Print Page | Close Window

MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Tâm Tình
Forum Discription: Giải bài tâm sự về gia đình, xã hội hay chính mình về điều gì đó.
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2473
Ngày in: 05/Nov/2024 lúc 9:57am
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ
Người gởi: van phan
Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ
Ngày gởi: 08/Apr/2010 lúc 3:53am
 
 10 Recommendations For The Elderly
10 "Điều Răn" Cho Người Già

Sưu Tìm Internet 2010/01

 


01. Hãy vui với nguời khác, đừng tìm vui trong việc tích trữ của cải.
01 - Focus on enjoying people, not on indulging in or accumulating material things.
 
02. Lập chuơng trình tiêu xài hết tiền của mà bạn để dành. Bạn xứng đáng tiêu pha nó trong mấy năm còn lại của đời nguời. Nếu đuợc, cứ đi du lịch. Để của lại cho con, chúng nó sẽ gấu ó nhau và nhiều chuyện rắc rối xảy ra sau khi bạn qua đời.
02 - Plan to spend whatever you have saved. You deserve to enjoy it and the few healthy years you have left. Travel if you can afford it. Don't leave anything for your children or loved ones to quarrel about. By leaving anything, you may even cause more trouble when you are gone.
 
03. Hãy sống trong thực tại. Đừng sống cho quá khứ hay cho tương lai. Bạn nắm ngày hôm nay trong tay bạn, ngày hôm qua thì đã qua, ngày mai thì chưa đến hoặc không bao giờ đến.
03 - Live in the here and now, not in the yesterdays and tomorrows. It is only today that you can handle. Yesterday is gone, tomorrow may not even happen.

04. Hãy vui với cháu Nội Ngoại của bạn (nếu bạn có), nhưng đừng làm kẻ giữ trẻ trọn thời gian. Trách nhiệm nuôi dạy trẻ là của cha mẹ nó. Sau khi bạn đã nuôi con nên nguời rồi, bạn không còn trách nhiệm gì với cháu của bạn. Đừng thấy áy náy khi từ chối giữ trẻ nếu bạn không thấy thích thú chăm sóc trẻ.
04 - Enjoy your grandchildren, if you are blessed with any, but don't be their full time baby sitter. You have no moral obligation to take care of them ! Don't have any guilt about refusing to baby sit anyone's kids, including your own grandkids. Your parental obligation is to your children. After you have raised them into responsible adults, your duties of child - rearing and babysitting are finished. Let your children raise their own off - springs.
 
05. Chấp nhận sự già yếu, đau nhức của tuổi già. Hãy vui với những gì mình còn làm được.
05 - Accept physical weakness, sickness and other physical pains. It is a part of the aging process. Enjoy whatever your health can allow.
 
06. Vui với những gì bạn có. Đừng lao nhọc tìm những gì bạn không có. Đã trễ rồi.
06 - Enjoy what you are and what you have right now. Stop working hard for what you do not have. If you do not have them, it's probably too late.
 
07. Hãy vui cuộc đời với người phối ngẫu, con cháu, bạn bè ... Nguời khác yêu bạn, phải yêu chính bạn chớ không phải những gì bạn có. Ai yêu những gì bạn có chỉ gây khổ cho bạn mà thôi.
07 - Just enjoy your life with your spouse, children, grandchildren and friends. People, who truly love you, love you for yourself, not for what you have. Anyone who loves you for what you have will just give you misery.

08. Tha thứ cho mình và cho nguời. Chấp nhận sự tha thứ. Vui huởng sự bình an trong tâm hồn.
08 - Forgive and accept forgiveness. Forgive yourself and others. Enjoy peace of mind and peace of soul.

09. Làm quen với sự chết. Nó sẽ xảy ra. Đừng sợ hãi. Nó là một phần của cuộc đời. Chết là bắt đầu một cuộc đời mới hơn, tốt đẹp hơn. Chuẩn bị một cuộc sống mới với Đấng Tạo Hoá.
09 - Befriend death. It's a natural part of the life cycle. Don't be afraid of it. Death is the beginning of a new and better life. So, prepare yourself not for death but for a new life with the Almighty.

10. Hãy thuận hoà với Thượng Đế vì bạn sẽ gặp, sẽ có sau khi bạn rời trần gian này.
10 - Be at peace with your Creator. For ... He is all you have after you leave this life




Trả lời:
Người gởi: van phan
Ngày gởi: 08/Apr/2010 lúc 4:43am
  Sách vở viết  Paris là kinh thành hoa lệ , thủ đô Âu châu ,
   Nhưng có người nói Paris est belle sans Parisienne.....
   Xin mời Thân hữu đọc bài thơ Paris, Paris trước khi du lịch Paris
                                                                         ( Vo van phan , trích trên net ) 
    Paris, Paris
Tác Giả Văn Tấn Phước
Văn Tấn Phát Trình Bày

http://www.congdongnguoiviet.fr/LinhTinh/ParisCanhDepH.htm - Cảnh đẹp Paris

Trăm năm tháp Eiffel
Soi mình bên sông Seine ;
Quanh năm du khách đua chen
Dập dìu trông, ngắm, xem ;
Paris đếm bước chân em
trên đường phố Latin ;
Paris hong tóc em,
quán café Saint  Germain.

Paris, Mona Lisa
mỉm cười hiền hoà ;
Đồi cao Sacré Coeur,
Đông người nghệ sĩ qua ;
Bên nay Opéra,
thướt tha người cao sang ;
Bên kia Mouffetard
Buồn vui với clochards.

Paris nhớ Quasimodo
Yêu nàng Esmeralda ;
Quanh năm, Notre Dame
nghẹn ngào ngân tiếng chuông ;
Paris in dấu chân em
Trên cầu tình Mirabeau.
Em ơi, nhớ không em
Ngày ấy mình quen nhau.

Paris Champs Elysées
Mỹ miều tuyệt trần ;
Công viên Luxembourg,
Nơi hẹn hò sáng trưa.
Ai qua thăm Beaubourg,
phố đông ngườì đi,
Đừng quên Bastille
Còn mang dấu tích xưa.

Paris, tháp Eiffel
Chung tình bên sông Seine
Quanh năm du khách đua chen
Dập dìu trông, ngắm, xem ;
Paris in dấu chân em
Trên cầu tình Mirabeau ;
Em ơi, nhớ không em


Ngày ấy mình yêu nhau.
Paris, em nhớ không em,
Paris, em nhớ không em,
Ngày ấy mình yêu nhau ...
 



Người gởi: van phan
Ngày gởi: 09/Apr/2010 lúc 3:12am
 
           Điều khuyên thứ 02 cho người già là nên đi du lịch
 Tôi mơ ước được một chuyến du lịch nước ngoài...nghe nói: Nắng Cali anh đi mà thấy mát...như bên Sài gòn. Nhà ở Paris xây  y... như  sài gòn (khu Phú Mỹ Hưng ). Điều kiện đầu tiên hiện chưa có, nhưng tôi hiểu câu nói : Thành phố Paris không thể tự xây chỉ trong một ngày , phải có thời gian để một cây lớn lên cho hoa kết trái....Đừng nôn nóng , Nhưng có khi nào cố công mài sắt có ngày chay tay....?  Thôi để chuẩn bị phải xem cảnh đẹp nôi ấy trước đã :
 
                       

Cảnh đẹp Paris

01 - Sông Seine


Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em
(Nguyên Sa)

02 - Đường Rivoli & Vườn Tuileries


Em, Anh đã trở lại Paris
Đi giữa mưa gầy Tháng Bảy
Kỷ niệm chập chùng trang ký ức
Mắt cay cay cơn huyễn mộng trùng phùng
(Kim Thành)

03 - Dọc theo sông Seine


Anh đến thăm em một chiều thu lạnh
Lá vàng xua năm tháng lạc muôn phương
Trời Ba Lê hoa lệ giữa đau thương
Hồn lạc lõng trên nẽo đường hiu quạnh
(Võ Thu Tịnh)

Vo van phan   : copy tren net            


Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 09/Apr/2010 lúc 7:42am
Cảm ơn Vo van Phan, người thương quí Ba Lê.

-------------
kb


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 09/Apr/2010 lúc 10:47am
 
     Anh Báu ơi , thật ra tôi cũng không thương qúí Paris lắm đâu , thấy trên Net có sẵn cảnh đẹp , thơ hay tôi ghép lại , post lên Diễn đàn, để cả nhà cùng đọc, tình thân hữu Gò công là vậy .... và diễn đàn mình có thêm bài mới. 


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 10/Apr/2010 lúc 9:58am
                Cảnh đẹp Paris
                                          (tập hai )
 

04 - Toà Đô Chánh Paris


Anh đến thăm em một chiều không hẹn
Nghe nghẹn ngào nắng úa kiếp tha hương
Thành Ba Lê tàn nhạt mảnh nghê thường
Tình ế ẩm giữa chợ đời ghê lạnh
(Võ Thu Tịnh)

05 - La Conciergerie


Em ở đâu hỡi người em rất nhớ
Trời Paris nào có lụa Hà Đông
(Nguyên Sa)

06 - Khải Hoàn Môn


Vẫn còn đấy
Khải Hoàn Môn hoàng hôn hay nắng rỡ
Em xa rồi một thuở trầm hương
Anh vết thương nương hơi thở theo cùng
Tim lỗi nhịp, hồn bay tìm cánh gió
(Kim Thành)

07 - Quai Bourbon


Vẫn còn đây
Dòng sông Seine mấy mùa chung bóng
Con phố xưa đứng ngóng với đợichờ
(Kim Thành)

08- Công trường Concorde


Paris thành phố của tình yêu lãng mạn
Thêm tình mình một dạ thuỷ chung
Tháng Bảy mưa ngâu còn có ngày gặp mặt
Anh và em đâu còn dịp tương phùng
(Tôn Thất Phú Sĩ)

09 - Institut de France


Paris đêm huyền dịu
Ánh đèn màu mờ ảo lung linh
Anh vẫn đi tìm em
Đi tìm hoài như một kẻ vô tâm
(Tôn Thất Phú Sĩ)

10 - Pont Neuf


Cầu Neuf đằng xa buông thõng chân
vào sông Seine, lắng tiếng vàng ngân
"Khoan hò ... " Giọng hát buốn thê thiết ;
Ai nhớ nhung gì, Vân hỡi Vân
(Vũ Hoàng Chương)

                                                            vo van phan    ( copy  net  )


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 10/Apr/2010 lúc 10:05am
 
Hình ảnh thành phố anh sáng đẹp thật. Cám ỏn anh van phan.
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 10/Apr/2010 lúc 3:24pm
Không biết hình thật có đẹp như vậy không. Hình nầy chắc do trung tâm quảng cáo DU LỊCH Ba Lê ấn hành chắc. Một lần nữa cảm ơn vo van phan. 

-------------
kb


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 10/Apr/2010 lúc 3:52pm
 
 
Thành phố Paris đẹp thật đó anh Báu ơi. Tôi đến đó nhiều lần rồi mà vẫn còn thấy đẹp. Tuy nhiên Paris đẹp hơn nhiều nếu không có người Paris (Parisien). !!!
Gần đây những người dẩn chó đi dạo có "trách nhiệm" hơn xưa nên du khách có thể nhìn cảnh đẹp mà không cần phải nhìn dưới chân và không khí "thơm" hơn ngày xưa!
 
Smile
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 10/Apr/2010 lúc 7:34pm
Cảm ơn Chú Lộ Công Mười Lăm nhiều.

-------------
kb


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 11/Apr/2010 lúc 4:14am
 
              Cảnh đẹp Paris   ( tập 3 ) 

10 - Pont Neuf


Cầu Neuf đằng xa buông thõng chân
vào sông Seine, lắng tiếng vàng ngân
"Khoan hò ... " Giọng hát buốn thê thiết ;
Ai nhớ nhung gì, Vân hỡi Vân
(Vũ Hoàng Chương)

11 - Đảo Cité


Em có đứng ở bên bờ sông ?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo giòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng
(Nguyên Sa)

12 - Đêm dạo sông Seine


Sông Seine vàng lượn đôi bờ
Xuôi xuống vàng Montparn***e
Ngược lên vàng Sacré Coeur
Từng bậc từng cung đậm nhạt
(Vũ Hoàng Chương)

13 - Nhà thờ Sacré Coeur Montmartre


... Có phải đường lên
Sacré Coeur hoa vàng tượng đá ?
"Người về ... " tôi nhắc lại tên,
Dư âm đầy mạch máu vang rền
(Vũ Hoàng Chương)

14 - Thánh Đường Notre Dame de Paris


Chiều xuống Paris buồn
Sương mù đan kín nửa giòng Seine
Một nửa giòng kia bên tuổi vắng tên
Trên cánh chim bay nắng dịu êm
(Trần Đình)

15 - Chân Tháp Eiffel


Thạch dầu ngơ ngẩn bóng mây trôi
Thiết-tháp hờn trăng lạnh lẽo ngồi.
Em ạ, Paris toàn sắt đá ;
Lòng đau, Sắt nọ Đá này thôi !
(Vũ Hoàng Chương)

16 - Tháp Eiffel nhìn từ vườn Trocadéro


Mở mặt đô -kỳ -ánh-sáng : Paris ?
trong một chuyến đi
Mà sông Seine cùng tháp Eiffel
Mỗi xế trăng thu còn nhắc nhở thầm thì
(Vũ Hoàng Chương)

17 - Cầu Mirabeau


Dưới cầu Mirabeau
Trôi dòng sông Seine
Và cuộc tình chúng ta
Em ở đâu ? Ôi sương mù dĩ vãng
(Ngô Thuỵ Miên)

 Cám ơn anh Báu, anh Mười Lăm, cùng các thân hữu ũng hộ chủ đề nầy.....
                                  Vo van phan     
 


Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 11/Apr/2010 lúc 9:51am
Không ủng hộ cũng không được. Hình đẹp, cảnh đẹp, thơ hay, vo van phan thật đã đưa mọi người chìm trong ước mơ: PHẢI ĐẾN BA LÊ.
Đa tạ.

-------------
kb


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 12/Apr/2010 lúc 3:23am
  
   Cảnh đẹp Paris    (  tập cuối   )
 
        

18 - Cầu Alexandre III


Sao ta ngơ ngác ? Lạ lùng chưa !
Em vẫn là mây tự kiếp xưa.
Trời xám Paris thu nặng trĩu
Lênh đênh sầu biết mấy cho vừa ?
(Vũ Hoàng Chương)

19 - Vườn Lục-Xâm-Bảo


Mùa thu âm thầm, Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá, Không em buốt giá từ tâm
(Cung Trầm Tưởng)

20 - Vườn Lục-Xâm-Bảo


Anh hiểu ! Vàng thu sẽ dậy men
Lá rơi vàng kín mặt sông Seine
Hồn anh sẽ đọng dài trên lá
Để giúp em màu đan áo "len"

(Vũ Hoàng Chương)

21 - Khu phố Saint-Eustache


Paris cà phê
Thiếu em tóc rối, Vạt nắng chiều quê
Thiếu em tiếng nói, Ru đời hồn mê
(Duyên Anh)

22 - Khu phố Montmartre


Cà phê Paris
Hỡi đôi mắt nhỏ, Nhìn em cuồng si
Tình yêu chưa tỏ, Đã đàng chia ly
(Duyên Anh)

23 - Đảo Saint-Louis


Mai tôi đi dù hôm nay đang vào thu
Giòng sông Seine mặc áo sương mù
Đang nhìn tôi mà khoe nước biếc
Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa
(Nguyên Sa)

24 - Một trạm métro Paris


Paris lạnh phố buồn
Em ơi rét không em
Lên métro cuối cùng
Em ơi khóc đi em
( ... )

25 - Quai du Louvre


Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly
(Cung Trầm Tưởng



Người gởi: van phan
Ngày gởi: 13/Apr/2010 lúc 2:28am

    

 

Kiệt Tác Paris Thu Nhỏ
Tin Internet 2009/01/01

 


Nghệ nhân Pháp tái hiện “ Paris Thu Nhỏ” trong vườn nhà

 

Một nghệ nhân Pháp khéo tay đã tái hiện thủ đô Paris tráng lệ qua một kiệt tác mà ông phải mất 14 năm mới hoàn thành. “ Paris Thu Nhỏ” khiến người xem phải thán phục bởi kỳ công và tỉ mỉ đến kinh ngạc.

 


 

Tác phẩm “ Paris Thu Nhỏ” được đặt ngay tại khu vườn của gia đình nghệ nhân Gerard Brion, nằm ở Vaissac, phía Nam nước Pháp.

 


 

Lúc đầu, chỉ có người dân địa phương đến đây. Nhưng hiện nay, “khu vườn nghệ thuật” của anh Gerard đã trở thành tâm điểm của sự chú ý. Lượng khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây tham quan ngày một đông.
 

Toàn bộ công trình độc đáo này đều được làm từ các khối bêtông cũ, hộp đựng thức ăn cho trẻ em hay các vỏ hộp đựng súp.
 

"Việc sáng tạo này đòi hỏi phải đánh đổi sự tỉ mẩn, nhẫn nại, khéo léo cũng như sự tập trung cao độ. Kết quả thu được rất tuyệt vời, chắc chắn ngoài sức tưởng tượng của mọi người”, anh chàng khéo tay này thổ lộ.

 

Công đoạn chạm khắc như thế này đòi hỏi tác giả phải cực kỳ kiên trì và tỉ mẩn.

 

Những mô hình do Gerard làm ra trông giống hệt như thật.

 

Trong “khu vườn nghệ thuật này” có sự xuất hiện của hầu hết tất cả các công trình kiến trúc lớn ở thủ đô Paris như : tháp Eiffel, Khải hoàn môn Arc de Triomphe …
 

Có hơn 400 tượng đài, 10 đài phun nước, 500 cửa hàng, đặc biệt là đại lộ Champs-Elysees, phố Montmartre, sông Seine … ở Paris đã được tái hiện lại trong khu vườn này với tỷ lệ 1/130 so với thực tế.

 

Tháp Eiffel được cho là tác phẩm đầu tay của Brion, khi đó anh mới chỉ 14 tuổi.

 

Sau tháp Eiffel, Brion tiếp tục bắt tay vào việc xây dựng các công trình khác được coi là biểu tượng của Paris như : Khải hoàn môn Arc de Triomphe, đại lộ Champs-Elysées ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 
vo van phan 

 



Người gởi: van phan
Ngày gởi: 13/Apr/2010 lúc 5:40am
 
  Thực tế đa số người già ở Gò công đời sống khó khăn , chuyện du lịch là không thể và cũng chưa phải thói quen ...nên có thơ rằng :
                                Paris ở tận bên Tây 
                     Cali bên Mỹ , Mình đây Chợ Gò
                            Tiền ít , đi được Mỹ Tho
                    Hoặc đi xe bus, Chợ Gò - Tây Ninh
                             Du lịch : Tây , Mỹ...đẹp xinh
     Ngày mai trúng số (độc đắc) thì mình mới đi (cho biết )
 
  Mời đọc thêm .
  Cha Mẹ Già & Con Cái
Internet 2009/12/13

Một bài rất hay, hãy rán đọc cho hết, đừng đọc nửa chừng rồi cho qua ! ! !

Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và 4 người con trai. Khi 4 người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho 4 người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục Cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho 4 đứa con.

Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.

Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.

Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.

Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.

Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái :

- “Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.

Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.

Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.

Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ.

Ốm đau trông cậy vào ai ? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.

Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là : “Khác nhau là như vậy ! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình”.

Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp : “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi !”. Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.

Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả 2 đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm : “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận : “Ở Mỹ này, có 9 đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi !”.

Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không ? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, hiếp dâm, sờ mó, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng, bị bóp ngực hay hạ bộ. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế !

Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khoẻ nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.

Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam , nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ.

 vo van phan 
 


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 14/Apr/2010 lúc 9:27am
 
                          TUỔI GIÀ Ở NƯỚC NGOÀI
                             ( Đọc trang nhật ký nầy.... từng giọt lệ rơi ) 

Tuổi Già Trên Đất Mỹ
Nguyễn Đức Nguyên Chuyển Ngữ, 2009/10

http://www.congdongnguoiviet.fr/XaHoi/0910TuoiGiaNoiXuNguoi.htm#NhatKy - Nhật Ký Người Già, Tác Giả Miêng

Người Việt có một câu nói : Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi : đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn. Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi.

Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ ; ta có gia đình, có những miếu đền.

Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Chúng ta bị buộc phải ra đi khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, và chúng ta đã sống xa xứ từ lúc đó. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.

Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa : Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt Nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa ? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.

Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu Châu vào kỳ Hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khoẻ đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.

Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà ... Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.

Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi.

Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó ?

Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi ; cả 2 người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm 2 bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khoẻ. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là 2 bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời : "Đó là lối sống của người Việt Nam ". Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai ; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn !

Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời ; cả 2 đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hoá của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi.

Vào những buổi chiều mùa Đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa. ( còn tiếp phần 2 ) 

Nguyễn Đức Nguyên chuyển ngữ

Aging in a Foreign Land

Andrew Lam là một biên tập viên của NAM (New American Media) và cũng là tác giả cuốn Perfume Dreams : Reflection on the Vietnamese Diaspora ( Những Giấc Mơ Hương : Hoài Niệm Cuộc Sống Xa Quê) (Heyday Books, 2005). Cuốn sách này gần đây đoạt giải thưởng Beyond Margins 2006 của Trung Tâm Văn Bút Mỹ ( PEN American Center ).

* Vo van Phan  



Người gởi: van phan
Ngày gởi: 15/Apr/2010 lúc 6:39am
 
                             TUỔI GIÀ Ở XỨ NGƯỜI
 Nhật Ký Người Già  ( tiếp theo )
Tác Giả : Miêng

Ông ơi, đi ăn cơm đi, tôi mệt, nằm một lát. Ông cứ chờ vậy trẻ nhỏ lại cười bảo già rồi mà còn mùi mẫn. Con ép, ông đừng cáu nhé, cứ nói nhỏ nhẹ bố ăn đủ rồi. Nó ép mình ăn là lo đến sức khoẻ của mình, là thương mình. Cứ tưởng tượng chúng nó không màng mình no đói ra sao hay thảy vào viện dưỡng lão toàn người xa lạ thì còn buồn biết mấy hả ông.

Lát nữa tôi giấu ít quả nho. Ông bị cấm đủ thứ tội quá, nó bảo nho có nhiều đường ông à. Mà từng tuổi này rồi, chết nay sống mai biết ngày nào, kiêng cử quá cũng khổ. Mỗi lần dấm dúi chùm nho, ông mừng như con nít thấy thương quá, muốn khóc luôn. Trong ngăn đồ lót cũng còn một ít kẹo trái cây, thèm thì ăn vài cái thôi. Giấy gói kẹo bỏ lại trong bao, chiều mai tôi đem bỏ vào thùng rác công viên. Gớm, cứ phải ăn vụng. Chúng nó biết thì la tôi chết. Mà chẳng sao, miễn là ông vui. À áo ông đang bận dính kem bánh ngọt từ chiều hôm kia, thay đi kẻo lại thưa ông tui ở bụi này. Hồi trưa nghe trẻ bàn nhau may áo, cả cho ông nữa đó. Thiệt tình, tủ nào cũng treo nghinh ngang mà cứ may hoài. Trẻ nhỏ về đông đủ vui thì có vui, mà mệt, điện thoại reo liên miên, chúng nó nhỏ to nhiều quá. Muốn nghỉ ngơi cũng chẳng yên. Nãy giờ bảo mẹ mệt, bây bớt lao xao cho mẹ nghỉ một tí, vậy mà chúng cứ tới lui ra vào coi mẹ mệt ra sao. Già cả thì nay mệt mai khoẻ là chuyện thường, nói vậy mãi nó vẫn tra hỏi, lo lắng khóc nữa chứ ! Thật dở hơi.

Bà nói hơi mệt nghỉ một lát rồi ăn cơm sau, mà cứ nằm mãi, tôi hiểu là bà mệt nhiều, vì nếu lười thì bà đã nói lười. Tôi không thấy đói, chẳng muốn ăn. Bữa cơm không có bà lại càng không tha thiết nữa. Chúng nó hùa nhau cằn nhằn bà ạ. Rồi chắc tội nghiệp ông già, lại dỗ dành. Tôi vẫn ngồi cạnh bà, hơi thở bà mong manh quá, nhẹ như không, đặt bàn tay gần chẳng thấy gió. Nhớ mỗi lần đi biển bà thường nhắc hít thở đi ông, hít sâu vô. Và mình cùng hít ồn ào, như thể bù lại những giờ phút giam mình trong nhà hay đã tiêu phí thời gian thở không đúng cách. Những lúc đó tôi có cảm tưởng buồng phổi nở ra, căng lên, mạnh mẽ. Bây giờ lại thấy yếu hẳn đi, như thể ai đã hút hết sinh lực mình rồi, và tôi thở khó khăn, ngắt quãng. Tôi muốn mình lại ra biển cho bà hít thở. Ờ, phải chi tôi có thể hít thở cho bà để bà bớt mệt. Tôi chưa thay áo, chẳng đứa nào để ý đến tôi bằng bà đâu. Mắt bà không xoi mói mà tinh, thấy hết. Tôi cũng không ăn vụng kẹo. Có bà thì bất cứ sự vụng trộm nào cũng vui, mình chỉ mỉm cười với nhau là điều gì cũng thành trò chơi bí mật mà ngay tình. Giờ không cầm viên kẹo từ tay bà dấm dúi thì như tôi gian lận cái gì. Tôi không thèm ngọt đâu, bà đừng lo. Tôi thèm ngồi nhìn bà im lìm … Bà ơi, nói gì đi !

Đêm qua tôi khó ngủ ông ạ. Trằn trọc mãi. Rồi chợp mắt lại mơ thấy mình bay lên trần nhà, nhìn xuống ông ngủ mà mặt mày không thư dãn chút nào. Có lúc ông nấc cụt hay khóc ấm ức. Tôi vội vàng đáp xuống ôm chặt ông như mỗi lần một trong 2 đứa mình giật mình trong đêm. Thấy ông nhăn nhó, lại sợ ôm chặt quá ông tỉnh ngủ, tôi buông ông ra, rồi tỉnh dậy. Tôi rón rén ra nhà ngoài, trẻ con nằm la liệt. Tôi đi một vòng hôn đám cháu nội ngoại đang say ngủ, đứa nào trông cũng bình an. Con TiTi ôm chú sư tử mình mua cho nó hôm sinh nhật. Ông đừng buồn, trẻ con mà, nó thích chạy chơi chớ có thích ngồi nghe mình kể chuyện đâu ông. Sách truyện đầy nhà, đêm nào trước khi ngủ bố mẹ cũng đọc cho nghe, toàn chuyện công chúa hoàng tử hoặc các nhà thám hiểm cực Bắc cực Nam, chuyện của mình thì từ thuở ở quê, nó có hiểu “tát nước ruộng” hay “nơm tôm” là gì, giải thích chúng cũng không hình dung ra được, nhất là mình kể đôi khi cũng chẳng đầu đuôi mạch lạc gì …

Tôi trở về phòng khe khẽ nằm xuống cạnh ông, hít mùi da thịt ông lười tắm mà vẫn thơm tho. Đúng là vợ chồng quen hơi ông nhỉ. Tôi hôn nhẹ lên trán, tựa đầu lên vai và đan tay ông. Mình luôn luôn đan tay nhau khi ngủ mà. Tôi kéo áo và sửa lại chiếc gối ngay ngắn cho ông. Ông có giấc ngủ sâu, thường bảo “giấc ngủ của người ngay thật”, làm gì cũng chẳng thức. Qua ánh đèn hành lang rọi vào, tôi nhìn ông thật kỹ, từng nét. Người ta bảo nếu nhìn kỹ người thân mình sẽ không nhận ra người ấy nữa. Vậy mà tôi vẫn nhận ra ông, vì tôi thường nhìn mỗi khi ông ngủ. Không biết ông có nhìn khi tôi ngủ không, chớ càng nhìn càng thương ông ạ. Tôi thấy rõ từng nếp nhăn, mỗi ngày một nhiều và sâu, nó như sợi thừng cột vợ chồng già mình mỗi lúc một chặt hơn. Cái đầu đó chịu đựng hết những lúc trái tính dở hơi của tôi. Nhớ thời còn trẻ mỗi lần ông ăn nói vụng về, nháy nhó ra dấu cho ông im lại cứ hỏi to lên em muốn nói gì, vậy là nháy nhó chẳng còn hiệu lực gì nữa. Tôi thường mong ông đi trước, tôi lo mọi thứ cho đầy đủ, và tôi xoay sở được. Còn ông thì vụng về. Trẻ nhỏ cứ nói bố không biết làm gì hết mà nói không chịu nghe. Nghĩ đến ngày lỡ ra tôi đi trước, còn ông một mình tội quá …
 
Bà à, lạ lùng nhỉ, đêm qua tôi thấy mình về quê. Làng xưa có khác đi nhiều nhưng ruộng đồng vẫn còn bao la tít tắp. Con đường nhỏ dẫn vào làng bây giờ đã tráng nhựa, rộng rãi. Chiếc cầu tre dập dềnh bắt qua sông đã thành cầu đá tự thuở nào, và nước sông thì trong veo thấy đáy. Mình vào làng, trẻ nhỏ chạy theo như rước đèn. Cả xóm rộn rã hẳn lên. Bà nói vui quá, chứng tỏ là hàng họ còn nhớ nghĩ đến mình. Qua cánh cổng gỗ đã mục sứt mẻ nhiều chỗ, cánh cổng nặng trịch chắc chắn mà hồi xưa mỗi lần mở ra đóng vào kêu vang cả xóm lặng yên, xuyên hết mảnh vườn, mình cùng hân hoan như trẻ nít chạy ngay vào hiên có cậu mợ đứng chờ. Ai cũng có vẻ tráng kiện trẻ trung. Mợ mặc áo bà ba màu kem nhạt bà mua hồi Tết năm sinh mẹ con TiTi, và cậu trong chiếc áo dài the đen nói sắp đi ăn cỗ. Tôi lại đòi đi theo mà cậu không cho, cười nhạo tôi như đám con thường trêu “bố giống con nít”. Nhưng mẹ và bà thì không nói gì, chỉ nhíu mắt lắc đầu nhè nhẹ. Tôi may mắn có 2 người đàn bà thương yêu thông cảm. Một lát ba người nhìn nhau như có gì riêng tư mà tôi ngoài cuộc, bà bảo “ tôi ở chơi với cậu mợ, ông về trước kẻo trẻ nhỏ nó lo”. Rồi cả ba đẩy tôi ra cổng. Tôi đi, ngoái lại thấy bà nhìn theo buồn thiu, bà nhỏ nhắn lọt thõm giữa cậu mợ. Tự nhiên tôi khóc, thiếu bà dù chỉ đoạn đường rất ngắn cũng là diệu vợi …
Tôi la to lè lẹ mai mốt về nghe bà. Rồi tôi giật mình thức dậy, dưới bóng đèn mờ bà cựa mình rên khe khẽ, tôi kéo chăn ngay ngắn cho bà. Trẻ nhỏ bàn ra tán vào cái gì, vẻ bí mật như chuyện quốc gia đại sự. Tôi hỏi có chuyện gì không, đứa nào cũng lắc đầu nói không. Bà chỉ bịnh nằm đó mà tôi đã thấy không còn phương hướng nữa. Hồi chiều mấy đứa cháu đã nghịch che khuôn mặt thanh tú của bà bằng chiếc khăn thêu trắng toát … Bà ơi !

Ông ơi tôi thấy rồi. Té ra … té ra … Coi chừng, khóc thì trẻ nhỏ nó trêu cho. Nếu hồi giờ mùa Đông, ông thường vào giường nằm trước cho ấm chỗ rồi mới để tôi vào, thì bây giờ tôi sẽ sưởi trước chăn đệm cho ông, ông nhé. Trời đất ơi. Trời đất ơi. Thương ông quá …

Bà ạ, tôi đã bảo cho bố ngồi bên mẹ lâu lâu, nhưng chúng nó kéo tay tôi ra khỏi tay bà. Người ta đến đặt bà nằm vào chiếc giường lạ hoắc, tôi hỏi bây đưa mẹ đi bịnh viện à. Thấy chưa, rõ ràng bà bịnh nhiều mà. Tại bà cứ nói để bà gánh hết bịnh hoạn của tôi luôn. Giường chật quá, tôi cố chen vào mà nào được yên lựa thế nằm cho vừa đâu, chúng nó kéo ra ngay, cho uống thuốc gì ngủ li bì không mộng mị. Khi thức dậy, nhà rộn ràng kẻ ra người vào khiến tôi chóng mặt. Chúng nó tắm táp cho tôi như con nít, bắt uống sữa và ăn. Tôi nghẹn, không nuốt được, bảo gọi mẹ xuống ăn với bố. Bà không xuống, nói đã ăn rồi. Rồi chúng nó bận áo mới cho tôi. Ai cũng mặc áo mới. Tất cả (chắc vậy) lên xe. Tôi hỏi mẹ đâu, chúng bảo mẹ ngồi xe khác rộng hơn. Xe ngoằn ngoèo, ngoằn ngoèo đi qua nhiều con đường lạ hoắc. Cuối cùng dừng lại. Khu vườn mênh mông với lối đi ngang dọc rộng rãi toàn cổ thụ như công viên, đẹp bà nhỉ. Chắc làm pic-nic. Xuống xe. Coi chừng trợt chân nghe bà. Con cháu mình chu đáo đem sẵn ghế cho tôi ngồi. Tôi hỏi mẹ đâu. Mẹ đi toa lét. Lơ mơ thấy nhiều người nói gì chẳng nghe rõ, thiên hạ có vẻ nghiêm túc quá. Nắng man mác. Hoa nở tưng bừng. Vậy mà tôi mệt. Bà đi toa lét lâu nhỉ … Rồi chúng đỡ tôi đứng lên, chỉ ba bốn bước mà xa tít tắp. Trước mắt là cái hố. Tôi hỏi cái hố gì đó. Chúng bảo không có gì, bố ném nắm đất này xuống đó đi. Tôi hỏi chi vậy, chúng hỏi lại bố nhớ hồi xưa dạy chúng con hạt đất quê hương là quý lắm, phải đặt nó vào nơi nào mình tha thiết nhất, đúng không bố ?
- Ờ đúng.
- Đây nữa, Bố thảy cành hoa này xuống hố đi.
– Chi vậy con ?
- Hồi xưa hái hoa cho Mẹ, Bố thường bảo tặng nhau một cành hoa vẫn hơn nói lời nặng nhẹ, đúng không ?
- Ờ, mà Mẹ đâu ?
- Mẹ chờ Bố ở nhà.
- Tội nghiệp, đừng để Mẹ chờ lâu, mau mau cho Bố về với Mẹ đi con …

                                                          van phan



Người gởi: van phan
Ngày gởi: 19/Apr/2010 lúc 7:04am
            VỢ CHỒNG GIÀ  : YÊN LẶNG LÀ VÀNG
 

Sau 50 năm chung sống, vợ chồng có thể đọc được ý nghĩ của nhau, thậm chí là biết trước khi người kia định nói ra.

Theo một nghiên cứu mới đây của website ForgetDinner.co.uk, Anh, những cặp vợ chồng đạt đến ngưỡng kỷ niệm đám cưới vàng chỉ nói chuyện với nhau khoảng ba phút và không quá 150 từ trong suốt bữa tối kéo dài 60 phút, 57 phút còn lại là im lặng.

Không giống những người trẻ tuổi đang yêu, có thể nói đủ mọi chuyện về sở thích, mục đích sống, những cặp đôi già hơn thường rất hạn chế trong các chủ đề nói chuyện. Một số cho biết họ thích một không gian xả hơi trong khi số khác thừa nhận chỉ đơn giản là họ không muốn nghe nhiều lời nói.

92.jpg 

Vợ chồng càng lớn tuổi càng ít nói chuyện với nhau.

Những đôi vợ chồng cưới được 30 năm chỉ nói chuyện với nhau khoảng 16 phút mỗi giờ, còn đối với mối quan hệ kéo dài 20 năm, con số chênh lệch là hơn 5 phút. Thậm chí, cả những cặp đôi mới cưới cũng chỉ nói chuyện với nhau ít hơn 40 phút trong bữa tối, theo nghiên cứu trên 500 đôi vợ chồng trên khắp nước Anh.

Ngược lại, những đôi chưa cưới lại tận dụng đến hơn 50 phút trong vòng một tiếng để nói chuyện với nhau, thường câu chuyện xoay quanh kế hoạch tương lai, sự nghiệp, trẻ em, bạn bè và âm nhạc.

Theo chuyên gia tâm lý và tư vấn các mối quan hệ, Manjit Ubhi, xu hướng này phản ánh sự thật ở xã hội hiện đại. “Các cặp đôi duy trì một mối quan hệ trong thời gian dài có thể ra ngoài ăn tối, tạo không gian lãng mạn để duy trì sự tươi mới cho quan hệ nhưng chúng ta thường thấy đa số thời gian dùng bữa cùng nhau, họ im lặng”.

Có con nhỏ cũng khiến cho mâu thuẫn giữa hai vợ chồng tăng cao. Những đôi có con nhỏ thường dành 10 phút để nói chuyện với nhau và 35 phút dành cho con cái trong bữa tối.

Một nghiên cứu trước đó cho thấy 20% số phụ nữ dùng nhiều thời gian để nhắn tin hoặc gửi thư điện tử cho chồng thay vì nói chuyện trực tiếp với họ. 

Vietbao (Theo: baodatviet.vn)

 van phan



Người gởi: van phan
Ngày gởi: 20/Apr/2010 lúc 8:00am

Trái cây người già thích : Trái Sầu Riêng

Chuyện Riêng về Sầu Riêng
14/02/2010

Sầu riêng: Bổ từ trong ra ngoài

Sầu riêng không chỉ là loại quả có nhiều chất bổ mà còn là vị thuốc chữa ho và bệnh ngoài da hiệu quả.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cơm quả sầu riêng có 37,14% nước, 6,38% protit, 2,7% lipit, 16,2% gluxit, nhiều loại chất khoáng và vitamin. Mùi đặc biệt của múi sầu riêng là do hỗn hợp của các este và thioethe tạo thành.

Cũng vì vậy, về mặt dinh dưỡng sầu riêng được các nhà nghiên cứu đánh giá cao, riêng chỉ có mùi quá mạnh của nó khiến người không quen khó chấp nhận.

Ăn sầu riêng ngon và bổ, tuy nhiên ta không nên ăn quá nhiều (trên 150g cơm quả một ngày) vì sẽ bị “nóng”, gây bứt rứt trong người, dễ sinh mụn nhọt. Ngoài giá trị ăn uống, quả và nhiều bộ phận của cây sầu riêng còn được dùng làm thuốc.

- Theo kinh nghiệm dân gian, rễ và lá sầu riêng được dùng làm thuốc chữa sốt và viêm gan vàng da: Lấy rễ và lá sầu riêng 10-20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống hằng ngày, đồng thời kết hợp lấy lá tươi nấu nước tắm cho những người bị vàng da do gan.

- Vỏ thân cây sầu riêng dùng nấu nước tắm chữa bệnh ngoài da và diệt chấy, rận, rệp...

- Hạt sầu riêng chứa 3,1% protit, 0,4% lipit, các chất P, Na, K, Ca, Mg, Fe, các vitamin B1, B2, C... do đó được sử dụng làm thức ăn và thuốc bổ dưỡng dưới dạng luộc, nướng hoặc rang chín, ăn bùi như hạt dẻ, hạt mít. Bột hạt sầu riêng cũng được dùng làm chất phụ gia trong chế biến các loại kẹo, mứt.

- Vỏ quả sầu riêng cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh. Sau khi ăn người ta lấy vỏ rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô để dùng.

Theo Đông y vỏ quả sầu riêng có vị đắng, tính ấm, có tác dụng ích khí, tiêu thực, cầm mồ hôi, làm ấm phổi để chữa ho, thường được dùng làm thuốc bổ khí, chữa đầy bụng, khó tiêu, ho do hàn, cảm sốt. Ngày dùng 15 - 20g, thái nhỏ nấu nước uống.

Theo BS Kim Minh

Đàn Ông Ơi, Hãy Ráng Ăn Sầu Riêng

Intro: Hết dưa hấu mang công dụng bổ thận dương. Nay đến sầu riêng cũng chữa trị bệnh nam yếu sinh lý. Mời đọc...

Sầu riêng tốt cho sức khỏe nam giới...
$$$ Money back guarantee $$$

Không chỉ ngon miệng, quả sầu riêng còn giúp cải thiện một số bệnh, trong đó có tác dụng bổ thận, tráng dương.

Sau đây là một số món ăn bài thuốc cụ thể:

Bổ thận tráng dương: Bầu dục lợn một bộ, sầu riêng (sắp chín) 200 gr, gia vị vừa đủ. Bầu dục thái nhỏ ướp gia vị. Sầu riêng thái miếng nhỏ xào với bầu dục. Ăn nóng ngày một lần. Cần ăn 5 lần, dùng cho người bị chứng lãnh cảm, suy yếu tình dục. Không tin xin hãy thử.

Các bạn cũng có thể lấy hạt sầu riêng hầm với các bộ phận của dê như thịt, bầu dục, bộ phận sinh dục… để ăn.
Chữa di tinh, liệt dương: Sầu riêng 50 gr, đường 20 gr (hoặc mật ong lượng thích hợp) đánh nhừ như kem, thêm khoảng 100 ml nước sôi để nguội hòa đều để uống, ngày hai lần trong 10 ngày.

Thuốc bổ thận, cứng gân cốt, kích thích tiêu hóa: Vỏ quả sầu riêng 15 gr, đậu đen sao 10 gr, tang ký sinh 12 gr, hà thủ ô chế 15 gr, đỗ trọng 15 gr, cốt toái bổ 15 gr, vỏ quýt 8 gr. Sắc uống.

Để sầu riêng có tính bổ dưỡng và chữa bệnh, cần chọn những quả vỏ hơi nâu vàng, đó là quả chín cây. Quả cần tròn đều, cuống tươi nhỏ, lõi giữa vàng, như vậy múi trong ruột sẽ vàng ánh. Các gai phải nhọn, nở hết, bóp nhẹ thấy hai gai giáp nhau là quả không sượng. Để bảo đảm hơn nữa, khi mua đề nghị người bán dùng dao tách múi cho xem, múi phải vàng hoặc hơi ửng vàng đều cùng một màu đục, tránh chỗ đục, chỗ trong.

Trái sầu riêng

Tên gọi

Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Mã Lai - Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian). Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới gọi loài cây/trái này là Durian hoặc có ký ngữ khác nhưng phát âm tương tự như chữ Durian.

Tuy nhiên, trong chi Durio chỉ có một loài là Durio zibethinus là phổ biến nhất. Trong thế kỷ 20 ở Việt Nam được biết tới 2 giống "sầu riêng mỡ" có lớp cơm màu trắng xám như mỡ và "sầu riêng đường" có lớp cơm màu vàng như đường mía. Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay sầu riêng (Durio zibethinus) có độ 70 giống (cultivar), trong đó giống "sầu riêng đường không hạt" có triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết, phân loài này được gây giống đặc biệt ở Thái Lan và Việt Nam: cơm (thịt) ngọt, không có hạt hoặc hạt bị mai một.

Nhận dạng

Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét. Lá luôn xanh, đối xứng hình êlip đến hình thuôn dài từ 10-18 cm. Hoa nở từng chùm từ 3-30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 (ít khi 4 hay 6) cánh hoa.

Trái sầu riêng chín sau 3 tháng sau khi thụ phấn. Trái có thể dài tới 40 cm và đường kính 30 cm, nặng từ 1 đến 5 kg. Trái có thể mọc trên thân cây cành. Sầu riêng có thể có trái sau khi trồng 4 tới 5 năm. Màu của trái có thể từ xanh sang nâu, hình dạng thuôn đến tròn. Bên ngoài có lớp vỏ cứng bao với gai nhọn, và mùi nồng đặc trưng tỏa từ thịt bên trong. Nhiều người xem đó là thơm, nhưng có người cho đó là thối. Cả hai kết quả phẩm bình, tuy mâu thuẫn nhưng đều có lý. Trong trái sầu riêng chín, theo các chuyên gia hóa học, có hơn 100 chất, trong đó có một số thuộc ête (ether) thơm, và một số ête thối, có thành phần lưu huỳnh. Thơm hay thối là kết quả của khứu giác cá nhân: tiếp nhận ête thơm trước tiên, hay tiếp nhận ête thối trước tiên mà thôi.

Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rơi (rụng) vào một thời điểm nhất định trong ngày: trái rơi (rụng) nhiều nhất vào lúc giữa đêm (từ 0 tới 1 giờ) và một số ít vào giữa trưa (12 tới 13 giờ), những giờ khác không có trái rơi (rụng). Nhờ đó con người tránh được tai nạn.

Trái sầu riêng có nhiều "múi", mỗi múi có 1 đến 3 hạt. Phần ăn được là phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. Hạt có kích cỡ như hạt mít, có thể ăn được nếu được nướng, chiên hay luộc.

Phân bổ

Sầu riêng phân bố chủ yếu ở Indonesia (Nam Dương), Malaysia (Mã Lai) và Brunei, tuy nhiên có thể mọc ở mọi nơi có điều kiện khí hậu tương tự. Các vùng khác mà sầu riêng có thể mọc là Minđanao, Thái Lan, Philipin, Queensland ở Úc, Campuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Sri lanka và một phần của Hawaii.

Thái Lan là nước xuất khẩu chủ yếu sầu riêng.
(Theo Wikipedia)

Sự tích sầu riêng

Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ. Chàng từng cầm quân mấy lần đánh cho tan tác thầy trò Nguyễn Ánh.

Nhà Tây Sơn mất, Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người từng theo nhà Tây Sơn.

Nhân dân trong xóm quý mến chàng, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ để tiện đi lại. Và chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp.

Một hôm, chàng dừng thuyền, lên bộ để mua sắm thức ăn. Chàng bước vào một cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi Tà-lon, về đến đây thì người con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng đã cứu chữa cho cô gái khỏi bệnh. Sẵn có thuyền, chàng chở họ về tận nhà.

Cô gái đem lòng quyến luyến chàng. Sau một tuần chay tạ ơn Trời, Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui mừng nhận lời và từ đó hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm, xây dựng gia đình đầm ấm.

Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt nhau như đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây "tu-rên" mà ở xứ sở chàng không có. Mùa trái chín đến, vợ bổ một trái đưa cho chồng ăn. Trái "tu-rên" vốn có một mùi khó chịu. Thấy chồng nhăn mặt, vợ bảo:

- Anh ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây.

Không ngờ một ngày kia, vợ đi dâng hương Đế Thiên, Đế Thích về thì ngộ cảm. Chồng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu kịp. Cái chết chia rẽ cặp vợ chồng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tuy cách trở âm dương, nhưng hai người vẫn gặp nhau trong mộng. Chồng hứa trọn đời sẽ không lấy một ai nữa. Còn hồn vợ thì hứa không lúc nào xa chồng.

Nghe tin Gia Long đã thôi truy nã những người thù cũ, bà con ở quê nhà nhắn tin lên bảo chàng về. Những người trong xóm cũng khuyên chàng tạm đi đâu cho khuây khỏa. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ báo mộng cho chồng biết sẽ đi theo cho đến sơn cùng thủy tận. Năm ấy, cây "tu-rên" tự nhiên chỉ ra mỗi một trái. Trái "tu-rên" ấy lại tự nhiên rụng vào vạt áo chàng giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ, quyết đưa nó cùng về xứ sở.

Chàng lại trở về nghề dạy học, nhưng nỗi riêng canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng đã ương hạt "tu-rên" thành cây, đem trồng trong vườn, ngoài ngõ. Từ đấy ngoài công việc dạy học, chàng còn có việc chăm nom cây quý.

Nhưng cây "tu-rên" của chàng ngày một lớn khỏe. Lại mười năm nữa sắp trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã lốm đốm bạc. Nhưng ông thấy lòng mình trẻ lại khi những cây mà ông bấy lâu chăm chút nay bắt đầu khai hoa kết quả. Ông sung sướng mời họ hàng, làng xóm tới nhà nhân ngày giỗ vợ và nhân thể thưởng thức một thứ trái lạ chưa hề có ở trong vùng.

Khi những trái "tu-rên" được bưng ra đặt trên bàn, mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Chủ nhân biết ý, đã nói đón: "... Nó xấu xí, có mùi khó chịu, nhưng chính những múi của nó ở trong lòng lại đẹp đẽ, thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ...". Ông ta vừa nói vừa bổ những trái "tu-rên" chia từng múi cho mọi người cùng nếm. Đoạn, ông ta kể hết câu chuyện tình duyên xưa mà từ khi về đến nay ông đã cố ý giấu kín trong lòng. Ông kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khóe mắt con người chung tình ấy, hai giọt lệ long lanh tự nhiên nhỏ vào múi "tu-rên" đang cầm ở tay. Hai giọt nước mắt ấy sôi lên trên múi "tu-rên" như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt nước thấm vào lòng gạch.

Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng không bệnh mà chết. Từ đấy, dân làng mỗi lần ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến chuyện người đàn ông chung tình. Họ gọi "tu-rên" bằng hai tiếng "sầu riêng" để nhớ mối tình chung thủy của chàng và nàng. Người ta còn nói những cây sầu riêng nào thuộc dòng loại hạt có hai giọt nước mắt của chàng mới là thứ sầu riêng có trái ngon và thơm hơn các thứ khác.

SẦU RIÊNG THƠM THÚI

Sầu riêng ai khéo đặt tên
Ai sầu không biết, riêng em không sầu.

Ca dao

Tục truyền ngày xưa ở miền Đồng Nai, Bến Nghé có một chàng trai bỏ xứ ra đi kiếm cách sinh sống nơi xa chốn lạ. Lần lữa qua đến vùng Chùa Tháp, Cao Mên, tình cờ chàng gặp một cô gái đang lên cơn sốt. Nhờ biết vài ba lá thuốc, chàng chữa cô nàng lành bệnh. Nấn ná lâu ngày ở quê người đẹp, chàng cùng nàng thành vợ nên chồng. Nhưng rủi ro cho cặp uyên ương, không hưởng hạnh phúc được bao lâu thì nàng lại mắc bệnh, lần nầy cây lá chàng biết chẳng còn công hiệu, nàng từ bỏ cỏi trần. Nặng trong tim một mối tình tuyệt vọng, chàng trở về làng cũ, đem theo hạt “tu ren” của quê nàng, trồng lên thành cây để tưởng nhớ người yêu. Đến mùa trái chín, ăn thấy ngon ngọt, chàng mời láng giềng thưởng thức. Ngào ngạt hương thơm, lại thêm mùi vị độc đáo, ai nấy đều ưa thích. Tuy vậy nỗi đau buồn của chàng vẫn không nguôi ngoai và hết mùa trái chín thì chàng cũng lìa trần theo dấu vợ hiền. Dân làng cảm kích cuộc tình duyên sâu đậm, lại thương mến chàng trai chung thủy nên đặt tên “sầu riêng” cho trái cây nầy. Trong Nam có câu hát chọc ghẹo anh học trò đi qua Lái Thiêu

Ghe anh nhỏ mũi tráng lườn
Ở trên Gia định xuống vườn thăm em.
Cùng em ăn trái sầu riêng
Ăn rồi cảm thấy một niềm vui chung.

Ngày nay trái sầu riêng rất được ưa chuộng ở miền Nam nước ta. Trái cây béo bở, nghe nói người ham mê thì như nghiện ngập, mất bao nhiêu tiền cũng mua cho được. Thật ra sầu riêng không chỉ có ở nước ta. Được quốc tế gọi durian, từ danh từ djoerian bên quần đảo Indonesia, với tên khoa học Durio zibethinus Murr., thuộc họ Gạo Bombacaceae, nó mọc khắp vùng Đông Nam Á và được trồng từ Thái Lan qua Mã Lai, từ Việt Nam xuống quần đảo Nam Dương. Ngoài vị ngọt bùi, đặc diểm của sầu riêng là mùi hương của nó : người thích bảo thơm, kẻ không quen thì cho thúi. Trước một chuyến bay cất cánh từ Tân Sơn Nhất cách đây mấy năm, một hành khách người Việt có mang theo một, hai trái, gói ghém cẩn thận, bao bọc kỹ lưỡng, vậy mà hương bay nồng nặc, người ngoại quốc bịt mủi phàn nàn và rút cuộc gói sầu riêng phải đưa xuống gầm máy bay. Gần đây hơn, trong bầu không khí chiến tranh sinh vật học, chuyến bay Brisbane-Adelaide bên Úc trễ mất 4 tiếng đồng hồ vì cảnh sát mất công tìm kiếm nguồn gốc một mùi hôi và tìm hiểu chất thuốc trắng rải trên ghế, thật ra chỉ là bột hương để át mùi sầu riêng. Hôm ghé qua Jakarta , vợ chồng chúng tôi trầm ngâm trước bản căn dặn khách hàng ở khách sạn chớ đem sầu riêng vào phòng ! Một anh bạn Pháp đã từng sống ở Sài Gòn bảo mùi sầu riêng nhắc anh nhớ tới mùi phó mát Camembert để chảy lâu ngày, vấn vương đôi chút các mùi hành, tỏi,

Một ly sinh tố sầu riêng bằng 10 viên thuốc bổ lộc
sâm nhung hải cẩu bổ thận hoàn cho các đấng mày râu.



Pharmacy Sầu riêng

                     van phan , copy internet   


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 21/Apr/2010 lúc 4:05am

 Bài Sầu Riêng nầy hay quá , Mà tìm không thấy tên tác giả để cám ơn , Hình ảnh đẹp nữa...Thấy hình phía dưới đúng là hai người bán Sầu riêng chuyên nghiệp , còn hình phía trên  giống người đẹp tạo dáng chụp ảnh .

Anh Lo Cong , Anh Kim Báu , Anh Hữu Phan có thích ăn Sầu riêng không ? Ngày  cũ Gò Công mình nước mặn có trái Mãng cầu gai ( Xiêm ) ăn ngon , người cao tuổi cũng thích.....
Chúc các anh vui cùng Diễn đàn HTHGC.
Phan    


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 21/Apr/2010 lúc 10:48am

Bố Tôi

Hướng Dương


 

"Không vừa ý thì đi tìm gái mười tám cho nó hầu hạ, để cho tôi yên thân!"
Ngày bố tôi sắp về hưu, lúc ấy ông gần sáu mươi lăm tuổi, tôi thấy ông có thái độ lạ lùng, không là con người ông vẫn là lúc trước. Ông đã thay đổi không những về tính nết mà cả về cách cư xử và hành động. Nói cách khác, ông đã trở thành một con người khác lạ trong gia đình. Ông càng ngày càng ít nói và cuối cùng gần như không còn nói một câu nào suốt ngày, chỉ trả lời vắn tắt “có” hay “ không” khi chúng tôi hỏi, và nhiều khi im lặng không trả lời khi câu hỏi bắt ông phải nói ra một câu dài. Đối với mẹ tôi, ông càng không nói, chỉ lầm lầm lì lì. 

Ông vốn là một người nóng tính, hay cau có gắt gỏng, hơi một tí là la hét um sùm. Bây giờ ông chỉ suốt ngày yên lặng, không để ý tới ai, như thể ông chỉ còn sống cho mình ông. Có lẽ vì ông không còn giao tiếp với mẹ tôi nhiều nữa nên ít còn cọ sát, ít đụng chạm. Những vụ to tiếng thường xuyên đối với mẹ tôi đã mất hẳn, vì ông không còn nói gì với bà nữa, ông chỉ còn là một sự hiện diện trong nhà, có cũng như không. 

Ông cũng đã cả đời tỏ ra là một người khó tính, luôn luôn đòi hỏi sự tuyệt mỹ, đòi hỏi cái tối đa, cái nhất, không hẳn là chỉ đối với mẹ tôi và chúng tôi mà ngay cả đối với chính ông nữa. Ông ít khi bằng lòng liền với những công việc chúng tôi làm, ông thường hay phê bình chỉ trích, đôi khi bắt chúng tôi sửa hay làm lại. Chúng tôi thấy ở nơi ông một con người khó hợp với, khó sống cùng vì thế! 

Nhưng ông lại là một con ngưòi nhiều tình cảm, ông sống cả đời vì chúng tôi, ông thương chúng tôi hơn cả chính ông, ông làm cái gì cũng vì người khác, kể cả những người không ruột thịt máu mủ. Ông lo lắng từng tí cho chúng tôi, ngay cả khi chúng tôi đã trường thành và đã có gia đình riêng. Ngày ông có các cháu nội, ông dành bao nhiêu thì giờ rảnh chơi với chúng, đùa nghịch với chúng như một đứa bé con, ông cũng giỡn, cũng cười, cũng chơi như chúng, coi chúng như những đứa bạn nhỏ của mình. Ấy thế mà bỗng nhiên ông đã thay đổi hoàn toàn, ông không còn thân thiết với ai trong nhà nữa. Dường như ông chỉ còn sống cho bản thân ông, ông chỉ còn nghĩ đến ông, không còn ai xung quanh ông là quan trọng nữa. Ngay cả các cháu nội, ông cũng không còn bồng bế, nô đùa với chúng, ông đã quên chúng, ông không xa lánh nhưng không còn gần gũi như xưa. 

Nhưng cái khác lạ rõ ràng nhất là sự đối xử của ông đối với mẹ tôi. Ngày xưa ông thương yêu mẹ tôi biết là chừng nào. Ông sống vì bà, ông cố gắng, hy sinh vì bà. Ông đã từng chăm sóc cho bà như chăm sóc cho một người tình, lúc nào cũng muốn có bà bên cạnh. Nhưng mối tình nóng hổi ấy đã phai nhạt với năm tháng, một phần bởi vì mẹ tôi không hiểu rằng có ông là một cái gì quí mà trời cho, bà luôn luôn coi việc có ông như là một sự đương nhiên, bà không gây dựng hay tìm cách nuôi dưỡng cho mối tình tiếp tục nẩy nở hay ít ra là không suy tàn. Vì thế mà dần dần giữa hai người không còn sự thắm thiết của thuở xưa nữa, không còn sự cảm thông, sự hiểu biết nhau, không còn mối tương quan thắm thiết giữa hai người bạn đời, trái lại chỉ còn sự cay đắng, sự chống đối, sự bất đồng, và có thể nói gần như là sự hận thù. Vì vậy mà mẹ tôi coi sự thể ông đã thôi không giao tiếp với bà nữa như là một điều may mắn, bà khỏi bận tâm, khỏi suy nghĩ, và nhất là khỏi phải đối phó với những khó khăn mà, bà nói do ông gây ra. 

Sau ngày ông về hưu, ông lại còn lạ lụng hơn nữa. Ông cứ suốt ngày ngồi trong phòng đọc sách, viết văn, hay suy tư. Ông hay ngồi hàng giờ với một ly rượu và bao thuốc nghĩ ngợi, tôi không hiểu ông nghĩ gì, cái gì làm cho ông bận tâm khi mà ông đã về hưởng tuổi già, khi đáng lý ra ông phải được hưởng sự thanh thản của tâm hồn? Tôi không dám hỏi ông, mặc dầu những lần tôi về thăm nhà cùng đứa con ba tuổi, tôi không thấy ông vui, ông chỉ ra ôm đứa cháu, hôn nó một cái rồi lại đi vào trong phòng riêng của ông. Tôi có cảm tưởng ông sống trong một thế giới cô lập của riêng ông, ông không còn màng tới những gì xẩy ra bên ngoài căn phòng đó, ông đã bị lôi cuốn vào một thế giới của ảo tưởng, của tiềm năng, ông sống với những mơ ước mà ông đã không thực hiện được trong cuộc đời mình.

Thế rồi một hôm, khi không ai để ý đến ông, ông đã ra đi, ông đã biến mất để cho đến khi đứa cháu nội vào gọi ông ra ăn cơm chiều thì cả nhà mới hay ông không còn ở đó nữa, ông đã đi rồi. Tôi vào trong phòng ông lục lọi xem ông có mang thứ gì theo hay không, thì thấy ông chỉ đi người không, ông đã mặc bộ đồ khi ông còn đi làm. Trên bàn có tờ giấy nhỏ xíu, trên đó ông viết: "Tôi đi rồi tôi sẽ về, không có gì phải lo lắng cả. Đừng đi tìm tôi vô ích." 

Và đúng như lời ông dặn dò, chúng tôi không đi tìm ông. Mẹ tôi chẳng tỏ vẻ lo lắng gì cả. Bà nói:

-Để cho bố chúng mày đi chơi cho sướng cái thân. Ở với tao ông thấy khổ, tao cho ông ấy đi ở với gái trẻ, đi chán ông ấy sẽ về! 

Cái sai lầm ở mẹ tôi là ở chỗ ấy. Bà nói cứ để cho bố tôi đi, nhưng rồi ở nhà ai lo công việc trong nhà? Mặc dù bố tôi có vẻ bất thường nhưng ông vẫn là người quyết định mọi việc, ông vẫn lo giải quyết những vấn đề khó khăn như vấn đề tiền bạc, vấn đề sửa sang nhà cửa, và nhất là khi phải đối phó với người ngoài. Nay ông đi rồi thì mẹ tôi đâu có biết phải làm những công việc ấy? Tôi sẽ phải đứng ra thế ông, nhưng nay tôi đã có gia đình riêng, tôi lo thân tôi chưa xong, nhiều khi còn phải hỏi ý kiến bố tôi thì làm sao bây giờ?

Vả lại có ông ở nhà thì mẹ tôi còn lo dọn dẹp nhà cửa, đi chợ đi búa về làm cơn cho ông ăn. Nay ông đi vắng mẹ tôi, vốn dĩ lười, cứ để nhà bừa bộn, không lau chùi nên nhà bếp nhà tắm bẩn như hủi. Trong phòng ngủ quần áo mặc rổi mẹ tôi chất đống, chẳng buốn treo lên mà cũng chẳng đem đi giặt. Phòng khách phòng ăn ôi đủ thứ la liệt, sách báo, kẹo bánh, đồ dùng xài xong vẫn vứt đó, chén trà, cốc nước uống xong không buồn dọn, có khi để đó vài ba ngày, một tuần. Đồ đi mua về vứt ngay cửa ra vào có khi cả mấy tuần không đem cất. Mỗi khi về nhà thăm mẹ tôi, hai vợ chồng tôi phải dọn dẹp cho bớt ghê mắt, riêng tôi chỉ sợ bố tôi về bất tử thì lại có chuyện. 

Mẹ tôi hay cãi lại ông làm ông nổi giận đập phá đùng đùng. Bà có tật hay dựng đứng câu chuyện lên rồi đổ lên đầu bố tôi, làm cho bố tôi phát điên lên thì mới thôi. Hơn nữa, mẹ tôi là dân Hà Đông, bà có cách nói xéo, làm người nghe rất khó chịu. Bố tôi ghét cái tính xấu đó của bà nhưng chẳng làm được gì. Bố tôi nói càng về già mẹ tôi càng có nhiều hành động làm cho bố tôi bực bội. Tối đến bà thức có khi đến hai giờ sáng chỉ để ngồi xem báo hay xem truyền hình. Bố tôi dục đi ngủ bà cứ lờ đi. Sáng ra bà không dậy nổi, bố tôi chuẩn bị bữa ăn sáng xong, bà cũng chưa chịu dậy, đến khi bố tôi ăn xong bà mới ra ngồi ăn. Cơm tối cũng vậy, mẹ tôi đi làm tan sở không về liền, bố tôi chờ không được dành dọn cơm lên ngồi ăn, ăn nửa chừng thì bà về. Bố tôi ăn xong đi nơi khác, mẹ tôi ngồi ăn, cả tiếng đồng hồ sau vẫn chưa xong, bà cứ ngồi một mình chậm rãi ăn, lúc nào muốn thôi thì thôi. 

Nay bố tôi đi rồi thì mẹ tôi chẳng còn đối tượng để mà chống đối nữa, bà dành toàn thì giờ đọc báo hay coi truyền hình. Bà có thể ngồi đọc báo hoặc coi truyền hình hai ba tiếng đồng hồ, quên ăn quên ngủ. Tin tức gì bà cũng thuộc nằm lòng. Bà cứ kể đi kể lại những gì bà học được, nhiều khi người nghe phải nhắc là bà đã nói hai ba lần rồi thì bà mới thôi kể. Bà cũng có thể ôm điện thoại nói chuyện với bạn bè hết giờ này sang giờ khác. Còn nói đến việc đi mua bán thì có khi mẹ tôi đi không còn biết giờ về. Bà đi đến đâu cũng xem hết thứ này đến thứ kia nhưng không mua, bà chỉ thích xem để mà xem, để mà biết. Cái gì bán ở đâu bà đều biết, nói đến cái gì bà cũng hay. 

Có một điều là mẹ tôi hay nói nhưng không bao giờ làm. Bà muốn cái gì thì cứ nói lên cho bố tôi nghe, rồi nếu ông không làm thì bà than, bà trách. Bà nói bảo làm không làm để bây giờ như thế này, như thế kia. Mà khi bà không bằng lòng một chuyện gì thì bà cứ nói tới nói lui, có khi cả hai ba năm sau bà vẫn còn lôi chuyện cũ ra mà nói. Bố tôi đến khổ vì bà, nhưng ông cho đó là vì bà già, bà thay đổi tính nết, bà khó chịu cũng như tất cả những người đàn bà khác khi về già. Khi bố tôi góp ý với bà thì bà nói với bố tôi: 
-Không vừa ý thì đi tìm gái mười tám cho nó hầu hạ, để cho tôi yên thân. 

Tôi không hiểu trong đầu bà nghĩ gì mà lại nói thế, nhưng tôi biết bà cũng không sung sướng gì. Câu nói đó thể hiện một sự bất mản cùng cực. Có một điều tôi thấy lạ là thay vì đạp đổ, tại sao bà không chịu có một thái độ xây dựng? Tâm lý người đàn bà vào cái tuổi trên năm mươi hẳn là rất phức tạp, tôi không hiểu được những biến chuyển sinh tâm lý xẩy ra nơi họ. Tôi nghe nói là chính những người đàn bà đó cũng không hay biết rằng họ đã thay đổi, họ đã khác xưa, và vì thế họ khăng cho rằng họ vẫn thế, lỗi là do những người khác chứ không phải tại họ. 

Tôi nghĩ bố tôi đã chán cái cảnh cơm không ngọt canh không bùi, ông đã không chịu nổi cái uơng ngạnh của mẹ tôi, ông muốn sống những ngày còn lại trong yên bình, và vì thế ông đã rút lui vào cái thế giới của riêng ông, vào giữa bốn bức tường của căn phòng làm việc mà xưa kia ông không thích vào. Nhưng như thế cũng không mang lại cho ông niềm sung sướng, vì ai sướng khi chỉ sống trong môi trường chết, môi trường im lìm, không tiếng nói, tiếng cười? Ai có thể ngày đêm chìm đắm trong sự u mê, sự day dứt của nội tâm? Tôi biết ông đang bị giằng co giữa bổn phận và hạnh phúc cá nhân. Ông đã không chịu ly dị vì còn con cái, còn các cháu của ông mà ông thương yêu vô ngần. Mẹ tôi đã bao lần nói thẳng vào mặt ông:  
-Sao ông không ly dị tôi cái quách đi cho rồi? Để mà còn đi tìm gái tơ mà hưởng đời chứ? Ông còn tiếc cái gì nữa? 

Tôi không biết bà có thực sự muốn thế không, nhưng tôi thấy bố tôi chỉ cắn răng lại để khỏi nói câu gì, vì tôi biết nếu đổ thêm dầu vào lửa tất nó sẽ bùng lên và không còn cứu chữa được nữa. 

Ngày bố tôi ra đi, chúng tôi tưởng ông đi đâu chơi một hai ngày. Nhưng cả tháng trôi qua chúng tôi không thấy về, tôi cũng hơi lo lắng. Tôi gọi điện thoại đến các bác, các chú, bạn bè của ông thì không ai biết ông đi đâu, ông không hề thổ lộ kế hoạch của ông cho ai hết. Họ cũng ngạc nhiên về hành động này và không ngờ bố tôi lại có thể làm cái chuyện bất thường như thế. Nhưng tôi thì không ngạc nhiên chút nào. Ngày ông còn trẻ ông đã làm nhiều chuyện ngông cuồng. Đang đi làm yên bình ở sở này, ông vì bất bình một chuyện gì, ông xin nghỉ và sang làm một sở khác. Trong cuộc đời ông, ông đã thay đổi việc làm như chong chóng, ông đã không làm một công việc gì quá năm năm. Ông tuyên bố làm lâu một nơi chán, ông thấy cần thiết phải thay đổi. May mà ông là người có chí, ông luôn luôn trau dồi kiến thức, và ông có khả năng trí tuệ phi thường, không có một công việc gì mà ông không làm cho bằng được. Cuộc đời ông đã có những lúc khổ cùng cực, ông đã phải làm những công việc nặng nhọc hay thật tầm thường để tạm sống. Ông có tinh thần đấu tranh phi thường, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào ông cũng cố vươn lên để thoát khỏi sự cơ cực. Ông rất tự hào về những thành quả ông gặt hái được trong cuộc đời. Tất nhiên tôi rất hãnh diện về con người phấn đấu của ông, tôi rất muốn giống ông và ông đã là gương sáng dẫn đường cho tôi đi. Chính vì tôi nhìn vào ông, noi gương ông, mà cũng đã thành công nhanh chóng và tiến lên trong sự nghiệp của mình. 

Và như thế bố tôi đi đâu, không ai biết, cho đến một hôm chúng tôi nhận được một tấm thiệp ông gởi về đề tên Bé Mai, đứa con gái đầu lòng của em tôi, sanh ra khi ông không có nhà. Tấm thiệp mang những giòng chữ nắn nót của ông như sau:
 
Cháu Mai thương yêu của Ông Nội, 
Ông rất tiếc khi cháu ra đời ông không có mặt để bồng cháu ngay từ khi mới lọt lòng mẹ. Vì hoàn cảnh đặc biệt ông không thể về ngay thăm cháu, nhưng khi nào ông về thì ông hứa sẽ không quên có quà cho Bé Mai của ông. 
Ông hôn cháu và yêu cháu vô cùng.

Nhìn con dấu bưu điện chúng tôi ngạc nhiên thấy rằng ông đã gởi nó từ một tiểu bang xa xôi cách chúng tôi cả mấy ngàn dặm. Thì ra ông đã quyết định ra đi thật xa, đi như thể đi trốn cái nơi đã làm cho ông buồn khổ, đi để mà quên lãng, đi để không còn gì gắn bó với một dĩ vãng đau thương. 

Thành phố ông đang ở cũng là một thành phố lớn, nơi đó cũng có nhiều ngưới Việt sinh sống. Tôi chưa bao giờ đặt chân đến nơi đấy nhưng tôi nghe nói nơi đó sinh hoạt của cộng đồng cũng cao, cũng có nhiều người làm ăn buôn bán nhộn nhịp, và nhiều khu cũng sầm uất không khác gì nơi tôi đang ở. 

Trong khi chúng tôi rất xúc động khi nhận thiệp ông gởi về thì mẹ tôi vẫn dửng dưng như không. Bà cũng chẳng buồn cầm đến lá thơ mà cũng chẳng hỏi xem bố tôi đã viết những gì trong ấy. Tôi lấy làm lạ sao mà mẹ tôi lại có thể dứt tình với bố tôi như vậy. Tôi muốn tìm hiểu xem bố tôi đi xa như thế để sống với ai, không phải vì tôi tò mò hay muốn tìm cách kết tội ông, mà là vì tôi thương ông. Tôi thương bố tôi vì tôi biết chẳng đặng đừng bố tôi mới phải ra đi như thế, tôi biết rằng xa các con cháu ông nhớ lắm và cũng khổ sở không ít. Và tôi định tâm một ngày nào gần đây tôi sẽ xin nghỉ một tuần lễ để đi tìm ông. 

Tôi chưa kịp đi thì bố tôi về. Ông về vào lúc đêm tối khi mẹ tôi đã đi ngủ, ông lẳng lặng mở cửa vào nhà, rồi vào phòng ông nghỉ. Sáng hôm sau khi mà mẹ tôi còn ngủ thì ông đã thức dậy pha trà uống và ngồi đọc báo ở ngoài phòng khách. Nghe tiếng động mẹ tôi tỉnh dậy và thấy ông, bà rất ngạc nhiên. Ông đi như vậy là gần ba tháng trời, ra đi ông không nói cho ai hay mà về cũng chẳng báo trước. Mẹ tôi nói: 
-Tôi tưởng ông đi luôn rồi chứ! Sao lại còn về? Tôi tưởng ông đi cho sướng cái thân thì còn về nhà làm gì cho khổ thêm cả tôi nữa? 

Bố tôi cứ im lặng chẳng nói câu gì. Mẹ tôi nói thêm:
-Nó bòn hết của rồi nó đuổi ông đi chứ gì. Bây giờ lại về lấy thêm tiền mang đi nuôi nó chứ gì?

Cáu quá bố tôi nói lại:
-Bà xem tôi có lấy đồng xu nào mang đi không nào? Bà đừng có ăn nói hồ đồ. Đừng có làm cho tôi điên tiết lên. Khôn hồn thì để cho tôi yên!  
 
Mẹ tôi vừa đi xuống bếp vừa nói: 
-Ông không có tiền thì nó ăn bả gì mà nó nuôi ông? 

Thế là bố tôi đập bàn một cái rầm, rồi nói: 
-Đã bảo câm cha nó cái miệng lại mà không chịu câm. 

Bố tôi đi vào phòng của ông đóng xầm cửa lại. Thế là ông lại trở về với cái thế giới của ông, trong cái thế giới đó không có người vợ oái oăm, khó chịu mà ông nay ghét thậm tệ. 

Chiếu thứ bẩy nghe tin bố tôi về, hai anh em tôi mừng rỡ, định tổ chức đi ăn cơm chiều cho cả gia đình. Em tôi bế bé Mai về ra mắt ông nội, ông mừng hết sức, ông ẵm bé, ông hôn, ông không chịu rời đứa cháu cưng của ông. Ông về ông đã mua cho cháu ông một tấm lắc đeo tay bằng vàng tây, ông lấy ra đeo cho cháu rồi bắt chụp cho ông cả chục tấm ảnh ông bồng bé Mai của ông. Thấy ông vui sướng, chúng tôi mừng quá chừng, mẹ tôi tức tối nói: 
-Sao ông không đẻ một bé Mai của ông mà ôm mà thương yêu? Lấy một con vợ mười tám tuổi thì nó đẻ cho chứ có khó gì? 

Thế là bố tôi giận, không đi ăn cơm chiều nữa, ông nói ông “không đi ăn với con mẹ khó chịu đó”. Ông bảo mẹ tôi là việt cộng, chuyên môn phá hoại, cứ đến lúc cả gia đình vui vẻ thì bà phải làm một cái gì để phá, để chọc giận bố tôi, làm cả nhà hết vui vẻ. Mẹ tôi chẳng cần có bố tôi đi, bà nói tỉnh bơ: 
-Bố mày dỗi, để cho ông ấy ở nhà. Mình đi mình cứ đi!

Chúng tôi đành đi mua đồ ăn về nhà, bố tôi không còn hứng, ông ăn hai ba miếng rồi bồng bé Mai vào trong phòng ngồi ôm cháu. Mẹ tôi ngồi ăn vui vẻ như không có chuyện gì, trong khi chúng tôi thì rầu thối ruột. 

Những ngày ông ở nhà, chiều nào ông cũng đến thăm các cháu nội, nhất là cháu bé gái bé bỏng của ông. Nhưng vì ở nhà không được vui, hai tuần sau ông lại ra đi, ông đi mà không nói trước với ai, tự dưng ông biến mất, không để lại một vết tích gì. 

Thế rồi mỗi tháng ông biên thơ về cho các cháu, ông hỏi thăm, nói chuyện này nọ, và thơ nào ông cũng nói ông nhớ chúng nó, nhất là bé Mai của ông. Ông muốn chúng tôi gởi hình các cháu cho ông và ông cho một hộp thơ để chúng tôi gởi tới đó. 

Sáu tháng trôi qua, không thấy ông về thăm nhà, chúng tôi sốt ruột, tôi bèn xin nghỉ một tuần đi tìm ông. Tôi nghĩ tôi biết thành phố nơi ông ở, tôi chỉ cần đi hỏi thăm thì sẽ tìm được ra ông, nhưng tôi đã lầm. Năm ngày trời tôi đi khắp các khu phố có người Việt làm ăn buôn bán hỏi thăm, không ai biết và không ai nhận ra người trong tấm hình của bố tôi mà tôi đưa cho xem. Ban ngày tôi đi mỏi cả chân, chiều tối về khách sạn, tôi điện thoại cho những người quen biết ông hiện đang ở vùng này để xem bố tôi có liên lạc với ai không, thì cũng không ai biết tin gì vì ông không hề tiếp xúc với họ. Thật là một chuyện lạ lùng, như thể ông muốn giấu hết tất cả mọi người về sự hiện diện của ông ở nơi đây. 

Đến tối hôm thứ sáu, khi tôi đã thất vọng tưởng phải bay về tay không, thì bố tôi gọi điện thoại đến khách sạn hỏi tôi. Ông nói ông được biết tôi đi tìm ông nên ông muốn gặp tôi nói chuyện. Ông hẹn sáng thứ bẩy hai bố con đi ăn sáng gặp nhau, vì chiều tôi đã lên máy bay trở về. Ông cho nơi hẹn và giờ hẹn rồi thôi không nói gì hơn nữa. 

Đêm hôm ấy tôi trằn trọc không ngủ được. Tôi không hiểu tại sao ông biết tôi đến đây đi tìm ông mà ông gọi? Tại sao ông lại chọn nơi này mà đến ở? Ông sống với ai nơi đây? Thật là những điều bí hiểm. 

Sáng hôm sau tôi đến nơi hẹn sớm cả nửa tiếng đồng hồ vì tôi muốn xem ông tới bằng cách nào và với ai. Đúng giờ hẹn tôi thấy một chiếc xe hơi loại sang đậu lại cách nơi đây vài trăm thước và tôi thấy ông bước xuống. Ông mặc một bộ đồ mà tôi chưa thấy bao giờ, trông rất lịch sự, ông bước rất khoan thai, vẻ mặt tươi tỉnh, không ủ rũ như khi ở nhà. Cái gì làm ông thay đổi như vậy, tôi tự hỏi. Tôi thấy ông đẩy cánh cửa tiệm ăn, nhìn một vòng, thấy tôi, ông cười và tiến tới. Ông nói: 
-Làm gì mà con phải đi tìm bố vậy? Thư thả rồi bố về chứ gì?
-Con muốn sang đây thăm bố và xem bố sống làm sao. Ở nhà chúng con hơi lo… 
-Sao phải lo? Bố sống ở đâu chẳng được? Thôi con đã đến đây thì để bố kể hết chuyện cho con nghe. Con lớn rồi chẳng có gì mà phải giấu con nữa. 

Người hầu bàn đến, chúng tôi gọi phở và cà phê đen. Bố tôi hỏi chuyện ở nhà ra sao, tôi nói mọi chuyện vẫn bình thường, các cháu nhớ ông lắm, chúng cứ hỏi ông đâu. Nghe nói vậy vẻ mặt bố tôi hơi thay đổi, phảng phất một nỗi buồn, tôi biết ông cũng nhớ các cháu ông lắm. 

Phở mang ra, chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện. Tôi hỏi:
-Bố ở đây với ai? Ăn uống làm sao?
Ông ngừng ăn, tay vẫn còn cấm hai chiếc đũa, nhìn tôi như muốn xem tôi có ẩn ý gì không. Ông ăn thêm vài ba gắp rồi đẩy bát phở sang một bên, cho đường vào cà phê uống. Ông nói:
-Bố ở với một người bạn quen từ lâu lắm rồi, con không biết bà ấy. Bố quen từ trước khi lấy mẹ con.
-Bố tìm bà ấy hả bố?
-Không, tình cờ bố gặp lại. Đã gần bốn mươi năm trôi qua. Bố không nhận ra bà ta nhưng bà nhận ra bố. Thật là một chuyện lạ lùng! 
-Bố gặp hồi nào?
-Cách đây năm năm, ở Paris, tại nhà một người bạn chung của hai người. 
-Sau đó bố vẫn tiếp tục liên lạc?
-Thỉnh thoảng, bố nói chuyện điện thoại thôi. Lúc sau này bố buồn thì tâm sự nhiều hơn. Bà ấy góa chồng đã hơn mười năm nay rồi, có một đứa con gái nay cũng bằng tuổi con. Bà làm ăn buốn bán nên khá gỉa, nhà cửa rộng mà không có ai ở, chỉ có hai mẹ con nên mời bố sang chơi.
-Thế rồi bố ở luôn ?
-Không bố đâu có tính ở luôn? Ở nhà lúc nào tinh thần cũng căng thẳng, làm sao bố chịu mãi cho được. Bố bị suy nhược thần kinh vì thế. Ở đây thoải mái, bố thấy dễ thở, bố bớt u sầu, không còn buồn bực. Bố ở tạm một thời gian cho khỏe lại… 
-Con thấy bố có khá hơn ở nhà, bố bình thường hơn trước, con mừng lắm. Nhưng ở như thế mãi sao tiện? 
-Người ta mời bố, chứ bố có xin đâu? Nhà cửa rộng thênh thang để không, không ai chăm nom, bố làm quản gia, người ta còn mừng. Nói thế chứ bà ta thương bố, thấy bố buồn khổ, muốn giúp. Bố không thấy có gì phiền hà…
-Cơm nước thì sao hả bố?
-Ở chung nhà thì ăn chung chứ có gì đâu? Bố ăn đâu có bao nhiêu? 
-Bố có góp tiền hàng tháng không?
-Bà ấy đâu chịu lấy? Bà nói, bố đến ở là vui cửa vui nhà, bố không phải lo lắng gì cả. Tiền mà làm gì hả con? 
-Thế còn tiền máy bay đi về? 
-Con Thủy nó mua cho bố. Quần áo bố mặc cũng vậy, nó thương bố lắm! Mỗi lần bố về nhà, cả hai mẹ con cứ thấp thỏm, chỉ sợ bố không qua nữa!
-Vì vậy mà lâu quá bố không về nhà?
-Có lẽ vậy. Không có vé máy bay thì làm sao về? Mà về đến nhà là lại có chuyện, bố không muốn về nữa! Mẹ con đâu còn thương bố nữa?
-Bà ấy thương bố nhiều lắm phải không?
-Không biết, nhưng ở đây không bao giờ có một vấn đề gì để buốn phiền!
-Bố thích ở đây hơn?
-Không hẳn là thế! Hoàn cảnh bó buộc. Bố đâu còn cách lưạ chọn nào khác? Xa con và các cháu, bố nhớ lắm chứ!
-Con biết! Thôi con nghĩ thế này cũng được. Bố cần có cuộc sống riêng của bố, con không dám nói gì. 
-Con về cứ coi như không tìm ra bố. Chớ có nói gì với ai. Cái này là bí mật giữa hai bố con mình.
-Thưa bố vâng! 

Chưa bao giờ bố tôi lại tâm sự với tôi như thế! Tôi nghĩ ông cảm thấy thoải mái hơn sau khi cho tôi biết những gì ẩn náu trong lòng ông từ nhiều năm nay. Sau khi ông đã chia sẻ nỗi lòng của ông với tôi, ông không còn phải chịu cái gánh nặng ấy một mình. Tôi thấy hình như ông thở ra khoan khoái, và ông ra về vui vẻ. Ông ôm vai tôi, chúng tôi ra cửa, ông leo lên chiếc xe vẫn chờ từ nãy giờ nơi đó, tôi về khách sạn để chuẩn bị ra phi trường. 

Những lần sau ông về, ông ở nhà hai vợ chồng tôi, ông vui chơi với các cháu nội, nhưng về được một tuần, ông lại sốt ruột đòi ra đi. Tôi hiểu ông nên không dám nói gì. Chỉ có các cháu nhỏ, chúng cứ nhao nhao “Ông nội đừng đi! Ông nội đừng đi!” làm ông chảy nước mắt mỗi khi ra đi. 

Tôi cũng một năm hai lần lấy cớ đi họp, sang thăm ông vài ba ngày. Chúng tôi chỉ gặp nhau ở nơi công cộng, ông không bao giờ cho tôi biết nơi ông ở, càng không cho tôi biết ngươì đàn bà bí mật mà ông ở nhờ. 

Cứ như thế được mười năm trời. Rồi một hôm ông về, ông ốm nặng đòi tôi đưa vào nhà thương. Mới vào hôm trước hôm sau thì ông qua đời. Những lần tôi vào với ông vào những giờ chót ông sắp ra đi, tôi thấy hai người đàn bà, một người lớn tuổi như mẹ tôi, ăn mặc sang trọng, ngồi nơi chiếc cửa sổ cách phòng bố tôi nằm chừng mươi thước. Trông họ nghiêm trang và có vẻ buồn rầu lắm. Tôi biết ngay đó là Thủy và mẹ chị, người đã nuôi dưỡng chăm sóc bố tôi hơn mười năm qua. 

Những ngày xác bố tôi quàn ở chùa, tôi thấy suốt ngày bóng dáng hai người đàn bà ấy lảng vảng ở sân chùa, người mẹ cầm chiếc khăn tay lau mắt. Tôi lấy làm xót xa cho bà, vì bố tôi chết, mẹ tôi không buồn, không khóc mà bà thì đau đớn sụt sùi. Và bà lại không được khóc công khai! Thật là một sự bất công, nhưng làm sao được? Định mệnh đã an bài như thế! Ngày xưa bố tôi đã bỏ người con gái ấy để lấy mẹ tôi. Thế mà một đời, người ấy vẫn thương vẫn muốn làm sao cho bố tôi bớt khổ. Công lao ấy tôi ghi trong lòng mãi mãi.



Người gởi: van phan
Ngày gởi: 23/Apr/2010 lúc 8:47am

 Lan Huynh  đã post lên diễn đàn một bài rất hay , Về người chịu trách nhiệm tạo ra một đại gia đình và những thành viên bị chia sẽ tình cãm trong đại gia đình đó khi tuổi già. 



Người gởi: van phan
Ngày gởi: 23/Apr/2010 lúc 9:26am

Hc tiếng Anh qua thơ tiếng Việt
Thơ Vui Cuối Tuần; 23/04/2010

Kiến Thức Tiếng Ăng-Lê

Nếu ai học thuộc lòng bài thơ này thì bảo đảm kiến thức tiếng Ăng Lê thăng tiến vù vù.
Đọc tới 4 câu chót: Quá hay, mệt quá rồi...


Long dài, short ngắn, tall cao
Here đây, there đó, which nào, where đâu
Sentence có nghĩa là câu
Lesson bài học, rainbow cầu vồng

Husband là đức ông chồng
Daddy cha bố, please don't xin đừng
Darling tiếng gọi em cưng
Merry vui thích, cái sừng là horn

Rách rồi xài đỡ chữ torn
To sing là hát, a song một bài
Nói sai sự thật to lie
Go đi, come đến, một vài là some

Đứng stand, look ngó, lie nằm
Five năm, four bốn, hold cầm, play chơi
One life là một cuộc đời
Happy sung sướng, laugh cười, cry kêu

Lover tạm dịch người yêu
Charming duyên dáng, mỹ miều graceful
Mặt trăng là chữ the moon
World là thế giới, sớm soon, lake hồ

Dao knife, spoon muỗng, cuốc hoe
Đêm night, dark tối, khổng lồ giant
Fun vui, die chết, near gần
Sorry xin lỗi, dull đần, wise khôn

Bury có nghĩa là chôn
Our souls tạm dịch linh hồn chúng ta
Xe hơi du lịch là car
Sir ngài, Lord đức, thưa bà Madam

Thousand là đúng... mười trăm
Ngày day, tuần week, year năm, hour giờ
Wait there đứng đó đợi chờ
Nightmare ác mộng, dream mơ, pray cầu

Trừ ra except, deep sâu
Daughter con gái, bridge cầu, pond ao
Enter tạm dịch đi vào
Thêm for tham dự lẽ nào lại sai

Shoulder cứ dịch là vai
Writer văn sĩ, cái đài radio
A bowl là một cái tô
Chữ tear nước mắt, tomb mồ, miss cô

May khâu dùng tạm chữ sew
Kẻ thù dịch đại là foe chẳng lầm
Shelter tạm dịch là hầm
Chữ shout là hét, nói thầm whisper

What time là hỏi mấy giờ
Clear trong, clean sạch, mờ mờ là dim
Gặp ông ta dịch see him
Swim bơi, wade lội, drown chìm chết trôi

Mountain là núi, hill đồi
Valley thung lũng, cây sồi oak tree
Tiền xin đóng học school fee
Yêu tôi dùng chữ love me chẳng lầm

To steal tạm dịch cầm nhầm
Tẩy chay boycott, gia cầm poultry
Cattle gia súc, ong bee
Something to eat chút gì để ăn

Lip môi, tongue lưỡi, teeth răng
Exam thi cử, cái bằng licence...
Lovely có nghĩa dễ thương
Pretty xinh đẹp, thường thường so so

Bingo là chơi lô tô
Nấu ăn là cook, wash clothes giặt đồ
Push thì có nghĩa đẩy, xô
Wedding đám cưới, single độc thân

Foot thì có nghĩa bàn chân
Far là xa cách còn gần là near
Spoon có nghĩa cái thìa
Toán trừ subtract, toán chia divide

Dream thì có nghĩa giấc mơ
Month thì là tháng, thời giờ là time
Job thì có nghĩa việc làm
Lady phái nữ, phái nam gentleman

Close friend có nghĩa bạn thân
Leaf là chiếc lá, còn sun mặt trời
Fall down có nghĩa là rơi
Welcome chào đón, mời là invite

Short là ngắn, long là dài
Mũ thì là hat, chiếc hài là shoe
Autumn có nghĩa mùa thu
Summer mùa hạ, cái tù là jail

Duck là vịt, pig là heo
Rich là giàu có, còn nghèo là poor
Crab thì có nghĩa con cua
Church nhà thờ đó, còn chùa temple

Aunt có nghĩa dì, cô
Chair là cái ghế, cái hồ là pool
Late là muộn, sớm là soon
Hospital bệnh viện, còn school là trường

Dew thì có nghĩa là sương
Happy vui vẻ, mệt nhoài weary
Exam có nghĩa kỳ thi
Nervous lo lắng, Mommy mẹ hiền.

Region có nghĩa là miền,
Interupted gián đoạn, còn liền next to.
Coins chỉ những đồng xu,
Còn đồng tiền giấy paper money.

Here để chỉ tại đây,
A moment một lát, ngay giờ right now.
Brothers-in-law đồng hao.
Farm-work làm ruộng, đồng bào fellow-countryman

Narrow-minded nhỏ nhen,
Open-handed hào phóng, còn hèn là mean.
Vẫn còn thì dùng chữ still,
Kỹ năng là cái chữ skill khó gì!

Munia tên gọi chim ri
Kestrel chim cắt có gì khó đâu.
Migrant kite là chú diều hâu
Warbler chim chích, hải âu petrel.

Stupid có nghĩa là khờ,
Đảo lên đảo xuống, là stir nhiều nhiều.
How many có nghĩa bao nhiêu.
Too much nhiều quá, a few một vài

Right là đúng, wrong là sai,
Chinese Chess cờ tướng, đánh bài play cards.
Flower có nghĩa là hoa
Hair là mái tóc, da thì là skin.

Buổi sáng thì là morning,
Kings là vua chúa, còn Queen nữ hoàng
Wander có nghĩa lang thang
Màu đỏ là red, màu vàng yellow.

Yes là đúng, không là no
Fast là nhanh chóng, còn slow chậm rì.
Sleep là ngủ, go là đi
Weakly ốm yếu, healthy mạnh lành.

White là trắng, green là xanh
Hard là chăm chỉ , học hành study
Ngọt là sweet, kẹo candy
Butterfly bướm, còn bee là ong

River có nghĩa dòng sông
Wait for có nghĩa ngóng trông đợi chờ
Dirty có nghĩa là dơ
Bánh mì là bread, bơ là butter.

Bác sĩ thì là doctor
Y tá là nurse, teacher giáo viên
Mad dùng chỉ những kẻ điên,
Everywhere có nghĩa mọi miền gần xa.

A song chỉ một bài ca.
Ngôi sao dùng cái chữ star, có liền!
Firstly có nghĩa trước tiên
Silver là bạc, còn tiền money

Cookie thì là bánh quy,
Can là có thể, với please vui lòng.
Winter có nghĩa mùa đông,
Iron là sắt còn đồng copper.

Kẻ giết người là killer
Cảnh sát police, lawyer luật sư
Emigrate là di cư
Bưu điện post office, thư từ là mail

Follow có nghĩa đi theo
Shopping mua sắm còn sell bán hàng
Space có nghĩa không gian
Hàng trăm hundreds, hàng ngàn thousands.

Stupid có nghĩa ngu đần
Thông minh là smart, equation phương trình.
Television truyền hình
Băng ghi âm là tape, chương trình program.

Hear là nghe, watch là xem,
Electric là điện còn lamp bóng đèn.
Praise có nghĩa ngợi khen
Crowd đông đúc, lấn chen hustle.

Capital thủ đô
City thành phố, local địa phương
Country có nghĩa quê hương
Field là đồng ruộng còn vườn garden.

Chốc lát là chữ moment
Fish là con cá, chicken gà tơ
Naive có nghĩa ngây thơ
Poet thi sĩ, great writer văn hào

Tall thì có nghĩa là cao
Short là thấp ngắn, còn chào hello
Come on có nghĩa mời vô,
Go away hãy cút, còn vồ là pounce.

28 gờ-ram là 1 ounce,
Sail ho! Tàu đó! Shore-bound vô bờ.
Poem có nghĩa bài thơ,
Strong là khoẻ mạnh, mệt phờ dog-tired.

Bầu trời thường gọi là sky,
Life là sự sống còn die lìa đời
Shed tears có nghĩa lệ rơi
Frequent lui tới, lạc đời drift, stray.

Ở lại thì dùng chữ stay,
Đứng lên stand up, nằm dài là lie.
Tomorrow có nghĩa ngày mai
Hoa sen lotus, hoa lài jasmine.

Madman có nghĩa người điên
Private có nghĩa là riêng của mình
Cảm giác là chữ feeling
Camera máy ảnh, hình là photo.

Động vật là animal
Big là to lớn, little nhỏ nhoi
Elephant là con voi
Goby cá bống, cá mòi sardine

Mỏng mảnh thì là chữ thin
Cổ là chữ neck, còn chin cái cằm
Visit có nghĩa viếng thăm
Lie down có nghĩa là nằm nghỉ ngơi

Mouse con chuột, bat con dơi
Separate có nghĩa tách rời, chia ra
Gift thì có nghĩa món quà
Guest thì là khách, chủ nhà homeowner

Bệnh ung thư là cancer
Lối ra exit, entrance lối vào
Up lên, còn xuống là down
Beside bên cạnh, about khoảng chừng.

Stop có nghĩa là ngừng
Ocean là biển, rừng là jungle
Silly là kẻ dại khờ,
Khôn ngoan là smart, đù đờ là slow.

Cửa sổ là chữ window
Special đặc biệt normal thường thôi

Lazy... làm biếng quá rồi
Ngồi mà viết tiếp một hồi... die soon
Ai hứng cứ việc go on,
Còn không thì stop, ta còn nghỉ ngơi! 

 Lời nhắn : Rừng nhu biễn thánh không dò.Nhỏ mà không học lớn mò sao ra. Ông Bà ở tuổi thất thập cổ lai hy, muốn tiếp thu bài nầy phải tự bảo nhau : Bà rán thuộc để ru dỗ cháu mình nín khóc mau ngũ. Ông cũng vậy, rán hoc thuộc để phòng thân đi nhậu, gặp bạn già xỗ nho mình có mà ứng phó..... Cám ơn tác giả bài thơ mà tôi không tìm thấy tên.  



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 23/Apr/2010 lúc 10:45am
 
 
Thì cũng như ngày xưa tôi học Hán văn cũng có cái gì như
 
".... Tiền trước hậu sau
       Ngưu trâu mã ngựa
       Lao bò tượng voi....."
 
đó mà phải không anh van phan?
Người mình thật giàu tưỡng tượng đó.
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 28/Apr/2010 lúc 6:44am

Mãng Cầu Xiêm, Cây Phép Lạ Chữa Ung Thư

Nguyệt Lê - Bùi Duy Khuê - Thảo Vy - Lương Thái Sỹ C/N 2010/02

 


 

Nguyệt Lê - Thiên Lôi chuyển bản tiếng Anh Sour Sop Treats Cancer
Bản dịch của Thảo Vy và Lương Thái Sỹ

 

Những nghiên cứu về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn. Nó cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác nhân chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng.

 

O O O O O O

 

Nguy cơ đối với những con cá mập dược phẩm

 

  
 

Theo các kết quả nghiên cứu, nước ép mãng cầu xiêm có thể tầm soát và tiêu diệt có chọn lọc các tế bào ác tính. Nhưng tại sao đến bây giờ chúng ta mới biết về tác dụng “phép lạ” của mãng cầu xiêm trong phòng chống ung thư ? Và đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu ?
 

Mãng cầu xiêm thuộc giống cây thân thấp có tên là Graviola ở Brazil, guanabana trong tiếng tây Ban Nha và Soursop trong tiếng Anh. Quả lớn ngọt, có nhiều hột tách ăn dễ dàng và làm nước ép có mùi vị rất ngon. Graviola là sản phẩm tự nhiên nên theo luật liên bang Mỹ không cần có bằng sáng chế. Như thế, làm sao nó có thể mang lại lợi nhuận nếu các con cá mập dược phẩm công bố khả năng trị liệu “phép lạ” của mãng cầu xiêm ra thị trường ? Họ chờ cho đến khi chiết xuất được dưỡng chất chống ung thư của Graviola và bào chế được loại thuốc chống ung thư bằng thành phần nhân tạo từ chất này, xin bằng sáng chế và thu lợi. Tiếc thay khả năng chống ung thư của mãng cầu xiêm có ngay trong cây, qủa mà không cần phải chiết xuất gì cả. Vì vậy để bảo vệ khả năng thu lợi của các loại thuốc chống ung thư có sẵn, cách hay nhất là ém đi những nghiên cứu mang tính “cứu mạng” của mãng cầu xiêm, không công bố nó cho dân chúng.
 

May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ. Khi viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, nó bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rùng mưa Amazon của Brazil.  

 

Sự thật được phô bầy
 

Năm 1976, Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính. Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola. Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại Học Cơ Đốc Giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư người ta mới vỡ lẽ. không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Điều quan trọng là không như các hoá chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khoẻ mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khoẻ hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác ; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn. Một nghiên cứu tại Đại Học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tuỵ. 7 năm im lặng bị phá vỡ. Sự thật được phô bày. Hiện mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào chế từ nó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư. Một báo cáo đặc biệt có tên Beyond Chemotherapy : New Cancer Killers, Safe as Mother's Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về Graviola đã xem loại cây này là “công cụ cách mạng hoá” chống ung thư.
 

Vì vậy, nếu nhà bạn có vườn rộng và thổ nhưỡng thích hợp, bạn nên trồng một cây mãng cầu xiêm trong sân. Nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn và gia đình bạn.

 

 O O O O O O
 

A Guava - Mãng Cầu Xiêm


As medical science progresses, people begin to forget about traditional medicine. http://www.mytabr.com/treatment-of-hairy-cell-leukemia.htm - is cheaper and can be in the potion himself because the material easy to obtain. As the research of several experts said that the soursop fruit can kill cancer cells.

 

So from now on you can help a friend in need, letting him know that you should drink soursop juice to prevent the disease.
 

Sense of fun, and certainly not a terrible effect of chemotherapy. And yes you can, plant a guava tree in their backyard. All parts are useful.

 

The next time you want to drink juice, soursop requested.
 

How many people died while this has been a closely guarded secret so as not irrigated millions of dollars profit from big companies ?

 

As you also know soursop tree is low. It takes very little space. This is known as the Brazil Graviola, Soursop in Latin America, and “Soursop” in English.

 

Large fruit and white flesh, sweet, eaten directly or usually used to make drinks, sherbet, sweets and so on.

 

The interests of this plant because of strong anti-cancer effects. And although he caused many more properties, the most interesting about it is the effect on tumors. This plant is a proven cancer drug for all types of cancer. Some say that it is useful in all types of cancer.

 

It is considered also as an antimicrobial agent against the spectrum of bacterial and fungal infections, is effective against internal parasites and worms, regulate high blood pressure and antidepressants, fight stress and nervous disorders.

 

Simple fact : In the depths of the Amazon rainforest grows a tree that could revolutionize what you, doctor, and the whole world thinks about cancer treatment and survival opportunities offered, never before presented a very promising outlook.

 

Samples of the investigation, with extracts from this miraculous tree, which is encouraging. Here are some conclusions :

 

1/ This is a natural therapy that does not cause extreme nausea, weight loss or hair.  

2/ Protecting the immune system, prevent deadly infections.  

3/ People feel stronger and healthier in all treatment .  

4/ This new energy in improving their life prospects.

 

Source of this information interesting : he comes from one of the largest drug manufacturers in the world, who say that after more than 20 laboratory tests conducted from 1970 extracts revealed that : He could destroy malignant cells in 12 types of cancers, including colon, breast, prostate, lung and pancreas.

 

Compounds of this tree shows 10000 times better to act by slowing the growth of cancer cells that the product adriamycin, a chemotherapy drug, usually used in the world.

 

And what is even more amazing : The type of therapy, Graviola extract, or Soursop, only destroys cancer cells does not affect the malignant and healthy cells.

 

The question arises : whether the anti-cancer properties have been investigated so intense Graviola, why you never hear about it. If the statement is not even 50% of the importance attached to it, why oncologists, hospitals urged patients not to use it ? The answer is simple : our very lives and our health are under the control of economic power. And Graviola is a plant that works well.

 

An American company, billionaire, started looking for a cure for cancer and research focused on Graviola.

 

All the shows will be useful : leaf, root, pulp and seeds, have been used for centuries by traditional healers and natives in South America to treat heart disease, asthma, arthritis.

 

Given the early evidence, which said the company spent large sums of money to test anti-cancer properties of the tree, and was amazed by the results. Apparently he will be a source of millions of profits. But they found an insuperable obstacle : the tree Graviola (Soursop), completely natural, why not patentable under federal law. You can not get a juicy profit is expected of him. There is no way to make serious profits from it.

 

Company chose to try to synthesize two of the ingredients of effective anti-cancer Graviola tree. If they have been isolated, will be able to patent and make billions of dollars. But they met a solid wall.

 

Original only possible to emulate. There is no way for these companies can be protected if the commercial disseminate their research, without first obtaining an exclusive patent.

 

Like the dream has evaporated, the project saved the company decided not to publish the results of the investigation.

 

Luckily, a scientist who participated in the research, professional ethics is not going to ignore this decision, decided to contact the company risks that are dedicated to studying plants from the Amazon and a miracle.

 

When researchers at the Institute of Health Sciences studied the good news, began investigating the possibility that Graviola can fight cancer. Evidence of the effectiveness of Graviola amazing and the way they try to hide that truth is not expected, triggering a wave of anger.

 

National Cancer Institute’s first scientific research in 1976. The results showed that Graviola leaf and stem effectively attack and destroy malignant cells. For some reason, the results are collected in a secret and never communicated to the public.

 

Since then, Graviola has been shown in laboratory tests 20, independent, and that power is very strong anti-cancer, although not yet developed a blind test (double blind) that is used by medical science as a reference to ***ess the treatment value, it begins.

 

A study published in the Journal of Natural Products (Natural Products), collected according to a study recently by the Catholic University of Korea, found that an element, a chemical in Graviola (Soursop) used to kill cancer cells selectively colon , with a rated “higher than 10000 commonly used adriamycin.
 

This message has been scanned for malware by SurfControl plc. http://www.surfcontrol.com/ -



Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 28/Apr/2010 lúc 9:58am
http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=A1twK6m3jCYSMlarR4VXYUbwPhjVG7W7"> Nấm Mộ Lá  <<xin bấm vào ?func=search&a=&b=&keyword=Phạm%20Chi%20Lan - Phạm Chi Lan
http://z.about.com/d/pittsburgh/1/0/6/i/fall_cemetery.jpg">


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 30/Apr/2010 lúc 1:46pm
http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=bJ0juWLbXS2WRfJsA2mD8wsHVSNq2aKS"> Dao Cắt Trong Lòng <<xin bấm vào  - View: 1403 ?func=search&a=&b=&keyword=Lệ%20Hằng - Lệ Hằng


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 03/May/2010 lúc 3:25am

25 Điều Khám Phá Mới Lạ Từ Trái Măng Cụt
Ánh Dương Sưu Tầm C/N 2010/01



("Garcina Mangostana", Mangoustan)


(Tài liệu trích dịch từ báo chí Hoa Kỳ, Wellness Report, Volume 52

Bài trích dịch này được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của một số thân hữu đồng hương. Trên thị trường quốc tế, sản phẩm nước sinh tố măng cụt đã được thương mại hoá trên 2 năm qua và được một số báo chí tiên đoán số lượng thương vụ sẽ có thể lên đến hàng tỉ Mỹ Kim. Ánh Dương

Vỏ Măng Cụt đã từng là một phương tiện trị bệnh tại các nước vùng Đông Nam Á, như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, và Việt Nam. Điều này đã gợi ý cho các chuyên viên y khoa Hoa Kỳ phát động một công trình nghiên cứu y học về trái Măng Cụt tại vùng Đông Nam Á trong thời gian gần đây ... Cuối cùng, căn cứ vào những kết quả của sự nghiên cứu, một số doanh nhân Hoa Kỳ và Đức Quốc đã hợp tác sản xuất và đưa vào thị trường quốc tế dưới dạng nước Măng Cụt.

Đây chỉ là nước sinh tố có tác dụng tăng cường hệ thống miễn nhiễm và có thể dùng như nước cam. Để phòng bệnh, quí vị có thể mỗi ngày dùng hai muỗng canh. Đối với người Việt Nam chúng ta thì có nhiều vị cao niên cũng đã từng nghe nói hoặc sử dụng vỏ Măng Cụt để trị tiêu chảy và tiểu đường. May mắn là bây giờ người Hoa Kỳ với nhiều phương tiện khoa học tối tân đã khám phá ra những công dụng khác của vỏ Măng Cụt.

Theo y học thì cơ thể con người là một bãi chiến trường không ngừng nghỉ. Hàng ngàn phần tử xấu (free radicals) luôn luôn tấn công sự quân bình của các tế bào từng phút từng giây mỗi ngày. Các tế bào của Hệ Thống Miễn Nhiễm thường chu toàn nhiệm vụ khi thu dọn chiến trường. Tuy nhiên, khi một tế bào mất quân bình về điện và qua mặt được Hệ Thống Miễn Nhiễm thiếu dinh dưỡng, chúng ta gọi đó là cancer. Tế bào ung thư sẽ đi tìm lại những gì đã mất từ những tế bào khoẻ mạnh để có thể quân bình trở lại. Khi tình trạng này xảy ra, một căn bệnh ra đời và thường đòi hỏi một thời gian dài trước khi có triệu chứng để có thể thấy và biết được là có bệnh.

Hê Thống Miễn Nhiễm thường được chúng ta bồi dưỡng bổ sung bằng các loại thuốc bổ như Vitamine C và E. Vitamine C rất thông dụng vì có chất chống lão hoá.

Trên thế gian chúng ta đang sống có nhiều phần tử chống lão hoá, trong đó có khoảng 200 loại mạnh nhất được gọi là Xanthones, và các nhà nghiên cứu y khoa đã tìm thấy khoảng 40 Xanthones hiện diện trong vỏ Măng Cụt, và đây chính là nguyên nhân nước Sinh Tố Măng Cụt ra đời.

Trên cuộc đời này không hề có thuốc trị bá bệnh. Thực tế, nhân loại có thể tìm thấy trong các loài thảo hoặc động vật một số thực phẩm giúp cho Hệ Thống Miễn Nhiễm trong cơ thể được mạnh thêm để có thể chống lại bệnh tật một cách hữu hiệu hơn.

Theo thiển ý của nhóm dịch thuật thì đây chỉ là một khám phá mới lạ và mỗi cá nhân nên tự mình kiểm chứng lấy một cách cẩn thận vì cơ thể mỗi người có phản ứng khác nhau.

Nhóm dịch thuật bài báo này xin miễn phê bình về mực độ khả tín của nội dung bài báo. Những lời trình bày dưới đây là có thể bắt nguồn từ những kinh nghiệm góp nhặt từ những người tiêu thụ đã có dịp dùng qua sản phẩm trong suốt hai năm qua. Nhóm dịch thuật xin kính chúc quý vị luôn mạnh khoẻ và sáng suốt trong sự quyết định.

1 - Tăng cường sinh lực
Khả năng chống mệt mỏi của Măng Cụt là một trong những điểm lợi tìm thấy ở trái cây này. Có thể tiên đoán và tin được rằng Măng Cụt đem lại sự tăng cường sinh lực một cách an toàn. Những người dùng Măng Cụt đã từng khen ngợi về sự tăng cường sinh lực thấy rõ và trạng thái khoẻ khoắn trong người.

2 - Chống lại các chứng viêm
Chứng viêm kinh niên có thể đưa đến Tiểu Đường loại II, ung thư, thấp khớp, lãng trí, bệnh tim mạch và các căn bệnh chết người. Các Kháng Thể XANTHONES trong Măng Cụt chống lại chứng viêm một cách tự nhiên ở đơn vị tế bào qua sự ngăn chặn các nhiễm thể COX 2.

3 - Giảm cân
Trong thế giới mập phì của chúng ta, các màng tế bào thường trở nên cứng và không thể thấm nước. Các Kháng Thể XANTHONES trong Măng Cụt khiến các tế bào trở nên mềm và có thể thấm nước và có khả năng biến thực phẩm chúng ta ăn vào trở thành năng lượng. Điều này khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn và giúp chúng ta đồng thời giảm cân.

4 - Giảm và ngăn ngừa đau nhức
Lợi ich giảm đau nhức của Măng Cụt đang giúp nhân loại trên toàn thế giới. 
“Tôi đã có thể ngưng dùng Percocet và những toa thuốc cực mạnh của các loại thuốc chống viêm mà cá nhân tôi đã từng dùng để có thể một phần nào kiểm soát được sự đau đớn do bệnh thoái hoá của các đĩa sụn nơi vùng cổ bao nhiêu năm nay. Bây giờ thì tôi không còn đau đớn nữa,” đây là những lời chia sẻ của Bác Sĩ Tây Y Dr Templeman.

5 - Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Bệnh tim và chứng động mạch có vách dày và cứng xảy ra khi tính đàn hồi của các mạch máu quanh quả tim không còn nữa. Măng Cụt giúp củng cố hệ thống tuần hoàn qua hiệu năng chống vi thể và chống lão hoá. Khi những mạch máu trở nên khoẻ mạnh, nguy cơ của bệnh tim cũng giảm theo.

6 - Chống các phần tử gây lão hoá
Măng Cụt có nhiều nhiễm sắc tố mà chúng đã tự chứng minh là có khả năng gấp bội so với Sinh Tố C và Sinh Tố E trong việc chống lão hoá. Bác Sĩ Tây Y
Dr Templeman có khuyên nhủ “Dùng Măng Cụt để bổ sung dinh dưỡng hàng ngày, quí bạn sẽ nhận thấy những lợi ích vô kể rong việc chống lão hoá do Măng Cụt cống hiến.”
7 - Giảm áp huyết
Áp huyết cao là một trong những nguyên do đưa đến chứng động mạch có vách dày và cứng. Những mảnh vụn nhỏ nguy hiểm thường được cấu tạo và làm hẹp đường lưu thông máu trong các động mạch khiến gia tăng nguy cơ bị HEART ATTACK và STROKE. Măng Cụt đã tỏ ra hữu hiệu, nhất là đối với những người có một trọng lượng trung bình, trong việc giảm áp huyết và ngăn ngừa sự tấn công áp huyết của mạch máu đường phổi.

8 - Cải tiến tình trạng bao tử
Một trong những hậu quả của sự lão hoá là sự giảm sút tự nhiên của chất acid trong bao tử. Sự kiện này đưa đến gia tăng vi trùng trong bao tử và gây ra tiêu chảy, đau quặn, ợ hơi, và không thể hấp thụ dinh dưỡng. Kháng thể XANTHONES trong Măng Cụt đã chứng tỏ khả năng tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi trùng để cải tiến và tái lập sự quân bình trong bao tử.

9 - Cải tiến đường tiểu tiện
Sự thiếu khả năng điều khiển đường tiểu tiện của phái nữ thường do sự thoái hoá tự nhiên của bắp thịt vùng xương chậu.. Sự suy yếu của các bắp thịt làm giảm khả năng của bàng quang có thể tự tống hết nước tiểu ra bên ngoài. Khi đàn ông có tuổi, nhiếp hộ tuyến tự nhiên lớn ra khiến đường tiểu hẹp lại và đưa đến tình trạng một phần nước tiểu tồn đọng lại nơi bàng quang sau khi tiểu. Cả hai phái nam nữ gặp những trạng huống này thường bị bệnh nhiễm trùng bởi vì vi trùng trong nước tiểu tồn đọng không hề bị hủy diệt. Kháng thể XANTHONES trong Măng Cụt đã chứng tỏ rằng với hiệu năng tự nhiên trong việc kháng vi trùng thì sự tùy thuộc vào các chất kháng thể cũng có thể được chấm dứt.
10 - Tiêu trừ hơi thở hôi hám
Một phản ứng phụ lạ lùng của các Kháng thể diệt vi trùng với tên XANTHONES trong Măng Cụt là khả năng tẩy trừ hơi thở hôi hám.

11 - Làm dịu chứng bệnh suyễn
Suyễn chính là chứng bệnh viêm của hệ thống hô hấp. Măng Cụt chính là một chọn lựa lý tưởng so với thuốc suyễn thường không được ưa chuộng cho lắm vói lý do là Măng Cụt có khả năng chống nhiễm trùng, ngăn chứng viêm và giảm thiểu dị ứng phát khởi ... một cách tự nhiên.
12 - Chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Chứng viêm kinh niên là một trong những căn nguyên hàng đầu đưa đến Tiểu Đường loại II. Vì Măng Cụt là loại trái cây từ thiên nhiên có khả năng chống viêm cho nên nó có thể giúp chúng ta ngăn ngừa Tiểu Đường loại II. Với khả năng làm thấp và điều hoà lượng đường trong máu, cải tiến mức sinh lực và làm giảm nhu cầu thuốc men vì lượng đường trong máu xuống bất bình thường, Măng Cụt có thể là câu trả lời cho tiểu đường. 

13 - Giúp tinh thần thêm minh mẫn
Sự hư hại do hiện tượng lão hoá đối với não bộ là một nguyên nhân chính yếu của các bệnh khùng điên, lãng trí, tay chân run lẩy bẩy và những bệnh khác có liên hệ đến trung khu thần kinh. Măng Cụt là một trong những thứ hữu hiệu nhất để chống lão hoá, cho nên nó được xem như có hiệu quả trong việc phòng ngừa sự thoái hoá của tinh thần. Hơn nữa, nó đã chứng minh cho thấy khả năng cải tiến sự bén nhạy.

14 - Chống và ngăn ngừa bệnh ung thư
Măng Cụt đang được nghiên cứu không ngừng về khả năng có thể phòng ngừa ung thư. Nghiên cứu cho thấy chất nước rút ra từ Măng Cụt ngăn chận được sự bành trướng của các tế bào ung thư máu trong người, và cũng ngăn cản sự bành trướng nhanh chóng của các tế bào gây ung thư ngực, ung thư gan và các tế bào ung thư liên hệ đến bao tử và phổi. 

15 - Chống và ngăn ngừa các bệnh dị ứng
Măng Cụt rất được ưa chuộng vì những hiệu quả tự nhiên trong sự đề kháng tổng hợp histamine cũng như các chứng viêm. Dùng nước Măng Cụt sẽ thấy thích thú hơn là dùng thuốc trị bệnh dị ứng và nhất là không bị bần thần buồn ngủ.

16 - Chống các bệnh truyền nhiễm
Các khoa học gia đã đặt vi trùng đang phát triển vào dung dịch Măng Cụt và sự quan sát cho thấy rằng Măng Cụt đã chận đứng sự phát triển của các vi trùng. Vì khả năng tự nhiên có thể tiêu diệt vi trùng, Măng Cụt còn được mệnh danh là ‘nữ hoàng chống vi thể”. 

17 - Chống và ngăn ngừa trạng thái buồn chán
Một trong nhũng điều lợi mà Măng Cụt mang lại là cái khả năng giúp cho người sử dụng một cảm giác hân hoan thư thái trong lòng. Thêm vào đó, tryptophan - một loại acid trọng yếu cho đời sống loài động vật - cũng được tăng tiến do việc sử dụng Măng Cụt hàng ngày. Chất acid tryptophan có liên hệ trực tiếp với chất serotonin, một chất có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn, và khẩu vị.

18 - Cải tiến làn da
Các chứng bệnh ngoài da như eczema, dermatitis, acne, psoriasis, và ngứa thường được điều trị bằng steroids và các loại kem chống nấm. Dùng nước Măng Cụt, bằng cách áp dụng ngay trên vùng da có vấn đề, kết quả cho thấy các chứng bệnh ngoài da kể trên đã được giải quyết tự nhiên mà không cần thuốc men và không bị phản ứng phụ.

19 - Ngăn ngừa các biến chứng của đôi mắt
Cataracts và glaucoma là hậu quả của sự phá hủy do chất phóng xạ gây ra cho các lăng kính protein trong mắt. Những biến chứng mắt kể trên có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh phơi nắng vàợ dùng chất dinh dưỡng bổ sung có chất chống lão hoá hữu hiệu chẳng hạn như những chất trong Măng Cụt.

20 - Giúp miệng lở mau lành
Măng Cụt có thể giúp miệng đang lở và đau đớn được lành trong vòng 24 giờ. Khả năng làm co rút vết thương và thành quả chống vi khuẩn có ảnh hưởng mau chóng để giúp duy trì miệng và lợi luôn được khoẻ mạnh. 

21 - Giảm cholesterol
Khi mà loại cholesterol xấu (LDL) bị ốc xýt hoá trong dòng máu và các động mạch, những mảng sợi sẽ được tạo ra. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng các Kháng Thể XANTHONES trong Măng Cụt có tác dụng là giảm sự lão hoá của loại cholesterol xấu (LDL), và ngăn ngừa sự thành hình của các những mảng sợi nguy hiểm.

22 - Giúp ngăn ngừa sạn thận
Sạn thận là căn bệnh phổ thông, nhất là nơi đàn ông. Khi người đàn ông bắt đầu dùng Măng Cụt với dung lượng 3 ounces (6 muỗng canh) hay nhiều hơn, nhiều người sẽ đi tiểu thường xuyên trong vòng 24 giờ kế tiếp, Hậu quả gia tăng tiểu tiện này giúp phòng ngừa hoặc tống sạn thận ra ngoài. 

23 - Giảm các ảnh hưởng lão hoá
Măng Cụt là một trái “phép lạ” giúp phòng ngừa và chống lại nhiều hậu quả của sự lão hoá chẳng hạn như : sự thoái hoá tinh thần, bệnh đường tiêu hoá do phiền muộn, thấp khớp, đau nhức bắp thịt và khớp xương, và sự suy kém của mắt.

24 - Ngăn ngừa hoặc giúp mau hồi phục từ các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
Măng Cụt đã chứng tỏ một khả năng đáng kể khi dùng nó với liều lượng cao vào lúc có sự tấn công của một trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, hầu có thể thúc đẩy nhanh chóng những tiến trình của cơ thể và giúp mau lành cơn bệnh nhiễm trùng. Khi dùng Măng Cụt như chất dinh dưỡng bổ sung hàng ngày, Măng Cụt cũng đã tỏ ra có hiệu quả trong lãnh vực phòng ngừa sự nhiễm trùng do vi khuẩn. 

25 - Cải tiến hệ thống tiêu hoá
Cái vỏ của Măng Cụt hầu như cấu tạo bởi chất sợi. Chất sợi có tác dụng đẩy phế thải qua ruột non mau chóng hơn, ngăn ngừa táo bón và ngay cả ung thư ruột. Chất sợi có thể giúp kiểm soát cholesterol bằng cách lấy đi những acid đắng độc hại.



Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/May/2010 lúc 9:31pm


-------------
mk
~::Trích Dẫn nguyên văn từ van phan

  

Trái cây người già thích : Trái Sầu Riêng

Chuyện Riêng về Sầu Riêng
14/02/2010

Sầu riêng: Bổ từ trong ra ngoài

Sầu riêng không chỉ là loại quả có nhiều chất bổ mà còn là vị thuốc chữa ho và bệnh ngoài da hiệu quả.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cơm quả sầu riêng có 37,14% nước, 6,38% protit, 2,7% lipit, 16,2% gluxit, nhiều loại chất khoáng và vitamin. Mùi đặc biệt của múi sầu riêng là do hỗn hợp của các este và thioethe tạo thành.

Cũng vì vậy, về mặt dinh dưỡng sầu riêng được các nhà nghiên cứu đánh giá cao,
.......                  

 
 
van phan , copy internet   
 
 
Việt Báo Chủ Nhật, 5/2/2010, 12:00:00 AM
 
 
 
 
Sài Gòn: Sầu Riêng Vào Mùa, Giá Hạ

Hiện nay đã bắt đẩu mùa sầu riêng nên dân Sài Gòn có thể thưởng thức loại trái cây thơm ngon đặc biệt này với giá hạ.
Ở những chiếc xe đẩy vô tận các ngỏ hẽm (ảnh) sầu riêng loại thông thường chỉ còn giá 10,000 – 12,000 đồng/ký, trong khi trái mùa thì thường giá gấp đôi. Bên cạnh đó, hàng cao cấp là loại sầu riêng hạt lép, cơm dày đang có giá 25,000 – 30,000 đồng/ký, còn mới tháng trước, quí bà quí cô khoái loại trái này phải mua với giá 50,000 – 60,000 đổng/ký.
Tách cái vỏ sầu riêng đầy gai nhọn là một việc dễ gây trầy tay, chảy máu nên với găng tay cùng một lưỡi dao cứng, người bán lo luôn phần việc này để lấy ra những múi sầu riêng trông rất hấp dẫn. (Photo VB)
 
 
http://vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=158702 - http://vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=158702
 
 
 
 


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 05/May/2010 lúc 3:50am
 Cám ơn Mỹ Kiều cho thông tin về Sầu riêng đầu mùa , để người già  mua ăn vui vẽ ,ngon , khỏi bị lầm giá cao..
 
Những điều người cao tuổi không nên /main/doisong/yhoc/18062-nhng-iu-ngi-cao-tui-khong-nen.html - Những điều người cao tuổi không nên --> http://www.saigonecho.com/main/doisong/yhoc/18062-nhng-iu-ngi-cao-tui-khong-nen.pdf">PDF http://www.saigonecho.com/main/doisong/yhoc/18062-nhng-iu-ngi-cao-tui-khong-nen.html?tmpl=component&print=1&page=">Print http://www.saigonecho.com/main/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL3d3dy5zYWlnb25lY2hvLmNvbS9tYWluL2RvaXNvbmcveWhvYy8xODA2Mi1uaG5nLWl1LW5naS1jYW8tdHVpLWtob25nLW5lbi5odG1s">E-mail
Tác Giả : Bác sĩ Lê Trung Ngân   
Thứ Năm, 29 Tháng 4 Năm 2010 09:12

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

1. Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm

Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

2. Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng

Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút. Bước 1 khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.

 
               Người cao tuổi nên tập thể dục vào buổi chiều. 

3. Không nên ngoái đầu một cách đột ngột

Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

4. Không nên đứng co một chân để mặc quần

Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.

5. Không nên quá ngửa cổ về phía sau

Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.

6. Không nên thắt dây lưng quá chặt

Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.

7. Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặng mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

8. Không nên nói nhanh, nói nhiều

Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

9. Không nên xúc động

Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.

Có một câu nói rất hay: "Đừng để chết vì thiếu hiểu biết". Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.

  Bác sĩ Lê Trung Ngân

 Báo saigon echo.  


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 07/May/2010 lúc 2:51am
Vợ Chồng Già /main/giaitri/thovui/17977-v-chng-gia.html - Vợ Chồng Già --> http://saigonecho.com/main/giaitri/thovui/17977-v-chng-gia.pdf">PDF http://saigonecho.com/main/giaitri/thovui/17977-v-chng-gia.html?tmpl=component&print=1&page=">Print http://saigonecho.com/main/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL3NhaWdvbmVjaG8uY29tL21haW4vZ2lhaXRyaS90aG92dWkvMTc5Nzctdi1jaG5nLWdpYS5odG1s">E-mail
Tác Giả : Saigon Echo sưu tầm   
 Chúc cuối tuần vui vẽ
Bà rằng: ông dở chứng điên, ông rằng: bà mới vô duyên trên đời

Vợ chồng nay đã về già
Lưng còng gối mỏi, làn da đồi mồi
Khó khăn lúc đứng khi ngồi
Mắt mờ, tai điếc, răng thời lung lay

Về hưu rảnh rỗi cả ngày
Cụ bà đổi tính nên hay nói nhiều
Thôi thì cụ nói đủ điều
Trời mưa trời nắng, từ chiều tới khuya

Trách ông già: vẫn không chừa
Tính tình gàn dở, khó ưa quá trời
Lỗi ông cụ nhớ thật dai
Lâu lâu lại nhắc một vài tật xưa

Đi đâu hai cụ chung xe
Cụ ông cầm lái cụ bà chỉ huy
Hãy nhìn đèn đỏ đằng kia
Ông mà vượt nó hồn lìa thế gian
Lái xe cốt giữ an toàn
Chạy nhanh lái ẩu là tan thân già

Những ngày hai cụ ở nhà
Đứng ngồi quanh quẩn vào ra đụng đầu
Truyện trò chỉ được vài câu
Thế là các cụ bắt đầu xùng lên
Bà rằng: ông dở chứng điên
Ông rằng: bà mới vô duyên trên đời

Hôm nao khó ở trong người
Không gây nhau thấy buồn ơi là buồn
Gây hoài riết trở thành quen
Gây xong lại nắm tay em cười hòa
Cãi nhau cái thú người già
Không gây không cãi, cửa nhà buồn tênh



Người gởi: van phan
Ngày gởi: 14/May/2010 lúc 3:45am
 
Cha già nói với con /main/giaitri/thica/15207-cha-gia-noi-vi-con.html - Cha già nói với con --> http://saigonecho.com/main/giaitri/thica/15207-cha-gia-noi-vi-con.pdf">PDF http://saigonecho.com/main/giaitri/thica/15207-cha-gia-noi-vi-con.html?tmpl=component&print=1&page=">Print http://saigonecho.com/main/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL3NhaWdvbmVjaG8uY29tL21haW4vZ2lhaXRyaS90aGljYS8xNTIwNy1jaGEtZ2lhLW5vaS12aS1jb24uaHRtbA%3D%3D">E-mail
Thi Ca
Tác Giả : TRẦN VĂN LƯƠNG   
Mời các bạn thưởng thức một bài thơ thật cảm động của 1 người cha già nói với con gái. Phải nói là bài thơ độc đáo của người cha già hiểu biết ý nghĩa của cuộc sống cuối đời với tình thương bao la trao cho con cái
 
HAI CÂU ĐẦU:
          Đêm bệnh-viện, sầu tơi trên tóc trắng,
          Người già nằm, bóng hạc lắng chiều sương,

DẠO: Lòng không muốn sống xa nhà
         Nhưng trời bắt tội tuổi già biết sao!
 
 (Kính mến gửi về Chú, ngậm-ngùi đánh dấu ngày mà Chú, vừa tới tuổi 90, phải vào nhà dưỡng-lão, mặc dù con gái Chú rất thiết-tha muốn được đưa Chú về nhà.)
 
          Đêm bệnh-viện, sầu tơi trên tóc trắng,
          Người già nằm, bóng hạc lắng chiều sương,  
          Mắt ngu ngơ như nắng lỡ độ đường,
          Nhìn con gái dựa bên giường gà gật.
 
Đầu ngật ngầy váng vất,
Thương con mình tất bật ngược xuôi,
Mấy ngày qua luôn túc-trực không rời,
Đến tối mịt mới về nơi tổ ấm.
 
          Bàn tay già chầm chậm,
          Thờ thẩn nắm tay con.
          Từ rãnh mắt xoáy mòn,
          Giọt thương cảm lăn tròn theo vết cũ.
 
                                         X
                                   X        X
 
 Khuya rồi đó, sao con chưa về ngủ,
 Chuyện tuổi già, con ủ-rũ làm chi.
 Chín mươi rồi, Bố chưa bị cất đi,
 Mình may mắn, có gì mà áo-não.
 
         Hãy để Bố vào ở nhà dưỡng lão,
         Như mọi người vừa khuyên bảo sáng nay,
         Vì một mai khi rời khỏi nơi đây,
         Khó khăn sẽ theo tháng ngày dai dẳng.
 
 Bố không muốn mình trở thành gánh nặng,
 Để cho con phải lo lắng miệt mài
 Đời con còn nhiều trách-nhiệm trên vai,
 Đâu có thể chực-chầu hoài sớm tối.
 
          Thân gầy còm yếu đuối,
          Sao kham nổi đường xa.
          Thêm việc sở, việc nhà,
          Chuyện con cái, dễ gì mà vất bỏ.
 
 Người già thường cau-có
 Nằm liệt giường, càng khó tính gấp trăm.
 Dù cho con chẳng quản ngại nhọc nhằn,
 Nhưng chịu đựng tháng năm dài sao thấu.
 
          Bố vẫn muốn sống đời bên con cháu,
          Dẫu cơ-hàn, mà rau cháo có nhau.
          Bao năm qua mất Mẹ , bấy năm sầu,
          Bố gượng sống với niềm đau-lẻ-bạn.
 
 Buồn nhớ lại ngày vượt biên hoạn-nạn,
 Bỏ quê nhà, chấp-nhận vạn gian-truân,
 Chết trong tay đã nắm chặt chín phần.
 Mạng sống chỉ ngàn cân treo sợi nhỏ.
 
         Con thuyền khốn khổ,
         Sóng gió tả-tơi,
         Phút chót đã kề nơi,
         Lối định-mệnh, ai người sống sót.
 
Tưởng chỉ được nhìn Mẹ, con lần chót,  
 Nhưng Trời thương cho trót-lọt qua đây,
Trong khi bao người biển cả vùi thây,
Giờ sao nữa, chẳng mảy-may tiếc rẻ.
 
         Bố chỉ hận mình không còn sức khỏe,
         Đở đần con việc lẻ-tẻ hôm mai,
         Để chiều về, con bớt phải loay-hoay,
         Được yên nghỉ sau ngày dài kiệt sức.
 
Khi bị đẩy vào trong phòng hồi-lực,
Bố biết mình gần tới lúc xuôi tay.
Dù thoát nạn hôm nay,
Đời cũng phải rẽ ngay vào lối ngoặc.
 
        Bố tự biết như ngọn đèn sắp tắt,
        Nên cố tình bẳn gắt mấy ngày qua.
        Nếu chẳng may phải theo gót ông bà,
        Con cũng đở xót xa giờ đưa tiễn.
 
Mai kia rời bệnh-viện,
Con đừng bịn-rịn xót xa,
Hãy nghe lời y-tá dặn ngày qua,
Mà đưa Bố thẳng ra nhà dưỡng lão.
 
        Cuộc sống mới dù là mưa hay bão,
        Bố không buồn,tự bảo vẫn còn may,
        Vì biết rằng, chỉ quanh-quẩn đâu đây,
        Con cháu Bố đang vui vầy hạnh-phúc.
 
Rồi sẽ có những buổi chiều hun-hút,
Bố nặn dần từng phút ngóng người thân.
Nhưng rủi con chẳng tới được một lần,
Bố cũng hiểu, đừng bận tâm ray-rứt.
 
        Bố không ngại chặng cuối đời khổ cực,
        Nhìn thấy con hạnh-phúc, Bố vui lòng.
        Tuổi đã nhiều, phận Bố thế là xong,
        Con phải sống cho chồng, cho con cái.
 
Hứa với Bố, con sẽ không buồn mãi,
Nếu mai này, khi Bố phải ra đi,
Mà con không kịp đến lúc phân-kỳ,
Nói cùng Bố lời chia-ly vĩnh-viễn.
 
                              X
                         X      X
 
         Đêm trơn giấc, người con rời bệnh-viện,
         Đôi mắt già quyến-luyến vọng đưa chân.
         Trong ký-ức phai dần,
         Khuôn  mặt những người thân vùng hiển-hiện.
 
               Lòng chợt thoáng bùi-ngùi khi nghĩ đến
               Phút lên đường, theo ước-nguyện ba-sinh,
               Chân bơ-vơ trong tăm tối một mình,
               Mò mẫm lối hành-trình về thiên-cổ.
 


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 15/May/2010 lúc 4:17am
Chân lý ông già /main/giaitri/thovui/18348-chan-ly-ong-gia.html - Chân lý ông già --> http://www.saigonecho.com/main/giaitri/thovui/18348-chan-ly-ong-gia.pdf">PDF http://www.saigonecho.com/main/giaitri/thovui/18348-chan-ly-ong-gia.html?tmpl=component&print=1&page=">Print http://www.saigonecho.com/main/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL3d3dy5zYWlnb25lY2hvLmNvbS9tYWluL2dpYWl0cmkvdGhvdnVpLzE4MzQ4LWNoYW4tbHktb25nLWdpYS5odG1s">E-mail
Tác Giả : Saigon Echo sưu tầm   
 

Kính vợ đắc thọ. Sợ vợ sống lâu. Nể vợ bớt ưu sầu

Để vợ lên đầu là ... trường sinh bất tử
Đánh vợ nhừ tử là ... đại nghịch bất đạo
Vợ hỏi mà nói xạo là ... trời đất bất dung
Chê vợ lung tung là ... ngậm máu phun người
Gặp vợ mà không cười là ... có mắt không tròng
Để vợ phiền lòng là ... tru di tam tộc

Vợ sai mà hằn học là ... trời đánh thánh đâm
Vợ gọi mà ngậm câm là ... lòng lang dạ sói
Để vợ nhịn đói là ... tội nhân thiên cổ
Để vợ chịu khổ là ... bất tài vô dụng
Trốn vợ đi "ăn vụng" là ... tứ mã phanh thây
Vợ hát mà khen hay là ... anh hùng thức thời
Khen vợ hết lời là ... thuận theo thiên ý!

Quý bà thì khen hết ý
Các ông ..... cha chả thật là phi lý!

Đọc xong bài này là choáng váng, xây xẫm mặt mày cho nên xin có lời khuyên Hi-Fi (thành thật và trung thực nhất) cho những thằng đàn ông còn hoặc đang có một cuộc sống độc thân vui tính -

Chơi lữa có thể cháy nhà
Chơi dao coi chừng có ngày đứt tay
Nhưng đụng tới gái có ngày
Thân tàn ma dại đố mày dứt ra!

Hãy tránh xa ... ha ha ha :-):-):-)
Nếu không thì ... hu hu hu :-( :-( :-(
(Vậy mà còn bị thiên hạ chửi là ĐỒ NGU nữa chứ ... tức ói máu!)

Ối dzời ơi bấy lâu nay cứ tưởng là nam nhi chi chí ai dè -

Thân trai mười hai bến nước
Bến nào cũng đục chẳng trước thì sau
Hết kiếp này đợi kiếp sau
Xin làm dân "gay" lấy nhau báo thù!

Đàn ông sẽ là "gay" lấy nhau để cho mấy bà ở giá, ế độ, mốc meo, khô héo, màn nhện giăng đầy, và sẽ suốt đời làm ... Người tình không ... đàn ông ... cho bỏ ghét!

Đó là kiếp sau còn bây giờ thì xin hãy ... cứu tôi với, help me please, sauvez moi s'il vous plait, ... ngộ chẩu à!
Xì tốp ... Khoan ... Xin hãy dừng chân lại (nghe giống cải lương Hồ Quảng quá hén)
Lỡ kiếp sau mình là "gay" mà mấy bà cũng đầu thai là "gay" thì coi như bỏ mẹ sa tràng, chạy trời không khỏi nắng, tránh vỏ dưa gặp bãi mìn, từ chết tới bị thương ... sương sương thì cũng bị đập bờm đầu, bầm đít !

Ôi thân trai!
Đôi vai gánh vác sơn hà
Gánh luôn một bà với đàn con (1)
Đêm dài ngày ngắn dạ héo hon
Canh khuya thanh vắng lòng nỉ non
Một niềm tin xin vẫn giữ trọn
Đã một lần thề trên dáo nhọn (2)
Tận trung với nước non
Thuỷ chung với vợ con (3)
Thương cha nhớ mẹ sức mòn
Non cao biển rộng một lòng sắt son
Cầu cho đất nước vẫn còn (4)
Xin cho dân Việt vuông tròn mai sau!



Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 19/May/2010 lúc 2:39pm

Ông Ngoại

Nguyễn Ngọc Tư


Sáng nay, con em họ Dung khoe:

- Em vừa đi phỏng vấn, má em nói một tháng nữa sẽ bay.

Chiều, cậu mợ ghé nhà, mếu máo . Ông ngoại cương quyết không đi . Ông bảo: "Ba sống ở đây một mình mà vui, sang bên đó, xứ lạ xa người... các con lớn rôi, chọn đường thì cứ đi... "

Mợ khóc lu loa.

- Thà ba mắng chửi, chứ nói vậy, tụi em đau lòng.

Mẹ Dung an ủi:

- Thôi, có dịp thì ứ đi, ở bên này chị thu xếp cho mấy cháu sang sống với Ba.

Dung như ở trên trời rơi xuống. Mẹ bảo nó:

- con là con gái lớn, biết nấy cơm, chăm sóc ngoại.

Dung gân cổ cãi:

- Thì con Huệ cũng biết nấu cơm vậy.

Mẹ nghiêm mặt:

- Thế hồi mầy lên bốn, mẹ đi vắng gần tròn năm, ai nuôi mầy, ai kéo võng cho mầy suốt đêm, ai dạy cho mày "Bần tất cộng lạc, phú tất cộng ưu" là sao. Mày có thương ông không hả?

Dung cúi đầu. Ừ, thương thì có thương, mà có phải xa cách gì cho cam, ngày nào Dung cũng sang nhà chở em họ đi học, gặp ngoại thì chào hỏi, đôi khi ông ngoại lì xì ít tiền, dăm tối nó qua cậu hát Karaoke, xem phim, ông ngoại với nó cũng thân thuộc vậy. Nhưng suy đi nghĩ lại, sang sống với ông lai là chuyện khác. Lũ em hùa đến:

- Lần này chị chết chắc.

Con em họ dụ khi.

- Thôi thì cho chị dàn Karaoke của em luôn.

Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở Karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tiat tót cho mấy chậu kiểng, mấy con cá vàng. Con hỏi: "Ngoậi chăm sóc hoài không chán sao?", Ngoại nói " Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu".

Mẹ cười:

- Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem.

Dung anh ách lái xe về nhà ngoại, cậu đi để lại chiếc Chaly màu xanh, Dung dùng đi học. Hồi sáng này, ông ngoại dắt xe ra đến cửa Dung hỏi:

- Ngoại đinh đi đâu

- Ông lên quận một chút.

Dung ngăn:

- Thôi , ngoại già rồi, không nên lái xe , có đi, con chở ông đi.

Ông tỏ vẻ giận, quây quả vào nhà. Ôi, người già sao mà khổ đến vậy.

Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thết xập sxnh, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiêu. lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau.

Mặc dầu Dung đang ở trong thế giới của ông, mà không biết mình đang chìm dần vào đấy. Lọt thõm giữa cái sân xanh lá, Dung vẫn buồn. Rảnh rỗi, nó leo lên cây me già ở góc sân, nhấm nháp vị me non. Ông ngoại tặng Dung cái chậu sứ trằng nó trồng vầo đấy một cây mai. Lây ngày quên bẵng, nhìn lại thấy cây mai đã lớn từ hồi nào, mượt mà những là Dung cảm thấy vui vui. Hôm bữa Dung nói với ông:

- Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi?

Ông nhìn Dung thật lâu" Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn".

Dung chột dạ, "Có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không"

Mưa thì ông ghé vào phòng

- con khỏi phải nấu cơm, lo mà ôn thi, ngoại ra quán ăn cũng được.

Dung mừng rỡ, gật đầu, lòng thầm toan tính. "Chuyện này chẳng nói cho mẹ hay kẻo mẹ mắng" Bẳng mấy hôm, bọn chèo kéo "Ôn bài mệt thấy mồ, xả hơi một bữa" Nhảy nhót ca múa một hồi, cuộc chơi nhạt dần, Dung cong cổ húp bún, ngán quá, liền vòi về nhà "Nấu cơm có bao lâu... tại mình lười thôi".

Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt minh , nảy chồi Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lúc em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên , Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già", Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩng lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. Chủ nhật Dung cắm cúi lau chùi bên dàn karaoke phủ bụi, ông đứng lên nheo mắt:

- Sao con không hát, con hát rất hay mà.- Dung thoáng ngỡ ngàng, nó hỏi:

- Ngoại có thích nghe không?

Rồi mở máy. Hôm ấy Dung rất vui, lần đầu tiên nó hát cho riêng ông nghe và quan trọng nhất là ông đã ngồi lại đấy, gật gù.
Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi “Party nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại “Dung nói với ông, ông gật đầu/

- Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy.

Dung tròn mắt:

- Thật ư?

Ông khẽ cốc đầu nó.

- Đừng có khinh ngoại.

Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mựat bán Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, nhạc dạo bài Tango “Xa vắng”.

Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm, nói bâng quơ.

- Ông học ở đâu vậy?

- Ở câu lạc bộ. – Ông cười

Dung nghĩ bụng, mình phải đến đó một phen. Tàn tiệc Dung tất tả đi mua thuốc, ở trong phòng ông đang ho cành cạch. Nó thấy thương ông quá. Lúc đem thuốc vào phòng, ông kể:

- Hồi ngoại ở Trường Sơn, ngoại có cậu lính hát rất hay, bọn ngoại đi săn nai về liên hoan khi về đến, cậu ấy chết trên tay ngoa. bởi cơn sốt rét rừng, lúc ấy cậu ta vừa tròn mười chin.

Dung hoảng hốt:

- Thật ư?

Dung thưo ông đến câu lạc bộ, không như Dung nghĩ, ở đó cũng có tiếng nhạc dìu dặt, tiếng cười nói lao xao Dung thơ thẩn, quẩn quanh ngóng những chuyện không phải của mình

- Lúc này ông ăn được không?

- Yếu lắm rồi, ăn cơm mà nhạt như nhai giẻ rách, khéo năm nữa tôi chẳng đến được đâu.

Có tiếng đàn bà cười khanh khách.

- Ôi, bà nhuộm tóc đấy à? Bà đi đâu mà lâu lắm chẳng gặp.

- Tôi đi học Anh ngữ đêm, bọn trẻ tóc còn xanh mà cứ đi chơi luôn , bà ạ.

- Ừ nghĩ mà tủi, tôi gò lưng may cho con cháu một cái áo, nhưng nó bảo khó coi lắm. Chắc mắt tôi mờ rồi.

Dung nín lặng. Ra về:

- Hôm nay ngoại nhất định chở con về nhà.

Ngoại cười, dưới ánh đèn, mắt ông cũng cười.

Hết mùa me dốt, ông cháu Dung nhặt là mai đón Tết. Cậu gửi thư và quà về. Ông ôm chầm lấy thư bảo Dung.

- Con đọc ngoại nghe.

Dung đọc một lèo, lúc ngước lên đã thấy mắt ông đỏ rưng. Ông đến bàn thờ bà, đốt nén hương, mùi trầm ngào ngạt, Dung hỏi:

- Ngoại thương cậu như vậy, sao không theo cậu?

Ông trìu mến:

- Ngoại muốn mỗi năm cùng con đón giao thừa và nghe con hát.



-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/Jun/2010 lúc 7:57am
ÔI THẤM THÍA TUỔI GIÀ Ở MỸ 
Tác giả Andrew Lam


Người Việt hay nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già.

Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ

có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh,

máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn

đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô. Căn bản nếp sống

của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó,

ta mất đi một phần lớn cái tôi.

Khi còn sống ở Việt Nam , tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại

một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống

và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.

Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử

thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa.

Chúng ta bị buộc phải ra đi khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, và

chúng ta đã sống xa xứ từ lúc đó. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của

chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.

Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả

năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi

nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles . Bà mắc bệnh tiểu

đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nũa: Ông

tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng.

Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất

như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ ở hàng ngàn cây số cách xa?

Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân

khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể đến viếng

thăm lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.

Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ

hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt

thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ

không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ

nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất

đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy

vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ

vả đến ai bây giờ.

Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ

gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên

quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái

trưởng trong nhà.. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những

mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của

chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu

tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô

dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải

viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.

Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố

và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận,

nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất

tiếng gọi, chúng nhận ra tôi và đổ xô  lại. Bây giờ, chúng

là những niềm vui nhỏ của tôi.

Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm.

Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một

lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?

Mẹ tôi mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi qua đời lúc 95 tuổi, cả

hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi

xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi

đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ

trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai

bà có phước lắm, thường có  con cháu đến thăm. Tôi trả lời: "Đó là

lối sống của người Việt Nam ". Còn những người già khác, con cháu họ ít

đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông

con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có

cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn

ngồi chờ trông mong hình bóng người con trai bước qua khung cửa. Thật tội

nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự đơn chiếc!

Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ làng, không được người

ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão

thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh

nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn

nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới

của đám con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười ồ lên về nhiều thứ mà tôi

hoàn toàn không hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới

già như tôi.

Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá,

tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay

xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết

ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những

lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh,

người lớn ngồi nói chuyện đời tán  gẫu, đàn bà con gái quây quần chung

lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.

 

Nguyễn Đức Nguyên chuyển ngữ

 

Andrew Lam  là một biên tập viên của NAM (New American Media) và cũng là tác giả cuốn Perfume Dreams:

Reflection on the Vietnamese Diaspora (Heyday Books, 2005).

Cuốn sách này gần đây đoạt giải thưởng Beyond Margins 2006 của Trung Tâm Văn Bút Mỹ

( PEN American Center ). / Aging in a Foreign Land



Người gởi: van phan
Ngày gởi: 07/Jun/2010 lúc 9:04am
  Có nhiều thân phận trong cuộc đời : Thân phận người lính , thân phận người tù cải tạo , thân phận người tị nạn tới xứ người....Rồi thân phận người già ở trại dưỡng lảo . Tất cả đều tự lựa chọn .
 Mời đọc bài thơ :

Thơ của người lính
trong nhà già

Tôi ngồi đây
căn nhà già
chiếc ghế già
tất cả đồ đạc có mùi tuổi tác
bàn tay tôi

da nhăn như lịch sử

tôi ngồi đây
buổi chiều xuống thấp
sao hôm mờ mờ
những chiếc lá ngoài kia
hình như đang buồn ngủ
những chiếc lá sống thêm một ngày
đi dần về con phố mùa đông
những chiếc lá không biết gì
về lịch sử
những chiếc lá chưa hề nghe bom nổ
trong tĩnh lặng của một vòng tròn

tôi ngồi đây
trong tĩnh lặng của một vòng tròn
tôi nghe bom nổ
tôi nghe tiếng súng
tiếng mìn
tiếng pháo kích
tiếng kêu thất thanh
tiếng gào
tiếng khóc
và cả tiếng rơi của một bông hoa
chưa kịp nở

tôi ngồi đây
người lính già
ở một quê hương khác
kê lại tuổi mình
trên viên gạch thời gian

người lính
người tù
khi được sống khác đi
không biết làm sao sống
quê quen
đất lạ
hai sân khấu
đóng hoài không biết đổi vai
cả hai cùng lạc chỗ
cả hai cùng cúi xuống
vỗ về tôi

tôi ngồi đây
trong căn nhà già
bỗng thấy mình rất lạ
da nhăn nheo
nhưng ký ức trong veo
ký ức đổ tràn
những ống mầu trong lồng ngực
rồi dịu dàng treo một bức tranh

Một bức tranh
không có tựa đề
vẽ bằng rất nhiều cây cọ
lớn nhỏ khác nhau
mầu xanh
mầu trắng
mầu vàng
mầu đỏ
mầu đen
khẩu hiệu hung hãn
dấu hiệu hòa bình
cùng vẽ vào một góc
ngũ sắc

vẽ thêm những dòng nước mắt
vẽ được môi cười
vẽ được cả đả đảo hoan hô
ngũ sắc

tôi cúi xuống bàn tay mình
da nhăn như lịch sử
có phải chính tôi
đã phụ vẽ
bức tranh này

tôi ngồi đây
trong căn nhà già
chiếc ghế già
tất cả đồ đạc có mùi tuổi tác
bàn tay tôi
da nhăn như lịch sử
buổi chiều xuống chập choạng
ngoài kia

cúi nhìn xuống vết thương
giữa ngực mình

chao ôi,
vết thương
còn trẻ lắm!

TRẦN MỘNG TÚ
Tháng Tư, 2010

* Tác giả dùng chữ “nhà già” thay cho Viện Dưỡng Lão 



Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 25/Jul/2010 lúc 10:54pm
BÍ QUYẾT SỐNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI
http://www.authorstream.com/Presentation/vnlib-445597-0762-caonien/ - http://www.authorstream.com/Presentation/vnlib-445597-0762-caonien/


-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 16/Sep/2010 lúc 8:40pm
GIÀ ĐI
Tác Giả : HPL-emilecouture@hotmail.com
http://saigonecho.com/main/doisong/loihayydep/19585-gia-i.html -


-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 25/Nov/2010 lúc 4:19am
http://saigonecho.com/main/doisong/loihayydep/19967-ri-cng-s-cao-nien.html">
Rồi cũng sẽ cao niên
 
http://saigonecho.com/main/doisong/loihayydep/19967-ri-cng-s-cao-nien.html
fb717f4e7b7dfa697432bd7503e989c6.jpg%20%28500×331%29


-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 26/Nov/2010 lúc 12:00am

NỖI ĐAU TUỔI GIÀ
Huy Phương
 

Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm.


Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?


Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “ đem cha bỏ chùa ”.


Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng.ï Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có p***port hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.


Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có p***port của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.


Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá 1ớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi: -“Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?” Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:-“Bả đi khỏi rồi!”


Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.


Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồngï đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.


Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”.


-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 29/Nov/2010 lúc 5:08am
 
Nước chẩy xuôi giòng .
 
 
Mỗi lần vào nhà dưỡng lão để thăm bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không,

hoặc ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi chăm sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý cụ vào đây?

Thành ngữ Việt Nam có câu “Nước mắt chảy xuôi” để nói tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, từ cao xuống thấp để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn lòng khi cảm thấy bị bỏ quên khi đến tuổi già, bệnh tật….

Trong một số bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xã hội hôm nay, có đoạn:

“Ở Florida có một bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không ai ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn còn, mới khám phá ra bà mẹ đã chết. Thật là thảm!”

Chắc chắn chuyện này có thể tránh được, nhưng sao cậu con hờ hửng đến thế! Câu chuyện như trên có thể xẩy ra bất cứ ở đâu. 

Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho con, như đôi cánh của một con gà mẹ có thể dang ra che kín các con bé dại, nhưng người mẹ có chỗ nào trong trái tim của con. Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng “bận” với con. Khi đang ăn mà con “tháo dạ” cũng phải buông đũa đứng dậy. Nửa đêm dù mỏi mệt, nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt, và vỗ về. Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng “bận” với cha mẹ. Vì bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home; theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đình bỏ cha mẹ vào đây rồi không bao giờ lui tới thăm viếng.

Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại.. Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ. Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một vòng ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa.

 Giờ này trong công viên hay trên những con đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo, nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy chiếc lăn cho bà. Phải chăng định luật của cuộc sống và tình thương là “nước mắt chảy xuôi”.

Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Ðông lúc về già vẫn còn được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lý, không ai trừng phạt gì họ được, mà trên mặt tình cảm cũng không có gì phải cắn rứt lương tâm.

Ngân khoản của Liên Bang cấp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng có đến 90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành trong gia đình nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đãi người già. Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc chống lại việc ngược đãi súc vật?

 Cứ vào “Pet-Abuse.com” chúng ta sẽ tìm thấy hàng nghìn trường hợp công dân Mỹ, bị tù tội, phạt tiền vì bạc đãi hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà. Bỏ quên một bà mẹ già trong nhà dưỡng lão nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đãi không?

Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đình nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi vì cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện lòng hiếu thảo.

 Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là Phước, Lộc và Thọ. Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc thì phù du mà Thọ chưa hẳn đã là may mắn.

st.


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 29/Nov/2010 lúc 9:15am

                     

                        
                         cham%20nguoi%20cao%20tuoi
             

TÂM LÝ NGƯỜI GIÀ

Tuổi già lạ lắm ai ơi
Nhiều chuyện buồn cười nghe thật khó tin
Tuổi già lẩm cẩm hay quên
Kính đeo trên mắt, đi tìm khắp nơi
Tuổi già vẫn thích đi chơi
Thăm bạn cùng tuổi, thăm người thân quen
Tuổi già thèm bát canh ngon
Thích lời nói ngọt, muốn con cháu chiều
Tuổi già cần được thương yêu
Con cháu hiếu thảo, là liều thuốc tiên
Tuổi già vẫn thích làm duyên
Thích được khen trẻ, thích quên mình già
Tuổi già vẫn hát tình ca
Vẫn thích nhảy múa, vẫn son, đố, mỳ
Tuổi già vẫn thích vân vi
Vẫn thích tình cảm, vẫn ta với mình
Muốn được mọi người quan tâm
Thích được trò chuyện, thích gần cháu con
Tuổi già ngồi khóc nỉ non
Chạm lòng tự aí, chẳng còn thích chi
Ai ơi chớ có nghĩ suy
Tuổi già như vậy đôi khi thất thường .

Hữu – Diệu ( sưu tầm và cải biên )

 


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Nov/2010 lúc 5:49pm
 
Cry
 
 
 
 

VIỆN DƯỞNG LÃO !

Trịnh Gia Mỹ  )


   Sáng Thứ Tư , Ngọc thường tháp tùng theo mấy Sư Cô vào Viện Dưỡng Lão thăm những người Việt Nam ở đó. Lâu ngày, sự tháp tùng này trở thành một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hàng tuần của Ngọc. Khu nhà lạnh lẽo, có dãy hành lang dài sơn màu trắng, lạnh lẽo như bệnh viện chẳng có gì hấp dẫn mà sao nó mời gọi Ngọc đến thế? Khu nhà có những căn phòng nhỏ vuông vức thoang thoảng mùi ngay ngáy, khai nồng của nước tiểu đôi khi xen lẫn phân vương vãi trên những tấm nệm mỏng sao mà nó làm cho Ngọc thiết tha đến thế ? Khu nhà vô tri mà có lúc Ngọc nghĩ nó như một nấm nhà mồ vĩ đại chôn dần những Cụ già đang bị đời sống quên lãng, chờ giờ để lên đường. Vậy mà sao nó vẫn làm cho Ngọc cảm thấy ray rứt, cảm thấy khó chịu nếu tuần lễ nào bận việc không đến được. Các Cụ đã trở thành một phần trong đời sống của Ngọc.
  Đến thăm viếng các Cụ thường xuyên, Ngọc quen và biết rành cá tính từng người. Cụ Cơ hiền lành, ít nói nhưng hay tủi thân. Đụng gì Cụ cũng khóc, làm gì Cụ cũng lẫy hờn. Nhiều khi Cụ bỏ cả bữa cơm chiều chỉ vì một lời nói bâng quơ. Bác Tám nóng nảy, hay la hét mỗi khi có điều gì không vừa ý, Bác thù VC đến tận xương tủy. Bác nói tại tụi VC  nó chiếm Miền Nam,  nếu không thì giờ này Bác đã làm đến cái chức gì rồi đó chứ! Mấy đứa khó ưa ở đây làm gì có được cái diễm phúc sờ vào chân của Bác, nói chi là chúng nó dám la mắng Bác như bây giờ! Cụ Điền thì chỉ thích nói tiếng Mỹ nhưng lại có cái tật pha tiếng Tây nên chẳng ai hiểu, hoặc nếu có ráng hiểu thì cũng phải đoán lờ mờ. Khổ nỗi là Cụ chẳng bao giờ chịu nói tiếng Việt. Cụ bảo phải tập nói tiếng Mỹ cho nó quen, để còn nói chuyện với đám cháu của Cụ khi chúng vào thăm, nhưng chưa lần nào Ngọc gặp con cháu của Cụ vào thăm cả !
   Ngọc thân với Cụ Lũy và Bác Nga hơn hết. Phòng của Cụ Lũy ở giữa khu Buiding và phòng của Bác Nga thì ở cuối tòa Buiding. Cuộc sống của hai người hoàn toàn đối lập cho Ngọc một cái nhìn trung dung về cuộc đời. Cụ Lũy âm thầm trong khi Bác Nga thì ồn ào. Cụ Lũy lúc nào cũng sống trong sự chờ đợi, mong mỏi trong khi Bác Nga thì có vẻ chẳng mong mà lại có được đầy đủ. Cụ Lũy chịu đựng còn Bác Nga thì thỏa mãn. Hai cuộc đời khác biệt như hai mặt của sự sống và sự chết. Lần đầu tiên gặp Cụ Lũy, Ngọc để ý đến Cụ ngay. Nhìn Cụ bây giờ, không dễ gì người ta hình dung ra được một vị quan quyền oai phong lẫm liệt ngày nào.
   Cụ tiều tụy đến thảm hại. Thân hình Cụ mỏng dính, dán sát xuống mặt nệm nhàu nát và mỏng manh như chính thân hình Cụ ! Qua cái chăn phủ trên người, Ngọc có cảm tưởng tấm thân còm cỏi của Cụ Lũy chỉ còn toàn xương. Cụ nằm im như pho tượng. Khuôn mặt không lộ một chút cảm giác nào. Nếu không có cặp mắt còn đưa qua, liếc lại một cách chậm chạp thì chắc người ta không thể nhận biết Cụ còn sống! Cụ Lũy rất ít nói, họa hoằng lắm mới nghe Cụ nói một vài tiếng. Có thể vì ít nói quá cho nên mỗi khi muốn nói, Cụ Lũy phải cố gắng uốn cái lưỡi khá lâu rồi mới rặn ra được một câu, thường là câu ngọng nghịu, khó nghe! Phải để ý lắm mới hiểu Cụ muốn nói gì. Đôi lúc đến thăm, Ngọc ở với Cụ Lũy lâu hơn và thường đem những chuyện vui trong Sở kể cho Cụ nghe.
  Thỉnh thoảng Ngọc cũng làm cho Cụ cười nhưng Ngọc thấy nụ cười hiếm hoi của Cụ Lũy sao mà nó héo hon! Sao mà nó tội nghiệp! Mỗi khi Ngọc ngừng kể, Cụ đưa mắt nhìn Ngọc, Cụ giơ cánh tay khẳng khiu của Cụ lên, như muốn đòi Ngọc kể tiếp. Ngọc luôn lợi dụng những cơ hội như vậy để bắt bí Cụ, để dỗ cho Cụ ăn. Lâu dần, Ngọc khám phá ra một điều là chẳng có phương pháp nào khuyến khích Cụ Lũy hay cho bằng phương pháp nói với Cụ là : Cụ hãy chịu khó ăn uống, hãy chịu khó tập đi rồi các con của Cụ sẽ vui và sẽ tới đón Cụ.   Những lúc nghe nhắc đến con, đôi mắt của Cụ Lũy sáng lên, người của Cụ như được truyền thêm nghị lực, Cụ ráng đứng dậy, gập người trên chiếc máy tập đi mà lê từng bước. Cụ cũng ráng ngồi, vừa thở hổn hển vừa cố tựa lưng vào thành giường mà múc từng muỗng soup lạnh tanh đưa lên miệng, trệu trạo nuốt. Cánh tay Cụ yếu ớt, run run có lúc làm đổ cả soup ra giường.
  Cụ Lũy âm thầm vậy, nhưng ngược lại, Bác Nga thì đầy sinh động. Lúc nào Bác cũng là người cuối cùng Ngọc ghé thăm. So với Cụ Lũy thì Bác Nga tương đối còn trẻ. Ngọc đoán chắc là Bác độ chừng hơn sáu mươi hoặc xấp xỉ bảy mươi. Lần nào đến, Ngọc cũng thấy Bác ngồi trên chiếc xe lăn ở ngay ngoài cửa phòng. Môi Bác thường nở nụ cười và đầu tóc Bác tươm tất. Bác Nga thích nói, nhất là về những người con của Bác. Bác Nga có hai hay ba người con gì đó, Ngọc không nhớ rõ lắm. Người nào nghe nói cũng ăn học thành tài và có hiếu với Mẹ. Bác khoe là hai người con của Bác thường gọi điện thoại thăm Bác, nói chuyện cho Bác vui. Họ cũng thay phiên nhau vào săn sóc cũng như giúp Bác tắm rửa, vệ sinh.
   Nghe Bác Nga nói, đôi khi Ngọc có hơi thắc mắc là sao những người con của Bác không để Bác ở nhà khi Bác cũng chưa già lắm để phải trải những chuỗi ngày còn lại của Bác ở nơi này?  Nhưng Ngọc vội xua đuổi ý tưởng đó ngay. Ngọc đoán hai người con của Bác Nga chắc là thường vào thăm Bác vào những lúc cuối tuần hoặc đầu ngày, vì từ khi biết Bác, Ngọc chưa lần nào được gặp họ. Bác Nga luôn hãnh diện về những người con của Bác. Có lần Bác chỉ cái hình chụp một tòa nhà cao ngất dán bên tường, bảo là do con trai của Bác xây khiến Ngọc phục quá. Quả là một công trình xây dựng lớn. Lâu lâu cao hứng, Bác ngâm những đoạn thơ tình rất mùi do con gái Bác sáng tác làm Ngọc càng phục hơn. Nhìn gương mặt rạng rỡ của Bác Nga khi nhắc đến những người con, Ngọc cũng vui lây. 
  Nhưng có một lần, Bác Nga bảo Ngọc đẩy Bác vào phòng, buồn bã nói hôm nay là Ngày Sinh Nhật Bác mà chẳng thấy đứa con, đứa cháu nào đến thăm hoặc gọi điện thoại. Bác bảo chẳng đứa nào còn nhớ tới Bác ! Nghe Bác Nga nói mà Ngọc thấy tim mình se thắt. Ngọc liên tưởng thật nhanh đến những tháng ngày sắp đến của Bác trong căn phòng này, Bác còn ngồi trong chiếc xe lăn đó bao lần nữa để nhìn ngày Sinh Nhật của Bác âm thầm đến trong sự chờ đợi và cô đơn?  Ngọc nghiêng xuống sát tai Bác, buông một câu khách sáo không ngờ:
           “ Happy Birthday Bác ”.
Ngọc nghe tiếng mình lạ hoắc, như tiếng ngói gạch vụn vỡ, chập chờn. Bác Nga quơ tay ra đằng sau, tìm tay Ngọc. Bác ríu rít nói những lời cám ơn Ngọc xen lẫn trong tiếng cười dòn mà Ngọc nghe không rõ. Nhưng Ngọc biết là Bác vui, và đôi mắt Bác chắc là đang ánh lên một niềm hạnh phúc….
  Ngày Tết, Ngọc cũng theo mấy Sư Cô vào thăm. Cụ Lũy ăn mặc chỉnh tề. Trên đầu còn thêm cái nón nỉ nên trông Cụ có vẻ mạnh khỏe, khác hẳn mọi ngày. Cụ nhìn Ngọc, cười, uốn cái lưỡi rồi nói:  “Về” , và ngó mong ra cửa. Ngọc thấy ánh mắt Cụ Lũy y hệt ánh mắt của một đứa trẻ thơ mong Mẹ về chợ.
“Thời thơ trẻ thứ hai”
   Ai đó đã nói chắc không sai. Ngồi với Cụ Lũy một chút, định tiễn Cụ ra xe khi các con Cụ đến đón mà mãi vẫn chưa thấy nên Ngọc đành phải từ giã Cụ để sang thăm Bác Nga, trong lòng cứ sợ trễ, cứ sợ là Bác đã về. Đúng như Ngọc đoán, phòng Bác Nga trống trơn, cái xe lăn Bác thường ngồi nằm chõng chơ ở một góc phòng. Chắc là Bác đã về ăn Tết với các con của Bác rồi! Vừa lúc Ngọc quay gót thì Cô Y Tá đi ngang, nhìn thấy Ngọc Cô dừng lại:
-  Bà Nga đổi sang phòng 109 từ hôm qua rồi !
Ngọc ngạc nhiên:
-   Ô, sao vậy ?
-   Bà bị Stroke, giờ đang nằm mê man chẳng biết gì hết, chúng tôi liên lạc với gia đình mà chưa được !   
  Ngọc cám ơn người Y Tá rồi đi ngược lại phòng 109. Bác Nga nằm một mình với những ống dây chằng chịt nối vào người. Mắt Bác nhắm nghiền còn miệng Bác thì há to, thở những hơi thở nặng nhọc nghe như tiếng ngáy của một người đang trong cơn ác mộng. Một tấm khăn trải giường mỏng phủ dài từ ngực đến chân. Bên cạnh giường Bác Nga, cái biểu đồ vô nghĩa đang chạy những lằn lên xuống như những đợt sóng nhấp nhô ngoài khơi. Những lằn vẽ chậm chạp đang thu nhỏ dần khoảng cách giữa sự sống và chết của một kiếp người! Thỉnh thoảng Bác Nga cựa mình, ú ớ những tràng âm thanh vô nghĩa.
  Ngọc đứng sát vào mép giường, cảm thấy đời sống Bác Nga cũng mấp mé ở đâu đó, đang dần trôi. Một hồi lâu thì Bác Nga mở mắt, dường như có một đóm lửa nào đó leo lét vừa lóe lên trong đôi mắt đã lờ đờ:
-   Con… tới rồi đó à ?
Ngọc dạ nhỏ, tiếng dạ nghe mơ hồ như từ một cõi xa xăm nào đó vọng về.
-  Con cho Mẹ về… đón Ông Bà… ăn Tết hả con ?
Ngọc dạ lớn hơn. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má Bác Nga. Bác cựa mình, cố gắng giằng sợi dây đang cột chặt đôi tay Bác vào những thanh sắt. Ngọc luồn tay xuống giường, nắm lấy tay Bác, siết chặt, như muốn truyền cho Bác thêm nghị lực.
  Bỗng nhiên Ngọc rùng mình vì bàn tay của Bác Nga lạnh ngắt! Một hồi lâu, Bác lại mở mắt, thều thào:
- Con cho Mẹ ở nhà… đừng bỏ Mẹ ở đây nữa… Mẹ sợ…
- Vâng, vâng, thưa Mẹ…
Ngọc cảm thấy đôi mắt mình cay cay. Có một cái gì đó như vừa đổ ập xuống, gãy vụn.
À, thì ra đây mới là giây phút sống thật của Bác. Hóa ra bấy lâu nay Bác Nga sống bằng ảo tưởng. Bác sống bằng mộng mơ. Bác sống bằng những vở kịch mà Bác vừa là Đạo Diễn, vừa là Diễn Viên và cũng vừa là Khán Giả. Bác leo lên sân khấu rồi Bác lại chạy xuống ghế ngồi. Bác vỗ tay, Bác cười, Bác khóc bâng quơ một mình, cô đơn một mình !  
Ngọc thầm ước phải chi con gái Bác có mặt ở đây, giờ này, để nghe những lời ao ước của Mẹ.
  Bác Nga cố gắng thều thào một cách khó khăn:
-  Con… cho Mẹ về… thật hả con?
-  Vâng, thật, về bây giờ, về ngay !
Ngọc siết chặt tay Bác Nga, cảm thấy hai hàng nước mắt nóng hổi của mình đang trào ra, lăn xuống đôi môi, mặn chát.
- Con … cho Mẹ ở nhà… thật hả con?
Ngọc gật gật, nghe tiếng lòng mình nức nở:
-  Vâng, vâng …. ở nhà. Con không để Mẹ ở đây nữa đâu, Mẹ yên tâm!
Bác Nga cười, nhắm nghiền đôi mắt. Bác nói những câu gì đó mà Ngọc không nghe được nữa. Tiếng Bác nhỏ dần…, nhỏ dần…im bặt…rồi Bác thở hắt ra một cái, đầu Bác nghẻo sang một bên !
  Qua làn nước mắt nhòe nhoẹt, Ngọc cảm thấy nụ cười của Bác Nga lung linh…, lung linh….
Ngọc đỡ đầu Bác lên, đặt ngay ngắn trên gối, nói nhỏ: -  
 Lần này thì Bác đã về nhà luôn rồi, Bác không còn phải ở đây nữa, Bác ơi …. Bác ơi … !
 ....

Trịnh Gia Mỹ
 
 


-------------
mk


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 29/Nov/2010 lúc 9:08pm
Câu chuyện thật 100% của một Việt Kiều về quê hương cưới vợ...
 
 
                    " Tình già "                    
 
Bây giờ là gần bảy giờ tối, tiếng mõ vang đều cùng tiếng tụng kinh của bà Hiền như một nhịp điệu ăn khớp, hòa hợp với nhau.  Đó là tiếng động quen thuộc xảy ra trong ngôi nhà vắng lặng và buồn tẻ của vợ chồng bà suốt gần mười năm nay.  Sau một cơn stroke nặng, cách đây mấy tháng, kết quả đã để lại cho bà Hiền mắt trái nhìn một thành hai.  Và nó đã được che bởi một miếng vải đen, làm bà luôn có cảm giác buồn phiền, mặc cảm vì chỉ có một mắt để nhìn đời.
Đêm nay mưa nhiều, ngồi trong nhà mà nghe tiếng gió rít lên từng hồi, hạt mưa rơi nhanh và mạnh trên mái nhà. Cây cối lao xao, chao đảo, có cảm giác tất cả sắp đổ theo chiều gió.  Bà Hiền chậm chạp ra cửa sổ để kéo màn cửa xuống.  Dạo này trời vào thu nên mau tối quá, đúng là “tháng mười chưa cười đã tối”.  Lẩm bẩm như vậy rồi bà vào bếp lấy 1 ly nước lạnh uống. Uống gần hết ly, như chợt nhớ ra điều gì bà vội để ly xuống, cầm phone lên gọi:
Yến hở?  Mẹ đây, cuối tuần nay con có đem bé An về chơi với mẹ không? Nhưng chủ nhật thì mẹ phải lên chùa sớm con ạ.  Tuần này có thày về giảng và mẹ có tu bát quan trai, nên sáng chủ nhật con đón cháu về sớm nhá.
Hai mẹ con nói chuyện một hồi, gác phone, bà lại lặng lẽ sửa soạn đi ngủ.  Yến là cô con gái út, gần bà nhất vừa về tình cảm lẫn khoảng cách.  Yến rất thương Mẹ, việc lớn nhỏ gì hai mẹ con cũng tâm sự với nhau.  Bao lần phải đổi việc làm, nàng cũng tìm cách ở lại gần mẹ, không như người anh lớn: vì công việc đã dọn đi Washington DC, một nơi nhộn nhịp, bon chen của những người mang nhiều hoài bão trong cuộc sống.  Chỉ có nàng vừa thương mẹ, vừa tính an phận, nên cảm thấy sống trong một thành phố nhỏ của Oregon cũng có nhiều thú vị lắm.  Hơn nữa, nàng muốn bé An có được tình yêu thương của Ông bà ngoại như nàng ngày xưa vậy.
Hôm nay, vậy là ông Hoà đã về VN được mười ngày rồi.  Hôm đến nơi, ông có gọi phone báo tin ông đến nơi bình an để bà khỏi lo lắng.  Ba ngày sau, ông cũng gọi về kể một vài chuyện bên VN cho bà biết và rồi cho đến hôm nay là ngày thứ mười, mà chưa thấy ông gọi lại. Chắc là được lũ cháu đưa đi chơi nên không tiện gọi lại cho bà? Nghĩ vậy, bà lên giường đi ngủ mà không hề bận tâm.
***
Rồi đến ngày trở về của ông Hoà, sau ba tuần lễ đi chơi VN.  Đón ông ở phi trường, bà thấy ông hình như gày và đen hơn thì phải?  Ai đi VN cũng như vậy, không biết là tại khí hậu hay vì đi chơi nhiều quá mà như vậy?  Bà hỏi ông nhiều nhưng ông chỉ trả lời lấy lệ, bà cũng chẳng thắc mắc vì nghĩ đường xa ông còn mệt.
 
Mấy ngày sau, như đã khoẻ lại, một hôm ông ngập ngừng nhiều lần, rồi như thu hết can đảm, ông nói với bà như sau:
Bà à, vợ chồng mình ăn ở với nhau đã được hơn 40 năm rồi nhỉ?  Tôi đối với bà như thế nào, thì bà rõ hơn ai hết. Bây giờ, bên Việt Nam có một con bé, cháu nội ông bà Thành, bà biết đấy! Năm nay nó hai mươi sáu  tuổi. Nó năn nỉ tôi giúp nó qua Mỹ theo diện phu –thê.  Thật là chuyện  ...…làm sao ấy….. phải không bà?
Bà Hiền có cảm giác không ổn, bèn cắt ngang lời ông:
Ông cũng biết là…..”làm sao ấy….”, thì có gì phải nói đến? Thế ông trả lời sao với nó?  Mục đích ông muốn nói gì thì cứ nói ra đi.  Tôi sẵn sàng nghe ông đây.
Ông Hoà tiếp:
Nó nói: nếu được qua Mỹ nó sẽ ở riêng, không phiền vợ chồng mình đâu, chỉ trên giấy tờ một thời gian thôi bà ạ.  Nó năn nỉ vợ chồng mình ….làm phước, nó sẽ mang ơn suốt đời.  Tôi nghĩ bà ăn chay, niệm Phật bao nhiêu năm, thôi thì….. làm phước cho nó, bà……thấy sao?
Ở với nhau 43 năm rồi, ông Hoà thật sự là người chồng tốt, bà rất yêu quí và tin tưởng.  Tính ông trầm lặng, ít nói, biết lắng nghe, sử xự đúng mực, nên được mọi người yêu mến và quí trọng.  Không nói ra, nhưng bà vẫn thường hãnh diện về điều đó, ít ra hạnh phúc của bà đã được vuông tròn suốt từng đó năm chung sống. Vậy mà giờ đây , ông 71 tuổi, bà 68 tuổi, mới đi chơi ViệtNam về lần đầu mà hai ông bà đã  phải đối diện với vấn đề ly dị, chia tay.  Niềm đau xót cho tình nghiã vợ chồng, một thoáng như không còn ý nghĩa nào.  Bà chết lặng trong giây lát rồi nói:
- Ông cho tôi vài ngày suy nghĩ
Nói rồi bà vào phòng, đóng cửa, nằm im trên giường để suy nghĩ. Nhưng nào biết phải nghĩ gì bây giờ? Chỉ biết lòng quặn đau và nước mắt cứ trào dâng ướt gối.  Bà cố nén tiếng khóc và tiếng nấc nghẹn, nhưng hình như càng muốn che dấu thì nó lại càng muốn bộc phát.  Nỗi tủi thân và niềm tự ái bị va chạm.  Dù sao bây giờ bà vẫn chỉ là một người chưa bỏ được hoàn toàn những phiền lụy của cuộc sống.  Những hỉ, nộ, ái, ố vẫn chưa hoàn toàn rũ sạch, thì làm sao bà không cảm thấy đau đớn cho được?
Nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng qua những năm tháng chung sống, với từng đó đứa con, đứa cháu, bà vừa đau xót cho mình, vừa ngán ngẩm cho tình người bội bạc.  Sao ông lại có thể quên đi những ngày bà cực khổ: quên cả bản thân mình để lo cho các con và nuôi ông trong ngục tù cộng sản hơn mười năm?  Qua Mỹ, may mắn vào mùa hè, nên những ngày đầu bà đã theo chân mấy người Việt trong chung cư đi hái dâu từ bốn giờ sáng cho đến một giờ trưa thì xong. Việc này thường dành cho học sinh làm hè, bọn nhỏ vừa làm vừa nói chuyện, đùa giỡn, như đi picnic ngoài trời vậy.  Còn người Việt mình thì đua nhau đi làm rất chăm chỉ.  Bà nhớ có hôm bà không ăn trưa, chỉ ngừng để uống nước và cứ làm mãi cho đến lúc về.
Bao nhiêu tâm huyết lo cho chồng con đã làm người bà cằn cỗi, già nua hơn số tuổi.  Bây giờ con cái đã lớn, bà chỉ còn chăm sóc cho ông và tìm vui trong câu kinh kệ.  Mãi nghĩ từ chuyện này sang chuyện kia ….bà đã chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay…..
RING…RING…
Tiếng phone không biết ai gọi, nhưng đã đánh thức bà Hiền. Mệt mỏi, nhấc phone lên mà không cần nhìn caller ID, giọng uể oải bà nói:
-A lô, tôi: Hiền đây!
Đầu dây bên kia có tiếng:
-  Mẹ ơi, con: Yến đây!  Sao hôm nay mẹ dạy trễ vậy? Mẹ có bị cảm không mà giọng mẹ khàn vậy?  Đưa bé An đi học xong, con ghé Saigon market, con có mua cho bố mẹ bánh cuốn, còn nóng và ngon lắm.  Con về mẹ liền bây giờ nhé. Con gặp mẹ sau. Bye mẹ!
Gác phone, nhìn đồng hồ, bà thầm nhủ:
Ờ nhỉ, bây giờ đã hơn chín giờ rồi à? Và tự hỏi: “Không hiểu hôm qua mình đã ngủ được lúc mấy giờ?
Ra đến bếp, thấy ông Hoà ngồi chăm chú đọc báo, bà cố giữ giọng bình thản và nói:
Ông đã ăn gì chưa?  Yến nó nói sẽ đem bánh cuốn về đấy.
Ông Hoà trả lời:
Tôi dạy sớm, đã ăn đỡ miếng bánh mì nướng rồi.  Bà không khoẻ thì cứ nghỉ ngơi đi.  Tôi chạy ra chợ mua mấy tờ báo Việt Nam về đọc.  Hai mẹ con cứ ăn trước đi, không phải đợi tôi đâu.
Nói rồi ông ra xe đi, khoảng mười lăm phút sau thì Yến đến. Lăng xăng nói chuyện vớ vẩn một hồi với mẹ, Yến mới để ý: hình như hôm nay mẹ không tập trung trong những câu chuyện nàng nói?  Một lúc, bà Hiền kể câu chuyện mà ông Hoà đã nói với bà hôm qua.  Nghe xong, Yến nói:
Con biết mẹ thương bố lắm.  Thế mẹ đã có giải pháp nào chưa? Tụi con lúc nào cũng support mẹ hết.
Bà Hiền nói:
Mày biết đấy, đến tuổi này mẹ còn mong ước gì hơn?  Cả cuộc đời chỉ biết sống cho Bố và chúng mày…
Nói đến đây, không cầm được sự xúc động, bà nấc lên, rồi gục đầu lên thành ghế sofa mà khóc nức nở.  Yến phải ôm, xoa lưng bà, nàng cố an ủi, vỗ về mẹ với giọng thật nghẹn ngào:
-  Mẹ ơi, con biết mẹ buồn lắm.  Mẹ có muốn con ngăn bố đừng làm chuyện này hay không?
Bà Hiền từ từ ngước lên, mặt đầy nước mắt nói:
-Đừng ngăn ông ấy con ạ.  Mẹ đã nghĩ suốt đêm qua rồi.  Một khi ông ấy thốt lên được những lời ấy với mẹ tức là người ta đã quên hết tình nghĩa.  Vậy thì còn gì để ràng buộc nhau?  Nếu có tiếp tục sống với nhau thì cũng chỉ là những ngày chịu đựng mà thôi.  Mày nghĩ có phải thế không hở Yến?
Yến thật sự không biết phải trả lời mẹ như thế nào.  Nàng nói:
-Nếu Mẹ đã định như vậy thì mình cứ cho là….…làm phước như bố nói đi mẹ.  Bố năm nay cũng hơn bảy mươi tuổi rồi, đâu có….làm ăn gì nữa hở mẹ? Con biết bố thương mẹ lắm, chắc bố cũng chỉ muốn ….làm phước thôi.  Mình cứ nghĩ như vậy cho tâm hồn đựơc thảnh thơi, phải không mẹ?
-Ừ thì có làm được gì hơn đâu con?  Mày lo thủ tục bán nhà này cho Mẹ đi.  Mẹ nghe nói ly dị là phải chia đôi hết hở con?
Nghe bà đòi bán nhà, Yến mới thật sự thấy mọi chuyện như không còn cứu vãn.  Dù rằng cô gái kia nói sẽ ở riêng, không phiền đến bố mẹ, nhưng sao cảm giác gia đình tan vỡ đang lớn mạnh trong nàng…
***
Ông Hòa cầm trên tay cái check hơn bảy mươi ngàn đô la, là số tiền bà Hiền đã xin văn phòng escrow chia đôi và đưa thẳng cho ông sau khi bán căn nhà.  Cả đời ông chưa bao giờ nghĩ sẽ có số tiền lớn đến như vậy.  Bao nhiêu năm trước, vợ chồng con cái gom góp tất cả tiền bạc để mua căn nhà cũ này, tưởng rằng sẽ sống chết với nó, nhưng đâu ngờ có ngày phải rời xa nó sớm như hôm nay?   Một chút luyến lưu…. nhưng thôi, ông không muốn nghĩ gì hơn, chỉ còn hơn ba tháng nữa là đến ngày “nàng” qua với ông rồi……
***
Dạo này ông Hòa bận nhưng vui vẻ hẳn lên.  Này nhé, ông suốt ngày phải đi mua sắm, nào là quần áo, giày dép mới, nào là khăn trải giường, khăn bông tắm mới, nước hoa vài lọ thật đắt tiền cho ông và cả cho “nàng” nữa. Thôi thì …đủ thứ phải mua.  Hôm qua ông mới gửi về cho Hồng năm ngàn đồng. Thế là tổng cộng ông gửi cho nàng cũng gần hai mươi lăm ngàn rồi còn gì.  Ông không thể từ chối mỗi khi nghe lời nói ngọt ngào của Hồng qua phone: “Anh gửi về cho em năm ngàn đi, để em thanh toán những chuyện lặt vặt trước khi em qua với anh, anh nhé!”  Lời nói nhỏ nhẹ, dịu dàng của Hồng luôn ám ảnh trong đầu óc, làm ông cảm thấy cuộc đời thật hạnh phúc, đãi ngộ ông quá khi tuổi đã về chiều.
Từ ngày ly dị bà Hiền, ông và Hồng đã đổi cách xưng hô với nhau.  Bây giờ hai tiếng “Anh, Em” ngọt ngào làm cho ông như sống lại tuổi thanh niên, khi mới yêu lần đầu.  Tốn bao nhiêu tiền đi đi về về giữa Mỹ & Việt Nam. Tiền cho Hồng & gia đình nàng, tiền sắm sửa tổ ấm…ông đều không tiếc, vì nghĩ sau khi mọi chuyện được ổn định rồi thì đâu cũng vào đấy.  Ông sẽ có một mái ấm, một hạnh phúc tuyệt vời với người vợ trẻ…
***
Hôm nay là ngày ông Hoà ra phi trường đón Hồng từ Việt Nam sang.  Hồng đến phi trường Los Angeles, California của hãng China airlines vào khoảng năm giờ chiều, chờ gần bốn tiếng thì lên máy bay đi đến phi trường Portland, Oregon. Thể là ông sắp được gặp “người vợ bé bỏng” của mình khoảng hơn mười một giờ tối hôm nay.  Tuy chờ đợi hơi khuya, nhưng nghĩ miên man đến hạnh phúc sắp được hưởng, thời gian chờ đợi như ngừng lại đối với ông…..
Ông Hoà thấy sốt ruột lắm, bây giờ đã gần mười hai giờ đêm mà sao vẫn chưa thấy bóng dáng Hồng đi ra? Rõ ràng chuyến bay của Hồng đã arrived như trên computer đã báo mà.  Chờ thêm mười phút nữa, vẫn không thấy Hồng, ông Hòa bèn ra quày vé hỏi thăm thì được biết không có ai tên Hồng trên chuyến bay đó.  Thật ngỡ ngàng, ông lôi tờ giấy đã ghi chi tiết về chuyến bay rời Việt Nam của Hồng ra xem, rồi nhờ người ở quày vé hỏi thăm dùm.  Một lúc sau, cô nhân viên hãng máy bay cho biết: Hồng thật sự có rời Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không China và đến phi trường Los Angeles đúng giờ , nhưng họ không có boarding p*** của Hồng trên chuyến phi cơ của hãng Alaska đến Portland.  Thế này là thế nào nhỉ? Ông Hòa thật sự là không thể hiểu được.  Hai ngày trước, Hồng còn nói qua phone với ông: “ Anh nhớ đón em đúng giờ nhé!”  Vậy mà…..thật là bực mình! Ông Hoà lẩm bẩm như vậy. Thôi thì về nhà, rồi gọi về ViệtNam xem có tin tức gì không ?
Vừa quay số phone, ông Hoà vừa bực mình, vừa lo lắng…Có chuyện gì thì cũng phải gọi phone cho ông chứ. Ông đã dặn đi, dặn lại nàng cách gọi phone cho ông rồi kia mà. Bên kia đầu dây, tiếng Mẹ của Hồng, sau khi nghe ông xưng tên, bà nói:
-Hồng nó qua đó với ông rồi mà.  Tôi chưa nghe nó gọi về.  Có tin gì thì ông báo cho tôi biết nhé!
Nghe giọng bà Thành cũng có vẻ hốt hoảng lắm. Thôi thì đành chờ Hồng liên lạc chứ còn biết làm gì hơn? Chẳng lẽ ông đi khai Hồng mất tích khi chưa đầy 24 giờ?
***
Ba ngày trôi qua như ba thế kỷ đối với ông Hoà.  Nỗi lo lắng đã trở thành tức giận. Ông không buồn ra khỏi nhà, ngay cả việc ăn uống ông cũng không màng.  Nhìn cái phone, chờ đợi tiếng reo của nó, rồi nhìn những thứ ông mua sắm cho Hồng, bất giác ông thở dài và thốt: “Mình phải làm gì bây giờ?”…Thời gian cứ thế trôi đi…ông Hoà sống với sự thất vọng lớn dần. Ông nhất quyết vì tự ái không hỏi thăm tin tức về Hồng  nữa, dù rằng ông rất nhớ đến tiếng nói nhẹ nhàng , ngọt ngào của nàng…Trong lúc không còn hy vọng gì thì tiếng phone reng , bên kia đầu giây, giọng Hồng vui vẻ nói:
-Thưa ông, em rất cám ơn ông đã giúp em qua được bên đây.  Trước đây, em đã nói nếu qua được Mỹ em sẽ ở riêng và không phiền đến Ông Bà.  Hôm em đến phi trường ở Los Angeles thì người bạn trai ngày xưa của em đã đón em về nhà anh ấy.  Em biết ông đợi em, nhưng vì mới đến, em còn chưa quen nhiều việc, nên hôm nay em mới gọi cho ông được.
Chỉ mới nghe như vậy, lòng ông Hoà đã như tan nát.  Đầu giây bên kia, Hồng vẫn tiếp tục nói, nhưng ông Hoà đã cúp phone, không còn muốn nghe nữa.  Ông thật sự không còn kìm hãm được sự tức giận và tất cả những vật trên bàn ăn đã trở thành “nạn nhân”, bị văng tung toé trên sàn nhà…..
***
Suốt mấy tháng qua, ông Hoà sống mà như đã chết, nhìn ông thật tiều tụy. Nghĩ đến Hồng, nghĩ đến bà Hiền, ông cảm thấy buồn và hối hận vô tả.  Cầm phone gọi cho Yến, sau vài câu thăm hỏi  con và cháu, ông ngập ngừng nói:
-Yến à, lần này con cố gắng xin Mẹ cho Bố gặp mặt được không?
Từ ngày chính thức ly dị, cầm số tiền đã chia đôi với ông Hoà, bà Hiền đã cúng hết vào chùa.  Ngôi chùa nhỏ này thỉnh thoảng mới có thày hay sư cô ở xa về giảng, còn bình thường thì ban quản trị của chùa cũng cần có người ở lại để chăm sóc vườn tược, thắp cây nến, nén nhang trên bàn thờ Phật…… Bà Hiền đã được mọi người vừa tín nhiệm, vừa thông cảm cho hoàn cảnh của bà, nên họ đã bằng lòng để bà ở lại săn sóc ngôi chùa.
Bà Hiền thật sự muốn rũ bỏ chuyện đời, nên dù không còn hờn giận gì ông Hoà, bà cũng quyết định không bao giờ muốn gặp lại hay muốn nghe tin tức gì về ông nữa.  Bà chỉ chú tâm tụng kinh, niệm Phật, siêng năng làm việc: từ trong ra đến ngoài chùa, không để phí phạm giờ phút nào.  Bà đã thấu hiểu được nguyên nhân gây nên những ràng buộc, những đưa đẩy dẫn con người đến sự nô lệ vật chất và những khổ luỵ tinh thần. Đọc Kinh Pháp Hoa, một bộ Kinh Đại Thừa dạy chúng sinh thức tỉnh, tìm về với tánh Phật sẵn có nơi mỗi con người để tu hành mà giác ngộ.  Bà thật sự thấy thế gian này chỉ là một huyển hiện nhất thời, như Đức Phật đã nói: “Giáo Pháp của ta thuần một vị, đó là vị giải thoát “. Và có lẽ tâm hồn bà, giờ đây đang thật sự được giải thoát……….
 
Phan Tuyết Anh


Người gởi: ranvuive
Ngày gởi: 04/Dec/2010 lúc 9:40am
 
 
javascript:openImage%28imgupload/im12342875591.jpg,225,300%29;">

Lại một mùa Xuân nữa đã qua đi trên quê hương tỵ nạn, đã 34 mùa Xuân nơi đất khách quê người, mái tóc chằng còn đen như thủa nào, nên ngẫm lại chuyện đời để thấy rằng:


Xưa nay chúng ta  đều có một quan niệm mỗi người khi đến 60 tuổi là đã được gọi là  thọ rồi…Mỗi ngày tiếp nối là mỗi Bonus Trời dành cho ta ...


Thời gian cứ mãi dần trôi, để sự sống cứ tiếp nối được sinh sôi nảy nở, để con trẻ sẽ đến tuổi trưởng thành, để người lớn sẽ trở thành người già, và để người già từ từ đi vào lòng đất mẹ một ngày, một giờ, một phút, một giây nào đó!…


Mỗi buổi bình minh ló rạng, ta sẽ lại vui vì đã được sống thêm một ngày, và nhận thức được ta đã già đi hai mươi bốn tiếng đồng hồ rồi, thời gian ấy qua đi, ta đã sống như thế nào? Và đã làm  được gì cho mình? Cho đời?  Lòng hỏi lòng: Đã có bao giây phút ta đã được thanh thản an vui?


Hiểu được và đặt được những câu hỏi như vậy vô hình chung đã tạo cho ta có một lối sống :


 Trải lòng mình với tất cả mọi người mà ta được giao tiếp, để chân thành với cuộc đời, và để mong những việc ta đã làm sẽ là những vốn quý của bản thân, là những gì đẹp nhất trong đời ta hầu chuyển trao cho thế hệ tiếp nối …


Đó chính là một phương cách giúp cho ta chiến thắng được thời gian và an bình bước vào cuộc sống nơi chốn vĩnh hằng…


Khi tuổi già đến, cái tuổi mà chẳng ai đợi mong ấy, reo vào lòng người biết bao nhiêu điều cần suy nghĩ… Nhưng muốn gì thì muốn… Cái quan niệm sống vui, sống hạnh phúc vẫn là ước nguyện trước khi xuôi tay nhắm mắt, có điều khi đã già rồi (mà lại lưu lạc nơi xứ người) nếu có được một trong hai trường hợp sau đây thì thật là vạn phúc:


Trường hợp thứ nhất:


1/ Có sức khỏe tốt


2/ Có bạn tốt


3/ Có đủ tiền bạc để cuộc đời còn lại tương đối được  độc lập, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai (đặc biệt là với người thân)


4/ Có được quyền lựa chọn một môi trường sống theo ý thích riêng của mình 


Trường hợp thứ hai:


1/ Gia đình thuận hòa, trên dưới một lòng, và còn giữ được những phong tục tập quán của người Việt được chừng nào hay chừng ấy! mà càng nhiều càng tốt.


2/ Con cái hiếu thảo với cha mẹ già (đừng đẩy cha mẹ vào viện dưỡng lão, khi còn có thể hy sinh cuộc sống riêng tư để lo cho bậc sinh thành, vui sống nốt quãng đường đời còn lại)


Cuộc sống của người già Việt Nam ở Quê nhà và ở Hải ngoại quả thật có nhiều khác biệt, bởi vai trò của họ trong cuộc sống trước khi đến tuổi già chẳng giống nhau,


 Ở Việt Nam vai trò của bậc cha mẹ thật vĩ đại, vì họ chính là người đã tạo ra những cơ sở vật chất để nuôi nấng con cái và thật sự đã giúp cho sự tồn tại của gia đình trong xuốt cả một đời làm lụng của họ, có những gia đình khi con cái lập gia thất rồi vẫn sống chung cùng cha mẹ dưới một mái nhà, vừa tiết kiệm được ngân sách gia đình, vừa thắt chặt thêm tình ruột thịt, thật khác xa với cuộc sống của người Việt Nam nơi Hải ngoại,


Vì ở Hải ngoại, chỉ sau một thời gian tương đối, cha mẹ bao bọc con cái, đến năm 18 tuổi hoặc 21 tuổi con cái đã phải tự lo cho mình, xã hội tiên tiến ở các nước văn minh đã tạo cho tuổi trẻ nhiều dịp để vươn lên và tự lập, con trẻ có thể đã ra khỏi vòng kiềm tỏa của cha mẹ khi ở lứa tuổi nói trên, nên những ý kiến, những quyết định của cha mẹ trở thành như một sự cố vấn đối với chúng mà thôi.


 Thông thường thì các bậc cha mẹ ở Việt Nam khi đã già đa phần đều được trọng vọng nể vì, được có những ưu tiên mà các con các cháu lo lắng cho, đến khi nằm xuống vẫn có sự chăm sóc và tiếc thương ngập tràn của các con các cháu, và được coi đó như là một sự báo hiếu “đương nhiên”,


 Nhưng người già ở Hải ngoại, nếu không còn tự lo cho mình thì Viện dưỡng lão chính là điạ chỉ cuối cùng mà những người già phải biết đến, và người già phải hiểu như vậy, để còn cảm thấy vui sống trên đời! Cuộc sống hối hả theo nhịp quay nhanh không ngừng của xã hội văn minh , khiến cho dù thương cha kính mẹ đến bao nhiêu cũng do chữ hiếu mà con cháu phải đành đoạn đưa cha mẹ, ông bà  vào Viện dưỡng lão sống cho nốt tuổi già!  Thực tế là các con các cháu hàng ngày cũng bù đầu vào công việc gia đình và xã hội, nên có muốn chăm lo cho cha mẹ cũng vô phương, do vậy Viện dưỡng lão vì là nơi có người lo, có phương tiện giúp người già đỡ cô đơn mà vui sống….nên hành động “đẩy” cha mẹ vào Viện dưỡng lão là một việc làm “đương nhiên” xảy ra!


Hiểu theo chiều hướng suy nghĩ của con cái nơi Hải ngoại, thì đó lại chính là “nhân đạo” và hợp tình hợp lý!


Theo như phát biểu của một nhà tâm lý phương Tây, thì cho rằng:


Trẻ thơ sống cho hiện tại, thanh niên sống cho tương lai và tuổi già sống cho quá khứ.


 Nhờ có những lúc nhớ về quá khứ mà người già  đã chiêm nghiệm được cái hay cái dở trong cuộc sống mà mình đã đi qua, để rồi nhận ra được rằng:


Khi còn trẻ, ham mê công việc hàng ngày, ít có thời giờ để suy tư, để phân tích, để so sánh hay dở tốt xấu một cách tròn nét, và hơn nữa là để biết được những nhiệm màu của sự sống.


Chỉ khi đã già, mới có cơ hội nhìn lại quá khứ và thấy được tất cả những màu nhiệm của sự sống quanh ta và trong con người của mình, đến lúc này, nhìn những người trẻ thấy họ cũng giống như mình khi xưa, sống hối hả, sống vội vàng, nhiều tham vọng muốn làm cái này, muốn làm cái nọ…Nên chi, họ không có khả năng thấy được sự sống nhiệm màu! Do vậy mà người già đã kết luận được một cách đời thường là :


Mình bây giờ  mới thật sự được sung sướng! Vì quãng thời gian còn lại này câu nói “số hưởng” mới đúng thấm thía cõi lòng già?


Hóa cho nên, đã có người phát biểu:


Tuổi trẻ là đóa hoa đẹp nhất trong các đóa hoa, và tuổi già là trái cây ngon ngọt nhất trong tất cả loại trái cây…


Câu nói đó nếu chiêm nghiệm một cách khách quan và tổng quát, mới thấy quả thật là chí lý, mặt khác các bậc tiền bối đã từng đồng quan điểm:


Hạnh phúc là sự cân bằng giữa vật chất và tinh thần,


 Ai biết ứng dụng tốt câu này vào cuộc sống, thì sẽ được hạnh phúc thôi, vẫn biết tuổi trẻ quan niệm một cách cảm tính, còn những người già lại quan niệm một cách kinh điển…


Khi về già, tự nhiên ta không còn nông nổi, hấp tấp , mà nhìn và làm bằng cái tâm tĩnh lặng hơn…


Nên những khen chê nhận được chỉ giúp ta biết rõ mình hơn, dù được khen hay bị chê thì ta vẫn vui vì thấy được còn có người quan tâm đến ta.


Cuộc đời có sanh có tử,  chưa chắc tử đã là tận cùng, biết đâu đó lại là khởi điểm của một nối tiếp hoan lạc, an lành hơn?


Theo phong tục tập quán của người Á Đông, thì khi người thân mất đi, tang lễ phải làm thật to lớn và tốn kém, khóc lóc thảm thiết, kể lể nguồn cơn, vì như vậy mới chứng tỏ là tròn chữ hiếu…. Trái lại ở những nước văn minh, ta thấy cái không khí của tang lễ rất im lặng và mọi việc diễn ra trong sự trang trọng và lặng lẽ…Họ hành động như vậy để thể hiện sự kính trọng và chân quý sự ra đi của người thân…


Xem ra Đông Tây tuy có nhiều khác biệt, nhưng thật ra phương cách thứ hai vừa văn minh lại vừa thực tế, thực tình chưa biết chừng?…


Trở lại hoạt cảnh của người già, không còn làm việc để kiếm sống nữa, nên thời gian nghỉ hưu thật là thoáng đãng,  lúc này thật sự là dễ chịu, vì ta muốn làm gì thì làm, nhu cầu vật chất không còn là mối ưu tư hàng đầu, ăn uống chẳng bao nhiêu, chi tiêu cũng phiên phiến , thậm chí các thú vui chơi thì cũng tùy lúc tùy nơi và tùy vào sức khỏe nữa, nên chi, thời gian lúc này thực sự là của mình, bởi muốn làm gì thì làm nên luôn cảm thấy hạnh phúc trong lòng…


Nghĩ cho cùng, con người ai cũng mong sao sớm tới ngày được nghỉ hưu, vì đó chính là cái mốc quan trọng nhất của đời người, và đó cũng chính là phần thưởng của đời người mà tạo hóa và xã hội đã cho ta… Để ta được nghỉ ngơi, làm những việc nên làm và thong dong bước đến mộ phần.


Ở tuổi già thì ai mà chẳng có bệnh, không có bệnh mới là chuyện lạ, do đó cứ quẳng gánh lo đi mà vui sống là điều chi lý nhất!


Tuổi già rất sợ cô độc, bạn bè chính là mối giao tình chân quý trong lúc này, nói với nhau vài câu, uống với nhau hớp trà, một ly cà phê,  vui với nhau trong chốc lát cũng làm cho tuổi già thêm thi vị yêu mình yêu đời thêm!…


Hồi còn nhỏ, ta thấy người nào già mà còn dõi mắt nhìn con gái khi đi ngang qua thì  cho là già không nên nết, già dịch v.v.. Nhưng khi đến tuổi già, ta mới khám phá ra được nỗi oan ức này..Chẳng phải vậy, trái tim đâu có biết già, chỉ có tuổi mới già mà thôi, họ nhìn những người con gái chỉ như là nhìn một bức tranh mỹ thuật trong cuộc sống đời thường, thưởng lãm vẻ đẹp này mà tạo hóa tạo nên cho loài người hầu cân bằng âm dương trần thế …Điều này chẳng có gì đáng phê phán  cả.  ( chuyện thường tình thế thôi ! )


Tuy nhiên, chỉ khi nào nhìn mà lòng già nổi tà tâm, có ý nghĩ đen tối thì mới đáng trách!


Hãy nhìn bức tranh vệ nữ, cả nhân loại thưởng lãm đều khen đẹp và thẩm mỹ v.v..Cả trẻ lẫn già có ai bị chê trách khi chiêm ngưỡng đâu?…


Ồ thế ra, tục hay không còn tùy vào cảm tính cá nhân không chừng?


Để kết luận bài viết này, xin được gom ý như sau:


 Tuổi già có cái hay của tuổi già, cái thú của tuổi già, người già tuy không còn phải làm lụng để mưu sinh, nhưng nếu ta biết gom những điều hay lạ, ích lợi v.v..Mà ta đã nhận biết được trong những thời gian đã qua, trao lại kinh nghiệm sống này cho lớp hậu duệ, sự việc đó quả là tuyệt vời, bởi ít nhiều ta đã làm được một số vụ việc nên làm…


Và điều này chính là hạnh phúc mà ta có được khi còn tồn tại trên trần gian… 


Cám ơn Trời, cám ơn đời đã cho ta tuổi già …Sung sướng biết bao!




-------------



Người gởi: van phan
Ngày gởi: 04/Dec/2010 lúc 11:35am
 
 


http://Tâm -

                                     (Ðộc vận A & OA)

                                                                         Nguyên Hà

 

                                    Ngỡ đã yên vui với tuổi già

                                    Hay đâu cớ sự lại bày ra

                                    Hai bầy con dại, đành cam chịu (*)

                                    Nhưng được vui thêm với cửa nhà.

 

                                    Ðể tạo cảnh vui với tuổi già

                                    Cũng hòn non bộ, cũng vườn hoa

                                    Ðôi ba khóm trúc màu xanh biếc

                                    Ðể tưởng nhớ về đất Mẹ Cha.

 

                                    Bao thu lận đận chốn trời xa

                                    Nay tạm yên vui hưởng tuổi già

                                    Con đã lớn khôn, tròn hiếu thảo

                                    Không còn vướng bận chuyện gần xa.

 

                                    Hãy tạo niềm vui đến với ta

                                    Thơ ca xướng họa để quên già

                                    Ngồi đây ta ngắm trời, mây, nước

                                    Thánh thót chim lồng cất tiếng ca.

 

                                    Ta xây mộng đẹp giữa ngàn hoa

                                    Cũng tạm yên vui với cảnh già

                                    Cá lượn tung tăng ta lặng ngắm

                                    Sương mai ngát tỏa đượm chung trà.

 

                                    Quên cả thời gian, lấp tuổi già

                                    Ta vui họp mặt để cùng ca

                                    Quên đi bao chuyện tình ngang trái

                                    Tâm sự nhau nghe nghĩa đậm đà./         

                                                 

                                                (*) Một bầy chim, một bầy cá.



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 04/Dec/2010 lúc 11:51am
 
Anh Van Phan nói: ".... Nhưng có người nói Paris est belle sans Parisienne....."
 
Tôi lại nghe người khác nói:
" Paris est belle avec les Parisiennes et sans les Parisiens!!! "
 
Sans rancune
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 06/Dec/2010 lúc 6:03am
 
Anh Locong đi Paris về chắc không quên hình ảnh nầy...
 décembre 2010
http://chatlibre.blog.lemonde.fr/2010/12/05/paris-neige/ -

Paris neige !

http://chatlibre.blog.lemonde.fr/files/2010/12/_101204_paris_neige1.1291506830.jpg">

http://chatlibre.blog.lemonde.fr/files/2010/12/_101204_paris_neige2.1291506863.jpg">

http://chatlibre.blog.lemonde.fr/files/2010/12/_101204_paris_neige3.1291506884.jpg">

Photographies :  décembre 2010 - Paris



Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 06/Dec/2010 lúc 10:46am
 

Gần gũi người già

 
Ở công ty ông thường hay tổ chức đi thăm chổ này chỗ nọ, tặng quà cáp cho người này người kia, phát biểu những lời hay ý đẹp, thế nhưng người già ở nhà sao mà khó… “tiếp cận” quá. Ông thắc mắc sao lúc này quanh ta thấy nhiều người già quá vậy. Già thì mắt kém, tai lãng, đi lại khó khăn, mọi thứ lệ thuộc… nên dễ phiền lòng. Chút thì giận hờn. Chút thì trách cứ. Con cháu hiếu thảo cũng ba điều bốn chuyện rồi vội vã… lỉnh ngay! Người già cô độc càng cô độc.

Lúc nào cũng đang như “Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt”… Lẩm cẩm, lặp đi lặp lại mãi một chuyện. Mới bắt đầu nói thì con cháu đã biết tỏng chuyện gì, có thể kể tiếp vanh vách không sai. Chuyện mới thì quên. Chuyện xưa thì nhớ. Lúc nào cũng nhắc lại quá khứ “hào hùng”. Lúc nào cũng chịu không nổi đám trẻ. Ông muốn có được nghệ thuật để "tiếp cận" với những người cao tuổi. Người ta đã khuyên doanh nhân trên làm những điều dưới đây:

Khi “tiếp cận” các cụ, đừng xuất hiện đột ngột đầu giường dễ làm họ giật mình. Phải lên tiếng, hỉ hả hịch hạc đôi ba câu để đánh động, tạo sự chú ý trước khi xuất hiện. Trí não các cụ không bắt nhịp nhanh như hồi còn trẻ được, phải có thời gian để “định thần”, tập trung chú ý rồi mới khởi sự giao tiếp được.

Khi đứng hoặc ngồi thì chọn khoảng cách đủ gần để có thể nắm tay, ôm vai. Truyền thông không lời có thể nói lên nhiều điều hơn ta tưởng. Mắt kém, nên cảm nhận qua tiếp xúc sẽ rất tốt. Nhớ luôn đứng phía đối diện, ngang tầm mắt. Như vậy, các cụ có thể nhìn vào môi mấp máy mà biết ta đang “nói hành nói tỏi” gì, có thể nhìn vào mắt mà biết ta đang nghĩ gì, định “dở trò gì”. Do vậy, khi tiếp xúc nên giữ nét mặt vui tươi, ân cần, thực sự quan tâm chớ không phải quấy quá cho xong!

Môi trường tiếp xúc cần yên tĩnh, các cụ mới dễ tập trung, dễ nhìn, dễ nghe. Nơi đông đúc ồn ào, nhộn nhạo, dễ gây hoang mang, mất tập trung. Lúc nói chỉ nên một người nói. Không nên tay xách nách mang, quơ tay múa chân lúc nói dễ gây rối trí.

Ánh sáng phải vừa đủ để có thể nhìn mắt, nhìn môi người nói. Tránh đứng trong bóng tối. Giảm bớt ánh sáng nếu thấy quá chói. Mắt các cụ yếu, chói quá thì đồng tử sẽ co nhỏ, không nhìn thấy gì, nhất là ở người có bệnh cườm già.

Tránh nói to tiếng. Tránh hét vào tai các cụ. Nếu có mang máy nghe, phải đảm bảo máy đã mở, còn pin, đang hoạt động tốt. Nên nói chậm rãi và rõ ràng. Lúc nói phải nhìn vào trong mắt. Nói vừa đủ lớn nhưng không được hét to. Không được quát.

Dùng những từ đơn giản, cụ thể, những câu ngắn gọn. Lặp lại đôi ba lần nếu cần. Khi cảm thấy các cụ chưa hiểu thì phải nói cách khác, dùng từ khác, cấu trúc câu khác cho dễ hiểu, dễ nghe hơn.

Mỗi lần chỉ nói một ý, một việc. Các cụ không thể cùng lúc nắm nhiều ý, nhiều thông tin, sẽ bị “nhiễu”. Mỗi lần hỏi một việc. Hỏi xong phải đợi một lúc để các cụ có thì giờ tập trung, ngẫm nghĩ và tìm từ diễn đạt. Thỉnh thoảng nên nhắc lại các ý chính. Tóm tắt cho dễ nhớ. Thường các cụ không tiện hỏi lại, sợ “quê”! Cần dặn dò gì thì ghi ra giấy. Chữ phải rõ, to, chân phương, dễ đọc.

Sẵn sàng chấp nhận sự nhầm lẫn, sai sót, quên trước quên sau của các cụ. Sẵn sàng chấp nhận những cơn nóng giận, bực dọc bất thường của các cụ! Cuộc tiếp xúc nhiều khi rơi vào thất bại. Sẵn sàng… đợi một dịp khác, lúc khác, thuận lợi hơn! Bởi vì có lúc các cụ rất dễ thương!

Cách ta đối xử với các cụ thế nào thì con cháu sẽ đối xử với ta như thế.





-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 06/Dec/2010 lúc 11:00am
 
 Người Gò Công định cư ở Paris ít quá . Mong năm sau gặp lại anh LoCong vào mùa  nắng ấm ở Paris....
                                                     Van Phan


Người gởi: van phan
Ngày gởi: 07/Dec/2010 lúc 4:26am
 
 PARIS MÙA TUYẾT TRẮNG NHỚ QUÊ HƯƠNG 
 
                      BÀI CA VỌNG CỖ
 
PARIS MÙA TUYẾT TRẮNG


Nói lối

Ôi Paris một mùa tuyết trắng!
Nghe nhạt nhòa lệ đắng ở bờ môi.
Tôi ở đây qua mấy đông rồi,
Lòng buốt giá tâm tình người viễn xứ.

Đoản khúc lam giang


Nghe lạnh vào buồng tim
Ôi xót xa những ngày tháng qua
Dù cho ấm êm nơi này nhưng nỗi buồn cõi lòng sâu thẳm
Nhìn từng hạt tuyết rơi
Sao giá băng nghẹn ngào tái tê
Nhớ thương quê nhà đã bao ngày xa,
Nhớ thương mẹ già mỏi mắt trông chờ con
Chờ một ngày thành công
Sau tháng năm dồi trau
Chăm chỉ lo học hành
Để cùng dựng xây
Đất nước mai sau
Đẹp nhất Việt Nam
Xin kế thừa ngàn năm sử vàng
Non nước mình ngày sau vững bền
Nghe những câu ca những điệu hò
Dù xa vẫn thấy thân thương ấm lòng tha hương
Xóa tan đông lạnh khi trời mù sương

VỌNG CỔ1)

1) Giữa tuyết lạnh trời sương, lòng kẻ tha hương nghe đêm trường thêm buốt giá, nhớ đến quê hương, nhớ mẹ già nua tóc pha sợi trắng lòng nặng mang tâm sự riêng…mình.
Nhớ buổi ra đi chan chứa những thâm tình.
Đưa tiễn đứa con yêu lên đường du học, mẹ tự hào nhưng mắt lệ rưng rưng.
Thương cho con một mình thấn gái, xa cách gia đình đến một cõi trời xa.
Nhớ bạn bè với tình cảm thiết tha, nhớ những lời của Thầy Cô nhắn nhủ. Lòng thấy nghẹn ngào lưu luyến biết bao nhiêu, lòng tự dặn lòng gắng chăm lo đèn sách.
2) Ngày tháng trôi mau, đã ba mùa đông lạnh lẽo, bao nỗi nhớ niềm thương cứ da diết trong lòng. Được sống giữa nơi tráng lệ huy hoàng. Tội vẫn luôn nghĩ về quê hương xứ sở, nhớ khung cảnh quê nhà bình dị đơn sơ. Những buổi chiều đi dạo ngắm sông Seine, nhìn dòng nước xanh trong nhưng trong lòng lại nhớ, nhớ con sông quê hiền hòa êm ả, sóng vỗ đôi bờ chở nặng giọt phù sa ….

Lý Ba Tri
Mình tôi nơi chốn phồn hoa
Làm sao không thấy cô đơn
Nghe những âm thanh quanh đây
Dường như quá ư xa lạ
Lặng nghe sâu thẳm buồng tim
Tính yêu hai tiếng Việt Nam


VỌNG CỔ:
5)

5) Việt Nam ơi, đất nước tôi ơi, hai tiếng nghe thân thương quá đỗi…Tôi sẽ trở về đây trong một buổi bình minh rạng rỡ huy…hoàng.
Ngày mà tôi công toại danh thành.
Để ánh mắt mẹ già thôi không mòn mỏi, để gặp lại bạn bè chan chứa những tình thương. Để đem sức tài vun đắp quê hương, để chung tay viết tiếp trang sử vàng rực rỡ. Lòng ước mơ ngày mai thêm tươi sáng, cuộc sống văn minh, đất nước đẹp giàu.
6) Tuyết vẫn rơi đều nhưng lòng tôi thôi buốt giá khi nghĩ đến ngày vui ấy chẳng
còn xa. Ôi Paris lại một mùa tuyết trắng giá lạnh bên ngoài đâu giá lạnh lòng ta. Vì đã có ước mơ cháy bỏng, có một tình yêu sưởi ấm trái tim hồng.

Lý mừng xuân
(????)
Dù là xa xôi
Chứa chan lòng yêu đất nước
Tuổi thanh xuân nguyện đem sức tài
Vì quê hương gắng công học hành

Những mùa đông rồi sẽ là kỷ niệm
Những tháng ngày xa đất nước quê hương.

Dù cho đi khắp muôn phương, lòng tôi vẫn nhớ những nẻo đường yêu thương.


Scarlet (20/11/2010)
__________________
Ước mơ được nuôi dưỡng sẽ có ngày không chỉ còn là mơ ước!
 
2009-01-01%20Ma%20rue%20002.jpg


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Dec/2010 lúc 12:57am
 
MƯỜI NGUYÊN TC TH THÊM NHIU TUI
 
 


1. Câu châm ngôn thứ nhất:

“Trong thiên hạ, không có chuyện làm biếng mà có thể có một thân thể khỏe mạnh.”
 
 
 
2. Câu châm ngôn thứ hai:


-Ði với những việc không vui vẻ của dĩ vãng và nghịch cảnh, không thấy khó chịu.
-Ðối với những ngày sắp tới không có ước vọng quá cao, nhưng luôn cầu bình an hạnh phúc.

 
 
 
Ba DƯỠNG


1. Bảo dưỡng.
2.Dinhdưỡng.
3. Tu dưỡng.

 
 
 
Bốn QUÊN


1. Quên tuổi tác.
2. Quên tiền tài.
3. Quên con cái.
4. Quên buồn phiền.

 
 
 
Năm PHÚC


1. Có thân thể mạnh khỏe, gọi là phúc.
2. Có vui thú đọc sách, gọi là phúc.
3. Có bạn bè tri kỷ, gọi là phúc.
4. Có người nhớ đến anh, gọi là phúc.
5. Làm những việc mà mình thích làm, gọi là phúc.

 
 
 
 
Sáu VUI


1. Một vui là hưu nhưng không nghĩ.
2. Hai vui là con cái độc lập.
3. Ba vui là vô dục tắc cương.
4. Bốn vui là vui vẻ vấn tâm mà không xấu hổ..
5. Năm vui là có nhiều bạn hữu.
6. Sáu vui là tâm tình không già.

 
 
 
 
Bẩy SUNG SƯỚNG


1. Biết đủ thường sung sướng.
2. Biết giải trí khi nhàn rỗi.
3. Biết đắc chí tìm niềm vui.
4. Khi cấp thời biết tìm niềm vui.
5. Biết dùng người làm vui.
6. Biết vui khi hành thiện.
7. Bình an là vui nhất.
 
 
 
 
Tám CHÚT XÍU
 
1. Miệng ngọt ngào thêm một chút nữa.
2. Ðầu óc hoạt động thêm một chút nữa.
3. Nóng giận ít thêm một chút nữa.
4. Ðộ lượng nhiều hơn một chútnữa.
5. Lòng rộng rãi thêm một chút nữa.
6. Làm việc nhiều thêm một chút nữa.
7. Nói năng nhẹ nhàng thêm chút xíu nữa.
8. Mĩm cười nhiều thêm chút nữa.

 
 
 
 
Chín THƯỜNG
 

1. Răng thường ngậm.
2. Nước miếng thường nuốt.
3. Mũi thường vê.
4. Mắt thường động.
5. Mặt thường lau.
6. Chân thường xoa (bóp).
7. Bụng thường xoay.
8. Chi thường vươn.
9. Hậu môn thường co bóp

 
 
 
 
MƯỜI NGUYÊN TẮC KHỎE MẠNH


1. Ít thịt, nhiều rau.
2. Ít mặn, nhiều chua.
3. Ít đường, nhiều trái cây.
4. Ít ăn, nhai nhiều.
5.Ít áo, tắm nhiều.
6. Ít nói, làm nhiều.
7. Ít muốn, bố thí nhiều.
8. Ít ưu tư, ngủ nhiều hơn.
9. Ít đi xe, đi bộ nhiều.
10. Ít nóng giận, cười nhiều hơn

 


-------------
mk


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 08/Dec/2010 lúc 5:56am
http://saigonecho.com/main/doisong/suytudongdoi/20583-bi-quyt-sng-cho-ngi-cao-tui.html">
BÍ QUYẾT SỐNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI
 
http://saigonecho.com/main/doisong/suytudongdoi/20583-bi-quyt-sng-cho-ngi-cao-tui.html
 
 


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 11/Dec/2010 lúc 6:21am

Làm Thinh

Tiểu Tử

 

Cái làng nhỏ đó nằm gần biển Manche, cách thành phố Etretat (miền bắc nước Pháp) độ 10 km. Trong làng có chừng năm chục nóc gia nằm chùm nhum lại thành một khu, trừ một cái nhà nằm rời xa một mình về phía biển. Người trong làng gọi cái nhà đó là " nhà ông Lê ".

Cách đây mấy năm, ông Lê -người Việt Nam độ 40 tuổi- từ Paris ra đây mua lại cái nhà đó để làm nhà nghỉ mát. Mùa hè và các ngày lễ lớn, ông đưa vợ con -vợ người Pháp và hai con trai chín mười tuổi- ra đây đổi gió và lâu lâu ông cho bạn bè mượn năm bảy hôm. Ông có mướn một người trong làng -tên Jean Marie- trông nom nhà cửa và cắt tỉa vườn tược cây trái.

Mới đầu, người trong làng cứ tưởng ông Lê là người Tàu. Cho nên, họ hơi dè dặt. Chừng biết ổng là người Việt Nam, họ cởi mở hơn, thân thiện hơn. Làm như, đối với họ, người Tàu là người ngoại quốc xa lạ, còn người Việt Nam thì ít nhiều gì cũng đã từng được xem là người trong nhà ! Họ càng có cảm tình với ông Lê khi biết rằng ổng qua Pháp học từ hồi mười lăm tuổi, rằng ổng tốt nghiệp trường Arts et Métiers, rằng ổng làm chức lớn trong cơ quan Nhà Nước v.v... Họ hay nói với nhau: "Vợ chồng ông Lê thật dễ thương".

Vùng này cao hơn mặt biển hai ba chục thước mà cuộc đất lại không lài lài xuống lần khi ra gần biển như ở những nơi khác, nên không có bãi. Ở đây, biển đâm thẳng vô bờ, loại bờ đá dựng thiên nhiên sừng sững như một bức tường cao thật cao. Những ngày biển động, sóng đập vào chân tường đá nghe ầm ầm. Vì nhà ông Lê nằm cách bờ đá dựng không xa, nên vào những ngày đó, từ trong nhà nghe âm vang tiếng sóng giống như những tiếng thở dài.

Hè năm đó, ông Lê và gia đình ra đây nghỉ mát chỉ có ba tuần thay vì một tháng như thường lệ. Ông nói với ông Jean Marie -người quản gia- rằng phải trở về Paris để đón cha mẹ từ Việt Nam qua. Ông Jean Marie hỏi ông có định đưa ông bà cụ ra đây chơi không thì ông Lê trả lời rằng không, bởi vì ông bà cụ mới xuất ngoại lần đầu tiên nên phải đợi một thời gian cho quen với khí hậu phong thổ.

Vậy mà chỉ mươi ngày sau, thấy ông Lê chở ra đây một ông già tóc trắng với hai va-ly hành trang. Người quản gia nghĩ: "Chắc định ở lâu nên mới mang hành trang nhiều như vậy ". Ông Lê giới thiệu: " Đây là cha tôi. Còn đây là Jean Marie, quản gia". Sau đó, ông nói: "Trong thời gian cha tôi ở đây, tôi xin nhờ bà Jean Marie lo dùm việc nấu nướng giặt giũ giống như những lúc gia đình tôi ra đây nghỉ mát. Có điều là cha tôi không thể đi chợ ở Etretat như chúng tôi vẫn làm lâu nay, nên tôi nhờ ông bà lo giùm luôn vụ này. Đổi lại, tôi sẽ tăng tiền thù lao của hai ông bà lên mười phần trăm. Tôi xin ông bà chấp nhận cho".

Sau khi gọi điện thoại về nhà bàn tính với vợ, ông Jean Marie bằng lòng. Tiếp theo đó, ông Lê trao cho ông Jean Marie một số tiền và nói: "Đây, tôi gởi ông bà một tháng tiền chợ. Tôi dự trù dư dả phòng khi cha tôi cần mua những gì khác, nhưng nếu thấy thiếu thì điện thoại cho tôi hay để tôi gởi ra thêm. Mỗi cuối tháng, tôi sẽ gởi tiền để gối đầu cho tháng kế tiếp, ông bà yên tâm". Ông Jean Marie hỏi: "Còn bà cụ đâu ? Sao không cùng ra đây với ông cụ ?". Ông Lê trả lời như không trả lời: "Mẹ tôi ở Paris". Rồi sau khi nói mấy lời cám ơn ông Jean Marie, ông bắt tay từ giả người quản gia và ông già tóc trắng để trở về Paris, vội vã như không muốn vấn vương gì nữa ! Thấy ông Lê đối xử với ông già tóc bạc như là một người quen thường, ông Jean Marie vừa ngạc nhiên vừa bất nhẫn, bởi vì ông nhận thấy rõ ràng ông già tóc bạc đó và ông Lê thật sự giống nhau như hai cha con.

Ông già ở trong nhà ông Lê như một cái bóng. Ông không xem tê-lê, không nghe ra-đi-ô. Ông cứ ngồi ở xa long hút thuốc liên miên, mắt nhìn thẳng ra cửa kiếng hướng về phía biển, giống như đang coi một cái gì ở ngoài đó. Ở ngoài đó không có  gì hết ! Không có một cái cây, không có một lùm bụi. Cỏ dại cũng không mọc cao. Mặt đất trống trơn chạy thẳng ra bờ đá dựng. Từ chỗ ông ngồi, nhìn ra chỉ thấy đất và trời. Lâu lâu, vài con hải âu bay phớt ngang, và lâu lâu trên nền trời trong xanh của mùa hè, một sợi mây đi lạc. Chỉ có bao nhiêu đó, vậy mà ông cứ ngồi nhìn, nhìn đăm đăm.

Mới đầu, ông bà Jean Marie cứ tưởng rằng ông già không biết nói tiếng Pháp. Nhưng sau mấy lần hỏi han thấy ông trả lời trôi chảy mạch lạc, ông bà mới yên tâm. Có điều là hỏi thì ông mới trả lời chớ không thấy bao giờ tự ông gợi chuyện. Suốt ngày, ông làm thinh. Cần dùng gì thì ông viết ít chữ rồi gắn trên mặt tủ lạnh. Ông bà Jean Marie thấy vậy cũng ráng giữ ý không làm tiếng động khi quét dọn hay đi ra đi vào. Nhiều khi, họ có cảm tưởng như trong nhà không có ai hết ! Chỉ có mùi khói thuốc là nhắc đến sự hiện diện của ông già.

Ông già đó tên Lê Tư. Hồi thời trước -cái thời mà miền nam Việt Nam chưa biết mùi cộng sản- ông Tư là một nhà thầu xây cất rất có bề thế ở Sàigòn. Ông giao du rộng, lại "biết cách giao du", thêm giỏi tính toán sắp xếp nên ông trúng thầu nhiều công trình lớn của Nhà Nuớc và của các công ty ngoại quốc. Do đó, càng ngày ông càng nổi tiếng và sự nghiệp thì cứ nhân lên gấp năm gấp mười. Dù vậy, ông không bao giờ chối bỏ cái gốc hàn vi của ông và rất tự hào đã bắt đầu bằng hai bàn tay trắng.

Ông thường nói: "Hồi tôi từ Đà Nẳng vô Sàigòn, tôi chỉ có một chiếc xe đạp cũ và cái nghề thợ hồ. Ban ngày đạp xe đi làm, ban đêm đạp xe đi học thêm ở Trung Tâm Văn Hoá Pháp và hội Việt Mỹ. Hồi thời đó, quanh năm suốt tháng, tôi chỉ biết có thắt lưng buộc bụng, ăn uống kham khổ, để dành tiền gởi về cho cha mẹ ở Đà Nẳng và để đóng các học phí. Vậy mà tôi vẫn không ngã lòng. Lúc nào trong đầu tôi cũng nghĩ rằng phải cố gắng vương lên, bởi vì không ai giúp mình bằng mình hết. Nhờ vậy mà bảy tám năm sau, tôi đã có một cơ sở vững chắc để cạnh tranh với các nhà thầu khác. Rồi thì xây cất hết công trình này đến công trình khác, có khi hai ba công trình cùng một lúc, cơ sở cứ lớn lần lớn lần để trở thành bề thế như ngày hôm nay. Nghe tôi nói tôi bắt đầu sự nghiệp bằng con số không chẳng có mấy ai tin hết ".

Khi đã khá giả, ông mới cưới vợ. Ông hay nói đùa : "Tình phải có tiền đi theo nó mới vững. Giống như bê-tông phải có cốt sắt nó mới bền !".

Ông bà Lê Tư chỉ sanh có một người con trai đặt tên Lê Tuấn. Năm Tuấn được mười lăm tuổi, ông gởi con qua Pháp học. Ông muốn nó học ngành kiều lộ để sau này trở về nối nghiệp ông. Ông nói : "Việt Nam mình cạnh tranh không nổi với hãng thầu ngoại quốc bởi vì mình có binh mà thiếu tướng". Và ông hy vọng trong tương lai, con ông sẽ thực hiện những công trình vĩ đại, vượt trội hẳn những gì ông đã làm. Để cho ông được nở mặt.

Cái tương lai đó bỗng tắt ngúm chỉ trong một thời gian ngắn sau ngày 30 tháng tư, 1975.

Trước cái ngày đen tối đó, một người như ông Lê Tư dư sức để di tản dễ dàng. Vậy mà không thấy ông nhúc nhích. Ông cứ điềm nhiên hút thuốc, uống trà, xem truyền hình, nghe ra-đi-ô. Giống như một kẻ bàng quan. Bà Lê Tư thì cứ đi ra đi vô, hết gọi điện thoại cho bà bạn này đến gọi cho bà bạn khác. Rồi thúc giục ông đi di tản. Bà nói :

- Trời ơi ! Mấy bả đi hết rồi kìa !

Ông cười :

- Thì ai sợ cứ đi. Bà yên tâm. Tôi bảo đảm không có sao hết. Nói thiệt với bà, "họ" đã liên lạc với tôi cách đây hơn tháng, nói rõ rằng họ cần dùng những người như tôi để xây dựng lại đất nước. Cho nên, bà thấy tôi không ? Tôi bình chân như vại !

Điều mà ông không nói cho bà biết là từ bao lâu nay, ông vẫn đều đặn gởi tiền giúp cách mạng qua ngả thằng cháu -cũng gốc liên khu năm như ông- đang hoạt động ở mấy tỉnh miền Đông. Chính người cháu đó đã cho người về gặp ông để giải thích rõ ràng chủ trương đường lối của cách mạng. Nhờ vậy, ông mới vững tâm tin tưởng.

Đâu dè, sau khi cách mạng "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", cách mạng quay về đánh tư sản. Ông Lê Tư cũng "bị" mời đi "làm việc" như mọi người. Ông có xuất trình giấy chứng minh của Liên khu bảy, là vùng ông đã giúp đỡ, nhưng "lá bùa" đó không linh ! Ông cũng nghĩ đến thằng cháu cách mạng, nhưng bây giờ ông không biết nó ở đâu để gọi nó đến làm chứng. Vì vậy, ông vẫn bị mời tới mời lui để  "làm việc". Mỗi lần làm việc, họ quay ông như con dế ! Đến nỗi về sau, mệt mỏi quá, chán chường quá, thấy nói gì cũng vô ích, nên ông bèn làm thinh, mặc cho họ muốn nói gì thì nói, hỏi gì thì hỏi. Rồi đến lần "làm việc" cuối cùng, ông cũng làm thinh ký tên trên xấp giấy tờ họ đưa ra, ông ký mà không thèm đọc qua một chữ ! Lần đó, ông bước ra khỏi cơ quan, có cảm tưởng như đang sống trong một thế giới khác, một thế giới lộn ngược ! Ông không còn khái niệm không gian thời gian. Ông chỉ biết rằng sau cái phút ký tên đó, ông trắng tay. Và ông còn nghe trong đầu câu nói ơn nghĩa "nhờ ông đã sớm giác ngộ cách mạng nên không phải đi cải tạo". Ông lái xe về nhà như một người máy. Ông đâu biết rằng trong cuộc "đổi đời vĩ đại" này, con người đâu còn sống bằng lý trí : con người chỉ sống bằng bản năng thôi !

Về đến trước cổng nhà, bỗng nhiên ông Lê Tư nhận thức rằng tất cả những gì trực thuộc về ông  bây giờ chỉ còn lại người vợ đang đợi ông ở nhà.

Xưa nay, mọi việc trong gia đình đều do ông quyết định. Bà Lê Tư luôn luôn làm theo ý của ông, không bao giờ thắc mắc. Bởi vì bà hoàn toàn tin tưởng vào người chồng mà lúc nào bà cũng cảm phục như một thần tượng. Bà nói : "Từ bàn tay trắng dựng nên sự nghiệp đồ sộ như vầy, không phải ai làm cũng được !". Và bà thường ví chồng bà như một cây cau vững chắc để bà bám vào đó như một giây trầu. Vậy mà bây giờ bây giờ Ông Lê Tư không biết ví mình như cái gì nữa. Cách mạng mà ông đã giúp từ ngày ông dựng nghiệp, hôm nay nhân danh gì gì đó, đã biến ông thành con số không. Dễ dàng như người ta cầm nùi giẻ bôi hết những hàng chữ phấn trên một bảng đen, bôi mà không cần biết những hàng chữ đó viết những gì ! Chỉ trong có một khoảnh khắc, ông chẳng còn gì hết và bản thân ông cũng không là gì hết ! Ông đã trở thành một "thứ gì" đó không có tên, một sản phẩm của cách mạng mà sách vở xưa nay chưa thấy có định nghĩa !

Ông bước vào nhà mà cảm thấy mình lêu bêu như bọt nước, không làm chủ được gì hết, kể cả làm chủ chính bản thân mình ! Cái biệt thự có hồ tắm vườn hoa, có năm ngăn bảy nắp, mà ngày xưa ông đã xây cất cho tương xứng với địa vị xã hội của ông bây giờ bỗng trở nên ngạo nghễ, vô duyên.

Nhà vắng teo. Một số gia nhân đã xin nghỉ việc từ những ngày sôi động, số còn lại đã được cho nghỉ ngay sau ngày 30 tháng tư. Bà Lê Tư chắc đang làm gì ở dải nhà sau nên ông không nghe tiếng động. Ông đốt điếu thuốc rồi ngồi xuống phô-tơi nhìn thẳng ra vườn. Ông nhìn mà không thấy gì hết ! Yên lặng.

Tiếng bà Lê Tư làm ông giựt mình :

- Sao ông ? Họ đòi gì nữa vậy ?

- Họ đâu có đòi. Họ lấy.

- Lấy gì ?

- Lấy hết tài sản của mình.

Giọng bà bỗng cao lên một nấc :

- Lấy hết tài sản ?

Ông nhìn bà rồi trả lời bằng cái gật đầu. Giọng của bà lại cao thêm một nấc :

- Gì lạ vậy ? Tự nhiên rồi đòi lấy tài sản của người ta. Đó là ăn cướp chớ đâu phải lấy ! Rồi ông trả lời làm sao ?

Ông thở mấy hơi thuốc, rồi mới nói :

- Thì tôi giao hết lại cho họ chớ còn làm sao ?

Bà chỉ kêu được một tiếng "Trời !" rồi ngồi phịch xuống ghế, mắt nhìn thẳng ra vườn. Bà nhìn mà cũng không thấy gì hết ! Yên lặng. Một lúc sau, ông nói, giọng thật trầm tĩnh :

- Bà nghĩ coi. Bây giờ họ là kẻ chiến thắng. Quyền sanh sát nằm hết trong tay, họ muốn nói gì làm gì mà không được.

- Còn luật pháp để đâu ?

- Luật pháp của ai ?

Bà làm thinh. Một lúc sau, bà nói :

- Hôm trước ông nói họ đã móc nối với ông để ông ở lại giúp họ xây dựng gì gì đó. Sao bây giờ họ lột hết của ông vậy ?

Ông làm thinh. Khói thuốc trong miệng bỗng trở nên thật đắng. Ông nghe thèm một hớp trà hay một hớp nước lạnh, hay bất cứ một chất lỏng nào cũng được để ông nuốt xuống "cái gì đó" đang nghẹn ngang ở cổ. Ông dụi điếu thuốc rồi đi lại bar ở góc xa-long rót một ly nhỏ Porto uống ực một cái, giống như người ta bị mắc xương. Xong ông trở lại phô-tơi ngồi xuống, đốt điếu thuốc. Chất rượu đang nồng trên mũi, nhưng sao khói thuốc vẫn còn nghe thật đắng !

Giọng bà Lê Tư có vẻ trách móc :

- Chớ phải ông nghe lời tôi đi di tản như thiên hạ thì đâu có sao.

- Đi di tản cũng mất hết chớ hơn gì.

- Sao mất hết được ? Ông quen lớn nhiều mà không hốt được một mớ đem đi theo à ? Có nhiều người còn gởi được bàn ghế và vô số đồ cổ nữa. Như anh X., như anh T., như ông tướng Z toàn là bạn thân của ông không.

Ông làm thinh. Bà vẫn nói, càng nói giọng càng gay gắt :

- Thà rằng mình đi, cái gì không đem theo được là mình bỏ. Tụi nó có lấy, cũng là lấy những gì mình bỏ. Chớ còn bây giờ, tụi nó bóp họng ông để lấy, bộ ông không thấy tức sao ?

Ông làm thinh. Ngừng một lúc như để suy nghĩ, rồi bà nói một câu giống như bà đóng sập cánh cửa sắt để nhốt ông trong một nhà tù :

- Chẳng bằng ông muốn ở lại để giúp cách mạng chớ gì ? Phải không ?

Ông nuốt nước miếng mấy lần, rồi tiếp tục làm thinh. Bây giờ, ông thật sự thấy mình như bọt nước trôi lêu bêu, không bám được vào đâu hết?

Chiều bữa đó, cách mạng đưa đến mười mấy thanh niên trai gái và một toán bảo vệ cầm súng để làm công tác kiểm kê. Họ bắt mở hết các hộc, các kệ, các tủ để họ đem ra đếm từng món, không bỏ sót một nơi nào hết, một món nào hết. Đêm, họ ngủ lại trong nhà ông Lê Tư để sáng sớm hôm sau họ tiếp tục. Xong công tác kiểm kê, người cán bộ chỉ huy chỉ định một nhóm bốn người ở lại để canh giữ những gì đã kiểm kê, sợ ông bà Lê Tư ăn cắp mang đi ! Gã còn nói như ra lịnh :

- Từ hôm nay trở đi, anh chị phải dọn ra nhà sau để ở, không được bước lên đây nữa. Anh chị cũng không được quyền sử dụng chiếc ô-tô bây giờ thuộc diện quản lý của Nhà Nước. Khi ra vào nhà, anh chị phải dùng cái cổng hậu, không được đi bằng cổng chánh. Rõ chớ ?

Ông Lê Tư làm thinh. Bà Lê Tư cũng làm thinh. Nhưng hai sự làm thinh đó không cùng một ý nghĩa : ông làm thinh vì biết rằng có nói gì cũng vô ích còn bà làm thinh là vì bà hận ông vô cùng !

Từ ngày dọn xuống ở trong một nhà phụ -có ba dải nhà phụ trước đây dùng cho gia nhân- và từ ngày biết rằng văn phòng, các kho vật liệu, kho dụng cụ cơ giới, biệt thự ở Núi Lớn Vũng Tàu, các chương mục ở ngân hàng?v.v. đã hoàn toàn nằm trong tay Nhà Nước, bà Lê Tư ít nói chuyện với ông. Nhưng hầu như ngày nào bà cũng ngồi nói một mình, nói trổng, cố tình nói lớn tiếng để cho ông "phải" nghe. Bà cứ lải nhải với giọng trách móc chanh chua, hết chuyện tin lời cách mạng, đến chuyện mất hết của cải, rồi bắt qua chuyện di tản, chuyện ở "chui rút" trong nhà của bếp của bồi. Còn ông thì cứ làm thinh ngồi nghe, nghe riết mà tóc của ông càng ngày càng bạc trắng !

Thời gian đi qua. Một hôm bà bỗng nói với ông :

- Tôi đã nhờ người quen trong toà đại sứ liên lạc được với thằng Tuấn ở Paris. Nó sẽ lo giấy tờ cho mình qua bển.

Bây giờ, mọi sự đều do bà quyết định, ông chỉ làm thinh đi theo. Bây giờ, người chồng "thần tượng" của thời trước chỉ còn là một cái bóng ! Bây giờ, bà mới là thân cây cau, còn ông, ông chỉ là một thứ giây trầu... Đúng là một sự "đổi đời vĩ đại" !

Ít lâu sau, chính bà đã chạy chọt đút lót để có xuất cảnh cho hai vợ chồng bay qua Paris, vào giữa mùa hè năm đó.

Ông Lê, người con trai của ông bà Lê Tư, đến đón ông bà ở phi trường Charles De Gaulle. Gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi. Ông Lê Tư có cảm tưởng như mình vừa sống lại. Ông ôm con siết mạnh, rồi buông ra để nhìn. Lòng tràn sung sướng, ông vừa cung tay đấm nhẹ lên vai con, vừa chửi đổng : "Cha mày !". Rồi tiếp : "Ba tưởng không còn gặp lại con nữa chớ !" Trong một khoảnh khắc, ông tìm lại được lời nói và cử chỉ của một con người bình thường, con người của thời trước tháng tư 1975.

Trên đường về nhà, ông Lê vừa lái xe vừa hỏi về những chuyện đã xảy ra ở Việt Nam trong những ngày sôi động của tháng tư, nhứt là ở đoạn "mấy thằng Mỹ kéo nhau chạy sút quần". Nghe lời nói và giọng điệu của con, ông Lê Tư cảm thấy có "cái gì không ổn", nhưng ông nghĩ : "Có lẽ tại nó ở bên nây lâu quá nên nó nói tiếng Việt không biết chọn lời". Rồi ông kể lại những gì mắt thấy tai nghe. Người con lâu lâu khoái chí, vỗ tay lên tay lái, gục gặc đầu "cho tụi nó chết".

Bổng người con hỏi :

- Còn mấy thằng tướng nguỵ ?

Câu hỏi đó như ánh sáng bật lên trong bóng tối để ông nhìn thấy rõ sự thật: không phải con ông không nói rành tiếng Việt mà là con ông nghiêng về phía bên kia, cái phía đã lật lọng, ăn cháo đá bát, cái phía đã lấy hết tài sản của ông một cách ngang nhiên trắng trợn ! Trời đất chung quanh bỗng như sụp xuống ! Tuy nhiên ông vẫn trả lời:

- Mấy người đó thì ba không biết.

- Tụi nó chạy ra đảo Guam hết. Thằng chủ chạy thì thằng tớ phải chạy theo chớ dám ở lại đâu. Tưởng ba biết gì kể lại nghe chơi chớ ở bên nây báo chí tê-lê nói đầy đủ. Trên tê-lê thấy nhiều thằng tướng ngơ ngác như bầy gà nuốt giây thun !

Người con nói xong cười lên khoái trá. Ông Lê Tư nghe giận phừng lên mặt ! Ông đưa tay định xáng cho thằng con một cái, nhưng ông kềm lại kịp. Ông bỏ tay xuống mà nghe ngực mình tức ran. Tự nhiên, ông ứa nước mắt. Từ phút đó, ông làm thinh. Thấy như vậy, tưởng cha bị mệt vì cuộc hành trình quá dài nên ông Lê cũng không hỏi tiếp.

Bà Lê Tư ngồi ở băng sau, không chen vô một lời. Bà cảm thấy rồi đây sẽ không thể nào ở chung với một thằng con như vậy được. Bà đã tưởng đi ra khỏi xứ để khỏi phải thấy hằng ngày những chuyện trái tai gai mắt, nào ngờ qua đây gặp thằng con không biết học ở đâu mà ăn nói giống "tụi nó" y chang ! Nhưng không sao. Rồi bà sẽ mua nhà ở riêng. Bà dư sức. Với số hột xoàn mà bà đã cất giấu sau 1975 và bây giờ đang nằm an toàn trong cái giỏ mây hai đáy bà ôm trong lòng, bà dư sức. Cho dù bà phải cưu mang suốt phần đời còn lại ông chồng mà bà đã không còn  coi là thần tượng nữa, từ lâu.

Về đến nhà -ở Neuilly Sur Seine, khu nhà giàu- ông Lê giới thiệu vợ con rồi đưa cha mẹ lên phòng trên lầu, nói :

- Ba má nghỉ một chút rồi xuống ăn trưa.

Bữa ăn được dọn lên từng món theo phong cách tây phương. Vợ ông Lê hỏi han lễ độ và kín đáo chăm sóc ông bà Lê Tư. Hai thằng con ông Lê -giống mẹ hơn giống cha nên ít thấy lai Việt- không biết một tiếng Việt. Chúng ăn nhanh nhanh. Xong món thứ nhì, chúng không đợi món kế tiếp, vội vã rút lên phòng. Suốt bữa ăn, câu chuyện chỉ vây quanh mấy món ăn nấu theo tây, bởi vì ông Lê khoe có bà bếp giỏi. Bà bếp, người Pháp, có bước ra chào ông bà Lê Tư.

Nhờ vậy, không khí trong bữa ăn không đến nỗi nào tẻ lạnh.

Sau bữa ăn, vợ ông Lê vì tế nhị, muốn để cho chồng và cha mẹ nói chuyện riêng với nhau, nên xin phép lên lầu. Bà dặn chồng :

- Anh không nên nói chuyện nhiều. Ba má chắc cần phải ngủ vì sai giờ giấc. Mình còn nhiều thì giờ mà.

Khi bước qua xa long để uống cà phê, ông Lê hỏi :

- Ba má định qua đây ở chơi bao lâu ?

Ông Lê Tư châu mày, nhìn bà. Bà trả lời :

- Ba má định qua ở luôn chớ đâu phải ở chơi.

Người con ngạc nhiên :

- Ủa ? Sao lại ở luôn ? Bây giờ nước nhà độc lập rồi, không còn thằng nào ngồi trên đầu trên cổ mình hết. Tất cả đều thuộc về mình, không còn sợ thằng ác ôn nào cướp giựt nữa. Như vậy mà ba má định bỏ xứ qua đây ở luôn. Thiệt là vô lý !

         Hồi nãy, trên xe về đây, ông Lê Tư còn nghĩ rằng thằng con ông chỉ nghiêng về phía bên kia. Bây giờ thì quá rõ ràng : nó đã đứng hẳn về phía bên đó. Ông nghe lòng quặn thắt : chẳng những cách mạng đã cướp hết tài sản của ông, mà tụi nó còn cướp luôn thằng con duy nhứt của ông, cướp từ hồi nào rồi.

Ông Lê Tư làm thinh. Bà Lê Tư hơi mất bình tĩnh :

- Tại con không biết. Tụi nó lấy hết tài sản của ba má rồi còn đuổi xuống ở căn nhà của bồi, rồi lại bắt không được đi cổng chánh phải đi cổng hậu. Bây giờ tụi nó sợ mình không chấp hành chỉ thị nên kéo kẽm gai cô lập căn nhà ba má ở. Con nghĩ coi sống làm sao ?

- Buổi đầu lúc nào chẳng có chuyện sai sót. Rồi cách mạng sẽ trả lại hết cho ba má, yên tâm đi ! Điều mà con muốn nói là chưa chi mà ba má đã muốn bỏ xứ ra đi giống như bè lũ đĩ điếm trộm cắp tháo chạy mấy ngày trước giải phóng làm con thấy không hãnh diện chút nào hết !

Câu nói chưa dứt, ông Lê Tư đã đứng phắt dậy, làm thinh đi thẳng lên lầu. Bà Lê Tư cũng nối gót, nhưng bước chân bà nặng chình chịch. Đứa con máu mủ mà bà mới ôm hun thắm thiết hồi nãy trên phi trường, bây giờ bỗng giống như người xa lạ. Bà cảm thấy hụt hẫng đến độ bà không biết phải làm gì, nói gì. Đến giữa cầu thang, kềm không được, bà ôm mặt khóc tức tưởi.

Suốt buổi chiều, ông Lê Tư ngồi trong phòng làm thinh hút thuốc. Ông không nghe buồn ngủ, ông chỉ nghe mệt - thật mệt - và chán chường - thật chán chường. Ông bắt gặp lại tâm trạng của ông vào những ngày cuối cùng của thời ông bị cách mạng quay hằng bữa để ông kê khai tài sản một cách "đầy đủ và trung thực" !

Bà Lê Tư cũng không ngủ. Bà điện thoại để liên lạc mấy bà bạn đã định cư ở Pháp, nhứt là ở vùng phụ cận Paris. Rồi bà hẹn hò. Sung sướng như thấy chân trời đang mở rộng.

Sau bữa ăn tối, đợi bà Lê và hai con lên lầu, bà Lê Tư nói :

- Chị bác sĩ A sáng mai lại rước má về nhà chỉ chơi vài bữa. Sau đó, có lẽ sẽ qua nhà bà dược sĩ L. Ở đây, má có nhiều bạn bè lắm, con đừng lo cho má. Con chỉ cần lo cho ba thôi.

Ông Lê Tư nhìn thẳng mặt con, giọng nghiêm trang :

- Ba nói thật : ba với con không hạp nhau. Ba không thể ở chung với con được. Ba xin con cho ba ở một nơi nào khác, ở một mình cũng không sao.

Ông nói "xin con cho ba", đó là sự thật. Bởi vì bây giờ ông hoàn toàn trắng tay. Xưa nay, tiền dư ra, ông cho bà một phần để mua hột xoàn, còn bao nhiêu ông chuyển hết qua chương mục của người con.

Ông Lê ngồi làm thinh, không biết ông đang nghĩ gì. Cũng là làm thinh, nhưng sự làm thinh của ông khó hiểu hơn sự làm thinh của ông bà Lê Tư !

Vậy rồi sáng hôm sau, bà bác sĩ A lái xe lại rước bà Lê Tư. Tiếp theo là ông Lê chở người cha ra ở cái nhà nghỉ mát ở gần bờ đá dựng. Suốt cuộc hành trình dài mấy tiếng đồng hồ, hai cha con không nói với nhau một lời !

Từ ngày ra đây ở, ông Lê Tư cảm thấy cuộc đời mình như đang đi vào một ngõ bí. Không sống được với cách mạng, đã đành. Còn lại bà vợ thì bây giờ bả coi mình như cục bứu trên lưng. Rồi đến thằng con, đối với mình, nó còn lạ hơn người xa lạ ! Cứ nghĩ quẩn nghĩ quanh như vậy hết ngày này qua ngày khác mà con người ông sa sút thấy rõ. Bây giờ, ông ốm nhom. Đi đứng đã phải chống ba-toon và đêm đêm cứ phải nằm trằng trọc tới khuya lơ mới dỗ được giấc ngủ. Thấy tội nghiệp, ông bà Jean Marie hay thừa dịp đưa nước trà hay cà phê để ngồi lại gợi chuyện vẩn vơ. Họ cũng ngạc nhiên tự hỏi sao không thấy ai gọi điện thoại hỏi thăm ông già này hết. Làm như ông không có mặt trong cuộc đời này. Cho nên họ tận tình chăm sóc ông từng chút. Đến nỗi, về đêm, bà Jean Marie thường đợi ông lên giường nằm đàng hoàng mới tắt đèn đóng cửa đi về nhà ! Ông Lê Tư rất cảm kích nên lâu lâu ông phá lệ làm thinh để nói hai tiếng "cám ơn", nhẹ như hơi thở.

Một hôm, ông Lê Tư bỗng thèm nhìn mặt biển, cái biển mà từ hôm ra đây -đã gần hai tháng- ông chỉ nghe tiếng của nó rì rào ngoài kia thôi. Ông bèn chống ba-toon bước từng bước run run đi lần ra hướng đó. Cứ đi vài bước là ông phải dừng lại một lúc để thở, nhưng ông vẫn cố bước đi.

Bây giờ thì ông đã đứng trên mép bờ đá dựng. Dưới chân ông, rất sâu phía dưới, là biển. Biển xanh dờn, kéo dài ra chân trời. Trời nước mênh mông. Gió muối và mùi thơm thơm của rong rêu nhắc ông nhớ cái biệt thự ở mỏm núi lớn Vũng Tàu. Ông đã xây cất biệt thự đó để làm nơi tiếp tân nên có một sân gạch thật rộng hướng về phía biển. Ông hay đứng ở đó nhìn chân trời như ông đang đứng nhìn chân trời bây giờ. Cũng trời, cũng nước, cũng một đường gạch ngang. Hồi đó, lúc nào ông cũng thấy chân trời đang mở rộng cho ông, cái hồi mà ông làm chuyện gì cũng thành đạt. Bây giờ, cũng trời, cũng nước, cũng một đường gạch ngang nhưng sao ông không thấy nó mở rộng cho ông một chút nào hết ! Ông chỉ thấy toàn là bế tắt. Chân trời là đường chấm dứt một cái gì : trời cao nghiêng xuống đến đó là hết, biển rộng vươn dài đến đó cũng là hết ! Giống như cuộc đời của ông bây giờ. Của cải: hết ! Vợ con: hết ! Sức khoẻ của ông rồi cũng sẽ hết ! Hết ! Hết !

Bỗng, ông Lê Tư liệng mạnh cây ba-toon xuống biển, giống như ông dứt khoát không cần dùng đến nó nữa. Rồi ông hít một hơi dài, nhắm mắt bước thẳng vào khoảng không trước mặt, giống như bước qua một lằn ranh tưởng tượng.

Từ bây giờ, ông Lê Tư làm thinh vĩnh viễn.

Chiều hôm đó, ông Jean Marie gọi điện thoại về Paris. Không có người bắt máy, nhưng có máy nhắn tin nên ông nhắn : "A lô ! Tôi là Jean Marie. Tôi xin báo tin buồn : ông cụ đã từ trần. Ông đi dạo gần tường đá dựng chẳng may rơi xuống biển. Nhà chức trách đã vớt được xác đem về nhà xác bịnh viện Etretat. Yêu cầu ông bà ra gấp. Vợ chồng tôi xin chia buồn. Thành thật chia buồn".

 

Tiểu Tử



-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 16/Dec/2010 lúc 11:34am
;

http://my.opera.com/98vuthanh/blog/index.dml/tag/Tu%E1%BB%95i%20gi%C3%A0 - Tuổi già

Lâu nay cứ tưởng mình già
Bây giờ mới biết quả là y chang
Suốt ngày nói chuyện thuốc thang
Gặp nhau lại kể cả tràng chuyện xưa
Tivi dỗ giấc ngủ trưa
Sức khoẻ lại giảm, mắt mờ, da nhăn
Đọc chữ phóng đại mấy trăm
Lại còn đãng trí, tần ngần, hay quên
Cả ngày mỏi mắt đi tìm
Hết tìm khoá cửa lại tìm khoá xe
Nhiều hôm thăm viếng bạn bè
Được dăm ba phút nằm phè ngủ ngon
Tóc bạc chen chúc tóc non
Không dám nhổ nữa sợ còn bình vôi
Kiến thức mới nuốt chẳng trôi
Bước ra khỏi cửa trùm người áo len
Ra đường chẳng ai gọi tên
Cứ gọi chú, bác có phiền hay không ?
Khi lên xe buýt dẫu đông
Dăm người nhường chỗ 'Mời ông cứ ngồi
Lại hay nhạy cảm, tủi đời
Thích được săn sóc hơn thời ngày xưa
Thấy tình nhân trẻ vui đùa
Mà lòng chua xót phận vừa cuối thu
Suốt ngày trung tiện lu bù
Cơm thì phải nhão, phở cho thật mềm
Thích nghe tiếng hỏi, lời khen
'Lúc này thon thả, trẻ hơn dạo nào'
Thức ăn cứ lấy ào ào
Ăn thì chẳng nổi mà sao cứ thèm
Ngủ trưa giấc cứ dài thêm
Đứng, ngồi, 'chuyện ấy' ngày thêm chậm rì
Đánh răng, tìm thuốc loại gì
Để răng được trắng không thì khó coi
Cà phê chỉ hớp một hơi
Đêm về trắng mắt nhìn trời đếm sao
Gặp người cùng tuổi như nhau
Thường hay hỏi 'Bác thế nào ? Khoẻ không?'
Cell Phone thì khổ vô ngần
Lúng ta lúng túng thường không trả lời
Để chuông reo mãi một hồi
Mở ra thì đã chậm rồi còn đâu ?
Bệnh tật nó đến từ đâu
Cao mỡ, cao máu lâu lâu ... tiểu đường
Tránh né việc nặng là thường
Việc nhẹ thì cũng đau xương, mệt nhoài
Đi chơi càng khổ gấp hai
Đi đâu cũng ngại đường dài lái xe
Giữ thân cho khỏi tròn xoe
Vòng hai sao cứ bè bè phình to
Thang lầu càng nghĩ càng lo
Chỉ sợ trượt ngã khổ cho thân này
Ngủ thì chẳng ngủ được say
Bốn năm giờ sáng dậy ngay tức thì
Sinh nhật, sinh nhiếc làm gì
Cái chuyện lẻ tẻ ấy thì nên quên
Vẫn hay nhìn kiếng thường xuyên
Xem chân dung đã trở nên thế nào
Buồn tình đếm thử xem sao
Bao nhiêu triệu chứng ấy bao nhiêu già !
                                                                        WinkLOLSmile


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 18/Dec/2010 lúc 5:36am
-

Cụ ông gần 100 tuổi đạp xích lô

Theo http://vtc.vn/2-272469/xa-hoi/cu-ong-gan-100-tuoi-dap-xich-lo.htm - vtc.vn – 4 giờ trước
Sáng sáng, người dân xã Phú Dương (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đều thấy cụ Đặng Huyền (98 tuổi) đạp xích lô xuống chợ kiếm sống. Cụ đã được vinh danh là người đạp xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế. 
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
98 tuổi, cụ Đặng Huyền vẫn được người dân quen gọi là cụ Huần, ngày ngày vẫn đạp xích lô chở khách kiếm sống. Cụ thường bắt đầu một ngày làm việc từ khi trời còn mù sương 
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Bén duyên với nghề đạp xích lô từ khi 30 tuổi, đến nay cụ Huần đã có 68 năm làm nghề. Chỗ đứng bắt khách quen thuộc của cụ là bên quầy thuốc ở chợ Nọ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang 
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Ai thuê gì cụ Huần chở nấy, ai trả mấy tiền cũng được, nợ cũng chẳng sao, miễn là vui vẻ 
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Nửa thế kỷ làm nghề đạp xích lô, cụ Huần có rất nhiều đồng nghiệp chỉ ngang tuổi con cháu mình. Mỗi lần gặp họ, cụ lại trò chuyện vui vẻ 
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
 Con trai duy nhất bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên lạc, giờ cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô và sự đùm bọc của làng xóm.
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Dùng đôi bàn tay chai sần kiểm tra chiếc xe cũ kỹ, cụ Huần tâm sự: “Tui còn sức còn đạp xích lô chứ bây giờ nghỉ thì vợ chồng già không biết nương tựa vào ai”.
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Do tuổi cao, sức yếu nên nhiều khi không ai dám thuê cụ Huần chở. Cụ lại lặng lẽ những vòng xe, thui thủi một mình ra về.
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Đôi bàn chân thô kệch nay đã mỏi
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Ngoài kiếm tiền nuôi bản thân, cụ Huần còn nuôi cụ bà Trần Thị Lặc, 86 tuổi, thường xuyên đau ốm.
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
 Cụ Huần tâm sự gần cả đời mình gắn với chiếc xích lô, cụ mang ơn "người bạn đời thứ hai" của mình đã giúp cụ và gia đình sống qua ngày
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Trong hội thi diễu hành xích lô ở Festival làng nghề truyền thống Huế 2007, cụ Huần được vinh danh là người lái xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế.

Theo Vnexpress


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 18/Dec/2010 lúc 8:51am
-

MỘT HÌNH ẢNH XÚC ĐỘNG: THÂN CÒ 76 TUỔI

Đêm mùa đông rét như cắt da cắt thịt, cụ Phạm Đoàn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cơ thể chỉ như da bọc xương, thức dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày.
 




“Con nước vừa rồi không kiếm đủ gạo, phải mượn hàng xóm 20.000 đồng đắp đổi thêm. Bây giờ phải ráng mò cua ốc kiếm tiền trả nợ, mua gạo, nếu dư dành mua hộp bánh cúng ông bà mấy ngày tết” – cụ Đoàn nói


 
“Nước biển cạn lúc nào là dậy đi lúc đó. Mùa đông nước thường cạn về khuya: 12 giờ đêm, 1 giờ, 2 giờ… Mắt mũi tui lòa nhòa hết rồi, đi ban đêm không thấy gì hết, phải nhờ mấy đứa trẻ đi trước dẫn đường. Qua mấy cái dây neo ghe, mấy đứa phải hô: “Coi chừng dây neo”, rồi đạp chân xuống cho tui bước qua. Trời tối như mực, đêm nào cũng vấp đá, vấp dây ngã nhào cổ” – cụ Đoàn kể về con đường đi hành nghề vô vùng gian khổ của mình.

Dù kiếm ăn đêm dọc bờ biển nhưng điều rất nguy hiểm là cụ không biết bơi. Cụ cho biết nhiều lần sém chết trong đêm tối.

Cụ Đoàn kể: “Có lúc đang mò cua ốc tui bị những con sóng to xô ngã, nước “đè” lên cả đầu. Tui phải dùng hai tay bấu xuống đất, sợ nước kéo ra ngoài sâu. Còn lội đi bị sụp hầm, sụp hố nước sâu uống nước no cả bụng thì xảy ra như cơm bữa. Sợ nhất là mấy ghe giã cào vào bờ lúc 2-3 giờ sáng, cứ đẩy thúng chai đi ào ào va vô người mình lúc nào không hay”.



Cụ vừa từ dưới biển lên, người run lẩy bẩy
 



Chân bị miểng chai cắt máu chảy nhiều, cụ phải nhai thuốc lá đắp cầm máu
 



Cụ đang xem cân số ốc, sò vừa mò được
 



Từ 1 giờ sáng đến gần 11 giờ trưa trong bụng không có hột cơm, ngâm mình trong giá rét… nhưng chỉ bán được 17.000 đồng. Giá trị cả ngày lam lũ chỉ thu được 10.000-20.000 đồng, gặp lúc sóng to gió lớn chỉ được 5.000-7.000 đồng


HẢI LUẬN (Tuổi Trẻ) 


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Dec/2010 lúc 9:30am
 
Cám ơn Huong Cerise . Bài "THÂN CÒ 76 TUỔI" thật tội nghiêp cho Bà Cụ quá.
Xin mời Huong Cerise và cả nhà đọc thêm một bài cảm động nữa : cụ ông gần 100 tuổi phải đạp xích lô kiếm sống.
mk
 
 
 
 
Thứ Bảy, 18/12/2010, 09:22 Chiều

Cụ ông gần 100 tuổi đạp xích lô

 
Sáng sáng, người dân xã Phú Dương (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đều thấy cụ Đặng Huyền (98 tuổi) đạp xích lô xuống chợ kiếm sống. Cụ đã được vinh danh là người đạp xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế. 
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
98 tuổi, cụ Đặng Huyền vẫn được người dân quen gọi là cụ Huần, ngày ngày vẫn đạp xích lô chở khách kiếm sống. Cụ thường bắt đầu một ngày làm việc từ khi trời còn mù sương 
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Bén duyên với nghề đạp xích lô từ khi 30 tuổi, đến nay cụ Huần đã có 68 năm làm nghề. Chỗ đứng bắt khách quen thuộc của cụ là bên quầy thuốc ở chợ Nọ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang 
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Ai thuê gì cụ Huần chở nấy, ai trả mấy tiền cũng được, nợ cũng chẳng sao, miễn là vui vẻ 
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Nửa thế kỷ làm nghề đạp xích lô, cụ Huần có rất nhiều đồng nghiệp chỉ ngang tuổi con cháu mình. Mỗi lần gặp họ, cụ lại trò chuyện vui vẻ 
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
 Con trai duy nhất bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên lạc, giờ cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô và sự đùm bọc của làng xóm.
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Dùng đôi bàn tay chai sần kiểm tra chiếc xe cũ kỹ, cụ Huần tâm sự: “Tui còn sức còn đạp xích lô chứ bây giờ nghỉ thì vợ chồng già không biết nương tựa vào ai”.
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Do tuổi cao, sức yếu nên nhiều khi không ai dám thuê cụ Huần chở. Cụ lại lặng lẽ những vòng xe, thui thủi một mình ra về.
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Đôi bàn chân thô kệch nay đã mỏi
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Ngoài kiếm tiền nuôi bản thân, cụ Huần còn nuôi cụ bà Trần Thị Lặc, 86 tuổi, thường xuyên đau ốm.
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
 Cụ Huần tâm sự gần cả đời mình gắn với chiếc xích lô, cụ mang ơn "người bạn đời thứ hai" của mình đã giúp cụ và gia đình sống qua ngày
Cụ%20ông%20gần%20100%20tuổi%20đạp%20xích%20lô
Trong hội thi diễu hành xích lô ở Festival làng nghề truyền thống Huế 2007, cụ Huần được vinh danh là người lái xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế.

Theo Vnexpress
http://tintuc.xalo.vn/00747521852/Cu_ong_gan_100_tuoi_dap_xich_lo.html - http://tintuc.xalo.vn/00747521852/Cu_ong_gan_100_tuoi_dap_xich_lo.html
 
 
 


-------------
mk


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 19/Dec/2010 lúc 4:36am
 
 Trong cuộc sống có những thứ không thể phục hồi được mà nó còn gây ra nhiều hậu quả khốn khổ nửa : TUỔI GIÀ
 
            **************Các thần tượng khốn khổ vì tuổi già
 
< =text/ ="http://s0.wp.com/wp-content/plugins/adverts/adsense.js?m=1286132862g&1">

http://netvietnam.wordpress.com/hinhanh/">Hinh%20anh.gif Từng là những minh tinh nóng bỏng hay tài tử điển trai, họ không thể tránh được quá trình ghi dấu của thời gian trên gương mặt và hình thể.

Al Pacino

anh%20sao-%20netvietnam%2001.jpg

Ngôi sao của “Bố già” đau đớn giã từ hình ảnh đẹp trai và vẻ ngoài quyến rũ nổi tiếng của mình để trở thành một người đàn ông đầy những nếp nhăn trên gương mặt.

Val Kilmer

anh%20sao-%20netvietnam%2014.jpg

Thật khó có thể tưởng tượng hai bức ảnh này là của một người.

Jamie Lee Curtis

anh%20sao-%20netvietnam%2006.jpg

Nữ diễn viên đã đốt nóng không khí nơi cô xuất hiện vào cuối những năm 70, đầu những năm 80. Nhưng giờ đây hình ảnh của cô khiến người ta tiếc nuối về một thời đẹp đẽ.

Keith Richards

anh%20sao-%20netvietnam%2009.jpg

Anh vẫn thu hút được sự chú ý khi đứng trong đám đông với vẻ ngoài già nua nhưng lịch lãm.

Mickey Rourke

anh%20sao-%20netvietnam%2012.jpg

Ngôi sao vừa giành Quả cầu vàng không chỉ có dấu hiệu tuổi già mà còn của quá trình phẫu thuật thẩm mỹ trên gương mặt.

Farrah Fawcett

anh%20sao-%20netvietnam%2004.jpg

Minh tinh từng là người phụ nữ đẹp nhất trong ngành công nghiệp giải trí. Với vai diễn trong “Những thiên thần của Charlie”, Farrah còn được coi là biểu tượng sex của thế kỷ. Cô thậm chí còn rất nóng bỏng khi xuất hiện trên Playboy năm 1997 khi 50 tuổi. Nhưng giờ đây cô trông thật tàn tạ.

Jack Nicholson

anh%20sao-%20netvietnam%2005.jpg

Từng là một tài tử thần tượng của mọi thời đại, những năm tháng sống buông thả và tiệc tùng đã lấy đi vẻ đẹp trai và lãng tử của anh.

Sharon Stone

anh%20sao-%20netvietnam%2013.jpg

“Quả bom sex” luôn được chọn là người phụ nữ đẹp nhất trên thế giới nhưng giờ đây vẻ ngoài của cô khác hẳn khi tuổi già đã gõ cửa.

Cybil Shepard

anh%20sao-%20netvietnam%2003.jpg

Là một người mẫu nổi tiếng trong thời của cô, Cybil không thể tránh khỏi con đường lúc xế chiều.

Elizabeth Taylor

anh%20sao-%20netvietnam%2011.jpg

Liz Taylor xinh đẹp giờ phải ngồi xe lăn và không mấy khác các bà già lụ khụ khác.

Kathleen Turner

anh%20sao-%20netvietnam%2008.jpg

Tuy vẫn giữ được những đường nét trên gương mặt nhưng Kathleen Turner đã già nua trông thấy.

Brigitte Bardot

anh%20sao-%20netvietnam%2002.jpg

Người phụ nữ đẹp nhất thế giới vẫn còn sống nhưng giờ đây bà đã lú lẫn và già cỗi.

Kelly LeBrock

anh%20sao-%20netvietnam%2010.jpg

Siêu mẫu nổi tiếng một thời càng lúc càng già và béo.

Janice Dickinson

anh%20sao-%20netvietnam%2007.jpg

Là người mẫu đầu tiên trên thế giới tuyên bố từng lên giường với 1.000 người đàn ông, giờ đây trên gương mặt cô lộ rõ dấu hiệu của phẫu thuật thẩm mỹ quá tay và tuổi tác ngày một nhiều.

Theo Vnexpress



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 19/Dec/2010 lúc 10:29am
Lý do để lấy chồng già http://us.mc368.mail.yahoo.com/main/giaitri/truyencuoi/23240-ly-do-ly-chng-gia.pdf -   http://us.mc368.mail.yahoo.com/main/giaitri/truyencuoi/23240-ly-do-ly-chng-gia.html?tmpl=component&print=1&layout=default&page= -   http://us.mc368.mail.yahoo.com/main/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL3NhaWdvbmVjaG8uY29tL21haW4vZ2lhaXRyaS90cnV5ZW5jdW9pLzIzMjQwLWx5LWRvLWx5LWNobmctZ2lhLmh0bWw%3D -  
   
     1. Chồng già nhìn rất giống ông già. Do đó mình sẽ không bị mang tiếng là bỏ nhà theo... trai.
 
    2. Người già quen nhiều nên đông khách. Khách tới nhà (nếu mình ra mở cửa) hay hỏi: “Bố cháu có nhà không?” khiến ta có cảm giác lâng lâng rất sung sướng.
    3. Chồng già luôn đi chậm, nên nếu chở vợ bằng xe máy, tai nạn giao thông rất ít xảy ra. Nếu có xảy ra, cảnh sát thường nghĩ lẽ phải về chồng mình.
    4. Chồng già mắt kém, nên nếu ta có đi với bồ, chồng nhìn thấy thì vợ sẽ cãi: “Anh nhìn nhầm rồi” và chồng già vội vã tin ngay.
    5. Chồng già răng yếu nên nhai lâu. Nhai lâu nên ăn chậm. Ta lợi dụng ra luật lệ: “Ai ăn sau phải rửa chén đĩa”, thế là ta thoát.
    6. Chồng già hay ho. Khi nghe tiếng ho, ta biết mùa đông đã về, khỏi phải xem dự báo thời tiết.
    7. Chồng trẻ nhìn thấy một cô gái trẻ thường hỏi: “Em nào đấy?”. Còn chồng già nhìn thấy gái trẻ thường hỏi: “Con nhà ai đấy?”, khiến ta rất yên tâm.
    8. Chồng trẻ đi đường hay để vợ nắm tay mình. Còn chồng già lại nắm tay vợ.
    9. Chồng già hay bàn tới tương lai. Còn chồng trẻ thường bảo: “Tương lai là không biết”.
    10. Chồng trẻ hay nhìn vợ rồi thở dài. Còn chồng già hay nhìn bản thân mình rồi thở dài.
    11. Chồng già hay hỏi thăm ba má vợ. Còn chồng trẻ hay hỏi về bạn bè vợ, nhất là bạn gái.
    12. Khi cãi nhau, chồng trẻ gào lên: “Tôi lấy cô là một sai lầm” trong khi chồng già nói: “Tôi biết sai lầm nhưng vẫn lấy em”.
    13. Khi ra tòa ly dị, chồng trẻ nói: “Chúng tôi không hợp nhau”, còn chồng già nói: “Chúng tôi cũng chả biết không hợp ở chỗ nào”.
    14. Khi vợ có bồ, chồng trẻ nói: “Cô làm cho tôi ngạc nhiên”, còn chồng già nói: “Em làm cho anh tan nát”.
    15. Cứ tới cuối tuần, chồng trẻ nói: “Mình đi chơi”, còn chồng già nói: “Mình đi nghỉ”.
    16. Khi đang ăn bị hóc xương, chồng trẻ càu nhàu: “Bỏ cái gì vào mồm cũng phải nhìn chứ”, còn chồng già nói: “Sao em không đưa miếng đó cho anh?”.
    17. Gặp một cô gái bốc lửa mặc áo tắm, chồng trẻ nhìn cô ta, còn chồng già nhìn sang vợ.
    18. Khi mua đồ tặng vợ, chồng trẻ nhìn túi tiền, còn chồng già nhìn xem đứa khác đã mua chưa.
    19. Khi đi xa, chồng trẻ gọi điện thoại về hỏi: “Nhà có chuyện gì không?”, còn chồng già hỏi: “Em có chuyện gì không?”.
    20. Khi nhà hàng xóm nhảy nhót điên cuồng, chồng trẻ mở cửa ra nhìn, nói: “Vui nhỉ”, còn chồng già đóng cửa lại, lẩm bẩm: “Chúng nó làm gì mà ầm ĩ thế?”.
    21. Chồng trẻ hay tiếc những đồng tiền đã tiêu, còn chồng già hay tiếc những đồng tiền không tiêu.
    22. Chồng trẻ khi đi tắm hay sai: “Em lấy cho anh cái khăn”, còn chồng già luôn kiểm tra có khăn rồi mới chui vô phòng tắm.
    23. Chồng trẻ hay nói: “Vui chung”, còn chồng già tuyên bố: “Em vui là anh vui”.
    24. Chồng trẻ hay nhăn nhó: “Tôi mệt quá”, còn chồng già hô: “Anh chả bao giờ mệt cả”.




-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 20/Dec/2010 lúc 1:20am
http://vietnamlibrary.informe.com/me-va-loi-ru-pps-lttham-dt4527.html -
http://vietnamlibrary.informe.com/me-va-loi-ru-pps-lttham-dt4527.html -
 
http://vietnamlibrary.informe.com/me-va-loi-ru-pps-lttham-dt4527.html
 


-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 20/Dec/2010 lúc 4:30am
 
 CÔ ĐƠN NHỮNG THÂN GIÀ CẤT BẠC TRIỆU TRONG NGƯỜI
                            **************************
 
 
Bà cụ già bán rau mà lúc nào cũng để 40 triệu trong người, cụ già bán trà đá có lọ vàng đựng mấy lượng vàng. Các cụ có tiền nhưng cô độc nên chuẩn bị mang theo khi đau ốm. Chuyện có thực đấy và đáng nghĩ suy…

Những người già đông con, lắm của tưởng rằng khi về già sẽ nhàn hạ sung sướng. Tuy nhiên chứng kiến những câu chuyện khôi hài kèm chua xót của các cụ già ấy trong thời hiện đại khiến ta không khỏi nghĩ ngợi… Giá trị nền tảng của phương Đông trở nên mong manh bởi những người già tự kiêu còn con cái thì chẳng nhịn nhường.

Cụ già bán rau luôn giắt 40 triệu trong người

Ở chợ X.L (Hà Nội) có bà Viên già, cứ kì cụi bán rau suốt 4 mùa. Bất kể là trời nóng hay lạnh, không phiên chợ nào vắng mặt, bà bán đủ thứ từ rau lang, cà chua, tỏi, ớt, chanh, rau mùi, rau thơm… Bà đã 89 tuổi, chân tay chậm chạp nên gánh rau xếp lộn xộn khác thường. Người mua ghé lại mua rau phần vì hàng bà phong phú, phần khác vì thương bà già lui cui vất vả.

Hết phiên chợ sáng bà lại quẩy rau ra phiên chợ chiều. Bữa trưa bà ăn vội túi cơm mang từ nhà, nắm xôi hay một chút bánh chợ. Nhà bà không nghèo, thủa đất khu vực T.Hồ đắt đỏ và tiền đền bù nhà nước trả cao bà đã bán chia cho các con và giữ mấy chục triệu gửi ngân hàng tiết kiệm. Thế nhưng tính ki cóp của một người nông dân từ làng thành phố vẫn còn nguyên trong bà.

Bà Viên có 4 người con, con gái đều khá giả nhưng vì chẳng tin ai nên bà sống một mình trong căn phòng cấp 4 diện tích 20m2 xây trên ao rau muống ngày xưa của bà.

Tiền tiết kiệm, có đất, có tiền chạy chợ hàng ngày… Ai cũng bảo bà giàu thế còn kì cụi nhặt nhạnh làm gì, bà nên về nghỉ để hưởng tuổi già. Bà một mực lắc đầu, lúc nào bà cũng tự nhủ để chuẩn bị cho đám ma là vừa.

Già, đông con, giàu có nhưng lại  tủi phận  nên bà cô quạnh, sống nhem nhếch… Các con mời bà về nhà ở được vài ngày bà lại về cái nhà cấp 4 xây trên nền ao. Bà khó tính nên phải sống một mình…

3 hôm nay bà vắng chợ, hỏi hàng xóm bà bị sỏi thận nên đã nhập viện. Lúc phải mổ nội soi các con đưa bà đi tắm, đứa nào cũng giật mình vì bà mẹ già giắt trong người hơn 40 triệu đồng và một chùm chìa khóa két. Trước đám con bà giao cho đứa cả với lời nhắn: “Đừng lục nhà khi tao ở viện, khi mổ xong nhớ đưa lại cho tao”. Thấy mẹ như vậy, đứa con nào của bà cũng chắc mẩm: Bà còn có nhiều hơn số tiền đã giắt trong người.

Cô%20đơn%20những%20thân%20già%20cất%20bạc%20triệu%20trong%20người,%20Tin%20tức,%20Eva%20tám%20chuyện,%20nguoi%20gia%20co%20don,%20nguoi%20gia,%20co%20don,%20tin%20tuc,%20tin%20nhanh,%20tin%20hot,%20doc%20bao,%20tin%20nhanh%20trong%20ngay,%20tin%20tuc%20phu%20nu

Những ‘bà còng đi chợ trời mưa’ cất bạc triệu trong người

Người bán trà đá có một lọ vàng

Bà Tiến bán trà đá ở gần hồ Thiền Quang. Nhà bà cũng ở mặt đường của một con phố tốt nhất khu vực đó. Căn nhà nhỏ chỉ có 2 tầng, tầng 1 bà cho thuê để bán đồ ăn và tầng 2 để chính bà ở.

Hằng ngày bà quạt bếp than tổ ong lấy nước nóng, nhập đá, mua trà phục vụ quán nước bán đủ thứ cho dân văn phòng ghé đến. Thoạt nhìn ai cũng xót thương bởi buổi sáng thường từ 6 giờ, bà kì cụi làm từng việc nhỏ một. Lưng còng bê nước, bê đồ khô, đá… bà lại phải đi 10 lần từ nhà ra đến quán trà mới đủ để dọn hàng.

Hỏi chuyện thì được biết bà năm nay 90 tuổi, có 5 người con, con lớn nhất 65 tuổi. Hỏi sao già mà còn kì cụm ki cóp bà chỉ cười trừ, lát sau nghĩ xong bà bảo: Con lớn cho ra ở riêng hết, đi bán cho vui. Già rồi nhưng bà không bị khớp, không bị tim, máu tốt, chỉ tội chân tay hơi run…

Cái nhược điểm tay run của bà đến một ngày cũng phải dẫn bà đến viện. Bà đi khám bác sĩ bảo không bị bệnh gì, chỉ bệnh già không lao động nặng nhọc thì sẽ ổn… Lúc này bà mới mang lọ vàng mình đã ki cóp bảo con bán hộ để chữa bệnh. Anh con trai út phải thốt lên rằng: Trước đây chúng tôi cũng nghĩ cụ có tiền nhưng nghĩ vài triệu là cùng. Ngày cụ ốm mở hộp vàng của cụ ai cũng bất ngờ vì mẹ có đến cả chục cây vàng...

Cô%20đơn%20những%20thân%20già%20cất%20bạc%20triệu%20trong%20người,%20Tin%20tức,%20Eva%20tám%20chuyện,%20nguoi%20gia%20co%20don,%20nguoi%20gia,%20co%20don,%20tin%20tuc,%20tin%20nhanh,%20tin%20hot,%20doc%20bao,%20tin%20nhanh%20trong%20ngay,%20tin%20tuc%20phu%20nu

Nhiều người già cô đơn phải tìm đến viện dưỡng lão (Ảnh minh họa)

Nhiều tiền nhưng cô độc…

Trên đây chỉ là 2 trong rất nhiều những câu chuyện về người già và sự hòa nhập khập khiễng với những người con thời hiện đại. Điều đó làm các cụ khi tuổi cao, sức yếu đáng được ở nhà “hưởng phúc” cùng các con nhưng lại phải mưu sinh cực nhọc ngoài đường, sống ở nh­­ững căn nhà riêng và tự lo cho mình.

Cụ Nguyễn Thị Khiết (ở Xuân Đỉnh Hà Nội) nói với chúng tôi : “4 đứa con của cụ Viên đáng trách. Vì cả đời mẹ cha có cái gì đã cho con gây dựng hết thành nhà cửa, đất đai vậy mà về già không lo lại được cho mẹ ngày nào”. Nói xong bà còn đọc một bài vè rất dài mà nhiều cụ già lúc vui hay làm để mỉa mai con cái.

Thế nhưng đối với chị Vũ Thị Lụa, cùng bán hàng với bà Viên thì lại cho rằng: Bà Viên khó tính quá, lúc những đứa con dâu mới về làm dâu bà thì bà lại hay mắng “rất ác miệng” nên giờ già rồi nó không thương. Bà sống cũng khe khắt, tiết kiệm, ai cũng nghĩ là xấu nên không ở được với đứa con nào.

Chuyện bà Tiến thì người ngoài cuộc nhắc đến ai cũng thở dài ngao ngán : “Bà ấy nóng tính lắm, mắng các con như cơm bữa. Tính tình lại thất thường nên khó chiều. Cô con dâu út sống với bà làm gì cũng không vừa lòng bà… Thế nên bà xin ra ở riêng một mình ai cũng đồng ý. Bà Tiến thành người già cô độc là vì thế”.

Mọi chuyện dường như đều có lỗi ở hai bên. Con cái sống biết nhịn nhường…bởi có tiền không phải là có tất cả. Những chuyện như thế được kể lại bởi nó khiến người ta nghĩ về cách sống khi trẻ hay về già.


Theo Vietnamnet


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 20/Dec/2010 lúc 10:22am
                          VỢ ƠI ..... CHỒNG HỠI
                          TUỔI MÌNH GIÀ QUÁ RỒI 
 

Vợ:

Nếu trên đời không có… chị em

Mấy tỉ đàn ông… nhậu say mèm!

Tóc râu rậm rịt không thèm… cạo.

Dung nhan tàn tạ chẳng buồn xem!

Nếu trên đời không có… chị em

Mấy tỉ ông anh phải nhịn… thèm!

Những lời có cánh làm sao… hót?

Thèm đến não lòng tiếng gọi… em!

Chồng:

Nếu trên đời không có… đàn ông.

Mấy tỉ cô em chẳng có… chồng!

Phấn son để mốc không thèm ngó.

Mỹ viện buồn thiu cảnh vắng không!

Nếu trên đời không có… đàn ông

Làm sao phụ nữ biết mùi… chồng?

Thơ tình thi sĩ không sáng tác

Vườn hoa ong bướm cũng …trống không !

” St



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 21/Dec/2010 lúc 8:44am

.

1. CHỒNG GÌA VỢ TRẺ

javascript:openImage%28imgupload/im12855042401.jpg,265,190%29;">

Tôi vừa bước chân vào nhà, chồng tôi đã gọi:


 

- Em ơi, cạo gío cho anh…


 

- Lại cảm rồi hả? Gớm, gió đầu Đông cảm, gío cuối Đông cũng cảm. Mà lại cảm ngay vào ngày Valentine, ngày mùa tình yêu, người ta tưng bừng hẹn hò hay đi chơi, còn anh thì ngồi đây ăn vạ.


 

- Đầu hay cuối gì cũng là gío lạnh cả.


 

Tôi ngao ngán:


 

- Anh thì dị ứng với cả bốn mùa, giữa mùa hè trời bỗng dưng đổ cơn mưa anh cũng ngây ngây người khó chịu, mùa Xuân anh không chịu nổi phấn hoa tha hồ sổ mũi hắt hơi, còn mùa Thu gío chuyển mùa hiu hiu, trong khi em muốn được đi theo gío đến tận chân mây cuối trời thì anh đã cảm vì lạnh, phải uống vài viên thuốc Tylenol và nằm nhà đắp chăn để ngủ, mặc cho mùa Thu mơ màng ngoài khung cửa.


 

- Thì anh khác, em khác. Anh đã 60 tuổi rồi còn gì! mà em thì mới 40, cái tuổi nồng nàn và rực rỡ.


 

- Em muốn lấy chồng lớn tuổi để nép bóng tùng quân, để mãi mãi là người tình bé bỏng được nuông chiều, hóa ra em lại là người phải chiều anh và hầu anh đủ thứ.


 

Tôi nhìn anh đang ngồi trong ghế như đã chờ đợi tôi từ nãy giờ, mặc áo len dày, chân đi vớ, đầu còn đội cả mũ len nữa. Càng thêm ngao ngán:


 

- Trông anh lù đù như ông gìa trong nursing home ấy, trong nhà chứ có phải ngoài sân hay ngoài cánh đồng lộng gío đâu mà anh trang bị quần áo, mũ và vớ kỹ thế?


 

- Biết thế, nhưng thà thừa hơi ấm còn hơn là một chút lạnh vào người.


 

Tôi ra lệnh:


 

- Thôi đủ rồi, anh chuẩn bị cởi đống quần áo len, áo khóac tổng cộng mười mấy pound của anh ra để em cạo gío. Từ ngày lấy anh em bỗng trở thành người đàn bà cạo gío thành thạo, tay nghề cao dần theo năm tháng.


 

Ông chồng tôi lê dép đứng lên đi lấy chai dầu gío xanh và dụng cụ cạo gío. Kể cũng lạ, mỗi lần cảm lạnh hay nhức mỏi hai vai và lưng, chỉ cần cạo gío cho người nóng ran lên anh thấy đỡ ngay.


 

Vừa ngửi mùi dầu xanh vừa cạo gío trên tấm lưng gầy của chồng, trong căn phòng này dường như chỉ là tuổi gìa và đau ốm. Trong khi cuộc sống bên ngoài luôn sống động xôn xao, lúc nãy tôi có ghé vào chợ đã thấy cửa hàng bán hoa tấp nập khách mua. Tôi đã dừng chân ngắm nhìn cái điều có lẽ chẳng còn đến với tôi nữa trong ngày Valentine, những bó hoa, những bình hoa đủ loại, đủ màu, bên cạnh những qủa bóng hình trái tim cột dây bay lơ lửng đang chờ được mua và trao tặng.


 

Ngày tôi 20 tuổi, đời tôi là cả một rừng hoa mênh mông chứ chẳng phải một chợ hoa hạn hẹp. Tâm hồn tôi là cả triệu qủa bóng bay lơ lửng giữa trời xanh, chứ chẳng phải chỉ vài qủa bóng kia. Còn anh, là một người đàn ông từng trải vừa đúng 40, khỏe mạnh, đẹp trai, và tình tứ, anh làm con bé tôi chết mê chết mệt, yêu anh chớp nhoáng và lấy anh vội vàng. Mỗi mùa Valentine anh đều âu yếm mua hoa về tặng vợ, mối tình nồng ấm kéo dài được vài năm thì dấu hiệu tuổi gìa của anh xuất hiện, 45 tuổi tóc anh đã bạc khá nhiều, anh phải nhuộm cho khỏi chênh lệch với cô vợ trẻ, đến nay thì đầu anh đã hói, chỉ còn một nhúm tóc lưa thưa như rừng chưa thay lá. Không biết có phải vì tuổi gìa làm anh mệt mỏi hết hứng thú yêu đời hay vì cuộc sống vợ chồng lâu ngày thành cũ, nên anh “cúp” luôn chuyện mua hoa tặng vợ ngày lễ Tình Yêu, mà tôi cũng chẳng náo nức chờ mong như ngày xưa nữa.


 

Tôi đang say sưa cạo gío, bỗng anh rướn người lên và kêu thống thiết:


 

- Trời ơi, em cạo kiểu gì mà đau qúa vậy?


 

- Hình như…em quên chưa bôi dầu xanh chỗ này…


 

Anh hỏi tội tôi:


 

- Em chưa gìa mà lơ đãng và xớn xác thế! Chưa bôi dầu mà cạo thì ai chịu nổi!


 

Tôi chanh chua:


 

- Em gìa trước tuổi để bằng anh, tuổi gìa của anh như một loại vi khuẩn lây lan sang cả đời em. Anh biết chưa?


 

Anh nhăn mặt:


 

- Sao em lắm lời thế? Ngày xưa em ngây thơ hiền dịu bao nhiêu bây giờ em chanh chua đỏng đảnh bấy nhiêu. Nếu như được làm lại từ đầu thì…


 

Tôi gắt gỏng:


 

- Thì anh sẽ làm gì? Anh chê tôi chanh chua, anh sẽ không cưới tôi chứ gì?


 

- Thì… anh vẫn yêu em và cưới em, xưa yêu em hiền dịu, nay yêu em cả những chanh chua, cả khi đỏng đảnh.


 

- Thôi đừng có nịnh nọt. Còn anh, chàng hào hoa ngày xưa của em đã thay thế bằng một ông gìa dở hơi rồi đấy.


 

Không dám than đau nữa, anh hỏi sang chuyện khác:


 

- Nãy em đi đâu mà lâu thế?


 

- Đi đủ thứ, nhà băng này, ghé chợ này, và…nhân thể em ghé vào văn phòng bác sĩ thẩm mỹ hỏi thăm để cắt mí mắt, vì mắt em hơi bị sụp mí rồi.


 

Tấm lưng anh lại rướn lên, lần này để phản kháng:


 

- Thôi em ạ, vốn dĩ em đã trẻ hơn anh nhiều, mà lại sửa sắc đẹp thì càng trẻ hơn nữa, coi sao được?


 

- Biết làm sao bây giờ? chuyện em sửa sắc đẹp chẳng vì anh bao nhiêu tuổi cả, mà vì em thích.


 

Tôi than thở:


 

- Nếu anh không qúa gìa, hay nói một cách khác nếu anh còn trẻ độ tuổi như em, thì giờ này anh không thể nằm đây bắt em cạo gío, mà đã ra tiệm chọn hoa tặng em và chiều nay sẽ mời em đi nhà hàng để làm ấm lại tình vợ chồng đã nhạt phai vì thời gian, vì bận rộn của cuộc đời. Em có bao nhiêu quần aó, giày dép thời trang để diện, có son phấn để điểm trang mà mấy khi dùng đến?


 

- Tình yêu là ở trong lòng, cái màn tặng hoa, tặng qùa Valentine chỉ là hình thức phù phiếm, làm lợi cho giới kinh doanh. Năm nay kinh tế khó khăn, thất nghiệp lan tràn, càng giản tiện, tiết kiệm càng tốt, ở California có ông bị thất nghiệp đã giết chết vợ con và tự tử theo.Tình yêu đã cũ, hâm đi hâm lại như nồi nước phở cũng chẳng làm ngon thêm tí nào.


 

- Còn hơn là không hâm sẽ bị…thiu, sẽ tệ hại hơn nữa.


 

Anh vừa nói vừa thở vì vẫn còn đau mỗi khi tôi mạnh tay:


 

- Anh có muốn thế này đâu. Thật dại khờ khi người ta lấy nhau bất kể tuổi tác. Mà tại sao ngày ấy em cứ xông vào đời anh, đòi lấy anh trước khi anh ngỏ lời cưới em?


 

- Đấy là lãng mạn một cách bốc đồng. Tại cuốn truyện “Tình Nghĩa Vợ Chồng” của Leon Tolstoi do Bảo Sơn dịch, cô Mai tuổi mới lớn đã yêu chú Sách , người đàn ông hơn cô rất nhiều tuổi và là bạn của cha cô, tình yêu nồng nàn thiết tha và chú Sách thì tử tế bao dung tuyệt vời làm ảnh hưởng đến em. Lại thêm bản nhạc nào đó của ông Y Vân với những câu “Năm anh 20 em mới sinh ra đời, năm anh 40 em mới vừa 20…” thật sống động và lãng mạn. Cả hai thứ cộng lại làm hồi đó em chỉ mơ lấy một anh chồng gìa, đến nỗi mấy thằng cùng trang lứa tán em, em coi chúng như hàng ranh con không hề đếm xỉa đến.


 

- Còn anh háo thắng một cách bốc đồng! Vì anh không mãi mãi là thằng đàn ông 40 sung sức để yêu em, để mỗi lần em giận dỗi anh làm huề bế xốc em lên và ôm gọn trong vòng tay mình, ngược lại bây giờ một cú vung tay vùng vằng của em cũng làm anh loạng quạng suýt ngã. Thà anh lấy một người vợ ngang vai phải lứa, cả hai cùng gìa, cùng nay ốm mai đau, cuộc sống thoải mái biết bao! Bà ấy cạo gío cho anh, anh cạo gío cho bà ấy, chẳng có gì để phàn nàn cả.


 

- Nhưng sao anh gìa nhanh thế? người ta 70 còn cưới vợ, mà anh thì mới 60 đã ốm yếu ho hen thế này?


 

- Thì sức khỏe mỗi người mỗi khác. Mẹ anh kể ngày còn bé anh đau ốm quặt quẹo, vừa chữa bệnh bằng Tây y lẫn Đông y vừa cúng bái chùa chiền tứ phương anh mới lớn nổi.


 

Tôi lên giọng kể lể:


 

- Tuy nhỏ tuổi hơn anh mà đôi lúc em như bà chị hai của anh, hay như một người mẹ chăm sóc đứa con thơ ấy.


 

- Phải nói rõ ra là như một bà chị hắc ám hay người mẹ…ghẻ em nhé, vì em hay gắt gỏng, mắng mỏ va hà hiếp anh lắm đấy.


 

- Vì anh lẩm cẩm qúa ai mà chịu nổi? Lúc nào cũng than đau mình nhức mẩy và đòi cạo gío. Thôi xong rồi, anh nằm nghỉ đi cho khỏe để em đi nấu cơm.


 

Tôi kê gối, đắp chăn cho anh nằm êm ấm xong thì có tiếng chuông cửa reo. Người ta đến giao phát một bình hoa tươi làm tôi ngỡ ngàng cứ tưởng có sự lầm lẫn gì chăng? Nhưng đúng địa chỉ nhà này và tên người nhận là… con gái tôi, chứ không phải tôi. Con gái đã 19 tuổi rồi, vậy mà dưới mắt tôi nó vẫn chỉ là một đứa trẻ con. Thì ra đã có anh chàng nào để ý đến nó rồi.


 

Tôi thận trọng mang bình hoa để lên bàn và ngắm nghía, bình hoa bằng thủy tinh trong suốt, thắt nơ bằng sợi dây màu hồng, trong cắm đầy hoa Hồng, điểm tô bằng những cánh hoa cúc trắng nhỏ lấm tấm với những cành lá dương xỉ xanh tươi.. Lòng tôi bỗng rộn ràng ấm áp, sống lại những phút giây xa xưa .


 

Chồng tôi cũng tò mò từ trong phòng bước ra:


 

- Hoa của ai đấy em?


 

Tôi ra khỏi giấc mơ:


 

- Còn ai vào đâu nữa, ngoài con gái mình? không lẽ ai đó tặng hoa cho em, một mụ đàn bà 40 có chồng lù lù bên cạnh?


 

- Nhưng sao mặt em bâng khuâng thế kia?


 

- Em chạnh lòng nhớ thuở mới yêu anh, nhưng phút giây ngắn ngủi ấy qua rồi. Thực tế, em đang bực mình đây, con gái mình không thể quan hệ tình cảm yêu đương làm ảnh hưởng đến việc học hành của nó trong lúc này.


 

Chồng tôi bênh con gái:


 

- Em chỉ hơn nó 1 tuổi mà ngày xưa đã yêu anh thế nào? Lãng mạn đến thế nào? Em đã nói rằng nếu không lấy được anh thì tất cả đàn ông trên cõi đời này đều vô duyên, đều là những tượng đá không linh hồn.


 

- Thì đã nói ngày ấy em bốc đồng mà, nên phải rút kinh nghiệm cho con mình.


 

- Trái lại, em kh ông b ốc đ ồng m à còn tỉnh táo và thông minh để chép những bài thơ tình rất hay trên báo tặng cho anh. Em đã từng bỏ học để đi chơi với anh. Còn con mình vẫn đi học nghiêm chỉnh và tử tế hơn em nhiều.


 

Tôi vùng vằng:


 

- Anh đánh gía tình yêu của em xuống cấp như thời buổi kinh tế khó khăn mọi thứ đều hạ gía hả?


 

Con gái chúng tôi về đến, chấm dứt sự cãi cọ thường ngày như cơm bữa của cha mẹ:


 

- Bình hoa này là quà tặng Valentine của con, một người bạn trai yêu con và con cũng yêu anh ấy. Chiều nay chúng con có hẹn .


 

Tôi lo xa:


 

- Chúng con yêu nhau thì được, nhưng chớ có đòi cưới nhau sớm nhé? phải lo học hành thành tài đã.


 

- Chuyện cưới nhau còn lâu mẹ ạ, phải tìm hiểu tính tình nhau nữa chứ. Ngày xưa bố mẹ có tìm hiểu nhau trước khi cưới không?


 

- Không! Chồng tôi đáp.


 

Tôi khẳng định thêm:


 

- Mẹ cũng không! Trăm lần không, ngàn lần không !


 

- Hèn gì bố mẹ xung khắc nhau, hay cãi cọ qúa, vậy mà bố mẹ nói lấy nhau vì tình yêu


 

- Đúng là vì tình yêu con ạ, một tình yêu chớp nhoáng như một tia sấm sét lóe lên ngắn ngủi trong một đêm mưa gío u mê.


 

Con tôi an ủi:


 

- Nhưng tình yêu nào chẳng phai nhạt theo thời gian, lâu hay mau mà thôi, có lẽ chúng ta phải biết chấp nhận điều đó. Chuyện tình Romeo và Juliet cũng thế, cả hai đều chết sớm, nếu lấy nhau thì chắc gì có thiên tình sử cho chúng ta đọc.


 

Con gái chúng tôi ở lứa tuổi đôi mươi là hình ảnh tôi ngày xưa, nhưng suy luận chín chắn hơn tôi nhiều.


 

Tôi nói với chồng trước khi lăn vào bếp để nấu nướng:


 

- Anh nằm yên đừng kêu réo gì em để em yên trí làm món thịt bò steak nhé. Thay vì mình đi nhà hàng như người ta trong ngày lễ Tình Yêu thì ăn tại nhà vậy.


 

Chồng tôi kêu lên:


 

- Thôi, thôi, anh mệt lắm, sức đâu mà nuốt món bò steak của em, chắc sẽ dai như đỉa đói hay dai dẳng như những lần em cãi nhau với anh và không chịu ngừng nghỉ.


 

- Anh đừng bi quan hóa vấn đề sẽ làm anh nhanh suy sụp và gìa thêm đấy. Em sẽ nấu theo sách vở, sẽ ngon lành…


 

- Hai mươi năm qua không lẽ em mới giỏi nấu nướng đột xuất?


 

- Cứ coi như thế đi, cũng phải cho em cơ hội chứ. Hai chúng mình sẽ ăn bữa chiều nay với món bò steak và uống chút rượu cho ấm lòng và ấm tình anh nhé.


 

Anh vẫn cương quyết chối từ:


 

- Thú thật anh chỉ thèm…một tô cháo trắng nóng hổi ăn với thịt chà bông, có lẽ sẽ nhẹ nhàng và khỏe người hơn, và cũng dễ nấu cho em hơn là món bò steak.


 

Tôi thất vọng thở dài:


 

- Muốn ăn với anh một bữa chiều ấm cúng cũng không được, con gái thì hẹn hò đi ăn ngoài, chỉ còn hai vợ chồng mà hai khung trời khác biệt, chẳng lẽ anh ngồi húp cháo mà em ăn steak thì vui với ai?


 

- Thì em cùng ăn cháo với anh cho vui, nhân thể diet luôn.


 

Tôi chán nản dẹp bỏ bịch thịt bò trở vào ngăn tủ lạnh Vừa lúc đó con gái tôi đã trang điểm xong đi ra ngoài, con tôi thật đẹp với đôi mắt long lanh, nụ cười rạng rỡ và mái tóc mượt mà đong đưa.


 

- Mẹ ơi, con đi đây …Chúc bố mẹ ở nhà bình thường, đừng cãi nhau nữa nhé..


 

Ngày lễ Tình yêu, mùa của những tình yêu đã cũ, đã phai nhạt, trong đó có vợ chồng tôi Nhưng vẫn là mùa tình yêu bắt đầu, mới tinh khôi cho bao nhiêu người khác, ở mọi lứa tuổi, đến với nhau bằng nhịp đập của con tim, trong đó có con gái tôi.


 

Tôi thẫn thờ nhìn con gái đi ra cửa, chợt tôi vội gọi lại, hoảng hốt lo âu:


 

- Con ơi, con sẽ đi hẹn với người yêu của con, mối tình đầu của con, phải không?


 

- Vâng, con đã vừa nói với mẹ rồi, chúng con sẽ hòan toàn trong sáng và nghiêm chỉnh.


 

- Mẹ biết điều ấy rồi, vấn đề mẹ chưa biết và muốn hỏi con bây giờ là người yêu của con bao nhiêu tuổi?? bao nhiêu tuổi? bao nhiêu tuổi??


 

- Sao mẹ hỏi dồn dập và kinh hòang thế? Anh ấy hơn con 3 tuổi.


 

Tôi thở phào nhẹ nhỏm:


 

- May qúa, mẹ chỉ sợ con cũng lãng mạn như mẹ ngày xưa mà yêu và lấy chồng gìa thì khổ vào thân,. Thôi con đi chơi vui vẻ nhé, còn mẹ đi nấu nồi cháo trắng và ăn với bố con cho hết buổi chiều nay.


 

Nguyễn thị Thanh Dương.


 



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 27/Dec/2010 lúc 5:42am
 
                                         CHỒNG GIÀ
 
“Ông trùm” Playboy đính hôn với bồ kém 60 tuổi
(Dân trí) - Tình yêu không có tuổi tác, câu này có lẽ hoàn toàn đúng với Hugh Hefner, TBT tạp chí Playboy khi ở tuổi 84, ông vừa đính hôn với người mẫu Crystal Harris, 24 tuổi.

Hugh Hefner vừa ly dị vợ thứ hai hồi tháng 3 vừa qua và giờ đây ông đã tìm được cho mình niềm hạnh phúc mới đó là người mẫu Playboy Crystal Harris, một người kém ông 60 tuổi.

 

Hugh Hefner viết trên blog riêng một cách rất tự hào rằng ông và Crystal Harris đã đính hôn vào đúng ngày Noel và Crystal Harris đã bật khóc vì hạnh phúc.
 




 

“Ông trùm” Playboy viết: “Sau khi xem phim, tôi và Crystal “trao đổi” quà tặng. Tôi đã tặng Crystal một chiếc nhẫn. Đây quả thực là Noel rất đáng nhớ. Vâng, chiếc nhẫn tôi dành tặng Crystal là nhẫn đính hôn. Tôi không định giữ bí mật tin này. Chúc mừng Giáng sinh tất cả mọi người.”

 

Người mẫu Playboy Crystal Harris cũng viết trên blog rằng: “Đây quả là Giáng sinh đáng nhớ nhất.”

 

Crystal Harris có bố mẹ là người Anh nhưng hiện cô đang sống tại San Diego, California. Crystal từng học đại học San Diego trước khi trở thành người mẫu Playboy.
 
Cặp đôi hạnh phúc Hugh Hefner, Crystal Harris

 

Hugh Hefner và Hugh Hefner hẹn hò với nhau từ tháng 1/2009 và hiện tại, cô người mẫu tóc vàng là tình yêu duy nhất của ông trùm đào hoa này.

 

Hugh Hefner là người sáng lập nên tạp chí Playboy vào năm 1953 và ông từng kết hôn hai lần.

 

Vĩnh Ngọc

Theo DM



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 29/Dec/2010 lúc 8:39am
-

Niềm vui tuổi già ở Cali.

Con cái thường xuyên vắng nhà vì bận bịu đi làm, khí trời lạnh lẽo, bên ngoài tuyết rơi dày cộm, cộng thêm nỗi buồn xa xứ... dễ làm cho cuộc sống những người Việt lớn tuổi ở Mỹ cô đơn, tẻ nhạt và buồn bã. Nhưng nhiều người Việt lớn tuổi ở California không hẳn chỉ ngồi một mình trong nhà nhìn ra ngoài cửa sổ nữa.

Thú uống http://tag.phanvien.com/c%C3%A0+ph%C3%AA.html - cà phê   sáng và đọc báo kiểu VN vẫn được nhiều bậc cao niên http://tag.phanvien.com/ng%C6%B0%E1%BB%9Di+Vi%E1%BB%87t.html - người Việt   duy trì ở Cali - Ảnh: LA Times

Ra ngoài giải trí

Một trong những thú vui của người già Việt ở Cali làtới sòng bài! Nghe có vẻ lạ nhưng sự thật là như vậy. Tất cả các sòngbài ở Cali, ngay cả Las Vegas, đều dành phần lớn không gian cho nhữngngười http://tag.phanvien.com/kh%C3%B4ng+bi%E1%BA%BFt.html - không biết   đánh bài, chơi không chuyên và người già! Một cái máygiật xèng, chỉ cần bỏ vào đó vài USD, bấm một cái nút, máy kêu rổn rổn,màn hình chạy lên chạy xuống và biết mình thắng hay thua ngay tức khắc.Mỗi lần bấm như vậy chỉ mất 5 cent, 25 cent hoặc 1 USD... Có khi chơigần cả ngày, thua rồi thắng cũng chỉ mất trên dưới 10 USD.

Rất nhiều người con trong các http://tag.phanvien.com/gia+%C4%91%C3%ACnh.html - gia đình   ở Cali chở bamẹ mình tới những sòng bài để giải trí, khi nào ông bà muốn về thì đónvề. Ở quận Cam bây giờ muốn đến sòng bài không cần đi xa đến tận LasVegas, mà chỉ cần 15 phút lái xe từ Little Saigon là có thể tới đượccác sòng bài rồi.

Nhiều cụ ông không thích đến sòng bài thì sáng sớm bắtxe buýt ra khu Phước Lộc Thọ - một http://tag.phanvien.com/trung+t%C3%A2m.html - trung tâm   http://tag.phanvien.com/th%C6%B0%C6%A1ng+m%E1%BA%A1i.html - thương mại   của người Việt- để vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa đánh cờ tướng với mấy ông bạn cùnglứa, ở mấy cái bàn đặt ngay mặt tiền nghỉ chân của khu này. Đánh vàiván thì nắng lên, mấy ông cũng đứng dậy, ghé ngang nhà sách Văn Bút kếbên mua tờ báo và leo lên http://tag.phanvien.com/xe+bu%C3%BDt.html - xe buýt   về nhà.

Cha mẹ không thích đi sòng bài thì con cái mua vé vàchở tới http://tag.phanvien.com/s%C3%A2n+kh%E1%BA%A5u.html - sân khấu   ca nhạc. Các http://tag.phanvien.com/trung+t%C3%A2m.html - trung tâm   http://tag.phanvien.com/gi%E1%BA%A3i+tr%C3%AD.html - giải trí   ở Cali rất hiểu tâm lýhiếu thảo của con cái, nên phần lớn http://tag.phanvien.com/b%C3%A0i+h%C3%A1t.html - bài hát   trong http://tag.phanvien.com/ch%C6%B0%C6%A1ng+tr%C3%ACnh.html - chương trình   đượcchọn thích hợp với người già. Đó là http://tag.phanvien.com/l%C3%BD+do.html - lý do   tại sao băng đĩa ghi lạichương trình nhạc hội cho thấy http://tag.phanvien.com/kh%C3%A1n+gi%E1%BA%A3.html - khán giả   chỉ toàn người lớn tuổi. Cáctrung tâm http://tag.phanvien.com/gi%E1%BA%A3i+tr%C3%AD.html - giải trí   còn nhận giao băng đĩa tới tận nhà, để con cái khôngcần xách xe chạy ra tiệm mà vẫn có băng đĩa ca nhạc, hài, cải lương,phim... tặng cha mẹ.

Những bác nào thích tụ họp đông vui, ở quận Cam đã cónhững http://tag.phanvien.com/trung+t%C3%A2m.html - trung tâm   dành cho người già. Họ đăng ký tham gia câu lạc bộ, cóxe tới tận nhà đưa rước từ sáng, đến xế chiều thì xe http://tag.phanvien.com/trung+t%C3%A2m.html - trung tâm   chở về;những ai không thích xe đưa rước thì tự mình lái xe. Tất cả chi phí đãcó http://tag.phanvien.com/qu%E1%BB%B9+h%C6%B0u+tr%C3%AD.html - quỹ hưu trí   lo.

Vào các http://tag.phanvien.com/trung+t%C3%A2m.html - trung tâm   này, họ được ăn uống, được dạy tiếngAnh, được khám http://tag.phanvien.com/s%E1%BB%A9c+kh%E1%BB%8Fe.html - sức khỏe   mỗi sáng, được tập thể dục ở những phòng tập.Những ai thích tụ họp chơi đánh bài http://tag.phanvien.com/gi%E1%BA%A3i+tr%C3%AD.html - giải trí   cũng sẽ được thỏa mãn.Ngoài ra, họ còn tự làm những http://tag.phanvien.com/ch%C6%B0%C6%A1ng+tr%C3%ACnh.html - chương trình   ca nhạc “cây nhà lá vườn” màca sĩ chính là những ông bà, cô bác đến đây sinh hoạt. Đều đặn vàitháng, http://tag.phanvien.com/trung+t%C3%A2m.html - trung tâm   còn tổ chức đi http://tag.phanvien.com/du+l%E1%BB%8Bch.html - du lịch   đó đây trong http://tag.phanvien.com/n%C6%B0%E1%BB%9Bc+M%E1%BB%B9.html - nước Mỹ   cho nhữngai đủ http://tag.phanvien.com/s%E1%BB%A9c+kh%E1%BB%8Fe.html - sức khỏe   và thích du lịch.

Ở nhiều sòng bạc rất đông người cao tuổi - Ảnh: Vy NGUYỄN

Và thư giãn ở nhà

Thú xem băng đĩa http://tag.phanvien.com/ti%E1%BA%BFng+Vi%E1%BB%87t.html - tiếng Việt   tại nhà cũng được nhiều vịcao niên chọn lựa vì cảm thấy thoải mái hơn và có thể lựa chọn theo sởthích cá nhân. Nhiều người con còn trang bị máy phóng lớn để những bậccha mẹ yếu mắt xem được dễ dàng và rõ hơn. Ngoài băng đĩa đủ các thểloại do các http://tag.phanvien.com/trung+t%C3%A2m.html - trung tâm   http://tag.phanvien.com/gi%E1%BA%A3i+tr%C3%AD.html - giải trí   phát hành, người già ở Cali còn được xemđủ các http://tag.phanvien.com/ch%C6%B0%C6%A1ng+tr%C3%ACnh.html - chương trình   như http://tag.phanvien.com/du+l%E1%BB%8Bch.html - du lịch   Việt Nam, http://tag.phanvien.com/phim.html - phim   Việt Nam, cải lương, canhạc, hài, tin tức, cách gìn giữ http://tag.phanvien.com/s%E1%BB%A9c+kh%E1%BB%8Fe.html - sức khỏe   với các bác sĩ... trên tiviphát sóng 24 giờ ở năm http://tag.phanvien.com/k%C3%AAnh+truy%E1%BB%81n+h%C3%ACnh.html - kênh truyền hình   bằng http://tag.phanvien.com/ti%E1%BA%BFng+Vi%E1%BB%87t.html - tiếng Việt   và hoàn toànmiễn phí. So với http://tag.phanvien.com/th%E1%BB%9Di+gian.html - thời gian   trước đây, họ muốn xem các http://tag.phanvien.com/ch%C6%B0%C6%A1ng+tr%C3%ACnh.html - chương trình   nàythì phải trả tiền.

Ngoài ra, nhiều bác còn thích “vui thú điền viên”. Hầuhết các http://tag.phanvien.com/c%C4%83n+nh%C3%A0.html - căn nhà   ở Cali đều có khoảng sân vườn sau nhà. Nếu là nhà biệtlập thì có khoảng vườn lớn, còn nếu là nhà chung cư thì cũng có khoảngsân nhỏ trên bancông sau nhà. Người già có thể trồng ớt, trồng cà,trồng rau, cây kiểng, bông hoa, cây ăn trái... Có nhiều bác còn trồngrau như hành, hẹ, các loại rau sống như rau dấp cá, húng lủi, tía tô,dưa leo, cà chua... Cây ăn trái thì có thanh long, hồng giòn, cam,quýt... Tuy trồng chơi nhưng ăn thật vì các bác liên hệ với các chợ VNđể bán các thành quả mình trồng như chanh, ổi, hồng giòn... Các loạirau thì khỏi phải vào chợ mua, rau trồng ở nhà “vừa free vừa fresh”!

Tuổi già với buổi sáng ngồi nhâm nhi ly trà nóng, ngồingắm cây cỏ mình cực khổ trồng và chăm sóc, được nghe chim hót thì sựhiu quạnh của tuổi già sẽ trôi qua êm ả hơn.



Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 31/Dec/2010 lúc 1:19am

http://www.chanphuocliem.com/TrangLuomLat/P_11TruyenNgan_LongMe.pps - 11 Câu truyện ngắn "Lòng Mẹ"    




-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 02/Jan/2011 lúc 9:39am
                      NGƯỜI GIÀ NHỚ CHUYỆN VUI
 
                            /wiki/T%E1%BA%ADp_tin:030630-N-0000X-001.jpg">
                   Tàu há mồm LST đón người di cư 1954

Tình Bắc Duyên Nam

Nguyễn Hữu Huấn
>
>  
Xin các mợ Bắc Kỳ chớ có buồn vì : không thể vơ đũa cả nắm, chỉ có phần nào thôi.
>

>
>  Khi ngồi viết những giòng chữ này thì vợ cháu đang ngủ say sưa trên giường. Nhìn đôi chân dài thườn thượt của bà thò ra khỏi chăn, tự nhiên cháu bật cười.
>

 Thì ra vợ cháu cũng thuộc loại…chân dài ra phết, cao xấp xỉ 1,70 mét chứ chẳng phải chơi. Năm ngoái gặp lại đám bạn cũ cùng binh chủng, trong lúc chụp ảnh chung bỗng có thằng la lớn : “Chúng mày ơi ! đứng bên cạnh bà này chắc ông phải kiễng chân lên mời xứng!“, làm vợ cháu ngượng chín người.
>
>  Nghe nói bên Việt Nam bây giờ người ta tung hô tán tụng “những cô gái chân dài“ dữ lắm, làm phim, lên ảnh, quảng cáo rùm beng, làm các cô cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ không bằng.
>
>  Có điều lạ là hầu như các mợ toàn là gốc miền Bắc, nói năng giọng Bắc, nhìn đời với con mắt người Bắc và cư xử thì cứ “tự nhiên như người Hà Nội“.(Bật mí cho các cụ nhé: bây giờ thì đa số các mợ Hà Nội chính gốc đã thi nhau làm “con chim đa đa“ bay qua xứ khác lấy chồng xa hay đi kiếm cơm hết ráo, còn lại toàn là gốc Hà-Nam-Ninh hay Thanh-Nghệ-Tĩnh lên Hà Nội lập nghiệp).
>
>  Hay là ông Trời sinh ra người càng ở vùng phương Bắc thì da càng trắng, mũi càng cao và chân càng dài, cứ nhìn mấy ông Tây bà Đầm là biết ngay.
>  Thế nhưng ”bà già chân dài” vợ cháu lại là dân Nam kỳ tuốt luôn tận phương Nam, là thứ Nam kỳ chính hiệu con nai vàng, quê Cái Bè, nội Cái Răng, ngoại Cái Dồn. Hoá ra “mũi cao, chân dài“ đâu phải độc quyền của các mợ Bắc Kỳ 75, các mợ nhờ “tàn dư đế quốc“ nên chỉ mới xuất hiện sau này thôi, chứ ngay trong „thời kỳ chiến tranh“ cách đây mấy mươi năm thì “mũi cao, chân dài“ như Nam kỳ vợ cháu đã nhởn nhơ đầy đường. Đúng là một cọng giá “thời kỳ chiến tranh“ vẫn hơn một gánh rau muống “thời kỳ hoà bình đổi mới “!
>
>  Bố mẹ cháu sinh cháu ra tại miền Bắc, học hành và lớn lên cùng với gia đình trong miền Nam, để rồi trưởng thành tận ngoài miền Trung. Từ những tính chất của ba miền đã hợp lại tạo nên cháu thành một thứ “hẩu lốn“: “như canh chua nấu với...rau muống, giá sống ăn với...bún riêu, nhậu bia với ché mà lại chấm với ...xì dầu". Thế nhưng cái bản chất Bắc kỳ vẫn là cái cốt lõi trong con người cháu từ lúc sơ sinh, vẫn Bắc kỳ rau muống mắm tôm, Bắc kỳ truyền thống, Bắc kỳ muôn thuở...Nhưng ông Trời oái oăm lại sai ông Tơ bà Nguyệt xe duyên cháu làm thằng tù khổ sai chung thân cho một bà vợ Nam kỳ quốc. Lạ thật ! Duyên hay nợ đây Trời!
>

 Hồi còn bé, thú thật cháu chẳng ưa gì Nam kỳ. Còn ghét, còn hận nữa là khác. Chuyện cũng dễ hiểu thôi : lần đầu cắp sách đến trường tiểu học Bàn Cờ ở quận 3, Sài Gòn, chỉ có cháu với một thằng nhô nữa là Bắc kỳ. Thằng này có hàm răng đưa hơi xa ra phía trước, mà văn chương Bắc kỳ gọi là “vẩu“, còn Nam kỳ gọi đơn giản và rất tượng hình là cái “bàn nạo dừa“. Bố nó (không vẩu tí nào) rất thân với bố cháu (cũng chẳng có bàn nạo dừa) vì cả hai gia đình cùng đi chung chuyến tàu “há mồm“ vào Nam năm 54.
>
>  Hai thằng Bắc kỳ con nhất định ngồi cạnh nhau tạo thế liên hoàn “dựa nhau mà sống“ trong cái lớp học 27 trự Nam kỳ con. Bọn chúng hè nhau trêu chọc, ăn hiếp hai đứa chúng cháu. Mỗi lần ra chơi hai thằng Bắc kỳ con luôn tìm chỗ ít người mà đứng để khỏi nghe bọn Nam kỳ đọc thơ chọc quê chửi bới. Thằng Vọng, đứa đầu xỏ và to con nhất đám (bây giờ đang ở Canada) leo lên cây vú sữa giữa sân, đọc thơ rang rảng:
>
>
 "Bắc kỳ ăn cá rô cây
>  Ăn nhằm lựu đạn...chết cha Bắc kỳ "
>

 Một thằng khác sẵn giọng phụ họa:
>
 "Có cái thằng nhỏ nó đao làm sao
>  Lỗ đ. nó dính cái cọng rao,
>  Người ta ai mà kỳ như dzậy ?"
  

Thế là cả bọn đồng loạt chỉ ngay vào bọn cháu rồi rống lên: "Thôi rồi ! Bắc kỳ, Bắc kỳ !”
>  Cháu tủi thân lắm ! Ôi thôi ! buồn da diết, buồn vô biên, buồn phát nghiền !
>
>  Về nhà hỏi mẹ tại sao gia đình mình lại vào đây làm quái gì để chúng nó trêu con suốt ngày. Mẹ cháu rướm nước mắt, xoa đầu cháu giải thích đơn giản:
>  - Tại vì người ta đánh nhau quá nên gia đình mình phải "ri cư" vào đây con ạ ! Thôi chịu khó đi con, mẹ biết làm sao bây giờ !
>
>  Nào đâu đã hết, chúng nó còn hè nhau tụ tập trước cửa nhà cháu. Mẹ cháu cầm chổi lông gà ra đuổi. Chẳng đứa nào sợ, trái lại còn tru tréo to hơn. Chợt thấy hàm răng của mẹ cháu nhuộm đen ngòm và bóng loáng, thế là chúng nó cứ thế mà gào:
>
>
 Bắc kỳ ăn cá rô cây
>  Ăn nhằm cục c. , hàm răng đen thùi
>

 Trong gia đình, chỉ có bố cháu là chẳng thằng Nam kỳ con nào dám giỡn mặt. Có lẽ nhờ khuôn mặt có oai hay nhờ đôi mắt nghiêm khắc của ông, mà chúng sợ một vành không dám trêu chọc một lời ?
>

 Ngày tháng qua mau, cứ thế mà đám Bắc kỳ "ri cư”, trong đó có gia đình cháu, vẫn sống phây phây trên mảnh đất Nam bộ lạ hoắc nhưng trù phú này. Những cảnh chọc quê dần dần biến mất, bạn bè nhiều hơn, trong đó dĩ nhiên không ít đứa Nam kỳ. Đứa Sài Gòn chính tông, đứa Sa Đéc, đứa Vĩnh Long, đứa Mỹ Tho, Cần Giuộc...Nhưng đứa nào cũng chửi cháu là "thằng Bắc kỳ lắm mồm”. Không "lắm mồm” chứ để chúng mày ăn hiếp ông hả ?
>
>  Nghĩ cho cùng, không "lắm mồm” thì đâu còn là Bắc kỳ nữa ! Thứ "lắm mồm” được việc, "lắm mồm” nghe vẫn bùi tai, "lắm mồm” dễ mến, thiếu thì nhớ, vắng thì mong, "tay chơi” nhưng vẫn "chân tu”, gái Nam kỳ cứ thế mà..."lắc lư con tàu đi”. Càng lớn lên cháu càng khoái Miền Nam, khoái Sài Gòn, nơi dễ có nhiều bạn, mà bạn lại không tồi. Nơi đó có dừa xiêm dzú sữa, có chè đậu xanh bột báng nước dừa, có bánh bèo trét mỡ trắng phau phau, có nước mắm đường ngọt lịm, có cá bống trứng kho tiêu, có trái cóc ngâm đường cắm que cà rem chấm muối ớt, có quán cơm bà Cả Đọi, có cả những con đường hẻm ngoằng nghoèo dẫn đến nhà ...chị Tình.
>
>  Miền Nam và Sài Gòn thật trong veo khoáng đạt, không tự tôn như cái Bắc kỳ đã có sẵn từ bẩm sinh trong bụng cháu, không rườm rà "màu mè ba lá hẹ”, chân thành thật thà, thẳng ruột ngựa, không làm vẫn có ăn, chơi xả láng sáng về sớm, để rồi vẫn cứ yêu người, yêu đời.
>
>  Có lẽ cũng cùng một cảm nhận như thế nên đám Bắc kỳ "ri cư” chúng cháu mới vào Nam chỉ có cái quần xà loỏng trên "tàu há mồm” đã lợi dụng thời cơ hè nhau tung ra dành dân chiếm đất khắp cõi Nam bộ, mà lại ăn nên làm ra trên mọi lãnh vực, trong đủ tầng lớp xã hội, nhất là vùng Sài Gòn Gia Định và các vùng phụ cận, chỗ nào làm ăn ngon lành thuận lợi là mấy mợ Bắc kỳ rau muống sang tay hàng loạt, ngoại trừ phía bên trong chợ Bến Thành và vùng Chợ Lớn, vì chẳng thèm "kèn cựa” với các chú Ba. Đã bảo rồi mà...: " Bà đã nàm thì nàm thật chứ không thèm nàm nấy ne, nàm nấy nệ !”
>
>  Từ sau năm 75 thì Bắc kỳ lại càng ăn trên ngồi trốc, các cụ không tin cứ mở cái máy "dzô tuyến chuyền hình” hay cái "ra dzô” ra thì thấy liền, các "xướng ngôn dziêng” hầu như "chăm phần chăm” đều là Bắc kỳ, không cậu thì mợ. Còn các mợ tiếp dziêng "E Việt Nam”, mợ nào mợ nấy đều khoe "em người Hà Lội” hết ráo ! Chẳng biết tại "dziêng dzáng” hay ”phe đảng” ?
>
>  Bố cháu trái lại, cái chất Bắc kỳ đã ăn vào máu, thấm vào cốt lõi xương tủy của ông từ bao đời, nhất quyết bắt anh em cháu phải thi vào trường Chu Văn An (CVA), con em gái phải thi bằng được vào trường Trưng Vương, toàn là những trường nổi tiếng từ miền Bắc, kéo theo các thày cô "ri cư” vào Nam. Phần vì bố cháu là cựu học sinh trường Bưởi, phần vì ông cũng có chút thiên kiến và ít tin tưởng vào các trường miền Nam như Petrus Ký hay Gia Long. "Mình dân Bắc thì phải học trường của người Bắc, chúng mày đừng có bàn với bạc lôi thôi !”, bố cháu phán cứ như đinh đóng cột.
>
>  Mà lạ thật ! Vào học Chu Văn An mới thấy toàn đám học sinh Bắc kỳ, le que vài trự Nam kỳ lạc lõng vô duyên, đếm chưa đủ mười đầu ngón tay đã hết đứa Trung kỳ. Cho đến các thày đa số cũng lại Bắc kỳ nốt, từ thày hiệu trưởng Dương Minh Kính đến thày thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
>
>  Còn bên Petrus Ký thì ngược lại, hầu hết Nam kỳ. Hóa ra vung nào thì vẫn cứ đi tìm nồi nấy, hay hoặc giả có chính sách của chính quyền thời đó hay không ? Chẳng thành vấn đề, chỉ biết bọn Nam kỳ Petrus Ký châm biếm đổi tên Chu Văn An thành ...Chết Vì Ăn ! Cháu tức máu trả đũa, rằng chúng mày ghen ông vì chúng mày chiêm ngưỡng các em Bắc kỳ Trưng Vương mà thèm nhỏ dãi, nhưng sờ vào thì chúng mày sẽ thành con dế mèn để các em Bắc kỳ thọc cọng nhang sau gáy thổi quay vòng vòng ! Tức quá, mấy trự Petrus Ký chỉ biết "ngậm ngùi” đồng ca bản ”Khúc nhạc đồng quê” rằng thì là:
>
>
 "Quê hương tui Bắc kỳ nhào dzô quá trời
>  Bên bờ sông bên bờ ao...trồng rau muống !”
>
 Hay cũng là:

 "Quê hương tui cái mùng mà kêu cái màn !....”
>
 Thôi thì cũng đúng thôi ! Mấy trự Nam kỳ hay Trung kỳ chỉ cần nghe một mợ Bắc kỳ uốn éo ra chiêu vài đường lưỡi thì đã nhũn như chi chi, mắt trợn ngược, mồm há hốc, quên luôn cả tên họ mình. Chỉ có trai Bắc kỳ mới trị nổi các mợ Bắc kỳ thôi ! Này nhé, các cụ cứ chịu khó nhìn chung quanh đi, cứ một trăm trự Nam kỳ chưa chắc có được một trự vớ được một mợ Bắc kỳ.
>
>  Tìm mỏi con mắt mới có một trự "diễm phúc” bế được một mợ mang về nhà thì bảo đảm suốt cuộc đời còn lại chỉ biết bốn chữ "gọi dạ bảo vâng”, răm rắp tuân lệnh bà, chẳng bao giờ còn nhìn thấy mặt trời, mặc dù suốt ngày ngửa mặt than Trời ! Đấy mới chỉ là các mợ Bắc kỳ 54 thôi nhé ! Gặp cỡ các mợ 75 hay các mợ quê quán Hà Đông hay Bắc Ninh "...cầm roi dạy chồng” thì ôi thôi ! cái te tua nó kéo luôn theo cả tông ti họ hàng, suốt đời hưởng "cái thú đau thương”, nghe chửi cứ tưởng nghe...hát. Hỡi các chú Nam kỳ hậu sanh: chớ chơi dại!
>
>  Đừng nghe ông Phạm Duy hát bài "Cô Bắc kỳ nho nhỏ” mà ham, lừa đấy ! Gặp Nam kỳ thì cái "nho nhỏ” kia sẽ phình to hơn cái vại, mà cái vại có nanh ! Ngược lại, một cậu Bắc kỳ rau muống quơ được một cọng giá Nam kỳ "đem về dinh” –vụ này nhiều lắm- thì cứ như "rồng thêm cánh”, như "diều gặp bão”, như lái ô tô không cần Navigation.. . cả đời có người "nâng khăn sửa túi” không công. Hóa ra hôn nhân cũng có quy luật đấy chứ:
>

 Chồng Bắc kỳ + vợ Bắc kỳ = Vợ chồng đề huề, nếu biết cách
>  Chồng Bắc kỳ + vợ Nam kỳ = Chồng phây phả, phè cánh nhạn.
>  Chồng Nam kỳ + vợ Bắc kỳ = Chồng te tua, lưng còng.
>
>  Nhưng đã là "luật” thì bao giờ cũng có "luật trừ”, nghĩa là cháu không dám vơ đũa cả nắm đâu, với lại cháu chỉ lợi dụng cái "tự do ngôn luận” trên xứ người, xin bàn bậy vài chữ ngu ngơ để các cụ trong lúc "trà dư tửu hậu” đem ra trước là mua vui, sau là cho bớt chút căng thẳng trong cái cuộc đời ... đen như mõm chó này. Xin lỗi các cụ, nẫy giờ nói loanh quanh mãi, bây giờ cháu xin trở lại chuyện của cháu.
>

 Bố cháu nghiêm khắc lắm và dĩ nhiên giáo dục con cái theo truyền thống Bắc kỳ. Đã có gốc có ngạnh, có cả sự nghiệp bề thế trong Nam nhưng vẫn...thờ cơm Bắc kỳ, vẫn lễ phép Bắc kỳ, vẫn giữ giọng nói Bắc kỳ và thậm chí còn ra lệnh, dâu rể cũng phải...Bắc kỳ ! Mỗi lần cháu dẫn bạn gái về nhà, bố cháu liếc mắt một cái là biết ngay cô nàng Bắc hay Nam.
>
>  Có một ông bố tinh đời như thế đôi khi lại...phiền. Với một mợ Bắc kỳ, bố cháu thân mật tươi cười "Cháu vào nhà chơi ! bố mẹ cháu khỏe mạnh không ?”, cứ làm như quen biết từ lâu vậy. Gặp cô ả Nam kỳ thì lạnh nhạt khinh khỉnh "Không dám, chào cô !” Cô bạn gái Nam kỳ mặt nghệt ra thưởng thức văn chương Bắc kỳ, còn cháu nghe qua mà thốn từ dạ dầy đến ruột non.
>


>  Nghe Bắc kỳ chê, nghe Bắc kỳ chửi, mà cứ tưởng mình đang nghe thơ phú hay nghe nhạc êm dịu mới chết chứ ! Nếu quen cô nào Trời sinh có mấy cái vòng hơi...sexy một tí, Bắc cũng như Nam, cháu phải dấu biệt vì sợ lựu đạn nổ tung trong nhà. Điệu này coi bộ hơi khó sống. Thôi thì Bắc Trung Nam cũng một nhà, hạnh phúc lứa đôi đâu phải do thằng hàng xóm, mà là do chính mình. Thế rồi cháu đã từng hạ quyết tâm với bố: lấy vợ Bắc kỳ, cho phải đạo làm con. Em nào Bắc kỳ, rước về nhà cho bố xem mặt mà bắt hình dong (cứ như đi mua gà chọi). Em nào Nam kỳ, điểm hẹn sẽ là mấy ống cống dưới gầm cầu xa lộ Đại Hàn.
>
>  Thiên bất dung gian! cháu lại phải lòng một ả Nam kỳ, Nam kỳ không lai giống, cái thứ Nam kỳ Gia Long kên kên xí xọn. Hồi đó cháu đi lính Không Quân của miền Nam, thấy đám phi công trời đánh đa số cũng đều là Bắc kỳ, chẳng hiểu tại sao? Dân Nam kỳ cũng có, Trung kỳ lại càng ít hơn, nhưng đứa nào cũng có ..."cái mồm Bắc kỳ”.
>
>  Cháu còn nhớ khi thi gia nhập Không Quân, phải đủ ký lô, đủ kích thước, lục phủ ngũ tạng bị khám tuốt luốt, phải trần trùng trục như con nhộng rồi nhẩy lên nhẩy xuống cho mấy ông bác sĩ ..."vạch lá tìm sâu”, chứ đâu có thi tuyển đứa nào "lắm mồm”! Thế mà thằng nào thằng nấy đều có cái "chứng chỉ lắm mồm” cao hạng dấu kỹ trong túi áo bay.
>
>  Một hôm đang trực phòng hành quân thì ông xếp (ông này Nam kỳ quốc) hỏi có thằng nào rảnh ra phi đạo chở con cháu gái vợ của xếp theo tàu từ Sài Gòn ra Nha Trang đem về nhà bà vợ đang có bầu sắp đẻ. Tưởng đi biệt phái hành quân chứ cái màn này cháu khoái lắm: "Chuyện nhỏ mà xếp, có tui ngay”. Ông xếp của cháu cũng chẳng vừa, nhìn thấu tim gan thằng đàn em : "Lẹ lẹ lên coi, tàu sắp đáp rồi đó, sách tao mày học hết còn dư có cái bìa, nhưng mà từ từ thôi nghe cha nội, lạng quạng con mẻ chửi tao thấy bà !” Lúc đó cháu đâu có ngờ rằng, cái chuyện nhỏ như mắt muỗi này lại thành chuyện lớn, lớn khủng khiếp, ảnh hưởng đến hết cả cuộc đời cháu !
>

 Cô cháu gái ông xếp không có cái dạng "ngực tấn công, mông phòng thủ” như trong "xi la ma”, thế mà ngay từ phút ban đầu cháu đã bị dáng ngay tim một cái búa tạ chình ình chứ chẳng phải tiếng sét tầm thường.
>
>  - "Cô đi máy bay có mệt lắm không ?”
>  – "Dạ !”.
>  -  "Ra thăm cô dượng hả ?”
>  – "Dạ !”.
>  -  "Cô lên xe đi, tôi đèo cô về”
>  -- "Dạ !”...
>
>  Chèng đéch ơi ! sao mà cụt ngủn cộc lốc thế bà nội ? Cái gì cũng ”dạ” hết ráo thì cháu biết đâu mà rờ ! Đúng gái Nam kỳ ! Chợt nghĩ, không biết bà dzợ xếp tới giờ này có còn ”ngây thơ”, ”dạ dạ” với xếp như dzậy nữa hay không ? Xếp cháu đang ở San José, nếu xếp có đọc những giòng chữ này thì xếp cũng bỏ qua dùm vì thằng em đã thuộc lòng trọn bộ sách của xếp từ khuya rùi !
>
>  Từ đó cháu với nàng rủ rỉ rù rì cùng nhau đánh vần mấy chữ ”hình như là tình yêu”. Cuộc tình của cháu với nàng êm ả như quả lắc đồng hồ treo trên tường phòng khách nhà cháu, nhưng mỗi khi nghĩ đến bố cháu thì quả lắc đồng hồ bỗng ngất ngư như bị đứt dây thiều. Thương quá, cháu đánh liều, ”mấy sông anh cũng lội, mấy đèo anh cũng qua”, chuyến này nhất quyết không chui ông cống gầm cầu xa lộ, mà dắt nàng về nhà trình diện bố. Bố vẫn khinh khỉnh: ”Không dám ! chào cô”. Nàng vui tính: ”Ba anh coi ngầu quá hén!”, cháu tỉnh bơ: ”Không ngầu sao làm bố anh được !”.
>
>
>  Thật ra thì bố cháu đâu có ghét Nam kỳ, ông chỉ phàn nàn rằng dân Nam kỳ được trời đãi, cho sống trên mảnh đất mầu mỡ phong phú, không làm vẫn có ăn, mà lại ăn ngon nữa, nên có tính lè phè, hoang phí, không chăm chỉ hạt bột, không cần cù tiết kiệm như Bắc kỳ. Ông chỉ vì thương con, lo cháu lấy nhằm cô vợ Nam kỳ cả ngày chỉ biết...phè cánh nhạn, ăn no lại nằm, thì con cưng của ông sẽ thành thân trâu ngựa suốt đời. Còn mẹ cháu, vốn dĩ nhà quê răng đen mã tấu bảo rằng, nghe Nam kỳ nói chuyện cứ tưởng nghe tiếng nước ngoài, chỉ hiểu một nửa ! Cháu cãi lại, Bắc kỳ cũng có khối đứa lười, lười như..cháu đây là hết mức rồi !
>
>  Một hôm cháu đưa nàng về nhà, gặp lúc bố mẹ cháu sửa soạn mở tiệc đãi ông bác từ Hố Nai lên thăm. Ông bác vui tính bảo tiện bữa ngồi ăn luôn, cháu đang chần chừ thì nàng vén áo hạ ngay cái bàn tọa tròn lẳng xuống ghế, cháu kéo lên không kịp. Cháu thủ thỉ giải thích cho nàng rằng, đi đâu gặp khách Bắc kỳ mời ăn thì chớ có ăn liền, cứ để người ta mời dăm lần bẩy lượt, ăn liền người ta chửi mình...chết đói !
>
>  Nam kỳ thì thẳng ruột ngựa, mời là cháp lẹ, không cháp dọn xuống bếp, đói ráng chịu, không mời lần thứ hai, ai biểu mời không ăn ! Bỗng mấy đứa em cháu thay phiên nhau : ”Mời bác xơi cơm, mời bố xơi cơm, mời mẹ xơi cơm, mời anh xơi cơm, mời chị xơi cơm”, mời... mời... mời tùm lum!. Thằng em út cháu mời dài nhất, mời lâu nhất, mời từ trên xuống dưới , trong nhà chỉ có con Tô Tô đang nằm chực dưới gầm bàn là nó không mời. Nó lại chẳng được ai mời để xơi, út mà ! nhưng rồi vẫn xực ào ào !
>
>  Cô bạn Nam kỳ của cháu trố mắt nhìn cháu chẳng hiểu chuyện gì xảy ra. Cháu vội ghé tai thì thầm:
>  -  Em mời gia đình ăn cơm đi !
>  -  Ủa ! gia đình anh mời em ”ăng” mà ? Bộ ”ăng” cũng phải mời...mời...xơi ...xơi sao?
>  Nàng ấp a ấp úng cũng ráng mời:
>  -  Dạ mời bác, mời bác, dạ mời... à... à... mời anh, mời em...
>  Chợt bố cháu lên tiếng:
>  -  Thôi đủ rồi, cháu mời người trên thôi, còn mấy em cháu không phải mời...Mà hay thật ! Con bé này vui vẻ, ngoan ngoãn lắm ! Sao con cứ ăn hiếp nó mãi !
>
>  Nghe bố cháu nói mà bụng cháu cứ như mở cờ, ông còn cao hứng bảo khi nào nàng nấu cơm Nam kỳ cho gia đình cùng ăn. Cô nàng hí ha hí hửng nói liền:
>  -  Dạ ! (lại dạ!), để bữa nào cháu nấu bún(g) mắm dzới thịt heo ba rọi cho bác ăn(g), bún(g) mắm thịt ba rọi Trà Dinh ngoong nhức miền Nam nghe bác !
>
>  -  Sao ? cô muốn búng hả ? Lỗ tai tôi đây này, muốn búng bao nhiêu thì cứ búng đi !
>  Thế là cả nhà cháu được một trận cười nắc nẻ. Nào đã hết đâu, mẹ cháu chợt bảo:
>  -  Cháu xuống bếp lấy cho bác mấy cái ”cùi dìa” với cái ”muôi” để trong ngăn kéo đấy !
>

 Nàng ngớ ra cứ như được nghe tiếng...Tây, nhìn cháu cầu cứu. Cháu cười hì hì khoái tỉ, ra cái điều thông thái giải thích ngay:
>  -  Cái ”cùi dìa” Nam kỳ kêu là cái ”muỗng”, tại Bắc kỳ sống lâu với bọn Tây, chúng nó gọi là ”la cuiller” thì Bắc kỳ gọi luôn là cái ”cùi dìa” cho tiện. Còn cái ”muôi” Nam kỳ kêu là cái ”vá”, chữ ”vê” thì đọc là ”dê” cho nên gọi là cái ”dzá”, phải không ?
>
>  Nàng đỏ mặt, bĩu môi ”Cái đồ dzô dziêng, tui đi dzìa à nghen !”
>  Sau bữa cơm hôm ấy, hình như bố cháu bắt đầu ”chuyển hệ”, có vẻ gần gũi thân mật với nàng hơn vì thấy nàng thật thà, có sao nói dzậy, không bãi bôi, không vòng vo tam quốc, nhất là...không lười như ông nghĩ. Thừa thắng xông lên, cháu thủ thỉ với mẹ cháu là cháu muốn lấy nàng làm vợ. Mẹ bàn với bố, bố vẫn ngần ngừ.
>
>  Tại bố cháu không biết đấy chứ, cháu đọc lóm từ một quển sách nào đó người ta viết rằng, trong lịch sử nước ta hầu hết các vua chúa miền Trung đều có nhiều bà vợ bé, mà hầu như bà nào là Chánh Cung Hoàng Hậu cũng đều là Nam kỳ: vua Minh Mạng có rất nhiều vợ, đa số là các bà Nam kỳ, Chánh Cung là bà Hồ Thị Hoa, người Biên Hòa; Chánh Cung của vua Thiệu Trị là bà Từ Dũ, người Gia Định; Vợ chánh của vua Bảo Đại là bà Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng Hậu), là người Gò Công. Mấy ông vua cũng tinh đời đáo để ! Nhưng cháu ”không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường ”, chỉ xin ”...quỳ lậy Chúa trên Trời, sao cho lấy được ...con nhỏ Cái Bè con thương !”
>
>  Thật là oái oăm: cá đã cắn câu mà bố cháu vẫn chưa cho giựt cần! Tuy thế, thỉnh thoảng bố cháu cũng dò hỏi về gia đình nàng. Thì cháu đã nói rồi mà, ”quê Cái Bè, nội Cái Răng, ngoại Cái Dồn”, ruộng đất mênh mông, sông nước dập dình, ăn nói ”ngắn gọn và dễ hiểu” chứ không ”dài dòng nhưng khó hiểu”... kiểu Bắc kỳ ! Chấm hết!
>
>  Ngày vui nhất đời cháu là ngày bố cháu ra lệnh sửa soạn ”lên đồ dzía” đến thăm gia đình nàng. Sao bố cháu không nói thẳng thừng ra là đi ”hỏi vợ”, đi ”chạm ngõ” cho xong. Nhưng mà cần gì phải ”chạm ngõ” với lại ”chạm cổng” cho rườm rà rắc rối, nhà của nàng cháu biết từng phòng, quen từng góc, rõ từng cột.
>

 Mỗi lần cháu từ đơn vị ”dù” về đều có chút quà biếu ba má nàng, cho mấy đứa em nàng và cho cả cô Ba giúp việc trong nhà (học theo sách dụ khị của xếp cháu đấy !). Lần nào gặp ba nàng là lần đó có...nhậu. Đồ nhắm lúc nào cũng có sẵn, lúc củ kiệu tôm khô, khi ra sau hè ngắt mấy trái xoài tượng chấm mắm nêm ngào ớt, kẹt quá cột sợi ny-lông dzô ngón chân cái, đầu kia cặm mấy con trùng liệng xuống sông, cũng câu được mấy con cá lên nướng làm mồi. Nam kỳ trù phú mà ! Ổng không nhậu bia nhậu rượu, mà nhậu đế; không nhậu bằng cốc hay ly mà nhậu bằng tô, tô nào tô nấy bằng cái bát ăn cơm nhà cháu. Thế mà ổng lúc nào gặp cháu thì cứ nói rằng: ”Dô dzới tao dăm ba sợi nghe mày !” Chưa tới
>  nửa sợi cháu đã guắch cần cẩu ! ”Lính tráng như mày chi mà yếu xìu sao oánh giặc nổi ? Dzô cái coi !” Ổng thương, ổng coi như con như cháu, ổng mới kêu cháu bằng ”mày”. Tiếng ”mày” của Nam kỳ biểu lộ cái chân tình, sự gần gũi thân thương, không như Bắc kỳ khi đã xổ ra tiếng ”mày” rồi thì ... ô hô ! ô hô ! thiện tai ! thiện tai ! chạy cho lẹ !
>

 Một hôm đang nướng con mực khô nhậu lai rai với ổng, bỗng có khách gõ cửa bước vào, mặt ổng sáng lên như sao băng, vừa cười vừa nói:
>  -  Chèng đéc ơi anh Sáu Lèo ! hôm qua tui chờ qua qua mút chỉ cà tha, hôm qua qua nói qua qua mà qua hổng qua, hôm nay qua nói qua hổng qua mà qua lại qua, nay qua rồi có thằng rể tương lai tới thăm, nhào dzô chơi vài xị, hôm nay có ớt nè qua !
>
>  Nói chi mà cứ qua đi qua lại, qua tới qua lui, nói cũng như thơ phú đấy chứ, thế mà mẹ cháu cứ nói tiếng Nam kỳ nghe sao như tiếng...nước ngoài !
>  Bắc kỳ vẫn có câu ”dâu là con, rể là khách”, nhưng Nam kỳ thì ”dâu là con, rể cũng là...con luôn”. Bố dzợ chịu chơi lại gặp thằng rể cũng chịu chơi luôn, dzô ba xị rồi thì coi như...bạn, chơi xả láng sáng dzề sớm, còn má dzợ bỗng nhiên thành... chơi chịu ! Nàng kể cho cháu nghe, nhiều lần ổng đi nhậu quá giờ giới nghiêm chưa chịu về, cả nhà trông đứng trông ngồi. Chợt nghe tiếng xe Vespa quen thuộc chạy ngang nhà, cứ thế nghe cái ”dzù” rồi lại chạy mất tiêu, lại nghe cái ”dzù” rồi đi tuốt luốt ! Sinh nghi, nàng chạy ra cổng đón đường chặn xe : ”Ba ui ! Ba ui ! Tới nhà rồi nè !”. Ổng chợt tỉnh, quẹo dzô thắng cái ”két”, xe đổ cái rầm, ổng té cái đụi, miệng lèng nhèng ” Ủa, nhà mình đây rồi sao? Dzậy mà tao chạy dzòng dzòng kiếm hoài hổng ra !”
>

 Ngày cưới, cháu chọn nhà hàng Đại La Thiên của chú Ba tuốt bên Chợ Lớn cho có vẻ trung dung, không Nam cũng không Bắc mà là cơm Tàu. Không xài Karaoke nhưng chơi nhạc sống. Có ông chú dzợ tên là Ba Phoóng làm nhạc trưởng cho mấy bà xồn xồn Nam kỳ lên sân khấu ca cải lương hà rầm. Hình như 7 thứ nghệ thuật của nhân loại đối với Nam kỳ đều tóm gọn trong mấy câu dzọng cổ thiệt mùi.
>
>  Đám cưới cháu người ta chụp nhiều hình lắm. Ông bố vợ coi hình gục gặc cái đầu: ”Chèng đéch ơi ! thằng rể tao chụp hình coi phông độ dzữ hén ! Ráng nghe mày !” Cháu chẳng hiểu ổng nói cháu phải ráng cái gì ? Nhưng có một cái cháu phải ráng là cái chắc, ai biểu ham dzợ Nam kỳ...mũi cao chân dài !
>

 Còn bố cháu xem ảnh thì lại phán một câu xanh rờn: ”Con dâu bố chụp với bố ảnh này đẹp quá, giá mà đứng cạnh bố con khoanh tay lại thì còn đẹp hơn biết bao !”. Ông xếp cháu, khơi khơi tự nhiên thành ông dượng, sẵn có dăm ba ly nhưng mắt vẫn láo liên ngó bà cô, rồi len lén kể lể làm oai: ”Thấy chưa mày! Hồi đó tao xách máy bay xuống Vĩnh Long rồi lạng qua Cái Bè, mới lạng chơi dzài ba dzòng là dzớt luôn bà cô mày, ngon chưa !” Cám ơn ”ông xếp dượng” đã có công ”nối giáo cho giặc” rồi rước luôn giặc vào nhà. Còn mấy thằng bạn Không Quân quỷ sứ thì xúm nhau ca bản ”Mùa thu chết ”... đã chết rồi, cho mày...chết luôn!
>

 Ngày qua ngày, cháu không chết mà vẫn sống nhăn răng với bà vợ ”quý phái bình dân”, bây giờ đã có 4 con với 3 đứa cháu ngoại để nựng. Nam kỳ cũng chăm chỉ đấy chứ ! Thế là xong một đời phiêu bạt giang hồ, bay bướm, quậy phá ! Được cái vợ cháu cưng cháu lắm (Nam kỳ mà!), bao nhiêu công việc trong nhà từ lau nhà, rửa chén, hút bụi, trồng cây, giặt đồ...vợ cháu dành làm hết ráo.
>
>  Bả nói ”tay chân ông như thằng cùi, làm đâu hư đó, để tui làm luôn cho lẹ !”. Cháu đi làm mang tiền về, bả cũng không thèm động tới, bảo rằng ”tui hỏng cần anh nuôi tui !” Thế nhưng vợ cháu ghen khỏi nói, trong vườn trồng nhiều ớt hơn trồng hoa, ghen có đẳng có cấp, ghen có kế hoạch, có phương án đàng hoàng. Ghen thì ghen, lâu lâu cháu cũng theo bạn bè...nhảy dù vài sô, về nhà im thin thít, thế mà bả cũng ”nghe” được mùi, lườm lườm, nguýt nguýt, rồi cũng huề tiền.
>

 Sau này cháu mới khám phá ra vợ cháu rất sòng phẳng, đâu ra đó, nếu ”ăn bánh trả tiền” là...cho qua cầu gió bay, không thèm chấp. Một hôm vô tình đọc báo thấy tin cô Quờn, người Sóc Trăng, ghen chồng lăng nhăng, lẳng lặng lựa lúc chồng đang say túy lúy, xách con dao bếp cắt luôn...của quý của chồng đem quăng sau vườn. Cô Quờn ra tòa ngồi chơi 4 năm tù. Trời đất Thiên địa ơi! Nam kỳ mà ghen kiểu này chắc cháu chết sớm, cháu dấu luôn tờ báo, ai dè vợ cháu chu môi oỏng ẻng : ”Cái đó còn đỡ à nghen ! gặp tui là tui cho luôn dzô cái máy xay thịt rồi quăng cho bầy gà ăn, chớ giờ người ta dzăng minh lắm, khâu nối lại mấy hồi !” Má ơi là má ! Cháu nghe mà ớn lạnh xương sống! Chơi kiểu này thì hơn xa các
>  mợ Bắc kỳ rồi ! Nhưng cháu lại được phép kéo bạn bè về nhậu...xả láng, nhậu ”vô tư”. Xỉn quá thì : “Anh mệt rồi nghen, uống ly nước đá chanh nè, rồi dzô đây em cạo gió hết liền !”. Bạn bè ói mửa tùm lum thì : ”Hổng sao đâu, anh ngồi tiếp mấy ảnh đi, em dọn cho !” Mấy thằng bạn có vợ Bắc kỳ ngó phát thèm !
>
>  Chắc khí thiêng sông núi Bắc kỳ linh thiêng hùng vĩ , hay nói theo khoa học hiện đại là cái ”dzen” Bắc kỳ quá mạnh, nên vợ cháu nửa dưới vẫn còn là Nam kỳ, nhưng nửa trên đã hóa thành Bắc kỳ: không nói ”bự bành ky” mà nói ”to vật vã”; không gọi ”trái bom” mà gọi ”quả táo”; thích ăn canh rau muống hơn nấu canh chua; nhưng đặc biệt nhất là ăn nói không còn ”ngắn gọn và dễ hiểu” như xưa, mà bây giờ thì.. ôi thôi ! ”dài dòng, ào ào như thác đổ”, nghe riết muốn khùng !
>
>  Bố cháu ăn ”bún(g) mắm thịt ba rọi” của vợ cháu nấu, đến phát nghiền, nghiền luôn cả chén nước mắn pha đường. Nhà cháu có bốn anh em trai thì bố cháu có tới ba ả dâu Nam kỳ, nhưng cả đám hợp lại vẫn thua xa một mợ dâu Bắc kỳ, ăn nói ngọt như đường phèn, dịu dàng khoai thai như thiên nga, thêm cái tài...chửi như hát di truyền. Thế là cái mộng ”dâu rể phải là Bắc kỳ” của bố cháu bị nước sông Cửu Long vùng Nam bộ cuốn trôi tiêu tùng. Bố cháu bây giờ cũng rành ”sáu câu” về Nam kỳ lắm, ông bảo người ta nói rằng:
>
>  - ”Tính tình gái Nam kỳ giống như mưa Sài Gòn: đỏng đảnh nhưng mau quên; tính tình gái Bắc kỳ giống như mưa Hà Nội: âm ỉ và dai dẳng”.
>  Lợi dụng lúc ông đang vui vẻ, cháu bèn phụ họa :
>  -  Bố biết không, người ta cũng bảo : ”Ở Sài Gòn nhiều em sinh viên giống như ca ve; Ở Hà Nội nhiều em ca ve giống như sinh viên”, đúng không bố ?
>  Bố cháu quắc mắt : ”Sao dám ăn nói lăng nhăng thế hả ?”.
>  Cháu chuồn nhanh kẻo ông nổi giận. Thôi thì đến nước này rồi, cúi xin các cụ cũng rộng lòng bỏ qua cho cháu nếu có gì gọi là thiên vị, bởi vì con gái Nam kỳ bây giờ đã là ”cây nhà lá vườn” của cháu, nên cháu đành phải ”ta về ta tắm ao ta”, ôm lấy cái ao Nam kỳ, ôm cứng cái cây sầu riêng Nam bộ cho phải đạo ”tình Bắc duyên Nam”, nếu không cháu phải ôm thùng mì gói suốt đời. Mong sao các cụ đọc xong rồi bỏ qua, cứ coi như một chuyện tầm phào, bởi vì cháu đã liều mình như mấy mợ Hà Nội làm con chim đa đa, không lấy vợ gần mà lấy vợ xa, xa tuốt luốt tận cái xứ Nam kỳ với giòng sông 9 cửa.
>

Nguyễn Hữu Tuấn




Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 06/Jan/2011 lúc 7:57am
 
var addthis_config = { "data_track_clickback":true }; < =text/ ="http://s7.addthis.com/js/250/addthis_widget.js#username=ninhgio">
Khi các cụ bỏ nhà đi bụi 05-01-2011 16:31 PM

Khi các cụ bỏ nhà đi bụi

Từ ngày cậu con út qua đời vì tai nạn giao thông, bà Hai Thơm buồn chán cả ngày không thiết ăn uống, có đêm thức trắng đến 2-3h sáng. Hai tuần sau đám tang, bà bỏ nhà đi biệt tích khiến cả dòng họ lo lắng đi tìm.
 Chị Xuyến, con đầu lòng của bà Thơm kể, nhà có 5 chị em thì 4 người đã lập gia đình, chỉ có duy nhất cậu út còn độc thân lúc nào cũng quấn quýt bên mẹ. Mới đây cậu qua đời trong một vụ tai nạn giao thông gần nhà khiến bà Hai vô cùng đau đớn. Kể từ cú sốc đó, ngày nào bà cũng ngồi thẫn thờ nhìn ra cửa gọi tên con trai, có hôm bà bỏ nhà đi lang thang thơ thẩn ngoài đường mãi đến tối mịt mới về, khiến con cái hốt hoảng đi tìm.

"Mới chủ nhật tuần rồi khi chúng tôi đi đám cưới, mẹ bảo thấy trong người mệt mỏi nên ở nhà nghỉ ngơi. Lúc về đến nhà không thấy bà cụ đâu, ai cũng nghĩ bà sang nhà hàng xóm chơi nhưng chờ đến tối mịt vẫn chưa thấy. Sáng hôm sau mọi người trong dòng họ chia nhau đi kiếm, dán giấy tìm người lạc khắp nơi nhưng vẫn chưa thấy tin tức gì", chị Xuyến (quê Bình Dương) xót xa kể.

Tuổi cao, sức khỏe yếu khiến các cụ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Ảnh: Thi Ngoan.

Còn bà Trần Thị Thấm, 61 tuổi, quê Hải Phòng cũng vì buồn chán chuyện con cái nên bỏ nhà vào TP HCM sống bằng nghề nhặt ve chai, bán vé số gần chục năm nay. Hàng ngày bà đi lang thang đến từng con hẻm xin ăn và nhặt nhạnh bất kỳ thứ gì dùng được mà người ta vứt bỏ trong sọt rác. Đêm đến bà trải manh chiếu rách xuống nền xi măng dưới gầm cầu để nghỉ ngơi.

Kể về cảnh ngộ của mình, bà cho biết, ông qua đời cách đây 30 năm để lại thân bà một mình lam lũ nuôi 4 người con. Đến khi con cái trưởng thành thì mỗi đứa lập gia đình một nơi, cả năm mới gửi vài trăm nghìn về quê cho mẹ mà ít khi về thăm. Bà cảm thấy tủi thân vì tuổi tuổi cao sức yếu không thể tự làm việc nuôi mình. Nhiều đêm đang ngủ, bà giật mình ngồi khóc cho tuổi già cô độc.

"Tôi cũng nhớ con cháu lắm nhưng chúng nó không còn thương tôi nữa nên tôi mới đi để khỏi là gánh nặng cho tụi nó. Thôi thì trời cho sống được ngày nào biết ngày đấy chứ tôi cũng chẳng còn mặt mũi nào trở về quê", bà Thấm sụt sùi bộc bạch.

Nhìn nhận thực tế hiện nay do cuộc sống mưu sinh bận rộn nên càng ngày người ta càng ít quan tâm đến bậc sinh thành, trong khi các cụ tuổi cao sức yếu càng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm buồn chán, bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Tâm lý và Truyền thông cộng đồng tại TP HCM cho biết, nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở người già rất đa dạng. Đó có thể do yếu tố di truyền hoặc trải qua những nỗi sợ hãi, cú sốc mất người thân và những vấn đề về sức khỏe tâm thần, môi trường, mãn kinh ở phụ nữ, vợ chồng sống li thân, con cái ở xa, mất việc nên đôi khi cảm thấy bản thân không còn vai trò quan trọng như trong gia đình ...

Sự chăm sóc của người thân có ảnh hưởng rất lớn đến thể trạng và tâm lý người già. Ảnh: Thi Ngoan.

Trầm cảm được giới nghiên cứu nhận định là căn bệnh tâm sinh lý đáng báo động của thời đại, ảnh hưởng xấu đến cả thể chất lẫn tinh thần, gây rối loạn về nhận thức, trí nhớ và hành vi. Bệnh có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng và nếu không được điều trị kịp sẽ khiến người bệnh sa sút tâm thần, mất khả năng định hướng hành động cũng như khả năng làm việc, hoặc có thể dẫn đến hành động tiêu cực hủy hoại bản thân. Trong khi đó, theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ giới cao gấp 2 lần so với nam giới.

Một số biểu hiện của bệnh trầm cảm ở người già:

- Buồn chán kéo dài kèm theo cảm giác bồn chồn, khó chịu, xuất hiện ảo giác, mơ mộng.
- Thường có những suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy mình có lỗi hoặc vô dụng, thái độ thất vọng, buồn chán và hoang tưởng.
- Ít vận động và di chuyển, giảm sự quan tâm thích thú đến các hoạt động thường ngày mà trước đây vẫn yêu thích.
- Giảm trí nhớ, thiếu sự tập trung, mất dần khả năng phán đoán và ra quyết định.
- Hay nghĩ về cái chết hoặc quyên sinh, thậm chí còn có kế hoạch cụ thể cho việc này.

Bên cạnh đó, cơ thể còn có một số triệu chứng như:

- Ăn uống thất thường, lúc ngon miệng lúc chán ăn, dễ bị táo bón.
- Tăng hoặc giảm trọng lượng cơ thể.
- Mệt mỏi, uể oải trong cuộc sống, mất hứng thú trong quan hệ tình dục.
- Ngủ li bì hoặc mất ngủ thường xuyên, thức dậy rất sớm.
- Đau đầu nhưng sử dụng thuốc vẫn không khỏi.

Có sự khác nhau giữa nỗi buồn thoáng qua với căn bệnh trầm cảm. Người mắc bệnh thường có biểu hiện trầm lắng, buồn chán và cảm giác trống trải kéo dài ít nhất 2 tuần. Khi thấy xuất hiện tình trạng trên, người nhà nên đưa bệnh nhân đi khám để chữa kịp thời.

Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, châm cứu, trị liệu tâm thần bằng liệu pháp nhận thức, thay đổi cách cư xử và thói quen ăn uống, tập luyện dưỡng sinh, vận động nhẹ...

Tuy nhiên theo bà Linh, điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến tâm sinh lý các cụ chính là thái độ quan tâm chăm sóc và sự tôn trọng của mọi người trong gia đình. Một món quà nhỏ nhân dịp sinh nhật hay kỷ niệm ngày cưới, một cử chỉ nâng niu chiều chuộng, một tô cháo nóng kèm theo câu nói nhỏ nhẹ, ánh mắt trìu mến... của con cháu sẽ giúp cha mẹ, ông bà lấy lại cân bằng trước những thay đổi bất lợi vì tuổi tác. Từ đó các cụ sẽ sống yêu đời hơn và tránh những suy nghĩ, hành động tiêu cực.

"'Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra' câu nói ấy muôn đời vẫn còn nguyên giá trị. Cha mẹ, ông bà đã có công sinh thành, đã cống hiến cả cuộc đời để làm việc và dưỡng dục con cái khôn lớn nên người. Nay các cụ về già, sức khỏe không còn nữa thì con cái cần đền đáp công ơn ấy bằng cả tấm lòng mình, đừng để đến khi quá muộn", bà Linh nói.

Bên cạnh đó, để phòng chứng trầm cảm, các bác sĩ khuyên mọi người tập rèn luyện lối sống khoa học, ăn ngủ đúng giờ, không nên sử dụng nhiều rượu, bia và các chất kích thích, luyện tập thể dục hàng ngày, tăng cường các liệu pháp m***age, thư giãn.

Thi Ngoan

Theo http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2011/01/3BA24E50/">


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 16/Jan/2011 lúc 11:05pm

http://vietnamlibrary.informe.com/chong-viet-kieu-nguyen-nhung-dt3720.html - - - Nguyên Nhung

http://vietnamlibrary.informe.com/chong-viet-kieu-nguyen-nhung-dt3720.html -

-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...



Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 08/Feb/2011 lúc 10:26pm

Ðời này ai dại, ai khôn? Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành !!!

Nguyễn Hữu Chi

Tiến Sĩ Tâm Lý Chính Trị Học



Ðời này ai dại, ai khôn?

Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành.
Ca dao

Ðược tin ông bạn già bất thình lình “ra đi”, tôi vội mang vòng hoa đến chào từ biệt. Ông bạn tôi mặc bộ đồ rất đẹp, bình thản nằm đó. Tôi mừng thầm cho ông bạn đã “ra đi” một cách nhẹ nhàng trong lúc đang ngủ ngon lành. Sau đó, trên đường lái xe về nhà, tôi suy tư về khoảng thời gian còn lại trong đời tôi. Dù sao năm nay tôi đã trên bẩy chục tuổi đầu rồi. Theo thống kê ở Canada, người đàn ông trung bình có thể sống tới năm 76 tuổi mới được phép “ngao du vùng tiên cảnh”. Có nghĩa là tôi còn có thể sống được chừng 5 năm nữa. Vì thế, tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi phải phác họa ngay một “chương trình ngũ niên” cho tôi, kẻo lúc “ra đi” lại tiếc rẻ khôn nguôi.

Cũng may hiện nay tôi vẫn còn khỏe mạnh, tiền hưu trí cũng đủ để “phè phỡn với đời”. Vấn đề quan trọng bây giờ là phải “phè phỡn” làm sao cho “phải đạo”? Chuyện “ong bướm” ư? Mục này tôi không còn khả năng để “đụng” tới. Những người đến tuổi sắp “ra đi” như tôi không nên quá tham lam. Chúng ta hãy để đám con cháu có dịp “thi thố tài năng”, không nên tranh dành với thế hệ trẻ. Biết nhường nhịn như vậy mới được người đời kính nể.

Ðối với tôi, ăn uống cũng không còn là một mục khoái lạc đáng để ý tới. Có mấy cái răng hàm thì rụng gần hết, huyết quản thì bị mỡ bám đầy, máu thì ngọt như mật ong. Theo tôi nghĩ, ông Trời cho mỗi người một số lượng đồ ăn nhất định để sinh sống trong suốt cả cuộc đời của mình. Người nào dùng hết “khẩu phần” của mình là phải “ra đi”. Ông Trời đâu có cho phép chúng ta kéo dài cuộc sống để “ăn ké” vào khẩu phần của người khác. Nói tóm lại, “ăn nhiều, ăn nhanh, ăn mạnh, vét cho sạch nồi cơm”, không phải là bí quyết trường sinh. Các bác sĩ ở các nước Âu Mỹ cũng đã nhận ra điều này, nên đã luôn luôn khuyên già trẻ cũng như nhớn bé phải ăn uống chừng mực. Hơn nữa, chúng ta cũng đã từng được nghe các cụ nhắc nhủ nhiều lần: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”, hoặc “tham thì cực thân, Phật đã bảo thầm thì chớ có tham [ăn]”.

Thế là tôi đã mất hai trong bốn mục khoái lạc mà người đời gọi là “tứ khoái”. Sau cùng, tôi chỉ còn thấy có hai thú vui hợp với túi tiền và sức lực của tôi: đó là đọc sách, và đi du lịch. Tôi thấy, đi ngao du những nơi danh lam thắng cảnh là thuận tiện nhất: ban ngày thì đi tham quan đó đây, tối về khách sạn ngồi đọc sách. Ðối với người có tuổi như tôi, thời giờ rất là cấp bách, làm “công đôi ba việc” như vậy mới “tranh thủ được thời gian”. Thế là hai vợ chồng tôi bàn nhau đi ngao du vùng nắng ấm để trốn mùa lạnh ở Canada. Ôi, mùa đông ở xứ “tình nồng” này, sao mà lạnh thế! Càng về già, tôi càng cảm thấy lạnh, lạnh từ ngoài vào tới tận đáy lòng con người.

Tối hôm đó, tôi chui vào mền nằm nghĩ đến ngày mai tới Miami sưởi nắng... Ðang say sưa mơ màng thì vợ tôi đánh thức:
– Dậy đi anh. Ðến giờ ra phi trường rồi, máy bay không đợi anh đâu. Em đã chọn cho anh một bộ quần áo rất đẹp để mặc đi đường.

Bỗng nhiên tôi nhớ đến ông bạn già của tôi đã được Nhà Ðòn mặc cho một bộ quần áo rất đẹp trước khi lên xe “ra đi”. Tôi nhìn vợ tôi xếp quần áo của tôi vào va-li, tôi vội hỏi:
– Ủa, em không đi cùng với anh hay sao?

– Em còn bận công việc nên đành phải ở lại. Anh đã đến tuổi có quyền được đi ngao du, nay đây mai đó. Anh cứ đi chơi thanh thản là em mừng rồi.

Cuối cùng tôi đành phải lên xe taxi ra phi trường một mình. Tôi quay đầu nhìn lại mái nhà thân yêu của tôi cho đến khi nó mờ dần sau màn tuyết trắng, mầu trắng tang tóc làm tôi khẽ rùng mình. Phải chăng kẻ “ra đi” thường nghĩ tới kẻ “ở lại”?

Quả thiệt máy bay không đợi tôi. Tôi vừa ngồi xuống ghế thì máy bay bắt đầu cất cánh. Lòng tôi buồn rời rợi vì tôi đang bay về vùng nắng ấm trong khi họ hàng thân yêu tôi còn phải ở lại vật lột với băng tuyết từ Bắc Cực ù ù thổi về. Khi máy bay hạ cách xuống phi trường Miami, xe của hãng du lịch đã chờ sẵn để đưa tôi về khách sạn R.I.P (“Resort of International Peace”, mà tôi tạm dịch là “Lưu Xá Hòa Bình Thế Giới”). Mới nhìn thoáng qua tôi đã nhận thấy phong cảnh thành phố này quả có đẹp, đúng như những bích trương quảng cáo du lịch đã trình bày. Hai bên đường là những cây cao vời vợi, cành lá um tùm. Xung quanh khách sạn của tôi là những biệt thự xinh xắn nằm sau những hàng rào hoa đủ mầu đủ loại.

Ngồi uống trà trong vườn của khách sạn, tôi thoải mái nghe chim hót líu lô và nhìn mấy con bướm bay tung tăng trong nắm ấm. Một lát sau, người hướng dẫn du lịch mời tôi lên xe đi xem phong cảnh thành phố. Ðó là một chiếc xe buýt chở chừng 50 du khách đủ loại người. Ða số là người có tuổi như tôi, nhưng cũng có vài người rất trẻ. Ngoài một số người Mỹ ra, tôi còn nhận thấy vài người ngoại quốc mặc quần áo cổ truyền của nước họ. Ông tài xế cho biết là xe sẽ dừng nhiều nơi nổi tiếng trong thành phố, du khách có thể xuống bất cứ chỗ nào để tham quan, một giờ sau đó xe sẽ trở lại đón để đưa đi thăm viếng nơi khác, hoặc chở về khách sạn R.I.P.

Xe đi vòng vòng trong thành phố và vùng ngoại. Xe ngừng nhiều nơi nổi tiếng của vùng này: có những khu biệt thự sang trọng lộng lẫy, có những bãi cát vàng óng ả chạy dài xuống biển xanh mầu ngọc thạch, có những trung tâm thương mại xầm uất, v.v... Mỗi khi xe ngừng lại, thì có vài du khách tíu tít xuống xe. Khi xe tới Tropical Garden (Vườn Bách Thảo Nhiệt Ðới), tôi bèn xuống xe vì muốn sống lại trong khung cảnh xanh tươi của đất nước tôi khi xưa. Tôi sung sướng khi thấy lại những cây đa cổ thụ cao ngất từng mây, những cành hoa phượng vĩ rực rỡ dưới nắng chan hòa, những con chuồn chuồn vui đùa giữa những cụm bông sen trên mặt hồ phẳng lặng...

Tôi đang thẩn thơ hưởng khung cảnh tĩnh mịch gần như thoát tục, thì bỗng nhiên nghe có tiếng người gọi tên tôi. Quay lại thì thấy anh Tùng, người bạn chí thân của tôi từ ngày học đệ thất. Ðã hơn bốn chục năm rồi bây giờ mới lại gặp nhau. Chúng tôi bắt tay nhau thiệt lâu, mừng mừng tủi tủi. Chúng tôi dạo chơi dưới bóng mấy cây liễu già bên hồ, kể lại cho nhau nghe những kỷ niệm vui buồn khi xưa. Sau khi học hết bậc trung học, anh Tùng đi động viên, nay đây mai đó, theo tiếng súng của thời cuộc ở nơi tiền tuyến. Còn tôi được may mắn được đi ngoại quốc du học. Tuy vậy, chúng tôi vẫn liên lạc mật thiết với nhau bằng thư từ. Lá thư cuối cùng của anh tôi nhận được hồi cuối năm 1967. Trong thư anh cho tôi biết là anh đang hành quân ở Quảng Trị, và trong vài tuần nữa anh được nghỉ phép để về Cần Thơ ăn tết và nhân tiện cưới vợ luôn một thể. Thế rồi trận Mậu Thân bất thình lình xẩy ra. Từ đó tôi không nhận được tin tức gì về anh. Tôi cho rằng anh đã bị tử trận. Bây giờ lại gặp được anh, tôi mừng muốn khóc. Trong khi đi bách bộ trong vườn, chúng tôi nói chuyện huyên thuyên, không để ý đến thời gian. Ðến lúc xe buýt tới, chúng tôi đành phải chia tay nhau. Tôi lên xe ra đi. Anh ở lại vì anh muốn tiếp tục cuộc du ngoạn trong vườn mà anh ví “như vườn Tao Ðàn ngày xửa ngày xưa, nơi mà chúng mình thường tới chơi trong những giờ trốn học”. Bắt tay anh, tôi hẹn với anh ngày tái ngộ. Anh cười vui vẻ, rồi thốt ra một câu triết lý bâng quơ:
– Vũ trụ này thực ra bé nhỏ lắm, chúng mình đi loanh quanh, luẩn quẩn, mãi rồi sẽ có ngày cũng lại gặp nhau.
Ðến lúc lên xe chạy ra ngoài phố, tôi mới sực nhớ là đã quên hỏi địa chỉ của anh. Tuổi già lẩm cẩm, hay quên. Thiệt là vô tích sự!

Xe chạy vào khu ăn chơi buôn bán nổi tiếng trong vùng. Tôi tò mò xuống xe đi xem cảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm.” Ðường phố đông nghịt những người. Họ đi ngắm nhau, hoặc ngắm những hàng hóa đắt tiền bầy trong tủ kính. Tôi mỉm cười nhìn một bà Mỹ to béo đang chăm chú nhìn một bộ áo dạ hội mỏng dính với bảng giá “Special Sale: 299.95 dollars.” Tôi cảm thấy tội nghiệp cho cái “cái cối xay” đang bị thôi miên bởi cái áo “hớ hênh,” vừa hở lưng đằng sau, vừa hở rún đằng trước. Ðã thích ăn cho mập xù, lại còn thích mặc quần áo khiêu gợi! Ðang ngẫm nghĩ về cái ham muốn quá đáng của con người, thì tôi đã bước tới trước cửa một tiệm kim hoàn. Tôi đứng ngắm những vòng ngọc đủ mầu, những dây chuyền vàng chạm chổ tinh vi, những chuỗi hạt trai sáng rực dưới ánh đèn trong tủ kính. Bỗng nhiên có tiếng ồn ào trong tiệm, rồi có bóng một thanh niên chạy vọt ra ngoài, đằng sau là những tiếng hô hoán ầm ĩ. Hai tiếng súng nổ liên tiếp làm tôi giật mình quay lại. Tôi thấy một cô cảnh sát cầm súng thản nhiên đứng nhìn người thanh niên đang nằm quằn quại trên vũng máu, tay còn nắm chiếc đồng hồ vàng nạm kim cương. Khách bộ hành tò mò nhìn cảnh chết chóc như đang xem chương trình Miami Vice trên ti-vi. May sao vừa lúc đó thì xe buýt của hotel tới, tôi vội chạy lên xe, để trốn cảnh si mê và tàn bạo.

Xe ngừng bánh nhiều nơi cho du khách xuống du ngoạn. Nhưng tôi vẫn ngồi yên trên xe vì tôi thấy mất hết cảm hứng đi ngắm cảnh phồn hoa giả tạo. Cuối cùng xe cũng về tới khách sạn R.I.P khi thành phố bắt đầu lên đèn. Tôi mệt mỏi xuống xe và rất ngạc nhiên khi thấy bố mẹ tôi mừng rỡ chạy ra đón tôi, và ôm tôi vào trong lòng. Mẹ tôi vỗ về tôi, rồi nhẹ nhàng trách tôi:
– Con mải đi chơi ở đâu mà mãi bây giờ mới về, làm bố mẹ mong chờ.

Tôi cảm thấy hối hận vô cùng, tôi gục đầu vào vai mẹ tôi khóc nức nở như ngày tôi còn bé...

Bỗng nhiên tôi nghe văng vẳng có tiếng gọi tôi:
– Dậy đi anh. Anh nằm mơ cái gì mà khóc lóc thảm thê vậy?

Tôi chợt bừng tỉnh, nước mắt hãy còn rỏ xuống gối. Sau đó, tôi nghĩ nhiều lắm. Tôi nghĩ đến ông bạn già của tôi mặc bộ quần áo rất đẹp đang nằm trong nhà quàn. Tôi nghĩ đến chuyến du ngoạn mà tôi đã thực hiện được trong giấc mơ. Tôi nghĩ đến giờ phút kỳ lạ cho phép tôi gặp lại những thân nhân của tôi đã bỏ tôi “ra đi” lâu lắm rồi. Tôi nghĩ đến cái sống và cái chết. Sau khi tôi “ra đi,” tôi sẽ đi về đâu? Là “người trần mắt thịt,” làm sao tôi biết được. Chỉ những “chuyên gia” nghiên cứu về linh hồn hay duyên kiếp mới “biết rõ ràng” những chuyện gì “chắc chắn” sẽ xẩy ra khi chúng ta sang “bên kia thế giới.” Những vị này thường cho chúng ta biết rằng: sau khi chết đi, con người sẽ khốn khổ lắm nếu không biết thành kính thờ phụng Chúa hoặc ra chùa tụng kinh giải oan. Có người lại nghĩ rằng sau khi chết đi, con người sẽ trở thành cát bụi, chứ không đi đâu hết. Trái lại, giấc mơ kỳ lạ mà tôi đã trình bày ở trên làm cho tôi nghĩ rằng cuộc sống cũng như sự chết không khác gì một cuộc ngao du. Linh hồn chúng ta có thể là một hành khách trên một chuyến xe buýt du ngoạn. Xe buýt tới thì ta phải lên xe “ra đi.” Làm sao mà biết được xe sẽ ngừng ở nơi nào. Khi xe tới trạm, ta phải xuống. Trạm xe bus có thể là một khu “Vườn Nhiệt Ðới,” có thể là một trung tâm thương mại phồn thịnh giả tạo đầy si mê và tội lỗi, có thể là một khu tối tăm, nghèo nàn, có thể là một ổ trộm cướp đầy sì ke, ma túy...

Nếu cho sự chết là một du ngoạn, tại sao chúng ta không sửa soạn cuộc “ra đi” của chúng ta cho chu đáo. Khi chúng ta vượt biên, chúng ta sửa soạn rất kỹ càng. Nhưng khi chúng ta đến tuổi phải “ra đi,” chúng ta lại không tính toán như người vượt biên, dù rằng chúng ta vẫn còn đủ tỉnh táo để sửa soạn cuộc “ngao du” của chúng ta. Chúng ta không chịu sửa soạn trước khi “ra đi” vì chúng ta sợ chết, nên chúng ta không dám nghĩ đến cái chết cho đến khi chúng ta thở hơi cuối cùng. Thế là chúng ta “thẩy” trách nhiệm đó cho những người thân thiết có nhiệm vụ cáng đáng thân xác của chúng ta. Trong lúc “tang gia bối rối,” người nào càng thân thiết với chúng ta bao nhiêu, thì lại càng bối rối bấy nhiêu. Khi bối rối như vậy, làm sao họ có thể tính toán một cách hợp lý được. Kết quả là người thương yêu của chúng ta sẽ bị các Nhà Ðòn lợi dụng triệt để. Chuyện này rất dễ hiểu: vì thương tiếc “người ra đi,” nên những người thân thích tưởng rằng càng tiêu nhiều tiền cho chuyện ma chay bao nhiêu, thì “người ra đi” càng sung sướng bấy nhiêu. Thiệt là nhầm to. Những bài kinh giải thoát, những sớ cầu siêu không hóa giải được những tội lỗi của con người. Một cuộc mai táng huy hoàng không làm cho “người ra đi” được “mát mặt” thêm một chút nào. Tuy vậy, những người thân thích luôn luôn muốn có một đám tang thiệt là linh đình và tốn kém để tỏ lòng thương tiếc của mình đối với “người ra đi.” Trong trường hợp này, “người ra đi” chỉ còn biết thở dài (sau khi thở hắt ra). Rồi người đến viếng cũng muốn mua một vòng hoa thiệt to, thiệt đắt tiền để tỏ tình bạn hữu với “người ra đi” và nhất là để chứng minh cho bà con lối xóm biết rằng mình là “người đàng hoàng, có thủy, có chung.” Thấy cảnh này, “người ra đi” cũng lại thở dài, chỉ muốn thốt ra câu từ biệt: “Này bạn ơi, đã quá trễ rồi. Sẽ có ngày tái ngộ,” và “tức cảnh” làm bài thơ như sau:

Khi một thằng nằm xuống
Lại có thằng luống cuống đứng lên
Vái lạy thằng nằm xuống
Hy vọng khi mình nằm xuống
Lại có thằng khác luống cuống đứng lên.

Ðiều mà chúng ta biết chắc là đa số những người sắp “ra đi” đều lo lắng thiết tha cho “người ở lại,” và nghĩ rằng mình còn có thì giờ thu xếp mọi việc trước khi “ra đi.” Tiếc thay, khi xe buýt bất thình lình tới đón đi “ngao du,” chúng ta vội vàng lên xe nên không giúp gì cho những “người ở lại.” Trong khi đó, “người ở lại” đau đớn muôn phần. Khi bố mẹ tôi lần lượt qua đời, một mình tôi “ở lại,” tôi lịm người đi vì thương tiếc. Rồi khi tôi loáng thoáng được tin anh bạn chí thân của tôi bị tử thương, tôi buồn ngẩn ngơ, tội nghiệp cho số phận long đong của người trai thời loạn. Tôi bối rối vì tôi cảm thấy hối hận vì tôi cho rằng mình đã cư xử không đầy đủ tình nghĩa đối với “người ra đi,” không có dịp tổ chức một đám táng trọng thể đưa người quá cố sang “Bên Kia Thế Giới.” Ngoài ra, trong thâm tâm, tôi cảm thấy lo sợ vì không biết những thân nhân của tôi sẽ đi về đâu: có được “về với Chúa không”? có thoát khỏi “vòng nghiệp chướng” hay không? Ðó là những phản ứng tự nhiên của những “người ở lại.” Vì thế, chúng ta thường thấy những vụ ma chay linh đình để “người ở lại” có dịp “trả nghĩa” đối với “người ra đi” (thà “trả nghĩa” trễ hạn, còn hơn là bị mang tiếng “bạc tình, bạc nghĩa”). Chúng ta lại còn thấy trong những cuộc cúng lễ nguy nga, mọi người thiết tha cầu xin Trời hay Phật giúp “người ra đi” được lên Thiên Ðàng hay vào Cõi Niết Bàn. Mọi tín đồ đều “biết chắc chắn” rằng một linh hồn đầy tội lỗi khó có thể siêu thoát được nếu thân nhân không thành khẩn cầu xin Ðấng Tối Cao nhủ lòng khoan hồng đại lượng với “người ra đi”! Phải chăng vì chúng ta nghĩ rằng cái quá khứ của “người ra đi” thiếu đạo đức, nên chúng ta mới phải làm lễ cầu siêu cho “người ra đi” như vậy? Thiệt là tội nghiệp cho người “ra đi”: Ðã “nằm xuống” rồi mà còn bị người đời gán cho cái tội “thiếu đạo đức.”

Nói cho cùng, “người ở lại” đáng thương hơn “người ra đi.” Trong khi “người ra đi” thản nhiên nằm đó, thì “người ở lại” không những bị xúc động tinh thần mà còn phải xả thân cáng đáng công việc tiễn đưa “người ra đi.” Vì thế, tôi không thắc mắc về việc tôi sẽ “ra đi,” nhưng tôi nghĩ rất nhiều, và lo lắng rất nhiều cho “người ở lại.” Tôi muốn “người ở lại” khỏi phải quàng lên vai một gánh quá nặng nề về tinh thần cũng như vật chất khi tôi “nằm xuống.” Có lẽ ít người nghĩ như tôi và làm như tôi, vì đến lúc gần ngày tận số, mỗi người nghĩ một kiểu, và người nào cũng cố gắng làm những việc mà mình cho rằng thỏa đáng nhất. Do đó, tôi không dám khuyên ai. Những điều tôi trình bày sau đây chỉ là một thí dụ không điển hình, một lối nhìn đời “không giống ai.”

Trước hết, tôi không muốn những bạn bè thân thuộc tôi quá u sầu về chuyến “ngao du” của tôi. Do đó, tôi đã trình bày cho mọi người biết rằng khi “chuyến xe buýt” tới, tôi sẽ thản nhiên “ra đi” như tất cả mọi người khác đã từng “ra đi.” Tôi sẽ “đi” về đâu? Có lẽ tôi sẽ về với bố mẹ tôi. Có lẽ tôi sẽ ngao du vùng tiên cảnh cùng với bạn bè tôi. Dù sao đi chăng nữa, tôi không cần biết tôi sẽ “đi” đâu, vì có biết hay không biết thì tôi và những người thân thuộc của tôi cũng chẳng làm được gì cả.

Sau đó, việc tôi phải làm trước khi “ra đi” là sửa sang lặt vặt trong nhà, vì vợ tôi không phải là một người khéo tay biết sửa chữa nhà cửa. Ngoài ra, những gì của tôi mà tôi thấy không cần dùng cho bản thân tôi hoặc cho “người ở lại,” tôi mang đi cho người khác, hoặc đổ vào thùng rác. Khi tôi quẳng đi gần hai ngàn quyển sách của tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhõm trong người. Trái lại, vợ tôi rất xúc động, và hỏi tôi:
– Những cuốn sách này là kỷ niệm gần 40 năm dạy học, tại sao anh vất đi?

– Anh không cần nữa.

– Thì cứ để đấy, đôi khi anh muốn đọc lại thì sao?

– Ðọc đi, đọc lại làm gì? Người ta lại tưởng rằng anh dốt, học mãi mà chưa thuộc bài.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi bắt đầu nghĩ đến phí tổn chôn cất. Tôi thấy ở Ottawa mấy gia đình mà tôi quen biết đã chi phí trên 15 ngàn dollars cho mỗi vụ ma chay. Tôi tính nhẩm trong đầu thì thấy rằng chỉ trong vài chục năm nữa, cộng đồng người Việt ở Ottawa (hơn bốn ngàn nhân mạng) sẽ phải chi cho Nhà Ðòn và nghĩa địa một tổng số vào khoảng 60 triệu dollars (không kể tiền chi cho các vị tu sĩ cúng lễ, cùng tiền bạn bè bỏ ra mua hoa phúng viếng). Như vậy, phí tổn ma chay cho nửa triệu người Việt đang sinh sống ở Bắc Mỹ sẽ lên tới gần 8 tỷ dollars – bằng tiền viện trợ mà những nước tư bản kiêm tài phiệt đã cấp cho “Ðảng ta” trong một khoảng thời gian kéo dài hơn bốn năm trời. Thiệt là oai hùng! Thiệt là vĩ đại!

Ðể biết rõ chi tiết của vấn đề, tôi bèn mời một đại diện Nhà Ðòn quen biết ở Ottawa tới bàn chuyện ma chay cho tôi. Ông “tiếp thị” (salesman), quần áo chỉnh tề, mặt trang nghiêm và đầy kính cẩn, ăn nói nhẹ nhàng và từ tốn trong khi trình bày giá cả cho tôi nghe. Tập tài liệu về giá biểu in rất đẹp như tờ thực đơn của một tiệm ăn sang trọng ở Paris (năm sao). Ðiều quan trọng mà mọi người nên biết là “người mua” không được kỳ kèo về giá cả, vì Nhà Ðòn làm ăn đàng hoàng “trước sau như một,” không khác gì “Bác và Ðảng” đã đối xử với dân ta hơn nửa thế kỷ nay.

Tôi đọc kỹ tờ giá biểu, rồi tham khảo với các bạn bè, tôi thấy rõ phí tổn nặng nề mà “người ở lại” phải chi cho Nhà Ðòn ở Canada (có lẽ cũng tương tự như ở bên Mỹ). Ðể có một thí dụ cụ thể, tôi xin liệt kê sau đây các “món hàng” căn bản mà Nhà đòn Tubman đã trình cho tôi:
(1) Dịch Vụ Chuyên Môn (Professional Services)
• 900$ – dịch vụ do các chuyên viên Nhà Ðòn cung cấp (professional and support staff services);
• 250$ – giấy tờ lên quan đến vấn đề khai tử (documentation);
• 125$ – dịch vụ ở nghĩa địa hoặc công việc trao lọ đựng tro cho thân nhân (gravesides service or delivery of urn as arranged).

(2) Dịch Vụ Chăm Lo “Người Ra đi” (Prrofessional Care of Deceased)
• 200$ – tắm rửa và làm vệ sinh cho “người ra đi” (sanitary care of deceased);
• 570$ – ướp xác và trang điểm “người ra đi” (embalming and cosmetology of deceased).

(3) Phòng Ốc Và Dụng Cụ
• 400$ – xử dụng Nhà Ðòn (basic use of funeral home);
• 990$ – xử dụng phòng thăm viếng, phòng làm lễ và những dụng cụ (visitation room, chepel, and/or service equipment);
• 225$ – xử dụng phòng sửa soạn và gìn giữ xác “người ra đi” (use of facilities for preparation of deceased and/or shelter of remains).

(4) Xe Cộ Và Vận Chuyển (Automotiles and Transportation)
• 295$ – chuyển xác về Nhà Ðòn (transfer from place of death ố radius 40 km);
• 200$ – xe cộ cần dùng cho các nhân viên Nhà Ðòn (vehicles required for administrative tasks, clergy, funeral director);
• 270$ – xe chở quan tài ra nghĩa địa (funeral coach);
• 125$ – xe limousine chở thân nhân.

Chi phí căn bản cho Nhà Ðòn là $5,604.03 (gồm cả thuế)


(5) Chi Phí Cho Thành Phố
• 75$ – khám nghiệm tử thi.
• 52$ – thuế vệ sinh cho thành phố.

(6) Phí Tổn Mai Táng
• 3,700$ (trung bình) – Tiền mua quan tài tùy theo loại sang hay hèn, đúng theo giai cấp: từ thứ rẻ nhất là vải quấn xác (890$) cho tới quan tài rẻ tiền bằng gỗ ván ép (1,695$), tới loại quan tài vừa đẹp vừa bền dành cho các nhà giầu thích sài sang (11,000$);
• 5,500$ – Tiền mua chỗ “An Nghỉ Ngàn Thu” (R.I.P - Rest In Peace ) tại nghĩa địa: miếng đất to hơn cái giường đáng giá khoảng chừng 5,500$;
• 1,000$ – Tiền dựng mộ bia tùy theo túi tiền của mỗi người (từ 1,000$ cho tới 5,000$, hoặc nhiều hơn nữa).

Chi phí mai táng trung bình khoảng chừng $13,000


Tôi đọc tờ giá biểu thấy nhân dân ta bị Nhà Ðòn và Nhà Nước làm tiền một cách rất là quy củ. Không những thế, ông “tiếp thị” lại còn khuyến khích tôi “mua” nhiều món “hàng” khác vừa đắt tiền, vừa... vô dụng. Tôi bèn chặn lại với một câu hỏi rất ư là “rẻ tiền”:
– Mai táng kiểu nào rẻ tiền nhất?

Hắn ngỡ ngang vì đang “rao hàng” thì bị cụt hứng. Nhưng ngay sau đó, hắn mỉm cười, rồi nhìn tôi một cách rất ư là đại lượng:
– Ông thích chơi trò rẻ tiền thì ông nên chọn con đường hỏa táng, vì ông sẽ không mất tiền chi phí chôn cất và mua đất ở nghĩa địa.

– Ngoài tiền hỏa táng ra, còn có mục chi phí nào khác nữa không.

– Có chứ. Thân xác của ông sẽ được tắm rửa, thoa son đánh phấn, và được đặt trong một cỗ quan tài thiệt đẹp. Chúng tôi sẻ tổ chức linh đình cho ông. Ai trông thấy nằm đó cũng phải thèm cái địa vị của ông.

– Nếu tôi thích đi con đường hỏa táng, thì tôi đâu có cần mua quan tài làm gì cho tốn tiền?

Lần này hắn nhìn tôi một cách khinh thường ra mặt, và nói với một giọng mỉa mai:
– Ông cũng cần phải được trang điểm và nằm trong một cỗ quan tài đàng hoàng khi bạn bè thân thuộc đến thăm viếng ông lần cuối cùng. Trưng bày thân xác ra như vậy mới là người đàng hoàng chứ! Tuy nhiên, nếu ông thích bủn xỉn, thì cũng không sao. Chúng tôi cũng có thể chiều ông được. Ðáng lẽ ông mua một cỗ quan tài rẻ tiền, ông có thể thuê một cỗ quan tài sang nhất hạng. Cỗ này đáng giá 11,000$. Những người giầu sang mua loại này, rồi mang đi chôn hay đốt cùng với cái xác của họ. Nhưng nếu ông mướn cỗ quan tài này, để nằm vài ba bữa, lấy le với bà con lối xóm, thì ông chỉ phải trả tiền thuê là 2,850$. Thiệt là rẻ mạt! Làm sao mà người đời biết được rằng ông là người hà tiện, đến lúc “nằm xuống” mà còn không dám bỏ tiền ra mua một cỗ quan tài để nằm cho thoải mái.

– Nhưng tôi không muốn “trình làng nước” cái thân thể xám ngắt của tôi cho mọi người chiêm ngưỡng thì sao?

Hắn thở dài đến sượt một cái như một thầy giáo làng nhìn thằng học trò bướng bỉnh lại còn có tật cù nhầy:
– Làm như vậy cũng bớt được vài ngàn: tiền son phấn, tiền thuê quan tài, tiền thuê Nhà Ðòn v.v.. Mà ông cũng không cần phải chi cho các vị tu sĩ đến tụng kinh gõ mõ tùm lum trong Nhà Ðòn của chúng tôi làm gì. Thế là ông đỡ thêm được vài ba trăm nữa. Ðối với hạng người “rẻ tiền” như ông, đỡ được trăm nào hay trăm đó, có phải không?

Thằng cha “tiếp thị” cho tôi là người bủn xỉn nên có vẻ bực mình lắm. Hắn chỉ muốn thu được nhiều tiền cho chủ Nhà Ðòn để được ăn nhiều tiền hoa hồng do gia đình “người ra đi” cung phụng. Vì thế, mỗi lần tôi bớt được món chi phí nào là hắn có vẻ đau đớn như đang bị bà nha sĩ nhổ một cái răng hàm bự trong mồm. Cuối cùng, tôi chọn một chương trình hỏa táng hợp với ý tôi. Tổng số tiền tôi phải chi ra là 2,709.24$ cho những mục như sau:
• tiền giấy tờ (khám nghiệm xác chết, giấy khai tử, v.v.);
• tiền xe đưa xác tôi từ nhà xác đến Nhà Ðòn;
• tiền hòm bằng giấy cứng (50$) đựng xác chết để mang đi hỏa táng;
• tiền đưa hòm xác tới lò đốt (không có vụ bầy biện thân xác ra cho mọi người “dòm ngó”);
• tiền đốt xác;
• tiền hộp đựng tro để trao cho vợ tôi mang đi thả xuống biển (tôi mua loại rẻ tiền nhất nên chỉ tốn có 20$; còn loại sang và đẹp thì lên tới 500$);
• tiền thuế trả cho thành phố, tiểu bang, và liên bang.

Người “tiếp thị” đại diện Nhà Ðòn Tubman và tôi cùng ký vào tờ khế ước (bốn bản). Sau đó, tôi hân hoan trao cho hắn tấm ngân phiếu 2,709.24$. Tôi phải trả tiền trước. Ðối với tôi, điều này rất thuận tiện, vì sau này giá cả có gia tăng thì Nhà Ðòn ráng mà chịu, chứ những “người ở lại” không còn phải lo lắng điều gì cho “người ra đi.”

Khi vợ tôi đi làm về, tôi hý hửng đưa cho cô nàng xem tờ khế ước. Thế là cô nàng khóc bù lu bù loa, rồi hỏi tôi một câu mà tôi cho là lãng nhách:
– Trong cả cuộc đời của anh, anh chỉ thích chơi sang. Tại sao đến cuối cuộc đời, anh lại định chết một cách rẻ tiền như vậy?

– Em hỏi một câu thiệt là lãng nhách! Thế nào là chết rẻ tiền? Chết sang thì đi đến đâu? Mang tiền ra cúng Nhà Ðòn và Nhà Nước làm gì? Chúng nó làm gì có quyền cấp visa cho anh vào Thiền Ðàng, hay vào Vùng Cực Lạc. Việc gì mình phải “đút lót” chúng nó? Dù sao anh cũng “save” hơn 12,000$, chứ đâu có phải là ít.

– Em không cần món tiền đó đâu!

– Nếu em không cần số tiền đó, thì em mang nó đi giúp người nghèo, có sao đâu? Ða số dân ta hiện đang sống trong cảnh nghèo túng. Em có biết rằng nếu em mang 12,000$ về Việt Nam, em có thể nuôi hơn 60 em mồ côi trong một năm. Như vậy, anh là người “chết sang” hay là người “chết rẻ tiền”?
Thấy tôi lý luận như vậy, cô nàng vừa lau nước mắt vừa cười đùa:
– Thôi, anh muốn chết kiểu nào cũng được. Cái đó tùy anh. Nếu anh “ra đi” trước em, em sẽ chúc anh theo kiểu Tàu: “Thượng Lộ Bình An,” và xin anh “Bảo Trọng.”

– Vậy, trước khi “ra đi,” anh sẽ chào em theo kiểu Mỹ: “Hẹn Ngày Tái Ngộ” – “See You Later.”

 



-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 15/Apr/2011 lúc 8:09am
  <>

Món quà trong dịp đi nghỉ hè

http://tinypic.com/view.php?pic=33ljb81&s=7">View%20Full%20Size%20Image

Hai vợ chồng già đi hưởng tuần "hấp hôn" ở một khách sạn nổi tiếng trên bờ biển thơ mộng bên trời Âu. Để bà vợ ngạc nhiên, ông chồng vào trong một tiệm bán quần áo hàng hiệu loại danh tiếng của khách sạn để đặt mua một chiếc áo ngủ thật sexy rồi dặn người bán hàng gói lại, mang lên phòng của ông bà.
Tối hôm ấy, người bán hàng mang gói quà lên, ông chồng trịnh trọng trao cho bà vợ món quà kỷ niệm tuần “hấp hôn” rồi nói với bà mặc thử xem sao !
Bà vào bên trong chuẩn bị thay đồ ngủ. Ông nằm ở ngoài chờ đợi và tưởng tượng cảnh lãng mạn sắp xảy ra ...
Khi mở gói quà ra, bà thấy một chiếc áo ngủ thật mỏng, gần như nhìn thấy toàn bộ thân thể cùng với biên nhận 500 euros. Bà chợt nghĩ: áo này mặc cũng như không; hơn nữa, mắt của ông già mới mỗ, thị lực kém lắm, khó phân biệt thật giả . Bà quyết định không mặc áo để mang trả lại, tiết kiệm được 500 € nên cứ trần truồng như nhộng và bước ra ....
Dưới ánh sáng lờ mờ của những ngọn nến tình tứ được cắm trên chiếc bánh "hấp hôn", lão ông nhỏm dậy, bước xuống giường, từ từ tiến tới lão bà:
- Mẹ kiếp, cái áo mắc tiền thế kia mà nó không ủi cho một cái, nhăn nhúm quá !

 

Tâm Sự Vợ Chồng Già

http://tinypic.com/view.php?pic=ekgk00&s=7">View%20Full%20Size%20Image

Họ tự nhận là “hai con khỉ già”.
Bởi vì nụ cười của họ bây giờ cũng xệch xạc, méo mó lắm, nhất là mỗi lần cãi nhau, nhìn lại càng chẳng giống ai, cứ vênh vênh váo váo mà lại lườm lườm nguýt nguýt trông đáng ghét tệ. Nhưng mà đó là chuyện của họ, chẳng là của ai trên cõi đời này, nếu ai có trùng hợp mà nhận là vợ của mình thì cũng mặc thiên hạ.

Ðúng ra họ đã hay chí chóe t



Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 08/Jun/2011 lúc 9:20am
9 điều người cao tuổi nên tránh
 


Hoàng Hiếu
Tôi thấy bài này hay quá, nhất là tập thể dục vào buổi sáng không tốt, nên tập vào buổi chiều.Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

1.- Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm


Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

2.- Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng


Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút. Bước 1 khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.

3.- Không nên ngoái đầu một cách đột ngột


Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

4.- Không nên đứng co một chân để mặc quần


Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.

5.- Không nên quá ngửa cổ về phía sau


Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.

6.- Không nên thắt dây lưng quá chặt


Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.

7.- Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức


Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặng mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

8.- Không nên nói nhanh, nói nhiều


Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

9.- Không nên xúc động


Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.

Có một câu nói rất hay: "Đừng để chết vì thiếu hiểu biết". Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.


Hội Thân Hữu VN




Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 21/Jun/2011 lúc 8:58pm
Tuổi Già... Ai sẽ là “tôi” cho tôi ?
Tác Giả: Trần Mộng Tú   
Thứ Ba, 21 Tháng 6 Năm 2011 08:04

 Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi.

Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .

Ôi bao dặm đường xa cách. Từ ngày mẹ tôi mất cha tôi sống một mình, ông không chịu rời căn nhà với những năm tháng của quá khứ và tôi không thể bỏ việc để dọn về nhà cha. Mùa Xuân năm ngoái cha tôi bị ngã bể xương hông và dập một bên sườn. Bây giờ cha tôi phải vào viện dưỡng lão dành cho người già ốm yếu và cha tôi được xếp vào danh sách phải săn sóc đủ một vòng tròn của chiếc đồng hồ treo trong phòng ông. Từ ăn uống, nằm ngồi, đi đứng, làm vệ sinh, nhất nhất điều có y tá. Cái điều đáng buồn là trong khi nhận tất cả phục dịch cho thân thể thì đầu óc của cha tôi vẫn còn cái minh mẫn của một ông giáo sư dậy toán cách đây mấy chục năm.
 
Tôi không thể thường xuyên bỏ công việc để đi xuống thăm cha, nhưng mỗi ngày tôi phải điện thoại, điện thư liên lạc với bác sĩ, dược sĩ, y tá và những người săn sóc cho cha tôi tại viện dưỡng lão. Tôi cố gắng thu xếp để mỗi hai tháng đến với cha tôi một cái cuối tuần, và mỗi năm về một tuần vacation vào dịp lễ Tạ Ơn hay Giáng Sinh. Tôi biết là cha tôi rất mừng mỗi lần thấy con đến thăm. Cái ánh mắt của cha tôi khi nhìn tôi chào ra về bao giờ cũng theo tôi suốt chuyến bay. Hôm nay cũng thế, khi ngửa cổ ra sau ghế để tìm một giấc ngủ ngắn trên phi cơ, tôi nhìn rất rõ lại hai con mắt của cha tôi. Bất giác tôi tự hỏi "Khi tôi vào tuổi già yếu. Ai sẽ là 'TÔI' để tới lui săn sóc hỏi han tôi thường xuyên?".
 
Một người độc thân không có anh chị em và những người già không có con, những người có con sống không cùng một tiểu bang, hay xa hơn nữa ở tận một quốc gia khác thì sẽ rơi vào hoàn cảnh nào khi tuổi già lặn xuống như mặt trời lặn trên biển (bạn đã ngắm mặt trời lặn trên biển bao giờ chưa? Nó mất vào nước nhanh vô cùng).
Cái thùng thư ba, bốn ngày không có người lấy, hay đống báo thành chồng trước hiên nhà, cỏ không cắt, lá không cào, các cửa sổ không mở là dấu hiệu cho hàng xóm biết nên báo cho cảnh sát vì chủ nhân trong căn nhà đó ở một mình và là một người già.
 
Nỗi lo âu của một người không có thân bằng quyến thuộc ở gần lúc tuổi già không phải là nỗi lo âu "quá đáng". Ðó là một điều chúng ta nên nghĩ đến khi còn có thể tìm hiểu và thu xếp cho chính mình.
Bà Barbara Gordon có mẹ già 92 tuổi sống ở Florida, trong khi bà làm việc ở New York bà đã đặt ra câu hỏi "Who will be ME for me." Bà đem câu hỏi đó hỏi những người bạn độc thân như bà, không con hay có con tản mác mười phương, họ cùng nhau bàn bạc, đặt ra những câu hỏi cho tuổi già:
 
- Tôi sẽ sống ở đâu?
- Tôi sẽ sống như thế nào?
- Tôi có đủ tiền không?
- Ai sẽ săn sóc tôi nếu tôi mất khả năng hoạt động?
- Nếu tôi ngã (lúc già yếu) nằm dưới đất hai, ba ngày thì sao?
- Một ngày nào đó liệu tôi có phải rời căn nhà tôi đang ở ?
 
Những câu hỏi trên đưa đến những câu trả lời khác nhau mà câu nào cũng rất mơ hồ. Cuối cùng họ đi đến kết luận: Cái cách mình đang sống bây giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào đời sống của mình lúc về già. Họ làm cái danh sách sau đây như một kim chỉ nam.
 
"Có bạn bè ở mọi lứa tuổi." Ðừng bao giờ nghĩ mình chỉ có thể thân với những người cùng lứa tuổi hay cùng hoàn cảnh như mình. Ðồng ý là họ hiểu mình hơn nhưng đồng thời cũng chỉ nghe những than thở của nhau, không có gì mới lạ. Giao thiệp với những người trẻ hơn mình cũng trẻ lại với cách suy nghĩ và ứng xử với đời sống "Mới" này. Giao thiệp với người già hơn mình để được hưởng sự khôn ngoan của họ.
 
"Kết thân với hàng xóm." Chắc bạn không muốn ngã xuống sàn nhà, nằm dưới đất hai ngày rồi mà không có ai đến vực lên. Một tiếng gọi cửa của hàng xóm có khi cứu được sinh mệnh của bạn đấy. Chạy qua chạy lại nhà hàng xóm lúc còn khỏe là một điều rất nên làm. Có hàng xóm tin và thân nhau còn giao cho cả chìa khóa nhà nữa. Người lớn tuổi đâu còn sợ mất mát gì về vật chất, cái quý nhất chính là bản thân mình thôi. Nếu hai gia đình cùng trẻ cùng có con nhỏ ở cạnh nhau mà thân thiện được là một điều rất quý. Tránh được rất nhiều va chạm về con cái và hữu ích cho nhau khi về già.
 
"Một bác sĩ thân thiện và có lương tâm" rất cần. Ông bác sĩ này phải là một người sẵn sàng cho bạn khi bạn cần tới. Một người không bao giờ từ chối cắt nghĩa một câu hỏi xem ra không được chính xác mấy của bạn. (Những câu hỏi không có kinh nghiệm gì của người trẻ tuổi và quá lẩm cẩm của người già.)
 
"Dược sĩ trẻ hơn mình nhiều tuổi." Mua thuốc với những người này, bạn được họ cắt nghĩa rõ ràng và thân thiện hơn. Người bệnh ở lứa tuổi nào cũng cần những dược sĩ trẻ trung.
 
"Tiêu ít, để dành nhiều." Người trẻ để dành cho ngày mai. Người già để dành cho hậu sự.
Cần kiệm luôn luôn là một đức tính.
 
"Ăn uống cẩn thận hơn." Thức ăn luôn luôn là một nguyên nhân chính cho sức khỏe. Người dân nước nào cũng tự hào về văn hóa ẩm thực của nước họ. Nhưng cái bao tử của cả bàn dân thiên hạ chỉ muốn tiêu thụ những thức ăn nhẹ nhàng, ít dầu mỡ và bổ dưỡng. Bạn cứ lắng nghe xem cơ thể bạn phản ứng thế nào sau mỗi bữa ăn khác nhau, thì bạn sẽ hiểu ngay nó muốn nói điều gì.
 
"Thể thao nhiều hơn" Ai cũng biết cơ thể cần vận động thì mới khỏe mạnh và đầu óc mới minh mẫn. Cứ cả ngày ngồi gõ cọc cọc (như chính tôi đây) ở máy vi tính, hay xem phim bộ như phần đông người Việt lớn tuổi, chắc chắn là không đúng rồi. Hãy đứng lên. Người trẻ có thể thao của người trẻ, người lớn tuổi có những sinh hoạt thể thao cho tuổi của mình. Nếu không đi xa được thì loanh quanh trong khu xóm, hoặc vung tay, khua chân ngay trong nhà mình. Ðừng ngồi yên một chỗ. Chim chóc ngoài vườn đang gọi bạn.
 
Ngay bây giờ phải là "MÌNH". Có người đặt câu hỏi: "Ai thương tôi nhất"
 
Câu trả lời: "Mình thương chính mình nhất" Vì chồng, (vợ) hay con mình cũng không thương mình bằng chính mình thương mình. Chồng, (vợ) hay con không thể chịu trách nhiệm về thân thể bạn được. Họ chỉ chia sẻ một phần nào. Nếu bây giờ bạn thực hiện được những điều trên thì khi về già chính bạn đã lo được cho bạn khá nhiều.

Vì có ai đó, không phải bà con mình (người bạn hàng xóm) sẽ nhắc cho bạn "Tối nay lúc 9:00 giờ có mục đọc truyện của đài phát thanh (tiếng Việt) hay lắm.
 
Hoặc: "Ngày mai Chủ Nhật bà có đi chùa không? Sẽ có xe đón đấy."



-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 24/Jun/2011 lúc 12:11pm

.

'Thiên đường' của hạnh phúc tuổi già
 
Mission Palms Healthcare Center
240 Hospital Circle,
Westminster, CA 92683
Tel: 714-892-6686
Fax: 714-891-0148
 
Mission Palms Healthcare Center
 
 Hoạt động trên 30 năm nhưng Trung Tâm Mission Palms Health Care chỉ thực sự đến với cộng đồng Việt Nam mới 7 năm nay. Nhưng hiện tại đã có đến 90% người Việt Nam lớn tuổi đang trị liệu và nghỉ dưỡng nơi đây
 
   Trung Tâm Mission Palms Health Care.  
Trung Tâm Mission Palms Health Care tọa lạc trên một không gian rộng lớn yên tĩnh, trên đường Hospital ở gần trung tâm thành phố Westminster. Chuyên chăm sóc và khám sức khỏe cho những người già lớn tuổi, tổ chức sinh hoạt, trị liệu vừa thể chất vừa tinh thần. Phòng khám khang trang, sạch sẽ và rộng rãi, phòng sinh hoạt, khám bệnh, nghỉ dưỡng với 99 giường. Với đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, có y tá, bác sĩ, nhân viên CNA người Việt Nam (gồm 7 y tá Việt Nam, CNA 7 người, sinh hoạt có 3 nhân viên, nhập viện 2 nhân viên, reception, ***istant, v.v... đa số đều là người Việt Nam).
 
  Cô Kim Ðỗ, điều hợp viên của Trung Tâm Mission Palms Health Care.  
Chị Kim Ðỗ, điều hợp viên của Mission Palms, hoạt động trong nghề đã 13 năm, chị đã cho biết những sinh hoạt về trung tâm của mình:
 
“Trung tâm chăm sóc nghỉ dưỡng Mission Palms của chúng tôi hiện có 4 địa điểm trên khắp tiểu bang California: San Jose, San Francisco, Orange County, Little Saigon... Chúng tôi phục vụ đa số những người già lớn tuổi có medical, medicare, insurance, v.v... Nếu những ai chưa có medicare chúng tôi vẫn xin giấy phép, và gia đình xin medicare giúp cho các bác nhập viện ở đây. Thường những người già lớn tuổi ở nhà con cháu đều bận rộn đi làm suốt ngày nên không có thời gian chăm sóc. Nếu ở nhà một mình thì dễ bị chán nản, cô đơn, trầm cảm... hiểu được điều đó nên nhiệm vụ của chúng tôi là đem đến một cuộc sống hạnh phúc tươi vui, lạc quan cho những ai rơi vào hoàn cảnh đó. Những chương trình sinh hoạt trong ngày như: thể dục, chơi game, bingo, ca nhạc. Mỗi tuần đều có các chương trình sinh hoạt cho các tôn giáo khác nhau, gồm các hội đoàn phật giáo, công giáo, các tổ chức thiện nguyện, từ thiện đến thăm giúp vui và sinh hoạt trong chương trình hàng tuần.”
 
   Nhân viên của Mission Palms Health Care chụp ảnh kỷ niệm với những bệnh nhân yêu thương của mình.  
Khi được hỏi tại sao chị lại yêu nghề này, chị đã vui vẻ chia sẻ:
 
“Tôi đã rất yêu thích nghề này với một quả tim từ những ngày tôi làm volunteer cho nhiều chương trình từ thiện, đến các bệnh viện, nursing home để giúp đỡ và chăm sóc cho những người già yếu tôi rất thương những bác Việt Nam lớn tuổi. Ða số các bác lúc đó không biết tiếng Anh nên có nhiều khó khăn (lúc đó không có nhân viên Việt Nam đông). Mỗi ngày chúng tôi có những chương trình để giúp cho các bác một đời sống tinh thần, vui vẻ...
 
Ðặc biệt trung tâm có phục vụ thức ăn Việt Nam, một ngày 3 bữa, đa số ai cũng thích những món ăn Việt Nam, trung tâm chúng tôi nổi tiếng về nấu ăn ngon và những chương trình sinh hoạt hữu ích. Chúng tôi có trên 20 nhân viên Việt Nam để phục vụ cho các bác người Việt Nam. Bước vào nghề này cần có quả tim và lương tâm là chính...”
 
  Khung cảnh của phòng sinh hoạt, phòng khám bệnh phát thuốc và nghỉ dưỡng thật khang trang, sạch sẽ và rộng rãi.  
Bác Lâm Khánh 79 tuổi chia sẻ cảm xúc của mình: “Tôi đến ở Mission Palms được 9 tháng nay, tôi rất thích không khí ở đây, các cô y tá và các cô phục ở đây rất tốt, chăm sóc đêm ngày 24/24. Chắc chắn rằng con cái ở nhà chăm sóc cũng không bằng. Tôi chắc chắn như vậy. Ở đây có nhiều bạn bè rất vui, nói chung đời sống tinh thần rất thoải mái. Ai cũng muốn sống ở đây đến hết tuổi già...”
 
Bác Chính Lưu 81 tuổi, một trong những người “cư ngụ” lâu năm của Mission Palms cũng vui vẻ cho biết: “Tôi ở đây đến tháng 9 này là được 6 năm, ở đây ai cũng vui và tốt hết, phục vụ ăn uống rất ngon đàng hoàng và chu đáo... ai tôi cũng thích hết vì ai cũng tốt, có tình thương mới làm được nghề này...”
 
Bác Kha Nguyễn, 69 tuổi đã được 2 năm ở Mission Palms cho biết: “Trước đây ở nhà tôi bị té mấy lần, nhưng từ ngày vô đây tôi không còn té nữa và được các cô ở đây chăm sóc chu đáo, tôi được tập dưỡng sinh, thái cực quyền để phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Ở đây rất thích, tôi có một đời sống tinh thần là vẽ tranh, chắc tôi xin được vẽ cho phóng viên nhé!” Nói xong bác vẽ tặng cho tôi một bức chân dung chỉ trong vài phút, tôi thật cảm động trước tấm lòng và tài vẽ tranh của bác.
 
  Bác Kha Nguyễn đang vẽ tranh tặng phóng viên báo Người Việt. Ðến với Mission Palms Helthcare Center tôi cùng cảm nhận được một hạnh phúc cho những người già yếu lớn tuổi. Các bác đã tìm được một thiên đàng cho hạnh phúc khi tuổi già. Ðiều đó càng đáng được trân trọng và cảm phục hơn nữa với quả tim của những người phục vụ nơi đây. Họ đã có một quả tim nhân ái và có một tấm lòng đáng để được yêu thương và trân trọng.
 
Mọi chi tiết, xin liên lạc Mission Palms Helthcare Center, 240 Hospital Circle, Westminster, CA 92683. Tel: 714-892-6686, Fax: 714-891-0148.


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 24/Jun/2011 lúc 3:02pm
http://music.forvn.com/show/450800.html">
GẶP LẠI NGƯỜI XƯA
Thanh Thương Hòang
 http://music.forvn.com/show/450800.html
 


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 28/Jun/2011 lúc 8:59pm

Hoàng Hôn Trên Biển Vắng


       
 
       Quán ẩn mình dưới bóng mát của một hàng dương trên một mảnh đất gần con đường  xuyên Viêt, nơi du khách thường dừng lại nghỉ ngơi đón gió biển vì từ đó về tới Sài Gòn cũng còn mất vài giờ lái xe.  


      Trước đây quán rất đông khách nhưng từ ngày kinh tế khó khăn xe du lịch qua lại không nhiều, chỉ còn bọn trẻ địa phương thỉnh thoảng ra tắm biển, khi mệt nằm dài trên bãi cát trước quán. Đôi lúc họ cũng vào quán mua vài lon nước ngọt, nhưng hình như họ là sinh viên nên không tiêu xài rộng rãi như những du khách, nhất là du khách Việt kiều. Những buổi chiều vắng lặng bà chủ quán chỉ biết buồn buồn thở dài, và cô tiếp viên cũng buồn không kém, hết đứng lại ngồi, phủi bụi bàn ghế ngoài mái hiên, mặc dù chúng vẫn sạch sẽ vì mới được lau chùi.

      Ông ta thường tới vào những lúc hoàng hôn, ngồi tại cái bàn ngoài cùng gần bãi cát và chỉ gọi độc nhất một món cà phê sữa. Ông ta ngồi đó nhìn ra biển, trầm lặng đến u buồn, và hầu như không biết đến người xung quanh. Ly cà phê nhiều khi còn nguyên vẹn khi ông ta đứng lên ra về.

      Khi ông ta tới lần đầu tiên Liễu tường ông ta cũng chỉ là một du khách như mọi người. Ông ta đi chậm chạp, tay cầm cây gậy ngắn vì đã có tuổi. Thế nhưng khi ông ta trở lại  nhiều lần sau đó thì Liễu biết rằng ông ta chỉ là một người khách địa phương. Kể ra cũng lạ, chỗ này hẻo lánh, không có mấy khách sang trọng như ông ta. Chiếc Toyota đen bóng đậu lại bên đường, người tài xế nhanh nhẹn mở cửa xe đỡ ông ta xuống, cúi đầu khi ông ta nhỏ nhẹ cám ơn, và yên lặng đứng nhìn ông ta ngồi hẳn xuống ghế rồi mới đem xe đi đậu ở một chỗ nào đó, một vài giờ sau mới trở lại đón ông ta về.

      Ông ta trở thành thân quen đến độ thấy ông ta là Liễu tự động pha cà phê mang ra, không cần ông ta gọi, và lần nào cũng thế, ông ta chỉ nhỏ nhẹ cám ơn. Ông ta ngồi lâu hơn bất cứ người khách nào nhưng bà chủ cũng như Liễu không bao giờ phiền lòng vì quán vắng, và khi đứng lên ông ta luôn luôn để lại một món tiền cho Liễu, đôi khi nhiều hơn cả giá của ly cà phê.

      Một lần thấy ông ta khó khăn cúi lượm cây gậy rơi dưới đất, Liệu chạy lại nhặt dùm, và đỡ ông ta ngồi ngay ngắn lại trên ghế. Ông ta mỉm cười:
      -     Cám ơn cô  nhé. Có tuổi rồi nên làm cái gì cũng khó khăn.
      Liễu vội vàng:
      -     Dạ, không có chi.
      Được dịp, Liễu hỏi thăm người khách quen nhưng vẫn còn rất xa lạ:
      -     Bác ở gần đây?
      Ông ta gật đầu:
      -     Cũng gần, ngay ngoại ô Phan Rang đây thôi.
      Lần đầu tiên nghe ông khách nói nhiều, Liễu ngạc nhiên nhận ra giọng nói của ông ta không phải là của người điạ phương:
      -     Quê bác chắc không phải ở vùng này?
      Ông ta ngước mắt nhìn Liễu mỉm cười, một tay vẫn vịn đầu gậy, một tay chìa ra chỉ chiếc ghế trống:
      -     Nếu cô không bận, mời cô ngồi.
      Liễu cám ơn và rụt rè ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Nụ cười của ông ta thật hiền từ, nhưng giọng nói thoáng buồn:
      -     Quê tôi tuốt ngoài Bắc Ninh. Về thăm một lần đã khá lâu. Chắc là tôi chẳng bao giờ trở lại.
      Liễu gật đầu:
      -     Cháu cũng đoán bác là người Bắc. Chắc bác vô đây sau ngày “giải phóng”?
Ông ta lắc đầu, nụ cười buồn trên môi:
      -     Không. Tôi là “bắc kỳ 54”, gia đình tôi di cư vào Nam khi tôi còn bé tí!
      -     Ồ! Thế ra bác lập nghiệp ở đây hả? Cháu ít thấy người Bắc ở vùng này, bây giờ gia đình bác ra sao?
      Liễu nghĩ tới chiếc xe hơi mới tinh, tới người tài xế lễ phép, và đoán là nếu ông ta không phải là một thứ “đại gia” thì cũng là một cán bộ cao cấp vừa hồi hưu, tuy nhiên Liễu ngạc nhiên không hiểu là vùng đất khô cằn này có gì cho ông ta lưu luyến.
      Đưa mắt nhìn ra khơi, đôi mắt tinh anh sâu thẳm nhưng lúc nào cũng thoáng buồn, ông ta nhỏ nhẹ:
      -     Chỉ có mình tôi ở đây.
      -     Sao bác lại chọn chỗ này? Sài Gòn hay Hà Nội có phải vui hơn không.
      Bất chợt ông ta hỏi:
      -     Cô biết bãi biển Ninh Chữ không?
      -     Dạ, cháu biết.
      Giọng của ông ta trầm xuống hầu như đang nhớ tới cái gì rất xa xôi:
      -     Ngày xưa thời VNCH có một duyên đoàn của Hải Quân đóng ở đó. Tôi là lính duyên đoàn, mấy năm rồi mới đổi xuống tàu đi biển.
      Liễu thở ra:
      -     Vậy là cháu hiểu rồi. Bác về đây sống vì những kỷ niệm cũ.
      Ông ta bật cười:
      -     Nghe cô nói như là đang đọc một truyện tình.
      Liễu cũng cười, chống chế:
      -     Hồi học cấp ba cháu cũng giỏi văn lắm. Chỉ tiếc là không có điều kiện theo học đại học. Mà thôi, bác nói tiếp đi. Cháu nói vậy có đúng không?
      -     Cũng đúng một phần. Tôi quả có một mối tình ở nơi này, về đây vì tôi cũng còn rất yêu biển, và cần khí hậu ấm áp để dưỡng bệnh.
      Liễu ái ngại:
      -     Bác bệnh gì vậy? Trông bác quả có hơi yếu.
      -     Nhiều thứ lắm. Áp huyết cao, phong thấp, mới đây lại bị “stroke”, may mắn không chết, dù đã gần khỏi nhưng đi đứng vẫn còn khó khăn. Ở bên Mỹ các con tôi đều bận rộn với gia đình riêng nên tôi về bên này để chữa trị.
      -     À, bác là Việt kiều, thảo nào …

      Liễu  ngập ngừng không nói tiếp. Ông ta cũng không nói gì thêm, mắt vẫn nhìn xa vắng. Đúng lúc đó người tài xế trở lại. Anh ta cũng đã khá nhiều tuổi, người thấp bé  nhưng còn rất tráng kiện, lúc nào cũng như cái bóng, yên lặng đứng sau lưng ông ta đợi chờ. Ông ta vịn vào cạnh bàn đứng lên:
-          Cám ơn cô nhiều lắm. Nghe bà chủ gọi cô là cô Liễu, phải không?
      Liễu cũng đứng lên:
      -     Dạ. Cháu chào bác. Lần tới bác nói chuyện bên Mỹ cho cháu nghe nhé. Chắc là vui lắm.
      -     Ở đâu cũng có những chuyện vui buồn. Thôi, chào cô nhé.

      Người tài xế đỡ nhẹ cánh tay để ông ta đứng vững, nhưng rồi lùi lại phiá sau, để mặc ông ta chậm chạp bước vì hình như ông ta quyết tâm, không muốn ai phải nâng đỡ mình. Liễu nhìn theo bóng dáng ông ta cho đến khi người tài xế mở cửa xe đỡ ông ta lên mới tần ngần xếp lại ghế ngồi, và mang đổ ly cà phê còn gần như nguyên vẹn.

0O0

      Khi người khách trở lại lần sau đó, Liễu rụt rẻ hỏi thăm và được biết tên ông ta là Nguyễn. Vẫn đôi mắt nhìn xa xôi nhưng ông Nguyễn đã bớt lạnh lùng, mời Liễu ngồi và thân mật nói chuyện đời với Liễu như thể là đã quen biết từ lâu.
      “Hồi đó tôi còn trẻ lắm, mới hơn hai mươi tuổi! Người ta cứ nói lính Hải Quân đa tình bay bướm, nhưng tôi chỉ yêu một mình cô ấy, và đến tuổi này nghĩ lại những ngày hoa bướm đó tôi vẫn cảm thấy êm đềm. Cô ấy là nữ sinh, thỉnh thoảng mặc áo dài trắng đến thăm tôi tại đơn vị vì tôi ít khi được ra ngoài. Lúc đó làm gì có cell phone cho chúng tôi hẹn hò, chiều chiều nếu không bận công vụ tôi đứng bên hàng rào doanh trại, lóng ngóng đợi chờ. Hôm nào thấy bóng cô ấy tôi vui như chưa bao giờ vui thế. Gặp nhau cũng chỉ để ngồi với nhau trong câu lạc bộ, thủ thỉ chuyện trò cho đến khi hoàng hôn xuống là cô ấy phải ra về.

      Ngày tôi phải đổi xuống tàu biển, tôi cuống quít cầu hôn với cô ấy, và may mà được gia đình cô ấy bằng lòng. Mẹ cô ấy vẫn ngại đời lính tráng, và chiến tranh lúc đó đang khốc liệt, nhưng cũng đành để tôi mang cô ấy về Sài Gòn sống với gia đinh tôi, trong lúc tôi đi biển, lâu lâu mới được về thăm nhà một lần.

      Tháng Tư năm 1975 tàu tôi được biệt phái ra Phan Rang ngăn chặn bước tiến của Bắc quân. Pháo từ  xe tăng trên bờ bắn ra trúng đài chỉ huy, một mảnh đạn nhỏ văng trúng đầu tôi, đi vào óc, và vẫn còn nằm trong đó đến bây giờ. Tôi chỉ bị thương nhẹ nhưng mảnh đạn oan nghiệt đó không thể lấy ra vì giải phẫu óc rất nguy hiểm. Lâu lâu tôi vẫn có những cơn đau buốt tưởng như không chịu được nhưng trông tôi vẫn bình thường, và tôi vẫn làm việc như thể là chưa bao giờ bị thương.

      Cũng may mắn là dù bị bắn tàu tôi cũng giải cứu được một đơn vị bộ binh, đưa họ về Sài Gòn, và tôi kịp đón gia đinh di tản vào cuối tháng Tư. Lúc đó chúng tôi đã có đứa con trai đầu lòng mới sinh được vài tháng. Cha mẹ tôi không chịu đi theo chúng tôi vì cứ sợ qua Mỹ không biết làm gì để nuôi nhau!

      Muời năm sau tôi mới đón được bố mẹ sang, sau khi tôi đã tốt nghiệp một trường cao đẳng chuyên nghiệp, và đi làm cho Cisco, một hãng hi-tech tại thành phố San Jose, California. Tôi may mắn gia nhập công ty từ thuở ban đầu, công ty lớn mạnh và cũng như bao nhiêu nhân viên khác, tôi được tưởng thưởng một số cổ phần, trở nên sung túc, và sớm thành một triệu phú ở nơi xứ lạ quê người. Chúng tôi cũng có thêm hai cháu gái, và cả ba cháu bây giờ đã tốt nghiệp đại học, có gia đình riêng và đều có một cuộc sống trung lưu khá vững vàng.

      Thế nhưng trời cho cái này thì lấy đi cái khác cô Liễu à. Cơn đau trong óc càng ngày càng mãnh liệt và xảy ra thường xuyên hơn. Những lúc như vậy tôi chỉ muốn chết. Nhà tôi thương tôi nhưng cũng không biết làm gì hơn là ngồi trước bàn thờ, đọc kinh cứu khổ cứu nạn, mong Phật Bà Quan Thế Âm thương xót tôi mà xoa dịu bớt cơn đau. Có nhiều hôm tôi thiếp đi, khi tỉnh dậy vẫn thấy nhà tôi ngồi im lìm cúi đầu, hai tay chắp trước ngực, cầu nguyện cho tôi suốt đêm thâu.

      Tôi bỏ việc làm, và nhà tôi cũng vậy, để ở nhà chăm sóc tôi. Tôi được bệnh viện Stanford cho thử nghiệm một thứ thuốc mà họ mới phát minh nhưng chưa rõ hiệu quả ra sao. Tôi tình nguyện vì nghĩ rằng ít ra cũng có chút hy vọng dù không rõ hậu quả của thuốc có gì tai hại hay không. Thuốc làm tôi hết đau nhưng chỉ được vài giờ, và tôi phải uống vài lần mỗi ngày. Mỗi lần uống xong tôi muốn như mê đi, nhưng dù sao cũng giúp tôi sinh hoạt gần như bình thường. Nhà tôi vẫn cầu nguyện, nhưng không còn phải thức suốt đêm như xưa, cho đến một ngày …

      Cơn đột qụy đến bất thình lình, không biết có phải vì hậu quả của thuốc hay không, tôi ngã gục ngay lúc sáng sớm, khi vừa ra khỏi giường. May mà nhà tôi gọi được xe cấp cứu, đưa tôi vào bệnh viện điều trị nên tôi sống sót, nhưng cũng phải tập luyện cả năm mới đi lại được như bây giờ. Sau cơn bạo bệnh đó tôi thấy cái chết như gần kề, tôi bỗng nhớ quê hương, nhớ đường biển xưa, nhớ nơi tôi đã có một mối tình vĩnh cửu, nên tìm về chỗ này. Người già sống với dĩ vãng cô ạ. Cô thấy tôi thường ra đây ngắm biển, vì lúc nào tôi cũng tưởng nhớ đến những ngày tháng êm đềm năm xưa.”

      Liễu ngắt lời ông Nguyễn:
      -     Bác gái đâu, có về VN với bác không?
      Ông Nguyễn lắc đầu:
      -     Không. Nhà tôi ở lại bên đó trông nom đứa cháu ngoại mới sanh vì con gái út của tôi không được khoẻ.
      -     Ồ, thế thì ai chăm sóc bác ở bên này?
      -     Có đứa cháu gái bên vợ, và anh Hiệp, người lái xe cho tôi.
      Ngừng lại một phút, ông Nguyễn thở dài nói tiếp:
      -     Tôi cũng đã bình phục gần như xưa, dù chậm chạp nhưng có thể tự chăm sóc vệ sinh cho chính mình. Khi tôi đòi về VN sống, nhà tôi cũng băn khoăn lắm nhưng nhờ có tài chính đầy đủ và lương hưu, nên chúng tôi xoay sở cũng dễ dàng. Vài tháng tôi lại qua Mỹ một lần, thăm con cháu và khám bệnh lại cho nhà tôi yên tâm.
      -     Bác vẫn còn uống thuốc giảm đau mà bệnh viện đang thí nghiệm?
      Ông Nguyễn gật đầu:
      -     Biết làm sao bây giờ. Không có thuốc tôi như nguời chết dở. Được ngày nào hay ngày ấy, cô ơi.

0O0

      Ông Nguyễn trở thành người bạn vong niên của Liễu. Thoáng thấy bóng chiếc xe hơi là cô vội vã chạy ra, phụ với anh Hiệp mở cửa xe cho ông, và mỗi lần ông ra về, cô theo ra tận xe, quyến luyến đứng nhìn cho đến khi chiếc Toyota khuất bóng. Chiếc bàn nơi ông Nguyễn ngồi lúc nào cũng sạch bóng, và cô muốn dành riêng cho ông, không bao giờ đưa khách lạ tới đó. Ông Nguyễn vẫn tới đó rất đều đặn, vẫn xa vắng nhìn ra biển khơi, thỉnh thoảng nói với Liễu về những bến bờ xa lạ mà ông ta đã có dịp ghé qua hơn một lần. Ông cũng cho Liễu xem tấm hình đứa cháu gái lên mười đang ngồi chơi Piano. Liễu hỏi con bé có biết nói tiếng Việt không, ông lắc đầu, cười tủm tỉm:
      -     Nó chỉ nói được ba tiếng: “Ông”, “Bà” và … “Phở”.
Liễu bật cười, và ông Nguyễn cũng cười. 


      Cứ như thế, ngày nào Liễu cũng chờ ông khi trời vừa tắt nắng. Thế nhưng hơn tuần nay không thấy ông Nguyễn tới. Liễu băn khoăn nhưng đoán là trái gió trở trời, ông ta đau ốm nên nằm nhà. Mỗi lần nghe tiếng xe hơi ngoài xa lộ là Liễu đưa mắt nhìn. Những chiếc xe vụt qua như bóng thời gian, hơn tháng trời, mới lại thấy chiếc xe Toyota đen bóng. Không đợi cho xe ngừng hẳn, Liễu chạy vụt ra nhưng rồi chợt thấy hụt hẫng vì chỉ có chú Hiệp lái xe, không thấy ông Nguyễn ở băng sau, chỗ ông thường ngồi. 


      Hiệp mất hẳn vẻ nhanh nhẹn thường ngày, chập chạp ra khỏi xe, cúi đầu khi gặp ánh mắt dò hỏi của Liễu. Chừng như lâu lắm chú mới khẽ thở dài:
      -     Ông cụ về Mỹ rồi.
      Liễu hỏi tới:
      -     Rồi bao giờ trở lại?
      Hiệp lắc đầu:
      -     Không trở lại nữa đâu, … ông cụ mất rồi.
      Liễu thảng thốt đưa tay che miệng:
      -     Trời!
      Hiệp buồn bã:
      -     Hơn tháng trước bỗng dưng những cơn đau càng ngày càng dồn dập. Thuốc uống hầu như liên tục, cuối cùng ông cụ quyết định trở về Mỹ để giải phẫu. Bà cụ đã ngăn cản ông cụ nhiều năm vì sợ nguy hiểm, nhưng cuối cùng cũng đành. Giải phẫu xong ông cụ đi vào hôn mê, và vài ngày sau thì mất.

      Liễu đứng thẫn thờ trong lúc Hiệp cố ngăn niềm xúc động, nói như thì thầm:
      -     Ông cụ tốt với tôi lắm, thường cho tôi tiền để tôi gửi về Bắc tặng mẹ tôi. Nguyên tôi là bộ đội phục viên, nghèo không nuôi nổi thân, lang bạt đến tận nơi này, may được người nhà ông cụ mướn lái xe. Ông cụ coi tôi như người nhà, kể chuyện đời mình, tôi cũng chẳng dấu ông cụ, nói cho ông cụ biết là tháng Tư năm 75 tôi là người lái xe tăng tiến quân qua vùng này. Tăng của chúng tôi bắn vào chiếc chiến hạm của VNCH đang ủi bãi vớt người, và có thể tôi là người đã gây ra mảnh đạn oan nghiệt đó trong đầu ông cụ. Tôi thật là ân hận.

      Nghe tôi nói thế ông cụ chỉ cười, vỗ vai tôi: “Đâu có phải lỗi tại chú. Chúng mình đều là chiến binh … Chiến tranh ngày đó đã qua rồi.”
      Hiệp dụi mắt, móc trong túi quần đưa cho Liễu một phong bì dầy:
      -     Ông cụ để lại di chúc, tặng tôi chiếc xe này để tôi chạy taxi, làm kế sinh nhai. Ông cụ cũng nhờ tôi đưa tặng cô ít tiền, để cô đi học đại học, và cám ơn cô đã bầu bạn với ông cụ những ngày qua.
      Liễu đưa tay nhận chiếc phong bì, lòng nặng trĩu u buồn:
      -     Cám ơn chú. Gia đình có đưa ông cụ về an táng tại VN không chú?
      Hiệp lắc đầu:
      -     Nói chuyện điện thoại với gia đình bên đó tôi mới được biết là ông cụ đã được hoả táng, tro rắc ngoài biển… Thôi thế cũng là xong.
      -     Có liên lạc qua bên đó chú cho Liễu gửi lời phân ưu tới bà cụ, và xin cám ơn tấm lòng rộng lượng của ông cụ cùng gia đình.
      -     Vâng.  Thế nào tôi cũng sẽ chuyển lời. Bây giờ tôi về nhé. À, còn một ít sách vở của ông cụ, tôi biết là ông cụ rất muốn để lại cho cô. Tôi sẽ mang ra đây để cô giữ làm kỷ niệm.
      -     Cám ơn chú.

      Hiệp gật đầu chào, lủi thủi chui vào xe. Khi xe đã lăn bánh và mất hút trên xa lộ Liễu mới buồn bã đi tới cái bàn và ngồi xuống cái ghế ông Nguyễn thường ngồi. Cô đưa mắt nhìn ra biển và nói như thể là ông Nguyễn đang ngồi bên:
      -     Cuối cùng thì bác cũng về với biển, nơi chốn bác yêu thương.
 
      Liễu mở chiếc phong bì. Xấp tiền có lẽ thừa cho cô theo theo đuổi mộng văn chương ở đại học như cô từng ước mơ, thế nhưng cô không thấy vui. Cô cúi mặt, và một giọt nước mắt ứa ra, đọng nơi khoé mắt cùng với tiếng thở dài.

Trần Quang Thiệu
June, 2011


-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 14/Jul/2011 lúc 1:35pm
Tuổi Già Là Thời Sung Sướng Nhất
 
 
Tác Giả: SE sưu tầm   
Thứ Năm, 14 Tháng 7 Năm 2011 08:31

       Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống.

Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la. Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì. Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc,  làm việc dễ dàng.
 
    Khi già tình yêu cũng không  còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì  thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi.
 
     Đời sống tình cảm của tuổi già êm đềm hơn, ít đau đớn ít sôi động, và bình lặng. Tuổi già rồi, các ông không còn tính chuyện mèo mỡ lăng nhăng, khỏi phải lo lắng sợ vợ khám phá ra chuyện dấu diếm mà nhà tan cửa nát. Đỡ tốn tiền quà cáp, đỡ tốn thì giờ lui tới các nơi bí mật. Hồi hộp, đau tim. Các bà khỏi phải lo chuyện đi đánh ghen, không còn cần phải chăm chút nhan sắc làm chi nữa, vì như chiếc xe cũ rệu, có sơn phết lại cũng xộc xệch, cũng méo mó. An tâm và chấp nhận, thì khỏi băn khoăn mà vui.
 
     Cũng có một số ít những cặp vợ chồng già đem nhau ra tòa chia tay, vì khi già cả hai đều trở thành khó tính. Hậu quả của ly dị trong tuổi già không trầm trọng như khi còn trẻ, vì con cái đã lớn, đã tự lập, không còn ảnh hưởng nhiều đến tương lai chúng và tương lai của chính mình. Vì còn sống bao lâu nữa mà lo lắng chi cho nhiều. Xa được ông chồng khó tính, độc tài là mừng. Dứt được bà vợ đanh đá, bạc ác là phải sung sướng. Khỏe trí.
 
     Tuổi già, cố giữ cho còn có nhau, khi đã đến nước ly dị, thì hai bên đều đúng, đều có lý. Đây là hành động tự cứu mình, và cứu người ra khỏi cảnh khổ lúc cuối đời, khi mà mộ bia đã thấp thoáng trước mắt, không còn bao nhiêu ngày nữa.
 
     Có điều ít ai nghĩ đến, là càng già, thì càng dễ tìm một người bạn đời để nối lại, để an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Vì chung quanh họ, có thiếu chi người đứt gánh nửa đường. Chồng chết, vợ chết, ly dị. Vấn đề là không sao tìm được một người có chung nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa, nhiều chia xẻ như người phối ngẫu cũ.
 
     Tình già cũng nhẹ nhàng, thong thả, ít khổ đau, ít sôi nổi hơn tình khi còn trẻ trung. Sức lực cũng có còn bao nhiêu mà ghen tương nhau chi, mà lo lắng chi cho thêm mệt, những người lớn tuổi kinh nghiệm và biết rõ như vậy. Nhiều người  trẻ, sau khi gia đình tan vỡ thì xuống tinh thần, uống ruợu đánh bài tìm quên, đôi khi không phải vì họ quá thương yêu người cũ mà tự hủy hoại đời mình, mà chính vì họ tự thương thân, tự ái bị xúc phạm, và rồi sa lầy vào ruợu chè cờ bạc. Người lớn tuổi thì suy nghĩ khác. Họ nghĩ rằng ta cũng đã gần đất xa trời rồi, có sống thêm bao lâu nữa mà sầu khổ cho mệt.  Mất củ khoai lang, thì kiếm củ khoai mì bù vào.
 
     Tuổi già biết giá trị tương đối của tình yêu nên không tìm tuyệt hão, không tìm lý tưởng, và nhờ vậy không bị thực tế phũ phàng làm vỡ mộng, đau khổ.  Khi già rồi, có ai hỏi tuổi, thì cũng không cần dấu diếm, không cần sụt đi năm bảy tuổi làm chi. Sướng lắm. Vì có sụt tuổi, cũng không dấu được những nếp nhăn, mà chẳng có ích lợi gì. Nếu tự cọng thêm cho mình chừng chục tuổi, thì không chừng được thiên hạ nức nở khen là còn trẻ, trẻ quá, và họ mơ ước được như mình.
 
    Các ông có vợ đẹp, khi lớn tuổi cũng đỡ lo bọn dê xồm dòm ngó, lăm le dụ dỗ vợ mình. Con người, ai mà không nhẹ dạ, ai mà không ưa lời nói ngon ngọt êm tai, ai mà không có khi thiếu sáng suốt. Vợ  chồng cũng có khi  bất hòa, buồn giận nhau, và những khi nầy, lòng người dễ chao đảo lắm. Bởi vậy, các ông đỡ nghe các bà hăm he ly dị, hăm he bỏ nhau. Tuổi nầy các bà cũng  thừa khôn ngoan để biết những tên ngon ngọt, hứa hẹn nhiều, thường chỉ là những tên phá đám, chứ không thể tin tưởng được.
 
    Đàn bà có chồng hào hoa, đẹp trai,  khi lớn tuổi cũng bớt lo, vì các ông cũng bớt máu nóng, bớt chộn rộn và khôn ngoan hơn thời trẻ trung. Biết kềm chế hơn, và biết rõ giá trị hạnh phúc gia đình cần gìn giữ hơn là chơi ngông.
 
    Tuổi già, vợ chồng sống chung với nhau lâu rồi, chịu dựng nhau giỏi hơn, quen với cái thói hư tật xấu của nhau. Không còn thấy khó chịu nhiều nữa. Dễ dung thứ cho nhau, chấp nhận nhau, vì họ biết rõ bên cạnh cái chưa tốt của người bạn đời, còn có rất nhiều cái tốt khác. Vợ chồng, khi đó biết bao nhiêu là tình nghĩa, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu thân thiết, cho nên hạnh phúc hơn, vui hơn. Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau, cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau,  không gây gổ sao được?
 
     Tuổi già, thì tất cả mộng ước điên cuồng của thời trẻ trung đã tan vỡ, đã lắng xuống, không còn khích động trong lòng, không còn thao thức nhức nhối. Họ biết sức mình đến đâu, và không tội chi mà ôm cao vọng cho khổ thân. Họ còn biết thêm rằng, nếu những cao vọng điên cuồng ngày xưa mà có thành đi nữa, thì e cũng chỉ là hư không, chẳng đáng gì.
 
    Khi tuổi già, thì biết khôn ngoan mà an phận, biết vui với bình thường. Biết đâu là hạnh phúc chân chính.  Nhiều người già rồi mới tiếc suốt một thời son trẻ không biết sống, phí phạm thời gian theo đuổi những huyễn mộng, làm đau khổ mình, làm điêu đứng người khác.
 
     Tuổi già, vui khi thấy mình hết nông nỗi, nhìn đời bằng cái tâm tĩnh lặng hơn. Ai khen không hớn hở mừng, ai chê không vội vã hờn giận. Vì biết rõ mình không có gì xuất chúng để thiên hạ khen nịnh. Và biết mình cũng có nhiều cố tật không chừa được, đáng chê. Chê thì chê, khen thì khen. Khen cũng thế, mà chê cũng thế, thì ta vẫn là ta, là một kẻ già, đáng được khoan thứ hơn là trách móc.
 
     Lúc nầy, không  còn muốn làm giàu, không bị con ma tham lam thúc bách để kiếm và tích trữ cho nhiều tiền nhiều bạc. Con cái cũng đã lớn, không phải chi tiêu nhiều thứ , thì tiền bạc, chỉ cần đủ sống thôi, cũng là thỏa nguyện. Họ cũng không cần se sua, tranh hơn thua với ai, tinh thần họ vui vẻ, dễ chịu và khỏe khoắn hơn.
 
       Mối lo âu về tài chánh cũng nghẹ gánh.  Bởi khi đó, nhiều người đã tích trữ được một số tiền nhỏ. Nhà cửa cũng đã có.  Nợ nhà, nợ xe cũng ít đi, hoặc không còn nữa. Con cái cũng đã lớn, không còn là gánh nặng cho mình. Chúng nó  đã có nghề nghiệp, đã làm ăn được. Chắc chắn tương lai chúng khá hơn mình nhiều. Người già không chi tiêu nhiều, ăn cũng ít đi rồi, chơi cũng không còn phung phí dại dột như tuổi trẻ.
 
      Khi già, thời gian mới là thực sự của mình, vì không còn phải chạy ngược chạy xuôi kiếm sống nữa. Không còn bị bó buộc bởi trách nhiệm bổn phận. Có thể ngồi mơ mộng hàng giờ trên ghế đá công viên, thưởng thức thiên nhiên tuyệt thú, có thể tìm được an bình tuyệt đối, không như thời còn trẻ, đi nghỉ mát, mà thỉnh thoảng cũng bị công việc nhà ám ảnh, nhắc nhở.
 
    Tuổi già về hưu, là một mong ước của gần như của tất cả mọi người. Nhiều người gắng làm sao kiếm cho nhiều tiền để dược về hưu sớm hơn. Nhiều thanh niên, ngày về hưu còn xa lắc, xa lơ mà vẫn mơ ước. Người Mỹ, trẻ già chi cũng ngĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn.
 
     Mỗi buổi sáng nằm dài trên giường, sáng nào cũng là chủ nhật trong tuần, muốn dậy lúc mấy giờ cũng được, muốn nằm cho đến trưa đến chiều cũng không sao. Nằm thoải mái, không ai chờ, ai đợi, không có việc gì gấp gáp phải làm, ngoại trừ cái bọng tiểu nó thúc dục, không cho mình nhịn lâu thêm được nữa. Thế thì sao mà không sung sướng.
 
      Nếu chưa về hưu, còn đi làm việc, thì cái tâm của người lớn tuổi cũng nhẹ nhàng, ít bị những sức căng, bị áp lực đè nén. Vì tài chánh cũng quan trọng, nhưng không quá quan trọng đến nỗi khi thất nghiệp thì mất xe, mất nhà, mất vợ mất con như những người còn trẻ. Khi này, nhiều thứ trong cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tiền bạc cũng không quá nhiều. Vã lại, già rồi, kinh nghiệm công việc nhiều, cho nên giải quyết mọi sự trong dễ dàng, thong thả.
  
       Bạn đồng sự cũng có chút nể nang, phần vì tuổi tác, phần vì kinh nghiệm. Có trường hợp, còn có việc thì tốt, mất việc thì mừng hơn, vì có lý do chính đáng để về hưu cho khỏe. Vì nếu việc có hoài, việc lại dễ dàng, thì tiếc, không muốn về hưu. Tuổi lớn, không cần thăng tiến, không cần đua chen với ai, cho nên tinh thần thoải mái, được bạn bè chung quanh thương mến hơn. Những người về hưu rồi, trở lại làm việc, thì đi làm, như  đi chơi, chứ không phải "đi cày" như nhiều người khác quan niệm. Vui thì làm tiếp, chán thì  về nhà nghỉ ngơi.
 
    Người lớn tuổi, thì sức khỏe xuống, bệnh hoạn ồ ạt đến tấn công, không ai thoát khỏi bệnh hoạn. Nhưng họ lại cảm được cái sung sướng của một ngày khi bệnh thuyên giảm. Một ngày khi cảm thấy gân cốt ít nhức mỏi hơn, dễ chịu trong từng khớp xương hơn. Ngưới trẻ đâu có thấy được những nỗi sung sướng này?  Vì họ chưa kinh nghiệm, chưa trải qua, nên chưa biết. Họ có sức khỏe, nhưng họ không biết đó là sung sướng, cho nên, xem như chẳng có giá trị gì. Anh chị xem, nếu anh chị có một tảng ngọc to bằng cái bàn nằm trong vườn, mà anh chị không biết đó là chất ngọc, thì không biết quý, không biết mình sung sướng có tảng ngọc, mà chỉ quý và sướng vì viên ngọc nhỏ xíu nằm trên chiếc nhẫn mà thôi. Có người viết sách rằng, tuổi già, buổi sáng ngủ dậy, nghe xương cốt đau nhức mà mừng, vì biết mình chưa chết. Tôi thêm rằng, biết mình còn sống là mừng, biết mình đã chết nhẹ nhàng, càng mừng hơn.
 
    Nầy anh chị có nhớ câu chuyện Thượng Đế khi đuổi tổ phụ loài người là ông Adam và bà Eva xuống  trần gian, có chỉ mặt mà phán : “Từ nay chúng mi phải đổ mồ hôi trán mới có hạt cơm vào mồm”. Đó là câu nguyền rủa độc địa nhất, là lời phán ý nghĩa nhất, là con người phải sống trong nhọc nhằn. Sách Phật cũng có viết đời là đau khổ, và tu để tránh khổ. Đó, đời nầy đáng sống lắm, nhưng cũng nhiều khổ đau lắm. Bởi vậy nên tôi nói, được sống là mừng, mà được chết, cũng mừng. Tôi đi đám ma ông bạn già, thấy gia đình khóc lóc, rên rỉ thảm thương, con cháu mếu máo kể lể. Tôi cười trong bụng, nghĩ rằng bọn nầy không biết luật của tạo hóa. Có sinh thì có diệt. Chúng nó muốn thân nhân của chúng sống đời đời sao? Biết đâu chỉ là khởi điểm của một cuôc rong chơi. Nầy, tôi đọc cho anh chị nghe một đoạn thơ của anh bạn tôi:
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó
Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ?
Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ,
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi ...
 
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước. Vì đã từng trải, đã gom được kinh nghiệm của đời trước, để thấy đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là phù du huyễn hão. Chết là về. Nhưng chỉ sợ không về được đến nơi đến chốn, mà như chiếc xe hư máy dọc đường. Làm khổ chủ xe, bắt nằm liệt mê man, không sống mà cũng không chết, đó mới là cái đáng sợ. Tôi biết vậy, nên đã làm di chúc, khi nào tôi bị mê ba ngày, thì xin rút ống cho tôi đi. Đi về bình an.
 
    Này, anh chị nghĩ sao về ông bác sĩ mà người ta đặt cho tên là bác sĩ tử thần? Già rồi tôi không nhớ rõ tên, hình như ông ta tên là “Ki-Vô-kiên” phải không? Cái tên gần gần như vậy. Theo tôi, thì ông nầy là một vị Bồ Tát, cứu độ cho chúng sinh mau qua khỏi khổ đau, để bị ra tòa, bị tù tội. Chỉ có cái tâm Bồ Tát thật lớn mới làm được việc đó. Tôi cố tìm một cái ảnh ông ta để thờ sống, mà không có. Tôi nghĩ, trong tương lai, luật pháp sẽ không ngăn cấm việc cho người đau đớn ra đi sớm hơn, vì đàng nào cũng chết, tại sao phải kéo cái đau đớn ra dài hơn mới được chết. Trừng phạt người ta hay sao?
 
     Trong tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn sống, còn sinh hoạt được. Dù có phải liền liền đi vào cầu tiểu mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà, bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay rồi...

http://saigonecho.com/main/doisong/suytudongdoi/27687-toi-khong-tin.html -


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 31/Jul/2011 lúc 10:06am

VỢ CHỒNG GIÀ 

http://www.blogger.com/post-edit.g?blogID=610224350599974225&postID=2595960310062682091&from=pencil -                               TÂM TÌNH CUỘC SỐNG    

     http://lh4.ggpht.com/-kB5hDvoQ5VQ/TizRLsC1BiI/AAAAAAAALoc/J2EOavJ1UmE/s1600-h/vo%252520chong%252520gia%25255B3%25255D.jpg">vo%20chong%20gia

Anh đi gần hết con đường

Bấp bênh cuộc sống đoạn trường đã qua !

Chào nhau thân hữu gần xa

Dành cho tình cảm bạn già cảm thông.

Đi đâu cũng ngại trời đông

Em yêu chung thủy trọn lòng nhớ thương.

Êm đềm kỷ niệm vấn vương

Giữ gìn sức khỏe đêm trường ngủ yên.

Hạnh phúc chung sống bạn hiền

Im lặng vui hưởng phước duyên cõi đời.

Khen chê là chuyện mọi người

Luyện tập thân thể , nghỉ ngơi đúng giờ.

May mắn thay - hết đợi chờ !

Niềm mong ước được đến bờ tự do.

Ong cho mật ngọt thơm tho

Ông bà con cháu ấm no xứ người.

Phải đi cho biết nhiều nơi

Quên bao khổ nạn một thời đắng cay.

Rả rời thân xác đọa đày!

Sung sướng thoát nạn rủi may tâm người.

Thời gian còn lại càng vơi!

Ung dung tự tại cho đời thảnh thơi.

Ưu phiền chi chuyện đã rồi

Vợ chồng an phận nổi trôi quê người.

Xin cảm tạ đấng Phật Trời

Yêu thương cuộc sống , vui đời bình an .

Minh Lương Trương Minh Sung



Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 15/Aug/2011 lúc 9:17am
/main/vanhoc/truyen-ngan-moi/28539-gic-mng-khi-v-hu.html -  
Tác Giả: Nguyễn Thị Thanh Dương   
Chúa Nhật, 14 Tháng 8 Năm 2011 14:18

Vốn hiền lành, thật thà, tin người như tin mình, ông nghe cảm động quá, lấy cô, vừa cứu được một kiếp người vừa có một cô vợ trẻ đẹp

            
 
Bà lìa đời đúng vào ngày ông chính thức nghỉ việc để về hưu, chắc bà muốn hưởng nhàn một mình một cõi nơi bên kia thế giới, để lại giấc mộng nghỉ hưu mà ông đã lên kế hoạch từ lâu, nay chỉ còn một mình ông với nỗi buồn ngơ ngẩn.
Đứa con trai duy nhất của hai ông bà từ tiểu bang khác dẫn vợ con về lo tang lễ của mẹ xong, đã đề nghị ông về ở với chúng , để cha con , ông cháu đoàn tụ , để ông nương tựa lúc tuổi già. Lời đề nghị rất hợp lý hợp tình, nhưng điều này ông chưa hề nghĩ tới, cả một đời vất vả làm việc, ông chờ đợi cái ngày được nghỉ hưu này để rong ruỗi đó đây, hay để nằm nhà hưởng nhàn, đọc sách báo, coi ti vi, và lên internet là cả một cái thư viện khổng lồ để mở mang kiến thức.

Ông từng mơ hai vợ chồng sẽ đến New York vào mùa đông, sau những bữa dinner với. rượu vang chếnh choáng, ông bà trở về phòng trọ ấm cúng, ngoài kia tuyết rơi, gió lạnh, điều ấy không ảnh hưởng gì đến ông cả, vì ông có phải thức dạy đi làm nữa đâu, ông cứ việc ngủ chán chê, muốn dậy lúc nào thì dậy, rồi ông sẽ vén màn cửa sổ nhìn xuống đường, trong mùa Đông rét mướt kia có bao nhiêu kiếp người đang lao vào cuộc sống, đang tính toán từng giờ từng phút để nghỉ ngơi, để làm việc.

Ông buồn thật, nhớ bà, nhớ những bữa cơm, giấc ngủ, những lúc bà hiền dịu, và cả những lúc bà đanh đá mắng mỏ ông. Sự mất mát, đau thương còn mới quá, ông chả biết làm gì cho hết một ngày, thì về với gia đình thằng con trai vậy..

Nhà có hai vợ chồng với hai đứa con, thêm ông nữa là năm người, ra vào gặp nhau cũng thấy vui. Nhưng chỉ mấy ngày đầu thôi, dần dần ông biến thành baby sit cho nhà nó, trông hai đứa cháu nội, đưa đón chúng đi học, chúng muốn ăn cơm, uống sữa cũng gọi ông, chúng vô bathroom cũng gọi ông…Ăn uống thì con dâu ông quyết định, ông thèm ăn cơm với thịt kho mắm, thì nó bảo món ấy hôi nhà, mời bố ăn món khác. Con dâu còn gợi ý khi thấy ông tha thẩn một mình: nếu bố rảnh rang, buồn chân buồn tay không biết làm gì, thì bố cứ việc hút bụi nhà hay ra vườn cắt cỏ, vừa giết thời gian vừa được việc bố ạ

Trời ơi, con trai và con dâu coi như đời ông đang tàn, ở đây làm việc vặt cho nó rồi chờ chết hay sao? Thời gian nghỉ hưu của ông là vô giá, không tiền bạc nào mua nổi, ông cần dùng nó để vui hưởng, đâu có dư thừa mà phải tìm cách giết nó như con dâu ông đã tuyên bố.

Một tuần sau ông giã từ gia đình thằng con để trở về ngôi nhà của chính ông. 
 
Ông bắt đầu lại cuộc sống độc thân khi tuổi đời đã 66, là một người khoẻ mạnh và nhiều tình cảm, ông muốn về thăm lại Việt Nam sau 25 năm xa cách., 25 năm qua hai vợ chồng ông cùng làm việc  chăm chỉ, chẳng những đã giúp cho con trai một món tiền mua nhà khi nó cưới vợ, ông bà cũng có một căn nhà, một ít vốn, và lương hưu này nọ của ông, cộng với 401k…mỗi tháng gần 2000, tha hồ cho ông hưởng một cuộc đời phong lưu.

Về Việt Nam , ông ở chơi dưới quê với bà con họ hàng vài tuần rồi lên thành phố Sài Gòn thuê khách sạn, nơi đây là chốn cũ , những con đường, những khu phố, đầy ắp kỷ niệm. Ông như thấy mình trở lại thời trai trẻ, quán cà phê nào ông đã từng hẹn hò, cơn mưa nào còn đọng lại trong hồn ông những vũng nước, những vết bùn của bước chân vội vàng chiều cuối phố ?

Những ngày xưa đâu? Những mối tình ngắn dài đâu? Ông bâng khuâng bước vào một quán nước mong tìm lại chút hương vị ngày xưa. Nhưng nay đổi khác quá, các cô gái phục vụ trong quán vây quanh ông, chẳng hiểu sao họ biết ông là Việt Kiều nên rối rít hỏi thăm đủ chuyện, lòng ông tràn trề niềm vui và hãnh diện, ông đâu có ngờ ở tuổi này còn được các cô săn đón chiều chuộng như thế! Họ gọi ông bằng anh và xưng em ngọt xớt. Có một cô xinh nhất đám tiếp chuyện ông lâu nhất, đôi mắt cô liếc, đôi môi cô cười, dù ông luôn khẳng định cô chỉ ở hàng con cháu, mà sao cô vẫn là những ngọn sóng làm ông phải chòng chành chao nghiêng.

Ngày nào ông cũng đến quán để gặp cô gái xinh đẹp đó, cô thì thầm tâm sự với ông, cô tên Bưởi, một cô gái quê con nhà nghèo, phải tha hương lên Sài Gòn bán quán để kiếm tiền nuôi cha mẹ già, em nhỏ. Cô tha thiết mong được làm vợ ông, sang Mỹ sinh sống để hầu hạ ông.

Vốn hiền lành, thật thà, tin người như tin mình, ông nghe cảm động quá, lấy cô, vừa cứu được một kiếp người vừa có một cô vợ trẻ đẹp. Từ ngày vợ mất đôi khi ông cũng thấy lòng trống vắng, cô đơn, cũng mong muốn có bàn tay người đàn bà ấp ủ.

Thế là ông theo cô Bưởi về quê ra mắt cha mẹ vợ tương lai và làm đám cưới. 
                                                                        
Mối tình không biên giới kể cả về tuổi tác và khoảng cách địa lý, chỉ sau 9 tháng đã thành sự thật, cô Bưởi được sang Mỹ đoàn tụ với chồng.
Được vui duyên mới ông đã chịu nhục nghe thằng con trai gọi phone sang đay nghiến, ông già rồi mà còn mê gái, vợ con gì cái thứ gái bia ôm đó! và câu kết luận của con trai là từ bố luôn.
Thôi đành, ông thương con thương cháu, nhưng ông cũng phải thương chính cái thân ông chứ.

Từ nay ngôi nhà ông lại ấm cúng vì đũa đã có đôi, dù là đôi đũa lệch, ông phải tân trang lại ngoại hình, nhuộm tóc đen, làm răng giả, mặc quần jean áo thun và cả cách ăn nói cho trẻ trung để thích hợp với cô Bưởi. Ông chợt khám phá ra một báu vật vô giá ông đánh mất từ lâu mà không biết, đó là hai chữ “tự do”, vợ ông từ giã cõi đời cũng đồng nghĩa là mang trả lại cho ông sự tự do mà bà đã nắm trong tay suốt bao nhiêu năm qua.

Ông tung tăng dẫn cô Bưởi đi phố, đi chợ, đi chợ Mỹ thì không sao, vì chẳng ai để ý đến vợ chồng ông cả, nhưng vào chợ Việt Nam , sao người Việt Nam mình tinh đời thế, ông bắt gặp những cái nhìn tò mò, châm biếm như muốn nói ông già mà còn ham lấy vợ trẻ. Ông đưa cô đi shopping ở Walmart mà cô đã hoa mắt lên, khen quần áo tiệm này sang trọng quá, cô Bưởi vui sướng bao nhiêu lòng ông hạnh phúc bấy nhiêu

Một năm trôi qua, ông vẫn thấy hạnh phúc còn mới mẻ, nhưng cô Bưởi thì không, cô đã biết chê đồ Walmart rổm, chê nhà hàng nọ không ngon, cô đã biết đánh giá cũng là cái xe hơi 4 bánh nhưng loại nào sang hơn, đẹp hơn. Ông chiều cô vợ trẻ , sắm cho cô một xe hơi đời mới đắt tiền, rồi cô đòi đi làm, ở nhà hoài chán quá, cô cần có tiền để mua sắm thêm và giúp đỡ cha mẹ ở Việt Nam . Ông yêu cô, không muốn dời cô chút nào, lương hưu ông dư sức nuôi cô ở nhà với ông suốt đời. Nếu để cô đi làm hãng xưởng ông sợ có ngày mất vợ vì mấy thằng Mễ khoẻ mạnh đẹp trai, may quá cô đòi học làm nail, nghề nail có mấy thợ là đàn ông! Còn khách hàng thì toàn là phụ nữ.

Mộng cô đã thành, cô Bưởi đi làm nail, bản tính dạn dĩ xông xáo, chỉ trong vòng một năm mà cô bay nhảy hết tiệm này sang tiệm khác đến mấy lần, cô đi làm từ sáng đến tối, để ông ở nhà thui thủi và mong ngóng cô như trẻ mong mẹ đi xa về, ông chẳng thể nào kiểm soát được giờ giấc của cô, hôm thì cô nói khách đông, hôm thì cô bận đi shopping với bạn bè…đó là những lý do cô thường xuyên về trễ.

Để níu chân cô vợ trẻ, ông muốn có 1 đứa con cho vui nhà vui cửa, đàn bà khi có con thì sẽ chín chắn hơn. Cô Bưởi ngày càng ăn diện, quần áo đồ hiệu lộng lẫy, còn những quần áo cô sắm ở Walmart trước kia bây giờ thành rẻ lau hay đem cho Goodwill rồi, cô bĩu môi chê ông nhà quê không hợp thời, cô ít sánh đôi với ông, ông chỉ còn mỗi một ưu điểm mang ra khoe là anh yêu em vô bờ bến, cả đời anh dành cho em đây.

Khi cô Bưởi báo tin đã có thai, ông mừng quýnh quáng hơn cả ngày xưa vợ ông đã mang thai thằng con trai cưng duy nhất của ông, rồi cô sinh một thằng cu tí mà cô nói rằng nó giống ông như đúc.

Từ ngày có baby nhà cửa vui thật, ông bận rộn tưng bừng, hết pha sữa lại thay tã, bế con, ông đứng ngồi không yên mỗi khi nó gào khóc, còn mẹ nó lại đi làm nail đến tối mịt mùng mới về nhà như cũ.

Nhưng một ngày cô Bưởi không về nữa, ông đợi cô trắng đêm, sáng hôm sau ông lục lọi mọi ký ức để đoán xem cô đang làm nail ở tiệm nào, vì những chủ tiệm nail đều là người Việt Nam nên ông ngại chẳng ra mặt bao giờ và vì cô Bưởi không cho phép. May quá, ông đã đến đúng chỗ, một cô thợ nail nói Betty chơi thân với cháu, Betty tâm sự vì cha mẹ ngăn cản nên Betty phải trốn đi cùng người yêu để xây tổ ấm rồi.Thế hai bác không biết Betty đang yêu Tư Chuột à?

Ông ngẩn người, chết đứng ra, vợ ông Nguyễn thị Bưởi đi làm nail với tên Mỹ là Betty đã đi theo thằng Tư Chuột , ông đau đớn vì mất vợ mà cô này tưởng ông đau đớn vì mất con càng làm ông bối rối, ông hỏi một câu vụng về:
- Tư Chuột là thằng phải gió nào thế? cái tên Tư Chuột thấy mà ghê thì bà nào dám đến làm nail?

Cô gái cười giải thích tên Mỹ nó là Peter, tên Việt Nam là Tư, mặt nhọn hoắc như mặt chuột nên tụi cháu gọi thế .
Ông về nhà đành làm thân gà trống nuôi con, giận vợ nhưng con ông có tội tình gì, ông càng thương con hơn... Thằng bé 8 tháng tuổi, mập mạp khoẻ mạnh, bú vèo một cái hết bình sữa, chắc nó biết thân phận không có mẹ chăm sóc nên chẳng nỡ làm khó dễ cha già, nhưng mỗi lần ông thay diaper cho nó thì nó chẳng biết điều tí nào, hai chân nó vung vẫy lung tung làm ông lọng cọng dán mãi mới xong miếng băng keo…

Ông lo lắm, nếu cô Bưởi đi luôn không bao giờ trở lại thì sao? Ông tưởng tượng một ngày nào ông ngã bệnh, yếu đuối,  phải vào Nursing home, thằng cu tí phải vào một nhà trẻ từ thiện nào đó, hai cha con sẽ là hai phương trời cách biệt. Ông thương cu tí quá, đành phải nhịn nhục mà kêu gọi cô Bưởi về thôi, ông liền đăng lên báo mục nhắn tin tìm vợ  ‘Bưởi em, ở đâu về gấp, anh sẽ bỏ qua mọi chuyện để chúng mình cùng lo cho con”

Ông hi vọng và chờ đợi cô Bưởi hồi tâm trở về, có một cú phone gọi cho ông, nhưng không phải cô Bưởi mà là bạn cô Bưởi, cái người ông đã gặp ở tiệm nail trước kia, cô hỏi địa chỉ đến nhà thăm ông, lần này cô tỏ ra hiểu chuyện:
-  Cháu xin lỗi bác, lần trước cháu tưởng bác là bố của Betty, nay có người nói với cháu bác là chồng nó, đọc lời nhắn tin tìm vợ của bác trên báo thấy tội cho bác quá, nên cháu đến đây để cho bác biết cái thằng con mà bác đang nuôi đó không phải là con của bác đâu.

Ông lắp bắp:
- Tại sao cô biết nó không phải là con tôi?

Cô ta khẳng định:
- Betty nói với cháu mà, bác xem, mặt thằng nhỏ giống Tư Chuột y khuôn, hai mắt lồi đen, cái mặt nhọn hoắc.

Ông mở to mắt nhìn thằng bé, nó đang nằm cười toe toét, đâu biết mình đang là cục nợ trong ngôi nhà này. Trời ơi! Đúng quá, cô Bưởi cứ nói nó giống ông, nhưng mắt ông đâu có lồi, mặt ông đâu có nhọn thế kia, ông mê mẩn, mù quáng quá, ngày nào cũng ở bên nó mà không nhận thấy sự khác biệt này.

Khi cô làm nail về, ông gục đầu xuống bàn , tức giận và đớn đau !

Hôm sau tỉnh trí , ông lại bỏ vài chục đồng để đăng lời nhắn tin khác trên báo:
“Hai cháu Bưởi và Tư Chuột  ( tức Betty và Peter) ở đâu về gấp để đoàn tụ với con của hai cháu là thằng Cu Tí .Chúc hai cháu trăm năm hạnh phúc”.

Lần này thì cô Bưởi lên tiếng, ông nhận được lá thư của cô vài dòng ngắn gọn:
“Đúng thằng cu Tí là con của cháu và anh Tư Chuột, nhưng Tư Chuột đã bỏ cháu, cháu cần rảnh tay để làm lại cuộc đời đầy hoa mộng phía trước, bác đã  mang cháu qua Mỹ, mong bác hãy làm ơn cho trót, nuôi thằng cu Tí, để hủ hỉ cùng bác lúc tuổi già xế bóng. Cám ơn bác”  



-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 16/Aug/2011 lúc 1:16pm

  /main/vanhoc/truyen-ngan-moi/cac-tac-gia/28580-mt-ngay-khong-th-quen.html -  
Tác Giả: Phương Lan   
Thứ Ba, 16 Tháng 8 Năm 2011 08:15

Hôm nay là ngày quyết định sẽ đưa mẹ vào Viện dưỡng lão.

Cả đêm qua thao thức không ngủ được, Phượng trằn trọc xuốt đêm, nghĩ ngợi lan man hết chuyện này sang chuyện khác, lòng rối như tơ vò. Gần sáng nàng mới mệt mỏi thiếp đi, nhưng vừa chợp mắt được một lát, Phượng bỗng choàng tỉnh dậy vì một mùi khét từ nhà bếp xông lên làm nàng tỉnh hẳn ngủ. “ Thôi chết rồi, mẹ lại quên tắt bếp ” Phượng nói thầm như vậy, rồi không kịp xỏ dép, nàng hốt hoảng chạy thật nhanh xuống nhà dưới. Căn bếp mù những khói, hơi khét từ cái nồi đang nấu trên bếp bay tỏa khắp căn phòng, lửa xanh vẫn liếm quanh đáy nồi. Phượng vội vàng tắt bếp gas, bê cái nồi đặt qua một bên, rồi mở tất cả các cửa cho khói bay ra, may quá, nàng xuống kịp, nếu không cả nhà lại bị một phen hoảng vía. Từ khi mẹ bị bệnh lú lẫn, Phượng phải khoá ống gas mỗi khi đi làm, nhưng hôm nay nàng ở nhà nên không khóa, vì có dè đâu bà cụ lò mò xuống bếp sớm thế. Phượng đứng im, định thần một lúc cho tim bớt đập, rồi mới chậm rãi bước ra cửa sau. Nàng gặp mẹ từ ngoài vườn đi vào, tay cầm một nắm lá gì dài dài, xanh xanh. Thấy con gái, bà Trình mỉm cười vui vẻ:
- Sáng bảnh mắt rồi, giờ này mới ngủ dậy à? May cho cô, tôi là má ruột, nếu là má chồng, thể nào cô cũng bị rầy.
Phượng nhìn lên bầu trời trắng đục, vừng đông chưa ló dạng, bóng đêm còn lảng vảng, cô khoan khoái hít một hơi thật sâu làn không khí mát mẻ của buổi ban mai, rồi quay sang mẹ, hỏi:
- Má ra vườn chi sớm thế?
- Má ra hái ít hành ngò để bỏ vô nồi cháo…
Vừa nói bà vừa đưa nắm lá lên khoe, Phượng suýt bật cười, nhận ra đó chỉ là một nhúm cỏ, nàng thở ra một hơi dài:
- Má lại quên tắt bếp, mà má định nấu món gì vậy?
- Má nấu cháo gà. Lâu lâu cũng nên đổi món, sáng nào cũng ăn bánh mì hoài, khô khan quá.
Phượng nhìn vô trong nồi, chỉ thấy lổn nhổn một ít gạo sống, và hai con gà bằng nhựa, đồ chơi của mấy đứa nhỏ, mẹ nàng đã bỏ tất cả vô một cái nồi với một chút nước, và bật bếp… Bây giờ tất cả đều cháy thành than, nhưng còn nhận diện ra được, Phượng nhăn mặt:
- Sao má để lửa lớn thế?
- Má muốn nấu cho lẹ để ba ăn xong còn kịp đi làm. Thôi, con lên lầu đánh thức ổng đi, má ở dưới đây pha cho ba ly cà phê.
Thấy Phượng vẫn đứng im, bà dục:
- Sao không đi đi, còn đứng đó? trễ giờ rồi.
Phượng đau xót nhìn mẹ:
- Má, nhớ lại đi! ba đi xa rồi mà, ba đâu có nhà?
- Thiệt à? ba đi xa thiệt à?
Bà mẹ lập lại một cách ngớ ngẩn, nét mặt trùng xuống, rất buồn. Bà cố nhớ lại, trong ký ức đã phai mờ của bà, những hình ảnh cũ vẫn hiện ra, nhưng lộn xộn, không theo một thứ tự nào hết. Bà nhớ hôm đó không biết là ngày gì mà nhà bà đông người lắm, khách khứa ra vô tấp nập, đủ mặt bà con họ hàng và cả những người bạn bè. Gia đình hai đứa con trai lớn của bà từ hai tiểu bang khác cũng về họp mặt đông đủ. Lũ cháu nội, con của Sơn, Hải hiệp cùng hai đứa cháu ngoại con của vợ chồng Phượng thành một đám giặc, rượt đuổi nhau lung tung khắp nhà, làm bà chóng cả mặt. Nhưng bố mẹ chúng trái lại, rất khẽ khàng, họ chỉ thì thầm bàn tán, người nào cũng có vẻ mặt quan trọng, người nào cũng mặc quần áo trắng lùng thùng, trông chẳng ra làm sao. Phượng cũng đưa cho bà một bộ quần áo trắng bằng vải sô, và biểu bà mặc vô. Bà hỏi chi vậy? nó nói mặc áo vô để đi tiễn ba. A! bà hiểu rồi, đây là lúc tiễn ông lên đường, vì ông sắp phải đi xa… Bà nhớ mấy hôm trước, bệnh ông có mòi thuyên giảm, không thấy ông rên rỉ, những cơn đau hình như cũng rút lui, không còn hành hạ ông như mọi ngày. Bà ngồi bên giường, canh cho ông ngủ. Ông nằm im lìm, mắt nhắm nghiền, một cái mền mỏng đắp lên tới ngực, che thân hình ốm nhom chỉ còn da bọc xương thấy tội quá, căn bệnh ung thư quái ác đã lấy đi của ông hết da thịt. Ông ngủ không yên, lúc tỉnh, lúc mơ, thỉnh thoảng lại ú ớ… Nhưng đến trưa, thì ông hoàn toàn tỉnh táo, ông cầm tay bà dặn dò:
- Tôi sắp phải đi xa, bà đừng khóc nhé? Hãy can đảm lên…
Ông còn nói nhiều nữa, nhưng bà nghe tiếng được, tiếng mất, vì ông nói không rõ, ông chỉ thều thào… Bà tưởng ông nói sảng, chứ đang đau mà đi đâu? vợ chồng chưa bao giờ xa nhau, lần nào đi xa, ông cũng cùng đi với bà, chẳng lẽ cuộc hành trình lần này, ông lại đơn độc một mình? Bà khuyên ông nằm nghỉ, không nên nói nhiều, ông nhìn bà lờ đờ, rồi ông thở ra một hơi dài, nhắm mắt lại. Sau bà, đến lượt các con xúm quanh giường nghe ông dặn dò, đứa nào mắt cũng đỏ hoe. Rồi ông thôi không nói nữa, ông nằm im, từ từ chìm sâu vào giấc ngủ, giấc ngủ cuối cùng của đời người, mắt ông khép kín, nét mặt thanh thản không chút ưu phiền. Các con lặng lẽ rút kui, để mẹ riêng tư với cha. Bà nghĩ chắc ông mệt nên ngủ say lắm, không thấy ông trở mình. Bà sờ thử, thấy tay chân ông lạnh ngắt, bà vội vàng lấy thêm mền đắp cho ông, trời mùa đông rét mướt, những người già thật khổ, nhất là ông lại đang bệnh…
Bà chờ ông tỉnh dậy, để nghe ông xác nhận rằng ông chỉ nói chơi thôi, nhưng ông cứ ngủ hoài. Bà rón rén, không dám cử động mạnh, sợ phá giấc ngủ của chồng, chả mấy khi ông ngủ được yên giấc. Bà muốn ngồi đây hoài, không muốn rời ông, để khi ông tỉnh, trông thấy bà, ông yên tâm. Tội nghiệp, từ dạo đau nặng, ông đổi tánh giống như con nít, hay hốt hoảng, sợ hãi, hơi một tí là giận hờn… Bà ngồi bên ông không biết bao lâu, cho tới khi một đứa con kéo bà đứng lên, nói:
- Má ơi! gần tối rồi, má phải đi ăn, từ sáng tới giờ má chưa ăn gì cả.
Bà đâu có thiết ăn? bữa cơm không có ông mới buồn làm sao, bà nói:
- Tụi bay và mấy đứa nhỏ cứ ăn trước đi, đừng để phần cho má. Má không thấy đói, má muốn ngồi đây với ba thêm một lúc nữa.
Nhưng chúng nó cương quyết kéo bà ra khỏi phòng, nói ba mệt để cho ba nghỉ. Thằng Sơn còn kéo cái mền phủ kín cả mặt ba nó, cái thằng thiệt vô ý, vô tứ quá, trùm kín thế làm sao ông thở được?
- Trời ơi! có bỏ ra không? ba bây ngộp mất thôi.
Bà la lên phản đối, bắt Sơn phải kéo cái mền xuống như cũ, bà mới chịu ra khỏi phòng. Từ lúc đó, tụi nó thay phiên nhau canh gác, không cho bà vô với ông nữa, nói đã có tụi con…
Bà vẫn không tin rằng ông sẽ đi xa, vậy mà ông đi thiệt mới lạ chứ? sự thật mà cứ ngỡ như trong một giấc mơ. Cuộc tiễn đưa khá long trọng, có cả kèn trống. Bà và các con mặc áo trắng tiễn ông đi. Trời mưa sụt sùi, các con đi cạnh bà cũng sụt sùi, bà không bằng lòng, gắt:
- Ba không bao giờ bỏ má đâu, ổng đi rồi ổng lại về, tụi bây khóc lóc chi vậy? để ba bây nóng ruột.
Thiệt tình bà không trông thấy lúc ông đi, và ông cũng chẳng bao giờ thơ từ về nhà. Nhưng bà biết ở một nơi xa xăm nào đó, ông vẫn hướng về bà, vẫn nhớ đến bà, vợ chồng đầu gối, tay ấp mấy chục năm trường, đi xa sao khỏi vấn vương? Bà kiên nhẫn đợi ông về, chỗ ngồi của ông trên bàn ăn, bữa nào bà cũng bầy chén, đũa, để ông nhớ rằng ông vẫn còn chỗ trong gia đình này. Nhưng sao ông đi đâu mà lâu quá? Bà ngậm ngùi nói với con gái:
- Dạo ba con ở nhà, sáng nào ba cũng chở thằng Thái đi học, còn má ở nhà coi con Uyên…
Rồi sực nhớ ra điều gì, bà hối:
- Con lên coi tụi nhỏ dậy chưa? bồng con Uyên xuống đây cho má thay tã.
Phượng nhìn mẹ thương xót, Uyên đã chín tuổi rồi, mà sáng nào bà cũng đòi bồng đi thay tã, trí nhớ của bà dừng lại ở ngày ông vĩnh viễn ra đi. Phượng ôm vai mẹ đi vô trong nhà, nàng bật TV lên rồi nói:
- Chắc cháu Uyên còn ngủ. Má ngồi đây coi chương trình truyền hình Việt Nam, đừng xuống bếp nữa nghe má? để con lên lầu coi tụi nhỏ ra sao.
Bà Trình gật đầu, vơ lấy cuộn len và cái áo đan dở lên ngắm nghía:
- Được, con đi đi! má vừa coi TV vừa đan nốt cái áo cho ba. Mùa đông sắp tới rồi, ba cần có áo ấm, mấy cái kia cũ cả rồi.
Tánh bà tham công tiếc việc, chẳng muốn ở không, bà coi việc chăm lo miếng ngon, áo ấm cho chồng, cho con, cháu là bổn phận và cũng là một thú vui của bà. Ông mất đã tám năm, mà ngày nào bà cũng đan áo cho ông, đan gần xong, rồi lại tháo ra đan lại, như vậy cả mấy chục lần.
Phượng lên lầu, vào buồng mẹ, kiểm soát lại một lần chót cái va li lát nữa sẽ đem theo. Va li đựng toàn quần áo và những vật dụng cá nhân của bà Trình. Khi biết chắc không còn quên món gì, Phượng đóng nắp lại, ngồi thừ người rất lâu. Lúc soạn cái va li này, nàng đã không cầm được nước mắt, mỗi món đồ của mẹ đều gợi lại những kỷ niệm. Nhìn chiếc ghế đu mẹ thường ngồi, Phượng tưởng như được nghe tiếng ru của mẹ. Trên cái ghế ấy, bà đã ru cháu, lúc còn bé thơ, Dũng và Uyên không chịu ngủ nếu không có tiếng ru của bà. Ngày xưa, cũng những tiếng ru “ ầu ơ, ví dầu ” đó đã đưa Phượng vào giấc ngủ êm đềm, bây giờ thì đến các cháu… Những buổi sáng tinh mơ, khi các con cháu còn nằm trong chăn ấm, bà đã thức dậy, lui cui nấu nướng, lo bữa sáng ngon lành cho cả nhà. Những buổi tối mùa đông rét mướt, bà thức rất khuya, ngồi bên lò sưởi đan áo ấm. Những khi trái nắng, trở trời, bà không quản ngại thức suốt đêm, trông chừng, dỗ cho cháu ngủ yên giấc… Bà đã nuôi con, nuôi cháu lớn lên bằng tất cả tình thương của bà. Tình mẹ bao la như một dòng sông, nước chảy miên man, vô tận. Qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, mẹ lúc nào cũng sát cánh bên đàn con, tận tụy hy sinh, bảo vệ, che chở, giúp đỡ... Gia đình lúc nào cũng đầm ấm, yên vui, mọi người quây quần đông đủ dưới một mái nhà. Thế mà lúc cuối đời, mẹ lại phải đơn độc một mình. Ôi chặng đường cuối cùng bao giờ cũng là một chặng đường buồn thảm.
Phượng hiểu nỗi cô đơn của mẹ trong những ngày sắp tới, nàng thấy lòng xót xa, nhưng chẳng còn cách nào khác. Ý định đưa mẹ vô viện dưỡng lão thật ra đã manh nha có từ lâu, kể từ khi bà Trình có triệu chứng lú lẫn và có những hành động có thể gây nguy hiểm. Nhưng Phượng còn nấn ná chưa chịu thi hành, tại thương mẹ nên không nỡ. Cho tới mấy tháng gần đây, tình trạng trở nên tồi tệ, khi bà Trình hay mặc quần áo ngủ đi lang thang ra phố một mình và không biết đường về, hàng xóm phải đi tìm dùm. Một lần, bà suýt bị đụng xe lúc băng qua đường, may người tài xế thắng xe lại kịp, bà chỉ bị trầy trụa sơ sài. Bà mỉm cười ngu ngơ lúc được cảnh sát đưa về, mọi người hỏi bà đi đâu? bà nói bà đi đón ông. Tội nghiệp, ngày nào bà cũng đi đón ông, nhiều lần bà thức dậy từ hai, ba giờ sáng, vô phòng đánh thức mấy đứa cháu, biểu sửa soạn đi đón ông ngoại. Từ đó, sợ các con mất ngủ, mỗi buổi tối, sau khi đưa mẹ vô phòng riêng, Phượng phải khoá cửa lại. Có đêm nàng nghe tiếng đập cửa thình thình, mẹ đòi mở cửa cho bà đi chợ…
Bà Trình thích nấu nướng lắm, phải công nhận ngày trước, bà nấu ăn rất ngon, nhưng từ dạo bị mất trí nhớ, bà chẳng bao giờ tắt bếp. Mấy lần, bà suýt làm cháy nhà vì cái tật hay quên đó, vì vậy, trước khi đi làm, Phượng đã phải tắt ống gas và khoá cửa, sợ mẹ ra ngoài rồi gặp nạn. Như vẫn chưa yên tâm, nàng khoá cả ống dẫn nước vì mẹ hay mở vòi nước mà không tắt, làm nước chảy lênh láng khắp nhà, ướt cả thảm, may sao bà chưa trợt chân té ngã. Phượng đi làm mà trong bụng cứ phập phồng, không yên...
Tình trạng này không thể kéo dài, không thể để bà cụ ở nhà một mình được nũa. Một cuộc họp gia đình đã diễn ra giữa Phượng và hai người em trai ở tiểu bang khác. Vì sinh kế, không ai có thể bỏ việc để ở nhà săn sóc mẹ, nên tất cả đều đi đến quyết định là phải cho mẹ vào nhà dưỡng lão, nơi đó bà cụ sẽ được chăm sóc tử tế. Phượng đã đi thăm dò nhiều nơi, sau cùng nàng chọn cho mẹ một nhà dưỡng lão có người Việt Nam để mẹ đỡ cô đơn. Cuộc hẹn đưa mẹ vô viện sẽ là 11 giờ sáng nay.
Phượng vô phòng đánh thức hai đứa con để chúng ăn sáng và sửa soạn đi học, xong nàng bước vô phòng ngủ của hai vợ chồng. Dũng đã thức và đang cạo râu, chàng nhìn vợ qua gương và hỏi:
- Nãy giờ em ở dưới nhà à?
Phượng gật đầu, kể cho chồng nghe về nồi cháo, và nói má đòi thay tã cho con Uyên, khiến Dũng bật lên cười. Thường ngày Phượng không bao giờ cảm thấy khó chịu vì những tiếng cười vô tư của chồng khi chứng kiến những hành động ngây ngô, nhiều khi rất con nít của mẹ, nàng biết chồng không có ý châm biếm, chàng cười chỉ vì buồn cười mà thôi. Dũng mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, chàng thiếu tình mẫu tử nên rất quí mẹ vợ. Phượng cho là mình may mắn và vẫn thầm cám ơn chồng, nhưng không hiểu sao hôm nay Phượng lại thấy bực mình vì tiếng cười vô tư của chồng mà nàng thấy là không đúng lúc, Phượng có cảm tưởng như chàng là người ngoại cuộc, nàng cau mày trách:
- Anh có im đi không? em đang rối ruột đây!
Dũng ngạc nhiên ngó vợ, nhưng rồi chợt nhớ ra hôm nay là ngày gì, chàng lập tức ngưng ngay tiếng cười vô ý thức của mình. Im lặng một lúc, chàng mới nói, giọng băn khoăn:
- Hôm nay anh không thể nghỉ làm để đưa má đi được.
- Không sao, tự em sẽ đưa má đi, như vậy tốt hơn. Anh đưa hai đứa nhỏ tới trường và đón về dùm em, vì không biết em sẽ phải ở lại với má bao lâu…
- Được, được, em cứ thong thả lo cho má. Xong việc, nhớ điện thoại vào sở ngay cho anh, cho biết tình hình ra sao.
Phượng đứng trên đầu cầu thang, nhìn hai đứa nhỏ ôm hôn bà ngoại trước khi đi học, có cảm tưởng như đó là những cái hôn vĩnh biệt, lòng nàng đau như dao cắt.
Đợi cho chồng và hai con đã ra khỏi nhà, Phượng mới xuống bếp sửa soạn bữa ăn sáng cho mẹ. Ý nghĩ đây là bữa ăn cuối cùng của mẹ ở nhà, khiến Phượng thấy tim se lại, nàng nhớ tới một đoạn phim được xem đã lâu, nói về bữa ăn cuối cùng của người tử tội, nàng bỗng thấy lòng rưng rưng. Phượng tự nhủ thôi đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa, cứ để việc gì phải tới, sẽ tới. Vừa làm nàng vừa hát nho nhỏ, cố tìm hiểu ý nghĩa của lời ca, nhưng không thể. Dọn bàn xong, nàng mời mẹ ra ăn. Bà Trình nhìn mặt bàn ê hề những thức ăn, hỏi con:
- Sao con làm nhiều đồ ăn thế?
Phượng nhìn đi chỗ khác, nói:
- Má ăn đi, thay cho bữa trưa luôn thể.
- Con cũng cùng ăn với má chứ?
Phượng gật đầu, nàng ngồi vào bàn, nhưng không tài nào nuốt được. Nhìn mẹ ăn ngon lành, nàng có mặc cảm phạm tội vì đang đánh lừa mẹ. Đợi bà ăn xong bữa, Phượng ngập ngừng mãi mới mở miệng nói dối:
- Má có muốn đi phố một lúc không? vô phòng thay đồ đi, con chở má đi chơi.
- Đi chơi thiệt sao? thích quá.
Mắt bà mẹ sáng lên với vẻ vui mừng, được đi ra ngoài, bà sung suớng lắm. Thường ngày cứ bị nhốt ở nhà, bà thấy bực bội, năm thì mười hoạ mới được con chở đi chơi, những dịp ấy đối với bà vui như một ngày hội. Thấy Phượng xách theo va li, bà hỏi:
- Đi du lịch à?
Vừa nói bà vừa nhìn quanh khắp căn nhà như để kiểm soát một lần cuối cùng, theo thói quen trước khi đi xa. Không hiểu sao Phượng có cảm tưởng những tia nhìn của mẹ có vẻ lưu luyến rất tội nghiệp, chắc bà có linh cảm sẽ không được trở về đây nữa? Không muốn kéo dài giây phút đau lòng, nàng vội vã đưa mẹ ra xe. Phượng ngồi vào tay lái, tâm trạng bất an nên Phượng lái xe mà đầu óc để tận đâu đâu, mấy lần bị xe khác bấm còi inh ỏi. Bà mẹ bất chợt lên tiếng:
- Dũng lái xe giỏi hơn con, sao không để cho nó lái?
Rồi như chợt nhớ ra điều gì, bà hỏi giọng lo lắng:
- Đi du lịch mà sao không có Dũng và hai đứa nhỏ?
Phượng ậm ừ, tránh không trả lời, nàng cho xe ra khỏi xa lộ và tìm hướng vào thành phố. Viện dưỡng lão kia rồi, từ xa đã thấy một toà nhà đồ sộ sơn màu vàng nhạt, trông như một cái bệnh viện. Khi quẹo xe vô cổng, Phượng nhìn đồng hồ, 11 giờ 15, trễ mất mười lăm phút. Nàng hoảng lên, trời! làm thế nào nếu họ không tiếp và cho một cái hẹn khác? chắc nàng không có can đảm…
Đậu xe xong, Phượng kéo mẹ đi như chạy tới phòng hướng dẫn, nơi đó người ta chỉ cho nàng phải đi lối nào. Viện dưỡng lão có ba dãy nhà bao quanh một khu vườn rộng có trồng hoa, và nhiều cây lớn cho bóng mát. Nơi đây có nhiều cụ già chống gậy đi thơ thẩn một mình, hoặc túm năm tụm ba ngồi trò chuyện trên những băng đá, đó là các cụ tương đối còn mạnh khoẻ. Cũng có những cụ già ngồi trên xe lăn, đang được những người khán hộ đẩy đi quanh vườn để sưởi nắng. Khi hai mẹ con sắp bước tới cái cửa tự động để vô tòa buyn đinh chính giữa, bà mẹ bỗng chùn lại không chịu đi nữa, bà hỏi với một giọng lo lắng:
- Đây là đâu? trông không có giống khách sạn tí nào. Má không muốn vô, con đưa má về đi, má không muốn đi du lịch nữa.
Phượng dỗ:
- Vô một chút thôi má, vô làm giấy tờ xong rồi về.
Tới phòng nhận bệnh, Phượng trình giấy tờ và được mời vào, cửa được đóng lại ngay sau lưng. Bà y tá người da trắng, trông có vẻ hiền lành tử tế, mời hai mẹ con ngồi, rồi tự giới thiệu:
- Tôi là Ingrid, y tá trưởng ở đây. Còn đây là…
Phượng vội đỡ lời:
- Bà Nguyễn Thị Trình, mẹ tôi. Xin lỗi cô Ingrid, mẹ tôi không nói được tiếng Anh…
- Không sao cả, ở đây có bốn y tá là người Việt và cũng có một số bệnh nhân là Việt Nam, mẹ cô sẽ không cô đơn đâu.
- Được vậy tôi rất mừng.
Sau khi chờ cho Phượng điền một lô những giấy tờ liên quan đến bảo hiểm y tế, tên tuổi, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và những thuốc men mẹ nàng đang dùng, cô Ingrid cầm xem sơ qua một lượt rồi nói:
- Sáng mai chúng tôi sẽ đưa bà cụ đi khám bác sĩ để lập hồ sơ bệnh lý. Bây giờ tôi cho người đưa bà cụ đi nhận phòng.
Cô Ingrid bấm chuông, và một người tá mới xuất hiện, Phượng gật đầu chào và hỏi:
- Tôi đi theo được chứ?
- Dĩ nhiên! mời hai người theo tôi.
Cô y tá đi trước dẫn đường, hai mẹ con lúp xúp theo sau, bà mẹ đi sát vào con gái như tìm sự che chở, bà chỉ yên tâm khi có con ở bên cạnh. Họ đi thang máy lên lầu hai, tới trước căn phòng sơn màu xanh, có đề bảng số 204 B, cô y tá dừng lại, gõ nhẹ vào cửa hai tiếng, rồi mở toang cửa phòng:
- Đây là phòng của mẹ cô, ở chung với một bà cụ cũng người Việt Nam.
Rồi cô quay đi, sau khi chỉ cho Phượng chỗ để quần áo, cô ghé sát vào tận tai nàng thì thầm:
- Hai mẹ con từ giã nhau đi nhé, lát nữa tôi sẽ quay lại.
Phượng thấy tim nhói lên một cái, nàng đưa mắt nhìn mẹ, bà Trình đang nhìn theo cô y tá với một vẻ sợ sệt. Đợi cô ta đi khỏi, Phượng mới đưa mắt quan sát, căn phòng tương đối sáng sủa, tường sơn màu xanh dịu mắt, có một cái cửa sổ trông xuống vườn hoa. Ngoài một cái TV ở chính giữa, treo ở trên cao, và một cái bàn hình vuông có bốn cái ghế kê ở cuối phòng - chắc dùng làm chỗ tiếp khách - những đồ đạc còn lại, thứ nào cũng có hai cái: hai tủ đựng quần áo, hai bàn đêm và hai cái giường, một cái để trống dành cho mẹ nàng, và trên cái giường kia có một bà cụ đang nằm xây mặt vào tường. Thấy có tiếng động, bà ta quay lại, nở một nụ cười méo mó:
- Người mới hả? ở đây tụi tui kêu là… con so. Tui tên Năm, ở đây trên ba năm rồi. Không sao đâu bà cụ! vô đây làm bạn với tui cho vui, nằm một mình buồn lắm. Cái giường kia bỏ trống cả tháng nay, người nằm đó chết rồi, chết vì chứng ung thư máu…
Bà Trình rùng mình, kéo tay con gái:
- Ở đây toàn người bịnh, sợ quá, má muốn về nhà. Đi về lẹ lên đi con! mình ở đây khá lâu rồi đó, đã tới giờ con đi rước mấy đứa nhỏ, còn má phải sửa soạn bữa cơm chiều…
Phượng thở dài, lòng cô chùng xuống, tội nghiệp mẹ luôn luôn nhớ bữa cơm chiều… Đối với bà, bữa cơm chiều là quan trọng nhất, vì là giờ phút xum họp của tất cả mọi người trong gia đình trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc. Bằng tất cả thương yêu, trìu mến, mẹ chăm sóc miếng ngon cho cả nhà, hạnh phúc của mẹ là được nhìn thấy các con cháu sung sướng. Nếu mẹ biết sẽ chẳng bao giờ còn có những bữa cơm gia đình, sẽ chẳng bao giờ mẹ còn được tựa cửa ngóng trông con, cháu trở về? Phượng thấy lòng bất nhẫn quá, nhưng nàng biết sẽ phải cuơng quyết, nếu không, sẽ không còn cơ hội nào nữa. Tim đập nhanh trong lồng ngực, Phượng dìu mẹ ngồi xuống giường…
Đây là giây phút quan trọng nhất, Phượng ngập ngừng mãi, không biết phải mở đầu như thế nào. Sau cùng, nàng hít vô một hơi thật sâu để lấy thêm can đảm, rồi bằng tất cả cố gắng, nàng nắm lấy tay mẹ, giọng run run:
- Má nghe con nói! Đây là phòng của má, má hãy ở đây đêm nay, ngày mai con và Dũng sẽ đưa mấy đứa nhỏ vô thăm má…
- Ồ không… con ơi! Mẹ nàng kêu lên thảng thốt, vùng ôm chặt lấy con gái như sợ cô chạy mất, má không muốn ở đây, má chỉ thích cái phòng riêng của má, cái giường của má. Má nhớ hai đứa nhỏ, nhớ cái bàn thờ có hình của ba con…
Phượng ứa nước mắt, nàng cũng ôm mẹ thật chặt:
- Má hiểu cho con, con cũng đâu có muốn xa má. Nhưng tình thế bắt buộc, má cần người săn sóc, mà con thì không thể… Má ở đây con yên tâm hơn, vì luôn luôn có các bác sĩ, y tá thường trực ngày đêm, chăm lo sức khoẻ cho tất cả mọi người.
Bà mẹ vừa khóc vừa nói:
- Má không cần bác sĩ, má chỉ cần các con cháu. Giọng bà bỗng dưng tỉnh táo một cách lạ lùng, má biết dạo này má già cả, lẫn cẫn, không còn giúp ích gì cho mọi người, má vô dụng rồi. Chắc con giận má hay sơ ý, mấy lần suýt làm cháy nhà? Má cũng ân hận lắm, hãy cho má thêm một cơ hội nữa, má hứa sẽ không gây phiền phức cho con nữa đâu. Má hứa sẽ nhớ tắt bếp, má cũng sẽ không đi lang thang ra đường một mình, má sẽ ở nhà suốt ngày đợi con, cháu về…
Tới đây thì Phượng không thể chịu đựng nổi nữa, nàng cũng bật khóc lên thành tiếng, nước mắt chảy ròng ròng:
- Ồ không phải vậy đâu má, nhưng mà…
Phượng nghẹn ngào, không biết sẽ phải tiếp tục ra sao, hai mẹ con ôm nhau, cùng nức nở... Bỗng cánh cửa bật mở, cô y tá hồi nãy trở lại, thấy cảnh đó thì thở dài, làm việc ở đây đã lâu, những cảnh này đối với cô quen thuộc quá, nhưng mỗi khi phải chứng kiến, lòng cô không khỏi se lại. Chờ cho hai mẹ con bịn rịn thêm một lúc nữa, cô mới nhẹ nhàng an ủi:
- Mới đầu thì ai cũng vậy, nhưng chỉ dăm bữa, nửa tháng nữa thôi, mọi việc rồi sẽ đâu vào đấy cả.
Rồi cô quay qua, nói riêng với Phượng:
- Sáng mai sẽ có y tá người Việt Nam, hy vọng bà cụ sẽ thấy thoải mái. Cô yên tâm, chúng tôi sẽ săn sóc mẹ cô tử tế. Bây giờ cô nên về đi, như thế sẽ dễ cho chúng tôi hơn.
Bà cụ nằm giường bên bỗng lên tiếng:
- Dùng dằng mãi cũng chỉ đến thế, chẳng ích gì. Cô cứ về đi, không sao đâu, tôi sẽ an ủi mẹ cô dùm cho.
- Vâng cháu xin nhờ cụ.
Bà mẹ nghe thấy thế, thì vội vàng níu chặt lấy áo con gái. Phượng nhẹ nhàng gỡ tay mẹ ra, dỗ dành:
- Má thấy chưa? bác Năm tốt lắm, các cô y tá cũng vậy, ở đây ai cũng chỉ muốn giúp đỡ má thôi mà. Má yên tâm đi, chẳng việc gì phải sợ hãi cả. Bây giờ con phải về đón mấy đứa nhỏ nghen má.
- Thế con có trở lại không?
- Có chứ, nếu má đừng gây lộn xộn, chiều mai con sẽ đưa các cháu vô thăm má.
Phượng dịu dàng đặt một cái hôn lên trán mẹ, nàng ôm xiết mẹ một lúc rồi buông ra:
- Má! con phải đi, mai con sẽ trở lại.
- Con sẽ không bỏ má ở lại đây một mình chứ?
- Con sẽ vô thăm má thường xuyên mà. Phượng nói với mẹ mà như một lời nhắc nhở với chính mình, con hứa mỗi cuối tuần sẽ đến đón má về. Thôi bây giờ má đi nghỉ đi, con phải về lo cho các cháu.
Nói xong, Phượng đứng dậy, cô y tá lẹ làng đứng chen vào giữa hai mẹ con, và đẩy nhẹ lưng Phượng:
- Cô đi ngay đi, lẹ lên!
Cô ta nắm lấy cánh tay bà mẹ, nhưng bà dằng ra, run rẩy chạy theo con ra cửa:
- Con ơi! đừng bỏ má, van con đừng bỏ má!
Phượng ngập ngừng, quay lại, nhưng cánh cửa đã được khép lại sau lưng nàng, như một bức tường ngăn cách giữa hai mẹ con, ngăn cách những con người già nua, bệnh tật khốn khổ ở bên trong với thế giới vui tươi, sinh động ở bên ngoài. Phượng nghe tiếng mẹ gào lớn.



-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 25/Aug/2011 lúc 8:05am

 Hạnh Phúc Tuổi Già

javascript:openImage%28imgupload/im12895335701.jpg,259,380%29;">

Hạnh phúc tuổi già - còn có đôi
Tâm đầu ý hợp - chẳng chia phôi
Vui bao kỷ niệm cùng chung sống
.......
Sung sướng trọn đời thỏa mãn rồi!

Hạnh phúc tuổi già - hợp ý nhau
Vợ chồng trái ý thật buồn đau
Nhường nhau không giận - vui trường thọ
Cay đắng bất hòa - muốn tránh mau !

Hạnh phúc tuổi già - gần cháu con
Gia đình êm ấm tiếng cười dòn
Tình yêu thân tộc càng thắm thiết
Sống thọ bình yên với nước non!

Hạnh phúc tuổi già - ăn ngủ ngon
Càng già sức lực càng hao mòn
Uống ăn bồi dưỡng thêm xương cốt
Nên nhớ cữ kiêng tránh béo tròn!

Hạnh phúc tuổi già - tập chân tay
Vận động dưỡng sinh vui tháng ngày
Du lịch chung vui khi đủ sức
Dẻo dai trẻ lại sống lâu dài!

Hạnh phúc tuổi già - tri kỷ vui
Chơi cờ , thơ , nhạc giải khuây nhiều
Điện thư thăm hỏi thêm thân hữu
Tâm sự hàn huyên tuổi xế chiều!

Hạnh phúc tuổi già - nụ cười tươi
Hỷ xả khoan dung sống ở đời
Trải rộng tình thương cho độ lượng
Ra đi thanh thản cõi xa vời !

Hạnh phúc tuổi già - nhớ nguyện cầu
Từ bi hỷ xả - chẳng lo âu .
Giữ gìn chánh niệm cho tinh tấn
Hoan hỷ chia ly chẳng khổ sầu!

Minh Lương Trương Minh sung
Cali. ngày 09 / 08 / 2010


 

  
 
 
 
 
                                                                                                   



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 02/Sep/2011 lúc 7:48am

TUỖI GIÀ ,TÔI BIẾT...

 

Qua%20bộ%20ảnh%20cưới%20ngộ%20nghĩnh,%20cặp%20đôi%20muốn%20thể%20hiện%20tình%20cảm%20của%20họ%20sẽ%20bền%20vững%20tới%20đầu%20bạc%20răng%20long.

 
 
Thực sự càng vào tuổi già chàng càng “ ngớ ngẫn” và hay quên. Ngày xưa khi chàng còn trai trẻ thì có lẽ có “hạnh kiểm” hơn trong những ngày tháng muộn màng. Thuở ấy (dưới mắt chàng) tôi có một dáng dấp không đến nỗi tệ. Bây giờ chàng đã quên mất cô vợ ngày ấy; thay vào đó là những cái nhìn ngẩn, nhìn ngơ cho những cô gái chân dài bất tận, không liên hệ chi với chàng, mà còn khen rối rít,“con nhỏ đó có cặp giò ngon dễ sợ!” Đi ngoài đường thấy gái đẹp thì chàng quên bẳng là đang đi với vợ mà tưởng rằng tôi là thằng bạn nối khố của chàng, “ Trời! Trời! Ngó cái mông thiệt đã!” Có khi tôi đã thấy chàng nhìn chăm chăm mấy cô gái phô bày cặp ngực, khêu gợi, căng đầy nhựa sống; rồi chàng nhìn theo trong kính chiếu hậu tiếc ngẩn tiếc ngơ; tôi cũng đoán được chàng đang suy nghĩ gì!
 
     Có phải ông cha ta đã nói: “Gìa thì phải nên nết”. Hình như đây chỉ là một giả thuyết? “Cụ” nhà tôi bây giờ còn “tinh nghịch” hơn xưa. Cụ đã cùng với những cụ khác dấu diếm gởi cho nhau những tấm hình táo bạo, những khúc phim “đặc sắc” để chiêm ngưỡng, rồi cười đùa khoái trá như những cậu học sinh trung học ngỗ ngáo. Nếu bị phát giác thì cụ lại chối leo lẻo “No, I'm a good guy!” Mỗi lần có hình khỏa thân hấp dẫn hay phim “nghèo” là trong làng bằng hữu của chồng tôi thật nhộn nhịp, rộn ràng:- Mày cho tao xin phim này đi. Mày upload lên megaupload thì rất thuận tiện vì tao có premium account với thằng này. Ngay cả những anh thường hơi thẹn thùng trong chuyện đóng góp và tán dóc cũng trồi lên, “Thằng .......trồi lên chỉ khi nào nó ngửi thấy mùi : dâm , vú.... Tôi còn nhớ khi cụ nhà tôi gởi tựa đề của cuốn sách 365 sex positions lên mail group của cụ thì gần như suốt một tuần các cụ đã tranh cãi và thảo luận sôi nổi về đề tài nầy còn hơn những bài luận văn chính trị cuối mùa văn hóa hồi các cụ còn mài đũng quần ở Đà lạt! Chưa đủ, có cụ còn chôm nguyên cuốn sách trình làng với đầy đủ hình ảnh chi tiết. Có cụ còn muốn vớt vát cho cái lém lĩnh của mình bằng sự trấn an của khoa học:- Nói có sách, mách có chứng. Mỗi ngày chỉ cần 10 phút coi hình thiếu vải thì hạ huyết áp, tránh được bệnh tim. Bí quyết sống lâu đây rồi, mỗi ngày chỉ 10 phút thôi, không phải tin đồn bậy bạ mà có nghiên cứu đàng hoàng. Đã có gan coi hình tươi mát mà còn sợ “thượng mã phong!”
 
     Đàn ông, theo y học chứng minh-đầu óc của họ lúc nào cũng đầy dẫy chuyện gió trăng và hơi hám đàn bà lúc nào cũng vương vấn trong những cuộc đối thoại. Không sai tí nào! Khi chồng tôi dự định mua máy hình, anh hỏi loại máy hình gì tốt, đẹp và bền, thì ngay lập tức các đồng môn của anh xúm lại khuyên bảo :-Nhu cầu của mỗi người khác nhau, vấn đề là mình phải biết nhu cầu của mình là gì thì mới chọn lựa được sản phẩm thích hợp. Có người thích em trắng, kẻ thích em đen, người chuộng da rám nắng, kẻ thích vú bự, người mê ăn quýt. Tùy theo khẩu vị mà chọn hàng. Nhưng nói gì thì nói họ vẫn thuộc làu câu ca dao tục ngữ gối đầu giường “Ta về ta tắm ao ta...” Rồi lại phụ đề thêm Việt Ngữ:Cái này là nói mấy em chân dài, nói phở thôi. Cơm nhà dù sao vẫn chắc bụng, no lâu. Phở dĩ nhiên, nấu vừa mất thời gian lại còn tốn kém nhưng anh nào cũng khoái “ăn vụng”. Điều nầy không phải không đáng sợ.
 
     “ Trên bảo dưới không nghe.” Đây là điều đáng quan tâm nhất của các đấng mày râu khi họ đến tuổi về già. Tôi thấy đức lang quân của tôi thường nhận được những lời chia xẻ của bạn bè để làm thế nào mà “ trẻ mãi không già” Chưa đủ, họ còn truyền cho nhau những loại rượu, có khi luôn cả những thang thuốc truyền kỳ để cùng tìm hiểu bí quyết về huyền sử ái ân. Khi có dịp gặp nhau thì lại thì thầm, mách nước xem thử kết quả có ly kỳ như họ nghĩ hay không. Lạ lùng thay tôi chưa nghe anh nào thật sự thố lộ là những chung rượu thần kỳ và các liều thuốc nổi danh lịch sử đã làm cho họ cải lão hoàn đồng! Đức lang quân của tôi cũng đã dại khờ, liều mạng tu gần nữa chai rượu của một người bạn quý cho anh để đi tìm kết quả. Nhưng chàng đã quên mất rằng hai anh em, thằng lớn, thằng nhỏ, cùng một tuổi thì thuốc tiên, phép lạ cũng phải bó tay.
 
     Chồng tôi có một đặc điểm là biết “vâng lời” vợ. Một phần là nhờ anh ở phương tây khá lâu nên không ít thì nhiều anh cũng có tiêm nhiễm về nếp sống văn minh nơi xứ người. Kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật hoặc ngày của tình yêu mà quên là anh “lãnh nợ”. Để tránh khỏi mua quà tầm bậy anh thường cẩn thận hỏi trước (thà mất lòng trước được lòng sau!) , “ Em thích qùa gì cho sinh nhật của em?”. Tiền đâu anh mua hột xoàn, kim cương; tiền đâu anh mua xe hơi, nhà lầu hay những món quà đắt giá! Nhưng dại gì mà nói, anh phải tự suy nghĩ để đem lại sự ngạc nhiên vui thích cho mình- “Không cần đâu anh!Em đâu thiếu gì!” Ông chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, cứ thế mà làm theo, chẳng quà cáp gì ráo. Tưởng vâng lời như thế thì được điểm tốt, nhưng chiến tranh lạnh đã xảy ra. Anh lại ngây thơ thăm hỏi, “ Sao em lạnh lùng như băng giá?” Khi chiến tranh bùng nổ thì anh trả lời “ Em nói em không cần gì hết mà tại sao bây giờ không vui! Em nói sao thì anh nghe vậy có gì mà hờn giận, trách móc.........?.
 
     Nếu cho rằng anh là một ông chồng “lý tưởng”- nghĩa là: đẹp trai, vạm vỡ, hào hoa, phong nhã, đa tình, lãng mạng thì có lẽ anh sẽ được chấm hạng dưới trung bình; cũng có thể gọi là hạng chót! Nhưng anh là một người thật thà. Ngày xưa anh yêu tôi vì tôi có mái tóc thật dài, xõa ngang lưng, thơm mùi quyến rũ. Ngày hôm nay tôi càng cố gìn giữ bao nhiêu, thì hàng chục sợi tóc đáng thương cứ cuốn theo chiều gió mà bay mãi. Chải tóc cho tóc mượt thì chỉ thấy nền nhà phủ đầy những sợi tóc khô khan của tuổi đời. Anh bây giờ không còn vuốt tóc tôi như ngày xưa mà còn bảo: “ tóc em sao rụng quá cỡ vậy? Vài năm nữa không đội tóc giả thì cũng thành ni cô! Nghe mà nóng gà, muốn nổi tam bành lục tặc.
 
     Một điểm đặc biệt và “đáng yêu” của chồng tôi là anh rất thẳng thắng phải nói rằng- “toạc móng heo”. Tôi có một cái tính là thích ăn mặc hơi hở hang, có lẽ cũng muốn níu kéo một tí gì trước khi xã hội xếp mình vào dĩ vãng. Nhưng khi mặc áo đầm , váy ngắn hoặc áo cổ rộng tròn phơi bày thì sẽ được anh thẳng thắn khuyên nhủ:- “ Em mặc như vậy có ngày trúng gió bất tử.” Anh làm tôi cụt hứng-tưởng rằng ăn mặc mát mẻ sẽ làm anh gợi cảm và nhìn tôi như những đàn bà trẻ đẹp khác. Thiệt chán còn hơn ăn cơm nếp nát.
 
     Về nghệ thuật, chồng tôi có một cái nhìn rất khác người. Khi đi mua sắm, tôi thường “mời” anh đi theo, trước thì để xách đồ, sau là làm “cố vấn thời trang”. Có lẽ là vì được nhờ nên anh đóng góp ý kiến rất nhiệt tình. Áo quần hơi có bông ba màu sắc thì anh bảo “sao không mua thêm vài cái lư hương lập miếu lên đồng cho đủ bộ”. Khi mua nịt da bảng bự cho hợp thời trang thì anh đến bên tôi nói nhỏ “anh thấy tiệm kia bán nịt còn cho thêm cái khiên, cây kiếm và đôi sandal. Em mua để đóng phim Gladiators coi được lắm”. Còn mua quần nhiều túi thì anh chêm vào: “ Được đó! Mua cái quần này thì đi chợ khỏi cần trolley”. Tức muốn chết người.
 
     Đủ thói hư tật xấu, mất nết thiếu hạnh kiểm nhưng tôi biết rằng anh chỉ vui rôm rả với bạn bè. Có lẽ nhờ vậy mà lúc nào tôi thấy anh và các bạn vẫn luôn luôn trẻ mãi. Dù sáu hay bảy bó, không là chuyện lớn. Ngày nào anh và các bạn còn nhìn được hình tươi mát; ngày nào mắt còn rõ để phân biệt được bầu, mướp , cam, bưởi thì không thể gọi là già; ngày nào còn xách đồ được cho vợ, còn hơi để làm “cố vấn thời trang” là ngày đó còn hạnh phúc. Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt (khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
     
     Dương Ngọc Ánh









Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 22/Sep/2011 lúc 11:27am

CHUYỆN NHÀ CỦA TUI.....
Tác Giả: Huỳnh Tâm Hoài   
Thứ Năm, 22 Tháng 9 Năm 2011 06:51

Nhớ thời gian hảy còn son - Suốt đêm rụt rịt vẫn còn nẹo nhau

Một bên bà ngáy kho kho
Một bên ông ngủ cảng co cẳng dài
Xoay người xương cốt rả rời
Ông ngủ chẳng đặng khều khều bà ơi!

Giật mình bà phủi cái tay
Đồ già lảng nhách..cò mài chuyện chi?
Ơ nầy lại nghĩ bậy đi....
Ngáy chi..ngáy.. cái lổ tai tôi ù

Bửa kia bà ngủ gật gù
Ông xoay ông trở lu bù cả đêm
Khều khều véo nhẹ một bên
Giật mình ông hỏi:Lại kênh chuyện gì?

Cái ông! già dịch..thôi đi..!
Cả đêm nhúch nhích ..lấy gì ngủ đây....
Thế rồi hai kẻ hai nơi
Phòng ai nấy ngủ lẻ loi canh trường

Nhớ thời gian hảy còn son
Suốt đêm rụt rịt vẫn còn nẹo nhau                 



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 23/Sep/2011 lúc 7:32am

 

                  « Nỗi Đau Tuổi Già »
 
VÔ DANH

Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường ... nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm.  

Báo OC Register Thứ Sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người Châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào ?

Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người « đem cha bỏ chùa ».

Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có p***port hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường LAX mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.

Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có p***port của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không « entry permit ». Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái « mời khéo » về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.

Hai vợ chồng sang Mỹ từ 20 năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá lớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi : - « Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy ? ». Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng : - « Bả đi khỏi rồi ! ».

Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khoá nhà. Bà không có chìa khoá, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.

Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồng đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái « mủng dừa ». Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó « thành thật khai báo » rằng « để dành cho cha mẹ lúc về già ».

Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện « trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa ».

* * * * * 



Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 30/Sep/2011 lúc 9:10am
Một Ngày ở Nursing Home
Nguyên Thúy
 
http://lh4.ggpht.com/-lhYCq1mUoJk/ToPp2jnunjI/AAAAAAAAM3Y/PK0fknqwrwE/s1600-h/NURSING%252520HOME%25255B3%25255D.jpg">NURSING%20HOME  
 
Sau ba tháng du lịch ở Mỹ về, những người quen hỏi tôi điều gì làm tôi tâm đắc nhất. Không chút do dự hay suy nghỉ, tôi trả lời:
đó là cái Nursing Home.
Họ ngạc nhiên khi thấy tôi không đề cập đến những địa danh nổi tiếng: như Las vegas, Hollywood, Disney-land, những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới hoặc những cái Mall rộng lớn đi cả ngày chưa hết, những viện bảo tàng, những đại lộ thênh thang, chồng chéo lên nhau như những sợi mì....
Tôi đã hưởng một chuỗi ngày dài thật tuyệt vời,với biết bao điều mới lạ, hiện đại, tối tân mà từ truớc đến giờ tôi chưa hình dung hay tưởng tuợng ra nỗi.
Thế mà khi trở về Việt Nam, tâm trí tôi chỉ còn lắng đọng một điều làm tôi ưu tu, trăn trở, ray rức: cái Nursing Home mà mẹ chồng tôi đang sống.
Chặng cuối cùng của chuyến du lịch, chúng tôi đã ở Los Angeles mười lăm ngày để thăm viếng mẹ chồng. Hằng ngày, chúng tôi phải chuyễn hai chuyến xe bus, GardenGrove,Westminster, Bolsa và bao nhiêu đại lộ nữa mà tôi không nhớ hết tên, đưa chúng tôi gần trạm cuối cùng của lộ trình.
Chúng tôi phải đi bộ khoãng năm trăm mét để đến khu dưỡng lão của một tổ chức tư nhân. Đó là một khoảng đất rộng, nằm khuất sau đại lộ Hungtington hai con đuờng, cách bờ biển Hungtington chưa tới hai cây số. Một nơi yên tĩnh,vắng vẻ,với hai hàng cây sồi đưa vào cái ngõ cụt.
Gồm ba dãy nhà trệt, ghép thành hình chữ U, nó êm dịu với
những cánh cửa sơn màu xanh da trời, nổi bật màu sơn trắng của những bức tường, với những khung kính to trong suốt, lịch sự và trang nhã, bằng những tấm màn voan trắng che rủ. Những khóm hoa hồng, cẩm tú cầu đuợc trồng một cách mỹ thuật trước hàng hiên, dưới cửa sổ, tạo cảm giác vui tươi, hưng phấn khi ngồi trên bộ bàn ghế để phơi nắng hoặc hóng mát duới tàng cây.
Khi vợ chồng tôi đến nơi, kim đồng hồ của phòng trực chỉ 8 giờ 30 phút, bác sỉ và y tá đang đi từng phòng kiểm tra sức khoẻ cho các cụ già. Mẹ chồng tôi tươm tất, sạch sẽ trong bộ quần áo mới thay, nét mặt tươi tỉnh. Họ đã làm vệ sinh cá nhân cho bà từ sáng sớm, truớc khi dùng điểm tâm. Mâm thức ăn sáng chưa dọn, còn để trên bàn. Cô y tá người Việt vào kiểm tra huyết áp, đo lượng đường trong máu, rồi rót nuớc, bỏ thuốc vào miệng bà, ân cần thăm hỏi.
Mẹ chồng tôi không còn nhiều trí nhớ để trò chuyện. Bà hờ hững trả lời những câu hỏi không chính xác, mạch lạc. Những ngày đằng đẳng ở đây đã làm bà trở nên câm lặng. Trái ngược với thuở sinh thời, bà nổi tiếng là người nói nhiều. Ánh mắt vô hồn, lúc nào cũng nhìn lên trần nhà và tách biệt với cảnh vật chung quanh.
Thời gian đầu cách đây mười bảy năm, cô em chồng đã bảo lãnh bà sang Mỹ. Bà đã sống một mình trong một căn phòng mà chính phủ ưu tiên cho nguời già thuê. Ban ngày bà ở đó, chiều đến con cháu thay phiên đón về nhà ăn, ngủ, tắm rửa. Sáng hôm sau lại tiếp tục, như một em bé đi nhà trẻ, đều đặn từ tháng nọ sang năm kia.
Gần đây, do tuổi tác quá cao (93 tuổi), bà bị té gãy xương đùi, không thể đi lại đuợc,và không thể tự lo vệ sinh cá nhân, nên cô em chồng sau khi bàn tính với các anh chị đã quyết định đưa bà vào đây. Anh em chúng tôi như bị dồn vào ngõ cụt, tiến thoái đều lưỡng nan. Khó tìm một giải pháp vẹn toàn, con đường nào cũng trắc trở, chông gai. Phải chăng là do số phận, do định mệnh hay do nghiệp lực? Cuối cùng phải tự an ủi và chấp nhận, đó là quy luật đời thuờng mà xã hội đặt ra để giải quyết.
Lúc chưa sang Mỹ, tôi rất có thành kiến không mấy tốt đẹp và phản đối việc đem gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão. Giờ đây tôi mới biết rằng tôi hiểu chưa thấu. Luật pháp ở đây không cho nguời già yếu và trẻ con ở nhà một mình. Thuê nguời giúp việc thì không có, hoặc rất là đắc đỏ. Con người ở đây chịu rất nhiều áp lực về công việc làm ăn, tiền bạc.
Để đáp ứng nhu cầu vật chất gọi là thiên đường của sự hưởng thụ, nguời ta phải đánh đổi bằng những món nợ khổng lồ, mà người ta truyền miệng nhau: "không mắc nợ không phải là người Mỹ", đánh đổi sự mất mát tình cảm, đổ vỡ hạnh phúc gia đinh, có khi luôn cả sinh mạng.
Những tấm gương hiếu thảo của thầy Mẫn Tử Khiên trong Nhị Thập Tứ Hiếu: "thờ cha sớm viếng khuya hầu" sẽ không có chổ đứng trong thời khóa biểu của các người con ở thời hiện đại này. Chỉ có những viện dưỡng lão mới đáp ứng những lổ hổng mà người con không thể lấp đầy đuợc.
Ở đây, chỉ cần một cái nhấn chuông là có bác sĩ, y tá, điều dưỡng, sẳn sàng đáp ứng, giải quyết điều mình yêu cầu. Mẹ chồng tôi kêu đau bụng, là có ngay hai cô điều dưỡng nguời Mễ cao to, khỏe mạnh bồng bà đặt lên cái ghế dành cho nguời khuyết tật, đẩy vào nhà vệ sinh. Tiểu tiện thì tự do thãi vào tả lót, đến giờ họ đi thay.
10 giờ sáng và 3giờ 30 phút chiều, các cụ đuợc tập trung ở phòng giải trí. Những chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp thứ tự quanh chiếc bàn dài. Họ tham gia những trò chơi đố chữ, chuyền banh, những trò chơi vận động tay chân, nghe nhạc, xem tivi, và kết thúc bằng bánh ngọt hay trái cây với nước giải khát.
11 giờ 30 và 5 giờ chiều các cụ tập trung ở phòng ăn. Những mâm thức ăn dư thừa năng lượng. Ai không thích ngồi tại đây, thì yêu cầu mang vào phòng. Những chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp quanh cái bàn tròn. Bàn này có tám nguời, ba người đàn ông và năm người đàn bà.
Chỉ có mẹ chồng tôi là người Việt. Ông Mỹ đen trên bốn mươi tuổi, bị tai biến mạch máu não, tay không cử động được, nên người điều dưỡng phải đút cho ông và hai bà kế bên. Tôi đặc biệt chú ý đến một bà Mỹ trắng, tuổi trên độ "thất thập cổ lai hi", nét mặt thanh tú, dáng người thon nhỏ, mãnh mai. Thời con gái chắc bà được xếp vào hàng mỹ nhân. Đôi mắt to và buồn. . . . đôi mắt như biết nói, khi đối diện với một người nào.
Ngày đầu tiên, bà nhìn tôi cười và chỉ mẹ chồng tôi hỏi "tôi là gì". Tôi trả lời là “con dâu”. Câu chuyện giữa tôi và bà chỉ dừng lại ở những câu xã giao thông thường. Vốn liếng Anh ngữ nghèo nàn của tôi, không cho phép tôi tìm hiểu sâu hơn nữa. Hoặc nếu bà có tâm sự, tôi cũng không thể hiểu hết đuợc.
Một bữa, tôi thấy bà không chịu ăn, bà ngồi trầm ngâm, rồi những giọt nước mắt liên tục tuôn trào trên gò má xanh xao. . . Bà khóc nức nở. Những người bạn cùng bàn an ủi, làm bà càng khóc to hơn. Tôi nắm tay bà, lau nước mắt và đút cho bà ăn. Bà vẫn khóc như một đứa trẻ. Liên tiếp ba ngày như vậy.
Tôi được biết qua cô y tá nguời Việt, là lâu rồi con bà không đến thăm. Hình ảnh tôi đút cơm cho mẹ chồng, làm bà nhớ con và chạnh lòng buồn tủi. Những ngày sau cùng, tôi không dám đưa mẹ chồng ra phòng ăn. Tôi không dám nhìn bà khóc thêm nữa. Lòng tôi cũng xao động, nước mắt tôi cũng chảy dài. Bởi tôi là người rất nhạy cảm và dễ xúc động.
Tôi rón rén ra nhìn. Bà ngồi đó, đôi mắt xa xăm, tư lự. Chắc chắn bà đang nghĩ về con bà. Biết bao câu hỏi, đang quay cuồng trong tâm trí: sao lâu rồi con không đến, bận rộn hay có sự bất trắc gì đã xảy ra? Bà vừa lo, vừa buồn, rồi giận, rồi thương, nhớ, làm bà không tự chủ, đè nén những cảm xúc của mình.
Chắc chắn, không biết bao nhiêu lần, cuốn phim dĩ vãng của một thời vàng son đã lần lượt, thường xuyên quay lại trong ký ức của bà. Bà nhớ đến người chồng quá cố, nhớ những đứa con bà hết lòng thương yêu, nhớ những ngày đầm ấm hạnh phúc, nhớ những lo toan, thăng trầm trong cuộc sống. Giờ này con bà có biết bà đang mõi mòn trông đợi hay không?
Ở đây, cái viện dưỡng lão này chỉ giúp người già cải thiện, bù đắp những thiếu sót về vật chất, mà con cái không thể hoàn thiện đuợc. Bác sĩ, y tá, thức ăn, thuốc men, máy móc, chỉ giúp họ hết đau đớn về thể xác. Cái tensionmètre chỉ đo đuợc chỉ số huyết áp giao động trong ngày, các máy móc kỹ thuật cao phát hiện những tổn thương sâu trong cơ thể.
Tất cả những thứ đó không giải quyết, chữa trị đuợc những đau đớn tinh thần, những giao động tâm lý, những khắc khoải triền miên của lòng khát khao yêu thương. Đó là căn bệnh trầm kha mà không máy móc, bác sỉ, y tá nào chữa trị đuợc. Đó là thứ thức ăn linh nghiệm và hiệu quả mà con nguời đã mõi mòn tìm kiếm và chưa bao giờ thấy no đủ.
Mẹ chồng tôi có sáu nguời con: bốn trai hai gái. Một mình bà nuôi nấng sáu người con khôn lớn trưởng thành. Giờ đây khi tuổi tác chồng chất, sáu người con không chăm sóc được một mẹ già. Dù rất thương mẹ, dù biết công đức sinh thành dưỡng dục, sâu rộng như trời biển; nhưng không thể nào làm tròn bổn phận, bởi những tất bật, căng thẳng và đa đoan của cuộc sống.
Bên Mỹ có ngày Mother's day và Father's day. Việt Nam có ngày Vu Lan -Bông hồng cài áo. Ai còn cha mẹ thì cài một đoá hoa cẩm chướng đỏ hay hoa hồng đỏ. Ai mất mẹ thì cái một bông cẩm chướng trắng hay hoa hồng trắng. Một hình ảnh biểu trưng, chọn một ngày để nhắc nhở những ai diễm phúc còn có mẹ, để mà yêu thương và trân quý. Với tôi một ngày trong một năm như thế là quá ít ỏi. Chẳng khác nào hạt muối trong đại dương.
Mỗi ngày, ít lắm mỗi tuần, tệ lắm mỗi tháng, ta phải tự cài lên áo một hoa hồng đỏ, qua một món quà mà mẹ yêu thích: cái bánh, củ khoai, trái chuối, ly sữa. . . . một lời thăm hỏi ân cần, một câu nói ngọt ngào, một ánh mắt ấm áp chan chứa yêu thương, một cử chỉ âu yếm, quan tâm, lo lắng. Đó là đóa hoa hồng đỏ, đã tự nở trên áo của ta, không đợi đến ngày Vu Lan được mọi người nhắc nhở.
Em chồng tôi, đều đặn mỗi ngày ghé thăm mẹ,với những món quà mà bà mẹ Việt Nam yêu thích. Mỗi tuần cô cài đủ bảy hoa hồng đỏ thắm. Bảy ngày hạnh phúc và luôn thầm cảm ơn cái đặc ân còn có mẹ để mà tự nguyện và hiến dâng. Thế mà mẹ chồng tôi vẫn không chịu đựng đuợc sự trống vắng, cô đơn khi không có sự đồng cảm giữa những người xa lạ và ngôn ngữ bất đồng. Lúc nào bà cũng muốn về nhà, khẩn khoản muốn về nhà.
Cùng phòng với mẹ chồng tôi là một bà cụ nguời Bắc năm 54, mới đưa vào ba hôm. Nguời con gái lấy chồng lính Mỹ, đã bảo lãnh bà sang đây mười mấy năm về truớc. Bà chỉ còn da bọc xương, lưng còng gần 90 độ. Bà nằm co quắp như con tôm luộc chín . Bà không còn đủ sức để ngồi lâu.
Bà chỉ ăn cháo và uống sữa. Buổi trưa, người con gái đem cháo đến đút cho bà, phát hiện đầu bà không ngẩng lên đuợc. Cô ta hốt hoảng la toáng lên: "tại sao bà không ngẩng đầu lên được, tụi nó đã làm gì bà?. Có phải tụi nó giật đầu, giật tóc bà không ? Để tôi đi hỏi cho ra lẽ?".Bà không còn hơi sức mà trả lời.
Từ khi bà đến nằm trên cái giường này, tôi chưa nghe bà nói gì ngoài tiếng thều thào yếu ớt:"cho con về nhà, con muốn về nhà". Bà nhìn tôi cầu cứu, tôi nắm bàn tay khô đét, lạnh ngắt và hỏi bà cần gì. Bà chỉ nói một câu đó, lập đi, lập lại không biết bao nhiêu lần.
Bà tới đây từ một cái viện dưỡng lão khác, mà cô con gái chê là tệ quá. Cô ta sốt ruột vì thấy mẹ mình suy sụp nhanh chóng. Cô phản ứng lồng lộn. Lòng thương mẹ mù quáng làm cô thốt ra những câu nói không tế nhị. Bác sĩ và xe cấp cứu đến, người ta đưa bà vào bệnh viện lớn để rà soát lại cơ thể. Căn phòng chỉ còn lại một mình mẹ chồng tôi.
Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình
Sáng khuya trưa tối, nhìn quanh một mình
Đời mong manh quá, kể chi chuyện mình
Đó là những câu hát não nùng, thật chua chát và đắng cay mà nhạc sĩ Lam Phương đã viết cho số phận của mình vào cuối đời, với những dư chứng của bệnh tai biến mạch máu não.
Chúng tôi về lại Việt Nam, với linh tính biết đây là lần cuối cùng chúng tôi còn thấy mẹ. Buổi chia tay đẫm nước mắt và đau buồn trỉu nặng tâm tư. Mười ngày sau, vào một đêm cuối mùa hạ 2006, mẹ chồng tôi đã vĩnh viễn không mở mắt nhìn cái trần nhà, mà mấy tháng ròng rã bà ít khi rời nó. Bà ra đi trong sự an giấc của mọi người, âm thầm lặng lẽ không một ai hay biết. Còn biết bao bà mẹ khác cũng đã và sẽ ra đi trong cô đơn tẻ lạnh như thế này.
Tất cả con cháu ở rải rác ở nhiều tiểu bang đau đớn khi nhận đuợc tin khủng khiếp này. Cô em chồng tức tưởi vì bà không đợi cô. Chỉ vài tháng nữa cô sẽ nghĩ hưu non, sẽ đem mẹ về nhà phụng duỡng. Cô đã không điều đình được với Thần Chết. Mọi nguời câm lặng chịu đựng.
Trong thâm tâm ai cũng trăn trở, ray rứt, xót xa vì biết bao điều chưa thực hiện: "địa ngục chứa đầy những dự định tốt đẹp".
Làm sao cân bằng lại tâm lý, tìm lại an bình, một khi lòng cứ khắc khoải bỡi những dằn vặt, ăn năn.
Thời gian trôi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Người ta đã chế tạo ra nhiều thứ. . . . kể cả nguời máy, nhưng có một thứ họ không chế tạo được là trái tim người mẹ. Con người vẫn ăn ngủ, làm việc, theo cái đà tiến hóa. Không biết đủ, không vừa lòng, họ có thể bị con lốc cuốn trôi theo cái thảm họa đua đòi vật chất.
Nếu không cảnh giác không dừng lại đúng lúc, họ sẽ là một thứ nô lệ mà suốt cuộc đời họ không hề biết hạnh phúc đích thực là gi. Quên bản thân, quên quyến thuộc, quên luôn cả tử thần đang
rình rập, chờ đợi, bất cứ lúc nào cũng có thể cướp đi sinh mạng vốn đã mong manh trong từng hơi thở.
Tại ai? Tại con người? Tại xã hội hay tại ta sinh lầm thế kỹ?


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 05/Oct/2011 lúc 7:45am

          GIẤC MỘNG VỀ HƯU                       

Vốn hiền lành, thật thà, tin người như tin mình, ông nghe cảm động quá, lấy cô, vừa cứu được một kiếp người vừa có một cô vợ trẻ đẹp....................


Bà lìa đời đúng vào ngày ông chính thức nghỉ việc để về hưu, chắc bà muốn hưởng nhàn một mình một cõi nơi bên kia thế giới, để lại giấc mộng nghỉ hưu mà ông đã lên kế hoạch từ lâu, nay chỉ còn một mình ông với nỗi buồn ngơ ngẩn. Đứa con trai duy nhất của hai ông bà từ tiểu bang khác dẫn vợ con về lo tang lễ của mẹ xong, đã đề nghị ông về ở với chúng để cha con, ông cháu đoàn tụ, để ông nương tựa lúc tuổi già. Lời đề nghị rất hợp lý hợp tình, nhưng điều này ông chưa hề nghĩ tới. Cả một đời vất vả làm việc, ông chờ đợi cái ngày được nghỉhưu này để rong ruỗi đó đây, hay để nằm nhà hưởng nhàn, đọc sách báo, coi tivi, và lên internet là cả một cái thư viện khổng lồ để mở mang kiến thức.

Ông từng mơ hai vợ chồng sẽ đến New York vào mùa đông, sau những bữa ăn chiều với rượu vang chếnh choáng... Ông bà trở về phòng trọ ấm cúng..., ngoài kia tuyết rơi, gió lạnh... Điều ấy không ảnh hưởng gì đến ôngcả, vì ông có phải thức dậy đi làm nữa đâu, ông cứ việc ngủ chán chê, muốn dậy lúc nào thì dậy. Rồi ông sẽ vén màn cửa sổ nhìn xuống đường, trong mùa Đông rét mướt kia có bao nhiêu kiếp người đang lao vào cuộc sống, đang tính toán từng giờ từng phút để nghỉ ngơi, để làm việc.

Ông buồn thật, nhớ bà, nhớ những bữa cơm, giấc ngủ, những lúc bà hiền dịu, và cả những lúc bà đanh đá mắng mỏ ông. Sự mất mát,đau thương còn mới quá, ông chả biết làm gì cho hết một ngày, thì về với gia đình thằng con trai vậy..

Nhà có hai vợ chồng với hai đứa con, thêm ông nữa là năm người, ra vào gặp nhau cũng thấy vui. Nhưng chỉ mấy ngày đầu thôi, dần dần ông biến thành "vú em" cho nhà nó, trông hai đứa cháu nội, đưa đón chúng đi học, chúng muốn ăn cơm, uống sữa cũng gọi ông, thậm chí vào nhà tiêu cũng gọi ông… Ăn uống thì con dâu ông quyết định, ông thèm ăn cơm với thịt kho mắm, thì nó bảo món ấy hôi nhà, mời bố ăn món khác. Con dâu còn gợi ý khi thấy ông thơ thẩn một mình:
-Nếu bố rảnh rang, buồn chân buồn tay không biết làm gì, thì bố cứ việc hút bụi nhà hay ra vườn cắt cỏ, vừa giết thời gian vừa được việc bố ạ
.

Trời ơi, con trai và con dâu coi như đời ông đang tàn, ở đây làm việc vặt cho nó rồi chờ chết hay sao? Thời gian nghỉ hưu của ông là vô giá, không tiền bạc nào mua nổi, ông cần dùng nó để vui hưởng, đâu có dư thừa mà phải tìm cách giết nó như con dâu ông đã tuyên bố!

Một tuần sau ông giã từ gia đình thằng con để trở về ngôi nhà của chính ông. Ông bắt đầu lại cuộc sống độc thân khi tuổi đời đã 66, là một người khoẻ mạnh và nhiều tình cảm, ông muốn về thăm lại Việt Nam sau 25 năm xa cách. Hai mươi lăm (25) năm qua hai vợ chồng ông cùng làm việc chăm chỉ, chẳng những đã giúp cho con trai một món tiền mua nhà khi nó cưới vợ, ông bà cũng có một căn nhà, một ít vốn, và lương hưu này nọ của ông, cộng với 401k… mỗi tháng gần 2000, tha hồ cho ông hưởng một cuộc đời phong lưu.

Về Việt Nam, ông ở chơi dưới quê với bà con họ hàng vài tuần rồi lên thành phố Sài Gòn thuê khách sạn, nơi đây là chốn cũ ,những con đường, những khu phố, đầy ắp kỷ niệm. Ông như thấy mình trở lại thời trai trẻ. Quán cà phê nào ông đã từng hẹn hò, cơn mưa nào còn đọng lại trong hồn ông những vũng nước... Những vết bùn của bước chân vội vàng chiều cuối phố...

Những ngày xưa đâu? Những mối tình ngắn dài đâu? Ông bâng khuâng bước vào một quán nước mong tìm lại chút hương vị ngày xưa. Nhưng nay đổi khác quá, các cô gái phục vụ trong quán vây quanh ông. Chẳng hiểu sao họ biết ông là Việt Kiều nên rối rít hỏi thăm đủ chuyện? Lòng ông tràn trề niềm vui và hãnh diện. Ông đâu có ngờ ở tuổi này còn được các cô săn đón chiều chuộng như thế! Họ gọi ông bằng anh và xưng em ngọt xớt. Có một cô xinh nhất đám tiếp chuyện ông lâu nhất. Đôi mắt cô liếc, đôi môi cô cười, dù ôngluôn khẳng định cô chỉ ở hàng con cháu, mà sao cô vẫn là những ngọn sóng làm ông phải chòng chành chao nghiêng.

Ngày nào ông cũng đến quán để gặp cô gái xinh đẹp đó. Cô thì thầm tâm sự với ông, cô tên Bưởi, một cô gái quê con nhà nghèo, phải tha hương lên Sài Gòn bán quán để kiếm tiền nuôi cha mẹ già, em nhỏ. Cô tha thiết mong được làm vợ ông, sang Mỹ sinh sống để hầu hạ ông.

Vốn hiền lành, thật thà, tin người như tin mình, ông nghe cảm động quá, lấy cô, vừa cứu được một kiếp người vừa có một cô vợ trẻ đẹp. Từ ngày vợ mất đôi khi ông cũng thấy lòng trống vắng, cô đơn, cũng mong muốn có bàn tay người đàn bà ấp ủ.

Thế là ông theo cô Bưởi về quê ra mắt cha mẹvợ tương lai và làm đám cưới. Mối tình không biên giới kể cả về tuổi tác và khoảng cách địa lý chỉ sau 9 tháng đã thành sự thật. Cô Bưởi được sang Mỹ đoàn tụ với chồng.Được vui duyên mới ông đã chịu nhục nghe thằng con trai gọi phone sang đay nghiến, ông già rồi mà còn mê gái, vợ con gì cái thứ gái bia ôm đó! Và câu kết luận của con trai là từ bố luôn. Thôi đành, ông thương con thương cháu, nhưng ông cũng phải thương chính cái thân ông chứ.

Từ nay ngôi nhà ông lại ấm cúng vì đũa đã có đôi, dù là đôi đũa lệch, ông phải tân trang lại ngoại hình, nhuộm tóc đen, làm răng giả, mặc quần jean áo thun và cả cách ăn nói cho trẻ trung để thích hợp vớicô Bưởi. Ông chợt khám phá ra một báu vật vô giá ông đánh mất từ lâu mà không biết. Đó là hai chữ “tự do”, vợ ông từ giã cõi đời cũng đồng nghĩa là mang trả lại cho ông sự tự do mà bà đã nắm trong tay suốt bao nhiêu năm qua.

Ông tung tăng dẫn cô Bưởi đi phố, đi chợ, đichợ Mỹ thì không sao, vì chẳng ai để ý đến vợ chồng ông cả, nhưng vào chợ ViệtNam , sao người Việt Nam mình tinh đời thế, ông bắt gặp những cái nhìn tò mò, châm biếm như muốn nói ông già mà còn ham lấy vợ trẻ. Ông đưa cô đi shopping ở Wal-Mart mà cô đã hoa mắt lên, khen quần áo tiệm này sang trọng quá, cô Bưởi vui sướng bao nhiêu lòng ông hạnh phúc bấy nhiêu

Một năm trôi qua, ông vẫn thấy hạnh phúc còn mới mẻ, nhưng cô Bưởi thì không, cô đã biết chê đồ Wal-Mart rổm, chê nhà hàng nọ không ngon, cô đã biết đánh giá cũng là cái xe hơi 4 bánh nhưng loại nào sang hơn, đẹp hơn. Ông chiều cô vợ trẻ , sắm cho cô một xe hơi đời mới đắt tiền. Rồicô đòi đi làm, ở nhà hoài chán quá, cô cần có tiền để mua sắm thêm và giúp đỡ cha mẹ ở Việt Nam . Ông yêu cô, không muốn rời cô chút nào, lương hưu ông dư sức nuôi cô ở nhà với ông suốt đời. Nếu để cô đi làm hãng xưởng ông sợ có ngày mất vợ vì mấy thằng Mễ khoẻ mạnh đẹp trai... May quá cô đòi học làm nail! Nghề nail chăng có bao nhiêu thợ là đàn ông, còn khách hàng thì toàn là phụ nữ.

Mộng cô đã thành, cô Bưởi đi làm nail, bản tính dạn dĩ xông xáo, chỉ trong vòng một năm mà cô bay nhảy hết tiệm này sang tiệm khác đến mấy lần. Cô đi làm từ sáng đến tối, để ông ở nhà thui thủi và mong ngóng cô như trẻ mong mẹ đi xa về! Ông chẳng thể nào kiểm soát được giờ giấc của cô. Hôm thì cô nói khách đông, hôm thì cô bận đi shopping với bạn bè… Đó là những lý do cô thường xuyên về trễ.

Để níu chân cô vợ trẻ, ông muốn có 1 đứa con cho vui nhà vui cửa, đàn bà khi có con thì sẽ chín chắn hơn. Cô Bưởi ngày càngăn diện, quần áo đồ hiệu lộng lẫy, còn những quần áo cô sắm ở Wal-Mart trước kia bây giờ thành rẻ lau hay đem cho Goodwill rồi. Cô bĩu môi chê ông nhà quê không hợp thời, cô ít sánh đôi với ông, ông chỉ còn mỗi một ưu điểm mang ra khoe là anh yêu em vô bờ bến, cả đời anh dành cho em đây.

Khi cô Bưởi báo tin đã có thai, ông mừng quýnh quáng hơn cả ngày xưa vợ ông đã mang thai thằng con trai cưng duy nhất của ông, rồi cô sinh một thằng cu tí mà cô nói rằng nó giống ông như đúc.

Từ ngày có baby nhà cửa vui thật, ông bận rộntưng bừng, hết pha sữa lại thay tã, bế con, ông đứng ngồi không yên mỗi khi nó gào khóc, còn mẹ nó lại đi làm nail đến tối mịt mùng mới về nhà như cũ.

Nhưng một ngày cô Bưởi không về nữa! Ông đợi cô trắng đêm, sáng hôm sau ông lục lọi mọi ký ức để đoán xem cô đang làm nail ở tiệm nào, vì những chủ tiệm nail đều là người Việt Nam nên ông ngại chẳng ra mặt bao giờ và vì cô Bưởi không cho phép. May quá, ông đã đến đúng chỗ, một cô thợ nail nói: "Betty chơi thân với cháu, Betty tâm sự vì cha mẹ ngăn cản nên Betty phải trốn đi cùng người yêu để xây tổ ấm rồi". Thế hai bác không biết Betty đang yêu Tư Chuột à?

Ông ngẩn người, chết đứng ra, vợ ông Nguyễnthị Bưởi đi làm nail với tên Mỹ là Betty đã đi theo thằng Tư Chuột! Ông đau đớn vì mất vợ mà cô này tưởng ông đau đớn vì mất con càng làm ông bối rối. Ông hỏi một câu vụng về:
-Tư Chuột là thằng phải gió nào thế? Cái tên Tư Chuột thấy mà ghê thì bà nào dám đến làm nail?


Cô gái cười giải thích:
- tên Mỹ nó là Peter,tên Việt Nam là Tư, mặt nhọn hoắc như mặt chuột nên tụi cháu gọi thế.

Ông về nhà đành làm thân gà trống nuôi con, giận vợ nhưng con ông có tội tình gì, ông càng thương con hơn... Thằng bé 8 tháng tuổi, mập mạp khoẻ mạnh, bú vèo một cái hết bình sữa, chắc nó biết thân phận không có mẹ chăm sóc nên chẳng nỡ làm khó dễ cha già, nhưng mỗi lần ông thay diaper cho nó thì nó chẳng biết điều tí nào,hai chân nó vung vẫy lung tung làm ông lọng cọng dán mãi mới xong miếng băng keo…


Ông lo lắm, nếu cô Bưởi đi luôn không bao giờtrở lại thì sao? Ông tưởng tượng một ngày nào ông ngã bệnh, yếu đuối, phải vào Nursing home, thằng cu tí phải vào mộtnhà trẻ từ thiện nào đó, hai cha con sẽ là hai phương trời cách biệt. Ông thương cu tí quá, đành phải nhịn nhục mà kêu gọi cô Bưởi về thôi, ông liền đănglên báo mục nhắn tin tìm vợ:

‘Bưởi em, ở đâu về gấp, anh sẽ bỏ qua mọi chuyện để chúng mình cùng lo cho con”


Ông hi vọng và chờ đợi cô Bưởi hồi tâm trở về,có một cú phone gọi cho ông, nhưng không phải cô Bưởi mà là bạn cô Bưởi, cái người ông đã gặp ở tiệm nail trước kia, cô hỏi địa chỉ đến nhà thăm ông, lần này cô tỏ ra hiểu chuyện:
-Cháu xin lỗi bác, lần trước cháu tưởng bác là bố của Betty, nay có người nói với cháu bác là chồng nó, đọc lời nhắn tin tìm vợ của bác trên báo thấy tội cho bác quá, nên cháu đến đây để cho bác biết cái thằng con mà bác đang nuôi đó không phải là con của bác đâu".


Ông lắp bắp:
-Tại sao cô biết nó không phải là con tôi?


Cô ta khẳng định:
-Betty nói với cháu mà,bác xem, mặt thằng nhỏ giống Tư Chuột y khuôn, hai mắt lồi đen, cái mặt nhọn hoắc.


Ông mở to mắt nhìn thằng bé, nó đang nằm cười toe toét, đâu biết mình đang là cục nợ trong ngôi nhà này. Trời ơi! Đúng quá,cô Bưởi cứ nói nó giống ông, nhưng mắt ông đâu có lồi, mặt ông đâu có nhọn thế kia, ông mê mẩn, mù quáng quá, ngày nào cũng ở bên nó mà không nhận thấy sự khác biệt này.

Khi cô làm nail về, ông gục đầu xuống bàn , tức giận và đớn đau!

Hôm sau tỉnh trí , ông lại bỏ vài chục đồng đểđăng lời nhắn tin khác trên báo:

“Hai cháu Bưởi và Tư Chuột (tức Betty và Peter) ở đâu về gấp để đoàn tụ với con của hai cháu là thằng Cu Tí. Chúc hai cháu trăm năm hạnh phúc”.


Lần này thì cô Bưởi lên tiếng, ông nhận được lá thư của cô vài dòng ngắn gọn:

“Đúng thằng cu Tí là con của cháu và anh Tư Chuột, nhưng Tư Chuột đã bỏ cháu, cháu cần rảnh tay để làm lại cuộc đời đầy hoa mộngphía trước, bác đã mang cháu qua Mỹ,mong bác hãy làm ơn cho trót, nuôi thằng cu Tí, để hủ hỉ cùng bác lúc tuổi già xế bóng. Cám ơn bác”


Tác Giả: Nguyễn Thị Thanh Dương 
                   



Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 12/Oct/2011 lúc 12:18pm
MỘT CUỐC TAXI
Une course en taxi
http://caonienbachhac.com/bac_tai_xe_taxi.pps - - http://caonienbachhac.com/bac_tai_xe_taxi.pps
 

 


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 28/Dec/2011 lúc 7:01pm
Cõi già trên đất lạ
nguyễn đức nguyên
http://music.forvn.com/show/455362.html - http://music.forvn.com/show/455362.html
 
 


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 11/Jan/2012 lúc 4:15am
http://www.viettogether.com/audio/?frame=view&id=118#">Cuộc Tình Cuối Đời
Nguyễn Đạt Thịnh
http://www.viettogether.com/audio/?frame=view&id=118
 


-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 27/Jan/2012 lúc 11:36am

 

Đắng%20chát%20tình%20mẫu%20tử

MẸ GIÀ

Tại trước khu chợ Phúc Lộc Thọ, CA., Phuc Jean cũng đã gặp một bà già Việt Nam lụ khụ ngả nón ăn mày. Không biết bà sang Mỹ đã lâu hay bây giờ mới qua ? Tại sao bà lại phải ăn mày ở cái xứ người già có tiền welfare đàng hoàng ? Ôi, vì sao ? tại sao ? làm sao ? 
Trong giờ lễ Chủ Nhật, tại nhà thờ Saint Columban, linh mục Tiến đã làm nhiều người nghe phải nhỏ lệ khi ông kể một câu chuyện về một người Mẹ đã nuôi cả mười đứa con thành công về tài chánh, đứa Bác Sĩ, đứa Kỹ Sư, Dược Sĩ, nhưng rồi cả mười đứa con ấy, không nuôi nổi một bà Mẹ già. 
Đứa nào cũng có lý do để từ chối không muốn ở với Mẹ. Linh mục T. cũng kể lại lúc ông còn ở Chicago, có một lần trong thời tiết lạnh giá, đến thăm một bà Mẹ, thấy căn nhà rộng mông mênh, không có ai, vì hai vợ chồng đứa con đi làm cả. Điều ông quan tâm là thấy trong nhà rất lạnh, bà Mẹ phải mặc hai áo nhưng vẫn lạnh cóng. Ông có hỏi bà mẹ tại sao không mở máy sưởi, thì bà Mẹ cho biết là không dám mở vì sợ khi con đi làm về, sẽ càm ràm là “tốn tiền điện quá!” Những đứa con sang trọng kia, có thể chờ đến ngày Lễ Mẹ, thì đưa mẹ ra ăn tô phở, hoặc gọi điện thoại về nhà, nói: “I love you, mom!” Thế là đủ bổn phận của một đứa con thành công ở Mỹ đối với người mẹ yêu dấu của mình.
Những Bà Mẹ ở đây là hiện thân của Mẹ Việt Nam đau khổ, đã hy sinh cả cuộc đời cho con cái, nhưng khi con cái phụ rẫy, bỏ bê, cũng im lặng chấp nhận cho đến hết cuộc đời.
Có biết bao nhiêu trường hợp như thế trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại? Biết bao nhiêu bà mẹ âm thầm, lặng lẽ chịu đựng tất cả những đau khổ từ khi lấy chồng, sinh con, rồi ráng nuôi dạy con nên người, sau đó lại chấp nhận những đứa con bất hiếu như một định mệnh mà không hề thốt lời than vãn?
Một bà mẹ đã dành dụm bao năm buôn gánh bán bưng để cho con vượt biên một mình, sau đó, khi qua đến Mỹ, thằng con sợ vợ quá, không dám để mẹ ngủ trong phòng, mà bảo mẹ phải ngủ dưới đất trong phòng khách. Một lần, con chó xù của hai vợ chồng đứng đái ngay vào đầu mẹ. Bà mẹ kêu lên, thì đứa con dâu cười, trong khi chồng đứng yên, chẳng dám nói gì.
Bà mẹ khác, không được ở chung với con trai, phải thuê một phòng của người bạn, vì sức khoẻ yếu, lúc nào cũng lo là chết không có ai chôn. Khi nghe nói về bảo hiểm nhân thọ, bà có năn nỉ thằng con trai đứng tên mua giùm, để bà bớt chút tiền già và đóng hàng tháng để mai sau, con có tiền lo hậu sự cho bà, nhưng đứa con dâu nhất định không chịu, cho rằng “tốn tiền vô ích, chết thì thiêu, liệng tro xuống biển là xong, chôn làm gì cho mất thời giờ đi chăm sóc.” Bà cụ uất quá, phát bệnh và qua đời. Không biết rồi bà có được chôn cất đàng hoàng theo ý muốn, hay lại bị cô con dâu vứt tro ra biển.
Không thiếu những bà mẹ khi đến thăm con trai, phải ngồi nhìn vợ chồng ăn uống ríu rít với nhau, vì con dâu không chịu dọn thêm một chén cơm mời mẹ. Một bà mẹ nhớ con nhớ cháu quá, đến thăm con, nhưng sợ con dâu sẽ nhiếc móc thằng chồng, nên vừa vào tới cửa đã vội thanh minh: “Mẹ không ăn cơm đâu! Mẹ vừa ăn phở xong, còn no đầy bụng. Mẹ chỉ đến cho thằng cháu nội món quà thôi!”
Không thiếu những bà mẹ vì lỡ đánh đổ một chút nước trên thảm mà bị con nhiếc móc tơi bời. “Trời đất ơi! Cái thảm của người ta cả vài ngàn bạc mà đánh đổ đánh tháo ra thế thì có chết không?” Có bà mẹ bị bệnh ung thư, biết là sắp chết, mong được con gái đưa về Việt Nam, nhưng con đổ thừa cho chồng không cho phép về, rồi biến mất tăm, sợ trách nhiệm. Mẹ phải nhờ người đưa ra phi trường, nhờ người dưng đi cùng chuyến bay chăm sóc cho đến khi về tới nhà. Từ lúc đó đến lúc mẹ mất, cả con gái lẫn con rể, cháu chắt cũng chẳng hề gọi điện thoại hỏi thăm một lần.
Một bà mẹ già trên 70 tuổi rồi, có thằng con trai thành công lẫy lừng, bốn năm căn nhà cho thuê, nhưng bà mẹ phải lụm cụm đi giữ trẻ, nói đúng ra là đi ở đợ vì phải lau nhà, rửa chén, nấu cơm, để có tiền tiêu vặt và để gộp với tiền già, đưa cả cho… con trai, một thanh niên ham vui, nhẩy nhót tung trời, hai, ba bà vợ. Mỗi khi gặp bà con, chưa cần hỏi, bà đã thanh minh: “Ấy, tôi ngồi không cũng chả biết làm gì, thôi thì đi làm cho nó qua ngày, kẻo ở nhà rộng quá, một mình buồn lắm!”
Trong một cuộc hội thoại, một bà mẹ đã khóc nức nở vì chỉ đứa con gái phụ rẫy, bỏ bà một mình cô đơn. Bà chỉ có một đứa con gái duy nhất, chồng chết trong trại cải tạo. Trong bao nhiêu năm, bà đã gồng gánh nuôi con, rồi cùng vượt biên với con, tưởng mang hạnh phúc cho hai mẹ con, ai ngờ cô con chờ đúng 18 tuổi là lẳng lặng xách vali ra đi. Nước mắt bà đã chảy cho chồng, nay lại chảy hết cho con.
Tại những nhà dưỡng lão gần trung tâm Thủ Đô Tị Nạn, có biết bao nhiêu bà mẹ ngày đêm ngóng con đến thăm nhưng vẫn biệt vô âm tín. Một bà cụ suốt ba năm dài, không bao giờ chịu bước xuống giường, vì biết rằng chẳng bao giờ có đứa con nào đến thăm. Bà đã lẳng lặng nằm suốt ngày trên giường như một sự trừng phạt chính mình vì đã thương yêu con cái quá sức để đến tình trạng bị bỏ bê như hiện tại. Sau ba năm, bà mất vì các vết lở, vì nỗi u uất, mà những người chăm sóc bà vẫn không biết gia cảnh bà như thế nào, vì bà không hề nhắc đến. Có điều chắc chắn là khi bà còn là một thiếu nữ, bà phải là một mẫu người làm cho nhiều người theo đuổi, quyến luyến, tôn sùng. Chắc chắn bà đã trải qua bao năm tháng thật tươi đẹp, vì cho đến khi mất, khuôn mặt bà, những ngón tay bà, và dáng dấp bà vẫn khoan thai, dịu dàng, pha một chút quý phái. Nhưng tất cả những bí ẩn đó đã được bà mang xuống mồ một cách trầm lặng.
Một buổi chiều tháng 5, tại một tiệm phở Việt Nam, một mẹ già đứng tần ngần bên cánh cửa. Khi được mời vào, mẹ cho biết mẹ không đói, nhưng chỉ muốn đứng nhìn những khuôn mặt vui vẻ, để nhớ đến con mình, đứa con đã bỏ bà đi tiểu bang khác, để mẹ ở với đứa cháu là một tên nghiện rượu, đã hăm doạ đánh mẹ hoài. Hắn đã lấy hết tiền trợ cấp của mẹ, lại còn xua đuổi mẹ như cùi hủi. Hôm nay, hắn lái xe chở mẹ đến đầu chợ, đẩy mẹ xuống và bảo mẹ cút đi! Mẹ biết đi đâu bây giờ?
Trong một căn phòng điều trị tại bệnh viện Ung Thư, một bà cụ đã gào lên nức nở khi người bệnh nằm bên được chuyển đi nơi khác. “Bà ơi! Bà bỏ tôi sao? Bà ơi! Đừng đi! Đừng bỏ tôi nằm một mình! Tôi sợ lắm, bà ơi!” Những tiếng kêu, tiếng khóc nấc nghẹn đó lặp đi lặp lại làm người bệnh sắp chuyển đi cũng khóc theo. Người y tá cũng khóc lặng lẽ. Anh con trai của người sắp đi xa, không cầm được giọt lệ, cũng đứng nức nở. Cả căn phòng như ngập nước mắt. Mầu trắng của những tấm trải giường, mầu trắng của tấm áo cánh của bà cụ như những tấm khăn liệm, tự nhiên sáng lên, buồn bã. Bà cụ nằm lại đó đã không có đứa con nào ở gần đây. Chúng đã mỗi đứa mỗi nơi, như những cánh chim không bao giờ trở lại.
Trên đại lộ Bolsa, thỉnh thoảng người ta thấy một bà mẹ già, đẩy chiếc xe chợ trên chứa đầy đồ linh tinh. Mẹ chỉ có một cái nón lá để che nắng che mưa. Khuôn mặt khắc khổ của mẹ như những đường rãnh bùn lầy nước đọng, đâu đó ở chợ Cầu Ông Lãnh, Thủ Thiêm, gần bến Ninh Kiều, Bắc Mỹ Thuận hay ở gần cầu Tràng Tiền, Chợ Đông Ba? Mẹ đi về đâu, hỡi Mẹ? Những đứa con của mẹ giờ chắc đang vui vầy…
 --
Lê Thi Mỹ Linh _ Ty 
 


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 12/Feb/2012 lúc 8:44am
Nước mắt chảy xuôi.

Cứ mỗi lần có dịp phải vào nhà dưỡng lão để thăm người quen hay bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, liệu rồi sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, mà ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi có khả năng nuôi nấng săn sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý cụ vào đây? “Nước mắt chảy xuôi” là thành ngữ Việt Nam nói đến tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, theo dòng thuận của đời người, từ cao xuống thấp, để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn lòng khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc, nhất là đến tuổi già, bệnh tật, có khi bị bỏ quên, cha mẹ cảm thấy cô đơn, cần sự an ủi, săn sóc. Trong một bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xã hội hôm nay, tôi nhận được lá thư của một vị cao niên ở tận miền Ðông, bày tỏ ý kiến của cụ: “Tôi đã khóc, khóc cho chính mình và cho ai trong tuổi già ở xứ này. Ông kể lại có cụ già đã chết cả một hai tuần, không ai biết. Con cái ở đâu? Ðó là những người có con mà còn vậy, còn những người không con thì chắc phải vô trường hợp này quá. Vì tôi không con gái, chỉ hai ‘đực rựa’, một ở Cali, một ở gần đây, nhưng ít khi kêu, và có khi không kêu hỏi thăm được một tiếng, lúc cần tiền hay cần gì đó mới kêu. Có lúc tôi nghĩ: hay mình bất hiếu với cha mẹ nên con cái nó bạc với mình chăng? Ở Florida này cũng có một bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không ai ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn còn, mới khám phá ra bà mẹ đã chết. Thật là thảm!”
Ðây chắc chắn là chuyện này có thể tránh được. Nếu mẹ ở nhà riêng, con nên có một cái chìa khóa nhà để dùng lúc cần thiết. Ðem thức ăn đến cho mẹ, khi mẹ đi vắng, dù bận thế nào đi nữa, thì cũng vào nhà, để thức ăn vào tủ lạnh cho mẹ. Nếu mẹ ngủ thì cũng vào nhà xem mẹ có khỏe không? Ðiện thoại cho mẹ nhiều lần mà không nghe trả lời thì phải nhờ người ở gần, đến gõ cửa nhà mẹ xem sao, hay vội vàng chạy lại xem sự thể thế nào? Câu chuyện như trên có thể xẩy ra bất cứ ở đâu. Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho đứa con, như đôi cánh của một con gà mẹ có thể dang ra che kín mười đứa con bé dại, nhưng người mẹ có chỗ nào trong trái tim của con. Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng “bận” với con. Khi đang ăn mà con “làm bậy” cũng phải buông đũa đứng dậy. Nửa đêm dù đau yếu, mỏi mệt nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt, vỗ về và ôm con vào lòng. Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng “bận” với cha mẹ. Vì bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home, vì bận, nên theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đình bỏ cha mẹ vào đây rồi không bao giờ lui tới thăm viếng. Cô cho biết nhiều người đã ở đây năm sáu năm rồi, không hề có ai lai vãng. Có bao nhiêu lý do để những đứa con có thể nêu ra để không còn chỗ nào trong lòng, nhớ đến cha mẹ. Nếu là đàn ông chúng ta nên vui, vì hiện nay trong các nhà dưỡng lão 70% là quý bà, vì các ông đã quy tiên sớm hơn vợ mình, thông thường ít nhất là 6 năm, để ngày nay khỏi phải chịu cảnh cô đơn, buồn tẻ. Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại. Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn. Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ. Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một vòng ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa. Giờ này trong công viên hay trên những con đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo, nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy chiếc lăn cho bà. Phải chăng định luật của cuộc sống và tình thương là “nước mắt chảy xuôi”, sẽ không bao giờ có một dòng nước chảy ngược về nguồn. Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Ðông lúc về già vẫn còn được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lý, không ai trừng phạt gì họ được, mà trên mặt tình cảm cũng không có gì phải cắn rứt lương tâm.
Trong xã hội văn minh này, một đứa trẻ bỏ học, đi lang thang ngoài đường hay bị đối xử tàn tệ, cha mẹ có thể ra tòa và mất quyền nuôi dưỡng, còn những cụ già vô gia cư, đói khát bị bỏ bên lề đường, không ai có trách nhiệm và chẳng có ai phải ra tòa. Ðiều đáng nói là các cụ già cũng như những đứa trẻ, đều yếu đuối, không có khả năng tự bảo vệ và rất dễ xúc động, buồn vui. Trong một xã hội đáng gọi là văn minh, các trẻ em và người cao niên đều được che chở, bảo vệ và săn sóc chu đáo. Các cụ có các cơ quan xã hội lo thuốc men, thực phẩm nhưng với nỗi cô đơn, phiền muộn ai là người lo cho các cụ, trong khi những đứa trẻ có người an ủi, vỗ về và nói với nó những lời dịu ngọt. Ngân khoản của liên bang cấp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng có đến 90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành trong gia đình nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đãi người già. Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc chống lại việc ngược đãi súc vật? Cứ vào “ http://pet-abuse.com/ - http://www.pet-abuse.com/ - - chúng ta sẽ tìm thấy hàng nghìn trường hợp công dân Mỹ, già và trẻ, đàn ông lẫn đàn bà bị tù tội, phạt tiền vì bạc đãi, bỏ đói, đánh đập hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà. Bỏ quên một bà mẹ già trong nhà dưỡng lão nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đãi không? Tôi nghĩ là không. Nếu có, luật pháp đã bắt đứa con phải phạt vạ hay vào nhà tù. Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đình nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi vì cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện lòng hiếu thảo. Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là Phước, Lộc và Thọ. Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc thì phù du mà Thọ chưa hẳn đã là may mắn.
  
Xin mời thưởng thức nhạc phẩm "Papa" thật cảm động qua tiếng hát của danh ca Paul Anka .
http://www.youtube.com/watch?v=QZ6LwbmlZ-E&feature=related -
Vu Trung Hien


-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 08/Mar/2012 lúc 10:43am
Cái Sướng Của Người Lớn Tuổi
Tác Giả: BS Đỗ Hồng Ngọc   
 

Già thì khổ , ai cũng biết . Sinh , lão , bệnh , tử ! Nhưng già vẫn có thể sướng . Muốn sống lâu thì phải già chớ sao !

 
Già có cái đẹp của già . Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép . Cái sướng đầu tiên của già là biết mình ... già , thấy mình già , như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây . Nhiều người chối từ già , chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi , như trái chín cây ửng đỏ , mềm mại , thơm tho mà ráng căng cứng , xanh lè thì coi hổng được . Mỗi ngày nhìn vào gương , người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xoè trên khóe mắt , bên vành môi , những mớ tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ , cứng đơ , xơ xác ... mà không khỏi tức cười ! Quan sát nhìn ngắm mình như vậy , ta mới hiểu hai chữ "sồng sộc" của Hồ Xuân Hương :
 
« Chơi Xuân kẻo hết Xuân đi
Cái già sồng sộc nó thì theo sau ! » .
 
Có lẽ nữ sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40 ! Thời ta bây giờ , 40 tuổi lại là tuổi đẹp nhất . Phải đợi đến 70 , thất thập cổ lai hy , thì mới gọi là bắt đầu già ( ? ) . Nếu trong tương lai , khi con người sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất !
Tuy nói vậy , thực tế , già thì khó mà sướng . Con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn . Khổ dễ nhận ra , còn sướng thì khó biết ! Một người luôn thấy mình ... sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề ... tâm thần ! Nói chung , người già có 3 nỗi khổ thường gặp nhất , nếu giải quyết được sẽ giúp họ sống « trăm năm hạnh phúc » :
 
1 - Một là thiếu bạn !
Nhìn qua nhìn lại , bạn cũ rơi rụng dần ... Thiếu bạn , dễ hụt hẫng , cô đơn và dĩ nhiên ... cô độc . Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi , thấy không ai hiểu mình ! Quay quắt , căng thẳng , tủi thân . Lúc nào cũng đang như « Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt / Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua ... ! » .
 
Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó , nhất là những ai « cùng một lứa bên trời lận đận » ... Gặp được bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được !
Để giải quyết chuyện này , ở một số nước tiên tiến , người ta mở các phòng tư vấn , giới thiệu cho những người già cùng sở thích , cùng tánh khí , có dịp làm quen với nhau . Người già tự giới thiệu mình và nêu « tiêu chuẩn » người bạn mình muốn làm quen . Nhà tư vấn sẽ « matching » để tìm ra kết quả và làm ... môi giới ... Dĩ nhiên môi giới cho họ kết bạn . Còn sau này họ thấy tâm đầu ý hợp tiến tới hôn nhân ( nếu còn độc thân ) thì họ ráng chịu ! Đó là chuyện riêng của họ . Ngày trước , Uy Viễn tướng công mà còn phải than :

Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi bảo rằng không đến
Đến thì mi hỏi đến làm chi
Làm chi tao có làm chi được
Làm được tao làm đã lắm khi ...
~ Nguyễn Công Trứ

Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể « chat » , « meo » với nhau chia sẻ tâm tình , giải toả stress ... Thỉnh thoảng tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ , trao đổi , dòm ngó , khen ngợi hoặc ... chê bai lẫn nhau . Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khoẻ ! Có dịp tương tác , có dịp cãi nhau là sướng rồi . Các tế bào não sẽ được kích thích , được hoạt hoá , sẽ tiết ra nhiều kích thích tố . Tuyến thượng thận sẽ hăng lên , làm việc năng nổ , tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông , hơi thở trở nên sảng khoái , rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA ( dehydroepiandoster one ) , một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại , trẻ không ngờ ! ... Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành . Hoa cỏ thiên nhiên . Thức ăn theo yêu cầu . Gợi nhớ những kỷ niệm xưa ... Rồi dạy các cụ vẽ tranh , làm thơ , nắn tượng ... Tổ chức triển lãm cho các Cụ . Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn . Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn . Coi văn nghệ không sướng bằng làm ... văn nghệ !
 
2 - Cái thiếu thứ hai là thiếu ... ăn !
Thực vậy . Ăn không phải là tọng , là nuốt , là xực , là ngấu nghiến ... cho nhiều thức ăn ! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử ! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm ! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi , lo âu , bực tức ; ăn trong nỗi chờ đợi , giận hờn thì nuốt sao trôi ? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh . Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng ! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt !

Nhưng các cụ thiếu ăn , thiếu năng lượng , phần lớn là do sợ bệnh , kiêng khem quá đáng . Bác sĩ lại hay hù , làm cho họ sợ thêm ! Nói chung , chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của ... bao tử :

« Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên ... » .
( Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền ...
~ Trần Nhân Tông

« Listen to your body » . Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình ! Cơ thể nói ... thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó , thiếu cái đó ! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hoá ( ! ) , chuyện của ngàn năm , đâu phải một ngày một buổi . Món ăn gắn với kỷ niệm , gắn với thói quen , gắn với mùi vị từ thuở còn thơ ! Người già có thể thích những món ăn ... kỳ cục - không sao ! Đừng ép ! Miễn đủ bốn nhóm : bột , đạm , dầu , rau ... Mắm nêm , mắm ruốc , mắm sặt , mắm bồ hóc , tương chao ... đều tốt cả . Miễn đừng quá mặn , quá ngọt ... là được . Cách ăn cũng vậy . Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể được . Đừng ép ăn , đừng đút ăn , đừng làm « hư » các Cụ !
Cũng cần có sự hào hứng , sảng khoái , vui vẻ trong bữa ăn . Con cháu hiếu thảo phải biết ... giành ăn với các cụ . Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử .
 
3 - Cái thiếu thứ ba là thiếu vận động !
Già thì hai chân trở nên nặng nề như mọc dài ra , biểu không chịu nghe lời ta nữa ! Các khớp cứng lại , sưng lên , xương thì mỏng ra , dòn tan , dễ vỡ , dễ gãy ! Ấy cũng bởi cả một thời trai trẻ đã « Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt ... » ( TCS ) !
Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ thì dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng , sẽ lâm bệnh thêm . Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả , phù hợp với tuổi tác , với sức khoẻ . Phải từ từ và đều đều . Ngày xưa người ta săn bắn , hái lượm , đánh cá , làm ruộng , làm rẫy ... lao động suốt ngày . Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trước TV , computer ! Có một nguyên tắc « Use it or lose it ! » . Cái gì không xài thì teo ! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá , nên « đầu thì to mà đít thì teo » . Thật đáng tiếc !
 
Không cần đi đâu xa . Có thể tập trong nhà . Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt . Đi vòng vòng trong phòng cũng được . Đừng có ráng lập « thành tích » làm gì ! Tập cho mình thôi . Từ từ và đều đều ... Đến lúc nào thấy ghiền , bỏ tập một buổi ... chịu hổng nổi là được !
 
Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động . Chậm rãi , nhịp nhàng . Lạy Phật cũng phải đúng ... kỹ thuật để khỏi đau lưng , vẹo cột sống . Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở . Đó cũng chính là thiền , là yoga , dưỡng sinh ... ! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại . Giảm trầm cảm , buồn lo . Phấn chấn , tự tin . Dễ ăn , dễ ngủ ...
Tóm lại , giải quyết được « ba cái lăng nhăng » đó thì có thể già mà ... sướng vậy !



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 13/Mar/2012 lúc 9:15am

*

HU ,Hiu ,Hiêu hay HƯU
 
Ai Bảo Về Hưu Là Khổ
 
 
*
Tôi đã đọc đâu đó một tiểu luận nói về hưu, ở đó có nói dân Nam Kỳ như tôi cứ quen miệng phát âm là về “hu”, khiến những người bạn Bắc Kỳ khó tính thường nhăn mặt. Nói “hu” nghe như huýt gió, vui tai; nói “hưu” phải méo miệng, méo môi không dễ, nhưng đàng nào thì cũng có một nghĩa là thôi, là nghỉ, là không còn vật lộn với đời … Tôi có ông anh hay chữ Nho còn ở Việt Nam, nghe tôi quyết định hưu trí … đã dạy tôi rằng: Hưu của chữ Nho bao gồm hai bộ chữ, Nhân Và Mộc … có nghĩa là một người về hưu là có thể ngồi an nhàn dưới gốc cây.
Năm nay tôi tròn 61 tuổi. Cách đây 2 năm tôi đã định kế hoạch về hưu ở tuổi 60. Thế nhưng, một hôm tôi đưa vợ đến vấn an một ông quan to, tuổi lớn hơn tôi, tận mắt chứng kiến cảnh huynh trưởng nhà mình không lợi tức, bị vợ con đối xử không được mặn mà, ưu ái cho lắm, tôi đâm phân vân suy ngẫm câu:
Chưa hưu đời đã buồn thiu
Hưu rồi đời sẽ hắt hiu thế nào?!
Sau đó huynh trưởng đã có công ăn việc làm, và phong độ cũng đã gia tăng theo túi tiền mà phục hồi hiên ngang dần, vợ con nể trọng vô cùng!
Do vậy năm rồi, đúng 60 tuổi, sợ quá, tôi không dám về hưu và cứ chần chờ, do dự. Mãi đến khi con gái đầu lòng của tôi cùng với mẹ nó nài nỉ đủ điều, tôi mới đủ can đảm quyết định chính thức về hưu … trễ hết một năm theo dự trù.
Hưu rồi, dứt bỏ gánh nặng của đời, tôi mới thực sự hối hận là mình đã về hưu muộn mất một năm. Đời sống hưu sao mà nhẹ nhàng, thanh tao quá! Chỉ có một chuyện chưa quen là mới 7 giờ sáng, chim ngoài vườn đã ca hót líu lo, không làm sao tiếp tục nằm vùi thêm được. Về hưu rồi mới thấy đời sống hết sức tự do, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, không ràng buộc, không cần tuân theo giờ giấc.
Ban mai, lúc nào thích, bang ra bờ sông cạnh nhà, thiền hành dọc theo dòng nước chảy lững lờ, hoặc ngả lưng nằm dài trên bãi cỏ công viên mà ngắm mây trời vô tư trôi dạt về một phía chân trời xa xăm. Trưa thả bộ đến hồ tắm, tha hồ vùng vẫy, lặn hụp, vừa bàn chuyện khào với những người bạn già mới quen, hoặc chưa từng gặp bao giờ. Chiều xuống nhà có sẵn vườn trước, vườn sau, tưới kiểng, ngắm hoa chờ bụng đói.
Muốn đi Footscray ăn phở, hay xuống China Town dạo phố phường; chỉ cần thả bộ mấy mươi bước, đón xe tram, xe bus; mua vé giảm giá ngược xuôi suốt ngày, muốn về lúc nào cũng êm, chẳng ai buồn nhắc nhỡ, chẳng ai thắc mắc mong chờ … Tiếc một chuyện là tôi chưa mời được ông anh kính mến thông thạo Nho ngữ của tôi sang Úc đây chơi một chuyến, để cho ông tận mắt chứng kiến: Ngoài khu vườn sau không kể, cạnh nhà còn có một công viên mênh mông, đầy cây xanh, rợp bóng mát, mặc sức nằm ngồi dưới gốc cây .. sẽ thấy ý nghĩa chữ hưu y như tiếng Nho tượng hình mô tả.
Tôi nói điều này, không ngoa một chút nào cả: Cuộc sống vui thú điền viên của tôi sướng hơn Nữ Hoàng, nhẹ nhõm hơn quý thầy ở các Chùa Bát Nhã. Có đúng không quý vị?! – Nữ Hòang lúc nào cũng nơm nớp lo sợ đủ điều, sợ cả báo chí thường xuyên rình mò … còn các Chư Tôn thì cũng phải chờ Phật tử bẩm thầy, bạch sư phụ kính mời thọ trai.
Tôi thì chẳng sợ, chẳng phiền, chẳng chờ, chẳng cần gì cả; đói thì ăn, mệt thì ngủ. Lười thì có sẵn cơm trong nồi tự động giữ ấm 24/24, mì ăn liền dự trữ trong kho có thừa; siêng năng hăng hái hơn thì thì ra xe công cộng, đi xa một chút thì là cơm Việt, cơm Tàu, Sushi Nhựt Bổn; gần kề một bên thì Khu Shopping High Point, món ăn xứ nào mà thiếu, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Trung Đông cũng có luôn.
 
Những buổi trưa nắng ấm chan hòa, tôi nằm đong đưa, kẽo kẹt chiếc võng quê hương tha hồ mà nhớ thương về con nhạn trắng Gò Công; dưới mái hiên nhà thủy tạ, gió hiu hiu mát rượi, tôi vưà đọc sách kim cổ, vừa nhắp chung trà Ô Long thượng hảo hạng, vừa nghe tiếng chim nhặt khoan, du dương bất tận, hòa lẫn với tiếng róc rách từ hòn non bộ …
Đôi lúc giật mình, tôi tự cảm thấy cuộc sống của mình dạo sau này sao mà thiền tông và vô vi quá xá … giống như bốn câu thơ của Thiền Sư Trần Nhân Tông:
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà có bậu, thôi tìm kiếm
Đói cảnh vô tâm khỏi phải thiền
Nói rằng cuộc sống của tôi bây giờ thiền quá, có lẽ là tôi đang múa rìu qua mắt các vị thiền sư chuyên nghiệp, quý vị Thượng Tọa, Đại Đức khả kính; nhưng chắc chắn là tôi đang tập sống trọn vẹn theo bốn câu thơ con cóc mà tôi tự đặt ra làm mẫu mực cho tôi sau đây:
Từ độ về hưu sống rất nhàn
Không danh, không lợi, chẳng lo toan
Đươc thua, hơn thiệt, không màng tới
Chỉ giữ cho lòng một thảnh thơi
 
 VÕ ĐẠI SINH, AUSTRALIA
*       


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 14/Mar/2012 lúc 10:27am
Giấc Mộng Về Hưu
Tác Giả: Nguyễn Thị Thanh Dương   

 Đúng là trâu « gia huyền » mê gặm cỏ non để bây giờ lãnh hậu quả ai ăn sò để tui hốt vỏ. Chuyện này chắc có thật ở bên xứ Cờ Hoa này.


Anh già mà vẫn ngu ngơ
Tưởng em thương thiệt bưng qua bên này
Giờ em đường nước tỏ tường
Ra đi em để nợ đời cho anh .

Bà lìa đời đúng vào ngày ông chính thức nghỉ việc để về hưu , chắc bà muốn hưởng nhàn một mình một cõi nơi bên kia thế giới , để lại giấc mộng nghỉ hưu mà ông đã lên kế hoạch từ lâu , nay chỉ còn một mình ông với nỗi buồn ngơ ngẩn .
 
Đứa con trai duy nhất của hai ông bà từ tiểu bang khác dẫn vợ con về lo tang lễ của mẹ xong , đã đề nghị ông về ở với chúng , để cha con , ông cháu đoàn tụ , để ông nương tựa lúc tuổi già . Lời đề nghị rất hợp lý hợp tình , nhưng điều này ông chưa hề nghĩ tới , cả một đời vất vả làm việc , ông chờ đợi cái ngày được nghỉ hưu này để rong ruỗi đó đây , hay để nằm nhà hưởng nhàn , đọc sách báo , coi ti vi , và lên internet là cả một cái thư viện khổng lồ để mở mang kiến thức .
 
Ông từng mơ hai vợ chồng sẽ đến New York vào mùa Đông , sau những bữa dinner với rượu vang chếnh choáng , ông bà trở về phòng trọ ấm cúng , ngoài kia tuyết rơi , gió lạnh , điều ấy không ảnh hưởng gì đến ông cả , vì ông có phải thức dạy đi làm nữa đâu , ông cứ việc ngủ chán chê , muốn dậy lúc nào thì dậy , rồi ông sẽ vén màn cửa sổ nhìn xuống đường , trong mùa Đông rét mướt kia có bao nhiêu kiếp người đang lao vào cuộc sống , đang tính toán từng giờ từng phút để nghỉ ngơi , để làm việc .

Ông buồn thật , nhớ bà , nhớ những bữa cơm , giấc ngủ , những lúc bà hiền dịu , và cả những lúc bà đanh đá mắng mỏ ông . Sự mất mát , đau thương còn mới quá , ông chả biết làm gì cho hết một ngày , thì về với gia đình thằng con trai vậy ...
Nhà có hai vợ chồng với 2 đứa con , thêm ông nữa là 5 người , ra vào gặp nhau cũng thấy vui . Nhưng chỉ mấy ngày đầu thôi , dần dần ông biến thành baby sit cho nhà nó , trông hai đứa cháu Nội , đưa đón chúng đi học , chúng muốn ăn cơm , uống sữa cũng gọi ông , chúng vô bathroom cũng gọi ông ... Ăn uống thì con dâu ông quyết định , ông thèm ăn cơm với thịt kho mắm , thì nó bảo món ấy hôi nhà , mời bố ăn món khác . Con dâu còn gợi ý khi thấy ông tha thẩn một mình : nếu bố rảnh rang , buồn chân buồn tay không biết làm gì , thì bố cứ việc hút bụi nhà hay ra vườn cắt cỏ , vừa giết thời gian vừa được việc bố ạ .

Trời ơi , con trai và con dâu coi như đời ông đang tàn , ở đây làm việc vặt cho nó rồi chờ chết hay sao ? Thời gian nghỉ hưu của ông là vô giá , không tiền bạc nào mua nổi , ông cần dùng nó để vui hưởng , đâu có dư thừa mà phải tìm cách giết nó như con dâu ông đã tuyên bố .

Một tuần sau ông giã từ gia đình thằng con để trở về ngôi nhà của chính ông .

Ông bắt đầu lại cuộc sống độc thân khi tuổi đời đã 66 , là một người khoẻ mạnh và nhiều tình cảm , ông muốn về thăm lại Việt Nam sau 25 năm xa cách , 25 năm qua hai vợ chồng ông cùng làm việc chăm chỉ , chẳng những đã giúp cho con trai một món tiền mua nhà khi nó cưới vợ , ông bà cũng có một căn nhà , một ít vốn , và lương hưu này nọ của ông , cộng với 401 K ... mỗi tháng gần 2000 , tha hồ cho ông hưởng một cuộc đời phong lưu .

Về Việt Nam , ông ở chơi dưới quê với bà con họ hàng vài tuần rồi lên thành phố Sài Gòn thuê khách sạn , nơi đây là chốn cũ , những con đường , những khu phố , đầy ắp kỷ niệm . Ông như thấy mình trở lại thời trai trẻ , quán cà phê nào ông đã từng hẹn hò , cơn mưa nào còn đọng lại trong hồn ông những vũng nước , những vết bùn của bước chân vội vàng chiều cuối phố ?

Những ngày xưa đâu ? Những mối tình ngắn dài đâu ? Ông bâng khuâng bước vào một quán nước mong tìm lại chút hương vị ngày xưa . Nhưng nay đổi khác quá , các cô gái phục vụ trong quán vây quanh ông , chẳng hiểu sao họ biết ông là Việt Kiều nên rối rít hỏi thăm đủ chuyện , lòng ông tràn trề niềm vui và hãnh diện , ông đâu có ngờ ở tuổi này còn được các cô săn đón chiều chuộng như thế ! Họ gọi ông bằng anh và xưng em ngọt xớt . Có một cô xinh nhất đám tiếp chuyện ông lâu nhất , đôi mắt cô liếc , đôi môi cô cười , dù ông luôn khẳng định cô chỉ ở hàng con cháu , mà sao cô vẫn là những ngọn sóng làm ông phải chòng chành chao nghiêng .
 
Ngày nào ông cũng đến quán để gặp cô gái xinh đẹp đó , cô thì thầm tâm sự với ông , cô tên Bưởi , một cô gái quê con nhà nghèo , phải tha hương lên Sài Gòn bán quán để kiếm tiền nuôi cha mẹ già , em nhỏ . Cô tha thiết mong được làm vợ ông , sang Mỹ sinh sống để hầu hạ ông .

Vốn hiền lành , thật thà , tin người như tin mình , ông nghe cảm động quá , lấy cô , vừa cứu được một kiếp người vừa có một cô vợ trẻ đẹp . Từ ngày vợ mất đôi khi ông cũng thấy lòng trống vắng , cô đơn , cũng mong muốn có bàn tay người đàn bà ấp ủ .

Thế là ông theo cô Bưởi về quê ra mắt cha mẹ vợ tương lai và làm đám cưới .

Mối tình không biên giới kể cả về tuổi tác và khoảng cách địa lý , chỉ sau 9 tháng đã thành sự thật , cô Bưởi được sang Mỹ đoàn tụ với chồng .

Được vui duyên mới ông đã chịu nhục nghe thằng con trai gọi phone sang đay nghiến , ông già rồi mà còn mê gái , vợ con gì cái thứ gái bia ôm đó ! và câu kết luận của con trai là từ Bố luôn .

Thôi đành , ông thương con thương cháu , nhưng ông cũng phải thương chính cái thân ông chứ .

Từ nay ngôi nhà ông lại ấm cúng vì đũa đã có đôi , dù là đôi đũa lệch , ông phải tân trang lại ngoại hình , nhuộm tóc đen , làm răng giả , mặc quần jean áo thun và cả cách ăn nói cho trẻ trung để thích hợp với cô Bưởi . Ông chợt khám phá ra một báu vật vô giá ông đánh mất từ lâu mà không biết , đó là hai chữ « tự do » , vợ ông từ giã cõi đời cũng đồng nghĩa là mang trả lại cho ông sự tự do mà bà đã nắm trong tay suốt bao nhiêu năm qua .

Ông tung tăng dẫn cô Bưởi đi phố , đi chợ , đi chợ Mỹ thì không sao , vì chẳng ai để ý đến vợ chồng ông cả , nhưng vào chợ Việt Nam , sao người Việt Nam mình tinh đời thế , ông bắt gặp những cái nhìn tò mò , châm biếm như muốn nói ông già mà còn ham lấy vợ trẻ . Ông đưa cô đi shopping ở Walmart mà cô đã hoa mắt lên , khen quần áo tiệm này sang trọng quá , cô Bưởi vui sướng bao nhiêu lòng ông hạnh phúc bấy nhiêu .

Một năm trôi qua , ông vẫn thấy hạnh phúc còn mới mẻ , nhưng cô Bưởi thì không , cô đã biết chê đồ Walmart rổm , chê nhà hàng nọ không ngon , cô đã biết đánh giá cũng là cái xe hơi 4 bánh nhưng loại nào sang hơn , đẹp hơn . Ông chiều cô vợ trẻ , sắm cho cô một xe hơi đời mới đắt tiền , rồi cô đòi đi làm , ở nhà hoài chán quá , cô cần có tiền để mua sắm thêm và giúp đỡ cha mẹ ở Việt Nam . Ông yêu cô , không muốn dời cô chút nào , lương hưu ông dư sức nuôi cô ở nhà với ông suốt đời . Nếu để cô đi làm hãng xưởng ông sợ có ngày mất vợ vì mấy thằng Mễ khoẻ mạnh đẹp trai , may quá cô đòi học làm nail , nghề nail có mấy thợ là đàn ông ! Còn khách hàng thì toàn là phụ nữ .

Mộng cô đã thành , cô Bưởi đi làm nail , bản tính dạn dĩ xông xáo , chỉ trong vòng một năm mà cô bay nhảy hết tiệm này sang tiệm khác đến mấy lần , cô đi làm từ sáng đến tối , để ông ở nhà thui thủi và mong ngóng cô như trẻ mong mẹ đi xa về , ông chẳng thể nào kiểm soát được giờ giấc của cô , hôm thì cô nói khách đông , hôm thì cô bận đi shopping với bạn bè ... đó là những lý do cô thường xuyên về trễ .

Để níu chân cô vợ trẻ , ông muốn có 1 đứa con cho vui nhà vui cửa , đàn bà khi có con thì sẽ chín chắn hơn . Cô Bưởi ngày càng ăn diện , quần áo đồ hiệu lộng lẫy , còn những quần áo cô sắm ở Walmart trước kia bây giờ thành rẻ lau hay đem cho Goodwill rồi , cô bĩu môi chê ông nhà quê không hợp thời , cô ít sánh đôi với ông , ông chỉ còn mỗi một ưu điểm mang ra khoe là anh yêu em vô bờ bến , cả đời anh dành cho em đây .

Khi cô Bưởi báo tin đã có thai , ông mừng quýnh quáng hơn cả ngày xưa vợ ông đã mang thai thằng con trai cưng duy nhất của ông , rồi cô sinh một thằng cu tí mà cô nói rằng nó giống ông như đúc .

Từ ngày có baby nhà cửa vui thật , ông bận rộn tưng bừng , hết pha sữa lại thay tã , bế con , ông đứng ngồi không yên mỗi khi nó gào khóc , còn mẹ nó lại đi làm nail đến tối mịt mùng mới về nhà như cũ .

Nhưng một ngày cô Bưởi không về nữa , ông đợi cô trắng đêm , sáng hôm sau ông lục lọi mọi ký ức để đoán xem cô đang làm nail ở tiệm nào , vì những chủ tiệm nail đều là người Việt Nam nên ông ngại chẳng ra mặt bao giờ và vì cô Bưởi không cho phép . May quá , ông đã đến đúng chỗ , một cô thợ nail nói Betty chơi thân với cháu , Betty tâm sự vì cha mẹ ngăn cản nên Betty phải trốn đi cùng người yêu để xây tổ ấm rồi . Thế hai bác không biết Betty đang yêu Tư Chuột à ?
Ông ngẩn người , chết đứng ra , vợ ông Nguyễn thị Bưởi đi làm nail với tên Mỹ là Betty đã đi theo thằng Tư Chuột , ông đau đớn vì mất vợ mà cô này tưởng ông đau đớn vì mất con càng làm ông bối rối , ông hỏi một câu vụng về :

- Tư Chuột là thằng phải gió nào thế ? cái tên Tư Chuột thấy mà ghê thì bà nào dám đến làm nail ?

Cô gái cười giải thích tên Mỹ nó là Peter , tên Việt Nam là Tư , mặt nhọn hoắc như mặt chuột nên tụi cháu gọi thế .

Ông về nhà đành làm thân gà trống nuôi con , giận vợ nhưng con ông có tội tình gì , ông càng thương con hơn ... Thằng bé 8 tháng tuổi , mập mạp khoẻ mạnh , bú vèo một cái hết bình sữa , chắc nó biết thân phận không có mẹ chăm sóc nên chẳng nỡ làm khó dễ cha già , nhưng mỗi lần ông thay diaper cho nó thì nó chẳng biết điều tí nào , hai chân nó vung vẫy lung tung làm ông lọng cọng dán mãi mới xong miếng băng keo ...

Ông lo lắm , nếu cô Bưởi đi luôn không bao giờ trở lại thì sao ? Ông tưởng tượng một ngày nào ông ngã bệnh , yếu đuối , phải vào Nursing home , thằng cu tí phải vào một nhà trẻ từ thiện nào đó , hai cha con sẽ là hai phương trời cách biệt . Ông thương cu tí quá , đành phải nhịn nhục mà kêu gọi cô Bưởi về thôi , ông liền đăng lên báo mục nhắn tin tìm vợ « Bưởi em , ở đâu về gấp , anh sẽ bỏ qua mọi chuyện để chúng mình cùng lo cho con » .

Ông hy vọng và chờ đợi cô Bưởi hồi tâm trở về , có một cú phone gọi cho ông , nhưng không phải cô Bưởi mà là bạn cô Bưởi , cái người ông đã gặp ở tiệm nail trước kia , cô hỏi địa chỉ đến nhà thăm ông , lần này cô tỏ ra hiểu chuyện :
 - Cháu xin lỗi bác , lần trước cháu tưởng bác là bố của Betty , nay có người nói với cháu bác là chồng nó , đọc lời nhắn tin tìm vợ của bác trên báo thấy tội cho bác quá , nên cháu đến đây để cho bác biết cái thằng con mà bác đang nuôi đó không phải là con của bác đâu .

Ông lắp bắp :
- Tại sao cô biết nó không phải là con tôi ?

Cô ta khẳng định :
- Betty nói với cháu mà , bác xem , mặt thằng nhỏ giống Tư Chuột y khuôn , hai mắt lồi đen , cái mặt nhọn hoắc .

Ông mở to mắt nhìn thằng bé , nó đang nằm cười toe toét , đâu biết mình đang là cục nợ trong ngôi nhà này . Trời ơi ! Đúng quá , cô Bưởi cứ nói nó giống ông , nhưng mắt ông đâu có lồi , mặt ông đâu có nhọn thế kia , ông mê mẩn , mù quáng quá , ngày nào cũng ở bên nó mà không nhận thấy sự khác biệt này .

Khi cô làm nail về , ông gục đầu xuống bàn , tức giận và đớn đau !

Hôm sau tỉnh trí , ông lại bỏ vài chục đồng để đăng lời nhắn tin khác trên báo :
 
« Hai cháu Bưởi và Tư Chuột ( tức Betty và Peter ) ở đâu về gấp để đoàn tụ với con của hai cháu là thằng Cu Tí . Chúc hai cháu trăm năm hạnh phúc » .

Lần này thì cô Bưởi lên tiếng , ông nhận được lá thư của cô vài dòng ngắn gọn :
« Đúng thằng cu Tí là con của cháu và anh Tư Chuột , nhưng Tư Chuột đã bỏ cháu , cháu cần rảnh tay để làm lại cuộc đời đầy hoa mộng phía trước , bác đã mang cháu qua Mỹ , mong bác hãy làm ơn cho trót , nuôi thằng cu Tí , để hủ hỉ cùng bác lúc tuổi già xế bóng . Cám ơn bác » .



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 15/Mar/2012 lúc 10:53am

*

 Ông Nầy chắc Chắn Là Không Muốn Về Hưu ??? 

Đại gia Vũng Tàu ngoại thất thập và cô vợ 20 tuổi

*
Năm ngoái tôi có viết về đại gia Lê Ân 73 tuổi ở Vũng Tàu sở hữu một Quỹ từ thiện trên ngàn tỷ cùng con xe khủng, chiếc Rolls Royce Phantom trị giá trên 25 tỷ cùng cô vợ 25 tuổi.
Vừa rồi cũng ở Vũng Tàu, tôi gặp lại ông ở tuổi 74 vẫn sở hữu ngần ấy tài sản và hình như có nhỉnh hơn? Cô vợ 25 tuổi không thấy mà bên cạnh ông là một mỹ nhân tròn 20 tuổi!
 
Một cảnh trong đám cưới của Lê Ân với người vợ thứ 5

 

Từ chí làm giàu đến Chí Linh

 

Biết bao nhiêu là bầm dập cuộc đời giáng xuống đứa con thứ 5 của một gia đình nghèo có 10 người con ở xứ Quảng. Từng trốn quân dịch. Tưởng hanh thông phát đạt với nghề buôn trái phiếu đùng cái sạch bách sau 1975.

 

Tay trắng bập vô nghề may cũng chẳng đủ kiếm sống. Chuyển qua chữa xe đạp cũng không xong.

 

Chuyển sang nghề nấu xà bông. Những sải chân kiếm sống đưa Lê Ân về vùng kinh tế mới rồi tham gia vào vụ vượt biên. Kết cục là ngồi tù.

 

Ra tù, Lê Ân giữ được chân bỏ mối buôn thuốc tây - khi đó là hàng cấm nhưng lời. Lời nên ham.

 

Gần 2 năm trời, Lê Ân đã có sức đứng riêng một quầy nho nhỏ. Nhỏ rồi lớn. Lê Ân dần dà đã tích tụ được số vốn khá khẩm. Đủ máu mặt để chen chân vào lãnh địa buôn bán vàng và ngoại tệ. Ngoại tệ là đồng rúp của Liên Xô khi ấy.  

 

Với số vốn khá bộn do kinh doanh ngoại tệ và vàng cùng thuốc tây, Lê Ân dấn tiếp việc xin thành lập Quỹ tín dụng Hòa Hưng.

 

Qua tín dụng, Lê Ân huy động được lượng vốn khá lớn cộng việc sáp nhập với một trung tâm tín dụng khác, cái đích là thành lập một ngân hàng cỡ bự có tên là Đại Nam!

 

Nhưng đùng cái, việc không thành. Người ta cho Lê Ân bật bãi bởi cái tội từng bị bắt bị tù vì vượt biên! Lê Ân ra Vũng Tàu.

 

Ông mua lại một trung tâm tín dụng bị vỡ nợ với giá 10 tỷ đồng tự nguyện xin trả hết nợ để được nâng cấp lên thành ngân hàng TMCP Vũng Tàu (VCSB).

 

Vào tay Lê Ân, VCSB vượng dần lên... Chính thời điểm này, Lê Ân đùng cái gặp bão: bão người- cơ chế và bão trời, như lời ông.

 

Với tội danh lừa đảo, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, cái án hơn 5 năm tù với Lê Ân như sập xuống trước mặt bít mọi lối ra với cuộc đời. Phải kiên nhẫn! Phải bằng rất nhiều sự kiên nhẫn. Lê Ân thay đổi nhiều thứ để điều chỉnh cuộc đời mình.

 

Cơn bão số 9 (tháng 12-2006) ập vào Vũng Tàu. Làng du lịch Chí Linh tan hoang trong phút chốc. 50 tỷ đồng bỏ ra trước đây coi như mất trắng. Tất cả phải làm lại từ đầu.

 

Cơ ngơi khu du lịch Chí Linh cũng như Cty Lê Hoàng hiện có bây giờ do Lê Ân làm chủ tịch là cả một cố gắng đến ghê người.

 

Bây giờ đến Vũng Tàu người ta vẫn nắc nỏm Vũng Tàu có tới 130 khách sạn, resort này khác nhưng cơ ngơi làng du lịch Chí Linh của Lê Ân cách trung tâm Vũng Tàu chỉ 3km với 13 loại hình du lịch ngoài những biệt thự nghỉ dưỡng bên bờ biển xanh lại có thêm nhiều thứ độc đáo như đốt lửa trại đấu bóng thì ở Vũng Tàu với mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng khó nơi nào có được!

 

... Vẫn bộ đồ vét màu trắng cắt khá khéo khít lấy khuôn người mảnh dẻ, động tác khéo và duyên, ông giơ tay đỡ người đẹp thân hình mảnh dẻ non tơ tuổi 20 từ bờ kè xuống doi cát.

 

Có thể gọi khác đi được không mối tình của Lê Ân với người đẹp kia? Người đẹp, thời buổi này với các đại gia đâu có thiếu các cấp độ nhan sắc lẫn tuổi tác? Nhưng người đẹp kia là người vợ thứ 5 của Lê Ân.

 

Lời đề nghị khiếm nhã

 

Chia tay người vợ thứ 4 tuổi mới 25, Lê Ân có bao mối bận tâm kinh doanh. Lần ấy Công ty tổ chức tuyển người. Việc nhân sự do bộ phận chuyên trách trong đó có những người tâm phúc của Lê Ân hằng bao năm nay làm việc rất hiệu quả với phương châm không có tài năng nào bị bỏ quên!

 

Tình cờ Lê Ân đáo qua phòng nhân sự. Nhiều nam thanh nữ tú đang xếp hàng chờ cơ may có một chỗ làm trong làng du lịch Chí Linh. Ánh mắt Lê Ân dừng lại ở một cô gái mảnh dẻ. Cái chuyên môn quản trị kinh doanh dường như chả nói lên điều gì.

 

Nhưng những câu hỏi ma giáo của đám nhân viên nhân sự lão luyện đã níu chân Lê Ân lại. Cái gì nhỉ, nhà có tới 10 anh chị em, bươn bả cũng chỉ đủ ăn chớ không phải dư dật gì. Ý nghĩ Lê Ân thoắt ngược về với ngôi nhà lá đơn sơ thuở ấu thơ xứ Quảng.

 

Cũng 10 anh chị em lít nhít chen chúc... Chèo chống lèo lái con thuyền ọp ẹp qua những sóng gió cuộc đời dứt khoát phải là người mẹ hoặc người cha thiếu tiền nhưng luôn có dư những phẩm chất này khác?

 

Nghe cô gái kể về má mình, Lê Ân như có chi na ná người mẹ lam lũ vùng quê nghèo xứ Quảng? Thì địa chỉ đây. Dò kỹ đi... Tay nhân viên nhân sự ngạc nhiên ngó Lê Ân bởi không biết cơn cớ gì mà sếp mình quan tâm cô dự tuyển viên này kỹ thế...

 

Nửa tháng sau, cô dự tuyển viên rụt rè bước vào căn phòng làm việc của ông chủ Chí Linh. Lặng đi một hồi lâu. Lê Ân không cười hướng ánh mắt về phía cô gái với lời thẳng thắn em lấy tôi làm chồng không?

 

Cô dự tuyển viên giật mình thảng thốt đánh rơi cái sắc nhỏ. Nhưng cô không hoảng hốt vùng chạy mà sau một hồi lúng túng đã nhỏ nhẹ ông để em nghĩ ít lâu...

 

Một tuần, Lê Ân đã có hồi âm. Đám cưới hình như có lắm thứ hot lẫn hút khách và cả những tò mò đàm tiếu... Có thể là chiếc Rolls Royce Phantom (vào đầu năm 2008, ông Lê Ân cũng đã “rinh” về 1 chiếc Mercedes AMG S63 6 tỷ) trị giá 25 tỷ của Lê Ân.

 

Nhưng xưa rồi. Hai chiếc ấy chỉ đi sau. Mà dẫn đầu đoàn xe đám cưới là chiếc xe mui trần màu trắng nuột tinh khôi, chú rể mua tặng cô dâu.

 

Bữa nay cô dâu chú rể cặp mắt ngời ngời hạnh phúc chĩnh chiện lúc ngồi lúc đứng trên chiếc xe mui trần màu trắng ấy chầm chậm lướt qua những con phố sạch bong rời rợi gió biển Vũng Tàu.

 

Vị thế chú rể có sức mời gọi những con xe khủng khác nối đuôi cũng như vô số các quan khách cùng những người có máu mặt! Còn tò mò đàm tiếu? Chả thiếu. Chỉ có cỡ đại gia hoặc gì gì thì mới làm được cái việc chia tay cô vợ 25 tuổi lấy cô 20?

 

Hình như là tình yêu

 

... Hơi bị khó dứt mắt khỏi vóc dáng đương độ sung mãn nhất của người đàn bà vợ ông Lê Ân. Chao ôi lão đại gia này có thuật gì vậy?

 

Chưa hết, từ bàn tay búp măng kia của cô thơ ký kiêm quản gia lật giở cái cặp màu be anh à chuyện ra hỗ trợ bà con tiểu thương bị hỏa hoạn cháy chợ ở Xuyên Mộc hơn trăm triệu đồng thì vợ chồng mình cũng trực tiếp phải đi như lần ra Quảng Ngãi thăm và tặng quà cho cháu bé bị mẹ nuôi hành hạ chứ không thể gửi tiền qua bưu điện được...

 

Chất giọng dịu dàng đượm vẻ kiên quyết dứt khoát kia hình như đang phát lộ một tố chất bà chủ được việc có khả năng trông coi giữ gìn thứ lửa ấm trong nhà?

                                           Báo Tiền Phong , thảng 3/2012


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 02/Apr/2012 lúc 7:53am
CHẲNG AI MUỐN SỐNG TRONG NHÀ DƯỠNG LÃO, NHƯNG…
http://lh6.ggpht.com/-eit-2bGwMQA/T3lLp60pfGI/AAAAAAAARMY/e_WT7CTpKiI/s1600-h/image%25255B3%25255D.png">image  
 
1. Thương Những Bà Mẹ ở Nursing Home              Thích Tâm Không
"Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày..."
                   *****


Thương con từ thuở mang thai
Chín tháng mười ngày mang nặng đẽ đau
Ra đời bú mớm nâng niu
Cho con tất cả máu hồng sữa tươi
Con vui cha mẹ tươi cười
Con đau cha mẹ rã rời ruột gan.
Trải bao đau khổ gian nan
Khó nghèo chịu đựng chẳng phàn nàn chi.
Mẹ cha rất mực từ bi
Hy sinh tất cả chỉ vì đời con.
Mong cho con được lớn khôn
Gia đình sự nghiệp thành hôn vẹn toàn.
Tuổi già sức yếu hơi tàn
Ốm đau bịnh tật mẹ càng cô đơn.
Âm thầm trong nursing home
Tháng ngày lặng lẽ tình thương hao mòn,
Cho dù gác tía lầu son
Bác sĩ, y tá, thuốc men đủ đầy ...
Nhưng thân xác mẹ hao gầy
Nhưng tâm hồn mẹ đọa đày xót xa,
Nơi đây chẳng phải là nhà
Là nơi êm ấm vào ra thân tình,
Nơi đây thui thủi một mình
Tủi thân xót dạ một mình mình hay
Văn minh hay xứ đọa đày ?
Mẹ cha già yếu lạc loài vào đây
Trông đêm rồi lại mong ngày
Sức tàn hơi mãn xuôi tay ngậm hờn
Cảnh xưa nghèo khó còn hơn
Tuổi già còn có cháu con bên mình
Ra đi an phận tử sinh ...
                      *****

2. LỜI CHA GIÀ NÓI VỚI CON GÁI


DẠO: Lòng không muốn sống xa nhà
         Nhưng trời bắt tội tuổi già biết sao!

(Kính mến gửi về Chú, ngậm-ngùi đánh dấu ngày mà Chú, vừa tới tuổi 90, phải vào nhà dưỡng-lão, mặc dù con gái Chú rất thiết-tha muốn được đưa Chú về nhà.)
http://www.blogger.com/ -
Đêm bệnh-viện, sầu tơi trên tóc trắng,
Người già nằm, bóng hạc lắng chiều sương,
Mắt ngu ngơ như nắng lỡ độ đường,
Nhìn con gái dựa bên giường gà gật.

Đầu ngật ngầy váng vất,
Thương con mình tất bật ngược xuôi,
Mấy ngày qua luôn túc-trực không rời,
Đến tối mịt mới về nơi tổ ấm.

Bàn tay già chầm chậm,
Thờ thẩn nắm tay con.
Từ rãnh mắt xoáy mòn,
Giọt thương cảm lăn tròn theo vết cũ.

              ***
Khuya rồi đó, sao con chưa về ngủ,
Chuyện tuổi già, con ủ-rũ làm chi.
Chín mươi rồi, Bố chưa bị cất đi,
Mình may mắn, có gì mà áo-não.

  Hãy để Bố vào ở nhà dưỡng lão,
Như mọi người vừa khuyên bảo sáng nay,
Vì một mai khi rời khỏi nơi đây,
Khó khăn sẽ theo tháng ngày dai dẳng.

Bố không muốn mình trở thành gánh nặng,
Để cho con phải lo lắng miệt mài
Đời con còn nhiều trách-nhiệm trên vai,
Đâu có thể chực-chầu hoài sớm tối.

Thân gầy còm yếu đuối,
Sao kham nổi đường xa.
Thêm việc sở, việc nhà,
Chuyện con cái, dễ gì mà vất bỏ.

Người già thường cau-có
Nằm liệt giường, càng khó tính gấp trăm.
Dù cho con chẳng quản ngại nhọc nhằn,
Nhưng chịu đựng tháng năm dài sao thấu.

Bố vẫn muốn sống đời bên con cháu,
Dẫu cơ-hàn, mà rau cháo có nhau.
  Bao năm qua mất Mẹ , bấy năm sầu,
Bố gượng sống với niềm đau-lẻ-bạn.

Buồn nhớ lại ngày vượt biên hoạn-nạn,
Bỏ quê nhà, chấp-nhận vạn gian-truân,
Chết trong tay đã nắm chặt chin phần.
Mạng sống chỉ ngàn cân treo sợi nhỏ.

Con thuyền khốn khổ,
Sóng gió tả-tơi,
Phút chót đã kề nơi,
Lối định-mệnh, ai người sống sót.

Tưởng chỉ được nhìn Mẹ, con lần chót,
Nhưng Trời thương cho trót-lọt qua đây,
Trong khi bao người biển cả vùi thây,
Giờ sao nữa, chẳng mảy-may tiếc rẻ.

Bố chỉ hận mình không còn sức khỏe,
Đở đần con việc lẻ-tẻ hôm mai,
Để chiều về, con bớt phải loay-hoay,
Được yên nghỉ sau ngày dài kiệt sức.

Khi bị đẩy vào trong phòng hồi-lực,
Bố biết mình gần tới lúc xuôi tay.
Dù thoát nạn hôm nay,
Đời cũng phải rẽ ngay vào lối ngoặc.

Bố tự biết như ngọn đèn sắp tắt,
Nên cố tình bẳn gắt mấy ngày qua.
Nếu chẳng may phải theo gót ông bà,
Con cũng đở xót xa giờ đưa tiễn.

Mai kia rời bệnh-viện,
Con đừng bịn-rịn xót xa,
Hãy nghe lời y-tá dặn ngày qua,
Mà đưa Bố thẳng ra nhà dưỡng lão.

Cuộc sống mới dù là mưa hay bão,
Bố không buồn,tự bảo vẫn còn may,
Vì biết rằng, chỉ quanh-quẩn đâu đây,
Con cháu Bố đang vui vầy hạnh-phúc.

Rồi sẽ có những buổi chiều hun-hút,
Bố nặn dần từng phút ngóng người thân.
Nhưng rủi con chẳng tới được một lần,
Bố cũng hiểu, đừng bận tâm ray-rứt.

Bố không ngại chặng cuối đời khổ cực,
Nhìn thấy con hạnh-phúc, Bố vui lòng.
Tuổi đã nhiều, phận Bố thế là xong,
Con phải sống cho chồng, cho con cái.

Hứa với Bố, con sẽ không buồn mãi,
Nếu mai này, khi Bố phải ra đi,
Mà con không kịp đến lúc phân-kỳ,
Nói cùng Bố lời chia-ly vĩnh-viễn.

                  ***
Đêm trơn giấc, người con rời bệnh-viện,
Đôi mắt già quyến-luyến vọng đưa chân.
Trong ký-ức phai dần,
Khuôn  mặt những người thân vùng hiển-hiện.

Lòng chợt thoáng bùi-ngùi khi nghĩ đến
Phút lên đường, theo ước-nguyện ba-sinh,
Chân bơ-vơ trong tăm tối một mình,
Mò mẫm lối hành-trình về thiên-cổ.

TRẦN VĂN LƯƠNG


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 05/Apr/2012 lúc 8:34am

*

     Hai%20cu%2091%20tuoi%20muon%20dang%20ky%20ket%20hon
 
Bà Bùi Thị Vinh 91 tuổi còn khỏe mạnh , thông thái.....
 

Mối tình già của hai cụ 91 tuổi , bị con cháu ngăn cản

 

Chồng mất trên 40 năm, nay cụ bà 91 tuổi muốn kết hôn với người đàn ông bằng tuổi đã chết vợ nhưng bị con cháu ngăn cản.

Hai tuần nay người dân xứ dừa Bến Tre xôn xao chuyện bà Mụ Bảy, tên thật là Bùi Thị Vinh (91 tuổi) ở ấp Chợ, xã Phú Phụng (Chợ Lách, Bến Tre) đến nhà thờ để nhờ cha xứ làm phép kết hôn với cụ Hà Văn Tới (Mười Út, 91 tuổi) ở cùng xã nhưng khác ấp. Thế nhưng, buổi lễ hôm ấy bất thành vì con cháu của hai cụ ngăn cản nhà thờ làm phép, “chú rể” bị người thân “vợ sắp cưới” lớn tiếng chửi bới.

Theo con gái cụ Vinh thì mẹ chị lú lẫn, đã gần đất xa trời nên không thể “đi bước nữa”. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với mọi người bà cụ vẫn tỏ ra thông thái, giọng hào sảng, đặc biệt là nét mặt cụ Vinh trông trẻ hơn tuổi rất nhiều.

Kể chuyện quyết định kết hôn với cụ Tới, cụ bà nói rằng chồng mất hơn 40 năm, con gái ruột đã yên bề gia thất bên tỉnh Trà Vinh nên nhiều năm qua bà ở một mình. Còn hai đứa con nuôi thỉnh thoảng mới đến thăm nên bà rất muốn có người bạn già bên cạnh để sớm hôm tâm sự, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi "trái gió trở trời".

“Hai hôm trước giật mình thức dậy tôi khóc một mình vì thấy quá buồn, xung quanh không có ai. Ông Tới thương tôi, muốn được tối lửa tắt đèn có nhau nhưng không hiểu sao con tôi không chịu hiểu cho người mẹ này”, cụ Vinh chia sẻ.

Còn cụ Tới, từ ngày bị ngăn cản kết hôn với cụ Vinh đến nay cũng không được con cháu cho gặp người lạ. Tiếp xúc phóng viên, con trai ngoài 30 tuổi con cụ Tới nói rằng nếu kết hôn chắc cha anh phải “vô hòm” vì đã quá già.

Theo con trai cụ Tới, chuyện quen biết giữa hai gia đình là do trước đây cụ Vinh làm ở nhà bảo sanh (nhà hộ sinh) nên có nhận đỡ đầu cho người thân trong gia đình anh. Vì vậy, hai cụ già trở nên thân thiết với nhau nhưng tình cảm ấy nếu vượt quá giới hạn, khiến bà con đàm tiếu, soi mói thì anh không chấp nhận, nhất quyết ngăn cản.

Ông Nguyễn Văn Giang - Chủ tịch UBND xã Phú Phụng - cho biết có nghe thông tin hai cụ già 91 tuổi đến nhà thờ tổ chức Thánh lễ vì cả hai đều theo đạo Thiên Chúa nhưng bị người thân ngăn cản. Theo ông Giang, các con của hai cụ không có quyền ngăn cản cha mẹ kết hôn vì chồng bà Vinh và vợ ông Tới đều đã mất. Vì vậy cuộc hôn nhân này không trái pháp luật.

“Đúng ra con cháu phải ủng hộ tâm nguyện của hai cụ. Vài hôm nữa chúng tôi sẽ họp để giao việc cho hội phụ nữ, ban tư pháp và hội người cao tuổi đến tìm hiểu, vận động con cháu hai cụ xem có đạt kết quả tốt hay không. Nếu được thì xã vẫn cấp giấy đăng ký kết hôn khi hai cụ hoàn chỉnh các giấy tờ tư pháp có liên quan”, ông Giang khẳng định.

Cùng quan điểm này, luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) cho biết nếu hai cụ có đủ năng lực hành vi dân sự, vợ chồng hai bên đã mất thì UBND xã Phú Phụng có quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai người vì Luật Hôn nhân gia không quy định mức tối đa bao nhiêu tuổi thì không được kết hôn.

“Luật cấm kết hôn với người mất hành vi dân sự nhưng con của hai cụ không thể nói cha mẹ lú lẫn để lấy đó làm lý do cản trở mà phải có giấy tờ giám định của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, tốt nhất thì UBND xã Phú Phụng nên khuyến khích hai cụ đi khám sức khỏe dù không có quy định buộc người đăng ký kết hôn phải làm việc này”, luật sư Đức bày tỏ quan điểm.

Bảo Anh

...Hoan hô hai cụ , cứ quyết định kết hôn đi .Thời gian sống không còn  lâu nửa , sao phải chịu cô đơn buồn khóc... không phải ai cũng có may mắn vậy đâu... 
 


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 15/Apr/2012 lúc 11:26am
   MỘT BÀI HỌC VỀ TUỔI GIÀ . Học thuộc lòng dể áp dụng
 
Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .

Ôi bao dặm đường xa cách. Từ ngày mẹ tôi mất , cha tôi sống một mình, ông không chịu rời căn nhà với những năm tháng của quá khứ và tôi không thể bỏ việc để dọn về nhà cha. Mùa Xuân năm ngoái cha tôi bị ngã bể xương hông và dập một bên sườn. Bây giờ cha tôi phải vào viện dưỡng lão dành cho người già ốm yếu và cha tôi được xếp vào danh sách phải săn sóc đủ một vòng tròn của chiếc đồng hồ treo trong phòng ông. Từ ăn uống, nằm ngồi, đi đứng, làm vệ sinh, nhất nhất điều có y tá. Cái điều đáng buồn là trong khi nhận tất cả phục dịch cho thân thể thì đầu óc của cha tôi vẫn còn cái minh mẫn của một ông giáo sư dạy toán cách đây mấy chục năm.
Tôi không thể thường xuyên bỏ công việc để đi xuống thăm cha, nhưng mỗi ngày tôi phải điện thoại, điện thư liên lạc với bác sĩ, dược sĩ, y tá và những người săn sóc cho cha tôi tại viện dưỡng lão. Tôi cố gắng thu xếp để mỗi hai tháng đến với cha tôi một cái cuối tuần, và mỗi năm về một tuần vacation vào dịp lễ Tạ Ơn hay Giáng Sinh. Tôi biết là cha tôi rất mừng mỗi lần thấy con đến thăm. Cái ánh mắt của cha tôi khi nhìn tôi chào ra về bao giờ cũng theo tôi suốt chuyến bay. Hôm nay cũng thế, khi ngửa cổ ra sau ghế để tìm một giấc ngủ ngắn trên phi cơ, tôi nhìn rất rõ lại hai con mắt của cha tôi. Bất giác tôi tự hỏi “Khi tôi vào tuổi già yếu. Ai sẽ là ‘TÔI’ để tới lui săn sóc hỏi han tôi thường xuyên?”.

Một người độc thân không có anh chị em và những người già không có con, những người có con sống không cùng một tiểu bang, hay xa hơn nữa ở tận một quốc gia khác thì sẽ rơi vào hoàn cảnh nào khi tuổi già lặn xuống như mặt trời lặn trên biển (bạn đã ngắm mặt trời lặn trên biển bao giờ chưa? Nó mất vào nước nhanh vô cùng).
Cái thùng thư , ba bốn ngày không có người lấy, hay đống báo thành chồng trước hiên nhà, cỏ không cắt, lá không cào, các cửa sổ không mở là dấu hiệu cho hàng xóm biết nên báo cho cảnh sát vì chủ nhân trong căn nhà đó ở một mình và là một người già.

Nỗi lo âu của một người không có thân bằng quyến thuộc ở gần lúc tuổi già , không phải là nỗi lo âu “quá đáng”. Ðó là một điều chúng ta nên nghĩ đến , khi còn có thể tìm hiểu và thu xếp cho chính mình.

Bà Barbara Gordon có mẹ già 92 tuổi sống ở Florida, trong khi bà làm việc ở New York bà đã đặt ra câu hỏi “Who will be ME for me.” Bà đem câu hỏi đó hỏi những người bạn độc thân như bà, không con hay có con tản mác mười phương, họ cùng nhau bàn bạc, đặt ra những câu hỏi cho tuổi già:
- Tôi sẽ sống ở đâu?
- Tôi sẽ sống như thế nào?
- Tôi có đủ tiền không?
- Ai sẽ săn sóc tôi nếu tôi mất khả năng hoạt động?
- Nếu tôi ngã (lúc già yếu) nằm dưới đất hai, ba ngày thì sao?
- Một ngày nào đó liệu tôi có phải rời căn nhà tôi đang ở ?

Những câu hỏi trên đưa đến những câu trả lời khác nhau , mà câu nào cũng rất mơ hồ. Cuối cùng họ đi đến kết luận: Cái cách mình đang sống bây giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào đời sống của mình lúc về già.

Họ làm cái danh sách sau đây như một kim chỉ nam :
 
1.”Có bạn bè ở mọi lứa tuổi.”
Ðừng bao giờ nghĩ mình chỉ có thể thân với những người cùng lứa tuổi hay cùng hoàn cảnh như mình. Ðồng ý là họ hiểu mình hơn nhưng đồng thời cũng chỉ nghe những than thở của nhau, không có gì mới lạ. Giao thiệp với những người trẻ hơn mình cũng trẻ lại với cách suy nghĩ và ứng xử với đời sống “Mới” này. Giao thiệp với người già hơn mình để được hưởng sự khôn ngoan của họ.
 

 2. ”Kết thân với hàng xóm.”
Chắc bạn không muốn ngã xuống sàn nhà, nằm dưới đất hai ngày rồi mà không có ai đến vực lên. Một tiếng gọi cửa của hàng xóm có khi cứu được sinh mệnh của bạn đấy. Chạy qua chạy lại nhà hàng xóm lúc còn khỏe là một điều rất nên làm. Có hàng xóm tin và thân nhau còn giao cho cả chìa khóa nhà nữa. Người lớn tuổi đâu còn sợ mất mát gì về vật chất, cái quý nhất chính là bản thân mình thôi. Nếu hai gia đình cùng trẻ cùng có con nhỏ ở cạnh nhau mà thân thiện được là một điều rất quý. Tránh được rất nhiều va chạm về con cái và hữu ích cho nhau khi về già.

3. ”Một bác sĩ thân thiện và có lương tâm” rất cần.
Ông bác sĩ này phải là một người sẵn sàng cho bạn khi bạn cần tới. Một người không bao giờ từ chối cắt nghĩa một câu hỏi xem ra không được chính xác mấy của bạn. (Những câu hỏi không có kinh nghiệm gì của người trẻ tuổi và quá lẩm cẩm của người già.)

4. “Dược sĩ trẻ hơn mình nhiều tuổi.”
Mua thuốc với những người này, bạn được họ cắt nghĩa rõ ràng và thân thiện hơn. Người bệnh ở lứa tuổi nào cũng cần những dược sĩ trẻ trung.

5. “Tiêu ít, để dành nhiều.”
Người trẻ để dành cho ngày mai. Người già để dành cho hậu sự.
Cần kiệm luôn luôn là một đức tính.

6. “Ăn uống cẩn thận hơn.”
Thức ăn luôn luôn là một nguyên nhân chính cho sức khỏe. Người dân nước nào cũng tự hào về văn hóa ẩm thực của nước họ. Nhưng cái bao tử của cả bàn dân thiên hạ chỉ muốn tiêu thụ những thức ăn nhẹ nhàng, ít dầu mỡ và bổ dưỡng. Bạn cứ lắng nghe xem cơ thể bạn phản ứng thế nào sau mỗi bữa ăn khác nhau, thì bạn sẽ hiểu ngay nó muốn nói điều gì.

7. “Thể thao nhiều hơn”
Ai cũng biết cơ thể cần vận động thì mới khỏe mạnh và đầu óc mới minh mẫn. Cứ cả ngày ngồi gõ cọc cọc (như chính tôi đây) ở máy vi tính, hay xem phim bộ như phần đông người Việt lớn tuổi, chắc chắn là không đúng rồi. Hãy đứng lên. Người trẻ có thể thao của người trẻ, người lớn tuổi có những sinh hoạt thể thao cho tuổi của mình. Nếu không đi xa được thì loanh quanh trong khu xóm, hoặc vung tay, khua chân ngay trong nhà mình. Ðừng ngồi yên một chỗ. Chim chóc ngoài vườn đang gọi bạn.
 
8.  Ngay bây giờ phải là “MÌNH”.

Có người đặt câu hỏi: “Ai thương tôi nhất”

Câu trả lời: “Mình thương chính mình nhất” Vì chồng, (vợ) hay con mình cũng không thương mình bằng chính mình thương mình. Chồng, (vợ) hay con không thể chịu trách nhiệm về thân thể bạn được. Họ chỉ chia sẻ một phần nào.

Nếu bây giờ bạn thực hiện được những điều trên thì khi về già chính bạn đã lo được cho bạn khá nhiều. Vì có ai đó, không phải bà con mình (người bạn hàng xóm) sẽ nhắc cho bạn “Tối nay lúc 9:00 giờ có mục đọc truyện của đài phát thanh (tiếng Việt) hay lắm”. Hoặc: “Ngày mai Chủ Nhật bà có đi chùa không ? Sẽ có xe đón đấy .
 
                                                     N H


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 12/May/2012 lúc 4:54pm

Thơ viết trên tường nhà dưỡng lão

Bài thơ được lưu truyền trên mạng từ năm 2004 do Thuỷ Khởi – một bút danh không xác định được tác giả thật đăng tải. Được biết, “Thơ viết trên tường nhà dưỡng lão” được chép lại từ một bài thơ viết trên tường một viện dưỡng lão ở khu phố phía Tây đường Dân Quyền (Thành phố Đài Bắc – Đài Loan)


Con ơi! Khi con còn thơ dại,
Mẹ đã mất rất nhiều thời gian,
Mẹ dạy con cầm thìa, dùng đũa ăn cơm
Mẹ dạy con buộc dây giày, chải tóc, lau nước mũi
Những kỷ niệm về những năm tháng mẹ con mình sống bên nhau
Làm mẹ nhớ thương da diết
Vì thế, khi mẹ chóng quên, mẹ chậm lời
Con hãy cho mẹ chút thời gian, xin con chờ mẹ chút
Cho mẹ suy nghĩ thêm
Cho dù cuối cùng ngay cả định nói gì
Mẹ cũng quên…

Con ơi! Con quên là mẹ con ta đã tập luyện hàng trăm lần
Con mới thuộc khúc đồng dao đầu đời?
Con nhớ không mỗi ngày mẹ đáp
Những câu ngây ngô, hàng trăm câu con hỏi từ đâu
Nên nếu mẹ lỡ kể lể nhiều lần những câu chuyện móm răng
Ngâm nga những khúc ru con thời con bé
Xin con tha thứ cho mẹ
Xin con cho mẹ chìm trong những hồi ức ấy nhé!
Xin con đáp lời mẹ kể những chuyện vụn vặt trong nhà!
Con ơi! Giờ mẹ thường quên cài nút áo, xỏ dây giày,
Ăn cơm vãi đầy vạt áo
Chải đầu tay bần bật run
Đừng giục giã mẹ
Xin con nhẫn nại chút và dịu dàng thêm
Mẹ chỉ cần có con ở bên
Mẹ đủ ấm.

Con ơi! Bây giờ mẹ đi chân không vững, nhấc không nổi bước
Mẹ xin con nắm tay mẹ
Dìu mẹ, chậm thôi
Như năm đó
Mẹ dìu con đi những bước đầu đời .



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph



Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info