Dạy Con Cách Từ Chối
Từ chối là một kỹ năng mà các bậc phụ huynh luôn luôn phải tập cho con trẻ. Ngoài vấn đề giáo dục nhân cách và đạo đức, thì kỹ năng “từ chối” còn giúp trẻ tự tin hơn.
Biết từ chối những yêu cầu của người lạ - một yếu tố đảm bảo sự an toàn cho trẻ khi không có cha mẹ hay người lớn bên cạnh.
Những Tình Huống Nên Từ Chối
Các phụ huynh cần giải thích cho trẻ hiểu trong các tình huống sau trẻ nên từ chối:
· Món quà quá đắt tiền hoặc không phù hợp với trẻ.
· Lời đề nghị không phù hợp với những nguyên tắc trong gia đình mà các bậc cha mẹ thường dạy con (đi về quá trễ, đi xa dài ngày không có người lớn theo cùng, giao lưu với bạn có hành vi không tốt như hút thuốc …)
· Một món quà hay lời đề nghị từ người lạ, không rõ nguồn gốc, người gửi. Đã có nhiều trường hợp trẻ bị bắt cóc khi chấp nhận lời mời của người lạ quá dễ dàng.
· Khi nhận được “tín hiệu” không cho phép từ cha mẹ.
4 Nguyên Tắc Khi Từ Chối
Các bậc cha mẹ cần tập cho trẻ những nguyên tắc khi từ chối.
1. Phải cảm ơn trước khi từ chối. Điều này có thể làm giảm đi cảm xúc tiêu cực ở người bị từ chối rất nhiều, và điều quan trọng là dạy trẻ biết ghi nhận lòng tốt của người đề nghị.
2. Phải từ chối một cách lễ phép. Từ chối mà không nhận xét gì về món quà đó cả.
3. Nên đưa ra lý do để từ chối một cách trung thực. Với trẻ, câu đơn giản nhất là: “Cháu chưa được phép của bố mẹ.” Nhưng phải để chúng nói một cách tự giác, chứ không phải do bạn bắt buộc.
4. Trẻ con rất dễ bị dụ nên vấn đề quan trọng là chúng không được đổi ý khi người đề nghị năn nỉ thêm vài câu hoặc món quà quá hấp dẫn. Hãy cảnh báo chúng về những nguy hiểm có thể xảy ra, vì trong thực tế chẳng ai xa lạ có thể cho chúng một món quà quý giá mà không đòi hỏi gì ở chúng cả.
http://giohocduong.com/index.php?option=com_content&task=view&id=376&Itemid=51 -
http://giohocduong.com/index.php?option ... &Itemid=51