Tạp Ghi Của Hoa Hạ
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Chuyện Linh Tinh
Forum Discription: Nói chuyện linh tinh về đủ mọi điều ...
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=12655
Ngày in: 25/Jul/2025 lúc 6:21am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Tạp Ghi Của Hoa Hạ
Người gởi: Hoa Hạ
Chủ đề: Tạp Ghi Của Hoa Hạ
Ngày gởi: 12/Dec/2013 lúc 7:22pm
NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH HAY KỊCH BẢN TRUYỆN PHIM BUỒN ?!
1
Xin lỗi, anh không thể nhận lời cầu hôn của em
Lời cầu hôn đến sớm hơn dự định nhưng
không phải anh mở lời mà là em, không phải trong không gian lãng mạn,
chỉ là một màu trắng đến lạnh người, không phải những nụ cười mà là
những giọt nước mắt của em.
Em à, anh là người đàn ông mạnh mẽ nhất mà em từng gặp phải không? Vậy
mà trong lúc này đây, đôi bàn tay anh run lên vì đau chỉ một phần nhỏ,
trong khi trái tim anh nghẹn lại, anh đang khóc. Có lẽ vào một hoàn cảnh
khác, khi biết anh đang khóc em sẽ cười nhưng anh biết trong lúc này
đây, em cũng đang như vậy. Anh luôn cố tỏ ra mạnh mẽ trước mặt em. Mọi
nỗi đau thể xác anh đều có thể chịu được, vậy sao khi nghĩ về em trong
lúc này, mọi kỷ niệm ùa về làm lòng vỡ nát, nhớ em và thương em vô cùng.
Khi nãy em gọi ra hỏi thăm anh, nghe giọng em anh kìm nén lòng đành nói
vội, để em không thấy anh yếu mềm như bây giờ, còn em lại khóc. Có lẽ
phải nhờ chuyến đi công tác này của em, anh mới đủ nghị lực để quyết
định rời xa. Anh xin lỗi! Đã 4 năm một tháng 17 ngày chúng ta yêu nhau,
anh lên kế hoạch vào ngày kỷ niệm 5 năm chúng mình gắn bó, cũng là ngày
cầu hôn em. Anh vẽ ra nến, hoa và một không gian lãng mạn chỉ có chúng
ta, cứ tưởng tượng ra nụ cười của em khi ấy anh cũng đủ vỡ òa trong hạnh
phúc.
Vậy mà thật cay nghiệt, ông trời lại bắt anh và em chịu đau khổ như bây
giờ. Lời câu hôn đến sớm hơn dự định nhưng không phải anh mở lời mà là
em, không phải trong không gian lãng mạn nến và hoa, chỉ là một màu
trắng đến lạnh người, không phải những nụ cười vỡ òa trong hạnh phúc,
thay vào đó là những giọt nước mắt của em. Cũng không phải một câu trả
lời đồng ý, mà là sự im lặng và anh biết mình không thể. Anh xin lỗi,
ngàn lần xin lỗi em.
Anh tự dày vò mình tại sao lại cho em phát hiện tình trạng bệnh của
anh, một con người giờ đây cuộc sống đang phải tính từng tháng hay thậm
chí từng ngày. Em như gục ngã khi biết được điều này, khóc rất nhiều. Em
cố gắng động viên, mong cùng anh cố gắng chiến thắng. Anh phải làm sao
để em vui? Anh cười để em yên tâm rằng mình rất khỏe, chẳng có gì khiến
anh gục ngã được.
Anh tiến hành những đợt xét nghiệm và truyền hóa chất nhưng có lẽ đó
chỉ vì em, còn anh biết căn bệnh đang thế nào. Nhưng anh không thể ở bên
em được nữa khi em quyết định chúng ta sẽ cưới nhau vào đầu năm. Em nói
muốn có đứa con giống anh, muốn được chăm sóc mẹ anh vì anh giống mẹ,
muốn quan tâm đến tất cả những gì liên quan đến anh.
Em ơi, rồi sau đó ai sẽ là người chăm sóc cho em, ai sẽ quan tâm và bên
cạnh em những lúc khó khăn. Anh biết mình không thể để em lại trên đời
như thế, em yếu đuối lắm và cần người che chở. Em cố gắng xin không đi
chuyến công tác này để được ở bên, chăm lo cho anh, nhưng rồi không thể
không chấp hành mệnh lệnh. Cũng đến lúc rồi, đến lúc anh phải ra đi
thôi, anh biết em sẽ buồn nhiều lắm, nhưng rồi lúc nào đó ngày này cũng
phải đến, nên kết thúc sớm tốt hơn em ạ.
Ở nửa vòng trái đất, còn một người phụ nữ anh rất yêu, có lẽ anh nên
dành phút vui vẻ cuối cùng để ở bên mẹ, thật tiếc khi mẹ không được gặp
em. Anh sẽ cố gắng để mẹ không đau lòng cho đến phút cuối ra đi vì cuộc
đời bà đã phải chịu thật nhiều đau khổ. Hãy tha thứ cho anh em nhé, khi
không thể nói một câu vĩnh biệt vì anh chẳng đủ can đảm, không đủ mạnh
mẽ như em vẫn tự hào về anh. Em và mẹ, hai người anh nghĩ đến nhiều nhất
lúc này mà không thể ngăn được dòng nước mắt ngừng rơi.
Em à, có lẽ khi em đọc được những dòng này là lúc anh không thể ở bên
em nữa rồi. Xa anh, em nhớ phải ăn uống đầy đủ và đừng bỏ bữa, đi ngủ
nhớ khép cửa sổ khi trời đã trở lạnh vì em rất dễ cảm. Đừng xem phim
buồn nữa nhé, cho đến khi có một ai đó ngồi bên xé giấy và lau nước mắt
cho em. Anh chỉ đang đến một nơi xa, nơi đó rất đẹp mà quên đường về.
Nhưng ở đấy, anh sẽ luôn nghĩ về em, để có ngày không có điều gì có thể
chia cắt chúng ta được nữa. Hãy luôn tin điều đó và sống thật hạnh phúc
nhé em.
Vĩnh biệt người anh yêu dấu. Yêu em nhiều lắm! Anh
2
Nếu có kiếp luân hồi, em nhất định tìm anh
Hai chúng ta như hai kẻ ngốc, nội tâm
và cứng đầu. Nếu trước đây cả hai quên đi cái tôi của bản thân thì mọi
việc sẽ không quá xa như bây giờ.
11 năm, thời gian đủ dài để mọi thứ trở thành ký ức nhưng nỗi nhớ chưa
bao giờ nguôi ngoai. Lúc nào em cũng nhớ đến anh. Tại sao anh không chịu
mở lời dù chỉ một lần? Hai đứa cùng vào đại học, em biết rõ anh thích
em và em cũng vậy mà. Một năm trôi qua, khi anh nhận được học bổng ra
nước ngoài học tiếp, em vẫn chờ và hy vọng. Nói chuyện qua yahoo anh
chưa bao giờ chịu nói một câu tình cảm với em, chỉ là những thông tin về
học hành, sức khỏe và hỏi em có người nào chưa.
Thêm hai năm sau đó em đã mệt mỏi, nghĩ nếu quen ai đó cũng là cách để
buộc anh phải nói ra trước khi quá muộn. Em nghĩ anh đã quên mình rồi,
hay ở nơi xa đó đã có người ở bên cạnh. Em quyết định lấy chồng, kết
thúc mọi chuyện bằng hôn nhân dù quen người đó không lâu và tình cảm của
mình chưa đủ chín để gọi là tình yêu. Từ đó em đã coi như tên anh chưa
từng tồn tại trong ý nghĩ.
Ba năm sau kể từ ngày em lấy chồng, anh trở về, nghe qua bạn bè em biết
anh cũng tán tỉnh vài người rồi thôi. Đến giờ đã 11 năm anh vẫn vậy, đi
làm, về nhà và chưa quen ai. Một lần nói chuyện, anh đã chia sẻ tất cả,
để làm gì khi mọi chuyện đã quá muộn, không thể quay đầu được anh?
Qua trải nghiệm cuộc sống em biết mình yêu anh và chưa bao giờ quên
được anh. Hai chúng ta như hai kẻ ngốc, nội tâm và cứng đầu. Nếu trước
đây cả hai quên đi cái tôi của bản thân thì mọi việc sẽ không quá xa như
bây giờ. Câu chuyện nói rồi bỏ lỡ giữa chừng vì cả hai đều không dám
nói câu tiếp theo.
Em cũng không đủ can đảm để nói thật rằng mình chưa quên được anh, sẽ
chẳng tới đâu, cứ nghĩ về nhau như thế thôi. Nếu thật sự có kiếp luân
hồi em nhất định sẽ tìm anh. Cầu mong anh sẽ được hạnh phúc. Ngọc
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Trả lời:
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 12/Dec/2013 lúc 7:25pm
3 -Xin lỗi tình yêu của tôi
Tôi biết phải thay đổi, trưởng thành
hơn để xứng đáng với tình yêu của em. Tôi biết em sẽ luôn dõi theo bước
chân tôi, tin rằng một ngày nào đó sẽ ôm em vào lòng và trân trọng em
hơn.
Tôi và em quen nhau gần 5 năm, đã tính đến chuyện sẽ cưới em về làm vợ.
Tính tôi rất nóng nảy và hay cáu gắt, khi lo cho em hay khi thấy em bị
đau vì té hoặc những lúc em bệnh tôi lại gắt lên tại sao không biết lo
cho bản thân, dù thật lòng tôi không muốn nói như vậy. Có đôi lúc tôi
gắt gỏng và đánh em, nhưng lúc đó tôi như một con người khác, không biết
kiềm chế mình.
Trong sinh nhật em, tôi làm em tổn thương, tức giận khi thấy em đi trên
xe của một bạn nam đồng nghiệp. Tôi chặn xe, đe dọa, buộc em đi với tôi
nhưng em không đồng ý, tôi nhìn thấy ánh mắt đau khổ và thất vọng dành
cho mình. Như một kẻ điên, tôi lao vào nhà em nói hết tất cả mọi chuyện,
rằng em đã là vợ tôi, em là của tôi, chính những lời nói đó đã làm tan
nát trái tim em.
Khi về nhà ngồi suy nghĩ lại tôi thấy mình thật bỉ ổi, tại sao em yêu
tôi nhiều đến thế mà tôi lại nghi ngờ? Tại sao tôi lại hành động như một
đứa trẻ khi bị giành lấy thứ mình thích nhất. Tôi hành xử như một người
vô văn hóa, biết mình đã làm tổn thương lòng tự trọng của em. Thật sự
tôi đã quá sai khi làm những điều đó.
Tôi biết phải thay đổi, trưởng thành hơn để xứng đáng với tình yêu của
em. Tôi biết em sẽ luôn dõi theo bước chân tôi, tin rằng một ngày nào đó
sẽ ôm em vào lòng và trân trọng em hơn. Dù em không đọc những dòng này
nhưng tôi vẫn muốn nói “Xin lỗi em, ngàn lần xin lỗi em”. Đây sẽ là bài
học đắt giá nhất trong cuộc đời mình, tôi biết cái giá để trả cho bài
học này quá đắt. Điều quan trọng hơn tôi đã biết mình yêu em thật lòng
và cũng biết em vẫn luôn yêu tôi, như thế là đủ lắm rồi.
Việt
4-Trả giá khi quyết sinh con với người có vợ
Tôi vẫn tin vào tình yêu to lớn anh
luôn nói, vẫn chờ mỗi ngày để nhìn thấy anh chơi đùa cùng con dù chỉ vài
phút. Sau đó anh lại vội vã ra về vì vợ không ngừng tới nhà quấy phá,
đánh mẹ con tôi, nhục mạ gia đình tôi.
Ngày ấy, tôi là một cô gái 22 tuổi đầy tự tin, bản lĩnh, anh là người
đàn ông hào hoa, lịch thiệp, có một người vợ theo lời anh thì lớn tuổi
hơn, không con cái, đang bị trầm cảm nặng và phải chăm sóc thêm cho bà
mẹ vợ nằm trên giường. Từ việc ngoài xã hội tới việc trong gia đình một
tay anh lo liệu. Tôi mang lòng yêu và khâm phục người đàn ông ấy, nhiều
lần đến nhà và chạm mặt vợ anh, thấy có vẻ cô ấy không hề bị bệnh.
5 năm trôi đi, giờ đây tôi là mẹ của con anh, cũng biết được vô vàn sự
thật mà trước đây vì quá yêu không nhìn thấy. Ngày vợ anh rời khỏi nhà
bán lại cho anh trai anh, tôi rất vui dù rằng giờ đây anh chỉ có hai bàn
tay trắng, anh nói về ở cùng em gái cho tới khi nào chúng tôi có được
một mái nhà chung. Tôi có cần gì ngoài anh đâu.
Đời ai biết chữ ngờ, một ngày tôi được gia đình cho biết anh đang ở gần
nhà mình cùng với vợ và chăm sóc cô ấy chu đáo có tiếng ở khu ấy, tôi
chết lặng nhưng vì cái thai hơn 3 tháng, tôi biện hộ rằng anh chăm sóc
và thăm hỏi cô ấy là chuyện bình thường. Con chưa đầy tháng, đất như sụp
dưới chân khi tôi phát hiện bấy lâu nay anh dối lừa, đã trở về sống với
vợ từ khi nào dù hàng ngày anh bên tôi, chăm sóc, đưa tôi đi bộ, tối về
lại ôm ấp vợ mình.
Chứng kiến sự hèn nhát khi anh không cho tôi gặp dù trời đã khuya và
tôi vừa sinh con, đứng trước ngôi nhà anh đang thuê ở cùng vợ, tôi đã
hiểu vì sao khi yêu cầu thuê phòng trọ ở cùng anh không chịu, nói chỉ
tới lui sáng chiều chăm sóc lúc tôi bụng mang dạ chửa. Tôi muốn chết đi
để không phải đau đớn thế này.
Một lần nữa vì con, tôi cho anh cơ hội. Anh hứa sẽ rời khỏi đó vào cuối
tháng nhưng không biết bao nhiêu ngày cuối tháng trôi đi. Gia đình tôi
cho biết anh lại chuyển đi cùng vợ, không hề báo với tôi. Tôi vẫn tin
vào tình yêu to lớn anh luôn nói, vẫn chờ mỗi ngày để nhìn thấy anh chơi
đùa cùng con dù chỉ vài phút. Sau đó anh lại vội vã ra về vì vợ không
ngừng tới nhà quấy phá, đánh mẹ con tôi, nhục mạ gia đình tôi.
Đó là cái giá mà tôi phải trả, chỉ thương cho con, tôi vô cùng
xấu hổ với gia đình. Do quá yêu và tin anh, tôi biến mình thành con
người nhu nhược, ích kỷ. Tôi không muốn con lớn lên trong sự ghẻ lạnh
của bên nội, xỉ vả của vợ anh, mặc cảm với cuộc đời vì có một người mẹ
tội lỗi như mình.
Tôi biết sai, điều duy nhất làm đúng là kiên quyết sinh con khi không
có sự đồng thuận của anh chỉ vì tuổi xuân không còn và khả năng sinh con
của tôi cũng giảm vì nhiều lần phá thai do "Chưa phải lúc đâu em". Anh
đưa tôi đi từ thất vọng này sang tuyệt vọng khác, giờ đây tôi không còn
mở cửa trái tim mình được nữa. Tôi biết ngày tháng sau này của hai mẹ
con rất khó khăn, nhưng thà như vậy còn hơn ngày ngày sống trong sự giả
dối của anh.
Khi nào lớn khôn, tôi chỉ mong con đừng trách giận khi không cho cháu
một gia đình và người cha trọn vẹn. Tôi van xin anh bước ra khỏi cuộc
đời của mẹ con tôi nhưng rồi nghe giọng cười giòn tan của con khi được
chơi với bố, những giây phút ít ỏi đó tôi lại chẳng thể nói gì.
Tôi phải làm thế nào đây? Tôi sợ một ngày con hiểu chuyện hỏi bố thì
sao? Tôi có nên cắt đứt tình cha con, cướp đi tài sản quý nhất và duy
nhất của con? Sâu tận đâu đó trong lòng, tôi biết mình đang chờ đợi một
điều không thể. "Anh không thể bỏ rơi vợ vì cô ấy quá tốt, như thế là
bất nhân bất nghĩa". Yêu không sai nhưng đặt tình yêu vào sự giả dối
hoàn toàn sai lầm.
Khi quyết định yêu người có vợ, bạn hãy tin chắc một điều "Không bao
giờ anh ta bỏ vợ và bạn sẽ là người phải nhận nhiều ê chề nhục nhã". Bài
học theo tôi suốt cuộc đời, tôi không thể quay đầu nữa. Còn bạn, khi có
cơ hội, nhận ra sự thật hãy nhanh rút chân ra khỏi vực thẳm này, đừng
như tôi bạn nhé.
Khanh
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 12/Dec/2013 lúc 7:27pm
5 -Nếu mẹ không nóng với sui gia, cả nhà đã không đi tù'
Hàng xóm thiệt mạng, 3 người gia đình
chồng trọng thương còn cha mẹ ruột thì bị bắt sau trận hỗn chiến vì cây
bưởi khô, Ngọc Em giờ chỉ biết ngồi ôm con khóc.
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/sui-gia-hon-chien-vi-cay-buoi-kho-gia-20-000-dong-2916272.html - Sui gia hỗn chiến vì cây bưởi khô giá 20.000 đồng
Ba ngày qua, hai xã Xuân Hòa và Trinh Phú ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng)
xôn xao chuyện sui gia chém nhau làm 3 người nhập viện và 1 hàng xóm
thiệt mạng. Bốn nghi can trong cùng một nhà đang bị tạm giữ để điều tra
hành vi Giết người.
 |
Ông Luyến chỉ hiện trường nơi ông Dẹp bị sát hại và anh cọc chèo của nạn nhân nhảy sông lánh nạn. Ảnh: Duy Khang
|
Ông Huỳnh Văn Luyến, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ấp 3, xã Trinh Phú cho
biết, con gái ông Nguyễn Văn Cọp ở Xuân Hòa về làm dâu gia đình ông
Nguyễn Văn Lục (56 tuổi, xã Trinh Phú) khoảng nửa năm nay. Dù đường đất
nông thôn nắng bụi mưa sình nhưng sui gia thường gặp nhau uống rượu bởi 2
nhà cách nhau chỉ khoảng 1km.
"Ông Cọp cộc tính, hay giận dữ. Ông Lục hiền nhưng thiếu bình tĩnh khi
say rượu. Hai tính cách đối lập khiến sui gia thường cự nhau trên bàn
nhậu nhưng rồi mai lại làm hòa, nhậu tiếp", ông Luyến nhận xét.
Tuần trước, ông Lục hứa bán cho ông Cọp cây bưởi để làm củi với giá
20.000 đồng. Ngày 25/11, bà Nguyễn Thị Tuyết (vợ ông Cọp) sang chơi phát
hiện cây bưởi đã bị nhà thông gia cưa bán cho người khác liền nổi giận,
nặng lời trách móc.
Mâu thuẫn căng thẳng hơn khi chị Nguyễn Thị Ngọc Em, con dâu ông Lục và
cũng là con gái bà Tuyết, lấy 20.000 đồng trả lại cho mẹ để bà bớt giận
mà bỏ qua cho gia đình chồng. Song, bà Tuyết xé tờ giấy bạc và được cho
là về nhà kêu chồng với 2 con trai mang hung khí sang nhà sui gia để ăn
thua.
 |
Gốc bưởi bị cưa mất là nguyên nhân sui gia hỗn chiến. Ảnh: Duy Khang
|
Khi hai gia đình lao vào ẩu đả, ông Phan Văn Dẹp (hàng xóm ông Lục)
đang ngủ đã choàng thức giấc. Người đàn ông 49 tuổi này chạy ra đến lộ
nói vọng vào trong "chuyện đâu còn đó, đừng đánh nhau nữa". Tức thì ông
Cọp quay sang cầm chiếc dầm bơi xuồng đập vào đầu ông này một cái như
trời giáng. Nạn nhân còn đang choáng váng, một trong 2 người con của ông
Cọp bị cho là cầm dao chém thêm vào đầu khiến ông này tử vong. Anh cọc
chèo của nạn nhân biết chuyện chạy đến can ngăn cũng bị họ chém trúng
tay nên hoảng sợ nhảy xuống sông lánh nạn.
"Lúc cha với anh tôi ở ngoài lộ đánh chú Dẹp thì thằng em út chạy vào
nhà rượt chém cha chồng, anh chồng và chồng tôi khiến 3 người bị thương.
Trước khi mọi người chém nhau, tôi đã khuyên và đẩy mẹ tôi về nhà nhưng
sau đó bà càng tức giận, lôi cả cha và anh em trai tôi lại đánh nhau",
chị Ngọc Em kể.
Nói về nguyên nhân cây bưởi trước nhà bị cưa mất, chị Em cho biết gia
đình chồng rất khó khăn, muốn bán bớt vài cây ăn trái kém hiệu quả để
kiếm tiền xoay sở cuộc sống hàng ngày. Lúc thợ đến cưa cây bán, gia đình
không để ý nên cây bưởi đã bán cho cha mẹ chị bị cưa luôn.
 |
Chị Ngọc Em ôm con khóc trước nhà khi cha mẹ ruột cùng anh, em bị
bắt. Gia đình chồng cô cũng có 3 người bị thương và hàng xóm gần đó
thiệt mạng. Ảnh: Duy Khang
|
"Nhà chồng nghèo lại càng khó khăn thêm khi 3 người đàn ông trụ cột
phải nằm viện. Tôi có nghề đi hái dừa thuê nhưng nay phải trông con nhỏ,
không đi làm được. Nhà cha mẹ ruột tôi giờ đóng cửa vì cả 4 người đều
bị bắt", chị Em nức nở.
Chiều 28/11, Công an Sóc Trăng cho biết tiếp tục thẩm vấn các nghi can
để củng cố chứng cứ khởi tố, xử lý vợ chồng ông Cọp cùng các con theo
pháp luật.
Duy Khan
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 12/Dec/2013 lúc 7:29pm
NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH HAY KỊCH BẢN TRUYỆN PHIM BUỒN ?!
Những ngày vừa qua, ở Nam Định xôn xao về sự
việc Đinh Văn Phạt (26 tuổi, trú tại Giao Thiện, Giao Thủy, Nam Định)
sát hại hai con đẻ của mình rồi tự vẫn. Hiện sự việc đang được Cơ quan
Công an tích cực điều tra. Theo ông Đinh Văn Thuận (bố của Phạt), thời
gian gần đây Phạt có biểu hiện bị thần kinh, gia đình chưa kịp đưa đi
chạy chữa thì xảy ra sự việc đau lòng này…
1. Chúng
tôi có mặt tại Giao Thiện vào một buổi chiều đầu đông. Những cơn gió
lạnh thổi từ biển về khiến cho không khí thêm phần hiu hắt. Mấy ngày
nay, ở cái xã cuối huyện và cũng cuối tỉnh Nam Định vốn rất bình yên này
nhiều người dân đều tỏ ra bàng hoàng, thậm chí bức xúc trước hành vi
của người cha ác độc. Họ bảo, hổ dữ cũng chẳng ăn thịt con, nữa là con
người. Càng phẫn nộ trước hành vi ghê rợn của Đinh Văn Phạt, người dân
lại càng cảm thương trước cái chết oan uổng của hai cháu bé (đứa 4
tuổi, đứa 2 tuổi).
Bà Hoàng Thị K., một người họ
hàng xa với Phạt mắt đỏ hoe nói với chúng tôi: "Hôm trước gia đình đã tổ
chức làm lễ tang cho các cháu. Hiếm có đám nào người dân đi đưa tiễn
đông như thế. Nhìn hai đứa trẻ xinh như thiên thần lần lượt đưa vào áo
quan, rồi chôn xuống nền đất lạnh, chẳng ai cầm nổi nước mắt". Bà K.
cũng nhiệt tình dẫn chúng tôi ra nghĩa trang, để chúng tôi thắp hương
cầu cho linh hồn các cháu được siêu thoát.
Tại nhà ông Đinh Văn Thuận - bố
đẻ của Phạt vẫn còn rất đông người dân đến chia buồn với gia đình. Từ
khi sự việc xảy ra chị Hoàng Thị Thúy (28 tuổi, con dâu của ông Thuận)
gần như quị hẳn. Cả ngày chị chỉ nằm một chỗ, lúc khóc lúc tỉnh kêu gào
trả lại con cho chị. Bà nội của cháu (bà Trần Thị Ren) mặc dù đang ngồi
trong vòng tay sẻ chia của bà con làng xóm vẫn vật vã, ngất lên ngất
xuống. Có lẽ bà chưa thể tin hai đứa cháu đẹp như tranh của mình đã ra
đi mãi mãi.
Ngồi tiếp chúng tôi, ông Thuận
cũng phải nghẹn ngào mãi mới nói lên lời. Ông kể, khoảng 8 giờ sáng ngày
19/11/2013, khi ông đang ngồi uống nước ở gian ngoài thì bỗng nghe thấy
tiếng vỏ chai bia bị vỡ, rồi nghe thấy tiếng con trai ông gào lên phía
gian buồng trong. Vội vàng chạy vào, ông thấy Phạt đang ngồi trên giường
ôm đầu, máu chảy ròng ròng. Ông Thuận vội giật lấy cái vỏ chai trên tay
Phạt vứt đi, rồi gọi người nhà băng bó, và đưa đi cấp cứu.
Sau đó ông Thuận mở chăn ra thì
thấy hai đứa trẻ mình mẩy tím tái. Đó là hai cháu nội của ông, Đinh Thị
H. (SN 2009) và Đinh Văn S. (SN 2011) đang nằm bất động. Hai cháu được
xác định là đã tử vong trước đó ít phút. Khoảng 9 giờ sáng cùng ngày,
lực lượng Công an xã Giao Thiện, Công an huyện Giao Thủy đã có mặt tại
hiện trường để điều tra sự việc.
|
Ngôi nhà của gia đình ông Đinh Văn Thuận. |
Theo anh Đinh Văn H., anh trai
của Phạt thì trên người hai cháu bé không có vết thương do ngoại lực tác
động, cổ cũng không có dấu hiệu bị bóp. Anh H. phỏng đoán nhiều khả
năng em trai mình đã trùm chăn kín khiến hai cháu ngạt mà chết. Trước
băn khoăn của chúng tôi là tại sao gia đình không để cho Cơ quan Công an
giám định tử thi hai cháu mà vội vàng đem mai táng, anh H. cho biết:
"Vì gia đình không muốn các cháu đau đớn thêm nữa!?".
2. Trưa ngày
19/11/2013, Đinh Văn Phạt đã được đưa lên Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam
Định để chữa trị. Cơ quan điều tra cũng đã tiến hành lấy lời khai của
Phạt tại giường bệnh.
Theo nhận xét của một số người
hàng xóm của gia đình ông Thuận, thì Phạt là một thanh niên chăm chỉ,
biết làm ăn. Họ cho rằng trong số 6 anh em thì Phạt là người ngoan nhất.
Vẫn theo bà Hoàng Thị K., hiếm có một người cha nào yêu con như Phạt.
"Nhìn cái cách Phạt bế con, cho con ăn uống, ru con ngủ… thì chẳng ai
tin được chính Phạt lại có thể xuống tay với các cháu" - bà K. nói.
Còn theo ông Thuận, ông và bà
Ren có được 6 người con (5 trai và 1 gái), Phạt là con thứ tư. Trong số 6
anh em, thì người anh cả và Phạt là được ông Thuận quý nhất, vì đều
ngoan ngoãn, biết làm ăn. "Thằng Phạt tuy chỉ chưa học hết THCS, nhưng
nó sinh ra đã thông minh, nhanh nhẹn. Đặc biệt là trong tính toán làm
ăn". Cách đây chừng 6 năm, Phạt đi nghĩa vụ quân sự, phục vụ trong lực
lượng Hải quân tại Quảng Ninh. Xuất ngũ, Phạt theo anh em bạn bè đi làm
khắp trong Nam ngoài Bắc.
Từ chỗ chỉ chuyên đi làm thuê
chân tay, Phạt dành dụm được tiền rồi mua được phương tiện chuyên chở
vật liệu xây dựng trong xã. Ông Thuận rất tự hào vì có đứa con nhanh
nhẹn tháo vát như Phạt. Sau một thời gian đi làm, Phạt còn mua vật liệu
về sửa nhà cho bố mẹ.
Cũng trong thời gian đi làm ở
ngoài Hà Nội, Phạt quen với chị Hoàng Thị Thúy (quê ở Bắc Cạn). Hai
người nảy sinh tình cảm, rồi về ở với nhau như vợ chồng, sinh con đẻ
cái. Hai gia đình cũng đã lên kế hoạch gặp gỡ nhau để bàn chuyện cưới
xin cho Phạt và Thúy.
Giải thích về hành động dã man
của Phạt, ông Thuận ngồi trầm ngâm một lúc. Dường như ông đang rà soát
lại tất cả những hành động của Phạt thời gian gần đây. Rít một điếu
thuốc lào, người cha già dường như cố nén tiếng nấc nghẹn rồi bật ra:
"Chúng tôi có lỗi các anh ạ. Chúng tôi đã chậm hơn "con ma" trong người
nó. Chúng tôi đã định một vài ngày nữa sẽ đưa Phạt đi bệnh viện thần
kinh. Nhưng mọi sự đã trở nên quá muộn mất rồi"
( Tạp ghi của Hoa Hạ)
Nguồn: http://antg.cand.com.vn/vi-vn/vuan/2013/9/82091.cand
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 18/Dec/2013 lúc 2:55am
ấy năm qua, dư luận đã phải bàng hoàng và phẫn nộ trước
không ít vụ bạo hành trẻ em tàn độc và dã man của những người bảo mẫu
đội lốt quỷ dữ, của cha dượng, mẹ kế và thậm chí là cả những người cha
mẹ ruột... Đứa bé nằm co ro sợ sệt trên sàn nhà, còn người phụ nữ to béo
này lấy gáo nước dội liên tục vào người, lấy chân kỳ cọ người bé. Đây
là hành động của con người ư?
1. Đầu năm 2008, một đoạn clip ghi
lại cảnh bạo hành của một bảo mẫu - Quảng Thị Kim Hoa (Đồng Nai) khiến
dư luận thực sự bị sốc và phẫn uất. Người phụ nữ này liên tục túm tóc,
giật ngửa các bé ra sau để đút cơm, bé nào ăn chậm sẽ bị bà ta chửi rủa,
lấy thước kẻ đánh không thương tiếc. Sau khi vụ việc bị phát giác, bảo
mẫu này đã phải lĩnh án 18 tháng tù.
2. Tháng 9/2010, dư luận phẫn nộ khi chứng kiến những hình ảnh bé Như
Ý (9 tháng tuổi) với đầy thương tích trên người. Cháu đã bị chính mẹ
ruột và bố dượng bạo hành. Sau đó, bố dượng của Như Ý, Lê Thành Tám (35
tuổi) đã bị tuyên phạt 6 năm tù và bà Nguyễn Thị Xuân Lan (30 tuổi, mẹ
bé Như Ý) bị tuyên 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích.
 |
Đây là hình ảnh thương tâm của bé Như Ý khi
mới chỉ 9 tháng tuổi - cái tuổi được bố mẹ chăm bẵm, nâng niu, cái tuổi
mới chỉ đang lẫm chẫm tập đi. Vậy mà cháu lại phải chịu những trận đòn
roi đầy thú tính của người mẹ ruột và người cha dượng
|
3. Vào ngày 1/6/2012, người ta phát hiện ra cháu Châu Văn Phúc (13
tuổi, Ninh Thuận) đang bị trói xích ngoài cửa, trên người nhiều thương
tật. Được biết cháu Phúc đã nhiều lần bị bố mẹ đánh đập và trói xích như
thế này.
 |
Giáo dục con bằng cách đánh đập tàn nhẫn,
chửi rủa rồi trói xích vào cửa như một con vật? Ở cái tuổi 13, cháu Châu
Văn Phúc (Ninh Thuận) đã phải chịu những trận đòn kinh khủng từ chính
bố mẹ ruột của mình
|
4. Có lẽ dư luận sẽ không bao giờ có thể quên được câu chuyện chấn
động về Hào Anh - cậu bé 14 tuổi đã bị hành hạ như thời trung cổ: bẻ
răng, kẹp đứt môi, dí sắt nung đỏ vào người… Đây là cách mà vợ chồng
Huỳnh Hoàng Giang - Mã Ngọc Thơm (Đầm Dơi - Cà Mau) "răn dạy" người làm
công. Vụ bạo hành kinh hoàng này bị phát giác vào năm 2010. Sau đó, đôi
vợ chồng thú tính này đã phải lĩnh án 23 năm tù giam và bồi thường 50
triệu đồng cho bé Hào Anh.  Hình ảnh bé Hào Anh và những thương tật khủng khiếp trên khắp người
5. Ngày 17/9/2010, bé Lê Quang Vinh bị cô Trần Thị Xuân Nữ bế bỏ vào
thang máy vận chuyển thức ăn, đóng cửa và bấm cho thang di chuyển từ lầu
hai xuống đất. Thang máy chỉ có cửa ở nơi lấy đồ ra vào, mặt trước của
thang giáp với bức tường tô xi măng nhám. Khi bị nhốt, bé kêu cứu, hai
tay bám vào cửa, khi thang đi xuống thì người bé cọ xát với vách tường.
Bé chấn thương quá nặng, máu ướt đẫm từ đầu đến chân; đầu, mặt và toàn
thân bầm dập, sưng húp; mắt trái bị lồi ra. Vụ việc khiến dư luận vô
cùng phẫn nộ. Sau đó Trần Xuân Nữ đã phải lĩnh án 4 năm tù giam.
 |
Hình ảnh đau lòng, bé Vinh với nhiều vết thương trên người
|
6. Sáng 23/10/2013, người dân hốt hoảng khi phát hiện ra cháu Nguyễn
Quốc Tuấn (SN 2007, tại thôn Tân Hiệp, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức) bị
lột trần và bị trói chặt chân tay vào cây bên đường QL 56. Khi được hỏi
nguyên nhân thì mẹ cháu thản nhiên cho rằng do cháu Tuấn lười, không
chịu tắm đi học nên phạt? Vì lười, không chịu tắm đi học nên mẹ ruột mới lột quần áo, trói chặt chân, tay vào một gốc cây bên đường QL56?
7. Mới 6 tuổi, lứa tuổi mà những đứa trẻ vui chơi, được gia đình yêu
thương thì bé Nguyễn Minh T. đã phải trở thành nạn nhân của bạo hành gia
đình, gánh chịu những nỗi đau đòn roi dã man của bố đẻ và người dì ghẻ
vô lương tâm. Nhìn những vết thương hằn sâu đã đóng vẩy trên người, trên
cổ cháu có thể thấy được cháu đã phải hứng chịu nỗi đau quá lớn về mặt
thể xác và tâm hồn trong suốt thời gian dài. Cũng nhờ có đơn tố cáo của
ông Nguyễn Doãn Tròn - ông nội T. vào ngày 30/10/2013 mà vụ việc đau
lòng này mới được phát giác. Vụ việc hiện đang được cơ quan chức năng
làm rõ. 
Cháu Nguyễn Minh T. và những vết thương hằn sau đã đóng vẩy
8. Vào những ngày đầu tháng 11/2013 vừa qua, dư luận đau lòng khi
chứng kiến hình ảnh bé Nguyễn Thành Đức (3 tuổi) với những vết thương
bầm tím, những vết bỏng trên khắp cơ thể. Cháu Đức đã bị chính cậu của
mình đánh đập, chích thuốc vào chân để ép đi ăn xin. Đôi chân trần nhiều vết bỏng, trên khắp người là những vết thương, tím bầm... cháu Đức đã phải hứng chịu quá nhiều nỗi đau
9. "Ba ơi, ba đừng đánh con nữa..." .." Ba ơi, con đau lắm..", tiếng
khóc đầy sợ hãi của bé gái 5 tuổi - Nguyễn Thùy Dương khiến những người
chứng kiến đau xót và phẫn uất. Bé Dương (Đồng Nai) đã phải hứng chịu
biết bao trận đánh tàn ác từ người cha thú tính. Người cha luôn dùng cây
đánh vào tay, chân, lưng, đầu do bé không chịu ăn cơm, thậm chí còn tàn
nhẫn nắm tóc đập mạnh đầu bé vào tường; đánh con bằng cây sắt... Vụ
việc đã bị phát giác vào 18/8/2013.  10. Vào những ngày tháng 10/2013 vừa qua, dư luận vô cùng bức xúc trước
vụ cháu bé Đặng Bảo Long (sinh ngày 9/10/2012) bị gãy cả 2 chân tại 1
điểm giữ trẻ - ở nhà bà Đinh Phương Loan (đường A Ninh, tổ dân phố 1,
thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà). Hiện vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều
tra làm rõ.  Tin tức nguồn: Báo Xã Luận
Tạp ghi của Hoa Hạ
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 18/Dec/2013 lúc 3:03am
Theo chị Hân, sau giấc mơ kỳ lạ về nơi chôn giấu thi
thể của chị Huyền, chị đã cùng gia đình trực tiếp tìm kiếm nhưng chưa
đạt được kết quả...
"Dù không phải là người mê tín và cũng không hay xem xét, lễ bái gì nhưng khi vụ việc của http://soha.vn/chi-huyen.html - chị Huyền
xảy ra hai mươi mấy ngày thì tôi cứ có suy nghĩ hay là mình phải ra
sông thì bạn mới nổi lên. Tuy nhiên, nhà tôi ở Nam Định mà sông thì lại ở
Hà Nội, thêm vào đó gia đình, bạn bè thì không phải nên tôi cứ bỏ ý
nghĩ đó đi.
Đến đêm ngày 28/11, tự nhiên tôi lại mất ngủ, đến sáng tôi mới nằm
ngủ lại được khoảng từ 7 giờ đến hơn 8 giờ. Và trong giấc ngủ hôm đó, tự
dưng tôi lại mơ và khi đấy, tôi nghe thấy tiếng nói mà không nhìn thấy
người. Tiếng nói đó nói là đi lên trên nhà, nói với mọi người là đừng
tìm tôi dưới sông nữa. Tôi có chết ở dưới sông đâu, tôi chết ở trên bờ
cơ mà.
Sau những lời đó, tôi lại thấy trước mắt hiện ra một con đường đất
đỏ. Tôi cứ đi thẳng vào con đường đó thì bên tay phải cứ hiện lên một
tường gạch rất cũ, không trát. Tôi đi qua và thấy nhà sao lại không có
nóc, có mái mà lò gạch cũng chẳng phải là lò gạch... Tôi cứ đi và đến
cái tường đó thì có 3 cây chuối, sau đó lại thấy có đám đất đắp lên bức
tường đó.
Khi tôi vào bới nó ra thì lại thấy một cái chân từ đầu gối xuống,
rồi tôi tự nói trong giấc mơ là sao thi thể bạn Huyền lại còn nguyên thế
này...
Sau đó, tôi lại tự nói là đường đi thế này thì biết rồi nhưng địa
điểm ở đâu mà tìm thì lại có tiếng nói với tôi là quê bác sỹ Tường... ", chị Hân (tên đã được thay đổi - PV) người từng thực hiện một tiểu phẫu nhỏ vào ngày 18/10 tại http://soha.vn/tham-my-vien-cat-tuong.html - thẩm mỹ viện Cát Tường kể lại giấc mơ của mình.
Gia đình tổ chức lễ tang chị Huyền không thi thể vào thời gian 49 ngày
Sau
giấc mơ hết sức kỳ lạ đó, chị Hân có kể lại cho một số người và nhận
được lời khuyên là nên đi lên nhà chị Huyền ở Hà Nội để báo cũng như,
nếu có thể sẽ phối hợp tìm cùng. "Tôi cũng không có số của gia
đình nên tôi gọi qua tổng đài điện thoại và xin số để gọi. Đến trưa thì
tôi gặp được bố chồng bạn Huyền và kể lại giấc mơ cũng như nói rõ là tôi
không phải là ngoại cảm, càng không tin vào bói toán, mê tín dị đoan.
Tôi nói thêm là tôi thấy có trách nhiệm phải kể lại giấc mơ và mong muốn
được lên gia đình thắp hương cho bạn. Sau đó, bố chồng bạn Huyền
có cảm ơn và nói rằng, giấc mơ như của mình thì rất nhiều. Nhưng khi
tôi nói rõ hơn, đồng thời nói mình cũng là một khách hàng của thẩm mỹ
viện Cát Tường vào ngày 18/10, rồi bằng tuổi với Huyền... thì gia đình
rất vui vẻ. Lúc lên tôi cũng nói rõ về giấc mơ tôi cũng không
biết thực hư thế nào và nếu gia đình tin, có ý định đi tìm thì tôi sẽ đi
cùng, phần tiền bạc tôi cũng sẽ bỏ ra, không bao giờ đòi hỏi mà chỉ cố
gắng giúp tìm kiếm bằng được bạn Huyền. Gia đình cả hai bên nội
và ngoại sau đó đã thống nhất cùng tôi về quê nhà bác sỹ Tường tìm nhưng
bên ngoại đến trước và chúng tôi bắt đầu tìm", chị Hân nói. Cũng
theo chị Hân, sau khi về khu vực quê nhà bác sỹ Tường, không biết do
nguyên nhân gì, đoàn đã tìm được đúng vị trí như trong giấc mơ của chị.
Tuy nhiên, việc tìm kiếm vẫn không đạt được kết quả. "Tôi cũng
không hiểu tại sao lại có thể tìm được địa điểm giống gần như 100% trong
giấc mơ mà trước đó, chưa bao giờ tôi về quê nhà bác sỹ Tường cả. Mọi
thứ từ con đường đất đỏ, khu đất, bức tường cũ kỹ, không trát là của lò
gạch cũ... đều giống y hệt. Nhưng chỉ có điều là mọi người đã cố đào các
điểm có nhiều nghi vấn nhưng vẫn không thấy. Sau khi gia đình
trở về, hai hôm sau, tôi có trực tiếp lái xe và nhờ một số người có kinh
nghiệm trong việc chuyển cất mồ mả, mang theo một số dụng cụ nhưng cũng
không có kết quả. Cũng một phần là do khu đất đấy quá rộng, ước lượng
muốn tìm hết chắc cũng phải mất đến 10 ngày. Thực sự, tôi không
mê tín, không vì cái gì cả nhưng vẫn mong muốn, nếu có điều kiện sẽ tiếp
tục về địa điểm này để tìm kiếm, làm sao giúp đỡ gia đình tìm bằng được
chị Huyền đưa về gia đình và cũng giúp mình đỡ phải suy nghĩ...", chị
Hân chia sẻ. Chị Hân cũng nhấn mạnh, từ sau giấc mơ kỳ lạ đó, cho
đến thời điểm hiện tại, chị chưa hề gặp lại giấc mơ nào có nội dung
tương tự như trên. Trong một diễn biến khác, trao đổi với chúng
tôi, ông Phạm Đức Quang (cậu ruột của chồng nạn nhân) cho biết, trong
thời gian tới sẽ nhờ TS Vũ Văn Bằng (thành viên Liên hiệp hội khoa học
và kỹ thuật Việt Nam) mang máy bức xạ địa từ đi tới một số điểm, trong
đó về cả khu vực quê nhà bác sỹ Tường, nơi chị Hân kể trong giấc mơ để
kiểm tra xem có thi thể của chị Huyền hay không.
Theo Trithuc
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 24/Dec/2013 lúc 9:30am
Đánh cha mẹ còn dọa tạt axít, ‘chẻ đầu’
A-
A
A+
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=730943#contentArticle - - ‹Đọc›
Công an phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
vừa tổ chức họp dân để kiểm điểm Phạm Hồng Đức (SN 1984, ngụ khóm Tây
Huề 2) vì nhiều lần gây mất an ninh trật tự và có hành vi ngược đãi cha
mẹ. Hành vi của đối tượng này khiến mọi người không thể tin rằng trên
đời này vẫn còn tồn tại loại “nghịch tử” như thế!
Đối tượng Phạm Hồng Đức khi bị đưa ra kiểm điểm trước dân.
Vào rất sâu trong ấp, chúng tôi mới
đến được nhà Đức. Gặp khách, trong đó có một Cảnh sát khu vực, Đức
khoanh tay chào rất lễ phép. Rồi anh ta nạt lớn một bà cụ đang bước ra:
“Kiếm nước cho mấy anh này uống lẹ coi!”. Người đó chính là mẹ ruột
anh ta – bà Trần Thị Cúc (sinh năm 1941). Trong nhà, chỉ có chiếc
phản và chiếc tủ bàn thờ là vật đáng giá nhất. Thậm chí, nền nhà vẫn
chưa được lót gạch, mà chỉ nhấp nhô những ụ đất đắp qua loa. Từ trước
ra sau, căn nhà cứ thông thống... Như hiểu cái nhìn của tôi, bà khẽ lắc
đầu: “Đồ đạc có còn gì đâu cô ơi, nó đập nát hết rồi, từ chén ăn cơm
tới cái thùng nước đá. Vợ chồng tôi đành phải đem đi giấu các món đồ
khác, chứ tiền đâu mà sắm hoài. Nhà trống huơ trống hoác vậy cho vừa
lòng nó!”. Trong lúc chúng tôi trò chuyện, Đức cứ đứng bên cạnh, tỏ
thái độ hăm dọa phóng viên hoặc nạt mẹ mình vì “nói thêm nói bớt”. Cảnh
sát khu vực buộc phải mời anh ta ra ngoài để tránh xảy ra chuyện.
Xen lẫn tiếng thở dài, bà Cúc kể lại cuộc sống đau khổ của mình. Hai vợ
chồng bà sống với nhau được 7 người con, Đức là con trai út. Trong khi
nhiều anh chị em khác chí thú làm ăn, thì Đức vẫn thong dong… đi nhậu.
Ngặt một nỗi, khi có rượu, Đức thường xuyên dùng lời lẽ thô tục chửi
rủa và rượt đánh cha mẹ mình. “Nó cứ lôi cha mẹ ra mà chửi như tát
nước. Không vừa lòng cái gì thì chửi cái ấy. Nhiều bữa, nó đi đâu về,
nghe tiếng nó ngoài cửa là hàng xóm lẫn gia đình tôi liền tắt đèn, tắt
tivi, đóng cửa lại giả vờ ngủ. Vậy mà nó cũng cố kiếm cho ra chuyện để
chửi. Có hôm tôi đang ngủ, nửa khuya nó lôi đầu tôi dậy, đánh tôi bầm
tím mình mẩy. Tôi già thế này rồi, làm sao chống lại sức trẻ của nó,
đành cắn răng chịu trận đòn. Có khi, nó hăm đòi tạt axít, hoặc “chẻ
đầu” cha mẹ nó. Tôi khóc với chồng hàng trăm lần: Không lẽ mình tự vẫn
cho khỏe cái thân, chứ sống kiểu này hoài sao chịu nổi?”.
Hơn 10 năm nay, Đức cứ hung hãn như thế. Chịu không xiết đứa con ngỗ
ngược, cha mẹ Đức thay phiên nhau “lánh nạn” nhà con cháu. “Bữa nào
ổng buồn bực mà đi, tôi ở lại mệt mỏi với nó vô cùng. Tôi qua nhà đứa
con gái kế bên, Đức cũng sang kiếm chuyện, chửi mắng, thậm chí dỡ nhà
chị nó. Con gái tôi buộc phải rào khuôn viên nhà lại, cắt đứt mối quan
hệ với thằng em không ra gì. Những đứa con khác cũng hiếm khi về thăm
nhà, vì tụi nó không muốn chạm mặt Đức”. Câu chuyện lên đến đỉnh điểm
khi Đức hành hung ông Phạm Văn Hận, cha ruột anh ta. Vài tuần trước,
trong một trận chửi mắng cha mẹ “như thường lệ”, Đức bị họ la ngược lại
vài tiếng. Thế là, hắn rượt theo ông Hận để “nói chuyện”. Ông Hận vội
bơi xuồng qua sông để tránh đòn thì Đức vốc một nắm ớt bột ném vào mặt
cha mình. Vốc ớt ấy đã làm ông Hận điều trị nhiều ngày mới mở mắt ra
được. Nhưng ông đã vĩnh viễn mất 30% thị lực, mắt mờ hẳn so với trước.
Từ sau khi bị kiểm điểm trước dân, Đức ít quậy hơn trước, nhưng vẫn
đều đều chửi mắng cha mẹ. Bà Cúc nhói lòng: “Làm cha mẹ, tôi đâu muốn
con mình bị chính quyền địa phương đưa ra giáo dục như thế. Nó đánh tôi
10 lần, tôi chỉ dám báo 1 - 2 lần, cũng vì muốn bảo vệ nó. Nhưng đến
mức thế này thì tôi không thể nào che chở được nữa. Vợ chồng tôi không
thể dạy con thì phải cậy nhờ cơ quan chức năng giáo dục tiếp, để nó trở
thành người lương thiện. Nhưng nó vẫn còn bướng lắm. Hễ có ai đó đến
nhà nói chuyện về nó, một lát mọi người về hết thì nó lại quay sang
chửi mắng vợ chồng tôi…”.
Quả thật, chia tay bà, chạy xe vòng qua bờ kênh bên kia, chúng tôi
vẫn còn nghe tiếng bấc tiếng chì của Đức. Người mẹ già lưng còng nhẫn
nại ra năn nỉ con vào nhà. Ánh mắt mờ đục của bà dường như tối hơn, khi
chiều vừa tắt nắng.
Tin tức nguồn: Xã Luận
HH sưu tầm và ghi lại
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 27/Dec/2013 lúc 8:12pm
Chuyện tình cảm động phía sau đám cưới thuê... chú rể
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=780653#contentArticle - -
Ngày cưới giông bão đùng đùng. Chú rể “hờ” làm
công việc đưa rước cô dâu trong suốt buổi lễ. Đến khi rước dâu, bỗng
nhiên xuất hiện thêm một “chú rể liệt chân” bò lê lết ra đón cô dâu.
 Vợ chồng anh Trào và đứa con trai
Khách khứa và quan viên họ hàng trong bữa tiệc đều ngạc nhiên, sửng sốt.
Hai chú rể ở bên nhau, không biết ai giả ai thật. Cho đến khi cô dâu bước đến nắm tay anh Trào thì mẹ chị ngất xỉu...
Thu là một cô gái lành lặn, nhưng yêu
say đắm một chàng trai bị liệt hai chân, đi lại lết bằng tay. Để bố
mẹ, họ hàng không phản đối, cũng như tránh những lời dị nghị từ hàng
xóm, Thu thuê một chàng trai lành lặn đóng giả làm chú rể, tổ chức cưới
hỏi. Sau những sóng gió qua đi, đôi vợ chồng đang sống với nhau hạnh
phúc bên hai đứa con kháu khỉnh.
Tình yêu qua những dòng tin nhắn
“Chú rể xịn” trong đám cưới này tên
Đào Xuân Trào (SN 1978, ngụ thôn Rạng Đông, xã Biên Giang, quận Hà
Đông, Hà Nội). Khi vừa lên 5 tuổi, anh bất ngờ lên cơn sốt, toàn thân
co giật mạnh, chân teo dần rồi bị liệt.
Thuở còn bé, Trào không nhận thấy
mình thiệt thòi, chỉ biết rằng các bạn chạy bằng hai chân, được đi học
còn mình thì “bò” bằng hai tay, cứ lết ra đến cổng rồi lại vào nhà.
Bị liệt hai chân, hoàn cảnh gia đình
khó khăn, trường lại xa xôi nên cả tuổi thơ Trào khao khát học chữ
nhưng không một lần được cắp sách tới trường. “Nhìn các bạn í ới đánh
vần O, A tôi mê lắm. Thế là tôi bắt chước cầm cái que tập viết nguệch
ngoạc xuống nền đất. Nhưng do không được dạy bảo cẩn thận nên cuối cùng
tôi mù chữ”, Trào chia sẻ.
Bất hạnh tuổi thơ liên tiếp giáng
xuống đầu cậu bé bại liệt. Năm lên 8 tuổi, mẹ lâm bệnh nặng rồi qua
đời. Bố sống cảnh “gà trống nuôi con” được ba năm cũng chán nản bỏ nhà
theo người đàn bà khác. Năm anh chị em Trào côi cút nuôi nhau.
Biết bản thân chẳng khỏe mạnh, nhanh
nhẹn như anh chị em khác trong nhà nên Trào chăm chỉ trong việc băm
bèo, thái rau cho lợn. Càng lớn Trào càng ý thức về sự thiệt thòi khiến
anh nhiều khi lâm vào bế tắc, chán nản. Anh chị em lớn lên dựng vợ, gả
chồng, có gia đình riêng, còn một mình Trào bơ vơ, loay hoay một mình
trong ngôi nhà nhỏ.
Được sự giúp đỡ của bà con hàng xóm,
anh có chút vốn mở cửa hàng nhỏ bán dăm gói mì, vài ba gói bột… Nhưng
anh không được ăn học tử tế nên tiền lãi chẳng bõ tiền “nhầm”.
Người ta thường gọi căn nhà của anh
Trào là “nhà nấm”, bởi diện tích chỉ 15m2, lại thấp bé, xiêu vẹo; bức
tường loang lổ rêu phong. Nhưng gần 10 năm nay, từ khi Trào cưới vợ, sự
tăm tối đã được tình yêu tuyệt vời của hai vợ chồng xua tan.
Nhà cửa lúc nào cũng rộn ràng tiếng
cười nói. Ẵm đứa con nhỏ trong tay, vợ anh là chị Kiều Thị Thu (SN
1979, thôn Liệt Mai, xã Ngọc Liệt, huyện Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ về
lần đầu tiên gặp gỡ.
Cách đây khoảng 10 năm, hai người
quen nhau qua một người bạn. “Khi đó người bạn từ Quốc Oai xuống Hà
Đông thăm anh ấy, đường xa khoảng 20 km nên rủ tôi đi cùng. Thanh niên
vô tư, bạn bè rủ đi chơi là đi liền. Dù mới gặp anh lần đầu nhưng chúng
tôi nói chuyện khá “tâm đầu ý hợp”. Sau đó chúng tôi cho số điện thoại
nhau để tiện liên lạc”, chị kể.
Thời gian sau anh chị chủ yếu liên
lạc qua điện thoại. Thỉnh thoảng chị lên nhà giúp anh làm những việc
vặt, chia sẻ, tâm sự những chuyện vui buồn. “Anh Trào liệt chân nhưng
tâm hồn thì chẳng liệt. Những dịp lễ đặc biệt như ngày 8/3, 20/10 thay
vì việc tặng hoa tươi, quà đẹp; anh ấy lại gấp tặng tôi hoa giấy. Giản
dị thôi nhưng tôi lại cảm động vì sự chân thành, mộc mạc”, chị Thu tâm
sự.
Khoảng 1 năm sau, tình cảm hai người
sâu nặng, chính thức ngỏ lời yêu nhau. Tuy nhiên, yêu nhau đến hơn một
năm mà không bao giờ anh Trào nhắc đến chuyện cưới hỏi. “Khi ấy tôi tự
ti về bản thân, sợ lấy nhau xong thì em khổ nên tôi chả dám đả động gì
đến chuyện tổ chức đám cưới, dù trong lòng rất muốn”, anh trần tình.
Mẹ vợ ngất xỉu trong đám cưới
Hai người quyết định đến với nhau
nhưng thủ tục cưới hỏi thì không thể bỏ qua. Biết chắc đưa anh về giới
thiệu là chàng rể tương lai thì bố mẹ sẽ không đồng ý nên trong suốt
quá trình yêu nhau, chị không ra mắt người yêu với gia đình.
“Tôi nói con đã có bạn trai, hai
người rất hiểu và yêu nhau. Bố mẹ đề nghị ra mắt, tôi cứ báo bận việc
này việc kia để hoãn lại. Khi sắp cưới, tôi nói dối bố mẹ là nhà trai
đi xem “thầy” thì bắt phải cưới đột xuất nếu không sau này chúng tôi sẽ
bất hạnh. Bố mẹ tin tưởng tôi tuyệt đối, gấp gáp công tác chuẩn bị đồ
cưới cho con gái”, chị Thu kể lại.
Trước ngày cưới, Thu bàn với Trào
thuê chú rể để gia đình đỡ “sốc” cũng như tránh lời dị nghị của xóm
làng. Ban đầu anh không đồng ý vì sợ chị thiệt thòi, sợ lừa dối gia
đình bên vợ là trái với luân thường đạo lý. Được Thu thuyết phục, cuối
cùng anh nghe theo.
Ngày cưới giông bão đùng đùng. Chú rể
“hờ” làm công việc đưa rước cô dâu trong suốt buổi lễ. Đến khi rước
dâu, bỗng nhiên xuất hiện thêm một “chú rể liệt chân” bò lê lết ra đón
cô dâu. Khách khứa và quan viên họ hàng trong bữa tiệc đều ngạc nhiên,
sửng sốt. Hai chú rể ở bên nhau, không biết ai giả ai thật. Cho đến khi
cô dâu bước đến nắm tay anh Trào thì mẹ chị ngất xỉu.
Thu nghẹn ngào: “Có lẽ tôi chẳng bao
giờ quên được khuôn mặt của bố mẹ mình lúc đó. Hai cụ há hốc mồm, không
nói lên được câu nào. Tôi cũng biết nói dối hai cụ là không phải,
nhưng vì tình yêu nên đành làm vậy. Sau khi ngất đi, hồi lâu sau mẹ tôi
mới tỉnh lại, không thôi hai hàng nước mắt. Bố tôi sau khi hoàn hồn
thì mắng: “Đầy người lành lặn không lấy sao lại lừa dối bố mẹ đi lấy
thằng bị liệt”.
Hai vợ chồng tôi chỉ còn biết xin lỗi
và cầu xin bố mẹ cho tiếp tục kết hôn. Lễ cưới của đôi vợ chồng tôi
ngập trong nước mắt tủi thân”.
Sóng gió qua đi, hạnh phúc thêm bền
chặt khi hai anh chị có hai người con trai, đứa lớn 5 tuổi, đứa út 3
tuổi. Người chồng tuy không giúp được gì kiếm tiền nuôi con cái, nhưng
tình yêu và sự quan tâm của anh luôn làm chị vợ ấm lòng, động lực để
chị phấn đấu.
Chị kể: “Có lần công ty tăng ca, tôi ở
lại làm đến khuya mà không kịp báo về nhà. Lo lắng, anh Trào bò lê lết
ra tận công ty tìm hỏi. Nhìn anh lúc đó không chỉ tôi mà tất cả mọi
người đều xúc động. Dù vất vả nhưng có được tình yêu của anh khiến tôi
hạnh phúc”.
Người vợ đang làm trong một công ty
sản xuất tăm trong xã. Thời gian làm từ 7h sáng đến 9h tối, mức lương
2,5 triệu/tháng. Đồng lương ít ỏi, cuộc sống gia đình chị gặp nhiều khó
khăn. Nhưng dù vất vả thế nào chị Thu vẫn chịu được, điều khiến chị lo
lắng là những lúc trái gió trở trời, anh phát bệnh, hay khi hai đứa
con gặp lúc ốm đau không có ai chăm sóc.
“Có lần tôi đi làm, bố con ở nhà
trông nhau. Đứa bé sốt cao lên cơn co giật, sùi bọt mồm. Chồng tôi
chẳng biết xoay xở, chỉ còn cách bò lê lết khắp xóm tìm người đến
giúp”, chị Thu kể.
Cô Nguyễn Thị Hảo, hàng xóm gia đình
cho biết, gần 10 năm chung sống cùng người chồng bại liệt, một mình
phải cáng đáng mọi công việc lớn nhỏ trong nhà nhưng chưa bao giờ bà
con hàng xóm thấy Thu than vãn nửa lời. “Cuộc sống hai vợ chồng tuy khó
khăn nhưng rất hạnh phúc”, cô Hảo nhận xét.
Tin tức nguồn: Xã Luận
HH sưu tầm
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 27/Dec/2013 lúc 8:31pm
Chuyện người chết đầu thai làm vua ở Việt Nam
HH sưu tầm trên internet http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=733302#contentArticle - -
Đây là câu chuyện về một thiền sư đầu thai làm vị
vua thứ 5 của triều Lý và lên ngôi tại kinh thành Thăng Long cách đây
gần một nghìn năm được sử sách ghi lại hết sức rõ ràng…
 ảnh minh họa
Ngày nay, vào đầu thế kỷ 21 này, khi
đến tham quan chùa Lý Triều Quốc Sư (xưa gọi là đền Lý Quốc Sư) nằm ở
quận Hai Bà Trưng – TP. Hà Nội và chùa Thiên Phúc trên đất Hà Tây,
người ta có thể chiêm bái hai pho tượng tạc hai vị cao tăng là Nguyễn
Minh Không và Từ Đạo Hạnh liên quan đến câu chuyện kỳ bí được rất nhiều
sử sách từ xưa đến nay, cả những bộ sử có uy tín như: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, hoặc các bộ: Việt sử tiêu án và Đại Nam nhất thống chí, đều có ghi chép và bàn bạc ngót nhiều thế kỷ nay.

Chùa Lý Quốc Sư, Hà Nội
Chuyện bắt đầu từ cái chết của quan đô án Từ Vinh. Ông ta đã bị một
đối thủ thù ghét tìm cách mua chuộc một vị pháp sư có nhiều pháp thuật
và bùa chú tên là Đại Điên dùng quyền năng thần bí đánh chết rồi quăng
xác của ông xuống sông Tô Lịch ở kinh thành Thăng Long. Xác trôi dọc
theo kinh thành đến trước nhà của pháp sư Đại Điên bỗng nhiên dừng lại
không chịu trôi nữa mà đứng thẳng dậy như người sống, mở mắt trừng trừng
oán giận nhìn vào nhà của Đại Điên. Đại Điên thấy vậy, dồn hết tinh
lực đứng trên bờ đọc mấy câu thần chú và quát to như sấm nổ: “Này
xác chết kia, khi còn sống ngươi cũng là một kẻ tu hành. Mà một kẻ tu
hành thì không bao giờ nuôi lòng oán giận ai quá một ngày”. Sau câu quát kia, xác Từ Vinh từ từ ngã xuống theo dòng nước sông Tô Lịch trôi đi mất chẳng biết về đâu.
Đến đây xuất hiện nhân vật chính của câu chuyện là Từ Đạo Hạnh (con
trai của Từ Vinh). Thấy cha bị giết chết vứt xác không có mồ chôn, nửa
đêm Từ Đạo Hạnh tìm đến nhà của Đại Điên tìm cách trả thù. Nhưng vì bấy
giờ Từ Đạo Hạnh còn yếu thế, pháp lực chưa được tinh thông, nên bị pháp
sư Đại Điên đánh bại. Không nản lòng, Từ Đạo Hạnh giũ bỏ tất cả, sống
cuộc đời lang bạt, vân du đó đây để tìm thầy học đạo nhằm sau này trở
về Thăng Long báo thù cho cha.
Nhiều năm trôi qua, Từ Đạo Hạnh khổ luyện trên núi cao với sự dìu dắt
của một minh sư bí mật, nên ông cũng đã nắm giữ được các quyền năng
phi thường, có thể hô mây tụ lại và đọc chú làm mưa rơi xuống, dùng mắt
phóng quang khiến lá cây trên cao rơi rụng. Biết mình đã đủ sức, Từ
Đạo Hạnh lẵng lặng về lại Thăng Long, đứng trên đoạn sông Tô Lịch nơi
cha mình bị Đại Điên giết chết và quăng xác xuống đó năm xưa, vung tay
ném một chiếc gậy xuống dòng nước đang chảy xiết. Dòng nước tuy mạnh mẽ
kia vẫn không cuốn trôi được chiếc gậy của Từ Đạo Hạnh mà trái lại
chiếc gậy ấy lại trôi ngược dòng nước lên phía thượng lưu.
Từ việc đó, Từ Đạo Hạnh tự nghiệm rằng pháp lực của mình đã đủ, bèn
tìm đến nhà Đại Điên, đứng trước cửa gọi tên Đại Điên 3 lần. Đại Điên
trong nhà bước ra, biết có người đến gây chuyện, bèn ngữa mặt lên trời
đọc chú để hô các hộ thần đến bảo vệ. Nhưng Từ Đạo Hạnh đã ra uy đưa một
ngón tay lên trời khiến sấm chớp xuất hiện vắt ngang qua không gian
như một lưỡi đao mỏng khổng lồ sáng chói và uy nghiêm khiến các hộ thần
của Đại Điên biến mất. Liền đó Từ Đạo Hạnh thi triển pháp lực và chỉ
đánh một gậy giết chết Đại Điên.
Tượng thiền sư Nguyễn Minh Không ở chùa Lý Quốc Sư, Hà Nội
Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh tại chùa Thiên Phúc, Hà Tây
Trả xong thù nhà, Từ Đạo Hạnh bước xuống bờ sông Tô Lịch rửa tay và
đi thẳng lên núi, không dính gì đến việc đời nữa, từ đó tĩnh tu thoát
tục. Trong thời gian tu hành trên núi ông đã làm bạn với một thiền sư
tên tuổi lừng lẫy ở chốn tùng lâm là Nguyễn Minh Không. Nguyễn Minh
Không là nhân vật có thật được sử sách xưa và nay ghi lại, đưa vào các
bộ từ điển danh nhân Việt Nam, với tên Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14.8
năm Bính Thìn tức năm 1076 dương lịch ở làng Loại Trì, huyện Chân Định,
tỉnh Nam Định. Lúc còn ở độ tuổi thanh niên, Minh Không đã sang Thiên
Trúc (Ấn Độ) học đạo và khi du phương đến sông Hoàng Hà (Trung Quốc), sư
đã thả nón xuống nước đứng trên ấy lướt sang bò bên kia trong chớp
mắt.
Sư cũng là người đúc tượng Phật A Di đà tại chùa Quỳnh Lâm (Hải
Dương), đúc đỉnh đồng tại tháp Bảo Thiên (Thăng Long), đúc đại hồng
chung ở Phả Lại và đúc vạc ở Minh Đảnh. Số đồng đúc còn dư, sư đem về
chùa làng của mình đúc một đại hồng chung nặng 3.300 cân… Những công
trình tạo tác các tác phẩm bằng đồng kể trên chứng tỏ Minh Không là một
vị thiền sư am tường về kỹ thuật đúc đồng điêu luyện thời cổ, cũng
chính vì thế người đời nay đã tôn thiền sư Minh Không là một trong các
vị tổ của nghề đúc đồng Việt Nam. Ngoài những điều trên, Minh Không đặc
biệt được nhắc đến do mối liên quan với cuộc đời của Từ Đạo Hạnh.
Nguyên Minh Không là bạn tu hành với Từ Đạo Hạnh như nói trên (có
sách chép rằng Minh Không là đại đệ tử truyền thừa của Từ Đạo Hạnh), hai
người rất mến phục nhau vì đạo đức, từ bi và lão luyện trong pháp
thuật.
Một hôm, Minh Không đang trên núi đi xuống, qua một ngọn đồi có cây
lá rậm rạp, lúc ấy Từ Đạo Hạnh núp trong bụi giả làm tiếng cọp rống để
hù dọa Minh Không. Nhưng Minh Không vẫn tĩnh tâm và biết đây là Từ Đạo
Hạnh giả tiếng cọp rống để dọa mình chơi. Vì thế Minh Không gọi Từ Đạo
Hạnh từ trong bụi bước ra để trách đại ý rằng: “Ngày nay ông đã dùng
tà hạnh và chú ngữ để giả làm tiếng cọp rống thì sau này thế nào ông
cũng phải chịu hậu quả là biến hình thành loài cọp trong một kỳ hạn nào
đó chứ không thể tránh được. Việc này do ông gây ra thì ông phải nhận
lấy điều không hay theo đúng luật nhân quả”. Nghe Minh Không nói, Từ Đạo Hạnh rất hối hận, phát tâm mãnh liệt sám hối và nhờ Minh Không một việc:
- Đời sau khoảng 30 năm nữa, khi ta đã chết và đầu thai hóa thành cọp
thì duy chỉ có một mình ông mới có thể cứu chữa cho ta, ta nhờ ông
việc đó xin đừng từ chối.
Minh Không nhận lời. Không lâu sau, vào một ngày thiêng, Từ Đạo Hạnh
tìm đến chỗ vắng vẻ trút xác, rồi đưa thần thức của mình nhập vào thai
của một phu nhân triều Lý sắp đến ngày sinh nở. Phu nhân kia sinh ra
một cháu trai kháu khỉnh (hậu thân của Từ Đạo Hạnh) và được đưa lên
ngôi, làm vị vua thứ năm của nhà Lý vào năm 1128 lúc mới 12 tuổi, tức
vua Lý Thần Tông trong chính sử Việt Nam.
Lý Thần Tông là một vị vua thương nước thương dân, đã ban lệnh đại xá
thiên hạ, tha cho những ai bị đày ải lâu ngày, trả lại ruộng đất cho
dân bị các quý tộc thâu tóm trước kia ngay từ những ngày đầu khi ông mới
lên ngôi. Đại Việt sử ký toàn thư nhận định Lý Thần Tông có tư chất thông minh và có lòng độ lượng của bậc đế vương.
Đến năm mới 20 tuổi nhà vua phát một căn bệnh lạ khiến các danh y bó
tay không biết đường nào chữa trị. Đó là bệnh gầm rú cuồng loạn như
cọp, khắp người mọc đầy lông lá vằn vện. Lúc đầu hoàng gia và triều
thần còn che giấu thiên hạ, không muốn để ai biết chuyện, nhưng càng về
sau bệnh vua càng nặng, la hét gào xé suốt đêm, suốt ngày. Triều đình
phải đóng một cái cũi bằng vàng để nhốt Lý Thần Tông trong đó. Mặt
khác, sai người lùng kiếm khắp nơi để tìm thầy chữa chạy, sứ giả đi đến
vùng Chân Định thuộc tỉnh Nam Định nghe trẻ con vừa đùa giỡn vừa hát
mấy câu đồng dao sau này được diễn ca thành nhiều lời như sau:
Có vua Lý Thần Tông/ Việc nước rất tinh thông / Bỗng nhiên mắc
bệnh lạ / Suốt ngày đêm kêu rống / Tiếng kêu như cọp gầm / Như muốn ăn
thịt sống / Khắp người mọc đầy lông / Như loài cọp trong rừng / Muốn
chữa được bệnh ấy / Phải tìm Nguyễn Minh Không…

Tượng vua Lý Trần Tông
Theo lời của bài ca, triều đình thử sai mời Nguyễn Minh Không. Bấy
giờ Minh Không đắc đạo, bay lên không trong chớp mắt và đi trên mặt nước
không chìm. Ngài đã vào hoàng cung trong bộ áo nâu sòng giản dị, sai
đẩy chiếc cũi bằng vàng có nhốt vua Lý Thần Tông trong ấy đến bên cạnh
mình. Rồi sai đem một cái vạc đựng đầy nước nấu sôi sùng sục, bỏ vào đó
100 cây kim, thản nhiên thò tay của mình xuống nước đang sôi khuấy mạnh
một lúc rồi lấy ngón tay kẹp từng cây kim một lần lượt châm vào người
vua Lý Thần Tông, lấy nước sôi ấy vẩy lên mình vua, hễ vẩy đến đâu lông
lá trên người vua rụng đến đó. Móng và răng cọp cũng vậy, rụng dần
theo quyền phép của Minh Không để hoàn trả lại thân người cho Lý Thần
Tông như cũ.
Các sách văn học nổi tiếng như: Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái, Nam Ông mộng lục đều
có nhắc đến câu chuyện này với nhiều tình tiết tuy có khác nhau một
đôi chút song cốt lõi của chuyện Từ Đạo Hạnh chết đi đầu thai thành vua
Lý Thần Tông trong lịch sử vẫn giống nhau. Các bộ sách xuất bản gần
đây như Từ điển văn học (bộ mới) của NXB Thế giới – Hà Nội, Thiền sư Việt Nam của hòa thượng Thích Thanh Từ, Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát, Việt Nam Phật giáo sử lược của
Nguyễn Lang – cùng những chuyện kể còn lưu truyền ở địa bàn tọa lạc
của chùa Lý Triều Quốc Sư (Hà Nội), chùa Lý Quốc Sư (TP.HCM), chùa
Thiên Phúc (vùng Hà Tây)… đã cho thấy giá trị văn hóa tâm linh về nhiều
mặt của câu chuyện.
Và trên hết là ý nghĩa giáo dục về luật nhân quả, làm thiện sẽ gặp
điều lành, làm ác sẽ gặt quả ác, không chỉ trong hành động mà còn trong
lời nói và chi phối không chỉ ở kiếp này mà còn đến tận kiếp sau nữa.
Như trường hợp Từ Đạo Hạnh giả làm cọp dọa người sẽ phải biến thành cọp,
giả làm tiếng cọp gầm sẽ phải gầm như cọp – do đó nội dung văn hóa ứng
xử của câu chuyện nói lên hậu quả tốt xấu do hành động và cả lời ăn
tiếng nói thiện hoặc ác của mình để nêu lời cảnh báo suốt gần nghìn năm
nay trong lịch sử Việt Nam….

Chùa Thiên Phúc, Hà Tây
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 28/Dec/2013 lúc 9:17am
Cặp song sinh ra đời bằng tinh trùng được lấy từ tử thi
Đó là câu chuyện lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Anh Đỗ Sỹ N. (Hoàng
Mai, Hà Nội) bị tai nạn tàu hỏa chết, 4 năm sau, con của anh ra đời.
Khi
chết, anh N. chưa đầy 30 tuổi. Vợ anh tên là Hoàng Thị Kim D. cũng trạc
tuổi ấy, là một tiến sĩ, giảng viên đại học tại Hà Nội. Quá đau buồn
trước tình yêu và cuộc hôn nhân đứt gánh, chị D. lại càng xót xa cho sự
hi sinh, chờ đợi mình suốt bao năm của chồng. Chị tính: yêu nhau
hơn 5 năm, thì 5 năm chị du học Pháp. Về nước cưới nhau hơn 1 năm thì 6
tháng chị lại sang Pháp bảo vệ luận án tiến sĩ. Đứa con gái đầu lòng
được chừng 6 tháng tuổi thì bố - chồng chị D. - ra đi vĩnh viễn vì một
tai nạn thảm khốc. Từ nhà xác bệnh viện huyện Thanh Trì, chị D. đã
nảy sinh ý định lưu giữ điều gì đó của chồng trên trần gian, làm gì đó
để bù đắp những thiệt thòi và mong mỏi cho anh, để giữ hình ảnh anh bên
mình. Chị quyết định gọi điện sang Pháp tham khảo ý kiến. Chị liên
lạc với tổng đài 1080 xin số điện thoại của bệnh viện Chuyên khoa Nam
học và Hiếm muộn Hà Nội để xin… mổ tử thi, lấy tinh hoàn, tìm tinh trùng
đem khẩn cấp vào ngân hàng trữ lạnh để lưu giữ. TS-BS Lê Vương Văn Vệ -
một chuyên gia nam học và hiếm muộn hàng đầu Việt Nam - trực tiếp đến
mổ cơ thể nạn nhân. Giám đốc Vệ kể, khi đến nơi, anh N. đã chết
được 6 tiếng, TS Vệ vô cùng lo lắng… Anh mạnh dạn rạch lấy một viên tinh
hoàn bên phải, lấy 14 mẫu tinh trùng của nạn nhân đem cất giữ, bảo quản
ở nhiệt độ -196 độ. 4 năm sau, bằng phương pháp thụ thai hiện đại, vừa
qua, chị D. đã sinh hạ hai bé trai xinh xắn, bụ bẫm, một cháu 2,4 kg,
một cháu 2,6 kg. Các cháu sinh mổ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, đích
tân TS Vũ Bá Quyết - Phó giám đốc bệnh viện - đứng ra tiến hành phẫu
thuật. Chào đón một thành tựu y học lần đầu tiên xuất hiện ở Việt
Nam, với tất cả sự kỳ diệu, màu nhiệm, cũng như ý nghĩa nhân văn to lớn
của nó.
HH sưu tầm
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 02/Jan/2014 lúc 7:57am
Chuyện tình “chị gái” và “cu em”
TT - Nguyễn Châu Loan (36 tuổi, quê Ba Vì,
Hà Nội) là bệnh nhân của khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
mười năm nay. Bệnh tật làm đôi chân Loan không đứng vững. Đôi chân đưa
Loan đi làm, chạy thận suốt hơn năm năm nay là người đàn ông của đời
chị: anh Nguyễn Văn Vượng (33 tuổi). Loan hơn Vượng 3 tuổi nên thường gọi Vượng là “cu em”, Vượng gọi Loan là “chị gái”.
Phép nhiệm mầu của tình yêu
"Những ngày này sẽ kéo dài bao nhiêu/ Khi cuộc
đời em sắp hết/ Duy chỉ có tình yêu không có hồi kết thúc/ Như bao la
trời đất khôn cùng"
Chị NGUYỄN CHÂU LOAN |
5g30 một buổi sáng cuối thu, anh Vượng chở Loan từ nhà
trọ gần bến xe Mỹ Đình vào Bệnh viện Bạch Mai. Bế chị xuống đứng đợi ở
sân bệnh viện, anh đi gửi xe rồi trở lại bế chị lên tầng 4 khoa thận
nhân tạo. Cho chị ăn sáng, anh đi trải ga giường, lấy kim tiêm, chuẩn bị
dụng cụ, lắp máy... Đợi chị được bác sĩ lắp máy chạy thận đâu vào đấy,
anh tất tả ghé qua nhà mẹ ruột ở phố Huế (quận Hai Bà Trưng) lấy thức ăn
và trông coi mẹ.
11g trưa, anh trở về bệnh viện đón chị và làm những
việc quen thuộc: gỡ kim tiêm, băng lại vết tiêm cho chị, thu dọn đồ đạc,
bế chị xuống tầng 1, đi lấy xe máy chở chị về nhà. Khi chị đã nằm nghỉ
trên giường anh mới đi chợ, nấu cơm, cho chị ăn uống. 13g, anh đưa chị
tới công ty rồi trở về bến xe Mỹ Đình mong chạy được vài chuyến xe ôm
kiếm tiền. 17g, anh đến công ty đón chị về nhà, lo cơm nước cho chị đâu
vào đấy, anh chạy về phố Huế trông coi mẹ. Tối đến, anh lại từ phố Huế
về nhà trọ với chị vì không thể để chị một mình.
Hơn năm năm gắn bó với chị Nguyễn Châu Loan, anh Nguyễn
Văn Vượng đã làm những việc thường ngày như thế. Họ chưa có một đám
cưới, chưa có tờ giấy đăng ký kết hôn, chưa có buổi ra mắt người thân,
chỉ có tình yêu và sự cảm thông lớn hơn tất cả. Sau khi được người bạn thân chụp cho một tấm ảnh cưới
treo tường, anh chị dọn về sống chung với nhau. Những hi sinh thầm lặng
của anh suốt hơn năm năm qua mà khi nhắc lại, chị Loan chỉ biết rớm nước
mắt nói: “Mình thương anh quá! Thương mà không biết làm sao, nhiều đêm
nằm chỉ biết khóc thầm”...
Loan thương Vượng vì anh là con trai gốc Hà thành cao
ráo, đẹp trai. Còn Loan, năm 2003 khi vừa tốt nghiệp Trường đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội thì phát hiện mình suy thận giai đoạn cuối. Mọi ước
mơ của Loan đổ vỡ với những lần ra vào bệnh viện chạy thận như cơm bữa.
Cả gia đình dồn hết tâm sức đưa Loan đi chữa bệnh. Có những lúc Loan yếu
quá đi không nổi, gia đình đã đưa Loan về quê chuẩn bị lo hậu sự. Nhưng
Loan vẫn sống. Sau hai năm nằm liệt giường, Loan dần khỏe hơn và xin
vào làm kế toán cho Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho thanh thiếu
niên khuyết tật Vì Ngày Mai. Ở đó Loan gặp anh Vượng. Càng tiếp xúc với
Vượng, Loan càng nhận ra mình thầm thương trộm nhớ “cu em” nhưng không
dám nói.
Một buổi tối giữa năm 2008, Loan nhận được tin nhắn của
Vượng: “Em muốn làm chú rể của chị suốt cuộc đời, chị đồng ý nhé?’’.
“Trò đùa gì thế này”- Loan nghĩ. Chị không tin lời Vượng nói. Chị nghĩ
anh không hiểu gì về cuộc sống của chị. Rồi vào đêm trung tâm tổ chức
rằm trung thu, Vượng hẹn gặp Loan, anh nắm lấy tay chị và nói “anh muốn
chăm sóc cho em đến hết cuộc đời”. Loan ngỡ ngàng không chỉ vì anh đổi
ngôi xưng hô, mà còn vì anh nói đã biết sự sống của chị không thể kéo
dài, anh biết căn bệnh của chị không thể có phép mầu, anh biết chị không
thể cho anh những đứa con... Trong đêm rằm ấy, khi mọi người rộn ràng
đốt lửa trại, ở một góc nhỏ họ ôm nhau khóc.
Cuối năm 2008 anh chị dọn về sống chung với nhau. Anh
chị không thể đăng ký kết hôn vì chị là hộ độc thân thì mới xin được bảo
hiểm người nghèo ở địa phương.
Ánh sáng cuộc đời
Tôi gặp Loan và Vượng trong căn phòng trọ nhỏ của anh
chị ở số 117 đường Đình Thôn (Mỹ Đình, Từ Liêm) khi anh vừa đón chị ở
công ty về. Bế Loan đặt xuống giường, anh Vượng vội chào khách để về nhà
mẹ ruột. Nhìn đôi mắt chồng thâm quầng mệt mỏi, Loan nói: “Mẹ anh bị
bệnh tiểu đường, nay lại nằm liệt. Anh ấy phải chia đôi thời gian...”.
Suy thận giai đoạn cuối đã mười năm nay, Loan giờ chỉ
cao 1,38m, nặng 29kg, không thể tự đi lại, mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ
vào Vượng nhưng lại có sức làm việc bền bỉ và kiên trì. Mỗi thứ hai,
tư, sáu Loan làm kế toán tại một công ty ở Hà Đông, cách nhà gần 10km.
Mỗi sáng thứ ba, năm, bảy Loan chạy thận ở Bệnh viện Bạch Mai. Chiều thứ
ba, năm, bảy chị làm thêm tại một công ty ở Từ Liêm. Mỗi tối và ngày
nghỉ, anh đưa chị đi bán tất (vớ) để kiếm thêm thu nhập.
“Nhiều khi nghĩ sống với nhau bao nhiêu năm, mình không
làm được gì cho anh. Đôi lúc thấy mình khóc, anh thương quá cũng khóc
theo” - Loan rơm rớm nước mắt kể lại. Vượng vốn ít nói về mình và tình
yêu của mình dành cho Loan, anh chỉ lặng lẽ làm. Hỏi thì anh chỉ cười
bảo “còn sống với nhau được ngày nào thì hạnh phúc ngày đó”. Riêng Loan
vẫn miệt mài đi làm và chữa bệnh trên đôi chân của anh. “Sống không chỉ
cho mình mà còn cho anh, cho bố mẹ, cho những người đã yêu thương mà
quyên góp, giúp mình kéo dài sự sống được đến hôm nay” - Loan cười tươi
nói.
Những lúc rảnh Loan làm thơ và đặt tên cho tập thơ của
mình là Hoa đời. Trong tập thơ ấy có một bài thơ Loan làm tặng anh và
đặt tên là Ánh sáng đời em. Chị viết: “Đi gần hết quãng đời tăm tối
Chợt lóe lên ánh sáng đường hầm Ánh sáng của tình yêu và hi vọng Anh
là ánh sáng của đời em... Những ngày này sẽ kéo dài bao nhiêu Khi cuộc
đời em sắp hết Duy chỉ có tình yêu không có hồi kết thúc Như bao la
trời đất khôn cùng Viết cho anh trong một đêm dông Mà ấm lòng khi xa
cách Ngủ nhé anh ơi đừng thức giấc Mơ hồng những giấc mơ say”...
Năm 2005, anh Nguyễn Văn Vượng cũng phát hiện mình bị
suy thận. Căn phòng trọ ở đường Đình Thôn có hai người bị suy thận, đầy
lo lắng nhưng cũng đầy ắp lạc quan và tin yêu mà họ dành cho nhau.
TÂM LỤA
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
|