Có Không
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Thơ Văn
Forum Discription: Những bài văn bài thơ hay
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=6922
Ngày in: 14/Nov/2024 lúc 5:06pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Có Không
Người gởi: cao the
Chủ đề: Có Không
Ngày gởi: 15/Jul/2011 lúc 8:31pm
CÓ KHÔNG
Có không cánh cửa đi về
Khi đi góp nhặt, khi về về
không
Chen chân vào đám bụi Hồng
Mấy ai cam phận tay không bao
giờ ?
Đời là rượu, Đạo là thơ
Túi thơ bầu rượu buâng quơ
cõi tình
Say thơ, xĩn rượu lăn kềnh
Giữa dòng thế sự, mặc tình có
không !
Cao Thệ
|
Trả lời:
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 16/Jul/2011 lúc 8:18am
TIỂN EM
( Vợ tôi bệnh Ung Thư Phổi
giai đoạn cuối, Bác Sĩ ở Bệnh Viện Phạm
Ngọc Thạch VN cho biết không sống quá 3 tháng kể từ hôm nay ngày 30-12-2010,
viết cho vợ xem )
Em theo Nghiệp dẫn đi về
phương ấy
Mỗi bước chân là mỗi cảnh
khác rồi
Khác thời gian, cũng khác cả
cảnh trời
Dẫu gặp gở, nhìn nhau nhìn
chẳng biết
Chợ Phù Hoa nhặt chút tình
tha thiết
Chút hương đời theo gió
thoảng bay đi
Cõi em về nghĩ suy hoài chẳng
biết
Trong Sát Na chứa vạn khóc,
nghìn cười
Anh biết chắc em qua bờ bến
lạ
Lòng hân hoan như trẻ lạc về
nhà
Ca Lăng hót, vui nẽo đường
Lan Nhã
Nắm tay người, tung tăng
viếng nhà Cha
Phương Ngoại Phương, chút cặn
đời sót lại
Bóng hình anh, con trai nhỏ
dại khờ
Giọt nước mắt tẳm mềm dây
luyến ái
Giữa chợ đời, gỡ mãi gút
duyên tơ !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 17/Jul/2011 lúc 7:33pm
CÓ
KHÔNG
Bình
minh chim hót trong vườn
Tiếng
reo ngày tháng, vô thường thế thôi
Đan
xen từng lớp cuộc đời
Âm
vang tiếng khóc, tiếng cười phù du
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 18/Jul/2011 lúc 6:36pm
ĐA
ĐOAN
Thân
xác mơ hồ như hạt sương
Đa
đoan Địa Ngục với Thiên Đường
Chờ
tiếng chim reo, tia nắng dậy
Hồn
này, mây khói loãng mười phương
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 19/Jul/2011 lúc 9:45am
CÓ
KHÔNG
Trên
chiếc lá Sơ Ri
Hạt
sương nằm lặng lẽ
Trăng
như ngọc Lưu Ly
Giữa
lòng sương rạng rỡ
Lá
xanh tròn nhỏ bé
Chở
vầng trăng mênh mong
Hình
như không thật có
Trong
sương một bóng Hằng ?!
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 20/Jul/2011 lúc 2:48pm
GIẢ
VỜ
Giả
vờ, giả bộ thế thôi !
Giả
ham danh lợi, vớt chơi muộn phiền
Chợt
nhìn lại quãng đời điên
Thương
sao chiếc bách, ngã nghiêng giữa dòng
Cuộc
đời đi có về không
Cuộc
người cát bụi, hằng mong xương tàn
Tìm
chi lửa, thử đá vàng
Thật
nằm trong giả, ngỡ ngàng đời nhau
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 23/Jul/2011 lúc 12:52pm
PHÙ
VÂN
Đi
ngang dọc, già về nằm cuối bãi
Thở
phập phù chờ Nghiệp đẩy mình trôi
Cõi
Phù Du như vầng trăng biển nước
Vớt
chi trăng? Bèo bọt đọng chân người !
Chiều
trống Thu Không dục đời hối hả
Ánh
Tà Dương thoi thóp khóc vô biên
Ta
đã từng mang trái tim sỏi đá
Cuối
đường đi, đong đếm những nỗi niềm
Đã
một thời theo mây ngàn gió nội
Bay
vẩn vơ hái trộm những vì sao
Một
đời người, ta một đời nông nổi
Chiêm
bao này lạc mất giữa chiêm bao !
Như
người mù, tay cầm cây đuốc sáng
Đi
vẩn vơ chọc ghẹo, gọi người về
Mãnh
đất Tâm, Sắc Trần qua dậy sóng
Tưởng
cuộc đời đơn giản, hoá nhiêu khê !!!
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 27/Jul/2011 lúc 6:13pm
TÂM
Ý
Trong
Tâm chứa Ý
Trong
Ý chứa Tâm
Rốt
ráo truy tầm
Không
Tâm không ý
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 01/Aug/2011 lúc 5:38am
NÚI
CHÂU PHA
Núi
Châu Pha, nằm ở Xã Châu Pha, huyện Tân Thành , tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,
có
bài hát Nàng tên Châu Pha, người con gái bông hoa núi rừng….
Mù
sương, mây trắng che sườn núi
Lơ
lững trời xanh, ngọn núi xanh
Nẻo
khuất trong mây, chìm giữa lá
Nắng
vàng, mây trắng, núi cây xanh !
Cao
Thệ
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 01/Aug/2011 lúc 12:54pm
.
Gần đây diễn đàn được sự cộng tác vô cùng quý giá của thành viên Cao The. Anh viết về Xóm Cầu Huyện ghi lai nhiều mẫu chuyện thật là hay. Nhờ vậy mà tôi được biết rất nhiều chi tiết mà tôi chưa bao giờ biết ( cám ơn nhiều lắm). Nhất là những chi tiết về phía bên kia Cầu Huyện vì hồi nhỏ, mỗi ngày đi học tôi đi từ Cầu Huyện đến trường Quan và phía chợ chứ ít khi đi về phía bên kia cầu Huyện, ngoại trừ mấy lần đi chùa, đi tảo mộ ở Gò tre, Tân Tây, Kiễng Phước, v.v. hay đến mộ Phủ Hải để dạo mát hay chơi vũ cầu ( thí dụ như trong hình mộ Phủ Hải trong quyển "Gò Công vọng tiếng đất lành" của anh Phan Thanh Sắc viết ).
Anh Cao The lại có nhiều bài thơ hay. Chỉ tiếc là có vài bài không viết cùng font nên rất khó đọc nên không hiểu được hết, rất uổng! Mong anh Cao thệ chịu khó chép mấy bài nầy qua font phù hợp với diễn đàn. Các bài nầy không dài lắm. Tôi rất thông cảm sự khó khăn khi "đánh máy trên Diễn đàn" vì hồi tôi mới gia nhập diễn đàn tôi cũng "khổ sở" lắm ( bây giờ cũng còn! ) măc dầu tôi đã dùng computer trên 50 năm rồi (hi hi).
Chúc sức khỏe anh Cao the để tiếp tục cống hiến cho các đọc gia Diễn đàn Gò Công thêm nhiều bài vở quý giá nữa.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 01/Aug/2011 lúc 6:51pm
Chú Lộ Công Mười Lăm kính mến
!
Cháu chân thành cám ơn những
góp ý quý báu của chú.
Thật là khó khăn hết sức khi
đánh máy trên diển đàn.
cháu đã sửa lại các font chử những bài thơ trong trang CÓ KHÔNG
Rất mong được Chú và các thành viên góp ý bổ khuyết những thiếu sót của
cháu
Kính
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 03/Aug/2011 lúc 6:34am
SUỐI GIAO KÈO
Giao Kèo lộng bóng núi Châu
Pha
Suối đêm trăng chở bóng trăng
già
Réo rắt theo sông về biển cả
Trăng vàng nước bạc, ánh Phù
Hoa !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 05/Aug/2011 lúc 1:42pm
HẠT LỆ NỤ CƯỜI
Phải chăng khóc chẳng nên lời
Cho nên cười một tiếng cười
làm duyên
Em từ giọt nước vô biên
Rơi qua biển mắt cho điên đảo
người
CaoThệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 09/Aug/2011 lúc 6:47am
CÓ KHÔNG
Ta từ viên sỏi nghe kinh
Trãi vô lượng kiếp hoá thân
làm người
Tâm kinh huân tập cả đời
Có chi ? chỉ một tiếng cười vỡ không
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 11/Aug/2011 lúc 3:14pm
ĐI CHÙA
Sáng qua theo Mẹ đi Chùa
Cheo leo vách đá, rừng thưa
nắng tràn
Thoảng trong gió sớm, hương
Lan
Líu lo chim hót trên ngàn gọi
nhau !
Dãy mây như tấm lụa đào
Long lanh bóng nắng, ánh bầu
trời xanh
Lơ thơ ngọn gió trong lành
Cỏ non sương đẳm, cây cành
trổ hoa
Bước chân miệng niệm Di Đà
Mồ hôi gối mõi, Chùa xa hoá
gần
Mong lung bóng nắng vàng sân
Đường hoa đá lót, xanh ngần
sắc rêu
Chùa xưa nếp cũ cô liêu
Xác xơ mái đỗ, buồn hiu phận
người
Dáng Thầy cung cách thảnh
thơi
Tinh anh ánh mắt, dõi đời an
nhiên
Long lanh nở đoá Hoa Thiền
Nụ cười Tứ Đại xô nghiêng ngã
đời
Nhủ khuyên sống trọn phận
người
Thấp đèn Trí Tuệ ngẫm lời cao
thâm
Sá chi danh lợi thăng trầm
Chỉ mong giữ được Chánh Tâm ở
đời
Chuông Chùa từng tiếng buông
lơi
Nhặt khoan nhịp mõ giục người
tĩnh tâm
Bước chân in dầu tội lầm
Vết sương ảo hoá, nẩy mầm Sân
Si
Rộn ràng Bến Giác, Bờ Mê
Khi đi góp nhặt, ra về về không
Chen chân vào đàm bụi Hồng
Mấy ai thoát khỏi, lòng không
vướng gì
Chấp tay miệng niệm A Di
Người vô am vắng, kẻ đi vào
đời
Chuông Chùa từng tiếng buông
lơi
Loãng tan nhập giữa dòng đời
như nhiên !
Lorton Virginia, Mùa Vu Lan
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 15/Aug/2011 lúc 8:40pm
Hạt nước ra đi mang trời Uyển
Lãng
Quãng đường qua chất ngất vết
đau thầm
Rượt đuổi theo mây mù, không
phút nghỉ
Nhặt được gì ? mãi miết tháng
năm
Bỏ quên tuổi thơ bên ghềnh đá
nhớ
Những bờ cây, bãi cát trắng
mong chờ
Quên tiếng chim gọi rừng đêm
thanh nhã
Cánh đồng xanh, đàn cò trắng
lặng lờ
Sông cứ chảy, uốn quanh co về
trước
Bỏ ven bờ, ven bãi tuổi thơ
ngây
Môi mặn chát, đục ngầu thân
hạt nước
Biển trần ai ! nổi khổ hẹn
từng ngày
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 17/Aug/2011 lúc 8:53pm
LỐI CŨ
Gậy mang Thiền khách lên đầu
non
Lối cũ người qua dấu cũ còn
Đâu bóng người xưa ngoài nắng
gió
Rừng hoa chen lá rợp đầu non
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 19/Aug/2011 lúc 11:11pm
Ý HƯƠNG
Cho con trổ đoá hoa lòng
Nghìn phương áo trắng, bềnh
bồng gió lay
Lời khuyên thơm ngát tình người
Xin trao gởi gió dâng đời ý
hương
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 20/Aug/2011 lúc 11:54pm
THÂN TÂM
Em gơm Tứ Đại làm thân
Còn ta Si Ái, Tham Sân làm
hồn
Nhân nào quả nấy, tùy duyên
Theo chi đến cõi ưu phiền còn
theo !
Thân em rồi cũng bọt bèo
Còn ta nghìn kiếp trôi theo
sắc trần
Đời không như mây lang thang
Sao ta cứ mãi tình tang giữa
đời ?
Đường về nẽo lạc, mù khơi
Tham Sân Si suốt một đời, khổ
đau !
Chợt nghe ngày tháng hư hao
Nghe từng vi thức chảy trào
vỡ tan
Nghe chim vui hót trên ngàn
Nghe trăm nghìn lá tịch tang
với chiều
Nghe trong gió gọi tình yêu
Âu thôi ta cũng xin liều,
chào em !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 22/Aug/2011 lúc 9:20pm
NÓI XÀM
Hồng trần là chốn tiêu dao
Phù vân chín cõi dấu vào túi
thơ
Cõi trời Cực Lạc, mộng mơ
Sao bằng chén rượu, câu thơ
cõi người ?
Đã không hoà nhập với đời
Nên không hoà điệu cuộc chơi
cõi Bồng
Cảnh trời có cũng bằng không
Câu thơ, chén rượu chập chùng
khói mây
Đời người sao chợt bỏ đi
Phi Phi Tưởng Thức, có khi
cũng thường !
Tìm phi thường giữa vô thường
Cho nên chỉ gặp cái thường
thường thôi !
Ban sơ còn sót nụ cười
Cười lên cho vỡ tiếng cười
thành không !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 24/Aug/2011 lúc 11:19pm
CỎ DẠI
Thân như sợi khói phiêu bồng
Theo muôn phương gió đắm vòng
trần ai
Nữa đường nhân ảnh qua đây
Xin làm cọng cỏ Chùa Thầy
nghe kinh !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 27/Aug/2011 lúc 4:42pm
THAM
Giam
mãi đời ta giữa chốn này
Dòng
sông nước chảy trời mây bay
Chơ
vơ một mãnh trăng đầy khuyết
Lòng
cứ như không với tháng ngày !
Con
nước ra đi lại chảy về
Mây
trời mãi mãi vẫn bay đi
Guồng
tơ ai buột vào năm tháng
Giữa
cuộc phù sinh nẽo chẳng về !
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 31/Aug/2011 lúc 2:06pm
Vô
thường
Đong đưa chót lá giọt sương trong
Sợi nắng vô ưu ánh sắc hồng . . .
Chiếc lá vàng ươm, sương thoát mất
Đông tàn gió lạnh thổi cành không !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 02/Sep/2011 lúc 7:07pm
TA VÀ EM
Có phải sương từ mây
Long lanh trên lá cỏ
Cả đời mây cứ bay
Một đời sương đọng đó
Ta nghe từng hạt sương
E từng tia nắng nhỏ
Loài hoa lá vấn vương
Tình như không lại có
Tia nắng hồng ban mai
Niềm tin yêu rực rỡ
Sương tan vào cỏ cây
Mây hoà trong nắng gió
Ta tìm ta tháng ngày
Giữa trời mây vẫn bay
Sương tan trên ngàn cỏ
Hoa cười trong gió lay
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 09/Sep/2011 lúc 5:58pm
CỎ DẠI
Hoá thân làm cỏ dại
Mọc lẽ loi ven đường
Ôm niềm đau, vui mãi
Khóc cười cùng gió sương !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 13/Sep/2011 lúc 8:32pm
THỞ
Thân là Căn, Trần vốn là huyễn mộng
Sáu cảnh trần dậy sóng, ở ngoài ta ?
Tâm Hạo Nhiên xin hảy dừng biến động
Thở nhẹ nhàng, ngày tháng sẽ thăng hoa
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 15/Sep/2011 lúc 9:32pm
VÔ THƯỜNG
Hoa sóng vỡ tan thành nước
Thân này rồi sẽ về đâu ?
Biển trần ai vào không ướt
Lợi danh, bổng lộc muôn màu
Xác thân nằm trong đất cát
Côn trùng đục khoét, rã mau
Một thuở nhìn đời nheo mắt
Vô thường từng khắc tiêu hao
Nghe tiếng gọi bầy trống mái
Ngày về đành phải mất nhau
Mệt nhoài tấm thân trung ấm
Nghiệp Duyên quá đổi ngọt
ngào
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 17/Sep/2011 lúc 8:40pm
HOA LÒNG
Bình minh thả nắng vàng bay
Tiếng chim ríu rít, gọi ngày
mới sang
Nhấp nhô bên khóm hoa vàng
Lặng lờ, lũ bướm rộn ràng tới
lui
Đường xa mõi gối ngậm ngùi
Gánh thân, gánh cả niềm vui
nỗi buồn
Sao không như suối trên nguồn
Gôm bao nhiêu nước, xả tuôn
tặng đời
Sao ta không gánh thảnh thơi
Bỏ buông ra hết sự người, về
không
Phật là Hoa, đoá hoa lòng
Ngạt ngào hương sắc, hiến
dâng tặng đời
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 19/Sep/2011 lúc 5:32am
VỀ
Mở cửa vườn, ta ngủ
Người về tự thuở nào
Tiếng sõi cười tan vỡ
Chiêm bao còn chiêm bao !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 26/Sep/2011 lúc 10:54pm
Hoạ
vần Bài Thơ PHÙ VÂN
Ta vẫn đợi trăng
tàn về cuối bải
Sóng nhấp nhô hò hẹn vỗ thuyền trôi
Một đời lênh đênh, một đời tìm mãi
Nào ai hay bụi cát vướng chân người
Ta vẫn đợi cơn mưa
rừng hối hả
Suối xôn xao đuỗi nước chảy xa miền
Loài gỗ đá bon chen về biển cả
Đánh mất mình giữa bọt sóng vô biên
Ta vẫn chờ gió chở
hương đồng nội
Hào sãng tặng nhau chút vị ngọt ngào
Đóa hoa lòng theo gió người chìm nổi
Gởi dâng đời những hương vị chiêm bao
Trăng vẫn sáng như
nghìn xưa trăng sáng
Đêm đầy sao, tối mịch nẽo đi về
Ta chờ nghe Vạc gọi bầy thanh vắng
Vẳng bên thềm sương khóc gió lê thê !!!
Cao Thệ
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 27/Sep/2011 lúc 10:58pm
Cao Thệ.
HỌA VẦN BÀI THƠ XUÔI DÒNG
***
Một chút nhớ trong niềm quên rất lạ Làm nhói đau vùng ký ức hoe vàng Như nỗi đau, có bao giờ mặc cả Trôi âm thầm theo dòng chảy miên man !!!
Cúi xuống nghe hạnh phúc về thơm ngát Hương lung linh, không thật có, bàng hoàng ! Chút vấn vương, cơm áo đời ngỡ mất Đóa hoa tàn kết vội trái mong manh !
Chiều soi bóng, sợi tóc vàng héo hắt Đêm vừa lên, bừng cháy ngọn lửa tàn Cát bụi nào, về khoảng không vô tận ?! Một đời người, một đời nhớ buâng khuâng !
Bao nhiêu tuổi cũng vẫn là thơ dại Đời trăm năm sót chút vị nồng nàn ! Mỗi ngày qua, mỗi ngày sầu lay lắt Nụ ai cười rung khói vỡ, sương tan ?!
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 28/Sep/2011 lúc 11:02am
Thầy Hoàng Ngọc Hùng kính mến
!
Tôi vào Yahoo 360 plus đã đến
viếng Blog của Thầy nhiều lần, trang trí thanh nhã, bài viết chọn lọc, dẫn tôi qua
hết mục nầy đến mục khác
Được biết Thầy yêu Gò Công với
tấm chân tình, lòng tôi rất ngưỡng mộ, hôm nay được Thầy ghé thăm, chậm tiếp
rước thật là thất lễ.
Chân thành cám ơn Thầy, đã
trang trí những bài tôi viết rất đẹp, nhưng con chim quý phải ở lòng son, sợ
tiếng hót không hay gây thất vọng làm mất công Thầy !.
Rất hân hạnh được viết đôi
lời với Thầy.
Cao Thệ
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 28/Sep/2011 lúc 11:32am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ cao the
Thầy Hoàng Ngọc Hùng kính mến !
Tôi vào Yahoo 360 plus đã đến viếng Blog của Thầy nhiều lần, trang trí thanh nhã, bài viết chọn lọc, dẫn tôi qua hết mục nầy đến mục khác
Được biết Thầy yêu Gò Công với tấm chân tình, lòng tôi rất ngưỡng mộ, hôm nay được Thầy ghé thăm, chậm tiếp rước thật là thất lễ.
Chân thành cám ơn Thầy, đã trang trí những bài tôi viết rất đẹp, nhưng con chim quý phải ở lòng son, sợ tiếng hót không hay gây thất vọng làm mất công Thầy !.
Rất hân hạnh được viết đôi lời với Thầy.
Cao Thệ
|
.
Cảm ơn anh. Rất cảm ơn!
Những bài của anh làm HNH càng thêm quý Gò Công.
Mong anh luôn mạnh giỏi để sáng tác.
.
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 30/Sep/2011 lúc 8:48pm
Hoạ vần bài “ Cùng Nhau “ của Minh Hua
Không vào được cõi
tiêu dao
Loanh quanh bè bạn, rượu bầu túi thơ
Cõi trời dẹp! chẳng thèm mơ
Làm con nhền nhện, giăng tơ ghẹo người
Thỏng tay vào thẳng
chợ đời
Phù hoa cõi tạm, ngở chơi non Bồng
Cõi trần đi có về không
Phù sinh ngõ ấy, chập chùng khói mây
Con đường dài, oải
chân đi
Gánh vàng, gánh bạc, gánh chi vô thường?
Tử sanh, bệnh lão việc thường!
Tâm an, hòa điệu đời thường, thế thôi!
Nghe như đồng vọng
tiếng cười
Loãng tan vào những mãnh đời như không !
Caothệ
|
Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 07/Oct/2011 lúc 9:07pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ cao the
TIỂN EM
( Vợ tôi bệnh Ung Thư Phổi giai đoạn cuối, Bác Sĩ ở Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch VN cho biết không sống quá 3 tháng kể từ hôm nay ngày 30-12-2010, viết cho vợ xem )
Em theo Nghiệp dẫn đi về phương ấy
Mỗi bước chân là mỗi cảnh khác rồi
Khác thời gian, cũng khác cả cảnh trời
Dẫu gặp gở, nhìn nhau nhìn chẳng biết
Chợ Phù Hoa nhặt chút tình tha thiết
Chút hương đời theo gió thoảng bay đi
Cõi em về nghĩ suy hoài chẳng biết
Trong Sát Na chứa vạn khóc, nghìn cười
Anh biết chắc em qua bờ bến lạ
Lòng hân hoan như trẻ lạc về nhà
Ca Lăng hót, vui nẽo đường Lan Nhã
Nắm tay người, tung tăng viếng nhà Cha
Phương Ngoại Phương, chút cặn đời sót lại
Bóng hình anh, con trai nhỏ dại khờ
Giọt nước mắt tẳm mềm dây luyến ái
Giữa chợ đời, gỡ mãi gút duyên tơ !
Cao Thệ |
Anh Cao Thệ ơi,
Ngày anh làm bài thơ này tới bây giờ đã 9 tháng rồi.
Vậy xin hỏi bệnh tình của chị như thế nào?
Hy vọng là chị vẫn khỏe chứ không như lời bác sĩ nói.
Phải không anh?
------------- PhanThuy-CA
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 07/Oct/2011 lúc 11:17pm
Phan Thuỷ Kính mến !
Gia đình chúng tôi bất ngờ và
vô cùng xúc động, xin chân thành cám ơn Phan Thuy đã quan tâm thăm hỏi.
Nhà tôi bệnh ung thư phổi từ
cuối năm 2007 đến nay vào giai đoạn cuối đã di căn lên não.
May mắn được Trung Tâm Ung Bướu
Hoa Kỳ chửa trị, hiện giờ đã qua cơn nguy hiểm, sức khoẻ rất tốt.
Một lần nữa xin cám ơn lời
thăm hỏi chân tình của bạn.
Cao Thệ
|
Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 08/Oct/2011 lúc 10:34pm
Thật là một tin vui hết sức.
PT xin góp niềm vui với gia đình và cũng thêm lời cầu nguyện cho chị thật sự mạnh khỏe.
Vì bận việc nên một thời gian PT không vào forum thường
nhưng biết Cao Thệ luôn viết những truyện về quê Gò Công rất hay mà chưa có dịp khen.
Ngày hôm qua nhân đọc mấy bài thơ ở trang này
PT rất xúc động nên có lời thăm hỏi một người có lòng với Gò Công.
Thân mến được làm quen với anh.
------------- PhanThuy-CA
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 08/Oct/2011 lúc 11:34pm
Chị Phan Thuy kính !
Rất hân hạnh được làm quen với chị, người tâm từ ái bao la
Chúng tôi xin cám ơn lời thăm
hỏi chân tình của chị.
Cao Thệ
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 10/Oct/2011 lúc 5:18am
Giọt nước mắt tẩm mềm dây luyến ái
Giữa chợ đời, gỡ mãi gút duyên tơ !
Cao Thệ
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 10/Oct/2011 lúc 5:26am
Chúc Cao phu nhơn ngày càng khỏe mạnh.
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 10/Oct/2011 lúc 6:25am
Thầy Hoàng Ngọc Hùng kính mến !
Nhà tôi xem những bài Thấy
post lên, Phong cách thật dể thương và xin gởi lời Chân thành cám ơn Thầy.
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 23/Oct/2011 lúc 5:52am
Anh từ quê nhà đến
Ắt rõ chuyện quê nhà
Ngày đi Xuân vừa đến
Mai Vàng, hoa nở chưa ?
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 29/Oct/2011 lúc 6:49pm
THÔI
Cuộc đời nào phải rong chơi
Vào vườn nhặt quả, gieo thời …
xa xưa
Sáu Căn, Sáu cảnh Trần ưa
Tâm Tham, luyến Ái, dây dưa
mệt nhoài ?!
Lỡ duyên, lỡ hẹn nhau hoài !
Đường Vô Minh, Nghiệp chẳng
sai bao giờ
Ta về nhặt hết mộng mơ
Đem ra thã dọc hai bờ nhân
sinh
Trở về Tự tánh Y Nguyên
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 11/Nov/2011 lúc 10:25pm
CÓ KHÔNG
Em cỏng trên vai món nợ nào
Theo dòng năm tháng, lạc về
đâu ?
Sợi dây Tham Ái dài thêm nữa
Cột trói thân mình mãi thế
sao ? !!!
Ngồi xuống bên triền dóc cuộc
đời
Ẩn mình trong bóng mát khơi
vơi
Bình an theo dõi từng hơi thở
Sẽ thấy tâm mình vốn thảnh
thơi
Như vậy tâm ta với Phật đồng
Êm đềm đánh giấc giữa trời
trong
Hoá ra ta có từ vô thuỷ
Sắc tự muôn đời chẳng khác
không !
Lorton ngày 11-11-11
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 14/Nov/2011 lúc 2:41pm
KHÔNG ĐỀ
Một chút nhớ, trong miền quên
rất lạ
Làm nhói đau vùng ký ức hoe
vàng
Cơm áo đời ta đuỗi theo vội
vã
Đêm mệt nhoài, nổi nhớ vỗ man
man
Rác cuộc đời, sóng vo tròn
trên bãi
Đám còng con đưa càng khẩy
nhịp nhàng
Sự nghiệp, công danh, một
thời lừng lẫy
Cát bụi đi về chẳng một âm
vang !
Sống chết tranh nhau bên tai
ầm ỉ
Tham đắm hương đời, mãi miết
không nghe
Cầu Nại Hà, nhà lửa thiêu
không nghỉ
Tiền bạc lợi danh chệch nẽo
đi về
Thân nằm xuống nghe dương reo
sóng vổ
Thịt xương này, cát đất trả
trần gian
Em đã đến một lần rồi muôn
thuở
Dong ruổi hoài theo tham ái
lang thang !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 15/Nov/2011 lúc 11:08pm
THAM ÁI
Ngọc soi ánh trăng, đọng nước
Nắng trời gặp kính, lửa đâu ?
Biển trần ngóp ngoi, sũng ướt
Tham Sân, luôn đổi sắc màu !
Lợi danh, ngựa xe, lầu cát
Loè người, chóp loé, tắt mau
Mê phù hoa, mờ đôi mắt
Thân này như dĩa dầu hao !
Tàng Thức ngày đi rổng trống
Giờ đầy nghiệp, vẫn tranh
nhau
Cảm Thọ dối gian Tưởng Ấm
Hành Sanh quả đắng, ngọt ngào
!?
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 17/Nov/2011 lúc 9:28pm
THẤY
Đâm mù mắt theo Thầy
Đường chong gai khuất mặt
Thân ngập sâu vũng lầy
Tiếng em cười. Ruột thắt !
Hạnh Phúc nếu là đây
Khổ đau cũng từ ấy
Đâm mù mắt theo Thầy
Xin Phật cho nhìn thấy ?!!!
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 19/Nov/2011 lúc 8:56pm
CUỐI THU
Se sắt lòng ta ngọn gió Đông
Mong lung cánh Bướm , khóm
hoa Hồng
Gió Đông, cánh Bướm, Hoa là
mộng
Ta biết , ta về nẽo ấy không
Lorton, ngày cuối Thu
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 20/Nov/2011 lúc 10:24pm
TÌM TÔI
Như nhiên giữa cõi vô thường
Tờ kinh bối diệp, chia đường
Thái Hư
Vang vang khúc hát Đại Từ
Tiềng kêu đồng vọng mịt mù
nẽo không
Chạy tìm : Nam Bắc Tây Đông
Mới hay giữa cõi mênh mong
chẳng mình !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 25/Nov/2011 lúc 7:49am
THÂN TÂM
Thân thanh tịnh là Chùa
Tâm an vui là Phật
Sắc Trần sanh vạn Pháp
Hành tinh tấn là Tăng
Cầu Phật ở ngoài Ta
Bản tánh người ấy Tà !
Không thể thấy Như Lai
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 30/Nov/2011 lúc 6:28pm
TỰ QUY Y
Con quy y về Phật
Về tự tánh làm lành
Nguyện khắp cả chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
Con quy y về Pháp
Thuyền tuệ độ người trời
Chóng vượt khỏi bờ mê
An lành qua bến giác
Con quy y về Tăng
Tinh tấn học đạo thánh
Nương tay chỉ vầng trăng
Sáng tròn gương tự tánh
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 01/Dec/2011 lúc 8:52pm
ẢO HOÁ
Phật từ trong cõi mộng mơ
Hoá thân thành Phật cho ngơ ngẩn người
Cười vang lên một tiếng cười
Cho tan dáng Phật, cho đời như nhiên
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 02/Dec/2011 lúc 9:35am
TỰ TÁNH
Bản chất thời gian, tự chảy
trôi
Giống như, tánh gió chẳng
ngừng bay
Thân tâm thay đổi … liền thay
đổi
Vừa trẻ thơ nay tóc bạc rồi !
Trôi chảy không dừng, chẳng
đến đâu !
Hương theo, bụi gửi. Tự quây
mù
Tâm ta là gió, thời gian ấy.
Theo bụi hương bay. Tự bấy
giờ !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 03/Dec/2011 lúc 10:43am
Có
lẽ mấy bài thơ tầm xàm của Cao Thệ trong mục có không, mấy lúc gần đây chúng tôi nhận được hơi nhiều thư bạn bè
gởi cho cùng một nội dung “ Truyện ngắn
để suy ngẫm: Phật ở đâu ? “
Kính
xin tâm sự đôi dòng gởi đến quý bạn bè thân hữu, nếu thấy sai lầm, với Tâm Từ
xin được tha thứ và bỏ qua.
Cao
Thệ
Bạn
mến !
Người
vốn là một tập hợp giữa thân xác và tinh thần, nhà Phật gọi là Thân và Tâm.
Chúng
ta vốn không công bằng với chính mình
Suốt
một đời chỉ lo bồi đấp, dung dưỡng, trau chuốt thân xác.
Thân
xác chỉ là vật dụng là phương tiện của Tâm mà thôi!
Nhưng
ai cũng nghĩ nó là mình.
Tâm
làm việc suốt ngày, lau nhọc không một phút nghỉ ngơi mà chẳng được ngó ngàng
quan tâm đến, tâm học hỏi góp nhặt những kiến thức chẳng qua để phục vụ thân
xác. Cái không phải là mình, rồi đây sự hôi thúi của nó khi đem dấu xuống đất mình
cũng làm rình rang.
Song
song với thân xác, những cái ta gọi là kiến thức, kinh nghiệm, buồn vui giận
ghét, ham muốn, mơ mộng ta tìm nhặt gom về, cùng những virus độc hại âm thầm
thâm nhập vào, chất cho đầy Tâm mà không bao giờ biết bỏ bớt những thứ không
cần thiết ấy, thời gian bụi bám nhện giăng không bao giờ biết lau rữa, xấp xếp
ngăn nấp, thứ tự.
Đức
Phật không dạy cho ta những phép thuật mầu nhiệm đi mây về gió, không khuyên dạy van xin nguyện cầu và cũng chẳng ban cho ta thoả mãn lời xin
nguyện nào.
Phật
chỉ bảo nhà con đang ở, rất dơ bẩn hôi hám, hảy vệ sinh sạch sẽ đi, ( xúc gọi
thân tâm ) cho vật dụng trở lại màu sắc ban đầu ( thấy Tánh) Nhà sạch thì mát, Bát
sạch thì ngon ( thành Phật )
Ích
lợi gì đâu lo tắm rửa thân xác, tẩm hương hoa cho thơm, rồi về ăn ở ngủ, trong
một căn phòng như đống rác mấy chục năm chẳng chịu vệ sinh lần nào.
Phật
không phải là một vị bụng chứa đầy phép tắc, ban phát những ân điển chửa lành
bệnh người này kẻ khác như ngưòi ta nghĩ.
Chử
Phật gồm chử Nhân và chữ Phất ( cây chổi ) ghép lại mà thành.
Phật
có Nghĩa là người biết quét mạng nhện rác rưới bụi bặm, lau chùi sạch sẻ những
báu vật có trong nhà mình. Đơn
giản chỉ vậy thôi !
Để
khi mệt nhọc ta về nhà nằm nghỉ cho khoẻ. Vàng bạc chất đầy nhà, mà chủ nhà không
biết lau chùi xắp xếp nó vẫn là rác
Những
điều ta thấy lễ bái, tụng kinh gỏ mõ, nhang đèn, hoa trái là tại chúng ta lười
mà muốn có được căn nhà sạch sẻ, nên hối lộ nhờ giúp dùm !
Chẳng
ích gì miệng lập đi lập lại (tụng niệm) phải lau dọn vật dụng trong nhà, phải
quét gián nhện, phải chùi nhà.
Lau
nhà phải dùng vãi, quét gián nhện dùng máy hút bụi, sách vở dùng khăn, lau xong
phải xấp xếp ngăn nắp có mỹ thuật một chút.
Vàng
bạc phải cất trong tủ, bỏ đầy phòng chân đạp lên chảy máu, vấp té lổ đầu.
Nhà
thì có nhà tranh vách đất, nhà vàng nhà ngọc v.v… thành thử cách vệ sinh sẽ
không giống nhau, căn bản là “Lành cho sạch, rách cho thơm”.
Tụng
đọc hoài, hối lộ mãi chẳng thấy nhà của gọn gàng sạch sẻ , bèn khiếu nại gióng
trống , giọng chuông, kiểu đi lên quan phủ khiếu kiện.
Tụng
kinh gỏ mõ là hình thức lên quan phủ giống trống giọng chuông kêu cứu chứ khác
gi ?!
Nhà
cửa hôi hám không bắt tay làm, nay đánh trống gỏ kẽng kêu la buổi sáng, van vái
cầu xin ban đêm, phá hoại sự an lành của chòm xóm, là người điên, lại vổ ngực
ta là người tu hành đạo hạnh !
Những
người như vậy, giả dụ như có cõi Tây Phương Cực Lạc thật, thì xe rác đó lạc vào
hôi hám la hét om sòm sẽ như thế nào ?
Bài
Pháp đầu tiên Phật dạy cho năm vị đề tử đầu tiên của ngài, và suốt 49 năm Ngài
vẫn dạy như vậy là chỉ cho chúng ta thấy, mà người ta bảo là diệu đế, theo tôi chẳng
có gì là diệu đế cả, phải gọi cho đúng đó là 4 sự thật:
1- Nhà ta ( Tâm) hôi hám dơ bẩn quá, gây Khổ. Khổ mình khổ người
2- Những thứ sinh ra hôi hám dơ bẩn, bằng mọi hình thức chúng
ta gom nó từ mọi nơi mọi lúc chất vào nhà ta gọi, là Tập.
3- Chúng ta phải bỏ những vật dụng hư nát, lau chúi xắp
xếp lại những vật còn sử dụng được cho thứ tự lớp lang, là Diệt.
4- Bắt tay hành động, làm việc có phương pháp là Đạo.
Phật
dạy ai muốn nghe thì nghe, thật là tuyệt vời ở chổ này !
Ai
muốn vệ sinh nhà mình thì cứ vệ sinh, hoặc nhờ hướng dẫn rồi tự mình phải làm
chứ không ai khác.
Vệ
sinh nhà mình không phải là đem cho bớt những vật dụng củ hư hôi thúi mình
không dùng nữa mà người ta thường bảo bố thí hoặc từ thiện, nhà chúng ta vẫn
hôi hám, vật dụng hôi hám ta cho người lại làm họ hôi hám hơn.
Kẻ
biếng nhác suốt ngày không làm gì ra rả cái miệng nhờ người khác làm dùm là
những vị phá làng phá xóm, hảy lánh xa.
Người
hướng dẫn ta làm vệ sinh cho được sạch sẽ là vị Thầy, ta chỉ cần Tôn
kính không phải để tôn thờ.
Thờ
là thờ Tổ tiên, Ông Bà cha mẹ, chân lý lẽ công bình chứ không ai thờ Ông Phật
vị quét rác cả !
Những
nơi tôn thờ, người làm biếng giống nhau thường tìm nhau” Đồng thanh tương ứng,
đồng vị tương cầu “
Cao
Thệ
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 06/Dec/2011 lúc 1:35pm
.
佛
PHẬT
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 06/Dec/2011 lúc 2:58pm
Chú Mười Lăm Kính !
Cám ơn Chú đã post lên chử
Phật gồm chữ Nhân với chữ Phất
Gần đây chúng ta Thấy Ngài
Tuyên Hoá tay cũng cầm cây Phất Trần
Trần nghĩa là bụi.
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 06/Dec/2011 lúc 3:01pm
NẼO EM VỀ
Viết tiển em Cao Thị phấn
Giọt mưa nở đoá Mạn Đà
Cõi trời Đao Lợi sáng loà hoá
thân
Tiếng mưa từng hạt trong ngần
Đường vui, giọng hót Ca Lăng
Tần Già
Thênh thang cõi Phật Di Đà
Hoát nhiên hiện đoá Liên Hoa
rạng ngời
Sắc quang trắng sáng tinh
khôi
Danh ngời Thất Bảo chiếu trời
mười phương
Hạt mưa khóc đoá vô thường
Hân hoan ẩn giữa nổi buồn thế
gian
Nẽo về sáng cõi Quan Âm
Vui sao nước mắt, hoá thân
Cam Lồ
Lorton ngày mưa 06-12-11
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 29/Apr/2012 lúc 8:47pm
THỌ
Niềm vui chẳng khác nỗi buồn
Chút duyên cảm thọ, ngọn nguồn tử sanh
Thân như sương tụ trên cành
Biển đời nắng gió, mong manh phận người
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 05/May/2012 lúc 9:12pm
NHƯ VẦY
Ra đi nơi đến gọi là về
Về là trở lại chổ ra đi
Bước chân phiêu lãng, hồn xây mộng
Đi hết một đời . . . đi chẳng đi !
Thả mộng mơ góp nhặt vui buồn
Chất nặng hành trang đày đọa sắc
Chân đi qua nơi này nơi khác
Mệt nhoài thọ ái, tưởng mong lung !
Hảy ngồi xuống cùng tâm khoảnh khắc
Giữa buồn vui, không có, đời người !
Em sẽ thấy em là trời đất
Là trăng sao hoa bướm bên đời !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 15/May/2012 lúc 8:29pm
PHÁP NẠN BÁT NHÃ
Hóa thân Mây Đầu Núi
Thành sương tẫm hương trà
Cảnh, Trần, Tâm chẳng động
Nở dâng đời hương hoa
Tinh khôi hạt mưa, sáng
Buâng khuâng nép hiên nhà
Chào nhau, cười tiển biệt
Bát Nhã vang lời ca
Người đời, phân chia lối
Xa cách mấy quan hà ?
Bếp Lửa Hồng năm cũ
Bừng sáng Trời Hằng Sa
Đời có tha có ngã
Tâm không Phật, không Xà
Lời Pháp Thầy hoa gấm
Lay động mười phương xa
Thế gian say vọng, Huyễn
Ngoi ngóp vớt trăng, đà
Trôi giữa dòng sinh tử
Có ta mà không ta !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 14/Jun/2012 lúc 7:30am
NHƯ
Ta từ hạt nước vô biên
Trôi qua biển thức cho điên đảo người
Trần ai góp nhặt cả đời
Chỉ đem đổi một tiếng cười như không !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 12/Jul/2012 lúc 8:35am
ĐI VỀ
Đạo duyên bén lớp áo người
Bơ vơ đúng giữa dòng đời, bơ vơ !
Người về còn sót vần thơ
Nhân phù sinh mộng, đâu ngờ quả mang !
Giăng giăng nến thắp hai hàng
Đi về một cõi, bàng hoàng tỉnh mê
Vần thơ hoá hạt lưu ly
Động trên sen giọt bồ đề tự thân
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 01/Aug/2012 lúc 9:57am
ÁI THỦ
Sắc trần tựa như sóng nước Bạc đầu, ôm ấp niềm đau Hoa sóng vớt hoài chẳng được ? Một đời đành tiếc thương nhau !
Bọt trắng phơi mình trên cát Đâu rồi từng đợt xôn xao ?! Bàn chân đi tìm … bỏng rát Niềm đau làm nhớ thương lâu ?
Nằm giữa hai đầu, khoảng trống Niềm vui đau khổ khác nào ?! Ta thèm đời thôi giông bảo Tung tăng bọt sóng tươi màu
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 15/Aug/2012 lúc 11:55am
NGHÈO
Luận hết làm sao được chữ nghèo Tro tàn bếp lạnh lũ mèo leo Đồng khuya rẫy sớm vùi thân gởi Áo bạc lưng trần hạn số theo Mặn muối tràm khô buồn dáng đước Hờn mi lệ xót tủi thân bèo Sông đời chảy mấy dòng trong đục Mỏi kiếp phong trần phận quắt queo
DA
Duyên An thân mến !
Tiếc cho bạn, lời châu ngọc quăng ra, rước đất cục về
BUÔNG BỎ
Tay không khi đến chẳng cho nghèo
Thấy họ trèo, nên cố gắng leo
Nhân Quả nối nhau … Sanh chẳng nghỉ
Duyên Hành khởi tưởng … Nghiệp lần theo
Lâu đài, xe ngựa, báu không báu
Am lá, giường tre, bèo chẳng bèo
Thế sự đến đi, tâm chớ động
Sang hèn nhắm mắt cũng chèo queo !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 21/Aug/2012 lúc 8:31am
TỰ TÁNH
Se sắt lòng ta ngọn gió đông
Mong lung cánh bướm, khóm hoa Hồng
Gió đông, cánh bướm, hoa là mộng
Sắc vốn sinh từ tự tánh không
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 07/Sep/2012 lúc 8:03am
VU LAN.
Xin gởi tặng nhau một đoá Hồng
Chút tình hoà quyện với hư không
Bơ vơ lạc giữa đời trăm hướng
Một đoá yêu thương sưởi ấm lòng !
Xin tưởng về cha một nén hương
Trần gian dẫu có cũng vô thường
Con là hình bóng cha lưu lại
Tiếp bước cha, đi một quãng đường
Con kính dâng lên đấng Mẹ hiền
Tất lòng con trẻ giữa vô biên
Cho dù gom hết trời tinh tú
Cũng chẳng lớn hơn nghĩa Mẹ hiền
Mẹ đã cho con một cuộc đời
Cúc cung, dưỡng dục, dạy nên người
Áo vá quàng, chạy cơm từng bửa
Vẫn gằng cho con đẹp với đời
Con, dòng sông chở phù sa đục
Về biển khơi trong vắt màu trời
Mẹ dành lấy những phần cơ cực
Cho đàn con được trọn an vui
Mẹ mãi rạng ngời như bóng trăng
Soi đường dẫn lối suốt đời con
Ba lăm năm chẳn đời không mẹ
Nhưng giữa tâm con mẹ vẫn hằng
Mẹ chính là Mẹ Quán Thế Âm
Thấy khổ đau, nghe tiếng than thầm
Tình mẹ biển trời nào sánh được
Ơn sanh thành, mang mãi nghìn năm
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 14/Sep/2012 lúc 6:06pm
BỎ XUỐNG
Phật pháp vốn không nhiều
Chỉ, thân thọ tâm pháp
Thực hành chẳng bao nhiêu
Tụng kinh chi ngàn biến ?
Bỏ hết , bỏ hết xuống
Thân nhẹ nhàng như mây
Tâm tự tại chốn này !
Phương ngoại phương chẳng vướng
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 22/Sep/2012 lúc 2:31pm
ĐI VỀ
Duyên theo từng bước chân đi
Bước đi sinh tử, bước về tử sinh
Thong dong từng nhịp an lành
Chân trần tiếp bụi, trên cành chim reo
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 01/Oct/2012 lúc 7:11pm
GIẢ
Xác thân dài, mộng ảo
Trí huệ mờ như sương
Vầng trăng dầu rạng rỡ
Lặn mọc mãi vô thường
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 07/Oct/2012 lúc 5:56pm
TRỞ VỀ
Trong mây chứa giọt nắng hồng
Nắng đi mây trót phiêu bồng làm sương
Còn say bên đoá Hải Đường
Nắng lên giủ áo ngàn phương trở về
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 14/Oct/2012 lúc 10:11am
TỈNH SAY
Rượu đời chưa uống đã say
Rượu người vừa cạn, men cay đắng lòng
Tình đời với những hoài mong
Tình người lúc có lúc không bất ngờ !
Trãi lòng trên những vần thơ
Niềm đau đan kết giấc mơ lỡ làng !
Cuộc người như mây lang thang
Bay theo gió nội tình tang với đời
Tỉnh ra phí cả kiếp người
Đày thân trong cuộc luân hồi ích chi ?
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 19/Oct/2012 lúc 8:52pm
CHỢ ĐỜI
Lênh đênh trong chiếc áo người
Chạy theo Tham, Ái suốt đời lênh đênh
Con đường danh lợi bon chen
Bước chân nhục cảm đã quen nết rồi !
Miệng chưa nở trọn nụ cười
Bổng đâu nước mắt qua môi mặn nồng
Thế gian sự vật không bền
Theo vòng pháp chuyển tự nhiên rã rời
Thong dong vào giữa chợ đời
Trong vòng chen lấn, làm người thong dong
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 28/Oct/2012 lúc 8:21am
SẮC THU
Quanh co dòng suối chảy
Lác đác lá vàng rơi
Bầy chim bay trốn lạnh
Oan oác đọng chân trời !
Nước trôi theo dòng… chảy
Lấp lánh khoe nắng trời
Thu, lạnh về…lạnh mãi
Tuyết trắng phủ lên đời !
Lá rừng thay sắc áo
Rạo rực cùng gió thu
Chút tình yêu muôn thuở
Theo gió cuốn bay mù !
Ta tìm nơi trốn khổ
Ẩn trú trong Pháp Mầu
Cuộc đời khổ cứ khổ
Như đời chim Di sao ?!
Hết Xuân… Hạ Thu Đông
Đi về như thế mãi
Kéo ta lê theo dòng
Bao giờ thì dừng lại?!!!
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 04/Nov/2012 lúc 3:17am
VÀO ĐỜI
Đường sương đọng dấu đi về
Vầng trăng ngậm hạt bồ đề vút bay
Lời vàng còn ẩn chân mây
Dấu thân trong lá, hiện bày sắc thu !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 12/Nov/2012 lúc 4:18am
TỰ TÁNH
Sông chở trăng vàng ra biển khơi
Buông chèo xuôi mái, tự ... thuyền trôi
Mênh mong trăng chảy về muôn ngã
Lơ lững từng mây, loãng khắp trời
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 18/Nov/2012 lúc 8:04am
BỐ THÍ BA LA MẬT
Như cây lúa trên đồng
Loài tôm cá dưới sông
Hiến dâng người sự sống
Ra về … một đời không !
Trong từng loài cây trái
Chứa biển trời yêu thương
Theo mùa hoa nở mãi
Đem thân mình cúng dường !
Nhỏ như loài cỏ dại
Lây lất sống ven đường
Hoa cười trong gió Bụi
Dâng tặng đời chút hương !
Người tranh nhau góp nhặt
Xây đấp cho gia đình
Khoác lên dầy thân xác
Đã bao giờ hy sinh ?!!
Tặng cuộc đời sự sống
Quý yêu của chính mình
Vì sao loài “ hèn mọn”
Tâm chứa bao la tình ?!!!
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 23/Nov/2012 lúc 3:35am
ĐÔNG
Lung linh bóng nắng sân ngoài
Tiếng chim ngơ ngác gọi bầy. Đông sang !
Từng cơn gió lạnh lên ngàn
Cây ru mầm lá, tuyết sang với buồn !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 28/Nov/2012 lúc 9:47am
HỒN ĐÁ
Sỏi đá mòn, khi hạt nước qua
Theo dòng trôi nhập biển trời xa
Vầng trăng rãi bạc vàng trên sóng
Đá kết trăng lòng nước nở hoa
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 25/Dec/2012 lúc 1:29pm
Hồng ơi , cười
lên nhé !
Ta đã thấy niềm tin trong ánh mắt
Nhỏ Hồng ơi! Bạn đẹp lắm ,biết không ?
Nụ cười tươi trên môi má phai hồng,
Cái mũ chụp trên mái đầu không tóc !
Thấy nhỏ cười ...mà sao ta lại khóc ?
Lòng nhói đau,thương quá bạn thân ơi !
Mỗi ngày qua nhỏ thắp mãi niềm vui.
Truyền nghị lực cho bọn ta biết sống .
Mỗi tháng sáu không gian như lắng đọng ,
Cả lớp mình nhớ nhỏ lắm , Hồng ơi !
Rất nhiều khi giữa lời nói , tiếng cười ...
Chợt thổn thức trào tuôn dòng nước mắt .
Nhỏ chiến đấu ngày đêm cùng bệnh tật .
Bọn chúng mình chỉ biết nguyện cầu thôi !
Mong năm sau ta vẫn thấy nhỏ cười ...
Năm sau nữa...nhiều nhiều năm sau nữa ...!
Hãy thắp sáng dù chỉ là tàn lửa,
Hãy vững tin ,dẫu một chút niềm tin.
Bên nhỏ kìa còn có bé Hồng Ân ,
Còn anh Thệ,còn bọn mình...nữa nhé !
Cõi vô thường ai không lần lặng lẽ ...
Đi và về ...dẫu kẻ đón người đưa !
Nghĩ đời mình như bóng nắng,giọt mưa
Rồi tan biến hóa thân vào vĩnh cửu .
Mượn lời thơ ta nói cùng với nhỏ ,
Mỗi sớm mai thức dậy cảm ơn đời .
Cảm ơn người , cảm ơn mọi niềm vui ...
Đời vẫn đẹp , Hồng ơi ! Cười lên nhé !
Thanh Cảnh
|
Cảnh ơi, Hồng
cười đây !
xin họa vần bài thơ bạn
Xem thơ Cảnh,
lệ trào tuôn khoé mắt
Chút tình người
thơm ngát cả hư không !
Nẽo tương lai
mờ mịt. Ánh dương hồng
Xuân hoát đến muối
… tiêu đùa trên tóc !
Ta chợt khóc,
như nhiều năm đã khóc
Lệ thành dòng
theo đêm vắng. Buồn ơi !
Buổi sáng nay,
ta khóc bởi niềm vui
Giữa cuộc sống,
bổng dưng thèm được sống
Sáu mươi năm,
gom thành giọt sương đọng
Đợi nắng vàng lên
tiếng gọi : Hồng ơi !
Cõi ta về, nơi
bát ngát tiếng cười
Sao khoé mắt,
không khô dòng nước mắt ?!
Chúa thương
xót, cho thân đầy bệnh tật
Lần bước về đỉnh
Sọ một mình thôi
Nén đau
thương, nuốt lệ, mĩm môi cười
Con nhận hết,
Chúa đừng cho ai nữa !
Như đóm than hồng
chạy tìm ngọn lửa
Bởi trong lòng
thiếu vắng một niềm tin
Chúa ban cho
ta, tràn ngập hồng ân
Bên chồng con,
bạn bè, bên … nữa nhé ?
Khi đến lúc về,
ta đi lặng lẽ
Âm vang khóc
cười, thân quyến đón đưa
Chuyện đời người,
chuyện trời đất nắng mưa
Chỉ Tâm Thức
mãi đi cùng vĩnh cửu
Rất cám ơn ,
bài thơ thương của nhỏ
Cám ơn người,
thành kính cám ơn đời
Cám ơn nỗi buồn
ẩn kín niềm vui
Ngày Chúa gọi …
tiển nhau cười Cảnh nhé !
Cao Thệ
|
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 11/Jan/2013 lúc 10:25am
Nhân
quả Bất mê Bất muội !
Năm
trăm năm, chẳng làm người
Sống
chuôi sống nhủi một thời tối tăm
Bởi
chưng, lời giải đáp lầm
Sư
Ông, phải chịu mang thân xác chồn !
Người
thời tránh dại tranh khôn
Biết
đâu khôn dại, do tham hiện bày ?
Hảy
nhìn sự việc hôm nay
Nhân
nào quả nấy , chẳng sai bao giờ !
Vô
Minh tác ý, không ngờ
Sẽ
đưa tâm thức đến bờ trầm luân
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 19/Jan/2013 lúc 1:01pm
…
xin được bình yên
Em là ngôi sao xấu
Gánh mưa nắng đời thường đổi chưa được miếng ăn
Sáu ba năm thân trĩu nặng bụi trần
Ôm bệnh tật âm thầm … chịu đựng !!!
Vội vã ra đi cuộc đời bỏ lửng
Chuyện dại khôn , thương ghét trả cho người
Xin được bình an giấc ngủ em tôi
Mỗi cuộc đi về đều xin như … vậy !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 29/Jan/2013 lúc 9:17am
Xuân Về Không … ?
Con
chẳng về thăm mẹ nữa rồi
Bao
mùa xuân, cách trở đôi nơi
Nhớ
thương tê buốt hồn con trẻ
Se sắt lòng côi, miệng cố cười !
Tôi
sống bên này chẳng có xuân
Tuyết
rơi trắng xoá giữa mưa phùng
Thèm
nhìn bánh mứt, mai vàng nở
Thèm
bạn bên nhau cạn chén mừng
Ngày
xuân quạnh quẻ lướt qua nhanh
Mộng
ước đơn sơ, hẹn … chẳng thành
Năm
tới xuân về con sẽ ước
Được
ngồi bên mẹ với em anh
Buồn
thiu bên một góc đời
Lặng
lẽ mừng xuân bóng với tôi
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 10/Feb/2013 lúc 8:50am
… HOÁT.
Xôn
xao hạt nước ra về
Theo
dòng nghiệp lá bồ đề hoát bay
Bụi
trần bám chặt trên vai
Rơi
theo hạt nước đợi ngày tái sinh !
Vang
lời vô tự chân kinh
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 24/Mar/2013 lúc 10:58am
Vào
Cuộc Rong Chơi
Bèo
dạt, mây trôi một kiếp ngưòi
Hạt
sương tia chớp giữa trùng khơi
Vô
thường chợt có rồi không có
Bám
có không chi ? phải ngậm ngùi !
Trăng
gió, đi về, mặc gió trăng
Thân
vào cảm thọ, thủ chi tâm?!
Chán
chê, nếu thích lăn kềnh ngủ
Nóng bức cỡi trần, lạnh đấp chăn
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 07/Apr/2013 lúc 3:54pm
Sông Cầu Huyện.
Bên đây Cầu Huyện bên ấy Nhà Thờ
Chung dòng sông, ly cách đôi bờ
Cùng ngắm trăng vàng, nhìn mây lã bóng
Dây ân tình nối mãi vẫn là mơ !
Bên kia bờ sông mọc đầy lá xé
Bờ bên đây lẹt đẹt mầy cây bần
Cốc kèn, ô rô, mái dầm, ngập mé
Mặc con thuyền không bến ghé, lang thang …
Bãi bờ sông, sình non trồi lé đé
Nhánh rong đời mấp mé bến phù du
Đường đi học trãi, cơn buồn tỉnh lẽ
Dòng sông yêu, con nước phận tội tù !
Rồi một ngày nước trườn không tới bãi
Chẳng theo sông ra biển lại về trời
Đất đổ xuống, nhà mọc lên san sát
Đom đóm năm nào, mất bóng Ma Trơi
Dòng sông quê chảy riết, mòn tâm thức
Buồn đầy vơi theo triều nước lớn ròng
Con đường cũ, người cũ nhìn thấy mới
Mõi mắt tìm, đâu nữa một dòng sông !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 12/May/2013 lúc 7:15am
Thèm
Thèm
gọi vô cùng - Má, Má ơi !
Âm
vang tiếng Má đẹp muôn lời
Hương
Cau thoảng góc vườn, hương mẹ
Bàng
bạc không gian, khắp đất trời !
Con
vẫn là con má thuở nào
Thèm
nghe lời má biết dường bao !
Má ơi,
lời má như lời Thánh
Đọng
giữa đời con … vị ngọt ngào!
Nước
mắt như dao, rạch xuống người
Mỗi
lần con bỏ lớp rong chơi
Đến
nay bài học đời cay đắng
Đau
buốt tim gan miệng cố cười !
Con
thèm quỳ gối, thèm đòn roi
…mắt
mẹ long lanh giọt lệ đời
Tuổi
chớm bảy mươi, đầu tóc bạc
Thèm
sao, có má mãi bên đời !
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 25/May/2013 lúc 6:03am
Hồn Hoang
Sông vẫn chảy mang suối nguồn ra biển
Bến bờ xa theo điệu nước trập trùng
Cuộc mộng du, bọt sóng người tan biến
Âm vang nào đồng vọng mãi sau lưng
Gió mềm mại lướt trên đồng cỏ biếc
Giấc Nam Kha cây chết lặng giữa trời
Mãnh hồn hoang, bến mơ còn tha thiết
Trở lại đời, làm mãi kiếp ma trơi ?!
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 27/Sep/2013 lúc 8:25am
nhớ
Nắng CaLi, nắng vàng tươi trước ngỏ
Vườn nhà bên óng ánh quả cam vàng
Hương hoa lá hoà tan trong gió
Ôi Sài Gòn bên nổi nhớ miên man
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 03/Oct/2013 lúc 10:05pm
…… nắng Cali
Nắng vàng hanh, nắng thêm
chút lạnh
Giữa Bolsa bổng nhớ Sài Gòn
Hàng Cọ vươn cao niềm kiêu hảnh
Bám quanh thân, những lá khô
dòn
Nổi nhớ nào như lá cọ khô
Bám chặt đời ta theo ngày
tháng
Phố đông người vẫn thấy bơ
vơ
Theo dòng đời đi về lãng
đãng
Nắng Sài Gòn Bolsa nào khác
Nắng bên kia gom hết phương
này
Mặt trời về tây, chiều man
mác
Giọt nắng nào lắng động
quanh đây !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 19/Oct/2013 lúc 9:39am
… nghiệp
Then
sương khoá kín chân trời
Dấu
chân lãng tử rãi đời phù du
Sông
đời chờ gió thiên thu
Hoa
xuân ủ sắc hương từ nhựa cây !
Cao
Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 29/Oct/2013 lúc 5:13am
... đi về đi
Mây ngủ trên
trời cao
Bóng che dài
mặt đất
Một chút buồn
thuở nào
Long lanh làn
nước mắt
Ôi ngày vui,
ngày xa
Sầu miên man
đọng lại
Hạt sương bên
đời ta
Thành nổi buồn
êm ái
Vượt qua bao
gềnh thác
Tung tăng đường
ta về
Như cá Hồi
lìa xác
Hồn nhập vào
hương quê
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 04/Nov/2013 lúc 9:12am
…..ngồi xuống đây
Hạt nước nhỏ, mang theo hồn biển lớn
Theo mây bay dan díu khắp mười phương
Biển cát nóng, cỏ đời non mơm mởn
Mệt nhoài thân nhặt mãi đoá vô thường
Cội nguồn xưa, bãi bờ xa lơ lắc
Sóng hoang sơ tung bèo bọt reo mừng
Em ngồi xuống lắng nghe … trùng dương hát
Chạy chi hoài theo bụi khói mong lung !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 21/Dec/2013 lúc 7:20am
Đôi lời gởi bạn vừa Xuất Gia
Phật nay chẳng dám về chùa
Sư ông tạc tượng để lừa thế gian
Từ bi như chiếc lá vàng
Tách xa hỷ xả bạt ngàn chân mây
Áo tu quỷ mặc làm thầy
Phật, Tăng từ đấy mỗi ngày mỗi xa
Đường tu lạc nẽo phù hoa
Tham si chễm chệ pháp toà giãng kinh
Mấy lời đệ viết gởi huynh
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 27/Dec/2013 lúc 3:50pm
An Cao
Dec 21 at 9:17 PM
Cám ơn bài viết con trai gởi tặng. Mừng năm mới Ba mẹ chúc con thân tâm thường lạc, chuyên cần học tập vì là năm cuối.
Ba mẹ lúc nào cũng bên con, con trai ạ !
Cao Thệ
ĐẠI ĐỊA VÀ QUÁN ÂM
“Ta không vào Địa Ngục thì ai sẽ vào đây” ( Kinh Địa Tạng)
Em có thói quen hay lạy sám hối vào những ngày cuối tuần. Một lần em hỏi ta rằng, lạy sám hối có thật sự diệt được hết nghiệp ác và tội lỗi không? Ta nói, nếu em có thể lạy thấp hơn chút nữa thì sẽ có công năng như thế. Em nhìn ta nhíu mày, cứ như là ta đang nói đùa vậy, bởi vì em vốn là một người con Bụt rất thành tâm, có lạy nào mà năm vốc của em không chấm đất đâu chứ. Ta không chịu nổi sự dễ thương nơi cái nhíu mày dường như trách cứ ấy.
- Ừ, thì nếu em có thể ở thấp như đất thì tất cả tội lỗi và nghiệp quả đều được tiêu trừ.
Em còn nhíu mày nhiều hơn và biểu lộ sự trách cứ nhiều hơn nữa.
- Thôi sáng mai, ta và em cứ quay lại nơi đồng cỏ, rồi từ đó, ta sẽ tìm ra cách để được ở thấp như đất vậy…
Và sáng hôm ấy, em lần nữa lại theo ta lang thang trên cánh đồng cỏ xanh, chim hót, mây trời và gió lộng. Em còn nhớ người thợ gốm ở quê mình không? Ông lão nghệ nhân già nua với đôi mắt kèm nhèm nhưng đôi tay thì linh hoạt và điêu luyện vô cùng. Cũng nơi đôi bàn tay ấy mà những cái lu, cái khạp cho đến chén dĩa tinh xảo đều được ra đời. Nếu đất có một hình tướng riêng biệt thì làm sao ông lão ấy có thể nặn đất trở thành những công cụ kia. Cho nên ta có thể xem VÔ TƯỚNG như là một đặc tính đầu tiên của đất vậy. Mà em hãy nhìn rộng ra cả pháp giới này, có pháp nào là có tướng trạng cụ thể đâu? Như chiếc lá khi vàng úa thì rơi xuống tan lại trong đất, và trả hơi nước nhỏ bé cho đám mây. Nên ta nói rằng chiếc lá có mặt trong đám mây, trong ánh nắng, trong cơn mưa, trong đất và trong vạn pháp. Như hạt muối đi vào trong biển, thì cả đại dương kia có chỗ nào mà không có mặt của hạt muối bé bỏng ấy đâu. Em đừng vội cho rằng tinh thể muối là có hình tướng cụ thể khi phóng to qua lăng kính trong phòng thí nghiệm. Vì hình tướng đó cũng giống như chiếc lá kia thôi. Vì VÔ TƯỚNG nên muối mới tan được trong đại dương, nên lá trở thành bất nhị với vạn pháp. Mà chính em, ta và tha nhân đây cũng là không có hình hài cụ thể. Cái thân xác chúng ta đang đây giống như hiện tướng của tinh thể muối vậy. Và thân này, thấy vậy nhưng lại như là hoa nắng bên thềm, thấy là có nhưng không thể nắm bắt, cầm giữ được. Và vì pháp giới là vô tướng, nên mới thị hiện ra được núi, đồi, cỏ cây, chim chóc, muôn loài mà chỉ với 4 nguyên liệu cơn bản là tứ đại thôi.
Không những ở pháp giới chúng sanh, mà tâm ta cũng mang tính chất như vạn pháp, những vọng tưởng, cảm thọ, phiền não cho đến ngay cả an lạc, tịch mịch, hoan hỷ cũng đều là vô tướng. Bởi vì nếu không mang tính chất ấy thì làm sao có trùng trùng điệp điệp những thị hiện của tâm trong mỗi sát na sanh diệt. Hay nói theo Kinh Hoa Nghiêm thì vạn pháp VÔ TÁC, tức là có bản thể thường trụ, chân nguyên bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất lai bất vãng. Do muốn phá đi cái chấp tướng của chúng sanh, nên Bụt Thích Ca mới dạy về Bồ tát Quán Âm không có tướng trạng mà chỉ là thị hiện hình tướng để nói pháp độ người. Quán Âm cũng chính là quán chiếu về tính chất VÔ TÁC, về Như Lai thể tánh của vạn pháp. Cho nên việc tạo tượng Bụt và Bồ tát rồi lập đàn hô thần nhập tượng, lại cho đó là chùa linh, tượng báu hay Bụt và Bồ tát ban phước, rồi đem chư vị trở thành tà thần quỷ vật để cầu xin mê tín hoang đường, bùa chú mà không quán về Như Lai tự tánh thì xem như là đang phỉ báng Chư Bụt và Bồ tát vậy.
Năm trước, cũng vào những mùa gió này, em và ta nhặt được một con chim nhỏ bị chết lọt thỏm giữa cánh đồng cỏ. Ta đã giúp em đào một cái hố nhỏ dưới cội cây, lót vào đó ít lá như là một huyệt mộ cho con chim xấu số. Hôm nay, khi đi lang thang ngang qua nơi ấy, em ngậm ngùi nói rằng, chắc giờ đây xác của chim đã tan vào và hòa làm một với đất rồi. Kì diệu quá. Hằng ngày ta bỏ vào trong đất biết bao nhiêu là thứ từ rác rến cho đến những thứ tưởng như sạch sẽ nhất. Đất có phiền hà gì đâu, phân biệt gì đâu. Đất cứ lặng lẽ mở lòng ra đón nhận và chuyển hóa. Và đó cũng là TỰ TÁNH VÔ PHÂN BIỆT của đại địa vậy. Em đã thấy rồi đó, tất cả sanh tử, sạch dơ chỉ là ý niệm về Nhị Nguyên. Đại địa không kẹt vào nhị nguyên nên mới an nhiên mà ôm trọn vạn pháp vào lòng. Nếu chúng ta không kẹt vào nhị nguyên thì vượt được hết thảy mọi đau khổ của thể gian thứ mà đến từ cái chấp mê lầm về đôi bờ ý niệm. Trong em, ta và chúng sanh ai mà không có những nội kết sâu thẳm. Và những nội kết ấy hành hạ, dằn vặt chúng ta đau đớn vô cùng. Từ nỗi đau dai dẳng ở nội tâm, nó chuyển thành những khối u, những tế bào bất trị nơi thân này. Chúng thâm hiểm lắm. Như khối ung thư phải có những phương tiện y học tiên tiến mới thấy ra được sự hiện diện của chúng, thì nội kết cũng vậy. Cái sân hận mà em đang đối trị và nghĩ rằng đã diệt được tận gốc bằng những chuyến đi từ thiện, bố thí, cúng dường, sám hối chỉ giống như em đang nhổ cỏ nhưng không nhổ tận gốc. Kể cả khi em ngắm tượng Bụt, viếng Chùa, tụng vạn bộ Pháp Hoa Kinh, niệm vô lượng danh hiệu Bụt thì cũng không thể chạm đến được cái nội kết thâm hiểm trong em và cái an lạc những phương tiện ấy mang lại chỉ là tạm bợ. Bởi vì nó vi tế vô cùng nên em phải quán chiếu sâu sắc vào tâm thức thì mới mong nhìn thấy và phát hiện được nội kết. Ngay cả khi em bắt tay với kẻ thù và nói với hắn rằng em đã tha thứ cho hắn thì kỳ thực chỉ là dối lừa của nội kết.
Người ta hay nói với nhau cách diệt nội kết là “LẮNG NGHE ĐỂ HIỂU, NHÌN LẠI ĐỂ THƯƠNG”. Em cứ nghĩ đơn giản rằng phải nghe kẻ thù giải bày tâm sự, và nhìn lại vấn đề cho sáng tỏ nên thấy hắn đáng thương vì bị vô minh che lấp. Nhưng nó cũng giống như cách mà y khoa cắt bỏ cái khối u vậy. Cắt chỗ này thì mấy năm sau chỗ khác sẽ di căn. Bởi lẽ nội kết vẫn còn. Chúng ta có mặt trên cõi này đây là vì những nghiệp quả đã gieo, vì những ân lẫn oán cần phải trả vay. Mà trong vô lượng kiếp số như thế, liệu em có thể tìm hết tất cả kẻ thù ở ngoài kia để nghe tâm sự của họ, và nhìn lại nội tình của từng vụ việc không? Cho nên, phải lắng nghe, quán chiếu sân hận, lẫn yêu thương để hiểu rằng chúng là tác phẩm của TÂM PHÂN BIỆT. Giống như nhìn vào những sóng tan tan hợp hợp để thấy sanh tử chỉ là ý niệm. Và sự chấp vào NHỊ NGUYÊN LÀ NỘI KẾT SÂU THẲM NHẤT TRONG MỖI CHÚNG TA. Từ cái thấy đó, nên nhìn lại tất cả những ý niệm của mình trong vô lượng kiếp, thấy tự mình là nạn nhân của chính mình nên khởi tâm thương xót. Mà chúng sanh ngoài kia đang kẻ cười người khóc thì có khác gì với ta đâu. Nên hiểu và thương ta như vậy rồi thì mới hiểu và thương được chúng sanh. Khi đã lìa được đôi bờ sở chấp thì nghiệp vẫn còn đó nhưng kẻ nhận nghiệp đã không còn. Vì chuyện to lớn của đời là sanh tử mà còn xem như “đắp chăn đông, cởi áo hạ” thì còn gì có thể lay chuyển được tâm của hành giả đây ? Nên Bụt nói, vượt hết mọi khổ ách tức là vượt được cái thấy bị kẹt giữa những ý niệm. Mà Quán Âm là quán về tự tánh vô phân biệt, là tánh nguyên bản của vạn pháp là vô tướng: bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng bất giảm. Vì không phân biệt như thế nên tâm hành giả mới thấy chân tướng của nội kết, hay đất mới có thể chuyển hóa được thân vô tướng của vạn pháp. Cho nên không ai có thể tha thứ cho ai mà chỉ có thể tha thứ cho chính mình. Chư Bụt và Bồ tát mười phương cũng không thể GIẢI NGHIỆP CHO BẤT CỨ CHÚNG SANH NÀO. Bụt Thích Ca tuy thành đạo mà thân vẫn chịu sanh, lão, bệnh, tử, nhưng tâm của Bụt không trụ nơi sanh, lão, bệnh, tử ấy vì đã không còn sở chấp. Do vậy, nghiệp không phải nơi thân mà cội gốc là ở tâm. Chư Bụt cũng y nơi tâm mà nói pháp. Nhưng chúng sanh lại lấy pháp ấy mà đem trang trí nơi thân nên hai đường thẳng song song chẳng gặp nhau bao giờ. Cho nên hãy dùng cái tánh nghe tự thân để nghe ra được thanh âm tự tánh nơi ta cũng như vạn pháp. Thứ âm thanh ấy là vô thủy, vô chung mà không tiếng thế gian nào có thể lấn át được:
“ Phạm âm, hải triều âm
Tiếng hơn thế gian kia”
Tiếng sóng biển là không ngừng nghỉ và cũng không có bất cứ cái âm thanh nhạc cụ nào là có thể làm át đi được. Nên hải triều âm được ví như âm thanh nguyên bản của vạn pháp.
Khi đã thấy như vậy rồi, em hãy nhìn ra xung quanh đồng cỏ xem. Đất có phân biệt khi cung cấp chất mùn cho cây cao hay thân cỏ đâu? Em có thấy vạn vật trên hành tinh này đang sống phụ thuộc vào đất từ gián tiếp đến trực tiếp không? Như cỏ lấy chất dinh dưỡng từ đất, nai ăn lấy cỏ, và hùm beo lại sống bằng thịt nai. Cho nên nói, đất thấy là tầm thường như vậy nhưng lại nuôi sống được tất cả hữu tình. Vì hạnh của đất là TỪ BI VÔ PHÂN BIỆT. Mà đó cũng là hoa trái của Như Lai tự tánh, của Quán Âm hay là của hành giả đã nghe được âm ba chưa bao giờ vắng mặt trong vạn pháp. Vì không còn chấp vào hình tướng, thể trạng, của chúng sanh nên từ bi mới có thể lan tỏa và ôm trọn lấy vạn pháp. Là không còn sự phân biệt giữa kẻ bố thí, người nhận bố thí, và của bố thí. Thì đó mới chính thực là bố thí vậy. Cũng như Tịnh Độ tông, niệm Bụt Di Đà cho đến khi trở về VÔ NIỆM thì mới chính là niệm. Hay nói cách khác, là trụ nơi vô niệm để quán chiếu rằng niệm hay vô niệm cũng chỉ là phân biệt của TÂM NHỊ NGUYÊN. Các pháp bố thí, cúng dường chỉ phương tiện độ đời, chứ tuyệt đối không phải là cứu cánh của người tu. Cho nên tu không phải là đi từ thiện bởi vì nếu không bỏ xuống được sở chấp thì mọi suy nghĩ, lời nói, việc làm cũng chỉ là đảo điên mà thôi. Chư Bụt vì đã vượt được đôi bờ nên dù nghĩ gì, nói gì, làm gì cũng đều PHẬT SỰ lợi lạc cho hữu tình. Nếu ta không chuyển được yêu thương trở thành Từ Bi vô phân biệt, và bản thân không trở về với tự tánh thì bố thí theo kiểu phàm phu ấy chỉ làm dày lên cái chấp ngã của người cho, và thị phi của người nhận. Nói như vậy, không phải là ta đánh đổ hết những công việc thiện nguyện nhưng khẳng định rằng song song đó phải lấy việc quán chiếu nội tâm làm việc hàng đầu. Đừng nhặt nhạnh những phước nhỏ mà quên rằng mình đang nắm giữ kho tàng vô giá. Như người cùng tử lo tha phương cầu thực, bữa đói bữa no vì loanh quanh nên mới không nhận ra viên ngọc quý mà người bạn lành đã may sẵn trong túi áo rách bươm của mình. Lòng tốt là một trong những báu vật của thế gian. Nhưng pháp của Bụt là pháp xuất thế gian, nên lòng tốt trong đạo Bụt phải được nuôi dưỡng trong tâm vô phân biệt thì mới trở thành Từ Bi. Vì đại địa không phân biệt chúng sanh cũng không thấy được mình đang nuôi cả chúng sanh nên thành tựu được như vậy. Vì không phân biệt thì từ bi mới hiển bày.
Cao Hồng Ân
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 29/Dec/2013 lúc 8:58pm
Nếu bố thí, cúng dường mà tự tâm còn thấy chướng ngại thì đó chỉ được gọi là từ thiện và góp tiền, góp sức xây chùa mà thôi. Mà thân là chùa, tâm là Như Lai, vô lượng cảm thọ, phiền não, cho đến hỷ lạc đều là chư Pháp thì em ơi, còn nơi nào đáng để quay về hơn là TỰ THÂN của chính mình nữa chứ?
Đừng nói rằng Đại Thừa là cỗ xe lớn nên gom tất cả mọi chúng sanh lên xe và chở đi, nhưng người lái xe không tự mở mắt nhìn đường mà lại bị che lấp bởi chấp niệm phân biệt thì tai nạn tiềm tàng còn gây ra sự thảm khốc và đau xót gấp vạn lần những cỗ xe nhỏ. Nên muốn hiểu được liễu nghĩa Đại thừa và tùy nghi thị hiện phương tiện độ đời thì trước tiên phải thấy được và vượt được NHỊ NGUYÊN.
Khi còn thấy là từ thiện, là cúng dường thì đã không còn là Phật sự rồi.
Nên
“Từ nhãn thị chúng sanh
Phước tụ hải vô lượng”
Tâm không còn ý niệm về từ thiện, cúng dường nữa mà chỉ như là đất dâng trọn mình cho cỏ cây, vạn vật sanh tồn, trú ngụ và cậy nhờ. Nên mới được chư Bụt trong ba đời không ngừng tán thán rằng:
“Quán Âm bậc Tịnh Thánh
Nơi khổ não nạn chết
Hay vì làm nương cậy”.
Và như thế, trên bề mặt của đất tuy hố sâu, gò đống, núi đồi nhưng đó chỉ là những thị hiện trên bề mặt của đất, chứ kỳ thật tận cùng sâu thẳm của đất là bằng đều, không cao không thấp. Đó cũng là tự tánh Như Lai nơi chúng sanh là bằng nhau không khác. Mà cũng chính là chỗ GIÁC NGỘ của Chư Bụt là tương đồng. Chúng sanh có thể chậm lụt, khiếm khuyết về thân cũng như về trí thông minh nhưng khi đã chịu quay về Tự tánh thì sự chứng đắc cũng ngang bằng chư Bụt. Cho nên nói rằng, Bồ tát Thường Bất Khinh cũng chính là âm thanh của vạn pháp đang nhắc nhở hành giả về NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM mà hành giả vì chạy loanh quanh và ôm giữ ý niệm về hạnh phúc, và đau khổ , cộng với nỗi sợ hãi về sanh tử nên đã gạt phăng đi, đã quên bẵng đi lời nhắc nhở nhiệm màu ấy. Thậm chí còn cho là khùng điên, rồi ra tay đánh đập, đuổi đi giống như khi chúng sanh nhận vọng làm tâm, nghe chỗ tột cùng của tự tánh lại sanh tâm hoang mang, rồi cho là vô lý vậy. Nhưng Bồ tát Thường Bất Khinh cũng không bao giờ nhụt chí, cũng như Quán Âm thị hiện không dứt ở mười phương, như Hải Triều Âm hay tiếng vang tự tánh của vạn pháp không bao giờ ngơi nghỉ. Và ngay trong đời hiện tại, dù cho Thường Bất Khinh có là tiền thân của Bụt Thích Ca đi chăng nữa, thì Bụt vẫn không ngừng tuyên thuyết và nhắc nhở chúng sanh phải lắng lòng để nghe cho được cái âm thanh vi diệu của Tự tánh.
Với những đặc tính như vậy, nên không có khoáng sản quý giá nào trên thế gian lại nằm ngoài lòng đất. Như kim cương, ngọc quý, và vàng bạc đều phải được hun đúc trong đất. Đó chính là lời khẳng định, chư Bụt hay trí tuệ của Chư Bụt chỉ được phát khởi nơi tâm đã không cỏn chướng ngại về ngã chấp, sở chấp, vượt khỏi đôi bờ tử sanh. Mà theo kinh Phổ Môn thì là tâm của hành giả khi đã nghe được âm ba vi diệu nơi tự tánh.
Em ạ, để nói rõ, tính đếm về công hạnh và đặc điểm của đất thì không thể cùng tận bởi vì Đại Địa nơi Phổ Môn là hình ảnh của vị Bồ tát Trì Địa. “Trì” là ôm lấy, bảo vệ, và vun bồi. Mà như Bụt Thích Ca đã nhấn mạnh, không thể tính đếm được công hạnh của một vị Bồ tát, nên chỉ có thể lược nói. Nên những tính chất và đặc điểm trên chỉ là những thứ mà tâm phàm phu hạn hẹp của ta có thể quán chiếu được. Em đã thấy rồi đó, nếu muốn sám hối thật sự thì phải như là đất thì từ đó mới thể nhập được bất sanh bất diệt. Như đã nói, sám hối không phải là để diệt nghiệp mà là phương tiện để cho chúng sanh quán chiếu, quay về tự tánh. Đó gọi “hồi đầu thị ngạn” vậy. Khi đã thấy và sống được với Như Lai tánh thì dù nghiệp còn, hay không còn cũng không là điều quan trọng nữa.
Do những công hạnh nhiệm màu đã phản chiếu gần như toàn bộ những tư tưởng, áo nghĩa uyên thâm của Quán Âm nơi phẩm Phổ Môn thị hiện, nên Bồ tát Trì Địa được là vị đứng lên giữa đại chúng để chốt gọn lại về pháp môn vi diệu và thù thắng này:
“Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT đạo nghiệp tự tại, PHỔ MÔN thị hiện sức thần thông này, thời phải biết công đức người đó chẳng ít”
Ta có thể diễn nghĩa thành: Kính thưa Bụt. Nếu trong pháp hội này, ai đã nghe, tin và thực hành theo những pháp môn quán chiếu về tự tánh để từ đó phá đi ý niệm về NHỊ NGUYÊN thì người ấy có công đức vô lượng vô biên, có thể sánh cùng chư Bụt vậy.
Mà trong chúng hội Pháp Hoa, thì có vị Bồ tát nào xứng đáng để làm công việc là phản ánh lên toàn công đức, trí tuệ của Bồ tát Quán Âm hơn là Ngài Trì Địa chứ ?
Em và ta đã cùng nhau đi trọn một vòng quanh cánh đồng Phổ Môn, nay mình phải quay về nhà thôi, trời đã tối rồi. Trên đường về, ta hãy dùng tiếng bất sanh bất diệt mà ca ngợi trí tuệ bất khả tư nghì của chư Bụt, vì những áo nghĩa nơi Phổ Môn cũng nhiều như cây cỏ, và vạn vật xung quanh ta vậy. Thế mà, Bụt lại có thể giảng nói tất cả pháp bất khả thuyết ấy thông qua ẩn dụ của Quán Âm và những chi tiết, hình ảnh hết sức tinh tế và ẩn tàng nơi phẩm kinh này.
Hãy đem thiên thu vào trong hơi thở. Đem tận nghiệp của ba đời vào trong một niệm. Thì em sẽ thấy được Quán Âm. Hãy trì cho đến khi thấy không còn trì nữa thì mới thật là TRÌ. Hãy niệm cho đến khi không còn thấy niệm nữa thì đó mới chính NIỆM.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Bụt
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát
Nam Mô Shantideva Bồ tát
Nguyện những điều con viết ra đều từ nơi chánh niệm đặng lợi lạc hữu tình.
Cao Hồng Ân
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 12/Jan/2014 lúc 9:26am
Hòa Thượng Như Huyển Từ Thông
NHƯ có như không, sắc tướng này
HUYỂN từ sông núi đến trời mây
TỪ bi hỷ xả gieo nhuần khắp
THÔNG suốt mười phương pháp giới này
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 16/Jan/2014 lúc 11:43pm
An Cao
To: Ba Me
Today at 5:27 AM
[TA và EM]
“Ta gặp em trên lối rêu phong
Cũng chiếc áo xanh ngọc ngà ngày xưa ấy
Nay đã hóa thiên thu…”
Những mối tình nhân gian có thể đi trọn một đời người, có thể đi vào thi họa, vào văn chương nhưng điểm chung nhất của chúng vẫn là sự hạn hẹp về thời gian. Ba mươi năm, năm mươi năm, cho đến nhiều hơn thế nữa, chúng vẫn kết thúc, vẫn phân ly bởi sống chết, chia lìa. Cho nên người xưa đã từng hẹn biển, thề non với nhau rằng:
“sinh không đồng ngày, đồng tháng
Chết xin nguyện được đồng quách đồng quan”
Có nghĩa là chết đi, xin được vẫn là uyên ương, vẫn nắm tay nhau đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng có thực sự là mong ước sẽ được viên thành không? Hay chỉ như những cơn gió trời bay đi muôn phương…
Trịnh đã đến với thế gian như ta và em, và tất cả chúng sanh. Khóc cười và sống chết. Đi trọn trọn một kiếp nhân gian để yêu nồng hơn nhân thế, để tự tình cùng vạn pháp. Những mối tình li kỳ ấy được người nghệ sĩ diễn bày bằng thơ nhạc. Những bản nhạc tình rất đặc trưng của Trịnh, có người gọi là đạo ca, cũng có kẻ gọi là tình ca. Nhưng riêng ta, xin được gọi những lời nhạc chứa đầy đạo lớn mà say mèn nhân thế ấy là Tâm Ca. Bởi lẽ, chúng đến từ nơi tâm thức đã vượt xa cái giới hạn nhàm chán của chủa chiền, kinh điển, chúng càng bỏ xa khuất cái tình yêu hạn hẹp của thế gian. Và Trịnh cứ lang thang hát những bản Tâm ca như thế. Nơi vạn pháp này, có chỗ nào mà không phải là Như Lai đâu ? Có chỗ nào mà không phải là Thiên Chúa_tự tánh của vạn pháp đâu? Và cũng có chỗ nào mà không phải là Trịnh đâu chứ? Và như thế, Tâm Ca của Trịnh cứ cất lên như tiếng vọng của trùng dương, của đại ngàn đang lao xao vì gió lộng. Em hãy nhắm mắt cùng ta để thấy mình tan ra trong vạn pháp. Để từ một con sóng nhỏ mà hóa hiện ngàn khơi. Để từ thân sanh diệt mà liễu ngộ chân như.
“Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô
Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa”
Tự tánh là Ta. Ta là tự tánh, đã yêu em say đắm từ vô thủy vô chung. Đã yêu em như đất yêu cây, như biển ngòi yêu tôm cá. Mà em có biết đâu? Trong muôn vàn những kiếp sống sanh diệt, giả tạm, mong manh và buồn chán ấy, em đã vất vưởng tìm một tình yêu giữa nhân thế. Rồi vì tình yêu ấy hạn hẹp về thời gian, dễ gãy vụn nơi gió đời, nên em cứ như cỏ trên đồng. Nắng thì khô héo, mưa dầm lại tươi. Em đã chạy theo mưa nắng, đã chạy theo những cuộc tình, chạy theo những cái không phải là em. Đã khóc cười với nắng mưa.
“Rừng thu lá úa em vẫn chưa về
Rừng đông cuốn gió em đứng bơ vơ”
Đi qua những vùng mưa nắng, em lại càng bặt vô âm tính nơi bốn mùa. Em thấy gì nơi những chiếc lá vàng rơi? Sự sanh diệt đến đi bất tận và muôn trùng. “Em vẫn chưa về” bên ta, tan vào tự tánh mà vẫn còn vu vơ đâu đó nơi sóng ngàn tử sanh.
Em có thấy những đau khổ của nhân gian không? Em có thấy gốc rễ của đau khổ không? Vì họ chỉ thấy sự sống chết của chiếc lá. Họ chỉ thấy được sự sống chết của thân giả tạm này. Và từ đó, cười vui, khóc hận. Em chìm đắm như thế như những con sóng cứ rên xiết vì sanh diệt. Nhưng quên mất rằng bản chất của chúng là nước. Mà nước thì có đến đi bao giờ đâu?
Ta thấy hết em ạ. Ta đã yêu em từ vô lượng kiếp số và sẽ vẫn mãi còn yêu em. Ta đau khổ lắm khi dáng em đứng “chơ vơ” trước ngọn gió đông lạnh buốt vai gầy. Nhưng em “vẫn chưa về”.
“Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi
Ta thấy em đang ngồi hát khi rừng về nhiều mây”
Ta cũng đã thấy em với cô quạnh với tự ngã như mặt trời “lẻ loi” giữa hư không. Vậy chính cái mặt trời tự ngã đã dẫn đưa em đến với sự lẻ loi cô quạnh của thế gian. Em đã không thấy được tự tánh vô ngã của vạn pháp. Cái này sanh vì cái kia sanh. Cái này diệt vì cái kia diệt. Sự hiện hữu của em trên cõi đời này là một điều màu nhiệm, bởi lẽ nó là sự phản chiếu của cả vũ trụ mênh mông. Bởi lẽ, nó là sự kết tinh của muôn vạn nhân duyên chằng chịt. Bởi lẽ, nó là ý Cha Trên Trời, là Như Lai Viên Giác Diệu Tâm.
Hãy bỏ xuống tự ngã, hãy hòa mình vào chân như, để em có ta, có vạn pháp làm bầu bạn, tri kỷ. Em sẽ không bao giờ còn thấy lẻ loi, cô đơn giữa những bến bờ ý niệm. Những chiếc lá thay màu rồi rụng rơi héo úa mỗi độ thu về. Cũng chính cánh rừng ấy, chính những tàn cây, trơ trọi, buốt giá lúc đông sang, rồi khi xuân đến, lá lại từ đâu mà mà nảy lộc đơm chồi? khi hè về, thì lá lại càng thắm đẫm màu xanh. Chính cánh rừng ấy là TỰ TÁNH không đến đi, không cấu tịnh, không SANH DIỆT. Chỉ có lá cây là biến đổi hình tướng, rộn ràng tử sanh mà thôi. Vậy thì Tự tánh của vạn pháp cũng như vậy, thân xác của em là lá rừng, mà tự tánh nơi em cũng như cánh rừng ấy, có thay đổi bao giờ đâu?
Rừng thu thay lá mây bay buồn rầu
Rừng đông buốt giá mưa bay rạt rào
Cũng vì nghĩ rằng thân xác này là của ta, là ta mà nhân loại trùng trùng đau khổ ngoài kia. Họ tìm đến những trò vui tạm bợ để nghĩ rằng sẽ tìm thấy chính họ nơi những cảm giác vô thường về thân. Nhưng thật sự thì họ có tìm được chính mình đâu? Bởi vì những chiếc lá lúc nào mà không thị hiện vô thường. Những cảm giác về thân, những ảo tưởng mà cảm giác ấy mang lại, những hành động nắm giữ, xô đẩy từ ảo tưởng, và kể cả những kinh nghiệm về tất cả quá trình ấy đều không thực có. Chúng đến đi như mây hợp tan, mong manh như bọt biển. Vậy thì hạnh phúc mà thế gian nghĩ rằng là thực ấy, cũng chỉ như hoa đốm giữa hư không. Không tài nào nắm giữ được. Những cuộc vui của thế gian sớm nở tối tàn. Ta đã đi qua những con đường của vũ trường, bia rượu, đã lặn ngụp nơi ao hồ của xác thịt. Những chúng sanh ấy rời nhà với dung mạo đẹp tươi rồi tờ mờ sớm hôm sau lại về nhà, với đầu bù tóc rối, với áo quần xốc xếch, chính họ cũng không biết là họ đã làm gì tối qua. Đêm đó, họ đã rất vui với cái vui tạm bợ. Em thấy họ có đáng thương không? Họ như cùng tử lang thang, vất vưởng mà không biết rằng trong túi áo có viên ngọc giá trị muôn lượng. Những niềm vui của thế gian là chóng vánh bởi nó đến từ THA LỰC. Tức là vay mượn một điều gì đó để làm niềm vui. Không chỉ có những người thế gian say đắm trong vũ trường mới chính là tìm cầu tha lực. Mà đó cũng có thể là chính em, khi hiểu sai về Phật, Chúa. Cầu xin van vái. Không có một Đấng nào có thể ban cho ta hạnh phúc được đâu em.
Phật không thể ban cho Niết Bàn
Chúa không thể ban cho Nước Trời
Mà nó ở ngay chính nơi em. Vì sự bức thiết như thế, nên ta đã đợi em, ta mong chờ trên những ngày tháng cô quạnh. Bởi lẽ, em không nhớ đến ta, mà có nhớ đến thì cũng không đủ can đảm để quay về bên ta. Em sợ Phật quở, Chúa trách. Sợ Sư Thầy, sợ Linh mục thôi ban phép bí tích, thôi xoa đầu ban phước. Sợ Kinh điển không có người đọc tụng, sợ Tin mừng không có kẻ giảng rao. Vì sự ngu muội của chúng sanh sợ cái đau về thân mà quên mất BẢN LAI DIỆN MỤC, quên mất Con từ nơi Cha mà đến, nên người ta mới có thể xây lên những nhà tù giáo điều mà nhốt Phật, nhốt Chúa vào. Họ không để em tiếp xúc được với Phật, Chúa thật sự là TỰ TÁNH nơi em. Em bận phải đi nhà thờ vì sợ tội tổ tông, em bận phải lạy sám hối vì sợ nghiệp báo. Nhưng em ơi, Jesus ngày xưa còn đòi đập đổ đền thờ, Thích Ca hồi đó có lạy lục một đấng nào đâu? Mà họ vẫn an lạc như nhiên giữa kiếp phù sinh. Là bởi vì, họ đã trở về với khả năng chế tác hạnh phúc nơi chính họ.
Chúa không thể cứu khổ.
Phật không thể cứu khổ
Mà có em mới cứu được chính em.
Em hãy quay về.
“Ta vẫn mong ta chờ mãi trên từng ngày quạnh hiu
Ta vẫn mong em về đấy cho đời bày cuộc vui”
Em về với ta, về với chính em mà chưa bao giờ sanh diệt thì đời sẽ mở cho em thấy những cuộc vui bất tận. Đó là chính là Nước Trời, chính là Cực Lạc giữa nhân gian. Là em vẫy vùng trong biển lớn của vạn pháp. Đó mới chính thực là chân hạnh phúc bởi vì nó là của em, do chính nơi em.
Mùa xuân đã đến em hãy quay về
rừng xưa đã khép em hãy ra đi
Em sẽ quay về đâu? Và nếu ra đi, em sẽ đi đâu? Em không hề có chốn để quay về, và em cũng hoàn toàn không đích đến cho cuộc ra đi. Nếu bỏ xuống khái niệm của “quay về” và “ra đi” thì còn lại gì? Nếu bỏ đi những ý niệm phân biệt NHỊ NGUYÊN thì còn lại gì?
Đó là CHÂN NHƯ.
Em có bao giờ ngồi nghe hơi thở. Niết Bàn sẽ hiển bày giữa sát na sanh diệt. Nước Trời sẽ ngự đến giữa hai làn hơi vào và ra ấy.
Rừng xưa đã khép , rừng xưa đã khép em hãy ra đi
Em có nghe tiếng ta đang van nài không? Rừng xưa đã khép. Tức thân tứ đại này đã tan rã từ khi mới chào đời
“Dưới vành nôi mọc từng nấm mộ
Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa.” ( Cỏ xót xa đưa_TCS)
Những nguồn tha lực ngày xưa em bám víu cũng là giả tạm. Vậy em hãy từ bỏ chúng đi. Để đứng lồng lộng giữa gió trời, mà nghe hương của vạn pháp, rồi tình tự, ân ái cùng ta cho đến ngàn thu. Thật sự, em có cần phải ra đi, hay quay về đâu, cứ an nhiên là chính em thì em đã gặp được ta rồi.
Ta đã hòa làm một với em từ trước thuở Đất Trời được tạo nên. Có tình yêu nào to lớn đến thế không em?
Cao Hồng Ân
----------------------------------------------------------------------------
Cám ơn bài viết của con trai gởi ba mẹ
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 18/Jan/2014 lúc 9:24pm
An Cao
To : Ba Me
Today at 8:03 AM
QUÁN CHIẾU VỀ VÔ THƯỜNG
( Nếu em không đằng vân mà đến, thì hãy quay về)
Mấy hôm trước ta lại rủ em ra đồng. Cái nắng giữa hạ như thiêu đốt vạn vật và đồng cỏ cũng chịu chung số phận như thế. Em buồn lắm bởi vì đồng cỏ xanh mượt mà của những tháng ngày xưa cũ đã dường như biến mất. Giờ đây, trên đất khô cằn vì thiếu nước, những thân cỏ vàng hoe, gục ngã. Đó đây, có những những khóm cỏ may mắn nằm dưới bóng râm của cây to vợi thì lá khô đét lại, tóp tép vào nhau, trông như những gai ngọn tua tủa hướng lên trời cao. Vậy mà trời vẫn như đổ lửa.
Cứ thế cho đến vài ngày sau, tự dưng trời thương đổ trận mưa rào. Em ngồi cùng ta nơi hiên nhà, nghe đất rộn lên vui sướng. Rồi trong sự thinh lặng giữa những tiếng mưa, chúng ta lại nghe được tiếng lá cỏ vươn mình. Mưa lớn và nặng hạt lắm. Như cho thỏa lòng trời sau bao ngày nắng hạn. Mưa kéo dài đến tối. Ta quay sang nói với em rằng, sự màu nhiệm của cuộc sống đang bắt đầu rồi. Em vẫn còn giận trời nhiều lắm, vì nắng chi mà nắng dữ vậy, làm mất đi đồng cỏ xanh rì hôm trước, nơi em và ta từng lọt thỏm giữa những thân cỏ cao quá đầu người mà nói chuyện vu vơ. Trước em nhắm mắt lại, em còn cố nói với ta rằng:
- Mưa như vậy thì có ích lợi chi đâu chứ, vì những bụi cỏ đã chết mất rồi.
Ta thương em nhiều lắm nên dang tay ra ôm lấy em và hôn lên đôi má bầu bĩnh pha chút giận dỗi chuyện nắng mưa. Ta dỗ dành:
- Không đâu. Em hãy tin ta đi. Chỉ cần hai hay ba ngày sau thôi thì phép màu đã hiển bày rồi. Bình an em nhé.
Và cứ thế, trong đôi tay mênh mông của ta, em đã chìm vào giấc ngủ. Trong đêm, sâu sâu lắm, ta nghe tiếng đất nứt vỡ ra vì hạnh phúc, và những điều màu nhiệm chảy tràn ra như cơn suối…
Độ ba ngày sau, em đã chủ động, nắm lấy tay ta để đi thăm đồng cỏ. Em nôn nao lắm. Và kìa, cuộc sống có bao giờ làm em thất vọng đâu. Những ngọn cỏ non, còn trĩu nặng sương đêm, đang long lanh trong nắng mới. Đám cỏ may mắn trốn nơi bóng râm ngày nào, thì giờ đây, lá đã căng tràn nhựa sống. Em bước chân đi trên những đám cỏ thật chậm, thật chậm vì em biết đó là cả một sự màu nhiệm của cuộc sống.
- Cỏ đã ở đâu? _em quay lại nhìn ta đầy thắc mắc
- Trong đất.
- Đất đã chứa cỏ ?
- Không hẳn chỉ có cỏ không thôi. Đất chứa vạn pháp. Nhưng chính nắng mưa quyết định sự hiển bày của vạn pháp trên đất_ ta đáp lời em, khi đưa tay khẽ chạm một hạt sương trên lá cỏ.
Ta mỉm cười mình. Em đáng yêu quá. Em đã khóc, đã buồn giận khi cỏ dần biến mất trên đất, rồi trở nên vui mừng hạnh phúc khi cỏ bắt đầu phủ xanh những đồi trọc. Cũng giống như người thế gian ngoài kia, họ đã khóc cười xoay vần như thế giữa những sanh tử. Nhưng em và họ có biết đâu rằng, cái sống chết đó cũng giống như đồng cỏ này vậy. Chúng héo úa, và tàn lụi đi dưới ánh nắng khắc nghiệt của đất trời. Nhưng rồi lại bừng sống dậy sau những đêm mưa dầm. Em có thấy, thân xác này giống như rơm rạ, cỏ khô không? Cứ sống sống, chết chết lay lất theo nắng mưa. Nhưng thật sự, cỏ đâu có chết. Cỏ chỉ trở về với đất và đợi một hình hài khác. Em và chúng sanh cũng có chết bao giờ đâu. Chúng ta chỉ trở về với tự tánh, rồi từ nơi đó đợi đủ nhân duyên lại trồi lên dưới một hình hài mới. Giống ruộng cỏ ngày hôm nay vậy.
Đồng cỏ hôm nay, đã một lần nữa thị hiện vô thường để cho em, ta và chúng sanh có được cái thấy vượt ra ngoài hai bờ bến của tử sanh, của nhị nguyên. Và cái thấy đó, được gọi là Trí Tuệ của chư Bụt. Chính khả năng thấy biết không bị kẹt chấp vào sống và chết ấy, mới hiểu được hết cái khả năng tàng chứa vô lượng và vô biên của tự tánh. Cũng nơi ấy mới thấy rõ được sự tạo hình tài tình và ảo diệu của nhân duyên. Cho nên, ta thể nói rằng, nhân duyên chính là mẹ của vạn pháp, và tự tánh là chất liệu để người mẹ ấy nhào nặn nên hình hài những đứa con.
Ta có thể gọi, nắng mưa là nhân duyên, nhưng đó cũng chính là vô thường. Vậy nhân duyên cũng chỉ là tên gọi khác của vô thường. Bởi vì bản chất của chúng là một. Khi chết đi, tức là không còn nhân duyên với hình hài này nữa. Nhưng cũng có thể nói rằng, thân này là vô thường, do muôn duyên hợp lại. Vậy trong sự hợp tan của nhân duyên đã hiển bày lý vô thường rồi.
Và giờ em hãy cùng ta nhớ lại những dòng đầu tiên của kinh Địa Tạng xem:
“Một thuở nọ, tại cung trời Đao Lợi, đức Bụt vì Thánh Mẫu mà thuyết pháp”
Và bài pháp mà Ngài thuyết ấy chính là kể về Bồ tát Địa Tạng.
Chúng ta hay nói về vô thường khi không thể nắm giữ được bất cứ điều gì trong cuộc sống. Từ cái thấy còn chưa trọn vẹn về vô thường, nên chúng ta sanh ra rất nhiều những tư tưởng lúc thì buông xuôi tất cả, lúc thì cố gắng lao mình vào tận hưởng cuộc sống để quên đi nỗi đau khổ ấy. Từ sự đối trị trong tuyệt vọng với vô thường mà chúng ta đã sanh ra tham, sân, si. Tham tức là bấu víu vào sự có mặt của ta và vạn pháp, sân tức là đẩy ra xa, cũng vì chấp vào sự có mặt ấy. Chính trong lúc chúng sanh đắm chìm trong tham và sân thì si mê cũng được sanh ra. Vì si mê mà ta không thể thấy rõ được cái tự tánh không đến đi của vạn pháp. Cho nên những đau khổ của thế gian đều nằm ở tham sân si nhưng kỳ thực chính là chủng tử sợ hãi vô thường mà chúng ta ôm ấp gieo trồng từ muôn vạn triệu kiếp về trước. Cũng vì nỗi sợ ấy, mà ta tạo ra Tôn giáo để cầu xin,van vái. Ta nương vào tha lực mà cứ tin rằng ta sẽ thoát được vô thường. Nhưng không đâu. Không bao giờ đâu em ạ. Chưa một pháp nào trong muôn ngàn thế giới có thoát khỏi vô thường được, dù chỉ trong một sát na mà thôi. Tuy nhiên, vô thường chỉ có thể xây nên cái hình hài tứ đại này. Chúng ta đến từ tự tánh và cũng trở về với tự tánh. Tức Kinh Địa tạng này không phải là một bản kinh để tụng đám ma, đám giỗ. Mà là do chư Bụt nơi trí tuệ từ bi vĩ đại giảng thuyết để chỉ cho chúng sanh thấy một con đường giải thoát. Sanh tử vô thường vẫn còn đó, nhưng không còn người sanh tử nữa. Hay rõ ràng hơn là Hình ảnh của Địa Tạng là biểu tượng cho NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM, một tên gọi khác của Tự tánh.
Và càng sai lầm và gần như là phỉ báng chư Bụt, nếu em nghĩ rằng vị Bồ tát này có công năng cứu độ siêu bạt vong linh. Và càng đau khổ hơn nữa, nếu em cố gắng làm cho giống với tượng của Địa Tạng rồi múa may vẽ vời những ấn chú đòi mở cửa địa ngục. Đó có khác gì là em mang danh của Bụt mà lại khước từ giáo lý giải thoát tối thượng của Bụt đâu chứ? Vậy danh hiệu em niệm trong những nghi lễ ấy đâu phải là Bụt, đâu phải là Bồ tát mà chỉ là niệm cái nỗi sợ hãi vô thường của chính em và chúng sanh mà thôi.
Tự Tánh thì không có đến đi, không dáng hình mà nơi Kinh này, Bụt dùng tên gọi Địa tạng bồ tát để chỉ cho tự tánh thì làm sao có thể tạc được tượng Ngài? Dù cho em đốt nhang nghi ngút đến ám vàng mặt tượng cũng không hề có một khói nhang nào đến với Địa Tạng đâu. Dù cho em có lạy dập trán, rướm máu trước tượng Địa Tạng thì em cũng vẫn sẽ còn trôi lăn trong sanh tử bởi vì em đang lễ lạy cơn ác mộng vô thường của chính em. Dù cho em có đọc tụng kinh Địa tạng hàng vạn lần mà không thấy được Địa Tạng chính là tự tánh thì chỉ làm rát cổ, hao hơi của em thôi, chứ không phước đức chi đâu, vì trong tiếng đọc của em vẫn còn là tiếng thở dài chán ngán vì vô thường kia mà. Em đừng tin họ, những người diễn đạt sai lệch lời Bụt, ý Kinh để rồi cho rằng dát vàng lên tượng Địa Tạng là phước đức vô lượng. Bởi vì em có thể dùng vàng mà mua chuộc vô thường sao? Khi Bụt dạy rằng hãy lấy vàng mà dát tượng Địa tạng tức là hành giả khi đã thấy được tự tánh, thì liền được hỷ lạc vô lượng tưới tẩm thân tâm ví như vàng sẽ tôn giá trị của tượng lên. Vậy hỡi người con Bụt, sao em còn mải ngủ mê mà tin vào những tà thuyết vô dụng, hoang đường ngoài kia, mà bỏ lời chư Bụt vì từ bi mà giảng nói?
Trên đời sống, ai có thể hiểu và thấy được vô thường là đã rất may mắn rồi. Do đó, Bụt thuyết kinh này ở cõi trời Đao Lợi tức là chỉ dành cho những chúng sanh đã có căn bản về vô thường. Giống như ta, trước khi dám dẫn em vào khai hội Địa Tạng thì cũng phải cho em thấy sự vô thường thực sự của đồng cỏ giữa duyên nắng mưa.
Hình ảnh của Thánh Mẫu là lý do để Bụt thuyết kinh. Có nghĩa là hình ảnh ấy sẽ chi phối và chủ đạo toàn bộ bản kinh. Trong vô thường thì có nhân duyên trong nhân duyên thì có vô ngã, bởi vì cái này sanh vì cái kia sanh, cái này diệt vì cái kia diệt. Mà VÔ NGÃ chính là KHÔNG của Bát Nhã, là Trái Tim cùa Đạo Bụt Đại Thừa. Các pháp là không bởi vì không tồn tại trong các pháp một cái ngã riêng biệt nào. Giống như lá cỏ chứa đựng đám mây, mặt trời, cơn gió, mùn đất. Giống như em và ta cũng có gió là hơi thở, nước, hơi ấm và đất là thân xác. Pháp giới giống như lưới nhện đẫm sương ngày xưa, mỗi hạt sương lại phản chiếu vô vàn hạt sương còn lại. Cho nên, lời kinh có thể diễn thành:
Vì quán chiếu tánh KHÔNG của vạn pháp (thánh mẫu) mà trí tuệ (Bụt) hiển bày hình tượng hóa CHÂN NHƯ, TỰ TÁNH (Bồ tát Địa Tạng).
Như Lai tự tánh là Bụt, còn hình tượng hóa tự tánh ấy tức là Bồ tát. Vậy sự khác nhau giữa Bụt và Bồ tát chỉ như một sợi chỉ. Bụt là sự vật, và hiện tượng còn Bồ tát chính là những pháp biểu thị cho sự vật và hiện tượng ấy. Đơn giản hơn là Bụt là mặt trời, và Bồ tát là ánh sáng. Nhờ ánh sáng, ta mới biết sự có mặt của mặt trời. Cũng giống vậy, tự tánh sẽ được diễn bày hết sức cụ thể qua hình ảnh Địa Tạng trong bản kinh này.
Pháp quán âm thanh là nương theo vạn pháp mà sanh diệt là pháp tu của Bồ tát Quán Âm. Từ khi không còn kẹt chấp vào âm thanh nữa, thì ngay lúc đó hành giả nghe được âm ba của vạn pháp đang vang lên bất tận, muôn trùng đó cũng chính là âm thanh của TỰ TÁNH vậy.
Do đó, phẩm Bồ tát Quán Âm nơi Pháp Hoa kinh được gọi là PHỔ MÔN, tức là cánh cửa để về Chân Như, về Niết Bàn. Mà đó chính là pháp Quán về Không. Nên muốn tiếp xúc với Địa Tạng thì phải bước qua cánh cửa ấy. Nhưng thật ra, cánh cửa chỉ là một khung cửa chơ vơ giữa đồng không mông quạnh, tức là pháp quán về Không cũng chỉ là một ý niệm mà thôi. Hay rộng ra, khổ và pháp diệt khổ hay kể cả những điều ta đang vu vơ với em cũng chỉ là ý niệm mà thôi. Do vậy, Bụt nói rằng 49 năm không thuyết một lời nào bởi vì ý niệm thì giả tạm như hoa đốm giữa hư không. Em đâu cần phải quay về với Địa Tạng, với Tự Tánh mà tự tánh đang ở ngay đây, trong em, từ vô thủy vô chung.
Em đâu cần phải thắp hương, gõ chuông, rồi mặc quần lụa áo là, tràng phang bảo cái uy nga mới có thể gọi được Địa tạng. Những thứ ấy vô ích lắm. mà chỉ cần em liểu ngộ được :
“Sắc tức thị không, không tức thị sắc
Sắc bất dị không, không bất dị sắc
Thọ, tưởng, hành, thức diệt phục như thị”
Thì đó là căn bản để hiểu về Địa Tạng, để tỏ ngộ được Tự tánh.
Em đã thấy, em hao phí thời gian chưa? Bao nhiêu năm con đi tìm Bụt, đến đầu bù tóc rối, thân thể hao mòn vậy mà Bụt ở ngay trong con mà con không hề hay biết. Em không đáng trách đâu. Mà đáng trách, chính là những người mượn tiếng Phương Tiện để giảng nói sai lệch lời của chư Bụt, giảng ra thành một Địa Tạng tà mị, chuyên “bẻ” luật nhân quả mà cứu chúng sanh, tạo thành một Quán Âm đa sầu đa cảm, nhàn rỗi cứu người mà không màng nhân quả. Những hình ảnh hoang đường ấy, như đã nói, chính sản phẩm của tâm sợ hãi và khiếp đảm trước vô thường.
Trong quyển kinh mà bị người thế gian phủ kín bằng màu sắc của mê tín, ta sẽ xé nát những lớp màn tà kiến ấy để chỉ em thấy KHO TÀNG PHÁP TỐI THƯỢNG của Như Lai chính là Bồ tát Địa Tạng. Nếu thật sự đến đây, em vẫn lờ mờ chưa hiểu rõ về cánh cửa Phổ Môn, xin mong em hãy rời cánh đồng Địa Tạng mà quay lại với cánh đồng Phổ Môn. Bởi vì, chỉ khi nào thực sự như một hóa thân của Quán Âm là Quán Tự Tại Bồ tát nơi kinh Bát Nhã, quán chiếu ngũ uẫn giai không thì vượt qua được tất cả những đau khổ. Chỉ khi nào, ta thực sự là Quán Tự Tại rồi thì mới có thể hiểu hết được biển trí tuệ của Chư Bụt nơi Địa Tạng Bổn Nguyện Công Đức kinh.
Trước khi bắt đầu chuyến đi dạo này, ta đã hỏi em có thể cưỡi mây mà đến không, tức là em đã cởi hết khổ chưa ? nếu em vẫn còn kẹt chấp vào khổ, thì cánh đồng này không dành cho em. Còn ta và đứa em này vẫn sẽ đi tiếp, bông hoa thì phải nở, chim thì phải hót, và mặt trời thì phải sáng.
Quán về Vô thường sẽ dẫn đến quán về Không
Pháp quán về Không cũng tức là quán vô thường vậy.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Bụt
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát
Nam Mô Shantideva Bồ tát
Nguyện những điều con viết ra đều từ nơi Chánh niệm và vì lẽ đó mà lợi lạc hữu tình
Thomas Cao Hồng Ân
---------------------------------------------------------
Con trai !
Phật đạo là con đường trí tuệ, con đường ấy không chỉ dạy hành giả phải thờ lạy, tụng đọc, van xin … làm phước !
Đức Phật dạy Tám điều người theo Phật nên làm
1- Chánh Kiến
Mừng cho con được chánh kiến.
Những bài viết con gởi đến bên giường bệnh để mẹ xem, là những liều thuốc vô giá cứu mẹ thoát qua bệnh tật, tử sanh một kiếp người.
Cám ơn con về bài viết rất nhiều, con trai ạ !
Cao Thệ
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 29/Jan/2014 lúc 8:54pm
Ba mẹ
con thêm vào một số chi tiết ở đoạn sau khi Mary rời nhà Elizabeth. Đây mới thật sự là bài viết mà con muốn viết và truyền tải
DỌN ĐƯỜNG CHO HÀI NHI
(lược dịch, tổng hợp và phóng tác từ chương 1 của Tin Mừng theo Thầy Matthew và thầy Luke)
Vào thời của vua Herod trị vì, có một thầy tư tế tên là Zach-a-ri-as thuộc về dòng A-bi-a, và vợ thầy ấy tên là Elizabeth. Bà vốn là con gái của Aaron. Họ là những người thờ phụng Thiên Chúa rất tín tâm và không bao giờ bê trễ trong công việc phụng sự cho nhà Chúa. Tuy nhiên, họ lại là những người già nua và đơn chiếc. Niềm ao ước duy nhất của hai vợ chồng là một mụm con để vui vầy. Cả hai vẫn hay cầu nguyện với Chúa và lắng nghe ý Ngài về điều này.
Cho đến một hôm kia, thầy Zach-a-ri-as đang bước vào đền thờ Chúa để đốt hương trầm cung phụng Ngài theo sự phân công của những vị tư tế quản đền. Cũng cùng lúc đó, cả nhóm người cầu nguyện đang lễ lạy và ngợi ca Chúa ở bên ngoài trong lúc suốt thời gian hương được đốt lên. Và kìa từ đâu, một thiên sứ của Chúa đã hiện đến với ông, vị ấy đứng bên phải của bàn hương. Ông sợ và hoảng hốt lắm, ông phủ phục xuống và run rẩy. Khi ấy, Thiên sứ bảo ông rằng:
- Này Zach-a-ri-as, người tôi tớ của Chúa, người đừng sợ. Ta đến để mang tin mừng cho người đây. Chúa đã chấp nhận lời nguyện cầu của hai vợ chồng, và rồi vợ người sẽ có mang. Vì là ân huệ của Chúa nên hãy gọi con trẻ ấy là John. Nó là sẽ niềm hoan hỷ không chỉ riêng cho gia đình mà còn cho tha nhân nữa. Rồi đây, khi con trẻ ấy lớn lên, nó sẽ nên người công chính trong sự soi sáng của Chúa, nó sẽ không lạc lối trong những dục lạc thậm chí là vi tế nhất. Con trẻ sẽ được tắm trong sự soi sáng của Chúa ngay cả khi chưa chào đời. Vì trí tuệ được hun đúc ấy, mà con trẻ khi lớn lên sẽ khiến cho rất nhiều con cái của Israel trở về sự công chính của Chúa. Và nó sẽ là sự dung hòa và thấu hiểu của tiền nhân đối với hậu bối, mang kẻ ngỗ nghịch bị lạc đường trong rừng thẳm của dục lạc, ác kiến và nghi hoặc trở về nẻo chánh đường ngay, và chuẩn bị cho dân chúng tư thế để đón nhận Thiên Chúa. Như vậy con trẻ này, sẽ dọn đường cho Chúa và những kế hoạch của Ngài.
Thầy tư tế lắp bắp thưa với Sứ giả rằng:” Lạy Chúa, con không còn tin vào những gì tai con nghe thấy. Vì con đã già yếu rồi, mà vợ con cũng có khá hơn gì mấy so với con đâu? Sao chúng con đủ sức để thực hiện việc trọng đại này cho Chúa chứ ?” Vị Thiên thần nhíu mày tỏ ý thất vọng:
- Ta là Gabriel, ta đến đây theo ý Chúa, để truyền tin cho người. Vì sự còn hoang mang ấy nên ta sẽ khiến người vắng bặt những hý luận, và ngữ ngôn cho đến khi sự kỳ diệu ấy xảy ra.
Thiên thần Chúa biến mất giữa hư không. Zach-a-ri-as bước ra khỏi đền thờ, và mọi người hỏi ông sao chỉ đốt hương lâu đến thế. Ông không thể trả lời, chỉ ra dấu là mình bị câm. Khi ông đã đi khuất, người ta nói với nhau rằng, Chúa đã cho ông một dấu lạ ở đền thờ.
Sau những sự kiện ấy, ông trở về nhà và suy niệm về dấu lạ. Ít lâu sau, vợ ông có mang, và suốt 5 tháng, bà cũng như chồng sống trong thinh lặng để chiêm nghiệm về dấu lạ ấy. Bà hoan hỷ mà tự nhủ rằng:” Lạy Chúa, Chúa hiểu nỗi khổ của con và ban con trẻ này như ban mưa trời xuống vùng hạn hán. Lạy Chúa, tâm hồn con đang reo vang vì hạnh phúc”.
Sau khi bà Elizabeth mang thai được 6 tháng, thì một dấu lạ nữa lại được gửi đến Nazareth thuộc về thành phố Galilee. Lần này, người nhận tin là Mary. Cô là một thiếu nữ được hứa gả cho Joseph, dòng dõi của vua David. Khi Thiên thần đến với cô, đã cất tiếng ngợi ca rằng:
- Này cô ơi, hãy vui và hoan hỷ lên, cô là người được ân phước trên tất cả những người nữ khác. Lành thay vì cô luôn có Thiên Chúa ở trong mọi suy nghĩ của cô.
Mary vừa sợ vì sự hiện thân của Thiên sứ, mà lại còn rất ngạc nhiên về những lời Ngài nói. Cô cố gắng vận dụng hết suy nghĩ để tìm xem, sao Thiên sứ lại nói những điều lạ lùng ấy. Ngài nhìn cô bằng đôi mắt trìu mến và pha lẫn ngưỡng mộ, Ngài xoa dịu:
- Cô Mary ơi, cô đừng sợ, cô có phúc lắm vì nay những niệm lành của cô khi nghĩ về Chúa và tha nhân đã đến hồi nảy mầm rồi. Cô sẽ mang thai một hài nhi, và cô nhớ đặt tên con trẻ là Jesus nhé. Đứa trẻ này rồi sẽ tuyệt vời lắm, và sẽ được thế gian tán danh như CON CỦA ĐẤNG TỐI CAO, và rồi sẽ ngồi lên ngai vàng còn vĩ đại hơn của David, sẽ trị vì nhà Jacob trong sự yêu thương và sáng suốt đến muôn đời. Vì lẽ ấy, triều đại của con trẻ sẽ trải dài ra vô cùng trên đất này, và sẽ bền vững vô tận với thời gian. Cô hãy hoan hỷ lên nhé.
- Lạy Chúa lòng lành và thấy biết mọi sự. Con không dám có ý kiến hay chối từ gì trước ý Chúa cả. Nhưng con chỉ mới được hứa hôn thôi, sao lại có thai được. Làm sao con có thể vẹn toàn ý Chúa bằng một thân một mình đây.
Sứ giả của Chúa lại mỉm cười và nói:
- Này cô ơi, cô an tâm đi. Chúa sáng suốt lắm, Ngài sẽ chu toàn mọi sự cho cô. Rồi đây, thần khí sáng suốt, yêu thương, bình an và định tĩnh của Chúa sẽ tràn đầy trong cô. Cô tin tôi đi, không có gì mà Chúa không làm được đâu. Cô cứ việc giữ tâm trong sạch như từ trước đến giờ vậy và con trai sẽ vì một phần sự thuần khiết ấy mà nên là CON CỦA CHÚA. Cô biết không, người chị bà con xa của cô là bà Elizabeth, bà đã lớn tuổi và hiếm muộn vậy mà vẫn có mang được 6 tháng rồi. Đối với Chúa, không có gì là vượt qua được khả năng của Ngài cả.
Trước những lời ấy, Mary rơi lệ vì hạnh phúc và lạ chưa, cô không còn thấy nghi hoặc, và lo lắng nữa. Đưa tay áo lau những giọt nước mắt trong niềm hoan hỷ, cô thưa với Thiên Sứ rằng:
- Xin Ngài hãy chuyển lời với Chúa rằng. Tâm con đang rất hạnh phúc. Thứ niềm vui mà trước nay con chưa bao giờ có được. Con thấy những âu lo đã vắng mặt đi rồi. Con hoan hỷ lắm, vì giờ con nhìn đâu cũng chỉ thấy Chúa và sự màu nhiệm của Ngài mà thôi. Con không lo lắng về mọi chuyện của tương lai nữa. Mà giờ con chỉ biết lắng nghe Thánh thần Chúa đang ôm ấp và phủ kín tâm hồn con thôi. Lạy Chúa là Đấng thấy biết mọi sự, soi thấy mọi tâm ý dù là nhỏ nhặt nhất, CON XIN VÂNG THEO Ý NGÀI. Và con hoàn toàn hạnh phúc với lời xin vâng ấy mà không có mảy may gợn bóng của sự bất an nào. Xin Ngài hãy nói với Chúa những lời này, con biết rõ hơn ai hết, là lòng con VÂNG PHỤC Chúa.
Sau khi Thiên Sứ đi rồi. Mary trong tâm hoan hỷ như được soi sáng bởi trí tuệ và thần khí của Chúa, cô thu xếp hành trang và lên đường đi thăm người chị bà con là Elizabeth. Cô khởi hành sớm lắm, và vì hạnh phúc dâng tràn nên con đường từ Nazareth đến xứ Juda không còn xa đối với những bước chân đang reo vui. Cô không thấy sự mệt mỏi vì phải đi nhiều, mà cô cứ ngắm nhìn những cánh đồng lúa mì đang chín vàng đợi tay thợ gặt. Có bầy chim bay sà xuống lạc thỏm giữa những thân lúa. Cô thấy sao mà những đóa hoa dại bên đường lại đẹp đến vô cùng. Thỉnh thoảng cô vẫn ngồi nghỉ dưới những tán cây, nghe chim kêu và ngắm những bông hoa dại. Cô thấy trong sâu thẳm của chúng là quyền năng của Chúa. Và cô nhìn lại chính cô, nhìn ra xung quanh có nơi nào mà không có sự hiện diện của Chúa đâu chứ. Chúa bao la và mênh mông quá. Nước mắt cô cứ trào ra như hồi Thiên thần đến truyền tin, cô đưa tay lên ngực trái ngay nơi tim rồi nhắm mắt lại để trong thinh lặng mới cảm nhận được hết tình yêu của Chúa trong cô và khắp thế gian này. Bất chợt, tay cô xoa xoa lên bụng. Cô mỉm cười trong hạnh phúc, và không còn lo lắng gì về những lề luật, định kiến của xã hội. Chúng chỉ là những ý niệm thôi, trong khi cô đã có Chúa là Đấng thấy biết mọi sự trong tim rồi. Cô khẽ nói:” con ơi, mẹ hân hoan lắm. Con hiểu lòng mẹ mà”. Cứ như thế, những bước chân an lạc đã dẫn người thiếu nữ Mary đến trước cửa nhà của thầy tư tế Zach-a-ri-as vừa lúc trưa. Thầy mở cửa cho cô vào. Cánh cửa vừa mở ra, những tia nắng đã chiếu rọi vào khắp nhà, cô trao cho vợ chồng Elizabeth một nụ cười bình an, rồi hỏi thăm sức khỏe của họ. Và cô chưa cập gì đến chuyện những dấu lạ, vậy mà bà Elizabeth đã cất tiếng ngợi khen:
- Em ơi, em là người mang Chúa trong mình. Em có phúc hơn biết bao nhiêu người khác. Chị vừa trông thấy em, nghe tiếng em chào mà tim chị đã được bình an, và con trẻ chị đang mang đây cũng như đang nhảy cẫng vì vui sướng. Cảm ơn em đã ghé đến thăm chị, và bình an mà em mang đến tuyệt vời biết dường nào. Điều đó chỉ có được nơi người, mà tất cả tâm ý chỉ hướng về Chúa trong tim mà thôi.
Mary nghe những lời ấy, thì bước đến ôm lấy chị. Và thưa với chị rằng:” Chị cũng có Chúa trong tim đấy thôi, vì chỉ có như vậy, chị mới cất lên được những lời đầy yêu thương và thấu hiểu em tường tận như chính mình vậy”. Khi nói những lời ấy rồi, thì tâm trí của Mary được mở rộng ra hơn nữa, và cô cất tiếng ngợi ca Chúa rằng:
- Cả tâm hồn con đang run lên vì hạnh phúc, con xin dùng niềm vui này để ngợi ca Chúa. Cả thần trí con và tất cả mọi thứ con nghĩ đến, nhìn thấy, tiếp xúc và nói năng đều vui mừng vì con đã có Chúa nơi con. Thân phận con là thấp hèn, với những đau khổ về ý niệm vui-sướng của thế gian, Chúa ơi, con hạnh phúc lắm, thứ mà sẽ không ai có thể cảm nhận được nếu không thấy Chúa trong lòng và trong vạn pháp. Con biết rồi đây thế gian sẽ ca ngợi con vì con diễm phúc như thế. Nhưng họ có biết đâu rằng, Chúa cũng yêu họ như yêu con. Tình yêu Chúa cho nhân loại này như Đất yêu cỏ cây vậy có phân biệt chi đâu. Chỉ những ai biết quay về với Chúa, mới thấy được Chúa thôi.
Bà Elizabeth nhìn em mà lòng đầy ngưỡng mộ, bà khẽ ngồi xuống giường cho đỡ mỏi vì bào thai đang trở nên nặng dần. Bà và con trẻ đều thấy hạnh phúc khi nghe những lời của Mary nói. Không biết nơi vô thức, hay trong thứ ánh nắng chói chang rọi vào nhà từ phía cánh cửa chưa đóng kín, mà bà thấy gương mặt Mary rạng rỡ vô cùng. Ông Zach-a-ri-as dợm đứng lên để đóng lại cửa, thì bà nắm lấy tay ông ra hiệu hãy khoan, đừng làm Mary bị gián đoạn. Hãy lắng nghe những lời của cô ấy nói, trong tâm hạnh phúc vô ngần:
- Nếu mình còn những thành quách của tự ngã thì Chúa bằng sức mạnh của Ngài sẽ lấy đi từng viên gạch chấp ngã mà mình vốn tự hào. Nếu mình còn mê đắm vào những quyền lực và danh vọng hư ảo của thế gian thì mình sẽ không tiếp xúc được với Chúa đâu. Chúa sẽ chỉ ở bên những ai khiêm nhường, biết buông bỏ tất cả để lắng nghe Chúa. Anh chị biết không, những người đã thực sự biết buông bỏ hết như thế, mới thấy được dung nhan của Chúa, còn những ai mà đang còn kẹt vào những ý niệm của thế gian sẽ mãi chẳng thể thấy Chúa đâu. Chúa có bao giờ bỏ thành Israel đâu, và bỏ con cái Chúa đâu, tại vì mình quên mất Chúa thôi. Chứ Ngài vẫn yêu mình, vẫn luôn ôm lấy tất cả trong vòng tay từ ái và bao dung. Bời vì, làm sao chúng có thể chạm đến ta khi trong ta là Chúa uy quyền. Anh ơi, chị ơi, chúng ta hãy cất tiếng mà ngợi khen Chúa đi.
Nói xong những lời tràn đầy trí tuệ và yêu thương ấy, Mary đã ở lại với anh chị mình trong suốt 3 tháng ròng. Họ đã dành trọn vẹn thời gian ấy để đi vòng quanh những cánh đồng vào mỗi ban sớm,và họ cũng ngắm nhìn những hạt sương đang lấp lánh trong ánh bình minh trên những mầm non mơn mởn và căng tràn nhựa sống. Mary và hai vợ chồng Elizabeth đã bước những bước rất vững chãi trên con đường trở về với nước Chúa trong tâm thức. Trong ngôi nhà được ban phước ấy, không lúc nào thôi những tiếng cười và ái ngữ. Đến nỗi, những con chim trời vốn sợ hơi người, cũng bay đến làm ổ trên mái nhà. Vì bình an và yêu thương cũng giống như bếp lửa mùa đông, có sức lan tỏa và ủi an.
3 tháng sau khi Mary rời khỏi, thì bà Elizabeth đã mãn nguyệt khai hoa và cho ra đời một con trẻ. Xóm giềng cũng tụ tập đến chúc mừng ông bà, vì giờ đã có mụm con để hủ hỉ lúc về già. Bà nằm trên giường, ôm con trẻ vừa chào đời, nhìn chồng mỉm cười mãn nguyện. Người ta cứ nghĩ ông bà vì vui mừng theo thói thường, chứ đâu biết được ý nghĩa thật của nụ cười ấy.
Cũng trong lúc ấy, thì Mary không thể che giấu sự tăng trưởng của bào thai mãi được. Lúc đầu, cô còn dễ dàng phủ kín bằng những lớp áo dày, nhưng dần dà những tiếng dị nghị bắt đầu vang lên. Những lời ong tiếng ve ấy bay đến tai của Joseph. Chàng vốn là người nhân hậu, nên chàng định sẽ dùng sự im lặng để cho Mary hiểu về sự hủy hôn giữa hai người vì chàng không muốn trách cứ, hay nặng lời gì với Mary cả. Chàng tự nghĩ: “Cô ấy là người rất thánh thiện và trong sáng, nay lại như thế chắc cũng đã có ý trung nhân khác rồi. Ta nên im lặng thôi”
Sự lặng im của Joseph và lời điều tiếng vẫn không làm cho Mary sợ hãi hay đau khổ. Cô vẫn mỉm cười khi bước đi trên phố, cô vẫn thấy cả phố phường và con người rất dễ thương và đáng yêu. Những ánh nhìn soi mói cứ thế mà tăng dần lên, nhưng trong ánh mắt của Mary đâu còn bận tâm gì nữa, cô chỉ thấy Thiên Chúa là Đấng lòng lành đang ở trong vạn pháp mà thôi. Mỗi hôm, cô vẫn lấy bàn tay xoa lên bụng mà thủ thỉ với hài nhi đang lớn dần:” Con ơi, con đừng lo lắng chi hết. Con có mẹ đây, và mẹ con ta có Chúa trong tim. Mẹ tin vào Chúa và mẹ đã thật sự đẫm mình trong hồng ân của Chúa. Mẹ nghe hết và thấy hết những gì ngoài phố, nhưng mẹ đã dâng trọn cho ý Chúa rồi, con ạ. Mọi thứ đều đang diễn ra đúng như cái mà chúng phải là. Chúa sẽ an bày tất cả theo ý của Ngài. Nè con, con chim sâu bé nhỏ ấy nó cứ hạnh phúc mà ca hát dẫu biết rằng tiếng hát ấy sẽ đánh động cho những loài chim ăn thịt đến bắt nó đi, vì nó sanh ra là để bay và để hát. Và mẹ con ta, hay tất cả mọi người cũng thế, chúng ta sanh ra là chỉ để yêu thương, tìm kiếm, và ca ngợi Chúa trong ta và tha nhân thôi. Mẹ yêu con lắm, Jesus của mẹ”
Tuy nghĩ là vậy, nhưng sự im lặng của chàng Joseph lại khiến cho chàng đau khổ lắm, vì đối với chàng thì Mary là người con gái tuyệt vời nhất vì nàng trong sáng và mát mẻ như ánh trăng vào những hôm trời quang mây tạnh. Chàng đã mất ngủ cả mấy đêm liền. Cứ thế, mỗi sáng thì chàng phải đóng giả một gương mặt dửng dưng ra phố, nhưng đêm về, khi chỉ còn ở một mình thôi thì nội tâm lại ray rứt chàng và như thế chàng cứ ra sau vườn mà bày biện đóng thành những những món đồ gỗ thật khéo léo. Bao nhiêu tâm sự, nỗi niềm chàng cứ trút vào chúng. Chàng cũng cứ chờ một vị hôn phu nào đó sẽ đứng ra chính thức đón Mary về nhưng nào có ai đâu. Tất cả im lặng như tờ vậy ngoại trừ kế hoạch những người quá khích. Họ định sẽ chọn một ngày nào đó, bắt Mary ra giữa phố và ném đá cho đến chết.
Chiều nay, chàng mang những món đồ gỗ ra giao cho một cửa hàng trên phố. Mọi việc đã xong thì trời cũng đã hoàng hôn rồi, đường phố vùng Nazareth hôm nay sao vắng vẻ quá. Chợt chàng nghe những tiếng hò reo, nghe những tiếng đá rơi, tiếng la hét, như quán tính, chàng bước vội theo hướng có âm thanh lạ ấy. Và từ xa, chàng đã nhìn thấy những đám bụi mịt mù. Bước chân chàng trở nên nhanh hơn, và huyết quản tự nhiên co thắt lại, trong vô thức chàng biết có một người phụ nữ đang bị ném đá. Đám người ấy đông lắm, có đến độ 20 người đều là những người đàn ông và trai tráng, và giữa họ là một người phụ nữ đang oằn mình trước những viên đá của lòng nhẫn tâm. Bên cạnh có một người lớn tuổi đang cầm luật của Moses, ông này đang đọc lớn luật ấy và nhân danh sự công chính của Chúa cho những viên đá. Phía ngoài là những người khác nữa đang hò reo vì luật công chính đã được thực thi. Joseph đứng giữa họ, lòng chàng lặng đi. Bất chợt, chàng bắt gặp ánh mắt của người phụ nữ ấy đang nhìn chàng. Thứ ánh nhìn không còn chỉ để biểu thị đau đớn, mà đang như ai oán, chua xót cho số phận. Trong ánh mắt, có chứa đựng sự vụng dại của thiếu nữ, sự cam chịu của đàn bà, sự cay đắng tủi nhục của kẻ bị cho là phạm tội. Nó như cứa vào trong tim của chàng trai trẻ, những vết cắt đau buốt và sâu hoắm. Người phụ nữ lịm đi, đất cát xung quanh đã loang đầy những vệt máu người. Những viên đá bị ném đi vơi dần, rồi đám đông cũng bỏ đi trong tiếng cười nói hả hê vì đã giữ cho luật Moses được thuần khiết và công chính. Khi đám đông đã đi khuất, Joseph chạy đến, quỳ bệt trên đất, tay chân chàng trở nên luống cuống quá. Chàng phủi đi những bụi cát trên mặt người phụ nữ, vuốt nhẹ mái tóc bị quện chặt với cát và máu mà mới đây còn óng vàng như màu nắng. Chị không đủ sức để mở cả hai mắt nữa, mà chỉ gượng nhìn người đàn ông xa lạ bằng con mắt bên phải đang khép hờ. Như đây không phải là người mà lòng chị mong đợi, chị nhắm mắt lại và thế là chúng không bao giờ mở ra nữa. Joseph bất lực nhìn người phụ nữ đáng thương chết trên tay mình. Phía trên những bức tường cao, đám chim ăn tử thi đã chực chờ. Joseph dùng tiền có được khi nãy do bán những món đồ gỗ mà thuê một người nọ. Họ cùng nhau mai táng người phụ nữ không quen biết. Kẻ ấy cho chàng biết, sáng mai đây cũng sẽ có một người nữa bị xử theo luật. Mà trong thành này, thì có ai khác ngoài Mary chứ.
Trên đường từ nơi mai táng trở về nhà, thần trí chàng rợn ngộp bởi những hình ảnh ban chiều. Khủng khiếp quá, tàn nhẫn quá. Luật lệ được đặt ra là để khiến người ta sống tốt hơn, an ninh hơn. Chẳng lẽ Đấng Chúa tối cao cũng thấy hạnh phúc như đám đông ấy hay họ đã hiểu sai về ý Ngài? Tại sao nói những đứa trẻ được thụ thai và sanh ra là do ý Chúa, nhưng sao đứa con của người ấy phải chết trong lúc chưa kịp nhìn đời? Nếu Chúa đã cho việc ấy là tội lỗi, dơ bẩn thì sao Ngài lại cho người ấy có mang? Rồi tình thương ở đâu trong những viên đá ấy? Chúng chỉ mang lại máu, nước mắt và chết chóc chứ công chính gì đâu? Bao nhiêu câu hỏi mâu thuẫn giữa nhân tính và luật định cứ như thế bám riết lấy chàng. Chàng biết rằng có thứ gì đó không thỏa đáng trong niềm tin của mọi người về ý Chúa và luật Moses. Nhưng chàng không dám nghĩ xa hơn nữa? Vì chàng biết, nó sẽ dẫn đến việc phủ định tất cả những quan niệm về Đấng Tối Cao có thể chi phối con người thông quan việc phán xét đúng-sai.
Và đêm ấy, trăng sáng lắm, soi rọi thứ ánh sáng mát lành trên thế gian. Joseph nhìn lên bầu trời đêm. Chàng nhìn trăng đang từ từ bị che khuất bởi một đám mây vô tình bay ngang qua và tự dưng trong chàng nảy ra một suy nghĩ mà theo chàng rất là điên cuồng.
“Cái đám mây đó thấy thì có thể che mờ trăng được, nhưng kỳ thực trăng vẫn sáng kia mà. Ta không thể vì đám mây ấy mà ghét bỏ hay ruồng rẫy trăng được. Mây thì có đấy, nhưng trăng vẫn có khi nào thôi sáng đâu chứ. Không được, Joseph à, Mary nàng ấy sáng như trăng vậy, ngươi không thể mất nàng được”.
Chàng vẫn còn miên man suy nghĩ:” Ta dứt khoát không vì những áng mây tâm thường ấy mà cho rằng trăng đã hết sáng được. Ta phải đến hỏi thẳng nàng thôi, và nếu được ta sẽ tha thứ cho nàng, ta sẽ đứng ra nhận đó là tác phẩm của ta và ta… ta sẽ thương yêu nàng”.
Tâm hồn thánh thiện, nhân hậu và tràn đầy sự say đắm của người trẻ ấy đã khiến chàng rời nhà trong đêm. Trên đường đi, bao nhiêu câu hỏi cứ vây lấy chàng như những đám mây từ đâu kéo về như đông hơn, như dầy hơn che lấp lấy ánh trăng, và suy nghĩ của Joseph. Bao nhiêu nghi vấn, câu hỏi được đặt ra, rồi dòng dõi của ta, cha ông ta vốn là tổ phụ Abraham, là vua David họ ở trên thiên đàng đang nhìn ngắm ta, họ sẽ nghĩ gì đây? Ta có đang làm dơ xấu dòng họ không? Ta sẽ đối xử với đứa con hoang như thế nào đây? Mary sẽ nói gì? Như vậy có phải là trái luật của Moses đã giao ước với Chúa không? Chúa có bắt tội ta không? Rồi những bước chân của anh tự nhiên chậm lại, và chúng dường như muốn quay về. Nhưng rồi anh lại nghe lương tâm cất tiếng: “Ngày mai trên phố, họ sẽ ném đá Mary, Mary sẽ chết và con nàng cũng chết. Ta không yêu nàng vì sự gợi cảm của xác thịt, mà thứ tình yêu ấy tim ta biết rõ. Đã bao nhiêu lần ta ngắm nàng trên phố, dẫu đã đính ước với nhau rồi, nhưng ta luôn yêu nàng và kính trọng nàng. Ta yêu sự thanh khiết của nàng như ánh trăng vậy. À, mà không đâu, phải như trăng mới đúng chứ, ánh trăng còn có lúc bị che bởi những đám mây, mà trăng có bao giờ thôi sáng đâu. Mary cũng vậy, những tội lỗi kia có thể làm dơ bẩn thân xác của nàng. Nhưng ta yêu nàng là vì chính nàng mà. Chỉ cần ngắm nàng lòng ta đã thanh thản rồi”. Những bước chân xen lẫn với những ý niệm đưa chàng đến trước nhà Mary tự lúc nào không biết. Chàng đứng đó rất lâu. Tâm trí chàng đang lưỡng lự và cánh đóng im ỉm như muốn xua đuổi chàng. “Ta cứ quay về đi, không ai biết việc ta đến đây đâu. Đừng vướng vào những rắc rối này”. Chợt ánh mắt của cam chịu của người đàn bà trên phố hiện ra giữa tâm can Joseph, đôi mắt đang nài van sự lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông và tha thứ.
“Không, ta dứt khoát không thể để điều tệ hại ấy tiếp diễn, Mary phải được sống. Ta không thể ngăn được luật ấy và đám đông trong thành này để cứu tất cả những người phụ nữ lầm lỗi. Và nếu họ có trốn đi thì nơi nào có thể dung chứa khi mà luật Moses là luật chung cho tất cả dân Israel. Nhưng ít ra ta cũng cứu được một người trong số họ. Mary cần và đang đợi ta che chở như người đàn bà ấy đến chết vẫn chờ đợi sự bao dung” Nghĩ vậy, tay anh đưa ra thật dứt khoát và gõ vào cửa nhà cô những tiếng gõ thật trầm ấm.
Mary không giấu nổi sự ngạc nhiên về chuyến viếng thăm kì lạ này, cô mỉm cười với Joseph và mời chàng vào nhà. Trong thứ ánh sáng không rõ mấy của ngọn nến, Joseph thấy Mary vẫn như ngày nào, vẫn đẹp thánh thiện vô ngần. Mà dường như nàng còn đẹp hơn khi xưa nữa, bởi gương mặt ấy ánh lên thứ hạnh phúc của tràn đầy và viên mãn mà kể cả những công chúa hay con cái nhà quyền quý cũng không thể nào sánh bằng. Vẻ đẹp ấy như một cơn mưa đang tưới tẩm lên tâm hồn khô cạn vì đau khổ của Joseph. Và lạ chưa, bao nhiêu suy nghĩ, bao nhiêu luận cứ mà chàng định sẽ hỏi, sẽ nói cứ như biến đâu mất vậy. Chàng cứ nhìn Mary thôi, với chàng đó là đủ lắm rồi.
Cô nhìn chàng mỉm cười rồi cất lời:
- Chàng ơi, sao lại đến đây vào đêm khuya thế này ?
- Ta… Ta cũng không biết nữa. Ta chỉ muốn thấy nàng thôi_ Joseph trả lời mà thật sự là chàng cũng có biết tại sao chàng đến đây đâu vì tâm trí đã phủ đầy sự mâu thuẫn.
- Lúc này, em nghe trên phố họ nói chàng bắt đầu làm nghề mộc, và họ khen rằng những sản phẩm từ đôi tay khéo léo của chàng đã đạt đến độ tinh xảo rất cao.
Joseph nghẹn lời, chàng không thể hiểu nổi vì Mary đủ thông minh để thừa biết kết cuộc đang đợi chờ nàng ngoài kia là những viên đá của người đời. Sao nàng lại có thể bình thản đến vậy, lại còn đủ tâm trí để khen ngợi người khác nữa? Mary trước mặt chàng, tại sao không lo lắng, không mang vẻ mặt rầu rĩ của những người phụ nữ dễ dãi sau khi bị kẻ tình lang ruồng bỏ sau những cuộc vui. Ánh trăng mà chàng hay nhìn ngắm để vơi nỗi nhớ về Mary, giờ đây hình như không thể sáng và an tịnh bằng người con gái đang ngồi diện. Joseph ấp úng:
- Nàng có biết ngoài phố người ta đang bàn tính gì về nàng không? Nàng không lo lắng à?
Mary khẽ lắc đầu, trên môi vẫn nở nụ cười bình an. Nàng giống như là đang chấp nhận hết mọi sự vậy.
- Nàng không lo cũng được, nhưng mà ta lo lắm nàng có biết không? Họ đến nhà, hỏi ý xem, ta có muốn tham gia vào đội sẽ ném đá trị tội nàng giữa phố không. Ta không thể để việc đó xảy ra được Mary à. Ta không cho phép mình nhìn thấy nàng trong cảnh tượng ấy. Ta… Ta vẫn còn yêu nàng lắm. Ta định sẽ im lặng mà lìa xa cho nàng được hạnh phúc bên gã ấy. Nhưng giờ đã đến lúc này rồi, ta không thể để sự im lặng của ta giết chết nàng.
Hai bàn tay của Joseph nắm chặt lấy nhau. Giữa đêm khuya mà đôi tay ấy ướt đẫm, và gương mặt của chàng cũng ướt đẫm. Mary khẽ đặt tay mình lên đôi tay của Joseph,” Chàng nói tiếp đi, em đang nghe đây”.
- Nàng… Nàng lấy ta đi. Ta sẽ đứng ra nhận con trẻ nàng đang mang là kết quả của ta. Ta sẽ đối tốt với nàng như vợ ta, còn với con trẻ ấy như là con của ta vậy. Đó là cách duy nhất, ta có thể cứu nàng khỏi sự phán xét của luật Moses. Ta không cần biết đúng hay sai, mà ta chỉ nghe con tim bảo ta phải đến đây với nàng. Không cần biết, người đó là ai, và nàng đã làm gì, trong mắt Chúa nàng tội lỗi thế nào, tình yêu này không thể để ta đứng yên được. Ta không trách tội nàng như người đời đâu, ta không yêu nàng nơi những ý niệm về nàng mà là chính nàng, Mary à.
Những giọt nước mắt bắt đầu rơi xuống từ khóe mắt của Mary. Cô thấy người đàn ông đối diện mình sao lại bao dung và rộng lớn quá. Anh ta đã dám bước ra những ý niệm về danh dự, về bản chất chiếm hữu thường thấy ở những người đàn ông khác. Và kìa, Joseph giờ đây không phải là Joesph con cháu vua David hay Abraham nữa mà chỉ còn là Joseph thôi. Một Joseph với trái tim mênh mông của tình yêu vô phân biệt. Mary chợt thấy con trẻ trong người, đang run lên vì hạnh phúc. Cô biết, đây người là Chúa đã gửi đến để che chở cho hài nhi. Người đang tin và sống bằng tình yêu vượt khỏi những khái niệm như cô đang tin và sống. Mary nhìn chàng thật lâu, rồi khẽ nói:
- Chàng có tin nơi chàng và tin nơi em không ?
- Ta tin chứ Mary. Chính niềm tin ấy đã đã dẫn ta đến đây. Dọc đường, đã bao nhiêu lần ta đứng lại định quay về. Nhưng niềm tin ấy đã xách tấn ta. Ta đã bỏ hết những câu hỏi, những nghi vấn, ngờ vực ở trước cửa rồi. Ta tin nàng và ta ở đây để bảo vệ nàng và con.
Trong nước mắt của hạnh phúc, Mary đã kể cho Joseph nghe những màu nhiệm đã xảy ra. Đêm hôm ấy, sau khi mây đen đã tan đi, trăng sáng vằn vặc. Chỉ có niềm tin nơi trái tim của người đàn ông trẻ ấy vào ánh trăng mới xuyên qua được những áng mây của nghi hoặc và vô minh mà mắt thường không thể thấy. Và chỉ có trái tim đầy bao dung và mạnh mẽ ấy mới đủ sức chở che cho hài nhi.
Sáng hôm sau, khi đám người toan tính bắt Mary đi xử tội, còn đang dọ thám ở xung quanh, thì họ thấy cánh cửa nhà cô mở ra, và Joseph đang nắm tay cô bước đi. Tay anh như đang cầm nắm thứ báu vật duy nhất của đất trời. Và như thế, đám đông đã lặng lẽ bỏ đi…
Lại nói về con trẻ vừa sanh của bà Elizabeth, khi họ mang bé đến làm lễ cắt bì, theo phong tục của đạo Chúa lúc bấy giờ thì bé sẽ được chính thức đặt tên trong lễ ấy. Người ta hỏi bà Elizabeth rằng, bà muốn đặt tên gì cho con trẻ. Bà đáp, hãy gọi bé là John. Những người họ hàng lấy làm thắc mắc và không đồng ý về việc ấy vì tên của con trẻ phải được đặt trùng tên với những người trong gia phả. Và họ bắt đầu lên tiếng phản đối bà. Ông Zach-a-ri-as ra hiệu cho họ im lặng, ông lấy một cành cây và viết lên trên đất: JOHN. Ngay khi viết xong tên ấy thì miệng ông được mở ra và hết lời tôn vinh Chúa. Thế là con trẻ được đặt theo tên ấy. Cả xóm làng chứng kiến sự kỳ lạ, bèn nói với nhau rằng, hãy chờ xem con trẻ ấy vì Chúa ở trong em. Trong những lời chúc tụng Chúa của ông Zach-a-ri-as, có lời rằng:
“ Này con trai ơi, con hãy vui lên
Vì con đã được chọn như là một Ngôn sứ
Con được vinh quang đi trước
Mà dọn đường cho Chúa “
Con trẻ ấy khi lớn lên thì lại ưa thích sự thanh vắng và đạm bạc. Đến khi đủ lớn, thì anh liền rời bỏ nhà cửa, phố thị mà vào nơi hoang địa để lắng nghe tiếng Chúa trong tâm hồn. Anh ta cứ ẩn dật như thế cho đến ngày ra mắt dân xứ Israel.
“Lạy Thầy, con biết là con yêu mến Thầy”
Thomas Cao Hồng Ân
|
Người gởi: cao the
Ngày gởi: 11/Feb/2014 lúc 9:40am
câOn 10/02/2014 7:55 PM, "An Cao" <ancao1990@gmail.com> wrote: người ta nói bánh ích đi thì bánh quy lại.. hihihi... coi hình xong thì gửi tặng dad và mom bài mới,
[ QUÁN VỀ CHÂN-VỌNG ]
“Con cào cào bé xíu Bay vượt bờ tử sanh Đậu trên nhành chân-vọng Trời, rồng trên cánh mỏng Bỗng hóa bày chân như”
Hôm nay ta lại cùng em ra dạo chơi trên đồng cỏ. Mùa này, trời đã thôi nắng và thỉnh thoảng lại có những cơn mưa phùn lất phất đủ làm ngàn y, nội cỏ ẩm ướt và mát rượi. Em nhẹ nhàng đi giữa những lá cỏ mới đây đã cao quá gối, đẹp thanh thoát như một đóa hoa. Những bước chân của hạnh phúc pha lẫn niềm thích thú, em nắm lấy tay ta, lôi ta vào lại những chuyến đi rong của ngày xưa… Một hồi, dường như đã mỏi, em rủ ta ngồi bệt trên một thảm cỏ bé xíu, dệt bằng thân của những bông hoa cúc dại. Ta ngồi nhìn trời cao, em thì ngắm hoa. Rồi em reo ngạc nhiên: - Nhìn kìa, nhìn kìa_em đưa tay chỉ về phía bông hoa. Một con ong đang lấy mật. Trên lá thì có con bọ cánh cam tròn xoe đang nằm im thin thít. Rồi thỉnh thoảng có những loài cào cào, châu chấu bay nhảy qua lại giữa những ngọn cỏ. Chúng dễ thương và thanh bình quá. “Em có muốn nghe câu chuyện về chúng không ?”. Ta hỏi khẽ và em gật đầu khi mắt vẫn còn mãi miết ngắm nhìn một cánh bướm vàng nhỏ xíu, đang thơ thẩn bay lượn giữa những bông hoa cúc bé tí cũng vàng ươm. Những loài côn trùng bé nhỏ ấy thật sự không ở cố định trên đồng cỏ. Khi mùa nắng hạn đến, chúng sẽ bay đi trú vào những khu rừng rất xa trên đồi, nơi đó dưới những tàn cây lớn, thảm cỏ được che chở và vẫn sống lay lất qua những cơn lửa trời. Đồng cỏ sau nhà mình, chỉ là một điểm dừng chân của chúng thôi. Mà thật sự, chúng cũng không có nơi để về, vì cứ di cư đi lang bạt kỳ hồ khắp những cánh đồng, và đồi núi như thế. Mấy ngày trước, khi đồng cỏ khô hạn, thì mình không thể thấy chúng, bởi vì chúng đã đi rồi. Nhưng hôm nay, đủ duyên để cỏ mọc lại, chúng đến để tạm trú ngụ một thời gian, rồi sẽ lại đi tiếp. Hôm trước, ta đã nói với em về cách quán chiếu vô thường dựa trên duyên nắng mưa tác động vào đồng cỏ. Hôm nay một lần nữa, ta lại mượn hình ảnh những con côn trùng bé nhỏ cũng từ nơi cỏ cây mà nói về một thành quả đầu tiên của của việc quán chiếu về vô thường. Nếu như không có duyên, không có mưa trời tưới tẩm thì đồng cỏ không xanh mát và cũng không gọi được những bầy côn trùng ấy quay về. Thì cũng như vậy, nếu tâm thức của chúng ta không có duyên tưới tẩm bằng những pháp phương tiện chân chánh thì cũng không thể nào nhận diện được những phiền não, kiếp trược và vọng tưởng. Thế nào là những pháp phương tiện chân chánh? Là khi em và chúng sanh lìa được tha lực. Thôi cầu cúng, lễ lạy, van xin. Và thôi chạy rong tìm một vị minh sư để nương nhờ, thì đó là chánh pháp. Tức là em chịu ngồi yên xuống đây giữa đồng cỏ, núi đồi, giữa thế gian đang cuồn cuộn sanh diệt mà đối diện trực tiếp với phiền não của chính em. Em đã thấy gì sau lần ngồi yên ấy? Em đã thấy vọng tưởng, thấy phiền não đến dày đặc. Ta cũng đã thấy từng đàn cào cào, châu chấu bay đầy đồng cỏ. Cứ ngày nào đồng cỏ còn xanh thì chúng sẽ đến và cư trú. Cứ ngày nào, em còn mang thân tứ đại này thì ngày ấy, em còn thấy phiền não, vọng tưởng. Vậy làm sao em có thể diệt được phiền não đây? Người ta đã nói rất nhiều về cảnh giới thiền, là một cõi vắng bóng của phiền não, của vọng tưởng. Nhưng kỳ thực, họ chỉ đang vẽ vời, hý luận về một trạng thái tâm thức mà họ chưa bao giờ cảm nhận được mà chỉ mượn tạm bợ những kiến thức từ kinh điển của Như Lai. Nên từ lâu, ta đã nói với em, có rất nhiều người tu tập đang lạc trong tưởng. Bởi lẽ, chỉ có tưởng tức là không thực, mới có một cảnh giới không động đậy và gần như tê liệt như thế. Em hãy thử nhìn đóa hoa dại màu tím biếc đang ẩn mình trong góc vườn kia xem. Nó có bao giờ dừng lại sanh diệt đâu. Tất cả vạn pháp này có bao giờ thôi sinh diệt đâu. Thì vọng tưởng, phiền não cũng như thế, có bao giờ dừng lại đâu? Vì vậy, các pháp môn như thiền, tịnh, mật đều không phải dừng lại ở việc diệt phiền não cho đến sạch trơn như chúng ta và một số người dạy về thiền vẫn lầm tưởng. Tất cả các pháp môn đều như một một chiếc neo ta thả giữa dòng sông, nước thì luôn trôi đi, nhưng nhờ có sự neo đậu ấy mà ta không bị trôi đi. Nó cung cấp cho ta một giây phút đứng lại tạm thời để có thể thấy được dòng chảy. Những pháp môn cũng tặng ta một sát na chánh niệm để nhận thấy phiền não là vô tận, và não phiền thì muôn đời vẫn vậy, vẫn trôi như một dòng sông. Chính bởi sự trôi đi, không thể nắm bắt ấy, nên ta gọi phiền não có tính chất của vô thường. ta không thể giữ tất cả những loài cào cào, bươm bướm, ong và bọ cánh cam ở lại đồng cỏ mãi được, chúng phải đi nơi khác để thị hiện đúng trách nhiệm của chúng là thị hiện vô thường. Em không thể bắt ai sống mãi được vì vạn pháp sanh ra thì trách nhiệm lớn nhất và quan trọng nhất cũng là thị hiện vô thường. Có một độ, người ta vì niềm tin mê lầm, đã níu kéo Bụt ở lại trong những viên xá lợi, họ không muốn Bụt trở về với tự tánh mà vẫn hy vọng Ngài ở trong những viên be bé, trăng trắng ấy. Đó là một tình cảm rất con người, nhưng ta vẫn không hiểu sao có rất nhiều bậc thượng nhân vẫn chạy theo phong trào sưu tập xá lợi. Cái hạt ấy là minh chứng cho sự có mặt của thân xác Bụt Thích Ca trong quá khứ, nhưng nó không thể diễn tả sự hằng hữu của chư Bụt trong ba đời, nó cũng không có bất cứ giá trị nào về sự giác ngộ. Cho nên, nếu em đã bỏ được sự ham thích về kim cương, hạt xoàn thì khi vào đường tu, em hãy mạnh dạn mà từ bỏ luôn cái viên xá lợi ấy đi. Bỏ được viên xá lợi, xả được sự ham thích về tượng Bụt từ bi, bàn thờ trang nghiêm, xả được cả lòng ham nương náu nơi các cao tăng thì em mới bắt đầu buông tay ra khỏi chiếc neo đã thả giữa dòng. Từ lúc này, em đi giữa sanh diệt, tắm mình trong phiền não mà bụi sanh tử không thể bám được em, và nước biển ái hà cũng chẳng thể cấu bẩn được em. Biển thì có bao giờ thôi dậy sóng, trời thì bao giờ mà không có mây bay? Và tâm thức ta thì bao giờ mà thôi có bóng hình của phiền não đâu? Do vậy, như đã nói, sự vắng bặt hết phiền não, vọng tưởng cũng chỉ là ý niệm chấp nhặt về sự không có vọng tưởng mà thôi. Em đã thấy sự sai lạc của những người dạy về thiền mà không biết thiền chưa? Cũng như vậy, niệm Bụt Di Đà thì tiếng niệm cũng chỉ là một vọng tưởng tích cực mà ta dùng nó để thôi bị cuốn trôi theo dòng sông ý thức, nói rằng niệm Bụt để diệt vọng tưởng là một sai lầm vô cùng tai hại của đa số những hành giả theo pháp môn Tịnh Độ, bởi vì không có một pháp nào có thể ở ngoài vô thường. Và chính tiếng niệm Bụt cũng là một vọng tưởng rồi. Từ rất nhiều đám mây vọng tưởng trắng, xám, đen nay đem hòa lại chỉ còn một loại mây là tiếng niệm Bụt, để hành giả dễ quán chiếu, dễ tư duy hơn mà thôi. Ngày hôm nay, ta chỉ dừng lại với em về sự hiện bày đến vô tận của phiền não, vọng tưởng dưới ánh sáng của sự quán chiếu và chúng ta không thể diệt trừ chúng và cũng không có một chánh pháp nào đưa đến một trạng thái diệt sạch được phiền não. Một ngày gần đây, ta sẽ lại nói với em về thực tướng của chúng. Sau khi đã hiểu về bầy cào cào châu chấu, hiểu về sự có mặt của phiền não, vọng tưởng, ta lại quay về, giở tiếp trang kinh Địa Tạng.
Kinh chép như vầy: “Khi Bụt Thích Ca đã phát ra những tiếng, và ánh sáng vi diệu như thế rồi, thì các trời, rồng, quỷ thần, dạ xoa ở khắp 10 phương thế giới lần lượt tụ họp về cung trời Đao Lợi”
Giờ em đã hiểu tại sao ta phải dẫn em ra đồng cỏ, chỉ em về những loài côn trùng nhỏ bé và rủ rê em ngồi xuống để ngắm nhìn phiền não đến đi. Trời, rồng, quỷ thần, dạ xoa mà Bụt nhắc đến, có khác gì những phiền não khi em ngồi yên đâu. Từ rất lâu rồi, ta đã hiểu và diễn kinh theo từ ngữ tức là bám lấy văn tự mà giảng dạy. Từ sự ngô nghê đó, mà ta đã vô tình làm thui chột khả năng giác ngộ của ta và chúng sanh. Bụt không giảng dạy về thế giới vô hình để huyễn hoặc và gây hoang mang, thế giới vô hình trong kinh điển Đại Thừa là chỉ để diễn tả về những trạng thái tâm thức, thiền định, hạnh nguyện của hành giả mà thôi, chứ kỳ thực không hề có tồn tại những quỷ, thần, trời rồng như bao đời nay em và chúng sanh vẫn thắp hương quỳ lạy van xin. Ngay đến cả những đại Bồ tát, chư Bụt 10 phương cũng không hề tồn tại dưới một thể tướng vật lý cụ thể nào để rồi từ đó trở thành một đối tượng lắng nghe và thỏa mãn lời cầu xin. Giống như Quán Thế Âm thật không hoàn toàn là hình ảnh của lòng từ bi như người ta vẫn tưởng tượng, Ngài chỉ là một đại diện cho pháp môn Quán Thực Tướng của Âm Thanh mà từ đó thể nhập Như Lai Tạng mà thôi. Thì trong kinh Địa Tạng, vị Đại Bồ tát này cũng không phải là một người phá địa ngục, cứu chúng sanh như em và mọi người nghĩ tưởng mà chính là một pháp môn tu tập. Do vậy, pháp là để hành trì, mà em cứ lấy ra để lẩm nhẩm cầu xin. Như thế có đáng thương lắm không? Một lần nữa, lời kinh ở trên có thể diễn thành: Nơi trí tuệ sáng suốt của hành giả quán chiếu vô thường, thì khởi đầu là những phiền não, vọng tưởng được hiện bày rõ rệt và cụ thể đến đi nhiều không kể xiết. Chúng hình như không thuộc về tâm thức, vọng tâm và chân tâm hình như là hai. Cũng như những con cào cào, châu chấu như không thực sự thuộc về đồng cỏ, chúng chỉ là những kẻ du mục rày đây mai đó. Vậy những phiền não, vọng tưởng đâu phải là em. Chúng đâu có gì đáng sợ đâu? Chúng đến đó, rồi đi như một chuyến rong chơi. Sao ta lại phải đau khổ vì những cái không thực sự thuộc về nơi này? Sao ta lại phải tất bật, lo toan vì những cái đến đi như giấc mộng? Ngay cả cái khổ về thân này, nó thực đau đấy nhưng nó cũng chỉ là một cảm thọ mà thôi. Cảm thọ là một dạng phiền não đến từ cảm giác. Em có thể thấy cái đau, hỷ nộ với cái đau nhưng xin em nhớ rằng, cái đau không phải là em. Ngày hôm nay, ta chỉ dừng lại nơi đây về sự phân biệt vọng tâm và chân tâm. Trời, rồng, quỷ thần trong kinh Địa Tạng là vọng tâm đến đi như cào cào châu chấu, còn chân tâm là cung trời Đao lợi, là cánh đồng em và ta đang ngồi thơ thẩn. Bụt là trí tuệ của hành giả đang thấy biết, quán chiếu tất cả những hiện tượng chuyển biến của tâm. Từ đó, ta biết rằng Bụt Thích Ca trong kinh điển Đại Thừa cũng không hẳn là một nhân vật cụ thể, mà thường là đại diện cho trí tuệ dùng để hiển bày Như Lai Viên Giác Diệu Tâm. Thấy và hiểu được chân vọng cũng đã là một màu nhiệm giữa thế gian rồi. Chiều nay trên đồng cỏ, với tiếng tách lách, loẹt xoẹt phát ra từ những đôi cánh xanh biếc be bé của những con cào cào, ta đã vẽ vời cho em cả một tạng pháp khởi đầu của Như Lai, đó là lý về chân tâm và vọng tâm. Lý ấy đã được dùng để thành lập nên một dòng thiền khá nổi tiếng là “biết vọng liền buông”. Phương pháp ấy giúp hành giả nhận ra được bản chất thực của chân tâm, xa lìa những phiền não, ái dục, cám dỗ, sống trọn vẹn và an lạc với chân tâm hằng hữu. Nhưng đó chỉ mới là cánh cửa để thể nhập Bất Nhị Pháp Môn mà thôi, chứ chưa phải là pháp tối thượng của Như Lai, bởi vì còn chỗ phân biệt chân và vọng. Một lần nữa, ta phải nhấn mạnh rằng, kinh Địa Tạng không phải để tụng ma chay rồi người âm người dương hưởng phước như bao đời nay em và chúng sanh vẫn lầm tưởng. Kinh cũng không phải để giảng nói cho người mới vào đạo. Vì lẽ đó, Kinh được hiển bày ở cõi trời, tức là dành cho những bậc thượng nhân đã giác ngộ được lẽ vô thường của vạn pháp, và hôm nay là lìa được vọng tâm và thường trụ nơi chân tâm. Người ta hay nói, Phật pháp vô biên. Nó không có nghĩa là chúng ta không thể hiểu hết Phật pháp, mà chính là phiền não, nghiệp chướng vô tận thì cũng sẽ có được sự vô tận của Phật pháp vậy. Mặt trời đã mấp mé bên kia dãy núi phía xa. Trời đã về chiều. Ta nắm lấy tay em lững thững quay về. Ngày mai, trong ánh sáng bình, ta sẽ nói với em về nét đẹp của phiền não và vọng tâm… Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Bụt Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát Nam Mô Shantideva Bồ tát Nguyện những điều con viết từ nơi Tự tánh đều làm lợi lạc chúng hữu tình Cao Hồng Ân
On Mon, Feb 10, 2014 at 12:46 PM, caothe caothe <caothe@hotmail.com> wrote: ---------------------------------------------------------------------- Con trai yêu ! Mỗi bước chân đầu đời của Thái Tử Tất Đạt Đa nở một đóa sen Lời người dạy chỉ duy nhất một con đường đưa đến giác ngộ gồm 8 bước đi cho người phật tử chân chánh - Chánh Kiến - Chánh Tư Duy Ba mẹ rất mừng con trai bước được bước thứ nhì trên con đường Phật dạy Cám ơn con bài viết đầy hoa cỏ, cào cào, chuồn chuồn, bọ xít và bướm của con
Cao Thệ
Sent from my Windows Phone
|
|