Tin Hải Ngoại
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Chuyện Linh Tinh
Forum Discription: Nói chuyện linh tinh về đủ mọi điều ...
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=12687
Ngày in: 08/Feb/2025 lúc 9:21pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Tin Hải Ngoại
Người gởi: HongLan
Chủ đề: Tin Hải Ngoại
Ngày gởi: 04/Feb/2014 lúc 4:38pm
Trả lời:
Người gởi: HongLan
Ngày gởi: 04/Feb/2014 lúc 4:43pm
Người gởi: HongLan
Ngày gởi: 04/Feb/2014 lúc 4:48pm
Người gởi: HongLan
Ngày gởi: 04/Feb/2014 lúc 4:54pm
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Feb/2014 lúc 5:22am
Trồng và thu hoạch rau trên trạm không gian quốc tế01/02/2014 20:56 (GMT + 7)
TTO
- Các nhà khoa học Nga thông báo vừa thu hoạch đậu Hà Lan, cải xanh
Nhật và giống lúa mì thấp cây được trồng trên Trạm không gian quốc tế
(ISS) và được xác nhận “đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi ăn”. | Các loại thực vật được trồng trên ISS được xác nhận “đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi ăn” - Ảnh: NASA
|
>> http://tuoitre.vn/Giao-duc/Khoa-hoc/578854/ngon-duoc-olympic-bay-vao-vu-tru.html - Ngọn đuốc Olympic bay vào vũ trụ >> http://tuoitre.vn/Giao-duc/Khoa-hoc/548302/clip-phi-hanh-gia-dan-hat-thanh-hien-tuong%C2%A0am-nhac-tren%C2%A0internet.html - Clip phi hành gia đàn hát thành hiện tượng âm nhạc trên Internet
“Các
thí nghiệm trồng giống đậu Hà Lan, cải xanh Nhật và lúa mì trên ISS đã
thành công và đạt chất lượng hoàn
hảo so với mong đợi của chúng tôi” - nhà nghiên cứu Margarita
Levinskikh, làm việc tại Viện nghiên cứu y tế và các vấn đề sinh học
Matxcơva - nói trên hãng tin Nga - RIA Novosti. Bà Levinskikh
nói năm tới các phi hành gia Nga sẽ tiếp tục gieo lúa, trồng ớt chuông
và cà chua sau khi sửa chữa xong nhà kính Lada trên ISS. “Đây là kế
hoạch hợp tác giữa Viện và ĐH Utah State của Mỹ”, bà cho biết thêm.
| Cải xanh Nhật được trồng trên ISS - Ảnh: NASA |
Hiện nay tất cả các nguồn
thực phẩm trên ISS được cung cấp định kỳ từ các lần vận chuyển hàng hóa và thực hiện sứ mệnh không gian từ trái đất.
Do
đó, bước đột phá mới trong dự án “phát triển trang trại nông nghiệp”
trên ISS không chỉ giúp các phi hành gia tự chế biến thức ăn trong thời
gian dài nghiên cứu trên ISS, mà còn giúp “lọc” khí CO2 được thở ra từ
các phi hành gia.
| Mô hình trồng các loại thực vật trên ISS - Ảnh: NASA |
Theo
Daily Mail, trước đó, năm 2010, trường ĐH Florida
(Mỹ) đã gửi những mẫu thực vật đầu tiên lên ISS. Đó là hạt giống của
một loài hoa nhỏ bé màu trắng có tên khoa học Arabidopsis thaliana. Thí
nghiệm cho thấy rễ cây vẫn mọc và phát triển bình thường trong môi
trường không trọng lực.
THIÊN NHIÊN
------------- mk
|
Người gởi: HongLan
Ngày gởi: 10/Feb/2014 lúc 4:14pm
Người gởi: HongLan
Ngày gởi: 14/Feb/2014 lúc 4:27pm
Người gởi: HongLan
Ngày gởi: 15/Feb/2014 lúc 8:25am
Người gởi: HongLan
Ngày gởi: 15/Feb/2014 lúc 8:49am
Người gởi: HongLan
Ngày gởi: 18/Feb/2014 lúc 7:07am
Người gởi: HongLan
Ngày gởi: 18/Feb/2014 lúc 7:23am
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Feb/2014 lúc 11:16pm
Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa được công nhận đạt tiêu chuẩn liên bang ***
GARDEN
GROVE, California (NV) - Chương trình “5 Weekends Seminars” tổ chức vào
lúc 2 giờ, ngày Thứ Bảy, 22 Tháng Hai, tới đây tại Trung Tâm Y Tế Nhân
Hòa, được xem như hoạt động đánh dấu một năm thực hiện thành công dự án
MD100 - giúp đỡ 100 sinh viên gốc Việt vào y khoa - của trung tâm này. “Năm
ngoái, khi hình thành dự án MD100 thì nó chỉ như đứa trẻ có mẹ chứ chưa
có cha. Giờ thì MD100 được Hội Y Bác Sĩ Nam California nhận làm cha đỡ
đầu rồi, xem như thêm một bước tiến nữa cho chương trình này,”
ông Võ Tá Hân, tổng giám đốc Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa, người khai sinh
ra dự án này, hào hứng cho biết. Với
ước mơ “người đi trước dẫn dắt người đi sau nhằm đào tạo nên một lớp
thế hệ trẻ gốc Việt thành công, trở thành niềm hãnh diện của cộng đồng,”
Nhân
Hòa bắt đầu triển khai thực hiện dự án MD100 từ giữa Tháng Ba, 2013.
Đến nay, qua một năm thực hiện, chương trình ngày càng khẳng định được
mục đích ban đầu của mình là vô cùng cần thiết. Bởi vì, như ông Võ Tá
Hân nhận xét, “để có thể bước chân vào các trường đại học y khoa không
phải ai cũng có thể tự mình đi tới đích.” Ông Võ Tá Hân, người khởi xướng dự án MD100. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt) Chương trình “5 Weekends Seminars”
Trong
vai trò của người phụ trách dự án MD100 lần này, cô Nguyễn Vạn An nói
một cách đơn giản về ý nghĩa của chương trình “5 Weekends Seminars”:
“Những ai có ý định học y khoa có thể ghi danh tham dự để học hỏi thêm
những gì cần thiết trước khi vào trường y. Thực tế vào y khoa rất khó mà
nhiều người không biết làm sao để vô. Họ cứ nghĩ sau khi xong 4 năm đại
học thì chỉ nộp đơn xin vô thôi, chứ họ không biết rằng nó khó khăn hơn
mình tưởng rất
nhiều.” Cô cho biết vừa tốt nghiệp đại học UCI và đang chờ vào học trường y. “Em
không hề biết đến chương trình cho đến khi ba má em đọc báo Người Việt
thấy giới thiệu về MD100 nói cho em biết. Em tham gia '5 weekend
seminars' cuối năm rồi. Khi vào em thấy chương trình này tốt quá! Vào
đây có nhiều người biết nhiều hơn mình, họ giúp mình, lần lần mình biết
nhiều hơn,” cô An nói về kinh nghiệm bản thân. Cũng
chính từ những điều học hỏi được sau khi trải qua năm tuần hội thảo
những gì có liên quan đến con đường thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ mà
An “muốn ở lại tiếp tục giúp đỡ các bạn sau” trong thời gian chờ đợi
vào trường y khoa. Chương
trình “5 Weekends Seminars” trong khuôn khổ dự án MD100 được tổ chức
vào năm buổi chiều Thứ Bảy, từ 22 Tháng Hai đến 29 Tháng Ba, từ 2 giờ
đến 4 giờ chiều, tại Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa. Tại
các buổi này, người tham dự sẽ được hướng dẫn, giới thiệu những lớp gì
cần học khi vào trường y, khi nào thi lấy MCAT tốt nhất, cách viết bài
luận văn (personal statement), hồ sơ lý lịch, thực tập phỏng vấn trước
hội đồng bác sĩ (mock interview), nói chuyện, và chia sẻ kinh nghiệm với
các bác sĩ, sinh viên đang học y khoa... “Ai
cũng nghe nói phải viết 'personal statement' trong 500 chữ, nhưng mà
không ai nói mình nên viết về cái gì, viết như thế nào thì mới được chấp
nhận, hay có bạn chưa từng biết viết resume, không biết viết làm sao...
thì những buổi này sẽ hướng dẫn những điều đó. Hay nhiều người không
biết học MCAT thì học cái gì tốt, cần phải biết học như thế nào, cần
sách gì, cần nói chuyện với ai, vì bài thi MCAT kéo dài 6 tiếng, không
có dễ, và chỉ được thi có ba lần thôi. Sau đó thì các bạn phải đi nói
chuyện với thầy giáo để cho thư giới thiệu (recommendation letter) nhiều
người không biết nói chuyện với thầy giáo như thế nào,” cô an giải
thích thêm về nội dung của “5 Weekends Seminars” sắp diễn ra. Cô cũng cho biết thêm: “Sau 5 tuần hội thảo này, sẽ có một học
bổng trị giá $1,000 được trao tặng nhằm giúp cho các bạn phần nào chi
phí nộp đơn vào các trường.” Nguyễn Vạn An, vừa tốt nghiệp đại học, đang chờ vào trường y khoa.
(Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Dự
án MD100 trong năm 2014 này tiến thêm một bước so với năm 2013 ở chỗ,
sau khi xong “5 Weekends Seminars,” người tham dự sẽ được thực tập tại
14 phân ban của Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa, bao gồm: chăm sóc căn bản/khám
bệnh tổng quát, sức khỏe phụ nữ, khoa nha, khoa mắt, phụ tá y tế, phòng
thí
nghiệm, phòng lưu trữ hồ sơ/dữ liệu, điều hành, quản trị, nhóm hỗ trợ
bệnh nhân ung thư, khoa bệnh tiểu đường/cao huyết áp, và tư vấn bỏ thuốc
lá. Sau
khi thực tập xong, những ai thực sự thích học y khoa sẽ được giới thiệu
đi theo các bác sĩ 4 tiếng/tuần, trong vòng tám tuần để có thể quan sát
xem bác sĩ làm việc như thế
nào, và cũng từ đây, một lần nữa những ai có ý định học y khoa sẽ tự
đánh giá lại bản thân mình có thật sự thích hợp với việc trở thành một
bác sĩ hay không. Hiện
tại, theo ông Võ Tá Hân, ngoài Hội Y Bác Sĩ Nam California, còn có 3 tổ
hợp y tế cùng chung tay góp sức cho chương trình giúp đỡ 100 sinh viên
gốc Việt vào y khoa, đó
là United Care Medical Group do Bác Sĩ Võ Văn Cầu đứng đầu,
AMVI/Prospect Medical Group do Bác Sĩ Phạm Đăng Long Cơ đứng đầu và
Family Choice Medical Group do Bác Sĩ Trần. Quốc Toản đứng đầu. Việc
có những tổ hợp y tế như trên tham gia hỗ trợ chương trình sẽ giúp cho
các em có được thư giới thiệu tốt hơn, tạo thêm một bước thuận lợi
để các em có thể hướng tới mục tiêu trở thành bác sĩ. Quan
trọng hơn, sau thời gian tham gia các sinh hoạt trong khuôn khổ dự án
MD100, thực tập tại Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa, cô Nguyễn Vạn An cùng nhiều
em khác đã có một ước mơ đáng quý, đó là “muốn sau khi học xong, trở
thành bác sĩ sẽ trở về đây làm
việc.” “Chúng
em coi đây như là nơi cho chúng em cơ hội để học hỏi và chúng em mong
rằng sau khi tốt nghiệp mình sẽ quay trở lại làm việc ở đây để trả lại
ân tình đó,” cô An chia sẻ. Muốn tìm hiểu thêm về chương trình MD100, có thể vào trang nhà: http://www.nhanhoa.org/md100 - - MD100project@gmail.com TTYT Nhân Hòa được công nhận đạt tiêu chuẩn liên bang Kể từ ngày 1
Tháng Mười Một, 2013, Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa được chính thức công nhận
đạt tiêu chuẩn Trung Tâm Y Tế Liên Bang Hoa Kỳ (Federally Qualified
Health Center-FQHC). Ông
Võ Tá Hân cho biết: “Việc Nhân Hòa vào được FQHC giống như một phép lạ
vậy. Trước giờ mình mới chỉ ở mức Orange County,
giờ thì được công nhận đạt FQHC. Khi đạt đến cấp đó thì họ cho mình tài
trợ nhiều hơn, mình có thể phục vụ bệnh nhân được nhiều hơn.” “Cả
nước chỉ có hơn một trăm nơi được công nhận tiêu chuẩn này mà mình được
thì quả là bất ngờ. Và nhờ có tiêu chuẩn này thì mình có thêm nhiều
điều kiện để giúp cho bệnh
nhân,” cô Dung Cao, giám đốc điều hành của Nhân Hòa, nói thêm. Theo
cô, “Nhân Hòa phục vụ bệnh nhân từ khắp nơi chứ không phải chỉ ở Orange
County. Từ nước ngoài hay từ các tiểu bang khác thì bệnh nhân đều có
thể đến khám ở Nhân Hòa, không đòi hỏi điều kiện gì hết.” “Dĩ
nhiên có những lệ phí qui định cho việc khám chữa bệnh. Tuy nhiên đối
với những bệnh nhân khó khăn thì Nhân Hòa cũng giúp đỡ bằng cách này hay
cách khác tìm ra các chương trình nào thích hợp với hoàn cảnh kinh tế
của họ,” cô giám đốc điều hành cho biết. Ông Hân cũng khẳng định: “Chưa bao giờ chúng tôi đẩy một bệnh nhân nào ra hết, ngay cả khi họ thiếu tiền.” Trung
bình mỗi năm Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa phục vụ khoảng 35,000 lượt bệnh
nhân, bao gồm cả khám bệnh tổng quát, mắt, răng, tâm thần,… Cô Dung cho biết: “Ngoài khám chữa bệnh ra thì Nhân Hòa còn có khám bệnh tâm thần, tư vấn về tâm lý và khám
bệnh cho trẻ em từ sơ sinh đến 5 tuổi hoàn toàn miễn phí.” “Chúng
tôi muốn làm để có một chỗ không chỉ giúp cho cộng đồng mình càng ngày
càng lớn mà còn để cho người Việt Nam hãnh diện. Nhân Hòa sẽ giống như
một Kaiser. Và để có thể phục vụ bệnh nhân ngày càng nhiều, chúng tôi
rất cần có thêm bác sĩ, đặc biệt là bác
sĩ biết nói tiếng Việt vì hơn 90% bệnh nhân ở đây là người Việt,” vị
tổng giám đốc Nhân Hòa chia sẻ tâm tư. Trung Tâm Y Tế Nhân
Hòa toạ lạc tại 7761 Garden Grove Blvd. Garden Grove, CA 92841, điện thoại (714) 898-8888, website: http://www.nhanhoa.org/ -
|
| http://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70tWZMw9grqPNjNV9ERnJ82&feature=em-share_playlist_user"> | http://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70tWZMw9grqPNjNV9ERnJ82&feature=em-share_playlist_user"> |
|
| http://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70tWZMw9grqPNjNV9ERnJ82&feature=em-share_playlist_user - PLAYLIST by http://www.youtube.com/user/PhungTran42?feature=em-share_playlist_user - PhungTran Playlist Channel
|
|
***
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Feb/2014 lúc 8:16am
"Thế hệ tương lai, con em chúng ta sẽ có một chương trình học thật tốt để gìn giữ ngôn ngữ và văn hoá Việt" một tin vui cho người Việt Nam tại Cali, Mỹ !
MyKieu
Đầu Tiên tại Cali: Học Khu GG Có Học Trình Song Ngữ VN-Anh
(ngày 22/02/2014)
Một lá thư từ tổ chức VELI đề ngày 21 tháng 2 năm 2014 giải thích về Chương Trình Song Ngữ Việt-Anh Đầu Tiên tại California, trích như sau .
Vào 7 giờ chiều thứ ba vừa rồi, ngày 18 tháng 2, 2014, Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove
đã bầu cử về việc chấp thuận lịch trình thực hành những chương trình
song ngữ, trong đó có chương trình song ngữ Việt-Anh đầu tiên tại
California.
Phòng họp có mặt thật đông đảo quý đồng hương, các
bậc phụ huynh, quý truyền thông báo chí, và các nhà giáo dục. Đông đến
nỗi những vị nhân viên Học Khu đã phải hy sinh đứng dọc bên tường để
nhường chỗ cho khách. Phần phát biểu công chúng có nhiều ý kiến ủng hộ
chương trình song ngữ Việt-Anh từ nhiều phía cạnh khác nhau. Cô Teri
Rocco (Community Outreach
Director) đại diện cho phụ huynh đề cao việc nên có chương trình song
ngữ để gìn giữ ngôn ngữ và văn hóa cội nguồn. Cô nói khi các em lớn thì
các em sẽ cảm kích việc được học trong một chương trình song ngữ. Chị
Trangđài Gl***ey-Trầnguyễn (Fulbright Scholar) nhấn mạnh vai trò quốc tế
của tiếng Việt trong học thuật, nghiên cứu, và tương quan liên quốc
gia. Ông Joe Pak (Garden Grove Sister Cities)
nêu lên tầm quan trọng của khả năng song ngữ trong nền kinh tế toàn cầu
hiện nay. Chị Sophie Bảo Trân đại diện cho ***emblywoman Sharon
Quirk-Silva ủng hộ chương trình từ phía cạnh một cựu nhà giáo.
Đại
diện phát biểu cho nhóm VELI, cô Diệu Quyên (giáo viên trung học và
xướng ngôn viên đài SBTN) cảm ơn Hội Đồng Học Khu đã lắng nghe lời thỉnh
cầu của cộng đồng chúng ta trong việc thành lập chương trình song ngữ.
Cô nhắc đến những nghiên cứu về giáo dục đã xác định rằng khả năng song
ngữ giúp nâng cao năng lực học tập, phát triển
ngôn ngữ, kỹ năng, và tăng cao cơ hội tìm việc làm. Cô đề cao những
trường Việt Ngữ cuối tuần của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Miền
Nam California nhưng vì biết rằng chỉ học cuối tuần thôi không đủ, cá
nhân cô và nhóm VELI mong muốn có chương trình song ngữ trong hệ thống
trường công lập Garden Grove.
Việc bầu cử nằm trong chương trình
nghị sự tài khoản 4-A (Quản Lý): Dịch Vụ Hỗ Trợ và Chương Trình Giảng
Dạy Các Ngôn Ngữ Di Sản và Thế Giới. “Các nghiên cứu về sự tiếp thu ngôn
ngữ kết luận rằng sự phát triển ngôn ngữ trong ngôn ngữ chính của học
sinh là điều tích cực có ảnh hưởng tốt đến thành tích trong việc học
ngôn ngữ thứ hai… sự hỗ trợ các ngôn ngữ di sản của các em sẽ hỗ trợ khả
năng tiếp thu Anh Văn, đưa đến kết quả là thành tích học tập mạnh mẽ…
Nhân viên Học Khu đã soạn và nộp cho Hội Đồng Giáo Dục một lịch trình…
Xin được yêu cầu Hội Đồng Giáo Dục chấp thuận lịch trình dịch vụ hỗ trợ
và chương trình giảng dạy các ngôn ngữ di sản và thế giới.”
Cả
năm vị Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục đều nói lên lời ủng hộ chương trình. Cô
thứ ký kêu tên từng vị để “bỏ phiếu” bầu cử. Từng tiếng “aye” (thông
qua) một đã làm cho cả phòng yên lặng. Thật là hồi hộp đến tiếng “thông
qua” cuối cùng.
Cô Huyền Vy, giáo viên trung học và thành viên
VELI, “rất vui vì chương trình song ngữ Việt Anh đã được Hội Đồng Học
Khu Garden Grove thông qua. Còn vui hơn vì cả năm vị ủy viên đều bỏ
phiếu ủng hộ tán thành. Coi
như là khổ tâm suốt năm qua của các thành viên nhóm VELI đã được toại
nguyện. Thế hệ tương lai, con em chúng ta sẽ có một chương trình học
thật tốt để gìn giữ ngôn ngữ và văn hoá Việt.”
Ủy
Viên Nguyễn Quốc Bảo chia sẻ: “Tôi đang mừng rỡ vì tất cả đồng nghiệp
của tôi đều bình chọn thông qua chương trình VELI, tâm huyết của tôi,
trong đó có sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng. Chúng ta sẽ có một trường
tiểu học dành cho những chương trình song ngữ giảng dạy Tây Ban
Nha-Anh và Việt-Anh. Và chúng ta cũng là chương trình giảng dạy những
chương trình song ngữ giảng dạy Tây Ban Nha-Anh và Việt-Anh đầu tiên ở
California.”
Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng những chương trình song
ngữ đây là một sự lựa chọn, một cơ hội có sẵn cho quý phụ huynh muốn
cho con em mình ghi danh học. Lịch trình:
2014/2015: Tuyển một giám đốc cho các chương trình Anh ngữ (English Learner Programs)
2014/2015: Chương trình Việt Ngữ tại các trường trung học đệ nhị cấp
2014/2015: Ít nhất một lớp học ngôn ngữ thế giới tại mỗi trường trung học đệ nhất cấp
Mở rộng các nhóm Họp Phụ Huynh
2015/2016: Các lớp học ngôn ngữ và văn hóa sau giờ học tại một số trường tiểu học
Bắt đầu lập kế hoạch khai trương trường song ngữ tiểu học
2015/2016: Ít nhất hai lớp học hai ngôn ngữ thế giới tại mỗi trường trung học đệ nhất cấp
2016/2017: Xem xét các ngôn ngữ khác để thêm vào các trường trung học đệ nhị cấp
Khai trương trường song ngữ tiểu học, Tây Ban Nha-Anh và Việt-Anh.
VELI sẽ chú ý đến sự phát triển của chương trình và sẽ cập nhật thông tin đến quý vị khi có.
http://vietbao.com/D_1-2_2-74_4-221216_15-2/ - http://vietbao.com/D_1-2_2-74_4-221216_15-2/
Học Khu G.G. Tỷ Phiếu 5-0: Mở Trường Song Ngữ Anh-VN; Chương ...
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Feb/2014 lúc 11:54am
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/3436-3436 - http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/3436-3436
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/3436-3436 - Tiếng Việt, Hồn Việt
Như ta đã thấy, nhiều
dân-tộc trên thế-giới phải vay mượn ngôn-ngữ của nước khác để làm
ngôn-ngữ cho dân-tộc mình. Trong khi đó Tiếng Việt ta có một gía-trị
độc-đáo là ngôn-ngữ chung cho cả một dân-tộc, là thứ tiếng thống-nhất có
80 triệu người nói thuần- túy Tiếng Việt như là ngôn-ngữ chính. Điều
hãnh-diện nữa là Tiếng Việt được các nhà ngôn-ngữ-học xếp vào một trong
40 ngôn-ngữ quan-trọng trên thế-giới.
Ưu-điểm khác là Tiếng Việt được viết theo vần ABC, không kém gì các
thứ chữ tân- tiến hiện nay. Ta lại đặc-biệt sáng-chế ra năm dấu Sắc,
Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng để viết được tất cả Tiếng Việt theo âm-điệu trầm
bổng của một ngôn-ngữ đơn-âm. Không những phong-phú mà Tiếng Việt còn có
âm-điệu uyển-chuyển nên thơ văn dễ phát-triển, nói lên được tất cả
những cảnh vật muôn hình vạn trạng, tình-tiết éo-le, tạo được một
kho-tàng văn-chương giàu mạnh với nhiều tác-phẩm tuyệt-vời như
Đoạn-Trường Tân-Thanh, Cung-Oán Ngâm-Khúc, Chinh-Phụ-Ngâm, Lục-Vân-Tiên…
Khi xưa ta dùng Chữ Hán của người Tàu, nhưng sau đó các cụ ta có
sáng-kiến dùng Chữ Nôm để có thể viết các tác-phẩm bằng Việt-Văn cho đến
khi ta phát-minh ra chữ Quốc-Ngữ. Nói về Chữ Nôm, từ thế-kỷ thứ 13,
Hàn-Thuyên là người đã dùng Chữ Nôm đầu tiên để làm thơ văn bằng
Việt-Ngữ. Rồi từ đấy Văn Nôm ngày càng phát-triển và từ thế-kỷ thứ 15
đến thế-kỷ thứ 18 là thời kỳ cực-thịnh của Chữ Nôm. Trong khoảng thời-
gian nầy ta có các tác-phẩm bằng Chữ Nôm như Quốc-Âm Thi-Tập và
Gia-Huấn-Ca của Nguyễn-Trãi, rồi đến các truyện Thơ Nôm như Chiêu-Quân
Cống-Hồ, truyện Trinh-Thử. Còn Thơ Nôm thì có các tác-giả như Hồ-Quý-Ly,
Nguyễn-Biểu, vua Lê-Thánh-Tôn với Viện Hàn-Lâm Tao-Đàn,
Nguyễn-Bỉnh-Khiêm với Bạch-Vân Quốc-Ngữ-Thi. Sau đó đến thời-kỳ
toàn-thịnh của Văn Nôm với Đào-Duy-Từ, Lê-Quý-Đôn, Nguyễn-Công-Trứ, Bà
Đoàn-Thị-Điểm với bản dịch Chinh-Phụ-Ngâm, Nguyễn-Gia-Thiều với Cung-Oán
Ngâm-Khúc, Nguyễn-Huy-Tự với Hoa-Tiên-Truyện và Nguyễn-Du với tác-phẩm
bất-hủ Đoạn-Trường Tân-Thanh. Rồi đến thế-kỷ thứ 19, còn được gọi là
cận-kim thời-đại với những danh-sĩ Thơ Nôm như Nguyễn-Văn-Thành nổi
tiếng với bài Tế Trận-Vong Tướng- Sĩ, Nguyễn-Đình-Chiểu với Lục-Vân-Tiên
cùng Nguyễn-Khuyến, Cao-Bá-Quát, Trần- Tế-Xương, Hồ-Xuân-Hương và bà
Huyện-Thanh-Quan.
Như đã đề-cập ở trên, Chữ Nôm phỏng theo Chữ Hán là một sáng-kiến
để viết các tác-phẩm bằng Việt-Văn cho đến khi có chữ Quốc-Ngữ. Sau khi
được phát-minh, chữ Quốc-Ngữ đã chứng tỏ là một phương-tiện hữu-dụng
trong việc phổ-biến văn-học, nghệ- thuật, chính-trị, khoa-học, kỹ-thuật
v…v… Chữ Quốc-Ngữ còn có ưu-điểm là dễ-dàng đi vào quảng-đại quần-chúng
vì nó giản-dị, dễ nhớ, học mau và biết viết mau. Ngoài ra, chữ Quốc-Ngữ
được phát-triển mạnh là nhờ ở các phong-trào truyền-bá Quốc-Ngữ cũng như
các học-giả, các nhà báo, nhà văn, nhà thơ đua nhau sáng-tác không
ngừng.
Văn-chương Tiếng Việt có rất nhiều nét đặc-thù, trong khuôn-khổ bài
này, chúng tôi chỉ xin đề-cập đến hai trong những nét đặc-thù đó là
thuật ghép chữ và chính-tả. A- Thuật Ghép Chữ: Tiếng
Việt là tiếng đơn-âm, nếu dùng toàn tiếng một thì sẽ rất nghèo-nàn, vì
thế các cụ ta và các học-giả đã nghĩ ra cách ghép chữ cho Tiếng Việt
được thêm phần phong-phú.
Tiếng Việt có nhiều cách ghép chữ như: 1- Ghép Chữ Nho: Phần
lớn các chữ ghép của ta do hai Chữ Nho ghép lại thường được gọi là
Tiếng Hán-Việt và ta dùng quen thành Tiếng Việt thông-dụng như: độc-lập,
tự-do, dân-chủ, hòa-bình, trí-thức, bô-lão, thi-văn, thế-lực… 2- Tài tình nhất là những chữ kép hoàn-toàn ghép bằng hai Tiếng Việt thuần-túy. Lối này có nhiều cách như: * Ghép hai chữ mà đứng riêng ra thì không có nghĩa. Ví dụ:
bâng-khuâng, sỗ-sàng, sặc-sụa, sững-sờ, tầm-tã, thỉnh-thoảng, xập-xệ… * Ghép một chữ có nghĩa vào một chữ phụ để làm mạnh ý: bực tức, cực khổ, cứng rắn, ồn-ào,
tan-tác, thương yêu, xấu hổ, yếu hèn…
*Ghép một chữ vào một chữ khác để làm nhẹ bớt ý: cồm cộm, cong cong, đo đỏ, khen khét, mằn mặn, nhè nhẹ, trăng trắng…
* Đặc-biệt nữa là một chữ mà đem ghép với nhiều chữ khác để hàm ý-nghĩa thật mạnh như chữ: Trắng: trắng bạch, trắng bệch, trắng bóng, trắng dã, trắng hếu, trắng mởn, trắng muốt,
trắng mướt, trắng nõn, trắng ngà, trắng ngần, trắng phau, trắng tinh, trắng toát, trắng-trẻo, trắng xóa…,
Còn Đỏ thì có: đỏ au, đỏ chét, đỏ choét, đỏ chói,
đỏ gay, đỏ lòm, đỏ rực, đỏ tươi, đỏ thắm,… Và Vắng thì ta có: vắng bặt, vắng lạnh, vắng ngắt, vắng tanh, vắng teo, vắng-vẻ. *
Tài hơn nữa, ta đem một chữ rất thường dùng ghép với một chữ khác để
cấu-tạo thành không biết bao nhiêu chữ kép với những nghĩa đầy lý thú:
Như một chữ Ăn đem ghép thành: ăn ảnh, ăn bám, ăn bận, ăn bẩn, ăn bòn, ăn bốc, ăn bớt, ăn cắp, ăn có, ăn cỗ, ăn cơm, ăn cưới, ăn cướp, ăn chay,
ăn chạy, ăn chắc, ăn chận, ăn chẹt, ăn chịu, ăn chơi, ăn chùa, ăn chực, ăn dè, ăn đêm, ăn đòn, ăn đút, ăn đứt, ăn gian, ăn giỗ, ăn hại, ăn hàng,
ăn hiếp, ăn kiêng, ăn khao, ăn khem, ăn khín, ăn khớp, ăn lãi, ăn lạt, ăn lận, ăn lời, ăn lương, ăn lường, ăn mày, ăn mặc, ăn mặn, ăn mót, ăn mừng,
ăn nằm, ăn nói, ăn ngủ, ăn nhậu, ăn nhín, ăn nhịp, ăn nhờ, ăn ở, ăn quịt, ăn rơ, ăn sương, ăn tạp, ăn Tết, ăn tiệc, ăn tiền, ăn thề, ăn thua,
ăn trộm, ăn trớt, ăn uống, ăn vạ, ăn vã, ăn vặt, ăn vận, ăn vụng, ăn xài, ăn xén, ăn xin, ăn xổi, ăn ý… Lại cũng với chữ Ăn mà đem ghép làm bốn chữ thành rất nhiều thành-ngữ để mô- tả mọi hoàn-cảnh sinh-hoạt rất phong-phú như:
ăn cám trả vàng, ăn cháo đá bát, ăn chay nằm mộng, ăn chực nằm chờ, ăn dơ ở dáy, ăn dưng ngồi rồi, ăn đấu trả bồ, ăn đói mặc rách, ăn gian nói dối, ăn gởi nằm nhờ, ăn kiêng nằm cữ,
ăn miếng trả miếng, ăn ngay nói thẳng, ăn nhờ ở đậu, ăn sung mặc sướng, ăn tục nói phét, ăn thiệt làm dối, ăn trên ngồi trước, ăn trắng mặc trơn, ăn trước trả sau, ăn vóc học quen…
Còn chữ Ở đem ghép với chữ khác ta có: ở ác, ở ẩn, ở cữ, ở bạc, ở chung, ở dơ, ở đậu, ở đợ, ở giá, ở góa, ở không, ở lính, ở mướn, ở ngoải (Tiếng miền Nam có nghĩa là ở ngoài ấy),
ở rể, ở riêng, ở tù, ở trần, ở trỏng (Tiếng miền Nam, có nghĩa là ở trong ấy), ở truồng, ở vậy… * Ghép hai chữ mà thay cho cả một câu như “cuộc
bể dâu”, chỉ hai chữ bể dâu mà thay cho cả câu “bãi bể biến thành ruộng
dâu” (thương hải biến vi tang điền) , như trong Kiều có câu:
Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau-đớn lòng. Hoặc
hai chữ “vân cẩu” trong thành-ngữ thường dùng “bức tranh vân cẩu” nói
nôm na là bức tranh chó mây. Trong Cung-Oán Ngâm-Khúc ta có câu. ”Bức
tranh vân cẩu vẽ người tang-thương”, ý nói cuộc đời đổi thay mau chóng
như đám mây có lúc giống hình con chó rồi chỉ thoáng qua đã tan biến
mất.
* Ghép ba tiếng như: Trai tứ-chiếng, gái giang-hồ, anh-hùng rơm, quân-tử Tàu… * Xa hơn nữa, ta còn ghép bốn chữ: léng pha léng phéng, lỉnh ca lỉnh kỉnh, ỡm à ỡm ờ…
B- Chính-Tả:
Còn Chính -Tả là phép viết Tiếng Việt cho đúng. Trong ngôn-ngữ nào
cũng có chính-tả nhưng chính-tả trong Tiếng Việt ta lại rất quan-trọng
vì Tiếng Việt là tiếng đơn- âm lại có năm dấu Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng
cho nên cùng viết một chữ mà viết sai hoặc đánh dấu sai sẽ biến thành
một chữ khác với nghĩa khác hẳn.
Chính-tả Tiếng Việt thường chú trọng ở: Dấu Hỏi và dấu Ngã Chữ Ă và chữ Â Chữ O và chữ Ô Chữ C và chữ T Chữ D và chữ GI Chữ I và chữ Y Chữ N và chữ NG Chữ O và chữ U Chữ S và chữ X
Chúng tôi xin đơn-cử một vài thí-dụ về chính-tả trong Tiếng Việt: 1- Dấu Hỏi và dấu Ngã:
Nếu chữ Nghỉ viết dấu Hỏi thì có nghĩa là: nghỉ-ngơi, nghỉ chân, nghỉ hè, nghỉ mát, nghỉ phép,
nghỉ tay, nghỉ trưa, nghỉ việc… Trong văn-chương ta có: Truyền chân quán khách bộ-hành nghỉ-ngơi. (Nhị-Độ-Mai) Trước là thăm bạn sau là nghỉ chân. (Lục-Vân-Tiên) Đêm trăng này nghỉ mát phương nao.
(Chinh-Phụ) Nghỉ cũng còn có nghĩa là hắn, nó, ông ấy, người ấy
như trong Kiều nói về gia-thế Vương Ông: Gia-tư nghỉ cũng thường thường bực trung. (Kiều) Còn chữ Nghĩ nếu viết dấu Ngã, có nghĩa là :
suy xét, nghĩ lại, nghĩ-ngợi, nghĩ thầm, nghĩ vẩn-vơ…
như: Sự đời nghĩ cũng nực cười, Một con cá lội mấy người buông câu, (Ca-Dao) Nóng lòng chẳng biết nghĩ sâu, (Kiều)
Vắt tay nằm nghĩ cơ-trần, (Cung-Oán) 2- Chữ Ă và chữ Â: Nếu chữ Nắm viết Ă có nghĩa là nắm lấy, nắm cổ, nắm chính-quyền, nắm tay, nắm cơm, nắm xương…
như:
Tay cầm bầu rượu nắm nem, Mải vui quên hết lời em dặn-dò. (Ca-Dao) Nắm xương biết gởi tử-sinh chốn nào. (Kiều) Được riêng chữ tiết nắm phần chữ danh. (Nhị-Độ-Mai) Hay chữ Nấm viết  có nghĩa là
cây nấm, nấm hương, nấm rơm, nấm đất, nấm mồ… như: Đời cha đắp nấm, đời con ấm mồ. (Tục-Ngữ) Sè sè nấm đất bên đường, (Kiều) Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì. (Cung-Oán)
3- Chữ O và chữ Ô:
Nếu chữ Thong viết O, có nghĩa là thong-dong, thong-thả…
như: Thong-dong nối gót thư-trai cùng về. (Kiều) Tay trần vui chén thong-dong. (Kiều)
Và chữ Thông viết Ô có nghiã là :
thông-báo, thông-cáo, thông-cảm, thông-dâm, thông-dịch, thông-dụng, thông-đồng, thông-hành, thông-lệ, thông-minh, thông-suốt, thông-tấn-xã, thông-tin, thông-thái,
thông-thạo, thông-thương và cũng có nhĩa là cây thông, rừng thông, đồi thông, thông reo…
như: Dối trên hại dưới bấy lâu thông-đồng. (Nhị-Độ-Mai) Thông-minh vốn sẵn tính trời, (Kiêù)
Lớp cùng thông như đốt buồng gan. (Cung-Oán) Nào ai cấm chợ ngăn sông, Ai cấm chú lái thông-đồng đi buôn. (Ca-Dao) 4- Chữ C và chữ T:
Nếu chữ Chúc viết C có nghĩa là : chúc mừng,
chúc-ngôn, chúc Tết, chúc tụng, chúc-từ, chúc thọ, chúc-thư hay có nghĩa là một đầu nghiêng xuống (đầu cân chúc quá)…
như: Vịnh ca Thiên-bảo, chúc lời Nghiêu-hoa. (Nhị-Độ-Mai)
Đặt bày hương-án chúc nguyền thần-linh. (Lục-Vân-Tiên) Còn chữ Chút viết T có nghĩa là chút đỉnh, chút ít, chút xíu, chút nữa, chờ một chút hay có nghĩa là cháu năm đời (con của người chắt), cây chút-chít…
như: Gọi là chút đỉnh vật thường làm tin. (Lục-Vân-Tiên) Gọi là nếm trải mùi trần chút chơi. (Bích-Câu) Chút lòng trinh-bạch từ nay xin chừa. (Kiều) 5- Chữ D và chữ GI:
Nếu chữ Dương viết D có nghĩa là : dương-bản, dương-cầm, dương-cực, dương-gian, dương-thế màu xanh dương hay có nghĩa là con dê như linh-dương, sơn-dương hoặc có nghĩa là bể như Thái-Bình-Dương, Đại-Tây-Dương, Ấn-Độ-Dương,
và cũng có nghĩa là giống đực như: Hay đâu còn sống mà ngồi dương-gian. (Lục-Vân-Tiên)
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương-quan. (Kiều) Còn chữ Giương viết GI có nghĩa là giương buồm,
giương cánh, giương dù, giương cờ, (giương cao ngọn cờ đấu-tranh), giương cung, giương mắt…
như: Giương cung sắp bắn phượng-hoàng, Chẳng may lại gặp một đàn chim di. (Ca-Dao)
Tàu chen mãi đổ, thuyền giương buồm về. (Nhị-Độ-Mai) Quân reo súng nổ cờ giương. (H. Chữ) 6- Chữ I và chữ Y:
Nếu chữ Tai viết I có nghĩa là: lỗ tai, bông tai, thính tai, vành tai,
tai nấm hoặc có nghĩa là tai-nạn, tai-biến, tai-họa, tai-hại, thiên-tai…
như: Ở đây tai vách mạch dừng, (Kiều) Uổng thay đàn gảy tai trâu, (Lục-Vân-Tiên) Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần. (Kiều) Hay chữ Tay viết Y có nghĩa: cánh tay, bàn tay, khuỷu tay, tay áo, tay phải, tay trái, tay sai tay lái,
như: Tay làm hàm nhai.
(Tục-Ngữ) Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. (Tục-Ngữ) Xem cơ báo-ứng biết tay trời già. (Nhị-Độ-Mai) Tay không chưa dễ tìm vành ấm no. (Kiều) 7- Chữ N và chữ NG:
Nếu chữ Làn viết không có G nghĩa là
làn gíó, làn khói, làn mây, làn sóng, làn thu-thủy…
như: Làn thu-thủy, nét xuân-sơn, (Kiều) Thói đời giọt nước, làn mây, (Hoa-Tiên) Phải cung rày đã sợ làn cây cong. (Kiều)
Và nếu chữ Làng viết có G, nghĩa là: làng-mạc, làng xóm, làng văn, làng báo,làng chơi hoặc có nghĩa là làng-nhàng (mảnh-khảnh, hơi gầy), mắt làng (mắt trông không rõ)…
như: Phép vua thua lệ làng.
(Tục-Ngữ) Vừa ăn cướp, vừa la làng. (Tục-Ngữ) Văn-chương phú-lục chẳng hay, Hãy về làng cũ học cày cho xong. (Ca-Dao) Mùi phú-quý nhử làng xa-mã, Bả vinh-hoa lừa gã công-khanh.
(Cung-Oán) Dưới trần mấy mặt làng chơi, (Kiều) 8- Chữ O và chữ U:
Nếu chữ Cao viết O có nghĩa là: ở bên trên, cao-cấp, cao chót vót, cao cờ, cao-cường, cao độ, cao-điểm,
cao hứng, cao kế, cao-lương, cao-nguyên, cao-nhã, cao nhòng, cao-siêu, cao-thượng, cao-trào, cao-xạ, cao xanh
hoặc có nghĩa là thuốc cao và cũng có nghĩa là sào (một phần mười của mẫu ruộng)…
như: Than rằng lưu-thủy cao-sơn, Ngày nào nghe đặng tiếng đờn tri-âm. (Lục-Vân-Tiên) Miếng cao-lương phong-lưu nhưng lợm. (Cung-Oán) Cao cao lầu phụng, xa xa mặt rồng. (Nhị-Độ-Mai)
Hoặc chữ Cau viết U có nghĩa là : cau ăn trầu, cây cau, cau tươi, cau khô, sự tích Trầu Cau hay có nghĩa là cau-có, cau mày… như: Có trầu mà chẳng có cau, Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm.
(Ca-Dao) Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng, Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng? (Ca-Dao) Được mùa lúa thì úa mùa cau, Được mùa cau thì đau mùa lúa. (Tục-Ngữ) Cau-có như nhà khó hết ăn.
(Tục-Ngữ) 9- Chữ S và chữ X:
Nếu chữ Sa viết S có nghĩa là : sa-bàn, sa lầy, sa-mạc, sa mù, sa ngã, sa-sầm, sa-sút, sa-thải, sa-trường, châu sa hoặc có nghĩa là một bộ-phận trong khung dệt,
một loại hàng dệt thưa hay chim se sẻ…
như: Phượng-hoàng đậu chốn cheo-leo, Sa-cơ thất-thế phải theo đàn gà. (Ca-Dao) Một lời trân-trọng châu sa mấy hàng. (Kiều) Sa-cơ một phút ra người cửu-nguyên.
(Nhị-Độ-Mai) Còn chữ Xa viết X nghĩa là : xa cách, xa gần, xa giá, xa-hoa, xa lánh, xa lìa, xa-lộ, xa-xăm, xa-xỉ, xa-xôi, quân-xa, công-xa…
như:
Liệu mà xa chạy cao bay, Ái-ân ta có ngần này mà thôi. (Kiều) Tuần-hoàn lẽ ấy chẳng xa. (Nhị-Độ-Mai) Lại e non-nước xa-xôi nghìn trùng. (Lục-Vân-Tiên) Xa mặt cách lòng. (Tục-Ngữ)
Bà con xa không bằng láng-giềng gần. (Tục-Ngữ) Như ta
đã thấy, Tiếng Việt ta đậm-đà, phong-phú và qua hơn bốn ngàn năm
văn-hiến, Tiếng Việt đã tạo nên một kho-tàng văn-chương với nhiều
tác-phẩm tuyệt-vời. Vì thế, : Gìn-giữ và bảo-tồn Tiếng Việt là giữ mãi
Hồn Việt trong tim và khi mà Hồn Việt ta còn thì Văn-Hóa ta còn, Văn-Hóa
ta còn thì Tiếng Việt ta còn, Tiếng Việt ta còn Nước Việt ta còn.
LÊ THƯƠNG (Virginia, USA)
------------- mk
|
|