Tết 2012 ; Tết Nhâm Thìn
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Chuyện Linh Tinh
Forum Discription: Nói chuyện linh tinh về đủ mọi điều ...
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=7515
Ngày in: 23/Jul/2025 lúc 8:24pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Tết 2012 ; Tết Nhâm Thìn
Người gởi: mykieu
Chủ đề: Tết 2012 ; Tết Nhâm Thìn
Ngày gởi: 29/Dec/2011 lúc 8:33am
Rồng phun hoa tại đường hoa Nguyễn Huệ
tết Nhâm Thìn http://us.lrd.yahoo.com/_ylt=AsFlVbaaa5KByNphl.8DA9zKV8d_;_ylu=X3oDMTFiN2pzZDVyBG1pdANBcnRpY2xlIEhlYWQEcG9zAzEEc2VjA01lZGlhQXJ0aWNsZUhlYWQ-;_ylg=X3oDMTMzdDFlbW52BGludGwDdm4EbGFuZwN2aS12bgRwc3RhaWQDMGM3Y2M3ZmMtN2NhNS0zYWRmLWE3MmYtZjYzNWY2NGZhYmNhBHBzdGNhdANnaeG6oml0csONBHB0A3N0b3J5cGFnZQR0ZXN0Aw--;_ylv=0/SIG=11gbbvfef/EXP=1326373980/**http%3A//www.thanhnien.com.vn/"> Thanh Niên – 29-12-2011
(TNO)
Thiết kế chi tiết của đường hoa Nguyễn Huệ tết Nhâm Thìn 2012 đã được
“bật mí” vào chiều nay (28.12). Trong đó, điểm nhấn trên đường hoa là
hình ảnh rồng phun hoa được tết bằng lục bình.
> http://us.lrd.yahoo.com/_ylt=AiJ.llwl1yDjg7yitiITJ0fKV8d_;_ylu=X3oDMTFqaWd2Ymg3BG1pdANBcnRpY2xlIEJvZHkEcG9zAzIEc2VjA01lZGlhQXJ0aWNsZUJvZHlBc3NlbWJseQ--;_ylg=X3oDMTMzdDFlbW52BGludGwDdm4EbGFuZwN2aS12bgRwc3RhaWQDMGM3Y2M3ZmMtN2NhNS0zYWRmLWE3MmYtZjYzNWY2NGZhYmNhBHBzdGNhdANnaeG6oml0csONBHB0A3N0b3J5cGFnZQR0ZXN0Aw--;_ylv=0/SIG=143rnmh49/EXP=1326373980/**http%3A//vn.news.yahoo.com/n%25E1%25BB%2597i-bu%25E1%25BB%2593n-l%25E1%25BB%2585-h%25E1%25BB%2599i-004300371.html - Nỗi buồn lễ hội
Đường
hoa Nguyễn Huệ tết Nhâm Thìn 2012 với chủ đề “Việt Nam - quê hương tôi”
sẽ khai mạc vào lúc 19 giờ ngày 20.1.2012 (tức 27 tháng chạp âm lịch).
Đường hoa kéo dài đến 22 giờ ngày 26.1.2012 (tức mùng 4 tết).
 Linh vật rồng phun hoa chào xuân tại đầu đường hoa Nguyễn Huệ
Ông
Trần Hùng Việt, Tổng giám đốc Công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist),
Trưởng ban tổ chức lễ hội tết 2012, cho biết: “Với chủ đề “Việt Nam -
quê hương tôi”, đường hoa Nguyễn Huệ 2012 chuyển tải nét đẹp của làng
quê ba miền và vùng biển đảo VN thanh bình, tươi vui. Qua đó, khơi gợi
lòng yêu quê hương và ý chí giữ gìn đất nước toàn vẹn lãnh thổ”.
Trong
đó, tuyến đường được thể hiện các phân đoạn gồm: Vườn mai Bác Hồ,
Truyền thuyết hóa rồng, Đất nước trọn niềm vui, Vươn đến tương lai.
Bánh chưng hoa
Với cách phân đoạn đó, công viên tượng đài Bác sẽ được sắp đặt rất nhiều chậu mai vàng - loài hoa đặc trưng của tết.
Bước
vào đầu đường hoa là đại cảnh Rồng chào xuân uốn lượn trên nền mây.
Linh vật của năm Nhâm Thìn được làm bằng thân dây lục bình, còn nền mây
được đan từ nan tre.
Để thêm sinh động và độc đáo, rồng tại đường
hoa Nguyễn Huệ sẽ phun hoa như trao tặng cho du khách sắc xuân tươi vui
và may mắn trong năm mới.
Bánh tét hoa
Nón quai thao hoa tại phân đoạn đường Đất nước trọn niềm vui
Trong
phân đoạn Đất nước trọn niềm vui, nhiều đại cảnh, tiểu cảnh được thiết
kế mang phong vị ba miền như: bánh chưng hoa, bánh tét hoa, nón quai
thao hoa, nón lá hoa, hoa quạt nan, chuồn chuồn và bướm hoa và đồng lúa
thanh bình với cơm lam, giàn bầu, mướp, ao sen,…
Ngọc trai hoa thể hiện sự trù phú của biển đảo quê hương
Bên
cạnh đó, một không gian biển đảo quê hương cũng được tái hiện với bãi
cát trắng, hàng dừa, thuyền thúng, dàn phơi lưới cá. Tất cả đều được tạo
nên từ nhiều loại hoa rực rỡ.
Cuối đường hoa là đại cảnh Rồng
chúc phúc được phối hợp bởi gần 500 chậu hoa cúc mâm xôi và hoa đồng
tiền. Đan xen vào sắc hoa là hơn 500 lồng đèn lớn nhỏ tạo nên ánh sáng
ấm áp.
Ngoài ra, cũng như mọi năm, một Hồ nhân ái được xây dựng
giữa đường hoa là nơi khách du xuân có thể quyên góp từ thiện, tạo phúc
lành cho năm mới. ------------------
Các hoạt động lễ hội đón năm mới của TP.HCM
1.
Đường phố tỏa sáng đón năm mới: trang trí ánh sáng đèn bốn tuyến đường
Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Duẩn (26.12.2011 - 3.2.2012).
2. Giao thừa tết dương lịch: Ca nhạc tại đường Nguyễn Huệ (từ 21 giờ đến 24 giờ ngày 31.12.2011).
Bắn
pháo hoa tại hầm Thủ Thiêm (đầu hầm phía Q.2) và Công viên văn hóa Đầm
Sen (Q.11) trong vòng 15 phút, bắt đầu từ 0 giờ ngày 1.1.2012. Người dân ngây ngất chiêm ngưỡng đường phố lung linh ánh sáng đón chào năm mới - Ảnh: Khả Hòa
3. Ngày hội bánh Tét: thi nấu bánh tét tại các quận, huyện và trao tặng 10.000 bánh tét từ thiện (16.1 - 20.1.2012).
4.
Đường hoa Nguyễn Huệ: chủ đề “Việt Nam - quê hương tôi”, khai mạc lúc
19 giờ, ngày 20.1.2012, bế mạc lúc 22 giờ, ngày 26.1.2012 (tức từ 27
tháng chạp âm lịch đến mùng 4 tết Nhâm Thìn).
5. Giao thừa tết Nguyên đán: Ca nhạc tại đường Nguyễn Huệ, từ 21 giờ đến 24 giờ ngày 22.1.2012.
- Bắn pháo hoa tại hầm Thủ Thiêm (đầu hầm phía Q.2), Công viên văn hóa Đầm Sen (Q.11) và một số quận, huyện.
6. Biểu diễn ngoài trời tại các khách sạn thuộc Saigontourist (20.1 - 26.1.2012).
Nguyên Mi (Ảnh: BTC cung cấp)
http://vn.news.yahoo.com/duy%C3%AAn-d%C3%A1ng-vi%E1%BB%87t-nam-25-v%C3%A0o-ch%E1%BA%B7ng-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-052133646.html
------------- mk
|
Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Dec/2011 lúc 8:38am
Đường hoa Nguyễn Huệ 2012 có hình ảnh
ba miền và biển đảo Việt Nam
http://us.lrd.yahoo.com/SIG=117b5gt6k/EXP=1326375358/**http%3A//www.sgtt.vn/"> SGTT – Thứ tư, ngày 28 tháng mười hai năm 2011
SGTT.VN
- Sáng 28.12, ông Trần Hùng Việt, tổng giám đốc tổng công ty du lịch
Sài Gòn (Saigontourist), trưởng ban tổ chức Lễ hội Tết 2012, đã kiểm tra
tiến độ các hạng mục trang trí đường hoa Nguyễn Huệ 2012. Tiểu cảnh rồng phun hoa, đường Nguyễn Huệ | Lễ
hội Tết tại trung tâm thành phố sẽ diễn ra sáu chương trình chính.
Trong đó, với đường hoa Nguyễn Huệ, ông Việt cho biết với chủ đề “Việt
Nam - Quê hương tôi” đường hoa 2012 chuyển tải nét đẹp của làng quê ba
miền và vùng biển đảo Việt Nam thanh bình, tươi vui qua đó khơi dậy lòng
yêu quê hương đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước toàn vẹn lãnh
thổ. Các phân đoạn trang trí trong đường hoa chuyển tải chủ đề
gồm: Vườn mai Bác Hồ, Truyền thuyết hóa rồng, Đất nước trọn niềm vui,
Vươn đến tương lai. Với cách phân đoạn đó, công viên tượng đài Bác sẽ
được sắp đặt nhiều chậu mai vàng. Bước vào đầu Đường hoa là đại cảnh
Rồng chào Xuân uốn lượn trên nền mây. Trong phân đoạn Đất nước trọn niềm
vui, nhiều đại cảnh, tiểu cảnh được thiết kế sáng tạo để thể hiện nét
đẹp ba miền, như: bánh chưng hoa, bánh tét hoa, nón quai thao hoa, nón
lá hoa, đồng lúa thanh bình với đồi cơm lam, ao sen, khuôn viên cao
nguyên với các loài hoa lan. Cuối đường hoa là đại cảnh Rồng chúc phúc
được phối hợp bởi gần 500 chậu hoa cúc mâm xôi và hoa đồng tiền cùng hơn
500 lồng đèn lớn nhỏ. “Đặc biệt, hình ảnh biển đảo được thể hiện sinh
động và hài hòa tại đường hoa qua các tiểu cảnh bãi cát trắng, hàng dừa
với thuyền thúng, dàn phơi lưới cá đều được hoa hóa, cùng với các đồi ốc
hoa, ngọc trai hoa, sò hoa…”, ông Việt cho biết. Về tiến độ thực
hiện các chương trình Lễ hội Tết 2012, ông Việt cho biết bốn tuyến
đường đèn đã hoàn thành và đưa vào phục vụ tết dương lịch từ 26.12. Ban
tổ chức còn phổ biến cập nhật thông tin về Lễ hội Tết 2012 tại website
duonghoanguyenhue.com để người dân TP và du khách trong, ngoài nước theo
dõi.
Sau tết dương lịch, Đường hoa Nguyễn Huệ sẽ được thi công trong
vòng 10 ngày (từ 10.1 đến 20.1.2012), đưa vào phục vụ từ 20.1 đến
26.1.2012, tháo dỡ trả lại hiện trạng đường Nguyễn Huệ trong vòng 8 giờ
đồng hồ (từ 22g ngày 26.1 đến 6g ngày 27.1.2012)… T.Dũng
http://vn.news.yahoo.com/%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-hoa-nguy%E1%BB%85n-hu%E1%BB%87-2012-c%C3%B3-h%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-221800412.html;_ylt=Akz4oR5gIapiNRs37gexgZjKV8d_;_ylu=X3oDMTQzMThncm1hBG1pdANBcnRpY2xlIFJlbGF0ZWQEcGtnA2M3YWU0MmExLWJkYzctMzc2My04NGJhLTMxNzU1MjY2MWY5ZQRwb3MDMgRzZWMDTWVkaWFBcnRpY2xlUmVsYXRlZAR2ZXIDZTQ0ZTYxMTAtMzE0Mi0xMWUxLWJjZjktOTUxZWFkYjljZWMw;_ylg=X3oDMTMzdDFlbW52BGludGwDdm4EbGFuZwN2aS12bgRwc3RhaWQDMGM3Y2M3ZmMtN2NhNS0zYWRmLWE3MmYtZjYzNWY2NGZhYmNhBHBzdGNhdANnaeG6oml0csONBHB0A3N0b3J5cGFnZQR0ZXN0Aw--;_ylv=3
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Dec/2011 lúc 9:10am
Phố hoa Hà Nội 2011:
căng mắt trông hoa http://us.lrd.yahoo.com/_ylt=ApFSeCN42TVafVlWQwgGvVKwV8d_;_ylu=X3oDMTFiN2pzZDVyBG1pdANBcnRpY2xlIEhlYWQEcG9zAzEEc2VjA01lZGlhQXJ0aWNsZUhlYWQ-;_ylg=X3oDMTMxY3RzZjc4BGludGwDdm4EbGFuZwN2aS12bgRwc3RhaWQDYmZmYjQzZTItYTJhMi0zYjMyLTk1NWMtY2JmMGU0ODQ0ZWI0BHBzdGNhdANkdWzhu4pjaARwdANzdG9yeXBhZ2UEdGVzdAM-;_ylv=0/SIG=116qnsplg/EXP=1326377084/**http%3A//tuoitre.vn/"> Tuổi Trẻ –29-12-2011
TTO - Một ngày trước lễ khai mạc, phố hoa Hà Nội không đông như mọi
năm. Rải rác, những tiểu cảnh và đại cảnh lớn đã được hoàn thành thu hút
người đến chụp ảnh. Nhưng hoa thật sự khá lạc lõng giữa một vỉa hè vốn
đã có nhiều cây xanh và bồn hoa trang trí. Khá nhiều không gian
đã bị bỏ sau quyết định di dời của TP Hà Nội là bức tranh Khuê Văn Các
bằng hoa lớn nhất, nhà rường và nhã nhạc cung đình Huế…
 Một cô gái “sờ thử” vẩy rồng - Ảnh: Hà Hương
Dù
thật sự lo lắng không gian phố hoa sẽ bị phá vỡ khi chuyển lên vỉa hè,
nhưng các nghệ nhân đã làm ngày làm đêm để hoàn thành tác phẩm của mình.
Hai người phụ nữ Hà Nội, cũng là hai nghệ nhân hoa, chị Sáo và chị
Hiền, đi thửa từng bụi hoa cổ Hà Nội về trang trí cho bối cảnh tứ bình
áo dài của mình. Từ cành tre, cành trúc, cúc vạn thọ đến gốc
đào, hai nghệ nhân đều tỉ mỉ tìm mua với giá gấp cả chục lần hoa thường.
Tất cả đều mong muốn tái hiện một bức tranh tứ bình đúng chất Hàng
Trống, đúng hoa và cảnh của Hà Nội xưa.  Cô dâu chú rể vạch hàng rào vào chụp ảnh - Ảnh: Hà Hương Vẫn
còn một ngày để hoàn thành mọi công đoạn, nhưng từ nghệ nhân đến nhân
viên bảo vệ đã phải căng mắt để trông sản phẩm của mình. Nhóm nghệ nhân
Trần Văn Làm vừa làm vừa trả lời thắc mắc vừa phải ngăn những người hiếu
kỳ “sờ thử xem vẩy rồng là quả gì mà lạ thế”. Dưới các tiểu cảnh hoa,
đặc biệt là hoa lan, thi thoảng có người dùng móng tay bấm thử “xem có
phải hoa giả không”. Nhiều nhóm thanh niên hay các đôi chụp ảnh
cưới năn nỉ được vượt qua hàng rào để vào chụp. Không năn nỉ được thì
đứng đợi bảo vệ quay mặt đi là cả cô dâu chú rể, thợ ảnh chui vào. Một
thành viên ban tổ chức cho biết: “Có người còn nhảy hẳn lên chiếc cầu
tre trong tiểu cảnh quan họ để chụp ảnh. Thoắt cái là vạch hàng rào chui
vào xem hoa. Sau ngày khai mạc, người đông, chỗ ngắm hoa thì khó, chẳng
biết phố hoa năm nay sẽ ra sao!”. HÀ HƯƠNG
http://vn.news.yahoo.com/ph%E1%BB%91-hoa-h%C3%A0-n%E1%BB%99i-2011-c%C4%83ng-m%E1%BA%AFt-tr%C3%B4ng-111400068.html;_ylt=AlCYbqqIaUzYy31aXrPpDzHKV8d_;_ylu=X3oDMTRyY2RkMDFjBG1pdANNaXhlZCBMaXN0IEVudGVydGFpbm1lbnQgQXJ0aWNsZSBMYXlvdXQEcGtnA2JmZmI0M2UyLWEyYTItM2IzMi05NTVjLWNiZjBlNDg0NGViNARwb3MDMgRzZWMDTWVkaWFCTGlzdE1peGVkTFBDQQR2ZXIDNTlmZTZiZDAtMzIxYS0xMWUxLWJkYWYtMTgzZGEwNDk5YWIz;_ylg=X3oDMTMzdDFlbW52BGludGwDdm4EbGFuZwN2aS12bgRwc3RhaWQDMGM3Y2M3ZmMtN2NhNS0zYWRmLWE3MmYtZjYzNWY2NGZhYmNhBHBzdGNhdANnaeG6oml0csONBHB0A3N0b3J5cGFnZQR0ZXN0Aw--;_ylv=3
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Dec/2011 lúc 8:31pm
THÂN KÍNH CHÚC QUÝ ĐỒNG HƯƠNG VÀ THÂN HỮU NĂM MỚI 2012 SỨC KHỎE - BÌNH AN - THÀNH ĐẠT  http://cafef1.com/wp-content/uploads/2011/12/CafeF1.com-ubo-anh-happy-new-year-2012-day-quyen-ru-cho-may-tinh-02.jpg">
MỸ-KIỀU
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Dec/2011 lúc 9:34pm
QUÀ ĐẦU NĂM 2012 MK
*** ******
34 câu nói của người 90 tuổi đã trải đời
1. Life isn't fair, but it's still good. (Cuộc đời nhiều bất công nhưng vẫn còn tốt chán.) 2. When in doubt, just take the next small step. (Khi nghi ngại, hãy từ từ mà tiến.) 3. Life is too short. Don't waste time hating anyone.
(Cuộc đời quá ngắn ngủi. Đừng phí thỉ giờ ghét bỏ ai làm gì.)
4. Only friends and family will be present in sickness. Stay in touch. |
(Đau ốm, chỉ có gia đình và bạn bè bên cạnh. Nhớ gần gũi.) 5. Pay off your credit cards every month. (Hãy trả hết nợ thẻ tín dụng mỗi tháng.) 6. You don't need to win every argument. Agree to disagree. (Khi tranh luận, hơn thua không đáng kể. Nên chấp nhận bất đồng.) 7. Crying is good, but it's more healing crying with friends. (Khóc cũng tốt, nhất là khi khóc với bạn bè.) 8. Release your children when they become adults, its their life
now. (Buông tay với con cái trưởng thành. Chúng có cuộc sống riêng.) 9. Save for retirement starting with your first pay cheque. (Để dành cho tuổi về hưu ngay với số tiền lương đầu tiên.) 10. When it comes to chocolate, resistance is futile. (Để ý sự cám dỗ) 11. Make peace with your past so it won't screw up the present. (Hãy làm lành với quá khứ để hiện tại được yên ổn.) 12. It's OK to let your children see
you cry. (Con cháu thấy mình khóc đâu có sao/) 13. Don't compare your life to others. They have different journeys. (Đừng đem đời mình so với ai đó; đời mỗi người mỗi khác) 14. Never be in a secret relationship.
(Đừng bao giờ dính vào một mối quan hệ bí mật) 15. Everything can change in the blink of an eye. (Mọi chuyện ở đời có thể thay đổi trong chớp mắt) 16. Take a deep breath. It calms the mind. (Hít thở sâu giúp tinh thần ổn định) 17. Get rid of anything that is neither useful, beautiful, nor joyful. (Hãy gạt bỏ những gì vô ích, xấu xa, buồn bã) 18. What doesn't kill you really makes you stronger. (Điều gì không giết ta
được sẽ giúp ta mạnh hơn) 19. It's never too late to have a happy childhood.
(Sống lại như trẻ con lần nữa cũng không phải là trễ quá)
20. For whatever you love in life, don't take no for an answer. (Những gì yêu quí trên đời, ta đều phải ráng đạt cho được) 21. Today is special. Enjoy it. (Ngày hôm nay là ngày đặc biệt. Phải tận hưởng nó) 22. Your belief of your being right doesn't count. Keep an open mind. (Cứ tin mình luôn luôn đúng là bậy. Phải có đầu óc cỏ̉i mỏ̉) 23. No one is in charge of your happiness but you. (Hạnh phúc của mỗi người là mối lo riêng của
người đó) 24. Forgive everyone everything. (Hãy tha thứ tất cả cho mọi người) 25. What other people think of you is none of your business. (Đừng bận tâm về nhận xét của ai đó đối với mình) 26. Time heals almost everything. Give time time. (Thời gian hàn gắn gần như mọi sự. Xin cho thời gian có thì giờ) 27. However good or bad a situation is, it will change. (Tình thế dù tốt hay xấu, rồi cũng thay đổi) 28. Don't take yourself so seriously. No one else
does. (Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Ai cũng vậy thôi) 29. Believe in miracles. (Hãy tin vào phép lạ) 30. Your children get only one childhood. (Con cái chúng ta chỉ có một thời trẻ trung) 31. Envy is a waste of time.
(Đừng ganh tị. Mất thì giờ vô ích)
32. It's OK to yield. ( Làm được bao nhiêu cũng tốt) 33. Life is a gift." (Cuộc sống là một món quà) 34. Friends are the family that we choose.
(Bạn bè là gia đình chính chúng ta đã chọn)
From Regina Brett, 90 years old.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Jan/2012 lúc 9:00am
Happy New Year NHAM THIN - 2012
Life Handbook for 2012
Cẩm nang Sống năm 2012
Health - Sức khỏe:
1. Drink plenty of water.
Uống nhiều nước.
2. Eat breakfast like a king, lunch like a prince and dinner like a beggar. -
Ăn sáng như vua, ăn trưa như ông hoàng và ăn tối như kẻ ăn xin.
3. Eat more foods that grow on trees and plants and eat less food that s manufactured in plants. -
Ăn nhiều thức ăn mọc trên cây và ăn ít thức ăn được chế tạo trong nhà máy.
4. Live with the 3 E's -- Energy, Enthusiasm and Empathy. -
Sống với 3 N – Năng lực, Nhiệt thành và Nhân ái
5. Make time to pray.. Tìm ra thì giờ mà cầu nguyện.
6. Play more games. Chơi trò chơi nhiều hơn.
7. Read more books than you did in lát year. -
Đọc nhiều sách hơn năm
cũ.
8. Sit in silence for at least 10 minutes each day. -
Ngồi yên lặng ít nhất 10 phút mỗi ngày.
9. Sleep for 7 hours. Ngủ 7 giờ.
10. Take a 10-30 minutes walk daily. And while you walk, smile. -
Đi bộ từ 10-30 phút mỗi ngày. Và mỉm cười trong khi bước đi.
Personality - Nhân cách:
11. Don't compare your life to others'. You have no idea what their journey is all about. -
Đừng so sánh cuộc đời của bạn với cuộc đời của những người khác. Bạn không biết cuộc hành trình của họ như thế nào đâu.
12. Don't have negative thoughts or things you cannot control. Instead invest your energy in the positive present moment. -
Đừng
có những tư tưởng tiêu cực hoặc có những thứ mà bạn không thể làm chủ.
Thay vào đó, hãy đầu tư năng lực của bạn vào khoảnh khắc hiện tại tích
cực.
13. Don't over do. Keep your limits. - Đừng làm quá mức. Giữ giới hạn của bạn.
14. Don't take yourself so seriously. No one else does. -
Đừng quá coi trọng bản thân bạn. Không ai để ý bạn đâu.
15. Don't waste your precious energy on gossip. -
Đừng phí năng lực quý báu vào chuyện ngồi lê đôi mách.
16. Dream more while you are awake. - Hãy mơ nhiều hơn khi bạn còn đang thức.
17. Envy is a waste of time. You already have all you need.. -
Ghen tỵ là phí thì giờ. Bạn đã có tất cả những gì bạn cần rồi.
18.
Forget issues of the past. Don't remind your partner with His/her
mistakes of the past. That will ruin your present happiness. -
Hãy
quên đi những chuyện quá khứ. Đừng nhắc cho vợ/chồng của bạn nhớ lại
những lỗi lầm của họ trong quá khứ. Việc này sẽ làm hỏng hạnh phúc hiện
tại của bạn.
19.. Life is too short to waste time hating anyone. Don't hate others. -
Cuộc sống quá ngắn để mà phí thì giờ vào việc ghét người nào. Đừng ghét những
người khác.
20. Make peace with your past so it won't spoil the present. -
Hãy làm hòa với quá khứ của bạn để nó không làm hỏng hiện tại.
21. No one is in charge of your happiness except you. -
Không ai lãnh trách nhiệm về hạnh phúc của bạn ngoài bạn.
22.
Realize that life is a school and you are here to learn. - Problems are
simply part of the curriculum that appear and fade away like algebra
cl*** but the lessons you learn will last a lifetime. -
Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của
học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...
23. Smile and laugh more. - Mỉm cười và cười nhiều hơn.
24. You don't have to win every argument. Agree to disagree. -
Bạn không buộc phải thắng mọi cuộc tranh luận đâu. Hãy đồng ý với việc không đồng ý.
Society - Xã hội:
25. Call your family often. - Hãy thăm viếng gia đình bạn thường xuyên.
26. Each day give something good to others. - Mỗi ngày, hãy mang lại điều gì tốt cho người khác..
27. Forgive everyone for everything. - Hãy tha thứ cho mọi người về mọi sự.
28. Spend time with people over the age of 70 & under the age of 6. -
Hãy dành thì giờ cho những người ngoài 70 và dưới 6 tuổi.
29. Try to make at least three people smile each day. -
Hãy cố gắng làm cho ít ra ba người mỉm cười mỗi ngày.
30. What other people think of you is none of your business. -
Không cần biết những điều người khác nghĩ về bạn.
31. Your job won't take care of you when you are sick. Your friends will. Stay in touch. -
Việc làm của bạn sẽ không săn sóc bạn khi bạn đau ốm đâu. Bạn bè mới làm việc ấy. Hãy liên lạc với nhau luôn.
Life - Đời sống:
32. Do the right thing! - Hãy làm chuyện đúng!
33. Get rid of anything that isn't useful, beautiful or joyful. -
Loại bỏ bất cứ thứ gì không ích lợi, không đẹp hoặc không vui.
34. GOD heals everything... - THIÊN CHÚA chữa lành mọi sự…
35. However good or bad a situation is, it will change. -
Cho dù một hoàn cảnh tốt hay xấu, nó sẽ thay đổi.
36. No matter how you feel, get up, dress up and show up. -
Mặc cho bạn có cảm thấy thế nào, hãy ra khỏi giường, chưng diện lên và khoe thiên hạ.
37. The best is yet to come. - Điều tốt nhất sẽ đến.
38. When you awake alive in the morning, thank GOD for it. -
Mỗi sáng thức dậy mà còn sống, hãy cám ơn THIÊN CHÚA về điều ấy.
39. Your Inner most is always happy. So, be happy. -
Thâm tâm bạn luôn luôn hạnh phúc. Thế thì, hãy sống hạnh phúc đi.
Last but not the least / Điều cuối cùng nhưng không phải là nhỏ nhất:
40. *Please Forward this to everyone you care about.* -
Xin vui lòng chuyển cẩm nang này đến tất cả những người mà bạn quan tâm*
"Anyone who has never made any mistake has never tried anything new". Albert Einstein.
__._,_.___ (ST)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Jan/2012 lúc 7:58am
Thứ sáu, 20/1/2012, 11:22 GMT+7
Đường phố Sài Gòn lung linh đón Tết
Chào đón Tết Nhâm Thìn 2012, với chủ đề "Phố tỏa sáng",
những tuyến đường tại trung tâm Sài Gòn lộng lẫy với sắc hoa đào, hoa
mai, hình ảnh rồng thiêng... > http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/01/khai-hoi-hoa-xuan-lon-nhat-tp-hcm/ - Khai hội hoa xuân lớn nhất TP HCM
 |
Suốt tuyến phố Lê Lợi (quận 1), hình ảnh con rồng của năm Nhâm Thìn tỏa sáng rực rỡ. |
 |
Đường Đồng Khởi (quận 1) được trang trí bằng hoa đào... |
 |
...và hoa mai. |
 |
Một góc của đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1) cũng lung linh sắc màu. |
 |
Đài phun nước trên trục đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi. |
 |
Tại đường Lê Duẩn (quận 1), một quả cầu lớn hình trái
đất, xung quanh là hình ảnh trẻ em cùng vui chơi gây ấn tượng mạnh với
người dân. |
 |
Chợ Bến Thành cũng được trang trí ánh đèn đón Tết Nhâm Thìn 2012. |
 |
Trên các con đường lớn của TP HCM được trang trí rất đẹp. |
 |
Những tòa nhà lớn của thành phố cũng được trang trí
bắt mắt nhằm thu hút người dân tham quan. Trong ảnh là hình ảnh con rồng
được trang trí tại một tòa nhà nằm trên đường Đồng Khởi. |
 |
Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm mới, người dân đã nô nức kéo về trung tâm thành phố để vui chơi và đón xuân. |
Tá Lâm http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/01/duong-pho-sai-gon-lung-linh-don-tet/
______________________________________________________________
______________________________________________________________
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/ -
Thứ bảy, 21/1/2012, 14:28 GMT+7
Chen lấn trên đường hoa Nguyễn Huệ
Tối 20/1, đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM) được
khai mạc. Hàng nghìn người đã chen lấn nhau để được ngắm những loài hoa
đẹp. > http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/01/khai-hoi-hoa-xuan-lon-nhat-tp-hcm/ - Khai hội hoa xuân lớn nhất TP HCM / http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/01/can-canh-bieu-tuong-duong-hoa-nguyen-hue-tet-nham-thin/ - Biểu tượng đường hoa Nguyễn Huệ tết Nhâm Thìn
 |
Cảnh chen lấn xảy ra ngay khi ban tổ chức vừa cắt băng khai mạc. Hàng nghìn người đã ùa vào như "nước vỡ bờ". |
 |
Những ông bố, bà mẹ phải "cõng" con lên vai để đứa trẻ
được chiêm ngưỡng cảnh sắc từ các loài hoa được trưng bày ở đường hoa
Nguyễn Huệ. |
 |
Cảnh chen lấn khiến lực lượng bảo vệ phải tập trung,
dàn hàng ngang để phân làn theo hai chiều cho người dân được thuận tiện
qua lại. |
 |
Và những người dân đã không phải thất vọng khi được
chứng kiến nhiều loài hoa đẹp. Đi đến đâu họ cũng sẵn sàng những chiếc
máy ảnh để chụp lại. |
 |
Đi ngắm hoa còn có những bà mẹ và các em bé. |
 |
Còn giới trẻ được dịp tốt để lưu lại những hình ảnh của mình trước những loài hoa đẹp. |
 |
Và tạo dáng để chụp ảnh. |
 |
Hình ảnh con rồng xuất hiện suốt phố hoa. |
 |
Hoa được trưng bày trên đầu chim lạc. |
 |
Hoa xương rồng được nhiều bạn trẻ yêu thích chụp ảnh. |
 |
Không chỉ có hoa, ngọc trai cũng được trưng bày tại đây. |
Tá Lâm
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/01/chen-lan-tren-duong-hoa-nguyen-hue/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Jan/2012 lúc 8:05am
6 thực phẩm vàng ngày Tết
EVA.VN | EVA – 23-1-2012
Gạt
bỏ nỗi lo từ các vấn đề về tiêu hóa do chế độ ăn uống trong ngày Tết bị
đảo lộn, 6 thực phẩm này sẽ đảm bảo để bạn không những khỏe, đẹp mà còn
ngăn ngừa việc tăng cân. Sữa chua
Chứa hàm lượng canxi lớn và nhiều chất dinh dưỡng như protein và
kali, cung cấp nguồn vitamin D và lượng calo cần thiết mà không gây béo.
Sữa chua sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa vốn phải làm việc quá tải
trong ngày Tết. Nếu không thích yogurt, thì váng sữa cũng là món ăn
nhiều năng lượng, với 83 calo/ hộp.
Súp lơ xanh
Vitamin C không chỉ có thể tìm thấy nhiều ở các loại hoa quả có vị
chua, thực tế, bông cải xanh mang đến nguồn vitamin C rất dồi dào.
Bên cạnh đó, chúng cũng rất giàu vitamin A, K và nhiều chất xơ, đó là
những thành phần giúp tăng cường sức khỏe cơ thể và duy trì cân nặng
hợp lý trong những ngày Tết.
Cà chua
Kích thích sản xuất thêm nhiều acid trong dạ dày giúp hệ thống tiêu
hóa được bảo vệ tốt. Nước ép cà chua chứa nhiều thành phần vitamin C
giúp trung hòa các chất béo, và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Uống nước ép loại quả này cũng là một cách để bạn sở hữu làn da mịn
màng nhờ khả năng ức chế hoạt động của các hắc tố melanin, ngăn ngừa quá
trình lão hóa da.
Nên chọn lựa kỹ lưỡng thực phẩm ăn ngày Tết. (ảnh minh họa)
Quả kiwi
Là một trong những loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất với hàm
lượng chất chống oxy hóa cao, nhiều kali, chất xơ, các gốc vitamin A và E
- một nguồn dinh dưỡng dường như không thể tìm thấy ở loại hoa quả nào
khác.
Chỉ một quả kiwi là có thể cung cấp hàm lượng vitamin C cần thiết mỗi
ngày, và nước ép kiwi có khả năng giải quyết mọi vấn đề về tiêu hóa.
Trứng
Không chỉ giàu đạm, nhiều dinh dưỡng, mà đây còn là thực phẩm rất linh hoạt trong chế biến.
Nếu ăn sáng với trứng, thì trong ngày bạn nên ăn thực phẩm ít calo
hơn. Trong trứng chứa 12 loại vitamin và khoáng chất, trong đó có colin -
một hoạt chất rất có lợi cho não và giúp tăng cường trí nhớ.
Chanh
Nước chanh tươi là món đồ uống bổ dưỡng trong dịp Tết với khả năng giải khát, thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa.
Thành phần vitamin C, phốt pho, sắt và vitamin B trong chanh giúp
ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch do ăn uống vô độ và giải rượu cực
tốt.
http://vn.nang.yahoo.com/6-th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m-v%C3%A0ng-ng%C3%A0y-t%E1%BA%BFt-170000733.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Jan/2012 lúc 9:24am
ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ - NHÂM THÌN 2012
(Nguyễn Quốc Tuấn )
* ***
http://www.youtube.com/watch?v=ospJTuTlZSw
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Jan/2012 lúc 7:09pm
Mời đọc bài viết về món ăn Nam Bộ không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền : THỊT KHO TÀU (thịt kho hột vịt) của tác giả Trần Tiến Dũng ( dân Gò Công ) .
mk
Tết
miền Nam và nồi thịt kho tàu
Saturday,
January 21, 2012 4:42:59 PM

Trần Tiến Dũng/Người Việt
Mỗi
năm, sau ngày đưa ông Táo về trời là hầu
hết các bà nội trợ chuyển sang chú ý đến giá
thịt heo, nhiều người lấy mức giá thịt
heo Tết năm trước so với giá thịt heo
năm nay để cân đong đo đếm chuyện
ăn Tết.
Sẽ không có
gì quá đáng nếu cho rằng chỉ riêng mỗi cái
nồi thịt kho tàu của từng gia đình
người miền Nam cũng đã ôm trọn nghĩa
đen của việc đón Xuân ăn Tết.
Không ai
đưa ra được chính xác thời điểm
nồi thịt kho tàu xuất hiện trong ngày Tết
của người miền Nam. Có nhà nghiên cứu cho
rằng thịt kho tàu là món của người tàu nhập
cư vào miền Nam từ thời các đời chúa nhà Nguyễn.
Thôi thì cứ tạm tin là vậy.
Nhưng
nếu cắc cớ hỏi: Như nhiều nơi ở
Sài Gòn và nhiều địa phương khác không gọi là
thịt kho tàu mà gọi bằng cái tên thịt kho hột
vịt, thịt kho nước dừa thì sao? Ðể ổn
thỏa về tính lịch sử của món ăn này,
một nhà nghiên cứu văn hóa miền Nam nói nửa
đùa nửa thiệt: “Theo tôi món thịt kho này chính
xác xuất hiện từ ngày mỗi người Việt
ở miền Nam còn là con nít.”
Quả đúng
như vậy, từ thành tới quê, mọi đứa con
nít đều mong Tết hết hơi và một khi
thấy má đi chợ Tết mua thịt về kho là
mừng húm.
Ngày xưa
ở Gò Công quê tôi nhà nào cũng kho tàu bằng thịt heo ba
rọi. Cái con heo thuần chủng ngày trước ăn
cám, ăn hèm nên mỡ nhiều và gặp lúc người quê
tôi còn nghèo hiếm khi được ăn thịt nên
mỡ heo ba rọi dầy cả nửa tấc là món khoái
khẩu. Riêng đời nay nhà nhà người người
cùng nỗi ám ảnh bị mỡ trong máu, bị bệnh
tim mạch... người ta chê thịt ba rọi cho dù
mỡ ba rọi từ heo công nghiệp mỏng dính cũng
khiến người cũng sợ mỡ như sợ ma.
Bạn tôi,
một nhà thơ, gốc người Bắc di cư sau
mấy chục năm được bà vợ quê Long An cho
ăn Tết thịt kho tàu, ông kết luận: “Ăn
món kho tàu không ăn thịt mỡ chỉ ăn thịt
nạc thì giống như nhai gỗ mục. Mà con heo ngày
xưa chỉ nuôi bằng cơm thừa cá cặn sao
thịt thơm thế!'
Riêng tôi mê món
này là mê ăn trứng vịt. Trứng vịt ở quê tôi
thường giá rẻ hơn mọi nơi, mỗi năm
khi lục giỏ đi chợ Tết của má tôi, đếm
số trứng vịt bà mua là biết nhà tôi năm đó
ăn Tết lớn hay nhỏ. Nhưng cũng có năm bác
tôi từ trong Rạch Giá đem ra cho mấy chục
hột vịt. Bác nói. Năm nay mấy ổng (du kích
Việt Cộng) ít về nên vịt đỡ hoảng,
đẻ sai, đem cho nhà bây ăn thả cửa. Ðiều
đặc biệt trong số trứng vịt bác tôi cho là
có những trứng vịt có vỏ trứng màu xanh, còn
gọi là trứng cà cuống, do con vịt đẻ
nhờ ít bị tiếng bom đạn hù dọa lại
được ăn nhiều mồi tươi, thứ
trứng vịt xanh này thiệt là cực ngon.
Ngày nay ở
Sài Gòn nhiều gia đình kho nồi thịt với
trứng gà, trứng hột vịt muối, có nhà còn chiên
sơ trứng vịt... với tôi những kiểu
“cách tân” như vậy chẳng có gì ngon lành nếu
không nói là phá hỏng hương vị nồi thịt kho
tàu.
Nồi
thịt kho tàu tất nhiên phải kho với nước
dừa tươi. Chị tôi thuộc về những
người Việt đầu tiên lưu vong ở Bắc
Mỹ, vào những cái Tết đầu tiên lúc nào chị
cũng than thở buồn phiền vì nước dừa
đóng hộp và thịt heo Mỹ làm nồi thịt
của chị càng ngày càng xa hương vị Tết quê
nhà.
Cái chuyện
nước dừa kho thịt ngày nay ở Sài Gòn
người ta cũng mua thứ nước dừa trong
bịch bán hổ lốn ở chợ, không còn chuyện
tinh tế như các bà mẹ, bà chị ngày xưa chọn
đúng loại dừa xiêm thiệt để mà kho
thịt. Ai cũng biết các vườn dừa ở
miền Nam có nhiều giống dừa khác nhau, vậy nên
nếu ông bà nào được ăn món thịt kho tàu
bằng thứ nước dừa xiêm thiệt, trái chỉ
lớn hơn nắm tay một chút thì mới biết món
thịt kho nước dừa thơm ngậy tới
dường nào.
Nhân đây
cũng nói qua về một cách ăn thịt kho tàu của
người Sài Gòn. Số là từ xưa, nhiều thị
dân của đô thị này không ăn thịt kho tàu với
cơm mà ăn cuốn bánh tráng. Mấy ngày Tết tùy
số lượng miệng ăn mà mua bánh tráng lạt
được sản xuất từ miệt Trảng Bàng,
Củ Chi... Bữa ăn được dọn ra với
thịt kho tàu, bánh tráng, rau sống, củ kiệu. Mỗi
người thấm nước bánh tráng cho mềm,
cuốn với thịt, hột vịt, rau thơm, củ
kiệu rồi chấm vào nước thịt kho tàu trong
chén riêng. Phải nói là ăn món thịt kho tàu kiểu này
trong mấy bữa Tết là ăn mãi ăn hoài thơm ngon
hết biết không hề ngán.
Món thịt kho
tàu là món ăn hoàn chỉnh chuẩn bị trước
Tết và là món đầu tiên mà mọi gia đình dọn
lên bàn thờ để cúng ông bà trong mấy ngày Tết.
Tôi không
biết rằng ngày nay còn lại bao nhiêu gia đình
người Sài Gòn và người miền Nam ở hải
ngoại dâng thịt kho, cơm trắng, rau thơm lên cõi
hương linh ngày Xuân và bày ra mời gọi khẩu
vị Tết người phàm. Nhưng với người
quê tôi, không có món thịt kho tàu trong ngày Tết thì dẫu có
hoa quả thịt, cá ê hề, thì cũng là không có Tết
vậy. Trần Tiến Dũng
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Jan/2012 lúc 3:13pm
Nhớ quá Tết xưaThể thao & Văn hóa – Thứ ba, ngày 17 tháng một năm 2012
(TT&VH) - Nhớ
lại những cái Tết xưa hồi còn thơ ấu mà thèm thuồng. Tuổi thơ ấu nằm
bên ngoài lo toan, nhu cầu, dự tính… thế nên đáng yêu làm sao. Cái Tết
lúc ấy là một vùng thật sự hạnh phúc trong đời.
1.
Nhà văn Pháp Fontenelle (1657 - 1757) thọ 100 tuổi nói rất chí lý rằng:
“Đòi được nhiều hạnh phúc là chướng ngại của hạnh phúc”. Quả đúng như
vậy. Trẻ thơ không đòi hạnh phúc nên hạnh phúc lại đến chơi chung. Người
lớn cứ đòi, nên hạnh phúc lảng tránh biệt tăm. Nhưng lúc này đây, chỉ
dành nói riêng về cái Tết, bởi vì lúc này thời điểm là Tết. Không chỉ là
Tết mà lại là Tết xưa lúc tôi còn thơ ấu. Quãng thời gian ấy, lòng háo
hức đón Tết sôi sục. Tôi cứ mãi hỏi bố mẹ: “Tới Tết chưa?”. Bố mẹ trả
lời: “Còn 7 ngày nữa”. 7 ngày mà cứ như dài cả năm. Đấy, lòng tôi đã đầy
Tết trước khi gặp Tết.
2. Còn
nhớ, ngày cuối năm, mẹ nấu bánh tét. Bánh Tét có hai loại: đòn to và
đòn nhỏ. Loại nhỏ để cho trẻ nhỏ. Úi chà, không gì vui sướng bằng, bẻ
một nhánh cây quảy gánh hai đòn bánh Tét nhỏ xíu đi chơi cùng tụi bạn
trong xóm. Đứa nào cũng mặc đồ mới xúng xa xúng xính, rộng phùng phình
(thời ấy, bố mẹ thường may trừ hao để còn lớn), bọn tôi đốt pháo chuột
đì đẹt, đùa giỡn, và đói bụng thì bóc bánh tét ra ăn. Bạn nhỏ nhà quê
cả, mình mẩy có thể lấm đất cát, nhưng đôi mắt sáng hơn sao, tấm lòng
trong hơn nước suối. Chúng tôi đầy ắp tuổi vàng bởi lòng chúng tôi không
có vàng ngự trị.
3.
Nơi Tết xưa, giờ phút Giao thừa quả thật kỳ lạ trong mắt bọn trẻ chúng
tôi. Chúng tôi tin có ông Giao Thừa. Cái ông ấy luôn hào phóng ban phát
niềm vui và sự mau lớn. Cái ông ấy vơ vét bệnh đau, buồn phiền cơ cực
quẳng tuốt xuống hầm rác.
Tôi
hỏi bà nội: “Ông Giao Thừa không mặc quần, phải không nội?”. Bà cốc nhẹ
vào đầu tôi: “Cháu lẫn lộn với ông Táo rồi. Ông Táo có áo dài mà không
quần. Còn ông Giao Thừa đàng hoàng lắm, đẹp lắm”.
Càng
lớn lên, ông Giao Thừa càng mất dần, để bây giờ ông Giao Thừa lại là
chính mình còm cõi, niềm vui hiếm hoi như lá mùa Thu. Nay, chính mình
phải cật lực vơ vét cơ cực mà quăng xuống hầm rác…
Còn
nhớ, lúc Giao thừa ấy, chiếc đồng hồ lên giây cót trong thùng thiếc reo
vang. Âm thanh do thùng thiếc khuếch đại thúc giục liên hồi. Đồng hồ
reo 11h30 khuya. Tôi dậy súc miệng rửa mặt, tự động thay đồ mới. Đó là
bộ đồ bà ba cổ kiềng vải Trăng Đầm sột soạt, bóng láng. Trẻ nhỏ thế hệ
tôi thường ít lệ thuộc cha mẹ. Khổ nghèo tập quen tính tự lực từ bé. Đó
là một đức tính mà trẻ con bây giờ ít có. Lúc ấy, tôi ra đứng giữa sân
chuẩn bị đốt pháo chuột. Lại cũng không hiểu sao, tôi cứ tin rằng tiếng
nổ lẹt đẹt của pháo chuột chính là tiếng cười hoành tráng của ông Giao
Thừa.
Ừ,
tôi đón giây phút của năm mới bằng tiếng cười hoành tráng ấy. Và, trong
màn đêm bát ngát, như có một làn gió hiu hiu mát mẻ tràn qua, xuyên
suốt con người bé bỏng của tôi.
Trong
nhà đã sáng đèn, hương khói nghi ngút. Bố tôi cúng năm mới. Cả nhà đã
sẵn sàng tinh thần đón ông Giao Thừa tinh khôi. Và, ngoài sân, tôi châm
ngòi pháo chuột…
4.
Ông Giao Thừa đã cười một tràng liên tục, bốc khói, thơm mùi diêm sinh.
Chuỗi cười như thể chạy dài suốt một năm tương lai, bắt đầu từ giờ phút
tuyệt vời ấy. Giờ phút hân hoan mà nghiêm trọng khó quên...
Ngô Phan Lưu
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Jan/2012 lúc 6:28pm
Rượu rừng !
Chủ Nhật, 22/01/2012 11:20
(NLĐO) - Ngày Tết, người Xê Đăng ở xã Ngọc Tụ (huyện Đắk Tô, Kon Tum) không uống bia hay rượu nấu mà đãi khách bằng rượu rừng.
Một ngày cuối năm 2011, chúng tôi có dịp theo chân người dân ở xã Ngọc Tụ lên đỉnh núi Ngok Tăng cao chót vót lấy rượu rừng.
Rượu rừng được chiết từ nước cây Long Krê cho lên men với vỏ cây T’ve nên còn có tên gọi khác là rượu T’ve hay rượu cây.
Trước đây có hàng trăm hộ gia đình sở hữu cây Long
Krê nhưng cơn bão năm 2009 làm hàng ngàn cây này bị bật ngốc nên số
lượng còn lại không nhiều.
Chuẩn bị ly để uống rượu rừng
Lên rừng lấy rượu
Đoàn 8 người chúng tôi theo chân già A H’voi, người có nhiều kinh nghiệm chiết xuất rượu rừng, lên đỉnh Ngok Tăng lấy rượu. Từ
trung tâm xã Ngọc Tụ đến đỉnh Ngok Tăng hơn 10 km đường rừng. Sau nhiều
giờ vật vã mồ hôi, vượt những vách núi dựng đứng, những lối đi chỉ lọt
một người, cuối cùng chúng tôi cũng đến được khu vực có cây Long Krê.
Cây Long Krê dáng giống cây dừa, thường mọc trên các vách đá
dựng đứng. Theo già A H’voi cây Long Krê 10 năm tuổi sẽ bắt đầu trổ
bông, kết trái, nhưng không phải cây nào cũng có nước.
Theo kinh nghiệm, già A H’voi biết cây nào cho nước nhiều, cây nào cho nước ít, hoặc không có nước.
Để lấy được rượu, người dân dùng những thân cây lồ ô, làm nhiều
bậc thang, bắc chênh vênh bên các sườn núi lên đến ngọn cây Long Krê.
Mỗi năm cây cho từ 2-4 buồng, khi phát hiện cây có thể cho nước,
người Xê Đăng sẽ cắt 2/3 buồng quả, chẻ đôi cây lồ ô làm máng hứng từng
giọt rỉ ra từ thân cây dẫn vào dãy ống lồ ô treo phía dưới. Mỗi ngày cây
cho khoảng 10 lít nước, sau hơn 1 tháng thì hết.
Để có rượu rừng thơm ngon, ngoài nước cây Long Krê phải có vỏ
cây T’ve. Rượu rừng nhạt hay nồng tùy thuộc vào lượng vỏ cây T’ve cho
lên men.
Việc tìm vỏ cây T’ve cũng là một bí truyền của người dân nơi đây.
Hiện loài cây cây đã cạn kiệt nên để có vỏ cây T’ve người dân phải mang
theo cơm nắm đi nhiều ngày vào rừng sâu để tìm kiếm.
Bên cạnh đó, theo già A H’voi, dao dùng để lấy ruợu phải được rèn
từ loại thép tốt, người thợ rèn giàu kinh nghiệm nhất trong vùng làm
nên. Loại dao này không được dùng vào bất cứ việc, nếu không khi cắt vào
cây sẽ không cho nước.
Thưởng thức rượu rừng giữa đại ngàn
Rượu quý đãi khách
Theo những người cao tuổi trong làng, từ đời cha ông họ đã biết nước từ cây Long Krê và vỏ cây T’ve làm rượu đãi khách.
Ở một nơi xa xôi, điều kiện kinh tế khó khăn như xã Ngọc Tụ,
nếu bán rượu rừng sẽ là một khoản thu nhập đáng kể nhưng vì lòng hiếu
khách họ có thể leo ngược đỉnh Ngok Tăng lấy rượu về đãi khách mà không
bán.
Già A H’voi cho biết: Nhiều người tới làng hỏi mua hàng chục
lít mang về xuôi nhưng chúng tôi không bán, nếu khách xa có cần thì đồng
bào mình chỉ tặng một ít mang về làm quà.
Là rượu Giàng ban tặng nên người Xê Đăng quan niệm, chỉ có đàn
ông mới được lấy rượu, còn phụ nữ lấy rượu sẽ bị Giàng phạt, không cho
cây ra nước. Khi cây rượu đầu tiên trong năm cho ra nước, người dân phải
làm lễ cúng Giàng.
Rượu rừng có mùi thơm, vị hơi ngọt, có độ nồng không cao nhưng
rất dễ say. Cách uống rượu cũng khác lạ, rượu đã rót ra là uống hết. Khi
uống người Xê Đăng không cụng ly mà bắt đầu từ một vị khách hay một
người cao tuổi trong bàn rồi lần lượt theo chiều kim đồng hồ.
Rượu T’ve không được uống bằng ly thủy tinh vì sẽ ảnh hưởng đến
mùi vị mà dùng các ống nứa. Mỗi lần uống 2 ly (2 ống nứa-PV), một lớn,
một nhỏ như sự thủy chung giữa vợ chồng!
Vượt qua những dãy núi cao hùng vĩ, băng qua những khu rừng già
mệt lã người nhưng nhâm nhi rượu rừng với thịt trâu sấy khô cùng những
con người mộc mạc, chân thành trong lòng tôi cảm thấy khoan khoái lạ
thường.
Bài-ảnh: Cao Nguyên
http://nld.com.vn/20120120110214669p0c1002/ruou-rung.htm
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 28/Jan/2012 lúc 5:14pm
http://www.rfavietnam.com/node/1028 ___ ___
Tết nhớ Sài Gòn.Fri, 01/27/2012 - 09:19
Ngày
hôm kia tôi lên thuyết trình về Tết Âm lịch ở VN trong lớp học tiếng Na
Uy. Trong lớp chỉ có mình tôi là người VN. Cô giáo người Na Uy và các
học viên đến từ nhiều nơi trên thế giới thích thú và lạ lẫm khi được
nghe về cái Tết Âm lịch của các nước Đông Á và VN. Từ ý nghĩa của các
con vật biểu tượng cho các năm nói chung và con Rồng của năm nay nói
riêng, về ý nghĩa của cái Tết trong đời sống văn hóa tinh thần của người
Việt, các phong tục tập quán, trò chơi, món ăn v.v…Tôi được dịp “khoe”
văn hóa Việt, như trước đây, mấy lần lên thuyết trình về đất nước VN,
tôi
cũng ráng “khoe” nào VN không phải là một nước nhỏ nhé-dân số gần 90
triệu (cho Na Uy và mấy nước
dân số ít vài ba triệu “hết hồn” chơi); nào VN có nền văn hóa phong phú
lâu đời, ngay lễ hội thôi một năm cũng đã có hàng ngản lễ hội lớn, nhỏ;
nào VN có trường đại học đầu tiên từ thế kỷ thứ XI nhé-thì Quốc tử Giám
đấy thôi v.v…và v.v… Nói
chung, bao giờ cũng thế, những cái dở cái tệ cái xấu xa của VN thì ta
viết trên báo tiếng Việt, nói chuyện với người Việt (!), còn với người
nước ngoài, khoe được cái gì về đất nước thì ta phải khoe chứ nhỉ, tất
nhiên là đừng khoe những gì không có, không đúng sự thật thôi. Những
ngày này ở VN đang rộn ràng đón Tết. Tại một số thành phố/quốc gia có
cộng đồng người Việt lớn trên thế giới thì cũng có vẻ có không khí Tết,
nhất là ở Cali, khu Little Saigon. Còn ở Na Uy thì hoàn toàn chẳng có
gì. Mỗi gia đình người Việt tự cúng và ăn trong nhà với nhau. Cộng đồng
người Việt ở mỗi thành phố cũng có tổ chức một chương trình đón Tết tại
một nơi nào đó mà ban tổ chức thuê được, thường là vào một buồi chiều
cuối tuần để mọi người có thể tham dự vì ngày thường vẫn phải đi làm, đi
học. Chương trình có múa lân, cúng tế, ca nhạc “cây nhà lá vườn”, một
vài
trò chơi
như “bầu cua cá cọp”, sổ số…cũng có bán một số món ăn VN để mọi người
thưởng thức cho đỡ nhớ hương vị quê nhà …Trong cùng một thành phố, có
khi có vài chương trình đón Tết khác nhau do các nhóm, hội đoàn khác
nhau tổ chức, ví dụ cộng đồng Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hội người
Việt… Tôi
cũng làm đủ mấy mâm cúng vào ngày 30, (năm nay chỉ có ngày 29), ngày
mùng một mừng năm mới, đón ông bà về ăn Tết và mùng ba tiễn ông bà. Những
ngày này tôi hay nhớ nhà, nhớ Sài Gòn, nhớ bạn bè. Kể từ năm 1975 cho
đến ngày rời nước ra đi vào năm 2009, gần một nửa đời người-mà là cái
nửa đẹp hơn, cái nửa dốc đi lên của cuộc đời- tôi sống ở Sài Gòn, chỉ
trừ thời gian đi học xa ở Ấn Độ. Cho nên bây giờ đi xa tôi chỉ thương
chỉ nhớ nhất Sài Gòn. Nhớ những con đường, những khu phố. Nhớ những chỗ
ngồi trong những quán café quen, những hàng quán quen. Những món ăn.
Những kỷ niệm. Và nhớ Tết. Cả
hai thành phố lớn và đông dân nhất đất nước-Hà Nội và Sài Gòn bây
giờ có lẽ chỉ đẹp nhất vào những ngày mùng một mùng hai Tết. Bởi chỉ có
mấy ngày ngắn ngủi này Sài Gòn, và cả Hà Nội cũng vậy, mới tìm lại được
sự yên tĩnh, vắng vẻ, thoáng đãng của một thời xa xưa. Khi người dân
nhập cư chiếm số lượng không nhỏ ở mỗi thành phố đã kéo về quê ăn Tết
hết, dân tại chỗ thì nhiều khi cũng đi ăn Tết xa, gần thì Đà Lạt, xa thì
Thái Lan, Hongkong, Singapore, Mỹ…Vả lại nếu có ở lại ăn Tết Sài Gòn,
Hà Nội thì chẳng ai đi làm đi học, bớt hẳn nạn kẹt xe thường ngày. Theo
phong tục, thói quen của phần lớn người Việt ngày mùng một mùng hai là
đi lễ chùa, đi thăm viếng bà con họ hàng hoặc ăn uống nghỉ ngơi trong
nhà, có đi chơi thì cũng đến một địa điểm nào đó chứ không chạy ngoài
đường, nên
số lượng xe giao thông trên đường giảm hẳn xuống. Quán xá nhà hàng chỗ
đóng chỗ mở, nhưng hàng rong, quán cóc vĩa hè thì vắng hẳn. Không còn
cảnh kẹt xe, khói bụi, dòng người ngược xuôi đến chóng mặt và tiếng ồn
đến nhức đầu. Không còn cảnh cảnh lề đường nào cũng bị lấn chiếm từng
mét vuông đất với đủ loại hàng ăn, dịch vụ, xe đậu tràn xuống cả lòng
đường. Phố
xá dường như rộng hơn. Thành phố đẹp hơn vì nhiều con đường được trang
hoàng, những ngôi nhà mặt tiền cũng quét vôi, trang trí lại. Không còn
những “lô cốt”, những đoạn đường bị đào lên
lấp xuống, xới tung nham nhở, mọi công trình đang thi công, sửa chữa
đều tạm ngưng, trả lại “bề mặt” đẹp đẽ để đón Tết. Người đi trên đường
ăn mặc đẹp, mặt mũi tươi tỉnh, tác phong lịch sự, khác hẳn ngày thường
nhăn nhó, cáu kỉnh vì kẹt xe, tắc đường, vì trăm nỗi bực dọc lo toan.
Người ngồi trong quán café với bạn bè cũng một vẻ thong dong thư thái
nhàn rỗi. Tết mà. Dù giàu dù nghèo, dù bao nhiêu chuyện phải lo, cứ gác
lại đã. Và
mọi người bỗng nhận ra sao Sài Gòn, Hà Nội những ngày này đẹp quá, yên
bình quá, giá mà ngày nào Sài Gòn, Hà Nội cũng được
như thế này. Giá mà hai thành phố lớn và đông dân nhất nước này bớt
đông đúc, bớt kẹt xe, tắc đường, ô nhiễm, ồn ào, xô bồ, nhiều không gian
hơn, đặc biệt là không gian xanh cho mỗi người. Thế là đời sống đã dễ
chịu hơn nhiều, cả hai thành phố đã trở nên đáng sống hơn nhiều. Nếu
không có mấy ngày Tết, nếu cứ quen mắt với cái ồn ào hỗn độn quanh năm,
chắc người Sài Gòn, Hà Nội cũng quên mất rằng những thành phố mình đang
ở nó ngột ngạt, ô nhiễm, khó thở đến thế nào. Cứ mỗi lần Tết đến tôi lại nhớ cái vắng vẻ yên tĩnh của Sài Gòn, cái thong dong tươi tỉnh của người Sài Gòn ngày đầu năm. Cứ mỗi lần đi qua những thành phố xinh đẹp, bình yên khác nhau của châu Âu, tôi lại nhớ về Sài Gòn. Không
phải cái hiện đại văn minh sang trọng, kiến trúc
xinh đẹp, đời sống đô thị và
những tiện nghi hơn hẳn của các thành phố nước người làm tôi chạnh lòng
nhớ Sài Gòn. Dù Sài Gòn hay Hà Nội cũng vậy, còn xa mới đạt tiêu chuẩn
của một đô thị đúng nghĩa từ quy hoạch tổng thể, đường xá hạ tầng cơ sở,
giao thông công cộng, dịch vụ….Mà là cái môi trường thoáng đãng, cái
không gian sống, chỗ thở cho con người. Và trong những đô thị như thế,
dù đông đúc, chật chội đến đâu, người ta vẫn dành không gian cho công
viên, cây xanh-rất nhiều cây, những lề đường thoáng rộng cho con người
đi bộ, những quảng trường nơi mọi người có thể ngồi chơi, sưởi
nắng…Nghĩa là luôn luôn có chỗ cho con người khi mệt mỏi có thể dừng
chân, ngồi nghỉ giây lát, thở, tâm hồn trở nên bình tĩnh lại, và những
cặp tình nhân có chỗ lãng
mạn bên nhau. Một
điều thứ hai nữa làm tôi nhớ Sài Gòn, đó là nét thư thái ung dung của
con người trong những thành phố xinh đẹp nơi tôi đã đi qua. Có thể ở
Tokyo, New York hay một số thành phố lớn khác của nước Mỹ, của các quốc
gia giàu có ở châu Á, con người ít khi có nét thong dong đó. Họ quá bận
rộn, vội vã trên đường, vội đến mức không có thời gian ngủ, ăn bữa trưa
hay ngồi nghỉ chân bên ghế đá. Nhưng nhiều thành phố đẹp của châu Âu thì
có được điều đó. Ngay như dân Paris cũng đi nhanh, cũng vội vàng, nhưng
vẫn luôn luôn có thời gian để enjoy life, nhất là vào
cuối tuần. Dù mấy năm qua kinh tế có suy thoái thế nào đi nữa, người
dân Paris vẫn rất biết cách thu xếp để vừa làm việc vửa có những lúc
chơi, bồi đắp cho đời sống văn hóa tinh thần, và những giây phút lãng
mạn. Sự
bình yên trên nét mặt của mọi người làm tôi chạnh lòng nhớ tới người
dân Sài Gòn, Hà Nội và người VN nói chung. Lúc nào cũng quay cuồng với
trăm ngàn nỗi lo nỗi sợ, phải đối phó với đủ thứ chuyện, không chỉ là
chuyện kiếm tiền, để dành lo cho tương lai con cái, tuổi già, lúc ốm đau
bệnh tật…mà còn muôn vàn thứ phiền nhiễu căng thẳng vặt vãnh,
muôn vàn sự bất ổn phi lý khác. Ngay người giàu, có hàng triệu đô la
trong nhà băng, ngồi trong căn biệt thự sang hơn nhiều căn biệt thự ở
Mỹ, cũng không hoàn toàn sướng. Bởi bước chân ra đường là kẹt xe, bụi
bặm, ngập lụt, tai nạn giao thông, ăn uống thì lo bệnh tật, công việc
thì có thể lên rất nhanh mà cũng có thể thất bại mất hàng đống tiền lúc
nào không biết do những chính sách thay đổi xoành xoạch, sự bất ổn của
nền kinh tế vĩ mô và những kẽ hỡ của luật pháp. Chỉ có ba ngày Tết là thành phố đẹp, con người thảnh thơi đôi chút. Bao giờ thì cuộc sống của người VN chúng ta mới nhẹ nhàng thư thái trong tâm hồn quanh năm chứ không chỉ ba ngày Tết?
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Jan/2012 lúc 7:58pm
Monday, January 30, 2012 7:52 AM
Chủ nhật, 22/1/2012, 08:04 GMT+7
Hoàng My trổ tài gói bánh chưng, bánh tét
Á hậu Việt Nam 2010 hoá thân thành cô gái xứ Bắc nấu bánh chưng và cô gái miền Nam nấu bánh tét.
Hoàng My trổ tài gói bánh chưng
|
Mang trong mình sự hội đủ ba miền: Bắc (từ bố), Trung
(từ mẹ) và được sinh ra ở miền Nam, Hoàng My không quá xa lạ với những
điểm khác biệt trong văn hoá và ẩm thực mà với cô, đó là sự kết hợp hài
hòa và làm phong phú hơn văn hoá Việt Nam từ những điểm khác biệt vùng
miền. |
|
Hoàng My chia sẻ: “Bánh chưng, bánh tét - hai món bánh
vào mỗi dịp Tết của dân tộc Việt từ nghìn xưa. Hai loại bánh khiến tôi
nhớ về không khí Tết những ngày xưa còn bé ngồi “canh bánh chưng chờ
trời sáng” để được chiếc bánh nhỏ xíu làm từ nếp dư vớt ra đầu tiên, là
nỗi nhớ về quê hương của những người con xa xứ, là nhớ về nguồn cội, nhớ
vị hoàng tử Lang Liêu hiền lành nhân hậu. Có loại bánh nào mang ý nghĩa
đẹp hơn thế :“Vật trong Trời Đất không gì quý bằng gạo, vì gạo là thức
ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và
hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân
trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành” (Sự tích bánh chưng
bánh dày). |


|
Với Hoàng My, điều tuyệt vời nhất trong ngày Tết ấu
thơ, đó là được gói bánh chưng, bánh tét cùng ông ngoại và bố, nghe
tiếng tí tách từ bếp lửa nồi bánh ngoài trời kê từ sáu viên gạch, ngửi
mùi bánh thơm lừng vị trứng và vani mẹ nướng cạnh bên, đung đưa chiếc
võng, thỉnh thoảng đập vài con muỗi và sẽ được mẹ cho những chiếc bánh
đầu tiên. |
|
Người đẹp đặt câu hỏi: "Còn được bao nhiêu người trong
chúng ta có thể giữ được truyền thống nấu bánh vào dịp Tết rất đẹp đang
dần mất đi ấy? Còn bao nhiêu đứa trẻ có được cảm giác lâng lâng khi vớt
chiếc bánh bé xíu đầu tiên làm thuộc về riêng mình?". |
|
Tết này, Hoàng My gửi đến độc giả những khoảnh khắc
làm bánh chưng và bánh tét - hai thứ bánh của hai miền Nam - Bắc rất
bình dị, mộc mạc nhưng sâu lắng. Bộ ảnh được Hoàng My, nhiếp ảnh gia
Đặng Minh Tùng và cả ekip về Bến Tre thực hiện với sự hỗ trợ nhiệt tình
của những người dân nấu bánh quanh năm nơi đây. Cùng với trải nghiệm thú
vị này, Hoàng My cho biết, cô còn học được bí kíp làm bánh chưng và
bánh tét rất độc đáo. (nguồn :http://ngoisao.net/tin-tuc/showbiz-viet/2012/01/hoang-my-tro-tai-goi-banh-chung-banh-tet-189408/)
Hoàng My trổ tài gói bánh tét
Ảnh: Đặng Minh Tùng
(Nguồn : http://ngoisao.net/tin-tuc/showbiz-viet/2012/01/hoang-my-tro-tai-goi-banh-chung-banh-tet-189408/page_2.asp)
"Cô rồng" Hoàng My (sinh năm 1988) chúc độc giả một
cái Tết thật nồng nàn vị Tết, một dịp tụ họp gia đình thật ấm cúng và
chào đón một năm con rồng với nhiều niềm vui lớn, tài lộc lớn, hạnh phúc
lớn. |
------------- mk
|
|