Print Page | Close Window

BÀI ĐÃ ĐỌC

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Thơ Văn
Forum Discription: Những bài văn bài thơ hay
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=1191
Ngày in: 29/Apr/2024 lúc 2:57am
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: BÀI ĐÃ ĐỌC
Người gởi: lo cong
Chủ đề: BÀI ĐÃ ĐỌC
Ngày gởi: 21/Oct/2008 lúc 5:26pm
Ngồi trong nhà nhìn những giọt mưa thu rơi trên sông Saint Laurent tôi không hiểu tại sao "mùa thu năm nay tôi thấy lòng lâng lâng". Vừa đọc xong bài "Mùa thu nhớ tằm" của Binh-Nguyên Lộc, một trong Tam Kiệt (với Hồ Biểu Chánh và Lê văn Trương).
Thấy hay hay, xin chép ra đây để các thân hửu cùng thưởng thức:
 

Mưa thu nhớ tằm

Bình-nguyên Lộc

 

Lời tác giả - Bài văn nầy nằm trong tập hồi ký nhan đề là “Nếu tôi nhớ kỹ”, tác giả trích ra đăng ở đây để ghi nhớ rằng tất cả các truyện trong tập  Mưa thu nhớ tằm”, trừ hai truyện “Kẻ đào ngũ” và “Xác không chôn” đều viết cùng một mùa với hồi ký “Mưa thu nhớ tằm”, tức vào mùa thu 1956.

 

Thương tằm cổi áo bọc dâu,

Ngỡ tằm có nghĩa hay đâu bạc tình

(Ca dao địa phương Nam Ngãi)

 

Những năm tôi đi tìm “tài liệu sống” để viết tiểu thuyết Phù-Sa, tôi được dịp tiếp xúc với nhiều người khác thường họ đã mở cửa sổ lòng cho tôi nhìn những chơn trời kỳ lạ hết sức.

Dưới đây xin kể một mẩu truyện nhỏ để minh họa nhận xét trên.

Đi đường Trương Minh Giảng để ra ngoài đô thành, khi qua khỏi Cầu Mới, bên tay mặt khách, đâm ra một con đường phố mới, chưa có tên, tạm gọi là Lộ 18 http://www.gocong.com/forums/RTE_textarea.asp?mode=new&POID=0&ID=1629#_ftn1 - - - - [1].

Bên phía tay mặt phố là một xóm nhà lá khá sầm uất, có cả một cái chợ chồm hổm nơi đó, tục gọi là chợ Bà Y.

Đó là xóm nhà của đồng bào Quảng Nam - Quảng Ngãi tới đây lập nghiệp từ lâu, kẻ trước người sau, từ hơn hai mươi năm nay.

Người ta giới thiệu tôi với gia đình ông Y, mà tên của người vợ được lấy đặt tên chợ.

Ông Y, là một bác thợ dệt, gốc ở phủ Điện-Bàn, tỉnh Quảng-Nam, vào đây sanh sống từ những năm đói kém tiền chiến.

Bác ta làm công cho một xưởng dệt Khách ở Chợ-Lớn.

Hôm tôi vào xóm Quảng-Nam năm ấy, trời giữa thu như độ nầy.

Mưa dầm không nặng hột cứ rơi mãi không thôi. Thế mà khi tôi bước vào nhà với một người bạn thì chúng tôi bắt chợt bác Y đang làm công việc gì đó ngoài sân. Chúng tôi phản đối lấy lệ khi bác bỏ làm để tiếp khách. Nhưng quả thật chúng tôi không buồn xem cho biết công việc của bác thuộc vào loại gi.

Cũng như ở các ngoại ô xa khác, xóm nhà lá nầy khá nên thơ: Sân cát, quanh nhà trồng tre sống mà những mụt măng gợi nhớ nhà quê.

Tôi hỏi thăm bác Y về đời sống hằng ngày ở Quảng-Nam, hỏi tên những cây mọc dựa đường, tên địa phương của dụng cụ nông nghiệp v..v..và xin bác đọc cho chép một mớ ca dao địa phương mà bác nhớ.

Bác Y, lơ đãng trả lời, tỏ ra, không phải không trọng khách, nhưng bực bội về những đề tài bác không thích.

Được dịp tiếp xúc với thợ kỹ nghệ, tôi khá sành tâm lý họ. Phần đông thích nói chuyện nghiệp đoàn, chuyện giải trí ở châu thành, hoặc khoe nhà máy. Nếu lúc đó tôi hỏi bác ta xưởng bác sản xuất mấy vạn khăn lông mỗi tháng chắc bác ta nồng nhiệt trả lời, kể ra hằng tá chi tiết rất khô khan. Nên chi tôi không ngạc nhiên và thất vọng lắm về vẽ lạnh lạt của bác.

Cuộc “phỏng vấn” đã chấm dứt, nhưng trời cứ mưa hoài, nên chúng tôi ngại ra về.

Ngồi nhìn giọt tranh mãi cũng chán, nên tôi lén quan sát người chủ nhà hà tiện lời kia. Bỗng tôi sực nhớ một cử chỉ của bác ta mà tôi bỏ qua từ lúc khởi đầu nói chuyện với bác: là mắt ông Y luôn luôn nhìn ra góc trái sân nhà và không bao giờ rời chỗ đó cả.

Chà, bậy quá, tôi nghĩ thầm. Té ra bác ta có một công việc quan trọng nơi đó mà phải bỏ dở vì mình. Tôi nhìn theo chỗ ngó của ông Y. Qua những làn mưa tro trắng đục, tôi thấy lơ thơ vài bụi sả đang ngã nghiêng trước gió. Phía sau mấy bụi sả là một cây dâu già, to bằng cây ổi bốn năm tuổi.

Nước mưa thoát ra đường mòn trước nhà do góc rào đó và mài khuyết đất quanh gốc dâu. Một cái mương nhỏ đang đào dở chừng để xuyên tạc đường nước, bấy giờ đã bể bờ và nước lại trở về đường cũ.

Thì ra hồi nãy bác Y đang bận cứu cây dâu, chừng như quí lắm nên bác ta mới dầm mưa mà làm việc và hiện đang sốt ruột trông thấy.

- Cây dâu nầy bác trồng à ?

- Dạ, trên mười năm rồi !

- Để làm gì, rơ miệng cho các cháu ?

Ta có tục tẩy lưỡi trẻ con bằng lá dâu vì thứ lá nầy nhám.

- Dạ không, tôi không có con.

- Vậy để đuổi tà ma?

Bác Y mỉm cười:

- Tôi không sợ ma quỉ cho lắm.

Mặt bác Y giãn ra, bớt vẻ băn hăn bó hó.

- Chớ bác trồng dâu làm gì ?

- Để cho nó giống làng tôi. Trong Nam nầy, ít khi tôi được thấy cây dâu lắm, nhứt là ở Sài-gòn.

- Ngoài bác, người ta trồng dâu nuôi tằm hả ?

Nghe nói tiếng „tằm”, mắt bác Y bỗng sáng lên rồi ươn ướt.

Tôi chợt hiểu bác ta, kéo ghế ngồi xít lại gần bác rồi hỏi thêm, giọng cố thân mật:

- Cây dâu khiến tôi nhớ tằm. Có phải để...

Bác Y bẽn lẽn như con gái bị người ta đoán trúng tim đen, nhưng lại sung sướng đến mọc óc trên da mặt.

Bác quên tôi là người lạ, nắm lấy tay tôi, nói một thôi không ngớt:

- Những ngày trời ủ dột như vầy, tôi nhớ nhà thì ít mà nhớ tằm sao mà như nhớ người tình nhơn đầu. Tôi nhớ “hén” lạnh, tôi nhớ “hén” đói vì dâu ướt át suốt ngày, khó tìm ra dâu ráo cho “hén ăn”.

Bác Y nói đến con tằm mà y như người ta nói đến một người bạn, dùng tiếng “hắn” để kêu nó, và cái giọng Quảng-Nam biến hắn ra hén, nó bùi ngùi làm sao buổi trưa hôm đó.

- Nên tôi trồng cây dâu nầy, bác Y tiếp, để sáng sáng, chiều chiều ra nhìn lá mà nhớ hén. Nhiều đêm, nằm vừa thiu thiu ngủ là tôi nghe văng vẳng tiếng rào rào, ngỡ hén đang ăn lên, tôi vụt ngồi dậy rờ quanh thì không có gì hết.

Buồn quá tôi thắp cây đèn dầu, chạy ra sân soi vào lá với hy vọng hão huyền tìm gặp một con tằm hoang.

Lạ thật! Ngày xưa, cách đây mấy ngàn năm, tằm vẫn ở hoang chớ phải không thầy? Nhưng sao bây giờ không có tằm hoang nữa. Tôi trồng cây dâu nầy mười năm, mỗi đêm mỗi trông đợi mà không bao giờ gặp tằm hoang cả.

Lúc ấy từ nhà ai ngoài sau, vọng đưa ra tiếng hát ru con. Tiếng ấy hát rằng:

Ù... Ơ... Em tôi buồn ngủ buồn nghê,

Con tằm đỏ chín, con đê đỏ mùi.

Nghe hát, bác Y chụp nói:

- Thầy có thấy tằm “hén”chín đỏ bao giờ chưa? Trời, nó khéo http://www.gocong.com/forums/RTE_textarea.asp?mode=new&POID=0&ID=1629#_ftn2 - - - - [2] và nó dễ thương làm sao! Hén ngủ “thức lớn” rồi hén thức chơi với mình suốt bảy ngày, rồi hén “chộ”.  Xong là hén chín. Ban đầu một vài con, rồi cả nong đều chín đỏ như người bạn trung thành đang đau khổ dồn hết bao nhiêu máu huyết lại để chuẩn bị nhả tơ cho ta dùng. Thương biết bao nhiêu!

À, thầy nên chép câu ca dao nầy mà hồi nãy tôi quên:

Thương tằm cổi áo bọc dâu,

Ngỡ tằm có nghĩa, hay đâu bạc tình.

Con tằm hén giống như đứa con èo uột. Hén hay đau ốm lắm. Mình cực khổ với hén hết sức mà lắm khi hén bạc tình, hén lăn ra chết ráo nạo từ nong nầy qua nong khác. Mà có lẽ cũng vì hén như hũ mắm treo đầu giàn như vậy nên mình thương hén càng nhiều chăng?

Mà thầy ôi, bạc tình chính là tôi, chớ không phải tằm đâu. Tôi đã bỏ tằm, vô trong nầy... người bạn tôi có lỗi gì đâu.

Bấy giờ tôi mới hiểu thấu đáo con người đó.  Đây là một anh thợ tiểu công nghệ miễn cưỡng trở thành một anh thợ kỹ nghệ nên cứ bùi ngùi nhớ xưa. Và quả anh ta lòng không khô héo như tôi đã ngỡ.

Người thợ tiểu công nghệ rất thương nghề vì chính hắn làm lấy mọi công việc. Bác Y đã khó nhọc để tằm, bền chí ươm tơ nên bác thương nhớ tằm là phải lắm.

Bác Y lại tiếp:

- Tơ mà nó vô tới Sài-gòn thì mùi tằm không còn được bao nhiêu. Tôi ưa hít tơ lắm, như là hít áo của một người yêu để nhớ hơi, mà tơ ở đây, hít đến mệt phổi cũng không nghe hơi hám gi.

Mưa đã dứt. Người bạn tôi đã nhiều lần ngáp dài giữa câu chuyện “con tằm đỏ chín”nầy nên đứng dậy kiếu về.

Tôi siết chặt tay bác Y nhưng chắc lòng tôi thương bác không bằng bác nhớ tằm.

Ra đến ngoài, bác còn hỏi tôi:

-  Chắc thầy cũng thương tằm lắm phải không? Tôi nhìn mặt thầy thì đoán biết.

- Phải, tôi nói láo bừa, tôi thương tằm lắm. Bà nội tôi ngày xưa có để tằm mà !

 

Thu 1956

 

           

© Binhnguyenloc.com

 



 



http://www.gocong.com/forums/RTE_textarea.asp?mode=new&POID=0&ID=1629#_ftnref1 - - - - [1]           Lộ 18, sau đó được đặt là Trương-Tấn Bửu rồi bây giờ là Trần-Quang-Diệu

http://www.gocong.com/forums/RTE_textarea.asp?mode=new&POID=0&ID=1629#_ftnref2 - - - - [2]           Đẹp, nói theo miền Trung.



-------------
Lộ Công Mười Lăm



Trả lời:
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 31/Oct/2008 lúc 11:14pm
 
 
Vừa đọc được bài "Thơ về Gò Công" của DANGPHUONGNAM trên Gò Công-mạng giáo dục, xin đưa lên đây, mời xem.
 
  http://s220.photobucket.com/albums/dd201/thsacp31/?action=view&current=BAIBIEN-NGUYENKIM.jpg">Photobucket
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 01/Nov/2008 lúc 9:43pm
 
Vừa đọc một bài của một thân hữu gởi, thấy hay hay gởi lên đây, mời xem
 
                             NGÀY KHAI TRƯỜNG
    Tôi sắp nói cho bạn nghe,hàng năm bầu trời chập chùng của mùa thu,những bửa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ngọn đèn,những lá cây vàng úa trên cành cây rung động,đã gợi lại cho tôi những gi ? Tôi sắp nói cho bạn biết,ngày nay,mỗi khi đi ngang qua vườn Lục-xâm-bảo trong những ngày đầu tháng mười,dưới một bầu trời hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết vì là lúc mà các lá cây rơi từ từ từng lá một trên đôi vai màu trắng của các pho tượng trong vườn,tôi đã trông thấy những gì ? Điều mà tôi lại trông thấy ở vườn,đó là một chú bé con lưng đeo cặp sách,hai tay đút túi đi đến trường học,vừa đi vừa nhảy-nhót ( ..chân tung tăng..) như một con chim sẻ.
   Chú bé đó,chỉ có sự tưởng tượng của tôi mới trông thấy thôi,bởi vì chú là một cái bóng,bóng dáng của tôi cách đây hai mươi lăm năm.Ủa nầy,chú bé ấy làm tôi chú ý lắm :ngàyxưa tôi có để ý đến chú đâu,nhưng bây giờ chú không còn nữa thì tôi lại yêu chú.Chú nghịch-ngợm nhưng chú không độc-ác,và tôi phải công-bình mà nói rằng chú không để lại cho tôi một kỷ-niệm xấu-xa nào.
   Tôi đã mất đi một chú bé ngây-thơ lắm,thành ra tôi có nhớ tiếc chú cũng là một lẽ tự-nhiên ;tôi cố hình-dung lại chú trong tâm trí và tâm trí tôi có vui sướng khi gợi lại kỷ-niệmcủa chú thì cũng là một lẽ tự-nhiên.
   Cách đây hai mươi lăm năm,cũng vào mùa thu nầy,vào hồi 8 giờ,chú đi qua cái vườn đẹp-đẽ để đến trường học. Lòng chú hơi xao-xuyến.Hôm đó là ngày khai trường........
    .............
   Cứ như thế chú vượt qua vườn Lục-xâm-bảo.Điều gì ngày trước chú trông thấy,thì bạn ạ,bây giờ tôi lại thấy rõ-ràng dưới mắt.Cũng vẫn bầu trời ấy,cũng vẫn màu đất ấy,cảnh vật vẫn còn giữ lại được cái tâm-hồn thời xưa,một tâm-hồn làm cho tôi vui-vẻ,buồn bã xao-xuyến.Chỉ có một chú bé là không còn nữa,cho nên càng về già tôi càng chú ý đến những ngày khai trường..
                                                                        Dịch theo ANATOLE FRANCE
 
Và đây là bài tiếng Pháp:
 

http://alanthefrog.free.fr/?p=5 - - La rentrée

Je vais vous dire ce que me rappellent tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers dîners à la lampe et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent ; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d’octobre, alors qu’il est un peu triste et plus beau que jamais ; car c’est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues.
Ce que je vois alors dans ce jardin, c’est un petit bonhomme qui, les mains dans les poches et sa gibecière au dos, s’en va au collège en sautillant comme un moineau.
Ma pensée seule le voit ; car ce petit bonhomme est une ombre ; c’est l’ombre du moi que j’étais il y a vingt-cinq ans ; Vraiment, il m’intéresse, ce petit : quand il existait, je ne me souciais guère de lui ; mais, maintenant qu’il n’est plus, je l’aime bien.
Il valait mieux, en somme, que les autres moi que j’ai eus après avoir perdu celui-là. Il était bien étourdi; mais il n’était pas méchant, et je dois lui rendre cette justice qu’il ne m’a pas laissé un seul mauvais souvenir ; c’est un innocent que j’ai perdu : il est bien naturel que je le regrette ; il est bien naturel que je le voie en pensée et que mon esprit s’amuse à ranimer son souvenir.
Il y a vingt-cinq ans, à pareille époque, il traversait, avant huit heures, ce beau jardin pour aller en cl***e. Il avait le coeur un peu serré : c’était la rentrée.
Pourtant, il trottait, ses livres sur son dos, et sa toupie dans sa poche. L’idée de revoir ses camarades lui remettait de la joie au coeur. Il avait tant de choses à dire et à entendre! Ne lui fallait-il pas savoir si Laboriette avait ch***é pour de bon dans la forêt de l’Aigle ? Ne lui fallait-il pas répondre qu’il avait, lui, monté à cheval dans les montagnes d’Auvergne ? Quand on fait une pareille chose, ce n’est pas pour la tenir cachée. Et puis c’est si bon de retrouver des camarades! Combien il lui tardait de revoir Fontanet, son ami, qui se moquait si gentiment de lui, Fontanet qui, pas plus gros qu’un rat et plus ingénieux qu’Ulysse, prenait partout la première place avec une grâce naturelle !
Il se sentait tout léger, à la pensée de revoir Fontanet.
C’est ainsi qu’il traversait le Luxembourg dans l’air frais du matin. Tout ce qu’il voyait alors, je le vois aujourd’hui.
C’est le même ciel et la même terre; les choses ont leur âme d’autrefois, leur âme qui m’égaye et m’attriste, et me trouble ; lui seul n’est plus.
C’est pourquoi, à mesure que je vieillis, je m’intéresse de plus en plus à la rentrée des cl***es.
Anatole France
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 09/Nov/2008 lúc 12:10pm
 
Vừa đọc xong bài nầy trên Gò Công:Mạng giáo dục chép lên đây để các bạn đọc cho vui.
 
 
Cảm ơn... con cá rô đồng !  
Người đưa bài: bacbaphi   

Đang loay hoay không biết làm gì trong ngày cuối tuần, thì chuông điện thoại reo. Thằng bạn báo tin đã về đến Sài Gòn sau chuyến du học. Nó bảo đang chuẩn bị hành lí về Miền Tây chơi một chuyến, nhờ tôi chủ nhật sáng mai ra xe đón nó. Bạn bè lâu ngày không gặp, mừng lắm đây! Nhưng phải tiếp đãi bạn ra sao? Bạn từ trời Tây về, không lẽ lại mời vào nhà hàng, ăn những món mà giới “quý tộc” vẫn thường dùng, hay đi du lịch theo tour…  Tất cả đều có vẻ không ổn! Tôi cứ lan man trong đầu cái suy nghĩ ấy mà để xe chạy ra khỏi lòng thị xã. Thoạt trông trên cánh đồng xa xa, một nhóm trẻ con đang đùa nghịch và câu cá. A, có món đãi bạn rồi đây! Tôi lao về nhà, sửa soạn lại mấy cây cần câu cũ từng dùng hồi còn là sinh viên, thay dây, thay lưỡi và chuẩn bị mồi… cho một “tour” du lịch miệt vườn. Lòng vui hớn hở, chắc bạn mình cũng thích lắm!

 

Đi câu cá rô đồng

Chúng tôi chạy xe về miệt Phước Hậu của Vĩnh Long, nơi có rất nhiều cánh đồng đang vào mùa thu hoạch. Mùa nước nổi đã đi qua, những con nước không còn dâng lên ào ạt đến tràn bờ, mà cứ lững lờ trôi, đưa đẩy những khóm lục bình đi xa. Nước len lỏi vào từng con rạch nhỏ, trong đồng ruộng, trong ao vườn… Những đứa trẻ tập trung lại vui đùa, câu cá và bày các trò chơi. Quân - bạn tôi - đã gần hai năm sống bên trời Tây, vả lại, nhà cậu ấy ở Sài Gòn, nên khi về đây, được nhìn thấy khung cảnh và nhất là được hít thở không khí thôn quê, cậu ấy cũng vui lây cùng cái vui con trẻ.  

Chúng tôi chọn bờ ruộng kề bên con rạch nhỏ với rau cỏ mọc đầy, xa xa có một vuông nhỏ. Cá rô đồng đi ăn, đua nhau lên ngớp trông vui mắt đến lạ. Móc con tép rong vào lưỡi câu, thả xuống vuông nhỏ ấy, mắt chăm chú chờ con cá đớp mồi, cảm giác man man thú vị lắm. Cá đớp câu Quân, cậu ta luýnh quýnh như gà mắc tóc. Vật lộn một hồi lâu, Quân cũng mang được con cá lên bờ. Chiến lợi phẩm cỡ ba ngón tay… con nít. Quân cười đắc ý vì là lần đầu tiên đi câu và câu được cá. Lũ cá rô đồng háu mồi cứ thi nhau giật giành cắn câu. Chiến lợi phẩm càng lúc càng nhiều thêm. Khi mặt trời lên đến đỉnh đầu thì cá đã được nửa giỏ. Lũ trẻ về hết hồi nào chẳng hay. Tôi cũng cảm thấy đói bụng vì từ sáng đến giờ chỉ gặm được ổ bánh mì, nhưng Quân còn mê lắm, không hay là trời đã rất nắng.  

Trên đường về, Quân cứ giành cầm giỏ cá, bắt tôi chạy xe. Vừa ngắm nghía chiến lợi phẩm, Quân vừa huyên thuyên, nào là Sài Gòn cá mắc lắm, mà toàn cá nuôi, ăn chẳng ngon; nào là bên Úc làm gì mua nổi cá để ăn, vả lại nếu có thì cũng toàn cá biển, chỉ có thịt gà là rẻ… Ôi thôi, tội nghiệp bạn tôi! Hiện đại quá mà lạ lẫm cái vùng quê yên ả và đầm ấm này rồi.

Câu được nhiều cá, tôi nghĩ phải chế biến một món gì độc đáo, cho nó ăn mà nhớ hoài. Cá rô to tôi để nó mang về Sài Gòn. Còn số cá nhỏ, tôi chuẩn bị món chiên xù. Nghĩ bụng, chắc là ngon!

Cá rô đồng chiên xù  

Thú thiệt là tôi chưa bao giờ chế biến món này, mà chỉ được mẹ làm cho ăn lúc nhỏ. Bọn con nít chúng tôi mê chạy chơi, nghe thơm là bay vào bếp ăn vụng một con. Mấy cái bẹo tai đau điếng, giờ còn nhớ! Nhớ hồi nhỏ mẹ  làm sao, giờ tôi cũng bắt chước làm theo vậy!

Cá rô chiên xù thì chỉ chọn cá nhỏ thôi. Vì cá nhỏ, mỡ sẽ ngấm tới xương, làm cho xương giòn, ăn rất ngon. Đầu tiên là mổ bụng cá, bỏ hết ruột (nếu cá được rộng qua vài ngày thì khỏi mổ bụng vì bụng cá đã sạch). Không đánh vảy vì khi đánh vảy, cá sẽ không còn giòn. Ngâm cá vào nước muối khoảng 20 phút cho sạch nhớt, sau đó vớt ra rổ để cho ráo. Cho mỡ vào chảo, để thật nóng, rồi cho từng con cá vào chiên. Trong lúc đợi cá vàng, Quân và tôi lặt rau chuẩn bị dùng bữa. Các loại rau ăn kèm cũng đơn giản, gồm cà chua, dưa leo, cải xà lách, rau thơm, hẹ...

Rau xong thì cá cũng vàng. Chúng tôi bày tất cả ra giữa nhà, dĩa cá vàng ươm, dĩa rau hai màu xanh - đỏ, cơm trắng, nước mắm chua tỏi ớt chanh… Chỉ với bấy nhiêu thôi, với chúng tôi là cả một kỳ công. Quân chặc lưỡi, phải có ly rượu thì ngon lắm đây! Tôi quên, lần đi miền Trung kỳ trước, tôi có tậu chai Bầu Đá, giờ vẫn còn nguyên trong tủ, tôi lục đục mang ra, Quân cười đắc ý. Nó rít một cái khà, cầm con cá rô giòn rịu nhai nghe ngon lành. Tôi đoán, chắc từ nhỏ đến giờ, nó mới được ăn món này. Đúng là cái gì dân quê có thì ở thành phố lớn lại thiếu, và ngược lại.  

Chúng tôi cứ từ từ nhâm nhi thưởng thức công lao của mình. Bạn tôi vừa nhai món ngon quê mùa, vừa huyên thuyên kể chuyện bên Úc, nào là kỳ thú Vịnh Cá Mập, nào là đẹp lắm Sydney… Tôi ngớ ngẩn nghe, miệng nhai món ngon quê nhà và kể cho nó nghe về đời sống của người dân Miền Tây những ngày nước nổi, nào là chuyện đi đánh côn, bắt cá, chuyện người dân mình chạy lũ, vật lộn với thiên nhiên…

Nghe bạn kể tôi ngớ người ra, nghe tôi kể bạn cũng lắm bùi ngùi. Chén rượu từ từ cạn, tiếng cười vẫn râm ran. Mặt trời đỏ ngầu bên dưới cửa sổ, dòng sông vẫn lặng lờ chảy và ngày mai, bạn tôi về lại Sài Gòn. Tiếc, sao thời gian trôi nhanh quá! Tiếc thế thôi, chứ tôi hiểu rằng, bạn tôi vui lắm vì được ăn món lạ quê nhà và đặc biệt hơn là được làm cư dân của miền sông nước châu thổ này, dù chỉ một ngày!

Phan Truong Son - SGTT



-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 26/Apr/2009 lúc 10:42pm
 
Vừa đọc bài của Đặng Phương Nam trong Gò Công ngày củ thấy hay chép lên đây. Mời đọc.
 
http://s220.photobucket.com/albums/dd201/thsacp31/?action=view&current=VITALELAC1.jpg">LE%20LAC%201
 
http://s220.photobucket.com/albums/dd201/thsacp31/?action=view&current=VITALELAC2.jpg">LE%20LAC%202
 
 
Nguyên tác bằng tiếng Pháp

 

Le lac

LAMARTINE

 

Ainsi, toujours poussés vers de nouveaux rivages,

Dans la nuit éternelle emportés sans retour,

Ne pourrons-nous jamais sur l'océan des âges

Jeter l'ancre un seul jour ?

 

Ô lac ! l'année à peine a fini sa carrière,

Et près des flots chéris qu'elle devait revoir,

Regarde ! je viens seul m'***eoir sur cette pierre

Où tu la vis s'***eoir !

 

Tu mugissais ainsi sous ces roches profondes ;

Ainsi tu te brisais sur leurs flancs déchirés ;

Ainsi le vent jetait l'écume de tes ondes

Sur ses pieds adorés.

 

Un soir, t'en souvient-il ? nous voguions en silence ;

On n'entendait au loin, sur l'onde et sous les cieux,

Que le bruit des rameurs qui frappaient en cadence

Tes flots harmonieux.

 

Tout à coup des accents inconnus à la terre

Du rivage charmé frappèrent les échos,

Le flot fut attentif, et la voix qui m'est chère

Laissa tomber ces mots :

 

« Ô temps, suspends ton vol ! et vous, heures propices,

Suspendez votre cours !

Laissez-nous savourer les rapides délices

Des plus beaux de nos jours !

 

« ***ez de malheureux ici-bas vous implorent ;

Coulez, coulez pour eux ;

Prenez avec leurs jours les soins qui les dévorent ;

Oubliez les heureux.

 

« Mais je demande en vain quelques moments encore,

Le temps m'échappe et fuit ;

Je dis à cette nuit : « Sois plus lente » ; et l'aurore

Va dissiper la nuit.

 

« Aimons donc, aimons donc ! de l'heure fugitive,

Hâtons-nous, jouissons !

L'homme n'a point de port, le temps n'a point de rive ;

Il coule, et nous p***ons ! »

 

Temps jaloux, se peut-il que ces moments d'ivresse,

Où l'amour à longs flots nous verse le bonheur,

S'envolent loin de nous de la même vitesse

Que les jours de malheur ?

 

Hé quoi ! n'en pourrons-nous fixer au moins la trace ?

Quoi ! p***és pour jamais ? quoi ! tout entiers perdus ?

Ce temps qui les donna, ce temps qui les efface

Ne nous les rendra plus ?

 

Éternité, néant, p***é, sombres abîmes,

Que faites-vous des jours que vous engloutissez ?

Parlez : nous rendrez vous ces extases sublimes

Que vous nous ravissez ?

 

Ô lac ! rochers muets ! grottes ! forêt obscure !

Vous que le temps épargne ou qu'il peut rajeunir,

Gardez de cette nuit, gardez, belle nature,

Au moins le souvenir !

 

Qu'il soit dans ton repos, qu'il soit dans tes orages,

Beau lac, et dans l'aspect de tes riants coteaux,

Et dans ces noirs sapins, et dans ces rocs sauvages

Qui pendent sur tes eaux !

 

Qu'il soit dans le zéphyr qui frémit et qui p***e,

Dans les bruits de tes bords par tes bords répétés,

Dans l'astre au front d'argent qui blanchit ta surface

De ses molles clartés !

 

Que le vent qui gémit, le roseau qui soupire,

Que les parfums légers de ton air embaumé,

Que tout ce qu'on entend, l'on voit et l'on respire,

Tout dise : « Ils ont aimé ! »

 



-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 27/Apr/2009 lúc 8:29am
 
    Thương "cái ông nầy", đưa mấy bài dễ thương chi lạ!


-------------
kb


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 25/Oct/2010 lúc 12:51pm
 
Đọc bài nầy của Đoái NAM-UY thấy hay.
Xin chia xẽ với các thân hữu.
 
 
 

                                                   ĐÃ ĐÀNH               

 

 

                                                                 * * *

 

                                                         Mai kia tôi có trở về,

                                             Tôi chôn tôi giữa bốn bề hoang vu.

                                                         Mai kia tôi có ra tù,

                                             Tôi leo lên đỉnh Vọng Phu níu trời.

                                                         Xin tôi chuộc lại mảnh đời

                                             Để tôi trang trải ngàn lời giải oan.

                                                                        *

                                                         Suói vàng xuống tắm khỏa thân,

                                             Tuổi tên rữa sạch rồi lên làm nguời.

                                                         Quê hương vật đổi sao dời,

                                             Tang thương mấy kiếp ai ngồi thương nhau ?

                                                         Ngàn xưa nào nhớ ngàn sau,

                                             Mơ em xõa tóc chiêm bao anh về.

                                                         Người về,đợi mãi chưa về,

                                             Cao xanh hờ hững từng bè mây trôi.

                                                                       *

                                                        "Chim bay về núi tối rồi"....

                                             Ngủ đi giấc ngủ của loài thú hoang.

                                                         Xương rồng khát giọt sương đêm,

                                             Mềm chân sỏi đá chưa mềm thời gian.

                                                         Lưng trời sao mọc ngổn ngang,

                                            "Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai."

                                                                       *

                                                         Gởi em tơ tóc còn dài,

                                             Thân anh như bụi mất ngày hồi sinh.

                                                         Thiên thu,nhất nhật,đã đành.

                                             Còn nhau ta sống để dành cho nhau.

 

                                                                     (Gia Trung 84)

 

                                                               Đoái NAM-UY

 



-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 28/Dec/2010 lúc 5:37pm
,
Đời còn vui vì có chút "tòm tem "
 
Không biết hai tiếng tòm tem xuất hiện trong ngôn ngữ Việt từ bao giờ nhưng cái chuyện tòm tem thì quả là xưa không kém gì quả đất.
Tuy nhiên dù có xưa cách mấy thì tòm tem vẫn không bao giờ cũ vì loài người còn tồn tại tới ngày hôm nay cũng là nhờ vào tòm tem. Chính vì thế mà thiên hạ vẫn cứ mãi mãi tòm tem và nói về chuyện tòm tem.
 
 
Sở dĩ tôi dùng hai tiếng tòm tem này để nói về một chuyện mà ngôn từ dùng để diễn tả lại vô cùng phong phú và thường được thả nổi, ấy là tại vì hai tiếng này vừa có gốc có gác, vừa nôm na dễ hiểu, lại không bị coi là tục để các vị thích rao giảng đạo đức bắt bẻ mà cũng không khô khan như từ ngữ chuyên môn của nhà khoa học. Tôi học được hai chữ này trong bài ca dao sau:
 
    Ðang khi lửa đỏ cơm sôi
    Lợn kêu con khóc lại đòi tòm tem
    Bây giờ cơm chín lửa tàn
    Lợn ăn con ngủ, tòm tem thì tòm
 
Phải nói là mặc dù mấy câu ca dao này tuy thật là đơn giản nhưng càng đọc tôi càng thấy thấm ý. Con người từ thủa xa xưa cho tới ngày nay, sống trên đời lúc nào cũng cứ tối tăm mặt mũi với hàng trăm thứ chuyện lỉnh kỉnh hằng ngày nhưng xét cho cùng thì chẳng qua cũng chỉ là nhằm đáp ứng cho hai nhu cầu cơ bản là ăn để sống và tòm tem để bảo tồn chủng loại. Có khác chăng là theo đà tiến hóa, con người càng văn minh thì cái ăn và cách ăn cũng trở thành cầu kỳ và cái tòm tem cũng được bày đặt thêm nhiều quy định có tính cách hình thức rắc rối hơn mà thôi.
Tuy cả hai nhu cầu trên đều là căn bản nhưng nếu sắp theo thứ tự ưu tiên thì cái ăn vẫn là trước tiên rồi mới tới chuyện tòm tem, vì chỉ có
"no cơm ấm cật " thì lúc đó mới có thể "rậm rật khắp nơi" chứ bụng mà đói meo thì "chó cũng đành chê cứt". Cái sự ví von này tôi cũng học được trong kho tàng ca dao tục ngữ. Ai không tin cứ giở ca dao tục ngữ ra sẽ gặp khối câu như:
    Em như cục cứt trôi sông
    Anh như con chó ngồi trông trên bờ
Nếu nhu cầu ăn có từ khi lọt lòng thì trái lại nhu cầu tòm tem phải đợi đến một cái tuổi gọi là biết mắc cỡ vì khám phá ra những cái khang khác nơi mình và nơi người mới bắt đầu có. Lại nữa, cái cường độ của nhu cầu này cũng biến thiên tùy theo nguời và tùy theo thời gian: sung độ nhất vào lúc tuổi còn trẻ nhưng càng về già thì yếu lần và có thể không còn nữa. Chính vì thế mà người ta mới hối nhau:
   
Ai ơi chơi lấy kẻo già
    Măng mọc có lứa người ta có thì
    Chơi xuân kẻo hết xuân đi
    Cái già sồng sộc nó thì theo sau
Mặc dù trong văn học Việt nam cũng đã có những nhà nho xông xáo cở cụ Nguyễn Công Trứ từng vỗ ngực tự hào trong một bài hát nói "càng già càng dẻo càng dai" và trong ca dao cũng có những bài như:
   
Bà già đã tám mươi tư
    Ngồi bên cửa sổ biên thư lấy chồng
Hoặc là:
    Bà già đi chợ cầu Ðông
    Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
    Thầy bói gieo quẻ đoán rằng
    Lợi thì có lợi nhưng răng không còn
Tuy nhiên nếu nghiệm cho kỹ thì chẳng qua các cụ cũng chỉ là tiếc nuối cho một thời oanh liệt đã qua đi mà nói vớt vát cho vui thế thôi chứ thực tế thì các cụ cũng không làm sao xoay ngược lại định luật của tạo hóa.
 Ngoài ra, nếu nhu cầu ăn không thể thiếu thì ngược lại nhu cầu tòm tem có thể hy sinh mà không làm cho cá nhân ấy chết, trừ trường hợp nếu như tất cả giống người đều hy sinh cái nhu cầu này thì lúc đó loài người mới bị tuyệt chủng thôi. Về cái khoản này thì Phật có dạy đời là bể khổ và con người phải diệt dục thì mới dứt được nghiệp chướng để tịnh độ Niết Bàn. Tuy vậy, có một số người dù đã quy y đầu Phật thành sư, nhưng lòng thì vọng động, đôi khi còn bạo hơn cả người phàm nên người đời mới gọi các vị này là "sư hổ mang". Còn nếu chỉ nhè nhẹ thôi thì ca dao cũng đã từng mô tả:
   
Ba cô đội gạo lên chùa
    Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
    Sư về sư ốm tương tư
    Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu
Khác với Phật giáo chủ trương diệt dục, người Thiên Chúa giáo lại tin rằng khi Chúa dựng nên người nam và người nữ đầu tiên rồi thì có phán: "Hãy sinh sản ra cho đầy mặt đất này". Tuy nhiên khi loài người đã sinh ra tràn đầy trên mặt đất này rồi thì Hội Thánh mỗi khi muốn tuyển chọn người thay Chúa chăn dắt bầy chiên ở trần gian thì lại đòi hỏi người đó phải hy sinh cái niềm vui tòm tem. Ðiều này gây trở ngại cho một số người vừa muốn làm kẻ chăn chiên của Chúa lại vừa không muốn sống trong cảnh "cám treo heo nhịn đói", do đó mà nảy sinh ra Giáo phái Tin Lành. Các ngài mục sư nhờ hiểu Kinh Thánh một cách cởi mở hơn nên đã giúp cho một số người an tâm vừa làm tôi tớ Chúa, vừa vui thú trần gian mà không hề mang mặc cảm phạm tội. Riêng về phía Giáo hội La Mã vì khắt khe với lề luật mà có những kẻ lúc bắt đầu những mong theo chân Chúa làm đến chức cha, chức cố, nhưng rốt cuộc chỉ mới tới được chức "ta ru", nghĩa là đã vào tu rồi nhưng thấy đời còn vui quá lại nhảy ra.
 
 Mặc dù bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền có khẳng định: "Mọi người sinh ra bình đẳng" nhưng thực tế thì Tạo hóa vốn có trước loài người nên hình như không biết có cái luật đó cho nên mới để lọt một số người bị mụ bà nắn thiếu cái "gia tài của mẹ để lại cho con" khiến cho những kẻ này không bao giờ biết được cái niềm vui tòm tem ở cõi đời này. Tuy nhiên vào cái thời đất nước còn được cai trị bởi những ông vua thì cũng có vài anh chàng lại tự nguyện cắt bỏ cái gia tài này để được hầu hạ trong cung hầu kiếm miếng cơm manh áo như mấy anh chàng muốn xin làm thái giám.
 
 Số là trong xã hội phong kiến ngày xưa, một kẻ làm vua thì tự cho mình có cái quyền tha hồ tòm tem. Do đó mà ông vua nào cũng có trong cung hàng ngàn cung tần mỹ nữ. Tuy nhiều thế và nhiều khi tòm tem không xuể nhưng vì tham lam và ích kỷ nên ông vua nào cũng sợ kẻ khác tòm tem giùm mình do đó mới phải chọn mấy anh chàng thái giám để hầu hạ trong cung cho chắc ăn. Nhiều ông vua cũng vì mê tòm tem đến độ phế bỏ cả triều chính cho nên đành phải mất nước hay mất cả cái chỗ đội vương miện. Có ông thì bệ rạc đến nỗi không còn ngồi dậy nổi để thiết triều đành nằm ườn ra cho đình thần vào chầu như ông vua Long Ðĩnh nhà Lê. Sử gia khi nhắc đến phải đặt cho triều đại này cái biệt danh là Lê ngọa triều.
 
 Cũng vì cái mục ham tòm tem này của kẻ làm vua mà nhiều khi đi đoong luôn cả một dân tộc. Xưa Chiêm thành cũng là một vương quốc lừng lẫy. Vào thời nhà Trần ở nước ta thì có vua Chiêm là Chế Mân bỗng dưng nổi hứng đem dâng luôn hai châu Ô và châu Rí để xin với vua Trần cho được rước công chúa Huyền Trân về tòm tem. Không hiểu có phải vì nàng công chúa xứ Việt tài cao hay vua Chiêm lụ khụ sao đó mà ít lâu sau thì vua Chiêm tịch. Theo phong tục Chiêm thành thì khi vua chết hoàng hậu và phi tần cũng phải tịch theo vua để tiếp tục hầu hạ cho nhà vua cũng được tòm tem nơi chín suối. Nhà Trần tiếc cho tuổi xuân phơi phới của nàng công chúa của mình mà bị đưa lên giàn hỏa với vua Chiêm thì thật là phí hương trời, bèn sai Trần Khắc Chung vào kinh thành Chiêm lén đem công chúa về. Tương truyền sau đó hai người đưa nhau đi đâu làm gì chẳng ai rõ, nhưng dù sao thì cái tên Huyền Trân cũng đi vào lịch sử, còn Chiêm thành thì theo cái đà mất hai châu mà mất lần cho đến mất luôn cả nước và bị diệt vong.
Theo các nhà nghiên cứu về sinh vật học thì trong vấn đề tòm tem, giống cái bao giờ cũng khỏe hơn giống đực. Nguyên lý này hình như cũng đúng cả với con người. Chúng ta chỉ nghe kể ông này ngài nọ đang tòm tem thì bị ngã ngựa rồi đi đoong chứ chẳng bao giờ nghe nói có bà nào lăn quay ra ngáp ngáp trong lúc tòm tem cả. Nghe khoản này có lẽ các ông không đồng ý vì tự hồi nào các ông vẫn tự cho mình là phái khỏe còn đàn bà mới là "liễu yếu đào tơ" phải "núp bóng tùng quân". Tuy nhiên tục ngữ cũng có câu: "con gái mười bảy, bẻ gãy sừng trâu", cho nên nam nhi cỡ mấy anh chàng "trói gà không chặt" mà gặp phải mấy cô này thì cũng coi như là đi đoong, bằng không thì cũng bị cô nàng cắm cho năm bảy cái sừng to tổ bố.
 
 Trở lại với cái chuyện tòm tem ngã ngựa này ở nước ta mà có liên quan đến lịch sử thì phải kể câu chuyện đời Lê. Nguyễn Trãi là một khai quốc công thần từng giúp Lê Lợi đánh thắng quân Minh giành lại nền độc lập cho Tổ quốc và lập nên nhà Hậu Lê. Lúc vua Lê Thái tổ quy tiên, vua con lên nối ngôi thì cụ cũng đã già về nghỉ hưu. Tuy thế, có một hôm nghe tiếng cô nàng Thị Lộ rao bán chiếu trước dinh, cụ bỗng hứng chí cho gọi vào ra mắt, và khi thấy cô hàng chiếu trông cũng tươi mát, cụ bèn ứng khẩu mấy vần thơ trêu ghẹo:
   
Ả ở đâu mà bán chiếu gon
    Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn
    Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi
    Ðã có chồng chưa được mấy con?
Cô hàng chiếu cũng chẳng vừa, họa lại ngay:
   
Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon
    Cớ chi ông hỏi hết hay còn
    Xuân xanh mới độ trăng tròn lẻ
    Chồng còn chưa có, hỏi chi con!
Nghe cô hàng chiếu ứng đối lanh lẹ, cụ đâm ra mến tài mến sắc nên quyết chí rước nàng về làm nàng hầu. Nếu chuyện chỉ có thế thì cũng chẳng có gì đáng nói. Ðằng này vì cụ đã già nên có lẽ sinh ra lẩm cẩm. Nhân một hôm nhà vua trẻ đi tuần thú qua vùng này bèn ghé lại nhà cụ nghỉ đêm, cụ thương cho cô nàng hầu tuổi xuân phơi phới lâu nay bị bỏ phế mới sai nàng ra hầu hạ nhà vua may ra kiếm được chút ơn mưa móc. Chẳng hiểu ông vua trẻ tòm tem ra sao mà băng ngay đêm đó tại nhà cụ. Thế là triều đình đổ xô vào hạch cụ về cái tội giết vua và cái tước khai quốc công thần của cụ cũng đành vứt đi khiến cho cụ chỉ còn biết cam phận lãnh cái bản án tử đi đoong luôn một lúc cả ba họ.
 
 Các nhà nghiên cứu về sinh vật còn đưa thêm một nhận xét là có nhiều loài sinh vật sau khi tòm tem thì chị cái còn xơi tái luôn anh chàng đực cho đã cơn đói lòng, chẳng hạn như loài bọ ngựa. Ðiều này tưởng chừng không xảy ra nơi con người nhưng nếu nghiệm kỹ ra thì cũng có, nhưng vì con người có đời sống văn minh cho nên cái mục cô nàng xơi tái anh chàng này cũng diễn ra dưới một hình thức mới mẻ hơn, khoa học hơn, tinh vi hơn, trông nhẹ nhàng và không có vẻ rùng rợn nhưng độc ác thì không kém. Nàng chỉ móc cái ví tiền, nắm lấy cái ví tiền thôi chứ không cần moi ngực moi tim gì cả. Có biết bao ông "nam nhi chi chí", chỉ vì tòm tem mà bị thân bại danh liệt do ăn hối lộ, thụt két để cung phụng cho cô nàng no bụng còn ông thì vào nằm nhà đá gỡ lịch. Ðối với những ông có sẵn cơ nghiệp thì cô nàng cứ việc tha hồ ăn cho tới sạt nghiệp rỗng túi phải ra thân ăn mày. Ngay cả những ông được cái tiếng là hiền lành cũng lắm lúc khốn khổ vì đi làm lãnh lương ba cọc ba đồng thôi mà cũng bị bà vợ móc sạch. Thế là đủ cho anh chàng từ đó cứ lệ thuộc vào bà vợ mà ngáp ngáp. Còn bà vợ thì phây phây
"chưa đi đến chợ đã lo ăn quà", càng ngày càng phốp pháp ra trong khi đức lang quân thì càng ngày càng cà tong cà teo như que củi.
 
 Chuyện tòm tem mà đi vào văn học sử thì rất nhiều. Vào cái năm Tí Sửu Dần Mẹo gì đó có sứ Tàu sang nước ta. Không hiểu do đâu mà sứ lại gặp bà Ðoàn Thị Ðiểm, lại còn buông lời chọc ghẹo chớt nhả:
"An nam nhất thốn thổ, Bất tri kỷ nhân canh", nghĩa là "một tấc đất An nam không biết bao nhiêu là người cày" ý xỏ xiên gái Việt. Bà Ðiểm vốn đã từng dịch Chinh Phụ Ngâm, chữ nghĩa đầy mình, đâu dễ gì chịu mất mặt như vậy, bèn đối ngay: "Trung quốc đại trượng phu, Giai do thử đồ xuất". Câu này có nghĩa là "bậc trượng phu của nước Tàu cũng từ đó mà chui ra cả thôi". Ðúng là chậu nước lạnh hắt vào mặt sứ Trung quốc.
 
 Trên đây là chuyện vào thời nước ta chỉ biết giao hảo với nước Tàu. Vào cái buổi giao thời Tây Tàu nhố nhăng thì có:
    
Vị Xương có Tú Xương
    Dở dở lại ương ương
    Cao lâu thường ăn quỵt
    Thổ đĩ lại chơi lường
Cụ lại còn tự thú thêm:
    
Một trà, một rượu, một đàn bà
    Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
    Chừa được thứ nào hay thứ ấy
    Có chăng chừa rượu với chừa trà.
Tuy nhiên đáng nể hơn cả phải nói là bà Hồ Xuân Hương. Sự nghiệp văn chương của bà toàn hướng về trọng tâm duy nhất: phải làm sao nói lên được cái nguyên lý tòm tem ẩn tàng trong mọi sự vật, và tên tuổi của bà gắn liền với sự nghiệp trên đến nỗi hễ một người nào đó chỉ cần nhắc đến tên bà là người khác hiểu ngay ý người kia định nói gì.
 
 Trên đây tôi chỉ đơn cử vài danh nhân tiêu biểu thôi chứ thực ra nếu mà xét cho cùng thì bao nhiêu tác phẩm văn chương nghệ thuật trên thế giới này nếu không liên quan đến ăn thì cũng là do cái động cơ tòm tem thúc đẩy mà ra cả.
 
 Nếu cái chuyện tòm tem nơi loài vật là một sự kiện tự nhiên nên hễ muốn tòm tem thì đi tìm đối tượng hợp tác giải quyết là xong thì nơi con người vì văn minh nên thường
"vẽ rắn thêm chân" do đó để thỏa mãn cái nhu cầu tòm tem, con người cũng đặt ra vô số quy định gọi là luật pháp, đạo đức, phong tục, tập quán để làm khó cho mình. Chính vì thế mà chuyện tòm tem của con người mới được phân biệt thành nhiều hình thức.
 
 Thông thường nhất và được xã hội cho phép và nhìn nhận là tòm tem có đăng ký chính thức. Ðể có thể tòm tem theo kiểu này con người phải trải qua nhiều bước gian truân lo lắng và chờ đợi, kết quả có khi được mà cũng có khi chỉ là dã tràng xe cát cho nên mới có chuyện nhiều anh chàng hay cô nàng vì lý do này lý do nọ không hội đủ tiêu chuẩn để xin được giấy phép hành nghề, đành ôm hận đáp chuyến tàu suốt về miền quên lãng, hoặc nhẹ lắm thì cũng là cúi đầu nhìn người yêu ôm cái tòm tem sang ngang không hề ngoảnh lại. Ðiều này nếu có gây đau khổ cho một số người thì chính đó cũng là nguồn cảm hứng để cho những tâm hồn đau khổ đó có thể sáng tác nên những vần thơ tuyệt tác, những áng văn bất hủ và những bản nhạc để đời.
 
 Ðối với những người hân hoan rước được cái tòm tem về rồi thì mọi chuyện bây giờ trở nên như cơm bữa nên không có gì đáng bàn ngoài cái chuyện đêm đêm:
   
Ðàn ông gì thứ đàn ông
    Nửa đêm trở dậy cắm chông đàn bà
    Ðàn bà gì thứ đàn bà
    Nửa đêm trở dậy rút ruột già đàn ông
Thỉnh thoảng mới có vài trường hợp cá biệt như:
   
Lấy chồng từ thủa mười lăm
    Chồng chê tôi bé không nằm cùng tôi
    Ðến năm mười tám đôi mươi
    Tôi nằm dưới đất chồng lôi lên giường
    Một rằng thương, hai rằng thương
    Có bốn chân giường gãy cả còn đâu...
Chẳng cần phải giải thích ai cũng thừa biết là thương ở trong lòng thì làm sao gãy được chân giường, chẳng qua chuyện gãy cả mấy cái chân giường là do tòm tem sôi nổi mới ra cớ sự. Tuy nhiên cũng không thiếu gì những trường hợp có kẻ vì những lý do không được tiết lộ nào đó mà cứ phải bóp bụng thở than:
    
Chàng ơi bỏ thiếp làm chi
    Thiếp là cơm nguội để khi đói lòng
 Nhờ xã hội bày ra cái chuyện tòm tem phải có đăng ký chính thức này mà có những ông vốn coi trời bằng vung bắt đầu biết sợ, dĩ nhiên là không phải sợ trời mà sợ kẻ cao hơn trời nữa kia. Riêng các bà thì có một số khỏi phải khổ công đèn sách, đánh giặc hay phấn đấu công tác cũng bỗng dưng trở thành cô Tú, bà Bác sĩ, bà Thiếu tướng, bà Tỉnh trưởng v.v... để ra oai tác yêu tác quái, có khi còn thêm màn phụ diễn "gà mái đá gà cồ". Ðiều này có vẻ như là một bất công đối với phái nam vì khi một anh chàng nghèo dốt đặc nào đó vô phúc vớ được một bà luật sư, bà bác sĩ cũng không bao giờ được thiên hạ gọi là ông luật sư , ông bác sĩ gì cả để mà hậm họe với đời hay lên lớp chị vợ.
 
Thời còn chế độ phong kiến thì tuy vua thay trời trị dân, nhưng vì có vài ông vua lại học được cái câu
"nhất vợ nhì trời" của dân gian nên có nhiều bà gốc dân giã, không cần dựng cờ khởi nghĩa để làm vua mà chỉ cần được một ông vua loại trên tuyển về làm Hoàng hậu rồi sau đó lại còn lên Thái hậu là cũng đủ làm cho đất nước điêu đứng.
 
 Riêng đối với đa số các bà thường thường bậc trung không có gì để thi thố với đời thì nhờ có sẵn nhãn hiệu cầu chứng lận trong lưng nên rất hãnh diện phô trương cái thành quả tòm tem của mình, đi đâu cũng vác cái bụng phình chương ướng nghễu nghện ra cái điều ta đây nết na đức hạnh để cho xã hội nhìn vào mà nể nang chứ không giống như mấy cô nàng tòm tem lén, tòm tem chui, lỡ có kết quả là tìm cách dấu còn hơn
"mèo dấu cứt".
 
 Mặc dù các nhà đạo đức và các nhà luật pháp thường khuyến cáo con người chỉ nên và chỉ được tòm tem có đăng ký chính thức tại một nơi thường trú, nhưng nhiều khi vì tính ham vui mà có những cặp chưa kịp làm xong thủ tục đăng ký đã tòm tem. Ðây là loại tòm tem lén cha lén mẹ. Hình thức này rất phổ biến trong lứa tuổi rường cột của tương lai nên đây cũng là niềm lo lắng của các bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên có nhiều cô cậu gặp khó khăn trong vấn đề đăng ký hành nghề, thì lại nhờ cái khoản có kinh nghiệm hành nghề trước mà sau đó được cấp giấy phép điều chỉnh, hoặc cũng có khi là bị bắt buộc điều chỉnh giấy phép tùy trường hợp.
 
 Cũng có khi đã đăng ký có nơi có chốn, nhưng vì thích điều mới lạ hoặc ngán cơm nhà ăn hoài nhạt miệng nên ở đâu lúc nào cũng có chuyện
"ông ăn chả bà ăn nem" hoặc là ông đi lính "nhảy dù" bà đi tìm nơi "ăn vụng". Ðây là loại tòm tem chui, trốn thuế cho nên thường xảy ra nhiều màn đấu gươm, nổ súng, rượt bắt rất sôi nổi, hoặc nhiều cảnh trừng trị rất rùng rợn. Ngày xưa khi mà "phép vua thua lệ làng", dân nông thôn ở các vùng ven sông đôi khi vẫn vớt được đôi trai gái bị trói thúc ké thả trôi theo giòng nước chỉ vì bị bắt quả tang đang ăn vụng.
 
 Thời Ðệ nhất Cộng hoà, có một ông quan nhà binh súng ngắn nọ không thích bắn súng đồng ngoài chiến trường mà chỉ thích bắn súng cao su ở các vũ trường. Quan bắn giỏi quá nên có một em ca ve xin được rước quan về cận vệ cho mình. Chị cả ở nhà thấy quan lâu ngày không chịu cho mình khám súng mà cứ vác súng đi suốt đêm nên cho tay em đi điều tra. Tay em tìm ra cớ sự bèn về bẩm báo và hiến kế cho chị Cả nên tặng cô nàng nọ một liều a xít để biến cô nàng thành đống sắt vụn. Báo hại sau vụ ấy cả miền Nam mỗi khi nghe có ai nói tới hai tiếng
''a xít Cẩm Nhung'' là các bà các cô đua nhau tìm đường chạy trối chết.
 
 Có những bà vì không có phương tiện để theo dõi tìm tòi hoặc không muốn lặn lội thanh toán kẻ địch ở xa cho nhọc công phí sức, nên cứ nhắm ngay đối tượng gần là ông chồng mà trị tội cho tiện. Nghe đâu thời Tây còn cai trị xứ Nam kỳ có cô Năm Huờn ở chợ Đủi giận ông chồng không chịu tòm tem với mình mà cứ đi tìm người khác để tòm tem cho nên mới nổi tam bành rưới xăng đốt luôn ông chồng làm đuốc cho đời soi chơi.Cảm ưứng từ việc đó mà ông nhạc sĩ họ Lê sáng tác bài nhạc
''Đốt chồng''
 
Thời Liên khu V kháng chiến, nghe đâu tại Mộ Ðức cũng có một nữ cán bộ thấy đồng chí chồng cứ đi công tác với các nữ đồng chí ấp khác mà không chịu sinh hoạt ở ấp nhà nên tức giận dùng dao phay chặt phăng cái lệnh công tác của đồng chí chồng. Tin này được nhanh chóng loan truyền trong hàng ngũ cán bộ, do đó mà sau này trong các buổi họp giao ban, mỗi khi có đồng chí nào đó thích thảo luận cù nhầy mà có nữ đồng chí nào giơ tay phát biểu: "Tôi xin cắt đứt đồng chí" là các nam đồng chí hè nhau bỏ chạy xanh cả mặt.
 
 Tòm tem chui có khi
"chùa" mà cũng có khi là "tiền trao cháo múc". Nếu là tòm tem theo kiểu tiền trao cháo múc thì thường phái nam là kẻ phải chi tiền, họa hoằn mới có vài anh mày dày mặt dạn được đời tặng cho cái danh hiệu là "đĩ đực". Riêng khối chị em ta là vừa được tòm tem lại có tiền ăn bánh nên có nhiều cô nàng bất cần miệng đời khen chê đã xin chọn con đường này làm "con đường em đi". Xã hội nào mà có nhiều cô nàng chọn con đường này thì mấy bà phước ở trong xã hội đó lại càng có dịp nuôi một bầy con không phải con mình. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cá biệt, có những cô nàng lúc đầu đi con đường này, nhưng sau đó tình cờ vớ được một anh chàng kiểu Từ Hải mà bỗng hóa thành mệnh phụ phu nhân, trở nên danh giá, ban ân ban phước cho đời. Ấy là chưa kể đến chuyện vào hậu bán thế kỷ 20 lại còn có thêm hiện tượng hàng loạt chị em ta nhờ tòm tem với của lạ nước ngoài mà về sau biến thành Việt kiều được đồng bào cả nước mến mộ vì mấy đồng đô la trong ví.
 
 Ngoài các hình thức tòm tem có đăng ký, tòm tem lén, tòm tem chui, tòm tem nhảy dù còn có một hình thức nữa gọi là tòm tem ẩu. Ðây là một hình thức tòm tem không thông qua sự thỏa thuận của đôi bên mà chỉ đến từ một phía. Loại tòm tem này có thể là hình thức nhẹ như của mấy anh chàng thích thả dê theo kiểu trong ca dao:
   
Vú em chum chúm hạt cau
    Cho anh bóp cái có đau anh đền
    Vú em chẳng đáng một tiền
    Cho anh bóp cái anh đền quan năm
Có nhiều anh chàng nhờ trước thả dê, sau thành duyên nợ, nhưng cũng có khối anh chàng bị ăn tát tai, đòn gánh, guốc cao gót có khi lỗ máu đầu, hoặc phải ra hầu toà về cái tội hành nghề không có giấy phép.
Hình thức mạnh thì thường đi kèm với dao găm, lưỡi lê, súng đạn, hoặc ít nhất là cũng đôi cánh tay gân guốc. Ðây là một hình thức dã man thô bạo, thường gắn liền với những tội ác mà con người không thích thấy nhưng lại cứ hay diễn ra tại những nơi nào có chiến tranh, loạn lạc, bất công và áp bức. Chuyện kiểu này thì vô cùng, xin để dành phần hành này cho các nhà làm chính trị, các nhà làm luật pháp, các nhà rao giảng đạo đức, tôi không dám lạm bàn.
 
 Mặc dù tòm tem là một nhu cầu tự nhiên nhưng con người lại thích khoác cho nó cái vẻ không tự nhiên cho nên mới sinh ra lắm cái nực cười hay những chuyện thương tâm đầy nước mắt.
Trong một phiên họp Quốc hội thời Ðệ nhất Cộng hòa tại Miền Nam để biểu quyết một dự luật về vấn đề bảo vệ tòm tem, có hai vị dân biểu nọ tranh luận nhau sao đó mà vị nữ dân biểu bỗng đứng dậy một tay rút guốc đập lên bàn, một tay xỉa xói vào mặt vị nam dân biểu và the thé:
"Không có đàn bà làm sao có đàn ông?" Vị nam dân biểu bị xúc phạm liền hùng hổ không kém đứng lên vung tay quát: "Không có đàn ông làm sao có đàn bà?" Chẳng ai biết hai vị dân biểu kia rốt cuộc ai thắng ai nhưng dân chúng nghe qua chuyện này đều ôm bụng cười và bảo nhau là hai vị nọ rõ khéo thừa hơi vì nếu không có tòm tem thì làm quái gì có đàn ông hay đàn bà để mà cãi cọ.
(còn tiếp)
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 28/Dec/2010 lúc 10:39pm
Đổi Mỹ Nhân lấy ngựa
 
Tô Đông Pha là một thi hào danh tiếng đời nhà Tống (950-1275). Ông có mộ cô hầu tuyệt đẹp tên Xuân Nương. Vì bất đồng ý kiến với Tể Tướng Vương An Thạch nên bị nhà vua trích đi Hoàng Châu.

Lúc sắp lên đường, có người bạn làm chức quan Vận Sứ họ Tưởng đến nhà Tô chơi để tiễn biệt.

Tô Đông Pha bảo Xuân Nương ra mời khách uống vài chén rượu, cảm khái biệt ly. Thấy Xuân Nương đẹp như tiên nga, họ Tưởng giật mình hỏi:

- Cô bé này có đi theo bác không?

Tô bảo là Xuân Nương không muốn đi theo vì đường sá xa xôi khó nhọc nên xin trở về nhà nàng. Nhân đó, họ Tưởng nói:

- Vậy thì bác cho phép tôi đem con ngựa bạch tuyệt hay để đổi lấy cô Xuân có được không?

Đông Pha ưng chịu.

Họ Tưởng lấy làm khoan khoái vô cùng, liền ứng khẩu làm bài thơ tứ tuyệt:

"Tiếc gì con ngựa đẹp như mây,

Ơn bác cho tôi đổi gái này,

Giờ mất nhạc vàng rung bóng nguyệt,

Nhưng thêm má phấn bạn làng say".

Nguyên văn:

"Bất tích sương mao võ tuyết đề,

Đẳng nhân phân phó tặng nga mi.

Tuy vô kim nặc tê minh nguyệt,

Khước hữu giai nhân bỗng ngọc bì".

Tô Đông Pha cũng ứng khẩu đáp lại:

"Cô Xuân đi vậy cũng xa xăm,

Dầu chẳng kêu ca chớ giận ngầm.

Vì nỗi non sông nhiều hiểm trở,

Đổi người lấy ngựa phải đành tâm".

Nguyên văn:

"Xuân Nương thử khứ thái thông thông,

Bất cảm đề thanh tại hận trung.

Chỉ vị sơn hành đa hiểm trở,

Cố tương hồng phấn hoán truy phong".

Xuân Nương nghe hai người đối đáp nhau và có một hành động khinh thường nàng như thế nên bực tức, đỉnh đạc nói:

- Tôi nghe nói ngày xưa vua Tề Cảnh Công muốn chém tên giữ chuồng ngựa mà Yến Tử cản ngăn. Chuồng ngựa nhà mình cháy, Khổng Phu Tử chỉ hỏi thăm có ai chết không, chớ không hỏi ngựa sống chết mất còn. Ấy là người ta quý người khinh vật. Nay học sĩ đem người đổi lấy ngựa, thì ra quý vật mà khinh người.

Đoạn, Xuân Nương cũng ứng khẩu làm một bài thơ:

"Chém cha cái kiếp của đàn bà,

Khổ sướng trăm bề há bởi ta.

Giờ mới biết người thua giống vật,

Sống làm chi nữa trách ai mà".

Nguyên văn:

"Vi nhân mạc tác vị nhân thân,

Bá ban khổ lạc do tha nhân.

Kim nhật thùy tri nhân tiện súc,

Thử sinh cẩn hoạt oán thùy sân".

Đọc xong, nàng vội lao mình ra sân đập đầu vào cây mà chết.

Thấy thân xác nàng quằn quại trên vũng máu đào bên cội cây, cả hai vô cùng hối hận, nhìn nhau ngậm ngùi nhỏ lệ.

Nhưng đã muộn rồi.

(Điển cố)



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 30/Dec/2010 lúc 4:35pm

.

 
TÒM TEM
(Tiếp theo)
 
 
 
Cái chuyện tòm tem không phải chỉ có người mới thích mà ngay cả thần tiên cũng còn đam mê. Trong dân gian vẫn truyền tụng những câu truyện như Sơn Tinh và Thủy Tinh chỉ vì tranh nhau nàng công chúa con vua Hùng mà đánh nhau hết năm này sang năm khác, gây ra cảnh gió mưa bão lụt làm khổ cho dân. Lại có những nàng tiên còn vương vấn mùi tục lụy nên mới xui khiến cho chàng Từ Thức lạc động Hoa vàng. Có nàng thì lại còn ham vui xuống tận trần gian xem hội của người đời để rồi gây ra cớ sự khiến cho phải vướng vào duyên nợ với người trần như truyện Giáng Kiều và Tú Uyên.
 
 Tòm tem là nguyên lý của sự sống cho nên hình như dân tộc nào cũng đề cao. Văn minh Văn lang cũng có sự tích
"ông Ðùng bà Ðà". Tương truyền là ngày xưa có nhà nọ sinh ra được hai con một trai một gái. Ðến tuổi trưởng thành thì cả hai chị em nhà này đều cao lớn dị thường do đó khi bắt đầu biết đến tòm tem thì nhìn quanh nhìn quẩn không thấy đâu có đối tượng có khả năng hợp tác với mình nên cuối cùng cả hai đành phải hợp tác với nhau. Dân làng cho rằng đây là một hành vi loạn luân bèn xúm lại tẩm quất cho hai chị em nhà này một trận, đến lúc dừng tay lại thì chỉ còn thấy hai đống thịt. Dân làng sợ Trời phạt cái tội cả gan hủy diệt cái nguyên lý của sự sống mà bắt phải tuyệt tự cho nên mới lập đền thờ. Hằng năm đến ngày giỗ thì lại làm hai hình tượng khổng lồ rước đi nghễu nghện khắp làng sau đó là trai gái trong làng được một đêm tự do ra đình làng tòm tem bằng thích để tạ tội. Nghe chuyện này biết đâu chừng có nhiều người cũng đang tiếc hùi hụi tại sao ta lại không được sinh ra tại cái làng ấy.
 
 Khờ khạo như Bờm nhưng một khi đã biết đến tòm tem thì cũng mê mẩn ra phết. Chuyện kể là ngày xưa có hai ông bà hiếm hoi sinh hạ được có mỗi một cậu con trai đặt tên là Bờm. Vì sợ mất giống nên Bờm được cha mẹ cưới vợ cho rất sớm. Chị vợ lớn hơn Bờm nên hàng ngày cứ phải bế chồng đi chơi, đút cơm và lo tắm rửa cho chồng năm này sang năm khác mà ban đêm thì chẳng xơ múi gì. Ðùng một cái đến cái năm con chuột rúc rích gầm giường, chị vợ táy máy sao đó mà Bờm bừng sáng trí khôn hiểu ra cái lẽ sống ở đời.
 
 Từ hôm ấy Bờm cứ mê mẩn quanh chị vợ tối ngày làm chị vợ không còn thì giờ làm công việc nhà nên bị bà mẹ chồng đay nghiến nhiếc móc. Chị vợ ức quá bèn dấu cục đá dưới váy rồi dẫn chồng đến bờ ao lôi cục đá thảy tòm xuống ao và bảo chồng:
"Thôi nhé! Tôi đã quăng cái tòm tem xuống ao rồi! Từ nay đừng có theo tôi mà đòi nghe rõ chưa." Bờm tiếc của trời nên ngày nào cũng lội xuống ao mò mẫm. Ðược vài ngày chị vợ thấy vừa thương hại vừa nhớ nên mới ra ao bảo chồng: "Thôi về nhà đi rồi tôi đền cho! " Bờm không dám tin vào người vợ đã từng nhẫn tâm quăng mất niềm vui của mình nên cứ ở lì dưới ao. Chị vợ tức quá bèn vén váy vỗ phành phạch mà bảo: "Nó đây rồi nè!" Bờm ngước lên thấy vợ mình vẫn còn giữ cái món của hồi môn tưởng chừng như đã bị quăng mất ấy y nguyên chỗ cũ bèn hớn hở bò lên theo vợ về nhà. Nghe nói từ đó về sau Bờm tòm tem rất tiến bộ, sinh ra cả bầy con, rồi con cái Bờm lại nối gót mẹ cha mà tòm tem cần cù để tiếp tục sinh ra cháu chắt hàng đàn hàng đống ở chật ních cả giải đất hình chữ S.
 
 Chuyện tòm tem mà có nói mãi thì cũng không bao giờ cùng, cho nên tôi cũng không tài nào nói hoài, chỉ xin tóm lại một câu: dân tộc ta qua hàng ngàn năm nô lệ, hàng ngàn năm thiếu ăn, hàng ngàn năm chinh chiến, người chết như rơm rạ mà vẫn không bị diệt chủng là vì nhờ dân ta ở đâu lúc nào cũng khoái tòm tem và có thể tòm tem. Và
cũng chính vì nhờ có chút tòm tem mà đời vẫn còn vui để cho chúng ta cứ mê muội ngụp lặn trong vòng khổ ải.




 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 02/Jan/2011 lúc 12:52pm
.
 
Những cơ hội trong đời

Cùng các thầy cô, các bạn bè thân hữu,

Tôi xin kể lại một câu chuyện thật có thể thấy xảy ra rất thường xuyên ở xứ Hoa Kỳ. Một đêm mưa gió đầy trời cuối thu của năm 1890, một đôi vợ chồng già nọ bước vào sảnh đường rộng lớn của một đại khách sạn, hai ông bà bước đến quầy tiếp tân để ghi tên lấy một phòng trọ. Người quản lý khách sạn ái ngại nói với hai vợ chồng này:

- Chúng tôi rất lấy làm hối tiếc, tất cả các phòng ngủ của khách sạn đều đã được đặt hết vào tối hôm nay vì chúng tôi có một cuộc tiếp tân lớn của một đoàn thể suốt trong tuần lễ này. Nếu như là lúc bình thường thì tôi rất sẵn lòng đưa ông bà sang nghỉ tại những khách sạn của những đồng nghiệp của chúng tôi ở ngay khu vực gần đây nhất. Thế nhưng trong một đêm mưa to gió lớn như thế này mà lại phiền nhiễu quí khách như vậy thì thật tế tôi không an tâm chút nào cả. Tôi xin đề nghị quí khách cứ tạm cư ngụ tại phòng nghĩ ngơi của tôi. Tuy rằng phòng này không sang trọng như những phòng khách hạng nhất nhưng tôi xin bảo đảm với hai vị là phòng ngủ này rất tươm tất, có đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ và nhất là đúng tiêu chuẩn phòng ngủ của những khách sạn hảo hạng trong thành phốPhiladelphia nầy. Tối hôm nay tôi trực đêm cho nên tôi chỉ cần nghĩ lưng trong phòng nghĩ ngơi nhân viên là đủ rồi.

Trước lời đề nghị hợp tình hợp lý và thái độ thành khẩn của người quản lý khách sạn, hai vợ chồng ông khách vui vẻ chấp nhận đề nghị này. Họ ngỏ lời cảm ơn người quản lý tốt bụng và sau đó hai ông bà đã ngủ lại một đêm an lành trong phòng nghĩ của viên quản lý.

Ngày hôm sau, đôi vợ chồng già nầy thu dọn hành lý và đến quầy tiếp tân để thanh toán tiền phòng. Người quản lý đã có mặt tại đó với bộ mặt tươi tỉnh. Ông ta nhận lấy chìa khóa phòng và ngỏ lời với hai vợ chồng người khách:

- Ông bà ngủ tại phòng nghĩ ngơi của tôi chứ không phải phòng ngủ của khách sạn cho nên chúng tôi không dám nhận tiền của ông bà. Hy vọng là ông bà đã có một đêm yên nghỉ ngon giấc.

Ông khách già tỏ ý hài lòng với cung cách đối xử lễ độ của ông quản lý khách sạn nên đã nói lời khen ngợi:

- Ông quả thật là một mẫu người quản lý mà tất cả những ông chủ khách sạn trên thế giới này đều mong được dịp cộng tác. Không chừng một này nào đó tôi sẽ giúp ông cất một ngôi khách sạn lớn tại New York.

Ba năm sau, vào một buổi sáng mùa đông, ông quản lý khách sạn nhận được một lá thư bảo đảm từ bưu điện. Người viết bức thư kể lại câu chuyện hai vợ chồng ông khách già đã trú ngụ trong đêm mưa gió và đã được sự tiếp đãi nồng hậu của ông quản lý này. Trongbức thư còn kèm theo một thiệp mời và một vé xe lửa khứ hồi hạng nhất từ Philadelphia đến New York. Thiệp mời ngỏ ý mời ông ta đến New York chơi một chuyến để hai vợ chồng già năm xưa có dịp thù tiếp ông.

Ông quản lý khách sạn nể lời nên đã sắp xếp đến New York một chuyện. Tại thành phố lớn nhất thế giới này, ông quản lý đã dò theo sự hướng dẫn trong thiệp mời để đến ngay góc đường 5th Ave and 34th street để gặp vợ chồng người khách năm xưa. Ngay tại góc đường này là phòng tiếp tân choáng ngợp của một khách sạn cực kỳ sang trọng mới vừa dựng bảng khai trương. Ông khách năm xưa xuất hiện với bộ quần áo sang trọng bậc nhất đã vỗ vai vị quản lý vừa cười vừa nói:

- Ba năm trước, tôi đã nói tôi sẽ giúp ông cất một ngôi khách sạn và sẽ đặt dưới quyền điều hành của ông, không biết ông còn nhớ không?

Ông quản lý há hốc mồm không nói lên lời:

- Ông là ai? Tại sao ông lại chọn tôi? Chẳng hay ông có kèm theo điều kiện gì cho chức vụ điều hành này không?

Ông khách già mỉm cười nói:

- Tôi tên là William Waldorf Astor, tôi mời ông đến đây để cai quản lấy khách sạn này mà không có một điều kiện nào khác cả. Tôi đã từng nói, ông chính là một mẫu người quản trị lý tưởng mà tất cả mọi người chủ khách sạn trên đời này đều mong có dịp được hợp tác cùng.

Khách sạn vừa mới khai trương đó là khách sạn Waldorf gồm có 450 phòng ngủ và hơn 1000 nhân viên phục vụ vào năm 1893 đã kết nối với khách sạn Astoria kế cận khai trương vào năm 1897 để trở thành tổ hợp khách sạn Waldorf-Astoria đã là một ngôi khách sạn lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Còn ông William Waldorf Astor là một tỉ phú có rất nhiều bất động sản tại New York mà về thứ hạng thì chỉ đứng sau dòng họ Rockefeller một chút mà thôi. Sau nầy khách sạn Waldorf-Astoria đổi địa chỉ sang 301 Park Ave, còn vị trí đầu tiên tại góc đường 5th Ave và 34th Street được đập phá để xây dựng thành Empire State Building. Ngày nay khách sạn Waldort-Astoria tượng trưng cho những sự sang trọng bậc nhất của thành phố New York. Khách sạn này là nơi cư ngụ của hầu hết những vị nguyên thủ quốc gia đến thăm xứ Hoa Kỳ. Các bạn HH chúng ta nếu có dịp viếng thăm NYC cũng nên book khách sạn này ở một đêm cho biết mùi thế giới trưởng giả. (chị Hoàng anh Nhơn ở gần đó hôm nào canh me "on sale" vào ở thử trước rồi viết bài báo cáo cho tui này biết với, website của khách sạn:
http://www.newyorkcityluxuryhotels.com/waldorf-astoria-hotel-new-york.shtml?adwid=3745037702&keyword=waldorf+astoria&type=search&site=&gclid=CKGhtsXPvKUCFQoEbAodfmptYw - http://www.newyorkcityluxuryhotels.com/waldorf-astoria-hotel-new-york.shtml?adwid=3745037702&keyword=waldorf%20astoria&type=search&site=&gclid=CKGhtsXPvKUCFQoEbAodfmptYw )
 
Bạn có biết người quản lý trong câu chuyện trên đây là ai không? Ông ta là George C. Boldt, người đã có công đưa tên tuổi của gia đình Waldorf lên ngôi vị hoàng đế khách sạn trên thế giới. Song song với việc điều hành hệ thống khách sạn Waldorf-Astoria, ông cũng là chủ nhân của một hệ thống khách sạn nổi tiếng khác mà chính bản thân ông cũng là một trọc phú của nước Mỹ. Có thể bạn chưa từng nghe qua tên của ông, nhưng tôi tin chắc bạn đã từng ăn qua một loại sốt của ông điều chế, đó là loại salad dressing đặc biệt có tên là Thousand Islands.

Qua câu chuyện trên đây, chúng ta thấy phảng phất trong đó có hình ảnh của một câu chuyện thần thoại với khuôn mẫu "ở hiền gặp lành". Đúng vậy, anh chàng George Boldt đã gặp phải quí nhân là vợ chồng của một nhà triệu phú, thế nhưng nếu ở cương vị của một người quản lý khác không có nhiệt tình đặc biệt như ông thì chắc chắn chúng ta đã không có câu chuyện thần thoại trên đây.

Trên thế gian, trong mỗi một phút giây đều có hàng ngàn hàng vạn nhân duyên đang lướt qua bên người chúng ta mà mỗi một nhân duyên đó đều có thể đưa đẩy vận mạng con người lên đến một đỉnh cao chót vót (hoặc đáy vực vô cùng), bạn đừng nên bỏ sót bất kỳ một mối nhân duyên với bất kỳ một người nào, cũng đừng sơ xuất trước một cơ hội nào để có thể giúp đỡ kẻ khác. Ta hãy cố gắng học hỏi để có một sự nồng nàn, nhiệt tình đối với mọi người, mọi sự việc thì có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ trở thành "quí nhân" cho chính bản thân của chúng ta. Người ta nói rằng xứ Hoa Kỳ là một nơi chốn của cơ hội, điều đó đúng cho những người không buông bỏ một cơ hội nào cả, phải không quí vị.
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 07/Mar/2011 lúc 9:00pm
  Luận về chữ NHẪN (nhịn )

http://tuu.vn/forum/member.php?u=566 -
NHẪN

 Từ những kinh nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người Hán đã sáng tạo ra cách viết chữ nhẫn: chữ đao (con dao) ở trên và chữ tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, và nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…
Trong kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính là người mạnh nhất. Còn theo thánh Gandhi: Nhẫn nhục ví như không khí, chẳng biết chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn!
Vì thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó, đã răn dạy rất nhiều những lợi ích và tác hại xung quanh chữ nhẫn này , ngày nay thì sao?
 Nhẫn, không phải là sự cam chịu !
Đúng vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ nhẫn lại có bộ đao phía trên như biểu hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc như dao nhọn, chúng có thể khía vào trong tâm trí, trong con tim ta, làm cho ta đau đớn, tủi nhục và khó chịu.
Nhưng, nhẫn, đừng nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình cam chịu ôm nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích. Nếu có chuyện không hay, hãy dùng trí tuệ để thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người ta và không cố chấp phiền hận.
Người “chửi” mình, nếu đúng thì nhận, nếu không phải thì xả bỏ. Chứ nếu nhớ hoài suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình và còn làm cho người khác khổ lây.
Tóm lại, chữ nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh còn cần phải có sự tha thứ, phải có từ - bi - hỷ - xả. Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại... Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người.
Khổng Tử xưa đã nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng).
Nhiều gia đình thường treo chữ nhẫn trong nhà, như tự răn mình để giữ được hòa khí trong gia đình. Ôi chao, nhịn đi có một sự, đổi lại được những chín điều lành cơ mà.
Vậy nên, anh em có tranh nhau tí đất đai, vợ chồng có nổi cơn tam bành, ta có “hận” sếp, có xích mích gì với hàng xóm, có bị ai “đì” đi nữa, thôi thì nhẫn đi.
Con tim nhức nhối lắm, khi thấy mình phải chịu đựng thua thiệt, phải kém chị kém em, thành ra hậm hực, tức tối nổ con ngươi con mắt chỉ vì những thứ nhỏ nhặt.
Người ta có cái ví đầm hàng hiệu xịn hơn, thế là phải đua đòi chẳng kém cạnh gì, kẻo mang tiếng “quê”! Hoặc người ta xe nọ xe kia, nếu mình không có, thì đau buồn mà bi luỵ trách móc số sao mãi chả giàu để được làm... đại gia.
Mẹ chồng hủ lậu, lắm lời... cẩn thận đấy! Ra đường, nhẫn á, nhịn á, ganh nhau đến từng chỗ đỗ xe trước đèn xanh đèn đỏ, còi bấm cứ là nhức cả óc. Tông xe vào nhau, là gầm gừ như chuẩn bị xuống cắn xé nhau ngay!
Đến cái chuyện quyền lợi hay tiền nong, ai mà động chạm, thì cứ liệu hồn. Tốt nhất là nên việc ai người đấy làm, tiền ai người ấy hưởng, chứ ức chế quá, là xử lý nhau ngay.
Nhẹ thì bằng bom thư, cao hơn nữa, sẽ được chọn làm đối tượng để buôn dưa lê, nặng thì đơn kiện nặc danh, tệ hơn là thuê xã hội đen dằn mặt...
Thuở phong kiến, chồng có là nông dân thì vợ cũng phải hầu như hầu ông chủ; thời này, chồng mà lười biếng, lại mắc tính loăng quăng bồ bịch, cờ bạc thì dè chừng! Vợ mà đỏng đảnh, hay “không biết đẻ”, hay nọ kia, lơ mơ là ông quăng quần áo ra ngoài đường.
Cho nên, kết hôn cũng nhanh, mà chia tay, ly dị cũng quá lẹ. Chẳng có vấn đề gì phải kéo dài những mấy chục năm. Thời này, chữ nhẫn là chữ gì mà đòi hỏi phải mất thời gian đến vậy?
 Nhẫn, cũng không phải là nhục một cách hèn nhát :
Thời xưa, vua Câu Tiễn nằm gai nếm mật, nuốt mọi tủi nhục chỉ để chờ thời cơ làm nên chuyện lớn. Như vậy, cái chữ nhẫn nhục trở thành động cơ sống, thành quái chiêu của một số người nhằm đạt đến mục tiêu cần thiết của họ.
Ngược lại, chữ nhẫn như trái tim bồ tát của Quan Âm Thị Kính khi bị “vu oan” mọi bề, lay động thân tâm của con người, đó là:
“Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa/ Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu...”
Nhẫn ngày nay, nhiều khi đã thành nhẫn nhục một cách hèn nhát. Nhẫn quá, thành ra... nhục. Nó là điều sỉ nhục, làm xấu hổ, tổn thương đến lòng tự ái của mình.
Nhục, bởi vì sợ quyền thế, nhục vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chưa thể trả thù được, nhục để mong cầu có người khen, hay được chức trọng, quyền cao, nhẫn nhục vì khinh bỉ đối thủ, hay tự cho mình cao hơn người, không thèm chấp nê, phản đối.
“Tránh voi chẳng xấu mặt nào...”, nhiều khi thấy cái sự bất bình ra đấy, nhưng chẳng liên quan đến ta, thì ta “mackeno”. Cái sự nhịn ấy, xem phần nó cũng mang tính AQ, rằng thôi, nhịn đi một tí, chết ai!
Hiểu sai chữ nhẫn nhất là khi ghép chữ nhẫn với chữ tâm, để trở thành nhẫn tâm, ác độc. Cũng như hiểu chữ nhẫn với thói quen chịu đựng đến mức hèn yếu, bạc nhược hết ngày này, qua tháng khác, và cơ đồ sự nghiệp, thành quả chăíng thấy đâu, chỉ thấy con người ngày càng èo uột đi, thảm hại, nhưng họ vẫn tự ru mình là ta đang... nhẫn một cách chính đáng.
Nhẫn nhục một cách hèn nhát, là mềm yếu, cam chịu vô ích, rồi tự mình chìm trong cái cõi mịt mờ của mình, sẽ thành kẻ chui sâu vào vỏ ốc, và điều này sẽ làm suy thoái xã hội, đạo đức con người, làm cho cái ác, cái tham, cái xấu có mầm mống và nguy cơ phát triển.
Nhẫn nhục như thế, theo thuyết nhà Phật, là nhẫn nhục chấp tướng vì vẫn còn do dục vọng và lòng tham thúc đẩy chứ không phải nhẫn bà la mật.
 Nhưng nếu không biết nhẫn, bạn sẽ có một khuôn mặt... xấu xí:
Nếu bạn không biết giữ được cho mình một chữ nhẫn, lúc nào đầu óc bạn cũng căng ra, như một chảo lửa, bạn có thể phản ứng ngay tức khắc các vấn đề vừa xảy ra một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ...
Gặp chuyện khó chịu, không may, tức khắc lửa giận nổi lên, nếu nhẹ thì chỉ bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy, nhưng nặng và đáng sợ hơn nữa, đó là để chất chứa trong lòng.
Bạn biết không, những cơn nóng giận ấy khiến cho khuôn mặt con người bỗng chẳng dễ coi chút nào và trở nên rất xấu. Đôi khi, chẳng những chúng ta không giải quyết được việc gì, mà còn tự tạo thêm những hành động nông nổi, gây thêm bực bội đúng như các cụ đã nói: “Tâm oán giận, mạnh hơn lửa dữ”.
Thật vậy, chỉ một phút nổi nóng, không tự kìm chế được mình mà không dằn được cơn tức giận, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn bè trở thành kẻ oán thù, và mâu thuẫn dẫn đến xung đột (đánh đập vợ con đến tàn tật, vợ giết chồng, con giết cha, đốt phá nhà cửa, tự hủy hoại thân thể mình...)
Tôi còn nhớ câu chuyện của một chị, nói rằng, thời mà anh chị chưa ly hôn, chị đi “đánh” ghen anh. Đêm hôm, không thấy anh về, trong một đêm mùa đông giá rét, chị quyết định lôi con nhỏ mới hai tuổi, đặt lên đằng sau xe đạp, đèo con đến nhà nhân tình của chồng, và căm phẫn đập cửa ầm ầm...
Sau này, chị tự nhận ra rằng, chẳng phải vì thương con không có cha, chẳng phải lý do gì, ngoài lòng ích kỷ và hận thù nên chị quyết không ly dị. Cũng chỉ vì chị không nhẫn được, cơn nóng bốc lên đầu và chỉ còn nỗi căm hận.
Cho dù đã bao lần, chị tự dặn mình rằng, đừng để con cái nghe thấy tiếng của hai vợ chồng cãi nhau. Nhưng biết sao được, khi cơn sân hận dâng lên, tiếng chì chiết, cãi vã, lẫn xỏ xiên, thậm chí thượng cẳng chân, hạ cẳng tay ngay trước mắt con cái, vô tình anh chị không biết rằng họ chính là một bằng chứng xấu xí của hôn nhân.
Và nếu trước kia, chị nhất quyết không ký đơn ly dị để “hành hạ”, trả hận với chồng mình, thì sau khi đã hiểu ra: nhẫn không phải là chịu đựng, mà nhẫn còn là xả bỏ những nỗi nhọc nhằn uất hận, những đau buồn tủi nhục, để cuộc sống dễ chịu hơn, chị đã ký đơn ly dị, nhằm giải thoát cho cả gia đình thoát khỏi cảnh “địa ngục trần gian”.
 Chữ nhẫn, giống như vàng :
Bạn hãy đọc kỹ những câu răn về chữ nhẫn, bạn sẽ thấy, muôn màu cuộc sống bày ra trong sức mạnh của chữ nhẫn. Chữ nhẫn ẩn chứa những phương kế sống của một đời người.
“... Có khi nhẫn để xoay vần/ Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa/ Có khi nhẫn để vị tha/ Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù/ Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu/ Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường/ Có khi nhẫn để vô thường/Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai/ Có khi nhẫn để lắng tai/ Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng/ Có khi nhẫn để bao dung/ Ta vui người cũng vui cùng có khi/ Có khi nhẫn để tăng uy/ Có khi nhẫn để kiên trì bền gan...”
Việc lấy đức nhẫn làm sức mạnh (dĩ nhẫn vi lực) cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ nhẫn.
Trong cuốn “Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết: “Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí; Bạn chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm hủy hoại nguyên khí; Bạn chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; Bạn phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ được thần khí”...

  Cũng như câu tục ngữ của Việt Nam ta:
“Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được, thì càng sống lâu”.
 Tự tìm được cho mình một chữ nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn, và nếu biết sử dụng chữ nhẫn sao cho đúng cách, sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô cùng!
                                                                          

Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để tránh tàn sát nhau

Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao

Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để xoay vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù
Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để lắng tai
Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để bao dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè quan hệ nào ai
Có khi nhẫn để khinh người trọng ta

Xem ra cũng khó đó mà
Chữ Tâm, chữ Nhẫn ngẫm ra cũng gần

Tài liệu trên NET





-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 08/Mar/2011 lúc 6:12pm
 
 
 
 
Trang Tử thử vợ hay lòng người là giấy






Tôi muốn được kể một câu chuyện:
Chuyện xưa kể rằng, có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông, trong một lần ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa khóc vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ kia mới đến hỏi sự tình. Mới hay rằng, người dưới mộ là người chồng vừa khuất của thiếu phụ.
Ngán thay, trước khi chết có trăng trối lại rằng đến khi mộ khô thì người vợ trẻ hãy tái giá. Người thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ nhanh khô. Người đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi mộ thoắt cái đã khô như những ngôi mộ cũ. Người thiếu phụ vui vẻ cảm ơn đạo sĩ để về nhà, nơi người tình mới của mình mong đợi.
Người đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ của mình. Vợ của đạo sĩ chê cười người đàn bà kia thật bạc tình. Được một thời gian, bỗng dưng người đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giường và tạ thế. Trước khi nhắm mắt mới trăng trối lại rằng hãy giữ quan tài đủ 7x7 là 49 ngày rồi hãy an táng. Người vợ khóc vâng lời.
Một ngày kia, có một người xưng là học trò đến xin ở lại chịu tang người đạo sĩ. Dung mạo người học trò thật khôi ngô tuấn tú. Thế rồi, chỉ 3 ngày sau, người vợ đạo sĩ đã ăn nằm với người học trò.
Thế rồi được 7 ngày sau, người học trò lăn ra ốm. Bệnh ngày một nặng. Mới nói với người vợ đạo sĩ rằng, ta mắc phải bạo bệnh, chỉ có ăn óc người mới khỏi được. Người vợ liền lấy vồ, bật nắp quan tài định đập vỡ đầu xác chết để lấy óc cho nhân tình ăn.
Nào ngờ, vừa bật nắp quan tài thì vị đạo sĩ tỉnh lại. Người thiếu phụ quay lại thì chàng trai trẻ đã biến mất tự khi nào. Mới hay, đó là do phép thuật phân thân của người đạo sĩ cao tay. Người vợ xấu hổ quá, mới tự tử mà chết.
Người đạo sĩ đó là Trang Chu (còn gọi là Trang Tử), cũng là một hiền triết của Phương Đông chúng ta. Câu chuyện đó, câu chuyện “vợ thầy Trang Chu” lưu truyền gần 2000 năm để chê cười cái gọi là “lòng dạ đàn bà”.
Ngày nay, lại có chuyện anh đảng viên nọ sau khi “hoàn thành kế hoạch” (2 con), mới giấu vợ đi đình sản. Người vợ thì lại muốn sinh thêm con cho vui cửa vui nhà nên “tích cực cố gắng” mà mãi không thấy “kết quả”. Người chồng vẫn giấu vợ, thậm chí bởi vì cái khoản đình sản kia không ảnh hưởng đến khả năng đàn ông của anh, nên anh lại còn làm ra vẻ tích cực “phụ giúp” vợ mình...
Thế rồi, một hôm người vợ vui vẻ thông báo những “nỗ lực cố gắng” của 2 vợ chồng đã có “kết quả tốt đẹp”, cô đã có thai 3 tháng. Choáng váng, nhưng người chồng giấu đi để đi “kiểm định lại”. Kết quả biểu đồ của anh là 0%... Cuộc tiểu phẫu đình sản đã thành công tốt đẹp.
Ấy, cái câu chuyện thời nay cũng đang nói đến cái lòng dạ con người...
Lại có người lấy email giả, để chính mình chat và “thử lòng” người chồng mà mình hết mực thương yêu. Để đến khi anh ta trở nên lạnh nhạt tình cảm vì cho rằng người vợ thiếu tin tưởng tình yêu của mình. Rồi lấy bạn gái của mình để thử chồng... và rồi rước đau khổ vào mình khi người chồng chẳng “trước sau như một”...Còn bao nhiêu câu chuyện trớ trêu nữa mới đủ để chúng ta hiểu rằng, lòng người ta là giấy, chứ nào đâu phải vàng đá... Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?
Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy nên đẹp xấu là do ta vẽ nên, tốt lành là do ta viết nên mà thù hận cũng là do ta đặt bút. Sao ta không viết lời hay, vẽ lấy bức tranh yên bình để xây dựng, gìn giữ lấy cái hạnh phúc mong manh của gia đình?
Tôi chẳng cho cách làm của thầy Trang Chu là hay, tôi chẳng cho người đảng viên kia là không có lỗi. Tôi cũng chẳng ủng hộ việc thử lòng của các chị thời nay với email và các phương tiện khác. Thời gian thì trôi đi, nhưng lòng người thì vẫn vậy thôi, vẫn là giấy... Mà đá cũng mòn, vàng cũng phai, huống hồ là giấy...
Người ta, cùng là một người, sao có lúc nhân từ đáng yêu, lại có lúc cay nghiệt thế? Ấy bởi ai cũng có 2 mặt tốt xấu trắng đen lẫn lộn.
Là những người thề non hẹn biển với nhau, cam kết gắn bó với nhau để xây dựng tổ ấm của mình, tôi thiết nghĩ việc nên làm là ta mang cái mặt tốt ra để đối đãi với nhau. Lấy mặt trắng mà đối đãi với nhau (phu phụ tương kính như tân - vợ chồng kính nhau như khi còn mới). Đó mới là cái kế vạn toàn. Chứ nếu cứ mang cái mặt trái để đối đãi với nhau, mang cái xấu để dành cho nhau, như thế thì đồng sàng mà dị mộng, người hiền lành mà đối xử với nhau như trộm cướp. Cái đó gần với sự tan vỡ lắm.
Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn? Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư? Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.


 
 


 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 26/Jul/2011 lúc 7:40pm

Hy sinh

Võ Thị Xuân Sương             16/08/2008
 
Trời Sài gòn oi nồng, tức tưởi không mưa. Bầu không khí chỗ bán vé xe đò ngột ngạt nặng nề với tiếng ồn ào bụi bặm xông lên từ mọi phía. Bà già gầy gò tất bật chen lấn với mọi người không bằng sức mạnh mà bằng mớ tuổi đời phô ra bởi đường rãnh cày xới trên khuôn mặt võ vàng buồn bã.

- Bà già muốn mua vé đi đâu?

- Tui đi thăm con tui.

Chữ "tui" kéo bày tỏ quyền sở hữu thiêng liêng khó ai chiếm đoạt.

- Ơ thì bà đi thăm con hay thăm bồ gì cũng được, hễ còn chỗ thì tui bán. Con bà ở đâu?

- Ơ La cu La gì đó.

Người bán vé nháy mắt:

- La cu la dái.

Nhiều tiếng cười nổi lên. Bà cụ có vẻ qúynh, nhếch mép ngô nghê. Người bán vé dịu gịong:

- Thôi được, La dái để lần sau. Lần này tui bán cho bà đi La cu. Mấy người?
- Tui đi mình ênh.

Trời hắt nước ào ạt xuống trạm xe đò Pleiku. Bầu trời sụp xuống gần mặt đất. Từng cơn gió dạt dào rên rỉ trên mái tôn mấy sạp hàng bày lèo tèo vài món bánh trái rẻ tiền. Bà già ngơ ngác ôm chặt giỏ quà bánh che cho khỏi ướt. Ðất đỏ cao nguyên nhầy nhụa bám vào đôi chân thương nhớ tìm con. Không ai bận tâm đến nét mặt lo âu của bà. Ðôi mắt có vẻ sợ sệt bôi rối cũng không giúp bà nhắc nhở mọi người về sự hiện diện của mình. Bà hỏi thăm nhiều người với giọng hổn hển, kêu cứu. Cuối cùng một viên sĩ quan cũng đi đón thân nhân cho bà quá giang xe jeep về trại bộ binh.

Tại bộ tham mưu, người ngồi ở bàn có mang hoa mai vàng trên cổ áo lật tìm hồ sơ và cho biết là con bà đang hành quân. Bà thất vọng hỏi nhẹ như hơi thở:

- Chừng nào nó dià hả ông?

Tránh nhìn ánh mắt của bà, người ấy ngần ngừ:

- Có thể... một tuần. Có thể lâu hơn.

Bà kêu lên:

- Một từng? Làm sao tui ngồi đây chờ nó được?

Người ấy vỗ về:

- Tốt nhất là bác nên về nhà, đừng chờ. Khi nào cậu ấy có phép thì sẽ về thăm bác.

Bà thở ra:

- Ưà thì phải dià thôi chớ có guen biết ai ở đây đâu mà ở. Ông làm ơn biểu nó xinh phép dià thăm tui một chiếng. Lâu guá hổng gặp, tui nhớ nó guá chừng.

Hơn nửa năm sau, con bà về thăm. Nó chạy ào vào nhà như cơn lốc trong khi bà đang ngất ngư vì sốt:

- Má ơi, má, con được lên lon. Con đem dià cho má nè!

Bà lụp chụp ôm chầm lấy con, ngỡ ngàng hỏi:

- Lon gì con?

Dụi mắt nhìn tờ giấy con chìa ra trước mặt, bà ngạc nhiên:

- Cái gì dậy? Lon mà sao...

Thằng con cười:

- Lon là... là cũng như lên chức đó má, chớ hổng phải như cái lon đong gạo đâu.

- Ưà ưà... lên chức. Chức gì? Lớn hông con?

Thằng con vẻ kiêu hãnh:

- Chức hạ sĩ nhức má à. Lớn lắm.

Bà cười, đôi môi nhăn nhúm giãn ra úp tròn lên lợi:

- Nhức lậng? Con của má giỏi thiệc!

Sờ vào vai áo bạc màu sờn rách của con, bà chép miệng:

- Chèng ơi, áo xống gì mà rách bươm. Má có dành dụm chút tiềng, con đi may áo mới đi.

Nhưng thằng con không chịu, bảo quần áo lính là của quân đội cho, không phải may. Còn tiền thì phải để dành lúc má ốm đau cho có mà chạy thuốc.

Cơn sốt bịnh trở thành cơn sốt hạnh phúc biến dạng bà. Suốt tuần lễ có con ở nhà, bà trẻ ra chục tuổi. Bà cười nói huyên thiên, nhìn mọi người với ánh mắt lúc nào cũng long lanh âu yếm. Bà quấn qúit bên con không rời, trừ những lúc hiếm hoi lê la chốc lát bên hàng xóm cốt chỉ để nói về cái tốt của con. Con bà xách nước, nấu cơm, giặt giũ cho mẹ. Bà hóm hém cười:

- Con hy xinh cho má guá chời.

Rồi thằng con lại ra đi. Bà lại buồn, lại thơ thẩn vào ra một mình ít cười ít nói. Có mấy củ tỏi củ hành ngày ngày bưng đi từng nhà chào bán. Bữa được bữa không. Bà sống hẩm hiu âm thầm như một bóng ma cho tới khi nhận được thư con gởi về. Bà hớn hở nhờ con bé hàng xóm qua đọc giúp. Hai mái tóc hai màu chụm vào nhau dưới ánh đèn tù mù không đủ sáng.

- Cái gì có chữ ku hả bà?

- La cu. Chú ở La cu. Ðọc tiếp đi con, lẹ lên!

"La cu ơ ngày bảy tháng hai, má ơi, má có khoẻ ơ mạnh không, có ăn ngủ đều ơ không má, hôm qua con được thượng ơ cấp khen là anh ơ dũng, ổng hứa sẽ xin cho con cái ơ huân chương bội ơ tinh...". Con bé ngừng đọc, hỏi là cái gì vậy bà? Bà cười sung sướng:

- Là cái lon cái lá gì đó như kỳ chước chú đem dià cho bà đó mà. Chú đứng nhức hoài à. Ðọc nữa đi con. Còn dài hông?

Khi con bé đọc xong thư, bà kéo vạt áo lên chặm mắt:

- Tội nghiệp thằng nhỏ. Ai cũng nói đi lính cực khổ lắm mà hổng bao giờ nghe nó thang. Chắc chú mày xợ bà buồng.

Rồi lấy trn bàn thờ thường được bà kính cẩn thắp nhang van vái mỗi chiều, quyển vở bụi bám mà bà cầm nó trang trọng như cầm nắm một sinh linh

- Con biêng dùm bà ích chữ gởi cho chú.

Con bé tròn mắt chờ đợi, bà chẩm rãi nói:

- Con biêng là má là Ðược...

- Chấm xuống hàng không bà?

- Lên xuống gì tì con. Rồi chưa? gởi cho con là Của...

- Ðể chấm thương ôi không bà?

- Con muốn để chấm gì thì để. Má nhớ con lắm. Rồi chưa? Ráng dià thăm má. Rồi chưa? chiếng này má phải lo chiệng dợ con cho con... Cái gì? chiệng dợ con cho con. Rồi chưa? chớ má đơn chiếc... chết nay sống mai. Rồi chưa? má chờ ông chời kêu biểu đi. Rồi chưa? là đi. Rồi ai lo cho con. Rồi chưa? con hy xinh cho má nhiều rồi. Rồi chưa? hun con. Nhớ dià thăm má.

Bà chỉ lá thư con trai gửi về:

- Con biêng như dầy. Chú thường dặng là mình cứ biêng như chú biêng chỗ người gởi, gởi cho chú thì chú thành người nhận.

Con bé đọc bao thư, kêu lên:

- Bà ơi, chắc chú Của viết lộn rồi. Con nghe ba con thường nói K.G.B. chớ sao chú lại đề K.B.C. hở bà?

Bà hấp háy mắt xoay ngược xoay xuôi bao thư:

- Ưà thì ba con chữ nghĩa hơn chú chắc ba con nói phải. Con muống biêng xao thì biêng.

- Bà ơi, ai ở K.G.B. là giỏi lắm đó bà. Ba con nói.

Bà cười tươi tắn:

- Ưà, chú cứ đứng nhức hoài à.

Gần ba tháng sau, một người đàn ông và một người đàn bà cùng bận đồ nhà binh tới tìm. Lúc đó bà đi bán tỏi vừa về. Từ xa, bà vội quăng rổ tỏi, đôi chân khẳng khiu cuống quít chạy về nhà. Nhưng không ai hớn hở gọi bà bằng má. Họ nói một cánh nghiêm trang là con bà đã hy sinh, và đưa cho bà cái ba lô nói là di vật của con bà, kèm theo một số tiền.

Bà cười rạng rỡ, mắt sáng như trẻ thơ:

- Tui biếc mà. Thằng con tui bao giờ cũng hy xinh lắm. Tiềng nữa? Ðó, hễ có tiềng là nó cho tui liềng hà. Tội nghiệp, nó hổng giữ lại, nhằm khi gió máy.

Hai người khách ái ngại ra về. Trời bỗng sụp tối. Vài cơn gió trái mùa rung cây cho lá ngập ngừng rơi. Tiếng trẻ con trong xóm vẫn đùa nghịch mỗi ngày bỗng có cái gì sắc gọn hơn, đau nhức hơn. Mấy củ tỏi khi nãy bà vất rổ vội vàng, đã âm thầm để gió lùa trôi xuống cống. Và nước muôn thuở đen ngòm dưới cống chừng như quánh lại, ngừng trôi. Nhưng những cái đó không ảnh hưởng mảy may tới niềm vui bao la trong vắt của bà cụ. Bà tất bật ra đầu hẻm mua cái bánh rán và gọi con bé hàng xóm:

- Nè, chú Của gởi tiềng cho bà nhiều lắm, bà đãi con cái bánh ngon. Có giấy tờ gì cả xấp, tờ nào cũng có hình cái cờ. Chắc là chú Của lại được thưởng cái gì đó. Con dià nhờ ba gua coi giấy tờ dùm bà.

- Ai tới thăm bà vậy?

- Họ nói gì bà guên, mà chắc là bạng chú Của. Có là bạng thì chú mới dám gởi tiềng dià cho bà chớ. Cô đó người Ang nam. Ngộ ghê, con gái mà cũng đi lính. Còn cái ông đó thì nói giọng trọ trẹ như ông Tư, bà nghe hổng hiểu mấy.

Bố con bé hàng xóm gật đầu mỗi câu bà cụ hoan hỉ khen con. Mắt anh nhìn bà dịu dàng bao bọc như cái nhìn người mẹ. Khi đọc xong giấy tờ, anh xếp để vào quyển vở trên bàn thờ, cẩn thận ngăn nắp như sắp một linh hồn. Anh kính cẩn đốt ba cây nhang cắm vào bình, nói không nhìn bà:

- Mọi việc tốt đẹp hết bác à. Thôi cháu dià. Cần gì thì bác cứ kêu cháu gua.
Và anh về dặn con:

- Từ nay nếu bà biểu biêng thơ cho chú Của, con đưa ba nghe.

- Chi vậy ba?

- Ơ thì... ba coi...

- Ba thường nói coi thơ lén của người khác là xấu lắm mà?

- Không phải ba coi lén. Nhưng ba biêng địa chỉ... cho đúng để thơ không bị trả lại và... biêng thêm ích chữ dặng dò chú biêng... cái này cái nọ cho bà dui. Tội nghiệp, bà già guá rồi!
Paris, 7 Mars 1995.



-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 07/Aug/2011 lúc 10:08am
.
Chuyện về "tiểu thư" đi xe đạp đầu tiên ở Huế
 
(TuanVietNam 12/02/2009) - Một tiểu thư con quan lớn chịu thất học về quê làm ruộng nuôi con cho chồng xa nhà đi đánh đánh giặc, đến cuối đời, tuổi đã rất cao tưởng được an nhàn thì lại tự mình chăm sóc chồng nằm liệt suốt mấy năm liền... Vậy mà đọc cuốn Thơ văn chọn lọc - Nguyễn Thị Thiếu Anh, mới thấy mạch văn bà vẫn rất sáng, cái nhìn cuộc đời của bà vẫn rất nhân hậu.
Tên sách: THƠ VĂN CHỌN LỌC - NGUYỄN THỊ THIẾU ANH
Phát hành: NXB Phụ nữ
*****
Cô tiểu thư "xôn xao cả kinh thành"

Bây giờ thì những cô gái Huế phóng xe Spacy, @ ầm ầm qua cầu Tràng Tiền chẳng ai để ý. Thế nhưng 70 năm trước, chuyện một cô gái đội nón bài thơ, mặc áo dài trắng đạp xe từ Gia Hội về Đông Ba thì đã làm xôn xao cả kinh thành… Cô gái ấy là ai?
Nguyễn Thị Thiếu Anh - "Tiểu thư" đi xe đạp đầu tiên ở Huế  

Xin thưa đó là cô học sinh - con gái cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niệm đương chức Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên- kinh đô Huế: Nguyễn Thị Thiếu Anh.

Vào năm 1937, chính cô học trò này đã nổi tiếng khi đoạt giải nhất văn toàn quốc với số điểm 20/20, được nhà vua đích thân trao giải thưởng gồm một xấp vải đẹp, một chiếc đàn banjolin và một cuốn Larousse Ménager (Từ điển gia chánh).
Vì sao phải tập xe đạp? Giỏi văn, Cô học trò tuổi mới 15 lúc ấy đã tự nguyện tham gia vào "học sinh văn đoàn" vừa chịu trách nhiệm biên tập vừa lo công việc quản trị tờ báo phải chạy "phát hành" và giao dịch nên phải tập đi xe mới đủ thời gian.

Và người cổ vũ động viên cô gái tập đi xe ấy chính là người anh ruột - Nguyễn Khắc Viện, một nhà văn, nhà báo, nhà văn hoá, một bác sĩ nổi tiếng không chỉ ở ta mà cả ở Pháp.
Cô gái giỏi văn ấy, không chỉ học giỏi điểm cao mà ngay từ tuổi trăng tròn đã có bài thơ Chiếc nón Huế làm cho các bậc thi sĩ đàn anh như Xuân Diệu, Tế Hanh, Thanh Tịnh phải để mắt đến… Và 10 năm sau, GS. Nguyễn Lân đã chọn để đưa vào sách Giáo khoa văn tuyển lớp 6.
Bìa cuốn Thơ văn chọn lọc
Nguyễn Thị Thiếu Anh - NXB Phụ Nữ
"...Sung sướng cầm chiếc nón/ Đội nghiêng nghiêng lên đầu/ Thướt tha hơi làm dáng/ Thèn thẹn... em bước mau.../ Me cười: Ồ con me/ Dí dỏm học làm sang/ Chỉ thiếu chiếc kiềng vàng/ Con thành "cô gái Huế"...
Học giỏi, tiểu thư nhà đại quan NTTA "nổi tiếng", nhưng cô càng nổi tiếng hơn khi bị thất học. Lúc đó, NTTA đang là nữ sinh Đồng Khánh (Huế) - lớp 2e année, tương đương lớp 7 bây giờ.
Vì nghi ngờ học sinh quay cóp, bà "đầm" dạy tiếng Pháp đã giận dữ đập bàn quát: "Người An Nam các cô đều là quân ăn cắp!" (Toutes les Annamites sont des voleuses!")
Lòng tự trọng dân tộc bốc lên ngùn ngụt, NTTA đứng vụt dậy, đanh thép đáp trả: "...Tất cả những người Pháp sang xâm chiếm Việt Nam mới là quân ăn cướp!"

Mặc cho bà Hiệu trưởng khuyên NTTA xin lỗi thì nhà trường sẽ cho qua, nhưng NTTA nhất quyết không cúi đầu thà "bị đuổi học và bị cấm thi 3 năm vì có tư tưởng phản nghịch."
NTTA thất học từ đó. Chuyện cô tiểu thư con quan Phủ doãn Thừa Thiên bị đuổi học càng làm cô thêm nổi tiếng, đến mức ông TK (sau này là cán bộ Việt Minh Nghệ An) đã làm thơ vịnh Người đẹp như sau:
"Lừng lẫy đức tài giữa đế kinh/ Xứng nền thi lễ nếp trâm anh/ Giữa rừng văn học vang ngòi bút/ Trong chốn phồn hoa vẹn chữ tình/ Ăn ở nêu gương người tín nghĩa/ Vào ra tỏ rõ nét đan thanh/ Khen ai khảng khái bênh nòi giống/ Muôn thuở Hương Binh vẫn rạng danh".

Nguyễn Thị Thiếu Anh - cái tên gắn với nhiều giai thoại
Thời học trò của NTTA có thể nói ngắn ngủi, nhưng đọc lại đôi nét phác thảo qua các tác phẩm được xuất bản gần đây thì nhiều chuyện rất cuốn hút. Chuyện bà đi học chữ Nho, chuyện "đối thoại" với Nam Phương hoàng hậu, chuyện những người bạn trai thời đi học… tất cả đều rất đời thường nhưng nó gợi lên nhiều tư liệu quý về một thời đáng nhớ!
Ở cái tuổi 80 viết lại những chuyện tình có có, không không của tuổi ô mai, mực tím thời "Tự lực văn đoàn" đang làm say đắm bao người! Phải chăng, lúc này không còn sự xô bồ tính toán nào khác mới có thể ghi nhớ được những tình tiết lãng mạn tươi nguyên đẹp đẽ đến vậy!
Bài thơ Chiếc nón Huế - sáng tác năm 1937 in ở bìa 4
cuốn Thơ văn chọn lọc - Nguyễn Thị Thiếu Anh

Người đọc sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác: Một cô gái suốt đêm mê đọc tiểu thuyết, sáng dậy không kịp chuẩn bị đi đón Nam Phương hoàng hậu. Một cô gái thuộc thơ tình Pháp bằng tiếng Pháp… Ấy vậy nhưng cô chấp nhận lời cầu hôn về làm dâu một gia đình, mà cuộc đính ước được sắp đặt từ trước khi cô sinh ra 13 năm!
Bởi khi người cha đỗ Hoàng giáp vinh quy bái tổ, cụ Hoàng giáp khoá trước là thầy học của ông không có con gái để gả cho nguời học trò yêu quý của mình, liền hẹn về sau nếu ông tân khoa có con gái kha khá thì gả cho cháu nội của thầy. Bởi giữ Lễ ấy, mà hơn 30 năm sau, Nguyễn Thị Thiếu Anh đã hoàn toàn tự nguyện lấy người "đính ước".
Nhưng mối tình "sắp đặt" ấy lại rất đẹp, đẹp ngay cả khi cô tiểu thư từ kinh đô về quê chồng nuôi mẹ và trở thành một thôn nữ, một nông dân cày cuốc nuôi ba con nhỏ để chồng yên tâm ra chiến trường.
Trong chúng ta, nhiều người thuộc bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung, nhưng nhà thơ nổi tiếng một thời này cũng chỉ là người đứng trên bờ ruộng để làm thơ, còn Thiếu Anh làm thơ mùa gặt, chính là những xúc cảm chân thật khi chính mình đang "Chân ngập dưới bùn sâu, Mồ hôi đầy nước mắt”.
Cô tiểu thư khuê các ngày xưa lại là một người nông dân thực sự làm ruộng đổ mồ hôi sôi nước mắt: "Ngày nay em đi gặt/ Chân ngập dưới bùn sâu/ Mồ hôi đầy trước mặt/ ướt đầm vụ áo sau/ Em cầm hái đưa mau/ Lá cành kêu soàn soạt? Lúa vàng reo lao xao..."  nặng nhọc hơn cả người thôn nữ bình thường khi cô phải đảm nhiệm cả công việc của người đàn ông: Trao liềm hái cho con/ Em thu xếp gánh gồng/ Về mau trục lúa sớm/ Kẻo đêm qua trời giông…
Bà Nguyễn Thị Thiếu Anh năm 1942
Cũng là bài thơ Mùa gặt, nhưng bài thơ khi tác giả đứng dưới ruộng khác hẳn những gì tác giả viết khi còn là môt cô tiểu thư đứng trên bờ viết về mùa gặt: "ngồi dưới bóng cây cao/ nhìn sóng lúa lao xao/…Dưới ruộng sâu, Anh chị nông dân làm những gì/, nghĩ những gì, em nào có biết…"
Đã có nhiều sáng tác thơ văn nói lên tình cảm tiền tuyến hậu phương… Thơ văn Nguyễn Thị Thiếu Anh về chủ đề này hoàn toàn chỉ là những cảm xúc riêng tư, viết cho mình chứ không phải viết để đăng báo, viết là để trăn trở, chiêm nghiệm, cảm xúc phải chăng cũng vì thế mà người đọc đồng cảm rất nhanh và cũng rất tự nhiên.
Đêm nay tối giao thừa/ Vườn cau lất phất mưa/ Trong gian phòng vắng vẻ/ mình em trước án thờ/ Con thơ quên đón Tết/ Mẹ già già hơn xưa/ Ai châm hương nến tết/ Ai khêu ngọn đèn mờ/ Giờ đây trên chiến khu/ Nơi rừng thẳm hoang vu/ Anh còn thức không nhỉ/ Anh có đợi giao thừa?
Thơ văn Nguyễn Thị Thiếu Anh chỉ tập trung quanh mối quan hệ trong gia đình, bạn bè thân thuộc, thậm chí bà viết về những cô gái ôsin, em bé đánh giày mà bà gặp… nhưng nhân vật nào cũng để lại trong lòng bạn đọc những suy nghĩ khó phai.
Dân gian có câu: Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng, nhưng bà đã khiến người đọc thực sự ngạc nhiên và xúc động với những câu thơ chan chứa lòng biết ơn: Mồ côi mẹ từ khi lên một/ Nhưng không hề chịu cảnh cô đơn/ Tôi là kẻ trời ban riêng diễm phúc/ Thấy trong đời bánh đúc có nhiều xương...
Nhận xét về bài thơ Mẹ kế tôi, nhà văn Thanh Hương (Nguyên Tổng Biên tập báo Phụ nữ Việt Nam) viết: đây là một bài thơ hay bởi đó là những câu thơ thốt lên từ trái tim chân thật và làm xúc động lòng người đọ . Càng đọc càng yêu mến cảm phục tấm lòng và đức độ của người mẹ kế.

Cám ơn tác giả đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thật đẹp và lành mạnh - những cảm xúc làm cho người ta thấy thương yêu cuộc sống và muốn sống sao cho ngày càng xứng đáng hơn cao đẹp hơn.
Viết như "chơi" mà ngấm, mà thấm...

Thất học từ năm 17 và phải đợi đến ngày chống Pháp thắng lợi, khi vào tuổi 40 mới lại được cắp sách đến trường học nghề thuốc và ra làm nghề thuốc cho đến khi về hưu. Nhưng lòng yêu mến văn chương, sự tìm tòi chắt lọc, ghi nhận của bà đối với cuộc sống hàng ngày thì không lúc nào ngưng nghỉ.

Bởi vậy, sau khi về hưu từ 1989 bà đã cho xuất bản liên tục các tác phẩm: Gửi Huế, Tình yêu thuở ấy, Hoài niệm, Tình đời tình thơ, mãi mãi bên nhau, Góp nhặt cuối đời, Ơn sâu nghĩa nặng tình thâm...
Một bà lão 80 ngồi bán chè, thuốc lá điếu dưới tán cây sung trước nhà; vừa bán hàng vừa làm thơ, vừa bán thơ. Đó cũng chuyện xưa nay hiếm! Chắt chiu từng đồng lẻ tiền lãi hàng ngày để xuất bản sách, mang thơ đến với đời...
Một tiểu thư con quan lớn chịu thất học về quê làm ruộng nuôi con cho chồng xa nhà đi đánh đánh giặc, đến cuối đời tuổi đã rất cao tưởng được an nhàn thì lại tự mình chăm sóc chồng nằm liệt suốt mấy năm liền... Vậy mà mạch văn bà vẫn rất sáng, cái nhìn cuộc đời của bà vẫn rất nhân hậu.
Cụ Thiếu Anh tuổi 80 tại Hà Nội
Ngay trong lời di chúc của bà vẫ cho người đọc thấy cái hóm hỉnh và cả tấm lòng bao dung rộng mở: Nam Tào đã gọi họ tên tôi/ Săp phải ra đi vĩnh viễn rồi/ Chỉ mong đất nươc mau cường thịnh/ Dân nghèo sớm được sống yên vui/ Thôi chào vĩnh biệt TA đi nhé! Xin gửi tình thương đến mọi người. (TA viết hoa cả hai chữ là cách chơi chữ ghép T và A - Thiếu Anh.)
Ai đã từng đọc thơ, văn Nguyễn Thị Thiếu Anh chắc sẽ rất đồng tình với lời bày tỏ của nhà thơ, nhà văn Đông Trình - một tác giả được nhiều người biết đến từ trước ngày miền Nam giải phóng:
"Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi có đọc được cuốn Tình yêu thuở ấy của chị. Chị viết rất lôi cuốn. Đã đọc là không thể ngừng lại. Chỉ cần một cuốn ấy thôi, tôi có thể hình dung ra một con người, một nhân cách, một thời đại, đúng như anh Hoàng Phủ Ngọc Tường giới thiệu.
Vốn liếng là cuộc sống thực, chị đưa vào văn, văn chị thâm thuý giàu chất hiện thực mà dí dỏm và "đáo để". Tôi có cảm giác chị viết như chơi, như trò chuyện với người thân. Thế mà ngấm, mà thấm. Lối viết ấy trong văn học ta hiện nay không nhiều, đối với phái nữ thì lại càng hiếm…"
Là người bất ngờ được đọc cuốn sách Thơ văn chọn lọc - Nguyễn Thị Thiếu Anh, tôi cũng đã không thể ngừng lại .
  • http://tuanvietnam.net/vn/nghexemdoc/sachhaynendoc/5811/index.aspx - - Nguyễn Lương Phán

http://www.tuanvietnam.net/vn/nghexemdoc/sachhaynendoc//6069/index.aspx -



Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 11/Aug/2011 lúc 9:15am

http://sites.google.com/site/thannguyenquang/DamcuoibaThieuAnh1941.JPG?attredirects=0">

Đám cưới của nữ thi sĩ Nguyễn Thị Thiếu Anh và bác sĩ Đặng Văn Ấn con trai cụ bác sĩ Đặng Văn Dzư (năm 1941).
1- Cụ bà Lê Quý Bác .2- Cụ bà Đặng Văn Hướng.3- Cô Đặng Thị Dung (con cụ Hướng).4- Cụ bà Đặng Văn Oánh. 5- bà Nguyễn Thị Vàng tức bà Lê Khánh Đồng, trưởng nữ của cụ Nguyễn Khắc Niêm, chị cùng cha khác mẹ của cô dâu). 6- Cụ bà Đoàn Thị Viên (kế mẫu cô dâu).7- Cô dâu Nguyễn Thị Thiếu Anh.8- Cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (bố cô dâu) 9- (Sau cụ Niêm) Cụ Phó bảng Đặng Văn Hướng (bác chú rể - thân phụ ông Đặng Văn Việt).10-Cụ ông Lê Quý Bác, thông gia với cụ Nguyễn Khắc Niêm)11- Chú rể Đặng Văn Ấn.12- Cụ bác sỹ Đặng Văn Dzư (bố chú rể).13- Không rõ.14- Không rõ.15- Ông Tống Trần Trinh, con cụ cửu Viên tức cô ruột của bà Thiếu Anh )16- Cụ Phó bảng Đặng Văn Oánh (Bác chú rể - Con trưởng cụ Hoàng giáp Đặng Văn Thuỵ) 17- ông Nguyễn Quang Tấn con bà cụ Tú Duật, tức cô ruột của cô dâu)18- Không rõ.
 
 
 


-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 18/Aug/2011 lúc 10:35pm
 
 
                       Ô Sào Thiền Sư
http://www.phoquang.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2474 - - http://www.phoquang.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2474
Như Thủy
Xem%20hình

Ô Sào thiền sư là một cao tăng Trung Hoa vào đời Đường. Khi bà mẹ hạ sanh sư, bà không ưng ý lắm nên đem bỏ con vào một chiếc tổ quạ trên cội đại thọ trước hiên chùa rồi lẫn mất. Sư xuất gia từ đó, và người ta gọi sư là thầy Ô Sào (Ô là quạ, Sào là tổ), tức là ông thầy có xuất xứ từ một chiếc tổ quạ. Tuổi ấu thơ và tráng niên của sư trôi qua bình thản trong bóng mát của tòng lâm cổ kính. Sư thường hành thiền trên quê hương của mình, tức là nơi chảng ba có đặt chiếc tổ quạ ngày xưa mà theo năm tháng, cội cây đã to và rộng đầy đủ để cành nhánh có thể cho sư đặt một chiếc tọa cụ trên ấy. Cho đến khi ngộ đạo và hành đạo, thiền sư vẫn không rời "quê mẹ."
Một hôm, quan thị lang Bạch Cư Dị, một thi hào lừng danh đương thời, đi dạo ngang cổng chùa, trông thấy nhà sư đang ngồi vắt vẻo trên tàng cây, vốn không ưa hạng người "lánh nợ đời" như thế, ông cau mày hỏi:
- Bộ hết chỗ rồi hay sao mà thầy lựa chỗ hiểm nghèo như thế để ngồi?
Thiền sư bình thản đáp:
- Chỗ của tôi xem ra còn vững vàng hơn chỗ của quan lớn đang an tọa nhiều.
Quan thị lang nhìn lại chiếc kiệu của mình đang ngồi, ngạc nhiên:
- Chỗ tôi đang ngồi có gì đáng ngại đâu?
- Thưa, chỗ đại quan là dưới vua, trên các quan và trăm họ. Vua thương thì quần thần ghét, được lòng dân thì mất lòng vua. Tính mạng của đại quan cùng thân quyến đều lệ thuộc vào lòng yêu ghét của vua và sự tật đố tị hiềm của bạn bè. Một chiếc ghế được kê trên đầu lưỡi thiên hạ thì làm sao bì được với sự cứng chắc của cội cây này được. Có phải thế không thưa đại quan?
Bạch Cư Dị nghe nhà sư nói chỉ im lặng cúi đầu, giây lâu vị đại quan lão thành mới cất tiếng hỏi:
- Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp chăng?
Thiền sư đáp liền:
- Không gì dễ bằng câu hỏi này. Đại quan hãy nghe tôi trả lời đây, đó là:"Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành - Tự tịnh kỳ ý - Thị chư Phật Giáo” (Nghĩa là: Các điều ác chớ làm, các điều lành vâng giữ, tự thanh lọc ý mình, đó là lời Phật dạy).
Bạch Cư Dị nghe xong bảo:
- Những điều thầy vừa đáp, con nít lên ba cũng nói được.
Thiền sư mĩm cười:
- Thưa đại quan, con nít lên ba nói được, nhưng ông lão sáu mươi chưa chắc đã làm xong. Ngài có thấy như thế không?
Bạch Cư Dị lại im lặng cúi đầu. Ông bắt đầu học đạo với thiền sư Ô Sào từ đó. Người ta kể rằng dưới sự dẫn dắt của thiền sư "Tổ quạ", không bao lâu vị đại quan này "thoát nhiên đại ngộ". 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 19/Aug/2011 lúc 12:22pm
CHÁO TÓC

Tường Lam 

Trên hai mươi năm rồi còn gì ! Thế mà tôi không bao giờ quên nổi kinh hoàng xảy ra nửa khuya hôm đó..
Cả gia đình đang yên giấc, bổng nghe tiếng xe hơi từ lộ chính chạy vào, thắng gắp trước cửa nhà, nhiều tiếng chân người nhảy xuống, sau đó tiếng đập cửa mạnh và dồn dập. Có tiếng quát lớn:
- Chủ nhà mở cửa !!! Công An huyện cần làm việc.


Nhạc gia tôi tuổi ngoài thất tuần, hai tay rung rung nâng cây song hòng, cửa mở, năm tên công an bước nhanh vào với bốn khẩu A.K. cầm tay, tên đứng đầu với khẩu K. 54 bên hông hất hàm hỏi lớn:
- Tên Ánh có ở nhà không ?


Từ buồng ngủ bước ra, tôi trả lời:
- Tôi có mặt đây!


- Mời anh lên xe về công an huyện, chúng tôi cần làm việc với anh.


Quơ vội cái bồng bột, trong đó vài bộ áo quần, thuốc uống, dầu xanh, chén muỗng, đủa,..kem và bàn chảy đánh răng…


Tôi bước lên và ngồi xuống sàn, xe lao vút đi và chỉ nhìn thấy nhạc gia tôi hom hem bưng cây đèn dầu lửa, hai đứa con trai tôi ôm chân mẹ và nhà tôi vội đưa tay lên lau nước mắt.  Công an đẩy tôi vào phòng giam chấn song sắt , ngọn đèn vàng mờ trên trần, đóng mạnh khung cửa sắt và khóa lại.


Căn phòng vuông vức, độ bốn thước nhốt mỗi mình tôi. Thu mình vào góc phòng, nằm xuống nền xi-măng, đầu gối lên bồng bột, trăm ngàn dấu hỏi lần lượt hiện ra trong đầu, tôi chịu thua, không hiểu tại sao mình bị bắt, khẩn cấp giữa đêm khuya.  Thân phận người lính chế độ cũ bị cộng sản ngược đải còn thua một con vật. Mua một con chó để làm mồi nhậu, ngã giá xong mới bắt con mồi dẩn đi, còn chúng tôi vui buồn gì công an muốn bắt chỉ mang còng đến bắt thôi!


Từ nhà tù lớn cho toàn dân miền Nam, những ngày lễ lớn, kỷ niệm chiến thắng, sinh nhựt lảnh tụ, họ đem cất chúng tôi vào phòng giam- nhà tù nhỏ. Trước khi thiếp đi, tôi còn nghe rõ tiếng hô dõng dạc:
-"Tất cả vào hàng ! Phắt.. Tư lịnh đến ! Khai quân hiệu!...Bế quân hiệu ! "


Và giờ nầy, bên kia nửa vòng trái đất là ban ngày, các cấp lảnh đạo chỉ huy của tôi chắc đang rót những chai rượu đắt tiền vào ly cạn, bên tiếng nhạc lời ca ! mĩm cười vui sướng vì cả gia đình an toàn lên máy bay với hành lý là những va li đầy vàng, đô la và vật dụng đắt tiền… Ai công hầu ai khanh tướng, giờ mình ta đau thương.


Giấc ngũ chập chờn kéo dài được bao lâu không biết, tôi choàng ngồi dậy khi nghe tiếng người quát lớn:
- Anh kia, lên làm việc.


Tôi bị dẩn đi theo một hành lang ngắn, bước vào phòng có bảng ghi trên khung cửa: "Phòng Chấp Pháp". Vừa ra lịnh ngồi xuống ghế, tên Thượng úy công an hất hàm hỏi tôi
- Anh mang túi gì đó?


- Quần áo lao động, thuốc uống và đồ vệ sinh cá nhân.


- Bộ anh biết sắp bị bắt sao mà chuẩn bị kỹ càng thế?


Tôi cười héo hắt:
- Dạ ! trong năm, nhiều lần bị tập trung nên sẳn sàng như vậy. Anh em chế độ cũ chúng tôi ai cũng có cùng tâm trạng như thế!


Bật lửa đốt thuốc, ngữa mặt nhả khói lên trần nhà, tên Thượng úy hỏi tôi:
- Anh biết anh bị bắt về tội gì không?


Tôi nhìn thẳng vào mặt hắn:
- Qủa tình tôi vô cùng ngạc nhiên, tại sao công an huyện lai bắt tôi ?


Tên hỏi cung mặt hầm hầm, xô ghế đứng phắt dậy, đập tay mạnh xuống bàn:
- Anh đừng đóng kịch nữa! Anh và tên Phong đã giết đồng chí Mười Thụ! Bắt được tên Phong hắn khai anh là đồng lõa của hắn. Đã đi cải tạo, anh biết rõ đường lối khoan hồng của đảng. Anh thành thật khai báo sẽ được khoan hồng.


Tôi không nao núng:
- Cả tuần nay tôi không rời khỏi nhà, tôi đâu biết ông Mười Thụ là ai? Tôi có thù oán gì đến đổi phải giết ông Mười Thụ! Xin cán bộ cho tôi gặp anh Phong để đối chất.


- Được rồi! Có bằng chứng rõ ràng, anh đừng trách chúng tôi nặng tay với anh nhé!


Tôi bị biệt giam suốt một tuần ở Công an huyện, không được thăm nuôi và tiếp xúc với bất cứ ai. Mỗi đêm công an đánh thức tôi dậy, đi làm việc, hỏi cung, cật vấn đủ điều. Tôi khai quen biết anh Phong ở trại cải tạo Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai do Phong còn độc thân, ba Phong bị đau bao tử nặng nên gửi đồ thăm nuôi nhờ vợ tôi mang giùm vào trại trao đồ tiếp tế cho Phong.  Chúng tôi quen biết nhau như thế. Trước năm 75 Phong là sĩ quan biệt kích dù, còn tôi phục vụ ở tiểu khu không hề quen biết nhau. Thỉnh thoãng đi chợ Phong có chạy lên thăm tôi, chúng tôi có nhậu với nhau đôi lần.  Cách đây một tháng Phong cho biết sắp đi xa, làm nghề bốc vác đã làm Phong khạc ra máu.


Tôi làm tờ khai trên mười lần và lần nào tôi cũng không quên câu kết:
- " Nếu sau nầy cách mạng khám phá ra tôi gian dối hoặc đồng lõa trong vụ giết ông Mười Thụ tôi xin chịu tử hình".
Họ thả tôi về và thông báo từ nay tôi không được rời khỏi nhà bất cứ ngày đêm, khi công an cần làm việc tôi phải có mặt ngay, họ bắt tôi ký tên và lăn tay.


Sau đó ngưòi biết chuyện tường thuật vụ án lại cho tôi biết: Mười Thụ, trưởng ban tổ chức Tỉnh Ủy, do học liên xô, đổ bằng tiến sĩ, học vị mà một giáo sư tên tuổi phát biểu:
"Chỉ cần dắt một con trâu sang Liên xô, hai năm sau chúng ta sẽ dắt về một Phó tiến sỉ"


Mười Thụ được chánh quyền cấp cho một ngôi nhà nền đúc tới ngực, tịch thu của gia đình địa chủ. Đêm xảy ra án mạng, Mười Thụ ở nhà một mình, hung thủ đâm và rọc bụng, ruột gan Mười Thụ tuôn ra đất, đầu Mười Thụ bị xởn một mớ tóc, hung thủ đào dưới góc cột lấy của cải vàng bạc nhiều lắm.


Công an tỉnh phối hợp với công an huyện nghiên cứu điều tra hiện trường. Họ khám xét chuồng trâu, Phong biệt tích, đặc biệt trên bàn thờ ba Phong, ảnh đã được mang đi, một dỉa đựng mãng tóc của Mười Thụ và trên lư hương bằng lon sửa bò, dấu tro nhang đốt còn mới tinh.  Công an tỉnh kết luận thủ phạm giết Mười Thụ là Phong tên biệt kích ác ôn, mang nhiều nợ máu với cách mạng.


Lịnh truy nả kèm theo ảnh của Phong được thông báo toàn quốc. Có kẻ xấu miệng nói rằng: "Sở dỉ công an truy nả thủ phạm khẩn trương như vậy, một phần vì Mười Thụ Phó bí thư Tỉnh ủy, trưởng ban tổ chức đảng… Nhưng phần tối quan trọng là hung thủ đã đào và mang đi một ô rất lớn chứa nhiều nử trang gồm: vàng, cẩm thạch, kim cương.. đọc xong biên bản dàn Tỉnh ủy có nhiều đồng chí chảy nước bọt".


Thời gian qua đi, vụ án Mười Thụ cũng đi vào lảng quên vì người dân " chạy ăn từng bửa toát mồ hôi" còn thời gian rãnh rỗi đâu mà nghĩ với ngợi.

 
Đầu năm 91, tôi lên công an huyện chứng hồ sơ cho cả gia đình đi diện H.O. sang Hoa kỳ. Sau khi trao xấp hồ sơ ký xong, chánh văn phòng công an huyện nói với tôi:

- Sau nầy phá được án đồng chí Mười Thụ, nếu anh có dính líu, nhà nước ta sẽ bảo Mỹ dẩn độ anh về đây để truy tố anh ra tòa án nhân dân, anh liệu hồn đấy!


Tôi cúi nhìn xuống chân mình để dấu nụ cười, ngước lên nhìn tên cán ngố tôi trả lời từ tốn:
- Thưa cán bộ, trong trại cải tạo chúng tôi học thuộc nằm lòng: " Với sức mạnh của ba dòng thác cách mạng, đảng và nhà nước ta là lương tri của lòai người, chủ nghĩa Mac-Lê bách chiến bách thắng, sẽ giải phóng luôn cả nước Mỹ, sẽ đưa thế giới đến đại đồng.  Đưa gia đình sang Mỹ, tôi sẽ cố gắng lo cho con cái học hành đỗ đạt. Nếu nước Mỹ chưa được cách mạng giải phóng, tôi sẽ dẩn con cái tôi về xây dựng Xã Hội chủ nghĩa ưu việt"


Tên công an chánh văn phòng tỏ vẽ hài lòng, tươi cười bắt tay tôi:
- Hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau ở Hoa kỳ!


Ôm mớ hồ sơ ra tới cỗng, khát nước, khô môi, tôi cố đánh lưỡi phun một mớ nước bọt xuống đất.

 
Thời gian trôi đi, đúng là bóng câu qua cửa sổ, gia đình tôi sang Mỹ mới đó đã mười bốn năm rồi. Chuyện ở Mỹ là chuyện dài, biết rồi, khổ quá nói mãi. Vậy tôi không còn ca bài ca con cá sống vì nước nữa đâu.

Chiều thứ bảy, mang tờ báo mới ra ngồi băng cây trước nhà, mặt trời ngã về tây, thế đất cao gió mát, hoa tulip nở rộ, đưá con gái mang ra cho tôi ly cam vắt, tôi đọc báo khi chiều xuống chầm chậm êm đềm.  Một chiếc taxi màu vàng đỗ trước nhà, người đàn ông tay xách va li bước xuống, tay vẩy, cười tươi mừng rỡ với tôi:
- Đại ca khỏe không ?


Tôi gở kiếng, nheo mắt nhìn, chợt la lớn:
- Ồ ! Phong đó hả? Trời ơi ngọn gió nào đưa Phong đến đây?


Tôi bước ra, Phong đặt va li xuống đất, chạy đén ôm tôi:
- Mừng gặp lại anh ! Hai mươi mấy năm rồi còn gì !


Chúng tôi vào nhà, tôi nêu thắc mắc:
- Sao chú biết anh ở Tiểu Bang nầy, tìm đến hay vậy?


Phong vổ nhẹ vào vai tôi:
- Tháng rồi anh có lên Seattle ra mắt sách phải không? Bạn em có dự và mua gởi cho em. Ngạc nhiên và vui mừng vô cùng khi thấy hình và địa chỉ của anh in sau bìa sách, Em ở thành phố Buffalo Tiêủ Bang New York, đến thăm anh chị không báo trước , tạo bất ngờ để anh chị ngạc nhiên chơi.


Nhà tôi từ sau bếp bước ra ngạc nhiên và hân hoan chào Phong. Tắm xong, tôi và Phong ngồi vào bàn ăn .
Dỉa thịt gà xé phai trộn bắp chuối và tô cháo bốc khói thơm lừng. Nhà tôi cầm chén định múc cháo, Phong ngăn lại và nói:


- Cám ơn chị! Em chỉ ăn gỏi và uống bia, từ ngày ba em mất, em không bao giờ ăn cháo nhất là cháo có nêm tiêu. Hốp một ngụm bia, Phong tiếp:


- Hôm nay, hai anh chị là người thân duy nhứt, em kể tình cảnh đau thương của gia đình em.


Em là cháu ngoại của Ông Hội Đồng Cang, má em mất sớm, ba em cai quản của hương quả gồm: một nhà năm gian to, nền đúc tới ngực và mấy chục mẫu vườn ruộng.  Sau năm 75 Cộng sản cưởng chiếm miền Nam, em đi tù cải tạo, chánh quyền địa phương tịch thu hết đất đai, ba em chỉ còn ngôi nhà.


Ba năm sau, họ đuổi ba em ra mình không vì hai tội: gia đình địa chủ bốc lột ; con trai là sỉ quan biệt kích dù ác ôn, gay nhiều tổn thất và nợ máu với quân giải phóng.


Nhà họ cấp cho Mười Thụ, Phó bí thư Tỉnh ủy, kiêm trưởng ban tổ chức đảng. Ông nội Mười Thụ là phu xe kéo cho ông ngoại em. Sau nhiều lần van xin ba em được cho lại cái chuồng trâu cột mù u ngoài mé ruộng, cách nhà thờ giòng họ ba trăm thước.. Ba em đã lớn tuổi sức khỏe yếu kém và sống trong nghèo túng. Ngày nọ nhận được thơ em từ trại cải tạo Xuyên Mộc gởi về xin tiếp tế đồ ăn và thuốc uống.


Thương con, đường cùng liều mạng nửa đêm khoét vách vào nhà Mười Thụ chiếm đoạt, định vào đào dưới chân cột trước bàn thờ lấy đi ô vàng, cẩm thạch, hột xoàng… gồm của cải giòng họ và đồ sính lễ của mẹ em.  Hành động của ba em giữa đêm khuya cũng như Doctor Jivago của văn hào Boris Pasternak bò ra cưa hàng rào cây nhà ông nội để lấy củi đun nước sôi đở đẻ cho vợ mình, nếu vệ binh phát hiện sẽ bắn chết vì tội : "Tôi ăn cắp của tôi"


Ngoài dự đoán của ba tôi, Mười Thụ cuối tuần mới về, ở nhà chỉ có vợ hắn và ba đứa con nhỏ. Nhưng khi ba tôi luồn vào, vừa định đứng dậy thì một họng súng K.54 lạnh ngắt ví vào màng tang và ánh đèn pin chiếu vào mặt.  Mười Thụ trói ba tôi, bảo đi lại bàn tròn và ngồi xuống ghế, hai tay bị thúc ké sau lưng.  Mười Thụ nhai từng tiếng:
- Mầy khoét vách vào nhà tao(sic) định làm gì?


Ba tôi rung giọng:
- Thưa ông Mười, khổ quá không có tiền định vào nhà xin lại bộ lư đồng, đem bán có chút đỉnh đi thăm nuôi con.


Mười Thụ nghiến răng:
- Thăm cái thằng biệt kích ác ôn đó phải không? Cái ngử đó sẽ chết rục xương trong tù, không có ngàu về đâu.  Thứ quân đầy nợ máu phản cách mạng.


Quay ra sau, Mười Thụ ra lịnh cho vợ, đang ngạc nhiên đứng nhìn ba tôi bị trói:
- Bà nấu cho tôi tô cháo nêm hành và quậy hột gà vào nhanh lên.


Mười Thụ hằn hộc chỉ vào mặt và chữi ba tôi là thứ xấu xa, bốc lột nhân dân lao động, ngồi nhà mát ăn bát vàng, lười lao động, gặp khó khăn chỉ biết ăn trộm mà thôi! Lủ người chúng bây chỉ sống chật đất.  Vợ Mười Thụ bưng tô cháo bốc khói lên, Mười Thụ bảo đâm tiêu thêm vào và mang ra cho y cái kéo.  Mười Thụ chồm qua bàn, dùng kéo xởn một nắm tóc trên đầu ba tôi và cắt từng đoạn ngắn, dùng muỗng trộn lên đều cho tóc hoà trong cháo.  Nhìn thẳng vào mặt ba tôi, Mười Thụ nói:
- Tao cho mầy chọn:  Một, tao giao mầy cho công an với tội danh đêm khuya mầy định vào nhà ám sát tao.  Hai, mầy ăn hết tô cháo nầy tao sẽ thả mầy và không cho ai biết về việc trộm đạo của mầy cả.


Ba tôi suy nghĩ thật lâu, nhục nhã vì bị xởn đầu, nếu biết mình ăn trộm thì tội cho giòng họ lắm! Ba tôi quyết định ăn tô cháo.  Mười Thụ cởi trói cho ba tôi với nụ cười nham hiểm trên môi. Ăn xong tô cháo, Mười Thụ mở cửa cho ba tôi ra về. Trời vừa sáng hôm sau ba tôi cạo đầu.


Phong ngừng kể, đưa tay lên lau nước mắt, vợ chồng tôi ngồi lặng thinh, không tìm được lời nào chia xẻ cùng Phong. Uống một hơi cạn lon bia, Phong tiếp tục kể:
- Tuần lễ sau, ba tôi ngã bịnh, sốt cao và trong bao tử như có hằng vạn con kiến lửa đang cắn, bụng đói, ăn vào càng đau thêm. Thuốc nam, thuốc gia truyền, xuyên tâm liên đã làm ba tôi kiệt sức.


- Đau quằn quại và túng thiếu trăm bề, vay mượn những tá điền cũ. Lần nào thăm nuôi ba tôi cũng cố gắng gởi đồ tiếp tế nhờ chị mang lên trại giùm.


- Ngày tôi được thả, ba tôi như bộ xương khô, hai hố mắt sâu quắm. Tôi vay tiền chở ba tôi đi bịnh viện, soi X. quang. Bác sỉ cho biết toàn thể mặt dạ dày bị nhiều cọng tóc đâm vào bưng mủ thành ghẻ như vỏ mít. Mấy năm nay ba tôi đau đớn vô cùng, suốt ngày đêm chỉ ăn cháo loãng cầm hơi.


- Một buổi chiều, mặt trời vừa lặn, tôi đang đốt đèn, giọng khào khào ba tôi tôi bảo tôi ngồi xuống chiếc giường tre, ra dấu đở ông ngồi dậy, thều thào, ông nói:


- Con phải trả thù cho ba!


Sau khi kể hết đầu đuôi câu chuyện bị Mười Thụ bắt ăn hết tô cháo và nói rõ cây cột bên trái sát bàn thờ nhìn ra sân có chôn một ô lớn vòng vàng, cẩm thạch, kim cương.. Nói xong ba tôi mệt lắm, chồm ra mép giường ói một vũng máu và tắt thở trên tay tôi.


- Chôn cất ba tôi xong, mộ nằm trên nền chuồng trâu, tôi ra chợ huyện vào kho lúa xin một chân bốc vác. Thỉnh thoãng về thăm nhà, đốt nhang trên mộ cho ba tôi.


- Vợ chồng Mười Thụ than phiền tôi thường vắng nhà, phía sau ruộng không có người nên kẻ gian thường dùng chài lưới bắt nhiều cá vồ.


Lần nào về thăm nhà tôi đều mua bánh kẹo cho mấy đứa nhỏ, đồng thời tôi kiếm chuyện lân la để biết đường đi nước bước của Mười Thụ.  Tình cờ được vợ Mười Thụ cho biết ngày mùng hai, y thị và mấy đứa nhỏ về đám giỗ bên ngoại, ba bửa mới về. Mười Thụ về giữ nhà một mình.  Khuya hôm đó, sau khi vợ con Mười Thụ xuống đò đi rồi, Phong lên gỏ cửa nói lớn cho Mười Thụ biết đã bắt được hai thằng chày trộm cá vồ, đang cột chúng ngoài gốc so đủa dưới triền ruộng.


Tiếng Mười Thụ hưng phấn từ trong nhà vọng ra: 
- Tụi bây kể như chết mẹ với tao rồi!


Mười Thụ tay bưng đèn dầu, tay xô cánh cửa cái vừa mở. Nhanh như sóc, tôi thọt cây mác vào bụng dưới Mười Thụ, dùng hết sức bình sanh hai tay câu cây mác, Mười Thụ hỏng giò, bụng xé một đường dài, ruột gan tuôn hết ra ngoài. Sau khi kêu được mấy tiếng hộc ..hộc … hộc như con heo bị thọc huyết.  Tôi đạp Mười Thụ té xuống và đâm tiếp mấy nhát vào tim, máu ra lai láng thành vũng dưới nền nhà. Xong đời một tên cộng sản gian ác, tập kết mang về từ mạn ngược, trung du ..Bắc Việt, lối giết người dai dẳng, đau đớn, tàn bạo mà hung thủ chẳng tội tình gì !
Tôi xởn một mớ tóc Mười Thụ bỏ vào túi quần, đào lấy ra từ chân cột một ô vàng nặng gồm nhiều lượng vàng… dây chuyền, kiềng, nhiều vòng đeo tay nạm cẩm thạch và kim cương. Tôi chạy nhanh về nhà để mớ tóc Mười Thụ vào trong dĩa, đặt trên bàn thờ ba tôi, đốt nhang và khấn vái:
–Thưa ba, con đã trả được thù cho ba rồi, xin ba phò hộ cho con vượt biên suông sẽ.


Tôi lấy hình ba tôi xuống hôn, nhét vội vào ba lô cùng mớ quần áo và ô vàng. Tôi băng đường ruộng rời khỏi nhà giữa đêm khuya.  Nâng lon bia lên, tay trái vổ nhẹ vào vai Phong tôi nói trong xúc động
- Anh chị thành thật chia buồn trước thãm cảnh gia đình chú, tội nghiệp bác trai quá đi thôi!


Anh xin kể tiếp những sự việc liên quan đến sau đêm Mười Thụ bị giết.
Tôi kể cho Phong nghe công an huyện bắt giam tôi một tuần lễ để điều tra như tôi đã kể đầu câu chuyện.
Nghe xong, Phong từ tốn nói:
- Lúc ở tù , chị gian nan gồng gánh mang đồ tiếp tế thăm nuôi giùm em, lúc em giết kẻ thù, anh chị bị liên can ở tù cả tuần! Thật em có lỗi và mang ơn anh chị nhiều quá!


Dùng cơm xong, rót cho Phong tách trà và Phong kể tiếp
- Trưa hôm đó, em qua tới Cần Thơ bán một lượng vàng, em trả tiền hào phóng để xuống ghe của hai vợ chồng trẻ lên biển Hồ mua cá làm mắm. Sang đến Campuchia em tốn hai lượng vàng để trốn dưới hầm tàu buôn đến Thái Lan. Cảnh sát Thái dưa em vào trại tập trung. Sáu tháng sau em được phái đoàn Mỹ phỏng vấn, em còn đầy đủ giấy tờ cùng hình ảnh nhảy toán với cố vấn Mỹ, do ba em chôn dấu. Phái đoàn chấp thuận cho định cư ở Mỹ, em ở thành phố Buffalo Tiểu Bang New York, vẫn còn độc thân, cu ky một mình.


Nhân dịp nầy, em mời anh chị cùng các cháu mùa hè nầy sang chơi một chuyến, từ nhà đến thác Niagara chỉ một giờ lái xe. Anh chị giúp em làm cử chỉ đẹp để đền ơn đáp nghiã với anh chị coi !
- Vợ chồng tôi hứa sẽ sang thăm chú.


Phong ở chơi với gia đình chúng tôi ba ngày, hôm đưa Phong ra sân bay, bắt tay chúc chúc gia đình tôi nhiều may mắn và phát đạt, với ánh mắt long lanh Phong nói:
- Anh xem cộng sản tàn ác đối với nhân dân miền Nam mình như thế nào? Tù đày, kinh tế mới rừng thiêng nước độc, cướp ruộng vườn, nhà cửa. Mở chiến tranh sang Campuchia biết bao thanh niên chết, cụt chăn tàn phế… Và chỉ với một tô cháo trộn tóc no đủ làm gia đình em lụi tàn luôn. Ba em chắc đã ngậm cười nơi chin suối khi em đã trả được thù cho ông. Cộng sản nếu bắt được, chắc chúng nó sẽ bằm xác em cho vịt ăn lắm.  Bắt tay tôi lần nữa, Phong quay long bước nhanh vào cầu thang máy bay.


 
Trên đường lái xe một mình trở về nhà, hình dung hằng vain đoạn tóc ngắn đâm vào bao tử ba Phong, đớn đau tột cùng ! Bổng dưng tôi rùng mình và nhớ đến câu nói của một triết gia:
" Hai con lừa chữi nhau, nếu ta nghe được tiếng lừa. Câu thậm tệ nhứt của con lừa nầy chưĩ con lừa kia là: " Mầy là đồ người"!


 
Chiều xuống thật nhanh, xa lộ đã lên đèn sáng trắng như một dòng sông, chảy miết về phía trời xa…

 
Trích trong tập truyện Đêm Lạc Đạo
Của nhà văn Tường Lam





-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 18/Sep/2011 lúc 6:29pm
.
 

- KHI TÓC KHÔNG CÒN XANH  

Hạnh phúc ở trần gian rất mong manh, có lúc rất thật và nồng nàn, nhưng lại biến chuyển rất bất ngờ, chẳng hứa hẹn sẽ lâu dài mãi mãi. Có hoàn cảnh thấy thật là huy hoàng, rực rỡ dường như có thể xảy đến cho mình, nhưng mình đã bỏ lỡ cơ hội, nên không còn là của mình, mà đang là của người khác.
Vì vậy hạnh phúc ở trần gian là vô thường.
Chỉ có hạnh phúc lâu dài là hạnh phúc tìm được bằng con đường giải thoát !
 
 

Ngày mái tóc không còn xanh được nữa,
Ngày đôi tay thôi dệt mộng phù hoa,
Thì em sẽ vì anh mà mở cửa,
Trông lên trời đếm hàng vạn sao sa.

 ( Thơ: Nguyên Sa).

***********************************************


Tôi thu xếp ít quần áo và vài thứ lặt vặt cần thiết vào trong chiếc va ly nhỏ, sửa soạn cho một chuyến đi vài ngày. Bác ruột tôi vừa qua đời tại thành phố Wichita, tiểu bang Kansas. Gia đình bác mới từ tiển bang Washington D.C. dọn về đây được mấy tháng nay.
Lòng tôi buồn vời vợi đang nghĩ nên nói cách nào cho đám anh chị em họ của tôi về chuyện hạnh phúc của gia đình mình đang đến hồi sụp đổ?
Chồng tôi về tới nhà, thấy tôi bên chiếc va ly anh chỉ hỏi một cách bình thường:
- Em sắp đi đâu?
- Bác Lân em vừa qua đời, em phải về tham dự tang lễ.
Anh lạnh lùng, ngắn gọn:
- Cho anh gởi lời chia buồn đến họ.
Chúng tôi đang làm đơn ly hôn. Anh, người đàn ông thành đạt của tôi cũng là một người bay bướm trăng hoa. Suốt thời gian hơn 10 năm chung sống tôi đã cố gắng chịu đựng vì các con, vì muốn gìn giữ tài sản của gia đình không thể để mất vào tay người đàn bà khác.
Nhưng cho tới hôm nay thì sức chịu đựng của tôi đã cạn kiệt, như giòng nước lũ làm vỡ bờ chảy xối xả những giận hờn và tủi nhục. Anh đã về Việt Nam du lịch nhiều lần và gian díu với một cô gái trẻ đẹp, chính anh thẳng thắn đề nghị ly hôn với tôi, để cưới cô gái đó làm vợ.
                                             ************
Sau những ngày tang lễ bác, và những lần tâm sự với các anh chị họ về tình trạng gia đình của tôi hiện nay. Các anh chị đều nói hạnh phúc của tôi không thể cứu vãn được nữa, chia tay là giải thoát cho cả hai.
Wichita thành phố không qúa lớn cũng không qúa nhỏ, và cũng chẳng có gì hấp dẫn tôi vào lúc này, mà còn hai ngày nữa tôi mới phải trở về nhà, dù là ngôi nhà bất hạnh, có người đàn ông tôi từng yêu thương, qúy trọng, nay đã quay mặt phản bội hất hủi tôi.
Đến tiểu bang Kansas, thành phố Wichita lại không xa mấy thành phố Liberal, chỉ 4 tiếng lái xe, làm tôi bỗng dưng tha thiết nhớ đến thành phố Liberal, nơi mà ngày đầu tiên đến Mỹ gia đình chúng tôi đã ở đây, và trong ký ức tôi mơ hồ nhớ đến John, người bạn thân thuở đó. Thuở tôi mới 15 tuổi.
Gia đình chúng tôi đi vượt biển, đến trại tị nạn Bidong, Mã Lai. Sau 9 tháng gia đình chúng tôi đến Mỹ nhờ sự bảo trợ của một gia đình người Mỹ. Đó là ông bà Smith, nhà truyền giáo, họ chỉ có 1 người con trai, anh tên John, lớn hơn tôi 1 tuổi.
Nhà chúng tôi ở không xa căn nhà của ông bà Smith, nơi hứơng Nam của thành phố Liberal nhỏ bé. Nhà ông bà Smith đúng là một căn nhà nông thôn, mảnh sân rất to rộng phía trưóc khi mùa Xuân đến là trồng trọt dưa hấu, xung quanh nhà những cây lê, cây táo và cây đào lần lượt thi nhau nở hoa.
Tôi không có ai để chơi ngoài John hay sang nhà trò chuyện, mấy đứa em tôi cũng thích xúm vào hóng chuyện, và thỉnh thoảng tôi cũng chạy sang nhà John vào những lúc cây có trái chín trên cành. Ôi, tôi mê cây táo chẳng biết loại táo gì mà cành cây khi chĩu trái thì xà xuống thấp đến nỗi tôi chỉ việc ngồi xổm mà tha hồ hái trái. Lại còn vườn dưa hấu trước sân, tôi hay cùng John háo hức vạch tìm trong đám lá những trái dưa hấu nhỏ vừa hiện ra và thích thú theo dõi chúng cho đến khi lớn lên, to tròn vươn lên khỏi đám lá. Không gì ngon ngọt bằng trái dưa hấu vừa cắt cuống trong vườn, bổ ra ăn ngay tại chỗ trong một buổi trưa hè mà John thường làm cho hai đứa cùng ăn.
John nói chuyện với tôi đủ thứ, từ những chuyện hàng ngày của anh cho đến những ước mơ mai sau, anh lấy vợ thì sẽ về sống ở một nông trại. Anh say sưa tả cái nông trại của gia đình anh trước kia ở tiểu bang Texas, có một căn nhà gỗ dài, bên cạnh là chuồng bò bằng hàng rào gỗ sơ sài, anh khoe biết cách vắt sữa bò.
 Anh đã chạy rong trên cánh đồng có khô hay đi trên con đường đất mà mỗi khi gío mùa hè lồng lộng thổi làm tung bụi mịt mù.
Đất Texas khô cằn gần như sa mạc, cả mấy chục acre đất nhà anh chỉ toàn là những bãi cây lúp xúp thấp lè tè chưa vượt qua đầu thàng bé lên 10 như anh thuở đó, và những bụi xương rồng rải rác. Nhưng anh vẫn yêu thích ở nông trại, một trời một cõi như của riêng mình.
Tôi cũng say sưa nghe John kể, như đi lạc vào một cảnh trong phim ảnh, vì nó xa lạ với tôi, chứ tôi chẳng đời nào thích sống ở những nơi khỉ ho cò gáy như thế.
Tôi luôn mơ nước Mỹ với những thành phố nhộn nhịp phồn hoa như New York , tôi sẽ dạo bước trên những vỉa hè có những cửa hàng sang trọng. Cuộc sống sẽ là một chuỗi ngày vui..
Hai năm sống ở Liberal thì cha mẹ tôi quyết định sẽ dọn đi tiểu bang khác, vì tương lai của mấy chị em tôi, để chúng tôi được sống ở thành phố lớn, học ngôi trường lớn và có cộng đồng người Việt Nam đông hơn. Tôi qúa chán thành phố Liberal nhỏ bé này rồi, và đã đợi chờ quyết định này của cha mẹ từ lâu.
Ngay chiều hôm đó, tôi hí hửng chạy sang nhà John để báo tin vui này. Đó là một buổi chiều mùa hè đầy nắng. Tôi quen thuộc thò tay mở chốt cánh cổng bằng rào gỗ ngoài sân, và đi bộ trên con đường dài mà hai bên là vườn dưa hấu đang độ chín. May qúa John có nhà, mà mấy khi John đi vắng đâu, anh thích ở nhà giúp cha mẹ làm vườn, ngoài những khi thỉnh thoảng theo cha mẹ đi truyền đạo trong thành phố vào dịp cuối tuần.
Trời nắng nên tôi và John  không hẹn mà cùng bước về phía những cây táo trồng quanh mảnh sân trước, như chúng tôi thường đến đó ngồi hái trái ăn và tán chuyện gẫu.
Tới một cây táo to lớn, cành rậm rạp mang nhiều trái, John ngồi xuống trước rồi đến tôi. Hôm nay tôi chẳng cần hái những trái táo mà lên tiếng khoe ngay:
-         Anh John, gia đình tôi sắp rời khỏi thành phố này rồi.
Mặt Johm hoảng hốt như vừa nghe một tin kinh khủng lắm:
-         Sao? Em sẽ đi…có thật không?
-         Thật đấy, bố tôi nói cuối tuần này sẽ dọn đi. Ngày mai cha mẹ tôi sẽ sang từ gĩa cha mẹ anh. Bây giờ tôi cũng sang để chào tạm biệt anh.
Giọng John vẫn bàng hoàng:
-         Có bao giờ em trở lại đây không?
Thấy gương mặt buồn lo của John, tôi tội nghiệp hứa liều:
-         Chắc chắn tôi sẽ trở lại thăm John và cha mẹ của John chứ.
John bỗng vụt đứng dậy:
-         Hãy đợi anh ở đây, anh sẽ trở lại ngay.
John chạy bay vào nhà và lại chạy bay ra chỗ cây táo, không để tôi phải đợi lâu, anh đưa cho tôi một mảnh giấy nhỏ có ghi sẵn tên John và số điện thoại nhà anh, mà chắc là anh vừa ghi vội, giọng anh tha thiết như năn nỉ:
-         Em hãy giữ lấy số điện thoại này, khi nào đến nơi ở mới thì liên lạc với anh. Em hứa đi!
Tôi cảm động, một lần nữa tôi hứa liều:
-         Vâng, khi có nơi ở mới tôi sẽ gọi cho anh.
-         Đừng thất lạc nhau nhé. Em hứa đi!
-         Vâng, không bao giờ !
 
 
                               ***********
 
Nhưng khi đến California thì tôi bận rộn với cuộc sống mới, và những lời hứa vội vàng với John bỗng chỉ là một trò đùa, tôi vứt đi mảnh giấy mà anh đã kỳ vọng trao vào tay tôi, đã dặn dò tôi và chắc là đã chờ đợi mỏi mòn kể từ ngày tôi rời thành phố nhỏ!
 Nối lại nhịp cầu liên lạc với John làm gì trong khi ở cái tuổi 17 tôi mơ hồ hiểu John đã yêu thích tôi, mà tôi dù có cảm tình với anh thì tôi cũng không thể nào lấy anh, vì mộng ước của anh và tôi hoàn toàn trái ngược. Đành rằng gia đình anh là người ơn của gia đình tôi, họ hiền lành đạo đức, John sẽ là người chồng, người cha tốt như tấm gương của cha mẹ anh, nhưng tôi không thể lấy người chồng ít học, làm nông trại và tôi chỉ quanh quẩn sống với chồng trong mấy chục acre đất hoang vu, chốn đồng khô cỏ cháy với mấy con gà, con bò như anh đã vẽ ra..
Tôi đã từng nghe chuyện nhà nông khốn khổ, trồng 1 acre bắp chỉ bán được khỏang 80 đồng theo gía sỉ, hay những vụ cam trúng mùa ở Florida, gía cam bán ra mà như cho không, chỉ 50 cent cho một thùng cam to, và những vụ khoai tây trúng mùa ở Idaho cũng xuống gía rẻ bèo như thế.
Giấc mơ tuổi mới lớn của tôi là giàu sang phú qúy, lấy người chồng có địa vị, học cao hiểu rộng.
Ở thành phố mới tôi đã miệt mài học hành, chính bản thân tôi cũng sẽ vươn cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đi làm và kén chọn người chồng tương lai. Tôi đã bỏ qua nhiều cơ hội lập gia đình vì chê họ không xứng đáng với tôi, cho đến khi gặp người chồng hiện tại. Năm ấy tôi đã 30 tuổi, chồng tôi là một người thành đạt trong học vấn và trong kinh doanh. Tôi đã đạt được ước mơ và vui hưởng trong hạnh phúc trong vài năm đầu.
                                        ************ .
Tôi quyết định thuê xe để lái từ thành phố Wichita đến thăm thành phố Liberal, nói cho đúng hơn để thăm lại gia đình ông bà Smith và John của ngày xưa xem họ thế nào?
Sau 4 giờ lái xe, tôi đã trở về nơi chốn cũ.
Thanh phố nhỏ, đường kính lớn khỏang hai miles thì có gì là khó mà không tìm ra ngôi nhà của ông bà Smith nơi cuối phố, dù tôi đã xa cách hơn 20 năm rồi. Tôi hỏi thăm người ta nói nhà ông bà truyền giáo Smith vẫn ở chỗ cũ.
Khi tôi xuống xe, đứng ngẩn ngơ nơi cánh cổng rào gỗ năm xưa, bỗng thấy ngậm ngùi, có thể cánh cổng gỗ đã từng hư cũ, từng thay đổi, làm lại cái khác, và cái chỗ mở chốt cửa không phải là miếng gỗ mà tay tôi đã từng chạm vào năm xưa, nhưng vẫn giống thế, và như thể vẫn chờ đợi tôi chạm tay vào.
Tôi run run thò tay vào mở chốt cửa, lại ngậm ngùi hơn vì ngẫu nhiên bây giờ đang là mùa hè, hai bên lối đi của mảnh sân vẫn trồng dưa hấu, lá xanh rậm rạp, và xung quanh vẫn là những cây đào, cây lê, cây táo… Thế giới đổi thay bao nhiêu thứ mà nhà ông bà Smith dường như không hề thay đổi.
Tôi đi vội trên con đường dài, hồi hộp nhìn chăm chăm vào ngôi nhà trước mặt đang đóng cửa, không còn tâm trí nào nhìn ngắm vườn dưa hấu xem có nhiều trái hay không. Rồi tôi gõ cửa và chờ đợi.
Mãi sau mới có tiếng mở cửa, hiện ra trước mặt tôi là bà Smith, bà đã gìa đi -dĩ nhiên-  Sau vài phút ngỡ ngàng nghe tôi tự giới thiệu thì bà đã nhận ra tôi, bà mời tôi vào nhà, rưng rưng nước mắt bà trách móc:
-         Thì ra là cô, tại sao mãi hôm nay cô mới trở lại đây? John đã chờ đợi cô mấy năm trời.
Tôi xúc động và nước mắt cũng rưng rưng như bà Smith:
-         Tôi xin lỗi, tôi vô cùng xin lỗi vì đã không thực hiện điều đã hứa với John
-         Cô đâu có biết, ngay khi gia đình cô đi được một tuần là John đã chờ đợi cô gọi phone về từng ngày.  Nó luôn tin tưởng cô sẽ gọi phone cho nó và một ngày nào cô sẽ trở về Liberal.
Bà Smith gục đầu xuống và khóc nấc lên, kể tiếp:
-         Nó đau khổ và héo hon cho đến khi hoàn toàn tuyệt vọng…
Tôi vuốt ve cánh tay bà an ủi như an ủi cho chính mình, tôi cao giọng hỏi thăm:
-         Số phận tôi và John không thể gần nhau thôi mà. Bây giờ anh ấy ra sao?
-         Sau đó John lấy vợ, Christine là con gái một nhà truyền giáo bạn thân của vợ chồng tôi, cô gái hiền lành ngoan ngoãn và rất yêu John, đã làm lành vết thương lòng của John. Nhà vợ chồng nó cũng ở gần đây.
-         Thế anh ấy không muốn sống ở nông trại như anh ước mơ sao?
Bà Smith lau nước mắt, thoáng một niềm vui:
-         Đó chỉ là ước mơ của một thằng bé tuổi vị thành niên, một thằng bé nhà quê, mà suốt thời thơ ấu sống nơi trang trại. Khi John và Christine yêu nhau, cả hai cùng vào đại học. Họ đã tốt nghiệp y khoa và đang hành nghề bác sĩ ngay tại thành phố Liberal này.
Tôi ngạc nhiên và vui mừng reo lên:
-         Không ngờ John học gỉoi và có chí đến thế!
-         Tôi tin là nhờ có tình yêu của Christine.
-         Với nghề nghiệp bác sĩ cả hai vợ chồng John có thể đi đến những thành phố lớn lập nghiệp dễ dàng, nhưng sao họ vẫn ở lại nơi đây?
-         Chúng tôi đã quen sống ở thành phố nhỏ, từ ngày ông Smith mất đi, John càng không muốn xa mẹ. Nhưng nó dù bận hành nghề, vẫn không quên phụ giúp tôi gieo trồng và làm vườn mỗi khi mùa Xuân về. Đó là niềm yêu thích của John.
Tôi đứng dậy chào tạm biệt bà Smith. Bà bỗng nắm cánh tay tôi, lo lắng dặn dò:
-         Phải đấy, cô nên về ngay đi, và xin cô hãy hứa với tôi một điều.
   Tôi nói với tất cả chân tình:
       -      Tôi xin hưá bất cứ điều gì tôi có thể.
-         Cô hãy đi và đừng bào giờ trở về đây nữa, bao nhiêu năm qua, vết thương lòng của John đã lành. Tôi tin là John đã quên cô, nó đang sống yên vui hạnh phúc bên vợ con. Nhưng nếu cô xuất hiện sẽ gợi lại nỗi đau cũ.  Cô hãy hứa lại một lần nữa cho tôi yên lòng
Tôi chậm rãi nói từng lời rõ ràng cho bà Smith nghe rõ:
-         Tôi xin hứa đây là lần cuối cùng đến đây. Thôi, xin chào bà
Tôi đi ra cửa, buớc trên con đường thân quen của thuở  tôi 17 tuổi lòng đầy tham vọng, và John 18 tuổi hãy còn ngây thơ và ngốc nghếch, muốn tán tỉnh tôi mà đưa ra một ước mơ nghèo nàn, đơn giản.
 Tình yêu chân thật của anh John nhà quê chẳng mấy khi đi đâu xa khỏi cái tiểu bang Kansas với những cánh đồng lúa mì mênh mông, chỉ là một trò cười đối với tôi.
Nhưng hôm nay, ở cái tuổi không còn trẻ nữa, khi mái tóc không còn xanh nữa, sau những vật chất phù hoa tôi đã nếm biết bao vị đắng, trải qua bao phũ phàng của tình nghĩa vợ chồng. Và sau cuộc trò chuyện với bà Smith, tôi chợt nhận ra một tình yêu hồn nhiên trong sáng của John dành cho tôi, và cái hạnh phúc mà bây giờ vợ của John đang hưởng tôi biết là vững chắc, đẹp đẽ biết bao nhiêu, điều mà tôi không hề có.
Khi ra đến ngoài cổng, tôi quay lại khép cánh cổng rào bằng gỗ. Tôi biết mình vừa khép lại một qúa khứ, một bầu trời xanh, và mất nó vĩnh viễn.
 
Nguyễn Thị Thanh Dương






-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 21/Sep/2011 lúc 5:43pm
.
 
 

The last supper - Bữa ăn chiều cuối cùng

http://4.bp.blogspot.com/-SVDae3AF4jI/Tam0jP2xbaI/AAAAAAAACrw/Gof2sx_3tUU/s1600/_The_Last_Supper_%25281495-1498%2529%255B1%255D.jpg"> http://1.bp.blogspot.com/-FmQSQpzPTls/Tam0qWF5i0I/AAAAAAAACr4/FHeOWlpzmuE/s1600/LastSupper_1%255B1%255D.jpg">

http://tqtrungblog.blogspot.com/2011/04/last-supper-bua-chieu-cuoi-cung-tranh.html - - http://tqtrungblog.blogspot.com/2011/04/last-supper-bua-chieu-cuoi-cung-tranh.html

Chúng ta đang xem bức tranh The last supper ( “Bữa ăn chiều cuối cùng”, hay còn gọi là” tiệc ly”) của Leonardo Da Vinci, bức trên là bản gốc, bức dưới là bản được phục dựng. Bức tranh miêu tả Đức Chúa đạo Thiên chúa Jesu Cris và các vị thánh tông đồ, họ đang dự bữa ăn chiều cuối cùng, trước khi Chúa jesu bị bắt và sẽ bị đóng đinh câu rút. Bức tranh thể hiện rõ thái độ của từng người khi họ nghe Chúa thông báo trong số họ có một kẻ phản bội. Da Vinci đã dùng bút pháp thần kỳ của mình lột tả tâm trạng từng người trong số các vị thánh tông đồ tham gia bữa tiệc, người thì ngạc nhiên, người thì giận dữ, người thì oán hận..v.v. điều đó có thể phân tích trên bức tranh. Nhưng chúng ta hãy tìm xem, ai là kẻ bán Chúa. Kẻ nào là Judas, người mà Jesu cho rằng sẽ phản bội mình. Người đó là ai trong bức tranh?
>

http://2.bp.blogspot.com/-OrOuSldNU-I/Tam0u0UrZCI/AAAAAAAACr8/MGEKaZY_fBo/s1600/JUDA.jpg">
Judas

Tranh của Leonardo Da Vinci, cũng như các tác phẩm khác của ông ẩn chứa rất nhiều điều bí mật, nhưng ở bức tranh này có hai nhân vật được ông lột tả rất chân thật, đó là Đức Chúa, với gương mặt thánh thiện, rạng ngời, nét hiền hòa bao dung, và người thứ hai chính là kẻ phản bội Judas, chính là khuôn mặt thứ tư từ trái sang, kẻ đang cầm túi tiền và đang tỏ vẻ ngạc nhiên rất khéo. Người này được họa sỹ khắc họa bằng một khuôn mặt đen đủi, râu ria rậm rạp, nét mặt gian xảo, thật trái ngược với khuôn mặt Chúa trời.
> Vậy nhưng thật kỳ lạ. Người mà Leonado da Vinci dùng làm mẫu để vẽ Chúa , người ở thái cực bên này của điều thiện và Judas, kẻ ở phía bên kia của sự phản bội, lừa lọc, tàn ác lại có một mối quan hệ đặc biệt, rất đặc biệt, là bởi vì hai kẻ tưởng chừng khác nhau nhưng lại chính là một.
> Chuyện kể rằng Da Vinci vẽ bức tranh này trong thời gian khá lâu, bởi vì ông muốn tác phẩm của mình để lại cho hậu thế là một tác phẩm được miêu tả chân thật, vì vậy tiêu chuẩn chọn người mẫu rất khắt khe.
> Một chàng trai trẻ đẹp, với khuôn mặt thánh thiện, với một nhân cách tinh khiết và một tâm hồn trong sáng đã được ông chọn làm khuôn mẫu cho hình tượng Chúa, và như ta thấy trong tranh, Chúa Trời với khuôn mặt hiền từ, thánh thiện, thật xứng đáng với ngôi vị Chúa của muôn loài, trong tâm thức người theo đạo.

Việc chọn mẫu và vẽ các vị thánh tông đồ không có gì khó khăn nên được ông nhanh chóng hoàn thành.

Chỉ còn lại duy nhất một nhân vật, đó chính là Judas, với người này họa sỹ phải tìm được một khuôn mặt của kẻ hám lợi, ti tiện, đạo đức giả. Kẻ sẵn sàng bán đứng người thân của mình, dù đó là ai. Việc tìm kiếm người như vậy theo ý ông là rất khó khăn, bởi vì không phải ai cũng hội đủ từng ấy sự xấu xa trong con người mình. Tuy nhiên cuối cùng người ta cũng tìm được một tử tù, kẻ đã phạm nhiều tội ác giết người, cướp của và đang bj giam cầm trong ngục tối và báo cho Leonado Da Vinci

Trước mắt ông là một con người tăm tối, dung mạo xấu xa và một khuôn mặt hằn lên vẻ tàn ác và đê tiện cùng cực. Đúng là kẻ ông cần, sau khi được phép của Đức Vua, Da Vinci đưa hắn về làm người mẫu cho nhân vật Judas- kẻ phản bội.

Bức tranh được hoàn thành sau những ngày họa sỹ miệt mài bên giá vẽ cùng với người mẫu- kẻ tử tù đặc biệt. Khi ông thở phào vì đưa xong nét cọ cuối cùng và để tránh nhìn thêm vào con người xấu xa đó, họa sỹ ra lệnh dẫn tên tử tù đi thì cũng là lúc hắn sụp xuống và nức nở với ông rằng: “ Ôi ! thưa ngài Da Vinci. Ngài không nhận ra con thật ư?”

Định thần nhìn thật kỹ, họa sỹ bàng hoàng nhận ra kẻ đang quỳ sụp trước mặt ông cũng chính là người thanh niên năm xưa đã được ông mời làm mẫu vẽ nên khuôn mặt của Đức Chúa Trời. Sự đời thật trớ trêu vậy!

Câu chuyện được truyền tụng với cam đoan rằng đó là chuyện thật một trăm phần trăm như chính tác phẩm The last supper. Có thật hay không không quan trọng, cái mà câu chuyện mang lại thật nhân văn: Hãy là chính mình, chỉ có ta quyết định lấy số phận cuộc đời ta.

(Nguồn ảnh Internet)



-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 02/Oct/2011 lúc 10:54pm
.
 
Truyện tình 2500 Chữ " T " thật tuyệt tác!

Trần Thị Thu Thủy tên thật Trần Thị Thơ, trú tại thôn Tám, Trảng Tranh, Tỉnh Thừa Thiên. Thuở thiếu thời, trí tuệ thì thường thôi, tuy thế, tính Thủy thật thà, thủ thỉ thù thì, thỏn thà thỏn thẻn, thật thương! Tới tuổi trăng tròn, Thủy tròn trặn, tươi tắn, trắng trẻo, tay tròn trĩnh, tóc thơm thơm, thật tuyệt! Thủy tuyệt trần, tôi tả thì thô thiển. Thôi thì tàm tạm thế.

Trai tráng trong thôn Tám, từ trai tơ tới tuổi tứ tuần, từ tuổi tứ tuần tới tuổi
thất thập, thoạt trông thấy Thủy, tất thảy tấm tắc trầm trồ:
“Trời! Trắng tựa tuyết!”
“Thon thả thế!”
“Tóc thật thướt tha!”
“Ti to thế!
Tròn thế!”
“Tác tuyệt! Tuyệt tác

Trai tơ thổn thức, tứ tuần tơ tưởng, thất thập thẫn thờ. Thấy Thủy thấp thoáng
tất thảy táo tác, thập thà thập thò, thật tội. Tứ tuần thách trai tơ: tán thắng
Thủy thì thua tam trâu. Thất thập thách tứ tuần: tán thắng Thủy thì thua tám
thúng tiền. Thách thì thách thế thôi, thua Thủy tất tần tật. Thủy tựa thần tiên, trai tráng trong thôn thì thô thiển, tiền tài trắng trơn, thân thế thấp tè, thế thì tán tới trăm tuổi!

Tiếng tăm Thủy truyền trong toàn tỉnh.Thư từ tới tấp tới tay Thủy. Thư thì thủ
thỉ tâm tình. Thư thì tranh thủ trình thêm thân thế, tiền tài. Thư thì than thở tức tưởi. Thư thì thêm thơ, thêm tranh, trang trí thật trang trọng... Trong tám tháng trên tám trăm thư, thật thế!

Trai tráng trong tỉnh tìm tới tán tỉnh Thủy tới trăm thằng. Tám thằng thân tôi:
Thằng Thịnh, thằng Tân, thằng Thuận, thằng Tạo, thằng Toàn, thằng Trung, thằng
Tiến, thằng Tuấn, tán tỉnh tài thế, tí ta tí tởn tới tán Thủy, tốn tiền trăm tiền triệu, tiêu tiền tới trắng tay, thua tiếp tục thua. Tám thằng thất thểu tìm tới tôi than thở:
“Thôi! Tiền thế, tài thế, tập tễnh tới tán Thủy thêm thiệt thòi.”

Tôi thích Thủy, tuy thế tôi tỉnh táo tự thấy: trí tuệ tôi tầm thường, tiền tài
thiếu thốn, thân thế tiếng thì to, thực tình thanh thế tổ tiên thôi, thân thế tôi thấp tẹt. Tôi trù tính: thư từ tán tỉnh, trật! Tiền tài: trật! Thân thế: trật. Tổ tiên ta từng truyền tụng: tham thì thâm. Thư từ, thân thế, tiền tài... trật trật trật! Thua thua thua! Thủy thích tinh tế, trung thực, thật thà, thế thôi.
Tôi tính toán thật tình tiết: từ thị trấn Tân Tiến tận tụy tới thôn Tám tìm Thủy
tâm tình, từ từ, từ từ, tránh trắng trợn, tránh thô thiển, thỉnh thoảng thêm tí tranh, thêm tí thơ tặng Thủy, trời thương trời trợ thủ thì tất thành.
Trời thương tôi thật. Tới thôn Tám, thấy Thủy trơ trọi, thui thủi trên thềm, tôi
thích thú thấy tôi tính toán trúng.

Tôi trấn tĩnh, từ từ tiến tới tận thềm, thì thầm:
“Thủy! Tôi tên Trương, Trần Trọng Trương thầy thuốc Tây...”

“Trần Trọng Trương!”, Thủy trầm trồ, “Thầy thuốc trị tim, trị thận, trị toàn thân thể, tiếng tăm truyền tám tỉnh! Trời, trẻ thế! Trẻ thế!” Thủy tấm ta tấm tắc.
Tôi trùng tên thầy Trương, thầy thuốc thiên tài trên tỉnh. Thủy tưởng thế, thật
trúng tủ, trời toàn thương tôi!
Thấy tình thế thật thuận tiện, tôi tiếp tục thủ thỉ:
“Thủy, tôi trốn thầy, trốn thủ trưởng, trốn tránh tất thảy, từ thị trấn Tân Tiến
tới tìm Thủy!”
Thủy trao tôi tách trà, thẹn thùng:
“Thủy thật tầm thường, tìm Thủy thật trớ trêu...”
Tôi tíu tít: “Thủy! Thủy! Thủy tránh tự ti. Thủy thật tuyệt trần, tiếng thơm truyền từ tỉnh Thanh tới tỉnh Thừa Thiên, thật thế!”
“Thầy Trương tưởng thế thôi...”, tiếng Thủy trong trẻo, thánh thót.
Tôi thủng thẳng tán tỉnh, thầm thầm thì thì, tu từ thật tốt, thỉnh thoảng thêm tí thán từ. Thấy Thủy thinh thích, tôi tấn tới, thả từng tiếng thật tha thiết:
“Tháng tư, tôi trông thấy Thủy tha thướt trong thị trấn. Tôi thảng thốt:
Trời, tiên từ trên trời tới thị trấn! Từ tháng tư tới tháng tám, tối tối tôi
  thao thức, trằn trọc. Tâm thần tôi trục trặc, thân thể tiều tụy. Tưởng tượng thấy Thủy trẻ trung, tươi tắn, tôi thổn thức: Thiếu thủ trưởng thì thảnh thơi, thiếu trời thì tổn thọ, thiếu Thủy thì tắc thở! Thủy! Trái tim tôi tràn trề tình thương Thủy.
Tôi tìm tới Thủy trao trọn trái tim thật thà, trái tim trong trắng, trái tim thân thương, trái tim trẻ trung, trái tim trung thực... Tôi thề, tôi trao trọn!”
Thấy tôi thề thốt thật tha thiết, thật tận tình, Thủy thấy thương thương, thẹn thò túm tóc thỏn thẻn:
“Thôi thôi, Trí thôi thề thốt...”
Thủy tin tôi, thật tuyệt! Thế thì tôi toàn trúng tủ, thật tuyệt! Tôi từ thủ thỉ
tâm tình tiến tới thề thốt trầm trọng, toàn từ to tát:
“Thủy tin tôi, thương tôi thì tôi thôi thề thốt. Thủy thiếu tin tưởng thì tôi
tiếp tục thề. Tôi thương Thủy, tha thiết trao trọn tình tôi tới Thủy.
Thủy tuyệt tình tôi thì tôi tự tử. Tôi theo Thủy tới trăm tuổi, tôi tuyệt tình Thủy thì tôi tắc tử!”
“Trương!”, Thủy thổn thức, “Thủy tin Trương, thương Trương...”
Tôi trúng to, trúng to!
Trăng tròn tháng tám thấp thoáng trong tre, trời thu tươi tốt, tiếng thu thánh thót. Tôi tấn tới tìm tay Thủy. Tay Thủy trong tay tôi.
“Thủy... Trương thương Thủy, thương tới tận tim...”, tôi thì thầm, từ từ thơm tay Thủy.
Thủy thẽ thọt từng tiếng, từng tiếng thật thương:
“Tính Thủy thật thà, thương thì thương thật. Trương tâm tình thế, Thủy tin. Tất
thảy tình thương, Thủy trao trọn. Thủy tin: tình ta thắm thiết!”
Trời tối, Thủy tin tưởng trao thân. Tôi thơm tay Thủy, thơm tóc Thủy, thơm tới
tận tai, thơm thơm thơm thơm.
Thủy thất thần túm tay tôi, thét:
“Thôi, Trương! Trương thương Thủy thì thương từ từ. Tình ta tránh trần tục. Trương...thụt tay!”
Trương tôi, tên trác táng, tha Thủy thì thua thiệt, tốn tiền tàu từ thị trấn Tân Tiến tới thôn Tám. Thành thử tôi tiếp tục trổ tài tán tỉnh. Tôi thủ thỉ tâm tình:
“Thủy thương Trương thì thương thật tình. Thủy trao trọn tình thì Trương trân trọng.
Thủy thủ thế, trốn tránh, thiết tưởng thiếu tin tưởng Trương.”
Thủy thật thà tin tôi, thả tấm thân trinh trắng tùy tôi thao túng. Thân thể Thủy trắng trẻo, thơm tho.

Tôi tả thế thôi, tả thêm thì thô tục, tùy toàn thể tưởng tượng....






 

 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 03/Oct/2011 lúc 11:42pm
Ha ha, chuyện chữ T này công phu và hay quá , mà cũng mắc cười nữa.
Hú hồn Shocked, may mà PT họ Phan chứ nếu trùng tên Thu Thủy thì có nước độn thổ !


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Oct/2011 lúc 11:48am



Bình Nguyên Lộc

Truyện Ba Con Cáo


Nói về tryện ngắn--và cả luôn văn chương Việt Nam--Bình Nguyên Lộc là một tác giả không thể không nhắc đến. Theo nhiều tài liệu khác nhau, ông viết từ 300 cho đến 400 truyện ngắn và hơn ba mươi truyện dài. Thêm vào đó là hai khảo cứu về ngôn ngữ học.
Bình Nguyên Lộc là kể truyện hơn là viết truyện: truyện của ông là kinh nghiệm đời, chuyện thấy được qua kinh nghiệm sống.
Tên thật là Tô Văn Tuấn, sanh năm 1914 Tân Uyên, Biên Hoà, sau khi đậu tú tài phần 1, ông ra làm công chức và bắt đấu viết văn từ năm 1943. Năm 1950 ông cho ra đời truyện dài Nhốt Gió. Từ đó ông là một trong những nhà văn được mến chuộng nhất trong giới cầm bút.
Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc nói về phong tục địa phương và sự giao cảm của người dân và mãnh đất họ đang cư ngụ. Trong một truyện ngắn có tên là "Những Ngôi Mã Tổ," ông viết về một ngôi làng thật nghèo ở miền đông Nam Phần. Nhưng ngôi làng nằm trên một vùng đất có một sự cấu trúc địa dư chất đặc biệt: dưới mãnh đất khô cằn đó là một lớp sỏi quý, loại sỏi mà các chủ nhân biệt thự dùng để trải sân. Khi một tay thầu khoán biết được chuyện đó, ông ta đến thương lụng với dân làng, xin trả một khoảng tiền thật lớn đê? mua nguyên cái làng và khai thác sỏi-- nhưng ông ta không nói cho dân làng biết lý do tại sao ông muốn mua mãnh đất khô cằn đó. Sau vài ngày nghị luận, dân làng trả lời là họ không muốn bán đi vùng đất mà tổ tiên của họ khai khẩn. Tiếc của, người thấu khoán đi đến một quyết định táo bạo hơn: ông mướn người nửa đêm đốt sạch khu làng đó. Với hy vọng khi làng đã cháy rụi, dân làng sẽ bán mãnh đất và dọn đi nơi khác ...
Vài ngày sau người thầu khoán trở lại, một lần nữa ông đề nghị mua mãnh đất. Trong khung cảnh trơ trụi của một ngôi làng bị đốt cháy, những người dân làng trả lời người thầu khoán là họ không thể bán đất của họ đi được vì trên vùng đất khô cằn đó có những ngôi mã tổ tiên của họ.
Trong giai đoạn về sau của sự nghiệp viết văn của Bình Nguyên Lộc, ông trở qua khảo cứu về ngôn ngữ học-- mặc dù không thánh công lắm. Ông có hai tác phẩm về ngôn ngử-nhân chủng học là: Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam; Lột Trần Việt Ngữ.
Các sáng tác tiêu biểu khác: Tân Liêu Trai; Ký Thác; Nữa Đêm Trảng Sụp; Bí Mật Của Nàng; Quán Tai Heo; Tình Đất; Nụ Cười Nước Mắt Học Trò; Nhưng Bước Lang Thang Trên Hè Phố. ...
Binh Nguyên Lộc đến Hoa Kỳ tị nạn vào năm 1985 và mất tại California vào tháng 3, 1987.
Truyện Ba Con Cáo mà chúng tôi trích đăng dưới dây được đăng trên nguyệt san Bách Khoa vào năm 1962. Trong truyện này hình như BNL nói về ba nhân vật: Một cô gái điếm, một tên trộm cắp trốn quân dịch, và một con cáo. Cả ba cần nhau khi họ còn cơ hội và điều kiện; họ phản nhau khi bản năng sinh tồn bắt họ phản nhau. Một bộ mặt rất thật của cuộc đời trong truyện ngắn của Bình Nguyen Lộc.

Nguyễn Kỳ Phong

 

Truyện Ba Con Cáo


Mặc dầu là tay "bán trời không mời thiên lôi", Sáu Sửu vẫn nghe rờn rợn khi nhìn ra ngoài.
Thánh giá trắng đứng mơ hồ trong ánh sáng lờ mờ của nghĩa địa, sắp thành hàng ngũ đông đúc, nhánh ngang của thánh giá trông mường tượng như những cánh tay người giăng ra để đón bắt ai.
Xa xa, một trụ vôi có dáng một người đàn bà đội khăn tang trắng, đứng nhìn đám mồ trước mặt bà ta.
Gió đêm, cùng với dế, trùn, họp nhau mà than vãn bên hàng nghìn mồ hoang mả lạnh, và thỉnh thoảng, anh Sáu vẳng nghe như có tiếng người rên rỉ đâu đây.
Từ một ngôi mả cũ đằng xa, một ánh lửa lóe lên, nhỏ bằng ngón tay, từ từ bay lên cao rồi đi bơ vơ qua các hàng thánh giá. Lửa ma trơi hay là đèn của một người đi soi ếch nào đó?
Mưa dầm tháng tám rơi trên nước ao tù khiến anh Sáu có cảm giác rằng mình đang ngủ trên một chiếc thuyền, giữa dòng nước.
Lạnh quá, lạnh ngoài da, mà lạnh cả đến trong lòng.
Người sống, một khi xâm nhập vào địa hạt của người chết, mới nhận được rằng cuộc đời bên ngoài dầu đau khổ bao nhiêu cũng còn ấm chán.
Tại phố Phát Diệm, khúc phía trên này, họ Cầu Kho có một đất thánh mà từ vài năm nay nhà thờ không cho chôn trong đó nữa.
Dân số nghĩa địa cứ mỗi ngày một tăng lên, mà không có một ai chết lần thứ nhì cả để cho số sanh và số tử bù trừ nhau hầu đất đai trống bớt chỗ.
Ngoài thành phố, người ta đẻ con, nhưng người ta lại chôn ông, nhà cửa thành thử không chật thêm được. Ở đây mồ mả sanh ra rồi già cỗi dưới rêu xanh của sương gió, nhưng vẫn nằm lì đó đến muôn thu.
Vì vậy nghĩa địa phải chịu nạn nhơn mãn. Nhà thờ không cho chôn xác thêm vào đó, rồi cũng chểnh mảng việc trông nom đất thánh nên người sống đang thiếu đất, bèn ùa đến mà lấn người chết.
Nghĩa địa không có vách thành. Ban đầu vài người mạo hiểm cất nhà ngay trên ranh đất thánh. Thấy không ai nói gì, một số người khác lách qua khỏi mấy cái nhà vừa cất lên, để vô trong mà xây cất.
Họ cất vây tứ phía ngôi đất thánh và vòng vây cứ càng ngày càng siết chặt lại, người chết không còn lối nào để thoát ra được nữa cả.
Khi vòng vây siết đến lằn mức chót, nghĩa là những ngôi mộ ở bìa, thì cuộc xô lấn bắt đầu diễn ra một cách đau thương.
Người sống cũng biết đau lòng khi phải dẫm lên những gò mả còn mới rành rành (nhiều mô. bia, thánh giá, đề năm chôn là 1951) nhưng họ, ác thay, lại cũng biết lạnh. Cho nên họ cứ cất nhà trên những nấm đất ấy, xin người chết thứ lỗi, miễn là có chỗ núp mưa thì thôi.
Không bao giờ kẻ sống và người chết lại sát cánh nhau đến thế. Ông đã chết rồi, ông choán đất làm chi cho nhiều, trong khi tôi không có lấy một vuông nhỏ để mà cắm cây cột gỗ; vậy ông thứ lỗi nhé! Rồi ngày sau tôi cũng hoàn lại đất như ông vậy mà; trần gian nầy chỉ là cõi tạm thôi, tranh nhau làm gì!
Cuộc xâm lăng lặng lẽ để tranh sống với người chết, gây ra một tai hại lạ kỳ.
Vùng đất ấy ngày xưa tuy cũng thấp mà vẫn khô ráo, nhờ con rạch Bần tháo nước ra sông Ông Lãnh. Nhưng từ khi đô thành cho đắp đại lộ Trần Hưng Đạo, cách đây mấy mươi năm, thì ngọn rạch Bần bị lấp, và nước mưa trên nầy bị bỏ tù lại đến chung thân khổ sai, vì khu ấy đất trũng mà!
Đất thánh không phải ở giữa rún đất nên không đọng nước. Nhưng vòng vây tai hại kia lại biến thành con đê ngăn nước đất thánh đô? xuống chỗ trũng hơn.
Thành thử phần nhiều ngôi mộ đã biến thành cù lao, có cù lao rời rạc, có mớ họp thành quần đảo, không còn làm sao ra đó được nữa. Nước tù mang một màu khó tả và một mùi cũng khôn tả. Đáy ao biến thành bùn non, đi thì lún đến ống quyển.
Lau, sậy, đế tha hồ mà mọc như ở bưng miền xa.
Giữa đất thánh còn sót lại một ngôi mộ cổ kiến trúc theo bên lương mà có lẽ nhà thờ không nỡ phá đi lúc lập ra đất thánh cho giáo dân nầy.
Ngôi mộ ấy đồ sộ nhứt nghĩa địa, xây bằng vôi và ô đước, xanh đặc những rêu phủ. Lối kiến trúc rất rắc rối như một lâu đài, đầy rẫy ngăn nắp với nào là đường vào lối ra quanh co và hóc hiểm.
Hôm ấy những người của vòng vây đều ngạc nhiên mà thấy một mái nhà lá dựng ngay trên ngôi mộ cổ ấy.
Nhà dựng đâu từ sớm mai đến trưa là xong cả. Họ cứ tự hỏi, và hỏi nhau làm thế nào mà chủ nếp nhà ấy lội sình để ra ngoài đó được. Đi tay không đã không được rồi, mà làm sao hắn ta lại mang cả gỗ, tre và lá ra đó để cất nhà?
Hỏi nhau không ai đáp được, mà cũng chẳng mong phỏng vấn thằng cha dị hợm kia, họ đành thôi. Thét rồi mắt họ quen đi, nếp nhà ăn vào chân trời quen thuộc của họ, họ nhận cho nó ơ? đó mà không bàn tới bàn lui gì nữa cả.
Sáu Sửu ngày trước có ở xóm Phát Diệm. Năm ấy có người treo cổ trong nhà mồ ở bìa đất thánh. Anh đã vào đó với nhiều kẻ hiếu kỳ khác để xem kẻ chết treo, nên được dịp biết rõ nghĩa địa.
Hôm tháng rồi anh bị truy nã ráo riết nên cố tìm một chỗ ẩn nấp thật kín. Nhớ lại xóm cũ với cái nghĩa địa kia, anh về qua đó và rất hài lòng mà gặp hòn đảo nầy.
Không một viên cảnh sát nào đủ can đảm lội sình nhứt là dầm chơn trong một thứ nước nhơn nhớt để ra ngoài đảo Lỗ Bình Sơn của anh.
Nếu có cuộc bố ráp đại qui mô như hồi còn Tây thì bất quá họ cũng đứng ngoài mà nhìn vào, hú bậy vài tiếng như hú đò bên kia sông, rồi đò không qua thì thôi. Họ nghĩ sót một con cá cũng chưa chết ai, mà biết đâu cá đó lại không phải cá hiền, một tên ăn mày nào đó chớ gì.
 
Từ vòng vây ở ngoài, leo lét vài ngọn đèn dầu của những kẻ lấn đất người chết. Xa thật xa ngoài kia, ánh sáng đô thành làm nổi bật lên, đen thui, những ngôi nhà lầu, những ngọn cây cao. Các thứ nầy giống hệt những hình bằng giấy đen, người ta cắt rồi dán lên nền trời.
Bỗng anh Sáu nghe rục rịch dưới sàn ván. Hôm cất nhà xong, anh lót ván lên mộ, vừa để làm nền nhà, vừa để làm giường ngủ. Dưới ván rầm ấy, lau sậy bị đè đầu xuống, và sẽ chết lần mòn vì thiếu ánh sáng.
Anh Sáu quên, một thứ khác, cũng giống như lau sậy, mà biết cục cựa nữa kia. Vì thế đêm nay trời có trăng, anh ngồi ngó một ra đám rừng thánh giá trắng thì anh phải một phen hết hồn trước sự hiện ra của một chú chồn to bằng con chó ta.
Chồn khua lau sậy sột soạt, rồi chui ra khỏi mộ, ngoái cổ lại dòm cái nhà mà đêm hôm qua đây chưa có. Suốt ngày hôm ấy nó nằm trong hang, không dám ló ra nên không biết ngoài này loài người làm gì mà lục đục mãi.
Đôi mắt nó lóng lánh dưới ánh trăng, ngạc nhiên giây lát rồi bỏ đi. Nó đã quen với con người rồi nên không có vẻ gì sợ sệt cả.
Nhưng anh Sáu lại sợ. Anh có đọc truyện Phong Thần nói chuyện mả Huỳnh Đế có một bầy hồ ly mà một con đã nổi danh trong lịch sử, là cái con đã biến thành nàng Tô Đắc Kỷ; đến nay thấy chồn trong mộ chui ra, anh liên tưởng ngay đến tích cũ rồi rợn người lên.
Nhưng anh trấn tĩnh lại được. Trong dân chúng người ta tin chắc như đinh đóng cột rằng tóc người chết hóa thành con lươn, rồi con lươn hóa thành con chồn. Con chồn mà anh thấy, có lẽ chỉ là thối thân của tóc người nằm dưới nhà mồ, chớ không phải yêu quái gì đâu.
Độ nửa tiếng đồng hồ sau, anh Sáu thấy chồn về, mõm ngậm một con vịt.
- A ha, đồng đạo đây mà! Anh Sáu cười mà nói thầm như vậy rồi cảm tình ngày với con thú nầy.
Cái đạo mà anh nói đó là đạo ... chích; trước kia, trước khi lường gạt và cướp giựt, anh cũng đã đi ăn cắp gà như chú chồn nầy vậy.
Ngày nay anh thôi ăn cắp, nhưng lại biến thành con cáo già chuyên môn gạt gẫm thiên hạ.
- Mầy cáo thì tao đây cũng cáo, vậy thì là bồ rồi.
Từ đó, hai con cáo chung đụng với nhau mà không xích mích bao giờ cả.
Nghe động dưới sàn, anh Sáu mỉm cười lẩm bẩm:
- Đồng nghiệp xuất quân đó đa!
Anh Sáu nhờ cậy con chồn nầy lắm. Có nó ở dưới ấy thì không còn lo rắn rít nữa. Anh mong có dịp trả ơn nó, nhưng nó có đói bao giờ đâu để anh ra tay hào phóng mua cho nó một con gà. Xóm lao động vây quanh nghĩa địa, người ta nuôi gà vịt cả bầy, nó ăn đến già cũng chưa hết.
Bỗng anh Sáu nghe có tiếng chó sủa vang dậy lên. Tiếng sủa to lắm và oai vệ lắm, có lẽ đó là tiếng chó bẹc-giê.
Rồi lại nghe nước khua lũm chũm, với tiếng chó càng lúc càng đến gần anh. Anh Sáu bước ra dòm thì thấy bạn của anh đang chạy bán sống bán chết trước một con chó to thấy mà bắt ớn.
Anh Sáu thò tay vào trong rút cây chĩa ba ra, cây chĩa anh sắm để chĩa ếch dưới nước, rồi lẹ như chớp, anh chìa mũi chĩa đón đầu chó cho chồn đủ ngày giờ chui vào mả.
Chó bẹc-giê chạy quá đà, bị mũi chĩa đâm vào mõm đau điếng, rống lên vài tiếng rồi trở bước, vừa đi vừa day lại, sủa om như chửi thề.
Anh Sáu cười ha hả rồi cúi xuống sàn mà nói:
- Đêm nay tổ trác rồi đó phải không em! Anh đây cũng bị rượt thường lắm, nhưng đều thoát khỏi cả. Bây giờ thì đố ai mà dám theo anh vào chốn nầy. Chỗ ở tụi mình kín số dách.
Sáng hôm ấy, anh Sáu đi uống cà-phê, về tới nhà thì ngạc nhiên hết sức. Trên một ngôi mô. cận mộ anh, một chòi lá đã dựng lên rồi.
Ngộ quá, nhà cửa sao mà mọc mau lẹ như nấm mối. Uống xong tách cà-phê, đọc xong trang nhứt một tờ nhựt báo là một túp lều cũng vừa dựng xong. Phải mà, chỉ có bốn cây cột thôi thì chậm sao được!
Anh Sáu ngạc nhiên mà thấy có một người thứ nhì lại biết con đường bí mật đưa vào đó! Anh lại tức vì túp lều ấy chặn ngay đầu đường bí mật của anh.
Số là anh Sáu biết lợi dụng mấy ngôi mộ chung quanh nên mới vào đây được. Anh phải đi quanh co nhiều nơi, nhảy từ ngôi mộ nầy qua ngôi mộ khác, ra cửa nhà thì đi hướng đông, nhưng ra khỏi nghĩa địa lại ra hướng tây, nghĩa là anh phải đánh một cái vòng rất lớn và rất cong quẹo.
Túp lều tranh ấy cất ngay trên ngôi mộ anh dùng làm đầu cầu cuối cùng để nhảy vào nhà anh, thì anh còn làm sao mà về nhà được, nếu hắn không cho anh nhảy ngang qua nhà hắn?
Anh tức giận lắm toan vào lều mần thằng cha nầy một mách cho nó phải giải tỏa hiểm đạo của anh, anh mới nghe cho.
Anh Sáu vỗ đùi nhảy một cái như bay đi và rơi xuống phiến mộ bia đặt nằm theo lối Châu Âu, trên có khắc mấy giòng chữ như sau:
Ci-git:
Alphonse Thomas Nguyễn-Văn-Nở
décédé en sa 78è année
Priez pour lui (1)
Phiến đá lớn bằng bộ ván hai, và thằng cha chủ nhà nầy dùng phiến đá ấy để làm bộ ván luôn, nên không thấy nó lót gì trên ấy cả mà lại để lên đó nào là va-ly, dép ... à ... mà sao lại dép đàn bà?
Túp lều che có phân nửa tấm bia thôi; cửa lều là một bức màn bằng vải bông cũ. Anh Sáu bước tới vén màn lên thì ô nầy lạ, chủ nhơn bà (chớ không phải chủ nhơn ông) là một thiếu phụ tóc quăn.
Chủ nhơn bà bình tĩnh chào anh Sáu bằng một mỉm cười yên lặng.
Có lẽ chồng chị ta đi làm rồi chăng? Nhưng vẫn lạ là chị không có vẻ lao động chút xíu nào hết. Móng tay chị đỏ choét và nhọn hoắt, nước da mặt của chị bị phấn ăn, chỗ thì mét chằng, chỗ thì thâm đen sì, mắt chị mệt đừ và sâu hóm như mắt cô đào hát bội.
Y phục của chị cũng không phải y phục của những kẻ đầu tắt mặt tối: lai quần gắn ren, áo cổ bà lai thêu rằn rịt xanh đỏ, tóc thì kẹp thành đuôi ngựa, cột bằng ruy-băng màu.
Chị ngồi trên chiếc rương thiếc nhỏ, món đồ từ khí độc nhứt trong chòi, mỉm cười rồi giây lát hất hàm hỏi anh:
- Có tiền mãi lộ không? Nếu không, mỗ không cho đi ngang qua đây. Mỗ đóng đồn ở đây rồi, ai bước qua phải đóng thuế.
Anh Sáu thọc tay vào túi quần tây cũ của anh đứng thẳng lên coi oai vệ như một tướng cướp trong xi-nê-ma, cười gằn rồi ngạo nghễ đáp:
- Hỡi cô nữ tướng mã thượng giang hồ, nữ tướng không có lâu la thì đòi tiền mã lộ ai được. Nữ tướng có giỏi thì bước ra ngoài đánh với ta vài mươi hiệp cho rõ tài cao thấp.
Nữ tướng cười xòa vì nghe giọng điệu thì biết đã gặp tay đồng điệu. Tuy bắt nạt hắn không được nhưng bắt bồ với hắn có thể có lợi.
Anh Sáu xem qua thì biết nữ tướng thuộc vào hạng người nào trong xã hội rồi. Đây cũng là một kẻ trốn chui như anh, như con cáo dưới giường anh. Cả ba đều là chồn, nhưng con chồn cái này đã tu luyện nhiều năm nên mang được hình người. Đây là một thứ hồ ly không hớp hồn nho sĩ mà chỉ hốt bạc cắc của mấy anh lao động thôi.
Đầu anh Sáu đụng nóc chòi, anh khó chịu quá nên ngồi xuống:
- Ở đây không sợ mang tội à? Anh hỏi đùa.
- Chớ còn anh?
- Tôi thì khác. Ngôi mả của tôi cũ lắm rồi.
Đó là một cái nhà của một người chết đã đi đầu thai kiếp khác rồi.
Con chồn cái bỗng bỏ cái cười, buồn nét mặt lại rồi chỉ ra ngôi giáo đường trước nghĩa địa.
Tiểu giáo đường tuy chỉ để làm lễ mỗi khi đám xác nào tới đây thôi, nhưng cũng đồ sộ bằng một nhà thờ ở thôn quê. Tuy ngói đã bị tốc nhiều nơi, gạch, đá trên tường nhiều viên đã rã và rớt xuống, cửa sổ gỗ đã bung hết, cửa kính màu đã bể nát, nhưng toàn thể công trình kiến trúc gô-tích ấy vẫn còn mang cái phong độ vĩ đại của thời Trung Cổ Châu Âu.
- Anh thấy không? Chị ta nói. Nếu mình dám vào trong đó mà ở thì đâu có phạm tội như vầy.
Anh Sáu thở dài rồi không thèm chào hỏi gì cả vỗ đùi nhảy bay qua nhà anh.
Từ đó bộ ba chịu đựng nhau để sống chung nhau.
Họ khác nhau ý tứ, phong tục, thói quen, lối sống, nhưng cả ba con cáo đều có một nỗi băn khoăn chung là cả ba đều sợ: Con cáo chánh hiệu con ... cáo thì sợ chó bẹc-giê, con cáo già sợ Công An, còn con hồ ly cáo cái thì sợ lính kiểm tục.
Trong cảnh khổ giống nhau, tuy họ không tương đắc với nhau được và vẫn phải tương thân để bảo vệ nhau, khi cần. Mà nhứt là để an ủi lẫn nhau.
Anh Sáu không thích đờn bà lắm. Hay nói cho đúng ra, anh đã chán chê đờn bà, nhứt là chán những hạng đờn bà như con hồ ly không bao giờ chịu xưng tên nầy.
Nhưng mà những đêm mưa dầm buồn quá, nằm giữa cánh đồng ma mà được có người để trò chuyện với nó thì ấm biết bao!
Những đêm mưa như vậy, con hồ ly không đi kiếm ăn được, mà cũng không đủ sức mạnh để nhảy qua nhà anh Sáu vì hòn đảo của anh ở xa mãi ngoài giữa dòng nước, nên hồ ly ta thắp lên một ngọn nến rồi ngồi bó gối mà ca trật lất bản nhạc "Đêm đông".
"Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng".
Gió đâm sầm vào tiểu giáo đường đằng trước kia, tung hoàng giữa gian phòng trống mênh mông rồi vừa hú vừa chui ra khỏi các cửa sổ nghe bắt lạnh mình.
Mấy cây thùy liễu hiếm hoi đã kháng cự được với lau sậy để sống sót, đứng cúi đầu khóc sướt mướt dưới trận mưa dầm, trong ánh trăng mờ.
Mộ hàng hàng như bầy cừu nằm nghỉ, gặm cỏ héo hon và vô vị, hút đắng cay trên miếng đất mồ côi (2).
Đây là chốn mà mộng đời bị cắt đứt nửa chừng, kẻ chết yên nghỉ thiên thu, mà người sống cũng khó mong trở về với xã hội loài người.
Anh Sáu nhảy bay qua nhà hồ ly, như một tay kiếm khách phi dạ hành, rồi hai kẻ ở ngoài vòng pháp luật ấy mới cùng nhau tâm sự.
Không phải kể chuyện cho khách nghe, hồ ly khỏi phải thi vị hóa buổi thiếu thời của mình, không cần lòe ai, con cáo già cũng khỏi anh hùng hóa bước giang hồ của hắn. Họ đánh bài, mà hạ bài cho nhau thấy. Bao nhiêu thúi tha nhơ nhớp trong đời họ, họ phơi cả ra như sau đêm mưa, họ phơi gối trên mồ cho nó bớt âm ẩm khó chịu.
Trời mưa cuối mùa cứ dai dẳng từ ngày nầy qua ngày khác. Con hồ ly ban đầu ăn xôi, ăn bánh mì chả lụa trừ cơm. Mãi rồi nó cũng không còn tiền để mua xôi nữa. Đất Sài Gòn, những ngày cuối tháng mà mưa dầm, thì tiền bạc nó cũng sợ lạnh, không hề dám ló ra ngoài. Nó có ló ra, con hồ ly mới ăn nem nướng được, còn nó mà trùm chăn thì chồn cái cũng đành trùm mền mà nhịn đói.
Anh Sáu cũng chẳng thấy đi uống cà-phê sáng cho ấm bụng. Cũng chẳng thấy khói thuốc bay ra khỏi mái lều của anh như mọi ngày, và lâu lâu cũng không còn nghe mẩu thuốc vứt xuống ao, tắt kêu xèo một cái.
Cả hai, vì tự ái hão, đều giả đau để nằm nhà. Anh Sáu yên thân hơn, còn dám ngồi dậy lết ra lết vô. Còn con hồ ly thì sợ anh Sáu đi ngang qua đó biết mình giả đò chăng, nên cứ trùm chiếu mãi từ sáng đến chiều.
Khó chịu quá, ngộp quá, mà anh Sáu không đi ngang qua lần nào để thấy là nàng ta đang đau ốm thì có tức hay không chớ?
Hết mưa rồi nắng. Anh Sáu ra đi. Ngang qua nhà hồ ly, anh lấy chơn lật chiếu ra thì thấy hồ ly nằm xụi lơ. Nàng đau ốm thật đó, đau một chứng bịnh cổ điển của loài người, là bịnh ... đói.
Anh Sáu mau bước nhảy như con khỉ từ ngôi mộ nầy đến ngôi mộ khác và rốt cuộc ra tới đầu ngõ hẻm trổ ra phố.
Thiên hạ cứ mỗi ngày một khôn ra, cho nên, mặc dầu là cáo già, anh Sáu không còn gạt gẫm ai được nữa.
Anh buồn hiu trở lại đào viên mà ba người bạn đã mặc lặng kết nghĩa với nhau hôm mấy tháng trước.
- Chị đỡ bớt hay chưa? Anh hỏi bậy cho có chuyện.
- Có uống mẹ gì đâu mà đỡ bớt.
- Chị nghe trong mình làm sao?
- Không biết. Nhưng nếu ăn được một chén cháo thì khỏe.
Anh Sáu hiểu ngay. Anh lại thở ra, ngồi bó gối bên cạnh một người mà anh sẽ chịu đồng cảnh vài ngày nữa đây. Sở dĩ anh còn đi đứng được là nhờ anh mạnh sức, lây lất nổi thêm vài ngày.
Chiều xuống sớm và mây kéo đen nghịt trời. Ngoài kia vịt vào chuồng kêu cạp cạp. Nghe tiếng vịt kêu, anh Sáu nhớ lại người bạn thứ ba.
- Hừ, nó coi vậy mà nó đó.
Bỗng một ý nghĩ nảy ra. Anh vừa mừng thì lại nghe như ai xát ớt trong ruột anh.
Nhưng biết làm sao: Đi ăn trộm vịt, không đáng gì cả, mà rủi ro thì khổ. Trong lúc mình đang trốn mà dại gì làm những chuyện xằng nho nhỏ.
Anh Sáu đứng lên nhảy bay qua nhà anh, rồi ngồi nhìn mưa bắt đầu rơi lũm chũm trên mặt ao tù.
Một con nhái hay con gì không rõ, nhảy xuống nước lội róc rách đi về đâu không biết. Gió hú trong tiểu giáo đường, gió than vãn ở các nhà mồ. Xa xa tiếng động cơ xe nổ lên, nhắc nhở rằng cuộc sống ở bãi tha ma nầy thầm lặng quá!
Anh Sáu rút cây chĩa ba, lết ra tới trước mả mà ngồi. Anh cúi mặt xuống miếng đất đọng nước, mắt lom lom rình.
Bỗng có tiếng sột soạt do con chồn khua lau sậy, nay đã chết khô rồi. Anh Sáu hồi hộp nghe tim anh đập thình thình trong lồng ngực anh. Lạ! Anh đã giết người, mà nhớ ra là anh đã không nghe mảy may sợ hãi. Cớ sao đêm nay ...
Kìa một cục đen đen thò ra khỏi sàn ván. Anh Sáu cầm chĩa ba mà nhắm rồi sực một cái, mũi chĩa đâm chúi xuống trúng ngay cổ con chồn. Chồn thét lên một tiếng kêu đau, kinh sợ, rồi thôi. Trong bãi tha ma hoang vắng, không một tiếng vang lặp lại tiếng kêu thương của con vật vừa bị bạn phản bội nầy.
Dân lưu manh vẫn thế. Họ cũng biết xúc cảm, nhưng chỉ xúc cảm vậy vậy thôi. Họ nhỏ trên máu con chồn vài giọt nước mắt rồi thịt nó liền mà không nghe nhờm răng.
Thế là đêm đó hai con chồn đói xơi một con chồn no.
Họ chỉ ân hận một vài giây thôi, vì dầu sao, người bạn xấu số ấy cũng chỉ là một con chồn. Ai dư nước mắt mà khóc thú vật cho lâu!
Trời cứ mưa, mưa như cầm chĩnh mà đổ, mưa như một oanh tạc cơ định về căn cứ, đổ rốc hết bao nhiêu bom còn sót lại trên tàu, mưa cho hết ráo nước để rồi khô hạn được trong sáu tháng dài, mưa đêm chưa phỉ lại mưa ngày, mưa cho đến xương kẻ dưới mồ chắc cũng lạnh thấu tủy khô.
Ăn được bữa cháo chồn, hồ ly nghe khỏe như chị đã đoán. Sáng hôm ấy chị ra đi, căn dặn anh Sáu ở nhà, chị sẽ có tiền, một món tiền khá to, đâu như năm trăm, do một anh tình nhơn hứa biếu và hẹn hôm ấy trao cho vì hôm trước là ngày lương.
Anh Sáu thích quá, muốn ôm lấy hồ ly mà hôn một cái. Nhưng hồ ly dơ thấy mà bắt nôn, nên anh thôi.
Độ lối chín giờ sáng, anh Sáu đang nằm ca sáu câu mùi mẫn:
Cảnh vị nhân sầu, xơ xác ngọn vi lau, nước triều mênh mông chảy ...
thì bỗng nghe tiếng tu hít thổi hoen hoét ở cùng tứ phía, quanh nghĩa địa rồi giây lát sau hồ ly nhảy như khỉ qua các nấm mồ, theo sau chị là hai người đàn ông còn trẻ.
- Trời ơi, anh Sáu kêu, mình đã dại, kể cho nó nghe duyên cớ trốn tránh của mình; nó bán mình mà ăn đây! Chồn ơi, hồn mi có thiêng chăng, về mà xem kẻ phản bội mi sắp bị trừng phạt đây.
Anh Sáu bó tay không chống cự. Anh nhìn hồ ly, không oán giận mà chỉ tội nghiệp thôi. Hồ ly trốn cái nhìn của anh, ngồi day mặt vô vách lá mà đếm tiền.
Đêm nay, gió sao mà hú ghê rợn hơn đêm nào cả. Hồ ly giật nẩy mình, dáo dác nghe ngóng. Gì mà như anh Sáu ho bên ấy! Chị đánh diêm lên để thắp nến. Trời ơi, mới hôm qua đây, anh Sáu còn nằm bên đèn kể lại những bước phiêu lưu của anh! Hơi thở của anh, chị còn nghe như văng vẳng. Cái mặt xương của anh đậm nét lên dưới ánh đèn, như là còn ẩn hiện mơ hồ trên tấm mộ bia!
Trời ơi! Kéo cuộc đời nhơ nhớp nầy biết đến bao giờ mới thôi? Đã nhơ nhớp lại đê hèn, bước từ phản bội này qua phản bội khác cho đến một khi kia thì mình chỉ còn phản bội được chính mình.
Hồ ly rùn mình một cái, không phải vì lạnh, cũng không phải vì sợ ma, mà vì chị bỗng sợ hãi chính mình, sợ hãi con người đã vơi cạn hết chất người.
Chị ôm mặt khóc òa, rồi lẩm bẩm van vái lầm thầm:
- Trời Phật ơi, Chúa ơi, tha tội cho tôi, ngày mai tôi sẽ ra khỏi chốn nầy và ra khỏi vực đen của đời tôi nữa!

Chú Thích của BNL:
(1) Nơi đây yên nghỉ: Ông An-Phông Tô Ma Nguyễn Văn Nở, thất lộc năm 78 tuổi. Hãy cầu nguyện cho ông.
(2) Ý nầy của P.S. và X.V.







-------------
mk


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 05/Nov/2011 lúc 10:57pm
.
 

Đi xe đò, đi xe ôm

image
http://baomai.blogspot.com/ - Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế ( Thằng em này " biết làm ăn " nên bây giờ nó khá lắm ) Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.

Sau một tuần ở Gò Dầu với má tôi ( Gò Dầu quê tôi thuộc tỉnh Tây Ninh, nằm cách thành phố 63 km ) thấy còn năm hôm nữa mới tới Tết, tôi bèn sửa soạn xuống Sài Gòn để đi thăm vài người bạn.
Lần này, tôi muốn đi bằng xe đò ( bây giờ người ta gọi là " xe khách " -  trong bài viết này tôi vẫn dùng từ " xe đò " cho dễ hiểu ! ) Một thằng cháu - hồi trước làm thầy giáo, bây giờ sửa xe đạp và bán sách vở học trò - nói :

- Để cháu lấy Honda chở chú Hai lên bến xe kiếm xe gởi chú đi.

- Khỏi cần, chú đi một mình được.

Nó phì cười :
- Cái tướng Việt Kiều của chú lên đứng lớ ngớ trên đó, tụi nó dám chém nhẹ vài chục ngàn cái vé đi thành phố thay vì chỉ có tám ngàn thôi. Tụi nó bây giờ "mánh" lắm chú ơi !
Vậy là nó chở tôi lên bến xe đò ( Ở quê tôi, vì có con sông Vàm Cỏ Đông chảy ngang, nên dân chúng thường nói " trên " và " lên " để chỉ những nơi nào nằm về phía thượng lưu con sông - đối với khu chợ nằm ở giữa - và " dưới " hay " xuống " để chỉ những xóm nằm về phía hạ lưu ).

Ở bến xe, thằng cháu nói :
- Chú đứng đây giữ dùm cháu cái Honda. Để cháu " thả " một vòng coi.
Trong lúc nó " thả một vòng ", tụi bắt mối hai ba đứa rà rà lại :

- Đi thành phố hả chú ? Chạy liền giờ nè !

- Thằng xạo đó chú ! Xe nó chưa tới " tài ". Xe cháu kìa, xe đầu vàng đang rồ máy đó chú. Đi chú ! Cháu xếp chỗ tốt đằng trước cho chú, nè !
Vừa nói, thằng nhỏ vừa nắm cái ba-lô của tôi kéo đi trong lúc thằng kia cũng lôi về phía nó. Tôi rị lại la lên :

- Tao không có đi xe đò ! Tao đợi thằng cháu. Bộ tụi bây không thấy xe Honda đây sao ?

Một thằng khác, có vẻ anh chị, " xẹt " vô can thiệp :
- Buông ra ! Tụi bây làm gì vậy ? " Quậy " hả ?

Trong lúc hai tên kia bỏ đi, nó hạ giọng thân mật :
- Chú Hai đi thành phố hả chú Hai ?

Tôi lắc đầu, lại chỉ cái Honda, nói :
- Tao đợi thằng cháu chở đi công chuyện.

Thằng nhỏ bỏ đi. Tôi nhìn theo nó mà nghe ngượng vô cùng. Mấy  thằng nhỏ bắt mối cỡ tuổi hai thằng cháu nội tôi thôi, vậy mà tôi sợ gì lại phải nói trớ là không đi thành phố ? Có lẽ tại vì mấy chục năm nay ở xứ người, tôi đã sống quen với cái xã hội có tổ chức, có trật tự, nên tôi không biết cách ứng xử phù hợp với môi trường chụp giựt mánh mung này. Cho nên phản ứng của tôi là né ! Không biết phải làm sao, thôi thì né tránh đi cho nó xong chuyện ! Tự nhiên, tôi thở dài.

Thằng cháu tôi dẫn lại một người đàn ông còn trẻ gầy nhom, giới thiệu :
- Thằng Đực nè chú Hai. Nó lái xe cho cậu Năm Bộn. Nó là chồng con Hường, con của chị Ba Đầy ở xóm nhà máy đó chú nhớ hôn ?!!

Tôi mỉm cười gật gật đầu " ờ " cho lấy có. Thằng cháu nói tiếp :
- Còn đây là chú Hai con bà Tám, mầy kêu ổng bằng ông lận.

Thằng Đực chấp tay xá :
- Dạ, lâu nay con có nghe nói ông Hai ở bên Tây, bây giờ mới gặp. Về chơi hả ông Hai ?

Rồi không đợi tôi trả lời, nó vói tay xách cái ba lô :
- Ông Hai đi theo con. Xe con đằng nầy nè.

Thằng cháu tôi dặn vói :
- Xuống dưới nhớ kiếm xe ôm cho ổng, nghe mậy !

- Được rồi ! Cậu ba yên chí !
Thằng Đực dẫn tôi lại xe của nó, giới thiệu tôi cho hai thằng cỡ mười tám đôi mươi đang đứng hút thuốc ở đầu xe

- Đây là ông Hai, con bà cố ở đường đất đỏ, đó ! Còn đây là hai thằng em vợ con, tụi nó vừa là phụ xế vừa là lơ nữa.

Rồi nó đỡ tôi lên đưa lại ngồi phía tay trái cách chỗ tài xế hai hàng băng. Trên xe đã có nhiều người ngồi, chắc họ quen nhau nên nghe nói chuyện rân như họp chợ !
Chiếc xe đò là xe loại đầu bằng, có hai cửa lùa cho hành khách lên xuống. Chỗ ngồi hẹp té, tôi đo vừa đúng hai gang tay. Trên kiếng chắn gió trước mặt tài xế, về phía phải, có viết mấy hàng chữ bằng sơn đủ màu. Vì tôi ngồi trong xe nên phải đọc ngược, nhưng vẫn đọc được :
TP ************ / Gò Dầu
Vidéo / Karaoké

Chính giữa xe, ngang ngang với đầu anh tài xế, có một cái lồng sắt hàn dính lên trần, trong đó có cái télé. Tôi tự hỏi :" Vidéo thì còn hiểu được, chớ Karaoké thì hành khách hát hí ra làm sao ?" Thật là mới mẻ quá ! Dưới chân tấm kiếng chắn gió, cũng ngay chính giữa, có gắn một kệ nhỏ, trên đó có một tượng Phật Bà, một bình bông, một bình cắm nhang và ba chung nước. Tất cả mấy món vừa kể đều được gắn xuống mặt kệ bằng băng keo chằng chịt ! Cho nó đừng nhúc nhích hay lật đổ khi xe chạy hay khi xe thắng gắp. Nhìn tượng Phật Bà chằng chịt băng keo, tôi nghĩ chắc Ngài cũng phải mỉm cười mà từ bi hỉ xả.?
Thằng Đực lên ngồi, đề cho máy chạy, rồi cứ rồ máy từng chập giống như làm cho nóng máy. Hai thằng lơ đứng dưới đất la ó :

- Lên đi bà con ! Chạy à ! Chạy à !

Tài xế sang số cho xe nhúc nhích nhúc nhích, trong lúc hành khách cứ lần lượt trèo lên xe tỉnh bơ không thấy có chút gì hối hả. Không thấy ai bán vé, thiên hạ cứ lên xe thấy ghế trống là ngồi. Hàng hoá mang theo lỉnh kỉnh để đầy hành lang chính giữa. Những người lên sau phải bước choàng ngang để đi !
Một bé gái cỡ mười hai mười ba tuổi, lên xe với hai bao ni-long lớn đựng đầy dép, loại dép cao su Nhựt Bổn. Nó ngồi vào ghế trống cạnh tôi. Vừa đặt đít xuống nó vừa trao cho tôi một bao dép, nói :

- Ông ngoại giữ dùm con.

Nó làm một cách tự nhiên, chẳng thấy một chút ngượng nghịu gì hết. Còn tôi thì thật ngỡ ngàng bối rối không biết phải làm sao ? Vậy mà tôi cũng ôm bao dép vào lòng, ôm một cách máy móc ! Tôi biết nó " đi " hàng lậu ( Xưa nay, Gò Dầu được biết tiếng nhờ có chợ trời hàng lậu ở biên giới Cao Miên ) nhưng tôi không thể tưởng tượng được một bé gái mới mười hai mười ba tuổi mà đã đi buôn lậu và còn bắt người khác giữ hàng lậu giùm mình một cách tỉnh bơ coi như chuyện bình thường ! Xã hội bây giờ thật quá nhiều thay đổi, mà tôi thì quê trân, giống như " một thằng mán ra chợ " !
Thằng Đực rồ máy cho xe chạy tới trong lúc hai thằng lơ phóng lên xe - mỗi thằng một cửa - vừa phóng vừa la " Bà con ơi ! Chạy à ! Chạy à !". Xe chạy được mươi thước, ngừng lại, máy rồ từng chập một lúc rồi xe lui về vị trí cũ ! Hai thằng lơ nhảy xuống đất, miệng vẫn bô bô : " Lên đi bà con. Chạy liền giờ nè !". Hành khách vẫn lai rai từ tốn leo lên xe?

image
Hình minh họa

Mươi phút sau thì xe lại chạy. Lần này, nó ra khỏi bến xe, chạy rề rề. Đến ngã ba ( Chỗ này có đường xuống chợ, có đường vô xóm Mới, nhưng vẫn được gọi là "ngả ba" !) nó rước một vài người khách rồi chạy thẳng về hướng thành phố. Tưởng chạy luôn, té ra xuống khỏi Trâm Vàng - cách ngả ba lối ba cây số - nó quay đầu lại chạy về bến đậu. Lại nhúc nha nhúc nhích một lúc lâu đến khi có tiếng tu hít thổi ( Chắc là hiệu lịnh của cán bộ điều hành bến xe ) xe lại rồ máy chạy. Lần này, đúng là nó chạy thiệt bởi vì nó không có rề rề như hồi nãy ! Tôi thở cái khì.?

Xe không có bán vé, nhưng có một chị đi thâu tiền. Cái hay của chị này là chị ta nhớ người nào đã thâu rồi người nào chưa. Cho nên trong suốt " hành trình " trèo qua trèo lại trên những kiện hàng nằm ngổn ngang dọc hành lang để thâu tiền, không thấy ai phàn nàn phản đối gì hết.
Xe đang chạy, bỗng thấy thằng lơ cửa trước đứng thẳng lên mở dây nịt, kéo phẹt-mơ-tuya... cởi quần ! Hành khách tỉnh bơ. Có lẽ trên xe chỉ có một mình tôi là ngạc nhiên trố mắt nhìn. Một cô gái ngồi gần đó đưa cho nó mấy cây thuốc lá " 555 " và một nạm vòng thun, nó cầm lấy, xỏ vòng thun vào hai chân, cách khoảng nhau độ hơn một tấc, rồi nhét mấy cây thuốc vào đó, dài từ háng xuống mắc cá và ôm tròn chân từ mặt trong ra mặt ngoài. Trông nó giống Robocop của phim Mỹ ! Thì ra thằng lơ giấu hàng lậu dùm cô gái. Nó vừa mặc quần xong là đến lượt thằng lơ cửa sau. Nhưng thằng này quá gầy nên nó không cần cởi quần. Nó kéo ống quần đì-rét lên tới bẹn rồi làm y như thằng trước. Thằng này thì " cao cấp " hơn, vì nó còn " chêm " vòng theo thân mình tới năm cây thuốc lận ! Xong nó khệnh khạng đi về hướng cửa sau. Tôi nhìn theo, phục quá !
Xe vừa chạy vừa bóp kèn, đường trống vẫn bóp kèn. Làm như đã thành cái tật ! ( Ở Việt Nam bây giờ, chạy xe hơi, xe gắn máy trên đường - Nhà Nước gọi là " tham gia lưu thông ", nghe thật là văn vẻ - ai ai cũng bóp kèn, chạy ngoài đồng hay chạy trong thành phố gì cũng vậy hết. Lạ lắm ! ) Còn hai thằng lơ thì hễ thấy có người chạy lạng quạng phía trước thì lòn người ra ngoài, vừa la to " Vô ! Vô !" vừa vỗ vào thùng xe đùng đùng. Làm như kèn xe không đủ cho người ta nghe vậy ! Thấy ai đứng lớ ngớ đàng xa bên lề đường như có vẻ đón xe thì lơ hét to cho tài xế " Bà già đó ! Bà già đó !" hay " Con mẹ cầm nón đó ! Con mẹ cầm nón đó !". Nếu là hành khách đưa tay ngoắc thì xe chạy chậm lại, rề sát vào. Thằng lơ phía trước mở cửa rồi một tay nắm cây cột sắt nằm cạnh cửa lùa, lấy thế nghiêng người xuống hốt người khách đẩy vào trong xe trong lúc xe vẫn tiếp tục lăn bánh chớ không ngừng lại ( Sau này tôi mới biết rằng xe đò không được phép rước khách ngoài những nơi đã được ấn định bởi chánh quyền. Vì vậy xe không được ngừng dọc đường ngoại trừ khi xe ăn-banh !)

Thằng Đực vừa lái xe, vừa bóp kèn, vừa lách tránh những xe khác - đủ loại : Honda, xe đạp, xe thùng, xe ba gác, xe bò, xe ngựa... - vừa?liếc dài theo lề đường để " bắt " khách. Xe đang chạy ngon lành ( 50 km/giờ, tốc độ tối đa ấn định bởi Nhà Nước ) bỗng nó " nhả ga " chạy bớt lại và la lên :" Giao thông nghen ! Giao thông nghen ! Lấy tay lấy đầu vô bà con !". Hai thằng lơ cũng la theo :" Đừng ló đầu ra nghe bà con ! Giao thông đó !". Xa xa về phía trái, thấy có hai ông công an giao thông ngồi chàng hảng trên xe mô-tô dưới tàn cây bên lề, hút thuốc. Khi xe chạy ngang qua, mấy ổng chỉ nhìn theo cười cười, chắc hài lòng với sự biết " chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông " của tài xế Đực !

Đường xuống thành phố, ngày xưa, hai bên là ruộng lúa ruộng mía và giồng rau cải. Bây giờ nhà cửa cất dài dài, đồng ruộng còn rất ít. Quán ăn, quán nhậu thì quá nhiều. Phần lớn mang bảng hiệu rất thơ mộng như : " Hẹn hò ", " Vườn Thúy ", " Quán Trăng " Làm như bây giờ người ta thèm được?" phiêu phiêu " để quên đi một phần nào cuộc sống xơ cứng của hiện tại !
Bến xe Trảng Bàng nằm trước sân banh. Xe đò vừa vào bến thì một bầy trẻ con bán dạo ùa lên xe như ruồi, rao hàng ó trời ! Trong xe bỗng ồn ào như cái chợ. Nhiều đứa nhỏ mang hàng đầy hai vai. Hàng đựng trong những túi ni-long nhỏ bằng nắm tay, miệng cột túm lại bằng vòng thun. Mỗi loại được xỏ chung với nhau thành một đùm. Tụi nhỏ đeo nhiều đùm như vậy lên hai vai, nhiều đến nỗi không còn thấy cái cổ ! Chỉ còn thấy cái đầu nhỏ lòi ra trên đống túi ni-long tròn tròn.?

Tụi nhỏ bán loại này rao hàng có ca có kệ. Rồi vì muốn cho " có ca có kệ " nên nhiều tiếng để sai dấu, tôi nghe mà không hiểu hàng gì và hàng gì ! Phải nghe vài lần mới?" nắm bắt " được : " Sâm lạnh. Thuốc lá. Huynh gum. Trứng cúc. Bánh tráng muối. Nem chay. Đây?" Nếu có người mua, đứa nhỏ cầm túi ni-long giựt mạnh cho đứt sợi thun rồi trao cho khách, nhanh gọn lắm ! Ngoài ra, có những đứa bán " chuyên ngành " hơn, bán một thứ một, như chỉ bán giấy số hay thơm gọt sẵn, hay bánh tráng bánh phồng, hay thuốc lá..v.v... đủ thứ. Đứng đầy xe như vậy mà khi xe rồ máy lìa bến thì tụi nó đứa trước đứa sau phóng xuống như trò đu bay ! Thấy chết như không !

Xe chạy chậm chậm, rước vài người ở khúc cua Trảng Bàng. Đến Cầu Ông Chừa
- cách Trảng Bàng độ năm ba cây số - xe quay đầu chạy về bến trước sân banh ! Rồi cứ nhúc nha nhúc nhích để lấy thêm hành khách. Mấy đứa nhỏ lại ùa lên rao hàng. Độ hai mươi phút sau, xe lại lăn bánh. Lần này chạy thiệt.
Trên đường lúc nào cũng có người. Xe đạp, xe Honda ( Bây giờ, " Honda " là tiếng gọi chung cho xe hai bánh có gắn máy ) chạy loạn. Hai bên đường, thỉnh thoảng có bảng đề " Bia tươi " đặt trên lề trước quán nhậu. Tôi đã nghe nói " bia hơi ", " bia ôm ", nhưng loại " bia tươi " này là lần đầu !

Khều thằng lơ, tôi hỏi :
- Bia tươi là gì vậy cháu ?

Nó bật cười :
- Là bia làm tại chỗ, làm ngày nào là nhậu ngày nấy. Để vài ba bữa mà đớp vô là đi luôn à ông Hai !

Tôi gật gật đầu nhưng trong lòng sao nghe buồn chi lạ : bây giờ, đến " cái nhậu " cũng?" không giống ai " hết !

Bỗng thằng Đực vừa bớt ga rà thắng vừa la lên :
- Kinh tế ! Kinh tế ! Bà con.?

Trong xe, hành khách nhốn nháo. Kẻ thì đút giấu hàng dưới băng mặc dù ở đó đã đầy đồ, người thì chèn nhét hàng trong hốc trong kẹt, dưới đít mấy kiệng hàng rau cải gà vịt. Mấy bà mấy cô thì nhét trong áo trong quần chẳng thấy có chút gì xấu hổ hết !

Tôi nhìn con bé cạnh tôi, nó cười trấn an :
- Ông ngoại đừng lo. Mỗi người có quyền đi một bao dép. Con đi hoài hà !
Tôi " ờ " rồi hỏi một cách máy móc :

- Bộ con không có đi học hả ?
Nó cười rất tự nhiên :

- Đi học rồi lấy gì ăn, ông ngoại ?
Tôi xúc động, không dám nhìn gương mặt dễ thương đó nữa, tôi nhìn vội ra ngoài. Xe đã đậu lại. Bên kia đường, có một xe hàng nằm sau một xe Jeep. Hai ông công an kinh tế mặc sắc phục ( họ kiểm soát hàng lậu ) đang " làm việc " dưới tàn cây vệ đường với mấy người mà tôi đoán là lơ và tài xế của xe hàng. Thằng Đực cầm một xấp giấy tờ xum xoe chạy qua đó, chen vào chỉ chõ nói năng. Một lúc sau, thấy nó khúm núm cúi chào mấy cái rồi vui vẻ chạy trở về trèo lên xe sang số chạy thẳng !

image
Hình minh họa

Xe chạy không bao nhiêu xa, hành khách chộn rộn móc kéo hàng giấu hồi nãy cho vào bao vào bị. Hai thằng lơ cũng cởi quần lấy cây thuốc vòng thun trả lại cô gái, vừa làm vừa trò chuyện nói cười. Con nhỏ ngồi cạnh tôi kéo cái bao dép tôi đang ôm về phía nó, chẳng nghe một lời cám ơn. Mọi người đều hành động một cách tự nhiên, bình thường. Tôi bỗng thấy tôi không giống ai hết. Tôi là người " bất bình thường ", ngay trong lòng quê hương mà sao thấy thật là lạc lõng !
Xe ngừng ở Suối Sâu, hai thằng lơ - đứa trên mui, đứa dưới đất - xuống hàng : bao, bị, giỏ tre, cần xé lổn ngổn ( Những món này chắc của bạn hàng quen gởi và đã chất lên đó trước khi xe vào bến Gò Dầu ) Vừa làm, thằng lơ trên mui vừa nói lớn cho mấy người đang bu lại nhận hàng :" Hai cái cần xé nầy của dì Ba. Cái giỏ bội này cũng của bả nữa. Mấy thứ tôi liệng xuống đây của cô Bảy nghen. Rồi ! Xong ! Bây giờ là đồ của chú tư Xáng ".

Cô gái " đi " thuốc 555 lấy hàng nằm dọc hành lang trao qua cửa sổ cho một bà sồn sồn đứng phía dưới, vừa làm vừa nói chuyện huyên thiên. Bà đó hỏi :
- Mầy có ghé thăm con Hoa hông ? Nó đẻ chưa ?

- Chưa. Má lên trển mà coi. Cái bụng của chỉ bây giờ chang bang như cái mả vậy !

Nói rồi, cô ta cười hắc hắc. Chắc cũng là chuyện bình thường thôi.
Xe chạy tiếp. Bon bon 50 km/ giờ. Đến Củ Chi ngừng lại để xuống hàng lần nữa. Con nhỏ ngồi cạnh tôi xuống ở đây. Nó đứng lên, xách hai bao dép đi, không nói một lời, cũng không nhìn lại. Nó làm tự nhiên như tôi không có mặt trên xe !
Sau khi xuống hàng, xe chạy thẳng về thành phố, không ngừng ở trạm nào nữa hết. Tôi đoán :" Trên mui chắc không còn hàng ".
Bến xe Tây Ninh nằm ở Bà Quẹo. Bến này rộng lắm, vây quanh bởi một tường rào. Khi xe đò quẹo vào, thấy người ta chạy theo lố nhố. Chừng xe đậu rồi, nghe họ mời mọc tía lia mới biết họ là những người lái xe ôm, xe ba gác đang tranh nhau kiếm mối chở đi. Thằng Đực nói :
- Ông Hai ngồi đây, đừng đi đâu hết. Để con kiếm mấy thằng xe ôm quen cho ông Hai.

image
Hình minh họa: xe ôm

Tôi nhìn đồng hồ thấy 10 giờ 20. Hồi ở Gò Dầu, tôi lên ngồi trên xe lúc 8 giờ sáng. Tính ra, tôi đi 63 km mất hết hai giờ hai mươi phút !
Một lúc sau nó dẫn đến một người đàn ông cỡ tuổi nó, vừa vỗ vai người đó vừa nói :
- Thằng này tên Chín, ở cùng đơn vị với con hồi trước. Nó đàng hoàng lắm, ông Hai. Mà ông Hai về đâu vậy ?

- Ông về nhà thằng cháu ở khu Đại học Phú Thọ.

Thằng Đực lại vỗ vai bạn :
- Tao giao ông Hai cho mày đó. Tính tiền cho có tư cách nghe mậy.

- Yên chí?

Vừa nói thằng Chín vừa cầm ba lô của tôi :
- Ông Hai đi theo con.

- Ủa ? Xe của cháu đâu ?

- Dạ để ngoài kia, chớ đâu được phép đem vô đây, ông Hai. Cấm mà !
Vậy là mấy phút sau, tôi " ôm " về nhà thằng cháu. Đó là lần đầu tiên tôi đi xe ôm.

image

Ở thành phố, người ta thường đi xe ôm, nếu chỉ đi có một mình. Xe ôm rẻ hơn xe taxi nhiều và nhanh hơn nhờ nó lòn lách dễ. Biết như vậy nên sáng hôm sau tôi ra đường đón xe ôm để đi thăm bạn bè.?
Nếu xích lô và taxi dễ " nhận diện " nhờ hình dáng và chữ " taxi " bên hông, thì xe ôm rất khó biết. Bởi vì trên đường lúc nào cũng đầy người chạy Honda, chạy xuôi chạy ngược, không có dấu hiệu đặc biệt gì hết thì biết ai " ôm " hay ai không " ôm " ? Nếu xe ôm được sơn một màu ấn định, hay người lái xe có gắn một cái gì trên ngực trên lưng, hay ít ra cũng đội nón kết có in hai chữ " xe ôm " thì dễ cho mình nhìn ra, để ngoắc cho đúng. Đằng này, ai cũng như ai.
Ngoắc đại mấy lần thấy " trật chìa ", tôi bèn đổi " chiến thuật ". Tôi bước ra đứng trên mép vỉa hè, mặt làm ra vẻ dáo dác nhìn xuôi nhìn ngược như đang tìm xe ôm trong luồng người chạy Honda. Thấy một người vừa chạy vừa nhìn dài dài theo phố, tôi mừng rỡ vẫy tay ra dấu. Anh ta chạy luôn. Vậy là anh ta đang tìm cái gì khác chớ không phải tìm khách hàng. Tôi lại làm bộ dáo dác cho người khác để ý. Lần này có một ông tấp vô, mỉm cười hỏi :
- Đi không ông Hai ?

Tôi gật đầu, nói địa chỉ, trả giá - căn cứ trên giá đi hôm qua - rồi ôm đi ( Gọi là " ôm " chớ hành khách không có ôm người lái. Nhiều người không biết, cứ nghĩ rằng trèo lên xe là phải ôm ! Cho nên, khi trở về Paris thuật lại vụ đi xe ôm, vợ tôi hỏi :" Có đàn bà lái xe ôm hông ?" )
Trên đường, xe chạy như loạn. Hai luồng ngược chiều nhau lấn ép lòn lách, bóp kèn như điên ! Thấy tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào !
May quá, ông lái xe của tôi - khá trọng tuổi - chạy từ tốn. Ổng cứ men theo lề mà chạy và đặc biệt là không nghe ổng bóp một tiếng kèn ! Ngạc nhiên, tôi hỏi :
- Sao ông không bóp kèn ?

- Bóp cho ai nghe ? Ai cũng bóp kèn hết, rền trời. Mình có bóp cũng vô ích !
Ngừng một chút rồi tiếp :

- Cứ làm thinh như vậy mà người ta để ý. Người ta nghe mình làm thinh !
Rồi ông ta cười ha hả. Tôi cũng bật cười theo. Khoái quá, tôi vỗ vai ổng :
- Hay ! Hay !

Rồi không kềm được, tôi hỏi thẳng :
- Hồi trước ông làm gì ?

Ngầng ngừ một lúc, ổng mới nói :
- Dạ, làm giáo viên.

- Dạy trường nào vậy ?   

- Dạ, trường trung học X.  

- Dạy trung học sao gọi là giáo viên được ? Phải gọi là giáo sư chớ. 

- Xin lỗi ông. Hồi nãy nhìn ông tôi đã đoán ra ông là Việt Kiều. Bây giờ, ông hỏi như vậy đúng là ông không phải người ở trong nước. Bây giờ, đi dạy học cao thấp gì cũng gọi là giáo viên ráo. Muốn được gọi " giáo sư " phải được " Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước " xét duyệt hồ sơ. Khi họ công nhận, họ cấp cho mình chức danh giáo sư. Chừng đó, mình mới được gọi là giáo sư. Ông hiểu không ?

Tôi nhớ lại tôi có một người bạn hồi đó cũng dạy trường trung học X. Tôi nói :
- Tôi có một người quen cũng dạy ở trường X nữa. Ông tên Nguyễn Văn Y.

Giọng ông xe ôm có vẻ như reo lên :
- Anh Y dạy lý hoá. Ảnh mộc mạc dễ thương lắm. Lúc nào cũng thắt cà vạt đen !
Ông xe ôm nói đúng. Như vậy ổng là giáo sư thiệt, không phải ổng ba xạo. Tôi bỗng nghe một xúc động dâng tràn lên ngực. Tôi đặt một tay lên vai ông ta, muốn nói gì đó thật nhiều. Nhưng sao tôi không tìm ra được lời, tiếng nói bị nghẹn ngang trong cổ. Tôi chỉ biết bóp nhẹ vai của ổng, cái vai bây giờ tôi mới thấy là gầy. Chắc ổng hiểu cử chỉ của tôi nên làm thinh. Tôi bóp vai ổng mà tưởng chừng như tôi đang bóp vai một người bạn cố tri, tưởng chừng như tôi đang mân mê một cái gì trân quí của thời cũ. Tôi như thấy lại được cái thời đã mất đó với những giá trị tinh thần của nó, cái thời mà nhà giáo dù nghèo cũng chưa đến nỗi phải chạy xe ôm như bây giờ.

Ông xe ôm im lặng lái xe. Tôi im lặng nhìn cảnh tượng xô bồ hỗn tạp trên lòng đường phố. Bàn tay tôi vẫn đặt trên vai ông ta như để giữ thăng bằng. Sự thật, tôi muốn giữ nguyên như vậy để ổng cảm nhận rằng giữa ổng và tôi không có một sự cách biệt nào hết. Không có người lái xe ôm, không có khách đi xe ôm. Mà chỉ có hai thằng bạn...
Bỗng ở phía ngược chiều, một người đàn ông lái Honda nhìn về phía bên này gọi to :" Thầy ! Thầy !". Tôi thấy anh ta chật vật lòn lách quay đầu xe lại, chạy theo chúng tôi. Chừng đến ngang nhau, anh ta hớn hở :
- Thầy mạnh hả thầy ?

Giọng ông xe ôm cũng vui vẻ :
- Ờ ! Mạnh ! Cám ơn ! Em đi đâu vậy ? 

- Dạ ! Em chạy áp-phe. Thấy thầy em nhìn ra được liền hà ! Tụi thằng A thằng C nói có gặp thầy nên em thường để ý kiếm, bây giờ mới gặp. Mừng quá, thầy !

- Ờ ! Cám ơn ! Hai mươi mấy năm mà tụi em còn nhớ tới thầy là thầy vui rồi.

- Làm sao quên được, thầy ? Hồi đó, thầy là thần tượng của tụi em mà !

image
Hình minh họa

Ông xe ôm làm thinh. Chắc cả một dĩ vãng đang được quay nhanh lại trong đầu. Tôi bóp nhẹ vai ông ta, chia xẻ.
Hai thầy trò vừa lái xe vừa nói chuyện với nhau một lúc rồi người đó xin phép " đi làm ăn ". Chúng tôi im lặng, tiếp tục đoạn đường còn lại. Sự im lặng nào sao cũng nói thật nhiều...
Đến nhà anh bạn tôi, tôi trả tiền cuốc xe ôm mà không dám cho thêm như tôi đã làm hôm qua với thằng Chín. Tôi muốn ông ta thấy rằng tôi vẫn kính trọng ông ta, vẫn xem ông ta là một giáo sư. Ông ta nhìn tôi mỉm cười. Chúng tôi bắt tay nhau, cái bắt tay đó ngầm nói lên rằng, dù cuộc đổi đời có vĩ đại đến đâu, mình vẫn giữ được cái tình người trân quí của thời cũ.
Lần đi xe ôm đó tôi nhớ hoài đến bây giờ. Viết lại mà vẫn còn nghe xúc động.


11.12.2005

Tiểu Tử

Sanh : 1930
Nguyên quán : Gò Dầu Hạ ( Tây Ninh )
Bút hiệu : Tiểu Tử

- Tốt nghiệp trường Kỹ sư Marseille năm 1955.
- Dạy lý hoá trung học Pétrus Ký : 1955/1956.
- Làm việc cho hãng dầu SHELL Việt Nam từ năm 1956 đến 30/04/1975.
- Vượt biên cuối năm 1978. Ðịnh cư ở Pháp từ đầu năm 1979 đến nay.
- Làm việc cho hãng đường mía của Nhà nước Côte d' Ivoire ( Phi Châu ) :
1979/ 1982.
- Làm việc cho hãng dầu SHELL Côte d' Ivoire từ năm 1982 đến 1991, về hưu ở Pháp.
- Trước 1975, giữ mục biếm văn " Trò Ðời " của nhựt báo Tiến.
- Bắt đầu viết truyện ngắn khi lưu vong qua Côte d'Ivoire.
- Tập truyện " Những Mảnh Vụn " ( Làng Văn Toronto xuất bản ) là tập truyện đầu tay.


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 08/Feb/2012 lúc 11:03pm
 
Vừ đọc bài nầy của một người gởi qua email, xin post lên đây để mọi người xem.
 
 
Poème original en français
Je croyais que vieillir. . .

Je croyais que vieillir me rendrait bien maussade,
Craignant chaque saison, les années, le tapage,
Le grand vent et la pluie, l’esprit qui se dégrade,
Les cheveux clairsemés, les rides du visage.

Et puis je m’apercois que vieillir n’a pas d’âge,
Qu’il ne faut point gémir, au contraire chanter
Et même, à petits pas, les jours ont l’avantage
D’être beaux et trop courts quand ils sont limités.

Je croyais que vieillir c’était le ciel tout gris,
Le printemps sans les fleurs, les lèvres sans sourire,
Les fleurs sans chansons, les arbres rabougris,
Un livre sans histoire, un crayon sans écrire.

Et puis je m’aperçois que vieillir rendre bien sage,
Que je vis chaque instant sans penser à demain,
Que je ne compte plus les années de mon âge,
Peu importe le temps, le crayon à la main.

Je croyais que vieillir transformerait mon âme,
Que je ne saurais plus comptempler les étoiles,
Que mon cœur endurci n’aurait plus cette flamme,
Qui transforme la vie lorsque le ciel se voile.

Et puis je m’aperçois que les plus belles roses
Fleurissent à l’automne et sous mes yeux ravis,
Je respire très fort ce doux parfum que j’ose
Garder pour embaumer l’automne de ma vie.

Marcelle Paponneau
(La voix de l’Hospitalite)
-----------------------
 
 
 
Version anglaise que j'ai traduite
I thought that old age…

I thought that old age would make me gloomy,
Fearing every season, the p***ing years and the noises,
The great winds and the rains, and the mind starting to fail,
The hair becoming sparse, the wrinkles on my face.


Then I found out that growing old is ageless,
That rather than moaning, I should be singing,
And even though in small steps, the days appear
More beautiful and even too short when they are limited.
I thought that old age is like a colorless sky,
Like the spring without flowers, the lips without a smile,
The flowers without a song, the trees without leaves,
A book without a story, and a pencil in hand without a single word!


And then I found that growing old means growing wiser,
That I can live every moment of my life without worrying about to-morrow,
That I do not need to count the years of my age.
Who cares about to-morrow, a pencil in hand ready to write !


I thought that old age would change my soul,
That I no longer know how to admire the stars,
And that my hardened heart no longer has that flame,
That enlightened my life when the sky became dull.


And then I found that the most beautiful roses
Bloom in the fall and under my delightful eyes.
I take a deep breath at that sweet smelling that I dare
To keep, in order to perfume the autumn of my life.

-------------------------
 
 
Version Vietnamienne que j'ai traduite
Tuổi già …

Tôi cứ ngở tuổi già là buồn tẻ,
Sợ ngày mùa, năm tháng quá trôi nhanh,
Sợ gió to, mưa lớn, loạn tâm thần,
Sợ đầu bạc, sợ làn nhăn trên nét mặt.


Nhưng chợt thấy tuổi già không bờ bến,
Không buồn phiền còn mang lại chút vui riêng,
Bước từ từ đến khoảng cuối đường đời,
Ngày tuy ngắn nhưng ngày càng tươi đẹp.


Tôi cứ ngở tuổi già… trời đen tối.
Xuân vắng hoa, nụ cười đả tắt đi.
Hoa không nhạc như cành cây không lá.
Sách không đề, cầm ngọn bút chẵng ra thơ.
http://1.bp.blogspot.com/-BKWqwlLEa2k/TY-a5sCvXWI/AAAAAAAAA4w/E3s6Ss90MOY/s1600/familie2.gif -







-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 20/May/2012 lúc 7:25pm

Đoạn ghi nhớ một mùa hạ và những chiếc ổ líp xe đạp đem ra chợ trời bán

Posted: 20/05/2012 in Thơ, Đinh Cường     
Đinh Cường
tặng Hồ Đình Nghiêm


Hồ Đình Nghiêm qua nét vẽ Đinh Cường

Mùa hạ Nghiêm xuôi dòng Ngọc Bích
Bao năm dâu biển cũng tang bồng
Bao năm người đã xa Thành Nội
Trăng nội thành như lệ xanh thêm

Mùa hạ quấn mền người ngủ muộn
tiếng chim trên cành nhãn hiền khô
mấy bông hồng nở ngoài sân trước
căn nhà kỷ niệm một thời xưa[1]

Mùa hạ qua bến bờ Mộng Lệ[2]
bao nhiêu truyện kể ngậm ngùi thay
vẫn luôn là Huế là gian khó
những ngày vượt biển đến Hồng Kông

Mùa hạ Nghiêm ơi mùa hạ đến
xuôi dòng Ngọc Bích nước xanh trong
đêm nghe lời nhạc Sơn ghi lại :
cơn mưa là nắng của vô thường[3]

Virginia, 18 May 2012
Đinh Cường
Nguồn: Tác giả gửi thơ và tranh

[1] căn nhà phía sau trường Mỹ Thuật Huế
[2] Montreal có người nói thành Mộng Lệ An
[3] trong ca khúc Mưa mùa hạ của Trịnh Công Sơn

-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 23/Dec/2012 lúc 1:55pm

Mời đọc rất ý nghĩa!!


 


Việc Tốt và Việc Xấu
 
Một người đàn bà nướng bánh mì cho gia đình mình và làm dư ra một cái để cho người nghèo đói.

Bà để ổ bánh mì dư trên thành cửa sổ bên ngoài cho người nghèo nào đó đi qua dễ lấy.  Hàng ngày, có một người gù lưng đến lấy ổ bánh mì. 

Thay vì nói lời cám ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời sau đây:  
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”

Điều này cứ diễn ra, ngày này qua ngày khác.  
Mỗi ngày, người gù lưng đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu :  
“Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”

Người đàn bà rất bực bội.  
Bà thầm nghĩ, "Không một lời cám ơn, ngày nào người gù này cũng đến lấy bánh ta làm rồi lải nhải giai điệu khó chịu ấy!  
Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?”

Một ngày kia, không chịu được nữa, bà quyết định cho người gù đi khuất mắt.  
Bà tự nhủ, “Ta sẽ làm cho hắn mất dạng.” 
Và bà đã làm gì ?   Bà cho thuốc độc vào ổ bánh mì dư bà làm cho người gù !  
Khi bà sắp sửa bỏ ổ bánh có thuốc độc lên thành cửa sổ, đôi tay bà bỗng run lên.

Bà hốt hoảng,  “Ta làm gì thế này?”  
Ngay lập tức, bà ném ổ bánh có thuốc độc vào lửa và vội làm một cái bánh mì ngon lành khác rồi đem để lên thành cửa sổ.

Như mọi khi, người gù lưng đến, ông ta lấy bánh và lại lẩm bẩm:  
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.” 

 Ông ta cầm ổ bánh đi cách vui vẻ mà không biết rằng trong lòng người đàn bà đang có một trận chiến giận dữ.
 
Mỗi ngày, khi người đàn bà đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà đều cầu nguyện cho đứa con trai đi xa tìm việc làm.  
Đã nhiều tháng qua, bà không nhận được tin tức gì của con.  
Bà cầu nguyện cho con trở về nhà bình an.

Buổi chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa.  
Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa.  
Anh ta gầy xọp đi. Quần áo anh rách rưới đến thảm hại.  Anh ta đói lả và mệt.  

Khi trông thấy mẹ, anh ta nói:  
“Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ chết dọc đường.  Nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang, con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon.  Khi đưa bánh cho con, ông ta nói:  “Đây là cái mà tôi có mỗi ngày, nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!”

Khi người mẹ nghe những lời đó, mặt bà biến sắc.  
Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã.  
Bà nhớ lại ổ bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay.  
Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết !

Ngay lập tức bà nhớ lại câu nói có ý nghĩa đặc biệt của người gù lưng:  
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
 
Lạy Chúa,
Xin hãy gia ơn để chúng con biết luôn luôn làm việc tốt
và không ngừng làm việc tốt,
ngay cả khi việc tốt chúng con làm không được ai biết đến lúc ấy.
Amen.
 
    Nguồn: Internet


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 06/Jan/2013 lúc 9:14pm
 

 
Câu chuyện thứ 127 Gửi người đàn ông tôi từng yêu thương và hận thù
 
Kính thưa quý độc giả! Chắc quý độc giả còn nhớ câu chuyện khó tin nhưng có thật: "Tôi là kẻ có tội" in 2 kỳ trên Báo ANTG Giữa tháng và Cuối tháng cách đây 4 tháng, tức là 2 số báo trong tháng 5/2010. 

Trong đó ông T.V.N., ở Hà Nam, đã viết lại nỗi tâm sự của mình trong những ngày tháng ông đau nặng ở Bệnh viên K. Hà Nội về nỗi éo le trong cuộc đời của ông khi ông yêu một người nhưng cuối cùng lại bỏ người đó và cưới một người con gái khác về làm vợ. 
H., người bạn gái cùng làng, người yêu đầu đời của ông T.V.N. sau khi bị ông T.V.N. phụ tình, đã chọn một cuộc sống lặng lẽ. Mãi sau này, chị đã tự nguyện kết hôn với người em trai bị thiểu năng của ông T.V.N. và sống trong gia đình. Sự lựa chọn của H. đã làm cho ông T.V.N. choáng váng vì không thể hiểu được tại sao, một người con gái có nhan sắc, có nghề nghiệp ổn định, có tương lai rộng mở, và biết bao người đàn ông theo đuổi lại lặng lẽ chối từ hết để trở thành em dâu của người yêu mình. 
Sự lựa chọn của H. như một đòn trừng phạt đối với ông T.V.N. Bởi sống trong một tổ ấm hạnh phúc, với người vợ yêu thương và các con ngoan, ông T.V.N. không thể nào bình yên được khi nhìn thấy người yêu cũ của mình là cô H. sống tận tụỵ và hy sinh bản thân vì chính gia đình của ông, vì người em trai bất hạnh của ông. H. đã quên mình đi, hy sinh mình để vá víu những phần không hoàn thiện trong gia đình của ông H. 
Điều đó càng làm cho ông T.V.N. giày vò, đau khổ vì cảm thấy mình là người có lỗi đã đưa đẩy H. tới một giải pháp buồn và bất nhẫn như vậy. Thế rồi, sau một lần, trong lúc em trai bị tai nạn cấp cứu ở viện, cô H. lên chăm chồng và về tắm giặt vệ sinh cá nhân ở nhà riêng của vợ chồng ông T.V.N.. 
Một khoảnh khắc không kiềm chế được bản thân, ông T.V.N. đã đi quá giới hạn với người em dâu, đồng thời cũng là người yêu đầu đời của mình, người mà ông đã thề non hẹn biển sẽ cưới về làm vợ. Em trai kể từ tai nạn ấy bệnh nặng một thời gian rồi mất. Cũng sau cái lần quá giới hạn đó, ông T.V.N. mới đau đớn hơn khi biết rằng dù lấy chồng là em trai ông nhưng H. vẫn còn trinh và chưa từng một lần nào trở thành đàn bà sau bấy nhiêu năm làm vợ. H. có bầu và sinh con trai. 
Một năm sau giỗ đầu của chồng, H. xin phép gia đình chồng bế con đi vào vùng kinh tế mới. Hai mẹ con H. đi bặt tích 20 năm nay, không một lần trở lại, không một hồi âm. Ngày ông T.V.N. bị bệnh nặng, đã gửi thư lên toà soạn Báo ANTG Cuối tháng kể lại câu chuyện uẩn khúc của đời mình và thêm một hy vọng mong manh là biết đâu, ở nơi nào đó H. sẽ đọc được câu chuyện cùng lời xin lỗi của ông mà mang con trở về để ông T.V.N. thanh thản trước khi nhắm mắt. 
Hai kỳ báo: "Tôi là kẻ có tội" đã in trên báo liên tiếp nhau trong tháng 5/2010. Bẵng đi một thời gian khá dài, (gần 4 tháng), độc giả và BBT chúng tôi cũng đã quên đi câu chuyện của ông T.V.N. vì đã có những câu chuyện khác gửi tới và chúng tôi lần lượt đăng tải. Thế nhưng, thật vô cùng bất ngờ khi đúng vào dịp rằm tháng 8, Tết Trung thu, BBT chúng tôi nhận được một bức thư khá dài không ký tên ai gửi. 
Bức thư có tiêu đề: "Gửi người đàn ông tôi từng yêu thương và thù hận". Chúng tôi đã đọc bức thư này và dù tác giả không nói ra một cách cụ thể nhưng bằng trực giác nghề nghiệp, chúng tôi biết chắc chắn đây là bức thư hồi âm của cô H., nay đã là bà H. gửi cho ông T.V.N.
Bức thư không đề địa chỉ người gửi, và không yêu cầu được đăng báo, và không có một ý gì cho thấy tác giả muốn gặp lại ông T.V.N. hay gia đình ông TVN. Theo chúng tôi dự đoán, đây chỉ như một hồi âm nhằm giúp cởi bỏ những mắc mớ, dằn vặt, u hoài trong trái tim nặng trĩu của ông T.V.N. để ông có thể thanh thản mà lên thiên đàng. Chúng tôi xin trích đăng bức thư của bà N.T.H.

"Gửi ông TVN, người tôi từng yêu thương và thù hận!
Tôi không định lên tiếng đâu, sau tất cả những gì đã xảy ra quá đủ cho một đời người cả tôi và ông đều đau khổ. Bây giờ, tôi đã đi quá xa nơi tôi sinh ra, lớn lên và lưu giữ nửa phần ký ức của cuộc đời buồn. Tôi không thể quay trở về nữa. Càng không muốn khơi gợi lại dẫu chỉ là một chút những kỷ niệm cũ mà tôi muốn chôn sâu. Nhưng tình cờ biết được ông hiện đang bệnh nặng, sống chết có thể nay mai. Tôi đắn đo mãi. Tôi không thể trở về bên ông, nói vài lời, hay thắp cho ông nén nhang khi ông lâm chung. 
Tôi đã quyết tâm giã từ tất cả kể từ ngày tôi ôm con ra đi, vì thế coi như tôi và ông không còn nợ nần nhau điều gì. Nhưng nghĩ đến nghĩa tận, cuối cùng, tôi quyết định viết thư cho ông qua tòa báo. Tôi không muốn gửi trực tiếp cho ông vì có thể nó ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của ông khi đã đề huề con cháu. Tôi chọn cách gửi cho quý báo, bức thư có đến được với ông hay không cũng là tuỳ duyên trời định đoạt vậy.
Mọi thắc mắc của ông về tôi, tôi xin được giải đáp để ông rõ. Tôi đã từng yêu thương ông vô cùng, và cũng trở nên hận thù ông vô cùng kể từ ngày ông bước chân vào đại học, ông phụ tình tôi, phụ luôn lời thề ước để đến với người con gái khác. Tôi yêu ông, bởi thế mà tôi không thể nguôi quên được hình ảnh ông. 
Kể từ lúc ông dẫn người con gái khác về nhà ra mắt bố mẹ rồi làm đám cưới. Tôi như kẻ chết đi sống lại nhiều lần. Với một người con gái thôn quê như tôi, học hành giỏi giang như ông, thì ông là một thần tượng về mọi thứ. Có được tình yêu của ông, tôi đã thầm cảm ơn trời phật. Tôi tự hứa nếu không làm vợ được ông tôi nguyện sẽ cắt tóc đi tu. Thời của ông và tôi, người con gái nào có chút học hành cũng cầu mong có một tình yêu đắm say và lãng mạn như vậy. 
Nhưng tôi đã không thể cắt tóc đi tu khi bị ông phụ bạc. Tôi còn quá yêu ông nên mối thù hận ông sâu nặng đến mức tôi đã mụ mị, đã điên dại, đã lặng lẽ đi theo ông với ý nghĩ là cho hết cuộc đời mình. Ông không thuộc về tôi, tôi chẳng còn gì để mất, chẳng còn gì để giữ. Tôi đau đớn nhìn người con gái khác đi bên ông, sinh nở những đứa con cho ông, hạnh phúc với vai trò làm vợ. 
Tôi đã lủi thủi trong cảm giác đơn lạnh, và tôi không biết mình đã làm gì với mối tình của mình. Tôi nhắm mắt đưa chân chấp nhận về làm em dâu ông, làm vợ người con trai thiểu năng, bệnh thần kinh của nhà ông để có được cảm giác tôi vẫn là một thành phần máu mủ trong gia đình ông, một gia đình mà tôi ước ao vô cùng được bước chân vào đó với tư cách là con dâu. 
Không được làm vợ ông, tôi chọn giải pháp đau đớn là làm vợ em trai tàn phế của ông. Lựa chọn của tôi làm cho tôi thỏa mãn cảm giác tôi vẫn được gần gũi ông theo một cách nào đó, được là một phần trong gia đình của ông theo một cách nào đó. 
Và còn nữa, cảm giác hận ông, trả thù ông và làm cho ông giày vò đau đớn khi tôi bất hạnh. Ông đã linh cảm đúng rằng tôi trả thù ông, trả thù mối tình bạc bẽo giữa tôi và ông bằng cách khi tôi chấp nhận bước chân về làm vợ em trai thiểu năng của ông. Nhưng ông không hề biết đến một sự thực nữa sau tất cả, đó là tôi vẫn còn yêu ông, yêu và khát khao ông mãi mãi.
Cũng có thể ông trời đã động lòng với mối tình dị thường của tôi mà ban cho tôi giây phút tôi thuộc về ông để rồi trong cơn hoan lạc đầu đời của một người con gái chưa từng nếm mùi chăn gối, tôi đã có được ông vĩnh viễn. Chắc ông đã ngạc nhiên lắm, sung sướng lắm, và cũng đau lòng lắm, ám ảnh lắm, khi hơn 30 tuổi rồi tôi vẫn còn là người con gái trinh tiết như buổi đầu yêu ông, đến với ông trong mối tình duy nhất. 
Chắc ông đau đớn lắm khi biết tôi làm vợ rồi, làm em dâu của ông rồi mà tôi vẫn còn trinh. Tôi không cần biết ông nghĩ sao, chỉ biết rằng sau giây phút được sống thật với chính mình một lần duy nhất trong đời, tôi thấy mình trống rỗng và vô nghĩa. 
Có lẽ, em trai ông, người chồng bất hạnh của tôi chính là thiên sứ trời mang xuống để giải thoát cho tôi khỏi những mù lòa, luẩn quẩn của tôi chăng? Tôi đã trả thù ông được rồi. Đủ để cho ông đau khổ, dằn vặt, và ám ảnh. Nhưng có một thứ ngoài mong đợi của tôi, đó là giọt máu ông để lại trong lần ấy. 
Tôi đã bối rối và đau khổ vì tôi không dám mong đợi nhiều đến thế. Tôi không có quyền làm cho thêm một ai đau khổ vì mối tình bị phụ bạc của ông và tôi. Có phải là nghiệp chướng ông trời trừng phạt tôi không khi theo lẽ thường tôi và ông không đến được với nhau lẽ ra tôi phải quên ông đi để yêu một người con trai khác và lập gia đình, chứ không phải là đeo đẳng vào cuộc đời ông để trả thù. 
Khi đứa con trong tôi biết quẫy đạp cũng là lúc tôi hiểu rằng chính tôi mới là kẻ có lỗi, tôi cần phải rời khỏi gia đình ông, rời khỏi ông vĩnh viễn. Chính tôi mới là kẻ cần được tha thứ chứ không phải là ông. Cuộc đời vốn dĩ vẫn cắc cớ như vậy. Trong họa có phúc, trong phúc có họa. Khi ta cố đạt được thứ ta muốn thì ta sẽ mất đi nhiều thứ khác lẽ ra ta có được. Con người trong vũ trụ này mới bé nhỏ làm sao, sinh li tử biệt là lẽ tự nhiên của trời đất không ai cưỡng được.
Tôi mang con ra đi vì muốn chạy trốn mọi tội lỗi trong tâm hồn mình. Tôi là người mẹ không bao giờ được tôi tha thứ. Tôi ôm con trong lòng và nghĩ như vậy. Tại sao tôi lại làm cho con tôi khổ, làm cho số phận của con tôi không bình thường ngay khi hình thành. Tại sao tôi lại ích kỷ đến nhẫn tâm như vậy chứ. 
Và ông biết đấy, tôi đã trốn chạy mãi mãi. Lý do 20 năm tôi không một lần ngoái đầu trở về là vì tôi cảm thấy tôi có lỗi, giày vò lương tâm. Toà soạn báo đã nói đúng: Sống trong oán hận chỉ làm dày thêm oán hận mà thôi. Tại sao tôi lại làm như thế chứ. Tại sao tôi lại độc ác với chính tôi, và với ông, với cả em trai ông đến như thế chứ. Tôi khóc rất nhiều.
Tôi đã nuôi con trai ông khôn lớn. Con trai ông giờ đã là người rất thành đạt. Tôi xin lỗi ông vì con chưa từng biết bố đẻ của mình là ông cho đến khi tôi viết bức thư này. Trước đó, tôi chỉ nói với nó rằng, bố của con đã mất ngay khi con chưa lọt lòng. Tôi mang nó lên chùa sống cùng tôi. Hai mẹ con tôi đã lớn lên trong nhà chùa, ngày ngày bạn với kinh kệ, phật pháp. 
Con trai ông giờ đã là nhà sư trụ trì ở một ngôi chùa không lớn lắm nhưng cũng đủ cho tâm hồn mẹ con tôi tĩnh lặng và không gợn nỗi sầu khổ. Con trai ông đã lựa chọn sự nghiệp tu hành mà không vì bất kỳ lý do nào. Tôi cũng không khuyến khích nó chọn nghiệp hành đạo. Tôi muốn nó ra cuộc sống bên ngoài, sống bình thường như bao người khác và lấy vợ sinh con. 
Nhưng cuộc đời có phải cứ muốn là được. Tôi tôn trọng lựa chọn của con. Vậy là ý nguyện tu hành khi xưa, khi bị ông phụ bạc đến lúc ấy mới có duyên để đạt đạo. Tôi ngày ngày vẫn tụng kinh niệm phật cầu siêu cho những linh hồn sầu khổ ai oán. Tôi đã cảm thấy thanh thản và hết vướng bận cho đến ngày vô tình đọc được câu chuyện của chúng ta ở trên báo. 
Tôi đã thú thật hết với con trai và xin con một lời khuyên làm sao cho phải đạo với ông. Thật may, con trai tôi khuyên tôi viết bức thư này gửi tới ông thay cho gặp mặt. Con trai tôi nói rằng, đối với kẻ tu hành thì coi như không có bất kỳ một mối quan hệ ràng buộc nào ở cuộc đời bên ngoài. Thế nên ông thấu hiểu cho mẹ con tôi.
Biết ông bệnh nặng, tôi tụng kinh niệm chú cho ông qua được hoạn nạn. Nếu không qua được, thì đó cũng là số trời, ông cứ thanh thản mà đi nhé. Vĩnh biệt ông".
 
Lời BBT: 
Bạn đọc kính mến! Trên đây là bức thư của một người không ký tên gửi tới toà soạn. Bạn đọc đọc hết bức thư này chắc chắn đã hiểu người gửi thư muốn gửi tới ai. Qua đây, một lần nữa, chúng tôi xin gửi đến tất cả mọi người, những ai đang sống trong những mối oán hận, hay mâu thuẫn trên thế gian này, hãy biết tha thứ cho nhau, xoa dịu nhau bằng tình yêu thương, hoà thuận, để cuộc đời bớt đi những bi kịch, con người bớt đi những bất hạnh mà sống an vui trong cõi này.
 
 



-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 20/May/2013 lúc 12:10pm
 
 

Tình đời !!!

Người Viết Mướn
Tiểu Tử 2013/04/23

alt
Nhà văn Tiểu Tử :
Nhà văn Tiểu Tử, tên thật là Võ Hoài Nam. Ông là con trai duy nhứt của giáo sư Võ Thành Cứ, cựu giáo sư trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Ông sanh ngày 19 tháng 7 năm 1930 tại quận Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Ông tốt nghiệp kỹ sư tại Marseille, Pháp quốc năm 1955. Ông về Việt Nam, dạy tại trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký niên khóa 1955-1956. Tháng 10 năm 1956, ông vào làm việc tại hãng xăng Shell Việt Nam cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Năm 1979, ông vượt biên và định cư tại Pháp. Sau đó, ông nhận làm việc cho công ty Đường Mía của nhà nước tại Côte d’Ivoire, Phi Châu, từ 1979 đến 1982. Ông qua làm hãng xăng Shell Côte d’Ivoire cho đến khi về hưu (1982-1991). Hiện ông đang nghỉ hưu tại Paris, Pháp quốc.

***
Người Viết Mướn
 
Ở chợ Plateau thành phố Abidjan (thủ đô cũ của xứ Côte d'Ivoire, Phi Châu) ai cũng biết ông già viết mướn đó. Người ta gọi ông là " l'écrivain chinois " (ông Tàu viết mướn).
Xứ Côte d'Ivoire – thuộc vùng Phi Châu Da Đen – ngày xưa là thuộc địa của Pháp. Dân bản xứ đi học bằng tiếng Pháp. Và vì họ gồm nhiều bộ tộc, mỗi bộ tộc nói một thổ ngữ, nên họ phải dùng tiếng Pháp để hiểu nhau. Về sau, khi đã độc lập rồi, trường vẫn dạy bằng tiếng Pháp và ngôn ngữ chánh trong dân gian vẫn là tiếng Pháp. Những người ít học hay thất học thì nói
"tiếng bồi", nghĩa là tiếng Pháp không đúng văn phạm. Mấy bà buôn bán ở chợ Plateau nói trên thuộc vào thành phần này. Nhiều bà có con cái "đi làm ăn" ở Pháp hay ở Bỉ, lâu lâu cần xin gì hay cần nhắn gì, họ phải nhờ người khác viết cho cái thư. Ngoài ra, có nhiều người cần viết đơn từ thưa gởi nhưng không đủ trình độ để viết đúng từ ngữ hành chánh nên nhờ viết dùm. Do đó mới có cái nghề viết mướn.
Ở khu chợ Plateau, trước đây, chỉ có một người đàn ông trung niên người bản xứ làm nghề này. Anh ta hành nghề dưới hàng hiên khu phố nhìn qua chợ, nằm cách chợ một con đường. Chỗ hắn ngồi là một bức tường nhỏ nằm giữa hai cửa hàng bán radio của người libanais. "Dụng cụ" của anh ta là cái máy đánh chữ loại xách tay đặt trên bàn gỗ nhỏ. Anh ta ngồi trên ghế thấp vừa tầm với cái bàn, nhưng vì anh ta lớn con chân dài nên khi đánh máy anh ta phải cho hết hai chân xuống dưới bàn đưa thẳng về phía trước lòi ra một khúc, trông giống như anh ta ôm cái bàn vào lòng! Còn "khách hàng" thì hoặc đứng hoặc ngồi xổm cạnh hai bàn chân to xù mang dép Nhựt của hắn, tỉ tê kể những gì mà họ muốn để trong thư. Anh ta gõ máy bằng hai ngón tay nhưng gõ khá nhanh, khách kể đến đâu hắn gõ theo đến đấy. Đánh xong thư, khách hàng đưa cho hắn mảnh giấy nhỏ trong đó có ghi rõ địa chỉ của người nhận thư, hắn lấy trong ba lô để dưới chỗ hắn ngồi một phong bì có dán tem sẵn, đánh máy địa chỉ, cho thư vào rồi le lưỡi liếm keo dán lại. Người khách hàng chỉ còn có cho thư vào thùng thư đứng ở góc đường gần đó. Dĩ nhiên, khi hắn tính tiền, hắn tính cả tiền giấy, phong bì, tem…Thư gởi đi Pháp hay đi Bỉ đều cùng một giá. Cho nên đã thành lệ, sau vài câu chào hỏi, khách hàng cứ đặt tiền trước lên bàn rồi đợi hắn sửa bộ kéo bàn vào lòng với cái máy đánh chữ lúc nào cũng "ngậm" sẵn một tờ giấy, là bắt đầu tỉ tê kể lể…Còn đơn từ thì hắn dùng phong bì không có tem, bởi vì khách hàng mang tay đến nộp thẳng cho cơ quan liên hệ. Loại "đơn từ" này, hắn vẫn lấy bằng giá với "thư nhà", bởi vì, theo hắn giải thích, viết cho hành chánh khó gấp mấy lần viết cho thân nhân. Bớt con tem nhưng thêm nhiều công suy nghĩ!
Một hôm, có ông già Á Đông – ốm nhom, già khú – đi lang thang với điếu thuốc trên môi, ngang qua đó nghe tiếng đánh máy lọc cọc nên tò mò đứng lại nhìn. Đợi anh đen làm xong công việc, ông già mới chào hỏi làm quen. Anh đen rất ngạc nhiên vì ông ta nói tiếng Pháp rất trôi chảy rành rọt, không giống những người á đông mà anh đã từng gặp hay quen biết. Ông già ghé đít ngồi lên bệ thềm gần đó, hỏi :
- Ông làm nghề gì vậy ?
Anh đen nhăn răng cười :
- Viết thư dùm người ta, người ta trả tiền. Ông không thấy bà hồi nãy cầm phong bì đi sao?
- Thấy. Nhưng mà hồi nãy hai người nói với nhau bằng thổ
ngữ nên tôi không hiểu.
Ngừng một chút, ông già lại hỏi :
- Làm ăn có khá không?
- Ố! Cũng tạm được.
Hắn chỉ qua bên chợ :
- Khách hàng của tôi là mấy bà buôn bán ở bên kia. Họ không biết chữ, mà con cái họ thì đi làm công bên Pháp bên Bĩ hết. Thành ra, ngày nào cũng viết dùm vài cái thư, lai rai… Với lại ở xứ này, người ta hay thưa gởi kiện cáo lắm nên có công việc làm hoài!
Rồi hắn nhìn ông già từ đầu đến chân:
- Còn ông? Ông làm nghề gì ở đây?
- Già quá đâu có ai mướn. Ở không, đi lang thang.
Anh đen lại nhìn ông già ra vẻ tội nghiệp:
- Rồi lấy gì sống
- Sống nhờ con. Con gái ở nhà làm nem. Thằng em nó đạp xe đi bán. Khá chật vật!
- Ông người Tàu hả?
- Không. Tôi người Việt Nam.
Nói xong, ông già thở dài. Tội nghiệp cho cái xứ Việt Nam của ông! Nhược tiểu đến mức độ mà người dân khi ra ngoại quốc cứ bị thiên hạ gọi là người Tàu!
Ông già đưa bao thuốc lá mời anh đen:
- Hút một điếu chơi.
- Cám ơn. Tôi không biết hút thuốc.
Ngừng một chút, anh ta hỏi:
- Nhà ông ở đâu ?
- Ở tuốt trên Cocody, gần nhà thờ.
- Xa quá há. Rồi ông đi bằng gì xuống đây ? Xe buýt hả ?
- Đi bằng xe đạp. Đạp xuống thì dễ, đạp về leo dốc mới mệt!
Anh đen lại nhìn ông già một lúc, mới nói :
- Ông nói tiếng Pháp rành quá mà không đi làm việc cũng uổng.
- Già như tôi thì còn làm được gì?
- Tuổi tác ăn nhập gì, trình độ văn hoá mới cần chớ!
Ông già hít mấy hơi thuốc, suy nghĩ. Một lúc sau ông hắng giọng rồi hỏi:
- Ông thấy tôi làm cái nghề viết mướn được không?
Anh đen nhăn răng cười hớn hở:
- Được chớ! Được chớ!
Rồi đề nghị:
- Ông cứ ngồi kế bên đây! Đừng ngại gì hết! Cả khu Plateau chỉ có một mình tôi làm nghề này. Có thêm ông càng vui.
Thấy dễ dàng quá, ông già đứng ngẩn ra, chưa kịp nói lời nào thì anh ta nói tiếp :
- Vậy, sáng mai ông đem máy đánh chữ ra, nghen.
- Tôi không có máy đánh chữ. Tôi viết tay được không?
Giọng anh đen hơi xìu xuống:
- Ồ…c ũng không sao. Cứ ra đây đi, rồi tính.
Ông già mừng rỡ, bắt tay anh đen, nói: " Cám ơn! Cám ơn! Ông tốt bụng quá!", rồi xăng xớm đi về chỗ để xe đạp trước ngân hàng gần đó, mở khoá lấy xe phóng lên đạp đi mà nghe như vừa được bơm vào người thêm nhiều sinh lực!
Mấy hôm sau, ông già xin được của hội nhà thờ một cái bàn và ba cái ghế bằng nhôm loại xếp được để đi pique-nique. Ông mua một mớ giấy viết thư, phong bì, tem, bút bi rồi đạp xe đạp chở bàn ghế đến ngồi cạnh anh đen, hành nghề viết mướn. Buổi sáng đó, trước khi rời nhà, ông lẩm bẩm:" Bữa nay đúng là một ngày đẹp trời!"…
Ông già ngồi đã ba hôm, chẳng có một ai đến nhờ viết! " Khách hàng " cứ nhờ anh đen. Thấy vậy, anh ta an ủi:
- Đừng buồn. Từ từ rồi sẽ có khách. Tại ông không có máy đánh chữ nên người ta không biết đó thôi.
Một hôm, có hai bà cùng đến một lúc. Anh đen tiếp một bà rồi nói với bà kia:
- Nếu bà gấp thì bước qua ông đồng nghiệp của tôi đây, ổng giúp cho. Ổng viết tay, nhưng cần gì! Viết tay hay đánh máy cũng vậy thôi! Điều cần thiết là viết làm sao cho người đọc hiểu.
Bà khách ngần ngừ một lúc rồi bước qua ngồi lên cái ghế xếp trước mặt ông già. Như thông lệ, bà ta đặt tiền lên bàn rồi bắt đầu kể lể bằng thứ tiếng Pháp không có văn phạm. Ông già ngồi chống càm, lắng tai nghe.
Thấy ông viết mướn không viết gì hết, bà khách ngừng kể, lấy làm lạ nhìn ông:
- Sao ông không viết?
- Thưa bà, tôi đang nghe bà kể, đây.
Bà ta chỉ anh đen :
- Sao kỳ vậy? Ông làm không giống anh này! Với anh ta, khi tôi bắt đầu nói là anh ta bắt đầu gõ. Còn ông thì không nhúc nhích gì hết!
Ông già phì cười, giải nghĩa chầm chậm:
- Xin lỗi. Tôi phải nghe bà kể hết những gì bà muốn nói cho người con của bà, rồi tôi mới sắp xếp câu văn để viết. Bà biết không, viết thư phải viết cho mạch lạc thì người con của bà mới hiểu được hết cái ý của bà, bà hiểu không?
Bà khách ngần ngừ rồi gật đầu. Ông già đốt điếu thuốc, nói tiếp: "Bây giờ, xin bà kể lại. Từ từ kể lại, tôi nghe". Bà khách liếc nhìn ông rồi nhìn vội xuống hai bàn chân của bà, thấp giọng kể… Bà khổ lắm, buôn bán ế ẩm, con dâu mang bầu đứa thứ năm gần sanh mà cứ đau rề rề, mấy đứa cháu nội đi mót khoai mót củ nhưng không đủ ăn, bà đã gởi ba cái thư xin tiền thằng con, xin nó thương vợ thương con của nó nheo nhóc, chắc thư đã đi lạc nên không thấy hồi âm, bà khổ lắm, không biết thằng con ở bên Pháp còn sống hay đã bị cái gì rồi… Bà khách ngừng kể, kéo ống tay áo lên lau nước mắt.
Nghe xong, ông già viết mướn, chừng như xúc động, làm thinh hít mấy hơi thuốc dài. Bà khách len lén nhìn ông rồi lại nhìn xuống chân của bà, hai bàn chân cùi đày nằm trong đôi dép cao su rách bươm lấm lem bùn đất. Bà đợi. Suy nghĩ một lúc, ông già mới lấy giấy viết. Lâu lâu, ông ngừng lại nhìn xa xăm qua chợ nằm phía đối diện như để tìm chữ tìm câu. Rồi lại cuối đầu viết tiếp.
Viết xong, ông hỏi:
- Bà cần tôi đọc lại không?
Bà khách chớp chớp mắt, lắc đầu. Bà đưa cho ông địa chỉ của người con, ông chép lên phong bì đã dán tem, cho thư vào dán lại rồi trao cho bà khách. Bà cầm thư lật qua lật lại nhìn như thiếu tin tưởng, rồi đứng lên làm thinh đi về hướng thùng thư đứng ở góc đường. Ông già nhìn theo, lòng nghe chơi vơi như chính ông đang đi gởi thư cho thằng con…
Ngày nào ông già viết mướn cũng mang đồ ra ngồi cạnh anh đồng nghiệp đen, nhưng không phải ngày nào ông cũng có khách. Lâu lâu, có dư người thì anh đen "đẩy" qua cho ông. Anh ta nói đùa: "Đồng nghiệp mà! Phải giúp nhau chớ!" Ông cười chua chát: "Cám ơn! Cám ơn! Nhờ lòng tốt của anh mà tôi cũng vớt vát được một hai người".
Một hôm, anh đen bỗng hỏi:
- Hồi trước ông làm gì ở Việt Nam?
- Buôn bán.
Ông không muốn nói hồi đó ông là chủ hai nhà thuốc tây, khá giàu.
- Rồi tại sao ông đi qua đây vậy?
- Tại làm ăn không được. Tại… tại nghèo.
Ông không muốn nói "cách mạng" đã tịch thâu tài sản của ông, gia đình ông sống cầu bơ cấu bất ở vùng kinh tế mới, vợ ông chết ở trên đó, ông và hai đứa con trốn về thành phố sống chui như bầy chó hoang, ăn nhờ ở đậu…
- Bộ ông có quen ai bên này hả?
Đến đây thì ông già không giấu giếm gì hết :
- Đâu có. Tôi đâu có quen ai. Tôi nghe nói Nhà Nước Côte D' Ivoire dễ dãi và tốt bụng nên tôi viết đại một lá thư dài gởi thẳng cho ông Tổng Thống, trong đó tôi kể hết hoàn cảnh bi đát của tôi. Tôi viết mà không có hy vọng gì hết.
- Ồ… tại ông không biết chớ Tổng Thống Houphouet của tụi này rất bình dân và thương người lắm!
- Bây giờ thì tôi biết. Bởi vì sau bức thư của tôi, tôi nhận được visa và luôn vé máy bay cho ba cha con tôi nữa. Chuyện thật khó tin.
- Gì mà khó tin? Tổng Thống tụi này hay làm những "cú" ngoạn mục như vậy lắm  Chắc ông viết thư cũng phải hay lắm nên mới làm xúc động "Le Vieux" (Ông Già).
Ở Côte d' Ivoire, dân chúng thương Tổng Thống Houphouet nên khi nói chuyện với nhau họ gọi ông là "Ông Già" một cách trìu mến.
- Hồi đó tôi viết giống như tôi muốn than thở với một người nào đó để cho vơi nỗi thống khổ của mình, chớ đâu dè. Nhận được giấy tờ, tôi như trên trời rớt xuống!
Đến đây, ông già không nói rằng ông đã bán mấy chiếc nhẫn cất giấu từ sau trận nhà nước đánh tư sản, để chạy lo vô hộ khẩu của người bà con xa, rồi chạy lo chiếu khán xuất cảnh v.v…
Ông chỉ nói
- Hồi qua đến phi trường Abidjan, cha con tôi không biết đi đâu ở đâu. Tôi phân trần với chánh quyền sở tại, họ điện thoại gọi hội "Anciens d'Indochine". Nhờ hội này giúp nên tụi tôi mới có căn nhà nhỏ ở Cocody và chút vốn làm nem đi bán dạo, sống lây lất tới bây giờ…
- Tôi nghe nói người ViêtNam tỵ nạn ở Pháp, ở Mỹ nhiều lắm. Bộ ông không có bạn bè bà con định cư ở các xứ đó sao?
- Có chớ.
- Sao ông không viết thư cho họ? Kẻ đi trước giúp người đi sau là sự thường mà.
Ông thở dài, hít mấy hơi thuốc rồi mới nói:
- Tôi có viết thư chớ. Chỉ viết thăm thôi và báo tin rằng tôi đã đến Côte d'Ivoire. Nhưng không thấy ai trả lời hết.
- Có lẽ không đúng địa chỉ chăng.
- Đúng chớ! Nếu không đúng nó phải được trả về, bởi vì tôi có ghi rõ địa chỉ người gởi mà. Hồi ở Việt Nam người thân của họ cho tôi địa chỉ và tin tức, nói họ bây giờ ổn định và khá lắm.
- Ờ… sao vậy há?
- Chắc họ sợ tôi xin tiền…
Ông cười khẩy một tiếng nghe như ông muốn khạc ra một cái gì chận ngang cổ họng, một cái gì vừa cay đắng vừa nhờm tởm. Ông nhớ lại hồi thời "vàng son", bạn bè bà con của ông tới lui nhà ông ăn nhậu hà rầm, trong số đó có nhiều người đã được ông giúp đỡ cưu mang. Vậy mà bây giờ… Ông hít một hơi thuốc thật sâu rồi nhả khói ra từ từ làm khoảng trống trước mặt bị mờ đi, giống như ông muốn xoá bỏ trong đầu hình ảnh của mấy thằng bạn bè mấy người bà con mà ông vừa nhớ lại… Anh đồng nghiệp da đen suy nghĩ một lúc lâu rồi nghiêng người qua vỗ vai ông vài cái nhè nhẹ, một cử chỉ an ủi tầm thường như vậy mà ông già viết mướn bỗng thấy nó đẹp vô cùng. Ông xoay người qua bắt tay anh đen, không nói gì hết, nhưng ông chắc chắn rằng anh bạn đó hiểu là cái cám ơn của ông già Việt Nam lưu vong…
Một hôm, bà khách hàng đầu tiên của ông già viết mướn mang biếu ông hai trái xoài Caméroun ( loại xoài xứ Caméroun ngon nổi tiếng vùng Phi Châu Da Đen ) vừa cười vừa nói:
- Tôi cám ơn ông. Nhờ cái thư của ông mà thằng con của tôi hồi tâm. Nó gởi tiền về, kèm theo một cái thư dài. Nó nói nó đọc thư của ông nó khóc quá ! Nó lạy lục xin tôi tha tội cho nó. Nó nói là nó có vợ và một con ở bên Pháp nhưng nó thề sẽ gởi tiền về đều đặn để nuôi tụi này… Tôi vui quá! Vui quá!
Bà ta nói một hơi, nói thứ tiếng Pháp "ba xí ba tú", nhưng trong giọng nói nghe đầy xúc động. Nói xong, bà kéo ống tay áo lên lau nước mắt. Ông già nhớ lại cách đây hơn mươi bữa, bà cũng kéo áo lên lau như vậy sau khi kể lể sự buồn khổ của bà. Thì ra, cái vui cái buồn vẫn giống nhau ở giọt nước mắt!
Ông già mỉm cười :
- Tôi viết mướn, bà trả tiền, có gì đâu mà bà cám ơn?
- Không nhờ cái thư của ông, không biết tụi này còn khổ sở đến đâu. Cám ơn! Cám ơn!
Nói xong, bà đi trở qua chợ. Ông già đưa một trái xoài cho anh đen:
- Anh cầm lấy để chia vui với tôi!
Anh ta cầm trái xoài trên tay nhìn ngắm một lúc rồi nói:
- Làm nghề này đã hơn năm năm, tôi chưa được khách hàng tặng quà bao giờ. Ông mới ra nghề mà được như vầy là ông viết thư phải hay lắm.
- Thì cũng ráng viết vậy thôi.
- Đâu được! Viết mà làm xúc động người đọc đâu phải dễ. Bây giờ tôi hiểu tại sao "Ông Già" đã gởi tặng ông visa và vé máy bay!
Ông già viết mướn đốt điếu thuốc, thở khói một cách sảng khoái. Ông nhớ lại ngày xưa, thuở thiếu thời, ông lúc nào cũng đứng đầu về luận văn, và về sau ra đời, ông cũng có lai rai vài ba truyện ngắn đăng báo này tạp chí nọ. Viết, đối với ông, là để giải tỏa tâm tư, một cách giải tỏa trầm lặng và sâu đậm hơn là nói. Cho nên trong đời ông, ông rất thích viết, nhứt là viết thư cho bạn, những người cũng thích viết như ông hay ít ra cũng biết viết vài dòng hồi âm hay vài chữ để hỏi thăm nhau…
Hai hôm sau, có thêm một bà mang đến mấy trái cam để cám ơn ông đã viết thư cho chồng bà có vợ đầm ở Bỉ. Rồi cứ như vậy, vài hôm là có người đến cám ơn, cho quà, khi thì chai đậu phọng (Ở đây, sau khi rang, đậu được cho vào chai lít đầy tới miệng rồi đóng nút để giữ cho được dòn lâu. Người nghèo bản xứ hay ăn đậu phọng với bánh mì…) Khi thì mấy trái cà chua, vài bó rau cải… Có gì cho nấy, không nề hà! Ông già nhận hết, bởi vì ông thấy làm như vậy, người cho rất vui. Cái vui của họ được bộc lộ ra một cách rất thiệt thà: họ quay lưng bước đi, vừa vỗ tay thành nhịp vừa lắc lư nhún nhảy. Lần nào ông cũng nhìn theo, thấy cũng vui lây…
Vậy rồi không biết họ đồn với nhau thế nào mà khách hàng cứ đến nhờ ông viết. Những người cần làm đơn từ cũng đến nhờ ông! Bên anh đen đồng nghiệp thấy thưa khách. Ông già bèn đề nghị: "Tình trạng này kéo dài coi kỳ quá! Tôi đề nghị anh bạn như thế này: tôi lãnh viết thư nhà, anh lãnh viết đơn hành chánh. Mình cứ nói đơn hành chánh phải được đánh máy cho sạch sẽ dễ đọc thì các cơ quan mới mau chóng cứu xét. Anh đồng ý không?" Anh đen nhăn răng cười, bắt tay ông một cái đau điếng !
Từ đó, thấy khách đến, anh đen trịnh trọng nói : "Đơn từ thì ở bàn này. Thư cho thân nhân thì bước sang bàn ông bạn đồng nghiệp của tôi đây! " Lần hồi, khách hàng cũng quen nên cả hai người viết mướn cùng có việc làm đều đặn. Và càng ngày càng đông khách.
Một hôm, anh đen hỏi:
- Tôi cứ thắc mắc : làm sao viết thư mướn mà ông viết hay được như vậy?
- Tại anh không biết. Xưa nay tôi say mê viết. Tôi thích viết cho một người nào đó để giải bày, để chia sẻ những cảm nghĩ những suy tư của mình, chọn lời cho đúng, chọn câu cho hay…thú lắm !
Ông già ngừng nói, hít chầm chậm một hơi thuốc rồi chép miệng :
- Bây giờ tôi chẳng còn ai để mà viết. Bạn bè thì anh biết đó. Chúng nó cũng như người vừa đui vừa điếc, viết uổng công. Cho nên làm nghề viết mướn này, tôi có chỗ để viết. Tôi khổ cái khổ của khách hàng, tôi vui cái vui của khách hàng, tôi tâm sự cái tâm sự của khách hàng. Tôi viết với tất cả những xúc cảm chân thật đó,viết mà không nghĩ là mình viết mướn!
Anh đen vỗ tay đôm đốp, khen:
- Hay! Ông nói hay quá! Bây giờ tôi mới hiểu tại sao khách hàng mến mộ ông như vậy! Tổng Thống tụi tôi đem ông qua đây, đúng là "Ông Già" ổng có con mắt!
Rồi hắn cười hắc hắc làm ông già cũng bật cười theo. Cả hai, không người nào nhớ rằng mình da đen hay mình da vàng, họ chỉ biết họ là hai người viết mướn…
Hai năm sau…
Một hôm ông già bỗng thèm viết cho mấy thằng bạn hồi đó. Viết cho mỗi người một cái thư, lời lẽ y chang như nhau. Viết bức thư cuối cùng cho họ. Viết để cho họ thấy rằng ông phủi đít phủi tay, dứt khoát không còn bận bịu gì nữa với quá khứ, với lớp bụi đất đã ăn bám vào ông hồi thuở "vàng son".
Ông đốt điếu thuốc, suy nghĩ. Đại khái, ông sẽ viết:
"Thưa anh… gì gì (hay chị… gì gì)
Tôi viết thư này để báo tin cho anh… ( hay chị… ) mừng dùm cho cha con chúng tôi. Tụi này đã định cư luôn ở Côte d'Ivoire. Bây giờ, đời sống tụi này đã ổn định, cuộc sống tương đối khá. Hai con tôi có cửa hàng bán nem ở chợ Cocody, thiên hạ đến mua cũng đông. Còn tôi thì làm nghề viết mướn, khách hàng cũng nhiều. Được như vậy là nhờ ở xứ đen này, con người thấy đen nhưng lòng dạ của họ không đen chút nào hết. Chẳng bằng người Việt mình, nhiều người bề ngoài trắng trẻo lịch sự nhưng lòng của họ chẳng những đen mà còn bạc nữa, anh… ( hay chị…) có thấy như vậy không ?..."
Nghĩ đến đó, ông già bỗng cười khan một mình!
                                                 Tiểu Tử
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 21/May/2013 lúc 9:38am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ lo cong


Đoạn ghi nhớ một mùa hạ và những chiếc ổ líp xe đạp đem ra chợ trời bán

Posted: 20/05/2012 in Thơ, Đinh Cường     
Đinh Cường
tặng Hồ Đình Nghiêm

Hồ Đình Nghiêm qua nét vẽ Đinh Cường




Mùa hạ Nghiêm xuôi dòng Ngọc Bích
Bao năm dâu biển cũng tang bồng
Bao năm người đã xa Thành Nội
Trăng nội thành như lệ xanh thêm

Mùa hạ quấn mền người ngủ muộn
tiếng chim trên cành nhãn hiền khô
mấy bông hồng nở ngoài sân trước
căn nhà kỷ niệm một thời xưa[1]

Mùa hạ qua bến bờ Mộng Lệ[2]
bao nhiêu truyện kể ngậm ngùi thay
vẫn luôn là Huế là gian khó
những ngày vượt biển đến Hồng Kông

Mùa hạ Nghiêm ơi mùa hạ đến
xuôi dòng Ngọc Bích nước xanh trong
đêm nghe lời nhạc Sơn ghi lại :
cơn mưa là nắng của vô thường[3]

Virginia, 18 May 2012
Đinh Cường
Nguồn: Tác giả gửi thơ và tranh

[1] căn nhà phía sau trường Mỹ Thuật Huế
[2] Montreal có người nói thành Mộng Lệ An
[3] trong ca khúc Mưa mùa hạ của Trịnh Công Sơn


-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 21/May/2013 lúc 9:48am
.

-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 21/May/2013 lúc 9:48am

Nhà văn Hồ Đình Nghiêm


Bạn à, kỹ thuật điện toán không đi thay mình được, mình để nó ở nhà, vác mạng không, đi ngao du.

Nhưng trước đó, chẳng thể bội bạc, nó giúp mình trong việc mua vé máy bay, mua vé tàu Euro-star London đi Paris, đặt cọc một chỗ nằm trong khách sạn… Nó quán xuyến giùm mình, nó là “đội quân hùng mạnh” đi mở đường dọn lối sẵn cho chân mình thong dong đến xứ lạ.

Và trong một vài trường hợp nó ngon lành hơn hẳn việc “gửi một nụ hôn qua điện thư”. Mình đi mà nơi đến không có người đợi sẵn với một nụ hôn. Dự tính sang năm thì đi Việt-nam một lần cho biết thân, sẽ hớt tóc Thanh nữ sẽ bia ôm sẽ mát-xa sẽ ăn chơi tới bến, khi ấy e có khối chuyện để viết nên. Châu Âu đẹp, thơ mộng hơn Bắc Mỹ xa lắc. Nó có riêng thứ “không khí” đặc thù mà chốn này chẳng thể sánh nổi. Với mình, thường thì sau mỗi chuyến đi xa, mình phải ngồi lắng lòng trở lại, sàng lọc bớt những cảm xúc đầy ứ, khi ấy mới có thể tìm “người đẹp điện toán” để tâm sự, giãi bày nguồn cơn bằng những mẫu tự.

Truyện ngắn tương lai mà mình sẽ viết ra ắt hẳn có chút sương khói của Luân-đôn, có chút nắng quái rơi bên kinh thành ánh sáng Ba-lê. Giờ này mình chưa hoàn hồn, chưa lại sức, chỉ tâm sự với bạn chút xíu vậy thôi. Tựa như trước bữa ăn chính, mình nên dùng thứ gì đó để khai vị. Cám ơn bạn đã nhọc công han hỏi con-cà-con-kê-con-dê-con-ngỗng tới mình.

Tự nhiên mình nhớ tới hai câu của Bùi Giáng, ghi ra cho bạn xem:
“Hãy mang tôi tới giậu rào,
cho tôi ngó vịt thì thào với chim”.

Dễ thương quá, thứ nhãn quang của thi sĩ. Hồn nhiên quá, và độ lượng nữa, trong thứ tình mà người biểu lộ.

Xin cho vịt cho chim mãi bình yên, bạn nhé.
Hồ Đình Nghiêm


-------------
hung0989077120@ahoo.com


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 22/Jun/2013 lúc 12:03pm
 
 

Xin mời đọc một câu chuyện thật, rất cảm động "Người Con Lai và Chiếc Vỏ Ốc" được Hoàng Thanh viết lại.
  Tác giả : http://www.vietbao.com/D_1-2_2-44_10-3833_12-1/ - Hoàng Thanh
tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30, cư dân Westminster, Orange County, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2010 với bài viết về Lễ Tạ Ơn mang tựa đề “Chỉ với một nụ cười...” Sau đây là bài viết mới của Hoàng Thanh, với lời đề tặng nhân vật có thật của câu chuyện “Thân tặng chị Amy - người con gái da đen có tấm lòng vàng.”





Người Con Lai và Chiếc Vỏ Ốc

Bước vào tiệm food to go, tôi thoáng thấy một phụ nữ da đen - mà tôi nghĩ ngay là người Mỹ đen hay Phi châu, đứng trước quầy thức ăn dường như đang lựa chọn. Như thường lệ, tôi đứng đợi tới phiên mình. Bỗng dưng nghe cô ta nói rất rõ ràng bằng tiếng Việt "Bán cho tui một phần cơm chiên nhỏ", làm tôi ngạc nhiên quay lại nhìn, vì không ngờ cô ta nói tiếng Việt rành thế. Da cô này rất đen, đúng điệu là dân lai Mỹ đen chính hiệu. Khi tôi ra bàn ngồi ăn, cô gái bước đến rụt rè chỉ vào chiếc ghế bên cạnh tôi và hỏi "Tui ngồi đây được không?" Tôi gật đầu.

Trời Cali vào đông lành lạnh, ngồi gắp từng đũa mì Nam vang nóng mà nghe ấm cả lòng. Đang múc muỗng nước lèo thì chị da đen lên tiếng "Trời lạnh quá, ăn cái này ngon lắm mà không chắc bụng". Tôi quay sang nhìn thì bắt gặp cô đen vừa đưa tay chỉ chỉ vào tô mì tôi đang ăn, vừa nói với ánh mắt có vẻ thèm thuồng. Chị đen nói với cái giọng chân chất rất nhà quê "Cơm chiên nó hổng ngon bằng nhưng nó chắc cái bụng, tui mới khiêng đồ nặng nổi". Thấy ái ngại, tôi nói ngay "Chị ăn không, tôi kêu tặng chị một tô". Chị đen lắc đầu "Giờ ăn hổng kịp đâu, trễ xe bus là cả tiếng nữa mới có chuyến sau". Tôi hỏi "Chị làm gì mà phải khiêng nặng?". Chị đáp "Tui lau chùi cầu tiêu, lau sàn nhà, chùi rửa hết tất cả phòng, sắp xếp đồ đạc lại ngay ngắn, khiêng bàn ghế, nhiều bàn ghế nặng lắm, cái gì tui cũng làm hết đó, để mười giờ người ta vô thì mọi thứ phải sạch sẽ đâu vô đó". Rồi chị tiếp "Tui ở xa, nên 7 giờ phải dậy rồi, đi xe bus tới đây thì phải đổi xe bus khác mới tới. Nhưng đói quá nên tui phải xuống mua đồ ăn cho no bụng cái đã rồi mới lấy bus đi tiếp đến chỗ làm". Tôi cứ nghĩ chắc chị đen này đi làm thêm overtime ngày cuối tuần, nên tôi nói "Chị làm thêm cuối tuần vậy, họ trả chị khá không?" Chị nói ngay "Tôi đâu có lãnh lương, làm cho nhà thờ mà, cái này là tui tự nguyện làm, tui làm là cho Chúa, mà tui làm nhiều năm nay rồi...".

Vừa thấy tội nghiệp cho chị đen, tôi vừa thầm khâm phục chị đã có can đảm mà đứng chờ hai chuyến bus từ 7 giờ sáng, ngày chủ nhật - là lúc mà ai nấy đều đang ngon giấc với khí trời rất lạnh ở bên ngoài. Chị không những đã làm được điều phi thường đó, không có lương, một cách vui vẻ, mà lại từ nhiều năm qua...

Bỗng dưng tôi muốn làm quen "Chị tên gì? Mà tại sao chị lại tự nguyện làm công việc này từ bao lâu nay, nhà thờ không có người nào phụ chị sao?". Thấy có người quan tâm, chị đen có vẻ xúc động, nỗi xúc động mà tôi linh cảm như của một con người thường bị hất hủi bỏ rơi. Chị nói nhỏ lại "Tui tên Amy, là tên Mỹ đó, còn tên Việt nam, tui không thích nó...". Chị có tên Việt nam? "Ừa, mà tui ghét nó lắm...". Tôi ngạc nhiên "Tại sao chị lại ghét tên mình?" Chị đen im lặng, và rồi chị kể, bằng cái giọng quê mùa một mạc ....

... " Khi Má sinh ra tui thì mọi người ai cũng đã ghét tui rồi. Chỉ vì tui ra đời dưới ngôi sao xấu, bởi vì cái màu da đen đúa không sao che dấu được của tui. Tui đâu có quyền được chọn màu da gì để sinh ra, cả Má tui cũng không chọn được cho tui. Nhà tui nghèo lắm, ở ven bờ một con sông. Gia đình tui gồm có sáu người: Má và năm chị em, chị Hai, chị Ba, chị Tư , tui, rồi đến em trai Út. Mấy chị và em trai là da vàng, chỉ có tui là đen thui thôi. Nhà tui nghèo mạt rệp, cả căn nhà dột nát không có cả cái bàn hay cái giường, cái ghế. Một mình Má đi mò ốc cả ngày để bán lấy tiền mua đồ ăn cho sáu miệng ăn. Mới ba, bốn tuổi là tụi con nít đã ghét tui. Tui tên Tí, họ Mai là họ của Má, vì Ba bỏ Má từ khi Má mới có bầu tui. Tụi con nít cả đám cứ đi theo sau tui hát nhạo là "Cút về Mỹ đi con Tí đen". Có đứa còn lấy que tre vít cứt chim, cứt gà rồi kêu cả bọn xúm lại đè tôi xuống, trét vô miệng tui, tới khi nào tui lạy, tui khóc thì tụi nó mới tha. Năm sáu tuổi, Má cho tui với mấy chị đi học trường làng, nhưng tụi học trò khinh ghét tui lắm. Có lần tụi nó hè hội đồng tống một đống cứt gà vô miệng, tui không chống cự được nên nuốt vô cổ họng, nghe thúi ình và chua loét. Tui oẹ ra, tụi nó bóc nhét vô lại. Tui vùng vẫy, la hét. Thấy tui khóc dữ quá, mấy chị và em trai xúm lại binh, thì tụi nó đánh mấy chị, vừa đánh tụi nó vừa chửi " Đồ Mỹ đen không cha cút về nước đen mà sống ". Lần đó tui chạy về khóc với Má sưng cả mắt. Má cứ im lặng và rồi bà cho tui nghỉ học luôn. Nhiều lúc tui thèm được đi học, thèm được chơi chung, bất cứ trò chơi nào với chúng bạn, vậy mà đứa nào cũng chê là tui đen, tui dơ, tui thúi... hổng ai thèm chơi.

Tui tủi thân lắm nên hỏi Má. Má bảo là "Ba bỏ Má từ lúc tui chưa sinh ra nữa". Tôi ức lắm, hỏi lại "Thế Ba tên gì? Sao Má không đi tìm?". Má im lặng, rồi Má khóc. Tui thương Má quá, và tui ghét Ba lắm. Tui thề sẽ có một ngày tui tìm gặp Ba và hỏi Ba cho ra lẽ...". Im lặng. Chị đen tiếp "Tại Ba mà giờ này tui vẫn chưa biết đọc, biết viết. Người ta nói là tui mù chữ. Mắt tui sáng mà, tui thấy đường, nhìn tờ báo thì tui chỉ thấy hình, chớ không biết đọc"...

Rồi từ đó tui thui thủi chơi một mình. Nhà nghèo quá làm gì có tiền mua đồ chơi, nên tui cứ quanh quẩn bên bờ biển mà lượm mấy cái vỏ ốc, hốt cát bỏ vô đó, rồi đổ đi, rồi lại hốt vào. Hễ có lượm được cái vỏ ốc nào đẹp đẹp, tui để dành vô cái thùng giấy, lâu ngày có nhiều, tui đem ra ngắm một mình , thích lắm. Tui nhớ lần nọ tui đem ra khoe con bạn, nó lại kêu mấy đứa khác tới coi. Tui khoái lắm, trong bụng chắc mẫm thế nào bọn nó cũng khen cho coi. Ai dè, tự dưng thằng Tọc giựt mạnh một cái làm rách thùng giấy, rồi nó quăng tung tóe hết cả chục cái vỏ ốc của tui ra biển. Tui hoảng hốt giơ hai tay chụp lại nhưng không kịp, thế là mất hết đống vỏ ốc " gia tài " mà tui gom góp gần cả năm trời. Tui đứng đó khóc ròng, cúi xuống nhìn thì chỉ còn sót lại trên cát một cái vỏ ốc to bằng nửa bàn tay, một bên màu đen còn nửa bên kia màu trắng. Tui lật đật lượm lên, dấu vào túi áo. Đám trẻ xúm quanh la to "Cút về Mỹ mà lượm vỏ ốc. Ở đây không có thứ gì cho mầy đâu, đồ da đen". Tui tủi thân quá chạy về nhà khóc với Má. Lần đó Má cũng khóc. Hôm đó Má nói "Làm cái vỏ ốc mà còn sướng hơn Má con mình, bởi nó không biết buồn, không biết khóc, nó tự do khi thì nằm trên cát, lúc lại nhập vào biển cả bao la. Còn Má con mình, suốt đời chỉ sống nhục mãi ở đây thôi". Tui quý cái vỏ ốc trắng đen này lắm, cứ lâu lâu đem ra nhìn. Phần nửa màu đen, sao mà đen thủi đen thui giống da của tui, còn bên kia màu trắng lại óng ánh như có pha lê. Nhớ có lần Má tui dạy "Con người ta giống cái vỏ ốc này vậy, có đen có trắng, có tốt có xấu. Da con dù có đen như bên này, nhưng con phải sống tốt, sao cho cuộc đời mình có ý nghĩa mà óng ánh như nửa bên kia"...

Một hôm bỗng dưng Má nói "Tí đen ơi, đúng là Trời thương Má con mình, mình sắp hết khổ rồi...". Thì ra là chính phủ nước của Ba tui (chính phủ Mỹ) cho nhà tui đi theo diện con đen (con lai). Má và tui mừng hơn bắt được vàng. Lúc vô phỏng vấn, tui run quá nên cứ khóc, mà tay chân thì lạnh ngắt. Tui cứ sợ ông Bill - tên ông hỏi chuyện Má tui, mà thấy tui đen, tui xấu, tui hôi, tui dơ... ổng không cho đi thì tui phải ở đây suốt đời tui khổ lắm. Má tui cũng khóc, năn nỉ cô thông dịch xin ông Bill cho đi Mỹ. Lúc đó tui nghe ai cũng nói ở Mỹ sướng lắm, con nít được đi học, dù mình đen cũng không ai đánh mình, không ai nhét cứt vô miệng mình... Khi đó chị Hai và chị Ba có chồng rồi, còn chị Tư và em trai thì chưa. Má định nếu được đi Mỹ rồi thì Má sẽ nhờ người làm đơn xin chính phủ cho chị Tư và em tui đi sau. Đêm trước hôm phỏng vấn, Má lo quá không ngủ được, mấy mẹ con cứ ngồi ôm nhau khóc cả đêm. Với gia đình tui, thì nước Mỹ là thiên đàng, chỉ tới Mỹ thì chúng tui mới hết khổ. Khi ông Bill biết rằng chị Tư và em trai còn độc thân, ông nói "Chiến tranh đã làm cho Bà và các con cực khổ, nên nay vì nhân đạo, chúng tôi cho Bà, cô con gái lai và cả hai người con độc thân cùng đi để qua Mỹ đùm bọc nhau mà sống". Cả nhà tui khóc, vì mừng quá, đến nỗi quên cả nói lời cám ơn ông Bill...

Đặt chân đến "thiên đàng" Virginia, bốn Má con tui không biết một chữ tiếng Anh, nói không được câu nào, mà đọc cũng rặn không ra, còn viết thì một chữ bẻ đôi cũng không biết. Một người quen cùng làng ngày xưa nhận ra Má nên giúp tìm dùm cho chúng tôi thuê một căn appartment nhỏ xíu một phòng ngủ để cả nhà ở chung.

Cả nhà tui đi làm đủ thứ nghề nặng nhọc đễ đắp đỗi qua ngày. Tui còn nhớ lần thi vô quốc tịch, tui lo quá chừng, cứ học thuộc lòng những câu hỏi như con vẹt, vì tui có đọc và hiểu được chữ nào đâu. Có một chị người Việt đọc cho tui nghe các câu hỏi rồi biểu tui học cho thuộc, hễ người ta hỏi câu nào thì trả lời y như đã thuộc. Vậy mà may mắn ghê, tui đậu. Khi họ hỏi tui muốn có tên Mỹ không, hay vẫn muốn giữ cái tên Việt nam là Tí Mai, thì tui khóc. Không biết nói tiếng, tui nhờ cô thông dịch nói dùm với ổng là "Tui ghét lắm cái tên Tí đen, vì nó đen như màu da tui, đen như tuổi thơ nghèo hèn của tui". Ông Mỹ trắng hỏi tui muốn tên gì. Lúc đó tui chỉ nhớ đến đứa cháu họ xa, đi lính cho quân đội Mỹ. Có một lần về thăm Má con tui ở Virginia, nó nói lý do nó đi lính là vì nó muốn đền ơn chính phủ. Tui nhớ mang máng nó có nói quân đội Mỹ gọi là... "AMI"... gì đó thì phải. Thiệt tình khi đó tui không biết chữ "AMI" viết làm sao nữa, nên tui nói đại với cô thông dịch là "Tui muốn cám ơn chính phủ Mỹ, cám ơn ông Bill đã thương mà cho Má con tui đi, nên tui muốn có tên Mỹ là AMI, có nghĩa là quân đội". Tui còn nhớ khi nghe tui nói vậy thì cô này cười, dễ thương lắm, và cô viết tên tôi lên tờ giấy đưa cho ông Mỹ. Thế là p***port của tui có cái tên Amy Mai từ đó. Mãi sau này tui mới biết là cô đã quên chữ e rờ (R), vì quân đội viết là "army", nhưng sao có người lại nói với tui là cô ta cố tình quên...?

Sau đó vài năm thì phát hiện ra là Má tui bị có nước trong phổi. Bác sĩ sau khi hỏi cặn kẽ thì giải thích rằng "Do Má ngâm nước lạnh hằng mấy chục năm liền khi đi mò ốc, nên giờ phổi Má yếu lắm". Mấy chị em sợ quá, đứa nào cũng đi làm quần quật mà không sao đủ tiền mua thuốc cho Má. May mà Trời thương, nên lại có người hàng xóm ngày xưa biết chuyện, bảo chị em tui qua Cali ở đi thì khí hậu ấm sẽ tốt hơn cho sức khỏe của Má. Nhưng tiền đâu mà mua vé máy bay? Cô Anh bảo "Khi xưa lúc chồng cô mới chết, cô một mình với con nhỏ, sức khỏe yếu nên không sao ngâm nước nổi, nhờ Má cho cô bữa bịch ốc, khi mấy con tôm mà sống qua ngày, nên cô muốn đền ơn Má bằng cách mua bốn vé máy bay cho chúng tôi qua Cali, cô cũng đã thuê sẵn một appartment nhỏ (cô Anh đã trả trước một tháng tiền nhà) cho Má con tui.

Thế là cả nhà kéo nhau qua Cali. Cả tháng trời không ai xin được việc làm. Khi chỉ còn vài ngày là hết tháng, tụi tui lo lắm vì tiền đâu để trả cho tháng tới? Gọi phone cho cô Anh thì cô và gia đình đi đâu rồi nên không sao liên lạc được. Một buổi tối trước ngày Giáng sinh, mấy Má con đứng đón bus về nhà. Trời lại lạnh , bụng ai cũng đói, nên không còn sức để mà đi, cứ đứng mà run. Chúng tôi thấy nhiều người đi vào một nhà thờ nhỏ. Vì lạnh quá, nên chúng tôi cũng đi vô đại định tìm một chỗ trú cho ấm chút rồi sẽ về. Đó là buổi tối đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời chúng tui. Trên kia, mục sư Bảo đang giảng về tình yêu của Chúa. Ông nói "Chúa luôn dang rộng vòng tay yêu thương cho mọi người". Có lẽ lúc ấy, vì quá buồn, mỏi mệt và tủi thân, nên bốn Má con đứng khóc ròng. Một người đàn bà bước lại hỏi thăm ( sau này tui mới được biết làvợ mục sư Bảo). Má con tui thật lòng kể hết. Vợ chồng mục sư cùng một vài cô chú ở nhà thờ thấy tội nghiệp nên chở dùm mấy Má con về nhà, rồi hôm sau người ta đem đồ đến cho, bàn ghế, quần áo, tiền bạc, thức ăn. Rồi đích thân vợ chồng mục sư giúp điền đơn dùm Má con tui để xin tiền bệnh, tiền trợ cấp. Cũng chính nhờ sự động viên, nâng đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần mà má con tui mới sống nổi qua ngày...

Và từ đó chúng tui đi nhà thờ mỗi chủ nhật. Cám ơn Chúa. Cầu nguyện cho Má mau hết bệnh. Cầu nguyện cho mấy chị em có công ăn việc làm. Các cô chú trong nhà thờ đối xử rất tốt với tui, không ai nhìn màu da tui mà khinh khi hết. Tui vui lắm khi mọi người cứ kêu "Amy, đến phụ cô làm cái này đi!", "Amy, ăn chút gì cho có sức rồi hẵng làm chứ cháu ..". Và tui biết là ở nơi nào có Chúa, thì tui có tình thương...

Mang ơn vợ chồng mục sư Bảo và các cô chú trong nhà thờ, nên mấy chị em tui tình nguyện làm bất cứ việc gì nhà thờ cần. Tiền thì không có, nên chúng tui đóng góp bằng công sức và thời gian. Tui không bao giờ buồn vì công việc mình làm hết. Mà cầu tiêu ở Mỹ sạch sẽ lắm kìa, không có dơ, không có thúi như mấy đống cứt gà mà hồi nhỏ tui phải nuốt đâu. Tui vui lắm, dù công việc có cực nhọc cách mấy, vì tui biết mình làm là đền đáp công ơn Chúa...

Và rồi một ngày Chúa gọi Má tôi về với Ngài. Bà chết khi trong túi mấy chị em cộng lại hết vẫn chưa được một đồng. Lúc còn sống, Má cứ ước có tiền về Việt nam thăm chị Hai, chị Ba và các cháu. Vậy mà mơ ước chưa thành, Má đã ra đi. Tui còn nhớ lúc biết mình sẽ không qua khỏi, Má nói với các chị em tui "Ngày xưa Má cứ ước ao cả nhà mình qua đến được thiên đàng, nhưng nếu như Má có mất thì mấy con ráng lo cho Má về Việt nam mà chôn cất, dù gì nằm bên bờ sông ngày xưa với mấy con ốc, Má vẫn thấy ấm lòng hơn...". Cả nhà ai cũng đều biết ước nguyện cuối cùng của Má là được chôn nơi miền quê cha đất tổ, mà đào đâu ra tiền để chở xác Má về Việt nam? Tụi tui chỉ biết khóc, vì không mua nổi một quan tài cho Má. Vợ chồng mục sư Bảo biết rõ ước nguyện của Má, nên tối nào mục sư cũng lên đài kêu gọi mọi người giúp một tay. Đêm nào mấy chị em cũng ngồi trên đài với mục sư Bảo và tụi tui cứ khóc, thương Má, mang ơn vợ chồng mục sư và tất cả những người hảo tâm. Nhiều người mang tiền đến tận nhà giúp. Cuối cùng quyên góp được 16 ngàn đồng - cả một gia tài mà mấy chị em tui không bao giờ dám mơ tới. Phải, 16 ngàn đồng - con số này suốt đời tui không thể nào quên. Đó là công ơn của hằng trăm người, mà nhiều nhất là vợ chồng mục sư Bảo và bác sĩ Nguyễn Hùng. Anh Tuấn ở nhà quàn biết hoàn cảnh nhà tui, nên anh bớt cho hai ngàn tiền chi phí chuyên chở xác Má về Việt nam. Em trai tui được mua vé đi cùng về Việt nam với Má. Rồi số tiền còn lại thì mục sư đưa cho em tui về mua đất và lo chôn cất Má. Thế là cuối cùng Má cũng được về yên nghĩ vĩnh viễn bên vùng ven biển ngày nào với những con ốc nhỏ ngày xưa. Tạ ơn Chúa. Tạ ơn những tấm lòng...

Hôm đưa em trai ra phi trường, tui đưa nó gói giấy trong đó có cái vỏ ốc trắng đen. Tui dặn nó nhớ thảy xuống huyệt khi chôn Má. Nó không chịu, hỏi lại là " Chị quý nó lắm mà ? ". Tui gật đầu. Nhưng tui biết Má thích biển, và đặc biệt là cái vỏ ốc này, Má cũng quý nó như tui. Lời Má dạy con ghi nhớ, con không tiền, không có gì tặng Má. Thôi con gửi Má cái vỏ ốc này, Má mang theo mà về với Chúa. Mong Má nói với Ngài rằng " Con Tí đen vẫn luôn cố gắng sống tốt, sao cho cuộc đời đẹp và có ý nghĩa nhưng nửa trắng óng ánh bên kia của vỏ ốc...

Chị Amy ngừng kể. Tôi im lặng, vì tôi biết có nói gì cũng sẽ là rất thừa thãi vào giây phút này. Bất chợt chị nói " Tui không biết tên Ba, phải chi tui được gặp lại ông Bill năm nào phỏng vấn, có thể tui nhờ ổng tìm ra Ba tui... "

- Chị mong gặp lại Ba chị à? Chị không giận Ba sao ?

- Ngày xưa tui ghét Ba lắm. Nhưng Chúa dạy rằng "Mình phải biết tha thứ và yêu thương. Tui chỉ mong gặp Ba, để nhìn ông và kêu một tiếng "BA" một lần trong đời". Ngừng một chút, chị tiếp "Và tui sẽ nói rằng "Ba đã làm Má khổ và con buồn. Vậy thôi..."

Gió ngoài trời lành lạnh, báo hiệu một mùa Giáng sinh nữa lại sắp đến. Tôi hỏi "Năm nay Giáng sinh, chị sẽ làm gì?". Chị Amy buồn buồn đáp "Tui đến nhà thờ dọn nhà cầu, khiêng bàn ghế, lau chùi các phòng, dự Thánh lễ rồi về nhà... nhớ Má. Má mới mất năm ngoái thôi, nên tui nhớ bả lắm, nhớ cả cái vỏ ốc trắng đen ngày xưa...". Chị lại tiếp "Năm nào tui cũng đâu có tiền mà mua gì dâng tặng nhà thờ, hay tặng vợ chồng mục sư - người mà gia đình tui mang ơn cả đời, nên tui chỉ biết cầu nguyện cho mọi người. Nhiều lúc tui buồn lắm, vì không năm nào có tiền mua món quà gì dâng Chúa..."

- Những gì chị làm, chắc chắn là Ngài sẽ biết mà. Tôi tin chắc là thời gian, công sức và tấm lòng của chị, sẽ là một trong những món quà mà Ngài ưng ý nhất...

Chị Amy chỉ cười, không nói. Tự dưng chị hỏi "Khi nào cuộc đời tui đăng lên báo, chị cho tui xin ba tờ được không?"

- Được chứ. Tôi đáp ngay.

- Tui sẽ mang biếu vợ chồng mục sư Bảo một tờ, bác sĩ Nguyễn Hùng một tờ, còn một tờ tui sẽ nhờ ai đó đọc cho tui nghe, tại tui không biết chữ, rồi thì tui sẽ giữ nó mãi suốt đời. Phải chi Má còn sống, nghe đọc tờ báo này, chắc Má tui vui lắm...".

Chị Amy nhờ tôi gửi bài viết này kính tặng vợ chồng Mục sư Nguyễn Xuân Bảo, bác sĩ Nguyễn Hùng cùng tất cả những tấm lòng nơi Thánh đường Sàigòn. Chị nói "Đây là món quà - từ trái tim, chị dâng tặng mọi người nhân mùa lễ Giáng Sinh ".

Trước khi chia tay, tôi hứa sẽ mang tặng chị Amy ba tờ báo, và sẽ đọc cho chị nghe. Chị nói "Cám ơn người đẹp". Tôi ngượng ngùng "Chị đừng gọi tôi là người đẹp, kỳ lắm". Amy đáp "Đẹp chứ, bởi vì chị trắng hơn tui.."...

Tôi quay đi. Chạnh cả lòng. Nhìn xuống làn da mình, tôi tự hỏi "Cuộc đời này có được bao người thật sự "trắng da" hơn chị?"

Hoàng Thanh




-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 14/Jul/2013 lúc 11:08pm
 
 


Tình Yêu Chung Thủy
                 ( 24 chữ cái )
 
Anh cảm tạ đời luôn có em
Bông hoa xinh đẹp mãi nhìn xem
Cúc vàng tươi thắm , hoa mai nở
Duyên dáng nụ cười sung sướng thêm!
 
Đưa em đi đến phương trời xa
Em thỏa ước mơ đời nở hoa
Êm ấm tình ta dù xứ lạ!
Giữ gìn phẩm giá nước non nhà!
 
Hạnh phúc cho ta hưởng cuộc đời
Im nghe tiếng vọng mãi ngàn khơi
Khen em lo lắng anh năm tháng
Lanh lợi - nụ cười duyên thắm tươi!
 
May mắn tình yêu thật mặn nồng
Nhớ xưa duyên nợ phải chờ mong
Ong thơm mật ngọt nhờ hoa quý
Phận đẹp chung đôi thỏa má hồng!
 
Quý mến tình em đối với anh
Ra đi ly biệt vẫn trung thành
Say sưa mộng đẹp tình nồng thắm
Tha thiết yêu anh lúc tuổi xanh!
 
Uyên ương hạnh phúc bốn mươi năm
Vui sướng hợp duyên sống nội tâm
Xin cảm ơn Trời cho phước lộc
Yêu nhau trong sáng ánh trăng rằm !
 
Minh Lương Trương Minh Sung
Cali. ngày 12 / 03 /2010
 
                              **********
 
 
TÂM TÌNH CUỘC SỐNG
                            ( 26 chữ )
 
Anh đi gần hết con đường
Bấp bênh cuộc sống đoạn trường đã qua !
Chào nhau thân hữu gần xa
Dành cho tình cảm bạn già cảm thông
Đi đâu cũng ngại trời đông
Em yêu chung thủy trọn lòng nhớ thương
Êm đềm kỷ niệm vấn vương
Giữ gìn sức khỏe đêm trường ngủ yên
Hạnh phúc chung sống bạn hiền
Im lặng vui hưởng phước duyên cõi đời
Khen chê là chuyện mọi người!
Luyện tập thân thể , nghỉ ngơi đúng giờ
May mắn thay - hết đợi chờ !
Niềm mong ước được đến bờ tự do
Ong lắm mật - mùi thơm tho
Ông bà con cháu ấm no xứ người
Phải đi cho biết nhiều nơi
Quên bao khổ nạn một thời đắng cay!
Rả rời thân xác đọa đày
Sung sướng thoát nạn rủi may tâm người
Thời gian còn lại càng vơi!
Ung dung tự tại cho đời thảnh thơi
Ưu phiền chi chuyện đã rồi!
Vợ chồng an phận nổi trôi quê người
Xin cảm tạ đấng Phật Trời
Yêu thương cuộc sống , vui đời bình an .
 
Minh Lương Trương Minh Sung
Cali. ngày 09 tháng 03 năm 2010
 
 
                  **************
 
Một bài đọc mà đọc đi đọc lại vẫn đầy đủ triết lý cho cuộc sống hàng ngày.

 
                                                                        26 CHỮ CÁI TUYỆT VỜI
 
 
Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại,
và trong mối giao hoà đó, những gì Bạn thể hiện sẽ nói lên Bạn là ai ? Hãy cùng khám phá cuộc sống qua bảng chữ cái kỳ diệu, để tự tìm lại cho mình những bài học quý giá mà cuộc sống muốn gửi gắm đến Bạn.
 

Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20AA - (Adult) - Trưởng thành 
Khi bạn trưởng thành, bạn có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh từ cuộc sống. Và lúc này, mọi người sẽ trông đợi rất nhiều ở cách bạn ứng xử, nhìn nhận và hành động. 
Hãy giữ cho mình một nét cá tính riêng, đừng bị “ngả nghiêng” bởi những lời nhận xét của người khác. Nhưng chắc chắn bạn phải biết thế nào là phù hợp, phải chín chắn trong phong cách và thái độ cũng như cách cư xử với người khác. Suy nghĩ và hành động chín chắn là đức tính cần có của một người trưởng thành. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20BB - (Better) - Cầu tiến 
Hãy hướng tới những gì tốt đẹp hơn hiện tại. Đối với một vài người thì những gì tốt nhất vẫn chưa hẳn là đủ. Nếu bạn muốn trở thành một sinh viên, một sinh viên xuất sắc? Hãy cố gắng hết sức để đạt được mục đích của mình. Thay đổi cách suy nghĩ và hành động. Nếu bạn sợ thay đổi, bạn sẽ mãi dẫm chân tại chỗ. Cầu tiến sẽ là “chất xúc tác” giúp bạn đạt được những mục tiêu cao hơn. Chỉ cần bạn không đánh mất chính mình thì sự thay đổi sẽ không bao giờ là xấu. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20CC - (Control) - Điều khiển 
Bạn phải biết điều khiển cuộc sống của mình, đừng để cuộc sống điều khiển bạn. Tự quyết định, tự hành động, tự chịu trách nhiệm tất cả mọi vấn đề. Đừng sống một cách tẻ nhạt, cuộc sống chứ không phải là một vở kịch được diễn đi diễn lại nhiều lần. Mọi quyết định của bạn, một là sẽ đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu, hai là đẩy bạn rời xa nó. Do đó, hãy có một quyết định đúng đắn nhất. Giống như diễn viên hài Tim Allen đã nói rằng “Nếu bạn không tự quyết định được cuộc sống của mình, cuộc sống sẽ quyết định thay bạn”. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20DD - (Dream) - Ước mơ 
Dám ước mơ, kể cả những ước mơ mà bạn chắc rằng chẳng bao giờ đạt được nó. 
Nếu bạn dám  khát khao, tin tưởng thì chắc chắn bạn sẽ biết cách để đạt được. Tất cả tuỳ thuộc ở việc bạn có sẵn sàng để thực hiện hay không. Đừng để ý đến những lời dèm pha của người khác. Nếu bạn không tin rằng những dự định tốt đẹp của mình sẽ thành hiện thực, bạn đã mất đi một nửa sức mạnh. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20EE - (Enthusiasm) - Nhiệt tình 
Nhiệt tình, say mê - nếu bạn có được những cái đó, cuộc sống của bạn sẽ thú vị hơn rất nhiều. Sự nhiệt tình có sức “lây lan” rất nhanh, do đó, nếu được sống và làm việc trong một môi trường năng động, “sức ì” của bạn sẽ nhanh chóng bị đánh bật. Nếu bạn không cảm thấy say mê với những gì bạn đang làm, hãy cân nhắc và làm những điều mà bạn thích hơn. Cuộc đời quá ngắn, và bạn sẽ không đủ thời gian để kiềm chế lòng nhiệt tình, say mê của mình với cuộc sống. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20FF- (Failure) - Thất bại 
Thất bại trong học hành, trong cuộc sống sẽ khiến bạn buồn phiền, chán nản, thậm chí buông xuôi.
 Nhưng hãy nhớ rằng thất bại là tạm thời, và bạn không việc gì phải lúng túng hay lo lắng gì về điều này cả. Có những chiến thắng oanh liệt nhất lại là kết quả của sự thất bại nặng nề nhất. Tất cả chúng ta đều có lúc phải tự đấu tranh giữa việc buông xuôi hay cố gắng. Nếu bạn là một sinh viên học hành sa sút, nợ nần ngập đầu… Điều xấu hổ không phải là sự thất bại của bạn mà chính là việc bạn không muốn làm gì để thoát ra khỏi tình trạng đó. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20GG - (Giver) - Cho 
Cho đi thì hạnh phúc hơn nhận về. Một lời khen tặng, tình nguyện làm một vài việc tốt… tất cả điều đó đều mang đến cho bạn và người khác một cảm giác dễ chịu và thực sự là rất có ý nghĩa. Khi bạn cho,chỉ đơn giản là cho chứ không mong đền đáp, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế. 
Description:%20http://hinhnenhot.24h.com.vn/img/0/12310.jpgH - (Happy) - Hạnh phúc 
Nên tự tìm lấy hạnh phúc cho mình từ những điều đơn giản trong cuộc sống. Công việc, sở thích riêng, bạn bè, đồng nghiệp… Tất cả những điều này đều ẩn chứa những giá trị mà bạn chưa khám phá hết được. 
Cuộc sống là một chuỗi phức hợp, bạn không thể tránh được những lúc chán nản, mệt mỏi, kêu ca, phàn nàn, nhưng quan trọng vẫn là cảm giác riêng của bạn. Khi bạn cảm thấy hạnh phúc, thì đấy chính là hạnh phúc thực sự. Đừng kêu ca, phàn nàn mãi về những gì chưa hoàn thiện trong cuộc sống, nên nhớ rằng bản thân bạn cũng chính là một vấn đề. Hãy tự hoàn thiện mình và cảm nhận hạnh phúc từ những gì mình đang có. 
Description:%20Chu%20cai%20%20%20sanh%20%20%20%20dieu%20%20%20-%20%20%20II - (Invest) - Đầu tư 
Nên đầu tư cho tương lai của bạn ngay từ bây giờ. Bạn kiếm được nhiều tiền? Nhưng không có nghĩa là bạn “phải” tiêu cho bằng hết số tiền đó. Hãy học các tỷ phú, họ có rất nhiều tiền, nhưng luôn muốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó để làm tăng số tiền ấy lên hơn là chịu “ném tiền qua cửa sổ”. Đừng tiêu pha quá đáng, và cũng tránh lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Bạn có thể đầu tư cho tương lai bằng nhiều cách: học hành chăm chỉ, cố gắng thăng tiến trong nghề nghiệp, v.v… Làm thế nào đó để khi bạn bước vào tương lai, bạn không cảm thấy mình quá “nghèo nàn”. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20JJ - (Joyfulness) - Niềm vui 
Tự tìm lấy niềm vui và ý nghĩa trong tất cả các công việc bạn làm, như thế bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Tự tìm lấy niềm vui cho mình và cho cả người khác nữa. Bạn có thể gọi người lái xe, thư ký, nhân viên tiếp tân bằng tên thân mật, và hỏi thăm sức khỏe của họ. Sau đó hãy xem câu trả lời bạn nhận được là gì. 
Quan tâm đến người khác và tự tạo cho mình các mối quan hệ cá nhân, và bạn sẽ cảm nhận thấy niềm vui lớn nhất của mình. 
Description:%20Chu
%20cai%20%20%20%20%20%20sanh%20dieu%20-%20KK - (Knowlegde) - Tri thức 
Có những điều bạn học được ở trường, nhưng cũng có những điều chỉ có cuộc sống mới dạy được cho bạn. Sự học là suốt đời và hãy làm một người học trò chăm chỉ. Bởi vì khi bạn càng biết nhiều, bạn sẽ ngẫm ra một điều rằng mình vẫn chưa biết gì cả. Những cái cũ bạn đã học được, những cái mới bạn chưa hiểu? Tất cả vẫn còn tiềm ẩn trong cuộc sống.
Sự “học” và sự “biết” là mênh mông vô cùng trong cuộc đời này. Hãy tích lũy kiến thức cho mình, và hãy học thêm những điều mới trong tất cả các cơ hội bạn có được. 
Description:%20%20%20%20Chu%20%20cai%20%20%20sanh%20dieu%20-%20LL - (Listen) - Lắng nghe 
Nói một và lắng nghe gấp đôi. Bạn phải tự biết cân đối điều này. Lắng nghe theo đúng nghĩa của nó chứ không phải lắng nghe một cách hời hợt. Bạn sẽ hiểu thêm nhiều điều và ngẫm nghĩ được nhiều điều từ việc biết lắng nghe một cách hiệu quả. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20%20-%20%20MM - (Mistake) - Lỗi lầm 
Đừng sợ hãi nếu bạn lỡ gây ra một lỗi lầm nào đó. Hãy tự khuyến khích  mình rằng đó chính là cách để bạn học hỏi và rút kinh nghiệm. Đừng để những lỗi lầm đó đánh gục bạn. Có thể bạn sẽ rất buồn và day dứt, vậy thì đừng cố giấu diếm, hãy tìm cách giải toả và cố học thêm những điều mới từ cái đã cũ. Và cố gắng đừng bao giờ lặp lại những sai lầm tương tự. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20NN - (No) - “Không” 
Hãy biết nói “không” đúng lúc. Nói “không” với cuộc sống quá buông thả, nói “không” với những cách cư xử khiếm nhã, nói “không” với những thói quen xấu, với những người xấu mà bạn gặp. Nói “không” đúng lúc và đúng cách sẽ là cái rào chắn tốt nhất bảo vệ bạn không bị sa ngã và cám dỗ. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20OO - ( Opportunity ) - Cơ hội 
Cơ hội nhiều khi gõ cửa rất nhanh và rất khẽ. Nếu bạn chú ý lắng nghe, bạn sẽ biết được khi nào thì nó đến. Để tâm đến những thứ diễn ra xung quanh bạn, và hãy biết chấp nhận rủi ro, mạo hiểm để nắm bắt lấy những cơ hội. Số phận của bạn nằm trong tay bạn. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20PP - (Patience) - Kiên trì 
Thành Rome không thể xây trong một ngày, và sự nghiệp của bạn cũng vậy. Tất cả mọi người đều bắt đầu bằng một cách nào đó và tất cả mọi thứ đều cần có thời gian. Mặc dù có thể sẽ rất khó khăn để hiểu một vấn đề ngay lập tức, nhưng nếu bạn đủ say mê, kiên nhẫn để học hỏi và quyết tâm làm điều đó, bạn sẽ làm được. 
Chữ “Nhẫn” đúng là rất khó học, nhưng mọi thành công đều cần có nó. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20QQ - (Quality) - Phẩm chất bên trong 
Hãy tỏ rõ năng lực của mình trong tất cả những việc mà bạn làm. Thiết lập những mối quan hệ nghiêm chỉnh, làm việc hiệu quả, suy nghĩ chín chắn, giữ gìn sức khỏe… Nên nhớ rằng, bao giờ giá trị bên trong cũng bền vững hơn dáng vẻ bên ngoài. Giá trị cuộc sống là ở những phẩm chất bên trong, là được đánh giá ở tính hiệu quả chứ không phải ở việc tính từ lúc sinh ra đến giờ bạn đã làm được bao nhiêu việc. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20RR - (Reputation) - Thanh danh 
Dù là tiếng tốt hay tiếng xấu cũng sẽ được “lưu giữ”mãi. Bạn bè, người quen… sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách của bạn. Vậy nên, 
bạn phải biết chọn bạn mà chơi, chọn mặt gửi vàng. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ càng đồn xa hơn. Thanh danh là cái sẽ theo bạn đến suốt đời, do đó hãy biết cách“chăm sóc” và “nuôi dưỡng” nó. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu
%20-%20SS - (Success) - Thành công 
Thành công không phải là cân đo đong đếm số tiền bạn kiếm được hay số lượng tài sản mà bạn có. 
Thành công chính là khi bạn biết vượt qua chính mình, là khi bạn biết tự điều khiển cuộc sống theo hướng tích cực hơn. Nếu bạn so sánh mình với người khác, bạn sẽ rơi vào tình trạng bế tắc. Thay vào đó hãy tìm cách “chạy đua” với những mục tiêu cụ thể mà bạn đã đặt ra. Hãy tin rằng bạn có đủ khao khát và bạn có đủ những tố chất để có thể trở thành một người thành công. 
Description:%20Chu%20cai%20%20sanh%20dieu%20-%20TT - (Thankful) - Biết ơn 
Hãy biết ơn những gì cuộc sống mang lại cho bạn và trân trọng những gì mình đang có. Nếu bạn chưa có một công việc và địa vị cao? Đừng lấy điều đó làm xấu hổ, hãy tự nhủ rằng so với những người thất nghiệp mình còn may mắn hơn nhiều, rằng không có công việc nào là thấp kém nếu đó là công việc hợp pháp. 
Biết đánh giá đúng những cơ hội trong công việc cũng như những thứ giúp bạn sống tốt hơn. Hãy cám ơn sức khoẻ của bạn, gia đình bạn và tất cả những người tốt mà bạn may mắn được gặp. 
Description:%20http://hinhnenhot.24h.com.vn/img/0/12323.jpgU - (Understanding people) - Thấu hiểu 
Cố gắng hiểu người khác nhiều hơn.
 Luôn nhớ ơn những người đã giúp đỡ bạn và cố gắng để giúp đỡ người khác. Đối xử với những người xung quanh bằng sự kính trọng bất chấp địa vị và thân thế của họ. Khi bạn chín chắn, bạn sẽ nhận thức được rằng, hiểu người khác tức là hiểu thêm nhiều điều về bản thân mình. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20%20VV - (Values) - Giá trị 
Nhận ra giá trị của bản thân và phải xác định được cái gì là quan trọng nhất đối với mình. Đừng bao giờ buông xuôi với những thứ mà bạn biết rằng nó có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân bạn. Hãy giữ vững lập trường và quan điểm của mình, tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Nếu bạn không có lập trường của riêng mình, bạn sẽ bị rơi vào một mớ hỗn độn và không tìm được lối ra. 
Description:%20Chu%20cai%20sanh%20dieu%20-%20WW - (Willing) - Sẵn sàng 
Nếu bạn mới đi làm, hãy sẵn sàng đến sớm và về muộn, bỏ thói quen đi ra ngoài ăn trưa hoặc mua sắm để không phí phạm thời gian và làm việc tốt hơn. Hãy sẵn sàng làm từ những cái cơ bản nhất, đừng ngại khổ, công lao của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. 
Description:%20Chu%20%20cai%20%20sanh%20dieu%20-%20XX - (“X” traordinary) - Bất ngờ 
Có một vài điều xảy ra mà không cần có lý do cũng như không thể nào giải thích được. Nhiều lúc bạn nghĩ mình đã nắm chắc trong tay chiến thắng, nhưng khi có một vài điều bất ngờ xảy ra bạn sẽ hiểu rằng không có gì là chắc chắn cả.
 Đừng có trở thành một người tự mãn, rằng bạn không bao giờ sai. Bạn không thể đạt được điều đó, tất cả mọi thứ đều chỉ là tương đối. Hãy sống cuộc sống của mình, mơ giấc mơ của riêng mình, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng sức khoẻ, gia đình, công việc… sẽ luôn luôn giống như bạn hình dung, không có gì thay đổi. 
Description:%20http://a367.yahoofs.com/lifestory/ADQiayKWEQMgDVdgLmqAPaUEQ__DOT__WF_1/blog/ap_20100511105114277.jpg?lb_____DyrJfRwr7Y - (You) - Bản thân bạn 
Bạn hãy biết tự hài lòng với mình ở một mức độ có thể. Đừng có chú ý đến những người hơn mình để so sánh và dằn vặt. Đó không phải là cầu tiến, đó là so sánh và ganh tỵ. Hãy giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Vui mừng vì những gì bạn đã làm được, và cố gắng với những gì bạn chưa làm được. Hối hận và dằn vặt chẳng được ích lợi gì. Nên nghĩ rằng, một tương lai tốt đẹp đang chờ đón bạn ở phía trước. 
Description:%20http://hinhnenhot.24h.com.vn/img/0/12328.jpgZ - (Zoom) - Biến ước mơ thành hiện thực 
Bạn đã sẵn sàng, bạn đã kiên quyết, bạn đã biết cách mở rộng con đường mà bạn đã chọn từ trước, bạn đã cảm thấy hài lòng về sự lựa chọn của mình? Vậy thì đấy là lúc bạn đủ năng lượng và điều kiện để “cất cánh”, để hoàn thành những dự định và ước mơ của mình.
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 05/Oct/2013 lúc 6:04pm
 
 

    BUỔI CHIỀU Ở TH TRẤN SÔNG PHA
     Phạm Thành Châu
   
(Một chuyện tình đẹp)
Mưa càng lúc càng nặng hạt. Thị trấn Sông Pha với hai dãy phố trên quốc lộ 20 như chìm ngập trong mưa. Người đàn ông lom khom chạy, tay che đầu, cổ rụt xuống, tưởng như thế mưa sẽ không đổ xuống người. Khi đến một quán ăn, ông ta tạt vào hiên, đứng giũ giũ áo, phủi nước trên tóc rồi mới bước hẳn vào trong. Một cái quán bình thường, giống như bất cứ quán cơm, phở, mì nào trên quốc lộ, tỉnh lộ. Cũng mái tole, vách ván, vài cái bàn gỗ mộc, trên để ống đũa, muỗng, mấy chai xì dầu, nước mắm… vài con ruồi bay lãng vãng. Mùi ẩm mốc, mùi đất lẫn với mùi thức ăn gợi cho ông ta cảm giác dễ chịu, tưởng như quen thuộc với nơi này rất lâu.

Trong quán đã có vài ba người đang xì xụp ăn, mấy ly bia đã cạn. Có lẽ họ là thợ rừng vì bên lề đường có một xe be chở mấy súc gỗ to tướng, dài cỡ vài chục mét. Họ vừa ăn vừa nói chuyện nhát gừng với nhau. Người đàn ông tìm một góc, ngồi tránh gió lùa. Qua khung cửa sổ ông ta nhìn đăm đăm cái dốc cầu lở lói, rồi nghiêng người nhìn cho rõ cái cầu sắt, đen đủi, giống một con thú yên lặng chịu đựng cơn mưa lạnh. Mấy người đàn ông ăn xong, kêu lên: “Tính tiền, bà chủ!”. Một chị đàn bà, cỡ dưới bốn mươi, từ sau quày đi ra. Họ đối đáp, cười nói xã giao vài câu trong lúc trả tiền, rồi toán đàn ông cũng lom khom chạy ra xe, nổ máy. Chiếc xe be ì ạch leo lên dốc cầu, chậm chạp như con khủng long trườn qua dòng nước chảy xiết phía dưới, mờ dần trong mưa.

Có tiếng lao xao ngoài đường. Mấy tóan học sinh đi học về. Chúng đi từng bọn với nhau, trò chuyện. Những chiếc áo mưa đủ màu. Bọn con gái đi nép dưới hiên nhà, bọn con trai thì lội ngược dòng nước mưa, dung chân tạt nước vào nhau, đuổi nhau… Buổi chiều mưa u ám bỗng như sống động hẳn lên vì lũ học sinh. Người đàn ông chợt nhớ lại, lần trước, cách đây vài mươi năm, ông cũng ngồi trong quán ăn nhìn ra đường và bọn học trò cũng đi học về. Cảnh vật, nhà cửa hai bên đường đã hoàn toàn đổi khác nhưng chiếc cầu sắt và lũ học trò vẫn thế. Và nếu không có cơn mưa, ông đã đứng trên dốc cầu ngắm các cô đi học về rồi lần xuống bờ sông, nhìn mê mãi dòng nước như ông đã làm trước đây, khi ông còn trai trẻ.

“Thưa ông dùng chi ?”

Chị chủ quán đứng bên ông tự lúc nào “Xin lỗi chị !..”

“Dạ không sao. Ông có định ăn hay uống món gì ? Hay ông chỉ ngồi trú mưa, cũng không sao !”

“Chị có cháo lòng không ? Tôi nhớ lần trước, có ghé lại một quán ăn nào đó, hình như đằng kia kìa, có món cháo lòng ngon lắm”

“Dạ tôi cũng có cháo long nhưng có lẽ không ngon như ở cái quán mà trước đây ông đã ăn”

“Thú thật tôi cũng không nhớ có ngon không, nhưng ở đó có một kỷ niệm nên tất cả thành ra đẹp và ngon. Lúc nãy tôi đi tìm quán cháo lòng thì người ta chỉ đến đây. Bây giờ sao không còn thấy quán đó nữa, chị ?”

“Dạ, quán đó đã đóng cửa, bán nhà cho người khác rồi “

“Tiếc quá ! Chị cho tô cháo”. Trong lúc chị chủ quán lúi húi làm việc, ông ta để ý mới biết phía trước là quán ăn, phía sau làm nơi cư ngụ của cả gia đình. Lối đi vô nhà sau nằm ngay nơi bếp, cách biệt hẳn hai nơi rõ rệt.

Một cô học trò chạy ùa vào nhà. “Thưa mẹ, con đi học về !” Nó xoay qua chào ông khách “Chào bác ạ !” “Vâng chào cháu !” Nó chào xong là biến mất sau cửa.

“Hùng ơi ! Nhớ nấu cơm kẻo ba con về không kịp”. Tiếng con bé sau nhà vọng ra “Sao giờ này ba chưa về, mẹ ?”

“Nghe ba con nói chiều nay ghé trường đón em con rồi ra xưởng họp hành gì đó”. Chị chủ quán bưng tô cháo đến, ông ta hỏi. “Con gái sao đặt tên Hùng như con trai ?” Chị cười “Ở trường nó tên Hồng, ở nhà quen gọi Hùng từ lúc nhỏ, Chúng tôi cắt tóc ngắn, cho mặc đồ con trai, chúng tôi thích con trai…”

“Tôi thấy tên Hùng đặt cho con gái có vẻ hợp lý. Nhiều ông tên Hùng mà chẳng có vẻ hùng dũng gì cả như tôi chẳng hạn”.

Chị chủ quán đặt tô cháo trên bàn, không trả lời, chỉ liếc nhìn ông khách, xong chị quay về ngồi sau quầy, khuất sau mấy bó hành xanh, ớt chín đỏ treo tòn teng như những vật trang trí. Người đàn ông thong thả nhai những miếng thịt, miếng gan, mắt vẫn lơ đãng nhìn ra đường mưa. Chị chủ quán chăm chú nhìn ông khách ăn, rồi như chợt nhớ ra điều gì, chị lấy trái chanh, xắt mấy miếng, đặt trên cái đĩa nhỏ đem ra:

“Tôi quên mang chanh. Ông có uống gì không ? Nước ngọt hay bia?”

“Chị cho tôi xin trà nóng. Trời mưa uống trà thích lắm”.

“Dạ ông chờ cho chút. Tôi có sau nhà, trà cho khách uống không được ngon.”

“Cám ơn chị. Có lẽ tôi là khách đặt biệt mới được chị đãi trà ngon.”

“Dạ tôi đoán ông sành uống trà nên phải có trà thơm cho ông. Thường ngày khách chỉ uống cà phê, trà buổi sáng. Họ ngồi chuyện trò cả buổi nên chỉ dùng trà thường.”

Chị chủ trở về ngồi chỗ cũ. Cô gái sau nhà đi ra, âu yếm ôm vai mẹ. Hai mẹ con chuyện trò nho nhỏ gì đấy. Ông khách nhìn và cười.

“Ra đường người ta tưởng là hai chị em, giống nhau quá!”. Chị chủ quán cũng cười.

“Nó lớn rồi, lên trung học mà cứ làm nũng với mẹ như con nít”. Chị nói với con gái.

“Nước sôi rồi, con lấy hộp trà trên bàn thờ ra đây cho mẹ. Xong rồi lo học bài, làm bài. Theo mẹ hoài, bác khách cười cho”.

Ông khách không dám nhìn lâu, sợ bất nhã, nhưng cũng nhìn ra chị chủ quán có đôi mắt đẹp và buồn xa xăm như đăm chiêu về một nơi nào. Bỗng ông nhíu mày lại, đôi mắt đó, hình như ông đã gặp ở đâu? Ông ngước nhìn chị, bắt gặp chị ta cũng đang nhìn ông. Cả hai có vẻ bối rối. Ông đành hỏi một câu cho bớt ngượng:

“Chị lập quán này lâu chưa?”

“Dạ sau giải phóng độ vài năm”.

“Chắc chị người vùng này? Tôi nhớ lần trước có thấy đâu đó mấy chữ Thị Trấn Sông Pha, hình như lúc vừa từ đèo đổ xuống. Chữ lớn lắm”.

“Nó còn đấy chứ, có lẽ trời mưa nên ông không thấy”. Chị chủ quán bưng bình trà và một cái tách trên một khay nhỏ.

“Mời ông dùng trà”

“Cám ơn chị. Buôn bán có khá không chị?”

“Dạ cũng đủ sống. Mọi khi trời không mưa giờ này cũng có khách lai rai đến nhậu.”

“Chị cho tính tiền”

Sau khi trả tiền, ông khách nhìn ra đường:

“Mưa lớn quá!”

“Mọi năm tháng này đâu có mưa. Hôm qua trời còn nắng và cũng không lạnh”. Và như hiểu ý, chị nói: “Trời còn mưa, nếu không vội, ông cứ ngồi đây tự nhiên”

“Cám ơn chị, tôi định đi lanh quanh đây nhưng mưa quá!”

“Có lẽ ông muốn tìm ai?”

“Tôi tìm một người quen. Thú thật, tôi chỉ nhớ tên, không nhớ rõ người, lâu quá!”

“Chắc ông biết nhà?”

“Thì cái quán đằng kia, nhưng đã đổi chủ rồi nên tôi chỉ đi lang thang cho đỡ buồn. Nói đúng ra tôi tìm một kỷ niệm. Mà chị biết, kỷ niệm thì người thích thì giữ, người không thích không muốn nhớ đến. Nhiều khi chuyện không đâu, không có gì đáng nhớ, lại nhớ suốt đời...”

Chị chủ quán về lại sau quày, có vẻ tò mò.

“Người quen mà mình quên mặt! Thế làm sao ông tìm?”

“Giả như có tìm ra người, chắc gì người nhớ ra mình. Lâu quá! Cỡ vài mươi năm, cho nên tôi tìm cho biết thôi. Tôi nói thế này, chắc chị thông cảm với tôi liền. Bây giờ tình cờ chị tìm thấy quyển vở, quyển sách thời còn đi học, hay rõ hơn, chị đọc lại quyển lưu bút chẳng hạn, chị sẽ bồi hồi nhớ lại tất cả, thương yêu tất cả. Mà những người bạn trước kia, nay đã khác rồi, từ gương mặt đến tâm hồn, suy nghĩ, cho nên trong những giây phút hồi tưởng đó, cách tốt nhất là chị đến trường cũ đứng nhìn, chị sẽ thấy lại cả quãng đời thanh xuân với bạn bè ngày trước... Nghĩa là nó ở một thế giới khác, cách biệt hẳn với hiện tại. Tôi cũng thế, tôi muốn đến đấy, ngồi lại cái quán ăn cách đây mấy chục năm, gọi một tô cháo, ăn xong, lang thang trên đường này, đứng ở dốc cầu kia, ngắm mấy cô nữ sinh đi học về, rồi xuống dưới bờ nhìn dòng sông. Cũng may, con đường còn nguyên, cây cầu còn nguyên, dòng nước thì vẫn thế, chỉ có cái quán ăn không còn mà thôi. Cái lạ là người tôi muốn tìm, tôi cũng ước ao cô ta vẫn chỉ độ mười sáu, mười bảy tuổi thôi. Không phải cho tôi bây giờ, mà để tôi tìm thấy tôi lần đầu tiên trong đời được cô ta ban cho cái hạnh phúc đẹp đẽ, thánh thiện của tình yêu. Cho nên tôi nói với chị là tôi đi tìm dĩ vãng, tìm người cũng có, nhưng lại không muốn gặp người” Ông khách nói một hơi như sợ không còn dịp để thổ lộ ý nghĩ mình. Chị chủ quán có vẻ thông cảm. “Coi bộ ông cũng lãng mạng dữ. Nhưng, giả dụ, nay, ông gặp lại người cũ, dĩ nhiên bây giờ già rồi, xấu rồi, ông còn giữ tình cảm, đúng ra, tình yêu đối với người đó không?”

“Chị với tôi đều lớn tuổi rồi nên tôi nói chị sẽ hiểu ngay. Tình yêu lúc đầu là dáng người, ánh mắt, miệng cười, lời nói...Rồi theo thời gian nó không là hình bóng nữa mà là sự cảm thông, chấp nhận, hòa tan vào nhau. Ý tôi muốn nói ở đây là dù cô ta có thế nào tôi vẫn cứ yêu thương. Tôi yêu cái tình mà tôi tin rằng cô ta yêu tôi, yêu cả tình tôi yêu cô ta nữa. Thật khó giải thích! Nhưng chị nhớ một bài thơ của ông Phan Khôi có câu “Liếc đưa nhau đi rồi! Con mắt còn có đuôi.” Qua bao năm dài, nó còn lại là tấm lòng, chứ không phải vì tuổi tác hay sắc diện bề ngoài.”

Bàn của ông khách cách quày của chị chủ quán độ năm mét, nhưng tiếng mưa rơi rào rào trên mái tole, ông khách sợ người nghe không rõ, không thông cảm nên ông nói lớn tiếng. Chị chủ quán có vẻ bối rối, nhìn ra đường rồi chị lại cúi xuống lấy ấm nước đến rót vào bình trà cho ông khách. “Ông bảo đi tìm người ta mà lại không muốn gặp, vậy ông đến đây làm gì ?... Để tôi bỏ thêm ít trà nữa”. “Cám ơn chị. Thật tâm tôi muốn gặp nhưng sợ người ta quên nên không dám đối diện. Mà dù có còn nhớ, tôi cũng không nên xáo trộn cuộc sống của người ta. Chắc chắn cô ta đã lập gia đình, có con cái, sống với hạnh phúc bình thường của một người bình thường”. Chị chủ quán đi lấy hộp trà, mở ra, nghiêng đổ một ít vào lòng bàn tay rồi mở nắp bình trà cẩn thận bỏ vào. Ông khách ngước nhìn chị, hai khuôn mặt gần sát nhau, ông thấy rõ đôi mắt đen chăm chú vào bình trà, chiếc mũi thon, hơi hếch lên vẽ nghịch ngợm, miệng mím lại nửa như làm nghiêm, nửa như cười, gò má hồng da mịn. Ông nghe cả hơi thở nặng nề từ đồi ngực căng phập phồng sức sống của tuổi sung mãn. Ông nói nhỏ “Cám ơn chị, trà thơm quá! Vị đậm và có hậu.” Chị chủ vẫn cúi xuống, lắc nhẹ bình trà. “Ông chờ một lát cho trà ngấm. Trà Blao ướp ngâu, chúng tôi thường uống trà này, quen rồi.” Chị quay về quày. “Nghe ông kể tôi cũng tò mò muốn biết câu chuyện ra sao và tên của người hân hạnh được ông nhớ mãi suốt mấy mươi năm. Tôi sẽ cố tìm giúp ông, biết đâu tôi sẽ tìm thấy, tôi là người ở địa phương này.” “Lúc nãy chị nói tôi lãng mạn, có lẽ đúng. Chuyện chẳng có gì, với người khác, không đáng để nhớ; nhưng với tôi lại là một biến cố lớn trong đời. Đại khái như thế này: năm đó tôi học đại học, sắp ra trường, ở Sài Gòn. Trong dịp tôi theo mấy người anh họ đi dự đám cưới của một người bà con trên Đà lạt, lúc quay về chúng tôi đồng ý sẽ ghé Nha Trang chơi. Tôi nhớ đó là lần đầu tôi thea quốc lộ 20 nên tất cả đều mới lạ và đẹp. Đèo Ngoạn Mục, Đa Nhim, Sông Pha...Lúc vừa vào thị trấn Sông Pha thì xe bị trục trặc, người lái xe bảo phải chờ hơn hai tiếng đồng hồ để người phụ tài đi mua phụ tùng về thay. Chúng tôi rủ nhau vào quán đằng kia. Trong khi các người anh nhậu nhẹt, tôi chỉ kêu một tô cháo lòng. Cô con gái của chủ quán đem cháo ra. Tôi đoán thế vì tôi thấy cô đi học về, vào nhà thay đồ rồi ra phụ với gia đình ngay. Cô trông rất có duyên và vui. Bây giờ gặp lại có lẽ tôi không nhận ra, chỉ còn ấn tượng là cô có đôi mắt đẹp, đen nhánh như cười, môi hồng tự nhiên. Tôi bảo cô: “Anh đi chiếc xe đó kia kìa, nó bị hư phải sửa, ít nhất là vài tiếng nữa. Anh ra dốc cầu kia đứng chơi, khi nào xe đó sửa xong, em bảo họ chờ một lát và cho người ra kêu anh được không?” “Được chứ, nhưng kêu anh, anh sẽ thưởng gì?” “Nếu là người phụ việc ở đây, anh sẽ biếu ít tiền cám ơn.” “Nếu em gọi?” Tôi đùa: “Nếu là em, anh sẽ tặng em quả tim của anh, để em nấu cháo, khách sẽ khen ngon.” Cô le lưỡi: “Anh nói nghe mà ghê!”

Tính tôi vẫn thế, đến chỗ lạ là thích lang thang, nghiêng ngó cảnh vật, đường sá, nhất là nơi nào có chiếc cầu bắc qua sông là tôi có thể đứng ngắm nhà cửa bên kia bờ, ngắm dòng nước cả giờ không chán. Tôi nhớ rất rõ, khi tôi đứng dưới dốc cầu, mặt trời lặn sau dãy rừng cây âm u phía xa, màu mây trời làm đỏ rực mặt sông, tiếng chim về tổ gọi nhau...Chị có ra đó đứng ngắm cảnh chiều tà lần nào chưa? Đẹp lắm! Vẻ êm đềm của thị trấn yên tĩnh, hiền hòa này cứ ở mãi trong trí tôi, biến thành ước ao ngày nào được về đây sống, và mỗi buổi chiều ra ngắm dòng sông...Trong lúc đang mơ màng thì tôi nghe tiếng kêu: “Anh đi về lẹ lên, xe sắp chạy rồi.” Tôi ngẩng lên thấy cô học trò, con chủ quán, vừa chạy trên bờ vừa kêu. Cái bờ sông tuy không cao lắm, nhưng có cỏ, nên cô bị trượt chân, gượng lại không được, cứ chạy chúi nhủi xuống phía tôi. Tôi giữ được tay cô nhưng cô cũng ngã nhào vào người tôi, khiến tôi cũng suýt ngã theo. Đôi mắt cô ngước nhìn tôi sáng long lanh. Cô mắc cỡ nên má cô hồng. Tóc cô dài và đen, vướng đầy cánh tay tôi. Không hiểu sao tôi lại đủ can đãm hôn lên môi cô, chỉ hôn phớt thôi. Môi cô mềm, hơi thở cô thơm như của trẻ thơ. Đó là nụ hôn khinế tôi rung động, hạnh phúc nhất trong đời. Bao nhiêu năm rồi tôi vẫn cảm tưởng như mới đây. Cô đẩy tôi ra, lùi lại, nhìn sững tôi rồi cô cười và nói: “Chạy tìm anh bắt mệt!” Tôi nói “Cám ơn em”. Có lẽ cô bị xúc động nên cứ lúng túng không lên được bờ dốc. Tôi nắm tay cô kéo đi. “Anh tên Hùng, em tên gì?” “Phúc Lan”. “Anh sẽ trở lại thăm em.”

Lên khỏi bờ sông, cô gở tay tôi ra và chạy trước. Cô mới lớn, hơi cao và ốm nhưng dáng đi đã uyển chuyển, tóc cô bay trong gió...” Chị chủ quán bỗng kêu lên: “Thôi chết, trời mưa mà tôi quên đậy mớ củi, ướt hết.” Chị để đầu trần chạy ra cửa, vòng qua sau hè. Người đàn ông không quan tâm, rót nước trà uống, ông ta như muốn kể cho riêng mình nghe. Một lát, chị quay vào, cởi áo mưa treo trước hiên. Đầu tóc, mặt mũi ướt đẫm nước mưa. Chị phân bua: “Mưa lớn quá, ướt hết cả”. Chị ra sau quày, lấy khăn xoa đầu tóc, lau mặt, rồi hỉ mũi suỵt suỵt. Người đàn ông kêu lên: “Chị bị cảm rồi đó!” “Cám ơn, tôi sẽ uống thuốc. Ông kể tới đâu rồi. Xin lỗi, tôi vội quá” “Chuyện đến đó là hết, chẳng có gì hay ho.” “Ông hứa trở lại rồi ông có trở lại không?” “Thú thật, đôi khi tôi cũng quên bẵng đi. Chẳng phải tôi có người yêu khác, mà cuộc đời cứ bắt đầu óc mình quay cuồng với bao chuyện rắc rối, khi nhớ đến cô bé đó thì lại tự hẹn mình chờ dịp thuận tiện. Rồi vụ đổi đời năm 75, tôi không thể đi đâu được. Bây giờ tôi ở xa lắm. Hơn nửa đời người, bao nhiêu biến chuyển, chỉ còn đọng lại trong tâm hồn tôi kỷ niệm nhỏ bé với cô Phúc Lan và buổi chiều Sông Pha năm nào. Tôi nhớ người cũ, cảnh cũ lắm mới tìm về đây. Tôi thấy thích ở đây, ở đến già đến chết cũng được.” Chị chủ quán cười: “Nếu ông về đây, hễ đến quán này, tôi tính nửa giá thôi. Nhưng bây giờ ông định làm gì, có muốn gặp lại cô bé ngày xưa không? Theo ông kể, có lẽ tuổi cô ta cũng cỡ tôi, cũng đi học cùng trường với tôi, nhưng sao nghe cái tên lạ quá. Để tôi giúp ông, tôi sẽ hỏi các bạn tôi ở đây, dù cô ta có đi nơi khác cũng còn bà con, bạn bè biết cô ta. Nhưng hỏi ra thì báo cho ông cách nào. Ông có địa chỉ không? Ông có muốn nhắn gì với cô ta không?” “Ý kiến chị vậy mà hay. Tôi chỉ cần biết cô ta ở đâu để có dịp tôi chỉ đến nhìn thôi, chứ không gặp. E cô ta đã quên tôi rồi! Lại nữa, tôi không muốn xáo trộn cuộc sống của cô ta. Tôi là kẻ ngoại cuộc rồi.” “Ôn cứ cho tôi địa chỉ, khi tìm ra tôi sẽ báo cho ông.” Rồi chị cười “Tôi cũng bắt chước cô bé ngày xưa của ông, hỏi ông, nếu tìm ra cô ta, ông sẽ thưởng gì cho tôi? Tôi cũng không cần tiền, không cần quả tim của ông”. “Chà khó hè! Thôi thì như chị nói, tôi sẽ đến quán này hàng ngày, suốt quảng đời còn lại của tôi.” “Đùa với ông thôi, bây giờ ông cho tôi địa chỉ, nhưng bà xã của ông nổi ghen thì không phải lỗi của tôi đâu nghe.” “Tôi chẳng có gia đình. Tôi đã là thanh niên râu rồi, lỡ thì rồi. Chị có giấy cho tôi xin một tờ, cây viết nữa”. Chị chủ quán gọi lớn “Hùng ơi, đem cho mẹ cây viết và tờ giấy.” Cô bé chạy ra. “Con đem cho bác đàng kia”. Chị chủ quán nhìn con gái và ông khách, ngạc nhiên thấy hao hao như hai cha con.

Ông khách hỏi ý kiến chị chủ quán: “Có lẽ tôi nên viết mấy dòng cho cô ta để nhắc lại chuyện cũ xem cô có nhớ ra không. Tôi nên gọi cô ta là chị, bà hay là cô?” “Tôi thấy ông nên viết là bà, hợp lý hơn.” “Phải rồi, gọi là bà đứng đắn hơn. Rủi người ta không nhớ ra mình cũng không bảo rằng mình thiếu lịch sự”. Người đàn ông ngồi nép vào vách để tránh bụi mưa, chống cằm suy nghĩ một lúc rồi cắm cúi viết. Được độ nửa trang ông đọc lại rồi đem đến cho chị chủ quán: “Chị xem tôi viết thế này có được không?”

“Kính gửi bà Phúc Lan,

Tôi tên Hùng, cách đây gần hai mươi năm, tôi là người khách đến quán của gia đình bà ăn tô cháo. Xong, tôi ra bờ sông ngắm cảnh trong lúc chờ xe bị hỏng phải sửa chữa. Bà có ra gọi tôi vì xe đã sửa xong, tôi được biết tên bà là Phúc Lan. Tuy chỉ có thế nhưng tôi vẫn nhớ đến bà mãi. Hôm nay tôi ghé lại Sông Pha thì quán của gia đình bà không còn nữa! Tôi chỉ mong được biết tin về bà bây giờ ra sao? Bà chắc đã có gia đình, tôi thì cũng lớn tuổi rồi, không còn như ngày xưa! Thế nên tôi chỉ ước mong bà xem tôi như một người bạn nếu bà còn nhớ ra tôi. Còn như bà đã quên bẵng tôi thì tôi xin lỗi bà về những dòng chữ vô duyên này. Tôi đã kể hết cho chị chủ quán, người đưa mảnh giấy này, nếu tò mò, xin bà cứ hỏi chị ta. Kính chúc bà và ông nhà và các cháu khang an, vạn sự như ý. Kính thư. Hùng”

Chị chủ quán đọc xong. “Ông viết thế này đủ rồi, nếu cô ta có hỏi gì về ông, tôi sẽ kể lại như ông đã kể cho tôi nghe”. “Cám ơn chị. Tiếc quá, hôm nay trời mưa, tôi không thể đi lòng vòng thị trấn này”. “Ở đây buồn lắm, trời mưa lại càng buồn hơn. Ông từng đi đây đi đó... mà lại thích ở đây cũng lạ! Nếu ông chờ, hy vọng ngày mai mưa sẽ tạnh”. “Sáng sớm tôi phải đi rồi. Chào chị!” Nói xong ông ta lại xòe tay che đầu, rụt cổ lại đi nép vào hàng hiên. Chị chủ quán ngồi nhìn theo ông ta cho đến khi đi khuất. Chị bần thần đọc lại lá thư rồi xé ném vào bếp lửa, chỉ giữ lại cái địa chỉ.

Sông Pha, ngày... tháng... năm...

“Anh thân yêu,

“Buổi chiều, lúc anh rời quán, em muốn chạy theo kêu anh, cho anh rõ rằng người anh muốn tìm là em, nhưng không hiểu sao, em chỉ biết ngồi chết lặng. Tối đó, em cứ thao thức mãi. Tưởng tượng anh đang ở trong quán trọ đằng kia, ngay tại Sông Pha này... Anh gần đó mà sao em thấy xa vời quá! Tình yêu của em, ước mơ của em, hạnh phúc của em... em tưởng là tuyệt vọng, bây giờ đã hiện ra, nhưng em không còn quyền quyết định nữa!

“Và giờ đây, em đang khóc khi viết cho anh. Khóc vì mừng và giận anh. Sao anh hẹn mà không trở lại? Chỉ một cái trượt chân định mệnh, em ngã vào vòng tay anh, em gỡ tay anh ra nhưng em không gỡ được linh hồn em, cuộc đời em ra khỏi anh. Đã bao buổi chiều em ra ngồi ở dốc cầu, âm thầm khóc vì nhớ anh. Em tưởng như anh còn đứng đấy. Dáng anh cao, mắt anh sáng, miệng tươi cười với em. Vì lời hứa của anh mà em hy vọng mãi. Nghe tiếng xe đò ngừng trước đường là em hồi hộp, thầm nhủ rằng anh đang xuống xe và đến với em. Chỗ anh ngồi trong quán, không lúc nào là em không nhìn chừng. Em yêu thương cả đến chỗ ngồi của anh! Và tên anh, nghe người ta gọi nhau, em cũng rung động, nhớ anh.

“Với tuổi thơ ngây, em chỉ cầu mong được gặp anh, nhìn anh, chuyện trò cùng anh, thế thôi. Đến khi trưởng thành, nụ hôn của anh, vòng tay anh thành ước mơ được anh ấp ủ, được quấn quít bên anh.

“Khi quyết định lấy chồng, em cũng ra dốc cầu ngồi khóc đến sưng cả mắt mà chẳng biết tâm sự với ai. Em chỉ biết kêu lên với dòng sông, với gió chiều: “Xin hẹn anh kiếp sau” tưởng như gió sẽ đưa lời của em đến với anh. Nhưng biết anh nơi đâu? Chiều nay em cũng lại ra đấy, đứng nhìn dòng sông, lòng em vui khi anh đã quay lại nhưng không khỏi ngậm ngùi vì những ước mơ chẳng còn gì. Em cũng đành thì thầm với dòng sông, với gió chiều: “Xin hẹn anh kiếp sau”. Anh bảo rằng đã quên em, chỉ nhớ đôi mắt em rất vui, rất đẹp. Bây giờ đôi mắt không còn vui, cũng chẳng còn đẹp đến độ anh đã gặp mà không nhận ra em! Em thì giây phút đầu đã biết ngay là anh, nhưng không hiểu anh có còn nghĩ đến em không? Đến khi nghe anh kể lại, khi anh nhắc đến tên anh, tên em, em phải chạy ra ngoài mưa đứng khóc vì xúc động và để khỏi mềm lòng ngã vào tay anh. Yêu anh, nhớ anh đã là một hạnh phúc. Được biết anh cũng nhớ đến em, hạnh phúc và lòng biết ơn anh tràn ngập lòng em. Bao nhiêu năm rồi, nụ hôn của anh, có bao giờ em quên! Dù sao cũng là một an ủi cho em, không bỏ công em lập quán bên đường để chờ anh. Đứa con gái đầu lòng, em đặt tên anh để mỗi ngày gọi anh cho đỡ nhớ, và em cũng không ngờ nó lại phảng phất giống anh... Từ hôm nay em lại nhìn chừng về phía bàn anh ngồi, lại hy vọng. Anh vẫn thế, nhưng em đã thay đổi. Em đã có chồng, có con. Em thương chồng, thương con. Em có một gia đình bình thường, một hạnh phúc bình thường như anh đã bảo. Lý trí em thì nghe theo lời anh, “Không muốn xáo trộn cuộc sống của em”. Nhưng tự tim em, tự tâm hồn em, cứ mong ngóng được gặp lại anh hàng ngày.

“Hay là thế này. Chúng ta thỏa thuận, cứ vào gần cuối mùa xuân, mỗi năm anh về thăm em một lần, cũng vào buổi chiều như hôm trước. Anh như khách lạ ghé vào quán của em. Anh đừng chuyện trò, hỏi han gì em. Anh cứ ngồi đấy, để em được nhìn thấy anh trong chốc lát, là ban cho em hạnh phúc tuyệt vời rồi. Xin anh đừng liên lạc gì với em cả. Em không ghi địa chỉ của em là vì thế.

“Em van anh, đừng thực hiện ý định về sống suốt đời ở thị trấn này. Dốc cầu còn đó, dòng sông còn đó, ánh nắng chiều vẫn vậy. Nếu anh về ở hẳn nơi đây, mỗi chiều anh ra đứng đấy thì cái thảm cỏ kia sẽ làm trượt chân em. Lần này, em biết, sẽ không gỡ tay anh ra được nữa”
Phạm Thành Châu
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 28/Jul/2014 lúc 8:10pm


Cám ơn tác giả Vô danh- đã mượn chữ đề thơ tuyệt diệu.


Quê em BIỂN MẶN dừa xanh
Sóng tình HOA BIỂN dổ dành người thương
KIẾP NGHÈO một nắng hai sương
LỐI VỀ XÓM NHỎ cuối đường cầu tre
Đượm nồng TÌNH THẮM DUYÊN QUÊ
Rung rinh GÁNH LÚA hẹn thề đêm trăng
NƯƠNG CHIỀU khói toả lều tranh
Vài con BƯỚM TRẮNG lượn quanh liếp cà
HƯƠNG THẦM còn mãi TÌNH XA
BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO còn ra nổi này
CON THUYỀN KHÔNG BẾN có hay
THU SẦU, CHIỀU TÍM tháng ngày đơn côi
TRĂNG MỜ BÊN SUỐI ngàn đời
Sao MÙA THU CHẾT còn rơi rớt nhiều
ĐÈN KHUYA một bóng cô liêu
MÙA THU CÒN ĐÓ tình yêu ngỡ ngàng
ĐÒ CHIỀU chưa tiễn người sang
NỔI LÒNG sao biết THIÊN ĐÀNG ÁI ÂN
TRÚC ĐÀO rụng khắp đầy sân
DUYÊN QUÊ mong gặp một lần cho vơi
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG trong đời
DẤU CHÂN KỶ NIỆM một thời học sinh
Và TRANG NHẬT KÝ riêng mình
Làm sao có được chuyện TÌNH THIÊN THU
CÔ ĐƠN nhìn GIỌT MƯA THU
Nghe như TUYẾT LẠNH âm u sao đành
Lật từng LƯU BÚT NGÀY XANH
Thấy như LỆ ĐÁ vây quanh NỖI NIỀM
SẦU ĐÔNG chẳng phải của riêng
BÓNG CHIỀU TÀ nhạt, PHỐ ĐÊM hững hờ
ĐÒ CHIỀU chở mấy LÁ THƠ
KHUNG TRỜI TUỔI MỘNG, TÌNH BƠ VƠ sầu
Ôi NHỮNG ĐÓM MẮT HỎA CHÂU
NỦA ĐÊM NGOÀI PHỐ nhuốm màu thê lương
MONG NGƯỜI CHIẾN SĨ sa trường
Vào trong CÁT BỤI gíó sương không sờn
Để ai GIẤC NGỦ CÔ ĐƠN
NGƯỜI ĐẸP YÊU DẤU, DỖI HỜN phòng the
Từng đêm TRĂNG SÁNG VƯỜN CHÈ
TRĂNG MỜ BÊN SUỐI nghe se sắt lòng
CÔ ĐƠN, TÌNH NHỚ, phòng KHÔNG
NGHÌN TRÙNG XA CÁCH nhớ mong ngập trời
NẮNG CHIỀU giăng sợi đơn côi
GIỌT MƯA TRÊN LÁ khóc đời hợp tan
Bao giờ em bước SANG NGANG
GIỌT LỆ SẦU khóc CHIỀU HOANG VẮNG người
GA CHIỀU, NHƯ GIỌT SẦU RƠI,
TẦU ĐÊM NĂM CŨ biết NGƯỜI VỂ đâu
XÓM ĐÊM, TRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU
TÌNH BUỒN biến SẮC HOA MÀU NHỚ thương
Cho em ĐÔI BÓNG bên đường
Chung HAI LỐI MỘNG một phương trời hồng
Sá gì ẢO ẢNH, ĐÊM ĐÔNG
NỔI BUỒN GÁC TRỌ chờ mong ngày về
NGĂN CÁCH, MẤY DẬM SƠN KHÊ
ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ trăng thề còn đây
Tình yêu CHIẾC LÁ THU PHAI
LÂU ĐÀI TÌNH ÁI không xây một mình
Từ ngày XẾP ÁO THƯ SINH
ANH ĐI CHIẾN DỊCH đăng trình nặng vai
NGẬM NGÙI cửa đóng then gài
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH không phai má đào
Lỡ khi BIẾT TRẢ LỜI SAO
TÌNH CHÀNG Ý THIÊP ai sầu hơn ai
Đượm nồng TIẾNG SÁO THIÊN THAI
KHÔNG BAO GIỜ CÁCH NGĂN hai mai đầu
Một lòng ĐỪNG NÓI XA NHAU
NGƯỜI YÊU LÝ TƯỞNG trọn câu vẹn thề
Rồi MỘT MAI QUA CƠN MÊ
HAI VÌ SAO LẠC đi về BẾN MƠ
VẮNG XA vẫn mãi ĐỢI CHỜ
Để em viết tiếp BÀI THƠ CUỐI CÙNG
Có ai THƯONG VỀ MIỀN TRUNG
QUÊ NGHÈO sỏi đá khốn cùng điêu linh
Lòng như KHÚC HÁT ÂN TÌNH
Trãi dài QUÊ MẸ nắng bình minh vui
MƯA TRÊN PHỐ HUẾ sụt sùi
CHO NGƯỜI TÌNH LỠ bùi ngùi vấn vương
VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG
NƯẢ ĐÊM NGOÀI PHỐ lòng TƯƠNG TƯ sầu
Dẫu rằng HAI ĐỨA GIẬN NHAU
Vẫn không như thể QUA CẦU GIÓ BAY
Một lần TỪ GIÃ THƠ NGÂY
Là em NHƯ CÁNH VẠC BAY mất rồi
Dẫu cho CAY ĐẮNG, TÌNH ĐỜI
NGƯỜI EM SẦU MỘNG tuyệt vời yêu anh
Ân tình GẠO TRẮNG TRĂNG THANH
Làm sao NƯỚC MẮT LONG LANH cạn dòng
Bây giờ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG
NGƯỜI EM XÓM ĐẠO chỉ mong một điều
Thương em HÃYNHỚ NHAU NHIỀU
Hãy xin LÝ LUẬN TÌNH YÊU thế nào
Cũng xin đừng VẪY TAY CHÀO
TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO thật buồn
MỘT LẦN DANG DỞ đau thương
THA LA XÓM ĐẠO thánh đường bơ vơ
Hằng đêm QUÁN NHỎ ĐỢI CHỜ
Ôm SẦU LẼ BÓNG vần thơ bẽ bàng
Còn đâu HOA SỨ NHÀ NÀNG
Gặp em trở lại CÔ HÀNG XÓM xưa
Còn đâu HUYỀN THOẠI CHIỀU MƯA
NHỮNG NGÀY THƠ MỘNG đón đưa hẹn thề
Em SAO KHÔNG THẤY ANH VỀ
MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ tái tê lạnh nhiều
ĐÊM TÀN BẾN NGỰ cô liêu
AI RA XỨ HUẾ hắt hiu tháng ngày
Ôi chao THÀNH PHỐ MƯA BAY
KHÓC NGƯỜI TRINH NỬ đắng cay tình đời
HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT rồi,
NGẬM NGÙI cắn chặt bờ MÔI TÍM màu
BAO GIỜ TA GẶP LẠI NHAU
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG giọt sầu ly tan
Anh XIN TRẢ LẠI THỜI GIAN
ĐƯA EM VÀO HẠ thênh thang vùng trời
THÔI thì ANH BIẾT EM ƠI
DƯ ÂM ngày MỘNG SẦU đời khó quên
CĂN NHÀ MÀU TÍM êm đềm
MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ làm nên CHUYỆN TÌNH
NÉT BUỒN THỜI CHIẾN điêu linh
Ráng đi em CHUYỆN CHÚNG MÌNH qua mau
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN địa đầu
Trao em ÁO ĐẸP NÀNG DÂU mai này
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI có hay
ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ tháng ngày héo hon
TÌNH YÊU CÁCH BIỆT mõi mòn
SAO ANH LỖI HẸN em còn đơn côi
Ngày MAI ANH ĐI XA RỒI
ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN bờ môi nhạt nhoà
TÀU ĐÊM NĂM CỦ mấy toa
BIỆT LY như CHUYỆN TÌNH HOA TRẮNG tàn
NỔI LÒNG mang tận quan san
Là như vai nặng HÀNH TRANG GIÃ TỪ
Phương này VẦNG TRÁN SUY TƯ
Xem như PHÚT CUỐI, TẠ TỪ TRONG ĐÊM
Mà SAO EM NỞ ĐÀNH QUÊN
RỪNG CHƯA THAY LÁ, GỌI TÊN BỐN MÙA
Tiền đồn THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Trọn tình thương nhớ CHO VỪA LÒNG EM
Trở về MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM
VÙNG TRỜI NGÀY ĐÓ càng thêm mặn nồng
TẠ ƠN, TRĂNG SÁNG ĐỒI THÔNG
CƠN MÊ TÌNH ÁI phiêu bồng LÃNG DU
Ngõ hồn lạc lối VƯỜN THU
MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ ngục tù con tim
Ngày mai anh BIẾT ĐĂU TÌM
LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ im lìm bơ vơ
Đắm chìm BIẾT ĐẾN BAO GIỜ
CHUYỆN NGƯỜI ĐAN ÁO đợi chờ đêm đông
Xin em ĐỪNG TRÁCH DIÊU BÔNG
BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO má hồng chưa phai
Sao em NHƯ TIẾNG THỞ DÀI
NGHẸN NGÀO đắng GIỌT LỆ ĐÀI TRANG tuôn
Để cho TỪ ĐÓ EM BUỒN
NẾU MAI ANH CHẾT chim muôn gọi đàn
TÌNH YÊU VỖ CÁNH băng ngang
GA CHIỀU PHỐ NHỎ đèn vàng xót xa
TÌNH NGHÈO mang KIẾP CẦM CA
ĐIỆU RU NƯỚC MẮT phòng trà từng đêm
THỀM TRĂNG còn đọng môi mềm
GIỌNG CA DĨ VÃNG buồn thêm nản lòng
Cho em BẢY NGÀY ĐỢI MONG
SAO ANH KHÔNG ĐẾN phòng không cuối tuần
Anh còn VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI còn vương giặc thù
BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT mật khu
Bên RỪNG LÁ THẤP sương mù giăng giăng
Trên đồi HOA TÍM BẰNG LĂNG
NHỚ MẦU HOA TÍM đêm trăng thuở náo
Chuyện tình HÒ HẸN trăng sao
PHÚT ĐẰU TIÊN ắy nghe xao xuyến lòng
LẶNG THẦM, HOA RỤNG VEN SÔNG
Ngập ngừng GỎ CỬA hằng mong trao nàng
KỂ TỪ ĐÊM ĐÓ thênh thang
ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC vai mang chử tình
Đếm từng sợi NẮNG THỦY TINH
TÌNH XA em mãi NHỚ MÌNH ANH THÔI
Đường tình NHẬT KÝ ĐỜI TÔI
THUYỀN MƠ, CHUYỂN BẾN nhẹ trôi im lìm
CHIỀU trên NHỮNG ĐỒI HOA SIM
TÌNH THƯ CỦA LÍNH gởi niềm riêng em
Có loài HOA NỞ VỀ ĐÊM
Một loài HOA TRẮNG mang tên là quỳnh
Gót chân NGƯỜI LÍNH CHUNG TÌNH
BẠC MÀU ÁO TRẬN vẫn tình không phai
CHỜ ANH TRỞ LẠI ngày mai
ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ sánh vai TÌNH HỒNG
Bây giờ em THẤY GÌ KHÔNG
Làm sao em biết NỔI LÒNG NGƯỜI ĐI
Bây chừ ĐÔI NGÃ CHIA LY
Cho NGƯỜI Ở LẠI CHARLY nghìn trùng
Đường chiều phủ kín MƯA RỪNG
SAO EM KHÔNG ĐẾN trời rưng rưng sầu
Cạn nguồn GIÒNG LỆ THƯƠNG ĐAU
Thương HÀN MẠC TỬ sớm mau lìa trần
PHÙ DU kiếp sống chinh nhân
ĐOÀN NGƯỜI LỮ THỨ, BƯỚC CHÂN ÂM THẦM
Và SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM
Của người TÌNH LỞ TRĂM NĂM đợi chờ
Dẫu rằng TÌNH LÀ SỢI TƠ
DẤU TÌNH SẦU vẫn BƠ VƠ cuối tuần
Phương này PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN
BUỒN VUI ĐỜI LÍNH trầm luân tháng ngày
chiều nào TỪ GIÃ THƠ NGÂY
AI XUÔI VẠN LÝ vui vầy nước non
LỜI THỀ SÔNG NÚI vẫn còn
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN chưa sờn chí trai
TÌNH ANH BIỂN RỘNG sông dài
DẤU CHÂN KỶ NIỆM, THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM




-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 25/Sep/2014 lúc 8:50pm
 
 
Hành trình tội ác của sát thủ gốc Việt (kỳ 1)Sinh ra tại Sài Gòn, lớn lên tại Pháp và mang trong mình dòng máu lai Việt - Ấn, Charles Sobhraj thường xuyên đi lại giữa châu Âu và châu Á để thực hiện tội ác "còn hơn cả trong phim".

Charles Sobhraj là cái tên đi vào phim ảnh như một trong những sát nhân nổi tiếng nhất thế giới với một loạt các biệt danh như “sát nhân bikini”, “kẻ đào tẩu”, “người rắn”. Đặc biệt, dù đang thụ án tại nhà giam nhưng y vẫn được nhận hàng triệu USD tiền bản quyền từ các nhà xuất bản hoặc hãng phim lớn khi người ta dựa vào cuộc đời y làm mẫu cho những tác phẩm đình đám.

Hành%20trình%20tội%20ác%20của%20sát%20thủ%20gốc%20Việt%20%28kỳ%201%29
Charles Sobhraj vẫn đạo mạo dù đang phải thụ án chung thân.

Sobhraj sinh ngày 6/4/1944 tại Sài Gòn, lớn lên tại Pháp, là con ngoài hôn thú của một người phụ nữ Việt Nam và một thợ may Ấn Độ. Là kẻ lừa đảo, trộm cắp, buôn ma túy và giết người hàng loạt nhưng cuộc đời phiêu bạt cùng những cuộc đào tẩu chỉ có trong tiểu thuyết giúp cho “sát nhân bikini” thành ngôi sao của giới truyền thông.

Bằng cách “bán” những câu chuyện cuộc đời ly kỳ của mình cho báo chí, nhà làm phim…Sobhraj có thừa tiền để sống cuộc sống vương giả đáng mơ ước ngay trong tù.

Tuổi thơ dữ dội
Ngay từ khi Sobhraj vừa mới cất tiếng khóc chào đời, cha đẻ của cậu dứt áo ra đi, bỏ lại mẹ bơ vơ một mình ôm con khóc mỏi mòn. Tại Sài Gòn, cậu bé con lớn lên trong sự thờ ơ của mẹ và thiếu hơi ấm của cha. Mẹ cậu, bà Song luôn cho rằng chính Sobhraj là nguyên nhân gây rạn nứt tình cảm, khiến cha cậu bỏ rơi bà.

Chẳng lâu sau, bà Song gặp và kết hôn với một sỹ quan người Pháp đồn trú tại Đông Dương. Ông Alphonse Darreau đồng ý trở thành cha dượng của Sobhraj và đưa mẹ con cậu sang Pháp nhưng không cho cậu bé lấy tên mình.

Những năm tháng tuổi thơ tiếp theo của Sobhraj gắn liền với thành phố cảng Marseilles của Pháp. Thời gian đầu, cha dượng đối xử rất tốt, yêu thương cậu như con ruột. Nhưng mọi sự thay đổi kể từ khi bà Song sinh hạ đứa con ruột đầu tiên cho ông. Càng ngày, cậu bé càng cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Đã không còn được quan tâm, cậu bé trở thành người thừa trong ngôi nhà ấy.

Như để đáp trả lại sự thờ ơ ấy, cậu nhóc Sobhraj tìm đủ mọi cách để gây sự chú ý. Giống như suy nghĩ của nhiều đứa trẻ khác, Sobhraj thà bị ghét bỏ còn hơn bị lãng quên. Cậu cố tỏ ra ngang bướng và ương ngạnh, phá phách mọi thứ chỉ mong được bố mẹ để mắt tới.

Ở nhà, Sobhraj là một đứa trẻ ngỗ ngược, tới trường, cậu là một học sinh cá biệt.  Dù được đánh giá là một cậu bé thông minh, nhưng Sobhraj thường xuyên trốn học. Nếu có tới trường, cậu cũng quậy cho tới lúc bị thầy cô tống cổ ra ngoài mới thôi.

Có một điểm kỳ lạ, dù bị cha ruột bỏ rơi từ lúc mới sinh, nhưng Sobhraj vẫn luôn tôn thờ ông như một người hùng. Càng cảm thấy lạc lõng ở Pháp, mơ ước được tới phương Đông để tìm cha càng cháy bỏng trong cậu.

Không ít lần người ta thấy một cậu bé loắt choắt đang cố len lỏi xếp hàng ở bến cảng Marseilles để trốn lên tàu tới Đông Dương. Thôn thường, Sobhraj bị chặn lại ngay từ cửa soát vé nhưng cũng có khi cậu lẻn lên được tàu lênh đênh giữa biển mới bị phát hiện và bắt trả về nhà. Không biết bao nhiêu lần mẹ và cha dượng lại phải nộp tiền để bảo lãnh Sobhraj.  

Lần đầu tù tội
Nhiều người cho rằng, những chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu chính là động cơ dẫn tới hàng loạt những tội ác của Sobhraj sau này. Càng lớn Sobhraj càng trở nên bất trị. Bố mẹ ở Pháp quá chán nản và mệt mỏi về cậu. Năm 1963, khi Sobhraj bị bắt ở Paris vì tội trộm cắp, không còn ai đứng ra bảo lãnh cho cậu nữa.

Chưa đầy 19 tuổi, Sobhraj lần đầu tiên ngồi tù. Cô đơn, lạc lõng, sống chết chẳng ai quan tâm, Sobhraj đâm ra oán hận gia đình và xã hội. Cậu nung nấu một quyết tâm sẽ phải làm điều gì đó để một ngày những người ruồng bỏ cậu sẽ phải hối hận.

Hành%20trình%20tội%20ác%20của%20sát%20thủ%20gốc%20Việt%20%28kỳ%201%29
Chân dung Charles Sobhraj.

Charles Sobhraj phải ngồi “bóc lịch” 3 năm trong nhà tù Poisy khét tiếng ở Pháp. Cậu nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống tàn bạo và khắc nghiệt tại đây. Dù mang trong mình dòng máu châu Á với dáng người nhỏ con, cậu bị không ít “ma cũ” hằm hè, nhưng Sobhraj biết tận dụng vài món karate học được để tự vệ.

Thái độ khôn ngoan và tài ăn nói của Sobhraj đem đến cho cậu nhiều đặc ân ngay trong nhà tù. Không chỉ kết thân được với các đại ca có “số má” trong nhà giam, cậu còn lấy lòng được các quản ngục. Được tin tưởng giao cho giữ các sổ sách ghi chép trong nhà giam, Sobhraj  không phải làm việc nặng nhọc và được đi lại tự do trong nhà tù.

Đặc biệt, Sobhraj ngay lập tức thu hút được sự chú ý của Felix d'Escogne, nhà hảo tâm giàu có thường đến thăm nom các tù nhân, giúp họ chuyển thư từ hoặc giải quyết một số vấn đề pháp lý. Người đàn ông này được coi như vị ân nhân và có vai trò quan trọng trong cuộc đời Sobhraj sau này.

Charles Sobhraj đủ khôn ngoan để nhận ra rằng phải tiếp cận và kết thân với Felix. Chẳng mấy chốc 2 người trở nên thân thiết. Felix thường xuyên mang sách, báo đến cho Sobhraj đọc, khích lệ động viên cậu cải tạo tốt. Thậm chí Felix còn tìm đủ cách để Sobhraj hòa giải với gia đình.

Charles Sobhraj được ân xá sớm. Ra tù, cậu chuyển đến sống trong ngôi nhà sang trọng của Felix. Tại đây, Sobhraj bắt đầu chạm tay vào cuộc sống của giới thượng lưu Pháp. Cậu làm quen và kết thân với những gia đình giàu có nhất nhì Paris lúc đó.
Nhưng cuộc sống xa hoa đó không làm chết đi con người trộm cướp của Sobhraj. Cậu nhanh chóng quay lại con đường cũ, hoạt động khôn khéo và tinh vi hơn. Chẳng lâu sau,  Sobhraj trở nên giàu có nhờ các vụ lừa đảo và trộm cắp trót lọt.

Charles Sobhraj đang “chân trong chân ngoài” giữa 2thế giới khác biệt. Một bên là thế giới hào nhoáng sang trọng cùng người bạn tốt Felix, còn một bên là thế giới đen tối hơn – thế giới tội ác ngầm ở Paris – cuộc sống đích thực của Sobhraj.

Hành trình tội ác của sát thủ gốc Việt (kỳ 2)

Lừa cưới được tiểu thư xinh đẹp và danh giá Chantal nhưng cuộc đời Sobhraj không hề viên mãn mà ngược lại, y kéo cả vợ con lao vào vòng xoáy "tình, tiền, tù, tội" nơi đất khách quê người.

Trong thời gian sống cùng Felix d'Escogne, Charles Sobhraj gặp Chantal, một thiếu nữ xinh đẹp sinh ra trong một gia đình thanh thế thuộc chính phủ Pháp. Với tài ăn nói cùng vẻ ngoài giàu có, kẻ lừa đảo Sobhraj nhanh chóng "hớp hồn" Chantal. Cô gái trẻ mê mệt với câu chuyện về những chuyến viễn dương phương Đông và gia đình giàu có tại Sài Gòn mà Sobhraj bịa ra.

 Hành%20trình%20tội%20ác%20của%20sát%20thủ%20gốc%20Việt%20%28kỳ%202%29
 Charles Sobhraj "sở hữu" thành tích phạm tội và vượt ngục nhiều nhất thế giới.

Trốn chạy cùng người vợ danh giá
Cái đêm Sobhraj quyết định cầu hôn với Chantal là một đêm đen đủi đưa hắn trở lại nhà tù lần nữa. Sobhraj ăn cắp một xế hộp đưa người tình tới một sòng bạc sang trọng. Tại đây, hắn thua bạc, hàng ngàn france trong túi không cánh mà bay. Hắn điên rồ, phóng xe như điên cho tới khi Chantal phải bằng lòng với lời cầu hôn của hắn.

Tuy nhiên, cũng đúng lúc ấy, tiếng còi cảnh sát hú inh ỏi đằng sau. Trốn chạy không được, Sobhraj buộc phải quay lại nhà tù cũ "bóc lịch" thêm 8 tháng vì tội ăn cắp xe.

Dù vậy, Chantal vẫn một lòng tin tưởng, ủng hộ người yêu. Cô bất chấp sự phản đối kịch liệt của gia đình để đứng ra bảo vệ và chờ Sobhraj mãn hạn tù để kết hôn. Không lâu sau khi Sobhraj ra tù, một lễ cưới được tổ chức đơn giản với sự tham gia của đại diện 2 gia đình.

Khi cô vợ trẻ đẹp thông báo có thai cũng là lúc kẻ lừa đảo đội lốt đại gia đánh hơi được những vụ lừa đảo của mình sắp bị phanh phui. Hắn đủ tinh quái để biết rằng cảnh sát không sớm thì muộn cũng phát hiện ra hàng loạt các vụ làm séc giả trên toàn nước Pháp và vụ trộm cắp, lừa đảo các gia đình giàu có ở Paris do hắn chủ mưu.

Charles Sobhraj quyết định đưa vợ rời châu Âu sang phương Đông trước khi bị tóm. Trên đường chạy trốn, họ lợi dụng và trộm cướp cắp tài sản của bất cứ ai làm bạn với họ. Cuối cùng, 2 người cũng đặt chân tới được Ấn Độ huyền bí và một bé gái kháu khỉnh chào đời tại đây.

Không khó khăn để vợ chồng Sobhraj hòa nhập với cộng đồng những người Pháp xa xứ sống tại đây. Trong những năm 1970, Sobhraj kết thân được với khá nhiều người giàu có và quyền lực. Hắn tận dụng mối quan hệ này để làm môi giới, buôn bán xe ăn cắp cho giới nhà giàu Ấn Độ và người châu Âu. Trong một thời gian dài, Sobhraj tiêu thụ trót lọt rất nhiều xe do chính tay hắn ăn cắp hoặc buôn qua tay xe ăn cắp từ Pakistan và Iran tuồn vào Ấn Độ.

Trong khi đó, cô vợ Chantal vẫn không biết về những hành động trộm cắp phi pháp của chồng. Nhiều lần, Chantal vô tình trở thành đồng bọn trong các phi vụ của hắn. Nhưng chồng đi biền biệt với những phi vụ làm ăn, Chantal luôn cảm thấy cô đơn nơi đất khách. Bù lại, mỗi lần về Sobhraj tặng Chantal rất nhiều nữ trang quý giá mà chỉ hắn mới biết nguồn gốc ở đâu.

Sobhraj rất "máu me" cờ bạc. Đó là điểm yếu lớn nhất của gã đàn ông quỷ quyệt này. Trong một lần thua bạc ở Ma cao, hắn trắng tay, thậm chí phải gánh một khoản nợ rất lớn. Toàn bộ gia tài cùng số nữ trang tặng vợ không đủ để trả nợ. Sobhraj ngày đêm sống trong nỗi lo sợ bị chủ sòng bạc đến siết nợ.

Kẻ cướp lộ nguyên hình
Cùng thời điểm ấy, một người đàn ông Pháp đề nghị Sobhraj hợp tác trong một phi vụ lớn, hứa hẹn không những trả đủ nợ mà còn có thể sống dư dả một thời gian dài. Như kẻ chết đuối gặp phao cứu hộ, hắn lập tức gật đầu.

Hai tên đạo chích chuyên nghiệp lên một kế hoạch hoàn hảo để cướp tiệm nữ trang lớn ở Delhi. Theo kịch bản, chúng sẽ thuê một căn phòng tại khách sạn Ashoka ngay phía trên cửa tiệm. Lợi dụng lúc nửa đêm, chúng sẽ dùng khoan giảm âm, đục sàn nhà để nhảy xuống và khoắng sạch số châu báu trong cửa hàng mà không ai hay biết.

Thế nhưng kế hoạch lớn bất thành. Sau 3 ngày hì hụi khoan mà lớp bê tông vẫn không xi nhê. Chúng đành phải xoay sang phương án B. Đóng giả là những khách hàng giàu có và tiềm năng, Sobhraj lừa chủ tiệm vào phòng kín, dùng súng uy hiếp và khoắng sạch cửa hàng.

Mang theo túi nữ trang đầy cùng gần 10.000 USD tiền mặt, Sobhraj phóng thẳng tới sân bay Deihi. Tên trộm những tưởng sẽ cao chạy xa bay an toàn cùng khối tài sản lớn. Thế nhưng, hắn đã tính sai một bước.

Chủ tiệm trốn thoát và báo cho cảnh sát. Toàn bộ sân bay bị phong tỏa. Không còn sự lựa chọn, Sobhraj phải cắn răng bỏ lại túi của cải, tay trắng lên máy bay về Bombay.
Mẹ con Chantal vẫn ở đó chờ  Sobhraj. Hắn tiếp tục hành nghề cũ sống qua ngày. Tuy nhiên, chẳng bao lâu cảnh sát tìm tới và “tóm cổ” hắn vì hàng loạt các vụ trộm cắp, buôn bán ô tô phi pháp và phi vụ cướp tiệm vàng bất thành.

Sobhraj hiện nguyên hình là một tên trộm ma mãnh, một kẻ lừa đảo quỷ quyệt. Hắn bị tống vào nhà tù Tihar khét tiếng tàn bạo và nghiêm ngặt ở Ấn Độ. Không cam chịu phận tù đày, Charles Sobhraj ngấm ngầm lên kế hoạch cho một vụ vượt ngục ngoạn mục đầu tiên trong đời.

Lừa đảo và trộm cắp đưa Sobhraj lên hàng "đại gia" nhưng những kế hoạch vượt ngục hoàn hảo gần như không tưởng. Cùng hàng loạt vụ sát hại phụ nữ trong trang phục bikini mới thực sự đưa tên tuổi Sobhraj trở thành điểm nóng của giới truyền thông với tên gọi "sát thủ bikini"...

Hành trình tội ác của sát thủ gốc Việt (kỳ 3)

Sau khi thực hiện hàng loạt vụ trộm cướp và đảo tẩu, Sobhraj dừng chân ở Thái Lan, thành lập băng cướp "gia đình" để thực hiện các vụ cướp giết đẫm máu và nổi tiếng với biệt danh "sát thủ bikini".

Hành%20trình%20tội%20ác%20của%20sát%20thủ%20gốc%20Việt%20%28kỳ%203%29
Charles Sobhraj cùng tình nhân Marie LeClerc.

Tù tội và đào tẩu
Lần vượt ngục đầu tiên trong đời Sobhraj có sự trợ giúp đắc lực của cô vợ trẻ Chantal. Trong tù, Charles Sobhraj vờ bị xuất huyết trong để được đưa tới điều trị tại một bệnh viện địa phương. Dù chẳng có bệnh tật gì nhưng hắn vẫn xoay sở được tờ bệnh án “viêm ruột thừa cấp”. Phục hồi sau ca phẩu thuật vô ích, hai vợ chồng thực hiện bước thứ 2.

Lợi dụng sơ hở, Chantal một mình lẻn vào phòng bệnh của chồng. Cô đánh mê toàn bộ lính gác, sau đó tự đánh mê cả bản thân để tạo chứng cớ ngoại phạm. Trong khi đó, Sobhraj tìm cách cải trang và nhanh chóng lẩn khỏi bệnh viện. Với tài luồn lách của mình, Sobhraj dễ dàng tẩu thoát thành công. Nhưng chẳng lâu sau cả 2 vợ chồng lại bị bắt. Nhờ khoản tiền bảo lãnh tại ngoại từ người cha ruột ở Sài Gòn, cặp đôi tội phạm vội vã rời khỏi Ấn Độ.

Sau đó là những tháng ngày vào tù ra tội và những lần đào tẩu ly kỳ chẳng kém gì tiểu thuyết.

Nơi dừng chân đầu tiên của kẻ đào tẩu là Kabul, Afghanistan. Họ thuê một phòng khách sạn khá đắt tiền để ở tạm. Với món nghề lừa đảo và cướp bóc, Sobhraj vẫn lo cho vợ con có một cuộc sống khá sung túc. Đối tượng của hắn chủ yếu là dân híp-pi (những thanh niên có lối sống lập dị) từ châu Âu theo con đường mòn buôn lậu thuốc lá tới phương Đông.

Nhưng cũng chẳng được bao lâu, với tính cách thích xê dịch, Sobhraj nhanh chóng chán Kabul. Hắn mang theo cả gia đình tới sân bay, chuẩn bị cho một chuyến hành trình mới. Chỉ có điều, hắn “quên” trả 2 tháng tiền phòng khách sạn. Đó là lý do hắn bị cảnh sát Afghanistan bắt lại.

Chiêu bài cũ lại được kẻ đào tẩu sử dụng. Hắn không khó khăn để có thể tuồn một cây kim tiêm vào nhà tù. Tại đây, hắn sử dụng cây kim tiêm đó để tự chích hút máu để tạo ra những vết loét như đang bị thương. Ghê rợn hơn, chỗ máu hút được hắn uống luôn. Hắn được đưa tới bệnh viện và lịch sử lại lặp lại, toàn bộ lính gác bị đánh mê còn tên tội phạm nhỏ con tẩu thoát.

Bỏ lại vợ con, Charles Sobhraj một mình bay sang Iran và lang thang khắp Đông bán cầu những năm sau đó. Mỗi nơi hắn chỉ dừng chân một thời gian đủ để không đánh động cảnh sát khu vực. Trong người hắn có tới 10 cuốn hộ chiếu, cả do hắn mua và do hắn “thó” được nhưng chẳng có cái nào mang tên Charles Sobhraj.

Tình cờ tái hợp với Andre, người em trai cùng mẹ khác cha ở Istanbul, 2 người cùng lên kế kế hoạch trộm cắp khắp các nước phương Đông.

Với lý lịch phạm tội dày đặc, những nơi Charles Sobhraj có thể đến ngày một bị thu hẹp. Vì thế, 2 người quyết định tìm tới Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các vụ trộm cướp nhỏ lẻ nhằm vào khách du lịch. Khi tình hình trở lên căng thẳng, 2 anh em bay sang Hy Lạp tiếp tục hành nghề. Tuy nhiên, tại đây, cả 2 không may mắn bị bắt trong một vụ trộm nữ trang nhỏ.

Bị giam trong nhà tù Thủ đô Athens, Hy Lạp, Sobhraj lập mưu cho 2 anh em trốn thoát nhưng bất thành. Mặc kệ người em vụng về, hắn một mình vượt ngục bằng cách cũ, giả bệnh rồi đánh mê lính canh để trốn.

Băng cướp "gia đình"
Trong khi cậu em trai bị dẫn độ về Thổ Nhĩ Kỳ chịu mức án 18 năm tù khổ sai, Sobhraj tiếp tục cuộc hành trình tới Ấn Độ, Kashmir, Iran và vùng Cận Đông. Đối tượng chủ yếu của hắn là các cặp khách du lịch người Pháp hoặc Anh. Hắn tiếp cận, kết thân và lợi dụng họ như những đồng phạm trong các vụ vận chuyển hàng trái phép. Xong xuôi, hắn cuỗm toàn bộ giấy tờ, tài sản của họ rồi biến mất.

Thời gian này, Sobhraj đến Thái Lan và gặp được Marie LeClerc, một phụ nữ xinh đẹp quốc tịch Canada, người sẽ trở thành trợ lí và đồng phạm thân cận nhất của hắn sau này. Cô một mình đến Thái Lan để tìm kiếm sự phiêu lưu, mạo hiểm và cô tìm thấy tất cả điều đó trong con người Sobhraj. Marie say mê Sobhraj, một tình yêu mù quáng khiến cô mờ mắt trước những tội ác cũng như tính trăng hoa của hắn.

Sobhraj quyết định xây dựng một băng nhóm phạm tội theo kiểu “gia đình”do hắn đứng đầu. Người đầu tiên là Marie, người vì tình yêu sẽ trở thành kẻ đồng lõa trung thành với hắn trong mọi phi vụ lừa đảo. Đối với những thành viên khác, hắn áp dụng chiêu "ban phát ân huệ" để chiêu mộ. 

Vờ là cặp vợ chồng tốt bụng, hắn và Marie cưu mang cậu bé lang thang Dominique người Pháp về sống cùng. Bọn chúng cho cậu bé uống một lượng thuốc độc nhỏ mỗi ngày để cậu ốm đau triền miên rồi chúng lại ra sức chăm sóc, thuốc thang cho đứa trẻ tội nghiệp. Chỉ đến khi cậu bé cảm kích và đồng ý tự nguyện đi theo hắn mới dừng chiêu trò hèn mọn.

Đối với Yannick và Jacques, 2 thanh niên từng là cảnh sát Đông Dương, Sobhra lại cuỗm sạch tiền bạc và giấy tờ của họ rồi lại giả vờ giúp đỡ họ. Hắn cho họ ở lại nhà mình và hứa sẽ cố gắng làm lại toàn bộ giấy tờ mới. Hai thanh niên cũng vì lòng biết ơn mà đồng ý ở lại với “gia đình”của ông trùm lửa đảo Sobhraj. Ngoài ra, trong nhóm của hắn còn có May, cô gái người Thái Lan, đảm trách vai trò thư ký và cặp kè với hắn.
Đặc biệt, một mắt xích quan trọng trong đường dây phạm tội của Sobhraj là cậu nhóc người Ấn Độ có tên Ajay Chowdhury. Lạnh lùng và tinh quái, dù nhỏ nhất đội, Ajay nhanh chóng ngồi lên chức phó, được Sobhraj tin tưởng giao phó những vụ phức tạp nhất.

Khi đã quy tụ đủ các thành viên trong băng nhóm cũng là lúc Charles Sobhraj bắt đầu thực hiện các phi vụ đình đám và đẫm máu, khiến y được gọi với cái tên “sát thủ bikini”...

Hành trình tội ác của sát thủ gốc Việt (kỳ 4)

Nạn nhân đầu tiên của" sát thủ bikini" Charles Sobhraj là cô gái trẻ Jennie Bollivar. Người ta tìm thấy thi thể Bollivar, chỉ khoác trên mình bộ áo tắm 2 mảnh nằm bên vịnh Thái Lan.

Sau khi quy tụ đủ các thành viên sẵn sàng sống chết cho “gia đình”, Charles Sobhraj tiến hành các phi vụ trộm cướp, buôn lậu và bắt đầu giết người.

 Hành%20trình%20tội%20ác%20của%20sát%20thủ%20gốc%20Việt%20%28kỳ%204%29
Thi thể những người phụ nữ bị Charles Sobhraj sát hại.

"Sát thủ Bikini" xuất hiện
Con mồi đầu tiên của băng nhóm nhà Sohraj là một nữ du khách hành hương người Mỹ tên là Jennie Bollivar. Cô đến phương Đông huyền bí với mong muốn được đắm mình trong những giáo lý Phật giáo nhưng lại rơi vào tay của Sohraj để nhận cái chết oan nghiệt.

Thi thể của cô được phát hiện tại một bể bơi nước nóng gần vịnh Thái Lan. Khi người ta tìm thấy, trên người Jennie chỉ mặc đúng một bộ áo tắm. Nhiều giả thiết cho rằng người phụ nữ xinh đẹp bị chết đuối sau một đêm thác loạn với bia và cần sa. Nhưng sau đó, kết quả khám nghiệm tử thi của cảnh sát Thái Lan khẳng định, cô gái này bị dìm chết. Nguyên nhân cái chết của Jennie Bollivar đến giờ vẫn chưa được giải đáp. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cô bị giết vì từ chối gia nhập vào gia đình tội phạm của Sobhraj.

Nạn nhân tiếp theo là một thanh niên Do Thái, Vitali Hakim, cũng giống như Jennie tới phương Đông để tìm ý nghĩa mới cho cuộc sống. Nhưng đáng tiếc, anh lại đánh mất mạng sống khi giao du với Sobhraj. Sau khi Vitali chuyển đến ở cùng vài ngày, Charles Sobhraj rủ Vitali cùng thằng nhóc Ajay tới khu du lịch Pattaya trên Vịnh Thái Lan. Điều làm mọi người ngạc nhiên là chỉ có hắn và Ajay trở về nhà, còn người bạn mới thì không thấy đâu trong khi toàn bộ quần áo của của Vitali vẫn còn trong tủ, hộ chiếu và séc thì do Sobhraj giữ.

Vài ngày sau, người ta tìm thấy xác người thanh niên xấu số bị cháy đen trên đường đến Pattaya. Cảnh sát khi đó nhận định, Vitali bị các băng nhóm tội phạm Thái Lan hành hung và tẩm xăng thiêu sống, không có mối liên hệ nào với vụ án mạng của Jennie.

Nóng lòng thấy bạn trai đi du lịch mãi không về, tháng 12/1975, Charmayne Carrou quyết định sang Thái Lan để tìm Vitali. Cô tìm tới khách sạn nơi Vitali từng ở mới biết anh trả phòng từ vài tuần trước và không quay lại. Nhưng trước đó anh có gửi cho cô một lời nhắn.

Chắc Vitali cũng không thể ngờ lời nhắn tuyệt mệnh vô tình đưa người anh yêu trở thành nạn nhân thứ 3 dưới bàn tay nhuốm máu của Sobhraj. Carrou là một cô gái khá liều lĩnh, một mình tìm hiểu về cái chết của người yêu. Sau nhiều manh mối, cô tìm được tới nhà Sobhraj. Cô biết điều hắn đã làm với người yêu mình và còn biết thêm một số tội ác khác của hắn nữa. Chính vì thế, cô bị giết vì biết quá nhiều. Cơ quan chức năng sau khi khám nghiệm tử thi khẳng định, Charmayne Carrou bị siết cổ đến chết. Cô bị tắc thở và gãy một số xương ở cổ. Điều đặc biệt là cô gái trẻ cũng chết trong bộ bikini màu hoa.

Người ta ngờ ngợ ra một mối liên hệ nào đó giữa cái chết của 2 cô gái trẻ nên cảnh sát Thái Lan ráo riết truy bắt một kẻ tội phạm với biệt danh “sát thủ bikini”.

Kẻ giết người hàng loạt
Danh sách nạn nhân chết dưới tay Charles Sohraj chưa dừng ở đó. Tại Hong Kong, Sohraj gặp một cặp đôi sinh viên Hà Lan là Henk Bintanja và Cornelia Cocky Hemker đang du lịch vòng quanh Đông Nam Á. Tự giới thiệu là Alain Dupuis, một doanh nhân kinh doanh đá quý, Sohraj hào phóng bán cho Cornelia chiếc nhẫn đá quý của mình với giá hời 1.600 USD. Để tỏ ra hiếu khách, hắn còn mời đôi tình nhân tới “biệt thự sang trọng” của mình ở Bangkok.

Hắn hứa sẽ lái xe đưa 2 người ra tận sân bay. Thế nhưng, cũng giống như nhiều nạn nhân khác, 2 người bạn Hà Lan nhanh chóng bị ốm một cách đầy khó hiểu. Chuyến bay bị hoãn lại. Sohraj dưới vỏ bọc là người bạn doanh nhân tỏ ra ân cần chăm sóc họ và chăm sóc luôn cả toàn bộ tài sản có giá trị và hộ chiếu của họ.

Cái đêm mà Charmayne Carrou đến tìm nhà Sohraj, cũng là lúc Henk and Cocky được nhanh chóng đưa ra khỏi căn nhà hộ dù đang ốm đau. Không ai dám hỏi tại sao chỉ có Sohraj và Ajay trở về với mùi xăng nồng nặc và người bám đầy bụi bẩn nhưng các thành viên khác trong gia đình bắt đầu cảm thấy nghi ngờ.

Ngay ngày hôm sau, báo chí Bangkok rầm rộ đưa tin 2 khách du lịch bị cướp và giết. Hai nạn nhân, một nam, một nữ bị bóp cổ chết trước khi bị tẩm xăng đốt cháy. Cảnh sát không tìm thấy bất cứ giấy tờ tùy thân nào trên người nạn nhân.

Về phần Sohraj, có hộ chiếu của Henk trong tay, hắn một mình lang thang tới Nepal. Tại Kathmandu, một cặp du khách phương Tây khác lại trở thành con mồi ngon của kẻ sát thủ máu lạnh. Anh chàng Laddie DuParr đến từ Canada tới đây để chinh phục đỉnh Everest trong khi Annabella Tremont là một cô gái người Mỹ đang ngao du để kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống. Hai người tình cờ gặp nhau ở Nepal và nhanh chóng trở nên thân thiết.

Không biết Sohraj đã tiếp cận họ thế nào và “xử lý” ra sao, chỉ biết một thời gian ngắn sau đó người ta tìm thấy thi thể một người đàn ông bị thiêu chết giữa cánh đồng, trên người còn nhiều vết dao đâm. Trong khi cảnh sát địa phương đang loay hoay xác định danh tính nạn nhân thì xác của Annabella được tìm thấy cách đó không xa. Cô bị đâm nhiều phát vào ngực cho tới chết.

Manh mối đầu tiên được xác định càng làm vụ án rối thêm. Hải quan thông báo một người đàn ông có tên Laddie DuParr rời Nepan ngay sau cái chết của Annabella. Biết được mối quan hệ thân thiết giữa 2 người, cảnh sát nhận định chính DuParr ra tay giết cô bạn gái mới quen và tẩu thoát khỏi Nepan. Nhưng họ không thể xác định được động cơ giết người và quan trọng hơn, thi thể người nam giới gần đó là ai?

Hành trình tội ác của sát thủ gốc Việt (kỳ cuối)

Lưới trời lồng lộng, Charles Sobhraj bị bắt không lâu sau khi các quốc gia y gây án đồng loạt phát lệnh truy nã. Tuy nhiên, dù đang thụ án chung thân nhưng Sobhraj vẫn gây bất ngờ khi kết hôn với cô gái kém mình 41 tuổi.
Vạch mặt kẻ thủ ác

Cảnh sát Nepal không thể ngờ lại rơi vào bẫy của Charles Sobhraj. Làm sao Laddie DuParr có thể là hung thủ giết Annabella khi anh còn bị chết trước cô. Thi thể người đàn ông bí ẩn mà cảnh sát đang loay hoay truy tìm danh tính không ai khác chính là Laddie DuParr.

 Hành%20trình%20tội%20ác%20của%20sát%20thủ%20gốc%20Việt%20%28kỳ%20cuối%29
Charles Sobhraj (giữa) và cô vợ trẻ y cưới khi đang thụ án chung thân tại Nepal.

Kẻ thủ ác sử dụng hộ chiếu của chính nạn nhân, ung dung rời Nepal. Hắn tới Bangkok, rồi lại sử dụng một hộ chiếu khác của Henk Bintanja (nạn nhân bị thiêu chết ở Hong Kong) quay lại Nepal ngay ngày hôm sau nhằm đánh lạc hướng điều tra của cảnh sát.

Cùng thời điểm này, ở Thái Lan, Dominique, Yannick và Jacques tìm thấy hộ chiếu của hàng loạt những du khách xấu số từng gặp Sobhraj trong căn hộ. Họ nhận ra mình đang ở trong nhà một kẻ giết người hàng loạt chứ không đơn thuần là một kẻ trộm như họ vẫn nghĩ. Cả 3 vội  bỏ trốn về Paris, không quên khai báo toàn bộ vụ việc cho cảnh sát.

Ở Nepal, cảnh sát cũng lần ra, trước khi chết, Laddie và Annabella có qua lại với Sobhraj, Marie và Ajay. Nhưng khi được hỏi, cả 3 đều chối bay chối biến. Biết không thể nấn ná ở lại Nepal, hắn cùng 2 đồng bọn thân cận vượt biên sang Ấn Độ, rồi tới Calcutta lánh nạn. Không có tiền trong tay, lại đang bị truy nã khắp Nepal và Thái Lan nhưng Sobhraj không hề tỏ ra nao núng. Hắn lập sẵn những kế hoạch tiếp theo và cái cần nhất là một số tiền vừa đủ và hộ chiếu sạch.

Học giả người Israel, ông Avoni Jacob không may lọt vào mắt xanh của Sobhraj. Avoni Jacob bị siết cổ chết ngay trong căn phòng khách sạn tại Calcutta, hộ chiếu, séc và khoảng 300 USD tiền mặt bị lấy mất.

Có trong tay hộ chiếu sạch, Sobhraj dẫn Ajay và Marie tới Singapore rồi tiếp tục bay về Thái Lan. Phải nói, Sobhraj quá liều lĩnh khi quay trở lại nơi mà tội ác của hắn đã bị phanh phui. Tuy nhiên, hắn đủ thông minh để nhận ra rằng, chỉnh phủ Thái Lan sẽ chẳng dại gì mà làm rùm beng vụ án “sát thủ bikini” vì sợ ảnh hưởng tới du lịch đất nước.

Và hắn đã đúng, cảnh sát Thái Lan vào cuộc một cách nửa vời. Và ngay cả khi bị bắt, Sobhraj không quá khó để mua lại tự do cho mình và đồng bọn bằng cách hối lộ cảnh sát 18.000 USD.

Rời Thái Lan, bọn chúng tạm dừng chân tại Malaysia để mua đá quý mang sang Geneva, Thụy Sĩ bán. Không biết điều gì xảy ra với Ajay nhưng chỉ một mình Sobhraj ra sân bay gặp Marie. Cô định hỏi về Ajay nhưng ánh mắt Sobhraj như nói với cô rằng đừng bao giờ hỏi bất cứ điều gì về cậu nhóc đó. Marie tự hiểu thằng nhóc lạnh lùng từng là trợ thủ đắc lực cho Sobhraj đã không còn giá trị và có thể đang nằm ở một nơi nào đó trong các khu rừng nhiệt đới Malaysia.

Dưới tác động của báo chí, cảnh sát Thái Lan buộc phải vào cuộc truy bắt tên sát nhân giết hại hàng loạt du khách, gây ảnh hưởng nghiêm trọng với ngành du lịch trong nước. Interpol sau khi chắp nối nhiều vụ việc trên nhiều quốc gia cũng vào cuộc truy bắt Charles Sobhraj.

Sa lưới
Sobhraj và Marie lên kế hoạch xây dựng một “gia đình” mới. Họ dắt về 2 phụ nữ phương Tây bị lạc đường là Mary Ellen và Barbara tại Bombay, Ấn Độ. Cả 4 cùng lên đường tới Delhi để thực hiện một âm mưu mới.

Tại đây, Sobhraj bám theo một nhóm sinh viên người Pháp đang du lịch và nhanh chóng trở thành một hướng dẫn viên tình nguyện cho họ. Nhóm sinh viên tỏ ra rất tin tưởng và vui vì gặp được một đồng hương nhiệt tình tại Ấn Độ mà không biết đang bị lợi dụng. Sobhraj phân phát cho mọi người một loại thuốc mà hắn nói là “thuốc chống kiết lỵ” nhưng thực chất lại là thuốc gây mê mạnh. Hắn định chờ lúc nạn nhân bị say thuốc để đột nhập và khoắng sạch tài sản của họ.

Nhưng lần này Sobhraj tính sai một bước. Thuốc gây mê quá mạnh, nhiều sinh viên uống thuốc chưa kịp vào tới phòng ngã hết ra tiền sảnh. Mọi nghi ngờ dồn về phía người bạn mới Sobhraj. Hắn bị một nhóm sinh viên bắt lại và gửi cho cảnh sát.

Sobhraj không ngờ đây chính là ngày tàn cho sự nghiệp phạm tội của hắn. Trong khi vẫn khăng khăng chối tội, hàng loạt các bản cáo trạng ào ào gửi tới chống lại Sobhraj. Cảnh sát Thái Lan dành bản án 20 năm tù cho hắn vì hàng loạt các vụ giết người tại Thái. Tòa án Nepal, Ấn Độ đang chờ thẩm vấn Sobhraj về một loạt các vụ án mạng tại đây. Trong khi đó, chính quyền Hy Lạp và Afghanistan vẫn chưa  quên những vụ vượt ngục ly kỳ của hắn. Và trên đất Pháp, cái tên Charles Sobhraj cũng có không ít các tội danh. Cuối cùng, hắn cùng đồng phạm bị giải tới nhà tù Tihar khét tiếng ở ngoại ô New Delhi.

Tính tới thời điểm đó, ít nhất 2 phụ nữ Mỹ, 2 người Canada, 1 người Thổ Nhĩ Kỳ, 2 người Hà Lan, 1 người Pháp và 1 người Israel chết một cách bí ẩn dưới tay hắn.

Hồi kết vẫn còn sóng

Sau 2 năm bóc lịch ngồi chờ xét xử và với hơn 10 tội danh, Charles Sobhraj có thể phải đối mặt với án tử. Sobhraj hiểu quá rõ các luật ngầm trong hệ thống pháp luật Ấn Độ và không biết hắn có dùng tiền mua chuộc quan tòa không, chỉ biết, tòa tuyên một bản án 12 năm dành cho Charles Sobhraj. Bản án khiến không ít người bất mãn. 


Hành%20trình%20tội%20ác%20của%20sát%20thủ%20gốc%20Việt%20%28kỳ%20cuối%29
Chân dung cô vợ trẻ, xinh đẹp của Charles Sobhraj.

Sau khi mãn hạn tù, Charles Sobhraj bị dẫn độ ngay về Thái Lan để tiếp tục lĩnh án. Có lẽ chính vì thế, nhân dịp kỷ niệm 10 năm bị giam ở nhà tù Tihar, hắn tổ chức một bữa tiệc thân mật mời các tù nhân và quản ngục tới dự. Khi tất cả lăn ra vì thuốc mê, hắn đủng đỉnh rời khỏi nhà tù và chờ bị bắt lại. Thực chất, đây không phải một vụ vượt ngục, hắn muốn nhân cơ hội này được ở lại nhà tù Tihar cho tới khi lệnh bắt của Thái Lan hết hiệu lực. Hơn ai hết, hắn hiểu mình là một tội phạm quốc tế, vượt ngục thì quá dễ nhưng sống ở ngoài mới là khó.

Một lần nữa hắn tính đúng. Sau khi bị gia hạn tù 10 năm nữa, tháng 2/1997, tên tội phạm với hơn 10 tội danh nghiêm trọng đàng hoàng bước ra khỏi nhà tù Ấn Độ. Sobhraj bị trục xuất về Pháp. Tháng 9/2003, chẳng hiểu lý do gì mà hắn lại quay lại Nepal và bị bắt tại một sòng bạc casino. Mùa hè 2004, tòa án Nepal tuyên án chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản của kẻ giết người hàng loạt trên đất nước này.

Trong lúc đang cố gắng tìm cách kháng án, Sobhraj thực hiện kế hoạch vượt ngục lần nữa nhưng bất thành. Bản án cuộc đời tạm khép lại, Sobhraj sẽ phải dành hết quãng thời gian còn lại của mình trong nhà tù Nepal.

Tuy nhiên, không vì đó mà hắn ngừng nổi tiếng. Hàng loạt các hãng làm phim, nhà xuất bản và các cơ quan báo chí tìm đến để xin viết về cuộc đời tội phạm có một không ai của hắn. Từ một tên tội phạm nguy hiểm, Sobhraj trở thành người nổi tiếng và sống cuộc sống sung túc, giàu có ngay trong nhà tù Nepal.

Năm 2008, Sobhraj một lần nữa gây sốc với giới truyền thông khi bất ngờ tuyên bố đính hôn với một phụ nữ người Nepal mới 23 tuổi tên là Nihita Biswas. Cô gái trẻ hoàn toàn biết về thân phận của kẻ thủ ác như vẫn một lòng kết hôn với Sobhraj. Không ai nghi ngờ về tài ăn nói và mưu mẹo của Sobh raj nhưng việc một cô gái trẻ chấp thuận lấy y khi đã ngoài lục tuần đang phải lĩnh án chung thân là điều thực sự khó tin.

Hồng Minh




-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 11/Oct/2014 lúc 12:34pm
 
 

 
 
Mời xem truyện ngắn với lời hành văn miệt vuờn.
 
TÔI CƯỚI VỢ
Thái Quốc Mưu
 
 
Hồi học lớp đệ tứ (lớp 9 bây giờ), tôi có đọc đâu đó truyện ngắn tựa  là "Lấy vợ miền quê", của tác giả nào tôi quên. Tôi rất khoái truyện  ngắn nầy và định bụng lớn lên mình cũng “lấy vợ miền quê” như tác giả kia.
Nói thì hơi xấu hổ, vừa đậu Tú Tài phần hai, lúc đó tôi mới 18 tuổi  tây, tức 19 tuổi ta, mà tôi đã..."muốn vợ"! Con trai mà “muốn" chuyện  gì thì thường vòi vĩnh với mẹ, như chiếc xe đạp, đồng hồ, quần áo mới,  kể cả chiếc solex cáu cạnh tôi đang chạy, mà chỉ hàng “thiếu gia”... ở   tỉnh như tôi mới có.
 
Những thứ đó tôi đều manh dạn nói với mẹ, và lần nào cũng vậy, mẹ tôi  không cần suy nghĩ mà “ô kê” liền. Còn cái vụ "muốn vợ" nầy, tôi có  miệng mà chẳng thốt nên lời! Tôi định bụng lúc nào mẹ vui và khi chỉ  có hai mẹ con ở nhà thì tôi "tâm sự" liền. Mẹ lúc nào lại không vui!
Vả lại tôi là con một trong gia dình, chỉ cần ba tôi đi uống cà phê  hay đi đâu đó thì có biết bao nhiêu dịp… may!
Thế mà khi thấy mẹ ngồi, tôi vừa xề lại thì bao dũng khí đã tiêu tan!
Bao lần như vậy, dường như bà để ý, giọng ngọt ngào cố hữu:
- Gì đó con trai cưng? Muốn gì nữa phải không?
Lúc đó tôi chỉ cần một “gờ-ram” dũng khí, thêm một tiếng "vợ" sau   tiếng "muốn" của me tôi thì đòn cân cục diện đâu lại vào đấy rồi.
Đàng nầy tôi lại nhút nhát, rụt rè! – Điều nầy, vốn không phải là bản  tính của tôi:
- Dạ... có "muốn" gì đâu mẹ!
Trả lời xong tôi thấy ấm ức, giận mình sao quá yếu gan! Thì may thay,  vợ chồng anh hai Trân tới chơi. Anh với tôi là chú bác ruột tôi. Hai  Trân là con trai trưởng của bác hai, còn cha tôi đến thứ chín, nên ảnh  nhỏ hơn cha tôi chẳng bao nhiêu. Anh rất vui tính, cởi mở, lẹ làng,  sốt sắng. Cái gì cũng chịu hoạch toẹt, không chịu úp úp mở mở, nên có
khi hơi lố lố. Vậy mà tôi lại quý mến anh ở điểm nầy nhất, mới lạ!
Chưa chào hỏi mẹ tôi, anh nhìn tôi bôm bốp:
- Đậu (Tú Tài ) rồi hả mậy? Là người lớn rồi, cưới vợ được rồi đó nghen!
Thuở đó đậu Tú Tài cũng oai lắm, kiếm việc làm dễ như chơi. Trong thân  tộc có người đậu tú tài là niềm hãnh diện chung. Nghe anh nói, tôi  khoái chí tử, nhưng cũng làm bộ:
- Mới bây lớn mà có vợ gì anh ơi!
- Sao lại “bây lớn"? Hồi tao cỡ mầy là con cu biết gáy rồi. Mầy hỏi   chú chín....
Chị hai thúc mạnh vào hông chồng:
- Nói bậy không hà! Thím chín kìa!.. Chú nó còn nhỏ...
- Nhỏ nhỏ cái gì? Cỡ tuổi nó tôi có con rồi!
Tôi mỉm cười, thấy thích anh lạ! Anh hai quay sang mẹ tôi:
- Thím chín! Em lớn rồi nghen thím. “Nam đại bất hôn như liệt mã vô  cương”đó thím. Em nó đẹp trai, học giỏi, nhà giàu, mà thím không chịu  cưới vợ cho nó là có ngày có người bồng cháu nội về cho thím nuôi đó!
Chị hai nạt:
- Nói bậy không hà! Cái tật không bỏ!
Anh hai nói chuyện thường chêm vào mấy câu chữ nho, những lần đó tôi  cũng bực mình, vì có câu tôi cũng không hiểu nghĩa rõ ràng.
Câu anh vừa nói tôi hiểu, xem ra nó cũng hay đó chứ! Còn chị hai, là  người phụ nữ nết na, đẹp lại hiền, hay kìm chế chồng những khi anh quá  trớn. Đặc biệt lần nầy tôi lại thấy chị hơi… quá trớn!
Mẹ mỉm cười:
- Biết nó chịu không mà cưới?
Tim tôi đập thình thịch. Không ngờ diễn tiến lại thuận lợi như vậy. Mẹ  nói thế tức là nếu tôi "chịu" thì mẹ cưới chứ gì? Ôi con đường... cưới  vợ sao mà hanh thông như vậy!
Anh hai quyết liệt:
- Sao lại hổng chịu thím? Hỏng lẽ nó muốn vợ nó lại la làng lên sao?
Hồi trước con muốn vợ, con cũng đâu dám nói cho má con mà phải nhờ chú  chín mở hơi giùm. Thím quên rồi sao?
Quay qua tôi, anh dịu giọng:
- Nè cưng, anh hai hỏi thiệt nghen, cưng có muốn cưới vợ không?
Phải nói là nhờ anh hai mà lòng tôi tràn dũng khí. Tôi quyết không bỏ  lỡ cơ hội. Chỉ cần tôi nói một tiếng "muốn" là bài toán có đáp số  ngay, và bao nhiêu đè nén trong lòng bấy lâu chắc chắn giờ đây tan biến!
Nhưng như vậy xem phàm phu quá! Tôi cười cười, đợi cho mọi người chờ  một lát, thần khẩu xui tôi phát ra một câu quá tuyệt vời:
- Thì hồi trước anh hai sao thì giờ em vậy thôi!
Mọi nghười cười rần và mang ý nghĩa khác nhau. Tôi cười cho... đở mắc  cở. Chị hai cười xòa góp phần vui; anh hai cười ngất, cười sặc sụa của  người thích chí; còn mẹ thì cười hiền hòa, sung sướng, lấy tay áo chậm  hai khóe mắt rưng rưng. Tôi thấy thương mẹ vô cùng, sà vào lòng mẹ. Dù
là một cậu tú, nhưng với mẹ, tôi vẫn thường thích mẹ vuốt ve như thuở  lên ba. Mẹ vò tóc tôi, nói với anh chị hai:
- Bây thấy hôn? Nó làm còn như nhỏ lắm vậy!
Mẹ hỏi tôi:
- Bộ con có để ý bạn gái nào ở trường hả?
Tôi lắc đầu. Mẹ bảo:
- Vậy thì mẹ biết ai mà cưới cho con?
Anh hai nhanh nhẩu:
- Thì làm mai! Hồi trước chú chín cũng vậy, con cũng vậy. Có ai thương yêu ai trước đâu? (liếc sang chị hai) Chừng về ở chung cũng khoái thấy  mồ...
Anh phủi bàn tay chị hai định nhéo vào hông anh:
- Vậy chớ hỏng phải sao?
Rồi quay sang tôi, anh lại ngọt ngào và xôm tụ:
- Nè, bây giờ em chưa quen ai phải không? E hèm! Hồi trước anh cũng  vậy thôi. Có sao? Nhưng em phải cho thím chín và anh chị hai đây biết  mẫu người em ưng thế nào thì ở đây mới kiếm cho em được chứ! Thí dụ,  hồi trước anh ra tiêu chuẩn là phải vừa đẹp, vừa hiền, vừa có chút học vấn.
Em thấy hôn, chị hai đúng bon tiêu chuẩn đó, Anh thấy là khoái liền.
Hề hề…!
Tôi thấy mặt chị hai đỏ lên vì sung sướng:
- Nói không biết mắc cở....
Sẵn đà, tôi tiếp:
- Mà phải ở miệt vườn nữa em mới chịu.
Anh hai có vẻ cụt hứng, còn mẹ thì có vẻ vui:
- Phải đó à bây, con gái ở vườn nó nết na, thùy mị, giỏi giang.
Anh hai cười. lại xông xáo:
- Trúng tủ bả rồi! Mà cũng dễ thôi! Thím bán tạp hóa lớn, mối mang  miệt vườn biết bao nhiêu, nhờ họ mối lái giùm.
Chị hai:
- Sao hăng hái dữ! Mai mốt anh hai chịu lạy đó nghen!
- Tất nhiên! tất nhiên!
Thói thường người ta tin tưởng vào những gì mình hy vọng, và sợ mất  những gì mình có. Mẹ đã xong rồi, còn ba thì sao? Ba thường hay chìu ý  mẹ dù đôi khi ý mẹ có đôi chút ông chẳng hài lòng, nhưng đó là những  việc nhỏ đời thường, còn đây là "hôn nhân đại sự", liệu ba có còn chìu
mẹ hay không?
Ngày hôm sau, tôi thấy ba có vẻ khác khác - vậy là mẹ nói với ba rồi!
Ba ít nói, có chiều nghĩ ngợi. Khi giáp mặt tôi, ba mỉm cười khó hiểu.  Phúc hay là họa đây!
Rồi ngày tôi chờ đợi cũng đến. “Phái đoàn” gồm ba mẹ, anh chị hai và  tất nhiên có vai chánh là tôi. Thật khó tả được bao cảm xúc bồn chồn  lo lắng, hồi hộp, đủ thứ lộn xộn trong lòng tôi. Mẹ tôi cứ dặn dò đủ  mọi việc, hết chuyện nọ tới chuyện kia, đến nỗi khó mà nhớ hết; còn  anh hai thì cứ lải nhải bên tai "bình tỉnh, bình tỉnh, đừng có run". Nhà ông nhạc tôi (tạm gọi vậy) ở xã Ngũ Hiệp, cách thành phố Mỹ tho 30
cây số về hướng tây. Chợ Ngũ Hiệp nằm bên kia sông, muốn qua phải nhờ  một phà nhỏ. Từ chợ, theo lời bà mai, chúng tôi phải đi bộ thêm gần  ngàn mét nữa. Nghe vậy anh hai nói với tôi:
- Như vậy là "vườn trong vườn" rồi phải không cưng? Tiêu chuẩn một đạt  hai trăm phần trăm rồi hén!
Chị hai cau mặt:
- Cái ông nầy lúc nào cũng đùa được.
Thật vậy, đây là vùng trù phú đất đai, cây lành trái ngọt. không biết  cơ man nào là cây trái quả mọng trĩu cành! Cam, bưởi, sa bô, dừa, vú  sữa, nhãn, chôm chôm... nhất là sầu riêng cây nào cây nấy chân tay đeo  đầy nghẹt quả, theo gió thơm lừng. Bà mai chỉ tay về căn nhà ngói kiểu
xưa (kiểu "chữ đinh") nói:
- Nhà đó đó.
Tất cả dừng lại “hội ý”. Mẹ khẩn trương thấy rõ, lại dặn dò:
- Nhớ những gì mẹ dặn nghen con!”
- Dạ!
Anh hai cũng thì thào:
- Nhà cất kiểu nầy mà gặp ông già củ tỏi thì mệt lắm à nghen!
Chị hai nạt nhỏ:
- Ông lo cái miệng ông đó. Vô đó nói bậy đi!
Bà mai vô trước, mẹ sửa lại áo quần tôi chưa xong thì có người ra mời  vào. Giờ phút nầy tôi càng thấy tình mẫu tử bao la như thế nào. Mẹ hồi  hộp như sắp bước vào nơi hang hùm nọc rắn không bằng, lại điệp khúc  "Nhớ nghe con!" lại phát ra!
Vừa vào cỗng, tôi bị hốt hồn vì hơn hai chục cặp mắt, đủ hạng tuổi,  nhiều nhất là trẻ em chăm chú vào tôi, một bà trạc tuổi mẹ có lẽ thông  cảm được điều ấy, bèn rầy đám nhỏ:
- Nè, mấy đứa làm gì tụ tập lại đây dữ vậy? Có đi hết không?
Đám trẻ tản đi vài bước rồi bẽn lẽn đứng nhìn. Phòng khách được bài trí hai bàn. Bàn giữa gồm ba mẹ tôi, bà mai, ông
bà nhạc và hai vị cao niên. Bàn bên có anh chị hai tôi và bốn người  bên gái cùng trang lứa.
Phần tôi nghe lời mẹ là không được ngồi, mà đứng sau ghế cha mẹ, hai tay xếp lại để dưới bụng (nếu đã mời trà xong), tư thế y như lính hầu  ở phủ huyện, hay các thái giám ở cung đình hầu hạ đức vua!
Theo cách nói chuyện… lại có dịp đứng trước nhạc phụ mẫu; tôi biết ông  bà là người cởi mở, dễ tính. Câu chuyện của hai "sui" càng lâu càng  khởi sắc tốt đẹp. Dần dà khách khí không còn, mà như đã quen nhau từ  trước vậy.
Bỗng Ông nhạc gọi:
- Con hai đâu, châm trà mới đi con!
Một tiếng "dạ" thảnh thót không kém Điêu Thuyền thời Tam Quốc từ nhà  dưới vọng lên làm tim tôi rộn ràng. “Phái đoàn” nhà trai ai cũng hồi  hộp chờ đợi. Bởi ai cũng biết bảo “châm trà” chẳng qua là lời nói khéo  cho con mình ra chào để nhà trai “coi mắt” đó thôi!
Mẹ quay lại nhìn tôi mỉm cười, thầm bảo ”hãy xem kỹ vì thời gian không  lâu”. Tôi chưa kip mỉm cười với mẹ thì rèm hoa lay động, một kiều nữ  vận bộ bà ba, không phấn không son mà má phấn môi hồng.Tóc dài phủ  long gọn gàng bởi chiếc kẹp vàng có đính bông hồng chói lọi. Thoạt  trông, tôi giật nẩy người, đến nỗi bố vợ nhìn thấy. Đợi giai nhân chăm
trà xong, ông vội bảo:
- À quên nữa, cháu qua bên ngồi uống nước, hay cứ ra ngoài dạo cho thoải mái.
Mẹ lại quay ra tôi, nhướng mày, thầm bảo “hãy đi đi con”, vì thực ra,  ông nhạc cũng ngầm ý cho tôi và vợ tôi gặp nhau để “tìm hiểu”, dù thời  lượng ít oi, nhưng nếu tri túc ắt tiện túc mà thôi! Mọi sự đều được người lớn sắp xếp có bài có bản và, có màn có lớp hẳn hoi!
Không khí bên ngoài thực thoải mái. Nhiều loại cây trái lớn nhỏ thi  nhau che rợp ánh mặt trời làm mát rượi cả một không gian rộng. Vài tia  sáng yếu ớt cố gắng chen vào đất tạo thành những đóm trắng lưa thưa  đây đó tựa rãi hoa. Mùi sầu riêng thơm lừng. Hàng sa-pô thẳng tắp trái  nặng sai oằn. Mấy nhánh ổi cho trái bóng láng no tròn, rục mềm rơi  rụng tứ tung, tỏa hương thơm bát ngát. Chim hót líu lo, bướm vờn thẳng cánh.
Đàn ong tranh nhau hút mật của trăm ngàn hoa đủ sắc đủ màu. Rõ ràng là  vùng đất lành thừa mứa cây lành trái ngọt.
Bên sau một giọng êm đềm:
- Biết người ta ưng hay không mà dám đi hỏi vậy?
Tôi quay lại, thì ra là vợ tôi, (tạm gọi vậy), mà cũng là Vi, người đã  làm tôi kinh ngạc đến đánh thót cả người khi nãy!
Vi là bạn học cùng lớp với tôi hồi năm đệ tứ. Hồi đó lớp đệ tứ được xem là cái “móc” của sự chia tay. Bởi con trai, nếu thi rớt thì cha mẹ  thường cho nghỉ để học nghề, còn thi đậu (cấp bằng Trung Học Đệ NhấtCấp) thì cũng mỗi người một hướng đi: Vào sư phạm hoặc  gành nghề nào  đó, hoặc học tiếp ba năm nữa để lấy Tú Tài rồi lên đai học. Con gái  thì ít người được học đến chốn đến nơi. Rớt hay đậu cũng  th ường bị cha  mẹ cho nghỉ mà lo phụ việc nhà, viện lẽ con gái “học cao” khó có  chồng! Vi cũng nằm trong số phận nầy. Bởi vậy cuối năm đệ tứ, chúng  tôi thường trao nhau lưu bút, mọi người đều nắn nót tuồng chữ cho  trang mình thường tặng cả ảnh, dán vào giữa trang viết, dưới đề:
"Thương nhau mới tặng ảnh nầy,
Để làm kỷ niệm những ngày xa nhau'
Dù cho ảnh có phai màu,
Cũng đừng xé bỏ mà đau lòng người!”
 
 
Không biết bốn câu thơ ấy là của tác giả nào, sáng tác tự bao giờ, mà  đến nay, thỉnh thoảng tôi lại thấy sau bức ảnh ”tặng nhau” của các em  cũng có đề như vậy.
Hơi lạc đề, nhưng nói thêm cho vui: Hồi đó tôi cũng có quyển lưu bút,  tất nhiên khi ai nhận thì cũng nắn nót từng chữ và giữ sạch sẽ như nói  ở trên. Khi tôi đưa cho thằng Nhứt, ngày sau nó trả (thường thì vậy),  nó viết vào trang đôi mấy chữ tổ bố: “Lưu niệm làm cái xê bình phương
gì?" (2), rồi láu cá ký tên giáp cả hai trang giấy!
Tôi xem giận run. Cự nó. Nó cười: “Để sau nầy mầy nhớ tao”.
Tôi nghe cũng xìu lòng. Quả thật, đến giờ, nó là người tôi nhớ nhất. 
Và đến ngày cuối, chúng tôi tổ chức tiệc liên hoan cuối khóa tại lớp.
Văn nghệ xung quanh các bài hát về “mùa chia tay”, “tạm biệt”, “nỗi  buồn hoa phượng”... Tôi có sở trường ngâm thơ, ngâm hai bài thơ Đường  luật, bài đầu của thầy H.C, giáo sư sử địa (3), bài nầy tôi chỉ nhớ  hai câu cuối:
“...
Rồi đây nếu chẳng sau mùa phượng,
Tất cũng mai kia ở chợ đời!”
 
 
Và bài họa của tôi:
"Việc cũ, ngàn sau vẫn đổi dời.
Chút tình tâm huyết nói sao vơi?
Luyến lưu kẻ ở đôi dòng lệ,
Tiếc nhớ người đi một góc trời
Chín tháng vui buồn trong một lớp,
Vài giây ly biệt rẽ ngàn khơi,
Đường mây một kẻ hanh thông bước,
Một kẻ lang thang giữa chợ đời!
(Thơ Kha Tiệm Ly)
 
 
Đám con gái mắt đỏ hoe, có đứa khóc thành tiếng. Chúng tôi lai tặng  quà lưu niệm cho các bạn “nghỉ luôn”. Tôi tặng Vi cái kẹp tóc bằng  vàng 14 (tôi là... “thiếu gia” mà! Vàng hồi đó rẻ lắm, đàn bà con gái chẳng thấy ai đeo, có đeo thì cũng sơ sài, đeo nhiều mắc cở, bị coi là  “quê”; không thấy ai đeo cục cục như giờ. Vi tặng lai cho tôi cây bút  Pilot nắp vàng, loại cao cấp nhất thời ấy.
- Sao không trả lời?
Vi nghiêm trang như thuở nào, tôi hơi chột dạ:
- Thật lòng tôi không ngờ mình đi hỏi cưới Vi. Đã bao năm rồi, vả lại  lúc đó mình còn nhỏ cả mà!
- Bộ mấy năm qua không nhớ chút gì về Vi sao?
- Vẫn nhớ về người bạn nhỏ hiền lành, nhiều nước mắt.
Vi vừa đưa tay rút cây viết trên túi áo tôi, vừa nói:
- Xin lỗi nghe, cho Vi mượn.
Rồi xoay cán viết, nhìn những dòng chữ khắc trên ấy, Vi có vẻ xúc động:
- Vẫn còn giữ của Vi à?
Tôi không đáp, nhìn hai rèm mi chơm chớp, tôi thấy Vi đẹp não nùng.
Tôi nắm lấy tay Vi:
- Không ngờ lại gặp lại Vi. Chẳng phải không có duyên số hay sao? Vi  đồng ý nhé!
Vi tủm tỉm cười:
- Nếu em không ưng thì sao?
- Thì anh về, nhưng xin gởi trái tim anh lại.
Lại cười:
- Rõ là thi sĩ! Em đã đồng ý từ khi bà mai nói chuyện với ba mẹ, đâu  phải đến bây giờ.
- Không biết mặt làm sao ưng?
Vi kéo mái tóc về phía trước ngực:
- Khờ quá đi! Mọi người ở đây ai không biết con trai một của tiệm tạp  hóa Vạn Phát, chứ em thì rành lắm. Vị “công tử” ấy còn tặng cho em  chiếc kẹp xinh đẹp nầy nữa phải không?
Trên đường về, mẹ luôn miệng với ba:
- Con nhỏ xem nết na và lịch sự (4) ghê ông há?".
Lại lo ngại:
- Hổng biết nó có ưng thằng con trai cưng tôi không nữa?”
Nãy giờ tôi lặng thinh, nhớ lại những lời nói của Vi mà thấy lòng hân  hoan lạ. Nhưng thấy mẹ cứ lo lắng mãi, tôi mói nói:
- Chắc ăn rồi mẹ ơi! Mẹ đừng lo!
Mẹ nghi ngờ. Anh hai nói:
- Hồi nãy ngoài vườn tụi nó nói chuyện, chỉ cần khi về, đá lông nheo một cái là kể như xong. Thím lo gì!
Ba châm vào:
- Hồi trước bả cũng vậy, sao bả mau quên quá!
Không biết mẹ đánh hay phủi bụi cho ba::
- Cha già mất nết!
 
oOo
 
Thế là chậm lắm khoảng một tuần, mươi ngày tôi đều đến tham nhạc gia,  nhạc mẫu. Ba mẹ vợ tôi đều nhân hậu, nghiêm khắc với con cái nhưng xem chừng ”dễ” với thằng rể tương lai.
Trước khi đi, ba tôi dặn. Con đến đó thấy cái gì làm được thì làm, chứ  đừng lấy mắt ngó là không được! Ngày xưa trước khi cưới, phải làm rể  ba năm: Chẻ củi, vác lúa, cày bừa, làm đủ thứ nặng nhọc, chứ chẳng phải  chơi đâu!
Nhưng tôi biết cái gì mà làm, mà phụ? Lần đầu đến, tôi thấy ba vợ tôi  đang chài cá, thấy tôi sựng rựng, ông hiểu ý, nói:
- Con đứng chơi, ba vãi vài chài nữa ba vô.
Thế coi sao được! Đợi mỗi khi ba kéo chài lên, tôi phụ gỡ cá, mà có  được đâu! Tôi đụng tới con nào thì con ấy giãy rồn rột, rách cả tay,  có khi phóng lại xuống mương; trong lúc ông bỏ vào giỏ lia lịa như bỏ  đá vào vậy!
Một lần thì thấy ông đang chiết nhánh cây, cái nầy tôi càng mù tịt,  nhưng cũng có việc làm là... đưa dây cho ba tôi cột “bầu”; cái công  việc không cần người phụ tá!
Ba vợ tôi rất điệu đời, ông thường bảo vợ tôi dắt tôi ra vườn xem có  “cái gì nó thích thì hái nó ăn”. Tôi biết ba tạo điều kiện cho chúng  tôi chuyện trò. Ông dư hiểu, bởi nói tiếng là thăm cha mẹ vợ, nhưng  chủ yếu của chàng rể tương lai nào cũng là thăm... vợ cho đở nhớ mà thôi.
Nếu không, tại sao mỗi lần đến thăm mà cha mẹ vợ đi vắng thì chàng rể  lại hớn hở trong lòng!?
Vườn nhà vợ tôi đủ loại cây nên có trái quanh năm, chúng chen chút  nhau nên chỉ cách hơn mười thước là không thấy dáng người. Tôi có cảm  tưởng như hoàng tử gặp công chúa trong rừng vậy! Đến hàng dừa tơ, quày  ôn trĩu trái màu vang rực, sai oằn đụng tới mép mương, Vi đưa tôi dao,
bảo:
- Chặt dừa uống nhé!
- Trái nào đây?
- Thì tùy chọn
Khổ sở lắm tôi mới đem được hai trái dừa rời quày được. Dùng dao chặt  phần đầu có cuống. Dao bén ngót mà tôi phạt năm bảy nhát liền mà vỏ  dừa chỉ dập dập, trầy trầy, tung mấy miếng văm! Vi cười khoe hai hàm  răng đều như hạt bắp:
- Để nô tì giúp cho, thưa công tử!
Giành lấy dao, Vi chỉ phập ba nhát nhẹ nhàng mà vỏ dừa tách ra từng  mảng lớn, nhát thứ tư, nhẹ hơn, chạm vào gáo, Vi thuần thục lách nhẹ  lưỡi dao, để lộ phần “cái” trắng bóc mịn màng, bao quanh phần nước  sóng sánh trong veo! Một tay đưa dừa cho tôi, tay kia chỉ chỉ vào trái  dừa
bảo:
- Chặt dừa phải chặt đầu lớn nầy nầy, Lưỡi dao phải để hơi xiêng. Ai  đời ở trên bổ xuống... 90 độ. Làm sao đứt được?
Lợi dụng tôi nắm lấy cổ tay tròn trịa mịn màng của Vi, ghé mũi xuống hít một hơi dài. Vi vẫn để yên nhưng bặm môi:
- Có thấy con dao ở đây không thì bảo?
Rồi cùng cười, tôi hít mũi chọc:
- Còn ngọt hơn cả nước dừa!
Đến địa phận chuyên canh sầu riêng. Ôi! hàng hàng thẳng tắp. Không biết cơ man nào là trái đậu trên cành! Toòng teng nhỏ to đủ cở, lủng  la, lủng lẳng tầng thấp tầng cao, xem vô cùng ngoạn mục. Tôi hỏi:
- Nghe nói sầu riêng chỉ rụng về đêm, phải không?
- Sao lạ vậy?
- Thì ... trời khiến để đừng bể đầu người!
Vi cười ngoặt ngoẽo:
- Sao trái dừa vẫn rụng ban ngày? Bộ trái dừa không làm bể được đầu  người? Chủ vườn nòi vậy để cho mấy thằng ăn trộm không dám lẻn vào đó  thôi!
Rồi chỉ vào phía trước, bảo:
- Có hai trái rụng kìa! Anh lại lượm đi! Coi chừng nó "bịch" một cái là hết có vợ đo.o..ó!
Tôi nhìn lên, thấy hàng trăm trái lòng thòng, gai tua tủa, giống như  những quả chùy của các võ tướng ngày xưa. Nói dại, nếu nó mà"phịch" xuống một cái như lời Vi nói thì dù không bể đầu, thì mặt mũi chắc cũng khó coi! Dợm chạy đi, bỗng luồng gió quái ác từ đâu lùa tới, bèn  chột dạ, tôi dừng lại. Vi cười ngất:
- Coi vậy mà cũng sợ mất vợ hén!
Tôi chữa thẹn:
- Vậy chớ vợ như Tây Thi thì chết sao dành!
Má Vi càng đỏ thêm, nắm tay lại giá giá vào tôi:
- Cái tật nịnh.......
Tôi vừa dặt hai trái sầu riêng xuống thì Vi bảo:
- Tách ra đi!
Nói đoạn lại bờ rào tìm hái những nhánh bông. tôi lui cui lấy dao chặt  phình phịch vào đầu lớn trái sầu riêng, dao cũng để xiêng một góc mà  xem ra vỏ sầu riêng còn dai hơn cả vỏ dừa. Thật tình, sầu riêng tôi ăn  có hàng trăm nhưng mỗi lần đều được mẹ bóc sẵn bỏ vào tủ lạnh, nên có  biết gì đâu!
Tôi lật qua, lật lại, chợt nhớ tới cái vỏ sầu riêng mẹ bóc xong đâu có  trầy trụa, hay mất một góc đàng đầu trái, mà xem ra nó còn nguyên vẹn  giống như một chiếc xuồng! Tôi sửa lại rồi dùng dao bổ theo chiều dọc,  cũng chẳng ăn thua! Mệt, tôi định gọi cầu cứu, thì Vi đã đứng sát bên  tôi bụm miệng cười tự lúc nào...
Rõ ràng là Vi biết tôi không làm được mà cố chọc chơi! Bèn ngồi xuống,  lấy dao, vừa làm vừa dạy đời:
- Hồi nãy em bảo công tử “tách” ra chứ có bảo “chặt” đâu mà làm như  bửa củi vậy? Đây nè, chỗ nầy lúc nào cũng có một khe hở. Chỉ cần để  mũi dao vào đây rồi dùng đòn bẩy Ạc-Shi-Met là xong. Làm rể kiểu nầy mất vợ như chơi.
Tôi bá lấy cổ Vi:
- Giỏi quá, để anh thưởng cho một cái.
Vi nhắm mắt, lắc đầu quầy quậy:
- H..ô..ông..!
Đợi khi tôi “chụt” xong, Vi mới mở mắt ra, chỉ tay vào vỏ sầu riêng, nói:
- Cái vỏ sầu riêng nầy mà vô mặt thì còn hơn té thùng đinh nữa đó!
Lần nào cũng có chuyện tương tự như vậy, thử hỏi sao tôi không khoái  về thăm... ông bà nhạc?
Gần tới ngày cưới, tội nghiệp Vi gầy thấy rõ. Sau nầy tôi mới biết, là  con gái trưởng trong gia đình, Vi lo lắng sắp xếp mọi thứ, lại nghĩ  tới ngày theo chồng, xa mẹ bỏ em nên đủ thứ tình cảm ray rức trong lòng.Vậy mà trò chuyện với tôi một hồi, mặt hoa lại rạng rỡ, nói nhỏ cho  tôi vừa nghe, như một chuyện gì quan trong lắm:
- Làm rể mà lỏng nhỏng không động móng tay, cứ đeo sát con gái người  ta hoài không sợ bà con họ nói sao?
Ba vợ tôi thường bảo tôi: “Con ở chợ không quen việc ở vườn. Con cứ về  thăm, khỏi làm gì hết, đừng ngại, cứ coi như ở nhà con”.
Tôi đem lời nầy nói cho vợ nghe, rồi châm thêm:
- Vậy chứ anh có việc gì để làm?
- Em chỉ cho. Gần tới ngày cưới rồi, phải có củi để nấu chứ! Hay là  anh chịu khó ra chẻ một mớ....
- Ở đâu?
Vi chỉ tay về một hàng củi được chất ngay ngắn từng ô một, dài chừng... vài chục mét, khúc nào khúc nấy cở bắp đùi... voi. Tôi chột dạ:
- Chẻ hết sao?
Vi làm mặt nghiêm:
- Ừa!... thì tới đâu hay tới đó! Ngày còn dài mà!....
Tôi xách búa đi mà tác phong rời rã như Hạng Võ tại bến Ô Giang! Nhưng  muốn ăn phải lăn vào bếp, muốn cưới được vợ thì phải bửa củi, cày bừa…  Thì ra lời ba tôi nói chẳng sai, bằng chứng là tôi cũng không ngoại lệ!
Tôi cởi áo sơ mi máng trên cành bưởi, còn lại chiếc áo thun ba lỗ  trắng tinh, vốn là mô đen của con nhà giàu mới có áo lót bên trong. Dù  là “công tử”, nhưng tôi thường tập tạ nên bắp thịt coi cũng ngon lành.
Tôi đếm thầm: Một, hai, “phập!”; một, hai “phập!” Có cái “phập” làm  củi vỡ ra, có cái “phập” thì búa lại dính khắn vào củi, gỡ ra cũng  tróc vải trầy vi! Khi độ mệt đã choáng váng mặt mày, nhưng còn đủ để  nhận được tiếng ông nhạc ở sau lưng:
- Bây làm cái gì vậy?
Tôi quay lại chào ông bà vừa đi xóm về, rồi trả lời với giọng điệu của  người vừa lập nên công trạng:
- Dạ, vợ con biểu chẻ củi để khi đám cưới có mà xài!
- Thôi, thôi! Bây “bị” nó rồi! Đi vô! Đi vô uống nước con!
- Dạ, để con chẻ thêm một mớ nữa, ba!
- Củi nầy ba để bán cho lò bánh mì, đâu cần chẻ! Còn củi dùng cho  đám cưới thì để trong nhà kho kia, có xài mười đám cũng không hết!
Bà nhạc lắc đầu:
- Cái con nhỏ nầy…
Vào nhà bà nhạc rầy Vi:
- Chồng của mầy nó không quen làm việc nặng. Xúi dại rũi nó trợt chân  trợt cẳng thì sao?
Bà nhạc dùng tiếng “chồng mầy” tôi thấy ấm áp lạ lùng! Còn vợ tôi thì  chúm chím cười, còn liếc qua tôi với ánh mắt còn bén hơn... lưỡi búa,  lại chu đôi môi đỏ ao chế nhạo.
Thế là bao mệt mỏi trong tôi biến mất tiêu!
Phải nói trong đời thường, về sự thông minh, lúc nào vợ cũng hơn tôi  một phép. Khi về làm dâu vợ tôi đã chứng minh đầy đủ điều đó. Ngoài sự  hiếu thảo với cha mẹ chồng, vợ tôi còn nhiều đức tính như  hân hậu,  cần kiệm...
Thuở đó, ở thành phố “nhà giàu” mới có tủ lạnh (ti vi chưa có), còn  dưới quê thì tuyệt đối không, bởi có điện đâu mà xài! Nên những ngày  đầu, tủ lạnh đối với vợ tôi là một phát minh khoa học lớn lao, nó đủ công năng, nên có cái gì cũng “thồn” vô trong đó. Có lần mẹ tôi mở tủ  lạnh, rồi nói với vợ tôi:
- Tô mắm nêm nầy, con đừng có để vào đây, nếu không tất cả cái gì  trong nầy đều có mùi mắm nêm hết.
Chỉ chờ có dịp nầy, tôi cười hí hí:
- Trái cây mà có mùi mắm nêm ăn càng ngon chứ sao mẹ?
Mẹ cười, còn vợ tôi cứ đem cái sở trường là bắn nửa mắt vào tôi.
Tôi khoái chí, nói theo kiểu đá banh thì “gỡ” được một, nhưng dường  như chỉ có một mà thôi!
Khi con chúng tôi đã lớn, tuổi có thể về quê thăm ngoại một mình, thế  mà một tối cả nhà xem ti vi, không phải nhằm đoạn hài mà vợ tôi cười  ngất. Con hỏi, “sao tự nhiên mẹ cười?” Một lát vợ tôi mới trả lời được:
- Mẹ thấy bộ tướng ông thái giám đứng khúm núm kia giống"mấy thằng  cha“ lần đầu coi mắt vợ quá!” Hi! Hi!
Biết bị xỏ ngọt nhưng tôi biết gì hơn ngoài làm...thinh! May sao đến  chương trình quảng cáo, quảng cáo tủ lạnh, tôi nói tỉnh bơ:
- Tủ lanh đời mới coi bộ tốt à nghen! Nó tự khử mùi, dù “mấy con mẹ” ở vườn có để mắm nêm vô đó cũng không sợ hôi. Ha! Ha!...
Tức thì vành tai tôi bị kéo ra cả thước, tiếp theo là một giọng tru  tréo, muốn nổi da gà:
- Trời..u.u..i! Chuyện cũ nhắc hoài! Nhắc hoài!
Vậy đó, “chuyện xưa” thì vợ tội nhắc được, còn “chuyện cũ” tôi nhắc  thì như bị muốn nhai xương!
Có vợ miệt vườn, miệt quê là vậy đó!
----------------------------------------
 
 
;-))


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 15/Jan/2015 lúc 8:56pm
 
 

 

 

      Một ngàn ngày trên triền núi Hi Mã Lạp Sơn

                                                                         Thái Công Tụng

 

 

 

Tác giả bài này trước đây bắt đầu dạy tại trường Cao đẳng Nông Nghiệp Saigon vào năm 1965. Môn dạy là Thổ Nhưỡng học và còn nhớ khoá đó bắt đầu giảng dạy ở khu Thành Cọng Hoà cũ, nơi trú đóng của Lữ đoàn Liên Binh phòng vệ Phủ Tổng Thống.

Sau năm 1963, Thành Cọng Hoà này được giao lại cho dân sự và là nơi có các phân khoa đại học như Đại học Dược, Đại học Văn Khoa và Nông Nghiệp

Tôi bắt đầu dạy từ khoá 5 nên vẫn còn nhớ một số danh tánh vài sinh viên:

Khóa 5 Trần Văn Đạt, Trần Lệ Chi, Võ Anh Hào, Trương Văn Tấn, Nguyễn Xuân Sơn

Châu Cự Xu, Hồ Văn Lâm, Nguyễn Bá Khương v.v.

Khoá 6:

Hàng Ngọc Ẩn, Lê thị Châu, Nguyễn Thị Đẩu, Trương Đức Bảo, Nguyễn thị Diệu Hồng, Đặng Đức Bích, Nguyễn thị Phụng v.v.

Khoá 7 có Lưu Trường Kiện.

Khoá 8 có Nguyễn thị Mỹ , HÒ ThÎ Bích Thoa, Nguyễn Văn Ngưu, Nguyễn Đức Cao

Khoá 9 có Nguyễn Hoàng Hoành

Khoá 10: Trần Kiều Nga, Nguyễn Tùng Buông, Lê thị Hoàn, Lý Bạch Lang,  Lương Trọng Nhân

Khoá 11: đồng Chí Hoành (Thûy Lâm), Tô Kim Liên ..

Khoá 12: Châu Ngân Lê, Hà Thu Cúc, Nguyễn Lê Huỳnh ..

 

18 năm sau khi bắt đầu dạy Cao đẳng thì năm 1983, thời thế đưa đẩy tôi có dịp ở trên triền núi Himalaya, ở một xứ  mệnh danh là xứ mái nhà thế giới .

Nhiều bạn hỏi ngay mái nhà thế giới ở đâu ? Xin thưa ngay đó là xứ Nepal một xứ nằm giữa Ấn Độ và Tây Tạng và vì xứ có  độ cao rất lớn, -dưới chân núi Everest- nên ai cũng gọi đó là the roof of the world!

Phần lớn người ta thường qua Nepal là để du ngoạn, đi bộ dọc các đường mòn lên núi xuống đèo (trekking), đi chừng 10 ngày lại về nước, hoặc có thể đi hành hương xứ Phật vì Đức Phật sinh ra đó tại vườn Lâm Tì Ni, tức Lumbini, một tỉnh của Nepal giáp ranh với Ấn Độ .

Riêng người viết bài này qua Nepal không phải đi du ngoạn trekking như những thanh niên lực lưỡng, chán cảnh nhà cao ốc beton, chán cảnh ô nhiễm tiếng động của các đô thị để muốn tìm về rừng, tìm lại cảnh thiên nhiên, nhìn cảnh mặt trời ửng sáng từ từ chuyển màu từ chân núi Everest... Kẻ viết bài này qua Nepal cũng không phải đi hành hương xứ Phật nhưng thật ra qua đó là để đi làm việc.

Thực vậy, tác giả không phải ở Nepal 5- 10 ngày như phần đông các du khách mà  gần 1000 ngày, từ 1983 đến 1986,vì có dịp làm chuyên viên nông nghiệp tại xứ đó. Nhưng cũng trong khoảng thời gian đó, vào mùa đông 1984, tôi có dịp trở về Canada và khi trở lại Népal làm việc sau kỳ nghĩ thường niên, tôi về Népal qua ngã Thái Bình Dương chứ không phải qua ngã Âu Châu như mọi lần, do đó có ghé lại Los Angeles trước khi về Manila và Bangkok để đi Katmandu, thủ đô Nepal .Vẫn còn nhớ ở Los Angeles, có một số anh em Nông Nghiệp mời cơm tối tại nhà hàng; thoáng nhìn trong bàn tiệc tối hôm đó thấy toàn 'chức sắc ' của Hội Nông Nghiệp như Châu Cự Xu, Phạm Văn Bách., Bùi Bỉnh Bân, Chu Quang Cẩm v.v. Ngày hôm sau, tôi phải rời Los Angeles để đi Manila, thăm viếng IRRI; ở Manila, có dịp gặp lại Trần thị Lệ Chi đang làm cho một dự án bảo vệ thực vật của chính phủ Đức tài trợ cho chính phủ Phi luật Tân, còn chồng cũng là người Đức, kinh tế gia ở Asian Development Bank. Rời Manila bằng Japan Air Lines để đi Bangkok, tôi bồi hồi từ khung cửa chỗ ngồi trên máy bay nhìn xuống không phận Đà Nẳng: các năm đó, Việt Nam bế quan toả cảng không có ai thăm viếng được chứ không như ngày nay .

Vào thời điểm 1983-86, tôi là người Việt duy nhất sống và làm việc ở Nepal.

 

Địa lý

Nhỏ bằng nửa nước Việt, vì diện tích là 147 181 km2 (so với nước Việt là 330 000km2) và dân số quãng 20 triệu người (nước mình là 80 triệu)

Nằm giữa Ấn Độ phía Nam và Tây  Tạng phía Bắc, nên trải qua hàng ngàn năm, đây là nơi hội tụ của hai làn sóng di dân : một của người Ấn Độ-Aryan từ phía Nam và một từ những  dân bán du mục gốc Tây Tạng và Mông Cổ đến. Những tộc người Ấn-Aryan đến ở tại những núi đồi, lập thành nhiều tiểu quốc. Năm 1768, thủ lãnh vương quốc nhỏ Gurkha xâm chiếm được quyền hành các tiểu quốc lân cận kia và thống trị thống nhất sơn hà, tạo nên nền móng Nepal ngày naỵ

 

  Tại Nepal, ngoại trừ một giải đồng bằng phù sa của sông Hằng dọc theo biên giới với Ấn Độ mà nguời ta thường gọi là TERAI, còn ra là những giải núi cao và càng gần giãy Himalaya thì núi càng vươn cao chừng nấy . Vì dân đông so với diện tích đất nông nghiệp vốn rất ít ỏi nên người ta phải tận dụng đất, làm ruộng bậc thang từ chân núi lên tận đỉnh núi cao.

Vì ít khi các hãng hàng không quốc tế có máy bay đến thẳng Katmandu, nên thông thường là tới New Delhi trưóc rồi từ đó mới lấy máy bay hãng Ân Độ Air India hoăc Indian Air Lines đi đến Katmandu .

Đáp máy bay từ Paris đi New Delhi, nơi tôi phải đến trình diện toà Đại sứ Canada trước khi đến Katmandu, tôi đã thấy nhiều chuyện là lạ. Trên máy bay, thức ăn là thịt gà không có thịt bò, không có jambon thịt heo vì Ấn Độ cử kiêng thịt bò (họ thờ bò) mà cũng kiêng thịt heo vì trong xứ Ấn Độ cũng có người Hồi giáo chứ không phải chỉ Ấn độ giáo .Báo chí trên máy bay cũng toàn báo chí Ấn Độ, không có các tạp chí các nước khác để đọc.

 

Công việc

Dự án  có tên là K-BIRD. Và cũng xin bạn đọc đừng nghĩ chắc tôi lo bảo tồn chim chóc gì đó trong cái dự án có tên như vậy! Thật ra, chữ K-BIRD toàn chữ là Karnali-Bheri Integrated Rural Development. Karnali và Bheri chỉ là tên hai dòng sông lớn ở phía Tây Nepal và dự án này nằm trong bồn lưu vực (watershed) của hai sông này nên có tên đó

 

Trước khi bắt tay vào công việc,  họ cho tôi học 1 tháng tiếng Nepali do một thầy còn trẻ dạy qua tiếng Nepali, chỉ nói với tôi bằng tiếng Nepali, lúc đầu không hiểu, nhưng từ từ hiểu dần. Học một tháng chỉ biết nói qua loa cảm ơn, chào ông, chào bà, anh ăn cơm chưa v.v. nhưng khi gặp nói vài câu như vậy cũng cho dân họ biết mình muốn cố gắng hoà đồng mà thôi. Họ cũng chỉ cho cách chào hỏi như chắp tay trước ngực và nói Namaste! Ngoài tiếng Nepali, ngôn ngữ chính thức là Anh ngữ .

Sau đó là phải đi làm việc. Dự án bao gồm 3 quận Surkhet, Dailek và Jumla và xem như thuộc vùng Trung du và Thượng du Nepal, nằm về phía Tây xứ này, cách Katmandu hơn 1 giờ bay .

Chức vụ của tôi gọi là Natural resources advisor tức cố vấn tài nguyên thiên nhiên . Chức năng này có một nội hàm rộng lớn vì bao gồm cả nông, lâm, súc. Nhưng vì là cố vấn (tôi còn nhớ chữ Nepali gọi là salahaka) nên chỉ giúp ý kiến và theo dõi sự thực hiện, còn thực hiện các họat động hoàn toàn do các Ty sở địa phương (line agencies) ở 3 quận trên trông nom.

Về nông thì ngoài lúa trồng miền Terai và trong các thung lũng, người Nepal còn trồng lúa từ chân núi lên đỉnh trên ruộng bậc thang, nhờ nước suối chận lại.

 Nepal còn nhiều hoa màu nhiệt đới như bắp nhưng cũng có khoai tây, lúa mì, lúa mạch, mạch ba góc (sarrasin) . Trên các thung lũng cao về phía Bắc, họ cũng trồng lúa mạch, kê, táo. Trong vùng dự án cũng có vài Trung Tâm Thực Nghiệm Nông Nghiệp  rải rác.

Về lâm thì nhiều vấn nạn hơn: nào là xói mòn, phá rừng, nạn dê thả rong phá cây con, đốn lá cây cho bò ăn, bồn lưu vực bị thoái hoá ..

 Về súc thì có trâu bò nhưng nuôi bò chỉ để cày cấy chứ không được ăn thịt; trâu cái để cho sữa uống. Uống nưóc trà thì phải pha thêm sữa trâu  . Còn bò cái địa phương giống không cải thiện nên sữa chỉ vừa đủ cho con bê bú mà thôi, không dư cho người.

 

Trụ sở chính của dự án là ở Surkhet, một quận lỵ nằm vùng Trung du, cao độ 700m.

Surkhet, chỗ tôi ở nao nao giống làng quê tôi ở miền duyên hải Trị Thiên. Đêm khuya, nghe tiếng chày giã gạo như  tôi đã từng nghe những năm tháng thời tiền chiến thuở còn nhỏ học tiểu học trường làng, vì vùng này cũng chưa có máy xay lúa xát gạo, buổi trưa cũng có thể nghe tiếng gà gáy sau lũy tre, sáng cũng nghe tiếng gà gáy vì vùng này không có nuôi gà công nghiệp. Chợt nhớ những vần thơ:

 

Ao sâu nước cả khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

 

Thỉnh thoảng cũng phải đi lên núi, trèo đèo, lội suối vì đọc phúc trình các nơi gửi về thì nhiều, nào inception report, semestrial report, monthly report, progress report. Đi tại chỗ có lợi là nắm vững tình hình hơn và thăm dân cho biét sự tình luôn.

Đi công tác toàn đi bộ, vì không có đường xe chạỵ. Tôi có dịp đi công tác tại cả 3 quận miền núi. Núi non Nepal hiểm trở nguy hiểm hơn ở Việt Nam nhiều. Thực vậy, giải Truờng Sơn ở Việt nam chỉ là đàn em của giải Himalaya.

Đúng như Tản Đà đã viết, 'non cao tuổi vẫn chưa già' , giãy núi Himalaya tuy cao chót vót vậy mà tuổi đời còn trẻ lắm vì mới phát sinh chỉ cách đây vài chục triệu năm mà thôi, so với nhiều sơn khối cổ cả hàng trăm triệu năm như giãy Rocky Mountain hay giãy Appalachian của Bắc Mỹ . Nhũng vách núi, những thung lũng , nhũng đồi vắt vẻo bên sườn núi dựng đứng. Đó là chưa kể vào mùa đông gặp tuyết rơi trên núi, nhiều đường lách núi bị bít luôn. Tôi nhớ một hôm nọ sau nhiều ngày đi miền núi, trước cảnh một vực đá thăm thẳm nguy hiểm bắt buộc phải vượt qua, một chuyên viên Canada khác phải thốt ra: Bây giờ tôi mới hiểu tại sao Anh không muốn xâm chiếm xứ nàỵ ! Qủa thực, người Anh đến Ấn Độ, Hồi Quốc chứ không bao giờ chiếm Nepal cả .

Tuy vậy, cũng có nhiều đoạn đường rất đẹp trên vùng núi. Không có những nấm mộ lồng bàn, 'sè sè nấm đất bên đường, rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh' bởi một lẽ rất đơn giản là xứ này như Ấn Độ chỉ đem xác người và lượm củi đốt cạnh bờ suối, bờ sông rồi liệng tro xuống nước chảy trôi ra sông, rồi ra bìển cả . Nhiều nơi 'nao nao dòng nước uốn quanh, nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang' với nhiều rừng thông, rừng sồi, rừng giẻ cùng những loài chim lạ góp nhạc về trời . Một vài nhà sàn cheo leo bên sườn núi dưới ánh chiều tà. Trên núi nhà sàn rất nhiều, nuôi gia súc dưới sàn nên không vệ sinh .

Máy bay trong nước phần lớn là máy bay Twin Otter (19 chỗ ngồi) của Canada bán. Đây là loại STOL nghĩa là short take-off and landing, có thể cất cánh hạ cánh xuống phi đạo ngắn vì nước Nepal toàn đất núi nên phi đạo thường rất ngắn ở các thung lũng xung quanh núi  và không phải quận nào cũng có sân bay. Các phi công Nepal lái máy bay Twin Otter đều có đi học lái tại British Columbia, vì tiểu bang này có địa hình địa vật như Nepal, nghĩa là có thung lũng hẹp, có suờn núi dốc đứng.

 

Thiên nhiên khắc nghiệt

Thiên nhiên khắc khổ dĩ nhiên tác động đến tính con người: chịu thương chịu khó, tiết kiệm, cần cù. Người Anh vốn biết như vậy nên tuyển mộ lính  tại Nepal. Họ có cả một Trung Tâm ở phía Đông Nepal, tại Dharan chuyên môn tuyển lựa  những thanh niên thuộc các bộ lạc Gurung, Tamang có khuôn mặt tương tự như người Việt, người Tàu; đó là loại lính thiện chiến, đi hàng đầu trong mọi trận mạc hay nơi hiểm yếu. Trước kia họ đóng ở HongKong, Singapore, Brunei. Mà không phải chỉ nuớc Anh mới tuyển mộ lính Gorkha này mà ngay cả Ấn Độ cũng vậy.

 

Buôn bán trao đổi hàng hoá

Có sự hỗ tương giữa các vùng trong nước: ngưòi miền Jumla gần Tây Tạng chở len xuống đồng bằng, vì miền núi và cao nguyên Tây Tạng có nuôi nhiều cừu và chở bằng lừa ngựa xuống và khi chở lên thì phải chở muối vì trên núi không có muối . Đặc biệt tại miền núi Jumla không xa Tây Tạng bao lăm có một loại trâu gọi là yak, rất chịu lạnh và rất mạnh; dân chúng thồ hàng miền núi cao toàn bằng loại trâu yak nàỵ.

 

Kinh tế và viện trợ quốc tế

Vì là xứ toàn núi đồi, địa hình qúa sức hiểm nghèo nên đường giao thông trên núi rất hiếm. Cũng may là Trung Quốc làm cho đuờng xuyên núi từ Katmandu đi Pokhara, đưòng từ Katmandu đến cửa ải Tây Tạng ở Kodari, Ấn Độ cũng giúp làm đưòng. Tuy nhiên chẳng thấm vào đâu so vói nhu cầu giao thông của xứ này. Vì cái khó bó cái khôn, tài nguyên tài chính không thể nào thỏa mãn các nhu cầu qúa lớn lao về đủ mọi mặt như giáo dục, y tế, phát triển hạ tằng nên Nepal kêu gọi và được nhiều xứ đáp ứng: viện trợ song phương thì viện trợ của nhiều nưóc, đặc biệt là Nhật cho nhiều tiền nhất, sau dó là Ấn Độ rồi mới đến Đức, Anh, Mỹ,  Trung Quốc; viện trợ đa phương thì các ngân hàng phát triển như Asian Development Bank cho vay lãi xuất thấp; đó là chưa kể nhiều tổ chức phi chính phủ như Peace Corps, thiện nguyện Nhật Bản, Anh, Đức, Thuỵ sĩ nmuôn màu muôn vẻ ..

Nepal là xứ rất nghèo vì tài nguyên không có bao nhiêu, không có dầu hỏa như Việt Nam, không ăn thông ra biển như Việt Nam, không có than đá như Việt Nam, không có mỏ hột xoàn như ở Nam Phi hoặc mỏ đồng như Congo (Zaire). Mọi việc xuất nhập đều phải qua hải cảng Calcutta của Ấn nên nếu Ấn Độ không cho qúa cảnh thì Nepal rất kẹt. Do đó, chính sách đối ngoại của Nepal thường nương nương với chính sách Ấn Độ.

 

Ăn uống

 Tại sao thức ăn Nepal nghèo nàn? Là vì trái với người Việt nhiều tài nguyên hồ ao, biển cả, không kiêng cử, ăn đủ thứ còn người Nepali kiêng không ăn thịt bò vì thờ bò như Ấn Độ, không nuôi heo vì cũng chịu ảnh hưởng Hồi giáo, không biển nên không có cá, sông ngòi chỉ là thác ghềnh. Thỉnh thoảng giết dê mà thôi. Thức ăn quanh quẩn chỉ cơm món đậu, khoai tây...Katmandu thì gì cũng có vì là thủ đô, có khách sạn Sheraton, có trường học quốc tế.  Đặc biệt ở các siêu thị tại Katmandu, người ta bán bufsteak (từ trâu) chứ không phải beefsteak

Họ ăn bốc, không dùng đủa (như ở Ấn Độ vậy), ẩm thực có thể kể món dhal bhaat tarkaari, nghĩa là đậu, cơm, rau cải pha cari, achaar (gia vị hơi cay), momos (một loại bánh bao)...

 

Chữ viết

 Chữ viết căn cứ vào chữ Phạn nghĩa là viết chỉ cần vài chục chữ là đánh vần viết được ngay, không phải như tiếng Tàu mà mỗi tiếng phải có mỗi chữ, nên phải thuộc cả vài ngàn chữ mới đọc được tiếng Hán.

Còn tiếng Nepali chỉ cần học chừng vài tháng là đọc được viết được ngay. Chữ Phạn chính là nguồn gốc của các chữ Thái lan, chữ Miên, chữ Lào

 

http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsucacnuoc/images/nepali-alphabet.gif -

- http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsucacnuoc/images/nepali-phrase.gif -

- Mo Népali Siktshou (Tôi học tiếng Népal)

-  

-  

- Tôn giáo

- - - Gần Katmandu cũng có nhiều đền thờ như Pashupatinath, Godnath và Swayambhunath. Một vài đền cổ thờ các vị nữ thần ở Patan, ở Bhaktapur không xa Katmandu bao nhiêu .

- -   đã thoát chạy tị nạn khi Trung Quốc tấn công Tây Tạng khiến Đức Dalai Lama hiện nay phải băng đồng, băng núi trốn qua Nepal rồi từ dó qua Ấn Độ. Hiện có nhiều người tị nạn Tây Tạng ở Nepal, trong đó nhiều tu sĩ.

- - http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=695260 - -  

- - http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=695259 - -  

- -  

- -  Leo núi

- -   thăm bằng máy bay nhỏ lượn quanh núi để quay phim, chụp hình

- - Ngoài núi Everest ra, còn có núi Annapurna, gần Pokhara. Pokhara cũng là một thành phố quan trọng của Nepal. Thành phố này có nhiều dân tị nạn Tây Tạng và vì qua đây từ những đợt đầu di cư tị nạn từ những năm 1957 nên họ đã có vài cơ sở kinh doanh như khách sạn ở đâỵ

- - - http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=695264 - - - - - - Nepal có nhiều chủng tộc: chủng tộc Newar ở thung lũng Katmandu.

- -   Gurung. Họ thiện chiến, có kỷ luật. Theo truyền thống, anh chị em trong họ có thể lấy nhau. Một định chế đặc thù của người Gurung này có tên là rodi, một loại câu lạc bộ trong đó, trai gái khi qúa 12 tuổi phải sống tập thể làm việc đồng áng chung. Cuộc sống như vậy tạo cơ hội cho con em họ hàng gặp gỡ, tiến đến hôn nhân

- - Tộc Limbu ở cực đông đồng bằng Terai và phần đông làm ruộng. Họ không ra đồng áng những ngày mồng 1 và rằm (kiêng cử )

- -   chuyên làm nghề hướng dẫn du khách leo núi Everest .

- -  

- -  

- - http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=695256 - -  

- -  

- -  

- Nếp sống thường nhật

- -  

- Di dân

- - Tòa Đại Sứ Canada ở Ấn luôn luôn bận rộn và là nơi bận rộn thứ nhì sau Hong Kong. Dạo đó, Hongkong chưa chuyển giao quyền hành lại cho Trung Quốc nên dân HongKong ào ào nối đuôi nhau xin visa vào Canada.

- - - Dân số là vấn đề trọng tâm hàng đầu của Nepal. Tôi còn nhớ, tờ báo hàng ngày Nepal Times cứ mỗi ngày, ghi dân số Nepal trên một tít trang đầụ, như nhắc nhở mọi người thấy dân số cứ tăng mỗi ngày. Tôi nghĩ Viet Nam cũng nên làm như vậy, thay vì chỉ trong thống kê mỗi năm.

- -   các bác sĩ, các y tá cắm lều, dựng trại, khuyến khích thanh niên các xã lân cận đến thắt ống dẫn tinh. Các công chức cũng được khuyến khích đi thắt ống dẫn tinh (vasectomy) sau đó được nghỉ thêm nhiều tuần và có cho thêm vài trăm roupie . Roupie là tiền Nepal, một USD bằng 20 roupie. Tôi hỏi Bác sĩ gặp miền núi tại sao không cột buồng trứng cho đàn bà thì họ trả lời miền núi không đủ phương tiện vệ sinh vì cột buồng trứng cho phụ nữ đòi hỏi điều kiện sát trùng tinh vi hơn so với đàn ông .

- - - Tại phi trường Surkhet, người ta sử dụng năng lượng mặt trời để cho chạy các máy truyền tin. Nhờ năng lượng mặt trời chuyển hoá thành điện. Cũng tại Surkhet, vì cách xa giao thông nên không có nhà máy nhiệt điện dùng dầu cặn chạy máy mà có một đập thủy điện nhỏ để phát điện. Các tuabin điện tuy nhỏ nhưng cũng giúp cho thành phố có ít điện; tuy nhiên, vào những tháng cuối mùa nắng (3-4). thì nưóc trong hồ cạn dần nên không có điện, phải dùng đèn dầu hay thắp đèn manchon. Tại vài nơi thuận tiện, nông dân cũng tận dụng một sự chênh lệch mực nước để cho chạy cái cối xay, phần lớn xay bột bắp, bột gạo, bột mì

- -  

- Liên lạc

- -  

- Thuận lợi nhất là từ tháng 11 đến tháng 3 vì sau đó mưa to, gió lớn, mây mù dày đặc, máy bay đáp xuống phi trường Katmandu rất khó khăn và cách đây mấy năm, báo chí đăng tin máy bay Thái Lan chở hành khách từ Bangkok đâm đầu vào núi bao quanh thung lũng nàỵ -  

- -  Lời kết

- -    

- -   người miền băng tuyết, kẻ ở trời Âu, người rừng già Phi châu, kẻ còn ở lại, người đã đi vào thế giới vĩnh hằng thật là

- - -  Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

- -  Trong thời gian làm việc ở Nepal tôi có dịp -   và thấy trên bức tường các dòng chữ sau đây :

- - Cuộc sống như một cuộc tranh đấu, hãy chấp nhận nó

- - Cuộc sống như một thử thách, hãy đáp ứng nó

- - -   dâng hiến trọn cuộc đời mình cho tình thương.

- -   mắt rất ngắn ngủi còn lại, dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng .

- -  

- Thái Công Tụng

 

 



-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 08/Jun/2015 lúc 4:36pm


)HÒN ĐÁ BÊN CÂY TÙNG




Sinh ra lớn lên tại khu ghetto nghèo đầy tội phạm thường thấy tại các thành phố lớn, John không có cha, mẹ nghiện ngập suốt ngày. Bao nhiêu tiền chính phủ trợ cấp hàng tháng cho gia đình nghèo, mẹ anh dùng mua rượu, thuốc.

John nhiễm theo tính xấu môi trường chung quanh, tuy chưa dính vào ma túy, nhưng thỉnh thoảng trốn học, cạy cửa xe, đột nhập nhà ăn trộm để có tiền mua những món đồ mình thích. John cũng từng bị cảnh sát bắt một lần nhưng dưới tuổi trưởng thành nên chưa phải ngồi tù.

Do mẹ anh không còn tiền mua thực phẩm, John ăn sáng ăn trưa tại trường học được Bộ Xã hội tài trợ cho học sinh nghèo. Chiều tối John cuốc bộ đến nhà ăn từ thiện dưới phố dành cho người khốn khó. Đến đây ăn đã nhiều năm nhưng John không quen ai trong nhóm thiện nguyện, bởi mỗi ngày có những nhóm khác nhau tham gia phục vụ.

Người duy nhất John nhớ đến là ông già tuổi ngoài 70 thường làm vào chiều thứ Bảy. Mỗi lần gặp, ông cười tươi, chào mọi người đến ăn rất chân tình. Ông khéo léo múc các món thức ăn vào khay, tươm tất gọn gàng. Khi đưa khay thức ăn, ông bao giờ cũng niềm nở, chúc người ăn ngon miệng như thể đang phục vụ cho vị khách cao quý tại nhà hàng sang trọng nào. Mỗi lần gặp ông, John cảm thấy an lạc, nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng khi vắng người, thấy John ngồi ăn lẻ loi một mình, ông pha ly nước cam đem đến.

John thường không giấu ông điều gì, ngay cả chuyện đánh nhau ở trường hay cạy xe ăn cắp vặt bị cảnh sát bắt. Ông ngồi nghe chăm chú gật gù, cám ơn người thiếu niên to lớn tuổi teen đã chia sẻ. Sau mỗi lần trò chuyện, ông luôn cười rất tươi khuyên John:

-­ Làm cậu bé tốt tính đi! Đừng làm chuyện dính vào phiền phức nữa, khi đến tuổi trưởng thành sẽ không tốt cho cháu.

John bản tính ương ngạnh, máu giang hồ ảnh hưởng từ khu ghetto, cười lanh lảnh, chỉ vào bắp tay cuồn cuộn, tự hào:

-­ Cháu mạnh, chắc như đá tảng. Không ai làm gì được cháu đâu!

Không giống như những người khác đến dùng cơm một thời gian rồi ra đi, John đến đây hàng ngày, năm này qua năm kia nên tất cả các nhóm thiện nguyện đều biết đến cậu tuổi teen này. John trở nên thân thiết gắn bó với ông già, gọi ông thân mật hí hỏm bằng cái tên tự đặt: Ông già Cool (cool: vui vẻ, điềm tĩnh).

Bẵng đi một thời gian dài John đột nhiên biến mất không đến dùng cơm. Mọi người thắc mắc muốn tìm hiểu nhưng không biết địa chỉ. Mấy tháng sau, viên cảnh sát đến tìm ông Cool tại nhà ăn, trao bức thư:

“Ông Cool ơi, cháu đã 20 tuổi rồi, đang ngồi tù vì tội trộm cướp. Mẹ cháu mất hơn nửa năm nay. Tháng tới cháu sẽ được thả nhưng không biết phải đi đâu, làm gì để sống. Với hồ sơ tội phạm nếu không người bảo lãnh sẽ không ai muớn cháu, dù có tiền thuê nhà không ai sẽ cho cháu thuê. Cháu không muốn sống trở lại với giới giang hồ để tiếp tục con đường cũ. Cháu muốn làm người tốt, ông ơi!”.

*
Buổi chiều bước chân ra khỏi nhà tù, nét mặt John mệt mỏi, hoang mang cực độ sau một đêm trằn trọc. Cảm giác được tự do không đủ làm anh vui khi đối diện tương lai vô vọng phũ phàng. John thất thểu bước đến trạm đăng ký xe miễn phí dành cho tù nhân mãn hạn, dù không biết phải đi đâu. Hình như có ai đang vẫy tay nơi xa xa. Nụ cười tươi mát ấy, khuôn vóc điềm tĩnh ấy, không thể nào ai khác, John mừng rỡ kêu to, anh chạy ào đến ôm choàng, siết chặt:

-­ Ông Cool!

Ông xoa nhẹ, vỗ về tấm lưng chắc thịt của người thanh niên mới lớn, ông cho biết các nhóm thiện nguyện tại nhà ăn đã quyên góp mướn căn phòng gần đó giúp anh có nơi cư trú trong 6 tháng. Ông sẽ chở John về nhà ở tạm đêm nay rồi ngày mai đi nhận phòng. John bàng hoàng như không tin vào chính tai mình. Mới vài phút đây thôi anh thấy cô đơn lạc lõng tận cùng. Thế giới như không có anh, loài người như không biết đến sự hiện hữu của anh. Cảm giác được yêu thương, được chấp nhận làm John xúc động mạnh. Mắt anh hoen ướt đầu tiên trong đời.

Ông Cool sống một mình trong căn nhà nhỏ chỉ có một phòng ngủ nhưng có phòng khách lót sàn gỗ khá rộng thoáng. Nơi đây ngoài mấy kệ sách, vài tấm gối ngồi trên sàn của Nhật (tọa cụ), có chiếc bàn thô sơ chưng bức tượng đồng ngồi mỉm cười thật đẹp mà John không biết là ai và có ý nghĩa gì.

Ông Cool làm sẵn món mì Ý đãi John trong buổi cơm chiều. John kể cho ông nghe nhiều khía cạnh khốc liệt đời sống trong tù. Ông chăm chú lắng nghe, gật gù. Dùng bữa xong, ông khuyên John đi tắm để ông lót nệm ngoài phòng khách cho John ngủ tối nay. Khi tắm xong, John bước ra, không gian thanh tịnh lạ lùng. Anh chợt giật mình khi thấy ông Cool phong thái rất an nhiên, ngồi thẳng lưng lặng im giữa căn phòng, miệng mỉm cười cùng bức tượng trên bàn.

Đột nhiên ông nói khẽ:

-­ Cháu ngồi xuống đây bên cạnh ta, trên tấm gối này, chúng ta cùng trò chuyện.

John nghe lời, ngồi xuống như dáng ông ngồi, nhìn vào bức tượng đang mỉm cười. Không gian lắng đọng, anh nghe được cả hơi thở chính mình.

Ông Cool hỏi John:

- Cháu kể về đời sống trong tù, thế cháu có dự tính gì sau khi ra tù không?

-­ Cháu không biết bắt đầu ra sao ông ạ, mọi chuyện đối với cháu như ngõ cụt. Cháu may mắn được ban thiện nguyện giúp 6 tháng tiền trọ, nhưng sau 6 tháng cháu cũng không biết phải làm gì.

Vẫn nhìn bức tượng mỉm cười, dáng an nhiên bất động, ông lên tiếng:

- Thật ra cháu đã biết bắt đầu rồi đấy chứ. Cách đây 1 tháng, cháu biết bắt đầu bằng nhận thức rằng mình phải làm người tốt. Chính điều ấy đã gieo mầm cho những điều tốt đẹp hôm nay. Nếu cháu tiếp tục con đường làm người tốt thì điều tốt đẹp sẽ tiếp tục đến với cháu.

-­ Nhưng cháu tiếp tục như thế nào hở ông? Cháu sẽ cố gắng xin việc làm, nhưng cháu không có kinh nghiệm gì. Ai sẽ mướn một người từng ở tù như cháu?

Nhẹ nhàng, ông Cool khuyên:

-­ Cháu hãy cố gắng kiếm việc làm hàng ngày. Ai cũng muốn thuê người tốt. Vậy cháu nên làm gì để mọi người có cơ hội biết cháu là người tốt?

Suy nghĩ một lúc lâu, John lên tiếng, giọng vẫn còn rổn rảng, khô cứng của giới giang hồ:

- Mỗi ngày ăn ở nhà ăn thiện nguyện, cháu sẽ giúp dọn dẹp, rửa chén hoặc bất cứ việc gì cần làm.

Ông Cool đôi mắt sáng biểu lộ niềm vui:

- Thật tuyệt vời! Cháu thấy không? Cháu biết mình phải bắt đầu như thế nào mà.

Chỉ vào bức tượng trên bàn, ông nói tiếp:

- Làm người tốt bao gồm làm người chung quanh cảm thấy an vui. Mỗi ngày cháu ráng bỏ ra 10 phút, ngồi một mình, thở nhẹ nhàng, tập cười như bức tượng kia cười. Gặp ai cháu cũng cười nhẹ nhàng như bức tượng nhé. Làm được như thế, nhiều điều mầu nhiệm sẽ đến. Cháu sẽ thấy đời sống đáng yêu, âu lo cũng bớt đi rất nhiều. Mấy mươi năm nay mỗi ngày ông đều ngồi tập cười như thế.

John trầm trồ:

- Ồ, thì ra vì thế mà ông lúc nào cũng cười rất tươi mát với mọi người. Ai cũng thân thiện quý mến ông. Làm thế nào cháu cũng có một tượng như thế? Tượng là Buddha (Phật) phải không ông? Phật là vị thánh như thế nào?

- Ông sẽ cho cháu một tượng như thế. Phật là người có thể tự tại mỉm cười trước mọi hoàn cảnh. Cháu có thể nghĩ đơn giản rằng: Phật là người lúc nào cũng cool. Sau này cháu muốn tìm hiểu thêm, ông sẽ nói thêm.

*
Ngày đầu tiên John trở lại dùng cơm tại nhà ăn, mọi người vui vẻ đón chào. Khi anh ngỏ lời muốn giúp những việc lặt vặt tại đây, các nhân viên từ thiện đều đồng ý nhưng có chút ưu tư trong lòng: không biết tính khí giang hồ trước đây của anh có làm công việc khó khăn nặng nề thêm? Thế nhưng chỉ sau vài ngày, mọi người thì thầm bàn tán “thằng John rổn rảng ngang ngược ngày trước sao giờ dễ thương quá đỗi!”.

John không hề câu nệ bất cứ việc gì, từ lau chùi dọn dẹp cho đến nấu nướng. Anh tâm niệm lời ông Cool dạy, lúc nào cũng niềm nở cười tươi. Gặp những người già, anh tận tình đem đồ ăn thức uống đến tận bàn và thỉnh thoảng hỏi han cần thêm chi. Chỉ một tháng, hơn trăm nhân viên tình nguyện của các tổ chức phục vụ tại đây đều quý mến John. Sau hai tháng, biết John hằng ngày nỗ lực xin việc làm, ông chủ chuỗi nhà hàng sang trọng thỉnh thoảng đến đây làm thiện nguyện đã ngỏ lời mướn anh.

Ông ta nói với John:

-­ Anh làm việc không lương mà vẫn vui tươi tận tình như thế thì tôi biết khi có lương anh sẽ làm tốt hơn thế nữa.

John như không tin vào tai mình, vui mừng cực độ khi lần đầu tiên trong đời được mướn đi làm.

Anh đến vội nhà ông Cool báo tin. Gặp ông, anh dang hai tay lên trời sung sướng hét to:

-­ Ông ơi! Thật nhiệm mầu, cháu có được việc làm rồi! Cháu thật không ngờ những điều ông dạy đơn giản như thế lại thành sự thật. Lãnh lương đầu tiên, cháu sẽ đãi tiệc ông.

Ông Cool hân hoan, giọng điềm đạm từ tốn:

- Ông thật vui cho cháu, nhưng phải nhớ nhé, mỗi ngày cháu tiếp tục cố gắng bỏ ra ít phút tập thở và cười. Nếu mình bỏ lơ đi một ngày thì sẽ từ từ thành hai ngày và rồi đánh mất chính mình tự lúc nào. Điều mầu nhiệm cũng sẽ biến mất. Thực hành trong mỗi ngày nhắc nhở ta sống trong ý thức, nhắc nhở ta sống trong chánh niệm.

John hỏi:

- Chiều Chủ nhật hàng tuần, ông cho cháu đến nhà ngồi chung với ông nhé, để dạy cháu thêm?

Ông Cool nhìn John trìu mến, vỗ nhẹ vào vai anh:

-­ Được chứ, ông rất vui khi cháu đến!

Cuộc sống John kể từ đó thuận buồm xuôi gió, anh được tài trợ đi học thêm, thăng tiến chức vụ theo năm tháng, từ người hầu bàn, thành ca trưởng, trợ lý. Mười năm sau anh được thuyên chuyển qua tiểu bang khác làm quản lý nhà hàng. Tuy xa ông Cool nhưng anh vẫn liên lạc mỗi tuần và hàng ngày thực hành lời ông dạy.

Một hôm, khi gọi thăm như thường lệ, anh rất ngạc nhiên khi nghe giọng nói đầu dây khác lạ. Qua vài câu xã giao thăm hỏi, giọng người lạ báo tin:

-­ Tôi là cháu Thiền sư Sota từ tiểu bang khác về, cách đây vài hôm bệnh viện báo tin ông đã qua đời anh ạ. Ông ra đi khuôn mặt vẫn cười rất an lạc. Ông có để lại di chúc, trong đó có nhờ anh tí việc.

*
Một ngày mùa xuân, người đàn ông tên John tuổi ngoài 30, theo lời dặn trong di chúc để lại của ông lão dạy thiền nơi miền Tây­ bắc Hoa Kỳ, lái xe hơn 2 ngàn cây số xuôi Nam tìm đến Vườn quốc gia Zion, bang Utah, Hoa Kỳ. Đoạn đường dài như bất tận ấy, một mình lái xe, John thả hồn trong cảm xúc nhớ thương ông lão vô biên...

Sau một đêm nghỉ ngơi tại nhà trọ trong Vườn quốc gia, sáng sớm anh hỏi người quản lý giúp nhận định địa điểm tên một đỉnh núi trong hơn mấy chục đỉnh tại đây, John lần theo đường mòn đi bộ lên đỉnh núi cao. Con đường trắc trở, khi đi, khi trèo qua những khối đá, phải mất 4 giờ John mới tới nơi. Anh loay hoay ngang dọc trên đỉnh một lúc lâu rồi thốt lên mừng rỡ:

-­ Ô, đây rồi! Ôi, đẹp quá!

Một cây tùng xanh tươi mọc ngay trên bờ đông của đỉnh mà một phần thân trườn ra bên ngoài vực sâu thăm thẳm cả ngàn mét. Gió ở đây khá mạnh, rít từng cơn làm John cảm tưởng có thể hất văng anh xuống vực bất cứ lúc nào.

John mở ba-­lô lấy hộp đựng tro, anh quỳ xuống, cẩn thận tỉ mỉ, rót từng giọt tro qua những khe đá nơi rễ cây tùng mọc. Xong việc anh ngồi đối diện cây tùng, hồi hộp mở lá thơ ông Cool để lại, không biết ông viết gì trong ấy mà phải đến đây mới được đọc.

John giọng mỗi lúc mỗi nghẹn ngào:

“Thời trai trẻ biết bao lầm lỗi, ta lang thang đến đây. Trong tuyệt vọng chán chường ta có ý định nhảy xuống vách núi kết liễu cuộc đời. Nhưng mi ­- cây tùng ­ bỗng nhiên hiện diện vững vàng ngay trên vách. Ở đây chỉ có đá và gió, thân mi thì có thể rơi xuống vực sâu bất cứ lúc nào, nhưng mi vẫn sống khỏe trên vùng núi khắc nghiệt này, vẫn xanh, vẫn tươi mát chở che soi bóng cho hòn đá thô cứng bên cạnh. Cám ơn mi cứu mạng, giúp ta bài học nhiệm mầu. Xin gởi đám tro tàn góp phần cho mi”.

Nước mắt John tuôn chảy, xúc cảm từng cơn chấn động châu thân. John thấy mình hết sức phước đức được ông Cool bằng xương bằng thịt chỉ dẫn từng bước trong cuộc sống. Còn ông Cool khởi đầu chỉ có cây tùng. Anh thấy mình có nhiệm vụ làm cây tùng tiếp nối cho những hòn đá khác.

Nghẹn ngào, hùng tráng, anh ngâm to bài thơ ông Cool làm cho cây tùng trên đỉnh núi cao, giữa không gian lộng gió:

Núi sừng sững cao
Vực thăm thẳm sâu
Gió cuồng điên bạt!
Sấm gầm động vang!
Hề ta đứng! Mỉm cười cùng năm tháng
Soi bóng đời che chở đá cô liêu.

Huyền Lam
(Hoa Kỳ

-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 12/Oct/2015 lúc 4:35pm
 
 
 
 Thơ Nguyễn Bảo Sinh

 Nguyễn Bảo Sinh, Đồng Đức Bốn cùng Bùi Giáng rất xứng đáng với danh hiệu mà người đọc xưng tụng: “Nhà thơ dân gian”. Điểm chung của thơ các ông là sự thông thoáng, thuần khiết, vần điệu, và đặc biệt là chứa đựng yếu tố triết lý mộc mạc và sâu sắc. Trước thời các ông, có lẽ chỉ có thơ Nguyễn Bính là có được thành công này. Nhiều bài thơ của các ông sáng tác còn bị nhầm là ca dao, có lẽ cũng là do tính thuần khiết và trí tuệ của chúng. 
  
Vợ là cửa cái, Bạn gái là cửa sổ.

 Càng nhiều cửa sổ, càng sang,
 Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra.
 Vợ là cửa cái nhà ta,
 Lại là cửa sổ... thằng cha láng giềng. 

  
Vuông tròn
 Ngày xưa tuong trái đất vuông ,
 Cho nên đi đứng trên đường thẳng hơn;
 Bây giờ trái đất hình tròn,
 Cho nên bao kẻ... lom khom định bò.
  
Tu
 Tự trói thì gọi là tu
 Bị trói thì gọi là tù mọt gông!
  
Mê ngộ
 Khi mê bùn chỉ là bùn
 Ngộ ra mới biết trong bùn có sen
 Khi mê tiền chỉ là tiền
 Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
 Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
 Khi mê tình chỉ là tình
 Ngộ ra mới biết trong tình có dâm!
 Khi yêu cái xích dưới chân
 Thì xiềng xích ấy là thần Tự do!
  

 Mê là mê theo cách mê của người
 Ngộ là mê theo cách mê của mình.
 
Tự do
 Tự do sướng nhất trên đời
 Tự lừa lại sướng hơn mười tự do!
  
Tại sao?
 Trẻ thơ mở trí nhìn đời
 Cho nên luôn hỏi những lời: Tại sao?
 Người lớn nhắm mắt ra vào,
 Nhờ người dắt hộ, “Tại sao” không cần!
  
Bịt tai
Muốn bịt hết miệng trần ai
Hãy bịt ngay chính lỗ tai của mình.
  
Yêu
 Yêu là nhớ ít tưởng nhiều
 Yêu là chẳng biết mình yêu cái gì
 Yêu nhau đâu bởi hàng mi
 Đắm say đâu phải chỉ vì đôi môi
 Yêu là ..yêu, có thế thôi…!!
  
Nợ
 Nợ tiền trả hết là xong,
 Nợ tình càng trả, càng phong lưu tình.
  
Đời người
 Đời người như tốt qua sông
 Tiến ngang, tiến dọc chứ không được lùi.
  
Sang, về ?
 Cùng chung một chuyến đò ngang
 Kẻ thì sang bến,người đang trở về
 Lái đò lái mãi thành mê
 Sang về chẳng biết mình về hay sang
  
Tu
 Trốn chợ lên đỉnh núi tu,
 Họ bê cả núi hoang vu về phường.
 Tiếng chuông vào phố lạc đường,
 Sư già khất thực, luôn mồm “Thanh-kiu”
  
Nhân Cảnh
 Ngồi nhìn non bộ đứng im,
 Ngắm cá trong chậu, xem chim trong lồng.
 Cây si bẻ quặt uốn cong,
 Còn mình tự nhốt vào trong lẽ đời.
  
Ly thân
 Vì yêu tha thiết con người,
 Cho nên mới lánh về nơi không người.
 Quạnh hiu ngay giữa đất trời,
 Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương.
 Con ta không phải của ta
 Tai họa của nó mới là của ta
 Của chìm của nổi trong nhà
 Của ta rồi sẽ lại là của con
  Vợ là thánh chỉ vua ban
 Có sao dùng vậy không bàn đúng sai!

 Làm thơ anh chỉ nghiệp dư
 Hội thơ chuyên nghiệp họ chưa cho vào
 Yêu em anh cũng nghiệp dư
 Hội yêu chuyên nghiệp họ chưa cho vào!
  
Độc thân
 Những người quyết chẳng lấy ai
 Là người chỉ quyết một hai lấy mình
 Tương tư trong mọi mối tình
 Là tương tư chính bóng hình của ta.
  
Tự hiểu
 Nếu mình tự hiểu được mình,
 Trương Chi đâu có thất tình Mỵ Nương.
 Nếu mình tự hiểu quê hương,
 Thì Từ Thức chẳng lạc đường trần gian.
  
Tình đầu
 Tình nào cũng mối tình đầu,
 Không ai đến được nơi đâu hai lần.
 Không gì cũ như mùa xuân,
 Mỗi khi xuân đến vẫn lần đầu tiên.
 Gần chùa gọi bụt bằng anh,
 Anh hùng nhìn mãi cũng thành thường thôi.
 Tiên nữ cũng chỉ là người,
 Từ Thức yêu chán bỏ trời về quê
  
Tri âm
 Mới yêu nhìn đã tri âm,
 Lâu dần tiếng Việt nghe nhầm tiếng Tây.
 Nói toàn ngoại ngữ với nhau,
 Không người phiên dịch, ngẫm đau nhân tình.
 Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
 Cho nên được gọi là khôn hơn người
 Em xinh đâu bởi nụ cười
 Em xinh là bởi... nhiều người xấu hơn.
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 10/Nov/2015 lúc 9:03pm








Bài viết của một cô bé VN quá hay làm xúc động người đọc vì đã diễn tả chính xác và rất thật cho tâm trạng của tuổi thơ nghèo khó.





NHỮNG QUẢ NHO... DỮ DỘI!





Nancy Nguyễn

Đất nước tôi, một rẻo đất tẻo teo khốn khó nép mình bên rìa Thái Bình Dương quanh năm giông bão, của cả trời đất lẫn nhân sinh, trong suốt gần một thế kỷ, chưa có một ngày đứng gió.

Mỗi một mười năm, là một cơn dâu bể đầy khinh ngạc của kiếp người, của dân tộc. Không cơn dâu bể nào giống cơn dâu bể nào, ngoài một điểm chung duy nhất: niềm đau.

Những người sinh ra vào khoảng năm 20 phải chứng kiến đất nước bị xâm lăng và đô hộ. Một đất nước không chùn bước trước vó ngựa Nguyên Mông, bỗng một ngày trở thành thuộc địa, đó, chẳng phải là một biến cố lớn?

Nhưng chỉ 10 năm sau đó, những người sinh ra thời 30, phải chứng kiến cảnh đau thương hơn nhiều lần: đất nước chia đôi, nồi da nấu thịt. Súng của ngoại bang chĩa vào da thịt người mình. "Xương chất đầy đồng, máu chảy thành sông". "Niềm đau" có là một danh từ quá nhẹ?

Mười năm sau, hơn hai triệu con người người sinh vào những năm 40 phải gồng gánh nhau, dắt díu nhau bỏ lại nhà cửa ruộng vườn, bỏ lại phần mộ tổ tiên để chạy loạn. Dân tộc tôi chứng kiến một cuộc di cư lớn chưa từng có trong lịch sử. Và nếu không phải do bị cấm cản, cuộc thiên di ấy có lẽ sẽ còn vĩ đại hơn nhiều. Và như thế, dân tộc tôi đã bắt đầu rách bào, chia đôi, bắt đầu viết những trang sử sau đó bằng nước mắt và bằng máu.

Những người sinh khoảng năm 50, ngắn gọn là: một dân tộc, hai định mệnh! Tôi không còn chữ nghĩa nào hơn để diễn tả nỗi bất hạnh cùng cực ấy.

Những người sinh khoảng năm 60, chứng kiến sự sụp đổ của một thể chế, sự tái thống nhất một đất nước, và sự chia đôi vĩnh viễn của lòng người. 40 năm qua đi mà vết cứa vẫn rịn máu tươi. Vết thương lòng chưa thấy ngày se mặt.

Những người sinh khoảng năm 70 có cơ hội chứng kiến cuộc thiên di thứ 2 trong lịch sử. Hàng triệu triệu con người phải mạo hiểm tính mạng bản thân, gia đình, để tháo chạy khỏi quê hương. Đất nước tôi đó, những năm tháng lầm than, kêu trời không thấu, kêu đất chẳng nghe. Dân tộc tôi lạc lõng, bơ vơ như những con thuyền lênh đênh trên biển.

Và những người sinh vào những năm 80, là tôi đây, 10 năm sau "giải phóng", những-tháng-năm-cấm-vận.

Có lẽ ký ức tuổi ấu thơ là những ký ức hằn dấu nhất, ám ảnh nhất của một đời người. Tôi nhớ hoài mẹ tôi, bà đáng ra còn trẻ lắm, mà dáng đã còm cõi, bà bòn từng đồng, lo chạy bữa cho con. Có những ngày trời mưa, mẹ tôi ngồi co ro bên vệ đường, gánh hàng quạnh hiu. Bà chẳng lo mình sẽ nhiễm phong hàn, chỉ lo làm sao? cho đủ sống! Có đất nước nào khốn nạn như đất nước tôi? Có bà mẹ nào khốn nạn như mẹ tôi, người mẹ Việt Nam? Tôi lớn lên, mang theo trong tiềm thức vóc dáng mẹ tôi, còm cõi như đòn gánh, co ro như một dấu chấm hỏi. Một dấu chấm hỏi xiêu vẹo trong những ngày mưa.

Tuổi thơ tôi gắn với những ngày mưa Sài Gòn, xoong chảo nồi niêu, có gì ... hứng nấy bởi cái mái tôn nhà tôi ... "đưa ánh nắng vào nhà" (mẹ tôi bảo thế), đêm nằm có thể nhìn thấy trăng sao. Những khi trời trở bão, gió giật từng cơn, tôi sợ sấm sét chui qua lỗ đinh vào nhà.

Tôi nhớ đôi dép cọc cạch, bên trái con trai, bên phải con gái, mẹ tôi bảo dép "uyên ương". Chiếc bên trái là của anh Hai để lại, chiếc bên phải mới là của tôi. Và cả hai chiếc đều vá chằng vá đụp, bằng chỉ bố, mẹ để dành từ quân phục của ba. Quần áo mới chỉ được bận 3 ngày tết, và cũng là của anh hai tôi để lại. Mẹ luôn mua rộng ra mấy tuổi, anh Hai bận chật rồi đến phiên tôi. Quần áo của con trai đấy, nhưng chỉ cần mới, chỉ cần không ... vá đít là đủ hấp dẫn rồi!

Và quả nho, những quả nho ... dữ dội nhất của tuổi thơ tôi. Tết năm đó, chỉ duy nhất tết năm đó, mẹ tôi mua nho Mỹ về biếu nội. Những quả nho mẹ chắt chiu từ gió sương của cả năm trời, gom góp lại để biếu mẹ chồng dịp tết đến. Những quả nho mập ú, căng tròn, hệt như trong phim Mỹ, giống y chang mấy chùm nho ... giả, loại những quán sinh tố trong xóm hay treo làm cảnh. Trời ơi! Dòn! Mọng! Ngọt! Mẹ đã dặn đi dặn lại không được ăn, mẹ còn cất tuốt lên nóc tủ. Vậy mà mấy trái nho như có ma lực, cái đứa tôi như bị thôi miên! Tôi lén trộm một trái. Trời ơi! Ngon! Rồi 1 trái nữa, rồi trái nữa! Từng trái, từng trái một, như một kẻ đã hoàn toàn mộng muội, không còn có thể cưỡng lại được sự quyến rũ phát ra từ mấy trái nho. Mẹ sẽ đánh nát tay tội ăn vụng, tôi nghĩ, tay ... vẫn tiếp tục công cuộc ... mưu cầu hạnh phúc. Cảm giác tôi lúc đó vừa hoảng loạn, vừa lo sợ, vừa ... sung sướng , vừa sung sướng, vừa hoảng loạn sợ hãi. Tột cùng của sự hoảng loạn sợ hãi là khi chùm nho của mẹ chỉ còn trơ lại cọng. Khốn nạn thân tôi! Rồi tôi sẽ phải sống tiếp phần ... ngày còn lại ra sao đây? Vậy mà mẹ không đánh tôi. Bà chỉ ôm tôi vào lòng ... và khóc, khóc gào lên, khóc trào ra. Khóc như một đứa trẻ. Mẹ tôi đó. Ôm con vào lòng, gào khóc lên như trút hết hơi sinh vào từng tiếng nấc.

Năm tháng qua đi, cuộc đời mang lại cho tôi thừa mứa. Giờ tôi muốn ăn gì thì ăn, muốn đi đâu thì đi, muốn mua gì thì mua. Tôi ngán đủ thứ, chả muốn ăn gì, chỉ còn ăn được mỗi nho. Bởi với nho, tôi không ăn bằng trực giác, mà thưởng thức bằng mùi vị của ký ức. Và vì với nho, tôi mua được một vé đi tuổi thơ. Hai mươi mấy năm trôi qua, ký ức vẫn chưa ráo mực. Mỗi lần ăn nho, tôi thấy mình bé lại, và được một bàn tay vô hình kéo tuột về thủa ấy, những-năm-tháng-cấm-vận.

Tôi chỉ là một cá nhân, một cá thể, trong một tập thể những con người thế thệ 8x. Và chỉ là 1 thế hệ, trong nhiều thế hệ con người. Nhưng nói như một nhà văn Nga: "Cây đời có hàng triệu chiếc lá, và nói về một chiếc lá, là cũng đang nói về hàng triệu chiếc lá khác".

Cứ mỗi mươi năm, con Tạo quái ác xoay vần, là dân tộc tôi lại được gán cho một định mệnh mới. Tôi đã nghe rất nhiều người bảo tôi "thời em sướng rồi, thời của anh khổ lắm", còn tôi, tôi chỉ thấy thời nào cũng khổ. Và chẳng cái khổ nào giống cái khổ nào. Cái nào cũng "đặc thù" và cái nào cũng "nhất"!

Người mình khổ quá, đất nước mình đau thương quá. Phải không mẹ? Phải không anh?


Facebook Nancy Nguyen













-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 11/Nov/2015 lúc 6:29pm



ĐỐ . . .


Đố ai nằm võng không đưa


Đố ai gặp lại người xưa không nhìn


Đố ai quên được chữ tình


Đố ai quên được bóng hình người yêu





ĐÁP . . .


Người chết nằm võng không đưa


Người mù gặp lại người xưa không nhìn


Người say quên được chữ tình


Người điên quên được bóng hình người yêu...








__._,_.___


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 22/Nov/2015 lúc 10:57am
 
Chuyện Chúng Mìnḥ - Viết bằng tên các bản nhạc
 Nguyễn Hữu Huấn


Anh là người LÍNH TRẬN MIỀN XA và là NGƯỜI XA THÀNH PHỐ . Anh vẫn sống cuộc đời BỀNH BỒNG như con NGỰA HOANG vào một BUỔI SÁNG MÙA XUÂN bôn ba trên BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT . Anh vẫn NHƯ CÁNH VẠC BAY theo bóng CON THUYỀN KHÔNG BẾN, hòa với CÁT BỤI TÌNH XA trong ĐÔI MẮT NGƯỜI XƯA, để nhìn MÂY LANG THANG như kẻ MỘNG DU theo VẾT CHIM BAY và khóc cho TUỔI ĐÁ BUỒN.

  Sau 24 GIỜ PHÉP trở về với TIẾNG MƯA ĐÊM của CHIỀU PHI TRƯỜNG hoang vắng , anh với CON TIM THẬT THÀ hằng nguyện cầu LẠY TRỜI CHO CON ĐƯỢC BÌNH YÊN, để anh sẽ được RU EM TRỜI MƯA THÁNG TÁM. Anh hằng ao ước XIN MỘT NGÀY MAI CÓ NHAU để ANH VỀ VỚI EM trong một ĐÁM CƯỚI NHÀ BINH, một ĐÁM CƯỚI NGHÈO nhưng thắm đậm tình DUYÊN QUÊ, và để em ĐỪNG TRÁCH LÍNH VÔ TÌNH ...

  Ròng rã BẢY NGÀY CHỜ MONG, anh đã nhận được LÁ THƯ GỞI NGƯỜI CHIẾN TUYẾN em viết cho anh. Em bảo em BUỒN bởi vì anh vẫn SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM và bỏ mặc NGƯỜI YÊU CÔ ĐƠN lang thang ôm NIỀM ĐAU CỦA CÁT trong những chiều MƯA TRÊN BIỂN VẮNG. Em trách anh thích chạy theo những HẠNH PHÚC LANG THANG mà chỉ dành cho em một thứ HẠNH PHÚC NỬA VỜI và còn dọa sẽ GẶP NHAU LÀM NGƠ nữa...

  Này NGƯỜI YÊU VĂN KHOA của anh ơi ! Anh là LÍNH MÀ EM, nhưng là một NGƯỜI LÍNH CHUNG TÌNH, chúng
 bao giờ biết ĐỂ QUÊN CON TIM nơi TRƯNG VƯƠNG KHUNG CỬA MÙA THU nào đó ! Anh vốn là CHÀNG TRAI THẾ HỆ trong buổi loạn ly, và trên suốt CON ĐƯỜNG MANG TÊN EM anh vẫn chưa đi hết nổi NỬA BƯỚC ĐƯỜNG TÌNH, nhưng vẫn muốn có gì tạm gọi là CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG. Cho dù MÙA ĐÔNG CỦA ANH có TUYẾT RƠI buốt giá, nhưng NIỀM THƯƠNG NHỚ ấy vẫn là CHÚT VẤN VƯƠNG TRONG TIM, và anh xin giữ lại những HOÀI CẢM ấy như một chút HẠNH PHÚC DỊU DÀNG trong những chiều NẮNG HẠ êm đềm.

  NẾU TA ĐỪNG QUEN NHAU thì em nào phải BÂNG KHUÂNG CHIỀU NỘI TRÚ với những GIỌT NẮNG BÊN THỀM. Vậy thì em HÃY CỨ VUI NHƯ MỌI NGÀY và HÃY YÊU NHƯ CHƯA YÊU LẦN NÀO nghe em, bởi vì KHÔNG PHẢI TẠI CHÚNG MÌNH đâu em nhé !

  Trong MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM cùng với những CHUYẾN TÀU HOÀNG HÔN, tàu anh bay cao như CUỐN THEO CHIỀU GIÓ, bỏ lại THÀNH PHỐ SAU LƯNG để đi tìm NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE trong khu RỪNG XƯA ĐÃ KHÉP. Anh bay trong vùng TUYẾT TRẮNG vây quanh, như những VẾT CHIM BAY trên giòng SUỐI TÓC em chạy dài trên
TÀ ÁO XANH trong một ngày CHỦ NHẬT TƯƠI HỒNG.

  Anh đã GỢI GIẤC MƠ XƯA để nhìn thấy MƯA TRONG MẮT EM và nghe được TIẾNG HÁT NỬA VỜI. Những NỖI NHỚ MỊT MÙ ấy phải chăng là một thứ tình MONG MANH trong MỘT GIẤC MƠ HOA, mà qua NHỮNG CON MẮT TRẦN GIAN người ta vẫn bảo là TÌNH ĐẾN RỒI ĐI, nhưng anh lại gọi đó là TÌNH LÍNH .

  Còn EM TÔI, em là NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM DA VÀNG, em duyên dáng hơn NÀNG TRUNG HOA XINH ĐẸP, em ngát thơm hơn cả CÁNH HỒNG TRUNG QUỐC trổ hương, vì em chính là CÔ BẮC KỲ NHO NHỎ trong THUNG LŨNG MÀU HỒNG với HUYỀN THOẠI CỦA MỘT NGƯỜI CON GÁI.

  Nào ngờ, TA ĐÃ YÊU EM LẦM LỠ vì trời bắt em mang một PHẬN GÁI THUYỀN QUYÊN như NGƯỜI TÌNH ELISÉE đa đoan đang chớm bước vào TUỔI BIẾT BUỒN. Em thích sống trong KIẾP ĐAM MÊ của một NGÀY MAI CHIỀU TỐI VỘI VÀNG và đắm chìm trong những CƠN LỐC CỦA TÌNH YÊU.

  Em thường khát khao những GIÂY PHÚT THẦN TIÊN để mong được NGẤT SAY MEN TÌNH với những
 BƯỚC TÌNH HỒNG của chuỗi ngày TÌNH HÈ RỰC NẮNG. Và cũng chính em là NGƯỜI ĐI TRONG ĐÊM
 nên chỉ nhìn thấy mảnh MẶT TRỜI ĐEN với những cuộc TÌNH NHƯ BÓNG MA . Ấy thế mà em vẫn TẠ ƠN ĐỜI, chỉ vì em đã LẦM mà tưởng rằng đời đã ĐƯA EM VÀO HẠ. Rồi NHƯ ĐÁ NGÂY NGÔ chơ vơ TRÊN ĐỈNH MÙA
 ĐÔNG vào một lần ANH ĐI CHIẾN DỊCH, nhờ ĐÓM MẮT HỎA CHÂU soi sáng thay cho những ÁNH ĐÈN MÀU
 trong một ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ, anh đã XIN TỰ HỎI MÌNH để viết cho em một BỨC TÂM THƯ được trích ra từ trường khúc TÌNH THƯ CỦA LÍNH.

 Đó là những LỜI BUỒN THÁNH mà loài người đã phổ thành tấu khúc MỘT LẦN MIÊN VIỄN XÓT XA.Đó là những LỜI CUỐI của một CHIỀU KHÚC mà anh ước ao MỘT LẦN NÀO CHO TÔI GẶP LẠI EM. Và BÀI THÁNH CA BUỒN ấy đã ghi lại những DẤU VẾT TÌNH TA, để trong anh MỘT NGÀY NHƯ MỌI NGÀY vẫn NHƯ CHIẾC QUE DIÊM chợt lóe lên những NỖI NHỚ MONG MANH của cả MỘT ĐỜI TAN VỠ, tan theo từng GIỌT NƯỚC MẮT NGÀ chứa chan trong VŨNG LẦY CỦA CHÚNG TA .

  THƯỞ ẤY CÓ EM, ta đã TẶNG NHAU ĐÓA HỒNG của những ngày TÌNH CÒN LẤT PHẤT MƯA BAY. Anh vẫn thường gọi em là QUỲNH HƯƠNG, là BÉ YÊU và EM NHƯ MỘT NỤ HỒNG thơm ngát. NGÀY ẤY MÌNH QUEN NHAU, ngày ấy EM HIỀN NHƯ MA-SƠ, trong trắng với TRÁI TIM CÒN TRINH, và chúng ta đã dìu nhau đến chốn THIÊN ĐÀNG TÌNH ÁI. LÀM SAO TÔI QUÊN ĐƯỢC ngày EM ĐẾN THĂM ANH MỘT CHIỀU MƯA khi anh đang ngụp lặn với những NIỀM VUI CÔ ĐƠN trong một CĂN NHÀ NGOẠI Ô hẻo lánh.

  EM ĐẸP NHƯ MƠ bềnh bồng trong chiếc ÁO LỤA HÀ ĐÔNG, miệng khẽ nói: nào là VẪN MÃI YÊU ANH, nào là MỘT ĐỜI YÊU ANH và còn ghé sát bên anh thì thầm ...ANH LÀ TẤT CẢ.  Anh đã như ngụp lặn trong CƠN MƯA HỒNG của một mùa THU QUYẾN RŨ giăng giăng LÁ ĐỔ MUÔN CHIỀU, để rồi anh cũng cất cao tiếng hát…VÀ
 TÔI CŨNG YÊU EM .

  Ôi ! Những TÌNH KHÚC CHIỀU MƯA vang vang trong cơn MƯA CHIỀU KỶ NIỆM , để hồn anh GỞI GIÓ CHO MÂY NGÀN BAY và để em chẳng còn biết BÂY GIỜ THÁNG MẤY.   Lúc ấy MÀU MẮT NHUNG của em khép kín, để cho
 anh mân mê VÒNG TRÒN TRÊN BÃI CÁT ÊM bên cạnh khu RỪNG XƯA LÁ THẤP, nép thân dưới hai đỉnh HOA
 VÀNG thơm mùi sữa mẹ.

 Anh đã XIN THỜI GIAN NGỪNG TRÔI để được đổ tràn trong em những giọt CUỐI CÙNG CHO MỘT TÌNH YÊU . Em đã QUÊN CẢ LỐI VỀ và nằm im lìm NHƯ GIẤC CHIÊM BAO để uống cạn hết NỖI ĐAU DỊU DÀNG này... Kể từ ngày TÌNH NỒNG TRAO ANH mà không MỘT CHÚT SUY TƯ ấy, em đã trở thành ĐÀN BÀ, hay nói đúng hơn là NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TÌNH YÊU. Cũng từ đó ÁO ANH SỨT CHỈ ĐƯỜNG TÀ và anh cũng đã trở thành ĐÀN ÔNG, tưởng mình đã nắm chắc được chùm CHÌA KHÓA TÌNH YÊU trong tay, rồi DỪNG BƯỚC GIANG HỒ và nghêu ngao GỌI NGƯỜI YÊU DẤU. Nào ngờ đâu, kể từ ngày MÁU NHUỘM BÃI THƯỢNG HẢI với VẾT THƯƠNG CUỐI CÙNG ấy, bỗng nhiên BIỆT KINH KỲ !!!

 Bây giờ đây, anh chỉ biết xin được CẢM ƠN EM YÊU DẤU đã cho anh những PHÚT NGÂY THƯỜNG TRONG ĐÊM vào một MÙA HÈ VÔ TẬN với NGƯỜI TÌNH TRĂM NĂM đã mất. Anh đã gọi đó là TÌNH NGHỆ SĨ, là BÃO TÌNH, là TÌNH SỬ ROMÉO-JULIETTE và vẫn thầm nguyện XIN CÒN GỌI TÊN NHAU mãi mãi .

  Nhưng rồi NHỮNG NGÀY YÊU NHAU trên suốt cả CON ĐƯỜNG TÌNH TA ĐI bỗng mang dấu vết của một GIẤC MƠ KHÔNG ĐẾN HAI LẦN. Ai ngờ đâu, lần TIỄN EM NƠI PHI TRƯỜNG hôm ấy lại là LẦN TIỄN ĐƯA CUỐI CÙNG. Anh LÊN XE TIỄN EM ĐI mà lòng thầm muốn TRÁCH NGƯỜI ĐI. Em đã SANG NGANG với NHỮNG BƯỚC CHÂN ÂM THẦM khi MÙA ĐÔNG SẮP ĐẾN, và em đã LẠNH LÙNG nỡ lòng DỨT ĐƯỜNG TƠ để con tàu CHUYỂN BẾN, cuốn trôi đi giòng NƯỚC MẮT CỦA MỘT LINH HỒN. Và rồi, EM CÒN NHỚ HAY ĐÃ QUÊN một ĐÊM BUỒN XÓT XA dạo ấy,

 NGHẸN NGÀO em đã hỏi anh :
- AI BUỒN HƠN AI ?
  Lúc đó anh vẫn còn MƠ KHÚC TƯƠNG PHÙNG của MỘNG BAN ĐẦU cho dù chất chứa TRĂM NHỚ NGÀN
 THƯƠNG, và anh đã trả lời rằng :
 - Hỡi NGƯỜI TÌNH LARA của anh, anh vẫn YÊU EM DÀI LÂU, anh vẫn mãi YÊU EM BẰNG TRÁI TIM ANH !
 Và TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT em còn hứa với anh rằng NGÀN NĂM VẪN ĐỢI !!!

 Thế là EM ĐÃ ĐI RỒI, mang theo cả NHỮNG LỜI RU CUỐI của một MÙA THU CHẾT. Còn anh , anh là NGƯỜI XA VỀ THÀNH PHỐ với NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU, thất thểu như NGƯỜI CHẾT TRỞ VỀ trong CHIỀU MỘT MÌNH QUA PHỐ và ôm trọn lấy CHUYỆN PHIM BUỒN của một DUYÊN KIẾP phũ phàng.

Anh đã lê những BƯỚC CHÂN CHIỀU CHỦ NHẬT trong CƠN MƯA PHÙN vào một CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG, một buổi CHIỀU mà anh nghĩ CHƯA CHIỀU NÀO BUỒN BẰNG CHIỀU NAY. Anh đi vội qua phía GIÁO ĐƯỜNG IN BÓNG, miệng lâm râm GỌI EM NHƯ ĐÓA HOA SẦU và khấn nguyện rằng : "LẠY CHÚA CON LÀ NGƯỜI NGOẠI ĐẠO, nhưng con xin mãi được THEO DẤU CHÂN NGƯỜI ...".

  Rồi như BÁNH XE LÃNG TỬ đẩy đưa sau những ĐÊM DÀI CHIẾN TUYẾN , anh đã GIÃ TỪ VŨ KHÍ để cùng với NGƯỜI BẠN THÂN TÊN BUỒN thừa lúc TRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU trong một ĐÊM CHÔN DẦU VƯỢT BIỂN, đã cùng nhau thề nguyền THÀ CHẾT TRÊN BIỂN ĐÔNG , ra đi trên CON THUYỀN VIỄN XỨ . Anh quyết XÓA TÊN NGƯỜI TÌNH và bỏ lại SÀI GÒN NIỀM NHỚ KHÔNG TÊN trên một CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN, đi theo LỜi GỌI CHÂN MÂY, theo đám hải âu BAY ĐI CÁNH CHIM BIỂN muôn trùng.

 Anh đã GIÃ BIỆT SÀI GÒN để trở thành NGƯỜI DI TẢN BUỒN, mà trong tim vẫn ấp ủ một GIẤC MƠ HỒI HƯƠNG...
  Rồi cứ thế, MỘT NGÀY TRÊN BI ĐÔNG ngồi đếm từng cánh HOA BIỂN là một ngày anh đã KHÓC CHO MỘT
THÀNH PHỐ MẤT TÊN, thương cho CHUYỆN MỘT CHIẾC CẦU ĐÃ GẪY năm xưa và nuối tiếc CUỘC TÌNH THOÁNG BAY của chúng mình hôm nào.
 Mai sau nếu có AI TRỞ VỀ XỨ VIỆT, xin gởi dùm tôi câu HÁT CHO NGƯỜI Ở LẠI, xin nhờ ĐÀN CHIM
 THA PHƯƠNG gửi trả về NGƯỜI TÌNH VIỆT NAM cuộc TÌNH LẦM LỠ năm xưa.

  Từ đây, TÔI VỚI TRỜI BƠ VƠ như người LỮ KHÁCH TRONG MƯA giữa HAI KHUNG TRỜi CÁCH BIỆT, mà thẫn thờ ĐI TÌM THƯƠNG YÊU. Nhiều lúc TƯỞNG RẰNG ĐÃ QUÊN, nhưng sao vẫn quá NGẬM NGÙI và đắng cay như những GIỌT CÀ PHÊ, cũng chỉ vì TÌNH ĐẦU VẪN KHÓ PHAI. Nếu NGÀY MAI KHI TÔI CHẾT ĐI, ai sẽ tìm lại cho tôi CÂY ĐÀN BỎ QUÊN của MÙA HÈ NĂM ẤY ?

  Ai dám nói TÌNH CHỈ ĐẸP KHI CÒN DANG DỞ ? Ai còn nhớ cho CHUYỆN TÌNH CỦA NGƯỜI TRINH NỮ TÊN
 THI ? Bây giờ QUÊ HƯƠNG BỎ LẠI và trong anh CHỈ CÓ EM giữa một GIÒNG SÔNG KỶ NIỆM . Cho dù đã
 quá MUỘN MÀNG nhưng anh cũng xin TRẢ LẠI EM YÊU cuộc tình SI MÊ của một lần LẦM LỠ .

 SÀI GÒN BÂY GIỜ BUỒN KHÔNG EM ? hay em vẫn RONG CHƠI DƯỚI TRỜI QUÊN LÃNG, để anh ôm trọn TRÁI
 TIM NGỤC TÙ của MỘT THỜI ĐỂ YÊU VÀ MỘT THỜI ĐỂ CHẾT ? MƯA SÀI GÒN CÓ BUỒN KHÔNG EM và em có BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ trong những chiều MƯA QUA THÀNH PHỐ vào MẤY ĐỘ THU VỀ ?
 Hay em đã mang TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO và đã vội QUÊN ĐI TÌNH YÊU CŨ, để anh ngồi đây BÊN CẦU BIÊN GIỚI mà KHÓC MỘT GIÒNG SÔNG với BIỂN NHỚ muôn trùng ?
MƯA SÀI GÒN MƯA HÀ NỘI có làm ƯỚT MI của ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY, có làm NGƯỜI YÊU TÔI KHÓC trong những chiều SÀI GÒN THỨ BẢY ? CÒN TUỔI NÀO CHO EM giữa những MỘNG PHÙ DU cám dỗ vây quanh ?
Bên này, anh vẫn NHÌN NHỮNG MÙA THU ĐI để mãi trách trời SAO VẪN CÒN MƯA RƠI, vẫn mãi lang thang trên con ĐƯỜNG XA ƯỚT MƯA rồi tự hỏi MÌNH MẤT NHAU BAO GIỜ ?

 THÔI ĐỪNG NHẮC CHUYỆN ĐÃ QUA làm gì nữa, cho DÙ TÌNH YÊU ĐÃ MẤT bởi vì TÌNH NGHĨA ĐÔI TA
 CÓ THẾ THÔI.

  Bây giờ NGƯỜI TÌNH TRĂM NĂM đã biến thành TÌNH LỠ TRĂM NĂM và TÌNH KHÔNG SUY TƯ nay chỉ còn là một thứ TÌNH THIÊN THU, là TÌNH BƠ VƠ, là TÌNH GIAN DỐI. Cho dù NGƯỜI CÒN ĐÓ TA CÒN ĐÂY nhưng cũng chỉ là TÌNH CÓ NHƯ KHÔNG và YÊU ĐƯƠNG CHỈ LÀ THẾ phải không em ?

  Anh xin TRẢ LẠI EM YÊU tất cả những gì của MƯỜI NĂM TÌNH CŨ và cho dù TÌNH VỖ CÁNH BAY rồi, nhưng anh cũng vẫn xin làm BÀI THƠ CUỐI CÙNG như một NIỆM KHÚC CUỐI cho những NGÀY ĐÁ ĐƠM BÔNG của HAI MƯƠI NĂM TÌNH CŨ xa xưa.

  THÔI ! Tất cả đã trở thành DĨ VÃNG rồi, hãy CHO TÔI ĐƯỢC MỘT LẦN can đảm để GIẾT NGƯỜI TRONG MỘNG, để mong sao quên đi THÚ ĐAU THƯƠNG này, và CON TIM SẼ VUI TRỞ LẠI không chừng ! Hãy cho tôi thành những GIỌT MƯA TRÊN LÁ để ấp ủ mãi LỜI NGUYỆN TRONG TÙ hôm xưa trong GIẤC NGỦ CÔ ĐƠN hôm nay. Tôi muốn mình THÀ NHƯ GIỌT MƯA rơi tơi tả trên những CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG, cầu mong tưới mát NHỮNG ĐỒI HOA SIM cho người .

  Tôi cũng XIN LÀM CHIM RỪNG NÚI để mong chờ ngày TUNG CÁNH CHIM TÌM VỀ TỔ ẤM, để được bay trên cánh ĐỒNG XANH bao la, bay mãi tận VỀ NƠI ĐẤT HỨA xa xăm, rồi cất tiếng kêu HẸN EM SÀI GÒN.
 Tôi cũng sẽ rong ca BÀI CUỐI CHO NGƯỜI TÌNH như một KỶ VẬT CHO EM biết ngày nào trao. Hãy cố nén cơn đau và cất tiếng BUỒN ƠI XIN HÃY QUÊN, hãy mạnh dạn nói rằng BUỒN ƠI TA CHÀO MI, rồi thu hết can đảm mà OẲN TÙ TÌ với cuộc đời còn lại, và sau cùng sẽ tự nhủ mình rằng : SỨC MẤY MÀ BUỒN, BỎ ĐI TÁM...

  NGUYỄN HỮU HUẤN


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 25/Nov/2015 lúc 8:52pm


              Nấm Ngọc Hương Thiền(Nấm truffle)
                     

Miền Tây bắc Hoa Kỳ núi rừng hùng vĩ, nơi đây mưa nhiều do gần Thái Bình Dương. Cũng chính vì yếu tố thiên nhiên này, rừng núi ở đây có vô số loài nấm mọc, trong đó có loài cực kỳ quý hiếm. Là thành viên của Hiệp hội Nấm rừng, người viết thường có những chuyến đi khảo sát. Trong một lần dừng chân tại thị trấn nhỏ dưới rặng núi Cascade, khi tiếp xúc người dân địa phương để tìm hiểu đặc chủng nấm trong vùng, người viết được kể cho nghe về câu chuyện một thiền sư sống đơn độc giữa núi rừng. Người viết xin ghi lại câu chuyện đầy xúc cảm này như một món quà xuân dành tặng quý độc giả.


Thị trấn Ran nhỏ bé, khoảng vài trăm cư dân, nằm giữa rừng già đại ngàn, không xa lắm là dãy núi Cascade hùng vĩ mùa đông phủ tuyết. Mười năm trước, dân nơi đây bàn tán về người đàn ông tuổi ngoài 70 nhưng dáng dấp khỏe mạnh, nhân cách nhẹ nhàng vi diệu như một ông tiên. Cứ mỗi độ hoa lê rừng nở trắng xóa trên triền núi, người dân lại thấy ông lái chiếc xe pickup cũ từ đường mòn trên núi cao vào trung tâm thị trấn rồi dừng tại nhà dưỡng lão dành cho người nghèo. Mỗi tuần ông đến đây hai lần, từ sáng sớm cho đến chiều. Ông nấu cho người già ăn, đánh dương cầm cho người già nghe, chỉ cho họ cách đi, cách ngồi, cách thở. Mà lạ thay, ông làm việc gì cũng chậm rãi nhưng đầy năng lượng tươi vui. Mỗi lần có ông, nhà dưỡng lão bừng lên sức sống, được thay luồng khí mới. Các cụ già ánh mắt rạng ngời, nụ cười rạng rỡ như những đóa hoa vừa được tưới tẩm tình thương. Khi lá rừng chuyển sang màu vàng cũng là lúc người dân thị trấn không còn thấy ông nữa. Các cụ già cố gắng làm theo lời ông chỉ dẫn để cuộc sống an lạc, tâm linh hơn. Nhưng không có ông, nhà dưỡng lão như mất đi lò sưởi ấm mùa đông, trở nên trầm buồn lạnh lẽo. Các cụ già từng ngày nhìn ra khung cửa sổ giữa màu tuyết trắng mênh mông lại mỏi mắt trông chờ những cánh hoa lê rừng nở trắng.



Ông Ken từng thọ giáo, học thiền, học Phật nhiều năm từ Đức Dalai Lama, Thiền sư Suzuki. Ông vốn là nhà khoa học nghiên cứu về tác động môi trường từ chất thải hóa học do con người tạo ra. Một hôm đọc tập san chuyên ngành Khoa học Môi trường, trong đó có bài nói về triết lý Phật giáo nhấn mạnh đến mối tương quan, tương tức của vạn vật đã làm ông ngạc nhiên về tính khoa học của một tôn giáo mà trước đây ông cho là quá cổ xưa lạc hậu. Ông không ngờ từ ngàn xưa tôn giáo ấy đã biết quý trọng cây cỏ mọi loài sinh linh và chỉ ra mối liên hệ mật thiết cần bảo vệ. Từ đó ông tìm hiểu về Phật giáo nhiều hơn. Ông đã trải qua từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi nghiên cứu kho tàng kinh điển bao la của đạo Phật. Ông quyết định trở thành người con Phật sau chuyến du hành sang Dharamshala - Ấn Độ dự khóa tu do ngài Dalai Lama giảng dạy.

***



Trước khi về hưu, ông tìm mua khu đất rừng rộng mấy mươi ha trên triền núi dãy Cascade miền Tây bắc Hoa Kỳ. Ông cho dựng căn nhà nhỏ làm bằng cây rừng thô ghép lại (cabin). Đây là ước mơ bao năm của ông có được nơi yên tĩnh, hoang dã để tu tập và viết những bài nghiên cứu cho các tạp chí Phật giáo bằng Anh ngữ. Dù đã về hưu nhưng ông rất tinh tấn, năm giờ sáng ông thức dậy pha trà, đốt nén hương ngồi thiền. Sau buổi ăn sáng, ông thiền hành, thả bộ theo con suối bên hông nhà xuống cánh rừng sồi phía dưới. Trong một buổi thiền hành cuối thu, ngồi nghỉ chân bên bờ suối ngắm nhìn cánh rừng ngợp lá vàng bay trước mặt, ông thấy mấy chú sóc từ trên cây leo xuống, vừa đi chậm rãi vừa đánh hơi thảm lá vàng dưới đất. Chợt chúng dừng chân, moi lên dưới thảm lá mục những viên củ rừng to bằng trứng chim cút, có viên to bằng quả chanh rồi đem về tổ trên cây cao cất giấu. Tò mò, ông tới nơi chúng đào, dùng nhánh cây rừng khơi xung quanh, vài viên củ rừng trăng trắng hiện ra. Ông đưa lên mũi, thoang thoảng mùi hương nhẹ phảng phất. Như không tin vào thính giác mình, ông đem xuống bờ suối dùng hòn đá có góc cạnh bén cắt đôi, hương thơm theo vết cắt lan tỏa đậm đà, một thứ hương không nồng, không nặng, rất nhẹ nhàng tinh tế dễ chịu. Ông Ken thầm thốt lên: - Nấm truffle.




Ông không ngờ cánh rừng do mình làm chủ có loại nấm vô cùng quý hiếm này, mỗi ký được bán lên tới cả 5-10 ngàn USD. Đây là loài thực phẩm mắc nhất thế giới. Ông quay lại chỗ sóc đào, lượm thêm một viên nấm rồi tiếp tục thiền hành trở về nhà. Sau khi rửa sạch, ông thành kính bỏ viên nấm vào dĩa dâng lên bàn thờ Phật như dâng lên viên ngọc quý báu ban tặng từ đất trời. Suốt ngày đó, ông vẫn làm những công việc bình thường, mỗi khi ý niệm truffle phấn khích nổi lên, ông theo dõi hơi thở, điều tâm thanh tịnh trở lại. Hôm sau, thay vì thắp nhang lễ Phật trước khi ngồi thiền như thường lệ, ông cắt một phần viên nấm thành những lát mỏng thay thế mùi nhang. Trong thiền phòng giữa không gian yên tĩnh núi rừng trùng điệp, mùi hương nấm nhẹ nhàng lan tỏa. Khi hơi thở đã rất nhẹ rất sâu, tâm đã lắng đọng trong sáng, ông Ken bắt đầu suy nghĩ phải làm gì với kho báu giữa rừng già? Ông đã bỏ tất cả để tìm đến chốn này, tiền hưu trí hàng tháng ông dùng chỉ một phần rất nhỏ, hầu hết gởi tặng các tu viện, cơ sở thiện nguyện. Không khéo cánh rừng này sẽ đốt tan công phu tu tập của ông, trở thành nơi tranh chấp gây tạo ác nghiệp.



***


Mùa thu khi lá phong, lá sồi chuyển sang màu vàng cam rực rỡ cũng là lúc ông Ken bắt đầu thu hoạch truffle. Đối với người chuyên môn tìm loại nấm quý này, họ luôn sử dụng chó hoặc heo để phát hiện những viên nấm được giấu kín dưới lớp thảm mục rừng. Riêng ông Ken cách tìm nấm cũng không khác chi hành thiền. Mỗi ngày ông thiền hành đến cánh rừng, chọn một chỗ khác hôm qua, ngồi xuống hít thở khí trời, nghe tiếng chim hót líu lo, nhìn những chú sóc nhỏ chạy tung tăng tìm nấm. Ông chờ chúng lấy xong, tới chỗ chúng đào lấy những viên nấm còn sót lại xung quanh. Loài sóc đã quen hình dáng ông bao năm qua nên không hề có chút sợ hãi. Từ ngày thấy ông “mót” nấm mà không tranh giành với chúng, loài sóc hiểu được. Chúng thương ông, đào nhiều nơi nhưng lấy đi rất ít, như làm dấu giúp ông thu hoạch tốt hơn.



Mùa nấm truffle kéo dài 2 tháng, bắt đầu từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 11. Mỗi tuần ông Ken thu hoạch được vài ký, ông bán hết cho nhà thu mua, chỉ giữ lại một ít thay nhang cúng Phật mỗi sáng ngồi thiền. Ông gởi trọn số tiền bán nấm thông qua trương mục vô danh cho viện dưỡng lão dưới chân núi nơi ông thường làm việc thiện nguyện.


***



Mùa xuân năm ấy, khi hoa lê rừng nở trắng trên triền núi, các cụ già trong viện dưỡng lão lại háo hức chờ đón ông Ken. Một tuần qua, hai tuần qua, hoa lê đã rụng tàn, màu xanh lá rừng đã trỗi dậy nhưng ông Ken vẫn không xuất hiện. Người dân thị trấn Ran xôn xao bàn tán không biết chuyện gì đã xảy ra trên núi cao. Họ vận động chính quyền địa phương cùng cư dân dành một ngày cuối tuần lên núi tìm hiểu sự tình. Sáng sớm, đoàn xe vài chục chiếc chậm rãi theo con đường mòn gồ ghề đầy sỏi đá tiến vào dãy núi Cascade. Trên con đường độc đạo hoang vu, giữa lưng chừng núi, căn nhà gỗ đơn sơ đậm nét dưới ánh mặt trời. Viên cảnh sát thị trấn (Sheriff) dẫn đầu cho xe dừng lại, đi bộ đến căn nhà có nhiều cỏ dại mọc cao như báo hiệu đã lâu không ai chăm sóc. Viên cảnh sát gõ nhẹ cửa nhiều lần nhưng không tiếng trả lời. Bỗng người dân đi theo hốt hoảng la lên bên cánh cửa sổ hông nhà:


- Coi kìa! Có phải ông Ken?




Phía sau khung kiếng bụi mờ, một thân thể bất động da nhăn khô đang ngồi trước tượng Phật cổ xưa. Viên cảnh sát phá vội ổ khóa cánh cửa ra vào: Mùi hương thơm từ trong nhà thoát ra làm mấy chục cư dân thị trấn Ran ngạc nhiên trầm trồ. Bước vào trong, bên cạnh thân thể khô cứng đang nhập định còn có nhiều khay đựng đầy nấm truffle thái mỏng đã khô nhưng vẫn tỏa mùi hương ngào ngạt. Người ta tìm thấy tờ di chúc để lại trên bàn Phật, ông hiến tặng toàn bộ đất đai tài sản cho viện dưỡng lão, đồng thời tiết lộ điều bí mật được giữ kín lâu nay về cánh rừng có nấm truffle. Ông cẩn thận ghi chép điều kiện bắt buộc để nhận tài sản là phải có một ủy ban giám sát khai thác nấm truffle theo cách ông làm: Tôn trọng và bảo vệ loài sóc trước khi thu hoạch cho loài người vì chúng là chủ nhân đầu tiên kho báu này.




Mọi người không ngờ chính ông là nhà hảo tâm vô danh đóng góp tài chánh duy trì viện dưỡng lão nhiều năm qua! Ngày làm lễ hỏa thiêu rải tro bên bờ suối theo lời ông dặn trong di chúc, thị trấn Ran hầu như tham dự không thiếu một người. Từ cậu bé nhà nghèo bỏ báo buổi sớm mai cho đến cụ già trong viện dưỡng lão đều được giúp đỡ phương tiện lên núi. Lần đầu tiên cư dân thị trấn Ran gắn bó chăm sóc lẫn nhau như đại gia đình. Đoàn xe hơn trăm chiếc chậm chạp trên con đường gồ ghề tiễn ông đi. Cư dân khóc sướt mướt, thương mến cảm phục một nhân cách vi diệu sống trọn đời không những cho tha nhân mà ngay cả muôn loài.



Huyền Lam (Hoa Kỳ)








-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 06/Feb/2016 lúc 7:38pm


Gần TẾT đọc được bài nầy thấy hay xin chia xẻ với các bạn và cám ơn ngươi gởi.


LÒNG TỐT NGƯỜI SAIGON

(PLO)- Người Sài Gòn làm điều cần làm một cách lặng lẽ, tn tâm và không phô trương, không mời báo chí đến ghi nhận…Câu chuyện chiều cuối năm ở cổng BV Ung Bướu được anh Lê Thiếu Nhơn ghi trên Facebook, xin phép anh đăng lại

Tôi rất ngại đi ngang con đường Nơ Trang Long – Bình Thạnh, vì có… Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, nơi nhiều người bạn của mình đã vào và không bao giờ có dịp chén thù chén tạc với nhau nữa.

Thế nhưng, những ngày cận Tết, tôi lại thích tạt qua con đường này, để ngắm nghía vẻ đẹp chỉ có ở Sài Gòn. Đó là những chuyến xe từ thiện đưa bệnh nhân ung thư về quê ăn Tết.

Bệnh nhân ung thư phần lớn đều lâm vào hoàn cảnh bi đát. Viện phí đã chật vật, mà phương tiện ngày Tết càng gian nan, bệnh nhân ung thư không dễ đoàn tụ với người thân trong khói bếp giao thừa. Không có tổ chức nào kêu gọi, nhưng nhiều cá nhân vẫn góp tiền lại để thuê xe riêng đưa bệnh nhân ung thư về quê ăn Tết.

Nhiều chuyến xe khác nhau, chia ra nhiều tuyến. Bệnh nhân từ Bình Thuận đến Khánh Hòa, thì lên một xe; bệnh nhân từ Phú Yên đến Quảng Ngãi, thì lên một xe. Bệnh nhân từ Quảng Nam trở ra, bệnh nhân khu vực sông Cửu Long, bệnh nhân vùng Tây Nguyên mỗi tỉnh lên một xe…

Đường Nơ Trang Long ngay trung tâm Bình Thạnh, không cho phép xe khách làm bến đỗ. Thế nhưng, cảnh sát giao thông không những không xử phạt, mà còn trợ giúp phân luồng giao thông tạo điều kiện cho những chuyến xe từ thiện cặp sát bên hông Bệnh viện Ung Bướu, để các bệnh nhân đỡ vất vả di chuyển.

Không ruột rà thân thích, nhưng những người hảo tâm vẫn bỏ của bỏ công cho những chuyến xe từ thiện. Họ cùng người nhà dìu bệnh nhân lên tận chỗ ngồi. Họ dúi vào tay bệnh nhân từng cái phong bì với lời lẽ ấm áp: “Mừng tuổi bác!”, “Chúc chú ăn Tết vui vẻ!”, “Cô giữ gìn sức khỏe nhé!”, “Chào anh, sang năm gặp lại nha!”… Nhiều bệnh nhân lau nước mắt vì xúc động trước nghĩa cử đồng bào cưu mang cao cả!

Tinh thần hào hiệp ấy, chỉ có ở Sài Gòn.

Những chuyến xe từ thiện chầm chậm lăn bánh rời khỏi Sài Gòn. Tôi nhìn những người tài xế ân cần và tôi nhìn những người cảnh sát giao thông lễ độ, tự nhiên thấy rưng rưng. May quá, lòng tốt vẫn còn đây.

Tạm biệt Sài Gòn!

Cảm ơn Sài Gòn!

Lê Thiếu Nhơn


-------------
Lộ Công Mười Lăm



Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info