Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2016 lúc 12:48pm

Trận Đòn Năm Xưa




Ngồi bệt dưới bãi cỏ nơi bờ sông mắt tôi dỏi nhìn theo cái phao đang nổi phập phìu trên mặt nước, chốc chốc cái phao bất chợt chìm xuống nhưng nó vụt trồi lên ngay khiến tôi nóng máu nói lầm bầm:

– Có cắn câu thì cắn đại cho rồi, tụi bây cứ nhấp nhấp hoài làm tao bực mình lắm rồi đó nha.

Lại thêm lần nữa phao chìm nhanh xuống nước, không đợi thêm phút nào tôi giật mạnh cần câu về phía sau, một chú cá Chạch nhỏ bằng ngón tay út của mình con cá ngo ngoe vùng vẫy, vói tay chụp sợi dây cước tay kia buông cái cần câu xuống đất để gỡ con cá ra khỏi lưỡi câu, thả con cá vào cái xô nhựa xong tôi tiếp tục móc con trùng đất vô lưỡi câu rồi vung mạnh cần câu về phía trước và tiếp tục ngồi chờ thời.

Lâu lắm rồi tôi mới có dịp hưởng cái không khí yên bình nơi quê nhà, cái thú đi câu nó đã ngấm trong máu tự bao đời nay, vì phải bận bịu mưu sinh hàng ngày nên tôi đành gác lại cái thú vui này, ở thành phố sáng nào chạy xe đi làm trên những đại lộ mới mở sau này, bên cạnh những làn xe nối đuôi nhau hối hả ngược xuôi thì cũng có những người nhàn rỗi ngồi buông câu ở các con rạch chạy dọc theo đại lộ này, hai hình ảnh tương phản trong cuộc sống, những người tất tả lo toan cho công việc không đủ thời gian để hoàn thành nên khi thấy các tay đi câu nhàn tản kia, tôi thầm ao ước giá mà có thể bỏ tiền ra để mua được thêm thời gian để có giây phút rảnh rang như những người này thì tôi sẽ sẵn sàng không chút tính toán thiệt hơn.

Được sở làm cho nghỉ phép thường niên, thú thật tôi chờ đợi cái ngày này lâu rồi, bao nhiêu tính toán dành thời gian cho những ngày phép quý giá này được tôi dự trù nào là giúp ngoại lợp lại cái mái nhà, tu bổ cái chuồng heo rồi lôi cái xe đạp sứt tay gãy gọng của ngoại ra để sửa lại để ngoại làm chân đi tới đi lui quanh làng. Rồi cái đám bạn lóc nhóc thuở tóc còn để chỏm đến giờ, tôi nhớ lắm những trưa hè trời như đỗ nắng thế mà cả đám quay quần nhau chơi những trò chơi, nào là đánh đáo, cờ gánh,chơi u, chơi năm mười, nhưng hai món lôi cuốn nhất là trò chia phe nhau đánh trận và chơi bông vụ. Còn cái thú không thể nào từ bỏ của tôi là cái thú đi câu.

Tôi còn nhớ dạo ấy khi đến trường vào mỗi sáng thì ngoài cổng lúc nào cũng đủ thứ hàng quán, người buôn gánh bán bưng, bà Tám thì sống bằng cái thúng xôi vò, chỉ cần hai cắc bạc thì đã no cành hông, ông già “cắc chú” lúc nào trên đầu cũng cái nón mây rộng vành che mát cả thân người, ông này chuyên dụ khị tôi và mấy bạn trút hầu bao để thưởng thức món cà rem bẹ, nào là cà rem đậu xanh, sữa, dừa, lá dứa. Cái mà tụi tôi khoái khẩu là món độc chiêu của ông bán là ổ bánh mỳ ngọt tròn tròn dẹp dẹp, ông lấy con dao nhỏ bén ngót ông rạch đôi ổ bánh mỳ nhưng không cho đứt hẳn, ông lấy cái vá tròn để múc kem cái vá này có dạng như cái tông đơ của thợ hớt tóc, múc một vá kem đủ màu trong đó, ông kê ổ bánh mỳ vào bóp mạnh cần cái vá thì viên kem tròn trỉnh nằm gọn trong ổ bánh mỳ, thường thì một ổ ông cho ba bốn viên kem tùy theo số tiền chúng tôi đặt mua, ông rắc vào một ít đậu phộng rang, rưới thêm một ít sữa đặc có đường hiệu ông Thọ, có đứa cắc cớ hỏi ông cắc chú:

– ông ơi! ông Thọ là đàn ông thì làm sao có sữa để bán vậy ông?.

Ông cười hiền và nói:

– Nị nhiều chiện quá, ở đâu kệ nó miễn ngon là được rồi, sau này lớn lên nị biết mà.

Ông rải thêm lớp dừa nạo thành sợi, rồi quấn lớp lá chuối gói cái bánh mỳ trao cho chúng tôi cũng là lúc ông thò tay lấy tiền của chúng tôi trả và bỏ vào học tủ nhỏ bên thành xe kem. Khi cho kem này vào miệng thì ôi thôi nó ngon không thể tả, cho đến tận giờ trong những cơn mộng mị tôi vẫn còn có lúc nhớ về ổ bánh mỳ ngọt dồn kem của ông cắc chú kia.

Về trò chơi cái bông vụ đây là cách gọi của trẻ con ở miền nam, còn theo người miền bắc thì gọi bằng con quay, bông vụ có vài loại tùy theo thị hiếu của đám trẻ con, tôi chắc rằng ngày xưa khi làm ra cái bông vụ này mấy ông chủ xưởng tiện thế nào cũng đi lòng vòng trong xóm làng để xem cách chơi của trẻ con, rồi về nghiên cứu thêm mẫu mới để moi tiền đám trẻ mê chơi như chúng tôi, mẫu mã cho mấy cái bông vụ thì nhiều loại, có loại tròn mập như trái lê kiu ma nhỏ, có loại bầu bầu như trái lý, có loại thon dài và có những rãnh lớn để quấn dây vào. Nhưng tóm lại có hai loại bông vụ, một là có cái đinh tròn ngắn gắn sát vào phần gỗ của bông vụ, loại này dùng cây cột mấy đoạn vải ngắn trên đầu bằng dây thun khi tạo cho bông vụ có lực quay ban đầu xong thì lấy cây này (giống cây phất trần của các ông tiên trong truyện cổ tích) quấc nhiều lần theo chiều quay của bông vụ, ai điều khiển bông vụ quay thật lâu không ngã thì thắng cuộc. Còn loại thứ hai thay vì xài cây đinh ngắn do nhà sản xuất gắn dưới đáy cái bông vụ, chúng tôi tháo đinh ngắn của nhà sản xuất ra và gắn vào đó cây đinh bốn năm phân được cắt ngắn bớt độ dài còn nhô ra khoãng hai đến ba phân, dưới cùng chúng tôi đập dẹp ra giống như cây xà beng của thợ đào giếng, đã vậy có đứa mài cái xà beng này bén ngót. Chơi cái bông vụ này chúng tôi phải sắm một đoạn dây dù loại tròn nhỏ chiều dài chừng một thước đến thước hai là được, chúng tôi lấy dây dù quấn tròn quanh cái bông vụ và phải quấn từ dưới lên trên, đương nhiên phải quấn cho thật chặc tay thì khi phóng cái bông vụ xuống đất mới có cái lực mạnh làm cho bông vụ quay tít. Cuộc chơi bắt đầu trước tiên vẽ vòng tròn nhỏ chứa bông vụ tùy theo số người chơi được chia làm hai phe, phe nào oảnh tù tì mà thua thì cho bông vụ vô nằm trong vòng để phe thắng thi nhau “Mổ” bông vụ phe kia, có hôm nọ không biết thằng bên phe kia mổ thế nào làm cho cái bông vụ nằm trong vòng tét ra làm đôi đưa cái lõi trắng hếu nằm chỏng chơ lên trời y hệt như những địch quân bị hạ gục trên chiến trường, tiếc của nên thằng có cái bông vụ bị tét khóc hu hu và bắt thằng kia phải đền tiền cho hắn để mua cái khác, hai bên cãi nhau chí chóe, thằng mổ tét bông vụ thì nói:

– Có sức chơi, có sức chịu mầy ơi! Còn lâu tao mới đền cho mầy, mầy có ngon thì đi kiện cò bót đi tao sẽ đi hầu.

Nạn nhân thì cố cãi lại:

– Ai biểu mầy mài cái “xà beng” bén ngót làm chi, nếu không đền tao về méc má mầy quánh cho một trận đó nghe con.

Nghe đối phương hăm he méc má của mình, thằng nọ hoảng quá chạy vại mượn đứa này đứa kia một ít tiền để trả cho nạn nhân, tuy trả tiền đó nhưng còn ấm ức thằng nọ nói với nạn nhân:

– Tao đền cho mầy nè, nhưng oa oa xịt nghỉ chơi mầy ra luôn, vậy nha tụi bây.

Nghe bị đòi nghỉ chơi, thằng nhóc xanh mặt, nó sợ khi bị cả đám tẩy chay rồi thì biết chơi với ai, không lẽ đi nhảy lò cò với đám con gái, một thoáng bối rối nó cầm mấy cắc bạc trao lại cho thằng nọ rồi lí nhí nói:

– Tao không mắc đền mầy nữa, tụi bây đừng nghỉ chơi tao nghe.

Cả đám chúng tôi cười xòa, không những thằng nọ không lấy tiền lại mà còn an ủi nạn nhân bằng một câu mát ruột:

– Tao nói chơi thôi lỗi là do tao, tao mài cái xà beng bén quá mới ra nông nổi như vầy, mầy cứ cầm tiền mua cái khác mai mình chơi tiếp.

Nó vừa nói dứt câu chúng tôi vô tay rần rần tán thưởng, nhờ chúng tôi đối xữ có tình có lý trong các cuộc chơi nên tình bạn chúng tôi vẫn duy trì tốt cho đến tận giờ, ngày nay trò chơi cái bông vụ hầu như “tuyệt chủng” tôi không còn thấy nó hiện diện trong cuộc chơi của con nít thời nay nữa rồi…

* * *

Tiếp tục ngồi chờ cá đớp mồi, thời gian trôi qua chậm chạp mặt trời đang chẩm chệ trên cao rọi ánh sáng chói chang xuống đất, hơi nóng bắt đầu bốc lên khiến cho những hạt sương đêm le lói đậu trên cành cây ngọn cỏ bốc hơi tự bao giờ. Tôi ngó qua mấy người ngồi gần bên, họ cũng khắc khoải chờ đợi cá cắn câu, tâm trạng ai nấy dường như thất vọng hiện rõ trên khuôn mặt của mọi người, đoạn rạch này ngày xưa nổi tiếng rất nhiều cá ở quê tôi, tôi còn nhớ dạo ấy tôi chỉ là một nhóc tì chừng mười một mười hai tuổi, cái tuổi tò mò thích khám phá và nhất là thích thể hiện mình là người lớn, tôi thấy chú Út Ba trong xóm tôi ổng có biệt tài câu rê, nên những buổi không đi học tôi thường theo chú Út Ba đi câu cá để thọ giáo, nhiệm vụ của tôi là phụ xách cái xô nhựa đựng nước uống và thức ăn, có hôm là hai gói xôi hoặc bánh mỳ kẹp thịt, còn đồ nghề chú Út tự mang là cái cần câu dài ngoằng, cái đục mang theo bên hông trong đó nhốt vài con nhái bén để làm mồi câu, khi ra đến đám ruộng rau muống cạnh con rạch này, chú Út thong thả bỏ đồ nghề xuống đất, không khí mát mẻ làm cho buổi đi câu thêm phần hứng thú, chưa vội móc mồi và buông câu chú Út thò tay vào cái túi áo móc bịch thuốc rê Gò Vấp ra quấn một điếu to bằng ngón tay cái, châm lửa và rít thật mạnh đưa vào buồng phổi, khi chú nhả khói tôi cứ tưởng như ống khói của đoàn xe lửa đang phun ra khiến tôi bật cười một mình với cái so sánh ngộ nghĩnh của mình, đang miên man liên tưởng thì chú Út làm tôi giật mình:

– Nó kìa Phương, con thấy nó mới táp móng bờ đê phía trước không, chú dám chắc con này ít ra cả kí lô chứ chẳng vừa đâu.

Nhìn theo hướng chú Út chỉ, tôi thấy một vòng tròn gợn sóng mỗi lúc càng to dần lên, chú Út liền xắn tay áo lên móc lưng con nhái bén vào lưỡi câu, dường như cảm nhận cái đau thấu xương khiến con nhái giật giật cả bốn chân liên tục, mà cũng ngộ đi câu mà không có mồi sống (cục cựa) thì khó lòng câu được mấy chú cá Lóc tinh ranh háu đói đang ẩn mình dưới làn nước đục ngầu bên dưới.

Chú Út cầm sợi nhợ có con nhái bén chú quay tròn nhiều vòng để lấy đà rồi chú vụt qua ra xa về hướng cá vừa đớp móng khi nảy, con nhái vừa chạm mặt nước tưởng đâu mình được tự do nó liền xải chân bơi nhanh thì cũng là lúc chú Út rê cái cần câu qua lại kéo theo chú nhái bén đang vùng vẫy trên mặt nước, bất ngờ tôi nghe tiếng Phụp mạnh vừa lúc ấy chú Út giật mạnh cần câu lên, quả y như rằng chú cá Lóc đen trui trủi vùng vẫy mạnh khiến cần câu cong vút, chú cá Lóc nằm gọn trên bờ hai mắt thao láu tôi thầm nghỉ chắc con cá lóc không hiểu tại sao nó lại nằm trên bờ như vậy, chiều hôm ấy nhà chú Út có nồi cháo cá thơm ngon do tài nấu nướng của thím Út tôi cũng được thím múc cho một tô cháo to, trên mặt tô cháo có đủ hành ngò và một ít tiêu bột, khi húp vào muỗng cháo đầu tiên tôi nghe ấm cả ruột, đang chăm chú húp tô cháo thì như muốn “thưởng công” cho tôi chú Út nói:

– Chú có hai cái cần câu để phía sau nhà, ngày mai thằng Phương mày muốn câu thì chú cho mượn đó, nhớ giữ cẩn thận không khéo nó bị gãy là uỗng lắm nghe bây, hai cái cần này chú mua tận Xuân Thới Thượng ở Hốc Môn lận đó, chổ này mới có loại trúc tốt để làm cần câu chứ mua ba cái cần câu bán ở Chợ Cầu dỡ ẹc hà, họ lấy ba cây trúc non rồi cũng hơ lửa làm ra vẻ trúc loại tốt, khi cá cắn câu giật lên thì cần gãy đôi còn cá thì lặn mất tiêu nhiều lúc tức ói máu luôn vậy đó.

Nghe chú Út dặn dò kỹ lưỡng tôi dạ rân và hứa giữ “đồ nghề làm ăn” của chú thật tốt, cái ý nghĩ lần đầu tiên tôi sẽ được tự đi câu khiến tôi bồn chồn suốt đêm mong cho trời mau sáng để còn thực hiện cái sở thích của mình, cũng may cho tôi vì sáng hôm sau là ngày chủ nhật nên tôi không phải đến trường…

Mới năm giờ sáng, khi tiếng đại hồng chung của chùa Phổ Minh gần đấy điểm công phu tôi lò mò ra khỏi giường, nghe tiếng lục đục của tôi má tôi thức giấc bà hỏi:

– Hôm nay chủ nhật mắc cái giống gì bây thức sớm bửng vậy? Ngày thường kêu thức dậy đi học như kêu đò, năm lần bảy lượt bây mới thức, có vụ gì phải không?

Nghe má hỏi tôi điếng hồn vì bị phát hiện cách simh hoạt bất thường, tôi phân vân chưa biết trả lời sao để không bị cản trở cho buổi câu cá hôm ấy, nếu nói thật thì chắc chắn ba má tôi sẽ không cho vì ông sợ tôi mãi mê sông nước trượt chân xuống rạch thì nguy hiểm bởi trước đó ước chừng nửa tháng, xóm trên có hai thằng nhóc nổi hứng tập bơi ở con rạch này, mỗi đứa ôm một bập dừa nước nổi lềnh bềnh trên rạch, chẳng may có đứa hụt tay vuột cái bập dừa chìm dần xuống rạch khiến nó uống nước đầy bụng làm cho đôi mắt trắng dả vì bất tỉnh nhân sự, thằng còn lại hồn vía lên mây la làng kêu cứu, may cho thằng nhóc kia Chú Út đi câu sớm nên chú nhảy ùm xuống rạch túm tóc kéo nó vào bờ, chú hô hấp nhân tạo cho nó liên tục, hồi sau khi tỉnh lại nó quỳ lạy để tạ ơn chú Út như tế sao, nghe tin này ba má cắm tiệt tôi không cho léo hánh đến con rạch vì sợ con mình bị “ma da” kéo cẳng, bí thế và không kiềm chế được cái lòng ham muốn đi câu tôi đành phải nói dóc cho má tôi an lòng:

– Hôm nay lớp tụi con làm bích báo để chuẩn bị mừng xuân, con tới nhà thằng Xuân để phụ tụi nó.

– Nhà thằng Xuân thằng xuyết gì ở đâu? bây nói đi má kêu anh Thọ bây nó lấy xe đạp chở tới, chứ đi một mình xe cộ nguy hiểm lắm, chưa kể “Mẹ mìn” bắt cóc nữa.

Thấy bị má tôi “chiếu bí ” tôi bèn xạo tiếp :

– Nhà thằng Xuân ở ngã tư chợ đó má, con lội bộ ra đầu đường đón xe ngựa lên đó có một cắc bạc là tới rồi, còn mẹ mìn hả má đừng lo vì ba thằng xuân là Cảnh sát mà nhà nó trong Cảnh Sát Cuộc đó mẹ mìn nào dám vô bắt cóc hả má.

Nghe tôi xạo cũng có căn, má tôi an tâm phần nào, tuy cho tôi đi nhưng cũng không quên thòng một câu:

– Ừa đi thì đi, nếu gặp nguy hiểm gì thì ghé vô Hội Đồng Xã kế bót cảnh sát có chú Xuân lính nghĩa quân đóng ở đó, chú Xuân quen với ba bây lắm có gì thì chú giúp cho, nhớ chưa?

Tôi vâng dạ cho qua chuyện bởi trong lòng chỉ mong sao mau đến nơi con rạch nọ để câu cá cho thỏa lòng ao ước bấy lâu.

Tạt ngang nhà thằng Răng bạn cùng xóm tôi rủ rê một hồi làm nó xiêu lòng nên cùng tôi đến nhà chú Út lấy đồ nghề rồi dông thẳng ra bờ rạch, trên đường đi chúng tôi cũng không quên mua hai ổ bánh mì nhét cá mòi hộp vào nhằm có cái nhét vào bao tử trong lúc chờ đợi cá đớp mồi, thằng Răng cũng nhanh nhẩu ghé tiệm cà phê của bà Tư mua bịch nước xá xị con Nai hiệu Phương Toàn để làm nước giải khát, buổi đầu đi câu mà chúng tôi cụ bị như vậy kể ra cũng phong lưu vô cùng.

Ngồi chẳng bao lâu kể từ khi thả mồi xuống con rạch, thằng Răng đúng là tay sát cá nó giật lia lịa lúc thì cá Trào, khi thì cá Rô, rồi thì cá Trê vàng ươm cũng cắn câu của nó, còn tôi thì chẳng thấy cái phao động tịnh nói chi cá cắn câu, đang chán nản với tình thế trên, đột nhiên cái phao cần câu của tôi nó mất hút khỏi mặt nước, từ lúc đi theo chú Út xem câu cá tôi chưa thấy tình trạng cá ăn mồi “hỗn” kiểu này, không chần chờ tôi nắm vội cần câu và giật mạnh lên, cầu câu bị sức nặng của con cá trì xuống làm cần cong vút, tôi cố sức kéo nó lên bờ, khi con cá trồi lên khỏi mặt nước tôi chưa kịp nhìn thì thằng Răng cười nắc nẻ rồi nó buông ra câu chọc ghẹo tôi:

– Cái thằng quỷ Phương này, mầy câu kiểu gì ngộ vậy, mầy chống con mắt lên ngó con cá Trê vàng kìa, câu kiểu “dậy” là đưa vô “Ghi nét” được rồi đó, ha ha ha.

Nghe thằng Răng cười giòn, tôi nhìn kỹ cái thành quả cũa mình khiến tôi cũng bật cười theo, các bạn biết sao không? chắc rằng ai cũng biết ý nghĩa của câu:

“Chó ngáp phải ruồi”, câu này theo nghĩa bóng ám chỉ ai làm việc gì đó vô tình mà đạt được kết quả ngoài sự mong đợi mà không do thực lực khả năng của mình tạo nên thì người đời dùng câu này để mỉa mai. Hôm ấy trường hợp tôi câu được chú cá Trê vàng to và nặng cả ký lô gam là do “Chó ngáp phải ruồi”, số là tôi móc con Trùn đất vào lưỡi câu quá sâu làm cho mũi nhọn của lưỡi câu nhô ra, chú cá Trê vàng bơi ngang tuy không cắn mồi nà mắc câu là do lúc bơi vô tình cái đuôi của chú dính vào cái lưỡi câu, có lẽ đau quá chú quẫy mạnh cái đuôi làm cho phao chìm thật nhanh và kết quả chú bị tôi lôi lên bờ với tư thế chỏng ngược cái đầu xuống đất. Mừng con hơn bắt được vàng, nhốt con cá vào cái đục tôi vội vàng hối thằng Răng mau mau trở về nhà, hai đứa đến nhà chú Út tôi trao con cá Trê chi chú rồi nói:

– Con câu được nó nè chú Út, Chú đưa thím kho cho mấy em để ăn chiều.

Chú Út ngỡ ngàng khi thấy con cá trê “khổng lồ” do tôi tặng chú, chú Út chưa kịp hỏi han thì thằng Răng nó diễn tả lại y như cuộn phim chiếu chậm, nghe xong câu chuyện chú Út cũng vui lây, chú đến bên tôi chú ôn tồn nói:

– Mới ra nghề mà bây giỏi vậy, thôi chú cho hai đứa hai cái cần câu để dành đi câu cho vui, nhưng bây nhớ học hành đàng hoàng, ham câu quá bỏ bê học hành tía bây biết được mắng vốn là chú không vui đâu nhe.

Mừng còn hơn trúng số, tôi với thằng Răng cảm ơn chú Út có tấm lòng hào hiệp với con cháu vô cùng, khi tôi đem cái cần câu về nhà thì sự việc gian dối cũng đà bại lộ, tôi được ba tôi “thưởng” mấy cây “Chả lông gồi” đau điếng, ba tôi thủ tiêu cây cần câu khiến lòng tôi đau quặn, ba tôi còn nhắc:

– Cố gắng học hành đi con, sau này thành tài rồi mặc sức mà “câu”.

Ba tôi nay đã trở thành người thiên cổ đã lâu, nhớ lại câu nói ngày nào của ba sau này tôi mới hiểu từ “câu” với nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, tôi chạnh nhớ đến ba mình, nếu không có trận đòn hôm ấy có thể cuộc đời tôi sẽ sang ngã rẽ nào khác chăng.

Hai Hùng SG


(Một ngày tôi nhớ đến ba mình)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2016 lúc 8:12pm
Hai bàn tay cha     <<<<<<


Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Jun/2016 lúc 8:00am

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Jun/2016 lúc 12:00pm

Suy Ngẫm

Thà bị ghét vì sống chân thật, còn hơn giả tạo ...
chỉ biết nói xạo để được người khác yêu thương ....!!!

Cuộc đời tựa như một viên đá, chính bạn là người quyết định để viên đá ấy bám rong rêu hay trở thành viên ngọc sáng.

Thành thật có thể không mang lại cho bạn nhiều bạn bè.
Nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa ...

Khi bạn càng lớn tuổi thì bạn càng nhận ra rằng, những thứ không mất tiền mua sẽ có giá trị rất lớn.

 
Khi một người bạn làm sai điều gì đó,
Xin đừng quên tất cả những điều họ đã làm đúng !


Nhẹ như mây đầu núi
Thong dong đến rồi đi
Hiểu cuộc đời ngắn ngủi
Thương hóa thành Từ Bi.

Đời người sống được nhiêu năm 
Thật tâm mà sống, chẳng phiền tới ai
Đời người như chuỗi phim dài
Đâu cần phải diễn, đâu cần nhập vai ....!!!

Sưu tầm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 18/Jun/2016 lúc 8:27am


   


Buông xả
 

Sáng nay dậy hơi muộn không như mọi ngày, bởi từ nay tôi không còn phải lệ thuộc tám giờ vàng ngọc nữa rồi, từ nay tôi tha hồ ngủ nướng và không còn cái cảnh thứ Hai đầu tuần phải tất bật đến sở làm, và nhất là không phải gặp mặt mấy sếp nhăn nhó khi công việc kinh doanh không thuận lợi, mỗi khi công ty gặp sóng gió trên thương trường mấy sếp quạu đeo hẳn lên, trong các buổi họp để giải quyết công việc thì sẽ không khác chi bãi chiến trường vì phòng này đỗ thừa cho phòng nọ nên công việc không trôi chảy kéo theo lợi nhuận thấp thì đồng nghĩa chúng tôi bị sếp nạo te tua như cái mền rách.

***

Chuyện gì đến sẽ đến, cái dự đoán của mấy anh em "Lính lác" chúng tôi thường đoán già đón non tình hình ngân sách của công ty ngày càng bị thâm hụt, một phần do cạnh tranh phá giá với nhau, một phần bị đối tác làm ăn qua mặt nên dần hồi công ty đến hồi phá sản, ngày cầm quyết định trên tay với những phần trợ cấp chúng tôi vô cùng đau xót, ngần bao nhiêu năm trời anh em chung tay xuôi nam ngược bắc, lên rừng xuống biển để thu mua và chế biến nông hải sản xuất cảng, bao nhiêu mồ hôi công sức bỏ ra để gầy dựng đơn vị ngày càng tốt hơn vậy mà thực tế phủ phàng khiến chúng tôi đành chia tay trong nước mắt.

Phàm ở đời thì được cái này thì mất cái kia, với tôi thì mất việc nhưng bù lại được tự do không còn gò bó phải đúng giờ đi làm, phải bận bịu họp hành, phải vắt óc ra toan tính hơn thiệt trong công việc thì cũng hạnh phúc lắm rồi, chuỗi ngày trước mắt không còn thu nhập rủng rỉnh nên chuyện "Thắt lưng buộc bụng" là điều đương nhiên, thôi thì tạm sống qua ngày với tiền hưu non còm cõi hàng tháng chắc cũng không đến nỗi nào, miễn sao tinh thần được sảng khoái là điều tốt lắm rồi, vì nếu có nhiều tiền mà lúc nào cũng phải toan tính, đối phó mọi vấn đề trong cuộc sống thì chẳng mấy chốc đầu ta bạc sớm, lo lắng không đâu như trộm cướp, để rồi một sớm nào đó, khi nhìn lại ta sẽ tiếc nuối, sao không buông bỏ sớm những cái vặt vãnh này, thì cuộc đời mình cũng sắp xanh rêu rồi còn gì.

***

Cái cảm giác thư thái trong tâm hồn sau ngày về Hưu non nó bắt đầu lung lay, cuộc sống thực tế không là thơ là nhạc nên tôi bắt đầu đối diện với mâu thuẩn với chính mình bởi cuộc sống phía trước cần phải có tiền để trang trải nhu cầu hàng ngày nên buộc lòng tôi lại phải quay lại việc kiếm tiền nuôi thân và giúp gia đình.

La cà với đám bạn cũ, có thằng rủ rê tôi đi buôn bán đường dài, ngồi xe lửa cùng nó ra các tỉnh biên giới mua hàng về bán, vì hàng hóa vùng biên ải này có giá thành rất rẻ, nếu chịu khó luồn lách miễn sao đem hàng trót lọt qua biên giới thì xem như tiền đã chảy vào túi rồi sợ gì mà không có tiền xoay xở, Hàng hóa mà chúng tôi dự định mua bán thì đủ thứ, thượng vàng hạ cám, từ cây kim may đến xe tải muốn mua bán hàng nào cũng được, cứ mang qua biên giới là xong, về giá cả vốn liếng thằng bạn tôi nó đứng ra lo hết, nó biết tôi đang là hiện thân của "Trần Minh khố chuối" ngày xưa nên nó cũng không yêu cầu tôi hùn hạp, nói thật nếu nó có kêu tôi hùn ít vốn vô chắc tôi sẽ ú ớ với nó vì là dân "Bảy nghề" lấy tiền đâu mà hùn với hạp, nghe tiền ai lại không ham bởi lẽ thằng bạn nó "vẽ" cho tôi xem một bức tranh đầy màu Hồng, nó kết luận công việc của tôi sẽ làm như sau:

- Ông Dũng nè, nói thật ông là thằng bạn thân chí cốt với tớ, tớ mới gọi ông vào "hội" cho vui, chỉ cần ông thật lòng pha tí gan dạ vào thì ta đánh "vài quả" thì tha hồ ông đổi đời nhé, ra ngoài ấy ông mặc tình ăn uống phủ phê, cái Loan em tớ nó lo tất tần tật, ông chỉ việc lo hàng họ đem về thôi.

Nghe thì thật êm tai, nhưng thật lòng mà nói tôi không phải người có cái tánh đa nghi như thừa tướng "Tào tháo" trong bộ truyện tàu mà tôi có dịp xem qua, nhưng trực giác cho tôi biết thằng Duân bạn tôi qua lời nói và cử chỉ của nó có điều gì khuất tất phía sau nên tôi dùng kế "Hoãn binh", bởi ông bà xưa kia có nói "Giục tốc bất đạt" một khi ta chưa rõ ngọn nguồn chuyện gì thì khoan quyết định, mà phải tìm hiểu cặn kẽ rồi hãy bắt tay vô làm, bằng không có thể sẽ hối hận mà không kịp, tôi nói với thằng Duân:

- Tui cảm ơn ông trước nghe, vụ này hấp dẫn lắm nhưng có điều tui phải về bàn lại với vợ con, gì thì gì cũng phải hỏi qua bà xã một tiếng, không khéo bả giận bả "Cắt cơm" là tui "Lúa vàng" luôn ông ơi.

Nghe tôi nói, thằng Duân cười khanh khách, rồi bằng giọng như kẻ cả nó nói với tôi:

- Ông Dũng này, thời đại thế kỷ hai mươi rồi, mà tui thấy ông đang có cái tư tưởng "lạc hậu" thế kia, ông còn theo đạo "Thờ bà" ấy à, phải tôi, tôi quyết tất chẳng vợ con gì va vào đây cho nó mệt, phải không phải, tôi tống cho một phát thì xong, biến về nhà ngay có thế mới được, ông để mấy bà cầm trịch mãi thế kia thì tiêu rồi, ấy thế mà ông tên Dũng mới kinh chứ.

Nghe câu nói thằng Duân, tôi hơi quê với nó, tôi thầm nghĩ thằng quỷ này nó đang làm ra tiền, mà nó kiếm tiền một cách dễ dàng cho nên cách nói, cách suy nghĩ của nó có phần gia trưởng, nghĩ lại mình cũng chưa phải ăn bám vào vợ nhưng tôi không còn lo toan các chi phí tài chánh cho gia đình như mọi lần, nên "lép vế" với vợ thì cũng chẳng chết ai bao giờ, tôi nịnh và hơi móc lò nó một câu:

- Công nhận ông hay thiệt nha, chắc bà xã ông "Cơm bưng nước rót" cho ông kỹ lắm hả, ông giỏi thiệt đó, được như ông là nhứt xứ rồi còn gì.

Được trớn, nó tưởng tôi khen thật, hắn còn dạy đời thêm cho tôi một cách để sống:

- Các nhà hiền triết dạy rồi, chẳng qua ông chẳng để ý hoặc ông không có điều kiện áp dụng thôi, nếu thế thì phí của giời đấy, đại để câu như vầy:

- Ở đời người ta hay lấy vàng thử đàn bà, lấy đàn bà thử đàn ông, tôi nói thật đúng trăm phần trăm chẳng có sai số bao giờ ông tin tôi đi, con vợ tôi này cứ mỗi chuyến đánh hàng xong về tôi vất cho nó vài "Cây bốn số chín" là xong ngay, tôi mặc tình gái gú nhậu nhẹt, bả chẳng màng ghen tuông chi cho phí sức, tiền là tất cả ông ơi, tiền là, tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già...

Sau câu nói này thằng Duân cất tiếng cười khanh khách, nó chưa buông tha nó đế thêm cho tui một câu nữa:

- Đấy tôi bảo rồi đấy ông chỉ cần theo tôi dăm ba chuyến, ông sẽ có khối tiền vợ nào dám sai vặt như ông bây giờ.

Tôi chỉ biết cười trừ sau câu nói của thằng bạn lắm tiền của mà cách sống không phù hợp với tôi chút nào, hơn nữa hắn ăn nói thật ba hoa khoe khoang khiến tôi lùng bùng lỗ tai và cố nhịn không thèm nổi sân si với nó cho qua chuyện, nói thật tôi cũng không tài thánh gì mà cố nhẫn nhịn trước những lời thiếu tế nhị của thằng Duân, nhưng từ khi được thằng em ở Florida nó gửi về cho gia đình một số kinh sách của phâp môn Tịnh độ, băng giảng của Pháp sư Tịnh không, rồi lên Youtube tôi nghe được các thầy thuyết giảng về buông xả, về thị phi, về mặt trái của cuộc đời, về Nhân quả và nhất là kềm chế cơn giận, các bài giảng rất hay.

Tôi vốn không phải là phật tử, cũng chẳng là con chiên của Chúa nên tôn giáo nào với tôi nó đều dạy cho ta lành lành lánh dữ, tu thân tích đức, ngoại trừ các tôn giáo quá khích và cực đoan là tôi không tìm hiểu, qua cái tính cách của thằng Duân tôi bắt đầu sợ sợ mỗi khi tiếp xúc, tuy nó muốn tôi làm việc chung để có cuộc sống tốt hơn nhưng tôi đành từ chối trong lần gặp lại sau, vì tôi có nhận định hình như công việc mà tôi làm cho nó có cái gì mờ ám trong đó, thế là tôi phải tiếp tục "Mèo lại hoàn mèo".

***

Trời không phụ lòng kẻ khó, rồi thì tôi cũng có được việc làm sau bao ngày cà nhỏng long bong, công việc cũng chẳng nặng nhọc gì, chỉ lựa chọn tôm cá phân loại để chủ cơ sở sơ chế rồi bán đi các nơi, gian nhà tole ẩm thấp được cất tạm trên bờ con rạch, nơi có nước thủy triều lên xuống ra vô mỗi ngày, nếu công việc cứ bình thường như mọi khi thì không có gì phàn nàn, vì đang làm một nơi tương đối rộng rãi. Bổng một hôm bà chủ lùa chúng tôi về làm một góc cuối căn nhà, rồi bà cho đóng lại thành những căn phòng nhỏ khác, bên trong gắn điều hòa không khí mát mẻ vô cùng, tưởng bà chủ thấy công nhân làm cực khổ nên ban bố cho chút "không khí mát mẻ" để tăng năng suất, đâu chỉ một số người tay chân thân tín của bà được vô căn phòng VIP này làm thôi, còn chúng tôi vẫn quần quật làm nơi chật chội nóng bức.

Đến kỳ phát tiền, vô tình biết được những người trong phòng VIP nọ lảnh lương hơn đám công nhân quèn phía bên ngoài, cuộc sống của đám người này cũng dần khá theo cái khá của bà chủ kia. Một hôm vô tình nghe được cây chuyện của hai cô công nhân VIP cãi cọ trong phòng vệ sinh kế bên:

- Tao bơm cả chục kg Tôm mà ông Tám quản lý cân còn có chín ký lô thôi, tổ bà nó cha quỷ này tối ngày cứ ăn chận hoài, chuyến này làm quá tao quậy cho banh chành hết, ai biểu ăn hiếp tao chi.

Tiếng cô gái khác:

- Thôi đi bà, kệ chả đi có chút đỉnh nhằm nhò gì, bà quậy lên thúi rùm hết là bà đập bể nồi cơm mấy chị em hết đó.

- Chả đưa Rau câu với đinh, kêu chích vô tôm, vô cá, buôn bán lời quá trời, ăn gian của bạn hàng đủ rồi còn quơ luôn của công nhân nữa chịu đời cho thấu.

Nghe câu chuyện của hai cô gái này, tôi sợ xám hồn vì sợ làm ở đây thế nào cũng có một ngày gặp rắc rối với pháp luật, nên vài hôm sau tìm cách tôi xin nghỉ và hai chữ thất nghiệp cứ ám ảnh tôi hoài.

***

Thời gian trôi đi tôi cũng trôi theo thời gian cũng như đám lục bình trôi sông, sau những lần thất nghiệp rồi tôi cũng tìm được nơi "Dụng võ" tiếp tục, lần này thì hai chữ thất nghiệp sẽ không còn quấy nhiễu được tôi nữa rồi, vì tôi có cơ hội làm thầy giáo ở một trường nọ, từ nay tôi khỏi phải "tháo giầy" cất vô tủ vì thất nghiệp, bẳng đi một thời gian dài tôi dần quên hết những chuyện đã qua, một hôm vào thăm đồng nghiệp nằm trong bệnh viện vì căn bệnh ung thư quái ác, cũng may cho anh chỉ là giai đoạn đầu và được can thiệp kịp thời nên tử thần chưa kịp dẫn anh theo, biết mình tai qua nạn khỏi, ngồi trên giường bệnh anh cười thật tươi và nói với tôi:

- Thầy Dũng ơi, có vô đây nằm mới thấy cái ác nó trả giá tức thì, bây giờ tui thấy luật nhân quả không sai, gieo nhân gì gặt quả đó, thầy ngồi ghế tui kể thầy nghe.

Ngồi đối diện với thầy Nhân, anh ta bắt đầu nói và lấy tay chỉ về phía cái giường gần đó:

- Thầy Dũng biết không, cái cậu con trai đó nhà giàu lắm nghe, sinh viên đó thầy, tội nghiệp trẻ vậy mà ung thư mới đau đó chứ, nhà cậu ta làm bún bán khắp các nơi, khách hàng ra vô nườm nượp, vì bún nhà cậu vừa dẻo dai vừa trắng tươi thật bắt mắt, mèn ơi họ bỏ chất huỳnh quang gì đó vô bún cho bắt mắt, chất này ăn vô một thời gian gây ung thư biết bao nhiêu người.

Thầy Nhân ngừng một chút nén xúc động rồi thầy tiếp:

- Lò bún bây giờ giàu sụ, họ bất chấp sức khỏe của người khác, không ngờ cái quả nó trổ liền vô thằng con của họ, cậu sinh viên hiền lành kia kìa.

Tôi liếc nhìn cậu thanh niên thật hiền, gương mặt em thật dễ nhìn sau đôi kính cận, thật thương cho em phải mang cái đầu trơ trọi tóc.

Thầy Nhân cắt dòng suy nghĩ của tôi:

- Cậu sinh viên này thường xuyên uống cà phê vào buổi sáng với bạn bè, cứ tưởng cà phê xịn ai dè đâu họ mua ba cái hóa chất độc hại nghe nói éc xăng cà phê gì đó, chỉ cho một giọt nhỏ thơm cả lít cà phê dỏm, uống kiểu đó bao tử nào chịu cho nỗi hả thầy.

Nghe thầy Nhân nói tôi mừng thầm trong bụng, cũng may từ lâu tôi nghi ngờ mấy quán cóc cà phê nên khi vào quán mang tiếng đi uống cà phê mà tôi kêu toàn trà đá chanh đường khiến bạn bè đồng nghiệp hay ghẹo:

- Cái ông Dũng này cũng quái chiêu lắm nghe, vô quán cà phê mà chẳng bao giờ rớ đến cà phê, ổng tối ngày cứ "Bất hiếu" làm tới. (Bất hiếu = đánh cha = đá Chanh = Bất hiếu).

Rồi thầy Nhân lại ngắt ngang suy nghĩ của tôi bằng câu nói:

- Thầy Dũng thấy không, lò bún cho khách mình ăn hóa chất, rồi người khác cho con lò bún uống hóa chất lại, cứ xoay tua với nhau như vậy bây giờ nhìn lại chính đồng bào mình vì cái lợi trước mắt nên cố tình giết nhau làm suy thoái giống nòi, thiệt là bất lương, nhân quả rõ ràng, biết mà cứ làm khổ thiệt.

***

Thỉnh thoảng tôi vào chùa nơi để các hủ cốt của những người thân quá cố nhằm thăm và đốt nhang cầu nguyện cho họ, đang săm soi từng người thân quá vãng của mình, những kỷ niệm thời sinh tiền của họ hiện ra trong tâm trí tôi tôi cứ ngỡ như một giấc mơ.

Tôi lấy khăn nâng niu lau chùi các hủ cốt như thể sợ mạnh tay sẽ làm đau xương cốt của người thân, đang mãi mê làm việc bổng bên tai tôi tiếng của ai đó nghe rất quen gọi tên mình khiến tôi sởn tóc gáy vì sợ ma, số là sáng sớm chỉ có tôi với thầy quản lý ngôi tháp ngoài ra chẳng có nguời thứ ba vậy mà có người kêu ngay cái tên cúng cơm của mình thử hỏi hoàn cảnh như vậy ai mà không sợ, tôi giật mình quay phắt người lại, trong ánh sáng lờ mờ ngôi bảo tháp, trong làn khói mong manh của khói nhang trầm nhẹ nhẹ bay tôi ngỡ ngàng nhìn gương mặt thẩn thờ của thằng Duân bạn tôi, tôi hỏi ngay:

- Cái ông này tự nhiên ở đâu như ma hiện, suýt chút nữa ông làm tui đứng tim rồi đó, đi đâu đây cha nội?

Duân cắm cây nhanh vào bát nhang, di ảnh của người thân của Duân cạnh hủ cốt người thân của tôi, thật là sự trùng hợp ngẫu nhiên, Duân đáp:

- Tôi vào thăm bố mẹ tôi đây, thế người thân ông cũng gửi vào đây à.

Tôi gật đầu rồi kéo vội tay Duân cùng nhau ra khỏi bảo tháp để hưởng cái không khí trong lành, tôi hỏi Duân:

- Lúc này làm ăn khá không, lâu quá lu bu anh em mình không gặp.

Duân nói với cái giọng buồn buồn:

- Mất tất cả rồi ông ạ, cuộc đời lên voi thì cũng có ngày xuống chó, mấy thầy nói cuộc đời này là vô thường, giờ ngẫm lại tôi thấy trúng phóc.

Lấy tay bẻ một cái hoa sứ, mọc thấp lè tè trên nhánh cây, Duân đưa lên mũi ngữi rồi nói:

- Mình bị chúng nó lừa một vố mất cả chài lẫn chì, giờ mình chẳng còn gì, kể cả con vợ của mình nó cũng ôm hết tiền theo giai rồi, cuộc đời đáng chán thật.

Một chút thương cảm trong lòng, tôi an ủi thằng Duân:

- Phải chi lúc trước kha khá rồi ông ngưng lại tìm cách khác làm ăn nhỉ. Thôi, miễn sao gia đạo bình an là được, ông ham làm giàu chi giờ mới khổ, thôi ông ơi số phần hết thôi, thua keo này bày bày keo khác, đứng lên làm lại từ đầu.

Không biết Duân còn đủ sức để làm lại từ đầu hay không? Tôi thấy nó gật gù và chúng tôi lại chia tay trong bùi ngùi vô kể.

* * *

Sáng nọ trên các tờ báo đăng tin cơ sở thu mua chế biến tôm xuất cảng mà tôi từng làm việc bị đóng cửa, chủ cơ sở bị bắt vì buôn gian bán lận, công nhân VIP bị cảnh cáo kèm theo phạt tiền vì tiếp tay chủ làm ăn gian dối, thế là thêm một nơi phải gánh lấy hậu quả của mình làm, tài sản bị kê biên, phạt vạ, thậm chí vướng vòng lao lý.

Qua các sự kiện trên, tôi đã cho mình một bài học để sống, thôi thì trời cho mình cái gì thì mình hưởng cái đó, đừng cố quơ quàu làm điều trái với lương tâm, tiền của có đó rồi cũng qua tay người khác, biết dừng lại khi mình thấy đủ là đủ, mở lòng ra cứu giúp người khác khi họ gặp hoàn cảnh thắt ngặt.

Và nhất là hãy buông xả những hỷ nộ ái ố cho tâm hồn thanh tịnh các bạn của tôi ơi.

Hai Hùng SG

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2016 lúc 10:30am
Tôi Đã Hại Một Người Bạn Quý


Năm nay tôi đã gần bảy mươi tuổi. Cái tuổi mà con cháu đã có thể chúc thọ được rồi. Tôi đã chứng kiến biết bao câu chuyện cuộc đời. Nhưng có một câu chuyện mà tôi không thể nào quên được. Tôi viết lá thư này gửi các anh, các chị để kể lại câu chuyện mà tôi là một người liên quan đến câu chuyện đó. Hy vọng, câu chuyện của tôi nếu được in lên sẽ nói với bạn đọc gần xa một điều gì đó về cuộc đời này.

Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi.

Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công. Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin S đã giả ốm ở nhà để lấy cắp chỉ vàng. Bảo vệ nhà trường cho biết, buổi sáng chúng tôi đi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng một giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp chỉ vàng ấy, nhưng chúng tôi và nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp để chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.

Một tuần sau, chúng tôi phát hiện S mang một bao tải mì sợi ra ga tàu mang về quê. Chúng tôi túm lại hỏi S lấy tiền đâu mà mua mì sợi. S không nói gì mà ôm mặt khóc. Năm đó, nhà trường đã không xét tốt nghiệp cho S mặc dù học lực của S rất khá, với lý do đã có hành vi đạo đức xấu và không trung thực với tội lỗi của mình. Chúng tôi hồ hởi nhận bằng tốt nghiệp và quyết định phân công công tác. Chỉ có S không được nhận bằng tốt nghiệp và tạm thời không được phân công công tác. Đồng thời nhà trường có công văn gửi về địa phương S sinh sống đề nghị địa phương theo dõi và giáo dục S. Khi nào địa phương chứng nhận S đã hối cải và tiến bộ thì nhà trường sẽ xem xét giải quyết trường hợp của S.

Thời gian cứ thế trôi đi. Một số bạn bè học cùng chúng tôi vẫn có liên lạc với nhau. Duy chỉ có S là không ai biết rõ ràng ở đâu và làm gì. Nhà trường cho biết, S cũng không quay lại trường để xin cấp bằng và phân công công tác.

Ngày tháng trôi qua, tôi chẳng còn nhớ tới chỉ vàng bị lấy cắp năm xưa.Trong đám bạn bè tôi, có những người rất thành đạt. Đặc biệt H đã trở thành một người rất giàu có bằng năng lực và sức lao động của chính anh. Anh là một người được xã hội biết đến.

Một hôm, sau ngày tôi vừa nghỉ hưu, có một thanh niên mang đến nhà tôi một lá thư và một cái hộp giấy nhỏ. Anh thanh niên nói là một người nhờ chuyển, nhưng lại nói là không nhớ tên người đó. Tôi băn khoăn và hồi hộp mở thư ra. Lá thư chỉ vẻn vẹn mấy dòng: "Anh P thân mến, tôi xin được gửi trả lại anh chỉ vàng mà tôi đã lấy của anh cách đây mấy chục năm.

Tôi sẽ đến gặp anh để xin anh thứ tội. Kính". Đọc thư xong, tôi thực sự bàng hoàng. Lá thư không ký tên. Tôi không còn nhận được chữ đó là của ai viết nữa. Tôi đoán đó là thư của S. Tôi mở chiếc hộp giấy nhỏ và nhận ra trong đó có một chỉ vàng. Đó là một chỉ vàng mới. Không hiểu tại sao lúc đó nước mắt tôi chảy ra giàn giụa. Lúc này tôi mới thực sự nghĩ đến S với một nỗi xót thương. Ngày ấy, S là sinh viên nghèo nhất trong lớp. Bố S mất sớm. Mẹ S phải tần tảo nuôi năm anh chị em S ăn học. Có lẽ vì thế mà trong một phút không làm chủ được mình, S đã trở thành một kẻ ăn cắp. Nếu lúc đó, chúng tôi có được sự xót thương như bây giờ thì có lẽ chúng tôi không đẩy S vào tình cảnh như ngày ấy.

Sau khi nhận được lá thư và chỉ vàng, tôi hầu như mất ăn, mất ngủ. Có một nỗi ân hận cứ xâm chiếm lòng tôi. Ngày ngày tôi đợi S đến tìm. Tôi sẽ nói với S là tôi tha thứ tất cả và tôi cũng xin lỗi S vì lòng tôi thiếu sự thông cảm và thiếu vị tha.

Một buổi sáng có tiếng chuông cửa. Tôi vội chạy ra mở cửa. Người xuất hiện trước tôi không phải là S mà là H. Tôi reo lên: "Ối, hôm nay sao rồng lại đến nhà tôm thế này". Khác với những lần gặp gỡ trước kia, hôm đó gương mặt H trầm tư khác thường. Tôi kéo H vào nhà và nói ngay: "Mình vừa nhận được thư thằng S. Cậu có biết nó viết gì không? Nó đã trả lại tôi chỉ vàng và nói sẽ đến gặp tôi để xin lỗi". Khi tôi nói xong, H bước đến bên tôi và nói: "Anh P, anh không nhận ra chữ viết của tôi ư. Tôi chính là người viết lá thư đó. Tôi chính là người đã ăn cắp chỉ vàng của anh". Nói xong, H như ngã đổ vào tôi và khóc rống lên. Tôi vô cùng bàng hoàng và không tin đó là sự thật. Khóc xong, H đã kể cho tôi nghe tất cả sự thật. Vì cũng muốn mua một chiếc xe đạp sau khi tốt nghiệp đi làm, H đã tìm cách lấy trộm chỉ vàng. Và suốt thời gian qua, H rất ăn năn và luôn tìm kiếm S để chuộc lỗi. Thế rồi chúng tôi quyết định về quê S mặc dù biết S không còn sinh sống ở quê đã lâu.

Vất vả lắm chúng tôi mới biết thông tin về S: Sau khi bị nhà trường gửi công văn đến địa phương thông báo về đạo đức của mình, S đã phải chịu quá nhiều tai tiếng và những ánh mắt khinh bỉ của hàng xóm. S đã xin đi khai hoang ở một huyện miền núi. Nghe vậy, chúng tôi lại tức tốc lên đường tìm đến nơi S đang sinh sống. Ở đó S sống cùng vợ con trong một ngôi nhà gỗ đẹp dưới chân một dãy đồi. S trồng trọt và mở một trang trại chăn bò lớn. Trông anh già hơn tuổi nhưng khỏe mạnh và đôi mắt nhân ái vô cùng. Cả ba chúng tôi ôm lấy nhau mà khóc.

Tôi và H quyết định ngủ lại một đêm với S. H xin S cho H được kể sự thật cho vợ con S nghe để họ thanh thản và hãnh diện về chồng, về cha mình và H muốn được tạ lỗi với vợ con S. Nhưng S gạt đi và nói: "Chưa bao giờ họ tin tôi là kẻ ăn cắp". Trước khi chia tay nhau, H cầm tay S khóc và nói: "Mình có tội với cậu. Cậu đã tha tội cho mình. Nhưng mình muốn được trả một phần nhỏ cái nợ lớn mà đời mình đã mang nợ với cậu. Hãy nói mình phải trả nợ cậu như thế nào". S mỉm cười và nói: "Ông đã trả hết nợ rồi". Khi tôi và H còn chưa hiểu ý thì S nói: "Việc ông nói ra sự thật về tội lỗi của ông là ông đã trả hết nợ rồi. Đừng nghĩ gì về chuyện cũ nữa. Mà thực ra, ông nợ chính ông nhiều hơn là ông nợ tôi. Nợ người dễ trả hơn nợ chính mình". Cho đến lúc đó, tôi mới thực sự hiểu con người S. Tôi hiểu ra một điều gì đó thật xúc động, thật sâu sắc về cuộc đời này. Hóa ra, có những tâm hồn lớn lao và cao thượng lại nằm trong những con người khốn khó và giản dị như thế.

Cũng trong cái đêm thức với S tại ngôi nhà gỗ của anh, chúng tôi mới biết những ngày đi học, khi nghỉ học, S vẫn đi quay mì sợi thuê để mua mì sợi cứu đói cho gia đình. Chúng tôi đã không hiểu được bạn bè mình. Chúng tôi đã làm cho một con người như S nếu không có nghị lực, không có lòng tin có thể dễ dàng rơi vào tuyệt vọng.

Thưa các anh, các chị, câu chuyện tôi kể cho các anh, các chị chỉ có vậy. Nhưng với tôi đó là một bài học về con người và về cuộc đời.
st.



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 20/Jun/2016 lúc 11:26am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2016 lúc 6:31am
LÀM BỐ


Tôi và vợ chồng anh Thạch bước vào nhà hàng. Nhà hàng này ngày thường đã đông khách, chiều cuối tuần càng đông hơn.

May mắn chúng tôi có ngay một bàn nhỏ nơi góc phòng thật gọn và ấm cúng. Tôi vừa kéo ghế ngồi thì anh Thạch rối rít nói với tôi:

- Chị hãy nhìn phía trước mặt chúng ta nơi bên trái có chàng thanh niên vừa ăn xong đang đứng dậy có lẽ sắp ra về. Kìa, kìa anh ta đang bước ra.

Chị Thạch gạt đi:

- Anh có chuyện gì mà vội thế, để chúng ta thong thả rồi nói ..

Nhưng chị Thạch cũng nhìn theo hướng chồng chỉ và mỉm cười:

- À, em biết rồi ..

Tôi chỉ thấy một chàng trẻ tuổi đẹp trai nhưng không hiểu sao chiều cuối tuần anh lại lẻ loi đi ăn một mình và nét mặt không mấy tươi vui yêu đời như mọi người xung quanh. Anh ta bước ra khỏi nhà hàng mà chẳng buồn ngó nghiêng bên phải bên trái làm như cuộc sống xung quanh chẳng nghĩa lý gì.

Anh Thạch nói:

- Thằng bạn vai em của tôi đó, Tài là một tay thợ sửa xe tài giỏi của shop tôi, thật đúng với cái tên Tài cha mẹ đặt cho. Thôi, chúng ta gọi đồ ăn rồi tôi sẽ kể chị nghe câu chuyện về Tài, hi vọng chị sẽ có một đề tài để viết truyện.

Tôi đoán:

- Chắc là một chuyện tình lãng mạn hả anh Thạch? Vì Tài vừa trẻ đẹp vừa có tài thế kia thiếu gì cô thương?.
******

 

 
 
 
Anh Thạch đang ngồi trong văn phòng của shop sửa xe bận rộn với mớ giấy tờ order hàng để chuẩn bị gởi đi thì thợ máy Hiếu bước vào:

- Anh Thạch, có một cô gái trẻ đẹp bụng bầu với vẻ mặt đau khổ đến tìm anh.

Thạch giật mình ngạc nhiên:

- Sao lại tìm tôi? 

- Trời, trông anh hốt hoảng làm như ...anh là tác gỉa cái bầu. Chuyện cô có bầu và muốn tìm anh hoàn toàn không liên quan đến anh

- Cô bụng bầu tới đây chắc là nghiêm trọng rồi dù tác gỉa cái bầu không phải là tôi. Hay cô ta là khách hàng sửa xe muốn gặp chủ shop để khiếu nại chuyện xe cộ, gía cả?

- Cô gái đến vì Tài ...

Thạch không rời mắt khỏi mớ giấy tờ, hơi gắt:

- Có thế mà chú cứ nói vòng vo. Thì chú biết Tài đang về Việt Nam , sao không nói Tài vắng mặt ? Mà cũng vào đây thông báo ?

- Dạ, cô gái biết điều đó ..

Thạch ngắt lời và chép miệng thở than:

- Khổ qúa, quanh đi quẩn lại cũng chỉ là mấy cô bồ của Tài, sau một thời gian anh Tài lơ là các cô đích thân tìm đến nơi ăn chốn làm của Tài để cầu cạnh mong nối lại ân tình. Thôi kệ, cứ để cô đến vài lần không gặp Tài sẽ chán ..

- Nhưng mục đích cô gái đến đây là muốn gặp anh. Trông cô hiền lành thấy tội nghiệp qúa.. Số thằng Tài đào hoa thật, quen toàn người đẹp mà chưa thèm cưới cô nào ..

Thạch gạt mớ giấy tờ qua một bên:

- Chú ra mời cô gái vào đây, xem cô muốn hỏi gì về Tài thì anh sẽ liệu mà trả lời cho xong.

Bước vào văn phòng của Thạch là một cô gái trẻ đẹp, cái bụng nhô nhô của cô đã đập ngay vào mắt Thạch. Cô ngồi xuống ghế và tự giới thiệu trước:

- Chào anh Thạch, em là Oanh.

Cái tên Oanh nghe quen quen. Mỗi khi Tài yêu cô nào thì chuyện tình của Tài cả shop đều được nghe được biết, mỗi một cô bồ là một thành tích của Tài, mỗi tên cô bồ đều thân quen với các anh em sửa xe trong shop, các cô luôn để lại hình bóng và dư âm cho cả shop với chuyện tình đẹp và ...dang dở. 

- Chào Oanh, bọn tôi trong shop thường nghe Tài nhắc đến tên cô. Tôi chắc rằng Tài yêu cô lắm.

Cô gái bỗng nước mắt long lanh:

- Em cũng thường nghe anh Tài kể về ông chủ shop là anh Thạch và tên các bạn bè làm việc cùng với anh, mà anh chẳng bao giờ đưa em tới đây, cho tới ngày hôm nay ..

Oanh nghèn nghẹn nói tiếp:

- Phen này chắc anh Tài đoạn tình với em qúa, anh có cách nào khuyên anh Tài giúp em được không?

- Chuyện ra làm sao cô kể tôi nghe ?

- Hai đứa em yêu nhau gần 2 năm nay, em yêu anh Tài thật tình, mong muốn tình yêu đi đến hôn nhân, nhưng anh Tài cứ hẹn lần hẹn lửa hoài. Rồi em có thai những tưởng sẽ là động lực anh cưới em, nào ngờ anh khăng khăng bắt em phải phá thai, anh Tài vẫn giữ lập trường xưa nay của anh là: .."Anh còn trẻ chưa muốn chuyện vợ con sớm chẳng khác nào mang gông vào cổ".. Cứ để anh thong thả rong chơi vài năm nữa anh mới tính, mà em nào biết "vài năm nữa" của anh là mấy năm? Em sẽ phải đợi tới bao giờ? Thà anh ấy nói con số cụ thể 3 năm, 5 năm em còn biết đường mà chờ đợi.

- Thế cô biết gì về Tài?

- Anh đẹp trai hào hoa và có lắm cô theo, nhưng anh Tài luôn nói với em là anh yêu em nhất, mấy cô kia chỉ là qua đường, em mới là lẽ sống của anh ấy.

Anh Thạch nhớ ngay đến cô Hồng trước đây cũng đến shop tìm Tài và khoe với anh là Tài yêu cô lắm, cô là hơi thở cuộc đời của Tài. Vậy mà chia tay Hồng, mất đi "hơi thở cuộc đời" Tài vẫn sống vui sống khỏe.

- Thế cô có biết Tài đang về Việt Nam chơi không?

- Dạ em biết, Tài nói về thăm quê hương, thăm ông bà chú bác nội ngoại gì đó một tháng sau sẽ trở lại Mỹ. Em nhân dịp này tìm đến đây cầu cứu anh và các bạn anh Tài. Em nhất định sẽ giữ đứa con trong bụng.dù tình huống ra sao.

Thạch hỏi lại:

- Ý cô là vẫn giữ đứa con cho dù Tài và cô không thành duyên nợ?

Oanh đáp rành mạch mà nước mắt vẫn long lanh:

- Vâng, đó là kết quả tình yêu của em, là máu thịt của em với người em yêu, thì dù anh Tài không lấy em, bỏ rơi em, em vẫn giữ đứa con như giữ kỷ niệm đẹp trong đời.

Thạch cảm động:

- Đợi Tài về chúng tôi sẽ hỏi cho ra lẽ và khuyên Tài nên chính thức cưới cô, lo cho đứa con sẽ chào đời, đó là giải pháp tốt đẹp nhất cho cả hai người

Oanh mừng vui lau nước mắt:

- Vâng, em cám ơn các anh nhiều lắm..

Oanh chào ra về thì cả chủ lẫn thợ trong shop bàn tán về Tài, anh chàng hào hoa này đang đùa vui trong cuộc sống, đùa vui với ái tình. Có lợi thế ngoại hình đẹp trai cao ráo, ăn nói hay ho, tay nghề sửa xe thì thông minh sắc xảo nên Tài rất tự tin trong cuộc sống. Tài bồ bịch nhiều, ban phát tình yêu cho mỗi cô một thời gian. 

Mấy bạn thợ xôn xao:

- Không biết lần này thằng Tài có dừng chân giang hồ bên em Oanh không?

- Đã ăn ở với người ta có bầu rồi thì phải có trách nhiệm chứ, phải đứng ra làm bố đứa con ruột thịt của mình chứ.

- Trời ơi, nó còn về Việt Nam thăm mấy "em gái" bên đó thì còn chưa có ý định cưới vợ đâu, vẫn tuổi trẻ ham vui như bấy lâu nay. Năm nào mà Tài không về Việt Nam , chẳng lẽ năm nào nó cũng có hiếu về thăm ông bà nội ngoại nhà nó?

Hiếu lo âu lên tiếng:

- Tao cũng nghĩ thế, nhưng lần này nó về Việt Nam là có mục đích khác, bọn mày còn nhớ chị Ba Đùng không? thỉnh thoảng đến shop mình sửa xe là chị tán chuyện đủ thứ trên đời đó?

- À, cái chị tên Ba to lớn béo mập đeo đầy nữ trang hột soàn mà mày đặt biệt hiệu là chị Ba Đùng ấy hả?

- Ngoài to mập chị còn hay "nổ" đùng đùng như pháo tết nên đặt tên Ba Đùng là chí lý rồi. Sao lại liên quan đến Tài hả anh Hiếu??

Hiếu kể:

- Thì mấy lần đến đây chị Ba Đùng hay nói chuyện với em Tài đẹp trai, hỏi thăm Tài có vợ con chưa để chị làm mai. Chị rủ rê Tài về Việt Nam cưới giùm cô em gái của chị với 2 điều kiện ngon lành, một là lấy nhau thật chị sẽ cho thêm vốn hai vợ chồng làm ăn, nếu lấy nhau kiểu "dịch vụ" thì chị sẵn sàng chi trả hậu hỉ. 

Một người ra vẻ hiểu biết:

- Chị Ba Đùng may ra đáng tin cậy, nếu hôn nhân thật thì không nói làm gì, nếu hôn nhân "dịch vụ" thì hồi hộp lắm, người từ Việt Nam được xuất cảnh sang Mỹ, xong chuyện rồi thì tiền bạc không sòng phẳng, người bên Mỹ đành chịu đắng nuốt cay vì bản thân mình cũng gian dối qua mặt chính phủ Mỹ đâu dám kiện thưa.

- Rồi thằng Tài chọn kiểu nào? nếu em gái chị Ba Đùng đẹp dám nó "vớt" thật đó, vừa được vợ vừa được tiền.

Hiếu nói:

- Tao không biết, nhưng chắc chắn Tài về Việt Nam để gặp em gái chị Ba Đùng và làm đám cưới. Từ chuyện vé máy bay, chi tiêu dọc đường, ăn xài ở Việt Nam chị Ba Đùng lo hết..

- Hèn gì Tài quyết liệt bắt em Oanh phải phá thai, coi như em Oanh hết hi vọng rồi, vì Tài dính vô vụ đám cưới bảo lãnh vợ từ Việt Nam sang Mỹ cũng phải mất vài năm. Ai biết được chuyện đời sẽ ra sao? 

Tài về Việt Nam cưới cô Năm em út của chị Ba Đùng là sự thật. Cô Năm tên giấy tờ là Nguyễn thị Dừa ở xứ Ba Tri Bến Tre. Chắc sinh cô út ra cha mẹ cô bỗng thương mến quê quán Bến Tre là xứ dừa nên đặt con tên Dừa làm kỷ niệm nhớ đời.

Tài đi làm trở lại, kể chuyện cho các bạn trong shop sửa xe biết là chỉ cưới cô Dừa kiểu "dịch vụ" mà thôi, dù cô Dừa mến Tài ra mặt, cô sẵn sàng lấy Tài làm chồng, thời gian Tài ở Việt Nam cô Dừa đã luôn tỏ ra hãnh diện sung sướng mỗi khi đi bên Tài, cô ân cần và cả âu yếm chăm sóc cho Tài những gì có thể chăm sóc được. Vài lần cô tạo cơ hội muốn trao thân cho Tài nhưng Tài đều tìm cách ..né, vì Tài không muốn cưới cô, Tài sợ trách nhiệm.

Tài còn trẻ, "hi sinh" vài năm chồng vợ trên giấy tờ với cô Dừa, vừa "làm phước" giúp người có cơ hội sang Mỹ vừa kiếm mấy chục ngàn đô dễ dàng. Làm thợ sửa xe và ăn chơi bồ bịch như Tài có đồng nào xào đồng đó biết đời nào mới để dành được món tiền như thế.

Cô Dừa không đẹp, chưa xứng đáng làm người yêu của Tài chứ đừng mơ chuyện làm vợ Tài.

Tin Tài về Việt Nam cưới vợ chẳng hiểu bằng cách nào cũng đến tai Oanh, cô đã gặp Tài hai bên bàn cãi và chia tay nhau vì Tài vẫn muốn Oanh phá thai và đợi chờ Tài "vài năm" nữa. Còn Oanh thì không tin vào lời hứa hẹn xa vời của Tài, cô cương quyết giữ bào thai và sẽ làm bà mẹ độc thân nuôi con mình không cần đến người tình bạc tình bạc nghĩa.

Thạch và các bạn trong shop xe hết lời khuyên Tài, thôi thì chuyện cưới cô Dừa đàng nào cũng đã lỡ rồi, song song đó vẫn giữ tình cảm mật thiết với Oanh và chào đón đứa con ra đời, khi nào dứt điểm giấy tờ với cô Dừa thì Tài và Oanh sẽ chính thức lấy nhau, Tài sẽ chính thức trên giấy tờ là cha đứa con của mình.

Tài thẳng thừng tuyên bố với các bạn trong shop xe:

- Tôi chưa muốn đeo gông vào cổ, chưa hề hứa hẹn sẽ cưới Oanh và càng chưa muốn có con, Oanh tự ý để dính bầu thì ráng chịu ráng nuôi dù tôi biết cái bầu đó chính là của tôi.

- Mày để mình Oanh lo cho đứa con sao?

- Ôi, lo gì, gia đình Oanh một đống người sẽ lo cho Oanh và đứa bé, chưa kể Oanh có thể xin trợ cấp của xã hội.

Thì ra cô Oanh cũng chỉ là người tình mua vui như các cô gái trước đến với Tài mà thôi. Cuối cùng chuyện tình của Oanh với Tài cũng vỡ như bọt bèo, tan như mây khói.

Khi cô Nguyễn Thị Dừa xuất cảnh sang Mỹ, cũng là lúc thằng con của cô Oanh và Tài đủ tuổi thôi nôi. Oanh đã sống ở thành phố khác, thỉnh thoảng Thạch gọi phone hỏi thăm mẹ con cô cho cô đỡ buồn đỡ tủi.

Chị Ba Đùng đã mua sẵn một căn nhà khang trang cho "vợ chồng" đứa em gái với đầy đủ đồ đạc trong nhà toàn là hàng đẹp hàng mới, nhà ở Texas rẻ, thì cô chị giàu có chơi đẹp với em đâu có khó gì, và ngôi nhà cũng là món qùa để chị Ba Đùng nhử con mổi Tài lấy em gái cô. 

Tại căn nhà này mỗi khi Tài có chuyện cần sang nhà cô Dừa là cô Dừa lại quấn quýt biểu lộ tình cảm và muốn "dâng hiến" cho Tài.

Mỡ nhởn nhơ trước miệng mèo thì mèo nào chê, nhưng từ lúc về Việt Nam Tài đã tỉnh táo biết rằng không thể lấy cô gái kém nhan sắc kia làm vợ, tiền của bà chị cho nhiều bao nhiêu cũng có thể xài hết, nhưng cưới cô vợ xấu thì phải "xài" cả đời, dính líu vào cô Dừa rủi cô Dừa mang thai thì coi như cuộc tình mua bán này càng khó gỡ. 

Thà lấy mấy chục ngàn đô la tiền công còn sung sướng hơn ngủ với cô Dừa . 

Cho nên căn nhà đẹp có cái phòng ngủ đẹp với cái giường rộng trải nệm và đôi gối nằm chờ đợi rất gợi cảm cùng với cô Dừa luôn khêu gợi đẩy đưa cũng không làm Tài "rung rinh", chưa một lần Tài muốn nằm chung với nữ chủ nhân. 

Căn nhà chỉ là địa chỉ để "vợ chồng" cô Dừa làm giấy tờ liên hệ tới sở di trú chứng minh hai vợ chồng đang chung sống.

Tài vẫn ở riêng, vẫn sống tại căn chung cư như trước, cũng may là họ ở cùng thành phố nên mỗi khi cần liên hệ cho giấy tờ họ chạy qua chạy lại rất thuận tiện.

Chị Ba Đùng và cô Dừa cuối cùng đều nói trắng ra với Tài là muốn cuộc hôn nhân gỉa này thành sự thật, nhưng Tài vẫn từ chối, chỉ lấy tiền chứ không lấy tình..

Tài đã đưa cô Dừa đến shop sửa xe để phòng sau này sở di trú có phỏng vấn cô Dừa còn biết nơi chốn và công việc làm của chồng mà khai.

Cả shop xe phải công nhận cô Dừa là một phụ nữ vừa xấu vừa quê, đó là lý do tại sao tuổi đã cứng cỏi mà cô vẫn độc thân, cũng là lý do chị Ba Đùng tìm cách đưa em gái sang Mỹ may ra dễ lấy chồng hơn, và cũng là lý do Tài quyết liệt từ chối hôn nhân với cô..

Tài phân bua với toàn shop:

- Chị Ba Đùng hứa cho tôi căn nhà, nhưng dù đó là một căn biệt thự to đẹp đi chăng nữa các bạn thử tưởng tượng trong đó có một người vợ xấu và nhất là không tình yêu thì các bạn có hào hứng ở trong căn nhà lông lẫy ấy không? Thà tôỉngủ lại trong shop sửa xe mùi dầu mỡ còn hơn về biệt thự ngủ với cô ta...
 


 
Đúng thế Tài chưa hề ngủ với cô Dừa, kể cả trong mơ Tài cũng mơ ân ái với người khác chứ làm gì mơ đến lượt cô Dừa. Vậy mà cô Dừa vẫn mang bầu !!!

Bụng cô càng ngày càng lồ lộ rõ ra, sang Mỹ mấy tháng thì bụng cô to theo mấy tháng làm Tài ngạc nhiên và cô Dừa điềm nhiên xác định:

- Em đang mang thai đó..

Giọng cô đầy luyến thương và ai oán:

- Em nào muốn thế. Lần đầu tiên gặp anh em đã cảm mến anh và yêu anh, em muốn được làm vợ anh, được anh lấy em thật chứ không phải chỉ trên giấy tờ. Em mời mọc anh, mong anh chiếm đoạt trinh tiết và thân xác em. Nhưng anh không hề, em thất vọng và tủi thân lắm. Em muốn trả thù đời trước khi xuất cảnh đi Mỹ em tìm đến một người yêu cũ đã bỏ rơi em, hiến dâng cho anh ta để em biết mùi ái ân làm kỷ niệm. Anh ta chẳng hề yêu em như anh đã chẳng hề yêu em, nhưng thứ cho không biếu không, không phải chịu trách nhiệm hậu qủa, anh ta đã vồ lấy và tận hưởng em..

Tài đã hiểu ra:

- Cô mang thai hay không, và cô mang thai với ai chẳng dính líu gì đến tôi, khi nào cô có thẻ xanh thì chúng ta xong hợp đồng, ly dị là xong.

- Vâng, em biết anh đã nhận đủ mấy chục ngàn đô của chị em rồi, chưa kể tiền máy bay chi phí ăn tiêu của anh lúc về Việt Nam cưới em và ngay cả lúc này anh thích gì, muốn gì chị ba cũng chi trả cho anh rất hào phóng. 

Giọng cô Dừa đổi qua cay độc lạnh lùng và châm chọc:

- :Khi nào em sanh em bé anh phải lo lại cho mẹ con em nhé.

Tài nhảy nhổm người lên như vừa đạp phải ổ kiến lửa:

- Cô nói sao? Cô ngủ với kẻ khác có con mà tôi phải lo cho mẹ con cô ?

- Vâng, vì trên giấy tờ anh là chồng em, con em cũng là con anh.

Tài tức giận :

- Không đời nào, tôi sẽ li dị cô, họ sẽ tống cô về Việt Nam .

- Anh có ngon thì cứ li dị đi, chị em tôi đã thăm dò luật sư nhiều nơi rồi, chúng ta là vợ chồng có đầy đủ hình ảnh đám cưới và giấy tờ hợp pháp, anh li dị phải trả tiền nuôi con đó, tôi thân gái bơ vơ mới theo chồng sang Mỹ bị chồng lạm dụng và bỏ rơi. Hỏi ai sẽ là người đáng tin và đáng thương hả anh Tài?

Tài toát mồ hôi như vừa thấy ma quỷ hiện ra giữa ban ngày. 

Tài tức tốc làm đơn li dị cô Dừa dù chưa tới hạn hết hợp đồng với lý do Tài bị vợ ngoại tình và có thai trước khi xuất cảnh sang Mỹ đoàn tụ với chồng .Tưởng rằng với lý do chánh đáng này Tài sẽ thoát nạn.

Ra toà, cô Dừa đã được luật pháp Mỹ bảo vệ tận tình, vì cô bị chồng ngược đãi lúc đang mang thai khi vừa tới Mỹ, không nghề nghiệp, không nơi nương tựa. Toà chấp nhận hai bên li dị nhưng theo yêu cầu của luật sư cô Dừa, Tài phải trả tiền nuôi con.

Tài cãi đứa con không phải của mình và yêu cầu tòa cứ đợi cô Dừa sinh đẻ xong và thử DNA.

Nhưng quan toà khẳng định :

- Cho dù lời anh nói là sự thật 100%. Nhưng đứa con riêng của vợ anh cũng có quyền lợi ngang hàng như con chung của hai người. Anh phải nuôi nó, phải trả tiền child support cho đứa bé tới tuổi trưởng thành. 

Tài kinh hoàng và thất thế ủ rũ rời khỏi toà như một cái xác không hồn.

Thế là Tài đã làm bố của hai đứa con.

Con của Tài với Oanh bị Tài bỏ rơi do xã hội trợ cấp nuôi.

Con do cô Dừa ngủ với ai đó đẻ ra nhưng trên giấy tờ nó là con cô Dừa, vợ hợp pháp của Tài nên Tài phải chịu trách nhiệm với đứa bé, hàng tháng đứa bé vẫn nhận tiền child support do bố Tài gởi về..

Nguyễn Thị Thanh Dương
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Jun/2016 lúc 1:48pm
HAI ÔNG CHÁU



Ông nội là cựu đại úy Việt Nam Cộng Hoà, con trai là đại úy không quân Hoa kỳ, mấy người quen thân gọi đùa cháu là Captain junior. Có hôm buổi sáng ông nội ngủ dậy khệnh khạng bước ra phòng khách, thằng con đang ăn điểm tâm đứng phắt lại giơ tay lên chào:

“Good morning, Sir!” Ông nội giật mình đứng lại, không suy nghĩ ông nghiêm túc giơ tay lên chào. Miệng lẩm bẩm:

“Morning Sir!” Cả nhà cùng cười. thằng cháu nội cũng cười.

Bước ra xe, con dâu mang cái túi baby có tả, sữa, quần áo. Bà nội dìu ông nội ra, tay mang một cái giỏ.

Con dâu hỏi :

“ Mẹ mang theo gì đó ?” Bà nội trả lời :

“ Mang tả ,nước và quần cho ba” Thằng con cười :

“ Hai ông cháu giống nhau ”.

Thằng cháu đái ướt tả khóc đòi thay. Ông nội lí nhí :

” Tui muốn thay tả”. Con dâu vào phòng vệ sinh nữ trước. Ló đầu ra:

“Mẹ ! Không có ai” Bà nội dẫn ông nội vào, đẩy nhanh vô phòng toilet đóng cửa lại.

Một lúc sau,bà nội đưa ông nội ra nói với con dâu :

“ Coi chừng ba, cho mẹ vào rửa tay”. Xong xuôi, ông nội cũng sạch, cháu cũng sạch. Cả nhà lại đi dạo phố.

Chơi chán cả nhà lên xe về nhà. Thằng cháu nội khóc um sùm không chịu nằm vào ghế baby. Thằng con loay hoay lo cho con nó. Bà nội đưa ông nội ngồi vào ghế trước. Ông nội cũng không chịu lên. Bà nội năn nỉ, ông cương quyết phản đối :

”Tui muốn nói chuyện với đồng đội của tui, sao bà kéo tui đi”.

Thằng con trai hỏi lý do. Bà nội nói là đi ngang mấy người lính Mỹ ngồi uống nước, ông nội đòi ngồi lại đó nói chuyện. Thằng con dụ dỗ :

”Mai con mời họ tới nhà nói chuyện chơi với ba”.

Ông cương quyết bấu chặt cửa không chịu lên xe. Thằng con gở tay bồng ông lên ,gài dây an toàn. Xe chạy, ông nội cũng ngủ, thằng cháu cũng ngủ. Hai ông cháu quậy giống nhau.

Thằng cháu nội nhễu, nước miếng chảy lòng thòng. Ai cũng la con dâu:

“ Lúc có bầu bộ nhịn thèm hay sao mà thằng cu nhễu dữ vậy” Con dâu chỉ cười.

Ông nội không còn nhỏ nhưng ông nội cũng nhễu. Ông nội bồng cháu. mặt quay ra đàng trước. Hai tay ông bấu thật chặt sợ cháu té. Nước miếng ông nội nhễu lòng thòng rớt từng dây trên đầu cháu. Cháu nhễu lòng thòng rớt từng dây trên tay ông. Bà nội chạy lại lau cho cả hai. Ông nội và cháu nhễu giống nhau.

Thằng cháu đứng chơi trong trong cái xe đi trẻ em. Chơi chán, nó muốn ra ngoài. Cháu la và khóc. Ông nội đang nằm bật dậy, chạy ra. Ông lại gần bồng cháu lên. Hai tay ông bíu chặt vào nách cháu lôi ra. Cháu vùng vẫy, Ông cố sức nắm. Hai bàn tay ông cuối cùng chỉ còn nắm chặt cái áo, Cháu gần rơi xuống đất. Bà nội chạy lên. Kịp thời chụp cháu. Bà nội hết hồn. Ông phân bua:

” Con ai mà bỏ khóc um sùm, thiệt là tội”.Thì ra ông vẫn còn ngáy ngủ.

Thằng cháu nội tắm trong cái bồn tắm nhỏ xíu trẻ em. Nó thích lắm, hai tay đập vào nước cười ngây thơ. Xong xuôi, cháu được lau sạch thay đồ. Con dâu nói:

” Mẹ ! con xong rồi”

Bà nội đem ông nội vào phòng , kéo cái ghế để vào bathtube cho ông ngồi rồi xối nước tắm rữa, kỳ cọ. Ông đưa tay vuốt mặt nói:

“Mát quá ! Mát quá” Bà nội tắm ông xong, lau sạch, thoa lotion và thay đồ.

Ông ra ngoài, cháu đang nằm ngữa chân đạp lòng còng. Ông được dìu vào giường. Ông nằm yên, hai chân cũng nằm yên. Hai ông cháu chẳng giống nhau.

Con dâu đút cho cháu nội ăn từng muỗng baby food. Cái yếm đeo trước ngực. Cháu vừa ăn vừa chơi. Thỉnh thoảng lắc đầu không chịu cho đút. Con dâu ngọt ngào:

” Giỏi nè, giỏi nè.”

Bà nội cũng dìu ông nội lại bàn, kéo cái ghế ngay mông ông rồi kéo ông ngồi xuống. Bà nội lấy cái tạp đề mang vào cổ cho ông rồi đút cơm cho ông ăn. Ông đôi lúc cũng lắc đầu không chịu nuốt. Bà nội năn nĩ:

” Ăn đi ông, còn vài muỗng nữa thôi. Giỏi đi ông”. Thì ra, ông và cháu khi ăn cũng giống nhau.

Ông muốn bồng cháu nhưng tay ông bấu chặt quá, cháu đau, cháu khóc. Bà nội đem ông vào phòng, cho ông nằm xuống rồi đặt cháu nằm một bên. Cháu nằm trên tay ông, chân quơ lung tung, tay cầm đồ chơi bỏ vào miệng cạp liên tục. Bà nội ngồi nhìn hai ông cháu. Ông đã ngủ khò, còn cháu cứ ê a. Bà nội mắt cay xè. Muốn khóc.

Thằng con nhận lệnh qua Ý công tác 3 năm. Cả nhà làm tiệc tiển đưa. Vợ chồng thằng con buồn, nước mắt ngân ngấn mi ,nghĩ mấy năm xa nhà, nghĩ cha già thế này có chuyện gì không biết có về kịp không? Thằng cháu nội vẫn cười, bi bô những âm thanh không rõ tiếng. Bà nội nắm tay ông nội lại gần con nói:

” Con nó muốn nói với ông trước khi đi nè” Ông cười cườ :

” Nói gì! Đi đâu? Ừ đi chơi vui vẽ”

Xong ông đi vào phòng ngủ. Chả biết ông có buồn hay không. Chỉ biết khi bà nội vào phòng ông đã ngủ khò. Thằng cháu nội nằm trong ghế cũng ngủ khò. Hai ông cháu vô tư giống nhau.

Thằng con mở Webcam nói chuyện. Thằng cháu nội đã biết ngồi, đã bập bẹ âm thanh ba ba . Bà nội dẫn ông vào phòng, kéo ghế cho ngồi để nhìn con, dâu và cháu. Hỏi ông:

” Biết ai không ông?”

“Biết chớ, người quen”. Bà nội chỉ cháu và hỏi :

” Ông biết thằng đó không?” Ông nội trả lời mạnh mẽ:

” Biết chớ sao không. Nó là bà con chú bác của tui mà”

Ông đưa tay rờ rờ màn hình. Bên kia thằng cháu cũng đưa tay quơ quơ . Bà nội muốn khóc. Hai ông cháu không ai biết ai, cùng trẻ con giống nhau.

Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận


Nguyễn thị Thêm

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2016 lúc 9:36pm

Người Cha Dượng và Câu Chuyện Thấm Thía về Hai Chữ “Người Nhà”


Ông ấy đã hơn 50 tuổi, lấy mẹ tôi cũng vì muốn tìm người bầu bạn lúc tuổi già. Ông không có điểm gì nội trội ngoài khả năng nấu ăn và tấm lòng chân thật, nhưng khi tiếp xúc với ông, tôi mới thật sự hiểu ra hai chữ “người nhà”.


Sau khi bố tôi mất được ba năm, ông ấy đã đến nhà tôi
So với người cha của tôi, ông ấy tầm thường đến nỗi chẳng có ưu điểm gì đáng để nói đến. Nhưng mà, người mẹ ngoài 50 tuổi cần có một người bầu bạn, mà yêu cầu của người già đã ngoài 50 tuổi đối với một nửa kia rất nhiều khi chỉ cần phẩm cách tốt là được rồi.

Về mặt này ông ấy có đủ điều kiện, bởi ông là người tốt nổi tiếng gần xa, là người thật thà chất phác. Cái hôm gặp gỡ lần đầu tiên với mẹ tôi, ông rất bối rối. Bởi vì ông biết rất rõ rằng mọi phương diện của mình đều không có ưu thế: nhà thì chật hẹp, tiền lương thì ít, chẳng qua chỉ là một công nhân phổ thông nghỉ hưu, hơn nữa nhà của cậu con trai vừa mới kết hôn cũng cần đến sự giúp đỡ của ông.

Nói thật lòng, mẹ tôi cũng chỉ là vì nể mặt người mai mối nên mới quyết định đến gặp ông ấy. Và cuối cùng mẹ đã sinh ra thiện cảm đối với ông bởi tài nghệ nấu nướng của ông.

Sau khi gặp mặt, ông ấy nói: “Bà Lý này, tôi biết điều kiện của bà rất tốt, không thiếu gì cả, thật tôi không có gì đáng để gửi tặng bà. Nhưng dù thế nào, chúng ta cũng hãy thử quen nhau xem sao, chiều nay bà hãy ở lại nhà tôi dùng bữa cơm đạm bạc nhé!”.
Tấm lòng chân thành của ông khiến mẹ tôi không nỡ từ chối, và bà đã ở lại. Ông không để bà động đến một tay, đã làm một bát canh với bốn loại rau, đặc biệt là món bí ngô nấu thịt, mẹ tôi đã ăn ngon đến không nỡ đặt đũa xuống.
Trước khi đi, ông đã nói với mẹ tôi rằng: “Sau này nếu như muốn ăn nữa, thì hãy đến đây. Nhà tôi tuy không khá giả lắm, nhưng chiêu đãi món bí ngô thì không tốn công phí sức chút nào”.

Về sau, mẹ tôi lần lượt gặp mấy người lão niên khác nữa, nhưng mà, tuy điều kiện của mỗi người đều tốt hơn ông ấy, nhưng cuối cùng mẹ tôi vẫn chọn ông.
Lí do thật ra cũng được xem là ích kỷ, bà ấy đã phục vụ và chăm sóc ba tôi hơn nửa đời người rồi, lần này bà muốn một lần làm đối tượng được người ta chăm sóc lại.
Cứ như vậy, ông ấy và mẹ tôi đã đến với nhau…

Người ngoài hay là người nhà?
Hôm đó, ông ấy, mẹ tôi, thêm tôi nữa, còn có gia đình ba người của con trai ông cùng dùng một bữa cơm với nhau.
Tôi đặc biệt sắp xếp bữa cơm này trong một khách sạn năm sao sang trọng, trên bề mặt thì thấy là vì để bày tỏ sự coi trọng đối với ông, thật ra là muốn thông qua đó mà thể hiện đẳng cấp của mình.
Khi rời khỏi khách sạn, ông nhẹ nhàng nói với tôi: “Từ nay chúng ta đã là người nhà với nhau rồi, là hai bố con đấy! Sau này nếu con muốn mời bố ăn cơm thì chỉ việc đi đến những quán ăn bên đường là được rồi, ở đó bố sẽ ăn được thoải mái hơn, lòng không bị đau và cũng không thấy tiếc tiền”.

Chính biểu lộ tình cảm chân thành của ông đã làm tổn thương cái tâm hư vinh giả dối của tôi, khiến tôi cảm thấy đấu trí với một người thật thà, giống như một người lớn lấy kẹo để dụ dỗ một đứa con nít vậy, thật là vô sỉ chẳng còn gì để nói nữa.

Ông ấy đã chăm lo cho mẹ tôi rất tốt, bà ấy mỗi lần gặp tôi đều bảo cần phải giảm cân, đó là một giọng điệu hạnh phúc.
Ông ấy nấu ăn thật sự rất ngon. Một lần nọ, khi cùng ăn cơm với mọi người, tôi không nhịn được nói với vợ rằng: “Lần sau khi chú Đường làm cơm, em hãy ở bên cạnh mà học hỏi một chút”. Trong sắc mặt của vợ vốn không hề có phần muốn học, trái lại còn có mấy phần tức giận.
Ông vội vàng đứng ra giải vây, ông nói: “Một đời này của bố đều không làm được gì tốt cả, chỉ có chút tài nghệ làm được mấy món ăn, các con đều là những người làm chuyện đại sự, tuyệt đối đừng có học theo ta, nếu như muốn ăn, thì hãy đến đây, đến bất cứ lúc nào cũng được. Làm cơm này, sợ nhất là cơm mình làm không có người ăn”.

Hôm đó khi chúng tôi đi về, ông ấy đã gói rất nhiều đồ do chính tay ông làm bảo chúng tôi mang về, vừa cầm lấy tay tôi vừa nói: “Đừng có khen cơm của bố nấu ngon nữa, nói thật lòng, hễ có người nói đến ưu điểm này thì bố thấy ngại lắm. Một người đàn ông chỉ biết nấu ăn, còn những phương diện khác thì lại không làm được trò trống gì cả, đây đâu thể nói là ưu điểm được”.
Trên đường về nhà, tôi đã kể lại cho vợ nghe những lời này của ông. Cô ấy nói: “Người như ông ta, trời sinh là số phải phục vụ người ta, trời sinh chính là bằng lòng cúi đầu đến sát mặt đất. Mẹ chúng ta có phúc khí, già rồi còn làm một hoàng thái hậu”.
Tôi vừa lái xe, vừa dùng mắt liếc nhìn vợ, cảm nhận sự khinh thường của vợ đối với ông ấy, trong lòng lại không biện giải gì cho ông. Rốt cuộc, ông trước sau vẫn là một người ngoài mà.

Xấu hổ
Hôm tôi dọn sang nhà mới, ông ấy và mẹ tôi đã đến nung đáy nồi (một tập tục khi dọn nhà) cho chúng tôi. Ông đã làm theo tập tục nung đáy nồi một cách cẩn thận kỹ càng đâu vào đấy. Nhưng mà, đợi đến lúc ăn cơm, ông lại không xuất hiện trên ghế dành cho bề trên, tìm khắp nơi đều không thấy ông ấy, gọi điện thoại cho ông, cũng là ở trong tình trạng khóa máy.

Dường như đã tính toán kỹ thời gian, khi khách khứa đi hết cả, ông đã quay trở lại, cẩn thận dọn dẹp đống bát đĩa bừa bộn đó, đem những đồ ăn còn thừa lại đựng trong hộp cơm mà ông đã chuẩn bị sẵn, để đem về nhà ăn.
Mẹ không mong ông làm như vậy, cảm thấy tủi thân cho ông, ông nhỏ tiếng nói thầm với bà rằng: “Buổi tối anh sẽ nấu cơm mới cho em, những cái này anh sẽ tự ăn hết”.
Mẹ nói: “Làm gì mà ngày nào cũng phải ăn cơm thừa rau thừa như vậy chứ? Anh có biết rằng em thấy anh làm như vậy, trong lòng rất khó chịu hay không?”.
Ông ấy đã an ủi mẹ tôi rằng: “Em tuyệt đối đừng có thấy khó chịu, để anh nhìn thấy lãng phí như vậy, trong lòng anh mới không dễ chịu. Tiền của Thụ Tán (tên của tôi) đều rất vất vả mà đánh đổi lấy, chúng ta không giúp con nó được gì cả, vậy thì hãy gắng sức tiết kiệm thay cho nó”.

Lời của ông khiến cho mẹ tôi day dứt, sau đó bà ấy quyết định nói với tôi. Nghe thấy mẹ nói thay cho ông ấy trong điện thoại, lúc đó cảm giác trong lòng tôi rất phức tạp, đồng thời cũng vì phần phức tạp này của mình mà cảm thấy rất xấu hổ.

Dần dần, thiện cảm đối với ông ấy mỗi lúc một nhiều hơn
Có những lúc, thậm chí có phần ỷ lại, ông ấy vẫn luôn âm thầm làm rất nhiều chuyện cho chúng tôi, thay ống nước bị hư trong nhà, mỗi ngày đưa cháu đến nhà trẻ và rước cháu về nhà, khi mẹ nằm viện ông ấy đã không ngủ không nghỉ mà chăm sóc bà, mãi đến sau khi xuất viện mới nói với chúng tôi.
Chỉ là không ngờ rằng có một ngày, ông cũng ngã bệnh, hơn nữa bệnh còn nghiêm trọng đến thế. Trên đường ông ấy đưa con của tôi đến nhà trẻ đã đột nhiên ngã xuống – bệnh tai biến mạch máu não, bán thân bất toại mà nằm trên giường.

Tôi, còn có con trai của ông ấy, ban đầu đều rất tích cực đối với việc trị liệu của ông, chúng tôi mong ông mau chóng khỏe lại, vẫn có thể chịu mệt nhọc vất vả mà phục vụ cho chúng tôi giống như trước đây.

Nhưng mà, ông đã không bao giờ đứng dậy được nữa. Trước đây ông chỉ biết mỉm cười, không ngờ giờ đây đã biến thành yếu ớt như vậy, lúc nào cũng chảy nước mắt.
Mẹ chăm sóc cho ông, ông khóc; chúng tôi đẩy xe lăn dẫn ông đi chơi vùng ngoại ô, ông khóc; nhiều lần nằm viện, nhìn thấy tiền bị tiêu đi như nước, ông khóc.
Cuối cùng có một ngày, ông đã dùng con dao cạo râu ra sức cắt cổ tay của mình. Cấp cứu trong suốt 5 giờ đồng hồ, ông mới giằng co từ trong cõi chết trở về, rất mệt mỏi, cũng rất tuyệt vọng.

Điều thật sự không ngờ rằng, người đầu tiên bỏ ông ấy đi lại chính là con trai của ông.
Con trai của ông rất ít khi đến thăm ông, sau này còn không chịu ló mặt ra một lần. Mỗi lần gọi điện thoại anh ta đều nói rằng mình đã đi công tác, trở về sẽ ghé thăm ông.
Điều khiến tôi không ngờ hơn nữa, mẹ tôi vào lúc này cũng đề xuất với tôi rằng bà muốn chia tay với ông. Hai người vốn dĩ cũng chưa có đăng ký, chỉ là chuyện vỗ mạnh một cái mỗi người mỗi ngả.
Mẹ nói với tôi rằng: “Mẹ đã già rồi, không lo nổi cho ông ấy nữa. Mẹ không giúp được gì cho con cả, nhưng cũng không thể lượm một người cha tàn phế về, làm liên lụy con được”.

Đây chính là hiện thực tàn nhẫn
Tôi không muốn để mẹ tôi làm người ác, thế là tôi đành phải nhẫn tâm đóng vai kẻ ác, quyết định tự mình đến nói ra chuyện chia tay này.
Tôi nói với ông, người vốn đang nằm trong bệnh viện rằng: “Chú Đường, mẹ con bệnh rồi”.
Nước mắt của ông lại tuôn trào ra như mưa, tôi gắng sức nói ra những lời tàn nhẫn: “Chú biết đấy, mẹ con cũng đã có tuổi rồi. Những ngày này, bà ấy đối với chú như thế nào, chú cũng đã thấy rồi”.
Chú tiếp tục chảy nước mắt gật đầu. Tôi lại nói tiếp: “Chú Đường, chúng con còn phải đi làm nữa, mẹ con sức khỏe lại không được tốt. Chú xem như vậy có được không, sau khi xuất viện, chú hãy về nhà của chú, con sẽ thuê một bảo mẫu cho chú. Đương nhiên, tiền sẽ do con trả, con cũng sẽ thường xuyên đến thăm chú”.
Khi nói đến đây, chú không khóc nữa. Chú gật đầu liên hồi, nói một cách cảm kích: “Nếu được như vậy thì tốt quá, nếu được như vậy thật đúng là tốt quá. Không cần mời bảo mẫu, thật sự không cần…”.

Tôi bước ra đến khuôn viên của bệnh viện lại chảy nước mắt, không rõ đó là cảm giác nhẹ nhõm sau khi được giải thoát, hay là trong lòng có nỗi day dứt không nói thành lời.
Tôi đã mời một bảo mẫu cho ông ấy, trả trước chi phí trong một năm. Sau đó, tôi lại đến nhà ông ấy, thuê công nhân tu sửa lại nhà của ông một chút, tôi đã cố gắng làm đến trọn nhân trọn nghĩa. Không phải vì ông, chỉ vì an ủi nỗi bất an trong lòng. Cái ngày ông ấy xuất viện trở về nhà, tôi không có đi, mà là bảo tài xế trong đơn vị đến đón ông.

Sau khi tài xế trở về đã nói với tôi rằng: “Chú Đường nhờ tôi nói tiếng cảm ơn với anh, còn bảo rằng ngay cả con trai ruột của chú, cũng không làm được như vậy”.
Những lời này, đã an ủi tôi ít nhiều, khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm phần nào, nhưng loại an ủi này vốn không có duy trì được bao lâu.

Ngày xuân lạnh buốt
Ngày tết không có ông ấy ở nhà, chúng tôi thấy có chút buồn tẻ, không còn có một người bằng lòng vùi đầu vào trong nhà bếp, làm đủ các loại món ăn cho chúng tôi.
Chúng tôi ngồi ăn cơm tất niên trong khách sạn năm sao, nhưng lại không cảm nhận được cái hương vị nồng ấm của ngày tết nữa. Con trai trên đường về nhà nói: “Con muốn ăn món cá chép do ông nội làm”.
Vợ tôi nháy mắt ra hiệu cho con trai đừng có nói nữa, nhưng mà, con trai trái lại quậy càng dữ dội hơn: “Tại sao mọi người lại không để cho ông nội về nhà đón tết, mọi người thật đúng là xấu xa mà!”.

Vợ tôi tức giận giáng cho con trai một cái bạt tai thật mạnh. Nhưng cái bạt tai đó giống như là đang đánh vào mặt tôi vậy, khắp mặt sưng lên đau đớn. Một câu nói của con trai, khiến cho điều chúng tôi tự thấy an ủi đều đã sụp đổ tan tành.

Tôi từ trong kính chiếu hậu, nhìn thấy đôi mắt của mẹ cũng đang đỏ hoe. Không nghĩ cũng hiểu, đó là ngày 30 tết buồn tẻ biết mấy. Tôi thấy rất nhớ năm ngoái, cái năm mà ông ấy vẫn còn ở nhà chúng tôi, một gia đình ấm cúng hạnh phúc, luôn được xây dựng trong sự phó xuất lặng lẽ của một người.
Không biết giờ này, chú Đường đang đón tết với ai? Liệu có nhớ đến chúng tôi chăng? Liệu có vì sự vô tâm của chúng tôi mà trong lòng cảm thấy tủi thân?

Về nhà
Sau khi tiếng trống đầu xuân vang lên, tôi lái xe đi đến chỗ của chú Đường. Ông ấy bước những bước chân tập tễnh ra mở cửa cho tôi, nhìn thấy tôi, miệng đang nở nụ cười, trong mắt lại đẫm lệ.

Đi vào ngôi nhà lạnh lẽo của ông, nước mắt của tôi cũng không thể ngăn lại được nữa. Tôi cầm điện thoại lên gọi cho con trai của ông ấy, sau khi mắng chửi cho anh ta một trận, bắt đầu gói sủi cảo cho ông.
Bảo mẫu đã về nhà đón tết rồi, trên đầu giường đã chuẩn bị sẵn điểm tâm đủ cho ông ấy dùng đến ngày 15, trong lòng tôi cũng thầm trách mẹ.

Những chiếc sủi cảo nóng hổi cuối cùng đã khiến trong nhà ông ấy có được một chút không khí ấm cúng của ngày tết. Chúng tôi cứ ăn một miếng sủi cảo, nước mắt của cả lại lã chã tuôn rơi.
Buổi sáng tinh mơ của ngày mùng một, tôi lảo đảo rời khỏi căn nhà của ông, tôi đã uống rượu, đậu xe ngay dưới lầu của nhà ông ấy, một mình đi trên con đường lạnh tanh, trong lòng đầy rẫy thê lương.

Điện thoại reo lên, là vợ gọi đến: “Anh ở đâu vậy hả?”.
Tôi phát hỏa lần nữa: “Tôi đang ở trong nhà của một ông lão cô độc, nghe rõ chưa hả? Chúng ta là loại người gì vậy hả? Khi ông ấy có thể đi lại được, chúng ta lợi dụng người ta; bây giờ ông không cử động được nữa, chúng ta lại gửi trả về. Lương tâm của chúng ta phải chăng đã bị chó ăn mất rồi, vậy mà còn đòi học theo người ta nói nhân nghĩa đạo đức, tôi khinh!”.
Ở trên đường cái, tôi mắng chửi bản thân mình thật tệ hại, mắng đủ rồi, mắng mệt rồi, tôi không chút do dự mà chạy trở lại, cõng ông ấy trên lưng rồi đi ra bên ngoài. Ông giãy giụa, hỏi tôi: “Con làm vậy là sao?”.
Tôi lấy giọng điệu chắc nịch mà nói với ông rằng: “Về nhà”.

Ông nội mà, chính là để chúng ta yêu thương
Ông ấy đã trở về. Người cảm thấy vui nhất là con trai tôi. Nó vừa ôm vừa hôn ông, luôn miệng đòi ăn món cá chép, đòi ăn món bánh quai chèo, muốn làm thẻ siêu nhân.
Vợ lôi tôi vào trong phòng, hỏi tôi: “Anh điên rồi sao? Ngay đến cả con trai ông ta còn không lo cho ông ta, anh dẫn ông ta về nhà làm gì vậy?”.
Tôi không còn nổi nóng nữa, ôn hòa nhã nhặn nói với cô ấy: “Con trai ông ấy làm chuyện không đúng, đó là chuyện của anh ta, không nên lấy đó làm cái cớ để chúng ta bỏ rơi ông ấy.
Anh không yêu cầu em phải xem ông ấy như bố chồng của mình, nhưng mà, nếu như em yêu anh, nếu như em biết nghĩ cho anh, thì hãy xem ông ấy như người nhà, bởi trong lòng của anh, ông ấy chính là người nhà, chính là người thân, bỏ rơi ông ấy thì rất dễ dàng, nhưng không giấu được nỗi day dứt trong tâm. Anh muốn tâm mình được thanh thản một chút, chỉ đơn giản vậy thôi”.
Cùng một lời này, khi nói với mẹ, bà nước mắt như mưa, nắm chặt lấy tay tôi nói rằng: “Con trai à, mẹ thật không ngờ con lại có tình có nghĩa như vậy”.
Tôi nói: “Mẹ, mẹ yên tâm đi. Nói hơi khó nghe một chút, cho dù sau này có một ngày, mẹ mà đi trước chú ấy, con cũng sẽ phụng dưỡng chú ấy đến cuối đời, với thu nhập của con hiện giờ, nuôi chú ấy nào là chuyện khó gì? Thêm một người thân, thì có gì không tốt chứ?”.
Một lúc sau, con trai tôi đi vào xin tôi: “Bố ơi, đừng có gửi ông nội về nữa. Sau này, con sẽ chăm sóc ông ấy. Sau này bố già rồi, con cũng chăm sóc bố mà!”.
Tôi ôm con trai vào trong lòng, trống ngực đập thình thịch, thật may là vẫn chưa quá muộn, còn may chưa để lại một ấn tượng bất hiếu trong lòng ta yêu thương, sao lại gửi đi được nữa!”. Tôi mở miệng nói đùa với con trai, để củng cố niềm tin vững chắc cho nó…

Đọc xong, bạn có lĩnh ngộ được đạo lý giản dị trong đó hay không?
Thật ra cha mẹ vốn đòi hỏi không nhiều, chỉ là một lời chào hỏi: “Cha, mẹ hôm nay có khỏe không?”, chỉ cần mua một ít thức ăn khuya, nấu một bữa tối đơn giản, trước khi ngủ đắp chăn cho họ, trời lạnh thêm áo ấm, đeo găng tay giúp họ, chỉ những cử chỉ rất nhỏ thôi cũng sẽ khiến họ thấy ấm áp vui vẻ rất lâu.
Có những lúc, tôi thường hay nghĩ: “Tôi mong con cái của tôi sau này sẽ đối xử với tôi thế nào đây?”. Tôi tin rằng, đời người là một vòng tuần hoàn; bây giờ bạn đối đãi với cha mẹ như thế nào, sau này con cái của bạn cũng sẽ đối xử với bạn như vậy.

Bạn thân mến, trên đời này ân tình khó trả nhất chính là ân tình của cha mẹ, mong chúng ta đều có thể lấy tâm hiếu thuận mà chăm sóc cho cha mẹ, lấy tâm cảm ân mà hiếu thuận với cha mẹ!
Sinh mệnh không đòi hỏi chúng ta phải trở thành người tốt nhất, mà chỉ đòi hỏi chúng ta cố gắng hết sức mà thôi!
Cây muôn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn tận hiếu nhưng song thân không còn nữa. Chuyện khó chờ đợi nhất trên đời này, chính là hiếu kính cha mẹ, đừng đợi đến khi mất đi rồi mới hối tiếc rằng bản thân ngày trước không biết trân quý…

Tiểu Thiện, dịch từ Cmoney.tw
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2016 lúc 8:01am
NO LONG NAO



Bà Thục đậu xe xong thong thả đi lên lầu 2 bằng thang bộ, bà vẫn thích thế để thêm dịp vận động cơ thể, hơn là dùng thang máy cho tiện nghi và mau chóng. Unit 1 phòng ngủ của bà trong khu apartment này được thiết kế gọn xinh, địa điểm lại gần khu thương mại Việt Nam cũng như chợ Mỹ nên bà rất vừa lòng. Bà Thục thay quần áo và nằm ra chiếc ghế mây nghỉ ngơi, bà vừa ra chợ Việt Nam vào dịch vụ gởi tiền để chuyển 10,000 đồng về cho người em trai.Thế là bà đã làm tròn lời hứa hẹn với em và với tình cảm trong con người bà, lòng bà thảnh thơi, nhẹ nhỏm và vui mừng khi nghĩ đến gia đình em trai, chắc là vợ chồng con cháu họ đã sung sướng biết bao nhiêu.

Bà Thục thuê căn apartment với giá trợ cấp của chính phủ dành cho người có lợi tức thấp, kể từ khi bà đủ tuổi về hưu 2 năm nay, bà sống ở Mỹ đơn độc không chồng, không con, mà ở Việt Nam cũng chẳng còn ai thân thích gần gũi ngoài gia đình ông Thức, đứa em trai duy nhất, cha mẹ bà đã lần lượt qua đời kể từ khi sau 1975.

Ngày xưa gia đình bà nghèo, nhưng cha mẹ bà cũng chắt chiu nuôi 2 chị em bà ăn học, đứa con gái là bà học hành chăm chỉ giỏi giang bao nhiêu, thì thằng em học hành vừa lười vừa dở bấy nhiêu.

Cô Thục đã trở thành 1 dược sĩ. Cô dược sĩ Thục ngày ấy đã đi làm và phụ giúp cha mẹ đắc lực trong cuộc sống hàng ngày, còn Thức học không xong, thi rớt Tú Tài Thức đi lính, ngành tác chiến nay đây mai đó. Cô Thục thương em lận đận, mỗi khi em về phép ngoài các món ngon nấu cho em ăn, cô còn cho em tiền khi trở lại đơn vị.

Cô Thục không mấy xinh đẹp, có bằng cấp, ngành nghề sáng giá, nên hình như đó là những lý do khiến các chàng trai không thích đến gần, và cô miệt mài hi sinh cho gia đình nên hầu như không có cơ hội đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Tuổi xuân trôi qua lúc nào không hay.

Sau 1975 cũng như bao nhiêu gia đình khác, cuộc sống nhà cô Thục trở nên chật vật khó khăn, rồi Thức lấy vợ sinh con, bấy nhiêu người sống cùng trong một nhà đã trở nên chật chội và tài chính càng lúc càng khó khăn hơn.

Năm 1989 cô Thục đi vượt biên tìm tự do và thêm lý do không kém phần quan trọng là vì kinh tế để có thể giúp đỡ gia đình hữu hiệu hơn, chuyến đi vượt biên cuối mùa đã khiến Thục phải chờ đợi ở Thái Lan hơn 4 năm sau khi đậu thanh lọc mới được phép đến Mỹ định cư.

Sang Mỹ ở lứa tuổi về chiều, 49 tuổi rồi, Thục chợt nhận ra mình đã lãng quên chính mình hơn nửa đời người, học lại thì không thể mà lấy chồng cũng không xong.

Cô Thục đã đi làm những công việc trong hãng xưởng để có tiền sinh sống và gởi giúp tối đa những đồng tiền của mình kiếm được về gia đình ở Việt Nam .

Rồi cô Thục cũng lấy chồng.

Nhưng chỉ là một cuộc hôn nhân gượng gạo, cố gắng kéo dài được mấy năm cho có đôi, có cặp thì người chồng đã chia tay trả Thục trở về vị trí độc thân như cũ, thế là cô Thục gìa chấp nhận duyên phận thiệt thòi hẩm hiu, ở vậy cho đến giờ.

Thỉnh thoảng bạn bè cũng có ý giới thiệu cho bà một ông độc thân góa vợ nào đó, để đỡ đần và bầu bạn cùng nhau cho vui nhà, nhưng bà từ chối ngay, đời chắc gì vui, duyên chắc gì may? lỡ gặp ông khó tính khó nết, hay ông ngã ra ốm đau bệnh hoạn nằm một chỗ thì bà phải hầu hạ, còn nếu ngược lại bà ốm đau nằm một chỗ chưa chắc ông kia hầu hạ được gì.

Cuộc sống độc thân tuổi về hưu tuy có lúc buồn mà thảnh thơi, hàng ngày bà xem các phim truyện trên ti vi vừa để giải trí vừa để duy trì tiếng Anh của mình, rồi nghe nhạc, đọc sách, một đam mê ngày cô Thục còn trẻ để tìm lại cảm giác thú vị của ngày xưa.

Với đồng lương lao động tằn tiện bao lâu nay bà Thục cũng để dành được một món tiền, bà cất kỹ trong nhà băng.Từ ngày về hưu bà sống bằng những đồng tiền hưu trí của mình cũng gọi là đủ, vì bà không có nhu cầu gì nhiều ngoài hàng năm vẫn gởi chút tiền về Việt Nam cho gia đình Thức hiện vẫn sống tại căn nhà cũ, nơi xóm nghèo xưa do cha mẹ để lại.Xưa bà Thục thương thằng em vất vả đời lính, nay lại thương em vất vả cảnh nghèo, nên bà vẫn không ngừng gởi về đỡ đần cho em.

Bà Thục đã đưa chồng về thăm Việt Nam 1 lần để giới thiệu chồng với gia đình mình. Sau cuộc hôn nhân gãy đổ bà buồn chán và tủi thân, không có ý định về Việt Nam nữa. Nhưng những chuyện buồn vui của cuộc sống nơi xứ người bà vẫn tâm sự với người em ruột thịt của mình cho vơi nhẹ lòng, hai chị em đã luôn gần gũi từ thuở ấu thơ đến khi khôn lớn và cho đến bây giờ cả hai cùng tuổi xế chiều.

Bà kể từ chuyện bà bị bệnh cao máu, cao mỡ, và bệnh cườm mắt, phải uống thuốc và nhỏ mắt mỗi ngày mấy lần cho đến hết cuộc đời, đến những chuyện vặt vãnh hàng ngày. Từ chuyện bà về hưu và tiết kiệm xin được ở nhà giá rẻ dành cho người già, xin được tiền food stamp, đến chuyện bà dành dụm được món tiền phòng thân sau này.Tóm lại bà Thục hài lòng với cuộc sống vật chất bảo đảm, dù cô đơn một mình một nhà.

Mới đây ông Thức đã gọi phone cho bà và tha thiết đưa ra một đề nghị mong chị giúp đỡ, thay vì chị gởi cho chút tiền mỗi năm và mỗi khi gia đình em cơ nhỡ thì em xin chị giúp hẳn một món tiền để có vốn làm ăn là 10 ngàn đô la.

Bà Thục đã suy nghĩ rất kỹ, bà đã già rồi và một ngày nào đó sẽ chết đi, số tiền dành dụm tuy không nhiều, nhưng là tất cả mồ hôi công sức của bà phải được hữu ích cho người thân của mình. Bây giờ họ đang nghèo khổ, họ đang cần tiền. Thế là bà Thục đồng ý

Và hôm nay bà đã làm xong nhiệm vụ thân thương ấy.

Hai hôm sau bà Thục nhận được phone của ông Thức, người em hoan hỉ báo tin đã nhận 10 ngàn đô của bà và không tiếc lời cám ơn chị. Lòng bà Thục ấm lên, vui lên, nhiều gấp cả chục lần niềm vui của người em.

Từ nay bà Thục sống thanh thản hơn dù món tiền dành dụm của bà đã vơi đi, bà sẽ viết lại một tờ di chúc nếu sau này bà chết, sau phần chi phí cho hậu sự, còn bao nhiêu, dù ít ỏi, nhờ người ta gởi những đồng tiền còn lại về cho Thức.

Vậy mà 3 tháng sau ông Thức gọi phone sang, bà Thục chưa kịp vui mừng hỏi han em đã làm ăn gì chưa thì ông Thức buồn rầu tuyên bố:

- Chị ơi, nhà em mới vừa bị kẻ gian đột nhập xông thuốc mê và lấy cắp hết 10 ngàn đô rồi !

Bà Thục bàng hoàng nghe em nói tiếp:

- Chị có thương em, thương các cháu chị, thì xin chị giúp em lần nữa…

Bà Thục không còn sức cầm lấy chiếc điện thoại nữa, bà buông phone và buông người ngồi phịch xuống ghế như một kẻ không hồn.

Bà đã mất ăn mất ngủ mấy ngày đêm, 10 ngàn đô là bao công lao và tấm lòng của bà gởi về, thế mà bị mất đi một cách gọn gàng êm thắm, nhẹ tênh như bông gòn, như mây bay, gió thoảng, hay như một trò đùa, một màn kịch vụng về không hơn không kém.

Bà không thể nào tin được.Nhưng em trai bà nỡ lòng nào dựng lên màn kịch này để lừa dối bà, để xin thêm tiền của bà ? Bà dằn vặt tự hỏi và không thể trả lời.Cuối cùng bà Thục quyết định sẽ về Việt Nam bất ngờ, đối diện với em mình để tìm hiểu sự thật cho ra lẽ.

****

Từ phi trường Tân Sơn Nhất, bà Thục thuê xe Taxi đưa bà đến một khách sạn tại Gò Vấp, bà biết căn nhà cũ sẽ không có chỗ thoải mái cho bà vì theo lời ông Thức kể bấy lâu nay là hai đứa con đã lập gia đình và một đứa còn độc thân đều ở chung với vợ chồng Thức, nhà đất ở Việt Nam rất đắt đỏ, Thức tiền bạc đâu mà lo cho các con chỗ ở riêng.

Cuộc sống là sự tuần hoàn như cây cối, già cỗi thì chết đi, cây con thì sinh sôi nẩy nở…xưa căn nhà ấy có cha mẹ và 2 chị em bà, nay căn nhà ấy đã đông hơn, thêm lên mấy đầu người rồi.

Buổi chiều hôm sau bà Thục tìm về xóm cũ tại khu cầu hang quận Gò Vấp.

Khu xóm nay đã đổi khác rất nhiều nhưng bà làm sao quên được lối cũ, cảnh xưa. Kia vẫn là đường rầy xe lửa dẫn đến ga Xóm Thơm, và bên này là nhà cửa chen chúc.

Bà vừa đi vừa dò tìm theo những dấu vết cũ, cuối cùng bà Thục cũng tìm ra đúng số nhà, nhưng đứng trước căn nhà bà kinh ngạc, không tin đây là sự thật vì căn nhà to đồ sộ và cao ngất 4 tầng lầu, chứ không phải là căn nhà trệt tầm thường ngày xưa cô Thục từng ở từ thuở sinh ra đến khi lớn lên với cha mẹ mình nữa.

Bà ngại ngần, bà ngẩn ngơ, không dám gõ cửa, mà đi ra một quán nước ở đầu con hẻm, đối diện xéo xéo với nhà ông Thức, bà gọi một ly nước uống để định thần lại cho tỉnh táo, kẻo bà tưởng mình đang mơ.

Hay là bà đã nhìn lầm số nhà ? Không, chắc chắn là không vì bà đã nhìn kỹ mấy lần rồi.. Hay là em trai bà đã bán nhà cho người khác ? Cũng không, vì bà mới gởi số tiền 10 ngàn đô về địa chỉ nhà này.

Khi cô hầu bàn bưng ly nước ra thì bà Thục vờ hỏi bâng quơ :

- Căn lầu 4 tầng kia sao mà đẹp thế…

Cô gái vui vẻ tiếp chuyện:

- Dạ, bởi vì căn lầu đó ông bà Thức mới xây vài năm nay, kiểu đẹp, nhà mới nên ăn đứt mấy căn lầu khác.

- Ông bà Thức giàu có sướng thật…

Cô hầu bàn xuýt xoa:

- Ông Thức còn xây cho hai đứa con có gia đình ra ở riêng mỗi đứa một căn lầu tương tự căn này nữa đó. Căn này thì ông bà ở chung với thằng Út còn độc thân. Ba cha con ông Thức cùng làm chủ một xưởng cưa gỗ xuất khẩu, giàu có lắm lắm luôn, nhất xóm luôn.

Bà Thục cũng xuýt xoa:

- Số họ thật may mắn, làm ăn thành đạt nhỉ.

- Còn nữa bác ạ, nghe nói mới đây người thân ở nước ngoài gởi cho họ 10 ngàn đô nữa cơ, đã giàu có mà tiền ở mãi đâu cứ tự nhiên chảy vào túi.

Thế là bà Thục đã hiểu, gia đình ông Thức đã ăn nên làm ra từ lúc nào nhưng Thức không hề kể cho bà nghe, mà vẫn chăm chỉ than thở xin xỏ bà dù mỗi lần chỉ vài trăm đô, và cuối cùng là món tiền 10 ngàn đô. Nhưng họ chưa chịu dừng lại ở đó, lại nói bị mất cắp để xin thêm, có lẽ vì thấy bà đồng ý cho 10 ngàn đô dễ dàng quá chăng ?

Ông Thức biết bà không có ý định trở về thăm Việt Nam nữa, bà ngại đi xa vì đi đâu cũng phải mang theo mấy loại thuốc men lỉnh kỉnh như con mọn, lại sợ ngả bệnh bất ngờ, và vì nơi đó những kỷ niệm buồn nhiều hơn vui, nơi đó cha mẹ bà đã không còn nữa, thằng em trai của bà đã già đi, và các cháu thì dường như xa lạ. Bà chỉ liên hệ với họ qua phone và gởi tiền về giúp em, giúp cháu khi cần thiết là đủ vui rồi.

Bà Thục thất vọng không ngờ em bà đã đổi thay đến thế, nó đã lợi dụng lòng tốt và tình thương của bà dành cho nó từ thuở còn thanh xuân cho đến giờ..

Bà Thục giận lắm, định quay trở về khách sạn, không gặp em, không bao giờ gặp nó nữa, bà sẽ trở về Mỹ và quên đi thằng em đã đối xử với bà không còn tình nghĩa. Nhưng sau khi uống hết ly nước, lòng tự giằng co, bà vẫn quyết định đến nhà ông Thức.

Bà bấm chuông cổng, tiếng chó sủa inh ỏi rồi có người ra mở cổng. Chính là Thức, ông ta ngơ ngác nhìn bà chị rồi thảng thốt kêu lên không biết vì vui mừng hay vì kinh ngạc như bà đã kinh ngạc khi nhìn thấy ngôi nhà:

- Trời ơi, chị Thục hả ?

- Vâng, tôi là Thục đây.

- Trời ơi, sao chị về không báo trước để em và các cháu ra phi trường đón ?

Bà theo chân em vào nhà, căn phòng khách rộng lớn với đồ đạc bóng bẩy sang trọng làm bà Thục chóa cả mắt vì bà quen với phòng khách nhỏ gọn ở căn apartment của bà rồi. Từ bộ bàn ghế, vách tường, đến kệ trang trí đều là sản phẩm của gỗ qúy với kiểu dáng đẹp, sành điệu và quý phái, đúng với phong cách thành đạt của ông chủ kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu.

Vợ ông Thức cũng từ dưới nhà chạy ra hớn hở :

- Chị về chúng em mừng quá, hành lý chị đâu ? Nhà em rộng rãi xin mời chị…

- Cám ơn em, chị không biết nhà đã xây lại rộng đẹp thế này nên đã ở khách sạn rồi
Sau vài câu thăm hỏi thông thường, bà Thục buồn buồn và nghiêm trang đi vào vấn đề:

- Các em đã làm ăn khá giả, có cơ ngơi thế mà không cho chị biết để chị mừng với, mà còn gây cho chị cảm tưởng là các em vẫn nghèo khó như xưa và xin chị món tiền 10 ngàn đô là thế nào?.

Ông Thức vội lên tiếng bào chữa:

- Nhờ trời thương gia đình em mới phất lên những năm sau này. Em xin lỗi chị, chỉ vì muốn vun đắp tom góp cho con cháu em mới xin tiền chị…

Bà Thục cay đắng:

- Kể cả việc em bịa đặt ra bị mất 10 ngàn đô để xin thêm lần nữa? em tưởng chị giàu có lắm sao ?. Chị đã chắt chiu bao lâu mới để dành được số tiền ấy.

Ông Thức cố giải bày:

- Dù gì cuộc sống bên Mỹ chị cũng được bảo đảm lúc tuổi già, nhà nước lo hết, có đồng vốn nào chị không cho các cháu thì cho ai bây giờ? Cho trước thì khỏi cho sau, con cháu em cũng như con cháu chị…

Vợ Thức xen vào cho câu chuyện chuyển sang hướng khác :

- Nếu chị muốn về sống ở Việt Nam thì chúng em mời chị về đây ở chung căn nhà này như ngày xưa. Bây giờ những 4 tầng lầu, chị cứ ở hẳn 1 tầng tha hồ rộng rãi, lại có chị có em…

Tình chị em gì khi mà họ đang sống trong giàu có, vợ chồng, con cháu đông đủ quây quần bên cạnh mà vẫn moi móc những đồng tiền dành dụm của bà, một người già sống đơn độc nơi quê người, chuyện lớn chuyện nhỏ gì cũng trông chờ vào xã hội, vào người dưng giúp đỡ, hơn nữa bà Thục không bao giờ có ý định về sống ở Việt Nam nên bà từ chối ngay:

- Chị ở Mỹ quen rồi, ở đấy có mọi tiện nghi và lợi ích, về đây khỏe mạnh thì không sao, lỡ ốm đau sao bằng bên Mỹ được.

- Chị nghĩ thế cũng phải, nhưng bất cứ lúc nào chị thay đổi ý định thì cứ trở về, chúng em luôn chờ đón chị.

- Cám ơn hai em.

Khi bà Thục đứng lên từ giả vợ chồng ông Thức, người em ái ngại cầm bàn tay chị, cố biện minh lần nữa:

- Mong chị hiễu cho chúng em, đằng nào những món tiền dành dụm chị không cần tới, mà bên này thì con cháu đông, công việc làm ăn lúc này lúc khác chẳng biết đâu được, chị bên ấy một thân một mình, có đồng nào cho các cháu là chắc chắn nhất, không đi đâu mà thiệt chị ạ.

Vợ ông Thức vẫn ngọt ngào mời chào:

-Mỗi ngày chị đến ăn cơm với chúng em và các cháu cho vui nhé? chị đồng ý đi để ngày mai em làm món ngon đãi chị.

- Ừ, mai chị sẽ đến đây, chị ăn thế nào cũng được mà…

Vợ chồng ông Thức gọi xe taxi đến và vui vẻ tiễn chân bà Thục ra cổng, đợi người chị vào xe họ mới quay vào nhà.

Bà Thục ngồi trên xe, quay nhìn ngôi nhà lầu 4 tầng lần nữa, từ trong đáy lòng bà Thục vui mừng khi thấy cảnh nhà em trai giàu có, và cũng từ trong đáy lòng bà cảm thấy một sự đổ vỡ, tan nát. Đôi mắt bà rưng rưng nhỏ lệ.…

Bà biết rằng ngày mai, cũng như mỗi ngày sau đó, trong thời gian còn ở Việt Nam, bà sẽ đến đây ăn cơm với em, với các cháu. Đấy vẫn là tình cảm, là tình ruột thịt bà dành cho họ, bà không nỡ quay mặt với họ, dù rằng bà đau đớn vì mất đi hình ảnh người em ruột thân thương gần gũi ngày xưa, dù rằng bà xấu hổ giùm người em ruột tham lam, tính toán và ích kỷ bây giờ.

Và nỗi đau đớn ấy, sự xấu hổ ấy sẽ theo bà về Mỹ, và theo bà cho đến hết cuộc đời.

Nguyễn Thị Thanh Dương.




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 28/Jun/2016 lúc 8:02am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.395 seconds.