Giới thiệu phương pháp Giải Huyệt và Dùng thuốc của các Võ sư thời xưa
Tác giả: lương y Lê Văn Sửu
I. Những vấn đề chung.
1.Đặt vấn đề.
Võ Thuật cổ truyền là một di sản văn hoá của dân tộc Việt Nam.từ ngàn xưa cho đến ngày nay ông cha chung ta và nhiều thế hệ con cháu người Việt Nam đã tiếp thu, sáng tạo, vun đắp và giữ gìn qua mấy ngàn năm lịch sử trong truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Sức khỏe là niềm mơ ước chung của con người, có sức khỏe là có tất cả. các cụ xưa đã nói “ Sức khỏe là Vàng”. Từ lâu con người đã cố gắng tìm kiếm những biện pháp để nâng cao sức khỏe và tuổi thọ có rất nhiều biện pháp và phương pháp để giữ gìn sức khỏe như: ăn uống, thuốc men, tập luyện… mà trong đó tập luyện võ thuật đã mang lại hiệu quả cao. Mục tiêu cao nhất của võ thuật là giúp người học làm chủ được thần kinh của mình thông qua việc rèn luyện cơ thể. Với phương pháp vận động đặc biệt giúp cơ thể luôn giữ được hơi thở điều hòa, cá cơ bắp mềm mại là mục tiêu đưa cơ thể người tập vào trạng thái luôn luôn tỉnh thức, hài hòa, cực lạc và từ bi.
Theo TS Phạm Hồng Dương môn phái Vĩnh Xuân Ngô Gia định nghĩa:
“tỉnh thức là trạng thái nhạy cảm, nhận biết caco nhất của con người về những quy luật và sự biến đổi của thế giới khách quan, tác động qua các giác quan sự cảm thụ của con người cũng như nhận biết về tâm thức bên trong bản thể của người đó.
Hài hòa là trạng thái phấn chấn mạnh mẽ, toàn bộ thân thể vận hành tại cực đỉnh của nó mà không có bất cứ rối loạn nào. Khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của môi trường xung quanh là mục tiêu rèn luyện thân thể, cũng như hóa giải các va chạm đối kháng trong xã hội một cách nhẹ nhàng và đó chính là bản lĩnh của người tập võ.
Cực lạc và từ bi nghe như những danh từ phật giáo nhưng lại là tiêu chí của người mạnh khỏe. Cực lạc là niềm vui tối thượng không thể nào diễn tả nổi. khi người ta đạt đến sự Cực lạc thì từ bi sẽ đến như một hậu quả”
Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, võ thuật là những phương pháp đem lại sự trưởng thành cho con người đưa con người đến tầm cao vĩ đại, vĩnh cửu vốn có của mình.
Ngoài những giá trị quý báu của võ thuật vừa nêu trên. Trông kho tang vô giá của võ thuật còn một viên ngọc quý nữa đó chính là Y Võ mà chúng ta it biết đến hoặc bỏ quyên chưa sưu tầm khai thác và sử dụng.
Chính vì lý do này mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn đồng nghiệp “ phương pháp giải huyệt và dùng thuốc của các võ sư thời xưa” do cố lương y Lê Văn Sửu sưu tầm và biên soạn. Lương y Lê Văn Sửu là thày dạy của võ sư Đinh Diệp Hòa.
2. Lý do giới thiệu phương pháp giải huyệt và dùng thuốc.
Ngày nay tai nan chấn thương ngày càng nhiều, nguyên nhân chấn thương rất đa dạng như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghề nghiệp, tai nạn công trường xây dựng, tai nạn do đánh nhau, chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao, trong luyện võ…
Khi tai nạn chấn thương xảy ra nặng như gãy xương, hôn mê, dập nội tạng… thì phải đưa đến các bệnh viện xử lý cấp cứu theo y học hiện đại.
Còn một số chấn thương nhẹ như: bong gân, dãn dây chằng, tụ máu, rách cơ, xưng đau… ta có thể sử dụng kho tang kinh nghiệm điều trị trấn thương rất phong phú trong môn Y Võ.
Trong phần giới thiệu phương pháp giải huyệt và dùng thuốc mong các bạn đồng nghiệp lưu ý nhiều đến phương pháp dùng thuốc điêu trị bởi đây là phương pháp dễ áp dụng nhất cho tất cả moi người. tuy nhiên chúng tôi vẫn xin giới thiệu phương pháp giải huyệt và châm cứu để các bạn đồng nghiệp nào có kiến thức về đông y dùng để tham khảo.
Nhìn chung chữa trị bằng thuốc võ cổ truyền có tác dụng đối với mọi chấn thương, trật đả nhằm thiết lập sự cân bằng âm dương điều hòa cơ thể, phục hồi các chức năng tạng phủ, kinh lạc, gân, xương và hàn gắn các sung chấn như bong gân, trật khớp, bị đâm, chem. Hoặc đánh trúng huyệt đạo.
II. Nội dung của phương pháp
1. Phân loại điểm huyệt
Từ xưa người ta vẫn thường gọi chung là điểm huyệt, thực ra trong môn điểm huyệt có phân biệt cụ thể như sau.
- Điểm huyệt là dùng những ngón binh khí tự nhiên của cơ thể con người có diện tích tiếp xúc nhỏ ( như đầu ngón tay, đầy ngón chân…) đã được luyện tập điểm chính xác vào vị trí của huyệt đạo với một tốc độ và cường độ lực đúng với mức đòi hỏi để bế tắc huyệt đạo đó gây tổn hại cho người điểm trúng huyệt hoặc tạm thời ( đau đớn, tê bại …) hay vĩnh viễn (tật nguyền, mất trí, á khẩu…)
- Đả huyệt là dùng những ngón binh khí tự nhiên của cơ thể con người có diện tích tiếp xúc tương đối lớn ( như bàn tay, cạnh bàn tay, đầu gối, ống chân, gót chân, đầu…)
Đã được luyện tập, đánh trúng, chính xác vào vùng có huyệt đạo với một tốc độ và cường độ đúng với sự đòi hỏi để gây ảnh hưởng đến hoạt động của huyệt đạo đó, gây tổn hại nhất định cho người bị đánh trúng như đau đớn, bất tỉnh, tê nhức.
Trong võ thuật hệ thống huyệt đạo toàn thân có tới 108 huyệt quan trọng ( yếu hại huyết) với 108 yếu hại huyết này có 72 huyệt lúc phạm phải không đưa tới nguy hiểm, 36 huyệt còn lại nguy hiểm có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời gọi là tử huyệt.
Thông thường trong thi đấu võ thuật hiện nay, hầu hết những trường hợp bị đả thương bất tỉnh đều là bị đả huyệt. muốn điểm được huyệt phải được hướng dẫn chân truyền và luyện tập công phu tới nơi tới chốn về kỹ thuật điểm huyệt xin giới thiệu với các bạn trình tự như sau:
Nhận thấy ngày nay, tai nạn chẩn thương ngày càng nhiều. Nguyên nhấn chấn thương rất đa dạng, như. Tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghề nghiệp, tai nạn công trường xây dựng, tai nạn do đánh nhau… Khi tai nạn chấn thương xảy ra. Ngoài việc .phải đưa đến các bệnh viện 'xử lý cấp cứu theo y học hiện đại, chúng ta còn một kho tàng kinh nghiệm điều tri chấn thương rất phong phú trong môn Võ y. Trong sách “trật đả côi khoa”, soạn giả Thượng Trúc đã viết: "Nhìn chung lại, võ y thường đi sâu vào dùng thuốc điều trị, bởi đây lả phương pháp dễ áp dụng nhất cho tất cả mọi người. Trong khi hai phương pháp "đánh vào huyệt hoàn sinh" và dùng " kỹ thuật châm cứu" thì đòi hỏi nhiều chuyên môn hơn, nhiều hiểu biết sâu xa hơn.” Sách bước đâu nghiên cứu nguồn gốc – đặc trưng võ cổ truyền Bình định trong phần về võ 'y" đã viết: Chữa trị bằng thuốc võ cổ truyền có tác dụng đối với mọi chấn thương, trật đả, nhằm thiết lập sự cân bằng âm đương, điều hoà cơ thể. Phục hồi các chức năng tạng phủ, kinh lạc, gân xương và làm hàn gắn các sang chấn như gãy xương, bong gân, trật khớp, bị đâm, chém hoặc đánh trúng huyệt đạo… "
Tôi lương y Lê Văn Sửu có một vài kinh nghiệm dùng bài thuốc võ như trên, nhưng đã thấy rất hay. Nhân đây, tồi chọn một số bài thuốc uống trong, rất dễ dùng, giới thiệu cùng đồng nghiệp và những người yêu thích. Những bài thuốc này được chọn từ sách: "Điểm đả huyệt pháp và giải huyệt liệu pháp' như sau:
III- Phương pháp giải huyệt khi bị điểm huyệt đúng giờ cấm kỵ :
1- Đảm – Giờ Tý (23 – 01giờ).
Khí huyết vận hành ở huyệt Nhân trung, hoặc ở lưng, mắt cá,mặt, dùng bài thuốc:
- Mộc thông: 8 gr. - Sài hồ: 8 gr.
- Trạch lan: 8 gr. - Xuyên khung: 8 gr.
- Cam thảo: 6 gr. - Đỗ trọng: 6 gr.
- Trúc nhự. 6 gr.
Sắc với 400 ml nước,' còn 100 ml. Uống .3 thang.
2 - Can – Giờ Sửu (01 – 03 giờ).
Khí huyết vận hành ở huyệt Thiên đình, hoặc vùng Chấn thuỷ (Cưu vĩ,hông, gan) dùng bài thuốc:
- Đại hoàng: 8 gr. - Cát cánh: 8 gr.
- Nguyên hồ: 8 gr. - Thanh bì: 8 gr.
- Xích thược: 8 gr.
Sắc với 600 ml nước, còn 150 ml nước. Uống 3 thang.
3 - Phế- Giờ Dần (03 – 05 giờ).
Khí huyết vận hành ở huyệt Kiều không, hoặc phía dưới tôn, mắt, phổi. dùng bài thuốc:
- Chỉ xác: 8gr. - Hồng hoa: 8 gr.
- Cát cánh: 8 gr. - Mộc hương: 8 gr.
- Nguyên hồ: 8 gr. - Nhũ hương: 8 gr.
- Ồ dược: 8 gr. - Uất kim: 8 gr.
- Xích thược: 8 gr.
Sắc với 700 ml nước, còn 140 ml nước, uống mỗi ngày một thang, uống liên tục 3 ngày.
4 - Đại trưòng – Giờ Mão (05 – 07 giờ).
Khí huyết vận hành ở huyệt Xuyên Tai, hoặc ở vùng trên rốn, mặt, dạ dày, đại trường, dùng bài thuốc:
- Chỉ xác: 6 gr. . – Hoàng liên: 6 gr.
- Ngưu tất. 6 gr. – Xuyên phác tiêu: 6 gr.
- Bạch thược. 8 gr. – Đại hoàng: 8 gr.
- Đào nhân: 8 gr. – Hồng hoa: 8 gr.
- Quế chi: 8 gr. – Tang ký sinh: 8 gr.
Sắc với 600 ml nước, còn – 240 ml nước. Mỗi ngày uống 2 thang. Uống năm ngày liên tục.
5 - Vị – Giờ Thìn (07 – 09 giờ).
Khí huyết vận hành ở huyệt Thái dương, hoặc phía sườn bên trái, đầu, dạ dày, đại trường, dùng bài thuốc:
- Bạch thược : 8 gr. - Chỉ xác: 8 gr.
- Nguyên hồ: 8 gr. - Thần khúc: 8 gr.
- Trạch lan 8 gr. - Đại hoàng: 6 gr
- Hồng hoa: 6 gr. - Phác tiêu. 6 gr.
Sắc với 600 ml nước, còn 140 ml nước. Mỗi ngày uống 1 thang. Uống liên tục trong 2 ngày.
6- Tỳ – Giờ Tỵ (09 – 11 giờ)
Khí huyết vận hành ở huyệt Thượng thương, hoặc phía sườn bên phải, chân, tim, dùng bài thuốc:
- Chỉ thực: 8 gr. - Mộc hương: 8 gr.
- Nguyên hồ 8 gr. -Thanh bì: 8 gr.
- Trần bì: 8 gr. - Uất kim: 8 gr.
- Xuyên phác tiêu: 8 gr. - Đại hoàng: 6 gr.
- Hồng Hoa: 6 gr. - Thần khúc. 6 gr.
Sắc với 600ml nước, còn 140 ml nước. Mỗi ngày uống 1thang. Uống liên tục 2 ngày.
7 - Tâm – Giờ Ngọ ( 11 – 13 giờ).
khí huyết vận hành ở huyệt Thái uyên, hoặc quanh vùng tim, tiểu trường.
dùng bài thuốc:
- Đương quy: 8 gr. - Hạnh nhân: 8 gr.
- Hồng hoa: 8 gr. - ích mẫu: 8 gr.
- Khuông hoạt: 8 gr. - Tế tân: 8 gr.
- Bạch truất: 6 gr. - Cam thảo: 6 gr.
- Chỉ xác: 6 gr. - Mộc hương: 6 gr.
- Ô dược: 6 gr. - Sinh địa: 6 gr.
-Thanh bì: 6 gr.
Sắc với 800 ml nước, còn 200 ml nước. Mỗi ngày uống 1 thang uống liên tục 3 ngày.
8 - Tiểu trường Giờ Mùi (13- 15 giờ).
Khí huyết vận hành ở huyệt Thất khảm, hoặc ở dọc ngón tay út lên vai.
dùng bài thuốc..
- Hoàng bá: 8 gr. - Bạch mao căn: 8gr.
- Trạch lan: 8 gr. - Đào nhân: 6 gr.
- Khương hoạt: 6 g r. - Kinh giới: 6 gr.
- Mộc thông: 6 gr. - Vân phục linh: 6 gr.
- Sa tiền tử. 6 gr.
- Sắc với 600 ml nước, còn 1 50 ml nước. Mỗi ngày uống 1. thang. Uống 2 ngày liền.
9 - Bàng quang – Giờ Thân (15- 17 giờ).
Khí huyết vận hành ở huyệt Khí hải, hoặc dọc hai bên cột sống lưng theo đường kinh bàng quang đến sau gót chân trong tim, thận, bàng quang.
dùng bài thuốc:
- Chi tử. 10 gr. - Đan bì: 10 gr.
- Hoàng bá: 10 gr. - Liên kiều: 10 gr.
- Mộc thông: 10 gr. - Ngưu tất: 10 gr.
- Quy vĩ. 10 g r. - Tri m ẫ u : 1 0 g r.
- Sa tiền: 10 gr
Sắc với 600 ml nước, còn 200 ml nước. Uống mỗi lần 100 ml, Mỗi ngày uống 3 lẩn. Uống liên tục 3 tháng.
10 - Thận Giờ Dậu (17 – 19 giờ).
Khí huyết vận hành ở huyệt Huyết bài, hoặc vùng dưới vú bên phải, tỳ, thân, bàng quang, dùng bài thuốc:
- Đại hoàng: 10 gr. - Cát cánh: 10 gr.
- Trần bì. 10 gr. - Xích thược : 10 gr.
Sắc với 600 ml nước, còn 100 ml nước. Uống liên tục 2 ngày, mỗi ngày 1 thang.
11 - Tâm bào – Giờ Tuất (19 – 21 giờ).
Khí huyết vận hành ở huyệt Hạ âm, hoặc vùng má bên phải, đầu, thận, bàng quang, dùng bài -thuốc:
- Cam thảo: 8 gr. - Đan bì. 8 gr.
- Hoàng liên: 8 gr. - Quế chi: 8 gr.
- Sài hồ: 8 gr. - Xuyên khung: 8 gr.
Sắc với 600 ml nước, còn 150 ml nước. Uống mỗi ngày 1 thang Uống liên tục 2 ngày.
12 – Tam tiêu - Giờ Hợi (21 – 23 giờ).
Khí huyết vận hành ở huyệt Dũng tuyền, hoặc ở não mặt bên phải, gót chân, mắt cá, thận, bàng quan, dùng bài thuốc:
- Chỉ xác: 8 gr. - Đào nhân: 8 gr.
- Long đảm thảo: 8 gr - Hoàng cầm: 8 gr.
- Hoàng liên: 8 gr. - Mộc thông.. 8 gr.
- Trạch lan: 8 gr. - Trí mẫu: 8 gr.
Sắc với 600 ml nước, còn 150 ml nước. Uống mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 3 ngày.
IV. Phương pháp giải huyệt khi các huyệt đạo ở bộ phận tay và chân bị đả thường, dùng bài thuốc:
- đương quy: 5 đồng cân. - Hà thủ ô: 5 đồng cân.
- Xuyên ngũ gia bì: 3 đồng cân. - Cốt toái bổ. 3 đồng cân.
- Hoàng cầm: 2 đồng cân. - Sinh địa: 5 đồng cân.
- xuyên tục đoạn: 3 đồng cân. - Liên kiều: 2 đồng cân.
- Nhũ hương: 2 đồng cân. - Một dược: 2 đồng cân. :
Sắc với 3 bát nước, còn 1 bát, uống lúc còn ấm.
V. Phướng pháp giải huyệt khi các huyệt đạo ở bộ phận ngực, bụng, lưng bị đả thương, dùng bài thuốc:
-Xuyên uất kim: 3 đồng cân. - Đào nhân: 2 đồng cân.
-Hương phụ : 3 đồng cân. - Khuông bì. 4 đồng cân.
-Hạnh nhân: 2 đồng cân. - Điền thất: 2 đồng cân.
-Cát cánh: 2 đồng cân. - Xuyên hậu phác: 2 đồng cân.
Đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát nước. Uổng lúc thuốc còn ấm.
VI. Phương pháp giải huyệt khi các huyệt đạo ở bộ phận đầu mặt bị đả thương, dùng bài thuốc:
- Tô tử: 3 đồng cân. - Tô mộc: 1 đồng cân.
- Hồng hoa: 1 đồng cân. - Đào nhân: 3 đồng cân.
- Mạch môn : 3 đồng cân. - Quất hồng: 3 đồng cân.
- Xích thược : 2 đồng cân. - Đương quy: 2 đồng cân.
- Trúc nhự. 2 đồng cân.
Nước nhất: Đổ vào thuốc 3 bát nước, sắc còn 1 bát Nước nhì. Đổ vào thuốc 2 bát nước, sắc còn 8 phần. Uống khi thuốc còn ấm.
Biên soạn
võ sư Đinh Diệp Hòa.
------------- mhth
|