Gò Công đất Địa Linh Nhân Kiệt.
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Lịch Sử - Nhân Văn
Forum Discription: Lịch sử và các phong tục Tập quán
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=1564
Ngày in: 14/Jul/2025 lúc 7:52pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Gò Công đất Địa Linh Nhân Kiệt.
Người gởi: Hoa Hạ
Chủ đề: Gò Công đất Địa Linh Nhân Kiệt.
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 2:53am
Ðịa linh nhân
kiệt
Ðã
từ lâu chúng ta vẫn thường nghe mọi người nhắc nhở và bảo rằng : Gò
Công mảnh đất của Địa linh nhân Kiệt . “Ðịa linh nhân kiệt”: Nhóm từ
này thật ra không có gì khó hiểu , nó thường được dùng để nói về một
nơi chốn nào đó,chốn đã sản sinh ra nhiều người tài giỏi.
Khoan, khoan, bạn đừng vội rầy tôi “Tưởng gì, điều đó ai
mà không biết, có vậy mà cũng nói”. Tôi chưa nói hết mà bạn. Ðã đành ai cũng
biết như vậy, nhưng có ai thử ngồi suy nghĩ tại sao, địa - đất đai, chỗ này linh
mà chỗ kia không linh, cái gì đã khiến cho địa linh, và địa linh thì có liên
quan gì đến nhân kiệt ? .
Nếu như có người hỏi rằng: Này bạn, nghe nói ngôi
chùa cổ cả ngàn năm kia linh ứng lắm hay là nghe nói miễu bà chúa Y, X… thiêng
lắm,ai muốn mua may bán đắt đến mượn tiền ấy về đầu tư sẽ được như ý, hoặc giả
chùa Ông của người Hoa vốn thờ ông Quan Công, mà ông Quan Công này chết đến nay
gần hai ngàn năm rồi nhưng người Hoa họ vẫn cứ tin là ông ta hiển linh nên mỗi
khi cần thương lượng về hợp đồng thương mại người Hoa thường kéo đến chùa Ông
thương lượng và ký kết, theo sự hiểu biết của bạn, bạn có tin điều này
không?
Ngày nay con người dần dần nhận ra rằng, cái gọi là linh khí, hào
quang chính là trường năng lượng của con người được ý nghĩ chỉ huy .Trường năng
lượng sinh học(một tên gọi nôm na khác là Nhân Ðiện) này có thể thẩm thấu vào
khoảng không và vào mọi vật thể, nó vừa có tính điện từ lại vừa không có tính
điện từ .Thực nghiệm đã chứng minh con người có thể hấp thụ năng lượng ở trường
vũ trụ lại vừa có thể bức xạ năng lượng vào trường vũ trụ. Thế nhưng trường năng
lượng sinh học của con người mạnh hay yếu tùy thuộc vào thể chất và chức năng
sinh lý của từng ngưòi, đặc biệt liên quan mật thiết với trạng thái tinh thần
của mỗi cá nhân. Tóm lại, việc nghiên cứu và đo đạc trường sinh học chứng minh
rằng trong cơ thể con người có tồn tại một trường năng lượng chịu sự chỉ huy của
ý nghĩ của mình, có tồn tại mối quan hệ giữa cơ thể, trạng thái tinh thần và các
tín hiệu của trường năng lượng vũ trụ.Trường nhân thể là sự thể hiện những đặc
trưng của một loại năng lượng vạn năng; loại năng lượng này gắn chặt với sự sống
của con người; nó được mô tả như một vật phát sáng,vật phát sáng này bao bọc và
xuyên qua cơ thể con người, đồng thời phát ra những bức xạ vốn có riêng của nó,
loại năng lượng này có thể làm cho con người tương tác với nhau trong một khoảng
cách nhất định.
Ảnh hưởng của ý niệm đối với khí rất to lớn và là nguyên
nhân quyết định sự việc. Ý niệm được chia thành hai loại: Thiện và ác, ác niệm
có thể dẫn đến độc hại. Người ta đã làm một thực nghiệm về tâm lý và phát hiện
rằng: Khi con người có mầm mống ác niệm thì về sinh lý có thể gây ra sự thay đổi
hóa học và làm cho một loại dịch thể nào đó chuyển hóa thành độc tố xâm nhập vào
các bộ phận của cơ thể con người, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ðiều đó đã
được chứng minh qua thí nghiệm như sau: Ðặt một ống thủy tinh cho đối tượng thí
nghiệm hít thở vào thiết bị làm lạnh, hơi thở đó gặp lạnh thì ngưng kết ở thành
ống. Nếu tâm lý người làm thí nghiệm bình thường thì nước ngưng kết ở thành ống
thủy tinh sẽ trong sáng, không có màu sắc. Nếu tâm lý người làm thí nghiệm có sự
tức giận, sợ hãi, đố kỵ, oán hận…Thì hơi nước ngưng kết có những mầu sắc khác
nhau. Qua phân tích về hóa chất cho thấy trong đó có cả những chất độc hại có
thể dẫn đến chết người.Tụ khí khi đố kỵ có thể gây độc làm chết một con chuột.
Trái lại, ý niệm lương thiện có thể nâng cao được sức miễn dịch của cơ thể. Ðiều
này có thể chứng minh thuyết “ Tướng tùng tâm sinh, tướng tùng tâm diệt” về mặt
thể lý
Người ta lại dùng một thiết bị có lắp các tế bào quang điện khuếch
đại để quan sát trường năng lượng của cơ thể người trong phòng tối. Trong lúc
tham gia thực nghiệm, những người lo sợ hồi hộp, các tín hiệu thu được cho thấy
trường năng lượng tăng cường rất ít, thậm chí có khi còn thu được giá trị âm,
trở thành người “năng lượng thấp” hoặc “hấp thu năng lượng” và lẽ tất nhiên năng
lượng mà họ hấp thu sẽ cùng một loại với năng lượng của cơ thể họ đang có,nghĩa
là ảnh hưởng xấu cho trường khí cơ thể, còn một số ít người tham gia thực nghiệm
với thái độ tích cực phối hợp, tư tưởng nhập tĩnh cao độ thì trường năng lượng
tăng cường rõ rệt,và trường năng lượng mạnh mẽ này có tính cách bức xạ và khống
chế, khuất phục được những trường năng lượng yếu kém chung quanh, chính vì vậy
mà khi đến viếng thăm chùa chiền, Phật tích hoặc gần gủi với những bậc tu hành
chân chính đạo cao đức trọng, ta cảm thấy tâm tư nhẹ nhàng, thoải mái, bình an
là vì trường năng lượng tốt đẹp to lớn mạnh mẽ của các nơi chốn ấy, của các ngài
đã tác động lên chúng ta .Và cũng chính vì vậy nếu như các bậc tu sĩ ấy vì một
lý do nào đó phải hoàn tục và ra làm thương mại thì rất dễ dàng và mau chóng
thành công. A ! Như vậy coi như tạm xong phần phong thủy nhưng cũng có liên
hệ đến khoa học rồi đấy bạn ạ. Nhưng bạn vẫn còn thắc mắc rằng cái này có dính
dấp gì tới chuyện linh không linh phải không ạ ?
Rõ ràng là có chứ sao
không . Này nhé, đã bảo là ý nghĩ của con người sẽ tác động lên trường năng
lượng nhân thể khiến cho nó có thể mạnh hay yếu hơn có phải không.Một con người
trong lúc thành tâm thành chí có phải là một hình thức “điều tâm” không? Phải
quá đi chứ. Mà con người khi đã đi đến chùa miếu để cầu xin van vái điều gì đó
tất nhiên là phải có lòng tin mới đi chứ.Khởi đầu những nơi chốn linh thiêng đó
thật sự cũng có một vài hiện tượng linh ứng xảy ra bởi trường năng luợng còn tồn
tại đâu đó của những vị tu hành đạo cao đức trọng đã rời bỏ thế gian khiến cho
con người sinh lòng tin tưởng. Chính cái lòng tin của một người,hai người,ba
người khi đến đó để cúng bái,cầu xin đã tạo ra một trường năng lượng mới vừa
thẩm thấu vào không gian quanh đó lại vừa tác động trở lại vào trường năng lượng
của cơ thể con người,khiến con người cảm thấy có điều ứng nghiệm xảy ra, trường
năng lượng mới này dần dần được khuếch tán mạnh mẽ hơn bởi vì ai đến đó cũng
mang niềm tin đến và khi ra về cũng mang theo về ít nhiều năng lượng đã thu nhập
từ nơi đó, trải qua ngày tháng chất chồng trường khí của những nơi thờ phượng đó
trở thành linh thiêng ,thậm chí có những vật vô tri cũng được thẩm thấu trường
năng lượng bởi sự va chạm lâu dài thí dụ như quyển kinh, cái chuông cái mõ chẳng
hạn, đó cũng là một hình thức nén khí mà đôi khi người ta dùng những vật đó để
trừ tà rất là hiệu nghiệm.
Do đó ta có thể kết luận rằng những cuộc đất
được con người khai thác ,sống chết với nó càng lâu càng dài sẽ có những điều
kiện phong thủy sản sinh ra con người tài giỏi nhiều hơn những cuộc đất mới khai
thác.Và con người được sinh ra, lớn lên trong môi trường đất đai có trường khí
linh thiêng, ngay từ khi còn trong bụng mẹ đã hấp thu được cái trường năng lượng
tốt rồi thì không vượt bực hơn những người ở nơi khác sao được.Và còn điều đáng
nói nữa là trường khí hay nôm na là sóng có tính chất thu hút những dạng sóng
khác cùng tần số với nó(Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu).Dựa theo những
khám phá trên,một con người sau khi rời bỏ thế gian thì mới đầu cái trường khí
vẫn còn đó,trường khí này không có vật chất để trụ vào thì theo khuynh hướng tự
nhiên nó dễ dàng bị thu hút,kết nạp vào những vật chất có cùng dạng sóng bao
bọc. Trường khí thanh, nhẹ do bởi con người lúc còn sống có nhiều thiện niệm thì
được thu hút đến những vùng,nơi, vật chất có trường khí thanh, nhẹ giống như nó.
Trường khí ô trọc, nặng nề do bởi con người lúc còn sống có nhiều ác niệm thì
cũng sẽ bị thu hút vào những vùng, nơi,vật chất có trường khí nặng nề như
nó.Nguyên lý này có thể giải thích thuyết nhân quả bởi vì đã đành con người nhận
chịu cái quả xấu là do gieo nhân xấu,bản thân người đó sẽ nhận lãnh quả báo về
sau (có thể là kiếp khác), nhưng vì hành động không thiện làm cho trường khí bị
ảnh hưởng và nó thu hút những trường khí cùng loại đến phát tác vào những vật
chất chung quanh bắt đầu thành tựu nơi đó chẳng hạn như con,cháu, thế hệ sau của
người đó, và khi thế hệ sau đó nhận chịu những hệ quả xấu mà chính bản thân thế
hệ sau đã gieo nhân trong quá khứ thì người làm cha mẹ, ông bà của thế hệ sau có
thể dửng dưng được hay không ? Người của thế hệ trước nhận cái quả gián tiếp và
người thế hệ sau nhận cái quả trực tiếp .
Ðiều kiện phong thủy đã đành là
cũng lệ thuộc dáng núi hình sông mà un đúc nên những loại trường khí tốt cho
lãnh vực này hay lãnh vực khác nhưng nếu không có cái nhân tốt để cho trường khí
tốt có cơ hội thẩm thấu vào và phát triển mạnh mẽ hơn thì làm gì địa mà linh cho
được. Ta phải nhìn nhận một điều rằng đất đai miền Bắc và miền Trung ,nhất là
miền Bắc , là đất cũ lâu đời, con người sinh sống ở đó, trường khí trải ra đó
quanh đi quẩn lại đã hơn cả ngàn năm, biết bao anh hùng hào kiệt đã được sinh từ
đó và cũng đã được vùi lấp trở lại mãnh đất đó thì không trách gì người
Bắc,người Trung dễ dàng thăng tiến trên mọi lãnh vực. Tuy là vậy nhưng cũng
không có nghĩa là những miền khác không sản sinh được nhân kiệt, điều này còn
phải xét điều kiện trường khí của từng gia đình, giòng tộc nữa. Cho nên cũng
không lấy làm lạ khi một gia đình nếu kém phần âm đức mà có được một ngôi đất
tốt thì cũng trở thành vô dụng ,đôi khi còn bị phản tác dụng nữa là khác.
Còn tiếp
Nguồn tvvn.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Trả lời:
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 2:53am
Tại sao có và tại sao không?
Theo bạn, bạn nghĩ thế nào?
Riêng đối
với tôi, tôi sẽ trả lời rằng: “Tôi tin chốn ấy quả là có linh thiêng, vì sự thật
hiển nhiên, không linh thiêng thì ai mà đem tiền bạc của cải đến để dâng cúng,
không phải chỉ có một hay hai người, mà hàng trăm, hàng ngàn người, từ năm này
qua năm khác,kéo dài cả trăm năm rồi cả ngàn năm, nhưng mà tôi không tin có một
linh hồn của ông Quan Công hay linh hồn của bà Chúa Xứ hoặc là một Phật ông,
Phật bà nào còn tồn tại mà ở mãi trong ngôi chùa, ngôi miếu đó để phù trợ cho
nhân gian cả. Nói như vậy không có nghĩa là tôi phỉ báng thánh thần mà trái lại
tôi vẫn tin cõi đời này có rất nhiều loại chúng sinh như lời Phật dạy”. Hơn nữa,
bạn vẫn biết rõ rằng đức Phật không hề giáng họa hay ban phước cho ai cả,hoạ hay
phước là do con người tự gieo và gặt lấy.
Bạn sẽ hỏi tôi: “Ồ, nếu bạn nói
vậy thì làm sao linh,cái gì khiến cho cuộc đất , ngôi miếu, ngôi chùa đó trở nên
linh ứng?”
Hì hì, tôi sẽ kéo tay bạn lại, ấn bạn ngồi xuống ghế đây, rồi
ta từ từ phân tích,bạn sẽ hiểu ngay, đơn giản lắm thôi. Ờ mà muốn giải thích cái
này, tôi xin phép bạn cho tôi nói lan man qua lãnh vực phong thủy chút xíu. Tôi
thật cũng không phải là người am tường về môn phong thủy đâu, chẳng qua mới bắt
đầu nghiên cứu chút đỉnh mà chơi thôi,và đây cũng chỉ là những vấn đề căn bản ai
cũng biết, không cần phải là người chuyên môn mới hiểu .Và tôi cũng chỉ là căn
cứ vào sách vở mà tôi được đọc thêm thắt chút suy luận của riêng tôi thôi, bởi
vậy cũng chưa chắc là tôi đã đúng, đem nói với bạn thì cũng không ngoài mục đích
…mời bạn …suy luận tiếp tôi. Ơ, mà nói cái này lại có dính dấp tới …khoa học nữa
rồi. Ậy, bạn đừng có sốt ruột,nói chuyện này giống như vừa nhâm nhi vừa nói
chuyện trên trời dưới đất, trúng …đâu thì… trúng vậy mà.
Sở dĩ tôi phải
nói lòng vòng một chút là tại vì vắn tắt quá thì bạn sẽ khó hiểu ý tôi bởi nếu
đi xa hơn, rộng hơn một chút thì nó lại còn có …bà con với cả ba nhà Phật, Khổng
và Lão nữa đó bạn à .
Này nhé,hiện tượng trước mắt rõ ràng nhất là bạn
đang xử dụng máy vi tính và bạn đã bấm chuột vào đúng võng trạm này, võng đàn
này, võng mục này thì máy bạn mới hiển thị được những dòng chữ này phải không ?
Như vậy có nghĩa là bạn đã tìm đúng tần số thích hợp trên cái mạng lưới sóng
mênh mông rồi chứ gì. Nghĩa là khoa học đã áp dụng những nguyên lý của sóng mà
phát chế ra đủ thứ phương tiện cho đời sống. Tóm lại không tin có sóng là không
nói chuyện được đâu đó bạn. Xong rồi đấy nhé, bây giờ ta quay sang phong
thủy.
A ! Cái món phong thủy này mới dài dòng đây, nhưng mà bạn đừng
lo,tôi sẽ cố gắng tóm tắt rất gọn để cho bạn dễ dàng thấy được vấn đề chính yếu
mà tôi muốn trình bày.
Khi nói đến phong thủy thì phải nhìn nhận cái “hạt
nhân của phong thủy là khí thời xưa,trường thời nay”. Vậy khí là gì đây. Khí,
thật ra nó chỉ là một loại vật chất tất cả những người bình thường không sao
nhìn thấy được.Người xưa chia vật chất thành hai bộ phận, một bộ phận là “hình”
có thể nhìn thấy được,sờ mó được; một bộ phận khác là “khí” không nhìn
thấy,không sờ mó được nhưng vẫn tồn tại một cách khách quan. Nói một cách bao
quát, đại khái hơn một chút là “hình” và “khí” là hai hình thức biểu hiện của
cùng một loại vật chất, “hình” và “khí” có thể chuyển hóa lẫn nhau, tụ thì thành
“hình”,tán thì hoá “khí”.Nên nhớ khí đây không phải là không khí mà ta thở ra
hít vào mỗi ngày đâu nhé.Trung y gọi “khí” là vật chất tinh vi, Ðạo gia gọi
“khí” là vật chất cực nhỏ nên có thể chuyển động được.(Một Ðạo gia sớm có vũ trụ
quan – Trang Tử - cho rằng “Bản nguyên của muôn vật trong trời đất là KHÍ là
ÐẠO.)
Cái quan niệm “ tụ thì thành hình,tán thì hoá khí” của người xưa
gần đây được nhìn nhận phù hợp với kết quả của các công trình nghiên cứu vật lý
đã tìm thấy rằng vật chất tồn tại dưới hai hình thái: một là dưới dạng thực thể
do hạt cơ bản tạo thành,hai là dưới dạng trường mà cảm quan của con người không
sao phát hiện được. Cần chú ý rằng, đây là hai mặt của cùng một sự vật, hình thể
và trường luôn gắn chặt với nhau, trong những điều kiện nhất định có thể chuyển
hóa lẫn nhau. Do trường động sẽ thành sóng( chẳng hạn trường điện từ dao động sẽ
thành sóng điện từ) vì thế trường và sóng thật ra là một.
Và mọi vật chất
hiện hữu trên thế gian này đều có trường khí bao bọc, hay đúng hơn là một dạng
sóng nào đó bao bọc. Ở con người nó được gọi là trường nhân thể.
Các công
trình nghiên cứu khoa học đã cho hay ở ngoài cơ thể chúng ta quả có bộ áo trong
suốt giống như sương mù, mắt không nhìn thấy, tay không sờ thấy,gồm có ba lớp
tưa như áo lót, áo mặt trong , áo khoác ngoài vậy. Ðương nhiên bộ áo này chỉ có
những người có công năng đặc dị hoặc đã khai mở “thiên mục” là có thể nhìn thấy,
còn “người trần mắt thịt” phải dựa vào các thiết bị vật lý mới có thể nhìn thấy
được.Ðó chính là trường khí của con người, là trường nhân thể.
Trường
nhân thể có nhiều điểm đặc biệt hơn trường khí của các loại vật chất khác mà đặc
điểm rõ rệt nhất là tính có thể điều khiển được nó,nghĩa là có thể dùng ý thức
điều khiển khí, một đặc điểm khác là tính hữu cơ của nó, nghĩa là nó được sản
sinh ra từ tế bào,acid amin, protein, nhân tế bào đặc biệt là từ mã di truyền
AND, acid dezoxibonucleic. Trường nhân thể hay gọi tóm tắt là trường khí này
có chứa một năng lượng mà các nhà nghiên cứu gọi là trường năng lượng nhân thể
hay trường năng lượng sinh học có thể đo được bằng máy móc. Các nhà khoa học
đã dùng ống nhân quang(photomultiplier)và kỹ thuật xử lý ảnh vô tuyến đã ghi lại
được trường năng lượng sinh học bao quanh cơ thể con người. Ðiều đáng nói là
các quan sát thực nghiệm đã cho thấy sự biến đổi cường độ của trường này có liên
quan đến tâm lý và tình hình sức khỏe của cơ thể. Trạng thái tâm lý đề cập đến ở
đây chính là khâu “Ðiều tâm” trong khí công. Các kết quả cho thấy trạng thái tâm
lý của những người có trường năng lượng tương đối mạnh phù hợp với yếu lĩnh điều
tâm của khí công . Nhất là có những người trường năng lượng tồn tại kéo dài sau
15 – 20 phút mới mất. (Việc phát hiện ra hiệu ứng lưu giữ trường năng lượng
sinh học này giúp ta hiểu được cái bí mật che phủ cách chữa bệnh bằng bùa ngải
trong y học cổ truyền Trung Quốc,cách yểm bùa trừ tà của Ðạo Gia, những công phu
thượng thừa và những công năng đặc dị trong khí công. Nguồn tvvn Hoa Hạ sưu tầm .
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 2:54am
Gò Công hôm nay thuộc về tỉnh Tiền Giang. Thời Tự Đức là một
huyện của tỉnh Gia Định (huyện Tân Hòa), thời Pháp thuộc qui hoạch làm
một tỉnh kèm theo cơ chế với tòa Bố, tòa Án. Dầu phân bố về mặt hành
chánh như thế nào, du khách đến Gò Công cũng nhận là một khu vực độc
đáo, với dòng họ xưa, nếp sống thuần VN, nhiều nhân vật nổi tiếng về
khoa bảng.
Đất giồng cao ráo ven biển thuận lợi cho
người từ miền Trung đến bằng đường biển dễ dàng. Vàm Láng phải chăng
đặt tên ấy vì thời xưa đã mọc lên nhiều lán trại, dành cho ngư dân,
không phải vì bãi biển trơn láng, kiểu giải thích gượng ép.
“Gò”
là vùng đất cao ráo. “Công” là con công đến đậu, loài chim đẹp, thích
múa, xòe lông đuôi. Ở Thủ Đức (thành phố ************) có một nơi cũng
gọi Gò Công, nhưng Gò Công của Thủ Đức là Gò Công Trao Trảo, tên một
loài chim rừng.
Gò Công khá thuận lợi để giao lưu với Sài Gòn,
chỉ cần qua chiếc phà Cầu Nổi là đến . Thời Pháp mới đến, đồng bào ta
ngạc nhiên vì kỹ thuật của Tây Phương, bến phà có thể dâng lên hay hạ
xuống theo nước lớn ròng chớ không ở mức cố định.
Gò Công được
nổi danh là “địa linh nhân kiệt” từ xưa, với Võ Tánh. Viên tướng gan
lì. Gò Công còn được lợi thế là lúa gạo ngon, sản lượng cao, vì vậy
quân sĩ của Võ Tánh tha hồ luyện tập trong thời gian dài. Trận đánh lớn
nhất là trận Hổ Cứ, vùng Tòng Sơn, nay thôn Sa Đéc. Và trận sau chót là
việc tử thủ thành Bình Định (Qui Nhơn), nơi tập trung lực lượng mạnh
nhất của Tây Sơn để bao vây. Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tử tiết, Võ Tánh
ngồi trên giàn hỏa, chung quanh chất sẵn thuốc súng rồi tự quăng tàn
thuốc cho cháy. Sau đó, Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử.
Việc “tử thủ” này thừa lúc binh hùng tướng mạnh của Tây Sơn gom về Bình Định, Nguyễn Ánh tức tốc đưa quân ra Huế dễ dàng. Nhờ
đó Võ Tánh được sử gia nhà Nguyễn xem như một trong ba “người hùng” của
đất Gia Định xưa. Ở ấp Gò Tre, xã Long Thuận hãy còn miễu thờ Võ Tánh,
đánh dấu nơi tụ nghĩa. Vì tự thiêu, phần hài cốt không được nguyên vẹn,
một phần tro thờ ở Bình Định, phần khác đưa về Gia Định xây lăng mộ,
tại quận Phú Nhuận, đáng chú ý là nơi đây miếu thờ và lăng mộ khá đẹp,
kiến trúc đơn giản mà uy nghi. Có người đặt giả thuyết tại lăng ở Phú
Nhuận, tro của Võ Tánh được nhồi trong sáp, dùng sáp ấy nắn hình người
rồi đặt trong quan tài.
Di tích lịch sử mà mọi giới, luôn cả
người Tây Phương thích tham quan là lăng miếu của anh hùng miền Nam là
Trương Định. Trương Định gốc Quảng Ngãi, là con quan lãnh binh, vào Gò
Công lập đồn điền để khẩn hoang vùng đất thấp ven biển. Ông có tài tổ
chức, đồn điền của ông là khuôn mẫu hoàn chỉnh thi hành chính sách “tay
giáo, tay cày”, “động vi dân, tịnh vi binh”. Người khẩn hoang lúc rảnh
rang lo luyện tập quân sự, kiểu dân quân, nhằm canh giữ trộm cướp và
chống ngoại xâm. Hằng năm, khi thao dượt, dân đồn điền từ các tỉnh qui
tụ về Sài Gòn, dân đồn điền Gia Thuận của Trương Định luôn luôn được
khen ngợi.
Pháp đánh Sài Gòn, Nguyễn Tri Phương xây lũy Chí Hòa
để chống giữ với sự đóng góp công lớn của Trương Định. Dân đồn điền của
Trương Định quấy rối giặc, sau khi đồn Chí Hòa thất thủ tại Trường Thi
(nay là Nhà Văn hóa Thanh Niên, đường Phạm Ngọc Thạch), và ở khu vực
đường Cách Mạng Tháng Tám (Bộ Tư lệnh Thành) như bài văn tế của cụ Đồ
Chiểu, xác nhận, gọi là “mô súng” nơi quân sĩ thời Tự Đức tập bắn.
Trương
Định rút quân về Gò Công, bấy giờ gọi huyện Tân Hòa, củng cố hàng ngũ,
đoán chắc sau khi chiếm Mỹ Tho, giặc sẽ chiếm vùng lõm Gò Công. Ông bố
trí súng đại bác, đắp nhiều vật cản trên sông rạch, ngừa tàu chiến lớn
nhỏ của giặc len lỏi vào. Sau hai năm chống cự, lần chót nghĩa quân ta
bị đánh, Trương Định bị giết (có giả thiết nói ông tự sát) vì sự phản
bội của một thuộc tướng cũ là Lãnh binh Tấn, tên này rành địa thế vùng
đầm lầy.
Ông là người yêu nước nồng nhiệt, cuộc khởi nghĩa của
ông nhằm chống đối việc triều đình Huế cắt đứt ba tỉnh miền Đông nhượng
cho Pháp. Giặc đem phơi thây ông tại chợ Gò Công cho dân chúng xem,
để xác nhận ông chết thật, đề phòng có người khởi nghĩa khác mượn uy
thế ông, bảo rằng ông còn sống, để tiếp tục kháng chiến. Dĩ nhiên, giặc
đành chôn ông tại chỗ, để canh giữ phần mộ cẩn thận. Suốt thời gian dài
thực dân rất khó xử; mặc dầu chúng đề cao công lao của tên Việt gian
Lãnh binh Tán, kẻ phản bội.
Giồng Sơn Qui của Gò Công hình dáng
con rùa được truyền tụng là huyệt linh thiêng. Sự thật như thế nào,
không ai rõ ảnh hưởng của phong thủy, chỉ biết lúc sau này vì đất hẹp,
dân đông nên về kinh tế người dân ở đây chẳng mấy ai khá giả. Giồng Sơn
Qui là nơi phát tích của dòng họ Phạm Đăng Hưng, khi Nguyễn Ánh lên
ngôi, lần hồi ông được thăng chức Lễ Bộ Thượng Thư, giỏi về chính trị
và kinh tế. Khi mất, linh cữu đưa về Sơn Qui an táng. Con gái đầu lòng
của ông là Phạm Thị Hằng, sinh ở Sơn Qui, được tuyển vào cung, là vợ
của vua Thiệu Trị, bà sống đến 93 tuổi, chôn cất tại Huế. Ở Sài Gòn, có
nhà hộ sinh đặt tên Từ Dũ, là tước vị của bà, khi là hoàng hậu. Bà được
ngợi khen vì lòng hiếu thảo, lại biết dạy dỗ con là vua Tự Đức. Vua Tự
Đức thích săn bắn, thường bị bà quở trách vì mỗi lần đi là quan lại và
binh sĩ mất thời giờ theo phò trợ. Bà khuyên nhà vua bớt chuyện sát
sinh. Con thú săn được nếu bị thương, chưa chết thì bà chăm sóc rồi
“phóng sinh”. Trong cung, hôm ấy có ổ kiến bò lúc nhúc, bà nói với lũ
kiến: “Mau tìm nơi khác mà ẩn thân, bằng không bọn nữ tỳ dội nước sôi
giết sạch”. Lũ kiến như “biết nghe”, lập tức dời đi nơi khác. Bà đọc
kinh sử, xem tích xưa dạy vua Tự Đức. Hôm ấy, vì ham mê săn bắn ở khu
rừng gần Huế, gặp cơn mưa, vua và các quan trở về ướt át. Bà dạy đem
đến cây roi mây; nhà vua như biết mẹ đang giận bèn nằm xuống chịu tội.
Nhưng bà hất cây roi, nói với Tự Đức:
- Lần này, ta tha tội cho.
Chuyện vui chơi mà làm phiền nhiều người, nãy giờ mẹ cứ nóng lòng chờ
đợi. Rủi nhuốm bệnh thì sao? Đừng ham vui như vậy nữa. Đặt tên bà cho nhà Hộ Sinh, ngụ ý nhắc đến phận sự của người mẹ khéo dạy con.
Khu
lăng mộ của họ Phạm được bảo quản tốt, thời nhà Nguyễn, cử người chăm
sóc (gọi tự phu), nghi thức xây mồ mả được tôn trọng, to lớn theo cấp
bậc. Nhờ vậy, giồng Sơn Qui được nổi danh với di tích lịch sử văn hóa
này. Vua Thành Thái đã đích thân đến thăm khu mộ họ Phạm, vua là người
yêu nước, cuộc viếng thăm đã động viên lòng yêu nước của người dân địa
phương. Bấy giờ Nam Kỳ được người Pháp xem như một “nước” riêng, tách
khỏi Trung Bộ, vua Thành Thái trong thực chất chỉ là vua tượng trưng,
không quyền hạn. Người địa phương gọi đây là khu lăng mộ của “Thích Lý”
theo nghĩa của bà con nhà vua.
Thắng cảnh Gò Công rất ít, nhưng
du khách không thể bỏ qua bãi biển Tân Thành, khá tốt, dành làm nơi
nghỉ mát cho học sinh nhưng đồng bào mọi giới đến đây vẫn thấy thoải
mái với biển rộng trời xanh, ít tốn kém mà được thưởng thức nhiều hải
sản còn tươi. Từ đây, nhìn thấy núi ở Vũng Tàu. Gò Công ít xảy ra
thiên tai, nhưng năm Giáp Thìn (1904) trận bão lớn từ biển khơi kéo đến
thình lình, vào tháng 5 dương lịch, theo âm lịch là 16 tháng 3. Số
người chết quá lớn. Mấy làng sát biển gần như 95% dân số. Nên nhớ bấy
giờ vào mùa nắng hạn, đất ruộng còn khô cằn, nứt nẻ, chẳng ai đề phòng
vì bình thường bão chỉ xảy ra vào cuối mùa mưa, tháng 9 hoặc tháng 10.
Các
nhà nghiên cứu khí tượng mãi đến nay đặt giả thuyết: Đó là loại “sóng
thần”. Do động đất từ đáy biển ngoài khơi. Nước biển dâng lên đột ngột
hơn 4 mét, sóng to tràn vào bờ, ngập nhà cửa, trong dân gian còn phổ
biến bài vè về trận bão này, ảnh hưởng lây lan đến Mỹ Tho, Rạch Giá,
tận Lộc Ninh, Hớn Quản miền Đông nhưng miền biển Gò Công lại là nơi
đứng “đầu sóng ngọn gió”.
Hôm ấy, có làng đang bày lễ Kỳ yên ở
đình, mời gánh hát bội đến. Sau khi nước giật, người từ địa phương khác
đến cứu trợ chợt phát hiện vài xác chết tận trên ngọn tre, nạn nhân còn
áo mão, râu ria. Trâu bò chết, nước giật xuống, chẳng ai chôn, mùi hôi
thối gây bệnh tật. Bọn cướp nọ đến nhà điền chủ, bao vây vòng ngoài,
chờ xông vào “ăn hàng”. Bão nổi lên, dân làng hoảng sợ chỉ biết nơi tạm
trú an toàn nhất là ngôi nhà vách tường của ông điền chủ. Dân chạy bão
lụt quá đông, khi bọn cướp đến chỉ là thiểu số, chúng hoảng sợ, để rồi
lát sau, phần lớn chịu chết, nếu không biết bơi lội giỏi, ở miền biển,
ai mà chẳng biết lội nước, cái khó là khi giông bão nổi lên thì luôn
luôn trời tối như mực, ngâm mình dưới nước lạnh suốt ba bốn tiếng đồng
hồ, tay chân bủn rủn, lại thêm đói. Biết bơi lội giỏi cũng chết. Thời
buổi nào cũng có dân bất lương, làm giàu nhờ cái chết của kẻ khác. Mười
ngày sau, lắm kẻ từ vùng lân cận đến vơ vét nào vàng bạc trong tử thi,
nào tủ cẩn xà cừ, nào bộ ván gỗ, đem công khai về xứ. Hằng năm, ở Gò Công vẫn giữ lệ Giỗ hội (giỗ tập thể), ngày 16 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ ông bà tử nạn hồi năm xưa.
Với
bề dày lịch sử, người Gò Công lần hồi biết tận dụng thế mạnh của mình
về nguôn lợi thiên nhiên, nổi danh trong khắp Nam Bộ, có một thức ăn
khó kiếm đó là mắm tôm chà. Dùng con tôm đất, lúc nhiều trứng, nhiều
gạch son, bắt khi tôm chưa đẻ đem về cắt đầu, cắt đuôi, ngâm rượu, quết
trong cối nhỏ, thêm gia vị muối ớt. Đến giai đoạn chà tôm, “chà” là
động tác chà xát, chà trên cái rổ khá dày mặt (nay dùng rổ lưới sắt
mịn), tôm rơi xuống như thứ bột lỏng, có màu đỏ, màu gạch tôm. Đem phơi
nắng cho mớ bột ấy đặc lại, đề phòng ruồi bu mất vệ sinh, có thể sinh
bệnh. Thời trước, tôm này đựng trong ve chai nhỏ, đậy nút kín, bán tận
Sài Gòn. Vài người đem phết mắm tôm chà lên bánh mì, ăn như bánh trét
bơ lạt.
Lại còn món mắm tôm để nguyên con, cắt đầu, ngâm trong
hũ có nước mắm nấu nước đường và hàn the, để nguội. Xong gài cho chặt,
trước đó lót lá chùm ruột và mía lau xắt nhỏ dưới đáy hũ. Mười lăm hôm
sau, ăn được, bày tiệc với thịt ba chỉ xắt nhỏ, rau sống, riềng, ăn với
bún.
Móm mắm tôm chua nguyên con này ở Huế vẫn phổ biến, bán giá
cao, theo lời đồn đãi đáng tin cậy thì bà Từ Dũ, người Gò Công đã nâng
niu đứa con là vua Tự Đức, bày món này để nhớ quê nhà, ra xứ Huế, được
cải biến chút ít.
Tôm khô ở Gò Công nổi danh, con nhỏ, dùng tôm đất ngon ngọt hơn thứ tôm ở biển Rạch Giá - Cà Mau nhiều.
Là đất xưa với quan lại thời phong kiến cũng như thời Pháp thuộc, Gò Công được nổi danh với thú phong lưu “cầm” và “kỳ”.
Cầm
là nghề đàn ca. Tương truyền khi bà Từ Dũ còn sống, người địa phương
tuyển chọn những nghệ nhân giỏi nhất đưa ra Huế để hòa tấu cho bà
thưởng thức. Truyền thống ấy hãy còn trong giới cổ nhạc, họ giao lưu
với các nhạc sĩ ở Cần Đước, cách một con sông mà thôi.
Về cờ
tướng, một thời đất Gò Công tự hào với lão sư “Giáo Bố”, tên thật Hà
Quang Bố, làm giáo viên ở làng. Ông giáo về sau dời xuống Long Mỹ (nay
Cần Thơ), gây phong trào cờ tướng. Ông là vô địch, đã từng thi đấu tại
Chợ Lớn với những “kỳ vương” từ Hương Cảng qua, được thán phục vì tài
biến hóa khi ra quân, dường như chỉ hòa đôi ba lần, những lần khác thì
thắng, với tài hoa rõ rệt.
Nghề truyền thống của Gò Công nay hãy
còn nổi danh khắp Nam Bộ, được nhiều địa phương khác mô phỏng vẫn là
đóng tủ thờ. Như ta biết, trước khi Pháp đến và sau đó trong thời gian
dài, đồng bào ta gọi “giường thờ”, hiểu là cái giường mà người quá cố
đã dùng lúc còn sống. Ở nhà trung lưu, giường là bộ ván nhỏ, trải
chiếu, giăng mùng khi ngủ, ban ngày, vắt mùng lên, dùng làm nơi đọc
sách, uống trà, đánh cờ hoặc đánh đàn với bạn bè. Khá giả hơn, giường
có bốn cây trụ chạm trổ, khá rộng, có thể nằm... hút thuốc phiện với
bạn. Khi chết, người nhà đem trọn cái giường ấy ra giữa nhà, đặt sát
vách để thờ, theo quan niệm xưa: “Thờ người chết giống như người ấy còn
sống”. Lần hồi, đơn giản hơn, đóng cái bàn nhỏ, bốn chân, trên mặt
bàn cũng để cái gối, cái quạt, kỷ trà, gọi là “giường thờ”, bằng cớ là
hãy còn câu hát: "Ngó lên, nhang tắt đèn mờ, Mẫu thân đâu vắng, giường thờ quạnh hiu!”.
Để
tiện việc thắp nhang, cúng kiến, phía trước cái giường thờ nói trên,
đặt thêm cái bàn cao hơn, bên trên chưng bày hai chân đèn, một cái lư
dành để đốt trầm (có nắp, thường là hình con kỳ lân), dưới nắp là những
lỗ nhỏ để khói trầm xông lên thoang thoảng. Sau cái lư đốt trầm là cái
lư cắm nhang, thêm bình bông, đĩa để chưng trái cây. Cái bàn thờ này
cao hơn, đặt phía trước cái giường thờ thấp. Ngày giỗ, dọn thức ăn trên
giường thờ phía sau.
Với sự tiếp xúc với văn minh Tây Phương,
lần hồi người trung lưu thấy cái bàn thờ chưng chân đèn và lư của ta
còn thô, bốn chân lỏng khỏng, lắm khi phía trước che cái “quần bàn” vải
đỏ thêu con lân, con phụng. Người Pháp cho du nhập kiểu tủ khá đẹp,
phía trước không cửa, cửa bên hông, mặt tiền uốn cong, lắm khi hình hột
xoài, hai bên là cột nhỏ, chạm những hột chuỗi. Ta mô phỏng lại, với
vật tư quí giá của xứ nhiệt đới là cây cẩm lai, cây gỗ (hoặc thao lao).
Dùng kiểu tủ này để chưng chân đèn và bộ lư trông sang trọng hơn, khi
đủ tiền thì mặt trước của tủ dùng cây nu. Nu là dạng cây có tật, thớ
cây trộn loại, xoáy tròn từng loại, đẹp nhất là nu của cây gỗ.
Thợ
mộc ở Gò Công được nổi danh nhờ áp dụng kiểu tủ Pháp (kiểu thời vua
Louis XVIII) để làm tủ thờ, tức là cái bàn thờ cao ngày trước, đặt
trước giường thờ. Và cái giường thờ ngày xưa lần hồi không còn, khi làm
đám giỗ, thức ăn bề bộn thì dọn trên bộ ván, đặt trước cái tủ thờ.
Người
trong nghề mộc gọi kiểu tủ Pháp cải tiến ấy là “tủ Gò Công”, nghĩa là
theo mô thức mà người thợ ở Gò Công sáng tạo trước tiên. Nghề đóng tủ
nói trên, nhiều xã ở Gò Công có thợ, nhưng nổi danh nhất có lẽ ở thị xã
Tân Niên Trung, Bình Xuân. Kiểu tủ này được mô phỏng về sau ở Lái Thiêu
(Sông Bé), chợ Thủ (An Giang). Ngày nay, vẫn còn thông dụng, nhưng mặt
trước không uốn cong, lại cẩn xà cừ, tuy nhiên vẫn còn dấu ấn của tủ Gò
Công khi xưa: Phía trước không mở cửa, vả lại, gỗ quý ngày càng hiếm,
thợ có tay nghề cao lần hồi không còn mấy ai, hàng tiêu dùng cần được
tiêu thụ mạnh, giá thành càng rẻ càng tốt.
Ghe hầu là nghề
truyền thống của Gò Công. Ngày nay, nhắc đến TS hoặc giới trung niên ít
ai tưởng tượng được hình ảnh cụ thể. Những năm đầu thế kỷ XX, ô tô chưa
phổ biến, dưới sông còn tàu thủy chạy máy hơi nước rất cồng kềnh,
phương tiện di chuyển của giới điền chủ, cai tổng hoặc hương chức làng
xã vẫn dùng ghe cá nhân. Nhưng ghe của người sang trọng phải có gì
lạ. Cần tiện nghi tối đa, đi nhanh, hình dáng hấp dẫn chứng tỏ người sử
dụng thuộc vào tầng lớp quí phái.
“Hầu” là đi hầu việc quan,
theo nghĩa này là cấp dưới đi công tác, để gặp cấp trên, xin ý kiến,
chờ quyết định. Hầu, là hầu hạ, hầu chực vì bộ máy phong kiến thực dân
lắm khi tùy tiện.
Đi ghe, gọn hơn đi bộ, đi võng như xưa thì quá
cồng kềnh. Vả lại, địa hình ở Nam Bộ nhiều sông rạch, dễ gì nuôi ngựa,
qua cầu khi mưa đường xa trơn trợt. Đường thủy bảo đảm nhanh nhất. Đây
là kiểu ghe mô phỏng theo ghe của cai tổng, quan phủ thời phong kiến,
cải tiến lại đôi chút. Vẫn là vàng son tráng lệ, ở xứ thuộc địa, chẳng
có gì là cấm kỵ, miễn là đủ tiền. Mũi chạm đầu rồng, lái chạm chim
phượng, nào kém gì vua chúa xứ Huế thời xa xưa. Để tăng tốc lực, ghe
phải tương đối nhỏ, phía trước hai người chèo, phía sau hai người. Mui
là công trình nghệ thuật, hình chữ nhật, cao ráo, nhưng muốn vào phải
lom khom một tí để giữ thăng bằng cho ghe đừng chòng chành. Mui chạm
nào hình con dơi, nào quạ, nào lẳng hoa tùy thích, kiểu “Bát tiên”
trong thần thoại, hoặc hoa mẫu đơn, rồng, hoa cúc, tùy chủ nhân. Cửa
trước cửa sau đóng kín được, tránh những cặp mắt tò mò, lắm khi đi hầu
quan trên nhưng vì đường xa, mang theo hầu thiếp, bên hông, bố trí cửa
sổ cho mát. Sạp ghe trơn láng, bằng phẳng, trải chiếu bông với gối nằm,
gối dựa lưng, thêm ấm trà, cái bếp nhỏ nấu nước sôi, bộ đồ hút thuốc
phiện. Gối thường là kiểu vuông, màu mè sặc sỡ, thêm cái bàn thấp, để
ngồi xếp bằng mà viết. Nếu thuộc vào hàng cai tổng, bố trí thêm “lỗ
bộ”, tức là những khí giới thời xưa, khi đi ra ngoài, quân sĩ vác chạy
phía trước để dọn đường, nhưng đây là những món tượng trưng, nhỏ bé,
cao hơn 2 tấc tây, nhằm trang trí trên cái giá nào đinh, chùy, đao,
kiếm. Khi cần ăn cơm, bọn chèo ghe dừng lại, lên chợ mua thức ăn, xào nấu ở bếp nhỏ, phía sau lái.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 2:55am
|
Về văn học, Gò Công tự hào là
sinh quán của tiểu thuyết gia lừng danh Hồ Biểu Chánh, chuyên về phong
tục đồng quê, qua sinh hoạt thời Pháp thuộc, nhân vật nào là chủ điền,
tá điền, hương chức hội tề, điền chủ có con rể là thơ ký, thêm cảnh
nghèo túng của người dân không đất cấm dùi. Trong phạm vi một tỉnh,
Gò Công đáng nêu trong lịch sử xuất bản cả nước, từ năm 1921 đến năm
1930 với nhà xuất bản lấy tên Nữ Lưu Thư Quán do bà Phạm Thị Bạch Vân
làm giám đốc. Sách in khá đẹp, vào thời ấy, đáng chú ý là nội dung bổ
ích nhưng chỉ nhằm nâng cao trình độ người trung lưu. Đến nay, ta thấy
những đầu sách ấy vẫn còn cần thiết, hiện đại: - Nữ Tài Tử. - Tây Sương Ký. - Truyền Kỳ Mạn Lục. - Kim Vân Kiều, Chinh Phụ Ngâm, - Lục Vân Tiên.
Ngoài
ra, về dịch thuật, tủ sách Nữ Lưu nói trên chú ý đến truyện trinh thám
Anh (Bàn tay ma), lại còn thời tranh đấu của thánh Cam Địa (Gandhi),
dùng phương pháp bất bạo động chống thực dân Anh, giành độc lập cho Ấn
Độ.
Đáng lý ra tủ sách Nữ Lưu nói trên đứng vững và phát triển,
nhưng bấy giờ việc phát hành chưa rộng khắp, nhờ đường bưu điện gởi
trước, sau đó, người mua trả tiền sau. Lại còn những tỉnh xa xôi phía
đồng bằng, người đọc sách vỏn vẹn là công chức, điền chủ, phần lớn họ
thích mua sắm những tiện nghi vật chất như đèn treo nhà, tủ cẩn, tô
chén nhập từ Nhật, đặc biệt là thích truyện Tàu để giải trí như Tây
Hớn, Tiết Đinh San, Tam Quốc. Đi tiên phong bao giờ cũng khó, gần như
đơn độc.
Về lễ hội, Gò Công nổi bật với tế cá Ông mà ngư phủ ở
Vàm Láng tổ chức hàng năm. Theo truyền thuyết, cá Ông giúp đỡ người đi
biển, khi giông tố nổi lên, thuyền sắp đắm thì cá Ông lội nhanh đến,
đưa lưng mà đỡ cho ghe được nâng cao, rồi đưa vào bờ. Đi theo cá Ông
còn có cá Đao, cá Ép, hai loại cá này đóng vai trò “giám sát”, thúc
giục cá Ông sốt sắng với nhiệm vụ. Theo tín ngưỡng dân gian từ miền
Trung thì cá Ông giống như vị thần, là con người, vì vậy khi thấy cá
trôi tấp vào bờ, ai phát hiện sớm thì được vinh hạnh lớn, dân ngư phủ
xem người ấy như là con trưởng nam của cá Ông. Dịp chôn cá Ông (để sau
đó thịt tan rã, lấy cốt đem thờ), người phát hiện là con được để tang,
bịt khăn, chống gậy, quì lạy như cha ruột mình đã mất. Bù lại nhiệm vụ
để tang ấy, sau này đứa con trai của Ông hưởng chút ít đặc quyền, ăn
trên ngồi trước dịp tế lễ. Lễ tôn thờ cá Ông phổ biến ở Đông Nam Châu
Á. Gần Nam Cực đầy băng giá, lắm khi cá Ông đi lạc đến Quảng Bình, có
lẽ là ranh giới cuối cùng của vùng biển nóng. Ở xứ lạnh, việc săn cá
voi trở thành một ngành khai thác đặc biệt về hải sản, trang bị kiểu
tàu riêng, cá bị bắn với mũi tên tẩm thuốc rồi trục xác lên tàu, có bộ
phận công nhân chuyên xẻ thịt, lấy mỡ. Các nước tiên tiến đã mở nhiều
hội nghị quốc tế để hạn chế tối đa việc săn bắt này, nhằm bảo vệ một
loại thú ngày càng quí hiếm. Theo khoa học, cá Ông được liệt kê vào
loại thú có vú, cá con bú sữa mẹ mà trưởng thành. Lại phân biệt nhiều
thứ gọi là cá voi. Thí dụ như người Việt phân biệt cá Nhà Táng, đầu
vuông, vòi xịt nước lên (gọi lên dọi) chia hai, đi xéo, trong khi cá
voi thứ thật thì xịt vòi nước thẳng lên cao. Khi thấy xác cá trôi vào
bờ, bất chấp cá Nhà Táng hoặc cá Voi, ngư phủ mừng vì được cơ hội tốt
thờ cúng với hiện vật, thay vì thờ trừu tượng.
Ở Vàm Láng, dạo
trước đã gặp khúc giữa của con cá Ông trôi dạt, sau này, lại gặp được
xác một con cá nhỏ, trôi vào bờ, chôn lấy cốt. Hàng năm, đêm rằm 16
tháng 6 âm lịch, cử hành lễ cúng. Lễ này tùy địa phương, sai biệt về
ngày tháng, căn cứ vào ngày gặp cá trôi vào bờ. Nha Trang, vị trí thuận
lợi hơn, cá Ông trôi vào nhiều hơn. Đồng bào quen gọi tôn cá Ông là
“thủy tướng”, là “ông Nam” tức Nam Hải Đại Tướng Quân, tước của nhà vua
phong cho. Nhờ tước ấy, ta thấy ở đình thờ Thành Hoàng trong đất liền
khi đọc văn chúc dịp Kỳ yên, Nam Hải Tướng Quân được thỉnh về và thờ ở
Bàn Hội Đồng, như là khách danh dự của buổi tế, mặc dầu làng ấy chỉ làm
ruộng rẫy xa biển. Trên nguyên tắc lớn, sau này thêm bớt chút ít về
chi tiết, việc tế cá Ông giống như tế thần Thành Hoàng ở làng, do triều
đình quy định: Phải cử hành lễ dâng ba tuần rượu, không được dâng một
lần hoặc hai lần, hoặc bốn lần. Đúng ba tuần rượu. Ai làm sai trái thì
bị xem như muốn đảo ngược kỷ cương triều đình và bị trị tội nghiêm khắc. Dầu
cho xác cá trước kia được vớt lên bờ lúc nào, lễ tế vẫn cử hành vào lúc
nửa đêm, với ý nghĩa tế Trời, qua sự “tiếp vận” của Thủy tướng (cá
Ông). Theo quan niệm cũ, cá Ông thừa lệnh Trời để cứu ngư phủ. Đó là ơn
của Trời.
Ngư phủ không được quyền tế Trời trực tiếp. Tế trực
tiếp là đặc quyền của nhà vua gốc là con Trời (Thiên tử). Vua đứng trên
đàn Nam Giao ở kinh đô, nhìn lên bầu trời bao la mà làm lễ, quì lạy.
Đàn là mô đất bên dưới hình vuông (đất vuông), đàn mà vua đứng đắp hình
tròn (trời tròn).
“Thiên sinh ư Tý”, cúng tế Trời, khi Trời vừa
xuất hiện, thuở khai thiên lập địa. Trước đó, cần chuẩn bị để tập hợp
đồng bào địa phương, gây không khí hào hứng, nhắc nhở sự đoàn kết giữa
người còn sống và những người đã mất. Giới ngư phủ rất nhạy bén trước
những may rủi. Ngoài biển khơi, con người như cô độc, thông tin để cứu
cấp khó khăn, nhiều người đã hy sinh từ bao thế hệ. Bởi vậy, từ 2 giờ
khuya, trước khi hành lễ chính thức, bày lễ cầu an với nhà sư rước từ
chùa Phật để tụng kinh gõ mõ, lại bố trí một giàn cao, kiểu cúng rằm
tháng bảy. Đặt bánh trái linh tinh, mục đích là cúng cô hồn, nhiều
người hảo tâm mang đến bánh kẹo, chuối, mía, hoặc giấy tiền vàng bạc.
Tụng kinh xong, phân phát những món đã cúng ấy cho trẻ con; người lớn
tuổi tránh không dám đụng những món này vì là thức ăn mà người cõi âm
hưởng rồi, ăn vào là xui xẻo. Riêng trẻ con thì khác, với tâm hồn ngây
thơ, chúng được Trời Phật ban ơn huệ riêng, cứ ăn, không sao cả. Bởi
vậy, trong dân gian, dịp lễ này trẻ em được người lớn gọi đùa là “cô
hồn sống”.
Nửa đêm, 12 giờ khuya là giữa giờ Tý, giờ thời xưa
tính ra 2 giờ ngày nay. Chờ quá nửa đêm, làm lễ tế chính thức, tin rằng
bấy giờ Trời đã xuất hiện, rồi làm lễ nghinh Ông (nghinh là đón mừng,
kính trọng) vào lúc ấy là thuận lợi nhất. Tuy trong miếu thờ cốt cá
Ông, nhưng vì Ông ở ngoài biển nên phải ra biển, bố trí chiếc ghe khá
to, trang hoàng nào cửa vòng nguyệt kết với lá dừa, thêm bông hoa tươi
như bông bụt, bông lồng đèn, kết hoa văn tùy thích, hoặc treo bảng ghi
“Lễ tạ ơn Thủy tướng”, bàn thờ đưa xuống ghe, hạn chế số người vì đã
chật ních nào ban nhạc lễ, nào lễ sinh, hương chức phụ trách tế lễ, các
ông kỳ lão, các vị Mạnh Thường Quân, thêm trống chầu, mõ, chiêng, phẩm
vật, không thể thiếu một con heo sống hoặc đơn giản hơn có con heo
quay. Thế là ghe rời bến.
Lễ cử hành như ở đình làng, đèn cháy
sáng, nhang khói nghi ngút, lễ sinh bước tới lui dâng ba tuần rượu, đọc
văn chúc, tạ ơn Thủy tướng, nếu khá giả, rước thêm đào thài, tức là
những cô gái trẻ đội mão, mặc áo đẹp như những nữ tỳ phục vụ vua chúa
trong cung điện. Các cô hát, lời lẽ nhằm ca ngợi món rượu ngon, hương
thơm. Từ trong bờ nhìn ra thấy đèn sáng choang, nghe tiếng trống,
tiếng chiêng. Chiếc ghe quả đóng vai trò một ngôi miếu nổi giữa trời
biển bao la.
Tế xong, ghe trở về. Quang cảnh trên bờ náo nhiệt
hơn bao giờ hết, có thể nói rằng lễ nghinh Ông vui vẻ quan trọng không
kém ngày tết Nguyên Đán. Ghe chưa vào vàm, hai bên bờ ngư phủ đã chuẩn
bị đón, thời xưa đốt pháo không dứt tiếng, mỗi ghe lưới lớn nhỏ đều
trang hoàng, sang trọng nhất là đặt bàn hương án, với chân đèn, lư
nhang, bông hoa, trái cây, có tiền thì xài đèn măng-xông, hoặc đèn
giấy; chủ ghe và ngư phủ đứng kính cẩn chắp tay xá. Nhiều thuyền câu
nhỏ, tuy thiếu phương tiện, cũng thắp đèn dầu, đèn bão, hoặc dùng đuốc
lá dừa, đuốc đèn chai (thời trước, dùng dầu chai tẩm vào vỏ tràm, bó
lại như cây đuốc, dân miền biển mua đèn chai để bắt ba khía). Ghe
cặp bến, chân đèn và lư được đưa lên miếu. Bấy giờ, cũng như ở đình
làng, ban hát bội chờ sẵn, trước khi diễn, làm lễ xây chầu. Ông kỳ lão
lớn tuổi, quắc thước, khăn đen áo dài, cầm roi trống, khấn vái Thủy
tướng và Trời Đất, đánh những hồi trống theo bài bản, đếm từng tiếng,
khuấy đọng bầu không khí cũ, tạo ra không khí mới cho cả vùng. Trống
đánh nhằm cầu bình an cho bá tánh, ngư nhân đắc lực, tiếng đánh lúc đầu
nhỏ, nhưng lần hồi thúc lại, càng lúc càng to, trước khi dứt một hồi,
theo nghĩa “tiền bần hậu phú”. Sau đó, đến phần trình diễn Đại bội,
theo nghi thức ở đình làng. Diễn viên hát bội trình diễn những hoạt
cảnh, kèn trống rập ràng. Bắt đầu là ông Bàn Cổ cầm nhang, vẽ bùa, mở
ra trời đất. Kế đến một nam một nữ ra múa, tượng trưng cho khí âm khí
dương. Âm dương tạo ra muôn loài, trong đó có tam tài, tức là trời, đất
và con người, để hoạt cảnh được vui. Con số ba này gồm hình tượng ba vị
thần Phước, Lộc, Thọ hóa trang như trong tượng sành sứ ta thường thấy.
Kế đến Tứ Thiên Vương, bốn vị tướng giữ bốn cửa trời tạo ra mưa gió,
sấm sét, lửa... nhờ điều hòa những yếu tố này mà mưa gió thuận hòa, ích
lợi cho nhà nông khi làm ruộng, cũng như mưa gió ngoài biển được thuận
lợi, đánh bắt hải sản dồi dào. Đến Ngũ Hành, tức là kim, mộc, thủy,
hỏa, thổ. Thổ là người kép đứng giữa, bốn cô gái tiêu biểu cho bốn hành
còn lại, hoặc giải thích là bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Sau
chót là hát bội. Tuồng tích nhằm ca ngợi trung hiếu, tình và hiếu vẹn
toàn, không phụ bạc kẻ nghèo, vợ chồng ăn ở chung thủy. Ở miền Trung,
giữ đúng tục xưa, thêm màn hát bội ngắn, diễn lại sự tích “Cá Ông cứu
dân”. Vài người đóng vai ngư phủ, một người đóng vai chèo dọc (chỉ
huy), thấy cá Ông từ phía xa, đón mừng, tạ ơn... Dùng kèn trống và các
điệu hát Nam Bắc của tuồng hát bội.
Thời xưa, dịp “Nghinh Ông”,
dân chài lưới ăn xài thỏa thuê. Nghề đánh bắt khó chủ động về thu
hoạch, có tiền thì xài, hết thì thôi. Gặp vận may, “bà cậu độ” bỗng
dưng kẻ không tiền trong phút chốc trúng mẻ lưới to. Bởi vậy, dịp này
thường bày ra cờ bạc công khai, lãng phí. Nay xem trong cuộc sống mới, lễ nghinh Thủy tướng được xem như ngày truyền thống của ngư dân.
Sơn Nam
Tài liệu trên internet, Hoa Hạ sưu tầm .
|
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 2:56am
xin được mạn phép trích một đoạn trong bài của tác giả thiennhan bên
diễn đàn tuvilyso.com về địa thế của miền đất miền nam yêu dấu, nhằm
tưởng niệm công lao của các bậc tiền nhân "Từ thuở mang gươm đi mở cõi"
"Từ Tuy Hòa tới cao nguyên Đà Lạt là vùng đất nở rộng của Nam Trường
Sơn, đất đỏ vì núi lửa cổ đại tạo ra, sông nông mạch ngắn. Suốt dọc
Trường Sơn núi dốc thẳng phía biển, thoai thoải phía Lào, sông chẩy
giữa thung lũng hẹp, nhiều thác, chảy ra biển Đông mà không có sông nào
dài bắt vào Cửu Long. Xét về phong thủy là đất âm, độc khí, không có
trường mạch, hùng khí của núi cao không đủ quân bình với đất hẹp và
sông ngắn. Riêng miền Cao nguyên đất nở rộng, có thể ẩn tàng những đại
địa như đất Tây Sơn mà Lê Quí Đôn đã nhận thấy khi vào trấn thủ Thuận
Hóa (1775).
Sau khí mạch Trường Sơn, đất nước lại mở ra một đại địa mới với trường
giang Cửu Long làm chủ mạch. Sông Cửu Long dài 4180 cây số, là một
trong những con sông dài nhất thế giới, chẩy qua Lào, Miên, Việt 2700
cây. Cùng với Hoàng Hà và Dương Tử Giang, sông Cửu cũng phát nguyên từ
cao nguyên Tây Tạng, mang lại cho Đông dương một khí mạch tương dương
với Trung Hoa. Điểm đặc biệt của dòng sông này là đổ ra biển theo hướng
Đông Nam (giống sông Missippsippi của Hoa Kỳ), cung Thìn, tượng trưng
là rồng, vì thế cổ nhân gọi là Long và Cửu là cực số thành tượng trưng
mức tiến hóa cao tột huyền diệu (không có nghĩa là 9 cửa sông), Cửu
Long từ xưa đã được nhìn bằng nhãn quan phong thủy mà đặt tên tất là
trường mạch đầy khí lực của Đông Nam Á. Miền núi Tây Ninh (900 m) làm
tay long, miền núi Thất Sơn làm tay hổ , tại hai nơi này chấn phát lên
hai giáo phái lớn. Núi Tây Ninh đột ngột nổi lên giữa đất rộng phẳng,
có khí thế giống Tản Viên, Tam Đảo, Núi Hùng ở miền Bắc, có thể là
huyệt kết của tả ngạn Cửu Long.
Đất Saigon Gia Định nằm giữa 4 con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sông
Saigon, Sông Đồng Nai, bốn dòng sông này chẩy ra biển Đông như một vòng
cung từ Vũng Tầu tới Gò Công, là đất kết phát. Nhìn chung, ưu điểm
phong thủy địa lý miền Nam là sông dài, rộng, đất phẳng, triển nở sinh
lực, cây cỏ tươi nhuận, nên là đất lành ít tai ương binh lửa, gọi là
Phật địa cũng không ngoa. Vì sông nước êm đềm, núi thấp, nên âm thịnh,
vùng Gò Công (đất Giồng Sơn qui) đã là đất phát vương hậu triều Nguyễn.
Nếu nhìn rộng lên đất Miên, thủ đô Nam Vang nằm chính giữa ngã tư hai
dòng sông lớn hội về là sông Cửu, sông B***ac, phía Bắc có Biển Hổ mênh
mông với đại điểm Angkor Thom, Angkor Vat ở tả ngạn, khí mạch ở đây lớn
mạnh không thua kém miền Nam Việt Nam, lại có thể có huyệt kết tả long
hữu hổ hai bờ Biển Hồ. Tuy vậy rặng núi cao nhất cũng chỉ tới 1200 m.
như núi Voi gần Phú Quốc, Hà Tiên, nên khí thế không bằng đại địa quân
bình âm dương Việt Trì Hồng Hà.
Chính ở đại địa long mạch Cửu Long mà hai ngàn năm trước đã phát khởi
lên cường quốc Phù Nam, là cường quốc đầu tiên ở Đông Nam Á, lan rộng
tới Lào, Quảng Nam về phương Bắc, bao cả miền Nam Việt Nam và Cao Miên
bây giờ, lan sang Mã Lai ngày nay. Kế tiếp vương quốc Chân Lạp bành
trướng lên tới Nam Chiếu, Hạ Lào, ngang ra biển Đông cũng là một vương
quốc lớn mạnh một thời. Nền văn hóa Óc Eo, Angkor, mang dấu tích đế
quốc Phù Nam, không thua sút văn hóa Trống Đồng của Việt Nam. Tuy Phù
Nam suy tàn từ thế kỷ VI, Chân Lạp suy tàn từ thế kỷ XV, nhưng khí lực
Cửu Long rất hùng viễn mạch trường thiên kỷ, nên đại địa này còn có chu
kỳ hưng phát tương lai. So sánh với Đại Việt, cường quốc Phù Nam và
Chân Lạp lúc thịnh thời có thể rộng lớn và qui phục nhiều tiểu quốc
hơn. Đấy là nhờ khí lực long mạch Cửu Long đem lại.
Tài liệu trên internet Hoa Hạ sưu tầm
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 3:02am
Nam Kỳ đất lành chim đậu
Hồi
năm 1918, nhà văn Phạm Quỳnh có vào thăm Nam Kỳ. Ông viết bài “Một
tháng ở Nam Kỳ” đăng liên tục nhiều kỳ trên báo Nam Phong. Tuy có thái
độ tự tôn, nhưng nhà văn Phạm Quỳnh cũng ngạc nhiên thấy mức sống của
các ông Cai tổng, điền chủ, Hội đồng trong Nam quá cao, quá sung túc
hơn những ông Tổng đốc, Tuần phủ, án sát ngoài Bắc. Các điền chủ lớn
trong Nam là những ông vua nho nhỏ tại địa phương. Điền chủ có vài ngàn
mẫu ruộng như một ấp riêng, có chợ riêng, hàng chục ngôi nhà nền đúc,
có máy điện, máy lạnh, xe du lịch, ca-nô và tôi tớ hàng chục người phục
dịch trong gia đình. Trong khi đó, nông dân, tá điền, những người góp
phần làm cho họ giàu có chỉ có mỗi căn chòi lá ọp ẹp và chiếc xuồng ba
lá... Chúng tôi không có thành kiến như cộng sản “Hễ nhà giàu thì bóc
lột, là ác ôn, là trọc phú bất nhơn.” Giới nào cũng có người tốt kẻ
xấu. Nhiều điền chủ có vài ba trăm công ruộng, đối đãi thân mật với tá
điền như anh em, chỉ những người quá giàu thỉnh thoảng mới có người
khắc khe. Thói thường “phú quý thì bất nhơn, còn bần cùng sanh đạo
tặc gian trá.” Tá điền, nông dân làm mướn đáng thương mà các điền chủ
cũng có khi không đáng trách. Lỗi ấy tại chế độ thực dân dung dưỡng.
Thực dân muốn cho một số ít người thật giàu để họ trung thành và áp bức
kẻ nghèo thay họ, giúp họ một cánh tay đắc lực trong việc nội trị. Bấy
giờ, dưới chế độ cộng sản, người nông dân Việt nam còn nghèo khổ hơn vì
nhà nước độc quyền mua sản phẩm, độc quyền bán phân bón, thuốc trừ sâu
còn lại thu thuế rất cao. Nếu giàu quá ắt không khỏi mang tiếng bóc
lột, mà con cháu sẵn của, ăn không ngồi rồi, sinh lắm thói hư tật xấu,
cũng là một khía cạnh khác của xã hội đương thời. Các đại điền chủ ở
Nam Kỳ hồi trước đều có hàng chục lẫm lúa. Mỗi lẫm là một dãy nhà liên
kế, rộng 4, 5m, bề dài từ vài chục đến hàng trăm mét. Nhiều gia đình
giàu quá, không biết xài cách nào cho hết tiền, nên con cái phung phí
cũng là chuyện dĩ nhiên. Hễ cha kiếm tiền dễ thì con phải xài phá. Đó
là định luật. Ít khi, nhưng vẫn có những người giàu biết nhân nghĩa,
làm việc thiện. Hội đồng Đoàn Hữu Nhơn ở Bến Tre tặng nguyên một ghe
chài lúa cho làng để cất trường học. Bà Huyện Xây ở Vũng Liêm, cứ mỗi
ngày rằm lớn thường làm chay, phát chẩn, dựng rạp trước nhà để đãi
người nghèo, hành khất... Không phải hễ phú quý thì tàn ác mà nghèo khổ
là đạo đức, đáng thương hại tất cả. Trung thành với chủ trương từ
trước tới nay, chúng tôi không phê phán công việc làm ăn của họ mà chỉ
liệt kê, tìm hiểu. Một nguồn gốc của sự giàu sang phú quý khác, được
cắt nghĩa bằng thuyết phong thuỷ. Tuy mơ hồ, nhưng hồi trước ai cũng
tin vào thuyết này. Con người sống nhờ đất. Đất tạo ra của cải nuôi
sống loài người. Con người không thể tồn tại nếu thiếu đất. Lịch sử
Đông Tây kim cổ chứng minh rằng vấn đề ruộng đất là nguồn gốc mọi sự
bất hoà trong mỗi gia đình, sự xích mích giữa dòng họ, sự tranh chấp
trong làng xóm, láng giềng và là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh.
Nói cho cùng, nguyên nhân gây ra hai cuộc thế chiến hồi đầu thế kỷ 20
này cũng chỉ là cuộc tranh chấp đất đai mà ra. Đất nào sinh ra người
nấy. Thuyết phong thuỷ giải thích tại sao có “địa linh sinh nhân kiệt,?
Theo quan niệm cổ, ông bà ta cho rằng cuộc đất linh thiêng do núi sông
ùn đúc, đã sản sinh những anh hùng, hào kiệt. Đó là thế đất kết tụ khí
thiêng sông núi, đồng bằng như một sự kết hợp hài hoà, mà những người
am hiểu địa lý không thể biết được?
Ngày nay,
khoa học chưa tìm ra mối lương quan ấy. Tuy vậy các nhà doanh nghiệp,
nhứt là ở Á Châu, mỗi khi tìm co sở thiết lập hãng xưởng, noi mở văn
phòng, luôn luôn nhờ thầy địa lý tìm thế đất vượng phát. Cũng có khi
gặp thế đất xấu, nhưng do nhu cầu làm ăn, họ phải “cải tạo bằng cách
trấn yểm. Quan niệm về địa lý phong thuỷ còn giải nghĩa tại sao có
những người hồi hàn vi lao đao khổ sở, không có cục đất chọi chim, mà
chỉ trong một thời gian ngắn trở nên giàu có, trở thành những thế gia
vọng tộc, dòng họ nhiều đòi hưởng phú quý. Trái lại, có những người
đang giàu có, hưởng phú quý vinh hoa, làm ăn phát dạt, phút chốc sụp
đổ, trở thành trắng tay. Viết được loạt bài này tôi mắc nợ ơn nghĩa
nhiều người. Trong số đó có nhà văn và bạn đồng hương cũ Hồ Trường An,
giúp chúng tôi rất nhiều tài liệu để bài viết được sống động, phong
phú. Tôi xin chân thành cám ơn nhà văn Hồ Trường An.
Chúng tôi xin bắt đầu từ tỉnh Gò Công.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 3:05am
Trong bộ Nam Kỳ lục tỉnh, chúng tôi có nhắc đến Gò Công là nơi phát
tích các dòng họ quý tộc. Bài này chỉ kể đến các nhà giàu xưa. So với
các tỉnh nằm trong lưu vực giữa hai sông Tiền và Hậu Giang, Gò Công là
tỉnh nhỏ, đất hẹp, nhiều phèn và nước mặn, mỗi năm chỉ làm ruộng có một
mùa. Tuy nhiên theo nhiều ông già bà cả kể lại đó là một cuộc đất quý,
một thế đất “Long đầu phượng y” (đầu rồng, đuôi phượng). Ở đây người ta
thường truyền tụng hai câu ca dao: Đầu rộng đuôi phụng le the, Mùa xuân ấp trứng, mùa hè nở con. Đối
với người bình dân, đó là hai câu “thai đố” (xuất quả) tức buồng cau.
Thực vậy, ít có nơi nào trên đất nước có nhiều địa danh “long phụng”
như vùng Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre. Nào là Côn Rồng (cù lao Rồng) trước
chợ cũ Mỹ Tho, Côn Phụng (nơi hành hương của ông Đạo Dừa). Theo thuyết
phong thuỷ đã cắt nghĩa vị trí địa lý đắc lợi của tỉnh Gò Công như sau: “Đất
Gò Công sở dĩ sản sinh nhiều bậc công hầu khanh tướng (Đức Quốc công
Phạm Đăng Hưng, Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào, bà Từ Dụ Thái hậu, bà
Đinh Thị Hạnh, thứ phi của vua Thiệu Trị...) thì phía Nam Gò Công là
nơi tiếp giáp với Mỹ Tho, Bến Tre có Vàm Rồng ở làng Vĩnh Hựu, rạch
Long Uông ở xã Tăng Hoà, rạch Long Trọng trên có cầu Ngang. Rạch này
làm ranh giới giữa hai làng Thạnh Nhựt (Gò Công) và Hoà Bình (Chợ Gạo).
Hồi trước có nạn xét giấy thuế thân, ông bà kề lại, hễ khi hương chức
làng xét, dân nghèo trốn qua làng Hoà Bình, còn phía Mỹ Tho xét thì đàn
ông trốn qua làng Thạnh Nhựt như trò chơi cút bắt. Chỗ rạch Long Tượng,
nối từ Thạnh Nhựt ăn ra Tiền Giang, được gọi là “đầu Rồng”, theo kiểu
“long đầu hí thuỷ.” Còn đuôi rồng nằm về phía Bắc. Vùng phía Bắc tỉnh
lỵ Gò Công, có địa danh “vườn Phụng” do ông Thôn Cửu lập ra giữa thế kỷ
19, với Gò Lân ở làng Sơn Quy. Thế đất đó gồm đủ “Long Lân Quy Phụng”
tức “tứ linh,” nên làng nào nằm trong cuộc đất “tứ linh”, sẽ vượng phát
phú quý. Các làng Sơn Quy, Tân Niên Đông, Tân Niên Tây, Bình Thành...
chính là nơi phát tích các thế gia vọng tộc của Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ
này. Đây là quê hương của các ông Phủ hàm Khiêm (Huỳnh Đình Khiêm), Phủ
Bảy Lê Quang Liêm, Phủ Hải cùng nhiều nhà giàu lớn khác. Hôi mấy mươi
năm trước, ở vùng Gò Công có lưu truyền mấy câu hát: Bóng lân đã hiện Gò Đông, Rùa về quy tụ bên sông Tây Đài. Phụng trương cánh Bắc lố mày, Rồng thiêng uốn khúc Nam Nhai ẩn mình. Dưới
con mắt của các nhà địa lý phong thuỷ, chính đây là thế đất có các
huyệt Châu Trước, Thanh Long, Bạch Hổ... ai có hài cất tổ phụ được an
táng vào những nơi đó, con cháu sẽ trở nên giàu sang phú quý. Thế đất
“Gò Sơn Quy” nằm ven một con sông nhỏ, nối rạch Hàng chảy qua chợ Gò
Công, là nơi có nước ngọt, phù sa tân bồi, là noi lập vườn, làm ruộng
đều tươi tốt. Đất linh sinh người tài tuấn. Phụ nữ ở đây nhiều người
xuất sắc, quê của thân phụ Nam Phương Hoàng hậu, hay những người dân
giã như cô Nguyễn Thị Kiêm (Manh Manh nữ sĩ), bà Nguyễn Đức Nhuận (nhũ
danh Cao Thị Khanh), chủ nhiệm tuần báo Phụ Nữ Tân Văn nổi tiếng ở Nam
Kỳ (1928-1933), bà Phan Thị Bạch Vân, sáng lập “Nữ Lưu Thơ Quán” xuất
bản nhiều sách kêu gọi lòng yêu nước, đến nỗi thực dân lo sợ, phải cấm
và bắt bà đưa ra toà... Một thiếu nữ khác, học giỏi, yêu nước, thuộc
hạng thượng lưu xã hội là bà bác sĩ Nguyễn Thị Sương. Bà Sương sinh năm
1910, được gia đình cho qua Pháp du học rất sớm lúc mới 17 tuổi. Tại
đây, bà Sương học các trường Lyceé de Varsailles (Nice), rồi qua Aix En
Provence, tốt nghiệp Tú tài Triết học. Sau đó bà lên đại học ban Lý Hoá
và đỗ vào trường thuốc. Năm 1940, bà Nguyễn Thị Sương là người phụ nữ
lục tỉnh đầu tiên đậu Y khoa bác sĩ. Bà là lãnh tụ Thanh nữ Tiền phong
hoạt động mạnh ở Sài gòn năm 1945, nhưng sau bị Việt Minh giết vì uy
tín của bà đối với quần chúng quá lớn. Chồng bà, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký
thuộc nhóm Trotskyist, cũng chịu chung số phận với bà. Thuộc hàng thế
gia vọng lộc bậc nhứt tại Gò Công là gia đình họ Phạm Đăng. Xuất phát
từ Quảng Ngãi, dòng họ Phạm Đăng theo đoàn người di dân trong đợt Lễ
Thành Hâu Nguyễn Hữu Cảnh chiêu mộ, đã đến Gò Công, cất nhà ở tại giồng
Sơn Quy. Phải đợi hai thế hệ sau họ Phạm Đăng có người ra làm quan cho
tân triều tới chức Thượng Thư, một trong tứ trụ của triều đình. Phạm
Đăng Hưng có con gái là Phạm Thị Hàng, gả cho vua Thiệu Trị tức Từ Dụ,
mẹ ruột vua Tự Đức. Gò Sơn Quy cũng là quê hương của cô Đinh Thị Hạnh,
thứ phi của Thiệu Trị. Đinh Thị Hạnh sinh con trai trước bà Từ Dụ, đặt
tên Hồng Bảo, tước An Phong Công, nhưng không được nối ngôi, mặc dầu là
con trưởng. Việc này đã lạo ra cuộc đảo chính vua Tự Đức bất thành.
Hồng Bảo bị bức tử trong ngục. Các con của Hồng Bảo phải đổi theo họ
Đinh của mẹ (Đinh Đạo). Ông Nguyễn Hữu Hào và vợ là bà Lê Thị Bính (con
gái ông Huyện sĩ Lê Phát Đạt) đã sinh ra Nguyễn Thị Hữu Lan tức Nam
Phương Hoàng hậu sau này. Nhà giàu xưa thuộc hàng dân giả có nhiều
người có tiếng tăm như ông Phủ Huỳnh Đình Khiêm ở làng Đồng Sơn, ông
Hội đồng Nguyễn Văn Hạc, ông Phủ Hải... Theo nhà văn Hồ Trường An cho
biết: “Người giàu nhứt tỉnh Gò Công là “Bà Tư Nói”, tên trong
khai sinh là Lâm Tố Liên. thuở hàn vi, cô Tố Liên bán trầu cau tại chợ
Gò Công hồi Tây mới qua. Cô Thiên không chồng con. Cô góp nhóp tiền mua
một mẫu ruộng. Sau đó, lần hồi cô mua may bán đắt, lại có huê lợi của
mẫu ruộng, nên cô sắm thêm ruộng. Công cuộc làm ăn càng lúc càng thạnh
vượng, cô bỏ nghề bán trầu cau, mở tiệm bán tơ lụa nho nhỏ. Vào tuổi
ngũ tuần, Lâm Tố Liên có lợi tức 400 mẫu ruộng tốt, giàu bực nhì ở Gò
Công, ăn đứt ông Phủ Huỳnh Đình Khiêm (Phủ hàm) ở Đồng Sơn, ông Cai
tổng kiêm Hội đồng Nguyễn Văn Hạc, ông Huyện Quái, ông Phủ Hải, ông Hội
đồng Đinh Nhựt Chu... Khi lớn tuổi, cô Lâm Tố Liên được dân Gò Công
kêu bang “Bà Tư Nói”. Tiệm của bà bán đủ thứ lãnh: lãnh Bưởi ngoài Bắc,
lãnh Nam Vang, lãnh Tân Châu, lãnh Thượng Hải (lãnh trơn, lãnh bông).
Ngoài ra, bà còn bán những hàng lụa sản xuất trong nước như lụa Hà Đông
ở ngoài Bắc, lụa Duy Xuyên ở Quảng Nam, the La Cai, the và xuyến đất
Diên Khánh, hàng Cẩm ở Châu Đốc, lụa Tân Châu, cùng các loại cẩm nhung,
cẩm vân, cẩm tự, cẩm trước, cẩm cuốn, cẩm quệt, cẩm kim... (cẩm là loại
hàng lụa, còn gọi là “gấm”). Cẩm nhung có nhiều loại màu, đem ra ánh
sáng mặt trời thì thấy có vạch sáng rờn rợn. Cẩm vân, màu trắng, màu
vàng, là hàng dệt nền khô bông mướt hình cụm mây. Cẩm tự màu đen nền
ướt bông khô, dệt hình chữ thọ, Cẩm trước màu đen hay trắng, nền ướt
bông khô, dệt hình lá trúc. Cẩm cuốn dệt bông hình quyển sách cuốn
tròn, có buộc nơ. Cẩm quyệt dệt bông hình trái quýt có đeo hai chiếc
lá. Cẩm kim dệt hình mũi kim nhỏ, thuộc loại nền khô bông ướt. Lại còn
cẩm sen loại nền khô bông ướt, dệt hình bông sen. Nếu kêu cho đúng
nghĩa phải gọi cẩm quýt là “cẩm quất”, cẩm kim là “cẩm châm”,”cẩm sen”
là “cẩm liên”, cẩm cuốn là “cẩm thư” để tránh tiếng Hán ghép vào tiếng
Nôm. Hàng cẩm tự chỉ để dành may quần. Còn các loại hàng cẩm vân,
cẩm cúc, cẩm kim, cẩm sen... để dành may áo. Ngoài ra còn dùng để may
áo lẫn quần là cẩm nhung, cẩm cuốn, cẩm trước, cẩm quýt. Cẩm vân còn có
thứ màu tím. Cẩm nhung ngoài màu trắng màu đen, còn có màu tím, màu
hường, màu mắm ruốc, màu khói nhang. Về sau, có thứ cẩm phụng mình khô
dệt chim phụng đang bay, thường có màu đen hay màu trắng. Người hay chữ
thời trước gọi cẩm là “gấm”. Ở Tây Ninh, chỗ gần ngã rẽ vào chợ Long
Hoa, có một địa danh gọi là Cẩm Giang (Sông Gấm). Cắt nghĩa hiện tượng
này có người lớn tuổi hiểu biết chuyện xưa nói rằng: “Cách nay non một
thế kỷ, chỗ này là con rạch đầy rau mát (còn gọi là lục bình, hay bèo
Nhựt Bản?) trổ bông màu tím như gấm nên mới đặt tên là Cẩm Giang. Tại
tỉnh Tứ xuyên (chỗ hợp lưu 4 con sông, gần ngay tỉnh lỵ) bên Trung
Quốc, cũng là quê hương của các loại cẩm lụa. Tương truyền lụa sản xuất
tại Tứ Xuyên, đem giặt dưới sông này thì trở nên trong sáng, đẹp hơn,
nên họ đặt. tên sông ấy là “Cẩm Giang”. Về sau, bà Tư Nói nhờ một
ông thầu khoán ở chợ Gò Công gọi là ông Tư Bảy, cất cho bà một cái nhà
ba căn hai chái, nền cẩn đá da quy (giống như vảy rùa), nền cao tới
ngực, mái lợp ngói lưu ly. Để có thứ ngói này, ông thầu khoán Tư Bảy
phải đặt mua Lái Thiêu. Ngói lưu ly là ngói móc (có người gọi là ngói
vảy cá, vì có cái móc để cày vào sườn nhà khi lợp giống như lớp vảy cá,
hoặc vảy rồng được tráng men bóng lộn. Ông Tư Bảy mua ngói lưu ly tráng
men vàng và ngói lưu ly tráng men lục để lợp nhà bà Tư Nói. Ngói vàng,
dưới ánh mặt trời, thì có màu men chậu xứ Giang Tây. Vào mùa gặt lúa
vào giữa tháng Chạp tới giữa tháng Giêng, mỗi ngày hàng chục chiếc xe
bò chớ lúa tới lẫm (vựa lúa) của bà Tư Nói để đong lúa cho bà. Tuy có
nhà đẹp, nhưng bà Tư Nói thích ở căn tiệm bán lãnh lụp xụp của mình,
còn ngôi nhà nguy nga tráng lệ của bà, dành cho gia đình bà Bảy em (em
gái ruột của bà. Khi bà qua đời, bà Bảy em (chớ không phải Em) làm cái
nhà mồ cho bà. Ngôi nhà mồ nguy nga đồ sộ không thua phủ thờ (nơi thờ
bà Từ Dụ Thái hậu, cách chợ Gò Công 4 cây số). Khi bà Từ Dụ mất, được
an táng tại Vạn Niên Cơ (Khiêm Lăng) ở ngoài Huế, nhưng con cháu của
Phạm Đăng Hưng ở Gò Công thuộc hàng quốc thích, xúm lại lập đền thờ bà,
gọi là “Phủ thờ.” Hồi trào Tây lẫn trào Bảo Đại, các con cháu của dòng
họ Phạm Đăng khỏi đóng thuế thân lẫn thuế điền cho nhà nước.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 3:24am
Người giàu thứ hai là ông Tri phủ Huỳnh Đình Khiêm ở làng Đồng Sơn. Đất
Đồng Sơn thuộc vùng có mùa nước mặn lẫn mùa nước ngọt, nên có thể lập
vườn. Lập vườn có huê lợi bán quanh năm, còn làm ruộng chỉ được một mùa
lúa. Dân Gò Công ở vùng Tân Niên Đông, Tân Niên Tây, Kiểng Phước vì gần
biển, nên có nước ngọt khi có mưa già, nên khó lập vườn. Họ chỉ làm
ruộng được vào đầu mùa mưa. Ông Phủ Khiêm nhờ có ruộng lẫn vườn nên mau
giàu. Ông là ông ngoại của luật sư Nguyễn Hữu Châu, nguyên Bộ trưởng
dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Châu là rể của luật sư Trần Văn
Chương, chồng trước của bà Trần Lệ Chi, là anh em cột chèo với ông Ngô
Đình Nhu. Người thuộc hàng dân giã, giàu thứ nhì ở Gò Công là ông
Hội đồng Nguyễn Văn Hạc (tên một loài chim). Ông có một người con gái
đầu lòng, tên là cô Hai Én. Mấy người em trai của cô Hai Én, đều có tên
thuộc loài chim ở miền đồng bang sông Cửu Long. Đó là cậu Ba Nhạn, cậu
Tư Quắc, cậu Năm Sắt, cậu Sáu Sẻ, Bảy Trích và Tám Diệc. Cô Hai Én kết
hôn với quan thầy thuốc, tức bác sĩ Nguyễn Như Ánh. Cô có mở một tiệm
may thiệt lớn ngoài chợ Gò Công. Cậu Ba Nhạn mua chức hương hào, một
chức nhỏ trong ban hương chức hội tề. Hồi tiền chiến, các dân cậu ở
miệt vườn, tuy có tiền của, nhưng chẳng có chức phận chi, thường bỏ
tiền ra mua chức hương hào hay hương thân. Nhờ hai chức đó mà mai sau,
họ có thể leo tới chức hương trưởng, hương sư, hương cả. Vào năm
1945, gặp lúc phong trào Việt Minh nổi dậy, thầy hương hào bị ghép tội
Việt gian, tội địa chủ bóc lột tá điền, nên Việt Minh xử bắn thầy. Năm
Sắt ôm mối thù không đội trời chung với Việt Minh, nên tình nguyện điềm
chỉ cho Tây những ổ kín của Việt Minh (khi Tây làm chủ được lục tỉnh),
những cơ quan bí mật của Việt Minh trong lãnh thổ Gò Công để báo thù
cho anh mình... Về sau, Năm Sắt lên Sài gòn, làm phóng viên nhiếp ảnh
cho nhựt báo Thần Chung. Ông ta giỏi phong cầm, được quái kiệt Trần Văn
Trạch mời trình diễn phong cầm (accordéon) trong các buổi phụ diễn tân
nhạc cho hai rạp hát bóng Văn Cầm (Chợ Quán) và rạp Nam Việt (Chợ Cũ). Ông
Đốc phủ Hải, ngoài ruộng đất ra, còn là người lập hãng nước đá đầu tiên
ở Gò Công. Người con trai của ông là cậu Bé Sáu, được du học bên Tây,
ăn học thành tài. Ông Huyện Quái có người con trai là ông huyện Hải. Về
sau, ông Huyện Quái có nạp một người vợ goá của một anh tá điền để làm
thiếp. Chị này đẻ một đứa con trai, đặt tên là Ba Huệ. Cậu Huệ được cha
mẹ cưng, được anh trưởng chiều chuộng. Cậu đi học, có tài xế lái xe nhà
đưa rước. Người thiếp của ông Huyện Quái có nhan sắc, được chồng sủng
ái. Trong đám tôi tớ có đứa ghen tức, đặt điều là ông Huyện Hải thông
dâm với dì ghẻ, cho nên Ba Huệ là con của ông Huyện Hải với người
thiếp. Nói như vậy tức là bề ngoài Huyện Hải là anh Ba Huệ, nhưng thiệt
ra là cha của Ba Huệ. Hư thực ra sao chỉ những kẻ trong cuộc mới biết.
Ông Hội đồng Đinh Nhựt Chu có người con trai là hương quản Dương (Đinh
Nhựt Dương) ở Tân Niên Tây. Ruộng đất của ông đều ở vùng nước mặn
(ruộng biển). Nhưng lúa ở các ruộng biền (biển ở đây có nghĩa là bưng
biền) như lúa tiêu, lúa nàng cơ, lúa nàng qướt... đều cao hơn lúa ở
vùng khác, hột lại nặng hơn hột lúa thường. Thầy hương quản Dương giữ
chức thấp trong 12 vị hương chức của ban hương chức hội tề, nhưng tía
thày giữ chức hội đồng địa hạt, thầy quen biết các quan tai to mặt bự ở
ngoài tỉnh. Vào thời thái bình thịnh trị, tuy giữ an ninh cho làng Tân
Niên Tây, nhưng thầy vẫn ngồi xe máy đi đá gà, đi hột me. Thầy là người
đầu tiên mua máy đèn, mua giàn hát máy Columbia, mua điã hát nhạc
Tây... Sau đó, thầy cũng là người đầu tiên mua xe hơi, chiếc Renault
Celt 4. Bởi thầy giàu, giao thiệp rộng, quen biết nhiều nên các ông
hương chức hội tề từ hương cả xuống xã trưởng, không dám khinh lờn
thầy. Còn các ông Phủ, ông Huyện, thầy Cai tổng, thầy Bang biện, không
dám cậy oai hùng hiếp thầy. Thầy Thôn Thọ, trước làm thầy giáo. Vì
thầy là nhà giàu, nên nghề gõ đầu trẻ chỉ là nghề để thầy giải muộn,
chớ không phải việc mưu sanh chánh của thầy. Được ít năm, thầy nghỉ
việc chỉ giữ việc công nho cho làng. Đó là chức “thôn”, công nho là
tiếng xưa, có nghĩa là công quỹ hay ngân quỹ. Thầy Thôn Thọ có tiệm sửa
xe đạp, bán đồ phụ tùng xe đạp. Ngoài ra, thầy còn bán đèn Ti to Landy
của Tây đốt bằng xăng, sau đó bán đèn Ai da bằng dầu lửa, và đèn
Pétromax của Đức hai loại này thuộc loại man chon. Về sau, thầy dẹp
tiệm sửa xe, lập một cái đề bô (dépot) rượu, xéo xéo chợ Gò Công. Nhà
giàu chót là ông Hội đồng Lợi nhờ làm ruộng và lập vườn mà giàu có, chớ
không có nguồn lợi nào khác. Ngoài ra còn thầy Ba Vị, có nhà máy chà
gạo ở Vĩnh Trị, cách chợ Gò Công 7 cây số, cách giồng ông Huê 3 cây số
cũng là một nghiệp chủ đáng kể. Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính
quyền, thì ông Huyện Hải (con ông Huyện Quái), hương hào Nhạn, thầy
Thôn Thọ, ông Hội đồng Lợi, thầy Ba Vị cùng hai đứa con trai mới 15, 16
tuổi của thầy đều bị xử bắn. Lúc đó trong đám Việt Minh ở chợ Gò Công,
có chủ tịch Côn, là thợ hớt tóc ở tiệm Minh Hồng, làm chủ tịch Uỷ ban
Nhân dân, giữ chức trưởng ban Quốc gia tự vệ cuộc (Công an). Thầy giáo
Philippe (thủ lãnh Thanh niên Tiền phong), Trần Thanh Liêm bí thơ uỷ
ban Nhân dân và tên chủ tiệm tạp hoá Vạn Lợi (không giữ chức vụ gì).
Khi Tây tới chiếm tỉnh Gò Công, có khuyên dân chúng ai lỡ theo Việt
Minh trong thời kỳ Việt Minh cướp chính quyền, hãy ra đầu thú, sẽ được
ân xá để làm ăn như xưa. Chỉ trừ chủ tịch Côn, tên thợ hớt tóc tiệm
Minh Hồng, thầy giáo Philippe, tên Trần Thanh Liêm, tên chủ tiệm Vạn
Lợi, là 4 tên tội phạm đầu sỏ, cần phải bắt giết để trừ hậu hoạn. Về
sau thầy giáo Philippe, ban đêm băng qua con lộ Giây thép, bị lính
partisan đi tuần tiểu bắn chết. Tên thợ hớt tóc tiệm Minh Hồng, ban đêm
lẻn về thăm vợ ở làng Vĩnh Trị cũng bị lính ở đồn Vĩnh Trị phục kích
bắn chết tại trận. Họ cột thây hắn treo lên cây ở lộ Giây Thép để cho
thân nhân của những kẻ chết đến nhòm mặt. Còn chủ tịch Côn thoát chết
trong một trận ruồng bố, cảm thấy ăn năn tội cũ, nên cùng tên chủ tiệm
Vạn Lợi trốn lén núi Thiên Giải ở Bà Rịa để tu hành. Từ năm 1946 trở về
sau, cả hai không bao giờ chường mặt ở lãnh thổ đất Gò Công nữa. Trải
qua bao cuộc biển dâu, không ai còn nhắc tới họ nữa”. Ngoài ra, trong tỉnh Gò Công cũng còn nhiều nhà giàu xưa, kẻ ở phía Bắc
tỉnh lỵ, người ở phía Nam như ông Phủ Bảy Lê Quang Liêm, ông huyện
Hiền, ông Hội đồng Nguyễn Minh Chiếu (có tên đường ở Phú Nhuận). Nhà
giàu lớp trước nữa, thuộc thế kỷ 19, được người đời nhắc tới là ông Mai
Tấn Huệ, một cự phú đã khai thác nhiều sở ruộng, lập vườn, xây đập để
ngăn nước mặn tràn vào ruộng. Nghe đâu hồi trước ông làm quan võ dưới
triều Nguyễn tới chức Chưởng cơ, nên dân chúng nhớ ơn gọi chỗ đó là
“đập ông Chưởng”, nay vẫn còn. Gò Công còn là quê hương của một chàng
công tử ăn chơi khét tiếng được dân chúng tôn là “dân cậu” hay “công
tử” tiền phong của Nam Kỳ. Cuộc đời của công tử Hai Miếng, con lãnh
binh Huỳnh Công Tấn, chúng tôi có viết lại trong bài Gò Công, nơi phát
tích các dòng họ quý tộc. Làng Đồng Sơn, trù phú nhứt trong tỉnh, ruộng
sâu, đất cát phì nhiêu, vườn tược nhiều cây trái tươi tốt. Đó là cuộc
đất của nhiều bậc cự phú trong tỉnh. Đồng Sơn cũng là quê quán của
người viết tiểu thuyết tiên phong ở Nam Kỳ là Lê Sum, tự Trường Mậu
(Viết báo Nông Cổ Mạn Đàm). Chỗ này là trung lâm văn hoá của Gò Công
hồi giữa thế kỷ 18. Từ miền ngoài, các vị khoa bảng lỡ vận, các ông đồ
theo đoàn người di dân đến đây lập nghiệp. Lớp người có căn bản Nho học
đầu tiên ấy, đã đào tạo các ông Nhiêu Phan, Nhiêu Chánh ở địa phương.
Hứa Hoành
(Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ)
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 5:18am
Gò Công: Vùng đất 2 Hoàng Hậu
Miền
Nam là nơi phát sinh 3 bà hoàng hậu triều Nguyễn: Bà Hồ Thị Hoa, vợ vua
Minh Mạng, được truy phong Thuận Đức Nhân Hoàng hậu, là người quê tại
Thủ Đức. Bà Từ Dụ Phạm Thị Hoàng, vợ vua Thiệu Trị. Bà Nguyễn Thị Hữu
Lan tức Nam Phương hoàng hậu (hương thơm từ phía Nam), vợ vua Bảo Đại.
Đầu tiên là Đức Từ Dũ
"Giồng Sơn
Qui của Gò Công hình dáng con rùa được truyền tụng là huyệt linh
thiêng. Sự thật như thế nào, không ai rõ ảnh hưởng của phong thủy, chỉ
biết lúc sau này vì đất hẹp, dân đông nên về kinh tế người dân ở đây
chẳng mấy ai khá giả. Giồng Sơn Qui là nơi phát tích của dòng họ Phạm
Đăng Hưng, khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lần hồi ông được thăng chức Lễ Bộ
Thượng Thư, giỏi về chính trị và kinh tế. Khi mất, linh cữu đưa về Sơn
Qui an táng. Con gái đầu lòng của ông là Phạm Thị Hằng, sinh ở Sơn Qui,
được tuyển vào cung, là vợ của vua Thiệu Trị, bà sống đến 93 tuổi, chôn
cất tại Huế. Ở Sài Gòn, có nhà hộ sinh đặt tên Từ Dũ, là tước vị của
bà, khi là hoàng hậu. Bà được ngợi khen vì lòng hiếu thảo, lại biết dạy
dỗ con là vua Tự Đức. Vua Tự Đức thích săn bắn, thường bị bà quở trách
vì mỗi lần đi là quan lại và binh sĩ mất thời giờ theo phò trợ. Bà
khuyên nhà vua bớt chuyện sát sinh. Con thú săn được nếu bị thương,
chưa chết thì bà chăm sóc rồi “phóng sinh”. Trong cung, hôm ấy có ổ
kiến bò lúc nhúc, bà nói với lũ kiến: “Mau tìm nơi khác mà ẩn thân,
bằng không bọn nữ tỳ dội nước sôi giết sạch”. Lũ kiến như “biết nghe”,
lập tức dời đi nơi khác. Bà đọc kinh sử, xem tích xưa dạy vua Tự Đức.
Hôm ấy, vì ham mê săn bắn ở khu rừng gần Huế, gặp cơn mưa, vua và các
quan trở về ướt át. Bà dạy đem đến cây roi mây; nhà vua như biết mẹ
đang giận bèn nằm xuống chịu tội. Nhưng bà hất cây roi, nói với Tự Đức:
- Lần này, ta tha tội cho. Chuyện vui chơi mà làm phiền nhiều người,
nãy giờ mẹ cứ nóng lòng chờ đợi. Rủi nhuốm bệnh thì sao? Đừng ham vui
như vậy nữa.
Đặt tên bà cho nhà Hộ Sinh, ngụ ý nhắc đến phận sự của người mẹ khéo dạy con." (Nguồn: Nhà văn Sơn Nam)
"Đêm
nay, Từ Dũ Thái Hậu thấp thỏm lo âu, cũng chỉ vì bên ngoài trời tối
mịt, có lẽ đã canh hai, mưa vẫn rả rích rơi đều… Suốt từ trưa đến giờ,
tin tức về thuyền ngự vẫn bặt tin. Ngày mai, sáng sớm là làm lễ kỵ ở
đền Phụng Thiên rồi, mà nhà vua vẫn chưa về. Vua đã trình trước với
Thái Hậu là hôm nay tuần hành ở cửa biển Thuận An. Lúc đi, trời quang
mây tạnh, không ngờ xế chiều trời nổi cơn giông, thuyền ngự chắc bị
ngược gió nên không tiến được.
Cũng đúng vào
lúc Thái Hậu đang hồi hộp mong ngóng như vậy, thì ở ngoài cửa Thuận,
trên chiếc thuyền ngự, Vua Tự Đức cũng đang đứng tì mình trong khoang
thuyền, dán mắt nhìn ra ngoài trời mưa gió, những ngón tay dài run run,
gõ dồn từng nhịp trên khung cửa mạn thuyền. Mỗi đợt sóng bập bềnh đập
vào mạn thuyền, làm cho thuyền chòng chành, lại khiến ngài lo sợ.
Cửa sổ khoang trong hé mở, viên quan chỉ huy thuyền ngự khẽ nói với viên hiệu úy đứng canh:
- Xin tâu lại
với Ngài Ngự, chỉ độ ba khắc nữa là thuyền cập bến, bão đã yên, nhưng
sức nước vẫn còn chảy xiết, đã tăng thêm nhiều tay chèo, nên không còn
lo gì nữa.
Quả nhiên không
mấy chốc, thuyền ngự đã cập bến. Nhà vua cùng tả hữu thở phào trút nỗi
lo âu, vội kéo nhau đổ bộ về cung. Kiệu rồng đang chờ sẵn, nhà vua ra
lệnh cho phu kiệu gia tăng tốc lực. Ngài đang sợ. Sợ vì nỗi lo âu của
Thái Hậu trong hành cung.
Kiệu rồng nhanh
chóng dừng lại trước cửa; Mặc cho cơn mưa chưa ngớt, Tự Đức hấp tấp đội
mưa, lao vội vào cung của Thái Hậu. Bà Từ Dũ vẫn nằm im trên sập,
thoáng thấy bóng nhà vua, liền bỏ sách và kính xuống, xoay mình quay
mặt vào trong tường. Tự Đức rón rén lại gần,quỳ xuống:
- Kính tâu Thái Hậu, con đã về.
Bà vẫn nằm im
không đáp. Cả gian phòng hoàng cung im ắng, ánh bạch lạp tỏa sáng lạnh
lùng. Tự Đức càng thêm kinh sợ. Nhà vua đưa mắt ra lệnh cho cung nữ hầu
Thái Hậu. Hình như đã quen với nề nếp quy định, thỉnh thoảng vẫn diễn
ra trong chốn thâm cung này, người cung nữ vội vàng bưng mâm son nhỏ,
trên là cây roi mây ngắn, dâng lên vua Tự Đức. Nhà vua đỡ lấy mâm, cung
kính đặt lên sập, ngay sau lưng Thái Hậu, Đoạn lùi lại nằm xấp xuống
sàn nhà, úp mặt chờ đợi. Thái Hậu vẫn nằm quay lưng ra, không cử động.
Mọi người im lặng gần như nín thở.
Vài ba phút qua đi, Từ Dũ Thái hậu mới trở mình, ngồi dậy, thong thả phán:
- Thôi! Con đứng
dậy đi. Con đã làm ta bồn chồn suốt một buổi trời. Bao nhiêu quân quan
vì con mà chịu giông tố khó nhọc. Liệu mà ân thưởng cho người ta. Rồi
sắp đặt để mai hầu kỵ. Tự Đức lồm cồm ngồi dậy, lạy tạ mẹ rồi lui vể
cung điện riêng của mình. Ngay đêm ấy, bữa ngự thiện không kéo dài. Ông
ăn qua loa vài miếng rồi vội đến án thư, dùng bút son phê lên một tờ
chỉ dụ, giao cho các quan lập tức trong ngày mai, ban thưởng cho quân
sĩ và tùy tùng hộ tống thuyền vua trong chiều mưa hôm trước.
Câu chuyện trên
đây xảy ra đã đến gần 150 năm, nhưng ngày nay nhiều người trong hoàng
tộc nhà Nguyễn ở Huế vẫn còn nhớ rõ. Sách báo chép lại khá nhiều (Các
sách liệt truyện viết bằng chữ Hán, sách báo quốc ngữ thì có bài của
ông Thân Trọng Huề, Trần trọng Kim, Trần Thanh Mại, Tạ Quang Phát v.v…)
và đều ca ngợi Thái Hậu Từ Dũ, một bà mẹ xứng đáng ở nước ta vào cuối
thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX.
Từ Dũ là tên
hiệu tôn phong. Thật ra, tên bà là Phạm Thị Hằng, sinh ngày 19 tháng 5
năm 1810, con gái ông Phạm Đăng Hưng ở Gò Công, huyện Tân Hòa, Gia
Định. Cô gái vùng quê miền Nam đã được tuyển vào cung làm vợ Vua Thiệu
Trị và sinh hạ hoàng nam là Nguyễn Hồng Nhậm.
Vào cung từ khi
còn ít tuổi, theo quy định của triều Nguyễn, không lấy Trạng Nguyên,
không lập Tể Tướng, không tấn phong Hoàng Hậu, nên khi Vua Thiệu Trị
băng hà, bà vẫn chỉ là Quý Phi. Nguyễn Hồng Nhậm lên ngôi lấy hiệu là
Tự Đức, nhiều lần cùng quần thần, muốn tấn tôn cho bà là Hoàng Thái
Hậu, song bà viện mọi cớ từ chối, bà nói với con:
- Tăng thêm hư
danh cho đẹp đẽ trong hoàn cảnh nhân dân mất mùa yếu kém, thì cũng làm
tăng cái thất đức của ta mà thôi… Ta chỉ mong các công khanh và bề tôi
hãy hết sức giúp vua ở chức vụ mình, làm cho ta ngày ngày thấy được sự
thái bình của đất nước thì không còn cái vui nào hơn thế.
Cho đến năm
1870, bà tròn sáu mươi tuổi mới được tổ chức lễ tấn phong Hoàng Thái
Hậu. Từ Dũ còn buộc phải tiến hành thật đơn giản, ít tốn kém… Tiếng tốt
của bà vì thế mà được lưu truyền.
Nhắc tới Từ Dũ
thái hậu, ai cũng phải thừa nhận rằng bà là một con người khiêm cung,
kiệm ước. Uy tín của bà ngày càng lớn, bà càng nghiêm khắc với người
trong họ mình. Thói thường một người làm quan cả họ được nhờ, huống chi
bà là Hoàng Thái Hậu; Trong họ Phạm, có thân tộc bà, từ Gò Công ra Huế,
cầu xin vua Tự Đức ban cho chức tước. Bà ân cần bảo nhà vua:
- Người trong họ
mẹ, không có công lao gì thì không được ban cho tước lộc. Hễ có ai làm
điều gì trái phép nước thì cứ nghiêm trị như thường để làm gương công
minh cho dân trong nước biết.
Thái hậu Từ Dũ
vốn là người thích sử sách. Bà khuyến khích Vua Tự Đức phải đọc sách
nhiều ,và cùng con suy nghĩ, bàn luận không những kinh thư, Hán sử, để
rút ra bài học trị nước, mà còn luôn luôn quan tâm đến hiện tình đất
nước. Bà thường nhắc nhở con:
- Nhân bất học
bất tri đạo (Người không học thì không biết đạo lý); Làm vua thì phải
cảnh giác với những tham quan ô lại; Từ xưa đến nay, quan lại, một chữ
tham là chưa trừ được. Mọt nước hại dân chẳng qua là như vậy… Quan bổ
ra tỉnh ngoài, khi về thì vị nào cũng giàu có. Của cải ấy không lấy của
dân thì lấy ở đâu?
Bà rất hài lòng khi trong triều có những vị quan mẫu mực, văn võ kiêm toàn như Nguyễn Tri Phương, công bình như Vũ trọng Bình.
Đức Từ Dũ, không
chỉ có những lời dặn dò chỉ bảo nhà vua trong những buổi tâm sự riêng
tư hay bàn bạc về sách vở. Nhiều lần, bà đã trực tiếp uốn nắn những
việc làm sai trái của nhà vua. Như việc ông Phạm Phú Thứ, dám dâng sớ
chỉ trích nhà vua, lơi là việc quốc sự, lúc vua Tự Đức mới lên ngôi,
còn trẻ chưa chú tâm vào việc triều chính lắm; nhà vua bực bội cách
chức Phạm Phú Thứ, đuổi về làm lính ở bên bờ sông Lợi Nông. Câu chuyện
đến tai Thái Hậu. Bà chờ dịp thuận tiện trò chuyện với nhà vua, Bà lựa
lời hỏi Tự Đức:
- Ông Phạm dâng sớ khuyên con, ông ta được cái gì?
Vua Tự Đức trả lời:
- Dạ, ông không được cái gì cả. Nhưng con thấy làm bề tôi mà trách vua như vậy là quá đáng.
- Thế khi về làm lính, ông ta có oán hận gì không?
- Con không nghe chuyện ấy.
Bà Từ Dũ gật đầu tỏ vẻ hài lòng:
Thế thì người
này đáng trọng lắm. Dâng sớ trách vua là vì thương vua, yêu dân, giúp
vua lại bị nạn mà không hề hờn giận. Theo mẹ đấy chính là người chính
trực và trung thành. Con nên nghĩ lại nghe con.
Được mẹ khuyên
nhủ rõ ràng và thỏa đáng, Tự Đức liền ân xá cho Phạm Phú Thứ, mời ông
về kinh, giao chức vụ mới. Quả thực sau này Phạm Phú Thứ đã giúp nhà
vua rất nhiều, đề xuất những ý kiến mới xây dựng đất nước.
*
* *
Đức Từ Dũ đã
sống trong thời kỳ nước nhà gặp nhiều biến cố. Quân Pháp xâm lược nước
ta, lấn chiếm hết nơi này đến nơi khác. Bà rất đau lòng trước những
thất bại đắng cay. Khi tin miền Nam bị mất, bà đã khóc lóc thảm thương
và nhịn ăn ba ngày; Rồi đêm 23 tháng 5 kinh thành Huế thất thủ, bà cũng
theo Vua Hàm Nghi trốn ra ngoài để đi Quảng Trị. Do tuổi già sức yếu
không thể chịu đựng gió sương, và không muốn cản trở bước đường của đội
quân xuất bôn, bà cùng với tam cung lại trở về Huế, sống một cuộc sống
âm thầm, lặng lẽ cho đến khi bà qua đời, thọ 93 tuổi.
Tại Sài Gòn, từ lâu đã có một bệnh viện mang tên bà được đặt tại 284 đường Cống Quỳnh, Quận Ba. Đó là Bệnh Viện Từ Dũ" (Nguồn tin : Lê thị thanh Hoa)
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 5:26am
...và Nam Phương Hoàng Hậu
" Nam Phương Hoàng hậu là con gái thứ của ông bà Nguyễn Hữu Hào,
người quê quán tại Gò Công. Ông Hào sinh trong một gia đình đại điền
chủ, có đạo Công giáo, từng du học bên Pháp, đậu Tú tài toàn phần. Sinh
thời, ruộng đất của gia đình ông Hào rải rác khắp các tỉnh Nam Kỳ. Tại
quận Long Mỹ (1928) thuộc tỉnh Rạch Giá, sau sáp nhập vào tỉnh Cần Thơ,
có 1000 mẫu ruộng thuộc gia đình Nguyễn Hữu Hào, vì thế ông chọn địa
danh “Long Mỹ” làm tước phong cho mình: Long Mỹ Quận công. Bà Nguyễn
Hữu Hào tên thật là Lê Thị Bính, con gái thứ của ông Huyện Sĩ Lê Phát
Đạt và bà Huỳnh Thị Tài, chào đời tại Tân An, khi ông Huyện Sĩ làm
thông ngôn tại đây. Bà Lê Thị Bính cũng là một đại điền chủ cùng với
các anh như Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân... làm chủ nhiều
đất đai thuộc quận Đức Hoà, Đức Huệ, và một phần lớn đất ruộng nay
thuộc Đồng Tháp Mười. Ông Huyện Sĩ cũng là Hội đồng quản hạt Nam Kỳ từ
năm 1880. Theo dư luận của người địa phương, ngôi nhà lầu đồ sộ của ông
Huyện Sĩ tại Tân An (nằm gần ngã ba sông Tân An và Bảo Định) cất trên
thế đất hàm rồng, do đó gia đình ông Huyện Sĩ giàu có lớn và danh vọng
nhiều đời. Trưởng nam ông Huyện Sĩ là ông Lê Phái An, có tên Tây là
Denis Lê Phát An, là một đại quý tộc đúng nghĩa. Lê Phát An được Hoàng
đế Bảo Đại phong lược An Định Vương, tước hiệu cao quý nhứt của triều
đình và chỉ phong cho một người duy nhứt ở Nam Kỳ thuộc hàng dân giã.
Lê Phát An là cậu ruột của Nam Phương Hoàng hậu.
Năm 1934, nhân dịp gả cháu gái của mình về làm Hoàng hậu ở Huế, Lê Phái
An có tặng cho cô Nguyễn Thị Hữu Lan một số tiền là một triệu đồng
(tiền mặt) để làm của hồi môn. Gia đình Nguyễn Thị Hữu Lan giàu hơn cả
Bảo Đại. Trong đời làm vua của Hoàng đế Bảo Đại, ông xài tiền của vợ
nhiều hơn tiền của hoàng gia. Cô Mariette Jeannelte Nguyễn Thị Hữu Lan
sinh ngày 4-12-1914 tại Cầu Kho, Sài gòn. Lúc nhỏ, cô Lan được gia đình
gởi theo học trường nhà dòng dành riêng cho các gia đình Công giáo quý
phái tại Sài gòn. Năm 17 tuổi (1926), cô Lan qua Pháp du học tại trường
Couvent des Oiseaux. Năm 1932, cô Lan tốt nghiệp Tú tài toàn phần và có
ý định trở về Việt nam nghỉ hè, trước khi trở qua học tiếp đại học Luật
khoa. Trong dịp này, cô Lan gặp gỡ vị Hoàng đế trẻ tuổi, đẹp trai Bảo
Đại.
Ngày 6-2-1934, năm Bảo Đại thứ 9, lễ cưới cô Nguyễn Thị Hữu Lan diễn ra
tại điện Kiến Trung ở Huế, và lễ tấn phong Hoàng hậu diễn ra tại điện
Dưỡng Tâm. “Nam Phương” mỹ danh hoàng hậu có nghĩa là “hương thơm từ
phía Nam” do Phạm Quỳnh đặt ra. Bà Nam Phương là một phụ nữ xinh đẹp,
có gương mặt phúc hậu, mắt phượng, nhỏ, nhưng thuộc hạng quý phái, tính
tình bình dân. Trước khi nhận làm vợ của Hoàng đế Bảo Đại, bà có một
yêu cầu “Khi về nhà chồng bà sẽ giúp chồng cai trị việc nước như một
người cố vấn thân cận”.
Lần lượt Nam Phương Hoàng hậu đã hạ sinh:
- Ngày 10-12-1936 bà hạ sinh hoàng tử Bảo Long. Triều đình bắn mấy phát súng đại bác để chào mừng.
- Ngày 1-5-1937, công chúa Phương Mai chào đời.
- Ngày 3-11-1938, công chúa Phương Dung chào đời.
- Ngày 5-2-1942, công chúa Phương Liên chào đời.
Năm 1934, bà Nam Phương cùng 3 con (chưa sinh Phương Liên) tháp tùng
Hoàng đế Bảo Đại qua thăm nước Pháp. Nhân dịp này bà có ghé La Mã và
được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến (Lúc đó là Giáo Hoàng Le Pape). Hàng năm,
triều đình đều có cử hành lễ sinh nhựt của bà Nam Phương gọi là “Lễ
Trường Hỷ”. Hơn một thập niên sau ngày cưới, gia đình Hoàng đế Bảo Đại
sống rất hạnh phúc.
Bà Lê Thị Bính là một người đàn bà đẹp phúc hậu, giàu có nhờ ruộng đất.
thuở nhỏ cô Bính theo học trường đạo tại Sài gòn. Sau khi thành hôn với
ông Nguyễn Hữu Hào, hai vợ chồng thường sống tại biệt điện ở đường
Nguyễn Du, sau này là toà Đại sứ của Đại Hàn. Thỉnh thoảng hai ông bà
lên nghỉ mái ở Đà Lạt vì ông Hào có nhiều đồn điền ở Cầu Đất. Hai ông
bà Nguyễn Hữu Hào chỉ hạ sinh có hai người con gái:
- Trưởng nữ là cô Agnès Nguyễn Hữu Hào, kết hôn với Bá lược Didelol,
Khâm mạng hoàng triều công thổ. Hồi năm 1995, tôi được nghe bà còn sống
ở bên Pháp, nhưng già, điếc nên ít ai được tiếp xúc với bà.
- Thứ nữ là cô Mariette Jeannette Nguyễn Hữu Hào tức Nguyễn Thị Hữu Lan, tức Nam Phương Hoàng hậu.
Ông Hào là trong những đại điền chủ học thức, biết cách kinh doanh đồn
điền. Sinh thời ông Hào có đồn điền cao su ở Biên Hoà, Bà Rịa, Đà Lạt,
nhiều ruộng đất ở Gò Công, Tân An và Rạch Giá. Năm 1935, Hoàng đế Bảo
Đại phong cho ông Nguyễn Hữu Hào “Long bội tinh” hạng nhứt, kèm lược
“Long mỹ hầu” trong một buổi lễ tổ chức ở Đà Lại. Đồng thời nhà vua
cũng phong cho nhạc mẫu Lê Thị Bính lược “Nhị phẩm phu nhân”. Ngày
28-6-1937, Hoàng đế Bảo Đại tặng mề đay “Kim khánh” hạng nhứt cùng mề
đay “Kim tiền hạng nhứt” là huy hiệu cao nhứt của triều đình cho cha vợ
là ông Nguyễn Hữu Hào. Bà Lê Thị Bính được phong “Nhứt phẩm phu nhân”.
Ngày 30-8-1937, Hoàng đế Bảo Đại sắc phong cho ông Nguyễn Hữu Hào lược
“Long Mỹ Quận công”. Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào từ trần ngày
13-9-1937, được an táng theo nghi thức tước Quận công trong một ngôi
nhà mồ tráng lệ, trên một ngọn đồi gần thác Cam Ly Đà Lạt. Lăng Nguyễn
Hữu Hào là do chính gia đình bà Nguyễn Hữu Hào bỏ tiền ra xây cất. Lễ
quy lăng được cử hành ngày 10-9-1941. Ngày đó là một biến cố lớn tại Đà
Lạt khi Hoàng gia, gia quyến ông Nguyễn Hữu Hào, các quan lại cao cấp
Pháp Việt, đều có mặt đông đủ trong một buổi lễ trang nghiêm tại nhà
thờ Thánh Nicolas. Nhân dịp này, Nguyễn Tiến Lãng, bí thư của bà Nam
Phương Hoàng hậu có viết một bài bằng tiếng Pháp đăng trên báo
l”Indochine” số 58 với tựa đề: “Le Premier Monument Historique Annamité
à Dalat” (Một đài kỷ niệm lịch sử đầu tiên của người Việt tại Đà Lạt).
Buổi lễ quy lăng được tổ chức dưới sự hiện diên của:
- Hoàng đế Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu.
- Bà Bá tước Didelot, chị ruột Hoàng hậu cùng chồng là Bá tước Didelot,
Khâm mạng Hoàng triều cương thổ. Ông bà Lê Phát An, tức An Định Vương,
cậu ruột Hoàng hậu.
- Toàn quyền Decoux và vợ là Suzane.
- Giám mục C***aigne, Drapier.
- Khâm sứ Trung Kỳ Grandjean.
- Một số đông quan khách Pháp Việt...
Bà Suzane là bạn thân của Hoàng hậu Nam Phương. Thỉnh thoảng từ Sài
gòn, bà Suzane lên Đà Lạt và ở chơi với bà Nam Phương vài ba ngày. Bà
Suzane là người Công giáo, ngoan đạo, đóng góp nhiều tiền bạc cho giáo
đường Thánh Nicolas. Trong một chuyến lên Đà Lạt thăm bà Nam Phương, bà
Suzane bị tai nạn (xe lật trên đèo Preun) và tử nạn. Thi hài bà được
chôn phía sau nhà thờ kể trên.
"Nguồn tin : Hứa Hoành (NXB VH)
__________________
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 7:13am

Biển Gò Công một chiều yên vắng
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 7:38am
Phạm Huỳnh Tam Lang 
TTCN - Năm 1955, từ Gò Công (Tiền Giang), chú bé Tam Lang thi đậu và nhận học
bổng vào học Trường Petrus Ký. Tam Lang được đồng hương là ông Nguyễn Văn Tư,
biệt danh “mũi tên vàng”, khi đó đang là một tên tuổi lừng danh của bóng đá Sài
Gòn, cưu mang đưa về nhà ở trọ và hướng dẫn đến với bóng đá. Sáng đi học, chiều
Tam Lang cùng ông Tư đến tập luyện với đội AJS lừng lẫy tiếng tăm. Năm năm sau,
Tam Lang có tên trong màu áo tuyển thiếu niên miền Nam lúc bấy giờ, cùng với Võ
Bá Hùng, Phạm Văn Lắm, Nguyễn Văn Ngôn, Quan Kim Phụng…
Năm 1966, khi mới
24 tuổi Tam Lang được HLV Weigang tín nhiệm chỉ định đeo băng thủ quân đội tuyển
miền Nam dự Giải Merdeka và đoạt chức vô địch ngay trên đất Malaysia. Đó cũng là
thời kỳ vàng son của bóng đá miền Nam, được AFC ghi lại trong chặng đường phát
triển của bóng đá VN với nhiều hình ảnh, hiện vật lưu giữ trong phòng truyền
thống của AFC.
Ngày 30-4-1975 đã trở thành một bước ngoặt đáng nhớ đối
với một cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Sài Gòn. Sau nhiều đêm trăn trở, Tam Lang
quyết định ở lại với mảnh đất mà ông đã sinh ra. Vài tháng sau ngày 30-4, ông xỏ
giày ra sân tập luyện và thi đấu dưới màu áo đội Cảng Sài Gòn.
Đúng vào
dịp Quốc khánh 2-9-1975, cựu trung vệ lừng danh của bóng đá miền Nam đã có dịp
trình diện trở lại trước hàng ngàn khán giả trong trận đấu giao hữu với Hải Quan
trên sân Thống Nhất và vẫn với “phong cách Tam Lang” quen thuộc: mạnh mẽ, quyết
liệt nhưng hào hoa, lịch thiệp. Vài năm sau, ông chia tay với sân cỏ, chia tay
với chức vụ HLV phó đội CSG để sang CHDC Đức (cùng Trần Minh Đức, Lưu Mộng Hùng)
tu nghiệp về bóng đá. Hơn hai năm học ở CHDC Đức, Tam Lang về nước với tấm bằng
HLV loại xuất sắc và chính thức nhận cương vị HLV trưởng đội CSG.
28 năm
là cầu thủ rồi HLV của đội bóng đá CSG, có thể nói Tam Lang là người có công lớn
tạo nên một phong cách CSG chơi đẹp, chuộng kỹ thuật với những pha bật tường
nhỏ, nhuyễn từng làm đắm say người hâm mộ cả nước. Dưới thời cầm quân của ông,
CSG đã có tới bốn danh hiệu vô địch quốc gia, ba lần đoạt cúp quốc gia và hàng
loạt cúp vô địch TP.HCM, vô địch giải bóng đá các tỉnh thành phía Nam. Năm
1997 Tam Lang chính thức giữ vai trò HLV phó đội tuyển quốc gia dưới thời Colin
Murphy (HCĐ SEA Games 1997), Alfred Riedl (HCB Tiger Cup 1998, HCB SEA Games
1999, Tiger Cup 2000) rồi Dido (SEA Games 2001). Hiện nay ông đang làm công tác
đào tạo tài năng trẻ ở Trung tâm thể thao Thành Long.
(Tuổi Trẻ Online )
---------------------
(sinh ngày 14 tháng 2 năm 1942 tại Gò Công, Tiền Giang là cựu cầu thủ của đội tuyển Miền Nam Việt Nam , và cựu Huấn luyện viên trưởng của Câu lạc bộ Bóng Đá Cảng Sài Gòn
Tam Lang là một trong những trung vệ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng
đá Việt Nam và Châu Á. Năm 1966, Tam Lang là trung vệ đội trưởng của
đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng Hoà giành cúp Merdeka Cùng năm, ông và Đỗ Thới Vinh được mời vào đội tuyển Ngôi sao Châu Á Ở cấp CLB, Tam Lang từng chơi cho các đội bóng lừng danh thời bấy giờ như AJS (***ociation de la Jeunesse sporttive), rồi Cảng Sài Gòn.
Năm 1981, Tam Lang tu nghiệp tại Đức và nhận được bằng HLV loại ưu. Ở cương vị HLV, Tam Lang ông giành phần
lớn sự nghiệp của mình ở đội Cảng Sài Gòn và giành được nhiều danh hiệu
quan trọng nhất trong lịch sử của đội này. Ông góp công lớn mang về cho
đội bốn chức vô địch (1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002) cùng hai danh
hiệu vô địch Cúp quốc gia (1992, 2000), đó là chưa kể đến hàng chục
ngôi vô địch ở các giải bóng đá khu vực phía Nam... Ông cũng nhiều lần
được các HLV nước ngoài mời vào vị trí trợ lý HLV của đội tuyển Việt
Nam, và giành nhiều HLV cùng đội tuyển ở các giải SEA Games và Tiger Cup . Sau Cảng Sài Gòn
Năm 2003, sau khi đội bóng Cảng Sài Gòn bị xuống hạng, Tam Lang cũng
chính thức giã từ sự nghiệp HLV, kết thúc 28 năm nắm đội Cảng Sài Gòn,
tạo ra một thời kỳ lịch sử quan trọng của đội bóng này. Sau khi rời
Cảng Sài Gòn, Tam Lang được mời về nắm đội TPHCM của ông bầu Quách
Thành Lai ở trung tâm Thành Long. Tại đây HLV Tam Lang tập trung chủ
yếu vào công tác xây dựng đội bóng trẻ đúng như mong muốn nhiều năm của
ông. Đội TPHCM của ông chơi khá thành công tại giải hạng nhì và nhanh
chóng giành xuất thăng hạng, nhưng do lực lượng quá mỏng, và thiếu kinh
nghiệm, họ phải trở lại giành hạng nhì chỉ sau một mùa bóng. Phạm Huỳnh Tam Lang là một trong số ít các cầu thủ và HLV nhận được sự
kính trọng của người hâm mộ lẫn giới chuyên môn. Ông nổi tiếng là người
điềm đạm và luôn đề cao đạo đức trong giới cầu thủ. ( Bách Khoa Toàn thư )
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Mar/2009 lúc 7:41am
Trong sự nghiệp cầu thủ, có lẽ ít ai có được hạnh phúc và vinh dự trong
nghề nghiệp như người con của vùng đất Gò Công (Tiền Giang) - cựu danh
thủ Phạm Huỳnh Tam Lang. Ngoài cúp vô địch Merdeka 1966, ông còn đoạt
được nhiều huy chương khác ở SEA Games trong vai trò cầu thủ rồi HLV.
Dẫn dắt đội Cảng Sài Gòn trong vai trò “thuyền
trưởng”, ông góp công lớn mang về cho đội bốn chức vô địch (1986,
1993-1994, 1997, 2001-2002) cùng hai danh hiệu vô địch
Cúp quốc gia (1992, 2000), đó là chưa kể đến hàng chục ngôi vô địch ở các giải bóng đá khu vực phía Nam...
Ngày hạnh phúc trên đất khách
Nhâm nhi ly cà phê cùng chúng tôi sau giờ huấn luyện
tại Trung tâm thể thao Thành Long, vị danh thủ lừng lẫy một thời của
bóng đá miền Nam trước 1975 như trẻ trung trở lại khi nhắc tới giải
Merdeka 1966. Ông kể: “Năm 1960, khi mới 18 tuổi, tôi được gọi vào đội
tuyển miền Nam. Sớm chiếm được vị trí trong đội hình chính thức, nhưng
chiếc băng đội trưởng thì chẳng bao giờ tôi nghĩ đến. Đùng một cái,
trước giờ bay sang Malaysia, HLV Weigang họp đội và đề nghị bầu chọn
đội trưởng mới thay cho tiền vệ nổi tiếng Nguyễn Ngọc Thanh. Cũng chẳng
biết vì sao ngày ấy anh em lại tín nhiệm và dồn phiếu cho tôi giữ vai
thủ quân.
Ngày xưa, Merdeka là một giải đấu danh tiếng, ra đời
từ thập niên 1950, luôn qui tụ những đội mạnh nhất của châu Á. Được mời
dự giải đã là một vinh dự. Chính vì vậy mà khi đoạt chức vô địch, chúng
tôi như đắm mình trong hạnh phúc vô bờ trên đất khách quê người. Hai
ngày sau lúc trở thành nhà vô địch Merdeka, toàn đội không về nước ngay
mà ghé lại Singapore để thi đấu giao hữu một trận với đội tuyển nước
này khi họ vừa tách ra khỏi Liên bang Malaysia.
Khi máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, cả đội
không thể tin vào mắt mình vì sự đón tiếp trọng thể. Mỗi người chúng
tôi đứng trên một xe jeep mui trần diễu hành về tòa đô chính (trụ sở
UBND TP.HCM ngày nay) để ra mắt hàng ngàn khán giả đang chờ đợi. Để ghi
nhận công sức của đội bóng, các mạnh thường quân và Tổng cuộc Túc cầu
tặng mỗi cầu thủ một chiếc lắc được làm bằng 5 chỉ vàng ròng. Việc khen
thưởng chỉ dừng lại ở đó, nhưng để lại trong lòng mỗi cầu thủ chúng tôi
những dấu ấn đậm nét”.
Tiếng sét ái tình
Ba ngày trước lúc đội tuyển bóng đá miền Nam VN dự Cúp
Merdeka 1966, toàn đội bỗng nhận được giấy mời xem một suất hát của
Đoàn cải lương Dạ Lý Hương. Trước giờ kéo màn, đại diện đoàn hát nói
vài lời phi lộ và gửi lời cầu chúc đội tuyển “mã đáo thành công”. Cô
đào hát nổi tiếng, được khán giả xưng tụng là “cải lương chi bảo” Bạch
Tuyết bước ra từ cánh gà sân khấu. Thay cho câu vọng cổ mùi mẫn là bó
hoa tươi thắm để trao tận tay thủ quân Phạm Huỳnh Tam Lang. Ngay ở lần
chạm mặt ấy, nói như người cựu danh thủ thì: “Tôi như bị cô ấy hớp hồn
khi nhận hoa...”.
Ngưng một thoáng vì xúc động bởi chuyện cũ hiện về từ
ký ức xa xưa, Tam Lang nói: “Sau giải Merdeka, những cuộc hẹn hò giữa
chúng tôi nối dài hơn và kết thúc bằng lễ cưới vào đầu năm 1967. Tiếc
là quãng đường đi chung của chúng tôi quá ngắn. Do không phù hợp nhau
về nhiều mặt nên chúng tôi đành phải nói lời chia tay vào năm 1974. Sau
này, cả hai cùng có gia đình riêng rất hạnh phúc. Tôi có một cháu gái
(20 tuổi, đang du học ngành dược tại Úc) còn Bạch Tuyết được một cháu
trai. Hai gia đình luôn xem nhau như những người bạn thân thiết và cũng
hay lui tới thăm viếng lẫn nhau mỗi khi có điều kiện”.
Hoa Hạ sưu tầm
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
|