Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG | |
<< phần trước Trang of 156 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 13/Sep/2023 lúc 3:57pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 15/Sep/2023 lúc 11:01am |
Úa Phai Duyên PhậnTôi
gặp Lĩnh trong một lần đi theo chị Hường tham dự buổi đại hội liên
trường. Ngay cái chạm mắt đầu tiên chúng tôi đã nhận ra nhau. Cả tôi và
Lĩnh đều có chút sững sờ, bối rối. Người đàn bà đi bên cạnh Lĩnh cúi đầu
chào tôi rất lịch sự, rồi quay sang nhìn Lĩnh như chờ đợi một lời giời
thiệu. Lĩnh mím môi cười nhẹ rồi bằng giọng trầm ấm, anh nói: -Đây là Ái Thục... bạn của anh và đây là Băng, bà xã anh. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 18/Sep/2023 lúc 12:55pm |
Người điều dưỡng Tôi yêuMỗi lần đi qua đám con nít hay đàn ông vô duyên, cô ấy cố đi nhanh và cúi gằm mặt xuống vì xấu hổ trước những lời trêu chọc độc ác và tiếng cười nham nhở. Một lần, khi bệnh viện đổi trang phục của điều dưỡng từ mặc áo blouse và quần dài trắng thành mặc váy, thì cô xin gặp tôi, với đôi mắt lệ lưng tròng: “Xin bác Minh cho phép em không đổi trang phục vì chị em khác mặc váy sẽ đẹp lên nhưng em mặc sẽ thấy gớm lắm. Mọi người sẽ trêu em có hai cột đình đen đúa, thì làm sao em dám đi làm” Quả thật vậy! Tôi đồng ý sẽ xin đặc ân cho cô... Vậy vì sao cô ấy đáng yêu đối với tôi? Trong những ngày tháng tôi còn cầm dao mổ, làm trưởng phiên trực Ngoại khoa, đã có một lần tôi nhìn ra nét đẹp ấy. Trong một phiên trực đêm có khá nhiều bệnh mổ và bệnh sau mổ ở phòng hồi sức Ngoại, sau ca mổ cấp cứu cuối cùng đã quá nửa đêm, tôi rời phòng mổ sang phòng hồi sức xem lại bệnh nhân trước khi đi ngủ. Điều dưỡng trưởng phiên trực báo với tôi, có một bệnh nhân nặng không tự thở được. Các em đã thay phiên nhau bóp bóng (ngày ấy không có máy thở) giúp thở nhưng cứ ngưng thì bệnh vẫn không tự thở được và như thế đã mấy giờ rồi. Bệnh nhân khác hiện còn rất đông nên các em xin ý kiến tôi và tôi quyết định ngưng bóp bóng vì chẳng còn hy vọng. Tôi kiểm tra lại và cũng đồng ý cho ngưng bóp bóng. Bất ngờ cô ấy xuất hiện và nói: “Bác Minh ơi, em trực phiên trước và tình nguyện không ra trực, bác cho phép em ngồi bóp bóng tiếp cho bệnh nhân đến khi nào em hết sức”. Dù không tin rằng việc ấy có ích nhưng tôi đồng ý để cho em làm và tôi đi ngủ... Sáng sớm hôm sau, tôi xuống phòng hồi sức xem lại bệnh nhân. Điều dưỡng trực chạy đến vui mừng báo tin cho tôi biết bệnh nhân ấy còn sống, đã tự thở được. “Thế còn điều dưỡng Thủy đâu rồi để tôi thưởng?” “Dạ chị Thủy mới ra về sau khi bệnh nhân đã ổn hơn.” Phép lạ đã xảy ra đêm qua, ngay trong phòng hồi sức này, từ đôi tay to tướng và đen đúa ấy. Phép lạ không đến từ khối óc đầy logic lạnh lùng của tôi mà từ trái tim cao đẹp, nồng ấm yêu thương ẩn trong thân hình thô kệch, xấu xí. Từ đó tôi thấy được nét đẹp trong tâm hồn cô ấy, một nét đẹp sáng ngời trong một thân xác đen đúa, xấu xí. ... Nhiều năm đã trôi qua… Gần đây, trong một lần có việc vào lại bệnh viện, tôi tình cờ gặp lại cô Thủy không phải trong đồng phục màu trắng ngày nào mà trong quần áo đời thường, vá víu, tay xách nách mang những bịch bánh trái. “Em không còn làm điều dưỡng nữa bác Minh ơi, yếu rồi, bệnh tật hoài, một thân một mình, em ráng buôn bán lặt vặt sống qua ngày. May nhờ các anh bảo vệ thông cảm nên mới được vào khoa bán. Còn bác Minh, bác có khỏe không?” Thủy có đến gặp tôi lần cuối cách nay hơn một năm. Tôi mời Thủy đến nhận một số tiền do một người bạn tôi ở nước ngoài gởi về cho Thủy sau khi đọc bài viết này của tôi trên Facebook. Lúc này bệnh đã nặng và Thủy mất không lâu sau đó… Mắt tôi bỗng nhòa đi. Buồn cho một số phận. Sống tốt không có nghĩa sẽ nhận được những điều tốt trong cuộc đời này. Sống tốt chỉ để làm theo tiếng nói của trái tim nhân ái, thiện lành. Thế thôi... https://www.youtube.com/watch? BS Nguyễn Thanh Minh |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 22/Sep/2023 lúc 8:12am |
Tiếng khóc muộn màng 1. Nhiều xe Cảnh Sát Dã Chiến phóng mau tới hiện trường. Họ lục đục xuống, bắt loa kêu gọi ‘Xin anh em hãy giải tán! Xin anh em hãy giải tán….’. Một số tham dự biểu tình lật đật chạy vô đứng lẫn lộn với bạn hàng trong chợ. Nhiều thanh niên đem vội những tấm biểu ngữ đã được cuốn lại nhét vô chỗ nào đó khuất khuất rồi trở lại nhập vô đám đông đứng dưới những tấm biểu ngữ còn chưa nghiêng ngữa. Nhóm người nầy mỗi lúc một đông, toàn là thanh niên thiếu nữ trong tuổi đôi mươi, áo quần tươm tất, sơ-mi bỏ vô quần, áo dài thướt tha, giơ tay cao la hét những khẩu hiệu cáo buộc người cầm quyền đã được viết trên biểu ngữ. Họ có xao động đôi chút khi nhân viên công lực tiến tới gần rồi hai bên chỉ đứng cách nhau chừng 2 thước, mạnh ai nấy hô to khẩu hiệu hay kêu gọi giải tán. Những chiếc dùi cui có đưa ra nhưng với mục đích là hổ trợ vài ba người muốn rời khỏi tay níu kéo của đồng bọn để cho họ chạy đi hơn là đánh đập hay có ý bắt hốt. Cảnh sát khép vòng đoàn biểu tình lần lần bằng cách tách rời nhóm biểu tình với những người hiếu kỳ. Lực lượng áo trắng, tay không lúc nầy còn hơi ít, dầu vậy tiếng la hét đả đảo, kể tội Tổng Thống tham nhũng vẫn còn vang vội, và những tấm biểu ngữ còn lại vẫn hiên ngang đứng vững. Tiếng loa kêu gọi: ‘Chúng tôi lập lại lần chót: Anh em hãy giải tán.’ Lần nầy âm độ lớn tới điếc tai. Vòng vây kín hơn với sự tiếp viện của ba bốn xe đóng lưới bít bùng nữa vừa mới tới. Những trái lựu đạn cay được tung ra khi nhiều nhân viên thường phục được điều động đến. Phóng viên ngoại quốc coi bộ hơi nhiều, họ chạy lăn xăn chụp hình cho nghiệp vụ mà không ai bị cản ngăn hay chú ý. Những người bán hàng đem tới bánh mì, nước uống và chanh xắt sẵn, một số phân phát được cho người nhận, một số khác bị đuổi xô ra khỏi vòng, cười cười bẽn lẽn. Khói lựu đạn cay xịt phủ màu vàng lan tỏa trong một khu không gian rộng lớn đang có tác dụng làm thối chí những ai chưa có điều kiện che mặt, xát chanh. Lực lượng biểu tình tan lần lần như chợ bắt đầu chiều, nhiều người cầm biểu ngữ bị kè lên xe cây. Mấy chục tấm biểu ngữ bị vung vải dưới đất đương bị dày xéo. Một vài viên Cảnh Sát Dã Chiến nhẩn nha lượm, cuốn lại đặt lên trên xe Jeep. Họ làm việc cần mẫn, ít nói chuyện dầu rằng vẽ hằn học sắt máu không thấy trên gương mặt ai. Nhóm bám trụ còn lại ít ỏi chừng hơn hai chục người. Mặt trời đã lên cao. Hai bên đều mồ hôi nhuể nhoải, đứng kênh nhau, một bên bằng khiêng sắt và dùi cui, một bên bằng biểu ngữ và lòng cương quyết… Tuấn kéo tay Ánh Thu lách mình qua nhóm Cảnh Sát Dã Chiến đứng làm hàng rào tách rời đám đông tò mò với nhóm biểu tình, băng qua đường hướng về một con hẻm. Anh nói bên tai người con gái: ‘Hẻm nầy trỗ ra đườngTrương Tấn Bửu. Mình về! Cay mắt quá, với lại kéo dài lâu dễ bị hốt. Họ chỉ nhân nhượng tới lúc nào đó thôi.’ Người con gái chạy theo sức lôi của bạn, bỗng vấp hụt chưn gần té vì đôi guốc Dakao kiểu dáng hơi nặng, may mà gượng được. ‘Ánh Thu mà té xuống người ta đạp lên không chết cũng què tay què chưn.’ Tuấn nói bằng giọng săn sóc, lo âu. Thu không muốn gở tay Tuấn ra, lúc nầy còn giữ thế làm gì nữa. Cô tay kia ôm gọn hai vạt áo dài, chạy theo sức kéo của Tuấn, bây giờ lại mạnh hơn, quyết liệt hơn. Hai người lách đám đông bên nầy, băng qua đám người bên kia đương lố nhố đứng che gần hết hẻm, rẽ vô trong sâu. Khói lựu đạn cay phía nầy không nhiều, nhưng cũng đủ đuổi theo làm mọi người nước mắt nước mũi ràng rụa. Vài người dân núp trong cửa nhà mình vói tay ra trao những bụm chanh cắt sẵn. Thu mau tay nhận, chia cho Tuấn chà chà vô mặt, vô mắt. Ngoài kia những người hùng còn mang biểu ngữ đương giằng giựt với cảnh sát. Nhiều khi có cuộc xô đẩy giành giựt biểu ngữ nhưng phần nhiều những người có trách nhiệm rất nương tay, họ cố giải tán đám biểu tình hơn là trừng phạt đánh đấm cho sướng tay hả giận. Tuấn nói: ‘Có thể là nhờ bóng hồng của Thu nên mình thoát ra dễ dàng, không thôi bị lùa lên xe cây, sưu tra hai ba bữa mới được về. Hổng bị đánh đập gì nhưng mất thời giờ.’ Thu đừng lại thở, lúc nầy tay Tuấn đã buông khỏi tay Thu từ lâu: ‘Qua vòng vây của họ rồi! Mình đứng đây coi diễn tiến ra sao.’ Cả hai, chen trong đám đông làm người vô can dòm qua bên chợ. Một số thường phục đẩy vài ba sinh viên ngỗ ngáo còn sót lại lên xe. Tiếng hô đả đảo đã hết, chỉ còn những tiếng rè rè của những bộ đàm trao đổi giữa những người có trách nhiệm giải tán đoàn biểu tình với cấp trên. Xe cộ đã được phép lưu thông trở lại. Chỗ hiện trường chừng mấy chục phút trước ồn ào náo nhiệt giờ trở lại với cuộc sinh hoạt bình thường, hiền như ma sơ…. Khu chợ trở mình xóa tan dấu vết của một cuộc biểu tình sôi động vừa mới xảy ra. Bên kia đường, biển vàng Viện Đại Học Vạn Hạnh vẫn đứng im như lúc nào… 2. Tôi thích nói chuyện bâng quơ với người lối xóm. La cà nghe hóng chuyện nọ kia khi tuổi già có cái lợi thư giản và biết được tâm tình thầm kín của nhiều người. Nghe thiệt bình thản, không luận thuyết, tiếp nhận chuyện riêng tư hay dở đều cười mín chi thông cảm, làm thân. Nhờ vậy mà được coi như người địa phương mặc dầu cái bản mặt của tôi lúc mới tới ai cũng ngó lom lom, dè chừng, xa cách. Thằng Hùng khùng thì khỏi nói, đi tới đầu hàng rào bông bụp nhà tôi thì mười lần như một, lúc nào tay cũng ngắt một bông, bứt ra từng cánh đỏ, phũ phàng liệng xuống đất, vừa đi vừa se se phần còn lại làm chong chóng, quan sát chăm chú như nhà thực vật học yêu nghề, miệng lầm bầm những gì không ai biết. Sau cùng thế nào nó cũng lắc lắc cửa cổng réo kêu mở để nó chắp tay sau đít đi tới lui như người trên trung ương về thị sát một phường xóm nhỏ xa xôi. Từ cây khế đầu cổng tới cái hồ sen gần cửa ra vô nhà chánh, nó ngắm hết chỗ nầy rồi nghía chỗ kia. Chán chê thì bỏ đi ra, không thèm nói gì với ai, như là việc thị sát của nó đã xong, cả nhà cứ tự nhiên làm công chuyện bỏ dở dang nảy giờ. Còn nhiều nhơn vật khác nữa: Bảy Cu ưa cự nự với vợ nhưng thích la cà với thầy giáo để học hỏi chuyện đời. Thằng Út-Mót-thầy-chạy nổi tiếng trong xóm với câu tuyên bố xanh dờn: Ba cái c.c., chia gia tài hổng công bằng, đứa nhiều đứa ít. Vậy mà gặp tôi lúc nào nó cũng chào thân thiện bằng câu kinh điển: ‘Thầy giáo mạnh khỏe?’ Rồi buông một câu tình cảm hết sức nói: ‘Bữa nào huỡn hưỡn thầy giáo qua bên tui, mình làm vài xị đưa cay…’ Thấy tôi ngần ngừ thì nó thêm: ‘Không uống nhiều thì uống ít, không ai ép thầy giáo đâu mà ngại. Rượu bất khả ép mà!’ Bà Sáu Bướu với con chó trung thành của bà thì chỉ khi nào tay cầm cái bao xốp với vài ổ bánh mì ế độ mới tới cửa rào, đứng lớ ngớ một chập hèn lâu, đợi tôi ra chào rồi nhìn nhìn xuống mấy ổ bánh mì tỏ vẽ đau khổ. Tôi lần nào cũng mua trọn gói, mua rồi thì đãi những đứa trẻ trong vùng ăn thoải mái. Ông mua cho tụi bây đó, tự nhiên đi mấy cháu! Bữa nay bà Sáu bỗng nhiên ngồi xà xuống trước cổng khi tôi đứng đó đương quơ tay quơ chưn làm cử chỉ vận động buổi sáng mong chận lại vài ba phút bước tiến lấn chiếm của tuổi già. Cách ngồi của bà trong tư thế bất cần đời. Thả mình phịch đít xuống đất, bất câu cát đá, bật ngữa ra, hai tay chống về phía sau. Cái quần đen ống hơi rộng, một bên tuột lên khỏi đầu gối đưa ra bắp chuối teo cơ, nhăn nheo, cũng không được chủ nhơn để ý. Cục bướu ở dưới càm, che khuất hết đằng trước cổ như lớn nặng hơn ngày thường, kéo trì xuống đụng ngực, những lằn gân đỏ trong đó hiện hình lưới nhiều nhánh rõ hơn, phập phồng theo từng hơi thở của người mang. Con chó Vàng hưởi hưởi chưn chủ rồi đi lảng vảng vô mấy buội rậm rượt đuổi đám cắc kè rắn mối với tất cả sự hăn say của mình. ‘Khỏe không bà Sáu?’ ‘Chào thầy giáo, khỏe sao được mà khỏe, bịnh nầy chắc như bắp sẽ mang nó theo về bển, cùng đi chung xuồng về Bến Giác!’ Tiếng bển của người nói trầm xuống như đánh dấu than. Bến giác, chữ nghĩa bác học đi vào quần chúng bình dân, phát ra từ người đàn bà nầy nghe còn thảm thê hơn tiếng thở dài bất lực trước số phận. Bà Sáu ở trong tư thế bất cần đó vẫn ngước mặt lên, ngó xa xăm. Tôi không biết bắt đầu chuyện từ đâu, đành trầm ngâm ngó buội tre trước mặt đã rồi bâng quơ nhìn trời qua mấy hàng dây điện chằng chịch. Một lúc hèn lâu mới vô đề được: ‘Lúc nầy sao không thấy ba thằng Hùng đi ngang đây nữa ha?’ ‘Ổng còn bết bát hơn tui nữa! Đi đâu? Ba tháng nay rồi bộ thầy giáo không biết hả?’ Tôi chống chế chạy tội: ‘Ờ thời gian qua mau quá. Mới đó mà mấy tháng rồi! Lần ổng đi nhà thương bằng xe ôm, gặp, tôi có chào hỏi, ổng nói đở đở!’ ‘Ổng bị chứng thống phong, uống nước nấu cải bẹ xanh chừng tháng là hết chứ gì nhưng bả ỷ mình giàu, đâu có chịu, cứ nghe mấy cha nội thầy Tàu xí gạt người, uống thuốc lọc máu. Tới bây giờ nằm bẹp luôn. Lúc nào cũng than đau nhức từ tuốt trong xương.’ ‘Ủa? Nghe nói chạy thuốc sáng nhà sáng cửa mà! Bộ bết bát lắm sao?’ ‘Tâm bịnh mà, nặng hơn thì có, bớt sao được, thuốc tiên cũng chịu thôi!’ ‘Tâm bịnh?’ ‘Thầy giáo biết đó, sống với người không thương!’ Ngừng một chút hèn lâu, bà thêm: ‘Xin cho hưu non, trên đồng ý nhưng không được hưởng chế độ. Chuyện nầy kia, ba ve dồn một hủ ‘tâm bịnh’ là chuyện đương nhiên.’ Người đàn bà tội nghiệp nầy đưa nhận xét làm tôi ngạc nhiên. Cách nói của bà cũng văn hoa bóng bẫy khác xa với bộ quần áo cháo lòng bà đương khoát trên mình. Không biết nói gì hơi tôi đứng ngu ngơ ngó lên không trung, cũng là cách tránh nhìn ánh mắt buồn thảm của bà lão và cục bướu nặng nợ của bà. Một con chim lẽ đàn bay vút qua bầu trời. Người đàn bà chồm tới lượm một que khô ngoài tầm tay, vẽ những hình thù vô nghĩa trên mặt đất: ‘Tôi không tiếc cho tuổi trẻ của tôi đi trật đường, cũng không tiếc mình bị bỏ rơi. Chỉ tức là không được dạy dỗ nên mắc vô sai lầm chết người. Không lo học hành, lo tranh đấu, xuống đường, xuống điết. Tin ở con tim của mình tới chừng bị bỏ rơi như cái bị rách thì …’ Bà Sáu không nói hết câu. Bà trầm ngâm hèn lâu với tiếng thở dài. ‘Ờ! Mà nói thì nói vậy chứ tức giận gì cho bị tai biến khổ thân. Nghĩ tới chuyện xưa, bực mình đập tay xuống bàn rủi đứt mạch máu não thì hại mình chứ hại ai!’ Con Vàng như là thuộc lòng tình trạng nầy của chủ, quay lại đứng kế bên, ủi ủi cái mỏ ướt của nó vô chưn bà… Tôi theo thói quen cố hữu gợi lý lịch trích ngang của bang dân thiên hạ: ‘Nghe nói bà Sáu lúc trước học Văn Khoa, vậy sao không xin đi dạy, bán cháo lòng ở nhà quê nầy làm sao đủ sống. ‘Vậy mới nói! Trước kia ghi danh cho có chưn chứ học hành bao nhiêu. Nghe lời ổng đi biểu tình, đi tranh đấu, đi tuyệt thực, thét rồi không biết mặt thầy, nói gì tới biết bài học…’ ‘Biểu tình hoài, có lúc nào bị bắt không?’ ‘Tôi thì không bị, ổng bị đâu hai ba lần gì đó. Nói nào ngay họ không đánh đập gì, chỉ sưu tra, không có gì thì vài bữa thả.’ ‘Vậy sao? Sao dễ như chơi vậy?’ ‘Xưa là vậy đó! Khác với bây giờ!’ Tôi trầm ngâm một lúc hơi lâu mới đưa đẩy: ‘Tuổi trẻ ai cũng có lý tưởng, chỉ có điều là đúng hay sai thôi.’ Người đàn bà xì tiếng thiệt lớn: ‘Theo ổng chớ theo lý tưởng gì. Tức mình là sau năm 75, theo lời bày vẻ của ổng, xin về đây làm cán bộ ấp. Ổng nói cưới, khi thấy tôi nổi cục bướu nầy lên thì ổng chạy làng. Lấy bà nầy đi B về. Ổng lúc đó có quyền thế mà làm ngơ tui. Không giúp đở trị bịnh, cũng không cho ân huệ gì. Bao nhiêu tiền cha mẹ cho bỏ vô tiết kiệm Tín Nghĩa Ngân Hàng không lấy ra được một cắt… Nghèo mạt rệp luôn. Khi cục bướu lớn thì còn tệ hơn: nghèo ngóc đầu lên không nổi.’ Bà Sáu nói một lèo như sợ ngừng thì sẽ không đủ can đãm nói hết lòng mình. Bà chấm dứt bằng những hơi thở mệt. Con Vàng tới gần, bà vuốt đầu nó nói nho nhỏ: ‘Gia tài bây giờ chỉ còn con chó trung thành nầy thôi. Bị sa thải, cùng mạt kiếp, sống lây lất nhờ nồi cháo lòng mỗi ngày. … Mà thôi! Mình làm thì mình chịu, trách ai bây giờ đây!…’ 3. Tôi như bị trói chặt chân tay, không thể giúp Ánh Thu những gì mà tôi muốn, đành giúp bằng những ánh mắt thương cảm mỗi khi Ánh Thu đi qua ngang đây, cục buớu Thu mang trên người tôi cho đó là nỗi uất ức một đời lỡ làng vì tin tưởng vào lời hứa. Tôi bội ước do nhiều nguyên nhân trong đó tham vọng là chánh. Ông già bịnh hoạn kể lể trong tiếng nấc nghẹn. Ngoài đường lũ trẻ ồn ào chen lấn bên dàn kẹo kéo nghèo nàn không phải để mua mà để nghe người bán kẹo hát những bài tình cảm mấy chục năm nay bị cấm đoán. Tiếng hát, tiếng bàn tán phê bình vọng vô tới căn phòng đóng cửa âm u của người bịnh. Tôi an ủi mà coi hình như chẳng thấm thía gì đối với nỗi tình đau của bịnh nhơn: ‘Đời người ai cũng có những lỗi lầm. Cái lỗi của anh với bà Sáu dầu sao cũng về mặt tình cảm, dính đáng chỉ riêng một cá nhân mình từng yêu thương.’ Tôi muốn nói thêm, biết bao nhiêu người khác có lỗi với muôn người … nhưng thấy mình nên ngừng tại chỗ đáng ngừng, nói ra cũng chẳng ích lợi gì. Với lại biết đâu ông ta sẽ cho tôi là chạm điện? Chúng tôi im lặng thiệt lâu. Không gian lắng đọng có thể người nầy nghe được tiếng thở và nhịp tim của người kia. Hình như có tiếng càu nhàu của bà vợ ông ta ngoài vườn. Tiếng càu nhàu mà những lần trước ông khôi hài với tôi rằng lại mở dàn loa phường. Tôi vịn vai ông nói nhỏ báo tin bà Sáu đã được giới thiệu đi mỗ cục bướu hôm qua. Chưa biết tin tức gì. Hình như bà rất yếu, mỗ thành công thì đời sống cũng không dài thêm bao nhiêu vì chỗ mỗ dính dáng tới yết hầu. Ông nghe xong thì nói như mếu: ‘Cũng cầu cho Ánh Thu qua khỏi, vái Trời ca mỗ thành công.’ Lại chắt lưỡi: ‘Lúc ấy tôi có quyền thế mà không dám nói lời gì để yêu cầu họ giúp Ánh Thu, sợ cái của nợ kia nghe được thì làm ồn ào. Miệng lưỡi Ánh Thu làm sao qua được miệng lưỡi cái loa phường đó. Vậy mới hèn!’ 4. Cũng gương mặt đó, gương mặt buồn hiu hắt của người bịnh thân xác và đau đớn tình cảm. Những giọt nước mắt của tiếng khóc muộn màng, tôi biết rằng bà Sáu Thu trông đợi bao nhiêu năm nay. Để cho ông ta nấc nấc, tôi ngó theo những giọt nước mắt lăn dài trên rảnh của khuôn mặt nhăn nheo, rơi từng giọt lên cái gối ôm đã ngã qua màu vàng hột gà… Tiếng rơi nhẹ nhàng, mơ hồ như tiếng dộng chuông báo cho người tình bị bỏ quên nỗi lòng bi thiết của người khóc. Tôi ngó từng theo giọt nước mắt tỏa rộng trên gối, hình dung ra trogn trí nụ cười mãn nguyện của người tình ông thời trẻ, người tình trước khi chết đã lãng mạn năn nỉ tôi lén báo tin cho ổng để coi ổng có chăng nhỏ những giọt nước mắt tiếc thương muộn màng cho đời một người đàn bà vì tin tưởng ông mà khổ. Trên trần nhà, hai ba con thằn lằn đồng thanh chắt lưỡi, không biết đó có phải là tiếng báo mãn nguyện của người hơn nữa đời chờ đợi giọt nước mắt của người tình phụ? Nguyễn Văn SâmChỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Sep/2023 lúc 8:26am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 29/Sep/2023 lúc 9:40am |
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 30/Sep/2023 lúc 7:20am |
Quê Hương Chỗ Để Thương, Để Nhớ Chớ Không Phải Chỗ Để VềTôi có khá nhiều bạn bè hiện đang sinh sống tại Úc, trước đây, khi còn làm việc, cứ ao ước đến ngày về hưu, con cái khôn lớn, có gia đình và có việc làm ổn định cả, sẽ về Việt Nam an hưởng tuổi già. Bức tranh người ta vẽ ra rất đẹp: với số tiền hưu trí tại Úc, người ta có thể dễ dàng có một cuộc sống rất phong lưu ở Việt Nam. Có thể thuê người giúp việc. Có thể đi đây đi đó. Có thể ăn hết món lạ này đến món lạ khác. Thế nhưng, đến ngày họ thực sự về hưu, sau vài chuyến thăm viếng Việt Nam, người ta lại đổi ý. Theo họ, Việt Nam chỉ là nơi để đi du lịch chứ không phải là nơi có thể sống được lâu dài. Người ta đưa ra hai lý do chính: Một là nhớ con cháu tại Úc; hai là, Việt Nam hoàn toàn không an toàn. Tôi cũng có khá nhiều bạn bè ở hướng ngược lại: Họ sống tại Việt Nam, phần lớn đều khá thành đạt, có chức có quyền và có tiền. Họ cho con cái du học ngoại quốc. Học xong, các cháu có việc làm đàng hoàng, sau đó, bảo lãnh cho cha mẹ từ Việt Nam, sau khi về hưu, ra ngoại quốc sinh sống. Họ bỏ lại sau lưng cuộc sống rất dư dả và cũng rất vui vẻ trên quê hương để sang sống ở một quốc gia xa lạ về cả ngôn ngữ lẫn văn hóa; và vì sự xa lạ ấy, cũng khá buồn rầu. Hỏi tại sao, họ cũng nêu lên hai nguyên nhân: Một là muốn gần gũi con cháu; và hai là, ở ngoại quốc, dù buồn, vẫn an toàn hơn hẳn Việt Nam. Bỏ qua việc sống gần con cháu, cả hai nhóm người ấy đều có nhận thức giống nhau: Việt Nam, dù là quê hương người ta rất yêu mến, không còn là một nơi an toàn để sống! Trước hết là thiếu an toàn về chính trị Ở bình diện cá nhân, người ta có thể bị bắt bớ bất cứ lúc nào nếu muốn có một tư duy độc lập, và nếu muốn thực hiện quyền tự do ngôn luận. Ở bình diện quốc gia, dù nhà nước Việt Nam luôn xem sự ổn định là một trong những mục tiêu lớn nhất của họ, ai cũng biết, Việt Nam lúc nào cũng ẩn chứa đầy những nguy cơ bất ổn. Bất ổn trong nội bộ đảng với các khuynh hướng và phe phái khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là bất ổn trong quan hệ với TC: Không ai dám chắc những mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Cộng (TC) trên Biển Đông sẽ không bùng nổ thành chiến tranh. Đã đành Việt Nam lúc nào cũng nhân nhượng Trung Cộng. Nhưng sự nhân nhượng nào cũng có giới hạn. Mà TC thì rõ ràng không muốn dừng lại ở bất cứ giới hạn nào cho đến lúc hoàn toàn trở thành bá chủ trên Biển Đông. Thứ hai là thiếu an toàn về giao thông Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 10.000 người chết vì tai nạn xe cộ. Mười ngàn: tức mỗi ngày trung bình gần 30 nạn nhân. Đó là người chết. Còn số những người bị thương tật chắc chắn sẽ nhiều hơn hẳn. Bởi vậy, ở Việt Nam, nhiều người nói, cứ mỗi lần bước ra khỏi cửa nhà là thấy phập phồng. Con đường nào cũng đầy bất trắc. Đi đúng luật và lái xe cẩn thận cũng có thể bị những chiếc xe “điên” bị mất tay lái cán chết. Ngay cả đi bộ cũng không an tâm. Mỗi lần băng qua đường là một lần đối diện với rủi ro! Nhưng quan trọng nhất là mất an toàn thực phẩm Báo chí đã nói rất nhiều về thực phẩm bẩn ở Việt Nam. Hầu như tất cả đều bẩn. Hầu như bất cứ loại gia súc nào cũng được cho ăn các hóa chất độc hại để tạo nạc và tăng trọng lượng. Tệ hại hơn, người ta còn đem bán cả thịt thối rữa, sau khi tẩm ướp bằng các loại hóa chất để bay mùi và làm săn thịt. Ngày trước, đã có nhiều người giả thịt trâu thành thịt bò. Bây giờ, “tài” hơn, người ta còn biến cả thịt heo thành thịt bò. Thịt giả như vậy cũng được đi (!) nhưng vấn đề là để làm giả như thế, người ta lại sử dụng các loại hóa chất độc hại để nhuộm màu thịt. Ăn chúng, người ta ăn cả các chất có thể gây ung thư. Thịt đã thế, rau trái cũng thế: Cũng đầy hóa chất. Hóa chất trong phân bón và trong các loại thuốc trừ sâu. Hóa chất còn được dùng để ướp trái cây cho chúng bắt mắt hơn. Ngay cả nước dừa cũng không an toàn. Để trái dừa có màu tươi như mới, người ta lại nhúng chúng vào hóa chất. Lại hóa chất! Trước, người ta tưởng ăn cá tôm và các loại hải sản là an toàn. Nhưng không phải! Tôm cá và hải sản nuôi trong các hồ nhân tạo cũng nhiễm đầy các chất cấm. Còn tôm cá và hải sản được đánh từ sông và biển? Từ mấy năm nay, chúng lại cũng bị nhiễm độc. Hàng trăm tấn cá bị chết, tấp trắng các bờ biển từ Hà Tĩnh vào đến Huế, kéo dài cả hơn 200 cây số. Chính quyền còn ú ớ trong việc xác định nguyên nhân cá chết nhưng có một điều chắc chắn: chúng bị nhiễm độc các loại hóa chất do con người thải ra. Thành ra tôm cá đánh bắt từ biển khơi cũng không còn an toàn nữa. Thịt: độc. Tôm cá: độc. Rau, trái và củ: độc. Cả không khí người ta thở, đặc biệt tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Sài Gòn, cũng nhiễm đầy chất chì và thủy ngân: độc. Cả nước bị nhiễm đầy chất độc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh ung thư rất cao. Càng ngày càng cao! Lâu nay, nói đến những khó khăn mà Việt Nam đang đối diện, chúng ta hay nghĩ đến các yếu tố chính trị và địa chính trị, đến vấn đề dân chủ và nhân quyền, đến chuyện các đại công ty phá sản và nợ công chồng chất. Nhưng ngay cả về phương diện xã hội, liên quan đến chuyện ăn uống và hít thở hàng ngày, Việt Nam cũng đối diện với bao nhiêu nguy hiểm. Tôi cứ tự hỏi: Trong một khí quyển như thế, làm sao người Việt Nam có thể sống được và tương lai đất nước sẽ đi về đâu? Nguyễn Hưng Quốc
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 05/Oct/2023 lúc 11:56pm |
Tình ĐầuNhà chị Túc cách nhà tôi một hàng rào tre. Sát bờ tre sau vườn là một giếng nước xây bằng gạch có nền xi măng. Cạnh giếng nước có trồng một cây ổi sẻ cao vừa tầm tôi leo lên nghịch phá hằng ngày. Chị Túc thường chui rào qua giếng để gánh nước về nấu ăn và tắm giặt. Năm đó chị Túc 17 tuổi còn tôi 13. 13 tuổi tôi chỉ học đến lớp 5 trường làng, còn chị Túc thì không được đi học. Theo lời ngoại tôi kể thì chuyện chị Túc không được đi đến trường bởi vì đầu óc của chị không được bình thường giống người khác.Lúc 5 tuổi chị Túc bị một cơn sốt ác tính, nằm liệt giường cả tháng tưởng không qua khỏi. Sau cơn bệnh đó chị trở nên một người ngớ ngẩn. Chú Tư ba chị buồn lắm nhưng không nói ra. Chị Túc tuy bị bệnh như vậy nhưng cơ thể vẫn phát triển bình thường, càng lớn chị càng đẹp dù đôi khi chị như một đứa bé. Kể từ lần sau khi hai chị em đi xem phim Bích Câu Kỳ Ngộ về, chị Túc đâm ra mơ màng và lúc nào cũng nghĩ mình là tiên nữ. Chị đã đẹp, từ lúc chị nghĩ mình là tiên chị càng đẹp hơn. Mắt chị trở nên mơ màng long lanh, tóc dài mượt, hai gò má ửng hồng hơn và có nhiều cử chỉ dáng điệu cũng rất dễ gây tò mò cho tôi hơn. Trong xóm chỉ có mình tôi tin chị Túc là tiên nữ, ngoài ra tất cả mọi người xem chị là con khùng hoặc con ngớ ngẩn. Một ngày nọ hai chị em rủ nhau đến tháp An Chánh. Tương truyền rằng tháp này được vua Chiêm Thành là Chế Mân xây từ năm 1306 sau khi cưới được Huyền Trân Công Chúa. Tháp có ba ngọn, những tầng gạch được xếp chồng từng lớp lên nhau. Ba ngọn tháp đứng song song, ngọn giữa cao hơn hai ngọn tả hửu. Mỗi tháp có một cửa quay về hướng đông. Phần giữa tháp trở lên có những tảng đá xanh viền chung quanh đẹp như một huyền thoại. Chính vùng đất này là nơi phát tích bao đấng anh hùng của dân tộc: Nguyễn Huệ Quang Trung, Mai Xuân Thưởng, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân. Một thời oanh liệt xưa đã thành dĩ vãng để giờ này chỉ còn tôi đứng cùng chị Túc với khung cảnh chung quanh vắng ngắt, không khí âm u, như có những oan hồn của dân Chiêm Thành uất nghẹn còn lẩn khuất đâu đây. Bốn bề chung quanh là ruộng. Một con đường đất nhỏ là đường độc đạo lối vào tháp. Đứng trên gò cao nhìn xuống về phía xa xa có thể quan sát quốc lộ 19 dẫn đến huyện lỵ Bình Khê nằm uốn mình ôm dọc theo sông Côn. Tôi cũng có thể nhìn thấy bãi cát trắng ngần được đè dịu dàng bởi những hòn đá chồng thẳng đứng lên nhau trông thật ngộ nghĩnh. Khuất bên trái là một rừng dừa bát ngát, những thân dừa cao vút lả ngọn rì rào hát cùng gió sông thổi lên. Một bức tranh tuyệt đẹp của hóa công. Nhìn chị Túc rạng rỡ cùng đất trời, tôi chợt lo sợ đến ngày chị hóa thành tiên bay lên trời bỏ một mình tôi ở lại. Mùa hè chị Túc chèo ghe chở tôi đi bẻ mía trộm. Bãi mía nằm bên kia sông.Ngồi trong khoang chòng chành, tôi vụngvề hết nghiêng bên trái rồi lại nghiêng bên phải. Ngồi trên ghe tôi cứ có cảm tưởng lúc nào cũng ở trong tư thế bị hất xuống sông trong khi tôi không biết bơi. Qua khúc quẹo, chị Túc nghiêng mình lấy đà, tôi hoảng vía bò lại phía chị. Ghe chao mạnh, nước tràn vào khoang. Ghe sắp chìm. Không ngờ đi ăn trộm mà cũng nguy hiểm hồi hộp như vầy, tôi la lên: - Chị ơi, em không biết bơi. - Chị biết, em đừng lo. Nghe chị bảo biết bơi, bỗng dưng tôi mong cho ghe bị chìm để được chị cứu. Nghĩ đến cảnh được chị ôm vào lòng kéo vô bờ, tôi ước gì được chết đuối. Bèn ma mảnh tôi bò lại phía mũi ghe. Chị Túc vừa lấy đà nghiêng bên trái để chống cây sào chưa kịp rút lên khỏi mặt nước thì tôi lại lăn qua bên phải,hai tay quờ quạng, thế là chiếc ghe bị lật úp bất ngờ. Mặc dù là thủ phạm nhưng tôi vẫn không sao thoát khỏi hoảng hốt. Vừa chỉ vừa kịp la lên "chị ơi" là nước sông lờ lợ tràn vào cuống họng ừng ực. Chị Túc xốc tay vào nách tôi lôi dậy: - Nước chỉ cạn đến ngực thôi mắc gì em uống dữ vậy? Tôi thử đứng thẳng người quả nhiên nước chỉ đến ngực. Thấy tôi mắc cở, chị Túc không nói gì lẳng lặng kéo chiếc ghe lên và dốc nước. Hai tay chị đu đưa nhịp nhàng theo mạn ghe làm nước bắn lên tung tóe, một hình ảnh đẹp vô cùng liêu trai. Hồn tôi bất chợt thẫn thờ. Hết hè lên lớp 6 tôi phải ra trường quận. Quận lỵ cách nhà 4 cây số phải qua một con sông. Sáng nào tôi cũng phải thức dậy trước 5 giờ để chuẩn bị cơm nước mang theo trưa ở lại trường. Phương tiện di chuyển là chiếc xe đạp đòn dông duy nhất trong nhà. Hôm khai giảng chị Túc nhìn tôi mặc áo sơ mi trắng, quần dài xanh, tém thùng đàng hoàng, tóc tai thẳng mướt, buột miệng: - Trông em bảnh trai ghê, lại cao gần bằng chị rồi. Năm đầu tiên của lớp 6 xa nhà tôi nhớ chi Túc. Chỉ mong cho mau nghe tiếng kẻng để cắm đầu cắm cổ đạp xe về cho lẹ.Trong lớp bạn học con gái cũng nhiều, nhưng thật kỳ tôi thấy mình không thể thân với ai. Chỉ cần nghĩ đến hình ảnh chị Túc lủi thủi một mình không ai thèm chơi với chị là lòng dạ tôi bồi hồi nôn nao. Tôi mồ côi cả ba lẫn mẹ. Ngoại nuôi tôi từ lúc mới lọt lòng. Tôi thiếu tình mẫu tử, chị Túc cũng thế. Có lẽ vậy mà hai chị em tôi thân thiết với nhau. Còn chị Túc hầu như buổi chiều nào khi tôi vừa quẹo qua khỏi chợ Mỹ Yên là đã thấy thấp thoáng bóng dáng chị ngóng từ xa. Lên trung học tôi cũng đã bắt đầu đổi khác, tôi đi đứng chững chạc, sự học đưa đến tầm hiểu biết của tôi đi xa hơn. Tôi có thể nhìn lên bầu trời biết được sau những đám mây kia là không gian trống trơn vô cùng bao la rộng lớn. Mọi sinh vật khả năng có thể có vẫn còn đang nằm trong sự tìm kiếm khai phá của loài người. Việc học đại khái dạy cho tôi như vậy, nhưng tôi vẫn tin cao hơn nữa, xa hơn nữa là thế giới tiên nữ. Ở đó có người ta đang chờ đón chị Túc trở về. Giữa năm học mấy đứa cùng lớp gán ghép cắp đôi từng cặp. Tôi mơ hồ hiểu rằng người ta sống ở đời rồi cuối cùng ai cũng phải lớn dần với thời gian và cạnh một người nam cần phải có một người nữ. Giữa hai người khác phái này sẽ tạo cho nhau một cảm giác lạ lùng huyền nhiệm khác. Cảm giác đó thế nào tôi rất mơ hồ chưa hiểu tới. Một ngày nắng hạ cuối tuần chị Túc rủ tôi ra đám ruộng sau nhà cắt lúa. Mặc cái áo cũ rộng thùng thình, chị Túc giống như một hình nộm. Chị như nhỏ bé lại đang trốn núp trong chiếc áo cũ kia. Trông chị Túc luộm thuộm và vui mắt ấy thế mà chị lanh lẹn vô cùng. Tay trái chị nắm gọn gàng từng dé lúa, tay phải chị đưa nhẹ nhàng chiếc câu liêm, thao tác thật nhịp nhàng. Tôi lẫn quẫn cắt bên cạnh chị. Dù cố gắng hết sức vẫn không cắt được bao nhiêu, lại mấy lần suýt đưa lưỡi liềm vào tay. Trong lúc mồ hôi tôi chảy ròng ròng thì chị Túc dường như thơ thới hơn. Dưới cái nắng hạ, những giọt mồ hôi đọng thành chuỗi trên trán chị, trên vành môi chị. Mùi mồ hôi con gái đánh động trong tôi cảm giác khó quên, nhất là người con gái đó là chị Túc. Mùi mồ hôi đọng hương trong tâm khảm chừng như thiên thu bất diệt. Cắt chưa xong đám ruộng trời đổ mưa. Mây giăng khắp cánh đồng một màu xám ngắt. Những đường sáng loằng ngoằng va chạm vào nhau trên không trung làm vỡ ra những tiếng sấm vang rền. Nghe trời như đang nghiến răng sắp sửa nổi cơn thịnh nộ giáng xuống trần gian một điều gì kinh hoàng. Mưa bỗng phủ trắng khắp cánh đồng. Tôi nép vào chị Túc, hai chị em chìm trong màn nước nặng trịch. Không biết hơi ấm của tôi chuyền qua chị, hay là hơi ấm từ cơ thể chị chuyền qua tôi. Chỉ biết rằng chiều mưa quên lạnh và cứ cầu mong mưa kéo dài đừng bao giờ dứt. Nhưng rồi mưa cũng tạnh, tôi luyến tiếc rời chị, và thật lạ lùng chừng như tôi đọc được sự đờ đẫn rõ ràng trên khuôn mặt chị. Vậy mà chị Túc lại phá lên cười rũ rượi xem như chẳng có gì: - Thôi mình về đi em, trời mưa mau tối. Hai chị em đi ngược dòng nước lên ruộng. Bùn nhão nhẹt dưới chân. Tôi trợt té lên té xuống mấy lần và lần nào cũng được chị Túc dang tay ra đỡ. Mỗi lúc đó tôi lại được ngửi mùi của chị và ước ao giá như mà được chị ôm đầu vào lòng ngực xuân thì kia. Đêm hôm ấy tôi nằm mơ thấy mình đang đi lắc lư trên chiếc cầu khỉ, phía dưới là một vực sâu hun hút. Bỗng tôi trợt chân, khi còn đang chới với trong tư thế sắp sửa rơi thì một cánh sao từ đâu bay lại. Cánh sao càng đến gần càng lớn dần lên, tôi đưa tay bám vào và cánh sao hóa thành chị Túc. Tôi giật mình thức giấc. Đêm vẫn đang yên ả cùng đất trời. Tôi nhắm hai con mắt trở lại, cứ chập chờn, chập chờn cầu mong giấc mơ lại đến với mình để xem cánh sao trời kỳ diệu kia đưa tôi về đâu.... Ba tháng hè cuối năm lớp 6 tôi được nghỉ hè. Chị Túc vẫn chưa về tiên giới như chị đã thầm thì. Tôi cũng đã lớn thêm một tí xíu để mù mờ hiểu thêm rằng cõi tiên kia là không có thật. Tôi muốn đem những điều tôi thu nhập được từ học đường để giải thích một cách khoa học cho chị Túc hiểu. Nhưng thật tội nghiệp cho chị, đầu óc chị trong sáng như trẻ thơ, chị không chịu tin những gì tôi giải thích. Chị vẫn cho mình là tiên. Tôi không còn tin là trên trời có cõi tiên, nhưng tôi tin chị Túc là tiên mắc đoạ. Tôi cứ lẩn quẩn trong ý nghĩ một cách mâu thuẫn về những điều này. Tôi đã lớn không thể chạy theo hỏi ngoại nữa, mà ngoại năm nay xem chừng đã già đi nhiều. Những năm sau này chương trình học càng lên cao tôi càng bận rộn. Tôi ở hẳn ngoài quận, chỉ về thăm nhà để xin tiếp tế một tuần một lần chứ không còn sáng đi chiều về nữa. Tôi trổ giò cao nhanh như thổi. Chị Túc bây giờ chỉ đứng đến vai tôi thôi, và tôi thường choàng tay ôm qua vai chị. Chị nhỏ nhắn nép gọn vào lòng làm cho tôi cảm thấy mình trở thành người lớn. Chị Túc rất thích được ngồi cùng tôi trước thềm nhà để nghe tôi kể chuyện cổ tích. Càng lớn tôi càng thấy chị Túc càng con nít. Chị không còn mơ thành tiên để về trời nữa mà chị lại mơ ước được có một con búp bê làm bầu bạn trong những ngày tôi bận học ở quận lỵ. Tôi cố gắng nhịn ăn quà ròng rã cả tháng trời mới mua được cho chị một con búp bê bằng nhựa biết nhắm mắt mở mắt. Tôi biết chị Túc sẽ mừng run lên khi nhận được món quà bất ngờ này. Trưa thứ bảy như thường lệ sau khi vứt chiếc xe đạp vào góc hè, tôi vội vàng chui rào đem quà qua nhà chị Túc. Nhà trên không có ai, tôi gọi chị chẳng có tiếng trả lời. Bỗng tôi nghe như có tiếng nước xối phía sau chái. Tò mò vạch khẽ tấm liếp nhìn ra, tôi bỗng giật nẩy người sững lại. Cổ họng đột nhiên như bị nuốt một vật gì thật cứng mắc nghẹn. Tôi trông thấy chị Túc đang tắm. Ngực tôi đánh thình thịch. Chị Túc mặc chiếc quần dài đen, chiếc áo xoa bông mỏng bên trong không mặc đồ lót. Chị đưa từng gáo nước xối lên đầu, tiếng nước róc rách chảy len lỏi trên từng vuông thân thể nghe như tiếng gào nhẹ của gió lướt qua mành cửa trong những buổi chớm thu về. Mặt tôi hừng hực và tôi nín hơi bất động trong một cảm xúc diệu kỳ cao độ. Hai vú chị Túc căng tròn lồ lộ qua làn vải ướt, tôi thấy rõ mồn một đầu núm vú nhỏ bằng hạtđậu xanh màu hồng. Chị đưa tay vuốt lên vai rồi chùi xuống vò lên ngực. Hai vú của một người thiếu nữ 20 tuổi tròn càng căng hơn khi bàn tay chị ấn phía dưới để vuốt ngược lên trên. Tôi cứ thế chìm đắm trong cảm giác dậy thì của một đứa con trai 16 tuổi. Tay kẹp chặt vào đùi, hai hàm răng cắn chặt vào môi. Hơi thở dồn dập như một kẻ động kinh, bỗng vang lên từ tâm thần một tiếng gì như là tiếng nắp chai bia vừa bật nút. Như tiếng bắt đầu của một chùm pháo bông bắn lên bầu trời trong đêm hội hoa đăng, tôi bay bổng theo chùm sáng loé lên gần như bất tỉnh. Chị Túc trong bộ đồ ướt trở nên huyền nhiệm lung linh, những giọt nước đọng trên khuôn mặt, một hình ảnh đẹp tuyệt vời. Tôi khe khẻ gọi “chị Túc chị Túc ơi” trong cuống họng không phát thành tiếng. Tôi cứ đắm chìm mê sảng như vậy không còn biết đất trời chung quanh đang xẩy ra chuyện gì. Cho mãi đến lúc có tiếng chị Túc phía sau lưng: - Ủa em về hồi nào, sao không gọi chị? Tôi hết hồn tỉnh lại, ngượng nghịu ấp a ấp úng. Chị Túc cười: - Rình xem chị tắm phải không? Phản xạ tự nhiên tôi chối: - Dạ đâu có. Chị cười to: - Không có mà lấp la lấp ló như ăn trộm vậy! Chị xem chuyện nhìn chị tắm là chuyện bình thường như tôi đang xem một đứa bé tắm. Với chị như chẳng có gì đáng phải quan tâm. Trước giờ chị vẫn thế, vẫn trong sáng vô tư chẳng có gì phiền hà. Chị hỏi: - Em đi đường có mệt không? Chờ chị thay đồ xong ra chơi với em. Tôi chỉ biết dạ nho nhỏ. Khi chị Túc vào buồng thay đồ, tôi mới phát giác chiếc quần tôi đang mặc phía dưới ướt một mảng. Tôi vội để con búp bê trên bàn nói vọng vào: - Em chạy về có chuyện chút xíu em qua liền nha chị. Không đợi chị Túc trả lời tôi vụt lẹ ra bờ rào và biến thật nhạnh. Đó là lần đầu tiên tôi biết thế nào là cảm giác của tuổi dậy thì. Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất đậm sâu trong cơ thể tôi không thể nào phôi pha. Sau này qua bao cuộc thăng trầm vật đổi sao dời, lên voi xuống chó bao phen, nhục vinh cũng có, bầm dập đủ điều, nhưng không bao giờ phai nhạt trong tôi hình ảnh của chị Túc đang tắm trưa hè. Chị Túc đã mở cánh cửa trong tôi bước vào để rồi định cư vĩnh viễn. Cuối năm lớp 10 thì miền Nam mất. Ruộng đất hương hỏa bị tịch thu đưa vào hợp tác xã. Ngoại không còn nguồn thu nhập để nuôi tôi tiếp tục ăn học, vì thế tôi phải bỏ ngang nửa chừng. Cạy cục mãi mới xin vào được làm công nhân viên cho Ty lâm sản Pleiku. Lương công nhân viên chỉ đủ lây lất vài ngày đầu tuần, phải chạy chọt mánh mung mới có thể cầm cự qua ngày, vì thế tôi không có thời giờ để về thăm ngoại thường xuyên nữa. Ngoại với tôi, chỉ có hai bà cháu mà lại trở thành một cảnh hai quê. Ngoại đã già, phần vì tiếc ruộng tiếc vườn, một phần vì nhớ cháu uất ức không dám nói ra, sanh bệnh qua đời. Từ Pleiku tôi đón xe về làng Đại Chí để chôn cất ngoại. Cảnh nhà sau khi tôi đi xa xơ xác, hàng rào tre nơi tôi và chị Túc thường chui qua không ai rong chà, cỏ dại mọc phủ kín cả lối đi. Thấy chú Tư ẳm một đứa bé khoảng năm sáu tháng, ngạc nhiên tôi hỏi: - Con ai mà chú ẳm? - Thì con của con Túc chứ ai! - Chị Túc lấy chồng? - Chồng con gì. Khùng điên ai thèm lấy. - Vậy sao có con? Ai là ba nó? - Chú không biết. Ai gặng hỏi gì nó cũng không nói. Chỉ biết một lần mờ sáng cả xóm thấy nó chạy về hớt hơ hớt hãi, người lạnh như cắt và mồm thì ú ớ nói hông ra lời. Với người bình thường thì người ta sẽ khóc lên cho hả, cho vơi đi nhưng với con Túc thì nó lại không khóc. Nó cứ ngơ ngơ ngáo ngáo cho đến khi thấy chú nó chỉ biết ôm ghì tay chú. Sau đấy thì bụng nó cứ to lên mặc cả xóm bàn tán xì xào rỉ tai nhau đoán xem ai là ba đứa nhỏ. Đủ tháng đủ ngày thì nó sinh đứa bé này giao chú, cả ngày cứ đi lang thang trên mấy cánh ruộng. Chú vừa làm ông ngoại vừa làm ba đứa bé chứ con Túc nó có màng đến đâu! Tội nghiệp chú Tư già đi trông thấy. Đi hết từ nỗi đau này đến nỗi đau khác, tóc chú bạc nhanh và lưng hơi còm xuống. Chiều chị Túc về. Ôi còn đâu dáng năm xưa của chị. Trông chị tiều tụy xơ xác, tóc tai bơ phờ như là vừa thoát qua một cơn chạy loạn. Tôi chạy đến nắm tay chị: - Chị Túc nhớ em không? Chị gật đầu. Chờ lúc chú Tư ra phía sau, tôi hỏi nhỏ: - Chị có thể cho em biết ai là ba của đứa bé không? - Thằng Báu công an xã. Nửa đêm nó gặp chị ngoài ruộng nó dí súng bắt chị phải ủng hộ cách mạng. - Sao chị không la lên? - La lên cho nó bắn à. Nó làm chị đau quá hà. - Sau đó sao chị không nói cho chú Tư biết để bắt nó cưới? - Ai thèm cưới nó cái thằng hôi như chuột chù ấy. Tôi chỉ biết lắc đầu. Buổi chiều trước khi sáng hôm sau lên đường trở lại Pleiku, tôi bảo chị Túc tắm rửa sạch sẽ chải tóc gọn gàng để tôi dẫn ra mả thăm ngoại. Tôi đùa: - Chị có biết tắm không? Hay để em tắm giùm chị. - Em đừng có ham. Chị lớn rồi chứ bộ. Nhưng lần này em không được rình xem chị tắm đó nghen. Khi chị nói có chú Tư đứng đó làm tôi ngượng đỏ mặt. Còn chú Tư thì ngơ ngác không hiểu hai chị em đang nói chuyện gì. Ngoại tôi được chôn trên mảnh vườn trống dưới một gốc xoài. Gió chiều hiu hiu, đồng quê im vắng. Chị Túc ngồi dựa vào gốc xoài, tôi đứng sau lưng đưa tay chỉ ra đám ruộng xa xa: - Chị còn nhớ kỷ niệm hồi nhỏ của hai chị em mình không? - Sao không nhớ. Hôm cắt lúa, em giả đò trợt té để được chị ôm. - Em té thiệt chứ bộ. Nhưng em thích được chị ôm vào lòng. Nắm tay chị, nhìn sâu vào mắt tôi lại hỏi: - Giờ chị có còn muốn ôm em vào lòng nữa không? Chị Túc lắc đầu: - Em bây giờ lớn rồi làm vậy kỳ chết. - Với chị, em vẫn là thằng bé ngày nào lăng xăng khắp nơi. Tôi định nói tiếp một điều quan trọng, nhưng chưa biết mở lời bằng cách nào. Đối với một người ngô nghê không bình thường như chị Túc nói chuyện đàng hoàng nghiêm chỉnh không phải là dễ. Cuối cùng tôi cũng nói: - Chị có biết là em yêu chị không? Chị Túc tỉnh queo: - Biết chứ. - Vậy chị biết yêu là có nghĩa gì không? - Là rình xem người ta tắm không biết mắc cở. - Thôi mà. Em hỏi thật đấy! - Thì chị cũng nói thật đó. - Nếu vậy hồi em rình chị tắm chị có giận ghét em không? - Không bao giờ chị giận ghét em. Em là em của chị là người duy nhất trên đời này mà chị thương mến. - Ừ thôi em là em của chị. Chị có còn thích nghe em kể chuyện không? Chị Túc gật đầu. Tôi ngồi sát vào chị đưa tay choàng qua bờ vai bây giờ đối với tôi trở thành nhỏ bé. Chiều thinh lặng nuốt dần hai chị em vào chạng vạng. Tôi đọc khe khẽ bài Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thơ đi tìm Đồng chiều Cuống rạ Chị bảo: “Đứa nào tìm được lá diêu bông Từ nay ta gọi là chồng”. Hai ngày, em tìm thấy lá Chị cau mày: “Đâu phải lá diêu bông”. Mùa đông sau, em tìm thấy lá Chị lắc đầu, trông nắng vãng bên sông Ngày cưới chị, em tìm thấy lá Chị cười se chỉ ấn trôn kim Chị ba con, em tìm thấy lá Xoè tay phủ mặt chị không nhìn Từ thuở ấy em cầm chiếc lá Đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu bông hỡi! Ới Diêu Bông!” Chị Túc ngã đầu trên vai tôi ngủ ngon lành. Dù khuôn mặt kia có tiều tụy hốc hác cằn khô vì năm tháng, nhưng giấc ngủ không giấu được nét trẻ thơ. Tôi khẽ đưa tay vén lại sợi tóc mà gió vô tình làm bay lòa xòa trên khuôn mặt. Chị Túc và tôi ngồi yên lặng như vậy cho đến khi trời tối hẳn. Sau đó tôi trở lại Pleiku. Đám bạn bàn tính chuyện tổ chức vượt biên. Ngoại mất, tôi tứ cố vô thân nên quyết định đồng ý tham gia một cách lẹ làng. Chuyến vượt biên trót lọt. Tôi không kịp đem chị Túc theo, mà chắc gì chị đã theo. Còn bàn tính kế hoạch với người bất bình thường như chị lỡ hé môi sơ hở điều gì có nước ở tù cả đám. Tôi mất tin chị Túc từ đó đến giờ... ***** Người đàn ông ngừng kể. Chiếc giường trải "ra" của bệnh viện trắng toát trông buồn bả. Cô y tá áng chừng ngoài 20, đưa tay sửa lại chiếc gối và nâng đầu bệnh nhân đặt cho ngay ngắn. Không ngăn được tò mò cô hỏi: - Thế chú có biết lá diêu bông hình dáng nó như thế nào không? Người đàn ông lắc đầu: - Trên đời này làm gì có lá diêu bông! Nhưng có hay không đâu có gì quan trọng. Chỉ biết đối với chàng trai đã có một thứ lá như vậy trong đời. Tình yêu dịu dàng đầy e ngại nhưng chân thành. Chàng trai muốn trao cho cô gái kia tất cả niềm khao khát của mình, trao niềm hạnh phúc kiếm tìm và hy vọng. Nhưng lá diêu bông chỉ là một chiếc lá ảo ảnh, nghĩa là không có thật, vậy mà tình yêu của chàng trai đó quá tuyệt đối đến nỗi biết là ảo ảnh nhưng vẫn đi tìm. Người con trai trong bài thơ của Hoàng Cầm khác gì tình yêu chú dành cho chị Túc. Biết rằng không bao giờ thành sự thực vậy mà trong sâu thẳm tận cõi hồn chú hình bóng chị không thể phai mờ. Cô y tá rơm rớm nước mắt: - Từ đó đến nay chú có biết tin tức gì về cô Túc không? - 20 năm còn gì. Sống giữa một đất nước khổ nạn mà người bình thường còn không kiếm ăn nổi đừng nói chi một người ngô nghê như chị ấy. Làng chú lại xa quốc lộ nghèo xơ xác nằm dưới chân ngọn Trà Sơn. Gọi là núi chứ thật ra đó chỉ là một ngọn đồi trọc, cây cỏ mọc không nổi. Cây chỉ là những cọng chà loe ngoe, dân làng bẻ mót để dành làm củi, còn rau cỏ dại vừa nứt đọt nào là bị bẻ đọt đó để ăn cầm đói. Lại còn đứa bé con chị Túc nếu còn sống, năm nay cũng đã 20. Chú thật đoảng, cũng không hỏi đứa bé trai hay là gái. - Vậy bây giờ chú còn yêu cô Túc không? - Chị Túc là bóng mát cho chú đụt nắng mỗi khi lòng chú đang có điều gì nóng nẩy. Chú trôi dạt giữa dòng đời lên ghềnh xuống thác cũng đã bao phen. Có cái gì trên cõi sống này mà chú chưa từng nếm qua. Đời đã huấn luyện cho chú trở thành một người gần như chai đá, cả thân xác cũng như con tim. Vậy mà mỗi lúc bất chợt nhớ đến chị Túc, chú không sao tránh khỏi chao lòng. Chị ấy là mối tình đầu của chú. - Thế theo chú nghĩ cô Túc có yêu chú không? - Chú nghĩ là có. Bởi vì như cháu biết ai cũng bảo chị Túc khùng. Người ta nói như vậy cũng đúng. Đối với mọi người chị Túc khùng thiệt. Ai có chửi mắng đánh đập la hét gì chị cũng trố mắt lên cười không hiểu không biết gì. Chỉ có mình chú khi nói chuyện với chị thì cái gì chị cũng hiểu và cũng đối đáp lại trơn tru. Cách trả lời của chị mộc mạc chất phác bởi vì con người chị là con người hiền lương bẩm sinh. Chắc có lẽ chị cảm nhận được rằng chỉ mình chú là yêu thương chị ấy chân tình và thật lòng, nhưng chị không diễn tả được cảm giác của mình mà thôi. Đôi lúc chị trả lời ngô nghê cũng bởi đầu óc chị trong sáng không hề vẫn đục bởi những toan tính ở đời... Đột nhiên người đàn ông nhỏ giọng: - Cháu có thể giúp chú một điều tâm nguyện không? - Dạ chú cứ nói. - Nếu lỡ bệnh chú không qua khỏi, khi người ta đem thiêu chú, cháu nhớ mua một con búp bê bằng nhựa bỏ theo vào hòm. Cháu đề tên Túc trước ngực con búp bê đó và để con búp bê nằm cạnh chú. Nhớ để nằm bên trái vì nơi đó gần trái tim chú hơn. Hứa với chú làm điều này nha cháu. À mà này cháu phải nhớ cho kỹ là chữ Túc có dấu sắc phía trên. Chữ Việt Nam mình khác chữ Mỹ ở chỗ có dấu. - Dạ cháu hứa. Nhưng chú cứ yên tâm, chú sẽ qua khỏi mà. Khoa học bây giờ tân tiến lắm. - Cám ơn lời an ủi của cháu, nhưng chú biết khoa học vẫn chưa tìm ra thứ thuốc nào có thể chữa chứng bệnh ung thư của chú. Người đàn ông không nói gì thêm, miệng hơi mỉm cười khẽ nhắm mắt lim dim. Ngày hôm sau người đàn ông qua đời. Cô y tá đầy tình người lái xe dạo cả buổi sáng sùng lục hết khắp cả các shopping trong thành phố để tìm mua một con búp bê bằng nhựa. Cô đi khắp cùng vẫn không tìm được một con búp bê nào tóc đen, mắt đen, da vàng, mũi tẹt. Cuối cùng cô chọn đại một con búp bê tóc đen nhưng đôi mắt màu xanh lơ. Cô van vái thầm: - Chú ơi, chú thông cảm ở nước Mỹ này tìm được một con búp bê giống Việt Nam khó quá chú à! Cô viết tên cố nhân của người vừa chết lên ngực con búp bê và trước những đôi mắt ngạc nhiên của nhân viên nhà quàng đang tẩm liệm, cô đặt con búp bê ngay ngắn vào hòm bằng một thái độ chân thành trang trọng với hai hàng nước mắt rưng rưng. Cho mãi đến khi chiếc hòm được đẩy vào lò thiêu xác cô mới chợt nhớ ra là khi cô viết tên Túc, quen theo lối Mỹ quên đánh dấu sắc phía trên./. Quan Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 12/Oct/2023 lúc 10:20am |
Tia nắngHai người bạn thân chia tay nhau. Cuộc chia tay nhẹ nhàng và không có lệ rơi. Tình bạn tới đây chắc chắn không là chấm hết. Đưa bạn vào trường rồi sẽ gặp lại thôi. Bởi vì họ đã có với nhau những hồi ức rộn ràng, đầm ấm. Như bầu trời đầy mây kia vẫn còn một tia nắng sót lại. NS * Tặng cháu Nguyệt Quỳnh vừa vô Đại Học. Trên xe sự im lặng quả là quá nặng nề. Thỉnh thoảng hai đứa chúng tôi nhìn nhau và cố gắng nở một nụ cười, nhưng nụ cười của chúng tôi chẳng vui tươi đầm ấm chút nào mà còn héo hắt đến thảm hại. Tôi không biết nhỏ bạn của tôi đang nghĩ gì, riêng với tôi hồi ức ngập tràn trí tưởng. Tôi nhớ ngày đầu tiên tới trường, tôi cảm thấy dường như có ánh đèn spotlight chiếu trên tôi và một ai đó viết chữ “nai tơ” lên trán tôi. Nhỏ bạn chỉ nhìn với ánh mắt thân ái rồi đưa tay nắm lấy tay tôi, bảo “Ôi, bồ ơi. Mình sẽ đưa bồ tới lớp học thân yêu của bồ nha.” Thời gian trôi qua. Nhớ lại lần tôi ném hỏng quả bóng phạt khiến đội bóng rổ của lớp thua điểm đối phương vào phút chót của trận đấu. Tôi uất nghẹn, nước mắt lưng tròng, ngỏ lời xin lỗi toàn đội. Tôi có cảm tưởng đã làm cả thế giới quanh mình sụp đổ. Ngồi cúi gục đầu trên ghế, bỗng tôi cảm thấy có bàn tay đặt lên vai mình và một luồng hơi ấm lan khắp cơ thể. Nhìn lên, tôi bắt gặp vẻ mặt sầu thảm của nhỏ bạn với đôi mắt đẫm lệ. Nhỏ ôm vai tôi và nức nở cho biết đã từng té ngã sóng soài trên sân khúc côn cầu khiến đội bị thua. Tiếng cười nổi lên thấm khô dòng lệ của hai đứa. Bạn tôi cũng đã có mặt đúng lúc khi người yêu bỏ tôi đi cắt đứt mối tình. Khi tôi gác máy thì mắt tôi đã ướt đẫm và cổ tôi nghẹn vì dòng lệ. Tôi cảm thấy như có ai lấy mất trái tim tôi đi. Nhỏ bạn đã ôm tôi vào lòng và tôi bám chặt lấy nó như thể nó là vật duy nhất tôi còn giữ được trên đời này. Và tôi cảm thấy mọi sự đều ổn, không có gì nghiêm trọng xảy ra. Tôi giật mình choàng tỉnh và thấy đã gần tới nơi rồi. Chỉ còn một tiếng nữa thôi. Bàn tay của nhỏ bạn bắt đầu xoắn lấy tóc mình như những lúc nó gặp bối rối, lo sợ. Tôi thấy một giọt nước mắt lăn xuống má nó và sắp chảy xuống cằm. Cuối cùng thì xe cũng tiến vào khu học xá rộng lớn. Tôi đưa nhỏ bạn đi tìm phòng của nó. rồi mang hành lý xuống đưa vào phòng. Sau cùng chúng tôi sóng bước ra xe, chuẩn bị nói lời từ giã. Không, tôi không thể nào nói được lời ấy. Chúng tôi nhìn nhau và nước mắt đầm đìa. Một cái ôm thật lâu và một cái hôn trên má là tới chia tay. Tôi leo lên xe, cài thắt lưng an toàn. Nhỏ bạn tôi ngồi ngay xuống cỏ và nhìn chiếc xe rời chỗ đậu. Tôi nhìn lại bạn trong kính chiếu hậu, người bạn mà tôi phải rời xa và bỏ lại đằng sau trong khu lưu xá đại học. Tôi nhìn cho tới khi xe vào một khúc quẹo và bị tòa nhà che khuất. Không còn nhìn thấy bạn tôi nữa, tôi ngước mắt nhìn lên bầu trời nhiều mây. Ở đó vẫn còn một tia nắng sót lại. Mọi thứ rồi cũng sẽ ổn thôi. Như Sao Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Oct/2023 lúc 10:21am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 19/Oct/2023 lúc 9:06am |
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 30/Oct/2023 lúc 12:08pm |
Bên Kia Biên GiớiBiên giới Mỹ - Mexico dài hơn 3.000 km, chạy qua 4 bang của Mỹ là California, Arizona, New Mexico và Texas, trong đó có những đoạn được dựng rào chắn từ những năm 1990. Julian cho gọi Alicia lên văn phòng, và không cần úp mở: - Xếp rất thích mày. Mày nghĩ sao? Alicia cúi đầu. Cô biết chứ. Lần đầu tiên thấy xếp khi ông ấy từ bên Mỹ sang gặp
nhân viên. Người đàn ông Á Châu cao ráo, nước da trắng chứ không đen đủi như mấy
đứa con trai vẫn bám theo cô suốt ngày. Ông ta nói tiếng Anh, nhắn nhủ nhân viên gì đó mà cô chỉ hiểu lõm bõm nhưng nét mặt
ông ta dễ gây cảm tình với nụ cười tươi tắn trên môi. Bàn tay người ông ta nhỏ
nhắn, lâu lâu lại đưa lên vuốt mái tóc lòa xoà trên trán, chứ không cục mịch
như những người làm chung với cô. Sau lần ra mắt đầu tiên, lâu lâu ông ta lại
xuống xưởng xem nhân viên làm việc, đôi khi với Julian, đôi khi một mình, và lần
nào ông ta cũng dừng lại tại chỗ cô ngồi, nhìn thật lâu và nói dăm ba câu chào
hỏi thông thường. Những lần thăm viếng sau này bàn tay ông ta đã nhẹ nhàng xoa nắn bờ vai cô chứ
không còn chỉ là cái vỗ vai thân mật, khen ngợi nhân viên như trước. Ánh mắt
ông ta cũng dừng lâu hơn trên khuôn ngực làm cô ngượng ngùng đưa tay kéo cao cổ
áo, bối rối cúi đầu. Chắc chắn là ông ta thích cô, và cô cũng thấy hãnh diện, mặc
cho mấy con nhỏ làm chung ra điều ghen tức. Julian thúc dục: - Alicia, nói tao nghe
mày nghĩ sao? Alicia vẫn yên lặng cúi đầu nhìn bàn chân. Julian bước lại gần nâng cầm Alicia,
nhìn thẳng vào mắt cô: - Mày muốn qua Mỹ mà, phải không? Đây là cơ hội tốt, không phải trả tiền cho mấy thằng dẫn đường vượt biên, không sợ chết khát
trong sa mạc, hay ngộp thở trong xe bít bùng. Nghĩ kỹ đi. Alicia lí nhí: - Thưa ông, tôi hiểu. Ở cái nơi nghèo đói này ai mà chẳng mơ ước vượt qua biên giới để có một đời sống
dễ dàng hơn. Alicia đã mơ một ngày nào ra khỏi được căn nhà tồi tàn đông đúc,
tránh được những cái nhìn và những câu tán tỉnh nham nhở của mấy thằng hàng
xóm. Lão Luis già trốn qua Mỹ mấy năm, về thăm nhà mang theo mớ tiền sửa sang
nhà cửa làm mọi người trố mắt. Lão đòi rủ Alicia đi chơi dù tuổi lão còn
hơn tuổi bố Alicia. Hừ, chắc là qua bên đó lão cũng chỉ đi cắt cỏ, làm dân lao
động đứng đường, hoặc khá lắm là công nhân lắp ráp trong cái xưởng điện tử nào
đó. Alicia không chịu đi chơi với lão, lại còn nói cho thằng bồ Fernando của cô
biết, khiến Fernando điên tiết, đòi lụi cho lão Luis một dao, làm Alicia phải
can ngăn hết lời!
Fernando cũng làm cô thất vọng..
Được cái to con và đẹp trai nhưng Fernado cũng chẳng có nghề ngỗng đàng hoàng,
ngoài chuyện lang thang trong mấy hộp đêm bán cocain, gặp cô ở đâu, và bất cứ
lúc nào, cũng loay hoay đòi làm tình, mặc cho cô cự tuyệt! Fernando đòi quá nên cô cũng muốn
chiều anh ta một lần, thế nhưng cái tối đó ở phiá sau nhà, Fernando hì hục mãi
mà chỉ làm cô đau chứ chẳng thích thú gì, từ đó không bao giờ cô cho anh ta đụng vào người, và có gặp nhau cũng nhạt nhẽo lơ
là. Đời sống chẳng có gì vui nếu Julian không về đây lập xưởng, và cô được tuyển
dụng làm thợ, ngồi vặn mấy con ốc nhỏ li ti của một bộ phận kiểm soát tự động
tưới nước sân cỏ. Lương bổng không nhiều nhưng cũng đủ cho cô chi tiêu, và một
ít dành cho mẹ. Mới đầu cô cứ tưởng Julian là 'big boss' vì thấy Julian một mình điều khiển mọi
việc.. Sau này gặp người đàn ông đó lái chiếc Mecedes từ Mỹ sang, Alicia mới biết
Julian cũng chỉ là người làm công cho ông ta, nhưng là người làm công rất nhiều
quyền hành, và Alicia cũng như bất cứ nhân viên nào cũng không dám làm mất
lòng, nếu không muốn mất việc, mà công việc thì rất khó kiếm ở cái thành phố xô
bồ này. Julian chỉ chiếc ghế cạnh bàn: - Ngồi xuống đó. Tao cần
cho mày biết rõ thêm điều này. Alicia e dè ngồi xuống, và Julian bắt đầu nói về cái biệt thự mà người đàn ông
đó đang ở, chiếc xe hơi nhỏ ông ta sẽ mua cho cô, và nhất là món tiền hàng
tháng gấp mấy lần số lương cô đang làm để tùy cô chi tiêu hoặc giúp đỡ gia đình. Alicia vẫn cúi đầu ngồi yên. Tất cả giống như là giấc mơ
từ ngày cô mới lớn. Đầu óc cô bồng bềnh, chẳng biết mình đang nghĩ gì, và
cô giật mình khi Julian hắng giọng như đe dọa: - Sao? Mày bằng lòng chứ? Alicia ngửng lên nhìn Julian, cô ngập ngừng vài giây, nhưng rồi bỗng nhiên cô
bình tĩnh, như thể là cô vừa mua một món hàng: - Vâng. Xin ông sắp đặt
cho tôi. *** Từ ngày Alicia dọn vào biệt
thự, xa cái ngõ hẻm nơi cô chui rúc với gia đình để sống với người đàn ông đó,
cô không phải xuống xưởng làm việc nữa. Hàng ngày cô quanh quẩn trong nhà đợi
ông ta về. Cô vẫn không hiểu hết những gì ông ta nói, và thường
chỉ trả lời ông ta bằng nụ cười. Trừ khi say rượu, lúc nào ông ta cũng dịu
dàng, tiếng nói đầm ấm, ánh mắt khoan hoà, và bàn tay mềm mại mỗi lần ve vuốt
trên da thịt làm cho cô nổi gai. Hầu như đêm nào ông ta cũng làm tình với cô.
Ông ta từ tốn và nhẹ nhàng chứ không vũ bão như Fernando, thế nhưng lần nào
thân xác cô cũng rung động, và cô thiếp đi trong vòng tay ông ta với cái cảm
giác ấm áp từ thân hình rắn chắc nóng hổi của người đàn ông xa lạ nhưng càng
ngày càng thấy thân quen. Thỉnh
thoảng ông ta về muộn, say lúy túy, nhưng vẫn đủ sức nhấc bổng cô bằng
hai tay trong lúc miệng hát nghêu ngao thứ tiếng xa lạ mà cô chưa nghe
thấy bao
giờ. Khi ông ta ngã lăn ra ngủ Alicia lắc đầu, mỉm cười, cố gắng cởi
giày và đặt thân hình ông ta ngay ngắn trên giường, đắp cho ông ta
chiếc khăn ướt trên trán, và lặng lẽ nghiêng người nằm bên, để bàn tay
trên ngực
ông ta, ngay chỗ trái tim. Nhiều lúc cô muốn biểu lộ tình cảm phức tạp
của mình
với người đàn ông mà cô đã bắt đầu thương yêu nhưng chỉ biết thì thầm " I
love you". Alicia chưa quên cái ngõ hẻm tối tăm và gian nhà chật hẹp nhưng mỗi tháng cô
cũng chỉ trở về một lần ngắn ngủi, trao cho mẹ cô một ít tiền. Cô không
bao giờ ngồi xuống bực thềm chuyện trò với hàng xóm như cô vẫn làm như xưa. Dù
rằng chưa sang Mỹ, nhưng rồi sẽ có ngày, Julian đã nói với cô ta thế, và cả ông
ta nữa, cô đã hỏi bằng thứ tiếng Anh nhát gửng sau một lần yêu nhau giữa ban
ngày, và ông ta đã ôm cô thật chặt: "Sure, honey". Buổi tối thật êm đềm trong phòng khách. Alicia dựa người vào Kiên, ngập ngừng
báo tin là cô đã có thai. Kiên giật mình, hất Alicia khỏi bờ vai: - Chắc không? Nhìn ánh mắt bất thường của Kiên, Alicia dụt dè: - Dạ. Kiên mím môi gằn giọng hỏi lại một lần nữa làm Alicia
luống cuống liên tiếp gật đầu. Kiên hét lên, đấm mạnh tay xuống chiếc bàn
coffee: - Không thể như thế được.
Mày ngủ với thằng nào? Kiên nói câu này bằng tiếng Việt nên Alicia không hiểu, cô vừa ngơ ngác vừa sợ
hãi, thu mình gọn lỏn vào một góc sofa. Kiên nhìn Alicia, đôi mắt toé lửa, giận
dữ nắm hai vai Alicia lay mạnh: - Nói! Tell me. Thằng
nào? Who's the guy? Alicia bật khóc. Cô không biết Kiên đang nói gì, chỉ nhìn Kiên van lơn. Kiên hằn học buông tay, nhìn Alicia một cách khinh bỉ rồi nhấc điện thoại gọi
cho Julian: - I need to see you.
Now! - …. - Don't "what's
up" me! Bring your *** here! Chưa bao giờ Kiên nói với Julian một câu bất lịch sự
như vậy, nhưng Kiên không dằn được cơn giận dữ của mình. Mẹ kiếp! mình bao bọc
cả nhà nó, đối xử với nó hết lòng như vậy mà nó nỡ lòng nào lừa dối mình, cho
mình mọc sừng! Bộ mày bắt tao nuôi con thiên hạ nữa sao! Tao bắn đạn blank, có
con thế đếch nào được. Thằng Julian khốn nạn nữa, hết người rồi hay sao mà mày kiếm cho tao con điếm này! Julian chẳng cần bấm chuông, mở cửa lao vào nhà như cơn gió. Cha này sao hôm
nay giở chứng, không biết có chuyện gì mà hét lên gọi mình lúc này! Nhìn Kiên đầu
cúi gầm đi đi lại lại trong phòng khách, và Alicia nước mắt đầm đìa thu mình
trên ghế, Julian tặc lưỡi! Hoá ra là chuyện này. Cứ tưởng à chuyện làm ăn trục
trặc chứ, hoặc là ông ta đã biết những gì mình làm ... Hừm, chuyện yêu đương vớ
vẩn thì có gì đáng lo, làm mình phải bỏ bữa ăn tối với gia đình. Cha này nhiều lúc tức cười thật! Kiên thấy Julian là đã muốn hét lên nhưng cố cầm
lòng chỉ Alicia, cao giọng: - Mang nó đi. Tao không
cần một con điếm. Julian nhỏ nhẹ: - Bình tĩnh đi. Nói cho
tôi nghe chuyện gì đã xảy ra nào. Còn gì nữa mà nói. Kiên vắn tắt cho Julian biết là Alicia đã có thai, và Kiên
không phải là tác giả cái bào thai đó. À ra thế, Julian lắc đầu mỉm cười. Kiên ngạc nhiên nghĩ thầm, bộ tao rỡn với mày sao mà mày nhe răng ra cười. Kiên
định to tiếng nhưng Julian đã ra dấu cho Kiên ngồi xuống ghế: - Tôi không nghĩ là cô ta lừa dối ông, nhưng xin cho tôi nói chuyện với cô ta trước đã. Julian tiến lại gần Alicia, hỏi một câu gì đó bằng tiếng Spanish mà Kiên không
hiểu, chỉ thấy Alicia oà khóc và lắc đầu lia lịa. Cô nức nở nói với Julian như
trần tình trong lúc Julian đứng chống nạnh gật gù. Khi thấy Alicia đã yên lặng cúi đầu khóc dấm dứt, Julian mới vỗ nhẹ lên vai cô
ta an ủi, và quay người lại nói với Kiên. -
Alicia nói là từ ngày sống với ông cô ta không gặp một người đàn ông
nào cả, và tôi tin cố ấy. Có lẽ ông không biết
nhưng tôi cũng lo sợ là những chuyện không tốt đẹp có thể xảy ra, ảnh
hưởng tới
đời sống của ông và của công ty, nên tôi đã xếp đặt, để một đàn em của
tôi theo dõi và bảo vệ cô ta rất cẩn thận. Alice cũng không hề gặp
lại Fernando. Thằng bé đó có mon men tới nhà này một lần nhưng đã bị
người của
tôi dần cho một trận, và cấm không cho lai vãng tới đây. Tôi nghĩ nếu cô
ta có thai thì đó là con ông chứ không phải ai khác. Kiên cau mày, lắc đầu không
tin: - Tôi không thể có con được. Hơn thế nữa, đàn em của anh đâu có theo dõi cô ta 24 giờ một ngày. Julian mỉm cười: -
Một khi tôi đã 'bố cáo' thì không có đứa nào to gan dám lại gần cô ta,
nếu không muốn bị cắt gân hay chết dấm dúi ở một chỗ
nào đó. Ông tin tôi đi. Cô ta không những đẹp mà còn rất ngoan, so với
những
người con gái khác ở chỗ này. Còn ông, ông có chắc là ông không thể có
con? Kiên ngần ngừ: -
Anh biết rồi mà. Vợ chồng tôi ăn ở với nhaunhiều năm nhưng vẫn không có
con, dù chúng tôi rất muốn. Bác sĩ nói Yến bình thường, như vậy chắc
tại tôi. - Ông tuyệt đối tin mấy
cha bác sĩ hả? - Hừm! Nhiều cha cũng cà
chớn thấy mẹ. - Đó, ông thấy chưa. Không chắc là ông có vấn đề. Biết đâu chẳng là bà Yến! Kiên thở dài: - Tôi không biết. Nhưng
… Kiên ngập ngừng rồi cúi đầu như suy nghĩ một điều
gì rất mơ hồ. Julian an ủi : - Ông Kiên, tôi biết ông không hoàn toàn tinnhững gì tôi nói, nhưng xin ông hãy bình tĩnh, chờ đợi một thời gian. Khoa học bây giờ có thể xác nhận đứa bé có là con ông hay không một cách dễ
dàng. Alicia nói với tôi là nó rất yêu ông. Chưa ai tốt với nó như ông cả, nó
chỉ muốn ở bên ông mãi mãi. Ông hãy nghe tôi. Hãy lo cho Alicia và đứa nhỏ mà
tôi rất tin là con của ông. Kiên im lặng một lúc rồi mới thở ra một hơi dài: - Nếu thật sự đó là con tôi thì còn gì vui hơn. Được rồi, tôi nghe anh. Tôi sẽ kiên nhẫn, tôi sẽ … tôi sẽ … mà thôi, cám ơn
anh. Anh có thể ra về. Julian đưa mắt nhìn Alicia rồi quay lại nhìn
Kiên như chờ đợi. Kiên gật đầu, giang hai tay ra: - Alicia, em lại
đây. Alicia rụt rè xích lại gần. Cô không hiểu ông ấy và Julian nói gì với nhau bằng
tiếng Anh, nhưng khi thấy ông ấy ôm nhẹ bờ vai mình thì cô biết là ông ta không
còn giận dữ nữa. Cô đưa tay gạt nước mắt, dụi đầu vào ngực ông ta, để ông ta vỗ nhè nhẹ trên lưng dỗ dành. Julian mỉm cười, giơ
tay vẫy chào, chậm trãi bước ra cửa. Đúng là chẳng ra cái quái gì cả.
Mong là mọi chuyện sẽ tốt đẹp để cho mình còn 'làm ăn'. Nhìn theo bóng Julian mất hút sau khung cửa, Kiên vuốt tóc Alicia nghĩ thầm. Ừ,
đợi sau này thử DNA xem sao. Nếu quả tình đứa nhỏ là con mình thì trời còn
thương dòng họ Lê. Mình là con một, mẹ năm nào cũng đi chùa cầu mong có cháu mà
mình với Yến chẳng làm sao cho mẹ được hài lòng. Nghĩ tới Yến, Kiên nhè nhẹ thở
dài, có chút băn khoăn. Gặp nhau khi còn lêu bêu trong trại tị nạn, sống với nhau cũng đã nhiều năm, từ lúc làm
công nhân nghèo đói đến lúc thành lập công ty riêng, kiếm ra tiền bạc, thế
nhưng mình vẫn yêu thương Yến và đâu có tiếc Yến cái chi. Chỉ mong có mụn con cho gia đình đấm ấm trong lúc mình bôn ba kiếm chác chút ít
cho tuổi già, thế nhưng tháng năm mòn mỏi mà vẫn chưa có được đứa con nào. Chắc
tại mình uống rượu nhiều quá nên bắn đạn blank không hà. Nghĩ cũng rầu thiệt. Những ngày gần đây thỉnh thoảng Kiên mới ghé qua nhà, và cũng chỉ ở lại một vài
ngày là lại bỏ sang Mễ ngay. Không phải là Kiên đã hết thương yêu Yến, nhưng
đôi lúc Yến hay hờn mát, và làm bộ như lạnh nhạt khiến Kiên thấy khó chịu. Kiên biết là Yến còn yêu mình nhưng Yến không biết
tạo ra không khí gia đình để cầm chân những người bận rộn với công việc như
Kiên. Xoa nhẹ bờ vai Alicia, Kiên nghĩ thầm, nếu quả tình Alicia có con với mình thì
không biết mình ăn nói sao với Yến đây? Xin cô ta chấp nhận chuyện đã rồi vì đứa
nhỏ ? Hay là cứ coi như không có chuyện gì xảy ra, cho đến khi Yến biết chuyện rồi tính sau? Kiên thở dài lo âu nhưng chỉ thoáng
qua rồi biến mất, khi gò ngực căng phồng của Alicia rướn lên cạ sát vào người
Kiên. *** Ngày đó Yến không mấy hài lòng khi Kiên báo tin là Kiên sẽ dời xưởng sản xuất đồ
nhựa sang Mexico. Cô hỏi lại: - Anh nói sao? Anh định 'move'
xưởng đi đâu? Kiên lập lại: - Qua Mễ. Yến thắc mắc: - Hãng đang làm ăn phát đạt, tự nhiên sao lại tính 'move' xưởng sang bên đó làm gì? Kiên đặt mạnh ly cognac lên bàn, vung tay, giọng
nói đã có vẻ lè nhè: - Em không biết nhìn xa trông rộng gì hết trọi! Ở đây mình cũng mượn Mễ, qua đó cũng là mấy 'thằng' Mễ chạy máy cho mình mệt
nghỉ. Khác nhau là ở đây mình trả tụi nó muời mấy đồng một giờ, ở bển chỉ vài đồng
thôi. We'll save a lots! - Qua đó lạ nước lạ cái, mà nghe nói họ cũng nhiều luật rừng lắm, không biết mình làm ăn được không. Rồi hàng sản xuất xong
phải mang về Mỹ bán, tốn thêm tiền chuyên chở. Anh tính kỹ chưa? Sao em ngại
quá. Kiên ôm vai Yến vỗ về: - Mọi chuyện đã có Julian lo hết. Nó là thổ công bên đó, 'cớm' nào nó cũng quen. Hiện giờ mình vẫn giao cho nó điều hành mọi
chuyện sản xuất, và nó làm ngon lành. Qua bển là đất của nó, hãng mình còn có
cơ hội phát đạt hơn.. Tijuana cũng gần xịt à, hàng mang vào Mỹ không chịu thuế,
và chuyên chở cũng rẻ rề ! anh và anh Tân cũng đã qua thăm thú bên đó cùng với
Julian. Em đừng lo mấy chuyện nhỏ đó cho mệt! Tân vừa là bạn thân, vừa là người hùn vốn mở công ty, và cũng là người rất đàng
hoàng nên Yến tạm yên lòng, thế nhưng tháng năm trôi nhanh với những buồn phiền
…Yến lặng người khi nghe Tân báo tin là Kiên đang nằm bệnh viện và đang ở trong
trạng thái nguy kịch. Hơn năm trước đây cũng là Tân mang tin về cho Yến biết là
Kiên đã có con với một cô gái Mễ và đã làm đám cưới với cô ta ở bên đó. Yến đã khóc hết nước mắt, đã đau buồn không
muốn sống nếu như không có bạn bè và chị Trang khuyên can. Khi
cơn đau đã dịu, niềm giận hờn dâng cao, Yến đã bán căn nhà đang ở, cắt
đứt
mọi liên lạc với gia đình Kiên, và từ chối bất cứ một lời xin lỗi và một
sự đền
bù nào từ con người mà Yến đã từng yêu thương thiết tha. Di chuyển về
một tỉnh nhỏ, trở về nghề bank teller cũ, Yến ẩn mình, lặng lẽ
gậm nhấm nỗi buồn dường như không bao giờ phai. Vợ chồng Tân thỉnh
thoảng điện
thoại thăm hỏi, nhưng ít khi nhắc tới Kiên vì sợ khơi thêm nỗi buồn, cho
đến lúc này. Yến hỏi yếu ớt: - Tai nạn hả anh Tân? - Đột qụy chị a. Từ năm
ngoái anh ấy đã có triệu chứng đau tim. Yến thở dài: - Mang về Mỹ hay điều trị
tại Mễ? - Anh ấy ngất xỉu
trong lúc lái xe trên freeway 5 cùng với tôi. May mà không xảy ra tai
nạn giao thông. Chắc chị không biết chứ thực ra thì xưởng đã 'move' trở
về Mỹ vài tháng rồi. Anh Kiên đã mang
vợ con về sống với bà cụ từ lâu. Yến ngạc nhiên: - Sao vậy? Tân thở dài: -
Chuyện dài lắm, nhưng vắn tắt là chúng tôi bị Julian lừa. Khi xưởng còn
ở Mỹ, Julian tỏ ra là người rất trung thành và có khả
năng điều hành nên được anh Kiên tin tưởng hoàn toàn. Chính Julian đã
khuyên
anh Kiên di chuyển xưởng sang Mễ như chị đã biết. Năm đầu ở bên đó công
việc quả
có phát đạt hơn, nhưng dần dần lợi tức càng ngày càng đi xuống, một phần
vì thị
trường nhà cửa ứ đọng, hàng bán ra chậm, nhưng một phần là do Julian ăn
chận, thông đồng với các nhà thầu cung cấp
vật liệu, nhận ít nhưng vào sổ sách nhiều. Khi chúng tôi phát giác ra
thì đã
quá chậm, Julian xin thôi việc, xúi dục và ép buộc công nhân đình công,
toa dập với chính quyền bên đó làm khó dễ nên chúng tôi chỉ còn
mỗi cách là dọn về Mỹ. Bây giờ Julian đã lập hãng riêng ở bên đó để cạnh
tranh
với chúng tôi. Ngừng một lát để lấy hơi, Tân buồn rầu kể tiếp: -
Công ty lúc này chỉ còn cái xác không, nợ nhà băng khá nhiều, sớm muộn
gì rồi cũng sẽ phải tuyên bố phá sản. Đây cũng là một
lý do buồn phiền gây ra căn bệnh của anh Kiên. Yến nói nhỏ với chính mình: - Thật không ngờ được. Tân đứng lên: - Dù sao thì cũng xin chị
tha thứ và ghé thăm anh ấy. Sợ rằng … Tân thở dài không nói hết lời. Yến buồn bã gật đầu: - Vâng. Đã lâu rồi tôi không còn oán hận. Bây giờ Kiên… anh Kiên hiện giờ nằm đâu? - Bệnh viện Newport
Beach chị ạ. Phòng 213. Tân đứng lên: - Rất tiếc là phải báo tin không vui. Mong chị đừng buồn. Xin phép chị tôi về. Yến cũng thẫn thờ đứng lên: - Cám ơn anh đã đến báo
tin. Khi xe Tân đã lăn bánh, Yến đóng cánh cửa, dựa lưng vào tường, nước mắt ứa ra.
Khổ thân anh. Có bao giờ anh nghĩ tới em như em đang xót xa vì anh lúc này? Yến
gạt nước mắt nhủ thầm, cũng đã khuya rồi, mai em sẽ vào thăm anh. Dù sao
đi nữa thì em cũng không bao giờ quên những ngày hạnh phúc bên anh. Gần sáng Yến mới thiếp đi thì tiếng điện thoại
reo. Tiếng Tân gần như nghẹn ngào: - Anh ấy 'đi' rồi. Yến thẫn thờ buông điện thoại, nước mắt trào ra,
và bật khóc như là trẻ thơ. *** Mọi người đã ra về, chỉ còn lại một người đàn bà và một cô gái bồng đứa bé trai
vẫn đứng cúi đầu. Alicia vẫn thút thít khóc. Yến đứng lặng câm, dòng nước mắt
đã khô cạn nhưng đôi mắt nhạt nhòa. Thời gian hình như cũng đứng yên cho đến lúc Yến khẽ gọi: - Alicia! Cô gái lau nước mắt, e dè nhìn Yến: - Dạ. Yến tiến lại gần, đưa tay vuốt tóc đứa bé đang ngái ngủ trên tay mẹ làm nó giật
mình ngửng đầu đưa mắt nhìn người đàn bà xa lạ. Thằng bé giống Kiên như đúc,
cũng đôi mắt sáng, cũng làn da trắng và cái mũi cao. Yến lại thấy tim hình như
nhói đau, cô đưa hai tay ra: - Tôi bồng cháu một chút
được không? Alicia gật đầu
trao đứa bé cho người đàn bà mà cô biết là có một thời cô rất lo
sợ là Kiên sẽ bỏ cô để trở về với bà ta. Yến ôm thằng bé vào ngực, ngả
đầu cho
má chạm vào làn tóc mềm của nó, và nghĩ tới người đàn ông cô đã yêu
thương. Đứa bé rất dạn dĩ, mở to mắt nhìn và đưa bàn tay nhỏ mân
mê cái khoen vàng trên tai Yến. Alicia lặng lẽ đứng nhìn, một lúc thật
lâu Yến
mới hỏi: - Alicia, cô có ý định
trở về Mexico hay không? Alicia cúi đầu: - Tôi cũng chưa biết nữa. Yến hôn nhẹ lên má đứa bé, trao nó lại cho Alicia cùng với tiếng thở dài: - Ở lại đây đi, Alicia.
Đất nước này bây giờ là quê hương chúng mình rồi. Alicia không nói, ôm chặt đứa con, mắt vẫn nhìn xuống đất. Yến lục tìm trong
ví, trao cho Alicia business card của nhà băng nơi Yến làm việc: - Cô chăm sóc đứa bé cẩn
thận. Có gì cần cứ gọi tôi. Alicia đã bớt ngại ngùng, đưa tay đón tấm danh thiếp, ngước mắt nhìn Yến: - Cám ơn bà. - Không có gì, Alicia.
Chào cô tôi về nhé. - Dạ. Chào
bà. Yến đưa mắt nhìn phần mộ của Kiên thêm một lần trước khi quay đi. Bầu trời mây
đen xám, gió buổi chiều gây gấy lạnh, mùa đông Cali lại sắp về. Yến kéo cao cổ
áo khoác, vòng tay ôm bờ vai. Kiên ơi ngủ yên nhé, em không giận anh nữa đâu.
Em cũng có lỗi vì không cho anh được đứa con. Mẹ buồn vì mất anh nhưng dù sao
cũng có cháu để ẵm bồng. Anh có linh thiêng xin phù hộ cho mẹ, cho con, cho Alicia.. Em đã có phận mình, đừng
lo cho em. Lúc nào em cũng yêu anh, anh biết không. Giọt nước mắt lại ứa ra, Yến quay lại nhìn về hướng ngôi mộ. Alicia vẫnôm con đứng
đó, một mình với hàng cây lá đã thay màu trong nắng chiều nhạt nhoà./. Trần Quang Thiệu
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 156 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |