LỊCH SỬ VIỆT NAM
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Lịch Sử - Nhân Văn
Forum Discription: Lịch sử và các phong tục Tập quán
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=1617
Ngày in: 14/Nov/2024 lúc 12:30am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Người gởi: LanH
Chủ đề: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ngày gởi: 01/Apr/2009 lúc 8:44pm
Chín Chúa Triều Nguyễn
1. Chúa Nguyễn Hoàng còn gọi là Chúa Tiên (1558-1613).
Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa
Nguyễn Kim có hai con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng cùng làm tướng lập được nhiều công trạng. Trịnh Kiểm là anh rể sợ họ Nguyễn tranh giành mới tìm cách giết Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng sợ vạ lây, nhưng không nghĩ ra cách gì bèn sai người đem vàng bạc làm lễ vật biếu quan nhà Mạc đã hưu trí là Trình quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi kế giữ thân. Trình Quốc Công lấy giấy bút viết 8 chữ giao cho người tâm phúc của Nguyễn Hoàng đem về. Ðoan Quận Công Nguyễn Hoàng mở thư đọc, thấy 8 chữ "Hoành son nhất đái, vạn đại dung thân" (Hoành sơn một giải, dung thân muôn đời). Hiểu được ý nghĩa của lời chỉ bảo, Nguyễn Hoàng cầu cứu với chị là Ngọc Bảo, xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam. Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm mới thuận, tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Bấy giờ những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng quân lính ở đất Thanh Nghệ nhiều người đưa cả vợ con đi theo, khoảng một ngàn quân sĩ. Ðầu tiên Nguyễn Hoàng vào đóng ở xã ái Tử thuộc huyện Ðăng Xương, tỉnh Quảng Trị và bắt đầu thu phục nhân tâm, rộng ban ơn đức, anh hùng hào kiệt hấp nơi kéo nhau về giúp. Họ Nguyễn bắt đầu khởi nghiệp và bành trướng ở xứ Ðàng Trong.
Khi nên trời cũng chiều người
Khi Nguyễn Hoàng rời đất Bắc, vào đóng dinh ở đất ái Tử, tướng Lập Bạo của nhà Mạc đem một toán quân đi 60 chiến thuyền, theo đường hải đạo vào đóng ở làng Hồ Xá và ở làng Lạng Uyển, thuộc huyện Minh Linh, để đánh Nguyễn Hoàng. Hai bên đánh nhau nhiều lần chưa phân thắng bại. Một đêm chúa Nguyễn đang đóng binh bên bờ sông, nghe dưới sông có tiếng trảo trảo, Chúa lấy làm lạ ra xem thì thấy sóng gió rất hãi hùng. Nhân đó chúa quỳ xuống khấn nguyện rằng : Thần sông linh thiêng thì cố giúp ta trừ giặc. Ðêm hôm ấy chúa nằm mộng thấy một người đàn bà sắc đẹp lộng lẫy, dáng dấp uyển chuyển nhẹ nhàng đi lại gần chúa và bảo rằng: "Nhà ngươi hãy dùng mỹ nhân kế mới thắng được giặc". Thức dậy, Chúa vui mừng vì được điềm lành. Bỗng nàng hầu Ngô Thị mang nước vào cho chúa. Nàng cũng xinh đẹp khác thường. Chúa liền sai Ngô thị dùng mỹ nhân kế để giết Lập Bạo. Về phần Lập Bạo, y dương dương tự đắc vì thấy chúa Nguyễn không làm gì được mình, nên chè chén, hát xướng suốt ngày. Ðang ngất ngưởng, Lập Bạo thấy nàng Ngô Thị sắc nước hương trời mang lễ vật và thư giảng hòa của Chúa Nguyễn xin vào yết kiến. Lập Bạo vốn là người hiếu sắc, thấy Ngô Thi liếc mắt đưa tình, nên bị mê hoặc đồng ý để hai bên giảng hòa trong một thời gian. Ðược việc, Ngô Thị xin cáo lui, nhưng đi mà đôi mắt Ngô Thị không rời Lập Bảo. Nàng cứ liếc mắt đưa tình ra chiều lả lơi. Bạo vội vàng đi theo nhưng không thể nào bắt kịp Ngô Thị. Cứ thế đến chỗ phục binh của chúa Nguyễn, một phát súng lệnh nổ, quân mai phục tỏa ra. Lập Bạo biết mắc mưu liền lao nhanh xuống nước. Nhưng y lặn đến đâu trên mặt nước có con chim chài cá kêu vang bay theo đến đó. Quân Chúa Nguyễn nhờ vậy mà theo dõi được đường bơi của Lập Bạo. Lập Bạo lặn mãi cho đến làng Vân Trình cuối sông Vĩnh định mới nổi lên. Quan quân Chúa Nguyễn giết được vô số quân Mạc. Ðể tưởng nhớ ơn sâu của thủy thần giúp, Chúa Nguyễn cho lập đền thờ ngay tại làng ái Tử và phong là Trảo Trảo Linh Thu Phổ Trạch Tướng Hiệu Phu Nhân. Miếu Trảo Trảo rất linh ứng được nhân dân lo hương khói hàng năm.
2. Chúa Nguyễn Phước Nguyên còn gọi là Chúa Sãi (1613-1635)
Buổi đầu chúa tôi tương ngộ
Nguyễn Hoàng sắp mất, gọi người con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn rằng "Ðất Thuận Quảng này bên bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam thì có núi Hải Vân và núi Bi Sơn thật là một nơi trời để cho người anh hùng dựng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập binh sĩ mới gây dựng cơ nghiệp muôn đời". Nguyễn Phúc Nguyên khóc mà bái tạ lãnh mạng. Bấy giờ Thụy Quân Công 51 tuổi lên nối ngôi, tên hiệu là Sãi Vương. Vương cho dời cung phủ về xã Phúc Yên, huyện Quảng Ðiền, ngày đêm lo việc chính sự, thu dụng nhân tài. Quan khám lý Trần Ðức Hòa tiến cử Ðào Duy Từ trong cơ hội đó. Sự kiện kiến Ðào Duy Từ với chúa Sãi trở thành một giai thoại. Sau khi được sự chấp thuận của chúa Sãi, cách mấy tháng sau, Trần Ðức Hòa cùng đi với Duy Từ ra công phủ chờ đợi. Ðức Hòa sắm mũ chầu cho Duy Từ đội để cho đầy đủ nghi thức tiến dẫn, nhưng Duy Từ gạt đi. Có chức thì mới có mũ đội, không có chức thì không dám đội mũ. Rỗi cứ để đầu trần đi vào phủ chúa. Bấy giờ chúa Sãi đang ngồi trên điện, nghĩ ngợi tìm cách thử tài Duy Từ. Chúa mặc áo trắng, đi hài xanh, tay cầm long trượng, vai khoác tủi vải. Khi thấy Duy Từ tiến vào, bèn ra ngoài cửa đứng chờ, nét mặt vui vẻ rạng rỡ. Duy Từ khẽ hỏi Ðức Hòa: Người là ai vậy, thưa cha? Quan khám lý khẽ đáp: - Vương thượng đấy,con mau đến lạy chào. Duy Từ nghe nói thế chỉ cười nhạt, không chịu đến chào rồi rảo chân bước đi ra, gần ra khỏi sân, Ðức Hoa đuổi kịp trách rằng: - Chúa ngự ra đây để đợi, sao con không lạy chào. Con không chịu lạy thì tội tất phải qui vào ta thôi. Duy Từ đáp: - Ðây là tư thế của Vương Thượng lúc sắp đi dạo chơi với bọn con gái, không phải là nghi lễ tiếp khách đãi hiền. Nếu con lạy chào tức là phạm tội khi quân, vì thế không dám lạy, có tội gì đâu? Khám lý nghe vậy phát gắt, thúc giục đến lạy chào nhưng Duy Từ vẫn đứng yên một chỗ. Thế là Sãi Vương biết ý, trở vào trong phủ sửa sang áo mũ, lên ngồi ở công đường sai nội giám lấy áo mũ quan văn đem ra ban cho Duy Từ rồi mới vào sảng đường bái yết. Duy Từ lúc ấy mới cùng đi với viên nội giám vào trong sảnh bái kiến Sãi Vương. Chúa tôi đàm đạo tương đắc. Từ đó Sãi Vương thường gọi Duy Từ vào phòng riêng, bàn mưu kế chống nhau với chúa Trịnh, xây dựng quốc gia, có khi bàn suốt cả ngày không biết chán. Bài thơ trong mâm hai đáy Năm Ðinh Mão (1627), Trịnh Tráng sai quan vào Thuận Hóa giả tiếng nhà vua sai vào đòi tiền thuế từ 3 năm trước. Chúa Sãi tiếp sứ nhưng không chịu nộp thuế. Trịnh Tráng lại sai sứ mang sắc vua Lê vào dụ chúa Sãi cho con ra chầu và lấy 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền để đưa cống nhà Minh. Nhận được sắc phong, chúa Sãi họp triều thần hỏi mưu kế. Ðào Duy Từ dâng kế, cho người làm một cái mâm hai đáy, trên sắp sản vật, giữa để sắc thư, lại cử Lai Văn Khuông làm chánh sứ đưa phẩm vật ra tạ ơn chúa Trịnh. Nhờ đã được chuẩn bị trước, khi ra kinh đô yết kiến chúa Trịnh, Lại Văn Khuông ứng đối khá trôi chảy. Chúa hậu đãi, cho phép Khuông cùng phái đoàn đi thăm kinh thành để chờ chúa dạy bảo. Trên đường đi, Khuông lén mở cẩm nang mà Ðào Duy Từ trao cho từ trước. Sau khi đọc cẩm nang, Khuông cùng cả phái đoàn lẻ trốn về Nam. Thấy phái đoàn đột ngột trốn về, Chúa Trịnh nghi hoặc, bèn cho người đập vỡ mâm mới thấy tờ sắc trước, và một bài thơ 4 câu, mỗi câu bốn chữ như sau: Mâu nhi vô địch Mịch phi kiến tích ái lạc tâm trường Lực lai tương địch. Triều thần không ai hiểu ý nghĩa. Trịnh Tráng phải nhờ trạng Bùng Phùng Khắc Khoan giải mã. Ðọc xong Phùng Khắc Khoan giải thích. Ðây là lối chơi chữ của Ðào duy Từ, chữ mâu không có dấu phẩy là chữ dư, Chữ mịch không thấy chữ kiến thì còn chữ bất, chữ ái rơi chữ tâm thành chữ thụ, chữ lực cùng đối địch với chữ lai thi thành chữ sắc. Vậy ý nghĩa của bài thơ 4 câu trên là "Dư bất thụ sắc" tức là "Ta không nhận sắc". Nghe xong, Trịnh Trạng vội cho người tìm bắt Văn Khuông, nhưng Khuông đã cao chạy xa bay rồi. Trạng muốn phát binh vào đánh, gặp Cao Bằng và Hải Dương có giặc, bèn thôi. Văn Khuông về đến nơi, Chúa mừng lắm nói rằng:"Duy Từ là Tử Phòng và Khổng Minh ngày nay", thưởng cho rất hậu, lại cho Văn Khuông thăng Cai Hợp.
3. Chúa Nguyễn Phước Lan còn gọi là Chúa Thượng (1635-1648)
Tranh giành ngôi báu
Năm ất Hợi (1635) cháu Sãi mất, con là Nguyễn Phúc Lan lên nối nghiệp gọi là chúa Thượng. Nghe tin chúa Thượng nối nghiệp, hoàng tử thứ ba là Nguyễn Phúc Anh đang trấn giữ ở Quảng Nam âm mưu phản nghịch. Phúc Anh viết thư sai người mật ra Bắc, yêu cầu chúa Trịnh đem quân vào đánh, Anh sẽ tiếp tay. Lại mời ký lục Vân Hiên hiến kế đắp lũy Câu Ðê làm kế cố thủ. Xuống lệnh cấm ở các cửa biển không cho dân chúng ra vào. Lại sai tướng Khang Lộc tiết chế thủy bộ quân làm tiên phong đem quân rải đóng ở cửa biển Ðà Nẵng, không chịu về triều nhận lệnh. Riêng Phúc Anh tự mình đem quân đến đóng đồn ở lũy Câu Ðê để xem thế đánh giữ. Chúa Thượng nghe tin, cả giận bèn mới chú là Tường Quận Công Nguyễn Phúc Khê vào phủ khóc bảo rằng: "Cháu với Dương Nghĩa hầu (chỉ Phúc Anh) là anh em cùng cha một mẹ sinh ra, chung gốc liền cành, hoạn nạn giúp nhau, phú quý cùng hưởng. Ai ngờ Dương Nghĩa manh tâm tiếm đoạt phản nghịch, giết hại dân chúng trong miền. Cháu muốn nhường ngôi cho hắn để khỏi sinh sự tranh giành không biết có nên chăng? Mong tôn thúc liệu xét cho". Nguyễn Phúc Khê nghe xong bừng bừng tức giận nói: "Dương Nghĩa là đồ lục sục không nghĩ gì đến công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Nay hắn đã dấy binh làm loạn, tội khó dung tha còn phải hồ nghi gì nữa." Bèn sai tướng đem quân lên đường. Hai bên xáp chiến một trận bất phân thắng bại. Cai đội bộ binh, tước Dương Sơn và Công tôn Tuyên lộc bất ngờ đem quân đánh qua cửa Hải Vân, tiến vào Quảng Nam. Dương Sơn vào trước trong doanh trại của Dương Nghĩa hầu thu được quyển sổ "Ðồng tâm hướng thuận". (cùng lòng theo về) chép tên họ các quan văn võ và dân chúng ước khoảng vài trăm người, trên hơn 10 tờ giấy. Suy đi nghĩ lại Dương Sơn xé bỏ khoảng 5,6 tờ. Tiếp đến Tuyên Lộc phóng hỏa thiêu cháy trại quân của Dương Nghĩa. Dương Nghĩa chạy trốn về phía cửa biển Ðại Chiêm. Tuyên Lộc đuổi bắt được, đóng gông giải về. Ðến khi luận tội Phúc Anh nằm rạp xuống kêu oan. Chúa Thượng không nở ra lệnh giết. Nguyễn Phúc Khê tâu: "Anh là kẻ phản nghịch, tội rất lớn, xin cứ phép gia hình để răn bọn loạn tặc" Chúa dù đau xót phải nghe theo.
Chuỗi hoa tình ái Tống Thị, vợ của Hữu Phủ Khánh Mỹ, trấn thủ ở Quảng Nam là người có nhan sắc hoa nhường, nguyệt thẹn. Khánh Mỹ chết sớm, Tống Thị có dịp ra vào phủ chúa, ý muốn tư tình với Thượng Vương nhưng Vương không chú ý đến. Tống Thị về xâu một chuỗi hoa như vòng ngọc liên châu rất đẹp, sai người đêm đến dâng cho chúa. Chúa cầm lên ngửi thấy mùi hương thơm ngát xúc động lòng yêu. Từ đó, chúa đem lòng thương yêu Tống thị. Năm Kỷ Mão (1639) Tống Thị thân vào phủ chúa chầu hầu. Nàng sụp lạy dưới thềm, thưa trình về tình cảnh góa bụa thảm thiết, nhan sắc lại cực kỳ diễm lệ. Chúa Thượng nổi tình riêng, sau đó mời nàng vào nội thất chung chăn gối. Từ đó, chúa hết mực sùng ái Tống Thị. Nàng trình bẩm việc gì, chúa cũng nghe theo. Tống Thị lựa lời khéo léo để chúa vui lòng, nghĩ cách chiếm đoạt của cải của dân để làm giàu riêng. Các quan đại thần căm ghét Tống Thị, tìm cách can gián nhưng chúa không nghe. Cho hay, nhan sắc phái đẹp quả là có mãnh lực vô biên, làm lung lạc cả đấng quân Vương dũng cảm, sáng suốt. Sau này Phúc Lan trúng độc Tống Thị mà chết. Chiến công vang dội Làm vua được 9 năm vị Chúa đa tình này lập được chiến công vang dội. Lần đầu tiên trong lịch sử thủy chiến, thủy quân Việt Nam đã đánh thắng thủy quân Âu Châu. Năm 1643, Hòa Lan theo lời yêu cầu của chúa Trịnh cho 3 chiếc tàu đồng kiểu tròn, võ trang nhiều trọng pháo tiến vào cửa Eo (Thuận An) mưu đồ xâm lược. Chúa Thượng họp quần thần bàn định nên đưa chiến thuyền của mình ra đánh tàu Hoa Lan hay không. Vì chưa bao giờ xáp chiến với Tây Dương, nên quần thần không dám hứa chắc là thắng. Lúc ấy Chúa hỏi một người Hòa Lan giúp việc quân sư cho Chúa, người ấy tự phụ trả lời: "Tàu Hòa Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôi." Nghe vậy, chúa cảm thấy bị xúc phạm. Ông thân hành đến cửa Eo, ra lệnh cho thủy quân chèo thuyền ra đánh thẳng vào 3 chiếc tàu của Hòa Lan. Hàng trăm chiếc thuyền Việt Nam xông thẳng vào các chiếc tàu Hòa Lan, mặc đại bác bắn ra như mưa. Bốn mặt tàu Hòa Lan đều bị tấn công. Nhờ thuyền nhỏ, cơ động nhanh nhẹn nên mặc dù bị một số đạn, tàu Việt Nam vẫn bao vây tấn công vào tàu Hòa Lan quyết liệt. Chúng vô cùng kinh hoàng không ngờ thủy quân chúa Nguyễn gan dạ đến thế. Chiếc nhỏ nhất vội luồn lách chạy thoát thân. Chiếc thứ hai thảng thốt đâm vào đá, cả thủy thủ đoàn và tàu chìm nghỉm xuống biển. Chiếc thứ ba lớn nhất chống cự lại. Các thủy quân Nguyễn bám sát tàu, bẻ bánh lái. Một số nhảy lên tàu, chặt gãy cột buồm. Bị dồn vào thế tuyệt vọng, thuyền trưởng Hòa Lan cho nổ kho thuốc súng. Thế là tất cả thủy thủ bị hỏa thiêu, chết la liệt trên biển. Có 7 tên nhảy xuống biển, cố bơi thoát nhưng đều bị tóm cổ. Thắng trận trở về, chúa Thượng dẫn 7 tù binh đến trước mặt người Hòa Lan nói: - Cần chi mãnh lực và quân đội của trời mới phá được. Chiến thuyền của ta cũng khá đấy chứ.
4. Chúa Nguyễn Phước Tần còn gọi là Chúa Hiền (1648 4-1687)
Chiến tướng khi còn thế tử
Khi chưa lên ngôi Nguyễn Phúc Tần là một chiến tướng. Suốt thời gian làm chúa, ông đánh nhau với Trịnh nhiều phen. Trước khi lên ngôi vài tháng, Trịnh Tráng sai đô đốc Tiến quận Công là Lê Văn Hiểu (có nơi chép là Hàn Tiến) đem quân thủy bộ vào đánh miền Nam. Bộ binh đóng ở đất Nam Bố Chính; còn thủy quân thì đánh vào cửa Nhật Lệ. Bấy giờ hai cha con Trương Phúc Phấn quyết tâm ra sức giữ Lũy trường Dục, quân Trịnh đánh mãi không tiến lên được.
5. Chúa Nguyễn Phúc Trân còn gọi là Chúa Nghĩa (1687-1691)
Người chọn Phú Xuân làm đất kinh thành.
Người đời sau nhắc đến Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trân là nhờ chúa đã dời phủ từ Kim Long về Phú Xuân, địa thế bằng phẳng, đẹp đẽ, tiếp nối nhiều đời chọn làm kinh đô. Việc lập dinh định phủ có từ lúc Nguyễn Hoàng mới vào trấn đất Thuận Hóa thì đóng dinh ở ái Tử (thuộc huyện Ðăng Xương, gần tỉnh lỵ Quảng Trị). 13 năm sau (1570) lại dời vào Trà Bát ở huyện ấy tức là Cát Dinh. Ðến năm Bính Dần (1626) chúa Sãi khắp nơi chống nhau với Chúa Trịnh, mới dời dinh vào làng Phúc An (huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên). Năm Bính Tý (1636) chúa Thượng lại dời phủ vào Kim Long (huyện Hương Trà), tỉnh Thừa Thiên. Năm Ðinh Mão (1687) chúa Nghĩa đem phủ về làng Phú Xuân, là đất kinh thành bây giờ, gọi là chính dinh. Chỗ phủ cũ để làm Thái tông miếu thờ chúa Hiền.
6. Chúa Nguyễn Phước Chu còn gọi là Minh Vương (1691 - 1725)
Vị Chúa mộ đạo
Chúa Nguyễn Phúc Chu là chúa mộ đạo Phật. Năm 1710 Chúa sai đúc chuông lớn. Chuông đồng này cân nặng 3.285 cân, đặt trong một lầu chuông rộng lớn ở chùa Thiên Mụ, cúng Tam Bảo. Năm Giáp Ngọc 23 (1714) trùng tu nhà chùa. ất Mùi năm 24 (1715) cho dựng bia đá cao lớn, dày dặn, dựng trên lưng một con rùa bằng đá, đối diện trước chuông đồng trước cửa Thiên Mụ, ngự chế bài văn bia đá, chúa lại mời hòa thượng Thích Ðại Sán, một lão tăng Trung Quốc sang Thuận Hóa giảng đạo. Lão tăng đã ở chùa Thiên Lâm hơn 5 tháng vào đầu năm 1695), rồi vào Hội An, về Quảng Ðông. Tại Hội An, Ðại Sán bị đau ốm, tàu trở gió nên phải hoãn cuộc hành trình. Ðại Sán ra Thuận Hóa lần nữa vào ngày 22 tháng 11. Lần này Ðại Sán trú tại chùa Thiên Mụ rồi cuối hạ tuần tháng 6 năm sau mới về Trung Quốc. Những điều mắt thấy tai nghe, Ðại Sán ghi vào sách "Hải ngoại kỷ sự". Mục "Ðàn chay" Ðại Sán ghi lại cho ta thấy phần nào tính cách Quốc Chúa. ... Ngày 1 tháng 4 thuyền Sa - Nhi - Giới, Quốc Vương mở đàn chay, dâng lễ, tự mình đến thắp hương, mời ta thượng đàn thuyết pháp. Trước đó một ngày, dọp dẹp đường sá. Từ sáng sớm có đội quân mão đỏ đẹp đường bắt người ta phải tránh xa ngoài một hai dặm. Ðạo ngự đi có người theo hầu tả hữu, đều cầm kim đao, kim thương dài năm sáu thước (khoảng 2 thước tây). Quốc Vương ngồi trên kiệu Ly Ðiền giống hình con lừa. Quân khiêng kiệu 16 người, toàn người cao lớn, xõa tóc, mình trần chỉ có một sợi dây thắt ngang lưng, treo một vuông vải trước quấn lại cột chéo ra sau lưng (...) Quốc Vương đội mão xung thiên cánh chuồn, mặc đạo bào màu huyền, đi giày nhung, không mang bít tất, vào đền thắp hương lễ phật. Ðoạn đi quanh đàn chay, xem xét trần thiết, cả mừng than rằng:ô May có lão hòa thượng đến đây, mới được thấy pháp môn quảng địa trang nghiêm như vậy. Vương tiến vào phương trượng tham kiến. Quốc cậu mặc áo mãng bào, cầm kim đao đứng hầu. Nhà Chúa dâng trà quả cơm chay đều không dùng, đã có nội giám đem trà để ngự dụng. Trong câu chuyện, phần nhiều nói về việc Phật.... Ngoài vách chùa, quân lính đứng dày hai lớp. Lớp ngoài toàn người cao lớn râu ria, ai râu ít thì kẻ thêm râu giả, đội mão bằng gỗ đỏ, cầm kim thương đứng thẳng khít rịt. Lớp trong toàn thanh niên mạnh mẽ, chít khăn đà la ni đỏ, mặc áo nhung lục, cầm kim đao, cũng đứng như lớp ngoài. Cán dao và cán thương đều sơn màu anh đào. Mỗi khi Quốc Vương trong điện bước ra, quân lính đều xoay mặt ngó vào. Quốc Vương đi vào thì sắp hàng đứng hai bên đối diện nhau rất thẳng. Ngoài giậu có vài nghìn quân, thế mà ngự tọa lặng thinh, chỉ nghe tiếng chim kêu lá rụng mà thôi.
Hát tuồng trong dinh Chúa
Không những chúa Nguyễn Phúc Chu là một người mộ đạo phật, mà chúa cũng là người có tâm hồn nghệ sĩ, biết thưởng thức ca vũ nhạc và tuồng. Chính chúa là một tay đánh trống tuồng lão luyện vào thế kỷ XVII. Thích Ðại Sán đã ghi lại trong ọ Hải ngoại ký sự những nhận xét của ông như sau: Cơm nước xong (...) kế khiến gọi ra bốn năm mươi cung nữ, người nào cũng thoa son đánh phấn, bận áo hoa màu lục dài phết đất, đội mão vàng... ra múa hát. Diễn tuồng xong nhà vua lấy ra năm mươi đồng tiền giao cho ta bảo thưởng cho tiểu hầu (...). Trong tiệc có diễn kịch, Quốc vương dắt bọn tiểu hầu đến, dọn lại bàn tiệc, nhường cho bọn tiểu hầu của vương hát trước. Trong cuộc hát, chủ nhân đặt một cái trống lớn (trống chầu - TTB chú) bên sân khấu, thỉnh thoảng điểm 2,3 tiếng trống cũng có ý nghĩa như gõ nhịp thuở xưa vậy. Ngày ấy vua rất cao hứng, tự đánh trống điểm nhịp cho bọn hát, thanh điệu lạ lùng, bộ tịch đường lối cũng khác, người trong tiệc ngồi xem cũng rất thú vị. Căn cứ vào sự kiện diễn tuồng mà Thích Ðại Sán ghi lại ở dinh chúa Nguyễn, một số nhà nghiên cứu tuồng cho rằng, vào thế kỷ XVII, tuồng đã định hình ở Việt Nam.
7. Chúa Nguyễn Phước Thụ còn gọi là Ninh Vương (1725-1739)
Người sát nhập đất Gia Ðịnh vào Việt Nam
Chúa Nguyễn Phúc Chu qua đời, con trưởng là Phúc Trú nói nghiệp, tự xưng là Tiết Chế thủy bộ chư dinh, Thái phó Ðỉnh Quốc Công, tự hiệu là Vân Tuyền đạo nhân Công lớn của cháu Nguyễn Phúc Trú là đưa đất Gia Ðịnh về Việt Nam. Vào năm Long Ðức thứ 1 (1732), Nhâm Tý, chúa sai tướng đi đánh Cao Miên, lấy đất Sài Gòn, lập dinh Long Hồ Châu Ðinh Viễn. Y tông Vĩnh Hựu năm thứ 4 (1738), Mậu Ngọ Phúc Trú qua đời, coi việc nước được 13 năm, thọ 43 tuổi, đặt thụy riêng là Ðại nguyên súy Tổng quốc chính Tuyên đạt Vương, chỉ có 3 con. Ðất Gia định màu mỡ, nhập vào miền Nam nước Việt Nam cũng nhờ công lao của chúa Nguyễn Phúc Trú vậy.
8. Chúa Nguyễn Phúc Khoát còn gọi là Võ Vương (1739-1765)
Những trang đầu của lịch sử áo dài
Chiếc áo dài tha thướt xinh đẹp hiện nay phải qua một quá trình phát triển. Nó được hình thành từ đời cháu Nguyễn Phúc Khoát. Nguyên cháu Nguyễn Phúc Khoát nghe người Nghệ An truyền câu sấm: Bát đại thời hoàn Trung nguyên (tám đời trở về trung nguyên), thấy từ đoạn Quốc Công đến nay vừa đúng 8 đời bèn xưng hiệu lấy thể chế áo mũ trong Tam tài đồ hội làm kiểu (...) lại hạ lệnh cho trai gái hai xứ đổi dùng quần áo Bắc quốc để bày tỏ sự biến đổi, khiến phụ nữ bận áo ngắn hẹp tay như áo đàn ông thì Bắc không có thế. Thế là do tinh thần độc lập, muốn dân chúng trong địa phận mình cai trị mang y phục riêng để phân biệt với miền Bắc, Nguyễn Phúc Khoát hiểu dụ: "Y phụ bản quốc vốn có chế độ, địa phương này từ trước cũng chỉ tuân theo quốc tục, nay kính vâng thượng đức, dẹp yên cõi biên, trong ngoài như nhau, chính trị và phong tục cũng nên thống nhất. Nếu còn có người mặc quần áo kiểu người khác thì nên đổi theo thể chế của nước nhà. Ðội may y phục thì theo tục nước mà thông dụng vải lụa, duy có quan chức thì mới cho dùng xen the, là, trừu đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng thì nhất thiết không được quen thói cũ dùng càn. Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. áo thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mở, duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm hoặc vài đen, hay vải trắng tùy nghi. Còn các bức viền cổ và kết lót thì đều theo như điều hiểu dụ năm trước mà chế dùng." Như vậy từ thế kỷ XVIII, chiếc áo dài đã được ra đời, dù ban đầu còn thô sơ, nhưng kín đáo. Nó là sản phẩm mang màu sắc dung hòa Bắc Nam. Cũng ở thời Nguyễn Phúc Khoát, phụ nữ đã biết trang điểm, thêu thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng vẻ đẹp, hàng vải khá tốt và tinh xảo. Các loại áo đoạn hoa bát ty, sa, lương, địa, the là hàng hoa được mặc vào ngày thường, áo vải, áo mộc bị chê là vải xấu. Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang lịch sử đầu cho chiếc áo dài.
Thuận hóa giàu đẹp
Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, Thuận Hóa được trải qua một thời gian bình yên nên công tư đều dồi dào về vật chất, cảnh xây dựng xa hoa phô bày. Lê Quý Ðôn đã mô tả Quan viên nhà cửa không ai là không nhà cửa trạm gọt, tường vách gạch đá, the màn trướng đoạn, đồ đã đồng thau, bàn ghế gỗ đàn gỗ trắc, chén mâm đồ sứ đồ hoa, yên cương vang bạc, y phục gấm vóc, chiếu đệm mây hoa, phú úy phong lưu đua nhau khoe đẹp (...). Binh sĩ đều ngồi chiếu mây, dựa quả tựa hoa, ôm lò hương cổ,hãm chè hảo hạng, uống chén sứ bịt bạc và nhổ ống nhổ thau, đãi bát ăn uống thì không cái gì là không phải hàng Bắc, một bữa cơm ba bát lớn. Ðàn bà con gái thì đêu mặc áo the là và hàng hoa, thêu hoa ở cổ tròn. Coi vàng bạc như cát, gạo như bùn, xa xỉ rất mực. Cảnh sắc thật huy hoàng, rực rỡ, nhộn nhịp đông vui; Nguyễn Phúc Khoát xưng vương hiệu, đổi tên đề biển, có hai điện Kim Hoa, Quang Hoa có các nhà Tụ Lạc, Chính Quang, Trung Hòa, Di Nhiên, đài Sướng Xuân, các Dao Trì, các Triêu Dương, các Quan Thiên, đình Thụy Vân, hiên Ðồng Lạc, an Nội Viên, đình Giáng Hương, công đường, trường học và trường súng. ở thượng lưu về bờ nam có phủ Dương Xuân và phủ Cam. ở trên nữa có phủ Tập Tượng, lại dựng điện Trường Lạc, hiên Duyệt võ, mái lớn nguy nga, đài cao rực rỡ mà giải võ, tường bao quanh, cửa bốn bề, chạm khắc vẽ vời, khéo léo cùng cực. Các nhà đều lát nền bằng đá, trên lát ván kiền kiền, những máng xối đều làm bằng kẽm để hứng nước, trồng xen cây cối, cây vải cây mít đều to mấy ôm. Vườn sau thì núi gả đá quý, ao vuông hào quanh, cầu vòng thủy tạ, tường trong tường ngoài đều xây dày mấy thước, lấy voi và mảnh sứ đắp thành hình rồng phượng, lân hổ, cỏ hoa. ở thượng lưu và hạ lưu Chính dinh đều là nhá quán bày hàng như bàn cờ. Những nhà của thủy quân lại ở đối ngạn. Xưởng thuyền và kho thóc thì ở các xã Hà Khê, Thọ Khang trên thượng lưu. Còn nhà vườn của các công hầu quyền quý thì chia bày ở hai bên bờ phía thượng lưu sông Phú Xuân, cùng hai bờ sông con bên hữu phủ Cam. ở thượng lưu, hạ lưu phía trước Chính dinh thì phố chợ liền nhau, đường cái đi ở giữa, nhà cửa chia khoảng tiếp nhau, đều là mái ngói. Cây to bóng mát, tả hữu thành hàng. Thuyền buôn bán, đò dọc ngang, đi lại như mắc cửi.
9. Chúa Nguyễn Phúc Thuần còn gọi là Ðịnh Vương (1765-1777)
Biến loạn trong triều đình
Hiếu Võ, Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát có 15 người con, con trưởng là Phúc Hiệu, xưng là Ðức mụ, chết sớm, thứ là Chưởng Võ và Chưởng Văn, Phúc Khoát và mẹ Phúc Thuần là anh em đồng đường, cho nên Phúc Thuần được nuôi ở hậu cung, không lập làm kế tự. Con Ðức mụ là Phúc Dương, gọi là Chi Dương, Phúc Khoát cũng không lập, muốn lập Chưởng Võ, bèn cho nội hữu ý Ðức Hầu giữ nuôi. Năm ất Dậu, tháng 5, Phúc Khoát mất, thái giám Chữ Ðức Hầu và nội tả Thân Kinh Hầu làm di mệnh giả cho ngoại tả Trương Phúc Loan lấy Phúc Thuần làm kế tự, bắt giam Chưởng Võ và giết ý Ðức Hầu. Em Phúc Khoát là Thường Quận Công tên là Chưởng Vàng Bị Trương Phúc Loan ghét, sai người vu cho tội mưu phản, xét không có hình tích, lấy một khẩu súng riêng làm chứng, bỏ tù mấy năm, phát bệnh ung thư ở lưng mà chết. Năm Quý Tựu, Nguyễn Văn Nhạc khởi nghĩa, gửi thư cho tham mưu tá và giả làm lời của Phúc Loan ngầm sai nổi loạn. Tham mưu tá đem báo cho Chưởng Văn, Văn nói với Nguyễn Phúc Thuần sai các tướng họ Nguyễn cùng tra xét. Phúc Loan cố tranh biện chứng cớ không rõ ràng nên không bị bắt tội. Phúc Loan ngờ tham mưu Tá làm ra thư, triệu về khảo đánh, Tá không nhận nên bị giết. phúc Loan lại ngầm sai người tố cáo Chưởng Văn và đồ đảng thông với Tây Sơn, bắt hạn gục. Ðược mấy tháng thì Chưởng Văn trốn ra miền rừng Châu Bố Chính, bị người cáo giác, Nguyễn Phúc Thuần bảo Phúc Loan sai người bắt, dẫn đến Phá Tam Giang dìm chét. Những người Nguyễn Phúc Thuần tin dùng đều tham của, mê gái, ham chơi. Quốc phó Trương Phúc Loan thấy lợi thì tranh trước, nhà chứa vàng bạc của cải vô số mà còn không vừa. Chưởng Thủy cơ nguyễn Hoãn thích rượu, suốt ngày say sưa. Hữu Trung cơ Nguyễn Nghiễm mê gái, lấy vợ lẽ 120 người, buồng sau nhà chứa đầy châu ngọc, mắm muối trăm vạn thạch, hồ tiêu ngoài hai vạn học. Riêng Nguyễn Phúc Thuần năm Kỷ Sửu hạ lệnh cho các huyện lập một ban du xuân, mỗi ban 50 người, tiền thuế mỗi người một quan để khi có hội hè thì làm trò vui đánh đu. Chơi bời phóng túng như vậy, dùng người như thế, hỏi sao không mất nước.
Mười ba vua triều Nguyễn
1. Vua Gia Long
Tên thật là Nguyễn Phước Ánh sinh ngày 15 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (8/2/1762). Năm 1774 quân Trịnh chiếm Thuận Hóa, Nguyễn ánh chạy vào Quảng Nam rồi vào Sài Gòn (Gia Ðịnh) với Nguyễn Phước Thuần. Năm 1780 lên ngôi Vương. Từ 1782-1786 nhiều lần thất trận phải chạy ra đảo Phú Quốc qua Thái Lan hai lần và cuối cùng phải gửi Hoàng Tử Cảnh sang Pháp cầu viện, Mùa hè năm tân Dậu (1801) chiếm lại Phú Xuân, cuối năm quật lăng mộ vua Quang Trung ở phủ cũ Dương Xuân. Năm Nhâm Tuất (1802) lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long.Tháng 6 đem quân ra Bắc Hà thống nhất đất nước. Năm Giáp Tý 1804 được nhà Thanh cho đổi tên là nước Việt Nam, ở rộng đất đai của thành Phú Xuân cũ, xây dựng lại Kinh thành mới tồn tại cho đến ngày nay. 1814 cho xây dựng lăng Thiên Thọ (Lăng Gia Long sau này) tại Hương Thủy Thừa Thiên-Huế. 1816 lập Nguyễn Phước Ðảm làm thái tử. 19 tháng 2 năm Kỷ Mão (3/2/1820) băng hà, thọ 58 tuổi. Có 13 người con trai và 18 người con gái.
2. Vua Minh Mạng
Con thứ tư của Vua Gia Long và bà Thuận Thiên Trần Thị Ðang, sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25/5/1791) tại Gia Ðịnh Năm ất hợi 1815 được phong Hoàng Thái Tử vào ở cung Thanh Hòa để làm quen việc trị nước. Lên ngôi tháng giêng năm Canh Thìn. 1821 dựng Quốc Sử Quán 1822 bắt đầu thi Hội, thi Ðình. 1831 chia ranh giới 31 tỉnh thành, bỏ tên Quảng Ðức đặt lại phủ Thừa Thiên.1832 khước từ việc Hoa Kỳ xin thông thương. 1839 tự chế thành công một tàu chạy bằng hơi nước Mất ngày 28/12 năm canh Tý (20/1/1841) Có nhiều vợ, 142 người con : 78 hoàng tử và 64 hoàng nữ.
3. Vua Thiệu Trị
Thật là Nguyễn Phước Miên Tông, hoàng tử của vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hòa. Sinh 11-5 năm Ðinh Mão (16/6/1807). 1830 được phong Trường Khánh Công 1837 kiêm nhiếp Tôn Nhân Phủ Tả Tôn Chính 10.1 Tân Sửu (11/2/1841) lên ngôi lấy niên hiệu Thiệu Trị Mất 27.9 năm Ðinh Mùi (4/10/1847) thọ 41 tuổi. Có nhiều vợ, 31 bà có con, sinh 29 Hoàng Tử và 35 Hoàng Nữ.
4. Vua Tự Ðức
Tên thật là Nguyễn Phước Hồng Nhậm, hoàng tử thứ hai của vua Thiệu trị và bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dũ) -người Gò Công Sinh ngày 28-5 năm Kỷ Sửu (22.9.1829) Lên ngôi vào tháng 10 năm Ðinh Mùi (1847) lúc 19 tuổi lấy niên hiệu Tự Ðức Năm 1874, Triều Ðình Huế thất thủ miền Bắc phải ký Hòa ước Giáp Tuất Mất vào 16.6 Quý Mùi (19-7-1883) Có nhiều vợ, đứng đầu là bà Lệ Thiên Anh Hoàng hậu Võ Thị Duyên, không có con, nuôi ba người con nuôi Dục Ðức, Dưỡng Thiện và Chánh Mông.
5. Vua Dục Ðức
Tên thật Ưng ái, con thứ hai của Thoại thái Vương Hồng Y và bà Ðệ nhất Phủ thiếp Trần thị Nga. Năm 1869 được chọn làm con nuôi của Tự Ðức và đổi tên thành Ưng Chân. Năm 1883 được phong làm Thụy Quốc Công Ngày 17-7-1883 theo di chiếu được nối ngôi, chưa yên vị đã bị truất ba ngày Bị Giam ở Dục Ðức đường, Thái Y viện rồi vào ngục thất Thừa Thiên và bị bỏ đói.Mất ngày 6.9 Giáp Thân (24-10-1884) chôn tạm ở làng Anh Cựu, về sau Vua Thành Thái xây lăng đặt tên là Ăng Lăng. Năm 1892 Vua Thành Thái truy tôn là Cung Tôn Huệ Hoàng Ðế Có 11 người con trai và 8 con gái. Con thứ 7 lên ngôi niên hiệu Thành Thái.
6. Vua Hiệp Hòa
Tên Nguyễn Phước Hồng Dật, còn có tên là Thăng, con thứ 29 của vua Thiệu Trị và bà Ðoan tần Trương Thị Thận Sinh ngày 24.9 Ðinh Mùi (1-11-1874) 1878 được Phong Lãng Quốc Công. Lên ngôi 27.6. Quý Mùi (30-7-1883) 30.10 Quý Mùi (29-11-1883) bị hai quyền thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường cho người ép uống thuốc độc chết. Thọ 37 tuổi.
7.Vua Kiến Phúc
Tên Ưng Ðăng, con trai của Kiên Thái Vương Hồng cai và Bùi Thị Thanh, em vua Ðồng Khánh, anh Vua Hàm Nghi. Sinh ngày 2.1 Kỷ Tỵ (12-2-1869) Lên hai tuổi được Vua Tự Ðức nhận làm con nuôi 2-12-1883 lên ngôi ở Ðiện Thái Hòa lấy niên hiệu Kiến Phúc 10-6 Giáp Thân mất một cách khó hiểu.
8.Vua Hàm Nghi
Tên thật là Ưng Lịch, công tự thứ 5 của Kiên Thái Vương Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, em khác mẹ của Vua Ðồng Khánh và Vua Kiến Phúc.Sinh 17.6 Tân Mùi (3-8-1871) Hai quyền thần Tôn thất Thuyết và Nguyễn văn Tường đưa lên làm vua ngày 12-6 Giáp Thân (2-8-1884) niên hiệu Hàm Nghi. 23-5 ất dậu (6-7-1885) Kinh Thành thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn. 1886-1887 lánh mình trong vùng thượng lưu sông Gianh (Quảng Bình) 30-10-1888 bị thuộc hả Trương quang Ngọc làm phản bắt nộp cho Pháp sau đó bị đày sang Algiéri Cưới con gái viên chức Thương chánh Lalauer có hai tai một gái. Mất tại Alger 28-11 Nhâm ngọ (4-1-1943)
9.Vua Ðồng Khánh
Tên thật Nguyễn Phước Ưng Biện con trưởng Kiên Thái Hồng cai và bà Bùi thị Thanh. Sinh ngày 12.1 Giáp Tuất (19-2-1864) 1865 được Vua Tự Ðức nhận làm con nuôi Tháng 8 năm ất dậu được cha vợ là Nguyễn Hữu Ðộ thương lượng với Pháp cho lên làm Vua thay Vua Hàm Nghi lấy niên hiệu Ðồng Khánh 1886 tuần du ra bắc dụ Vua Hàm Nghi không thành. Mất ngày 27-12 năm Mậu Tý (28-1-1889)
10.Vua Thành Thái
Tên thật Nguyễn phước Bửu Lân, con thứ 7 của Vua Dục Ðức và bà Từ Minh Phan Thị Ðiểu.Sinh ngày 22.2 Kỷ Mão (14-3-1879) 1883 cùng bị giam với vua Dục Ðức ở giảng đường Thái Y Viện 1-1889 lên ngôi lấy niên hiệu Thành Thái. Nhiều công trình mới mang niên hiệu Thành Thái : Bệnh Viện Trung Ương Huế, Trường Quốc Học, cầu Trường Tiền, chợ Ðông Ba,... 3.9.1907 bị phế vị, truyền ngôi cho Vĩnh San và bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu.1916 cùng con là Vua Duy Tân đi an trí ở đảo Reunion 1947 được tha về Sài Gòn 1953 về thăm Huế lần cuối 16.2 năm Giáp Ngọ (20-3-1954) mất tại Sài Gòn thọ 76 tuổi. Có 19 hoàng tử và 26 hoàng nữ.
11.Vua Duy Tân
Tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh San, con thứ năm của Vua Thành Thái và bà Tài nhân Nguyễn Thị Ðịnh Sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19-9-1900) Ngày 28.7 Năm Ðinh Mùi (5-9-1907) lúc 8 tuổi lấy niên hiệu là Duy Tân Ðầu năm 1916 cưới bà Mai Thị Vàng Năm 1916 cùng với Thái Phiên và Trần Cao Vân khởi nghĩa chống Pháp bị thất bại Sau đó bị đày sang Reunion 1927 lấy bà Fernande Antier Ngày 25-12-1945 bị tai nạn máy bay trên bầu trời Trung Phi 1987 được cải táng hài cốt về thành phố Huế.
12.Vua Khải Ðịnh
Tên thật là Bửu Ðảo con của vua Ðồng Khánh và bà Tiên Cung Dương Thị Thục Sinh ngày 1-9 ất Dậu (8-10-1885) 1916 lên ngôi với niên hiệu Khải Ðịnh 1917 xây dựng trường nữ Ðồng Khánh 1918 mở khoa thi Hương cuối cùng 1919 mở khoa thi Hội cuối cùng, lập đài chiến sĩ trận vong trước trường Quốc Học 1922 ngự giá sang Pháp Mất ngày 6.11.1925
13.Vua Bảo Ðại
Tên thật Nguyễn Phước Vĩnh Thụy, con trai độc nhất của vua Khải Ðịnh Sinh ngày 23.9 năm Quý Sửu (23.10.1913) 1922 sang Pháp du học 1925 về nước để tang vua Khải Ðịnh Ðầu năm 1926 lên ngôi với niên hiệu Bảo Ðại rồi sang Pháp tiếp tục việc học 1923 về nước làm vua 1934 cưới bà Nam Phương 25-8-1945 tuyên bố thoái vị trở lại tên cũ Hoàng Thân Vĩnh Thụy. Chấm dứt thời đại quân chủ của Việt Nam
|
|
Trả lời:
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 08/Mar/2011 lúc 10:36am
Những Nét Đẹp VN Thời Pháp Thuộc
http://www.authorstream.com/Presentation/tuyphuongletran-875305-vi-t-nam15-nh-ng-p-vn-th-ph-thu-c-tltp/ -
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 10/Mar/2011 lúc 8:26pm
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 13/Mar/2011 lúc 7:25am
Trường Petrus Ký đang được xây, sở dĩ người Pháp đặt tên này là để vinh danh nhà học giả Trương Vĩnh Ký, người có công không nhỏ trong việc chính thức hóa chữ Quốc Ngữ (sau này trường này bị đổi tên thành Lê Hồng Phong)
Khu vực Chợ Bến Thành thời sơ khai
Chợ Lớn cách đây một thế kỷ
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Mar/2011 lúc 10:42pm
Thảo Cầm Viên - Botanical Garden cách đây 1 thế kỷ
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/Mar/2011 lúc 2:54am
Trường Lasan Taberd, một trong sáu trường học do các sư huynh (frere) dòng tu La San xây dựng cho các học sinh Việt Nam:
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 28/Mar/2011 lúc 8:36pm
Sài Gòn không ngừng phát triển
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/Apr/2011 lúc 4:42am
Sông Sài Gòn tấp nập tàu bè
Nhà hàng Continental - đường Tự Do
Đường Nguyễn Huệ - Trung tâm Sài Gòn
Hội trường Diên Hồng (pho tượng phía trước là An Dương Vương)
Tòa Đô Chánh
"Dinh Tổng Thống" trong thập niên 50 Và Dinh Độc Lập trong thập niên 70
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 04/Apr/2011 lúc 7:18am
Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông, Thủ đô nước Việt Nam Cộng Hòa:
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 06/Apr/2011 lúc 8:00am
Các nghề nghiệp xưa - Một tư liệu quý
Quán bán trà
Gánh hàng rong
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 08/Apr/2011 lúc 5:24am
Hớt tóc dạo
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 12/Apr/2011 lúc 8:42pm
Thợ thêu
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 12/Apr/2011 lúc 8:43pm
Thợ điêu khắc gổ
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 15/Apr/2011 lúc 6:47am
Làm lọng
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Apr/2011 lúc 6:47am
Thợ rèn
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Apr/2011 lúc 5:17am
Họa sĩ
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 22/Apr/2011 lúc 9:42pm
Dệt tơ
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 26/Apr/2011 lúc 3:46am
Người thu tiền
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 28/Apr/2011 lúc 5:24am
Chế tạo giấy
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 05/May/2011 lúc 8:11am
Làm dầu ăn
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 09/May/2011 lúc 10:26pm
Chế biến rượu
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 11/May/2011 lúc 6:45am
Nhạc sĩ
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/May/2011 lúc 5:57pm
Nếu sự kiện này là thật, lá số tử vi của Vua Dục Đúc và người hành khất có gì ... tương đồng !?!?
mk
Vua Dục Đức chung huyệt mộ với... người hành khất
Cập nhật lúc :9:50 AM, 10/05/2011
Dân gian có câu “sướng như vua” nhưng thực tế có những ông vua đã không giữ nổi mạng sống của mình, và cái chết của các vị hoàng đế nước Nam nhiều khi thật thê thảm.
http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Ngo-ngang-vua-Dinh-Tien-Hoang-chet-vi-an-long-lon/20114/142780.datviet -
Tháng 6 năm Quý Mùi (1883) vua Tự Đức mất, để di chiếu cho người con nuôi lớn của mình là Nguyễn Phúc Ưng Chân lên nối ngôi. Thế nhưng ngay trong lễ đăng quan, nhiều đại thần đứng đầu là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường vì không ưa nên vin vào cớ di chiếu có đoạn nói mắt Ưng Chân có tật, rồi giam lỏng ông, sau đó phế truất. Về danh nghĩa, Ưng Chân ở trên ngôi báu chưa đầy 3 ngày.
|
Bi đình và lăng tẩm vua Dục Đức. |
Trở thành một tù nhân, Ưng Chân bị đem giam ở ngôi nhà học của mình trước đây là Dục Đức Đường nên sử sách thường lấy tên đó để gọi vua là Dục Đức. Về sau ông bị giam tại ngục thất phủ Thừa Thiên, bị bỏ đói cho đến chết vào tháng 9 năm Giáp Thân (1884), thi thể bó trong một chiếc chiếu rách. Hai người lính và và một viên suất đội gánh xác đi chôn trong một ngày mưa gió, đến đầu làng An Cựu ở ngoại thành Huế thì dây bị đứt, xác vua rơi xuống cạnh một khe nước nông, người ta tin rằng, ông đã “tự chọn” nơi yên nghỉ của mình tại đó nên chôn cất qua loa cho xong.
Vì không được quan tâm, chăm sóc, ngôi mộ dần tàn lụi như đất bằng, chẳng ai còn nhớ đó là mộ vua. Không lâu sau, có một ông lão ăn mày qua đấy bị kiệt sức và chết gục trên nấm mộ Dục Đức, dân địa phương đã chôn người ăn mày ngay trên mộ vua mà không hay biết. Về sau, con của Dục Đức bất ngờ được lên ngôi, lấy hiệu là Thành Thái; theo chỉ dẫn của những người am tường sự việc, Thành Thái tìm được mộ của vua cha nhưng khi cải táng, lại thấy trong mộ có hai bộ xương nên đành lấp lại và cho xây dựng lăng mộ tại đó vào đầu năm Canh Dần (1890) và đặt tên là An Lăng. Đó là lăng mộ chứa cả thi hài của ông vua xấu số và ông lão ăn mày tốt số.
http://www.baomoi.com/Vua-Duc-Duc-chung-huyet-mo-voi-nguoi-hanh-khat/137/6223394.epi - http://www.baomoi.com/Vua-Duc-Duc-chung-huyet-mo-voi-nguoi-hanh-khat/137/6223394.epi
------------- mk
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/May/2011 lúc 11:05pm
Dàn nhạc lưu động
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/May/2011 lúc 3:32am
Bán đồ gốm
.
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 26/May/2011 lúc 9:34pm
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/Jun/2011 lúc 10:29pm
Xe điện trên Boulevard de la Somme (Hàm Nghi). Xe điện mang quảng cáo thuốc lá Mélia của Hảng MIC (Manufacture d’Indochine de Cigarettes) và trên nóc nhà có đèn ống mang thương hiệu thuốc Aspirine – Usines du Rhône (Rhône-Poulenc).
Jardin Botanique de Saigon (Thảo cầm viên) giửa Kinh Thị Nghè và Boulevard Norodom (Thống Nhất cũ, Lê Duẩn ngày nay).
Cầu Thị Nghè.
Chợ Bến Thành trên quảng trường Eugène Cuniac (biển quảng cáo thuốc lá và giấy vấn thuốc lá JOB).
Théâtre Nguyễn Văn Hảo trên Avenue Galliéni (Trần Hưng Đạo) đang chiếu phim «Till the Clouds Roll By».
Lính hải quân Pháp trên vỉa hè một quán rượu gần sông Sài Gòn.
Tầu đậu ở Quai de l’Argonna gần cơ xưởng Ba Son (hải quân công xưởng) trên sông Sài Gòn.
Tầu du lịch Marseille – Sài Gòn trên Quai Le Myre de Villiers, đằng xa là toà nhà Quan Thuế (hay còn gọi là Nhà Rồng) trên sông Sài Gòn.
Công nhân đang tu bổ một công viên trên Quai Le Myre de Villiers (Bến Bạch Đằng) cạnh sông Sài Gòn.
Một trận đấu tennis trong Le Cercle Sportif Saigonnais – CSS tại Jardin Maurice Long (vườn «Ông Thượng» hay Tao Đàn, nay là Công Viên Văn Hoá Sài Gòn).
Hồ bơi Le Cercle Sportif Saigonnais trong Jardin Maurice Long nằm ở góc Rue Taberd (Nguyễn Du).
Trẻ con tây chơi đùa cùng các chị giử trẻ trong Jardin Maurice Long.
Xem đua ngựa ở Trường Đua Phú Thọ.
Xem đua ngựa ở Trường Đua Phú Thọ, ghế ngồi hạng bình dân.
Phụ nữ trong Khám Chí Hoà.
Tác giả của những tấm hình ở trên: Jack Birns
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 15/Jun/2011 lúc 7:57am
Một khung cảnh nhà quê với sông nước, ghe thuyền, cây cối...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Jun/2012 lúc 9:27pm
Những hình ảnh đi học thời xưa
Ông đồ và học trò
Trường làng
Trường tỉnh
Học trò của một trường trung học
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Jun/2012 lúc 9:29pm
Một lớp học !
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Jun/2012 lúc 9:31pm
Sưu tầm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 26/Jun/2012 lúc 9:20pm
Những
tấm hình xưa nhất của nước Việt-Nam
Những tấm hình
nầy được trích ra từ cuốn "Ðất
Việt Trời Nam" xuất bản ngày 22-08-1960 tại
Sàigòn của Việt-Ðiểu Thái-Văn-Kiểm (ông đang
cư ngụ tại Pháp)
(Bấm
nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau
đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của
navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/divers/don-hai.jpg">
<<<<<
"Ðồn Hai"
ở Ðà Nẵng
Bức ảnh đầu
tiên về nước Việt-Nam do người Tây Phương
(Jules Itier) chụp ngày 31-05-1845 với máy Daguerreréotype, phát
minh năm 1839. Phim là một tấm kim loại bằng
đồng có tráng bạc.
______________________
http://nguyentl.free.fr/autrefois/personnages/PhanThanhGian.jpg"> <<<<<
Cụ Phan-Thanh-Giản
(1796-1867)
Hình chụp tại Paris
năm 1863 nhân dịp ông cầm đầu sứ bộ
sang Pháp để xin chuộc lại 3 tỉnh miền Ðông
Nam Kỳ. Ở Pháp cả hai tháng mà không gặp
được vua Napoléon III, ông đành trở về
Việt Nam với vài lời hứa hẹn của Pháp, nhưng
khi về tới Việt-Nam thì Pháp đã đánh chiếm
thêm 3 tỉnh miền Tây !
Vua bổ trách nhiệm
cho ông trấn thủ miền Nam, tới năm 1867 thì toàn
lãnh thổ của Nam Kỳ rơi vào tay của người
Pháp. Không hoàn thành sứ mạng, ông uống thuốc
độc tự tử chết sau khi để di chúc
lại cho con cháu và khuyên là không nên làm chánh trị !
Hình còn tàng trữ
tại Bảo tàng viện Nhân-chủng-học của
Paris.
_____________________
http://nguyentl.free.fr/autrefois/divers/su-gia.jpg">
<<<<<
Họa phẩm
(Hiếu-Ức-Quốc) xưa nhất về dân tộc Ðại-Việt
(1078)
Một họa phẩm
danh tiếng của Lý-Công-Lân tức Lý-Long-Miên, người
đất Chu, đại-thần đời nhà Tống, miêu
họa các sứ giả của Hiếu-Ức-Quốc, có
nghĩa là nước của những người có lòng
hiếu thảo, tức là nước Ðại-Việt
của ta vậy (theo Ô.Thái-Văn-Kiểm).
Bức tranh nầy
được lưu giữ tại viện bảo tàng
Emile Etienne Guimet ở Paris !
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 28/Jun/2012 lúc 2:20am
Triều đại
nhà NGUYỄN
Trang
- http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/photo_famille_royale_2_vn.htm">
Vào thời đại phong kiến,
chỉ cần nhìn mặt vua là cũng có thể rơi đầu vì chỉ muốn ám
sát vua nên mới muốn biết mặt vua như thế nào mà thôi. Cũng nhờ
vào cái tục lệ nầy mà xưa kia vua Lê Lợi đã thoát chết khi bị
quân Minh vây, chỉ cần vua mặc quần áo thường là có thể chạy
thoát vì không ai biết mặt vua ra sao.
Dưới thời Pháp thuộc, các
ông Vua Việt Nam đã trở thành những "tài tử" nổi tiếng
để Pháp bán bưu thiệp, thời đó phải coi là một nhục quốc thể.
Nhưng cũng "nhờ" vào đó mà ngày nay chúng ta mới biết được
khuôn mặt của các vì vua.
Các bạn sẽ tìm thấy lịch
sử tóm gọn của triều đại nhà Nguyễn ở trang 2.
(Bấm nút trên
cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente"
(hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
Vua
Gia Long (1802-1820) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/gialong.jpg">
Vua Gia Long, người thành lập
Triều đại nhà Nguyễn |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/hoang-tu-canh.jpg">
Hoàng tử Cảnh (hình vẽ
bên Pháp bởi họa sĩ Maupérin vào năm 1787) |
. |
. |
Vua
Minh Mạng (1820-1840) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/vua_Minh_Mang.jpg">
Vua Minh Mạng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Sceau_Minh_Mang.jpg">
Ấn của vua Minh Mạng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/tombeau_de_Minh_Mang.jpg">
Lăng vua Minh Mạng ở
Huế |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Hue_tombeau_de_Minh_Mang.jpg">
Cổng vào lăng vua Minh Mạng |
Vua
Tự Ðức (1847-1883) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/vua_Tu_Duc.jpg">
Vua Tự Ðức |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/cac_ba_vo_vua_TuDuc.jpg">
Các bà vợ vua Tự Ðức sống đến
đầu thế kỷ thứ 20 |
. |
. |
Vua
Hàm Nghi (1884-1885) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/HAMNGHI.JPG">
Vua Hàm Nghi
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Ham-Nghi.jpg">
Di ảnh vua Hàm nghi thờ tại lâu đài
De la Nauche (France)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Dam_cuoi_vua_HamNghi.jpg">
Ðám
cưới vua Hàm Nghi ở Algérie (1904)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Dam_cuoi_vua_HamNghi2.jpg">
Ðám cưới vua Hàm Nghi ở Algérie
(1904)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Dam_cuoi_vua_HamNghi3.jpg">
Ðám cưới vua Hàm Nghi ở Algérie
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Dam_cuoi_vua_HamNghi5.jpg">
Dân chúng chờ đợi xe đám cưới
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Lang_mo_vua_Ham-Nghi.jpg">
Ngôi mộ của vua Hàm Nghi ở làng
Thonac (France)
|
. |
Vua
Ðồng Khánh (1885-1889) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/dongkhanh.jpg">
Vua Ðồng Khánh |
. |
. |
. |
Vua
Thành Thái (1889-1907) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/vua-thanh-thai.jpg">
Từ trái sang phải, 3 hoàng tử: Bửu
Lũy, Bửu Trang và Bửu Liêm. Các em của Vua Thành Thái (1891) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Hue_deux_reines.jpg">
Hai người vợ của vua Thành Thái |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/hue_les_freres_du_roi_et_leurs_precepteurs.jpg">
Các anh em của vua Thành Thái và các
ông thầy (phụ đạo) |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/ThanhThai_01b.jpg">
Vua Thành Thái
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Roi-Thanh-Thai.jpg">
Vua Thành Thái trong triều phục |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Thanh-Thai.JPG">
Vua Thành Thái trong lúc còn trên
ngôi |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Thanh-thai1.JPG">
Vua Thành Thái trong lúc bị
đày bên đảo Réunion |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/ThanhThai_et_son_frere_1900.jpg">
Vua Thành Thái và em tới thăm quan
toàn quyền
(1900) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/ThanhThai_et_son_frere_1900_1.jpg">
Vua Thành Thái và em tới thăm quan
toàn quyền
(1900) |
. |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Thanh-Thai3.JPG">
Cựu hoàng Thành Thái về thăm Huế
lần cuối (1953) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Bao-Dai-Thanh-Thai-Saigon-1953.JPG">
Vua Bảo Ðại đến thăm cựu
hoàng Thành Thái tại Saigon (1953) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Hoang-hau-Tu-Minh.JPG">
Hoàng hậu Từ Minh, thân mẫu
cựu hoàng Thành Thái |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Thu-phi-Doan-Thi-Chau.JPG">
Bà Ðoàn Thị Châu, thứ
phi của cựu hoàng Thành Thái |
Vua
Duy Tân (1907-1916) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Duy-Tan-5-9-1907.JPG">
Vua Duy Tân (5-9-1907) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Duy-Tan-19-9-1907.JPG">
Vua Duy Tân (19-9-1907) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/vua-duy-tan.jpg">
Vua Duy Tân |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Roi-Duy-Tan.jpg">
Vua Duy Tân (1907) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Duy-Tan.JPG">
Vua Duy Tân (năm 30
tuổi) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Thu-phi-Nguyen-Thi-Dinh.JPG">
Bà Nguyễn Thị
Ðịnh, thứ phi của cựu hoàng Thành Thái, mẹ
của vua Duy Tân |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Vuong-phi-Mai-Thi-Vang.JPG">
Bà vương phi
Mai Thị Vàng, một trong những thứ phi của
vua Duy Tân (năm 72 tuổi) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/DuyTan_voi_chi_va_em_1910.jpg"> Duy Tân
và các anh chị em |
Vua Khải Ðịnh
(1916-1925)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Roi-Khai-Dinh.jpg">
Vua Khải Ðịnh
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/vua-khai-dinh.jpg">
Vua Khải Ðịnh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/KhaiDinh.jpg">
Vua Khải Ðịnh
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/KhaiDinh1.jpg">
Vua Khải Ðịnh
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/KhaiDinh_bureau.jpg">
Vua Khải Ðịnh
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/KhaiDinh_prince_VinhThuy_a_Paris_1922.jpg">
Vua Khải Ðịnh và thái tử Vĩnh
Thụy tại Paris năm 1922
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Mot_hoang_hau.jpg">
Bà Ân phi Hồ Thị Chỉ, vợ của vua Khải Định
(theo ông Nguyễn Duy Chính ở VN) |
.
|
Vua Bảo Ðại
(1925-1945)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Prince_VinhThuy.jpg">
Thái tử Vĩnh Thụy
(vua Bảo Ðại trong tương lai)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/bao-dai1.jpg">
Thái tử Vĩnh Thụy
(1925) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/vua-bao-dai.jpg">
Vua Bảo Ðại
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/BAODAI.JPG">
Vua Bảo Ðại
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/bao_dai.jpg">
Vua Bảo Ðại
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/BaoDai_NamPhuong.jpg">
Vua
Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/NamPhuong_1.jpg">
Hoàng hậu Nam Phương,
vợ của vua Bảo Ðại
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/NamPhuong.jpg">
Hoàng hậu Nam Phương |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/BAODAI.JPG">
Vua Bảo Ðại
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/BaoDai_ceremonie_officielle_de_1930.jpg">
Vua
Bảo Ðại trong một buổi lễ năm 1933
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/BaoDai_12-1995.jpg">
Cựu hoàng Bảo Ðại bên Pháp (tháng
12 năm 1995)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/BaoDai_va_chiec_an.jpg">
Cựu hoàng Bảo Ðại và chiếc ấn
Hoàng Ðế Chi Bửu |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/chiec_an_Hoanh_De_Chi_Buu.jpg">
Chiếc ấn Hoàng Ðế
Chi Bửu |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/hoang-tu-bao-long.jpg">
Thái tử Bảo Long, con
của vua Bảo Ðại |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/hoang-tu-bao-long1.jpg">
Thái tử Bảo Long và các
quan đại thần |
Những người trong hoàng
tộc |
.ST. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Hoang_Thai_Hau_trieu_Nguyen.jpg">
Một Hoàng Thái hậu (không
biết tên gì) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Hue_funerailles_dela_reine_mere_1908.jpg">
Ðám
ma mẹ vua (không biết của ai) (1908) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/famille-royale/Hue_funerailles_dela_reine_mere_1908_a.jpg">
Ðám
ma mẹ vua (không biết của ai) (1908) |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 30/Jun/2012 lúc 6:37am
Triều Ðình xưa
Triều Ðình (gồm có Vua và các quan) là cơ quan cai trị cả nước. Mỗi tháng Triều Ðình họp Ðại Triều 2 lần, vào các ngày mùng 1 và 15 âm lịch ở điện Thái Hoà. Các quan văn võ ở Kinh Ðô phải có mặt ở sân Rồng, đứng xếp hàng theo phẩm cấp của mình, lớn trước nhỏ sau.
Ðứng đầu các tỉnh là có quan Tổng Ðốc, sau đó là tới quan Tri Phủ, Tri Huyện và Tri Châu, các quan nầy lo việc hành pháp (áp dụng luật lệ và lo vấn đề an ninh cho dân chúng).
Muốn được làm quan phải là người có học, phải thi đậu các kỳ thi tổ chức bởi Triều Ðình như kỳ thi ở Nam Ðịnh (xin coi phần "Từ dân lên quan").
Quan càng cao chức thì khi đi lại càng có nhiều lọng (dù lớn).
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/ve-binh-hue.jpg">
Vệ binh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/ve-binh-hue1.jpg">
Mã binh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/ma-binh-hue1.jpg">
Mã binh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/ma-binh-hue2.jpg">
Mã binh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/hue_escorte_royale.jpg">
Vệ binh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/Hue_chef_de_la_garde_royale.jpg">
Trưởng nhóm vệ binh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/voi.jpg">
Tượng binh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/hue_voi_lay.jpg">
Voi lạy |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/quan_chau1.jpg">
Các quan chầu trong Sân Rồng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/quan_chau2.jpg">
Các quan chầu trong Sân Rồng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/cung_troi_thai_hoa.jpg">
Các quan đang làm lễ tế Nam Giao |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/le_the.JPG">
Một ông quan uống trà |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/tonkin_SonTay_mandarin_provincial.jpg">
Một ông quan tỉnh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/mandarin_lettre.jpg">
Một ông quan |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/Indochine_Mandarin.jpg">
Một ông quan |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/mandarin1a.jpg">
Quan đi võng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/mandarin.jpg">
Quan đi ngựa |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/mandarin1.jpg">
Tổng Ðốc Hà Nội |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/tong-doc-ha-noi-14-7-1885.jpg">
Tổng Ðốc Hà Nội (1885) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/quan-lai3.jpg">
Một ông quan và vợ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/quan-lai1.jpg">
Một ông quan |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/hue.jpg">
Ðĩnh đồng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/nha-quan-su-hue.jpg">
Cư dinh của Hội trưởng Tôn Nhân phủ (hội đồng Hoàng tộc) (1) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/quan-lai.jpg">
Các quan lại |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/mandarin2.jpg">
Các quan lại |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/quan-su.jpg">
Một quan lớn của triều đình |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/huyen.jpg">
Một ông Quan Huyện và các quan Châu |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/pho-huyen.jpg">
Một quan Tri Châu |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/thai-giam.jpg">
Thái giám |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/nguoi-hau.jpg">
Một người hầu của Vua |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/go-chuong.jpg">
Một người đánh chuông |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/cong-hue.jpg">
Một cổng vào của thành xưa |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/sung-than-cong-hue.jpg">
Súng thần công |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/ban-nhac-co-truyen.jpg">
Ban lễ nhạc |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/cour-royale/musicien.jpg">
Nhạc công trong hoàng cung | st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/Jul/2012 lúc 9:29am
Từ dân
lên quan
Từ ngàn xưa, do
ảnh hưởng của Khổng Mạnh, xã hội Việt
Nam rất coi trọng các nhà nho giáo. Phần đông những
quan lại đều được tuyển chọn từ
tầng lớp học thức này.
Dưới triều Nguyễn,
cứ 3 năm thì triều đình lại mở khóa thi Hương
ở các tỉnh lớn, ai dự thi cũng được,
thí sinh trúng tuyển thì được gọi là Cử-Nhân
(người được địa phương tiến
cử với triều đình). Năm sau thì các Cử-Nhân
vào Kinh để thi Hội và thi Ðình. Ai đậu khóa
thi Hội thì được gọi là Thám Hoa, đậu khóa thi Ðình thì
được gọi là Tiến-Sĩ (người có tầm
học uyên bác), tên họ sẽ được khắc trên
bảng vàng hay bia đá, rồi lưu lại cho muôn thế
hệ sau. Các tân khoa này đều sẽ trở thành
quan lại của triều đình nếu họ muốn.
Sau đó họ sẽ được ngồi võng lọng
rồi được binh lính đưa về làng xưa
để "vinh qui bái tổ", một vinh dự tối
cao mà ngày xưa tất cả các học trò đều
mơ ước.
Từ ngàn xưa, đây
là con đường duy nhất để đưa đến
sự vinh quang nên phong tục này đã đi sâu
vào tâm não của dân Việt, mãi đến ngày hôm nay sự
suy nghĩ này vẫn còn tồn tại.
Sau đây là những
hình ảnh hiếm hoi ghi chép lại một phong tục
ngàn năm.
(Bấm nút
trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau
đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của
navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/nho-si.jpg">
Một nhà nho
hay anh học trò
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/thay-giao.jpg">
Thầy đồ
dạy học trò (trong một gia đình giàu?) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/Thay_do.jpg">
Thầy đồ đang dạy học |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/Thay_giao.jpg">
Thầy giáo làng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/Leu_chong_di_thi.jpg">
Lều chõng đi thi
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/Thi_sinh_70t.jpg">
Thí sinh 70 tuổi
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/examen-1897.jpg">
Các thí sinh
đi vào quảng trường thi Nam Ðịnh (năm
1897), họ phải tự làm lều và đặt chõng
để viết bài
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/Canh_thi_1895.jpg">
Một hình vẽ năm 1895 cho thấy cảnh
các thí sinh đang làm bài
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/giam-khao-tran-si-trac.jpg">
Giám khảo Trần-Sĩ-Trác
(1897)
|
.
|
.
|
.
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/giam-khao.jpg">
Hội đồng
giám khảo (1897)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/giam-khao1.jpg">
Hội
đồng giám khảo (1897)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/hoi-dong-thi.jpg">
Hội
đồng giám khảo (1897)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/nghe-ket-qua1.jpg">
Ngày
kết quả, người đứng trên cao dùng
loa để xướng danh người trúng tuyển
(1897)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/nghe-ket-qua.jpg">
Sĩ-tử và
thân nhân đến nghe xướng danh (1897)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/bang-vang-ghi-ten.jpg">
Tên người trúng
tuyển được khắc trên bảng vàng
(1897) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/thi-dau.jpg">
Các tân khoa
được ban mũ, áo, hia (1897)
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/ta-le.jpg">
Các tân khoa đến
bái tạ tại văn miếu (1897) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/hoc-tro-ta-on.jpg">
Các tân khoa cảm tạ
Tổng Ðốc Nam Ðịnh (1897) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/tan-khoa-du-tiec.jpg">
Các tân khoa được
Tổng Ðốc thay mặt nhà vua ban yến (1897) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/tan-khoa-dao-pho.jpg">
Các tân khoa được
rước đi dạo phố để cho mọi
người xem (1897) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/ket-qua.jpg">
Xướng
danh những người trúng tuyển |
st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 03/Jul/2012 lúc 6:49am
Dân tộc thiểu số
Trang - http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page2/photo_ethnie_2_vn.htm"> - http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page3/photo_ethnie_3_vn.htm">
Nước Việt-Nam là một trong những nước có nhiều sắc dân nhất trên thế giới. Khoảng 53 dân tộc khác nhau sống chung trên một lãnh thổ chật hẹp. Sắc dân "Kinh" (người Việt) chiếm gần 95% dân số, người Kinh sống ở đồng bằng, số còn lại thì sống trên các vùng cao nguyên. Các dân tộc thiểu số nầy nói gần 200 thứ tiếng khác nhau, thuộc về 5 luồng ngôn ngữ học.
Nhiều người Kinh dùng chữ "Mọi" để ám chỉ những người Thượng ("Mọi" là một danh từ khinh bỉ)
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/thieu-so7.jpg">
Người thượng Bah-Nar (người đàn bà có râu!) |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/ethnie2.jpg">
Một chiến sĩ Lang Bian |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/thieu-so6.jpg">
Một người đàn bà vùng cao nguyên Ðà Lạt |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/ethnie3.jpg">
Một thầy phù thủy và hai người thượng |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/ethnie1.jpg">
Người thượng |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/thieu-so.jpg">
Người thượng vùng Ðông Vân |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/thieu-so1.jpg">
Người thượng vùng Lạng Sơn |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/thieu-so3.jpg">
Người thượng vùng Lạng Sơn |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/nguoi_thuong.jpg">
Người thượng
|
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/thieu-so5.jpg">
Thợ rèn |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/thieu-so8.jpg">
Một nhóm dân thiểu số sống gần biên giới Tàu |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/tonkin_Yunnam_jeune_femme_Meo.jpg">
Thiếu nữ Mèo, vùng biên giới Yunnam |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/tonkin_LaoKay_jeunes_filles_Meo.jpg">
Thiếu nữ Mèo, vùng Lào Cai |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/tonkin_Muong-Cuong_femme_goitreuse.jpg">
Một người đàn bà Muong Kuong |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/tonkin_femme_Pou-Peo-Lolo.jpg">
Ðàn bà Pou-Péo-Lolo, vùng Đồng Văn |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/laokay_groupe_de_femmes.jpg">
Nhóm đàn bà Mans-coc, ở Lào Cai |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/caobang_femmes_Mang_Coi.jpg">
Người thượng Mans-coi ở Cao-Bằng |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/annam_PhanRang_marchands_mois.jpg">
Người thượng ở Phan Rang |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/ethnies/page1/tonkin_Bao-Ha_femme_Muong_riche.jpg">
Một người thượng giàu ở Bắc Hà |
. |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 05/Jul/2012 lúc 6:47am
Cộng đồng người Hoa
Lịch sử Trung Quốc và Việt Nam rất gắn liền nhau, sự hiện diện của người Hoa trên đất Việt đã có từ ngàn xưa, người dân Trung Quốc rất giỏi về buôn bán, họ hay sống chung đoàn tụ lại với nhau. "Chợ Lớn" là khu phố người Hoa rất lớn ở Saigon, cũng giống như là quận 13 của Paris vậy.
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/tau1.jpg">
Cộng đồng người Hoa |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/tau4.jpg">
Cộng đồng người Hoa |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/tau2.jpg">
Phái đoàn Trung Quốc |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/cholon.jpg">
Chợ lớn |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/tausua-giay.jpg">
Thợ sửa giày |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/tauban-pho.jpg">
Bán hủ tiếu |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/taudam-ma.jpg">
Ðám ma |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/hang-rong.jpg">
Bán cá |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/tau1a.jpg">
Hút thuốc phiện |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/tau.jpg">
Ðang làm vịt quay |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/doan-hat-tau.jpg">
Ðoàn hát Quảng |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/nha-hat-cholon1.jpg">
Nhà hát Tàu |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/chua-cholon.jpg">
Chùa Tàu
|
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/chua-cholon1.jpg">
Chùa Tàu
|
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/cholon_rue_canton.jpg">
Ðường Canton trong Chợ lớn |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/fumeurs_chinois.jpg">
Hút thuốc (phiện, thuốc lào) |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/un_fumeur_dopium_avant.jpg">
Hút thuốc phiện |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/chinoise_riche.jpg">
Gia đình giàu người Hoa |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/tau-thay-thuoc.jpg">
Bán thuốc rong |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/bonze_chinois.jpg">
Một nhà sư |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/cholon_acteurs.jpg">
Nam nghệ sĩ |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/Cholon_actrice.jpg">
Nữ nghệ sĩ |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/jeune_fille_Nung.jpg">
Một cô gái Nûng |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/Saigon_chinoise_demi-mondaine.jpg">
Một người trung lưu |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/ChoLon_la_procession_va_p***er_1909.jpg">
Đám rước |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/Cholon_la_procession_du_dragon.jpg">
Đám múa lân |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/Cholon_tir_des_petards_n49.jpg">
Chợ Lớn, đốt pháo |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/Cholon_interieur_dela_pagode.jpg">
Bên trong một ngôi chùa |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/Cholon_une_famille_chinoise_1906.jpg">
Một gia đình người Hoa ở Chợ Lớn |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/LaoKay_famille_chinoise.jpg">
Một gia đình người Hoa ở Lào Cay |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/boucher_chinois.jpg">
Tiệm bán thịt |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/commercants_chinois.jpg">
Thương mại |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/Saigon_mecaniciens_chinois_a_bord_des_chaloupes.jpg">
Thợ máy |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/chinois/pied_chinois_estropie_1907.jpg">
Một bàn chân bị bó | st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/Jul/2012 lúc 2:45am
Nghề phát
thơ
Ngày xưa dưới
thời phong kiến, vấn đề đưa tin là
chỉ có trong lãnh vực triều đình mà thôi. Dân
chúng thì chỉ có thể chờ cơ hội để
nhờ người này hay người nọ mang thư giùm. Người
Pháp có công trong việc tạo ra một hệ thống
đưa tin cho toàn dân.
Nghề phát thơ vào
thời này là một nghề hơi nguy hiểm vì lúc
nầy lãnh thổ Việt-Nam còn nhiều rừng rú, nơi
ẩn náu nhiều thú dữ nhất là cọp. Có rất
nhiều người phát thư bị cọp vật trong
khi hành nghề.
(Bấm nút
trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau
đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của
navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/phat-thu1.jpg">
Một đoàn xe
chở thơ Saigon Can-Tho |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/postal.jpg">
Xe phát thơ Saigon
Tay Ninh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/phat-thu4.jpg">
Ðoàn vận
tải thơ bằng chân! |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/phat-thu3.jpg">
Nghỉ ngơi |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/phat-thu.jpg">
Trước khi lên
đường làm việc |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/cop.jpg">
Cọp mò vào làng
dân |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/bay-cop.jpg">
Bẩy cọp |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/tigre_1937.jpg">
Một con cọp
bị bắt (1937) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/ch***e2.jpg">
Một con cọp
bị giết |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/phat-thu2.jpg">
Nhiều khi
phải đi bằng voi để tránh gặp thú
dữ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/facteur/tram-nghi-giua-rung.jpg">
Chổ trú đêm
trong rừng cho mấy người phát thơ |
|
st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 09/Jul/2012 lúc 12:39am
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 11/Jul/2012 lúc 6:52am
Xe kéo
Trang - http://hinhxua.free.fr/autrefois/pousse-pousse/photo_pousse_pousse_2_vn.htm">
Một phương tiện di chuyển rất hợp thời trang vào lúc xưa. Xin đọc bài viết về lịch sử của chiếc xe kéo do Ông Phạm Trọng Lễ trình bày ở trang 2.
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 15/Jul/2012 lúc 9:49am
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Jul/2012 lúc 6:36am
Kháng chiến chống Pháp
Cuộc khởi nghĩa của Ðề-Thám là một trong những cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống Pháp của dân tộc Việt-Nam và cũng là một trong những cuộc khởi nghĩa duy nhất mà người Pháp đã lưu lại trên bưu thiệp.
Sau hoà ước Quí-mùi (1883) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc-kỳ, Vua Việt-Nam kêu gọi dân chúng nổi lên chống Pháp. Ðề-Ðốc Trương-Văn-Thám đã hưởng ứng phong trào này và nổi dậy chống Pháp chiếm giữ các vùng Bắc-Giang, Thái-Nguyên và Hưng-Hóa. Dân chúng gọi ông là Ðề-Thám.
Pháp đem quân đánh mãi mà không được nên năm 1894, Pháp phải xử hoà với ông, cho ông cai quản 22 xã trong vùng Yên-Thế, Ðề-Thám lập căn cứ ở Chợ-Gò. Dân chúng gọi ông là con "Hùm thiêng Yên-Thế". Nhưng hai năm sau thì Ðề-Thám lại nổi lên đánh Pháp, tới năm 1898 thì Pháp lại xin ký hoà ước nhường cho ông thêm nhiều quyền lợi nữa. Ðề-Thám sống yên cho tới năm 1905 thì lại nổi dậy đánh Pháp một lần nữa (những tấm hình ông chụp với gia đình là trong khoãng nầy). Năm 1908, Ðề-Thám quyết định đánh một cú lớn để chiếm thành Hà-Nội nên đã âm mưu với nhiều người đầu bếp để bỏ thuốc độc (bột datura) cho 200 lính Pháp giữ thành ăn, nhưng vì liều thuốc hơi yếu nên lính Pháp chỉ bị lảo đảo chứ không chết, cuộc âm mưu bất thành.
Ðầu năm 1909, quân đội Pháp quyết định mở chiến dịch lớn để tấn công Ðề-Thám trong tận sào huyệt, Ðề-Thám thua nên bỏ trốn vào rừng. Pháp ra giải thưởng 25.000 đồng cho ai bắt hay giết được Ðề-Thám. Có ba tay lãng tử người Tàu vì ham tiền nên tìm đến Ðề-Thám để xin gia nhập rồi thừa lúc ban đêm ông ngủ mà xúm đến chặt đầu ông đem về lãnh thưởng ngày 10 tháng 2 năm quí-sửu (18-3-1913), chấm dứt một cuộc kháng chiến trường kỳ trên một phần tư thế kỷ.
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/de-tham1.jpg">
Anh hùng Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/de-tham2.jpg">
Ðề-Thám và mấy người con cháu (giữa 1898 và 1905) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-anh-hung.jpg">
Những bạn cách mạng của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/Nhom_De_Tham.jpg">
Những bạn cách mạng của Ðề-Thám |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-gia-dinh.jpg">
Ðại gia đình của Ðề-Thám trước khi bị bắt hết |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-gia-dinh1.jpg">
Gia đình cha vợ của Ðề-Thám bị bắt |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/Beau_pere_DeTham_arrete.jpg">
Cha vợ của Ðề Thám bị bắt |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_3e_femme_de_De_Tham.jpg">
Thi Nho, người vợ thứ 3 của Ðề Thám bị bắt |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/TheMui_2e_femme_CaRinh_1911.jpg">
The Mui, người vợ thứ 2 của Cả Rinh (con nuôi của Ðề Thám) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/TheMui_2e_femme_CaRinh.jpg">
The Mui bị bắt |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_deux_prisonniers_1911.jpg">
Yên Thế, 2 nghĩa quân bị bắt (1911) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-ba-bieu.jpg">
Anh hùng Ba-Biêu, cánh tay mặt của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-chua.jpg">
Ngôi chùa tuyên thệ của nhóm Ðề-Thám |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-dau-hang.jpg">
Một nghĩa quân và Quynh, con rể của Ðề Thám ra hàng |
. |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_Cho_Go.jpg">
Cho Go, repaire de De Tham |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-can-cu1.jpg">
Một cái thành lũy của Ðề-Thám |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-can-cu2.jpg">
Phía trong của thành lũy |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/de_tham_fortin.jpg">
Phía trong của thành lũy |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-don-linh.jpg">
Một đồn lính Pháp trong vùng Yên-Thế |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-phap5.jpg">
Ðường hào của quân đội Pháp để chống lại Ðề-Thám |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-phap6.jpg">
Pháp đang xây dựng một đồn lính trong vùng Yên-Thế |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-phap4.jpg">
Lính Pháp trong vùng Yên-Thế |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-thuong.jpg">
Vận tải một tử thương (1909) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-tuong1.jpg">
Chôn cất một lính Pháp tử trận (1909) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-bi-thuong.jpg">
Chuyên chở một thương binh (1909) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-bi-thuong2.jpg">
Thương binh Pháp (1909) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_cuisine_en_plein_vent_4.jpg">
Yên Thế, lính Pháp đang nấu ăn |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_groupe_de_Marsouins.jpg">
Yên Thế, lính thủy quân Pháp ở Mo Trang |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_escorte_dun_convoi.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_patrouille_de_partisans.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-kham-sai.jpg">
Khâm-Sai Lê-Hoàn, kẻ thù truyền kiếp của Ðề-Thám |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yenthe_nhom_pham-que-thang.jpg">
Nhóm quân của Phạm Quế Thắng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-hoi-cung.jpg">
Một người trong nhóm Ðề-Thám đang bị hỏi cung |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-nhan.jpg">
Bị bắt làm tù binh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-nhan1.jpg">
Một người trong nhóm Ðề-Thám bị bắt |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-con-dao2.jpg">
Tù binh Ðề-Thám trên hải cảng Alger trước khi vào tù ở Guyane |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-con-dao1.jpg">
Tù binh Ðề-Thám tới hải cảng Alger |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-hinh.jpg">
Những anh hùng của nhóm Ðề-Thám bị xử tử (1908) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-dau-lau.jpg">
Thủ cấp của những anh hùng nhóm Ðề-Thám |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/Yenthe_thu_cap.jpg">
Thủ cấp của một anh hùng nhóm Ðề-Thám |
. |
Vụ án "Ðầu độc năm 1908" |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/dau-doc21908.jpg">
Tù nhân bị bắt trong vụ "Ðầu Ðộc" (1908) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/dau-doc11908.jpg">
Bị xử trảm (1908) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/dau-doc31908.jpg">
Thủ cấp (1908) |
Cuộc khởi nghĩa Ba Ðình (1887)
(Phan Ðình Phùng - Ðinh Công Tráng ) |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/tonkin_NinhBinh_hommes_captures.jpg">
Tù nhân bị bắt |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/tonkin_NinhBinh_femmes_yenthe_capturees.jpg">
Tù nhân bị bắt |
. |
Trong cuộc khởi nghĩa ??? |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/phuc_yen_9_1909.jpg">
Phuc Yên (9-1909) | st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Jul/2012 lúc 5:20am
Việt-Nam
những hình ảnh xưaSự hiện
diện của Ðông Dương tại Paris hay các cuộc
triển lãm quốc tế
Trang
- http://nguyentl.free.fr/html/photo_expo_marseille_1_vn.htm">
- http://nguyentl.free.fr/html/photo_expo_marseille_2_vn.htm">
Cuộc triển
lãm quốc tế năm 1889
Những tấm hình nầy
có cùng một tuổi với cái tháp Eiffel vì cái tháp này
cũng đã được tạo ra cho cuộc triển
lãm nầy
(Bấm nút
trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau
đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của
navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo1889_palais_de_lanam_etdu_tonkin.jpg">
Kiến trúc miền
Trung và miền Bắc
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo1889_palais_de_lanam_etdu_tonkin1.jpg">
Kiến trúc miền
Trung và miền Bắc |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo1889_theatre_annamite.jpg">
Hát bội miền
Trung |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo1889_acteur_annamite.jpg">
Một nghệ sĩ
miền Trung |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo1889_acteur_annamite1.jpg">
Nhạc sĩ miền Trung
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo1889_acteur_annamite2.jpg">
Hát bộ miền Trung
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo1889_acteur_annamite3.jpg">
Một nữ nghệ sĩ miền
Trung
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo1889_acteur_annamite4.jpg">
Một nghệ sĩ miền
Trung
|
Cuộc
triển lảm quốc tế năm 1900
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo1900_la_maison_annamite.jpg">
Kiến trúc miền Trung |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo1900_palais_de_tonkin.jpg">
Kiến trúc miền Bắc |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo1900_pavillon_de_lindochine.jpg">
Kiến trúc miền Nam |
Cuộc
triển lãm quốc tế năm 1931
Là cái
đẹp nhất, bạn hảy tưởng tượng
những lâu đài nầy trong Paris !
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo4-1931.jpg">
Ðền Angkor |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo-1931.jpg">
Cảnh toàn diện |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo1-1931.jpg">
Dinh thự Cambodge |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo2-1931.jpg">
Dinh thự miền Trung |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo3-1931.jpg">
Dinh thự miền Nam |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo5-1931.jpg">
Múa lân vào lúc khai mạc dinh
thự miền Nam |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo6-1931.jpg">
Nghệ sĩ VN được
đi thử máy bay lần đầu tiên |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/expo/expo7-1931.jpg">
Nghệ sĩ VN được
đi thử máy bay lần đầu tiên |
http://nguyentl.free.fr/html/sommaire_photo_ancienne_vn.htm -
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 21/Jul/2012 lúc 8:57am
Việt-Nam những hình ảnh xưa
Sự hiện diện của Pháp ở Ðông Dương
Vài tấm hình kỷ niệm, chứng tích của một thời trong quá khứ...
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/di-san.jpg">
Ði săn |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/di-san1.jpg">
Ði săn |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/di-san2.jpg">
Ði săn |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/dua-ngua.jpg">
Cá ngựa |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/dua-ngua1.jpg">
Cá ngựa |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/garage.jpg">
Ga-ra đầu tiên của hãng Renault tại Á Châu ? |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/ha-noi-1907.jpg">
Mưa đá ở VN (1907) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/phap.jpg">
Ði nghĩ hè ? |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/phap1.jpg">
Tàu chiến |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/phap16.jpg">
Tàu chiến với cái nóc bằng rơm |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/tonkin_bateau_1890.jpg">
Tàu chiến |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/tonkin_le_columbo.jpg">
Tàu "Colombo" |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/embarcation_outils.JPG">
Cuốn gói |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/phap12.jpg">
Gói đồ kỷ niệm |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/phap14.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/couple_franco_annamite.jpg">
Cặp chồng Pháp vợ Việt |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/infirmerie.jpg">
Trạm cứu thương |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/francais_serviteurs.jpg">
Một quan Pháp với những người hầu |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/hanoi_enterrement_m_poulin.jpg">
Hà Nội, đám tang của Ô. Poulin |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/porteuses.JPG">
Người khiêng kiệu |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/escorte_gouverneur.JPG">
Lính vệ binh của quan Toàn Quyền |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/maison_colon.JPG">
Nhà của 1 gia đình Pháp sống ở VN |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/phap11.jpg">
Thú giải trí |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/tonkin_exercice_tirailleurs.jpg">
Tập bắn |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/phap18.jpg">
Một góc đường |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/phap2.jpg">
Lính thổi kèn |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/phap8.jpg">
Bệnh viện quân sự |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/phap4.jpg">
Lính pháp |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/phap10.jpg">
Bắn chim bồ câu |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/phap9.jpg">
Chích ngừa |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/trai-linh-phap1.jpg">
Trại lính |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/trai-linh-phap2.jpg">
Trại lính |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/francais/trai-linh-vung-tau.jpg">
Trại lính | st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 25/Jul/2012 lúc 6:15am
Lính thuộc địa dưới thời Pháp thuộc
Những hình ảnh nầy là do Ông Jérôme HOFFART ở Toulon (Pháp) gởi tặng
Ðây là đoàn lính người Việt đi làm cho Tây, còn được gọi là Lính Tập, họ nằm dưới sự chỉ huy của người Pháp, khác với người Lính Thú là lính của Việt Nam, nằm dưới quyền chỉ huy của các Vua Quan Việt Nam.
Có nhiều loại Lính Tập : Lính ở các tỉnh, phủ, huyện gọi là lính Khố Xanh : ngang lưng có thắt cái đai xanh phía trong áo, chỉ để lòi ra 1 mảnh. Lính của chánh phủ Ðông Dương gọi là lính Khố Ðỏ (cũng thắt đai y như vậy nhưng là màu đỏ)
Trang - http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p2/photo_armee_indochinoise_2_vn.htm">
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/cours_de_tir.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/tirailleurs_annamites_a_exercice.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/section_de_mitrailleuses.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/tirailleurs_tonkinois_en_marche.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/tirailleurs_annamites_3.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/Tirailleurs_QuangYen.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/tirailleurs_hanoi.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/groupe_de_tirailleurs_tonkinois.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/tirailleurs_tonkinois_ala_boxe.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/un_groupe_de_tirailleurs_annamites_2.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/caporal_et_1er_soldat.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/cavalier.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/a_exercice.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/artillerie_sur_le_terrain.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/en_position_de_combat.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/ph9.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/conpagnie_de_tirailleurs_chinois.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/tirailleurs_chinois.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/tirailleurs_chinois_a_Moncay.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/defile_de_tirailleurs_chinois.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/cavaliers_dela_garde_civile.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/cavaliers_escorte_du_gouverneur.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/peloton_escorte.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/peloton_escortes.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/cavaliers_indigenes.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/cavalier_annamite.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/defile.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/halte_aux_manoeuvres.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/compagnie_de_tirailleurs_chinois.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/compagnie_sous_les_armes.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/ph01.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/ph02.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/enfants_de_troupe_tonkinois.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/ph11.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/tirailleur.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/tirailleurs.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/sur_le_pied_de_guerre.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/remise_de_decoration.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/p1/tirailleurs_2.jpg"> |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 27/Jul/2012 lúc 7:31am
Luật pháp ngày xưa
Luật pháp nước ta ngày xưa rất nghiêm, tội nhân có thể bị trừng phạt bằng 5 cách:
1-Suy (đánh bằng roi), 2-Trượng (đánh bằng gậy), 3-Ðồ (bắt đi làm việc công) 4- Lưu (đầy đi xa), 5- Tử (chết)
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/loi/tonkin_tribunal.jpg">
Một toà án |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/loi/tonkin_tribunal_2_retouche.jpg">
hỏi cung |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/loi/tonkin_tribunal_3.jpg">
thú tội |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/loi/tonkin_tribunal_4.jpg">
nghe án |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/loi/mandarin_rendant_la_justice.jpg">
Một ông quan đang xử |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/loi/toa-an1.jpg">
ăn cắp bị phạt đòn |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/loi/toa-an2.jpg">
ăn cắp bị phạt đòn |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/loi/toa-an.jpg">
ăn trộm bị phạt đòn (vở kịch) |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/loi/tu-nhan4.jpg">
tù nhân bị đi đày |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 29/Jul/2012 lúc 7:13am
Các
nghề nghiệp
(Bấm
nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau
đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back")
của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/ban_tra.jpg">
Bán trà |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/hang_rong.JPG">
Bán dạo |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/saigon_hang_rong.jpg">
Bán dạo |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/Ban_trau_cau.JPG">
Bán dạo |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/barbier.jpg">
Hớt tóc dạo |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/Barbiers.JPG">
Hớt tóc dạo |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/Barbier1.JPG">
Hớt tóc dạo |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/cat_go.JPG">
Thợ mộc |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/brodeurs.jpg">
Thợ thêu |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/Decorateurs.JPG">
Thợ vẽ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/incrusteur_de_nacre.jpg">
Thợ cẩm sà cừ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/sculteurs.JPG">
Thợ điêu khắc gổ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/fabrication_parasols.JPG">
Làm lọng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/forgeron.jpg">
Thợ rèn |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/extraire_huile_racin.jpg">
Làm dầu ăn |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/lam_ruou.jpg">
Chế biến rượu |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/musicien2.jpg">
Nhạc sĩ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/musiciens.jpg">
Nhạc sĩ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/musiciens_aveugles.jpg">
Nhạc sĩ mù |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/musiciens1.jpg">
Nhạc sĩ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/orchestre_ambulant.JPG">
Dàn nhạc lưu động |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/ban_noi.jpg"> Bán
đồ gốm |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/peindre.jpg">
Họa sĩ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/det_lua.jpg">
Dệt tơ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/encaisseur.jpg">
Người thu tiền |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/fabrication_papier.JPG">
Chế tạo giấy |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/Fabrication_papier1.JPG">
Chế tạo giấy |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/metiers/garde_ch***e.JPG">
Garde ch***e |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 31/Jul/2012 lúc 3:25am
Giáo dục
Sự cải cách quan trọng
nhất trong nền giáo dục của người Pháp
đã đem tới cho Việt-Nam là các bộ môn khoa học.Trong
nhiều thế kỷ, dân Việt-Nam chỉ dựa trên nền
triết lý Khổng Mạnh để tổ chức gia
đình và xã hội, tất cả đều dựa trên
chữ nghĩa.
(Bấm nút
trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau
đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của
navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/education/hoc-tro.jpg">
Ông đồ và học trò |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/education/truong-lang.jpg">
Trường làng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/education/lop-hoc.jpg">
Trường tỉnh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/education/hoc-tro8.jpg">
Học trò của một trường
trung học |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/education/hoc-tro7.jpg">
Một lớp học ! |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/education/hoc-tro6.jpg">
Một lớp học |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/education/hoc-tro5.jpg">
Giờ địa lý |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/education/hoc-tro4.jpg">
Giờ hóa học |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/education/hoc-tro3.jpg">
Giờ sinh vật học |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/education/hoc-tro10.jpg"> http://nguyentl.free.fr/autrefois/education/hoc-tro1.jpg">
Giờ lịch sử ? | http://nguyentl.free.fr/autrefois/education/hoc-tro9.jpg">
Giờ thể thao |
Giờ thể thao |
|
|
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/Aug/2012 lúc 7:20am
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 03/Aug/2012 lúc 7:19am
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 05/Aug/2012 lúc 8:29pm
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 07/Aug/2012 lúc 4:04am
Hình ảnh
xưa của miền Bắc
Trang
- http://nguyentl.free.fr/html/photo_epoque_nord_p2_vn.htm">
- http://nguyentl.free.fr/html/photo_epoque_nord_p3_vn.htm">
- http://nguyentl.free.fr/html/photo_epoque_nord_p4_vn.htm">
(Bấm
nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau
đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của
navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/nord/divers/route_de_chine.jpg">
Ðường qua ải Nam Quan |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/nord/divers/tonkin_baie_ha_long.jpg">
Vịnh Hạ-Long |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/nord/divers/tonkin_doson.jpg">
Mũi Ðồ-Sơn |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/nord/divers/tonkin_hon_gai.jpg">
Hòn-Gai |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/nord/divers/tonkin_nam_dinh.jpg">
Nam-Ðịnh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/nord/divers/tonkin_nam_quan.jpg">
Ải Nam Quan |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/nord/divers/tonkin_riziere.jpg">
Ruộng lúa |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/nord/divers/tonkin_sontay.jpg">
Sơn-Tây |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/nord/divers/tonkin_thai_ha.jpg">
Thái-Hà |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/nord/divers/village_inonde.jpg">
Một làng bị ngập |
. |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 09/Aug/2012 lúc 6:32am
Hình ảnh xưa của miền Trung
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/Hue_marche_aux_poules.JPG">
Huế - chợ gà |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/hue_tombeau_minh_mang.jpg">
Huế - lăng Minh Mạng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/hue_tombeau_minh_mang1.jpg">
Huế - lăng Minh Mạng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/hue_tombeau_tu_duc.jpg">
Huế - lăng Tự Ðức |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/hue_train.JPG">
Huế - xe lửa |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/hue_phu_cam.jpg">
Huế - rạch Phủ-Cam |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/annam_tourane.jpg">
Ðà Nẵng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/cam_ranh.JPG">
Vịnh Cam-Ranh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/hue_pagode1.jpg">
Một ngôi chùa |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/annam_pagode.jpg">
Một ngôi chùa |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/hue_pagode.jpg">
Huế - Chùa Thiên Mụ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/hue_pagode_tombeau_thieu_tri.jpg">
Huế - ngôi chùa trong lăng Thiệu-Trị |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/centre/Gardien_pagode.JPG">
Người giữ chùa |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 12/Aug/2012 lúc 8:32am
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 14/Aug/2012 lúc 7:55am
Lễ mừng thọ 40 tuổi (Tứ Tuần Đại Khánh) của vua Khải Ðịnh
Những tháng 9-10 năm 1924 (dựa theo ngày tháng ghi trên hình)
Cám ơn anh Ngô Văn Ðức ở Bordeaux (Pháp) đã cho mượn những tấm hình quí giá của gia đình.
Nhờ những hình ảnh nầy mà chúng ta thấy được cố đô Huế vào thời xa xưa, lúc chưa bị chiến tranh tàn phá. Ngày nay, dù cho UNESCO có giúp đỡ Việt Nam để xây dựng lại những cung điện xưa nhưng chỉ sẽ là những tòa nhà trống trải vô hồn.
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/vue_paronamique_citadelle_Hue.jpg">
Cảnh toàn thành của cố đô Huế khi xưa |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/riviere_des_parfums.jpg">
Bên dòng sông Hương |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/vue_ensemble_1.jpg">
Quan cảnh sau cổng thành |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/vue_ensemble_2.jpg">
Nhìn từ trên cao |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/arc_de_triomphe_et_tribunes.jpg">
Một cổng vào |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/grande_portique_et_tribunes.jpg">
Thêm một cổng khác |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/traversee_decoree_palais_CanChanh.jpg">
Một lối đi trong điện Cần Chánh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/galeries_des_cadeaux.jpg">
Nơi trưng bày những lễ vật của quan khách |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/interieur_palais_exposition_des_cadeaux1.jpg">
Những lễ vật |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/interieur_palais_exposition_des_cadeaux4.jpg">
Những lễ vật |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/interieur_palais_exposition_des_cadeaux2.jpg">
Những lễ vật |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/interieur_palais_exposition_des_cadeaux3.jpg">
Những lễ vật |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/troupe_theatrale_de_Nam-Dinh.jpg">
Ðoàn hát Nam-Ðịnh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/danseurs_Mois.jpg">
Nhóm nhạc sĩ của một dân tộc thiểu số |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/danseuses_du_Sud-Annam.jpg">
Ðoàn vũ công miền Nam |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/danseuses_Vinh_et_Thanh-Hoa.jpg">
Ðoàn vũ công của Vinh và Thanh Hóa
|
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/interieur_porte_Ngo_Mon.jpg">
Phía bên trong cửa Ngọ Môn |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/LAYs_preliminaires_au_palais_CanChanh1.jpg">
Bá quan lạy khi vào tới điện Cần Chánh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/LAYs_preliminaires_au_palais_CanChanh2.jpg">
Bá quan lạy khi vào tới điện Cần Chánh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/grand_LAYs_au_palais_de_ThaiHoa.jpg">
Bá quan lạy khi vào tới điện Thái Hòa |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/dejeuner_KD_au_Palais_CanChanh.jpg">
Vua Khải Ðịnh đang dùng cơm trưa ở điện Cần Chánh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/diner_donne_aux_mandarins_Palais_CanChanh.jpg">
Vua đãi cơm chiều cho bá quan ở điện Cần Chánh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/palais_Thai_Hoa.jpg">
Ðiện Thái Hòa |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/regates_chaloupe_Reines-Meres_et_Reines.jpg">
Thuyền của Thái Hậu và các bà phi coi đua thuyền |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/Prince_Bao_Dai_et_ministre_de_la_guerre.jpg">
Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Ðại trong tương lai) và một viên quan |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Aug/2012 lúc 7:19am
Lễ táng của vua Khải Ðịnh
Vào những ngày 29-30-31 tháng 1 năm 1926 (dựa theo ngày tháng ghi trên hình)
Cám ơn anh Ngô Văn Ðức ở Bordeaux (Pháp) đã cho mượn những tấm hình quí giá của gia đình.
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Arrivee_de_MM_le_Gouverneur_General_le_Resident_Superieur.jpg">
Toàn quyền Pháp đến dự lễ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Grands_personnages_***istant_a_la_levee_du_corps.jpg">
Lễ động quan với sự hiện diện của những nhân vật quan trọng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Levee_du_corps_au_Palais_de_Can_Thanh.jpg">
Lễ động quan ở điện Càn Thành |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Prince_Bao_Dai_en_costume_de_deuil_devant_le_corbillard.jpg">
Vua Bảo-Ðại mặc tang phục đứng kế bên quan tài |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Char_funebre.jpg">
Kiệu tang |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/P***age_du_cortege_funebre_par_le_Mirador.jpg">
Ðoàn đưa đám đi ra cổng thành |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Bannieres_funebres.jpg">
Ðoàn đưa đám |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Corbillard.jpg">
Kiệu tang |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Panneau_portant_inscription_du_titre_posthume_du_roi.jpg">
Tấm triện ghi tên họ và chức tước của Vua |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Deux_tours_en_papier_dore_et_argente_avec_avec_les_bonzes.jpg">
Ðoàn sư dẫn hương linh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Elephants_precedant_le_cortege.jpg">
Ðàn voi đi mở đường |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Groupe_des_acteurs.jpg">
Ðoàn hát |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Lanternes_en_papier.jpg">
Lồng đèn giấy |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Lanternes_en_papier_representant_la_grande_ourse.jpg">
Lồng đèn giấy |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/P***age_du_cortege_sur_la_route_Chau-E_1.jpg">
Ðoàn đưa đám đi qua vùng Châu Ê |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/P***age_du_cortege_sur_la_route_Chau-E_2.jpg">
Ðoàn đưa đám đi qua vùng Châu Ê |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Ceremonie_celebree_a_mi_chemin.jpg">
Cúng bái trên đường đi |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Arrivee_au_pavillon_installe_devant_le_tombeau.jpg">
Ðến nhà trạm trước lăng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Entree_du_cortege_au_tombeau.jpg">
Vào lăng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Transport_du_cercueil_au_tombeau.jpg">
Chuyển quan tài vào lăng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Vue_general_du_tombeau.jpg">
Toàn cảnh lăng |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Reproduction_en_papier_des_vehicules_et_chaloupes.jpg">
Ðồ mã (xe cộ, nhà cửa,... bằng giấy) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Reproduction_en_papier_du_palais_deumeure_de_Kien_Trung.jpg">
Ðiện Kiến Trung bằng giấy |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Incineration_des_objets_de_culte.jpg">
Ðốt đồ mã (cho vua dùng ở thế giới bên kia !) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Spectateurs_en_sampan_sur_la_riviere_Huong_Giang.jpg">
Dân chúng đi coi trên sông Hương |
. |
. |
. |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Aug/2012 lúc 6:43am
Lễ đăng quang của vua Bảo Ðại
Vào ngày 8 tháng 1 năm 1926 (dựa theo ngày tháng ghi trên hình)
Cám ơn anh Ngô Văn Ðức ở Bordeaux (Pháp) đã cho mượn những tấm hình quí giá của gia đình.
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/intronisation-bd/preparation.jpg">
Tập dợt |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/intronisation-bd/Gouverneur_General_et_Resident_Superieur.jpg">
Chánh quyền bảo hộ Pháp đến dự lễ |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/intronisation-bd/Gouverneur_General_et_Resident_Superieur_1.jpg">
Chánh quyền bảo hộ Pháp ra về |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/intronisation-bd/Gouverneur_General_et_Resident_Superieur_2.jpg">
Chánh quyền bảo hộ Pháp ra về |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/intronisation-bd/Les_Mandarins_se_prosternent_2.jpg">
Bá quan phủ phục |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/intronisation-bd/Les_Mandarins_se_prosternent_3.jpg">
Bá quan phủ phục |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/intronisation-bd/Les_Mandarins_se_prosternent_1.jpg">
Bá quan phủ phục |
. |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/intronisation-bd/Le_roi_Bao_Dai_et_son_cortege_1.jpg">
Vua Bảo Ðại và đoàn hộ giá |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/intronisation-bd/Le_roi_Bao_Dai_et_son_cortege_2.jpg">
Vua Bảo Ðại và đoàn hộ giá |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/intronisation-bd/Le_roi_Bao_Dai_et_son_cortege_3.jpg">
Vua Bảo Ðại và đoàn hộ giá |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/intronisation-bd/Le_roi_Bao_Dai_et_son_cortege_4.jpg">
Vua Bảo Ðại và đoàn hộ giá |
http://nguyentl.free.fr/html/sommaire_photo_ancienne_vn.htm -
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Aug/2012 lúc 9:25am
Những tấm hình của Bác Sĩ Hocquard
hay là hình ảnh của Việt-Nam vào những năm 1884-1885
Cám ơn anh Trần Quang Ðông (Na-Uy) đã gởi tặng những tấm hình nầy
Trang - http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page2/photo_docteur_hocquard_2_vn.htm"> - http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page3/photo_docteur_hocquard_3_vn.htm"> - http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page4/photo_docteur_hocquard_4_vn.htm"> - http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page5/photo_docteur_hocquard_5_vn.htm"> - http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page6/photo_docteur_hocquard_6_vn.htm"> - http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page7/photo_docteur_hocquard_7_vn.htm">
Năm 1884, Ông Charles-Edouard Hocquard theo đoàn lính viễn chinh Pháp tới xâm chiếm Việt Nam với tính cách là bác sĩ quân y, nhưng ông cũng là một nhà nhiếp ảnh viên đại tài.
Những tấm hình nầy có một giá trị lịch sử rất lớn. Ðây là lúc mà Pháp sắp sửa chiếm hết Việt Nam và đây cũng là những hình ảnh duy nhất còn sót lại mà chúng ta thấy được những thành trì khi xưa.
Sau khi chiếm thành Hà-Nội lần thứ hai vào năm 1882 (Tổng Ðốc Hoàng Diệu tự tử với thành), quân Pháp tiến về biên gìới phía Bắc vì lúc bấy giờ triều đình Huế đã âm thầm yêu cầu Giặc Cờ Ðen (và sau đó là quân đội Trung Quốc) giúp Việt Nam đánh Pháp. Lúc bấy gìờ Trung Quốc vẫn coi Việt Nam như là "thuộc quốc" của mình nên được dịp họ tràn qua chiếm nhiều tỉnh phía Bắc vùng biên giới.
Ðể phản công, Pháp tung hải quân đánh chiếm được những đảo Pescadores và Formose (Taiwan) của Trung Quốc nhưng Pháp không đủ quân để đánh với một nước 400 triệu dân nên tìm cách giảng hoà trong hiệp ước ký tại Thiên Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885 trong đó Trung Quốc chấp nhận là không còn coi Việt Nam là "thuộc quốc" của mình nữa và hứa là sẽ tôn trọng lãnh thổ Việt Nam mà các đường biên giới sẽ được 2 nước (Pháp & Trung quốc) xác định sau. Lúc đó coi như Pháp đã hoàn toàn thôn tính nước ta.
Ngày 5 tháng 7 năm 1885, Vua Hàm Nghi kêu gọi toàn dân nổi dậy chống Pháp, phong trào Cần Vương ra đời.
Lúc nầy thì Ông Bác Sĩ Hocquard trở về Pháp để nhường chổ cho... ông Bác Sĩ Neis, đại diện cho bộ ngoại giao Pháp tới Việt Nam để tham dự trong phái đoàn vẽ đường biên giới với Trung Quốc. Ông Bác Sĩ Neis cũng có viết hồi ký kể lại chuyến công tác nầy mà các bạn có thể đọc ở một cái site bằng tiếng Pháp mà tôi để địa chỉ ở trong trang web liên mạng. Ðây cũng là một biến cố quan trọng cho lịch sử Việt Nam vì đây là lần đầu tiên mà Việt Nam (do Pháp đại diện) đã ký kết với Trung Quốc trên giấy trắng mực đen về những đường ranh giới (trước đó chỉ là sự thỏa thuận ngầm).
Những tấm hình của Ông Bác Sĩ Hocquard được xuất bản bởi Trung Tâm Tồn Trữ Dữ Liệu Thuộc Ðịa ở Aix-en-Provence.
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
Thành Bắc-Ninh (1884)
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/BacNinh_le_lendemain_de_sa_chute.jpg">
Bắc-Ninh ngày hôm sau, sau khi thất thủ (13-03-1884) |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/porte_dela_citadelle_BacNinh.jpg">
Cửa thành Bắc-Ninh mà quân đội Pháp đã tràn vào |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/tour_central_de_la_citadelle_BacNinh.jpg">
Kho gạo và chòi canh của thành Bắc-Ninh |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/citadelle_de_BacNinh_1884.jpg">
Thành Bắc-Ninh |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/enceinte_citadelle_BacNinh.jpg">
Thành Bắc-Ninh bị pháo binh Pháp oanh tạc |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/pagode_royale_de_BacNinh.jpg">
Ðiện thờ chánh (?) của thành Bắc-Ninh |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/elephant_du_TongDoc_BacNinh.jpg">
Voi của Tổng Ðốc Bắc-Ninh |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/mitrailleuses_prises_aux_Chinois.jpg">
Súng ống của Giặc Cờ Ðen mà Pháp tịch thu được |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/armes_pris_aux_Pavillons-Noirs.jpg">
Vũ khí của Giặc Cờ Ðen (GCÐ) bị Pháp tịch thu |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/redoutes_chinois_a_BacNinh.jpg">
Ðồn nhỏ do Giặc Cờ Ðen (GCÐ) dựng lên ở Bắc-Ninh |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/fortification_chinoise_BacNinh.jpg">
Ðồn nhỏ do GCÐ dựng lên ở gần Bắc-Ninh |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/abri_casemate.jpg">
Chiến hào do GCÐ dựng lên ở gần Bắc-Ninh |
Thành Sơn-Tây (1884)
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/citadelle_de_SonTay.jpg">
Thành Sơn-Tây |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/porte_Est_citadelle_SonTay.jpg">
Cửa Ðông của thành Sơn-Tây |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/porte_Sud_de_SonTay.jpg">
Cửa Nam của thành Sơn-Tây |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/SonTay_porte_NordOuest.jpg">
Cửa Ðông (hoặc Tây!) mà quân Pháp tràn vào thành |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/vue_du_haut_citadelle_SonTay.jpg">
Thành Sơn-Tây nhìn từ trên đỉnh vọng canh |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/SonTay_dans_la_citadelle.jpg">
Bên trong của thành |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/SonTay_defense_porte_Nord.jpg">
Vòng rào phía Bắc của thành |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/b***ins_reservoirs_citadelle_SonTay.jpg">
Vọng canh và hồ chứa nước của thành |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/SonTay_le_soir_dela_prise.jpg">
Ngoại thành, buổi chiều ngày thất thủ |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/abris_casemate_pour_canon.jpg">
Hầm chứa súng cà-nông |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/Pagode_fortifiee_de_HoiDong.jpg">
Chùa được biến thành thành trì ở Hôi-Dông (hướng Tây thành Sơn-Tây) |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/Pagode_fortifiee_de_HoiDong1.jpg">
Chùa được biến thành thành trì ở Hôi-Dông (hướng Tây thành Sơn-Tây) |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/pagode_PhuNi_pres_de_SonTay.jpg">
Chùa Phu-Ni gần Sơn-Tây |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/petite_pagode_pres_SonTay.jpg">
Một chùa nhỏ gần Sơn-Tây |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/temple_village_pres_SonTay.jpg">
Một đền làng gần Sơn-Tây |
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/village_de_potiers_pres_SonTay.jpg">
Làng gốm gần Sơn-Tây |
Trang - http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page2/photo_docteur_hocquard_2_vn.htm"> - http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page3/photo_docteur_hocquard_3_vn.htm"> - http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page4/photo_docteur_hocquard_4_vn.htm"> - http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page5/photo_docteur_hocquard_5_vn.htm"> - http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page6/photo_docteur_hocquard_6_vn.htm"> - http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page7/photo_docteur_hocquard_7_vn.htm">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 22/Aug/2012 lúc 7:07am
Lễ Nam Giao hay lễ cúng sao, cúng trời
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/Dan_Nam_Giao_1903.jpg">
Ðàn Nam Giao (1903) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_dam_ruoc_qua_NgoMon_1935.jpg">
Ðám rước đi ra cổng thành Ngọ Môn (1935) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_dam_ruoc_qua_vong_lau_1935.jpg">
Ðám rước qua vọng lầu (1935) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_cot_co_1935.jpg">
Cột cờ ở Huế ngày lễ Nam Giao (1935) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_vua_BD_ngoi_kieu_1935.jpg">
Vua Bảo Ðại ngồi kiệu (1935) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_xa_gia_roi_cung_dien_1935.jpg">
Xa giá rời cung điện (1935) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_dam_ruoc_ra_ngoai_thanh.jpg">
Ðám rước ra ngoại thành (1935) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_dam_ruoc_toi_trai_cung_1935.jpg">
Ðám rước tới trai cung (1935) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_ban_nhac.jpg">
Ban nhạc dân tộc |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_ban_nhac_dan_toc_1935.jpg">
Ban nhạc dân tộc (1935) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_danh_trong.jpg">
Ðánh trống |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_nhac_co_truyen.jpg">
Nhạc cổ truyền |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_thoi_sao.jpg">
Thổi sáo |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_vu_cong_nhay_mua_1935.jpg">
Vũ công nhảy múa (1935) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_long_tuong_1935.jpg">
Long tượng (1935) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_cac_vi_sao.jpg">
Các vì sao |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_ban_tho_vong_1935.jpg">
Bàn thờ vọng (1935) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_be_tho_1935.jpg">
Bệ thờ (1935) |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_2.jpg">
Cúng bái |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_toan_canh_1935.jpg">
Nam Giao toàn cảnh |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_dam_ruoc_di_ve.jpg">
Ðám rước đi về |
http://nguyentl.free.fr/autrefois/NamGiao/NamGiao_doan_dien_hanh_tro_ve.jpg">
Ðoàn diển hành trở về |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 24/Aug/2012 lúc 4:38pm
Ảnh của ông André FR***ATI
(12/02/2006)
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/Cathedrale_Saigon_1955_1.jpg">
Nhà thờ Ðức Bà Saigon, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/Cathedrale_Saigon_1955_2.jpg">
Nhà thờ Ðức Bà Saigon, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/pont_Doumer_1955.jpg">
Cầu Tràng Tiền, Hà Nội, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/SongHong_1955.jpg">
Sông Hồng phía Nam Lào Kay |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/photo_aerienne_1955_1.jpg">
Một không ảnh, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/photo_aerienne_1955_2.jpg">
Một không ảnh, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/photo_aerienne_1955_3.jpg">
Một không ảnh, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/photo_aerienne_1955_4.jpg">
Một không ảnh, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/HonGai_1955.jpg">
Hòn Gai, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/photo_1955.jpg"> |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/PhuLy_1955.jpg">
Phu Ly, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/Baquebot_Pasteur_1955.jpg">
Tàu Pasteur |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/avion_1955_1.jpg">
Một chiếc phi cơ |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/avion_1955_2.jpg">
Một chiếc phi cơ |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/TanSonNhat_1955.jpg">
Tân Sơn Nhất, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/TanSonNhat_1955_2.jpg">
Tân Sơn Nhất, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/boa_avion_1955.jpg">
Con trăng |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/BenSong_1955.jpg">
Hảng chuyên chở đường thủy, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/MarcheFlottant_1955.jpg">
Một bến tàu, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/bateaux_1955.jpg.jpg">
Chuyên chở bằng tàu |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/Nguoi_thuong_1955_1.jpg">
Một dân tộc thiểu số, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/Nguoi_thuong_1955_2.jpg">
Một dân tộc thiểu số, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/Nguoi_thuong_1955_3.jpg">
Một dân tộc thiểu số, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/singeBebe_1955.jpg">
Em bé và con khỉ |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/Marche_1955.jpg">
Chợ, 1955 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/barques_1955.jpg">
Thuyền |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/Statues_bouddha_1955.jpg">
Tượng Phật |
http://nguyentl.free.fr/Public/Fr***ati/TrauCayRuong_1955.jpg">
Người nông dân và con trâu, 1955 |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 26/Aug/2012 lúc 7:24pm
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 28/Aug/2012 lúc 6:47am
Hình ảnh Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
(Do cháu nội của ông gởi tới M. Franck CALESTROUPAT)
(04/03/2007)
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Fontaine.jpg">
Saigon - fontaine |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Saigon_Marche.jpg">
Saigon - marché |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Banque_Indochine_Saigon2.jpg">
Saigon - banque d'Indochine |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Banque_Indochine_Saigon1.jpg">
Saigon - banque d'Indochine |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Palais_du_gouverneur_de_Cochinchine_Saigon.jpg">
Saigon - palais du gouverneur de Cochinchine |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Saigon_La_poste.jpg">
Saigon - la poste |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Saigon_Hotel_Majestic.jpg">
Saigon - Hôtel Majestic |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Saigon_rue.jpg">
Saigon - rue |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Pousse_pousse.jpg">
Pousse pousse |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Elephant_de_pondichery_jardin_botanique_de_Saigon.jpg">
L'éléphant de pondichéry, jardin botanique de Saigon |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Elephants_du_jardin_botanique_Saigon.jpg">
Saigon - les éléphants du jardin botanique |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Aigrettes_dans_parc.jpg">
Saigon - aigrettes dans un parc |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Le_quai_des_pecheurs_le_paquebot_la_marseillaise.jpg">
Saigon - le quai des pêcheurs, dans le fond, le bâtiment des messageries maritimes et le paquebot La Marseillaise |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/La_pointe_des_blagueurs_et_le_quai_des_chaloupes.jpg">
Saigon - la pointe des blagueurs et le quai des chaloupes |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Renflouement_sous_marin_japonais_coule_a_la_liberation_Saigon_6-8-1950.jpg">
Renflouement d'un sous-marin japonais coulé à la libération de Saigon le 6-8-1950 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Le_JulesVernes_le_Duguay_Trouaing_Saigon_6-8-1950.jpg">
Le Jules Vernes et le Duguay Trouaing -Saigon le 6-8-1950 |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Chemin_de_fer_Saigon_Cholon.jpg">
Chemin de fer Saigon-Cholon |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Eglise_de_Cholon.jpg">
Eglise de Cholon |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Eglise_du_couvent_de_Cholon.jpg">
Cholon - église du couvent de Choquan |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Boulevard_Congphuong_la_poste_Cholon.jpg">
Cholon - boulevard Cong Phuong, dans le fond, la poste |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/ChuDuc_La_grande_rue.jpg">
Thu Duc -la grande rue |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Environs_de_ThuDuc1.jpg">
Environs de Thu Duc |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Environs_de_ThuDuc2.jpg">
Environs de Thu Duc |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Environs_de_ThuDuc3.jpg">
Environs de Thu Duc |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Thu_dau_mot_la_place_du_marche.jpg">
Thu Dau Mot - la place du marché |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/ThuDauMot_le_camp_vu_du_belvedere.jpg">
Thu Dau Mot - le camp vu du belvédère |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/ThuDauMot_porte_antique.jpg">
Thu Dau Mot - porte antique |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Thu_dau_mot.jpg">
Thu Dau Mot |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Bienhoa.jpg">
Bien Hoa (Sud Viet Nam) |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Mytho2.jpg">
My Tho -Sud Vietnam |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Mytho_une_belle_avenue_ombragee.jpg">
My Tho -Une belle avenue ombragée |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Vinhlong_29-11-1950_3.jpg">
Tribunal de Vinh Long (29-11-1950) |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Vinhlong_29-11-1950_2.jpg">
Vinh Long (29-11-1950) |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Vinhlong_29-11-1950_1.jpg">
Vinh Long (29-11-1950) |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Bac_de_Dalat.jpg">
Bac de Dalat |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Environs_de_Dalat.jpg">
Environs de Dalat |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Anloc_la_porte.jpg">
An Loc - la porte |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Anloc_hopital.jpg">
An Loc - l'hôpital |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/AnLoc_chemindefer-Saigon_Nha-trang.jpg">
An Loc - chemin de fer Saigon-Nha Trang |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/AnLoc_plantation_de_heveas.jpg">
An Loc - plantation de hévéas |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Anloc_le_laboratoire.jpg">
An Loc - Le laboratoire |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Anloc_plantation_colines_Dalat_au_fond.jpg">
An Loc - plantation -colines de Dalat au fond |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Anloc_le_marche.jpg">
An Loc - Le marché |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Chaudoc.jpg">
Chau Doc |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Bentre.jpg">
Ben Tre |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Bentre_Kermesse.jpg">
Ben Tre -Kermesse |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Bentre2.jpg">
Ben Tre |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Riziere_a_la_plaine_des_joncs%28Pointe_de_CaMau%29.jpg">
Rizière à la plaine des joncs -pointe de Ca Mau |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Xuanloc.jpg">
Xuan Loc |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Xuanloc_la_gare.jpg">
Xuan Loc - la gare |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Xuanloc_place_du_marche.jpg">
Xuan Loc - place du marché |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Un_coin_du_square_Drouet_Chalau.jpg">
Un coin du square dB Drouet - Chalau |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Deux_petits_joueurs_de_cartes%28Saigon_30-7-1950%29.jpg">
Deux petits joueurs de cartes bien précoces (Saigon le 30-7-1950) |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Marche.jpg">
Marché |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Enterrement_chinois.jpg">
Enterrement chinois |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Bac_O_Nakay.jpg">
Bac O Nakay |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Chat_nat2.jpg">
Chat nat |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Chat_nat1.tif.jpg">
Chat nat |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Pont.jpg">
Pont |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Pont_et_buffles_buvant.jpg">
Pont et buffles buvant |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Case_a_mais.jpg">
Case à maïs
|
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Femme.jpg">
Femme devant case |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Indigene2.jpg">
Indigène |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Indigene5.jpg">
Indigène |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Femmes_Indigenes.jpg">
Femmes indigènes |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Indigene4.jpg">
Indigène |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Indigene3.jpg">
Indigène |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Poste_frontiere.jpg">
Poste frontière ?? |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Temple.jpg">
Temple |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Interieur_de_Pagode.jpg">
Intérieur d'une pagode |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Mer_calme.jpg">
Mer calme |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Vietnam_paysage.jpg">
Viet nam - paysage |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Paysage.jpg">
Paysage |
http://nguyentl.free.fr/Public/Calestroupat/Paysans_recoltant.jpg">
Paysans récoltant |
. |
. |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 30/Aug/2012 lúc 6:40am
Hình ảnh VN vào những năm 1925-1930 của ông Raymond CHAGNEAU
(Do người cháu của ông gởi đến M.Pasal MEILLER)
(17/05/2007)
Page - http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/public_chagneau_2_vn.htm">
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Raymond_Chagnaud.jpg">
M. Raymond Chagneau |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Raymond_et_Indochinois.jpg">
M. Chagneau et son équipe |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Raymons_ala_ch***e.jpg">
M. Chagneau à la ch***e |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Oncle_et_indochinois_2.jpg">
M. Changeau et indochinois |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Travail_de_Raymond.jpg">
Le travail de M. Chagneau |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Dalat3.jpg">
Dalat |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Dalat4.jpg">
Dalat |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Dalat5.jpg">
Dalat |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Dalat_bas_quartiers.jpg">
Dalat, bas quartier |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Dalat_boutique_chinoise.jpg">
Dalat, boutique chinoise |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Dalat_boutique_chinoise_bas_quartiers.jpg">
Dalat, bas quartier, boutique chinoise |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Dalat_grande_rue.jpg">
Dalat, grande rue |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Dalat_rue_de_Eglise_vers_BienHoa_Saigon.jpg">
Dalat, rue de l'Eglise vers Biên Hoa et Saigon |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Emplacement_de_hotel_du_LangBian.jpg">
Emplacement de l'hotel du Lang Bran |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Chutes_de_CamLy.jpg">
Chutes de Cam Ly |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Chutes_de_LienKhan.jpg">
Chutes de Lien Khan |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Le_lac_et_au_loin_le_LangBian.jpg">
Le Lac et au loin le Lang Bian |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Hotel_du_lac.jpg">
Dalat, hotel du Lac |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Rue_de_Dalat.jpg">
rue de Dalat |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Le_lac.jpg">
Lac |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/3_femmes_moi.jpg">
Trois femmes Moïs |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Femmes_Moi.jpg">
Femmes Moïs |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Village_Moi.jpg">
Village Moïs |
. |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Palais.jpg">
L'entrée principale de la citadelle de Huê |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Palais_3.jpg">
L'entrée principale de la citadelle de Huê |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Entree_de_temple_GL.jpg">
Une entrée de la citadelle de Huê |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Palais_2.jpg">
Citadelle de Huê |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Temple.jpg">
Petit palais dans le mausolée du roi Minh Mang |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Entree_de_palais_KD.jpg">
Petit palais dans le mausolée du roi Khai Dinh |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Paysage.jpg">
Huê, paysage |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Temple_2.jpg">
Un temple |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Famille_devant_une_maison.jpg">
Un fonctionnaire et ses serviteurs |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Famille_indochinoise.jpg">
Une famille indochinoise |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Famille_indochinoise_aisee.jpg">
Une famille indochinoise aisée |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Famille_indochinoise_aisee_a_table.jpg">
Une famille indochinoise aisée à table |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Voiture_2.jpg">
Automobile |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Automobile.jpg">
Automobile |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Viet_a_cheval.jpg">
Un Viet à cheval |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Famille.jpg">
Une famille notable |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Famille_indochinoise_sur_pont.jpg">
Famille indochinoise sur pont |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Lac.jpg">
Lac |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/La_Lagna_3.jpg">
La Lagna |
. |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Fete_indochinoise.jpg">
Fête et groupe de théâtre ambulant |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/fete.jpg">
Fête et groupe de théâtre ambulant |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Jour_de_fete.jpg">
Jour de fête |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/fete_2.jpg">
Spectateurs |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Prepa_d_un_defile.jpg">
Préparation d'un défilé |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Soldat_anamite.jpg">
Soldat anamite |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Mort_d_un_tigre.jpg">
Mort d'un tigre |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Pont_de_BienHoa.jpg">
Pont de Bien Hoa |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Marche_Cochinchine.jpg">
Marché cochinchine |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Marche_Cochinchine_2.jpg">
Marché cochinchine |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Station_d_arboriculture2.jpg">
Station d'arboriculture |
http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/Station_d_arboriculture.jpg">
Station d'arboriculture |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/Sep/2012 lúc 6:57am
Người gởi: MENUCORP
Ngày gởi: 24/Feb/2013 lúc 7:37am
HỘI GÒ ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI
Hội gò Đống Đa kéo dài đến cuối chiều ngày mùng 5 Tết
với nhiều trò chơi dân gian thú vị khác.
------------- Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
|
Người gởi: MENUCORP
Ngày gởi: 24/Feb/2013 lúc 7:41am
HỘI GÒ ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI
Hội gò Đống Đa kéo dài đến cuối chiều ngày mùng 5 Tết
với nhiều trò chơi dân gian thú vị khác.
------------- Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
|
Người gởi: MENUCORP
Ngày gởi: 24/Feb/2013 lúc 7:41am
HỘI GÒ ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI
Hội gò Đống Đa kéo dài đến cuối chiều ngày mùng 5 Tết
với nhiều trò chơi dân gian thú vị khác.
------------- Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
|
Người gởi: MENUCORP
Ngày gởi: 24/Feb/2013 lúc 7:44am
BÌNH ĐỊNH
Kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa
Trong hai ngày 26 và 27-1 (mùng 4 và mùng 5 Tết), lễ kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2012) diễn ra tại Bảo tàng Quang Trung (làng Kiên Mỹ, TT Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
Nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc và thúc giục bước đường vươn tới tương lai, cùng với chiến công hiển hách của phong trào nông dân Tây Sơn mà đỉnh cao là Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Tết Kỷ Dậu 1789. Hàng ngàn người dân Bình Định cùng du khách tứ phương được ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang này.
Cách đây 223 năm (mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789), dưới sự chỉ huy kiệt xuất của Hoàng Đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, hàng vạn binh sĩ áo vải cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn thực hiện cuộc hành binh thần tốc ra kinh thành Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng đất nước, thu giang sơn về một mối.
Mùa xuân Kỷ Dậu 1789 là một trong những mùa xuân vĩ đại nhất, đẹp nhất, đáng ghi nhớ nhất và oanh liệt bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
------------- Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 13/Apr/2013 lúc 2:50pm
Ngắm tuyệt phẩm tái hiện chân dung các vị vua triều Nguyễn.
chân dung các vị vua triều Nguyễn.
Chân dung các vị vua triều Nguyễn được khắc họa qua những họa phẩm tuyệt đẹp, được đăng tải trên website ABS Travel.
Gia Long (1762 – 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791 – 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao, trong đó có việc ngăn chặn quyết liệt ảnh hưởng phương Tây đến Việt Nam.
Vua Thiệu Trị (1807 – 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.
Vua Tự Đức (1829 – 1883), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật làNguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì, là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, Thiệu Trị. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Trong thời gian trị vì của ông, nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp.
Hiệp Hòa (1847 – 1883) là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng, là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận. Ông lên ngôi tháng 7/1883, nhưng bị phế truất và qua đời vào tháng 10 cùng năm.
Kiến Phúc (1869 – 1884), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, thường được gọi là Dưỡng Thiện, là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn. Ông là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức chọn làm con nuôi. Kiến Phúc lên ngôi năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời khi mới 15 tuổi.
Hàm Nghi (1871 – 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là em trai của vua Kiến Phúc. Năm 1884, Hàm Nghi được đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).
Vua Đồng Khánh (1864 – 1889), miếu hiệu Nguyễn Cảnh Tông, là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Tên húy của nhà vua các tài liệu ghi khác nhau, nơi thì ghi là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức nhận làm con nuôi năm 1865.
Vua Thành Thái (1879 – 1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu ( Phan Thị Điểu). Do chống Pháp nên ông bị đi đày tại ngoại quốc.
Vua Duy Tân (1900 – 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông bất hợp tác với Pháp và bí mật liên lạc với các lãnh tụ khởi nghĩa Việt Nam. Vì lý do này, ông bị người Pháp đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.
Vua Khải Định (1885 – 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ 12 nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánhvà bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục.
Bảo Đại (1913 – 1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển , tục danh " mệ Vững" là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu. Đúng ra " Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua.
Theo Kiến thức
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/Jun/2013 lúc 2:58pm
HÌNH ẢNH XƯA HIẾM QUÝ
Nơi đây có chứa nhiều hình ảnh thật xưa, có giá trị lịch sử văn hóa Việt Nam tưởng không bao giờ được coi, mời vào:
http://www.flickr.com/photos/13476480%40N07/sets/ -
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 28/Oct/2013 lúc 9:25am
Cuộc đời bi thương của Hoàng thái tử triều Nguyễn
Hoàng thái tử Bảo Long từng bị giám sát chặt chẽ khi đi học, tham gia quân đội trong tuyệt vọng và qua đời lặng lẽ tại Pháp.
Vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị từ năm 1945, nhưng cho đến giữa thập niên 1950, mong muốn và tính toán cho việc đưa Hoàng thái tử Bảo Long (sinh năm 1936) lên ngôi chấp chính vẫn còn âm ỉ. Trên đất Pháp, Bảo Long được chăm chút chuyện học hành, chăm sóc bảo vệ theo tiêu chuẩn của một ông hoàng. Th ế nhưng, khác với Bảo Đại, Bảo Long đã tự quăng quật trong khó khăn, luôn cố gắng thoát khỏi bóng dáng chiếc áo bào Vương gia.
Năm 1948, sau khi sang Pháp, bà Nam Phương quyết định cho Bảo Long vào học trường Roches. Đây là một trường đứng đắn, kỷ luật rất nghiêm khắc, được nhà thờ Công giáo bảo trợ. Bà rất hiểu tính nết bướng bỉnh khó bảo của con trai, hy vọng học trường này con bà sẽ trở nên thuần thục hơn.
Bảo Long cố gắng khép mình vào kỷ luật học đường, song tước vị hoàng tử kế nghiệp cũng cho cậu được hưởng một số đặc quyền: mỗi buổi sáng cậu ta được tắm nước nóng trong khi các bạn cùng lớp phải tắm nước lạnh. Khẩu phần bữa tối cũng được ưu tiên: được chia nhiều thức ăn hơn, nhiều chocolate hơn. Cậu ta còn đem chia bớt cho các bạn.
Bảo Long thông minh, sáng dạ, nhanh chóng hoà nhập với tập thể, giỏi văn chương, ngôn ngữ, cả từ ngữ như tiếng Hy Lạp cổ. Ngược lại về toán và các khoa học tự nhiên thì kết quả bình thường, tuy nhiên, cũng nhiều lần đứng hàng đầu trong bảng tổng xếp hạng.
Thời gian đầu, các thầy cô giáo và bạn học lúng túng không biết xưng hô thế nào cho phải với tước vị cao quý của Bảo Long. Cuối cùng ông hiệu trưởng chọn tên… Philippe để đặt cho cậu. Philippe có nguồn gốc Hy Lạp “hyppos”, có nghĩa là ngựa. Bảo Long vốn mê cưỡi ngựa. Được hỏi ý kiến, Bảo Long về hỏi lại mẹ, cuối cùng cả hai đều đồng ý.
Bảo Long chỉ có ba người bạn thật sự gọi là thân thiết. Ông thích thể thao, biết chơi nhiều môn. Đây cũng là đặc thù của nhà trường. Phần lớn các buổi chiều đều dành cho hoạt động thể thao. Sinh hoạt lớp có trưởng lớp điều khiển, được gọi là “đội trưởng”. Bảo Long được lòng bạn bè nên từ lớp đệ nhị bậc trung học ông được chỉ định làm trưởng lớp.
17 tuổi, Bảo Long đỗ tú tài triết học, nhưng vẫn luôn luôn có cảnh binh đi kèm. Sau này Bảo Long kể lại: “Tôi phải sống ngăn cách với thế giới xung quanh, có cảnh binh bảo vệ, mặc dù ở Cannes là cả một thế giới ăn chơi, có ôtô sang trọng, có máy bay riêng, có gia nhân đầy tớ. Tóm lại tôi không biểu sao người ta lại bắt tôi sống trong ký túc xá trường trung học Roches, kỷ luật khắt khe, thiếu thốn mọi thứ. Sau này tôi mới hiểu, chính mẹ tôi muốn tránh cho tôi khỏi bị nuông chiều quá, tránh cuộc sống phóng đãng như cha tôi, một lối sống đã gây cho bà nhiều đau khổ”.
Dù sao, ông cũng được bố tặng một chiếc ôtô làm quà sinh nhật, tuy còn thiếu nửa năm nữa mới đến tuổi cầm tay lái. Trên chiếc thuyền cha ông mới mua, neo ở Monte Carlo, ở đó một thanh tra cảnh sát đã chuẩn bị sẵn chờ ông đến là trao giấy phép đặc cách, dành cho con trai Hoàng đế An Nam do nước cộng hoà Pháp bảo trợ.
Đó là một chiếc xe đẹp và dài, nổi tiếng thanh lịch, động cơ mang nhãn hiệu Jaguar XK 120. Vừa ra khỏi cảng, xe đã đâm vào sườn một chiếc xe đi ngược chiều. Bảo Long khi đó chưa biết lái xe, chưa qua một lớp học lái, chỉ trông vào thực hành. Trong hai năm, ông gây ra mười hai vụ tai nạn. May là không nghiêm trọng cho cả hai bên.
Mỗi lần cầm tay lái chiếc xe tốc độ cao, ông phải cố kiềm chế để xe đi với vận tốc trung bình. Đám cảnh sát hò hét hết hơi để chạy theo, nhiều khi phải mượn chiếc xe 203 c ủa cha ông mới đuổi kịp. Sau vụ âm mưu bắt cóc, cảnh sát vẫn giám sát chặt chẽ hành trạng của Bảo Long.
Thường chỉ có một nhân viên được phân công luôn luôn kèm sát thái tử để bảo vệ. Đó là thanh tra Tổng nha tình báo Chabrier. Ông ngủ luôn ở phòng liền kề, thông với phòng ngủ của Bảo Long, có thể nhanh chóng can thiệp khi có chuyện. Hàng ngày, ông theo B ảo Long đến trường, chiếm một chỗ ngồi cuối lớp nhưng không phải để nghe giảng bài mà chỉ chăm chăm theo dõi nhất cử nhất động của thái tử.
Ban đầu, các bạn học ngạc nhiên thấy hôm nào cũng có một người lớn tuổi có mặt trong lớp nhưng cũng quen dần. Mỗi khi Bảo Long ra ngoài, dù trên máy bay hay xe lửa, Chabrier luôn luôn đi bên cạnh. Những hôm Bảo Long lái xe đi chơi xa, người ta thấy ông ghì chặt tay lái chiếc xe 203 bám theo xe của Bảo Long. Nhưng khi ông về nghỉ với gia đình ở Paris, Cannes hay Valberg, thì lập tức đã có cảnh sát địa phương thay thế.
Đỗ tú tài xong, Bảo Long ghi tên học dự thính cả hai trường một lúc: trường Hành chính và trường Luật. Thế rồi, đột nhiên Bảo Long muốn từ bỏ cuộc sống được chiều chuộng quá mức, có nhiều xe ôtô sang trọng, kể cả các thanh tra Tổng nha tình báo chăm chú bảo vệ mình để xin đứng vào hàng ngũ chiến đấu.
Ông cho cha ông biết ý định từ bỏ vai trò kế vị ngôi báu mà người ta giao cho ông từ khi chào đời và muốn trở về nước, theo học trường võ bị Đà Lạt mới thành lập để trở thành sĩ quan quân đội quốc gia (của chính phủ Bảo Đại làm quốc trưởng bù nhìn).
Bất ngờ trước ý định của con trai, cựu hoàng Bảo Đại ban đầu chối từ vì ông không muốn con trai ông làm vật hy sinh. Thấy Bảo Long tha thiết theo đuổi binh nghiệp hơn là làm chính trị, Bảo Đại cho con vào học trường võ bị Saint Cyr, có tiếng hơn và… an toàn hơn. Ngoài ra ông thường nói: “Làm gì có giải pháp Bảo Đại mà chỉ có một giải pháp của người Pháp mà thôi!”. Trong lòng bực bội nhưng Bảo Long tuân lệnh cha, không trở lại Việt Nam .
Bảo Long bình thản chịu đựng cuộc sống khắc khổ trong quân ngũ, chan hoà với 27 bạn đồng ngũ chung chạ trong một phòng. Ông có thể rời bỏ trường bất kỳ lúc nào ông muốn nhưng ông ở lại, kiêu hãnh trong bộ quân phục áo đỏ, mũ chùm lông, đặc trưng của học sinh quân Saint-Cyr. Ông tham gia cuộc diễu binh ngày Quốc khánh Phá p 14/7/1955 , đi qua quảng trường Champs Elysées, ông đi ở hàng cuối của tiểu đoàn vì vóc dáng bé nhỏ.
Bảo Long rất ít giống cha. Trong khi vẫn nói ông quyến luyến và khâm phục cha nhưng ông hết sức cố gắng để không giống cha. Tất cả những gì là kiêu căng, hợm hĩnh và tự mãn đều xa lạ đối với ông. Tính tình Bảo Long hướng về cái bi thảm còn cha ông, ngược lại, ham chơi, thích hưởng lạc.
Cuối năm 1956, sau hai năm học ông phải chọn một trường thực hành Năm học thực hành kết thúc, xa Saumur, xa bầy ngựa, ông nghĩ đến… cái chết. Một cái chết nhanh chóng, nếu có thể, phải là cái chết vẻ vang. Ông không vượt qua được nỗi đau mất nước và quên đi thất bại thảm hại của cha ông.
Chàng thanh niên kế vị triều Nguyễn quyết định dứt khoát, tìm đến cái chết để khỏi phải đau khổ, chấm dứt chuỗi thất bại và bơ vơ trong thời niên thiếu của mình. Thay vì tự tử ông xin chuyển sang đội quân lê dương để đi chiến đấu ở Algerie. Ông nghĩ đó là cách chắc chắn nhất để không bao giờ phải nghĩ lại nữa và tự kết liễu đời mình nhanh nhất. Phải gần 3 tháng sau, ông mới nhận được công văn chấp thuận của Bộ chiến tranh, trong khi ở Sài Gòn người ta đem hình nộm và ảnh chân dung của cha ông ra đốt và làm nhục.
Khi biết quyết định của con, Bảo Đại cũng như Nam Phương “tôn trọng ý nguyện của con” không tìm cách làm thay đổi sự lựa chọn của con, tránh không gợi vấn đề và giữ im lặng, không bộc lộ cơn xúc động trước mặt con.
10 năm phục vụ ở Algerie đã để lại trong ông một dư vị cay đắng. Đạo quân ông đã lầm lạc phục vụ suốt 10 năm, không để lại cho ông một kỷ niệm nào tốt đẹp. Ông đã mất thăng bằng về tinh thần và ngày một tuyệt vọng.
Sau đó, Bảo Long rời quân đội làm việc trong một chi nhánh ngân hàng có hội sở giao dịch khá to và đẹp trên đại lộ Opéra. Ông là người có tài, có kinh nghiệm dày dạn trong việc làm cho tiền của mẹ ông sinh sôi. Ông phụ trách công việc đầu tư tiền của khách hàng ra nước ngoài, đem lại lợi ích cho họ.
Đến giờ ăn trưa, ông cũng dừng lại trước một quầy hàng có mái che rồi bước vào mua một bánh mì kẹp thịt như tất cả mọi người. Trái với cha, ôngkhá giàu có. Từ văn phòng ngân hàng, ông quản lý tài sản thừa kế của mẹ, quan tâm đến việc sinh lợi, giữ được đôi chút ổn định sau bao nhiêu bão tố.
Ông sống trong một căn hộ đẹp ở đường Marais. Chưa bao giờ lập gia đình, ông cũng không có con cái. Ông luôn luôn day dứt vì cuộc sống lưu vong. Cuộc sống nhiều tai tiếng của bố, những tranh chấp kiện tụng giữa hai cha con chia nhau báu vật khiến tâm trạng ông lúc nào cũng u uất, buồn phiền.
Trong đám tang Bảo Đại, Bảo Long đứng ở bên linh cữu. Nhưng khi tang lễ kết thúc, trong lúc tiếng đàn ống lớn của nhà thờ vang lên, ông không đi theo cùng đoàn tang như truyền thống đòi hỏi. Bảo Long, gần như không muốn mọi người nhìn thấy, kín đáo bước ra khỏi nhà thờ bằng một cửa ngách. Cộng đồng người ở Paris không biết gì mấy về một ông hoàng bí ẩn, giữ kẽ.
Ông qua đời ngày 28/7/2007 tại Bệnh viện Sens (Pháp), lễ an táng được tổ chức vào ngày 2/8/2007, chỉ bao gồm những người thân thích của gia đình.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 11/Sep/2014 lúc 10:04pm
11 chiếc ấn rồng vàng tinh xảo của triều Nguyễn
Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng ròng hoặc ngọc quý.
Tại chái đông điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) vào ngày 18/5 đã diễn ra triển lãm “Phiên bản ấn vàng triều Nguyễn và văn bản hành chính”. Những chiếc ấn quý y như thật dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân đã cho người xem nhiều bất ngờ.
Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng, bạc (gọi là kim bảo), chế tác từ ngọc quý (gọi là ngọc tỷ). Dưới thời Nguyễn (1802-1945), thời Gia Long (1802-1820) có 12 chiếc, thời Minh Mạng (1820-1840) có đến 15 chiếc; thời Thiệu Trị (1841-1847) có 10 chiếc; thời Tự Đức (1848-1883) cũng có 15 chiếc, thời Kiến Phúc (1884) và Hàm Nghi (1885) đều chỉ có 1 chiếc; thời Đồng Khánh (1885-1888) có 5 chiếc; thời Thành Thái (1889-1907) có 10 chiếc; thời Khải Định (1916-1924) có 12 chiếc; và thời Bảo Đại (1925-1945) có 8 chiếc.
Các ấn rồng vàng phiên bản 1:1.
Về cấu trúc và kiểu dáng, các bảo tỷ nói chung bao gồm 2 phần: thân ấn và quai ấn. Biểu tượng chủ yếu trên ấn là con rồng, chân có năm móng. Trong văn hoá phương Đông, đây là linh vật tượng trưng cho nhà vua, sự chính thống của ngôi vị và quyền lực.
Kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật của quốc gia. Điều đáng tiếc là một số chiếc ấn có tính biểu tượng như chiếc ấn Hoàng đế chi bảo đã thất tán tại Cộng hòa Pháp, một số chiếc đã bị đánh cắp và tiêu hủy như chiếc ấn Nam Phương Hoàng hậu chi bảo. Nhưng hiện nay tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vẫn còn giữ được 85 chiếc ấn bằng vàng, bằng ngọc, bằng bạc của triều Nguyễn.
Nhằm góp phần giúp du khách đến tham quan cố đô Huế ngày nay có cơ hội hình dung về một loại cổ vật đặc biệt, gắn liền với quá trình điều hành và quản lý nhà nước thời quân chủ, nghệ nhân Trần Độ từ làng gốm Bát Tràng đã bỏ công sức làm 11 phiên bản của từ các tiêu bản lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đó là 11 chiếc ấn làm bằng gốm, thếp vàng với tỷ lệ 1/1 y như thật.
Ấn Sắc mệnh chi bảo bằng vàng, nặng ~ 8,3 kg, đúc vào niên hiệu Minh Mạng thứ tám (1827). Sau khi đúc, ấn Sắc mệnh chi bảo được đóng vào các văn bản ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân.
Chiếc ấn thuộc dạng lớn nhất với con rồng rất tinh xảo và bệ vệ. Quai rồng cuộn ngồi xổm, đẩu ngẩng, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, chân 5 móng.
Ấn Văn lý mật sát bằng vàng 8 tuổi (nặng 6 lạng 9 phân), đúc vào niên hiệu Đồng Khánh nguyên niên (1886). Ấn này dùng để đóng dùng để đóng vào các chỉ dụ, sớ chương đã có tẩy xóa hoặc thêm vào hoặc những chỗ giáp nhau của hai tờ văn bản quan trọng.
Ấn Bảo Đại thần hàn, vàng 15 lạng, quai hình rồng bay, đầu ngẩng, há miệng, lưng cong vồng, đuôi xòe 5 dải hình ngọn lửa.
Ấn Tự Đức thần hàn bằng vàng (vàng 10 tuổi, 76 lạng, 6 tiền, 5 phân) đúc vào niên hiệu Tự Đức thứ nhất (1848). Đây là ấn của vua Tự Đức, dùng để đóng trên văn từ của vua viết bằng mực son (châu phê hoặc châu bút).Quai hình rồng chầu, 2 chân trước chống, 2 chân sau quỳ, đầu ngẩng, mũi cao, bờm dài, đuôi xoáy.
Ấn Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu chi bảo đúc bằng vàng tuổi 8 năm rưỡi (nặng 86 lạng 4 tiền 8 phân), đúc vào niên hiệu Hàm Nghi nguyên niên (1885). Năm 1883, trong một di chiếu trước khi mất, vua Tự Đức đã tấn tôn Hoàng Thái hậu Từ Dũ là Thái Hoàng Thái hậu. Ấn này do vua Hàm Nghi chỉ thị đúc nhân tổ chức lễ tấn tôn cho Hoàng thái hậu Từ Dũ vào năm 1885. Ấn quai hình rồng đứng, đầu ngẩng, lưng cong, đuôi uốn, 4 chân chùn.
Ấn Từ Minh Huệ hoàng hậu chi bảo bằng bạc mạ vàng, quai hình rồng chạy, đầu ngẩng, lưng cong, đuôi xòe 5 dải hình ngọn lửa, 4 chân nghiêng.
Ấn Hoằng Tông Tuyên hoàng đế chi bảo bằng vàng. Quai rồng tư thế chạy, đầu ngẩng, lưng cong, đuôi xoắn, sừng bờm vây lưng dài, 4 chân 5 móng tư thế đứng.
Ấn Thánh Tổ Nhân hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841). Ấn này do vua Thiệu Trị chỉ thị đúc, Thánh Tổ Nhân hoàng đế là miếu hiệu của vua Minh Mạng, ấn này dùng để thờ trong Thế Miếu. Làm bằng vàng 8 tuổi rưỡi, nặng 111 lạng 5 tiền 4 phân. Quai hình rồng đứng, đầu ngẩng, lưng, đuôi xoáy 6 dải nhọn, chân 5 móng.
Ấn Giản Tông Nghị hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Kiến Phúc nguyên niên (1883). Sau khi vua Kiến Phúc băng hà, vua Hàm Nghi chỉ thị đúc ấn này để dâng miếu hiệu, Giản Tông Nghị hoàng đế là miếu hiệu của vua Kiến Phúc, ấn này dùng để thờ trong Thế Miếu. Làm bằng vàng 8 tuổi, nặng 49 lạng 5 tiền 1 phân. Rồng đầu ngẩng, miệng ngậm ngọc, lưng cong, đuôi cuốn, 4 chân chùn.
Ấn Cảnh Tông Thuần hoàng đế chi bảo bằng vàng, đúc vào niên hiệu Thành Thái thứ nhất (1889). Ấn này do vua Thành Thái chỉ thị đúc, Cảnh Tông Thuần hoàng đế là miếu hiệu của vua Đồng Khánh, ấn này dùng để thờ trong Thế Miếu. Quai hình rồng đứng, đầu ngẩng, mũi cao, sừng và râu dài, lưng cong, đuôi uốn, 4 chân đứng thăng bằng.
Ấn rất quan trọng là Quốc gia tín bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Gia Long thứ nhất (1802). Ấn này dùng để đóng trên các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh lính, trưng binh nhập ngũ cùng một số văn kiện quan trọng khác. Quai hình rồng đứng, đầu quay lại, lưng cong, đuôi cụp lại.
Chiếc ấn này có hình dáng rất đẹp.
Sắc phong thời Bảo Đại được đóng bởi ấn vàng dấu đỏ.
http://macphuongdinh.blogspot.com/ - http://macphuongdinh.blogspot.com/
__._,_.___
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 09/Nov/2014 lúc 5:37pm
Lăng Ông Bà Chiểu và Mả Ngụy
06/11/201400:00:00(Xem: 428)
- http://vietbao.com/author/post/4935/1/truc-giang-mn?r=L3AxMTJhMjI5MTk3L2xhbmctb25nLWJhLWNoaWV1LXZhLW1hLW5ndXk - Trúc Giang MN
- http://vietbao.com/p112a229197/lang-ong-ba-chieu-va-ma-nguy - http://vietbao.com/p112a229197/lang-ong-ba-chieu-va-ma-nguy
1* Mở bài
Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù mịt đến nghẹt thở.
Ban đầu người dân vùng Sài Gòn Chợ Lớn đến lăng mộ để tưởng niệm công ơn của ông, nhưng những thế hệ sau tin tưởng rằng lăng mộ của một vị thần hiển linh, đề cầu an và cầu phước.
Sau lễ, họ hái lộc đầu xuân khiến cho cây cối chung quanh bị chặt cành bẻ lá do những người tham lam cho rằng cành lớn và dài thì có nhiều lộc.
Khu mộ nầy đã có một thời bị triều đình vua Minh Mạng trừng phạt người đã chết bằng cách lấy xích sắt xiềng lại rồi đánh vào mộ 100 roi trước khi san bằng nấm mộ. Triều đình cho đó là mả của loạn thần, gọi là Mả Ngụy. Nhưng hai tiếng Mả Ngụy được chính thức gọi tên là mồ mả của gần hai ngàn người trong thành Bát Quái có liên quan đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống lại triều đình vua Minh Mạng.
2* Lăng Ông Bà Chiểu
2.1. Vị trí
Lăng Ông Bà Chiểu gọi tắt là Lăng Ông, có tên Thượng Công Miếu, là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng thuộc phường 1 quận Bình Thạnh thành phố Sàigon ngày nay.
Diện tích 18,500 mét vuông, nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu cho nên thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu. Nhiều người ở nơi khác thường hiểu lầm là cái lăng thờ Ông và thờ Bà tên Chiểu. Đây là lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, cho nên thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu.
2.2. Lịch sử của Lăng Ông
Đền thờ Lê Văn Duyệt bên trong lăng Ông Mộ Lê Văn Duyệt và phu nhân
Do thù oán với vua Minh Mạng, cho nên sau khi chết, mồ mả của Lê Văn Duyệt bị vua cho san bằng, xiềng lại bằng xích sắt, đánh trên mộ 100 roi, dựng bia khắc 8 chữ "Quyền yểm Lê Văn Duyệt phục pháp xử" (Chỗ tên lại cái Lê Văn Duyệt chịu tội).
Đến năm Tân sửu (1841) vua Thiệu Trị (con của Minh Mạng) cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ.
Năm 1848, vua Tự Đức (cháu vua Minh Mạng) mới truy phong lại và ban phẩm tước cho con cháu. Ông Lê Văn Duyệt được truy phong là "Vọng các công thần, chưởng Tả quân Bình Tây tướng quân, quận công". Quan chức làng Long Hưng tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang) tìm ra được Lê Văn Niên, con của bà Lê Thị Hổ (em Lê Văn Duyệt), Niên gọi ông bằng cậu. Trả lại 32 mẫu ruộng làm của hương quả thờ cúng họ Lê.
Phần mộ được đắp lại cho rộng thêm và sửa sang lại miếu thờ. Trong khu vực lăng còn có phần mộ của vợ ông là bà Đỗ Thị Phận cùng 2 cô hầu.
2.3. Thờ cúng
Hàng năm có 2 lễ hội lớn tại lăng, đó là ngày giỗ của Tả quân Lê Văn Duyệt từ ngày 1 đến 3 tháng 8 âm lịch. Và ngày hội đầu xuân, mồng một và mồng 2 Tết.
Khi Lê Văn Duyệt mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng, tế lễ mang nghi thức thờ thần, tế thần, không giống như ngày lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Huỳnh Đức, mà mang tính dân gian như lễ vía Bà Chúa Xứ hoặc vía Điện Bà ở Tây Ninh (Núi Bà Đen)
Số người dự đến cả chục vạn người, trong đó số người Hoa chiếm phân nửa. Bởi vì lúc sinh thời,Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt có những chính sách giúp đỡ cho cộng đồng người Hoa phát triển ngành nghề và an cư lạc nghiệp ở quê hương thứ hai của họ là Sài gòn Gia Định, Việt Nam.
http://vietbao.com/images/file/Z24sgZTH0QgBAPdy/lang-ong-01.jpg -
Hình ảnh về Tướng Lê Văn Duyệt. 3* Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832)
Tả quân Lê Văn Duyệt là bậc khai quốc công thần, là vị tướng giỏi phò Chúa Nguyễn Ánh vạn dặm trường chinh từ khi Chúa Nguyễn còn gian nan bôn tẩu cho đến lúc lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long.
Ông người làng Hòa Khánh, huyện Cái Bè tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang). Thân phụ là Lê Văn Toại, gốc Quảng Nghĩa, dời vào sống ở Định Tường. (Mỹ Tho-Tiền Giang)
Ông theo chúa Nguyễn Phúc Ánh từ lúc 17 tuổi. Đến năm 1789, ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của Chúa Nguyễn.
Tài năng Lê Văn Duyệt sáng chói khi ông chỉ huy đánh tan hải quân của nhà Tây Sơn ở cửa Thị Nại (Qui Nhơn) vào năm 1801.
Trận đánh được ghi vào sử nhà Nguyễn là “Trung hưng đệ nhất võ công” (Võ công oanh liệt nhất của công cuộc trung hưng nhà Nguyễn)
Năm 1793, Lê Văn Duyệt cùng với các tướng Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Thành, Võ Di Nguy và Võ Tánh theo Nguyễn Ánh đi đánh Qui Nhơn, lấy được Diên Khánh và Bình Khương, rồi sau đó chiếm được biển Thị Nại rồi Đà Nẳng.
Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt sống phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phạm Văn Sách.
Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long phong cho Lê Văn Duyệt Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân.
Lê Văn Duyệt làm tổng trấn Gia Định Thành hai lần. Lần thứ nhất từ 1813 đến 1816, lần thứ hai từ 1820 cho đến lúc qua đời năm 1832. Ông rất có uy quyền, ai ai cũng kính phục, gọi ông là "Ông Lớn Thượng".
Các nước lân cận đương thời đều sợ oai phong của ông, gọi ông là "Cọp Gấm Đồng Nai" là một trong ngũ hổ tướng bao gồm Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức và Long Vân Hầu Trương Tấn Bữu.
Lê Văn Duyệt đã thành lập hai cơ quan từ thiện: "Anh Hài", để rèn luyện võ nghệ cho trẻ thích việc kiếm cung và "Giáo Dưỡng" để cho những trẻ khác và quả phụ học văn chương và nghề nghiệp.
Hàng năm, ông tổ chức hai lễ lớn: Lễ triều kiến vua và Lễ duyệt binh. Mỗi năm, vào Tết Nguyên Đán, vua Cao Miên phải sang chúc thọ vua Việt Nam tại thành Phiên An. (Thành Gia Định được Lê Văn Duyệt xây đắp thêm) Cứ vào ngày 30 Tết thì vua Miên phải có mặt tại thành Phiên An để ngày hôm sau, Tả quân tiến hành Lễ chúc thọ tại Vọng Cung.
Ngoài ra, ngày mồng 6 tháng giêng thì tổ chức Lễ xuất binh để thị oai với các nước láng giềng.
Dưới sự cai trị của ông, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, văn hóa và quân sự của Thành Gia Định trải dài từ Bình Thuận tới Cà Mau, Hà Tiên. Tài năng và công đức của ông được người dân Nam Bộ hết lòng tôn kính.
Lê Văn Duyệt qua đời ngày 28-8-1832, thọ 69 tuổi.
4* Sự hiềm khích giữa vua Minh Mạng và Lê Văn Duyệt
- Lê Văn Duyệt không ủng hộ vua Minh Mạng lên ngôi, mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh, khi vua Gia Long hỏi ý kiến, trước khi băng hà.
- Lê Văn Duyệt đã dùng quyền “tiền trảm hậu tấu” xử chém Huỳnh Công Lý là cha của một quý phi được vua Minh Mạng sủng ái.
- Lê Văn Duyệt nhiều lần vượt quyền hoặc làm sai ý kiến của triều đình nhất là sau khi vua Gia Long qua đời.
- Do trước kia, Lê Văn Duyệt được hưởng quyền "Nhập triều bất bái" (Vào triều không cần phải lạy) cho nên sau nầy Lê Văn Duyệt không chịu quỳ lạy vua Minh Mạng.
- Lê Văn Duyệt ủng hộ các nhà truyền giáo châu Âu làm nghịch ý vua Minh Mạng.
- Lê Văn Duyệt ít học, bản chất quan võ nóng nảy, nói năng cộc lốc, không biết chiều ý vua cho nên bị ghét.
Nhưng nguyên nhân chính là chính sách trung ương tập quyền của vua Minh Mạng, bãi bỏ chức vụ Tổng trấn của thời Gia Long cho phép đại diện nhà vua trông coi các tỉnh trong địa hạt. Tổng trấn Gia Định Thành quản lý 6 tỉnh Nam Bộ.
http://vietbao.com/images/file/Cw5zgpTH0QgBANpd/lang-ong-02.jpg -
Hình ảnh về Tướng Lê Văn Duyệt. 5* Vua Minh Mạng “trị tội” sau khi Lê Văn Duyệt qua đời
Khi còn sống, Lê Văn Duyệt nắm giữ binh quyền rất lớn cho nên vua Minh Mạng vốn thù ghét nhưng không làm gì được.
Năm 1832, ngay sau khi Lê Văn Duyệt mất, thọ 69 tuổi, vua Minh Mạng thi hành chánh sách tập trung quyền lực bằng cách bãi bỏ hai chức vụ Tổng trấn Bắc Thành và Tổng trấn Gia Định Thành. Tất cả trở thành tỉnh trực thuộc triều đình Huế. Tại mỗi tỉnh có chức Tổng đốc, Tuần vũ, Bố chánh, Án sát sứ và Lãnh binh cai quản.
Gia Định Thành hay Thành Phiên An được đổi lại thành tỉnh Gia Định do Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố chánh, và Nguyễn Chung Đạt làm Án sát.
Khi đến nhậm chức Bố chánh, Bạch Xuân Nguyên tuyên bố rằng thừa hành mật chỉ của triều đình truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt.
Bản án được thành lập, trong đó Lê Văn Duyệt can tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực, có mưu đồ tạo phản chống lại triều đình như việc tu chỉnh thành Bát Quái và việc đóng tàu.
Đồng thời, nhiều thuộc hạ của Lê Văn Duyệt bị bắt giam, trong đó có con nuôi là Lê Văn Khôi. 16 người nhà của Lê Văn Duyệt bị giết chết hết.
Bản án có 7 tội phải bị chém đầu, 2 tội phải bị thắt cổ và một tội phải đi sung quân.
Vua Minh Mạng phê trong bản án rằng "Tội của Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc kể ra cũng không hết, nói ra đau lòng. Dù có chẻ quan tài ra mà giết thêm một lần nữa cũng đáng tội. Nhưng nghĩ hắn chết đã lâu, và đã bị truy đoạt các quan tước, xương khô trong mả, cho nên chẳng cần phải gia hình chi nữa cho uổng công. Vậy tổng đốc thành Phiên An (Gia Định) đến chỗ mả hắn, cuốc bỏ nấm mộ, san bằng mặt đất và dựng lên một bia đá khắc mấy chữ thật to "Đây là chỗ tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước" (Quyền yếm Lê Văn Duyệt thụ pháp xử)
Phẩm hàm của cha ông bị tước, bia mộ bị đục xóa, điền ruộng bị tịch thu, nhà thờ họ tộc tại làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức Quảng Ngãi bị voi của quan quân đem về tàn phá.
Lê Văn Duyệt là ái nam ái nữ bẩm sinh chớ không phải tự hoạn để làm thái giám. Sau nầy, ông lập được nhiều công, vua Gia Long gả cho ông một cung nữ tên Đỗ Thị Phận về làm vợ mặc dù biết ông là bán nam bán nữ.
Mộ của Lê Văn Duyệt bị san bằng, bị xiềng lại bằng xích sắt và đánh trên mộ 100 hèo. Đó là thời gian mà mộ của Lê Văn Duyệt bị gọi là Mả Nguỵ.
Và sau nầy, sau khi Lê Văn Khôi nổi loạn bất thành, tất cả 1,831 quân bại trận đều bị giết và cùng chôn chung một mồ tập thể, cũng gọi đó là Mả Nguỵ.
6* Lê Văn Khôi nổi dậy chống triều đình
6.1. Lê Văn Khôi
Lê Văn Khôi tên thật là Nguyễn Hữu Khôi, người Cao Bằng. Do khởi binh làm loạn nên bị quân triều đình đánh đuổi, phải chạy vào Thanh Hóa và gặp Lê Văn Duyệt làm kinh lược ở đó nên Khôi ra xin đầu thú.
Lê Văn Duyệt tin dùng và nhận làm con nuôi, đổi tên là Lê Văn Khôi rồi đem về Gia Định thành cất nhắc làm Phó vệ úy.
6.2. Lê Văn Khôi nổi dậy chống triều đình
Sau khi Lê Văn Duyệt mất thì Bạch Xuân Nguyên bắt giam Khôi. Lê Văn Khôi ngầm liên lạc với thủ hạ bên ngoài, đêm 5-7-1833 ông cùng 27 thuộc hạ phá ngục, đột nhập vào tư dinh giết chết cả nhà Bố chánh Bạch Xuân Nguyên và giết luôn Tổng đốc Nguyễn Văn Quế.
Lúc đó, Gia Định Thành có những người bị tội ở Bắc Hà bị đày vào Gia Định, họ gọi là lính hồi lương. Thành phần nầy theo Lê Văn Khôi khởi binh.
Lê Văn Khôi chiếm thành Bát Quái. Tổ chức lễ thắp đuốc tại mộ Lê Văn Duyệt và tuyên bố bất phục triều đình. Ủng hộ An Hòa là con trai của hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh). Tối hôm đó giết chết tên tổng đốc mới nhậm chức là Nguyễn Văn Quế.
6.3. Lê Văn Khôi đánh chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ
Nhiều quan lại do triều đình cử vào Gia Định Thành bị giết hoặc bỏ chạy. Quân nổi dậy của Lê Văn Khôi nhanh chóng phát binh đánh chiếm 6 tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ.
Chỉ trong ba ngày toàn bộ sáu tỉnh nằm trong tay quân nổi dậy.
Lê Văn Khôi làm chủ thành Phiên An. Nhiều quan văn võ triều đình ra đầu thú.
Ông đúc ấn tự xưng là Đại nguyên soái rồi phong cho thuộc hạ vào những chức vụ Trung quân, Tả quân, Hữu quân, Hậu quân, Thủy quân, Tượng quân…
Tháng 8 năm 1833, vua Minh Mạng cử Trương Minh Giảng và các tướng đem thủy, bộ và tượng binh vào đánh quân nổi dậy của Lê Văn Khôi.
Quân triều đình lấy lại các tỉnh Nam Bộ.
Trước thắng thế của quân triều đình, địa chủ, phú hào các nơi không dám ủng hộ và tiếp tế cho quân nổi dậy nữa.
6.4. Quân nổi dậy thất trận
Một tướng giỏi của Lê Văn Khôi là Thái Công Triều kéo quân ra đầu hàng quân triều đình và được cử đi đánh Thành Gia Định. Thế lực quân nổi dậy suy yếu.
Lê Văn Khôi nhờ giáo sĩ Tây phương sang cầu viện Xiêm La (Thái Lan). Xiêm La vốn có ý đồ chiếm Đại Việt nên nhận lời đưa quan sang trợ chiến.
Lê Văn Khôi còn mời giáo sĩ người Pháp là Joseph Marchand và các giáo sĩ Công Giáo người Việt vào trong thành trợ chiến. Những giáo sĩ người Việt giữ vai trò lãnh đạo lực lượng Công Giáo địa phương đánh lại quân triều đình.
Năm 1834, quân triều đình đánh bại quân Xiêm La chiếm lại toàn bộ 6 tỉnh miền Nam và chuyển sang vây thành Bát Quái.
Trong khi thành bị vây thì Lê Văn Khôi chết vì bịnh thủng. Con trai là Lê Văn Cù, mới 8 tuổi, được cử lên thay.
Trong khi Thành Bát Quái bị bao vây thì bịnh dịch tả hoành hành. Súng đạn hư hỏng và cạn dần. Lương thực dự trữ còn nhiều nhưng bị ẩm mốc. Tinh thần và sức lực của quân nổi dậy suy sụp, chao đảo và ly tán.
Ngày 8-9-1835, quân triều đình chia làm 8 mũi theo đồ hình Bát Quái ào ạt tấn công. Quân nổi dậy kháng cự không nổi. Bị thua.
6.5. Mả Ngụy
Cánh đồng mồ mả
Mả Ngụy hay Mả Biền Tru là những mồ chôn tập thể gần 2,000 gồm những người tham gia hoặc có liên hệ đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống triều đình.
Thành Bát Quái là một vị trí phòng thủ vô cùng lợi hại do những kỹ sư công binh người Pháp thiết kế và xây dựng. Hàng vạn quân thủy bộ binh của triều đình bao vây tấn công suốt hơn hai năm mới chiếm được thành.
Quân nổi dậy và dân chúng trong thành và cả ngoài thành vài dặm, bao gồm già trẻ, trai gái gì cũng đem ra giết sạch. Tổng số người chết lên tới 1,831 người. Những mồ tập thể đó gọi là Mả Ngụy.
Sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện viết: “…bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái ở trong thành và ở vài dặm ngoài thành đều chém ngay rồi đào hố to vất thây, lấp đất, chồng đá làm gò, dựng bia khắc đây là “nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp”
Vị trí của những ngôi mộ được cho là ở vùng ngã sáu đầu đường Phan Thanh Giản và Lý Thái Tổ, quận Ba Sài Gòn. Vùng nầy trước kia là cánh đồng rộng lớn hoang vu với nhiều lùm cây u tùm.
Cái tên Mả Ngụy được người dân nói đến trong thời gian họ còn sợ vua Minh Mạng, nhưng về sau không ai gọi tên ấy nữa, mà gọi là “đồng mả lạng” Người Pháp gọi đó là cánh đồng mồ mả vì có quá nhiều mả.
Sáu người bị kết tội chủ mưu bị đóng cũi giải về Huế nhận án lăng trì, gồm có: Lê Văn Cù, 8 tuổi, con của Lê Văn Khôi, giáo sĩ người Pháp là Joseph Marchand (Cố Du), một người Hoa tên Mạch Tấn Giai và Nguyễn Văn Hoành, Nguyễn Văn Trắm và Nguyễn Văn Bột. Trên đường bị giải về kinh đô một người tử tử.
Sau cuộc nổi dậy, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái kiên cố và cho xây lại thành nhỏ hơn, ít kiên cố hơn là Thành Gia Định hay Phượng Thành, Phụng Thành.
Sự nổi dậy của Lê Văn Khôi kéo dài 3 năm.
http://vietbao.com/images/file/a8lvg5TH0QgBABdU/lang-ong-03.jpg -
Hình ảnh về Tướng Lê Văn Duyệt. 6.6. Xử Lăng Trì (Tùng xẻo hay Bá đao)
1). Giáo sĩ Joseph Marchand bị xử lăng trì.
Ba giờ sáng ngày 30-11-1835, bảy phát súng thần công nổ vang kêu gọi mọi người đến tham dự cuộc xử án.
Giáo sĩ Marchand (cha Du) và bốn thủ hạ thân tín của Lê Văn Khôi được đưa ra khỏi cũi. Các tử tội phải lột áo ra nửa người xã xuống đến ngang lưng, quần thì xắn lên tới đùi rồi được đưa đến cửa Ngọ Môn trình diện và phải phục lạy nhà vua năm lạy.
Vua Minh Mạng tỏ vẻ giận dữ ném cờ hiệu xuống đất. Đó là dấu hiệu không ân xá lần cuối cùng.
Lính trói năm tử tội vào năm cọc cắm sẵn, giáo sĩ Marchand bị trói vào vọc thứ hai.
Dân chúng bị đuổi lùi ra 30 thước. Mỗi tử tội có ba người lý hình, một cầm kềm, một cầm dao và một người lo đếm cho đủ số 100 lát cắt. Trước đó lính đã nhét vào miệng tử tội và cột chặt để không thể kêu la được.
Sau một hồi trống, bọn lý hình đưa cái kềm đã nung lửa đỏ vào nhiều chỗ trên thân thể tội nhân. Cứ thế dao và kềm lấy từng miếng thịt đỏ máu. Sau cùng bọn lý hình cắt lớp da trên trán cha Du, lật xuống che mặt rồi cắt từng miếng trên hai bên ngực, sau lưng, tay chân.
Cha Du giãy giụa, quằn quại, ngước mặt lên trời rồi gục đầu xuống. Lìa đời.
Tiếp theo quân lính cắt lấy đầu của ông. Cởi dây trói, bổ thân hình ra làm bốn để đem đi ném xuống biển. Còn thủ cấp các tử tội thì đem bêu ở nhiều nơi rồi được trả về kinh đô, bỏ vào cối giả cho nát để rắc xuống biển.
2). Tổng quát về tội lăng trì
Chữ Hán "Lăng trì" có nghĩa là "Lấn lên một cách chậm chạp".
Tội tùng xẻo là một trong những hình phạt tàn nhẫn và dã man được dùng rộng rãi ở Trung Quốc và ở VN thời phong kiến.
Đây là một hình thức ghê rợn nhất trong các án tử hình. Phạm nhân vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng. Có những trường hợp dùng dao xẻo cả phân nửa thân thể mà nạn nhân vẫn còn giãy dụa.
Đao phủ còn có nhiệm vụ là không để cho chết một cách nhanh chóng. Tức là đã có quy định là phải thực hiện bao nhiêu nhát xẻo mới được cho chết.
Nạn nhân bị trói chặt vào một cây cột, sau đó bọn khoái tử thủ (đao phủ) chặt hết chân tay, rồi dùng dao xẻo từng miếng thịt cho đến chết. Thịt lóc ra được trưng bày nơi công cộng để răn đe dân chúng.
7* Nói thêm về thành Bát Quái
Thành Bát Quái là một khu vực mà ngày nay là trung tâm thành phố Sàigon. Nó là một công sự phòng thủ nằm trong Gia Định Thành mà Chúa Nguyễn Ánh chọn làm kinh đô, còn gọi là Gia Định Kinh.
Năm 1790, chúa Nguyễn Ánh nhờ 2 sĩ quan công binh người Pháp là Victoir Olivier de Puymanel (Tên Việt là Nguyễn Văn Tín) và Théodore LeBrun vẽ họa đồ và huy động 30,000 dân phu xây thành theo lối kiến trúc Vauban, tức là nặng về mặt phòng thủ. Thành mang hình Bát Quái là định hướng về phong thổ Á Đông kết hợp với mỹ thuật của dân tộc.
Tường thành cao 4.8 mét toàn bằng đá ong Biên Hòa. Có 8 cổng đặt theo tên Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Trong thành có các đồn lính, các kiến trúc tôn giáo như chùa Cây Mai, chợ búa, các khối ngành thủ công, các cửa hàng, kho hàng, khu dân cư...
Vì tình hình bất an, nhiều người Hoa ở Hà Tiên và Định Quán chạy về Sàigon, gần thành Bát Quái tạo thành khu vực Chợ Lớn.
Dân cư trong Gia Định Thành vào năm 1819 có khoảng 180,000 người bản địa và 10,000 người Hoa.
Năm 1801, nhờ sự hỗ trợ của người Pháp, Nguyễn Ánh đánh bại được quân Tây Sơn, thống nhất Việt Nam, lập triều Nguyễn, lên ngôi hiệu là Gia Long và dời đô ra Huế năm 1811.
8* Kết luận
Lê Văn Duyệt là một tướng tài trong ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn. Ông là người chánh trực, công bằng, nhân ái và một mực trung thành với nhà Nguyễn.
Vua Gia Long đã từng ủy nhiệm cho ông trọn quyền giải quyết tranh chấp giữa Xiêm La (Thái Lan) và Chân Lạp (Cao Miên). Hai quốc gia nầy một mực kính trọng ông.
Ông có công làm phát triển kinh tế, văn hóa và quân sự của miền Nam, được người dân tôn kính và thờ như một vị thần.
Ông bị vua Minh Mạng trừng phạt một cách oan uổng cho nên sau đó, con và cháu của Minh Mạng là Thiệu Trị và Tự Đức giải oan cho ông. Phục hồi danh dự và phẩm chức.
Vụ án oan đưa đến cuộc nổi dật của Lê Văn Khôi, kéo theo cái chết của gần hai ngàn người trong và ngoài thành Bát Quái.
Trường nữ trung học Gia Định lấy tên của ông đặt cho trường, đó là trường Lê Văn Duyệt.
Trúc Giang
Minnesota ngày 5-11-2014
__._,_.___
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 14/Nov/2014 lúc 2:11am
http://www.vietlove.us/board/index.php?showtopic=80160 - Việt Nam Sử Lược
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 06/Feb/2015 lúc 10:45pm
Ảnh độc chuyến công du nước Pháp của vua Khải Định - Chuyện đời xưa -
Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một ông vua triều Nguyễn công du chính thức nước ngoài.
Con tàu Porthos chở vua http://kienthuc.net.vn/tags/khai-dinh.html%20 - - Pháp , ngày 21/6/1922. Ảnh: http://gallica.bnf.fr/ - Gallica.bnf.fr .
Bộ trưởng Bộ http://kienthuc.net.vn/tags/dong-duong.html%20 -
Các quan chức An Nam tại bến cảng.
Đoàn quan chức An Nam ra khu vực cầu tàu đón vua Khải Định.
Bộ trưởng Bộ thuộc địa Albert Sarraut dẫn vua Khải Định xuống tàu.
Phía sau ông Albert Sarraut và vua Khải Định là hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này) sang Pháp để du học.
Vua Khải Định, hoàng tử Vĩnh Thụy, bộ trưởng Albert Sarraut và hoàng thân Vĩnh Cẩn ở Marseille.
Vua Khải Định đến ga Bois de Boulogne tại Paris ngày 24/6/1922.
Nhà vua lên xe ngựa phía trước ga.
Trong chuyến công du nước Pháp năm 1922, vua Khải Định đã có dịp được ngồi xem đua ngựa cùng Tổng thống Pháp Millerand ở Paris.
Vua http://kienthuc.net.vn/tags/khai-dinh.html%20 - - Pháp thăm viếng mộ Chiến sĩ vô danh ở Paris. Ảnh: http://gallica.bnf.fr/ - Gallica.bnf.fr .
Vua Khải Định thăm đền tưởng niệm Tử sĩ http://kienthuc.net.vn/tags/dong-duong.html%20 -
Đứng bên phải nhà vua là quan Thượng thư Nguyễn Hữu Bài.
Khải Định cùng các quan chức Pháp tiến vào trong đền.
Tất cả an tọa ở sân trước đền Tử sĩ Đông Dương.
Chính điện của đền Tử sĩ.
Vua Khải Định bước ra sau khi viếng đền.
Vua Khải Định viếng đài tưởng niệm những tử sĩ người Việt theo Công Giáo đã chết cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới nhứ nhất.
Vua Khải Định trong cuộc mít tinh ở vườn thuộc địa Nogent-sur-Marne..
Vua Khải Định viếng thăm Hội địa lý Pháp.
Tổng thống Pháp Millerand và Vua Khải Định trên khán đài trường đua ngựa tại Longchamp.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 03/Apr/2015 lúc 10:15pm
Sự trở về của cô gái Pháp mang dòng máu vua Hàm Nghi
-------------------------------------------------------
Amandine Dabat tại buổi trò chuyện tại TP.HCM
Một câu chuyện kì lạ khác về vua Hàm Nghi vừa làm ngỡ ngàng người Sài Gòn, khi một nữ trí thức trẻ người pháp trở về nhận là hậu duệ của ông và cho biết đang làm luận án tiến sĩ lịch sử nghệ thuật về chính bậc tiền nhân của mình...
Hàm Nghi là vị hoàng đế có số phận kì lạ, từ chuyện ông được chọn lên ngôi, truyền hịch Cần Vương chống pháp, bị bắt lưu đày biệt xứ, từ chối học tiếng Pháp và cả việc ông vẽ hàng trăm bức tranh mà mãi sau này mới được biết đến.
Sống lại hình ảnh tuổi trẻ vua Hàm Nghi trong mắt cô cháu gái
Nữ trí thức trẻ ấy có gương mặt xinh đẹp, thanh tú rất Pháp và cái tên cũng hoàn toàn Pháp: Amandine Dabat, sinh năm 1987 ở Paris, tốt nghiệp cử nhân Việt Nam học tại Pháp năm 2012. Vẻ đẹp rạng rỡ, phong cách ứng xử tinh tế và diễn ngôn lưu loát của cô làm dịu đi cái nắng xuân oi bức Sài Gòn tháng 3.2015.
Điều gây ngạc nhiên cho mọi người là cô lại mang trong mình dòng máu của vị hoàng đế yêu nước Hàm Nghi, mà theo cách gọi của người Pháp thời thuộc địa là “ông hoàng An Nam”. Bằng kiến văn sâu sắc và khách quan, cô đã giúp làm sáng tỏ thêm nhiều điều bất ngờ thú vị về ông vua có tâm hồn nghệ sĩ.
Lịch sử cho biết, Hàm Nghi tên huý Nguyễn Phúc Ưng Lịch là hoàng đế thứ 8 của triều đình nhà Nguyễn, do phái chủ chiến mà đứng đầu là hai đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường dựng lên làm vua khi ông mới 13 tuổi. Là con thứ 5 của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, ông là một trong ba vị vua là ba anh em ruột được sinh trưởng trong cùng một gia đình hoàng tộc: Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh. Ông cũng là một trong ba vị vua nhà Nguyễn được lịch sử tôn vinh yêu nước chống giặc Pháp xâm lược: Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân.
Và sau ba năm phất cờ khởi nghĩa Cần Vương, ông bị kẻ phản bội chỉ điểm và bị thực dân Pháp bắt xuống tàu đày sang an trí tận thủ đô Alger của Algeria năm 1888.
Bị giam lỏng xứ người xa xôi, sống buồn tủi trong ngôi biệt thự Rừng Thông (Villa des Pins, thuộc làng El Biar), cựu hoàng trẻ tuổi vẫn giữ cách ăn mặc, sinh hoạt của người Việt, từ chối học tiếng Pháp, vì ông cho đó là ngôn ngữ của kẻ thù xâm lược Tổ quốc mình. Tuy nhiên, cuối cùng nhận thấy người Pháp ở Algeria tỏ ra tử tế hơn người Pháp ở Việt Nam và cũng do nhu cầu giao tiếp , nên ông dần học và nói, viết rành tiếng Pháp.
Đến năm 1904, Hàm Nghi đã kết hôn với bà Marcelle Laloe ở Alger và lần lượt sinh hạ ba người con: hai công chúa Như Mai, Như Lý và hoàng tử Minh Đức. Trong đó, công chúa Như Lý (hoặc Như Luân, 1908 - 2005) từng tốt nghiệp tiến sĩ y khoa và lập gia đình với công tước Frangois Barthomivat de la Besse, mà cô Amandine Dabat là cháu đời thứ 4; cũng có nghĩa Amandine là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.
Đây không phải là chuyến trở về Việt Nam đầu tiên của Amandine Dabat, nhưng là lần đầu cô có buổi trò chuyện trước hàng trăm người tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM, lại nói về cuộc đời kì lạ của một người thân thích của mình là hoàng đế - nghệ sĩ Hàm Nghi.
Điều đó gây xúc động trong từng lời nói của nữ trí thức trẻ này và xúc động cả người nghe đông đảo khán phòng. Hình ảnh vị vua yêu nước trẻ tuổi có số phận đặc biệt từ hơn một trăm năm trước như sống lại trong mỗi ánh mắt, cử chỉ thông minh của người chắt ngoại xa lạ mà dễ gần của ông. Mọi người bắt gặp phía trong hình hài rất Pháp của cô gái trẻ là một tâm hồn rất Việt, với tinh thần tự tôn về tổ tiên và tình yêu cháy bỏng đối với di sản yêu nước và nghệ thuật mà cụ tổ là hoàng đế Hàm Nghi để lại.
Amandine Dabat cho biết, cô càng nghiên cứu kho sử liệu gia đình thì càng tự hào vì trong mình có dòng máu của vị vua người Việt Nam yêu nước, một nghệ sĩ có cuộc đời thật kì lạ.
Khi bị lưu đày tại Algeria, vua Hàm Nghi vẫn bị người Pháp cho rằng có thể quay về Việt Nam làm vua và xem ông như một quân bài dự bị chiến lược. Cả người quản gia cũng là nhân viên an ninh theo dõi nhà vua và đã làm báo cáo nhiều trang gửi chính quyền thực dân. Thư từ hoàn toàn bị kiểm soát và chỉ một số ít đến được tay của nhà vua.
Hàm Nghi là một trong hai hoạ sĩ Việt Nam đầu tiên theo phong cách phương Tây
Đối với thế giới nghệ thuật, cựu hoàng Hàm Nghi với nghệ danh Tử Xuân ký dưới các bức tranh, là một hoạ sĩ đích thực với niềm đam mê hội hoạ lớn lao và có thành tựu, chứ ông không chỉ đơn giản dùng tranh để khuây khoả những năm tháng bị đày ải biệt xứ.
“Thực sự lúc đầu tôi nghĩ rằng ông vẽ như một cách để tìm niềm vui. Nhưng qua tư liệu cho thấy, khi đã khởi đầu thì ông đam mê vẽ cả ngày, vẽ như một hoạ sĩ thực sự. Và theo tôi, ông đã trở thành hoạ sĩ một cách tự nhiên”. Amandine Dabat cũng nói rằng, nhà vua đã vượt ra khỏi sự giam lỏng của chính quyền thực dân Pháp để tìm đến với nghệ thuật như một cách bày tỏ nỗi nhớ cố hương đang chìm trong bóng giặc. Tác phẩm của ông không bộc lộ quan điểm chính trị.
Hành trình đến với nghệ thuật của cựu hoàng Hàm Nghi cũng khá đặc biệt. Ông vốn không tỏ ra có năng khiếu mỹ thuật. Vào năm 1899, từ Alger ông sang Paris và thích thú khi xem một cuộc triển lãm của danh họa Paul Gauguin, từ đó khơi lên trong ông ngọn lửa tình yêu hội họa. Và cũng từ đó ông dần đắm chìm trong sắc màu.
Tranh của ông chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng của nước Pháp và châu Âu. Người gần gũi dạy vẽ trực tiếp cho ông 15 năm là hoạ sĩ Pháp Marius Reynaud sống ở Algeria. Ngoài ra, Hàm Nghi cũng từng “thọ giáo” nhà điêu khắc vĩ đại nhất nước Pháp August Rodin, mà tại cuộc triển lãm năm 1979, trong phần Rodin với vùng Viễn Đông có xác thực điều này.
Nhờ những chuyến du hành hạn chế sang Pháp và trên đất nước Algeria mà ông đã vẽ nhiều bức phong cảnh, tĩnh vật và điêu khắc một số tượng chân dung bằng đồng, thạch cao. Tranh tượng của Hàm Nghi dùng bút pháp phương Tây nhưng hoà quyện tinh thần văn hoá phương Đông, nơi sinh thành ra ông với những hình ảnh thân thuộc như cánh đồng, cây cối, hoa trái, cánh cò cánh vạc vào buổi hoàng hôn. Điều đó giúp ông giải toả nỗi nhớ cố hương và cũng là hồn cốt tạo nên sự khác biệt trong tác phẩm của ông.
Kì lạ là hơn nửa thế kỉ sau khi cựu hoàng Hàm Nghi qua đời, mọi người mới lơ mơ biết rằng ông từng vẽ tranh khắc tượng. Thông tin về các tác phẩm của ông chỉ được biết qua thư từ mà ông trao đổi với bạn bè, nhất là catalogue của cuộc triển lãm riêng vào năm 1926 tại Paris dưới bút danh Tử Xuân; còn đa số tranh của ông đã bị thất lạc, nhất là khi căn nhà ông ở bị cháy trong biến cố chiến tranh ở Algeria năm 1962.
Đến nay tranh của ông còn lại khoảng dưới 100 tác phẩm, về bức tranh Chiều tà (Déclin du jour) của Hàm Nghi được phát hiện và bán đấu giá 8.800 euro ở Paris ngày 24.11.2010, Amandine Dabat nói rằng cô và gia đình không hề hay biết cho tới khi nghe thông tin qua báo chí.
Vì sao Hàm Nghi ký tên dưới các bức tranh là Tử Xuân, chứ không phải Xuân Tử vốn là tên được cha mẹ đặt cho? Ông kí tên bằng chữ quốc ngữ rất rõ ràng nhưng không có dấu, theo kiểu tiếng Pháp: Tu Xuan. Vấn đề này được đặt ra và tranh luận nhỏ tại buổi giao lưu.
Theo lý giải của Amandine Dabat, khi chống Pháp và bị bắt lưu đày, Hàm Nghi chưa tiếp cận chữ quốc ngữ mà chỉ dùng chữ Pháp và chữ Hán. Về sau, những người Việt sang Pháp du học mới dạy cho cựu hoàng chữ quốc ngữ và ông đã sử dụng nó để kí tên vào tác phẩm của mình.
Có mặt tại buổi giao lưu, Tiến sĩ văn học Trần Hoài Anh cho rằng, việc Hàm Nghi đã viết tên mình theo ngữ pháp tiếng Việt chứ không phải ngữ pháp tiếng Hán cho thấy ý thức khát khao độc lập về văn hoá của vị vua yêu nước. Với trình độ Hán học uyên thâm, không thể có chuyện cựu hoàng viết nhầm Xuân Tử thành Tử Xuân được. Đây chắc chắn là một biểu hiện có chủ ý của vua Hàm Nghi.
Amandine Dabat cho hay, cô đã tập hợp trên 2.500 tư liệu thư từ gia đình, thư viện, chứng từ hành chính trong thời kỳ lịch sử có liên quan đến vua Hàm Nghi để dựng lại cuộc đời của ông. Cô đang hoàn thành hai công trình để xuất bản thành sách, đó là luận án tiến sĩ lịch sử nghệ thuật tại Đại học Sorbonne mà cô thực hiện năm 2010 có chủ đề: “Tử Xuân: danh mục các tác phẩm tranh ảnh, điêu khắc của Hàm Nghi (1871-1944), vị hoàng đế Việt Nam lưu vong” và luận án tiến sĩ ngành lịch sử nghệ thuật và khảo cổ với chủ đề “Vua An Nam: khảo cổ học nhân học”.
Ngoài thư viện gia đình, Amandine Dabat đã tiến hành nhiều chuyến đi khảo cứu ở Algeria, Việt Nam và ngay tại Paris có liên quan tới cuộc đời vua Hàm Nghi. Cô nói: “Tôi hi vọng sẽ sớm xuất bản cuốn sách phát triển từ luận án về vua Hàm Nghi viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Mọi thông tin cần biết về vị vua yêu nước và là một nghệ sĩ tài năng đích thực sẽ là niềm tự hào cho tất cả chúng ta”.
Trong câu chuyện, cô hay nói từ “chúng ta” bằng tình cảm chân thành và gần gũi của một người con xa xứ trở về cố hương với bao trăn trở về quá khứ đau thương xen lẫn tự hào về bậc tiền nhân “vị quốc vong thân”!
Chúng ta đã biết Hàm Nghi là vị hoàng đế yêu nước và đã thể hiện được bản lĩnh tâm hồn, nhân cách Việt khi bị lưu đày ở xứ lạ quê người. Qua “giọt máu” đáng quý của ông là Amandine Dabat, nhất định rồi đây chúng ta sẽ biết rõ thêm một Hàm Nghi nghệ sĩ, có thể là người tiên phong của nền mỹ thuật Việt Nam đương đại.
Như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: “Luận án tiến sĩ của Amandine nghiên cứu về toàn bộ cuộc đời làm nghệ thuật của vua Hàm Nghi. Hàm Nghi nghệ sĩ vẽ tranh, Hàm Nghi nặn tượng và Hàm Nghi nhiếp ảnh. Khi luận án này trình xong, cùng với Lê Văn Miến, vua Hàm Nghi sẽ được khẳng định là một trong hai họa sĩ Việt Nam đầu tiên vẽ tranh, nặn tượng theo phong cách phương Tây.
Hoàng Thủy (Pháp luật và Cuộc sống)
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 19/Oct/2016 lúc 8:25am
Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam
http://www.viethamvui.us/t145166-topic# - Enlarge this image
Có
nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã
đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc;
nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam:
Vương
Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh,
với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số
địa phương trên quê hương mình.
Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.
1 Tên do địa hình, địa thế:
Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:
“Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng, về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa…”
Giồng
là
chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu,
khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: “trên
đất giồng mình trồng khoai lang…”
Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện). Lại nhắc đến một câu hát khác:
“Ai dzìa Giồng Dứa qua truông Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em…”
Giồng
Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến cầu Long
Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng
này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa.
(Dứa đây không phải là
loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có
lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này
vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là
bánh da lợn).
Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì?
Truông
l[bLà
đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía
trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có
truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ.
“Thương em anh cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
Tại sao lại có câu ca dao này?
Ngày
xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ
Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc
nên ít người dám qua lại.
Phá
Là
lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước
xoáy, sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Phá Tam Giang thuộc
tỉnh Thừa Thiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển,
phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An.
Bàu
Là
nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng
nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài Gòn,
qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có
khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng
mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu
Cò.
Đầm
Chỗ
trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ
tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ
nước tràn ra hai bên nhưng giòng nước vẫn tiếp tục con đường của nó. Ở
Cà Mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ trở
thành một trung tâm giải trí rất lớn.
Bưng
Từ
gốc Khmer là bâng, chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không
có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng…
mọc. Mùa mưa ở bưng thường có nhiều cá đồng.
“…về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa”. Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc.
Láng
Chỗ
đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước
hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hòa (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le,
được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ.
Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những
chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ
thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc.
Trảng
Chỗ
trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một
khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng
xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hòa có
Trảng Bom, Trảng Táo.
Đồng
khoảng
đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa
những vùng hoang chưa khai phá. Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ
Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hòa, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông
Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó
Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện
cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở Củ Chi có
Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất
nhiều là Đồng Tháp Mười.
Hố
chỗ
đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp. Ở Củ Chi
có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hòa có Hố
Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp,
tạo thành một khu vực sầm uất.
2 Tên bắt nguồn từ tiếng Khmer
Miền
Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người
Khmer sống chung với nhau,văn hóa đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều đó
biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua thì
rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt hóa
một cách tài tình.
Cần Thơ
Khi
đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là
Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người
nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn
toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của
hai chữ Hán Việt “cần” và “thơ”.
Cần Thơ không phải là từ Hán
Việt và không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hóa,
người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của
từ Khmer “kìntho”, là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông
thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá “lò
tho”.
Từ quan điểm vững chắc rằng “lò tho” là một danh từ được
tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khmer “kìntho”,người nghiên cứu có
thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người
Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần
Thơ xuất phát từ danh từ Khmer “kìntho”.
Mỹ Tho
Trường
hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn
Việt Nam, “mỹ” và “tho”, không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu
trong tiếng Việt.
Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh
hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này
có lúc đã được gọi là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho,
đã bỏ đi chữ Srock,chỉ còn giữ lại Mỳ Xó thôi.
Sóc Trăng
Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer “Srock Khléang”.
Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua.
Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết
là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng.Tên Sốc Trăng đã có những
lần bị biến đổi hoàn toàn.
Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt
Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là
giang; trăng là nguyệt). Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba
Xuyên,châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng.
Bãi Xàu
Bãi
Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên
có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính
tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng.
Thật ra, tuy là một vùng bờ
biển nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng
Khmer “bai xao” có nghĩa là cơm sống.
Theo truyền thuyết của dân
địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng
quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị
truy đuổi.
Kế Sách
Kế
Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một
cửa của sông Cửu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất
thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K’sach, như vậy
Kế Sách là sự Việt hóa tiếng Khmer “k’sach”.
Một số địa danh khác:
Cái Răng (thuộc
Cần Thơ) là sự Việt hóa của “k’ran”, tức cà ràn, là một loại bếp lò nấu
bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn.
Trà Vinh xuất phát từ “prha trapenh” có nghĩa là ao linh thiêng.
Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer “Prek Trakum”, là sông rau muống (trakum là rau muống).
Sa Đéc xuất phát từ “Phsar Dek”, phsar là chợ, dek là sắt.
Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer “srala”, là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo.
Cà Mau là sự Việt hóa của tiếng Khmer “Tưck Khmau”, có nghĩa là nước đen.
3 Địa danh do công dụng của một địa điểm hay do một khu vực sinh sống làm ăn.
Đây
là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh. Theo thói quen, khi
muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở ban đầu chưa có
tên gọi,người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ biến của nơi đó,
như cái chợ cái cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa của cái chợ cái cầu
đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một vùng rộng lớn hơn vị
trí ban đầu.
Chợ
Phổ
biến nhất của các địa danh về chợ là chợ cũ, chợ mới, xuất hiện ở rất
nhiều nơi. Sài Gòn có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đã trở thành một
địa danh quen thuộc. Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh
An Giang. Kế bên Sài Gòn là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở Thủ
Đức. Địa danh về chợ còn được phân biệt như sau:
– Theo loại hàng
được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ Gạo ở Mỹ Tho,
Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An, Chợ Đũi ở Sài
Gòn.
– Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo , chợ Bà Rịa.
– Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (vì gần một cây cầu sắt) ở Gò Vấp, chợ Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn.
Xóm
Là
một từ để phân biệt một khu vực trong làng hay một địa phương lớn hơn,
về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí. Đơn thuần về vị trí, trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đình…
Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ còn ở nông thôn mà không còn phổ biến ở thành thị.
Những
địa danh còn sót lại về xóm ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn: vùng phụ cận
chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. Gò Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm
Chiếu. Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những
nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2
mét, dùng để làm rào, làm lưới hay làm bủa để nuôi tằm).
Thủ
Là
danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến thời
trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng,
như: Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An), Thủ Dầu
Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên chức
được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của
họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. Còn Thủ Dầu Một
thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.
Bến
Ban
đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ hoặc
đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng. Sau này nghĩa rộng ra cho
cả xe đò,xe hàng, xe lam…
Cũng như chợ, bến thường được phân
biệt và đặt tên theo các loại hàng được cất lên nhiều nhất. Một số tên
bến đặt theo cách này đã trở thành tên riêng của một số địa phương, như:
Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở Bình Dương. Bến Đá ở Thủ Đức, Bến Gỗ ở Biên
Hòa.
Ngoài ra bến cũng còn có thể được đặt tên theo một đặc điểm
nào ở đó, như một loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên
của một địa phương, như:
Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lý là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ).
4 Một số trường hợp khác
Có
một số địa danh được hình thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như
ngã năm, ngã bảy, cầu, rạch… thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên
riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó.
Ở Sài Gòn có
rất nhiều địa danh được hình thành theo cách này: Ngã Tư Bảy Hiền, Ngã
Năm Chuồng Chó, Ngã Ba Ông Tạ… Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đã trở thành tên
của một quận.
Trường hợp hình thành của địa danh Nhà Bè khá đặc
biệt, đó là vị trí ngã ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và
Bến Nghé trước khi nhập lại thành sông Lòng Tảo. Lúc ròng, nước của hai
con sông đổ ra rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi
con nước lớn để nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc
Đồng Nai.
“Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.”
Tương
truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản “thủ” ở vùng đó, tham
nhũng nổi tiếng. Có lần nằm mơ thấy cảnh mình chết bị xuống âm phủ phải
đền trả những tội lỗi khi còn sống.
Sau đó ông từ chức và bắt
đầu làm phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là
làm một cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và
củi lửa.
Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó.
Kết
Miền
Nam là đất mới đối với người Việt Nam, những địa danh chỉ mới được hình
thành trong vài thế kỷ trở lại đây nên những nhà nghiên cứu còn có thể
truy nguyên ra nguồn gốc và ghi chép lại để lưu truyền.
Cho đến
nay thì rất nhiều địa danh chỉ còn lại cái tên mà ý nghĩa hoặc dấu vết
nguyên thủy đã biến mất theo thời gian. Thí dụ, Chợ Quán ở đường Trần
Hưng Đạo, Sài Gòn, bây giờ chỉ biết có khu Chợ Quán, nhà thờ Chợ Quán,
nhà thương Chợ Quán… chứ còn cái chợ có cái quán đố ai mà tìm cho ra
được.
Hoặc Chợ Đũi (có một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi vì
người buôn bán hay bị nhân viên công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán
đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đã
biến mất nhưng địa danh thì vẫn còn.
Ngoài ra, đất Sài Gòn xưa
sông rạch nhiều nên có nhiều cầu, sau này thành phố được xây dựng một số
sông rạch bị lấp đi, cầu biến mất, nhưng người dân vẫn còn dùng tên cây
cầu cũ ở nơi đó để gọi khu đó, như khu Cầu Muối.
Và cũng có một
số địa danh do phát âm sai nên ý nghĩa ban đầu đã bị biến đổi nhưng
người ta đã quen với cái tên được phát âm sai đó nên khi ghi chép lại,
vẫn giữ cái tên đã được đa số chấp nhận, như Bến Lức, chợ Búng (Lứt là
tên đúng lúc ban đầu, vì nơi đó có nhiều cây lứt; còn chợ Búng nguyên
thủy chỉ bán mặt hàng bún, sau này bán đủ mặt hàng và cái tên được viết
khác đi).
Hồ Đình Vũ-
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 04/Nov/2016 lúc 10:37am
Bắc Ninh: Quê Hương Quan Họ
Bèo Dạt Mây Trôi
Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi Anh ơi em vẫn đợi… bèo dạt. Mây trôi chim sa tang tính tình, cá lội Ngậm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn tin chờ Sao chẳng thấy đâu? Một mảnh trăng treo suốt canh thâu, Anh ơi trăng đã ngả ngang đầu. Thương nhớ… ai sương rơi đêm sắp tàn, trăng mờ. Cành tre đưa trước gió, là gió la đà Em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh? Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi Anh ơi, em vẫn đợi… bèo dạt Mây trôi chim sa tang tính tình cá lội Ngẫm một tin trông, hai tin đợi, ba, bốn tin chờ Sao chẳng thấy đâu? Ngày ngày ra trông chốn xa xăm Anh ơi em vẫn đợi mỏi mòn. Ra trông sao sa tang tính tình hoa tàn, Người đi xa có nhớ, Là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời, Sao chẳng, sao chẳng thấy anh?
Thưa quí vị, khi xưa đọc truyện Tiêu Sơn
tráng sĩ, Sao Khuê cứ vương vấn cái tên trấn Kinh Bắc. Lúc mà chung
quanh mình chỉ có tỉnh, thành phố, thị xã mà đột nhiên lại có cái tên
trấn Kinh Bắc, nghe sao huyền bí lạ lùng… Rồi, nào là Phạm Thái, nào là
Trương Quỳnh Như, nào là Sơ Kính Tân Trang do chính Phạm Thái viết kể
chuyện tình oan trái của chính mình, truyện và thực cứ trộn lẫn vào nhau
khiến người đọc không khỏi bâng khuâng lưu luyến của một thời xưa vang
bóng… Thế rồi có vị bác sĩ gợi ý một buổi nói chuyện về ‘Quan Họ’ mà đã
nói đến Quan Họ là phải nói đến Bắc Ninh, quê hương của Quan Họ.
Thưa quí vị, đây là bản đồ trấn Kinh Bắc, Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng
Long. Do có các đường thuỷ, đường bộ chạy qua, nên vị trí quân sự của
Bắc Ninh cực kỳ quan trọng. Đường bộ có các quốc lộ 1A, cao tốc 1B
(Hà Nội - Lạng Sơn), cao tốc Hà nội - Bắc Ninh nằm trên đường quốc lộ 18
nối sân bay quốc tế Nội Bài với Thành phố Hạ Long và hải cảng Cái Lân,
Quảng Ninh và đường 38 nối Bắc Ninh với tỉnh Hải Dương. Đường sắt: tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội - Hữu Nghị Quan.
Đường thủy: qua sông Cầu, sông Thái Bình và sông Đuống nối ra sông
Hồng; các sông nhỏ như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Côi, sông
Bùi, ngòi Tào Khê (nay không còn), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Thời Bắc thuộc, Bắc Ninh là trị sở của Giao Chỉ Bộ là nơi phát huy
văn hoá Lạc Việt, nơi tiếp nhận Nho giáo từ Trung quốc phương Bắc
truyền xuống, trạm của Phật Giáo Ấn Độ truyền sang Trung Quốc theo đường
biển, nơi khởi phát Phật giáo tại Giao Châu mà di tích còn lại là trung
tâm Phật giáo Luy Lâu, thủ phủ của Lĩnh Nam còn lưu lại đền thờ Tôn Sĩ
Nhiếp. Bắc Ninh ngày xưa gọi là Kinh Bắc có lẽ vì nằm về phía Bắc
của kinh đô Hà Nội? Kinh Bắc là nơi có 3 kinh đô cổ của Việt Nam: Cổ
Loa, Mê Linh và Long Biên. Theo sử, năm Canh Tuất 1490 vua Lê Thánh
Tông cho định lại bản đồ cả nước gồm 13 đạo sau gọi là xứ. Từ triều Tây
Sơn tới đầu triều Nguyễn đổi sang gọi là trấn: từ Nghệ An trở ra Bắc
gồm: (trấn) xứ Kinh Bắc, xứ Sơn Nam (trấn Sơn Nam Thượng, trấn Sơn Nam
Hạ), Xứ Đông (trấn Hải Dương), Xứ Đoài (trấn Sơn Tây - em nhớ xứ Đoài
mây trắng lắm...), trấn Hưng Hóa, trấn Cao Bằng, trấn An Quảng (Yên
Quảng), xứ Thái Nguyên, xứ Lạng Sơn, xứ Tuyên Quang, phủ Hoài Đức (Thăng
Long), đạo Thanh Bình, nội trấn Thanh Hoa, trấn Nghệ An. Thời vua
Gia Long nhà Nguyễn, Kinh Bắc vẫn được gọi là xứ: xứ Kinh Bắc hay trấn
Kinh Bắc thuộc Bắc thành tổng trấn. Trấn Kinh Bắc xưa gồm 4 phủ (20
huyện), bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần
nhỏ các tỉnh lân cận Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia
Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn
Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Năm 1831 trấn Kinh Bắc đổi thành tỉnh Bắc
Ninh. Đây là một tỉnh rất lớn bao gồm toàn bộ Bắc Ninh hiện nay, gần hết
Bắc Giang, một phần Hà Nội, một phần Vĩnh Phúc và một ít của Lạng Sơn,
chia thành 20 huyện: Đông Ngàn, Tiên Du, Yên Phong, Quế Dương, Võ Giàng,
Siêu Toại, Gia Bình, Lang Tài, Văn Giang, Gia Lâm, Thiên Phúc, Hiệp
Hòa, Kim Anh, Phượng Nhãn, Bảo Lộc, Lục Ngạn, Yên Thế, Hữu Lũng, Yên
Dũng, Việt Yên.Trấn lỵ của trấn Bắc Ninh trước kia ở xã Đáp Cầu thuộc
huyện Võ Giàng. Tháng 2 năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long cho dời trấn lỵ
đến xã Lỗi Đình thuộc huyện Tiên Du. Lúc đầu, thành Bắc Ninh chỉ
được đắp bằng đất, cho tới năm Minh Mạng thứ 6 (1825), thành được xây
lại bằng đá ong và cuối cùng xây lại bằng gạch vào thời Thiệu Trị
(1841). Thành xây tại chỗ giáp giới của 3 xã thuộc 3 huyện là Đỗ Xá
(huyện Võ Giàng), Khúc Toại (huyện Yên Phong) và Lỗi Đình (huyện Tiên
Du). Các sắc dân sinh ống ở Bắc Ninh gồm : Việt (Kinh), Nùng, Mường,
Tày... Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở
ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu
Tương,... sống bằng nông nghiệp và thủ công nghệ. Hàng loạt di vật như
trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp,... bằng đồng
với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lăng Ngâm, Đại
Trạch, Quả Cảm, Đại Lai,... Mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy
Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tạo
các đồ trang sức và làm gốm,... Bắc Ninh không những chỉ có vị trí
quân sự quan trọng mà còn là cái nôi cuả văn hoá lịch sử và Phật pháp
cũng như thủ công nghệ của Việt Nam. Trên mảnh đất Bắc Ninh này,
những huyền thoại về ông Đùng, bà Đùng, về Kinh Dương Vương, Lạc Long
Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành
Cổ Loa. Các di tích lịch sử như lăng Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc
Long Quân Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn,
Tiên Du,,.. đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình
làng Đình Bảng, đình làng Tam Tảo v.v…Chùa Dâu, Chùa Phật Tích là những
nơi phát sinh Phật giáo Việt Nam; nơi phát sinh vương triều Lý như Đền
Đô, Chùa Dận...
Đền Đô và thành Cổ Loa
Tường thành Cổ Loa và Chùa Bút tháp
cầu đá chùa Bút Tháp và Chùa Dâu
A. Các làng làm nghề truyền thống
Làng nghề đúc đồng truyền thống Quảng Bố-Lương Tài Làng Gỗ mỹ nghệ Hương Mạc Làng gò đúc đồng Đại Bái Làng tranh dân gian Đông Hồ Làng dệt Tam Tảo Làng dệt Hồi Quan Làng gốm Phù Lãng "Làng" Giấy Phong Khê Làng Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Làng nghề sắt thép Làng Gỗ mỹ nghệ Mai Động Làng Gỗ mỹ nghệ Phù Khê Làng tơ tằm Vọng Nguyệt Làng đúc phế liệu Làng tre Xuân Lai
B. Chùa ở Bắc Ninh:
Bắc Ninh được xem như nơi khởi phát của
Phật Giáo Việt Nam mà chùa Pháp Vân là cổ tự lâu đời nhất ngoài ra còn
rất nhiều chùa như Chùa Bút tháp, Cảm Ứng Tự, Chùa Dâu, Chùa Dạm, chùa
Dận, chùa Kim đài, Chùa Phúc Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Phật Tích, chùa
Trăm Gian…
1. Chùa Bút Tháp
Theo sách Địa chí Hà Bắc (1982)
thì chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Thiền sư Huyền
Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn
tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Ngọn tháp này nay không
còn nữa. Đến thế kỷ 17, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa
thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, sang
Việt Nam năm 1633 và trụ trì ở chùa. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch và
được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư".
Tiếp đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hạnh,
học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết. Vào thời gian này, Hoàng
thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu
hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị
Chùa có tượng Phật Quan Âm ngàn tay. Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép
Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại
ngôi chùa. Đến năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa kiến trúc theo
kiểu "Nội Công Ngoại Quốc".
Đời vua Tự Đức, năm 1876, khi vua
qua đây thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút
Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm.
Chùa Dâu,
còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân, hay Cổ
Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Chùa còn được người dân gọi với
những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Duyên Ứng Đây là ngôi
chùa được đánh giá là xưa nhất Việt Nam. Chùa được xây dựng vào buổi đầu
Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ
6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái
Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành
năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật
giáo Việt Nam, Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại
chùa Tổ ở làng Mèn Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km. Chùa được xây dựng
lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua
Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa
Dâu thành chùa Trăm Gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa
thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời
nhà Lê. Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là
trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Tại vùng Dâu có bốn ngôi
chùa cổ: Pháp Vân ("mây pháp), Pháp Vũ (mưa pháp), Pháp Lôi (sấm pháp)
và Pháp Điện (chớp pháp). Bốn chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ
thần: Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Dàn, Bà Tướng.
Chùa Phật Tích
(Phật Tích tự) còn gọi là chùa Vạn Phúc
(Vạn Phúc tự) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn
gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.
Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình
thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được xây dựng vào thời
nhà Lý nhưng ngôi chùa vào thời Lý hiện nay không còn nữa. Năm
1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp
đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối
được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng
này, xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích.
Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ bảy (1686) ca ngợi vẻ
đẹp của cảnh chùa: "Đoái trông danh thắng đất Tiên Du, danh sơn Phật
Tích, ứng thế ở Càn phương (hướng Nam) có núi Phượng Lĩnh bao bọc, phía
tả Thanh Long nước chảy vòng quanh. Phía hữu Bạch Hổ núi ôm, trên đỉnh
nhà khai bàn đá..." Năm 1071, vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp
vùng Phật Tích và viết chữ "Phật" dài tới 5 m, sai khắc vào đá đặt trên
sườn núi. Bà Nguyên phi Ỷ Lan có đóng góp quan trọng trong buổi đầu xây
dựng chùa Phật Tích. Thời bấy giờ vua Trần Nhân Tông đã cho xây tại
chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Sau khi khánh thành, vua Trần
Nhân Tông đã sáng tác tập thơ "Bảo Hoa dư bút" dày tới 8 quyển. Vua Trần
Nghệ Tông đã lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi
Tiến sỹ). Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy
Tông, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị
nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc tự. Người có công trong việc xây
dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô
Vương Trịnh Tráng, khi Bà đã rời phủ Chúa về tu ở chùa này. Bia đá còn
ghi lại cảnh chùa thật huy hoàng: "... Trên đỉnh núi mở ra một tòa nhà
đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng lại to, sáng sủa lại
kín. Trên bậc thềm đằng trước có bày mười con thú lớn bằng đá, phía sau
có Ao Rồng, gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh,
lầu rộng và tay rồng với tới trời sao,cung Quảng vẽ hoa nhụy hồng...".
Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), một đại yến hội đã được mở ở đây.
Theo tương truyền, bậc nền thứ nhất là
sân chùa với vườn hoa mẫu đơn, nơi xảy ra câu truyện Từ Thức gặp tiên:
"...Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp Giáng Tiên bị bắt trói vì tội
làm gẫy cành hoa. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho tiên nữ. Sau Từ Thức từ
quan đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh, đến động núi ở cửa biển Thần
Phù gặp lại Giáng Tiên. Do tích này, trước đây chùa Phật Tích có mở hội
Hoa Mẫu đơn hàng năm.
Đền Đô nằm trên vùng đất "địa linh nhân kiệt"
Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (cách Thủ đô Hà Nội gần 20
km). Từ xưa vùng đất này đã nổi tiếng là vùng văn hóa, là nơi có phong
cảnh đẹp. Đền Đô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (thế kỷ XI). Đền thờ 8
vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái
Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128);
Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông
(1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).Quê hương nhà Lý là nơi tiêu biểu
cho các làng quê vùng kinh Bắc. Nơi đây có các di tích lịch sử - văn
hóa như chùa Cổ Pháp, Kim Đài (một trong những trung tâm Phật giáo cực
thịnh vào thế kỷ VIII); đình làng Lý Khánh Văn, nơi thờ và tưởng niệm
người cha nuôi của vua Lý Thái Tổ; Thọ Lăng Thiên Đức, khu lăng mộ của 8
vua nhà Lý khiêm tốn, giản dị.
Chùa Kim Đài (còn gọi
là chùa Đài, chùa Quỳnh Lâm (Quỳnh Lâm tự), chùa Lục Tổ) là một ngôi
chùa tại xóm Xuân Đài, làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tương truyền, Lý Công Uẩn, người sáng lập triều Lý Việt Nam, lúc nhỏ
từng là một chú tiểu tại chùa này.[1]
Chùa Thiên Tâm (Chùa
Tiêu) Chùa Thiên Tâm hay còn gọi là chùa Ba Sơn, chùa Tiêu, "Thiên Tâm
tự" là tên chính của chùa vì vốn từ khi mới khởi dựng, đứng trên đỉnh
núi - giữa đất trời bao la, dân cư, làng xóm thưa vắng, núi Tiêu như là
nơi tụ hội, trung tâm của đất trời vậy, còn cái tên Tiêu Sơn là gọi theo
tên đất, tên làng, tên núi nơi đây. Chùa Thiên Tâm được xây dựng
khoảng trước thời Tiền Lê, đến thời Lý đã được tôn tạo khá khang trang
và trở thành nơi tu thiền, giảng đạo của nhiều bậc cao tăng như Thiền sư
Lý Vạn Hạnh - Quốc sư, người có công nuôi dưỡng và dạy dỗ Lý Công Uẩn
(vị vua khai sáng Vương triều Lý) trụ trì và viên tịch...
C. Lễ hội
Hàng năm, tỉnh Bắc Ninh có hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau:
Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ. Lễ hội làng Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du.
Được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 2 hàng năm, Kỷ niệm ngày sinh của
ông bà Phụ Quốc Đại Vương Trần Quý và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu Phương
Dung. Tưởng nhớ ơn hai vị tướng Đào Lại Bộ người có công giúp Thục Phán
An Dương Vương đánh Triệu Đà xâm lược. Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua nhà Lý. Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9- tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Thập Đình
(của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng
nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao
Doãn Công). Lễ hội Đền Cao Lỗ Vương ngày 10 - tháng 3 ở làng Tiểu Than(làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình. Lễ hội Đền Tam Phủ xã Cao Đức, huyện Gia Bình. Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 - tháng Giêng. Lễ hội Chùa Dâu ngày 8 - tháng 4. Lễ hội Đình Châm Khê ngày 4 - tháng tám (âm) Có câu: Mùng bẩy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín hội Gióng Mồng mười hội Bưởi đâu đâu cũng về
Thành Cổ loa
Đền Phù Đổng
But Tháp
Chùa Lim
D Di tích lịch sử:
Đền thờ Nguyễn Cao Chùa Bút Tháp Chùa Tiêu - Trung tâm Phật giáo xưa của Việt Nam. Nơi thụ thai và nuôi dưỡng Lý Thái Tổ đến năm 15 tuổi. Chùa Tổ - Huyền tích của một vùng Tứ Pháp Đền Lý Bát Đế thờ tám vị vua triều Lý Chùa Dạm Chùa Dâu Chùa Phật Tích Chùa Phúc Lâm - Làng Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du Đình làng Hồi Quan Đình làng Đình Bảng Đình làng Hoài Trung Đình làng Tam Tảo Đền Phụ Quốc - Làng Tam Tảo Đình Chùa Làng Yên Mẫn Đền Cao Lỗ Vương Đình Quan Đình Đình Mẫn Xá Đình Tiểu Than, Lăng mộ Cao Lỗ Vương Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương - Nam Bang Thủy Tổ (Kinh Dương Vương là cha của Lạc Long Quân)
E.Các vị trạng nguyên:
Bắc Ninh có 544 vị tiến sĩ với 15 vị trạng nguyên trong tổng số 49 trạng nguyên VN Lê Văn Thịnh (1075]] - Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử Lý Đạo Tái (1272) Lưu Thúc Kiệm (1400) Nguyễn Nghiêu Tư (1448) Vũ Kiệt (1472) Nguyễn Quang Bật (1484) Nghiêm Hoản (1496) Nguyễn Giản Thanh (1508) Ngô Miễn Thiệu (1518) Hoàng Văn Tán (1523) Nguyễn Lượng Thái (1553) Phạm Quang Tiến (1565) Vũ Giới (1577) Nguyễn Xuân Chính (1637) Nguyễn Đăng Đạo (1683)
F. Danh nhân
*Cao Lỗ Vương (Tướng chế nỏ thần thời An Dương Vương) *Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) *Trần Qúy (Phụ Quốc Đại Vương - Người có công cứu Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) *Đặng Thị Phương Dung (Minh Phúc Hoàng Thái Hậu - Người có công cứu Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) *Nguyên Phi Ỷ Lan (Tay cầm bán nguyệt xênh xang Một trăm thức cỏ lại hàng tay ta) *Đàm Quốc Sư *Nguyễn Đăng Đạo (lưỡng quốc Trạng nguyên) *Nguyễn Văn Cừ *Ngô Gia Tự *Lê Quang Đạo *Nguyễn Cao *Hàn Thuyên ( vơí văn tế cá sấu ) *Lê Văn Thịnh (Thủ khoa Đại Việt đầu tiên) *Tuyên Phi Đặng thị Huệ tức bà chúa Chè người làng Phù Đổng (Gióng) huyện Tiên Du * Cao Bá Quát Văn như Siêu Quát vô tiền Hán Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường * Nữ sĩ Đoàn thị Điểm ( người làng Hiến Phạm huyện Văn Giang) với dịch phẩm nổi tiếng Chinh Phụ Ngâm khúc. * Thân mẫu của Nguyễn Du là bà Trần thị Thấn. * Hoàng Cầm với lá Diêu bông
Lá Diêu Bông Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thơ đi tìm Đồng chiều, Cuống rạ. Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông Từ nay ta gọi là chồng. Hai ngày em đi tìm thấy lá
Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông. Mùa Đông sau em tìm thấy lá Chị lắc đầu, Trông nắng vãn bên sông. Ngày cưới chị Em tìm thấy lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim. Chị ba con Em tìm thấy lá Xòe tay phủ mặt chị không nhìn. Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá Đi đầu non cuối bể. Gió quê vi vút gọi. Diêu Bông hời... ới Diêu Bông! (Hoàng Cầm)
Quan họ Bắc Ninh
Vào lúc 16h55 ngày 30/9/2009 tại thủ đô
Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ủy ban UNESCO đã
công nhận quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa của nhân loại dựa trên các
giá trị văn hóa, giá trị lưu giữ tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn,
phong cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục. Phạm vi công nhận chính
thức gồm có 49 làng quan họ phân bố như sau: tỉnh Bắc Giang có 5 làng
là Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ; tỉnh Bắc Ninh có 44 làng
là: Bái Uyên, Duệ Đông, Hạ Giang, Hoài Thị, Hoài Trung, Lũng
Giang (Lim), Lũng Sơn, Ngang Nội, Vân Khám, Tam Sơn, Tiêu, Đông Mai,
Đông Yên, Bồ Sơn, Châm Khê, Cổ Mễ, Dương Ổ, Đẩu Hàn, Điều Thôn,
Đông Xá, Đỗ Xá, Hòa Đình, Hữu Chấp, Khả Lễ, Khúc Toại, Ném
Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Niềm Xá, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Thị
Chung, Thị Cầu, Thọ Ninh, Thượng Đồng, Trà Xuyên, Vệ An, Viêm
Xá, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân Ổ, Xuân Viên, Y Na, Yên Mẫn.
Vậy quan họ là gì?
A.Truyền thuyết:Thời
vua Gia Long có hai họ quan người làng Diềm và làng Bịu kết bạn vơi nhau
tổ chức ca hát sau đó lối ca hát này truyền ra ngoài nên mang tên hát
quan họ.
B. Quan họ là loại dân
ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam,
truyền từ đời này sang đời khác bằng cách truyền khẩu ở vùng đồng bằng
miền Bắc, tập trung ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Dân ca
quan họ là hát đối đáp nam,nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi
có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp
nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về lời ca và đối
giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát
của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là
thơ, ca dao và có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi,
không có nhạc đệm kèm theo. Khi hát hai bên hát với nhau, bên hát
trước giọng nào thì bên sau phải theo giọng nấy để trả lời và phải theo
cho đúng như thế mới gọi là đối chọi, không đối được là tỏ ra cái kém
cỏi của mình.
* Có 4 giọng chính: Giọng sổng (transitor air) Giọng vặt (diverse air) Giọng hãm (recitative air) Giọng bỉ (tunes borrowed from other sources)
* Những lối hát quan họ: Quan họ cầu
đảo: tại làng Diềm cầu cho nhà nông khi bị hạn hán tại đền Vua Bà tức
Tối Linh Thượng Đẳng thần hay Đại Vương Nam Hải tức thần Nước Quan
họ trùm đầu: tại làng Diềm vào những tuần trăng sáng mùa thu theo đó khi
hát thì trùm đầu bằng áo hay khăn nên được hát tự do cử chỉ cũng tự do.
Quan họ Hiếu: tại làng Lũng Giang (làng Lim) và Tam Sơn là hai
làng kết chạ, cầu cho luá tốt, cây xanh, nước trong và hát khúc Nhị Thập
Tứ Hiếu. Quan họ kết chạ : kết chạ có ăn giải thưởng tại làng Bồ Sơn trong 3 ngày từ 10 tháng giêng đến 12 tháng giêng âm lịch
* Vơí 4 kỹ thuật : Vang, rền nền, nảy. * và 4 hình thức chính: Hát canh = hát tại nhà giữa hai nhóm quan họ Hát hội = hát ở hội thi lấy giải Hát mừng = hát ở đám Hát cầu = hát ở cửa đình cửa đền * Tục lệ quan họ Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục “ngủ bọn
Đầu tiên là tập quán "kết chạ" giữa các làng quan họ. Từ tục "kết chạ",
trong các "bọn" quan họ xuất hiện một tập quán xã hội đặc biệt là tục
kết bạn quan họ. Mỗi "bọn" quan họ của một làng đều kết bạn với một
"bọn" quan họ ở làng khác theo nguyên tắc quan họ nam kết bạn với quan
họ nữ và ngược lại. Với các làng đã "kết chạ", trai gái trong các "bọn"
quan họ đã kết bạn không được cưới nhau. Một điểm khác biệt của
quan họ Bắc Ninh so với các loại dân ca khác ở Việt Nam là tục "ngủ
bọn". Sau một ngày làm việc, "bọn" quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ
từ 9 đến 17 tuổi thường rủ nhau "ngủ bọn" ở nhà ông / bà Trùm để tập nói
năng, ứng xử, giao tiếp, học câu, luyện giọng, và nhất là phải biết bẻ
giọng, ứng đối kịp thời. Yêu cầu đặt ra với tục "ngủ bọn" là "liền anh"
và "liền chị" phải ghép đôi và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng
nhau để đi hát. Muốn hát quan họ phải có "bọn": "bọn nam" hoặc
"bọn nữ". Trong một làng quan họ thường có nhiều "bọn nam" và "bọn nữ".
Mỗi "bọn" thường có 4, 5, 6 người và được đặt tên theo thứ tự: chị Hai,
Ba, Tư, Năm, Sáu hoặc anh Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu. Nếu số người đông tới
7, 8 người thì đặt tên là chị Ba, chị Tư (bé) hoặc anh Ba, anh Tư (bé)…
mà không đặt chị Bảy, Tám hay anh Bảy, Tám. Trong các sinh hoạt quan họ,
các thành viên của "bọn" quan họ không gọi nhau bằng tên thật mà gọi
theo tên đặt trong "bọn".
C Ẩm thực quan họ.
* trầu quan họ thì phải là trầu têm cánh phượng hoặc trầu têm cánh quế, chè phải là chè Thái Nguyên.
* Cơm quan họ dùng mâm đan nghĩa là mâm gỗ tròn sơn
đỏ, còn gọi là "mâm son", vừa trang trọng vừa thể hiện tình cảm thắm
thiết của chủ nhà đối với khách. Các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào
tập quán của từng làng nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa,
thịt lợn nạc, đặc biệt không dùng thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.
Mâm cơm quan họ
Thi nấu cơm quan họ
D.Y phục quan họ
Y phục của "liền anh" và "liền chị" có sự khác biệt.
Y phục của "liền chị" gồm nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn
và khăn mỏ quạ, yếm đào xẻ con nhạn, áo tứ thân nhiễu điều nhiễu tía,
váy, thắt lưng, dép. Chiếc nón quai thao đi kèm với bộ áo mớ ba (3
áo ), mớ bảy ( 7 áo) màu hoa đào, màu hoa hiên, màu xanh thiên lý hay
màu vàng chanh của những lớp áo trong. Phía dưới, các quý bà, quý cô
thường mặc váy lưỡi trai bảy bức bằng lĩnh hay sồi đen buông chấm gót,
làm nền cho những dải thắt lưng cánh sen hay mỡ gà thắt nút so le rủ
xuống, đong đưa mỗi khi cơn gió thoảng qua. Các cô còn vấn khăn nhiễu
tím hay đen, vắt cao lọn tóc đuôi gà dài óng ả, bên mình là bộ xà tích
kèm ống vôi quả đào bằng bạc và con dao gấp xinh xinh, vừa để trang sức
lại vừa để têm trầu, bổ cau… Và bộ trang phục này càng thêm hài hòa khi
các cô xỏ chân vào đôi dép cong da trâu, hay đôi guốc gỗ cong sơn then
quai bằng da hoặc sợi mây.
Y phục của "liền anh" gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo cánh bên trong và áo dài 5 thân bên ngoài, quần, dép.
Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài
tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến
hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương,
the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn mầu đen,
cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương
hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non,
màu vàng chanh…gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống
rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng
bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng
nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp.
Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn
nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng
loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện. Trong các lễ hội quan họ
có cả những cuộc thi trang phục quan họ.
E.Lời ca quan họ
Dân ca quan họ chủ yếu là nghệ thuật phổ
lời ca dao và thơ. Nghệ thuật này đòi hỏi phải sử dụng những tiếng phụ,
lời phụ bên cạnh những tiếng chính, lời chính nhằm làm cho tiếng hát
trôi chảy, bổ sung ý nghĩa cho lời ca chính, làm cho lời ca thêm phong
phú, linh hoạt, tăng nhạc tính của bài ca, phát triển giai điệu, làm cho
âm nhạc của bài ca trở nên sinh động, bố cục trở nên hợp lý. Không dùng
tiếng phụ, lời phụ, lời ca dễ đơn điệu, mất cân đối.
Chuyển điệu thức là hiện tượng đặc biệt
của Dân ca quan họ với 2 hình thức: cách biệt và nối liền. Nghệ nhân
ghép hai, ba âm giai ngũ cung trong một bài hát, đã khéo vận dụng nhiều
dạng điệu thức khác nhau. Duy trì ở một mức độ nhất định lối cấu trúc
mở, họ đã kết hợp một số mô hình cấu trúc tương phản và những thủ pháp
đan điệu, chuyển điệu trong cùng một hệ thống ngũ cung hoặc chuyển hệ để
phá vỡ sự đơn điệu trong một bài. Khi hát họ sử dụng những thể thơ
và ca dao nhất định của người Việt, phần lớn là thể lục bát, lục bát
biến thể, bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp. Lời các bài ca quan họ đều là
những câu thơ, ca dao được trau chuốt, từ ngữ trong sang, mẫu mực. Những
bài ca quan họ cũng được sáng tạo ngẫu hứng trong các kỳ hội làng, hoặc
ứng tác ngay trong một cuộc thi tranh giải của làng. Nội dung các bài
ca thể hiện các trạng thái tình cảm của con người: nhớ nhung, buồn bã
khi chia xa, sự vui mừng khi gặp lại của những người yêu nhau, mà không
được cưới nhau theo quy định của những tập quán xã hội bằng một ngôn ngữ
giàu tính ẩn dụ.
Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với trên 500 bài ca.
Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là thể thơ
và ca dao của Việt Nam, phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn
từ hoặc bốn từ hỗn hợp với từ ngữ giàu tính ẩn dụ, trong sáng, mẫu mực.
Đây là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca là thể hiện tình yêu
lứa đôi. Lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng
đệm, tiếng đưa hơi như i hi,ư hư, a ha v.v… Lời cũng được lấy từ
những tác phẩm văn học như Tống Trân Cúc Hoa, Lục Vân tiên, Nhị Độ Mai,
Nữ Tú Tài, Sơ Kính Tân Trang … và nhất là Truyện Kiều. # Truyện Kiều anh thuộc đã lâu Đố anh kể được hai câu năm chữ “này” (1) hay năm người (2) hoặc Truyện Kiều anh đã thuộc lòng Đố anh kể được hai dòng toàn nôm Thì câu trả lời đều là: * Này chồng, này mẹ này cha Này là em ruột này là em dâu # Truyện Kiều anh đã thuộc thông Đố anh kể được hai dòng toà nho Câu trả lời là: Hồ công quyết kề thừa cơ Lễ tiên binh hậu, khắc cờ lập công # Truyện Kiều anh thuộc đã lâu Đố anh kể được một câu mười người Hai bên mười vị tướng quân Đặt gươm cơỉ giáp trước sân khấu đầu # Truyện Kiền anh thuộc đã lâu Đố anh đọc được hai câu hết Kiều Trăm năm trong cõi người ta Mua vui cũng được một và trống canh # Truyện Kiền anh thuộc từng vần Đố anh kể được ba lần trăm năm Trăm năm trong coĩ người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Rằng trăm năm cũng từ đây Của tin gọi một chút này làm ghi Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không # Truyện Kiều anh thuộc đã nhiều Đố anh kể được câu Kiều mười cho Làm cho cho mệt cho mê Làm cho đau đớn ê chề cho coi Đã cho lấy chữ hồng nhan Làm cho cho hại cho tàn cho cân! # Thấy em hay đọc truyện Kiều Cho nên anh hỏi mấy điều xem sao Kiều, Vân em chị thế nào Tuổi ai hơn kém, má đào giỏi giang Hỏi chi ngoắt nghéo hỡi chàng Thúy Kiều là chị rõ ràng hẳn hoi Hai người cùng đẻ sinh đôi Chàng xem trong truyện chàng thời hiểu ra Đầu lòng hai ả Tố Nga Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân Hai người một tuổi một năm Lấy đâu hơn kém mà thăm hỏi dò Kiều càng sắc sảo mặn mà Cho nên bạc mệnh ai mà chẳng hay Truyện Lục Vân Tiên Trai thì trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh là câu trau mình Sơ Kính Tân Trang Bốn chúng tôi quyến bạn yên hà Say sưa đồng quyến la đà xuân phong…..
Văn thể của Hát Quan họ tuy là lối lục
bát, nhưng khi hát, vì những chỗ lên xuống trầm bổng, vì những nhu cầu
của sự chuyển giọng, chuyển lời nên loại dân ca này có mang vài đặc tính
là bài hát bao giờ cũng có thêm vào nhiều tiếng không có trong nguyên
văn. Đó là những tiếng vô nghĩa, hoặc những chữ hát chệch hẳn đi, những
tiếng dùng để đưa hơi như; y, a, ư, ô, ơ, ha, ối, ý, này, a, i,
ì.v.v.v…Nhờ những tiếng đệm, tiếng láy lập lại như thế mà tính chất nhịp
điệu của tiết tấu câu thơ lục bát được thay đổi luôn, trở nên phong phú
vô cùng. Ví dụ bài trống cơm: “Trống cơm khéo vỗ nên bồng, Một bầy con nít lội sông đi tìm. Thương ai con mắt lim dim Một bầy con nhện giăng tơ đi tìm. Thương ai duyên nợ tang bồng” Khi trở thành bài hát Quan họ Bắc Ninh là: 1.(Tình bằng có cái) trống cơm (khen ai) khéo vỗ (ố mấy bông) nên bông. 2.Một bầy (tang tình) con nít (ố mấy lội) lội sông (ố mấy) đi tìm. 3.(em nhớ) thương ai (đôi) con mắt (ô mấy) lim dim 4.Một bầy (tang tình) con nhện (ớ ớ ớ ố mấy) giăng tơ (giăng tơ ố mấy) đi tìm. 5.(em nhớ) thương ai duyên nợ (khách) tang bồng. Đó là chưa kể đến chỗ hát lại hai lần như phần đầu câu 2 và ở cuối câu 1,2,3,5.
Ngoài ra những tiếng đưa hơi, tiếng đệm, tiếng láy, có khi trong bài
hát có cả những tiếng dùng để ghi hệ thống âm giai của cổ nhạc là: Hò,
xàng, xư, xê, cống. Ví dụ như bài “Xe chỉ luồn kim” “May quần tình chung là vuông nhiễu tím (í a, í a) Gởi ra (gởi ra chồng) cho chồng. Ứ xàng, ừ xàng u cái liu
F. Đặc thù của quan họ
** Hát chia làm từng bên. Mỗi bên, trai
hay gái phải có ít nhất 4 người để thay phiên nhau hát vì hát rất hao
hơi. Quan họ phải hát giọng đôi, nghĩa là hai người hát cùng một lúc,
một người “dẫn” (chính) và một người luồn (phụ). Mỗi bên Quan họ có một
người đứng đầu đại diện và được tôn làm Chị hai, Anh hai. Những người
khác cứ theo thứ tự hát hay, hát kém mà lấy tên anh ba, anh tư, chị ba,
chị tư. Chỉ cần bốn người hát được, còn bao nhiêu dựa vào cho đông cũng
không sao. ** Trai gái hát Quan họ không phải sống nghề về hát,
không thể gọi là những người hát chuyên nghiệp nhưng không phải bất cứ
ai ai cũng có thể hát được Quan họ. Muốn hát Quan họ phải có nhiều điều
kiện, phải có giọng tốt, phải chịu khó luyện tập, phải có trí nhớ và ít
nhiều thông minh, nghĩa là có ít nhiều tài đối đáp, biết bình tĩnh để
trả lời người đối diện không những trong ý câu hát mà nhất là trong
giọng bài hát. Tình bạn hữu, tình anh em giữa những người cùng
chung “gia đình” Quan họ thật thân thiết. Họ coi cha mẹ của nhau như cha
mẹ của mình. Những dịp hiếu hỉ, buồn vui, họ đều đến thăm hỏi, cha mẹ
bạn có yếu đau họ tìm đến chăm sóc an ủi. Cũng như hầu hết các loại
dân ca trữ tình ở Việt nam, hát Quan họ vay mượn nhiều ở phong dao. Hầu
hết các bài Quan họ đều theo thể lục bát biến thể. Đó là những bài tình
ca do nam nữ thanh niên Bắc Ninh hát lên để ca tụng tình yêu, nói lên
những oán trách, hờn ghen và giận tủi về yêu đương hoặc biểu lộ những
tâm tình sôi sục yêu đương. ** Hát quan họ là hình thức hát đôi
đồng giọng: người hát dẫn, người hát luồn, hát đối đáp dẫn giọng, luồn
giọng một cách điêu luyện. Giọng của hai người hát cặp với nhau phải
tương hợp đến mức hai giọng trở thành một để tạo ra một âm thanh thống
nhất. Có 4 kỹ thuật hát quan họ là: nền, rền, vang, nảy nhưng hát quan
họ không chỉ đòi hỏi hát tròn vành, rõ chữ, mượt mà, duyên dáng mà còn
bằng nhiều kỹ thuật như: rung, ngân, luyến, láy mà còn phải hát nảy hạt.
Kỹ thuật nảy hạt của các nghệ nhân quan họ tuy có nét chung với lối hát
chèo và ca trù nhưng lại rất riêng, khó lẫn. Tùy theo theo cảm hứng và
thị hiếu của người hát, những hạt nảy có thể lớn nhỏ về cường độ.
** Khác biệt của Dân ca quan họ Bắc Ninh so với các loại hình dân ca ở
Việt Nam trong việc truyền dạy là tục ngủ bọn. Sau một ngày lao động,
đêm đến, bọn quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ từ 9 đến 16, 17 tuổi
thường rủ nhau ngủ bọn nhà ông/bà Trùm để học câu, luyện giọng: phải học
đủ lối, đủ câu, luyện giọng sao cho vang, rền, nền, nảy, tập nói năng,
ứng xử, giao tiếp và phải biết đặt câu, bẻ giọng, ứng đối kịp thời. Yêu
cầu đặt với tục ngủ bọn là liền anh/liền chị phải ghép và luyện sao cho
từng đôi một thật hợp giọng nhau để đi hát.
Tính chất trữ tình của các điệu hát ấy
có thể chia thành nhiều loại. Loại có tính chất nhẹ nhàng, chân thật vui
tươi, cởi mở, hoạt bát, thoải mái. Có loại bài có tính chất bày tỏ, tin
tưởng lạc quan, yêu đời, trìu mến. Có loại tình tứ, duyên dáng, thắm
thiết say sưa. Có loại mang tính chất vui tươi nửa trào phúng, nửa tình
tứ một cách ý nhị. Có loại đượm nỗi nhớ nhung, trách móc. Trong các bài
Quan họ nhiều nhất là những bài để tỏ tình. Rất ít bài nói lên sự thất
tình. Nhưng trong sự tỏ tình có nhiều hình thức : khi thổ lộ tâm tình,
khi thăm dò lòng bạn, khi hy vọng, mong mỏi nhớ nhung người tình, khi
trách hờn giận, ghen tuông người tình; nhưng rút cuộc những câu thổ lộ
tâm sự cũng là để thăm dò tình bạn là nhiều hơn cả. Ví dụ: “Anh như cây gỗ xoan đào, Em như câu đối dán vào nên chăng?” “Em như cây cảnh trên chùa, Anh như con bướm đậu nhờ nên chăng?”
G. Hát quan họ lúc nào? ở đâu
Ngày xưa trai gái vùng Bắc ninh có thể
hát bài quan họ quanh năm. Mỗi khi có dịp lễ là họ mời nhau đến hát, ban
đêm không có việc gì, họ cũng rủ nhau đến một làng nào đó trong vùng để
cùng nhau vui hát.. Nhưng hát Quan họ đặc biệt thịnh hành vào mùa thu
tháng tám, và nhất là vào tiết mùa xuân trong ba tháng giêng, hai, ba…
Dịp hát quan trọng nhất là những dịp đám cưới, đám khao, đám giỗ, đám
hội. Hát Quan họ là lối hát không dính dáng đến lao động, trái với nhiều
loại dân ca khác như hò hát, ví, vì thế không hát ở ngoài đồng trong
khi làm lụng mà có thể hát tại nhà trong các dịp cưới hỏi, giỗ, khao…
hay sau khi hát ở hội đình, hội chùa rồi mời nhau về nhà. Tại nhà có khi
liền chị ngồi trong nhà hát ra, và liền anh trên bờ hát vọng xuống. Có
khi họ cùng ngồi trong thuyền trên mặt hồ để vui hát trong một đêm hè
hay một chiều thu. Có đến 100 bài ca nói đến thuyền bè bến nước trong
500 bài dân ca quan họ: Thuyền ơi có nhớ bến không Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền hay Ngồi tựa mạn thuyền Trăng in mặt nước Càng nhìn non nước càng xinh Sơn thủy hữu tình Thơ ngâm ngoài lái Rượu bình giải trí trong khoang
Tại hội đình trai gái hát trước bàn thờ Thành hoàng. Lắm khi các bài
hát, lúc đầu chỉ có tính chất tôn giáo một ít, còn về sau đều có tính
chất tình tứ. Tại hội chùa, họ hát trước cửa chùa, giữa sân chùa, có khi
cả trong chùa. Nhưng thường hát ở các sườn đồi hay giữa các đám ruộng
hoặc trên những bờ đê bên cạnh chùa.
H. Hội quan họ
Hội hát Quan họ thường gắn với hội chùa.
Cho nên chùa là nơi tụ hội và đón nhận khách Quan họ. Có tới 49 làng
hát quan họ, phân bố trong bốn huyện, xã phía nam tỉnh Bắc Ninh. Nhưng
nói tới Quan họ, người ta nghĩ ngay đến hội Lim. Lim là tên nôm của xã
Lũng Giang xưa. Hội mở trên đồi, nơi có chùa Lim (chùa Hồng Ân). Hội Lim
đông vui và nổi tiếng nhất trong các hội Quan họ. Hội mở vào ngày 13
tháng giêng, đúng phiên đầu năm của chợ Lim. Đến hội Lim, khách du xuân
được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát
trong các tư gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi
nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ. Hội Lim chính là hội chùa làng Lim và
đôi bờ sông Tiêu Tương huyện Tiên Du. Hội Lim trở thành hội hàng tổng
(hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình
Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với
triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng
vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè,
gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của
mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim. Do có nhiều công lao với
hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng ân, nên khi ông mất nhân dân
tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng. Văn bia lăng
Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hưng 30 (1769) hiện giữ ở
đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch, công trạng và việc thờ
phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm hai dịp vào "ngày sinh" và
"ngày hóa" của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng Ân trên núi Lim.
Hội Lim được mở từ ngày 12 đến 14 tháng giêng Âm lịch hàng năm, trong đó
ngày 13 là chính hội, thường được kéo dài trong khoảng thời gian 3-5
ngày (11/1 - 15/1 Âm lịch).
Hội Lim bao giờ cũng gồm 2 phần tách
bạch: Lễ và Hội. Các làng Duệ Khánh, Đình Cả, Lộ Bao, Lũng Giang hội tụ
thành một đoàn rước từ từ tiến vào trung tâm hội thu hút sự chú ý, quan
tâm đặc biệt của hội. Đây là tâm điểm của phần Lễ, hoạt động tế lễ của
các đoàn rước chính là chương trình khai hội.
Ngày 13 mới là chính hội. Nhưng từ sớm
ngày 12, đồi Lim - trung tâm lễ hội đã tưng bừng với các lán hát Quan họ
và các trò chơi dân gian như: Thi tổ tôm điếm, đu tiên, vật, đập niêu,
thi cờ người, dệt cửi hội, trò bịt mắt bắt dê và kéo co. Lúc 8giờ
sáng ngày 13/1 Âm lịch, Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với
đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc
màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần km. Trong ngày
lễ, có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát
thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc
tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần.
Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần.
Để hát thờ, các liền anh,liền chị quan
họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng
vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công
lao của thần.
Hội Lim đi vào lịch sử và tồn tại và
phát triển cho đến ngày nay được hàng tổng chuẩn bị tập rượt rất chu đáo
từ ngày 9 và 10, rồi được diễn ra từ ngày 11 đến hết ngày 14 tháng
giêng. Chính hội là ngày 13, với các nghi thức rước, tế lễ các thành
hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng,
lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy. Trong các nhà thờ họ
Nguyễn, họ Đỗ ở làng Đình Cả, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa
Hồng Ân. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội và là phần căn bản và đặc
trưng nhất của hội Lim. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang
sông, con nhện giăng mùng... Hội thi hát diễn ra khoảng gần trưa,
được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Tại một hồ nước nhỏ
sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng được sơn son thiếp
vàng rời bến trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là
các liền chị, đối diện là những em nhỏ súng sính trong những tà áo tứ
thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và cuối thuyền.
Tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ. Mỗi
làng quan họ có được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là
phần hội hay nhất của cả lễ hội Hội Lim. Về với Hội Lim là về với
một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng
người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi,
những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa cả sức
sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ
vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong
nó một sắc thái văn hoá cao. Lễ hội diễn ra khắp các làng xã trong
tổng Nội Duệ, trung tâm là núi Hồng Vân, với nghi thức tế lễ rước xách
uy nghiêm, hùng tráng và nhiều trò vui, đặc sắc mà hấp dẫn nhất là đánh
cờ người, tổ tôm điếm, thi dệt vải, thi làm cỗ và đón bạn, ca hát Quan
họ. Là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc, với những hoạt động phong phú
của lễ và hội đã có nội dung và tầm cỡ lễ hội văn hóa dân gian Kinh Bắc,
gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm
linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh - mảnh đất có nhiều lễ hội
dân gian. Đến hội Lim, du khách được xem và nghe hát trên đồi, hát
sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà); lại
có thể nghe hát đối từng cặp (đôi nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ.
Mời trầu
Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền nan i, có về là về với hội có gái ngoan gái ngoan tầm (tìm) chồng N: Ô mấy dẫu tình rằng anh Nam: cô cả cô hai nay đấy ơi. N: Anh cả anh hai nay đấy ơi. Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền rồng Có về là về với hội có cái công cái công đi tìm N: Ô mấy dẫu tình rằng
Nam: cô cả cô hai có biết không? N: Anh cả anh hai vẫn còn không? Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền không Có về là về với hội có bến sông bến sông bãi bồi N: Ô mấy dẫu tình rằng, Nam: Cô cả cô hai ớ làng Đôi N: anh cả anh hai ớ làng Chanh. Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền mành i,v Có về là về với hội có cái danh cái danh với đời N: Ô mấy dẫu tình mời, Nam: cô cả cô hai ra hát chơi, N: anh cả anh hai ra hát chơi Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền không, Có về là về với với hội (có) bến sông (có a) con thuyền N: Ô mấy dẫu tình rằng anh cả anh hai nay có duyên, Nam: cô cả cô hai nay có duyên. cả 2: Ô mấy dẫu tình rằng.ô mấy dẫu tình ơi!...
Nam:Trên trời – có đám mây xanh Có con ngựa bạch chạy quanh i gầm í trời N:Ô mấy dẫu tình rằng,ô mấy dẫu tình ơi
Nam: Đôi ta – muốn lấy nhau chơi Nhưng cái duyên không định thì trời không xe N: Ô mấy dẫu tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi. Nam: Những nơi tít tắp bờ tre (ô mấy dẫu tình ơi) Nhưng cái duyên cứ định, trời xe anh vào (Ô mấy dẫu tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi) Nam: Ba đồng (Ba đồng) một sợi chỉ đào (một sợi chỉ đào) Áo vóc không vá, vá vào áo tơi N: ô mấy dẫu tình ơi Tủi lòng ì thiếp lắm chàng ơi, dẫu rằng lên ngược xuống xuôi lỡ làng. cả 2: Ô mấy dẫu tình rằng ô mấy dẫu tình ơi, Ô mấy đãu tình rằng ô mấy dẫu tình ơi
Nói tự do:
Gặp chàng dưới ánh trăng thanh, Xin mời ăn miếng trầu xanh thắm nồng. Trầu xanh, cau trắng, tranh hồng. Đẹp duyên phải phận tơ hồng trời xe…
Dạ! Xin mời anh Cả, anh Hai ăn với em miếng trầu…
Nam: Ăn một miếng trầu gặp đây ăn một miếng trầu,không ăn ơ cầm lấy í, không ăn ơ cầm lấy í cho nhau bằng lòng, Trầu này trầu tính ớ trầu tình, trầu này trầu tính i trầu tình. Ăn vào cho đỏ ăn vào cho đỏ môi mình môi ta, miếng trầu là miếng trầu vàng. N: Đứng ở đằng xa yêu nhau i đứng ở đằng xa, con mắt liếc lại í con mắt liếc lại í bằng ba đứng gần. Nam: Anh còn son, N: em cũng còn son. Anh còn son i, em i cũng ư còn son i cả 2: Ước gì ta được ước a gì ta được í làm con một nhà. N: Em về thưa với me cha Nam: Anh về thưa với mẹ cha cả 2: ta về thưa với mẹ cha …………….
Hội làng Phù Đổng
Trong một nội san của Edmonton Canada có
nói về một vị linh mục đã soạn những bài thánh ca quan họ nhưng Sao
Khuê chưa tìm ra được để viết cho quí vị đọc, vị nào tình cờ biết được
xin cho biết. Thưa quý độc giả nội dung của bài viết trên đây hoàn toàn
tìm thấy trên mạng, Sao Khuê chỉ là ngươì sắp xếp lại cho có thứ tự mạch
lạc mà thôi.
Sao Khuê
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 08/Nov/2016 lúc 4:56pm
Thành Cổ Loa
http://www.thukhoahuan.com/index.php/lch-s/15785-thanh-c-loa-# - - -
Thành Cổ Loa là di tích lịch sử có từ hơn 2050 năm, là di tích thứ nhì sau vua Hùng.
Ước nguyện là làm thế nào để đến được các di tích lịch sử từ đời vua Hùng cho đến các triều đại về sau.
Xin giới thiệu di tích thành Cổ Loa ở Đông Anh - Hà Nội.
Hình hướng dẫn du khách vào thành Cổ Loa ở Đông Anh.
Sơ
đồ thành Cổ Loa, nhìn thì biết thế nhưng thật ra để nhìn toàn cảnh
thành Cổ Loa phải dùng máy bay trực thăng mới thấy được tổng thể của
thành vì quá rộng lớn.
Cổ
Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng
thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế
kỷ 10 sau Công nguyên.
Thành
Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành
có 3 vòng. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km. Diện
tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất
đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài
lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra
thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30
m, mặt lũy rộng 6–12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét
khối.
Điểm đến đầu tiên khi vào thành Cổ Loa, dọc đường đông đúc nhà của phố thị là cửa Trấn Nam.
Miếu thờ thần trấn cửa Nam. Thành Cổ Loa có 4 miếu trấn 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc.
Qua cửa Trấn Nam rẽ tay phải đến khu di tích đền thờ tướng Cao Lỗ.
Hình tượng tướng Cao Lỗ ở giủa hồ, tay dương nỏ Liên Châu.
Cao
Lỗ (? - 179 trước Công nguyên) (còn gọi là Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ,
Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần) là một tướng tài của Thục
Phán An Dương Vương, quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh ngày nay.
Tương
truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một
phát) mà còn được gọi là Nỏ thần. Ông là người khuyên Thục An Dương
Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương
Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.
Đền thờ Cao Lỗ.
Mũi tên bằng đồng, cổ vật được tìm thấy tại khu di tích thành Cổ Loa.
Cao
Lỗ là người sáng chế ra nỏ Liên Châu (nỏ thần), bắn một lần được nhiều
phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa
gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem
nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.
Cao
Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sỹ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương
Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn còn (góc
đông bắc ngoài thành nội).
Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ.
Khi
Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc chúng đã bị các tay nỏ liên châu bắn
tên ra như mưa, thây chết đầy và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu
trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.
Án thờ tiền sảnh, thờ Bách gia trăm họ.
Án thờ Cao Lỗ ở Hậu cung.
Triệu
Đà bèn lập xảo kế thông gia cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An
Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận,
nhưng An Dương Vương không nghe còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ
dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn.
Sau
khi Trọng Thủy biết được bí mật phòng thủ của An Dương Vương và về mách
cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh. An Dương Vương thua chạy.
Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu
cho vua chạy thoát nhưng do Mỵ Châu tin lời của Trọng Thủy, rải lông
ngỗng theo sau để Trọng Thủy lần theo nên cả hai đã tử trận.
Toàn cảnh đền thờ Cao Lỗ.
Đền thờ Vua An Dương Vương cách đền thờ Cao Lỗ chừng 150m
Hồ nước trước đền thờ, một phong cảnh hữu tình nhất của thành Cổ Loa.
Cổng chính của đền thờ vua nhìn ra hồ nước.
Qua cổng chính là cổng Tam Quan.
Hình
ảnh nhìn từ chánh điện ra phía trước, thiêt kế gọn gàng, hai bên là hai
nhà tả, hữu. Buổi trưa hết giờ hành chánh cửa điện đóng nên không vào
bên trong điện được
Rời điện thờ, ra ngoài nhìn cảnh hồ thật nên thơ, chụp một bức ảnh góc xa nhìn về ngôi đền.
Dù đã trưa nhưng vẫn tiếp tục quay lại đền Cao Lỗ, phái sau đền Cao Lỗ là cung đình, nơi hội họp của An Dương Vương.
Cổng chánh.
Cung điện là một tòa nhà 9 căn, cửa đóng then gài vì quá trưa không mở cửa.
Bên cạnh là miếu thờ Mỵ Nương.
Án thờ Hội đồng.
Án thờ Mỵ Nương ở Hậu cung, nơi đây âm u thấy rợn người khi lẻn vào chụp ảnh.
Một góc nhìn về chánh điện.
Một cảnh của hồ nước trước trước đền thờ rất thơ mộng.
Góc xa nhìn về ngôi đền thờ vua.
Hình ảnh một đoạn thành Cổ Loa.
Thành
Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô
lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử
xây dựng thành lũy của người Việt cổ"
Khi
xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa
hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho
cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường
thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường
thẳng như bức tường thành trung tâm.
Nhiều
đoạn thành bị cắt xẻ để làm đường giao thông đi lại từ khu vực nầy sang
khu vực khác do mật độ dân số tăng lên, lập thành hệ thống liên thông
giửa là này qua làng khác đã phá vỡ cảnh quang của hệ thống thành Cổ
Loa.
Cửa Trấn Bắc
Cửa Trấn Bắc trên vị trí vòng thành thứ 3, cách trung tâm Cổ Loa 5km. được người dân nơi đây tôn tạo giữ gìn.
Vòng thành bị đứt nhiều đoạn. Cứ thấy giửa cánh đồng có đoạn nào cao, cây cối mọc sum sê thì đó là đoạn thành Cổ Loa.
Cửa Trấn Tây. Riêng cửa Trấn Đông không còn vì người dân nơi đó đã san bằng để xây dựng nhà cửa. Thật đáng tiếc.
Người
xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào
bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là
đường thủy quan trọng.
Vài hình ảnh về nhánh sông Hoàng bao quanh thành Cổ Loa.
Hình
ảnh sông Hoàng chảy về thành Cổ Loa. Hiện nay tốc độ xây dựng khu dân
cư, làng xóm trong phạm vi khu nội thành đã phá vỡ cảnh quang của khu di
tích, nhà cửa xây cao tầng sát với các khu đền thờ quan trọng nhất của
thành Cổ Loa.
Nguyễn Hữu Chánh - Sưu tầm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 26/Jan/2017 lúc 10:57am
Năm Gà Lại Tới, Sao Quên Được Nạn Đói Năm Ất Dậu 1945
Thế
chiến 2 tuy chính thức mở màn từ tháng 9-1939 giữa phe trục Đức-Ý và
Đồng Minh (Anh, Pháp, Hà Lan) nhưng tới ngày 10-5-1940, Hitler mới khai
hoả cuộc chiến tại Âu Châu. Ngày 14-6-1940 chính phủ Pháp do nội các
Reynaud cầm đầu, di tản chiến thuật xuống tận Bordeaux rồi sụp đổ. Đồng
lúc kinh đô Paris bị bỏ ngõ để quân Đức vào chiếm đóng.
Ngày
17-6-1940 tướng Pétain lãnh đạo lâm thời nước Pháp, ký hiệp ước đầu hàng
Đức. Biến cố trên được coi như là một bước ngoặt quan trong nhất trong
dòng lịch sử cận đại của VN, vì chính nó đã mở đường để quân phiệt Nhật
vào Đông Dương (1940-1945), gây nên thảm kịch 2 triệu người VN bị chết
đói năm Ất Dậu 1945.
Cọng sản đệ tam quốc tế do ************ đứng
đầu, lúc đó đang núp trong Mặt Trận Việt Minh, đã tàn nhẩn lợi dụng nạn
đói trên cùng những biến chuyển lịch sử trong thế chiến II, làm sụp đổ
chính phủ Trần Trọng Kim và cướp được chính quyền lúc đó đang bị các phe
phái bỏ ngỏ. Do những bí ẩn của lịch sử chưa được khai quật tron vẹn
trong nấm mộ thời gian, nên chúng ta cũng đừng ngạc nhiên, khi thấy ngụy
quyền cộng sản Hà Nội từ đó đến nay, vẫn tỉnh queo trước biến cố dân
chết đói năm Ất Dậu 1945. Đã thế các sử gia đỏ còn to mồm một mực đổ
thừa cho Pháp-Nhật là nguyên nhân gây nên thảm kịch trên.
Nhưng
giấy làm sao gói được lửa và thúng cũng chẳng úp giấu được voi bao lâu,
nên ngày nay chẳng những người Việt mà cả thế giới, đều biết chính bọn
cọng sản quốc tế trong Mặt Trận Việt Minh lúc đó, cũng là những tòng
phạm giấu mặt, đã cùng với Pháp-Nhật gây nên thảm án thiên cổ kinh hoàng
nhất trong dòng sông lịch sử Hồng Lạc.
Ngày 30-4-1975 Miền Nam
VN sụp đổ hoàn toàn vì thù trong giặc ngoài, khiến cho cả nước từ trên
xuống dưới, giàu nghèo khôn dại, già trẻ trai gái đều phải ngoi ngóp
sống trong vũng bùn ô uế của xã nghĩa thiên đàng, kéo dài từ đó đến nay
cảnh đói nghèo bất công tàn bạo vẫn không chấm dứt cho dù VN nói là đã
đổi mới.
Cũng từ đó, thảm kich đói cơm ăn áo mặc và không khí tự
do thở hít, đã thường trực hằng hằng làm cho người dân Miền Nam trơ
xương mắt trắng, khi phải đối diện với cái ưu việt của nền kinh tế quốc
doanh, lấy hộ khẩu và sổ tem phiếu làm cơ bản, được mang từ Hà Nội vào
để thay thế nền kinh tế tư bản của VNCH, bị đảng kết tội là bóc lột xấu
xa và phồn vinh giả tạo vì chỉ biết lệ thuộc vào đồng tiền viện trợ của
Mỹ Nhật.
Do đó người Việt gần như cả nước, trong số này có rất
nhiều thành phần từng đâm sau lưng người lính trận miền Nam đã cùng
những cây cột đèn, liều chết vượt biển vượt biên đi tìm tự do trong cái
chết. Phong trào bỏ quê làng đất mẹ ra đi, trốn lánh sự kềm kẹp man rơ
của giặc Hồ, có một không hai trong lịch sử của nhân loại và Dân tộc
Hồng-Lạc. Nhờ đó đã đánh thức được lương tâm mù lòa của thế giới, cũng
như một số khoa bản-trí thức, học cho nhiều mà tim óc thì ù ù cạc cạc,
nghĩ suy nông cạn, tuyên bồ hồ đồ, trong suột chiến cuộc Đông Dương lần
thứ ba (1945-1975), do đệ tam quốc tế Nga-Tàu khởi xướng.
Năm
1945 Nhật Pháp và Việt Minh gây nên thảm nạn 2 triệu người chết đói từ
Quảng Trị ra tới Miền Bắc VN. Tháng 4-1975, Cọng sản đệ tam quốc tế Hà
Nội lại gây nên cơn hồng thủy biển Đông, mà mở màn từ những ngày di tản
tại Huế, Đà Nẳng.. vào đầu tháng 4-1975. khi Quân Đoàn 1 mất. Sự thèm
khát tự do của người VN vẫn tiếp nối tới nay chưa bao giờ chấm dứt, kéo
thêm nổi oan khiên trầm thống của cả một dân tộc đang sống dưới ách đô
hộ của đế quốc thực dân đỏ do ngụy quyền việt gian Hà Nội cầm đầu.
Cái
giá tự do mà người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới ngày nay đã có,
đã phải trả cho Việt Cộng bằng vàng, tiền, nước mắt, máu xương bản thân
gia đình, cùng với những sự hãi hùng trên biển Đông, khi đối diện với
sóng gió và nạn hải tặc tàn bạo dã man Thái Lan. Năm 1945 những người VN
chết đói, chỉ mới có ăn cỏ cây xác động vật nhưng sau năm 1975, những
người tị nạn VN trên biển Đông, chết đói, đã phải ăn thịt người thân của
mình để sống sót.
Gần bốn mươi hai năm qua, nay cũng đã đến lúc
phải lột trần lịch sử, để trả lại sự oan khiên cho triệu triệu hồn ma
uổng tử, đang sống vất vưởng trên vạn nẻo đường đất nước và trong lòng
biển xanh mông mênh. Tất cả đều do ************ và đảng CSVN gây ra từ
năm 1930 tới bây giờ, những tội lỗi trong muôn ngàn tội lỗi không sao
dung thứ được, trong đó có tội bán nước Việt cho Tàu đỏ “kẻ thù truyền
kiếp ngàn đời của Dân Tộc Việt”!
Hưng thịnh và tồn vong của một
triều đại, ngoài việc để cho nhân thế về sau viết nhớ, phê phán khen chê
nhưng tội ác đối với dân tộc mà ngụy quyền Hà Nội đã làm hơn 80 năm
qua, chẳng những bị lịch sử bôi đen mà còn mãi mãi nằm trong bia miệng
đay nghiến muôn đời
“thằng khùng thì đã vượt biên còn thằng ở lại, nửa điên nửa khùng bác hồ chết giữa ngày trùng để toàn dân tộc nửa khùng nửa điên”
1 - Nạn Đói Năm Ất Dậu 1945:
Nhờ
Minh Trị Thiên Hoàng canh tân đất nước nên Nhật đã trở thành một cường
quốc Châu Á, đánh bại Mãn Thanh lẫn Nga Hoàng và nuôi mộng làm bá chủ Đế
Quốc Đại Á. Từ đó Nhật bành trướng thế lực quân sự không ngừng. Thập
niên 20-30, Nhật chiếm Cao Ly, Mãn Châu và Bán Đảo Liêu Đông. Tháng
7-1937, Nhật gây chiến với Trung Hoa và gần như chiếm trọn nước Tàu,
đuổi Tưởng Giới Thạch và Chính phủ Trung Hoa kháng chiến chạy tới Trùng
Khánh và bắt đầu dòm ngó Đông Dương.
Tháng 2-1939 Nhật chiếm Đảo
Hải Nam, Hoàng Sa và Trường Sa, khiến Pháp phải cử tướng Georges Catroux
làm Toàn Quyền Đông Dương, để lo phòng thủ và chống đỡ. Cùng lúc Kỳ
Ngoại Hầu Cường Để cũng từ Đông Kinh về Thượng Hải, thành lập VN. Phục
Quốc Đồng Minh Hội (VNPQĐMH), trong đó có Nguyễn Hải Thần, Hồ Học Lâm,
Trần Trọng Khắc.. chuẩn bị trở về VN lật đổ thực dân Pháp.
Ngày
19-6-1940, Bộ Ngoại Giao Nhật gủi tối hậu thư đòi Toàn Quyền Đông Dương
phải chấm dứt tiếp tế cho Chính phủ Kháng Chiến Trung Hoa ở Hoa Nam,
đồng thời cho quân Nhật vào đóng tại Bắc Việt. Ngày 17-7-1940, Decoux
thay Catroux làm Toàn Quyền, qua thái độ phách lối trong lúc đã yếu thế,
tạo thêm cớ để Nhật tiến vào VN, Miên, Lào, nhất là lúc phe quân phiệt
cuồng sát của Tướng Tojo Hideki đang nắm quyền.
Ngày 1-8-1940
Nhật công khai thiết lập Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á, bao gồm Đông
Dương thuộc Pháp và Đông Ấn (Indonesia) thuộc Hòa Lan. Tóm lại chỉ vì
quyền lợi mà thực dân Pháp đã muối mặt ký với Nhật một hiệp ước ngày
30-8-1940. Theo đó, Nhật cho Pháp làm chủ Đông Dương và ngược lại Pháp
hợp tác với Nhật, để cùng chia xẽ những quyền lợi tại bản xứ, đồng thời
cho quân Nhật vào Bắc Việt cũng như được di chuyển khắp lãnh thổ Đông
Dương.
Từ đó Nhật mới chính thức gia nhập Khối Trục với Đức-Ý,
đưa Quân Đoàn Viễn Chinh Đông Dương (Indoshina Hakengun) do Thiếu Tướng
Nishimurs Takuma làm tư lệnh, vào đóng khắp Việt-Miên-Lào. Nói chung,
suốt thời gian 1940-9/1945, trên danh nghĩa Nhật vẫn để cho Pháp coi về
Hành Chánh, An Ninh mà thội, còn tất cả tự thao túng một mình một chợ,
gây nên nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945, khiến hơn hai triệu đồng
bào phải chết tức tủi trong oan khiên khổ nhục vì cổ phải mang tới bốn
tròng (Pháp, Nhật, Quốc Gia và Việt Minh CS).
Ngày nay, qua các
tài liệu lịch sử được giãi mật, cho thấy Nạn Đói Năm Ất Dậu 1945, do
nhiều nguyên nhân gây ra từ Pháp-Nhật, Chiến Tranh, Thiên Tai và Bàn Tay
đẫm máu của Việt Minh. Qua dòng lịch sử, ta biết Dân Tộc VN từ thời lập
nước Văn Lang Vua Hùng đầu tiên, tới nay do lấy nông nghiệp làm căn
bản, nên không bao giờ bị đói, nếu như đất nước không bị chiến tranh hay
thiên tai bất thường. Đói là nguyên nhân gây chiến tranh và làm sụp đổ
nhiều triều đại trên thế giới nhất là nước Tàu.
Trong dòng Việt
Sử thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, vùng đất Bắc và Nam Bố Chánh từ
Thanh Nghệ vào tới Thuận Quảng luôn là bãi chiến trường, khiến cho dân
chúng phải hứng chịu nhiều đau khổ. Hơn nửa vùng này lại là trung tâm
bảo tố thiên tai của VN, nên luôn luôn bị mất mùa đói kém. Từ năm
1774-1778, ở Nghệ An mất mùa khiến nhiều người phải chết đói, trong lúc
đó tại Thuận Hóa tình hình cũng không khá gì hơn, vì thiên tại nên không
đủ gạo.
Vả lại dù có gạo nhưng giá bán quá mắc mõ, một chén tới
một quan nên dân chúng chết đói nằm la liệt ngoài đường. Thời nhà Nguyễn
(1802-1945) cũng nhiều lần dân bị đói, vì cảnh loạn lạc, chiến tranh và
nhất là bị thiên tai, hạn hán, nạn châu chấu phá hại mùa màng.... nhưng
hầu hết chỉ có tính cách địa phương và được Triều đình giải quyết nhanh
chóng chỉ trong một thời gian ngắn.
Nhưng tất cả các lần đói
trên, dù có căn cứ vào Việt Sử hay tài liệu của các nhà truyền giáo Pháp
như La Bartette.thì chỉ là muối đem bỏ biển, trước mức độ thiệt hại
trên 2 triệu người bị chết đói, từ Quảng Trị ra Miền Bắc vào năm Ất Dậu
1945.
Năm 1942 nhà văn tiền chiến nổi tiếng Tô Hoài, đã viết “Quê
Người” . Qua tác phẩm này, ta đã thấy được sự báo trước tai họa đói kém
của miền quê Bắc Việt, thường cùng sống chung một nghề, để rồi cả làng
tổng cùng chịu những tai biến như nhau khi bị hoạn nạn. Do hàng ế ẩm,
mọi người phải nghĩ và đổ xô đi làm thuê, còn đồng lúa thì mất mùa,
khiến gạo càng thêm kém.
Rồi thì nạn đói ập đến thật khủng khiếp,
trong cảnh ngàn ngàn vạn vạn người khắp các nẻo đường đất Bắc vào tận
Quảng Trị, Đồng bào bị Thực dân Pháp lẫn Quân Phiệt Nhật, bóc lột tận
xương tủy khi quy vào đất ruộng mà thu thóc, không cần biết có làm ruộng
hay không. Bởi vậy cả miền trung châu sông Hồng, vốn là cái vựa lúa
toàn miền, cũng phải lâm vào cái cảnh không còn gạo để mà nấu. Túng
quẩn, mọi người phải ăn gia súc, khoai sắn cây cỏ, chuột mèo và những gì
có thể ăn được. Sau đó cả làng bỏ nhà cùng đi lần ra tỉnh thành và Hà
Nội để xin ăn và cùng chết gục dần mòn trên đường hành khuất.
Đó
là một trong những trang vong quốc sử thời Pháp thuộc, từ lúc chúng sang
cai trị cho tới khi bị đánh đuổi nhục nhã phải rời VN trở về cố quốc.
Trong gần trăm năm cưỡng chiếm nước ta, thực dân ngoài việc bóc lột và
đàn áp đồng bào mình, chúng còn dùng rượu, thuốc phiện, bài bạc và văn
chương thi phú lãng mạn để ru ngũ, đầu độc mọi tầng lớp thanh niên nam
nữ trụy lạc, vong bản để không còn chống đối giặc thù cướp nước..
Theo
tài liệu của Toàn quyền Đông Dương Decoux, ghi lai trong “À la barre de
Lindochine” , thì chỉ riêng thời gian từ tháng 10-1940 tới tháng
3-1945, thực dân Pháp đã cướp của VN số bạc lên tới 723 triệu đồng Đông
Dương để dâng nạp cho Nhật Bổn, đánh đổi chủ quyền về Hành Chánh-An Ninh
tại Việt -Miên-Lào. Từ năm 1943-1945, tuân theo lệnh Đông Kinh, Pháp
bắt nông dân phải nộp 3/4 hay nhiều hơn số thóc đã thu hoạch được hay
nhiều hơn, số lượng đã gặt tại ruộng. Sự bóc lột tàn nhẫn quá đáng này,
là nguyên nhân chính đã gây ra nạn đói năm Ất Dậu 1945.
Trên tờ
Thanh Nghị số 110 ngày 26-5-1945, Vũ Đình Hòe đã viết bài “Giá thóc phải
nộp cho nhà nước” , cho thấy Pháp lẩn Nhật đã tận tuyệt vơ vét bóc lột
nông dân VN lúc đó, để lập các kho dự trữ phòng bị chiến tranh khắp cả
nước, từ Bắc vào Nam. Điều vô lý bất nhân của thảm kịch là Pháp Nhật đã
“quân phân “số lương thu mua thóc, tới tất cả mọi người. Trong lúc đó
theo nguyên tắc, chính quyền Bảo Hộ chỉ nên thu mua gạo lúa của các đại
điền chủ có ruộng đất cò bay thẳng cánh, gạo thóc núi bồ, cho mọt ăn
trong khi đợi các chủ chành gạo Ba Tàu-Chợ Lớn tới chở về Sài Gòn và các
tỉnh thị, đầu cơ tích trữ, bán lại cho dân nghèo bằng cái giá cắt cổ,
theo qui định của bọn thực dân Pháp và quân phiệt Nhật, đang làm trùm
tại Đông Dương.
Theo các nguồn sử liệu còn lưu trữ, thì thực dân
Pháp lúc đó, chỉ cần thu mua lúa gạo, từ các điền chủ có số ruộng trên
13 mẫu cũng dư sức lập kho dự trữ lúa gạo, theo ý chúng là 120.000 tấn,
mà không cần phải vơ vét thu mua gạo thóc của các tiểu điền chủ, nông
dân nghèo.
Cuối cùng Pháp và Nhật trong mưu đồ chính trị riêng,
đã công khai đồng lõa với bọn nhà giàu bản xứ mà phần lớn là Hoa kiều,
khi miễn trừ đem luật trừng phạt gian thương (Requisitionner) của luật
pháp hiện hành, để bắt đại điền chủ bán gạo cho nhà nước khi cần thiết.
Một điều quan trọng khác, là Pháp-Nhật khi thu mua gạo lúc đó, đã không
theo giá thị trường mà lại áp dụng một thứ giá đặc biệt rất thấp, khiến
cho đại đa số đồng bào VN với 90 % sống bằng nghề làm ruộng, tức khắc bi
thương tổn vì thu hoạch không đủ bù vào tiền vốn cầy cấy, nên phải vơ
vét hết gạo thóc để dành trong mùa sau, đem bán lấy tiền trả nợ hoặc
sống qua ngày. Về lý thuyết thì giá gạo trên thị trường, năm 1943 đối
với năm 1940 có tăng từ 11$50-14$50/1tạ, nhưng trong lúc đó vật giá,
cũng đã tăng lên tới 300%, nên giá thóc phải được ấn định là 35$/1ta,
còn gạo 75$/1tạ mới hợp lý, theo sinh hoạt giá cả năm 1943 đã tăng gấp 3
lần năm 1940.
Cũng liên quan tới thảm kịch chết đói năm 1945,
một Pháp kiều ở VN đã viết “Témoignages et documents Francais relatifs à
la colonization Francais au VN” , tố cáo sự kiện thực dân Pháp gây nên
trận đói năm Ất Dậu, làm chết 2 triệu người từ Quảng Trị ra đất Bắc, chỉ
nhằm hai mục đích chính, như Thống Sứ Bắc Kỳ lúc đó là Chauvet đã tự
nhận: Bắt dân VN chết đói để nhận chìm phong trào cả nước đang nổi lên
khắp nơi chống sự đô hộ của giặc Pháp, lúc đó bản quốc tại Âu Châu, cũng
đang sống ô nhục dưới gót giầy sắt của Phát Xít Đức. Gây nạn đói, khi
cho phép các công ty Pháp-Nhật (Cenis Frères và Mitsubishi) độc quyền
thu mua bốc lột gạo thóc với giá rẻ mạt, khiến cho dân chúng lâm vào
đường cùng. Từ đó mới có nhiều người đi làm phu đồn điền cao su và hầm
mỏ cho thực dân tại thuộc địa ở đảo Nouvelle Calédonie gần Úc Châu.
Một
tác giả Nhật tên Yoshizawa Minami trong tác phẩm “Chiến tranh Châu Á,
trong tiềm thức của chúng ta” đã xác nhận là sự hiện diện của 80.000
quân Thiên Hoàng và hơn 200.000 Nhật Kiều từ năm 1940-1945, đã làm cho
đất nước VN hỗn loạn cùng cực, khi Nhật lấy Đông Dương làm vị trí then
chốt, trong việc cung cấp lương thực, chẳng những cho quân Nhật đang
chiến đấu tại đây, mà còn cả Châu Á và Thái Bình Dương. Đây mới chính là
nguyên nhân gây chết đói năm 1945.
Vì muốn duy trì quyền lợi tại
Đông Dương trong lúc yếu thế, thực dân Pháp qua toàn quyền Decoux bất
chấp thủ đoạn và lương tâm con người, đã bán đứng Dân Tộc cũng như Đất
nước VN cho quân phiệt Nhật qua các hiệp ước bất bình đẳng, chỉ làm tổn
hại cho VN mà lợi cho cả Pháp và Nhật lúc đó, quan trọng nhất là sự kiện
Pháp càng lúc càng xuất cảng sang Nhật thêm nhiều lúa gạo, thực phẩm là
tài nguyên mà VN dành nuôi sống người trong nước.
Để thực hiện
cái kế hoạch lưu manh trên, từ tháng 12-1942 Decoux cho thành lâp Uỷ Ban
Ngủ Cốc ( Comité des Céréales), độc quyền cấp giấy phép cũng như mua
bán các loại nhu yếu phẩm này. Ngoài ra Pháp còn ra lệnh cho nông dân cả
nước phải dành một số đồng ruộng để trồng bông vải, day, gai, thầu
dầu.. theo đòi hỏi của Nhật. Sự kiên trên đã làm cho đất đai miền Bắc và
Bắc Trung Phần, vốn đã ít ỏi lại càng bị thu hẹp hơn, đã khiến cho nông
dân bình thường vốn chỉ đủ gạo để mà ăn nếu không bị thiên tai mất mùa,
nay bị đói là điều không sao tránh được.
Rồi giữa lúc nạn đói đã
bắt đầu dân chúng nông thôn phải ăn độn khoai sắn, thì Pháp lại ra lệnh
phải bán hết số thóc gạo dự trữ của mình, để chúng lâp kho quân lương
tại Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ.. từ tháng 3/1944-1945.
Song song quân Nhật cũng lập kho dự trữ gạo dành cho Quân Đoàn 38.
Trong
lúc đó, tại Bắc Việt và vùng Thanh-Nghệ-Tỉnh-Quảng Bình, từ năm
1936-1945 không năm nào là không có bảo tố, lụt lội, khiến cho mùa màng
bị hư hại vì ngập nước, làm cho nhiều gia đình quá nghèo, không đủ tiền
mua gạo giá chợ đen, phải dắt díu nhau ra tỉnh thành xin ăn qua ngày.
Rồi
chiến tranh càng lúc càng ác liệt sau khi Hoa Kỳ trực tiếp tham dự vào
Thế Chiến II, đối đầu với Nhật ở Châu Á. Tại Đông Dương từng giờ, tàu
ngầm tàu chiến, máy bay Đồng Minh không ngớt oanh tạc tấn công các đơn
vị Nhật trấn đóng tại VN, khiến cho mọi phương tiện chuyên chở, giao
thông, từ Nam ra Bắc đều bị bế tắc. Tình trạng trên khiến cho gạo trong
Nam chất đống như núi tại bến cảng, nhà kho, trong khi ngoài Bắc không
có một hột, làm cho nhiều người lâm cảnh đói. Ngoài ra, thay vì phải tận
dụng số phương tiện còn lại thật ít ỏi lúc đó, để chở gạo ra Bắc cứu
dân đói nhưng Pháp và Nhật đã cùng chiếm lĩnh các phương tiện này, trong
đó có xe lửa, để chuyển quân đội và quân trang dụng mà thôi.
2 - Chính Phủ Trần Trọng Kim cứu đói và Việt Minh lợi dụng nạn đói để cướp chính quyền
Ngày
9-3-1945 quân phiệt Nhật chính thức xóa bỏ sự cầm quyền của thực dân
Pháp tại bán đảo Đông Dương, kéo dài hơn 80 năm thống trị và đô hộ các
quốc gia Việt Miên Lào. Biến cố lịch sử trọng đại này, lại ngẫu nhiên
trùng hợp với nạn đói năm Ất Dậu 1945 tại miền Bắc và bắc Trung Kỳ, càng
tô thêm sự bi thảm của Dân Tộc VN, trong thời kỳ cận sử.
Nhưng
đây cũng chính là thời cơ, để cho Mặt Trận Việt Minh MTVM) một tổ chức
ngoại vi của đảng cọng sản Đông Dương, do ************ cầm đầu từ năm
1941, lợi dụng tình trạng đói kém của đồng bào để mà tuyên truyền lôi
kéo mọi người vào đảng:
“Đồng bào hãy vùng dậy ! quyết tâm theo bác hồ nông dân sẽ có đất người nghèo sẽ có ăn gạo lúa sẽ đầy sân đả đảo địa chủ đả đảo cường hào ác bá”
Nương
theo thời cơ và sự giúp đỡ của Mỹ do nhu cầu tình báo lúc đó, Việt Minh
đã trương bảng hiệu “Chống phát xít Nhật và thực dân Pháp”. Theo các
tài liệu mật được giải mã, thì chính sự giúp đỡ của Đại Uý Archimede
L.Patti, một nhân viên OSS (tiền thân của CIA), qua vũ khí đạn dược,
thuốc men cũng như sự công nhận của Mỹ, làm cho Việt Minh, chẳng những
không bị Nhật tiêu diệt và còn có cơ hội cướp được chính quyền vào mùa
thu tháng tám năm 1945, trong lúc cả Hoa Kỳ lẫn Patti đều biết Hồ Chí
Minh là một điệp viên ngoại hạng của Đệ Tam Cọng Sản Quốc Tế, làm việc
cho điện Câm Linh (Liên Xô và Trung Cộng ).
Sau ngày 9-3-1945
Nhật lật đổ thực dân Pháp, thì phong trào quốc gia ngày một sôi sục và
dâng cao khắp nước, khiến cho Người Nhật lúc đó phải ủng hộ vai trò cầm
quyền của vua Bảo Đại để đối kháng với Mặt trận Việt Minh, được người Mỹ
giúp đỡ trong vai trò chống Nhật. Ngày 17-3-1945 Hoàng Đế tuyên cáo
nước VN độc lập, dù chỉ liên quan tới Bắc và Trung Kỳ, đồng thời với sự
ra đời của Chính Phủ Trần Trọng Kim (17/4/1945-25-8-1945).
Tuy
Chính phủ này chỉ hiện diện trên chính trường VN một thời gian ngắn ngủi
và trong quá khứ đã không ngớt bị cộng sản xuyên tạc bôi bác là “Cải
Cách Giấy”. Nhưng nay qua sự soi sáng của lịch sử, ta mới biết được Thủ
tướng Kim và nội các chính phủ, đã làm được rất nhiều chuyện có lợi ích
cho quốc dân VN, đồng thời đã phản ảnh được quan điểm chung của tầng lớp
thương lưu trí thức đương thời.
Ngày 4-5-1945 chính phủ quyết
định lấy lại quốc hiệu Việt Nam, để chỉ sự vẹn toàn lãnh thổ ba miền
Bắc-Trung-Nam như năm 1801, khi vua Gia Long thống nhất được đất nước.
Việc làm ý nghĩa này, tức khắc được quốc dân cũng nhu cả thế giới chấp
nhân. Cũng từ đó nhân loại mới dùng danh từ “Vietnamese” để chỉ người VN
và loại bỏ các danh xưng khiếm nhã trước đó của Tàu gọi chúng ta như An
Nam, Giao Chỉ.. và của Pháp sau này, với ác ý làm nhục cũng như phân
chia nước Việt thành ba miền riêng biệt để cai trị.
Ngày 2-6-1945
chính phủ đã chọn lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ theo hình Quẻ Ly, làm Quốc Kỳ
Mới của Quốc Gia VN. Đồng thời vào ngày 30-6-1945, lại chọn bài “Đăng
Đàn Cung” làm Quốc Thiều.
Giữa lúc đất nước hỗn loạn vì chiến
tranh, cộng thêm nạn đói hoành hành và trên hết là sự chống phá của phe
nhóm thưc dân Pháp theo DeGaulle và Việt Minh được Mỹ yểm trợ, trong khi
Chính Phủ Trần Trọng Kim không có quân đội và phương tiện, để thực thi
những quốc sách. Tuy nhiên nhờ uy tín và tài năng từ vị Thủ Tướng, cũng
như nhiều Bộ Trưởng trong nội các, nên vào tháng 7-1945 Nhật trên nguyên
tắc, đồng ý trao trả Nam Việt lại cho VN.
Đối với Nạn Đói năm Ất
Dậu 1945 tuy phương tiện và nhân lực rất hạn chế, Chính Phủ Kim cũng đã
dồn hết nỗ lực để cứu giúp đồng bào trong cơn hoạn nạn. Một mặt Ông yêu
cầu Nhật bỏ lệ thu mua gạo tại Miền Trung, đồng thời Miền Bắc chỉ thu
mua gạo cho ai có trên 3 mẫu ruộng. Bộ trưởng Tiếp tế là Nguyễn Hữu Thí
cũng được cử vào Sài Gòn, lo việc chuyên chở gạo Miền Nam ra Bắc cứu
đói, bằng các chuyến thuyền buồm và ghe bầu.
Ngoài ra còn cho
phép các tư nhân được tự do và toàn quyền mua bán gạo, nhưng nghiêm trị
những gian thương, đầu cơ tích trữ lúa gạo bằng hình luật tử hình và
tịch biên tài sản. Chính phủ cũng cho tập trung tất cả những nạn nhân vụ
đói còn sống sót, cũng như thành phần vô gia cư, vào các Trung Tâm Cứu
Trợ Đặc Biệt, để chăm sóc họ. Báo chí trong nước đều tham gia kêu gọi
cưu trợ.
Nhờ vậy đến cuối tháng 4-1945, miền Bắc đã thành lập
được Tổng Hội Cứu Tế, do Nguyễn Văn Tố cầm đầu và tới cuối tháng 5-1945
đã quyên góp được 783.403 đồng tiền Đông Dương. Ở Nam Kỳ qua lời kêu gọi
của Chính Phủ Kim, chỉ trong tháng 5-1945, đã quyên góp được 1.677.886
đồng, cùng 1.592 tạ gạo, mà tiền mua và chuyên chở ra Bắc tốn hết
481.403 đồng. Tuy hầu hết các ghe bầu chạy buồm bị Nhật trưng dụng và
Hải cảng Hải Phòng bị Hoa Kỳ phong tỏa và oang tạc, nhưng cuối cùng việc
chuyển gạo từ Nam ra Bắc cứu đói của Chính Phủ Trần Trọng Kim, cũng đạt
được hiệu quả, giảm bớt phần nào thảm trạng đau khổ của nạn nhân, đồng
thời tạo cơ hội cho đồng bào cả nước, nhất là giới trẻ và trí thức, đoàn
kết nhau trong các sinh hoạt xã hội..
Nhưng hỡi ơi lòng tham của
con người thật là tàn nhẫn, trong lúc Chính Phủ Quốc Gia banh ruột xẻ
gan để cứu trợ hơn hai triệu người bị chết đói, bỏ xác phơi thây khắp
các nẻo đường, thì Việt Minh bằng mọi cách phá hoại các công tác nhân
đạo dành cứu trợ đồng bào đang chết đói. Một mặt Hồ cho du kích chận
đường cướp gạo cứu tế từ trong Nam ra, nơi đường biển lẫn đường bộ.
Nhưng quan trọng nhất là Việt Minh không ngớt xúi dục đồng bào, đánh phá
cướp giựt các kho vựa chứa gạo lúa của Chính Phủ dành tiếp tế cứu đói.
Ngoài
ra Việt Minh còn cho người ám sát hay tuyên truyền bôi nhọ, những nhân
vật cầm đầu các Hội Từ Thiện. Nhưng tàn ác vô nhân đạo nhất, vẫn là cung
cấp tin tình báo cho Hoa Kỳ về ngày giờ các chuyến xe lửa hay ghe bầu
chở gạo, trong Nam ra Bắc cứu đói. Nhỡ vậy Người Mỹ đã đạt được chiến
thắng vinh quang, khi oanh tạc trúng phóc những chuyến tàu thuyền chở
gạo cứu đói, làm cho Miền Bắc phải lâm vào thảm kịch Chết đói năm Ất
Dậu, có một không hai trong Việt Sử.
Nhờ sự tận tâm vô bờ của
Chính Phủ Quốc Gia, đồng thời do Trời Phật thương xót nên trong vụ lúa
tháng 5-1945 Miền Bắc được mùa, nên đã giải quyết phần nào nạn đói và
chấm dứt hẳn, khi các tàu chở gạo trong Nam cấp được các bến trên đất
Bắc. Ngày 25-8-1945 chính quyền Nhật tại Đông Dương bị sụp đổ khi Mỹ dội
hai trái bom nguyên tử trên Đất Nhật, kéo theo sự tan vỡ của người Quốc
Gia. Trong lúc đó, Việt Minh từ bưng tiến về Thành, qua sự yểm trợ hùng
hậu của người Mỹ, nên đã thừa lúc dâu đổ bìm leo, cướp được chính quyền
lúc đó, đang lăn lóc bên vệ đường trong cơn hỗn loạn chính trị.
Tóm
lại trong nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm chết đói hơn 2 triệu người, do
Pháp và Nhật gây nên. Ngoài ra còn có Mặt Trận Việt Minh đã thừa nước
đục thả câu, lợi dụng nạn đói, cướp giựt thực phẩm tiếp tế dành cho đồng
bào, để tuyên truyền chống Pháp-Nhật, theo nhu cầu của người Mỹ lúc đó,
khiến cho người dân chết đói càng thêm bi thảm tận tuyệt.
Thế
chiến II chấm dứt, bao nhiêu thảm kịch của nhân loại lần lượt được phơi
bày ra ánh sáng công lý nhưng thảm kịch hai triệu người VN bị chết đói
năm Ất Dậu 1945, vẫn chưa thấy Pháp, Nhật hay Việt Cộng nhắc tới. Thời
VNCH, người Nhật bồi thường chiến tranh 39 triệu US, đồng thời cho Chính
phủ vay tiền xây dựng hệ thống thủy diện Đa Nhim, nên vụ chết đói 1945
coi như được xóa sổ.
Sau tháng 4- 1975 VC cưỡng đoạt và làm trùm
cả nước, sống nhờ tiền Nhật đầu tư cũng như viện trợ và cho vay tiền để
thực hiện các cơ sở hạ tầng, nên nguy quyền cũng câm họng, ngậm miệng ăn
tiền. Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử, nếu Người Trung Hoa và Triều Tiên,
chỉ vì một thiểu số đàn bà con gái bị Nhật bắt làm phương tiện giải
quyết tình dục, đã không ngớt đòi bồi thường hay hạ nhục nước Nhật trên
công luận quốc tế, thì người VN sớm muộn, cũng sẽ bắt Pháp -Nhật và kẻ
tòng phạm mang mặt nạ là Việt Minh, phải công khai nhận trách nhiệm giết
người, trước lương tâm nhân loại.
MƯỜNG GIANG
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 11/Mar/2017 lúc 11:20am
http://r.search.yahoo.com/_ylt=A0LEVj95SMlYPCoAyQEnnIlQ;_ylu=X3oDMTByOHZyb21tBGNvbG8DYmYxBHBvcwMxBHZ0aWQDBHNlYwNzcg--/RV=2/RE=1489615097/RO=10/RU=http%3a%2f%2fwww.youtube.com%2fwatch%3fv%3dmPuIEToX0W8/RK=0/RS=gMM0d0g.WGrtEHZ0INYb2BtqiLQ- - Việt Nam quê hương tôi <<<<<<<
https://www.youtube.com/watch?v=mPuIEToX0W8">
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 03/Apr/2017 lúc 6:51am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2017/04/45-tam-ban-o-viet-nam-qua-cac-giai-oan.html - 45 Tấm Bản Đồ Việt Nam Qua Các Giai Đoạn Từ Thế Kỷ 10
Mời click vào hình bản đồ dưới đây để xem trọn bộ 45
tấm bản đồ Việt Nam qua các giai đoạn từ thế kỷ 10.
http://khaiphong.org/showthread.php?16074-45-t%26%237845%3Bm-b%26%237843%3Bn-%26%23273%3B%26%237891%3B-Vi%26%237879%3Bt-Nam-qua-c%E1c-giai-%26%23273%3Bo%26%237841%3Bn-t%26%237915%3B-th%26%237871%3B-k%26%237927%3B-10">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 08/May/2017 lúc 8:57am
Quá khứ-Chứng nhân của các dòng xe Honda tại VN
Xin phép được sắp xếp thứ tự bắt đầu từ Mũi Cà Mau tiến lên theo địa đồ chữ S
Đầu tiên là vùng Cần Thơ gạo trắng nước trong, với bến Ninh Kiều thơ mộng và 2 chợ nổi Cái Răng và Phụng Hiệp nổi tiếng khắp làng du lịch:
Ảnh chụp năm 1969
Vĩnh Long nơi các vườn cây trái hoa cơm quả ngọt luôn trỉu quả,
và cũng là nơi chào đời của Cố nghệ sĩ cải lương tài danh Út Trà Ôn với
"Tình anh Bán Chiếu" từng vang danh khắp miền sông nước Nam Kỳ Lục Tỉnh
ngày trước.
Ảnh chụp năm 1969 (xem hình này hơi buồn và tội nghiệp cho những đứa con
của ông Soichiro, nhưng âu cũng là manh áo miếng cơm để phục vụ cho con
người):
Mỹ Tho (Định Tường cũ): 1 trong những vựa gạo
lớn của miền Tây, với chùa Vĩnh Tràng, Lăng Bình Tây Đại Nguyên Soái
Trương Công Định, 1 số Lăng Hoàng Gia của gia đình Từ Dũ thái hậu (2 di
tích này nằm tại huyện Gò Công Đông (cũ - nay là thị xã Gò Công) nơi các
bác 67 chuẩn bị chuyến Tour sắp tới):
Đường Hùng Vương Mỹ Tho:
Hình như khu vực này là chợ Mỹ Tho ngày nay
Sân vận động Mỹ Tho:
1 vụ va quẹt xe (tiếc ơi là tiếc, em nào cũng sơn zin, thôi đành "Huề"):
Sài Gòn-Hòn Ngọc Viễn Đông:
Biểu tượng của Sài Gòn: chợ Bến Thành - Bùng binh Trần Nguyên Hản (ông
tổ ngành truyền tin ngày xa xưa) và Quách Thị Trang (sau năm 1963)
Bùng binh Nguyễn Huệ - Lê Lợi (Thương xá TAX, REX Hotel, Thương xá EDEN, và trước mặt là nhà hát Thành Phố):
Góc Tự Do (Đồng Khởi nay) và Lê Lợi (tòa nhà này nay là Khu mua sắm (các
nhản hiệu thời trang nổi tiếng) mới phục vụ cho các Đại gia):
Đường Hai Bà Trưng gần tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo:
Khu vực Chợ Lớn:
Ai dám bảo ngày xưa không kẹt xe???
Bình Long: "Ai đã qua vùng miền Đông đất đỏ....."
(chắc 3 chú nhóc này lợi dụng sơ hở của người lớn, lén lấy xe chạy đi mua cà rem):
Nha Trang: vùng biển-cát trắng, thác Bà
Ponagar (quê hương của lão Ngoan Đồng, nhờ lão hiệu chỉnh lại những sai
sót và bổ sung thêm cho anh em)
Quy Nhơn: quê hương 3 Anh Hùng áo vải cờ đào
Thái Đức đế (Tây Sơn Vương)-Nguyễn Nhạc, Bắc Bình Vương-Nguyễn Huệ
(Hoàng đế Quang Trung sau này) và Đông Định Vương-Nguyễn Lữ
-và cũng là miền đất chứng nhân, nơi nhà thơ Hàn Mặc Tử gửi thân vào những ngày cuối đời (tác giả tập thơ "Máu", "Gái quê")
Quảng Ngãi: với núi Ấn (Thiên Ấn)-và con sông Trà (Trà Khúc) thơ mộng, và cái nôi của nền văn hóa Sa Huỳnh.
Ảnh năm 1971
Các hình ảnh không xác định địa danh:
st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 20/Mar/2019 lúc 9:54am
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 22/Apr/2019 lúc 7:48am
Có một Việt Nam rất xưa !
Hà Nội và Việt Nam trong số 1382 bức ảnh mầu autochromes của Albert Kahn
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Làng Na Sầm, vùng cao biên giới giáp Trung Quốc
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Mỏ đồng, 1915
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Chợ Bắc Lệ (xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) 1915
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Bến sông Lô Việt Trì
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Hòn Gai, 1915
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Mỏ than Hòn Gai, 1918 - 1921
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Vịnh Hạ Long, 1915
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Thuyền trên vịnh Hạ Long, 1916
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Vịnh Hạ Long
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Vịnh Hạ Long
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Sông Tam Bạc, Hải Phòng
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Một ngôi chùa trên đường lên Tam Đảo, tháng 6 năm 1916
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Bán gạo, 1914-1915
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Quán nước và hàng quà rong
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Quán ăn trên đường quê
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Quay tơ
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Bật bông
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Phường nhạc
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Mấy mẹ con người hành khuất mù
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Lão mù vái khách xin độ nhật
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Những người phu bốc mộ
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Cấy lúa
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Cấy lúa
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Cô bé chăn trâu
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Phơi thóc sau vụ gặt
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Hái rau
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Đánh dậm
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Quan huyện và các chức sắc tập trung tại huyện đường, 1915
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Quan huyện đọc chiếu vua, 1915
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Một ông quan huyện Bắc Kì, 1915
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Một vị quan địa phương trong triều phục thường, 1916
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Một viên đội
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Ông lý trưởng hút điếu bát
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Hai người hút thuốc phiện, 1915
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Têm trầu, 1916
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Cơi trầu
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Trang phục đi hội
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Các cô gái đóng vai con Tốt trong một ván cờ người, 1920
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Mấy bé gái *, 1916
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Phụ nữ miền Bắc nhuộm răng đen, 1915
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Một bà vãi và hai chú tiểu, khoảng 1916
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Một bà đồng, 1916
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Một bà đồng ở quê
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Một bà đồng, 1915
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Cậu bé với chú gà chọi
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Một gia đình khá giả
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Một phụ nữ đang nấu ăn
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Ăn trầu
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
Hoa quả và lễ vật
http://vietyo.com/forum/co-1-viet-nam-rat-xua/t513564/">
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 15/May/2019 lúc 10:08am
http://huongduongtxd.com/nguongocdiadanhvietnam.pdf - Sơ Lược về Nguồn Gốc một số Địa Danh Miền Nam http://huongduongtxd.com/nguongocdiadanhvietnam.pdf - Hồ Đình Vũ.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 08/Jun/2019 lúc 11:39am
http://huongduongtxd.com/yphucphunuvietnam.pdf - Y Phục Phụ Nữ Việt Nam http://huongduongtxd.com/yphucphunuvietnam.pdf - Sao Khuê
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 30/Oct/2019 lúc 9:31am
http://huongduongtxd.com/lottennguoiviet.pdf - Tại Sao Người Việt Lót “Thị” cho Tên Con Gái, Lót “Văn” cho Tên Con Trai? <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 30/Oct/2019 lúc 2:03pm
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2019/10/tien-giay-phat-hanh-thoi-e-nhat-vnch.html - Tiền Giấy Phát Hành Thời Đệ Nhất VNCH
Giấy bạc 1 đồng. Tên thường gọi: Đập lúa. Năm phát hành: 1955. Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).
Giấy bạc 2 đồng. Tên thường gọi trong giới sưu tầm: Chiếc buồm. Năm phát hành: 1955. Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).
Giấy bạc 5 đồng. Tên thường gọi: Cày ruộng. Năm phát hành: 1955. Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).
Giấy bạc 10 đồng. Tên thường gọi: Đỏ Lăng Ông. Năm phát hành: 1962. Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).
https://1.bp.blogspot.com/-VDwyJBLYZ_8/XacoC0XwHeI/AAAAAAABII4/oYBWQkYvwTMEHZyTFAJGfzrHF47bJJ9GgCLcBGAsYHQ/s1600/20.jpg">
Giấy bạc 20 đồng. Tên thường gọi: Nâu. Năm phát hành: 1962. Nhà in: American Banknote Company (Mỹ)
Giấy bạc 50 đồng. Tên thường gọi: Tím chăn trâu. Năm phát hành: 1956. Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).
Giấy bạc 100 đồng. Tên thường gọi trong giới sưu tầm: Máy cày. Năm phát hành: 1955. Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).
Giấy bạc 200 đồng. Tên thường gọi trong giới sưu tầm: Lính bồng súng. Năm phát hành: 1955. Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).
Giấy bạc 500 đồng. Tên thường gọi trong giới sưu tầm: Thiên Mụ. Năm phát hành: 1955. Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).
Giấy bạc 200 đồng. Tên thường gọi: Bụi trúc tím. Năm phát hành: 1958. Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).
Giấy bạc 500 đồng. Tên thường gọi trong giới sưu tầm: Dinh Độc Lập. Năm phát hành: 1962. Nhà in: Thomas De La Rue (Anh Quốc).
Giấy bạc 1 đồng. Tên thường gọi: Sở thú. Năm phát hành: 1955. Nhà in: Bradbury Wilkinson (Anh Quốc).
Giấy bạc 5 đồng. Tên thường gọi: Con Phụng. Năm phát hành: 1955. Nhà in: Thomas De La Rue (Anh Quốc).
Giấy bạc 10 đồng. Tên thường gọi trong giới sưu tầm: Cá hóa long. Năm phát hành: 1955. Nhà in: Thomas De La Rue (Anh Quốc).
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 12/Sep/2020 lúc 1:06pm
Trẻ con Miền Nam
Bài
này được mấy "công dân nhi đồng" miền Nam Việt Nam thân yêu ngày xưa hay
hát nghêu ngao rất dễ thương, bất kể giờ giấc, sáng trưa chiều tối
trong ngày. Giờ nghe lại thấy tuổi thơ ùa về, một cảm giác bồi hồi khó
tả...
Chẳng cần nội dung ra sao, ý nghĩa gì. Miễn cảm thấy hay, độc, lạ, dễ thương dễ nhớ là được, con nít mà, vui là chính!
Những bài đồng dao tưởng chừng vô nghĩa, ngây ngô... Nhưng lại
ăn sâu vào tiềm thức mỗi người, trở thành ký ức của một thuở bé con,
thanh bình, hạnh phúc, một thời để yêu để nhớ...
Bạn có biết, có thuộc bài nào trong số đồng dao hơi... nhảm nhí nhưng nhớ đời sau đây?
"Ngày xửa ngày xưa, có con mẹ bán dưa, bả cưa cái cẳng, bả nắn cái nồi,
bả nhồi cục bột, bả lột miếng da, bả ca vọng cổ, bả nhổ cây bông, bả
trồng cây chuối, bả muối con cá, bả đá trái banh, bả sanh thằng nhỏ, cái
đầu đó đỏ, cái đít vàng vàng...".
"Bà Ba bả bán bánh bò bông, bả bán bong bóng, bả bán bòn bon, bả bẻ bông
bụp bả bị bắt bỏ bót ba bốn bữa, bả buồn bực, bả... bể bầu!".
"Trời mưa lâm râm, cây trâm có trái, con gái có chồng, đàn ông có vợ,
đàn bà có con, bánh ít thì ngon, bánh bò thì béo, cái kéo thợ may, cái
cày làm ruộng, cái xuổng đắp bờ, cái lờ đặt cá, cái ná bắn chim, cây kim
may áo, cái gáo múc nước..." .
"Cô dâu chú rể làm bể bình bông, đổ thừa con nít, bị đòn nát đít!" .
"Tò te rô-be đánh đu, Tạc-zăng nhảy dù, zô-rô bắn súng. Chết cha con ma nào đây. Làm tao hết hồn, thằn lằn cụt đuôi!”
“Cúc cụt đuôi ai nuôi mầy lớn? Dạ thưa thầy, con lớn mình ên!”
"Cắc chú Ba Tàu thằng nào cũng như thằng nấy, thằng nào lấy quấy tao đá cái văng về Tàu"...
Tuổi thơ ngày ấy rất hồn nhiên. Không điện thoại, không Facebook, Zalo,
chẳng game online... Chỉ biết vui đùa, tắm mưa, trèo cây hái trái, bẫy
chim, tắm sông, thả diều, hái hoa bắt bướm...
Ôi những ngày hoa mông! “Những ngày xưa thân ái, xin gửi lại cho ai...”
Quán Cây
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Sep/2020 lúc 11:28am
https://huongduongtxd.com/nguongocdiadanhvietnam.pdf - - <<<<< https://huongduongtxd.com/nguongocdiadanhvietnam.pdf - Hồ Đình Vũ.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 10/Dec/2020 lúc 4:39am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2020/12/nhung-quy-tac-trong-mam-com-nguoi-viet.html - - Những Quy Tắc Trong Mâm Cơm Người Việt Nam Xưa
https://1.bp.blogspot.com/-5uvdDp0kUK4/X9GFs4afV_I/AAAAAAABSFQ/12i-4FdaquQQr_J0Yy9e2AD9i8vu5yWbQCLcBGAsYHQ/s512/unnamed.png"> Hình minh họa 1. Không và quá 3 lần khi đưa bát
cơm lên miệng.
2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào
miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình
quấy vào tô chung.
4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn
miếng ngon hơn.
5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát
cơm.
6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát
nước chấm.
7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp
thức ăn cho người khác.
8. Không được cắn răng vào đũa, thìa,
miệng bát, không liếm đầu đũa
9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ
1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như
múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn
có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.
10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên
ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của
nữ, và cực kỳ vô lễ.
11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn
ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng
lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng
không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ
tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
14. Không ngồi chống cằm trên bàn
ăn.
15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong
miệng mà nói.
16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng
mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp
trong bát không được để ngửa.
18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ
nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không
được chấm.
19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.
20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ
húp soàm soạp]
21. Không nói, không uống rượu, không
húp canh khi miệng còn cơm.
22. Không gõ đũa bát thìa.
23. Khi ăn món nước như canh, chè,
xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để
uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa
múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay
múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi
rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
24. Không ăn trước người lớn tuổi,
chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn
trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong
một dịp nhất định).
25. Dù là trong khuôn khổ gia đình
hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này
cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo
dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên
do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao
động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và
có được nhờ công sức của rất nhiều người.
26. Không gắp liên tục 1 món dù đó
là món khoái khẩu của mình.
27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm
muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội
vào phần của mình.
28. Phải ăn hết thức ăn trong bát,
không để sót hạt cơm nào.
29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng
xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và
có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi
cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở
xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm.
Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức
ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi
cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
32. Không để các vật dụng cá nhân
lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di
động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
33. Nhất thiết để phần người về muộn
vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không
vừa đi vừa nhai.
35. Khi ăn không được để thức ăn dính
ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt
chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ
trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên
và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài
hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi
nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn
được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
40. Tránh va chạm tay với người cùng
mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt
nhỏ để mọi người được thuận tiện
43. Khi đang ăn mà có việc riêng
phải xin phép rồi mới rời mâm.
44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn
dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
45. Phong tục mời tùy theo gia đình,
có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa
“con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô
chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình
vào bữa ăn nhà người ta.
46. Ăn xong cần tô son lại thì xin
phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của
chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc
ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp
việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
49. Không được phép quá chén.
50. Nên thành thực nói trước về việc
ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.
Lưu lại về học rồi dạy con cháu dần
Sưu tầm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/Mar/2021 lúc 8:51am
NHỮNG BỨC ẢNH MÀU ĐẦU TIÊN VỀ HÀ NỘI
Fr: Huu Dinh Nguyen ** Ducgiang Nguyen
Hồ
Gươm, Văn Miếu thuở còn nguyên sơ với những con đường đất hay các cô
gái trong chiếc áo yếm hiện lên sống động qua tác phẩm của nhiếp ảnh gia
người Pháp Leon Busy.
Nhiếp
ảnh gia Leon Busy được Viện Bảo tàng Albert Kahn (Pháp) cử sang Việt
Nam chụp lại cuộc sống của người dân Bắc Kỳ từ năm 1914 tới năm 1917. 60
ảnh trong triển lãm này chọn lọc từ 1.500 bức do Leon Busy thực hiện.
Đây là một bức ảnh về hồ Gươm.
Qua
các bức ảnh, người xem có thể thấy được cảnh sinh hoạt, lao động đời
thường hay như cách phân tầng xã hội thời bấy giờ. Ảnh cũng thể hiện đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Hà Nội xưa thấm nhuần Lão giáo, như
quan niệm về Đạo Tam phủ hay thờ cúng các linh vật hoặc tư tưởng cấm
sát sinh của đạo Phật. Ảnh chụp toàn cảnh Văn Miếu.
Ảnh lăng mộ Hoàng Cao Khải mà ngày nay chỉ còn là phế tích.
Bức ảnh về lò giấy ở làng Bưởi. Nghề làm giấy nổi tiếng ở làng Bưởi (làng Yên Thái xưa) nay đã không còn.
Có
nhiều nhiếp ảnh gia để lại những bức ảnh giá trị về Hà Nội xưa, song
những bức ảnh chưa từng công bố này mang đến một điều đặc biệt. Nó là
những bức ảnh màu đầu tiên về đất Thăng Long xưa. Leon Busy được đánh
giá rất “chịu chơi” vì áp dụng kỹ thuật này trong khi nó mới ra đời năm
1903. Trong ảnh là phố Hàng Thiếc.
Một góc chợ cuối làng ở vùng ven Hà Nội.
Phố
đèn lồng rực rỡ sắc màu qua góc nhìn của Leon Busy. Một mặt hàng nhưng
do nhiều nghệ nhân khác nhau làm giúp người mua thoải mái lựa chọn.
Bức ảnh “Móng tay của nhà nho” thể hiện rõ quan niệm thời xưa rằng người có chữ không được làm công việc chân tay.
Bên
cạnh đó, những bức ảnh màu đầu tiên còn thể hiện rõ phân biệt đẳng cấp
xưa. Trong ảnh một người phụ nữ trung lưu đang nấu cơm.
Tóc
vấn, quần áo đắt tiền, có người đứng hầu phía sau cửa… là hình ảnh về
những phụ nữ thuộc tầng lớp khá giả xưa. Trong ảnh ba phụ nữ này đang
chơi bài.
Leon
Busy cũng sắp đặt một số góc cảnh để chụp ảnh. Hai cô gái ngồi bên bể
nước vận trang phục cổ truyền là yếm trắng, quần đen, thắt lưng sáng
màu, nón ba tầm.
Lão nông ngồi giữa sân phơi thóc thể hiện quan niệm về sự sung túc trong đời sống nông nghiệp thời xưa.
Sân phơi thể hiện tham vọng của chủ nhà, sân càng rộng nhà càng nhiều thóc.
Hai thôn nữ vừa đi hái rau muống, họ mặc áo tứ thân, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ.
Đô vật bái thần làng trước trận đấu (làng Xa La, Hà Đông). Triển lãm ảnh “Hà Nội, sắc màu 1914-1917″ diễn ra từ ngày 9/12/2013 đến ngày 4/1/2014.
Năm
1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng người Pháp, tiến hành kế hoạch đầy
tham vọng là xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho các dân tộc trên thế giới.
Leon Busy, trung úy hậu cần quân đội Pháp, được giao chụp ảnh ở Việt
Nam. Từ năm 1914 tới năm 1917, Busy đã chụp hơn 1.700 bức ảnh. Khoảng 60 bức ảnh của ông đang được trưng bày trong triển lãm Hà Nội sắc màu.Trong ảnh là một cô gái đang têm trầu.
Leon Busy khá ưu ái thiếu nữ đang soi gương trong hình, cô đã xuất hiện trong 16 bức ảnh màu của ông.
Trong
từng bức ảnh, nổi bật lên sự khác biệt giai cấp qua trang phục, đồ đạc.
Người nhà giàu mặc lụa là gấm vóc, đồ gỗ trong nhà được chạm khảm tinh
xảo.
Một ông nhà giàu sửa soạn hút thuốc.
Quần áo và dép của một bà đồng có nét khác biệt rõ rệt với trang phục của các giai cấp tầng lớp trên.
Bốn mẹ con người ăn mày mù lòa ngồi cạnh hàng rào dứa gai xin lòng thương của Phật tử tới chùa.
Người ăn mày bị bệnh phong mong manh trong chiếc khố ngồi nơi vệ đường.
Leon Busy còn chụp nhiều ngành nghề khác như nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống.
Ông đồ vận áo the nâu, quần trắng, khăn thếp có học trò mài mực giúp.
Những
người buôn bán, dân thường ăn mặc giản dị, áo the khăn vấn gọn gàng. Từ
xưa, người dân Hà Nội đã có thói quen ăn hàng dù quán rất đơn giản.
Chiếu phủ lên nền đất làm chỗ ngồi, bàn được làm bằng tre, đồ ăn có mẹt
đậy.
Người đứng bán hoa quả trước cửa đền Ngọc Sơn.
Nghề bật bông xưa được làm ngay ngoài trời. Thời kỳ người dân còn nghèo, nghề “làm mới” chăn bông rất phát đạt.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Mar/2021 lúc 3:32pm
https://huongduongtxd.com/pheplichsu.pdf - Phép Lịch Sự của Người Miền Nam Viêt Nam Ngày Xưa <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 09/Apr/2021 lúc 7:56am
Con Người, Phong Cảnh Miền Nam Hơn 100 Năm Trước Từ năm 1885, nhiếp ảnh gia Pháp Pierre Dieulefils đến Việt Nam, chụp rất nhiều ảnh phong cảnh, văn hóa, con người Việt; trong đó có những hình ảnh sống động về Nam Kỳ.
Sách
Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ gồm 261 bức ảnh của nhiếp ảnh gia người
Pháp Pierre Dieulefils chụp cảnh quan và đời sống tại Việt Nam từ cuối
thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Sách do Lưu Đình Tuân chuyển ngữ, NXB Dân
trí và Đông A phát hành.
Nhiều
nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu khi tới nước ta đã lưu lại hình ảnh,
trang viết về phong tục tập quán; Pierre Dieulefils cũng vậy. Tác giả
chụp một đám ma của nhà giàu ở Nam Kỳ hơn 100 năm trước.
Pierre
Dieulefils tham gia quân đội đến Đông Dương lần đầu vào năm 1885, hai
năm sau ông về Pháp. Đến 1888, ông quay lại Bắc Kỳ với tư cách một nghệ
sĩ nhiếp ảnh. Trong ảnh là một ngôi chùa ở vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn.
Năm
1905, ông đến Sài Gòn và chụp lại những bức ảnh kỳ thú. Bệnh viện
Drouhet với khu nội trú nữ và khu nội trú nam ở vùng ven Sài Gòn - Chợ
Lớn.
Các
bức ảnh được Pierre Dieulefils tập hợp, xuất bản thành sách. Trong ảnh
là bến thuyền ở vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn. Phía xa là cầu Mống, từ đó
có thể thấy khu vực cột điện là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay. Còn
góc đường bên trái ảnh là đường Phó Đức Chính, quận 1 ngày nay.
Thuyền bè qua lại trước một nhà máy xay ở vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn. Con kênh trong ảnh chính là kênh Tàu Hũ.
Đường Quảng Đông trước đây. Nay là đường Triệu Quang Phục, quận 5.
Đào hát và nữ nhạc công Nam Kỳ.
Phụ nữ Nam Kỳ.
Cầu Bình Lợi.
Nhà thờ Đức Bà. Y Nguyên
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/Apr/2021 lúc 4:00pm
Sài Gòn tuổi thơ, kỷ niệm đồng tiền xé đôi thối lại
Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi. Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc năm 1968, thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.
Sài gòn tuổi thơ, kỉ niệm đồng tiền xé đôi thối lại
Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng, làm việc, lấy chồng, khóc, cười rồi chia ly với Sài Gòn.
Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blancy (Hai Bà Trưng), sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên là người Nam, hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen.
Sơ đọc chính (chánh) tả: Hoa hường phết (phết là dấu phẩy). Cái tai của con bé con Bắc kỳ không quen với phát âm miền Nam nên “hoa hường” thành “qua tường” và phết thành một chữ nữa. Tôi viết: Qua tường phết. Bài chính tả dài một trang của tôi chắc chắn là ăn một con số 0 mầu đỏ to tướng vì nguyên bài bị gạch xóa bằng mực đỏ lè. Tôi như một người ngoại quốc nghe tiếng Việt. Nhưng tôi học thuộc lòng trong sách thì giỏi và thuộc nhanh lắm. Khi khảo bài tôi được điểm tốt, mặc dù bạn học chung lớp khó hiểu con nhỏ Bắc kỳ đọc cái gì. Ma sơ cứ nhìn sách, nghe tôi đọc làu làu, biết là tôi có thuộc bài. Tôi nhớ một bài học thuộc lòng về thành phố Sài Gòn như thế này:
Sài Gòn vòi nước bùng binh Này bảng báo hiệu này vòng chỉ tên Trụ đèn, giây thép, tượng hình Lính canh, cảnh sát giữ gìn công an Mặc dầu đường rộng thênh thang Ngựa xe đi lại luật hành phải thông Mặc dầu đường rộng mênh mông Mũi tên chỉ rõ bảng trông dễ tìm Trần Hưng, Lê Lợi, Chu Trinh…
Trần Hưng là đường Trần Hưng Đạo, Chu Trinh là đường Phan Chu Trinh, viết tắt trong bài học thuộc lòng. Từ bài học đó, tôi hiểu được hai chữ “bùng binh” là gì.
Ngôi trường đó tôi chỉ học hết lớp ba, sau đó Ba Mẹ tôi tìm được nhà ở bên Thị Nghè, tôi được đi học lớp nhì, lớp nhất ở trường Thạnh Mỹ Tây, có rất nhiều bạn cũng Bắc kỳ di cư như tôi. Kỷ niệm về Sài Gòn tôi nhớ nhất là lần đầu tiên con bé Bắc kỳ tròn xoe mắt, nhìn thấy đồng bạc xé làm hai, nếu chỉ muốn tiêu một nửa. Mua cái bánh, gói kẹo nào cũng chỉ xé hai đồng bạc. Xé rất tự nhiên, tiền mới hay tiền cũ gì cũng xé. Người mua xé, mua; người bán xé để trả (thối) lại. Tôi đã biết bao lần, vào những buổi tối mùa hè, mẹ cho một đồng, hai chị em mua ngô (bắp) nướng của người đàn bà, ngồi dưới chân cột đèn điện trước cửa sở Địa Chánh với cái lò than nhỏ xíu, bán bắp nướng quẹt hành mỡ. Dưới ánh sáng hắt lờ mờ của bóng đèn từ trên cao xuống, cái lò than nhỏ xíu, thơm lừng mùi bắp non. Gọi là lò, thực sự chỉ có mấy cục than hồng để trong một miếng sắt cong cong, bên trên có cái vỉ bằng giây thép, rối tung, những cái bắp được xếp lên đó, bà bán hàng trở qua, lật lại. Đôi khi cũng là một cái lò gạch nhỏ đã vỡ, mẻ mất mấy miếng rồi, không thể kê nồi trên đó, bà hàng mang ra để nướng bắp.
Sài Gòn tuổi thơ, kỷ niệm đồng tiền xé đôi thối lại
Hai chị em đứng líu ríu vào nhau (anh và chị lớn không có tham dự vào những sinh hoạt của hai đứa em nhỏ này), cầm tờ giấy bạc một đồng, đưa ra. Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai lại ra mua bắp nữa. Mỗi lần thấy đồng bạc bị xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được.
Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn, đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác. Sài gòn tuổi thơ, kỉ niệm đồng tiền xé đôi thối lại
Sài Gòn còn cho tuổi thơ của chúng tôi biết thế nào là cái ngọt ngào, thơm, mát của nước đá nhận. Trong sân trường tiểu học của trường Thạnh Mỹ Tây, tôi được ăn cái đá nhận đầy mầu sắc đầu tiên. Một khối nước đá nhỏ, đặt trên một lưỡi dao bào, bào vào cái ly bên dưới, khi đầy ly, ông bán hàng ấn (nhận) nước đá ép xuống, đổ ngược ly lại, lấy cái khối nước đá xôm xốp, có hình dáng cái ly ra. Rắc si-rô xanh đỏ, có khi còn có mầu vàng và mầu xanh lá cây với vị bạc hà nữa. Gọi là nước đá nhận. Học trò trẻ con, bạn thân, sung sướng chia nhau ở sân trường, mỗi đứa mút một cái, chuyền tay nhau. Nước đá nhận, bánh kẹo ở sân trường trong những giờ ra chơi đều được mua bằng đồng bạc xé hai này. Ba tôi bảo cầm đồng tiền xé hai một cách tự nhiên như thế quả là một điều rất dung dị, xuề xòa, dễ dãi mà chỉ người miền Nam mới có được. Xé tiền mà như xé một tờ giấy gói hàng, giấy gói bánh, như xé một tờ báo. Mảnh xé ra có giá trị lúc đó, mảnh còn lại cũng vẫn còn giá trị sau này. Người Hà Nội cầm tờ giấy bạc rách, thì vuốt cho thẳng thắn lại, có khi lấy hạt cơm dẻo miết lên chỗ rách cho dính vào nhau, rồi cẩn thận gấp lại trước khi cho vào túi. Một thời gian sau, tiền không xé nữa, được thay bằng đồng bạc 50 xu bằng nhôm, hình tròn, một mặt có hình tổng thống Ngô Đình Diệm, mặt sau là hình khóm trúc. (Biểu hiệu cho: Tiết Trực Tâm Hư).
Cuộc di cư 1954 đó giúp cho người Việt hai miền Nam, Bắc hiểu nhau hơn. Người Bắc sống và lớn lên ở Sài Gòn ở thế hệ chúng tôi học được cái đơn sơ, chân phương của người miền Nam và ngược lại những bạn học người Nam của tôi cũng học được cách ý tứ, lễ phép (đôi khi đến cầu kỳ) của người miền Bắc. Tôi đã được nghe một người miền Nam nói: Sau 1975 thì chỉ có những người Bắc di cư 54 là đồng bào của người miền Nam mà thôi. Hóa ra những người Bắc sau này ở ngoài cái bọc (đồng bào) của bà Âu Cơ hay sao? Nếu thật sự như thế thì thật đáng buồn!
Sài Gòn đầu thập niên sáu mươi vẫn còn có xe ngựa, đưa những bà mẹ đi chợ. Người xà ích lúc đó chưa biết sợ hãi trên những con đường còn mù sương buổi sáng. Tiếng lóc cóc của móng ngựa chạm xuống mặt đường như đánh thức một bình minh. Tôi nhớ có chỗ gọi là Bến Tắm Ngựa, mỗi lần đi qua, hôi lắm. Sau vài mươi năm xe thổ mộ ở Sài Gòn không còn nữa, chỉ còn ở lục tỉnh.
Sài Gòn với xích lô đạp, xích lô máy, taxi, vespa, lambreta, velo, mobilette là những phương tiện di chuyển mang theo đầy nỗi nhớ. Kỷ niệm thơ mộng của một thời trẻ dại, hương hoa và nước mắt. Sài gòn với những cơn mưa ập xuống thình lình vào tháng năm tháng sáu, tiếng mưa khua vang trên những mái tôn, tắm đẫm những hàng me già, ướt sũng những lối đi vào ngõ nhà ai, Sài Gòn với mùa hè đỏ rực hoa phượng vĩ in xuống vạt áo học trò, với những hoa nắng loang loang trên vai áo bà ba của những bà mẹ là những mảng ký ức ngọt ngào trong tâm của chúng tôi.
Mỗi tuổi đời của tôi đi qua như những hạt nắng vàng rắc xuống trên những hàng me bên đường, như mưa đầu mùa rụng xuống trên những chùm hoa bông giấy. Những tên đường quen thuộc, mỗi con phố đều nhắc nhở một kỷ niệm với người thân, với bạn bè. Chỉ cần cái tên phố gọi lên ta đã thấy ngay một hình ảnh đi cùng với nó, thấy một khuôn mặt, nghe được tiếng cười, hay một mẩu chuyện rất cũ, kể lại đã nhiều lần vẫn mới. Ngay cả vệ đường, chỉ một cái bước hụt cũng nhắc ta nhớ đến một bàn tay đã đưa ra cho ta níu lại. Âm thanh của những tiếng động hàng ngày, như tiếng chuông nhà thờ buổi sáng, tiếng xe rồ của một chiếc xích lô máy, tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng chuông leng keng của người bán cà rem, tiếng gọi nhau ơi ới trong những con hẻm, tiếng mua bán xôn xao khi đi qua cửa chợ, vẻ im ắng thơ mộng của một con đường vắng sau cơn mưa… Làm lên một Sài Gòn bềnh bồng trong nỗi nhớ.
Sài Gòn mỗi tháng, mỗi năm, dần dần đổi khác. Chúng tôi lớn lên, đi qua thời kỳ tiểu học, vào trung học thì chiến tranh bắt đầu thấp thoáng sau cánh cửa nhà trường. Đã có những bạn trai thi rớt Tú Tài phải nhập ngũ. Những giọt nước mắt đã rơi xuống sân trường. Sau đó, với ngày biểu tình, với đêm giới nghiêm, với vòng kẽm gai, với hỏa châu vụt bay lên, vụt rơi xuống, tắt nhanh, như tương lai của cả một thế hệ lớn lên giữa chiến tranh.
Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống. Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh.
Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
Trần Mộng Tú
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 26/May/2021 lúc 10:20am
Lịch sử ra đời của phin cà phê Việt NamCafe
là thứ đồ uống có sức quyến rũ kỳ lạ. Bản thân nó cũng mang trong mình
những câu chuyện riêng đầy hấp dẫn. Dòng chảy của văn hóa cuốn Cafe
“trôi” theo, để lại cho chúng ta tò mò về những điều xung quanh ly Cafe.
Bạn có bao giờ tò mò chiếc Phin Cafe chúng ta thường dùng có từ bao
giờ? Nguồn gốc từ đâu? 2. Khám phá nguồn gốc chiếc phin ViệtTừ
thế kỉ XIX, cây cà phê cũng đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt
Nam thời thuộc địa, và có lẽ, chiếc phin cà phê cũng theo đó vào Việt
Nam, để rồi dần dà nó không chỉ là một dụng cụ chiết suất cafe đơn thuần
mà trở thành một điều đặc biệt trong văn hóa cà phê ở Việt Nam.
Hình
ảnh ly cà phê phin gắn liền xuyên suốt chiều dài lịch sử văn hóa cà phê
của người Việt. Và hơn thế, cà phê phin đã mang tầm thương hiệu, một
nét đặc trưng riêng, bản sắc riêng của người Việt Nam. - Đối với chiếc Phin Việt một bộ lọc cà phê bao gồm nhiều bộ phận: cốc, máy ép, bộ lọc đáy và nắp.
- Chất liệu phin tùy thuộc vào chất liệu như nhôm, inox.
- Mỗi vật liệu có ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng nhôm và inox là vật liệu phổ biến nhất.
Có
giả thuyết cho rằng, Madras Coffee Filter – Phin cafe nguyên bản từ
vùng Nam Ấn có lịch sử từ những năm 70 của thế kỉ 17 có thể chính là
tiền thân của chiếc phin cà phê Việt nhờ những điểm tương đồng về cấu
trúc. Xuất
phát từ những năm 1670 tại vùng Nam Ấn, chiếc phin Cafe được biết đến
với cái tên “Madras Coffee Filter”. Cũng trong thời kỳ này, Pháp chiếm
một phần Nam Ấn và Đông Ấn và phát triển các hoạt động giao thương kinh
tế tại đây. Thành phần nguyên bản của chiếc Madras Coffee Filter ban đầu gồm 2 phần: - Phần chứa phía trên có một đĩa ép, đáy đâm là nơi thêm bột cà phê và nước.
- Phần chứa phía dưới chứa cafe ủ.
Hai
bộ phận khớp với nhau tạo nên hình dáng như một chiếc ly dài, hình dáng
có phần khác so với chiếc Phin cafe hiện tại có các bộ phận tương đối
tách rời như chúng ta thường dùng. Tìm hiểu về thêm: https://jarvis.vn/kien-thuc/lua-chon-phuong-phap-so-che-cafe.html - Lựa chọn phương pháp pha chế cà phê phù hợp
3. Phin Việt cũng có nét đặc trưng và đa dạng riêngCuộc
sống hiện đại cùng nhịp sống bận rộn, chưa kể đến sự du nhập của nhiều
loại đồ uống, nhiều cách thức mới trong thưởng thức Cafe, nhưng tuyệt
nhiên, với rất nhiều người, được thả lỏng tâm hồn, chờ đợi từng giọt
tinh chất cà phê nhỏ giọt vafi thưởng thức ly cà phê phin đậm đà vẫn là
một thú vui mỗi ngày. Chiếc phin Cafe vì thế ẩn trong đó là nhiều câu chuyện, tâm sự của những con người bên lề. Trong
bài viết khám phá về lịch sử chiếc Phin cafe Việt này, chúng tôi cũng
muốn “kể lể” thêm những thông tin xung quanh chiếc Phin Cafe, có thể với
nhiều người nó có hơi “thừa” nhưng cũng có thể với người khác, nó lại
là thông tin hữu ích! Đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, thị trường hiện nay
cũng cung cấp nhiều loại phin pha cà phê, trong đó phổ biến nhất vẫn là
phin nhôm và phin inox. Hai loại phin này đều có ưu nhược điểm riêng cả
hai loại phin thì đều được thiết kế đa dạng nhiều kích thước phù hợp với
nhu cầu sử dụng cá nhân, gia đình hay quán xá của bạn, hơn nữa lại linh
hoạt, dễ thao tác mà chất lượng cà phê pha khá ngon.
Phin
inox có ưu điểm hơn là thiết kế nắp gài, giúp bạn điều chỉnh độ nén khi
pha cà phê chính xác hơn bằng việc vặn ốc ở trục gắn giữa lòng phin.
Điều này giúp cà phê bột nguyên chất khi pha sẽ có độ nở, không làm bung
nắp gài khiến cà phê bị nở trào, mất hương vị. Tuy vậy, giá phin inox
khá cao nên thường được gia đình hoặc cá nhân lựa chọn. Bộ
lọc cà phê bằng nhôm thì lại được ưu tiên sử dụng nhờ khả năng kiểm
soát nhiệt độ tốt giúp cafe có hương vị đạt chuẩn. Phin nhôm giá thành
phù hợp hơn, nhưng không thiết kế ốc vặn cùng nắp gài nên khi pha, bạn
cần lưu ý rót từ từ vừa đủ lượng để bột cà phê nở từ từ, không trào bột
lẫn xuống ly. Loại này hay được quán cà phê lựa chọn sử dụng số lượng
lớn hơn.
st.
Một
chút thông tin thú vị về câu chuyện xung quanh chiếc Phin cafe, khám
phá thêm nhiều thông tin thú vị tại website Jarvis.vn nhé!
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/Jun/2021 lúc 9:33am
Nguồn Gốc Một Số Địa Danh Ở Miền Nam Việt Nam
1 – Tên do địa hình, địa thế: Bắt
đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre: “Gió đưa gió
đẩy,về rẫy ăn còng,về bưng ăn cá,về giồng ăn dưa…”Giồng là chỗ đất cao
hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng
một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: “trên đất giồng
mình trồng khoai lang…” Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện). Lại nhắc đến một câu hát khác: “Ai dìa Giồng Dứa qua truông. Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em…”
Giồng
Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến cầu Long
Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng
này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây
có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai
dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra
một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da
lợn). Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì? Truông Truông
là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía
trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có
truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ.
“Thương em anh cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.” Tại
sao lại có câu ca dao này? Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường
có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại. Phá Phá
là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên
nước xoáy, sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Phá Tam Giang
thuộc tỉnh Thừa Thiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra
biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An. Bàu Bàu
là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những
vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài
Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên
trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp
nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá
có Bàu Cò. Đầm Đầm
là chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường
là chỗ tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông
lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng giòng nước vẫn tiếp tục con đường của
nó. Ở Cà Mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ
trở thành một trung tâm giải trí rất lớn. Bưng Bưng
từ gốc Khmer là “Bâng,” chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng
không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác,
đưng… mọc. Mùa mưa ở bưng thường có nhiều cá đồng. “… về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa.” Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc. Láng Láng
chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước
hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hòa (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le,
được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ.
Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những
chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ
thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc. Trảng Trảng
là chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh
một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái
trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hòa
có Trảng Bom, Trảng Táo. Đồng Đồng
là khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa
ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá. Một vùng trên đường từ Gia
Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hòa, trước kia toàn là ruộng, gọi
là Đồng Ông Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có
Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không
thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở
Củ Chi có Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng
hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười. Hố Hố
là chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp. Ở
Củ Chi có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hòa có
Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập
nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất.
2 – Tên bắt nguồn từ tiếng Khmer Miền
Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người
Khmer sống chung với nhau, văn hóa đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều
đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua
thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt
hóa một cách tài tình. Cần Thơ Khi
đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là
Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người
nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn
toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của
hai chữ Hán Việt “Cần” và “Thơ.” Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và
không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hóa, người
nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ
Khmer “kìntho,” là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông
thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá “lò
tho.” Từ quan điểm vững chắc rằng “lò tho” là một danh từ được tạo thành
bằng cách Việt hóa tiếng Khmer “kìntho,”người nghiên cứu có thể sưu tầm
các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa
trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát
từ danh từ Khmer “kìntho.” Mỹ Tho Trường
hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn
Việt Nam, “Mỹ” và “Tho,” không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu
trong tiếng Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của
người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã
được gọi là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi
chữ Srock, chỉ còn giữ lại “Mỳ Xó” thôi. Sóc Trăng Theo
cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng
xuất phát từ tiếng Khmer “Srock Khléang.” Srock có nghĩa là xứ, cõi.
Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng
bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến
thành Sốc Trăng. Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn.
Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng
(sốc thành sông, tiếng Hán Việt là Giang; trăng là Nguyệt). Đến thời ông
Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên, châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại
là Sóc Trăng. Bãi Xàu Bãi
Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên
có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính
tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng. Thật ra, tuy là một vùng bờ biển
nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer
“Bai xao” có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương,
có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống
lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi. Kế Sách Kế
Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một
cửa của sông Cửu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất
thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là “K’sach,” như
vậy Kế Sách là sự Việt hóa tiếng Khmer “k’sach.” Một số địa danh khác: Cái
Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hóa của “k’ran,” tức “cà ràn,” là một
loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán
cà ràn. Trà Vinh xuất phát từ “Prha Trapenh” có nghĩa là ao linh thiêng. Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer “Prek Trakum,” là sông rau muống (Trakum là rau muống). Sa Đéc xuất phát từ “Phsar Dek,” Phsar là chợ, Dek là sắt. Tha
La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer
“Srala,” là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo. Cà Mau là sự Việt hóa của tiếng Khmer “Tưck Khmau,” có nghĩa là nước đen.
3 – Địa danh do công dụng của một địa điểm hay do một khu vực sinh sống làm ăn. Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh. Theo
thói quen, khi muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở
ban đầu chưa có tên gọi, người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ
biến của nơi đó, như cái chợ, cái cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa
của cái chợ cái cầu đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một
vùng rộng lớn hơn vị trí ban đầu. Chợ Phổ
biến nhất của các địa danh về chợ là Chợ Cũ, Chợ Mới, xuất hiện ở rất
nhiều nơi. Sài Gòn có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đã trở thành một
địa danh quen thuộc. Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh
An Giang. Kế bên Sài Gòn là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở Thủ
Đức. Địa danh về chợ còn được phân biệt như sau: –
Theo loại hàng được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ
Gạo ở Mỹ Tho, Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An,
Chợ Đũi ở Sài Gòn. – Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo , chợ Bà Rịa.
– Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (vì gần một cây cầu sắt) ở Gò Vấp, chợ Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn. Xóm Xóm
là một chữ để phân biệt một khu vực trong làng hay một địa phương lớn
hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí. Đơn thuần về vị trí, trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đình… Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ còn ở nông thôn mà không còn phổ biến ở thành thị. Những
địa danh còn sót lại về xóm ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn: Vùng phụ cận
chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. Gò Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm
Chiếu. Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những
nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2
mét, dùng để làm rào, làm lưới hay làm bủa để nuôi tằm). Thủ Thủ
là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến
thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông
dụng, như: Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An),
Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên
chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên
của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. Còn Thủ Dầu
Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi. Bến Bến
ban đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ
hoặc đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng. Sau này nghĩa rộng
ra cho cả xe đò,xe hàng, xe lam… Cũng
như chợ, bến thường được phân biệt và đặt tên theo các loại hàng được
cất lên nhiều nhất. Một số tên bến đặt theo cách này đã trở thành tên
riêng của một số địa phương, như: Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở Bình Dương.
Bến Đá ở Thủ Đức, Bến Gỗ ở Biên Hòa. Ngoài
ra bến cũng còn có thể được đặt tên theo một đặc điểm nào ở đó, như một
loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên của một địa
phương, như: Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lý là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ).
4 – Một số trường hợp khác Có
một số địa danh được hình thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như
ngã năm, ngã bảy, cầu, rạch… thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên
riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó. Ở Sài Gòn có rất nhiều
địa danh được hình thành theo cách này: Ngã Tư Bảy Hiền, Ngã Năm Chuồng
Chó, Ngã Ba Ông Tạ… Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đã trở thành tên của một
quận. Trường hợp hình thành của địa danh Nhà Bè khá đặc biệt, đó là vị
trí ngã ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và Bến Nghé trước
khi nhập lại thành sông Lòng Tảo. Lúc ròng, nước của hai con sông đổ ra
rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi con nước lớn để
nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc Đồng Nai. “Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.” Tương
truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản “Thủ” ở vùng đó, tham
nhũng nổi tiếng. Có lần nằm mơ thấy cảnh mình chết bị xuống âm phủ phải
đền trả những tội lỗi khi còn sống. Sau đó ông từ chức và bắt đầu làm
phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là làm một
cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và củi lửa.
Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ
ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó.
5- Lời Kết Miền
Nam là đất mới đối với người Việt Nam, những địa danh chỉ mới được hình
thành trong vài thế kỷ trở lại đây nên những nhà nghiên cứu còn có thể
truy nguyên ra nguồn gốc và ghi chép lại để lưu truyền. Cho đến nay thì
rất nhiều địa danh chỉ còn lại cái tên mà ý nghĩa hoặc dấu vết nguyên
thủy đã biến mất theo thời gian. Thí dụ: Chợ Quán ở
đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, bây giờ chỉ biết có khu Chợ Quán, nhà thờ
Chợ Quán, nhà thương Chợ Quán… chứ còn nói là “cái chợ có cái quán” thì
đố ai mà tìm cho ra được. Hoặc Chợ Đũi (có
một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi vì người buôn bán hay bị nhân viên
công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng
tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đã biến mất nhưng địa danh thì vẫn còn. Ngoài
ra, đất Sài Gòn xưa sông rạch nhiều nên có nhiều cầu, sau này thành phố
được xây dựng một số sông rạch bị lấp đi, cầu biến mất, nhưng người dân
vẫn còn dùng tên cây cầu cũ ở nơi đó để gọi khu đó, như khu Cầu Muối.
Và cũng có một số địa danh do phát âm sai nên ý nghĩa ban đầu đã bị
biến đổi nhưng người ta đã quen với cái tên được phát âm sai đó nên khi
ghi chép lại, vẫn giữ cái tên đã được đa số chấp nhận, như Bến Lức, chợ Búng (Lứt
là tên đúng lúc ban đầu, vì nơi đó có nhiều cây lứt; còn chợ Búng
nguyên thủy chỉ bán mặt hàng bún, sau này bán đủ mặt hàng và cái tên
được viết khác đi).
Tái
bút: Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ
của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa
Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của
các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.
.
– Trần Văn Giang (Ghi Lại)
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 12/Aug/2021 lúc 9:10am
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Aug/2021 lúc 10:22am
CÁC MÓN ĐỒ DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN MIỀN NAM DƯỚI THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA
https://1.bp.blogspot.com/-_amK9pKr-NY/YRE8_jlZ8xI/AAAAAAAA_oA/7BIdwYGCgk4uLd96J6Iv2G2jnLQBGfaWQCLcBGAsYHQ/s1024/unnamed.jpg">
https://1.bp.blogspot.com/-wM9sl8PisBs/YRE-HSsB5BI/AAAAAAAA_oI/2utowB_8-WULyNiPWsDJsQKt3mc4hhrNQCLcBGAsYHQ/s1024/unnamed%2B%25281%2529.jpg">
https://1.bp.blogspot.com/-_OwlmWex1-k/YRE-RayqwYI/AAAAAAAA_oM/SGwj4WhcCLU1QFcNlQpSr0bzxNHhM2fxgCLcBGAsYHQ/s1024/unnamed%2B%25282%2529.jpg">
https://1.bp.blogspot.com/-8u_TiU8U780/YRE-aziT9rI/AAAAAAAA_oU/qLov5FzFjNEaKoObgg8AvE-Cj27gAQA4gCLcBGAsYHQ/s1024/unnamed%2B%25283%2529.jpg">
https://1.bp.blogspot.com/-zSaKqhk1I0I/YRE-ka2QG1I/AAAAAAAA_oc/VV-UI6HOJyYLj2QDWTxd0gYvRxgand2TgCLcBGAsYHQ/s1024/unnamed%2B%25284%2529.jpg">
https://1.bp.blogspot.com/-iGxTOJwuiV4/YRE-tIis9cI/AAAAAAAA_ok/wtC3d2Fx3Aw9W-kP6zJgQTFAL7Ygxh0tQCLcBGAsYHQ/s1024/unnamed%2B%25285%2529.jpg">
https://1.bp.blogspot.com/-8Z4uggUnPWc/YRE-6xwODsI/AAAAAAAA_ow/aY2P0Xkbv9kcEBu3ksqKH2UR82hU6YASQCLcBGAsYHQ/s1024/unnamed%2B%25286%2529.jpg">
https://1.bp.blogspot.com/-QzYV9RTAdyY/YRE-664eiQI/AAAAAAAA_os/VEMvtDERujAjjq7ZQ6Idp8oLsyeNWaiZgCLcBGAsYHQ/s1024/unnamed%2B%25287%2529.jpg">
https://1.bp.blogspot.com/-cLFWe-sqks8/YRE_MzIr_eI/AAAAAAAA_o8/xans7CJdSagxgsGZ525erC_BPdQZxOb_QCLcBGAsYHQ/s1024/unnamed%2B%25288%2529.jpg">
Sưu tầm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
|