Print Page | Close Window

Các kỷ lục của Gò Công

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Lịch Sử - Nhân Văn
Forum Discription: Lịch sử và các phong tục Tập quán
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=167
Ngày in: 19/Nov/2024 lúc 12:42am
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: Các kỷ lục của Gò Công
Người gởi: fx225
Chủ đề: Các kỷ lục của Gò Công
Ngày gởi: 19/Jun/2007 lúc 11:34pm
Cuộc đua xe đạp được tổ chức sớm nhất ở Gò Công

Năm 1863, ở Gò Công, chính quyền thực dân Pháp cho thành lập Nhà Bưu điện và điện tín có trụ sở đặt tại tỉnh lỵ và sáu Trạm bưu điện ở các xã Bình Xuân, Đồng Sơn, Long Hựu, Tăng Hòa, Tân Niên Tây, Vĩnh Lợi.

Mỗi Trạm Bưu điện chỉ có một nhân viên, mà dân gian quen gọi là Tuần giả. Việc nhận – phát công văn, thư tín, bưu phẩm, v.v… của các Trạm Bưu điện đều dựa vào đôi chân đi bộ của các Tuần giả.

Mãi đến đầu năm 1917, các Trạm Bưu điện mới được trang bị xe đạp. Khi đó, xe đạp rất cồng kềnh và nặng nề; bánh xe được làm bằng sắt và được bao bọc bằng cao su đặc, chứ chưa có vỏ và ruột cao su như hiện nay.

Đến ngày mùng ba Tết Nguyên Đán năm ấy, theo lệ hàng năm, ngoài cuộc đua ngựa ở vòng quanh ao Trường Đua; chính quyền còn tổ chức thêm cuộc đua xe đạp. Đây là cuộc đua mới lạ, lần đầu tiên xuất hiện ở địa phương, nên thu hút đông đảo quần chúng đến dự khán.

Thành phần tham dự cuộc đua là 6 viên Tuần giả của 6 Trạm Bưu điện và 2 nhân viên thuộc cơ quan thông tin. Theo thể lệ quy định, tám vận động viên phải chạy hai vòng quanh ao Trường đua với chiều dài tổng cộng là 6km và có ba giải thưởng : giải nhất 20 đồng (khoảng 70 giạ lúa), giải nhì 15 đồng (khoảng 55 giạ lúa) và giải ba 10 đồng (khoảng 40 giạ lúa).

Sau tiếng còi khai cuộc, tám vận động viên nhấn mạnh bàn đạp, lướt tới rất nhanh trong tiếng reo hò cổ vũ của bà con. Chạy được nửa vòng đua thứ nhất, có hai con ngựa sắt bị lạc tay lái, đâm nhào xuống ruộng, buộc phải bỏ cuộc. Sáu con còn lại tiếp tục cuộc đua. Được một vòng rưỡi, thêm một vận động viên phải rời đường đua vì kiệt sức. Còn lại năm tay đua thi nhau bứt phá hết sức quyết liệt. Khi còn khoảng 50 mét đến đích, chiếc xe của vận động viên dẫn đầu, bánh cao su bị tuột ra, kể như bị loại giữa lúc cuộc đua đang hồi gay cấn.

Cuối cùng, tay đua của trạm bưu điện Tân Niên Tây về đến đích đầu tiên, giành giải nhất chung cuộc và được mọi người hoan nghinh nhiệt liệt.

Sưu tầm từ Portal Tiền Giang http://anonym.to/?http://www.tiengiang.gov.vn - www.tiengiang.gov.vn

-------------
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!



Trả lời:
Người gởi: fx225
Ngày gởi: 19/Jun/2007 lúc 11:36pm
Độc đáo ngôi nhà trăm cột, 150 tuổi.



Theo nhận xét của các chuyên gia Nhật thì ngôi nhà nầy tồn tại khoảng 150 năm và đã qua nhiều lần sửa chữa. Nhà có kết cấu kèo cột kiểu chồng rường, bằng loại gỗ căm xe. Các hoa văn chạm khắc, trang trí trên các bộ kèo, xiên, trính và trên các vách cửa, các bao lam bên trong rất đặc sắc theo phong cách đặc trưng Nam bộ. Trải qua nhiều thế kỷ và chiến tranh nhưng điều lạ là hầu hết vật dụng trang trí như các bộ bao lam, hoành phi, liễn đối đến nay vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Độc đáo nhất là bộ bao lam được chạm lọng tùng, cúc, trúc, mai được cách điệu hài hòa, các họa tiết mềm mại, uyển chuyển, thể hiện trình độ mỹ thuật rất cao của người xưa. Ngoài ra còn có các bộ liễn đối khảm xà cừ, các bộ ghế nghi được chạm trổ rất công phu và nhiều vật dụng có giá trị mỹ thuật khác. Chưa kể hàng tá vật dụng bằng sứ được sử dụng trong nhà như bình, dĩa, tách, gạt tànnnn đều thuộc loại quý hiếm.

Được biết, trước đây trong chương trình hợp tác giữa 2 Chính phủ VN-Nhật Bản, Tổ chức JICA đã tài trợ cho dự án khảo sát và trùng tu một số ngôi nhà cổ dân gian tại VN. Dự án do Trường Đại học nữ Chiêu Hoàng (Nhật) phối hợp với Trường Đại học Kiến trúc TP. ************ thực hiện và Tiền Giang là một trong 6 tỉnh trong cả nước được tài trợ. Qua khảo sát 355 căn nhà xưa tại Tiền Giang, phía Nhật đã chọn ra 10% và sau đó gút lại, chọn căn nhà ở xã Đông Hòa Hiệp để đầu tư sửa chữa với tổng kinh phí gần 2 tỉ đồng.Các chuyên gia Nhật đã cho phục chế lại toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà và các vật dụng được trang trí bên trong theo nguyên bản, kể cả phần vách mặt tiền là chấn song gỗ theo kiểu truyền thống xưa.

Anh Trần Tuấn Kiệt là người đang thừa kế ngôi nhà xưa kể. Đầu tiên, các chuyên gia Nhật cho cất nhà tạm để gia đình ở, rồi cất nhà tiền chế để che toàn bộ ngôi nhà xưa và sau đó họ cho tháo dỡ toàn bộ. Tất cả cột, kèo, xiên, trính, ngói, gạch... đều được đánh dấu cẩn thận và đem cất vào những kho riêng. Một nữ kiến trúc sư người Nhật thuộc trường Đại học nữ Chiêu Hoàng, tên là Kaneda, chịu trách nhiệm giám sát thi công đã cùng ăn, cùng ở với gia đình trong suốt hơn 6 tháng thi công. Cô làm rất kỹ, mỗi công đoạn đều được chụp ảnh, lưu vào máy tính. Trước khi tháo dỡ, ngôi nhà được chụp ảnh và khi dựng lại cũng chụp ảnh. Gỗ gì phải phục chế đúng theo loại gỗ đó, có trường hợp gỗ xuôi nhưng thợ đã thay thế bằng gỗ ngang cũng bị cô loại bỏ, không chấp nhận......

Một cán bộ thuộc Ban Quản lý di tích Sở Văn hoá Thông tin Tiền Giang cho biết, trong số 355 ngôi nhà xưa ở Tiền Giang hiện còn khoảng 100 ngôi nhà còn sử dụng tốt, đa số được xây cất vào đầu thế kỷ 20 và một số vào cuối thế kỷ 19, trong đó có ngôi nhà đang sử dụng làm Nhà truyền thống thị xã Gò Công cũng rất độc đáo. Một ngôi nhà khác cũng được xem là có niên đại lâu đời nhất tại Tiền Giang, nhưng đáng tiếc đã bị tháo dỡ khi tiến hành xây dựng chợ Gò Công vào những năm trước.

-------------
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 20/Jun/2007 lúc 12:38am

Very interesting! Thanks.



-------------
PhanThuy-CA



Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info