Một Thoáng Quê Hương
Nguyễn Văn Bá
THAY LỜI MỞ ÐẦU
Ðầu năm tháng 3 năm 2004 tôi về thăm quê hương Việt Nam. Chuyến đi lần này chỉ có 3 tuần. Mục đích chánh là dự đám giổ của Mẹ tôi và in cuốn sách Danh Ngôn Anh Ngữ. Vớ ít thì giờ còn lại tôi đi tìm hiểu thêm về di tích lịch sử nơi sinh quán Gò Công. Anh Nguyễn Văn Duy, nguyên hiệu phó Trung học Trương Ðịnh, đã nhiệt tình chở tôi xuống Gia Thuận thăm đền thờ Trương Ðịnh và Ao Vinh, và sau đó đưa tôi về Tân Tây thăm Giồng Tháp cổ kính. Và anh còn tặng một số tư liệu đánh máy về miếu thờ Trương Ðịnh, di tích mộ nghĩa quân Trương Ðịnh, Ao Vinh, tiểu sử bà Trần Thị Sanh, và bản đồ Gò Công trước năm 1975. Thay lời mở đầu cho bài ký sự du lịch này, tôi chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của anh Duy trong việc nghiên cứu lịch sử quê hương Gò Công.
LŨY PHÁO ÐÀI VỚI SÚNG THẦN CÔNG
Pháo Ðài và Cù Lao Lợi Quan là hai địa danh hiện diện trong ký ức của tôi từ thời học sinh. Làng tôi Tân Ðiền có một số người qua lại bên vùng Pháo Ðài để là nghề cá. Làng tôi kế bên làng Tân Thành. Hai làng điều nằm dọc theo bờ Biển Ðông. Bên kia sông Cửa Tiểu là Cù Lao Lợi Quan. Phần cực đông của cụ Lao hay Ðất Mũi có một duy tính lịch sử gọi là Lũy Pháo Ðài mà dân địa phương gọi là Lũy Trương Ðịnh. Nhiều bến đò đưa khách từ Gò Công qua Cù Lao như Tân Long, Bến Chùa và Ðèn Ðỏ. Bến đò gần Lũy Pháo Ðài nhất là bến Ðèn Ðỏ. Dân địa phương cho biết, phải chờ nước lớn mới có đò. Ðò Bến Chùa tuy xa hơn nhưng có nhiều chuyến qua lại liên tục.
Sáng ngày 18 tháng 3, tôi và người em út đi xe máy từ Cầu Huyện, thị xã Gò Công, vô bến đò Bến Chùa. Nắng lên, ít gió, dòng sông ít sóng, đò qua sông Cửa Tiểu thoải mái, mất nửa giờ. Lên bờ, chúng tôi quẹo trái, lần theo con đê mới đấp cao và rộng chạy về hướng Ðông nơi có rừng cây xanh thẳm, xa mút mắt, mà theo lời chỉ dẫn của khách hàng đi đường, đó là Lũy Trương Ðịnh. Ðầm lầy hoang vu với cỏ bưng, bụi rậm và rừng lá dầy đặc trước kia không còn nữa, nay đã trở thành đất đai phì nhiêu và giá trị. Chúng tôi cố vượt qua con đường gồ ghề và quanh co dài độ 12 cây số dưới nắng trưa gây gất giữa tháng Ba. Thỉnh thoảng chúng tôi dừng lại hỏi thăm đường. Ðến chợ Phú Thạnh, gần bến đò đi Bình Ðại, chúng tôi quẹo lên hướng Ðông Bắc và gặp bến đò đi qua Ðèn Ðỏ. Sau khi qua cầu của con rạch thông ra biển, cách đó không xa, chúng tôi theo bờ ruộng nhỏ quanh co độ 500 mét, len qua vài cái nhà lá có vườn mãng cầu chen lẫn bụi rậm và cỏ cao. Sau cùng xe máy chúng tôi đến cái lũy kiên cố và bí hiểm nằm cạnh cửa sông, sát biển đầy rừng lá và bụi rậm. Ðó là Lũy Pháo Ðài.
Lũy Pháo Ðài được Bộ Văn Hóa và Thông tin Việt Nam công nhận là di tích quốc gia. Việc trùng tu di tích này hoàn thành năm 1999. Nền đài bằng đá xanh. Ðài cao độ 5 mét, hình vuông có mái đỏ uống cong hình con rồng tại bốn gốc. Chung quanh đài là vòng thành bằng đất cao độ 1 mét 50 với đường kính độ 100 mét. Bên trong vòng thành đặt hai súng thần công màu đen hướng về Biển Ðông. Sau đây là đoạn lịch sử Lũy Pháo Ðài, ghi trên bia đá đặc trong đài.
Ðể bảo vệ cửa Tiểu, năm Minh Mạng thứ 15 (1834) triều đình nhà Nguyển cho xây dựng tại đây một bảng bằng đất, gọi là đồn Từ Linh, chu vi 60 trượng (378 mét) cao 5 thước 5 tất (tức 2,57 mét) mở 2 cửa. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) và thứ 7 (1847) đồn được sửa chửa lại. Sau khi thành Ðịnh Tường thất thủ (tháng 4 năm 1861), Trương Ðịnh trở về Tân Hòa xây dựng lại căng cứ chống Pháp. Ðồn Từ Linh được dùng là chiến lũy, gọi là Lũy Pháo Ðài, có trang bị súng thần công loại lớn.
Phía trước bia đá có lư hương cho khách tham quan tưởng niệm. Trong tương lai khi đường xá được nâng cấp tốt đẹp, di tích lịch sử này cùng Cồn Ngang đang nổi lên ngoài biển cách Cửa Tiểu vài cây số sẽ thu hút được nhiều du khách.
Sau khi chụp ảnh tại bia và súng thần công, chúng tôi trở lại bến đò Phú Thạnh cách đó độ 3 cây số để qua sông Cửa Ðại thăm huyện Bình Ðại. Sau bửa cơm trưa tại quán ăn gần trường trung học Bình Ðại A, chúng tôi đi xe máy về hướng tây, qua cầu An Hòa và đến Bến phà Rạch Miễu. Chúng tôi qua phà và trở về thị xã Gò Công theo ngã Mỹ Tho - Chợ Gạo. Chuyến đi trong ngày rất thú vị và bổ ích.
LÝ NHƠN: CHỔ DỰA CỦA NGHĨA QUÂN TRƯƠNG ÐỊNH
Bên kia sông Soai Rạp, đối diện với xã Gia Thuận là xã Lý Nhơn. Lý Nhơn thuộc Rừng Sác, cùng kinh độ với Vàm Láng, Kiễng Phước, Tân Ðiền và Tân Thành. Với rừng cây dầy đặc, cọp beo, cá sấu, rắn độc và muỗi, Lý Nhơn trước kia là nơi ẩn náo an toàn cho nghĩa quân Trương Ðịnh. Ngày 25 tháng hai, năm Quý Hợi, 1863, quân Pháp tấn công vào căn cứ Tân Hoà, Gò Công. Tân Hòa thất thủ, Trương Ðịnh kéo quân về vùng Lý Nhơn (Gs Phạm Thiều, Cao Tự Thanh, Lê Minh Ðức, Nguyễn Hũu Huân, trang 188). Nhờ sông lớn, nghĩa quân tại Lý Nhơn liên lạc được với nghiã quân tại các vùng phía Bắc như: Cần Giuộc, Nhà Bè, Bến Nghé và xa hơn nữa như Long Thành, Biên Hòa và Ðồng Nai.
Lý Nhơn ngày nay thuộc huyện Duyên Hải, thành phố Hồ Chí Minh và cách thị trấn Cần Giờ độ 50 cây số. Ðất rừng được khai phá để làm ruộng hoặc nuôi tôm. Dân cư phù trú. Lý Nhơn càng ngày càng cao giá. Từ đền thờ Trương Ðịnh có con lộ dẫn đến bờ bao Gia Thuận. Ðến bờ bao quẹo phải hướng đông về Vàm Láng độ 2 cây số là đập Cống Gia Thuận. Tại đây có bến đò đi Lý Nhơn. Sông Soai Rạp tại đoạn này rộng độ 3 cây số. Ðò máy chạy mất độ 40 phút. Có nhiều chuyến đò qua lại trong ngày. Ngày xưa Lý Nhơn là chổ dựa của nghĩa quân chống Pháp. Ngày nay Lý Nhơn là nhịp cầu phát triển kinh tế trong vùng đông bắc Gò Công và khu du lịch Cần Thơ.
Bờ bao ngăn mặn liên xã, chạy từ Cầu Nổi qua Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng, Kiểng Phước, Tân Ðiền, Tân Thành đến Bến Chùa là con đê chiến lượt kinh tế của Huyện Gò Công Ðông. Vào năm 1863, địa hình này là đầm lầy và rừng rậm mà Nghiã quân Trương Ðịnh đã ẩn náo để chống Pháp. Nhiều địa danh còn ghi trong sổ sách như: Rạch Bùn, Rạch Cùng, Trại Cá, Bến Chùa và Lũy Pháo Ðài bên kia sông Cửa Tiểu.
AO VINH: NƠI TRƯƠNG ÐỊNH TỬ TIẾT
Chiều ngày 19 tháng 3, anh Nguyễn Văn Duy chở tôi xuống Gia Thuận thăm đền thờ Trương Ðịnh và Ao Vinh. Chúng tôi khởi hành tại thị xã Gò Công, khi đến ngỏ tư Kiểng Phước nối liền với Bình Ân và Tăng Hòa, chúng tôi quẹo trái đi hướng bắc lên Rạch Già gần sông Bao Ngược.
Con đường dài hơn 10 cây số mới đổ đất đầy các bụi chạy qua nhiều xóm nhỏ vắng lặng trông xa thăm thẳm dưới nắng chiều gay gắt như cháy da. Chúng tôi đến Ðền Thờ Trương Ðịnh lúc 4 giờ chiều. Chị bảo vệ đền mở cửa tiếp chúng tôi. Tôi đến thăm nơi này lần thứ nhì. Lần đầu vào tháng 1 năm 2002. Hơn hai năm qua cảnh quang khu vực quanh đền không biến đổi nhiều. Nếp sống người dân nơi này chất phát và thật thà. Sau khi ký sổ lưu niệm và chụp ảnh, chúng tôi thăm Ao Vinh, cách đền độ khoảng 500 mét về hướng Bắc. Ao hình vuông nằm ngoài ruộng cạnh đường liên xóm. Gần bờ ao phía đông có miếu nhỏ. Cách đó vài trăm mét là khu mộ của dân làng với màu vôi trắng phản ánh dưới nắng chiều xuân.
Năm 1864, Trương Ðịnh bị quân Pháp vây chặc và bám sát. Không đầu giặc, Ông anh dũng rút gươm tử tiết tại đây. Khu vực này là rừng rậm mà truyền thuyết cho là “đám lá tối trời”. Lúc đó chưa có ao. Về sau dân chúng khai khẩn đất hoang làm ruộng và gọi nơi đây là “Miếng đất Vinh” hay “Khuôn Vinh”. Năm 1903, dân làng đào một cái ao tại đây để lấy nước uống, nên ao này được gọi là Ao Vinh. Ao Vinh được giử gìn từ đó đến nay và nạo vét lại mỗi khi khô cạn. Ao không có bia kỷ niệm. (theo tư liệu về Ao Vinh của Nhà Bảo tàng tỉnh Tiền Giang.)
Sau khi thăm di tích lịch sử Gia Thuận, anh Duy chở tôi về thành phố Gò Công theo ngã Tân Phước, lộ trình mà xe đò đi Chợ Lớn chạy hàng ngày. Ðến chợ Tân Tây, anh quẹo phải qua cầu, đưa tôi tới Giồng Tháp để thăm chùa, miếu và mộ cổ có liên hện đến anh hùng Trương Ðịnh.
TÌM VỀ CỘI NGUỒN
Giồng Tháp vùng đất gò cát, bề thế, có nhiều nhà xưa, nhiều mộ cổ bằng đá ông và tô miếu. Tại đây có miếu thờ Trương Ðịnh thiết lập năm Canh Tuất, 1970. Cách đó 100 mét là mộ đốc binh Chấn. Sách “Gò Công Cảnh Cũ Người Xưa” của tác giả Việt Cúc, trang 62, cho biết đốc binh Chấn lập công to trong trận đánh Pháp tại sông Tra và phục kích quân Pháp tại Xóm Tre và Sơn Qui. Phá được vòng vây, Ông cùng với Trương Ðịnh rút quân về Gia Thuận. Sau khi Trương Ðịnh tử tiết, đốc binh Chấn bị bắt và lưu đài ra Côn Ðảo 9 năm. Sau đó được trả tự do, ông về nhà dạy học tại Giồng Tháp và chết tại đây.
Giồng Tháp không những làm nơi địa linh nhân kiệt mà còn là đất hứa tổ tiên tôi. Tổ tiên tôi họ Nguyễn, xuất phát từ Quảng Ngải vào đây lập nghiệp từ đầu thế kỷ 19. Sau đó con cháu cùng với một số họ tộc khác tiến vô hướng Ðông, khai hoan lập ấp tại vùng đầm lầy và rừng rậm với thú dữ và nước mặn ven biển tạo thành khu An Ðiền và Bình Ðiền, hiện thân của xã Tân Ðiền ngày nay. (Nguyễn Văn Bá ‘Tân Ðiền Ngày Xưa và Nay’’, Ðặc San Xuân Quí Mùi 2003, Hội Thân Hữu Gòm Công, trang 30-40).
Ông Nguyễn Văn Tòng, ba tôi, đã đến Giồng Tháp nhiều lần để tì mộ ông cố của ông chôn nơi đây trước 1900, nhưng không tìm được. Ông Nguyễn Văn Lỏi, ông nội của Ba tôi, chết trong trận bảo Giáp Thìn 1904 và chôn tại Giồng Tháp. Về sau con cháu dời mộ về ấp Bắc, xã Tân Ðiền. Ðây là lần đầu tiên tôi đến Giồng Tháp, tôi bùi ngùi cảm thấy đang đi hành hương tìm về cội nguồn dân tộc.
Ðể thay lời kết luận cho chuyến về thăm lại Gò Công, tôi nghỉ rằng không nơi nào đẹp bằng quê hương. Không đất nào thiêng liêng bằng nơi chôn nhau cắt rún. Thật vậy, trong sách ‘Ði Tìm Nhân Dạng (In search of Identity, 1978) tổng thống Ai Cập Anwar Al-Sadat có viết câu văn bất hủ, “Ðất nước bất diệt vì nó chứa những huyền bí của tạo hoá.” Một thoáng quê hương tuy ngắn ngủi, nhưng tình quê đậm đà và lai láng biết bao! Florida, ngày 22 tháng11, năm 2004
|