Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ | |
<< phần trước Trang of 141 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 30/Jun/2016 lúc 1:59pm |
Mẹ Bác SĩBà Mậu thoải mái ngồi đợi ở phi trường LAX, bà biết rằng 1 tiếng đồng
hồ nữa, khi hết giờ ở phòng mạch thì con trai bà mới đến đón. Hai vợ
chồng nó đều là bác sĩ, đều bận rộn nên sự chờ đợi vẫn là đặc ân và hãnh
diện đối với bà. Con gái bà Mậu đã đến chở mẹ ra phi trường. Xe về tới khu nhà của Thông, phải qua một cổng security mới vào trong, nơi có những ngôi nhà đẹp đắt tiền. * Buổi chiều thứ bảy vợ chồng Thông đều nhận khám ít bệnh nhân, phòng
mạch đóng cửa sớm, để gia đình quây quần bên nhau. Họ thích ra biển để
thư giãn sau một tuần lễ căng thẳng bù đầu vì công việc. * Cả nhà còn đang ngủ muộn vì chiều qua chơi biển thật lâu và vui, sau khi ăn uống nhà hàng cho đến tối khuya mới về đến nhà. Nguyễn Thị Thanh Dương Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jun/2016 lúc 1:59pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 02/Jul/2016 lúc 8:06am |
Tuổi nào cũng có buồn vui của tuổi, Hiền Lương và Phong cùng ngồi trên chiếc ghế xích đu trong vườn, bên cạnh những chậu hoa đủ loại. Có hoa màu đỏ, màu tím, màu vàng v..v. và trên đầu họ là giàn hoa TiGon leo, buông xuống những chùm hoa màu đỏ hồng thật đẹp. Cảnh vườn yên tĩnh, chìm trong hoa lá, Nơi đây là chỗ từng chứng kiến những lời yêu lời nhớ của hai người, lần nào đến nhà thăm Hiền Lương, Phong đều thích theo nàng ra vườn. Chắc đã dự định từ trước, Phong cầm bàn tay người yêu ấp ủ và nghiêm trang nói: - Anh có được phép sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào tay em không? Như một phản ứng tự nhiên, Hiền Lương rụt vội bàn tay về: - Anh làm em bất ngờ quá…anh ngỏ lời đột ngột quá… - Anh đã từng chờ mong, em không chờ mong sao? chúng mình sẽ cưới nhau nhé? Hiền Lương đứng ngay dậy, nét mặt nàng thoáng vẻ lo ngại và buồn buồn: - Không…không thể… Phong ngạc nhiên trước thái độ của nàng: - Em sao thế? chẳng lẽ em không muốn tình yêu của chúng ta đi đến kết thúc tốt đẹp là hôn nhân à? - Anh vội vàng qúa, anh biết gì về em chứ? Chúng ta chỉ mới quen và yêu nhau chưa đến một năm… Phong mỉm cười kéo tay nàng ngồi xuống ghế: - Tưởng gì, anh biết rất rõ rằng em là một cô gái xinh và hiền lành tử tế như cái tên của em. Thời gian dài ngắn không thành vấn đề, có những cặp yêu nhau, tìm hiểu nhau cả mấy năm trời mới cưới mà vẫn đùng đùng chia tay, y như họ mới quen nhau hôm qua và hôm nay phát giác ra là không hợp nhau. - Mình khác, họ khác anh ạ. Em không thể…em chỉ muốn anh suy nghĩ kỹ… Phong không hài lòng, trách móc: - Thì ra bấy lâu em yêu anh như một trò đùa? Tình yêu của anh dành cho em chỉ là món đồ chơi của em cho vui thôi hả? Thảo nào từ ngày yêu nhau chưa bao giờ anh nghe em nói xa nói gần nhắc nhở đến chuyện cưới hỏi.. Thất vọng và tự ái, Phong đứng dậy bỏ ra về, mặc cho Hiền Lương ngồi lại một mình với cõi lòng bối rối ngổn ngang. Nàng vẫn ngồi đây, không dám vào nhà sợ mẹ bắt gặp vẻ mặt buồn bã hoang mang của nàng, mẹ lại buồn lây. Nhà chỉ có hai mẹ con, buồn vui gì cũng chia hai. Khi Phong ngỏ lời cầu hôn tâm trạng Hiền Lương vừa mừng vui cuống quýt vừa tràn ngập âu lo, điều mà nàng âu lo ấy trước sau gì cũng đến, thế mà nàng vẫn giật mình và không thể kềm chế được, đã thốt nên lời làm cho Phong hờn giận. Hiền Lương đã trải qua một cuộc tình, cũng thương yêu thắm thiết như với Phong bây giờ. Ngày ấy nàng vừa tốt nghiệp đại học, còn Phú đang là kỹ sư, họ quen nhau sau một lần gặp gỡ trong một đám cưới và tình yêu đã nảy nở. Khi Phú ngỏ lời muốn cưới Hiền Lương, gia đình anh đã phản đối quyết liệt chỉ vì Hiền Lương tuổi Dần, có hai gò má cao. Mẹ Phú đã gay gắt và chì chiết phân tích cho con trai hiểu: - Con gái đã tuổi Dần hai gò má lại cao, chữ “sát phu” hiện rõ trên khuôn mặt nó, con biết chưa?. Tóm lại là cô ta có số “sát phu” con mà lấy nó thì toi mạng, không thì cũng khổ cả đời. Nhưng Phú đã quyết liệt, hết năn nỉ dịu ngọt đến dọa dẫm đủ điều, cuối cùng mẹ Phú cũng phải miễn cưỡng đồng ý. Hai bên đã định ngày làm đám hỏi. Phú đã thành thật kể lại cho nàng nghe những điều ấy và cũng để chứng tỏ cho Hiền Lương biết là anh đã vì nàng mà tranh đấu với gia đình như thế nào. Thế mà trước đám hỏi chỉ 1 ngày Phú đã tử nạn vì tai nạn xe cộ. Anh chở mẹ đi thăm một người họ hàng đang nằm bệnh viện, trên đường về một xe tải đã tông vào xe Phú, anh chết ngay tại hiện trường, còn mẹ Phú thì may mắn chỉ bị thương nhẹ. Ôi, cái tin đến với Hiền Lương thật khủng khiếp, nàng đã chuẩn bị đủ mọi thứ cho ngày đám hỏi với người mình yêu thương, váy áo, nữ trang, kiểu tóc.v..v..vậy mà tất cả đã biến thành ác mộng. Càng đau đớn hơn khi Hiền Lương đến nhà quàn dự đám ma Phú thì bị mẹ Phú cấm cản thẳng tay, nét mặt bà đầy oán trách, giận dữ: - Cô không thể nhìn mặt nó, tuổi con tôi và tuổi cô không hợp nhau. Cô đừng theo ám nó nữa, hãy để giây phút ra đi của nó được thảnh thơi. Hiền Lương chỉ biết nài nỉ: - Cháu xin bác cho phép cháu nhìn mặt anh Phú và tiễn đưa anh lần cuối. Mẹ Phú vẫn giữ nguyên thái độ: - Con tôi chết vì “dính líu” đến cô, đến tuổi Dần của cô đấy, cô chưa vừa lòng sao? Hiền Lương biết người mẹ đang đau đớn vì cái chết của con và bà không ưa gì nàng nên bà có thể nói lên những điều tàn nhẫn như thế hoặc hơn nữa. Nàng đành làm một kẻ không quen hôm đám ma Phú, chỉ đứng ở phía xa, tránh mặt mẹ Phú và những người trong gia đình Phú, và hôm sau nàng đã lặng lẽ mang đến mộ Phú một bó hoa tươi tạ lỗi cùng người chồng không bao giờ cưới. Sau chuyện hôn nhân không thành ấy Hiền Lương đã bị một cú “sốc”, bị hụt hẫng, đã xuống tinh thần rất nhiều. Xưa nay nàng không tin vào những điều tướng số hay dị đoan, chuyện Phú chết không có gì liên quan đến nàng, hai người chưa đám cưới, chưa đám hỏi. Phú chở mẹ đi thăm người thân bên nhà Phú, vậy mà người ta cũng quy tội cho nàng. Nhưng Hiền Lương vẫn hoang mang không thể nào giải thích nổi, nếu Phú không quen biết, không định cưới hỏi nàng thì chuyến xe định mệnh hôm ấy có xảy ra không? Có phải “số sát phu” của nàng như cánh tay ma ám đã vươn ra bao trùm lên cuộc đời Phú và đẩy anh vào con đường tử vong đột ngột không?? Hiền Lương đã luôn đau đớn tự dằn vặt vì tuổi Dần của mình mà đã hại Phú, nàng đã mấy lần hỏi mẹ: - Mẹ có tin tuổi Dần cao số, sát phu không? Có phải vì con mà anh Phú chết không? - Khó có thể giải thích được, cái chết và sự sống đều có định mệnh cả rồi. Theo mẹ tuổi nào cũng có thể may mắn hay rủi ro. Với người tuổi Dần, có thể đúng với người này lại không đúng với người khác, mẹ nhớ ngày xưa còn ở Việt Nam có mấy chị tuổi Dần cuộc sống vẫn hạnh phúc êm ả, nhưng có chị cùng xóm tên Nhàn, tuổi Dần, gò má cao, chẳng nhàn hạ gì cả, vất vả trăm chiều. Người chồng đầu chết trận, thôi thì mạng người giữa chốn chiến trường như chiếc lá giữa chốn phong ba, sống chết bất cứ lúc nào. Nhưng đến người chồng thứ hai thì chết lãng xẹt, trèo lên cây dừa xiêm hái trái thì bị giây điện giật chết tươi, treo lủng lẳng trên cây dừa. Từ đấy cô Nhàn ở giá luôn, cô không dám lấy ai mà cũng chẳng ai dám lấy cô. Hiền Lương đau khổ: - Chắc con cũng ở vậy luôn quá, lấy chồng chỉ làm khổ người ta, giết người ta. Mẹ an ủi: - Mẹ đã nói tùy số mệnh mỗi người mà. Bởi thế khi sinh con vào năm Dần mẹ đã đặt tên con là Hiền Lương cho “giảm nghiệp” kẻo cứ bị mang tiếng ác là số sát phu. Ngay cuộc đời mẹ đây, tuổi con rồng, lấy cha con cũng tuổi rồng, hai con rồng bay bướm lộng lẫy thế mà cuộc đời chẳng huy hoàng gì, rồi cha con mất sớm khi mẹ hãy còn xuân xanh. - Nhưng con vẫn thấy lo lo làm sao ấy mẹ ạ. - Coi như Phú chết tại vắn số, con đừng mang mặc cảm tội lỗi tại con cho khổ vào thân. Sau hai năm nỗi kinh hoàng vì tuổi “sát phu” ám ảnh Hiền Lương cũng nguôi ngoai đi, nàng đã gặp Phong và tình yêu lại bắt đầu… Nhưng chẳng hiểu sao khi Phong ngỏ lời cầu hôn thì những hình ảnh xưa, kỷ niệm xưa với Phú và mẹ Phú lại lù lù hiện về, nàng cảm thấy mình bị tổn thương và đồng thời cũng làm tổn thương người khác. Phong còn đầy đủ cả cha lẫn mẹ, cha mẹ Phong sẽ không đời nào chấp nhận con trai họ cưới một cô dâu tuổi Dần như nàng, và thảm kịch kinh hoàng như Phú có thể tái diễn…?? Hiền Lương vẫn lặng người trên ghế sau vườn. Bỗng cánh cửa vườn mở ra và Phong trở vào như cơn gío lốc không báo trước: - Nãy giờ em vẫn còn ngồi ở đây sao? Nàng thẫn thờ: - Tại sao anh trở lại? anh có muốn nghe em nói lần nữa không? Chúng ta không thể kết hôn đâu.. Phong đứng đối diện Hiền Lương, nét mặt căng thẳng: - Anh đã về đến nhà trong nỗi bực mình băn khoăn và thất vọng, chẳng hiểu vì sao em lại đối xử với anh như thế? Hai chúng ta đang có tình yêu thật đẹp, thật chân tình nên anh phải trở lại hỏi cho ra lẽ, vậy em nói đi, nói đi…anh cũng đang nóng lòng muốn nghe đây. Có phải em đang bắt đầu chán anh, có người đàn ông khác? Hay em đang hiểu lầm anh điều gì? Hiền Lương vẫn ngồi và Phong vẫn đứng đối diện nàng. Hiền Lương buồn rầu và chậm rãi kể hết những gì mà nàng vừa nhớ lại, vừa suy nghĩ, kể cả cái cảm giác tủi thân, mặc cảm có tội khi bị mẹ Phú kết tội, còn ám ảnh nàng không nguôi. Hiền Lương thêm nụ cười buồn và cay đắng kết luận: - Bây giờ anh đã hiểu rồi, em tuổi Dần cao số đấy, hai gò má cao đấy, có số “ sát phu” đấy. Anh có giỏi thì cưới em đi… Nét mặt Phong đã chuyển sang tươi vui, hóm hỉnh: - Gớm, việc gì mà em phải thách đố thế ! hằn học thế ! và bi quan thế…Anh sợ gì mà không dám cưới em chứ? Giọng nàng vẫn thách thức: - Anh không sợ tai họa dến với anh à? - Anh có …kinh nghiệm qua vài câu chuyện hôn nhân với người tuổi Dần rồi, anh quen thằng bạn đã có vợ tuổi Dần. Hiền Lương sốt ruột ngắt lời: - Rồi kết cuộc anh ta ra sao? - Chết ngỏm chứ sao…. - Trời ơi, cũng tại cái…tuổi Dần như em hả?? - Em bình tĩnh nghe anh kể từ đầu đến cuối hãy kết luận, cô vợ hết sức thương yêu chiều chuộng chồng, không biết chỉ vì tình yêu hay cộng thêm cái mặc cảm tuổi Dần của mình mà hết lòng với chồng như vậy, ai nhìn vào cũng thấy anh ta thật hạnh phúc, may mắn. Nhưng người chồng vốn tính bay bướm, hào hoa chẳng bao lâu thì chán vợ, chán cái cô tuổi Dần mà anh ta đã trầy da tróc vẩy, vượt mọi khó khăn rào cản của gia đình, của họ hàng mới cưới được cô. Anh ta li dị vợ vì có tình yêu khác, họ chưa có con, nên gia đình anh ta hoàn toàn hài lòng vì anh ta đã thoát khỏi tay cô vợ có số sát phu. Cưới cô vợ thứ hai không phải tuổi Dần, gia đình coi bói, coi tuổi, coi tử vi đều rất hợp, sẽ sống lâu trăm tuổi. Vậy mà chỉ trong một lần uống rượu về anh ta đi tắm và …trúng gió chết tốt. Hiền Lương thở phào: - Đấy, nếu anh ta chết với đời vợ trước thì lại mang tiếng cho người tuổi Dần. Phong cũng thở phào như vừa trút xong một gánh nặng: - Vậy mà anh tưởng em có chuyện gì ghê gớm lắm, không ngờ thời đại thế kỷ 21 này, ngay trên đất Mỹ phương tây văn minh này, người ta vẫn còn tin vào dị đoan, tướng số. Em là tuổi Dần có cao số đến đâu anh cũng sẽ cưới em. - Chuyện anh vừa kể là chuyện của người ta, nhưng còn cha mẹ anh, họ sẽ coi tuổi, sẽ xem ngày để làm đám cưới và nảy sinh ra bao nhiêu thứ cản trở khi biết em tuổi Dần, hai gò má cao.. - Anh lại yêu hai gò má cao cao của em nhất, thế mới lạ, nhờ hai gò má mà mặt em có những nét gây ấn tượng khó quên cho người ta khi đối diện, lần đầu tiên gặp em, anh tương tư hai gò má cao trên khuôn mặt thanh tú của em đấy. Hiền Lương nghi ngờ: - Anh đang nói an ủi em phải không? Thay vì chê hai gò má em gây ấn tượng sát phu, anh thưởng cho nó món quà tương tư ai mà tin nổi. - Nhưng đấy là sự thật, nếu anh là đạo diễn, nét mặt này nhất định phải vào một vai chính nào đó. - Thôi anh đừng nịnh, đừng đùa dai và nói lan man với em nữa. Em vẫn đang lo ngại phản ứng của cha mẹ anh đây… Phong cười cười: - Không sao…vui quá đi thôi….thật không ngờ ! Nàng dãy nảy: - Anh còn vui cười được nữa hả? cười trong lúc em đang lo lắng như thế này, hả? hả?… Phong nghiêm chỉnh: - Vậy anh nói để em yên tâm ngay lúc này. Anh chắc chắn là cha mẹ anh không bao giờ phản đối chuyện em tuổi Dần hay cao số gì cả. Trái lại biết em tuổi Dần, mẹ anh còn …vui nữa đó, cho nên anh mới vui theo. Hiền Lương lắc đầu: - Em không tin, em không tin! anh chỉ bịa ra để trấn an em. - Bây giờ anh kể thêm một chuyện về tuổi Dần nữa cho em nghe nhé, chuyện này kết cục khác hơn chuyện trước. Nhân vật chính là mẹ anh, người cũng…tuổi Dần.. Hiền Lương giật mình, ngạc nhiên hỏi lại: - Mẹ anh cũng tuổi Dần ? - Đúng thế, chẳng những tuổi Dần lại sinh vào giờ Dần, hai gò má còn cao hơn em nữa chứ, “hắc ám” thế thử hỏi ai mà không ngán? trừ người đang yêu “mù quáng” là cha anh quyết chí xông vào. Ngày xưa bên nội anh đã chống đối cuộc hôn nhân của cha mẹ anh đến cùng, đến nỗi hai người phải bỏ xóm làng ra đi để được chung sống bên nhau, cho đến khi sinh 2 đứa con cha mẹ anh mới dám dắt nhau về bên nội trình diện và tạ tội. Đấy, cha mẹ anh vẫn sống bên nhau hạnh phúc đề huề, con đàn cháu đống tới ngày nay, cha anh có gặp nạn hay chết yểu vì cô dâu tuổi Dần đâu? Hiền Lương vui mừng, tươi ngay nét mặt: - Thật thế hả anh, vậy là đúng như mẹ em nói tuổi nào cũng có số mệnh của nó, nhiều khi chỉ ngẫu nhiên mà hoạn nạn rơi vào tuổi Dần rồi gây ra ấn tượng và mang tiếng thêm cho người mang tuổi Dần mà thôi. Cha mẹ em tuổi rồng bay phượg múa mà cha em lại chết yểu , bỏ mẹ em bơ vơ trên đường đời từ tuổi còn thanh xuân cho đến giờ. Phong vỗ về người yêu: - Chẳng cần nhìn đâu xa, cứ nhìn cha mẹ anh và cha mẹ em thì chúng ta cũng thấy đâu là số mệnh rồi. Chàng thân mật ngồi xuống chiếc ghế xích đu cạnh nàng: - Bây giờ thì em đã có thể bình tâm mà trả lời câu hỏi lúc nãy của anh chưa? Phong cầm bàn tay Hiền Lương lên và âu yếm tiếp: - Cho phép anh nay mai đeo nhẫn cưới vào ngón tay xinh này không hở cô dâu tương lai tuổi Dần và hai gò má cao đáng yêu của anh? Hiền Lương nũng nịu: - Không, vì … - Vì sao nữa? Phong nóng ruột ngắt lời. - Vì anh cầm lộn bàn tay phải của em rồi, người ta chỉ đeo nhẫn cưới cho hôn thê vào bàn tay trái thôi anh. Phong cầm bàn tay còn lại của người yêu, nồng nàn tiếp: - Anh xin cả hai bàn tay em, một tay anh đeo nhẫn, còn một tay để em đeo nhẫn cho anh nhé. Nguyễn Thị Thanh Dương. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Jul/2016 lúc 8:11am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 13/Jul/2016 lúc 8:40pm |
Nước Mỹ "Thực Dụng" Và 3 Câu Chuyện Đáng Mơ Ước Về Lòng TốtẤn tượng mạnh nhất nước Mỹ để lại trong lòng tôi không phải là tiền bạc, trí tuệ hay công nghệ… Điều ám ảnh tôi là lòng tốt của con người, mối quan hệ tử tế, nhân ái giữa người với người. Xin kể 3 câu chuyện nhỏ mà tôi chứng kiến trong chuyến công tác Mỹ vừa qua...Câu chuyện thứ nhất – Bệnh viện phi lợi nhuận
Thành
phố nào của Mỹ cũng có dân lang thang ăn xin. Nhiều người lang thang
không phải không có trại xã hội cho họ sống mà họ thích sống ngoài phố
hơn. Chẳng biết chính quyền địa phương quản lý đối tượng này như thế nào
nhưng rõ ràng là vẫn có các hành động quan tâm rõ rệt.
Bệnh viện nhi đồng CHOC ở bang California. T.A
Ông
cậu tôi làm bác sĩ bên đó kể rằng cách đây hơn 10 năm có một trận tuyết
rơi rất dày ở New York và nhiệt độ hạ thấp vào đêm giáng sinh. Thị
trưởng thành phố ra lệnh mở tòa thị chính và tất cả bệnh viện đón dân
lang thang vào trú rét. Ông cậu tôi đang nghỉ giáng sinh ở nhà bị huy
động quay trở lại bệnh viện. Sau khi khám cho những người lang thang trú
trong đó, ông lại phải bưng bình cà phê và khay bánh đi loanh quanh
phục vụ họ. Một số người phàn nàn là cà phê nguội quá bắt ông đi hâm
nóng lại, ông bảo “Tôi là bác sĩ chứ không phải bồi của các vị”. Họ bảo
“Thì có ai bảo ông là bồi đâu. Nhưng chúng tôi đã vào đây rồi thì chí ít
bác sĩ cũng cho tôi cốc cà phê nóng chứ”. Thế là ông cậu – đường đường
một bác sĩ uy tín có hạng - lại lóc cóc đi hâm cà phê.
Qua
mùa rét năm đó, dân “cái bang” ở New York tụ tập tổ chức một buổi
meeting lớn. Họ cử đại diện ăn mặc lịch sự ra phát biểu trước công chúng
cám ơn chính quyền thành phố đã cứu họ khỏi chết cóng. Chuyện rất khôi
hài mà cũng hết sức nghiêm túc về mối quan hệ dân nghèo và chính quyền.
Ghế nghỉ bên ngoài ghi tên một gia đình có công đóng góp cho bệnh viện. T.A
Hệ
thống chăm sóc y tế Mỹ vừa vô cùng thực dụng vừa rất nhân bản. Tôi có
dịp được tới một bệnh viện nhi tên là CHOC ở California nơi thằng em con
cậu tôi làm tình nguyện viên. Đây là bệnh viện công ích và hoàn toàn
phi lợi nhuận. Trông nó không có vẻ gì là bệnh viện vì nó quá sạch sẽ,
sáng choang và đầy màu sắc từ ngoài vào trong.
Sảnh
tiếp bệnh nhân có hình các con cá biển treo lơ lửng phía trên bàn đăng
ký. Mỗi tầng của bệnh viện được thiết kế theo một chủ đề phong cảnh
riêng. Có tầng là đại dương, có tầng là rừng núi hoặc đồng cỏ. Ở đây các
em bé sẽ rất thoải mái và không có cảm giác mình đi chữa bệnh. Còn có
những phòng đồ chơi riêng cho các bé chơi hàng ngày.
Sảnh chờ đăng ký khám bệnh. T.A
Phần
lớn đồ chơi trong bệnh viện là do các tình nguyện viên đóng góp. Bệnh
nhi nào khi xuất viện thích món đồ chơi gì thì có thể cầm về luôn coi
như quà của bệnh viện. Cuối mỗi ngày các y tá lau sạch từng món đồ chơi
bằng thuốc khử trùng để phòng tránh lây nhiễm.
Hồi
thằng em tôi lên 5 nó mổ ruột thừa ở đây, nằm viện có 3 ngày mất 5.000
đô la chưa tính tiền thuốc. Bệnh viện công ích gì mà “giã” tiền con
người ta ghê vậy? Cậu tôi giải thích rằng em tôi có bảo hiểm y tế nên
thực chất số tiền trên cơ quan bảo hiểm phải trả cho bệnh viện chứ gia
đình cũng không mất đồng nào. Bệnh viện dùng tiền thu được từ bệnh nhân
có bảo hiểm như thằng em tôi để chữa miễn phí cho những người nghèo
không có bảo hiểm và không có khả năng chi trả. Họ không từ chối khám
chữa bất cứ ai kể cả các em bé thuộc diện nhập cư bất hợp pháp.
Nhìn
quanh tôi thấy toàn dân nghèo thật, chủ yếu là dân Mê-hi-cô, dân da đen
và dân Châu Á. Nhiều người ăn mặc nhếch nhác vô cùng tương phản với môi
trường chỉn chu của bệnh viện. Tuy nhiên vẻ mặt họ rất thư giãn có lẽ
vì họ yên tâm không phải trả một xu nào để có dịch vụ tốt như trong mơ.
Trong cái khung cảnh đẹp đẽ và bình yên đó tôi chạnh lòng nhớ về những
bệnh viện ồn ào, căng thẳng ở Việt Nam với người nằm ngồi la liệt khắp
nơi. Tới bao giờ có một bệnh viện công ích như thế ở quê nhà?
Câu chuyện thứ hai – Ông bác sĩ nhận 7 đứa con nuôi
Ông
bác sĩ này là đồng nghiệp của cậu tôi. Mặc dù đã có con, ông này nhận
tới 7 đứa trẻ Trung Quốc làm con nuôi từ một trại mồ côi. Không chỉ có
thể vợ chồng ông chọn những đứa trẻ xấu xí nhất trại và có bệnh tật mà
không ai muốn nhận.
Để
đạt yêu cầu luật pháp Mỹ cho phép nhận con nuôi, ông phải chứng minh
thu nhập và sửa nhà để chuẩn bị sẵn cho mỗi đứa trẻ một phòng riêng.
Một gia đình nhập cư nghèo có con đang điều trị miễn phí tại bệnh viện. T.A
Cậu
tôi chứng kiến việc nhận con của ông bác sĩ này mà hoảng “Bộ ông tính
lập đội bóng gia đình hay sao mà nhận lắm vậy? Tôi có 2 đưa con đã muốn
khùng cái đầu thì không biết ông sẽ ra sao?”. Ông bác sĩ kia bình thản
trả lời “Chúa dạy tôi chia sẻ những gì mình có với những người bất hạnh.
Những đứa trẻ thiếu may mắn này xứng đáng được chăm sóc tử tế. Chúng
giờ là con của vợ chồng tôi. Vất vả vì con mình thì cũng xứng đáng thôi
có gì mà ngại”. Rồi ông bà chữa bệnh cho từng đứa, dạy dỗ, cho chúng đi
học.
Đồng lương bác sĩ của ông tuy rất khá nhưng cũng không phải là nhiều để cáng đáng 8 đứa trẻ kể cả con ông. Vợ chồng ông bắt đầu phải chi tiêu tằn tiện và mua đồ giảm giá và đồ cũ. Một lần ông dẫn các con đi mua hàng tại một cửa hàng tiết kiệm. Nhìn ông ăn mặc lôi thôi dẫn theo một bầy con lẵng nhắng như đàn vịt thì một phụ nữ đi mua hàng nghĩ ông là dân lang thang thiếu đói nên động lòng thương. Bà bảo “Trông ông vất vả quá mà các cháu chắc đói rồi. Hôm nay là lễ tạ ơn. Tôi xin phép mời ông và các cháu tới nhà tôi ăn tối được không?”. Ông bác sĩ đáp “Cám ơn chị đã có tấm lòng. Chúng tôi cũng có một mái nhà và lũ trẻ tối nay có kế hoạch ăn với mẹ chúng ở nhà rồi. Tôi là bác sĩ cũng kiểm đủ tiền nuôi con tuy phải tiết kiệm”.
Không
chỉ ông bác sĩ là người có tấm lòng nhân ái mà cả người phụ nữ kia cũng
vậy. Thử hỏi ai lại dám mời người lạ hoặc với một lũ con về nhà mình ăn
tối nếu không phải là người vô cùng hảo tâm?
Câu chuyện thứ ba - về một người xa lạ
Cách đây ít lâu, bà chị của mợ tôi cùng ông chồng lái xe từ Las Vegas về Arizona. Thật không may xe ô tô của bà bị thủng lốp ở đoạn đường vắng đi ngang qua sa mạc. Hai vợ chồng già không có đồ nghề sửa xe nên lo sốt vó. Đang loay hoay không biết làm gì thì một chiếc xe đi tới. Thấy dấu hiệu yêu cầu giúp đỡ, người đàn ông chở con đi qua dừng lại. Ông lập tức lấy đồ nghề ra vá lốp hộ giữa trời nắng chang chang trong khi đứa con ngồi đợi trong xe. Thấy ông lấm lem, mồ hôi nhễ nhại mà vẫn nhiệt tình như người thân, bà chị mợ tôi cảm động lắm. Lúc sửa lốp xong bà nói “Lời cám ơn của tôi có lẽ không đủ để đáp lại lòng tốt của ông. Tôi biết làm gì cho xứng đây?”. Người đàn ông lạ mặt cười “Chị hãy giúp đỡ những người khác như tôi đã giúp chị hôm nay. Đó là cách cám ơn tôi tốt nhất”. Những lời nói của người đàn ông này in đậm trong tâm trí của bà chị của mợ tôi và không ngừng thôi thúc bà làm việc thiện.
Sau
khi ở Mỹ một thời gian, một ni sư người Việt ở California chứng kiến
quá nhiều việc tốt khiến bà suy nghĩ. Bà tâm sự với mợ tôi “Hóa ra ở đây
có rất nhiều người tâm phật con à mặc dù phần lớn họ không theo đạo
Phật. Nước Mỹ được chúa phù hộ nên mới giàu mạnh và sinh ra nhiều người
tốt đến thế”. Tôi nghĩ cũng có thể là như vậy nhưng cũng có khi là ngược
lại. Nước Mỹ có nhiều người tốt tới thì chúa mới phù hộ cho họ giàu
mạnh. Dù thế nào thì chắc chúa luôn ở bên họ. Có thể vì thế mà câu quen
thuộc của người Mỹ kể cả các tổng thống Mỹ là “God bless America” (Chúa
phù hộ cho nước Mỹ).
“Ấn
tượng mạnh nhất nước Mỹ để lại trong lòng tôi không phải là tiền bạc,
trí tuệ hay công nghệ vốn là thế mạnh của họ. Điều ám ảnh tôi là lòng
tốt của con người và nó làm tôi liên tưởng tới câu nói của ông Lưu Á
Châu, trung tướng không quân Trung Quốc “Sức mạnh của người Mỹ nằm ở
tinh thần và đạo đức”.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 19/Jul/2016 lúc 2:00pm |
Chủ Nhật cả nhà ăn cơm trưa sớm, để chị
Bông lo sửa soạn hành lý cho chuyến bay buổi chiều đi Florida . Chị sẽ
đi training, công việc sẽ bắt đầu vào ngày thứ hai và kết thúc vào thứ
sáu, coi như chị sẽ xa chồng con gần một tuần lễ, mà lòng chị buồn buồn.
Từ ngày đi làm, đây là lần đầu tiên chị đi training xa nhà và lâu nhất.
Nguyễn Thị Thanh Dương Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 19/Jul/2016 lúc 3:26pm |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 21/Jul/2016 lúc 11:06am |
Thưa Ngoại, Ngoại ơi,đọc thư con thế nào Ngoại cũng khóc.Con viết thư cho Ngoại thì cũng đang khóc đây nè. Ngoại ơi,con nhớ Ngoại lắm,mấy năm trước con không biết viết biết đọc,Ngoại thì ở vùng quê xa lắc không có phôn nên mất liên lạc và chẳng thư từ gì.Con nhớ quê hương,nhớ Ngoại, nhớ các Dì,nhớ bà con nghèo khổ khi xưa, ước mong có cánh bay về thăm, nhưng con chưa có điều kiện vì còn phải học, có chút đỉnh Anh văn,và phải làm dành dụm 1 thởi gian mới đủ tiền mua vé máy bay, biếu Ngoại, biếu Bà con và biếu bà con lối xóm mỗi người một chút. Ít nhất tính ra tiền VietNam thì cũng phải 100 triệu đó Ngoại Ơi.Thế nào Ngoại cũng giật mình, le lưỡi, hết hồn, vì lúc xưa, chỉ cần một chục ngàn tiền VN. cũng là 1 giấc mơ thần tiên không bao giờ có trong mơ ước của mình Ngoại há. Ngoại ơi, mấy năm qua con đã trở về quê cha đất tổ.Nói là quê cha
thật nhưng thực ra con không hề biết mặt biết tên Cha, biết nơi sinh
quán cuả Cha, cho nên tình cảm lạt lẽo, đâu tha thiết bằng quê Ngoại của
mình, bằng hình ảnh xóm nhỏ nghèo xơ xác, mái tranh rách nát tơi tả mỗi
đông về,nơi con đã hẩm hút sống với Ngoại suốt quãng đời thơ ấu đói khổ
và đau thương. Buổi tối Ngoại ôm con vào lòng ru hời ru hỡi, lời ru rất buồn nhưng con nghe như tiếng thì thầm cuả Mẹ, như tiếng gió êm đềm và con đã ngủ rất say trong vòng tay Ngoại. Lâu lâu Mẹ tạt qua nhà gởi Ngoại chút tiền còm rồi lại ra đi không biết phương trời nào. Năm 6 tuổi, con được đến trường làng nhưng rồi phải nghỉ học vì đó là năm quê nhà nghèo đói nhất. Khoai sắn không có mà ăn, Mẹ thì biệt tăm luôn. Con luỉ thủi một mình không có bạn bè, Bà Ngoại cũng tất tả ra đi kiếm gạo từ sang sớm, mấy đưá trong xóm gọi con là: ''Đồ con lai.'' và thường lánh xa con. Lúc đó con chẳng hiểu thế nào là Lai, chỉ biết rằng tóc con vàng, da con trắng,tuy áo rách quần sờn nhưng con xinh đẹp hơn tụi nó, vậy mà chúng nó không thèm chơi với con. Ngoại càng già càng thiếu đói. Con thèm từng cây kẹo, từng chiếc bánh,thèm chiếc áo hoa, chiếc bong bóng màu xanh đỏ hình con bươm bướm, thèm 1 đôi dép có cái nơ xanh xanh tím tím như mấy đưá trong xóm mà không bao giờ có được. Đêm nằm trong tay Ngoại con tức tưởi 1 mình, Ngoại vuốt tóc con thì thẩm: ''Để Ngoại dồn tiền,mai mốt Tết mua cho con,giỏi nghe, ngủ đi Ngoại thương, tội nghiệp cháu tôi hết sức'', con còn nghe Ngoại sụt sịt nữa. Thời gian trôi qua, con càng lớn càng dễ thương, ai cũng nhìn ngắm, có người ánh mắt nhân ái, cũng có người ánh mắt lạnh lùng mà con chẳng hiểu tại sao. Không ai muốn tiếp xúc và gần gũi con ở trong cái chốn khì ho cò gáy này, nên con rất cô đơn. Chỉ có Ngoại là nguồn an ủi duy nhất cuả con. Mười tuổi con đã phải theo Ngoại đi mò cua bắt ốc đắp đổi qua ngày. Lớn hơn chút nữa, khi Ngoại không còn khoẻ, con phải nhảy tàu bám xe, thỉnh thoảng đem về cho Ngoại chút tiền dành dụm nhỏ nhoi chớ không sao phụng dưỡng Ngoại được chu toàn. Con ở đình, ngủ chợ, ăn nói đốp chát với bạn bè cùng cảnh ngộ, dạn dày sương gió, đôi khi còn oánh lộn, nói tục nói bậy nữa Ngoại à, Nhưng lăn lộn để sống còn ở xã hôi tạp nham toàn bụi đời như vậy, hiền lành thì chỉ thua thiệt, dù Ngoại dạy con phải ăn ở đàng hoàng, nói năng dịu ngọt để mọi người thương. Con không có tình thương của cha, thiếu sự săn sóc cuả Mẹ, không được học hành, Ngoại thì nghèo quá đỗi, đời thật muôn vàn đau khổ. Rồi bỗng nhiên con được người ta nhận con về nuôi, đem cho Ngoại ít tiền rồi nhỏ to bàn tán. Con Thấy Ngoại khóc dữ lắm ngày con chia tay Ngoại, rồi Ngoại ôm con:' 'Con đi theo họ đi, con phải về quê Nội, con sẽ tìm được Cha ở Mỹ, con sẽ không cực khổ thiếu thốn nữa. Lớn lên đi làm, có bạc con mua vé về thăm Ngoại dễ mà. Quả thực họ đem con Qua Mỹ như 1 giấc mơ thần tiên. Đời con thay đổi nhanh chóng. Con có cơm ăn, nhà ở, được đi xe hơi, được đi học tiếng Anh,lại học rất là mau Ngoại à,chắc là nhờ cái’''zen'’ của Cha đó Ngoại. Đồ ăn thức uống, thịt cá bom cam ở đây ê hề ăn không hết. Con chạnh nhớ tới Ngoại mà sa nước mắt. Mong có tiền gởi về cho Ngoại dựng nhà sưả bếp, thuê 1 người ngày đêm săn sóc Ngoại lúc già nua, con mới an tâm. Ngoại ơi, năm nay Ngoại cũng đã hơn 80 tuổi rồi, Ngoại phải ăn cho nhiều, cho khoẻ đặng chờ con về nhe Ngoại. Con quên nói cho Ngoại hay, nay con đã có gia đình, có con, có xe hơi riêng, có nhà riêng, tuy là trả góp nhưng không sao Ngoại đừng lo. Con cũng đã hiểu thế nào là tình mẫu tử nên không hờn giận gì Mẹ ngày xưa đã bỏ con ra đi. Mẹ có lý do và những nỗi đau riêng của Mẹ. Con của con nó đang khóc trong phòng, con phải vào dỗ nó. Ngoại nhớ là không được chết nghe Ngoại, Ngoại phải sống đến 100 tuổi, đợi con bồng cháu bé về thăm Ngoại. Nghĩ đến lúc về quê hương ăn chén cơm gạo đỏ, ngọn rau lang chấm mắm nêm, được ôm lấy Ngoại kể lể huyên thuyên thì lòng con nôn nao cảm động, ước gì có cánh bay về ngay. Ngoại ơi, ngày xưa con ước mơ 1 cái bong bóng không có, nay thì con có thể bay về Việt Nam bất cứ lúc nào con muốn nếu con có công ăn việc làm. Con có giỏi không Ngoại? Con còn mong ước khi con cái trưởng thành tự lập, con sẽ về quê xưa, nơi chôn nhau cắt rún, để sống nốt quãng đời còn lại vì ở đó có biết bao nhiêu tình người, nơi con đã ra đời, đã đau khổ và đã được Ngoại ôm ấp thương yêu tha thiết như một người Mẹ. - Thôi con đi ngủ nghe Ngoại. Con thương Ngoại ,con thương Ngoại lắm Ngoại ơi. Con Hoa Lai. Nước mắt rơi nhoè nhoẹt trên lá thư của đứa cháu ngoại Lai mà trên đó còn dấu vết của những giọt lệ đã khô của cháu. Ôi từ đại dương xa thẳm đến quê nghèo tơi tả, những giọt lệ ân tình như hoà quyện vào nhau đằm thắm, và trên khuôn mặt già nua, nhăn nheo như trái trám khô của Ngoại, nỗi vui bừng lên, lấp lánh trong đôi mắt đã chẳng còn bao nhiêu thần sắc. Gió ngoài vườn lao xao đùa trên khóm lá xanh. Cây bông Bụt hoa đỏ rực rung rinh trước ngõ. Đàn gà con chiu chít dưới gốc cây, mấy con chim sâu rít rít trên cành.Trời trong vắt và mây trắng bồng bềnh đẹp như mơ. Phx. Hoài Hương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 22/Jul/2016 lúc 11:37am |
Sau một tháng về thăm lại làng cũ, phố xưa, thích nhất là được
nhìn giòng sông tuổi thơ. Con sông với bao nhiêu kỷ niệm êm đềm của thời
thơ ấu. Cái tuổi chỉ biết ăn, học và chơi đùa không biết mệt. Hôm nay
Thơ từ giã bà chị dâu và đám cháu gần chục đứa để trở lên Sài Gòn. Ngày
mốt vợ chồng Thơ và bà chị gái phải đáp máy bay trở về Montréal, nơi các
con đang mong đợi. Một tháng trôi qua nhanh quá. Nhất là ở vào tuổi của
Thơ, không ai mong thời gian đi nhanh như mây bay, gió thoảng! Chiếc taxi bảy chỗ mới chở nỗi tám cái vừa valise, vừa xách tay,
nhét đầy ắp áo quần và quà cáp các thứ. Thì bà con biếu dài dài từ Bắc
vào tới trong Nam mà lị! Ông xã cằn nhằn, nhưng Thơ cứ mặc kệ, nhét đầy
đến nỗi tét luôn cái túi xách Adidas bằng vải nylon! Cái túi nàng đã
mua, để chứa sách do bạn bè tặng, cách đây 3 năm nhân dịp đi chơi Los
Angeles. Thơ tức cái hãng máy bay chết tiệt Air Canada chỉ cho mỗi hành
khách có đúng một kiện miễn phí. Chỉ có hành khách mua vé từ tháng mười
một trở lại mới được hai valises. Mà nàng thì đã mua từ tháng chín! Muốn
thêm một valise í à? Thì phải sùy ra đúng một trăm đô la chứ sao! Cũng
đành cắn răng chi ra hai trăm cho hai chuyến đi và về. Thơ còn cái tội
nữa là lần đi du lịch nào, bất cứ ở đâu, cô cũng lén dấu một vài nhánh
cây cảnh hay hoa hoét gì đó đem về nhà trồng. Mà ác cái là cành cây nào
cũng đâm rể và mọc lên phơi phới. Lần này Thơ dấu đúng năm cành dâm bụt
lá ngũ sắc. Vừa thấy bụi dâm bụt trước nhà cô em chồng và mắt Thơ sáng
rực như đèn pha! Trước hôm xếp đồ vào va ly, Thơ ra chợ Sài Gòn mua vài
cành hoa giả, sau đó trộn lẫn giả và thật để đánh lận con đen mấy ông
nhà đoan ngoài phi trường. Chiêu này Thơ học từ một người bạn thích đi
du lịch và mê trồng trọt (đồ chôm) như cô. Tiểu Thu Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Jul/2016 lúc 11:38am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 26/Jul/2016 lúc 11:58am |
Tôi đẩy cửa bước vào phòng khám của
bác sĩ. Đã có đông người ngồi chờ, tôi liếc mắt nhìn quanh ba dãy ghế
xếp thành hình chữ U, không còn chỗ nào trống cả. Hầu hết bệnh nhân đều
là người Việt Nam, họ đang râm ran nói chuyện trong khi bác sĩ chưa đến.
Nguyễn Thị Thanh Dương Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Jul/2016 lúc 12:06pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 28/Jul/2016 lúc 2:35pm |
Người Đàn Ông Cô Đơn
Hải quay lại ném về phiá tôi cái nhìn toé lửa, giọng gằn mạnh: - Bà nói cái gì? Tôi mím môi cười. Một nụ cười (có thể) rất duyên dáng. Đầu nghiêng về bên trái liếc mắt nhìn Hải, cái nhìn mà thiên hạ thường gọi là tình tứ. Nhưng vào lúc này nó lại mang ý nghĩa khiêu khích làm cho mặt Hải nóng bừng vì tức giận. - À, tôi xin nói lại lần nữa, kể từ hôm nay tôi sẽ ra riêng…. lý do hả? Ông chồng yêu dấu của tôi ơi, ông có cảm thấy rằng cuộc sống lứa đôi của chúng ta đã đạt tới mức độ của cơn bão cấp 8 rồi không? Tôi không muốn kéo dài sự căng thẳng, sự ưu phiền cho tôi và cho cả ông. Mình cũng chẳng còn trẻ trung gì, nên…. có lẽ tôi và ông rất cần một đời sống yên tĩnh phải không? Tôi đứng lên nhìn Hải với nụ cười tươi tắn mang đầy vẻ “âu yếm” trước khi bước vào phòng. Hải nhìn tôi, mặt ngớ ra. Hình như đây là lần đầu tiên kể từ lâu lắm rồi, tôi mới có một thái độ rất mềm mỏng, rất trầm tĩnh khi cãi nhau với Hải. Nhưng tôi biết, với Hải, đây là thái độ coi thường Hải, xem Hải chẳng ra kí lô nào hết nên anh hằn học đứng lên đi thẳng ra phía trước đóng sầm cửa lại. *** Tôi đứng trên balcon thả tầm mắt chạy dài theo tận phía chân trời đang ửng đỏ màu mặt trời rực rỡ. Những làn gió biển thổi mơn man trên vùng tóc rối, trên khuôn mặt thư thái, mang đến cho tôi một nỗi hân hoan nhẹ nhàng. Tôi chìm trong cảm giác thoải mái đã từ lâu chưa có được. Buổi sáng, khi vừa giật mình tỉnh giấc, cái cảm giác đầu tiên chợt nhận ra mình đang ở trong căn phòng vắng lặng và ngoài kia là vùng biển lớn với từng nhịp sóng rì rào, tôi cảm thấy lòng mình rộn rã reo vui. Sáng hôm qua, khi Hải ra khỏi nhà, tôi cũng xách vali ra xe để đi đến nơi tôi muốn đến. Kế hoạch này đã có trong đầu tôi rất lâu. Cứ mỗi lần cãi vã với Hải vì những chuyện không đâu, đôi khi rất vô lý nhưng lại thật nặng nề thì tôi lại muốn đến một nơi thật vắng lặng - một mình - để tìm sự yên tĩnh. Tôi đi thật vội vã để khỏi phải chạm mặt Hải. Dọc đường tôi gọi điện thoại cho Trung - đứa con trai lớn - cho biết tôi cần đi xa để nghỉ ngơi vài ngày. Trung im lặng một lúc rồi hỏi: - Mẹ đi đâu? Mẹ có nói với ba không? Tôi trả lời trơn tru: - Có chứ? Trung không thắc mắc để hỏi xem thái độ của ba nó ra sao mà chỉ hỏi tiếp: - Mẹ có nói cho em Giang…. Tôi ngắt lời Trung: - Mẹ sẽ nói chuyện với con sau. Và cúp máy trước khi Trung nhắc tôi một lần nữa là… nhớ báo cho em Giang biết (cái tật của thằng con tôi là vậy). Bất cứ chuyện gì tôi cũng thường nói với Trung. Mọi sự, thằng nhỏ đều nhìn bằng cặp mắt dễ dãi, khác hẳn với Giang, con bé thật rắc rối, nó lại hay xung khắc với tôi, chưa kể nó lúc nào cũng bênh bố chằm chặp. Nhìn những lượn sóng nhấp nhô phía dưới kia, tôi quày quà trở vào thay bộ đồ short gọn gàng, chạy nhanh xuống bãi. Tuy đang ở tuổi mấp mé con số năm, nhưng tôi vẫn còn tự tin về sắc vóc của mình nên không ngần ngại khoác lên người những bộ y phục “trẻ trung”. Điều này đôi khi làm cho Hải cảm thấy khó chịu. Nhưng mặc kệ, cuộc đời đâu còn bao lâu nữa, nên tôi phải sống theo sở thích của tôi chứ! - Chị ơi, cho em gọi nhờ điện thoại một chút được không? Tôi quay lại, nhìn người phụ nữ còn rất trẻ rồi đưa chiếc điện thoại cầm tay cho cô với nụ cười đầy thiện cảm. Dù không muốn nghe, nhưng cuộc đối thoại của cô với chồng bằng những lời lẽ thật dịu dàng, thật ngọt ngào vẫn lọt vào tai tôi. Tôi chợt mỉm cười với ý nghĩ, không biết sự êm ấm này kéo dài được bao lâu. Ngày xưa, tôi đã chẳng từng nói chuyện nhỏ nhẹ và tình tứ với Hải như thế sao. Nhưng bây giờ thì những bất đồng ngày qua ngày đã làm dài thêm khoảng cách giữa hai vợ chồng. Thật sự, tôi đã cố gắng rất nhiều, nhưng không hiểu sao mỗi ngày tôi cảm thấy chán chường hơn, nặng nề hơn. Và rồi có một lúc tôi chợt nghĩ. Phải dừng lại trước khi thảm cảnh xảy ra. Cái thảm cảnh mà ngày xưa tôi đã chứng kiến là ba mẹ tôi không bao giờ muốn nhìn mặt nhau nữa. Không thương nhau đã đành mà còn ghét nhau. Ghét hơn cái ghét thông thường. Ghét đến độ mỗi khi nhắc đến ba tôi, mẹ thường nói “cái bản mặt đáng ghét”. Tôi chợt bật cười khi nghĩ đến Hải. Nếu gọi Hải là cái bản mặt đáng ghét vào lúc này thì chẳng ngoa chút nào. Khi trả lui điện thoại, người phụ nữ nhìn tôi một lúc rồi ngập ngừng hỏi: - Xin lỗi có phải chị tên Khánh Hằng không? Tôi gật đầu trong sự ngạc nhiên: - Em là em của chị Kim. Mỗi lần đến nhà chị Kim, em hay ngắm tấm ảnh của chị và chị Kim chụp ở vườn hoa tulip, nên thấy chị là em nhớ ngay. Tôi ồ lên thích thú: - Tự nhiên Kim biến mất mấy năm nay không có tin tức gì. Bây giờ Kim ra sao rồi? có gia đình chưa? tôi rất muốn liên lạc với Kim mà không biết tìm ở đâu? Cô em gái của Kim vừa bấm điện thoại vừa kể lể: - Chị Kim vẫn theo chủ nghĩa độc thân, vẫn ở một mình… nhưng lúc này vui vẻ lắm chứ không u sầu như ngày trước đâu. Đọc cho tôi số điện thoại của Kim xong cô ta rút vai cười khúc khích: - Nói nhỏ cho chị nghe… hình như là chị Kim đang có tình yêu. Chị nhớ khai thác bí mật của chị ấy nghe… có gì tiết lộ cho em biết với. *** Buổi tối hôm đó tôi và Kim nói chuyện đến nửa khuya trong sự vui mừng rộn rã vì cuộc “gặp gỡ” bất ngờ. Tôi và Kim thân nhau từ lúc còn là học sinh trung học ở Việt Nam. Tôi sang Mỹ theo diện bảo lãnh. Còn Kim phải đợi đến năm năm sau mới cùng ba mẹ lên đường theo diện H.O. Khi gặp lại Kim thì tôi và Hải đã kết hôn được một năm. Dù vậy, chúng tôi vẫn thân thiết như ngày xưa. Thỉnh thoảng đi chơi với nhau. Tối tối tán gẫu trên điện thoại đủ mọi chuyện trên trời dưới đất. Hải không phải là người hiếu khách để có thể vui vẻ và tế nhị với Kim, nhưng anh cũng không khó khăn đến nỗi cấm tôi không được giao thiệp với bạn bè cũ. Tình bạn chúng tôi đang thắm thiết thì lại xảy ra chuyện xui xẻo đưa đến chia lià. Chiều hôm đó tôi rủ Kim đến nhà ăn cơm trong khi Hải đi dự tiệc Christmas ở hãng - Chúng tôi thường có những buỗi gặp gỡ thú vị như thế này. Kim ghé qua nhà hàng mua vài món ăn mà chúng tôi thích nhất. Sau khi đã no nê, hai đứa nằm dài trên sofa, vừa trò chuyện, vừa nhai đậu phọng hoặc một món chip nào đó. Những câu chuyện ngày xa xưa sẽ được kể lại. Từng đứa bạn cũ được nhắc đến trong tiếng cười giòn giã vô tư. Nghiêm chỉnh hơn thì chúng tôi sẽ thì thầm chuyện tình cảm riêng tư, nhất là Kim, với những lao đao, lận đận trên con đường tình duyên. Tối đến, khi Hải về nhà thì khoảng mười phút sau Kim cũng từ giã tôi. Vì trời mưa lất phất nên tôi không đưa Kim ra xe mà chỉ đứng ở cửa chào tạm biệt. Sáng hôm sau, khi ra xe đi làm thì Hải phát giác cái đầu xe của anh bị móp một bên. Hải cả quyết là Kim đã đụng móp đầu xe của anh. Kim thì nói hai chiếc xe đậu cách nhau cả thước và Kim đã lách ra ngoài một cách thật dễ dàng thì làm sao đụng được. Không cần đắn đo, Hải gọi điện thoại mắng như tát nước vào mặt Kim mà không cần nghe Kim giải thích. Theo nhận xét của tôi thì không phải Kim, mà có thể đã có hai chiếc xe chạy ngược chiều và lúc tránh nhau một chiếc đã húc nhẹ vào đầu xe của Hải. Nếu không, cũng là do người lái xe lạng quạng vì trời nhá nhem tối, hoặc vì đang say xỉn. Hải hoàn toàn không chấp nhận giả thuyết tôi đưa ra, cứ một mực cho rằng vì Kim thấy Hải đi chiếc xe đắt tiền nên ganh tỵ, do đó phá cho bõ ghét. Kim tức giận vì bị Hải gán tội một cách vô lý. Giận Hải, Kim cắt đứt liên lạc với tôi luôn. Từ ngày ấy đến nay cũng phải đến sáu năm. Thời gian dài đằng đẵng đó có biết bao chuyện để kể cho nhau nghe, kể cả những chuyện ngày xưa đưa tôi về kỷ niệm tuổi học trò với ngày thơ mộng cũ, với tà áo trắng bay bay, với mái tóc dài vương vương trong gió, với một bàn tay ngập ngừng nắm nhẹ một bàn tay. Trong những hình ảnh xa xôi đó ẩn hiện một đôi mắt, một nụ cười mà lâu lắm đã chìm lẫn, đã biệt tăm trong một góc rất nhỏ của trái tim tôi. Nỗi nôn nao, xao xuyến chợt bừng lên. Tôi tưởng chừng như mình trở lại thuở hai mươi với những hẹn hò e ấp, với từng mẩu chuyện nhỏ, không đầu đuôi, chẳng ăn nhập vào đâu, vậy mà hai người vẫn cảm thấy say mê, thích thú. Thích thú chỉ vì được ngồi bên nhau. Say mê chỉ vì được nghe nhau nói, nhìn nhau cười…. và rồi tôi chợt mỉm cười khi nhớ đến câu nói của đứa bạn cũ mà Kim vừa kể lại “Mỗi khi giận chồng, mình có một cách trả thù là nhớ lại bồ cũ”. Tôi nghĩ đến Hải và cảm thấy thú vị với ý nghĩ đó. - Ông chồng yêu dấu của bà ra sao rồi? Có còn cà chớn như ngày xưa không? Tôi cười khỏa lấp: - Nói chuyện của bà đi. Mấy năm rồi vẫn chưa tìm được một nửa kia sao? kén vừa thôi bà! Kim thở dài: - Kén gì! muốn chê tôi bị ế thì cứ nói thẳng, bạn bè mấy mươi năm cần gì quanh co cho mệt… Tôi cắt ngang: - Tôi nghe giọng nói của bà đầy vẻ lạc quan. Đúng là giọng nói của một người đang có tình yêu chứ không thể nào “ê sắc” được. Kim cười phá lên: - Bà làm thày bói hồi nào mà suy đoán tài tình vậy? Bao nhiêu năm trôi qua, tuổi đã già dặn hơn xưa nhiều, nhưng tính của Kim vẫn không thay đổi. Hình như với Kim không điều gì có thể giữ bí mật được. Có tình thì mặt mày rạng rỡ, giọng nói réo rắt như điệu nhạc mừng xuân. Mất tình thì mặt mày buồn thiu, giọng nói thều thào như sắp đứt hơi. Không lạ gì cô bạn của mình nên tôi nằm xuống giường, kéo chăn lên tận cổ. - Rồi! tôi đã sẵn sàng để nghe bà kể chuyện tình suốt đêm. Bao nhiêu bồi hồi, xao xuyến. Bao nhiêu âu lo, tính toán cứ tha hồ mà xả ra. Kim cười khúc khích: - Đúng là cha mẹ sinh ra ta, nhưng hiểu ta thì chỉ có Khánh Hằng. Theo lời Kim, sau khi chia tay với người yêu thứ ba, Kim đã quen được một người đàn ông có cái “nick name” rất gợi cảm “người đàn ông cô đơn”. Quen nhau chỉ mới có sáu tháng, chưa hề biết mặt nhau, nhưng qua những lần “trò chuyện” bằng email, hai người đã cảm thấy tâm đầu ý hợp. Kim không ngớt lời ca ngợi “người đàn ông cô đơn” rất đạo đức, nhân hậu, nhưng không kém phần “romantic”. Đã từng có gia đình, nhưng anh lại cảm thấy cô đơn ngay nơi chốn mà người ta thường gọi là “tổ ấm”, nên đã chia tay với người mà anh đã từng nắm tay thề hứa sẽ cùng nhau đi hết quãng đường trần. Có lần Kim đặt câu hỏi, vì sao anh không về Việt Nam để tìm một cô vợ vừa trẻ, vừa đẹp, lại vừa khéo chiều chồng thì anh cho biết, kinh nghiệm trên tình trường đã giúp anh hiểu rằng, trong tình yêu quan trọng nhất là tấm lòng. Chỉ cần người ấy yêu mình chân thành, tha thiết, khi yêu bằng cả trái tim với lòng hy sinh, độ lượng thì tuổi tác, nhan sắc sẽ trở thành vô nghĩa. Tuy có hơi nghi ngờ những câu sáo ngữ quen thuộc đó, nhưng tôi cũng biết là mình không nên nói gì trong thời điểm này. Cái thời điểm mà Kim - người phụ nữ, chỉ còn ba năm nữa sẽ bước sang tuổi năm mươi - cứ ngỡ rằng mình đang độ tuổi đôi mươi vừa chớm biết yêu. - Kim và người ấy có nói chuyện trên điện thoại lần nào chưa? Tôi tò mò hỏi Kim: - Chưa! tụi này giao hẹn là sẽ tìm hiểu thêm một thời gian nữa, đến khi tình cảm chín muồi mới quyết định gặp nhau. Tôi kêu lên trong tiếng cười hăng hắc: - Trời ơi! già tới nơi rồi… quyết định lẹ lẹ đi. Ở đó mà chờ với đợi. Nói xong tôi mới biết mình lỡ lời. Nhưng may mắn thay, Kim đã cười dễ dãi: - Chàng của tôi đã nói … trong tình yêu không có tuổi tác mà. Câu chuyện chấm dứt ở đó. Và tôi. Trước khi chìm vào giấc ngủ không quên cầu nguyện cho cô bạn dễ thương của mình tìm được một tình yêu chân thật. *** Những ngày giữa tháng hai trời đổ tuyết bất ngờ. Vừa đi làm về đến nhà, tôi chạy vội ra vườn sau lýnh quýnh kéo chậu quất vào trong. Không biết lẩm cẩm thế nào mà ngay cái chậu phải di chuyển ra vào thường xuyên tôi lại chọn cái thứ bằng sành nặng chình chịch, chưa kể còn phải rất cẩn thận không thôi chậu sẽ bị nứt hoặc vỡ. Hải ngồi ngay phòng ăn xem TV. Cái “hoạt cảnh hì hục” của tôi đang xảy ra trước mắt, nhưng anh cứ lờ đi như không thấy. Tôi vất vả khi đẩy cái chậu lên thềm cao, nhưng nhất định không mở một lời để nhờ giúp. Trung vừa từ garage bước vào, nhìn thấy đã la hoảng lên: - Mẹ! mẹ muốn gãy lưng hay sao mà một mình bê cái chậu nặng thế này. Vừa nói Trung vừa liếc mắt về phía Hải bằng cái nhìn bất mãn. Hải ngã lưng ra ghế, miệng cười khinh bạc. Tôi nhớ đến “người đàn ông cô đơn” của Kim và câu nói “chỉ cần người ấy yêu mình bằng cả trái tim với lòng hy sinh, độ lượng” mà chán chường cho người đàn ông mình đang gọi bằng chồng. Hình như chưa bao giờ Hải cảm thấy chạnh lòng khi tôi phải vất vả. Hình như chưa bao giờ Hải cảm thấy xót xa khi tôi bị đau đớn. Có lẽ ngày xưa tôi và Hải lấy nhau vì nhu cầu hơn là tình yêu. Tôi đã có hỏi, nhưng trái tim thật thà chưa lên tiếng tôi đã vội gật đầu ưng thuận, vì nghĩ rằng bên Hải tôi sẽ sống một đời sung sướng về vật chất. Còn Hải, với cuộc sống độc thân quạnh quẽ, anh không biết làm gì vào những ngày cuối tuần ngoài việc đi casino để nướng tiền vào các canh bạc khiến anh ao ước một mái gia đình để có người lo lắng cho anh từ cái ăn đến cái mặc. Quen nhau, chưa kịp tìm hiểu cặn kẽ đã vội vàng lồng vào tay nhau chiếc nhẫn cưới như sợ chậm một bước thì có thể sẽ vuột mất những gì mình đang muốn nắm giữ. Cuộc sống hôn nhân bắt đầu bằng những tính toán nên trách sao hạnh phúc chẳng quay lưng. Tôi bước lùi ra phía sau, nhường chỗ cho Trung rồi cười nhẹ nhàng: - Những việc này mẹ vẫn làm hoài có sao đâu! Cái chậu được đẩy vào khoảng trống ngay cửa sổ, nhưng Trung vẫn chưa hết hằn học: - Đây là việc của đàn ông. Nhà này đâu phải không có đàn ông đâu mà mẹ phải làm. Tôi vừa định nói, đàn ông nhà này chỉ quen nhìn chứ không quen làm thì Hải đã đứng lên đi vào phòng. Trung nhìn theo lắc đầu ngao ngán. Tôi muốn rày Trung đừng hỗn với bố, nhưng cảm thấy câu dạy dỗ đó không thành thật, vì chính mình cũng hả hê trong lòng khi thằng con thay mẹ để dằn mặt bố. Tôi thở dài, buồn cho mình và buồn cho con. Những đứa con sinh nhầm chỗ nên đã phải chứng kiến sự bất hòa triền miên của bố mẹ từ lúc chưa trưởng thành. Những ngày kế tiếp tôi bị Kim lôi vào cuộc lúc nào không hay. Tôi ôm bụng cười ngặt nghẽo khi Kim bảo tôi làm “cố vấn” cho Kim. - Trời! chuyện nhà tôi còn chưa xong mà làm cố vấn cho ai. Rồi không nén được nỗi buồn, tôi dài giọng than thở: - Kim biết không, có những cái gút mình mở hoài mà không thể nào mở nổi. Mình rất muốn đặt chân lên con đường thênh thang để mà đi, nhưng rồi vì con nên cứ loanh quanh mãi để cuối cùng cũng trở lại chỗ cũ. Có con rồi mọi quyết định đều bị lệ thuộc vào con Kim ạ! Kim chỉ ừ à cho qua chuyện, vì Kim đang vui nên đâu thể nào hiểu được nỗi buồn của tôi. Cứ mỗi lần gọi điện thoại là Kim lại miên man kể lể, đôi khi còn đọc cho tôi nghe những lời thư tình tứ của “người đàn ông cô đơn”. Tôi mừng cho Kim gặp được một người trầm tĩnh, tế nhị, luôn nhìn cuộc đời ở góc cạnh lạc quan. Điều đáng nói là anh rất quan tâm đến người khác và luôn hướng lòng đến các công việc từ thiện. Ước gì Hải có được một phần của “người đàn ông cô đơn” thì có lẽ gia đình tôi sẽ êm ấm hơn nhiều. *** Đang ngủ, tôi bị đánh thức bởi những bước chân rượt đuổi huỳnh huỵch trên lầu. Tôi ngồi dậy, nghiêng đầu lắng tai nghe ngóng. Có tiếng la giận dữ của Hải: - Giang, có nghe bố nói không? trả lại cho bố. Giang cũng không vừa với giọng nói hậm hực: - Không! con không trả. Bố làm con mất mặt với tụi bạn. Bố hư lắm. - Đồ hỗn láo. Dám nói với bố như thế hở? - Vậy sao bố dám làm như thế? Cái lối nói Việt không ra Việt, Mỹ không ra Mỹ của Giang làm tôi không ngăn được tiếng cười. Tôi không đoán được chuyện gì, nhưng chắc chắn việc làm của Hải đã làm tổn thương con bé, nên giọng nó chứa đầy nỗi uất ức. Hải xuống giọng thật thấp để phân trần với Giang, nhưng con bé không nghe cứ la toáng lên: - Bố nói dối. Con Kathy thấy bố đi xem concert ở downtown với cô của con Mimi. Mấy đứa trong lớp chọc con. Nó nói cô con Mimi là “girlfriend” của bố, là “stepmother” của con. Con xấu hổ lắm. Bây giờ bố còn viết thư cho “nó” nữa. Con ghét bố. Con ghét bố lắm. Con sẽ đưa cho mẹ đọc để bố không còn chối nữa. Tiếp theo đó là những tiếng chân chạy thoăn thoắt xuống cầu thang và Giang ùa vào phòng tôi như cơn bão. Hải không kịp níu tay Giang nên đứng ngay ngạch cửa, vừa thở vừa nhìn hai mẹ con tôi bằng đôi mắt đỏ ngầu. Tôi thả chân xuống giường, nhẹ nhàng bảo Giang: - Trả lại cho bố đi con! Giang lắc đầu: - Không! con muốn biết bố đã viết cái gì cho cô của con Mimi. Con muốn chửi vào mặt “nó” để “nó” đừng làm “girlfriend” của bố nữa. Rồi Giang ôm lấy cổ tôi khóc nấc lên: - Con xấu hổ lắm. Con không muốn đi học nữa. Tôi không thể nào lấy những tờ giấy in ra khỏi tay Giang khi cơn xốc vừa qua đã làm con bé trở nên hung dữ khác thường. Tôi nhìn Hải, cái nhìn đầy trách móc. Sao anh lại nỡ để đứa con gái đã từng xem bố mình như thần tượng phải thất vọng đến mức không kềm chế được. Hải quay lưng, nhún vai bỏ đi, vẻ như bất cần. Tôi ôm chặt Giang vào lòng, vuốt tóc nó để vỗ về, an ủi. Ngôn ngữ trở thành vô nghĩa trong lúc này. Tôi biết, chỉ có sự im lặng mới giúp Giang bình tâm trở lại. Một lúc sau tôi đã nghe hơi thở đều đều của Giang bên tai. Tội nghiệp đứa con gái bé bỏng của tôi. Tôi đỡ Giang nằm xuống giường, vuốt những sợi tóc ướt đẫm nước mắt và lau nhẹ khuôn mặt lem luốt. Những tờ giấy trong tay Giang từ từ rơi ra, tôi lấy từng tờ sắp lại. Tôi không muốn nhìn, không muốn đọc xem Hải đã viết những gì và người phụ nữ mà Giang nhiều lần nhắc đến đã viết gì. Hình như , sự việc rất nghiêm trọng đối với con gái tôi lại trở thành con số không dưới mắt tôi. Bây giờ đối với tôi chỉ có một việc duy nhất mà tôi phải làm - như tôi đã từng ao ước được làm - là giải thích để hai con tôi hiểu rằng, tôi và bố của nó đã đến lúc phải mỗi người một con đường. Sự việc xảy ra ngày hôm nay cũng là một điều may mắn cho tôi, vì chắc chắn là Giang, đứa con gái vẫn hay bênh bố nó chằm chặp sẽ không còn cay cú đặt câu hỏi “why?” với tôi. Tôi đứng dậy với cõi lòng nhẹ hẫng. Khép hờ cửa phòng tôi cầm xấp giấy bước lên lầu để trả lại cho Hải. Khi hụt tay làm rơi một tờ giấy, tôi cúi xuống nhặt lên và hàng chữ “người đàn ông cô đơn” đập mạnh vào mắt tôi. Tôi bàng hoàng chôn chân ở bậc thang đầu tiên. Như vậy là sao? “Người đàn ông cô đơn” mà Kim say sưa kể lể với tôi hằng đêm là Hải? Và ngoài Kim ra “người đàn ông cô đơn” lại có thêm một tình nhân nữa là cô của Mi mi, bạn học con gái tôi. Nhớ lại giọng nói hí hửng của Kim mới cách đây vài giờ: - Ngày mai tôi và người ấy gặp nhau. - Hồi hộp không? - Dĩ nhiên là hồi hộp rồi. Chắc là đêm nay không ngủ được quá bà ơi! - OK! thôi ráng ngủ một giấc cho ngon để mai thức dậy sẽ gặp người trong mộng. Tôi chờ tin vui của bà. Tôi cầm điện thoại lên, bấm số của Kim. Nhưng chuông điện thoại chưa kịp reo tôi đã dập xuống. Tôi biết phải nói thế nào đây? Nói tất cả sự thật thì tội nghiệp Kim biết chừng nào? không nói… thì cuộc chạm mặt bẽ bàng này sẽ là một ám ảnh khủng khiếp đối với Kim. Nói? Không nói? Chỉ chừng đó chữ thôi mà nó hành hạ khiến tôi trăn trở cả đêm. Cuối cùng, tôi đành chọn giải pháp im lặng để Kim nghĩ rằng tôi không biết gì cả. Như thế có lẽ đỡ ngỡ ngàng cho Kim và cho tôi hơn. Cả ngày hôm sau tôi làm việc trong sự bồn chồn, lo lắng. Không biết cuộc gặp gỡ ra sao mà buổi chiều Hải bước vào bàn ăn với thái độ thật bình thản như không hề có chuyện gì xảy ra. Đêm đó tôi nằm lặng im trong bóng tối hồi hộp chờ đợi… nhưng không có một lần nào điện thoại reo. Ngày kế tiếp tôi hoang mang bấm số của Kim nhưng tổng đài điện thoại cho biết số đã bị cắt. Thế là… Vì Hải tôi lại mất Kim lần thứ hai. Và tôi biết. Từ đây cho đến mãi mãi về sau, Kim sẽ không bao giờ để tôi có dịp gặp lại Kim lần nữa. Có thể vì xấu hổ, vì bị tổn thương và vì nỗi oán hận đối với một con người đã nhẫn tâm đùa giỡn lên tấm lòng chân thật của mình. Và vô phúc thay người đó lại là chồng của tôi, người bạn thân của Kim - người mà Kim đã từng xem là “kẻ thù”. Tội nghiệp Kim, cô bạn rất thương của tôi đã bị lừa dối bởi một “con vẹt” chỉ biết lặp lại những điều đã đọc thấy từ sách vở nhưng chưa bao giờ biết dang tay ra để làm một điều tốt đẹp cho người và cho đời
Ngân Bình Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Jul/2016 lúc 2:36pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 29/Jul/2016 lúc 1:59pm |
NGƯỜI CHA BẤT HẠNH Tửu lơ đãng đưa tay nắm chặt hàng rào lưới mắt cáo đã phủ kín bởi hoa dâm bụt. Anh vạch lá nhìn vào trong. Xác pháo xé từng mảnh vụn tạo thành một vùng tròn đỏ thắm nổi bật trên khung xi-măng trước nhà. Hôm nay là ngày Túy - đứa con gái duy nhất của anh về nhà chồng. Lẽ ra Tửu mới là người có cái vinh dự dắt tay con gái từ buồng ngủ đi ra trước bàn thờ gia tiên trình diện với quan viên hai họ, trước khi đàng trai rước đi. Nhưng không! Bây giờ đây Tửu không còn gì hết; nhà cửa, tài sản, vợ, con... đều là những thứ rất xa xỉ đối với anh. Đến cả một tiếng kêu ba hôm nay đối với Tửu cũng rất mơ hồ. Không những thế, ngày ra trường của Túy mấy năm trước, Tửu cũng chỉ lặng lẽ đứng ở một góc trong khuôn viên đại học UIC nhìn vào. Nỗi vui mừng đứa con gái xong học vị Tiến sĩ Dược Khoa không át được nỗi đau như dao cắt trong lòng anh. Không cách gì để Tửu có thể tiếp cận mà thuyết phục được đứa con gái của mình. Anh không trách con, anh chỉ buồn cho số phận và tự hỏi tại sao Hồng - người vợ đã tàn nhẫn đầu độc con gái khiến nó chối bỏ tình cha của nó. Nàng nuôi con thành tài là một điều đáng khâm phục. Nhưng ác ý gieo vào đầu đứa con non nớt những đồi bại mà ba nó đã làm là một hành động tàn nhẫn chưa từng thấy. Chao ôi! Khi đàn bà đã đem lòng phản bội, họ không từ bỏ bất cứ hành động tàn độc nào. Sách vở ghi vua nước Sở đã mục kích chuyện phũ phàng nầy từ người đến loài vật. Cuộc tình 7 năm của vợ chồng Tửu chấm dứt bằng một phán quyết của tòa án với sự đồng thuận của tất cả bồi thẩm đoàn. Nhân chứng đáng tin cậy nhất là mẹ của một nạn nhân 5 tuổi. Sau khi công tố viên đọc cáo trạng, luật sư biện hộ cho nghi can đã bị khống chế bởi câu nói ngắn gọn, vô tư của một bé gái để trả lời câu hỏi bà chánh án Elaine Brown: – Vâng! Thưa bà, ba tôi thường sờ mó vào l. của tôi. Câu nói của bé Túy như nhát búa đập vào đầu Tửu. Chàng choáng váng như người trúng gió, mắt hoa lên, vũ trụ chừng như sụp đổ. – Không hiểu sao? Và ai đã bày cho bé Túy của chàng lại nói một câu ác độc đến như thế. Con ơi, ba là ba ruột của con. Ba yêu con bằng một thứ tình phụ tử thiêng liêng mà tất cả những người cha nào trên đời nầy yêu con của mình. Người nào đã nhẫn tâm lèo lái cho chệch hướng tình thương của ba đối với con như thế! Hai mắt Tửu đỏ ngầu, những giọt nước khổ đau dài lăn xuống má. Hai tay ôm đầu, Tửu nghe lòng đau từng đoạn, căn phòng trở nên tối, dòng suy nghĩ cứ miên man cho đến khi hai tiếng búa nện xuống bàn. Tiếng của bà chánh án khàn đục và nặng nề như bị vướng đàm: – Lê Văn Tửu, mang tội lạm dụng tình dục chính đứa con gái 5 tuổi của y thị. Ông thường xuyên sờ mó vào bộ phận sinh dục của bé Lê Diễm Túy. Bị can sẽ nhận một bản án 10 năm tù giam, không bảo chứng. Ba chữ sau cùng thật lãng phí. Ngày ra tòa ly hôn, Tửu đã bị xử trắng tay rồi. Chàng có tiền đâu mà bảo chứng. Tiếng búa đanh thép vừa dứt, hai viên cảnh sát bước đến còng tay Tửu dẫn đi. Bản án 10 năm dành cho người cha bất hạnh. Ngồi trong tù, Tửu chiêm nghiệm về công lý của xã hội. Kẻ thắng là kẻ có nhiều tiền. Thà chàng phạm trọng tội để được xử tử còn hơn ngồi 10 năm tù mà kết quả do vợ và con mình tố cáo. Nỗi hàm oan không ai hiểu cho chàng cả. Trước đó vài tháng, đứa em dâu bảo rằng, chị Hồng dự trù thưa anh với cảnh sát về vụ lạm dụng tình dục, chị ấy bảo bé Túy nói thế. Nghe xong, Tửu đã tá hỏa, thất vọng cùng cực. Nếu quả thật con anh khai như thế thì anh chỉ có chết, vốn đã thất chí quá rồi sau cuộc ly hôn. Tửu vào garage đóng cửa lại, nổ máy xe toan tự tử. Nhưng bỗng nhớ ra, anh chạy về chùa gặp sư trụ trì nhờ cố vấn. Nơi đây, Tửu kể hết tâm tình cho vị sư già nghe. Vị sư mời anh dùng trà nói: – Mỗi người một nghiệp. Có thể kiếp trước con mắc nợ vợ của con. Chết không giải quyết được gì, trái lại con vẫn còn bị mang tiếng là vì ô nhục nên làm vậy, chi bằng con phải sống và sống thật mạnh mẽ để đối diện với nghịch cảnh, luôn lấy ân trả oán thì oán hết. Biết đâu sau nầy, con gái của con sẽ hiểu cho con. Như một món nợ tiền khiên phải trả: Tửu – một sinh viên đi Mỹ du học từ năm 1972. Năm 1975 VN đổi chủ, anh tự động trở thành quy chế tỵ nạn. Cô vợ hứa hôn sẽ làm lễ cưới ở quê nhà cũng tự giải phóng khỏi lời đính ước. Mất liên lạc, mọi dự định đều vô nghĩa. Buồn lắm, Tửu bỏ học cả năm trời, lêu bêu như người vô gia cư, vô địa táng. Ở không hoài cũng chán, Tửu lại ghi danh tiếp tục năm cuối đại học. Rồi anh ra trường với mảnh bằng EE, được nhận vào làm cho hãng điện Commonwealth Edison. Sau 11 năm cật lực làm việc, để dành và mỗi ngày hân hoan nghe tin nhiều đồng bào vượt biển đến định cư. Làn sóng vượt biển ồ ạt lúc bấy giờ tạo cho tất cả cộng đồng người Việt khắp nơi cái nạn trai thừa gái thiếu. Nhiều thanh niên như Tửu nằm ‘chơ vơ gác chuông’. Thời gian sau, một đám cưới như chạy tang đã xảy ra, bạn bè được mời ai nấy đều anh ngơ ngác muốn biết. Tửu gặp Hồng trong một Night Club. Nàng sà vào anh như một định mệnh – khi đang say sướt mướt nhờ anh đưa về. Tại nhà Hồng với trai đơn gái chiếc, lý trí Tửu không thắng nổi con tim cô đơn trước sự chinh phục bằng những ô da thịt nõn nà. Thế là danh dự và trách nhiệm của một lương tâm không cho phép Tửu phớt lờ, mặc dù chưa có nhiều cơ hội tìm hiểu. Hai năm sau, Hồng sinh bé Túy. Túy giống ba, nước da hơi ngăm, mặt mày sáng sủa, thông minh. Hai vợ chồng Tửu rất hạnh phúc sau khi Túy chào đời. Lãi suất cao, nhà rẻ. Tửu tậu ngay căn nhà, chàng chỉ còn mượn ngân hàng chút đỉnh. Chẳng hiểu có phải do phong thủy hay sao mà sau khi mua nhà vợ chồng Tửu thường lục đục. Hồng muốn đi làm sau khi tìm được người gởi con. Hãng Solo Cup, nơi Hồng làm cách nhà hơn tiếng đồng hồ lái xe. Được cái Hồng làm văn phòng nên công việc đối với nàng không nặng nề gì cả. Hồng ngạc nhiên đến thích thú; xếp của nàng là một thằng nhải Việt Nam non choẹt. Nhưng chả sao, nó tử tế; mới có hai năm mà thằng xếp tăng lương cho nàng 4 lần. Người ta nhiều lần trông thấy Hồng và xếp của cô đi ăn trưa chung. Có người bàn ra tán vào nhưng Hồng không quan tâm, nàng nghĩ ăn trưa chung thì đã sao, mình tuổi đáng chị nó. Chuyện bình thường ở huyện, có gì mà các mụ nhân công VN chõ mõm vào. Thời gian bình thản trôi, yên ắng như mặt nước hồ thu. Đi chung ăn trưa ngoài bị lời ra tiếng vào bất tiện. Hồng thường xuyên làm thức ăn tại nhà mang vào sở cho xếp. Chuyện nhỏ nầy Hồng không cần nói với Tửu. Tuy nhiên, bất cứ chuyện tình cảm nào mà chả bắt đầu từ chuyện nhỏ. Một cuộc gọi ngắn từ VN, tin ba Tửu lâm trọng bệnh. Đứa em nhắn tin anh phải về vì tình trạng ba yếu lắm rồi. Không chần chờ, anh bàn với vợ là anh phải về thăm ba, nếu không, có mệnh hệ gì anh sẽ phải ân hận suốt đời. Khi má mất, anh đã không về được rồi. Hồng vốn không thoải mái về tiền bạc đối với Tửu nhưng lần nầy lại sốt sắng: – Đúng rồi, anh phải về thăm ba chứ. Chiều nay em ghé ngân hàng rút tiền ra cho anh. Anh cần bao nhiêu? Tửu cảm động đến ôm vợ. Sự rộng rãi khác thường của Hồng khiến anh nhớ lại nhiều lần trước đây. Mỗi lần Tửu gởi về cho ba anh chút đỉnh thì Hồng cứ nằng nặc đòi phải gởi về biếu phía anh em của nàng, dù họ đang là cán bộ cấp tỉnh – rất giàu, chẳng thiếu thứ gì cả. Chàng ôn tồn: – Anh định bọc về $7,000 Hồng chạy vào phòng mở tủ sắt lôi ra $3,000 nữa đưa cho Tửu, còn kèm theo. – Nếu không đủ, anh điện cho em. Tửu thấy Hồng đáng yêu hơn bao giờ hết. Lòng từ bi bất chợt khiến anh hối hận vì đã bao lần chàng nghĩ Hồng là hạng người bủn xỉn, ích kỷ. Anh đặt chiếc hôn dài lên môi nàng, mặt Hồng đỏ bừng, nàng kéo tay anh đẩy nằm ngửa trên sofa. Hai chiếc thân bồng bềnh, như phi hành gia bay vào vũ trụ. Hồng nũng nịu: – Ít bữa nữa vắng anh, làm sao em chịu nỗi. – Anh chỉ đi vài tuần thôi. Khi về anh trả bài bù. Cả hai cùng cười, Tửu thấy hạnh phúc loan ra khắp toàn thân. Thế là Tửu từ giã vợ, con để đi về thăm ba. Ngồi trên máy bay, anh lơ đãng nhìn ra cửa sổ. Dưới kia là đại dương bao la, anh liên tưởng đến phút giây gặp lại người thân, gặp lại người cha kính yêu đã tận tụy, không ngại tốn kém lo cho anh đi du học, khỏi động viên. Anh lại nghĩ đến Hương, người vợ đính ước, hai má núng đồng tiền, chân chữ bát…chẳng biết giờ nầy ra sao, lòng chợt hồi hộp. Nhưng rồi hình bóng Hồng chợt đến. Anh yêu vợ cả tính tốt lẫn tính xấu; đặc biệt sự ham muốn của Hồng là bất tận. Mỗi tuần không có là nàng cay cú, gây gỗ. Đôi khi Tửu uể oải vì một giao kèo không văn tự như thế nầy. Cũng may, mấy tháng gần đây, Hồng giảm thiểu rất nhiều, có thể lớn tuổi một tí, nàng đã giảm bớt sinh lực chăng? Cú phone quái ác tháng trước của một giọng phụ nữ lại đến rất nhanh trong đầu chàng: – Ông Tửu phải không? – Vâng tôi đây, thưa bà có việc gì cần? Giọng bên kia xấc xược: – Tôi đếch cần gì cả, chỉ gọi thử xem cái sừng trên đầu của ông mọc ra bao dai rồi. – Nghĩa là sao? tôi không hiểu. Đầu giây bên kia cúp phone cái rụp sau tiếng “stupid”. Tiếng cơ trưởng lôi dòng tư tưởng Tửu về thực tại. – Mong quý khách giữ trong tình trạng nịt giây an toàn, máy bay sẽ lao vào vùng có nhiều mây. Chuyến về quê của Tửu không mấy vui. Vui làm sao được; ba của anh bị ung thư tuyến tiền liệt đến thời kỳ cuối. May mắn còn thấy được mặt trước khi người nhắm mắt. Đám tang của ba anh cũng là những gặp gỡ tình gia tộc đã từ lâu không gần gũi. Mọi người ai cũng tự an ủi nhau cho tròn thủ tục: – Ảnh cũng thọ lắm rồi, nay về với ông bà lại gặp mặt đứa con trai tha phương mấy chục năm, chắc ảnh cũng mãn nguyện nơi chín suối. Mỗi người một câu, Tửu thấy lòng ấp áp vì tình thân họ hàng gắn bó. Trước khi về lại Mỹ, Tửu làm một bữa tiệc chia tay, có đầy đủ bà con hai bên nội ngoại. Rượu vào lời ra; ai cũng tìm mảnh quá khứ khi Tửu còn trần truồng tắm mưa để nhắc lại. Buồn vui lẫn lộn, kẻ xin cái nầy, người hỏi cái kia. Tửu quyết định về sớm hơn một tuần vì ở VN cũng chẳng làm gì. Anh đang mang tang ba, nên những thú vui kinh điển của đàn ông Việt kiều về quê anh không màng tới. Anh xa quê rất sớm, những đứa bạn thuở xưa nay chẳng còn liên lạc được ai. Chiến tranh đã là một sinh ly tử biệt, một vấn nạn do con người mà ra. Thay vì gọi về báo trước cho Hồng, nhưng Tửu nghĩ không cần thiết lắm; về trễ mới lo chứ sớm hơn thì có can chi. Hơn nữa xuống máy bay ngày thường, Hồng đi làm còn đâu. Taxi còn cách ngõ vào nhà anh vài trăm thướt, anh ngạc nhiên thấy Hồng đi ra với một gã đàn ông, anh bảo taxi dừng lại. Sau khi hai người lên xe, Tửu mới vào nhà. Chiếc đồng hồ quả lắc trên tường gõ đúng 11 giờ sáng. Lòng anh còn băn khoăn nghĩ ngợi; Hồng vừa đi ra với ai, hôm nay sao không đi làm...? Để va li ngoài phòng khách, anh vào phòng ngủ. Tấm ra trải giường nhàu nát, chiếc mền mỏng một đầu đổ xuống giường. Hai chiếc gối nằm cái cuối giường, cái đầu giường và lệch lạc trông như một chiến trận vừa xảy ra. Đập vào mắt Tửu là cái thùng rác nhỏ không nắp gần cửa sổ có ánh sáng chan hòa. Mấy cái vỏ của condom màu tím nằm ngổn ngang trên mặt thùng rác đầy, phía dưới là từng nắm giấy facial Kleenex xanh nhạt nhớp nhúa mà Tửu thường biết sau mỗi lần quần thảo Hồng có thói quen lối chúng ra lau, nằm nghỉ mệt trước khi vào nhà tắm làm vệ sinh. Thế là không còn nghi ngờ gì nữa. Con đàn bà nầy hết thuốc chữa. Lợi dụng chuyến đi VN, nó đã dẫn trai về nhà. Chàng thà ly dị chứ không chấp nhận một người vợ lăng loàn. Nó đã phản bội lòng chung thủy của ta thì nhất định ta không tha. Lòng đang ngổn ngang trăm câu hỏi. Tửu xách vali ra khỏi nhà đi thẳng đến Holidays Inn. Tửu gọi luật sư Micheal Roe, thì được luật sư cố vấn là anh nên trở về nhà gom hết chứng cứ trong phòng ngủ. Chụp hình với máy có ghi ngày tháng… Và những ngày sau đó tiếp tục theo dõi. Tửu đã có tất cả những chứng từ chắc nịch trong tay. Tuy nhiên, sau cả tháng giã như chẳng có chuyện gì xảy ra, lòng Tửu tan nát vì chuyện đổ vỡ chỉ là thời gian. Chàng chưa biết bắt đầu thế nào để nói với vợ. Đưa những hình ảnh nầy ra ư? còn chuyện gì để nói nữa đây. Cứ tiếp tục làm thinh, nó đang ầm ỉ như ngọn núi lửa chờ phun! Tuy nhiên, Tửu cũng chỉ là một con người với tổng hợp của hỉ nộ ái ố thì làm sao chàng chịu đựng. Nhưng hương lửa không thể mặn mà như xưa nữa, Hồng luôn đổ lỗi cho Tửu sau chuyến về VN. Phần nàng không hề thấy một chút mặc cảm tội lỗi nào, còn tỏ ra xấc xược, phủ đầu Tửu những lời nói vu vơ. Như giọt nước cuối cùng đã tràn ly. Đến lúc nầy Tửu đưa ra tất cả những chứng cứ chàng thu thập được trong một tuần lễ trở về sớm hơn đó. Hồng tái mặt như người hậu sản. Nàng không nói một lời nào mà chỉ ngồi tại sofa như pho tượng. Luật sư thì ai thắng ai thua không quan trọng mà quan trọng là càng hoàn tất sớm một vụ án ly dị là quyền lợi của họ mới bảo đảm. Họ cứ sợ thân chủ lăn đùng ra chết thì mất cả chì lẫn chài. Thế là vụ việc lôi ra tòa. Hồng thua kiện vì sẽ mất chồng, điều mà nàng mơ ước thành sự thật. Bù lại nhà cửa thì Hồng sẽ làm chủ. Con gái Hồng có quyền nuôi. Nàng còn rãnh chồng để đi lại với nhân tình – người đàn ông khỏe mạnh có đầy đủ sinh lực phục vụ. Rõ ràng trong vụ nầy Hồng là kẻ toàn thắng, luật sư hai bên về nhì. Tửu mất vợ, mất nhà, còn bị trích 15% tiền lương mỗi tháng để chu cấp cho đứa con. Đã thế Tửu phải trả cho tổ hợp luật sư Micheal Roe gần $4000 để được “mất vợ”. Kẻ lạ mặt kia kể từ đây được tự do cơm no bò cưỡi. Chưa hết, 9 tháng sau, một án lệnh của tòa án quận hạt Cook County mời Tửu ra hầu tòa vì tội ấu dâm. Mười tám năm sau. một người đàn ông bất hạnh, xiêu vẹo, thất thểu bước những bước khập khiễng về lại ngôi nhà cũ. Chàng đứng bên ngoài hàng rào mắt cáo trông vào để thấy đứa con gái của mình cất bước vu quy. “Con ơi, trong tình cảm thiêng liêng mà ba dành cho con sẽ không bao giờ thay đổi. Ba chỉ cầu mong một ngày nào đó con hiểu được lòng của ba. Nhiều năm nay ba vẫn âm thầm nhìn thấy con khôn lớn, nhìn thấy con xinh đẹp. Ba đã nghe được con sắp về nhà chồng, ba vui mừng khôn xiết. Ba đến đứng ngoài hàng rào nhìn vào trong để mừng ngày hợp hôn của con. Ba muốn chúc hai con an vui và hạnh phúc suốt đời. Hi vọng sau nầy làm mẹ, con sẽ hiểu ba. Có khi nào trong đầu con nghĩ là ai đó cố tình dựng lên một kịch bản để thỏa mãn nhu cầu của họ không. Ngày xưa con còn bé, có nói gì con cũng không hiểu. Nay con đã lớn khôn, ba mong một câu hỏi đó lóe qua đầu con là liệu ba của con có thực sự bỉ ổi như vậy không. Con sẽ làm vợ, làm mẹ nay mai. Con nên luôn hành xử như một người phụ nữ có lòng bao dung, đạo đức và có học thức. Nếu nghĩ được thế, con vui lòng gọi cho ba. Ba rất nhớ con và luôn yêu thương con. Người cha bất hạnh” Đó là tấm thiệp cưới mà Tửu đã nhờ một người đưa tận tay con gái trong ngày nàng lấy chồng. Ngày tháng trôi khi nhanh khi chậm. Vợ chồng Túy đã có con gái đầu lòng. Túy làm việc ở cửa hàng dược phẩm Walgreen. Hôm nào về, nàng cũng thấy chồng tắm rửa cho con gái. Đầu cổ tay chân đầy bọt xà phòng. Túy chợt nghĩ: “Ngày xưa có thể ba nàng cũng thương yêu mình như thế. Lo cho con sạch sẽ, no ấm là bổn phận, là thứ tình thiêng liêng cao quý. Có khi nào tình thương ấy bị bóp méo, lệch lạc bởi tính ích kỷ của ai đó chăng? Đã nhiều lần nàng định gọi cho ba theo số phone nàng có được trong tấm thiệp nhưng ngại ngùng. Nay nhân dịp mẹ nàng nằm bệnh viện, nàng quyết định gọi cho ba: – Ba ơi! Mẹ bệnh nặng, đang hấp hối. Ba nên vào bệnh viện thăm mẹ một lần. Nghe tiếng con, Tửu mừng như người vừa trúng số. Nhưng đi thăm người đàn bà phản bội tình cảm, đẩy chàng vào xà lim ngồi bóc lịch 10 năm, chia rẽ tình cha con là một việc làm cực kỳ khó khăn. Không đi thì cơ hội gặp con cũng khó khăn không kém. Nếu ai khác gọi, có lẽ Tửu sẽ chửi vào phone nhưng con gái chàng gọi, chàng quyết định vào bệnh viện. Đến nơi thấy Hồng nằm như một con mắm, tấm ra trắng phủ đến tận cổ. Mắt nàng lim dim, miệng mấp máy, nói thì thào với Túy, không biết sự hiện diện của Tửu phía bên kia giường: – Má xin lỗi con. Bao nhiêu năm qua, má đã làm cho con hiểu lầm ba. Ba của con luôn là một người tốt. Cũng chỉ vì lòng ích kỷ của má, má nghe lời xúi dục của kẻ khác, má đã nhẫn tâm làm cho con từ chối tình thương của ba con, nghi oan cho ba, Nghĩ lại má rất hối hận và xấu hỗ vì đã không xứng đáng làm mẹ của con. Đầu Túy lắc nhẹ qua lại, môi mím chặt, mặt đanh lại, mười ngón tay đan vào nhau lặng thinh một hồi lâu. Túy nghĩ, chắc má cũng muốn nói gì đó với ba. Đoạn đôi mắt Túy nhìn sang phía ba như thầm gọi Tửu đi vòng qua cùng bên. Hồng tìm bàn tay anh: – Em mong anh tha lỗi cho em, người đàn bà lang tâm trắc nết. Những đau đớn thể xác đã không bằng sự đau đớn trong tâm hồn. Em vô cùng đau khổ và hối hận. Lời xin lỗi muộn màng này em muốn hai cha con anh hãy từ đây bỏ qua những gì trong quá khứ, cho hồn em được thanh thản. Hồng kéo bàn tay Túy đặt lên tay cha nàng. Đầu Hồng nghiêng qua một bên, trút hơi thở cuối cùng. Tửu đứng như trời trồng, anh không khóc, nước mắt của anh đã chảy hết trong tù. Giờ thì lòng anh không còn gì để hận, anh đưa mắt nhìn ra cửa sổ, sợi nắng cuối ngày đang thoi thóp trên tàng cây sắp trở nên đen sẫm của một ngày như mọi ngày. Túy nhìn ba một thoáng rồi bưng mặt khóc. Chẳng biết Túy khóc vì thương tiếc mẹ hay khóc vì thương cho một người cha bất hạnh Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Jul/2016 lúc 2:01pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 02/Aug/2016 lúc 1:53pm |
Ánh nắng ban mai len qua mành cửa và dọi vào mắt bà Năm làm bà tỉnh dậy. Bà hớt-hải nhìn đồng hồ. Đã gần 8 giờ sáng. Sắp đến giờ vợ chồng cậu con trai lớn của bà đi làm. Bà bước vội xuống giường và xỏ chân vào đôi guốc gỗ mà đứa con gái út của bà ở Việt-Nam mới gởi qua vào dịp tết năm vừa rồi. Bà lật-đật đi xuống bếp sửa-soạn bữa ăn sáng cho vợ chồng cậu con trai lớn. Nhìn bà trong bộ bà ba bằng vải thâm với đôi guốc gỗ mộc-mạc trong một căn nhà nguy-nga tráng-lệ như thế này mới thấy bà lạc-lõng làm sao! Vợ chồng cậu con trai lớn của bà vẫn thường than-phiền về lối ăn-mặc của bà mỗi khi có khách tới nhà. Hai vợ chồng sắm cho bà thật nhiều quần áo và giầy dép sang-trọng mà bà chẳng bao giờ dùng tới. Bà Năm qua Mỹ năm 1975. Với hai bàn tay trắng, khả-năng học-vấn không có, chỉ sống nhờ vào trợ-cấp của chính-phủ mà bà vẫn dành-dụm được ít tiền để thỉnh-thoảng gởi về cho chồng con ở quê nhà, và ba người con của bà bên này ai cũng học-hành thành-tài. Bà bây giờ không còn nhờ vào tiền trợ-cấp nữa. Bà cũng chẳng phải làm lụng thêm gì. Con cái bà đã có công ăn, việc làm, và đủ khả-năng để nuôi bà. Cậu con trai lớn của bà làm bác-sĩ, lấy vợ Mỹ, vợ cậu cũng là bác-sĩ. Cô con gái thứ hai làm giám-đốc ngân-hàng. Còn cậu út nay cũng đã là chuyên-viên điện-tử. So với anh chị thì cậu còn kém xa, nhưng so với nhiều người khác thì kể cậu cũng là khá lắm rồi. Người quen của bà bảo bà có phúc. Bà cũng cho là như vậy nhưng sao bà vẫn cảm thấy như thiếu-thốn một cái gì. Nhất là những lần bà đến ở với vợ chồng cậu con trai lớn. Không phải đi làm, bà Năm thường đi thăm con luôn. Lúc thì ở California với con gái, khi thì Colorado thăm thằng út, có lúc lại đến Pennsylvania với vợ chồng cậu con trai lớn. Ở với đứa này lâu hơn đứa kia một chút là bị phàn-nàn, cho là bà thương đứa nọ hơn đứa kia. Thật ra, đứa nào bà cũng thương như nhau nhưng bà lại thích ở với cậu con trai út hơn. Ở với cậu con trai lớn, bà không nói được tiếng Anh, chẳng lẽ mẹ chồng con dâu cứ nhìn nhau mà cười mãi sao. Đấy là chưa kể đến những phiền-toái khác mà nhiều khi bà cho là chướng tai, gai mắt. Chẳng hạn như vợ chồng cậu con trai của bà âu-yếm nhau trước mặt bà, xem những phim-ảnh thiếu thuần-phong mỹ-tục, hay hạn-chế việc nấu-nướng vì sợ hôi nhà, hôi cửa. Ở với cô con gái thì bà lại có cái khó-khăn khác. Con của bà đã mất đi những nét yểu-điệu, nhu-mì của người con gái Việt-Nam, mà thay vào đó là một người con gái ngoại-quốc, y hệt như cô con dâu của bà. Bà không thích con gái của bà có những hành-động quá cởi-mở và quyết-định công việc như một người đàn ông. Bà đâu biết nếu con bà không nhanh và giao-thiệp với người thì dẫu có giỏi-dang chăng nữa cũng đâu lên được cái ghế giám-đốc dễ-dàng như vậy. Bà chỉ thích ở với cậu con trai út. Bà nói gì cậu cũng nghe. Bà mặc gì cũng được, ăn gì, nấu gì trong nhà cậu cũng chẳng sao. Không hiểu vì cậu không để ý đến hay là vì cậu có một nếp sống giống như mẹ của cậu. Sau khi ở với đứa con gái hơn một tháng, và cậu con trai lớn ngót ba tuần nay, bà muốn về nhà đứa con trai út của bà khôn tả. Không phải vì nhớ con, mà vì bà đang thèm nước mắm. Bỗng dưng mà bà thèm lạ thường. Bà nuốt nước miếng ừng-ực. Hôm qua, bà có ngỏ ý với vợ chồng cậu con trai lớn để bà đi chợ mua một ít nước mắm đem về ăn. Cậu con trai nhìn vợ, cô con dâu Mỹ giả-vờ như không nghe, lơ-đãng quay mặt ra ngoài đường. Bà hậm-hực trong lòng cứ đòi về Colorado nhưng vợ chồng con bà không mua vé cho bà về. Khi bà Năm xuống đến bếp thì vợ chồng cậu con trai lớn của bà cũng vừa xong bữa ăn sáng. Cô con dâu thì nghĩ mẹ chồng buồn nên đến vuốt-ve, hỏi-han bà, cười cười, nói nói, pha cà-phê cho bà uống. Cậu con trai thì gương mặt lầm-lì, khó xử. Còn bà Năm thì lại cho rằng con và dâu giận bà nên không để cho bà sửa-soạn bữa ăn sáng như mọi hôm. Bầu không-khí trong nhà bỗng dưng ngột-ngạt dẫu tiếng cười của cô con dâu Mỹ vẫn dòn tan sau mỗi câu nói. 8 giờ 30 sáng, hai vợ chồng cậu con trai của bà đi làm, để lại bà lạc-lõng trong căn nhà rộng thênh-thang, nguy-nga, tráng-lệ, với cơn thèm nước mắm đang dâng lên tới tận cổ của bà. Bà gọi điện-thoại cho cậu con trai út bảo qua đón bà về nhưng vì cậu đang phải làm một vài chuyện quan-trọng cho hãng, cậu chưa thể qua đón bà được. Bà uể-oải, thẫn-thờ ngồi phệt xuống bộ sa-lông. Bà nhớ lại những ngày mới qua Mỹ, bà vẫn thường dẫn ba đứa con của bà đi chợ. Có lần bà mua thật nhiều thức ăn, bà phải chia cho mỗi đứa xách một ít. Trên chuyến xe ô-tô-buýt chật ních những người từ chợ Ý về trung-tâm thành-phố Philadelphia, đứa con út của bà vô-tình làm rớt chai nước mắm xuống sàn xe và nước mắm chảy ra, hành-khách xì-xào khó chịu. Cậu con trai lớn của bà mắc-cở và không muốn nói đến nước mắm từ đó. Nhưng bà, bà không thể quên nước mắm được. Cuộc đời của bà đã gắn liền với nước mắm từ ngày bà sinh ra cho đến khi bà rời bỏ quê-hương dắt con chạy qua Mỹ. Trong ý-nghĩ đơn-sơ của bà, nước mắm là quốc hồn quốc túy, là một cái gì rất linh-thiêng và quan-trọng như hơi thở của đời người. Mới thiếu nước mắm gần hai tháng mà bà đã nhớ quay-quắt, cơ-hồ muốn phát điên lên được. Bà Năm đã quyết-định. Bà phải đi chợ mua một ít nước mắm, vật dụng, và những gia-vị cần-thiết để nấu canh chua và cá kho tộ. Bà nghĩ vợ chồng con bà sẽ thích và sẽ thay-đổi quan-niệm của chúng về nước mắm sau bữa cơm chiều nay. Cậu con trai của bà thuở xưa vẫn thường thích cơm canh chua và cá kho tộ. Từ ngày cậu lập gia-đình đến giờ, cậu ít có dịp được ăn món ăn Việt-Nam ngoại trừ những khi bà đến ở với cậu. Còn cô con dâu của bà, bà nghĩ cô ta rồi cũng thích thôi. Mấy năm trước cô đã chẳng từng cho ăn tiết canh vịt là thiếu vệ-sinh đó sao. Thế mà sau một lần nhắm mắt nhắm mũi ăn thử một miếng ở nhà cậu con trai út của bà cô bỗng mê món ăn này. Vì nghĩ như thế nên bà mạnh-dạn hơn với quyết-định của mình. Vả lại, bà cho rằng người ta chê nước mắm là do ở thành-kiến mà thôi. Bởi vì nếu quả không thích nước mắm thì tại sao cậu con trai lớn của bà lại ưa món cá kho tộ, và cô con dâu của bà lại thích món tiết canh vịt. Bà Năm lên nhà, chải sơ lại mái tóc. Hơn 17 năm trời ở Mỹ, thương chồng, nhớ con, thương làng, nhớ xóm đã làm bà già trước tuổi. Da mặt bà nhăn-nheo, đầu tóc bà trắng xóa. Bà ao-ước có dịp về thăm quê nhà, rồi ở luôn lại đó với chồng con. Bên này, tuy no-ấm nhưng sao tâm-hồn bà giá lạnh. Mẹ con dầu có thương nhau nhưng không được gần-gũi nhau như ở quê nhà. Đôi lần bà có cảm-tưởng như các con bà không còn cần bà nữa. Bà đâu biết rằng đó là tinh-thần tự-lập mà chúng đã học được từ xã-hội này. Các con bà vẫn thương-yêu bà nhưng cách-thức biểu-lộ tình-yêu của chúng không giống với sự mong-đợi của bà đó thôi. Những món quà, những bó hoa trong những dịp lễ như Giáng-Sinh hay ngày của mẹ đối với bà sao nó máy-móc quá, không thực-tế chút nào. Bà mong-đợi một cách-thức tỏ-bày tình-yêu khác hơn. Như gần-gũi bà, đấm lưng, bóp vai bà trong những đêm trời trở gió. Không phải những cái đấm lưng, bóp vai làm bà cảm thấy bớt nhức-mỏi mà chính là ở sự thân-mật của mẹ con. Bà Năm rất muốn về Việt-Nam. Bà nhớ xóm dân chài và thành-phố nổi tiếng về nước mắm của bà, nhớ những ngày mưa to bão lớn chồng bà đi biển chưa kịp về, những khi bà vất-vả muối cá... Bà nhớ nhiều lắm. Nhớ những cái mộc-mạc và tầm-thường mà nhiều người không muốn nhắc tới vì sợ bị chê là quê-mùa. Những cái nhớ đó bà không thể nào kiếm được ở bên này... ngoại trừ nước mắm. Thế cho nên, hễ mỗi lần có dịp đi chợ là bà mua nước mắm. Bà lựa toàn nước mắm Phú-Quốc, sản-phẩm quê-hương của bà, dù bà biết rằng đó là những chai nước mắm giả hiệu. Nước mắm Phú-Quốc của bà phải ngon tuyệt chứ đâu có nhạt-nhẽo như những chai nước mắm Thái-Lan này. Biết vậy mà bà vẫn tự đánh lừa mình. Bà say-sưa nhìn chúng, nâng-niu chúng, thưởng-thức chúng như chúng chính là những giọt nước mắm Phú-Quốc chính hiệu. Những lần như thế, bà cảm-thấy tâm-hồn bà ấm-áp như đang được sống ở xóm dân chài của bà. Từ thành phố Doylestown đến Philadelphia khá xa, bà Năm phải vất-vả cả gần một ngày trời, thay bốn lần xe ô-tô-buýt, 2 lần xe điện ngầm, mới đi chợ về đến nhà. Bà hí-hửng, loay-hoay, và chẳng mấy chốc đã sửa-soạn xong bữa ăn chiều. Thật ra thì bà có phải làm gì đâu. Nấu cơm thì đã có nồi điện. Cá thì người ta đã làm sạch-sẽ và sẵn-sàng cho bà rồi. Bà chỉ lo phần gia-vị mà thôi. Bà tắt lửa nồi canh chua, để lửa liu-riu cho nồi cá kho tộ. Bà làm thêm chén mắm ớt nữa rồi chuẩn bị món ăn riêng cho bà. Đó là món mắm kho ngào. Những lần nói chuyện với ai đó bà vẫn thường đề-cập đến mắm kho ngào và cà pháo. Đối với bà, đó là hai món ăn mang nặng màu sắc dân-tộc nhất của người Việt-Nam. Cà pháo thì phải ăn với cơm nguội, còn mắm kho ngào thì phải ăn với cơm sốt mới thấy được cái ngon của chúng. Bà Năm chọn một cái nồi vừa đủ lớn để nấu món mắm kho ngào của bà. Bà đổ cả hai chai nước mắm Phú-Quốc giả hiệu vào đó, chế thêm một ít đường rồi quấy cho thật đềụ Thế là xong phần chuẩn-bị cho món mắm kho ngào. Bà Năm tiếc là không có mắm nhỉ ở đây. Mắm kho ngào thì phải nấu bằng mắm nhỉ mới ngon chứ nấu những loại mắm khác chỉ uổng công mà thôi. Nhưng ở xứ người, biết làm sao được. Bà Năm bằng lòng với những chai mắm Thái Lan mang nhãn-hiệu Phú-Quốc bà mới mua về. Bà bắt nồi lên bếp, để lửa vừa đủ lớn. Nấu mắm kho ngào khá công-phu. Phải quấy liền tay. Quấy cho đến khi mắm keo lại mới thôi. Nếu quấy không khéo, mắm không keo đều mà có khi lại cháy mất. Bà Năm đang say-sưa quấy mắm và mê-man thưởng-thức mùi mắm kho ngào thì bỗng nghe tiếng la thất-thanh của cô con dâu bà. Bà quay phắt người lạị. Hai vợ chồng cậu con trai lớn của bà đã về tới. Cô con dâu hớt-hãi, lật-đật tắt lửa, bưng nồi mắm kho ngào của bà ra để ở nhà chứa xe rồi trở vào lấy thuốc thơm xịt khắp nhà. Cậu con trai thì vội-vàng bật công-tắc máy hút hơi ở bếp và mở tung hết mọi cửa sổ. Bà Năm thấy con và dâu như thế thì hậm-hà hậm-hực. Bà bỏ đi ra nhà chứa xe với nồi nước mắm kho ngào đang cô dở-dang. Vợ chồng cậu con trai của bà nói với nhau gì đó bằng tiếng Anh mà bà không hiểu. Sáng hôm sau, hai vợ chồng cậu con trai lớn đưa bà ra phi-trường để về với cậu con trai út. Không phải họ không muốn bà ở chơi nữa nhưng vì bà nhất định đòi về. Trước khi rời khỏi nhà, bà Năm cẩn-thận soát lại bọc hành-lý, xem lại hủ mắm kho ngào của bà có còn đó hay cậu con trai đã lén lấy đem bỏ đi rồi. Thấy hủ mắm còn nguyên-vẹn bà Năm mới yên lòng ra đi. Ngục-Thu-Yên Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 02/Aug/2016 lúc 1:57pm |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 141 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |