Print Page | Close Window

Hương vị quê hương!

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Quê Hương Gò Công
Forum Discription: Những cảm xúc về quê hương Gò Công
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=169
Ngày in: 17/Jul/2025 lúc 8:31pm
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: Hương vị quê hương!
Người gởi: fx225
Chủ đề: Hương vị quê hương!
Ngày gởi: 20/Jun/2007 lúc 12:41am
 
Cuộc sống hiện đại, sự tất bật với công việc, cái tiện nghi đầy đủ và kinh tế ngày một cao hơn đã cuốn hút chúng ta vào cái vòng xoáy bất tận của nó "học tập-làm việc-học tâp...". Đến một lúc nào đó, trong những khoảng lặng của tâm hồn, chúng ta có một khoảnh khắc thật sự trống trải, không vướng bận, lo âu công việc bề bộn hàng ngày thì còn gì thi vị hơn là thưởng thức các món ăn mang đậm hương vị quê hương.
 
Hàng ngày, chùng ta quá quen thuộc và "ngán ngẫm" các thứ cơm văn phòng, thức ăn nhanh như sandwiches, piza,..của McDonald’s, KFC,... Vậy sao chúng ta không thử tìm về với những món ăn quê hương mộc mạc, đơn sơ nhưng khi nếm vào thì nó mang đầy dư vị của một tuổi thơ đầy kỷ niệm, của một quê hương luồn thương nhớ và chờ đón những người con nơi xa.
 
fx225 bằng vốn kiến thức hạn hẹp, cũng xin kể một vài món ăn có thể gọi là "đậm chất quê hương", nhất là của Gò Công. Có thể có những người "sành ăn" hay đã gắn bó một thời với những hương vị sẽ đọc những dòng này và...sẽ thấy còn những thiếu sót. Nhưng với mong muốn đễ chia sẽ, fx225 hy vọng mọi người góp ý đễ bài viết ngày càng hay, phong phú hơn.   



Trả lời:
Người gởi: fx225
Ngày gởi: 20/Jun/2007 lúc 12:46am

Nham Gò Công

Nham Gò Công còn là một món gỏi mà đa số quý ông thích ăn nhậu những món dân dã đều cho là rất " bắt mồi" nhất là khi họ sử dụng luôn cả phần mô phổi cua cắt nhỏ khiến cho món ăn nồng hăng hơn. Nhìn quý ông nhấm nháp miếng nham rồi đưa cay bằng rượu trắng Gò Đen nặng gắt mùi, chép miệng khen ngon thì chắc là họ có cái lý riêng của họ. Và chính mùi vị đặc trưng của món nham Gò Công như thế cho nên bạn có tìm món nham Gò Công trong tất cả những hàng đặc sản miền tây ở TP.HCM mà không thấy có lẽ là điều dĩ nhiên. Nhưng nếu bạn gọi món gỏi cua thì họ sẽ dọn ra một món gỏi có hình thức và cách chế biến giống hoàn toàn món nham Gò Công. Có khác chăng là họ dùng cua biển hoặc cua nước ngọt thuần túy chứ không phải là loại cua nước lợ Gò Công và món gỏi cua này nhiều người lại cho là rất dễ ăn vì không có cái mùi... Gò Công đó.

Vào năm 1996, công ty Saigon Tourist (TP.HCM) đã tổ chức một hội diễn món ăn dân tộc VN và trong hội thi này món nham Gò Công của đầu bếp Vũ Đình Tuân (khách sạn Đồng Khánh) đã lên ngôi đầu bảng đoạt huy chương vàng. Sau hội thi, vài tờ báo đã đặt vấn đề tại sao lại trao huy chương vàng cho món ăn địa phương này mà không là món ăn địa phương khác, những món ăn dân tộc khác (nói chung) đã tồn tại hàng trăm năm qua thì không có giá trị gì sao? Đây là vấn đề ẩm thực, ai biết món nham đó là đúng món nham Gò Công? Ban giám khảo đủ uy tín để đại diện cho dân tộc của cả ba miền đất nước không? Mọi chuyện ầm ỉ rồi cũng qua đi, chuyện ăn uống mà, có gì mà ghê gớm vậy và người ta tuyên bố rằng huy chương vàng là để trao riêng cho cá nhân vị đầu bếp đó đã có tinh thần truyền bá một món ăn địa phương ít người biết, không phổ thông lắm... đó mới là trọng điểm của cuộc thi, chứ nham Gò Công đâu dám qua mặt những món bún bò Huế, bún thang Bắc, mì Quảng... đại khái như vậy. Nếu bây giờ vì tò mò, ai thích thử món nham Gò Công thì cứ vào nhà hàng Đồng Khánh Sài Gòn gọi một phần xem thử nó ra làm sao. Và nếu bạn chưa lần nào ăn món nham Gò Công, ngay tại Gò Công, làm bằng cua nước lợ của đất Gò Công thì chẳng bao giờ bạn biết được người ta phục vụ cho bạn món gì và nham Gò Công ngon... thì ngon thế nào?
Phần trình bày cách thực hiện món ăn này chỉ có tính gợi ý, tùy cua lớn nhỏ bạn đang có để pha chế và gia giãm các phụ gia. Chất lượng món ăn sẽ còn tùy khẩu vị nêm nếm riêng của bạn vì vị của thịt cua mỗi nơi đều khác nhau về độ mặn cũng như về mùi. Hy vọng trong chợ Á châu nào đó ở bang Ohi, Mỹ bạn sẽ tìm ra được loại cua có cái mùi rong biển nồng gắt tương tự giống cua nước lợ Gò Công VN.

Vật liệu - thực hành: Phân lượng cho một dĩa hai khẩu phần.

1. Sử dụng khoảng 350 - 500gr cua sống, cua đang có gạch. Chà rửa cua cho sạch bùn đất. Gở mai cua nạo lấy phần gạch trong mai cua, ướp trộn vào ½ muỗng cà phê tiêu, để riêng phần gạch cua.

2. Hấp chín cua, rỉa lấy nạc cua để riêng.

3. Một chén (cỡ chén ăn cơm VN thông thường) thịt ba chỉ heo cắt thành sợi vừa mỏng.

4. 1/2 chén khế xanh cắt ngang lát thật mỏng thả ngâm trong tô nước lọc nguội trước rồi mới thả vào ½ chén chuối xanh sống cắt lát mỏng, ngâm chung hai thứ cho chuối không đen.

5. 2 chén lá rau dấp cá, rửa sạch, để ráo, nếu lá lớn thì xé nhỏ thành sợi, lá nhỏ thì để nguyên, ngắt bỏ cuống lá, vò hơi dập lá. Ít đậu phụng rang vàng, đải vỏ, giã nhỏ. Bánh phồng tôm chiên hoặc bánh tráng mè nướng.

6. Pha một hai muỗng nước mắm với nước lọc gấp ba, bốn lần nước mắm rồi tùy chất lượng nước mắm thêm vào chút đường cho có vị ngọt nhẹ và tỏi ớt băm tùy khẩu vị muốn cay ít nhiều.

7. Chế biến gạch cua: Phần gạch này tùy ý thích riêng mỗi người để làm có vị chua mặn ít nhiều bằng chanh, giấm hoặc lá dấp cá.

- Băm nhỏ chừng nửa chén rau dấp cá, thêm vào nửa chén nước ấm lược vắt lấy nước chua.

- Một muỗng súp mỡ gáy heo cắt hột lựu nhỏ chiên vàng cho ra phần mỡ nước. Nếu không có mỡ gáy heo thì dùng mỡ nước (mỡ heo) hoặc dầu ăn. Nếu dùng dầu ăn có phi hột điều màu cho màu dầu đỏ vàng thì món ăn sẽ đẹp mắt hơn.

- ½ chén cà chua chín bỏ hột băm nhuyễn, tùy thích sử dụng hay không vì có người dùng cà chua thì không dùng nước lá rau dấp cá.

- Phi thơm mỡ và tóp mỡ với 2 tép hành tím đập dập, nhỏ lửa cho phần gạch cua vào xào chín rồi cho phần nước rau dấp cá vào để tạo vị chua, tùy ý nêm nếm lại với chút chanh vắt nếu thấy chưa vừa ý, sau cùng nêm lại với chút muối cho đậm đà chứ không mặn. Phần gạch cua này ít nhiều và có ngon hay không là hoàn toàn tùy vào con cua.

8. Thực hiện món ăn: Vớt chuối khế ra vắt thật ráo, trộn đều với nạc cua, thịt heo, lá rau dấp cá, đậu phụng rang rồi nêm nước mắm chua ngọt vào vừa ăn. Tùy thích trình bày món ăn bằng cách trải mỏng ra dĩa hoặc ém chặt tay tất cả vào một cái tô vừa đủ rồi úp ngược ra trên một cái dĩa bàn với ít lá dấp cá, chuối khế xếp thành hoa văn trang trí.

Tưới phần gạch cua xào lên mặt hỗn hợp, dọn kèm bánh phồng chiên. Khi ăn trộn đều, tùy ý chấm kèm nước mắm chua ngọt để riêng.


-------------
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 20/Jun/2007 lúc 12:46am
Co' nhiều đó chứ !  fx225 xem bài "Món độc Gò công " chưa? Các bài tả món ăn đặc biệt Gò công rất thèm của tác giả Trần văn Chi cũng hay vậy !

-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: fx225
Ngày gởi: 20/Jun/2007 lúc 12:48am

THỊT PHAY CUA GIẤM


Sử dụng vật liệu giống như món nham nhưng không dùng rau dấp cá mà chỉ dùng cà chua với các bước thực hiện như sau:

1. Thịt ba chỉ heo hoặc thịt mông luộc chín cắt lát mỏng.

2. Rau sống gồm xà lách, rau thơm các loại, lặt rửa kỷ, ngâm qua thuốc tím pha loãng 5% trong khoảng 5 phút, vớt ra vẩy ráo. Chuối chát, khế xanh cắt lát mỏng.

3. Nước chấm: Sơ chế cua giống như món nham.

- Xào chín gạch cua với cà chua băm rồi cho nạc cua vào, nấu nhỏ lửa và thêm vào vài lát mỏng giềng băm nhỏ nếu thích, rồi nêm chút giấm hoặc chanh vắt cho có vị chua nhẹ sau đó mới nêm lại với chút đường múôi cho đậm đà hơn, nấu nhỏ lửa cho hỗn hợp hơi sánh lại.

4. Trình bày món ăn: Hỗn hợp nạc và gạch cua, cà chua, giấm được sử dụng như một loại nước chấm kèm thịt luộc, rau sống, chuối khế. Đây là một món ăn cơm được sắp vào thực đơn cơm cung đình Huế.
Suư Tầm


-------------
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 20/Jun/2007 lúc 12:55am
Hấp dẫn nha. Ủa fx225 là cô phải không  , hèn gì nấu ăn ngon quá !

-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: fx225
Ngày gởi: 20/Jun/2007 lúc 12:58am

Bánh giá hay bánh vá?

Theo như Hai tui đươc biết thì hiện vẫn chưa có các gọi thống nhất về tên gọi của loại bánh này (và hình như nó cũng là một trong những vấn đề "thời sự" trên các...bàn nhậu!). Thật sự có nhiều các gọi và cũng có nhiều chủng loại bánh này. Hai tui xin phép lạm bàn vấn đề này như sau, nếu có gì mong bà con chỉ giáo thêm:

Theo Hai tui thì có cả 2 loại bánh gồm bánh vábánh giá. Vì sao ư? Thế này nhé, thuở khai hoang lập nghiệp của đoàn người di cư vào Nam bao gồm cả người Việt và sau này là những người Hoa. Họ càng đi sâu vào phía Nam thì mối giao hòa về văn hóa giữa hai dân tộc Việt_Hoa ngày càng tăng và ảnh hưỡng lẩn nhau tạo nên một phong cách sống, văn hoá, xã hội có những nét khác so với miền Bắc. Người miền Nam sống giản dị hơn, cách ăn uống bớt cầu kỳ nhưng lại đậm đà hơn (ảnh hưởng của ẩm thực người Hoa). Chính điều đó tạo nên những món ăn đậm chất Nam bộ, trong đó có bánh Giá.

Người Nam bộ xưa sống và suy nghĩ tương đối đơn giản và thực tế. Các tên gọi, biệt danh,...đều lấy theo tự nhiên, như bánh bèo (bánh mềm dể vở như "bèo dạt mây trôi") hay bánh xèo (tiếng vang "xèo xèo" khi bắt đầu chiên bánh),... Và bánh giá cũng như thế. Bánh giá được lấy tên theo cái thành phần "chính" tạo nên chiếc bánh (thực tế trong bánh giá thì số lượng giá chiếm gần 80% chiếc bánh, còn lại là lớp bột áo và thịt). Bánh giá thực tế là món ăn đặc trưng của Nam bộ.

Còn về loại bánh đặc sản Gò Công thì nó lại mang cái tên bánh Vá. Về cơ bản thì bánh Vá Gò Công và bánh Giá Nam bộ có cùng chung nguồn gốc, cách thức chến biến. Cái khác nhau chính của 2 thứ bánh này là thành phần bánh và dụng cụ làm bánh (khuôn bánh). Thay vì dùng giá sống để làm nhân của bánh thì người Gò Công xưa lại nghỉ ra cách dùng củ sắn (gọt vỏ thái sợi) để làm nhân (nhưn bánh), bánh chiên trong dầu thật sôi, mau chín nên khi ăn còn nóng thì rất giòn và ngọt thanh thao hơn so với giá và khi nguội thì nó cũng không bị xẹp như giá mà bánh vẫn căng phồng nên tiện làm quà biếu cho người đi xa. Mặt khác, trong săn có chứa tinh bột nên có thể dùng nó ăn nó bụng mà không ngán dầu mỡ.
 

 
Về khuôn bánh thì khuôn của bánh Vá Gò Công nông hơn rất nhiều so với bánh Giá. Khuôn của bánh Giá là chiếc vá có lòng sâu, khi bánh chiên gần chín thì phải lật ngược hất bánh ra (phần mặt bánh có chứa tôm thịt nằm trong lòng chiếc vá. Còn bánh giá thì ngược lại, nó khá nông gần bằng chiếc sạn chiên cá. Người ta rưới một lớp bột bánh, xong cho sắn lên rồi tôm thit xong rưới thêm một lớp bột bánh lên trên sao cho bao hết toàn bộ bánh. Bánh chiên gần chín chỉ cần lắc nhẹ chiếc và vài lần là bánh tự rơi ra ngoài.

Đầy là 2 điểm khác biệt cơ bản của 2 loại bánh này. Nhưng như đã nêu ở trên, phát âm của người Nam bộ rất khó phân biệt các phụ âm "v" với "gi" hay "d" nên khi gọi cứ nghe là "bánh dzá". Cho nên hiện nay người ta không biết gọi là bánh Giá hay bánh Vá là thế!


-------------
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!


Người gởi: fx225
Ngày gởi: 20/Jun/2007 lúc 1:06am
Sam biển Gò Công
 
Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân Thành, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển. Với hình thù lạ mắt: vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh rất linh hoạt dài cỡ 20 cm. Khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày sinh nở. Gió chướng thổi về, người dân ven biển chúng tôi sáng sớm đi dọc bờ thỉnh thoảng vẫn bắt được những cặp sam tấp mé.
 

Sam trứng phổ biến nhất là món nướng. Ðốt bếp than gáo dừa, đặt ngửa sam rồi trở đều tới khi chín vàng, mùi thơm đặc biệt lan xa. Chuẩn bị sẵn bưởi chua tách múi, củ cải thái nhỏ ngâm giấm, rau thơm gồm húng cây, răm, đậu phộng rang đập giập, hành phi, nước mắm chanh, tỏi, ớt. Lật ngửa con sam nóng hổi, tách yếm bỏ ruột, dùng dao bén rạch bụng sẽ thấy trứng đầy ắp, vàng ươm bắt mắt. Phần thịt sống lưng và sát đuôi dai, ngọt. Người ta bảo thịt sam có tác dụng chữa hen suyễn. Dùng muỗng nhỏ múc trứng vào chén riêng, thêm gia vị tùy thích. Trứng sam béo, thơm, nhiều đạm, ngon miệng và rất bổ dưỡng. Nếu chưa muốn ăn ngay thì phơi sam vài buổi nắng cho khô nước rồi treo giàn bếp để dành, lúc cần nướng lên ăn vẫn thơm ngon. Người ta còn đốt cháy vỏ sam, giã nhuyễn trộn với dầu dừa, dùng thoa ngoài da trị dị ứng (ngứa, nổi mày đay...). Có người luộc chín sam, gỡ trứng phi mỡ hành trộn gỏi, giữ nguyên vỏ sam và sơn dầu bóng dùng trang trí nhà chơi. Sam chặt miếng to nấu canh chua với bạc hà, rau nhút hoặc đậu rồng, rau om lai rai lít rượu nếp là đúng điệu.

Có dịp về Gò Công để thưởng thức món sam trứng, bạn sẽ có một ấn tượng khó quên!
 
Note: Sự tích loài Sam biển
 
Đã lâu lắm rồi, các cụ lão ở các làng chài ven biển, trong các buổi trà dư tửu hậu thường kể cho con cháu mình nghe những câu chuyện về sự tích các loài vật của biển cả mênh mông. Trong những câu chuyện ấy có một Sự tích loài Sam biển . Câu chuyện nói về tình cảm của một đôi vợ chồng son trẻ ở một làng vạn chài nghèo nọ:

Thưở xa xưa, ở một làng vạn chài nghèo nọ, có một đôi vợ chồng trẻ vừa mới lấy nhau chưa được mấy mùa trăng. Đến mùa đánh cá, người chồng theo các bạn thuyền ra khơi đánh cá còn người vợ trẻ ở lại lo việc nhà. Chuyến đi ấy dự định mất khoảng một con trăng (gần một tháng). Nhưng không may, đoàn thuyền ra khơi chưa được mấy ngày thì giông bão nổi lên cuồng bạo, trời rền vang sấm dậy. Rồi một, hai con trăng trôi qua, đoàn thuyền vẩn biệt tăm tích. Trong làng chài ngày một tiêu điều, tiếng con trẻ khóc đòi cha, tiếng vợ khóc thương chồng vang lên trong các mái tranh nghèo. Còn người vợ trẻ nọ, sau bao ngày chờ mong mòn mõi đã quyết định khăn gói lên đường đi tìm chống mình, mặc cho bao lời khuyên ngăn của mọi người.
Người vợ cứ đi dọc theo bờ biển, đi mãi theo hướng mặt trời mọc. Không biết nàng đã đi được bao xa, qua bao nhiêu con sông, cồn cát. Nàng đi mãi cho đến khi chân tay rã rời, bàn chân rách nát. Quá mệt mỏi, nàng ngã quỵ xuống một cồn cát nọ mà ngất đi. Khi tỉnh lại nàng thấy trước mặt mình có một cụ già đứng trước mặt mình. Cụ già cất tiếng hỏi:
"Này người đàn bà khia, sau người lại nằm đây, án mất lối vào nhà của ta!"
"Thưa cụ, tôi đi tìm chồng tôi. Tôi không biết đây là lối vào của nhà cụ."_Người vợ trẻ trả lời.
Cụ già đưa cho người vợ trẻ một nắm cơm, một ống tre nước và bảo:
"Này người đàn bà kia, ta trông ngươi có vẻ mệt mỏi lắm rồi. Hãy ăn đi và kể cho ta nghe câu chuyện"
Người vợ trẻ nhận lấy và kể cho cụ già nghe câu chuyện đi tìm chồng của mình. Nghe xong cụ già nói:
"Ta cãm thương cho sự thủy chung của nhà ngươi. Ta biết chồng nhà ngươi vẩn còn sống và đang ở trên một hoang đảo rất xa. Ta cho ngươi một viên ngọc, ngươi ngậm vào miệng thì tức khác co thể bay qua biển khơi đến cứu chồng của nhà ngươi. Nhưng nhớ không được mở mắt ra và không được làm rơi nó trong khi bay!"
Quá vui mừng, người vợ trẻ chỉ kịp nói tiếng cám ơn rồi ngậm ngay viên ngọc vào miệng. Nàng có cảm giác cơ thể mình nhẹ bổng đi và gió lướt vù vù bên tai. Khi chạm mặt đất, mở mắt ra thì nàng thấy chồng mình gầy ngò ngồi trên đảo hoang. Hai vợ chồng gặp nhau, mưng vui trào nước mắt. Người vợ trẻ đưa gói xôi và ống nước cho chồng uống. Sao khi hỏi hang mọi điều người vợ trẻ bảo chồng leo lên lưng để mình cổng bay về. Nhưng do quá vui mừng mà người vợ quên mất lời cụ già dặn. Khi nàng vừa mở lời thì viên ngọc rơi ra mất. Cả hai vợ chồng đều rơi xuống biển mất dạng. Chuyện động lòng trời nên khi chết đi cả hai vợ chồng được hóa kiếp làm đôi Sam bên nhau trọn đời. Dù cho bão tố giông gió thì đôi Sam vẩn không bao giờ rời nhau.
Cho mãi đến ngày nay, dù có đi đâu thì bao giờ con Sam đực (người chồng) vẩn bám trên lưng con Sam cái (người vợ) để con Sam cái cõng đi. Và chúng ta có đựoc câu thành ngữ: "Dính như Sam!" để nói về sự quấn quýt bên nhau của các đôi vợ chồng mới cưới!


-------------
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!


Người gởi: fx225
Ngày gởi: 20/Jun/2007 lúc 1:09am
 
Mắm tôm chà Gò Công
 

 
Vụ lúa mùa ở Gò Công (Tiền Giang) vào tháng 10 âm lịch cũng là lúc người nông dân thu hoạch tôm bạc.

Tôm bạc dùng làm mắm phải thật tươi ngon, sau khi cắt bỏ phần đầu nhọn và mắt, đem ngâm trong rượu đế chừng mươi phút. Sau đó rửa sạch lại tôm và cho vào cối đá giã mịn và nêm nếm đường, tỏi, ớt thật đều tay. Các công đoạn trên phải làm thật nhanh, lúc tôm còn tươi mới đạt chất lượng mắm sau này.

Kế đó đem hỗn hợp trên phơi nắng gắt trong 1 tuần lễ, rồi lại cho vào rổ, rá tre chà xát để lấy phần tinh bột của tôm và gia vị, có lẽ vì vậy mà thứ mắm tuyệt hảo trên có tên mắm tôm chà!

Tiếp tục phơi nắng độ nửa tháng, trong giai đoạn này người ta dùng vá, đũa tre quậy liên tục cho mắm tôm hấp thụ ánh nắng mặt trời, cuối cùng cho vào hũ sành để dành ăn dần. Mắm tôm chà thường dùng để ăn với bún, kèm rau thơm và thịt ba chỉ luộc. Mắm tôm chà Gò Công có mặt khắp các siêu thị ở Việt Nam.


-------------
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 20/Jun/2007 lúc 1:15am
PT có mấy người bạn không phải người Go` công nhưng lại thích các món ăn GC như Bánh giá, mắm tôm chà....Nay PT sẽ chỉ cho họ vào forum để học cách làm các món này ! Cam' ơn cô fx225.

-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: fx225
Ngày gởi: 22/Jun/2007 lúc 3:45am
Híc! Oan quá! Bạn Phan Thúy ơi (Thủy hay Thúy nhỉ :( )!
 
Nói thật nhé! fx225 mình là male, con trai chính hiệu "con nai vàng ngơ ngác" :). Nhìn cách nói chuyện thì fx tin rắng PhanThuy chắc cũng là một người trưởng thành rối nhĩ! Chắc là...(đón "mò" một tí)...chắc là PhanThuy cũng trên 28 tuổi (nói đại thôi, có sai đừng giận fx nha!)
 
Thôi để post bài giới thiệu về bản thân cho mọi người biết vậy. Các bạn thành viên (xin phép gọi chung như vậy) khi nào có dịp về thăm quê (Gò Công) thì chúng ta sẽ gặp mặt.
 
À mình cũng có một cô bạn vừa sang định cư ở Cali cách đây 4 năm tên là Phi Vân nếu có ai quen thì pm dum mình nha! Thanks very much!


-------------
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 22/Jun/2007 lúc 7:39pm
Oh oh xin lỗi nhé. Thật tình thì PT không nghĩ fx225 là phái nữ , nhưng cũng thử nói ra để được nghe cải chính , và quả là you sẽ post 1 bài tự giới thiệu...ha ha , trúng kế ! Mọi người cũng muốn biết fx là ai mà nhiệt tình và nhất là giỏi quá vậy ! Forum Gocong cần những người như thế lắm  .
Còn riêng PT thì you đoán tuổi cũng hay đó , đúng là trên 28 , có điều trên xa lắm Wink


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 30/Jun/2007 lúc 10:14pm

Trần Văn Chi

Bánh vá - một trong các món ngon Gò Công

 

Bánh vá, món ăn chỉ có ở Gò Công, nhưng phải là dân Gò Công cố cựu mới biết, còn “dân tứ xứ” về đây không phải ai cũng biết cả đâu!

Người Gò Công trong nước, đám trẻ bây giờ đa phần ít còn biết món bánh

vá. Còn người Gò Công ở hải ngoại, lớp tuổi 60 trở lên thường hay tìm về ký ức, thích sống lại thuở ngày xưa... nên có lẽ còn nhớ ít nhiều về món bánh vá, một món ăn mà trong thời tuổi trẻ họ đã có lần ăn qua rồi ở đâu đó...

Bánh vá hay lá bánh giá? Nhơn chuyến đi ra mắt sách và thăm viếng bạn bè tại Úc Châu vào nhũng ngày giáp Tết Bính Tuất, tôi hân hạnh được “nhóm bạn Gò Công” đãi món bánh vá, hôm đó có mấy người hỏi nhau: “Bánh vá” hay “bánh giá?”

Nói bánh vá là vì bánh dùng cái VÁ để chiên; còn nói là bánh giá là vì bánh có dùng GIÁ trộn chung trong nhưn bánh. Trong cuốn Ðại Tự Ðiển tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Hà Nội cũng như cuốn Việt Nam Tân Tự Ðiển của Thanh Nghị do Khai Trí xuất bản không thấy có chữ bánh vá hay bánh giá.

Bánh vá là món ăn đặc biệt chỉ có ở Gò Công, miền Nam, các nhà văn, nhà báo trong nước nhứt là sau năm 1975, đa số gốc miền Bắc, nghe người ở đây phát âm giọng Nam “bánh DÁ” (người miền Nam không phận biệt âm V với GI, D) tưởng là giá, rồi cho là “bánh GIÁ.”

Trong Nam người ta thường lấy hình tượng bên ngoài, để đặt tên bánh như: Bánh đúc, bánh bò, bánh bèo (nhỏ và trẹt như bèo), bánh bông lan, da lợn, bánh khuôn, bánh rế (hình cái rế dùng lót xoong nồi đất ngày xưa), bánh dừa (gói bằng lá dừa), bánh vòng, bánh ít, ít trần (ếch), bánh phồng,... kể cả trường hợp bánh VÁ (khuôn bánh là cái VÁ).

Như vậy để trả lời cho các bạn Gò Công, và cho những ai từng ăn hoặc nghe đến tên loại bánh này, là bánh VÁ (không phải là bánh GIÁ).

Bánh là thức ăn làm bằng nếp, bột, đường, đậu,... thường là để ăn chơi hơn là ăn thiệt. Bánh tuy là món ăn chơi, nhưng đã đi vào đời sống văn hóa dân gian lâu đời, như:

Mấy đời bánh đúc có xương,

Mấy đời mẹ ghẻ thương yêu con chồng

hay

Bánh dầy nhiều đậu thì ngon,

Cha mẹ chuốt ngót thì con đắt chồng.

Hoặc có những câu nói, dùng bánh để ám chỉ, như:

Ðầu cạo chừa bánh bèo.

Con gái nước da bánh ít.

Mặt như bánh bao...

Xem ra như vậy bánh không chỉ gần gũi với tuổi ấu thơ mà cũng gắn bó với mọi người từ nhỏ đến lớn, trong từng con người Việt Nam chúng ta, trong đó có bánh vá Gò Công.

Nay trở lại bánh vá Gò Công, món ngon không chỉ dễ ăn chơi mà là ăn thiệt, ăn no. Bánh vá không phải là loại bánh ngọt như cái tên BÁNH, mà là loại mặn như bánh canh, bánh xèo, bánh cuốn, bánh ướt,...

Tôi biết và được ăn cái bánh vá đầu tiên trong đời vào lúc 7, 8 tuổi. Lúc ấy cái bánh vá bự bằng cái chén ăn cơm, loại chén đá, to hơn cái chén kiểu: Bánh vá ăn với bún, loại bún rời và rau thơm, chan với nước mắm ớt.

Hồi đó nhà nghèo, mẹ tôi đi chợ chỉ mua có một cái đủ cho cha tôi uống rượu nhâm nhi, nhà chỉ có tôi là con trai, là con cưng, nên được mẹ chia cho một chén bánh vá trộn bún. Tôi không còn nhớ cái cảm giác hồi đó nó ngon thế nào, bởi một phần vì còn bé, phần vì chỉ được ăn quá ít...

Sau đó ba tôi qua đời, và tôi không không còn có dịp được chia phần bánh vá nữa...

Ðến khi thi đậu vào lớp Nhì (nay là lớp Tư ) học và ở trọ trên tỉnh Gò Công, cuối tuần về thăm nhà, có dịp ghé chợ Tăng Hòa (nay đổi tên là Tân Hòa), mới được ăn lại món ngon bánh vá, và được ăn nguyên một cái.

Bánh vá chợ Tăng Hòa thuở đó nổi tiếng. Bánh vá hồi đó bán trong nhà ***g chợ, vì chỉ có một người bán nên đến 9 giờ sáng đã hết, muốn ăn phải đặt trước.

Mấy bà đi chợ, mấy ông già sồn sồn thường là khách ăn bánh vá sáng sớm. Vài ông già thích nhậu ngày nào cũng rủ rê nhau ra ngồi nhậu với món bánh vá đến tan chợ mới chịu về.

Dân sành điệu, hoặc có tiền không bao giờ chịu MUA bánh vá chiên sẵn mà phải ÐẶT chiên.

Tôi có bà dì bán vải ngoài chợ, bà không có con, tuy ăn chay trường, nhưng thường ÐẶT chiên bánh vá cho tôi ăn, mỗi khi tôi về chợ Tăng Hòa thăm bà.

Bạn có biết đặt bánh vá là thế nào không?

- Ðặt bánh là đem nhưn bánh đến mướn người ta chiên theo ý của mình. Nhưng bánh vá đặt chiên gồm có tôm, thịt với lòng heo, thêm vài tay nấm rơm (loại nấm búp thì ngon hơn). Các thứ này bạn phải tự tìm mua loại ngon, tươi và nhiều hơn so với cái bánh vá chiên sẵn.

Cái bánh vá đặt chiên như vậy “chất lượng” hơn và ngon hơn là cái chắc.

Theo dõi cái vá bánh lúc mới từ cái vá đặt vào chảo, đến khi cái bánh vừa chín tới tách ra khỏi vá nổi lềnh bềnh trong mỡ, rồi đến lúc nó được đưa lên trên vỉ sắt chờ cho ráo... Cái bánh nở lớn thêm ra thấy rõ.Mấy con tôm đất trên mặt bánh nay nổi cao hơn, căn phồng to, vàng đậm trông rất hấp dẫn và mời gọi làm sao!

Dùng tay xé cái bánh vá lúc còn nóng bốc khói như xé thịt gà cúng mùng Ba, cho vào tô bún, chan ngập nước mắm ớt chua cai ngọt, thêm ít rau thơm trộn dưa leo bầm nhuyễnà Thế là bạn có món bánh vá ngon lành, tuyệt vời.

Ăn một lần tôi tin chắc là bạn sẽ bị “mê mệt” bởi cái ngon tuyệt của bánh vá Gò Công mà không đâu có, nếu có cũng không bằng.

Cái đặc biệt ở bánh vá là ở chỗ nó tạo cái cảm giác giòn giòn khi bắt đầu nhai, rồi mềm mềm và xốp xốp, pha lẫn chút dai dai của giá và thịt với nấm rơm bên trong. Cái vị béo của mỡ dầu hòa cùng cái béo ngọt lịm của mấy con tôm đất làm bạn thấy đã.

Bánh tôm cũng giòn, cũng béo, cũng bột, cũng tôm... nhưng sao sánh bằng bánh vá Gò Công về hình thức lẫn nội dung.

Bánh vá vừa để ăn chơi, nhậu lai rai, vừa để ăn trong gia đình, cũng có thể dùng đãi bạn bè và chỉ một món bánh vá là đủ. Người nào mạnh ăn, chỉ cần hai cái bánh vá với bún là quá lắm.

Ở Gò Công không thấy ai chiên bánh vá làm đám giỗ hay buộc phải có trong tiệc tùng sang trọng. Bánh vá cũng như bánh cam vì phải xài nhiều mỡ, mà ngày xưa mỡ rất mắc tiền nên chỉ là loại bánh chợ, ít có người chiên tại nhà.

Bột chiên bánh là bột gạo pha nếp có pha phẩm màu cà ri cho thơm, và còn có hành lá cắt nhuyễn để khử mùi của mở, và cho bánh có mùi thơm.

Chảo chiên bánh vá phải là loại chảo gang lớn, có miếng vỉ sắt gác lên độ 1/3 miệng chảo, dùng để xếp bánh cho ráo mở. Cái vá chiên bánh là loại to có cán dài giống như cái vá múc nước lèo hủ tiếu. Bột chiên đựng trong cái ảng bằng sành có tráng men kiểu da lu, nay không còn thấy và nhắc lại có nhiều người không còn hình dung ra.

50 năm trước, nhớ giá cái bánh vá độ một đồng, còn hủ tiều ngoài tỉnh bán độ ba đồng một tô.

Bánh vá thuở xưa sao mà ngon quá, ăn một tô cũng chưa đã thèm. Không biết bởi nó ngon hay vì quá thiếu ăn? Hay vì cả hai?

Ðã lâu lắm từ khi ra hải ngoại, người Gò Công không còn có dịp thưởng thức lại món bánh vá của quê hương mình, trong đó có chính tôi.

Cám ơn những bạn đồng hương Gò Công ở Úc Châu đã cho tôi sống lại với kỷ niệm ngày xưa vô cùng đẹp đẽ qua món bánh vá!

tranvanchi@earthlink.net

 

 

Khuôn bánh cóng, bánh giá - ảnh T.C

Bánh cóng và bánh giá - ảnh T.C

Bâng khuâng bánh "giá" Chợ Giồng

 

Xứ Gò Công, lâu nay ngoài những đặc sản mắm còng, mắm tôm chà nổi tiếng gần xa, vùng quê nghèo, gió mặn này còn có một thứ vật thực xao xuyến lòng người: bánh "giá" Chợ Giồng

Chợ Giồng là tên xưa của chợ thị trấn Vĩnh Bình (huyện Gò Công Tây - Tiền Giang) ngày nay. Bánh "giá" có từ hồi nào, không ai còn nhớ. Nhiều người chỉ mang máng rằng, nghe kể từ thời ông cổ bà sơ của họ chưa vợ, chưa chồng thì cái bánh giá đã có mặt ở chợ Giồng. Cũng nghe đồn rằng, cái bánh dung dị, dân dã này hình như gắn liền với một mối tình tan vỡ nào đó ở xứ Gò, cho nên tới giờ này người Gò Công vẫn còn ngâm nga câu ca: “Một mai em gái theo chồng, còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh”

Bánh giá hay bánh vá? Cho đến nay vấn đề này vẫn còn là cuộc tranh luận bất tận. Người nói: gọi bánh giá vì làm bằng nguyên liệu chính là cọng giá đậu xanh; kẻ cãi: phải gọi là bánh vá mới đúng vì chiếc bánh khi chiên được đặt trong một dụng cụ na ná như cái vá múc canh, và hình thù chiếc bánh cũng tương tự. Các vị công tằng tổ phụ không còn để lại bất kỳ tài liệu nào chứng minh tên cúng cơm của chiếc bánh, cho nên đến nay chiếc bánh đậm đà - ai gọi sao cũng được.

Bánh giá là món ăn dân dã nên nhà nào cũng làm được. Bột gạo, bột mì, bột đậu nành được nêm nếm gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, hành, tỏi) bao quanh lớp nhân gồm thịt nạc bằm, tôm lột vỏ và những cọng giá trắng muốt, no tròn, phía trên chiếc bánh nhận thêm vài con tôm còn nguyên đầu đuôi rồi đặt trong chiếc vá nhôm, bỏ vào chảo dầu chiên cho vàng, giòn. Có điều lạ, dù đơn giản nhưng người ta vần thích mua từ một nơi nào đó ở Vĩnh Bình. Nhưng cũng lạ, thị trấn Vĩnh Bình cũng chỉ... có vài chỗ làm bánh - đếm trên đầu ngón tay. Theo lời dì Ba Đẹp, một trong những người hiếm hoi còn sinh sống bằng nghề làm bánh giá gần ngã ba Hòa Đồng (QL 50), hàng chục năm ngồi chiên bánh giá bán cho khách qua đường ở ngã ba Hòa Đồng: “Giá trị chiếc bánh không cao, đồng lời không nhiều mà phải dãi nắng dầm mưa nên nhiều người không thích nghề này”. Lời giải thích của dì Ba Đẹp không biết thực hư ra sao, nhưng cứ nhìn cảnh dì Ba loay hoay cả ngày bên bếp lửa, thau bột, rổ nhân bánh trong một túp lều xập xệ ven quốc lộ 50, bất kể trời nắng hay trời mua, để chiên cho được 300 - 400 chiếc bánh bán với giá 1.500 đồng- 2.000 đồng/chiếc thì không thể nói bánh giá là thứ vật thực hấp dẫn những người có máu kinh doanh - nôn nóng làm giàu. “Tui còn cái may, bao nhiêu năm qua người ta vẫn thích ăn bánh giá, tui mới bám trụ, giữ được với cái nghề mẹ truyền, con nối này”, dì Ba nói.

Bánh giá dân dã, tinh tế ở xứ nghèo. Trước khi đưa chiếc bánh lên mâm, người ta dùng kéo cắt bánh ra thành từng miếng vừá ăn. Bánh kèm với rau sống, dưa leo, nước mắm (hoặc nước tương) pha tỏi, ớt, chanh, đường, ai cầu kỳ thì giặm thêm gắp bún tươi trắng ngần. Trên bàn tiệc, không ai bày nguyên chiếc bánh và khách dự tiệc cũng không ai dám gắp cả chiếc bánh cho vào chén, vì như vậy là “phàm phu tục tử”. Dì Ba Đẹp nói rằng, đừng nhìn chiếc bánh giá “dặm trường gió bụi” ven quốc lộ 50 mà xem nhẹ, đó là món không thể thiếu trên mâm cỗ những dịp tiệc tùng, lễ lạt, giỗ quải của xứ Gò Công. Hiện tại, ngoài số lượng bánh bán cho khách qua đường mỗi ngày, dì Ba Đẹp còn nhận chiên bánh theo đơn “đặt hàng” của các cơ quan, công sở trong huyện mỗi khi những nơi này đãi khách phương xa. “Đặt hàng giá bao nhiêu tui cũng làm, tiền càng cao thì nhân tôm, thịt càng nhiều hơn so với chiếc bánh bình thường, còn diện tích chiếc bánh thì... vẫn vậy. Nhiều khi xe hơi chở Việt kiều về thăm quê, đi ngang cũng ngừng lại đặt hàng và ngồi tại chỗ xem tui chiên bánh”, dì Ba vừa múa đôi tay từ các thau đựng nguyên liệu qua chảo dầu sôi sùng sục, vùa tự hào khoe.

“Bánh giá bây giờ mùi vị không còn như xưa”, mấy vị bô lão sành ăn ở thị trấn Vĩnh Bình nhận xét. Mang chuyện này hỏi dì Ba Đẹp, dì cười: Mấy ông cụ nói đố có sai. Má tui kể, hồi xưa xứ Gò Công tôm tép dồi dào, bánh giá chính hiệu phải làm bằng con tôm bạc đất, chiên xong gói bằng lá chuối khô mới ngon. Bây giờ tôm bạc đất mắc mỏ, làm bánh giá phải sử dụng tôm sắt, tôm chì, nhiều khi tép mòng làm nguyên liệu nên mất ngon. Thứ nữa là khách hàng bây giờ đòi nhân bánh phải có thêm thịt bằm, gan heo; chiên rồi gói bằng giấy dầu, đựng trong bọc xốp nên mùi vị chiếc bánh không còn nguyên sơ như bánh giá Chợ Giồng ngày trước”. Dì Ba Đẹp nói một hơi rồi buông chiếc vá nhôm vào thau bột, mắt nhìn xa xăm về phía Chợ Giồng.

Cũng nghe đồn rằng, cái bánh giá dung dị, dân dã hình như gắn liền với một mối tình tan vỡ nào đó ở xứ Gò, cho nên tới giờ này người Gò Công vẫn còn ngâm nga câu ca: “Một mai em gái theo chồng, con đầu bánh giá Chợ Giồng mời anh”

 

Theo SGTT Xuân 2006

Coi thêm: http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/295688.aspx - http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/295688.aspx


Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 30/Jun/2007 lúc 10:15pm

Về rẫy Gò Công ăn sam

 

Vùng biển Vàm Láng, Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển.Sam có vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh dài cỡ 20cm.

Sam cái nặng chừng 1 kg, sam đực chỉ bằng nửa. Khoảng từ tháng 10 tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày cho ra đời sam con. Sam đực đeo cứng lưng sam cái không rời (có câu dân gian truyền khẩu "Đeo như sam").

Người ta bỏ con đực bởi ít thịt, chỉ bắt sam cái lấy trứng. Khách sành ăn thường khoái món sam trứng nướng. Đốt bếp than miếng gáo dừa, đặt ngựa sam rồi trở đều tới khi chín vàng. Chuẩn bị sẵn: bưởi chua tách múi, củ cải thái nhỏ ngâm giấm, rau thơm gồm húng cay, răm, đậu phộng rang đập dập, hành phi, nước mắm chanh tỏi ớt...

Lật ngửa con sam nóng hổi tách yếm bỏ ruột, dùng dao bén rạch bụng sẽ thấy trứng đầy ắp, vàng ươm bắt mắt. Phần thịt sống lưng và sát đuôi dai, ngọt. Trứng sam béo, thơm, nhiều đạm và rất bổ dưỡng. Chưa muốn ăn ngay thì phải sam vài buổi nắng rồi treo giàn bếp để dành, lúc cần nướng lên ăn vẫn thơm ngon.

Ngán món nướng thì rửa sạch sam, chặt miếng to nấu canh chua với bạc hà, rau nhút hoặc đậu rồng, rau om... lai rai lít rượu nếp là đúng điệu.

(Theo SGTT)



Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 30/Jun/2007 lúc 10:16pm


Cá cơm - món ăn bình dân

Trong các buổi tiệc, giỗ ở miền quê Gò Công (Tiền Giang), ngoài những thức ăn thịt, cá ê hề, chủ nhà thường dọn kèm mỗi bàn vài ba thố mắm cá cơm chua cùng bún, rau sống. Giản dị như vậy, nhưng món mắm chua luôn lôi cuốn khách bằng hương vị đậm đà, dân dã…

Vào những tháng mưa nhiều, cá cơm đẻ rộ, sản lượng đánh bắt nhiều vô kể. Ngư dân làm mắm dùng trong gia đình khá đơn giản: ướp từng lớp cá với muối theo tỷ lệ vừa phải, đựng trong khạp gọi là mắm sống, để dành ăn lâu dài. Nổi tiếng cả nước là nước mắm cá cơm Nam Ô. Nam Ô là một làng nhỏ ngay trên quốc lộ 1, thuộc thành phố Đà Nẵng. Vào tháng 3, ngư dân tập trung đánh bắt loại cá cơm than, trộn với muối Cà Ná hạt to cho vào chum, vại gài đậy kín. Khoảng 6 tháng sau trộn cá muối lại và khi trên mặt chum xuất hiện lớp men màu trắng thì lấy vải mịn để lọc. Nước mắm Nam Ô có màu cánh gián, độ đạm cao, thơm ngon đặc biệt.

Một món ăn ngon được chế biến công phu từ cá cơm là… nem. Cắt đầu và phần bụng cá, bỏ ruột, rửa sạch, ngâm nước muối cho cá nhũn ra, gỡ bỏ xương, ngâm lại với nước dừa cho thấm chất ngọt. Vớt để ráo nước, gói cá vào vải mùng vắt khô, quết nhuyễn với tỏi nướng, cá sẽ dai và thơm. Trung bình 1 kg cá cần 50 g tỏi cùng với muối, đường, tiêu hột, bột màu thực phẩm, tỏi sống xắt lát mỏng, trộn đều với cá và gia vị rồi vo viên cỡ ngón tay cái, thoa ngoài bằng mỡ nước. Dùng vài lá chùm ruột gói viên cá, ngoài là lá vông, lá chuối, cột dây chữ thập thật chặt. Sau một tuần là ăn được. Nem cá cơm dễ tiêu, hàm lượng dinh dưỡng cao.

Món mắm cá cơm chua ăn cùng bún, rau sống thường lôi cuốn khách trong các bữa tiệc.Cách chế biến cũng không khó. Cá cơm cắt đầu, bỏ ruột, chà bằng rổ tre cho sạch vảy. Để ráo nước, rải phơi nắng vừa độ dai và trong. Đâm nhuyễn tỏi, ớt vừa khẩu vị trộn đều với cá, sắp khéo vào hũ thủy tinh, nấu nước mắm ngon cùng đường cát trắng cho sôi, để nguội đổ ngập cá. Mía chặt lóng chẻ tư gài ép cá không cho nổi, đậy kín. Bình quân 2 kg cá cơm khi thành phẩm còn độ 1 kg mắm. Để từ 10 đến 15 ngày, mắm có mùi thơm là dùng được. Khi ăn, xắt khóm miếng nhỏ, rim đường cát cho dẻo, đu đủ xanh bào sợi bóp muối, vắt khô sẽ giòn và không làm nát cá. Trộn các thứ với mắm, thêm chanh, ớt tuỳ thích. Nếu trộn để hai ngày sau mắm sẽ chua và thơm ngon hơn. Ăn kèm thịt phay luộc, bún, khế, chuối hột non, dưa leo và các loại rau thơm. Những vị này hoà lẫn nhau tạo cảm giác rất ngon miệng, trên hết vẫn là hương mắm cá cơm ngọt dịu, đằm thắm chất quê.

Tuy là món ăn bình dân dễ chế biến, nhưng mắm cá cơm chua rất được ưa chuộng và thường không thiếu vắng trong các buổi tiệc, giỗ của người Gò Công chính gốc./.



Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 30/Jun/2007 lúc 10:18pm

TranAi

TIẾN VUA

...cứ như rằng .. có thêm 2 chữ "tiến vua" vào là một món ăn sẽ tự nhiên khoác màu hoàng bào , trở thành một thức hiếm quí, ngoại hạng và .. bán chạy hàng . Chẳng hạn tại nước Bỉ chỉ có khoảng 200 người làm ngành nghề được vinh dự mang danh hiệu này, từ những tiệm hoa, cửa hàng thực phẩm, tiệm bán sách, gara xe hơi, tiệm thuốc tây , hiệu may áo quần, tiệm thịt (vâng !) ..cho đến các nhãn hịệu sản xuất bánh trái và chocolat nổi tiếng nhất như Neuhaus, Godiva, Côte d'Or, Galler (hình như nhãn hiệu cuối cùng này có lập một cơ sở sản xuất chocolat ở VN để xuất sang Nhật thì phải ?).

Cứ mỗi 5 năm, danh hiệu này được xem xét lại một lần . Vinh dự là được in huy hiệu của hoàng gia trên sản phẩm của mình cùng dòng chữ "Nhà cung cấp cho hoàng gia" là "bảo chứng" cho chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm cỡ .. vua chúa mới xài .

Qui luật của hoàng gia Hoà Lan còn khắt khe hơn nhiều nữa : muốn mang danh hiệu này, mỗi sản phẩm phải đã có một quá trình ít nhất từ 100 năm trở lên , và cũng chỉ có khoảng 200 người hoặc cơ sở được thừa nhận .


Bên ta thời hoàng kim của vua chúa đã qua , có lẽ vì thế mà nhãn hiệu tiến vua được sử dụng khá tùy tiện .. trong thực tế đã trở nên một danh từ chung , ai muốn dùng sao cũng đặng . Đã có "rau tiến vua" , "trà tiến vua" (như thể các vua chúa chỉ hảo có rau này, trà nọ, ngoài ra chẳng còn chi hơn nữa ) , mai mốt đây cũng chẳng có luật lệ nào ngăn cản ta sẽ có : trái tiến vua, củ cải tiến vua , khoai lang tiến vua, hoa hồng tiến vua , mắm ba khía tiến vua , lẩu mắm tiến vua, phở tiến vua  v.v.. búa xua mà không ai bắt bẻ gì được đâu.

Thử đi một vòng trên Internet tìm tòi các món "ẩm thực" mang tên nhãn hiệu tiến vua .. xem nào .

A. Các loại trái cây , rau cỏ, ngũ cốc

1- Cam Xuân Phương (Từ Liêm – Hà Tây)

2- Nhãn ***g Hưng Yên (trái nhãn có bọc ***g cho chim chóc khỏi phá nên gọi là .. nhãn ***g)

tôm” mà mỗi “tôm” bưởi mọng căng, trong như hạt châu. Bưởi Sửu, tôm mềm ngọt mát. Bưởi Kinh tôm giòn ngọt đậm. Mỗi loại một vẻ cho ta cảm giác những vị ngọt rất riêng, một thứ giòn khó tả. Cái vị ngọt không chỉ cảm được bằng lưỡi, cái thứ giòn không phải nghe được bằng tai. 

5- Xoài Tuy An (Phú Yên)

Được gắn liền với sự tích ngôi chùa cổ mang tên Từ Quang nằm trên một ngọn đồi sát đường thiên lý Bắc Nam. Ngoài kiểu kiến trúc mộ táng của các vị hòa thượng, chùa Từ Quang còn chứa đựng nhiều di tích lịch sử liên quan đến phong trào Cần Vương của Võ Trứ, Trần Cao Vân vào thế kỷ 19.Và đặc biệt, phía trái chốn cửa thiền, vẫn còn những cây xoài Đá Trắng có tuổi đời hàng trăm năm. Theo lời các bậc bô lão tại địa phương , đây là giống xoài có ruột tím thơm ngon, từng là sản vật dùng để tiến vua ngày trước, góp phần tạo nên diện mạo rất riêng của ngôi chùa này.

6-Trà đắng Cao Bằng

    Bên cạnh các sở thích trà ướp hoa lài, trà sen, trà hoa ngâu dùng nguyên liệu thiên nhiên không tẩm ướp hóa chất, mốt mới đang thịnh hiện nay là trà "tiến vua". Đây là loại trà đắng Cao Bằng . Từng búp trà được sấy và cuốn thành cọng nên còn được nhiều người gọi tên là "trà lọn". Tràcó vị đắng nhưng hậu vị ngọt . Mỗi lần pha một bình chỉ cần một lọn trà, nếu uống đều đặn sẽ giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol, tăng cường hoạt động cho tim mạch, giúp ngủ ngon và điều độ... Trà được tinh chế từ Ché Khôm (cách gọi của người Cao Bằng) là loài cây trà cổ thụ có  tên khoa học là Kaushue S.Y.Hu trên núi cao, có những cây có tuổi cả trăm năm.

Trong Bản thảo cương mục, danh y Lý Thời Trân (đời Minh) vào thế kỷ 15 đã từng mô tả tác dụng chữa bệnh : "điều hoà âm dương, giảm béo, giã rượu, thanh  nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu và tăng tuổi thọ..." của trà quý này . Dĩ nhiên là rất đắt ! Món trà đắng giảm cholesterol này , tôi thấy Nhật bản, Trung quốc, Hàn quốc.. cũng có bán .

7- Gạo Nàng Thơm chợ Đào (Long An)

    Từ thế kỷ 19, dưới thời Minh Mạng, gạo Nàng Thơm chợ Đào đã được xếp vào danh mục những đặc sản phương Nam để tiến vua. Chợ Đào là một ngôi  chợ nhỏ tại Long Mỹ, Cần Đước (Long An) . Riêng loại lúa có tên “Nàng” kể cũng đến hàng chục: Nàng Tri, Nàng Rừng, Nàng Chò, Nàng Quất, Nàng Co, Nàng Minh, Nàng Hương, Nàng Rẫy, Nàng Sóc... nhưng không có “Nàng” nào vượt qua nổi “Nàng Thơm” về chất lượng (Đã nói là nàng .. thơm mà ).

Trên hàng chục nghìn hecta đất trồng lúa ở Long Mỹ, diện tích để trồng loại lúa khó tính này cũng chỉ có hơn 5.000 hecta. Giống lúa Nàng Thơm đem trồng nơi khác thì hương vị, độ dẻo và ngon của nó sẽ giảm đi một phần đáng kể. Những người có kinh nghiệm còn phân biệt được cả Nàng Thơm chợ Đào với các loại gạo Nàng Thơm trồng ở nơi khác : Hạt gạo Nàng Thơm chợ Đào có một khối trắng đục, hơi có ánh hồng nằm ở giữa, mà người địa phương gọi là “hạt lựu”, và chỉ có gạo vùng này mới có “hạt lựu” ấy.

Làm ra gạo Nàng Thơm đòi hỏi nhiều công phu vì nó kén đất, cần đúng thời vụ và nhất là đòi hỏi chăm sóc kỹ . Năng xuất Nàng Thơm cũng kém so với các giống lúa khác nên hiếm, và hiếm thì là quí ! 

8- Rau muống Linh Chiểu (Sơn Tây)

    Cũng là rau muống như ở mọi nơi khác nhưng khi đem tiến vua thì được trồng một cách lạ lùng và rất độc đáo . Người ta bắt những con ốc to đem về làm cho ốc chết, rồi cấy mầm rau muống vào từng con . Mầm rau muống lớn lên nhờ thịt ốc và khidài chừng một gang tay thì những con ốc / rau muống để nguyên như thế được chở lên triều đình . (Tôi đã có hỏi rau tiến vua có phải là rau muống không .. ai cũng bảo là không ! thế thì .. mới có thêm món sau )

9- Rau tiến vua

    Nguồn gốc của nó không được định rõ .. và thường được bán theo dạng phơi khô .. khi ngâm vào nước sẽ nở ra gấp nhiều lần . Có người bảo rằng nhập từ Trung quốc về . Người bán cho rằng đây là loài rau .. thất truyền mới được khôi phục lại .. có lẽ để tăng thêm huyền thoại chăng ?

B. Các loài chim muông , thủy-hải sản

10- Sâm cầm Hồ Tây (đã đề cập đến nhiều trong MuiVi, xin xem đề tài "Le le quay nước dừa" )

http://www.muivi.com/modules.php?op=modload&name=News&file=article&sid=747&mode=mode=flat&order=0&thold=0 - http://www.muivi.com/modules.php?op=modload&name=News&file=article&sid=747&mode=mode=flat&order=0&thold=0
11- Rươi Hải Dương (nay mai sẽ có một bài đầy đủ.. không phải của Vũ Bằng .. viết về con rươi ! Mời các bạn đón xem)


Theo truyền thống chế biến cá Anh Vũ của khu vực Hạc Trì, các chuyên gia ẩm thực cho hay thì ngon nhất vẫn là món cá hấp , cá được rửa sạch rồi mổ và được ướp với gừng, muối và mắm ngon sau đó đặt cá lên trên một lớp lá gừng rồi đưa vào hấp chín. Đây là món được ưa chuộng nhất vì hấp cá sẽ giữ được nguyên trạng và thơm ngon hơn bất cứ các món chế biến khác. Khi ăn thịt cá Anh Vũ, người ta thường ăn với khế xanh, chuối xanh và bánh tráng mỏng, các loại rau như tía tô, dấp cá , xương xông... đều là những vị thuốc bổ trợ cho thịt cá . Ngoài ra còn có thể nấu giấm mẻ, nướng chả, và kho như kho tộ ăn với cơm tám.

Về dinh dưỡng của loài cá Anh Vũ, theo những thực khách và một số chủ quán ở Việt Trì cho biết thì ngoài việc ngon, thơm, giống cá này nổi tiếng về nguồn đạm động vật và nó còn có thể chữa được một số bệnh về nhiệt, táo bón và bồi bổ thận, hoàn.

Cá Anh Vũ sống theo bầy đàn như các loại cá khác nhưng kén nơi nước trong và có nhiều hang đá. Con cá trông giống như con cá trôi (dân câu hay gọi là trắm trôi Ấn Ðộ) nhưng bộ vảy óng ánh rực rỡ .. Duy cái đầu cá thì khác bởi trông nó ta cứ nghĩ đến một cái đầu lợn con. Môi cá bằng sừng choè ra rất to, dày như mõm lợn. Có nhà nghiên cứu bảo rằng cá Anh Vũ phải lấy môi gặm rêu đá để ăn và dùng môi bám trụ vào đá khi ngủ cũng như chống lại dòng nước chảy nên môi cá phát triển không bình thường . Thịt cá Anh Vũ trắng, quánh, thơm ngon có thể nói là ngon hơn bất cứ loài cá nào của sông hồ .Trong con Anh Vũ ngon nhất theo sách ẩm thực đời nhà Lê thì  chính là cái khối sụn môi , rất giòn. Có ông chủ quán còn tán thêm rằng ông già 70 tuổi một tuần chỉ cần dùng 2 cái môi này chưng cách thủy với mật o­ng và hoa hồng bạch thì không những khỏi ho, khỏi suyễn mà còn ... nhiều chuyện khác kiểu lão Bạng sinh Châu ! (theo 4so9)

(Người ta đùa đấy.. loại cá này bây giờ rất hiếm , gần như tuyệt chủng rồi .. lấy đâu mà mỗi tuần tìm ra 2 cái môi cá cho ông già .. hồi xuân Các nhà hàng vùng này dọn cá Anh vũ thường là .. dỏm đấy )!

15- Cá chép vàng Hà Tây

Ở Quốc Oai (Hà Tây) nổi tiếng có loài cá chép đặc biệt vây mầu vàng, đuôi đỏ hồng, đầu béo múp trông đẹp như con cá chép trong tranh "lý ngư vọng nguyệt".Loài cá chép này chỉ sinh sản trong một cái đầm rộng và sâu gọi là đầm Bung. Ngày trước mỗi năm một lần,dân làng Cấn có một ngày được phép đánh cá đầm Bung. Cá chép đầm này thịt béo mà không ngấy, mềm mà không nát. Khi bắt được cá, chọn con to, đẹp để tiến vua.

16- Cua mai vàng Sơn Tây

     Ở huyện Phúc Thọ ngày trước có gò Ma Khống. Trên gò có một loài cua mình to bằng cái bát ăn cơm và có mai mầu vàng . Mỗi năm, cua chỉ bò ra ngoài một lần vào một ngày bất thường,ai trông thấy phải thông báo để mọi người đến bắt đem tiến vua.

(Lời bàn : Màu vàng là màu của vua .. nên cái gì vàng vàng thì vua thích hết !)

C. Các loại bánh , thức ăn, thức uống

17- Bánh phu thê Đình Bảng

18- Rượu Hoàng Mai

19- Cốm làng Vòng

20- Bánh dợm nhân tôm Phú Nhi (Sơn Tây)

     Được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, trộn thêm một phần gạo tẻ , đem ngâm nước, rồi xay thật mịn bằng cối đá, để thật ráo nước, đến khi nào sờ vào bột dẻo dính là vừa, để làm vỏ bánh. Tôm càng loại to vừa, làm sạch, ướp với chút nước mắm chắt, trộn mộc nhĩ và hành khô thái nhỏ. Hành mỡ phi thơm , cho tất cả nhân vào xào chín, khi bắc ra rắc hạt tiêu và không thể thiếu được chút tinh dầu cà cuống. Vỏ bánh dàn đều thật mỏng trong lòng bàn tay rồi cho nhân vào nắm lại, vê thành hình tròn dẹt. Ngoài vỏ bôi một lớp mỡ để bánh khỏi dính lá. Lấy lá chuối tươi khoanh tròn chung quanh, xếp bánh vào chõ đồ chín. Khi miếng bánh chín, chỉ cần nhìn là biết ngay người làm có khéo tay không. Vì khi bày lên đĩa mười cái bánh đều chằn chặn không méo, vỏ mỏng nhìn rõ cả nhân tôm, khi cầm lên ăn không bị rách.

Bánh dợm nhân tôm, ăn no mà không biết chán. Nhưng bóc bánh cũng là nghệ thuật, nếu bóc không khéo thì khó mà tước được lá ra khỏi da bánh, nên phải bóc thật từ từ, tước nhỏ theo thớ lá chuối, bánh mịn trắng như trứng gà bóc.

D.
Các loại mắm, tương

(Các vua VN cũng khoái ăn mắm .. thế thì ăn mắm là .. giống như vua , đỡ đi . Trong các bạn MuiVi có người cứ hát cho tôi : Em chỉ là ..ăn mắm thôi .. té ra có hơi hướm "hoàng tộc" mà không biết nhé em !)

21- Mắm tôm chà Gò Công

     "Mốt" trong triều các vua Nguyễn là "tiến vua" các người con gái đẹp xuất thân từ miền Nam về làm cung phi , thay cho các cô Bắc hà hay người Huế, người Quảng .  Tương truyền rằng bà Từ Dũ, một trong các bà vợ của vua Thiệu Trị và mẹ của vua Tự Đức , là người đẹp Gò công đã đưa Mắm tôm chà vào cung , được từ vua tới quan ưa thích . Từ đó trong triều đình Huế vẫn thường ưa thích Mắm tôm .

(Cũng không hiểu có liên quan gì chăng : Có phải nhờ ăn mắm không mà vua Thiệu trị tương đối mắn con ! Có 31 bà thụ thai sinh cho vua 29 hoàng tử và 35 công chúa ! Nhưng có lẽ cũng vì thế mà băng hà vào tuổi .. 41, khá sớm )

 

22- Tương làng Bần (Hải Dương) : Trên đường ra Hạ Long thế nào bạn cũng sẽ gặp các hàng tương Bần bầy .. la liệt đón chào ! (Theo riêng Tran ai .. tương Bần không thơm và không vừa miệng như tương Cự Đà )

23- Mắm tép Hà Yên (Thanh Hoá)

     Dân làng Ðình Trung chỉ chọn loại tép riu làm nguyên liệu chế biến mắm, còn tép gạo tuy to và nạc hơn nhưng khi làm mắm không ngon. Tép riu đánh về nhặt sạch rong rêu và cá tạp, để cho thật ráo nước. Cứ mười bát tép là bốn bát muối, hai bát gạo rang giã nhỏ (thính) trộn đều, cho vào chum , đổ nước vừa xăm xắp, rồi đậy kín. Mắm tép để càng lâu càng ngon, nhưng nhanh nhất cũng phải sáu tháng trở lên . Riu là một dụng cụ đan bằng tre-nứa hình con tôm cong ngược và rất khít khao dùng để đánh tép . Xưa kia mỗi lần làmmắm tiến vua thì các chức sắc trong làng phải cử người đến tận làng Cổ Ðam (vùng Bỉm Sơn bây giờ) để đánh riêng một loại tép riu có mầu trong xanh, muối lên mầu đỏ mới thật ngon mắt.

24- Mắm nhum Quảng Ngãi


Còn gọi là con cầu gai (vì nó có gai ), con nhum sống ở những gành đá ven biển từ Bình Định đến Quảng Ngãi.

Thịt nhum có thể kho để ăn cơm, trộn trứng chưng cách thủỵ.. nhưng ngon nhất là làm mắm. Mắm nhum sền sệt, mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân Quảng Ngãi.

Nhum là một động vật thuộc loại nhuyễn thể sống ở những gành đá ven bờ biển nước ấm, lẫn trong rong rêu. Khi nhỏ, con nhum tựa trái chôm chôm, mầu đen thẫm. Khi lớn có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8 - 10cm, dày 3 - 4cm. Có thể nhận ra chúng trong đám rong rêu vì thân nhum có nhiều gai để tự vệ.

Mùa sinh sản của nhum và cũng là mùa đánh bắt chúng, bắt đầu từ tiết xuân phân và kết thúc vào tiết lập thu. Người tìm nhum lặn theo các gành đá. Khi thấy nhum, họ dùng chiếc móc sắt giật khẽ chúng về phía mình, rồi nhặt bỏ vào bao. Cái khó là không được khua động mạnh, nếu không nhum sẽ "bắn gai" vào tay người rồi bám chặt vào vách đá.

Bắt nhum về, người ta rửa sạch rong rêu rồi dùng một thanh tre mảnh nạo thịt ra khỏi vỏ. Thịt nhum kết thành 5 hoặc 8 múi, mầu hồng phớt. Nhum có nhiều loại, nhưng chỉ có "nhum ta" nhỏ, thịt chắc, mầu đỏ thẫm ngả sang đen mới có thể dùng để làm món mắm nhum có một không hai . 

Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc cho "giang nắng" từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum chín, sền sệt, mầu đỏ đục như mắm sò Hải Vân, thơm rưng rức. Mặn, chua, ngọt lẫn vào trong hương vị riêng của thịt nhum, tạo thành một thứ mắm đầy quyến rũ.

Mắm nhum ăn với bún tươi rất ngon. Nhưng ngon nhất là chấm thịt heo ba rọi kèm rau sống cuốn bánh tráng (đáng .. thèm thèm ) .

Sản lượng nhum đánh bắt không nhiều, nhum ta - nguyên liệu để làm mắm - lại càng ít. Người ta làm mắm nhum chỉ để dùng trong gia đình và làm quà cho người thân, bạn bè. Lượng mắm nhum bán ra rất ít ỏi và thường chỉ dành cho khách đã đặt từ trước.

Dưới triều Nguyễn, mắm nhum là một trong những sản vật tiến vua hằng năm. Đại Nam nhất thống chí - quyển 8 (tỉnh Quảng Ngãi) mục thổ sản, chép: "Mắm nhum - sản vật ở các đảo ngoài biển, khoảng đời Minh Mạng đặt "hộ" mắm nhum 5 người, mỗi năm phải nộp 12 cân mắm..." 

Tạm kết

Chắc chắn là danh sách các món "tiến vua .. thiệt " có lẽ còn nhiều. Chừng nào thấy... tôi sẽ xin bổ sung thêm . Tuy nhiên , mong các các bạn chớ vội vàng khi nghe nói cái này "tiến vua" cái nọ "tiến chúa" mà bị lôi cuốn theo .. tiếng gọi thị trường .

Một cảm nghĩ sâu xa của tôi khi đọc lại các món "tiến vua" của người Việt :

Ngoài các loài thú hiếm hay đang biến mất , những thức trên đây hiện nay vẫn không phải là khó tìm, vì chúng đã là những món phổ biến trong dân gian . Trái ngược với Trung quốc có xu hướng chuyển về cung các vật lạ đời như trứng công, cỏ Phương chi và đôi khi dã man như bàn tay gấu, óc khỉ, chuột bao tử .. các vì vua Việt lại thiên về những phẩm vật mà thiên nhiên mang đến dồi dào như cây trái, chim muông và các món ăn gần gũi với dân gian .. như bánh trái không quá cầu kỳ, như tương mắm người dân vẫn dùng thường ngày.
Âu đấy cũng là sự khác biệt trong tính cách Việt với tính cách phương Bắc !

(Tìm tòi, tổng hợp và .. thêm thắt)
 



Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 30/Jun/2007 lúc 10:19pm

Canh chua bông lục bình (từ: mechua 210684)


Bông lục bình nở rộ vào mùa gió chướng. Chọn tôm sen hoặc tép bạc trắng, canh chua sẽ ngon hơn. Tôm sau khi rửa sạch, cắt gai đầu, bỏ chân và hàm, để ráo. Lột bỏ vỏ đầu, vỏ thân, giữ đuôi lại cho đẹp. Ướp tôm với ít muối ớt khoảng 15 phút. Bông lục bình rửa sạch, cắt khúc vừa miếng ăn. Đường, nước cốt chanh, rau quế xắt nhuyễn, để vào một chén. Nước sôi, cho tôm vào, vớt bỏ bọt, nấu tôm trong 10 phút, cho bông lục bình vào, trộn đều, nhắc xuống. Nêm canh bằng chén nước chanh với vị chua ngọt vừa miệng.
Bông lục bình tim tím, ẩn hiện dưới màu đặc trưng của gạch hòa với mùi canh thơm, đậm đà hương vị miền quê, bên cạnh thịt ba chỉ kho tiêu bằng chảo đất cùng nồi cơm gạo mới trắng phau, tạo nên bữa ăn hấp dẫn cho gia đình trong buổi trưa nắng nóng.



Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 30/Jun/2007 lúc 10:24pm

Vọp nấu canh chua

Ở Gò Công, Tiền Giang có món đặc sản là vọp nấu canh chua với lá me non (cách nấu tư ơng tự canh gà lá giang) chấm với nước mắm đâm hay mắm ruốc Gò Công, con vọp chỉ có ở vùng nước mặn ven sông Gò Công (hình dáng tựa con nghêu nhưng to hơn 4 - 5 lần và thịt to dầy, ăn dai và ngọt). Mời bạn xuống ÐBSCL để thử món ốc bươu hấp lá gừng. Chọn khoảng 20 - 30 con ốc bươu lớn ngâm nước vo gạo một đêm cho nhả hết nhớt rồi chà sạch vỏ, lấy dao chặt bỏ đít, bỏ khúc ruột cùng phía sau, cạy miệng rồi xả nước để ráo. Nhấn cho thịt ốc lỏng ra rồi lót một chiếc lá gừng vào. Nhồi vào miệng ốc thịt ba chỉ băm với lá gừng non, lá chanh, nấm hương, bột ngọt, tiêu, muối, nước mắm... (nếu cầu kỳ cho thêm trứng vịt trộn nhuyễn). Ðem ốc hấp cách thủy, nước sôi cũng là lúc ốc chín. Món này vớt ra ăn liền, nước chấm là nước mắm chanh pha đường, tỏi, ớt xaỵ...

người phương xa


Người gởi: Hoang Ngoc Hung
Ngày gởi: 30/Jun/2007 lúc 10:25pm

net - cần thủ

  • Từ Tp các bạn theo hướng đi Cần Giuộc qua phà Mỹ Lợi là Gò Công. Ngay sau khi xuống phà các bạn hỏi thăm thuê ghe đi trên sông câu cá Bông Lau, bến ghe này ngay sát bến phà nên dễ tìm.
  • Tuỳ theo ngày mà con nước chảy mạnh hay yếu, nên canh con nước mạnh ( 12 - 15 âm lịch ) mà Bông Lau cũng ăn mạnh. Có thễ chạy dọc, xuôi xung quanh bến phà hoặc chạy đến ngã 3 sông, neo ghe lại và thả cần. Nước ở đây chảy mạnh theo nhiều hướng nên sử dụng chì tối thiểu 150g - 200g, câu cá Bông Lau, cá Dứa  thì phải dùng mồi Gián, còn mồi Hà có thể câu các loại cá sông khác như cá Úc, cá Chốt ..
  • CÂU CÁ BÔNG LAU -
    CON NGƯỜI VÀ CÔNG NGHỆ


    Bông lau là cá nằm trong họ da trơn (chữ X trong hình, xin lỗi là không rõ lắm). Nó không bị kiện vì bán phá giá kiểu Ba Sa vì chưa thấy ai nuôi cá bông lau như những loại Tra, Hú, Nheo,  Ba sa. Bình thường , phân biệt các loài cá có 3 ngạnh này  rất khó vì chúng cứ na ná như  nhau. Con bông lau dài hơn, nhỏ bụng hơn cá hú, cá tra. Chúng hơi giống cá Tra bần nhưng nom nhanh nhao và sạch mắt hơn bởi cái màu xanh rất đáng nhìn trên lưng và  bộ vây đuôi vô cùng lịch sự và đường nét (tra bần lưng đen chứ không xanh).


    Không thấy ai nuôi bông lau và có lẽ vì bản chất chúng ưa tự do và lãng mạn. Có lúc, chúng tung hoành ngang dọc ngoài sông, hồ rộng, quẩn theo những dòng chảy xoáy xiết để  kiếm mồi. Có lúc, chúng lặng lờ ăn nổi  nương theo dòng  nước  lớn  tiến vào sâu để hóng hớp những trái sung, trái bần trôi nổi. Bọn cá này có tính nghệ sĩ (!), đây là đúc kết của một thợ câu lão thành khi ông khẳng định chúng  sẵn sàng nhập đàn con nọ cắn đuôi con kia đến bầm đỏ và chúng cũng không  quyến luyến khi dời  bỏ đàn để  đeo theo chút chất thải  của cửa sông.


    Có lẽ bông lau thịt ngon, cá rất khỏe (gây áp phê) và hơi bị khó câu nên những cần thủ thích làm việc khó rất muốn tự mình tìm cách bắt bằng được bông lau. Có người còn nói vui rằng "phi bông lau bất thành cần thủ" (o). Ở đồng bằng sông Cửu Long, bông lau có thể câu quanh năm thế nhưng câu không hiệu qủa vì cá thưa . Duy vùng thành phố ************, các nhánh sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Soài Rạp là nơi mật độ bông lau tụ tập về khá đông. Mùa câu lúc này đang là giữa (từ tháng 9 đến tháng 1 dương  lịch). Ðể có thể câu được cá bông lau một cách chắc chắn (hay trở thành thợ câu bông lau) thì việc chuẩn bị xem ra không đơn giản. Công tác chuẩn bị đầu tư vừa tốn  vừa kích rích mất thời gian. Có thể nói: đi câu Bông lau như đi vào trận đánh (xin lỗi ngoài lề rằng: có khi  ta mải lo cho trận đánh  bông lau ngày mai mà quên trận đánh đêm nay khiến bà xã cằn nhằn: "Giời ạ ! ông làm gì mà cứ lục sục như trê đẻ, hết lon lại lưỡi suốt đêm như thế ?"). Nhưng đối với  cần thủ ham câu thì bi nhiêu đó không là gì và chúng ta sẽ kiểm điểm công tác chuẩn bị  nhé:


    • Trước tiên bạn phải chuẩn bị cần và máy câu. Câu bông lau không thể quấn lon sữa bò amateu vì sông sâu và chảy xiết lắm nghen. Các loại máy câu của Nguyễn Anh giới thiệu đều có thể câu miễn đáp ứng được: khoẻ, vòng quay bình thường, có tăng-đơ chịu được  sức kềm tối thiểu 16lb (9kg). Chuẩn bị 2 cần, 2 máy. Chúng tôi thường dùng: máy Michel, Rolex, Daiwa & cần thì Michel, Garxa, Abu và nếu ngon hơn thì chơi cần tự chế có đuôi nặng rờ-ve xóc con cá càng ngọt. Ðiều lưu ý là nên dùng cần lối 2,8m hoặc 3,2m là vừa. Cần chỉ nên 2 khúc chứ đừng từng đốt từng đốt theo kiểu công tử, yếu xùi.


    • Dây câu  dứt khoát phải là dây ngoại rồi. Ngoại nhưng khuyên các bạn tập trung vào dây Pháp, Tây Ðức và 7 màu Hà Lan. Còn nếu  dây Mỹ, Nhật, Hồng công v.v. cũng không sao nhưng thực tế ở ta thì những dây kể sau dai nhưng dễ xơ và giòn, khó phục hồi vì nước lợ.


    • Chì dùng cho câu Bông lau là  loại qủa bàng hay hình  hột sen nặng cỡ 100gr-120 gr .


    • Lưỡi  câu bông lau đa số cần thủ hay ghé tiệm mua  loại lưỡi mà người bán khen là "đặc biệt dùng cho bông lau". Kỳ thực, bông lau không kén lưỡi vì chúng ăn rất hỗn (và làm gì có lắm bông lau để mà đặc biệt dùng cho  nó !). Nếu chọn lưỡi như thế thì nên chọn loại lưỡi có cái mũi hơi vênh, lưng lưỡi có gai để giữ mồi.  Ðối với chúng tôi thì đã đi câu là phải tự mình làm được lưỡi  mà câu. Tự mình làm rất hiệu qủa và đúng ý tâm đắc ngay cả với chính mình (tôi sẽ giới thiệu cách làm lưỡi câu ở một bài khác ).


    • Với bông lau, khi câu dứt khoát phải chuẩn bị chạc ngã 3 và khoen (chạc 3 xin xem bài câu chìm) . Cái khoen chống xoắn ngày xưa chúng tôi gọi là cái Am-mi-li-nhông. Con bông lau rất khoẻ và khi  mắc câu nó nhào lộn, uốn quẫy kinh khủng và dây sẽ bị xoắn nếu không có Am-mi-li-nhông xả  theo.


    • Mồi câu bông lau ? Ðây là lĩnh vực không đơn giản. Với một số người, làm mồi câu bông lau trở thành bí mật. Có khi mỗi thợ lại có cách tẩm ướp riêng không ai phổ biến hết cho ai. Thế nhưng,  với người viết bài này thì thoải mái. Nghĩa là biết đến đâu kể cho các bạn  tới đó. Ai biết hơn thì  chỉ giáo. Những mong làm sao mỗi người đi câu đều bắt được cá. Những con bông lau giữa mênh mông nước trời kia không của riêng ai cả. Qui luật sinh thái cũng chỉ ra rằng nếu ta không bắt nó thì loài khác sẽ bắt bớt để lại cho đời cái mật độ phải chăng  thôi. Bông lau là giống ăn tạp  nhưng có 4 loại mồi mà người câu hiện nay có thể yên trí  rằng bông lau gặp sẽ xơi ngay (tất nhiên còn có loại mồi mà bông lau phải ngửi tìm tới chứ không gặp khơi khơi: Xạ Hương)


    • Một là con gián. Nếu nhà bạn không có gián thì ra chợ mà bắt. Buổi tối, gián rất thích du lịch kiếm thêm ở các sạp thịt. Hoặc, bạn dùng giẻ buộc vào đầu gậy tẩm đường mật,  mỡ  rồi  để nơi miệng cống tối  tăm. Chừng 10 phút một, gián bu vào ăn là kéo  mạnh ra phủi  chúng vào bịch. Nếu sợ bẩn, bạn cứ đưa ngay cho đám trẻ con ít hào là chúng sẽ tìm cách bắt ngay. Ðối với mồi gián, cần có một hộp lưới chuyên dùng để nhốt và nếu muốn để dành phải cho gián ăn kẻo chúng đói sẽ ăn thịt  lẫn nhau.


    • Thứ hai là thịt bò thái con chì.


    • Thứ ba là ruột vịt phơi nắng cho se vỏ và bốc mùi. Ruột vịt cắt khúc dài cỡ gần gang tay, móc vào lưỡi rồi để lòng thòng khi  xuống nước chảy  đoạn  mồi  lòng thòng này sẽ vẫy xuôi .


    • Thứ tư là kiếm một quài chuối cau (hay chuối ngự, chuối dùng câu nổi, phao cách 30-40cm).


    • Ngoài ra, hàng họ chuẩn bị mang theo còn có hộp lưỡi, hộp chì, khoen, chạc 3, phao cho câu  nổi &  dự phòng  +  những đồ sinh hoạt thiết yếu. Nhất định phải mang theo vợt hoặc móc để khi cá dính câu thì hành sự.


    Với tất cả những chuẩn bị như thế, bây giờ bạn chỉ còn mỗi việc căn giờ, căn con nước và xuất quân. Nếu câu Vùng Nhà Bè - Soài Rạp - Nhơn Trạch thì tính theo ngày âm lịch. Từ ngày 6 âm câu đến ngày 11 hay 12. Sau đó lại từ ngày 21 đến 27 âm. Những ngày  này,  nước chảy  dịu. Có ngày nước lềnh bềnh, lình sình trong vắt rất hợp tạng bông lau đi đàn kiếm  mồi. Cá bông lau cắn mồi bất kỳ giờ nào  trong 2 con  nước. Tuy nhiên,  chúng tôi thường gặp bông lau cắn rộ vào lúc con nước  lớn (đang lên)  và chuẩn bị dừng để xoay giật .


    Ngày trước, khi  sông còn quang đãng và ít ô nhiễm, chúng tôi hay câu ở ngã ba Ðèn Ðỏ (Tân Thuận). Nơi đây nước chảy xoáy và bông lau thường quẩn kiếm  mồi. Bây giờ phải đi xa hơn. Chịu chơi và hi vọng nhất vẫn là xuôi xuống Bình Khánh (bến phà) rồi thuê ghe ra ngoài khúc vắng neo mà câu. Câu bông lau là cả một thử thách và  người câu phải thực sự kiên trì. Nếu hôm nào đi ghe ra ngoài, gặp con tàu  ngoại đỗ chờ truyền tải hay sửa chữa gì đó thì có vẻ như cầm chắc bữa đó có cá. Bởi, bông lau hay quẩn theo tàu hóng kiếm những đồ thải. Còn nhớ cách đây 8 tháng, có một con tàu Triều Tiên chết máy  nằm 3 ngày, hai chúng tôi mon men gần câu và  tuyệt làm sao, khi về trong giỏ có tới 4 bông lau (xảy 1) và sơ sơ ba ký hơn loài cá Úc có ngạnh ăn tạp nhưng có bụng trứng viên nào viên nấy cỡ hạt xoàn. Về nhà mổ cá ra nghiên cứu: tưởng gì, mấy bác Triều Tiên thảy khoai tây nhậy  xuống, bông lau  cũng  nuốt  như ai.


    Nếu bạn không muốn bập bều trên sóng và ái ngại vì thiếu phao cứu sinh thì hãy ôm cần ngồi xe gắn  máy xuôi Nhà bè, hướng về mé nhà máy đèn Hiệp Phước. Ðến cầu Mương Chuối thì dừng lại. Ðây là điểm câu bông lau khá lý tưởng. Hầu như chủ nhật nào cũng có thợ câu thả thời, thả vận từ trên cầu  này. Việc câu có trúng hay không người viết không dám nói chắc nhưng phải trúng mới có người mai  phục chứ  ?  Bây giờ là thế chứ ngày trước ấy a :  ông  Tư Thẹo dính con cá  gần hai  mươi ký lô. Tiền cho thuê cá với cần câu làm nền chụp ảnh xấp xỉ tiền bán con cá ( một phiên bản tấm ảnh đó tôi  thấy  dán ở tiệm bán đồ câu Cây Gõ cách đây mấy  năm). Khiếp ! Bông lau gì không thua anh cả Tra Bần. Và, bật mí thêm với bạn hữu là nếu câu trên cầu không  khoái thì tại đây vẫn có thể thuê ghe  ra chỗ vắng mà câu. Giá cả thuê cũng bèo . Bà con lao động có việc làm thêm là vui rồi. Bật mí thêm  nữa ( nhưng  biết mà tránh thôi nhé) là xuôi xuống dưới cân cầu quẹo  ngang một phát sẽ có nơi câu & các kiểu khác (nhưng hơi bị tốn ) và  câu ở đó một lon bia sơ sơ tới 17 ngàn cơ đấy. Rồi những hậu qủa khác tôi không chịu  trách  nhiệm à nghen !


    Bây giờ quay sang xử lý tình huống khi có cá. Câu bông lau người ta thường gác cần chờ khi nào chúi, vẫy nhịp đọt mạnh thì so dây khoá chó máy, dùng toàn lực rờ ve thật  mạnh. Nhớ mạnh nhé  vì hàm, miệng giống cá này cứng và chắc lắm. Phải làm sao cho lưỡi xóc tuốt luốt chứ đừng xóc nửa chừng khi  nó  giãy hay bị lòi tói. Khi con cá  sàng qua, sàng lại đòi dây thì đừng bao giờ guồng  gấp. Mô-bin máy  tăng-đơ vừa phải. Làm sao khi máy quay vào 1 vòng dây, con cá  chuồi giằng giãn ra 1/10 vòng là chuẩn. Như vậy dây câu vừa co vừa giãn không sợ nổ  ẩu. Hãy bình tĩnh và thư thả, chờ con cá mệt nổi  trên mặt  nước, lúc ấy dùng vợt hoặc móc mà bắt. Nếu không có vợt và móc khi bắt con cá bằng tay  hãy lựa tóm vào đuôi. Một vài cần thủ còn dùng nước lã dội thẳng vào con cá cho nó  nổi trắng  bụng mà dễ bắt ! Bắt được cá rồi, nếu giộng trong lòng xuồng thì cũng nên buộc đuôi cá  bằng dây kẻo khi con tàu  nào chạy qua chòng chành rồi nó văng vuột thì uổng cả ngày công .


    Nhà Bè hiện có tay Dũng cứu hỏa, gã rất có duyên với bông lau. Thi thoảng, chúng tôi lại  thấy gã ôm những con cá cỡ 4-6kg . Một hôm đẹp trời, tôi thấy giả Dũng bóp kèn lin tin, quay lại rồi giựt mình  xốn mắt bởi con bông lau gã treo từ tay ngai xe gắn  máy để đuôi luết quết xuống đường. Nom kìa, cái  cằm én của giả nghênh nghênh mắc ghét. Hỏi "câu ở đâu đấy ?", thằng chả nheo mắt vẻ quan trọng: "ngoài cầu cảng !" - "Cho tớ theo với", tôi  đặt vấn đề rõ chân tình nhưng giả trả lời còn mắc ghét hơn  nữa "Vâng, thì trời cao sông rộng bác mặc sức theo câu dưng mà em chỉ sợ tay nghề của bác lóng rày  lụt lội không còn thích hợp với qui hoạch để dỡ cá bông lau. Hơ Hơ !" . Người viết bài cũng đành phải cười thôi và công nhận rằng con cá giả đeo cũng to đấy chứ !


    Tìm hiểu thêm, chúng tôi thấy bây giờ nhiều cần thủ tìm cách xin vào mấy cầu  cảng để câu Bông lau. Những cầu cảng này lợi thế là chúng vươn ra ngoài xa. Các cần thủ chỉ việc đứng trên cầu cảng thảy  mồi ra xa rồi ngồi ngắm khơi khơi mấy em đi đổi nước ngang qua, chờ cá níu cần là hành sự .


    Các bạn thân  mến !


    Khi con cá bông lau đầu tiên trong ngày được kéo lên hãy quan sát kỹ. Nếu cá vây đuôi bị bầm đỏ thì  đừng  khoe gì với ai mà kiên trì câu tiếp vì dưới ấy đã có cá ít ra là một cặp. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bông lau đi đàn thì con nọ cắn đuôi con kia nương theo nước, chúng cắn đuôi nhau nên vây đuôi bầm đỏ. Và , bạn cứ yên trí rằng càng câu, chúng càng bám mồi và hôm đó coi như bạn trúng vài tờ vé số nho nhỏ có mệnh giá đủ xài. Bạn hãy thường xuyên kiểm tra mồi. Những ngày nước trong, chảy nhẹ bông lau là lý tưởng nhưng cũng khổ vì mấy con hà nước hay bám mồi rỉa ruỗng. Nếu ta không kiểm tra, vô tình mình câu cá bằng vỏ con gián hoặc vỏ cái ruột vịt !


    Cá bông lau có thể chế biến nhiều món ăn ngon tuyệt. Tôi tin rằng, cá chúng ta câu được và đích  tay bà xã phi dao thì món càng tuyệt hơn. Xin mách các bạn tô canh chua ba miền bằng đầu cá bông lau:


    Ðầu cá chẻ đôi, chiên sơ cho ngấm mỡ. Củ dọc, khế chua và một thìa mẻ hòa nước lọc kỹ. Nghệ già giã nhỏ lọc lấy nước vàng  rồi đậu bắp,  bạc hà  duôi mỏng. Cá đun sôi riu và nhớ  hớt bọt váng cho thất kỹ. Hành tây ít cọng, rau rút bỏ sau, thìa là lắc rắc và nhớ là cách xắt ớt phải mỏng tang mà đỏ thắm điểm xuyết bên cạnh những thếp mỡ cá vàng hươm nơi bề mặt tô  canh. Thêm chén nước mắm Phú Quốc chưa khử mùi vài mươi độ đạm. Rồi, ăn bún thì ăn hay đưa cay thì đưa đều hít hà khen được ! Tại sao nói 3 miền vì bạn sẽ có chua kiểu Bắc, cay nồng, mỏng tang y hệt Huế và nguyên liêu kia đích thị có những món đằm ngậy mà chỉ  bà con trong nớ mới hay dùng. Cá múc ra tô sứ kiểu đặt trên đĩa  sứ Giang Tây.


    Vâng ! Ði câu bông lau thường có cảm tưởng mình là Khương Tử Nha ngồi nghiền ngẫm bảng Phong Thần.



  • Người gởi: Hoang Ngoc Hung
    Ngày gởi: 01/Jul/2007 lúc 4:42am

    thinhlegolas

    net


    Người gởi: fx225
    Ngày gởi: 01/Jul/2007 lúc 7:19am
    Choáng thật! Chi "cần" 11 phút mà "bác" Hoang Ngoc Hung có thể làm "một hơi" 7 bài viết. Có cần fx tui đăng ký "kỷ lục" copy bài cho "bác" ko! LOL
     
     


    -------------
    Sng say chi?u x?n t?i lai rai
    Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
    Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
    Nh?u du cung du?c mi?n l say!


    Người gởi: Hoang Ngoc Hung
    Ngày gởi: 06/Jul/2007 lúc 4:29am

    .



    Người gởi: Hoang Ngoc Hung
    Ngày gởi: 06/Jul/2007 lúc 4:32am
    Hương vị Gò Công
    Nghêu hấp rượu chát (net)


    Người gởi: Hoang Ngoc Hung
    Ngày gởi: 06/Jul/2007 lúc 4:34am
    .

    Sức hấp dẫn từ sơ ri chín mọng

    (Dân trí) - Bạn có thích ăn những trái sơ ri đó mọng không? Nếu câu trả lời là không, bạn nên cân nhắc lại sở thích về hoa quả của bản thân.

    Sơri, trái cây của mùa hè có thể nói là loại quả giàu đường nhất trong những thứ trái cây màu đỏ, cứ 100g sơri sẽ cung cấp cho chúng ta khoảng 68 calo và khoảng 15mg vitamin C và A. Ngoài ra, do quả sơri rất giàu chất kẽm nên có tác dụng lợi tiểu, đồng thời chất xơ trong thứ quả này kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng.

     

    Trái sơri được coi là giàu đường nhất trong số những trái cây màu đỏ vì trung bình mỗi trái sơri có tới 15% thành phần là đường gluxít. 81% thành phần cấu tạo quả sơri là nước có chứa các chất khoáng hòa tan và vitamin. Có thể tìm thấy trong trái sơri rất nhiều loại chất khoáng (500mg/100g), canxi (17mg/100g), kẽm (250mg/100g), sắt, đồng...

     

    Tỷ lệ vitamin C có trong 100g sơri có thể từ 4 tới 21mg, nhưng thường xuyên nhất là ở mức trên dưới 15mg. Lượng vitamin A tổng hợp là 0,4mg/100g, và tuyệt vời hơn nữa là mọi loại vitamin nhóm B đều có trong quả sơri với một tỷ lệ rất hợp lý.

     

    Do có hàm lượng nước và kẽm cao, sơri rất có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, do lượng chất khoáng phong phú, sơri tham gia tích cực vào việc làm cân bằng hoạt động của cơ quan nội tạng. Quá trình chuyển hóa của sơri khi vào cơ thể làm giải phóng kẽm, làm trung hòa chế độ dinh dưỡng hiện nay đôi khi có quá nhiều axít.

     

    Chỉ cần bạn ăn khoảng 125g sơri là bạn đã cung cấp cho cơ thể 20% đến 30% lượng vitamin C và 25% lượng vitamin A được khuyên dùng nên bổ sung hàng ngày, hay carôten (đây là loại vitamin cần thiết để duy trì tình trạng tốt cho da, chống lại quá trình lão hóa tể bào và còn có thể là tác nhân chống lại ung thư). Cuối cùng, cũng với 125g sơri là bạn đã tiếp nhận cho cơ thể khoảng 15% lượng vitamin B9 và axít pholic (axít ngăn ngừa chứng thiếu máu) khuyên dùng hàng ngày.

     

    Bạn nhớ rửa kỹ những trái sơri trước khi thưởng thức nhé. Đôi khi, vỏ trái sơri hơi dai, bạn nên nhai kỹ, như thế vừa ngon hơn lại có lợi hơn cho quá trình tiêu hóa.

     

    Mỹ Quý

    Theo Le Nouvel Observateur



    Người gởi: Hoang Ngoc Hung
    Ngày gởi: 06/Jul/2007 lúc 4:34am

    beutryrose12

    Bánh Giáng Sinh Với Trái Sơ-ri




    Vật liệu :



    Vỏ bánh:
    - 4 trứng gà
    - 120 g đường
    - 60 g bột mì
    - 40g bột bắp ( Maïzena )
    - 1 gói va ni
    - 70 g bơ + 10 g để thoa vào khuôn bánh

    Kem :
    - 100 g trái ceris hộp , hay dùng 1 loại trái cây nào các bạn thích, nhưng nhớ hãy xắt nhỏ như con cờ, trước khi dùng đến
    - 250 mascarpone ( loại bánh khô )
    - 150g kem dùng để làm kem chantilly loãng , và để vào tủ cho thật lạnh
    - 50 đừơng thật nhuyển, loại đường để trình bày trên mặt bánh
    - 100 g sô cô la đen, ( loại dùng làm bánh hơi đắng )

    Cách làm
    - Trong khi chuẩn bị, các bạn mở lò nướng trước cho nóng ( số 7 hay khoảng 210°)
    - Chuẩn bị 1 cái khuôn lót giấy sẳn, nhớ trét 10g bơ vào, và rãi chút bột mì vào, cho bánh đừng bị dính đáy khuôn
    - Lấy tròng đỏ, lòng trắng để riêng
    - Đánh lòng đỏ với đường cho thật nổi, rây bột mì và bột bắp vào, trộn đều
    - Đánh lòng trắng cho thật nổi, để 1 chút muối và bột va ni vào, đánh cho nổi
    - Để lòng trắng trộn chung vào lòng đỏ, với 70 g bơ được nấu chảy ra ( nhớ đừng để bơ nóng quá vào, hột gà sẽ chín và bánh mất độ sốp của nó
    - Đỗ bột vào khuôn, nướng khoảng 8 phút. Cái khuôn phải là hình chữ nhật,
    - Khi bánh chín, lấy ra để vào trong 1 cái khăn, hơi ẩm ( khăn nhớ nhúng nước, nhưng đừng nhúng ướt quá, sẽ thắm vào bánh, bánh sẽ mềm
    - Và nhẹ tay, cuốn bánh lại trong cái khăn lại, để cho nguội, trong khi đó chúng ta chuẩn bị làm kem

    - Trút trái sơ ri ra (cerises), giữ lại chứng 15cl nước trái sơ ri
    - Đánh kem chantilly lên cho thật nổi ( muốn đánh cho loại kem này nổi, nếu ở xứ nóng, ,nên để cái tô đánh trên một cái tô lớn hơn mấy cục đá lạnh, cho kem không bị chảy
    - Khi kem đã thật nổi, để vào 1/2 đường nhuyển ( sucre glace )
    - Bánh mascarpone hay bánh biscuit khô, bẻ nhỏ ra, trộn chung với đường sucre glace lại cho đều, nhớ lấy nĩa cà cho bánh ra thật nhỏ, trộn vào kem chantilly

    - Lấy bánh trong cái khăn ra, lấy cọ phết vào bánh nước trái sơ ri vào ( nếu các bạn muốn ngon hơn, trộn vào nước sơ ri 2 muỗng rượu gin hay rượu rhum cho thơm ngon hơn, )
    - Xong, trét một lớp kem, rãi vào 1 lớp trái sơ ri, và tiếp tục làm cho hết kem + trái sơ ri
    - Xong, các bạn nhẹ tay cuốn bánh lại, nhưng nhớ cuốn cho chặt tay hơn
    - Cắt hai bên đầu bánh cho được đẹp mắt, để lại vào tủ lạnh cho kem được đông lại

    Bây giờ đến phần làm chocolat để trình bày lên trên mặt bánh đây.
    - Sô cô lat bẻ nhỏ ra ( nhớ chừa lại để bào ra trình bày nên bánh ), để vào trong 1 cái nổi, để cái nồi này trong 1 cái nồi lớn hơn, để nước thật nóng, để cái nồi này vào, với 50 g đường thật nhuyển ( sucre glace ) trộn đều, với 30g bơ
    - Khi sốt sô cô la đã tan đếu, để nguội một chút

    Trình bày bánh
    - Trét kem sô cô la lên trên bánh cho thật đều,
    - Lấy nĩa kéo chung quanh bánh,làm hình như là một khúc cũi khô
    - Sô cô la còn lại bào ra từng miếng nhỏ, rãi lên mặt bánh
    - Cắm vài cái hình lên cho đẹp mắt

    - Nhớ để lạnh trước khi dùng




    Print Page | Close Window

    Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
    Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info