Phong Tục Việt Nam.
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Lịch Sử - Nhân Văn
Forum Discription: Lịch sử và các phong tục Tập quán
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=1833
Ngày in: 28/Jul/2025 lúc 4:12pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Phong Tục Việt Nam.
Người gởi: Hoa Hạ
Chủ đề: Phong Tục Việt Nam.
Ngày gởi: 14/Jul/2009 lúc 2:55am
Có ngày tốt hay xấu không?
Viết về phong tục cổ truyền mà cố tình lảng tránh vấn
đề này, ắt không thoả mãn yêu cầu của số đông bạn đọc, vì lễ cưới, lễ
tang, xây nhà dựng cửa, khai trương, xuất hành... còn nhiều ngươi, nhiều nơi
chú trọng ngày lành. Đó là một thực tế. Ngặt vì có một số người bài bác
hẳn, cho là gieo rắc mê tín dị đoan; một số khác lại quá mê tín, nhất
là việc lớn việc nhỏ, việc gì cũng chọn ngày, từ việc mua con lợn, làm cái
chuồng gà, cắt tóc cho con, đi khám bệnh... mọi điều may rủi đều đổ lỗi
cho việc không chọn ngày, chọn giờ. Một số đông khác tuy bản thân không tin
nhưng chiều ý số đông, làm ngơ để cho vợ con đi tìm thầy lễ, thầy cúng
định ngày giờ xét thấy không ảnh hưởng gì nhiều, hơn nữa, để tránh tình
trạng sau này lỡ sẩy ra sự gì không lành lại đổ lỗi cho mình
"Báng". Thế tất một năm, năm mười năm, đối với một người đã
đành, đối với cả nhà, cả chi họ làm sao hoàn toàn không gặp sự rủi ro!.
ngày tốt, ngày xấu về khí hậu thời tiết thì dự báo của cơ quan khí tượng
là đáng tin cậy nhất. Khoa học đã dự báo được hàng trăm năm những hiện
tượng thiên nhiên như nhật thực, nguyệt thực, sao chổi, sao băng... chính xác
đến từng giờ phút. Nhưng tác động của tự nhiên sẽ tạo nên hậu quả xấu
đối với từng người, từng việc, từng vùng ra sao, đó còn là điều bí ẩn.
thời xưa, các bậc trí giả tranh cãi nhiều vẫn chưa ngã ngũ nên ai tin cứ
tin, ai không tin thì tuỳ "Linh tại ngã, bất linh tại ngã" (cho rằng
thiêng cũng đã tự mình ra, cho rằng không thiêng, cũng tự mình ra), "Vô
sư vô sách, quỉ thần bất trách" (không biết vì không có thầy, không có
sách, quỷ thần cũng không trách).
Thực tế, có ngày mọi việc mọi điều đều thành công,
nhiều điều may mắn tự nhiên đưa tới; có ngày vất vả sớm chiều mà chẳng
được việc gì, còn gặp tai nạn bất ngờ. Phép duy vật biện chứng giải thích
đó là qui luật tất nhiên và ngẫu nhiên. Trong tất nhiên có yếu tố ngẫu
nhiên, trong ngẫu nhiên cũng có yêú tố tất nhiên. Lý luận thì như vậy
nhưng có bạn đọc cũng muốn biết cụ thể trong tháng này, ngày nào tốt, ngày
nào xấu, ngày nào tốt cho việc làm nhà, cưới vợ, tang lễ phải chánh giờ
nào...Đa số bà con ta vẫn nghĩ "có thờ có thiêng, có kiêng có
lành", nhất là khi điều khiêng đó không ảnh hưởng gì mâý tới công
việc cũng như kinh tế...
Thời xưa, mặc dầu có người tin, có người không tin,
toà Khâm thiên giám ban hành "Hiệp kỷ lịch", mà số người biết chữ
Hán khá nhiều nên phần đông các gia đình cứ dựa vào đó mà tự chọn ngày
giờ. Thời nay, rải rác ở các làng xã, còn sót lại một vài người còn biết
chữ Hán nhưng sách vở cũ hầu như không còn, các gia đình muốn xem ngày giờ
để định liệu những công việc lớn đành mất công tốn của tìm thầy. Khốn
nỗi, mỗi thầy phán một cách, chẳng biết tin ai. Đã có trường hợp, bốn ông
bà thông gia vì việc chọn ngày tốt xấu, tuổi hợp tuổi xung, tranh cãi nhau
phải chia tay để lại mối hận tình. Gần đây trên thị trường xuất hiện cuốn
sách viết về cách xem ngày tính giờ. Cũng có tác giả có kiến thức, có tư
liệu, viết rất thận trọng, nhưng ngược lại có người viết rất cẩu thả, dựa
theo thị hiều thương trường, vô căn cứ với động cơ kiếm tiền bất chính.
Có cuốn sách tốt xấu, thực hư lẫn lộn, không có tên nhà xuất bản, không
có tên tác giả, không ghi xuất xứ của tư liệu...Cùng một ngày, cuốn này,
ghi nên xuất hành, cưới hỏi, cuốn khác ghi kỵ xuất hành, cưới hỏi, làm
người xem rất hoang mang. "Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay", biết tin
vào đâu? Biết tìm ai mà hỏi?
Để đáp ứng nhu cầu của một số bạn đọc, chúng tôi xin
trích dẫn một số tư liệu khoa học và toàn văn bài "Xem ngày kén
giờ" của học giả Phan kế Bính đăng trong cuốn "Việt Nam phong
tục"xuất bản năm 1915, tái bản năm 1990 tại nhà xuất bản thành phố Hồ
Chí minh và chúng tôi xin có phần chủ giải (cũng bằng những câu hỏi). Nhưng
trước khi xem nên nhắc lại các bạn: "Khi gia đình có việc hệ trọng, cần
nhiều người tham dự thì càng thận trọng càng hay, nhưng chớ quá câu nệ
nhiều khi nhỡ việc. Mỗi người một thuyết, mỗi thầy một sách, rối rắm quá,
có khi cả tháng không chọn được ngày tốt. Xem như trong cuốn "Ngọc hạp
kỷ yếu" không có một ngày nào hoàn toàn tốt, hoặc hoàn toàn xấu đối
với mọi người, mọi việc, mọi địa phương.
Có ngày tối ngày xấu không?
Có những bạn đọc hỏi: Chúng ta đã từng phê phán và
sẽ tiếp tục phê phán mọi loại thầy bói, mê tín dị đoan, bịp bợm. Nhưng
gần đây lại thấy nhiều người bảo: Khoa học có thể tính toán để biết
trước ngày tốt, ngày xấu, thực hư ra sao?
Thầy bói là người hành nghề mê tín, biết nắm tâm lý.
"Bắt mạch" đối tượng (qua nét mặt, lời nói, chi tiết trình bày và
những câu thăm dò...). Nhưng bài viết này không nói về họ mà chỉ điểm qua
những điều khoa học dự tính để biết trước ngày lành, tháng tốt... của mỗi
người.
Nhịp sinh học - đặc điểm của sự sống: Nghiên cứu mọi
cơ thể sống đều thấy hoạt động của chúng không phải lúc nào cũng giống
lúc nào mà có khi mạnh khi yếu, khi nhanh khi chậm... Những thay đổi đó nhiều
khi xảy ra rất đều đặn và liên tiếp thành chu kỳ, còn gọi là nhịp sinh
học: Có nhịp ngàyđêm, nhịp tháng (liên quan đến âm lịch) nhịp mùa xuân,
hạ, thu, đông... Các nhịp sinh học có tính di truyền. Pháp hiện ra các nhịp
sinh học người ta nhận thấy các quá trình sinh lý trong cơ thể có thể biến
đổi theo thời gian. Sự biến cố đó có tính chất chu kỳ và tuần hoàn (lặp
đi lặp lại khá đều đặn).
Nghiên cứu về sự chết và tỷ lệ chết của con người,
thấy có nhiều biến đổi tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây chết. Thí dụ: Vào
khoảng 3-4 giờ sáng áp suất máu thấp nhất, não được cung cấp lượng máu ít
nhất nên người bệnh hay bị chết nhất. Các cơn động kinh thường có giờ.
Bệnh nhân hen cũng thườg lên cơn hen về đêm vào khoảng 2-4 giờ sáng (trùng
với thời gian bài tiết cóc- ti-cô-ít ra nước tiểu xuống tới mức thấp nhất).
Cơn hen về đêm nặng hơn cơn hen ban ngày. Những biến đổi có tính chất chu
kỳ hàng năm thì có nguy cơ chết về đau tim cao nhất là vào tháng giêng đối
với một số nước ở bán cầu phía Bắc. Cao điểm hàng năm của các vụ tự tử
ở bang Min-ne-so-ta cũng như ở Pháp là vào tháng 6. Hai nhà khoa học
An-đơ-lô-ơ và Mét đã phân tích 3620 trường hợp tai nạn lao động và thấy
làm ca đêm ít tai nạn hơn làm ca sáng và chiều.
Ngày vận hạn của mỗi người: Trên cơ sở tính toán ảnh
hưởng của các yết tố vũ trụ lên trái đất và bằng phương pháp tâm sinh
lý học thực nghiệm, người ta đã rút ra kết luận là từ khi ra đời, cuộc
sống của mỗi người diễn ra phù hợp với ba chu kỳ riêng biệt: Chu kỳ thể
lực: 23 ngày, chu kỳ tình cảm 28 ngày, chu kỳ chí tuệ 33 ngày. Mỗi chu kỳ gồm
hai bán chu kỳ dương và âm. Bán chu kỳ dương (1/2 số ngày của đầu chu kỳ)
được đặc trưng bằng sự tăng cường khả năng lao động. Còn bán chu kỳ âm
(1/2 số ngày cuối chu kỳ)thì các hiện tượng đều ngược lại. Cả ba chu kỳ
trên đều chuyển tiếp từ bán chu kỳ dương sang bán chu kỳ âm. Ngày trùng
với điểm chuyển tiếp này là ngày xấu nhất của mỗi chu kỳ. Thực tế đã
chứng minh: Đối với chu kỳ tình cảm, vô cớ. Đối với chu kỳ trí tuệ, đó
là ngày đãng trí, khả năng tư duy kém. Đặc biệt đối với chu kỳ thể lực,
đó là ngày thường sảy ra tai nạn lao động. Đối với hai chu kỳ, số ngày
chuyển tiếp trùng nhau chỉ xảy ra một lần trong một năm. Ngày trùng hợp đó
của ba chu kỳ là ngày xấu nhất, có thể coi là ngày "Vận hạn" của
mỗi người.
Nếu biết ngày, tháng, năm sinh của mỗi người, nhờ máy
tính điện tử có thể dễ dàng xác định được các chu kỳ, điểm chuyển tiếp
và sự trung hợp điểm chuyển tiếp giữa các chu kỳ.
Công ty giao thông của Nhật Bản Omi Reilvei đã áp dụng
thành tựu vào bảo vệ an toàn giao thông. Họ đã xác định các chu kỳ, các
điểm chuyển tiếp giữa các chu kỳ của từng người lái và báo cho lái xe biết
trước những "ngày xấu" để họ phòng tránh. Nhờ đó số tai nạn giao
thông ở Nhật Bản đã giảm đi rất nhiều, đặc biệt vào đầu năm áp dụng
(969-1970) số tai nạn giao thông đã giảm hản 50%.
Theo Cup-ria-nô-vích (Liên Xô cũ) thì giả thuyết về nhịp
tháng của các quá trình sinh học xác định ba trạng thái của cơ thể, không
chỉ áp dụng ở Nhật Bản mà còn được áp dụng ở nhiều nước Tây Âu vào
công tác an toàn, giao thông nói riêng, an toàn lao động nói chung.
Các vấn đề trên đây không phải là "thầy bói nói
mò" mà dựa vào một dữ kiện thực tế nhất định. Nó cũng phù hợp với
nhận thức về mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố địa vật lý vũ trụ
với các quá trình hoạt động chức năng của cơ thể.
(Bác sĩ Vũ Định- Trích báo "Hà nội mới chủ nhật" số 73)
Vua Trần Minh Tông với
việc chọn ngày làm lễ an táng mẹ.
Năm 1332 Thuận thánh Bảo từ Hoàng Thái Hậu
mất. Con là Thượng Hoàng Minh Tông lúc đó đã nhường ngôi cho con là Hiến
Tông. Thượng hoàng sai các quan chọn ngày chôn cất. Có người tâu rẳng:
"Chôn năm nay tất hại người tế chủ". Thượng hoàng hỏi :
"Người biết sang năm ta nhất định chết à?". Người ấy trả lời
không biết. Thượng hoàng lại hỏi: "Nếu sang năm trở đi ta chắc chắn
không chết thì hoán việc chôn mẫu hậu cũng được, nếu sang năm ta chết thì
lo xong việc chôn cất mẫu hậu chẳng hơn là chết mà chưa lo được việc đó
ư? Lễ cát, lễ hung phải chọn ngày là vì coi trọng việc đó thội, chứ đâu
phải câu nệ hoạ phúc như các nhà âm dương".
Rốt cuộc vẫn cử hành lễ an táng .Nguồn : Sưu tầm trên Internet
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Trả lời:
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Jul/2009 lúc 3:03am
Cúng giỗ và mừng ngày sinh?
Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ
(ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia
cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Đây cũng là dịp thăm
người thân trong gia đình, trong chi họ, dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ
người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Vào dịp đó
người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng gọi là
"trước cúng sau ăn", có mất đi đâu, cũng là để cho cuộc họp mặt
thêm đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sinh hoạt, kể chuyện tâm tình,
chuyện làm ăn. Mà việc chi phí cũng không dồn lên đầu một ai vì ngoài phần
do hương hoả mà có, mỗi người đều đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật,
nên mới có từ "góp giỗ", với ý nghĩa trên- "Uống nước nhớ
nguồn"- việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục, nếu như người
ta loại bỏ được những hủ tục có tính chất mê tín dị đoan, nếu như không
bị lợi dụng một cơ hội cho bọn hãnh tiến khoe của bằng mâm cao cỗ đầy, sơn
hào hải vị, cho những ông tham nhũng dựa vào chức quyền nhận lễ giỗ hậu hĩ,
một thứ đút lót trá hình.
Chính vì thể theo phong tục đó mà nhà nước ta đã giữ gìn việc tổ chức
trang nghiêm ngày giỗ của các vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ
nước như ngày giỗ tổ Hùng Vương, hội đền Kiếp Bạc... Cho nên, theo tôi,
giữ gìn tục lệ đó theo ý nghĩa trong sáng của nó không có gì phải bàn.
Thế còn ngày sinh?
Phương tây có tập quán mừng ngày sinh là
chính.
Tôn giáo Đông Tây cũng coi trọng ngày sinh, Phật giáo có ngày "Bụt sinh
Bụt đẻ" (Phật Đản 8-4 Âm Lịch), Ki tô giáo có ngày Chúa giáng sinh
(Nô- en 25-12 Dương lịch). Do giao lưu văn hóa, giao tiếp quốc tế, Nhà nước
ta đã tiếp nhận tập quán quốc tế đó nên đã tổ chức trọng thể ngày sinh
Bác Hồ, Mừng thọ các nhà lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước.
Từ khi ra đời, các hội thọ hàng năm thường
tổ chức mừng thọ cho các cụ vào những năm chẵn 70, 75, 80... Một số đoàn
thể cũng tổ chức mừng thọ cho hội viên của mình. Việc tổ chức mừng thọ có
tính chất đại trà, không đúng ngày đó không thể thay thế cho việc mừng
thọ đúng ngày sinh, ấm cúng trong gia đình. Cho nên, tôi nghĩ rằng các gia
đình chúng ta nên tổ chức mừng ngày sinh cho mọi thành viên trong gia đình,
đặc biệt lưu ý đến ông bà già là những người đang cảm thấy cô đơn.
Hiện ngay rất nhiều gia đình đã tổ chức mừng ngày sinh con, thường là hai
cháu, nay thêm hai vợ chồng, một năm bốn lần mừng ngày sinh, dư dật thì có
mâm cơm thịnh soạn, tặng phẩm tươm tất, thiếu thốn thì bữa cơm tươi hơn
thường ngày, quà tặng giản đơn. Người còn cha mẹ nếu ở chung thì thêm hai
lần ăn mừng ngày sinh, cũng tùng tiệm như trên. Nếu ở riêng thì đồng quà
tấm bánh vừa với túi tiền tặng cha mẹ, cốt thể hiện tấm lòng ưu ái, tăng
thêm sự ấm cúng trong gia đình, giúp tuổi già đỡ cảm thấy cô đơn. Mừng
ngày sinh một cách giản dị như vậy thiết tưởng cũng không phải cái gì cao
xa ngoài tầm tay của những gia đình còn thiếu thốn. Cũng cần thêm một lý do
nữa khiến ta coi trọng ngày sinh là bản thân người đó được hưởng khi còn
sống, dù là một món ăn tươi còn hơn mâm cao cỗ đầy cúng vái khi sang thế
giới bên kia. ở chỗ này có thể nhắc đến một lời chê bai của người xưa:
Khi sống thì chẳng cho ăn
Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi
(Đặng Văn Phủng - Trích "Hà nội mới chủ nhật ", số 119)
Lời bàn thêm của tác giả:
Chúng tôi trích dẫn bài trên của ông Đặng
Văn Phủng và có lời bàn thêm sau đây:
Lễ giỗ được xếp vào loại thuần phong mỹ
tục của dân tộc ta. Mừng ngày sinh là phong tục Âu Tây có ý nghĩa hay. Theo
phân tích của ông Phủng thì kỷ niệm ngày sinh hay hơn là giỗ. Ngặt vì mấy
ai nhớ đến ngày sinh của bản thân mình. Trước năm 1945 cũng chưa dễ mấy ai
biết chính xác, trừ một số ít con công chức cũ ăn lương phải có giấy khai
sinh chính thức hoặc ai còn may mắn giữ được lá số tử vi, ngược lại hầu
hết các gia đình còn ghi nhớ ngày giỗ của cha mẹ, ông bà. cụ kỵ. Dầu cho
khi cha mẹ còn sống, con cháu đã được tổ chức kỷ niệm ngày sinh, nhưng nhớ
đến ngày ông bà cha mẹ qua đời, mà trên bàn thờ hương tàn khói lạnh cũng
cảm thấy áy náy trong lòng.
Vì vậy ở nước ta, nhà nào tổ chức kỷ niệm ngày sinh càng hay, nhưng chưa
có nhà nào bỏ được lễ giỗ.
Nguồn : Sưu tầm trên Internet.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 30/Jul/2009 lúc 8:40pm
Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, 'Tục" là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội....
Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rât bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.( PTVN)....
Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?
Cách trả lời đơn giản nhất là xin để lấy "khước" (lấy may). Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem trong bà con, họ hàng, làng xóm nhà ai có con cái bụ bẫm, hay ăn chóng lớn, ít khóc ít quấy, ao ước sắp tới con mình đẻ ra cũng được như thế thì xin một cái áo, hay cái quần, cái tã cũ của đứa bé về sửa sang lại để dùng cho con mình.
Xuất xứ là do một vài người làm, rồi bắt trước nhau, dần dần là truyền ra thành phong tục. Nguyên ngày xưa, ta chưa có những thứ vải mỏng mịn bán rộng rãi trong dân gian, thị trường toàn những vải thô bố lại nhuộm nâu, thô cứng, trẻ sơ sinh da còn non mặc dễ bị xây xát, hài nhi càng mặc đồ mới càng đau yếu. Nhà nghèo không sẵn tiền mua đã đành, nhà giàu cũng xin áo cũ cho trẻ sơ sinh là vì lẽ ấy. Trẻ thì chóng lớn, quần áo thì lâu mới rách, chỉ vài tháng sau đã quá cỡ, người ta không nỡ phá đi dùng vào việc khác nên cất giữ lại, dành cho em út. Vì vậy, người cho áo cũng cảm thấy vinh dự được người khác quý mến con mình và coi đứa bé sắp ra đời cũng có phần hơi hướng của mình.
Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao?
Con so là con sinh đầu lòng, con rạ là những đứa con sinh sau. Nếu nuôi được cả thì con so là trưởng, con rạ là thứ. Phong tục này phổ biến ở Bình Trị Thiên và một số địa phương ngoài Bắc, còn ở Nghệ An, Hà Tĩnh thì trừ trường hợp ở rể, nói chung con gái không được sinh đẻ ở nhà cha mẹ mình.
Con gái mới lớn lên, mới sinh lần đầu tiên, trẻ người non dạ, chưa biết đi đứng, ăn uống, tắm giặt, kiêng khem ra sao, hơn nữa trong người yếu khoẻ ra sao muốn nhờ vả mẹ chồng hoặc chị em nhà chồng cũng ngần ngại, khó nói hơn với mẹ đẻ và em út mình. Còn những lần sinh sau đã có kinh nghiệm, có thể tự mình giải quyết được nhiều việc.
Phong tục, "Con so về nhà mạ" là một phong tục hay nhưng muốn giải quyết được êm đẹp cũng phải có thu xếp: Gần ngày ở cữ, mẹ chồng hoặc chàng rể sang quê ngoại thưa chuyện trước, nếu có khó khăn về kinh tế hoặc đường xá xa xôi cách trở cũng cần thảo luận với nhau về trách nhiệm cho thoả đáng, sau khi mẹ tròn con vuông, cháu cứng cáp, chàng rể cũng cần sắm một số lễ vật, nhằm ngày tốt sang tạ ơn gia tiên bên ngoại và ông bà ngoại để xin đón vợ con về. Ông bà ngoại còn cẩn thận đánh dấu vôi hoặc nhọ nồi ở trán cho cháu và các thứ bùa phép khác để các thứ tà ma ác quỷ không dám đến quấy rối cháu dọc đường.
ở Nghệ Tĩnh lại có phong tục ngược lại: Cho là sinh dữ tử lành, ngoài con dâu ra, không ai được quyền sinh trong nhà. Con gái về nhà mạ, nếu nhỡ đến kỳ động thai, trở dạ, không kịp trở về nhà chồng, sợ sinh nở dọc đường thì bố mẹ phải dựng tạm chiếc lều ở góc vườn, hoặc nếu không kịp, thì ra chuồng trâu mà đẻ.
Thiết nghĩ không cần phân tích, bạn đọc cũng thấy được phong tục nào hợp tình lý hơn.
Trường hợp đã mồ côi mạ, về nhà mạ thiếu người chăm nom thì con so cũng về nhà chồng.
( Phong Tục Việt Nam )
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
|