Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jul/2023 lúc 9:22am

Một Câu Hỏi Không Thể Trả Lời 

 

Thư nguyên trưởng ty cảnh sát tỉnh  Thừa thiên Liên Thành gởi thầy giáo cũ 

 

Thưa Thầy,

 

Con là Liên Thành, là một học trò cũ của Thầy tại lớp Đệ Nhị B2, trường Quốc Học niên khóa 1958-1959. Có lẽ bây giờ vì tuổi đời đã cao hơn nữa thân mang bệnh tật nên Thầy không còn trí nhớ tốt, vì vậy con xin nhắc lại đây những kỷ niệm của bọn con lớp Đệ Nhị B2 niên khóa 58-59 tại trường Quốc Học Huế đối với Thầy.

 

Thưa Thầy,

 

Lớp Đệ Nhị B2 tụi con có khoảng 50 đứa. Tụi con học ban Toán nên môn Việt Văn thường không hấp dẫn và cũng không làm chúng con quan tâm lắm. Chúng con thỉnh thoảng bỏ lớp trốn học kéo nhau sang Lạc Sơn ngồi nhâm nhi ly café, cảm thấy thú vị hơn phải ngồi nghe giảng dạy môn Vạn Vật, Anh Văn v.v… Thế nhưng đối với môn Việt Văn của Thầy dạy thì lũ chúng con không thiếu một đứa nào trong lớp. Cả lớp im lặng ngồi há miệng say mê nghe Thầy giảng bài, nghe Thầy nói văn chương chữ nghĩa, nghe Thầy giải thích điển tích. Có thể nói trí nhớ của Thầy siêu đẳng.

 

Thầy có tài ăn nói lôi cuốn người nghe, và đặc biệt Thầy có một vóc dáng thư sinh, khuôn mặt hiền từ, mái tóc bồng bềnh của một thi sĩ, một người lãng mạn nhẹ nhàng.

 

Thầy vào lớp, không sách, không vở, không tài liệu cầm tay. Thầy nói thao thao bất tuyệt về văn chương, chữ nghĩa thơ phú, điển tích xa xưa, đến những bài thơ cổ, cả lớp vẫn ngồi im lặng say mê nghe Thầy nói. Và ngoài ra Thầy còn giảng dạy cho chúng con những điều phải trái, tư cách làm người, đạo đức. Thầy quả là có một tấm lòng nhân hậu thương yêu mọi người…

 

Rồi thời gian qua nhanh, đất nước không còn có được những ngày tháng thanh bình. Người Cộng Sản miền Bắc phát động cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam. Lũ chúng con, những thằng học trò cũ của Thầy, cùng với các thanh niên cùng trang lứa tại khắp bốn vùng chiến thuật Miền Nam, xếp bút nghiên xông vào chiến trận cùng nhau gánh vác khổ nạn của quê hương. Chúng con chiến đấu không mang mặc cảm làm tay sai cho ai, không bao giờ nghĩ mình là lính Ngụy. Chúng con chiến đấu không vì hận thù. Chúng con chiến đấu chỉ vì lý tưởng, vì quê hương, vì xứ Huế dấu yêu. Lớp Đệ Nhị B2 của Thầy có năm mươi thằng học trò. Thầy biết không, tàn cuộc chiến chúng con chỉ còn lại dăm ba thằng. Hầu như tất cả đã ngã gục ngoài chiến trường, ngã gục trước lằn tên mũi đạn của những đồng chí Cộng sản với thầy, để bảo vệ đồng bào làng xóm thân yêu, trong đó có cha, có mạ, có chị, có em, có hàng xóm gần, láng giềng xa, có xứ Huế, có sông Hương núi Ngự, có cầu Tràng Tiền sáu vài 12 nhịp.

 

Thầy còn nhớ Văn Đình Tùng không? Tùng có biệt danh Tây Lai bạn cùng lớp với con, Mễ, Huấn, v.v. Năm học Đệ Nhất B5 hắn đi khóa 18 Võ Bị cùng với Lê Văn Mễ, Lê Huấn, còn con ở lại học tiếp cho xong Tú Tài II sau đó quyết định vào Thủ Đức. Ra trường Võ Bị hắn làm sĩ quan Điều Không của Sư đoàn 18, sau đó đi Mỹ học khóa đại đội trưởng. Từ Mỹ về, Trung Úy Văn Đình Tùng ra làm Đại Đội Trưởng Đại đội Trinh Sát Sư Đoàn 2. Trong một cuộc hành quân đại đội hắn nhảy xuống vùng mà tin tức tình báo sai lạc, Đại Đội hắn bị hai tiểu đoàn quân thù vây kín, hắn bỏ súng nhỏ ôm súng lớn, súng đại liên bắn chận quân thù cho lính thoát thân. Lính chạy thoát được còn hắn bị quân thù đâm trên 100 nhát dao. Hắn chết đứng sừng sững giữa trời, hiên ngang như Từ Hải chết trong truyện Kiều mà thầy đã dạy tụi con.

 

Còn nữa, một thằng học trò nữa mà thầy không thể quên hắn, vì hắn là thằng phá phách nhất lớp Đệ Nhị B2, năm sau lên Đệ Nhất B5 và đi Khóa 18 Võ Bị. Hắn là Lê Huấn. Hành quân Hạ Lào hắn là Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng, và hắn cũng trở thành Cố Đại Tá Lê Huấn Vị Quốc Vong Thân.

 

Thưa Thầy, năm mươi đứa học trò của thầy ở lớp Đệ Nhị B2 đa số đều như Văn Đình Tùng, Lê Huấn.

 

Trước tháng 6/1966, con ở lính tại Chi Khu Nam Hòa. Tình cờ trong một lần hành quân để di tản đồng bào từ làng Lương Miêu, Dương Hòa, mật khu của Việt Cộng, đưa đồng bào về vùng an ninh của VNCH, cuộc hành quân phối hợp với một trung đoàn của Sư Đoàn I Bộ binh, con gặp một vài thằng bạn trong lớp Đệ Nhị B2 như Trung Úy Nguyễn Tần, Đại Đội Trưởng, Thiếu Úy Trần Vĩnh, Tiền Sát Viên Pháo Binh, và một vài thằng nữa. Trên bước đường xuôi ngược của người trai thời loạn, gặp nhau quả thật xúc động. Chúng con ngồi kể chuyện xưa, chuyện học trò, chuyện trường Quốc Học. Chúng con nhắc đến tên Thầy với niềm kính trọng và trìu mến như chạm vào một kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.

 

Thế nhưng, định mệnh thật trớ trêu. Bẵng đi vài năm, vào tháng 6 năm 1966 khi cuộc phản loạn của Trí Quang, Đôn Hậu tại Huế đang ở giai đoạn cao điểm, con từ Chi Khu Nam Hòa về giữ chức vụ Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Ty CSQG Thừa Thiên-Huế, một đơn vị nhỏ trong đại đơn vị của Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan dẹp loạn Miền Trung. Con quá ngỡ ngàng Thầy lại ở trong hàng ngũ phản loạn tiếp tay cho Cộng sản tàn ác chống lại chính quyền Quốc Gia..

 

Đời sống thật quả thật có những tình cờ oái ăm làm cho con người gặp nghịch cảnh phải cứng họng, cứng lưỡi chẳng thốt lên được một lời nói nào. Đó là trường hợp của con lúc bấy giờ. Vì hai người nguy hiểm nằm trong hàng ngũ địch phá rối trị an tại Huế lúc bấy giờ, một người là Thầy của con, Thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường, và người kia là bạn học từ những năm học tiểu học tại trường tiểu học Nam Giao là Nguyễn Đắc Xuân.

 

Con sẽ phải đối phó với họ bằng những hành động thẳng tay nhất. Những kẻ theo giặc, nếu bắt sống được họ, thì phải bỏ tù họ và đày đi Côn Đảo với đề nghị bản án nặng nhất, còn nếu phải chạm súng, con sẽ phải dùng hỏa lực mạnh nhất để triệt hạ ngay.

 

Trong hồ sơ cá nhân của Thầy và Nguyễn Đắc Xuân mà lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt do con chỉ huy đã sưu tầm cập nhật, thì Thầy là cán bộ trí vận hoạt động trong giới học sinh, sinh viên tại Đại Học Huế, và trong lực lượng phản loạn của Trí Quang và Đôn Hậu. Thầy là người của Khu Ủy Khu 5 Việt Cộng, và cán bộ Cộng Sản chỉ đạo của thầy là Hà Kỳ Ngộ bí danh Thành, có phải vậy không Thầy?

 

Về Nguyễn Đắc Xuân thì hắn cũng hoạt động trong tổ trí vận của cơ quan Thành Ủy Huế. Hắn phụ trách về học sinh, sinh viên Đại Học Huế. Cán bộ Cộng sản chỉ đạo hắn là Hoàng Kim Loan, Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế.

 

Tóm lại Thầy và Nguyễn Đắc Xuân là hai tay nằm vùng thứ thiệt của Cộng sản từ năm 1963 và cũng là hai tay rường cột của Trí Quang và Đôn Hậu trong mọi cuộc dấy loạn từ 1963 đến 1966, và Mậu Thân 1968 tại Huế.

 

Thưa Thầy,

 

“Đã có điều gì làm cho Thầy bất mãn trong đời sống hằng ngày của một sinh viên Đại Học Sư Phạm thuộc trường Đại Học Sàigòn? Chính phủ VNCH thời đó đã cấp học bổng cho Thầy ăn học với số tiền là một ngàn năm trăm đồng (1500$) mỗi tháng, như Thầy đã viết trong hồi ký:

 

“Năm 1957, tôi vào ở Sàigòn, trọ tại cư xá sinh viên Miền Trung ở đường Bùi Quang Chiêu (nay là đường Đặng Thị Thu). Sáng nào cũng ăn phở Bắc Hà ở tiệm Trường Ca đường Yersin ngay đầu phố. Học bổng sinh viên Đại học Sư Phạm khóa I được 1500$ một tháng, mà trong khi đó tô phở chỉ có một đồng (1$), nên xem ra tôi sung sướng hơn sinh viên bây giờ. Sáng nào cũng ăn phở, mỗi tháng chỉ mất 30$.”

 

(Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập 1. Trang 28)

 

“Đã có điều gì làm cho Thầy bất mãn trong đời sống hằng ngày sau khi tốt nghiệp trở thành một thầy giáo trung học đệ nhị cấp? Chính phủ VNCH bổ nhiệm Thầy dạy các trường lớn như trường Quốc Học, Đồng Khánh, và với đồng lương của một giáo sư có bằng Đại Học Sư Phạm bốn năm Thầy có thể ăn bao nhiêu ngàn tô phở buổi sáng?

 

Thầy cũng đã sống, đã hưởng những ngày tháng sung túc về vật chất, và thanh bình tốt đẹp của Miền Nam Việt Nam, bên cạnh người tình xinh đẹp dịu dàng Tôn Nữ Bảng Lãng. Vậy thì tại sao và cái gì đã biến đổi Thầy từ một vị thầy giáo được học trò kính mến, một nhà trí thức đúng nghĩa, một nhà giáo đạo đức hiền lành trở thành kẻ tàn bạo vong ơn bội nghĩa, trở thành người Cộng sản sắt máu man rợ, tại sao vậy Thầy? Tại sao? và Tại sao?…

 

Chúng con, những thằng học trò cũ của Thầy, nghĩ mãi không ra, không có lý lẽ nào nghe được. Chỉ có thể kết luận có lẽ Thầy bị bệnh hoang tưởng, bệnh ảo tưởng nghĩ rằng Cộng Sản Miền Bắc là thiên đàng hạ giới, là chế độ biết chiêu hiền đãi sĩ, là nơi để cho Thầy phát huy tài năng hiếm có của mình chăng? Chủ thuyết Cộng sản lôi cuốn mê hoặc Thầy đến thế hay sao? Và một điều ngạc nhiên lạ lùng là cái gì đã biến đổi Thầy từ bản chất của một người hiền lành, nhân hậu, thành một tên dối trá không ngượng miệng, một ác quỷ giết người không gớm tay. Thầy say máu người còn hơn ác quỷ Dracula.

 

Chẳng lẽ thầy bị bệnh điên loạn, bệnh “thần kinh thương nhớ”? Hay Thầy cũng giống như tên PolPot lãnh tụ Khmer Đỏ, một trí thức cũng như Thầy, đã ra tay giết gần 2 triệu đồng bào Khmer của hắn ta để thực hiện Chủ Nghĩa Cộng Sản sắt máu mới thỏa lòng hả dạ. Thật tình chúng con không hiểu nổi tại sao Thầy lại biến đổi nhanh như vậy.

 

Thưa Thầy chắc hẳn Thầy không bao giờ quên sau năm 1975 tại Huế, trong một buổi trà dư tửu hậu tại một nhà người bạn với rất đông bạn bè của Thầy tham dự. Một trong những người bạn thân nhất của Thầy, người đã từng hoạt động với Thầy trong tổ trí thức vận, kẻ đã từng chuyển tờ báo “Việt Nam Việt Nam” của Thầy vào Quy Nhơn, vào Sàigòn là Giáo sư Bửu Ý, cũng là thầy dạy Pháp Văn của tụi con ở lớp Đệ Nhất B5 tại trường Quốc Học, ông ta đã chỉ vào mặt Thầy và nói rất nặng lời. Con xin lỗi thầy phải nói lại nguyên văn lời Thầy Bửu Ý nói với Thầy như sau:

 

“Tường, mi là một thằng trí thức sắt máu hèn hạ, giờ nầy mi chưa sáng mắt, còn chạy theo liếm đít Đảng nữa hay sao?”

 

Có lẽ Thầy Bửu Ý vẫn chưa hiểu hết con người Thầy Tường, vì Thầy Tường hoạt động cho Cộng sản từ trước năm 1963. Đến năm 2003 mặc dầu đã cố gắng phục vụ Bác và Đảng, tạo được biết bao nhiêu thành tích, bao nhiêu công trạng hiển hách, giết được vô số Mỹ Ngụy, trong đó phải kể đến công trạng to lớn nhất của Thầy Tường đối với Bác và Đảng là tàn sát dân Huế trong Mậu Thân 1968, lập Tòa Án Nhân Dân chôn sống cả trên 200 tên phản động, vậy mà vẫn chưa được Bác Đảng cho Thầy trở thành đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Công chưa thành danh chưa toại, nên Thầy Tường phải tiếp tục sự nghiệp dang dỡ, tiếp tục hạ mình luồn cúi đến cùng để đạt được cái thẻ Đảng. Chỉ vậy thôi thưa thầy Bửu Ý! Xin cho con trả lời câu hỏi trên của Thầy về Thầy Tường.

 

Mấy năm gần đây khi Thầy lâm trọng bệnh phải ngồi xe lăn, nghe nói Thầy đã được bọn chúng cho Thầy vào Đảng. Thầy đã có thẻ đảng trở thành đảng viên Cộng sản, con cũng mừng cho Thầy là dù sao cuối đời cũng đạt được ý nguyện. Chúc mừng Thầy!…. Chúc mừng Thầy!…

 

Có lẽ mong ước của một kẻ trí thức như Thầy muốn lưu lại một cái gì đẹp đẽ cho đời sau về mình, về dòng họ mình. Nhưng thưa Thầy, Thầy đã khôn một thời và dại một đời. Thầy và thằng em ruột của thầy là Hoàng Phủ Ngọc Phan đã lưu lại cho hậu thế và lịch sử những nguyền rủa, phỉ nhổ, kinh tởm vào cá nhân hai anh em Thầy và làm xấu hổ cho dòng họ của Thầy. Những nấm mồ tập thể của dân Huế còn đó thì tội lỗi của cả hai anh em Thầy nhúng tay vào máu dân lành vô tội Huế Mậu Thân 1968 vẫn còn đó. Cái mà Thầy đã làm cho dòng họ mình đó là dòng họ Thầy phải gánh chịu tội ác không bao giờ tẩy rữa được này.

 

Thưa Thầy, dân chúng làng Bích Khê, quận Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, nơi nguyên quán của Thầy, họ đã từng hãnh diện là tại làng Bích Khê có được một dòng họ Hoàng Phủ.

 

Lịch sử đã ghi vào năm 1882, Henri Rivière hạ thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng Đốc Hoàng Diệu thắt cổ tử tiết vì không giữ được thành. Vị phụ tá Tổng Đốc Hoàng Diệu là quan Tuần Vũ Hoàng Hữu Xứng đã tuyệt thực để tạ tội với Vua, tạ lỗi với đồng bào vì đã không làm tròn nhiệm vụ Vua giao, và ông chỉ ngưng tuyệt thực khi Khâm Sai Đại Thần Trần Đình Túc mang Chiếu Chỉ của Vua Tự Đức ra Hà Nội lệnh cho Tuần Vũ Hoàng Hữu Xứng ngưng tuyệt thực.

 

Thưa Thầy, Thầy có biết quan Tuần Vũ Hoàng Hữu Xứng là ai không? Quan Tuần Vũ Hoàng Hữu Xứng chính là Nội Tổ của hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan.

 

“Nội Tổ của Thầy danh giá như vậy đó, trung liệt như vậy đó, thì tại sao hai anh em của Thầy nỡ lòng nào bôi xấu dòng họ mình, làm nhục tổ tiên mình, làm hoen ố tên tuổi quan Tuần Vũ Hoàng Hữu Xứng, để đến nỗi sau Mậu Thân 1968, các vị bô lão của làng Bích Khê vì quá hổ thẹn với hành động sát hại đồng bào Huế do hai anh em Thầy gây ra, họ đã phải buộc miệng nói rằng: “Thói đời, hổ phụ sinh hổ tử, tại sao lại có chuyện nghịch đời hổ phụ sinh cẩu tử”.

 

Thưa Thầy,

 

Thầy có biết không, đã bốn mươi hai năm trôi qua, hằng năm mỗi lần Tết đến, khi nhắc đến cuộc tàn sát kinh hoàng do Thầy và em ruột của Thầy là Hoàng Phủ Ngọc Phan gây ra thì mọi người dân Huế không một ai là không kinh tởm, không nguyền rủa Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan. Nói đến tang tóc đau thương của 5327 sinh mạng dân lành vô tội và hơn 1200 người mất tích ở Huế là nói đến các tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Thầy có biết không?

 

Như vậy kể từ tháng 6/66, thầy trò chúng ta ơn đoạn, nghĩa tận. Chúng ta không còn gì để giữ tình thầy trò. Biên giới đã được phân định. Thầy và Nguyễn Đắc Xuân thuộc về bờ Bắc, và tôi thuộc về bờ Nam của dòng sông Bến Hải chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17.

 

Trong chức vụ phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt của Bộ Chỉ Huy CSQG/Thừa Thiên-Huế, trách nhiệm của tôi là phải vô hiệu hóa mọi công tác của đám cán bộ, cơ sở nội thành Việt Cộng, phải bắt giữ tất cả. Và một trong những mục tiêu quan trọng mà lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt của tôi phải vô hiệu hóa càng sớm càng tốt đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân.

 

Tôi đã bố trí lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt để bắt giữ Thầy. Còn nhớ trước khi Thầy và Hoàng Phủ Ngọc Phan thoát lên mật khu, chiều hôm đó Thầy từ nhà tên Chính, cơ sở nội thành ở đầu cầu Phủ Cam trên đường Phan Chu Trinh thuộc Quận III Thị xã Huế, di chuyển sang nhà của Trịnh Công Sơn. Ăn cơm tối với Trịnh Công Sơn xong, thì hai cán bộ nội thành thuộc tổ trí vận của Thành Ủy Huế đến đưa Thầy và Hoàng Phủ Ngọc Phan rời khỏi nhà Trịnh Công Sơn bằng chiếc xe hơi màu trắng của bà Đào Thị Xuân Yến tức bà Tuần Chi chạy lên Chùa Linh Mụ. Rồi từ đó Thầy và Hoàng Phủ Ngọc Phan đi đường bộ qua ngã Long Hồ Ngọc Hồ, vượt nguồn tả sông Hương lên vùng mật khu núi Chuối, tức núi Kim Phụng. Hai cán bộ nội thành đón hai anh em Thầy không ai khác hơn là giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm đóng vai cận vệ, và tài xế là Lê Cảnh Đạm, Tổng Thư Ký trường Đại học Y Khoa Huế.

 

Tôi là một sĩ quan tác chiến mới vào nghề an ninh tình báo nên chưa đủ bản lãnh và kinh nghiệm của nghề nghiệp, cũng như chưa đủ bản chất lạnh lùng của một sĩ quan tình báo khi thi hành công tác. Vì vậy tôi đã vấp phải một lỗi lầm rất lớn để phải ân hận suốt đời, là giao công tác hệ trọng nầy cho viên phụ tá của tôi, anh Xuân, trưởng ban Hoạt Vụ chỉ huy, còn tôi đứng khá xa, vì tôi không nỡ làm hành động trò trực tiếp bắt thầy. Nếu tôi đích thân chỉ huy lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt vây bắt Thầy tối hôm đó, chắc chắn thầy không tài nào có thể chạy thoát được.

 

Tại sao? Lý lẽ duy nhất để biện minh cho hành động tắc trách của tôi lúc đó là đạo nghĩa, là giáo dục của phụ thân tôi, là giáo dục của của học đường Miền Nam, của thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường, của xã hội Miền Nam Việt Nam: Một chữ nên thầy một ngày nên nghĩa, nên tôi đã không thể vượt qua hàng rào đạo đức lễ giáo. Lúc đó tôi cũng chưa được huấn luyện và dày dạn phong sương để có thể có được hành động và trái tim lạnh lùng của một sĩ quan tình báo. Hành động trò đi bắt thầy là một hành động khó có thể chấp nhận được. Cũng vì lễ giáo đó mà nay tôi phải ân hận suốt đời, đã để xổng một con ác quỷ! Tôi đã không hiểu thấu một lý lẽ quan trọng: Nếu cần phải vô hiệu hóa một người để cứu một trăm người, thì đó là chuyện phải làm.

 

Không còn gì để nói về tình thầy trò giữa tôi và Thầy. 

 


Liên Thành
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Aug/2023 lúc 7:49am

Cái áo lá

Ngây%20ngất%20ngắm%20áo%20dài%20duyên%20dáng%20ở%20đường%20phố%20Sài%20Gòn%20trước%201975


Nhớ năm lên lớp đệ thất tôi được mặc áo dài trắng để đi học. Từ năm lớp đệ thất đến lớp 12, tôi đã mặc không biết bao nhiêu chiếc áo dài đủ loại vải và loại vải thịnh nhất hồi đó học trò hay may áo dài đi học là vải “te tơ ron” tôi không nhớ rõ tên gọi đúng nhất của nó nhưng nó được đa số học trò chọn may vì độ mát, mịn và bền, giá tiền cũng vừa phải để má tôi có thể may cho hai chị em tôi mỗi đứa vài bộ trong suốt năm học

Điều làm tôi nhớ nhất và nhớ mãi cho đến tận giờ là chuyện mặc thêm cái áo lá bên trong, một phần do nhà trường bắt buộc phải mặc một phần do loại vải te tơ ron này càng mặc lâu vải càng mõng. Cái áo lá may bằng vải thun mõng có độ co giản và khi mặc vô nó ôm vừa người. Có hai loại áo lá, một loại sát nách cổ tròn và một loại may tới ngang ngực có luồn thun tròn nhỏ để áo khỏi tuột… Năm học lớp đệ thất má tôi mua loại áo lá sát nách cổ tròn, lúc đó mới tuổi 12, 13 chưa biết làm điệu, má tôi mua gì mặc nấy miễn có áo để mặc cho đúng quy định của trường. Chỉ tới khi lên tới lớp 10 (lúc đó đã bắt đầu gọi là lớp 10, 11,12 ) tôi bắt đầu vào tuổi trăng tròn 16, biết làm điệu và để ý đến bộ áo dài đi học hàng ngày hơn các năm đệ thất, lục, ngũ, tứ….Tôi xin tiền má tự đi mua theo ý mình và mua loại áo lá ngang ngực để mặc cho thoáng mát hơn, vì thấy chiếc áo dài trắng vải “xoa cát” làm nỗi bật chiếc áo lá may tới ngang ngực …lúc đó tôi chỉ thấy đẹp và dễ thương lẫn đỡ “quê quê” hơn chiếc áo lá cổ tròn sát nách và chưa có khái niệm mặc như vậy sẽ làm “nỗi bật kiểu nửa kín nửa hơi hở hở do bắt đầu có phần ngực đang tuổi dậy thì (ngày xưa chưa biết nó có thêm cái tên là vòng 1). Chưa hết đâu, mặc dù học lớp ban đêm, bắt đầu 5 giờ chiều tôi mới ôm cặp đi học và phải đi bộ từ nhà ở đường Bến Vân Đồn thuộc quận 4 qua thêm cái bến đò ngang rồi mới đi tiếp lên đến trường Petrus Ký ở đường Cộng Hoà vậy mà tôi vẫn “xí xọn” mặc chiếc áo dài trắng quần trắng, tôi còn mang đôi guốc sơn màu trắng, quai nhựa màu trắng trong và thêm cái nón lá màu trắng, dù giờ đi học chỉ còn chút nắng quái chiều hôm và khi tan trường về tối thui, chiếc nón lá chỉ làm tay tôi thêm vướng bận vì phải cầm nó chứ ai đội lúc tan trường đã 9 giờ rưỡi tối.  Có lẽ vì hình ảnh cô học trò dễ thương trong bài hát “Ngày xưa Hoàng thị” của cố nhạc sĩ Phạm Duy làm tôi thích mình cũng có chút “lãng mạn, dễ thương…” qua hình ảnh áo trắng toàn tập như vậy.

Thế là cô học trò lớp 10 là tôi lúc đó mặc chiếc áo dài trắng, đội chiếc nón lá trắng, chân mang đôi guốc vông sơn màu trắng sữa, quai guốc cũng màu trắng trong veo… tay xách cặp đi bộ đến trường khá xa mà quên cả mệt vì tôi đang tưởng tượng mọi người đi đường sẽ ngắm nhìn mình với nguyên cây màu trắng….đúng là tuổi học trò hồi đó thơ ngây hồn nhiên quá, một niềm vui thật là con gái ở tuổi mới lớn bắt đầu điệu đà chỉ bằng màu áo dài trắng học trò như mộng đơn sơ và trắng trong.

Nhưng đến năm lớp 11 thì tôi không còn mặc áo lá, hình như lúc đó nhà trường không còn quy định buộc phải mặc như vậy nữa và tôi lại thấy cái áo lá làm mình tốn thêm tiền mua và bắt đầu thấy “quê quê” vì nghĩ mình là “người lớn rồi” mặc thêm áo lá vừa nóng vừa giống con nít hihi. Thêm nữa năm lớp 11 phải lo học túi bụi để chuẩn bị thi tú tài 1, không còn thì giờ để xí xon điệu đà như mấy năm trước đó…nhưng may quá năm 1974 chỉ còn một kỳ thi Tú tài IBM lúc đó tôi đang học lớp 11 ….nhưng sau 30.4.75 sự chờ đợi để trải nghiệm cách thi trắc nghiệm Tú tài IBM chỉ còn là giấc mơ qua và kỳ thi Tú tài IBM năm 1974 là lần đầu tiên cũng như cuối cùng trước 1975.

Trở lại cái áo lá ngày xưa….nó chỉ còn là nỗi nhớ da diết bồi hồi về một hình ảnh đẹp, dễ thương của tuổi học trò có nề nếp, gia giáo truyền thống thuỳ mị kín đáo, bây giờ tôi không còn thấy hình ảnh cô học trò nào mặc áo lá như tôi ngày xưa và chỉ biết làm điệu một cách ngây thơ hồn nhiên nhất đúng tuổi học trò. Cái áo lá mặc chung với chiếc áo dài trắng vải “xoa cát” hay “te-tơ-ron”  ngày xưa giờ chỉ còn là dĩ vãng và là một trong những kỷ niệm đáng yêu của một thời áo trắng sân trường.

Ái Khanh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Aug/2023 lúc 7:41am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Aug/2023 lúc 7:38am

Mới Biết 10 Thằng Con Trai Không Bằng 1 Đứa Con Gái


Vợ đã vào đó cả nửa tiếng rồi mà vẫn không thấy đi ra. Anh sốt ruột, cứ đi đi lại lại trước cửa phòng siêu âm. Anh háo hức lắm, lần này anh chắc chắn cái thai sẽ là con trai. Anh đã tính toán ngày giờ rất là cụ thể rồi, không thể nào chệch đi đâu được. Nhưng mà chỉ có mỗi siêu âm, làm gì mà vợ anh ở trong đó lâu thế cơ chứ. Anh băn khoăn xem mình có nên gõ cửa không thì vợ anh đi ra. Vừa thấy vợ, anh hớn hở lại gần, ôm lấy vai chị, nét mặt rạng rỡ:

– Bác sĩ nói là con trai phải không em?? Anh đã nói rồi mà, chắc chắn là con trai.

Vợ anh mặt có vẻ tái đi, ngập ngừng hồi lâu rồi lên tiếng bằng chất giọng lí nhí trong cổ họng:

– Bác sĩ nói là con gái anh ạ!! Nhưng anh ơi, con của chúng mình rất khỏe và đáng yêu.

Hai tay anh buông thõng khỏi người chị. Nhìn anh bước đi rệu rã, chị biết là anh rất buồn. Nhưng chuyện này, đâu phải lỗi do chị. Con cái là lộc trời cho, con trai hay con gái chị đều yêu thương cả. Nhưng còn anh…


Tại sao lại là con gái chứ?? Anh cứ vừa đi, vừa lẩm bẩm liên tục câu đó trong đầu. Mọi sự tính toán đều sai bét hết. Vân là con gái. bao nhiêu hy vọng và mong đợi của anh đã tan thành mây khói. Cô con gái thứ 3 sắp chào đời rồi. Phải, anh đã có hai cô con gái. Anh mong lắm có một đứa con trai. Con gái thì làm được cái gì chứ ngoài việc ăn no rồi rồi vỗ cánh bay đi, rời xa vòng tay cha mẹ để sống bên người đàn ông khác. Chỉ có con trai, lấy vợ rồi sẽ vẫn nhớ đến bố mẹ, ở bên bố mẹ để chăm sóc mà còn cưới cả con dâu về chăm sóc cho bố mẹ nữa. Với lại chỉ có con trai mới thờ được bố mẹ sau khi mình qua đời chứ còn con gái, nó còn phải thờ tổ tiên bên nhà chồng nó nữa chứ. Mà thôi không nghĩ nữa, càng nghĩ anh sẽ càng thấy chán nản hơn mà thôi.

Cứ nói là không nghĩ nhưng đêm đó anh trằn trọc chẳng thể ngủ được. Cứ nghĩ tới lúc mọi người gặp anh sẽ vồn vã hỏi về chuyện con cái mà anh lại thấy chán nản.


Hôm sau đến cơ quan, anh cứ gặp ai là bước thật nhanh để tránh chuyện người ta muốn hỏi mình. Nhưng đúng là chạy trời không khỏi nắng, anh có muốn hỏi cũng không thể nào tránh được sự để ý của mọi người.

– Này Hải (tên anh), hôm qua thấy nói về đưa vợ đi siêu âm mà. Lần này là con trai rồi chứ?? Hội này chuẩn bị được ăn khao chưa??

– Ừm… Là con gái.

– Không sao, con gái thì lần sau lại đẻ tiếp. Còn sức thì cứ đẻ tiếp, lo gì chứ.

Anh thừa biết người ta đang an ủi anh thôi. Con gái, đẻ tiếp gì chứ. Đây đã là đứa con thứ 3 của gia đình anh rồi. Kinh tế khá giả thì còn đỡ chứ gia đình anh, hai vợ chồng cũng chỉ làm công ăn lương, cố thêm đứa thứ 3 này cũng đã là quá sức lắm rồi, vậy mà mọi chuyện ông trời lại chẳng cho được như ý nguyện.


Một ngày làm việc chán nản cũng kết thúc. Anh buồn bã nghĩ đến việc trở về, nhìn thấy cái bụng lùm lùm của vợ cùng hai đứa con gái. Ôi chao ôi cái cuộc đời anh. Hình như trời sắp mưa, anh cũng sẽ không để ý nếu như mọi người không nói với nhau rồi lọt vào tai anh. Ai cũng lo lắng vì không mang áo mưa. Hình như anh sực nhớ ra sáng nay đứa con gái lớn của anh có chạy theo anh ra xe để đưa anh áp mưa. Nó nói hôm qua nghe dự báo thời tiết trời sẽ có mưa. Con gái…


Mặc áo mưa rồi mà người vẫn cứ ướt hết. Mà đúng là đang bực mình thì gặp chuyện gì cũng sẽ thấy xui xẻo. Xe hỏng, anh phải xuống dắt bộ, thế nào mà may thay có tiệm sửa xe ở gần đó. Anh tấp xe vào nhờ ông cụ đó sửa xe cho mình. Anh cởi áo mưa ngồi ghế đợi thì vợ anh gọi điện.

– Anh đang đi đến đâu rồi, mưa to lắm đấy!! Anh đi cẩn thận, mẹ con em sẽ chờ cơm anh.

– Không phải chờ, cứ ăn trước đi.

Anh gắt gỏng rồi tắt máy. Ông cụ sửa xe nhìn anh lắc đầu. Rồi ông chưa kịp làm gì thì có giọng nữ cất lên vẻ rất tức giận:

– Con đã nói với bố bao nhiêu lần rồi. Bố cứ để đó cho con sửa, có nặng nhọc gì đâu. Bố già yếu rồi, phải giữ gìn sức khỏe chứ.

Cô gái đó chắc là con ông cụ. Cô ấy nhất định bắt bố mình ngừng tay để mình làm. Nhìn cô gái làm cũng tháo vát lắm. Anh tiện miệng hỏi chuyện bán thời gian:

– Ông có mấy người con vậy ạ!!

– 3 cô con gái cháu ạ!!

– Sao ông không cố đẻ thêm một thằng cu cho về già có người đỡ đần.

– Vợ tôi cũng nói như cháu đấy. Nhưng tôi chỉ cười nói với bà ấy tôi không muốn sinh thêm nữa. Con cái là lộc trời cho, trai hay gái đều được cả. Ai cũng bảo con gái không chăm sóc được cho bố mẹ nhưng cậu cứ nhìn xem, người vừa chăm sóc tôi là con gái tôi đấy. Con nào cũng vậy, chỉ cần có tấm lòng thì đều có thể chăm sóc tốt được cho bố mẹ mình. Về già như tôi rồi cậu sẽ hiểu rằng 10 thằng con trai cũng không thể bằng 1 nửa đứa con gái đâu.


Câu nói của ông cụ tự nhiên khiến lòng anh thật nhẹ nhõm. Ông cụ nói đúng, tại sao cứ nhất định phải là con trai cơ chứ. Con gái như các con anh chẳng phải rất đáng yêu, rất ngoan ngoãn hay sao. Anh cảm ơn ông cụ đã sửa xe cho mình rồi lao nhanh về nhà. Chưa kịp vào nhà anh đã nghe tiếng con gái nói với vợ:

– Mẹ ơi, có phải bố không thích có em gái rồi còn không thích cả chúng con nữa không?? Chúng con hứa sẽ ngoan hơn mà, bố sẽ vui mẹ nhỉ??

Anh thấy sống mũi mình cay cay. Anh có lỗi với vợ, có lỗi với các con quá!!

 


st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2023 lúc 9:55am

Không phải nước mắt nào cũng mặn

 BM

Khóc khi nghe nhạc là một đáp ứng giao cảm tích cực phát xuất từ khu vực “phần thưởng” (mesolimbic system) của não bộ. Theo Frances Wilson, một nhạc sĩ dương cầm và nhà phê bình âm nhạc trong bài viết Rơi Nước Mắt (Moved to tears), khoảng 25% người nghe trải qua phản ứng này với âm nhạc.


BMhttps://www.youtube.com/watch?v=Hi5A9OCAyIk&ab_channel=PolarMusicPrize


Do đó, phê bình các cháu nặng lời là không đúng. Tâm hồn của các cháu trong trắng. Các cháu tiếp nhận âm nhạc theo cách của thế hệ các cháu. Họ không tìm một nơi vắng vẻ để thả lòng về quá khứ với những tình khúc tiền chiến mà sống với âm nhạc của thời đại họ bằng hết nhiệt tình và xúc động của tuổi trẻ.


Trong lúc đó, tâm hồn của Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội hay Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Y tế và trên 50 cán bộ CS trong vụ án “chuyến bay giải cứu” là những vũng đen đầy tội lỗi.


%20BM


Không phải nước mắt nào cũng mặn. Nước mắt của những kẻ làm giàu trên nỗi khổ đau của hàng triệu người Việt trong cơn đại dịch vừa qua có mùi thối tha như chính con người họ.


Thật không thể tưởng tượng. Cháu Hồng Hạnh, 25 tuổi ở Bắc Ninh làm chui ở Nhật, bị đuổi khỏi nhà thuê, không tiền để sống phải tá túc trong chùa và nhất là khi đó cháu đang mang thai nhưng vẫn không được cấp vé vì không có đủ 20 triệu đồng để mua vé với giá gấp ba giá bình thường.


Tham nhũng, đặc biệt tại các nước không có hệ thống phân quyền rõ rệt như Việt Nam, hoạt động gần giống với phương pháp thương mại nhiều tầng (Multi-level marketing hay được gọi tắt là MLM), qua đó lợi tức của cấp trên là một phần trích ra từ lợi tức của các cấp dưới. Chức vụ càng cao lợi tức càng nhiều, và nhất là càng ít người biết đến.


Phạm Trung Kiên làm ăn gần như ngang nhiên và thu được 42,6 tỷ đồng tổng cộng 253 lần, trong đó 228 lần bằng chuyển khoản. Dù lòng tham không đáy hay có “gan trời”, ông ta cũng không dám và không thể nào ăn hết một mình. Phạm Trung Kiên là một phần của hệ thống thương mại nhiều tầng. Nhưng Phạm Trung Kiên nộp cho ai trong hệ thống thì chỉ ông ta biết. Phạm Trung Kiên không khai và cả viện kiểm sát có thể cũng không muốn công khai. Phạm Trung Kiên biết mình chỉ là “dê tế thần” nhưng chấp nhận ngồi tù thay vì mở ra một hộp đầy giòi.


BM


Việt Nam là một đất nước băng hoại, tắc nghẽn, không lối thoát từ đối nội đến đối ngoại nhưng không phải phát xuất từ những mạch nước nhỏ hay những dòng sông nhỏ. Ở tuổi hai mươi, các cháu sinh ra khi ngọn núi lửa đã phun rồi.


Đừng trách các cháu sao không biết nghĩ tới Hoàng Sa của Việt Nam chỉ cách Đà Nẵng 315 km nhưng ngày nay là một thành phố hiện đại của Tàu, đơn giản chỉ vì các cháu không được dạy.


Đừng trách các cháu xả rác vì, theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, từ trung ương đến địa phương đều xả rác chứ không phải riêng thế hệ các cháu.


BM


Sự thối nát trong xã hội Việt Nam ngày nay là thành quả 93 năm hoạt động của ngành tuyên giáo nhằm xây dựng con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa cỡ như Tô Anh Dũng, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phủ Thủ tướng v.v…


BM

Nhân dịp đảng Cộng sản Việt Nam đang tổ chức mừng 93 năm thành lập ngành tuyên giáo tức ngành tẩy não, 1-8-1930 đến 1-8-2023, mời đọc lại bài viết Đừng Trách Dòng Sông Không Chảy người viết đăng trên Facebook vài năm trước khi xảy ra vụ án:


Một lần, trong buổi họp báo khi nhậm chức “Chủ tịch quốc hội” ngày 23/7/2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu: “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả…”


Làm gì cho đất nước là một câu nói quen thuộc được biết là của cố Tổng Thống John F. Kennedy: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc” (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country).


BM


Tuy nhiên, theo Chris Matthews trong tác phẩm Jack Kennedy: Elusive Hero, nhóm chữ “đừng hỏi” thật ra phát xuất từ những lời cảnh cáo của ông George St John, hiệu trưởng trường trung học Choate ở Connecticut thường dùng để căn dặn học sinh và nhập tâm vào cậu học trò Kennedy. Nhưng ông hiệu trưởng George St John cũng không phải là người đầu tiên nói câu nói đó mà chính Tổng thống thứ 29 của Mỹ Warren G. Harding trong diễn văn trước đại hội đảng Cộng Hòa 1916 đã nói một câu tương tự như câu của Tổng thống Kennedy.


Dù ai nói, vấn đề là làm gì cho tổ quốc, cho đất nước.


Vâng nhưng trong trường hợp Việt Nam, trước hết là tổ quốc nào, là đất nước nào?


Cho đến nay, đối với đa số các em đang ngồi trong trường học tại Việt Nam, Việt Nam mà các em được dạy là “xứ sở của anh hùng, độc lập, tự do, hạnh phúc, một đất nước, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam, đã liên tục đánh gục ba tên đế quốc đầu sỏ Pháp, Nhật và Mỹ”.


BM


Ý thức của các em là bản sao của một bài hát tuyên truyền được lặp đi lặp lại suốt hơn bốn chục năm qua, nhiều đến nỗi thấm vào trong các em thành một tính bẩm sinh.


Nền giáo dục nhồi sọ Cộng Sản có khả năng đầu độc và làm thay đổi toàn bộ ý thức của con người về lịch sử, nhân sinh và vũ trụ.


Việt Nam có trên 600 tờ báo nhưng báo chí Việt Nam chỉ được phép khai thác những ham muốn vật chất, những thú vui sa đọa, trụy lạc thay vì cổ võ cho các giá trị cao đẹp của quyền sống, quyền tự do dân chủ của con người.


Ý thức của các em khi sinh ra giống như một tờ giấy trắng, đảng Cộng Sản vẽ lên đó hình gì, sẽ hiện lên hình đó, chế độ độc tài sơn lên màu gì, sẽ hiện ra màu đó.


Một dòng sông không chảy không còn là sông nữa mà chỉ là một ao tù.


BM


Thực trạng Việt Nam đặt ra cho những ai còn nghĩ đến tương lai dân tộc những trách nhiệm lương tâm và đạo đức.


Đừng trách dòng sông sao không chảy mà hãy kiên nhẫn chứng minh và phân tích cho các em thấy đất nước mà các em sống bị cai trị bởi một nhóm người già nua, cực đoan, bảo thủ bám vào chiếc ghế quyền lực ngay cả khi biết mình đang chờ chết.


Đừng trách dòng sông không chảy mà hãy chứng minh cho các em thấy Việt Nam mà các em biết là một trong năm nước trên thế giới vẫn tiếp tục bám vào chủ nghĩa Cộng Sản, một ý thức hệ một thời bành trướng nhờ chiến tranh, đấu tố, ám sát, đang lùi xa vào quá khứ.


BM


Đừng trách dòng sông không chảy mà hãy chỉ ra cho các em thấy Việt Nam mà các em biết là quốc gia có 100 ngàn phụ nữ chỉ vì chén cơm manh áo mà phải bán thân lưu lạc xứ người, bị đánh đập, xô đuổi, ném ra đường phố như những nô lệ tình dục thời Trung Cổ.


Đừng trách dòng sông không chảy hãy phân tích cho các em biết Việt Nam là quốc gia có 50 triệu thanh niên nhưng đa số không còn sức sống, không có hoài bão cho tương lai của đời mình và cho đất nước mình.


Thay vì trách dòng sông không chảy, hãy chung tay dời tảng đá độc tài, lạc hậu ra khỏi lòng sông. Các thế hệ cha chú nếu không vượt qua được những hiện tượng tiêu cực rẽ chia, phân hóa nhiều khi rất nhỏ và tập trung sức mạnh tổng hợp của dân tộc để tháo gỡ cơ chế chính trị, kinh tế và văn hóa độc quyền cộng sản thì lời trách cứ kia chẳng qua là tự trách mình.


BM

https://www.youtube.com/watch?v=S8LnmGZdWL4&ab_channel=AsiaEntertainmentOfficial

Thay vì so sánh các em, các cháu sinh dưới chế độ Cộng sản với tuổi trẻ Nhật, Mỹ, Nam Hàn, Hong Kong v.v.. hãy làm tất cả những gì làm được để tuổi trẻ thấy rằng Việt Nam là một dân tộc đáng yêu nhưng cũng là đất nước đang cần một cuộc thay đổi toàn diện để hy vọng có thể hội nhập vào dòng tiến hóa của loài người.


May mắn thay, trong các thế hệ sinh ra sau 1975, một số nhờ nhiều các yếu tố tôn giáo, gia đình và nội lực bản thân, đã thoát ra khỏi được nhà tù bao bọc bằng bốn bức tường dày của tuyên truyền Cộng sản và dấn thân cho lý tưởng cao cả phục hưng dân tộc. Họ vẫn còn khá ít nhưng là biểu tượng của tương lai.


Các em, dù đang ở trong tù hay ngoài tù cũng đều đang đấu tranh và tiếp tục đấu tranh theo nhiều cách khác nhau.


Hãy gởi cho nhau những bài hay, chuyền cho nhau những tin tức mới, giúp đỡ nhau khi công an trấn áp, nương tựa nhau khi gặp khó khăn v.v.. Tất cả đều cần thiết.


Sự chuyển động của núi rừng bắt đầu từ từng chiếc lá, và nếu cất lên theo cùng một nhịp sẽ trở thành một khải hoàn ca.




Trần Trung Đạo


BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2023 lúc 10:42pm

Bàn Tay


Câu chuyện hi hữu sau đây xảy ra vào cuối năm 1975, lúc các trường tư thục (trong đó nhiều trường của các giáo hội), vì lý do này hay lý do nọ, chưa kịp làm thủ tục hiến cho nhà nước. Tại Trường thánh Giuse, linh mục hiệu trưởng vừa thấy cộng sản vô, thất kinh giao hết chìa khóa cho bác gác gian, rồi trốn biệt lên vùng kinh tế mới. Trường không có người nằm vùng, nên các giáo viên bình bầu một nữ tu dạy Anh văn - Đoan Nhã - làm hiệu trưởng lâm thời. Ủy ban Quân quản đang cần theo dõi tài sản và nhân sự nhà trường nên chấp thuận lối giải quyết dân chủ của giáo viên.


Một kỳ lương, Đoan Nhã theo giờ hẹn đạp xe đến phòng giáo dục, cửa văn phòng đã đóng. Nàng bấm chuông đến lần thứ ba, mới thấy Ba Thơm lững thững đi xuống. Đôi chân hơi ngắn của hắn bước hêu hêu trên những bậc thang đá mài trơn bóng, nhưng tay hắn lại không vịn lan can, mà đưa lên vuốt mớ tóc lưa thưa mới gội, như thể điểm tựa nằm ở trên đầu. Được cái bộ kaki Nam Định lùng thùng xông mùi xà bông Viso được nắng khiến hắn có cảm giác tự tin hơn. Khuôn mặt vuông, nhẵn nhụn, phải gọi là bảnh bao, làm bộ sáng lên vì ngạc nhiên. Hắn đi một đường cải lương... Tây:
"Ô kìa! Cơn gió nào đưa đồng chí hiệu trưởng nhà ta tới đây giờ này thế?”
"Chào anh Ba. Tôi tới lãnh lương. Hồi trưa tôi đã tới, mà anh Phượng nói quĩ hết tiền, hẹn sáu giờ trở lại."
"À, tôi nhớ ra rồi. Đồng chí Phượng có dặn: nếu gặp đồng chí hiệu trưởng thì bảo lên tầng hai nói chuyện và lấy tiền."

Người nữ tu mặt mũi và tâm hồn không vương một hạt bụi trần, theo Ba Thơm lên lầu hai, nhà ở của cán bộ giáo dục. Tới phòng khách nàng thấy Tám Phượng và Tư Quá đang ngồi thưỡn trên ghế sa-lông, phun khói thuốc mù mịt. Không ai thèm chào khách. Ba Thơm tự chọn một chiếc ghế bành, gieo người xuống, và chỉ vào cái ghế trống cuối cùng cho Đoan Nhã, nói cộc lốc:
"Ngồi đi!”
Nhưng Đoan Nhã bị ngộp khói, chỉ đứng mấp mé ngoài cửa nói vào:
"Chào các Anh. Xin anh Phượng làm ơn phát lương để tôi còn về, có mấy anh chị em giờ này còn ở trong trường chờ lương."

Tám Phượng, tướng gà tồ, mặt no đủ, luôn luôn muốn chứng tỏ mình nhỏ tuổi đời và tuổi đảng nhưng không non kém, dụi điếu thuốc bằng một điệu bộ rất sành sỏi, nói trong hơi khói:
"Vội vàng thế, người đẹp?”
Đôi mắt to của người nữ tu, chỉ thấy toàn tròng đen, với một khoảng trắng trong nhỏ xung quanh, giận dữ cũng khó làm ai sợ, ráng trừng lên, rồi dịu lại ngay. Nàng đẹp như bông mai trắng, nhưng từ ngày đi tu chưa bao giờ nàng bị ai kêu là 'người đẹp' một cách sống sượng như lúc này. Có lẽ cũng nhờ cái áo dòng. Bây giờ nữ tu đi dạy học không được phép mặc áo dòng, mà thời buổi này mặc có ích gì? Nàng làm như không nghe câu nói của Tám Phượng, nghiêm nghị nhắc lại:
"Xin lỗi các anh, tôi đã phải trở lại lần thứ hai để lấy tiền lương. Các anh chị em giáo viên trong trường rất trông lương."

Tư Quá, cái mặt dài quá khổ và chằng chịt nếp nhăn, có lẽ do những đăm chiêu kinh niên của một bí thư chi bộ, lúc này vẫn mơ màng nhìn làn khói thuốc lá thơm, làm như trong đó có nhiều đại sự hơn sự hiện diện của Đoan Nhã. Hắn tiếp tục im lặng, trong khi Tám Phượng đã tìm được lời đối đáp tự cho là rất có duyên:
"Còn chúng tôi cũng dài cổ trông đồng chí đây mờ."
Ba tên đàn ông phá ra cười hô hố. Ba Thơm nín cười trước, làm mặt nghiêm, can thiệp:
"Thôi, các đồng chí đừng trêu đồng chí Đoan Nhã nữa. Đồng chí Phượng đưa tiền cho đồng chí ấy đi."
Phượng hất hàm về phía cái bàn giấy kê cuối phòng:
"Thì đấy, tiền để trong ngăn kéo bàn kia kìa, còn sổ cũng ở đó. Đồng chí đếm tiền, ký nhận đi.”

Muốn lấy tiền, người nữ tu khốn khổ phải đi len giữa hai tên đàn ông Tám Phượng và Tư Quá, và ít nhất phải bước qua cái cẳng đểu cáng của Tám Phượng. Đoan Nhã thấy từ nãy đến giờ chỉ có Ba Thơm phát ra một câu nghe được, hắn lại là trưởng phòng, bèn đưa mắt cầu cứu hắn. Ba Thơm chỉ chờ có thế, đủng đỉnh:
"Hai đồng chí xuống văn phòng giải quyết nốt hộ mấy việc dở dang. Để tôi chiêu đãi đồng chí Đoan Nhã cho."

Tư Quá và Tám Phượng khệnh khạng đứng dậy. Bước ra rồi, hai cái mặt còn thò vào, một trên một dưới, giữa khuôn cửa khép hờ, nháy Ba Thơm, một tên nháy mắt trái, một tên nháy mắt phải, như hai tên hề diễn một trò nhuần nhuyễn. Ba Thơm mặc dầu quyền hành dưới bí thư chi bộ đảng Tư Quá, nhưng vì "trình độ" khá nhất đám, và nhất là thành tích đầy mình trong thời hoạt động đặc công Sài Gòn Chợ Lớn, hắn được nể vì. Trong những vụ "bắt mòng" nữ giáo viên ngụy, hắn tương đối ít năng nổ hơn các đồng chí khác. Vì thế khi hắn vừa tỏ vẻ si mê Đoan Nhã là Tư Quá và Tám Phượng lên kế hoạch giàn cảnh cho hắn liền.
Chờ hai bạn đi rồi, Ba Thơm vội đóng cửa lại, lắc đầu thở dài phân bua với khách:
"Các đồng chí ấy nhớn đầu rồi mà cứ đùa nghịch như trẻ con vậy thây, đồng chí hiệu trưởng đừng chấp nhá."
Rồi hắn lại bàn giấy, kéo hộc ra lấy tiền và cuốn sổ lương, đưa đặt trên bàn sa-lông:
"Đồng chí đếm tiền ngay, hay là mình uống chén nước trà xấp giọng trước?”

Đoan Nhã linh cảm thấy có điều bất thường, trả lời xẵng:
"Tôi đếm tiền bằng tay, chứ có phải nói gì nhiều đâu mà cần xấp giọng!”
Và nàng lật đật đếm tiền cho nhanh để về. Chiều xuống mau, hắn bật đèn và ngồi lại chỗ cũ, tay chống cằm chăm chú theo dõi.

Từ ngày cách mạng tiếp thu thành phố, các nữ tu không mặc áo dòng khi ra ngoài. Đoan Nhã mặc cái áo bà ba nâu, quần lãnh đen, tóc chải ngược gọn gàng như một thiếu nữ ngoài đời. Hai bàn tay, móng cắt ngắn, ngón dài trắng muốt như ngọc, thoăn thoắt lật qua những tờ giấy bạc cáu bẩn. Gương mặt thanh thoát hơi cúi xuống. Ba Thơm đã nghe đồn về người nữ tu xinh đẹp này, và đã vài lần gặp mặt trong các cuộc họp hiệu trưởng toàn quận. Nhưng chưa bao giờ hắn được một mình ung dung ngắm nàng trong khoảng cách gần, dưới ánh đèn néon, như chiều nay. Dưới ánh đèn, mặt nàng như tỏa hào quang huyền ảo. Hắn nuốt nước miếng cái ực, bất ngờ:
"Đồng chí đẹp như tiên sa thế kia, sao nỡ đi tu cho phí của?"

Mười ngón tay nàng bắt đầu lúng túng. Đôi môi hồng mấp máy, không biết đang đếm, đang đọc kinh, hay run. Ba Thơm hết nuốt nước miếng, lại hắng giọng, mấy lần mới nói tiếp được:
"Đồng chí có trình độ, nếu gia nhập Đảng sẽ có tương lai tốt lắm đí. Gì chứ cái chức hiệu trưởng này đồng chí có thể ngồi vĩnh viễn được. Nếu đồng chí bằng lòng, tôi sẵn sàng đề bạt. Mà tôi đã đề bạt là xong ngay. Coi! Cái 'có kia, vận bộ đại cán vào nền ra phết đấy nhá.”

Nàng vẫn im lặng, hối hận vì hồi nãy đã không rủ một cô giáo đi theo như mọi khi, và thầm trách lối làm việc kỳ cục của "cách mạng," hiệu trưởng phải gánh bao nhiêu việc bá vơ, kể cả việc đi đếm tiền, phát lương. Nàng đếm bừa, chẳng biết thiếu đủ ra sao, xong, ký nhận, gói tiền vào tờ Sài Gòn Giải Phóng và nhét vào bị. Nàng đứng lên toan về, thì Ba Thơm cũng đứng lên, giọng đục:
"Đồng chí Đoan Nhã, đi đâu mà vội mà vàng thế? Đồng chí có nghe tôi nói từ nãy đến giờ không nào? Cái co này... chà, chà, phải vận bộ đại cán vào mới oai... Ấy, tôi đã dành sẵn một bộ kia, để tôi lấy cho đồng chí mặc thử."
Hắn mở tủ lấy bộ đồ, nói tiếp:
"Nhưng trước hết để tôi giúp đồng chí lột quách bộ quần áo tầm thường này ra đã.”

Đoan Nhã bước về phía cửa ra vào, nhưng Ba Thơm đã nhanh chân chặn cửa. Giọng hắn lạc và khàn:
"Để anh... giải... phóng em nhé.

Hắn miệng nói tay làm, giật bung hàng nút bấm trên ngực người nữ tu.
"Giêsu! Maria!”
Người con gái kêu thất thanh. Và không biết sức mạnh từ đâu, nàng bỗng trỗi dậy như một con ngỗng bị cắt tiết, một tay ghì vạt áo, tay kia gạt phăng tên đàn ông sang một bên. Bịch tiền rơi xuống sàn. Nàng chiếm vị trí chận cửa, tay gài nút áo, tay lần ra đằng sau xoay quả đấm, nhưng cửa đã bị khóa trái từ bao giờ. Nàng chỉ còn biết quay mặt lại ôm ngực đề phòng.

Đoan Nhã nhìn bàn tay Ba Thơm quờ quạo một cách vô vọng trong không khí, bèn đập vào một cái, nói bằng giọng uy quyền:
"Cái bàn tay dơ bẩn này!”
Cái đập tay đó khiến cả hai người sực nhớ lại một chuyện xưa...

*****

Năm hai đứa trẻ bắt đầu lên lớp ba trường Ninh Bình, Bắc Việt. Ngày đầu tiên đứng trước cửa lớp, thầy khám tay, đứa nào có bàn tay dơ thày không khẻ thước như cô giáo cũ, mà bắt đứng ra hàng riêng. Tới Nụ thầy khựng lại, nhìn chằm chằm, nó sợ hết hồn. Nụ lật qua lật lại hai bàn tay xem có hạt bụi hoặc vết mực nào chăng? Không. Thầy đi qua, Nụ thở phào. Thầy không đánh mấy đứa tay dơ, Nụ tưởng giờ phán xét kết thúc và thày ban ân xá nhân ngày khai giảng, nào ngờ thầy trỏ tay vào Nụ hỏi đột ngột:
"Tên gì?”
"Thưa thầy, con tên là Nụ”.

Nó run rảy trả lời, với một câu đủ cả chủ từ túc từ, để may ra có tội lỗi gì còn được giảm khinh. Nhưng thầy hướng về cả lớp nói:
"Các em nhìn bàn tay em Nụ sạch sẽ như thế này... Giơ tay lên... Đáng làm gương cho cả lớp”.
Nụ hú hồn, giơ tay như đầu hàng, không chịu buông xuống. Run lên vì hãnh diện. Thầy nói tiếp:
"Bây giờ thầy để em Nụ thay thầy phạt các em tay dơ."

Thầy đưa cho Nụ cái thước vuông đen bóng, bảo đi khẻ các bàn tay dơ. Nụ không dám đánh mạnh. Một thằng con trai trong bọn tay dơ thấy vậy cười khẩy. Thầy quay phắt lại:
"Thằng này! Mày cười gì?”
"Đánh như đuổi ruồi”.
Cả lớp nín thở chờ cơn lôi đình của thầy. Thầy chưa giận ngay, chờ tới phiên nó, thầy lại gần:
"Hượm đã. Nhớ: đánh trâu đánh bò, chớ không phải đuổi ruồi."
Nụ hiểu ý thầy, nhưng không dám đánh đau hơn mức độ mà nó nghĩ chính nó có thể chịu đựng được. Mà nó thì nhát đòn lắm. Thầy cười gằn:
"Hừ! Thế là gãi ruồi, chớ cũng chưa phải là đuổi. Đánh lại!"

Nụ nhíu mày đánh lần thứ nhì, hơi mạnh tay hơn lần trước một chút, và cảm thấy da thịt mình bỏng rát. Thế mà mặt thằng con trai vẫn trân trân, khiến thầy càng giận. Thầy giận lây sang Nụ:
"Cái con này, tay sạch mà bị rút gân rồi. Để tao đánh mày cho mày biết thế nào là đánh trâu đánh bò, nhá?"

Nụ vừa sợ thầy, vừa giận thằng con trai không biết sợ cái "chính nghĩa" mà Nụ đang nắm trong tay, vừa lo chính mình bị đòn. Nụ dồn tất cả cái sợ, cái giận và cái lo vào cái thước kẻ, và quất thật mạnh xuống bàn tay thằng bé, rồi trả thước cho thầy, òa khóc chạy về chỗ trong hàng. Hai bàn tay chắp trên ngực xoắn lại với nhau như đang đau đớn.

Ba Thơm nhìn bàn tay đang vặn vẹo trước ngực của Đoan Nhã. Bàn tay cực đẹp. Và đôi mắt to sợ hãi. Óc hắn lòa sáng. Từng mảng thời gian tróc rơi xuống, hình ảnh con bạn học lớp ba hiện ra, Ba Thơm thốt lên:
"Cái... cái Nụ đây, phải không?”

Lần đó, cái Nụ, sau khi đánh thước lim vào tay bạn, tới giờ ra chơi, Nụ ra đầu hiên, ngồi đếm những cái lỗ nước mưa khô xếp hàng dọc trên mặt đất, không dám ra sân chơi, sợ chạm mặt thằng Lì. Nhưng khi sắp tới giờ vào lớp, Nụ đi hái rau má, tìm nó ở bể nước. Nụ thấy bàn tay nó hằn lươn. Nụ xin nó để cho mình đắp rau má đền. Nó không cho, Nụ khóc, nó ngạc nhiên, chùi tay vào quần, rồi cầm bàn tay Nụ, thoa thoa, nắn nắn, nói 'Trắng ghê. Mềm ghê. Xinh ghê.' Mân mê chán, nó lật qua lật lại coi, nói "Hai mặt trắng bóc như nhau”.
Rồi cuộc chia đôi đất nước năm 1954, kẻ ở người đi.

Giọt nước mắt sợ hãi gần khô, bỗng lớn lên, mọng những tủi hổ của quá khứ lẫn hiện tại. Nàng nói:
"Nụ đây. Đi tu, nhà dòng đặt cho tên mới là Đoan Nhã. Còn anh là thằng... Lì đây?”
"Chứ còn ai nữa. Vào Đảng, Đảng cho cái tên Ba Thơm."
Cái tên "Ba Thơm" kéo hắn trở về hiện tại, cúi xuống lượm túi tiền đưa cho Đoan Nhã, bẽn lẽn nói:
"Xin lỗi Nụ nhá”.

Đoan Nhã phủi lại áo sống, lắc đầu như không muốn nhận lời xin lỗi, cố nói giọng Bắc đặc nhưng vẫn lai Nam:
"Thôi huề. Xí xóa cho tôi cái khẻ tay ngày xưa?"

Người nữ tu, vốn không quen oán hận, bây giờ càng không có gì để oán hận Ba Thơm. Nàng chỉ hơi bàng hoàng về sự tái ngộ trớ trêu. Nhớ lại bao năm nay nàng vẫn hổ thẹn về cái cảm giác hãnh diện và sung sướng được thay thầy phạt các bạn. Dù nàng đã lấy rau má đắp cho cu Lì và mặc dầu sau đó hai đứa thành bạn thân, nàng vẫn nghĩ nàng đã quá tay. Nàng càng lớn lên "con lươn" trên mu bàn tay thằng Lì càng hằn sâu trong lương tâm quá trong sạch của nàng. Nàng đau đớn nghĩ rằng nếu bị cám dỗ hoặc ép buộc, nàng rất dễ thành người ác. Đó là lý do con Nụ trở thành Đoan Nhã, với hy vọng bức tường tu viện ngăn cản tính ác trong mình. Hôm nay, sau khi suýt bị xúc phạm và sau khi đã tha thứ, vết thương trong lòng nàng mới lành lại. Nàng cảm tạ Thượng Đế vì cuộc gặp gỡ éo le. Nàng cảm tạ Thượng Đế đã quan phòng cho nàng sống trong một hoàn cảnh hiền hòa của tu viện, ít nhất là tới bây giờ. Nếu không, trong một môi trường khác, biết đâu đứa con gái lớp ba, có lúc dám đánh bạn bằng cái thước nặng chịch bóng láng đã chẳng trở thành kẻ tra tấn người bằng cực hình hay nữ đặc công đặt mìn xe đò, rạp hát. Bàn tay mình chẳng phải mình giữ mà sạch được?


Tâm Thanh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2023 lúc 2:40pm
Kết bạn tri âm
Tri%20Kỷ%20là%20gì?%20Thế%20nào%20là%20một%20người%20bạn%20tri%20kỷ%20-%20Vua%20Nệm


Câu chuyện tui kể lại cho các bạn nghe có hơn nửa thế thế kỷ rồi, ngồi hồi tưởng lại tui ngỡ chừng mới đây thôi...

Dạo ấy trên các mặt báo xuất bản ở Sài gòn, tui không nhớ chính xác vào năm nào đã xuất hiện mục "Kết bạn Tri Âm", chỉ mới vài số báo thôi mà đã lan tõa ra khắp nơi, mục làm quen với nhau qua những dòng đăng trên báo đã cuốn hút đủ mọi thành phần trong xã hội , nhất là các cô cậu sinh viên học sinh, rồi các anh lính chiến ở khắp mọi miền cũng góp mặt cho mục này thêm phần hấp dẫn.                   

***
Tui có ông anh ruột ổng là anh lớn nhất trong nhà, tuy là anh Hai nhưng anh Thọ tui ổng hiền như cục bột , bù lại ông anh thứ ba tên Phước ổng dữ như chằn, hể mỗi lần tui đi chơi với đám bạn trong xóm, vừa thấy dấp dáng ổng ở đàng xa là tui lật đật lũi vô hẻm liền, vì ổng hay đánh bởi  cái tội tui không  lo học mà ham chơi với chúng bạn.

 Đến tuổi quân dịch hai ông anh tui lần lượt đi vào quân ngũ, anh Thọ thì thụ huấn ở trường Hạ sỹ quan Đồng Đế Nha Trang, còn anh Phước tui thì vô Biệt Động Quân học ở Dục Mỹ.

  Mãn khóa trước khi đáo nhậm đơn vị ở một Sư đoàn Bộ binh, anh Thọ tui được về phép gần chục ngày, vốn còn nhóc tỳ thấy bộ đồ lính của anh tui khoái lắm, một hôm anh ngồi trên bộ "Đi Văng" trước nhà, anh Thọ soạn đồ trong cái ba lô ra, ôi thôi cả đống thơ từ của anh lưu giữ bấy lâu, tui tò mò lấy vài cái cầm lên coi, nào là mấy cô ở Đà Nẵng, Huế, An giang ..V.v... nói chung có khắp miền đất nước.

 Thích quá tui hỏi anh:

 - Sao anh Thọ có bạn nhiều quá vậy, em khoái viết thơ lắm mà ác nỗi em có vài thằng bạn ở gần xịt nên đâu có cần viết thơ từ gì.

 Anh tui nghe vậy bèn nở nụ cười rồi ổng nói :

 -Ừ thì mơi mốt lớn lên ra đời đi làm thì lúc đó thiếu gì bạn bè.

 Nói xong anh soạn và sắp xếp lại các chồng bao thơ theo từng người quen, anh lấy dây thun ràng lại từng bó rồi cất vô hộc tủ.

 Ngày nọ, nhân lúc anh đi ra Sài gòn để thăm một vài người bạn học để trước khi anh lên đường ra đơn vị, vốn tò mò không biết những lá thơ kia họ viết những gì cho anh, tui bèn mở ra xem một vài lá, sau khi xem qua tui thấy đại khái lời thăm hỏi sức khỏe, cuộc sống trong quân trường, cũng có một số thư thăm hỏi về gia cảnh, lời thơ chân tình vô cùng, đọc đến đâu tui tự tưởng tượng nhân vật trong thơ là các cô nữ sinh hiền hậu vô cùng, trong những người viết thư cho anh tui thích nhất hai lá thư, một là của chị Bùi Thị Diệu ở Đà Nẵng, hai là của chị Nguyễn Thị Thanh Tâm ở Tây Lộc Huế, lời thơ của hai chi này khi tui đọc qua tui cứ ngỡ rằng của hai người chị ruột của mình, vì tình cảm các chị dành cho anh Thọ tui rất chân tình và không ít phần lãng mạn... 

  Khi đến tuổi quân dịch tui cũng vào quân ngũ như hai anh, rồi tui cũng bắt chước ông anh hiền như cục bột của tui, tui cũng viết thư làm quen với các cô nàng đăng báo kết bạn tri âm, tháng nào tui cũng nhận vài chục lá thơ, ngoài giờ lo nhiệm vụ lính tráng tui bù đầu cho việc hồi âm thơ từ, ban đầu viết thơ hăng hái lắm, về sau thơ tới liên tu bất tận khiến tui hồi âm không kịp, vậy là không ít cô nàng gài số de hổng thèm chơi với tui nữa, biết lỗi tui cố viết thư thanh minh thanh nga nhưng họ nhất quyết một đi không trở lại..

  Có dạo nọ tui đọc báo thấy cô học trò nhỏ ở "Đốc Binh Vàng" muốn tìm bạn là những anh lính trẻ nơi tiền tuyến (Hình như một địa danh ở An Giang hoặc Trà Vinh gi đó tui cũng chẳng nhớ), tiêu chuẩn cô đưa ra tui thấy chí ít mình cũng đáp ứng yêu cầu chín phần mười do cô nàng đưa ra, tui bèn viết thơ và gửi liền cho cô nọ, chừng nửa tháng sau cô ta hồi âm cho tui, mừng quá tui  mở thơ ra đọc liền, chèn ơi nào phải bức thơ sực nức mùi dầu thơm như tui tưởng tượng, rồi những dòng chữ học trò bằng mực tím dễ thương sẽ hiện ra, các bạn có biết không khi mở thư ra là một bản chép tay khuyên tui chép lại vài chục trang giống như lời sấm truyền của một đạo nào đó ở miền Tây, quê cả cục vì mình bị gạt nên tui bỏ lá thơ kia mà không thèm chép lại rồi gửi tiếp cho người quen, họ còn hù nếu không thực hiện thì ít ngày tui sẽ gặp điều không may đến với mình.

 Hai ông anh tui lần lượt đền nợ nước, một hôm buồn quá tui lục lại chồng thơ của anh Thọ, khi xem qua thơ của chi Diệu và chị Tâm tui cảm động lắm, tui bèn mạo muội viết thư báo tin anh tui đã mẩt, chỉ dự định báo cho các chị hay tin thế thôi, không ngờ các chị hồi âm nhanh chóng, trong thư các chị chia buồn sâu sắc đến gia đình tui, rồi hai chị nhận tui là đứa em kểt nghĩa.

  Đời lính chiến xa nhà, có được món ăn tinh thần của hai bà chị ở hai tỉnh nơi địa đầu giới tuyến, thử hỏi mấy ai không vui. 

 Rồi nước non  đến hồi mạt vận, từng gia đình , từng con người trôi nổi theo vận nước nên tui mất liên lạc với hai bà chị thân yêu từ đó .

 Sau này có dịp ra Đà Nẵng, Huế. Khi đi ngang địa chỉ nhà của các chị tui không có can đảm ghé vào hỏi thăm, nếu vô hỏi thăm thì chưa chắc gì gặp các chị, bởi cuộc chiến biến động khắp nơi dân tình tan tác nên tui đành lướt qua,
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, chị Bùi Thị Diệu ơi! nếu như các chị xem được câu chuyện này thì hai chị nhớ rằng thằng em kết nghĩa ngày xưa vẫn đao đáo nhớ về hai chị thân yêu của mình. 

***
Kết bạn tri âm, tìm bạn bốn phương đều có hai mặt tốt và xấu, tui thiểt nghĩ ở đời mình lấy tấm lòng chân thật đối đãi với nhau thì sẽ không bao giờ gặp phải người giả trá lọc lừa phải không các bạn.
Nhớ về hai bà chị ngày xưa.

Hai Hùng SG


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Aug/2023 lúc 2:41pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2023 lúc 8:23am

Cù Lao Tới Pulau! 

Thuyền nhân Việt Nam trên đảo Pulau Bidong ngày 1/8/1979 



Trong 5 châu: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Úc là Châu Ðại Dương, được Thái Bình Dương, Ấn Ðộ Dương bao lại. Rộng mênh mông tới 7,688,000 km². Gần bằng 4/5 nước Mỹ về diện tích nên có rất nhiều chỗ đi du hí; đi cả đời chưa giáp.

Hai tuần lễ nghỉ Ðông của học trò Úc bắt đầu vào ngày 26 tháng 6 tới mùng 7 tháng 7 năm 2023, mấy chú Kangaroo lại dắt mấy con ‘Joey’ đi Pulau Bali của Indonesia.

Tại sao vậy? Dân Úc không yêu nước Úc, không thèm xài hàng ‘Australian Made’ hay sao?  Nói nào ngay yêu nước thì dân Úc hổng thua ai. Nhưng chỗ nào rẻ là tui tới chơi hè. Ðồng tiền nó liền khúc ruột phải không nè?

Úc thòi lòi đi Pulau Bali vì nó gần xịt. Cách Melbourne, nơi tui ở, chỉ 4400 cây số chưa tới 6 giờ bay. Tiền vé máy bay 435 đô, khoảng 30 tô phở tái, nạm gầu, thêm chút hành trần và nước béo.

Vật giá ở Pulau Bali rẻ. Chơi thì bờ biển Pulau Bali cát trắng phau. Pulau Bali có rừng nhiệt đới, có núi lửa, có ruộng bậc thang. Dân Pulau Bali hiếu khách, thân thiện, nồng hậu. Giá cả dịch vụ phải chăng, không chặt chém bậy bạ. Mặc dầu năm 2002, một tay khủng bố Hồi giáo cực đoan đánh bom giết chết tới 88 người Úc.

Dân Indonesia theo Hồi giáo đông nhứt thế giới cấm rượu. Nhưng dân Pulau Bali theo Ấn giáo nên bợm nhậu, cứ tự nhiên như chó điên, uống thả cửa. Tửu nhập tâm như cẩu cuồng tọa thị. Mới đây nè một chú Úc khùng, mới 23 tuổi, xỉn quắc cần câu, ở truồng nhong nhỏng, rượt đánh người. Trong số nạn nhân có một ngư dân phải khâu tới 50 mũi. Bị nhốt tới 6 tuần lễ chua quá, chú xin tía má móc xỉa 25 ngàn đô Úc để chuộc chú ra. Có đô Úc, vợ nạn nhân cúng một con dê, (vì Ấn giáo không cho ăn thịt bò) mừng tai qua nạn khỏi. Ðược thả ra, chú bay về Sunshine Coast, tiểu bang Queensland. Chưa tởn, mùa Thu lá bay năm sau, chú sẽ gặp lại Pulau Bali để trượt sóng. Quậy tưng bừng nữa thì chắc không; vì hao xu quá mạng.


Ðất nước Indonesia là quần đảo có hơn 17 ngàn Pulau lớn nhỏ. Lớn như Pulau Sumatra, Pulau Borneo, Pulau Java. Nhỏ như Pulau Kuku mà ông bạn văn của tui hồi tháng Sáu năm 1982, với một thuyền vượt biên chút tẳn đã tới. Ở rừng dừa (Pulau là đảo. Kuku là chú Ba Tàu) sáu tháng, ông bạn được chuyển tới Pulau Galang đi Mỹ định cư. Nhưng hổng phải chỉ Indonesia ngàn vạn đảo mới có Pulau Kuku, Pulau Galang. Ở Malaysia cũng có Pulau Bidong.


Những con người bị CS truy bức, hết đường sống, phải ùa ra biển mặc phần số rủi, may. Xui, Má nuôi con hoặc con nuôi cá; phước đức ông bà để lại là con nuôi Má. Tối 21, tháng Tư, năm 1981, Công an bận ăn nhậu sau những ngày mệt nhọc canh chừng phản động phá hoại bầu cử Quốc hội bù nhìn. Từ Cửa Ðại, Bến Tre, sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển, thằng em của tui đã đến được nơi giữa biển có cột lửa phun lên trời. Mấy thằng da trắng mũi lõ khoan dầu chỉ hướng Pulau Bidong thuộc tiểu bang Terengganu của Malaysia. Bà con mình gọi là: Hòn Rắn vì nó có nhiều rắn quá hay chăng?

Pulau Bidong là: ‘Hòn đảo địa ngục’. Từ mùng 8 tháng 8 năm 1978, đến 30 tháng 10 năm 1991, hơn 250,000 thuyền nhân tơi tả đó sống chen chúc trong những túp lều tạm bợ, cao hai và ba tầng, làm bằng gỗ trục vớt từ những chiếc thuyền bị đắm. Mái lợp bằng tấm nhựa, tấm tôn. Giếng nước không đủ phải chở từ đất liền ra. Mỗi ngày, mỗi người một ‘gallon’ nước. Thuốc men thì thiếu thốn. Những trận bão mùa miền nhiệt đới thổi tới; những dòng nước bẩn thỉu tràn qua trại. Vệ sinh gần như không tồn tại. Hậu quả là bệnh viêm gan siêu vi tràn lan.

Hàng trăm nghìn người chạy trốn khỏi sự áp bức của CS chạy ra biển. Bi kịch tận cùng, thây nổi Biển Ðông. Nhưng Trời không hại người ngay! Tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ, Jimmy Carter, lương tâm của nước Mỹ xúc động chìa tay ra cứu vớt. Ông ra lệnh cho tàu Mỹ vớt thuyền nhân. Ông tăng gấp đôi số người tị nạn từ 7,000 lên 14,000. Hành động nầy có thể khiến ông thất cử nhiệm kỳ hai; vì có tới 62% dân Mỹ lúc đó chống đối. Nhưng ông Jimmy Carter đã quả cảm làm theo mệnh lệnh của trái tim mình.

Đền thờ Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh tại Cù lao Ông Chưởng

Jimmy Carter, tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ đang được chăm sóc cuối đời. Trước sau gì ông cũng sẽ ra đi trong thanh thản. Xin cầu nguyện cho ông!

Mãi sau nầy, tui mới biết bà con mình đến Pulau Bidong, Pulau Kuku, Pulau Galang thì Pulau đã đến nước ta hồi năm nẳm. Pulau thành Cù lao. Như Cù lao Chàm Hội An, Quảng Nam vốn là đảo nhỏ do cát ven bờ biển nổi lên. Cù lao trong sông do phù sa bồi đắp, nổi lên giữa dòng, rồi nằm lại trong ca dao: “Bao phen quạ nói với diều. Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”. Ông Chưởng là ông nào? Năm 1699, Nặc Thu, vua Chân Lạp đem quân đánh Ðại Việt. Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh trấn thủ dinh Bình Khang (nay thuộc tỉnh Khánh Hòa) được Chúa Nguyễn cử làm Thống binh đi đánh dẹp giặc để an dân. Ðầu năm Canh Thìn 1700, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về Sầm Giang Mỹ Tho thì mất. Ông hưởng dương 51 tuổi. Dân thương tiếc lập đền thờ. Trước thế kỷ XVIII, Cù lao Cây Sao, giờ dân đổi tên thành Cù lao Ông Chưởng, gọi theo chức ‘Chưởng cơ’ của ông.

Nói hổng dám giấu gì bà con: hơn 50 năm trước, lúc đi học tại Cần Thơ, tui có thầm thương trộm nhớ một em ‘xẩm lai’ mười hai cái đẹp. Em đẹp cỡ tài tử Hong Kong bên hông Chợ Lớn Miêu Khả Tú để tui tưởng tui là Lý Tiểu Long, Em quê quán Cù lao ông Chưởng, Chợ Mới thời Trung tá Khiêu ngồi quận. “Chợ Mới quê hương, nơi tôi có một người thương chiều chiều nàng ra bờ sông giặt áo”.

Năm 75, mất Miền Nam, tình đôi vừa mới chớm đành bèo dạt góc biển chân mây. Ðêm quê người, chớm Ðông, trời rất lạnh. Cạn ly đầy, đầy ly cạn, viết Pulau Bidong, Pulau Kuku và Cù lao Ông Chưởng, viết về Chợ Mới quê mình để nhớ thương hoài quê cũ tình ta!


Đoàn Xuân Thu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2023 lúc 4:13pm

Nàng Hoạn Thư 

 

Khu tập thể nơi ông ở tự nhiên xuất hiện một cặp vợ chồng trẻ. Chàng là họa sĩ, vợ là giáo viên. Họ rất đẹp đôi. Chàng tuấn tú khỏe mạnh như vận động viên điền kinh, lại có đôi bàn tay của người nghệ sĩ. Đất nước hôm nay báo chí và sách đọc bay nhiều như bươm bướm trong nắng của mùa xuân. Họa sĩ có tài, luôn luôn được chào mời vẽ tranh minh họa. Chàng khối tiền...

Nàng đẹp y như mỹ nhân ngồi cạnh một bông hồng đỏ mới hé nở trong nắng sớm. Nghề giáo viên của nàng, vốn thanh bạch và nghèo. Nhưng nàng lại là con của một vị quan chức ngoại giao đương công tác tại nước ngoài. Cha mẹ nào mà chẳng thương bông hoa hồng kiều diễm đó. Thỉnh thoảng bà mẹ nàng đến thăm thường cho con gái những tờ bạc lớn mới tinh lần đầu tiên mới chịu bò ra cuộc đời.

Hai vợ chồng sống ở tòa nhà hai tầng trong phố nhỏ ngoại ô, đối diện với nhà viên bác sĩ. Ngoài ban công của căn nhà có một chậu cúc nhỏ đương đơm hoa thẹn thùng trong nắng vàng.

Họ yêu nhau lắm. Nàng cũng chiều chàng hết lòng. Chàng cũng thương vợ hết nhẽ. Nàng nhìn chàng bằng cặp mắt sáng như sao nhưng đầy nước. Ánh mắt của tình yêu, vừa đau vừa hờn ai nhìn cũng biết. Chàng đi bên vợ thẹn thùng bối rối như đứa trẻ. Đàn ông được yêu quá run rẩy là chuyện thường.

Con tạo trong cuộc đời nhảy nhót. Một năm sau, nàng sinh một cô bé gái. Nó còn bé tí nhưng đã đẹp giống mẹ rồi. Cộng thêm một năm nữa, người ta thấy nó chơi tha thẩn bên chậu hoa cúc. Mẹ nó càng ngày càng đẹp, ngọt như táo chín trong mùa thu vàng.

Trong tất cả các nghề, khéo nghề họa sĩ là nghề dễ đong đưa với ái tình nhất. Nghệ thuật bắt nguồn từ tài hoa và cái nghèo. Nhưng chàng lại không nghèo. Một khi con người đã no đủ cả tình ái lẫn tiền thì khó lòng còn sáng tác được nữa. Chàng bắt đầu hướng về một phương trời khác. Một cánh chim bay trong trời chiều mùa thu màu tím. Phải thôi, nghệ sĩ mà không có đau khổ thì không làm được cái quái gì cả. Tự nhiên trong cuộc đời, chẳng ai dại mò vào nơi đói khổ. Chàng mò đến khoảng trời của tình ái. Khoảng trời này bao giờ cũng đầy hoang lạ. Kẻ bước dưới bầu trời tình ái lạ, y như đi đêm trong sa mạc vậy. Suốt đời bị khát nước. Như tất cả những người đàn ông khác, trốn vợ đi hái hoa bắt bướm, có khéo che chắn đến đâu rồi cũng lộ chuyện. Đêm đêm chàng về muộn, mắt chàng lấm lét như thầy phù thủy bắt quyết. Đầu chàng ướt đẫm sương đêm, người chàng có mùi thơm của một loài hoa lạ. Nàng nhìn biết ngay...

Người đàn bà miền Bắc có tri thức thường khôn ngoan nuốt hờn vào bụng. Cứ mỗi lần chàng về muộn là nàng lại nuốt chửng vào bụng một cục máu đen. Bố đẻ của nàng là một nhà ngoại giao danh tiếng. Ngày xưa ông thường dạy con gái. Mọi chuyện trong cuộc đời phải nghĩ thật kỹ rồi mới hành động. Nếu chưa nghĩ kỹ mà đã hành động, thì chắc chắn sẽ nhận phần thua thiệt về mình. Cuộc đời ông là một tấm gương. Từ một anh công chức bàn giấy, ông đã tiến nhanh thành một nhà ngoại giao. Ông chưa già, mới khoảng năm mươi tuổi. Đất nước hôm nay "tre già măng mọc", ông còn tiến rất xa.

Tối tối nàng đưa ngón tay trắng muốt, mềm như những cánh hoa cúc, ôm lấy mái tóc đen như mực. Nàng ru con ngủ vừa nghĩ. Chồng nàng mới hai mươi bảy tuổi. Tuổi đấy so với người đàn ông trong cuộc sống hôm nay vẫn còn là kẻ ấu thơ. Người đàn ông sống giữa thành phố, nếu có tiền khó lòng thoát khỏi chuyện trăng hoa. Nghề của chàng lại là nghề nghệ thuật. Nghệ thuật và đàn bà hay dính với nhau làm một. Một tình yêu lạ, kẻ bình thường khác phải loanh quanh hàng tháng, thậm chí đến vài năm. Nhưng những người nghệ sĩ chỉ bước chân trong một tiếng tơ đồng. Tiếng đàn ngân nga độ nửa phút. Thì chàng cũng xuống thuyền sang sông.

Đến hôm nay, con người đã bước qua hàng vạn chuyện tình. Đem chuyện xưa khó lòng mà dọa chàng được. Không khéo, thì chàng ở trên bờ, nàng ở dưới sông ôm con đi chuyến đò ngang một mình. Tất nhiên, chàng sẽ đứng trên bờ lén chùi những giọt nước mắt rơi. Hết khóc, chàng tắc lưỡi quay về với người tình mới. Nàng lỡ đò rồi, ai dám bảo chuyến đò sau không lỡ.

Chàng cứ đi chơi về muộn. Trên đường về, cả bầu trời sao mùa hạ, lẫn bóng trăng tròn, rung rinh chào đón. Miệng chàng hát bài Lămbađa nóng bỏng nhún nhảy, duyên dáng của mùa hạ. Ái tình lạ, đối với người đàn ông muôn đời vẫn mới về đến nhà, khi bước chân lên cầu thang, chàng đứng lại định thần một lúc. Hai phút sau, mặt chàng lạnh tanh. Sự lừa đảo của chàng đối với nàng thật là trò trẻ con. Nàng cứ lặng thinh như không hề biết. Nàng đón chàng bằng nụ cười mê hồn của những mỹ nhân.

Ngày tháng trôi đi như mây trôi trên trời vậy. Tối nào, trong cuộc đời nàng hình như cũng mưa. Mưa mãi, nó cũng làm lòng nàng đầy như nước hồ giữa ngày tháng bảy. Nàng tự soi bóng của mình vào mặt nước hồ đấy. Nàng còn đẹp lắm, bóng nàng như bóng một nàng tiên. Chỉ khác rằng nàng tiên dưới bóng nước buồn lắm. Mắt nàng tiên sâu thăm thẳm. Một nụ cười hờn tim tím. Tình cờ một hôm, có một đốm trắng như viên thuốc rơi xuống mặt hồ làm lay động sóng. Nàng nhìn theo viên thuốc đang tan trong nước hồ xanh mà nở một nụ cười vàng vọt như chết.

Mấy hôm sau, một buổi tối chàng đi chơi về muộn. Chàng thấy nàng nằm thiêm thiếp trên giường. Dưới chân giường, con gái chàng đang nghịch mấy chục cái vỉ thuốc ngủ hết thuốc. Cái bàn nhỏ kê đầu giường có một lá thư nhỏ. Chàng hốt hoảng cầm đọc. Thư viết:

Anh thân yêu!
Em biết anh không yêu em nữa. Em ra đi cho khỏi vướng bận lòng anh.
Vĩnh biệt anh.

Chàng hốt hoảng lay vọi vợ. Nàng mở mắt nhìn chàng, rồi lại từ từ nhắm mắt. Tai họa... Chàng hốt hoảng chạy sang nhà viên bác sĩ, mong nhờ ông cứu giúp. Đêm nay, oái oăm, lại đến phiên trực của ông tại bệnh viện. Chết rồi...! Chàng quay về nhà lay gọi vợ. May quá, thuốc chưa ngấm, vợ chàng còn tỉnh. Chàng vội bế con sang gởi hàng xóm rồi vội vã đưa vợ bằng xe máy đến bệnh viện nơi viên bác sĩ làm việc.

Xe máy lao vút trong trời đêm đi về hướng thành phố vắng vẻ đã khuya. Nàng ôm chặt lấy chàng, thiêm thiếp sắp bước vào giấc mộng nghìn thu. Đến bệnh viện, chàng lại gặp ngay viên bác sĩ. Viên bác sĩ đo huyết áp, vạch mi mắt nàng. Ông băn khoăn suy nghĩ, rồi bảo chàng đứng dậy ra ngoài để ông làm việc.

Chàng đứng lo lắng ở ngoài phòng cấp cứu. Hối hận quá, nhưng bây giờ quá muộn. Nàng chẳng may đi mất, thì lỗi chuyện đó tại chàng. Biết nói sao với mọi người bây giờ.

Hai tiếng sau. Hai cô y tá khiêng nàng xuống phòng hồi sức. Chàng định chạy theo, nhưng viên bác sĩ giữ chàng lại. Ông nói: "Chỉ chậm tí nữa là cô ấy chết. Bây giờ, cô sống rồi. Nhưng cô ấy còn yếu lắm, phải hồi sức". Nói xong, ông nhăn mặt rồi bước vào phòng, đóng cửa. Chàng tẽn tò đứng ngoài.

Ba ngày sau, tin nàng quyên sinh bằng thuốc ngủ bay khắp họ hàng nội ngoại. Mẹ đẻ nàng đến, không thèm nhìn chàng, ôm lấy con gái khóc như mưa. Ông bố vợ hốt hoảng bay từ Tây Đức về, nhìn chàng trách móc lắc đầu. Chàng cúi đầu nhận lỗi, nhưng chẳng có ai thèm đếm xỉa đến chàng. Chàng đứng đăm chiêu nhìn ra cửa sổ. Bố mẹ đẻ của chàng buồn lắm.

Chuyện này mà không có đoạn sau, thì hay không kém chuyện tình "Lan và Điệp" ngày xưa. Theo lời anh chồng kể, thì cô ấy uống năm mươi vỉ thuốc ngủ. Với số thuốc như vậy, thì một con voi của Thảo Cầm viên cũng phải ngủ hai tháng. Đàng này, mạch của cô vẫn bình thường, mắt vẫn sáng như sao. Tôi nghi là có chuyện gì bí ẩn, nên tôi bảo ông chồng ra ngoài. Tôi hỏi chuyện cô. Cô kể cho tôi nghe. Cô ấy tự tử bằng một viên thuốc ngủ và năm mươi viên B1. Số vỉ thuốc hết thuốc, cô xin của một người bạn làm y tá bệnh viện, cô ấy yêu cầu tôi, chữa chạy cho cô y như một bệnh nhân nguy kịch nhất. Cô sẽ trả hoàn toàn những phí tổn tốn kém. Tôi làm y như vậy. Tất nhiên, tôi không rửa ruột cô ta. Mà chỉ để cô nằm đó hai tiếng. Sau đó chuyển sang phòng hồi sức, rồi sang phòng bệnh nhân để tiện theo dõi.

Câu chuyện kết thúc như ta đã biết. Ông vừa kể xong thì cặp uyên ương nọ dắt tay nhau xuống cầu thang chuẩn bị đi chơi buổi chiều chủ nhật. Cô đấy, đẹp tuyệt. Hai chúng tôi khẽ liếc nhìn cô cười. Cô cúi đầu đỏ mặt không thèm nhìn chúng tôi. Chiếc xe máy của Nhật màu đỏ tươi, chở hai vợ chồng và đứa con gái lao vút về hướng thành phố. Anh chồng kia đến hôm nay mặt vẫn còn tái xanh chưa hết sợ.

Viên bác sĩ nói tiếp. Bây giờ có cái mốt tự tử bằng thuốc ngủ. Tự tử thật hẳn hoi. Toàn là các cô gái trẻ, hoặc đàn bà đẹp. Tháng nào bệnh viện chúng tôi cũng có từ mười hai đến mười lăm ca. Tất nhiên cũng có vài ca không cứu được. Bản thân tôi cũng muốn ca nào cũng giống ca này.

Ngày xưa, cụ Nguyễn Du đã than một câu về nàng Hoạn Thư rằng: "Đàn bà dễ có mấy tay...". Và cuối cùng nàng Kiều của cụ cũng phải tha bổng cho nàng Hoạn Thư.

Các bạn!... Mà vớ phải ông chồng hư thân thì phải dạy. Chứ đừng bao giờ quyên sinh. Muôn năm cho đến ngày hôm nay, cuộc đời tất nhiên là quý giá nhất. Các cụ ngày xưa có câu: "Gái chính chuyên dạy chồng...". Thật buồn!... Các bạn nếu cứ tự quyên sinh. Nàng Hoạn Thư dưới suối vàng sẽ cười các bạn.

Nguyễn thị Ấm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2023 lúc 3:17pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Sep/2023 lúc 12:10pm

Ảo Hay Thật?




-Anh à! em cần nói chuyện với anh một chút.
Mắt không rời khỏi “người tình mặt chữ nhật”, giọng chồng hờ hững:
-Chuyện gì?
-…
Bầu không khí chợt “trở mình”. Lạnh ngắt. Chồng dừng ngón tay đang gõ lốc cốc trên “key board”, nháy mắt cười.
-Chuyện gì vậy?

Một nụ cười không đúng lúc, nên không còn là nụ cười mà vợ vẫn hằng yêu thích. Hẳn chồng thừa biết, chuyện vợ muốn nói không phải là chuyện phim bộ Hàn quốc hay chuyện đại nhạc hội ở sòng bài vào tuần tới, với sự góp mặt của các danh ca lừng lẫy. Lại càng không phải chuyện ông láng giềng, chiều nay đã đi khắp xóm để dán giấy, tìm con chó lông trắng như tơ, dài chấm gót, mới lạc mất hồi trưa này, với số tiền hậu tạ khá hậu hĩnh, nên câu hỏi “chuyện gì?” làm “chuyện em muốn nói!” mà chưa nói được lại tăng thêm một “chapter” mang mùi chiến tranh, xa dấu hòa bình.

Vợ không phải là ngườI ít nói, nhưng khi có chuyện buồn phiền xảy ra trong gia đình, vợ lại im ỉm cả ngày không nói một câu. Điều này khiến chồng bất an, nên nhiều lần khẩn khoản đề nghị “Có chuyện gì không vừa lòng, em cứ nói ra. Vợ chồng cần phải hiểu nhau, và muốn hiểu nhau thì phải đối thoại”. Chồng nói đúng lắm. Vợ nghĩ thế, vì… sách tâm lý cũng dạy như thế. Vậy là vợ cố gắng. Cố gắng từng ngày để có đủ dũng khí mà áp dụng cái điều, nói rất dễ mà làm rất khó.

Hôm qua, hai vợ chồng đã cải nhau vì một chuyện rất nhỏ nhặt. Chẳng ai đúng, mà cũng chẳng ai sai. Chỉ là cách nghĩ của hai người khác nhau. Đơn giản vậy thôi mà vợ không kềm chế được sự nóng nảy -tính nóng nảy rất vô duyên đã mang đến cho vợ sự bất an và mặc cảm xấu xa, sau mỗi lần nó trổi dậy, lấn áp, đè bẹp cái “quyết tâm” sửa đổi của vợ. Cả ngày hôm sau, cứ thấy lòng mình băn khoăn nên vợ nghĩ, hai vợ chồng cần phải đối thoại -vì chồng muốn thế mà. Nhưng bây giờ, thiện chí của vợ như chiếc bong bóng xì hơi, xẹp lép. Từng bước chân chầm chậm đưa vợ vào phòng cùng câu hỏi “sự nhạy cảm thường ngày của chồng đâu mất rồi hay vì chồng đang mê mẩn “người tình mặt chữ nhật” nên chẳng muốn rời xa nó? Dù lý do gì vợ cũng cảm thấy mắt mình cay cay, vương vướng một chút buồn.

***
Tối tối, chồng lại miệt mài bên “người tình mặt chữ nhật”. Từ email quay sang “face book” với thư từ, hình ảnh và bao nhiêu thứ hấp dẫn khác do bạn bè gửi đến. Không gặp mặt nhưng vẫn vui đùa , hí hố với nhau. Chồng nghe lòng tràn ngập niềm vui đến quên hết mọi sự và tiếc sao thời gian quá ngắn, không đủ cho mình tung hoành khắp “mặt trận”. Nhiều lúc, nhìn thấy vợ một mình trước TV, tay bấm “remote” đổi đài không ngừng, chồng cũng đoán biết tâm trạng buồn bã, chán chường của vợ, nên tự hứa “Tối mai sẽ đóng máy, để xem phim với vợ”. Nhưng ngày mai, mãi mãi vẫn là ngày mai, nên lời tự hứa cũng chỉ là nước chảy qua cầu.

Chồng mê man với đời sống ảo, nên quên mất câu mình vẫn nói “vợ chồng cần phải đối thoại để hiểu nhau”. Và chồng dần dần xao lãng với đời sống thật, với những gì đang có trong tầm tay.

***
 

Buổi tối, chồng lên giường, thấy bên cạnh mình trống một chỗ, nhưng đã mệt nhoài sau năm tiếng đồng hồ miệt mài trước màn ảnh chói loà ánh sáng, nên chẳng hề thắc mắc.

Đánh một giấc say sưa đến sáng, chồng trổi dậy, vội vội, vàng vàng vào phòng vệ sinh, rồi phóng qua chiếc tủ cạnh bên, thay quần áo, vói tay lấy chià khóa xe, bước ra phòng ăn. Nhìn chiếc bàn ăn phẳng phiu, không ly cà phê buổi sáng, không dĩa trứng gà ốp-la và khoanh bánh mì vừa nướng còn nóng hổi, chồng cau mày lên tiếng trách móc:
-Giờ này mà chưa có điểm tâm làm sao đi làm cho kịp đây?
-…
Nhà bếp vắng lặng như tờ. Chồng giật mình nhìn quanh và bước nhanh đến tủ lạnh. Một mảnh giấy trắng với hàng chữ thật đẹp, nghiêng nghiêng…
“Chắc anh đã bắt đầu chán những gì quen thuộc em đã làm cho anh bấy lâu nay và anh đang muốn tìm cái mới, cái lạ. Có lẽ, bữa điểm tâm hôm nay -nếu em làm- cũng thế. Cho nên, em sẽ để anh tìm món ăn mới -sau khi gõ “p***word” và bước vào thế giới ảo. Nơi đó, anh sẽ có tất cả những gì đối với anh… hấp dẫn nhất!”

Chồng hoảng hốt chạy ra mở cửa garage, chiếc xe màu tím bạc quen thuộc không còn đó. Chồng bấm điện thoại nhiều lần, nhưng vợ không bắt máy. Trong nỗi bàng hoàng, chồng nghe tiếng nói của vợ vang lên “Em cần nói chuyện với anh một chút!”.

Không biết là ảo hay là thật? Bởi vì, khi chồng quay sang trái, rồi sang phải, phía sau, rồi phía trước, cũng chỉ có mình chồng với chiếc bàn ăn trống trơn, lạnh lẽo 

Ngân Bình


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.541 seconds.