Mai Hoa Dịch Số
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Lịch Sử - Nhân Văn
Forum Discription: Lịch sử và các phong tục Tập quán
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2169
Ngày in: 13/Jan/2025 lúc 12:23am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Mai Hoa Dịch Số
Người gởi: Hoa Hạ
Chủ đề: Mai Hoa Dịch Số
Ngày gởi: 14/Dec/2009 lúc 10:53pm
MAI HOA DỊCH SỐ
tác giả Thiệu Khang Tiết, Dịch Giả Tuấn Châu ( Nguyễn Văn Thuỳ )
Trong " kinh Dịch, Đạo của người Quân Tử " Học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết :
" Điều kỳ dị nhất là môn "dịch học" nó
chỉ dựng trên thuyết âm dương , trên một vạch liền _____ tượng trưng
cho dương, một vạch đứt __ ___tượng trưng cho âm, hai vạch đó chồng
lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi
tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình
mới:Lục thập tứ quái .
Dùng sáu mươi bốn hình này, người Trung Hoa
diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện
tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên tới những đồ dùng,
những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi,
ăn uống , xử thế...
Các ông "Thánh" Trung Hoa đó quả thực có một
sáng kiến mới mẻ, một sức tưởng tượng, suy luận lạ lùng, khiến người
phương Tây ngạc nhiên và có người Âu (J.Lavier) đã dùng một vài quẻ để
giải thích một vài hiện tượng khoa học, sự tiến triển của khoa học.
Sự
kiện dùng hai vạch để giảng vũ trụ, xã hội đó thật ít ai quan niệm nổi,
cho nên ngay người Trung Hoa đã tạo ra nhiều truyền thuyết để giải
thích nguồn gốc Kinh Dịch."
Lấy ý của đoạn văn nầy, HH xin giới thiệu cùng trang nhà một trong những học thuật mà " người Trung Hoa
diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện
tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên tới những đồ dùng,
những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi,
ăn uống , xử thế..." Đó là MAI HOA DỊCH SỐ, tác giả Thiệu Khang Tiết, Dịch Giả Tuấn Châu ( Nguyễn Văn Thuỳ ) quê quán ở Gò Công . Ông đã diễn giải rất thành đạt và nổi danh trong làng Dịch Học bằng phương pháp toán quẻ Mai Hoa . Hoa Hạ sưu tầm và giới thiệu cùng quí anh chị cùng các bạn trẻ, đồng thời cũng lưu vào trang nhà một quyển sách - tinh hoa Dịch học - của người Gò Công đã dày công dịch thuật và trải nghiệm để học thuật nầy không mai một với thời gian . Trân trọng Hoa Hạ
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Trả lời:
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Dec/2009 lúc 11:17pm
MAI HOA DỊCH SỐ
tác giả Thiệu Khang Tiết
Dịch Giả Tuấn Châu ( Nguyễn Văn Thuỳ )
Lời Tựa
Bản khắc mới định thêm tướng tự Tâm Dịch Mai Hoa Số Tự
Đời nhà Tống có ông Thiệu Khang Tiết, ẩn cư tại chốn sơn lâm, mùa
đông lạnh không sưởi ấm, mùa hạ nóng mực không dùng quạt giải nhiệt,
chỉ để tâm đến Dịch quên hẳn sức giá rét, sức nóng bức, mà còn dán Dịch
lên vách, chú tâm suy xét tìm tòi chỗ cùng cực và mắt đăm đăm nhìn vào
Dịch xét sự huyền bí sâu xa của Dịch, lòng mong ước tạo nên dịch số
nhưng chưa có bằng chứng đích xác.
Một ngày kia đương Ngọ ngủ trưa, thấy một con chuột chạy ngang qua,
bèn lấy cái gối bằng sành kê trên đầu ném con chuột đương chạy, chuột
chạy mất gối bị bể ra, thấy trong mảnh gối có đề chữ, bèn lượm lên xem
thấy: "Cái gối này ban cho hiền nhân Khang Tiết, năm ấy, tháng ấy, ngày ấy, giờ ấy thì dùng gối này ném chuột, gối bị bể".
Tiên sinh lấy làm lạ, bèn đi tìm nhà làm đồ gốm để dò xét. Chủ lò
gốm bảo với tiên sinh rằng: "Xưa có một người, tay cầm quyển Chu Dịch,
ngồi nghỉ cầm cái gối này biên chép, vậy chắc dạng chữ là của ông già
đó vậy. Đến nay cũng chưa được bao lâu, vả chăng tôi có quen biết ông
già đó, vậy tiên sinh vui lòng cùng tôi đi tìm xem". Nhưng ông già đó
không còn nữa, chỉ để lại một quyển sách và dặn với gia nhân rằng: "Năm
ấy, tháng ấy, giờ ấy, có một tú sinh đến nhà ta, nên giao quển sách này
cho người thì sẽ biết được hậu sự của ta ra thế nào?" Người nhà lấy
sách trao cho tiên sinh. Tiên sinh xem thấy lời văn của Dịch, gồm toàn
pháp thuật kiện toàn tiên quyết, đáng được chọn làm lệ để tạo nên Dịch
số. Tiên sinh bảo cùng gia nhân rằng: "Xưa thân sinh nhà ngươi có chôn
dấu một số bạch kim, trong một cái lỗ, đào về phía Tây Bắc chỗ giường
nằm của người, để lo toàn việc tang sự". Thế rồi, người nhà tin lời
nói, quả tìm được số bạc đó.
Tiên sinh đem sách ấy về, sau tiên sinh đi ngắm bông mai, thấy hai
con chim sẻ tranh nhau đậu cành mai bị sa xuống đất. Tiên sinh đoán
biết chiều hôm sau, có cô gái hàng xóm bẻ trộm bông, sẽ bị thương ở bắp
vế; thế rồi cũng vì lần đoán đầu tiên đó, mà ngày sau đời lấy thế mà
đặt tên cho quyển Dịch số là "Quan Mai Dịch Số". Sau tiên sinh toán
biết vườn Mẫu đơn bị ngựa dày xéo tan nát vào giờ Ngọ, lại toán biết
bức hoành phi chùa Tây Lâm có điềm họa về âm nhân. Phàm những cách toán
biết như trên, gọi là Tiên Thiên dịch số, vì rằng trước biết được số mà
chưa biết được quái, dùng số mà toán ra quái gọi là Tiên Thiên.
Lại như thấy ông già có sắc mặt buồn, toán biết ông già sẽ chết vì
họa ăn mắc phải xương cá. Lại thấy một thiếu niên có sắc mặt vui tươi,
tiên sinh toán biết thiếu niên ấy, sẽ có việc vui làm lễ lệ sinh (hỏi
vợ). Lại nghe con gà gáy, toán biết con gà sẽ bị làm thịt. Lại nghe con
bò rống, toán biết con bò sẽ bị hại; phàm những cách toấn như thế đều
gọi là Hậu Thiên chi số, vì chưa có số mà đã được quái trước, dùng quái
mà diễn thành số, cho nên mới gọi là Hậu Thiên.
Một ngày nọ, tiên sinh đem một cái ghế dựa ra, rồi dùng số toán
quái xong, lật ghế lên biên vào đáy ghế: "Năm ấy, tháng ấy, ngày ấy,
giờ ấy, có một tiên khách tới, ngồi cái ghế này rồi ghế bị gãy nát".
Quả đến kỳ định, có một đạo giả tới thăm, ngồi lên ghế ấy, ghế bị gãy
bể. Tiên khách lấy làm mắc cở xin lỗi tiên sinh. Tiên sinh thưa rằng:
"Vật cũng có số hủy hoại, há làm bận lòng thần tiên lắm sao. Nay nhờ sự
ngồi đó để truyền dạy cho hậu học". Rồi tiên sinh lật đáy ghế lên, cùng
với đạo giả xem để làm chứng nghiệm. Đạo giả ngạc nhiên bèn đứng dậy,
cáo từ ra đi rồi biến mất. Cho nên mới biết Dịch số là kỳ diệu. Như vậy
mới biết quỷ thần cũng chẳng tránh khỏi, huống chi là người, huống hồ
gì là vật vậy(*).
(*) Câu này có ý nói rằng: người và loài vật không sau tránh khỏi.
Chu Dịch Quái số:
Càn = 1; Đoài = 2; Ly = 3; Chấn = 4; Tốn = 5; Khảm = 6; Cấn = 7; Khôn = 8.
Ngũ Hành sinh, khắc:
- Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim
- Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ; Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim.
Bát Cung thuộc Ngũ Hành:
- Càn Đoài thuộc Kim,
- Khôn, Cấn thuộc Thổ,
- Chấn, Tốn thuộc Mộc,
- Khảm thuộc Thủy,
- Ly thuộc Hỏa.
Quái Khí Vượng:
- Chấn, Tốn ==> Mộc vượng ở mùa Xuân.
- Ly ==> Hỏa vượng ở mùa Hạ.
- Càn Đoài ==> Kim vượng ở mùa Thu.
- Khảm ==> Thủy vượng ở mùa Đông.
- Khôn, Cấn ==> Thổ vượng ở Thìn (tháng 3), Tuất (tháng 9), Sửu (tháng 12), Mùi (tháng 6).
Quái Khí suy:
- Mùa Xuân ==> Khôn, Cấn;
- Mùa Hạ ==> Càn Đoài,
- Mùa Thu ==> Chấn, Tốn;
- Mùa Đông ==> Ly.
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi ==> Khảm.
Thập Thiên Can:
- Giáp, Ất thuộc Mộc (phương Đông),
- Bính, Đinh thuộc Hỏa (phương Nam),
- Mậu, Kỷ thuộc Thổ (Trung ương),
- Canh, Tân thuộc Kim (phương Tây),
- Nhâm, Quý thuộc Thủy (phương Bắc).
Thập nhị Địa chi:
- Tý (Chuột) thuộc Thủy; Sửu (Trâu) thuộc Thổ.
- Dần (Cọp) thuộc Mộc; Mẹo (Thỏ hay Mèo) thuộc Mộc.
- Thìn (Rồng) thuộc Thổ; Tỵ (Rắn) thuộc Hỏa.
- Ngọ (Ngựa) thuộc Hỏa; Mùi (Dê) thuộc Thổ.
- Thân (Khỉ) thuộc Kim; Dậu (Gà) thuộc Kim.
- Tuất (Chó) thuộc Thổ; Hợi (Heo) thuộc Thủy.
Ngũ Hành tương sinh Địa chi:
- Mộc sinh ở Hợi; Hỏa sinh ở Dần; Kim sinh ở Tỵ; Hỏa, Thổ trường sinh ở Thân.
Thiên Can, Địa Chi thuộc Ngũ Hành:
- Giáp, Ất, Dần, Mẹo thuộc Mộc.
- Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa.
- Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ.
- Quý, Nhâm, Hợi Tý thuộc Thủy.
(Còn tiếp)
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Dec/2009 lúc 11:30pm
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 14/Dec/2009 lúc 11:41pm
Chiếm Pháp:
Dịch trung bí mật trùm trời đất,
Tạo hóa thiên cơ chửa vén màn.
Họa phước thần minh đều nắm trọn,
Đợi sau nên biết khó truyền ban.
Ngoạn Pháp:
Mỗi vật sinh ra có một thân,
Một thân lại có một Càn Khôn.
Biết hay muôn vật đều do Ngă,
Tam tài ắt hẳn chẳng đồng môn.
Trời nắm quyền chia phân Tạo hóa,
Người quyết tâm gây-dựng kinh-luân.
Thần Tiên còn lắm nỗi phân vân,
Đạo chẳng hư truyền tại thế nhân.
Luật Lệ Bố Quái - Bố quái (Toán quẻ)
Lấy số 8 mà trừ.
Phàm bố quái bất kể số nhiều hay ít, chỉ lấy số 8 trừ bớt đi. Nếu trừ 1
lần 8 mà còn lớn, thì trừ nhiêu lần 8 tiếp theo cho tới khi nào số chỉ
tồn (số còn lại) từ 8 trở xuống mà toán quẻ. Số 8 tức là quẻ Khôn, số 1
là quẻ Càn. Hào Lấy 6 mà trừ. Phàm khởi Động hào thì lấy tổng số
của Thượng quái và Hạ quái và gia thêm số giờ mà trừ cho 6, trừ 1 hoặc
nhiều lần 6, khi nào số còn lại từ 6 đến 1 mới được, rồi nên xem Động
hào ấy là hào dương thì đổi ra âm. Nếu Động hào là âm thì đổi ra dương.
(Tổng số của thượng quái và hạ quái đều phải gia số giờ trong ấy). Hổ quái Hổ
quái thì chỉ dùng trong tám quái đơn, chẳng cần thiết đến 64 trùng
quái. Hổ quái chỉ lấy thượng quái và hạ quái, hai đơn quái đó thay đổi
lẫn nhau bằng cách bỏ hẳn sơ hào và đệ lục hào (tức là hào thứ nhất và
hào thứ sáu), chỉ dùng bốn hào trung gian ở giữa thay đổi lẫn nhau,
đoạn chia làm hai quái phụ gọi là Hổ quái. - Hổ quái phần trên, lấy
hai hào (hào 4 và hào 5) của thượng chánh quái và một hào (hào thứ 3)
của hạ chánh quái, đem làm Hổ quái phần trên. - Hổ quái phần dưới,
lấy một hào của thượng chánh quái (hào thứ 4) và hai hào (hào thứ 2 và
hào thứ 3) của hạ chánh quái, đem làm Hổ quái phần dưới. Thí dụ:
Nếu trong trường hợp chánh quái trên Càn, dưới Khôn, thì không làm Hổ
quái, trái lại dùng Biến quái mà lập Hổ quái. (Xem ở mục chiêm bệnh:
trên Càn dưới Khôn)
** Ghi chú : Trong tài liệu ( bản gốc ) tên hổ quái " Phong lôi quan " là sai xin sửa lại "Sơn Địa bác " mới đúng. Hoa Hạ
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 17/Dec/2009 lúc 5:56am
Hào lại chia ra dương hào và âm hào. Dương hào
có một gạch liền (_____). Âm hào là hào đứt đoạn ở giữa thành hai gạch
ngắn ( __ __). Biến quái Sau khi dùng toàn tổng số, trừ cho 6
rồi, số còn lại bằng 6 và dưới 6 đó, tức là Động hào. Nếu còn 6 tức là
hào 6 động (gọi là lục hào động), nếu còn 5 tức là hào 5 động (gọi là
ngũ hào động), nếu còn 2 tức là hào 2 động (gọi là nhị hào động) v.v...
Hào nào động thì biến (đổi) hào ấy. Thí dụ 1:
Trong toàn quái gồm có Chánh quái, Hổ quái và Biến quái. Theo cách đoán
ta chỉ cần chú vào Chánh quái. Trong đó có Thể và Dụng, kế đến Hổ quái.
Xét cả Thượng quái và Hạ quái mà suy sinh khắc; thứ đến Biến quái là
Dụng quái ở Chánh quái biến ra, với Biến quái này, ta chỉ dùng độc quái
đó mà suy thôi; nghĩa là quái nào biến ở Chánh quái ra, thì chỉ dựa vào
quái biến đó mà suy. Tùy theo Dụng quái ở Chánh quái, nếu ở trên thì
Biến quái cũng ở trên. Nếu Dụng quái của Chánh quái nằm dưới, thì Biến
quái cũng ở dưới, còn ít khi xét đến quái nằm trên hay dưới của Biến
quái đó. Vì chỉ có Biến quái, biến ở Dụng quái ra là chung kết sự việc
của Dụng quái thôi. Tuy vậy nhiều khi cũng cần cả hai, để xưng danh
trùng quái, mà suy nghiệm 64 quái từ và 384 hào từ. Cách bố quái có
nhiều cách kể như sau:
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 17/Dec/2009 lúc 5:57am
1.- Toán theo năm tháng, ngày, giờ suy ra số:
Thí dụ: - Năm: như năm Tý số 1, năm Sửu số 2, năm Dần số 3 … và năm Hợi số 12. - Tháng: tháng Giêng số 1, tháng Hai số 2, tháng 3 số 3... và tháng Chạp số 12. - Ngày: ngày mồng một số 1, ngày mồng hai số 2, ngày mồng ba số 3... ngày Rằm số 15, ngày ba mươi số 30. - Giờ: giờ Tý số 1, giờ Sửu số 2, giờ Dần số 3 ... và giờ Hợi số 12. a.- Thượng quái: Lấy số năm, tháng và ngày làm Thượng quái. Thí
dụ: Năm Sửu, tháng 8, ngày 16. Thì năm Sửu số 2 cộng với số 8 (tháng 8)
cộng với số 16 (số ngày); tổng số: 2+8+16 = 26 trừ cho 24 (3 lần 8 là
24), còn lại 2. Số 2 tức là quẻ Đoài. (Xem Bát Quái Tượng Đồ ở trên).
Đoài thì thượng khuyết, đặt Đoài làm Thượng quái: __ __ _____ _____ b.- Hạ quái: Lấy tổng số của Thượng quái trên là 26, cộng với giờ muốn toán. Thí
dụ: Lúc bố quẻ là giở Thân, tức số 9 + 26 = 35, trừ cho 32 (4x8 là 32)
còn 3, tức là quẻ Ly (Xem lại Bát Quái Tượng đồ trên).
Ly thì trung hư, đặt Ly làm Hạ quái: _____ __ __ _____
Như thế ta được: __ __ _____ Thượng quái là Đoài. _____
_____ __ __ Hạ quái là Ly. _____ Cả hai Thượng và Hạ gọi là Chánh quái có tên riêng là Trạch Hỏa Cách, gọi tắt là Cách quái trong 64 Trùng quái. c.- Hào động: Tìm động hào thì lấy toàn tổng số trên là 35 trừ cho 30 (5x6 là 30) còn lại 5, tức là đệ ngũ hào động. Thí dụ: __ __ _____ * Hào động (đệ ngũ). _____
_____ __ __ _____ Như vậy ta được quẻ Trạch Hỏa cách, đệ ngũ hào động, gọi tắt là Cách quái
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 17/Dec/2009 lúc 5:58am
2.- Toán theo cách đếm số vật:
Thí dụ: Bốc thăm bằng vật
(hột trái cây hay sỏi đá nhỏ), ta đếm số thăm bốc được bao nhiêu, rồi
trừ cho một lần hoặc nhiều lần 8, lấy số chỉ tồn làm Thượng quái. Kế
cũng lấy số thăm bốc được lần trước cộng thêm số giờ (như đã nói ở đoạn
trên), được bao nhiêu rồi cũng trừ cho một lần hoặc nhiều lần 8, rồi
lấy số chỉ tồn làm Hạ quái. Sau hết lấy tổng số đem trừ cho một lần
hoặc nhiều lần 6, số chỉ tồn làm Động hào. Thí dụ: Bốc được 12 cái thăm vào giờ Thìn, 12 trừ 8 còn 4. Số 4 tức là Chấn làm Thượng quái. 12 + 5 (giờ Thìn) = 17 trừ (2 lần 8 là 16) còn 1. Số 1 tức là Càn làm Hạ quái. Toàn tổng số là 17 trừ (2 lần 6 là 12), còn 5, tức là động hào 5.
Như vậy, ta được quái Lôi Thiên Đại Tráng, gọi tắt là Đại tráng, đệ ngũ hào động. __ __ __ __ * _____
_____ _____ _____
Toán theo tiếng động nghe được .
Nghe
tiếng nói, tiếng chim kêu, tiếng các loại thú kêu, tiếng động, tiếng
đánh, tiếng gõ v.v... đều có thể toán quẻ được. Phàm nghe và đếm được
bao nhiêu tiếng cũng làm như cách trên. Dùng tiếng nghe được cộng thêm
số giờ lúc nghe là giờ thứ mấy trong 12 chi giờ. Nếu nhiều quá 8 thì
cũng trừ cho 8, lấy số chỉ tồn làm Hạ quái. Dùng tiếng nghe được và số
giờ, trừ cho một hay nhiều lần 6, rồi lấy số chỉ tồn từ 6 đến 1, làm
Động hào. Thí dụ: Nghe người nói vào lúc 8 giờ sáng: Tôi xin xem một quẻ (5 tiếng) Lấy số 5 làm Thượng quái, tức là quẻ Tốn. Số
5 trên cộng với 4 là giờ Mẹo, tức giờ thứ tư trong 12 chi giờ (tức 8
giờ sáng), thì được số 9 trừ cho 8 còn 1, lấy số 1 làm Hạ quái, tức là
quẻ Càn. Kế lấy tổng số 9 - 6 = 3 làm Động hào. Như vậy ta được quẻ Phong Thiên Tiểu Súc, gọi tắt là Tiểu Súc, đệ tam hào động như dưới đây: _____ _____ __ __
_____ * Hào 3 động. _____ _____
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 17/Dec/2009 lúc 5:59am
4.- Toán theo lối chiết tự thư Hán:
Lối này có nhiều
cách, tuy hiện nay ít người viết được chữ Hán, nhưng làmcho tròn bổn
phận của Dịch giả, tôi xin dịch theo nguyên văn để chư vị đọc giả đồng
giám. Phàm toán theo lối chữ viết, nếu số chữ mà bình quân (đều nhau)
thì lấy một nửa làm Thượng quái, một nửa làn Hạ quái. Nếu số chữ không
bình quân (không đều nhau), thì lấy kém một chữ làm Thượng quái gọi là
Thiên khinh thanh và lấy số chữ nhiều hơn một chữ là Hạ quái, gọi là
Địa trọng trọc. a.- Toán một chữ: Một chữ gọi là Thái Cực Vị phân
nghĩa là thủa trời đất chưa chia. Nếu viết tháu (tức là một thể viết
chữ Hán ngoằn ngoèo rất khó đọc) mà không thể đếm được nét, thì không
toán được, nếu viết một chữ rõ ràng từng bộ phận, thì lấy bộ phận bên
trái là dương, bộ phận bên phải là âm; bộ phận bên trái đếm được bao
nhiêu nét đem làm Thượng quái, bộ phận bên trái đếm được bao nhiêu nét,
đem làm Hạ quái, kế lấy số nét cả hai bộ phận âm và dương của toàn chữ
mà tìm động hào. Thí dụ: Như chữ 位 (chữ vị), chia ra bên trái (bộ nhân 人) có hai nét, bên phải 立 có 5 nét. b.-
Toán hai chữ: Hai chữ gọi là Lưỡng nghi, bình phân (chia đều) lấy số
nét của chữ đầu làm Thượng quái và số nét chữ thứ hai làm Hạ quái. c.- Toán ba chữ: Ba chữ gọi là Tam tài, lấy một chữ làm Thượng quái và hai chữ làm Hạ quái (đếm nét). d.-
Toán bốn chữ: Bốn chữ gọi là Tứ tượng, bình phân (chia đều) làm 2 quái
Thượng và Hạ. Còn trên bốn chữ, không cần đếm số nét mà chỉ dùng tiếng
bằng, trắc từng thanh âm mà toán. - Bình thanh thì kể 1. - Thượng thanh thì kể 2. - Khứ thanh thì kể 3. - Nhập thanh thì kể 4. (Theo tiếng Trung Hoa, có 4 chính thanh là Bình, Thượng, Khứ, Nhập cũng như nước ta có dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng vậy). e.-
Toán năm chữ: Năm chữ gọi là Ngũ hành, lấy hai chữ làm Thượng quái và
ba chữ làm Hạ quái (Gọi là Thiên khinh thanh và Địa trọng trọc). f.- Toán sáu chữ: Sáu chữ gọilà Lục hào, bình phân (chia đều) làm Thượng quái và Hạ quái. g.- Toán bảy chữ: Bảy chữ gọi là Thất chánh, lấy ba chữ làm Thượng quái và bốn chữ làm Hạ quái. h.- Toán tám chữ: Tám chữ gọi là Bát quái, bình phân làm Thượng quái và Hạ quái. i.- Toán chín chữ: Chín chữ gọi là Cửu trù, lấy bốn chữ làm Thượng quái và năm chữ làm Hạ quái. j.- Toán mười chữ: Mười chữ gọi là Thành quái, bình phân làm Thượng quái và Hạ quái. k.-
Toán mười một chữ: Từ 11 chữ trở lên đến 100 đều toán được quẻ cả.
nhưng trên 11 chữ, lại không dùng những thanh âm bằng trắc nữa, mà lại
kể số chữ, nếu số chữ quân bình thì lấy một nửa làm Thượng quái, một
nửa làm Hạ quái, rồi tổng hợp số chữ của Thượng quái và Hạ quái để tìm
Động hào.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 17/Dec/2009 lúc 6:01am
5.- Toán trượng xích
(Toán vật đo được): Trượng là 10 thước, xích là một thước. Vật
gì dài trên 10 thước, thì lấy số trượng làm Thượng quái và lấy số thước
làm Hạ quái. Hợp số trượng và số thước lại gia thêm giờ mà tìm động hào
(số tấc không kể).
6.- Toán xích thốn:
Toán vật
dưới một trượng, xích là thước, thốn là tấc. Lấy số thước làm thượng
quái, số tấc làm Hạ quái. Hợp số thước, tấc, gia thêm số giờ, tìm Động
hào (số phân không kể) 7.- Toán nhân thể: Toán nhân thể thì quy luật không đồng nhất: - Hoặc nghe tiếng nói mà toán. - Hoặc xét nhân phẩm. - Hoặc xem sự cử động của thân thể người ta. - Hoặc xem người ấy có vật gì. - Hoặc xem sắc phục. - Hoặc cảm xúc với ngoại vật. - Hoặc dùng năm tháng, ngày, giờ. - Hoặc chữ viết ra với dụng ý gì.
a.- Nghe tiếng nói mà toán:
- Nếu nói một câu, làm như cách toán chữ nói ở trên, phân số mà toán. - Nếu nói hai câu, thì dùng những tiếng ở câu nói đầu làm Thượng quái, những tiếng nói trong câu thứ hai làm Hạ quái. -
Nếu nói nhiều câu thì chỉ dùng những tiếng của câu đầu, hoặc dùng tiếng
nói của câu chót, còn những câu nói ở giữa không dùng đến. b.- Xét nhân phẩm: Nghĩa là xem người ấy là đàn ông thì lấy Càn, người ấy là thiếu nữ thì lấy Đoài v.v... mà toán quẻ. c.-
Xét sự cử động: Nếu người ấy lay động cái đầu thì lấy Càn, lay động
chân thì lấy Chấn, thấy cử động con mắt (như nhấp nháy chẳng hạn) thì
lấy Ly mà toán.
d.- Xem người ấy có vật gì: Nghĩa là ngẫu nhiên
thấy người ấy cầm trong tay vật gì, nếu là đồ vàng ngọc hoặc vật đó
hình tròn thì thuộc Càn; nếu cầm đồ bằng đất, sành, gạch, ngói, hoặc
vật hình vuông thì thuộc Khôn. Xem từng loại mà toán. e.- Xem sắc phục: Nghĩa là xem người ấy bận sắc phục màu gì, nếu bận áo màu xanh thì thuộc Chấn, bận áo màu đỏ thuộc Ly mà toán. f.- Cảm xúc ngoại vật: Đương lúc toán quẻ, nếu thấy nước thuộc về Khảm, thấy lửa thuộc về Ly mà toán. g.- Dùng năm, tháng, ngày, giờ: Làm như cách toán "Quan Mai" ở Tiên thiên mà toán. h.- Xem chữ viết: Người tới xem cho chính mình dùng: (1) Năm, tháng, ngày, giờ. (2) Hoặc đương thời nghe được âm thanh gì. (3) Hoặc cảm xúc với ngoại vật gì. Tất cả ba điều kể trên đều có thể toán quẻ. Cũng theo như cách toán nhân thể nói trên. 8.- Toán động vật:
Phàm
thấy động vật từng đàn, từng bầy lộn xộn thì không thể toán quẻ được.
Nếu thấy một con vật gì, thì tìm xem trong bảng "Bát quái thuộc vạn vật
loại" ở trang 17, giả tượng con vật đó, thuộc về quẻ nào, thì lấy quẻ
ấy làm thượng quái và con vật đó từ phương nào tới, lấy phương vị đó
làm Hạ quái, hợp quái số con vật đó với số phương hướng cộng thêm số
giờ để tìm Động hào. Lấy toàn tổng số của số quẻ ấy mà đoán con vật ấy
cũng như cách toán con bò rống, con gà gáy ở quẻ Hậu thiên vậy (Xem ở
sau). Muốn toán các loại như: bò, ngựa, chó, heo, phảidùng năm, tháng,
ngày, giờ sinh của chúng mà toán, nếu những con vật đó ta mua thì dùng
năm, tháng, ngày, giờ ta đặt mua mà toán.
9.- Toán tịnh vật:
Toán tịnh vật như: sông, ngòi, núi, đá không thể toán được. Toán về nhà cửa, cây cối các loại: - Nhà: dùng năm, tháng, ngày, giờ xây xất hoặc năm, tháng, ngày, giờ mua lại. - Cây: dùng năm, tháng, ngày, giờ trồng cây. -
Khí cụ, đồ dùng cũng vậy, lấy năm, tháng, ngày giờ tạo ra nó hoặc mua
lại mà toán cũng như cách làm cái gối, chiếc ghế (nói ở đầu Lời Tựa)
các loại. Kỳ dư không có duyên cớ thì không toán, ví như toán "Quan
Mai" vì có cớ là hai con chim, dành cành mai mà đậu đến pháia xuống đất. Toán
hoa "Mẫu đơn" vì có người hỏi mới toán như cây cổ thụ đương tươi tốt vì
có cành khô gãy xuống đất, bởi các duyên cớ trên mà toán quẻ. Kỳ dư
không có duyên cớ thì không hiệu nghiệm
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 17/Dec/2009 lúc 6:41am
Quy Lệ Toán Quẻ Của Hậu Thiên.
Toán
vật quái: Phép của Hậu Thiên dùng vật làm Thượng quái, phương vị
(phương hướng) là Hạ quái cộng thêm số giờ để tìm Động hào. Bát Quái Thuộc Bảng Vạn Vật Loại (Sau đây để đặt làm Thượng quái) 1.-
Càn quái: Trời - Cha - Ông già - Quý quan - Đầu - Xương - Ngựa - Vàng -
Châu báu - Ngọc - Cây quả - Vật tròn - Mũ - Kiếng soi - Vật cứng - Sắc
đỏ hung - Nước - Rét lạnh. 2.- Khôn quái: Đất - Mẹ - Bà già - Trâu
bò - Vàng - Vải lụa - Xe - Văn chương - Sinh đẻ - Vật vuông - Chốt mộng
- Sắc vàng - Đồ gốm, đồ sành - Bụng - Quần, xiêm - Sắc đen - Nếp - Kê -
Sách vở - Gạo - Hạt cấy. 3.- Chấn quái: Sấm - Trưởng nam - Chân -
Tóc - Rồng - Loài sâu bọ - Móng chân thú - Tre - Cỏ lau - Ngựa hí -
Ngón chân cái - Cái trán -Trồng, cấy lúa - Đồ nhạc khí - Cỏ cây - Sắc
xanh, biếc, lục - Cây lớn - Hạt cây lớn - Củi - Rắn. 4.- Tốn quái:
Gió - Trưởng nữ - Tang ni - Bắp vế - Bách cầm - Bách thảo - Cái cối đá
- Mùi thơm - Mùi hôi thúi - Con mắt - Cánh buồm (ghe) - Lông chim, lông
thú - Cái quạt - Cành lá các loại - Tiên đạo - Thợ - Vật thẳng - Đồ
công xảo - Gà. 5.- Khảm quái: Nước - Mưa tuyết - Heo - Trung nam -
Ngòi rãnh nước - Cái cung, vành xe - Tai - Huyết - Mặt trăng - Kẻ trộm
- Vung luật (đồ dùng về âm thanh) - Bụi gai - Cá - Nóc nhà - Vỏ Tật lê
(hoa vàng, quả có gai dùng làm thuốc) - Con cáo chồn - Đồ cùm tay chân
- Loại ở nước - Muối - Rượu - Thịt ướp - Đồ vật có hột - Sắc đen. 6.-
Ly quái: Lửa - Chim trĩ - Mặt trời - Con mắt - Chớp điện - Cái ráng
trời - Trung nữ - Ao giáp, mũ sắt - Binh khí - Văn thơ - Lò - Cây khô -
Con đà - Con rùa - Con trai - Võ các loài vật - Sắc đỏ, hồng, tía - Hoa
- Văn nhân - Vật khô dòn - Con cua. 7.- Cấn quái: Núi - Đất - Thiếu
nam - Đồng tử (trẻ con từ 10 tuổi sắp lên) - Chó - Tay - Ngón chân -
Đường đi tắt - Cửa cổng có hai tầng - Trái loài cỏ - Trái loài cây -
Cổng chùa - Chuột - Cọp - Con chồn - Con cáo - Loài mỏ đen - Vật do gỗ
làm ra - Dây cây dưa (dây quấn quít của cây dưa bò ra) - Sống mũi. 8.-
Đoài quái: Cái hồ - Cái đầm - Thiếu nữ - Thầy đồng bóng (phù thủy) -
Lưỡi - Vợ lẽ - Chổi - Con dê - Đồ vật sứt mẻ - Đồ vật có miệng - Loài
thuộc kim - Vật phế khuyết - Nô bộc, Tỳ (người ở, đầy tớ).
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 17/Dec/2009 lúc 6:43am
Bát Quái Thuộc Phương Vị (Phương hướng)1.- Ly là hướng Nam. 2.- Khảm là hướng Bắc. 3.- Chấn là hướng Dông. 4.- Đoài là hướng Tây. 5.- Tốn là hướng Đông Nam. 6.- Cấn là hướng Đông Bắc. 7.- Càn là hướng Tây Bắc. 8.- Khôn là hướng Tây Nam. Toán Quan MaiNăm
Thìn, tháng chạp, ngày 17, giờ Thân, Khang Tiết tiên sinh thình lình
dạo xem cảnh bông mai, chợt thấy hai con chim sẻ dành nhau một cành mai
mà đậu, bỗng nhiên sa xuống đất. Tiên sinh bảo: "Không động, không
chiêm, không có cớ thì không toán; nay thấy hai con chim sẻ dành nhau
cành mai mà đậu, lại bị rớt xuống đất, tiên sinh lấy làm quái dị, nhân
đó lấy năm, tháng, ngày, giờ nói trên để toán quẻ. - Năm Thìn thuộc hàng thứ 5 trong 12 chi: số 5. - Tháng chạp: số 12. - Ngày 17: số 17. Cộng các số trên được 34 - (4X8=32): số 2 tức là Đoài làm Thượng quái. - Thêm giờ Thân (giờ thứ 9 trong 12 chi): số 9 - Cộng 34 với 9 được 43. - Lấy số 43 - (5X8=40): số 3 tức là Ly làm Hạ quái. - Lấy tổng số 43 - (7X6=42): số 1 tức là Sơ hào động. Tiên
sinh đoán: Xét rõ quẻ này chiều mai sẽ có một thiếu nữ tới bẻ trộm
bông, người giữ vườn đuổi thiếu nữ đi, thiếu nữ thất kinh bỏ chạy, bị
té và bị thương ở bắp vế. - Giải nghĩa: Theo quẻ trên, Đoài là thiếu
nữ là Thể quái thuộc Kim. Ly là Dụng quái thuộc Hỏa, khắc Thể (Dụng
khắc Thể). Hổ quái lại thấy Tốn thuộc Mộc, Ly hỏa khắc Thể Kim, kim khí
thịnh. Đoài là thiếu nữ, cho nên biết thiếu nữ bị thương. Xét Hổ quái
thấy Tốn Mộc lại gặp Càn Kim cũng khắc. Đoài cũng Càn Kim đều khắc. Vậy
thời Tốn Mộc bị thương, mà Tốn thuộc bắp vế, nên thiếu nữ bị thương ở
bắp vế. May thay! Xét đến Biến quái là Cấn thuộc Thổ sinh Đoài Kim là
Thể, vì được sinh Thể cho nên biết thiếu nữ bị thương, không đến nỗi
nguy đến tính mạng.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 17/Dec/2009 lúc 6:44am
Toán Mẫu Đơn
Năm Tỵ, tháng 3, ngày 16, giờ Mẹo, Tiên sinh cùng bạn qua nhà Quan Tư Mã viếng vườn Mẫu Đơn, đương thời hoa nở rất thịnh. - Khách hỏi: "Hoa nở nhiều như vậy có biết được bao nhiêu bông không?" Tiên sinh thưa rằng: "Chẳng biết được số hoa nở". Rồi nhân sự hỏi Tiên sinh liền lấy năm, tháng, ngày, giờ nói trên để toán quẻ: Năm
Tỵ là chi thứ 6 trong hàng chi, tháng 3, ngày 16 tổng cộng được: 6 + 3
+ 16 = 25 trừ 24 (3 lần 8 = 24) còn lại 1 tức quẻ Càn đặt làm thượng
quái. Kế lấy tổng số 25 gia thêm giờ Mẹo là giờ thứ 4 trong 12 chi
nên được: 25 + 4 = 29 trừ 24 (3 lần 8 = 24) còn lại 5 tức quẻ Tốn đặt
làm hạ quái. Nên được quẻ Thiên Phong Cấu. Đoạn Tiên sinh lại lấy tổng số 29 - 24 (4 lần 6 = 24) = 5 tức là động hào 5 biến ra Đỉnh Quái (Hỏa Phong Đỉnh). Vì Hổ quái thấy có trùng Càn (2 quẻ Càn) Tiên sinh quay lại bảo với khách: - Quái thay! Vườn hoa này đến ngày mai giờ Ngọ sẽ bị ngựa giày xéo nát hết cả. Khách lấy làm ngạc nhiên nhưng không tin. Đúng
ngày, giờ nói trên quả nhiên có 2 quý khách cỡi ngựa đến xem vượn Mẫu
đơn. Bỗng nhiên 2 con ngựa cắn nhau quần nhau, dẫm nát cả vườn hoa. Cách Bố Quẻ: Năm Tỵ năm thứ 6 trong hàng chi = 6 tháng 3 = 3 ngày 16 = 16 Tổng số = 25 Lấy tổng số 25 - (3 x 8 = 24) = 1 tức Càn làm thượng quái Lấy tổng số = 25, cộng thêm giờ Mẹo = 4 được = 29 Lấy tổng số 29 - (3 x 8 = 24) = 5 tức là Tốn làm hạ quái Lấy tổng số 29 - (4 x 6 = 24) = 5 tức là động hào 5
Cách Bố Quái:
Tiên sinh đoán rằng: Tốn là Thể quái thuộc Mộc, Càn là Dụng quái thuộc Kim là khắc (Dụng khắc Thể). Hổ quái lại thấy 2 quẻ Càn đều thuộc kim hết, cho nên khắc Thể quái. Trong
quẻ lại không có sinh khí, nên vườn hoa phải tận diệt hết, vì Càn là
ngựa, giờ Ngọ là Ly, tức là quẻ Ly biến ở Dụng ra (như đã nói trước
Biến quái chỉ dùng có độc quái của Dụng quái biến ra mà thôi, là kết
cục của sự việc, tức là Dụng vậy). (Theo sự nhận xét của Dịch giả
trong tất cả các quái làm thí dụ trong quyển Mai Hoa này, những quẻ nằm
trên, hay nằm dưới Biến quái, như quẻ Tốn nằm dưới quẻ Ly, trong bài
này ít khi đề cập tới - Lời của Dịch giả)
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 17/Dec/2009 lúc 6:47am
Vật Toán: (Đoán vật) Đêm mùa Đông, lúc giờ Dậu, Tiên sinh còn đương sưởi lồng ấp(1) bỗng nghe tiếng gõ cửa. Thoạt đầu nghe gõ 1 tiếng, lát sau lại nghe gõ tiếp 5 tiếng nữa và nói xin vào mượn đồ. Tiên sinh nghe tiếng nói, bèn bảo con toán quẻ xem người kia muốn mượn vật gì? Người
con liền lấy 1 tiếng gõ đầu tiên làm Thượng quái là Càn và 5 tiếng gõ
liên tiếp lần sau làm Hạ quái là Tốn, rồi cộng cả 2 quẻ lại được 6, gia
thêm giờ Dậu là số 10 (giờ Dậu là giờ thứ 10 trong hàng chi), tất cả
được 16 trừ cho (2 lần 6 là 12) còn lại 4, tức là hào 4 động, được tên
quái là Thiên Phong Cấu. Hào 4 động biến ra quẻ Tốn, Hổ quái lại thấy trùng Càn. Trong
toàn quái có 3 quẻ: 1 quẻ Càn thuộc Kim và 2 quẻ Tốn thuộc Mộc; cho là
mượn đồ có cả Kim lẫn Mộc, vì xét thấy Càn là Kim (thuộc về loại ngắn),
mà Tốn là Mộc (thuộc về loại dài), nên ông con đoán là mượn cày, vì cho
rằng: Kim đoản, Mộc trường (loại Kim ngắn, loại Mộc dài tức là cái cày). Tiên sinh bèn đổi lại: "Chẳng mượn cày, tất nhiên mượn búa". Khi hỏi lại người mượn, quả nhiên anh ta mượn búa. Người
con hỏi lại Tiên sinh: "Vì cớ gì cha bảo chắc là mượn búa?" Tiên sinh
bèn giảng cho con nghe rằng: "Phàm đoán quẻ, tất phải xét đến lý, theo
quẻ đoán cái búa cũng phải, đoán cái cày cũng phải. Còn lấy cái lý mà
suy đoán cái búa thì đúng hơn. Vì đêm hôm là giờ nghĩ, ai lại mượn cái
cày làm gì? Tất phải mượn búa để chẻ củi thì có lý hơn. Cho nên suy số,
tất phải xét đến lý, đó là thiết yếu nhất trong khoa chiêm bốc vậy. Cứ
theo số mà suy lại không xét đến lý tất không có hiệu nghiệm nên chi
học Số, phải ghi nhớ lấy đó làm đầu". Thượng quái cộng Hạ quái (1 + 5 = 6) cộng thêm giờ Dậu là 10 (giờ thứ 10 trong hàng chi) được số 16. Rồi lấy số 16 trừ (2 x 6 = 12) còn 4 tức hào 4 động. Xin
nhắc lại: Ở biến quái Tốn nằm trên, do Dụng quái có hào động biến ra;
còn Tốn ở dưới không nói tới, nên trong bài luận trên đây, chỉ bảo có 3
Càn và 2 Tốn, tức là Tốn trên. (Lời Dịch giả) Ghi chú: (1) Là cái lồng đan bằng tre, trong để một cái bồn bằng đồ gốm dùng để chứa than nóng ấp cho ấm về mùa rét. Toán âm thanh: Dùng âm thanh mà toán. Thí dụ: "Kim nhật động, tịnh như hà?", nghĩa là Hôm nay động tịnh ra sao? Một ngày nọ, có khách đến viếng thăm Tiên sinh, ông khách hỏi Tiên sinh: "Kim nhật động, tịnh như hà?" Tiên sinh bèn đem 6 tiếng đó mà đoán, sáu tiếng đó bình phân chia làm hai: - Kim nhật động, lấy ba tiếng trên làm Thượng quái. - Tịnh như hà, tức ba tiếng dưới làm Hạ quái. Ba
tiếng trước: Kim nhật động: Kim tức bình thanh là 1; nhật tức nhập
thanh là 4; động tức khứ thanh là 3; cộng cả lại được 8, đặt làm Thượng
quái là quẻ Khôn. Ba tiếng sau: Tịnh như hà: Tịnh tức khứ thanh là
3; như tức bình thanh là 1; hà tức bình thanh là 1; cộng cả lại được 5,
đặt làm Hạ quái là quẻ Tốn. Kế lấy 8 + 5 = 13 trừ 12 (2 lần 6 là 12)
còn lại 1 tức là quái Địa phong thăng, động hào 1, biến ra quẻ Địa
thiên thái. Hổ
quái thấy Chấn, Đoài, bèn quay lại bảo với khách rằng: "Hôm nay có
người đến mời, khách chẳng có nhiều, rượu uống không được say, vị thì
chỉ có gà, xôi mà thôi". Quả nhiên tới chiều có người tới mời.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 17/Dec/2009 lúc 6:48am
Giải toán: Quẻ Thăng có nghĩa là thăng giai
(lên cấp chức). Hổ quái thấy Chấn, Đoài có nghĩa là Đông, Tây (chia chỗ
ngồi Đông và Tây). Trong toàn quái có Đoài là miệng, Khôn là bụng, tức
biết có người tới mời ăn. Khách chẳng có nhiều, vì Khôn thuộc Thổ độc
lập, không đồng loại với Khí quái. Rượu uống không được say vì trong
quẻ không có Khảm (Thủy), Vị ăn chỉ có gà, xôi mà thôi vì Khôn là Thử,
Tắc(*) là nếp tức xôi, vả lại trong quái không có khí tương sinh. Vì cớ
ấy nên biết rượu chẳng nhiều, đồ ăn chẳng được phong phú cho lắm. Ghi chú: (*) chữ Tàu: Thử là lúa nếp, Tắc là loại kê. Thượng quái cộng Hạ quái: 8 + 5 = 13 trừ 12 (2x6=12) còn 1 tức là hào 1 động. Toán Bức Hoành Phi Chùa Tây Lâm:Tiên
sinh thoảng thấy bức hoành phi ở chùa Tây Lâm, có đề hai chữ Tây Lâm 西
林, vì chữ Lâm không có hai nét đá, nhân đó Tiên sinh bèn toán quẻ. Tiến
sinh lấy chữ Tây 西 có 7 nét là quẻ Cấn làm Thượng quái, và chữ Lâm 林 có
8 nét là Khôn làm Hạ quái, cả hai số nét cộng lại được 15 trừ 12 (2x6
là 12) còn lại 3, được quẻ Sơn Địa Bác, hào 3 động biến thành quẻ Cấn.
Hổ quái thấy Trùng Khôn. 7 nét + 8 nét = 15 - 12(2x6) = 3 tức là hào 3 động. Tiên
sinh đoán rằng: Chùa tất phải toàn thể trụ trì là đàn ông; mà nay quẻ
lại cho biết toàn âm, tức có đàn bà (Trùng Khôn thuộc âm), ắt có triệu
chia rẽ, lấn áp của đàn bà. Tiên sinh dò hỏi ra, quả nhiên có họa đó.
Tiên sinh bèn bảo với Sư ông trụ trì trong chùa: "Sao chữ Lâm không
thêm 2 nét đá, nếu thêm hai nét đá nữa thì ắt trong chùa không có đàn
bà, tất nhiên trong chùa không xảy ra sự lộn xộn nào hết". Sư ông tin
lời, bèn cho thêm vào chữ Lâm 2 nét đá nữa, quả nhiên trong chùa vô sự. Giải
đoán: Chùa ở phải toàn dương, mà quẻ lại cho biết toàn âm cho nên quẻ
không tốt, vì có nghĩa là quần âm bác dương (đàn bà lấn áp, chia rẽ đàn
ông). Nếu thêm vào chữ Lâm hai nét đá nữa, thành ra 10 nét (Xem hình
vẽ): 10 - 8(1x8) = 2, tức là Đoài, hợp với quẻ Cấn ở Thượng quái. Thì
được quẻ Sơn Trạch Tổn, đệ ngũ hào động. Biến quái thì được quẻ Phong
Trạch Trung Phu. Hổ quái thì thấy Khôn, Chấn; Tổn giả ích chi (Tổn là
có lợi). Dụng quái và quẻ Hổ của Dụng đều sinh Thể cả (Cấn và Khôn
thuộc Thổ sinh Thể: Kim) là quẻ rất tốt, ắt được yên ổn. 7 + 10 = 17 - 12(2x6) = 5, tức hòa 5 động. Lưu
ý: Từ toán Quan Mai cho tới toán chùa Tây Lâm đều thuộc về số Tiên
Thiên, nghĩa là trước tiên dùng số, lấy số đó mà lập ra quái, cho nên
gọi là Tiên Thiên số.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 18/Dec/2009 lúc 9:24pm
CHÂN PHƯƠNG CỦA PHÉP CHIÊM BỐC
Ông Già Có Sắc Mặt Lo Âu:Ngày Kỷ Dậu,
lúc giờ Mẹo, Tiên sinh đang đi, ngẫu nhiên gặp một ông già từ Tốn phương (Đông
Nam) đi tới có nét mặt buồn bã. Tiên sinh liền hỏi ông già: "Cớ sao mà cụ buồn?"
Ông già trả lời: "Tôi không buồn gì hết". Tiên sinh lấy làm lạ, bèn bố quẻ
xem. Tiên sinh lấy Càn là ông già, đặt làm Thượng quái, Tốn phương làm Hạ
quái thì được quẻ Thiên Phong Cấu. Lấy Càn là 1, Tốn là 5, gia thêm giờ Mẹo là
số 4, tổng cộng là 10 trừ 6 còn 4, tức là hào 4 động, gọi là Thiên Phong Cấu chi
cửu tứ. Dịch bảo rằng: "Bao vô ngư, hung", nghĩa là cái bao không có cá, xấu.
Ấy là dịch từ chẳng tốt. Lấy quẻ mà bàn Tốn thuộc Mộc là Thể, Càn thuộc Kim lại
khắc. Hổ quái lại thấy Trùng Cấn lại cũng khắc Thể, đều vô sinh khí. Vả lại
đương thời là đang đi giữa đường ắt sự việc sẽ tới rất mau, bèn lấy số thành của
quẻ là 10 chia ra hai phần làm định kỳ. Rồi Tiên sinh bảo ông già rằng: "Chỉ
trong năm ngày nữa, Cụ nên cẩn thận ắt có họa lớn". Quả nhiên, trong năm ngày
sau đó, ông già đi dự tiệc, nhân đó lúc ăn, bị hóc xương cá mà bỏ
mạng. Giờ Mẹo là 4 (giờ
thứ 4 trong hàng chi) 1 + 5 + 4 = 10 - (1x6) = 4, tức hào 4 động. Định
kỳ: 10/2 (chia cho 2)= 5 ngày Lời bàn:Phàm xem kỳ khắc ứng, tự xem
cách động tịnh của mình để quyết đoán sự mau chậm của sự việc, vì lẽ ấy cho nên,
đang đi là sự việc ứng tất phải mau, vậy cho nên lấy số toàn quái chia 2 để định
lấy ứng kỳ. Nếu ngồi thì ứng chậm, nên gấp đôi thành số của quẻ mà định ký là
được rồi. Song le không phải luôn luôn như vậy đâu. Ta cần phải biết cách biến
thông sự việc cho tinh tường, ví như hai quẻ Toán Quan Mai và Mẫu Đơn, nên biết
rằng các thứ hoa là những vật sáng nở chiều tàn, thì làm sao có thể đoán, theo
thành quẻ khá lâu như vậy được, đó là dùng Dịch Lý.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 18/Dec/2009 lúc 9:27pm
Con Bò Rống Tiếng Bi ThảmNgày Quý Mẹo, giờ
Ngọ, có một con bò rống (kêu) một cách bi ai ở Khảm phương (chính phương Bắc),
nhân đó Tiên sinh bố quẻ xem: Con bò là Khôn làm Thượng quái, Khảm phương làm
Hạ quái. Khôn là 8, Khảm là 5, cộng thêm giờ Ngọ số 7, tổng cộng được 21 -
17(3x6) còn lại 3, được quẻ Địa Thủy Sư, hào ba động (lục tam). Dịch từ bảo
rằng: "Sư, hoặc dư thi, hung (Hung), nghĩa là xuất quân bại trận phải lấy xe chở
thây ma về là xấu. Quẻ Sư biến Thăng (Địa Thủy Sư biến Địa Phong Thăng). Hổ thấy
Khôn, Cấn, mà Khôn là Thể. Hổ, Biến đều khắc hết, chẳng có sinh khí nào
cả. Đoán rằng: Con bò ấy ắt trong 21 ngày nữa sẽ bị giết. Sau 20 ngày có
người mua con bò ấy về ăn khao (thật quái lạ thay) Giờ Ngọ số 7:
8 + 6 + 7 = 21 - 18(3x6) = 3 tức hào 3 động. Con Gà Gáy Buồn
ThảmNgày Giáp Thân, giờ Mẹo, ở Càn phương (phương Tây Bắc, có một con gà
gày cực kỳ bi ai, nhân đó Tiên sinh liền bố quẻ: Con gà thuộc Tốn là Thượng
quái, Càn phương là Hạ quái. Được quẻ Phong Thiên Tiểu Súc. Lấy Tốn
là 5, Càn là 1, gia thêm giờ Mẹo là số 4, cộng tất cả được 10 - (1x6) = 4, tức
là hào 4 động, biến thành quẻ Càn, gọi là Tiểu Súc lục tứ. Dịch từ bảo rằng:
"Hũu phụ huyết khử dịch xuất dĩ huyết", nghĩa là nứt huyết ra, kinh ra sợ lấy
máu. Suy đó có nghĩa con gà bị giết, quái lại là "Tiểu Súc chi can" (Con vật
nhỏ khô kiệt). Hổ thấy Ly, Đoài; Càn thuộc Kim làm Thể, Ly thuộc Hỏa khắc
kỵ. Trong quái lại có cả Tốn thuộc Mộc, Ly thuộc Hỏa có nghĩa là củi, lửa ấy
là triệu chứng nấu nướng vậy. Đoán rằng: Con gà này nộ trong 10 ngày nữa sẽ
bị làm thịt, quả nhiên trong 10 ngày sau, nhà có khách nên đem giết gà đãi
khách. Rất nghiệm thay. Giờ Mẹo số 4: 5
+ 1 + 4 = 10 - (1x6) - 4 tức hào 4 động.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 18/Dec/2009 lúc 9:28pm
Cành Cây Khô Ngã Xuống ĐấtNgày Mậu Tý, giờ Thìn,
Tiên sinh đang đi giữa đường, gặp một cây lớn tươi tốt ở cạnh tự nhiên không có
gió mà lại có một cành cây khô gãy xuống đất về hướng Đoài. Nhân đó Tiên sinh
liền bố quẻ: Lấy cành cây khô là Ly làm Thượng quái. Lấy Đoài phương (chính
Tây) làm Hạ quái. Nên được quẻ Hỏa Trạch Khuê. Đoài số 2, Ly số 3, gia thêm
giờ Thìn số 5, cộng tất cả là 10 - (1x6) còn 4 tức là hào 4 động, biến ra Sơn
Trạch Tổn, gọi là Khuê chi cửu tứ. Dịch từ bảo rằng: "Khuê, cô ngộ nguyên
phu", nghĩa là chia lìa và cô đơn, lại gặp phải người to lớn. Quái là Trạch
khuê biến Tổn. Hổ thấy Khảm, Ly. Đoài thuộc Kim là Thể, Ly thuộc Hỏa thời khắc
kỵ, và lại tên hai quẻ là Khuê Tổn có nghĩa là Thương tàn. Đoán rằng: Trong
vòng 10 ngày nữa cây này bị đốn. Quả nhiên trong 10 ngày sau, cây bị thợ mộc đốn
để làm nhà cho các quan ở. Thật đúng như chữ nguyên phu vậy Giờ Thìn số 5:
3 + 2 + 5 = 10 - (1x6) - 4 tức hào 4 động Từ quẻ "Ông già có sắc mặt lo
âu" đến quẻ "Cành cây khô..." trên đây, trước đều được quái, sau mới có số, cho
nên gọi các cách toán ấy là Hậu Thiên.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 18/Dec/2009 lúc 9:31pm
Phong Giác Điểu Chiêm
(Thấy gió thì ta đã tự giác, thấy chim thì chiếm
quẻ) Danh ngôn nói Phong giác Điểu chiêm, thấy gió thì tâm tự giác, còn thấy
chim thì bố quẻ xem. Chớ không phải cả hai đều toán quẻ hết, cho nêm gọi là
Phong giác điểu chiêm. Phàm ngụ ý các vật mà ra quẻ, đều nghĩ sai lầm Phong
giác Điểu chiêm, cũng như Dịch số, tất cả toàn thư đều gọi chung là Quan Mai
Dịch Số, chứ không phải tất cả là Quan Mai. Phong giác là thấy gió thì tâm tự
giác, phàm thấy gió nổi lên mà muốn xem hay dở thế nào, cần phải biết gió xuất
phát từ phương nào(1), rồi xét đến thời tiết, xem đến sắc gió, suy thanh thế gió
để biện cát hung. Thí dụ: Như ta thấy, gió từ phương Nam thổi lại, đó là biết
hướng gió, thế là ta có quẻ Gia Nhân rồi, vì phương Nam là Ly thuộc Hỏa, hợp với
Tốn là gió, tức đã có sẵn quẻ Phong Hỏa Gia Nhân rồi:
_____ _____
__ __ _____ __ __ _____
Nếu gió từ phương Đông thổi tới,
tức là đã có sẵn quẻ Phong Lôi Ích, vì Tốn thuộc Phong là gió, mà Lôi tức Chấn
mà Chấn ở phương Đông. _____ _____ __ __ __ __ __ __
_____
Bây giờ xem đến thời tiết: - Nếu ta đang ở trong mùa Xuân, tức
là trận gió êm dịu mát mẻ, gọi là Hòa sướng chi phong. - Nếu ta ở về mùa Hạ,
thể gió có khí nuôi dưỡng mình được, gọi là Trưởng Dưỡng chi phong. - Nếu ta
ở về mùa Thu, tức là thể gió tàn sát một cách rất nghiêm khắc, gọi là Túc Sát
chi phong. - Nếu ta ở về mùa Đông, tức là thể gió lạnh ngắt, nghiêm ngặt lắm,
gọi là Lẫm Liệt chi phong. Xem đến sắc gió: Nếu như trong trận gió có bụi,
hơi, như khí của mây mù: - Tự như sắc vàng: gió báo điềm tốt. - Tự như
sắc xanh: gió báo nửa tốt nửa xấu. - Tự như sắc trắng: gió độc hại. - Tự
như sắc đen tối: ấy là điềm xấu. - Tự như sắc đỏ: sẽ có tai ương. - Tự
như sắc hồng tía: lại là điềm tốt. Xem về thanh thế của gió: - Gió thổi
như ngựa lâm trận: chỉ sự tranh đấu. - Gió thổi như sóng vỗ: sẽ có hiềm
kinh. - Gió thổi như nghẹn ngào, khó thở: chỉ sự lo ưu. - Gió thổi như
tấu nhạc: có sự vui. - Gió thổi như ngọn lửa nóng bức: tất có hỏa kinh.
- Còn như tiếng gió dịu dàng mà tới, từ từ mà đi, ấy là triệu cát khánh
vậy. Điểu Chiêm (Toán loài chim) Điểu chiêm là thấy chim, ta có thể
toán quẻ được. Phàm một bầy chim phảiđếm được bao nhiêu con, xem từ hướng nào
bay tới, nghe tiếng kêu của chim, xét từ lông lá đều có thể bố quẻ được; lại xét
thêm danh nghĩa, xét tiếng kêu để biết tốt hay xấu xin dẫn giải như sau: -
Đếm số chim: 1 con thuộc Càn. 2 con thuộc Đoài. 3 con thuộc
Ly... - Xem từ hướng nào bay tới: Từ hướng Nam tới là Ly. Từ hướng Bắc
tới là Khảm v.v... - Nghe tiếng kêu: 1 tiếng thuộc Càn. 2 thuộc thuộc
Đoài. 3 thuộc thuộc Ly.v.v... đều bố quẻ được hết. - Xét đến âm thanh
(tiếng kêu) như: a.- Tiếng kêu ồn ào, réo rắt chỉ sự khẩu thiệt. b.-
Tiếng kêu như nghẹn ngào chỉ sự lo sầu. c.- Tiếng kêu trong trẻo, ví von chỉ
sự cát khánh... Đó là xét âm thanh mà tóan vậy. - Xét danh nghĩa như: Con
quạ kêu báo tai ương. Con chim khách kêu báo sự vui mừng. Con chim loan,
chịm hạc kêu báo sự điềm lành. Còn như chim bằng, chim thư cưu(2) kêu, ấy là
loài yêu nghiệt.
Ghi chú: (1) Phương gió thổi đang lúc đó, ta đã
nhận thấy rồi, không cần toán tính gì cho nên gọi là giác (Lời của Dịch giả)
(2) Chim thư cưu (có lẽ là chim chài chài) cũng gọi là Ngác: mõ ngắn, chân
có màng sống ở nước, ăn tôm cá, hay ở từng cặp, đực cái không rời
nhau
--------------------
Cười với nắng một ngày sao
chóng thế ? Nay mùa Xuân, mai mùa Hạ buồn chăng!
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 21/Dec/2009 lúc 8:38am
Nghe Âm Thanh mà
Toán
Nghe âm thanh mà toán: như ở trong nhà thanh tịnh,
tịch mịch, mắt ta không thấy được ngoại cảnh, ắt tai ta nghe được các âm thanh,
hoặc đếm được số tiếng; hoặc phân định được các thứ tiếng của các thú vật, thuộc
về loài nào, đều bố quẻ được. Xét rõ được sự buồn vui, để giúp cho sự đoán
cát hung, đếm rõ từng số mục, như nghe: 1 tiếng thuộc Càn. 2 tiếng thuộc
Đoài. Nghiệm xem phương sở nào, Ly Nam, Khảm Bắc, các loại như: - Nghe
tíếng người nói chuyện, tiếng các động vật kêu, tiếng từ miệng mà ra là thuộc
Đoài. - Nghe tiếng trống, tiếng phách, tiếng đánh, tiếng đập, tiếng gõ, tiếng
sanh, của các loại tịnh vật đều là tiếng Mộc thuộc Chấn. - Nghe tiếng chuông,
tiếng khánh, tiếng chiêng, tiếng thanh la, tiếng đạc đều là tiếng Kim thuộc
Càn. - Nghe tiếng lửa reo, tiếng nổ đều là Hỏa thanh thuộc Ly. - Nghe
tiếng đất lở, núi băng, tường đổ, đất sụt đều là tiếng Thổ thuộc Khôn. Ấy là
biện rõ tiếng các vật. Hiểu rõ sở thuộc, xét sự vui buồn để giúp cho sự đoán
xét, như nghe người nói vui tươi, hay nói chuyện tốt, vui cười là có sự tốt.
Trái lại, như nghe tiếng bi ai, than khóc, oán giận, la mắng, than thở, rền
rỉ, hoặc nói chuyện buồn là điềm chẳng tốt.
Hình
Vật Chiêm
Hình vật chiêm là thấy vật cũng bố quẻ được.
Như thấy: - Vật tròn thuộc Càn. - Vật cứng thuộc Đoài. - Vật vuông
thuộc Khôn. - Vật mềm thuộc Tốn. - Vật nằm ngữa thuộc Chấn. - Vật
nằm sấp thuộc Cấn. - Vật dài thuộc Tốn. - Vật trong cứng ngoài mềm thuộc
Khảm. - Vật ngoài cứng trong mềm thuộc Ly. - Vật héo, khô khan thuộc Ly.
- Vật màu vẻ đẹp đẽ cũng thuộc Ly. - Thế trở ngại, vật hư hỏng thuộc
Đoài.
Chiêm Sắc Mặt, Vẻ
Mặt
Phàm xem: - Sắc xanh thuộc Chấn. - Sắc hồng,
tía, đỏ thuộc Ly - Sắc vàng thuộc Khôn. - sắc trắng thuộc Đoài. -
Sắc đen thuộc Khảm.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 21/Dec/2009 lúc 8:40am
Bát Quái Nội Ngoại Động Tinh Đồ
1.- Càn: Huyền, vàng -
Sắc đỏ thắm - Kim ngọc - Châu báu - Kiếng soi - Sư tử - Vật tròn - Cây - Trái
Quý vật - Mũ - Voi - Ngựa - Ngỗng trời - Vật cứng. 2.- Khảm: Trái có nước -
Vật có hột - Heo - Cá - Cái cung - Vòng bánh xe - Đồ đựng nước - Vật ở trong
nước - Muối - Rượu - Sắc đen. 3.- Cấn: Đá, đất - Sắc vàng - Cọp - Chó - Vật ở
trong đất - Quả dưa - Bách cầm - Chuột - Vật mỏ đen. 4.- Chấn: Tre (cây) -
Sắc xanh, lục, biếc - Rồng - Rắn - Cỏ lau - Đồ nhạc khí bằng cây - Cỏ - Cỏ tươi
tốt. 5.- Tốn: Cây - Rắn - Vật dài - Sắc xanh, biếc, lục - Loại cầm điểu ở
núi, cây - Mùi thơm - Gà - Vật thẳng - Đồ dùng làm bằng cây, tre, nứa - Đồ xảo
công. 6.- Ly: Lửa - Văn thơ - Cái mộc, cái mác (đồ binh khí) - Chim trĩ - Rùa
- Cua - Cây khô héo - Áo giáp, mũ sắt - Ốc - Trai - Ba ba (con) - Vật sắc
đỏ. 7.- Khôn: Đất - Vạn vật - Ngũ cốc - Vật mềm - Tơ , bông - Bách cầm - Con
trâu - Vải lụa - Xe - Vàng - Đồ sành, đồ gốm - Sắc vàng. 8.- Đoài: Kim vàng -
Đồ bằng vàng - Nhạc khí - Vật ở trong hồ, đầm - Sắc trắng - Con dê - Vật có
miệng - Hư, hỏng, bể mẻ.
Bát Quái Vạn Vật Loại
Chiêm
CÀN QUÁI: 1 thuộc Kim, gồm có 8 quái là: Thuần
Càn - Thiên Phong Cấu - Thiên Sơn Độn - Thiên Địa Bỉ - Phong Địa Quan - Sơn Địa
Bác - Hỏa Địa Tấn - Hỏa Thiên Đại Hửu. Thiên Thời: Trời - Băng - Mưa đá -
Tuyết. Địa lý: Phương Tây Bắc - Kinh đô - Đại quân - Hình thắng chi địa (chỗ
đất có phong cảnh đẹp - Chỗ đất cao ráo. Nhân vật: Vua - Cha - Đại nhân - Lão
nhân - Trưởng giả - Hoạn quan - Danh nhân - Người công môn (chức việc). Nhân
sự: Cương kiện vũ dũng - Người quả quyết - Người động nhiều tịnh ít - Người
chẳng chịu khuất phục ai (cứng đầu). Thân thể: Đầu - Xương - Phổi. Thời
tự: Mùa thu - Cuối tháng 9 đầu tháng 10 - Năm, tháng, ngày, giờ Tuất và Hợi -
Năm, tháng, ngày, giờ thuộc ngũ kim. Động vật: Con ngựa - Con ngỗng trời -
Con sư tử - Con voi. Tịnh vật: Kim, ngọc - Châu báu - Vật tròn - Cây quả - Mũ
- Kiếng soi - Vật cứng. Ốc xá: Đình, công sở - Lâu đài - Nhà cao - Cái nhà
lớn - Quán trọ - Ở về hướng Tây Bắc. Gia trạch: - Mùa Thu chiêm thì gia
trạch vượng. - Mùa Hạ chiêm thì sẽ có họa. - Mùa Đông chiêm thì suy bại.
- Mùa Xuân chiêm có lợi tốt. Hôn nhân: Thân thuộc - Quý quan - Nhà có
danh tiếng - Mùa Thu chiêm thì thành - Mùa Hạ, mùa Đông chiêm thì bất lợi. Ẩm
thực: Thịt ngựa - Trân vị - Đồ ăn nhiều xương - Gan phổi - Thịt khô - Trái cây -
Cái đầu của các vật - Vật hình tròn - Vật cay. Sinh sản: Dễ sinh - Mùa Thu
sinh quý tử - Mùa Hạ chiêm thì hao tổn - Lâm sản nên hướng Tây Bắc. Cầu danh:
Được danh - Nên tùy cấp trên bổ nhiệm - Hình quan - Võ chức - Chưởng quyền -
Nhiệm thì nên hướng Tây Bắc - Thiên sứ - Dịch quan (người giữ chức dịch điếm
hoặc công văn). Mưu vọng: Việc thành - Lợi công môn - Có tài trong sự hoạt
động - Mùa Hạ chiêm không thành - Mùa Đông chiêm tuy nhiều mưu nhưng ít được vừa
lòng. Giao dịch: Nêu hàng quý giá - Lợi về kim ngọc - Thành tựu - Mùa Hạ
chiêm không lợi. Cầu lợi: Có tài - Lợi về kim ngọc - Có tài trong việc công
môn - Mùa Thu chiêm có lợi nhiều - Mùa Hạ chiêm tổn tài - Mùa Đông chiêm không
có tài. Xuất hành: Xuất hành có lợi - Nên vào chốn kinh đô - Lợi đi về hướng
Tây Bắc - Mùa Hạ chiêm không lợi. Yết kiến: Lợi gặp đại nhân - Người có đức
hạnh - Nên gặp quý quan - Khá gặp được. Tật bệnh: Đầu, mặt - Tật phổi - Tật
gân cốt - Bịnh - Thượng tiêu - Mùa Hạ chiêm chẳng được yên. Quan tụng: Việc
kiện cáo đứng về phía mình - Có quý nhân trợ giúp - Mùa Thu chiêm đắc thắng -
Mùa Hạ chiêm thất lý. Phần mộ: Nên hướng Tây Bắc - Nên chỗ khí mạch chốn Càn
sơn - Nên thiên huyệt - Nên chỗ cao - Mùa Thu chiêm xuất quý - Mùa Hạ chiêm xấu
lấm. Phương đạo: Chốn Tây Bắc. Ngũ sắc: Sắc đỏ thắm - Sắc huyền. Tính
tự (Họ, Tên): Có chữ Kim đứng một bên - Tiếng thương (ngũ âm) - Hàng vị: 1, 4,
9. Số mục: 1, 4, 9. Ngũ vị: Cay - Cay nhiều lắm.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 21/Dec/2009 lúc 8:41am
KHÔN QUÁI:
8
thuộc Thổ, gồm có 8 quái là:
Thuần Khôn - Địa
Lôi Phục - Địa Trạch Lâm - Địa Thiên Thái - Lôi Thiên Đại Tráng - Trạch Thiên
Quái - Thủy Thiên Nhu - Thủy Địa Tỷ. Thiên Thời: Mây âm u - Khí mù. Địa
lý: Đồng nội - Làng mạc - Bình địa - Phương Tây Nam. Nhân vật: Bà lão - Mẫu
hậu (mẹ vua) - Nông phu - Người đồng làng - Nhân chứng - Người bụng lớn (cái
bụng to). Nhân sự: Hẹp hòi keo cú - Nhu thuận - Nhu nhược - Nhiều
người. Thân thể: Bụng - Lá lách - Dạ dày - Thịt. Thời tự: Tháng Thìn,
Tuất, Sửu, Mùi - Năm, tháng, ngày giờ Mùi, Thân - Tháng, ngày 5, 8 10. Động
vật: Con trâu - Bách thú - Con ngựa cái. Tịnh vật: Vật hình vuông - Vật mềm -
Vải lụa - Tơ lụa - Ngũ cốc - Xe - Búa - Đồ sành, đồ gốm. Ốc xá: Hướng Tây Nam
- Thôn dã - Ruộng cày - Nhà thấp bé - Nền đất - Kho tàng. Gia trạch: Yên ổn -
Nhiều âm khí - Mùa Xuân chiêm không yên. Hôn nhân: Hôn nhân có lợi - Nên nhà
người có thuế sản - Người cùng hương thôn - Hoặc người quả phụ - Mùa xuân chiêm
bất lợi. Ẩm thực: Thịt bò, trâu - Vật ở trong đất - Vị ngọt - Món ăn ở nhà
quê - Món ăn ngũ cốc - Khoai lang hoặc măng tre các loại - Vật thuộc bụng, ngũ
tạng. Sinh sản: Dễ sanh - Mùa Xuân chiêm khó đẻ - Có tổn thất - Hoặc không
lợi cho mẹ - Lâm sản nên hướng Tây Nam. Cầu danh: Đắc danh - Nên phương Tây
Nam - Hoặc giáo quan, chức quan giữ điền thổ - Mùa xuân chiêm hư danh. Mưu
vọng: Cầu mưu có lợi - Cầu mưu ở chỗ làng mạc - Im lặng mà cầu mưu - Mùa xuân
chiêm ít được vừa lòng - Mưu nhờ đàn bà. Giao dịch: Giao dịch lợi - Nên giao
dịch về điền thổ - Nên giao dịch về ngũ cốc - Hàng hóa tầm thường có lợi - Đồ
nặng - Vải lụa - Im lặng hóa ra có tài - Mùa Xuân chiêm bất lợi. Cầu lợi: Có
lợi - Lợi về đất đai - Hàng tầm thường, vật nặng có lợi - Im lặng hóa ra có lợi
- Nùa xuân chiêm không tài - Số nhiều thì có lợi. Xuất hành: Nên đi - Nên đi
phương Tây Nam - Nên đi chỗ làng mạc - Nên đi đường bộ - Mùa xuân chiêm không
nên đi. Yết kiến: Gặp Thầy - Lợi gặp người làng - Nên gặp bạn thân - Hoặc đàn
bà - Mùa xuân không nên gặp. Tật bệnh: Bệnh bụng - Bệnh tỳ vị - Ăn uống bế
tắc - Ăn ngũ cốc không tiêu. Quan tụng: Lý thuận - Được cảm tình dân chúng -
Tụng đảng giải tán. Phần mộ: Nên huyệt ở Tây Nam - Nên chỗ đất bằng phẳng -
Gần đồng ruộng - Chôn chỗ thấp - Mùa xuân chôn không tốt. Phương đạo: Tây
Nam. Ngũ sắc: Vàng - Đen. Tính tự (Họ, Tên): Tiếng cung (ngũ âm) - Họ Tên
có chữ Thổ đứng bên - Hàng 5, 8 10. Số mục: 5, 8, 10 Ngũ vị:
Ngọt.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 21/Dec/2009 lúc 8:41am
CHẤN QUÁI:
4
thuộc Mộc, gồm có 8 quái là: Thuần Chấn - Lôi Địa
Dự - Lôi Thủy Giải - Lôi Phong Hằng - Địa Phong Thăng - Thủy Phong Tĩnh - Trạch
Phong Đại Quá - Trạch Lôi Tùy. Thiên Thời: Sấm. Địa lý: Phương Đông - Cây
cối - Chỗ náo thị (chợ búa ồn ào) - Đường lớn - Chỗ cây tre, thảo mộc phồn
thịnh. Nhân vật: Trưởng nam. Nhân sự: Dấy động - Giận - Kinh sợ hoang mang
- Nóng nảy, xáo động - Động nhiều - Ít im lặng. Thân thể: Chân - Gan - Tóc -
Thanh âm. Thời tự: Mùa Xuân, tháng 3 - Năm, tháng, ngày giờ Mẹo - Tháng, ngày
4, 3, 8. Động vật: Rồng - Rắn. Tịnh vật: Cây tre - Cỏ lau - Nhạc khí làm
bằng cây hay tre - Vật hoa thảo tươi tốt. Ốc xá: Ở về hướng Đông - Xứ sơn lâm
- Lầu gác Gia trạch: Trong nhà có sự kinh sợ hoang mang bất thần - Mùa Xuân
chiêm thì tốt - Mùa Thu chiêm bất lợi. Hôn nhân: Khá thành - Nhà có thanh
danh - Lợi kết hôn với trưởng nam - Mùa Thu chiêm không nên kết hôn. Ẩm thực:
Móng chân thú - Thịt - Đố ăn thuộc chốn sơn lâm quê mùa - Thịt tươi - Trái vị
chua - Rau. Sinh sản: Hư kinh (sợ khống) Thai động bất yên - Sanh con so ắt
sinh nam - Mùa thu chiêm ắt có tổn - Lâm sản nên hướng Đông. Cầu danh: Đắc
danh - Nhiệm sở nên hướng Đông - Chức truyền hiệu, phát lệnh - Quan chưởng hình
ngục - Nhiệm sở về vụ trà, trúc, mộc, thuế khóa - Hoặc là làm chức Tư hòa náo
thị. Mưu vọng: Khá được - Khá cầu - Trong mưu kế phải hoạt động mạnh - Mùa
thu chiêm không vừa lòng. Giao dịch: Giao thành thì có lợi - Mùa Thu chiêm
khó thành - Lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà. Cầu lợi: Có lợi về sơn
lâm, tre, mộc - Nên cầu tài hướng Đông - Nên cầu tài chỗ đông đảo xao động - Có
lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà. Xuất hành: Có lợi về hướng Đông - Có
lợi người thuộc sơn lâm - Mùa Thu chiêm không nên đi - Chỉ sợ kinh hại
khống. Yết kiến: Gặp thấy - Nên gặp người thuộc sơn lâm - Nên gặp người có
thanh danh. Tật bệnh: Tật chân - Tật đau gan thường - Sợ hãi cuống quít chẳng
yên. Quan tụng: Việc kiện cáo đứng về phía mạnh - Hư kinh (kinh sợ khống) -
Sửa đổi để xét lại phản phúc. Phần mộ: Lợi về hướng Đông - Huyệt trong chốn
sơn lâm - Mùa Thu chiêm không lời. Phương đạo: Đông. Ngũ sắc: Thanh - Lục
- Biếc. Tính tự (Họ, Tên): Tiếng giác (ngũ âm) - Họ hay tên có đeo chữ Mộc -
Hàng vị 4, 8, 3. Số mục: 4, 8, 3. Ngũ vị: Chua.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 21/Dec/2009 lúc 8:43am
TỐN QUÁI: 5
thuộc Mộc, gồm có 8 quái là:
Thuần Tốn - Phong
Thiên Tiểu Súc - Phong Hỏa Gia Nhân - Phong Lôi Ích - Thiên Lôi Vô Vọng - Hỏa
Lôi Thệ Hạp - Sơn Lô Di - Sơn Phong Cổ. Thiên Thời: Gió. Địa lý: Phương
Đông Nam - Chỗ thảo mộc tươi tốt - Vườn hoa quả, rau... Nhân vật: Trưởng nữ -
Tu sĩ - Quả phụ - Sơn lâm tiên đạo. Nhân sự: Nhu hòa - Bất định - Vui vẻ
khuyên người ta làm - Tiến, thối không quả quyết - Lợi ở chốn thị
trường. Thân thể: Bắp vế - Cánh tay - Hơi - Phong tật. Thời tự: Cuối mùa
Xuân đầu mùa Hạ - Năm, tháng, ngày, giờ 3, 5, 8 - Tháng 3 - Năm, tháng, ngày giờ
Thìn, Tỵ - Tháng 4. Động vật: Gà - Bách cầm - Loài cầm, loầi trùng ở rừng
núi. Tịnh vật: Mộc hương - Giày - Vật thẳng - Vật dài - Đồ làm bằng cây tre -
Đồ công xảo. Ốc xá: Ở về hướng Đông Nam - Chỗ thầy tu ở, chỗ đạo sĩ ở, nhà
lầu, vườn hoa - Ở chốn sơn lâm. Gia trạch: Yên ổn, mua bán có lợi - Mùa Xuân
chiêm cát - Mùa Thu chiêm bất yên. Hôn nhân: Thành tựu - Nên kết hôn trưởng
nữ - Mùa Thu chiêm bất lợi. Ẩm thực: Thịt gà - Thức ăn ở chốn sơn lâm - Rau,
quả - Vị chua. Sinh sản: Dễ sinh - Sinh con so ắt con gái - Mùa Thu chiêm tổn
thai - Lâm sản nên hướng Đông Nam. Cầu danh: Dắc danh - Nên nhậm chức, có
phong hiến (phong hóa và pháp độ) - Nên nhập phong hiến - Nên giữ chức thuộc về
thuế khóa, trà, trúc, hoa quả - Nên nhiệm chức về hướng Đông Nam. Mưu vọng:
Mưu vọng khá được - Có tài - Khá thành - Mùa Thu chiêm tuy nhiều mưu nhưng ít
được tùy ý. Xuất hành: Nên đi - Có lợi về chi thu - Nên đi hướng Đông Nam -
Mùa Thu chiêm không có lợi. Yết kiến: Gặp được - Gặp được người sơn lâm, có
lợi - Gặp được người văn nhân, tu sĩ có lợi. Tật bệnh: Có tật bắp vế, cánh
tay - Tật phong - Tật ruột - Trúng phong - Hàn tà - Khí tật. Quan tụng: Nên
hòa - Sợ phạm phải phong hiến. Phần mộ: Nên hướng Đông Nam - Huyệt ở chốn sơn
lâm - Mùa Thu chiêm bất lợi. Phương đạo: Đông Nam. Ngũ sắc: Xanh, lục,
biếc, trong trắng. Tính tự (Họ, Tên): Giác âm (ngũ âm) - Họ hay tên có đeo bộ
Thảo hay bộ Mộc một bên - Hàng vị 3, 5, 8. Số mục: 3, 5, 8. Ngũ vị: Vị
chua.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 21/Dec/2009 lúc 8:48am
KHẢM QUÁI: 6
Thuộc Thủy, gồm có 8 quái là: Thuần Khảm - Thủy
Trạch Tiết - Thủy Lôi Truân - Thủy Hỏa Ký Tế - Trạch Hỏa Cách - Lôi Hỏa Phong -
Địa Hỏa Minh Di - Địa Thủy Sư. Thiên Thời: Mưa - Mặt trăng - Tuyết - Sương
mù. Địa lý: Phương Bắc - Sông hồ - Khe rạch - Suối, giếng - Chỗ đất ẩm thấp
(chỗ mương, rãnh, chỗ có nước lầy lội). Nhân vật: Trưởng nam - Người giang hồ
- Người ở ghe thuyền - Trộm cướp. Nhân sự: Hiểm ác, thấp kém - Bề ngoài tỏ ra
mềm mỏng - Bề trong dục lợi - Trôi dạt chẳng thành - Theo gió bẻ măng (hùa
theo). Thân thể: Tai - Huyết - Thận. Thời tự: Mùa Đông, tháng 11 - Năm,
tháng, ngày, giờ Tý - Tháng, ngày 1, 6. Động vật: Heo - Cá - Vật ở trong
nước. Tịnh vật: Trái có nước - Vật có hơi - Vật uốn nắn như cái cung, niềng
xe - Đồ đựng rượu, đựng nước. Ốc xá: Ở về hướng Bắc - Ở gần nước - Nhà có gác
gần nước - Nhà lầu ở gần sông - Hãng rượu, trà - Nhà ở chỗ ẩm thấp. Gia
trạch: Chẳng yên, ám muội - Phòng kẻ trộm. Hôn nhân: Lợi gá hôn nhân với
trung nam - Nên nhà rể ở phương Bắc - Chẳng lợi thành hôn - Chẳng nên gá hôn
tháng Thìn, Tuất, Sửu Mùi. Ẩm thực: Thịt heo - Rượu - Vị lạnh - Hải vị - Canh
vị chua - Thức ăn cách đêm - Cá - Đồ ăn có huyết - Đồ ăn ngâm ướp - Vật ăn có
hột - Vật ăn ở trong nước - Đồ ăn có nhiều xương. Sinh sản: Nạn sản có hiểm -
Thai con thứ thì tốt - Con trai thứ - Tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi - Có tổn hại -
Lâm sản nên hướng Bắc. Cầu danh: Gian nan - Sợ có tai hãm - Nên nhận chức về
Bắc phương - Chức coi việc cá, muối, sông, hồ - Rượu gồm có giấm. Mưu vọng:
Chẳng nên mưu vọng - Chẳng được thành tựu - Mùa Thu, Đông chiêm khá được, nên
mưu. Giao dịch: Thành giao chẳng có lợi - Đề phòng thất hãm - Nên giao dịch
tại bến nước, ven nước - Nên buôn bán hàng cá, muối, rượi - Hoặc giao dịch với
người ở ven nước. Cầu lợi: Thất lợi - Tài nên thuộc về bến nước - Sợ có thất
hãm - Nên cá muối có lợi - Lợi về hàng rượu - Phòng âm thất (phòng mất mát một
cách mờ ám, hay đàn bà trộm của) - Phòng kẻ trộm. Xuất hành: Không nên đi xa
- Nên đi bằng thuyền - Nên đi về hướng Bắc - Phòng trộm - Phòng sự hiểm trở hãm
hại. Yết kiến: Khó gặp - Nên gặp người ở chốn giang hồ - Hoặc gặp được người
có tên hay họ có bộ Thủy đứng bên. Tật bệnh: Đau tai - Tâm tật - Cảm hàn -
Thận bệnh - Dạ dày lạnh, thủy tả - Bệnh lạnh đau lâu khó chữa - Huyết
bịnh. Quan tụng: Bất lợi - Có âm hiểm - Có sự thất kiện khốn đốn - Thất
hãm. Phần mộ: Huyệt hướng Bắc tốt - Mộ ở gần ven nước - Chỗ chôn bất
lợi. Phương đạo: Phương Bắc. Ngũ sắc: Đen. Tính tự (Họ, Tên): Vũ âm
(ngũ âm) - Người có tên họ có bọ Thủy đứng bên - Hàng vị 1, 6. Số mục: 1,
6. Ngũ vị: Mặn - Chua.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 21/Dec/2009 lúc 11:04am
LY QUÁI:3
Thuộc Hỏa, gồm có 8 quái là: Thuần Ly - Hỏa Sơn Lữ
- Hỏa Phong Đảnh - Hỏa Thủy Vị Tế - Sơn Thủy Mông - Phong Thủy Hoán - Thiên Thủy
Tụng - Thiên Hỏa Đồng Nhân. Thiên Thời: Mặt trời - Chớp - Cầu vồng - Cái mống
- Cái ráng. Địa lý: Phương Nam - Chỗ đất cao ráo - Lò bếp - Lò xưởng đúc -
Chỗ đất khô khan cằn cỗi - Chỗ đất hướng mặt về Nam. Nhân vật: Trung nữ - Văn
nhân - Người có cái bụng to - Người có tật mắt - Kẻ sĩ trong hàng áo mũ. Nhân
sự: Chỗ hoạch định văn thơ văn hóa - Thông minh tài giỏi - Gặp nhau mà không đạt
được gì hết - Về việc thư từ giấy má. Thân thể: Con mắt - Tâm - Thượng
tiêu. Thời tự: Mùa Hạ, tháng 5 - Năm, tháng, ngày, giờ Ngọ hay thuộc Hỏa -
Ngày 2, 3, 7. Động vật: Chim trĩ - Rùa - Con ba ba - Cua - Ốc - Trai. Tịnh
vật: Lửa - Thơ - Văn - Áo giáp mũ sắt - Binh khí - Áo khô - Vật khô khan - Vật
sắc đỏ. Ốc xá: Nhà ở về hướng Nam - Nhà ở chỗ sáng sủa khoảng khoát - Cửa sổ
sáng sủa - Nhà trống hoặc hư hao. Gia trạch: Yên ổn - Vui vẻ - Mùa Đông chiêm
không được yên - quẻ khắc Thể, chủ hóa tài. Hôn nhân: Bất thành - Lợi gá hôn
với trung nữ - Mùa Hạ chiêm khá thành - Mùa Đông chiêm bất lợi. Ẩm thực: Thịt
chim trĩ - Đố ăn nấu - xắc hay rang - Đồ ăn thiêu, nướng - Vật ăn đồ khô, thịt
khô các loại - Thịt nóng. Sinh sản: Dễ sinh - Sinh con gái thứ - Mùa Đông
chiêm có tổn - Lâm sản nên hướng Nam. Cầu danh: Đắc danh - Nên giữ chức về
hướng Nam - Nhậm chức văn quan - Nên giữ chức về việc xưởng trường, lò
đúc. Mưu vọng: Mưu vọng khá thành - Nên có văn thơ trong sự mưu vọng. Giao
dịch: Khá được - Nên giao dịch có văn thơ. Cầu lợi: Có tài - Nên cầu về hướng
Nam - Có tài về văn thơ - Mùa Đông chiêm thì thất bại. Xuất hành: Nên đi -
Nên hoạt động hướng Nam - Đi về việc văn thơ thì thành tựu - Mùa Đông chiêm
không nên đi - Chẳng nên đi bằng thuyền đò. Yết kiến: Gặp được người ở hướng
Nam - Mùa Đông chiêm không được thuận lợi - Mùa Thu thấy văn thơ khảo sát tài
sĩ. Tật bệnh: Tật mắt - Tật tâm - Thượng tiêu - Binh nóng sốt - Mùa Hạ chiêm
bị trúng nắng - Bịnh truyền nhiễm lưu hành một thời. Quan tụng: Để tán - Động
văn thơ - Minh biện án từ. Phần mộ: Mộ ở hướng Nam - Chỗ trống trải không có
cây cối gì - Mùa Hạ chiêm xuất văn nhân - Mùa Đông chiêm không lợi. Phương
đạo: Hướng Nam. Ngũ sắc: Đỏ - Tía - Hồng. Tính tự (Họ, Tên): Tiếng chủy
(ngũ âm) - Người có tên hay họ có bộ Nhân đứng một bên - Hàng vị 3, 2, 7. Số
mục: 3, 2, 7. Ngũ vị: Đắng
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 21/Dec/2009 lúc 11:05am
CẤN QUÁI: 7
Thuộc Thổ, gồm có 8 quái là: Thuần Cấn - Sơn Hỏa Bí
- Sơn Thiên Đại Súc - Sơn Trạch Tổn - Hỏa Trạch Khuê - Thiên Trạch Lý - Phong
Trạch Trung Phu - Phong Sơn Tiệm. Thiên Thời: Mây - Mù - Khí núi bốc lên nghi
ngút. Địa lý: Đường tắt trong núi - Gần sơn thành - Gò động - Phần mộ - Hướng
Đông Bắc. Nhân vật: Thiếu nam - Kẻ nhàn rỗi - Người ở trong núi. Nhân sự:
Trở ngại - Yên lặng - Tiến thối chẳng quyết - Phản bội - Còn ở đó - Chẳng
thấy. Thân thể: Tay, ngón tay - Xương - Sống mũi - Lưng. Thời tự: Tháng
thuộc Đông Xuân - Tháng Chạp - Năm, tháng, ngày giờ thuộc Thổ - Tháng ngày 7, 5,
10. Động vật: Con gấu - Con chuột - Bách cầm - Vật có mỏ đen. Tịnh vật:
Đất đá - Dưa, quả - Vật sắc vàng - Vật ở trong đất. Ốc xá: Nhà ở hướng Đông
Bắc - Ở gần núi dá - Nhà ở gần đường. Gia trạch: Yên ổn - Mọi việc trở ngại -
Người nhà chẳng hòa thuận - Mùa Xuân chiêm bất yên. Hôn nhân: Cách trở khó
thành - Hoặc chậm trễ - Lợi gá hôn với thiếu nam - Mùa Xuân chiêm bất lợi - Nên
gá hôn với người đối hương thôn (khác xã). Ẩm thực: Vị vật ở trong đất - Thịt
loài thú - Măng tre ở gần bờ ruộng hoặc mồ mả - Vị ăn ở đồng ruộng. Sinh sản:
Khó sanh - Có ách nạn hiễm trở - Lâm sản nên hướng Đông Bắc - Mùa Xuân chiêm bị
tổn hại. Cầu danh: Cách trở không thành danh - Nên nhậm chức về hướng Đông
Bắc - Nên giữ chức ở chốn sơn thành. Mưu vọng: Trở ngại khó thành - Tiến thối
chẳng quyết. Giao dịch: Khó thành - Giao dịch về sơn lâm điền thổ - Mùa Xuân
chiêm bị tổn thất. Cầu lợi: Cầu tài trắc trở - Nên hướng tài về chốn sơn lâm
- Mùa Xuân chiêm bất lợi - Có tổn thất. Xuất hành: Không nên đi xa - Có trở
ngại - Nên đi gần bằng đường bộ. Yết kiến: Chẳng gặp - Có trở ngại - Nên gặp
người ở chốn sơn lâm. Tật bệnh: Tật tay - Ngón tay - Tỳ vị. Quan tụng: Quý
nhân trở trệ (trắc trở) - Thưa kiện chưa giải quyết - Dính líu chẳng
quyết. Phần mộ: Huyệt hướng Dông Bắc - Mùa Xuân chiêm bất lợi - Gần ven lộ có
đá. Phương đạo: Phương Đông Bắc. Ngũ sắc: Sắc vàng. Tính tự (Họ, Tên):
Tiếng cung (ngũ âm) - Người có tên họ đeo chữ Thổ ở một bên - Hàng vị 5, 7,
10. Số mục: 5, 7, 10. Ngũ vị: Vị ngọt.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 27/Dec/2009 lúc 3:01am
Phần Thứ Hai Tân dịch Thiệu Khang Tiết Tiên
sinh Mai Hoa Quan Chiết Tự Số. Sự Trọng Yếu Sâu Kính Của Tâm Dịch
Về Phép
Chiêm Bốc
Trong thiên hạ có sự dữ sự lành, nhờ chiêm
bốc mà biết được sự trọng yếu. Sự lý trong thiên hạ không có hình tích, dùng
giả tượng để hiểu rõ cái nghĩa. Cho nên quẻ Càn, có lý chắc chắn để tượng trưng
cho loài ngựa (mã), vậy cho nên phép chiêm bốc ngụ cái lý của cát hung, chỉ nhờ
vào quái tượng để biện minh. Vậy quái tượng nhất định chẳng khác gì cái lý mà
nếu không biết đạo biến thông thì chẳng bao giờ hiểu được sự nhiệm mầu. Dịch
số là chỉ có biến dịch mà thôi: chí như hôm nay toán quẻ Quan Mai (ngắm bông
mai), mà được quẻ Cách (Trạch Hỏa Cách) biết rằng sẽ có thiếu nữ bẻ hoa. Ngày
sau quả thật có thiêu nữ đến bẻ hoa, có thể như vậy sao? Hôm nay toán quẻ Mẫu
Đơn, mà được quẻ Cấu (Thiên Phong Cấu) biết được vườn Mẫu đơn sẽ bị ngựa dẫm
nát, ngày hôm sau quả thật có ngựa phá hủy vườn Mẫu đơn, thế sao? Vả chưng
quẻ Đoài không phải chỉ sở thuộc thiếu nữ mà thôi, cũng như quẻ Càn, cũng không
phải chỉ sở thuộc ngựa mà thôi, có thể kẻ khác bẻ bông, và cũng có thể là một
loài nào đó phá hủy vườn Mẫu đơn. Cho nên sự suy xét phải thật tinh vi, mới có
thể định được cái sở thuộc về vật gì. Than ôi! Đạo chiêm bốc rất cần yếu nhất là
biến thông, hiểu được biến thông tất đạt được Tâm Dịch cao siêu vậy.
Chiêm Bốc Tổng Quyết
Đại để phép chiêm bốc, sau khi đã bố thành
quẻ rồi, trước hết xem xét Hào từ của Chu Dịch để đoán cát hung. Thí dụ: Càn
sơ cửu là rồng ở ẩn, nên mọi việc đều còn nấp kín (âm thầm, chưa hiện rõ)
Cửu nhị là rồng xuất hiện tại điền(1) thì lợi gặp đại nhân, nên yết kiến quý
nhân. Thứ đến, xem Thể Dụng của quẻ, để luận Ngũ Hành sinh khắc. Thể Dụng tức
là cái thuyết Động và Tịnh: - Thể là chủ, Dụng là sự việc, ứng dụng sự thể.
- Thể Dụng tỵ hòa (như nhau, hòa nhau) là tốt. - Thể sinh Dụng hay Dụng
khắc Thể là xấu. Lại xem đến khắc ứng, như đương thời chiêm bốc: - Nghe
nói vui tươi, hay thấy triệu chứng tốt lành là tốt. - Nghe nói hung dữ hoặc
thấy triệu chứng xấu là xấu. - Thấy vật tròn nguyên vẹn biểu hiệu sự thành
công. - Thấy vật sứt mẻ hư hao biểu lộ sự thất bại. Lại xét cái động tịnh
của bản thân ta như: - Ngồi: ứng sự chậm trễ, - Đi: ứng sự mau, -
Chạy: ứng sự mau hơn nữa, - Nằm: ứng sự chậm hơn. Muốn thông suốt sự
chiêm bốc, cần nhất lấy Dịch quái làm chủ, thứ đến khắc ứng: - Cả hai nếu tốt
thì thật là tốt, - Cả hai đều xấu lại càng xấu hơn. Nếu một xấu, một tốt
nên xét rõ quái từ với Thể Dụng, khắc ứng các loại mà đoán. Vậy nên phải xét suy
cho đầy đủ, chứ không nên vịn vào một chi tiết nhỏ nhặt mà đoán được.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 04/Jan/2010 lúc 9:23am
Luận Lý Về Chiêm
Bốc
Phép chiêm bốc cần phải luận lý mới được đầy đủ,
nếu cứ luận về số mà không luận đến lý, và nếu căn cứ một chi tiết nhỏ thì không
thể linh nghiệm được. - Tỷ như toán về sự ăn uống mà được quẻ Chấn, vì Chấn
tượng trưng cho Long (con rồng), nếu lấy lý mà luận thì không thể nói rồng được,
ta phải lấy lý ngư (cá gáy) mà thay vào. - Còn như toán về thiên thời mà được
quẻ Chấn tượng trưng cho sấm, nếu đương thời ta ở về mùa Đông, theo lý thì không
thể có sấm được, nên ta phải kể là gió bão làm chấn động vậy. Cho nên theo
mấy thí dụ kể trên, cần phải xét lý cho tường, ấy mới phải đạo chiêm bốc thật
sâu xa vậy.
Tiên Thiên Và Hậu Thiên Luận
Đoán quẻ về Tiên
Thiên, tốt hay xấu chỉ luận về quái (quẻ) mà thôi, không cần dùng đến Hào từ của
Dịch; còn Hậu Thiên lại dùng Hào từ gồm luôn cả Quái từ mà đoán, tại sao
thế? Vì Tiên Thiên trước được số chưa được quái (quẻ), như vậy là chưa có
Dịch Thư(2) mà đã có dịch lý trước rồi, cho nên không cần dùng đến Dịch thư nữa,
mà chỉ chuyên lấy quái (quẻ) mà đoán thôi. Còn Hậu Thiên trước tiên được quái
(quẻ) rồi dùng quái mà vạch ra Từ sau Dịch vậy, cho nên dùng Hào từ gồm luôn cả
Quái từ mà đoán. Và cách bố quái (khí quái hay dàn quái) Tiên thiên không
giống Hậu Thiên, như cách bố quái của Hậu Thiên mà số cũng bất đồng nhất (khác
nhau), Nay nhiều người tính: Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Trung cung 5, Càn 6,
Đoài 7, Cấn 8, Ly 9; lấy những số ấy dùng để tính quẻ. Vì Thánh nhân làm Dịch
vạch ra quái (quẻ) đầu tiên lấy Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái thêm
vào một bội số thì tự thành ra Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn
7, Khôn 8; vậy chiêm bốc, bố quái hợp với những số ấy mà dùng. Vả nay nhiều
người bố quái Hậu Thiên phần nhiều không gia thời, lập được một quẻ chỉ lấy một
Hào động, mà lại không dùng đến đạo biến thông. Vậy lập quẻ Hậu Thiên tất phải
gia thời mới được. Lại như quái Tiên Thiên định thời ứng kỳ, thì lấy Quái
khí: - Như Càn Đoài ứng vào Canh Tân và năm, ngày thuộc Kim, hoặc Càn tức
ngày, giờ Tuất Hợi; Đoài tức ngày, giờ Thân Dậu. - Như Chấn, Tốn phải ứng vào
Giáp Ất và năm, ngày thuộc Mộc, hoặc Chấn tức Mẹo, Tốn tức Thìn. Hậu Thiên:
Lấy số quẻ gia thêm số giờ (thời) tổng cộng để phân định ứng kỳ của sự việc, và
phân ra bằng đi, ngồi, đứng, làm mau, chậm. Số quẻ gia thời đó, ứng được việc
gần, mà chẳng có thể xét định việc xa hơn, nên phải hợp số cả Tiên Thiên và Hậu
Thiên lại quyết đoán ứng kỳ vậy. Vả lại phàm toán quẻ để đoán cát hung, mà
thấy rõ sự lý, thì chỉ thấy được toàn quái, Thể dụng sinh khắc, với tham khảo
luôn cả Dịch từ, vậy mới linh thông. Ngày này theo quái Hậu Thiên không dùng
tới Lục Thập Hoa Giáp, mà chỉ dùng giờ, phương, tốt xấu, bại, vong để trợ đoán
mà thôi, và Lịch tượng tuyển thời (coi chọn ngày giờ) thì Chu Dịch lại càng
không thích ứng, nên không dùng đến nữa.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 04/Jan/2010 lúc 9:24am
Truyền Lại Lời Đoán Các
Quẻ
Phàm toán quẻ phải lấy Thể làm chủ, song le đôi khi
không luận đến Thể. Thí dụ: - Toán bức hoành phi của chùa Tây Lâm Tự, được
quẻ Sơn Địa Bác, Thể Dụng, Hổ Biến đều thầy tỵ hòa thời biết là tốt rồi, nhưng
lại cho là quẻ không tốt, là sao vậy? Xét theo lý: chỗ chùa chiền là chỗ
riêng biệt của phái dương (nam phái) ở, nay quẻ Hổ Biến ra lại thấy thuần âm
(toàn âm hay toàn nữ); như vậy thấy rõ quần âm bác dương (phái âm chia rẽ phái
dương, lộn xộn), đó là lý tự nhiên. Vậy nên không cần xét đến Tể Dụng thì ta đã
biết rồi. - Lại toán quẻ có người hỏi: "Kim nhật động tịnh như hà?" (Hôm nay
động tịnh ra sau?) Toán được quẻ Địa Phong Thăng, sơ hào động, Dụng khắc Thể
quái, nên không có sự ăn uống thịnh soạn mà cũng sẽ có người đến mời, dầu sự ăn
uống sơ sài, mà cũng có mời, vì sao vậy? Vì người ấy (người hỏi) đang lúc ấy,
nó ứng với triệu ngày, vả chăng xét đến hai chữ: "như hà" 如 何, có hai chữ Khẩu
(口) là miệng nó trùng với chữ Đoài (兌) cũng có chữ Khẩu (口). - Lại có quẻ
Dụng không sinh quẻ Thể, nhưng Hổ và Biến quái lại sinh Thể nên tốt. Ví như quẻ
"Chàng thiếu niên có vẻ mặt vui được quẻ Bí vậy. - Lại nữa quẻ Dụng không
sinh quẻ Thể, mà Hổ và Biến quái lại khắc quẻ Thể ấy là xấu. Ví như quẻ "Con bò
rống tiếng bi thảm" toán được quẻ Địa Thủy Sư. Người thiếu niên kia đã sẳn có
vẻ mặt vui vẻ mà quẻ Dịch lại bảo: "Thúc bạch tiển tiển chi triệu" (Cái triệu bó
lụa hoa). Như vậy đã thấy hai triệu chứng tốt rồi, quẻ Hổ biến ra lại thấy tướng
sinh lại càng tốt thêm lên nữa. Tuy là Dụng không sinh Thể nhưng cũng vô hại.
Còn như toán "Con bò rống kêu thê thảm" kia đã biết trước triệu xấu rồi, mà
quẻ Dịch lại bảo rằng: "Dư thi chi hung" (tức là xe chở thây) là xấu. Hổ Biến
quẻ ra lại thấy tương khắc lại càng thêm xấu hơn lên. Tuy hào Dụng không khắc
Thể cũng chẳng yểm được sự xấu. Như thế mới biết đoán quẻ Dịch, tức phải dùng
đến lý mới xét được linh nghiệm, không nên chấp một vài sự nhỏ nhặt mà
đoán. Ghi chú: (1) Điền: ruộng, đất đai. (2) Dịch Thư: Chu Dịch.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 04/Jan/2010 lúc 9:25am
Bát Quái Tâm Dịch Thể Dụng Lệ
Luật
Pháp thuật của Tâm dịch là do nơi Thể và Dụng rất
thiết yếu. Ta lúc trẻ đọc sách Chu Dịch thường tham khảo Số học để hiểu được
Tâm dịch là quái số, trước tiên học khởi quái để biết được cát hung, cũng như
dùng gáo để đong lường mước biển, không biết đến chỗ cùng. Sau được Trí nhân
truyền trao cho lệ luật Thể Dụng Tâm dịch mới đoán được linh thông. Nhờ sự công
hiệu có thể chứng được. Như người Do Cơ bắn tên trăm phát trăm trúng. Được vậy,
nên căn cứ vào Thể Dụng xét lý về Ngũ hành sinh khắc, tỵ hòa để giải bày sự cát
hung, cùng biến, nguy nan, ấy là pháp thuật kỳ diệu của Dịch số. Đời mà có người
có chí kiên thành nắm được cái thâm bí đó ít có lắm vậy.
Thể Dụng Tổng Quyết
Như Dịch quái là
phơi bày đạo chiêm bốc, thì lấy Dịch quái làm thể, lấy sự chiêm bốc làm Dụng để
ngụ ý cho Động và Tịnh quái để phân chia chủ và khách ấy là cái chuẩn tắc của sự
chiêm bốc. Đại để cái thuyết Thể và Dụng là: Thể quái làm chủ, Dụng quái
làm sự việc, Hổ quái là trung gian của Sự và Thể, khắc ứng và Biến quái là kết
quả của sự việc. Quái khí của Ứng thể thì phải khí thịnh, chớ không được khí
suy. Khí thịnh như: - Xuân thì Chấn, Tốn. - Hạ thì Ly. - Thu thì
Càn, Đoài. - Đông thì Khảm. - Bốn tháng tứ quý (tháng 5, 6, 9 và 12) thì
Khôn, Cấn. Khí suy như: - Xuân thì Khôn, Cấn. - Hạ thì Càn, Đoài.
- Thu thì Chấn, Tốn. - Đông thì Ly. - Bốn tháng tứ quý thì Khảm đều
gọi là khí suy. Tha Quái Thể quái chịu nhận Tha quái sinh, không nên Tha
quái khắc Thể. Tha quái là Dụng quái, Hổ Quái và Biến quái. - Sinh như:
Càn, Đoài thuộc Kim là Thể, gặp Khôn, Cấn thuộc Thổ là sinh. Khôn, Cấn thuộc
Thổ là Thể gặp Ly thuộc Hỏa là sinh. Ly thuộc Hỏa là Thể mà gặp Chấn, Tốn
thuộc Mộc là sinh. - Khắc như: Thể Kim gặp Hỏa là khắc, Thể Hỏa gặp Thủy là
khắc v.v... Cái thuyết Thể và Dụng tức là Động với Tịnh làm chủ và khách
trong Bát Quái Ngũ Hành sinh khắc. Thể tức là chính mình. Dụng là ứng vào
nguyên nhân sự việc. Vậy nên, Dụng phải sinh ra Thể và Thể phải khắc Dụng mới
tốt. Thể mà thịnh thì tốt, Thể suy thì xấu. Dụng khắc Thể không nên, Thể sinh
Dụng cũng bất lợi. Thể có nhiều đảng là Thể thịnh, còn dụng có nhiều đảng tất
Thể phải suy. Tỷ như Thể là Kim, mà Hổ Biến ra đều là quẻ thuộc Kim tức là
Thể có nhiều đảng hơn. Còn như Dụng là Kim, mà Hổ Biến ra đều là quẻ thuộc
Kim, tức là Dụng có nhiều đảng hơn. Thể mà sinh Dụng gọi là Tiết khí (khí lộ
ra ngoài như mùa Hạ là Hỏa mà gặp quẻ Thổ nghĩa là Thể là Hỏa mà sinh Dụng là
Thổ). Giữa Thể và Dụng mà tỵ hòa là tốt. Hổ quái là trung gian của biến ứng
và thuộc về thời kỳ sau cuối cho nên Dụng trước tốt mà biến ra thấy xấu ấy là
triệu trước tốt sau xấu. Còn Dụng trước xấu khi biến ra thấy tốt, ấy là triệu
trước xấu sau tốt. Thể khắc Dụng trăm việc đều hay; Dụng khắc Thể mọi việc
đều hỏng; Thể sinh Dụng tất phải hao tài; Dụng sinh Thể tăng phần tươi sáng, Thể
và Dụng tỵ hòa trăm việc đều thuận lợi.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 04/Jan/2010 lúc 9:27am
Xem Trong Toàn Quái Mà Có Quẻ Sinh
Thể
(thì tốt xấu thế nào?) Quẻ Càn: Sinh Thể thì
các việc công môn có sự vui mừng; hoặc công danh hiển đạt, hoặc làm quan có tài,
hoặc việc thưa kiện thắng lý. Hoặc có lợi về kim báu, hoặc có người già tuổi
tiến tiền của, hoặc có quý nhân tôn trưởng gia ân, hoặc có việc mừng về quan
sự. Quẻ Khôn: Sinh Thể chủ sự vui mừng về ruộng đất, hoặc do điền thổ mà có
tài, hoặc có người ở cùng làng đem đến sự lợi ích, hoặc có đàn bà làm lợi cho
mình, hoặc có lợi về hoa quả mùa màng, hoặc có lợi về vải lụa. Quẻ Chấn: Sinh
Thể chủ lợi về sơn lâm sản, hoặc do sơn lâm mà phát tài, hoặc có sự vui mừng
trong sư hoạt động, hoặc có tài về hướng Đông, hoặc buôn bán về loại mộc có lợi,
hoặc có người họ, tên mang bộ thảo mộc làm lợi cho mình. Quẻ Tốn: Sinh Thể
chủ lợi về sơn lâm sản, hoặc do sơn lâm mà có tài, hoặc có tài lợi về hướng Đông
Nam, hoặc nhân có người có họ, tên mang bộ thảo mộc làm lợi cho mình, hoặc lợi
về quả, trà, hoặc có người biếu tặng trà, quả, rau ráng. Nói tóm lại là tất cả
có lợi về loài Thảo Mộc. Quẻ Khảm: Sinh Thể có sự vui mừng về phương Bắc đem
tới, hợac có tài về hướng Bắc, hoặc có người ở gần sông nước đem tới, hoặc buôn
bán về nghề cá, muối, rượu, văn thơ giao dịch mà có lợi, hoặc có người cho rượu,
cá, muối. Nói tóm lại là tất cả có lợi về loài bộ Thủy. Quẻ Ly: Sinh thể chủ
có tài về hướng Nam, hoặc có người ở hướng Nam làm tài lợi cho mình, hoặc có sự
vui mừng về văn thơ, hoặc có lợi về các xưởng đúc, các lò đúc đồ sắt, hoặc có
người mang tên bộ Hỏa làm lợi cho mình. Nói tóm lại tất cả có lợi về loại thuộc
Hỏa. Quẻ Cấn: Sinh Thể chủ có tài về hướng Đông Bắc, hoặc có người ở hướng
Đông Bắc đem tài lợi, hoặc có tài về sơn lâm điền thổ, hoặc có người có họ tên
mang bộ Thổ hay người mang tiếng cung(1) (tức là tiếng cung trong ngũ âm) đem
tài lời cho mình, mọi sự đều yên ổn, mọi sự đều có thủy có chung. Quẻ Đoài:
Sinh Thể chủ có tài lợi về hướng Tây, hoặc do người ở hướng Tây đem tài lợi đến,
hoặc có sự vui tươi, hoặc được ăn uống, hoặc được lợi về buôn bán vàng ngọc,
hoặc có người tên họ mang bộ Khẩu làm lợi cho mình, hoặc chủ khách có việc vui
mừng, bè bạn kết tập mua vui, hoặc có người có tiếng thương(2) (tức là tiếng
thương trong ngũ âm) làm lợi cho mình. Ghi chú: (1) Tiếng Cung, như ta
nói người nói giọng Thổ. (2) Tiếng Thương, như ta nói người nói giọng
Kim.
Những Quẻ Khắc Thể
(thì tốt xấu thế nào?) Quẻ Càn: Khắc Thể, là triệu
có sự lo lắng về công môn, hoặc có sự lo buồn trong gia trạch, hoặc mất của,
hoặc hao tổn về ngũ cốc, hoặc oán giận cùng tôn trưởng hoặc bị tội với cấp
trên. Quẻ Khôn: Khắc Thể, chủ có sự lo lắng về điền thổ, hoặc vì điền thổ mà
tổn hại, hoặc bị tiểu nhân làm hại, hoặc bị đàn bà lấn hiếp, hoặc bị mất của về
vải sợi, hoặc thất chí lổ lả về ngũ cốc. Quẻ Chấn: Khắc Thể, chủ bị sợ hãi
rối loạn thường thường nơm nớp hoặc trong lòng chẳng được yên, hoặc trong gia
trạch có tai biến, hoặc có người họ tên mang bộ Thảo mộc xâm lăng, hoặc bị thất
thoát về sơn lâm. Quẻ Tốn: Khắc Thể, chủ sự lo lắng, hoặc mưu sự gì về sơn
lâm, mưu sự thất bại, hoặc có người tên họ mang bộ Thảo mộc làm hại, hoặc người
ở Đông Nam mưu sự, kỵ giao tranh, sinh sự với đàn bà. Quẻ Khảm: Khắc Thể, chủ
có sự hiểm họa, hoặc bị cướp bóc hoặc có oán thù với người ở ven nước, hoặc bị
tai nạn sau khi rượu chè, hoặc bị hãm hại trong lúc ăn uống, hoặc cùng với người
phương Bắc gây họa. Quẻ Ly: Khắc Thể, chủ bị văn thư quấy rối, hoặc kinh sợ
về hỏa hoạn, hoặc có nhiều âu lo từ phương Nam tới, hoặc có người mang tên họ bộ
Hỏa gây rối loạn. Quẻ Cấn: Khắc Thể, mọi việc liên lụy, trăm việc trở ngại,
hoặc bị hao tổn về sơn lâm, hoặc có người tên họ mang bộ Thổ gây loạn, đề phòng
họa do phương Đông Bắc tới, hoặc ưu lo về mộ phần bất yên. Quẻ Đoài: Khắc
Thể, chẳng lợi về hướng Tây, chủ khẩu thiệt nhiều sự rối ren, hoặc có người mang
tên họ bộ Khẩu gây rối loạn, hoặc bị thương què gãy, hoặc do ăn uống mà sinh ưu
sầu. Nếu không có quẻ sinh Thể hay khắc Thể thì tùy theo bổn quẻ mà đoán.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 07/Jan/2010 lúc 12:19am
I.- Chiêm Về Thời Tiết
Phàm
chiêm về thời tiết chẳng cần phân Thể Dụng, chỉ xem toàn quái lấy ngũ
hành hợp lại mà suy như: nhiều Ly thì trời tạnh; nhiều Khảm thì trời
mưa; nhiều Khôn thì trời âm u. Càn chủ tạnh ráo; nhiều Chấn ở vào mùa
Xuân, Hạ thì có tiếng vang; nhiều Tốn thì gió dữ; nhiều Cấn thì mưa lâu
rồi sẽ tạnh; nhiều Đoài trời chẳng âm u cũng thì có mưa. Mùa Hạ mà
chiêm được nhiều quẻ Ly mà không có Khảm thì trời nắng hạn chang chang;
mùa Đông mà thấy nhiều Khảm mà không có Ly thì trời vần vũ tuyết ủ ê. Xem
toàn quái nên gồm cả Hổ quái, Biến quái, còn ngũ hành là: Ly thuộc Hỏa
chủ trời tạnh; Khảm thuộc Thủy chủ trời mưa; Khôn thuộc Thổ là khí đất
chủ u ám; Càn là trời chủ tạnh ráo; Chấn là sấm; Tốn là gió. Mùa thu
và mùa Đông có nhiều Chấn tuy không phải thời tiết, nhưng cũng có sấm
lạ thường; nếu có Tốn giúp thêm thì gió lớn làm chấn động kinh hồn. Cấn
là khí của sơn vân, nên mưa lâu mà gặp Cấn thì trời tạnh. Cấn là thôi
(dứt) lại có nghĩa là Thổ khắc Thủy vậy. Đoài tượng trưng cho cái hồ,
cái đầm, nên nếu không mưa thì trời cũng u ám. Ôi! Biệt luật của Tạo
hóa rất khó giải; Lý số cũng phải dựa vào cái lý cho thật kỳ diệu; Càn
tượng trưng cho Trời, bốn mùa tạnh ráo; Khôn tượng trưng cho đất, là
một khí tiết bi đát. Càn Khôn lưỡng đồng, tạnh mưa biến đổi; Khôn Cấn
gồm đôi, nhâm tối bất thường. Quái số có âm có dương, Tượng số(1) có
chẳn có lẽ. Âm thời mưa, Dương thời tạnh, chẳn lẽ chồng chất bí ẩn (kín
ngầm) huyền vi. Khôn là ngôi lão mẫu, tạnh lâu ắt phải mưa, âm khí nặng
nề, mưa lâu ắt phải tạnh. Nếu gặp Trùng Khảm (hai quẻ Khảm), Trung Ly
(hai quẻ Ly) khi mưa khi tạnh. Khảm là Thủy thì phải mưa; Ly là Hỏa
thì phải tạnh. Càn Đoài là Kim, về mùa Thu thì tạnh ráo; mùa Đông tuyết
sa lạnh buốt; Khôn cấn thuộc Thổ, về mùa Xuân thì mưa thấm nhuần, mùa
Hạ lại nắng gắt. Dịch viết: Vân tòng long, Phong tòng Hổ và, Cấn vi vân, Tốn vi Phong. Cấn
Tốn trùng phùng thì gió mây giao hiệp, cát bay đá dậy khuất che mặt
trời, tối tăm rừng núi, bất chấp thời tiết cả hai chẳng nài. Khảm
trên Cấn dưới (quẻ Khảm nằm trên quẻ Cấn) bủa giăng mây mù; nếu Khảm
nằm trên Đoài, sương động thành tuyết; Càn Đoài là tuyết sa, mưa đá; Ly
là Hỏa biểu hiệu chớp, cầu vồng; Ly là điện, Tốn là Lôi cả hai giao hợp
thì sấm chớp vang rền. Khảm là vũ, Tốn là phong bỗng nhiên tương
ngộ, thì gió mưa nổi trận lôi đình; Quẻ Chần mà trùng phùng thì sấm
vang ngàn dậm; hai Khảm chồng nhau thì mưa nhuận thấm muôn trùng. Ấy là cái nguyên nhân của quái thể trùng phùng, nay lại suy tường Hậu tượng mà quyết đoán. Thiên Địa Thái, Thủy Thiên Nhu là tượng mưa dây dưa, hôn ám. Thiên Địa Bỉ, Thủy Dịa Tỷ là hình dáng tối tăm mịt mù. Nếu Thuần Ly (hai quẻ Ly), về mùa Hạ thì hạn hán; tứ quý đến tạnh ráo Thuần
Khảm (hai quẻ Khảm), về mùa Đông thì rét lạnh, mưa dầm dề, khó bề tạnh
ráo; gặp Cấn thì mưa dứt ngay, nắng luôn luôn trương nhựt, cơ ấy là như
vậy. Lại như Thủy Hỏa Ký Tế, Thủy Hỏa Vị tế, thì phong vân biến cố
bất thần; Phong Trạch Trung Phu, Trạch Phong Đại quá, ba tháng mùa Đông
mưa sa tuyết rụng; Thủy Sơn Kiển, Sơn Thủy Mông, đi đâu phải lo sấm lấy
dù; Địa phong Thăng, Phong Địa Quan, không nên đi thuyền đề phòng tai
biến. Ly nằm trên Cấn: sáng mưa chiều tạnh; Ly Hổ thành Cấn: sáng
tạnh chiều mưa. Tốn Khảm Hổ Ly tất thấy ráng, cầu vồng; Tốn Ly Hổ Khảm
cũng chung một cuộc. Cần nên dò xét kỹ càng, không chấp nê một lý.
Chấn Ly có chớp, sấm, ứng vào mùa Hạ. Càn Đoài có sương tuyết, thiết
nghiệm với mùa Đông. Tạo Hóa chi lý, rộng vậy thay, Số Lý chi diệu,
rất sâu, rất kín, hiểu thấu đạo thánh hiền xưa truyền để lại, ta đáng
cung, đáng kính mà thọ báu truyền
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 07/Jan/2010 lúc 12:21am
II.- Chiêm Nhân Sự
Chiêm nhân sự cần xét Thể, Dụng. Thể quái là chủ, Dụng quái là khách. Dụng khắc Thể chẳng nên, Thể khắc Dụng lại tốt. Dụng sinh Thể có sự vui mừng. Thể sinh Dụng thường xảy ra tổn thất. Thể Dụng hòa đồng (tỵ hòa) mưu sự có lợi. Cần xét thêm Hổ quái và Biến quái để đoán cát hung, nghiên cứu thịnh suy để tường tai hại. Chiêm
về nhân sự thì dùng toàn chương Thể Dụng Tổng Quyết, để định cát hung.
Nếu có quái sinh Thể quái, nên xem chương Bát Quái ở trước Quái sinh
Thể có những gì tốt, khắc Thể có những gì xấu. Nếu không thấy có sinh
Thể, khắc Thể thì lấy bổn quái mà suy.
III.- Chiêm Gia Trạch
Phàm chiêm gia trạch lấy Thể làm chủ Dụng làm gia trạch. Thể khắc Dụng thì gia trạch vững vàng. Dụng khắc Thể thì gia trạch bất an. Thể sinh Dụng: nhiều việc tổn hao, ly tán phòng đạo tặc. Dụng sinh Thể được nhiều lợi ích, hoặc được của người dâng biếu. Thể Dụng tỵ hòa: gia trạch yên ninh. Nếu có Quái sinh Thể thì xem lại chương chiêm Nhân sự mà đoán.
IV.- Chiêm Ốc Xá
Chiêm vụ này phải dùng thời gian sáng tạo. Phàm chiêm ốc xá, lấy thể làm chủ, Dụng làm ốc xá. Thể khắc Dụng: chỗ ở vừa ý. Dụng khắc Thể: thì gia trạch bất ân. Thể sinh Dụng: chủ tư tài suy thối. Dụng sinh Thể: gia môn hưng thịnh. Thể Dụng tỵ hòa: tự nhiên yên ổn.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 07/Jan/2010 lúc 12:22am
V.- Chiêm Hôn nhân
Xen hôn nhân lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự hôn nhân. Dụng
sinh Thể: việc hôn nhân thành, hoặc nhân sự hôn nhân có lợi. Thế sinh
Dụng: việc hôn nhân không thành, hoặc vì hôn nhân mà có hại. Thể khắc Dụng: hôn nhân thành nhưng phải chậm trễ. Dụng khắc Thể: bất thành, nếu thành cũng có hại. Thể Dụng tỵ hòa rất tốt. Phàm xem hôn nhân lấy Thể làm mình, làm chủ, mà Dụng tượng trưng cho nhà thông gia. Thể quái mà vượng thì nhà mình được gia môn ưu thắng. Dụng quái mà vượng nhà thông gia có địa vị thuận lợi. Dụng
sinh Thể có tài lợi về sự hôn nhân, hoặc nhà thông gia chiều chuộng
theo ý ta. Thể sinh Dụng thì không hộp bỏ quả hoặc mình phải thối sự
cầu hôn. Nếu Thể Dụng tỵ hòa: hai bên tương tụ, lương phối nhàn du. Càn thì đoan chính mà giỏi, mạnh bạo. Khảm là dâm, háo sắc, hay ghen quá độ. Cấn sắc hoàng, đa xảo (khéo giỏi). Chấn dáng mặt đẹp mà rắn rỏi. Tốn tóc ít mà thưa hình xấu, tâm tham. Ly đoản, xích sắc, tính khí bất thường, thấp lùn. Khôn thì xấu bụng to mà vàng. Đoài cao và giỏi, nói năng vui vẻ, sắc trắng.
VI.- Chiêm Sinh Sản
Chiêm sinh sản lấy Thể là mẹ, Dụng là sự sinh. Thể Dụng cả hai nên thừa vượng, chẳng nên thừa suy, nên tương sinh, không nên tương khắc. Thể khắc Dụng không lợi cho con. Dụng khắc Thể chẳng lợi cho mẹ. Thể khắc Dụng mà Dụng quái lại suy, chắc con chẳng toàn. Dụng khắc Thể mà Thể quái lại suy, ắt nguy cho mẹ. Dụng sinh Thể thì lợi cho mẹ. Thể sinh Dụng thì mẹ dễ sinh. Thể Dụng tỵ hòa thì mẹ tròn con vuông. Nếu
muốn biết sinh nam hay nữ, nên dùng Bát quái trước đây mà suy. Dương
quái mà dương hào nhiều hơn: sinh nam; Âm quái mà âm hào nhiều hơn:
sinh nữ. Âm Dương quái hào tương đồng((2) thì xem số người có mặt lúc chiêm, số chẳn lẽ, đó là lý ngẫu nhiên chứng nghiệm. Như
muốn biết ứng kỳ ngày giờ, thì lấy Khí quái số của quẻ Dụng là quẻ gì,
rồi tra nơi mục Thời tự của Bát Quái Vạn Vật trước đây mà đoán. Ghi chú: (1) Tượng số là hình vẽ Bát quái, có hào 2 vạch là chẳn, có hào 1 vạch là lẽ. (2) Âm Dương quái hào tương đồng là đều nhau, bằng nhau.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 07/Jan/2010 lúc 12:39am
Thiên Tựa Tam Yếu Linh Ứng
Vả
chăng! Dịch là bản chất thuộc Tinh lý hoc, bản chất của Tinh lý ấy hoàn
toàn do ở Tâm của ta vậy. Cái Tâm ấy là bản chất của một Tâm linh sáng
suốt, trong sạch, chẳng bị một tơ hào nào xúc phạm, chẳng có một bụi
trần nào làm hoen ố được. Tinh lý đây đủ là Dịch thể hiện hoàn toàn ở
Tâm ta, ấy là Dịch, ấy là Tiên Thiên Dịch vậy. Chí như mối lo tư, tự
nhiên bắt đầu bộc phát, ngoại vật gắn liền với tâm, như mây che không
trung, như bụi làm lu mờ kiếng, chìm đắm mịt mù không rõ ràng. Mà trong
vào Dịch thể hiện nơi Tâm của ta, há để xen lẫn được như thế sao? Cho
nên cái nguyên nhân kỳ diệu của Tam yếu, nó xoay vần ở Nhĩ (tai), Mục
(mắt), Tâm (cái tâm tư), ba yếu tố hư linh ấy thể hiện vào sự vật. Tai
thì thông, Mắt thì sáng, Tâm thì thật trong sạch sáng suốt. Vì sự căn
là do nơi Tâm, mà Tâm thì chủ trị lấy sự căn. Song le sự căn chưa phát
động, thì quỷ thần chưa rõ được cái nguyên nhân, cát hung, họa phước
không nơi thâm nhập. Cho nên Tiên sư dạy rằng: Tư lự chưa phát động,
Quỷ Thần chưa hay, chẳng phải do nơi ta, thì do tại ai? Nếu sự căn
mà dấy động ở Tâm ta, ắt là quỷ thần thấu hiểu, sự cát hung hối lận tất
phải có số, thì tất nhiên ta đã có sẵn một lẽ gì đó rồi, ắt phải cầu
đến Tâm Dịch của ta vậy. Như vậy im lặng, không tiếng, không động,
yên lặng mà lo nghĩ, mà xét đoán cho chân thành, chú ý xem sự thay đổi,
ngẫm ngợi xét tìm, quay vần trong Tam yếu, ắt hẳn ta thấy, mà thấy rõ
ràng, nghe không rõ, ta nghe rõ ràng, như thấy rõ hình ảnh, như nghe âm
thanh báo hiệu, ta xem xét rõ ràng, thì biết Dịch là đạo chiêm bốc,
chính Dịch là ở nơi Tâm ta vậy. Tam yếu chẳng phải là sự hư không, mà sự huyền diệu linh ứng rất cao xa, ấy là đạo vậy. Xét
lý cho chí tình, chí thần, trăm họ hàng ngày thường dùng mà chẳng hay.
Làm sao được, để biết cho đầy đủ cái ảo diệu chân tình để luận bàn ấy
chỉ có tiên sinh Lưu. Tiên sinh người ở Giang Hạ, hiệu Trạm Nhiên Tử,
được Vương Ốc Sơn nhhân, Cao Xử sĩ Vân Thạch trao truyền.
Bảo Khánh năm thứ 4, sau rằm tháng Trọng hạ, Thanh Linh Tử Chu Hư, bái thủ tự.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 07/Jan/2010 lúc 10:41pm
CÁC ỨNG DỤNG KHÁC
Trong cuốn "Thế Giới
Tâm Linh" của Đoàn-văn-Thông có đề cập một đoạn như sau: " Một số lớn
nhà khoa học ngày nay khi nghiên cứu sâu xa về Kinh Dịch đã không ngờ
rằng: Hầu như mọi lý thuyết trong khoa học đều quy về cả trong bộ Dịch
Kinh. Vũ trụ và con người là một 'Vạn vật đồng nhất thể' là đó. Chính
vì khám phá được nguyên lý khở đầu đó mà một số lớn nhà khoa học đã đổ
xô đi vào lãnh vực tìm hiểu Kinh Dịch. Hiện nay tại Hoa-Kỳ có đến gần
200 tác phẩm biên khảo về Kinh Dịch (I-Ching) dưới nhiềi lãnh vực như
Thiên-văn, Địa-lý, Địa-chất, Toán-học, Vật-lý, Hóa-học, Điện-học,
Di-truyền.v.v..
Kinh Dịch là bộ sách lý giải những vấn đề huyền vi của vũ-trụ, tự nhiên
và con người qua thuyết Âm-Dương. Từ ngàn xưa các nhà bói toán đã dựa
vào Kinh Dịch để suy đoán mọi sự việc của quá khứ, hiện tại và tương
lai. Cái cơ bản khoa học trong phép giải đoán là thời điểm và động hào
mà Thiệu-Khang-Tiết là người đã áp dụng lý thuyết của Dịch-Kinh vào
khoa bói toán rất khoa học và kết qủa vô cùng chính xác. Phương pháp
này được gọi là phép độn Mai-Hoa.
Theo tài liệu mới được công bố của học gỉa Francis X. King trong tác
phẩm "Mind and Magic" xuất bản tại Luân-Đôn (nhà xuất bản Crescent
Books - 1991) thì để quyết định thực hiện hay không trong trận tấn công
quyết tử Trân Châu Cảng (năm 1941), bộ tham mưu chiến lược Nhật-bản đã
bí mật tổ chức một buổi Bói Dịch ngay dưới hầm sâu của bộ tham mưu. Kết
qủa quẻ Dịch cho biết là thành công tốt đẹp.
Trong giai đoạn khủng hoảng về nguy cơ của cuộc chiến tranh biên giới
có thể xảy ra giữa Ấn-Độ và Trung-Quốc trong thập niên 1970 cũng đã có
sự thăm dò ý kiến một số nhà Dịch học tại Ấn-Độ. John Blofeld là một
nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cuộc Bói Dịch này đề hỏi về tình
huống của vấn đề biên giới. Kết qủa, quẻ Dịch cho biết điều đe dọa sẽ
không xảy ra.
Đoán Quẻ Theo Ngũ Hành Của Quẻ
Thí dụ 1: Năm 1985, tháng 12, ngày 28, lúc 3 giờ 35 phút chiều có người đến hỏi:
" 7 giờ rưỡi tối nay đội bóng chuyền nữ Trung Quốc đấu với Liên đội nữ sao thế giới ở Bắc Kinh, ai thắng, ai thua?"
Theo âm lịch là năm ất sửu, tháng 11, ngày 17, giờ thân.
Cách tính quẻ như sau:
- Thượng quái : 2 + 11 + 17 = 30; 30 : 8 dư 6. Số 6 là Thủy Khảm.
- Hạ quái : 30 + 9 (giờ thân) = 39; 39 : 8 dư 7. Số 7 là Sơn Cấn.
- Hào động : 39 : 6 dư 3 tức hào 3 động.
Theo trang quái khí vượng suy, tháng 11 thuộc mùa Đông là mùa Thủy
vượng nên đội nữ Trung Quốc có lực mạnh. Đội nữ thế giới ở ngôi Thổ,
đất bị hưu tù vô lực nên không thể thắng Thủy vượng được. Do đó, đội nữ
Trung Quốc nhất định thắng.
Thí dụ 2: Trận chung kết bóng đá của Việt nam năm 1999, đội Công an Hà
nội gặp đội Sông Lam Nghệ An tại sân vận động Hà Nội. Câu hỏi: "Kết qủa
của trận đấu như thế nào, ai thắng, ai thua?" (Chú thích: Quẻ nầy được
gieo tại văn phòng Khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Hà Nội.)
Thời gian: 16 giờ 30 ngày 11 tháng 4 năm 1999, tức là giờ thân, ngày 25
tháng 2 năm Kỷ Mão đội Công an Hà Nội gặp đội Sông Lam Nghệ An.
Cách tính quẻ như sau:
- Thượng quái : 25 + 2 + 4 = 31; 31 : 8 dư 7. Số 7 là quẻ Sơn Cấn.
- Hạ quái : 31 + 9 (giờ thân) = 40; 40 : 8 --> chia chẵn, không có số dư. Lấy số 8 làm quẻ hạ tức Khôn Địa.
- Hào động : 40 : 6 dư 4. Hào 4 động.
NGŨ HÀNH TỨ THỜI VƯỢNG, TƯỚNG, ƯU, TÙ
Mùa |
Vượng |
Tướng |
Hưu |
Tù |
Xuân |
Mộc |
Hỏa |
Thủy |
Thổ |
Hạ |
Hỏa |
Thổ |
Mộc |
Kim |
Thu |
Kim |
Thủy |
Thổ |
Mộc |
Đông |
Thủy |
Mộc |
Kim |
Hỏa |
Các tháng 3, 6, 9, 12 |
Thổ |
Kim |
Hỏa |
Thủy |
Nói ý theo chánh tượng:
Tượng quẻ là Sơn Địa Bác : quẻ thượng là Cấn thuộc thổ tượng trưng cho
đội Sông Lam Nghệ An; quẻ hạ là Khôn thuộc thổ tượng trưng cho đội Công
An Hà Nội. Hai đội đều thuộc thổ, cho nên thế lực ngang nhau, trận đấu
diễn ra ngang nhau, hòa. *
Nói ý theo biến tượng:
Từ quẻ chủ "Sơn Địa Bác", động hào 4, cho nên có quẻ biến là "Hỏa Địa
Tấn". Quẻ thượng là Ly thuộc hỏa. Theo bảng NGŨ HÀNH TỨ THỜI VƯỢNG,
TƯỚNG, ƯU, TÙ của trang quái khí vượng suy, tháng 2 thuộc về mùa Xuân
và hành Hỏa thuộc về Tướng nên đội Sông Lam Nghệ An có lực mạnh. Đội
Công An Hà Nội ở ngôi thổ là ngôi tù, vô lực, cho nên không thắng được
hỏa tướng. Kết qủa trong cuộc đá luân lưu 11m, đội Sông Lam Nghệ An sẽ
thắng.
* Đoán Quẻ Hậu Thiên :
Thí dụ 3: Thời Nam Bắc Triều có Triệu Phụ Hòa nổi tiếng về xem bói
Dịch. Một hôm có một người con trai buồn phiền vì cha mình ốm mời Triệu
Phụ Hòa đến xem bói. Kết qủa gieo được là quẻ Địa Thiên Thái.
Tuy quẻ Thái là một quẻ tốt nhưng trong trường hợp này không thể đoán
là người cha sẽ khỏi bệnh vì hình ảnh quẻ kiền mang ý nghĩa là người
cha lại đang nằm dưới đất (thổ) nên lại quẻ xấu tức người cha sẽ chết.
* Đoán Quẻ về Các Trận Bóng Đá theo Thể Dụng :
(Hào động ở đâu thì đơn tượng đó là dụng)
Thí dụ 4: Trong trận đấu bóng đá dành cúp Tiger giữa Việt-Nam và Iran
vào lúc 19 giờ 45 phút ngày 17 tháng 12 năm Mậu Dần. Ta tính quẻ như
sau;
- Thượng quái : 17 + 12 + 3 = 32; 32 : 8 dư 0. Số 8 là quẻ khôn.
- Hạ quái : 32 + 11 (giờ tuất) = 43 ; 43 : 8 --> dư 3. Lấy số 3 làm quẻ hạ tức Ly.
- Hào động : 43 : 6 dư 1. Hào 1 động.
Giải Thích:
Theo tượng quẻ thì khôn là chủ (đội bóng đá Việt-Nam). ly là khách (đội
bóng đá Iran); với quy luật ngũ hành thì hỏa sinh thổ tức là dụng sinh
thể hay là bổn mạng của khách sinh sôi, nẩy nở cho bổn mạng của chủ.
Nếu ta dừng tại đây thì ta sẽ kết luận đội Việt-Nam là đội chủ nhà ắt
thắng. Tuy nhiên, nếu lý luận xa hơn thì ta thấy rằng : Tháng 12 là
tháng của mùa Đông --> Đội Iran ở ngôi hỏa (tù) nhưng sau đó động
hào thành ra thổ. Khách và chủ cùng hành thổ nên tỵ hòa, không ai thắng
ai. Biến tượng là kết quả của sự việc.
Thí dụ 5: Trong trận bán kết đội bóng đá Việt-Nam gặp đội bóng đá Trung
Quốc vào giờ thân ngày 20 tháng 12 năm mậu dần. Ta tính quẻ như sau:
- Thượng quái : 20 + 12 + 3 = 35; 35 : 8 dư 3. Số 3 là quẻ Ly.
- Hạ quái : 35 + 9 (giờ thân) = 44 ; 44 : 8 --> dư 4. Lấy số 4 làm quẻ hạ tức Chấn.
- Hào động : 44 : 6 dư 2. Hào 2 động.
Giải Thích:
Ta có chánh tượng là Hỏa Lôi Phệ Hạp động hào 2 thành biến tượng là Hỏa
Trạch Khuể. Xét theo ngũ hành sinh khắc của chánh tượng thì mộc sinh
hỏa tức dụng sinh thể vậy là đội bóng Trung Quốc sinh sôi, nẩy nở cho
đội chủ nhà là đội bóng Việt-Nam nên bổn mạng của chủ được tốt. Tuy
nhiên trận đấu xảy ra ngày 20 tháng 12 năm mậu dần thì ngày 19 trở đi
đã bước sang ngày lập Xuân. Xét theo bảng Ngũ Hành Tứ Thời ở trên thì
hành Mộc tốt hơn hành Hỏa vào mùa Xuân. Như vậy đội bóng Trung Quốc trở
nên mạnh mẽ hơn vào mùa Xuân. Hơn nữa, xét thêm Biến Tượng là Hỏa Trạch
Khuể; ta thấy quẻ Ly thuộc hỏa thuộc đội Việt-Nam khắc được quẻ Đoài
thuộc Kim (Hỏa khắc Kim) thì ta có thể nghĩ hy vọng vào đội bóng
Việt-Nam có cơ hội thắng được đội bóng Trung-Quốc, nhưng xét về tượng
quẻ thì hỏa lại nằm trên đầm (lửa nằm trên mặt hồ). Do đó, lửa không
thể bốc cháy được trong nước mà trái lại còn bị tắt ngấm nữa. Cuối
cùng, đội bóng chủ nhà Việt-Nam bị thua.
Thí dụ 6: Trong trận chung kết cup Tiger giữa hai đội bóng đá Việt-Nam
và Singapore tại sân Hà-Nội vào giờ tuất ngày 15 tháng 7 năm mậu dần.
(Dương lịch: Ngày 5 tháng 9 năm 1998 lúc 19 giờ)
Ta tính quẻ như sau:
- Thượng quái : 15 + 7 + 3 = 25; 25 : 8 dư 1. Số 3 là quẻ Kiền.
- Hạ quái : 25 + 11 (giờ tuất) = 36 ; 36 : 8 --> dư 4. Lấy số 4 làm quẻ hạ tức Chấn.
- Hào động : 36 : 6 dư 0. Hào 6 động.
Giải Thích:
Tron g cả hai trường hợp của Chánh và Biến quái, ta thấy chủ bị khắc
chế tức bị người ngoài áp đảo. Xét thêm về thời thì tháng 7 thuộc về
mùa Thu. Theo bảng Ngũ hành Tứ thời thì hành Kim của đội bóng Singapore
lại vượng vào mùa thu còn hành Mộc của đội bóng Việt-Nam bị tù. Kết qủa
đội bóng Việt-Nam ắt phải bị thua.
Thí dụ 7: Trong trận chung kết bóng đá Sea game 20 giữa hai đội
Việt-Nam và Thái Lan vào lúc 19 giờ ngày 14 tháng 8 năm 1999 tức nhằm
ngày 4 tháng 7 năm Kỷ mão giờ tuất. Chúng ta có quẻ như sau:
- Thượng quái : 4 + 7 + 4 = 15; 15 : 8 dư 7. Số 7 là quẻ Cấn.
- Hạ quái : 15 + 11 (giờ tuất) = 26 ; 26 : 8 --> dư 2. Lấy số 2 làm quẻ hạ tức Đoài.
- Hào động : 26 : 6 dư 2. Hào 2 động.
Giải Thích:
Xét theo Chánh Tượng thì đội bóng chủ là đội bóng Việt-Nam có hành Thổ
bị xấu (hưu) vào mùa Thu (tháng 7 trong qủe) còn đội bóng khách Thái
Lan có hành Kim lại tốt (vượng) vào mùa Thu. Hơn nữa luận về thể và
dụng thì đội bóng Việt-Nam cũng bị hao tổn cả về Chánh Tượng cũng như
Biến Tượng nên kết qủa cuối cùng Đội bóng Việt-Nam bị thua.
Source: kienthuc.tripod
HH sưu tầm
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Sep/2010 lúc 9:05pm
5 of 5 File(s)
http://xa.yimg.com/kq/groups/6667760/56219897/name/Kinh-Dich-Dien-Giang.pdf - Kinh-Dich-Dien-Giang.pdf
http://xa.yimg.com/kq/groups/6667760/1951682539/name/KinhDichLuocGiai.pdf - KinhDichLuocGiai.pdf
http://xa.yimg.com/kq/groups/6667760/350628251/name/Mai - Mai
http://xa.yimg.com/kq/groups/6667760/1126284311/name/Tim - Tim
http://xa.yimg.com/kq/groups/6667760/1128945610/name/Tu - Tu
------------- mk
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 25/Oct/2010 lúc 5:23am
Cám ơn mykieu đã đưa lên thêm 5 bộ sách rất có giá trị cho việc nghiên cứu các bộ môn khoa học Huyền bí ...
Thân mến .Hoa Hạ
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
|