GIAI THOẠI VIỆT NAM
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Lịch Sử - Nhân Văn
Forum Discription: Lịch sử và các phong tục Tập quán
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2495
Ngày in: 18/Jul/2025 lúc 1:06am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: GIAI THOẠI VIỆT NAM
Người gởi: Lan Huynh
Chủ đề: GIAI THOẠI VIỆT NAM
Ngày gởi: 16/Apr/2010 lúc 10:26am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Bá Nha Tử Kỳ
Bá Nha đời Xuân Thu là một người có tài đàn. Chung Tử Kỳ là người biết thưởng thức âm nhạc. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, bụng nghĩ đến núi, thì Chung Tử Kỳ khen: "Tiếng đàn chót vót như núi cao". Lúc Bá Nha đánh đàn, lòng nghĩ về sông nước, thì Chung Tử Kỳ nói: "Tiếng đàn cuồn cuộn như nước chảỵ"
Sau khi Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn, bảo rằng: "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa".
Bá Nha Tử Kỳ, ý nói một tình bạn hữu thắm thiết, rất hiểu lòng nhau.
|
Trả lời:
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Apr/2010 lúc 7:11am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Ba Que Xỏ Lá
Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng nàỵ Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá, sẽ mất toi số tiền đặt cược[1].
Cũng liên quan tới trò chơi này, có người kể lại cách thức chơi của bọn chủ trò có khác chút ít. Chúng thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Chúng tuyên bố rằng nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược [1] trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, thì bọn chủ trò vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi bọn chủ trò là bọn "ba que xỏ lá" với hàm ý là bọn bịp bợm, lừa đảo, dối trá. Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của "ba que xỏ lá" là "xỏ lá ba que"[2].
Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng, dễ đọc, dễ nhớ.
Thành ngữ "ba que xỏ lá" dần dần được mở rộng phạm vi xử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những hạng người lừa lọc, bịp bợm, đểu cáng.
st
|
Người gởi: koki2612
Ngày gởi: 18/Apr/2010 lúc 11:21pm
Chị Lan Huỳnh ơi !
Bá Nha Tử Kỳ là chuyện của Bên Tàu, không phải của Việt Nam, còn chuyện "Ba Que Xỏ Lá" là thành ngữ để chỉ trích như lời chị nói. Nó nhạy cảm đụng tới nhiều thành phần của xã hội trước 1975 đó !
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Apr/2010 lúc 6:33am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Bạch Diện Thư Sinh
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
Niên hiệu Nguyên gia thứ 27, Tống Văn đế muốn mở mang bờ cõi về phương Bắc, sai nhóm Vương Huyền Mô đem quân Bắc phạt. Trầm Khánh Chi hết lời can ngăn, lại đưa ra trường hợp của nhiều vị vua trước, đã nhiều lần Bắc phạt nhưng đều thất bạị Tống Văn đế liền cử 2 vị quan văn ra tranh luận với Trầm Khánh Chị Trầm Khánh Chi nói :
- Giữ việc nước, cũng như lo việc nhà vậỵ Muốn bàn luận về việc cày ruộng thì phải bàn luận với 1 nông phu nhiều kinh nghiệm. Muốn bàn luận về việc canh cửi thì phải bàn luận với người đàn bà dệt vảị Nay Bệ hạ muốn mở chiến tranh với nước khác, mà lại để những người bạch diện thư sinh không 1 chút kinh nghiệm về quân sự đứng ra bàn luận, thì làm sao mà thành công được.
Tống Văn đế không nghe lời Trầm Khánh Chi, cứ cho đem quân đánh phương Bắc, và quả nhiên bại trận nặng nề.
Từ câu nói của Trầm Khánh Chi mà người đời sau rút ra thành ngữ "Bạch diện thư sinh" để chỉ người trẻ tuổi, chỉ có cái học sách vở, không có kinh nghiệm gì và không biết đối phó với thực tế ngoài đờị
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Apr/2010 lúc 1:57pm
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Bắn rụng mặt trời
Đoàn sứ giả nước Nam do hoàng giáp Ngô Kính Thần dẫn đầu, sang sứ nhà Minh, quan nhà Minh ra câu đối:
Nhật hỏa, vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ.
(Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng).
Câu này có ý là có một thế lực hùng hậu đã dẹp tan đi thế lực yếu kém hơn. Mặt trời hiện ra thì mặt trăng mất đi. ý bóng gió là thiên triều bắt nước nhỏ phải quy phục.
Ngô Kính Thần ung dung đối lại:
Nguyệt cung, tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô.
(Trăng làm cung, sao làm đạn, chiều tối bắn rụng mặt trời).
Câu đối lại tuyệt hay, hình tượng sắc sảo hơn, chất quật cường cũng rõ. Nghe nói, nhà Minh rất bất bình vì câu đối này, đã bắt giam sứ giả.
Câu đối này từ trước vẫn được xem là của Mạc Đĩnh Chi. Nhưng hiện nay đã tra cứu lai lịch. Lời văn được khắc trên bia đá, khắc năm 1656, tác giả văn bia là tiến sĩ Vũ Đăng Long. Theo lời bia, thì câu đối trên đây là của Ngô Kính Thần, người xã Xuân Hy, huyện Kim Hoa (nay thuộc Hà Nội). Ông Ngô Đỗ Hoàng Giáp năm 1493. |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 22/Apr/2010 lúc 7:35am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Bát Trân
Bát Trân ý nói là những món ăn ngon.
Ngày xưa, có 8 món ăn được liệt vào hạng ngon nhất, nấu công phu và rất bổ dưỡng, chỉ có vua chúa mới có dịp ăn, ấy là:
+ Nem Công: Thịt công ăn bổ, giải trừ thứ độc trong ngườị Khi làm, người ta phải cẩn thận cắt mật vất đi, vì mật công rất độc.
+ Chả Phượng: Giống chim này sống ở núi cao, rất khó bắt. Con trống gọi là Phụng, con mái là Hoàng. Người xưa tin rằng khi nào chim phụng xuất hiện là điềm thánh nhân ra đờị
+ Da Tây Ngu: Tây Ngu còn gọi là Tê Ngưu (Tê Giác), một giống heo rừng lớn, chân có ba móng, đầu có ba sừng. Nó có hình dạng xấu xí, chỉ ăn cây rừng. Da Tây Ngu dày dao đâm không thủng, chỉ trừ da ở nách là mỏng, người ta lấy da này ngâm vào nước rồi nấu ăn.
+ Tay Gấu: Gấu có sức mạnh tập trung vào hai chân trước (tay)
+ Gân Nai: Gân nai nửa dẻo nửa giòn, ăn tráng dương bổ thận.
+ Môi Đười Ươi: Đười Ươi là giống khỉ lớn thích đùa giỡn, khi vui phát ra tiếng như cười nức nẻ
+ Thịt Chân Voi: Voi tuy lớn, nhưng chính giữa bàn chân voi lại có một lớp thịt gân rất mềm.
+ Yến Sào: Yến ăn rau câu bọt bẻ, pha trộn với nước miếng, chế thành một chất nhựa trong, nhiễu ra thành sợi để dệt tổ áp dính vào tường. Tổ yến làm rất công phu, ngon và bổ.
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 24/Apr/2010 lúc 6:50am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Bị thầy đồ dốt kiện
Phùng Khắc Khoan thời hàn vi, mở một lớp học để sinh nhai. Nhưng bên cạnh nhà ông có một thầy đồ dã dạy học rồi, vì vậy học trò đến học với ông chỉ lèo tèo một hai đứa. Nhiều bận, ông lắng nghe người láng giềng giảng sách thì thấy ông ta giảng nghĩa lung tung, sai sót rất nhiều. Thế mà người ta cứ cho con đến học mới là lạ. Vừa buồn, vừa tức, ông viết mấy câu châm biếm ở trước cửa nhà mình:
Đô đô bình trượng ngã Đệ tử mãn đường hạ Úc úc hồ văn tai Đệ tử bất kiến lai
Mấy câu thơ chế giễu rất ác! Chữ Hán có một số chữ mặt chữ nhìn qua tương tự giống nhau, người học không đến nơi đến chốn thường đọc lầm. Thành ngữ có câu chữ tác ra chữ tộ, chữ ngộ ra chữ quá. Sách Luận ngữ có câu: úc úc hồ văn tai, nghĩa là văn chương rực rỡ thay. Nhưng cả năm chữ ngày hơi giống mấy chữ: Đô đô bình trượng ngã không có nghĩa gì cả. Phùng Khắc Khoan có dụng ý chế giễu rằng: Thầy dốt đọc sách sai mặt chữ thì học trò đến học rất nhiều. Còn thầy giáo đọc đúng thì chẳng thấy có đứa học trò nào đến.
Thầy đồ kia tức giận, làm đơn kiện lên quan. Quan cho đòi cả hai người đến, bắt làm thơ để thử tài. Đầu đề bài thơ là: Con trai (chữ Hán là bạng). Phùng Khắc Khoan viết ngay một bài thơ thất ngôn bát cú chữ Hán. Ông đồ chỉ làm có bốn câu thơ chữ Nôm:
Hùm hụp nền bằng bàn tay doạng Hỏi nó cái chi? Ấy cái bạng Vỏ làm nghiên chấp sử chấp kinh Ruột nấu cháo bổ tâm bổ tạng
Ông Phùng chắc mẩm thắng cuộc. Nào ngờ quan huyện xem xong hai bài thơ, lại phán:
- Sao anh lại dám sánh với bậc già cả được?
Rồi quan ra lệnh cho cụ đồ cứ được phép mở trường, học sinh của ông Phùng cũng cho về học với cụ đồ.
Kiện tụng xong xuôi, Phùng Khắc Khoan bực chí ra về. Bỗng thấy người nhà quan huyện chạy lên gọi. Quan huyện gọi ông vào phòng riêng bảo ông:
- Tiên sinh có biết loài sư tử không? Nó vồ được cả con hùm con beo, nhưng khi vồ con thỏ mà cũng dốc sức thì nó dại. Tiên sinh nên nghĩ đến việc lớn hơn, há cần giành giật bọn trẻ con với người già như vậy.
Quan huyện còn lấy tiền ra biếu Phùng Khắc Khoan, giúp ông qua cơn túng quẫn, Phùng Khắc Khoan cảm động và tỉnh ngộ. Ông sắp xếp hành trang, tìm đường vào Thanh Hóa giúp nhà Lê |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 26/Apr/2010 lúc 7:15am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca -
Bịa thơ tài hơn vua
Tự Đức vốn là ông vua sính thơ và hay khoe thơ mình. Nghĩ được câu thơ nào thường vẫn đem đọc cho quần thần nghe và lấy làm tự đắc lắm.
Một hôm sau buổi chầu, Tự Đức nói với các quan:
- Đêm qua trẫm nằm mơ làm được hai câu thơ thật kỳ lạ, để trẫm đọc cho các khanh nghe!
Rồi đọc luôn:
Viên trung oanh chuyển "khề khà" ngữ Dã ngoại đào hoa "lấm tấm" khai
Các quan nghe xong đều lấy làm lạ vì chưa hề được nghe lối thơ vừa hán vừa nôm ấy bao giờ, nhất là những chữ "khề khà", "lấm tấm" nghe thật thú vị. Còn Cao Bá Quát lúc bấy giờ cũng có mặt ở đấy, thì vẫn thản nhiên mà tâu rằng:
- Tâu bệ hạ, tưởng gì chứ hai câu ấy thì từ hồi còn để chỏm đi học, thần đã được nghe rồi ạ! Thần được nghe cả tám câu kia, nếu bệ hạ cho phép, thần xin đọc lại tất cả. Tự Đức đang hí hửng về mấy câu thơ dở hán dở nôm độc đáo của mình, không dè lại bị Quát dội một gáo nước lạnh thì tức lắm, vì rõ ràng hai câu thơ đó chính ông ta đã nghĩ ra. Tuy nhiên, ông ta vẫn cố trấn tĩnh bảo Quát đọc cho nghe cả bài thơ, với thâm ý nếu không đọc được thì sẽ trị cái tội khi quân ấy cho hả giận.
Còn đình thần cũng bực tức là Quát dám cả gan xúc phạm đến vua, và họ đang chờ một trận lôi đình; ông nọ lấm lét nhìn ông kia, không khí triều đình trở nên căng thẳng, nặng nề khác thường...
Quát bình thản suy nghĩ một lát như để nhớ lại một bài thơ lâu ngày không nhìn đến, rồi cất giọng sang sảng ngâm rằng:
Bảo mã tây phương huếch hoác lai, Huênh hoang nhân tự thác đề hồi. Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ, Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai. Xuân nhật bất văn sương lộp bộp, Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài. Khù khờ thi tứ đa nhân thức, Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.
Nghĩa là:
Ngựa báu từ phía tây huếch hoác lại, Người huênh hoang nhờ cậy dìu về. Trong vườn oanh hót giọng khề khà. Ngoài đồng hoa đào nở lấm tấm. Ngày xuân chẳng nghe tiếng sương rơi lộp bộp. Tiết thu chỉ thấy mưa bài nhài. Tứ thơ khù khờ đã nhiều người biết, Khệnh khạng còn mang đến hỏi tú tài.
Bài thơ vừa đọc dứt, cả đình thần hoang mang nhìn nhau, còn Tự Đức thì biết đích là Cao Bá Quát chơi xỏ mình, nhưng cũng rất sửng sốt và hết sức thán phục. Vua sai lấy chè và quế ban cho Quát và bắt Quát phải thú thật là đã bịa thêm sáu câu.
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 28/Apr/2010 lúc 6:39am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Bốn giai thoại trong một đôi câu đối
Câu đối viết:
Bỏ gậy sắt, bỏ ngai vàng, quyết giữ nòi vàng và khoán sắt.
Vung hịch son, vung cờ đỏ, cho yên con đỏ với lòng son (1)
Có thể nói đây là một câu đối nôm hay. Chỉ có 26 chữ trong đó lặp mất 12 chữ mà rất đầy đủ ý nghĩa, dồi dào mầu sắc, nhấn mạnh được son sắt vững bền. Câu đối này nói về Trần Hưng Đạo. Đặc biệt, nội dung câu đối chứa đựng đến bốn giai thoại về người anh hùng này.
Bỏ gậy sắt:
Trần Quốc Tuấn là con của An sinh vương Trần Liễu. Trần Liễu bị Trần Thủ Độ buộc phải nhường vợ cho Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông). Trần Liễu đã uất ức, đem quân chống lại nhưng không nổi, suýt bị gia hình, nhưng được Trần Cảnh tha chết. Việc thu xếp coi như yên ổn, song trong thâm tâm, Trần Liễu vẫn ôm mối hận thù. Cả hoàng tộc đều biết câu chuyện ấy, nên khi Trần Hưng Đạo được gần gũi vua Trần, nhiều người vẫn nhìn ông bằng cặp mắt nghi ngại. Biết đâu, khi thời cơ thuận lợi, Hưng Đạo lại không có một hành động phi nghĩa để trả thù cho bố?
Biết sự hoài nghi kín đáo ấy, Trần Hưng Đạo luôn luôn giữ đúng lễ vua tôi, ông toàn tâm toàn ý phục vụ các vua Trần chu đáo. Một lần, cùng Trần Nhân Tông đi dạo chơi đây đó, ông liếc thấy có người nhìn vào cái gậy ông cầm ở tay. Đầu gậy này có bịt sắt nhọn. Gậy ấy mà giáng xuống đầu ai, thì kẻ ngộ nạn chỉ có việc lìa đời! Hưng Đạo lẳng lặng bẻ cái gậy ra làm đôi, vứt đầu có bịt sắt đi, chỉ cầm trong tay một đoạn tre ngắn ngủi.
Cử chỉ ấy chỉ diễn ra trong khoảnh khắc. Ông không nói một lời. Những kẻ đứng chung quanh cũng đều im lặng, có người biết, có người không. Nhưng những ai chú ý đều tỏ ra kính phục và hoàn toàn tin tưởng Trần Quốc Tuấn. Ông đã giữ gìn ý tứ để xóa mọi hiềm nghi.
Bỏ ngai vàng:
Cũng từ sự bất bình sâu sắc trên đây, Trần Liễu luôn luôn ủ ấp trong lòng mình một mối thù muốn trả. Khi sống, tự ông không hành động được gì, thì trước khi mất, ông đã gọi Trần Quốc Tuấn lại dặn dò. Ông muốn Trần Quốc Tuấn phải cướp ngôi vua để trả thù, rửa nhục cho ông. Trần Quốc Tuấn nghe lời trối trăng của cha, không đồng tình nhưng không dám cãi. Về sau, ông có đem ý kiến này hỏi mấy viên tướng thân cận của mình như Yết Kiêu, Dã Tượng. Những người này đều nói là không nên. Chỉ có một người con trai của ông là Trần Quốc Tảng có ý muốn giành ngôi, làm cho ông rất tức giận. Ông quát mắng Quốc Tảng, cho là kẻ vong ân bội nghĩa và đuổi đi, không muốn Quốc Tảng được thấy mặt mình. Trần Quốc Tuấn đã chứng tỏ ông không ham ngai vàng. Mẩu chuyện này càng làm cho mọi người hết sức kính phục ông, tôn vinh phẩm chất của ông.
Vung hịch son, vung cờ đỏ:
Nhưng hình ảnh này muốn chỉ vào hai việc cụ thể:
- Trần Quốc Tuấn là tác giả bài Hịch tướng sĩ văn nổi tiếng.
- Ông là vị Tiết chế tổng chỉ huy, đã giương cao cờ lệnh chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông được hoàn toàn thắng lợi.
Câu đối trên đây là của cụ Quả Ngôn ở làng Hội Thống, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh).
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 28/Apr/2010 lúc 10:50pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Lan Huynh
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Bát Trân
Bát Trân ý nói là những món ăn ngon.
Ngày xưa, có 8 món ăn được liệt vào hạng ngon nhất, nấu công phu và rất bổ dưỡng, chỉ có vua chúa mới có dịp ăn, ấy là:
+ Nem Công: Thịt công ăn bổ, giải trừ thứ độc trong ngườị Khi làm, người ta phải cẩn thận cắt mật vất đi, vì mật công rất độc.
+ Chả Phượng: Giống chim này sống ở núi cao, rất khó bắt. Con trống gọi là Phụng, con mái là Hoàng. Người xưa tin rằng khi nào chim phụng xuất hiện là điềm thánh nhân ra đờị
+ Da Tây Ngu: Tây Ngu còn gọi là Tê Ngưu (Tê Giác), một giống heo rừng lớn, chân có ba móng, đầu có ba sừng. Nó có hình dạng xấu xí, chỉ ăn cây rừng. Da Tây Ngu dày dao đâm không thủng, chỉ trừ da ở nách là mỏng, người ta lấy da này ngâm vào nước rồi nấu ăn.
+ Tay Gấu: Gấu có sức mạnh tập trung vào hai chân trước (tay)
+ Gân Nai: Gân nai nửa dẻo nửa giòn, ăn tráng dương bổ thận.
+ Môi Đười Ươi: Đười Ươi là giống khỉ lớn thích đùa giỡn, khi vui phát ra tiếng như cười nức nẻ
+ Thịt Chân Voi: Voi tuy lớn, nhưng chính giữa bàn chân voi lại có một lớp thịt gân rất mềm.
+ Yến Sào: Yến ăn rau câu bọt bẻ, pha trộn với nước miếng, chế thành một chất nhựa trong, nhiễu ra thành sợi để dệt tổ áp dính vào tường. Tổ yến làm rất công phu, ngon và bổ.
|
Trong 8 món thì Gò Công thừa sức mần 2 món !
***
CÁC MÓN TỪ TỔ YẾN
Yến sào nấu táo đỏ
yến sào (Gò Công) chưng hột sen (Đồng Tháp)
.
Yến sào (Gò Công) dừa (Bến Tre) tiềm
Canh yến
súp yến
bào ngư hầm yến sào
cháo bào ngư yến sào
...
...
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 30/Apr/2010 lúc 8:04am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Cái khăn triều Nguyễn
Khi Gia Long lên ngôi, mời các cựu thần nhà Lê ra giúp việc, Trần Danh Án đã kiên quyết từ chối. Ông chỉ nhận một cái khăn của Gia Long biếu, còn thì không chịu quan tước gì cả. Ông rất tự hào về cách xử sự này và làm bài thơ:
Nhân chi dữ vật bất đồng quần Phong nghệ tuy vi thượng hữu quân Huống thị thiếu niên tăng bội phục Kiêm tri tráng tuế dĩ quan thần Bắc song xử sĩ do tri Tấn Đông hải tiên sinh bất đế Tần Tử hậu mộ bàng nhân chỉ điểm Cố Lê triều tiến sĩ tính Trần.
Nghĩa là:
Người và giống vật khác trăm phần Ong kiến còn kia nghĩa chúa quân Huống đã tuổi thơ khuôn lễ giáo Lại thêm hồi lớn vẻ đai cân Bắc song xử sĩ không quên Tấn Đông hải tiên sinh chẳng chịu Tần Người sau bên mộ giơ tay trỏ Tiến sĩ triều Lê cũ, họ Trần.
(Bản dịch của nhóm Hoàng Ngọc Phách)
Bài thơ cũng nói lên được sự tự đắc giữ gìn danh tiết của mình. Nhưng có người vẫn không phục. Người ta bình luận: đã giữ gìn tiết tháo thì sao không từ chối tất cả, mà còn nhận cái khăn của Gia Long? Nhận không phải là vì phép lịch sự, mà là vì... sợ? Hơn nữa, như thế cũng không phải là hoàn toàn trong trắng. Vì vậy, đã có người chữa lại câu cuối thành ra:
Tự hậu mộ bàng nhân chỉ điểm Lê triều tiến sĩ, Nguyễn triều cân.
Nghĩa là:
Bên mộ đời sau người sẽ trỏ Triều Lê tiến sĩ, Nguyễn triều khăn.
Thành ra một sự mỉa mai chua chát. Có lẽ ông Trần cũng thấy sượng sùng khi đọc hai câu ấy. |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/May/2010 lúc 6:53am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Chả kém gì Lý Bạch
|
|
Một ông quan võ sính thơ nôm ở bên một người hàng xóm khéo tán ăn. Hễ làm được bài thơ nào quan cũng gọi người kia sang đọc cho nghe. Hắn nghe rồi tán tụng khen hay, và bảo quan "chả kém gì Lý Bạch", thế là ông quan lại cho hắn ăn uống lu bù.
Có lần quan cho gọi hắn sang đánh chén, khi ngồi ăn quan nói: "Tôi mới làm cái chuồng chim ở sau vườn, nhân nghĩ được bài thơ tứ tuyệt, tôi thử đọc bác nghe xem sao nhé!".
Rồi quan khề khà đọc rằng:
Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời, Đứa thì bay bổng đứa bay khơi. Ngày sau hắn đẻ ra con cháu, Nướng chả băm viên đánh chén chơi.
Người kia nức nở khen: "Chà! Hay quá, xin quan đọc lại từng câu để cho con được thưởng thức hết cái hay của bài thơ ạ!".
Quan thích chí, hai cánh mũi phập phồng, dõng dạc đọc lại ngay:
Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời,
Người kia tán:
"Tuyệt! Cứ như câu này thì quan phải làm đến chức tứ trụ".
Quan tiếp:
Đứa thì bay bổng đứa bay khơi.
Người kia nịnh:
"Ôi, quan còn thăng chưa biết đến đâu!".
Quan đọc đến câu:
Ngày sau hắn đẻ ra con cháu,
Thì hắn ta lại tán:
"Hay quá! Con cháu của quan còn là vô kể!".
Quan đọc nốt:
Nướng chả băm viên đánh chén chơi.
Đến đây thì người kia ngần ngừ, sau lại tâng bốc: "Tuyệt quá! Cảnh quan lớn về sau thì tha hồ mà phong lưu".
Quan võ mũi nở bằng cái đấu, đắc chí rung đùi, rót rượu mời người kia và nói: "Thơ tôi kể cũng tự nhiên đấy nhỉ? Bây giờ nhân cuộc vui tôi thử làm một bài tức cảnh nữa nhé?". Sau đó, quan nhìn quanh thấy con chó, mới vịnh luôn một bài thơ rằng:
Chẳng phải voi, chẳng phải trâu, Ấy là con chó cắn gâu gâu. Khi ngủ với nhau thì phải đứng, Cả đời không ăn một miếng trầu.
Người kia lại gật gù tâng bốc, quan lại thưởng rượu và gọi thêm đồ nhắm, hắn ta được thể lại càng đưa quan lên chín tầng mây.
Rồi vui miệng hắn cũng xin đọc theo một bài. Được quan cho phép, hắn liền đọc:
Quanh quanh đằng đít lại đằng đầu, Hễ thấy ai vào cắn gâu gâu. Ăn hết của thơm cùng của thối! Trăm năm chẳng được chén chè tầu.
Cứ thế, cuộc ngâm vịnh kéo dài mãi cho đến lúc hai người rượu đã say mềm mới thôi. |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 03/May/2010 lúc 4:54am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Châu Sa
Châu sa có nghĩa là nước mắt rơị
Tục truyền rằng đời xưa có một loại người gọi là Giao Nhân, ở dưới biển Nam Hải lên buôn bán với con ngườị Đến cuối năm thì họ phải trở về Thủy Cung. Lúc chia tay loài người, họ quyến luyến nhỏ lệ. Lạ lùng thay, nước mắt họ lúc giọt xuống thì biến thành những hạt châụ Bởi vậy giọt châu còn gọi là giọt nước mắt.
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 05/May/2010 lúc 7:42am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Châu Về Hợp Phố
"Châu về Hợp (hiệp) Phố" ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lạị
Hợp Phố xưa thuộc tỉnh Giao Châu, nay là Quảng Đông. Vào thời Bắc thuộc, miền bể ấy có rất nhiều ngọc châu (ngọc trai). Các quan Tàu cứ bắt dân phải đi mò và nộp cống. Các ngọc châu vì vậy bỏ đi nơi khác.
Về sau có một người tên là Mạnh Thường về làm quan. Mạnh Thường thanh liêm và thương dân nghèọ Những ngọc châu tự nhiên lại trở về Hợp Phố.
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/May/2010 lúc 7:42am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Chế giễu Từ Đạm
Từ Đạm làm quan đến Tuần Phủ thời thực dân Pháp, thường hay tỏ ra ham thích thơ văn, nhưng luôn luôn bị làng văn chế giễu, phản đối.
Muốn lưu danh đời sau, Từ Đạm đã đục lên vách chùa Non Nước bài thơ của mình, rồi đục đến đôi chân để... lưu kỷ niệm. Tản Đà đã làm thơ về việc này:
Năm ngoái năm xưa đục mấy vần Năm nay quan lại đục hai chân Khen thay đá cũng bền gan thật Đứng mãi cho quan đục mấy lần.
Năm mẹ vua Khải Định mừng thọ 50 tuổi, Từ Đạm ra câu đối cho mọi người thi đối lại:
Tiệc thọ năm mươi mừng mẹ nước.
Có người đối:
Túi tham nghìn vạn chết cha dân.
Cũng có bản chép là:
Bạc thuồn chục một chết cha dân.
Một lần, có thầy nho không biết vì cớ gì, bị bắt giam vào ngục. Nằm trong lao, thầy nho chẳng lo lắng gì, cứ ngâm Kiều vang lên, Từ Đạm bảo:
- Anh đã hay Kiều như vậy, thử làm một bài thơ vịnh Kiều xem sao. Nếu hay ta sẽ tha.
Thầy nho đọc ngay:
Khép cửa phòng thu những đợi chờ Mà em mất nết tự bao giờ Chàng Kim dại gái sầu oan uổng Viên ngoại chiều con chết ngắc ngư Nợ trước nhẹ nhàng con đĩ Đạm Duyên sau, dun dủi bố cu Từ Mười lăm năm ấy bao nhiêu sướng Còn trách làm chi đứa bán tơ. |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 09/May/2010 lúc 7:25pm
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Chim Chắp Cánh, Cây Liền Cành
"Chim chắp cánh, cây liền cành", ý nói đẹp duyên, hai người yêu nhau được lấy nhaụ
Trong Trường Hận Ca, ngày xưa vua Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi yêu nhau, nói với nhau rằng:
"Tại thiên nguyện tác thị đực điểu, Tại địa nguyện vi liên lý chi" (Ở trên trời thì làm con chim liền cánh. Ở dưới đất thì làm cành cây liền thớ)
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 11/May/2010 lúc 6:52am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Chim Sa Cá Lặn
Ngày nay, mọi người đều hiểu thành ngữ này là một cách nói ngoa dụ để chỉ người đàn bà rất đẹp, giống như cách hiểu thành ngữ "hoa hờn nguyệt thẹn", tức đẹp tới mức hoa phải hờn vì kém sắc, trăng phải thẹn vì kém tươị Nhưng thật ra ý nghĩa ban đầu của thành ngữ này không phải vậỵ
Trang Chu, hay thường gọi là Trang Tử, người đời Chiến Quốc học thức rất uyên bác, không môn gì không biết. Trong sách "Nam Hoa Kinh", ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy: chìm vào chốn hang sâu, chim thấy: bay cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối, Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ, cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao ?
Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy của Trang Chụ Sách "Thông Tục Biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" tức "chim rơi cá chìm" để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đep
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 13/May/2010 lúc 7:19am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Chim Xanh
Ngày xưa Hán Vũ Đế đang dạo chơi trong vườn thượng uyển, bỗng có hai con chim xanh bay đến. Đông Phương Sóc tâu rằng: Đấy là sứ giả nước Tây Vương Mẫu đem tin đi trước. Được một lát thì Tây Vương Mẫu đến thật.
Chim Xanh ý nói là kẻ đưa tin.
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 15/May/2010 lúc 6:40am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Công Dã Tràng
Công dã tràng, ý nói có gắng công cũng vô ích.
Tục truyền có chàng thợ săn tên Dã Tràng, một ngày kia nhìn thấy một cặp rắn. Khi con rắn cái lột da thì rắn đực đi tìm đồ ăn mang về chọ Nhưng khi rắn đực lột da thì rắn cái bèn bò đi tìm rắn đực khác. Dã Tràng bất bình bèn bắn chết rắn cáị Rắn đực đi tìm vợ, gặp Dã Tràng mới hiểu ra vợ mình xấu xạ Rắn đực bèn trả ơn Dã Tràng bằng một viên ngọc lạ, mỗi lần Dã Tràng ngậm viên ngọc này thì có thể nghe và hiểu được tiếng nói của loài vật.
Tin viên ngọc lạ có thể cho cho con người hiểu ngôn ngữ loài vật bay đến tai vuạ Vua cho đòi Dã Tràng tới, mượn viên ngọc của chàng và ban thưởng nhiều của cảị
Một hôm vua xuống thuyền, ngậm viên ngọc, nghe được các loại cá mực hát rất haỵ Vua bật cười, viên ngọc bị rơi xuống biển.
Dã Tràng tiếc viên ngọc, ngày đem ngụp lặn tìm kiếm, kiệt sức chết đị Dã Tràng biến thành một loài cua bể ngày đêm tha cát lấp biển để tìm lại viên ngọc đã mất.
Dã Tràng tha cát lấp bể, sóng biển lại đánh vàọ Cho nên trong dân gian Việt Nam có câu:
"Dã Tràng xe cát biển đông, Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì" |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/May/2010 lúc 7:06am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Công Tử Bạc Liêu
Tục truyền rằng người giàu nhất Bạc Liêu ngày xưa là ông Hội đồng Trạch, vốn là thư ký làng.
Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch. Ông có 3 con trai và 4 con gáị
Trong số 3 người con trai của ông Trạch có cậu ba Trần Trinh Huy là ăn chơi phung phí hơn hết.
Mỗi lần đi xem ruộng, cậu ba Huy mướn máy bay nhẹ có phi công người Pháp chở. Mỗi lần đi đòi nợ, cậu đi một chiếc xe khác. Có lần cậu đi hóng gió, dùng cả chục chiếc xe kéo, mỗi chiếc chở một món đồ của cậu như cái mũ, cây can ... Người ta còn kể nhiều truyền thuyết về cuộc sống đào hoa, phóng khoáng của cậu ba Huy nữa ...
Ngôi nhà của công tử Bạc Liêu nay trở thành bảo tàng tỉnh Minh Hảị
Ngày nay người dùng thuật ngữ "Công tử Bạc Liêu" để ám chỉ người ăn sung mặc sướng, không phải làm lụng cực nhọc. |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/May/2010 lúc 6:47am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Đẩu Ngọc Xích Bố
"Đẩu ngọc xích bố" có nghĩ là một đấu lúa, một thước vảị
Ngày xưa Cao Tổ có hai đứa con Hán Văn Đế và Hoài Nam Vương. Hoài Nam Vương không tuân theo phép nước nên bị Hán Văn Đế đày sang đất Thục. Hoài Nam Vương uất ức nhịn đói mà chết.
Người đương thời mới đặt câu ca dao: "Nhất xích bố thương khả phùng, nhất đấu tất thương khả thung, huynh đệ nhi nhân bất tương dung", có nghĩa là một tấc vải cũng có thể may áo mặc chung, một đấu gạo cũng có thể chia nhau ăn chung, hai anh em sao lại không dung tha nhau được?. |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 21/May/2010 lúc 4:02am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Dây Tơ Hồng
Điển tích Tơ Hồng do chuyện ngày xưa, bên Tàu có một người tên là Vi Cố, một bữa đi chơi trăng, bắt gặp một ông già đang ngồi xe các sợi dây đỏ. Hỏi ra thì ông ta nói ông là Nguyệt Lão, chuyên coi việc xe duyên vợ chồng nhân gian. Ông nói "ta buộc dây tơ này vào chân người nào thì dù thế nào cũng phải lấy nhau". Vi Cố bèn hỏi sau này ông sẽ lấy ai, Nguyệt lão nói Vi Cố sẽ lấy một cô gái hàng rau rách rưới bẩn thỉụ Vi Cố giận lắm toan giết cô gái, nhưng rồi cuối cùng hai người cũng lấy nhaụ
Người Việt Nam tin tình duyên do tiền định trước, cho nên thành vợ thành chồng rồi thì phải tạ ơn ông Nguyệt Lão và cầu mong dây tơ hồng được cột chặt bền lâu
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 24/May/2010 lúc 8:03am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Được Chim Bẻ Ná, Được Cá Quên Nơm
Việt Nam có thành ngữ "Được chim bẻ ná, được cá quên nơm", thì "Được chim bẻ ná" có ý nghĩa giống với thành ngữ "Thố tử cẩu phanh" (thỏ chết thì chó săn bị đem nấu) của Trung Hoa, còn "Được cá quên nơm" thì ý nghĩa tương đồng với thành ngữ "Điểu tận cung tàng" (chim hết thì cây cung bị cất đi".
Quan đại phu Phạm Lãi dưới triều Việt Vương Câu Tiễn, từng đem hết tài sức phục vụ cho nước Việt của ông.
Nước Việt và nước Ngô có chiến tranh, nước Việt vì quân sự yếu kém nên bại trận, Phạm Lãi khuyên Câu Tiễn nên nhẫn nhục đầu hàng.
Đến lúc thời cơ đã chín mùi, tình thế đã hoàn toàn thuận lợi, Phạm Lãi đã thảo kế hoạch hưng binh đánh Ngô, kết quả là đã giúp Câu Tiễn trả được mối thù lớn lúc xưạ
Đối với Câu Tiễn, và cả nước Việt, thì Phạm Lãi là đệ nhất đại công thần. Đáng lẽ sau khi đánh bại được nước Ngô, làm cho nước Việt được độc lập và hưng thịnh trở lại, Phạm Lãi sẽ yên hưởng vinh hoa phú quý, thụ. hưởng sựđền ơn của Câu Tiễn, nhưng Phạm Lãi đã không làm như vậy, mà lại xin cáo quan, bỏ hết chức tước bổng lộc, địa vị quyền uy, để sống nếp sống mây ngàn hạc nội của 1 ẩn sĩ.
Sau đó, Phạm Lãi lại viết thư, gửi cho 1 bạn đồng liêu cũ của mình là quan đại phu Văn Chủng, khuyên Văn Chủng cũng nên cáo quan, từ bỏ chức tước bổng lộc, thì mới mong tránh được tai họa xảy tới sau nàỵ Trong lá thư đó, Phạm Lãi có viết những câu như sau :
Cao điểu tận, lương cung tàng. Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh. Nghĩa là, chim ở trên cao đã bị bắn chết, thì cây cung tốt được cất đi, loài thỏ chạy nhanh đã bị săn đuổi chết hết, thì con chó săn bị đem làm thịt.
Từ lá thư này của Phạm Lãi gửi cho Văn Chủng, người đời sau rút ra thành ngữ "Thố tử cẩu phanh" (Thỏ chết thì chó săn bị đem nấu) để nói về người vong ân bội nghĩa, lúc khó khăn nghèo hèn thì nhờ cậy người khác, đến khi thành công sung sướng thì phản bội những người giúp mình lúc trước.
Cũng từ sự tích trên, người Tàu còn có thành ngữ "Điểu tận cung tàn", tuy cùng nguồn gốc với thành ngữ "Thố tử cẩu phanh", nhưng ý nghĩa có đôi chút khác nhaụ
Thành ngữ "Điểu tận cung tàng" (Chim hết thì cây cung bị cất đi) hỉ nói về sự quên ơn mà thôị Bởi vì chim bắn hết, cây cung không còn dùng làm gì nữa, nó bị đem cất đị Cây cung bị cất đi, nhưng nó không bị tổn hại gì. Nghĩa là nói về kẻ thành công quên ơn người đã giúp mình lúc trước mà thôị
Còn thành ngữ "Thố tử cẩu phanh" (Thỏ chết thì chó săn bị đem nấu) chẳng những nói về sự quên ơn, mà còn nói về sự phản bộị Bởi vì sau khi những con thỏ bị chết hết, thì con chó săn bị chủ đem ra làm thịt, nghĩa là nó bị hại, đến nỗi tính mạng không còn. Nghĩa là nói về kẻ làm hại ngay cả người đã giúp mình lúc trước.
Ngoài ra, cùng ý nghĩa với thành ngữ "Thố tử cẩu phanh" còn có thành ngữ "Hữu sự kiến dụng, vô sự hoạch tội" (Khi hữu sự thì được dùng, khi vô sự thì bị tội).
Các thành ngữ của VN và Tàu nói trên còn ngụ ý khuyên rằng khi chịu ơn của người khác, nếu không trả ơn được, thì cũng phải tỏ ra biết ơn, chứ đừng vô ơn bạc nghĩạ
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 26/May/2010 lúc 6:58am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Giá Áo Túi Cơm
Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, tiếm ngôi vuạ Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường là Lưu Kiến Phong. Rồi sau, Lưu Kiến Phong bị bộ hạ giết, Mã Ân được tôn lên làm Thống soáị Rồi đến khi Chu Ôn soán được thiên hạ của nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương (sử gọi là nhà Hậu Lương), thì Mã Ân được phong làm Sở Vương, làm chủ cả một giải đất Đông Bắc tỉnh Hồ Nam và Quảng Tây, quyền uy lừng lẫy một thờị Nhưng Mã Ân thật sự lại chỉ là một kẻ tầm thường, bất tài, chuyên lo hưởng thụ, người đương thời rất khinh thường Mã Ân, và gọi Mã Ân là "Tửu nang phạn đại", ý nói rằng Mã Ân chỉ là cái túi để chứa rượu, đựng cơm mà thôị Về sau, người đời biến "Tửu nang phạn đại" thành thành ngữ để chỉ hạng người bất tài vô đức, không giúp gì được cho quốc gia xã hội, trái lại chỉ chạy theo lợi danh, mưu cầu cơm áo cho mình mà thôị
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 26/May/2010 lúc 10:07am
Lan Huynh ghi lại những "Thành ngữ điển tích" nầy rất là hay vì muốn hiễu rõ văn chương Việt Nam phải biết các thành ngữ điển tích mà phần đông lấy từ lịch sử Tàu mà ra. Do đó phải biết chữ Hán ("Hán rộng") nữa mới đủ.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 28/May/2010 lúc 7:58am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Giấc Mộng Hoàng Lương
"Hoàng lương" có nghĩa là kê vàng.
Ngày xưa có Lư Sinh đi thi không đỗ, vào hàng cơm nghỉ chân. Có một lão già cho mượn một cái gối nằm. Lư Sinh ngủ và chiêm bao thấy đỗ tiến sĩ, làm quan to, vinh hiển hơn 20 năm, gia đình hưng vượng, con cháu đầy đàn. Tỉnh ra mới biết ấy chỉ là một giấc mộng. Nồi kê nhà hàng còn chưa chín. Ý nói giấc mộng đẹp và ngắn ngủị
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/Jun/2010 lúc 9:07am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Giấc Mộng Nam Kha

Thuần Vu Phần ngày xưa rất nghèo, nằm ngủ bên gốc cây hòe, chiêm bao thấy hai sứ giả mời ông làm Phò mã, rồi được vua phong làm Thái thú ở đất Nam Kha rất vinh hiển. Khi tỉnh giấc chỉ thấy một đàn kiến bên mình.
"Giấc mộng Nam Kha", ý nói giấc mộng đẹp đẽ và ngắn ngủi (tương tự như "Giấc mộng hoàn lương")
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 03/Jun/2010 lúc 7:25am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Giọt Hồng
Theo điển tích, nàng Tiết Linh Vân đời nhà Tùy khi từ biệt song thân để ứng tuyển vào cung vua, không có hy vọng gặp lại mẹ chạ Nàng khóc đến độ nước mắt chảy ra như máụ |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 05/Jun/2010 lúc 9:33am
http://home.wanadoo.nl/duca -
Hồ Cầm
Đàn tỳ bà còn gọi là Hồ Cầm. Theo sử xưa, Hán Nguyên Đế có cung nữ là Chiêu Quân, một trong tứ tuyệt giai nhân, phải đi cống rợ Hồ. Chiêu Quân thường đàn đàn tỳ bà, tiếng đàn ai oán, cho nên đàn này còn gọi là Hồ Cầm. |
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 05/Jun/2010 lúc 8:26pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Lan Huynh
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Giấc Mộng Nam Kha

Thuần Vu Phần ngày xưa rất nghèo, nằm ngủ bên gốc cây hòe, chiêm bao thấy hai sứ giả mời ông làm Phò mã, rồi được vua phong làm Thái thú ở đất Nam Kha rất vinh hiển. Khi tỉnh giấc chỉ thấy một đàn kiến bên mình.
"Giấc mộng Nam Kha", ý nói giấc mộng đẹp đẽ và ngắn ngủi (tương tự như "Giấc mộng hoàn lương") |
.
- hoàng lương : kê (màu) vàng
- hoàn lương: trở lại cuộc sống lương thiện
hoàn = huờn = trở lại
lương = lương thiện
mộng hoàn lương : (tù nhân) mơ được trở lại đời sống lương thiện
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 05/Jun/2010 lúc 8:54pm
Phải rồi giảng sư Hoàng Ngọc Hùng ơi.
Hoàng (huỳnh) là màu vàng như sông Hoàng-Hà bên Tàu. Còn hoàn là trả lại hay trở lại.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/Jun/2010 lúc 7:40am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
''Họ'' và ''vắt''
Một thư sinh ở thành thị về nông thôn thưởng xuân. Chàng ta là người hay chữ, mê Kiều và rất thuộc Kiều, thường vẫn tự phụ về vốn liếng Truyện Kiều của mình.
Nhân đi qua một bãi cỏ rộng, thấy mấy cô thôn nữ đang vừa chăn bò vừa cười đùa rất hồn nhiên, vui vẻ, chàng ta liền sấn đến định tán chuyện làm quen.
Một cô trong bọn bỗng buột miệng ngâm:
Trông chừng thấy một văn nhân...
Rồi cô bỏ lửng. Chàng thư sinh thấy cô ta khen thế thì hãnh diện lắm, vội sửa lại bộ cánh và có ý ngong ngóng muốn nghe nốt câu sau. Chợt một cô khác cất giọng ngâm tiếp:
... Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Tưởng các cô coi mình là Kim Trọng, té ra họ chỉ đánh giá mình như Mã Giám Sinh, chàng thư sinh vừa thẹn vừa bực. Nhưng rồi nhận thấy các cô động đến thơ Kiều là cái món sở trường của mình thì anh ta có ý coi thường các cô lắm, bèn lên mặt hợm hĩnh hỏi:
- Truyện Kiều các cô thuộc được bao lăm mà cũng dám khoe?
Bị xem khinh, một cô nhanh nhảu nói mát:
- Vâng, chúng em quê mùa đâu có thuộc Kiều bằng anh được. Còn anh thuộc Kiều nhiều thì mời anh hãy đọc một câu Kiều để bảo con bò kia đứng lại cho chúng em biết tài với!
Chàng thư sinh nghe nói thế thì bỗng chột dạ tự nhủ: "Chết chửa, mình thuộc Kiều nhưng có biết dùng Kiều để điều khiển bò bao giờ đâủ". Nhưng rồi anh ta cũng đánh liều đọc:
Tần ngần đứng suốt giờ lâu, Dạo quanh chợt thấy mái sau có nhà,
Anh ta lợi dụng chữ đứng trong câu thơ và đọc rõ to chữ ấy. Song con bò vẫn chẳng nghe lời anh. Các cô đều cười ầm ỹ. Tưởng bò chưa nghe rõ, anh ta lại đọc lần nữa và để tỏ ra mình làu Kiều, anh ta đọc một câu khác:
Trong vòng tên đạn bời bời, Thấy Từ còn đứng giữa trời trơ trơ.
Anh ta lại thét to chữ đứng trong câu thơ này. Nhưng con bò vẫn như không nghe thấy gì cả. Thì ra chàng thư sinh đâu có quen tiếng nói của đồng ruộng, sau phải nhờ các cô bảo cho biết, bấy giờ chàng ta mới đọc chữa rằng:
Họ Chung có kẻ lại già, Cũng trong nha dịch lại là từ tâm,
Anh đọc to và kéo dài lại, quả nhiên con bò đứng lại ngay. Kế đó có một cô lại thách:
- Bây giờ anh hãy đọc một câu cho con bò đi rẽ sang phải xem nào?
Chàng thư sinh làm bộ thông thạo chẳng cần nghĩ ngợi, đọc luôn:
Nàng rằng phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
Anh đọc thật to và nhấn mạnh cả hai tiếng đi, con bò nghe thấy bước đi ngay, song nó lại đủng đỉnh đi thẳng chứ không rẽ sang phải. Anh chạy theo đọc lại lần nữa nó chẳng nghe cho. Chợt anh nhớ ra một câu khác, chắc mẩm lần này thế nào cũng có kết quả. Anh dõng dạc ngâm:
... Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha
Anh nhấn mạnh và kéo dài tiếng rẽ. Nhưng khốn thay! Con bò vẫn cứ đi thẳng. Các cô thấy vậy đều ôm bụng cười như nắc nẻ. Chàng thư sinh ngượng quá, đỏ mặt tía tai, đành xin chịu thua. Bấy giờ một cô trong bọn mới đọc chữa cho rằng:
Một vùng cỏ mọc xanh rì, Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu
Cô nhấn mạnh tiếng vắt, quả nhiên con bò ngoan ngoãn rẽ sang phải ngay.
Thế là chàng thư sinh hết lên mặt hợm hĩnh về cái vốn Kiều của mình, vội vã nói mấy câu đánh trống lảng rồi chuồn thẳng... |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 09/Jun/2010 lúc 8:32am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Hương Lửa Ba Sinh
Trong sách "Quần ngọc chú" có ghi lại chuyện Tỉnh Lang đi chơi chùa Nam Huệ Tự. Ở chùa, Tỉnh Lang nằm chơi một lúc đã ngủ thiếp đi không hay biết gì. Trong giấc ngủ, Tỉnh Lang mơ thấy mình đi chơi Non Bồng. Ở chốn ấy, Tỉnh Lang gặp một ông thầy ngồi niệm kinh, trước mặt có một cây hương đang cháỵ Do tò mò, Tỉnh Lang bèn hỏi về nguyên do cây hương nàỵ Thầy tăng đáp lại rằng, trước đó đã có một người lên chùa và thắp cây hương này để khấn nguyện, cầu phúc. Nay cây hương vẫn còn cháy mà người ấy đã sinh được ba kiếp rồị Kiếp đầu tiên là vua Huyền Tôn, kiếp thứ hai là vua Hiến Tôn ở đời Đường, và kiếp thứ ba là Tỉnh Lang. Nghe đến tên mình, Tỉnh Lang giật mình tỉnh giấc, lòng nửa tin nửa ngờ. Về sau, điển tích này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và dần dà đã hình thành nên thành ngữ "tam sinh hương lửa" hay "hương lửa ba sinh" để chỉ lời nguyện có hiệu lực đến ba đời ngườị
Về nguyên do của thành ngữ này, có sách cũng ghi lại nhưng đôi chỗ có khác đi chút ít. Theo "Từ điển truyện Kiều" của cụ Đào Duy Anh thì sách "Truyền đăng lục" chép là: có người mộng thấy một vị lão tăng, trước mặt có tia khói rất nhỏ. Vị tăng nói rằng: "Đó là khói hương của một người đàn việt kết nguyện, người đàn việt đã trải qua ba kiếp mà hương vẫn còn".
Như vậy, tuy các dị bản có khác nhau ở một số chi tiết, nhưng về cơ bản nguồn gốc và con đường hình thành thành ngữ "hương lửa ba sinh" đều thống nhất. Trong tiếng Việt, thành ngữ "hương lửa ba sinh" được dùng để chỉ lời nguyền, lời thề có ứng nghiệm đến ba kiếp, ba đời ngườị |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 11/Jun/2010 lúc 6:57am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Hương và trăng sao
Hai thầy khóa đi đường gặp một cô gái gánh hương đi bán, các thầy lại gần, bắt chuyện làm quen. Cô hàng hương cười:
- Có thật các thầy là những bậc nho sĩ chăng? Nhà em làm hương, có một câu đối từ đời xưa để lại, đã lâu mà chẳng có ai đối cho. Mong được hai thầy giúp đỡ.
Nói thế, cô cũng chẳng chờ xem hai thầy có đồng ý không, đọc luôn:
Hương ngũ vị năm mùi thơm chửa!
Câu đối nghe đơn giản mà khó vô cùng: hương có nghĩa là thơm. Ngũ vị là năm mùi. Chửa cũng đọc là chưa mà vị là mùi, mà cũng là chưa. Quả là hóc búa. Nhưng một thầy khóa đã thủng thẳng đáp lại:
- Câu ấy có gì là khó. Tôi xin đối là:
Đèn tam tinh ba ngọn sáng sao!
Thật là tài tình: tam tinh là ba ngọn, tinh cũng nghĩa là sao. Cô gái hàng hương đang lẩm nhẩm gật đầu, thì thầy khóa kia lại nói:
- Tôi cũng chẳng dám giấu dốt làm gì. Xin đọc để cô và anh bạn tôi chữa hộ.
Hồ bán nguyệt nửa tháng trông trăng!
Câu đối này, hơi văn thì không linh hoạt bằng, nhưng ý nghĩ và tiểu xảo dụng công vẫn đạt: bán nguyệt là nửa tháng, nguyệt lại là trăng!
Cô gái rất mừng, cô vui lòng kết bạn đồng hành với hai người bạn mới
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 14/Jun/2010 lúc 1:34am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Mẹ lấy ... Tào Tháo
Một viên quan lập bàn thờ mẹ, các hàng nha lại thưa với quan xin được tiến cúng một bức hoành phi để tỏ lòng thành. Quan lớn bằng lòng. Bức hoành phi có bốn chữ, nhưng không khắc liền trên một tấm, mà mỗi chữ lại khắc vào một ô gỗ riêng, cho có vẻ khác thường. Họ chồng cả bốn ô gỗ mang đến. Quan cảm ơn thuộc hạ rồi cho người treo ngay lên bàn thờ.
Chẳng biết là quan có học hành chữ nghĩa gì không, mà khi treo lên, ngài chẳng phân biệt ất giáp gì, xếp ô nọ xọ sang ô kia. Nhìn lên, mấy chữ đại tự đọc rõ rành rành: Mẫu phối Mạnh Đức! Quan khách đến thăm, ai thấy cũng buồn cười mà không tiện nói. Chỉ có một ông đồ, nhanh nhảu bật ra:
- Ô, hay thật, đến bây giờ ta mới rõ. Té ra cụ cố bà nhà ta lấy ông Tào Tháo.
Cả đám lăn ra cười. Quan lớn thẹn đến xạm mặt. Thì ra nguyên mấy chữ đại tự phải xếp theo thứ tự: Đức phối Mạnh Mẫu nghĩa là cái đức lớn của bà có thể sánh với mẹ ông Mạnh Tử, là bà mẹ nổi tiếng có phương pháp dạy con. Vì quan lớn quá dốt nên xếp lộn tùng phèo mấy ô chữ theo một thứ tự khác: Mẫu phối Mạnh Đức, thành ra khác nghĩa hoàn toàn: mẹ lấy ông Mạnh Đức (Mạnh Đức là hiệu của Tào Tháo thời Tam Quốc).
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Jun/2010 lúc 5:10am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Một bản dịch thơ kỳ lạ
Từ Diễn Hồng sinh năm 1866, mất năm 1922, người làng Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Đông (nay là Hà Tây), trong một gia đình nhà nho nghèo. Ông tính nết ngang tàng, hay châm biếm hài hước, từ lúc còn đi học đã nổi tiếng hay nôm.
Năm 1906, ông đỗ tú tài, người ta thường gọi là tú Đồng (hoặc là tú Từ). Ông không ra làm việc với chính quyền thực dân, ở nhà dạy học và bốc thuốc.
Khoảng năm 1908, Đốc học Hà Nội có mở cuộc thi dịch thơ Đường theo một chủ trương cải cách văn hóa nào đó. Bài đưa ra dịch là bài "Thu hứng" của Đỗ Phủ.
Văn dạo Tràng An tự dịch kỳ, Bách niên thế sự bất thăng bi Vương hầu đệ trạch gia tân chủ. Văn vũ y quan dị tích thì, Trực Bắc quan san kim cổ chấn, Chinh Tây xa mã vũ thư trì Ngư long tịch mịch thu giang lãnh. Cố quốc bình cư hữu sở ti (tư).
Từ Diễn Đồng cũng gửi bài dịch dự thi, nhưng ông không cố ý tranh hơn thua mà chỉ nhân bài Thu hứng này để nói lên ý nghĩ của mình đối với thời cuộc. Ông đã dịch rằng:
Nghe nói trong kinh lắm chuyện đùa. Nước đời sao lắm nỗi cay chua. Những con nhà khá đi đâu cả. Một bộ đồ tuồng rặt mới mua. Tiếng trống lừng vang tin Bắc dược (1) Mảnh tờ sao chẳng báo Tây thua. Rồng nằm bể cạn heo may lắm. Nước cũ ai là chả nhớ vua (2)
Bài dịch của ông thực ra chỉ là một bài phỏng dịch nhằm mục đích trào phúng, cho nên nó không sát nguyên văn.
Tuy nhiên bài dịch của ông đã được nhiều người chú ý và khen hay, ngay cả một số người trong ban chấm thi, do đó các quan đành phải tặng thưởng. Nhưng rồi ông cũng vẫn bị bắt giữ mấy ngày để chịu phạt về cái tội "láo xược". Lúc ông được tha, các bạn đùa rằng: "Anh không phải là đầu xứ mà hàng xứ", nghĩa là phải ở nhà pha. Tên gọi đùa này lưu truyền mãi cho đến khi ông mất.
--------------------- (1) ý nhắc đến tin nghĩa quân Đề Thám thắng trận ở Yên Thế, Bắc Giang mà chính quyền thực dân muốn bưng bít. (2) Nhắc đến vua Hàm Nghi. Lúc ấy, ở Bắc kỳ còn nhiều người quý mến, thường nhắc đến vua Hàm Nghi luôn. |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Jun/2010 lúc 10:07am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca -
Một cũng đủ rồi

Phan Bội Châu (1867 - 1940) hồi còn trai trẻ, có lần sang làng Xuân Hồ hát ví phường vải bị bên gái hỏi như sau:
Sách rằng Nghiêu hữu cửu nam, Biết Đan Chu là một, hỏi tám chàng tên chi?
Phan vò đầu vò tai mãi mà không biết trả lời ra sao; vì khi học Bắc sử chỉ thấy sách chép rằng vua Nghiêu có chín con trai, người đầu là Đan Chu, chứ tám người kia có thấy ghi tên đâu.
Sau bí quá, Phan đành phải tìm cách đánh trống lảng vậy; bèn láu lỉnh vặn lại rằng:
Các em là phận nữ nhi, Một Đan Chu cũng đủ, hỏi mần chi những tám người?
Thế là Phan đã chuyển bại thành thắng, chẳng những gỡ được thế bí mà còn quay lại tấn công nữa, làm cho cô nào cô nấy thẹn chín người. Và rồi lại đến lượt chính các cô đâm ra lúng túng không tìm được câu trả lờị..
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 21/Jun/2010 lúc 7:27am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Ông lão bán than
Thuyền vua Trần Nhân Tông theo dòng sông Đuống đến Bình Than để về hội quân bàn kế chống giặc Nguyên lại sang xâm lược (1282). Nhìn ra phía trước, vua thấy một ông lão ăn mặc tiều tụy, khoác áo quen quen, liền hỏi tả hữu:
- Có phải Nhân Huệ Vương đấy không?
Mọi người nhìn theo rồi đồng thanh:
- Dạ, chính phải.
- Hãy mời Vương đến gặp ta.
Đúng đó là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Ông phạm lỗi, bị cách chức thành dân thường, về làm nghề đốt than. Lính nhà vua rượt thuyền theo kịp ông để mời ông dừng lại, ông lắc đầu:
- Tôi chỉ là lão bán than quê mùa, có gì mà hỏi.
Vừa lúc thuyền của Nhân Tông đến cạnh. Nhà vua dịu dàng nói:
- Thôi đừng giấu ta nữa. Một thời gian qua đã khiến cho kẻ nam nhi khốn khó thế này ư? Thôi trở lại mà lập công giết giặc.
Trần Khánh Dư đổi ngay thái độ:
- Đánh giặc thì tôi không từ chối. Đốt than hàng ngày để kiếm ăn, nhưng cũng là nung nấu chí lớn đấy thôi.
Trần Khánh Dư được trở lại làm quan. Ông giỏi về thủy chiến nên được giao luyện tập và phụ trách thủy quân ở mặt Hải Đông. ít lâu sau, ông đánh thắng đoàn thuyền của tướng giặc Trương Hổ.
Câu chuyện tướng quân Trần Khánh Dư đi bán than mà vẫn nung nấu căm thù đã trở thành câu chuyện đẹp trong lịch sử. Người đời sau đã chép vào hành trang này của ông một bài thơ, đó là bài Bán than của một người đời Lê (sống sau ông Trần đến năm trăm năm). Bài thơ không phải của Trần Khánh Dư, nhưng đã thể hiện được tâm sự anh hùng mà ông ôm ấp:
Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn Hỏi chi bán đó? Gửi rằng: than ít nhiều miễn được đồng tiền tốt Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn Ơ? với lửa hương cho vẹn kiếp Thử xem sắt đá có bền gan Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác Nhưng lệ trời kia lắm kẻ hàn (*).
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/Jun/2010 lúc 7:09am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Quan Bảng... học chữ
Sinh thời Lê Quý Đôn (1726 - 1784) nổi tiếng là người thông thái, đọc và hiểu không biết bao nhiêu sách vở thời bấy giờ. Ông thi đỗ Khôi nguyên. Lẽ thường, tuổi trẻ thông minh đĩnh ngộ, đỗ đạt sớm thường hay mắc tính kiêu ngạo. Thời trẻ, Lê Quý Đôn cũng không tránh khỏi điều ấy. Chuyện kể, sau khi thi đỗ, ông liền cho treo ngay trước ngõ tấm biển với hàng chữ:
"Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn"
(Nghĩa là: Ai không hiểu chữ gì thì hãy đến mà hỏi).
Lần thân phụ ông qua đời, người đến viếng rất đông. Trong số đó có một cụ già mà Lê Quý Đôn không quen. Cụ tự giới thiệu lai lịch: Cháu còn nhỏ, chứ lão là bạn thân với cha cháu từ xưa. Nhưng vì nhà nghèo, đường xa, lại tuổi già sức yếu nên ít đi lại thăm hỏi nhau. Nay nghe tin cha cháu mất, lão đến để có câu đối viếng. Lão run tay, cháu hãy lấy giấy bút, lão đọc, nhờ cháu viết hộ.
Lê Quý Đôn lấy giấy bút. Cụ bèn đọc: "chi". Ông Đôn không biết nên viết chữ "chi" nào bởi trong tiếng Hán có nhiều chữ "chi" viết khác nhau. Ông đành cầm bút chờ cụ già đọc tiếp xem sao. Cụ lại đọc "chi". Lê Quý Đôn thấy lạ, liền hỏi:
- Bẩm, "chi" nào ạ?
Cụ thở than rằng:
- Đến chữ "chi" cũng không biết viết, thế mà treo bảng ngoài ngõ để cho người đến hỏi, thì sao trả lời được kia chứ?
Lê Quý Đôn ngượng chín cả người. Bây giờ cụ già mới đọc luôn hai vế đối:
"Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu kiên thượng tại Tại tại số thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chỉ"
(Nghĩa là: Cách hơn ba chục năm, xích huyện hồng châu nay vẫn đó. Xa ngoài mấy ngàn dặm, đào hoa lưu thủy bác về đâủ).
Thấy câu đối hay, lạ, Lê Quý Đôn và cả các nho sĩ đến viếng đều kinh ngạc. Còn ông già thì phủ phục trước linh cữu mà khóc rằng:
"Ới anh ơi, anh bỏ đi đâu để con anh đỗ đến Bảng Nhãn mà chưa biết chữ "chi" anh ơi".
Lạy xong, cụ già chống gậy ra về. Lê Quý Đôn mời mãi nhưng cụ không chịu nán lại. Bởi thế nên sau này không ai biết ông cụ hay chữ đó tên là gì.
Giai thoại còn kể rằng, một lần Lê Quý Đôn đến cầu siêu ở ngôi chùa làng. Nhà sư thấy ông thì mừng rỡ mà rằng:
- Quan Bảng vừa tới, may mắn sao. Bần tăng có điều muốn nhờ quan chỉ giáo. Chả là đứa tiểu đồng của bần tăng nghe người nào đó đó, về hỏi, nhưng bần tăng nghĩ không ra, nên đành theo lời quan bảng dạy "Nghi nhất tự lai vấn". Câu đố thế này, xin quan chỉ cho:
"Hạ bất khả hạ. Thượng bất khả thượng. Chỉ nghi tại hạ. Bất khả tại thượng".
(Nghĩa là: Dưới không thể dưới. Trên không thể trên. Đúng nên ở dưới. Không thể ở trên).
Lê Quý Đôn nghĩ mãi không ra. Đúng lúc ấy chú tiểu chạy từ ngoài vào thưa với sư phụ là cậu đã giải được. Lê Quý Đôn giục chú tiểu nói thử xem, thì mới hay đó là chữ "nhất" (một). Đúng là trong chữ "hạ" (dưới), thì chữ "nhất" ở trên chứ không thể viết dưới. Trong chữ "thượng" thì chữ "nhất" nằm dưới và chữ "bất", chữ "khả" thì chữ "nhất" lại ngồi trên.
Lê Quý Đôn biết nhà sư đã lấy ngay chữ "Nhất tự lai vấn" ông treo trước ngõ để nhạo. Ông tự nhủ thì ra thiên hạ còn nhiều người giỏi hơn mình liền về nhà sai người cất tấm bảng. Từ đó ông bỏ tính kiêu ngạo, chăm chú nghiên cứu, học hành, giúp đời, trở thành một ông quan đa năng, một thiên tài khoa học lớn nhất Việt Nam thời phong kiến.
|
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 25/Jun/2010 lúc 4:54am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Run như cầy
Quan lớn, được bổ về một địa phương, dự tính một cuộc ra mắt dân chúng. Ngài thông sức xuống các làng để cho nơi nơi phải dọn đường sạch sẽ đón quan trên. Lý trưởng chấp hành nghiêm lệnh, bắt dân chúng ai cũng phải ra lao dịch. Riêng có một anh học trò nghèo cứ nhất định không đi. Đúng hôm quan tới nơi, lý trưởng bắt anh ta ra đình để trình quan về một tên dân ngỗ ngược.
Quan gọi anh ta đến quát:
- Mày là hạng gì mà dám kháng lệnh hương lý không đi dọn đường?
Anh kia đáp:
- Bẩm quan lớn, tôi là học trò, là kẻ sĩ. Sĩ là đáng trọng nên tôi không đi.
Quan đập bàn mắng át:
- Trọng, trọng gì? Chẳng qua là anh lười nhác, thấy gọi đến tên thì trốn tránh chứ trọng với khinh gì? Được, đã nhận là học trò, là kẻ sĩ thì để ta xem tài học ra thế nào? Ta ra cho một vế đối, không đối được sẽ có đòn.
Quan đọc câu đối bắt phải đối ngay:
- Chàng màng, chàng màng, thấy dọn đàng thì lủi như cuốc.
Anh học trò không cần nghĩ ngợi, đối ngay:
- Hục hặc, hục hặc, nghe tin giặc đã run như cầy.
Câu đối sắc sảo làm sao! Nhưng câu đối không ngờ lại chạm nọc quan! Có người biết rằng vị quan này một dạo đã tỏ ra nhút nhát khi xảy ra loạn lạc, nên mới cậy cục xin về quanh vùng Kinh Bắc, Kinh đô cho được an toàn. Câu đối vô tình đã xoáy vào nhược điểm ấy. Quan lớn đành chỉ nói vài câu qua quýt để tống anh học trò đi cho đỡ ngượng.
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 27/Jun/2010 lúc 9:46am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Thợ vẽ đề thơ
Một viên đại thần có tiếng là ác, thuê một người thợ vẽ, vẽ bức chân dung. Bức vẽ rất công phu, tượng người chững chạc, có vẻ uy nghi. Quan rất hài lòng và tỏ ý nếu có thơ đề nữa thì quý lắm. Họa sĩ cũng biết làm thơ, chữ viết lại đẹp, bằng lòng nhận lời yêu cầu của chủ nhân.
Suy nghĩ một lát, họa sĩ cầm bút viết bốn chữ, vừa viết vừa nghĩ, viết từ phải sang trái:
Chân lão cầm thú!
Nghĩa của bốn chữ này là: Thực đồ cầm thú già! Chửi bới thậm tệ ngay trên giấy trắng, lại dưới bức chân dung như vậy thì thật tai ác và hỗn xược. Quan đại thần tức giận, thét lính nọc cổ ra đánh. Người thợ vẽ ung dung nói:
- Bẩm quan, tôi mới nghĩ được mấy chữ đầu câu thì ghi cho khỏi quên, chứ đã xong đâu.
- Nếu vậy thì viết tiếp đi.
Anh thợ vẽ còn chần chừ một lát, rồi viết thêm dưới mỗi chữ trước hai chữ nữa:
Chân tể tướng Lão trung thành Cầm chi phượng Thú chi lân
Thế này thì hay nhất. Ngài đích thị là vị tể tướng chân chính, là bậc trung thành già, là phượng trong loài chim, là lân trong loài thú. Quan đại thần trở nên vui vẻ, thưởng tiền cho anh họa sĩ và treo bức chân dung lên. Có điều đọc thành bài thì thế, nhưng theo lối chữ Hán, đọc mấy chữ trên cùng từ phải sang trái thì bốn chữ "chân lão cầm thú" vẫn rành rành ra đó. |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/Jul/2010 lúc 4:45am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Tiến sĩ ăn đòn
Nguyễn Công Hoàn sinh khoảng năm Canh Thân (1680) quán làng Cổ Đô, phủ Quảng Oai, Sơn Tây. Ông là người học vấn uyên thâm nhưng tính khí nóng nảy bộc trực lại có lối hành văn quá uẩn súc nên thi mãi không đỗ. Con trai là Nguyễn Bá Lân được ông rèn cặp bút nghiên từ nhỏ. Lớn lên, mấy lần cùng cha đi thi. Đêm đêm hai bố con ngồi học chung. Ông để sẵn cây roi, bảo:
- Hễ ai ngủ gật người kia cứ việc vụt.
Một đêm ông mệt quá, gục xuống thiếp đi. Bá Lân khẽ lay bố dậy. Ông vớ roi vừa đánh vừa mắng:
- Mày không đánh, cốt để tao học dốt hòng hại tao chứ gì?
Khi tập văn ông giao hẹn với con:
- Bài ai hơn được ăn cơm, kém cho nhịn.
Khi biết văn mình không bằng con, ông nhịn thật. Biết tính ông như vậy, không ai dám mời.
Một hôm cha con trên bến chờ đò. Thấy đàn dê đang gặm cỏ, ông bảo:
- Tao với mày làm bài phú, lấy đề "Dịch đình dương xa" (Xe dê vào cung), ai làm chậm sẽ bị đẩy xuống sông.
Bá Lân làm xong trước, không nỡ đẩy bố xuống sông. Nhưng chính ông bố nhảy tùm xuống nước. Bá Lân hốt hoảng lao theo, khóc lóc vớt lên. Khoa Tân Hợi (1731) Vĩnh Khánh III, đời Lê Duy Phường, Nguyễn Bá Lân đỗ đầu Tiến sĩ. Công Hoàn bị đánh trượt. Hôm ăn khao, ông cười với quan khách rồi nói:
- Thằng Lân nhà này đỗ thủ khoa thì ra thiên hạ hết người tài.
Khoa sau ông lại lều chõng đi thi. Tiến sĩ Bá Lân đứng chân giám khảo. Chấm thi xong, Lân về nhà ngồi hầu cơm, ông hỏi dò:
- Khoa này có quyển nào khá không?
Bá Lân buông đũa, khoanh tay lễ phép thưa:
- Dạ thưa thày, có quyển khá, nhưng câu tứ lục thất luật nên không lấy đỗ được.
Ông nôn nóng hỏi:
- Câu ấy thế nào?
- Bẩm con xin đọc thày nghe:
"Lưu hành chi hóa tự Tây Đông, Nam Bắc vô tư bất bặc. Thành tựu chi công do Cảo Mân, Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".
Ông điên tiết xô đổ mâm cơm, vớ roi vụt lia lịa người Lân, quát mắng:
- Mày dốt như thế mà làm giám khảo, rõ là chôn sống bao nhiêu sĩ tử!
Thì ra hai câu ấy trong quyển của ông nguyên là:
"Lưu hành chi hóa tự Tây, Đông Nam Bắc vô tư bất bặc. Thành tựu chi công do Cảo, Mân Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".
Nghĩa:
"Đức hóa lưu hành tự Phương Tây, rồi Đông Nam Bắc không đâu không phục. Công gây dựng do nơi xứ Cảo, để Mân Kỳ Phong đều cùng dấy theo".
Ông quắc mắc bảo Bá Lân:
- Mày được tiếng đỗ cao nhưng chưa thông hiểu nghĩa sách, phải ngắt câu như thế. Bởi nhà Chu khởi nghiệp ở hướng Tây, buổi đầu đóng đô vùng đất Cảo. Sao mày tối tăm thế?
Từ đó ông không màng đến cử nghiệp, lấy cày ruộng đọc sách làm vui. Còn Bá Lân, sau làm đến Thượng thư, tước Hầu. Biết mình cao khoa hiển vinh là nhờ ơn bố, ông luôn xót xa cho phụ thân là người tài ba thông tuệ nhưng chẳng gặp may.
Nguyễn Công Hoàn mất năm nào, ở đâu chưa rõ. |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 03/Jul/2010 lúc 5:14am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Vả bây giờ...
Ở vùng nọ có một cô gái đẹp mà có tài ăn nói, mở một quán nước bên đường để kén chồng. Các cậu cống anh đồ nghe tin kéo đến rất đông. Chàng nào cũng hăm hở tưởng mười mươi là chiếm được người đẹp; nhưng khi đến hăm hở chừng nào thì khi về lại tiu nghỉu chừng nấy, vì chưa có ai địch lại được mồm mép chua ngoa đáo để của cô gái.
Nhưng rồi vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn.
Một hôm, có một nho sinh nọ, chẳng biết là định đến thử tài hay là tình cờ qua đường vào quán nghỉ chân. Cô gái quen như mọi bận, lại giở cái giọng "đàn chị" ra để trêu chọc, nhưng thò ra câu nào đều bị anh chàng đập lại chan chát, thành ra cô ta đã có phần nao núng. Cuối cùng, cô ta bèn đọc một câu:
Khen cho con... mắt tinh đời! Anh hùng đoán giữa trần ai mới già.
Khi đọc cô nhấn mạnh ba tiếng khen cho con, nghỉ một tí rồi mới đọc nốt ba tiếng sau thành câu thơ có nghĩa: "Bà khen cho con đấy con ạ! Vì con cũng có cặp mắt tinh đời đấy". Nho sinh vốn là một thanh niên nhanh trí, thấy cô gái nhấn mạnh ba tiếng khen cho con thì đã hiểu ngay cái ý xỏ xiên của cô ta, anh ta bèn "tương kế tựu kế", đọc ngay một câu trong Truyện Kiều như sau:
Vả bây giờ... mới thấy đây, Mà lòng đã chắc những ngày một hai
Nhưng lúc đọc anh ta dằn mạnh ba tiếng vả bây giờ, cũng nghỉ một tí mới đọc tiếp ba tiếng sau, thành thử câu thơ lại có nghĩa là: "Cô nói hỗn với tôi thì tôi vả cho bây giờ, để cho cô thấy tôi đây là người như thế nàỏ".
Cô gái là người tinh tế, thấy nho sinh nọ trả lời mình cũng bằng một câu Kiều với ý nghĩa hóm hỉnh như vậy thì vừa phục vừa thẹn, mặt đỏ au lên, và lặng thinh ngồi mân mê tà áo chẳng biết trả lời ra sao nữạ
|
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 06/Jul/2010 lúc 5:22am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Vịnh cây vông

Ra làm quan, Nguyễn Công Trứ (1778-1858) rất bực mình, khó chịu với những kẻ bất tài mà ăn trên ngồi trốc, chỉ biết một mục đích là vinh thân phì gia. Ông cũng ghét độc những thói xu nịnh, đạo đức giả. Một lần, trong triều có viên quan đại thần mở tiệc mừng con thi đỗ cử nhân. Tiệc đông đủ quan khách, và cả những văn nhân tài tử. Tình cờ trước sân nhà viên quan, có một cây vông trổ hoa. Có người nêu ý là làm thơ vịnh cây vông cho vui. Nêu như vậy là dụng tâm tán tụng chủ nhân. Cây trổ hoa thì khác gì người thi đỗ. Trời đã ban lộc, ban phúc cho quan đại thần. Họ ép Nguyễn Công Trứ làm theo đầu đề ấy. Ông không từ chối mà ứng khẩu ngay:
Biền, nam, khởi tử (*) chẳng vun trồng Cao lớn làm chi những thứ vông Tuổi tác càng già, già xốp xáp Ruột gan không thấy thấy gai chông Ra tài lương đống không nên mặt Dựa chốn phiên ly chút đỡ lòng Đã biết nòi nào thì giống nấy Khen cho rứa cũng trổ ra bông!
Bài thơ như tát vào mặt chủ nhân. Quan đại thần tím mặt không biết xử trí thế nào. Quan khách ngồi quanh đó cũng sượng sùng. Không khí trở nên nặng nề căng thẳng. Một bạn đồng liêu của Nguyễn Công Trứ là Hà Tông Quyền vội chuyển câu chuyện để hầu cứu vãn tình hình. Ông Quyền bảo với ông Trứ:
- Thơ ngài hay lắm, chúng tôi không dám họa theo nữa. Chỉ có câu đối này, xin được ngài chỉ giáo cho.
Ông Quyền đọc luôn:
Quân tử ố kỳ văn chi... quý ngàị
Nguyên câu là chữ liền trong sách: "Quân tử ố kỳ văn chi trứ", nghĩa là người quân tử không ưa sự lòe loẹt. Ông Quyền vờ kiêng tên, không đọc chữ "trứ", thay bằng chữ quý ngài. Câu đối hóa ra mang một nghĩa khác: người quân tử không thể nào ưa anh Trứ!
Ông Trứ thấy Hà Tông Quyền đỡ đòn cho chủ nhân mà lại chế giễu mình, lập tức quay mũi tấn công. Ông đối lại ngay:
- Thưa tôi xin đối là:
Thánh nhân bất đắc dĩ dụng... quan lớn.
Câu đối cũng chữ liền trong sách. Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền, nghĩa là bậc thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng cách quyền biến. Nhưng ông Trứ cũng theo lối đặt câu của đối phương, làm cho lời đối của ông có nghĩa: người trên bất đắc dĩ lắm mới phải dùng đến... thằng Quyền!
Cũng như chủ nhân, ông Quyền tái mặt đi vì lời bốp chát quá đau. Nhưng chẳng có cách gì, chỉ một mực xa xẩn cười trừ rồi... cáo thoái. |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 09/Jul/2010 lúc 10:26am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Vịnh cây vông
 |
Quan Bảng... học chữ
Sinh thời Lê Quý Đôn (1726 - 1784) nổi tiếng là người thông thái, đọc và hiểu không biết bao nhiêu sách vở thời bấy giờ. Ông thi đỗ Khôi nguyên. Lẽ thường, tuổi trẻ thông minh đĩnh ngộ, đỗ đạt sớm thường hay mắc tính kiêu ngạo. Thời trẻ, Lê Quý Đôn cũng không tránh khỏi điều ấy. Chuyện kể, sau khi thi đỗ, ông liền cho treo ngay trước ngõ tấm biển với hàng chữ:
"Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn"
(Nghĩa là: Ai không hiểu chữ gì thì hãy đến mà hỏi).
Lần thân phụ ông qua đời, người đến viếng rất đông. Trong số đó có một cụ già mà Lê Quý Đôn không quen. Cụ tự giới thiệu lai lịch: Cháu còn nhỏ, chứ lão là bạn thân với cha cháu từ xưa. Nhưng vì nhà nghèo, đường xa, lại tuổi già sức yếu nên ít đi lại thăm hỏi nhau. Nay nghe tin cha cháu mất, lão đến để có câu đối viếng. Lão run tay, cháu hãy lấy giấy bút, lão đọc, nhờ cháu viết hộ.
Lê Quý Đôn lấy giấy bút. Cụ bèn đọc: "chi". Ông Đôn không biết nên viết chữ "chi" nào bởi trong tiếng Hán có nhiều chữ "chi" viết khác nhau. Ông đành cầm bút chờ cụ già đọc tiếp xem sao. Cụ lại đọc "chi". Lê Quý Đôn thấy lạ, liền hỏi:
- Bẩm, "chi" nào ạ?
Cụ thở than rằng:
- Đến chữ "chi" cũng không biết viết, thế mà treo bảng ngoài ngõ để cho người đến hỏi, thì sao trả lời được kia chứ?
Lê Quý Đôn ngượng chín cả người. Bây giờ cụ già mới đọc luôn hai vế đối:
"Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu kiên thượng tại Tại tại số thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chỉ"
(Nghĩa là: Cách hơn ba chục năm, xích huyện hồng châu nay vẫn đó. Xa ngoài mấy ngàn dặm, đào hoa lưu thủy bác về đâủ).
Thấy câu đối hay, lạ, Lê Quý Đôn và cả các nho sĩ đến viếng đều kinh ngạc. Còn ông già thì phủ phục trước linh cữu mà khóc rằng:
"Ới anh ơi, anh bỏ đi đâu để con anh đỗ đến Bảng Nhãn mà chưa biết chữ "chi" anh ơi".
Lạy xong, cụ già chống gậy ra về. Lê Quý Đôn mời mãi nhưng cụ không chịu nán lại. Bởi thế nên sau này không ai biết ông cụ hay chữ đó tên là gì.
Giai thoại còn kể rằng, một lần Lê Quý Đôn đến cầu siêu ở ngôi chùa làng. Nhà sư thấy ông thì mừng rỡ mà rằng:
- Quan Bảng vừa tới, may mắn sao. Bần tăng có điều muốn nhờ quan chỉ giáo. Chả là đứa tiểu đồng của bần tăng nghe người nào đó đó, về hỏi, nhưng bần tăng nghĩ không ra, nên đành theo lời quan bảng dạy "Nghi nhất tự lai vấn". Câu đố thế này, xin quan chỉ cho:
"Hạ bất khả hạ. Thượng bất khả thượng. Chỉ nghi tại hạ. Bất khả tại thượng".
(Nghĩa là: Dưới không thể dưới. Trên không thể trên. Đúng nên ở dưới. Không thể ở trên).
Lê Quý Đôn nghĩ mãi không ra. Đúng lúc ấy chú tiểu chạy từ ngoài vào thưa với sư phụ là cậu đã giải được. Lê Quý Đôn giục chú tiểu nói thử xem, thì mới hay đó là chữ "nhất" (một). Đúng là trong chữ "hạ" (dưới), thì chữ "nhất" ở trên chứ không thể viết dưới. Trong chữ "thượng" thì chữ "nhất" nằm dưới và chữ "bất", chữ "khả" thì chữ "nhất" lại ngồi trên.
Lê Quý Đôn biết nhà sư đã lấy ngay chữ "Nhất tự lai vấn" ông treo trước ngõ để nhạo. Ông tự nhủ thì ra thiên hạ còn nhiều người giỏi hơn mình liền về nhà sai người cất tấm bảng. Từ đó ông bỏ tính kiêu ngạo, chăm chú nghiên cứu, học hành, giúp đời, trở thành một ông quan đa năng, một thiên tài khoa học lớn nhất Việt Nam thời phong kiến.
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 12/Jul/2010 lúc 9:14pm
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Vịnh tranh Tố Nữ

Phạm Thái còn có tên là Phạm Phượng Sinh, quê ở làng Yên Thường, huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh năm 1777, mất năm 1813, có tài làm thơ nôm và nổi tiếng về thơ tình yêu.
Cha Phạm Thái làm quan dưới triều Lê, sau khởi binh chống lại nhà Tây Sơn, rồi bị hại. Sau khi cha chết, Phạm Thái nối chí cha, mưu chống lại nhà Tây Sơn, nhưng bị truy nã gắt gao, phải trá hình đi tu ở chùa Tiêu Sơn, lấy đạo hiệu Phổ Chiếu thiền sư. Ông có người bạn là Trương Đăng Thụ đang làm quan ở Lạng Sơn cho đón ông Thái lên để cùng lo việc phò Lê. Chẳng may ít lâu sau ông Thụ mất. Ông Thái phải đưa linh cữu bạn về quê ở xã Thanh Nê, huyện ý Yên, Nam Định, rồi lưu lại luôn ở đó. Thân sinh ông Thụ là Kiến Xuyên hầu Trương Đăng Quỹ rất mến Phạm Thái, thường vẫn hay đàm đạo về thời thế và thơ văn với ông Thái.
Một hôm Phạm Thái ngồi uống rượu với Kiến Xuyên hầu, hầu trông vào bức tranh tố nữ bảo ông thử uống cạn mười chén, vịnh thơ một bài. Phạm Thái vâng mệnh, cất bút thảo luôn một thiên Đường luật theo cách "thuận nghịch độc" (đọc xuôi là thơ chữ Hán; đọc ngược lại là thơ nôm diễn đạt ý bài thơ chữ Hán) đưa trình. Thơ như sau:
Bài đọc xuôi:
Thanh xuân tỏa liễu lãnh tiêu phòng, Cẩm trục đình châm ngại điểm trang. Thanh rạng độ tiên phì phất lục, Đạm hy tán cúc thái sơ hoàng. Tình si dị tố liêm biên nguyệt, Mộng xúc tằng liêu trường đỉnh sương. Tranh khúc cưỡng khêu sầu mối bận, Oanh ca nhặt vĩnh các tiêu hương.
Bài đọc ngược:
Hương tiêu gắc vắng nhặt ca oanh, (1) Bận mối sầu khêu (2) gượng khúc tranh. Sương đỉnh trướng gieo từng giục mộng, Nguyệt bên rèm, tỏ dễ si tình. Nắng thưa thớt, cúc tan hơi dạm, Lục phất phơ, sen đọ rạng thanh. Trang điểm ngại chăm dừng trục gấm, (3) Phòng tiêu lạnh lẽo khóa xuân xanh. (4)
Hầu xem xong thích lắm, khen là "thanh quan thắng tuyệt" (trong sáng tuyệt vời). Từ đấy hầu có ý muốn gả con gái là Trương Quỳnh Như cho Phạm Thái. Vì cũng biết là hai người đã yêu nhau. Nhưng bà mẹ Quỳnh Như không bằng lòng. Sau Quỳnh Như bị ép gả cho một người khác, nàng liền tự tử. Từ đấy Phạm Thái buồn bã, chán nản, đi lang thang đây đó, uống rượu làm thơ, tự xưng là Chiêu Lỳ.
----------------------- (1) Nhặt ca oanh: Tiếng chim oanh hót luôn luôn. (2) Sầu khêu: Nỗi buồn khêu gợi lòng. Gượng khúc tranh: Gượng đánh khúc đàn tranh. (3) Dừng trục gấm: Dừng việc dệt gấm. (4) Khóa xuân xanh: Nhốt người con gái trẻ. |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 14/Jul/2010 lúc 5:23am
http://www.ducavn.tk/"> http://home.wanadoo.nl/duca - Du Ca Việt Nam
Xem cái rổ kia kìa
Anh chàng nọ được nhà láng giềng đồng ý gả con gái cho, nhưng ông nhạc còn muốn thử thách vài lần nữa, để xem cái tài học hành của anh ra sao. Thực ra thì anh cũng vào loại chăm chỉ thôi, chứ cái tài hoa, mẫn tiệp thì anh thiếu hẳn. Thế mà ngày mai đây, đã phải đến ứng đối ở nhà ông bố vợ tương lai rồi. Ông già này hẹn tổ chức một bữa tiệc mời các thầy nho sĩ quanh thành Thăng Long đến dự, để nhân tiện giới thiệu và cũng kiểm tra luôn chàng rể thí sinh này.
Chàng trai tìm đến cậu Lượng, nhờ cậu nghĩ hộ cách đối phó thế nào cho qua phút thử thách. Cậu Lượng cười:
- Thôi, bác đừng lo nghĩ quá. Hôm ấy đi với bác, có gì tôi sẽ "gà" cho.
- "Gà" thế nào được? Ngay giữa đám đông, mười mắt trông vào như thế thì gà làm sao cho khỏi lộ. Có khi bác làm cho tôi lòi cái dốt ra.
- Bậy, ai lại thế. Tôi dặn bác điều này. Nếu ông già có giở chữ nghĩa gì thì bác cứ trả lời lơ lửng rồi tôi sẽ pha thêm cho. Nhớ là nói rất ít, nói một hai chữ thôi cũng được.
Anh bạn tuy thuận theo mẹo mực này, nhưng vẫn cứ lo lắng, thấp thỏm. Quả nhiên, hôm đến dự tiệc, ông nhạc tương lai của anh đọc một câu đối. Ông nói với mọi người:
- Câu đối dân gian thôi ạ! Nhưng tôi nghĩ mãi không ra. Nhân được các thầy quá bộ đến chơi, xin nhờ tài văn chương của các thầy.
Nói là nhờ thầy, song ông lại đưa mảnh giấy viết về câu đối cho chàng rể tương lai. Rõ ràng ông ta có ý bắt anh đối cho mọi người đều nghe. Câu đối viết:
Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt.
Quả là dân gian, mà lại cũng oái oăm. Đã giậu lại rào, đã mèo lại cáo. Mắt cáo cũng có hai nghĩa: mắt con cáo, và hình dáng cách thức tấm phên. Anh em nho sĩ nhìn vào vế đối, lẩm nhẩm rồi cũng lắc đầu cảm thấy khó. Chàng rể dự bị kia càng hoang mang hơn. Cậu Lượng ngồi bên cạnh nói nhỏ:
- Ông ấy ra cái dậu đấy, đối đi thôi!
Đối đi! Nhưng đối cái gì mới được chứ. Nhìn quanh nhìn quẩn, chợt thấy cái rổ thủng úp bên gốc cây ngoài vườn, anh ta nói liều:
- Xem cái rổ kia kìa!
Cả đám tiệc thiếu cái bò ra mà cười. Anh chàng này nói năng, đối đáp gì mà cù nhầy như vậy. Ông cụ cũng ngạc nhiên, nhìn trân trân vào anh ta. Cậu Lượng, trái lại gật gù và thốt lên:
- Hay quá!
Một anh khác hỏi ngay:
- Bác thấy hay chỗ nào? Đại huynh đây có đối đáp gì đâu mà bảo là hay?
Cậu Lượng đứng dậy:
- Xin phép cụ và xin phép chư hiền. Tôi thấy hay thực. Anh bạn tôi vốn tính khiêm nhường ít nói, nhưng đã nói là sâu sắc, tài tình. Cùng học với nhau, tôi biết tính anh nên mới hiểu được cái tài xuất sắc của anh. Dạ thưa cụ, như cụ ra về cái giậu, mà bạn tôi lại đối lại bằng cái rổ thì thật là thâm thúy giỏi giang. Dạ, giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt, thì cái rổ bị rách một chỗ như thế kia, chẳng thành ra: "Rổ nứt lòng tôm, tép nhảy qua". Còn gì hay hơn nữa!
Tất nhiên cả đám cũng đều phải công nhận là tuyệt tác. Buổi tiệc vui hẳn lên, ông cụ cũng thỏa mãn vì kiếm được rể hay chữ, xứng đôi với con gái mình. Đám cưới không bao lâu được tổ chức và cậu Lượng cố nhiên được đền ơn xứng đáng.
Cậu Lượng ấy là người làng Phú Thụy, huyện Gia Lâm (Hà Nội) thuộc dòng họ Nguyễn Huy, vốn nổi tiếng thần đồng. Lớn lên thi đỗ hương cống, được làm quan với triều Lê, sau theo giúp Tây Sơn, đồng thời với các ông Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích. Năm 1805, giữ chức hữu thị lang bộ Hội, đã làm bài Tụng tây hồ phú để ca ngợi đất nước, ca ngợi Thăng Long thịnh cường rực rỡ dưới triều Tây Sơn. Cho đến nay, giá trị văn chương của bài phú Tây Hồ này vẫn được đánh giá cao, và cùng tồn tại với tác giả của nó: Chương lĩnh hầu Nguyễn Huy Lượng. |
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 20/Jul/2010 lúc 11:18am
Câu đối không người đáp
Thời
Hậu Lê, Văn Miếu chiếm một khu vực rất rộng ở giữa địa phận hai làng Cổ
Giám và Văn Chương. Bên tả là khu học xá ở thôn Minh Giám, nơi trú ngụ
của các cống sĩ về học ở Quốc Tử Giám. Phía trước có một hồ nhỏ gọi là
Văn Hồ, tu sửa thành một cảnh khá đẹp.

Hồ Văn phía
trước Văn Miếu- Quốc Tử Giám Hà Nội
|
Thoi đưa tay mỏi canh chày,
Tiếng ai xin lửa là thầy cống Sen
Thầy rằng đang học tắt đèn
Cậy tình lân lý dám phiền đêm hôm.
Ðó chính là bài dân ca tình tứ vẫn được truyền tụng nói lên cái cảnh
tượng chung quanh Văn Hồ, ngày đêm luôn luôn rộn lên những tiếng ngâm
thơ, đọc sách của các "quan nghè" dự bị xen lẫn tiếng thoi đưa lách cách
nhịp nhàng của các cô gái đảm đang.
Tương truyền, một người ở thôn
Minh Giám là Phủ Hào có lập một toà nhà ở phía đông Văn Hồ, gọi là Nho
sinh quán để đón mời các sĩ tử ở xa về kẻ chợ trọ học. Những ai không có
nơi quen biết, hoặc nghèo túng không có tiền thuê nhà, vào đó ở đều
được đối xử tử tế. Vì vậy người ta cũng gọi quán ấy là quán ông đồ. Phủ
Hào còn dựng một cái dinh con trên một gò nhỏ giữa hồ, làm theo hình
chiếc hồ rượu, gọi là Nhất hồ đình. Ðôi khi Phủ Hào vẫn mời các danh sĩ
chèo thuyền ra đó, uống rượu, làm thơ. Có lần Phủ Hào treo giải, ra một
câu đối để thách các bạn làng văn đối chơi cho vui. Câu đối ấy như sau:
Nước Văn Hồ tha hồ tắm mát,
rượu Hồ Ðình thơm ngát đón làng văn
Câu đối ra yêu cầu nho sĩ phải
đối với một cảnh đẹp cũng ở đất Thăng Long. Nhưng thật oái ăm vì câu ra
có những ba chữ "hồ" và hai chữ "văn" lại có thêm một nghĩa riêng không
giống nhau, vì vậy luôn mấy năm liền năm nào cũng treo giải mà vẫn chưa
ai đối được.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 03/Aug/2010 lúc 7:16pm
Mắng quan trường

Có anh
học trò tên Lỗi, bình sinh tính tình rất ngang bướng, không chịu nhường
nhịn ai, nhất là đối với bọn quan lại thì anh ta càng tỏ ra cứng đầu
cứng cổ.
Khi vào thi, viên quan Thừa ty được cử làm sơ khảo kỳ thi ấy, vốn là
loại coi thiên hạ bằng nửa con mắt, thấy bộ Lỗi có vẻ nghênh ngang liền
nói mỉa bằng một vế đối:
Lỗi kia đã nặng bằng ba thạch
Lỗi là tên học trò viết ba chữ “thạch” chồng lên nhau. Ở đây tên quan
dụng ý chơi chữ, đồng thời cũng là cảnh cáo khéo anh học trò rằng tội
ngông nghênh của anh ta đáng được trừng trị.
Anh học trò tức quá, chẳng còn nể nang gì nữa, cũng trả miếng ngay:
Ty nọ xem khinh đáng nửa đồng.
“Ty” là chỉ chức Thừa ty của viên quan, đồng thời chữ “ty” lại là một
nửa của chữ “đồng”. Anh học trò này vừa dụng ý chơi chữ như viên quan
lại vừa chú tâm nói xỏ rằng giá trị của viên quan chỉ đáng giá nửa đồng
tiền mà thôi.
Viên sơ khảo biết gặp phải tay chẳng vừa, lại thấy tài ứng đối cũng
khá nhanh nhẹn của anh học trò nên đành nuốt giận không nói gì nữa.
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 19/Sep/2012 lúc 9:02am
/main/doisong/suytudongdoi/37081-s-tich-khn-tang.html - |
|
|
Tác Giả: Thiện Tâm |
Thứ Ba, 18 Tháng 9 Năm 2012 06:10 |
... hình ảnh chiếc khăn tang là rất phổ biến và quen thuộc trong các gia đình có tang chế, nhưng mấy ai hiểu được tại sao có chiếc khăn đó.
 |
Chúng ta đã nhiều lần dự các đám ma của người thân bạn bè hoặc chịu tang Ông Bà cha mẹ anh chị em họ hàng, hình ảnh chiếc khăn tang là rất phổ biến và quen thuộc trong các gia đình có tang chế, nhưng mấy ai hiểu được tại sao có chiếc khăn đó. Mẫu chuyện sau đây nói lên đạo lý và sự tích chiếc khăn tang đó. Kính mời quý vị và các bạn cùng suy nghiệm. Ngày xưa, có vợ chồng nhà phú hộ nọ sinh được năm người con gái. Nhà giàu nhưng lại không con trai, nên bao nhiêu t́ình thương họ đều dồn vào những cô con gái. Lần lượt năm cô lớn lên, ai nấy đều lập gia đình và đi ở riêng. Vì các cô lấy chồng xa, nên hai ông bà phú hộ cảm thấy nhớ con quá. Một hôm bà bảo chồng: - Sắp tới, ông chịu khó trông nhà cửa cho tôi đi thăm chúng một lượt, sau đó tôi lại về trông để ông đi... - Phải đó - ông đáp - nhưng bà phải đi nhanh nhanh lên mới được, đừng bắt tôi đợi lâu! - Không được đâu, tôi tính ở lại với các con đứa nào ít nhất cũng một tháng, năm đứa vị chi là năm tháng, c̣òn đi đường tổng cộng độ vài ba chục ngày, như vậy cũng mất ngót nửa năm rồi ông ạ! - Thôi được, thế thì bà nó đi đi, bà nhớ đừng để cho đứa nào quấn quýt quá rồi ăn dầm nằm dề ở đó làm cho tôi mỏi ṃòn trông đợi.
Rồi người vợ cùng con hầu ra đi. Nhưng chỉ được vài tháng đă thấy bà trở về, vẻ mặt buồn xo. Thấy thế, ông liền hỏi dồn: - Cơn cớ làm sao mà bà về nhanh như vậy? Có gặp điều gì khó khăn dọc đường hay không mà vẻ mặt bà không được vui? Bà phú hộ đáp: - Chẳng có gì hết, tôi vẫn bình yên, chúng nó đều mạnh khỏe cả. Tôi về sớm là vì tôi muốn ông khỏi trông. Ông cứ đi một lần cho biết.
Thấy vợ nói úp úp mở mở, ông phú hộ chẳng hiểu gì nên cuối cùng cũng sắm sửa hành lý ra đi.
Ông ghé nhà người con gái thứ nhất. Chàng rể tiếp đón niềm nở làm ông hài ḷòng, nhưng con gái ông lại không được như thế, nó chỉ chuyện trò giả lả được đôi câu rồi quay vào công việc của nó. Đến khi chồng nó ra đồng trông coi thợ cày cấy, thì con gái ông lúi húi lo việc bếp núc, cha con chẳng có dịp chuyện trò.
Măi đến gần trưa, ông cảm thấy bụng đói cồn cào, định bảo nó dọn cho mình ăn trước như khi còn ở nhà, nhưng rồi lại nghĩ thầm: “Để xem nó đối đãi với cha nó ra sao cho biết?!”. Ông thấy con gái chờ chồng về mới dọn cơm ra. Chàng rể của ông lúc ấy tuy đã về rồi mà vẫn còn bận một số công việc nên ông phải đợi tiếp. Đến khi thấy quá trưa, con gái ông mới gọi chồng: - Mình ơi, hãy để đó vào ăn cơm đi, cho ông già ăn với!
Nghe con gái nói thế, ông cảm thấy không được vui. Chiều hôm ấy và liên tiếp những ngày sau cũng vậy. Ông nghiệm ra rằng con gái ông chăm sóc cho chồng nó chứ không phải cho ông: “Thì ra bây giờ nó coi cha nó chẳng ra cái quái gì. Nếu chồng nó không ăn thì có lẽ mình cũng phải ngồi nhịn đói”. Ở chơi được ít ngày, thấy con gái không được vồn vã đằm thắm như xưa, ông liền từ giã vợ chồng nó mà đi đến nhà đứa khác xem sao.
Lần này vừa đi ông vừa lẩm bẩm: “Chắc thế nào những đứa sau cũng phải khác chứ, chẳng lẽ đứa nào cũng như vậy cả sao? Vợ chồng ta trông cậy chúng nó rồi đây sẽ chia nhau về phụng dưỡng một khi bố mẹ tuổi già kia mà!”
Nhưng khi đến nơi, ông thấy đứa thứ hai cũng chẳng khác gì đứa đầu. Nghe bố đến thăm cũng tiếp đãi gọi là cho tròn bổn phận rồi lại loay hoay vào công việc nhà chồng, bỏ mặc ông chẳng chút quan tâm.
Lần lượt ông đi thăm đủ cả năm cô con gái yêu quý nhưng chẳng đứa nào là không say mê với công việc của nó, chẳng đứa nào quan tâm chăm sóc đến ông như lúc còn ở nhà. Sau cùng, ông chép miệng: - Vậy là con gái một khi bước về nhà chồng thì chẳng c̣òn là con mình nữa. Nó xem chồng trọng hơn bố mẹ nó nhiều. Nghĩ vậy nên ông quày quả trở về. Ông tính lại thời gian thăm con cả đi lẫn về còn ngắn hơn cả bà.
Khi về, ông gọi vợ lại bàn rằng: - Thế là mấy đứa con gái có cũng như không, chẳng hy vọng gì vào chúng nó đỡ đần mình tuổi già nữa rồi. Bây giờ bà để tôi đi kiếm một đứa con nuôi đặng mai sau nó săn sóc chúng mình lúc mắt lòa chân chậm. Bà nó nghĩ sao? Vợ phú hộ trả lời: - Thôi ông ạ! Đừng có đi mà mất công lại nhọc xác. Con đẻ rứt ruột ra mà chúng không đoái không hoài thì con nuôi có làm được gì ? Phú ông liền bảo: - Trên đời này có kẻ tốt người xấu, đâu phải ai cũng như ai, bà đừng ngại. - Được rồi, ông cứ đi đi, cố tìm một đứa con ngoan phụng dưỡng, mọi việc ở nhà mặc tôi lo liệu.
Phú hộ bèn đóng vai một ông già nghèo khó rồi ra đi từ làng này đến làng khác, đến đâu ông cũng rao: - Ai mua cha không ? Có ai mua cha thì ra mà mua! Mua ta về làm cha chỉ mất năm quan tiền thôi... Mọi người nghe ông già rao như vậy thì tưởng ông điên. Có người còn vui miệng nói : - Mua lăo ấy để về nhà mà hầu ư ? và để rồi đây lão ta trăm tuổi qua đời có được đồng nào còn phải lo tống táng nữa sao ? Thà là nuôi một người đầy tớ còn hơn. Tuy có nghe nhiều lời mỉa mai cười cợt, phú ông vẫn không nản chí, vẫn đi hết xóm này đến ấp kia, miệng rao không ngớt: - Có ai mua cha không này?
 |
Bấy giờ ở làng nọ có hai vợ chồng một nông phu nghèo, nghe có người đi bán mình làm cha, chồng bảo vợ : - Hai vợ chồng mình mồ côi từ thuở bé, chưa bao giờ được hưởng tình cha con, lại chưa có mụn con nào, thật là buồn. Thôi th́ì ta mua ông già này về thủ thỉ với nhau khuya sớm cho vui cửa vui nhà. Thấy vợ bằng lòng, anh chàng chạy ra đón ông già vào và nói : - Ông định bán bao nhiêu tiền? - Năm quan không bớt.
Anh chồng liền thưa: - Thú thật với ông, nhà tôi nghèo quá, muốn mua ông nhưng không sẵn tiền. Vậy ông ngồi chơi để tôi bảo nhà tôi đi vay xem sao.
Phú hộ ngồi chờ hồi lâu, thấy chị vợ chạy đi một lát rồi lại quay về, nhưng số tiền vay được cùng với tiền nhà gom lại cũng chỉ có hai quan. Anh chồng liền nói: - Thôi thì ông thông cảm cho, hai ngày nữa mời ông trở lại, chúng tôi sẽ có đủ tiền.
Hai ngày sau, vợ chồng anh nông phu trao tiền cho ông, mời ông vào nhà “cha cha, con con” rất thân tình. Phú hộ thấy đầu tóc người vợ bây giờ biến đi đâu mất liền hỏi: - Này con ơi, tại sao đầu tóc của vợ con lại cắt cụt đi như vậy ? Anh chồng tần ngần đáp: - Chẳng giấu gì cha, nhà con quá nghèo không đủ tiền mua, mà nếu không mua thì biết có dịp nào tốt hơn. Vì vậy, vợ con phải cắt tóc đi bán mới có đủ số tiền năm quan đó.
 |
Từ ngày có người cha nuôi, hai vợ chồng nông phu tỏ ra rất niềm nở và chịu khó chăm sóc hầu hạ ông không biết mệt. Phú ông vẫn không cho biết gốc tích quê quán thật của mình, hằng ngày vẫn cứ ăn no ngủ kỹ, đôi lúc lại kêu váng đầu mỏi lưng, bắt họ phải xoa bóp hoặc tìm thầy chạy thuốc. Mặc dầu vậy, hai vợ chồng vẫn cơm nước săn sóc không bê trễ. Cứ như vậy được vài tháng sau, nhà họ đă nghèo lại càng mạt thêm. Hai vợ chồng phải cố gắng làm thêm để nuôi cha, có bữa phải nhịn đói để nhường cơm cho ông già. Tình hình như vậy kéo dài nửa năm, nợ nần của họ chồng chất quá nhiều mà trong nhà gạo tiền đã kiệt. Tuy vậy, họ vẫn không hề lộ vẻ mỏi mệt, cố làm vui lòng cha già.
Một hôm, hai vợ chồng ngủ dậy đã thấy người cha nuôi khăn gói chỉnh tề, ông bảo họ: - Các con hãy đốt cái nhà này rồi đi theo ta! Vợ chồng anh nông phu trố mắt nhìn nhau, tưởng ông phát điên, nhưng sau đó lại thấy ông phú hộ giục bảo: - Làm con thì phải vâng theo cha mẹ, chớ có sai lời. Cha đã bảo các con đi theo cha kiếm ăn thì cứ việc đi, còn cái nhà này ọp ẹp chẳng đáng bao nhiêu đừng tiếc nữa.
Vợ chồng nghe thế thì biết ông nói thật, không dám cãi, đành nhặt nhạnh một vài món đồ buộc thành một gói, rồi châm lửa đốt nhà. Đi theo ông già, họ thấy ông ban ngày lần hồi xin ăn, tối tối lại vào nhà người xin ngủ nhờ, họ vẫn vâng lời, không chút phân vân.
Ba người đi xin ăn như thế được năm ngày, cuối cùng đến trước một ngôi nhà ngói tường vôi, ông mới vui vẻ bảo họ: - Các con ơi, đã đến nhà ta rồi! Bà phú hộ bước ra cổng đón vào, ông tươi cười bảo vợ: - Bà nó này, đây mới thật là con của chúng ta đấy!
Bấy giờ vợ chồng anh nông phu mới ngớ người ra, biết được cha mẹ nuôi mình là một nhà giàu có. Phú hộ bảo anh nông phu lấy theo họ mình, và từ đó hai vợ chồng bước vào một cuộc đời sung sướng.
Ít lâu sau, phú hộ lâm bệnh nặng. Biết mình sắp gần đất xa trời, ông bèn làm tờ di chúc để phần lớn gia tài cho đứa con nuôi, đoạn ông gọi vợ đến trối rằng: - Sau khi tôi chết, bà nhớ đừng cho năm đứa con gái biết tin đấy!
Ông nói tiếp: - Nếu chúng nó có nghe ai mách mà về đây, chưa biết chừng tôi sẽ “bứt néo” trổi dậy cho mà coi. Việc để tang thì đứa con trai cứ theo cổ tục, cắt tóc, đội mũ, quấn rơm trên đầu để chứng tỏ mình chịu cực chịu khổ với cha mẹ thì thôi cũng được, nhưng đứa con dâu thì bà bảo nó khỏi cắt tóc, vì tôi chưa bao giờ quên được cái việc nó đã hy sinh mái tóc dài của nó để mua cha, vậy nó chỉ cần đội khăn tang là đủ.
Nhưng khi khâm liệm cho chồng xong, bà phú hộ vì nặng lòng nên cũng cho người lén báo tin cho năm đứa con gái biết. Khi chúng về, bà đón ở cổng, thuật lại lời trối của cha cho chúng nghe và bảo chúng đừng có vào nhà, kẻo có sự chẳng lành.
Năm đứa con gái hối hận lắm, nhưng việc đã rồi biết làm sao? Khi đưa linh cữu cha, chúng đòi đi đưa cho bằng được. Khuyên can con mãi không xong, cuối cùng bà buộc lòng phải xé cho chúng ngoài khăn tang ra còn thêm mỗi đứa một vuông vải cho chúng che mặt lại để mong linh hồn bố chúng khỏi biết.
Từ đó, người ta bắt chước để tang theo cách gia đình này đã làm: “Con trai cắt tóc vành rơm, mũ mấn, dây lưng chuối như cổ tục, con dâu được miễn cắt tóc, chỉ đội khăn tang, lại miễn cả che mặt. Còn con gái ngoài khăn tang còn có thêm một mảnh vải che mặt.” |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|