Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyề
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Lịch Sử - Nhân Văn
Forum Discription: Lịch sử và các phong tục Tập quán
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2624
Ngày in: 16/Jan/2025 lúc 6:34pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyề
Người gởi: mykieu
Chủ đề: Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyề
Ngày gởi: 10/Jul/2010 lúc 2:43am
Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa
và
Chủ Quyền Dân Tộc
( NGUYỄN VĂN CANH )
Cập nhật đầu tháng 4 năm 2010
Ấn bản lần thứ 3.
http://www.mediafire.com/file/mgmiwmhyt1m/HoSoHoangSa-04042010.pdf - http://www.mediafire.com/file/mgmiwmhyt1m/HoSoHoangSa-04042010.pdf
http://www.mediafire.com/?mgmiwmhyt1m - http://www.mediafire.com/?mgmiwmhyt1m
Sách gồm 332 trang.
Đây là tài liệu quý, xin download và lưu giữ.
mk
------------- mk
|
Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Aug/2010 lúc 10:52pm
Bộ Ngoại Giao VN tiếp nhận hồ sơ về chủ quyền Hoàng Sa
Monday, August 02, 2010
HÀ NỘI - Sáng ngày 2 tháng 8, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tổ chức lễ tiếp nhận bộ hồ sơ có liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa do tỉnh Thừa Thiên Huế trao lại.
Tập tài liệu này mang tên “Ty khí tượng tại đảo Hoàng Sa năm 1955.”
Bộ hồ sơ gồm 12 trang tài liệu, với 6 trang tiếng Pháp và 4 trang tiếng Việt do Ty Kiến Thiết của Việt Nam Cộng Hòa lưu lại.
Hồ sơ này ghi toàn bộ các hoạt động trong giai đoạn từ năm 1897 tới năm 1960, trong đó ghi chép như nhật ký các hoạt động của Ty Khí Tượng Hoàng Sa có đầy đủ chữ ký, con dấu, các bút tích cần thiết của một hồ sơ được tin cậy.
Tài liệu này được xem là hồ sơ gốc có thể chứng minh chủ quyền biển đảo của Việt Nam và sẽ được dùng trong các vụ tranh chấp.
Bộ hồ sơ được nhân viên ‘Chi cục Văn Thư Lưu Trữ’ tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện và lưu giữ từ nhiều năm nay.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116827&z=1 - - http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116827&z=1 |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Nov/2010 lúc 10:34pm
mk copy lại từ <Do_Q_Khanh@......>
Xin gửi DĐ , hãy lưu giữ những tài liệu quý này làm dữ kiện tham khảo
mk
http://www.mediafire.com/?dqxdym8f3drbjba - Việt sử toàn thư của Phạm Văn Sơn (pdf khoảng 3.3 Mb)
Đại Việt sử ký toàn thư http://www.mediafire.com/?ukrwy4q3lr7bg3p - http://www.mediafire.com/?ukrwy4q3lr7bg3p
Việt Nam sử lược http://www.mediafire.com/?rl16i878dxo9byr - http://www.mediafire.com/?rl16i878dxo9byr
An Nam chí lược http://www.mediafire.com/?zyrpxl8puaqzk1w - http://www.mediafire.com/?zyrpxl8puaqzk1w
Lam Sơn thực lục http://www.mediafire.com/?gq4ic0mq59hczke - http://www.mediafire.com/?gq4ic0mq59hczke
Khâm định Việt sử thông giám cương mục http://www.mediafire.com/?8dfflto9ant7z55 - http://www.mediafire.com/?8dfflto9ant7z55
Quốc triều chánh biên toát yếu http://www.mediafire.com/?a5b213kh9b97di7 - http://www.mediafire.com/?a5b213kh9b97di7
Bản án chế độ thực dân Pháp http://www.mediafire.com/?z7ieq2kvf2qlv3p - http://www.mediafire.com/?z7ieq2kvf2qlv3p
Hồi ký Trần Quang Cơ http://www.mediafire.com/?zor8tiitrujswua - http://www.mediafire.com/?zor8tiitrujswua
Việt sử toàn thư http://www.mediafire.com/?v5p1bn4kbje4836 - http://www.mediafire.com/?v5p1bn4kbje4836
Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa http://www.mediafire.com/?9ge284hfzgxsh88 - http://www.mediafire.com/?9ge284hfzgxsh88
Đại Việt sử lược http://www.mediafire.com/?4ya4d4dodrs84k7 - http://www.mediafire.com/?4ya4d4dodrs84k7
Hoàng Lê nhất thống chí http://www.mediafire.com/?5bxu85xbqacsyxq - http://www.mediafire.com/?5bxu85xbqacsyxq
Đại Việt thông sử http://www.mediafire.com/?5bxu85xbqacsyxq - http://www.mediafire.com/?5bxu85xbqacsyxq
Lĩnh Nam chích quái http://www.mediafire.com/?b4yfb6xlywyr126 - http://www.mediafire.com/?b4yfb6xlywyr126
Sử ký Tư Mã Thiên http://www.mediafire.com/?tedidkr3armswbb - http://www.mediafire.com/?tedidkr3armswbb
Việt Điện u linh tập http://www.mediafire.com/?e570z52tqm4tonx - http://www.mediafire.com/?e570z52tqm4tonx
Việt sử tiêu án http://www.mediafire.com/?66oezy4vk1fchn4 - http://www.mediafire.com/?66oezy4vk1fchn4
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Nov/2010 lúc 6:39pm
Khi phổ biến trên nhiều diễn đàn , quyển Việt Sử Toàn Thư của Cố Đại Tá-Nhà Sử Học Phạm Văn Sơn , anh D_Q_Khanh cẩn thận ghi chú :
" http://www.mediafire.com/?dqxdym8f3drbjba - Việt sử toàn thư của Phạm Văn Sơn (pdf khoảng 3.3 Mb)
Note: Tôi lấy link từ site trong nước, không biết có đúng ông Phạm Văn Sơn cũ không "
mykieu vội email hỏi anh PCT ( con trai tác giả ), anh PCT phúc đáp :
"Đúng rồi, XP. Bản này của Hội Việt kiều ở Nhật, đã xuất bản lần đầu năm 1983. Ở cac nước khác cũng in nhiều lần lắm, không biết hết. Gia đình anh không quan tâm đến vấn đề bản quyền, để góp phần xây dựng văn hóa VN trong cac thế hệ Việt kiều."
Nếu quý vị nào có đọc (trên các diễn đàn khác) nghi vấn của anh D_Q_Khanh , xin hãy an tâm , vì quyển sử trên đúng của "ông Phạm Văn Sơn cũ "
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Dec/2010 lúc 9:08pm
Đặt đá chủ quyền Trường Sa tại Lâm Đồng
Cập nhật lúc :4:06 PM, 12/12/2010
Hôm nay, Bộ Tư lệnh Hải quân đã trao tặng 21 tảng đá san hô (tượng trưng cho 21 đảo trên quần đảo Trường Sa) và 10 cây bàng quả vuông cho tỉnh Lâm Đồng để đặt và trồng tại Công viên hoa Đà Lạt.
|
Bộ Tư lệnh Hải quân trao tặng đá chủ quyền Quần đảo Trường Sa cho tỉnh Lâm Đồng. (Nguồn: sggp.org.vn) |
|
Ông Huỳnh Đức Hoà, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và Trung tướng Trần Thanh Huyền đặt đá chủ quyền quần đảo Trường Sa tại Công viên hoa Đà Lạt. |
Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng, Phó đô đốc Trần Thanh Huyền, Chính uỷ Quân chủng Hải quân, nhấn mạnh: “Những tảng đá san hô và những cây bàng vuông của quần đảo Trường Sa là minh chứng vô giá khẳng định chân lý về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, thể hiện ý chí, nghị lực và quyết tâm giữ vững chủ quyền biển, đảo của quân và dân cả nước”.
Dịp này, tỉnh Lâm Đồng trao tặng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) bộ máy lọc nước ngọt trị giá một tỷ đồng.
(Tùng Nam) |
http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Dat-da-chu-quyen-Truong-Sa-tai-Lam-Dong/201012/122117.datviet - http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Dat-da-chu-quyen-Truong-Sa-tai-Lam-Dong/201012/122117.datviet
------------- mk
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 02/Aug/2011 lúc 8:31am
Trung Quốc xin lỗi Việt Nam [HD] ???
http://www.youtube.com/embed/9hQMm5ZDe-8 -
http://www.youtube.com/watch?v=0XbIZqg4v7w - - http://www.youtube.com/watch?v=0XbIZqg4v7w
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Oct/2011 lúc 8:03pm
Khúc ballade cho Hoàng Sa
http://www.youtube.com/v/0V5KdYB0f0M?version=3 - 12/09/2011 23:06
Dù mới chỉ đăng tải trên YouTube trong
thời gian ngắn, nhưng bài hát tiếng Pháp Ballade pour Hoang Sa (tạm dịch
Khúc ballade cho Hoàng Sa) đã lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng mạng
bởi giai điệu mạnh mẽ, lời bài hát ý nghĩa, xúc động.
http://media.thanhnien.com.vn/Pages/Chuyen-muc.aspx?ids=1154&category=12 -
Bài hát do André Menras - Hồ Cương Quyết viết lời, nghệ sĩ Jean Pierre
Pousset sáng tác nhạc và thể hiện. Không nhiều người biết rằng, Ballade pour
Hoang Sa đã ra đời trên đất Pháp một cách tình cờ.
Đồng cảm cùng những nỗi đau
Như Thanh Niên đã có bài viết, sau khi hoàn thành bộ phim tài liệu
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát tại Bình Châu và Lý Sơn (Quảng
Ngãi), André Menras quay trở lại Pháp. Vào đầu tháng 7 vừa qua, trong dịp
tới Paris giới thiệu bộ phim, ông đã ở lại nhà của người em rể là nghệ sĩ, ca sĩ
Jean Pierre Pousset. Sau khi xem bộ phim, Jean Pierre xúc động đến nỗi bật khóc.
“Lúc đó, tôi đã nói đùa: Jean Pierre hãy sáng tác một bài hát để giải tỏa cảm
xúc, được không? Jean Pierre trả lời ngay: André viết lời đi, tôi sẽ viết nhạc”,
André Menras kể.
Nghệ sĩ, ca sĩ Jean Pierre Pousset - Ảnh do nhân
vật cung cấp |
Ông nhớ lại: “Lúc đó là 12 giờ khuya. Chưa tới 3 giờ sáng tôi đã viết xong
lời của bài hát, in ra và luồn vào dưới cánh cửa phòng ngủ của Jean”. Không có
thêm cuộc trao đổi nào giữa hai người, một tuần sau Jean Pierre gửi cho André
Menras bản nhạc do ông thể hiện. “Có vẻ như bộ phim đã có tác động rất mạnh, nên
Jean Pierre chỉ cần thể hiện cảm xúc chân thực qua khả năng cảm thụ nghệ thuật
tinh tế của mình”, André Menras bày tỏ.
Sau khi bài hát hoàn thành, con trai André Menras đã giúp ông ghép các bức
ảnh - đa số do André chụp và số khác do bạn bè ông cung cấp - tạo thành clip
đăng tải trên YouTube.
Bài hát hòa bình
Trước khi rời Lý Sơn, André Menras đã hứa với các ngư dân, chị em góa phụ
rằng sẽ không bao giờ quên, mà luôn hỗ trợ, giúp đỡ, lên tiếng trước công luận
bảo vệ họ. Ông cho biết: “Không có ngày nào tại Pháp tôi không nghĩ đến họ, đến
hai cái tên Bình Châu và Lý Sơn. Khi biết tình trạng của anh chị em tại đó, làm
sao tôi ngồi yên, ngủ yên được”. Ông cố gắng hoàn thành lời hứa bằng tất cả khả
năng như chiếu phim, viết lời bài hát, viết báo, tổ chức các cuộc thảo luận trao
đổi và lập quỹ hỗ trợ ngư dân. Với bản nhạc này, ông mới phát hiện, đây là một
cách thức rất hay để thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ về chủ quyền biển
Đông.
André Menras muốn có thêm lời tiếng Việt và tiếng Anh cho Ballade pour Hoang
Sa. Một số người đã dịch bài hát sang tiếng Việt. Tuy nhiên, ông còn băn khoăn
vì có bản dịch chưa chính xác, không đúng với tinh thần của bài hát. Với André
Menras, bài hát không phải là một loại “khẩu hiệu”, hiếu chiến mà phải đầy chất
thơ và hơn hết là cho thấy bản chất hòa bình. Trong bài hát, André Menras đã lấy
câu nói của “vua lặn” ở Lý Sơn là ông Bùi Thượng, năm nay đã 73 tuổi ("Khi lặn
gặp con cá mập, hãy nhìn trừng vào mắt nó sẽ không bị tấn công") để viết lời
điệp khúc: “Fixons le requin, amis. Fixons le requin, amis. Fixons le requin.
N’ayons pas peur, amis (tạm dịch: Hãy nhìn trừng vào mắt con cá mập, các bạn ơi.
Hãy nhìn trừng trừng vào nó. Đừng sợ hãi, các bạn ơi).
André Menras và Jean Pierre quyết định đăng ký bảo vệ quyền tác giả bài hát
tại hiệp hội quốc tế có tên SACEM. Mục đích không phải vì lợi nhuận mà chỉ “để
giữ đúng bản chất nội dung, giai điệu bài hát”. André Menras cho biết, hiệu ứng
từ bài hát đã khích lệ ông và Jean Pierre tiếp tục viết thêm ca khúc về chủ đề
này. “Thật thú vị vì Jean Pierre, người Pháp 100%, đã và đang hứng thú đồng hành
với VN trong tiếng nói chủ quyền biển đảo”, André Menras hào hứng chia sẻ.
Ballade pour Hoang
Sa
Hoang Sa Vietnam, ma meurtrissure. Le
grand requin du nord est descendu. Iles volées,a mer interdite, De nos pêcheurs
il s’est repu. Corps déchirés, âmes errantes. Veuves éplorées, tombes du vent
Hoang Sa Vietnam, ma meurtrissure. Il a enlevé tes
enfants.
Fixons le requin, amis. Fixons le
requin. N’ayons pas peur, amis. Face aux lendemains. Du roi Gia Long à
maintenant. Chapelet d’les, riche parure. D’un pays appelé Vietnam. Pourquoi
faut-il faut il que cela dure?
Ne crains pas que je me résigne ! La
violence piétine le droit Hoang Sa Vietnam, ma meurtrissure. Tu n’es pas un pays
chinois! J’ai tout le temps haêa la guerre. Elle m’a trop souvent blessé. Je ne
choisis pas de la faire. Mais il faut le requin fixer Hoang Sa Vietnam, ma
meurtrissure. Rien ne pourra nous séparer. Aucun requin je te l’***ure Un jour
je te retrouverai..
Tác giả cũng đã gửi kèm bản dịch
tiếng Việt. Cho đến thời thời điểm này, theo tác giả đây là bản dịch tiếng Việt
đúng với ý ông và phù hợp nhất với nhịp của nhạc, trong đó có những câu xúc
động:
...Từ Vua Gia Long đến giờ hôm
nay Chuỗi đảo, đồ trang sức sang trọng Của một đất nước mang tên Việt
Nam Tại sao nỗi đau lại mãi trường tồn? ...Hỡi Hoàng Sa, nỗi đau nhói
lòng ta Chẳng có gì chia cắt nổi em ta Không cá mập nào ta thề chắc
rứa Em lại về, với đất mẹ quê ta.
http://www.baomoi.com/Khuc-ballade-cho-Hoang-Sa/71/6977587.epi
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Oct/2011 lúc 10:15pm
http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/10/03/th%E1%BA%AFng-l%E1%BB%A3i-to-l%E1%BB%9Bn-c%E1%BB%A7a-cac-nha-khoa-h%E1%BB%8Dc-vi%E1%BB%87t-nam-gop-them-m%E1%BB%99t-mui-dao-x%E1%BA%BBo-%E2%80%9Cd%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C6%B0%E1%BB%A1i-bo%E2%80%9D-phi-ph/
***
Thắng lợi to lớn của các nhà khoa học Việt Nam góp thêm một mũi dao xẻo “đường lưỡi bò” phi pháp của Tàu Cộng
03/10/2011
TS Lê Văn Út
http://boxitvn.blogspot.com/2011/10/thang-loi-to-lon-cua-cac-nha-khoa-hoc.html - Theo: Boxitvn
-
Nhờ sự cố gắng không mệt mỏi của các nhà khoa học
người Việt tại hải ngoại cũng như trong nước, liên tục lên tiếng cảnh
báo đến các cơ quan khoa học quốc tế uy tín với lý lẽ nghiêm túc, xác
đáng, nên việc in bản đồ có hình lưỡi bò như một sự công nhận hiển nhiên
lãnh hải bịa đặt của Trung Quốc, do âm mưu nham hiểm của đế quốc Trung
Cộng luồn bản đồ này vào các công trình khoa học, nay đã được thừa nhận
là một việc sơ suất và sẽ được tạp chí khoa học uy tín Science xem xét
sửa sai trong thời gian tới. Cùng với việc
cơ quan Bản đồ quốc tế uy tín bậc nhất của Hoa Kỳ xóa bỏ lời ghi chú phi
lý dưới hình quần đảo Hoàng Sa trong tấm bản đồ thế giới do họ công bố,
vô tình xác nhận quần đảo này thuộc lãnh thổ Trung Quốc, đây lại là một
thắng lợi lớn nữa của giới khoa học yêu nước chúng ta, nó cũng là bằng
chứng cho thấy trí thức trong ngoài nước, bất phân chính kiến, luôn luôn
sát vai nhau trong cuộc đấu tranh bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải Tổ
quốc Việt Nam. Chỉ những kẻ khăng khăng bám riết lấy cái ghế lợi quyền
ích kỷ của phe nhóm mình, bên nào cũng vậy, mới nặn ra đủ những chuyện
“ý thức hệ”, “diễn biến” này khác, nhằm phá hoại công cuộc giao lưu hòa
hợp dân tộc, một xu thế lịch sử rõ ràng ngày càng không thể cưỡng.
Để bạn đọc chia sẻ thông tin và đóng góp phần mình, dưới đây, ngoài
bài viết của TS Lê Văn Út, BVN xin đăng nguyên lá thư phản đối của nhóm
Nguyễn Hùng ở Úc châu gửi đến Ban Biên tập của 100 cơ quan thông tấn,
báo chí về chuyện đường lưỡi bò kèm bản dịch ra tiếng Việt của Anh
Hoàng, “Lời lưu ý” của tạp chí Science kèm bản dịch của nhóm Nguyễn
Hùng, và một danh mục 100 địa chỉ các tạp chí khoa học trên thế giới mà
lá thư của Nhóm Nguyễn Hùng đã gửi tới, cùng với một danh sách 81 người
ký tên vào lá thư đó.
Tưởng nên lưu ý bạn đọc rằng trong danh sách đó có một nhân vật đặc
biệt, một người bạn lớn của Việt Nam: nhà vật lý hàng đầu quốc tế, viện
sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp – Giáo sư Pièrre Darriulat.
Bauxite Việt Nam
——————
1. Tạp chí nổi tiếng Science sẽ không đăng bài báo có “đường lưỡi bò”
Sau khi nhận được sự http://utvle.wordpress.com/2011/09/30/d%e1%ba%a1i-chi%e1%ba%bfn-gi%e1%bb%afa-h%e1%bb%8dc-gi%e1%ba%a3-vi%e1%bb%87t-t%e1%ba%a1p-chi-co-bai-dinh-l%c6%b0%e1%bb%a1i-bo-h%e1%bb%8dc-gi%e1%ba%a3-tq/ - phản đối
quyết liệt của các học giả Việt về đường lưỡi bò phi pháp mà tác giả TQ
đã sử dụng trong bài báo đăng các tạp chí quốc tế, cuối cùng thì tạp
chí http://en.wikipedia.org/wiki/Science_%28journal%29 - Science , một tạp chí hàng đầu trên thế giới có chỉ số trích dẫn (Impact factor) thuộc hàng cao nhất, đã phải ra một thông báo như sau:
(đường dẫn: http://www.sciencemag.org/content/333/6051/1824.2.full - http://www.sciencemag.org/content/333/6051/1824.2.full, hay có thể xem trực tiếp file http://utvle.files.wordpress.com/2011/10/science-2011-1824.pdf - Science-2011–1824 luoi bo nếu không có bản quyền truy cập).
Cụ thể, từ kinh nghiệm bài báo [X. Peng, Science 333, 581 (2011)] có dính đường lưỡi bò phi pháp, nay tạp chí Science khẳng định “Science
does not have a position with regard to jurisdictional claims in the
area of water included in the map. We are reviewing our map acceptance
procedures to ensure that in the future Science does not appear to
endorse or take a position on territorial/jurisdictional disputes”.
Tạm dịch: “Tạp chí Science không có vai trò
gì về các tuyên bố chủ quyền trong vùng biển được bao gồm trong bản đồ
(đăng trong bài báo đã nêu – UVL). Chúng tôi đang kiểm tra lại quy trình
nhận đăng các bài báo có liên quan đến bản đồ để bảo đảm trong tương
lai tạp chí Science không ủng hộ hay không có vai trò gì trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ”.
Như vậy sắp tới TQ sẽ không còn cơ hội nào lợi dụng
các tạp chí khoa học để tuyên truyền với quốc tế về cái đường lưỡi bò
phi pháp, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Bởi lẽ, một khi một
tạp chí hàng đầu như Science tuyên bố một cách khoa học và đúng đắn như thế thì các tạp chí khác cũng khó lòng mà làm khác (tức phản khoa học).
Đây là một thắng lợi to lớn của học giả Việt trong việc bảo vệ biển đảo thân yêu của Tổ quốc.
L.V.U. (ĐH Oulu, Phần Lan)
P/S: Xin chân thành cảm ơn những học giả Việt đã lên tiếng mạnh mẽ trong thời gian qua.
Nguồn: http://utvle.wordpress.com/2011/10/02/t%E1%BA%A1p-chi-n%E1%BB%95i-ti%E1%BA%BFng-science-s%E1%BA%BD-khong-dang-bai-bao-co-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C6%B0%E1%BB%A1i-bo/ - utvle.wordpress.com
2. Lá thư phản đối của các nhà khoa học người Việt gửi đến tạp chí Science
September 27, 2011
Dear Sir:
RE: Chinese maps incorrectly claiming most of the South China Sea as her territorial waters.
We are a group of academics and professionals from
Vietnam or of Vietnamese heritage who live in various parts of the
world. We wish to alert your publication to the cartographic legerdemain
that academics and professionals from China have been using in the
articles that they submit to publications with a worldwide audience,
such as Journal of Geographical Sciences (August 2010), Nature (September 2010), Science (July 2011), Waste Management (August 2011), and Journal of Petroleum Science and Engineering (August 2011), to name just a few.
The legerdemain involves the depiction of disputed
waters and islands in the South China Sea as belonging to China in maps
illustrating their articles in tandem with the deletion of the claims of
neighboring countries, namely Vietnam, Malaysia, Brunei, Indonesia, and
the Philippines. This is part of a concerted effort by China to
“authenticate” her territorial claims.
Please review the maps below to see how the sleight of hand is performed.
http://lh5.ggpht.com/-gaKogoquHjg/TokdTkDVQPI/AAAAAAAAF9I/JbVDQLkEMnk/s1600-h/clip_image003%25255B4%25255D%25255B1%25255D.jpg"> |
http://lh5.ggpht.com/-ZfAp08QqeZc/TokdVMoHlMI/AAAAAAAAF9Q/oItEZDaeEIQ/s1600-h/clip_image005%25255B4%25255D%25255B1%25255D.jpg"> |
|
|
Figure ADoctored map of China: Countries of Southeast Asia
excluded and South China Sea included in a
11-dashed zone, aka the “cow tongue” |
Figure B
True regional map of Southeast Asia showing |
the “cow tongue” proximity to Southeast Asian
In the past few years, China has arbitrarily and unilaterally claimed
virtually the whole South China Sea as her “historical waters.” This
area of about 3,500,000km2, also referred to as the East Sea
by Vietnam, encircles the Paracel and Spratly archipelagos and has been a
subject of a territorial dispute among Vietnam, the Philippines,
Malaysia, Brunei, Taiwan, and China. It is noted that China wrested
control of the Paracels and some western islands of the Spratly
Archipelago from Vietnam after bloody naval battles in 1974 and 1988.
China’s territorial claims to the hand-drawn,
U-shaped, 11-dashed line zone in the doctored map (figure A) that these
Chinese academics and professionals have inserted in their articles have
neither scientific facts nor geographical information to certify their
authenticity. They also defy the internationally recognized legal basis
as set out in the United Nations Convention on the Law of the Sea
(UNCLOS), which China ratified in 1982. The UNCLOS 200-mile Exclusive
Economic Zone boundary lines of the East Sea are shown as blue dotted
lines in figure B.
Inserting doctored maps of China that cover virtually the whole South
China Sea in articles originating from Chinese institutions and
destined for scientific and non-scientific journals worldwide is part of
the Chinese government’s ploy. China is hoping that over time the
frequent appearances of such maps in well-known publications and the
absence of challenges from editors and readers will help establish de facto recognition of her claims over the disputed lands and waters.
In the interest of truth and integrity, we respectfully ask you to be
on the alert and not lend the imprimatur of your prestigious
publication to this unacceptable ploy.
Yours sincerely,
On behalf of signatories
Hung Nguyen, Sydney Australia
Email: mailto:hungthuoc@yahoo.com - hungthuoc@yahoo.com
Bản dịch:
Ngày 27 tháng 9 năm 2011
Đề mục: Về bản đồ sai trái của Trung Quốc, giành hầu như toàn bộ Biển Đông là vùng lãnh hài của nước này.
Kính thưa ông,
Chúng tôi là một số nhà khoa bảng và chuyên viên ở Việt Nam hay gốc
Việt đang sống tại nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi xin cảnh báo với
nhà xuất bản về trò bịp về bản đồ được những nhà khoa bảng và chuyên
viên Trung Quốc sử dụng trong các bài báo gửi công bố trên các tạp chí
có độc giả đông đảo trên khắp thế giới, như Science, Nature, Climate Change, Agricultural Water Management, Waste Management, đây chỉ nêu ra một vài thí dụ.
Trò bịp trên liên quan đến việc miêu tả trong các bản đồ minh hoạ cho
bài báo của họ những vùng biển và đảo đang tranh chấp ở Biển Đông là
thuộc Trung Quốc song song với việc loại bỏ tuyên bố chủ quyền của những
quốc gia láng giềng như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia,
Philippines. Đây là một phần của một nỗ lực đầy tính toán của Trung Quốc
để “hợp thức hóa” những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ.
Xin xem những bản đồ dưới đây để thấy cái trò lộn sòng này được thực hiện ra sao.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã áp đặt và đơn phương tuyên bố hầu
như toàn bộ vùng Biển Đông là “vùng biển lịch sử” của Trung Quốc. Vùng
biển này, diện tích khoảng 3.500.000km2, bao trùm hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa, vẫn còn đang trong vòng tranh chấp chủ quyền giữa Việt
Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan, và Trung Quốc. Xin lưu ý
rằng Trung Quốc đã cướp giật quần đảo Hoàng Sa và một số đảo phía Tây
Trường Sa của Việt Nam sau hai trận hải chiến đẫm máu năm 1974 và 1988.
Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc được các nhà khoa bảng và
chuyên viên Trung Quốc này được tuồn vào bản đồ nguỵ tạo vẽ tay có hình
chữ U với 11 vạch, in trong bài báo của họ, không có chút dữ liệu khoa
học hay thông tin địa lý nào để chứng thực cả. Họ cũng bất chấp cơ sở
luật pháp được quốc tế thừa nhận, đưa ra trong Công ước Liên Hiệp Quốc
về Luật Biển (UNCLOS) mà Trung Quốc đã phê chuẩn. Ranh giới Vùng Đặc
quyền Kinh tế 200 hải lý theo UNCLOS được thể hiện bằng đường chấm chấm
màu xanh trong hình B.
Các bản đồ nguỵ tạo lãnh thổ Trung Quốc bao gồm hầu như toàn bộ Biển
Đông trong các bài báo phát xuất từ các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc
nhắm vào các tạp chí khoa học và phi khoa học có tiếng trên thế giới là
một trong những thủ đoạn của nhà nước Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng với
sự thường xuyên xuất hiện những bản đồ như thế trên các tạp chí nổi
tiếng mà không bị Ban Biên tập và độc giả phê phán, sẽ giúp họ xác lập
sự thừa nhận de facto [trên thực tế] tuyên bố chủ quyền của họ đối với những vùng đất và biển đang tranh chấp.
Trong tinh thần tôn trọng sự thật và sự trung thực, chúng tôi trân
trọng đề nghị ông cảnh giác và không để cho tập san có uy tín của ông bị
sử dụng cho thủ đoạn không thể chấp nhận được này.
Trân trọng,
Thay mặt những nguời ký tên
Hung Nguyen, Sydney Australia
Email: mailto:hungthuoc@yahoo.com - hungthuoc@yahoo.com
mailto:hungthuoc@yahoo.com -
DANH SÁCH KÝ TÊN VÀO THƯ CẢNH BÁO
1 |
Hoang Tuy |
Ph.D., Professor, Institute of Mathematics, Hanoi Vietnam |
2 |
Le Dang Doanh |
Ph.D., Central Institute of Economic Management, Hanoi Vietnam |
3 |
Vu Gian |
Economics, former Consult. of Swiss. State.Sec. of Eco., Switzerland |
4 |
Pham Xuan Yem |
Ph.D., Professor, University of Paris 6, France |
5 |
Nguyen Dang Hung |
Ph.D., Professor , Liège, Belgium |
6 |
Hoang Anh Tuan Kiet |
Ph.D., CEA, France |
7 |
Trinh Khanh Tuoc |
Ph.D., New Zealand |
8 |
Tran Ngoc Bich |
Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA |
9 |
Nguyen Thuong Son |
Ph.D., Australia |
10 |
Tran Mai |
Ph.D., Australia |
11 |
Le Ta Cam Tu |
MSc. in nanoScience, NSC, Finland |
12 |
Le Ngoc Ly |
Ph.D., Professor, USA |
13 |
Tran Dinh Hoi |
Ph.D., Professor, Vietnam Academy for Water Resource, Vietnam |
14 |
Bui Quang Hien |
Ph.D., National Research Council Canada, University Laval,Canada |
15 |
Le Van Ut |
Ph.D., University of Oulu, Finland |
16 |
Nguyen Dang Luong |
Ph.D., Aalto University, Finland |
17 |
Nguyen Van Hieu |
Ph.D., Professor, Academy of Science and Technology, Vietnam |
18 |
Phan Duy Hien |
Ph.D., Atomic Energy Agency, Vietnam |
19 |
Cao Chi |
Ph.D., Professor, Atomic Energy Agency, Vietnam |
20 |
Nguyen Trong Binh |
Ph.D., California, USA |
21 |
Nguyen Ngoc |
Author – writer, Danang, Vietnam |
22 |
Lam Quang Thiep |
Ph.D., Professor, Than Long University, Hai Noi, Vietnam |
23 |
Phung Ho Hai |
Ph.D., Institute of Mathematics, Hanoi, Vietnam |
24 |
Nguyen Van Tuan |
University of News South Wales, Sydney, Australia |
25 |
Ha Duong Tuong |
Ph.D., Professor, University of Compiègne, France |
26 |
Nguyen Anh Ky |
Ph.D., Professor, Institute of Physics, Hanoi, Vietnam |
27 |
Tara T. Van Toai |
Ph.D., USA |
28 |
Norman N. VanToai |
Ph.D., USA |
29 |
Tran Minh Phuong |
M. Tech, Australia |
30 |
Ngo The Hoanh |
M.Eng.Sc., P.Eng., Canada |
31 |
Tran Ba Tuoc |
M. Com., Vietnam |
32 |
Bui Viet Long |
B.E. Mech, Vietnam |
33 |
Nguyen Van Xa |
M.E. Civil, USA |
34 |
Nguyen Van Tu |
M.Com. (Econ.), New Zealand |
35 |
Nguyen Quoc Lap |
Ph.D.,USA |
36 |
Huynh Huu Han |
B.S. Tech (Food), USA |
37 |
Duong Van Tuyet |
M.Com. (Econ.), USA |
38 |
Bien Cong Danh |
M.E. Elect, New Zealand |
39 |
Ngo Minh Triet |
P.E. Civil, USA |
40 |
Nguyen Huu Kho |
Ph.D.(Chem Eng), P.E., USA |
41 |
Truong Nham |
Ph.D, Australia |
42 |
Truong Kim Ngoc |
B.E. Chem, USA |
43 |
Le Ba Hong |
M.Sc, Australia |
44 |
Ngo Tung Huynh |
B, Agr.Sc, Australia |
45 |
Vu The Hung |
B.S. Comp., USA |
46 |
Nguyen Danh Ngon |
P.E. Civil, USA |
47 |
Nguyen Thi Mai Chi |
B.Com., USA |
48 |
Nguyen Bich Lien |
B.A. Edu., USA |
49 |
Dinh Mui |
B.A. Edu., Australia |
50 |
Bui Sy Tuan |
Ph.D, MBA, MSCIS, USA |
51 |
Tran Quang Duong |
B Technology (Food), M.A., New Zealand |
52 |
Bui Thi Bich Chau |
M.A., USA |
53 |
Nguyen Thien Nga |
B.S. Comp., New Zealand |
54 |
Do Thi Nhung |
B.A. Edu., USA |
55 |
Nguyen The Hung |
Ph.D., Professor, University of Danang, Vietnam |
56 |
Nguyen Do Khanh |
Ph.D., Australia |
57 |
Vuong Ngoc Diep |
M.Com.,Economics, USA |
58 |
Vuong Thanh Truc |
B.A.Edu, USA |
59 |
Pham Phan Long |
P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA |
60 |
Vu Quyet |
M.A.Edu., USA |
61 |
Marie Dung Burns |
M.A. Edu., New Zealand |
62 |
Le Thu Lieu |
B.E. Chem, New Zealand |
63 |
Ngoc Bich Baecker |
MTA. CANDMED, Germany |
64 |
Nguyen Van Hao |
M.E. Civil, Australia |
65 |
Le Thi Tinh Tien |
M.Com, Economics, Australia |
66 |
Nguyen Thi Mong Trinh |
B.A, New Zealand |
67 |
Dang Ngoc Hung |
M.B.A, CPEng, Australia |
68 |
Nguyen Huu The |
M.E. Mech., USA |
69 |
Le Cong Hoai Vong |
M.Sc. Environment service, USA |
70 |
Do Gia Tuyen |
B.E. Elect, Saudi Arabia |
71 |
Le Quang Long |
B.E. Mech, New Zealand |
72 |
Ngo Khoa Ba |
M.B.A., USA |
73 |
Nguyen Hung |
B.E. Chem, Australia |
74 |
Nguyen Manh Hung |
Ph.D., Professor, University Laval, Québec, Canada |
75 |
Nguyen Hoai Tuong |
Msc, Vietnam |
76 |
Chu Hao |
Ph.D., Professor, Vietnam Union of Sc&Tech ***, Hanoi Vietnam |
77 |
Nguyen Trung |
Author, Writer, Former Amb***adorto Thailand, Hanoi Vietnam |
78 |
Pierre Darriulat |
Ph.D., Professor, Institute of Physics, Hanoi Vietnam |
79 |
Nguyen Ngoc Duyen |
Engineer, Australia |
80 |
Vo Quy |
Ph.D., Professor, Vietnam National University, Hanoi Vietnam |
81 |
Nguyen Minh Khanh |
Ph.D., Research ***ociate, Case Western Reverse University, USA |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Oct/2011 lúc 6:58pm
Thêm Một Cuốn Sách Việt Tuyên Truyền Đường Lưỡi Bò Trung Quốc
(Nguyễn Duy Xuân )
Thứ tư, 27 Tháng 7 2011 07:22
Thêm Một Cuốn Sách Việt Tuyên Truyền Đường Lưỡi Bò Trung Quốc. 1.
Theo thông tin phản ánh trên mạng, cuốn sách dạy tiếng Trung với tựa đề
“Luyện kỹ năng đọc hiểu Tiếng Hoa” do Ngọc Huyên biên soạn, được Nhà
xuất bản Thanh niên ấn hành, ở trang 274 có in hình bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò liếm gần hết cả biển Đông.
Được
biết, một cuốn sách muốn ra đời phải qua nhiều khâu kiểm duyệt. Chả nhẽ
từ tác giả, người cấp phép cho đến nhà xuất bản lại “sơ suất” đến thế ư
? .....
2. Trên Youtube đang lưu hành clip người Trung Quốc dạy cho trẻ tiểu học về Hoàng Sa, Trường Sa ( http://www.youtube.com/watch?v=lmpagVeus0A&feature=player_embedded - http://www.youtube.com/watch?v=lmpagVeus0A&feature=player_embedded) Người
ta đã nhồi sọ cho thế hệ trẻ về hai quần đảo không thuộc chủ quyền của
họ, một sự tính toán lâu dài, thâm độc. Thế mà sách vở của ta, từ mẫu
giáo cho đến lớp 12, kể cả sách đại lí, lịch sử, tịnh không có một bài
học nào về hai quần đảo này của ông cha. Sao lại dạy “Đất quý, đất yêu”
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 84) của nước Ê-ti-ô-pi-a tận đẩu tận đâu bên
châu Phi chứ không phải là Hoàng Sa hay Trường Sa mà ông cha đã đổ máu
xương gìn giữ ? ......
3.Trả lời báo chí bên lề phiên họp khai mạc Quốc hội khóa XIII sáng21-7,ôngNguyễnMạnhCầm, nguyên Phó Thủ tướng đề xuất phải đưa Hoàng Sa,
Trường Sa vào chương trình dạy học phổ thông cho học sinh.
Ông Bộ trưởng bộ Giáo dục-Đào tạo có biết tin này không? ..... .....
http://saohomsaomai.wordpress.com/2011/10/14/b%E1%BB%99-giao-d%E1%BB%A5c-vi%E1%BB%87t-c%E1%BB%99ng-d%E1%BA%A1y-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C6%B0%E1%BB%A1i-bo-hoang-satr%C6%B0%E1%BB%9Dng-sa-c%E1%BB%A7a-trung-c%E1%BB%99ng/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Oct/2011 lúc 5:08pm
Lạm dụng khoa học để hợp lý hóa đường lưỡi bòTuổi Trẻ – 22-10-2011
TTO
- Bản đồ “đường lưỡi bò” (còn được biết đến là đường chữ U) là một bản
đồ phi khoa học và phi lý. Khó biết bản đồ này có từ thời điểm nào,
nhưng dữ liệu cho thấy nó xuất hiện từ năm 1947 trong tài liệu nội bộ
của Trung Quốc.
Lạm dụng khoa học để hợp lý hóa đường lưỡi bò http://us.lrd.yahoo.com/SIG=169udqbkg/EXP=1320443697/**http%3A//vn.news.yahoo.com/google-maps-c%25E1%25BA%25A7n-g%25E1%25BB%25A1-b%25E1%25BB%258F-%25C4%2591%25C6%25B0%25E1%25BB%259Dng-l%25C6%25B0%25E1%25BB%25A1i-b%25C3%25B2-234018250.html - http://us.lrd.yahoo.com/SIG=15pd9dnqq/EXP=1320443697/**http%3A//vn.news.yahoo.com/t%25E1%25BA%25A1p-ch%25C3%25AD-science-s%25E1%25BA%25BD-kh%25C3%25B4ng-%25C4%2591%25C4%2583ng-b%25C3%25A0i-vi%25E1%25BA%25BFt-010900381.html - Lúc
đó bản đồ có 11 đường đứt đoạn bao trùm gần 90% vùng biển Đông Nam Á
(kể cả Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta) mà Trung Quốc gọi là “South
China Sea” và chúng ta gọi là Biển Đông. Sau này đường 11 đoạn biến
thành 9 đoạn, và đến năm 2009, Trung Quốc cho lưu hành bản đồ 9 đoạn này
trong các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc. Ngày nay, chúng
ta đề cập đến bản đồ này là “Đường lưỡi bò” (ĐLB). Nhưng bản đồ ĐLB hoàn
toàn không có cơ sở khoa học, bởi vì không ai có thể định vị trên biển.
Bản đồ ĐLB cũng hoàn toàn phi pháp, vì chẳng có cơ quan quốc tế nào
công nhận. Tất cả các nước trong khối ASEAN cũng không công nhận bản đồ
ĐLB. Từ can thiệp của chính phủ… Trong
vài năm gần đây, bản đồ ĐLB xuất hiện trên một số tập san khoa học quốc
tế. Sự xuất hiện này không phải ngẫu nhiên. Tập san Climatic Change của
Mĩ mới công bố một bài báo khoa học của nhóm tác giả Xuemei Shao (thuộc
Viện Khoa học Địa lí và Tài nghiên thiên nhiên, Trung Quốc), trong đó có
bản đồ ĐLB. Một số nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài viết thư chỉ ra
rằng bản đồ đó sai, không có cơ sở khoa học. Theo thông lệ, Tổng biên
tập của tập san Climatic Change (Michael Oppenheimer) gửi thư phản đối
của nhóm nhà khoa học VN cho tác giả. Tác giả Xuemei Shao trả lời như
sau (tạm dịch): “Chúng tôi sẽ không sửa biểu đồ đó. Bản đồ nhỏ mà
chúng tôi chèn trong biểu đồ 6 là do yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc.
Xin ông báo cho Tiến sĩ Bùi Quang Hiển liên lạc với Chính phủ Trung
Quốc, chứ không phải cá nhân, về vấn đề này”. Chúng ta hãy tạm bỏ qua ngôn ngữ phi khoa học đó, mà hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu trả lời trên là gì. Thứ
nhất lá thư trên là một thú nhận rằng nhóm tác giả mà Shao đứng đầu làm
theo lệnh của Chính phủ Trung Quốc. Thật ra, điều này không phải là một
phát hiện gì mới, vì đã được biết đến từ lâu. Theo một nguồn tin đáng
tin cậy, năm 2007 Trung Quốc ra quy định là tất cả bản đồ Trung Quốc
phải có ĐLB. Nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta có bằng chứng cụ thể qua
thú nhận của một Giáo sư Trung Quốc rằng có sự can thiệp của Chính phủ
Trung Quốc vào việc quảng bá ĐLB trên các tập san khoa học quốc tế. Thứ
hai, qua giọng văn “nên liên lạc với Chính phủ Trung Quốc”, chúng ta
thấy rằng Shao không có lí lẽ khoa học. Bởi vì không có lí lẽ khoa học,
nên ông “đá bóng” sang chính quyền. ... đến lạm dụng khoa học Mấy
năm gần đây, giới khoa học Việt Nam ở nước ngoài phát hiện một số (nếu
không muốn nói là nhiều) bài báo khoa học của các tác giả Trung Quốc có
đăng bản đồ ĐLB. Chúng ta còn nhớ trước đây, tập san Waste Management có
đăng bài báo của nhóm tác giả Tai trong đó có ĐLB. Các bạn ở Pháp phát
hiện và lập tức viết thư cho Tổng biên tập để phản đối bản đồ phi khoa
học và phi pháp này. Tôi và một số bạn cũng có thư phản đối. Những phản
đối của chúng tôi cũng gây ra vài tác động tích cực, nhưng thành thật mà
nói là chúng ta cũng chỉ “chữa cháy” chứ chưa chủ động diệt cái bản đồ
phi lí đó. Đó không phải là bài báo duy nhất có in bản đồ ĐLB.
Gần đây, các nhà khoa học VN ở nước ngoài phát hiện một loạt bài báo
khoa học có in bản đồ ĐLB. Những bài báo này được đăng trên các tập san
như Climatic Change, và gần đây nhất là Science. Science là một tập san
khoa học thuộc vào hàng danh giá nhất trên thế giới, nên tác động của
những bài báo trên Science là rất lớn. Bài báo của Peng [1] là một bài
tổng quan (review) về lịch sử dân số Trung Quốc, nhưng tác giả (lợi
dụng?) chèn vào bản đồ ĐLB, mà nếu chỉ đọc sơ qua cũng khó phát hiện. Đó
là một hành vi khó chấp nhận được và phi khoa học. Phi khoa học là vì
bản đồ ĐLB hoàn toàn không có cơ sở khoa học (làm sao định vị trên nước
biển?), phi pháp vì chẳng có cơ quan quốc tế nào công nhận. Công bố bản
đồ ĐLB do đó là một vi phạm đạo đức khoa học.
NGUYỄN VĂN TUẤN
Tham khảo thêm : http://us.lrd.yahoo.com/SIG=169udqbkg/EXP=1320443697/**http%3A//vn.news.yahoo.com/google-maps-c%25E1%25BA%25A7n-g%25E1%25BB%25A1-b%25E1%25BB%258F-%25C4%2591%25C6%25B0%25E1%25BB%259Dng-l%25C6%25B0%25E1%25BB%25A1i-b%25C3%25B2-234018250.html - >> Google Maps cần gỡ bỏ “đường lưỡi bò”
http://us.lrd.yahoo.com/SIG=15pd9dnqq/EXP=1320443697/**http%3A//vn.news.yahoo.com/t%25E1%25BA%25A1p-ch%25C3%25AD-science-s%25E1%25BA%25BD-kh%25C3%25B4ng-%25C4%2591%25C4%2583ng-b%25C3%25A0i-vi%25E1%25BA%25BFt-010900381.html - >> Tạp chí Science sẽ không đăng bài viết có “đường lưỡi bò”
http://vn.news.yahoo.com/l%E1%BA%A1m-d%E1%BB%A5ng-khoa-h%E1%BB%8Dc-%C4%91%E1%BB%83-h%E1%BB%A3p-l%C3%BD-h%C3%B3a-035400710.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Oct/2011 lúc 10:27pm
Thư Tịch Trung Hoa Thừa Nhận Hoàng
Sa, Trường Sa Thuộc VN
Báo GiáoDụcViệtNamNet
2011/07
Theo chính sử
Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ
II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng
Biển Đông (TC gọi là Biển Nam Trung Hoa) với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa (TC gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của
TC.
Trong khi đó, không ít thư tịch cổ
Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Một tài liệu
đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn “Lịch Sử nước Tàu Thời Trung
Cổ” do Hàn Lâm Viện TC xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh
Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc
thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau : "Suốt chiều dài lịch sử,
về sự phát triển văn hoá và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết
với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính thống “thảng hoặc triều
đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ
thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong
thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không
nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài
lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII
đến thế kỷ XX).
Dưới đời nhà Minh, Minh
Thành Tổ cử Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hoà chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn
Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên
hải, triển khai Con Đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những
chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hoà không phải để chinh phục Biển Đông
nơi có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi
ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của
đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau
khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải
trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hoà đã góp phần làm suy yếu nền kinh
tế quốc gia.
Sử gia Triệu Nhữ Quát
đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử
quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam
Việt "Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt)
và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I
TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và
nhà Tuỳ (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai
trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường
Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai
một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép
chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có
nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như
vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo
Hải Nam. Một trang trong cuốn
Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư nước Tàu đời Khang
Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền 2 quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt. Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ
Văn Chí đề cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những
chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép,
tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá
nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được.
Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là
Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi
cũng xác nhận : "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) toạ lạc tại Giao Chỉ Dương”.
Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của nước Tàu với các
nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao
Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa
Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa
từ đời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về nước Tàu
mà thuộc về nước khác mà nước Tàu gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao
Chỉ. Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại
Việt đã 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và góp phần phá tan kế
hoạch Đông Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách
chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên
không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các
thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý
định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời
Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La
Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải
Nam. Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất
Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất
Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực Nam
Trung Hoa là đảo Hải Nam. Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi
Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh
Hoà Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa
(hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc)
trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hoà sau 7 lần đi qua Biển Đông để
khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương). Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho
biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn
ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lưu ý rằng
từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại
Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước (1407). Đời nhà
Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư
Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế
kỷ XIX "lãnh thổ của nước Tàu chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua
thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Hoa Địa Lý Học
Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau : “Điểm cực Nam của
nước Tàu là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến
18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ
tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An – Hà Tĩnh).
Trong khi quần đảo Hoàng Sa toạ lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ
tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và quần đảo Trường
Sa toạ lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh – Cà Mau). Bản đồ
Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của TC
là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức ...). Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc
Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép
: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm
phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này
của nước Tàu đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt
Nam. Trong bộ sách địa lý Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán
nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông,
không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo
Hoàng Sa).. Trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh
(1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng các danh
xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam
cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả
lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh, Tổng Đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa
đã phủ nhận trách nhiệm với lý do : "Hoàng Sa không liên hệ gì tới nước
Tàu”. Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại
Sán một nhà sư thời Khang Hy đã đến đất Thuận Hoá của chúa Nguyễn ngày
29 tháng Giêng năm Ất Hợi (13/03/1695) thuật lại chuyến hải hành này và
ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai
thác vùng Biển Đông nơi toạ lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất
là từ thế kỷ thứ XVII.
Các tài liệu cổ của Trung Hoa rõ
ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà TC gọi là Tây Sa và
Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một
cách hoà bình và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể
cả của nước Tàu. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều
triều đại nước Tàu trong đó đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người
Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ
từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.
http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Thu-tich-Trung-Hoa-thua-nhan-Hoang-Sa-Truong-Sa-thuoc-Viet-Nam/20116/152391.datviet
*** ****
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Là
người có thâm niên 13 năm làm Ðại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam
tại TC ở thời điểm nhạy cảm nhất (1974-1989), Thiếu Tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh có những đánh giá rất sâu sắc về hành động và ý đồ của TC
trên Biển Đông. Thiếu
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh từng giữ các chức vụ Chính Uỷ Khu 1 (1947),
Cục Trưởng Cục Tổ Chức Tổng Cục Chính Trị (1950) ; Chính Uỷ Quân Khu 1
(1958), Bí Thư Tỉnh Uỷ Thanh Hoá (1961-1964), Uỷ Viên Dự Khuyết Trung
Ương Ðảng (1960-1976). - Ông có bất ngờ về sự việc tàu TC liên tục cắt cáp tàu Việt Nam ? - Tôi không bất ngờ.-
Là người sống và làm việc 13 năm tại Bắc Kinh với cương vị Ðại Sứ đặc
mệnh toàn quốc Việt Nam, có bao giờ ông được chính phủ TC trưng ra
bằng chứng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ ?
- Chưa lần nào ! Tôi sống tại TC nhiều năm nhưng chưa lần nào thấy họ
nói chính thức về vấn đề này. Tôi cũng đã nhiều lần lần tìm thư tịch
của họ để tìm hiểu xem chứng cứ chủ quyền nếu có của họ về hai quần
đảo này nhưng không hề có. - Vậy những dữ kiện mà họ nói do Tướng Trịnh Hoà (thời nhà Minh) thu thập được khi đến đảo Hoàng Sa thì sao ?
- Tôi cam đoan đó chỉ là hàng giả ! Đó chỉ là trên phim của họ, họ tả
là tướng Trịnh Hoà đem thương thuyền đi xuống Ấn Độ Dương. Họ lướt chỗ
nọ chỗ kia coi như dò đường thôi chứ có phải đi thực hiện chủ quyền
đâu. Như vậy những chứng cứ do Trịnh Hoà thu được không đủ làm căn cứ
để xác định chủ quyền của họ ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phải
là quản lý thì mới khẳng định chủ quyền chứ. Tôi nói giả sử, đi qua
nhặt được cái gì đó thì đó đâu phải là thực thi chủ quyền. “Sự việc cắt cáp làm rơi mặt nạ hoà bình của TC” -
Ông đánh giá gì khi TC liên tiếp có các hành vi gây hấn, thách thức
sự kiên nhẫn, lòng yêu nước, trân trọng hoà bình của người dân Việt
Nam ?
- Tôi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại TC.
Đó là thời gian quan hệ Việt Nam và TC trong thời gian cam go, thử
thách nhất. Sỡ dĩ nói rằng không bất ngờ vì tôi ở TC đã lâu, đã biết
bản chất của TC là bá quyền nước lớn. Tư tưởng bành trướng bá quyền
nước lớn, ngàn năm cũng chưa từ bỏ. Cho
nên những việc họ làm, không chỉ tàu Bình Minh 02, Viking mà trước
đây từ việc chiếm quần đảo Hoàng Sa, một số đảo ở quần đảo Trường Sa,
bắt ngư dân, cấm ngư dân đánh cá ... là biểu hiện của chủ nghĩa bá
quyền nước lớn. Đến sự việc này, tôi không lạ nữa. Một
lý do khác, đến thời điểm này, họ có tham vọng bá chiếm cả tài nguyên
của Biển Đông, vì họ thiếu thốn, thèm khát dầu khí. Khi họ thấy ta
thăm dò định khai thác, thì họ phải tìm cách cản trở. Dù
đã bị ta phản đối, nhân dân, báo chí, dư luận Việt Nam và quốc tế chỉ
trích sau sự việc ngày 26/05 (tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám TC cắt
cáp thăm dò dầu khí – PV) nhưng với tính chất ngoan cố, ngang ngạch
và cậy là kẻ mạnh, họ lại tiếp tục gây ra sự việc với tàu Viking 2. Tôi
có thể kết luận, hai vụ việc xảy ra với tàu Bình Minh 02 và Viking
làm rơi mặt nạ hoà bình mà TC vẫn đeo, lộ ra nguyên hình bộ mặt bá
quyền nước lớn ăn hiếp nước nhỏ, nói một đằng làm một nẻo. “Cố tình đổi trắng thay đen” -
Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng vì đã hoàn tất đàm phán,
phân giới cắm mốc trên bộ nên đây là thời điểm TC tỏ ra cứng rắn hơn
tại Biển Đông ? -
Không phải. Mọi hoạt động vừa qua chỉ cho thấy TC đang từng bước làm
mọi điều vì lợi ích ích kỷ cho họ. Ngay từ giai đoạn giữa những năm
1970, khi tôi là Đại sứ tại TC, hai bên Việt Nam và TC đã tiến hành
đàm phán phân định cắm mốc biên giới trên bộ, vịnh Bắc bộ. Nhưng phải
đến gần đây quá trình đàm phán mới hoàn tất. -
Ông nghĩ sao khi những ngày vừa qua, quan chức cũng như báo giới TC
đăng tải những thông tin rất sai lệch về sự việc tại Biển Đông ? Người
phát ngôn Bộ Ngoại Giao TC còn ra tuyên bố yêu cầu phía Việt Nam chấm
dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền và tránh tạo ra những sự cố
mới ? -
Tuyên bố nêu trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao TC một lần nữa
cho thấy họ cố tình “đổi trắng thay đen”, cố tình làm cho dư luận hiểu
sai bản chất của vụ việc. Nhiều nước sẽ ủng hộ chính nghĩa của chúng
ta - Trong bối cảnh này, theo ông Việt Nam nên xử lý ra sao ? -
Chính sách của chúng ta là hoà bình, xưa nay đều thế. Thời điểm này,
chúng ta phải đấu tranh lý lẽ một cách quyết liệt. Họ muốn bí mật,
song phương ta thì phải công bố toàn bộ các cứ liệu lịch sử cho nhân
dân ta và dư luận thế giới thấy rõ ai phải ai trái. Thế giới biết và
ủng hộ thì TC không thể hung hăng được nữa. Tôi
cũng muốn nói thêm, thời đại này muốn phát động vũ lực cũng không
phải dễ dàng. Ta càng đấu tranh công khai, càng quốc tế hoá thì thế
của ta càng vững. -
Hiện có nhiều ý kiến lo ngại sự chia rẽ trong các nước ASEAN về vấn
đề Biển Đông cũng tựa như hình ảnh chia bó đũa thiếu sự kết dính. TC
có thể lợi dụng điều này để giải quyết vấn đề Biển Đông theo hướng có
lợi cho họ ?
- Một là, nước nào cũng có lợi ích chung và riêng. Hai là, lợi ích
trước tiên lúc này là lợi ích kinh tế. Điều đó là tự nhiên. Tất nhiên,
về lý thuyết, thế giới là bình đẳng, nhưng trên thực tế, các nước lớn
luôn dùng nhiều loại sức ép, cả chính trị, kinh tế và quân sự để áp
đặt ý đồ của mình lên các nước nhỏ. Trong
bối cảnh đó, giải pháp tối ưu là phải xác định được thế mạnh của bản
thân mình. Với trường hợp của ta, cần phải đẩy mạnh mặt trận ngoại
giao - pháp lý, làm cho cả dân ta, dân họ và cả cộng đồng quốc tế hiểu
và ủng hộ. Nếu
ta công khai, thì dù một số nước không có quyền lợi thiết thực gắn
với Biển Đông, nhưng tôi chắc rằng họ sẽ lên tiếng, ủng hộ cho chính
nghĩa, lẽ phải của chúng ta, của bạn bè. -
Quay trở lại thời gian ông làm đại sứ tại TC. Theo ông, báo giới và
nhân dân TC nhìn nhận ra sao về tranh chấp tại Biển Đông ? -
Nhân dân TC phần đông rất hữu nghị, trân trọng tình cảm với nhân dân
ta. Ngay trong những năm 1979 – 1989, khi anh chị em tại Đại sứ quán
ta tại TC đi chợ, nhân dân TC vẫn đối xử vẫn bình thường. “Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền” - TC tuyên truyền ra sao về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông ? -
Họ tuyên truyền rất mạnh, rằng Biển Đông là biển Nam Sa của họ. Họ
giáo dục rất sâu trong nhà trường, chiếm nhiều tiết học ... - Vậy theo ông, chúng ta làm thế nào nói cho nhân dân TC hiểu được bản chất vấn đề ? - Ta cũng phải tuyên truyền, xuất bản văn kiện bằng tiếng TC trên mạng và nhiều hình thức khác. - Dĩ
nhiên, việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay rất
phức tạp. Theo ông hiện có những tồn tại, trở ngại chính nào trong
tiến trình giải quyết vấn đề ? - Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền. -
Thời gian vừa qua, TC liên tục phát triển sức mạnh quân sự với tàu
bay, tàu ngầm, tàu sân bay. Dư luận đặt câu hỏi, vậy đâu là sức mạnh
Việt Nam ? -
Nói về sức mạnh, không đơn thuần chỉ bao gồm những thứ đó. Dân tộc ta
đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm lấy ít đánh nhiều, nhỏ thắng lớn.
Ngoài ra còn sức mạnh thời đại, thế giới họ nhìn thấy điều đó, ta phải
nói cho họ biết. “Phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa !”. - Muốn giải quyết những trở ngại đó, đâu là giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho Việt Nam ? -
Phải đấu tranh lý lẽ, bằng các tư liệu, bằng báo chí trước tiên. Đưa
lên Liên Hiệp Quốc, nói cái phi pháp của họ ra. Còn tình huống xấu hơn
tôi nghĩ sẽ không xảy ra, khi cả thế giới hiểu được ta có chính
nghĩa. Việc đó sẽ làm TC bớt hung hăng đi. Đồng
thời chúng ta phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa ... Tôi
rất buồn khi ngày nay, nhiều con trẻ thuộc sử TC hơn cả sử ta, phim
ảnh, truyền hình cũng vậy ... - Hiện có nhiều ý kiến đề nghị phải kiện TC ra Toà Án Quốc Tế, theo ông có nên ? -
Chúng ta phải tiếp tục kiên quyết đấu tranh và gửi công hàm lên Liên
Hiệp Quốc tố cáo TC vi phạm Công Ước Luật Biển năm 1982. Chúng ta công
khai các tài liệu để đấu tranh, cho thế giới biết thực chất vấn đề. http://bucxucbiendong.multiply.com/journal/item/94
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Nov/2011 lúc 9:59am
http://www.saigonreport.com/news-room-chdc/rfa.htm -
Những kỷ lục của Hoàng Sa, Trường Sa
Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học
2011-11-04
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ít nhất 7 kỷ lục sau đây:
AFP PHOTO
Đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Ảnh chụp năm 2011.
Theo quan niệm của người Việt Nam trong các thế kỷ 19 trở về trước
Hoàng Sa, Trường Sa chỉ là một quần đảo có tên gọi viết chữ Nôm là Cát
Vàng hay Cồn Vàng, còn chữ Việt Hán là Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa,
Đại Trường Sa…
Phương Tây cũng vậy, từ cuối thế kỷ 18 trở về trước đều chưa phân
biệt hai quần đảo mà Paracel được vẽ một vạch dài từ Bắc xuống Nam ở
Biển Dông.
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ít nhất 7 kỷ lục sau đây:
Được đặt nhiều tên nhất
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được đặt nhiều
tên nhất, viết bằng nhiều chữ viết nhất tại vùng biển có nhiều tên gọi
nhất. Đồng thời cũng được nhiều nước phương Tây nhất đặt tên, đặc biệt
từ “Paracel” được ghi chú rõ ràng bằng chữ quốc ngữ Việt Nam (Cat vang
hay Cồn Vàng tức Hoàng Sa) Từ chữ Hán (沙 黄, 沙长, (沙长里萬, 沙长大), chữ Nôm,
chữ quốc ngữ ( Hoàng Sa, Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,
Cát( Kát) Vàng, Cồn Vàng.
Hoàng Sa, Trường Sa cũng nằm trong một biển có nhiều tên nhất là
Giao Chỉ Dương (bản đồ Trung Hoa), Đông Dương Đại Hải, Biển Champa (
Ciampa từ thế kỷ 16 theo các bản đồ Phương Tây), Biển Đông, Nam Hải, South China Sea, Biển Đông Nam Á…
Người Bồ Đào Nha, Hòa Lan đặt tên Hoàng Sa là Parcel, Pracel (có
nghĩa là ám tiêu) ; người Anh đặt tên Trường Sa là Pratlys, người Pháp
đặt tên Trường Sa là Spratleys.. .
Và đặc biệt ghi chú rõ ràng Paracel là Cat Vang (bản đồ An Nam Đại
Quốc Họa Đồ, 1838 của Taberd; hoặc Kát Vàng, Cồn Vàng trong baøi baùo
“Geography of the Cochinchine Empire” của GutzLaff ñaêng trong The
Journal of the Geographical Society of London, vol. the 19th,1849, trang 97).
Quần đảo tại VN có không gian lớn nhất
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam có không gian
lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, sâu nhất của nước biển, ở xa nhất, có
nhiều hòn đảo, đá nhất. Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi rộng
khoảng 15.000km2, giữa kinh tuyến 111 độ Đ đến 113 độ Đông, khoảng 95
hải lý (1 hải lý = 1,853 km), từ 17o05’ xuống 15o,45’độ vĩ Bắc, khoảng
90 hải lý; xung quanh là vùng biển có độ sâu hơn 1000m, song giữa các
đảo có độ sâu thường dưới 100m.
Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi.
Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần đất liền Việt Nam hơn cả:
Từ đảo Triton đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15 độ vĩ B, 108 độ
6’ kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lý, cách Cù Lao
Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo
Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa-Pattle:16 độ vĩ B, 111 độ 6’
kinh Đ và Ling-Sui hay Leong Soi : 18độ vĩ B, 110 độ 03 kinh Đ); nếu
tính tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn nhiều, tối thiểu là 235
hải lý .
Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã được đặt
tên, gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn. Ngồi ra cịn vơ số mỏm đá.
Một đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 20 tháng 7 năm 2011. AFP PHOTO / POOL.
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa hiện nay tính đến đảo gần nhất vào khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh 250 hải lý, đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý.
Quần đảo Trường Sa trải dài từ vĩ độ 60 2 vĩ B tới 110 28 vĩ B, từ
kinh độ 1120 Đ đến 1150Đ trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 -
180.000km2 . Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi
mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng 11 km2.
Về số lượng đảo theo thống kê của Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển
thuộc Ban Biên Giới Chính Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi, và vơ
số mỏm đá ngầm; không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm
bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính).
Theo thống kê của Pháp năm 1933 gồm 9 đơn vị chính và các đảo, đá, bãi phụ cận. Philippines đã liệt kê một danh sách 53 đơn vị gồm hòn đảo và cù lao trong một khu vực 976 dặm vuông.
Độ sâu của Biển Đông với đường phân thủy 100m bao kín các vùng về
phía Bắc và phía Đông. (Nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m - 700m,
thì Hoàng Sa sẽ dính vào Việt Nam như một khối khít liền và cách Trung
Quốc bằng một vùng biển nước sâu hàng ngàn mét) Và như thế quần đảo
Hoàng Sa là một phần của Việt Nam (theo quan điểm của Krempf, giám đốc
Hải Học Viện Đông Dương trong cuộc khảo sát năm 1925).
Có tầm chiến lược quan trọng
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam có tầm chiến
lược quan trọng hàng đầu về quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao, qua
các thời kỳ lịch sử, được các chính quyền các thời, các chế độ khẳng
định chủ quyền và tầm chiến lược quan trọng.
Nếu lấy giữa Biển Đông làm trung tâm nhìn ra thế giới:
-Trong vòng bán kính 1500 hải lý có các cảng quan trọng như Bangkok, Rangoon, Calcutta, Singapore, Djakarta, Manila, Taipei, Hongkong, Shanghai, Nagasaki.
-Trong vòng 2500 hải lý, có các thành phố quan trọng như Madras, Colombo, Bombay, Bali, Darwin, Guam, Tokyo, Yokohama, Seoul, Beijing...bao trùm hầu hết lãnh thổ các nước đông dân nhất thế giới, bao gồm một nửa nhân loại.
Đường bay quốc tế cũng thế, từ Singapore, Bangkok, qua Hong Kong, Manila, Tokyo
… đều qua Biển Đông. Chính vì vậy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
không những là nơi hiểm yếu như các chính quyền phong kiến của Việt Nam
đã khẳng định mà còn có giá trị chiến lược đối với Việt Nam và quốc tế.
Vì thế nên trước khi Nhật Bản xâm lăng các nước Đông Nam Á hồi thế chiến
thứ II, quân Nhật đã chiếm đóng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến
khi ký kết Hội Nghị San Francisco năm 1951, Nhật Bản mới tuyên bố từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này.
Không có một vùng biển nào trên thế giới với diện tích tương đương 3/4 Địa Trung Hải
mà lại có tầm mức quan trọng về phương diện giao thông như Biển Đông.
Muốn từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tàu thuyền phải qua Biển Đông.
Nếu đi vòng sẽ tốn kém hơn và mất thời gian nhiều hơn. Biển Đông nằm
ngay trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, nhất là lượng hàng hoá quan
trọng như dầu hoả, khí đốt đến Nhật đều qua ngả này. Cứ 4 chiếc tầu của
thế giới thì có 1 chiếc tàu qua Biển Đông.
Về tài nguyên rất phong phú, nguyên về dầu khí trữ lượng theo thăm dò của Trung Quốc cho biết tới 25 đến 30 tỷ tấn dầu.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tuy diện tích bề mặt nổi lên mặt
nước không lớn, song lại rải rác, chiếm diện tích rất rộng. Ai chiếm
được nhiều hải đảo có thể kiểm soát nhiều lãnh hải và khai thác được
nhiều tài nguyên ở dưới lòng biển.
Việc thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam trên
khiến người ta thấy tiềm năng vùng Biển Đông có nhiều triển vọng về dầu
khí. Từ đó xảy ra sự tranh chấp về quân sự, ngoại giao, chính trị
càng ngày càng cao, căng thẳng ở Hoàng Sa & Trường Sa cũng như Biển
Đông.
Được vẽ nhiều nhất trên các bản đồ cổ
Bản đồ 1, nước Giao Chỉ với Giao Chỉ dương, trích từ bộ Võ bị chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)
Hoàng
Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được vẽ nhiều nhất trên
các bản đồ cổ từ năm 1909 trở về trước của cả Phương Tây, Việt Nam,
Trung Quốc và bản đồ có tọa độ sớm nhất, ít ra từ đầu thế kỷ 19.
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã sưu tầm hàng trăm bản đồ cổ ở các
nước Phương Tây cũng như Việt Nam,Trung Hoa về Parcel, Pracel hay
Paracel, Spratleys, Spartlys tức Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Với
50 bản đồ mô tả nước Việt Nam với thềm lục địa và Biển Đông ấn hành suốt
từ 1525 đến 1886, chúng ta thấy dần dần sự hiểu biết của thế giới về
đất nước Việt Nam ngày một chính xác, cả về hình thể, lẫn địa danh
(trong đó, gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa).
Bản đồ 2, An Nam quốc với biển
Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà
nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)
Có cả những bản đồ do người
Trung Quốc vẽ .như Bộ sưu tập bản đồ Võ bị chí, trang 11b và 12a ghi lại
cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung
Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu, có vẽ Nước Giao Chỉ Bắc giáp Khâm
Châu Trung Quốc, Nam giáp nước Chiêm Thành, Đông giáp biển cả mang tên
Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Năm 1842, Hải quốc đồ chí
của Ngụy Nguyên mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới
theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến đã vẽ hai bản đồ về
Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài,
chia nước ta ra hai phần. Ở ngoài khơi phía Đông hai phần Việt Nam,
Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.
An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ do gíam mục Taberd vẽ, in năm 1838 là phụ bản của cuốn tự điển Latin- Annamiticum.
Cũng
trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam
quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi
nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.
Cũng có những bản đồ vẽ về Hoàng Sa, Trường Sa tức Paracel có tọa
độ rất sớm như An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ do gíam mục Taberd vẽ, in năm 1838
là phụ bản của cuốn tự điển Latin- Annamiticum có ghi rõ “ Paracel seu
Cat Vang” ( seu tiếng La tinh có nghĩa “hay là”).
Nhiều nhà sử học quan tâm nhất
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được nhiều nhất
các nhà sử học lớn nhất thế kỷ của Việt Nam viết về chủ quyền của Việt
Nam. Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo ở Việt Nam được viết nhiều nhất trong nhiều lọai tài liệu nhất .
Như sử gia Lê Quí Đôn thế kỷ 18 với Phủ Biên Tạp Lục, Phan Huy Chú
thế kỷ 19 với Dư Địa chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Hoàng
Xuân Hãn, thế kỷ 20 viết Quần đảo Hoàng Sa trong Tập San Sử Địa…
Từ chính sử như Đại Việt Sử Ký Tục Biên thời Trịnh Sâm,
Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, Đại Nam Thực Lục Tiền biên, Đại Nam Thực
Lục Chính Biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, sách điển chế như Khâm
Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ của Nội các triều Nguyễn, sách địa chí như
Hoàng Việt Dư Địa Chí, Đại Nam Nhất Thống Chí.
Sự kiện năm 1836 thời vua Minh mạng sai suất đội thủy quân Phạm Hữu
Nhật đi Hoàng Sa cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền và bắt đầu thành lệ
hàng năm được ghi rất nhiều tư liệu nhất từ Đại Nam thực lục chính biên,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Châu bản triều Nguyễn.
Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn, văn bản nhà nước từ Triều
đình Việt Nam đến địa phương về chủ quyền của Việt Nam mang tính nhà
nước, có tính pháp lý quốc tế, nhất là từ thế kỷ 19 trở về trước, khi
Việt Nam chưa bị các nước khác tranh chấp.. Với những bản tấu, phúc tấu
của các đình thần các bộ như bộ Công, bộ Hộ và các cơ quan khác hay
những dụ của các nhà vua về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên
quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ hoạ
đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Cũng có nội dung bản tấu cho biết những hoạt
động hàng năm trên bị hoãn tháng khởi hành như năm Minh Mạng thứ 19
(1838) thay vì hạ tuần tháng 3 khởi hành, mãi tới hạ tuần tháng 4 vẫn
chưa khởi hành, hoặc năm
Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám năm 1846.
BĐ3
Nhiều nguyên thủ khẳng định chủ quyền của VN
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được nhiều các
vị nguyên thủ quốc gia qua các thời, các thể chế chính trị từ phong kiến
thuộc địa đến thời chia cắt, thống nhất khẳng định chủ quyền của Việt
Nam.
Khởi đầu các vua triều Nguyễn như vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu
Trị đến Bảo Đại đều ban Dụ, Chỉ, lời châu phê liên quan đến cương vực,
việc xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hòang Sa, Trường Sa .
Trong khi tại Trung Quốc chưa có tài liệu nào nói rõ vua, triều
đình Trung Quốc khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa,
thì tài liệu chính sử của Việt Nam cho thấy các vua và triều đình Việt
Nam đã nhiều lần khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ Việt
Nam. Các tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam, của triều đình Việt
Nam như Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Châu Bản
Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi nhận rất rõ ràng rằng hoàng
đế Việt Nam, triều đình Việt Nam luôn khẳng định Hoàng Sa thuộc về cương
vực mặt biển Việt Nam.
Tỷ như tháng 8 mùa thu năm Qúi Tỵ Minh Mạng thứ 14 (1833), vua Minh
Mạng bảo Bộ Công rằng: “Dải Hoàng Sa trong vùng biển Quảng Ngãi...”
(Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 104). Năm Bính Thân, niên
hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) (năm Đạo Quang thứ 16 đời Nhà Thanh) Bộ
Công tâu lên vua : “Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta rất là
hiểm yếu ( Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165). Ngày 20
tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) phúc tấu của Bộ Công cũng đã khẳng
định : “Hàng năm, vào mùa xuân, theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng
Sa thuộc hải cương nước nhà ...” (tập Châu Bản Thiệu Trị tập 51, trang
235). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng đã
chép một cách rõ ràng : “Phía Đông
(tỉnh Quảng Ngãi) chạy ngang đến đảo cắt: đảo Hoàng Sa, liền với biển
xanh ...”
Sau đó khi có những biến cố xâm lấn của nước ngoài về chủ quyền của đảo, lãnh hải của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông,
các nguyên thù quốc gia thời chia cắt đến thời thống nhất, từ Tổng
Thống, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng kể cả đứng đầu chính quyền đô hộ thời
Pháp thuộc đều lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa
& Trường Sa. ...
Được nhắc đến với nhiều bức xúc nhất
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được các phương
tiện truyền thông báo đài, tư liệu, sách, sách trắng, nhất là đến với
trái tim Việt Nam nhiều nhất, được nhắc đến với nhiều bức xúc nhất...
Qua các báo từ nhật báo, tuần báo, tạp chí, báo online, các blog có vô số bài viết, files.
Về nghiên cứu, có rất nhiều sách nghiên cứu của các nhà khoa học, ở
trong và ngoài nước trước và sau 1975, nhiều sách trắng của nhà nước
trước và sau 1975. Riêng số đặc khảo về Hòang Sa và Trường Sa của Tập
san Sử Địa, số 29, năm 1975 và luận án tiến sĩ năm 2003 “Quá trình xác
lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa” của Nguyễn Nhã,
mỗi loại đã có hơn 300 trang viết khảo cứu có giá trị. Trong hồ sơ tư
liệu về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa bằng Tiếng
Anh, năm 2011 của Nguyễn Nhã vừa đưa tới Văn phòng Quốc Hội Mỹ, Hội Địa
Lý Quốc Gia Mỹ đã tới hơn 400 trang ….
Trên mạng có hàng triệu files bằng Tiếng Việt cũng như Tiếng Anh và các thứ tiếng các nước khác.
Ngày 20-1-1975
kỷ niệm 1 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, trong buổi khai mạc
Triển lãm tư liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, nhật
báo Sóng Thần đã đưa tin mọi người ôm nhau khóc ròng. Sau năm 1975 trong
các buổi hội thảo, phỏng vấn trên truyền hình trong và ngoài nước có nhiều nước mắt rơi….
Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học
------------- mk
|
Người gởi: MENUCORP
Ngày gởi: 22/Dec/2011 lúc 8:07am
------------- Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Jan/2012 lúc 11:34am
Lương sỹ quan tàu ngầm 1.600 đôla
25 - 1 - 2012 12:27 GMT
Báo Việt Nam dẫn lời
phó Tư lệnh Hải quân Nguyễn Văn Ninh nói mức lương mới cho sỹ
quan tàu ngầm là 35 triệu đồng đối với mức trung úy và 55
triệu đồng đối với mức đại tá. Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn
Ninh nói trong một phỏng vấn đăng trên báo Tuổi Trẻ Xuân, rằng
"vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nghị định ban hành chế độ chính sách
cho lực lượng đặc biệt này với nhiều ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở,
tuổi phục vụ... " Theo ông Ninh, người được phong hàm chuẩn đô
đốc, tương đương thiếu tướng, năm 2009, mức lương của một đại
tá phục vụ dưới tàu ngầm vào khoảng 2.500 đôla/tháng, "gấp hơn
hai lần lương chuẩn đô đốc của tôi". Ông Nguyễn Văn Ninh
bình luận thế là "đủ cho một sỹ quan yên tâm lo cho một gia đình
nhỏ để phục vụ quân đội và quân chủng lâu dài". Mức
lương trung bình đối với người lao động ở trong nước hiện nay,
theo nguồn chưa chính thức từ Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội,
là vào khoảng 3,6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, quân chủng
hải quân được biết cũng đang bắt đầu triển khai xây dựng nhà công vụ
cho tất cả các sỹ quan hải quân đang tại ngũ để bảo đảm điều
kiện cho họ yên tâm tập luyện và chiến đấu. Chuẩn đô đốc
Ninh được dẫn lời nói tất cả sỹ quan bộ đội tàu ngầm đều gia
nhập lực lượng đặc biệt này một cách "tình nguyện". Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị nhân lực và kỹ thuật cho hạm đội tàu ngầm trong tương lai. Bắt
đầu từ năm 2014, Nga sẽ giao chiếc tàu ngầm hạng Kilo 636 đầu
tiên cho Việt Nam trong hợp đồng sáu chiếc trị giá nhiều tỷ
đôla. Đây là loại tàu ngầm hiện đại, dùng cả điện và dầu diesel. Bên cạnh đó, hải quân Việt Nam cũng đang xây dựng căn cứ để tiếp nhận và vận hành tàu ngầm. Tăng cường hải quânThời
gian gần đây, cùng với căng thẳng tranh chấp chủ quyền ở Biển
Đông, quân đội Việt Nam tỏ ra quyết tâm trong việc xây dựng và
phát triển quân chủng hải quân, với ngân sách năm sau cao hơn năm
trước. Hợp đồng sáu tàu ngầm thu hút sự chú ý đặc biệt
của dư luận cả trong nước và nước ngoài, vì có trong tay vũ
khí đặc biệt này, khả năng tác chiến của hải quân Việt Nam sẽ
được nâng lên gấp bội. Một trang mạng nhiều người truy
cập ở Trung Quốc hồi tháng 12/2011 đã đăng thông tin về nhóm
học viên Việt Nam, được cho là đang học vận hành tàu ngầm ở
Nga. Mạng Sina nhận định rằng các
học viên này trong tương lai sẽ trở thành các thành viên chủ
chốt trong biên đội tàu ngầm của Việt Nam. Các tàu ngầm của Việt Nam trong tương lai được thiết chuẩn với hệ thống hỏa tiễn chuẩn dạng Club. Giữa
năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh xác
nhận hợp đồng mua sáu tàu ngầm Kilo 636 của Nga, nói "việc này
hoàn toàn công khai minh bạch". Ông khẳng định "đây là việc làm bình thường" phục vụ mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước. "Xây dựng quân đội mạnh để bảo vệ hòa bình, để ai đó có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cần để ý tới yếu tố này."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mobile/vietnam/2012/01/120125_submariners_salaries.shtml
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Jan/2012 lúc 9:03pm
http://vulep.multiply.com/photos/album/90/90 -
Họ đã làm bổn phận chống ngoại xâm. Chúng ta phải tiếp tục bằng mọi hình thức và phương tiện để bảo tồn Quê Hương Việt Nam
They did duty against invasion. We must continue in all forms and means to preserve Vietnam Que Huong
Sưu tầm
https://picasaweb.google.com/Aotrang...98197400202642 -
http://vulep.multiply.com/photos/album/90?&show_interstitial=1&u=%2Fphotos%2Falbum
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Jan/2012 lúc 8:44am
28.01.2012
Thêm một bằng chứng Hoàng Sa là của Việt Nam
NGUYỄN KHẮC PHÊ
http://quechoablog.files.wordpress.com/2012/01/anh-sach-hs-a.jpg"> Bìa cuốn sách “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa”
Trước thềm Xuân Nhâm Thìn, nhà giáo lão thành Thân Trọng Ninh gọi điện cho tôi:
- Mình nhận được sách từ Pháp rồi. Cậu xuống đi!
Ông không dài dòng, vì quả tim của ông lão 90 tuổi đang lúc “trục trặc”, nhưng niềm vui khiến giọng nói của ông như trẻ lại.
Khoảng nửa tháng trước, ông đã
trao cho tôi một tài liệu mà bà Yvette Amiot Thân Trọng – một cô dâu của
họ Thân – từ Pháp vừa gửi về – một bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam
đối với quần đảo Hoàng Sa. Tài liệu là bản phô-tô từ một một cuốn sách
nên ông đã đề nghị bà Yvette gửi cho cuốn sách đã xuất bản tại Pháp. Và
hôm nay cuốn sách từ Pháp đã về đến Huế.
Đó là cuốn “La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys” (“Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa”) của
tiến sĩ Monique Chemillier Gendreau (NXB L’ Harmattan, Paris, 1996),
trong đó có lá thư (nguyên văn chữ Pháp) viết từ Huế ngày 23 tháng giêng
năm 1929 của Khâm sứ Trung Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương (Hà Nội) liên
quan tới quần đảo Hoàng Sa. Ông Thân Trọng Ninh đã dịch lá thư và nội
dung quan trọng nhất chúng ta đọc thấy dưới đây là một bằng chứng rằng
quần đảo Hoàng Sa từ lâu đã thuộc về Việt Nam:
“…Trong quyển sách viết về
“Điạ lý Nam Kỳ” dịch ra tiếng Anh và đăng trong “Báo của Hội Châu Á xứ
Bengale” năm 1838, Đức Ông Jean-Louis Taberd, giám mục xứ Isauropolis,
giám mục tông toà xứ Nam Kỳ, Cao Miên và Champa đã viết về việc vua Gia
Long đã đem quân ra chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1816 và đã làm lễ
thượng kỳ lá cờ Nam Kỳ một cách long trọng tại đó.
http://quechoablog.files.wordpress.com/2012/01/anh-sach-hs-b.jpg"> Một trang nguyên bản lá thư của Khâm Sứ Trung kỳ…
Tuy nhiên vẫn có sự nghi ngờ
về tính xác thực của sự kiện chính vua Gia Long đã đích thân chỉ huy sự
chiếm đóng Quần đảo, nhưng sự chiếm đóng này là có thực và đã được khẳng
định trong các biên niên ký của Chính phủ An Nam hay là “Đại Nam Nhất
Thống Chí” quyển số 6, và “Nam Việt Địa Dư” quyển số 2, về địa lý nước
An Nam xuất bản vào năm thứ 14 triều vua Minh Mạng và sau cùng trong
“Đại Nam Nhất Thống Chí” quyển 6 về địa lý dưới triều vua Duy Tân.
Những tài liệu nói trên được
lưu giữ tại các thư viện của Chính phủ An Nam đã cung cấp thêm cho chúng
tôi nhiều chi tiết sau đây:
Trong những triều đại trước
đây, một đội quân gồm 70 lính tuyển mộ trong dân chúng làng Vĩnh An đã
được phái ra đóng đồn tại quần đảo Hoàng Sa, lấy tên là “Đội Hoàng Sa”;
một đội khác mang tên “Đội Bắc Hải” được thành lập sau đó và được đặt
dưới quyền chỉ huy của Đội Hoàng Sa….
Dưới triều vua Minh Mạng có
nhiều phái bộ của Chính phủ được gửi ra nghiên cứu và khai thác tại Quần
đảo. Một phái bộ đã phát hiện một ngôi chùa cổ trong đó có ghi một dòng
hàng chữ.
Năm 1838, nhà vua lại phái ra
Quần đảo một đội thợ xây cùng các nguyên vật ;iệu để xây dựng một ngôi
chùa và một tấm bia nhằm đánh dấu kỷ iệm sự có mặt của họ đã đến đây….
Nhà nước được chúng ta bảo hộ đã khẳng định từ lâu đời chủ quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa và ngài
Thân Trọng Huề, nguyên là Thượng thư Bộ Binh, qua đời năm 1925, trong
một bức thư đề ngày 3 tháng 3 năm ấy, đã viết “những hòn đảo này luôn
luôn thuộc chủ quyền của nước An Nam, việc này không có gì để bàn cãi
cả…”
Đoạn tiếp theo nhấn mạnh vị trí
quan trọng của quàn đảo Hoàng Sa trong việc lưu thông và lập căn cứ quân
sự để sử dụng khi tấn công đất liền.
http://quechoablog.files.wordpress.com/2012/01/anh-sach-hs-c.jpg"> Nhà giáo Thân Trọng Ninh chăm chú xem cuốn sách vừa gửi từ Pháp về.
Xin được lưu ý ông Thân Trọng Huề
(1869-1925) là một trong những nhân vật nổi tiếng của dòng họ Thân danh
giá mà tiêu biểu hơn cả là tiến sĩ Thân Nhân Trung, tác giả câu nói bất
hủ đã đã ghi trên một tấm bia tại Quốc Tử Giám (Hà Nội): “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Năm 2010, trong dịp kỷ niệm 1000 họ Thân cũng tại Văn Miếu (Hà Nội), đã
có bài viết nêu công lao của ông Thân Trọng Huề “đã buộc nhà đương cục
Pháp phải ký vào văn kiện công nhận lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả quần
đảo Hoàng Sa” nhưng chưa có bằng chứng cụ thể.
Nay, với lá thư của Khâm Sứ Trung
Kỳ đã dẫn ở trên, việc đó mặc nhiên được xác nhận, đồng thời thêm một
bằng chứng khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Nội dung này có thể có nhà nghiên
cứu đã biết, nhưng việc một phụ nữ Pháp, chỉ với “chức danh” duy nhất
liên hệ đến đề tài này là cô dâu của một gia đình họ Thân định cư ở Pháp nhiều chục năm trước
vẫn luôn hướng về Việt Nam, chăm chú tìm những tư liệu khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa gửi về cho một
ông giáo già ở Huế là điều rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Lẽ nào một “bà
đầm” bên Tây, một ông lão gần đất xa trời còn biết đau đáu về một vùng
lãnh thổ của Việt Nam bị nước ngoài ngang nhiên chiếm đoạt, quan tâm tìm
thêm bằng chứng lịch sử để đòi họ thực thi theo luật pháp quốc tế mà
những cơ quan công quyền, những vị chức trọng quyền cao lại cảm thấy
“khó khăn” mỗi khi lên tiếng đòi chủ quyền cho Tổ quốc mình?
Tác giả gửi cho Quê choa
http://quechoa.info/2012/01/28/them-m%E1%BB%99t-b%E1%BA%B1ng-ch%E1%BB%A9ng-hoang-sa-la-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam/#more-21328
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Mar/2012 lúc 3:53am
Thứ Hai, 12/03/2012, 08:28 (GMT+7)
Chư tăng tình nguyện ra trụ trì ở Trường Sa
TT - UBND Khánh Hòa vừa có công văn thống nhất và đánh
giá cao đề nghị của ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa về việc
chấp thuận và đề đạt nguyện vọng của sáu chư tăng tình nguyện ra làm
trụ trì các chùa tại huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).
Các chư tăng gồm thượng tọa Thích Tâm Hiện, các đại đức
Thích Giác Nghĩa, Thích Ngộ Thành, Thích Thánh Thành, Thích Đạo Biên,
Thích Đức Hỷ.
V.T
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/481781/Chu-tang-tinh-nguyen-ra-tru-tri-o-Truong-Sa.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Mar/2012 lúc 8:26pm
Hai nữ sinh phổ thông, một VN,
một Trung Quốc cùng tham gia chương trình Giao lưu văn hóa ở Mỹ (học 1
năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung
một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung
cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc...
Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói
chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã "tranh thủ" giới thiệu Hoàng Sa,
Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại
trong thế bị động rằng: "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN"…
Sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Đến cuối năm học, khi có dịp
thuyết trình về một đề tài lịch sử trong lớp của mình, bạn TQ đăng ký
ngay đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa. Buổi thuyết trình được thầy giáo
khen về mặt chuẩn bị tư liệu. Lời khen đó trở thành đề tài trong bữa cơm
tối ở nhà cha mẹ nuôi người Mỹ. Bạn VN phản ứng bằng cách... bỏ cơm.
Trên đây là câu chuyện có thật, được một học sinh VN tại Mỹ kể lại.
Chúng ta không thể chê con cái chúng ta chậm, thực tế là người lớn chúng ta chậm, hay nói đúng ra là quá chậm.
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề trọng đại của cả dân tộc và
các thế hệ người VN, nhưng dường như chúng ta chưa có kế hoạch toàn
diện một cách bài bản. Câu chuyện trên đây chỉ là một trong những điểm
yếu. Nhìn lại toàn bộ chương trình lịch sử ở cả 3 cấp học, không có
chương nào, bài nào nêu rõ quá trình làm chủ không thể chối cãi và quá
trình khai thác Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta; quá trình lấn chiếm
có “lộ trình” của TQ… Hoàng Sa, Trường Sa có chăng chỉ là một vài câu
chữ ở môn địa lý. Tìm hiểu thêm trên các website chính thức, không thấy
có trang nào hệ thống các bằng chứng, lý lẽ của VN trong vấn đề chủ
quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách bài bản, mạch lạc để học sinh và
người dân (không phải là các học
giả) có thể lấy đó làm vũ khí lý luận, đấu tranh mọi lúc mọi nơi.
Hàng trăm ngàn du học sinh chúng ta hiện đang học tập và làm việc ở
nhiều nơi trên thế giới. Lực lượng này có thể làm cho giới trẻ quốc tế,
những nhà lãnh đạo tương lai của thế giới hiểu đúng và ủng hộ chúng ta
trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng tài liệu không đầy đủ thì kêu
gọi con cái chúng ta làm thế nào để chiến thắng?
Vấn đề là làm sao để câu chuyện "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN"
không chỉ là khẩu hiệu mà đi kèm theo đó phải là những luận cứ thuyết
phục ăn sâu vào máu thịt của từng người VN.
Cái trước mắt có thể làm được ngay là đưa các bài học lịch sử về
Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp, từ tiểu học cho đến đại
học; tùy theo trình độ hiểu biết của người học mà biên soạn nội dung phù
hợp. Qua các website chính thức, trang bị ngay cho học sinh, nhất là du
học sinh VN, những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, dịch ra nhiều
thứ tiếng để du học sinh trên toàn thế giới có thể sử dụng làm tư liệu
trong các bài thuyết trình, giới thiệu với bạn bè quốc tế về các bằng
chứng của VN.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120330/khong-the-cham-tre.aspx -
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/Jul/2012 lúc 7:52am
Phát hiện tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc.Duy Minh / NguoiViet.de 15.07.2012 Tiến sỹ Mai Hồng nguyên là Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện ông đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam.
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) xuất bản tại Thượng Hải năm 1905
Hơn 30 năm gắn bó với công tác lưu trữ, Tiến sỹ Mai Hồng đã sưu tập được rất nhiều tư liệu quý và có giá trị lịch sử cũng như giá trị thực tiễn cao. Trong số này, ông đặc biệt chú ý tới một bức bản đồ cổ có tên gọi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có xuất xứ từ Trung Quốc… “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1905 và tái bản năm 1910. Đây là một trong những tập bản đồ Trung Quốc được vẽ và ấn hành vào cuối triều Thanh, phản ánh nhận thức đương thời của người Trung Quốc, quan chức, học giả đối với cương giới, lãnh thổ Trung Quốc thời điểm đó. Điều đáng chú ý là: Trên bản đồ toàn quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được in màu khá đẹp gồm 35 miếng ghép bằng giấy bồi dán trên mặt vải bố, trong đó mỗi miếng ghép có kích cỡ khoảng 20x30cm. Nói về cơ duyên có được tấm bản đồ này, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết: “Khoảng thời gian cuối những năm 1970 thế kỷ trước, lúc này đang công tác tại Viện Hán Nôm và được cố Giáo sư Phạm Huy Thông giao cho việc trông coi kho sách cổ, trong một lần có một cụ ông ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ) gánh sách lên bán cho Viện, trong hành trang cá nhân của ông có đem theo tập “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, biết tôi là người yêu thích sưu tập các văn tự cổ, ông lão đã bán tấm địa đồ này cho tôi…”. Sau khi có được tấm bản đồ ông Hồng đã cất giữ trong kho tư liệu của mình. Đến năm 2002, ông Hồng về hưu và cũng dần quên mất sự có mặt của tấm bàn đồ. Tình cờ trong một lần gần đây sắp xếp lại kho tư liệu ông mới tìm lại được tấm bản đồ quý này. Phía trên của “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có một văn bản bằng Hán tự cổ có nội dung đại ý rằng từ đời xưa người Hán đã có các tấm bản đồ nhưng không được rõ ràng, chính xác và không rõ ngọn nguồn. Đến đời Khang Hy thứ 47 Thánh tổ nhân hoàng đế đã sai phái 2 giáo sỹ người nước ngoài làm ra tấm “Vạn lý thành đồ” trong vòng hơn 1 năm. Sau khi các tỉnh đã duyệt quy mô như đã định trên bản đồ, đến năm Tân Mão đời Khang Hy thứ 50 các giáo sỹ đã tập trung ở Kinh đô cùng nhau vẽ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” gồm 13 tỉnh của Trung Quốc, trong đó có nói rõ “Chỗ nào bị tàn khuyết thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì sửa lại cho đúng, khiến cho nó được rõ ràng như trong lòng bàn tay…”. Nếu nhìn vào “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có thể thấy đại đồ thể hiện cương vực Trung Quốc xưa (có giá trị như bản đồ hành chính Trung Quốc ngày nay), đó là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền cương vực quốc gia. Song trên tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở địa giới của đảo Hải Nam ngày nay mà không hề có sự xuất hiện các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông. Ngược về quá khứ, có thể thấy Trung Quốc là nơi có truyền thống lâu đời về sử học nói chung và địa đồ nói riêng. Với những tấm địa đồ vẽ những địa phương nhỏ đã xuất hiện và có niên đại từ rất sớm (năm 229 trước Công nguyên phát hiện 7 bức Bãi thả ngựa sông Thiên Thủy có niên đại thời Chiến Quốc). Song địa đồ được xem là thể hiện cương vực quốc gia hoàn chỉnh sớm nhất xuất hiện vào năm 1121 (đời Tống) và được khắc trên đá có tên gọi Cử vực thú lệnh đồ. Giới hạn cương vực nhà Tống trong Cửu vực thú lệnh đồ về phía Nam đến Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam ngày nay). Theo các nhà nghiên cứu, các địa đồ sau này trải qua các đời Nguyên, Minh như Quảng dư đồ (hoàn thành năm 1541, khắc in năm 1555), Hoàng triều chức phương địa đồ (khắc in năm 1636)… là những địa đồ hành chính toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền Trung ương các đời. Những địa đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, tuy nhiên điểm cực Nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không vượt quá Quỳnh Châu. Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hà thuộc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội, “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được ấn hành vào năm 1905 và tái bản năm 1910. Trước đó trên các bản đồ của Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, trong các ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”… chủ quyền đã thuộc về Việt Nam. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, luật pháp chứng minh. Trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết, tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó còn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoặc các nghiên cứu chung về Biển Đông. Vì vậy ông sẵn sàng hiến tặng tài liệu quý này cho các cơ quan chức năng có trách nhiệm để phục vụ vào mục đích chung.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Apr/2013 lúc 8:21am
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Jan/2014 lúc 1:12am
Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại -
Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa
lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa
(TNO)
Trận hải chiến kết thúc vào trưa 19.1.1974. Hoàng Sa rơi vào tay Trung
Quốc. Việt Nam Cộng Hòa lập tức lên kế hoạch sử dụng máy bay để tái
chiếm quần đảo thuộc chủ quyền của mình.
Đại tá Nguyễn Thành Trung đang kể về kế hoạch không kích giành lại Hoàng Sa vào năm 1974 - Ảnh: Tấn Tú |
Đại tá
Nguyễn Thành Trung, "Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân", là phi công
được “Việt Cộng” cài vào Không Quân Việt Nam Cộng Hòa thời chiến tranh.
Lâu nay người ta thường biết đến ông qua các sự kiện như vụ ném bom Dinh
Độc Lập, cuộc không kích phi trường Tân Sơn Nhất vào giai đoạn sắp kết
thúc chiến tranh và công lao trong quá trình xây dựng lực lượng không
quân cũng như hàng không dân dụng của Việt Nam thời bình. Nhưng bên cạnh
những câu chuyện đã trở nên nổi tiếng nói trên, ông còn có một bí mật
để kể.
Trong căn
nhà yên tĩnh ở quận Gò Vấp, TP.HCM, phi công huyền thoại Nguyễn Thành
Trung kể lại cho chúng tôi câu chuyện mà ông giấu kín suốt 40 năm qua,
từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa bi tráng.
|
|
|
Với
phi công phe XHCN thời đó, bay biển là một vấn đề, nên tôi đánh giá phi
công Trung Quốc năm 1974 không có gì, không thể bay ra biển, không dám
chiến đấu trên biển, trong khi ở miền Nam, chúng tôi bay trong đất liền,
bay ra biển giống nhau, bay ra Hoàng Sa, Trường Sa là bình thường |
|
|
| |
Sẵn sàng không kích
“Quay lại
thời điểm năm 1974, Không quân Trung Quốc chỉ có MiG 21 do Liên Xô sản
xuất, là loại máy bay phòng vệ, chứ không phải tấn công. Phòng vệ là
đánh trên đất mình, ai vào thì mình đánh nên tầm bay rất ngắn. Phi công
của mình (miền Bắc) ngày xưa cũng vậy, các anh không bay xa, bay lên
đánh được hay không được khi hết thời gian là phải về, nếu bay quần nữa
là không có dầu. MiG 21 rất hạn chế về dầu. Đó là tôi chưa nói đến phi
công, phi công Trung Quốc lúc đó không thể bay biển được, phi công của
mình ngoài Bắc cũng thế, mấy ảnh ít bay ra biển lắm. Bay ra biển là cả
một vấn đề, môi trường bay biển khác hẳn môi trường bay đất liền. Giữa
trời và biển rất lẫn lộn, phi công rất dễ thao
tác nhầm. Như anh (Bùi Thanh) Liêm, phi công vũ trụ, bay ra biển đâm
xuống biển. Anh (Hoàng Mai) Vượng cùng biên đội với tôi đánh sân bay Tân
Sơn Nhất, đánh xong bay ra biển nhào xuống biển liền. Với phi công phe
XHCN thời đó, bay biển là một vấn đề, nên tôi đánh giá phi công Trung
Quốc năm 1974 không có gì, không thể bay ra biển, không dám chiến đấu
trên biển, trong khi ở miền Nam, chúng tôi bay trong đất liền, bay ra
biển giống nhau, bay ra Hoàng Sa, Trường Sa là bình thường”, Đại tá
Nguyễn Thành Trung dẫn dắt chúng tôi trở lại quá khứ, trước khi kể về kế
hoạch của Việt Nam Cộng Hòa sử dụng máy bay F-5 không kích tái chiếm
Hoàng Sa.
Sau khi
bị mất đảo, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản ứng như thế nào? Theo ông
Nguyễn Thành Trung, Mỹ chỉ nói kiểu hàng hai, vì lúc đó Mỹ và Trung Quốc
đã thông đồng rồi. “Còn ông Thiệu thì tức và quyết tâm làm một cái gì
đấy để lấy tiếng vang. Lúc bấy giờ, theo tôi làm thế là hoàn toàn đúng.
Mày cướp nước tao thì tao phải đánh mày một trận, còn giữ được hay không
tính sau. Tao phải đánh mày một trận để cho mày bỏ tính hung hăng đi”,
phi công Nguyễn Thành Trung diễn giải.
Phi công Nguyễn Thành Trung giới thiệu về hệ thống vũ khí của chiến đấu cơ F-5 - Ảnh: Tấn Tú |
Vào thời
điểm xảy ra Hải chiến Hoàng Sa, ông Trung là phi công của Không đoàn 63
chiến thuật đóng ở Biên Hòa. Có 5 phi đoàn F-5 ở Biên Hòa, 1 phi đoàn
F-5 ở Đà Nẵng. Tổng thống Thiệu liền ra lệnh điều 4 phi đoàn F-5 từ Biên
Hòa ra Đà Nẵng, chỉ giữ lại 1 phi đoàn ở Biên Hòa. Theo biên chế thời
đó, mỗi phi đoàn 24 chiếc; 5 phi đoàn có khoảng 120 chiếc và 150 phi
công.
|
|
|
Cất
cánh từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20
phút, thừa dầu bay về Đà Nẵng. Cự ly từ Hải Nam ra Hoàng Sa xa hơn Đà
Nẵng ra Hoàng Sa chút xíu, nhưng không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21, ra
tới Hoàng Sa thì không còn dầu để quay về. Thế nên, về không quân thì
tụi tôi chiếm ưu thế, Trung Quốc không có gì |
|
|
|
| |
“Khi ra
đến Đà Nẵng, chúng tôi nhận được lệnh chuẩn bị đánh để lấy lại Hoàng Sa
và trước nhất muốn đánh là phải đánh cái hạm đội của Trung Quốc”, ông
Trung nhớ lại. Trong kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng không quân, đại tá
Nguyễn Văn Sỹ làm Không đoàn trưởng, cấp trên chỉ huy là chuẩn tướng
Nguyễn Văn Tường, còn gọi là Tường “Mực”, da đen thui, là Phó sư trưởng
Sư đoàn 3. Ở cấp phi đoàn, phi đoàn 536 có trung tá Đàm Thượng Vũ, phi
đoàn 520 có trung tá Nguyễn Văn Dũng, phi đoàn 540 có trung tá Nguyễn
Văn Thành, phi đoàn 542 có trung tá Nguyễn Ngọc Quang, phi đoàn 538 ở Đà
Nẵng thì có trung tá Nguyễn Văn Giàu làm chỉ huy.
Theo
phương án họp bàn ở Đà Nẵng, trước hết máy bay sẽ tấn công tàu Trung
Quốc vì “họ đi ra Hoàng Sa của mình là bằng tàu thôi, mình mà diệt hạm
đội này là họ cụt ngòi”. Máy bay sử dụng cho chiến dịch là loại F-5 và
F-5E, loại có bình xăng phụ.
“Cất cánh
từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20 phút,
thừa dầu bay về Đà Nẵng. Cự ly từ Hải Nam ra Hoàng Sa xa hơn Đà Nẵng ra
Hoàng Sa chút xíu, nhưng không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21, ra tới
Hoàng Sa thì không còn dầu để quay về. Thế nên, về không quân thì tụi
tôi chiếm ưu thế, Trung Quốc không có gì. MiG-21 không dám bén mảng ra
Hoàng Sa, mà ra đến đấy tụi tôi đánh cũng rớt, hoặc không có dầu về. F-5
vừa mang bom, tên lửa, vừa có súng, hai bên 2 cây 20 li, mỗi bên cánh 2
quả bom và 4 quả ở giữa, hai bên đầu cánh là 2 tên lửa đối không
Sidewinder. Hỏa lực của F-5 hồi đấy là quá mạnh. Về tương quan lực lượng
là chúng tôi chiếm ưu thế, nếu đánh Hoàng Sa thì tôi xem như
một cuộc dạo chơi, không có gì phải lo cả”, đại tá Nguyễn Thành Trung
kể.
Sau khi
các phi đội từ Biên Hòa bay tới Đà Nẵng, máy bay do thám RF-5A được điều
ra Hoàng Sa để chụp ảnh. Đây là loại máy bay có thời gian hoạt động
trên không rất lâu. RF-5A chụp ảnh chi tiết hết địa hình các đảo, mặt
biển trong bán kính 100 km, ghi lại hình ảnh các chiến hạm Trung Quốc.
Hình ảnh thu được cho thấy Trung Quốc tập trung tàu quanh Hoàng Sa khá
nhiều. “Chúng tôi cho phóng to hình ảnh ra và được chỉ huy đơn vị tập
trung hết 120 phi công lại nghe thuyết trình. Chúng tôi đếm từng chiếc
tàu một, thậm chí số hiệu tàu chúng tôi cũng đọc được. Không có tàu lớn,
tàu trung bình thôi, tàu nhỏ thì nhiều”.
|
|
|
Các
phi đoàn phải làm sạch, nhấn hết xuống biển và tôi đảm bảo là 100% sau
một ngày tất cả 40 chiếc tàu đó không còn chiếc nào sống sót. Máy bay mà
đánh tàu thì quá dễ, tàu nó chạy chậm, tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ thì
không có cách nào trốn được. Nói thiệt là xe tăng còn chạy không được
huống gì tàu, xe tăng mà chạy là tụi tui đánh lật ngửa hết |
|
|
|
| |
“Nhấn hết xuống biển”
Các phi
công đếm được khoảng 40 chiếc tàu, xác định được vị trí và hướng di
chuyển của số tàu đó. Sau khi nắm được tình hình thì đại tá Sỹ chia tấm
bản đồ thành 4 miếng và mỗi miếng được giao cho một phi đoàn, trách
nhiệm của mỗi phi đoàn là làm sạch mảnh bản đồ được chia.
“Ví như ô
của tôi có 15 chiếc, ô của anh có 20 chiếc thì nhiệm vụ của anh và của
tôi là trong một ngày phải cho những chiếc tàu đó chìm hết xuống biển,
không có chiếc nào nổi được nữa”, ông Trung giải thích. “Các phi đoàn
phải làm sạch, nhấn hết xuống biển và tôi đảm bảo là 100% sau một ngày
tất cả 40 chiếc tàu đó không còn chiếc nào sống sót. Máy bay mà đánh tàu
thì quá dễ, tàu nó chạy chậm, tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ thì không có
cách nào trốn được. Nói thiệt là xe tăng còn chạy không được huống gì
tàu, xe tăng mà chạy là tụi tôi đánh lật ngửa hết, cho nên tàu trên biển
mà đánh là trong tầm tay”.
Theo trí
nhớ của ông Trung, các phi công lúc bấy giờ cho rằng nhiệm vụ khá dễ,
chỉ trong vòng 12 giờ là tàu Trung Quốc sẽ chìm hết. “Mà việc đó là chắc
chắn đến 100%, không có trận nào mà chắc chắn như thế”, người phi công
kỳ cựu lặp lại.
Lúc bấy
giờ, quyết tâm của Không quân Việt Nam Cộng Hòa, từ lãnh đạo đến chỉ
huy, phi công là rất cao. “Khí thế dữ lắm, các anh có sống ở thời điểm
đó mới biết người Việt Nam chúng ta yêu nước như thế nào”.
Lúc bấy
giờ, ông Trung là một sĩ quan cấp úy. “Mấy ông cấp tá, mấy ông lãnh đạo,
chỉ huy phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh
chơi thôi, không có sướng. Đánh với Trung Cộng mới là đánh cho nên tôi
nói thật với các ông, đánh trận này, tụi tôi đi đánh trước. Cấp đại tá,
trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như
thế nào, đánh một trận cho họ từ bỏ ý định, bớt hung hăng, sau khi chúng
tôi chết hết rồi mới đến cấp úy các ông đi đánh”, ông kể lại và nói
thêm: “Nói thế để biết người Việt Nam yêu nước như thế nào, vì đánh với
Trung Quốc mới là đánh giặc xâm lăng, cho nên mấy ổng bảo chừng nào tụi
tôi chết hết mới đến
các anh”.
Chiến đấu cơ F-5 của Không quân Việt Nam Cộng Hòa - Ảnh: Tư liệu
|
|
|
“Mấy
ông cấp tá, mấy ông lãnh đạo, chỉ huy phát biểu trong cuộc họp rằng:
Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi, không có sướng. Đánh với Trung
Cộng mới là đánh cho nên tôi nói thật với các ông, đánh trận này, tụi
tôi đi đánh trước. Cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho
họ biết người Việt Nam là như thế nào, đánh một trận cho họ từ bỏ ý
định, bớt hung hăng, sau khi chúng tôi chết hết rồi mới đến cấp úy các
ông đi đánh”. |
| |
Theo lời
kể của đại tá Nguyễn Thành Trung, lúc bấy giờ tất cả phi công đều tình
nguyện ký vào lá đơn “Thề được chết cho Hoàng Sa”. Tất cả phi công đều
tuyên thệ sẵn sàng chết cho Hoàng Sa và ai cũng coi đó là cái chết rất
vinh hạnh. “Trận đánh này chúng tôi chuẩn bị rất kỹ và phần thắng là
chắc chắn 100%, vì tàu không thể chạy nổi. Mỗi tàu một quả bom là xong
và khí thế ấy nó luôn hừng hực trong lòng mỗi người Việt Nam, hừng hực
trong mỗi phi công”.
Kế hoạch
không kích, theo lời ông Trung, là tuyệt mật, chỉ có những người tham
gia mới biết. Chỉ huy cấp cao trong quân đội, nếu không có nhiệm vụ liên
quan trực tiếp tới việc triển khai chiến dịch, đều không biết được.
Một
kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với “khả năng chiến thắng là
100%”, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra vì Tổng thống Thiệu đã nhận
được cảnh báo “không hành động khinh suất” từ Mỹ. Lúc bấy giờ, Mỹ đã làm
lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm
Hoàng Sa.
Đối với
những người như đại tá Nguyễn Thành Trung, 40 năm đã trôi qua nhưng
những kỷ niệm ngày ấy vẫn còn mới nguyên, và trong lòng mỗi một cựu phi
công F-5 thuở nào luôn canh cánh một nỗi niềm, rằng đã không được chiến
đấu và được chết trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa thân yêu.
“Nếu ngày
đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu
đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng
Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt
Nam thật là quá nặng nề”, ông Trung nói.
Đỗ Hùng - Tấn Tú
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140109/hai-chien-hoang-sa-40-nam-nhin-lai-ky-6-khong-quan-viet-nam-cong-hoa-len-ke-hoach-gianh-lai-hoang-sa.aspx
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Jan/2014 lúc 6:31pm
http://hon-viet.co.uk/MuongGiang_19thang1NgayHoangSaTiepNoiNhungTrangSuChongTauDoXamLuoc.htm - http://hon-viet.co.uk/MuongGiang_19thang1NgayHoangSaTiepNoiNhungTrangSuChongTauDoXamLuoc.htm
19-1 Ngày Hoàng Sa:
Tiếp nối những trang sử Việt
chống Tàu đỏ xâm lược
Mường Giang
Theo
sử liệu cũng như nhân chứng xác nhận, ngay từ thời các vị
chúa Nguyễn trị vì Đàng Trong, thì hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa nằm ngoài biển Đông đã là đất của Đại Việt.
Theo
sử liệu cũng như nhân chứng xác nhận, ngay từ thời các vị
chúa Nguyễn trị vì Đàng Trong, thì hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa nằm ngoài biển Đông đã là đất của Đại Việt.
Thời
đó Đội Hoàng Sa tập trung tại Vươn Đồn, để luyện tập cũng như
sửa chữa thuyền bè và nhận lệnh thượng cấp. Trước khi xuất
quân, Đội đến Miếu Hoàng Sa tế lễ. Đây là một ngôi nhà gồm 3
gian, làm bằng gỗ tốt, lợp tranh dầy, mặt Miếu quay ra cửa Sa
Kỳ, trước có 2 cây gạo cổ thụ. Trong Miếu thờ một bộ xương Cá
Ông rất lớn. Ông này đã lụy tại Hoàng Sa, nhưng đã được Hải
Đội dìu về đất liền. Sau ba năm chôn cất, những người lính
thỉnh cốt vào thờ trong Miếu. Từ đó về sau hằng năm vào tháng
6, khi những người lính,mãn phiên từ Hoàng Sa trở về, dân làng
tổ chức cúng lễ tại Miếu gọi là ‘Đánh Trống Tựu Xôi’.
Từ
thị xã Quảng Ngãi qua cầu Trà Khúc bỏ quốc lộ 1, rẻ vào
quốc lộ 24B ngang qua Làng Sơn Mỹ dưới chân Núi Thiên Ấn chừng 5
km, thì rẽ vào một con đường đất đỏ, chạy giữa sông Kinh và
rừng dương sát biển. Đó là xã Tịnh Kỳ thuộc Huyện Sơn Tịnh,
nơi khai sinh Hải Đội Hoàng Sa, khoảng mấy trăm năm về trước,
thời các Chúa Nguyễn Nam Hà, thuộc Đại Việt. Theo Quảng Ngãi
địa dư chí, vùng đất này trước năm 1898 thuộc trấn Bình Sơn.
Năm Thành Thái thứ 10 tách ra thành 2 Huyện Bình Sơn và Sơn
Tịnh.. Sau tháng 8-1945, khu Tịnh Kỳ được hoàn thành bởi ba xã
An Kỳ, An Vịnh và Kỳ Xuyên.
Xưa
vùng này là một cù lao nằm cách đất liền, phải dùng ghe vào
các bến Mỹ Khê, Chợ Mới, Sa Kỳ hay xa hơn là Thị Xã Quảng
Ngải và các Thị Trấn Ba Gia, Đồng Ké, Sông Vê, Ba Tơ. Từ năm
1993 qua việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất nên hải cảng
Sa Kỳ đã được mở rộng, đồng thời với con đường chạy từ cầu
Khê Kỳ, qua Cửa Lở tới Kỳ Xuyên. Có lẽ do địa thế sông nước
bao quanh, nên từ mấy trăm năm về trước, Chúa Nguyễn đã chọn An
Vĩnh làm căn cứ đặt Hải Đội Hoàng Sa, với nhiệm vụ bảo vệ
hải đảo, cũng như khai thác các tài nguyên ngoài Đông Hải. Đình
làng An Vĩnh trước đây rất đồ sộ, là nơi xuân thu nhị kỳ cúng
tế những người lính Hoàng Sa, nay đả đổ nát vì thời gian và
chiến tranh, chỉ còn lại chiếc ccẩng tam quan.
Chỉ
riêng chứng tích này cũng đủ để minh chứng với thế giới Quần
Đảo Hoàng Sa-Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Đại Việt.
Người Tàu chỉ ỷ vào sức mạnh và tờ văn khế bán nước của
Phạm Văn Đồng năm 1958, để cướp chiếm lảnh thổ nước ta như sau
này chúng đã làm tại biên giới Việt Trung và Lãnh Hải trong
Vịnh Bắc Việt, qua sự đồng thuận của CSVN.
Tại
đây hiện còn nhà thờ Cai Đôi Phạm Quang Ánh, là người được Vua
Gia Long cử ra Hoàng Sa năm 1815 để đo đạc, khảo sát lộ trình
và tái tổ chức Hải Đội. Ông được nhà Nguyễn phong chức Thượng
Đẳng Thần khi mất. Tóm lại, từ thời các Chúa Nguyễn
(1558-1783), nhà Tây Sơn (1788-1802), Nhà Nguyễn (1802-1945) đã có
Hải Đội Hoàng Sa. Đặc biệt năm 1836 đời Minh Mạng thứ 17, quần
đảo Paracel hay bãi cát vàng, được Công Bộ đặt tên là ‘ Bản
Quốc Hải Cương Hoàng Sa Xứ, Tối thị Hiểm Yếu’.
Từ
năm 1954, Hoàng Sa là một đơn vị hành chánh thuộc tỉnh Quảng
Nam-VNCH, được Tiểu Đoàn 1/TQLC bảo vệ. Từ năm 1959 tới 1974,
Đảo có các Đơn Vị Địa Phương Quân/Quảng Nam trú đóng. Quần Đảo
Trường Sa ở phía Nam, cũng là một đơn vị hành chánh của tỉnh
Phước Tuy và do DPQ của tỉnh này bảo vệ, cho tới ngày
30-4-1975.
Tháng
7-1954 ngay khi chữ ký trên văn bản ngưng bắn tại Genève chưa
ráo mực, thì Hồ Chí Minh đã nghĩ ngay tới chuyện chiếm miền
Nam để lập “thiên đàng XHCN”. Vì vậy Hồ đã gài lại một số
lớn cán binh bộ đội nằm vùng khắp lãnh thổ VNCH khi có lệnh
tập kết ra Bắc. Để chuyển quân cũng như tiếp tế, Hồ mở con
đường chiến lược Trường Sơn (HCM) trên bộ, xuyên qua lãnh thổ
Lào và Kampuchia. Về mặt biển, Hồ thành lập đường 559B giao cho
Đồng văn Cống chỉ huy. Để đánh lừa công luận quốc tế, Hồ xác
nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng từ
lâu đời.
Cũng
nhờ bản tin của UPI-AFB ngày 23-9-1958, được báo chí của Trung
Cộng lẫn Việt Cộng đăng tải ta mới biết được, vào ngày
14-9-1958 Thủ tướng VNDCCH (Bắc Việt) là Phạm Văn Đồng đã cam
kết với Thủ tướng Trung Cộng là Chu Ân Lai, bằng văn kiện xác
quyết như sau ‘ Chính phủ VNDCCH tôn trọng quyết định “ lãnh hải
12 hải lý cũng như hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, là Tây
Sa-Nam Sa của Tàu “..
Ngày
22-9-1958 Đại sứ Bắc Việt tại Bắc Kinh là Nguyễn Khang, dâng
văn kiện bán nước do Phạm Văn Đồng ký lên Thiên Triều. Ngay cả
khi đã cướp chiếm được hoàn toàn miền Nam VN vào tháng 5-1976,
trên tờ ‘ Sài Gòn Giải Phóng ‘ của Ngô Công Đức, Lý Quý Chung..
vẫn còn đăng lời xác nhận của CSVN ‘ Hoàng Sa-Trường Sa là
của Trung Cộng’. Khôi hài hơn Hà Nội còn nói ‘ vì ta và Tàu
sông liền sông, núi dính núi, nên Hoàng Sa-Trường Sa, của ai
cũng thế thôi, nên VN muốn lấy lại đảo, lúc nào Trung Cộng
cũng sẵn sàng giao trả ‘
.Luận
điệu trên rõ ràng VC đã xác nhận VN là thuộc địa của Tàu
Cộng. Bằng chứng ngày 14-3-1988, VC và Trung Cộng đã giao tranh
đẳm máu tại Trường Sa. Ngay sau đó trên tờ Nhân Dân số ra ngày
26-4-1988, VC vẫn xác nhận sự kiện Hồ Chí Minh bán hai đảo cho
Tàu năm 1958 là đúng. Bởi có vậy, Trung Cộng mới viện trợ
súng đạn, gạo tiền và cả triệu quân, để Hà Nội đánh chiếm
VNCH từ 1955-1975.
Cuối
năm 2008, Nguyễn Tán Dũng và toàn bộ chóp bu đảng VC kéo sang
thiên triều ký hoàn tất cái gọi là văn kiện ‘ cấm mốc biên
giới trên đất liền và ngoài biển Đông ‘ dịp này Dũng ký bán
thêm bãi Tuệ Lãm thuộc tỉnh Hải Ninh của VN để từ đó Tàu Đỏ
mới có đủ yéu tố về công pháp quốc tế khi xác nhận toàn bộ
vịnh, đảo và ngay cả thềm địa VN là đất đai của nước Tàu.
Xin
được mượn tiếng thở dài buồn đau mất nước của thi hào Nguyễn
Khuyến ‘ mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái ‘ để nhớ về những
đồng đội VNCH đã hy sinh vì non nước Việt từ 1955 -1975, trong
đó có các chiến sĩ Hải Quân đã tham dự Trận Hải Chiến Hoàng
Sa ngày 19/1/1974. Chiến cuộc đã qua rồi nhưng ngày 19 tháng 1
từ đó đến nay, miên viễn được toàn dân trong và ngoài nước,
chọn làm thời điểm nối tiếp ‘ Cuộc đấu tranh ngăn chống giặc
Tàu đỏ ‘ xâm lược VN.
1-QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VN:
Về
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo chính sử cũng như
những tài liệu của ngoại quốc như Đại Nam thực lục, Đại Nam
nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Hoàng Việt địa
dư chí thời vua Minh Mạng, Quảng Ngãi tỉnh trí của các Tuần
Vũ Nguyễn Bá Trác và Nguyễn Đình Chi, Quảng Ngãi nhất thống
chí của Lê Ngại.đều đề cập tới và xác nhận đó lãnh thổ lâu
đời của Đại Việt. Với các tác phẩm ngoại quốc, có nhiều
thiên ký sự của các giáo sĩ Thiên Chúa trên tàu Amphitrite viết
năm 1701, của Đô Đốc Pháp tên là D’Estaing viết năm 1768 rằng:’
Sự giao thông giữa đất liền và các đảo Paracel (Hoàng Sa) rất
nguy hiểm, khó khăn nhưng Người Đại Việt chỉ dùng các thuyền
nhỏ, lại có thể đi lại dễ dàng.’
Nhưng
quan trọng nhất, là tác phẩm viết về Hoàng Sa của Đổ Bá tự
Công Đạo viết năm Chính Hòa thứ 7 (1686), trong đó có bản đồ
Bãi Cát Vàng:’ Đảo phỏng chừng 600 dặm chiều dài và 20 dặm
bề ngang. Vị trí nằm giữa cửa Đại Chiêm và Quyết Mông. Hằng
năm vào cuối mùa đông, các chúa Nguyễn Đàng Trong, cho Hải Đội
Hoàng Sa gồm 18 chiến thuyền đến nơi tuần trú.’ Năm 1776 trong
tác phẩm ‘ Phủ Biên tạp lục’, Lê Quý Đôn đã viết một cách rõ
ràng:’ Trước đây các Chúa Nguyễn đã đặt Đội Hoàng Sa 70 suất,
tuyển lính tại Xã An Vĩnh, cắt phiên mỗi năm vào tháng 2 ra đi,
mang theo lương thực 6 tháng. Dùng loại thuyền câu nhỏ gồm 5
chiếc, mất 3 ngày 3 đêm từ đất liền tới đảo.’
Hoàng
Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của VN ngay khi người Việt từ
Thuận-Hóa tới định cư tại Phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào
khoảng thế kỷ thứ XV sau tây lịch. Hai quần đảo trên nằm ngoài
khơi Đông Hải: Hoàng Sa ở phía bắc và Trường Sa nằm về cực nam
gần Côn Đảo.
+ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA:
Nằm
giữa hai kinh tuyến đông 111-112 độ và vĩ tuyến bắc 15 độ 45 -
17 độ 05. Đây là một chuổi đảo gồm 120 hòn lớn nhỏ nhưng qui
tụ thành bốn nhóm chính. Muốn tới đảo, nếu khởi hành từ Đà
Nẳng, bằng tau của Hải quân phải mất 10 giờ (chừng 170 hải
lý), theo hướng 083. Bốn nhóm đảo chính là:
- NHÓM NGUYỆT THIỀM (CROISSANT):
Gồm
các đảo Cam Tuyền hay Hữu Nhật (Robert), hình tròn, diện tích
om2032, là đảo san hô nên có nhiều phốt phát. Toàn đảo chỉ có
chim hải âu trú ngụ, tuyệt nhiên không có bóng người. Đảo Quang
Hòa Đông (Duncan), diện tích 0 km2 48, phía đông đảo là rừng cây
phốt phát và nhàn nhàn, phía tây toàn san hô là mơi trú ngụ
của chim hải âu. Đảo Quang Hòa Tây (Palon Island), hình tròn,
diện tích 0km241, trên đảo toàn cây nhàn nhàn và phốt phát,
đảo toàn san hô chỉ có chim ở. Đảo Dung Mộng (Drummond) hình
bầu dục, diện tích 0km241, toàn đảo chỉ có nhàn nhàn và phốt
phát. Giữa đảo có một vùng đất rộng, thời Đệ 1 Cộng Hòa
trước tháng 11-1963, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến trấn đóng
tại đây để bảo vệ lãnh thổ. Hiện trên đảo vẫn cò hai ngôi mộ
lính VNCH và 3 ngôi mộ cổ khác với mộ bia viết bằng chử Hán.
Trong
số này quan trong nhất vẫn là đảo Hoàng Sa (Pattle) có hình
chữ nhật, chu vi 2100m, diện tích 0km230. Đảo nay đã được khai
phá từ lâu đời, nên có nhiều công trình kiến trúc như Đồn quân
trú phòng, Sở khí tượng, Hải đăng và cầu tàu để các chiếm
hạm Hải quân/VNCH cập bến. Trên đảo có một ngôi miếu cổ thờ
Bà Chúa Đảo và do một Trung đội Địa Phương Quân thuộc Tiểu Khu
Quảng Nam trấn đóng.
Đảo
Vỉnh Lạc hay Quang Ảnh (Money) nằm biệt lập không thuộc nhóm
đảo Nguyệt Thiềm, hình bầu dục, diện tích 0, 50 km2. Trên đảo
toàn nhàn nhàn, phốt phát và một loại cây cao trên 5m, có trái
như mít. Toàn đảo không có người ở.
Đảo
Linh Côn (Lincoln) cũng năm biệt lập và đã bị Đài Loan cưởng
chiếm vào tháng 12-1946 khi Trung Hoa Dân Quốc, được lệnh LHQ tới
đảo giải giới quân Nhật đang trú đóng trên đảo.
- NHÓM TUYÊN ĐỨC (AMPHITRITE):
Cũng
bị Đài Loan chiếm năm 1946, nằm về phía bắc đảo Hoàng Sa, gồm
16 đảo nhỏ, trong số này quan trong nhất có đảo Phú Lâm (Woody
Island), dài 3700m, rộng 2800m. Trên đảo có nhiều cây ăn trái như
dừa, được Nhật Bổn khai thác phốt phát từ thời Pháp thuộc.
Năm 1950, Trung Cộng đánh đuổi Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài
Loan, chiếm lục địa và luôn các hải đảo của VN, xây phi
trường, làm đường xá, lập căn cứ quân sự. Đây là nơi giặc Tàu
phát xuất, tấn công chiếm các đảo của VN sau này.
* QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA:
Gồm
chín đảo lớn nhỏ, nằm giữa hải phận của cac nước VN, Phi
Luật Tân, Srawak. Trong số này đảo lớn nhất là Trường Sa
(Sparley), dài 700m, ngang 200m, nằm ở kinh tuyến 114 độ 25 và vĩ
tuyến 19 độ 10 bắc. Đảo cấu tạo bởi san hô, có nhiều hải âu
trú ngụ, đẻ trứng rất to. Trên đó có nhiều loại cây ăn trái
vùng nhiệt đới như dừa, bàng, mù u, nhàn nhàn, rau sam.
2 - TRUNG CỘNG CƯỚP CHIẾM HOÀNG SA CỦA VN:
Thật
sự người Tàu chỉ chú ý tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của VN từ đầu thế kỷ XX vì dầu hỏa, khí đốt và vị trí
chiến lược của hai đảo trên. Sự tranh dành cướp chiếm bắt đầu
từ thời VN bị thực dân Pháp đô hộ, vì mất chủ quyền nên không
còn binh lực để bảo vệ lãnh thổ riêng của mình.
- 1907 Tổng đốc Quảng Châu đòi chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.
- 1909 Hải quân Nhà Thanh tới Hoàng Sa hai lần, cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát đạn đại bác để thị oai.
-Ngày
30-4-1921 chính quyền Quảng Đông, ký văn thư số 831 tự động sáp
nhập quần đảo Hoàng Sa của VN vào đảo Hải Nam nhưng đã bị
Triều đình Huế phản đối dữ dội vào năm 1923.
-
Năm 1933, Pháp vì bị báo chí trong nước phản đối dữ dội, nên
đã đem hải quân ra đánh đuổi quân Tàu, chiếm lại quần đảo
Hoàng Sa, lập đồn binh, cầu tàu, đài khí tượng trên hai đảo
chính Hoàng Sa, Trường Sa.
-
Tháng 12/1946 Đài Loan lợi dụng việc giải giới Nhật, đã chiếm
đảo Phú Lâm trong nhóm Tuyên Đức thuộc quần đao Hoàng Sa. Đảo
này lại lọt vào Trung Cộng khi Mao Trạch Đông chiếm lục địa
Trung Hoa.
- Ngày 4/12/1950 Chu Ân Lai lớn tiếng đòi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
- Năm 1956 Trung Cộng lén lút chiếm thêm đảo Linh Côn trong quần đảo Hoàng Sa, đang thuộc chủ quyền VNCH.
-
Ngày 21/12/1959 Hải quân VNCH với sự trợ chiến của Tiểu đoàn 1
Thủy Chiến Lục Chiến đuổi đánh Tàu đỏ chiếm lại các đảo Cam
Tuyền, Duy Mộng, Quang Hòa trong nhóm Nguyệt Thiềm, bắt giữ 84
tù binh và 5 thuyền binh nguy trang tàu đánh cá. Ngày 27/2/1959
Trung Cộng sau khi thua trận, đã ra thông cáo mạt sát Chính phủ
VNCH xâm phạm chủ quyền của Tàu, vì chính Hô Chí Minh cũng như
Pham văn Đồng đã chính thức xác nhận bằng văn kiện, là hai
quần đảo trên qua tên Tây Sa, Nam Sa là lãnh thổ của Trung Hoa.
Tuy nhiên để giữ hòa khí giữa hai nước, Tổng Thống Ngô Đình
Diệm đã thả hết số tù binh trên về nước.
Từ
ngày 4-9-1958, Trung Cộng vẽ bản đồ mới và tuyên bố lãnh hải
của mình là 12 hải lý. Bản tuyên cáo này chỉ có Bắc Hàn công
nhận đầu tiên. Tại Bắc Việt, Hồ Chí Minh họp đảng để nhất
trí và ban lệnh cho Phạm Văn Đồng, ký nghị định công nhận ngày
14-9-1958. Ngày 9-1-1974, Kissinger tới Bắc Kinh mật đàm với Mao
Trạch Đông, được cho coi văn kiện mà Phạm Văn Đồng đã ký xác
nhận, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH, chính là hai
đảo Tây Sa-Nam Sa của Tàu. Theo văn kiện và tuyên cáo lãnh hải
12 hải lý, thì chính VNCH đã chiếm đất của Trung Cộng, từ năm
1958, do VC làm chứng và xác nhận. Được cơ hội vàng ròng, tên
cáo già Kissinger tương kế tựu kế, nhân danh Nixon, bật đèn xanh
cho Mao đánh VNCH đề thu hồi lãnh thổ.
3 - HẢI CHIẾN HOÀNG SA THÁNG 1/1974 GIỮA QLVNCH VÀ TÀU ĐỎ:
Tính
đến năm 1974 khi xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, Hải quân VNCH
rất hùng hậu với quân số trên 40.000 người (sĩ quan, hạ sĩ
quan, binh sĩ), phân thành 5 vùng duyên hải và 2 vùng sông ngòi.
Hải quân có một hạm đội gồm 83 chiến ham đủ loại. Để bảo vệ
các sông ngòi, kênh rạch ở Nam phần, Hải quân đã thành lập 4
Lực lượng dặc nhiệm hành quân lưu động, gồm Lực Lượng (LL)
tuần thám 212, LL thủy bộ 211, LL trung ương 214 và LL đặc nhiệm
99. Ngoài ra còn Lực lượng Duyên phòng 213, Liên đoàn Tuần giang,
28 Duyên đoàn, 20 Giang đoàn xung phong, 3 Trung tâm Huấn Luyện
Hải quân và nhiều căn cứ yểm trợ khắp nơi. Khi xảy ra cuộc hải
chiến, Đề đốc Trần Văn Chơn là tư lệnh Hải quân. Tóm lại Hải
quân VNCH rất hùng mạnh trong vùng Đông Nam Á.
Ngay
từ thời thượng cổ, người Tàu luôn kính nể dân Việt vì ‘ họ
tuy ở núi mà rất thạo thủy tánh, láy thuyền làm xe lấy chèo
làm ngựa. Đến thì như gió thoảng, đi thì khó đuổi theo. Tính
tình khinh bạc hiếu chiến, không bao giờ sợ chết và luôn luôn
quật khởi với kẻ thù ‘.Bởi vậy suốt dòng lịch sử, Hải quân
Việt đã ba lần oanh liệt chiến thắng quân Tàu trên Bạch Đằng
Giang và sông Như Nguyệt.
Sau
năm 1975 nhiều tài liệu mật nhất là của Mỹ được bạch hóa,
trong đó có nhận xét về sự tương quan lực lượng hải quân giữa
Trung Cộng với Hải quân của VNCH thì thua xa và rất yếu. Cho
tới năm 1979 tình trạng quân sự của Trung Cộng vẫn còn lạc
hậu, cho nên khi Đặng Tiểu Bình to mồm muốn dạy VC một bài học
về quân sự, lại bị đá giò lái. Nhưng dù bị Mỹ dùng viện
trợ ngăn cản đâm sau lưng, Hải quân VNCH trong suốt hai mươi năm
(1955-1975), đã anh dũng giữ vững lảnh hải của đất nước một
cách gần như trọn vẹn, trước sự dòm ngó tranh dành hải đảo
của cac nước Trung Cộng, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam
Dương và Kampuchia..
Sau
khi đạt được thắng lợi ngoại giao với Hoa Kỳ qua cặp
Nixon-Kissinger, đồng thời với sự đồng lỏa của Việt Cộng, nên
giặc Tàu quyết tâm chiếm cho bằng được hai quần đảo ngoài Đông
Hải của VNCH. Dã tâm càng lớn từ năm 1973, sau khi được tin các
hảng dầu thăm dò cho biết vùng này có trử lượng rất lớn về
dầu khí. Lúc đó VNCH cũng đã bắt đầu ký nhiều hợp đồng, cho
phép các hảng dầu tới hai vùng đảo trên khai thác.Thế là ngày
11-1-1974, Trung Cộng lại tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa-Trường Sa. Ngày 19-1-1974, bất thần Trung Công tấn công
Hoàng Sa, gây nên trận hải chiến, tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu.
Trung Cộng dù chiếm được đảo nhưng thiệt hại gấp 3 lần VNCH.
Quần
đảo Hoàng Sa thời Đệ I Cộng Hòa (1955-1963) thuộc tỉnh Quảng
Nam. Cũng trong thời kỳ này, chính phủ đã ban hành sắc lệnh
số 134/NV năm 1956, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước
Tuy. Nghị định số 241/BNV ban hành ngày 14-12-1960, do chính Tổng
thống Diệm bổ nhiệm Nguyễn Bá Thước làm Phái viên hành chánh
Hoàng Sa. Lại phối trí Tiểu đoàn 1 TQLC trú đóng khắp các
đảo, để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Như
thường lệ vào ngày 18-1-1974 gần tới Tết Âm Lịch Nhâm Dần.
Lúc đó Tuần Dương Hạm HQ.16 Lý Thường Kiệt, khởi hành từ Đà
Nẳng với công tác chuyển vận Đơn vị Địa Phương Quân của Tiểu
khu Quảng Nam ra Hoàng Sa hoán đổi định kỳ. Trong chuyến công
tác trên, còn có một Phái đoàn khảo sát điạ chất, gồm 7 sĩ
quan công binh và hải quân. Ngoài ra còn có một người Mỹ tên
Gerald Kosh, là nhân viên tùng sự tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ Vùng I
Chiến thuật.
Trước
khi đổi quân, tàu HQ.16 đã vòng các đảo để kiểm soát, nên đã
phát hiện được nhiều tàu chiến của Trung Cộng sơn màu xanh ô
liu, ngụy trang như các tàu đánh cá, trang bị toàn vũ khí
nặng. Trong lúc đó còn có nhiều tàu chiến khác đang di chuyển
từ đảo Phú Lâm, tiến về các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Hoàng
Sa. Do tình hình quá khẩn cấp, nên HQ.16 đã báo về Bộ Tư Lệnh
Hải Quân Vùng 1 Chiến thuật, nên được tăng cường thêm các Chiến
hạm như Khu trục hạm Trần Khánh Dư, Tuần dương hạm Trần Bình
Trọng và Hộ tống hạm Nhật Tảo. Tuy nhiên tất cả đã được lệnh
Trung ương, chỉ phòng thủ, không được tấn công trước khi địch
chưa khai hỏa.
Theo
sử liệu, trong trận hải chiến này, lực lượng hải quân của
Trung Cộng rất hùng hậu vì đã chuẩn bị trước. Thành phần tham
chiến gồm: Hộ tống hạm 271 Kronstadt, Đại Tá Vương Kỳ Uy là
hạm trưởng, tử thương. Hộ tống hạm 274 Kronstadt, Hạm trưởng là
Đại Tá Quan Đức. Đây cũng là Soái hạm, chỉ huy trận chiến,
gồm Tư lệnh là Đô Đốc Phương Quang Kính, cũng là Phó tư lệnh
của Hạm Đội Nam Hải. Sau trận đánh, toàn bộ chỉ huy của Trung
Cộng trên Soái Hạm này, gồm 2 Đề Đốc, 4 Đại Tá, 6 Trung Tá, 2
Thiếu tá và 7 Sĩ Quan Cấp uý, đều bị trúng đạn đại bác tử
thương. Trục lôi hạm 389, hạm trưởng là Trung Tá Triệu Quát tử
thương. Trục lôi hạm 396, Hạm trưởng là Đại Tá Diệp Mạnh Hải,
tử thương. Phi Tiễn Đỉnh 133 Komar, có hỏa tiễn địa điạ Styx,
Hạm trưởng là Thiếu tá Tôn Quân Anh. Phi tiễn đỉnh 137 Komar, có
hỏa tiễn địa địa Styx, Hạm trưởng là Thiếu Tá Mạc Quang Đại.
Phi tiễn đỉnh 139 Komar có hỏa tiên, Hạm trưởng là Thiếu tá
Phạm Quy. Phi tiễn đỉnh 145 Komar có hỏa tiễn, Hạm trưởng là
Thiếu Ta Ngụy Như và 6 Hải Vận Hạm chở quân chiến đấu. Ngoài
ra còn một lực lượng trừ bị gồm 2 Tuần Dương Hạm, 4 Pháo Hạm,
4 Khu trục Hạm, trang bị hỏa tiễn Kiangjiang, 2 Phi đội Mig 19
và 2 phi đội Mig 21, do tư lệnh Hạm Đội Nam Hải, tổng chỉ huy.
Bên
VNCH, lực lượng tham chiến gồm Khu Trục Hạm HQ4 Trần Khánh Dư,
Hạm Trưởng là HQ.Trung Tá Vũ Hữu San. Tuần Dương Hạm HQ5 Trần
Bình Trọng, Hạm trưởng HQ. Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh. Hộ Tống
Hạm Nhật Tảo HQ10, Hạm Trưởng HQ. Trung Tá.Ngụy Văn Thà. Trong
khi giao chiến, HQ10 bị trúng đạn, toàn thể thủy thủ xuống
xuồng nhỏ, thì Hạm Trưởng ở lại tuấn quốc với chiến hạm.
Tuần Dương Hạm HQ16, Hạm Trưởng là HQ.Trung Tá Lê Văn Thư.
Về
lực lượng trừ bị có Tuần Dương Hạm HQ6 Trần Quốc Toản, Hộ
Tống Hạm HQ11 Chí Linh và Phi Đoàn F5-A37, nhưng vì ở cách xa
chiến trường nên khi chưa tới nơi, thì chiến cuộc đã tàn. Kết
quả phía VNCH, các chiến hạm 4,5 và 16 bị hư hại nặng nhưng
chạy được về Đà Nẳng sửa chữa và tiếp tục hoạt động sau đó.
Chỉ có Chiến Hạm HQ10 bị chìm, Hạm trưởng HQ Trung Tá Ngụy
Văn Thà bị thương nhưng quyết ở lại chết với tàu. Về phía
Trung Cộng, Tư Lệnh Mặt Trận, Bộ Tham Mưu và 4 Hạm Trưởng tử
thương. Hộ Tống Hạm 274 bị chìm, Hộ Tống Hạm 271 và 2 Trục lôi
hạm 389-396 bị hư nặng và phá hủy cùng với 4 ngư thuyền bị
bắn chìm.
Có
một điều bi thảm mà hiện nay ai cũng biết, là hầu hết các
chiến hạm mà Hoa Kỳ đã viện trợ cho Hải Quân VNCH, đều được
hạ thủy năm 1940 toàn loại phế thải được tân trang. Bốn Chiến
hạm tham chiến năm 1974 được coi là tối tân nhất, vì HQ4 hạ
thủy năm 1943, HQ5 hạ thủy năm 1944, HQ10 hạ thủy năm 1942 và HQ16
hạ thủy năm 1942. Riêng các vũ khí trên tàu, các loại súng
liên thanh đều được gở bỏ khi cho VNCH. Nhưng dù quân lực Miền
Nam ít, chiến hạm vừa cũ kỹ lại nhỏ, vũ khí trang bị chỉ có
đại bác nhưng nhờ các sĩ quan Hải Quân VNCH đều được huấn
luyện tại Âu Mỹ, rất thiện chiến và tài giỏi. Cho nên đã tác
xạ rất chính xác, làm nhiều tàu giặc cũng như hạm trưởng tử
thương.
Tệ
nhất là người Mỹ lúc đó vẫn còn là đồng minh của QLVNCH,
vẫn đang có hiệp ước hỗ tương chiến đấu và bảo vệ cho nhau.
Vậy mà khi cuộc chiến xảy ra, Hạm Đội 7 Hoa Kỳ đang tuần hành
gần đó, chẳng những đã không lên tiếng, không can thiệp mà ngay
thủy thủ VNCH bị chìm tàu, cũng không thèm cứu vớt theo đúng
luật hàng hải quốc tế.
Theo
các nhân chứng đã tham dự cuộc hải chiến kể lại, thì lúc đó
các chiến hạm của Hải quân/VNCH đã chống trả với giặc rất
dũng mãnh, nên chỉ trong mấy phút đầu đã có nhiều tàu chiến
của Trung Cộng bị bắn chìm. Về phía VNCH, Tuần dương hạm Lý
Thường Kiệt HO.16 bị bắn trúng bánh lái và sườn tàu, được
HQ.11 dìu về Đà Nẳng. Trên chiến trường lửa máu, chỉ còn HQ.10
và Hộ tống hạm Nhật Tảo vùng vẩy chiến đấu với hằng chục
chiến hạm của Trung Cộng được không quân từ các căn cứ trên dảo
Hải Nam tới yểm trợ.
Cuối
cùng Hộ tống hạm Nhật Tảo bị bắn cháy và chìm giữa biển
Đông. Hạm trưởng HQ.Trung Tá.Ngụy Văn Thà, tốt nghiệp khóa 12
sĩ quan hải quân Nha Trang, sinh năm 1943 tại Trảng Bàng (Hậu
Nghĩa). Khi tàu lâm nạn với tư cách là chỉ huy trưởng, Trung Tá
Thà đã ra lệnh cho Hạm phó là Thiếu Tá HQ. Nguyễn Thành Trí,
sinh năm 1941 tại Sa Đéc, tốt nghiệp khóa 17 sĩ quan hải
quân/Nha Trang, hướng dẫn số quân nhân còn sống sót, trong tổng
số 80 người trên tàu, dùng bè cao su về đất liền. Riêng Ông ở
lại chết với tàu.
Trên
biển Thiếu tá Trí vì bị thương nặng cũng đã chết trên bè,
trước khi các quân nhân còn lại được thương thuyền Skopionella
của Hòa Lan, trên đường từ Hồng Kông đi Tân Gia Ba cứu sống vào
đúng đêm giao thừa Tết âm lịch Nhâm Dần (1974). Sau đó 22 quân
nhân này được một chiến hạm của Hải Đội 1 Duyên Phòng đón về
đất liền. Còn 16 Biệt Hải của Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt
có lệnh giữ đảo Vĩnh Lạc, sau khi Hòang Sa thất thủ đã dùng
bè cao su vượt biển về đất liền. Lênh đênh nhiều ngày trên sóng
nước, nắng mưa gió lạnh, cuối cùng cũng được một thuyền đánh
cá cứu thoát đưa về điều trị tại Quân Y Viện Qui Nhơn, 2 người
chết vì đói lạnh, số còn lại may mắn thoát được tử thần.
Cuộc
hải chiến chấm dứt, các chiến hạm của VNCH đều rút lui vì
Hoàng Sa đã thất thủ. Bấy giờ giặc Tàu mới bắt đâu thu dọn
chiến trường và xua quân chiếm đóng tất cả các đảo. Về phía
VNCH còn kẹt lại trên đảo, gồm Trung đội ĐPQ/Quảng Nam, các quân
nhân Hải quân, 7 Sĩ quan công binh trong toán khảo sát địa chất,
4 nhân viên sở khí tượng và 1 người Mỹ làm việc ở Tòa lãnh
sự Hoa Kỳ thuộc Quân đoàn 1. Tổng cộng là 42 người, đều bị
giặc bắt làm tù binh, giải về thành phố Quảng Châu và giam
trong một trại tù, cạnh dòng sông Sa Giang. Đây cũng chính là
nơi mà năm chục năm về trước(1924), liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã
gieo mình tự vẫn để không bị sa vào tay giặc Pháp, sau khi ông
ném bom ám sát hụt Merlin, toàn quyền Đông Dương đang có mặt
tại Hồng Kông.
Lúc
đó đúng 8 giờ sáng ngày mồng một tết nguyên đán, thời gian
hạnh phúc nhất của các dân tộc Á Đông vui xuân theo âm lịch,
trong đó có VNCH. Riêng 42 tù binh VN liên tục bị bọn an ninh
Trung Cộng tra vấn, bắt buộc phải nhận tội là đã chiếm đóng
bất hợp pháp lãnh thổ của Tàu. Nhưng rồi không biết vì sao,
Đặng Tiểu Bình ra lệnh phóng thích tất cả, đưa tới Hồng Kông
để mọi người hồi hương.
Lịch
sử tái diển ngày 14-3-1988, Trung Cộng lại nổ súng vào Hải
quân Việt Cộng tại quần đảo Trường Sa. Trong cuộc hải chiến
ngắn ngủi này vì Hà Nội chỉ phản ứng có lệ, nên tài liệu
cho biết phía Trung Cộng không có ai bị tử thương cũng như tàu
chìm. Ngược lại phía VN có nhiều tàu chiến bị chìm gồm:
Chiến Hạm Thượng Hải của Tàu viện trợ, 1 Tuần Dương Hạm cũ
của VNCH để lại, 1 Hải Vận Hạm của Nga Sô viện trợ và trên 300
lính Hải quân bị thương vong.
Từ
sau ngày 30-4-1975 chiếm được cả nước, CSVN lúc nào cũng rêu
rao khoác lác về “độc lập tự do, vẹn toàn lãnh thổ”. Thế nhưng
nay đã lộ nguyên hình bán nước cho Tàu, phản bội quê hương dân
tộc nên bị toàn dân trong và ngoài nước phanh phui nguyền rủa,
đứng dậy công khai chống đối quyết liệt, bất chấp ngụy quyền
khủng bố đàn áp bức hại tù đày.
Dân
chúng VN bao đời sống nhờ biển cá, VC ngày nay đem biển bán
cho giặc Tàu, khiến cho nguồn lợi thủy sản bị hao hụt trầm
trọng, tài nguyên thuộc về ngoại bang. Trước năm 1975 lúc nào
cũng nói “VNCH tham nhũng, độc tài, Diệm-Nhu, Thiệu Hương chạy
theo Mỹ”, nay rõ ràng hơn chính đảng VC và Hồ Chí Minh mới
đích thực là đầy tớ của ngoại bang, hết cõng Nga tới Tàu, nay
bỏ chân qua Mỹ-Nhật.. bán nước, bán dân hiện nay ai cũng biết
hết.
Thương
biết bao những anh hùng vị quốc, trong đó có những chiến sĩ
Hải quân năm nào, đã anh dũng chống giặc Tàu xâm lăng, như tổ
tiên ta đã bao đời banh thây đổ máu để có ‘Nam quốc sơn hà, nam
đế cư’.
Nhân
buổi Xuân về, người lính già đang sống thừa trên đất khách,
nghiêng mình trân quý thắp một nén nhang lòng, kính gửi theo mây
ngàn phương tới tất cả những oan hồn của nam nữ liệt sĩ anh
hùng Việt Nam Cộng Hòa, mong được phù hộ cho đồng bào trong nước
sớm thoát khỏi gông cùm nô lệ của tập đoàn ngụy quyền bán
nước Hà Nội, để Việt Nam có cơ hội tự cường tự chủ đứng dậy
hiên ngang tiêu diệt giặc Tàu đỏ như thuở nào Tổ Tiên ta đã anh
dũng đánh đuổi xâm lăng ra khỏi nước, để giành lại phần lảnh
thổ mà Hồ Chí Minh và Cộng Sản VN đã đem bán cho Hán tặc
suốt mấy chục năm qua.
Viết tại Xóm Cồn Hạ uy Di
Trước thềm Tết 2014.
Mường Giang
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Jul/2016 lúc 7:57pm
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2015/11/13/da-co-sach-trung-quoc-khang-dinh-hoang-sa-truong-sa-la-cua-viet-nam/ - ĐÃ CÓ SÁCH TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH… HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !!! Posted on https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2015/11/13/da-co-sach-trung-quoc-khang-dinh-hoang-sa-truong-sa-la-cua-viet-nam/ - by https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/author/chrisvietstar/ - chrisvietstar VIỆT STAR MEDIA: “LỊCH SỬ GHI LẠI…” –
Phát hiện cuốn sách cổ của nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909)
khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam. Trong
quá trình điền dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại
gia đình anh Phan Văn Luyện (xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi
đã tiếp cận được cuốn sách cổ, in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) – nhà
Thanh (niên hiệu Quang Tự, 1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng
chữ Hán). Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách này cho chúng tôi sở
hữu và nghiên cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu để công bố trước
công luận và làm bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa –
Trường Sa là của Việt Nam. Cuốn sách này có tên “Danh hoàn Chí lược”
(Sách ghi chép về địa lý Thế giới), có khổ 20cm x 14,5cm, người giám
định sách là hai tiên sinh Bích Tinh Tuyền và Lưu Ngọc Ba. Sách do Nhà
xuất bản Hòe Lý Đường in. Ở
trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu
Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay
ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho
quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu,
1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh,
1821-1851). Ở trang 3, 4 và trang 5 của sách có ghi bài tựa của Lưu
Vận Kha, soạn vào năm Kỷ Dậu (1849), mùa hạ tháng 4 – triều vua Thanh
Tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang. Bài tựa thứ 2 cũng viết vào năm Đạo
Quang thứ 28, triều vua Thanh Tuyên Tông, do Bành Uẩn Chương soạn. Bộ
sách này từ khi soạn (vào năm 1849, thời vua Thanh Tuyên Tông) phải mất
49 năm sau mới được in (vào năm 1898), triều vua Đức Tông (Nhà Thanh) –
niên hiệu Quang Tự. Bộ sách gồm nhiều tập. Chúng tôi chỉ chú tâm tới
các tập 3, 4, 5 (vì 3 tập này đóng gộp thành 1 quyển) và có ghi các đảo
thuộc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Sách Danh hoàn chí lược. Dòng
chữ nhỏ bên phải ghi người giám định Bích Tinh Tuyền, Lưu Ngọc Ba. Dòng
chữ nhỏ bên trái ghi Hòe Lý Đường Bản Dòng chữ bên phải ghi Quang tự Mậu tuất Mạnh Thu. Dòng thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn Nội
dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước
trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung
Quốc, Nhật Bản, Indonesia … cho đến Ả Rập. Đặc biệt, ở trang 24, 25
của tập sách này có in tấm bản đồ Trung Quốc, mang tên “Hoàng Thanh nhất
thống dư địa toàn đồ” (Bản đồ toàn quốc thống nhất đời nhà Thanh). Trên
bản đồ này đều có vẽ các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc,
như: Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên… Đáng chú ý, ở phần biển
đảo, Trung quốc chỉ vẽ đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam), Đảo Đài Loan
(của Trung Quốc)… sau đó ghi chú là biển nhưng không hề vẽ và ghi chú
đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc. (Bản đồ thứ 1, có ghi chú:
Hoàng Thanh Nhất thống dư địa toàn đồ). Bản đồ của nhà Thanh không có đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi đảo Quỳnh Châu (Hải Nam) và đảo Đài Loan Đặc
biệt hơn nữa, ở tấm bản đồ in tại trang 40, 41 của cuốn sách này thì
bên cạnh việc vẽ bản đồ đường biển Trung Quốc lại có vẽ eo biển Quảng
Nam (và ghi rõ là Nam Việt – tức Việt Nam). Bên cạnh eo biển Quảng Nam,
bản đồ này còn vẽ đảo Thất Châu Dương – biển Thất Châu (cả khu vực biển
đảo Trường Sa, Hoàng Sa – Vạn lý Trường Sa. Nếu theo bản đồ Trung Quốc
thì Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc biển Thất Châu Dương – một cách gọi tên
khác mà người Trung Quốc xưa thường dùng và ghi chú trên bản đồ để chỉ
khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (không có ghi khu vực
biển Thất Châu Dương này thuộc địa giới của Trung Quốc). Bản đồ đã chú thích trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa thuộc địa phận biển Việt Nam Ở
tấm bản đồ trang 55 và 56 – chủ yếu vẽ về biển, đảo và các nước giáp
Trung Quốc: biển Ấn Độ Dương (Trung Quốc gọi là Tiểu Tây Dương) và có cả
ghi chú về Ấn Độ Dương. Trên bản đồ này còn cho biết về biển và đảo
Trường Sa của Việt Nam giáp với đảo Quỳnh Châu (Hải Nam – thuộc Quảng
Châu, Trung Quốc). Vẽ cả hình tượng bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Trên
bản đồ này còn vẽ khu vực biển đảo Quảng Nam: Trong đó vẽ và ghi Thất
Châu Dương (Hoàng Sa, Trường Sa), vẽ cả cửa biển Lộc Nại của Quảng Nam
và vẽ đảo Côn Lôn của Việt Nam. Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa chú thích)Đáng
chú ý ở trang 88, 89 giúp cho người đọc hiểu về luồng lạch, hướng gió
và các bãi đá ngầm ở trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa và phương hướng,
độ dài (tính theo cách tính canh giờ của người xưa) đi trên biển để tới
được các nước khác nếu xuất phát từ cửa biển: đảo Trường Sa của Việt
Nam. Phần phiên âm của sách được nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch
như sau: “…Sách Hải quốc văn kiến lục có nói: Vùng Nam Dương (biển phía
nam) là nơi thuyền buôn của vùng Mân Việt thường đến. Đường biển nơi đây
nhiều chỗ nguy hiểm. Người chỉ huy thuyền đi qua biển này cần phải cẩn
thận. Nguy hiểm nhất là nơi có hòn đảo Áo Khí. Thủy trình đi khoảng 7
canh giờ từ đảo Áo Khí đến đảo Lạc Tế. Đảo này nhỏ mà bằng phẳng. Ven
đảo có nhiều đá ngầm ngổn ngang, thuyền không đến được; thu hút không
khí, dòng chảy ở bốn phía. Trên đảo có nhiều cây cỏ mọc cao hơn một
trượng, có núi Đông Sư Tượng, nếu muốn đến thì phải theo dòng nước mà
đi. Không thể đi ngược lên phía Bắc vì nhiều doi cát nổi chìm, dài
khoảng 200 dặm. Đi lên phía bắc thì có đảo và trên đảo có núi Sa Mã Kỳ.
Hai ngọn núi này đối mặt vào nhau (ngọn núi Sa Mã Kỳ và Đông Sư Tượng). Toàn trang chữ Hán (đã dịch trong bài viết)Theo
đường thủy trình trên biển là phải đi bốn canh giờ mới tới địa đầu Sa
Mã Kỳ, lại có những doi cát liên tục ở phía nam đến Việt hải (biển Việt)
gọi là Trường Sa đầu (địa đầu Trường Sa). Cứ đi về phía nam thì lại
thấy nhiều doi cát nổi lên, theo đó mà đi thì đến Vạn Lý Trường Sa. Phía
nam Trường Sa có nhiều bãi đá ngầm lởm chởm, đi tiếp là đến biển Thất
Châu, gọi là Thiên Lý Thạch Đường. Đây là đất nguy hiểm của vùng Nam
Dương, hay có gió bão lớn ở ngoài biển, thuyền đi biển đậu ở ngoài này
thường gặp bão gió. Có những thuyền đi lạc đường mà gặp phải nơi đó thì
rất nguy hiểm. Một cửa Trường Sa nằm ở phía tây bắc cùng với đảo Nam Áo.
Ở phía tây nam là đảo Đại Tinh (Biển bình lặng¬) tạo thành thế chân vạc
ở cửa nam bắc, ước rộng phải đi chừng khoảng ngũ canh (đơn vị đo lường
thời cổ thường tính theo giờ). Thuyền buôn của người Việt thường đậu ở
đó; phía Nam là đảo Lã Tống (Lucson – Philipin), Văn Lai, Tô Lập. Thuyền
buôn thường qua mấy nước đó để trao đổi buôn bán, khi xuất phát đều từ
cửa Trường Sa mà đi. Nếu gặp gió bắc thì lấy chuẩn từ đảo Nam Áo. Gặp
gió Nam, lấy đảo Đại Tinh làm chuẩn để tới Giang Tô, Triết Giang, Phúc
Kiến (Quảng Đông). Nếu đi về phía Nam của Nam Dương phải đi từ cửa Sa Mã
Kỳ (Đài Loan) đến các nước ở Lữ Tống (Philipin), giáp phía Tây Dương.
Muốn đến Chiết Giang, Mân Việt… Nhật Bản phải đi theo hướng phía Tây
biển Thất Châu, Côn Lôn rồi đến Vạn Lý Trường Sa ngoại (ngoài Vạn lý
Trường Sa), qua cửa biển đảo Sa Mã Kỳ – đi theo đường thẳng dây cung mới
an toàn. Từ Trung Quốc mà đến nước Indonesia phải đi phía ngoài Vạn lý
Trường Sa. Nơi đây biển mờ mịt, không lấy gì làm chuẩn được cho nên muốn
đi phải theo những doi cát ở biển Việt rồi mới đến Thất Châu Dương và
từ đó đi tới Indonesia; Vùng biển này nước mênh mông nên giới hạn cũng
mênh mông…”. (Trích sách “Danh hoàn Chí lược”). Bản đồ chưa chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt NamBản đồ đã chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam Thông
qua tư liệu đã nêu ở cuốn sách này, giúp chúng ta có thêm những bằng
chứng quý giá để góp phần khẳng định ngay từ thời nhà Thanh, các bản đồ
của Trung Quốc đã vẽ các đảo trên vùng biển của họ chỉ có đảo Hải Nam,
Đài Loan là gần với khu vực biển Việt Nam. Điều đó khẳng định Hoàng Sa,
Trường Sa (biển Thất Châu Dương, theo tên gọi trên bản đồ Trung Quốc
thời nhà Thanh) là thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch sách Danh hoàn Chí lược (source from DuyTracAuOanh’s Blog) Phan Nguyên Luân… tổng hợp/thực hiện
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2015/11/13/da-co-sach-trung-quoc-khang-dinh-hoang-sa-truong-sa-la-cua-viet-nam/ - ĐÃ CÓ SÁCH TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH… HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !!!
Posted on https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2015/11/13/da-co-sach-trung-quoc-khang-dinh-hoang-sa-truong-sa-la-cua-viet-nam/ - - November 13, 2015 by https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/author/chrisvietstar/ - chrisvietstar
VIỆT STAR MEDIA: “LỊCH SỬ GHI LẠI…”
– Phát hiện cuốn sách cổ của
nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909) khẳng định Hoàng Sa, Trường
Sa, Biển Đông là của Việt Nam.
Trong quá trình điền dã tại các địa
phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại gia đình anh Phan Văn Luyện (xã
Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi đã tiếp cận được cuốn sách cổ,
in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) – nhà Thanh (niên hiệu Quang Tự,
1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng chữ Hán).
Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách này cho chúng tôi sở hữu và nghiên
cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu để công bố trước công luận và làm
bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa – Trường Sa là của
Việt Nam.
Cuốn sách này có tên “Danh hoàn Chí lược” (Sách ghi chép về địa lý Thế
giới), có khổ 20cm x 14,5cm, người giám định sách là hai tiên sinh Bích
Tinh Tuyền và Lưu Ngọc Ba. Sách do Nhà xuất bản Hòe Lý Đường in.
Ở
trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu
Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay
ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho
quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu,
1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh,
1821-1851).
Ở trang 3, 4 và trang 5 của sách có ghi bài tựa của Lưu Vận Kha, soạn
vào năm Kỷ Dậu (1849), mùa hạ tháng 4 – triều vua Thanh Tuyên Tông, niên
hiệu Đạo Quang. Bài tựa thứ 2 cũng viết vào năm Đạo Quang thứ 28, triều
vua Thanh Tuyên Tông, do Bành Uẩn Chương soạn. Bộ sách này từ khi soạn
(vào năm 1849, thời vua Thanh Tuyên Tông) phải mất 49 năm sau mới được
in (vào năm 1898), triều vua Đức Tông (Nhà Thanh) – niên hiệu Quang Tự.
Bộ sách gồm nhiều tập. Chúng tôi chỉ chú tâm tới các tập 3, 4, 5 (vì 3
tập này đóng gộp thành 1 quyển) và có ghi các đảo thuộc chủ quyền biển,
đảo của Việt Nam.
Sách Danh hoàn chí lược. Dòng chữ nhỏ bên phải ghi người giám định Bích
Tinh Tuyền, Lưu Ngọc Ba. Dòng chữ nhỏ bên trái ghi Hòe Lý Đường Bản
Dòng chữ bên phải ghi Quang tự Mậu tuất Mạnh Thu. Dòng thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn
Nội dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước
trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung
Quốc, Nhật Bản, Indonesia … cho đến Ả Rập.
Đặc biệt, ở trang 24, 25 của tập sách này có in tấm bản đồ Trung Quốc,
mang tên “Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ” (Bản đồ toàn quốc thống
nhất đời nhà Thanh). Trên bản đồ này đều có vẽ các nước có chung đường
biên giới với Trung Quốc, như: Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên…
Đáng chú ý, ở phần biển đảo, Trung quốc chỉ vẽ đảo Quỳnh Châu (tức đảo
Hải Nam), Đảo Đài Loan (của Trung Quốc)… sau đó ghi chú là biển nhưng
không hề vẽ và ghi chú đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc. (Bản đồ
thứ 1, có ghi chú: Hoàng Thanh Nhất thống dư địa toàn đồ).
Bản đồ của nhà Thanh không có đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi đảo Quỳnh Châu (Hải Nam) và đảo Đài Loan
Đặc biệt hơn nữa, ở tấm bản đồ in tại trang 40, 41 của cuốn sách này thì
bên cạnh việc vẽ bản đồ đường biển Trung Quốc lại có vẽ eo biển Quảng
Nam (và ghi rõ là Nam Việt – tức Việt Nam). Bên cạnh eo biển Quảng Nam,
bản đồ này còn vẽ đảo Thất Châu Dương – biển Thất Châu (cả khu vực biển
đảo Trường Sa, Hoàng Sa – Vạn lý Trường Sa. Nếu theo bản đồ Trung Quốc
thì Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc biển Thất Châu Dương – một cách gọi tên
khác mà người Trung Quốc xưa thường dùng và ghi chú trên bản đồ để chỉ
khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (không có ghi khu vực
biển Thất Châu Dương này thuộc địa giới của Trung Quốc).
Bản đồ đã chú thích trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa thuộc địa phận biển Việt Nam
Ở tấm bản đồ trang 55 và 56 – chủ yếu vẽ về biển, đảo và các nước giáp
Trung Quốc: biển Ấn Độ Dương (Trung Quốc gọi là Tiểu Tây Dương) và có cả
ghi chú về Ấn Độ Dương. Trên bản đồ này còn cho biết về biển và đảo
Trường Sa của Việt Nam giáp với đảo Quỳnh Châu (Hải Nam – thuộc Quảng
Châu, Trung Quốc). Vẽ cả hình tượng bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Trên
bản đồ này còn vẽ khu vực biển đảo Quảng Nam: Trong đó vẽ và ghi Thất
Châu Dương (Hoàng Sa, Trường Sa), vẽ cả cửa biển Lộc Nại của Quảng Nam
và vẽ đảo Côn Lôn của Việt Nam.
Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa chú thích)
Đáng chú ý ở trang 88, 89 giúp cho người đọc hiểu về luồng lạch, hướng
gió và các bãi đá ngầm ở trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa và phương
hướng, độ dài (tính theo cách tính canh giờ của người xưa) đi trên biển
để tới được các nước khác nếu xuất phát từ cửa biển: đảo Trường Sa của
Việt Nam.
Phần phiên âm của sách được nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch như sau:
“…Sách Hải quốc văn kiến lục có nói: Vùng Nam Dương (biển phía nam) là
nơi thuyền buôn của vùng Mân Việt thường đến. Đường biển nơi đây nhiều
chỗ nguy hiểm. Người chỉ huy thuyền đi qua biển này cần phải cẩn thận.
Nguy hiểm nhất là nơi có hòn đảo Áo Khí. Thủy trình đi khoảng 7 canh giờ
từ đảo Áo Khí đến đảo Lạc Tế. Đảo này nhỏ mà bằng phẳng. Ven đảo có
nhiều đá ngầm ngổn ngang, thuyền không đến được; thu hút không khí, dòng
chảy ở bốn phía. Trên đảo có nhiều cây cỏ mọc cao hơn một trượng, có
núi Đông Sư Tượng, nếu muốn đến thì phải theo dòng nước mà đi. Không thể
đi ngược lên phía Bắc vì nhiều doi cát nổi chìm, dài khoảng 200 dặm. Đi
lên phía bắc thì có đảo và trên đảo có núi Sa Mã Kỳ. Hai ngọn núi này
đối mặt vào nhau (ngọn núi Sa Mã Kỳ và Đông Sư Tượng).
Toàn trang chữ Hán (đã dịch trong bài viết)
Theo đường thủy trình trên biển là phải đi bốn canh giờ mới tới địa đầu
Sa Mã Kỳ, lại có những doi cát liên tục ở phía nam đến Việt hải (biển
Việt) gọi là Trường Sa đầu (địa đầu Trường Sa). Cứ đi về phía nam thì
lại thấy nhiều doi cát nổi lên, theo đó mà đi thì đến Vạn Lý Trường Sa.
Phía nam Trường Sa có nhiều bãi đá ngầm lởm chởm, đi tiếp là đến biển
Thất Châu, gọi là Thiên Lý Thạch Đường. Đây là đất nguy hiểm của vùng
Nam Dương, hay có gió bão lớn ở ngoài biển, thuyền đi biển đậu ở ngoài
này thường gặp bão gió. Có những thuyền đi lạc đường mà gặp phải nơi đó
thì rất nguy hiểm. Một cửa Trường Sa nằm ở phía tây bắc cùng với đảo Nam
Áo. Ở phía tây nam là đảo Đại Tinh (Biển bình lặng¬) tạo thành thế chân
vạc ở cửa nam bắc, ước rộng phải đi chừng khoảng ngũ canh (đơn vị đo
lường thời cổ thường tính theo giờ). Thuyền buôn của người Việt thường
đậu ở đó; phía Nam là đảo Lã Tống (Lucson – Philipin), Văn Lai, Tô Lập.
Thuyền buôn thường qua mấy nước đó để trao đổi buôn bán, khi xuất phát
đều từ cửa Trường Sa mà đi. Nếu gặp gió bắc thì lấy chuẩn từ đảo Nam Áo.
Gặp gió Nam, lấy đảo Đại Tinh làm chuẩn để tới Giang Tô, Triết Giang,
Phúc Kiến (Quảng Đông). Nếu đi về phía Nam của Nam Dương phải đi từ cửa
Sa Mã Kỳ (Đài Loan) đến các nước ở Lữ Tống (Philipin), giáp phía Tây
Dương. Muốn đến Chiết Giang, Mân Việt… Nhật Bản phải đi theo hướng phía
Tây biển Thất Châu, Côn Lôn rồi đến Vạn Lý Trường Sa ngoại (ngoài Vạn lý
Trường Sa), qua cửa biển đảo Sa Mã Kỳ – đi theo đường thẳng dây cung
mới an toàn. Từ Trung Quốc mà đến nước Indonesia phải đi phía ngoài Vạn
lý Trường Sa. Nơi đây biển mờ mịt, không lấy gì làm chuẩn được cho nên
muốn đi phải theo những doi cát ở biển Việt rồi mới đến Thất Châu Dương
và từ đó đi tới Indonesia; Vùng biển này nước mênh mông nên giới hạn
cũng mênh mông…”. (Trích sách “Danh hoàn Chí lược”).
Bản đồ chưa chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam
Bản đồ đã chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam
Thông qua tư liệu đã nêu ở cuốn sách này, giúp chúng ta có thêm những
bằng chứng quý giá để góp phần khẳng định ngay từ thời nhà Thanh, các
bản đồ của Trung Quốc đã vẽ các đảo trên vùng biển của họ chỉ có đảo Hải
Nam, Đài Loan là gần với khu vực biển Việt Nam. Điều đó khẳng định
Hoàng Sa, Trường Sa (biển Thất Châu Dương, theo tên gọi trên bản đồ
Trung Quốc thời nhà Thanh) là thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch sách Danh hoàn Chí lược
(source from DuyTracAuOanh’s Blog)
Phan Nguyên Luân… tổng hợp/thực hiện
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Jul/2016 lúc 8:17pm
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/05/12/chung-minh-truong-sa-hoang-sa-la-cua-viet-nam/ - CHỨNG MINH TRƯỜNG SA, HOÀNG SA… LÀ CỦA VIỆT NAM !!
Posted on https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/05/12/chung-minh-truong-sa-hoang-sa-la-cua-viet-nam/ - May 12, 2016 by https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/author/chrisvietstar/ - chrisvietstar
Anh chàng Việt Kiều chứng minh Trường Sa của VN khiến cả nước Mỹ nghiêng mình thán phục!
Người Việt thật quá tài năng!
Niềm tự hào của nước Việt trên đất Mỹ…
Thật đáng ngưỡng mộ!
Lần đầu tiên những bản đồ cổ giúp chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa do Việt kiều Trần Thắng sưu tầm được trưng bày ở Mỹ.
Người sưu tầm 100 bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa
20 bản đồ Hoàng Sa, 20 bản đồ cổ Trung Quốc và 2 sách atlas Trung Quốc
được triển lãm tại Hội thảo quốc tế “Sự xung đột trong Biển Đông”, tổ
chức tại ĐH Yale, Mỹ cuối tuần qua. Ðây là 40 bản đồ trong bộ sưu tập
150 bản đồ cổ Hoàng Sa và Trung Quốc, cùng 3 sách atlas Trung Quốc mà
ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ, sưu tập từ giữa năm 2012. Những bản đồ này
đã được ông Thắng gửi tặng cho Việt Nam và UBND huyện đảo Hoàng Sa, Đà
Nẵng.
Prevost Bellin, Đức, 1747, cho thấy lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Ảnh: Trần Thắng.
20 bản đồ Hoàng Sa do các nước phương Tây và Việt Nam vẽ, từ năm 1618
đến 1859, chứng minh vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trong khi đó, 20 bản đồ các nước phương Tây vẽ về Trung Quốc từ năm 1626
đến 1980, cho thấy miền Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam.
Hai sách bản đồ Atlas, một cuốn do Nhà nước Trung Hoa phát hành tại Nam
Kinh năm 1933, cuốn còn lại do Phái bộ truyền giáo Trung Quốc phát hình
tại Anh năm 1908 cũng chỉ rõ lãnh thổ nước này dừng lại ở Hải Nam.
Giáo
sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về
Biển Đông, từng nhận xét bộ sưu tập của ông Trần Thắng cho thấy những
mâu thuẫn trong tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là “chủ quyền không
thể tranh cãi” đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Trần Thắng (bìa phải) và Giáo sư Carl Thayer tại Hội thảo.
Trao đổi với VnExpress, ông Trần Thắng, chủ tịch Viện văn hóa – giáo dục
Việt Nam (IVCE), cho biết các học giả tham dự hội thảo đều cho rằng,
hiện chưa có sách hoặc công trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa
được viết bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Điều này khiến các học
giả quốc tế than phiền rằng họ không có tài liệu để nghiên cứu.
“Việt Nam được một số học giả quốc tế tranh đấu bảo vệ lợi ích Biển
Ðông. Chính phủ Việt Nam cũng cần lập ra quỹ về Biển Ðông để tạo mọi
điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ nguồn ngân sách này, có
thể dùng dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu
về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc”, ông Thắng nói và cho
rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển
Ðông.
The
Atlas of The World, Johnsons Atlas, New York, 1869. cũng cho thấy chủ
quyền tại quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng.
Hiện Trung Quốc và các nước trong khối Ðông Nam Á tăng cường phát triển
quân sự, có nghĩa là phát triển “sức mạnh cứng”. Cái giá phát triển sức
mạnh cứng là hàng tỷ tỷ USD, trong khi giá thành phát triển sức mạnh mềm
như đầu tư nghiên cứu Biển Đông chỉ vài triệu USD. “Ðiều quan trọng của
sức mạnh mềm là gìn giữ được hoà bình trong khu vực trong các cuộc xung
đột về Biển Ðông”, ông Thắng nói.
“Tôi nghĩ Chính phủ cần phải công khai giải pháp cụ thể về Biển Đông. Ví
dụ như trường hợp Philippines họ chọn giải pháp về môi trường biển và
giá trị pháp lý về đường lưỡi bò để chống lại Trung Quốc tại tòa án quốc
tế, và giải pháp này được công khai trong nước và cả thế giới”, ông cho
biết thêm.
Ông Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại University of Connecticut và
làm việc cho công ty động cơ máy bay Pratt & Whitney từ năm 2000.
Ông đồng thời là Chủ tịch Viện văn hóa – giáo dục Việt Nam (IVCE) tại
New York, nhằm phát huy giáo dục Mỹ tại Việt Nam và giới thiệu văn hóa
Việt Nam tại các ÐH Mỹ.
Năm 2012, ông Trần Thắng sưu tầm 150 bản đồ cổ Trung Hoa, bản đồ
Hoàng Sa và 3 sách atlas Trung Hoa chứng minh chủ quyền biển đảo Việt
Nam. Với đóng góp này, ông nhận được bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy Ban biên giới – Bộ Ngoại giao,
UBND thành phố Ðà Nẵng.
CHRIS PHAN… thực hiện
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/05/12/chung-minh-truong-sa-hoang-sa-la-cua-viet-nam/
------------- mk
|
|