Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2011 lúc 9:44pm

Nhớ tiếng hụ phà Mỹ Thuận



 
1.
Chiều chạng vạng, Mặt trời rực rỡ như hòn lửa, đang lững thững chìm dần xuống mặt nước, nhuộm vàng dòng sông Tiền, tựa như mái tóc hiện đại của cô gái thành thị. Nổi bật trên mái tóc óng ả là chiếc lược cài - cầu Mỹ Thuận lừng lững, nối đôi bờ xanh ngắt một màu vô tận. Trời nhá nhem, những chùm đèn bắt đầu bật sáng. Từ xa, chiếc lược ấy lấp lánh như được đính muôn vàn châu báu.
 
2.
Đứng trên cầu, gió theo con nước lớn đang lên thổi vào mặt mát rượi, phóng tầm mắt về phía mỏm đất nhô ra bờ sông đằng xa xa, những kỷ niệm ngày nào chợt cứ ùa về....

Ngày tôi còn bé, mỏm đất ấy người dân địa phương gọi là Bắc Mỹ Thuận (cách cầu Mỹ Thuận khoảng nửa cây số, thuộc xã Hòa Hưng, Cái Bè, Tiền Giang), nơi có những chiếc phà qua lại hai bờ sông Tiền, chở người, xe, hàng hóa... ầm ì từ 3 giờ đến 24 giờ mỗi ngày. Ngày ấy, nơi đầu Bắc mé Tiền Giang của cầu Mỹ Thuận ngày nay (thuộc ấp Hòa, nơi có giống xoài cát Hòa Lộc ngọt thanh nổi tiếng cả nước) vẫn còn là một vùng lầy mọc um tùm sậy, cỏ tranh.
 
 Nhà tôi cách Bắc Mỹ Thuận non cây số. Những buổi chiều chưa kịp tắt nắng, tôi hay một mình xuống bến phà ngồi hóng mát. Tôi thích nhìn những người bán hàng rong lăng xăng, tranh thủ khoảng thời gian ngắn ngủi lúc khách xuống xe, thả bộ xuống phà, chào mời những bịch xá xị, trà đá, mía ghim, bánh phồng, nem... Ấn tượng nhất với tôi là hình ảnh “ông mập” ngồi trên chiếc Dream “tem lửa” chất đầy những xâu nem trên xe chạy vòng vòng bến phà chào mời khách. “Ông mập” tên thật là Nguyễn Thân, gốc người Quảng Ngãi. Dải đất miền Trung mùa nắng khô cằn, mùa mưa lũ lụt đã xô đẩy ông lưu lạc vào Nam. Mỏm đất trù phú cuối cùng của tỉnh Tiền Giang này đã níu bước chân lưu lạc của ông. Khởi nghiệp từ một thùng trà đá bán dạo sau thời tích góp, chẳng bao lâu có đủ vốn, qua miệt Lai Vung (Đồng Tháp) mua nem, hòa vào đội quân bán dạo, kiếm lời. Khác với tính “ăn hôm nay, mai... tính tiếp” của người dân miền Tây, ông tằn tiện, làm nhiều hơn xài, phất lên nhanh chóng, thay căn nhà lá xập xệ bằng một ngôi biệt thự sang trọng, mua được cả xe hơi. Nem Ông Mập đã trở thành một thương hiệu, gắn liền với thể trọng của ông, cũng như chất lượng sản phẩm. Gương làm giàu của ông Mập là một minh chứng cho thấy ở vùng đất trù phú này, nếu biết cần cù, chịu thương, chịu khó, vẫn có thể trở thành tỉ phú như chơi.

Có những buổi tối, tôi rủ Khuyên, người bạn thân, leo lên nóc phà, nơi có buồng lái của anh tài công hay phì phà điếu thuốc rê to bằng ngón tay cái để chống cơn buồn ngủ. Những người soát vé ở đây, mỗi ngày kiểm soát hàng chục ngàn người qua lại nhưng vẫn nhớ mặt người địa phương và chẳng bao giờ “hỏi” vé. Ngồi trên nóc chiếc phà, mới thấy được sự mênh mông của con sông Tiền. Gió mát, trăng thanh, tiếng phà ì ầm, tiếng róc rách sóng nước, thật là thích và sảng khoái. Nhiều lúc còn được nghe anh tài công kể cho nghe những chuyện vui, buồn của cái nghề “đưa đò”, làm bạn với hà bá này. Ra đến giữa dòng, nhìn vào hai bến, đèn sáng rực rỡ.

Thời điểm đặc biệt nhất ở Bắc Mỹ Thuận chính là những ngày cuối năm. Những chuyến phà, những bước chân người như hối hả, vội vàng hơn. Những ánh mắt, gương mặt nôn nao của những người quanh năm tha hương cầu thực nơi xứ người, chờ đợi một hồi còi xuất phát, để chiếc phà đưa họ sang sông, tìm về sum họp đầm ấm cùng gia đình.

Đã hơn 20 cái Tết trôi qua, nhưng tôi vẫn còn nhớ như in lần “bao” xe lam, đưa cậu Chín đi cấp cứu vì bị bệnh tai biến mạch máu não, mới thấm thía hết ý nghĩa của câu “Sang sông phải luỵ đò”. Bà ngoại, dì Mười, má tôi bên người cậu đang mệt mỏi, gương mặt tái mét. Ngoại cứ nhìn qua cửa sổ, bồn chồn đếm từng mét chiều dài dòng nước mà con phà đang nuốt. Thời gian sao nặng nề quá. Nếu tính chi li, từ bờ Tiền Giang sang bờ Vĩnh Long rộng chừng một cây số rưỡi, nếu thuận con nước phải mất gần 30 phút, rồi còn phải chạy thêm chừng 12 cây số nữa mới tới bệnh viện tỉnh, nhanh lắm cũng thêm 20 phút nữa. Điều đó cho thấy là sự sống của cậu Chín phụ thuộc nhiều vào chuyến phà này. Nhưng sức khỏe của cậu Chín không chống nổi với thời gian nữa. Cậu đã tắt thở giữa dòng sông Tiền đang cuồn cuộn chảy, trong tiếng khóc thét của ngoại, dì Mười, má, trong tiếng ầm ì của chiếc phà vô tâm và tiếng sóng vỗ rì rào, bình thản. Trong cơn tuyệt vọng, ngoại tôi như gào lên: “Con ơi... phải chi...”. Ngày xưa bà cố tôi đã dìu ngoại xuống bến phà này, qua bệnh viện Vĩnh Long để sinh cậu Chín, cũng suýt “đẻ rơi” cậu trên phà. Bây giờ thì...

 

3.
 
- Chụp một pô hình kỷ niệm với cầu Mỹ Thuận nhe cô, chú?

 Cô gái trẻ đứng nép vào chàng trai cao lớn, dưới ánh đèn lung linh, hắt lên những sợi dây giăng đang xòe ra như cánh quạt, vươn lên bầu trời đầy sao. Cả hai cùng cười thật tươi, hạnh phúc cho “chú thợ” lấy một kiểu ảnh. Mênh mông gió, mênh mông nước, rộn rã tiếng cười... Đó là một khung cảnh thanh bình hay diễn ra tại cầu Mỹ Thuận bây giờ.

Từ bờ bên đây, sang bờ bên kia, thời gian chưa đầy 5 phút. Buổi tối, dọc hai bờ sông bừng sáng ánh đèn điện, những ánh đèn dầu đã đi vào quá khứ.

Đứng trên chiếc cầu hiện đại, đẹp như trong cổ tích, tôi thầm hỏi: những thanh âm ầm ì, tiếng còi hụ xuất, cặp bến, những chiếc phà to như cái nhà lừng lững, nay về đâu?
 
Lê Ngọc Dương Cầm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Feb/2011 lúc 9:45pm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2011 lúc 6:13am
Thân kính chuyển đến quý thân hữu cùng gia đình...để NHÌN VỀ HUẾ  mãi còn lại.... trong lòng chúng ta ! 


Subject: Hue By Night - Huế về đêm

Dùng từ By Night, thường bị liên tưởng đến cảnh ăn chơi, đèn đóm..., nhưng ở đây-HUẾ- nét cổ kính vẫn trường tồn cho đến ngày nay. Thành phố về đêm rất là thanh tịnh, vắng lặng, bạn sẽ không bao giờ nghe được những tiếng nhạc "xập xình"- như ở SG - khi đi dạo trên phố đêm ở HUẾ.
Huế By Night cũng đẹp lộng lẫy không thua gì Paris By Night!
Xin thân thương gởi những người mến Huế.

 
3410790252_bcb8b826a9_b.jpg   3444627479_1d1c16d568_z.jpg   4319863927_8b7a56584d_o.jpg   3428296396_ba753be275_b.jpg   4320597238_e481f890f9_o.jpg  

4580472513_a022ebf225_z.jpg   2538620590_6c84ae4f22_b.jpg   4753177616_532106d08d_o.jpg   2341186329_987c5c821a_z.jpg   4319863665_0f29fb1421_o.jpg  

60561_118282068226994_100001356047366_112312_4255404_n.jpg   2315073419_b1ccf6c840_z.jpg   4320596452_2d6deb9318_o.jpg   433319784_6472b80dbe_o.jpg   4320296350_637440e126_o.jpg  

1665360746_0d52a7ba8f_b.jpg   dsc05164.jpg   4319862869_b81e26621d_o.jpg   3429134877_43cca4a03c_z.jpg   3278700085_6244872951_z.jpg  

2342018048_2ac32d53fe_z.jpg   dsc02301.jpg   4319865079_041b70c12c_o.jpg   3811229246_3dd24b2bb5_z.jpg   dsc05167.jpg  

3428569018_c847837970_z.jpg   2341186725_1a5dc7d240_z.jpg   2674595560_e75e1aeb30_o.jpg   4891810100_b5d8b2873a_b.jpg   4320598534_67732cc92a_o.jpg  

360336385_5fc3aed3bf_z.jpg   3428297236_7ba8f30ba9_b.jpg   4320597898_a18ee0f553_o.jpg   2341186613_467fba9795_z.jpg   dsc03686.jpg  

4319864587_c283e50d8e_o.jpg   162895318_e5cdca1636_z.jpg   62046_118282618226939_100001356047366_112318_3987469_n.jpg   4753176870_4f2283bcba_o.jpg   2673774613_2dedc6017f_o.jpg  

3657647866_39a31e8d68_o.jpg   dsc04899.jpg 

 Lâu nay vẫn có không ít những phàn nàn về đêm Huế
Sao quá vắng vẻ, êm đềm. Những lý giải gợi lại sự ẩm ướt, giá lạnh về đêm mưa xứ Huế làm chùn lại bao bước chân người. Rồi nữa là những định kiến về vùng đất Nổi tiếng phong kiến và gia giáo, Ba Mạ không bao giờ cho phép con cái đi chơi quá khuya và thói quen này như cũng đã ảnh hưởng đến nhiều thanh niên từ những nơi khác đến sống và học tập ở Huế.
Những hình ảnh Huế về đêm gửi tới các bạn một ít cảm nhận rất riêng này.
 
 st.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 24/Feb/2011 lúc 6:15am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 26/Feb/2011 lúc 11:14am
 
 

10 đặc điểm của người Việt

Người nước ngoài nhìn ta:

1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.

2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).

4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.

5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)

6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.

7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).

8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.

9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.

10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)

Ta tự nhìn ta

1. "Giờ cao su": Nhìn chung, ý thức giờ giấc của người Việt Nam rất kém. Nhiều bạn đi du học ở các nước phát triển lúc đầu rất hay bị bỡ ngỡ. Họ dễ bị trễ tàu, lỗi hẹn nhưng dần dần họ cũng khắc phục được. Ðến khi về nước họ lại khó chịu với "giờ cao su" của chúng ta.

2. Thiếu tự tin và óc phê phán: Ðây cũng là nhược điểm của văn hoá phương Ðông có lối sống khép kín. Nhiều bạn sinh viên năm thứ ba, thứ tư Ðại học mà vẫn ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày vấn đề trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu thói quen suy nghĩ, đi học chỉ biết "chép chính tả". Kiểu giáo dục thụ động luôn tỉ lệ thuận với sức ì của tư duy và tỉ lệ nghịch với óc phê phán (critical thinking) của thanh niên.

3. Bệnh hình thức: Có bạn trong cơ quan hay công ty mình làm việc đang chẳng đâu vào đâu thì lại đi học master. Có bạn tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được việc làm cũng đi học master. Tư duy nặng về "điểm chác", bằng cấp rất phổ biến. Không xác định tư tưởng học để làm việc mà học để lấy bằng. Người Mỹ có quan điểm: to learn is to change. Còn chúng ta ra sức theo học rất nhiều lớp học nhưng rốt cuộc cách làm việc không thay đổi gì cả, điều khác là chúng ta có thêm mấy cái bằng bổ sung vào hồ sơ cá nhân.

4. Không tiết kiệm: hay tâm lí thích tiêu xài phung phí. Ðây là virus đang rất phổ biến và rất dễ lây lan trong giới trẻ. Họ quan tâm đặc biệt đến quảng cáo, thích xem các loại tem nhãn quần áo, nhận xét, đánh giá người khác qua tài sản, thấy thèm muốn, thán phục nếu ai đó có nhiều quần áo, xe, điện thoại, nhà..."xịn" hoặc tiêu xài sang hơn mình. Chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn chúng ta kiếm được.

5. Thiếu trách nhiệm cá nhân, thừa trách nhiệm tập thể: Nói chung trong những người bình thường, chúng ta thường hay đùn đẩy trách nhiệm, bất kỳ việc gì chuyển được sang cho người khác cũng đều thấy nhẹ cả người. Khi xảy ra sai phạm đó sẽ là lỗi chung của cả tập thể chứ không của riêng cá nhân nào.

6. Thể lực kém: xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, chương trình học quá tải, học lệch, tâm lí lười vận động... Và hậu quả là khi làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, mặc dù rất cố gắng nhưng người Việt trẻ vẫn rất hay bị hụt hơi và cảm thấy khó có thể theo được cường độ làm việc của họ.

7. Thiếu thực tế: Ông Kim Woo Choong - Chủ tịch Công ty Deawoo viết: "tuổi trẻ không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ... lịch sử thuộc về những người biết ước mơ". Nhưng đó là những ước mơ hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Chúng ta thường hay suy nghĩ viển vông, thiếu suy nghĩ thực tế và chưa có suy nghĩ học là để làm việc.

8. Tinh thần hợp tác làm việc theo team work còn hạn chế. Thế kỷ 21 là thế kỷ làm việc theo nhóm vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được.

9. Tác phong công nghiệp: Ðây là điểm rất quan trọng, có thể bao hàm một vài điểm đã nêu trước. Một nhà xã hội học Mỹ nói về nguồn gốc của cách làm việc tiểu nông như sau: "Anh nông dân sau khi gieo lúa xong có thể nhậu lai rai, ngủ dài dài và chờ đến thời điểm nhổ cỏ, bón phân mới làm tiếp. Mà việc này có làm muộn vài ngày cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Nhưng một người công nhân đứng máy luôn luôn phải đúng giờ, có thao tác chính xác tuyệt đối và tinh thần kỷ luật cao. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại đến cả dây chuyền."

IP IP Logged
giodocgocong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Jan/2011
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 132
Quote giodocgocong Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2011 lúc 6:10am
TRIỂN LÃM CÂY KIỂNG
 
Có thể nói, chưa từng có cuộc triển lãm sinh vật cảnh nào hoành tráng như cuộc triển lãm sinh vật cảnh nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, diễn ra tại khuôn viên Bảo tàng Hà Nội và Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Mỹ Đình. Choáng váng, sốc, ngất xỉu... là những cảm xúc của du khách khi thưởng lãm những sinh vật cảnh đến từ mọi miền Tổ quốc được trưng bày ở Mỹ Đình.

 Trên diện tích rộng vài chục ha được lấp kín bởi các loại sinh vật cảnh, là những thứ đẹp nhất, đắt nhất, đến từ mọi miền Tổ quốc. Các đại gia, giới chơi sinh vật cảnh "ủ" tác phẩm của mình bao nhiêu năm nay để rồi trưng ra nhân dịp ngàn năm có một này. 
 


 

Ngay cổng vào Bảo tàng Hà Nội là tác phẩm gỗ lũa hoành tráng có tên "Cửu Long Thành Cổ" - tức 9 con rồng tạo ra cổng thành của anh Phan Minh. Tác phẩm này làm bằng gỗ sao xanh, nặng 5 tấn. Mọi người chứng kiến đều trầm trồ vì vẻ đẹp của nó. Giá của tác phẩm này là... vô giá!  
 

Tác phẩm "Ngư long bảo ngọc" nặng 22 tấn này đến từ Đắk Lắk. Đó là một khối ngọc tự nhiên hình rồng. Có người trả giá 5 tỉ đồng từ nhiều năm trước, song ông chủ Phạm Quốc Lương không có ý định bán. Cái giá của nó cũng phải tính bằng nhiều triệu USD
 



 

Tác phẩm "Tứ linh quy tụ" là một cây lũa sao xanh nặng 6 tấn, có tuổi hàng ngàn năm. Nếu hầu bao không có nhiều triệu đô thì xin đừng hỏi giá! 
 



 

Tác phẩm "Voi thần" đến từ Bắc Ninh không thể mua được bằng tiền. Chỉ có nhiều tiền mới hy vọng mua được! 
 

Ông chủ Võ Ngọc Hà đến từ Lâm Đồng với dáng vẻ ngạo nghễ tuyên bố tác phẩm gỗ lũa hình con rùa này có giá 1 triệu USD.  
 

Còn tác phẩm "trứng rồng" nhỏ bằng quả trứng gà so này, cũng của anh Võ Ngọc Hà, thì phải... 2 triệu USD. Đây là viên mã não hình quả trứng hoàn toàn tự nhiên. Khi xoay chuyển tứ phía, màu hồng bên trong đều lắng xuống dưới, giống như lòng đỏ trứng gà lắng xuống. Giá trị khủng khiếp của nó là ở chỗ đó. 
 

Siêu cây cảnh "Ông Bụt" của đại gia Toàn "đô-la" ở Việt Trì cũng xuất hiện ở triển lãm. Siêu cây cảnh này đã được trả 25 tỉ đồng từ 3 năm trước, song anh chưa bán. Đại gia này không phát giá nó bao nhiêu vì anh không có ý định bán.  
 

Siêu cây cảnh của Toàn "đô la" đã bị "đánh bẹp" bởi siêu cây của đại gia Phạm Gia Thịnh đến từ Hải Phòng. Anh phát giá cây này 1,5 triệu USD. 
 

Cây sanh cổ "Đằng vân thập toàn" này của đại gia Phạm Gia Thịnh thì rẻ hơn. Nó chỉ có giá... 20 tỉ đồng mà thôi!  
 

Mọi sinh vật cảnh trong diện tích mấy chục ha đều ngả mũ chịu thua giá trị của cây sanh "Mâm xôi con gà" của đại gia Thành "vàng". Đại gia này tuyên bố, ông nào không bỏ ra 120 tỉ, tức 6 triệu USD thì đừng hy vọng bứng cây về nhà.
 

Tác phẩm lũa "Bát tiên quá hải" cũng khiến người xem phải vỡ tim khi biết giá của nó. 
 

Tác phẩm lũa "Bát tiên quá hải" cũng khiến người xem phải vỡ tim khi biết giá của nó. 
 

Cây dó bầu cao 6,8m chứa trầm 120 tuổi... 
 

...và chiếc giường bằng gỗ dó bầu có chứa trầm hương đến từ Phú Yên này cũng là... vô giá. Chủ nhân của nó, nghệ nhân Võ Hiệp, tuyên bố không ai có thể mua được. Anh ta vất vả đem ra Hà Nội để các đại gia... thèm muốn. Anh này bảo, không đại gia nào có đủ tiền để được ngả lưng trên chiếc giường có một không hai này.  
 

Khiêm tốn nhất về giá cả ở triển lãm có lẽ là chiếc trường kỷ đến từ Nghệ An. Nó được làm từ một cây gỗ nguyên khối khổng lồ, cỡ chục người ôm mới xuể. Giá của nó chỉ ít ỏi ở mức... 3 tỉ đồng. 
 

Giản dị nhất có lẽ là cây thông có tên "Đôi bờ" đến từ Quảng Ngãi. Cây thông này cực kỳ đặc biệt vì nó nảy rễ từ thân khi thân cây gác ở "bên kia bờ". Giá của nó chỉ là 1,7 tỉ đồng. Theo chủ nhân cây thông, đã có mấy đại gia ra giá 1,4 tỉ, song anh chưa bán. Cứ phải đúng 1,7 tỉ mới chuyển nhượng
GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2011 lúc 1:14pm
Cảnh đẹp quê hương
http://saigonecho.com/main/giaitri/hinh-nh-p-vui-l/24947.html



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Mar/2011 lúc 1:15pm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2011 lúc 2:10pm
.
 

Vẻ Vang Dân Việt-Nguyễn Nam : Gold medal

 
12-year old Figure Skating Phenom Nam Nguyen! (Canada)
 
Mời vào link nầy:
 


Tự tin và trình diễn tòan hảo !
Tương lai trai dài trước mắt !
Khâm phục, khâm phục !
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 05/Mar/2011 lúc 2:15pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2011 lúc 3:36am
 

Khám phá rừng cây siêu đẹp ở vùng biên giới

 

Mùa khô Tây Nguyên: Nắng và gió. Đầy khắc nghiệt. Nhưng mùa khô rừng Tây Nguyên vẫn có vẻ đẹp riêng của nó: Rực rỡ, xen lẫn nét cổ sơ; vừa thơ mộng kỳ vĩ, vừa huyền bí, lạ lùng.

Ấy là lý do khiến đầu tháng 2.2011 này tôi đến vùng rừng biên giới Đắc Lắc – Mônđônkiri (Campuchia) để ghi lại vẻ đẹp của rừng khộp lúc bình minh lên, lúc hoàng hôn đến lúc ta nhìn thẳng vào thân cây, lúc nhìn lên ngọn cây.
 


 
Bên cạnh rừng khộp là rừng bằng lăng biên giới thuộc Vườn quốc gia Yốk Đôn. Có lẽ đây là rừng bằng lăng giàu có và đẹp nhất Việt Nam.
 






IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 11/Mar/2011 lúc 1:16pm
 
 Phụ Nữ VN Trong Chiếc Áo Dài
 
 
HÌNH ẢNH PHỤ NỮ VIỆT NAM
 Phụ nữ VN thật quyến rũ...



Bộ sưu tập áo dài “Nét Rồng Thiêng". Ảnh: TPO

Bộ sưu tập áo dài “Hà Nội Phố". Ảnh: TPO

Trình diễn áo dài “Huế Thương". Ảnh: TPO


Ảnh: VTCNews

Các người đẹp tham gia biểu diễn. Ảnh: TPO


Ảnh: PL TP.HCM


Ảnh: VTCNews

Ảnh: TPO

Ảnh: TPO

 
Ảnh: TPO


Hoa hậu đẹp nhất châu Á Hương Giang đằm thắm với sắc đỏ. Ảnh: VTCNews

Hoa hậu Thế Giới Người Việt 2007 Ngô Phương Lan và Hoa Hậu Việt Nam 2010 Ngọc Hân



*****



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 11/Mar/2011 lúc 1:23pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2011 lúc 10:19pm
 Mùa nho Phan Rang

                Trồng nho và chăm nho là việc vô cùng vất vả. Cây nho đỏng đảnh như cô gái khái tính và lại nhiều sâu bệnh.


                  Cái nắng cháy da cháy thịt theo chân tôi suốt quãng đường từ Phan Rang đến với những vườn nho cách thành phố khoảng 5km. Bây giờ nho mới bắt đầu nhú quả xanh, những trái nho bé xíu xiu lẫn với màu xanh của lá. Giàn nho lúc lỉu quả đẹp mắt. Mấy cô nông dân đang tỉa trái trong vườn bảo tôi: “Một tháng nữa về đây, lúc nho đã chín thì tha hồ chụp ảnh. Đẹp lắm!”

 
                  Nhưng cũng chẳng phải kiếm đâu xa vì cách đó vài ruộng, tôi lạc vào ruộng nho chín mọng, bạt ngàn quả và ngọt lịm. Tôi xin phép vào chụp ảnh trong vườn và xin mua vài chùm ăn chơi, nhưng chủ vườn không bán, bảo cứ chụp hay ăn tùy thích và nếu thích cứ ngắt nho về ăn. Lòng hiếu khách khiến tôi không khỏi bất ngờ.

 
Mua%20nho%20o%20Phan%20Rang


Mua%20nho%20o%20Phan%20Rang


Mua%20nho%20o%20Phan%20Rang

 
                 Chẳng biết từ khi nào mà cây nho trở thành cây nông nghiệp chính của toàn vùng Phan Rang. Bạt ngàn những cánh đồng nho trải khắp các cánh đồng. Theo chân người bán rượu nho, tôi vào xưởng làm rượu. Chắc mẩm sẽ được nhìn thấy cách làm rượu như ở miền Nam nước Pháp mê hoặc.

 
              Cách làm rượu nho ở Phan Rang don giản đến bất ngờ. Đến mùa nho, người ta lựa những trái nho ngon nhất, không bị sâu và đều quả, đem rửa sạnh, để ráo nước rồi để nguyên cả vỏ và hột, nghiền nát.
 Mua%20nho%20o%20Phan%20Rang
Mua%20nho%20o%20Phan%20Rang
Mua%20nho%20o%20Phan%20Rang

              Nho được cho vào thạp, cứ 3 kg nho với 1 kg đường, hết lớp nọ đến lớp kia, đầy chừng 2/3 thạp. Bịt kín miệng thạp và ủ chừng vài ba tháng đủ để cho nho phân hủy, quyện với đường tạo ra vị đậm đà của rượu. Rượu nho càng để lâu càng ngon.


 
               Khi mở nắp thạp, mùi thơm của rượu khiến người ta ửng hồng đôi má. Rượu không hề dùng bất kỳ loại men, hoàn toàn dựa vào sự lên men vi sinh tự nhiên khi có sự phối hop giữa nho và đường mía. Người Phan Rang làm rượu đơn giản thế. Những chai rượu đã cất được bày bán nhiều ngoài đường, giá chỉ khoảng vài chục ngàn một chai.

 
Mua%20nho%20o%20Phan%20Rang


Mua%20nho%20o%20Phan%20Rang


 
Mua%20nho%20o%20Phan%20Rang


                 Rượu uống không như thứ rượu bên Pháp. Chỉ có hương biển mặn mòi, hương nắng rát bỏng, hương gió khô rang trong vị của những ly rượu xứ Phan Rang.
Việt Báo (Theo aFamily)
-------------------
Nguồn: vietbao.vn
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2011 lúc 12:40am
 
 
Chùm ảnh: Mưa tuyết tại Sa Pa
 
 
Sáng 16/3, tại nhiều vùng ở Sa Pa xuất hiện mưa tuyết. Người dân ở thị trấn Sa Pa từ 2001 đến nay mới lại được chứng kiến hiện tượng này.

Mặc dù đợt không khí lạnh mới tác động nhưng đã làm nhiệt độ tại các vùng núi xuống nhanh. Ông Nguyễn Mạnh Hổ, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Lào Cai cho biết: Sáng 16/3, tại các huyện vùng núi cao có mưa to, đang trong tình trạng rét hại, nhiệt độ phổ biến ở mức từ 4-7 độ C.

Riêng tại khu vực trạm quan trắc của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn, cách thị trấn Sa Pa 2 km, nhiệt độ đang ở 0 độ C, đã xuất hiện mưa tuyết rất dày từ lúc 5h sáng nay.

Hiện nay người dân ở khu vực Sa Pa đang nô nức đi xem tuyết, tuy nhiên hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này cũng đang gây thiệt hại cho những vườn trồng rau của người dân nơi đây. Đến cuối buổi sáng nay, độ dày của tuyết phủ ở một số nơi đã lên tới 2,5 cm./.

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.551 seconds.