Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Người gởi Nội dung
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2011 lúc 9:46am
 

Đến suối Mơ ngắm xe cổ

 

Hàng chục dòng xe cổ đậu rải rác trên đường, cạnh bể bơi khiến không gian hội quán vừa cổ điển vừa hiện đại.

 
Khác xa với con đường nhỏ, bụi mù mịt khi bất thần có một chiếc xe tải chạy ngang, không gian khu du lịch suối Mơ giờ là Hội quán xe cổ mát rượi với những thảm cỏ trải dài, hàng bạch đàn cao vút, hương hoa sứ thơm ngát. Đặc biệt nhất phải kể đến hàng chục dòng xe cổ đậu rải rác khắp khuôn viên hội quán.
 

Tại hội quán, không có một dòng xe cổ nhất định. Đó có thể là chiếc xích lô bình dân, chiếc mô tô mạnh mẽ, vespa nữ tính hay những chiếc bọ rùa ngộ cổ điển... Xe cổ tại đây cũng thay đổi theo từng ngày, từng giờ bởi chủ nhân vốn là những nhà sưu tập xe coi đây là sân chơi đến và đi.






Khuôn viên hội quán khá rộng, nơi đây cũng sở hữu một bể bơi thiết kế sang trọng nhưng không kém phần ngộ nghĩnh với các chú cá heo phun nước giữa hồ. Bên cạnh hồ, dãy ghế dài rợp dưới bóng mát hoa sứ để khách tha hồ thả hồn theo tiếng nước, hương hoa nghe tâm hồn thanh thoát lạ.

Cuối khu hội quán, một con đường nhỏ nghiêng nghiêng với hàng bạch đàn cao vút, vài ngôi nhà nhỏ ẩn hiện trong màu xanh của cây, chiếc vespa đậu hờ hững như đang chờ người chủ trong ngôi nhà mở cửa bước ra, bắt đầu một cuộc hành trình mới. Rồi những tảng đá được tạo hình một cách có chủ ý, hay cây cầu nhỏ mong manh bắt ngang dòng kênh trong vắt, vài chú vịt đang rỉa lông... Tất cả gợi lên nét thanh bình của một vùng quê yên ả, mộc mạc.

Là sân chơi dành cho nhà sưu tầm xe cổ nhưng hội quán cũng là nơi dừng chân của không ít bạn trẻ mê xe đến tìm hiểu, tạo dáng chụp hình hay lắng nghe tiếng gió, tiếng lá thổi trôi đi mệt nhọc của một tuần học tập, làm việc căng thẳng. Hội quán cũng là địa điểm chụp hình cưới được các cặp đôi lựa chọn. Những chiếc áo soire sang trọng, áo dài truyền thống bên cạnh những chiếc xe cổ, hay những bộ bàn ghế nhuốm màu thời gian càng khiến lòng người man mác về một miền ký ức xa xôi nào đó.


Một lưu ý nhỏ khi chụp hình tại đây là bạn nên sử dụng máy chụp hình kỹ thuật số, nếu dùng máy bán chuyên hay chuyên nghiệp thì nhân viên sẽ thu mức phí khoảng 300.000 đồng/máy.

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2011 lúc 9:00am
 
 

Xuýt xoa với càng ghẹ cay nướng muối ớt


Trong tiết trời mát mẻ buổi tối tại TP.HCM, mời bạn đi thưởng thức những món hải sản cay nồng thơm ngon hương vị biển cả.

Đĩa càng ghẹ bưng ra chỉ thấy một màu đỏ lừ của ớt như thể đây là món ớt nướng. Song khi gạt bớt lớp ớt đỏ ấy đi mới từ từ xuất hiện những chiếc càng ghẹ khá to và chắc.
 
Cầm một chiếc càng lên, bóc phần vỏ bên ngoài, sẽ lộ ra miếng thịt ghẹ trắng tinh, chắc nịch, đưa lên miệng để thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận vị ngon ngọt mà thơm lừng. Rồi cứ hít hà cắn, hít hà ăn, hít hà uống nước vì cay.
 
Là một quán lề đường nhưng thực đơn tại hải sản Oanh rất phong phú. Những món đặc sắc nơi đây là các món nướng muối ớt như ốc hương, sò huyết, sò điệp… Nhưng ngon nhất phải kể đến càng ghẹ nướng muối ớt.
 
Phải gạt bớt lớp ớt đỏ mới thấy những chiếc càng ghẹ khá to, đỏ lừ.
 

Gạt lớp muối ớt đỏ au là những chiếc càng ghẹ ngon ngọt
 
Những miếng đầu tiên, theo thói quen, khách thường chấm vào chén muối tiêu dọn kèm. Đến miếng thứ hai, chuyển sang chấm muối ớt trong đĩa để cảm nhận một lần nữa vị ngon của món hải sản này khi kết hợp với độ cay, thơm đậm của muối ớt.
 
Nhưng nếu là người tinh tế hơn thì không cần cả hai loại muối, họ cứ từ từ nhấm nháp miếng thịt càng ghẹ, để thấy sau khi thấm qua lớp vỏ dày, rồi được ủ nóng, vị cay, vị thơm, độ mặn của muối càng lên đến mức cao nhất.
 
Với những vị khách đến đây lần đầu, người đi cùng sẽ gợi ý việc ăn thử... muối. Cho ít hạt muối ớt đưa vào miệng, thưởng thức cái vị cay nồng, mùi thơm của ớt nướng, vị béo của dầu, đặc biệt là vị mặn vừa phải của muối như tan trên đầu lưỡi khiến thực khách phải xuýt xoa trong sự thích thú.
 
Thậm chí, ai đó sẽ còn ước có một món trái cây chua chua, chát chát, để chấm với thứ muối "tinh túy" này thì quả là ngon tuyệt. Chẳng thế mà một vài vị khách sau khi ăn xong thường trút phần ớt trên đĩa, bỏ vào túi ni lông mang về. Hoặc cũng nhiều người thường tạt ngang đây, mua một hộp muối với giá khoảng 60.000 đồng để dùng dần ở nhà.
 
Ngoài món càng ghẹ nướng muối ớt, thực khách có thể thử sức ăn cay hay khả năng "một miếng nước, một miếng ốc" với món ốc hương nướng muối ớt thơm nồng, sò điệp cay xè hay món ốc giác xào rau muống giòn giòn ngọt ngọt, ốc mỡ xào me béo ngậy...



Món ốc hương nướng muối ớt cũng đỏ không kém.
 
Món ốc mỡ xào me thì phải chấm bằng nước me trong đĩa
 mới cảm nhận hết cái ngon của món này.

Quán mở cửa bán từ 2h – 23h, giá các món từ 40.000 đồng. Địa chỉ: 534 Vĩnh Khánh, P.4, Q.4, TP HCM.


 

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2011 lúc 10:31pm
 
Ngắm mũi Cà Mau từ trên cao.
 

(VTC News) - Chụp ảnh từ không trung cao thẳm, khi trời quang cũng như lúc mây mù, đất mũi Cà Mau đều hiện lên vô cùng lạ lùng và huyền ảo.


Đất Mũi - địa danh thiêng liêng mà con dân nước Việt ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng có điều kiện đến và thấy. Tiếp theo loạt không ảnh ấn tượng  sông Hồng, sông Mê Kông, VTC News sẽ tiếp tục giới thiệu những hình ảnh tuyệt vời nhất về vùng Đất Mũi để độc giả thêm mến yêu hơn Tổ quốc mình.

"Anh đến quê em đất biển Cà Mau. Có thấy xanh tươi đước rừng bát ngát, dòng sông Tam Giang nắng chảy đưa người, về thăm quên hương đất Mũi xa xôi, trời xanh Năm Căn, gió lộng bốn bề, biển bao la sóng, quê chúng ta Cà Mau..."
 

Đó là những ca từ mở đầu của ca khúc "Đất mũi Cà Mau" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, khiến bất cứ ai nghe cũng có đôi chút hình dung về sự rộng lớn của đất trời Cà Mau nếu chưa một lần đến. Theo những ca từ này, VTC News sẽ cùng độc giả có cuộc hành trình thú vị qua những hình ảnh xúc động chụp từ vũ trụ về mũi đất cực nam đất nước.


Đất Mũi, nhìn từ Thái Lan sang. 
Đất Mũi lấn ra biển nhìn từ hướng Tây Bắc.
 Đất Mũi lấn ra biển nhìn từ hướng Đông Nam.
 Xanh ngắt một đất Mũi.
Điểm cực Nam của Tổ Quốc.
 
Tọa độ Quốc gia, Điểm tọa độ số 0.
Sông Cái hòa vào biển ở đất Mũi. 
Nắng dát bạc sông Cái.
Những thôn xóm ở cực Nam Tổ quốc. 
Xóm cuối đất Mũi.
Đất rừng Năm Căn như chứa trong lòng sự uốn lượn của dòng Tam Giang.
 Thị trấn Năm Căn bên dòng sông Cái (ảnh chụp trong điều kiện mây mù).
Thị trấn Trần Văn Thời bên dòng sông Đốc (ảnh chụp trong điều kiện mây mù).
 Thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước.
 Sông nước Cái Nước.
 Thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình.

Sông Trẹm hội lưu sông Đốc tại khu vực xã Khánh An và Hồ Kỵ Thủy, huyện Thới Bình. Nhờ sông Trẹm mà có thể phân định U Minh Thượng và U Minh Hạ. 

 Thị trấn U Minh, huyện U Minh.
 Vườn Quốc gia U Minh Hạ.
 Lớp lớp tràm U Minh Hạ như những đường chỉ dệt tăm tắp. 
Ai cũng muốn một lần được đứng ở mũi đất thiêng liêng này.




Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 01/Apr/2011 lúc 10:33pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2011 lúc 12:32am
 

Hello Vietnam - Xin Chào Việt Nam - Phạm Quỳnh Anh




 



IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2011 lúc 1:27pm
 

8 món ăn vặt nổi tiếng Sài Gòn


1. Bột chiên

Đĩa bột chiên có màu vàng của bột chiên, màu đỏ của lòng đỏ, màu trắng của lòng trắng trứng. Ngoài ra còn được trang trí màu đỏ của tương ớt, màu trắng hồng của đu đủ thái sợi, màu xanh của vài lá rau thơm. Món bột chiên ngon phải có độ dòn của lớp vỏ, độ dẻo của miếng bột, hương thơm của trứng gà và độ nóng của món ăn.


8%20món%20ăn%20vặt%20nổi%20danh%20Sài%20Gòn

2. Há cảo

Có hai loại là há cảo chiên và há cảo hấp. Há cảo hấp có vỏ dai dai, chấm chút nước xì dầu có tương ớt. Há cảo chiên lại giòn tan. Nhưng thích nhất là cắn ngập răng vào phần nhân có vị ngọt của thịt, vị đậm của hành củ, vị thơm của tiêu. Hà cảo hấp thường được dọn kèm với rau răm, há cảo chiên thì kèm với vài lát cà chua, dưa leo xắt mỏng.

8%20món%20ăn%20vặt%20nổi%20danh%20Sài%20Gòn

3. Phá lấu

Nguyên liệu chính của món này là nội tạng heo hay bò. Phần cạnh tranh về tài nấu ăn của mỗi quán phụ thuộc vào phần tẩm ướp gia vị. Nhưng ngon nhất, thì phần “cái” của món phải có độ mềm, độ sần sật vừa phải, phần nước dùng hơi sệt, béo mà không ngấy, đậm mà không gắt. Vừa nhâm nhi từng miếng lòng non sừn sựt, miếng bánh mì với nước dùng đậm đà vừa trò chuyện với bạn bè sau giờ tan học thì không có gì thú vị hơn.

8%20món%20ăn%20vặt%20nổi%20danh%20Sài%20Gòn

4. Gỏi khô bò

Còn được gọi là xập xập, nhưng tên chính xác phải gọi là gỏi đu đủ khô bò vì hình ảnh thường thấy của món này là những cọng đu đủ xanh trong, được trang trí vài lát phổi bò, đậu phộng rang vàng, rau thơm và miếng bánh phồng tôm giòn rụm. Gỏi đu đủ ngon ở nước trộn gỏi vì thế mỗi hàng đều có một bí quyết riêng.

8%20món%20ăn%20vặt%20nổi%20danh%20Sài%20Gòn

5. Bò bía

Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Tương hột được chưng lên cho mềm nhừ, xay nhuyễn, thêm một chút ớt xay, một chút hành phi, đậu phụng là món chấm không thể thiếu trong món ăn này. Lần đầu ăn món này sẽ có nhiều người cảm thấy nhạt nhẽo nhưng càng ăn càng ghiền.

8%20món%20ăn%20vặt%20nổi%20danh%20Sài%20Gòn

6. Cút chiên bơ

Món cút chiên bơ hấp dẫn người đi đường bởi hương thơm ngào ngạt. Cút chiên bơ ngon là những con cút ánh màu nâu vàng tự nhiên chứ không phải màu đỏ thực phẩm. Vị béo mềm của phần thịt. Khi ăn, phần thịt phải béo, mềm, còn phần đầu, cánh và chân phải giòn tan. Nước sốt cút cùng ổ bánh mì nóng hổi cũng là một trong những đặc điểm khiến món ăn này hấp dẫn những cái bụng chưa hay đang đói.

8%20món%20ăn%20vặt%20nổi%20danh%20Sài%20Gòn

7. Súp cua

Đây là một món ăn được ưu chuộng bất kể trời nóng hay lạnh, cũng là món được được bày bán từ nhà hàng ra đến hè phố. Một chén súp ngon thường nóng hổi, có màu trắng của trứng gà, màu đỏ của thịt cua, mùi thơm của tiêu, của rau ngò. Thêm một chút ớt, chút xì dầu, ăn hoài không chán. Cầu kỳ một tí thì có thể kêu thêm óc heo (dĩ nhiên giá phải khác). Ngay cả bịch súp gói mang về cũng phải thật nóng, thật chất lượng, để về đến nhà súp vẫn còn ấm.

8%20món%20ăn%20vặt%20nổi%20danh%20Sài%20Gòn

8. Hủ tiếu gõ

Đặc trưng của món ăn này là những đứa trẻ với thanh tre và chiếc muỗng inox gõ vào nhau tạo thành âm thanh cốc cốc đi khắp những con đường, con hẻm. Người muốn ăn, chỉ cần bước ra ngõ, gọi một tiếng là vài phút sau đã có một tô hủ tíu nóng sốt với một nhúm hủ tíu, vài lát thịt mỏng như tờ giấy, vài cọng giá, cọng hẹ, hành khô và miếng tóp mỡ bùi thơm. Sức hấp dẫn của món ăn nằm ở chỗ chẳng có gì đặc biệt nhưng khi kết hợp với nhau lại làm nên một hương vị "không bình thường". Ăn rồi sẽ "nhớ nhớ, thèm thèm" muốn thưởng thức thêm tô nữa, tô nữa...

8%20món%20ăn%20vặt%20nổi%20danh%20Sài%20Gòn

Món hủ tíu mì khô thường đi kèm với chén nước dùng trong vắt, nổi bật vài cọng hẹ xanh mát.



 
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2011 lúc 9:05am

Bí ẩn hang động đầy hài cốt ở thủ đô

Bài 1: Hành trình thám hiểm kho xương khổng lồ trong lòng núi


Bỏ ngoài tai lời khuyên can của những người bán hàng ở cửa động, của các cô hướng dẫn viên, tôi liều mạng đi tìm kho xương, suối xương bí ẩn, huyễn hoặc trong lòng núi.


Chùa Thầy là danh thắng nổi tiếng, có một không hai của thủ đô Hà Nội. Mỗi năm, có hàng vạn du khách thập phương đến thưởng lãm. Bất kể có phải ngày hội hay không, lúc nào du khách cũng nườm nượp đổ về ngọn núi đá độc đáo trồi lên giữa cánh đồng, nơi có những ngôi chùa cổ kính, có cảnh đẹp trữ tình và có hang động bí hiểm.

Du khách đặt chân đến chùa Thầy, đều không thể bỏ qua hang Cắc Cớ, nơi nổi tiếng với câu thơ: “Gái chưa chồng vào hang Cắc Cớ/ Trai chưa vợ trẩy hội chùa Thầy”.

Bí%20ẩn%20hang%20động%20đầy%20hài%20cốt%20ở%20thủ%20đô
Chùa Thầy không những có vẻ đẹp hữu tình, mà còn chứa đựng nhiều bí ẩn chưa khám phá hết. 

Vào hang động đẹp nổi tiếng này rồi, phần lớn du khách đều bị ám ảnh với những câu hỏi xoay quanh bể xương và những bộ hài cốt bí ẩn.

Cô hướng dẫn viên du lịch thao thao bất tuyệt: Thưa các bạn, đây là bể xương của 3.600 nghĩa quân Lữ Gia, đã chết thảm trong lòng ngọn núi này. Nhân dân Sài Sơn và các bậc tu hành trong chùa thương xót nên đã xây bể, gom xương nghĩa quân bỏ vào đây hương khói thờ tự. Trên thành bể xương này vẫn còn câu thơ: “Lữ Gia chống Hán lưu sử sách/ Bể hận ngàn xương mãi mãi ghi”.

Cứ theo lời cô hướng dẫn viên thuyết trình, thì quả là một câu chuyện kinh khủng: Một nấm mồ tập thể! Một bể xương khổng lồ, không những lớn nhất Việt Nam, mà có thể còn lớn nhất thế giới! Một ngôi mộ chứa tới 3.600 bộ hài cốt!

Bí%20ẩn%20hang%20động%20đầy%20hài%20cốt%20ở%20thủ%20đô
Đường xuống hang Cắc Cớ lúc nào cũng đông đúc. 

Truyền thuyết kể rằng, thời kỳ chống Hán, cách nay tới hơn 2000 năm, tướng quân Lữ Gia đã nổi dậy chống lại nhà Hán, bảo vệ chủ quyền nước Việt. Nhưng rồi, cuộc chiến trứng chọi đá, nghĩa quân của vị tướng này đã kéo hết vào hang trên núi Sài Sơn cố thủ.

Quân giặc bạo tàn không truy kích được, đã khiêng những tảng đá lớn bịt miệng hang, giết chết hàng ngàn nghĩa quân trong lòng núi. Ngọn núi Sài Sơn, biến thành ngôi mộ khổng lồ, chôn cất mấy ngàn người.

Hơn 2000 năm sau, vào năm 1933, nhà chùa cùng phật tử và nhân dân Sài Sơn đã làm một việc đặc biệt, đó là phá cửa động, xây bể lớn, rồi tiến hành gom xương cốt khắp hang đổ vào bể.

Bí%20ẩn%20hang%20động%20đầy%20hài%20cốt%20ở%20thủ%20đô
Bể hài cốt, theo lời đồn sâu đến 15m, chứa 3.600 bộ hài cốt! 

Lịch sử nhà chùa ghi rằng, công việc gom xương và xây bể phải tiến hành suốt 3 năm trời mới xong. Có nghĩa là, cuộc “khai quật” ngôi mộ tập thể này, là một công việc hết sức to lớn, kéo dài. Công việc đó được ghi lại trên tấm bia đá tự nhiên trên vách núi, bằng chữ Hán, đã ố màu, nhiều chữ bị thời gian mài mòn.

Cho đến bây giờ, vẫn không ai biết rõ cái bể xương nằm ở cuối vòm hang Cắc Cớ, là tầng thứ 2 của 9 tầng địa ngục ấy sâu bao nhiêu. Có cô hướng dẫn viên quả quyết rằng, bể xương ấy sâu đến… 15 mét!

Điều này nếu đúng thì quả là kinh khủng. Nếu bể xương có tiết diện rộng chừng 3 mét vuông mà sâu đến 15 mét, thì có nghĩa là bể xương này có dung tích 45 mét khối. Quả thực, chỉ có dung tích lớn như thế mới chứa được lượng hài cốt lên đến hàng ngàn bộ.

Bí%20ẩn%20hang%20động%20đầy%20hài%20cốt%20ở%20thủ%20đô
Du khách xuống hang Cắc Cớ đều muốn ngó nhìn xương cốt trong bể. 
Bí%20ẩn%20hang%20động%20đầy%20hài%20cốt%20ở%20thủ%20đô
Trong lòng bể rặt là xương người. 

Thôi thì cứ cho là bể xương này chỉ sâu độ vài ba mét đi. Quả thực, với độ sâu vài mét, lượng xương người trong bể cũng đến ngót chục mét khối rồi. Dù sao, lượng xương chất trong cái bể này, cũng đủ gây kinh hoàng, ám ảnh và đặt ra vô số câu hỏi.

Tôi còn nhớ, cách đây chừng 5 năm, trong một lần tham quan Thần Quang Động (hang Cắc Cớ), bà Tuyết, người bán vàng mã ở trong động soi đèn pin xuống vực sâu hun hút không thấy đáy nói: “Số lượng xương người trong bể kia chỉ là một phần nhỏ thôi. Trong lòng ngọn núi này còn nhiều xương cốt lắm, có cả bãi xương, cả kho xương, cả suối xương. Nhưng không ai dám xuống đó đâu. Những ai xuống đó đều chết cả. Nhiều người dân trong làng Sài Sơn xưa kia từng đi sâu vào hang, gặp nhiều xương cốt, sau đó, người bệnh tật chết sớm, người phát điên mà chết, người nghiện ngập mà chết. Bao nhiêu năm nay, không có ai dám xuống nữa đâu. Chắc là bị ma hại…”.

Bí%20ẩn%20hang%20động%20đầy%20hài%20cốt%20ở%20thủ%20đô
Khúc xương dóng chân còn nguyên vẹn. 

Lời bà Tuyết và những cô hướng dẫn viên chùa Thầy cứ ám ảnh tôi mãi. Kho xương, đống xương, bãi xương, suối xương và vô vàn câu chuyện bí ẩn trong lòng ngọn núi không lớn lắm kia cứ nhức nhối trong lòng, thậm chí đi vào cả giấc chiêm bao.

Đã có vài lần tôi tìm đến Sài Sơn, tìm người dẫn đường. Tôi đã đi khắp chân núi Sài Sơn, gặp rất nhiều người già, người trẻ, cả đàn ông lẫn đàn bà, cốt để thuê được người dẫn đường đi sâu vào lòng núi, tìm đến những địa danh huyền thoại như: Cây Vàng Cây Bạc, Bãi Ba Sào, Thung Lũng Tình Yêu… xem những bộ xương dính vào đá như ngủ gật, con suối cát trắng lấp lánh lẫn xương cốt trải dài tưởng như không có đường cùng. Tuy nhiên, tôi không thể thuê được người dẫn đường.

Bí%20ẩn%20hang%20động%20đầy%20hài%20cốt%20ở%20thủ%20đô
Những đống xương nằm trong động không biết bao nhiêu năm rồi. 

Cứ nhắc đến kho xương trong lòng núi, người dân nơi đây lại thêu dệt đủ chuyện huyễn hoặc, hoang đường, đầy bóng dáng ma quỷ và tất nhiên là họ không dám xâm nhập vào đó.

Đến như người phụ nữ trông coi bàn thờ ở bể xương mấy năm nay, mà chưa từng dám thò đầu vào cái ô nhỏ để nhìn xem những bộ hài cốt trong bể thế nào, đủ biết người dân nơi đây nhát ma cỡ nào. Tôi đã đưa cả máy ảnh vào trong bể, chụp những cái đầu lâu, những dóng xương chân nguyên vẹn, rồi chị ta cứ nằng nặc đòi tôi cho xem hình trên máy ảnh. Xem ảnh rồi, chị tái cả mặt. Chị nhất quyết không dám cả gan thò đầu vào cái bể mà chị có nhiệm vụ trông nom để tận mắt xương cốt. Có lẽ, những câu chuyện truyền thuyết quá rùng rợn, ám ảnh chị ta.

Bí%20ẩn%20hang%20động%20đầy%20hài%20cốt%20ở%20thủ%20đô
Tác giả trên đường khám phá lòng núi Sài Sơn. 

Ngày hội chùa Thầy năm nay đông đúc như mọi năm. Khách trẩy hội lên xuống chùa Cao, hang Cắc Cớ tắc cả đường. Từng đoàn người nối đuôi nhau lần xuống Thần Quang Động tò mò chiêm ngưỡng bể xương. Tôi cũng hòa vào dòng người thám hiểm hang động với một số phương tiện leo núi chuyên nghiệp.

Dù không thuê được người dẫn đường, nhưng lần này tôi và một đồng nghiệp quyết tâm vào lòng núi. Chấp nhận rủi ro, bỏ ngoài tai những lời khuyên can của những người bán hàng ở cửa động, của các cô hướng dẫn viên, tôi liều mạng lên đường đi tìm kho xương, suối xương bí ẩn, huyễn hoặc trong lòng núi.


Còn tiếp,



IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/May/2011 lúc 2:45am
NHỮNG BÀ MỆNH PHỤ NỔI TIẾNG NƯỚC TÔI
Tác Giả: thụyvi   
Chúa Nhật, 01 Tháng 5 Năm 2011 11:19

Các bà mệnh phụ nước tôi đẹp lẫy lừng một thời...

Bà Hoàng Hậu NAM PHƯƠNG [1914 – 1963]

Bà là vợ của Hoàng Đế Bảo Đại, vua của nước Việt Nam, khuê danh bà là Nguyễn Hữu Thị Lan [còn có tên khác là Maria Therese Nguyễn Hữu Hào] là ái nữ của nhà đại điền chủ phú hào Phước Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào, người xứ Gò Công miền tây nam phần. Bà cũng là cháu của ông Lê Phát Đạt tức ông Huyện Sỹ một trong những người giàu nhất Nam Kỳ vào thế kỷ XX.
Ông Bảo Đại có cho biết trong cuốn Con Rồng An Nam: Cô Nguyễn Hữu Thị Lan học tại trường Couvent des Oiseaux tại Pháp, và trở về nước vào năm 18 tuổi. Dịp này, do sự sắp đặt cố ý của nhà toàn quyền Pasquier, ông bà Hào và bà Charles [mẹ đở đầu của ông vua tại Pháp] bà gặp vua Bảo Đại tại Đà Lạt.
Trai tài gái sắc hạp ý mến mộ rồi yêu nhau và quyết định đi đến hôn nhân. Ngày 20 tháng 3 năm 1934, một lễ cưới uy nghi diễn ra tại hoàng cung, và trong ngày trọng đại này, cô tiểu thư Nguyễn Hữu Thị Lan được vinh dự hưởng một biệt lệ lần đầu tiên trong triều đình nhà Nguyễn. Bà được tấn phong là Nam Phương Hoàng Hậu [với ý nghĩa tôn quý là hương thơm của miền Nam] Ngoài ra bà cũng được phép mặc phẩm phục màu vàng da cam, là màu sắc chỉ dành cho Hoàng Đế [Trong triều đình nhà Nguyễn. Hoàng Hậu chỉ được phép tấn phong sau khi nhà Vua đã băng hà].

Theo như tài liệu của ông Nguyễn Văn Lục, bà Hoàng Hậu là người phụ nữ đầu tiên có tân học, ảnh hưởng nếp sống nếp suy nghĩ phương Tây. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên ở nước ta cùng vua tiếp khách ngoại quốc như tiếp Thống chế Tưởng Giới Thạch, Quốc trưởng Shianouk… Trong những lễ lạc tiếp kiến, bà đóng vai trò đệ nhất phu nhân.
Bà cũng là Hoàng Hậu đầu tiên xuất cung, tham gia các sinh hoạt xã hội như đi thăm cô nhi viện, trường học hoặc những cơ sở xã hội ..v..v.. Ngày Chủ Nhật, bà đi lễ nhà thờ Phú Cam như mọi người dân bình thường.
Toàn quyền Decoux đã hết lời khen ngợi bà là một người đức hạnh, nề nếp hài hoà giữa hai nếp sống Đông Tây. Về phía quốc tế, Hoàng Hậu nhận được những bằng khen của Hàn Lâm Viện Y khoa Pháp và của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.
Trong những năm tháng hạnh phúc, bà sinh hạ được 2 Hoàng tử và 3 Công chúa. Đến tháng 9 năm 1945 triều đình đến hồi mạc vận quốc phá gia vong, vua Bảo Đại do sự thúc ép của Việt Minh buộc phải từ chức thoái vị và hạnh phúc của bà mỏng dần trong những mối tình trăng hoa của chồng.
Càng ngày ông Vĩnh Thụy [tên tộc của Bảo đại] càng sa đà trác táng thì bà Vĩnh Thụy càng im lặng nghiêm trang, có lẽ vì muốn giữ uy tín cho Hoàng tộc và cho cả con cái mình cho nên bà cứ cam chịu theo cái cách của người vợ có học và có nhân cách.

Vào năm 1950 bà Vĩnh Thụy quyết định mang các con sang Pháp, chấm dứt những liên hệ dây dưa với những tai tiếng của chồng. Trong những năm dài cuối đời, bà sống trong sự lẽ loi nhưng kiêu hảnh. Bà là một vị mệnh phụ uy nghi, đẹp trang trọng quý phái, nhưng trên hết, dù trong bất hoàn cảnh nào, bà vẫn sống một cách đàng hoàng đúng bậc mẫu nghi của một bà hoàng hậu.
Ngày 14 tháng 9 năm 1963. Bà đột ngột nhẹ nhàng lặng lẽ qua đời tại làng Chabrignac cách thủ đô Paris khoảng 500 km.

Trong một cuốn sách có đoạn thật buồn bã mà ông Bảo Đại đã kể về bà trong ngày cưới như sau: “Vâng, bây giờ, chung quanh đầy văn võ bá quan, Bà vẫn cô đơn, và cả đời bà sau này cũng cô đơn. Trong suốt mười năm sống ở Huế, bà vẫn cô đơn như thế giữa đám thị nữ, quan thần, dòng tộc, giữa những sắc thái dị biệt, miền, tiếng nói, tôn giáo, nếp sống, văn hoá, học vấn. Chỉ những sự khác biệt đó thôi cũng đẫy bà vào tư thế một mình. Và đã theo đuổi suốt đời còn lại của bà”

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU [1924 - 2011

 
 
Bà tên Trần Lệ Xuân, là thứ nữ của ông bà luật sư Trần Văn Chương đại sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn
Chồng bà là ông Ngô Đình Nhu, vừa là phụ tá [Cố Vấn] vừa là bào đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nền đệ nhất Cộng Hoà miền Nam VN.

Trong lịch sử của nền Dân Chủ nước Việt Nam, chưa có một mệnh phụ nào bị mang nhiều tiếng xấu bởi những lời thêu dệt vô cùng ác ý như bà.
Có lẽ vào thời gian phôi thai đó, người ta chưa chấp nhận một phụ nữ ra tham chính. Khi bà là một dân biểu vì muốn cải tổ xã hội, bà vận động quốc hội ban hành bộ luật gia đình cấm ly dị và chỉ một vợ một chồng. Bà gặp không ít rắc rối trong vấn đề này, vì bị dân chúng sống trong một xả hội đầy rẩy phong kiến và đa thê ngầm chống đối. Bà còn là chủ tịch phong trào Phụ nữ Liên đới, lập ra Thanh nữ Cộng Hoà, tập cho phụ nữ biết xử dụng súng ống phòng khi giặc tới. Bà cũng là một phụ nữ dám nói, có tham vọng và dám dấn thân. Có lẽ vậy mà bà không được cảm tình của nhiều người [Bà được liên tưởng như hình ảnh Hillary Clinton của nước Hoa Kỳ]
Tổng Thống Ngô Đình Diệm không có vợ, vì thế những nghi lễ ngoại giao, bà Nhu được phép hành xử như một cương vị Đệ Nhất Phu Nhân. Bà là một phụ nữ đẹp, dáng vẽ mềm mại, theo tân học, nói thành thạo hai ngôn ngữ Anh Pháp. Nhưng có lẽ hình ảnh mà người ta nhớ về bà nhiều nhất là chiếc áo dài cổ thuyền thật đặc biệt do chính tay bà vẽ kiểu. Trong dân gian gọi “áo dài bà Nhu”.

Bà cũng bị người ta thù ghét với câu nói trịch thượng làm tổn thương hàng Phật tử và giáo phẫm “Monk’s barbecue” khi bà bị quá nhiều áp lực không dằn được do phe đảng chính trị dùng các nhà sư tẩm xăng tự thiêu để tấn công nền Đệ Nhất Cộng Hoà.
Sau khi sang Hoa Kỳ với nhiệm vụ giải độc dư luận thì tại Việt Nam, gia đình bà xảy ra cuộc gia biến. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu, ông Ngô Đình Cẩn bị giết một cách thê thãm do quân đội cách mạng lật đổ chính quyền.
Tháng 4 năm 1967 tai họa lại giáng xuống đời bà. Trong khi bà với các con chiu chít, bơ vơ lưu vong… con gái lớn Ngô Đình Lệ Thủy bị tử thương trong một tai nạn xe hơi tại Longjumeau vùng Essonne ngoại ô Paris. Từ đó hình như không ai có những tin tức chính xác về bà.

Thế sự thăng trầm, vận nước đảo điên. Năm 1975 miền Nam VN mất vào tay cs. Đồng bào trốn chạy chế độ độc tài, bỏ nước ra đi sinh sống tản mác khắp nơi trên thế giới…
Cho đến những năm tháng gần đây, người ta được biết về đời sống của bà Ngô Đình Nhu, do một bài viết thật cảm động của ông Trương Phú Thứ. Ông Thứ được bà Nhu cho phép phỏng vấn và chụp ảnh.
Nhìn dáng dấp mỏng manh nhưng khoẻ mạnh tinh anh của một bà lảo bát tuần, có lẽ chúng ta không thể nào hiểu nỗi tại sao bà sống qua được những ngày tháng oan nghiệt và bi thương như vậy? Nhưng chắc chắn có một điều bà đã chứng tỏ cho người ta thấy bà là một người phụ nữ nhân cách vẹn toàn, thờ chồng nuôi con, trung trinh tiết liệt.
Tôn giáo và những đứa con, đứa cháu ngoan ngoãn thành tài hữu dụng đối với xả hội của bà là những đặc ân mà Thiên Chúa đã bù đắp cho cuộc đời còn lại của một mệnh phụ mà thời tuổi trẻ gặp quá nhiều cay đắng.

Bà Ngô Đình Nhu đã trút hơi thở cuối cùng thanh thản và an bình với tất cả các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh. vào hồi 02 giờ sáng lễ Phục Sinh, Chúa nhật 24 tháng 4 năm 2011 tại một bệnh viện ở thủ đô La Mã, nước Ý.
Bà đã nhận lãnh các phép bí tích cuối cùng với tràn đầy ân sủng của Chúa Phục Sinh. Bà xứng đáng nhận được nhiều niềm kính trọng và thương tiếc.

BÀ NGUYỄN VĂN THIỆU

 
 
Thật là hiếm hoi khi kiếm tài liệu, hình ảnh để viết về bà. Nhờ chút năm tháng sống tại Mỹ Tho mà người viết cho chút ít tư liệu qua những lời kể của ông Tân văn Công, giáo sư dạy trường Nguyễn Đình Chiểu và qua những cư dân lớn tuổi sống trong thành phố Mỹ Tho, hầu như ai cũng có những lời đẹp về người thiếu nữ tên Mai Anh hiếu thuận vẹn toàn đối với bà con thân tộc, khiêm hoà đối với chòm xóm láng giềng.


Bà Nguyễn Văn Thiệu, khuê danh Nguyễn Thị Mai Anh, con gái một gia đình gia thế gốc người Mỹ Tho. Chồng bà là Tổng Thống thời Đệ Nhị Cộng Hoà miền Nam VN. Mặc dù trong thời gian chồng là Tổng Thống, bà có chút điều tiếng mà hiện nay thực hư chưa rỏ ràng, tuy nhiên điều mà khiến người ta nhớ về bà, khen thầm bà, bởi vì ngoài một vóc dáng sang, đẹp, đôn hậu lẫn qúy phái bà còn là một mệnh phụ đức hạnh cho đến ngày hôm nay.



BÀ ĐẶNG TUYẾT MAI

 
Bà tên Đặng Tuyết Mai, thời Đệ Nhị Cộng Hoà bà là vợ của ông Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.
Bà là một người phụ nữ thật đẹp mà ai cũng phải công nhận. Trước khi thành hôn với ông Kỳ, bà là một tiếp viên phi hành, làm việc tại hảng Hàng Không Việt Nam.

Thời còn vai trò là phu nhân của ông Phó Tổng Thống. Hình như bà chưa có một cuộc cống hiến nào đặc biệt cho quốc dân, ngoài việc xuất hiện cùng với chồng trong những bộ quần áo hào nhoáng.
Sau năm 1975 ông bà Nguyễn Cao Kỳ sống lưu vong tại Hoa Kỳ. Nhưng chỉ vài năm sau đó ông bà ly dị.

Bà Đặng Tuyết Mai là một thiếu phụ sống một đời sống hết mình, vì thế lâu lâu lại nổ bung lên những thị phi, do những khoe khoang không cần thiết. Điều này khiến cho uy tín [?] của bà dường như càng lúc càng suy giảm. Gần đây, bà tiếp tục tự nổi đình nổi đám bằng những câu trả lời trong những bài phỏng vấn linh tinh từ trong nước ra ngoài nước. Thật ra, suốt mấy chục năm nay, với tư cách khá ồn ào như thế, không ai chờ đợi những điều gì ở bà. Tuy nhiên trong những câu trả lời với các phóng viên bà càng chứng tỏ cho người ta thấy bà là đoá hoa hữu sắc vô hương.

Các bà mệnh phụ nước tôi đẹp lẫy lừng một thời. Nay họ đã vào tuổi thất thập.

Bà Nguyễn Văn Thiệu luôn luôn là biểu tượng của sự quý phái. Một vẽ đẹp để kính trọng chiêm ngưỡng từ xa.
Bà Đặng Tuyết Mai vẫn còn đẹp não nùng, là một thiếu phụ ồn ào, đình đám



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 02/May/2011 lúc 3:09am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 02/May/2011 lúc 9:43am
 

Xuống tầng “địa ngục” thứ 3 của “núi xương người”

 
Mỗi tầng “địa ngục” là một khoảng không gian rộng cả sào và để đi tiếp, phải chui qua một hang nhỏ. Qua mỗi hang nhỏ, với con đường ngoắt ngoéo, lại dẫn đến một tầng “địa ngục” tiếp theo.
 
Trước khi xuống Thần Quang Động, còn gọi là hang Cắc Cớ, hang động cao nhất của núi Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội), tôi đã tham khảo, tìm hiểu thông tin từ người dân sống quanh núi Sài Sơn.

Bất cứ ai sống quanh ngọn núi Sài Sơn cũng kể vanh vách những truyền thuyết về ngọn núi và hang động đầy ma quái, chết chóc này. Tuy nhiên, khi hỏi cụ thể đường đi lối lại trong động, thì họ đều mù tịt. Những chuyện họ kể chỉ là nghe lại từ những người ngày xưa từng xuống hang, nhưng những người từng khám phá hang động phần lớn đều đã mất vì tuổi tác. Bao nhiêu năm nay không có ai khám phá lòng núi này nữa.


Xuống%20tầng%20“địa%20ngục”%20thứ%203%20của%20“núi%20xương%20người”
Bà Hoa - người biết nhiều chuyện liên quan đến Thần Quang Động. 

Bà Hoa, người đàn bà bán hàng lặt vặt và cho thuê đèn pin ở hốc đá ngay cửa động là người nắm được nhiều chuyện nhất về Thần Quang Động, mặc dù bà chưa xuống hang sâu bao giờ. Bà sinh ra, lớn lên ở chân núi Sài Sơn, lại bán hàng ngay cửa động đã hơn 20 năm nay, nên sưu tầm được vô số câu chuyện về hang động này.

Theo bà Hoa, truyền thuyết kể rằng, núi Sài Sơn là quái long (con rồng bướng) hóa đá. Hang Cắc Cớ chính là bụng của con rồng. Đây là nơi có con quỷ án ngữ, lo việc tuyển các linh hồn, để cho lên thiên đường hay đày xuống địa ngục.

Xuống%20tầng%20“địa%20ngục”%20thứ%203%20của%20“núi%20xương%20người”
Nhiều đoạn phải nằm úp hoặc nằm ngửa trườn như rắn mới chui qua được. 

Bụng con rồng này gồm 9 tầng “địa ngục”. Hang Cắc Cớ có bể xương, nơi khách tham quan lên xuống chỉ là tầng thứ hai, 7 tầng còn lại nằm sâu trong lòng núi. Xưa kia, đã có một số người trong làng khám phá hết các tầng “địa ngục”, song họ đã chết cả. Ông cụ Thứ là người đi đủ các tầng địa ngục và hết tổng cộng 1 tuần. Ông cụ Thứ cũng đã mất nhiều năm nay rồi.

Mỗi tầng “địa ngục” là một khoảng không gian rộng cả sào và để đi tiếp, phải chui qua một hang nhỏ. Cứ mỗi hang nhỏ, với những con đường ngoắt ngoéo, lại dẫn đến một tầng “địa ngục” tiếp theo.

Thông tin chỉ nắm được vậy, tôi và một đồng nghiệp lên đường. Dù chẳng mê tín tí nào, song tôi cũng làm lễ như lời bà Hoa dặn dò. Tôi thắp nén nhang, thầm khấn vái trước hàng ngàn bộ xương trong bể hài cốt, cầu được bình an trở về.

Xuống%20tầng%20“địa%20ngục”%20thứ%203%20của%20“núi%20xương%20người”
Khe hẹp nhỏ xíu lại dốc này được gọi là "lỗ giun". 

Trước khi xuống hang, vào lúc 8h sáng, tôi không quên dặn dò vợ chồng bà Hoa: “Nếu 5h chiều mà chưa thấy cháu lên, nhờ cô tổ chức người đi tìm”. Bà Hoa tốt bụng bảo: “Cháu không dặn thì cô cũng phải đi tìm thôi. Cháu cứ đi cẩn thận, chậm chạp thôi. Chúc cháu lên đường thành công”.

Tôi thuê liền lúc 10 chiếc đèn pin của bà Hoa, cộng với 1 chiếc đèn sạc lớn, một chiếc đèn pin nhỏ kèm 10 cục pin tôi chuẩn bị trước. Ngoài ra, còn 2 chiếc điện thoại có đèn, phòng trường hợp các đèn pin đều hết điện, cháy bóng. Với số lượng đèn điện này, tôi dự tính đủ dùng cho 3 ngày, nếu bị lạc đường.

Xuống%20tầng%20“địa%20ngục”%20thứ%203%20của%20“núi%20xương%20người”
Xương cốt nhiều vô kể trong lòng núi Sài Sơn. 

Chồng bà Hoa dẫn tôi đến khu vực 5 ông tượng, là 5 khối thạch nhũ có hình dạng người và chỉ tay xuống hang sâu. Soi đèn pin xuống không thấy đáy đâu cả. Bật chiếc đèn sạc sáng choang, song cũng chả nhìn thấy đáy hang đâu. Nhưng biết hướng đi rồi, tôi và đồng nghiệp cứ thế mà đi. Vì không có người dẫn đường, nên quan điểm thám hiểm của tôi là cứ chỗ nào có đường là tiến, chỗ nào hết đường thì quay lại.

Những ngày này, trời chưa có mưa lớn, thi thoảng chỉ có cơn mưa rả rích, song đá đã “đổ mồ hôi” (từ người dân Sài Sơn dùng), nên đi khá trơn. Mặc dù đôi giày rất bám đá, nhưng nếu không bấu tay vào những gờ đá, lần từng bước chắc chắn, sẽ bị trượt ngã lập tức. Những khu vực ẩm ướt, những tảng đá trơn như bôi mỡ.

Tuột xuống khỏi vách đá, ngẩng đầu lên, chỉ còn thấy ánh sáng mờ mờ hắt xuống từ động Cắc Cớ và tiếng rì rào của những người tham quan. Hôm tôi xuống động là ngày chính hội, người kéo xuống hang Cắc Cớ đông nườm nượp, nhưng tuyệt nhiên chẳng có ai xuống hang sâu cả.

Xuống%20tầng%20“địa%20ngục”%20thứ%203%20của%20“núi%20xương%20người”
 

Hết lên dốc lại xuống dốc, rồi thứ ánh sáng nhờ nhờ trên nóc hang Cắc Cớ biến mất hoàn toàn, tiếng rì rầm của hàng trăm người trong động cũng mất hút. Bóng đêm nén mạnh đến nỗi, luồng sáng của chiếc đèn pin không tỏa ra nổi, cứ co lại như một đường thẳng nhỏ. Tôi thử tắt đèn pin, một cảm giác khá khủng khiếp bao vây, như muốn ngộp thở.

Đi hết con dốc quanh co, thì đến một vực sâu hun hút. Soi đèn pin xuống dưới thấy ở độ sâu khoảng 5 mét có khoảng không gian chừng nửa mét vuông để đứng. Đây là một vách đá dựng đứng, lại trơn trượt, rất khó xuống. Tôi và đồng nghiệp phải bật một lúc 7 đèn pin, soi vào các ngóc ngách, lần từng mấu đá để bám, đặt chân mới tụt xuống được. Đứng giữa vực đá này, cảm giác sợ hãi chợt xâm chiếm cơ thể, khiến lạnh toát. Đồng nghiệp của tôi đề xuất: “Hay là quay lên!”.

Xuống%20tầng%20“địa%20ngục”%20thứ%203%20của%20“núi%20xương%20người”
Rất nhiều đồ sành, đồ gốm tìm trong lòng núi. 

Đỉnh Fasipan, đỉnh U Bò (giáp Yên Bái và Sơn La), đỉnh Tây Côn Lĩnh, ngã ba biên giới còn chinh phục được, há gì ngọn núi Sài Sơn bé xíu này. Cứ nghĩ đến những bộ xương nằm lạnh lẽo trong lòng núi, lòng tôi lại bùng lên ngọn lửa quyết tâm. Tôi buộc sợi dù vào một mấu đá và tiến hành rải dây. Tôi đã chuẩn bị độ vài ngàn mét dù, đủ cho cả ngày cuốc bộ trong hang không sợ lạc.

Tụt khỏi vách đá dựng đứng, thì đến một khe núi hẹp, phải lách người đi. Tiếp đó, phải chui qua một lỗ nhỏ, chỉ vừa một người bình thường chui. Một ông bụng phệ có lẽ không chui qua được cái lỗ này. Nhóm leo núi của Đặng Bá Hiệp đặt cho cái khe nhỏ xíu này một cái tên khá vui là “lỗ giun”.

Bò qua “lỗ giun”, một khoảng không gian rộng lớn hiện ra. Có lẽ, tôi đã đặt chân đến tầng thứ 3 của hang động. Địa hình của khu vực khá bằng phẳng, nền đất nhẵn thín, mái hang cao hun hút, các vách đá đầy thạch nhũ đủ các hình thù đẹp mắt, kích thích trí tưởng tượng của con người. Không biết có phải đây là Bãi Ba Sào (rộng bằng 3 sào Bắc Bộ) như lời kể của người dân Sài Sơn hay không nữa.

Xuống%20tầng%20“địa%20ngục”%20thứ%203%20của%20“núi%20xương%20người”
Xuống%20tầng%20“địa%20ngục”%20thứ%203%20của%20“núi%20xương%20người”
Nhũ đá tuyệt đẹp ở Bãi Ba Sào. 
 

Theo lời các cô hướng dẫn viên du lịch, hầu hết xương cốt gom vào bể xương trong những năm 30 của thế kỷ trước là ở hang Cắc Cớ và tầng thứ 3 của Thần Quang Động. Có lẽ, lời các cô hướng dẫn viên nói là đúng, vì tôi lòng vòng mãi, soi vào các khe vách ở khu vực này, song tuyệt nhiên không thấy bộ xương nào. Thứ tôi gặp chỉ là những mảnh gốm vỡ, những hố đào nham nhở, là vết tích của những cuộc đào cổ vật diễn ra từ nhiều năm trước.

Tôi và đồng nghiệp đã có gần trọn một ngày lần lục, lăn lóc với các khe vách, ngóc ngách ở Bãi Ba Sào nhuốm màu huyền thoại này.

Còn tiếp…
 
 
 

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 06/May/2011 lúc 10:26am
 
Cuộc gom xương rùng rợn và hành trình xuống cõi "âm ty"


Từ khu vực Bãi Ba Sào, hay còn gọi là tầng thứ 3 của “9 tầng địa ngục” trong núi Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội), tôi chọn một tảng đá ở giữa khu vực rộng lớn này, quấn sợi dù mấy vòng rồi định hướng đường để đi tiếp.

Soi đèn pin ra tứ phía, thấy hàng loạt con đường là những khe vách. Có con đường như cái cống, có con đường hẹp phải lách người mới qua được, nhưng có con đường rộng thênh thang, có đường ngay mặt đất, song có đường ở lưng chừng vách núi.

Cuộc%20gom%20xương%20rùng%20rợn%20và%20hành%20trình%20xuống%20cõi%20"âm%20ty"
Đường xuống "tầng địa nguc thứ 3". Ảnh: Đặng Bá Hiệp.

Tôi bắt đầu từ con đường lớn phía tay trái. Từ con đường này, lại mở ra hàng loạt ngóc ngách, nhưng ngách nào cũng kịch, không thấy lối đi tiếp. Các con đường khác cũng vậy, tuyệt nhiên đều dẫn đến vách núi, không thể tìm được đường xuống “tầng địa ngục thứ 4”. Đi mãi, đi mãi, từ ngách này, dẫn sang ngách kia, rồi lại vòng về chỗ đã đi qua. Ngóc ngách ở khu vực Bãi Ba Sào như một ma trận, nếu không chăng dây, có thể bị lạc, không tìm được đường về.

Trọn một ngày loanh quanh ở khu vực Bãi Ba Sào, tôi không thể tìm được đường đi tiếp, đành phải ngược lên hang Cắc Cớ. Lúc lên miệng hang, đã là 5 giờ chiều. Quần áo bẩn thỉu, mặt mũi nhem nhuốc và hai lỗ mũi đen sì như hai ống khói, chẳng khác gì xuống hầm than ở vùng mỏ. Không hiểu sao trong hang lại có bụi đen, hệt như bụi than.

Cuộc%20gom%20xương%20rùng%20rợn%20và%20hành%20trình%20xuống%20cõi%20"âm%20ty"
Nhiều đoạn phải dùng thang dây mới đi nổi. Ảnh: Đặng Bá Hiệp.

Thấy tôi chán nản ngược lên cửa động, bà Hoa hớn hở bảo: “Không thấy cháu lên, cô đang định gọi người đi tìm”.

Tôi kể rằng, đã đi khắp các ngóc ngách, mà tuyệt nhiên không thấy bộ xương nào, thì bà Hoa bảo: “Ở tầng động thứ 3, người ta đã dọn hết xương cốt từ 70 năm trước rồi. Những người biết lối xuống tầng động khác cũng đã chết cả, nên không còn ai biết đường. Nhưng nhóm thằng Hiệp ở Đông Anh biết đường đi đấy. Chúng nó đã thám hiểm hang động này nhiều lần lắm rồi, còn tha lên cả ba lô xương người nữa cơ”.

Cuộc%20gom%20xương%20rùng%20rợn%20và%20hành%20trình%20xuống%20cõi%20"âm%20ty"
Tác giả chui vào một ngách nhỏ để chụp ảnh xương cốt.

Nghe bà Hoa kể vậy, tia hy vọng tìm thấy suối xương, kho xương trong lòng núi lại được thắp lên. Tôi gọi điện cho nhóm bạn leo núi Đặng Bá Hiệp hỏi về xương cốt trong hang, không ngờ Hiệp rất nhiệt tình: “Khi nào anh đi, anh chỉ việc thông báo ngày giờ, bọn em sẽ có mặt”.

Đúng hẹn, vào ngày cuối tuần, sáng sớm, nhóm leo núi Đặng Bá Hiệp gồm 4 chàng trai đã có mặt ở chân núi Sài Sơn đợi tôi.

Hiệp bảo rằng, nhóm chinh phục hang động chùa Thầy của Hiệp đã nhiều lần đi sâu vào lòng núi, khám phá vô số chuyện thú vị. Thế nhưng, họ vẫn chưa tìm được đường đi tiếp xuống con suối với bãi cát trắng nằm sâu trong lòng núi, mà theo lời kể của người dân có loài cá lạ, thậm chí có cả những mảnh thuyền.

Cuộc%20gom%20xương%20rùng%20rợn%20và%20hành%20trình%20xuống%20cõi%20"âm%20ty"
Dựng lều qua đêm trong "tầng địa ngục thứ 3". Ảnh: Đặng Bá Hiệp.

Riêng xương cốt thì nhóm của Hiệp đã tìm được rất nhiều. Hồi cuối năm 2010, nhóm của Hiệp đã chuẩn bị rất kỹ, mang đầy đủ đồ ăn, nước uống, cả lều bạt vào trong hang ngủ qua đêm, xác định đi dài ngày. Xương cốt thì tìm được rất nhiều, nhưng con đường đi tiếp thì chưa thấy.

Tôi ngỏ ý muốn được nhóm của Hiệp dẫn đến khu vực có xương người, nhưng Hiệp bảo: “Bọn em nhặt hết xương mang lên bể đổ rồi”. Hiệp thông báo một tin khiến tôi buồn hẳn. Nếu chuyến đi mà không tìm thấy khúc xương nào, thì mất hết ý nghĩa. Tuy nhiên, Hiệp bảo, trong lòng núi còn vô số ngóc ngách. 70 năm trước, đã từng diễn ra cuộc gom xương lớn nhất lịch sử, kéo dài suốt 3 năm liền, mà còn chưa hết được xương người, thì chuyến đi của Hiệp có vỏn vẹn mấy ngày đâu nhặt được nhiều. Nghe Hiệp nói vậy, tôi hào hứng hẳn lên. Hy vọng tìm được xương cốt còn rất lớn.

Hôm trước Tết, sau 2 ngày lần mò trong lòng núi, nhóm của Hiệp đã gom được mấy ba lô, chật cứng là xương người. Những khúc xương gom được chủ yếu là xương lớn, còn nguyên vẹn như xương ống, xương sườn, xương sọ.

Những khúc xương nhóm Hiệp gom được chủ yếu trong khác khe hẹp mà chỉ những người nhỏ nhắn mới chui vừa. Có thể đó là những điểm mà người xưa bỏ sót trong quá trình thu gom xương, hoặc cũng có thể họ chưa tìm tới khu vực đó.

Cuộc%20gom%20xương%20rùng%20rợn%20và%20hành%20trình%20xuống%20cõi%20"âm%20ty"
Cuộc%20gom%20xương%20rùng%20rợn%20và%20hành%20trình%20xuống%20cõi%20"âm%20ty"
Những ba lô xương mà nhóm của Hiệp gom được. Ảnh: Đặng Bá Hiệp.

Hiệp kể: “Hôm bọn em vác ba lô xương lên, trời đã tối, nên đành phải để ba lô xương ở chỗ bàn thờ Lữ Gia, rồi ra khách sạn ngủ. Sáng hôm sau, bọn em tìm vào, thấy rất nhiều người đứng ở cửa hang, không ai dám vào. Họ kể, trong đó có mấy ba lô xương người, nên sợ không dám xuống hang. Kể cả mấy người bán hàng bên bể xương, cũng không dám lại gần. Bọn em vào, họ đi theo, rồi xì xụp khấn vái, khói hương nghi ngút”.

Hôm đó, sau khi sắp lễ, thắp hương, nhóm của Hiệp đã trút hết xương cốt vào bể xương ở cuối hang Cắc Cớ. Hầu hết xương cốt trong bể chuyển sang màu đen, vì sự thiếu ý thức của người tham quan. Sau khi dùng đuốc soi để nhìn xương, họ tiện tay ném luôn đuốc vào bể. Có người đốt cao su, lốp xe xuống động, rồi cũng ném luôn vào bể, lửa vẫn cháy đùng đùng, ám muội, khiến xương cốt ngả màu đen như củi cháy. Những chiếc sọ, những dóng xương vẫn giữ được màu trắng đặc trưng trong bể xương là do nhóm của Hiệp mới mang lên đổ vào.

Cuộc%20gom%20xương%20rùng%20rợn%20và%20hành%20trình%20xuống%20cõi%20"âm%20ty"
Cuộc%20gom%20xương%20rùng%20rợn%20và%20hành%20trình%20xuống%20cõi%20"âm%20ty"
Xương cốt tràn ngập trong lòng núi.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ phương tiện xuống núi, nhét đầy ba lô đồ ăn, nước uống, chúng tôi lên đường chinh phục “địa ngục” trong lòng núi Sài Sơn.

Do đã quen đường, nên các bạn trẻ vào hang như thể vào nhà mình. Họ bám vào vách núi đu như khỉ, chui qua “lỗ giun” dễ dàng như chuột, lách tuồn tuột qua các khe vách. Những đoạn nào nguy hiểm thì thả thang dây, hoặc đu thừng tuột xuống. Họ quả thực là những nhà leo núi chuyên nghiệp.

Vừa chạm vào Bãi Ba Sào, hay còn gọi là “tầng địa ngục thứ 3”, chúng tôi không tiếp tục đi xuống, mà lại ngược dần lên cao. Như vậy, hướng đi ngược lại hoàn toàn với hướng mà tôi đã đi lần trước. Đi một lát, thì lại thấy một tia sáng yếu ớt từ đỉnh động cao cả trăm mét chiếu xuống. Trời ạ! Một bãi rác khổng lồ, với đủ các thứ rác rưởi có trên trần gian.

Theo phán đoán của tôi, thì bãi rác này là sản phẩm của du khách từ nhiều chục năm nay. Du khách, những người bán hàng xả rác bừa bãi trên động Cắc Cớ, rồi những trận mưa lớn, nước chảy thành lũ, đã cuốn rác đổ cả về khu vực này. Khu vực này là một cái túi chứa rác.

Lần dò qua bãi rác, một khoảng không lớn hiện ra. Từ đây, có vô số ngóc ngách. Nếu không thám hiểm trước, không quen đường, thì không thể biết đi tiếp đường nào.

Từ bãi rác, rẽ vào ngách bên trái, liên tục trèo lên, tụt xuống, rồi chúng tôi cũng đến một khu vực tuyệt đẹp, có hàng trăm tác phẩm thiên tạo kỳ vĩ. Theo truyền thuyết, thì đây là Thung Lũng Tình Yêu.

Từ đây, chúng tôi bắt đầu một cuộc khám phá rùng rợn. Những bãi xương người, những suối xương người, những khúc xương người la liệt…

Còn tiếp…

 

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 10/May/2011 lúc 8:07am
 

Trong thế giới kỳ bí của động xương người

Trước khi đến địa danh gọi là Thung Lũng Tình Yêu, chúng tôi đi qua một khu vực khá rộng rãi, bằng phẳng. Dưới nền hang là lớp đất dày, có dấu đào bới của giới săn cổ vật từ lâu rồi.

Soi đèn pin quan sát khu vực này, thấy không gian khá rộng lớn, nóc động rất cao, chỉ thấy nhũ đá thả xuống lờ mờ như những bông hoa vàng óng. Tôi có thể mường tượng đây từng là ngôi nhà khổng lồ của người tiền sử. Không rõ người tiền sử có sống ở sâu thế này trong cảnh không có ánh sáng không?


Trong%20thế%20giới%20kỳ%20bí%20của%20động%20xương%20người
 

Bãi rộng này gồm những tảng đá nằm ngổn ngang trên nền đất. Trong những câu chuyện với người dân Sài Sơn, họ thường kể về những địa danh như Bãi Ba Sào, Thung Lũng Tình Yêu, Chợ Lợn, Suối Xương, Cây Vàng Cây Bạc… mặc dù không mấy ai xuống và biết cụ thể nó như thế nào. Tên các địa danh là do những người thám hiểm từ cả trăm năm trước kể lại cho dân làng nghe trong những đêm mùa đông bên bếp lửa bập bùng.

Nhìn những hòn đá nằm ngổn ngang, to cỡ con lợn, tôi có thể suy đoán rằng đây là địa danh Chợ Lợn, dù chả có cục đá nào có hình thù con lợn.

Đang loay hoay đi tìm dấu vết của xương cốt thì Hiệp đưa cho tôi một vật màu vàng nhạt và bảo: “Anh xem có phải cổ vật không?”. Tôi cầm miếng đá ngó nghiêng một lượt và nghĩ đây có thể là vật dụng bằng đá của người xưa. Với 2 cái lưỡi sắc, một lưỡi để chặt, một lưỡi để cắt và tay nắm ở giữa, tôi vẫn đinh ninh là công cụ bằng đá của người tiền sử. Như vậy, có thể Thần Quang Động từng là nơi sinh sống của người tiền sử?

Trong%20thế%20giới%20kỳ%20bí%20của%20động%20xương%20người
Công cụ bằng đá của người tiền sử. 

Tôi tin rằng, giới đào cổ vật đã mang đi rất nhiều thứ quý giá trong hang động này. Nếu các nhà khoa học tiếp tục khai quật, đào bới nền đất, có thể thu lượm được nhiều thông tin khoa học quý giá.

Soi đèn vào những phiến đá phẳng lớn, tôi thấy có vài hố tròn, đều, độ sâu vừa phải, cảm giác như những cái cối. Liệu có phải đây là những cái cối do người tiền sử tạo ra để giã thứ gì đó không? Hay có một thời nước trên mái đá nhỏ xuống tạo thành những cái cối tròn xoe này?

Trong%20thế%20giới%20kỳ%20bí%20của%20động%20xương%20người
Cối đá do người tiền sử tạo ra? 

Từ khu vực Chợ Lợn, trèo qua một sườn đá khá dốc và trơn, chúng tôi đến địa danh Thung Lũng Tình Yêu. Sở dĩ, tôi biết đây là Thung Lũng Tình Yêu bởi vì tại thung lũng này, có vô số nhũ đá tuyệt đẹp, là một bức tranh thiên tạo vĩ đại. Nhưng, trước khi đến Thung Lũng Tình Yêu, tôi đã trải qua cảm giác rùng rợn.

Bắt đầu là tiếng u u như tiếng muỗi, rồi tiếng rít to dần như gió bão ào ào. Tôi không rõ, trong cái vòm hang rộng mênh mông này có bao nhiêu vạn con dơi, nhưng phải nói là rất nhiều. Loài dơi thấy động, bay túa xua tìm nơi trú ẩn khác.

Trong%20thế%20giới%20kỳ%20bí%20của%20động%20xương%20người
Leo trèo tìm ngách đi tiếp. 

Theo lời bà Hoa, người bán hàng ở cửa động, xưa kia, người dân thường tìm vào núi săn dơi ngựa, loài dơi có sải cánh đến gần 1 mét, trọng lượng cơ thể 3-4 lạng để ăn thịt. Tuy nhiên, từ hơn chục năm nay, không ai dám xuống hang bắt dơi nữa. Lý do, hồi đó, ông Phạm Văn Long, người xóm Chợ cùng một số người nữa đem lưới vào hang để bắt dơi. Lúc đang giăng lưới, mọi người bủn rủn tay chân khi thấy một quầng sáng bay lơ lửng trước mặt, như một ngọn đuốc. Nhóm ông Long sợ hết hồn, bỏ cả lưới, bỏ cả bao dơi chạy thục mạng lên miệng hang. Nhóm người này khẳng định ngọn lửa lạ đó là… ma. Trong hang động, hài cốt lắm thế, thì thiếu gì ma! Từ đó, không ai dám xuống hang bắt dơi nữa.

Qua câu chuyện ngọn lửa, người dân Sài Sơn gán cho ma quỷ. Tuy nhiên, tôi không tin có ma ở trong động này. Nếu xuất hiện ngọn lửa bay lơ lửng, có lẽ tôi cũng không sợ, bởi chuyện đó không có gì lạ. Trong hang động có nhiều dơi thế này, phân dơi rải thành lớp dày dưới nền động, lượng phốt pho rất lớn. Khi phốt pho gặp ôxi bốc cháy chờn vờn cũng là chuyện dễ hiểu. Hơn nữa, trong hang có nhiều xương cốt, lượng phốt pho đậm đặc, thoát ra không khí và bốc cháy cũng là điều hiển nhiên.

Trong%20thế%20giới%20kỳ%20bí%20của%20động%20xương%20người
Xương cốt thành bãi trong động. 

Đang ngửa cổ lên trời soi đàn dơi bay đen kịt, tôi dẫm phải… bùn, lún ngập giầy. Soi đèn pin xuống, mới biết đó là phân dơi. Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Hàng triệu con vật kỳ quái, trông như cuốn chiếu, trắng ởn, bò lổm ngổm trắng cả giày và ống quần.

Soi đèn pin xuống nền đất, vách đá, mới thấy khắp nơi là loài sâu kỳ quái này. Có lẽ, chúng sinh ra từ đống phân dơi, rồi phân tán khắp hang động.

Trong%20thế%20giới%20kỳ%20bí%20của%20động%20xương%20người
Loài sâu lạ này có hàng triệu con trong động.  
Trong%20thế%20giới%20kỳ%20bí%20của%20động%20xương%20người
Những chiếc chân rụng của loài vật lạ này phát ra bản nhạc rền rĩ. 

Tại khu vực này, tôi thấy xuất hiện nhiều loài côn trùng rất lạ, chưa từng gặp bao giờ. Trong số đó, có một loài người dài và to bằng ngón tay, có vài chục cái chân dài ngoẵng. Khi động vào, những cái chân rụng lả tả. Dù rụng cả chục chân, nó vẫn chạy thoát rất nhanh. Nhưng điều lạ là những cái chân rụng ra vẫn cứ co duỗi, phát ra bản nhạc rền rĩ, nghe rất vui tai, kéo dài cả chục phút.

Thung Lũng Tình Yêu có hàng trăm tác phẩm thiên tạo, là những nhũ đá tuyệt đẹp. Giữa trung tâm thung lũng là một cột nhũ đá màu vàng, hình chiếc lọng. Nhóm thám hiểm chúng tôi đặt tên cho cột nhũ đá này là: Lọng vàng.

Mấy anh em thay nhau trèo lên “Lọng vàng” ngồi tạo dáng, coi như một lần được làm chúa.

Trong%20thế%20giới%20kỳ%20bí%20của%20động%20xương%20người
Lọng vàng. 
Trong%20thế%20giới%20kỳ%20bí%20của%20động%20xương%20người
Nhũ đá hình cá sấu. 

Ngay phía sau lọng vàng, là một khối nhũ đá trồi ra khỏi vách đá dựng đứng, trông giống hệt đầu con cá sấu hung dữ.

Xung quanh thung lũng, có hàng trăm cột nhũ đá, đủ các hình thù, màu mè, là kết quả của hàng triệu năm kiến tạo. Nhìn vào những hình thù nhũ đá, có thể tha hồ tưởng tượng. Đáng chú ý nhất có lẽ là một cột nhũ đá lại có hai màu hoàn toàn khác nhau, gồm màu vàng và màu bạc.

Nhìn cây nhũ đá hai màu này, có thể đoán rằng, bản chất là hai cây, nhưng đứng cạnh nhau và liên tục lớn lên, nên đã dính vào nhau. Có thể tin rằng, đó là Cây Vàng Cây Bạc, mà người dân Sài Sơn đều biết đến, đều kể, nhưng không mấy người tận mắt. Họ chỉ được biết qua lời kể của những người ngày xưa từng thám hiểm, hoặc trong những câu chuyện liêu trai của giới săn cổ vật.

Trong%20thế%20giới%20kỳ%20bí%20của%20động%20xương%20người
Trong%20thế%20giới%20kỳ%20bí%20của%20động%20xương%20người
Những khúc xương rất lớn và còn chắc chắn. 
 

Chúng tôi mất khá nhiều thời gian loanh quanh ở Thung Lũng Tình Yêu, vì chưa tìm được đường đi tiếp. Theo lời kể của ông cụ Thứ, người đã mất nhiều năm trước, thì từ chỗ Cây Vàng Cây Bạc, có một hố nhỏ, sâu hoắm. Thả hòn đá xuống hố này, phải một lát sau mới nghe thấy âm thanh va đập dội lên. Những cụ già trong làng bảo rằng, hố sâu này sẽ mở ra một động lớn, mà từ động đó, sẽ xuất lộ tiếp nhiều con đường, trong đó có đường xuống suối xương huyền thoại.

Nhóm thám hiểm chúng tôi xác định, dù hang có sâu thế nào, cũng chinh phục bằng được, nên phân công đi tìm cái ngách này.

Trong quá trình tìm kiếm cái ngách sâu đó, nhóm thám hiểm chúng tôi đã phát hiện ra một con đường kỳ lạ. Từ con đường đó, mở ra một thế giới đầy âm khí rùng rợn: Thế giới của những bộ xương, của những hàm răng người…

Còn tiếp…
 

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.324 seconds.