Print Page | Close Window

TRƯỜNG THPT GÒ CÔNG ĐÔNG

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Trường Học Gò Công
Tên Chủ Đề: Trường Trung Học Gò Công Hay Trường PTTH Trương Đinh
Forum Discription: Những bài văn thơ hay hồi ức, ký[ về ngôi trường này.
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=538
Ngày in: 29/Apr/2024 lúc 10:50pm
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: TRƯỜNG THPT GÒ CÔNG ĐÔNG
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Chủ đề: TRƯỜNG THPT GÒ CÔNG ĐÔNG
Ngày gởi: 20/Jan/2008 lúc 2:17am
 

 
TRƯỜNG  THPT  GÒ CÔNG ĐÔNG
Điện thoại:    073.840030 - 073.840441
Địa chỉ:     xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Hiệu trưởng: Nhà giáo Bùi Thị Tuyết

-------------
hoangngochung@ymail.com



Trả lời:
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 20/Jan/2008 lúc 2:20am
 

TRƯỜNG  THPT  VĨNH BÌNH
Điện thoại:   073.838342
Địa chỉ:   Quốc lộ 50, Ấp Bắc, Thị Trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang.
Email:     mailto:vb.thpt@tiengiang.edu.vn - vb.thpt@tiengiang.edu.vn

Cơ cấu tổ chức

- Hiệu trưởng : Nguyễn Thanh Tuấn.

- P. Hiệu trưởng 1 : Hồ Hữu Chính.

- P. Hiệu trưởng 2 : Nguyễn Văn Ánh.

 



-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 20/Jan/2008 lúc 1:12pm
Trường THPT Gò Công Đông là trường nào, thuộc làng huyện nào mà đẹp quá vậy?  Tân Niên Trung hay Tân Niên Tây? Trường Vĩnh Bình thì PT biết rõ. Cám ơn thầy Hùng đã cho xem ảnh các ngôi trường hay quá.

-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: conxugo
Ngày gởi: 28/Feb/2008 lúc 1:38am
THPT Gò Công Đông thuộc xã Tân Tây Huyện Gò Công Đông, từ ngã tư Bình Ân (Gò Công) đi khoảng 7 cây số gần đến ngã 3 đường đi Vàm Láng, trường nằm bên tay phải.


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 29/Feb/2008 lúc 1:19pm
Cám ơn Conxugo nha. Trường Gocong Đông đẹp lắm , nhất là hàng tre trước cổng trường . Lúc nhỏ PT còn ở Gocong chưa có lần nào được đi chơi Vàm Láng. Lớn lên nghe nói nhiều về Vàm Láng nhưng cũng chưa lần nào đến thăm được. Lần này nếu có về VN thế nào PT cũng đến thăm Tân Niên Đông , Tân Niên Tây và Vàm Láng. Nhờ các thổ công dẫn đường nhé ! Rất mong.

-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: conxugo
Ngày gởi: 29/Feb/2008 lúc 9:23pm
VÀM LÁNG

Nói tới Gò Công, ai ai cũng từng nghe địa danh “Vàm Láng” nhưng nguồn gốc hai chữ đó còn rất mơ hồ. Theo dân cố cựu đất Gò Công thì “Vàm Láng” là chỗ con rạch Cần Lộc ăn thông ra biển. Phía ngoài con rạch (vàm) rộng và sâu, còn gọi “họng vàm”. Chữ “Vàm” nguyên thuỷ là chữ cổ của người Chân Lạp, đọc là “Péam hay Giam” (theo bác học Trương Vĩnh Ký). Cách họng vàm một khoảng có một mái hà lãng (chỗ nước rộng mênh mông), nhiều rừng cây dày dặc hai bên bò, có chỗ có nước ngọt, nên ban đêm heo rừng, nai thường đến uống nước. Vì thế hồi xưa chỗ này còn gọi “láng lộc”. Vì vàm ở gần “láng lộc” nên dân địa phương gọi tắt “Vàm Láng”.

Vàm Láng là nơi Chúa Nguyễn Ánh và đoàn tòng vong lâm nạn trên biển, được cá ông hộ tống, đưa vào bờ. Vì thế khi lên ngôi, vua Gia Long sắc phong cho loài cá ông chức “Nam Hải Đại Tướng quân”. Hiện nay, trên bờ Vàm Láng có miễu thờ “thuỷ thần” trong có sắc phong này.
Hàng năm đến ngày rằm tháng 6 âm lịch, các chủ ghe đánh cá các người sống về nghề thuỷ sản (đóng đáy, cào, xệp...) góp tiền, tổ chức “Lễ nghinh ông” rất trọng thể. Tại “Lăng ông” chỗ thờ bộ xương cá ông), có tổ chức hát bộ ba ngày ba đêm liền cho công chúng lân cận đến xem. Ngoài ra, còn các trò chơi khác như múa lân, đờn ca, võ đài, đốt pháo bông, cờ bạc, ăn nhậu thả giàn. Từ các nơi xa xôi, mọi người dùng đủ phương tiện như ghe, tàu, xe đò, xe du lịch tới đậu nghẹt một khúc sông, và chật đường dẫn đến “Lăng ông”. Lễ “nghinh ông” chính tổ chức vào đêm rằm. Người la chọn một chiếc ghe đánh cá đẹp nhứt, có buồm, chèo (sau này dùng ghe gắn máy), trang hoàng màu sắc lộng lẫy, trên ghe, chỗ giữa có đặl bàn hương án, treo cò, kết hoa. Ngoài ra còn có ban nhạc lễ, đào kép, ban khánh tiết... đều xuống nghe lúc 9 giờ đêm, chèo (hoặc chạy máy) ra khơi để làm lễ “Nghinh ông”.
Khi chiếc ghe chủ lễ thỉnh thần (cá ông) trở về, vừa đến cửa Vàm Láng, thì mấy trăm chiếc thuyền đánh cá khác, nhỏ lớn đủ cỡ ra nghinh đón. Ghe nào cũng có bàn hương án, treo cờ, kết hoa từ trên chót vót cột buồm dẫn xuống mạn thuyền đủ thứ màu sắc trông rất vui mắt. Mỗi chiếc thuyền là một cộ đèn, dậu hai bên sông kề nhau chạy dài đến bến “lăng”, ánh sáng, màu sắc lung linh một khúc sông. Đoàn thuyền nghinh ông tới dâu, dân chúng đốt pháo mừng tới đó. Khí sắc thần được an vị vào lăng, đoàn hát bộ khai mạc, trình diễn. Cuộc chơi tiếp diễn suất đêm, ầm ĩ, náo nhiệt vô cùng. Lễ hội “nghinh ông” là ngày lễ văn hoá địa phương ở Gò Công.


(Theo chogocong.com)



Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 01/Mar/2008 lúc 12:07pm
....Hàng năm đến ngày rằm tháng 6 âm lịch..... là thời điểm nào? Ngày xưa hay bây giờ ? Hiện nay Vàm Láng có còn lễ hội Nghinh ông hàng năm không? Nghe hay quá nhưng dường như thời xa xưa chứ lúc PT còn ở Gò công sao không nghe về lễ hội này!
Cám ơn Conxugo đã cho biết nguồn gốc 2 chữ Vàm Láng thật hay .


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: conxugo
Ngày gởi: 02/Mar/2008 lúc 1:38am
Tôi chắc một điều là hiện nay vẫn có lễ hội này tại Vàm Láng vì dân biển tin rằng khi có sóng to gió lớn thì Ông sẽ che chở cho họ. Tôi sẽ hỏi rõ về thời điểm lễ hội và thông tin lại sau.


Người gởi: langtu_gocong01
Ngày gởi: 10/Mar/2008 lúc 1:02am

thầy Hung ui, thầy đã đăng được hình của 2 trường rùi. Nếu có thể thầy đăng hình tất cả các trương pt o Gò Công lên thì tuyệt vời bít mấy.



-------------
Ai cũng có 1 wê hương, GC wê hương Tôi.@


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 10/Mar/2008 lúc 5:23am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ langtu_gocong01

thầy Hung ui, thầy đã đăng được hình của 2 trường rùi. Nếu có thể thầy đăng hình tất cả các trương pt o Gò Công lên thì tuyệt vời bít mấy.

 
Dạ !.
Gửi được có nhiêu đó (2 ảnh)...cũng đã là sự cố gắng lắm.
Vừa ở xa Gò Công (Đà Nẵng) vừa già cả nên thật là khó cho tôi.
 
Rất vui khi biết lãng tử Gò Công ước sau này có thể làm rạng danh đất GG (1). Vậy thì ngay lúc này, với bước chân lãng tử , kính mong anh và các bạn của mình sơm thu thập và giới thiệu về cái hay, cái đẹp của GC anh nhé.
 
Mỗi người một tay để lưu truyền và giới thiệu GC - nhất là anh chị em thanh niên.
Chúc bước chân lãng tử đi nhiều hơn nữa trên khắp xứ Gò Công để tự mình khẳng định "Gò Công là...quý lắm" và kiên trì giới thiệu về điều đó nhé.
_______________________________________________________
(1)
~::Trích Dẫn nguyên văn từ langtu_gocong01

Gò Công mình xem ra đúng là một vùng đất địa linh đấy chứ, với tôi đc sinh ra và lớn lên tại Gò Công cũgn là một điều rất hãnh diện lắm. ước gì sau này tôi có thể làm rạng danh đất GC như họ.hihihihi.........@


-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 10/Mar/2008 lúc 5:30am
 

TRƯỜNG  THPT  VĨNH BÌNH
Điện thoại:   073.838342
Địa chỉ:   Quốc lộ 50, Ấp Bắc, Thị Trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang.
Email:     mailto:vb.thpt@tiengiang.edu.vn - vb.thpt@tiengiang.edu.vn



-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 10/Mar/2008 lúc 5:31am
 

TRƯỜNG  THPT  BÁN CÔNG  VĨNH BÌNH
Điện thoại:    073.838763 - Fax: 073.838763
Địa chỉ:    Ấp Bình Hòa Đông, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang



-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: vutrv
Ngày gởi: 20/Aug/2008 lúc 12:27am
Xin đính chính lại, là lễ hội Nginh Ông đã dời về ngày 9-10 tháng 03 âm lịch rồi các chiến hữu ơi,(hồi đầu thập niên 1990).
 
(dẩn chứng: http://www.tiengiangonline.com/modules.php?name=News&file=save&sid=102 - http://www.tiengiangonline.com/modules.php?name=News&file=save&sid=102 )
Lễ hội Nginh Ông Vàm Láng
17.12.2007

Hàng năm, từ ngày 9 tháng 3 âm lịch, dân vùng biển Gò Công và khách thập phương hoan hỉ kéo về Vàm Láng (thuộc huyện Gò Công Ðông) dự lễ hội Nghinh Ông, một lễ hội lớn nhất của cư dân vùng biển tại Tiền Giang.

Ðường về Vàm Láng rất thuận tiện. Từ thị xã Gò Công xe đi khoảng 6km về ngã ba Tân Tây, rồi rẽ phải đi khoảng 9km về Vàm Láng. Ðến đây du khách sẽ thấy sự sầm uất của một thị tứ vùng biển. Dân cư đông đúc, lăng miếu u nhàn, chợ búa buôn bán cả về đêm, cảng cá rất lớn, tàu ghe tấp nập, sôi động và thịnh vượng.

Lăng Ông Nam Hải tọa lạc tại ấp Lăng xã Vàm Láng, là lăng thờ cá Ông của hai xã Kiểng Phước và Vàm Láng.

Tương truyền, vào nửa sau thế kỷ XVIII, trong cuộc chiến chống phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh nhiều phen thất bại, đến mức viện cả quân Xiêm (Thái Lan) sang đánh, nhưng cũng phải chuốc lấy thất bại. Một lần, Nguyễn Ánh liều lĩnh gom quân vây thành Bình Thuận (Phan Thiết), bị quân Tây Sơn đánh cho tan tác, Nguyễn Ánh vội vàng gom tàn quân xuống chiến thuyền chạy về phía Nam, nhưng cũng bị đuổi theo quyết liệt. Ðến cửa Soài Rạp thì sóng gió nổi lên. Thuyền Nguyễn Ánh được một con cá Ông dìu vào bờ, trong lúc đó thuyền của quân Tây Sơn bị gió đánh gãy cột buồm. Nguyễn Ánh thoát nạn. Sau lên ngôi vua (1802) với vương hiệu Gia Long, ông muốn tỏ lòng tri ân, phong cho cá Ông tước “Nam Hải Ðại Tướng Quân”, rồi lịnh cho các nơi như Cần Giờ (Gia Ðịnh), Kiểng Phước (Gò Công), (Vĩnh Luông, Vĩnh Long) … là những nơi gần chiến thuyền của ông cập bờ, phải xây cất đình thần và thờ phụng “Nam Hải Ðại Tướng Quân” – vị thủy tướng mà ông mang ơn. Hiện nay sắc thần còn được thờ một cách tôn kính tại đình làng Kiểng Phước.

Trong lăng Ông Nam Hải tại Vàm Láng, du khách sẽ thấy nhiều xương sườn cá Ông – một phần di cốt vị thủy tướng. Tương truyền, thời ông Huỳnh Văn Bìn làm hương cả (khoảng cuối thế kỷ XIX, chú thích của L.A.S), có một cá Ông lụy xác tấp vào làng Ðông Hòa (Gia Ðịnh) ở bên kia sông Soài Rạp, ông phó hương cả Vạn phát hiện, nhưng chỉ còn khúc giữa của con cá. Dân làng đưa về Kiểng Phước, để cho rả thịt, rồi đưa cốt về đình, đặt trong quan tài cho dân làng kính bái. Không bao lâu sau, một ngư phủ ở Phước Hải (Bà Rịa) đến Vàm Láng xin thỉnh hài cốt của “Ông”, vì cho rằng “Ông” về báo cho dân làng Phước Hải biết do “Ông” phạm lỗi với thiên đình, nên khi chết thân trôi dạt 3 nơi: đầu ở Phước Hải, thân ở Kiểng Phước, đuôi ở Vũng tàu, nếu đưa được 3 khúc về Phước Hải thì dân làng Phước Hải sẽ ăn ra làm nên. Nhưng ngư phủ Vàm Láng không chịu, vì nếu cho cốt “Ông” thì dân Vàm Láng sẽ mất lộc.

Vì thế, sau đó Lăng Ông Nam Hải được xây dựng mới, thật khang trang.

Cũng như nhiều lăng thờ cá Ông ở Nam Bộ (Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bế Tre, Kiên Giang v.v… ) Lăng Ông Nam Hải ở Vàm Láng có kiến trúc cơ bản giống một ngôi đình của cư dân trồng lúa nước. Do xây dựng khá muộn (1922) và được tu bổ nhiều nên kiến trúc chủ yếu bằng gạch, xi măng, hợp chất ô dước, ngói, gỗ.

Bên trong gồm 3 phần chính:

Chánh điện: nơi để xương cá Ông.

Một bên là bàn thờ tả lý ngư.

Một bên là bàn thờ hữu lý lực.

Cả hai bàn thờ dùng để thờ hai hộ vệ của Oân.

Ngoài ra còn có võ ca là nơi biểu diễn văn nghệ, để dân ven biển vui chơi trong mấy ngày lễ hội, sau những tháng ngày vật lộn với sóng gió biển khơi.

Có thể nói, lăng thờ cá Ông ở Vàm Láng cũng như một số nơi khác, vừa mang chức năng tín ngưỡng, là nơi trú sở của thần linh: vừa là nơi mang chức năng thế tục, là nơi vui chơi giải trí trong những ngày hội của cư dân làm nghề đánh cá.

Trong sinh hoạt văn hóa của vùng Vàm Láng, đáng kể nhất là lễ hội Nghinh Ông.

Từ ngày mồng 9 tháng 3 âm lịch, dân các nơi đã kéo về Vàm Láng, mỗi lúc một đông. Dân đi biển tại Vàm Láng thì đã nghỉ ngơi vài ngày trước đó để nhâm nhi, thư giãn và chuẩn bị tàu thuyền cho lễ hội. Tại Lăng Ông, người ta đã dựng một giàn thí ở phía trước. Cờ hoa đủ màu. Hàng quán mở ra khắp nơi. Một số trò chơi được chính quyền địa phương tổ chức làm cho không khí trở nên vui tươi, huyên náo.

Từ 7 giờ sáng ngày 9 tháng 3 âm lịch. Ban khánh tiết hội Lăng tổ chức rước sắc thần. Ðoàn rước có trên 50 người cùng 2 xe ngựa đến đình Kiểng Phước. Cúng an vị và thỉnh sắc, nhạc lễ làm đúng theo thủ tục từ xưa. Kèn trống nổi lên cho đến khi sắc thần được rước về lăng. Rồi tại lăng, lễ cúng an vị lại được tổ chức trong sự chờ đợi và theo dõi cũa hàng ngàn người.

Khoảng 3 giờ chiều, lễ cúng thủy lực, có các phẩm vật dưới biển, trên đất để dâng lên các thần. Nhạc lễ phục vụ cho đến khi hết cúng.

Tới 8 giờ tối, trong ánh đèn đủ màu, cờ hoa rực rỡ, lễ cúng vong linh thiên vị trước giàn thí. Trên giàn, hàng chục mâm bánh trái và chất đầy hàng mã. Cúng xong là đến lễ xô giàn thí. Những năm chưa có lệnh cấm đốt pháo, người ta tổ chức đốt pháo ran trời. Năm nào được mùa cá thì đốt pháo bông. Nay không đốt pháo, dứt nhạc lễ là xô giàn thí, hàng mã được đem đốt, trẻ em tranh nhau trèo lên lấy bánh trái, mặt mày hớn hở.

Từ trước đến nay, ở vàm Láng, mỗi lần tổ chức lễ hội Nghinh Ông đều có rước đoàn hát bội về biểu diễn. Năm nào ngư phủ khá giả thì hát bội nhiều đêm, năm thất bại thì diễn chừng 2 đêm. Sau lễ xô giàn thí thì đoàn hát bội diễn trên sân khấu cho đến canh một, canh hai mới kết thúc.

Rạng sáng ngày 10 tháng 3 âm lịch, hơn 70 tàu có đặt hương án và được trang hoàng cờ đèn rực rỡ. Thanh niên trai tráng ăn mặc tươm tất đếu đứng sẵn trên tàu. Tiếng trống từ Lăng Ông Nam Hải đổ hồi báo hiệu cho mọi người biết rõ lễ nghinh Ông sắp được tiến hành.

Ban khánh tiết, các bô lão, đội nhạc lễ cổ truyền và đội lân rước long đình có bài vị thủy tướng lên một chiếc tàu lớn, được trang trí đầy cờ và đèn rực rỡ. Ðội lân múa trên tàu, tiếng trống lân rộn rã vang trên bến, báo cho tất cả tàu thuyền nổ máy, chuẩn bị xuất phát.

7 giờ, chiếc tàu lớn chở đội lân, đội nhạc lễ và ban khánh tiết buông neo ra đi, theo sau là hơn 70 tàu trang hoàng rực rỡ. Cả một vùng biển ầm ầm trong tiếng trống, tiếng kèn, tiếng máy và đặc nghẹt tàu đi, khung cảnh thật hoành tráng. Những năm chưa cấm đốt pháo, phía trước các mũi tàu là hàng dây pháo. Pháo nổ cho đến khi tàu quay về các bến.

Khi đoàn tàu tiến ra biển cả, trên chiếc tàu lớn có đặt mâm heo quay, xôi, bánh trái. Ðội nhạc lễ gồm 10 người, trong đó có 4 cô đào thày và 6 nhạc công (1 trống hầu, 1 trống cái, 1 đờn cò, 1 bạt lớn, 1 đầu đường và 1 kèn) diễn trước long đình. Tàu đi chừng 8km thì làm thủ tục rước Ông (tức Nghinh Ông) và chờ Ông lên “vọi”.

Theo quan niệm của cư dân vùng biển: thì năm nào gặp Ông lên vọi thì năm ấy được mùa. Nếu chưa gặp Ông lên vọi thì chờ một chú cá lớn nào đó lên vọi để hình dung về “Ông”. Và như thế cũng dâng tràn niềm hạnh phú về một năm đánh cá sẽ đại thắng.

Khi tưởng tượng ra Ông vọi, đội lân múa để nghênh đón. Nhang đèn, rượu, trầm hương đều được dâng lên, chủ lễ đứng ra khấn vài thỉnh mời Thủy tướng. Các bô lão cúi lạy. Ðội nhạc lễ biểu diễn một cách cung kính. Tàu đi đủ vòng cho đúng thủ tục, rồi quay về bến.

Ðoàn tàu trở về, cờ hoa rực rỡ. Chiếc tàu có long đình nổi trống, đi vào các bến để chúc sự tốt lành cho các đội tàu.

Bên các bờ rạch, nhà nhà đều đặt bàn hương án ngoài trời, với đầy đủ hương hoa, lễ vật, khói nhang nghi ngút.

Tàu trở về lăng. Trên bờ lại có sẵn một đội lân nghênh đón (trước đây có thêm pháo nổ). Long đình, lư hương, mâm heo quay, bánh trái được long trọng đưa vào lăng làm lễ an vị, trong sự chào đón hoan hỉ của hàng ngàn người.

Từ lúc này đến phần Hội, đoàn hát bội diễn các tuồng xưa. Diễn ngày, diễn đêm tùy theo sức đóng góp của các đội tàu (Ðội tàu được phân theo ngành: ngành sông cầu, ngành đáy chạy, ngành lưới gộc v.v…). Dân làng thả sức xem hát, ăn uống, vui chơi suốt 2 ngày nữa.

Trong mấy ngày lễ hội, tại Vàm Láng, diễn ra nhiều trò chơi, nhiểu cuộc thi thể thao như: bónh chuyền, bónh đá, kéo co, bơi lội… làm cho không khí ngày hội thêm vui tươi, huyên náo.

Từ xưa, nơi này đã có câu ca:

Vui gì bằng lễ Nghinh Ông
Ðèn hoa, pháo nổ, mịt sông ánh trời
Cuộc vui nhiều khách đến nơi
Nghèo giàu hỉ hả ăn chơi ba ngày.

Tục thờ cá Ông của cư dân vùng biển nói chung, cư dân Vàm Láng nói riêng, hàm chứa trong đó niềm khát khao chân thành, mộc mạc của những con người luôn phải đối mặt với sóng gió hết sức hiểm nguy. Và thông qua lễ hội Nghinh Ông, là dịp để những người đánh cá thả hết tâm hồn mình vào những trò chơi giải trí, mà quên đi những ngày mệt nhọc, gian nguy, để hướng tới một mùa bội thu sắp đến. Tục thờ cá Ông ở Vàm Láng đã tạo nên một bản sắc riêng trong dòng chảy tín ngưỡng dân gian khá phổ biến của vùng văn hóa Nam Bộ.
Ðược tham dự những ngày lễ hội đầy ấn tượng này, hẳn chẳng bao giờ quên.


Người gởi: phạm hiếu 1
Ngày gởi: 10/Nov/2008 lúc 10:16am
thầy ơi sao trường mình không tự lập 1 trang web riêng để dành cho trường luôn, mà phải mở diễn đàn chi thầy. thầy thông qua thầy hiểu trưởng hay cô hiệu phó gì đó. đề cùng nhau mờ 1 trang web dành cho trường của mình, để sao này tụi con luôn nhớ đến trường thông qua trang web đó.
phạm ngọc hiếu 12-5
kính chúc quý thầy, quý cô luôn khỏe mạnh và hạnh phúc


-------------
phạm hiếu


Người gởi: sevenkiet
Ngày gởi: 28/Nov/2008 lúc 11:13pm
Star toi la mot nguoi hoc tro cua truong Truong Dinh (thixa Go Cong) ngay nao.
ma den bay gioi chua mot lan tro lai Truong tham Thay, tham Co...buon that la buon.
Toi cam thay co loi lam...nhung Toi da hua voi lon mình là khi nao Tôi thành đạt Toi se về lại mái trường xưa dến chứng tỏa cho mọi người thấy nhờ công ơn dạy bảo của thầy cô mà tôi có được ngày hôm nay.
----------------------------------------------
"thương lắm Gò công quê mình"


-------------
khong bao gio quen
"Never forget"


Người gởi: duy trung
Ngày gởi: 02/Apr/2009 lúc 8:03pm

tôi là một người xa lạ được biết gò công đông rất đẹp , tôi muốn biết thêm về trường đươc không trường co mấy lớp 10 có lớp 10/14 không vay. ba tôi từng la cựu học sinh trường trương đinh tôi rất yêu gò công đông.TongueWink



Người gởi: thanhtam12/13
Ngày gởi: 18/Oct/2009 lúc 5:59am

Thầy Hùng của lớp Em phải không ah ? ba năm chủ nhiệm lớp 12/13 phải không ?

 



-------------
Tam Nguyen Thanh
University of Technology
Department of Electric and Electronic
Department of Automatic Control


Người gởi: thanhtam12/13
Ngày gởi: 18/Oct/2009 lúc 6:20am
oh
không phai thay roi
xin loi nha
 


-------------
Tam Nguyen Thanh
University of Technology
Department of Electric and Electronic
Department of Automatic Control


Người gởi: thanhtam12/13
Ngày gởi: 18/Oct/2009 lúc 6:23am

Minh la cuu hoc sinh truong Go cong Dong.Cung ko hieu sao cac thay trong truong chua lap web cho truong minh nua



-------------
Tam Nguyen Thanh
University of Technology
Department of Electric and Electronic
Department of Automatic Control


Người gởi: ruacon
Ngày gởi: 26/Oct/2009 lúc 6:54am
le hoi nghinh ong o vam lang duoc to chuc vao mủng 10/3 al.hom do vui lam nha.minh con nho la vao ngay do nha nao cung cung con heo quay .xong roi minh con duoc len ghe chay ra bien nua.....co nhieu tro choi nhan gian nua ne.....neu co dip nao xuong vam lang vao ngay nay cac ban se thay .vui lam.minh ko biet ke sao cho cac ban hinh dung ra nua.dung 10/3 al thi nho xuong vam lang choi nha
Tongue


Người gởi: ruacon
Ngày gởi: 26/Oct/2009 lúc 6:58am
thanh tam.chac minh biet ban nay.minh hoc lop 12/4 ne.khoa05_06 dung ko
 


Người gởi: thanhtam12/13
Ngày gởi: 27/Oct/2009 lúc 4:20am
dung do.nam minh hoc 12 la 05-06.Tui la lop truong lớp 12/13.hiiiiiii
ko biet ban ten gi nhi?
vi nam 12 minh cung it co di dau
nen cung k biet duoc nhieu cho lam


-------------
Tam Nguyen Thanh
University of Technology
Department of Electric and Electronic
Department of Automatic Control


Người gởi: gò công
Ngày gởi: 02/Nov/2009 lúc 11:28am
Lễ Hội cúng cá ông được diễn ra hàng năm vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch. Theo tập tục ngày đó buổi chiều các tàu đánh cá đi ra biển để cúng cá ông (theo tâm linh) Lễ, Hội này rất vui; vui nhất là có người quen cho đi tàu ra khơi cúng nginh ông và thả lưới kéo tôm cá, chuẩn bị sẵn một tô nước chanh (chanh giấy) khi kéo lưới lên lựa tôm lột vỏ bỏ đầu đưa vào tô nước chanh cho tái, chấm nước nắm trong hoặc muối tiêu chanh kèm rau ngò gai + 01 ly rượu gò công ai đong nấy uống ... vổ đùi kêu cái khà thì đúng là dân xứ gò; Ngon quá chưa tới Lễ Hội nghinh ông xuống biển ăn kiểu này là nhớ hoài quê hương Clap 

-------------
xa quê


Người gởi: tocngan
Ngày gởi: 05/Dec/2009 lúc 3:25am
âY dA,o tRuOc tRUonG miNh lA hAi haNG cAy DUONG cHu Hok fAI lA hAi HanG TrE dAU paN oI
Clap
kaka


-------------
Gò Công Đông dễ shuong.


Người gởi: tocngan
Ngày gởi: 05/Dec/2009 lúc 3:28am
hixhix minh la dan Tan Tay ma chua bao gio minh duoc di nghinh ong o Vam Lang het
that la buon wa di ah


-------------
Gò Công Đông dễ shuong.


Người gởi: gò công
Ngày gởi: 06/Dec/2009 lúc 12:22pm
tocngan than:
Lễ Hội nghinh ông là một phong tục truyền thống của dân đi biển gò công và một số địa phương khác trong đó có huyện Cần Giờ. tại tiền giang không có làm nổi đình nổi đám như TP. HCM thôi. Tuy nhiên tocngan không có họ hàng đi biển nên không rành là phải. tui cũng không có nhưng tui biết rỏ vì là dân xứ gò công. Tui cũng thuộc dân quê làng Tân Niên Tây đây; ngày xưa dãy phố tại chợ Tân Niên Tây là của cụ cố tui đó, những người gìn giữ nhà thờ quản lý tệ quá nên bán bớt rồi. Tocngan nhớ về quê hỏi lại lễ hội nghinh ông nghe để không biết là mất gốc xứ gò đó




-------------
xa quê


Người gởi: trang_ngo
Ngày gởi: 23/Dec/2009 lúc 6:51am
có ai học niên khóa 05-07 ko

-------------
trang_ngo


Người gởi: mrdanh
Ngày gởi: 03/Jan/2010 lúc 12:57pm
trang_ngo; minh hoc khoa 05-07 ne, ban hoc lop nao vay? len xi pho rui thay nho lai truong va ban be lam! mong gap lai cac ban.

-------------
goconghamhoc


Người gởi: vanvan
Ngày gởi: 08/Jan/2010 lúc 6:17am
Thầy H gởi ảnh trường mà sao ghi sai tên Hiệu trưởng rồi. Cô Bùi thị Tuyết là P. HT chứ!


Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 08/Jan/2010 lúc 3:24pm
 
 Dễ thôi, nếu thấy sai thì sữa lại. Thầy Hùng ở xa mà.


-------------
kb


Người gởi: trang_ngo01
Ngày gởi: 10/Jan/2010 lúc 10:02pm
minh la trang_ngo day minh hoc lop/8 ko a co ai biet ko

-------------
thuong nhung nguoi ban o xa


Người gởi: trang_ngo01
Ngày gởi: 10/Jan/2010 lúc 10:02pm
ban hoc lop nao vay

-------------
thuong nhung nguoi ban o xa


Người gởi: saobjen1988
Ngày gởi: 12/Apr/2010 lúc 4:25am

PT ơi, đó không phải là 2 hàng tre đâu, mà là 2 hàng dương đó. Tongue

Mình là cựu học sinh của ngôi trường này đấy, mình cũng yêu trường mình lắm cơ. Dù ở xa nhưng mỗi lần về quê mình đều ghé thăm trường cũ cùng thầy cô. Lúc đó mình lại bồi hồi xúc động nhớ lại những kỷ niệm rất đẹp của tuổi học trò. Nơi đó đã nuôi lớn bao tâm hồn mơ mộng như mình cùng với các bạn đồng trang lứa. Vậy mà đã 4 năm xa mái trường rùi và sắp chuẩn bị tốt nghiệp đại học rùi đấy mà tâm hồn trẻ con cứ hiện về mỗi lần...không biết giờ này nơi ấy... có đang nhớ...một kỷ niệm tuổi học trò cùng anh rất đẹp.


-------------
tôi yêu Gò Công quê hương tôi!!!!!!!


Người gởi: vongtanco
Ngày gởi: 13/Aug/2011 lúc 10:59pm
Em là cựu học sinh trường PHTH Gò Công Đông hôm nay em đăng nhập diễn đàn với mong muốn làm đẹp hơn cho ngôi trường mà em đã cùng sánh vai 3 năm với nó, những kỉ niệm vui, kỉ niệm buồn, thầy cô và tất cả các bạn. Giờ xa trường mới biết là 3 năm trôi qua thật là ngắn ngủi nhìn lại trường xưa mà thèm được khóc thật to lên....nhớ quá trường ơi.....

-------------
Mr.Cong 0908664414


Người gởi: muatrensamac
Ngày gởi: 10/Dec/2011 lúc 4:52am
lễ hội nghinh ông ở Vàm Láng diễn ra mỗi năm mùng 9_10/03 âm lịch. Mình là dân địa phương mà.Hi. mùng 9 thi cúng tế+ tổ chức 1 số trò chơi trên bờ + dưới sông. Tối thì hát tuồng (hát bội). mùng 10 sẽ được lên ghe để ra biển chơi sau do có một số trò chơi. Nếu có cơ hội mời các bạn một lần tham gia lễ hội ở Vàm Láng.


Người gởi: muatrensamac
Ngày gởi: 10/Dec/2011 lúc 4:59am
le hoi nghinh ong o Vàm Láng Van con dien ra hang nam Vào mung 9-10/03 am lich. mung 9 se dien ra 1 so tro choi tren bo+ duoi nuoc.buoi toi co to chuc Van nghe. mung 10 dc len ghe ra bien(họng Vàm) choi sau dó se co 1 so tro choi nua. ke ra thi cac ban se ko thaY Vui nhu the nao dau. co the tan mat nhjn moi thaY dc canh Vui naY. Moi cac ban 1 lan tham gia le hoi nha.



Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info