuộc đời binh nghiệp
của mình ? Trường hợp nầy tôi gọi là ‘nợ xanh cỏ đỏ ngực’. Đây là những
món nợ của những quan còn sống sót sau chuộc chiến, theo lẽ công bằng thì họ phải trả dưới một hình thức nào đó !
Tóm lại, đã là những người cầm súng
tác chiến, ai cũng có những kỷ niệm, tình nghĩa với đồng đội, thuộc cấp
mà trong đó có các phế nhân, những người đã nằm xuống để cho chúng ta
lành lặn tay chân và sống an toàn tại hải ngoại, thì xìn hãy nhớ rằng
chúng ta đã mang ơn họ. ........ ........
(Trích từ : "những món nợ phải trả". Tác giả : Đinh Lâm Thanh)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Apr/2013 lúc 10:48pm
"THÁNG TƯ BUỒN" ĐÃ 38 NĂM THẾ MÀ VẪN CÒN "CHUYỆN BUỒN THÁNG TƯ" MỚI TINH KHÔI , CHUYỆN THÁNG 4 /2013 !
Chuyện có thật ??? Hai nguồn tin về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa chỉ cách nhau hơn 1 tháng (7/3/2013 và 12-4-2013) lại trái nghịch nhau đến thế !? Còn đâu Nghĩa Tử Là Nghĩa Tận !?
Anh Hùng Tử Khí Hùng Bất Tử ! Nguyện cầu Anh Linh các ANH thanh thản an nghỉ nơi Cõi Vĩnh Hằng .
MyKieu
Xẻ Dọc Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa Để Xây Xa Lộ Xuyên Khu D3
-
Nhân Đạo?
Như
chúng ta đã biết, ngày 7/3/2013 vừa qua, ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự
Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân
đội VNCH ở Biên Hòa (từ đây gọi là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa)
Thông tin sau đó được lan tỏa bởi RFA, BBC và các báo Việt Nam ở hải ngoại.
http://3.bp.blogspot.com/-pO6UN0WtW-w/UTo9PA9GFHI/AAAAAAAABFw/fIDXfKfEJKM/s1600/1.JPG"> | Nghĩa Dũng Đài nhìn từ lối vào chính khi xưa. Bệ thờ lớn và bậc cấp vừa được xây thêm mấy ngày trước Tết Quý Tỵ |
http://1.bp.blogspot.com/-VZPLf27yYjI/UTpJVIKBvmI/AAAAAAAABF8/k-hFUJV3uf4/s1600/3.JPG">
http://4.bp.blogspot.com/-xkvz2RThkOM/UTpJZjFfNTI/AAAAAAAABGE/hanXJMhH3rg/s1600/2.JPG"> Người
ta cũng còn được đọc tiếp theo sự kiện này các tin tức, bình luận của
báo giới và Blogger cho rằng, đang có các động tác được gọi là "hòa
giải", "nhân đạo" của Hanoi khi bạn đọc được nhìn thấy qua ảnh các cố
gắng "tôn tạo" lại Nghĩa Trang như:
-
Hơn chục bậc cấp bước lên Nghĩa Dũng Đài làm bằng gạch đá cimént và ốp
đá granite, vừa mới được làm vội trong 10 ngày cuối năm Âm Lịch Nhâm
Thìn (trước Tết Quý Tỵ chưa đầy 10 ngày) dẫn lên một bệ đá rộng đủ chỗ
cho cả chục người hành lễ ngay dưới chân "thanh kiếm cụt ngọn", 1 đỉnh
nhang lớn ốp đá và bàn thờ lớn sơ sài, lộ thiên cũng được làm vội trong
thời điểm nói trên.
- Khoảng giữa vòng quanh dưới chân Nghĩa Dũng
Đài là 1 vòng tròn rộng vừa được trồng vội các loại hoa tầm thường,
vòng hoa này ôm lấy chân "thanh kiếm cụt ngọn" nằm giữa Vành Khăn Tang
vĩ đại. 1 lối đi đã cán ciment cũng ôm vòng tròn ngoài vòng trồng hoa
nhưng hẹp hơn. Tưởng cũng nên biết Công trình biểu tượng kiêu hùng này
đã bị bỏ hoang 37 năm qua và ngập trong cỏ và cây xà cừ do bộ đội miền
Bắc trồng từ 2003 khi đến chiếm đóng ở đây. Căn nhà mà bộ đội miền Bắc
xây để ở ngay dưới chân Nghĩa Dũng Đài trước đây cũng đã bị dẹp bỏ, trả
lại gần nguyên vẹn cảnh quang cho Nghĩa Dũng Đài khi xưa.
http://1.bp.blogspot.com/-qpzXMyEUCik/UTpJaVlOUPI/AAAAAAAABGM/Wq0xGSG3Neg/s1600/4.JPG">
http://2.bp.blogspot.com/-EoSPq8OBGTE/UTpJo2fdv_I/AAAAAAAABGU/8bW4RE026Fg/s1600/5.JPG"> | các bệ thờ nhỏ ở mỗi Khu mộ |
-
Ngoài ra tại 8 Khu [chung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt
tên từ A tới I (không có Đ và F)], ngay lối vào, chính giữa mỗi Khu đều
xây vội cuối tháng Chạp vừa qua (10 ngày trước Tết Quý Tỵ) một bệ thờ
(nhỏ hơn cái ở Nghĩa Dũng Đài) ốp bằng đá, cũng với bát nhang, và 1 đĩa
để đựng lễ vật trang nghiêm.
Với phần lớn người Việt miền Nam dù
trong hay ngoài nước khi hay tin này, dẫu là thân nhân hay khách thăm
viếng hương hồn tử sỹ quốc gia cũng không khỏi thấy tạm yên lòng khi đến
viếng Nghĩa Trang, một hiện tượng kỳ lạ của "bên thắng cuộc" lần đầu
sau 37 năm thù hận dai dẳng.
Niềm Vui Chưa Trọn
Nhưng
niềm vui này chưa kịp trọn thì hiện nay, tức chỉ 1 tháng sau ngày viếng
Nghĩa Trang của ông Lê Thành Ân, đang có những dấu hiệu báo biểu rằng,
Nghĩa Trang đang lâm nguy:
- 4, 5 ngày nay, 1 toán nhân viên của Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An (nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa tọa lạc theo địa danh hành chánh của chính quyền Hanoi hiện tại) đến vòng ngoài Nghĩa Trang cắm cọc "GPMB" (giải phóng mặt bằng).
- Họ cũng vào cả bên trong Nghĩa Trang, khu D3, cắm 1 loạt cọc như thế.
-
Khoảng giữa 2 hàng cọc là 22 met. Toán nhân viên này cho hay, "nhà
nước" sẽ làm 1 con đường đi từ phía ngoài xa lộ Saigon - Biên Hòa đâm
vào trong đất Nghĩa Trang và xuyên qua Khu D3 để đi lên Bình Dương.
http://3.bp.blogspot.com/-3SKal6rWYEo/UWg3kluMPMI/AAAAAAAAAV0/xChIthzWZSk/s1600/NT+Apr+2013+1.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/-0MZv1zkWg0E/UWg3ktq7X6I/AAAAAAAAAVw/25EsujQ55dY/s1600/NT+Apr+2013+2.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-rktuzQC4HO4/UWg3kJpX4EI/AAAAAAAAAVs/1YuqZYK5umM/s1600/NT+Apr+2013+3.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/-TaOkLN4U_b4/UWg4AkAZtmI/AAAAAAAAAWM/EZ8LU3yRP90/s1600/NT+Apr+2013+4.jpg"> | cọc "GPMB" vừa được cắm mấy ngày đầu tháng 4/2013 |
http://4.bp.blogspot.com/-Up69oZ8q7NY/UWg39GnCoeI/AAAAAAAAAWE/_GqyFfz0_1w/s1600/NT+Apr+2013+5.jpg"> | hàng cọc đi xuyên qua Khu D3. Hàng chữ định vị ở dưới cùng bia mộ Trung Úy Nguyễn Văn Phấn: D3 / 1 / 31 |
http://1.bp.blogspot.com/-r7d1HxJX3zs/UWg4EiMdOwI/AAAAAAAAAWU/vnBWIhlobaU/s1600/NT+Apr+2013+6.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-CzLHpZlC_gY/UWg4YA6TcdI/AAAAAAAAAWc/kwXjPvgs-kE/s1600/NT+Apr+2013+7.jpg">
http://2.bp.blogspot.com/-wvFTxvDzJGk/UWg4dVH5jxI/AAAAAAAAAWk/n7JyLSKx-lc/s1600/NT+Apr+2013+8.jpg"> | hàng cọc đi xuyên qua Khu D3 |
http://1.bp.blogspot.com/-223NCVZn_cw/UWgwDp7gorI/AAAAAAAAAVM/pNAQZk7gn8M/s1600/NT+Apr+2013+9.jpg"> |
|
....... ....... .......
Lê Tùng Châu khấp báo từ Saigon
12/4/2013
__________________
Nguồn : trích từ
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&ved=0CC0QFjAA&url=http%3A%2F%2Fvietbao.com%2FD_1-2_2-70_4-206773_5-15_6-1_17-18217_14-2_15-2%2F&ei=ChBqUYXrLeutiQftooDoDg&usg=AFQjCNGIDLVNE37rKaBJU_IOf4lxoOJ15Q&sig2=oP8V9muSQ0hALFFz8gtxww&bvm=bv.45175338,d.aGc - Xẻ Dọc Nghĩa Trang Biên Hòa Để Xây Xa Lộ Xuyên Khu D3
------------- mk
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 14/Apr/2013 lúc 5:41pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu
2. Nợ ‘xanh cỏ đỏ ngực’
Sau mỗi trận chiến, những vị sĩ quan chỉ huy hành quân ngồi ở Bộ Tư Lệnh, tùy theo kết quả thu được, không ít thì nhiều cũng được khen thưởng. Nhưng họ quên ngay sau đó những người vừa nằm xuống để tổ chức mừng chiến thắng và chờ hoa nở, chờ sao mọc hay đợi những Anh Dũng Bội Tinh… Có thể xem đây là nhờ xương máu binh sĩ và công trạng của các sĩ quan cấp nhỏ ngoài trận địa để mai nở thêm trên vai và sao mọc thêm ở cổ. Trước kia, các vị nầy đã quên những người vừa nằm xuống sau cơn men chiến thắng, nhưng ngày nay, nơi vùng trời tự do và tuổi già thường nhớ lại rất rõ, không biết có ai dành vài ba phút để tính sổ cuộc đời, ra thành những con số để thấy nợ của mình. Cứ một mai nở thêm trên vai, một sao nở thêm trên cổ áo là có bao nhiêu người đã bị thương tật suốt đời, bao nhiêu con côi quả phụ mất cha mất chồng cũng như bao nhiêu người lính nằm xuống cho cuộc đời binh nghiệp của mình ? Trường hợp nầy tôi gọi là ‘nợ xanh cỏ đỏ ngực’. Đây là những món nợ của những quan còn sống sót sau chuộc chiến, theo lẽ công bằng thì họ phải trả dưới một hình thức nào đó !
Tóm lại, đã là những người cầm súng tác chiến, ai cũng có những kỷ niệm, tình nghĩa với đồng đội, thuộc cấp mà trong đó có các phế nhân, những người đã nằm xuống để cho chúng ta lành lặn tay chân và sống an toàn tại hải ngoại, thì xìn hãy nhớ rằng chúng ta đã mang ơn họ. ........ ........
(Trích từ : "những món nợ phải trả". Tác giả : Đinh Lâm Thanh)
|
Cám ơn Mỹ Kiều đã cho đọc một bài viết rất hay, bài nầy đã làm tôi nhớ đến bài thơ của Tào Tùng viết cho Trấn hải Tiết độ sứ Cao-Biền khi ông ta được phong Hầu-tước sau cuộc trấn áp Hoàng Sào khởi nghĩa tại Giang nam
澤國江山入戰圖, 生民何計樂樵蘇。 憑君莫話封侯事, 一將功成萬骨枯。 Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ, Sinh dân hà kế lạc tiều tô. Bằng quân mạc thoại phong hầu sự, Nhất tướng công thành vạn cốt khô
Giang Nam một bãi chiến trường. Muôn dân li loạn, sống thường cỏ cây. Phong hầu đừng nói ở đây. Một tướng hiển hách, vạn thây trải đường. VHKT
Giang Nam Trung Quốc bãi chiến trường Tiều tô vui sướng tránh đau thương Xin đừng nói chuyện phong hầu tước Một tướng công thành vạn xác xương !
------------- mhth
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Apr/2013 lúc 10:02pm
Hello anh Huy-Tưởng , Cám ơn anh đã nhắc lại bài thơ "Kỷ Hợi Tuế" của Tào Tùng . Bài thơ nói lên sự tàn khốc của chiến tranh, sự khắc nghiệt của đời Người-Lính chốn sa trường. Họ rất xứng đáng được TỔ QUỐC GHI ƠN MÃI MÃI .
MyKieu xin post lại bài thơ, có thêm hình ảnh cho .... vui mắt nhé Từ bài thơ này, câu "Nhất tướng công thành vạn cốt khô" lưu truyền trong nhân gian như một thành ngữ .
myKieu
I- Nhất tướng công thành vạn cốt khô
Câu thơ này được nhiều người nhắc đến khi nói về sự tàn khốc của chiến tranh . Nó nằm trong bài thơ nổi tiếng của Tào Tùng ( đời Đường ) mang tên KỶ HỢI TUẾ .
Năm 897 , đời Đường Hy Tông , Trấn Hải Tiết Độ Sứ
Cao Biền được phong Hầu Tước sau khi trấn áp đẫm máu cuộc
khởi nghĩa nông dân Hoàng Sào ở khu vực Hoa Nam , phía Nam
Trường Giang .
KỶ HỢI TUẾ
http://3.bp.blogspot.com/-qq_7piIyXyk/UHJf3INSbVI/AAAAAAAABq0/6OdroI3yPVM/s1600/images.jpeg">
Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ
Sinh dân hà kế lạc tiều tô
Bằng quân mạc thoại phong hầu sự
Nhất tướng công thành vạn cốt khô .
TÀO TÙNG
Chú thích: 1/ Kỷ hợi tuế,
tức năm 879 đời vua Hi tông nhà Đường. Trong năm này vua lên ngôi được 6
năm nhưng chỉ là hư vị, quyền lực nằm gọn trong tay bọn hoạn quan.
Hoàng Sào chính thức lãnh đạo hơn mười vạn quân khởi nghĩa, chiếm 15
châu ở Hà Nam. Tiết độ sứ Hà Nam là Cao Biền điều quân chiếm lại, sinh
linh điêu đứng trong loạn ly…Tác giả TT làm bài này bênh vực dân, chỉ
trích cả Hoàng Sào và Cao Biền. Câu cuối trong bài “Nhất tướng công
thành vạn cốt khô” đã trở thành quen thuộc trong văn chương VN ta khi
nói về chiến tranh. 2/ Trạch quốc giang sơn, là xứ có nhiều sông hồ, ám
chỉ Hà Nam. 3/ tiều tô, nghĩa đen là kiếm củi kiếm cỏ, nghĩa bóng là làm
ăn sinh sống.
Dịch nghĩa:
Năm Kỷ Hợi
Xứ có nhiều sông hồ rơi vào cơn chiến loạn,
dân đen làm sao có thể yên vui sinh sống ?
Các ông đừng có nói về chuyện phong hầu nữa,
vì một tướng công thành danh toại thì dân đen chúng tôi đã bỏ lại hàng vạn bộ xương khô vì loạn lạc rồi.
NĂM KỶ HỢI
http://1.bp.blogspot.com/-feCh40lUyC8/UHJg_1rG_0I/AAAAAAAABq8/I3EtmtKa7Ag/s1600/images.jpeg">
Giang Nam cuộc chiến đã bùng
Dân đen còn biết đến vùng nào yên
" Phong hầu " thôi , chớ rùm beng
Một anh lên tướng , vạn tên rơi đầu .
NGUYỄN KHÔI dịch .
Cuộc chiến Giang Nam đã nổ bùng
Lương dân nghèo đói hết nơi dung
Chỉ vì hai chữ Vương Hầu đó
Mà vạn thây khô một tướng phong .
Kiều Diệu Hương dịch
--Bản dịch của Nguyễn Minh--
Xứ sông hồ rơi vào chiến loạn
Dân đen nào yên ổn được đâu
Xin đừng nói chuyện phong hầu
Tướng thành công, vạn đầu lâu khô rồi
--Bản dịch của Phụng Hà--
Xứ sở Giang Nam hóa chiến hào
Mấy ai tìm được cảnh tiêu dao
Công hầu, chuyện nọ anh đừng nói
Một tướng công thành, vạn cốt khô.
--Bản dịch của Nguyễn phước Hậu--
Giặc lan tràn xứ có sông hồ
đâu để dân đen sống ấm no.
Anh chớ luận bàn hầu bá nữa
thành công một tướng, vạn xương khô.
Mời đọc thêm vài bài thơ MK 'lượm' trên internet , được dịch hay phóng tác từ bài "Kỷ Hợi Tuế".
1/ Giang sơn nước ướt vô chiến đồ
Sinh dân sao kể thích tiều tô
Cầu xin đừng nói "phong hầu" sự
Một tướng công thành vạn cốt khô
2/ Non nước Giang-nam khởi chiến-chinh
Muôn dân loạn-lạc ngóng thanh-bình
Nhắc chi những chuyện công, hầu-tước
Một tướng danh thành vạn xác binh!
3/ Thuở non nước nổi cơn gió bụi
Hết ngày vui nhặt củi, hái rau
Trách ai ham cái phong hầu
Một quan được việc vạn đầu đen rơi.
4/ Xã tắc giang Nam ngục chiến trường
Tiều tô vui tránh khổ dân lương
Xin Ông đừng nói phong hầu
Một tướng công thành vạn đầu xương khô
II- Mời đọc tiếp một "truyện Ký" của Chú Cuội qua bài viết "nói nhăng nói cuội" cảm hứng từ câu "Nhất tướng công thành vạn cốt khô"
Nói
Nhăng Nói Cuội : Nhất tướng công thành vạn cốt khô
A.
Như lời mở đầu ( Hôm qua, mở hàng) Cuội tôi đã giới
thiệu ông Thày khai tâm cho Cuội, đó là ông Ba hớt
tóc thời còn nhỏ. Học trò vốn phục Thày. Ngày ấy,
ông Ba, đối với tôi, Ông là một quyển tự điển sống.
Nhưng thôi, hãy gác lại chuyện “trí tuệ. .”. sang
một bên cái đã. .
Ngày xưa ấy. Mỗi buổi trưa những ngày nghỉ, Bố tôi
thường bắt tôi nhổ tóc sâu , khi thấy Ông bắt đầu
ngáy, tôi cẩn thận cất những sợi tóc sâu vào cái
hộp thiếc ( Để dành cho lần nhổ sau…) Rồi vù chạy
ra “ Tiệm ông Ba”. Lúc nào không có khách, ông Ba
luyện cho tôi đánh cớ. . .
Sau mấy tháng, thấy cách đánh cờ của tôi không mấy
sắc nước. Ông phán: Những người đánh cờ dở, thường
chỉ lăm lăm ăn chứ không thích dung mưu. Đó là tệ
hại của bạo lực, một sự thoái hóa của trí thức.
. ( Mãi sau này tôi mới hiểu các từ ông dùng với
tôi hôm ấy).
Vài tháng tiếp theo, lối đánh cờ của tôi vẫn thế,
lúc nào cũng thích công chứ không chịu thủ, thích
vác quân để chiếu tướng chứ không biết cái nguy
diệt quốc đã sát đến bên thành. . . Ông lại bảo:
Phàm quân dễ bị ăn nhất là con Tốt, con này vừa
có số đông, lại chỉ là quân lót đường. ( Ông chép
miệng) thời loạn ly này, ai chả phải ra chiến trường.
Cậu có đi học tất sẽ phải đi làm quan , hãy nhớ
lời tôi, đừng thí chốt. . .Tội nghiệp lắm
B. Trước đây, mỗi lần viết Truyện ngắn hay Truyện
ký, tôi thường nhắc đến ông Tướng Đỗ Cao Trí. Tôi
vốn khâm phục ông Tướng này vì ông vốn có cái Đức
( Tôi viết hoa) của một người cầm quân. Chuyện như
sau: Ở mặt trận Svayrieng, Tiểu đoàn tôi thuộc Chiến
đoàn 333. 2 cánh kia, một của Biệt Động quân và
một của Sư đoàn 18. Cánh quân Chiến đoàn 333 bị
địch chặn lại ở phía Đông thị trấn Bravet. Số tử
thương của Tiểu đoàn tôi đã lên đến hàng chục. .
.
Trời đã nhá nhem tối. Chiếc trực thăng chở Tướng
Trí vừa đáp xuống phía sau của ngôi chùa dùng làm
Bộ chỉ huy của Tiểu đoàn tôi. Thấy Đại tá Lều Thọ
Cường Trung đoàn trưởng Trung đoàn 46, ông hỏi ngay:
- 2 ngày chạm địch, tổn thất của ông là bao nhiêu?
- Trình Trung tướng 36. Trong đó có 4 sĩ quan, ..
Ông Tướng bỗng vung cây can. Giọng tức giận
- Lần sau, ông chỉ cần trả lời tôi là tổn thất bao
nhiêu thôi nhé ! quan hay lính cũng thế mà thôi !
( Ngừng một chút, ông dịu giọng) Kế hoạch của Đại
tá ngày mai làm sao? Thôi, khỏi cần nói, tôi thấy
Đại tá đang dồn quân để ngày mai dứt điểm phải không?
Đại ta chỉ cần trả lời tôi là: Sau khi ông chiếm
được Svrayrieng này, ông sẽ tổn thất thêm bao nhiêu
quân sô nữa. . .
Đại tá Cường ú ớ. . .
Tướng Trí chỉ vào bản đồ:
- Đêm nay có thằng Biệt cách đến thế chỗ cho ông,
ông cho chuyển các nỗ lực của ông đến bờ sông Onkslar,
Địch sẽ tháo chạy về phía ấy. . .
Ông Tướng nói xong quay ngoắt trở ra , ông không
đi bằng lối vào mà đi thẳng đến những căn lều bạt
dựng tạm của Trạm quân y. Ông từ tốn hỏi thăm từng
binh sĩ một. Chợt ông hất hàm hỏi viên Y sĩ trưởng:
- Sao không chuyển ngay về Bệnh viện Tây ninh. .
.
- Thưa Trung tướng, máy bay hôm nay không có. .
.
Ông Tướng di di cây can vào má. Ông ra lệnh:
- Thế này nhé, đưa tất cả anh em bị thương lên máy
bay của tôi, đưa thẳng về Cộng Hòa. Cho máy bay
về luôn căn cứ. . .
Máy bay riêng về luôn căn cứ có nghĩa là ông Tướng
ở lại, nơi tuyến đầu với chúng tôi , trực diện với
địch có tầm ngắm bắn chưa đầy tầm bắn của súng AK…
Mặc dù đêm ấy, Chiến đoàn đã cho điểu đến một chiếc
M77 ( Loai xe chi huy của Thiết vân xa) để ông Tướng
ngủ, nhưng ông đã từ chối, ông lấy 1 cái poncho
dựa lưng vào gốc cây thốt nốt ngối hút thuốc.
..... ...... (CHÚ CUỘI)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Apr/2013 lúc 8:42pm
"Chiến tranh Việt Nam đã lại để lại hàng triệu goá phụ, và những đứa
con côi cút bị mất cha, lìa mẹ...... .....Họ là những cánh hoa thời loạn ly bị cuốn đi trong cơn giông bão của
chiến tranh. Những tấm gương trung kiên, hy sinh thầm lặng mà không hề
nhận được huy chương, không một bó hoa và tên của họ cũng không bao giờ
được khắc trên bia đá để nhiều người tưởng nhớ...... ........Người chết là hết. Họ trở về với cát bụi. Nhưng người còn sống luôn
khắc khoải, sống trong nỗi tuyệt vọng, nhung nhớ và đón nhận mọi giông
bão của cuộc đời.
Xin dành một vòng hoa đẹp nhất, trang trọng nhất để vinh danh những
người mẹ, những người vợ đã hy sinh thầm lặng một đời để thờ chồng và
nuôi các con khôn lớn..." MyKieu
Chiến tranh và Góa Phụ
Posted by http://ttxcc6.wordpress.com - ttxcc6 on 17/04/2013
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/women-and-the-war-pt-04162013120718.html - 2013-04-16
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/women-and-the-war-pt-04162013120718.html/04162013-trangphunu-pt.mp3 - Nghe bài này
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/women-and-the-war-pt-04162013120718.html/04162013-trangphunu-pt.mp3 - Tải xuống – download
Chiến tranh Việt Nam đã lại để lại hàng triệu goá phụ, và những đứa
con côi cút bị mất cha, lìa mẹ. Có người tiếp tục bước thêm bước nữa để
tìm hạnh phúc mới, nhưng nhiều người đã ôm con, thờ chồng, sống cuộc đời
phòng không, chiếc bóng từ khi tóc hãy còn xanh.
Họ là những cánh hoa thời loạn ly bị cuốn đi trong cơn giông bão của
chiến tranh. Những tấm gương trung kiên, hy sinh thầm lặng mà không hề
nhận được huy chương, không một bó hoa và tên của họ cũng không bao giờ
được khắc trên bia đá để nhiều người tưởng nhớ.
Những nỗi buồn câm lặng
Trong chương trình hôm nay, nhân kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975,
tôi xin gởi đến quý thính giả hình ảnh của những goá phụ đáng kính mà
chiếc bóng cô đơn của họ đã ẩn sâu sau những bức tường của những căn nhà
hiu quạnh với những nỗi buồn câm lặng, chịu đựng một cách can trường.
Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt cách đây 38 năm, nhà cửa đã mọc lên
thay cho những hố bom. Những cánh đồng hoang lúa đã trổ bông. Cây đã nở
hoa. Rừng xanh bao lần thay lá. Nhưng vết thương lòng của nhiều thế hệ
vẫn còn rỉ máu. Lòng người vẫn chia cắt, ý thức hệ vẫn còn là một hố sâu
ngăn cách chưa thể hàn gắn. Người dân trong nước vẫn chưa có cuộc sống
bình yên, chưa tìm được tự do, hạnh phúc thật sự.
Đã có rất nhiều tài liệu, sách vở viết về “Cuộc chiến Việt Nam”.Tất
cả đều cho rằng đây là cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu và đầy nước
mắt. Nhưng con số thương vong chính xác vẫn chưa thống kê một cách đầy
đủ. Theo Tổ chức Vietnam Agent Orange Relief & Resposibility Campain
có trụ sở tại New York cung cấp thì có khoảng 4 triệu người Việt Nam
của hai bên đã thiệt mạng, bị thương, hoặc mất tích trong giai đoạn
1965-1975. Riêng quân đội Hoa Kỳ đã có 58,151 người hy sinh trên chiến
trường miền Nam Việt Nam. (*)
Chỉ riêng tại Miền Nam đã có 800.000 trẻ em mồ côi. Hàng triệu goá phụ và ít nhất 10 triệu người trở thành vô gia cư (**).
Những câu chuyện về cuộc đời của những goá phụ là những nỗi thống khổ
và sự mất mát của họ đã vượt qua không gian và thời gian. Làm thế nào
họ thích ứng sau đó và bây giờ? Làm thế nào họ được an ủi, hỗ trợ, hoặc
những gì họ đã cố gắng tìm kiếm để tạo dựng lại cuộc sống, tìm cho mình
và các con một tương lai hạnh phúc mới. Tất cả điều đó đã được khám phá
trong những câu chuyện bi thảm dần dần được hé mở. Những bi kịch, đổ vỡ
trong trái tim và cuộc đời họ rất thầm lặng như một mạch nước ngầm thấm
sâu trong lòng đất.
Sau năm 1975, cộng sản đã đưa hơn 1 triệu dân quân cán chính VNCH đi
học tập cải tạo. Có người đã được trở về sum họp gia đình. Nhưng có
165.000 người đã chết trong nhà tù cộng sản. (***) Miền Nam lại có thêm
những goá phụ với cõi lòng tan nát. Tôi được tiếp xúc với bà Trần Thanh
Minh, người goá phụ có chồng là Giảng Viên Tâm Lý Chiến tại trường Võ Bị
Đà Lạt, bị cộng sản bắt giam và ông đã chết trong tù. Bà một mình phải
nuôi bốn đứa con nhỏ, cháu lớn nhất mới vừa 6 tuổi và cháu nhỏ nhất mới
vài tháng tuổi. Bà đã kể lại hoàn cảnh của mẹ con bà sau cái chết của
chồng:
Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó, tôi sống cũng như chết rồi….
- Bà Trần Thanh Minh
“Ông xã tôi ra đi lúc đó tôi mới có 35 tuổi. Nhưng mà sau 20 năm ở
lại với bao nhiêu những đau khổ, vật lộn với miếng ăn. Tôi đã đi bán
bánh tôm, bánh cuốn ở Hồ Con Rùa. Tôi đã đi chạy thuốc tây. Tôi đã bán
quà cho học trò ở trong những căng-tin trong trường. Có thể nói rằng ai
sai cái gì làm cái đó. Mình làm hết cái khả năng của mình cũng không đủ
nuôi con. Cho nên cái mong ước lúc bấy giờ, tôi chỉ cầu xin làm sao cho
các con tôi đủ ăn, sống một cuộc đời không phải đói rét.”
Trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù” bà đã viết “Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó, tôi sống cũng như chết rồi….” Bà đã kể thảm cảnh chết đói của chồng khi đi học tập cải tạo tại Miền Bắc với tâm trạng bồi hồi và xúc động:
“Cô Phong Thu biết tù cải tạo không tức là họ đưa đi vào rừng vào
núi để làm một cái nhà tù lớn để ở trong đó lao động cuốc đất, trồng
cây. Nhưng mà hơn một năm trời không có tin tức gì hết. Sau đó là nhà
nước cho đi thăm nuôi. Nhưng tôi không được may mắn hơn mọi người. Khi ở
trong Nam là còn được đi thăm. Nhưng khi họ chuyển nhà tôi đi ra Bắc.
Tôi ra tới chỗ mới biết chồng tôi đã chết ở Vinh, Nghệ Tĩnh. Theo lời
các anh kể lại là lúc bấy giờ không có ăn phải ăn lá cây chín ngày,
không thuốc men là phải chết thôi. Tôi nghĩ là không thể nào quên được
hết cái cảm giác trước khi tôi gục xuống thì tôi thấy như là có vật gì
nó đập vào tôi, tối đen và có ánh sáng li ti phát ra. Tôi ngất đi.”
Khi tôi hỏi bà suy nghĩ gì về cuộc chiến đã qua và bà có ý kiến gì
với chính sách cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội. Bà chỉ buồn bã
nói:
“Chuyện đã qua thì tôi không có chính trị cho nên tôi cũng chẳng
có ý kiến gì nhưng tôi không đồng ý với những chính sách mới là tại sao
cứ phải làm khổ nhau? Tại sao không dùng những chất xám, những bộ óc
siêu việt để mà xây dựng lại đàng này lại đem người ta vào rừng sâu,
nước độc rồi để cho người ta đói khát chết dần, chết mòn. Rồi để cho vợ
con người ta khổ sở đi kinh tế mới. Không có một gia đình nào tôi thấy
trọn vẹn hết. Người ta cố đi tìm tự do. Tại sao người ta phải đi tìm? Vì
người ta khổ quá. Người ta không có ăn. Sống không được nói. Lúc nào
cũng bị kiềm kẹp, lúc nào cũng lo sợ. Thành ra chính tôi đã dẫn những
đứa con tôi đi vượt biên.”
Bà đã đưa các con đi vượt biên 20 lần nhưng không thoát và phải đi tù
nhiều lần. Trong nhà tù đói khát và hết sức khủng khiếp mà cho đến nay
đã mấy chục năm bà vẫn không bao giờ quên.
Vết thương lòng còn mãi
Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả cuốn Grief Denied – A Vietnam Widow’s Story.
Photo courtesy of griefdenied.com
Ngay cả trong lòng xã hội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 40 năm nhưng nỗi ám ảnh vẫn chưa thực sự kết thúc.
Tôi có dịp trao đổi với Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả quyển sách
nổi tiếng “Nỗi Buồn bị Từ Chối- Câu chuyện về người goá phụ trong chiến
tranh Việt Nam.” Grief Denied – A Vietnam Widow’s Story). Bà đã kể cho
tôi nghe câu chuyện cảm động về cuộc đời bà:
“Chồng tôi tên là Sgt. Howard E. Querry chết trong cuộc tấn công
Mini- Tết vào ngày 10 tháng 5 năm 1968. Đó là tuần lễ mà nhiều người
lính Mỹ tử trận nhiều nhất trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Lúc đó, tôi mới 22 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng được 7
tháng. Đơn vị anh đến gõ cửa và báo cho tôi biết chồng tôi đã hy sinh
tại một thành phố gần Sài Gòn. Thi hài anh được đưa trở lại Hoa Kỳ hai
tuần sau đó. Họ không cho tôi được mở nắp quan tài để nhìn anh một lần
sau cùng. Thật khó khăn biết bao khi tôi chôn cất anh mà không được nhìn
thấy thi thể của anh. Chúng tôi đã làm lễ chôn cất anh tại nhà thờ mà
cách đây một năm chúng tôi đã làm lễ cưới tại đây. Chúng tôi cưới nhau
vào tháng 9 năm 1967, anh hy sinh vào tháng 5 năm 1968, con gái tôi được
sinh ra vào tháng 7 năm 1968.”
Trẻ trung, thông minh, xinh đẹp và có một địa vị xã hội cao, nhưng bà
Pauline đã không tái giá. Bà sống một mình nuôi con với sự an ủi, trợ
giúp của cha mẹ và gia đình. Trái tim bà không còn rung động lần thứ hai
vì cảm xúc yêu thương đã chết từ khi chiếc quan tài của người chồng
thân yêu chôn sâu trong lòng đất. Bà đã bị bịnh trầm cảm nhiều năm bởi
nỗi buồn của bà không được lộ ra ngoài, không có ai chia sẻ. Bà nói:
“Tôi chưa bao giờ lập gia đình lần thứ hai. Trái tim tôi đã tan vỡ
và không bao giờ còn chữa lành được vết thương kể từ khi anh qua đời và
lúc đó tôi còn quá trẻ. Tình yêu đó vẫn chưa tan trong tim tôi. Tôi
cũng có quen một vài người đàn ông sau này nhưng chưa ai làm cho tôi
rung động và dẫn đến quyết định kết hôn và chung sống với họ. Không bao
giờ tôi tìm được người đàn ông nào tuyệt vời như chồng tôi. Và anh cũng
yêu tôi biết bao. Tôi sống chung với một vài người bạn gái nhưng chưa
bao giờ chung sống với bất cứ người đàn ông nào.”
Sau đó, bà đã viết sách để bày tỏ nỗi lòng của mình. Đó là giải pháp
để bà tự chữa lành vết thương, giải thoát cho bà ra khỏi sự im lặng, nỗi
buồn dai dẳng và bà đã nhiều lần có ý định tự sát. Bà tâm sự:
“Tôi đã bỏ ra 10 năm để viết quyển sách (Grief Denied-A Vietnam
Widow’s Story – Nỗi Buồn Bị Từ Chối – Câu chuyện của một goá phụ trong
cuộc chiến tranh Việt Nam”).Tôi bắt đầu viết khi tôi rơi vào trạng thái
đau khổ, buồn chán và muốn tự sát. Tôi không thể tự kết liễu đời mình vì
tôi còn nghĩ đến con gái của tôi. Quyển sách của tôi đang bán tại
website: http://www.griefdenied.com/ - http://www.griefdenied.com . Nó cũng bán trên Amazon.com.
Nội dung quyển sách nói về chuyện tại sao tôi im lặng, chịu đựng
suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, và tôi muốn nói cho mọi người hiểu những
đau khổ của những người phụ nữ có chồng là một người lính Mỹ đã tử
trận. Tôi cũng muốn nói cho mọi người biết làm thế nào để tự chữa lành
vết thương trong trái tim mình. Phần sau cùng của quyển sách là niềm vui
của tôi khi Alexis Monhoff, đứa cháu trai đầu tiên của tôi ra đời.”
Tôi chưa bao giờ lập gia đình lần thứ
hai. Trái tim tôi đã tan vỡ và không bao giờ còn chữa lành được vết
thương kể từ khi anh qua đời và lúc đó tôi còn quá trẻ. Tình yêu đó vẫn
chưa tan trong tim tôi.
- Giáo Sư Pauline Laurent
Còn nỗi lòng của bà Trần Thanh Minh thì sao? Bà đang mơ ước những gì
vào cuối cuộc đời sau biết bao bể dâu, cay đắng? Bà đã viết rằng “Tôi
chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng
tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không
thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và
những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như
buổi đầu gặp gỡ” (Trích trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù của bà Trần Thanh Minh). Bà tâm sự:
“Những người Mỹ nhân đạo đã đưa mẹ con tôi qua đây theo diện HO.
Gia đình có người chết trong trại cải tạo thì họ cho tôi đi. Mẹ con
chúng tôi qua đây được mười mấy năm. Cuộc sống rất là ổn định. Các cháu
học hành thành tài, có gia đình hạnh phúc. Lúc này, tôi chẳng còn mơ ước
gì hơn là mình sẵn sàng ra đi. Cũng hy vọng là ra đi để được đoàn tụ
với người chồng mà tôi chỉ được chung sống có năm năm. Đó là nguyện ước
cuối cùng của tôi. Tại vì sống ở trên đời này, mình không tìm thêm được
một nửa người của mình nữa thành ra mình hy vọng nếu có thế giới bên kia
thì mình sẽ được gặp lại phải không cô Phong Thu.”
Tôi cũng hỏi bà Pauline về niềm hy vọng cho những goá phụ Việt Nam và
Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt nam, bà Pauline không nói gì về thù
hận. Bằng một tấm lòng đầy vị tha và đầy tình người. Bà nói:
“Tôi rất đau buồn cho người Mỹ cũng như người Việt Nam về những gì
đã diễn ra. Bởi vì người Mỹ không có ai nói về cuộc chiến tranh Việt
Nam cho nên vết thương lòng không thể hàn gắn lại được. Hãy tiếp tục tự
chữa lành những vết thương lòng và hãy tha thứ, quên đi những bi kịch đau buồn của cuộc chiến tranh đó. Vì nó đã gây ra đau thương cho rất nhiều người, cả người Mỹ và người Việt Nam.”
Người chết là hết. Họ trở về với cát bụi. Nhưng người còn sống luôn
khắc khoải, sống trong nỗi tuyệt vọng, nhung nhớ và đón nhận mọi giông
bão của cuộc đời.
Xin dành một vòng hoa đẹp nhất, trang trọng nhất để vinh danh những
người mẹ, những người vợ đã hy sinh thầm lặng một đời để thờ chồng và
nuôi các con khôn lớn. Tình yêu của họ là một viên ngọc quý báu để người
đời suy gẫm và biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có trong tay./.
Tài liệu tham khảo:
(*) http://www.vn-agentorange.org/ - http://www.VN-AgentOrange.org • mailto:info@vn-agentorange.org - info@vn-agentorange.org
.(**) http://25thaviation.org/facts/id795.htm - http://25thaviation.org/facts/id795.htm .
(***) http://www.historylearningsite.co.uk/vietnam_boat_people.htm - http://www.historylearningsite.co.uk/vietnam_boat_people.htm
Những tài liệu liên quan:
Chiến tranh Việt Nam, © 1996 bởi Paul Shannon. Với một số cập nhật. Tháng 4 năm 2000.
Ngô Vĩnh Long, trong “Triển vọng Việt Nam,” Bách khoa toàn thư của chiến
tranh Việt Nam, ed. Stanley Kutler (New York: Scribner, 1996)
Vietnam Agent Orange Relief& Responsibility Campaign • P.O. Box 303 Prince Station, New York, NY 10
http://ttxcc6.wordpress.com/2013/04/17/chien-tranh-va-goa-phu/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Apr/2013 lúc 7:56pm
CHIẾN SĨ VÔ DANH !
Posted on http://www.hennhausaigon2015.com/2013/04/29/36307/ - - April 29, 2013 by http://www.hennhausaigon2015.com/author/hnsg/ - HNSG
Chuyện xảy ra đã 38 năm rồi, nhưng nó vẫn hiển hiện trước mắt tôi như
mới ngày hôm qua. Tôi thức gần trắng đêm 30 tháng Tư năm 1975 để suy
nghĩ và quyết định cho bản thân tôi và gia đình tôi một hướng đi mới.
Qua các tài liệu tôi có, tôi biết sau khi chiếm miền Nam, Việt Cộng sẽ
cai trị miền Nam không khác chi Trung Cộng khi chiếm được Hoa Lục, quân
dân cán chính sẽ bị đày đọa nơi rừng thiêng nước độc, và thời gian có
thể là vô hạn định hoặc ít nhất là 10 năm, 15 năm… nhứt l2 những ai phục
vụ trong ngành an ninh, tình báo mà trong cuốn Hiến Pháp và Chính Trị
Học của Giáo Sư Nguyễn Văn Bông đã trình bày cho sinh viên năm thứ nhứt
luật khoa biết. Sau cùng, tôi đã quyết định dứt khoát không trình diện
Việt Cộng để bị đày khổ sai. Sống bên vợ con ngày nào hay ngày ấy. Tôi
đốt hết tất cả giấy tờ, tài liệu liên quan đến công việc của tôi làm.
Sáng ngày 1.5.1975, tôi lên đường đi ra khỏi Saigon vì đã quyết tâm
trốn thì phải trốn từ đầu, tôi đi với 2 bàn tay không, vợ tôi sợ tôi bị
bắt dọc đường nên đi theo trông chừng, đứa con trai thứ 2 của tôi chạy
theo ba cho bằng được, 30 tháng Tư năm đó là sinh nhựt thứ 10 của cháu.
Ba chúng tôi đi bộ ra đường Phan Thanh Giản rồi nhắm hướng Biên Hòa đi
mãi. Dọc đường chúng tôi bắt gặp nào súng đạn, nào quân phục, quân trang
ngổn ngang, một vài người đi chân đất trên mình chỉ có cái quần đùi và
maillot, vợ tôi thì thầm: “lính mình đó anh” rồi đưa tay quẹt nước mắt.
Xe cộ chật đường, người người vội vả, trên mặt không có nụ cười. Trên
xa lộ Saigon – Biên Hòa xe lại càng đông, du kích có, bộ đội có ngồi
chật các chiếc xe nhà binh của Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa, chúng bóp còi
inh ỏi, la hét để những xe dân sự tránh cho chúng chạy, nhưng vô hiệu,
đường chật không có chỗ tránh. Không có đường cho xe đi ra, vì mọi người
đều hướng về Saigon, rất ít người đi ra, và họ cũng như chúng tôi đều
đi bộ. Gần đến Hố Nai mới thấy một vài chiếc xe chạy ra. Những những xe
chạy vào vẫn chiếm cả đường ngược chiều, do đó xe đi ra có lúc phải leo
hẳn trên lề đường. Hôm qua trời mưa lớn, đường lầy lội, dơ bẩn, không
còn trông thấy mặt đường nhựa, tất cả đều lấm bùn đất.
Chân bước đi mà lòng tôi tan nát, thẩn thờ như người mất hồn, đi
không định hướng, không biết ngày mai mình, gia đình mình, dân miền Nam
sẽ ra sao… Bỗng vợ tôi kéo tay tôi chỉ: “kìa anh”. Trên một vũng bùn khá
lớn, một thân xác người lính của VNCH nằm ngữa trên đó, tay còn ôm khẩu
súng M.16, nón sắt trên đầu, không rõ binh chủng vì tất cả thân xác, áo
quần đều bê bết bùn. Mỗi lần xe chạy qua mép vũng bùn, thân hình người
lính lại dạt qua, dạt lại, có khi gần như lật úp trên bờ, nhưng rồi lại
tràn xuống. Không biết anh bị đạn chỗ nào, nhưng máu anh nhuộm đỏ vũng
bùn, hòa lẫn với bùn thành một hỗn hợp bùn máu. Tôi nhủ thầm làm
sao kéo anh lên bờ, nếu không thì thân anh thế nào cũng bị xe cán.
Nhưng tôi hèn nhát, tôi không dám làm điều phải làm, tuy nhiên, chân tôi
không thể bước được. Ai đi qua cũng tỏ lòng thương tiếc, đều rơi lệ
nhưng chẳng ai làm gì giúp anh ta. Họ cũng hèn nhát như tôi?
Bỗng một ông cụ già la lớn: “Trời ơi! Ai giúp một tay, đưa anh ta lên bờ không thì xe cán nát thây tội nghiệp”. Tôi
thấy ông nhảy xuống. Như có sức mạnh xô đẩy, tôi cũng nhảy xuống. Tôi
luồn tay xuống nâng đầu anh ta lên, ông già ôm phía dưới, cố sức vực anh
lên bờ. Rồi có nhiều người giúp một tay. Trong chốc lát, thân xác người
tử sĩ đã được đặt ngay ngắn trên bờ đường. Bùn hòa máu chảy ròng ròng
khi thân anh được nâng lên trông thật thảm thương. Ông già nhìn tôi lắc
đầu trong khi trên đôi mắt nhăn nheo tràn đầy nước mắt, ông quẹt mấy
ngón tay vào áo cho sạch bùn rồi vuốt mắt cho anh ta, miệng lâm râm cầu
nguyện. Bất giác tôi cũng nguyện thầm: “Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho anh chiến sĩ này được lên chốn nghỉ ngơi… Anh yên nghỉ”. Vợ
tôi đưa cái khăn tay, nhưng tôi gạt đi, vì cả áo quần tôi cũng như ông
già đều bê bết bùn hòa máu. Vợ tôi nói khẻ: “lau nước mắt đi”. Trước khi
lẫn vào đám đông, ông già nhìn tôi gật đầu, tôi cũng gật đầu lại và
thầm cám ơn ông già đã giúp tôi làm được một cử chỉ nhỏ cho người lính
đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, đến giờ phút cuối cùng cho Quê
Hương. Mẹ Việt Nam ơi! Xin cho người lính của chúng con có cơ duyên được
vào lòng đất mẹ. Xe qua lại đã cán nát một phần chân anh rồi, mẹ ơi!
Nắng đã lên, không khí đã nóng hơn nhiều, bùn và máu trên áo quần tôi
đã khô, tôi dùng tay gột chúng thành bụi bay đi! Tôi chợt nhớ:
“Và máu họ đã len vào mạch đất,
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông”
Anh nằm xuống, máu anh trộn bùn sẽ khô, sẽ thành bụi bay đi, sẽ đậu
trên lá, trên cành, để rồi sẽ theo gió bay đi chung quanh anh, theo
những người đã vực anh lên mà đi xa. Cuối cùng, máu anh sẽ tan biến vào
đất mẹ.
Thân nhân anh ở đâu, có nóng ruột mà đi tìm, có ai nhận ra anh mà
thông báo cho gia đình anh, hay anh sẽ bị người ta vùi dập đâu đó, không
bao giờ thân nhân biết được, không biết anh sống hay chết hoặc đi về
đâu mà tìm, không biết ngày anh mất mà kỵ giỗ. Anh nằm xuống vào giờ
phút chót, không có truy điệu, không quan tài, không phủ cờ, không di
ảnh, không có một đồng đội nào bên anh. Anh hy sinh cho Đất Nước trong
cô đơn.
Anh chiến đấu cho đến NGÀY QUỐC HẬN. Tôi hy vọng anh sẽ không nghe
lời đầu hàng của Dương Văn Minh để khi nằm xuống, anh vẫn hy vọng đồng
đội của anh, đồng bào của anh vẫn tiếp tục chiến đấu cho Quê Hương yêu
quí
Tôi cầu nguyện để linh hồn anh sum họp với các đồng đội ngã xuống trước
anh. Tôi xin anh hợp cùng tổ tiên dòng giống phù hộ chúng tôi và con
cháu quyết chiến đến cùng cho đến khi quân thù không còn trên Quê Hương.
Anh hãy an nghỉ.
Kiêm Ái
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Apr/2013 lúc 10:24pm
Kính mời Quý Đồng Hương và Quý Thân Hữu đọc lại bút ký cảm động của Hoa Hạ , khởi đăng vào ngày 28 tháng 4/ 2012 trên <gocong.com>(click vào chủ đề bên dưới) :
http://gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=7954 - Tình Khúc Kinh Kha
Một Người-Con xứ Gò hy sinh cho Tổ Quốc, đã an nhiên nơi miển Miên Viễn. Một Người-Con xứ Gò vẫn luôn hoài niệm về mối tình đầu , dù đã nghìn trùng xa cách . Tâm tình của Hoa Hạ gợi nhớ lại tuổi trẻ Miền Nam VN trong thời tao loạn .
" Tóc vừa xanh màu mây biếc Mà hồn đã núi đã sông " (Ngô Minh Hằng)
"Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Xanh kia thăm thẳm tầng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này" (Chinh Phụ Ngâm)
------------- mk
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 01/May/2013 lúc 7:27am
Quân Lệnh Cuối Cùng
http://66.49.134.197/nhac/AS/Quanlenhcuoicung_LNTienPHuyNHNhung.wma - <<<<
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Apr/2014 lúc 12:35am
THÁNG 4/2014
***Hình Ảnh Gợi Nhớ Tượng THƯƠNG TIẾC !!! -- http://www.tredeponline.com/post/archives/23287/t%c6%b0%c6%a1ng-dai-arlington-texas-6">
Mô hình mới tượng đài Việt- Mỹ
mặc dù mới đắp bằng đất sét nhưng nhìn rất có thần
http://www.tredeponline.com/post/archives/23287/tuong-dai-chien-si-viet-my-the-statue-at-veterans-park-arlington-texas-3-3">
Quần thể kiến trúc của Veterans Park Arlington, Texas
***
Tượng Đài Việt - Mỹ
Tại Trung Tâm Thành Phố Orlando,
Florida - Hoa Kỳ
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Apr/2014 lúc 7:18pm
LỐI XƯA XE NGỰA HỒN THU THẢO…
http://3.bp.blogspot.com/-KbokM0Nyq-c/UEEmQHSNsII/AAAAAAAAi2I/h_7r5pglr7w/s1600/saigon91.png">
“Vào Nam tôi mới hiểu rằng,
chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt
lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất
cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ
của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một
chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài
học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…” - Dương
Thu Hương.
“Một câu hỏi da diết xuất hiện
trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi
nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông
chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc
lập 2/9 ấy?…” -Trương Tấn Sang
“Tạo hóa gây chi cuộc hí
trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường”
Bài thơ tác giả “hoài cảm” sau
năm 1802 khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi, niên hiệu Gia
Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long (Hà Nội) chỉ còn là “cố
đô” - Lời thơ mang âm hưởng hoài niệm tiếc nuối một thời vàng
son dĩ vãng.
Bối cảnh cũng gần giống như
vậy – Sài Gòn xưa “hòn ngọc Viễn Đông” một hình ảnh thiêng
liêng, thân thương không thể nào phai nhòa trong trái tim của gần ba
mươi triệu người miền Nam, Việt Nam, có một thời, dù khói lửa chiến
chinh từ phía Bắc, bên kia vĩ tuyến 17 tràn sang nhưng cũng cố gắng
vươn lên trong những khoảnh khắc “tạm yên bình” ngắn ngủi giữa thập
niên 60-70 – Ngắn ngủi thôi, nhưng những gì có được cũng đã làm cho
những trái tim còn thuần khiết “tính người” như nhà văn nữ miền Bắc
Dương Thu Hương phải mềm lòng thổn thức rơi lệ bởi cảm xúc trong
ngậm ngùi, “tiếc nuối”, giữa lòng TP/phố Sài Gòn 30/4/1975. Nhà văn
này tâm sự….
Dương Thu Hương: (thở
dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai
lần khóc.
Lần thứ nhất khi đội quân
chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong
đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy
tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng
ngợp lắm vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả
các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất
cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong
các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông
tin như TV, radio, c***ette. Những phương tiện đó đối với người miền
Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do
nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ
có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là
đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa
phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào
Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc
mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam
người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta
muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và
thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là
sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn
lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.
(Nguồn: Nhật Báo Người Việt).
Và mới đây trong một bài viết
nói về ngày 2/9 có cái tựa http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/508023/Phai-biet-ho-then-voi-tien-nhan-.html - “Phải
biết hổ thẹn với tiền nhân” ông “Tổng thống” (CT nước)
Trương tấn Sang như “tâm sự” rằng (nguyên văn):
“Một câu hỏi da diết xuất
hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những
ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng
chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có
Ngày Độc lập 2/9 ấy?…” thì những dòng của viết bài này ngoài mục
đích hoài cảm “một thoáng hương xưa” với đồng bào, nhất là các bạn
đọc trẻ trong và ngoài nước sinh sau 1975 thì cũng nhân tiện gửi đến
ngài “Tổng thống nước” một số hình ảnh cũ của Sài Gòn ngày xưa, nơi
mà chắc ngài không lạ (vì ngài từng là “chủ nhân ông”, hít thở không
khí Sài Gòn một thuở) với cùng một câu hỏi: “… cảnh cũ này sẽ
thay đổi ra sao, nếu như không có Ngày 2/9 định mệnh ấy?…” thưa
ông!?…
http://2.bp.blogspot.com/-k-siKhpx_jo/UEEL0uuNCVI/AAAAAAAAivY/FBLyTuGkN8A/s1600/saigon1.png">
Thập niên 1960-70 đường ray
xe lửa vẫn còn trên đường Hàm Nghi – Sài Gòn
Nhưng vóc dáng một góc
Sài Gòn, “thủ phủ Đông Dương” như thế này (1960-65) Bangkok,
Singapore, Đài Loan và Seoul sau Đệ II thế chiến chưa thể có kịp,
và những hình ảnh cũ dưới đây của Sài Gòn một thuở, người dân đang
năng động hối hả xây dựng một cuộc sống phồn vinh cho đất nước, cùng
nhịp điệu với các quốc gia tự do dân chủ vừa lấy lại độc lập trong
khu vực Asean (Đông Nam Á) mà không tốn một giọt máu nào.
This image has been resized.
Click this bar to view the full image. The original image is sized
769×513.
http://4.bp.blogspot.com/-XkHnhEIahlU/UEERVRxxITI/AAAAAAAAiwM/lX3xoXdnsj8/s1600/saigon-02.png">
http://1.bp.blogspot.com/-td7FoOBKoaQ/UEERUd3SQII/AAAAAAAAiwE/5Vq1Bi5Qbqg/s1600/saigon-01.png -
-
-
-
http://1.bp.blogspot.com/-td7FoOBKoaQ/UEERUd3SQII/AAAAAAAAiwE/5Vq1Bi5Qbqg/s1600/saigon-01.png">
http://4.bp.blogspot.com/-nEUkpmcoI2g/UEERWUiogdI/AAAAAAAAiwU/kFExVLlc42U/s1600/saigon-03.png -
|
http://4.bp.blogspot.com/-nEUkpmcoI2g/UEERWUiogdI/AAAAAAAAiwU/kFExVLlc42U/s1600/saigon-03.png -
This image has been resized. Click this bar to view the full
image. The original image is sized 764×509.
|
http://4.bp.blogspot.com/-nEUkpmcoI2g/UEERWUiogdI/AAAAAAAAiwU/kFExVLlc42U/s1600/saigon-03.png">
–Sài Gòn những năm 1960-1970
(trên), cùng thời điểm (ảnh dưới) là Hà Nội. Không cốt ý bôi bác hay
phê phán, bởi Nam Bắc cùng là dân Việt, nỗi buồn đâu của riêng ai!
Mà đơn giản, so sánh để khẳng định cái từ ngữ chiêu bài mà những
người CSVN đã “lừa bịp” đồng bào miền Bắc rằng: “Phải giải phóng
đồng bào miền Nam đang bị kềm kẹp trong đói nghèo, đau thương” là
không có thật… mà thời điểm ấy, quốc tế CS (Nga-Tàu) chi viện quân
sự và chỉ thị cho CSVN phải tiến hành đánh chiếm “nhuộm đỏ” miền Nam
VN trước khi “cộng sản hóa” Đông Dương (Việt-Miên-Lào”) và sau đó là
Đông Nam Á, duy nhất trên thế giới tại thời điểm ấy chỉ có CSVN là
lấy “máu xương, lương thực” của nhân dân miền Bắc làm “nhiên
liệu” thử nghiệm cổ máy cộng sản làm bàn đạp để tiến xuống phía
Nam Châu Á. Nhân dân miền Bắc không còn gì ngoài một đời sống “hắt
hiu, u buồn” bên trong bức màn sắt CNXH. Lo toan hàng ngày của mọi
người, duy nhất, là có một thứ gì đó cho vào bụng và mơ… một chiếc
xe đạp! Tất cả họ, đều như là những con “ốc vít” trong một cổ máy
chiến tranh, không có ngoại lệ, không ai được phép “sáng tạo” tư hữu
cho bản thân và gia đình ngoài “Bác và đảng cộng sản”…
http://3.bp.blogspot.com/-jMQyIwl5qJE/UEER-XMUwmI/AAAAAAAAiwc/WQe5vSJ9uOM/s1600/Hanoi-01.png -
|
http://3.bp.blogspot.com/-jMQyIwl5qJE/UEER-XMUwmI/AAAAAAAAiwc/WQe5vSJ9uOM/s1600/Hanoi-01.png -
This image has been resized. Click this bar to view the full
image. The original image is sized 757×523. |
http://3.bp.blogspot.com/-jMQyIwl5qJE/UEER-XMUwmI/AAAAAAAAiwc/WQe5vSJ9uOM/s1600/Hanoi-01.png">
http://1.bp.blogspot.com/-M8V8sQTvyeg/UEER_Ni2Q9I/AAAAAAAAiwk/o6-pPKUkx18/s1600/Hanoi-02.png -
|
http://1.bp.blogspot.com/-M8V8sQTvyeg/UEER_Ni2Q9I/AAAAAAAAiwk/o6-pPKUkx18/s1600/Hanoi-02.png -
This image has been resized. Click this bar to view the full
image. The original image is sized 766×515. |
http://1.bp.blogspot.com/-M8V8sQTvyeg/UEER_Ni2Q9I/AAAAAAAAiwk/o6-pPKUkx18/s1600/Hanoi-02.png">
Sài Gòn miền Nam – những năm
1960-1970 đang khởi đầu công nghiệp hóa nền kinh tế non trẻ bằng hệ
thống Ngân Hàng quốc gia tài trợ cho các dịch vụ nhập khẩu máy móc
trang thiết bị đầu tư kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất nâng
cao giá trị và năng suất các sản phẩm hướng đến xuất khẩu, điển hình
là băng rôn quảng bá cung ứng dịch vụ này treo ngang đường Tự Do
(Đồng Khởi ngày nay) – một chính sách thức thời mà chế độ CS/XHCN
miền Bắc còn rất xa lạ – không có trong kế hoạch, cũng như kinh phí
ngoại tệ…
http://3.bp.blogspot.com/-0LLYAbeFW7A/UEES4OVuxZI/AAAAAAAAiw0/uYrRDHpBc0w/s1600/Saigon-05a.png">
Sài Gòn -1966 – Băng rôn
treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi)
http://2.bp.blogspot.com/-LfqYAGcFF6g/UEETNBZF4vI/AAAAAAAAiw8/uM_UY862yIw/s1600/Hanoi-05.png">
Thập niên 1960-70 Hà Nội “kỹ
thuật” chủ yếu dựa vào thủ công “sức người” bởi hàng “viện trợ” của
Nga Tàu hầu hết chỉ là vũ khí súng đạn cung ứng cho cổ máy chiến tranh
của CSVN rất ít hàng hoá dân dụng tiêu dùng.
http://2.bp.blogspot.com/-dhqkaMJ87zY/UEETz-9wY9I/AAAAAAAAixE/dMfPx_jWtwg/s1600/Saigon-07.png">
24-10-1966 – Các Phu nhân
Tổng Thống – bà Thiệu, bà Johnson, bà Kỳ, bà Marcos tháp tùng cùng
Phu quân là các tổng thống,
thủ tướng tại Philippines,
trong phiên họp thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia trong Hiệp
Ước Liên Phòng Đông Nam Á.
http://2.bp.blogspot.com/-W-sGBrw4Y2o/UEEUOIdhMXI/AAAAAAAAixM/a3o9aDW-DBQ/s1600/hanoi-00r6.png">
19/5/2010 Bà Phó “PCT/Nước:
Nguyễn thị Doan”(áo đen thứ ba bên phải qua) và các “VIP” phụ nữ của
CHXHCN/Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Bắc
Kinh.
Cách nhau gần nửa thế kỷ – hai
nhóm phụ nữa trên và dưới có quá nhiều khác biệt, không biết có phải
là do “đặc trưng” của XHCN không? khiến chúng ta khi so sánh sẽ mỉm
cười thú vị mà không cần phải bình luận! Cũng cần nhắc lại
bà Nguyễn Thị Doan là tác giả câu nói bất hủ “Việt
Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản phương Tây…”
Nửa thế kỷ cách ngày hôm nay
nhưng vóc dáng phong thái của “phái yếu” người Sài Gòn ngày xưa đó
nét duyên dáng trí thức không lẫn vào đâu được, đa dạng mái tóc kiểu
phương Tây, chiếc áo dài ngày ấy đã canh tân không còn “cổ cao”, tay
áo cắt “raplan” và đặc biệt dễ nhận ra nhất của thập niên 60-70 là
áo dài có “chít eo” ngang hông rất rõ, những chiếc “jup” tây phương
sắc màu tươi trẻ nhưng không cao “quá gối” và nữ sinh, sinh viên tóc
thề áo trắng nên thơ, nói chung, phụ nữ xã hội miền Nam Sài Gòn thuở
ấy có đủ mọi thứ, để hoàn toàn tự do trang điểm làm đẹp cho chính
mình mà không bị lệ thuộc bất cứ chủ nghĩa giáo điều khe khắt nào
khác…
http://4.bp.blogspot.com/-Sz8ka0yvukU/UEEWD-B92LI/AAAAAAAAixU/l9x0wS2CbpI/s1600/saigon91.png">
|
This image has been
resized. Click this bar to view the full image. The original
image is sized 1246×442. |
http://2.bp.blogspot.com/-nkUrADIezSM/UEEWE8Vwl4I/AAAAAAAAixc/cSVKIxD8GB0/s1600/saigon92.png -
|
http://2.bp.blogspot.com/-nkUrADIezSM/UEEWE8Vwl4I/AAAAAAAAixc/cSVKIxD8GB0/s1600/saigon92.png -
This image has been resized. Click this bar to view the full
image. The original image is sized 1246×442. |
http://2.bp.blogspot.com/-nkUrADIezSM/UEEWE8Vwl4I/AAAAAAAAixc/cSVKIxD8GB0/s1600/saigon92.png">
Phương tiện xe gắn máy cá nhân
phổ biến thông dụng ở thủ đô Sài Gòn ngày đó ngoài các loại xe
Vespa, Lamberetta Ý và Gobel, Mobilete, Velosolet của Pháp thì đa
phần là hai loại xe Nhật, Honda 67 cho nam và Honda Dame cho nữ,
nhìn hình ảnh các “bóng hồng” ngày ấy, đẹp và lịch sự trên đường phố
Sài Gòn cách nay nữa thế kỷ mà cứ ngỡ như mới ngày hôm qua – (cô gái
có cái bảng nhắc nhở mọi người lấy thẻ cử tri bầu cử Tổng Thổng 1967
– Và hai cô gái váy đen bên chiếc taxi hai màu xanh vàng mang số
hiệu 7533 của Sài Gòn thập niên 1960). Hình ảnh đủ để chúng ta chiêm
nghiệm cái lạc hậu độc tài bảo thủ cố chấp của CSVN đã kéo lùi thời
gian gây nên sự trì trệ trong phát triển của dân tộc như thế nào so
với những gì chỉ trong một thời gian ngắn Sài Gòn làm được trước kia
và so với các nước láng giềng trong khu vực.
http://3.bp.blogspot.com/-eETZbnku24o/UEEXTxjrlMI/AAAAAAAAixo/ALiOPbuyM2M/s1600/saigon924.png -
|
http://3.bp.blogspot.com/-eETZbnku24o/UEEXTxjrlMI/AAAAAAAAixo/ALiOPbuyM2M/s1600/saigon924.png -
This image has been resized. Click this bar to view the full
image. The original image is sized 1226×364. |
http://3.bp.blogspot.com/-eETZbnku24o/UEEXTxjrlMI/AAAAAAAAixo/ALiOPbuyM2M/s1600/saigon924.png">
Tương phản khác biệt quá nhiều
của khung cảnh, con người Sài Gòn và Hà Nội cùng thời điểm, rất khó
khăn và buồn lòng để bình luận khi mà mơ ước lớn lao nhất của mọi
người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ là chiếc xe đạp tầm thường Phượng
Hoàng Trung Quốc trong khi xe đạp cực tốt mang nhãn hiệu “bồrô” của
Pháp là mặt hàng bình dân ở miền Nam buôn bán đầy đường ….
http://1.bp.blogspot.com/-ioLFVK4L9Mo/UEEYXEp5YHI/AAAAAAAAixw/QW2iQzBFav8/s1600/hanoi004.png">
http://1.bp.blogspot.com/-a1P065zUaKM/UEEYX8byBKI/AAAAAAAAix4/fjyCj4KE5Uo/s1600/hanoi004a.png">
http://4.bp.blogspot.com/-AC5DPfdHMK4/UEEYYajIqxI/AAAAAAAAiyA/cNAKfEVS9jE/s1600/hanoi004b.png">
http://1.bp.blogspot.com/-zS7i-fWpKsc/UEEYYybDbaI/AAAAAAAAiyI/6U0mk1Yd-gg/s1600/hanoi004c.png">
Thập niên 1960-70 minh chứng
cho sự năng động phát triển kinh tế của Sài Gòn miền Nam mang tầm
khu vực Châu Á hướng ra thế giới là hãng Hàng Không AIR Việt Nam với
đội ngũ phi cơ phản lực mới nhất và các phi công chuyên nghiệp đường
bay quốc tế mà hãng hàng không cộng sản Trung Cộng lúc bấy giờ chưa
sở hữu được. Còn chế độ CS miền Bắc, Hà Nội thì chẳng biết gì về
hàng không dân dụng ở thời điểm ấy. Người dân và sinh viên Sài Gòn
miền Nam hoàn toàn tự do đi du học và xuất cảnh ra nước ngoài mà
không bị ràng buộc bất cứ lý do gì, đó là một điều không tưởng với
nhân dân miền Bắc… bị cô lập trong bức màn sắt CSVN.
http://4.bp.blogspot.com/-idDPpSZOapM/UEEZW3WJ7mI/AAAAAAAAiyQ/D1dkdlLR7WM/s1600/saigon924.png">
Nói đến hàng hóa tiêu dùng dân
dụng thì tại thời điểm ấy thị trường Sài Gòn miền Nam hàng hóa trù
phú chất lượng cao, còn nhiều hơn Trung Quốc, tấp nập bày bán tự do.
Tại miền Bắc, Hà Nội chẳng có bất cứ một thứ gì để mà so sánh, bởi
vì người dân bình thường Sài Gòn thời điểm ấy đang sử dụng quạt máy,
tủ lạnh, máy may và TV đen trắng. Trong khi hai mặt hàng mà bất cứ
người dân miền Bắc nào cũng mơ ước (như nhà văn Dương Thu Hương nói)
là đồng hồ đeo tay và Radio thì thừa mứa ở các quầy hàng khắp miền
Nam đến nỗi các hảng sản xuất phải treo bảng quảng cáo trên đường
(trong ảnh). Nói cho vui, miền Bắc dưới sự lãnh đạo của đảng chỉ có
hai thứ mà miền Nam không có là (tên lửa Sam 2 và phân người hoại
mục).
http://4.bp.blogspot.com/-pNrtUzTpKUg/UEEatmeaAfI/AAAAAAAAiyY/ZuQw2WwZQR4/s1600/saigon8a.png">
http://2.bp.blogspot.com/-6vv9g8gBUg0/UEEauhuI5bI/AAAAAAAAiyg/metCOnj4Nig/s1600/saigon8b.png">
http://3.bp.blogspot.com/-EJ9yo5fw1xw/UEEavZlVfvI/AAAAAAAAiyo/6pU_sXUD8vk/s1600/saigon8c.png">
http://4.bp.blogspot.com/-7yf-b_HB00c/UEEavxCYhVI/AAAAAAAAiyw/CcZhwIp-QrY/s1600/saigon8d.png">
So với miền Nam- Ngắm nhìn
hình ảnh bà con nhân dân miền Bắc và Hà Nội – CS/XHCN với chế độ
“tem phiếu” tranh nhau từng chiếc “lốp” xe đạp, mảnh thịt, lạng
đường, hộp diêm ngày đó… mà buồn nản đến nao lòng.
http://2.bp.blogspot.com/-EqrWitzEwio/UEEdxqSCSOI/AAAAAAAAizg/uNBtqRiwp-o/s1600/hanoi01a.png">
http://1.bp.blogspot.com/-U9C9FuemPb8/UEEdyF5_V0I/AAAAAAAAizo/ZaRMiuQhius/s1600/hanoi01b.png">
http://3.bp.blogspot.com/-0IDgTY22V1w/UEEdy1L2SqI/AAAAAAAAizw/RfXnhbJHcJU/s1600/hanoi01c.png">
http://4.bp.blogspot.com/-3UU8q1bVUoA/UEEdzt55LEI/AAAAAAAAiz4/AHsPaM3L32Q/s1600/hanoi01d.png">
Cụ thể hơn, Sài Gòn miền Nam
không cần phải CNXH hay “đấu tranh giai cấp” nhưng nhìn hai hình ảnh
dưới đây có cùng xấp xỉ thời gian thập niên 1960-70 để thấy, cùng
một kiếp người “thì ai mới cần giải phóng cho ai”? (Sài Gòn
phương tiện mưu sinh gắn máy giải phóng sức người lao động mang lại
hiệu quả cao, Hà Nội công cụ mưu sinh còm cõi tiêu hao sinh lực
không thấy tương lai).
http://2.bp.blogspot.com/-nyo0zzPvyCo/UEEe9OpHULI/AAAAAAAAi0A/rhmqYtYz6Y0/s1600/tuongphan1.png">
http://1.bp.blogspot.com/-gMnkzsikbSs/UEEe9xoUX8I/AAAAAAAAi0I/Yj1LMEzcqP4/s1600/tuongphan2.png">
Thời điểm ấy 1960-70 đầy đủ
chuẩn mực, khuôn mẫu, của một đất nước văn minh ngày hôm nay. Tổng
Thống và Lưỡng viện Quốc Hội (Thượng và Hạ Viện) – Điển hình là một
cuộc họp tại thượng nghị viện Việt Nam Cộng Hòa (ảnh). Tự Do báo chí
với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại Sài Gòn so với không có tờ
báo tư nhân nào dưới chế độ CSVN ngày nay, sau hơn 2/3 thế kỷ – CSVN
gọi đó là thống nhất tự do dân chủ?
http://1.bp.blogspot.com/-vLwR9DW8wJw/UEEffRBkt7I/AAAAAAAAi0Q/FXAUToVvr44/s1600/vnch003.png">
Sài Gòn miền Nam – người dân
luôn được giáo dục nhắc nhở phải tôn trọng tri ân tưởng nhớ công lao
các anh hùng tiền nhân của dân tộc, uống nước nhớ nguồn, tưởng niệm
và tôn vinh, làm tấm gương soi rọi cho hậu thế noi theo (Kỷ niệm Lễ
Hai Bà Trưng giữa lòng TP/Sài Gòn- và toàn dân tưởng nhớ đức Trần
Hưng Đạo – Anh hùng Vua Lê Lợi).
http://2.bp.blogspot.com/-vMy5lFQH7RM/UEEf5E6JHdI/AAAAAAAAi0Y/xeBTB3Odipc/s1600/saigon9484.png">
-
Ngược lại dưới chế độ CSVN –
Đục bia xóa bỏ chiến công Hoàng Đế Quang Trung (Đền Vua Quang
Trung núi Dũng Quyết), gắn thêm ngôi sao VN lên cờ trung Quốc, tổ
chức “Đại Hội Toàn Dân, Quân VN nhớ ơn trung Quốc” tại thủ đô Hà
Nội!? cho vui lòng “đồng chí” 4 tốt 16 vàng…
http://1.bp.blogspot.com/-cg6L40DRrCI/UEEgj0KFrpI/AAAAAAAAi0g/DYHo6-kOFLA/s1600/hanoi-tq.png">
http://1.bp.blogspot.com/-Yn58ZAE39eA/UEEhACTbRbI/AAAAAAAAi0w/NQOskHPO7T8/s1600/saigon-bieutinh2.png">
Hai hình ảnh trên, dưới – cách
nay nửa thế kỷ cho thấy 1967 nhân dân SG bất đồng chính kiến vẫn
được chính quyền Sài Gòn tôn trọng chấp nhận cho biểu tình.
Hơn 40 năm sau, 2011, dưới chế
độ CSVN tại Hà Nội – Sài Gòn, người dân biểu tình, dù là “yêu nước”
chống TQ xâm lược lại bị đàn áp tàn bạo!
http://3.bp.blogspot.com/-LHOFdc93ohw/UEEhs0XMcWI/AAAAAAAAi04/xjhHdF449Zk/s1600/AmBinh-3.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/-mcL9ZmFP4mg/UEEiBcFlxSI/AAAAAAAAi1A/3hGeHFLy-ao/s1600/phamvandong-chbn.png">
1958 – Quần đảo Hoàng Sa thuộc
lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa – Do QL/VNCH quản lý. Ông Phạm Văn Đồng
(CS Bắc Việt) dưới sự chỉ đạo của ông HCM, ký công hàm xác nhận
Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Quốc.
1974 – Hải quân Trung Quốc xâm
lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH – CS Bắc Việt im lặng.
Trong khi nhân dân Sài Gòn miền Nam và kiều bào hải ngoại biểu tình
lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp nơi.
http://3.bp.blogspot.com/-G9Om1D2Zr6Q/UEEjOJ0vdQI/AAAAAAAAi1Q/7O17qovnUms/s1600/bieutinh8374.png">
Những cuộc biểu tình của đồng
bào miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa toàn quốc và khắp nơi trên thế giới
của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và phản đối Cộng Sản
Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
http://4.bp.blogspot.com/-qjgRhwdvhIc/UEEj6GD21WI/AAAAAAAAi1Y/oy1yPGyNjhs/s1600/bieutinhsaigon001.png">
http://1.bp.blogspot.com/-6Tunt_AHocA/UEEj66F_UQI/AAAAAAAAi1g/Tztu4zHEK0Y/s1600/bieutinhsaigon001a.png">
Băng rôn sinh viên học sinh
đồng bào SàiGòn biểu tình tố cáo, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng
Sa năm 1974:“Cương quyết tận diệt Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp
của dân tộc”.
http://1.bp.blogspot.com/-_yQzbTCKdkI/UEEkRnvkNiI/AAAAAAAAi1o/GJc7NVJ3K5k/s1600/vnch0004.png">
27-1-1973, CSVN ký hiệp định
đình chiến chấm dứt chiến tranh tại Paris.
Trong đó Điều khoản 5 qui
định: Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng
các biện pháp hòa bình.
http://1.bp.blogspot.com/-WSbFY2FSvwo/UEEknb8uf0I/AAAAAAAAi1w/FC6I0Ec1Y-A/s1600/nguyenthibinh-paris1972.png">
Bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp
định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).
Tuy nhiên – Khi Mỹ rút hết
quân – 1975 cộng sản Bắc Việt xua quân tràn vào đánh chiếm miền Nam
Việt Nam, bất chấp chữ ký của họ trước đó trong Hiệp Định Paris.
http://4.bp.blogspot.com/-6Q0jK3sHDxk/UEElAwFWqxI/AAAAAAAAi14/Nd0jjNsnTmM/s1600/paris1975.png">
1975 – Sinh viên VN tại
Pháp “để tang” cho đất nước ngày 30/4.
http://1.bp.blogspot.com/-fkMUeWlO-ZU/UEElRyfRXlI/AAAAAAAAi2A/cp5sZx2ETP0/s1600/saigon-dinhdoclap1975.png">
Những bánh xích chiến xa của
cộng sản miền Bắc VN đã nghiền nát giấc mơ của gần 30 triệu người
miền Nam đang mang khát vọng đưa Sài Gòn và miền Nam VN cất cánh bay
lên như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc ngày nay.
Họ, CSVN lừa bịp dân tộc, lừa
bịp quốc tế, trơ tráo xé nát Hiệp Định Paris – Phá bỏ điều khoản 5:
(Thống nhất VN bằng những giải pháp hòa bình), họ dấu tiệt lá “cờ đỏ
sao vàng” vượt vĩ tuyến 17 bằng súng đạn, xâm lược đánh chiếm miền
Nam bằng lá cờ “nửa xanh, nửa đỏ” MTGPMN. Để khỏi vướng bận và
“tranh công” vài tháng sau 30/4 họ tự động hạ cờ “xanh đỏ” giải tán
“tấm bình phong bù nhìn” MTGP/MN này.
Chính họ – CSVN đã phạm một
sai lầm “vĩ đại” bắt cả dân tộc phải huynh đệ tương tàn hy sinh gần
5 triệu người – một thế hệ thanh niên tinh hoa của quốc gia nằm
xuống vô nghĩa, đổi lại lấy về một giang sơn của cha ông làm hao hụt
đất đai biên giới biển trời hải đảo và còn hơn thế nữa họ đẩy người
Mỹ đi để Biển Đông trống trải không ai canh giữ, cho bọn bành trướng
Trung Quốc rảnh tay tự do thôn tính biển đảo quê nhà VN mà họ, CSVN,
đang lực bất tòng tâm bắt cả nước phải “Đại
Hội toàn Dân-Quân VN nhớ ơn Trung Quốc”!
“… Và thật chua chát khi nền
văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của
lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt
Nam phạm phải…” [Dương Thu Hương]
Huỳnh
Chiếu Đẳng
http://hon-viet.co.uk/HuynhChieuDang_LoiXuaXeNguahonThuThao.htm - http://hon-viet.co.uk/ HuynhChieuDang_ LoiXuaXeNguahonThuThao.htm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Lan Huynh
http://www.youtube.com/watch?v=Y89eE25nePA - - <<<< http://www.youtube.com/watch?v=Y89eE25nePA -
|
------------- mk
|
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Apr/2014 lúc 8:46am
Nhà Thơ Trạch Gầm
Nhật ký tháng Tư
Hai mươi tháng Tư tiễn em đi Mỹ Ta biết dễ dàng mất bé từ đây Em lên máy bay, ta về đơn vị Đất Biên Hòa buồn… chết điếng cỏ cây
Hai mốt tháng Tư ta vào Quân Đoàn Ngồi nghe thuyết trình, nhận lệnh hành quân Tay áo xăn cao một đời thám kích “Kiến lửa bu đầy” nhột cả đôi chân
Hai hai tháng Tư... ta vào Đại An Chứng kiến cảnh dân bỏ xóm bỏ làng Dân chạy đến đâu… địch bò đến đó… Đâu được như em chừ đã thênh thang
Hai ba tháng Tư… ta ngược Đồng Nai Sương ôm mặt sông lau sậy thở dài Địch xua quân tràn giữa đêm vắng lặng Ta chỉnh pháo… và thây giặc chồng thây
Ta lạc mấy ngày trong lòng đất địch Gọi đã khàn hơi chẳng thấy bạn bè Thằng nào cũng đang giữ từng tấc đất Đâu có thì giờ để cứu ta ra
Hai tám tháng Tư… ta ra lộ Một Gặp ông tướng vùng thị sát thăm dân Ông nói lung tung, ông thề sống chết Ông nói xong rồi, ông bay biệt tăm
Hai chín tháng Tư… Biên Hòa xơ xác Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết Như tự chào mình - nát cả tim gan.
Ba mươi tháng tư… ta ôm mặt khóc Trên cầu Saigon cạnh phố Hùng Vương Mười năm binh đao… mưòi ngày kết thúc Ta còn nguyên mà…. mất cả quê hương !
Trạch Gầm
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Apr/2014 lúc 6:41pm
Kính mời Quý Đồng Hương và Quý Thân Hữu đọc lại bút ký cảm động của Hoa Hạ , khởi đăng vào ngày 28 tháng 4/ 2012 trên <gocong.com>(click vào chủ đề bên dưới) :
http://gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=7954 - Tình Khúc Kinh Kha
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Apr/2014 lúc 8:28pm
Đi Thăm Chồng
Tuesday, February 18, 2014
Lời mở đầu:
Ngay sau ngày 30 tháng tư
năm 1975, cs đã bắt giam, đày đọa hàng trăm ngàn quân cán chính của VNCH
trong hơn 100 trại tù mà gọi là “trại cải tạo.” Nhiều gia đình miền Nam tự dưng mất chồng,
mất cha, mất con, mất anh, …
Sau đay là tâm sự của bà chị
vợ tôi trong thời gian “đựợc phép” của cs cho đi thăm chồng ở “trại cải
tạo.” Ông anh cột chèo trong câu chuyên này
là một cựu Đại úy Y sĩ của Sư đoàn TQLC (QLVNCH).
TVG
*
1.
Bây giờ là 3 giờ sáng. Tôi
vẫn trằn trọc thao thức không thể nào chợp mắt được. Chỉ còn 6 ngày nữa là tôi được đi thăm chồng.
Niềm vui sẽ đươc gặp laị chồng sau một thời gian dài xa cách; nỗi lo sợ; sự
buồn tủi khi nghĩ tới lúc phải từ giã anh sau khi gặp mặt; những điều sẽ phải
nói; sự nhớ nhung day dứt... tất cả những ưu tư đó liên tục chập chờn trong đầu
óc tôi. Rồi dĩ vãng, rồi hiện tại tưởng chừng như một giấc mơ nhanh chóng đi
qua và không có thực.
2.
Hôm đó (!) nhân viên an ninh
khu vực đến chỗ chúng tôi tạm trú (sau khi nhà chúng tôi đã bị bỏ bom xập mất),
trói tay chồng tôi, bắt anh đi mà không cần cho biết lý do. Tôi đứng lặng người, như một cái xác không hồn.
Một tay dắt thằng con trai lớn hai tuổi, một tay bồng thằng con nhỏ mới sanh
được một tuần. Chồng tôi nhìn tôi với đôi mắt tuyệt vọng, lo lắng và khuôn mặt
xanh xám sợ hãi. Sau khi họ dẫn chồng tôi đi rồi, tôi buông cái thân gầy gò của
tôi xuống sàn nhà và gục mặt khóc. Tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi cảm
thấy kinh hoàng và lo âu cho những ngày sắp tới: 28 tuổi đầu với hai đứa con nhỏ
dại, không cha mẹ, không anh em, không bà con thân thuộc bên cạnh. Tất cả mọi
người thân thuộc đã đi xa, thật xa. Lần đầu tiên tôi thấy thật bơ vơ ở cái tỉnh
lỵ đất đỏ Ban Mê Thuột đèo heo này.
3.
Người ta bảo là: "Con
người là một cây sậy biết suy nghĩ." Tôi vào lúc này còn yếu hơn một cây
sậy, còn quá trẻ, có chút nhan sắc và biết suy nghĩ. Cũng vì có chút nhan sắc cho
nên “an ninh khu vực” đã không để cho tôi yên thân. Họ thường lân la tìm mọi
cách đến “thăm” tôi. Họ khuyên tôi nên từ bỏ dĩ vãng và dứt khoát với ông chồng
"có quá nhiều tội ác với nhân dân."
Họ cũng cho tôi biết là chồng tôi sẽ “đi cải tạo" không có ngày về
vì chồng tôi là một Bác Sĩ Quân Y, cái nghề chuyên chữa bệnh cho "ngụy quân
để chúng cầm súng giết hại đồng bào;" là có cha vợ làm “trùm ngụy quân;"
là có cha mẹ anh em trốn ra nước ngoài.
4.
Như vậy là chồng tôi đi không
biết đến ngày nào mới về? Sự chờ đợi mỏi
mòn, sự nhớ nhung dằn vặt, nỗi tuyệt vọng và sự sợ hãi mỗi ngày một nhiều hơn.
Thêm vào đó, những người “an ninh khu vực” cứ lai vãng, tìm gặp tôi, mỗi ngày một tỏ ra ân cần, săn đón
và hứa hẹn nhiều hơn. Nhưng tôi đã quyết định từ bỏ nơi này để ra đi. Vào một
đêm thanh vắng, tôi đã dắt díu hai đứa con dại lẩn trốn ra bến xe đò và đi về Sài
gòn.
5.
Tôi miên man nghĩ đến cuộc
hành trình đi thăm chồng sắp tới. Lòng tôi tràn đầy sự rộn rã vui mừng. Tôi
muốn đem hai đứa con tôi cùng đi để chúng được biết mặt bố; và đồng thời tôi cũng
muốn dạy chúng, ngay từ khi thơ ấu, thế nào là tình gia đình và thế nào là sự
chia sẻ những cái bất hạnh của gia đình!
Xe đò Sài gòn đi Ban Mê Thuột
phải chạy hết hai ngày và một đêm ngủ trọ dọc đường. Đến bến xe đò Ban Mê Thuột,
tôi một tay bồng con, một tay sách giỏ đồ ăn nặng trĩu gói ghém cho chồng và thằng
con nhỏ chập chững, lếc thếch chạy theo mẹ ở đàng sau. Chúng tôi, 3 mẹ con, đi
bộ đến bến xe thồ và đi vào thị xã Quảng Nhiêu. Từ Quảng Nhiêu đến trại “tù”
của chồng tôi là năm kí lô mét (5 Km) đường bộ.
Không có xe cộ nào có thể đi vào đó, chỉ có một cách là đi bộ. Thành ra
tôi phải bồng cháu nhỏ, tôi nhờ một người Thượng gùi thức ăn và ẵm cháu
lớn. Đoạn đường 5 km này đi hoài mãi mà
không tới trại. Chúng tôi phải đi thật chậm và rất mệt mỏi vì đường đất sét đỏ
ướt. Tôi mệt lả và bụng đói cồn cào nhưng không dám ăn gì vì sợ mất phần ăn của
chồng.
6.
Đến trại, ở một cái chòi rất phong
phanh gọi là "phòng đợi," tôi và mấy bà vợ khác đi thăm chồng
"tù cải tạo" cùng ngồi lặng thinh.
Người nào cũng mang một bộ mặt đăm chiêu, thiểu não như nhau. Không ai hỏi
thăm ai lời nào có lẽ vì đầu óc đều đang ngổn ngang. Mọi người dường như chỉ muốn để dành hết tất
cả những gì mình đang có dù là nhỏ bé tầm thường nhất, từng lời nói và từng
giây phút còn lại cho sự gặp gỡ sắp tới!
Ngay cả chớp mắt, tôi cũng không dám làm!
Tất cả các cặp mắt đỏ hoe, ưu tư, mệt mỏi đều cố gắng mở rộng, hướng
chăm chăm vào một chỗ: cái cổng trại Nơi cổng cái trại xa xa đó, trong chốc lát
chồng tôi cùng đám người "tù cải tạo" sẽ được đi ra để gặp vợ con và
thân nhân lần đầu tiên. Cuối cùng, họ được
phép đi ra. Tôi không thể nhận ra được ai là chồng tôi vì tất cả “tù nhân” được
xếp thành hai hàng. Tất cả đều mặc quần
áo một mầu đen, vừa đi vừa cúi mắt nhìn xuống đất. Lòng tôi đau đớn, quặn thắt
lại. Nỗi chua xót dâng lên trong người tôi mà không có ngôn ngữ nào có thể diễn
tả được. Nước mắt cứ thế mà tuôn trào, tuôn trào...
Rồi chúng tôi được sắp xếp
ngồi đối diện nhau, dưới sự quan sát của những người “an ninh” trại. Chúng tôi nhìn nhau mà chỉ nghẹn ngào, không
nói được đến một lời nào cả. Thằng con nhỏ 10 tháng chập chững đứng và gọi bập
bẹ "Ba..Ba.." Những thức ăn mà tôi đã cẩn thận gói gém xếp đặt cho
chồng thì bây giờ đang bị những người “an ninh” của trại cắt rạch, mở toang ra,
bới tung ra để khám xét. Tôi thấy chồng tôi gầy gò, khuôn mặt khắc khổ, đôi mắt
suy tư. Tôi nhìn chồng, rồi nhìn con.
Tôi thấy thương chồng, thương con và cũng thương cho cái số phận hẩm hiu
của tôi. Tôi chỉ biết khóc. Rồi giờ thăm ngắn ngủi đã hết. Chồng tôi được lệnh
đứng dậy, tay xách giỏ thức ăn. Mãi đến lúc ấy, chúng tôi vẫn không thể nói nổi
một lời từ giã với nhau. Anh hôn hai đứa con, đưa mắt nhìn tôi một cách buồn
thảm rồi lầm lũi đi vào trại. Tôi cố nán
ở lại, nhìn theo cho đến khi anh đi khuất sau cái cổng trại. Lòng tôi xe thắt
và đành dắt díu hai đứa con thơ ra về ...
7.
“Chỉ còn 6 ngày nữa tôi lại
được đi thăm chồng!” Tôi tự nhủ lòng. Trong nỗi vô vọng cùng cực như thế này, tôi vẫn
tìm thấy một chút an ủi vào những lúc chờ đợi được đi thăm chồng như thế này.
Vì ít ra, tôi vẫn còn có niềm hy vọng sắp gặp lại chồng, được nhìn lại anh dù
chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, để thấy anh vẫn còn sống, để thấy là chúng tôi
vẫn còn có nhau.
Rồi đến khi ngồi trên xe trở
lại Sài gòn, tôi sẽ lại nghĩ ngợi miên man đến thân phận của người “tù cải tạo”:
Sống ra sao? Sống như thế nào? Cơ cực? Nhục nhằn? Thiếu
thốn? Nhớ vợ con? Nhớ thân nhân? Mất tự do? ...v..v..
8.
Tôi đọc kinh và cầu xin Thiên
Chúa ban cho chồng tôi sức mạnh thể xác để vượt qua và sức mạnh tinh thần để
chấp nhận cái hoàn cảnh mà chồng tôi không thể thay đổi được.
Tôi lại thấy nhớ anh day dứt,
và mơ ước được trở lại để thăm chồng thêm vài phút nữa. Nước mắt tôi trào ra;
dòng nước mắt buồn tủi!!!
Trần Văn Giang
(Viết theo ý của
chị vợ Võ Thị Như Huờng)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Apr/2014 lúc 8:47pm
http://nsvietnam.blogspot.com/2014/04/ve-mot-anh-mat-ngay-30-thang-tu-nam-75.html#more - http://nsvietnam.blogspot.com/2014/04/ve-mot-anh-mat-ngay-30-thang-tu-nam-75.html#more
Về Một Ánh Mắt ... Ngày 30 Tháng Tư Năm 75 -
Phùng Nguyễn
LTG: Bài
viết này phổ biến lần đầu tiên vào ngày 27.4.1996 trên diễn đàn
soc.culture.vietnamese, được gọi tắt là SCV, vào một thời điểm mà hệ
thống Internet còn chưa trở thành một phương tiện truyền thông đại
chúng. Mười hai năm sau, tôi đã dự định “nhuận sắc” bài viết cho “phải
phép,” chữ dùng của Thường Quán cho “political correctness,” nhân dịp
tạp chí damàu thực hiện số báo nhỏ nhằm kỷ niện lần thứ 33 biến cố lịch
sử ngày 30 tháng tư năm 1975. Sau khi đọc lại, tuy nhiên, tôi quyết định
giữ ở dạng nguyên thủy những điều đã viết ra mười hai năm trước về một
cảm giác đã có hai mươi mốt năm trước đó.
Trong
quá trình sống của một người, đặc biệt của những người thuộc giới sáng
tác, những bội phản, dũng cảm hay hèn nhát, nhất định đã được thực hiện
bằng cách này hay cách khác trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác vì lý
do này hay lý do khác, một cách cần thiết. “Phải phép” hoặc “phù hợp
cho tình thế mới” cũng là điều cần thiết. Nhưng không đủ cần thiết để
phản bội một cảm giác. Ít nhất ở lần này.
PN
Lúc đó vào khoảng 12 giờ trưa. Trước đó khoảng hai tiếng đồng hồ,
Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng quân “Cách Mạng.” Khi tôi ra đến ngã
ba tiếp giáp với đường Võ Di Nguy (Phú Nhuận) thì quang cảnh hỗn loạn
càng lúc càng tăng. Lính tráng thuộc đủ mọi binh chủng chạy ngược chạy
xuôi, súng ống, áo quần vất bừa bãi đầy đường. Lại thêm đám thương binh
từ Tổng Y Viện Cộng Hòa gần đó, kẻ cụt chân, người mù mắt dắt díu nhau
trên lòng đường càng làm cho cuộc tháo chạy thêm phần bi thảm.
Trong cái khung cảnh kinh hoàng và đau xót ấy, bỗng dưng tôi nhìn thấy họ!
Họ gồm bảy người, đứng sắp hàng rất đều nhau trên lề đường Võ Di
Nguy, quãng gần cổng hậu của bộ Tổng Tham Mưu đến cổng xe lửa số 10. Cả
bảy người đều mặc quân phục nghiêm chỉnh, súng M16 trên tay phải, bá
súng tựa vào hông, tay trái đưa chéo sau lưng theo tư thế nghỉ. Những
chiếc “bê rê” xanh lá cây trên đầu họ lấp lánh chiếc huy hiệu nhỏ bằng
kim khí sáng loáng có hình con cọp bay ngang qua chiếc dù mở rộng. Những
người lính Biệt Cách Dù thuộc Liên Đoàn 81!
Ý nghĩ đầu tiên đến với tôi lúc đó, dưới dạng một câu hỏi, là “Tại
sao họ còn đứng đây làm gì?” Tất nhiên là tôi không dám hỏi họ câu hỏi
đó. Không có ai dám hỏi họ câu hỏi đó! Mọi người, kể cả những thương
binh chống nạng lê lết trước mặt họ, đều cúi gầm mặt xuống trong khi đi
ngang qua hàng lính đang đứng gác một cách nghiêm chỉnh này. Cả tôi,
trong bộ đồ dân sự, cũng vậy. Tôi đã giải ngũ trước đó một năm, nếu
không thì lúc này tôi cũng đang vội vã cởi bỏ bộ quân phục và cũng đang
cúi đầu lầm lủi đi qua trước mặt họ, hướng về một nơi chốn “an toàn” nào
đó. Tôi nhớ mình đã cố tình chậm lại khi đi ngang qua những chiến sĩ
Biệt Cách Dù, len lén nhìn lên khuôn mặt của họ. Tất cả đều còn rất trẻ,
người lớn nhất chưa đến ba mươi, và người trẻ nhất vào khoảng hai mươi
là cùng. Lúc bấy giờ, anh còn trẻ hơn tôi vài ba tuổi.
Đó là người lính thứ bảy trong hàng, người cuối cùng mà tôi phải đi
ngang qua. Mấy giây để qua khỏi anh dài cả ngàn năm, và mấy bước sau khi
qua khỏi anh dài cả ngàn dặm!
Tôi quay đầu lại nhìn anh để bắt gặp ánh mắt anh cũng đang hướng về
tôi. Rồi anh quay lại, nhìn thẳng về phía trước, và tôi cũng quay đi,
tiếp tục cuộc hành trình.
Tôi sẽ không có dịp thấy lại anh và các đồng đội của anh, nhưng ánh
mắt buồn bã của anh đã ở lại với tôi cho đến mãi bây giờ.
Vào
một ngày định mệnh hai mươi mốt năm về trước, hàng trăm ngàn người lính
đã trở thành anh hùng. Họ thuộc về đạo quân chiến thắng. Những người
anh hùng của Quân Đội Nhân Dân tràn vào Sài Gòn từ bốn phương tám hướng,
bàng hoàng với cái chiến thắng vĩ đại mà trước đó không lâu chỉ là một
giấc mơ, và ngơ ngác, lạc lõng trong chính cái thành phố mà bây giờ họ
đã là chủ nhân ông. Trong hàng ngũ của Quân Đội Nhân Dân còn nhiều anh
hùng. Những người này không có mặt trong buổi khải hoàn. Họ đã ngã xuống
ở một chiến trường, một góc núi, hay một chân đèo nào đó. Những người
trẻ tuổi, có lẽ cũng trẻ như người lính Biệt Kích Dù đứng ở cuối hàng
quân trong một buổi sáng hỗn loạn trên đường Võ Di Nguy, lớn lên trong
một thôn xóm nào đó trên đất Bắc, lên đường tòng quân với ước mơ giải
phóng miền Nam đói khổ điêu tàn dưới ách ngoại xâm. Và tôi cho rằng họ
đã ngã xuống như một anh hùng trong chính cái ý nghĩ này vào những giây
phút cuối cùng của họ trên con “Đường Đi Không Đến.” Và may mắn cho họ
vì đã không có dịp mất đi bản sắc anh hùng. Bởi vì sẽ còn lại bao nhiêu
người trong đạo quân chiến thắng năm xưa tiếp tục xứng đáng với danh
hiệu “anh hùng?” Có bao nhiêu người đã vì miếng cơm manh áo hay chút
quyền lợi nhỏ nhoi đã trở thành đốn mạt? Anh hùng đốn mạt?
Cũng
vào ngày hôm đó, hàng trăm ngàn người lính khác thuộc Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa đã cúi đầu trước số phận, cũng bàng hoàng, cũng ngơ ngác trong
cái thành phố mà trước đó không lâu đã thuộc về họ. Lẽ tất nhiên, không
có anh hùng trong đoàn quân chiến bại. Điều này không được cho phép!
Chỉ có những người bất khuất. Như những người lính Biệt Cách Dù lẻ loi
trên một góc đường Sài Gòn vào buổi trưa một ngày tháng Tư hai mươi mốt
năm về trước. Như người thiếu phụ quấn lá cờ vàng, đeo giây biểu chương
đi tìm xác chồng trên một cánh đồng ở Hóc Môn vài ngày sau đó. Và như
những điều chỉ được thì thầm cho nhau nghe sau cánh cửa đóng kín trong
những năm tháng kế tiếp dưới ách thống trị của những người chủ mới.
Những điều sẽ không bao giờ tìm thấy trong sách sử…
Bài
viết này không mang một hậu ý gì đáng kể. Chỉ là một cách tự nhắc lại
cho chính mình những điều đã kinh qua trong một ngày định mệnh hơn hai
thập kỷ trước, ở đó, một ánh mắt đã được gởi đi và được mang theo cho
đến bây giờ, và có lẽ cho đến nhiều năm sau nữa. Cái ánh mắt buồn bã và
bao dung của một người lính còn rất trẻ gởi đến tôi trong một sát na
chông chênh giữa cuộc tử sinh vẫn còn rất sinh động như mới hôm qua.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Apr/2014 lúc 8:52pm
http://hon-viet.co.uk/TranKhai_ThangTuTuongniem.htm - http://hon-viet.co.uk/TranKhai_ThangTuTuongniem.htm
Tháng Tư, Tưởng Niệm
Trần Khải Tháng
4-1975, Miền Nam sụp đổ. Đất nước thống nhất, và một cuộc trả thù đã
diễn ra ở tầm mức rộng lớn kéo dài nhiều thập niên. Hàng trăm ngàn quân
cán chính VNCH bị đẩy vào trại cải tạo, trại giam, công trường lao
động... trong khi nhiều gia đình bị đẩy vào các khu kinh tế mới, rừng
sâu nước độc, và họ và con em trở thành những công dân hạng 3, hạng 4.
Nhiều vị Tướng lãnh, sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa tự sát. Và cả những chiến binh cũng tự sát.
Tự sát vì nắm quân mà không giữ được thành đã nhiều lần ghi trong sử Việt Nam.
Cụ
Phan Thanh Giản năm 1867, mất ba tỉnh Miền Tây về tay quân Pháp, đã
tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm
1867. Đó là thời chống Pháp.
Wikipedia ghi lại:
“Ngày
20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả
triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho
thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo
của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ
máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự,
với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ
trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây
không tốn một viên đạn. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày,
rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi.
Đền
thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri,
Bến Tre. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại
Sơn tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng. Ngoài ra ông
còn được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long.” (hết trích)
Trước
đó nhiều thập niên, là một cuộc nội chiến, giữa quân nhà Nguyễn và quân
Tây Sơn. Khi thành Bình Định thất thủ, cụ Võ Tánh tự thiêu, cụ Ngô Tùng
Châu uống thuốc độc tự sát.
Năm
1801, khi đại quân chúa Nguyễn rút về Gia Định, thành Bình Định được
giao cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn giữ. Thành Bình Định ngay sau đó
bị đại quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy huy của Thái Phó Trần Quang Diệu
và tướng Võ Văn Dũng đến bao vây. Trần Quang Diệu sai đắp lũy chung
quanh thành và chia quân vây bốn mặt, Võ Văn Dũng thì đôn đốc thủy quân
phòng giữ cửa Thị Nại. Cuộc bao vây kéo dài đến 14 tháng.
Sách sử kể lại, theo Tự Điển Bách Khoa Mở:
“Trong
thành binh sĩ lâu ngày thiếu lương thực, có người khuyên Võ Tánh nên
vượt vòng vây trốn thoát, nhưng ông cương quyết ở lại "Không thể được.
Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ
thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này còn mặt mũi nào trông
thấy chúa thượng?". Ông sau đó cho người trao cho Trần Quang Diệu một
bức thư, xin tha chết cho quân sĩ trong thành. Ông sai thuộc hạ lấy rơm
củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, rồi châm ngòi tự vẫn.
Tiếp theo, Ngô Tùng Châu cũng dùng thuốc độc tự vẫn. Đó là ngày 27 tháng
5 năm Tân Dậu, tức vào ngày 7 tháng 7 năm 1801.” (hết trích)
Và
trước đó nhiều thế kỷ, vào thế kỷ thứ 13, danh tướng nhà Trần là Trần
Bình Trọng, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông, cũng đã chọn
cách tuẫn tiết.
Tự Điển Bách Khoa ghi rằng:
“Tháng
1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con
trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai
cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ
thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt, ít
hơn và không quen chiến trận. Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn,
tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí
Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng
không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên.
Hưng
Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là
tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao
cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm
chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an
toàn và bí mật, không để lại dấu vết.
Tư
lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi
này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan
Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ
và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần
Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự
chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh
là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng
chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng
chiến.
Sau
khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác
thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết
không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần
Bình Trọng khẳng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm
làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải
hỏi lôi thôi.”
Đó
là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm
cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong những biểu
tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không thể
khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông.”
Lúc đó là năm 1285. Năm đó, Tướng Trần Bình Trọng mới 26 tuổi.
===== Năm 1975, quân lực VNCH có 5 vị Tướng và nhiều quân cán chính tự sát khi Miền Nam thất thủ.
Theo trang TVVN.org, sau đây là danh sách sưu tập được bởi một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức.
“Danh sách các quân nhân Quân Lực VNCH đã tự sát trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa như sau:
HỌ TÊN - Cấp bậc - Chức vụ - Đơn vị - Ngày tự sát
1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham mưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15-
Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha
Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29-
Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà
văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ,
trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà
riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP (Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
Danh
sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu
không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh
sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh
cho hậu thế.” (hết trích)
Xin thành kính tưởng niệm. Và trân trọng thành kính vinh danh.
Trần Khải
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Apr/2014 lúc 10:14am
CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT
Đặng Sỹ Vinh, Thiếu tá BTL CSQG 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
Vào khoảng đầu năm 1974, Thiếu Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài Gòn.
Theo
một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời gian rất ngắn, gia đình
của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người
con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi
tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.
Gia
Đình của Th/Tá Vinh là một gia đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài Gòn
đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm
về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc Gia
tại Sài Gòn. Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng
Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh
kề cận với gia đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ
trong nhà của Th/Tá Vinh.
Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì
những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh. Họ đã chứng kiến
Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường,
tất cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương.
Kế
bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên
bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng
lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh
đã cho mỗi người trong gia đình uống.
Sau đó tử tự bằng súng lục
Colt45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn
đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư
ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết:
“Bà Con mến, Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế độ CS này. Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con. Xin
nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là …, ở …, và
dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia đình chúng tôi. Xin đa ta.
Đặng Sĩ Vinh”
http://thntsaigon.forumsreality.com/t1115-to-quoc-ghi-on-nguoi-chien-si-vnch
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Apr/2014 lúc 10:33am
Vợ Lính Nguyễn Thị Thêm
Tôi
quen biết chàng khi anh ấy đã là lính. Cái lon Chuẩn úy chẳng là cái gì
với tôi, một người con gái đầy nam tính. Tiếng nói miền Trung lơ lớ khó
nghe, mặt chẳng đẹp trai và nhìn qua là biết chẳng phải con nhà giàu.
Mấy cái đó và cả con người đó đáng lý ra chẳng dính dáng gì với tôi. Thế
nhưng, trời bất “dung gian” cái tên Chuẩn uý người Huế đó không biết
bằng cách nào lại có thể xin vào dạy giờ ở cái trường Trung học tư tôi
đang dạy. Tôi thì phớt tỉnh Ăng lê, tới giờ dạy, hết giờ về không chuyện
trò tào lao với người khác phái. Cái nhược của tôi bây giờ tôi mới biết
là ở chỗ này. Thế là cứ tới giờ tôi đang dạy thì “hắn” lại sai học trò
sang mượn khăn lau bảng, mà dạy toán thì lau bảng thường xuyên. Lại qua
mượn phấn, hết phấn thường xuyên. Hết giờ lại tới chào và xin lỗi. Ngày
khác lỗi vẫn hoàn lỗi, lại mượn phấn, mượn khăn.
Từ
đó tôi ghét “hắn”. Mấy đứa học trò cũng biết tôi không thích “hắn”. Thế
là tôi bảo học trò để sẵn một mớ phấn trong cái hộp và một cái khăn lau
bảng. Học trò “hắn” qua mượn, tôi đưa luôn hộp và nói hãy giữ lấy tôi
tặng luôn, khỏi trả. “Hắn” tìm tôi xin lỗi và xin chở tôi về sau giờ
dạy. Tôi từ chối, mặt lạnh như tiền đi thẳng. Buổi chiều, “hắn” tìm tới
nhà để xin lỗi. Hôm sau không giờ dạy, “hắn” lại tới nhà mượn sách và
ngồi lì nói chuyện không đâu ra đâu. Cứ hễ có dịp là “hắn” tới nhà tôi
ngồi đồng, “hắn” nói đủ thứ chuyện bằng âm hưởng miền Trung nặng trình
trịch. Một thời gian sau, tôi nghe miết rồi quen cái giọng khó nghe.
Không tới trả sách thì lại thấy thiếu vắng một cái gì không phải là
sách. Cái chiến thuật “mưa lâu thấm đất”, “Nói hay không bằng ngồi dai”
đã khiến tôi phải lên xe hoa về nhà “hắn” và làm vợ “hắn” cho tới bây
giờ.
Ông
xã tôi là con trai một trong một gia đình hiếm hoi con trai. Cha chồng
tôi là con trai một và đã mất sớm khi mẹ chồng tôi mới hơn 30 tuổi. Một
nách 3 đứa con côi và cha mẹ chồng già yếu, mẹ chồng tôi đã ở vậy một
nắng hai sương làm tròn nhiệm vụ làm dâu và làm mẹ. Do đó cái ao ước và
hoài bảo của bà là có người thừa tự. Tôi cô gái miền Nam tánh tình bộc
trực, lại là một nữ Hướng Đạo hội họp, đi cắm trại liên miên, không nằm
trong danh sách những người bà lựa chọn. Thế nhưng khi cậu con trai đã
quyết thì bà phải bằng lòng. Vì trong thời buổi chiến tranh, người lính
không thể biết trước ngày nào bỏ thây ngoài trận chiến. Và thế mẹ chồng
tôi đã bỏ cái làng quê chôn nhau cắt rốn vào miền Nam để cưới vợ cho
con, hầu mong tìm một mống cháu nội sau này.
Thế
nhưng sau 3 năm cưới nhau tôi vẫn trơ trơ cho mẹ chồng tôi ngày đêm
không yên giấc. Tôi biết trong tận cùng bà buồn lắm. Đôi khi bà nhìn tôi
với đôi mắt thiếu tin tưởng. Câu “Cây độc không trái, gái độc không
con” mà một lần tôi tình cờ nghe từ miệng bà khiến tôi buồn không ít.
Thế nhưng là lính, vợ chồng không gần gũi nhau, làm sao có con được. Thế
là bà bỏ Biên Hoà theo con trai ra Đà Nẵng và tuyên bố sắp đặt chỗ ở để
tôi phải thuyên chuyển theo chồng. Kỳ nghỉ tết năm 73, sau buổi họp
cuối cùng, tôi đón xe đi Sài Gòn và lên chuyến bay đi Đà Nẵng thăm
chồng. Đến đón tôi không phải mẹ chồng mà là người lính tùy tùng của
anh. Thế là chiều hôm đó tôi có mặt ở nơi đóng quân của anh. Một ngọn
đồi cao của vùng núi Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam. Đây là lần đầu tiên
tôi chính thức sống đời vợ lính nơi tiền đồn.
Chúng
tôi trú ngụ trong căn hầm chỉ huy đầy súng đạn và trang bị truyền tin.
Tôi đang đan dang dở một tấm khăn trải bàn. Thế là tôi phải hoàn tất gấp
tấm khăn đó để làm chiếc màn cách ly. Cuộc sống vợ chồng trong đồn lính
thì có nhiều chuyện không thể cười mà cũng không thể khóc của một cô
giáo kín đáo, nghiêm túc với cuộc sống xô bồ lính tráng ở đây. Tôi chỉ
biết những ngày ở đó tôi thương lính hơn, tôi thông cảm nỗi cô đơn của
chồng hơn và nhất là thật sự biết lo sợ cho chồng trong cuộc sống mà nơi
đâu cũng có tai mắt của kẻ thù rình rập. Hết ngày lễ, chồng tôi giao
đồn cho Đại đội phó đưa tôi về Đà Nẳng thăm mẹ chồng và ngay chiều đó
tôi lên máy bay về lại Sài gòn vì ngày mai đã bắt đầu niên học mới.
Thế
là tôi có mang đứa bé đầu lòng và tôi phải làm đơn xin thuyên chuyển để
thật sự bắt đầu một cuộc đời mới. Mùa hè năm đó miền Trung đã thật
không yên. Nhà tôi ở gần Phi Trường nên hàng đêm pháo dội về từng chập.
Mẹ chồng tôi về lại Biên Hoà để lo cho con gái sinh nở. Tôi mang cái
bụng bầu chui hầm thường xuyên. Mỗi lần có tin từ tiền đồn là tôi lo
lắng hồi hộp. Những cuộc đụng độ xảy ra liên tiếp. Đại đội phó, Hạ sĩ
Quan, rồi lính bị thương liên tục. Cuối cùng người Đại đội phó mới đổi
về cũng bị thương. Tôi như ngồi trên lửa nóng. Nỗi cô đơn, lo sợ, hồi
hộp, mất ngủ khiến tôi xuýt bị sẩy thai. Thế rồi mẹ chồng tôi cũng về
kịp trước ngày tôi sinh nở. Con tôi mở mắt chào đời ở một nhà hộ sinh tư
. Tôi mệt nhoài sau cơn vượt cạn, mẹ chồng tôi đón con bé với nụ cười
gượng gạo. Bà chỉ mong là trai để nối dõi tông đường. Còn anh, được tin
tôi đã sinh con, anh về cùng người lính tùy tùng. Vào nhà thương, xoa
đầu tôi, bồng con hôn vài cái là xe hậu cứ đã chờ để đưa anh lên lại đơn
vị. Ngày đầy tháng con bé, họ hàng, bà con đầy nhà. Anh bươn bả bước
vào, chào mọi người rồi tới bên tôi cười cười. Bồng con bé lên hỏi tôi
“Sao mặt nó như dài ra” hôn con, ăn vội vã vài miếng. Xe hậu cứ trờ tới
và anh lại lên đường. Tôi ứa nước mắt, không thể giận anh, mà cũng không
thể không trách anh. Chẳng nói gì được với tôi một câu ngọt ngào khi
tôi vật lộn trong cơn đau đẻ, lại chịu sự chăm sóc cực kỳ quái đản của
mẹ chồng tôi trong những ngày nằm cữ. Tôi nhắm mắt lại, thương con và
thương mình quá đỗi.
Thế
là cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt. Anh được đổi về làm ở Trung tâm
Hành quân. Tôi nghe thôi chứ cũng không biết ở đâu? Chỉ biết ít nguy
hiểm tính mạng hơn ở Đại đội. Chồng tôi là một người sống chân thành và
tốt với bạn bè, đồng đội. Tôi nhớ có một lần anh dẫn về nhà một người
lính và một người phụ nữ. Anh nói với tôi đây là lính trong đơn vị, vợ
nó tới thăm. Anh cho nó nghỉ phép và nói nhỏ với tôi lo ăn uống cho tươm
tất. Đến tối, anh bảo tôi ôm con xuống nhà sau ngủ, nhường giường chúng
tôi cho hai vợ chồng kia. Anh nói:
- Tội nghiệp tụi nó, gặp nhau như vầy nó mừng lắm. Hãy để nó trọn vui. Đời lính không biết sống nay, chết mai.
Và
như vậy, sáng hôm sau anh lên đơn vị, người lính cùng vợ có 3 ngày phép
đoàn tụ tuyệt vời. Một lần thấy anh không còn bộ đồ civil nào cho ra
hồn, tôi bảo anh đi may một bộ đồ mới. Anh vốn là người khó tính và kén
chọn. Mãi sau mới chọn được màu vải vừa ý mà may. Lấy đồ về chỉ một lần
mặc thử cho tôi ngắm rồi mãi bận hành quân không có dịp mặc. Đại đội phó
của anh gia đình ở tận miền Tây, anh ta lại phải lòng cô gái Đà Nẵng.
Thế là một hôm anh về bảo tôi mở tủ lấy bộ đồ mới may, tặng cho anh
chàng Đại đội phó của mình. Anh nói với tôi :
-
Nó cũng trạc với anh. Nó mặc vừa đó em. Thôi tặng cho nó đi hỏi vợ. Hỏi
vợ chỉ một lần chứ may đồ thì mình còn nhiều lần khác. Tội nghiệp gia
đình nó ở xa, không có bộ đồ civil nào mặc cho ra hồn để coi cho được
trong ngày quan trọng.
Tôi
vừa tiếc vừa phục tấm lòng tốt của chồng. Không còn lời nào để nói tôi
đành gói lại đàng hoàng, bỏ trong túi xách và bảo đem cho chú ấy. Ngày
Đà Nẵng sắp mất, người người bỏ chạy ra ngoài bến tàu để thoát vào Sài
gòn. Chồng tôi ở Trung tâm hành quân, biết sự sụp đổ đã đến, không liên
lạc được với đại đội cũ của mình. Anh cấp tốc lên tận nơi trú đóng và
kéo lính về trong làn sóng di tản khổng lồ của Đà Nẵng. Chúng tôi, mẹ
già, con dại chờ đợi anh mỏi mòn. Trông thấy anh về với đoàn quân tan
tác mà muốn xỉu.
Chồng
tôi ruột để ngoài da. Lúc nào anh cũng lo cho bạn bè, đồng đội, anh em,
ít khi nào lo lắng chuyện nhà. Mọi thứ mẹ chồng tôi cáng đáng điều
khiển và tôi là người tuân lệnh thi hành. Có lẽ nói ra không ai tin,
nhưng đối với tôi, tôi chưa hề cầm trong tay một đồng lương lính. Ngày
chưa theo anh, tôi đi dạy, có lương, có nghề nghiệp, tiền ai nấy xài. Mà
tiền lính thì tính liền anh cũng chẳng có gì dư dã. Theo chồng ra Đà
Nẵng tiền lương anh có đưa cho mẹ chồng tôi không thì tôi không biết,
còn tôi chẳng hề nghe nói đến tiền bạc. Ngày Đà Nẵng mất lẽ dĩ nhiên anh
không có lương và anh đi cải tạo suốt 8 năm trời chấm dứt một thời kỳ
lính tráng.
Như
vậy thì làm vợ lính vui hay buồn, sướng hay khổ? Thưa các anh, người vợ
lính chịu mọi thiệt thòi. Có chồng mà cũng như không trong suốt thời kỳ
chinh chiến cũng như hoà bình. Những ngày tù tội đã đành không thể
trách ai. Các anh trong bốn bức vách lao tù, số phận ai cũng như ai.
Nhưng người vợ lính ở nhà cái vòng đai rộng hơn, bẫy rập nhiều hơn, con
người tàn ác quỷ quyệt hơn đe doạ thân phận đàn bà. Tôi có những người
bạn vì thương chồng, lo lắng chạy chọt để lo cho chồng về, để rồi sụp
bẫy. Cả cuộc đời danh tiết, hạnh phúc bị mất tất cả. Có người lạc bước
khi bươn chải kiếm đồng tiền lo cho con, lo cho chồng cải tạo. Thương
tâm lắm, đau đớn lắm cho những cánh hoa trong biển lửa tàn ác của chiến
tranh ý thức hệ.
Xin
lỗi các anh cho tôi nói thật. Khi ở tù về, các anh thật sự quên đi tất
cả, đem hết sức mình cùng sát vai vợ mà lo cho gia đình không? Đàn bà
chúng tôi, ăn trắng mặc trơn, học hành trí thức, nhưng đến lúc phải lo
miếng ăn cho con, cho chồng thì bất chấp sự cực khổ. Bán chợ trời, chạy
hàng xuôi ngược Bắc Nam, bán hàng rong, cày thuê, cuốc bẫm, bán thuốc
tây, thuốc hút, làm công nhân… Bất cứ nghề nghiệp nào lương thiện để
kiếm ra tiền thì không quản ngại khó khăn. Các anh nhận những món quà
đơn sơ, nhưng biết đâu rằng trong hoàn cảnh cả nước cùng đói, chúng tôi
phải tính toán muốn bạc tóc mới đem được đến tay các anh một ít quà,
nhưng là một biển yêu thương, một trời thương nhớ. Khi các anh được về
nhà sau những tháng ngày bán đời mình cho đói khát, bệnh tật. Các anh
không biết là đã mang theo trong mình một nỗi chán chường, một tâm hồn
đầy bất mãn và nghi kỵ mọi thứ. Các anh lính hào hoa, yêu đời, coi
thường sinh mạng đã mất. Các anh bây giờ đã bỏ lại trên núi đồi Việt Bắc
phân nửa cuộc đời hùng tráng của mình. Chồng tôi cũng vậy, anh chán
đời, bất mãn và tự ái với vợ, với con và chính bản thân mình. Tôi đã
khóc nhiều đêm, nhiều ngày mà không biết làm sao kéo anh ra khỏi cái ám
ảnh tàn khốc đó. Tôi công nhận bọn Cộng sản thật quỷ quyệt, những bài
học nhồi nhét cho các anh, nó như con ma kéo trì những chí hướng phấn
đấu của chồng tôi. Người lính của tôi đã thật sự thất trận thảm thương!
Khi
được sang Mỹ đinh cư, mẹ chồng tôi mang nhiều bệnh tật. Chồng tôi vui
buồn, khoẻ mạnh hay suy nhược theo căn bệnh của mẹ chồng tôi. Anh có cảm
giác mình phải làm cái gì trả hiếu cho mẹ mà bất lực. Ngày mẹ chồng tôi
mất, chồng tôi như thân cây không còn mầm sống gục xuống đau đớn. Anh
bị trụy tim, bị strock và đầu óc càng ngày càng suy nhược theo căn bệnh
Parkinson.
Bây
giờ sau 38 năm chồng tôi không còn làm người lính, nhưng tôi vẫn làm
người vợ lính hằng ngày theo từng sinh hoạt của chồng. Anh đang sống
trong hồi ức những ngày bên anh em, bạn bè, đồng đội. Có món gì ngon là
anh bảo “kêu mấy đứa tới ăn”. Đừng tưởng anh kêu bầy cháu tôi. Không
đâu, bạn bè lính tráng của anh đó. Khi thì kêu tôi “chuẩn bị đồ nhậu,
mấy thằng em tới chơi”. Khi thì bảo thay đồ cho anh để “anh đi họp Tiểu
đoàn”. Khi thì vui cười kể chuyện huyên thuyên như có người trước mặt.
Và
như vậy tôi mãi mãi là người vợ lính, vui buồn chung với những suy tư
và cảm giác của chồng. Những người chỉ huy, đồng đội của chồng dù không ở
trước mặt, nhưng là những người bạn vô hình đem lại niềm vui cuối đời
cho chồng tôi. Mỗi buổi sáng lạy Phật tôi đều nguyện cầu bình an cho
chồng, cho con cho tất cả mọi người xung quanh tôi. Cầu nguyện cho những
anh hùng chiến sĩ đã nằm xuống được nhẹ nhàng siêu thoát.
Tôi
rất ái mộ những chị cầm Cờ Vàng theo chồng trong những cuộc biểu tình
chống Cộng, hay sát cánh bên anh trong những lần sinh hoạt đơn vị. Màu
áo các chị tung bay xinh xắn, gương mặt các chị rạng ngời hạnh phúc, đôi
mắt các chị rực lửa đấu tranh. Những người vợ lính ấy đã làm đẹp cuộc
đời cho chồng, cho xã hội. Tôi không được may mắn ấy, chồng tôi bây giờ
là một thương binh thật sự. Anh không thể sát cánh cùng đồng đội sinh
hoạt, nhưng trái tim anh và đầu óc anh đầy ắp tình đồng đội và quê
hương. Và tôi dù gì và cho thế nào đi chăng nữa tôi vẫn mãi mãi là người
vợ lính không bao giờ thay đổi.
Nguyễn Thị Thêm
http://hon-viet.co.uk/NguyenThiThem_VoLinh.htm - http://hon-viet.co.uk/NguyenThiThem_VoLinh.htm
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Apr/2014 lúc 10:12pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Nhom12yeuthuong
Hãy nhặt giùm cha
(Chúc Thư Người Lính Mũ
Xanh)
- kính dâng Mẹ Việt-Nam -
( cho các con k.duy-k.long-th.lan- m.chau- tuổi trẻ ViệtNam quê nhà và hải
ngọai tha hương )
hãy nhặt giùm cha chinh y, giày trận
súng, đạn, thẻ bài, nón sắt, ba lô
hãy lấp quân trang cho đầy huyệt mộ
thịt hộp, cá khô, gạo sấy, bản đồ
hãy nhặt giùm cha poncho, áo giáp
claymore, lựu đạn, hỏa pháo, lưỡi lê
con hãy đứng lên mà lau khô hạt lệ
chờ đợi một ngày sau sẽ có lúc trở về
hãy nhặt giùm cha cọng rơm ngọn rạ
bông lúa chín vàng và tiếng chim ca
linh khí non cha và hồn thiêng sông mẹ
để thương tiếc quê hương một thuở an hòa
hãy nhặt giùm cha tuổi thơ con đã mất
khi giặc hung tàn từ Bắc vô Nam
bao thịt nát xương tan, bao máu lệ chan hòa
ngày tổ quốc bi thương nhuộm màu tang trắng
hãy nhặt giùm cha mảnh dư đồ rách
là xương máu cha anh đã nhuộm thắm sử xanh
con gói lại chưng trên bàn thờ quốc tổ
để một sớm mùa xuân hồn cha sẽ trở về...
để lật lại từng trang... từng trang quân sử
để nuốt lệ tri ân những anh hùng vị quốc vong thân
con hãy nhặt cho cha những điêu tàn chứng tích
và thảm cảnh kinh hòang vào Tháng Tư Đen
hãy nhặt giùm cha ánh đuốc đất người
sau này con về thắp lại lửa quê hương
hãy khắc cốt ghi tâm nỗi hờn mất nước
để ngày kia cha có thác cũng ngậm cười...
dzuylynh
29/3/1975-29/3/2014
39 năm Quảng Nam thất thủ
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Apr/2014 lúc 8:17am
http://vietbao.com/p123a219994/thang-tu-bi-thuong - http://vietbao.com/p123a219994/thang-tu-bi-thuong
Tháng Tư Bi Thương
-
http://vietbao.com/author/post/6119/1/tran-khai?r=L3AxMjNhMjE5OTk0L3RoYW5nLXR1LWJpLXRodW9uZw - Trần Khải
-
Như
thế là gần 40 năm... Những ngày của tháng 3 và tháng 4 trong năm 1975
vẫn hằn trong trí nhớ nhiều triệu người, vì các hình ảnh trải qua thực
rất khó phai mờ -- nơi đó, một Ban Mê Thuộc bị Cộng quân tấn công trước
tiên, đúng vào ngày 10 tháng 3-1975, và rồi thời gian ngắn sau, Quân
Đoàn 2 di tản ra khỏi Pleiku, dẫn tới những cuộc di tản dây chuyền.
Có
vẻ như tiền định? Hay tình cờ? Hay sắp xếp từ những huyền bí thiên cơ
bất khả lậu? Thực ra, mọi chuyện đơn giản hơn. Miền Nam không có viện
trợ nữa, súng đạn và tiếp liệu co cụm dần, trong khi lệnh Tổng Động Viên
ban ra thực hiện từ 1972, tức là từ Mùa Hè Đỏ Lửa... để chuẩn bị tăng
lực cho quân đội VNCH trong khi quân lực Mỹ từ từ rút về trưóc áp lực
chủ hòa của Quốc Hội Mỹ và dư luận Mỹ.
Khi
Hoa Kỳ bắt tay với Trung Quốc, thế giới và cả toàn dân Hoa Kỳ nhìn thấy
Cuộc Chiến VN không cần thiết nữa, vì lý thuyết domino không đứng vững
nữa, và do vậy Cuộc Chiến VN trở thành một cuộc nội chiến, đơn giản như
thế, chứ không còn là cuộc chiến nơi tuyến đầu của hai thế giới tự do và
cộng sản.
Henry
Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng Thống Mỹ Richard Nixon, đã
bí mật bay tới Bắc Kinh từ Pakistan, và chuyến đi này kéo dài từ ngày 9
tới ngày 11 tháng 7-1971. Chuyến đi này dọn đường cho Nixon sang thăm
Bắc Kinh vào tháng 2-1972.
Như
thế, khi căng thẳng giữa các anh lớn tự do và cộng sản lắng dịu xuống,
dân Mỹ thấy rằng hy sinh của chiến binh Mỹ ở VN đã đủ rồi, và chính phủ
Sài Gòn đã thấy cần phải tự lực từ giây phút này.
Trong
khi Nixon tới Bắc Kinh, không chỉ Sài Gòn lo ngại, mà cả Đài Loan cũng
cảnh giác vì không hiểu rằng TT Nixon sẽ tặng món quà nào trong ván cờ
Châu Á cho Bắc Kinh.
Nhưng
phải tới một năm sau, đơn vị quân sự Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi Việt
Nam, lúc đó là ngày 29-3-1973, theo Encyclopỉdia Britannica.
Thời
điểm này được các sử gia gọi là Cuộc Chiến VN chuyển sang thời kỳ “cuộc
chiến hậu chiến” (“postwar war”). Nghĩa là, đối với Hoa Kỳ, không còn
Cuộc Chiến VN nữa. Tình hình này xảy ra một năm sau khi Nixon thăm Bắc
Kinh.
Nixon
cam kết là sẽ vẫn giữ viện trợ quân sự cho VNCH, nhưng cú tai tiếng
Watergate đã làm ông bó tay, khi Quốc Hội Mỹ quyết định ngăn cản bất kỳ
hành vi quân sự nào khác của Mỹ tại VN. Nghĩa là, khi đơn vị quân lực
cuối cùng của Mỹ đã rời VN (ngày 29-3-1975), Quốc Hội Mỹ muốn xoa tay và
nói, thế là xong.
Chính
thức, vào mùa hè 1973, Quốc Hội Mỹ thông qua quyết định ngăn cấm bất kỳ
hoạt động quân sự nào của Mỹ trên lãnh thổ toàn vùng Đông Dương
(Indochina) sau ngày 15-8-1973. Nghĩa là, trên toàn vùng Đông Dương, chứ
không chỉ VN.
Sau
đó là chuyện của hoàn toàn Việt Nam, hàng trăm người Việt chết mỗi ngày
vì các trận đánh bất tận để giành đất của cộng sản và quốc gia. Vào mùa
hè 1974, Nixon xin rời chức vụ Tổng Thống, Quốc Hội Mỹ trước đó đã cắt
viện trợ quân sự và kinh tế cho VN tới 30%.
Chế độ Lon Nol ở Cam Bốt thấy rõ là sắp thảm bại.
Khi
tỉnh Phước Long, phía đông bắc Sài Gòn, bị Cộng quân chiếm, sau các
trận đánh trong tháng 12-1974 và tháng 1-1975, Hà Nôị tin là chiến thắng
sắp tới.
Tổng
Thống Gerald R. Ford, người kế vị Nixon, xin Quốc hội Mỹ tăng viện trợ
cho VN... nhưng vô ích. Quốc Hội và dân Mỹ không muốn liên hệ tới “cuộc
chiến hậu chiến” tại Việt Nam.
Ngày
21-4-1975, TT Nguyễn Văn Thiệu thoái vị, bay sang Đaì Loan. Và lặng lẽ,
trong các ngày kế tiếp, nhiều quan chức cũng di tản ra đi.
Thực
ra, mầm thất trận đã thấy từ tháng 3-1975 rồi, khi hàng loạt đơn vị tan
rã, di tản và lũ lượt xuôi về Nam; không cách nào tái phối trí để tác
chiến nữa, khi tất cả các chiến binh VNCH đã bị tước súng ngay khi vào
cửa Vũng Tàu. Hoàn toàn không có quân viện nào khác, dù là trang phục
hay súng đạn để phối trí nữa.
Ngày 30-4-1975, chính phủ ông Dương Văn Minh tuyên bố buông súng toàn Miền Nam.
Nhìn lại các con số viện trợ, cũng thấy hướng diễn tiến này. Tự điển Bách khoa Wikipedia kể lại:
“Sau
Hiệp định Paris tinh thần và khả năng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa
suy giảm nghiêm trọng nhất là sau khi Richard Nixon từ chức vì vụ
Watergate, vào tháng 8 năm 1974.
Sự cắt giảm viện trợ từ Hoa Kỳ
Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa đã cắt giảm nhiều:
Tài khóa 1973: 2,1 tỷ USD
Tài khóa 1974: 1,4 tỷ USD
Tài khóa 1975: 0,7 tỷ USD
Theo
lời kể của ông Nguyễn Tiến Hưng, Tổng trưởng kế hoạch và phát triển
Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ, thì Giáo sư Warren Nutter là cựu Phụ tá
Tổng trưởng quốc phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình "Việt
Nam hóa". Khi dự điểm tâm với Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn
Thiệu vào sáng ngày 23 tháng Tám năm 1974 tại Dinh Độc Lập, ông Thiệu
bày tỏ sự lo ngại về viện trợ:
-
Mới vài ngày trước đây là một tỷ, bây giờ còn 700 triệu, tôi làm gì
được với số tiền này? Như là chuyện cho tôi 12 đô la và bắt tôi mua vé
máy bay hạng nhất từ Sài gòn đi Tokyo
Giáo sư Nutter cũng rất bối rối và giải thích hành động của Quốc hội:
-
Quốc hội Hoa Kỳ đôi khi hành động vô trách nhiệm như vậy… Cái Trung Tâm
Tài Nguyên Đông Dương (Indochina Resource Center, 1 trung tâm của những
người phản chiến) đang hết sức tìm cách tiêu diệt quý quốc
Sau
này, trong tập hồi ký Mùa Xuân Đại Thắng, Đại tướng Văn Tiến Dũng của
Quân đội nhân dân Việt Nam đã viết về động cơ thúc đẩy Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng
tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ làm cho kế hoạch tác chiến
và xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn không thể thực hiện theo như ý
muốn. Đó là vì "hỏa lực đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng
di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ, và nhiên
liệu."...”(hết trích)
Nhà
nghiên cứu quân sử Vương Hồng Anh, trong bài viết tưạ đề “Đại Tướng Cao
Văn Viên Kể Lại Chiến Sự 1975: Chương Trình Việt Nam Hóa Của Tổng Thống
Nixon” trên Việt Báo ngày 26/01/2002 đã kể lại ghi nhận của Đại Tướng
Viên:
“Sau
đây là tình hình hoạt động của Không quân VNCH trong giai đoạn cuối của
kế hoạch "Việt Nam hóa" do Tổng thống Nixon đề ra. Phần này được biên
soạn dựa theo Hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục
quân Hoa Kỳ xuất bản.
* Những khó khăn của Không quân VNCH từ 1973 đến 1975
-
Ngưng hoạt động hơn 200 phi cơ, trong đó có các phi cơ ném bom A-1, phi
cơ thám thính 0-1 và các loại phi cơ vận tải loại C-7, C-119, và C-47.
Chấm dứt việc thay thế F-5A bằng F-5E. 36 chiếc được đặt mua nay phải
giao lại cho Không quân Hoa Kỳ, và số tiền hoàn trả chỉ dùng vào công
việc bảo trì và hoạt động của các phi cơ hiện hữu.
-
400 sinh viên sĩ quan phi công đang thụ huấn tại Hoa Kỳ phải bỏ ngang
khóa học trở về nước. Hơn 1,000 khóa sinh Không quân vừa phi hành vừa
không phi hành đang theo học đang theo học các khóa Anh ngữ để chuẩn bị
đi học chuyên môn phải chuyển sang học Bộ binh tác chiến. Điều này tạo
một ảnh hưởng tâm lý tai hại cho Không quân Việt Nam.
-
Cắt bớt số giờ bay cho các phi vụ huấn luyện và yểm trợ mà trong đó các
phi vụ yểm trợ bị cắt xuống còn một nửa so với mức độ của hai năm
1973-1974, các phi vụ thám thính bị cắt 58%. Như vậy vấn đề phát giác và
theo dõi các cuộc chuyển quân của địch bị trở ngại và công tác bảo vệ
đoàn tiếp tế cũng bị hạn chế rất nhiều. Trực thăng vận bị cắt giảm 70%.
Điều này làm ảnh hưởng nặng nề trong công tác tải thương hay đổ quân
tăng cường và tiếp tế, nhất là trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với
hệ thống kênh đào chằng chịt như bát quái trận đồ. Nơi đây nhờ chiến
thuật trực thăng vận mà rất nhiều binh sĩ bị thương được kịp thời cứu
sống và nhiều đồn bị vây hãm được giải tỏa kịp thời. Nay thiếu vắng các
trực thăng này buộc Quân đội phải dùng đến thuyền tam bản và ghe để tải
thương, việc tiếp tế đạn dược trở nên vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, vấn
đề tâm lý rất khó nguôi.
Các
chuyến chuyên chở bằng đường hàng không cũng bị cắt một nửa. Sự kiện
này có ảnh hưởng nặng đến khả năng di quân của các đơn vị Tổng trừ bị.
Vì Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến là hai lực lượng tổng trừ bị nên cần
phải có mặt tại bất cứ nơi nào cần đến trên toàn lãnh thổ, do đó khả
năng cơ động của hai lực lượng này vô cùng quan trọng. Suốt trong năm
1972, khi Cộng quân tấn công, Sư đoàn Nhảy Dù phải di chuyển từ Sài Gòn
lên Pleiku rồi từ Pleiku ra Vùng 1 chỉ trong vòng 48 giờ. Việc di chuyển
này vẫn do phi cơ của chính phủ hay của Hoa Kỳ nhưng vẫn không làm ảnh
hưởng đến các hoạt động không vận khác. Thế nhưng qua năm 1975 cũng với
hoạt động như vậy thì phải mất 7 ngày và phải cắt bớt các chuyến bay
khác để lấy phi cơ chuyển quân. Các loại phi cơ C-130A là phương tiện
không vận chính, đã phải thi hành một số phi vụ ném bom vào các tháng
đầu năm 1975. Nhưng vì yếu tố kỹ thuật cũng như cánh phi cơ nứt, bình
xăng rỉ cộng với sự cắt giảm các chuyến bay nên mỗi ngày chỉ có 8 trong
32 chiếc C-130 A được sử dụng...”(hết trích)
Mọi chuyện rất đơn giản, về phía VNCH: không còn đủ tiếp liệu để tác chiến nữa.
Và
đất nước chuyển qua một trang sử mới, u ám và bi thương, từ các trại tù
cải tạo khổng lồ khắp các nơi, cho tới những cuộc ra đi, liều thân vượt
biển...
http://vietbao.com/author/post/6119/1/tran-khai?r=L3AxMjNhMjE5OTk0L3RoYW5nLXR1LWJpLXRodW9uZw - Trần Khải
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Apr/2014 lúc 5:24am
Xin Lỗi Tháng Tư !
Thời trai trẻ, gác bút
nghiên, gác mọi ước mơ …lên đường ” đánh Mỹ!”
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót , áo sờn vai thấm
lạnh!
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con
về!
“Ba mươi tháng Tư” : Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
Con trở thành kẻ “kiêu binh!” trong đoàn “quân Giải
phóng!”
Nhưng! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
Chỗm trệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều “dân oan!” mất đất.
Những nghịch lý, tai ương…chồng chất!
Khoảng cách “sang, hèn” cứ rộng mãi ra.
Người ở “quê” không còn tha thiết với “ao nhà”.
Tràn vào Miền Nam “ngoạ, chiếm, xâm canh…từ núi, rừng,
chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ….!”
Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi “gọi là : góp công giải phóng”.
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt
chó, thuc Lào …
Thậm Chí có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm,
bụi đời…
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người “ngoài ấy”.
Còn đố ai tìm thấy bóng dáng người “miền trỏng!” hiện
diện trên quê hương mình đấy?
Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang ???
Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người “bỏ tất ?” để vào Nam
chen lấn, đua đòi?
Riêng tôi
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời .
Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình “chôn nhau, cất
rốn!”
Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ “chạy trốn!”
Trốn khỏi “sai lầm !” những năm, tháng …đã đi qua!
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và
“Hoài niệm!” thuở ấu thơ ….
Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi
giông, nổi gió …
Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi ! “tháng Tư!”
Xin lỗi ! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
Xin lỗi tất cả!
Cả những người “bên thua cuộc!”
Biết sao được !
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời
cuộc
Nhưng : Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
Xin lỗi! “Tháng Tư!”
Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải
lời giả dối.
Bình Ngọc
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Apr/2014 lúc 5:50am
Cảm Tạ Miền Nam
(Phan Huy)
Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.
Tôi còn nhớ sau cái ngày "thống
nhất"
Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.
Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng "kính yêu"
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: "Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản."
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.
Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.
Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le Nin ngoại tộc.
Cảm tạ Miền nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ
Cảm tạ Miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành nhân.
Phan Huy
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Apr/2014 lúc 8:07pm
Ký ức tháng 4Friday, 11 April 2014 13:31
Tác Giả Ban Mai
Có một người bạn từ bên kia đại dương đã hỏi tôi: "Bạn đã ở đâu những ngày tháng 4 năm 1975?". Quá khứ chợt trở về choáng ngợp.
Quy Nhơn, những ngày cuối tháng 3-1975.
Trường
Nữ Trung Học – Ngô Chi Lan, lớp 612Bis, nghịch như quỷ sứ. Biển Quy
Nhơn những ngày sau Tết se lạnh. Con bé nào cũng chanh chua, đáo để. Áo
dài trắng lần đầu tiên mặc trong đời cứ xăn trên đầu gối để ra biển nhảy
sóng, trò chơi của trẻ con vùng biển. Ngôi trường nằm đối diện bờ biển,
cạnh thư viện thành phố. Hàng chè, kem, ổi, cóc, xoài hai bên bờ biển
món khoái khẩu của tụi con gái. Nhỏ nào cũng có biệt danh: Trâm “điệu”,
Mai “mít ướt”, Huệ “chà và”, Lan “nhí”, Đào ”búp bê”, Thúy “công chúa”…
Tôi còn nhớ mùa xuân năm đó, sóng biển thật to, ùn lên những bờ cát dốc
thẳng, tụi tôi thích trượt trên những bờ cát và chạy dọc bờ biển đuổi
bắt những con còng gió bé tí teo.
Huệ
“chà và” nghịch như con trai – ba nó là người Ấn có sạp vải ở đường Gia
Long, khu người Hoa sinh sống – tôi sợ nhất trò chơi lén cột áo dài hai
đứa với nhau của nó. Có một lần tôi khóc như mưa vì nó làm rách áo tôi,
bứt tung cả cúc áo. Sợ tôi giận, hôm sau nó làm lành bằng cách mua một
mớ me non còn xẹp lép đem mắm ruốc lên chấm, cả lớp được một bữa nhâm
nhi.
Cả
tuần nay, lớp tôi bỗng trầm hẳn. Giờ Kim văn, tổ 1 chúng tôi thuyết
trình tác phẩm “Nhà mẹ Lê” của Thạch Lam không đứa nào thèm phát biểu.
Nhỏ Trâm “điệu” không còn lén ghi bậy trên giấy rồi dán trên áo bạn phía
trước để tụi nó chí choé cãi nhau rồi đổ lỗi lung tung. Sáng nay, nó
bồn chồn, mắt nó sưng mọng đỏ hoe. Tụi tôi biết ba nó – sĩ quan sư đoàn
22 – mất tích mấy hôm nay. Lan “nhí” – ba thiếu tá phi công – nghỉ học
từ hôm qua. Lớp càng ngày càng vắng teo, lác đác chỉ còn vài đứa. Chiến
sự căng thẳng đang len lỏi trong từng mái nhà…
Nữ Trung Học Quy Nhơn - nguồn http://me.zing.vn - me.zing.vn
Sáng 28-03-1975.
Ba
tuyên bố: Các con chuẩn bị nghỉ học đi “dã ngoại” vào Sài Gòn. Chị em
chúng tôi háo hức cho một chuyến đi xa. Mẹ gói ghém đồ đạc cho các con,
mỗi đứa một túi vải đeo vai gồm vài bộ quần áo, một ít thức ăn sẵn và
một quyển sổ nhỏ ghi địa chỉ, lý lịch gia đình. Ba tôi là người phòng xa
và làm việc rất khoa học, mọi việc trong nhà ba lên kế hoạch rồi quyết
định.
Chị Vân hỏi: Sao giống đi chạy giặc vào Nha Trang năm 72 vậy ba?
Tôi
thích thú, nhớ lại “Mùa hè đỏ lửa” năm 72, ba chở cả nhà chạy vào Nha
Trang, ở tại trường Võ Tánh. Buổi tối các anh chị hướng đạo sinh tập
chúng tôi ca hát. Và tôi rất thích những buổi trưa nắng nóng, lũ trẻ
chúng tôi lang thang hái đầy hoa tigôn mọc phía sau trường. Con bé vô
tư, tung tăng trên những đụn cát mọc đầy hoa dại.
Sáng
29-03-1975, cả nhà thức dậy rất sớm, mẹ nấu sẵn cơm nắm, luộc trứng gà,
giã đậu phộng đem theo. Ba ở lại gói ghém đồ đạc để gởi, đồ của bác Phó
biện lý toà án tầng trên, đồ của chú Luật sư Sinh tầng dưới, và ngổn
ngang đồ đạc của gia đình tôi.
Tôi
níu tay ba, sao không đi luôn ba, ba chỉ im lặng dẫn cả nhà đến nhà con
Tuyết “hí” – xe khách Tiến Thành – trên đường Võ Tánh, họ đã đợi sẵn.
Trời còn tối mù, khoảng 3 – 4h sáng gì đó, nhưng sao đường phố nhộn nhịp
khác thường, nhà hai bên đường đèn bật sáng, họ cũng đang sửa soạn khăn
gói ra đi. Cả thành phố phải bỏ chạy? Tại sao? Con bé vừa tròn 11 tuổi
cảm nhận có một điều gì đó hệ trọng. Tiếng súng ì ầm từ xa vọng về thành
phố ngày một rõ hơn, dồn dập hơn.
Mẹ
với tay ba: “Em vào Nha Trang đợi anh ở nhà sư cô Minh Liễu – gần Tháp
Bà, chiều anh đi liền nghen, kẻo không kịp”. Ba chỉ ậm ừ, dặn dò chúng
tôi phải ngoan nghe lời mẹ.
Chiếc xe lăn bánh, nhìn mẹ lo âu, lòng tôi thấp thỏm. Ba đứng trên đường nhìn chiếc xe xa khuất.
Nha Trang, tối 01-4-1975.
Mẹ khóc, sao giờ ba chưa vô, Quy Nhơn đã thất thủ rồi.
Ngoài sân nhà sư cô Minh Liễu, ngổn ngang người di tản. Đèn ở đây sao mờ dữ vậy, tôi không thấy cái gì rõ cả.
Đã
ba ngày rồi gia đình tôi ở lại chờ đợi ba, lẽ ra giờ này chúng tôi đang
ở Sài Gòn với anh Hai tôi, ba sẽ đưa chị em tôi đến Thảo Cầm Viên như
đã hứa.
Nửa
đêm, ba ùa vào như cơn lốc, nồng mùi biển cả, ba không đi đường bộ. Ba
nói với mẹ: “Bắn nhau tử thủ – căn cứ sư đoàn bộ binh 22 đóng ở Quy
Nhơn – dân di tản chạy đường bộ chết như rạ, anh theo ghe đi đường
biển. Không thể ở đây được nữa, có lẽ vĩ tuyến 17 sẽ được chia ở đường
biên Cam Ranh, phải chạy thoát ra khỏi Nha Trang ngay – họ đang tiến
công như vũ bão. Không còn kịp nữa”.
Ba
lo lắng, chị Vinh – đang học Đại học Sư phạm Huế có kịp bay vào Sài Gòn
như ba đã dặn, anh Hai ở Sài Gòn có kịp ra đón chị, “Tụi nó có chờ cả
nhà vào, hay lại nghe tụi bạn đi trước, thất lạc hết”. Mẹ nói “ Có lẽ
cậu Tám sẽ giữ tụi nó ”. Tôi nhớ ông Tám – Giáo sư dạy Lý-Hoá trường
Lasan Taberd, người cao to nghiêm nghị.
Tôi
không biết bằng cách nào ba lo cho cả nhà theo một chiếc xe Balua vào
Sài Gòn, đến Cam Ranh bắn nhau dữ quá, chúng tôi mắc kẹt giữa hai lằn
đạn. Ba kiếm đâu ra một căn nhà bỏ hoang trên đường gần kho gạo, cả nhà
vào tá túc. Gạo sấy đem theo đã hết. Chúng tôi sắp đói. Cả một đại gia
đình. Lớn nhất chị Vân 16 tuổi, út Thơ 4 tuổi. Ba nói tôi và chị Vân
theo ba. Đường phố vắng ngắt. Chúng tôi đến một cửa hàng nhưng không có
ai cả. Tôi lấy thịt hộp của Mỹ, chị Vân khiêng thùng bánh quy của Đại
Hàn. Ba đi đâu đó trở về với bịch gạo. Chúng tôi ở đó vài ngày, rồi súng
nổ dữ dội, ba nói trong thị xã không an toàn phải chạy ra ngoại ô thôi.
Buổi chiều hôm đó, tôi thấy các anh lính Cộng Hoà gương mặt thất thần,
mặt bê bết máu, cởi bỏ quân phục vứt đầy đường, tôi thấy họ cũng còn rất
trẻ như anh Hai tôi. Tôi biết họ đang đau khổ, họ muốn về với gia đình.
Tôi chợt lo lắng anh Ba Nghiêm con cô Năm cũng đi lính, anh Năm Khoa
con bác Bảy cũng đi lính, bây giờ các anh đang trôi dạt nơi nào – chắc
là cô tôi, bác tôi cũng đang mỏi mắt chờ mong.
Chị em chúng tôi chết sững khi một người lính gõ cửa xin quần áo, tôi luýnh quýnh lôi đồ của ba đưa cho anh ta.
Chị Vân tấm tức khóc “Lính Cộng Hoà đào ngũ hết rồi, mình sẽ ra sao?”. Tôi nhìn chị linh cảm có điều chẳng lành.
Cam Ranh, quốc lộ 1 cây số 13.
Cả
nhà dắt díu nhau chạy bộ ra ngoại ô, buổi sáng xanh ngắt, súng nổ đầy
trời. Nắng Miền Trung chói loà. Tôi khát nước, cháy nắng. Dân di tản
chạy đầy hai bên đường. Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang
đều mắc kẹt ở chiến tuyến Cam Ranh.
Ba
cõng bé Thơ, dúi tôi ngã nháo nhào dưới cống vệ đường – bom nổ, bom
đang rơi. Phi cơ của mình sao lại ném bom vậy ba, chết mình sao ba. Tôi
thấy bom bi rải đầy trời, hai ba phi cơ đang lượn trước mặt. Ba nói quân
Miền Nam chặt cầu cho quân Miền Bắc không tiến sang. Tiếng súng bắn máy
bay xối xả từ trong những vườn xoài bắn trả. Chúng tôi lạc vào chiến
tuyến. Tôi chạy trên những xác người. Tôi chạy trong những gào thét.
Những người lính Miền Bắc đang hành quân chạy song song cùng tôi. Tôi
thấy họ cũng còn rất trẻ, cũng giống anh mình.
Ba
đếm từng đứa con, ba là ông tướng xung trận che chở, điều khiển từng
bước chân các con. Tiếng ba thét, Tiến nằm xuống, chạy qua bên kia bờ,
Vân lùi lại kéo em. Hai bên đường dân di tản bồng xách chạy hỗn loạn.
Tôi chạy và chạy, đầu óc tôi trống rỗng. Tiếng rít đinh tai của đường
đạn, tiếng nổ buốt óc của bom rơi. Khói lửa cháy ngập trời. Một sự hoảng
loạn man rợ quanh tôi. Trời ơi! Tôi rợn cả người – những bước chân non
tơ của chị em chúng tôi ngập đầy máu. Máu của dân tộc tôi, máu của đất
nước tôi, máu của người dân nước Việt chảy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà
Mau dọc theo đường quốc lộ – một sáng Tháng Tư.
Thật kỳ lạ, ơn trời – cả nhà tôi may mắn thoát qua vòng chiến tuyến mà không hề hấn gì, mẹ nói chắc ông bà ngoại phù hộ.
Đêm đến, chúng tôi vào trú một chòi canh ven đường.
Và
ở đó bao lâu tôi không nhớ. Chị em tôi ngã bệnh, những cơn sốt nắng và
những chấn thương. May thay, mẹ tôi là y tá, bà đã quá quen việc chăm
sóc người bệnh. Ba lại lặn lội vào thị xã Cam Ranh, trở về với một bao
gạo nhỏ trên chiếc xe đạp lọc cọc của ai. Gương mặt ba hốc hác, ba thoát
chết, khi những núi gạo đổ ập xuống người dân di tản. Ba chỉ bị thương
nhẹ. Sáng, mẹ nấu một nồi cháo trắng, không muối, không đường, không có
gì cả. Một rổ củ mì nhổ ở bên chòi. Chúng tôi đi nhổ củ lang, củ dền. Mẹ
nói chị Vân ra con suối sau chòi xem có đu đủ hái về cho mẹ. Chị em tôi
chạy theo chị. Con suối trong veo, hai bên um tùm hoa dại tím ngát. Có
cả sim sim, dủ dẻ, có cả chuối già hương nữa, nhưng còn non quá. Chị la
không cho hái. Bươm bướm, nhiều ơi là nhiều. Chúng tôi cười vang chạy
theo những con bướm vàng, bướm xanh dọc bờ suối, nô đùa vô tư. Tôi nói
giống đi picnic quá chị Vân há, chị cười gượng nhìn tôi rớm nước mắt.
Đu
đủ xanh mẹ xắt tưa nhỏ, ngâm nước vo gạo làm trộn cho chúng tôi ăn. Hạt
đu đủ non trắng lóng lánh dưới nắng trưa như ngọc trai. Cơm trắng không
muối, không nước mắm. Bé Thơ khóc, cu Tiến khóc – đòi uống sữa.
Vàng, nữ trang mẹ đem theo không mua được sữa, tiền đã hết theo mấy chuyến xe. Mặt mẹ bơ phờ, mắt ba đăm chiêu.
Sáng
hôm sau, ba cặm cụi đi đâu từ sớm, lúc trở về với chiếc xe đạp cà tàng
chạy kêu long tong, ốc vít rơ hết, lủng lẳng hai túi đu đủ vàng ươm. Ba
nói, Thúy lên ba chở. Lần đầu tiên trong chuyến “dã ngoại” ba âu yếm gọi
tôi.
Chiếc xe nhảy cà tưng cà tưng trên đường, tôi hỏi đi đâu ba. Ba nói đi chợ làng quê cho biết. Tôi thắc mắc nhưng không dám hỏi.
Trên
mép cỏ con đường quốc lộ lúp xúp vài ba quán tranh, người ta ngồi bệt
trên cỏ bày hàng dưới đất, nói là chợ cho oai chứ khoảng dăm người bán.
Ba dựng xe bên lề, lúng túng trải tờ báo Tia Sáng xuống vạt cỏ, bày đu
đủ ra. Rồi ba nói, ngồi đây bán nghen con. Bây giờ tôi mới hiểu.
Nắng
Tháng Tư oi nồng, chiếu rát cả mặt, ba lấy tờ báo che đầu tôi. Bóng ba
đứng trùm lên bóng tôi. Ngồi lâu ơi là lâu, mặt tôi bắt đầu bỏng rát.
Nắng Cam Ranh chói chang, đổ lửa. Mồ hôi tôi túa đầm đìa. Ba cúi xuống
lau mồ hôi trên mặt tôi đỏ ửng, ba luôn miệng vỗ về – nắng quá hả con.
Tôi thấy thương ba quá, tôi muốn khóc.
Một
người đàn bà nhà quê, gương mặt phúc hậu hỏi tôi – dân tản cư hả, ở đâu
vậy con. Tôi nói con ở Quy Nhơn. Đu đủ này giá bao nhiêu con. Tôi ngơ
ngác, dạ con không biết. Ba tôi đỡ lời, chúng tôi muốn đổi lấy một ít
nước mắm, muối và sữa. Người đàn bà cỡ trạc ba tôi, dẫn tôi đến một góc
quán nhỏ, nói đứng đó chờ. Bà đem ra lon sữa ông Thọ và một chai nước
mắm. Tôi mừng rỡ, vòng tay cảm ơn bà rồi chạy đến bên ba. Chiếc xe nhảy
cà tưng cà tưng trên đường về, ngoái lại tôi còn nhìn thấy người đàn bà
nhà quê nhìn theo đầy ái ngại. Trời ơi, ba kiêu hãnh của tôi, phó Thanh
tra Ty XX … bước một bước có xe đưa đón, đi công tác có trực thăng bốc
đi.
Dân, quân chờ phương tiện di tản- nguồn http://chiensu.blogspot.vn - chiensu.blogspot.vn
Những ngày cuối Tháng 4.
Không
có xe vào Sài Gòn, Quy Nhơn thì thất thủ, biết làm sao bây giờ. Giữa
đồng không, nhà trống. Đi bộ vào Sài Gòn đi ba, chị em tôi nói – anh Hai
và chị Vinh đang trông ngóng.
Cả nhà thất thểu đi trên đường quốc lộ, lương khô mẹ đã chuẩn bị, cơm nắm, nước uống trong bi đông cho mấy ngày đường.
Một chiếc xe ben chở gỗ đi ngang, ba chặn lối. Cả nhà vắt vẻo quá giang được một đoạn đường.
Phan Rang.
Buổi
chiều trên xứ lạ buồn thê lương. Tiếng gào của ai đó như xé nát hồn
tôi. Chị em tôi thu mình ngồi nhìn mặt trời lặn trên cánh đồng xơ xác,
bóng tối đang bắt đầu ập đến. Những bóng người di tản nhập nhoà đang đi
trên đường. Trời chạng vạng, một người đàn bà tiều tuỵ, bơ phờ lê bước
kiếm ai trên đường vắng, bà không nhìn thấy ai, bà luôn miệng gọi Cu Tí,
Cu Tí núp mô rứa con, ra đi. Me đây. Cu Tí, Cu Tí núp mô rứa con, ra
đi. Me đây. Giọng Huế của bà khản đặc, vô hồn, nói như là không nói, đi
như là không đi. Tôi ngồi nhìn theo người đàn bà điên nước mắt trào
dâng.
Đêm,
giữa cánh đồng tối đen đầy bất trắc, thỉnh thoảng từ xa vẳng lại những
tiếng nổ ì ầm, khuấy động không gian yên tĩnh, như nhắc nhở chúng tôi về
cuộc chiến vẫn đang rình rập xung quanh. Ánh sáng duy nhất mà tôi nhìn
thấy là lũ đom đóm bay lập loè trong đêm.Chúng đang múa những vũ điệu
nghê thường. Và lũ muỗi khoái trá bỗng bất ngờ chộp được miếng mồi ngon –
chị em tôi.
Ước
gì, giờ này gia đình tôi đang quây quần bên mâm cơm trong ngôi nhà thân
yêu, ngát nồng mùi hương biển. Ước gì, giờ này chị em tôi đang ngồi
trong căn phòng ngập tràn ánh sáng, học bài cho ngày mai đến lớp. Ước
gì! Ước gì!
Tại
sao đêm nay chị em tôi phải ngồi bên vệ đường ướt đẫm sương đêm, đói
khát như kẻ hành khất? Thức ăn của chúng tôi những ngày qua chỉ là những
củ khoai mỡ, khoai mì đào vội trên cánh đồng, ven những nương rẫy của
người nông dân.
Tại
sao gia đình tôi và những người dân Miền Trung hớt hơ hớt hải, bỏ nhà
bỏ cửa, bỏ cả sự nghiệp cuống cuồng chạy xuôi về Nam lánh nạn. Tại sao
và tại sao?
Trời ơi! Phan Rí, Phan Thiết, Bình Thuận nắng – khô – nóng – khát.
Tôi
khát nước, tôi thèm có nước. Chúng tôi sẽ chết vì không có nước. Tôi
không biết mình đang ở đâu, nhưng tôi biết gần Sài Gòn lắm rồi, lũ trẻ
chúng tôi đã quá mệt mỏi, chỉ chờ nghỉ ngơi. Mẹ chắt từng hạt nước trong
một đầm lầy nhỏ mà tôi thấy có đầy phân bò, tôi háo hức hớp và nôn. Tôi
khóc, con muốn uống nước. Mẹ tôi cố nén dỗ dành con.
Đêm
chúng tôi nằm trên thảm cỏ, bầu trời nhiều sao quá. Gió mát lạnh, những
lá cọ ve vuốt chúng tôi, mẹ nói: “Vùng này dân đói khổ lắm, nghề của họ
là đan chiếu, chằm nón, ở đây quanh năm thiếu nước. Đồng ruộng khô cằn,
đói kém liên miên. Dân Chàm ở đây rất nhiều. Da họ đen cháy”. Giọng mẹ
trầm ấm ru chị em tôi vào giấc ngủ.
Đêm,
hàng đêm ngủ trên cánh đồng ven đường quốc lộ, tôi luôn giật mình, run
rẩy vì tiếng xe tăng hành quân chạy rần rần rung chuyển mặt đất. Những
sợi dây xích sắt nghiến trên đường nhựa nghe ghê người. Những lá cờ xa
lạ được gắn trên xe tôi thấy lần đầu – nửa đỏ, nửa xanh chính giữa là
ngôi sao vàng năm cánh. Những người lính Miền Bắc lá nguỵ trang đầy mình
bước đi rầm rập trên đường.
Có những đêm họ nghỉ gần chúng tôi. Tôi nghe tiếng người nói lao xao, tiếng kèn Ácmônica trong đêm khuya vẳng lại.
Giữa đêm vắng, ba mẹ bồn chồn, thao thức, đứng ngồi không yên.
Vô
tình, nhịp tiến của gia đình tôi lại trùng với nhịp tiến công vào Sài
Gòn của họ. Ba chạy đôn chạy đáo trên đường tìm xe, mong cho bước chân
mình nhanh hơn, nhanh hơn.
Ba
rất giỏi, cuối cùng ba cũng thương lượng được một chiếc xe Balua trên
đường đi giá nào cũng trả, mẹ đổ hết vòng vàng, nữ trang. Chỉ một ước
muốn duy nhất – cả nhà nhanh chóng, an toàn đến Sài Gòn.
Cảnh dân chúng di tản khi quân Bắc Việt tràn tới - nguồn http://farm4.staticflickr.com - farm4.staticflickr.com
Sài Gòn 30-4-1975.
Sài Gòn! Sài Gòn! Lũ trẻ chúng tôi náo nức vì biết rằng mình sắp nghỉ ngơi sau một chuyến hành trình kinh hoàng và khổ ải.
Sài Gòn! Sài Gòn! Niềm mong ngóng của ba mẹ, nơi nương náu an toàn cùng bạn bè trong thủ phủ Miền Nam.
Gia đình tôi sắp chạm đến bến bờ hy vọng. …
Xe
Balua mở banh cửa sau, gió lồng mát rượi, chỉ có một sợi dây xích sắt
khổng lồ vắt ngang, ba và mẹ ngồi ở hai đầu canh chúng tôi ngả nghiêng
ngủ.
Tôi
choàng dậy, khi tiếng người nói, tiếng loa phóng thanh, tiếng xe cộ dày
đặc, kẹt xe trên cầu Sài Gòn. Quân Miền Bắc đã vào sáng nay, chiếc xe
cũng vừa vào đúng lúc. Hai bên đường người dân đông nghẹt, họ đón ai
vậy, điều gì đã xảy ra?
Thật
trớ trêu, khi bước chân rong ruổi của gia đình tôi vừa chạm đến bến bờ
hy vọng cũng là lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Niềm tin tưởng
được chở che trong thủ phủ Miền Nam đã vỡ nát.
Ba chết lặng trên xe, ngồi im không nói một lời.
Mẹ sợ hãi, bật khóc nức nở ngày Miền Nam sụp đổ.
Chị em chúng tôi ngơ ngác nhìn bầu trời Sài Gòn ngày 30/4.
Một thời đại khác đã đến.
Việt Nam, Tháng Tư….
Đến
bây giờ, tôi vẫn không tin chuyến hành trình từ Quy Nhơn đến Sài Gòn
gần 700 kms – chúng tôi phải mất 1 tháng 2 ngày – phải vượt qua bao
tuyến đạn, phải vượt qua bao hiểm nguy mà vẫn nguyên vẹn.
Trong
cuộc chiến đẫm máu này, có bao gia đình Việt Nam may mắn như chúng tôi?
Có bao gia đình Việt Nam phải mãi mãi nằm xuống? Có bao gia đình Việt
Nam phải mãi mãi phân ly?
Đất nước tôi! Đất nước tôi! Đất nước tôi!
Bao
thập niên đã trôi qua, chuyến hành trình ngày xưa của ba giờ đã kết
thúc, nhưng chuyến hành trình của tôi vẫn còn phía trước.
BanMai
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Apr/2014 lúc 6:28pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Lan Huynh
Gởi người dưới mộ
Nơi đó chiều nay anh có lạnh?
Có buồn, nuối tiếc tuổi xuân xanh
Có còn ghi nhớ ngày đưa tiễn
Có kẻ ngâm câu “Tống Biệt Hành”.
Một thuở tung hoành nơi chiến tuyến
Quên đời, quên cả tuổi hoa niên
Anh đem dâng hết cho sông núi
Quên cả tình em lắm muộn phiền.
Từ độ chúng mình quen biết nhau
Anh là kiêu hãnh với tự hào
Vì anh là lính ngoài biên giới
Tráng sĩ, sa trường đẹp biết bao!
Em đã ví mình là chinh phụ
Những chiều đan áo lạnh mùa thu
Gởi anh muôn dặm ngoài sương tuyết
Dõi mắt trời xa, nẻo mịt mù.
Anh vẫn là chim của núi rừng
Em tìm đâu thấy giữa mông lung
Mênh mang trùng điệp ngàn mây trắng
Xin giữ giùm em chút nhớ nhung.
Xin giữ giùm em kỷ niệm đầu
Làm hành trang sẵn để về sau
Nếu đời đôi ngả, duyên không trọn
Còn chút tình si để nhớ nhau
Chiều nay ... em nhớ mãi chiều xưa
Trong gió heo may lạnh cuối mùa
Anh đã hôn em lần sau cuối
Hỏi rằng: “Cô bé hết buồn chưa?”
Nhưng rồi thanh sử thêm trang nữa
Anh đã ra đi giữa núi đồi
Bao kẻ tiếc thương người tử sĩ
Em về đau đớn mãi không vơi.
Thôi hãy ngủ yên dưới mộ phần
Chiều nay chợt dậy nổi bâng khuâng
Tóc tang ngày ấy chưa mờ xóa
Em gọi tên anh mấy vạn lần.
Vi Vân.
California
|
------------- mk
|
|