Print Page | Close Window

Hồi ức về nhà thương Gò Công

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Quê Hương Gò Công
Forum Discription: Những cảm xúc về quê hương Gò Công
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=69
Ngày in: 28/Apr/2024 lúc 4:01am
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: Hồi ức về nhà thương Gò Công
Người gởi: Admin
Chủ đề: Hồi ức về nhà thương Gò Công
Ngày gởi: 02/Jun/2007 lúc 1:10am
 
        Kính dâng hương hồn bà Bác Sĩ Đăng và thân tặng những đồng hương có dính dáng đến nhà thương Gò Công xưa.

Từ California, vài năm được đọc tin tức, bài vỡ của các đồng hương, các bạn ở tập san Hội Thân Hữu Gò Công Vùng Hoa Thịnh Đốn tôi rất thích thú thường nhủ lòng năm tới sẽ góp tiếng cùng đồng hương nhưng rồi cứ quên mãi – lần này tôi nhất định cùng đồng hương chuyện trò, trao đổi tin tức, hòai niệm, những điều chúng ta còn nhớ về Gò Công, quê hương của chúng ta để đỡ nhớ nhà và với lòng mong ước người nhớ lại, sống lại chứ không phai nhạt và chết dần theo thời gian.

Đầu tiên là về nhà thương Gò Công

vào lúc mà trí óc tôi bắt đầu biết thu nhận sự việc là vào khỏang năm 1954. Ba tôi là Phan Văn Ai, ai cũng gọi là thầy Bảy Ai, y tá  trưởng của nhà thương Gò Công và được cấp nhà trong khuôn viên nhà thương. Đó là một ngôi nhà lớn được chia làm hai phần – Gia đình chúng tôi ở một phần sát hàng rào ngăn con đường dẫn đến Bến Xe ngựa – phần kia thì 2/3 dành cho gia đình thầy chín Tính và 1/3 là chổ ở của hai chị em nữ hộ sinh, sinh đôi còn độc thân là cô Chín Hài và cô Mười Nhi.

Quan hệ giữa ba gia đình chúng tôi rất thân thiết cho đến nổi chúng tôi lúc đó tưởng như tất cả là bà con.

Bên thầy chín Tính có bốn con trai tên: Tấn, Công, Sơn, Hà còn bên chúng tôi có tám người con gái mà ba chị lớn đã học nội trú trường Gia long trên Sài Gòn, còn lại năm đứa con gái là Dung, Phương, Thủy, Hồng cùng bằng tuổi với các con trai bên kia nên chúng tôi thường chơi từng cặp rất thân nhau. Hiện tại anh Tấn sống ở Sàigòn, anh Công cùng ở California với tôi, và Sơn, bạn cùng tuổi với tôi thì lại ở bên Úc cùng chỗ với chị Phương.

Tôi còn nhớ lúc ấy vì chưa đi học nên suốt ngày tôi, Sơn, cùng hai em nhỏ nữa cứ hay lên chơi ở khu nhà sanh - ở đầu hành lang rất rộng, lát gạch men đen, trắng, ba bề trống trải nên gió thổi lồng lộng rất mát. Chổ này tụi tôi gọi là đầu trên – Đầu này trông sang bên cạnh là nhà Xác gồm một dãy ba căn nhỏ, trước mặt là sân cỏ rộng, có ghế đá ngồi mà hồi đó gọi là vườn bông. Bên kia vườn bông là khu hành chánh, nhận bệnh và phòng mổ. Bên phải là khu bệnh nhân với hai dãy nhà cao cẳng dài ra tới cổng chánh bệnh viện con đường gần tới cầu Long Chánh ở khu nhà sanh, các cô nữ hộ sinh (hồi ấy gọi là cô mụ) hay y tá, tập sự, lao công đều biết đám con thầy Bảy là chúng tôi nên để chúng tôi đi lại khắp nơi mà không hề bị la rầy hay xua đuổi. Trong số các cô Mụ dĩ nhiên chúng tôi thương nhất là cô chín Hài và Cô Muời Nhi. Bạn tôi thường nhớ Ba Tôi tính rất hài hướt hay hát: “Cô Mười cô Chín hai cô mày muốn cô nào – Cứ dắt cổ đi đừng cho má cổ hay..” theo nhạc bài hát ” Đây ngày tươi sáng muôn chim ca hót tưng bừng…”

Ngòai ra chúng tôi còn thương cô Tư Có, cô Năm Trừu, cô chín Quỳnh và nhất là cô Tư Sương. Trong mắt của con bé nhà quê của tôi lúc đó, Cô Tư Sương đẹp như bà tiên vì cô trắng trẻo, dáng cao ốm trông sang làm sao. Cô được cấp một căn phòng để ở trong dãy nhà hộ sinh. Tối tối bọn tôi thích đến phòng cô để  nghe radio . Hồi ấy chỉ có cô là có cái radio thật lớn như cái va li. Tôi vẫn thường đi vòng quanh cái thùng ấy. đút đầu hé mắt vào tìm xem người nào trong ấy mà nói năng ca hát luôn luôn. Ngoài xem radio  tôi còn được cô ôm ấp và đôi khi cho vài cái bánh ngon. Vài lần tôi thấy có một người đàn ông đến chơi với cô mà nghe người ta gọi là quan ba. Ông ấy ở bên trại lính ở bên kia đường. Ông ta trông rất oai vệ và tôi cứ muốn ở lại để ngắm hai người, nhưng thường là má tôi gọi về ngủ trong lúc chúng  tôi chưa muốn ngủ chút nào.

          Trong khu nhà sanh có một dãy nhà thấp, còn gọi là từng dưới , đó là khu nhà bếp, nhà giặt và có hai gia đình lao công ở trong  khu đó. Gia đình Bác Sáu Chổi , tôi nhớ miệng rất hô, bác có hai thằng con trai lớn hơn chúng tôi tên là Tống và Chen. Gia đình nữa là chú chín Hòanh  có một cô con gái bằng tuổi  tên là Phỉ. Nghe má tôi nói trước đây nó có tên là Thủy , nhưng chú Chín sợ trùng tên với  tôi nên đổi là Phỉ, nhân lúc có gánh Năm Phỉ diển ở Gò Công. Ba đứa nầy tự động cúc cung tận tụy phục vụ theo yêu sách của chúng tôi hết lòng như đẩy xe cho chúng tôi, làm ngựa bò cho chúng tôi cưởi, cõng chúng tôi đi chơi, xách dép, giữ quần áo lạnh cho chúng tôi (thật bất công !) Mặc dầu vậy mỗi khi chúng tôi không vừa lòng điều gì thì la hét lên cho tụi nó bị cha rầy đánh (quá Ác!).

            Chúng tôi cũng hay lên khu hành chánh vì Ba tôi làm ở phòng mỗ trong khu đó.

            Chúng tôi nhớ nhất là ông Bác Sỉ Đăng, một người tròn trĩnh, trắng trẻo, mặt phúc hậu, đỏ hồng giống như Tây mà chúng tôi vừa thương vừa sợ. Ngược lại các thầy y tá thì thích bọn trẻ chúng tôi lắm như thầy Hai Bạch, thầy Tư Nhơn, thầy Tám Đạt, thầy Tư Qui, thầy Ba Nửa, cô Tư Kỉnh, thầy Ký Sung va nhất là thầy Ký Thanh mà tôi còn nhớ rất đẹp trai. Riêng về y tá tập sự, rất nhiều nhưng tôi chỉ còn nhớ nhất là hai người vì cái tên đặc biệt mà chúng tôi hay trêu chọc hai anh và cười nhạo hòai đó là anh Lồi va anh Lù. Mỗi lần chúng tôi thấy hai anh ấy là kêu “Lù coi, lồi.. (nói lái). Mọi người bưng miệng cười, còn Ba tôi thì nạt nộ: “Im ngay, đồ qủy nhỏ!”.

            Cái hình ảnh Bác Sĩ Đăng mỗi sáng đi khám bệnh với một đòan y tá, tất cả đều mặt áo blouse trắng tóat, đội mũ trắng lốp dừng lại ở mỗi giường bệnh, nói nói, ghi chép… làm tôi khâm phục kính nể và thấy không hình ảnh nào đẹp bằng.

            Hai dãy phòng bệnh tức là nhà cao cẳng vì được cất trên những trụ xi măng cao. Bên dưới các trụ trống là nhà bếp và chổ ở tạm của thân nhân đi nuôi bệnh. Có vài lần đi xuống khu đó tôi thấy lợm giọng vì có mùi hôi khó tả mà tôi còn nhớ đến bây giờ, nó lẫn lộn mùi đồ ăn dư, mùi bệnh, mùi đồ dơ, nước tiểu, thật tội tình.

            Giờ cơm của bệnh nhân là xe đẩy lách cách, tiếng chén bát va chạm, và một mùi đặt biệt khó ngữi của cơm lẫn đồ ăn kỳ cục làm phát ớn, rất sợ. Thật đáng thương cho bệnh nhân vì là nhà thương thí mà! Họ đa số là dân nghèo, bệnh kinh niên, người nào người nấy ốm xanh xao hay què quặt, mặt buồn u ám, bận áo nhà thương trắng dày đã ngả màu cháo lòng.

            Cứ vài ngày thì nghe người này chết, người kia bị bỏ vào nhà xác không ai nhận.. ôi ỡ nhà thương này thể hiện rõ ràng, đầy đủ bốn chữ: sinh, lão, bệnh, tử của kiếp người.

            Ba tôi làm trưởng phòng mổ. Chúng tôi thường thấy ba tôi hàng ngày mổ thành thạo, dễ dàng. Cái động từ mổ không đáng sợ, và quan trọng với chúng tôi. Những ca mỗ dễ, ba cho chúng tôi vào xem. Chính mắt chúng tôi thấy Ba tôi xử dụng dao mổ cắt ngọt xớt thịt hai bên cách tay, rồi lấy cưa nhỏ sáng loáng cưa xương như cưa gỗ. Rồi cánh tay rớt xuống thùng dưới bàn, ghê sợ, rùng mình … nhưng mặt Ba tôi thì như không. Sau đó, chú mười Thu là y công, sau buổi làm, thấy chú treo lủng lẳng ở ghi đông xe đạp khi thì một bàn tay, khi thì cả khúc chân mà chú nói là đem chôn… Hình ảnh đó giờ nhắc lại vẫn còn in trong trí cái màu bàn tay xám ngắt đó.

            Tôi cũng tận mắt thấy Ba tôi cứu một thằng nhỏ chết đuối. Ba tôi làm hô hấp nhân tạo ngay trên sàn nhà vừa lúc người ta chở tới không chậm một chút nào. Hút miệng, nhấn tay lên ngực nhiều lần, xốc ngược đầu rồi vác lên vai nhiều lần .. Mồ hôi Ba tôi dầm dề và cuối cùng chịu thua. Tôi còn nhớ tiếng thân nhân khóc lóc bên cạnh và Ba tôi vẻ mặt buồn vô tận, hai cánh tay chống lên đầu nói: “không xong rồi!”

            Một hình ảnh nữa mà tôi còn nhớ chiếc xe lam chở gấp vào phòng cấp cứu, một người đàn bà bụng to, đầy máu trên mặt mà người ta nói là cô giáo Chung Thị Thủy bị xe đụng và cô giáo có thai gần sinh. Sau khi cứu không được, Bác Sĩ lắc đầu ký tên cho chôn cất. Ba tôi xin phép được mổ cứu đứa bé còn sống. Bác Sĩ không cho phép vì nguyên tắc, sợ mổ ra đứa bé chết rồi bị sai lầm. Tôi nhớ Ba tôi cãi lời Bác Sĩ cương quyết xin mỗ và xin chịu trách nhiệm. Sau khi người chồng ký tên không khiếu nại thì Ba tôi mổ ngay tức thì và cứu được đứa bé. Tôi còn nhớ vài năm sau, người ấy còn đến nhà cám ơn Ba tôi. Những điều Ba tôi làm chắc còn nhiều lắm, tôi chỉ nhớ được vài điều tôi đã thấy, đã in đậm vào ký ức.

Nhất là hình ảnh một ngày của năm 1955. Như đã nói bên kia nhà thương là đường Huyện Ngươn ngày nay, có trại lính. Hàng ngày chúng tôi thấy các xe nhà binh chở lính đi đánh trận, họ hát bài: Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn.. Có khi những buổi chiều về nghe tin có vài người tữ trận, có một lần đó vì bị phục kích hay sao mà cả hai chuyến xe nhà binh đầy khi về chỉ còn vài người nguyên vẹn. Tất cả đều được chở vào nhà thương. Tôi nhớ lúc ấy ba căn nhà chất đầy xác. Nhà thương thì không còn chỗ, thương binh phải để nằm la liệt trên đám cỏ vườn bông giữa nhà thương.

Tôi còn nhớ quang cảnh lúc đó nhộn nhịp nhưng tang tóc thê lương. Ba tôi cùng các thầy cô y tá mặt mày nghiêm trọng, tới lui, di chuyển, chích thuốc, băng bó nhanh nhẹn xông xáo như những người xông trận không biết mệt mỏi. Ba tôi bỏ cơm trưa, ăn đồ ăn nhà thương phát cho, bỏ cơm chiều, làm việc như điên. Má tôi phải chạy ra năn nỉ Ba tôi dừng tay ăn cơm kẻo đuối. Tới tối mịt Ba tôi về vội vàng ăn cùng chúng tôi, rồi chạy ra làm tiếp. Vườn bông tối đó đèn mắc ra bên ngoài sáng trưng cho việc chữa trị suốt đêm. Tiếng hòm chan chat, tiếng vợ con lính khóc rầm rĩ, cùng tiếng thương binh rên la ồn ào, mùi khét thịt cháy, mùi cồn, mùi bông, băng, mùi máu quyện nhau… quang cảnh ấy, cảnh tình thương tâm ghê sợ ấy tôi không bao giờ quên.

Nói về nhà xác tôi mới nhớ vài kỷ niệm vừa sợ vừa buồn cười như sau. Ba tôi có tật hay bỏ quên kính đọc sách hay vài vật dụng trong phòng mổ. Tối đến, sau khi cơm nước xong, Ba tôi hay đọc báo và cứ y như vài lần trong tuần, thế nào Ba tôi cũng bỏ quên đồ một lần. Mỗi khi nghe Ba tôi kêu lên: “Chết cha!...” là chúng tôi không ai bảo ai lánh đi chổ khác thật nhanh. Đứa nào chậm chân để Ba tôi thấy mặt là đặt tên liền.

-  Con Phương ( hay Dung hay Thủy..) đi lên mở cửa phòng mổ lấy cái kiếng cho Ba, giỏi đi con! Nghe tiếng “giỏi” đó mà chúng tôi đứt từng khúc ruột, chao ôi, chúng tôi đâu có ai ham “giỏi” chuyện đó. Thường thì tụi tui lấy cớ: học bài Ba ơi, đi tắm Ba ơi, sợ ma Ba ơi… và tức thì Ba tôi gọi thêm một hai đứa nữa đi kèm. Vậy là lúc nào chúng tôi cũng đi hai ba đứa cho công bằng và cũng cho đỡ sợ.

            Ba chị em cứ bấu lấy tay nhau không dám rời. Khi đi qua nhà xác càng bấu chặt hơn, vào phòng mỗ thì bấu nhau chặt cứng và khi khóa phòng mổ rồi thì đứa nào cũng lật đật giao hẹn. Không được chạy nha, nắm tay không được rời nha. Trên đường về mới sợ vì lúc đi thì đi chậm nhưng khi về đứa nào cũng có khuynh hướng đi nhanh. Có một lần khi đi ngang qua nhà xác, chúng tôi nghe tiếng kêu.. thật ra tiếng rên thì đúng hơn. Tất cả đứng tim tưởng nghe lầm. Phản ứng tự nhiên chúng tôi nhìn về phía nhà xác thì cách cửa sổ ngày thường đóng lại, bây giờ mở ra và một bóng trắng ngay cửa sổ rên và cánh tay dường như vẫy lên. Tức thì quên hết lời hẹn, chúng tôi hét lên: Ma, ma … nhát và đua nhau ba chân bốn cẳng mà chạy, vừa chạy vừa la vừa khóc vừa la hét ầm lên. Gần đến nhà thấy Ba Má chúng tôi đổ ra đón vì chúng tôi la lớn quá mà. Nghe kể, Ba tôi cùng thầy chín Tính và vài người nữa cầm đèn đi lên nhà xác. Ai cũng lạnh người, vì quả thật là lúc chiều có vài người chết vì bệnh thổ tả bị bỏ vào nhà xác và rắc vôi bột lên để ngừa truyền nhiễm. Trong số đó có một người chưa chết hẳn, tỉnh lại cố đứng lên kêu cứu, xin được uống nước.

            Dù biết không phải ma nhưng chúng tôi vẫn còn sợ. Và sau đó sự việc vẫn tiếp tục: quên kiếng, quên bóp… “giỏi” đi con! Và bấu nhau chạy….

            Chúng tôi sống trong nhà thương như thế cho đến năm tôi học lớp nhất thì Ba tôi xin đổi về làm việc tai xả Đồng Sơn, huyện Hòa Đồng, nơi đó Ba tôi đã cất một căn nhà có vườn tược rộng rãi để an hưởng. Chúng tôi ở lại Gò Công với bà chị thứ hai đang dạy trường Nữ tiểu học Gò Công. Nhưng chẳng bao lâu thì năm 1963, vì ở quê không được an ninh, nên Ba Má tôi bỏ nhà mà đi. Tất cả gia đình chúng tôi lên Sài Gòn học hành và sinh sống. Tôi xa cách hết mọi người trong nhà thương gần 50 năm nay, ít khi nào có dịp gặp lại các người trong nhà thương ấy. Đến nay rất nhiều người trong số ấy đã mất đi trong đó có Ba tôi nữa. Viết những mẫu chuyện này còn để chia sẻ những kỷ niệm về đất Gò Công, mong những vị nào từng làm trong nhà thương dạo ấy nay còn sống sẽ vui nhớ lại hoặc con cháu của các vị ấy sẽ biết được chút gì về cuộc sống của những người thân ngày ấy.

            Hẹn lần sau tôi sẽ viết tiếp về chợ Gò Công và Trường Gò Công nhé!

 

                                    Phan Thủy – California




Trả lời:
Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 08/Jul/2007 lúc 6:12pm
Cám ơn Gocong đã đăng bài này của PhanThuy mà hôm nay mới thấy để đọc lại. Nhờ bài này mà PT đã gặp lại hoặc được tin tức lại của anh Ba Công, con thầy Chín Tín( San Diego) ; anh Sáu Tài  , người hàng xóm gần bến xe ngựa ,kế nhà thương ( Vỉginia) ; Chú Tám Ân( làm ở nhà thương với Ba của PT) ; chị Chung thị Liên, em cô Chung thi Thủy nhắn qua anh Thy Lan Thảo ; 1 người chị của PT cho hay cô Tư Sương ( nữ hộ sinh trong bài này) đang cư ngụ tại Úc. Anh Tua Lê( Vỉginia ) cho biết chú của anh là Lù hay Lồi( nói lái , hi hi ) hiện còn sống và đang ở... đâu hở anh Tua , PT quên rồi !....
Như lời hứa PT đang viết về lớp Tứ E của trường TH Gò công và sẽ gửi lên đây , hy vọng gặp lại nhiều bạn cùng lớp, cùng thời rất vui vẻ nhộn nhịp như lần PT lên Washington đó nha.


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 02/Aug/2007 lúc 6:43am

Còn đây là...?



Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 17/Aug/2007 lúc 11:02pm
Anh Hoàng Ngọc Hùng ơi , chỗ này có lẽ ở Tân An chứ không phải ở Gò Công đâu.

-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: nqtuan2910
Ngày gởi: 24/Oct/2007 lúc 11:34pm
chào Ô. Phan Thủy, nói không phải để nhìn bà con mong thông cảm. Gò Công là nơi núm ruột của tổ tiên tôi từ miền Trung-Việt vào sanh cơ lập nghiệp. Docteur Đăng(Trần Công Đăng) là cháu ngánh bên chị ruột má tôi.
 Ông Thủy nếu có tìm các vị liên quan họ Phan ở Gò Công báo dùm rằng: tôi đã lập gia phả họ Phan ở Gò Công(gốc Thanh Vĩnh Đông Tân An). email : mailto:nqtuan2910@yahoo.com.vn - nqtuan2910@yahoo.com.vn


-------------
nqtuan2910


Người gởi: HEICHPE
Ngày gởi: 27/Oct/2007 lúc 5:58pm
nqtuan ơi:
HeichPe đạ biết nqtuấn từ đâu đến và 1 phần gia phả.nqtuấn xem phan gop ỳ của mình với ngtuấn trong  trang hình ảnh nqtuấn gửi, trong đó nhà ông Hai Tây lai, truoc nha cua gia đình nqtuan..Ông bs Đăng chi bên ông TC Phàt là bà con thôi. Đùng nhầm.Hôm nào  Heichpe sẽ nói riêng qua e mail.Ông TC Phát có nguoi con gái có chồng sau 75 và đã qua MỴ.Thế thôi.
Hẹn, có nhiều chuyện vui và bất ngờ. 


-------------


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 30/Oct/2007 lúc 10:54am
Tran Cong Dang la con TC Kỉnh. Ba noi la Phan thi Thuat. Ba Thuat la con cua Lô thi Viễn.

-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 02/Nov/2007 lúc 12:01am
Hi hi , Tuấn ơi , Phan Thủy không phải là ông đâu mà Tuấn kêu bằng ông làm chị cười quá mạng ! Chị là Phan Thị Bich Thủy con của ông Phan Văn Ai người Gò công , còn có họ hàng gia phả gì với dòng họ ông Phan Thanh Giản hay Phan Bội Châu không( mong thay) thì Phan Thủy này không biết . Có khi là bà con của Phan Kim Liên bên Tàu nữa không chừng Cry. hay hoặc bà con của Phan An Tống Ngọc thì đẹp quá Wink
Đùa cho vui thôi chứ để hôm nào chờ Tuấn cho xem gia phả họ Phan mà Tuấn sưu tầm xem coi có quen biết ai không nhe'. Cam' ơn nhiều.


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: TangHoa
Ngày gởi: 02/Nov/2007 lúc 8:05am
chi Thuy lam tanghoa nho nha qua chung, sau 75 co' co mu Chin' con giup dan gocong minh o nha thuong, Chi Thuy co' biet' khong? nha` co o gan cho Kem Xuan Truong di len chut xiu'?


Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 02/Nov/2007 lúc 8:17am
 
 
     Phan Thủy biết ngtuan2910 bao nhiêu tuổi không mà xưng CHỊ ngon hơ vậy ta. Coi chừng phải đổi cách xưng hô thì "tui ngại lắm à nghen".
 
     ngtuan2910,
 
     Chào mừng trễ ngtuan2910 gia nhập Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công.
 
     Người thật có lòng. Bây giờ, cái gì cũng vội vàng. Cuộc sống vội vàng, nghĩ suy vội vàng, thậm chí thương ghét cũng vội vàng. Vậy mà vẫn còn có người bỏ nhiều công phu để lập Gia Phổ dòng tộc. Ôi, trân quí biết bao. Chúc ngtuan2910 sớm hoàn thành ước nguyện.
 
     Có lẽ, trong khoảng đường truy tìm tài liệu cho Gia Phổ, ngtuan2910 đã phát giác ra điều gì đó nên muốn sữa HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ thành HOÀNG THÁI HẬU TỪ DỤ phải không?
 
     Đây là một vấn đề lớn, nó vượt ra khỏi phạm vi Gia Tộc và quấn vào tài liệu LỊCH SỬ. Muốn sửa, không phải là chuyện đơn giản, chỉ một lời là được.Trước hết, ngtuan2910 phải cho biết đã căn cứ vào tư liệu nào, mức độ khả tín của tư liệu đó. Bước kế tiếp là phổ biến rộng rãi cho mọi người Việt Nam để cùng nhau thẩm định. Sau cùng, yêu cầu những nhà Sử học hiệu chính.
      Theo thiển ý, đoạn đường phải trãi qua rất khó khăn và cần rất nhiều thời gian, có thể thế hệ chúng ta cũng chưa giải quyết xong cho dù tư liệu của ngtuan2910 là chính xác.
      Không phải tôi nói để ngtuan2910 nản lòng, mà để có sự chuẩn bị tâm lý nếu quả thật ngtuan2910 muốn đem vấn đề nầy ra trước công luận. Đả kích, phản bát, có thể chế riễu nữa sẽ xãy ra bên cạnh những đồng tình và khích lệ.
      Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi thói quen. Người ta gọi TỪ DŨ hằng bao năm qua, cho dù biết sai đi nữa, họ cũng làm biếng thay đổi.
      Thí dụ:
               -  Tần Thủy Hoàng hay Tần Thỉ Hoàng; thủy chung hay thỉ chung?
            Thủy là nước, còn Thỉ là trước.Có thỉ có chung ,nghĩa là có trước có sau.Cả hai đều là chữ Hán và cách viết khác nhau. Cho nên, THỈ là đúng, nhưng đến nay mấy ai viết THỈ đâu.
               - Nhìn TẬN mặt hay nhìn TẠN mặt.  TẬN là hết,là chấm dứt, còn Tạn là rất gần, gần tưởng như dính sát với nhau.Trong Kiều có 2 câu:
 
                     Cỏ non xanh tạn chân trời 
            và
                     Khách nhìn tạn măt, người e cuối đầu.
      
              TẬN là chữ Hán, TẠN là chữ Nôm. Hai câu trên phải dùng là Tạn mới đúng. Nhưng mấy ai đã dùng?
        
               Còn nữa, cũng trong Truyện Kiều, như câu:
 
                         Thâm nghiêm, kín cống, cao tường
                      Cạn dòng lá thắm, đứt đường chim xanh
 
               Vì "kín cống"nên mới "cạn dòng lá thắm", và vì "cao tường"nên mới "đứt đường chim xanh", nhưng từ lâu, người ta dùng "kín cổng" đã quen, vì vậy không ai chịu sữa cả.
 
            Trở lại vấn đề TỪ DŨ hay TỪ DỤ chúng ta thấy muốn thay đổi quả là chuyện rất khó khăn. Do đó, ngtuan2910 cứ quyết định. Nếu những tư liệu có thể thuyết phục được thì chắc chắn sẽ có người ủng hộ. Nhưng hiện tai, tôi và những ai đã dùng TỪ DŨ vẫn chưa thể sữa được là TỪ DỤ kể cả Diễn Đàn Gò Công. Mong ngtuan2910 thông hiểu cho.
 
           Thân kết. 


-------------
kb


Người gởi: nqtuan2910
Ngày gởi: 02/Nov/2007 lúc 8:57am

- Chào chị Bích Thủy, nay Tuấn đã 54 tuổi gốc ông bà ở Fai-fo(Hội An- Quảng Nam) Thầy thuốc Nam. Phần lớn dân Gò Công là dân Tứ Quảng của miền Trung. Hiện nay Tuấn đã làm xong gia phả theo lưu bút của cha là ông Phan văn Dõng, truy tìm xác định và kết hợp theo nhân chứng sống các cô, chú... Mà tập hợp thành tập phả " PHAN TÔNG THẾ PHỔ- LONG TRÌ & DƯƠNG XUÂN HỘI(Tân An)" Thỉ tổ là Phan văn Tiếp; " PHAN TÔNG THẾ PHỔ- THANH VĨNH ĐÔNG (Tân An) Thỉ tổ là Phan văn Duơn (có thể là Dương vì kỵ húy nên gọi là Duơn) là cánh bên Tuấn.

- Theo tích phả thì 2 vị này là anh em, nhưng con cháu chưa hài lòng lắm ! như truyện Tàu hai ngươi thân thuộc chia cách nhau bẻ đôi miếng ngọc bích, khi tìm lại đem miếng ngọc bích mà kết nối (theo logic khoa học) còn ở đây các Cụ truyền miệng chưa thuyết phục lắm nên Tuấn lập phả ghi "nếu có sai xót thì quí vị thân tộc xem như cùng  ông tổ"(hai quyển này dày 214 trang khổ A4).
- Cha của Tuấn ghi thuở xưa ông bà du thuyền từ Miền Trung vào Thanh Vĩnh Đông Tân An, đi dọc sông Soài Rạp- sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây rẽ qua Gò Công... Bộ Phan gồm: nét chủ, 2 nét Phết (phiệt), nét nhất, bộ Mễ(gạo), bộ Điền(ruộng) theo lý giải của người xưa gốc họ này thuộc người Chăm-pa vì các nét hợp (chủ+2 phết)lại là xuyên(sông) còn bộ kia đứng kế bên là Phiên (dân nứơc ngoại) theo lời của người thừa kế đời thứ 20 ở ngoài nhà thờ Phan Ngọc- Hội An, cũng chưa thuyết phục lắm.
- Lý do Họ Phan vào Nam: trốn sự truy duổi của triều đình Họ Lê; theo phò họ Nguyễn khẩn hoang lập ấp, mai danh ẩn tích giấu nguồn gốc. Tuấn đi tìm di tích tổ tiên chỉ ghi lại chữ nho: "NGƯ TRÌNH HỮU NAM HÓA- BẢ ÁNH THIÊN NIÊN HÀNH" Bia bình phong của Cụ Sơ nội ở Thanh Vĩnh Đông; còn liển của nội Tuấn ghi: "CAO OÁN ĐỘ BẠCH VÂN - PHI CÁT THANH PHƯƠNG THỤ" tạm dịch "Cao Tổ Độ Bạch Vân" "Dời cư xây dựng cuộc sống thanh bạch thoảng hương thơm". Tuấn lấy làm tiếc thuở nhỏ có thấy mộ Cụ Cố nội bằng chữ nho mà không ghi lại được.
 
- Chị Bích Thuỷ cho email Tuấn đi sẽ gửi toàn bộ gia phả Ngánh Thanh Vĩnh Đông- Tân An(tư liệu này năm 1960); Ngánh Long Trì- Dương Xuân Hội (bằng file .jpg) lập năm 1956 (lúc đó Tuấn mới 2 tuổi) kèm theo hình Quốc Tuấn được tặng từ Tộc trưởng Họ Phan- Long Trì- Dương Xuân Hội. Gởi theo www. photobucket.com thấy coi bộ khó tới quá !
 
- Phiền chị hỏi Bác gốc ông bà ở đâu củ Gò-Công, coi chừng bà con mà hổng hiết đó ! Nhớ cho email. Nếu nhận được nhớ phổ biến dùm trong thân tộc Họ Phan, cảm ơn chị trứơc.
 
Hẹn gặp lại chị nhé !!!


-------------
nqtuan2910


Người gởi: nqtuan2910
Ngày gởi: 02/Nov/2007 lúc 10:43am
Kính chào Anh Trần Kim Báu !
 
- Trước tiên xin cảm ơn sự cảm kích lập phả của Tuấn tiếp theo sưu tầm di tích của gia tộc ở Gò Công, Tuấn đã lập và phổ biến cho thân tộc bên nội lẫn bên ngoại giúp dùm các anh chi nay toàn là U80 ! U90 ! Tuấn là U60.
 
- Lời anh nói thực tế là như vậy ! ăn sâu vào tiềm thức thói quen của phong tục tập quán, Tuấn đi làm gia phả thấy bia ghi chữ lót là Tự (bộ Miên(nóc nhà) + bộ Tử (con trai) mà dịch trong phả là Kỳ, nhưng Tuấn cũng ghi là Kỳ và kèm theo chữ nho (Tự) chớ đâu dám ghi theo mình. Cũnh như Cụ tổ đời thứ 7 tên là Tín(bộ Nhân+bộ Ngôn) mà dịch ghi là "Tích" thôi đành chịu vậy thôi. Bây giờ thi đại computer hay lắm thông tin đủ thứ !!! có cả phần mềm Việt Hán Nôm, nên Tuấn ghi rồi vào đó tham khảo cho đúng.
Có vị bô lão giỏi chữ nho ở dưới làng không thèm chỉnh, nay trang đầu "PHAN TÔN THẾ PHỔ" mà chữ nho ghi là "Tông"(tông chi gốc) còn "Tôn"(cháu) hai nghĩa xa quá; riêng trong tộc Tuấn mạnh dạn ghi y theo nguyên văn được các bô lão và thân tộc đồng ý ngay là'PHAN TÔNG THẾ PHỔ".
 
- Tuấn có save hình anh cùng 2 hai vị Trưởng và Phó Hội Thân Hữu Gò Công: Ô. Phan văn Ba, Ô. Lê văn Cơ và anh làm MC? để biết mặt các vị trong post hình. Nhờ vào google.com.vn nên mới vào tìm được Hội này, lúc xưa Cha Tuấn cũng là hội viên Hội Tương tế Gò Công thâu niêm liễm Hội, thời bác Đoàn văn Ảnh làm Hội trưởng, 30-4 năm 1975 bác oversea, nay bác còn sống đã trăm ngoài tuổi.
 
- Mạn phép hỏi anh có thân tộc kiến họ Trần ở Gò Công? bà Trần thị Sanh (1820-1862) vợ Ngài Trương Công Định, kiến họ này cũng có liên quan với họ Phạm ở Lăng Hoàng Gia: Bà Phạm thị Phụng(1782-1825) đời thư 5 (em của Đức ông Phạm Đăng Hưng) chồng là ông Trần văn Đồ (1780-1860. Nếu có liên quan tộc họ Trần ở Gò Công, Tuấn sẽ gởi biếu tờ phả vẽ lại bằng autocad theo thủ bút của chắt ngoại rễ Ô. Dương Hữu Trí (khổ giấy A1) anh nhớ cho email để nhận dễ hơn photobucket.com dễ thất lại vì tài liệu này rất quí ! từ đời thứ 3-11. Nhắn anh thêm Tuấn có tập hợp ghi lại kiến họ Phạm Đăng ở Gò-Công.
 
Cảm ơn Anh Báu đã chỉ giáo. Xin được phép nghe theo.


-------------
nqtuan2910


Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 02/Nov/2007 lúc 11:25am
 
 
      Anh Tuấn,
 
     Cảm ơn anh rất nhiều, tôi kính phục chuyện anh làm là với cả tấm lòng trân trọng. Ngày xưa, mỗi gia tộc lớn đều có lập Gia Phổ, ghi rõ mỗi tông chi để con cháu đời sau biết gốc gác. Chuyện đó, sau nầy ít ai làm, phần thì giặc giã tứ tung, phần lo cơm áo. Vì thế cho nên những hệ sau, bà con thân tộc với nhau mà nhiều khi không biết.
     Tôi quê Nội ở Bình Xuân. Bình Xuân có xóm Hương Sư, thuộc ấp 3(theo thôn ấp ngày xưa, bây giờ có thay đổi không,tôi không rõ).Đó là Hương Sư Lực, ông Nội tôi. Bên Nội không thấy có Gia Phổ.Do đó, tôi chỉ biết những bà con gần thôi. Bên Ngoại họ Nguyễn, ở Long An thì có Gia Phổ. Lúc nào đó, ngày đẹp trời, tôi sẽ thưa chuyện nhiều hơn với anh.
 
      Thân kết.


-------------
kb


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 02/Nov/2007 lúc 10:25pm

Ái cha, hôm nay vào diễn đàn lại thấy tin anh Tăng Hòa thiệt là mừng như đám cưới vậy đó ! Vậy phải vui không? Chào anh trở lại và phải viết thường xuyên nha ! PT hồi trước vì bận quá tính lặn đó nhưng khi đọc lại nhiều bài trong đó có Tăng Hòa như vụ cạo đầu... thấy vui quá . Ngoài ra còn vì thấycác cụ bô lão như Trần Kim Báu , Lô Công Thông , thầy Phù thủy... có lòng quá làm mình mến nên trở lại. Cái cô 9 gì mà anh nói thì anh thêm rõ chi tiết đi chắc Thủy biết đó vì những nhà mặt tiền trước cửa nhà thương gần tiệm kem Xuân Trường là ngày xưa PT đều biết hết. Nhớ kem Xuân Trường nhất là cà rem cây thì ngon quá há !

Anh Báu ơi có phải đặc tính của người Gò công là xuề xòa , sao cũng được nên sá gì chuyện xưng hô chứ ! Hôm trước có người tưởng PT là đực rựa , mới đây có người kêu bằng ông PT...tới từng tuổi này rồi thì ai kêu sao cũng ừ hết : anh chi chú bác ông bà dì dượng gì cũng ok , còn kêu bằng em thì càng khỏe... cho nên nếu Tuấn có lớn hơn PT mà bị PT xưng bằng chị thì Tuấn nên vui chứ không nên buồn vì người ta tưởng mình trẻ mà ! Nói chứ cũng tại Ng Tuấn kêu các sư huynh sư tỉ nên mình tưởng mình sư tỉ đấy chớ ! Xin lỗi nha !


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 02/Nov/2007 lúc 10:49pm

Ng Tuấn ơi , PT đọc những lời Tuấn viết về gia phả thấy nghiêm túc quá nên PT không đùa nữa. PT không tiện kể về gia tộc trên diễn đàn nên cho Tuấn e-mail để Tuấn gửi gia phả họ Phan cho PT nhé !Thank you.

Muốn e-mail cho PT hãy vào mục Thành viên tìm tên Phan Thuy , click vào chỗ e-mail rồi viết và gửi đi .


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: TangHoa
Ngày gởi: 05/Nov/2007 lúc 1:44pm

Chị Thủy ơi! Chị có biết Phan trường Giang không?



Người gởi: TangHoa
Ngày gởi: 05/Nov/2007 lúc 3:36pm

Mấy câu thơ nầy em tặng anh Báu nha...

 
25 năm chẳng, chưa lần về,
Muốn xin anh "giữ trọn tình quê,"
Gò Công đó vẫn là Gò Công củ
Còn cả tình xưa, lẫn hẹn thề.
 
Anh Báu và chị Thủy còn nhớ bác Tám chạy xe đò năm xưa cũng ở xóm nhà thương? Cũng có người con gái tên Phan thị thu thủy...


Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 05/Nov/2007 lúc 7:31pm
 
 
   Tăng Hòa,
 
    Có phải xe đò chạy từ Gò Công đi Mỹ Tho không? Xe tên Hồng Hà.


-------------
kb


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 05/Nov/2007 lúc 11:12pm
Phan Trường Giang không biết. Ổng là ai vậy hả thầy Tăng?  Còn Bác Tám nào chạy xe đò Gòcông Mytho Thủy không biết sao 2 anh biết hay vậy  ? Chắc cô Phan Thi Thu Thủy này đẹp lắm cho nên trai Gòcông đều biết ba cổ  Wink. À , phải Bác Tám đó tên Phan Văn Hoành không?
 
 
 
 
 
 


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: TangHoa
Ngày gởi: 06/Nov/2007 lúc 7:09am
Gần 40 năm trời rồi còn gi`... lâu quá Tăng Hòa quên mấy, chỉ nhớ rắng bác trai mất trước, chị Thủy là bạn học cùng lớp ngày xưa với Tăng Hòa, bẳng mấy chục năm chưa hề biết 1 tin gì về người bạn năm xưa nầy. Cám ơn anh báu và chị Thủy nha, rảnh rang Tăng Hòa sẽ đi tìm nữa...


Người gởi: nqtuan2910
Ngày gởi: 07/Apr/2008 lúc 9:43am

Kính chào Tăng Hòa

- Bửa nay Tuấn lục ra được tấm ảnh xưa chụp Go Cong le 16-12-1957, có hình Bác sĩ Trần Công Đăng; vợ chồng Bác sĩ Lý văn Chính- Trần thị Thảo; chủ hôn ông Trần Công Phát.
 
 
 
<a href=" http://s240.photobucket.com/albums/ff277/nqtuan2910/?action=view&current=duong4Dong.jpg - http://s240.photobucket.com/albums/ff277/nqtuan2910/?action=view&current=duong4Dong.jpg "><img src=" http://i240.photobucket.com/albums/ff277/nqtuan2910/duong4Dong.jpg - http://i240.photobucket.com/albums/ff277/nqtuan2910/duong4Dong.jpg " border="0" alt="Photobucket"></a>
 


-------------
nqtuan2910


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 07/Apr/2008 lúc 10:42am
 
Chào NgTuan, lâu nay không thấy Tuấn góp tiếng , Tuấn có khỏe không? Hôm nay thấy bức hình xưa thật xưa thật quí đối với PT vì PT vẫn hằng ngưỡng mộ và nhớ Bác sĩ Trần Công Đăng, mong nhìn lại hình ảnh người mà ngày thơ ấu PT vừa kính phục vừa sợ. Nay nhờ NgTuan,  PT đã thấy lại người xưa, thật cảm động ! Cám ơn NgTuan nhiều.


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: HEICHPE
Ngày gởi: 07/Apr/2008 lúc 3:48pm
Anh 15;
Anh nhắc lại nhà bà BS Đăng, chắc anh còn nhớ những năm 1947,lớp học ở trường Primaire de Goccng dời về nhà bà BS Đăng để tiếp tục học vì trường học ở gần hồ nước(Piscine) bị quân đội Pháp về đây chiếm đóng một thời gian. Do đó các lớp học phải "di tản" và cours superieur phải vế đây học, tôi có học ở đây tạm tại nhà ba BS Đăng,cũng như ở Miếu Bà cũng những năm hoc 1946 lớp học dời vế đây. Tôi nhớ không lầm 1946 cours moyen của cô giáo Huyện đã về miếu bà dạy, và tôi là học sinh thời đ1o. Nhanh quá anh 15 nhỉ
 
 Tất cả chuyện ngày xưa "hòang thị". Vui...


-------------


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 07/Apr/2008 lúc 8:03pm
Nghe 2 anh nhắc những chuyện xưa ở quê nhà Gò Công mà PT thấy vui quá. PT cũng đã từng thắc mắc sao ông Đăng là Bác sĩ mà cũng hút thuốc dữ . Bây giờ đâu có Bác sĩ nào hút thuốc phải không? PT nhớ ngày xưa một đôi lần theo Ba vào nhà Bác sĩ Đăng ăn tối , PT thấy cái phòng khách thật đẹp rộng lớn huy hoàng và cái phòng ăn thì đèn chùm lộng lẫy mà mơ ước. Bà Bác sĩ Đăng thì cao lớn , đẹp đẽ uy nghi...Con bé 4,5 tuổi ngày xưa mà hơn 50 năm nay vẫn còn nhớ. Anh Lộ Công nhắc cái sân trong và cả sân ngoài nhà BS Đăng ngày xưa mình thấy nó rộng mênh mông và đúng vậy vài năm trước khi PT về thăm thì thấy sao nó nhỏ quá. Toàn ngôi nhà ngày xưa PT thấy cao to đồ sộ vậy mà giờ đây cũng thấy bình thường .
Chuyện trường học Gò Công thời Tây anh 15 và anh Heichpe kể rất thú vị.
 


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Sep/2010 lúc 8:36pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Admin

 
        Kính dâng hương hồn bà Bác Sĩ Đăng và thân tặng những đồng hương có dính dáng đến nhà thương Gò Công xưa.

Từ California, vài năm được đọc tin tức, bài vỡ của các đồng hương, các bạn ở tập san Hội Thân Hữu Gò Công Vùng Hoa Thịnh Đốn tôi rất thích thú thường nhủ lòng năm tới sẽ góp tiếng cùng đồng hương nhưng rồi cứ quên mãi – lần này tôi nhất định cùng đồng hương chuyện trò, trao đổi tin tức, hòai niệm, những điều chúng ta còn nhớ về Gò Công, quê hương của chúng ta để đỡ nhớ nhà và với lòng mong ước người nhớ lại, sống lại chứ không phai nhạt và chết dần theo thời gian.

Đầu tiên là về nhà thương Gò Công

vào lúc mà trí óc tôi bắt đầu biết thu nhận sự việc là vào khỏang năm 1954. Ba tôi là Phan Văn Ai, ai cũng gọi là thầy Bảy Ai, y tá  trưởng của nhà thương Gò Công và được cấp nhà trong khuôn viên nhà thương. Đó là một ngôi nhà lớn được chia làm hai phần – Gia đình chúng tôi ở một phần sát hàng rào ngăn con đường dẫn đến Bến Xe ngựa – phần kia thì 2/3 dành cho gia đình thầy chín Tính và 1/3 là chổ ở của hai chị em nữ hộ sinh, sinh đôi còn độc thân là cô Chín Hài và cô Mười Nhi.

Quan hệ giữa ba gia đình chúng tôi rất thân thiết cho đến nổi chúng tôi lúc đó tưởng như tất cả là bà con.

Bên thầy chín Tính có bốn con trai tên: Tấn, Công, Sơn, Hà còn bên chúng tôi có tám người con gái mà ba chị lớn đã học nội trú trường Gia long trên Sài Gòn, còn lại năm đứa con gái là Dung, Phương, Thủy, Hồng cùng bằng tuổi với các con trai bên kia nên chúng tôi thường chơi từng cặp rất thân nhau. Hiện tại anh Tấn sống ở Sàigòn, anh Công cùng ở California với tôi, và Sơn, bạn cùng tuổi với tôi thì lại ở bên Úc cùng chỗ với chị Phương.

Tôi còn nhớ lúc ấy vì chưa đi học nên suốt ngày tôi, Sơn, cùng hai em nhỏ nữa cứ hay lên chơi ở khu nhà sanh - ở đầu hành lang rất rộng, lát gạch men đen, trắng, ba bề trống trải nên gió thổi lồng lộng rất mát. Chổ này tụi tôi gọi là đầu trên – Đầu này trông sang bên cạnh là nhà Xác gồm một dãy ba căn nhỏ, trước mặt là sân cỏ rộng, có ghế đá ngồi mà hồi đó gọi là vườn bông. Bên kia vườn bông là khu hành chánh, nhận bệnh và phòng mổ. Bên phải là khu bệnh nhân với hai dãy nhà cao cẳng dài ra tới cổng chánh bệnh viện con đường gần tới cầu Long Chánh ở khu nhà sanh, các cô nữ hộ sinh (hồi ấy gọi là cô mụ) hay y tá, tập sự, lao công đều biết đám con thầy Bảy là chúng tôi nên để chúng tôi đi lại khắp nơi mà không hề bị la rầy hay xua đuổi. Trong số các cô Mụ dĩ nhiên chúng tôi thương nhất là cô chín Hài và Cô Muời Nhi. Bạn tôi thường nhớ Ba Tôi tính rất hài hướt hay hát: “Cô Mười cô Chín hai cô mày muốn cô nào – Cứ dắt cổ đi đừng cho má cổ hay..” theo nhạc bài hát ” Đây ngày tươi sáng muôn chim ca hót tưng bừng…”

Ngòai ra chúng tôi còn thương cô Tư Có, cô Năm Trừu, cô chín Quỳnh và nhất là cô Tư Sương. Trong mắt của con bé nhà quê của tôi lúc đó, Cô Tư Sương đẹp như bà tiên vì cô trắng trẻo, dáng cao ốm trông sang làm sao. Cô được cấp một căn phòng để ở trong dãy nhà hộ sinh. Tối tối bọn tôi thích đến phòng cô để  nghe radio . Hồi ấy chỉ có cô là có cái radio thật lớn như cái va li. Tôi vẫn thường đi vòng quanh cái thùng ấy. đút đầu hé mắt vào tìm xem người nào trong ấy mà nói năng ca hát luôn luôn. Ngoài xem radio  tôi còn được cô ôm ấp và đôi khi cho vài cái bánh ngon. Vài lần tôi thấy có một người đàn ông đến chơi với cô mà nghe người ta gọi là quan ba. Ông ấy ở bên trại lính ở bên kia đường. Ông ta trông rất oai vệ và tôi cứ muốn ở lại để ngắm hai người, nhưng thường là má tôi gọi về ngủ trong lúc chúng  tôi chưa muốn ngủ chút nào.

          Trong khu nhà sanh có một dãy nhà thấp, còn gọi là từng dưới , đó là khu nhà bếp, nhà giặt và có hai gia đình lao công ở trong  khu đó. Gia đình Bác Sáu Chổi , tôi nhớ miệng rất hô, bác có hai thằng con trai lớn hơn chúng tôi tên là Tống và Chen. Gia đình nữa là chú chín Hòanh  có một cô con gái bằng tuổi  tên là Phỉ. Nghe má tôi nói trước đây nó có tên là Thủy , nhưng chú Chín sợ trùng tên với  tôi nên đổi là Phỉ, nhân lúc có gánh Năm Phỉ diển ở Gò Công. Ba đứa nầy tự động cúc cung tận tụy phục vụ theo yêu sách của chúng tôi hết lòng như đẩy xe cho chúng tôi, làm ngựa bò cho chúng tôi cưởi, cõng chúng tôi đi chơi, xách dép, giữ quần áo lạnh cho chúng tôi (thật bất công !) Mặc dầu vậy mỗi khi chúng tôi không vừa lòng điều gì thì la hét lên cho tụi nó bị cha rầy đánh (quá Ác!).

            Chúng tôi cũng hay lên khu hành chánh vì Ba tôi làm ở phòng mỗ trong khu đó.

            Chúng tôi nhớ nhất là ông Bác Sỉ Đăng, một người tròn trĩnh, trắng trẻo, mặt phúc hậu, đỏ hồng giống như Tây mà chúng tôi vừa thương vừa sợ. Ngược lại các thầy y tá thì thích bọn trẻ chúng tôi lắm như thầy Hai Bạch, thầy Tư Nhơn, thầy Tám Đạt, thầy Tư Qui, thầy Ba Nửa, cô Tư Kỉnh, thầy Ký Sung va nhất là thầy Ký Thanh mà tôi còn nhớ rất đẹp trai. Riêng về y tá tập sự, rất nhiều nhưng tôi chỉ còn nhớ nhất là hai người vì cái tên đặc biệt mà chúng tôi hay trêu chọc hai anh và cười nhạo hòai đó là anh Lồi va anh Lù. Mỗi lần chúng tôi thấy hai anh ấy là kêu “Lù coi, lồi.. (nói lái). Mọi người bưng miệng cười, còn Ba tôi thì nạt nộ: “Im ngay, đồ qủy nhỏ!”.

            Cái hình ảnh Bác Sĩ Đăng mỗi sáng đi khám bệnh với một đòan y tá, tất cả đều mặt áo blouse trắng tóat, đội mũ trắng lốp dừng lại ở mỗi giường bệnh, nói nói, ghi chép… làm tôi khâm phục kính nể và thấy không hình ảnh nào đẹp bằng.

            Hai dãy phòng bệnh tức là nhà cao cẳng vì được cất trên những trụ xi măng cao. Bên dưới các trụ trống là nhà bếp và chổ ở tạm của thân nhân đi nuôi bệnh. Có vài lần đi xuống khu đó tôi thấy lợm giọng vì có mùi hôi khó tả mà tôi còn nhớ đến bây giờ, nó lẫn lộn mùi đồ ăn dư, mùi bệnh, mùi đồ dơ, nước tiểu, thật tội tình.

            Giờ cơm của bệnh nhân là xe đẩy lách cách, tiếng chén bát va chạm, và một mùi đặt biệt khó ngữi của cơm lẫn đồ ăn kỳ cục làm phát ớn, rất sợ. Thật đáng thương cho bệnh nhân vì là nhà thương thí mà! Họ đa số là dân nghèo, bệnh kinh niên, người nào người nấy ốm xanh xao hay què quặt, mặt buồn u ám, bận áo nhà thương trắng dày đã ngả màu cháo lòng.

            Cứ vài ngày thì nghe người này chết, người kia bị bỏ vào nhà xác không ai nhận.. ôi ỡ nhà thương này thể hiện rõ ràng, đầy đủ bốn chữ: sinh, lão, bệnh, tử của kiếp người.

            Ba tôi làm trưởng phòng mổ. Chúng tôi thường thấy ba tôi hàng ngày mổ thành thạo, dễ dàng. Cái động từ mổ không đáng sợ, và quan trọng với chúng tôi. Những ca mỗ dễ, ba cho chúng tôi vào xem. Chính mắt chúng tôi thấy Ba tôi xử dụng dao mổ cắt ngọt xớt thịt hai bên cách tay, rồi lấy cưa nhỏ sáng loáng cưa xương như cưa gỗ. Rồi cánh tay rớt xuống thùng dưới bàn, ghê sợ, rùng mình … nhưng mặt Ba tôi thì như không. Sau đó, chú mười Thu là y công, sau buổi làm, thấy chú treo lủng lẳng ở ghi đông xe đạp khi thì một bàn tay, khi thì cả khúc chân mà chú nói là đem chôn… Hình ảnh đó giờ nhắc lại vẫn còn in trong trí cái màu bàn tay xám ngắt đó.

            Tôi cũng tận mắt thấy Ba tôi cứu một thằng nhỏ chết đuối. Ba tôi làm hô hấp nhân tạo ngay trên sàn nhà vừa lúc người ta chở tới không chậm một chút nào. Hút miệng, nhấn tay lên ngực nhiều lần, xốc ngược đầu rồi vác lên vai nhiều lần .. Mồ hôi Ba tôi dầm dề và cuối cùng chịu thua. Tôi còn nhớ tiếng thân nhân khóc lóc bên cạnh và Ba tôi vẻ mặt buồn vô tận, hai cánh tay chống lên đầu nói: “không xong rồi!”

            Một hình ảnh nữa mà tôi còn nhớ chiếc xe lam chở gấp vào phòng cấp cứu, một người đàn bà bụng to, đầy máu trên mặt mà người ta nói là cô giáo Chung Thị Thủy bị xe đụng và cô giáo có thai gần sinh. Sau khi cứu không được, Bác Sĩ lắc đầu ký tên cho chôn cất. Ba tôi xin phép được mổ cứu đứa bé còn sống. Bác Sĩ không cho phép vì nguyên tắc, sợ mổ ra đứa bé chết rồi bị sai lầm. Tôi nhớ Ba tôi cãi lời Bác Sĩ cương quyết xin mỗ và xin chịu trách nhiệm. Sau khi người chồng ký tên không khiếu nại thì Ba tôi mổ ngay tức thì và cứu được đứa bé. Tôi còn nhớ vài năm sau, người ấy còn đến nhà cám ơn Ba tôi. Những điều Ba tôi làm chắc còn nhiều lắm, tôi chỉ nhớ được vài điều tôi đã thấy, đã in đậm vào ký ức.

Nhất là hình ảnh một ngày của năm 1955. Như đã nói bên kia nhà thương là đường Huyện Ngươn ngày nay, có trại lính. Hàng ngày chúng tôi thấy các xe nhà binh chở lính đi đánh trận, họ hát bài: Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn.. Có khi những buổi chiều về nghe tin có vài người tữ trận, có một lần đó vì bị phục kích hay sao mà cả hai chuyến xe nhà binh đầy khi về chỉ còn vài người nguyên vẹn. Tất cả đều được chở vào nhà thương. Tôi nhớ lúc ấy ba căn nhà chất đầy xác. Nhà thương thì không còn chỗ, thương binh phải để nằm la liệt trên đám cỏ vườn bông giữa nhà thương.

Tôi còn nhớ quang cảnh lúc đó nhộn nhịp nhưng tang tóc thê lương. Ba tôi cùng các thầy cô y tá mặt mày nghiêm trọng, tới lui, di chuyển, chích thuốc, băng bó nhanh nhẹn xông xáo như những người xông trận không biết mệt mỏi. Ba tôi bỏ cơm trưa, ăn đồ ăn nhà thương phát cho, bỏ cơm chiều, làm việc như điên. Má tôi phải chạy ra năn nỉ Ba tôi dừng tay ăn cơm kẻo đuối. Tới tối mịt Ba tôi về vội vàng ăn cùng chúng tôi, rồi chạy ra làm tiếp. Vườn bông tối đó đèn mắc ra bên ngoài sáng trưng cho việc chữa trị suốt đêm. Tiếng hòm chan chat, tiếng vợ con lính khóc rầm rĩ, cùng tiếng thương binh rên la ồn ào, mùi khét thịt cháy, mùi cồn, mùi bông, băng, mùi máu quyện nhau… quang cảnh ấy, cảnh tình thương tâm ghê sợ ấy tôi không bao giờ quên.

Nói về nhà xác tôi mới nhớ vài kỷ niệm vừa sợ vừa buồn cười như sau. Ba tôi có tật hay bỏ quên kính đọc sách hay vài vật dụng trong phòng mổ. Tối đến, sau khi cơm nước xong, Ba tôi hay đọc báo và cứ y như vài lần trong tuần, thế nào Ba tôi cũng bỏ quên đồ một lần. Mỗi khi nghe Ba tôi kêu lên: “Chết cha!...” là chúng tôi không ai bảo ai lánh đi chổ khác thật nhanh. Đứa nào chậm chân để Ba tôi thấy mặt là đặt tên liền.

-  Con Phương ( hay Dung hay Thủy..) đi lên mở cửa phòng mổ lấy cái kiếng cho Ba, giỏi đi con! Nghe tiếng “giỏi” đó mà chúng tôi đứt từng khúc ruột, chao ôi, chúng tôi đâu có ai ham “giỏi” chuyện đó. Thường thì tụi tui lấy cớ: học bài Ba ơi, đi tắm Ba ơi, sợ ma Ba ơi… và tức thì Ba tôi gọi thêm một hai đứa nữa đi kèm. Vậy là lúc nào chúng tôi cũng đi hai ba đứa cho công bằng và cũng cho đỡ sợ.

            Ba chị em cứ bấu lấy tay nhau không dám rời. Khi đi qua nhà xác càng bấu chặt hơn, vào phòng mỗ thì bấu nhau chặt cứng và khi khóa phòng mổ rồi thì đứa nào cũng lật đật giao hẹn. Không được chạy nha, nắm tay không được rời nha. Trên đường về mới sợ vì lúc đi thì đi chậm nhưng khi về đứa nào cũng có khuynh hướng đi nhanh. Có một lần khi đi ngang qua nhà xác, chúng tôi nghe tiếng kêu.. thật ra tiếng rên thì đúng hơn. Tất cả đứng tim tưởng nghe lầm. Phản ứng tự nhiên chúng tôi nhìn về phía nhà xác thì cách cửa sổ ngày thường đóng lại, bây giờ mở ra và một bóng trắng ngay cửa sổ rên và cánh tay dường như vẫy lên. Tức thì quên hết lời hẹn, chúng tôi hét lên: Ma, ma … nhát và đua nhau ba chân bốn cẳng mà chạy, vừa chạy vừa la vừa khóc vừa la hét ầm lên. Gần đến nhà thấy Ba Má chúng tôi đổ ra đón vì chúng tôi la lớn quá mà. Nghe kể, Ba tôi cùng thầy chín Tính và vài người nữa cầm đèn đi lên nhà xác. Ai cũng lạnh người, vì quả thật là lúc chiều có vài người chết vì bệnh thổ tả bị bỏ vào nhà xác và rắc vôi bột lên để ngừa truyền nhiễm. Trong số đó có một người chưa chết hẳn, tỉnh lại cố đứng lên kêu cứu, xin được uống nước.

            Dù biết không phải ma nhưng chúng tôi vẫn còn sợ. Và sau đó sự việc vẫn tiếp tục: quên kiếng, quên bóp… “giỏi” đi con! Và bấu nhau chạy….

            Chúng tôi sống trong nhà thương như thế cho đến năm tôi học lớp nhất thì Ba tôi xin đổi về làm việc tai xả Đồng Sơn, huyện Hòa Đồng, nơi đó Ba tôi đã cất một căn nhà có vườn tược rộng rãi để an hưởng. Chúng tôi ở lại Gò Công với bà chị thứ hai đang dạy trường Nữ tiểu học Gò Công. Nhưng chẳng bao lâu thì năm 1963, vì ở quê không được an ninh, nên Ba Má tôi bỏ nhà mà đi. Tất cả gia đình chúng tôi lên Sài Gòn học hành và sinh sống. Tôi xa cách hết mọi người trong nhà thương gần 50 năm nay, ít khi nào có dịp gặp lại các người trong nhà thương ấy. Đến nay rất nhiều người trong số ấy đã mất đi trong đó có Ba tôi nữa. Viết những mẫu chuyện này còn để chia sẻ những kỷ niệm về đất Gò Công, mong những vị nào từng làm trong nhà thương dạo ấy nay còn sống sẽ vui nhớ lại hoặc con cháu của các vị ấy sẽ biết được chút gì về cuộc sống của những người thân ngày ấy.

            Hẹn lần sau tôi sẽ viết tiếp về chợ Gò Công và Trường Gò Công nhé!

 

                                    Phan Thủy – California

 
 
Thân chào PhanThuy,
Đọc bài viết của PT, lòng mk thật bồi hồi.
(mk tô màu đỏ đậm vài chữ trong bài viết )
Cảnh cũ người xưa, nay đã không còn. Mấy mươi năm rồi !
 
1/ Nhà thương GoCong dời nơi khác. Vị trí cũ , nay xây lên ngôi chợ khá khang trang, Chợ Mới Gò Công( người GC gọi như thế )
 
2/ Cô Mười Nhi , hiện tu tại Chùa Tam Tông Miếu ( đường Cao Thắng, quận 3, Saigon). Trong mọt lần đưa Má đi Chùa (# gần Tết 2009 ) , gặp Cô Mười Nhi. Cũng may có Má, vì mk không biết cô Nhi , nhờ có Má mới nhìn ra Đồng Hương.
Cơ Mười Nhi có nói về cô Mười Hài, nhưng mk... quên rồi ! Tongue
 
3/ Cô Tư Có , Thầy Tư Qui đã mất cách nay nhiều năm. Mộ tại nghĩa trang nơi Gò Tre.
 
4/ Sợ ma ! lúc nhỏ, mk được Ba-Má dẫn về GC chơi. Nhà Cậu có vườn rộng , tối mk theo các anh em (họ) ra vườn... thám hiểm , rồi tự nhiên một người la "Ma !....". Ôi thôi, xúm nhau chạy , mk chạy té lên té xuống, vì không rành vị trí trong vườn, trời tối quá. Gần như... té thì... bò dậy chạy tiếp ! (vừa bò vừa chạy hay... vừa chạy vừa bò !).
Hú vía !
 
PhanThuy viết thêm về Gò-Công-ngày-xưa nữa đi !
Mong !


-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Sep/2010 lúc 11:57pm


Bài viết "Hồi ức về nhà thương Gò Công" của PhanThuy , đọc xong,
không hiểu sao, mk nhớ đến bài nhạc này .
Xin gưi tặng PhanThuy và cả nhà .

mk


/mp3/search/do.html?t=1&q=M%C3%AA+Kh%C3%BAc - Mê Khúc

Tác giả :   Anh Thoa


Trình bày : Ca si Quang Tuấn
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=_oLdQwpmXF - - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=_oLdQwpmXF

 
Trình bày : ca sĩ Hồng Phượng
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=fDqny83xqi - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=fDqny83xqi

Trình bày: Ca sĩ Anh Huy

http://xemphim.benhthan.com/music/play/song/IW6C99ZC/Me-Khuc.html - - http://xemphim.benhthan.com/music/play/song/IW6C99ZC/Me-Khuc.html
 

Giăng ngang đời nhẹ tựa làn hương
Đưa hồn đi trong cõi vô thường
Một sợi tình níu kéo yêu đương
Một người tình tựa như khói sương

Để riêng ai thênh thang đợi chờ
Để riêng ai trông mong từng giờ
Cũng thôi đành gặp gỡ trong mơ
Bởi cơn mơ nào đâu hững hờ

Ai nỡ mang đi tình ai đắm say
Cho trái tim ngoan buồn đau quắt quay
Nỗi nhớ rưng rưng giữa bờ vai
Em như thơ em đến mệt nhoài
Buông đôi tay ngỡ như lạc loài
Ai xa ai lối xưa tình phai

Nghe cung đàn dạo tịch tình tang
Như rụng rơi bao nỗi bẽ bàng
Từ một chiều vướng víu miên man
Lời đàn buồn tìm câu thở than

Cõi riêng ai không sao tỏ bày
Thả tương tư theo ai miệt mài
Để đêm về mộng sẽ nguôi ngoai
Phủ rong rêu sầu quên kiếp dài



-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Sep/2010 lúc 8:30pm
 
NHÀ THƯƠNG GÒ CÔNG NGÀY NAY
 
 
 
Nhà thương Gò Công
(hình chụp ngày 22-9-2010, Trung Thu 2010)
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
 
 
 
 
 
"công viên" nhỏ giữa sân trước bệnh viện
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
 
 
Căn Tin , bên phải cổng BV
 
 
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
 
 
 
 
Xe bán dạo : tàu hủ + nước đường có gừng+ nước cốt dừa
(hình chụp ngày 22-9-2010, Trung Thu 2010, đường đi Ao Trường Đua)
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site
 
ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site


-------------
mk


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 26/Sep/2010 lúc 11:41pm
Mỹ Kiều thân mến,
 
Bấy lâu nay PT lặn sâu không tham gia vào forum được vì bận bịu qua' nhiều việc . Tuy vậy thinh thoảng PT vẫn dành thì giờ ghé qua để xem hình ảnh , tin tức. Thấy bà con vẫn tham gia viết bài gửi hình ảnh tin tức đều đặn PT rất mừng . Thôi thì không mợ thì chợ vẫn đông .
Cám ơn Mỹ Kiều đã vài lần hỏi thăm và nhắc nhở PT vào forum.
Nay thì không đừng được nữa vì những hình ảnh và tin tức về Nhà thương Gò Công đã làm PT xúc động lắm. 
 Sao mà Mỹ Kiều có tấm lòng đẹp đến thế? Luôn quan tâm đến mọi người !
PT không ngờ Mỹ Kiều đã để tâm và chịu khó dành nhiều thì giờ , tâm trí , tình cảm cho Diễn đàn Gò Công từ bấy lâu nay không mệt mỏi.
PT mến phục và thương mến MK lắm .
Cám ơn cô bạn tử tế , nhiệt thành , thông minh , siêng năng và rất dễ thương của PT cũng như toàn thể Forum Gò Công.
Chúng tôi rất mang ơn các bạn như Lan Huỳnh , anh Lộ Công Mười Lăm , Ranvuive , Van Phan ...
và rất nhiều bạn khác đã nhiệt tình góp sức viết và gửi hình ảnh tin tức cho Diễn đàn.
 
 


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Sep/2010 lúc 2:54am
 
Hello PhanThuy và LanHuynh,
mk đọc những dòng của PhanThuy (bên trên) , lòng vui lắm vì có người... khen mình , cám ơn PT nhe  (mk này, hỏng biết...'giả bộ' khiêm nhường gì hết ! WinkLOL) .
 
Chưa kịp trả lời PT , mk đọc tiếp mục này của LanHuynh :
 
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Lan Huynh

HAVE A GOOD MONDAY
http://new.music.yahoo.com/blogs/yradish/42669/top-10-songs-about-monday/ - http://new.music.yahoo.com/blogs/yradish/42669/top-10-songs-about-monday/  
 Người ta vá áo bằng kim, còn bạn sẽ vá con tim bằng gì?
  http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=1939&PID=17228#17228 - http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=1939&PID=17228#17228
 
PhanThuy và LanHuynh ơi , Người ta...vá con tim bằng những dòng tâm tình trên của PhanThuy đó ! Smile
Nhưng, phải trừ câu này nhe PT : "Thôi thì không mợ thì chợ vẫn đông" , nếu như một lúc nào đó, mk & nhiều thành viên khác thích và thực hành câu này , thì... sao nhỉ !? Unhappy
Phải không LanHuynh ?Tongue
 
 
 
 


-------------
mk


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 27/Sep/2010 lúc 8:09pm
CryCryCry
 
CHỊ PHAN THỦY ƠI!
 
CẢ NHÀ AI CŨNG NHỚ ...CHỊ... CryCryCry


Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 28/Sep/2010 lúc 9:52am
Mỹ Kiều không biết chớ Phan Thủy hay "bán cái" lắm đó.
Nói cho vui, thật ra tôi hiểu PThuy, có lúc "ở không" không biết mần gì cho hết giờ, có lúc thì không kịp thở, nhưng PTHUY la người năng động và luôn hòa mình vào đại chúng nên giờ dư rất hiếm hoi. Tuy nhiên, những gì PTHUY dành cho Hội THGC-HTD va Diễn Đàn Gò Công không phải là ít.
PThuy, Mỹ Kiều, LHuynh là những người mà Diễn Đàn không thể thiếu. Mỗi người đã vun xới Diễn Đàn bẵng những loại phân bón khác nhau để vườn hoa Gò Công luôn tươi thắm và đầy màu sắc.
Tôi đồng ý "
CHỊ PHAN THỦY ƠI!
 
CẢ NHÀ AI CŨNG NHỚ ...CHỊ... CryCryCry



-------------
kb


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 03/Oct/2010 lúc 12:24am
Chào anh Trần Kim Báu !
Ái chà , lâu nay PT đi vắng vì bận thật nhưng Trần Kim Báu có bận hay không mà cũng không thấy nữa hè ?
Nay thì ở đâu mà ra để khen mấy cô đây hả?
Nói vui thôi chứ PT rất cám ơn các bạn đã nhắc và nhất là Lan Huỳnh đã thốt 1 câu rất ư là động lòng : CẢ NHÀ AI CŨNG NHỚ ...CHỊ... CryCryCry
 
Cám ơn , cám ơn rât nhiều. PT cũng nhớ hết mọi người.Tongue
 
 
 


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Oct/2010 lúc 10:14pm
 
Xin chào anh Trần Kim Báu , anh LoCong15 , anh ThyLanThao, PhanThuy, LanHuynh
                 
Sao mà "xúm nhau" khóc nhiều vậy !?
LanHuynh.... khóc Cry,
anh Trấn Kim Báu cũng.... khóc Cry 
rồi PhanThuy lại.... khóc  Cry
ôi , ..... Cry Cry Cry
diễn đàn GoCong... "khóc một dòng sông" rồi !
 
Anh LC15 và anh ThyLanThao ơi, hãy trở về Xóm Cầu Huyện, về lại quê nhà , mượn Chiếc Thuyền Ngày Cũ của gia đình anh LC15 (hình bên dưới), nương theo dòng sông ( do các anh chị thành viên... Cry ) , rồi tìm lại Người Xưa (thành viên cũ của DĐ) đưa lên thuyền , chở về Mái Nhà <gocong.com> , giúp diễn đàn phong phú sắc màu, sôi động sinh hoạt  . Nhất là Đặc San Xuân Tân Mão đang chờ đợi "góp một tay" của Thi Nhân, Văn Nhân (thợ lặnSmile) này nè :
 
Thuylanvy, Đông Quyên, ThyLanThao, TranKimBau, LeVanTua,ThongLo,  Hoàng Dũng, Hoa Hạ,  Năm Mập, Tăng Hòa, GaiGiaGoCong, Hoa Xuân, SaoMai, PhanThuy, HoangNgocHung, VanPhan, Heichpe , Klan, HoangLinhLan, NguyenHoaiNam, QuePhuong, DungGoCong, HueChau, BeRom, TramTuMac , TranAnhTai, NgoPhu, ReGocong49, LaoGiaGia, HuyTuong , VanHoangNguyen05,  HoangPhuong, .....
(và còn nhiều nữa, xin lỗi nếu mk không nhớ kể tên) 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mời cả nhà thưởng thức nhạc phẩm KHÓC MỘT DÒNG SÔNG.
 
 
Khóc một dòng sông
Tác giả : Đức Huy

 
Trình bày : ca sĩ Hương Lan
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=7nNnbP83k3 - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=7nNnbP83k3 http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=PNOKTMkvmz -
 
Trình bày : ca sĩ Ý Lan
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=QaoL0f6OA0 - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=QaoL0f6OA0
 
 

Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều.
Nhất là những buổi chiều mưa rơi.
Cũng may Cali trời mưa ít không như Sài Gòn
Nếu không tôi đã khóc một giòng sông.

Không chi xót xa cho bằng thân phận người
Xa nhà sống một mình đơn côi.
Cũng may bên này thời gian qua vun vút không như Sài Gòn
Nếu không tôi đã khóc một giòng sông.

Khóc một giòng sông, tôi đã khóc một giòng sông.
Một giòng sông dài, nhớ cha, nhớ mẹ.
Nhớ anh, nhớ chị.
Khóc một giòng sông, tôi đã khóc một giòng sông.
Một giòng sông dài, những chiều mưa tôi khóc.
Khóc một giòng sông.


-------------
mk



Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info