Print Page | Close Window

Điều đáng ngẫm trong cuộc sống

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Tâm Tình
Forum Discription: Giải bài tâm sự về gia đình, xã hội hay chính mình về điều gì đó.
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=7708
Ngày in: 08/Jul/2024 lúc 2:58am
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: Điều đáng ngẫm trong cuộc sống
Người gởi: lo cong
Chủ đề: Điều đáng ngẫm trong cuộc sống
Ngày gởi: 29/Feb/2012 lúc 5:52pm
 
Ai đó

Kitagaki, thống đốc bang Kyoto , đến viếng đền Tofuku để thăm Keichu -
vị sư trưởng đền này.
Đệ tử của Keichu vào báo:
- Kitagaki, thống đốc Kyoto muốn diện kiến thầy.
- Ta không biết thống đốc nào cả - Sư trưởng trả lời.
Đệ tử chạy ra nói với Kitagaki:
- Thầy tôi yêu cầu ngài lui gót vì không quen thống đốc nào cả.
Kitagaki hiểu ra:
- Nếu vậy, hãy báo với thầy anh có Kitagaki
muốn diện kiến.
- Để tôi thử lần nữa.
Lần này, sư trưởng ra đón tận nơi:
- Ồ, Kitagaki đấy à. Mời vào nhà.

Lời bình
Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng
gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như
người lạc đường không thể về nhà được.

 


-------------
Lộ Công Mười Lăm



Trả lời:
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 29/Feb/2012 lúc 10:16pm
 
Sống trong hiện tại

Phật hỏi đệ tử:
- Cuộc sống người ta được bao nhiêu?
Các đệ tử thay nhau trả lời:
- 80 năm.
- Sai.
- 70 năm.
- Còn sai.
- 60 năm.
- Sai.
- Vậy người ta sống bao lâu?
Phật mỉm cười đáp:
- Đời người chỉ thuộc trong vòng hơi thở.

Lời bình
Đừng ỷ vào quá khứ và cái sắp tới, hãy sống với thực tại.

 

 


 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Mar/2012 lúc 6:37pm


Tuệ ngữ của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso



Tuệ ngữ (ngôn ngữ trí tuệ) của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso (Đăng Châu Gia Mục Thố) (1933-nay)



Hãy bố thí cho kẻ khác, không mong đợi sự hồi đáp và cũng không tính toán gì hết; bố thí để tìm lấy sự sung sướng và để yêu thương, chính đấy là cách tạo ra những phúc hạnh lớn lao nhất. Đạo đức chính là những gì căn cứ trên lòng quyết tâm giúp đỡ kẻ khác.



http://phatgiaohoahaohaingoai.com/showthread.php?351-Tu%E1%BB%87-ng%E1%BB%AF-c%E1%BB%A7a-%C4%90%E1%BA%A1t-Lai-L%E1%BA%A1t-Ma-th%E1%BB%A9-14-Tenzin-Gyatso





-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Mar/2012 lúc 7:35pm

THẬT  TUYỆT  VỜI !
THẬT MẦU NHIỆM !
MK





http://www.tin247.com/27/08/2010.html - Cập nhật: 27/08/2010 - 14:12 - Nguồn: vnMedia.vn

Mẹ cứu sống con nhờ 2 giờ âu yếm, vuốt ve


Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=199322&CatId=10


Mẹ%20cứu%20sống%20con%20nhờ%202%20giờ%20âu%20yếm,%20vuốt%20ve%20
Kate và David đang âu yếm, thủ thỉ với cậu http://vatgia.com/hoidap/quicksearch.php?keyword=con+trai - con trai bé bỏng.
 

Một phụ nữ Australian đã kể lại câu chuyện hết sức kỳ diệu về việc cô đã đem lại sự hồi sinh cho cậu con trai sinh non của mình như thế nào sau khi các bác sĩ khẳng định cậu bé đã chết.

 

Jamie Ogg đã không còn bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống khi bé chào đời cùng với một người chị gái http://www.vatgia.com/hoidap/quicksearch.php?keyword=sinh+%C4%91%C3%B4i - sinh đôi trong một ca sinh sớm ở tuần thứ 27 tại một bệnh viện ở Sydney. Ogg chỉ nặng có 0,9kg.

 

Các bác sĩ thông báo họ đã mất cậu bé và trao lại Ogg cho mẹ cậu là Kate. Người mẹ này đã cởi tấm chăn tã quấn quanh Ogg và đặt cậu bé lên ngực của mình. Cô cùng với người chồng David đã ôm ấp và liên tục âu yếm, vuốt ve cũng như trò chuyện với Ogg để nói lời tạm biệt với đứa con bé bỏng tội nghiệp của họ. Và điều kỳ diệu đã đến....

 

Sau hai giờ được cha mẹ âu yếm và trò chuyện, Ogg bắt đầu ngáp. Ban đầu các bác sĩ không tin vào điều kỳ diệu này mà khẳng định đó chỉ là một phản xạ thông thường. Tuy nhiên, sau đó, cậu bé bắt đầu ngáp liên tục rồi từ từ mở cặp bé nhỏ đáng yêu của mình để nhìn mọi người.

 

Gia đình bé Ogg đã lần đầu tiên kể lại câu chuyện kỳ diệu và hết sức cảm động trên sau khi Ogg đã được 5 tháng tuổi. "Tôi đã nghĩ, 'Ôi Chúa ơi, chuyện gì đang xảy ra thế này?’. Một lúc sau, Ogg từ từ mở mắt. Đó là một điều thần kỳ. Tôi đã kêu lên với mẹ tôi đang đứng ở đó rằng bé vẫn còn sống”, Kate kể lại.

 

Cả Kate và David đã cảm động đến nghẹn ngào khi cậu con trai Ogg "giơ tay ra và nắm chặt lấy ngón tay” của mẹ. "Bé mở mắt và quay đầu từ bên này sang bên kia".

 

Sự hồi sinh của Ogg đã khiến các bác sĩ hoàn toàn kinh ngạc. Bố Ogg cho biết: “May mắn là tôi có một người vợ mạnh mẽ và rất thông minh. Cô ấy đã làm việc đó một cách rất bản năng. Nếu Kate không làm thế thì Ogg có thể sẽ không còn được ở đây với chúng tôi". David đang nói đến tầm quan trọng của sự tiếp xúc giữa những đưa trẻ mới sinh với da thịt của người mẹ hay còn gọi là “phương pháp kangoroo”.

 

Các bà mẹ ở Anh được khuyến khích nên tiếp xúc với http://vatgia.com/hoidap/quicksearch.php?keyword=tr%E1%BA%BB+s%C6%A1+sinh - trẻ sơ sinh bằng chính http://www.vatgia.com/hoidap/quicksearch.php?keyword=l%C3%A0n+da - làn da của mình càng nhiều càng tốt vì điều đó sẽ giúp em bé ăn tốt hơn, gắn kết với mẹ hơn và tinh thần bé cũng tốt hơn. Tuy nhiên, điều này thường không thể áp dụng trong trường hợp em bé được sinh non vì những em bé này thường phải được chăm sóc trong lồng ấp.


Kiệt Linh - (theo Telegraph)

http://www.tin247.com/me_cuu_song_con_nho_2_gio_au_yem%2C_vuot_ve-13-21639866.html







-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Mar/2012 lúc 7:34am

ĐI  TÌM  CÕI NGÀN  TRÙNG
http://www.diendantheky.net/2011/01/noi-so-van-vo.html -         

http://www.diendantheky.net/2011/01/noi-so-van-vo.html - - Nỗi Sợ         Nguyễn Hữu Chi

                 (Tiến sĩ tâm lý)         

                                                                                                                   


 
Ðời này ai dại, ai khôn?
Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành.

Ca dao

Ðược tin ông bạn già bất thình lình “ra đi”, tôi vội mang vòng hoa đến chào từ biệt. Ông bạn tôi mặc bộ đồ rất đẹp, bình thản nằm đó. Tôi mừng thầm cho ông bạn đã “ra đi” một cách nhẹ nhàng trong lúc đang ngủ ngon lành. Sau đó, trên đường lái xe về nhà, tôi suy tư về khoảng thời gian còn lại trong đời tôi. Dù sao năm nay tôi đã trên bẩy chục tuổi đầu rồi. Theo thống kê ở Canada, người đàn ông trung bình có thể sống tới năm 76 tuổi mới được phép “ngao du vùng tiên cảnh”. Có nghĩa là tôi còn có thể sống được chừng 5 năm nữa. Vì thế, tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi phải phác họa ngay một “chương trình ngũ niên” cho tôi, kẻo lúc “ra đi” lại tiếc rẻ khôn nguôi.
http://1funny.com/wp-content/uploads/2009/04/old-couple.jpg
Cũng may hiện nay tôi vẫn còn khỏe mạnh, tiền hưu trí cũng đủ để “phè phỡn với đời”. Vấn đề quan trọng bây giờ là phải “phè phỡn” làm sao cho “phải đạo”? Chuyện “ong bướm” ư? Mục này tôi không còn khả năng để “đụng” tới. Những người đến tuổi sắp “ra đi” như tôi không nên quá tham lam. Chúng ta hãy để đám con cháu có dịp “thi thố tài năng”, không nên tranh dành với thế hệ trẻ. Biết nhường nhịn như vậy mới được người đời kính nể.

Ðối với tôi, ăn uống cũng không còn là một mục khoái lạc đáng để ý tới. Có mấy cái răng hàm thì rụng gần hết, huyết quản thì bị mỡ bám đầy, máu thì ngọt như mật ong. Theo tôi nghĩ, ông Trời cho mỗi người một số lượng đồ ăn nhất định để sinh sống trong suốt cả cuộc đời của mình. Người nào dùng hết “khẩu phần” của mình là phải “ra đi”. Ông Trời đâu có cho phép chúng ta kéo dài cuộc sống để “ăn ké” vào khẩu phần của người khác. Nói tóm lại, “ăn nhiều, ăn nhanh, ăn mạnh, vét cho sạch nồi cơm”, không phải là bí quyết trường sinh. Các bác sĩ ở các nước Âu Mỹ cũng đã nhận ra điều này, nên đã luôn luôn khuyên già trẻ cũng như nhớn bé phải ăn uống chừng mực. Hơn nữa, chúng ta cũng đã từng được nghe các cụ nhắc nhủ nhiều lần: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”, hoặc “tham thì cực thân, Phật đã bảo thầm thì chớ có tham [ăn]”.

Thế là tôi đã mất hai trong bốn mục khoái lạc mà người đời gọi là “tứ khoái”. Sau cùng, tôi chỉ còn thấy có hai thú vui hợp với túi tiền và sức lực của tôi: đó là đọc sách, và đi du lịch. Tôi thấy, đi ngao du những nơi danh lam thắng cảnh là thuận tiện nhất: ban ngày thì đi tham quan đó đây, tối về khách sạn ngồi đọc sách. Ðối với người có tuổi như tôi, thời giờ rất là cấp bách, làm “công đôi ba việc” như vậy mới “tranh thủ được thời gian”. Thế là hai vợ chồng tôi bàn nhau đi ngao du vùng nắng ấm để trốn mùa lạnh ở Canada. Ôi, mùa đông ở xứ “tình nồng” này, sao mà lạnh thế! Càng về già, tôi càng cảm thấy lạnh, lạnh từ ngoài vào tới tận đáy lòng con người.

Tối hôm đó, tôi chui vào mền nằm nghĩ đến ngày mai tới Miami sưởi nắng... Ðang say sưa mơ màng thì vợ tôi đánh thức:
– Dậy đi anh. Ðến giờ ra phi trường rồi, máy bay không đợi anh đâu. Em đã chọn cho anh một bộ quần áo rất đẹp để mặc đi đường.

Bỗng nhiên tôi nhớ đến ông bạn già của tôi đã được Nhà Ðòn mặc cho một bộ quần áo rất đẹp trước khi lên xe “ra đi”. Tôi nhìn vợ tôi xếp quần áo của tôi vào va-li, tôi vội hỏi:
– Ủa, em không đi cùng với anh hay sao?

– Em còn bận công việc nên đành phải ở lại. Anh đã đến tuổi có quyền được đi ngao du, nay đây mai đó. Anh cứ đi chơi thanh thản là em mừng rồi.

Cuối cùng tôi đành phải lên xe taxi ra phi trường một mình. Tôi quay đầu nhìn lại mái nhà thân yêu của tôi cho đến khi nó mờ dần sau màn tuyết trắng, mầu trắng tang tóc làm tôi khẽ rùng mình. Phải chăng kẻ “ra đi” thường nghĩ tới kẻ “ở lại”?

Quả thiệt máy bay không đợi tôi. Tôi vừa ngồi xuống ghế thì máy bay bắt đầu cất cánh. Lòng tôi buồn rời rợi vì tôi đang bay về vùng nắng ấm trong khi họ hàng thân yêu tôi còn phải ở lại vật lột với băng tuyết từ Bắc Cực ù ù thổi về. Khi máy bay hạ cách xuống phi trường Miami, xe của hãng du lịch đã chờ sẵn để đưa tôi về khách sạn R.I.P (“Resort of International Peace”, mà tôi tạm dịch là “Lưu Xá Hòa Bình Thế Giới”). Mới nhìn thoáng qua tôi đã nhận thấy phong cảnh thành phố này quả có đẹp, đúng như những bích chương quảng cáo du lịch đã trình bày. Hai bên đường là những cây cao vời vợi, cành lá um tùm. Xung quanh khách sạn của tôi là những biệt thự xinh xắn nằm sau những hàng rào hoa đủ mầu đủ loại.

Ngồi uống trà trong vườn của khách sạn, tôi thoải mái nghe chim hót líu lo và nhìn mấy con bướm bay tung tăng trong nắm ấm. Một lát sau, người hướng dẫn du lịch mời tôi lên xe đi xem phong cảnh thành phố. Ðó là một chiếc xe buýt chở chừng 50 du khách đủ loại người. Ða số là người có tuổi như tôi, nhưng cũng có vài người rất trẻ. Ngoài một số người Mỹ ra, tôi còn nhận thấy vài người ngoại quốc mặc quần áo cổ truyền của nước họ. Ông tài xế cho biết là xe sẽ dừng nhiều nơi nổi tiếng trong thành phố, du khách có thể xuống bất cứ chỗ nào để tham quan, một giờ sau đó xe sẽ trở lại đón để đưa đi thăm viếng nơi khác, hoặc chở về khách sạn R.I.P.

Xe đi vòng vòng trong thành phố và vùng ngoại. Xe ngừng nhiều nơi nổi tiếng của vùng này: có những khu biệt thự sang trọng lộng lẫy, có những bãi cát vàng óng ả chạy dài xuống biển xanh mầu ngọc thạch, có những trung tâm thương mại xầm uất, v.v... Mỗi khi xe ngừng lại, thì có vài du khách tíu tít xuống xe. Khi xe tới Tropical Garden (Vườn Bách Thảo Nhiệt Ðới), tôi bèn xuống xe vì muốn sống lại trong khung cảnh xanh tươi của đất nước tôi khi xưa. Tôi sung sướng khi thấy lại những cây đa cổ thụ cao ngất từng mây, những cành hoa phượng vĩ rực rỡ dưới nắng chan hòa, những con chuồn chuồn vui đùa giữa những cụm bông sen trên mặt hồ phẳng lặng...
http://images.yume.vn/blog/201011/23/1290445434_4.jpeg
Tôi đang thẩn thơ hưởng khung cảnh tĩnh mịch gần như thoát tục, thì bỗng nhiên nghe có tiếng người gọi tên tôi. Quay lại thì thấy anh Tùng, người bạn chí thân của tôi từ ngày học đệ thất. Ðả hơn bốn chục năm rồi bây giờ mới lại gặp nhau. Chúng tôi bắt tay nhau thiệt lâu, mừng mừng tủi tủi. Chúng tôi dạo chơi dưới bóng mấy cây liễu già bên hồ, kể lại cho nhau nghe những kỷ niệm vui buồn khi xưa. Sau khi học hết bậc trung học, anh Tùng đi động viên, nay đây mai đó, theo tiếng súng của thời cuộc ở nơi tiền tuyến. Còn tôi được may mắn được đi ngoại quốc du học. Tuy vậy, chúng tôi vẫn liên lạc mật thiết với nhau bằng thư từ. Lá thư cuối cùng của anh tôi nhận được hồi cuối năm 1967. Trong thư anh cho tôi biết là anh đang hành quân ở Quảng Trị, và trong vài tuần nữa anh được nghỉ phép để về Cần Thơ ăn tết và nhân tiện cưới vợ luôn một thể. Thế rồi trận Mậu Thân bất thình lình xẩy ra. Từ đó tôi không nhận được tin tức gì về anh. Tôi cho rằng anh đã bị tử trận. Bây giờ lại gặp được anh, tôi mừng muốn khóc. Trong khi đi bách bộ trong vườn, chúng tôi nói chuyện huyên thuyên, không để ý đến thời gian. Ðến lúc xe buýt tới, chúng tôi đành phải chia tay nhau. Tôi lên xe ra đi. Anh ở lại vì anh muốn tiếp tục cuộc du ngoạn trong vườn mà anh ví “như vườn Tao Ðàn ngày xửa ngày xưa, nơi mà chúng mình thường tới chơi trong những giờ trốn học”. Bắt tay anh, tôi hẹn với anh ngày tái ngộ. Anh cười vui vẻ, rồi thốt ra một câu triết lý bâng quơ:
– Vũ trụ này thực ra bé nhỏ lắm, chúng mình đi loanh quanh, luẩn quẩn, mãi rồi sẽ có ngày cũng lại gặp nhau.
Ðến lúc lên xe chạy ra ngoài phố, tôi mới sực nhớ là đã quên hỏi địa chỉ của anh. Tuổi già lẩm cẩm, hay quên. Thiệt là vô tích sự!

Xe chạy vào khu ăn chơi buôn bán nổi tiếng trong vùng. Tôi tò mò xuống xe đi xem cảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm.” Ðường phố đông nghịt những người. Họ đi ngắm nhau, hoặc ngắm những hàng hóa đắt tiền bầy trong tủ kính. Tôi mỉm cười nhìn một bà Mỹ to béo đang chăm chú nhìn một bộ áo dạ hội mỏng dính với bảng giá “Special Sale: 299.95 dollars.” Tôi cảm thấy tội nghiệp cho cái “cái cối xay” đang bị thôi miên bởi cái áo “hớ hênh,” vừa hở lưng đằng sau, vừa hở rún đằng trước. Ðã thích ăn cho mập xù, lại còn thích mặc quần áo khiêu gợi! Ðang ngẫm nghĩ về cái ham muốn quá đáng của con người, thì tôi đã bước tới trước cửa một tiệm kim hoàn. Tôi đứng ngắm những vòng ngọc đủ mầu, những dây chuyền vàng chạm trổ tinh vi, những chuỗi hạt trai sáng rực dưới ánh đèn trong tủ kính. Bỗng nhiên có tiếng ồn ào trong tiệm, rồi có bóng một thanh niên chạy vọt ra ngoài, đằng sau là những tiếng hô hoán ầm ĩ. Hai tiếng súng nổ liên tiếp làm tôi giật mình quay lại. Tôi thấy một cô cảnh sát cầm súng thản nhiên đứng nhìn người thanh niên đang nằm quằn quại trên vũng máu, tay còn nắm chiếc đồng hồ vàng nạm kim cương. Khách bộ hành tò mò nhìn cảnh chết chóc như đang xem chương trình Miami Vice trên ti-vi. May sao vừa lúc đó thì xe buýt của hotel tới, tôi vội chạy lên xe, để trốn cảnh si mê và tàn bạo.

Xe ngừng bánh nhiều nơi cho du khách xuống du ngoạn. Nhưng tôi vẫn ngồi yên trên xe vì tôi thấy mất hết cảm hứng đi ngắm cảnh phồn hoa giả tạo. Cuối cùng xe cũng về tới khách sạn R.I.P khi thành phố bắt đầu lên đèn. Tôi mệt mỏi xuống xe và rất ngạc nhiên khi thấy bố mẹ tôi mừng rỡ chạy ra đón tôi, và ôm tôi vào trong lòng. Mẹ tôi vỗ về tôi, rồi nhẹ nhàng trách tôi:
- Con mải đi chơi ở đâu mà mãi bây giờ mới về, làm bố mẹ mong chờ.

Tôi cảm thấy hối hận vô cùng, tôi gục đầu vào vai mẹ tôi khóc nức nở như ngày tôi còn bé...
http://files.myopera.com/vodoanmy/blog/me1.jpg

Bỗng nhiên tôi nghe văng vẳng có tiếng gọi tôi:
- Dậy đi anh. Anh nằm mơ cái gì mà khóc lóc thảm thê vậy?

Tôi chợt bừng tỉnh, nước mắt hãy còn rỏ xuống gối. Sau đó, tôi nghĩ nhiều lắm. Tôi nghĩ đến ông bạn già của tôi mặc bộ quần áo rất đẹp đang nằm trong nhà quàn. Tôi nghĩ đến chuyến du ngoạn mà tôi đã thực hiện được trong giấc mơ. Tôi nghĩ đến giờ phút kỳ lạ cho phép tôi gặp lại những thân nhân của tôi đã bỏ tôi “ra đi” lâu lắm rồi. Tôi nghĩ đến cái sống và cái chết. Sau khi tôi “ra đi,” tôi sẽ đi về đâu? Là “người trần mắt thịt,” làm sao tôi biết được. Chỉ những “chuyên gia” nghiên cứu về linh hồn hay duyên kiếp mới “biết rõ ràng” những chuyện gì “chắc chắn” sẽ xẩy ra khi chúng ta sang “bên kia thế giới.” Những vị này thường cho chúng ta biết rằng: sau khi chết đi, con người sẽ khốn khổ lắm nếu không biết thành kính thờ phụng Chúa hoặc ra chùa tụng kinh giải oan. Có người lại nghĩ rằng sau khi chết đi, con người sẽ trở thành cát bụi, chứ không đi đâu hết. Trái lại, giấc mơ kỳ lạ mà tôi đã trình bày ở trên làm cho tôi nghĩ rằng cuộc sống cũng như sự chết không khác gì một cuộc ngao du. Linh hồn chúng ta có thể là một hành khách trên một chuyến xe buýt du ngoạn. Xe buýt tới thì ta phải lên xe “ra đi.” Làm sao mà biết được xe sẽ ngừng ở nơi nào. Khi xe tới trạm, ta phải xuống. Trạm xe bus có thể là một khu “Vườn Nhiệt Ðới,” có thể là một trung tâm thương mại phồn thịnh giả tạo đầy si mê và tội lỗi, có thể là một khu tối tăm, nghèo nàn, có thể là một ổ trộm cướp đầy sì ke, ma túy...



Nếu cho sự chết là một du ngoạn, tại sao chúng ta không sửa soạn cuộc “ra đi” của chúng ta cho chu đáo. Khi chúng ta vượt biên, chúng ta sửa soạn rất kỹ càng. Nhưng khi chúng ta đến tuổi phải “ra đi,” chúng ta lại không tính toán như người vượt biên, dù rằng chúng ta vẫn còn đủ tỉnh táo để sửa soạn cuộc “ngao du” của chúng ta. Chúng ta không chịu sửa soạn trước khi “ra đi” vì chúng ta sợ chết, nên chúng ta không dám nghĩ đến cái chết cho đến khi chúng ta thở hơi cuối cùng. Thế là chúng ta “đẩy” trách nhiệm đó cho những người thân thiết có nhiệm vụ cáng đáng thân xác của chúng ta. Trong lúc “tang gia bối rối,” người nào càng thân thiết với chúng ta bao nhiêu, thì lại càng bối rối bấy nhiêu. Khi bối rối như vậy, làm sao họ có thể tính toán một cách hợp lý được. Kết quả là người thương yêu của chúng ta sẽ bị các Nhà Ðòn lợi dụng triệt để.

Chuyện này rất dễ hiểu: vì thương tiếc “người ra đi,” nên những người thân thích tưởng rằng càng tiêu nhiều tiền cho chuyện ma chay bao nhiêu, thì “người ra đi” càng sung sướng bấy nhiêu. Thiệt là nhầm to. Những bài kinh giải thoát, những sớ cầu siêu không hóa giải được những tội lỗi của con người. Một cuộc mai táng huy hoàng không làm cho “người ra đi” được “mát mặt” thêm một chút nào. Tuy vậy, những người thân thích luôn luôn muốn có một đám tang thiệt là linh đình và tốn kém để tỏ lòng thương tiếc của mình đối với “người ra đi.” Trong trường hợp này, “người ra đi” chỉ còn biết thở dài (sau khi thở hắt ra). Rồi người đến viếng cũng muốn mua một vòng hoa thiệt to, thiệt đắt tiền để tỏ tình bạn hữu với “người ra đi” và nhất là để chứng minh cho bà con lối xóm biết rằng mình là “người đàng hoàng, có thủy, có chung.” Thấy cảnh này, “người ra đi” cũng lại thở dài, chỉ muốn thốt ra câu từ biệt: “Này bạn ơi, đã quá trễ rồi. Sẽ có ngày tái ngộ,” và “tức cảnh” làm bài thơ như sau:

Khi một thằng nằm xuống
Lại có thằng luống cuống đứng lên
Vái lạy thằng nằm xuống
Hy vọng khi mình nằm xuống
Lại có thằng khác luống cuống đứng lên.
Vái lạy thằng nằm xuống

Ðiều mà chúng ta biết chắc là đa số những người sắp “ra đi” đều lo lắng thiết tha cho “người ở lại,” và nghĩ rằng mình còn có thì giờ thu xếp mọi việc trước khi “ra đi.” Tiếc thay, khi xe buýt bất thình lình tới đón đi “ngao du,” chúng ta vội vàng lên xe nên không giúp gì cho những “người ở lại.” Trong khi đó, “người ở lại” đau đớn muôn phần. Khi bố mẹ tôi lần lượt qua đời, một mình tôi “ở lại,” tôi lịm người đi vì thương tiếc. Rồi khi tôi loáng thoáng được tin anh bạn chí thân của tôi bị tử thương, tôi buồn ngẩn ngơ, tội nghiệp cho số phận long đong của người trai thời loạn. Tôi bối rối vì tôi cảm thấy hối hận vì tôi cho rằng mình đã cư xử không đầy đủ tình nghĩa đối với “người ra đi,” không có dịp tổ chức một đám táng trọng thể đưa người quá cố sang “Bên Kia Thế Giới.” Ngoài ra, trong thâm tâm, tôi cảm thấy lo sợ vì không biết những thân nhân của tôi sẽ đi về đâu: có được “về với Chúa không”? có thoát khỏi “vòng nghiệp chướng” hay không? Ðó là những phản ứng tự nhiên của những “người ở lại.” Vì thế, chúng ta thường thấy những vụ ma chay linh đình để “người ở lại” có dịp “trả nghĩa” đối với “người ra đi” (thà “trả nghĩa” trễ hạn, còn hơn là bị mang tiếng “bạc tình, bạc nghĩa”). Chúng ta lại còn thấy trong những cuộc cúng lễ nguy nga, mọi người thiết tha cầu xin Trời hay Phật giúp “người ra đi” được lên Thiên Ðàng hay vào Cõi Niết Bàn. Mọi tín đồ đều “biết chắc chắn” rằng một linh hồn đầy tội lỗi khó có thể siêu thoát được nếu thân nhân không thành khẩn cầu xin Ðấng Tối Cao nhủ lòng khoan hồng đại lượng với “người ra đi”! Phải chăng vì chúng ta nghĩ rằng cái quá khứ của “người ra đi” thiếu đạo đức, nên chúng ta mới phải làm lễ cầu siêu cho “người ra đi” như vậy? Thiệt là tội nghiệp cho người “ra đi”: Ðã “nằm xuống” rồi mà còn bị người đời gán cho cái tội “thiếu đạo đức.”


Nói cho cùng, “người ở lại” đáng thương hơn “người ra đi.” Trong khi “người ra đi” thản nhiên nằm đó, thì “người ở lại” không những bị xúc động tinh thần mà còn phải xả thân cáng đáng công việc tiễn đưa “người ra đi.” Vì thế, tôi không thắc mắc về việc tôi sẽ “ra đi,” nhưng tôi nghĩ rất nhiều, và lo lắng rất nhiều cho “người ở lại.” Tôi muốn “người ở lại” khỏi phải quàng lên vai một gánh quá nặng nề về tinh thần cũng như vật chất khi tôi “nằm xuống.” Có lẽ ít người nghĩ như tôi và làm như tôi, vì đến lúc gần ngày tận số, mỗi người nghĩ một kiểu, và người nào cũng cố gắng làm những việc mà mình cho rằng thỏa đáng nhất. Do đó, tôi không dám khuyên ai. Những điều tôi trình bày sau đây chỉ là một thí dụ không điển hình, một lối nhìn đời “không giống ai.”

Trước hết, tôi không muốn những bạn bè thân thuộc tôi quá u sầu về chuyến “ngao du” của tôi. Do đó, tôi đã trình bày cho mọi người biết rằng khi “chuyến xe buýt” tới, tôi sẽ thản nhiên “ra đi” như tất cả mọi người khác đã từng “ra đi.” Tôi sẽ “đi” về đâu? Có lẽ tôi sẽ về với bố mẹ tôi. Có lẽ tôi sẽ ngao du vùng tiên cảnh cùng với bạn bè tôi. Dù sao đi chăng nữa, tôi không cần biết tôi sẽ “đi” đâu, vì có biết hay không biết thì tôi và những người thân thuộc của tôi cũng chẳng làm được gì cả.

Sau đó, việc tôi phải làm trước khi “ra đi” là sửa sang lặt vặt trong nhà, vì vợ tôi không phải là một người khéo tay biết sửa chữa nhà cửa. Ngoài ra, những gì của tôi mà tôi thấy không cần dùng cho bản thân tôi hoặc cho “người ở lại,” tôi mang đi cho người khác, hoặc đổ vào thùng rác. Khi tôi quẳng đi gần hai ngàn quyển sách của tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhõm trong người. Trái lại, vợ tôi rất xúc động, và hỏi tôi:
– Những cuốn sách này là kỷ niệm gần 40 năm dạy học, tại sao anh vất đi?

– Anh không cần nữa.

– Thì cứ để đấy, đôi khi anh muốn đọc lại thì sao?

– Ðọc đi, đọc lại làm gì? Người ta lại tưởng rằng anh dốt, học mãi mà chưa thuộc bài.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi bắt đầu nghĩ đến phí tổn chôn cất. Tôi thấy ở Ottawa mấy gia đình mà tôi quen biết đã chi phí trên 15 ngàn dollars cho mỗi vụ ma chay. Tôi tính nhẩm trong đầu thì thấy rằng chỉ trong vài chục năm nữa, cộng đồng người Việt ở Ottawa (hơn bốn ngàn nhân mạng) sẽ phải chi cho Nhà Ðòn và nghĩa địa một tổng số vào khoảng 60 triệu dollars (không kể tiền chi cho các vị tu sĩ cúng lễ, cùng tiền bạn bè bỏ ra mua hoa phúng viếng). Như vậy, phí tổn ma chay cho nửa triệu người Việt đang sinh sống ở Bắc Mỹ sẽ lên tới gần 8 tỷ dollars – bằng tiền viện trợ mà những nước tư bản kiêm tài phiệt đã cấp cho “Ðảng ta” trong một khoảng thời gian kéo dài hơn bốn năm trời. Thiệt là oai hùng! Thiệt là vĩ đại!

Ðể biết rõ chi tiết của vấn đề, tôi bèn mời một đại diện Nhà Ðòn quen biết ở Ottawa tới bàn chuyện ma chay cho tôi. Ông “tiếp thị” (salesman), quần áo chỉnh tề, mặt trang nghiêm và đầy kính cẩn, ăn nói nhẹ nhàng và từ tốn trong khi trình bày giá cả cho tôi nghe. Tập tài liệu về giá biểu in rất đẹp như tờ thực đơn của một tiệm ăn sang trọng ở Paris (năm sao). Ðiều quan trọng mà mọi người nên biết là “người mua” không được kỳ kèo về giá cả, vì Nhà Ðòn làm ăn đàng hoàng “trước sau như một,” không khác gì “Bác và Ðảng” đã đối xử với dân ta hơn nửa thế kỷ nay.

Tôi đọc kỹ tờ giá biểu, rồi tham khảo với các bạn bè, tôi thấy rõ phí tổn nặng nề mà “người ở lại” phải chi cho Nhà Ðòn ở Canada (có lẽ cũng tương tự như ở bên Mỹ). Ðể có một thí dụ cụ thể, tôi xin liệt kê sau đây các “món hàng” căn bản mà Nhà đòn Tubman đã trình cho tôi:

(1) Dịch Vụ Chuyên Môn (Professional Services)
• 900$ – dịch vụ do các chuyên viên Nhà Ðòn cung cấp (professional and support staff services);
• 250$ – giấy tờ lên quan đến vấn đề khai tử (documentation);
• 125$ – dịch vụ ở nghĩa địa hoặc công việc trao lọ đựng tro cho thân nhân (gravesides service or delivery of urn as arranged).

(2) Dịch Vụ Chăm Lo “Người Ra đi” (Prrofessional Care of Deceased)
• 200$ – tắm rửa và làm vệ sinh cho “người ra đi” (sanitary care of deceased);
• 570$ – ướp xác và trang điểm “người ra đi” (embalming and cosmetology of deceased).

(3) Phòng Ốc Và Dụng Cụ
• 400$ – xử dụng Nhà Ðòn (basic use of funeral home);
• 990$ – xử dụng phòng thăm viếng, phòng làm lễ và những dụng cụ (visitation room, chepel, and/or service equipment);
• 225$ – xử dụng phòng sửa soạn và gìn giữ xác “người ra đi” (use of facilities for preparation of deceased and/or shelter of remains).

(4) Xe Cộ Và Vận Chuyển (Automotiles and Transportation)
• 295$ – chuyển xác về Nhà Ðòn (transfer from place of death ố radius 40 km);
• 200$ – xe cộ cần dùng cho các nhân viên Nhà Ðòn (vehicles required for administrative tasks, clergy, funeral director);
• 270$ – xe chở quan tài ra nghĩa địa (funeral coach);
• 125$ – xe limousine chở thân nhân.
Chi phí căn bản cho Nhà Ðòn là $5,604.03 (gồm cả thuế)

http://www.funeralcars.com/InvntryFS/CarH470/H470B.jpg

(5) Chi Phí Cho Thành Phố
• 75$ – khám nghiệm tử thi.
• 52$ – thuế vệ sinh cho thành phố.

(6) Phí Tổn Mai Táng
• 3,700$ (trung bình) – Tiền mua quan tài tùy theo loại sang hay hèn, đúng theo giai cấp: từ thứ rẻ nhất là vải quấn xác (890$) cho tới quan tài rẻ tiền bằng gỗ ván ép (1,695$), tới loại quan tài vừa đẹp vừa bền dành cho các nhà giầu thích sài sang (11,000$);
• 5,500$ – Tiền mua chỗ “An Nghỉ Ngàn Thu” (R.I.P - Rest In Peace ) tại nghĩa địa: miếng đất to hơn cái giường đáng giá khoảng chừng 5,500$;
• 1,000$ – Tiền dựng mộ bia tùy theo túi tiền của mỗi người (từ 1,000$ cho tới 5,000$, hoặc nhiều hơn nữa).
Chi phí mai táng trung bình khoảng chừng $13,000

Tôi đọc tờ giá biểu thấy nhân dân ta bị Nhà Ðòn và Nhà Nước làm tiền một cách rất là quy củ. Không những thế, ông “tiếp thị” lại còn khuyến khích tôi “mua” nhiều món “hàng” khác vừa đắt tiền, vừa... vô dụng. Tôi bèn chặn lại với một câu hỏi rất ư là “rẻ tiền”:
– Mai táng kiểu nào rẻ tiền nhất?

Hắn ngỡ ngang vì đang “rao hàng” thì bị cụt hứng. Nhưng ngay sau đó, hắn mỉm cười, rồi nhìn tôi một cách rất ư là đại lượng:
– Ông thích chơi trò rẻ tiền thì ông nên chọn con đường hỏa táng, vì ông sẽ không mất tiền chi phí chôn cất và mua đất ở nghĩa địa.

– Ngoài tiền hỏa táng ra, còn có mục chi phí nào khác nữa không.

– Có chứ. Thân xác của ông sẽ được tắm rửa, thoa son đánh phấn, và được đặt trong một cỗ quan tài thiệt đẹp. Chúng tôi sẻ tổ chức linh đình cho ông. Ai trông thấy nằm đó cũng phải thèm cái địa vị của ông.

– Nếu tôi thích đi con đường hỏa táng, thì tôi đâu có cần mua quan tài làm gì cho tốn tiền?

Lần này hắn nhìn tôi một cách khinh thường ra mặt, và nói với một giọng mỉa mai:
– Ông cũng cần phải được trang điểm và nằm trong một cỗ quan tài đàng hoàng khi bạn bè thân thuộc đến thăm viếng ông lần cuối cùng. Trưng bày thân xác ra như vậy mới là người đàng hoàng chứ! Tuy nhiên, nếu ông thích bủn xỉn, thì cũng không sao. Chúng tôi cũng có thể chiều ông được. Ðáng lẽ ông mua một cỗ quan tài rẻ tiền, ông có thể thuê một cỗ quan tài sang nhất hạng. Cỗ này đáng giá 11,000$. Những người giầu sang mua loại này, rồi mang đi chôn hay đốt cùng với cái xác của họ. Nhưng nếu ông mướn cỗ quan tài này, để nằm vài ba bữa, lấy le với bà con lối xóm, thì ông chỉ phải trả tiền thuê là 2,850$. Thiệt là rẻ mạt! Làm sao mà người đời biết được rằng ông là người hà tiện, đến lúc “nằm xuống” mà còn không dám bỏ tiền ra mua một cỗ quan tài để nằm cho thoải mái.

– Nhưng tôi không muốn “trình làng nước” cái thân thể xám ngắt của tôi cho mọi người chiêm ngưỡng thì sao?

Hắn thở dài đến sượt một cái như một thầy giáo làng nhìn thằng học trò bướng bỉnh lại còn có tật cù nhầy:
– Làm như vậy cũng bớt được vài ngàn: tiền son phấn, tiền thuê quan tài, tiền thuê Nhà Ðòn v.v.. Mà ông cũng không cần phải chi cho các vị tu sĩ đến tụng kinh gõ mõ tùm lum trong Nhà Ðòn của chúng tôi làm gì. Thế là ông đỡ thêm được vài ba trăm nữa. Ðối với hạng người “rẻ tiền” như ông, đỡ được trăm nào hay trăm đó, có phải không?

Thằng cha “tiếp thị” cho tôi là người bủn xỉn nên có vẻ bực mình lắm. Hắn chỉ muốn thu được nhiều tiền cho chủ Nhà Ðòn để được ăn nhiều tiền hoa hồng do gia đình “người ra đi” cung phụng. Vì thế, mỗi lần tôi bớt được món chi phí nào là hắn có vẻ đau đớn như đang bị bà nha sĩ nhổ một cái răng hàm bự trong mồm. Cuối cùng, tôi chọn một chương trình hỏa táng hợp với ý tôi. Tổng số tiền tôi phải chi ra là 2,709.24$ cho những mục như sau:
• tiền giấy tờ (khám nghiệm xác chết, giấy khai tử, v.v.);
• tiền xe đưa xác tôi từ nhà xác đến Nhà Ðòn;
• tiền hòm bằng giấy cứng (50$) đựng xác chết để mang đi hỏa táng;
• tiền đưa hòm xác tới lò đốt (không có vụ bầy biện thân xác ra cho mọi người “dòm ngó”);
• tiền đốt xác;
• tiền hộp đựng tro để trao cho vợ tôi mang đi thả xuống biển (tôi mua loại rẻ tiền nhất nên chỉ tốn có 20$; còn loại sang và đẹp thì lên tới 500$);
• tiền thuế trả cho thành phố, tiểu bang, và liên bang.

Người “tiếp thị” đại diện Nhà Ðòn Tubman và tôi cùng ký vào tờ khế ước (bốn bản). Sau đó, tôi hân hoan trao cho hắn tấm ngân phiếu 2,709.24$. Tôi phải trả tiền trước. Ðối với tôi, điều này rất thuận tiện, vì sau này giá cả có gia tăng thì Nhà Ðòn ráng mà chịu, chứ những “người ở lại” không còn phải lo lắng điều gì cho “người ra đi.”

Khi vợ tôi đi làm về, tôi hý hửng đưa cho cô nàng xem tờ khế ước. Thế là cô nàng khóc bù lu bù loa, rồi hỏi tôi một câu mà tôi cho là lãng nhách:
– Trong cả cuộc đời của anh, anh chỉ thích chơi sang. Tại sao đến cuối cuộc đời, anh lại định chết một cách rẻ tiền như vậy?

– Em hỏi một câu thiệt là lãng nhách! Thế nào là chết rẻ tiền? Chết sang thì đi đến đâu? Mang tiền ra cúng Nhà Ðòn và Nhà Nước làm gì? Chúng nó làm gì có quyền cấp visa cho anh vào Thiền Ðàng, hay vào Vùng Cực Lạc. Việc gì mình phải “đút lót” chúng nó? Dù sao anh cũng “save” hơn 12,000$, chứ đâu có phải là ít.

– Em không cần món tiền đó đâu!

– Nếu em không cần số tiền đó, thì em mang nó đi giúp người nghèo, có sao đâu? Ða số dân ta hiện đang sống trong cảnh nghèo túng. Em có biết rằng nếu em mang 12,000$ về Việt Nam, em có thể nuôi hơn 60 em mồ côi trong một năm. Như vậy, anh là người “chết sang” hay là người “chết rẻ tiền”?
Thấy tôi lý luận như vậy, cô nàng vừa lau nước mắt vừa cười đùa:
– Thôi, anh muốn chết kiểu nào cũng được. Cái đó tùy anh. Nếu anh “ra đi” trước em, em sẽ chúc anh theo kiểu Tàu: “Thượng Lộ Bình An,” và xin anh “Bảo Trọng.”

– Vậy, trước khi “ra đi,” anh sẽ chào em theo kiểu Mỹ: “Hẹn Ngày Tái Ngộ” – “See You Later.”

 






-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Mar/2012 lúc 8:11pm



Chuyện về cây thông duy nhất còn lại sau thảm họa sóng thần Nhật

(Dân trí) - ”Người sống sót” duy nhất trong rừng thông 70.000 cây từng hiên ngang đứng trước biển ở Rikuzentakata đã trở thành biểu tưởng của hi vọng tại Nhật Bản, khi đất nước này vật lộn trong thảm họa 11/3 năm ngoái. Song giờ đây, “cây thông của hi vọng” đang dần chết.
http://dantri.com.vn/c36/s36-570027/Gap-nguoi-phu-nu-la-bieu-tuong-trong-song-than-hat.htm -
 
"Cây thông của hi vọng" đứng vững giữa ngổn ngang tàn phá.

Rất ít thứ còn có thể đứng vững tại thành phố Rikuzentakata sau khi trận đại hồng thủy quét qua một năm trước. Thậm chí với cả rừng thông bên bờ biển tồn tại nhiều thế kỷ nay, rừng thông đã trở thành biểu tượng của thành phố, cũng bị xóa sổ.

 

Song giữa sự tàn phá rộng khắp, làm 1/12 dân số thành phố thiệt mạng, một cây thông duy nhất trong tổng số 70.000 cây đã bám trụ được với cuộc sống. Cây thông trở thành biểu tượng cho hi vọng của người dân về ngày mai tươi mới.

 

“Lúc đó, chúng tôi không còn chút hi vọng nào. Vì vậy, có một thứ còn sống sót giống như là còn một tia sáng le lói giữa bóng tối”, Seiko Handa, 47 tuổi, cho hay.

 

Nhưng giờ đây cây thông 250 tuổi lại đang chết dần, do trận sóng thần đã để lại nước muối biển trên mặt đất.

 

“Ngay từ đầu khi chúng tôi chăm sóc cây, chúng tôi cũng đã lo ngại nó sẽ chết dần”, Kazunari Takahashi, quan chức thuộc phòng Rừng, Nghề cá và Nông nhiệp thành phố cho hay.

 

Được trồng với mục đích là rừng chắn cát và muối biển, bảo vệ mùa màng trong thành phố, rừng thông rậm rạp được biết đến với tên gọi Takata-Matsubara trải dài khoảng 2km dọc bờ biển và đã trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng ở miền bắc Nhật.

 

Nhưng bức tường nước cao gần 10m ầm ầm đổ vào sau trận động đất 9,0 richter vào ngày 11/3 năm ngoái đã xóa sổ cả vùng đất nơi rừng thông này đứng cùng với hơn 3.000 ngôi nhà trong thành phố.

 

Gần 2.000 người đã thiệt mạng tại Rikuzentakata. Và tổng cộng khoảng 20.000 người đã chết trong thảm họa ở đông bắc Nhật.


Giờ đây giới chức thành phố đã bỏ hi vọng cứu sống “cây thông của hi vọng”.

 

Đã có cuộc bàn luận về việc lưu giữ lại cây thông ở nơi nó đang đứng, thậm chí là cả khi nó đã chết, như một đài tưởng niệm. Song việc lưu giữ cây thông có thể phải tốn kém tới 300 triệu Yên (tức khoảng 3,7 triệu USD) và điều đó khó có thể xảy ra trong bối cảnh thành phố đang rất cần tái thiết.

 

Cái chết nhãn tiền của cây thông đã khiến rất nhiều người nỗ lực tìm cách cứu, ít nhất là một phần của nó để cho những thế hệ tương lai.

 

“Chúng tôi đã chiết một nhánh nhỏ của cây thông và đây là cách để giữ cho cây thông được sống mãi”, Takahashi cho hay. “Chúng tôi cũng thu thập quả thông còn trên cây và một vài hạt còn sót lại để trồng”. Một công ty đã dùng những hạt này để ươm giống mà giới chức thành phố hi vọng một ngày nào đó có thể dùng để trồng một khu rừng mới.

Nhưng dù điều gì có xảy ra đi chăng nữa, cây thông biểu tượng sẽ sống mãi trên các đồng xu tưởng niệm thảm họa động đất/sóng thần mà chính phủ sắp phát hành, để gây quỹ tái thiết.

 
Một cách lưu giữ "cây thông của hi vọng" (trái ngoài cùng)

Những đồng xu 1.000 yên(silver) và 10.000 yên(gold) sẽ có hình ảnh của cây thông với đàn bồ câu sải cánh bên trên.

”Chúng tôi đã quyết định dùng thiết kế này với hi vọng phục hồi lại miền đông Nhật”, Bộ trưởng tài chính Nhật Azumi cho biết khi công bố đồng xu mới.

 

Cây thông Rikuzentakata không phải là biểu tượng duy nhất của sự tái sinh dọc bờ biển bị sóng thần tàn phá. Đi dịch về phía nam, tại thành phố Kesennuma bị tàn phá nặng nề, một cây thông đã bắt đầu mọc lên giữa kẽ nứt bê tông. Vươn mình giữa những ngôi nhà bị tàn phá và cách không xa một rừng thông khác bị cuốn trôi, cây thông mới này đã thu hút được rất nhiều sự chú ý, bởi cách nó đứng thẳng giữa bầu trời. “Nó vẫn còn khá nhỏ, nhưng nó đang vươn mình hết sức”, Katsushi Sato, một người dân, cho biết. “Tôi muốn nói đến sự dũng cảm thường trực”.
 
 Phan Anh, Theo Reuters




-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Mar/2012 lúc 6:29pm

PHIÊN TÒA CẢM ĐỘNG

http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/419237_263417607074334_154873517928744_595292_548453237_n.jpg

CÂU CHUYỆN TÔI KỂ ĐÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT 100% Ở INDONESIA.

Trong phòng xử... án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói.

Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.

Thẩm phán thở dài và nói :” Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.”


Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp

“Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toàn này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.”Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo”

Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.

Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.


http://www.facebook.com/photo.php?fbid=263417607074334&set=a.159222900827139.40533.154873517928744&type=1 -






-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Mar/2012 lúc 8:46pm

Thứ ba, 20 Tháng 3 2012 01:16

http://hoithao.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=219:2032012-phep-mau-gia-bao-nhieu&catid=51:xung-quanh-ta&Itemid=202 -
Ngoc Nga

 


Hình thật của cô bé- và em trai cùng vị bác sĩ giàu lòng nhân ái :
click 
http://hoithao.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=219:2032012-phep-mau-gia-bao-nhieu&catid=51:xung-quanh-ta&Itemid=202 - Phép màu giá bao nhiêu?



Một cô bé tám tuổi nghe cha mẹ mình nói chuyện về đứa em trai nhỏ. Cô bé chỉ hiểu rằng em mình đang bị bệnh rất nặng và gia đình cô không còn tiền. Chỉ có một cuộc phẫu thuật rất tốn kém mới cứu sống được em trai cô bé, và cha mẹ em không tìm ra ai để vay tiền. Do đó, gia đình em sẽ phải dọn đến một căn nhà nhỏ hơn vì họ không đủ khả năng tiếp tục ở căn nhà hiện tại sau khi trả tiền bác sĩ.
Cô bé nghe bố nói với mẹ bằng giọng thì thầm tuyệt vọng: “Chỉ có phép màu mới cứu sống được Andrew”. Thế là cô bé vào phòng mình, kéo ra một con heo đất được giấu kỹ trong tủ. Em dốc hết đống tiền lẻ và đếm cẩn thận.
Rồi cô bé lẻn ra ngoài bằng cửa sau để đến tiệm thuốc gần đó. Em đặt toàn bộ số tiền mình có lên quầy.
Người bán thuốc hỏi: “Cháu cần gì?”
Cô bé trả lời: “Em trai của cháu bệnh rất nặng và cháu muốn mua phép màu.”
- Cháu bảo sao? – Người bán thuốc hỏi lại.
- Em cháu tên Andrew. Nó bị một căn bệnh gì đó trong đầu mà ba cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được nó. Phép màu giá bao nhiêu ạ?
- Ở đây không bán phép màu, cháu à. Chú rất tiếc – Người bán thuốc nở nụ cười buồn và tỏ vẻ cảm thông với cô bé.
- Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm. Chỉ cần cho cháu biết giá bao nhiêu?
Trong cửa hàng còn có một vị khách ăn mặc thanh lịch. Sau khi nghe câu chuyện, ông cúi xuống hỏi cô bé: “Em cháu cần loại phép màu gì?”
- Cháu cũng không biết nữa – Cô bé trả lời, rơm rớm nước mắt. “Nhưng em cháu rất cần phép màu đó. Nó bị bệnh nặng lắm, mẹ cháu nói rằng nó cần được phẫu thuật, và hình như phải có thêm loại phép màu gì đó nữa mới cứu được em cháu. Cháu đã lấy ra toàn bộ số tiền để dành của mình để đi tìm mua phép màu đó.”
- Cháu có bao nhiêu? – Vị khách hỏi. Cô bé trả lời vừa đủ nghe: “Một đô la mười một xu.”
Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ cho cái giá của phép màu”.
Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói: “Dẫn bác về nhà cháu nhé. Bác muốn gặp em trai và cha mẹ cháu. Để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không.”
Người đàn ông thanh lịch đó là Bác sĩ Carlton Armstrong, một phẫu thuật gia thần kinh tài năng. Ca mổ được hoàn thành mà không mất tiền, và không lâu sau Andrew đã có thể về nhà, khỏe mạnh.
Mẹ cô bé thì thầm: “Mọi chuyện diễn ra kỳ lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi. Thật là vô giá!”. Cô bé mỉm cười. Em biết chính xác phép màu giá bao nhiêu. Một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ, và lòng tốt của người bác sĩ.



http://dotchuoinon.com/2009/10/08/phep-mau-h%e1%ba%bft-bao-nhieu/tess/ - http://dotchuoinon.com/2009/10/08/phep-mau-h%e1%ba%bft-bao-nhieu/miracle2/ -
http://gocgio.blogspot.com/2012/03/phep-mau-gia-bao-nhieu_20.html






-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Apr/2012 lúc 3:21am

TÂM CHAY


Bùi Kim Sơn

Họ là hai anh em, tuổi đã cao, trên dưới tuổi về hưu. Người anh sống ở Sài Gòn còn người em sống ở một thành phố lớn miền Trung. Do tuổi tác cũng kề nhau, cùng trong một thế hệ, nên hai anh em rất đồng cảm và thường xuyên điện thoại thăm hỏi nhau.

Một hôm, trong lúc chuyện trò với người anh, người em vui miệng kể rằng ra chợ lựa mua trái cây về cúng Phật thường hay bị người bán lợi dụng lúc mình lơ là, tráo trái cây hư vào. “Anh biết không, mấy cô bán hàng cứ tưởng em ngu ngơ không để ý, đâu biết rằng chẳng có gì qua được mắt mình, tuy nhiên do thấy tội cho họ phải gánh chịu nhiều trái cây hư nên em phải giả đò không biết để chia sẻ bớt!”. Và người em nghĩ rằng người anh nghe chuyện lòng sẽ vui vì hành động biết nghĩ tới người khác của mình.

Nhưng không, người anh nghe xong điềm tĩnh bảo người em: “Không được, em làm vậy là sai rồi, vì khi em làm vậy tưởng là mình giúp người nhưng thực ra lại làm cho họ mang tội lừa đảo, không trung thực. Như vậy không phải là giúp người mà chính là hại người! Anh cũng giống em, chỉ khác một chút là khi mua đồ, anh luôn tự mình chọn lấy một vài trái cây hư, đồ hộp móp để cùng chia sẻ chút hư hao với người, không để cho người mắc phải tật gian dối”. Người em nghe xong, ngậm ngùi.

Một thời gian sau, nhân lúc rảnh rỗi, người em lại điện thoại thăm hỏi người anh. Và trong cuộc trò chuyện, người em kể rằng trong những lúc trà dư tửu hậu, có đem câu chuyện trao đổi hôm trước ra kể cho các bạn bè thân hữu nghe, và một người bạn thân nghe xong đã phát biểu rằng, “Tâm đó mới đúng là tâm chay!”.
Người anh chỉ cười và cũng chẳng quan tâm gì lắm. Vì, một là, chuyện trò đã qua xong rồi thì thôi, chẳng lưu giữ trong lòng làm chi. Hai là, người anh cũng chẳng tin tưởng gì lắm về lời phát biểu cùng buổi họp mặt của người em, tất cả đều có thể có và cũng có thể không. Có thể chỉ là phịa ra một chút cho vui. Và ba là, chỉ có chân tâm diệu hữu chớ làm gì có tâm chay.
Thế nhưng, một ngày nọ, nhân dịp thuận tiện, người anh về thăm người em. Trong buổi cà phê hàn huyên cùng các thân hữu, có mặt cả “tác giả” của hai chữ “Tâm chay”. Người bạn này kể lại chuyện và lúc đó người anh mới biết rằng em mình kể chuyện tâm chay là thật. Người anh rất vui và lòng vô cùng cảm ơn người bạn này vì nếu trong những lúc trà dư tửu hậu anh ta cứ kể chuyện này thì ít ra cũng nhắc nhớ được cho nhau về cách sống làm sao cho đúng với đạo làm người, cho dù chỉ bằng những hành vi nhỏ nhặt nhất.

Chợt nhớ đọc trong sách xưa, có kể chuyện một vị đạo sĩ mang ơn một người nên muốn tặng cho thuật biến than thành vàng ròng. Người này ngẫm nghĩ một chút rồi hỏi thuật này có giá trị trong bao lâu. Vị đạo sĩ cho biết là 500 năm. Nghe vậy, không chút đắn đo, người này lập tức trả lời rằng: “Vậy là sau 500 năm nữa vàng sẽ trở lại thành than, và người ôm số vàng đó sẽ vô cùng khổ đau vì mất mát và tiếc của. Cảm ơn tiên sinh, nhưng tôi không nhận thuật này vì tôi không muốn cho người khác phải khổ đau, cho dù là sau 500 năm!”.
Chao ôi, đọc chuyện mà thấy vô vàn kính mộ cho tấm lòng của người xưa.

Thật sự thì đời nay cũng không phải là không có những tấm lòng như vậy. Như Leon Tolstoi, nhà đại văn hào Nga, với câu nói bất hủ “Hạnh phúc của một người là làm cho người khác được hạnh phúc”. Hay như một tác giả Pháp với câu: “On ne peut donner son bien, mais on peut donner une partie de son coeur” (tạm dịch: Dẫu ta không thể đem cho người tài sản của cải, nhưng ta vẫn có thể trao cho người một phần của trái tim mình).
Mong sao cho mọi người chúng ta hôm nay đều có được “Tâm chay” và biết trao cho người một phần của trái tim mình.



Bùi Kim Sơn






-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Mar/2013 lúc 10:07pm

Thứ năm, 21/03/2013
http://www.voatiengviet.com/content/toi-ket-toi/1623966.html#itv_menu - Nghe đài


http://www.voatiengviet.com/archive/blog-bui-tin/latest/1778/1783.html -

 " Tôi kết tội ! "


http://www.voatiengviet.com/author/16655.html -

20.03.2013

“Tôi kết tội!” là đầu đề nổi bật của một bài viết trên nhật báo Pháp L’Aurore (Bình Minh), ra sáng ngày 13 tháng 1 năm 1898 ở Paris, của nhà văn kiêm nhà báo Emile Zola. Bài báo dài 4.500 chữ, chiếm hoàn toàn trang nhất và phần lớn trang 2 của số báo này.
 
Đã hơn một thế kỷ qua, bài báo này vẫn được truyền tụng như một dẫn chứng về sức mạnh xã hôị của một bài báo bênh vực hữu hiệu cho những kẻ bị đối xử oan ức, bất công, có thể đảo ngược một vụ án phi lý, giải oan cho một sỹ quan lương thiện bị kết tội tù chung thân, sau khi nhà báo Emile Zola bỏ công điều tra tỷ mỷ vụ việc và trình bày mạnh mẽ chính kiến ngay thật của mình trên mặt báo, buộc nhà nước phải xem xét nghiêm minh lại vụ án lớn này.
 
Tất cả các giáo trình đào tạo các nhà báo trẻ ở phương Tây đều lấy bài báo này làm một tài liệu học phụ sinh động về hiệu quả xã hội của nền báo chí dân chủ, đấu tranh cho công bằng xã hội, chống độc đoán và bất công, từ dó khẳng định sức mạnh của thông tin báo chí là quyền lực thứ tư của quốc gia.
 
Tóm tắt câu chuyện như sau: Vào năm 1894, viên sỹ quan pháo binh Pháp gốc Do Thái Alfred Dreyfus  làm việc taị Bộ Tham mưu bị tố cáo phản bội tổ quốc, cung cấp bí mật quốc gia cho một tùy viên quân sự trong đại sứ quán Đức ở Paris. Alfred Dreyfus bị tòa án quân sự kết tội phản quốc, tuyên án tù chung thân, và đày đi L’Ile du Diable (Đảo Quỷ) tại Guyane thuộc Pháp.

Một bằng chứng để tòa kết tội là thẩm định chữ viết của anh ngoài bì thư gửi cho tòa đại sứ Đức. Trước tòa, anh một mực kêu oan. Em trai anh là Mathieu Dreyfus và vợ anh Lucie cũng một lòng kêu oan cho anh.

Trước khi bị đi đày, tại sân Trường Quân sự anh buộc phải chịu lễ tước quân hàm và tước vũ khí , thanh kiếm của anh bị bẻ gãy, tiêu biểu cho sự ô nhục của kẻ phản bội.
 
Hơn hai năm sau, năm 1887, Trung tá Georges Piquart, trưởng ban điều tra, nắm được chứng cứ xác minh kẻ phạm tội chính là Đại úy Walsin Esterhazy chứ không phải là Alfred Dreyfus. Nhưng vì sợ trách nhiệm, cả Bộ Quốc phòng, Bộ Tham mưu và toà án quân sự không muốn thay đổi kết luận vụ án, buông thả theo xu hướng chống Do Thái còn khá mạnh hồi ấy. Trung tá Georges Piquart bị điều sang Phi Châu xa xôi để giữ kín chuyện mới phát hiện. Các vị chức sắc còn dựng lên một phiên tòa quân sự chớp nhoáng để xét xử qua loa kẻ tội phạm thật sự là Đại úy Walsin Esterhazy và tuyên bố trắng án, tha bổng cho viên sỹ quan này vào ngày 11/1/1898.

​​
Hai ngày sau, bài báo của Emile Zola xuất hiện, bán vèo 200 ngàn số một buổi sáng, một kỷ lục chưa từng có . Tít chỉ có 3 chữ, “Tôi kết tội!” -  Thư ngỏ gửi Tổng thống Félix Faure  -  gây ấn tượng mạnh. Nhưng không phải có kết quả ngay.
 
Thế lực quân đội còn mạnh. Họ phản kích, lu loa là bị vu cáo vô căn cứ, có lúc Emile Zola phải lánh sang London,  Anh Quốc. Tháng 2/1898, họ mở tòa án xử nhà báo Emile Zola về tội vu khống,  nhưng ngay sau đó, trưóc sự phẫn nộ của công luận, chính quyền đành phải lùi bước, đưa ra xét lại toàn vụ án bởi một tòa án dân sự tối cao vào tháng 6/1899, theo đúng yêu cầu của nhà báo.

Công bằng đựơc thực hiện, pháp luật được tôn trọng, người oan được phục hồi danh dự, tội phạm bị trừng phạt, sau 5 năm diễn biến phức tạp, do sự can thiệp của một nhà báo, công dân Emile Zola.
 
Sỹ quan công dân Alfred Dreyfus được tự do, được cứu khỏi chết thảm trong tù, được phục hồi danh dự khi vừa tròn 40 tuổi, đoàn tụ với cô vợ Lucie từng vận động hết mình cho ngày trở về của chồng.
 
Emile Zola viết bài báo này trong 2 ngày, khi ông 59 tuổi, điểm lại một cách trung thực toàn bộ diễn biến của vụ án, với lương tâm nghề nghiệp trong sáng, trên tinh thần công dân có trách nhiệm.

Ông  viện dẫn bộ Luật về tự do báo chí 29/7/1881 để xác định nghĩa vụ và quyền hạn của người làm báo và viết báo. Ông truy cứu tỷ mỷ thận trọng bộ Luật hình sự để nhận định mỗi nhân vật liên quan đến vụ án và đến việc xử án, cuối cùng ông lên tiếng đanh thép kết tội 10 người có trách nhiệm trong việc xử án không công minh, từ Tướng Mercier, Tướng Boisdeffre và Tướng Gonse thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Tham mưu, đến Tướng de Pellieux, Tư lệnh Rewary và Trung tá Paty de Clam khi tham gia xét xử, cho đến 3 chuyên viên Belhomme, Varinard và Couard khi giám định chữ viết của tội phạm.

Ông cũng kết tội 2 báo L’Éclair (Ánh chớp)  và  L’Echo de Paris (Tiếng vang Paris), đã cố tình thông tin sai lạc về vụ án. Cuối cùng ông kết tội gắt gao Hội dồng xử án của giới quân sự đã không ngang tầm trách nhiệm và yêu cầu vụ án phải được xét xử lại từ đầu bởi một tòa án dân sự có trách nhiệm và có trình độ cao.
 
Trong bài viết, Emile Zola đã chỉ rõ nền tư pháp độc lập xét xử công bằng mọi công dân chỉ chiếu theo luật, không theo chỉ thị của một cá nhân nào, là kết quả xương máu của biết bao chiến sỹ hy sinh cho nền cộng hòa, không cho phép ai tước đoạt. Để tạo thêm sức mạnh cho bài báo, bạn bè đồng nghiệp đã thu được 1.482 chữ ký dưới bài báo của ông để công bố và gửi cho Tổng thống Félix  Faure. Việc này đã thúc đẩy công lý.
 
Mong rằng gần 20 ngàn đồng nghiệp trong làng báo Việt Nam có dịp đọc bài báo này để hiểu rõ thêm trách nhiệm công dân của người làm báo, trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của bạn đồng nghiệp Nguyễn Đắc Kiên vừa bị đuổi việc vì có ý kiến khác với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Không ai có thể ngồi yên trước những chuyện phi lý, người vô tội bị bịt miệng, giam cầm, kẻ phạm tội chồng chất vẫn ung dung tung hoành trong tự do.


http://www.voatiengviet.com/content/toi-ket-toi/1623966.html - http://www.voatiengviet.com/content/toi-ket-toi/1623966.html






-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Apr/2013 lúc 12:20am

MẮT CỦA TRÁI TIM

http://3.bp.blogspot.com/-YlHpPLsu3k8/T_uBF_RhJbI/AAAAAAAACw8/3JXMpRYSJRo/s1600/1195003.jpg">http://3.bp.blogspot.com/-YlHpPLsu3k8/T_uBF_RhJbI/AAAAAAAACw8/3JXMpRYSJRo/s640/1195003.jpg
Celine Dion có một bài hát Because You Love Me, lời ca viết rằng: "Nếu em không nhìn thấy, anh sẽ làm mắt em, nếu em không thể nói, anh sẽ là tiếng em". Lời bài hát đã khiến tôi nhớ đến một đôi vợ chồng mù ở trong thôn của bà ngoại.
Đôi vợ chồng mù trong thôn bà ngoại tôi năm nay đã sắp sửa tám mươi tuổi, đã có một đống con cháu. Nghe bà ngoại kể lại, khi cưới nhau, chồng ngồi xe bò đi đón vợ. Tuy cô dâu chú rể đều không nhìn thấy màu sắc, song chú rể vẫn sai người cuốn đầy lụa điều lên xe bò và đầu bò. Đón cô dâu về nhà, chú rể dắt tay vợ rà mò từ nhà trên xuống nhà bếp, rà mò khắp lượt các ngóc ngách trong gia đình. Việc khó hơn cả là múc nước ở cạnh giếng, lần nào cũng thế, hai người dắt nhau đi, vợ sờ thấy cây gỗ ở cạnh giếng, một tay ôm chặt cây, cón tay kia níu chặt bàn tay chồng. Chồng quỳ trên sàn giếng thả gầu xuống múc, kéo nước lên. Trong thôn có người ra giúp, hai người thường từ chối, họ bảo:"Các anh giúp được chúng tôi một giờ, không giúp được chúng tôi một đời".



Cứ như thế, hai vợ chồng luôn luôn tay dắt tay nhau gánh nước cho đến khi đứa con đầu lòng có thể gánh nổi một gánh nước. Dân làng cảm thấy lạ lùng, đã có mười mấy trai gái trẻ trong thôn đã từng vì đất trơn, trượt chân ngã xuống giếng, nhưng hai vợ chồng mù chưa bao giờ bị như vậy. Càng lạ lùng hơn là chuyện, mặc dù có đông người đang cùng nhau nói chuyện hỉ hỉ hả hả, hai người mù vẫn có thễ nhờ vào tiếng hít thở dài dài mà tìm ra nhau.



Bởi không nhìn thấy, dù mưa dù gió, người ta thường trông thấy hình ảnh hai người dắt tay nhau. Dù làm việc gì, họ cũng tay trong tay. Tay trong tay, hình tượng để nhiều nhà văn viết đi viết lại ấy, đã xuất hiện suốt nửa thế kỷ ở cái thôn nhỏ bé chẳng ai biết đến này.
Ông chồng là tay thổi kèn trong ban nhạc ở thôn quê, thường đến các đám cưới của người khác thổi nhửng bài:"trăm con chim phượng hoàng", "niềm vui đầy nhà" ... mặc dù đi thổi kèn ở đâu, ông cũng chỉ có một yêu cầu, cho người vợ mù cùng đi. Để vợ ở nhà một mình, ông không yên tâm thổi kèn. Khi chồng thổi kèn, vợ ngồi bên chồng lặng lẽnghe, dường như những điệu nhạc vui nhộn này đều là ông thổi cho bà. Trên khuôn mặt người vợ mù thường hay đỏ ửng lên, khiến ai nấy cũng cảm thấy người đàn bà mù đang ngồi lặng lẽ kia xinh đẹp biết chừng nào.



Về sau này, hai vợ chồng đều đã già, không bao giờ đi ra ngoài nữa, chỉ quanh quẩn trồng nhiều hoa trong sân to nhà mình, tất cả đều là những giống hoa tươi rực rỡ, đến kỳ hoa nở, cả sân đỏ rực.
Một lần, ông sơ ý bị ngã què chân. Trong những ngày ông nằm bệnh viện, bà bốn ngày liền không ăn một hột cơm vào bụng, bà bảo, không sờ thấy bàn tay quen thuộc kia, bà chẳng còn lòng dạ nào mà ăn nữa.
Con cái sáng mắt cũng từng hỏi đùa bố mẹ :"Nếu trời giành cho bố mẹ một cơ hội, liệu bố mẹ có định dùng mắt nhìn nhau không?" Bà mẹ mù trả lời:
- Các con nhìn người bằng mắt, bố mẹ nhìn người bằng trái tim, tim sáng hơn mắt, thật hơn mắt.
Ông bố mù thì bảo:
- Dắt tay nhau một đời, có bao nhiêu đường vân trong lòng bàn tay mẹ con đều đã in trong trái tim bố. Bố chưa bao giờ trông thấy một người đẹp nhất, trong trái tim bố thì mẹ con là người đẹp hơn cả. Cần mắt để làm gì, mắt là thứ tham lam nhất trên trần đời, nhìn cái gì cũng chia ra tốt hay xấu, xinh hay không xinh, nhìn cái gì muốn có cái đó, trên mặt người ta có một cái rỗ cũng có thể để trong tim suốt đời.
Cũng có người nêu ra ví dụ, nếu vợ mù trông thấy mặt chồng bị bỏng sẽ có cảm tưởng thế nào. Lại có người đặt già thiết, nếu chồng nhìn thấy hai tròng mắt vợ lõm hẳn xuống, liệu có hối hận lời mình nói không? Bởi vì chúng ta có mắt, cho nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào cảm giác của mắt mà quên dùng trái tim. Đúng như người vợ mù đã nói, con mắt của trái tim mới là sáng nhất, thật nhất.

(Nguồn : INTERNET)


-------------
mk


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 09/Apr/2013 lúc 12:23pm
 
 
%20tp6.jpg

Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Apr/2013 lúc 8:29pm



       
Lá thư và chiếc nút áo

Nút%20áo
Bạn có biết ai đã đơm lại nút cho những chiếc áo của bạn không?

Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi.

Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên.
 Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một
ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói: "Tuần sau là
 đến ngày đầu tiên quen M". Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mỉm cười
 khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức.



Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng
tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình

 mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M
tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn
 rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.
"Anh thân mến!

Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh.
 Em đã học được rất nhiều điều từ anh.

Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức
chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh
 em bè bạn mến yêu, kính nể.

Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh,
 em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến
anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh.

Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn: "Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng.
Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được".

Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: "Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng
lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!". Anh đã sống
vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ
giấy bên dưới. Chúc anh luôn vui vẻ và thành đạt".


Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở
ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây:
Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng
vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện
nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết.

Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra
 chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.

Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm
chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games...

Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng
 hỏi cái này cân ký bán được hông con?

Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3...

Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh

Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt,
ngã lưng nằm
 thẳng chân, chẳng muộn phiền.




Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này
có quá định mức chưa.

Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb.

Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem
hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.

Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ,
bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ.

Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi
không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!

Em thấy anh chuyện làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.

Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao...

                                   _o O o_

Có bao giờ các bạn nghĩ rằng mình đã thật sự quan tâm đến ai đó chưa?

Có bao giờ các bạn đã quan tâm đến những chuyện dù chỉ là nhỏ nhặt?

Có bao giờ các bạn tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác?

Hi vọng qua câu chuyện này tôi và các bạn có thể tìm lại được những bài
học về sự quan
 tâm mà các bạn đã lỡ đánh mất.

Hãy dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho những người người mẹ, người cha,
những người
 luôn ở bên các bạn, luôn hướng sự quan tâm về phía các bạn mà không cần
đòi hỏi điều
đó từ các bạn!

Nguồn: Vườn ươm tâm hồn



____________________________________________________________________________________________





-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Jun/2013 lúc 5:53pm

Chuyện trong quán phở ngày 1/6 ở Sài Gòn

Thằng bé bán vé số không nhìn vào bát phở mà nhìn vào đứa bé cùng trang lứa một cách thèm thuồng. Có lẽ nó muốn được sống trong vòng tay ôm ấp của mẹ nhưng mẹ nó đã không còn...

Tô phở vừa được người phục vụ bưng ra đặt trước mặt tôi. Hơi nóng bốc lên nghi ngút. Bên trên những miếng thịt đặc kín che khuất bánh phở bên dưới…

Quán không sang trọng nhưng đông khách. Mùi phở thơm lừng bay khắp quán. Mọi người ai cũng tranh thủ ăn xong để còn đi vào công sở bắt đầu một ngày làm việc mới. Tôi cũng thế. Cắm đầu ăn, không để mắt nhìn chung quanh.

Được lưng tô, tôi ngước nhìn về phía trước. Một thằng bé trạc 10 tuổi, nước da ngăm đen, tóc cháy nắng đeo chiếc túi nhỏ trên tay, cầm xấp vé số lặng lẽ bước vào. Nó đến từng bàn. Chìa xấp vé số ra mời. Chiếc áo kaki màu cà phê sữa rộng thùng thình so với hình hài bé nhỏ của nó. Gương mặt hiền lành, nói năng lễ độ nhưng nó chỉ nhận được cái lắc đầu nhã nhặn của nhiều người.

quán%20phở,%20Sài%20Gòn,%201/6,%20Tết%20thiếu%20nhi,%20thằng%20bé,%20bán%20vé%20số
Trong quán phở (Ảnh: Đăng Lê)

Thằng bé tiếp tục đến bàn kế bên chỗ tôi ngồi. Nó mời. Người phụ nữ trung niên vừa nhai vừa đưa mắt nhìn xấp vé số trên tay nó. Dường như không ưng ý với những hàng số trên tấm vé nó đang cầm trên tay, bà hỏi : “Có số 28 không?”. Nó vẫn lặng yên. Bà tiếp tục ăn và chờ đợi nó. Nhưng nó vẫn im lặng. Bà phải hỏi đến câu thứ 3, giọng hơi lớn thằng bé mới giật mình: “Dạ có, dì để con lấy”...

Thì ra, nó mải nhìn bé trai đồng trang lứa ngồi cạnh người phụ nữ. Thằng bé đang ăn bát phở một cách hững hờ. Nó không nhìn bát phở mà nhìn người ăn một cách thèm thuồng. Bé trai đó quần áo tinh tươm, thời trang, sạch sẽ, gương mặt sáng sủa, da thịt hồng hào... Người phụ nữ nhận từ tay thằng bé tờ vé số rồi rút 10.000 đồng đưa cho nó. Nó cúi gập đầu: “Con cám ơn dì” rồi bước đi nhưng đôi mắt không rời đứa bé trai đầy diễm phúc.

Tôi cũng vừa ăn xong bát phở. Nó tiến đến nơi tôi ngồi. Chú ơi mua dùm con vé số. Tôi nhìn nó. Nó nhìn tôi. Người phụ nữ cũng vừa xong bữa đứng dậy đi ra cùng đứa con trai. Nó nhìn theo. Dường như trong ánh mắt nó gợn lên một nỗi niềm. 

Tôi cầm xấp vé số rồi bảo nó ngồi xuống. Thằng bé khép nép ngồi cạnh tôi. “Con ăn sáng chưa?”. Tôi hỏi và không đợi nó trả lời. Tôi vẫy tay gọi phục vụ… Tô phở được mang ra. 

Nó nhìn tô phở trước mặt bằng đôi mắt thèm thuồng nhưng đầy ái ngại. “Con ăn đi, chú mời con đó”. Nó trố mắt tỏ vẻ ngạc nhiên rồi lẳng lặng lấy muỗng đũa ăn tô phở một cách ngon lành.

Nó ăn rất điềm đạm. Không vội mà cũng không hững hờ như những đứa trẻ khác. Tôi để yên lặng cho nó thưởng thức mùi vị của tô phở. Nó húp đến giọt nước cuối cùng rồi đưa tay quẹt miệng.

Ăn xong nó đứng dậy. Xấp vé số của nó tôi vẫn cầm trên tay. Mỗi ngày con bán được bao nhiêu tờ? Dạ con lấy 100 tờ hôm nào bán hết thì được 100.000 đồng, nều không hết thì trả lại. Nhưng ít khi hết lắm chú ơi. Được 70 – 80 tờ là cùng.

Hỏi về hoàn cảnh, nó cho biết trước đây được sống trong sự chăm sóc và nuông chiều của bố mẹ. Bố là một thợ cơ khí bậc cao trong một xí nghiệp, còn mẹ là giáo viên tiểu học. Cuộc sống không khá nhưng không thiếu thốn. Khi học đến hết lớp 4, tai họa ập xuống. Mẹ nó bị liệt nửa người sau một tai nạn giao thông. Căn nhà đang ở bố nó phải bán để chạy chữa cho mẹ nhưng cũng không bình phục được. Rồi mẹ nó mất, bố nó sa sút tinh thần và không thiết tha đến công việc...

Hiện giờ, kinh tế trong gia đình phụ thuộc trong tay hai đưa trẻ - nó và thằng anh trai hơn nó một tuổi. Cả hai lăn lộn suốt ngày khắp các nẻo đường trong thành phố để bán vé số kiếm tiền nuôi cha và nuôi bản thân mình.

Bây giờ tôi mới hiểu cái ánh mắt thèm thuồng của nó khi nhìn thằng bé trai cùng trang lứa đi cùng mẹ vào ăn sáng. Cùng một lứa tuổi nhưng hai số phận, hai cảnh ngộ. Có lẽ nó muốn được sống trong vòng tay ôm ấp của mẹ nhưng mẹ nó đã không còn.

Tôi mua giúp nó 5 tờ vé số. Nó lững thững bước ra cửa tiếp tục lao vào cuộc mưu sinh. Nhìn tờ lịch trên tường, hôm nay Tết thiếu nhi. Biết bao giờ những trẻ em có cảnh đời nghiệt ngã, có thân phận hẩm hiu trong xã hội này cảm nhận được cái đầm ấm của ngày tết thiếu nhi 1/6 này?

Trần Chánh Nghĩa




-------------
mk


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 01/Jun/2013 lúc 8:54pm
 
 
TỘI NGHIỆP !!!!


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Jun/2013 lúc 8:23pm

Sao phải đợi ?

Image


Sao phải đợi một nụ cười mới trở nên thật xinh tươi?

Trên đời khoảng cách xa nhất không phải là sống và chết mà là gần nhau mà không hiểu nhau.

Trên đời khoảng cách xa nhất không phải là ở ngay trước mắt mà là mến nhau nhưng không giữ được.

Khoảng cách xa nhất trên đời không phải mến nhau không giữ được mà là tình thương không được đáp trả…

Khoảng cách xa nhất trên đời này không phải là tình thương không được đáp trả mà là đem trái tim lạnh giá để đối xử với người yêu thương mình.

Người sống bên cạnh mình mà không thể hiểu mình, lại không thể yêu mến nhau hay yêu mến nhau lại không thể nói ra được, đó mới là xa.

Vậy thì…

Sao phải đợi một nụ cười mới trở nên thật xinh tươi?

Sao phải đợi đến lúc cô đơn mới nhận ra giá trị của một người bạn?

Sao phải đợi được yêu rồi mới đem lòng yêu người?

Sao phải đợi có một chỗ làm tốt mới bắt đầu công việc?

Sao phải đợi có thật nhiều rồi mới chia sẻ một chút?

Sao phải đợi thất bại mới nhớ đến một lời khuyên?

Sao phải đợi một nỗi đau rồi mới nhớ đến một lời ước nguyện?

Sao phải đợi có thời gian mới đem sức mình ra phục vụ?

Sao phải đợi người bỏ ta đi mới thấy luyến tiếc…
Sao phải đợi mà không tự rút ngắn khoảng cách ấy lại một chút, hiểu nhau một chút, thương nhau một chút…

Bạn ơi, sao phải đợi? Bởi có thể bạn không biết sẽ phải đợi đến bao lâu…

Image


-ST-



-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Jun/2013 lúc 1:12am

Bộ quần áo cũ.

 
       Minh  sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Minh biết ông là người tốt, nhưng có cảm giác ông sống vì khối óc chứ không vì con tim, thiếu sự thông cảm.  Hôm nay đưa ông đi lễ ở nhà thờ, một lần nữa ông lại mặc bộ đồ vest cũ sờn rách. Minh nhẹ nhàng:  
-Bố nên thay bộ đồ con mua hôm trước, bộ quần áo này cũ quá. 
 -Nhưng bố thích mặc bộ này!  Minh bắt đầu cau có: 
 -Nhưng mặc như vậy đi chỗ đông người rất kỳ, người ta sẽ nghĩ con bỏ bê không chăm sóc bố. 
 Ông già buồn rầu, lập lại: 
 -Bố thích bộ quần áo này lắm. 
 Minh cũng cương quyết: 
 -Bố nên thay ngay kẻo trễ, con không thấy có lý do gì để bố thích nó. 
 Ông già trả lời rất gọn ghẽ, chân thành, lâu nay ít khi nào Minh thấy ông minh mẫn như vậy:  
- Chính mẹ đã tặng bố bộ quần áo này để mặc ngày kỷ niệm thành hôn. Khi chồng con ra trường, bố cũng mặc bộ quần áo này. Ngày đưa mẹ con ra nghĩa trang, bố cũng mặc bộ đồ này, bố thấy thật vui và xúc động khi mặc nó. 
     Nước mắt ông già hoen trên mi, rơi xuống gò má nhăn nheo. Minh hụt hẫng và hết sức bối rối. Bố chồng tôi sống tình cảm và có lý hơn tôi nghĩ. 
 
Trước khi quyết đoán người nào đó khô khan không có trái tim, mình nên xét lại trái tim mình đã.

(st)




-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Jul/2013 lúc 1:29am


Posted on http://tsrsblog.wordpress.com/2013/06/22/team-hoyt-cau-chuyen-ve-su-yeu-thuong-va-ben-bi/ -
http://tsrsblog.wordpress.com/2013/06/22/team-hoyt-cau-chuyen-ve-su-yeu-thuong-va-ben-bi/ - Standard

 Một câu chuyện thật về tình yêu thương, niềm tin và hy vọng

 Trên đời, những câu chuyện cảm động về tình mẹ có rất nhiều và bàng bạc trong văn chương. Tình mẹ cao thượng hy sinh tất cả cho con là điều không thể chối cãi. Lâu lâu vớ được một câu chuyện về tình cha, xin chia sẻ cùng các bạn.



http://tsrsblog.files.wordpress.com/2013/06/thumbnailhandler_ashx_.jpg - -

http://tsrsblog.files.wordpress.com/2013/06/hai-cha-con-1-11.jpg - -

 Dick Hoyt đáng được tôn vinh là một người cha vĩ đại. Nếu ai đã trải qua cảm giác phải chăm sóc một người tật nguyền lâu năm, ắt sẽ thấy rằng không có một tình yêu nào có thể lớn hơn tình yêu của ông bố Hoyt với cậu con trai chưa sinh ra đời đã bị chẩn đoán mắc bệnh bại não (cerebral palsy), một loại bệnh tĩnh với các tổn thương não đã định hình khó có thể thay đổi.

Khởi đi từ bất hạnh

 Năm 1962, Dick Holt đau xót nhìn đứa con trai chào đời trong tình trạng bị dây rốn quấn cổ và được chẩn đoán liệt não, sẽ phải sống như thực vật cả đời. Vì tình trạng đó, các bác sĩ khuyên vợ chồng Dick và Judy nên đưa con vào một trung tâm bảo trợ xã hội đặc biệt. Tuy nhiên, với lòng thương con vô bờ, Holt cha từ chối lời khuyên đó. Người cha trẻ mới 22 tuổi  để ý thấy đôi mắt của Rick, tên đứa con, biết hướng mắt nhìn theo ông khi ông di chuyển quanh phòng. Vì vậy Dick hy vọng và tin tưởng rằng Rick vẫn có thể suy nghĩ và nhận thức được mọi sự việc xảy ra chung quanh.

 Thế rồi vợ chồng Dick tìm đủ mọi cách để giúp đứa con tham dự vào mọi sinh hoạt của gia đình.Khi làm bất cứ điều gì, họ cũng tâm niệm rằng Rick đang dõi theo và cố gắng nhận biết tất cả mọi việc, như bất cứ một đứa trẻ nào khác. Đôi vợ chồng nuôi dưỡng niềm tin một ngày con họ có thể giao tiếp được trong một chừng mực nào đó.

 

 Họ đưa con đến những trung tâm phục hồi chức năng, đến cầu cạnh những nhà nghiên cứu y khoa, cho con tham gia vào tất cả các hoạt động gia đình, vui chơi trong vườn, giúp con tận hưởng niềm vui được bơi dưới nước mà đứa trẻ nào cũng khao khát hoặc đưa Rick đi cùng trong các kỳ nghỉ của gia đìn Nói cách khác, cặp vợ chồng trẻ Dick và Judy đối xử với Rick như đối xử với một đứa trẻ bình thường. Để làm được điều đó, họ phải hy sinh hầu như tất cả những thú vui trong đời, dành hết thì giờ bên Rick, tìm hiểu Rick và tiếp tục nuôi hy vọng.

 Các bác sĩ, dù đã cố thuyết phục bố mẹ Rick rằng họ chẳng có chút hy vọng nào, dù có cố gắng đến đâu. Tuy nhiên, năm 11 tuổi, trong nỗ lực không thể tả được bằng lời, cha mẹ Rick đã thuyết phục các nhà khoa học Trường Đại học Tuft, bang M***achusetts kể cho Rick nghe một câu chuyện hài. Trước sự ngạc nhiên của họ, Rick đã cười. Các nhà khoa học thừa nhận rằng họ đã lầm, Rick vẫn nhận biết được thế giới sinh động quanh cậu và cậu rất muốn được tham gia và khám phá thế giới ấy.

 Cuối cùng, người ta làm riêng cho Rick một chiếc máy tính đặc biệt, có thiết bị gắn vào đầu Rick, bộ phận duy nhất trên người cậu có thể cử động được đôi chút. Thiết bị này giúp Rick mã hóa những điều não cậu muốn nói và chuyển thành âm thanh điện tử. Điều đầu tiên mà cậu bé Rick nói với bố mẹ là một môn thể thao. Bậc phụ huynh đáng kính ấy giờ đây biết thêm một điều, niềm đam mê của con trai họ là thể thao.

 Khi chiếc máy mang tên Hi vọng được gắn vào đầu Rick, cậu đồng thời được chấp nhận đến trường học. Cũng trong thời gian này, cậu bé bộc lộ niềm đam mê với môn điền kinh. Năm 1977, khi trường cậu bé có chương trình chạy marathon để quyên góp cho một học sinh bị tai nạn xe hơi, Rick đã nói với bố rằng: “Bố ơi, con muốn chạy để quyên tiền cho bạn ấy!”. Một nguồn tin khác cho biết Rick đã nảy ra cảm hứng muốn tham dự vào các cuộc chạy thể thao sau khi xem một bài báo. Dick, một trung tá thuộc Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ, sửng sốt trước ý muốn bất ngờ hầu như không tưởng của đứa con 16 tuổi. Lòng ngập tràn vui mừng lẫn lo âu, người cha ôm con nói: “Được rồi con. Chúng ta sẽ chạy thi.” Thế rồi người cha 37 tuổi mà trước đó chưa hề chạy marathon bao giờ phải khổ luyện tập dợt để sẽ đẩy con chạy.

Thể hiện tình cha

 Dick bắt đầu tập luyện chạy mỗi ngày với một bao xi măng đặt trong chiếc xe lăn thay cho trọng lượng của Rick vì Rick bận học ở trường. Dick đã có thể cải thiện sức khỏe của mình rất nhiều mà ngay cả khi đẩy con, ông đã có thể tạo được một kỹ lục cá nhân là 5km trong 17 phút.

 Sau khi hai cha con kết thúc cuộc đua đầu tiên dài năm dặm, Rick mừng rỡ nói: “Thưa cha, khi chúng ta đang chạy, con cảm thấy như con không còn tật nguyền nữa.” Dù đang mệt muốn kiệt sức, Dick sung sướng rưng rưng nước mắt trước niềm vui của con.

 Từ đó, vì niềm đam mê điền kinh và thể thao nói chung của đứa con tật nguyền, Dick chocon mượn thân xác để tham gia vào những cuộc thi triền miên được tổ chức tại nhiều nơi suốt năm trong và ngoài nước Mỹ với danh hiệu tham dự viên là “Team Holt”.

 Năm 1984, Dick trở thành một vận động viên điền kinh nổi tiếng và được mời tham dự các cuộc thi ba môn phối hợp (bơi, đạp xe, chạy bộ). Đó vốn là cuộc thi dành cho những người có sức khỏe tốt và dẻo dai. Ban tổ chức muốn Dick tham gia và chỉ mình ông mà thôi, không có Rick. Ông từ chối. Năm kế tiếp, họ lại đưa ra lời mời tương tự, nhưng một lần nữa ông lại từ chối nếu không có con trai của mình cùng tham gia.

 Dick nói với các nhà tổ chức, “Rick chính là lý do tôi tham gia các cuộc thi này; tôi không muốn thi đấu một mình. Rick là động lực thúc đẩy tôi. Hơn nữa, nếu không có Rick, tôi không biết phải làm gì với hai cánh tay của mình”. Sau khi miệt mài thiết kế cho con những phương tiện an toàn như ban tổ chức yêu cầu, đội Hoyt được tham gia và về đích trong số 50% những người về đầu.

 Sau khi hoàn tất cuộc đua Boston Marathonlần thứ 15, cuộc đua mà họ đã bị từ chối vào năm 1981 khi lần đầu tiên đăng ký tham gia, họ đã được tôn vinh như những Anh hùng của nước Mỹ nhân kỷ niệm lần thứ 100 môn marathon.

 Năm 2003, Dick bị một cơn trụy tim, tuy nhiên, bác sĩ cho biết chính tình trạng sức khỏe tốt nhờ tham gia thể thao thường xuyên đã cứu sống ông. Sau khi hồi phục, hai cha con Dick và Rick lại tiếp tục những cuộc đua mới. Dick vẫn khăng khăng rằng chính con trai mình mới là vận động viên điền kinh, chứ không phải ông. Dick nói: “Tôi không biết phải giải thích thế nào, nhưng mỗi khi đứng đằng sau chiếc xe lăn của con trai, tôi cảm thấy lâng lâng khó tả. Rick là cỗ máy hoạt động của cả hai chúng tôi. Tôi cho Rick mượn thân thể mình, nhưng chính tinh thần của Rick mới là động lực thúc đẩy chúng tôi tiến về phía trước”.

Thành tích 36 năm kiên trì

 Mặc dù người ta nhìn thấy Dick và Rick Hoyt trên trường đua nhiều lần, nhưng không lần nào khán giả ngừng ngưỡng phục người cha đáng kính vừa chạy vừa đẩy con mình đang ngồi trong xe lăn, gò lưng đạp xe kéo theo một chiếc xe lăn lên dốc xuống đồi, hay vừa bơi vừa kéo đứa con tật nguyền.

 Rick cũng đã chứng tỏ mình hơn cả một vận động viên “đặc biệt” khi lấy xong bằng tốt nghiệp Đại học Boston và trở thành người khuyết tật bại não đầu tiên tốt nghiệp đại học. Rick làm việc tại phòng thí nghiệm máy tính của trường, nơi anh có thể hỗ trợ phát triển một hệ thống giúp những người khuyết tật có thễ giao tiếp thông qua các cử động của đôi mắt. Rick nói: “Tôi đã chứng minh cho những người khuyết tật thấy rằng họ không nhất thiết phải suốt đời ngồi yên một chỗ và nhìn cuộc sống trôi qua trước mắt. Họ cũng có thể tới trường, có việc làm và tham gia vào các hoạt động hàng ngày trong xã hội”.

 Tính đến hết năm 2009, Team Holt đã tham gia cả thảy 1.009 cuộc thi, trong đó có đủ các môn, từ marathon đến ba môn phối hợp và thậm chí cuộc chạy bộ vòng quanh nước Mỹ. Đội Holt luôn về đến đích trong các cuộc đua, có khi bỏ lại phía sau hơn một nửa số vận động viên khác và đôi lần về nhất.

Đội Hoyt được tôn vinh tên tuổi vào Viện Người Thép Danh Tiếng (Ionman Hall of Fame) vào năm 2008.

 Tính đến tháng Tư năm 2013, hai cha con Hoyt đã tham dự tổng cộng 1,077 cuộc chạy gay go đòi hỏi sức chịu đựng bền bỉ, trong số đó gồm có 70 cuộc đua chạy việt dã (marathon) và sáu cuộc đua tam hợp Người Thép (Ionman triathlon). Họ đã tham dự cả thảy 30 lần trong giải Boston Marathon. Ngoài ra, để bổ sung vào danh sách những thành tựu của họ, năm 1992 cha con Dick và Rick đạp xe và chạy vòng quanh nước Mỹ, hoàn thành khoảng đường dài 3,735 dặm (6,011 km) trong 45 ngày.

 Khi dự thi ba bộ môn thể thao phối hợp triathlon, Dick bơi với giây cột quanh eo để kéo Rick nằm trên một xuồng phao. Qua phần đua xe đạp, Rick ngồi phiá trước một chiếc xe đạp dọc được thiết kế đặc biệt. Đối với phần chạy bộ, Dick đẩy Rick ngồi trên xe lăn.

Năm nay 2013, Dick đã là một người già 73 tuổi và Rick đã 51 tuổi nhưng mãi mãi vẫn là một đứa con tật nguyền. Mỗi lần chuyển đổi giữa các bộ môn thi từ bơi sang đạp xe đạp, từ đạp xe đạp đổi qua chạy bộ, người cha già phải thao tác thật nhanh tự tay bồng con đặt vào ghế, nai nịch an toàn, xong tiếp tục cuộc thi.

Xin xem đoạn phim thật cảm động tại nối kết YouTube http://www.youtube.com/watch?v=QnN5bvVtVao - .

Thú thật cùng các bạn, cứ mỗi lần xem đoạn video này, tôi không khỏi nghẹn lòng, phải ngưng gõ bàn phím chữ và ngồi thừ ra một lúc. Đây quả là một trong những đoạn video về tình cha  gây xúc động nhất).

 Ngày nay, hai cha con Holt -hay nói cho đúng hơn là người cha Dick Holt đã già- mỗi năm dự đua ít hơn và dành thì giờ cho các cuộc nói chuyện trước công chúng nhiều hơn. Thuở bắt đầu sự nghiệp thể thao, họ tham gia 50 cuộc đua mỗi năm nhưng bây giờ chỉ nhắm mục tiêu tham dự còn khoảng phân nửa số lượng đó mỗi năm mà thôi. Holt cha cho biết chưa có ý định hoàn toàn rút lui các cuộc thi.

 Ngày 08 tháng Tư năm 2013, một bức tượng đồng vinh danh cha con Hoyt đã được khánh thành gần khởi điểm của cuộc chạy đua Boston Marathon tại Hopkinton, M***achusetts.

 Do vụ khủng bố đặt bom nổ ngày 15 tháng Tư, Đội Hoyt chưa kịp hoàn tất cuộc chạy đua Boston Marathon năm 2013. Lúc vụ nổ xảy ra, họ còn cách lằn mức đích khoảng một dặm và đã bị giới hữu trách cuộc đua chặn lại cùng với hàng ngàn vận động viên khác. Họ an toàn và được một người lái xe SUV ngang qua chở họ đến khách sạn Sheraton tạm trú.

Kết luận

 Tình yêu vị tha thực sự giúp con người có được sức mạnh để làm những điều không tưởng. Sở dĩ ông Dick Hoyt có đủ kiên nhẫn và nghị lực trải qua tất cả những cuộc đua đầy thử thách là vì ông đã tìm thấy mục đích cao cả trong đời là đem lại niềm vui và hạnh phúc của con trai ông. Ông không muốn để cho con mình bị xem là người thừa trong xã hội. Ông muốn cho con tham gia vào các hoạt động xã hội để giúp con cảm thấy hạnh phúc. Vì lẽ đó, ông đã luôn cố gắng hơn bao giờ hết.

 “Nếu trong tim ta có một tình yêu vô điều kiện, ta có thể tìm thấy cho mình một nguồn năng lượng to lớn để thực hiện những điều không tưởng. Ta có thể vượt qua những giới hạn của bản thân và chuyển hóa mọi giới hạn đó thành điều kỳ diệu.”

 Khẩu hiệu của Đội Hoyt đó là “bạn có thể ” và họ chính là sự minh chứng sống khẳng định bạn có thể khi bạn quyết định làm. Thông điệp của đội Hoyt đã làm rung động mọi người.

 Dù có mang trên người những khiếm khuyết về mặt thể chất hay không đi chăng nữa, chúng ta có thể học được rất nhiều từ câu chuyện của họ, hãy cho ước mơ của chúng ta một hy vọng, một cơ hội thứ hai để sống mặc cho tuổi tác có như thế nào đi chăng nữa, và hãy nhìn thế giới một cách rộng mở hơn. Câu chuyện của Rick và Dick cũng khiến cho chúng ta phải suy nghĩ lại về những gì chúng ta cho rằng “không thể” cho tới giờ và hãy thử cố gắng hết sức một lần nữa xem.

 Tóm tắt về thành quả giúp con vượt lên trên số phận, Dick Holt nói: “Tôi yêu gia đình và chỉ muốn trở thành một người cha tốt nhất trong khả năng của tôi. Chỉ cần có được niềm vui khi ở bên cạnh con, được tận hưởng những giây phút đó, chúng tôi sẽ tiếp tục vượt  qua được những khó khăn trở ngại phía trước”.

 Qua 36 năm dài sống cho con và hy sinh cho con, ông quả xứng đáng là một trong những người cha tốt nhất thế giới.



Phan Hạnh sưu tầm.




-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Jul/2013 lúc 11:25pm


NHỮNG MẨU CHUYỆN NGẮN, CŨNG LÀ THẬT NGOÀI ĐỜI 

Quà sinh nhật

Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: "Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?" Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: "Sao má chẳng ăn gì?" Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến... (ST)

 

Sầu Riêng

 
- Mẹ, sầu riêng rộ. Mẹ mua cho Nội một trái đi Mẹ. Nội nói cả chục năm rồi Nội chưa ăn múi nào hết. - Bên đây sầu riêng mắc như vàng, của đâu mà cho Nội mày ăn cho đủ. Tao hầu Ba mày mệt rồi, thêm Nội mày nữa có nước đem chôn tao sớm. Thằng Tí như bị hụt hẫng trước câu trả lời của Mẹ nó. ... Mùa sầu riêng năm sau, Nội nó mất. hôm giỗ đầu, Mẹ nó mua một trái sầu riêng thật to để trên bàn thờ. Mẹ nó nói với mọi người: - Má chồng tôi hảo sầu riêng lắm. Mắc cách mấy tôi cũng ráng mua để cúng Má tôi. Mọi người khen Mẹ nó là dâu thảo. Chỉ có thằng Tí biết. Nó lặng lẽ đến cạnh bàn thờ thì thầm: - Xin Nội tha lỗi cho Mẹ con
 
 
 
Bông điển điển 

Xưa, em sống ở quê. Mùa lũ, em ngâm mình mò củ ấu, hái bông điên điển . Tuổi mười lăm ngai ngái mùi bùn.
Em tìm về thành phố. Học đi, học nhảy, học liếc mắt cười tình. Tuổi thiếu nữ đôi mươi vành vạnh, thơm phức và kiêu hãnh.
Một bữa, em chạy ra từ trong khách sạn. Chiếc giày cao gót lật quai lăn tõm xuống cống đen ngòm để lộ đôi chân phèn tứa máu. Em khóc tức tưởi. Nước mắt ân hận làm trôi những thứ bôi trét giả tạo. Khuôn mặt lộ dần những nét quê xưa.
Em chợt nhớ những cánh hoa điên điển sắp tàn còn kịp ửng vàng trước lúc hoàng hôn.

Nguyễn San


Em tôi 

Bám đất Sài Gòn sau 3 năm ra trường, tôi vẫn không xin được việc. Đôi cua dạy kèm, khi chẳng đủ trang trãi lại phải nhờ nguồn “trợ cấp” ở quê. Vừa rồi, đau ruột thừa, nằm viện. Mẹ vượt ngàn cây số vào thăm. Ngày về, dúi vào tay tôi chỉ vàng, bảo: “Của cái Lan, nó dặn con dùng để hồi sức, viện phí và tiền gởi vào cho con trước đây cũng một tay nó cả. Tội nghiệp! Dạy thêm tít mù, còn nuôi thêm cả lợn”.
…Nhớ ngày Lan trượt đại học, thư về tôi mắng chẳng tiếc lời…
Cầm món quà của em, tôi chỉ còn biết nuốt nước mắt vào trong.


Ngày xưa 
Huỳnh Văn Dân -

Thuở nhỏ, nhà tôi nghèo lắm. Mỗi chiều, anh em tôi thường tụ lại bên nồi cơm độn khoai sắn, ríu rít như đàn chim về tổ. Thiếu thốn nhưng chúng tôi nhường nhau phần thức ăn ngon nhất, mẹ tôi rất vui lòng.
Khi chúng tôi khôn lớn, có gia đình riêng, ai cũng khá giả. Hôm giỗ ba, có mặt đông đủ, anh Hai tôi phàn nàn với mẹ cây xoài của anh Ba mọc chồm qua sân nhà anh. Chị Ba trách anh Tư đào ao lấn qua phần đất của chị hai tấc. Mẹ tôi trầm ngâm: "Mẹ ước gì được trở lại thời nghèo khó ngày xưa."


Ca dao thương mẹ
- Trung Dung -

Ba bị tai nạn mất khi mẹ chưa bước vào tuổi bốn mươi. Mẹ ở vậy nuôi con.
Con lêu lổng chơi bời, mẹ khóc.
Con ngoan, học giỏi... Mẹ cũng khóc khi đốt nhang cho ba.
Hồi đó, con đâu hiểu sao ít thấy mẹ cười.
Lớn lên, nghe câu hát "... Mẹ đi lấy chồng con ở với ai..." Con lại khóc vì thương mẹ.
 
 
Tính cách

Mẹ tôi buôn bán, chai lỳ trước cái cân cơm áo nhưng mẫn cảm trong nghệ thuật. Những nước mắt tình buồn phim ảnh, những sụt sùi số phận cải lương, bà đều hồn nhiên "ăn theo" một cách ngon lành. Có lần, cha tôi giỡn:
- Coi chừng trôi ti vi....
- Còn sách ông chưa viết ra đã hóa đá
- Mẹ tôi trả miếng - Thế cũng mang danh nhà văn này, nhà thơ nọ...
Một hôm, đang bữa ăn, bỗng nhiên mẹ tôi chạy vụt ra đường chận đường con bé bán trứng vịt lộn.
- Mày biến đâu tài thế. Hì! có chui xuống đất rồi cũng gặp tao - Bà vừa nói vừa giằng mủng trứng, đếm lấy trừ nợ.
- Dì ơi, cho con khất, mẹ con còn ốm!
- Nhà này cũng đang ốm đây
- Mẹ tôi cười bù - Khỏi bẻm mép.
Con bé chưng hửng, lã chã nước mắt nhìn cải mủng không, rồi bưng lên, xiêu vẹo bước đi....
Cha tôi cám cảnh, quay mặt, rút mùi soa chấm mắt.
Lâu sau, ti vi phát vở kịch "Cô bé nghèo bán trứng bị xiết nợ". Lúc ấy, mẹ tôi lại khóc, còn cha tôi thì cười. 
 
(tác giả Nguyễn Thị Hoài Thanh)
 
 
Nước mắt chảy xuôi...

Tin báo : Chồng chết sớm, mẹ ở vậy, buôn thúng bán bưng chắt chiu 3 thứ rau trái, lại bán thêm vé số  buổi tối, cố nuôi đứa con trai đến trưởng thành. Thằng con bê tha rượu chè cờ bạc, về hạch xách tiền, đến khi mẹ không còn tiền nữa, nó đánh bà máu me be bét. Lối xóm gọi công an. công an hỏi bà về thằng con. Bà hỏi ngược lại :
- Nếu tôi nói, con tôi có bị tù không ?
 

 





-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Jul/2013 lúc 8:46pm



Khi người Việt chịu chơi và chịu chi

Cập nhật  11-07-2013  -  Goc Nhin Alan
http://data.vietinfo.eu/News/2013/07/11/189632/_thumb.jpg">
Lễ công bố đại lý chính thức của Rolls-Royce tại Việt Nam.

 
Trong tình hình kinh tế đầy biến động, các doanh nghiệp đồng thanh kêu khó, nợ xấu gia tăng, bất động sản đông cứng… thì thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam vẫn đang là “miền đất hứa” của các nhãn hàng hiệu siêu sang.

Sự đổ bộ của những thương hiệu siêu sang
Vượt qua các tên tuổi lớn trong hàng thời trang thế giới như Louis Vuitton, Versace, Chanel, Hermes trở thành hãng thời trang xa xỉ nhất do Hiệp hội hàng xa xỉ thế giới bầu chọn. Những sản phẩm từ túi xách cho đến quần áo thời trang của Hermes đều là lựa chọn yêu thích của những người nổi tiếng. Năm 2008 cửa hàng Hermes đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện ở Hà Nội. Đến nay, cửa hàng này luôn tăng trưởng doanh thu hằng năm từ 20-30%, với các sản phẩm có giá dao động từ 10.000-150.000 USD/sản phẩm…
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường khiến Hermes luôn muốn đẩy mạnh phát triển tại Việt Nam. Đầu năm 2013, Hermes đã mở cửa hàng thứ hai tại Việt Nam nhằm cung cấp những chiếc túi với thông điệp: “Tôi là người giàu có và đầy quyền lực”.
Bên cạnh Hermes, có một điều đặc biệt là dù thị trường xe hơi hiện nay gần như đóng băng nhưng các dòng xe cao cấp vẫn được ưa chuộng và duy trì được doanh số. Các hãng xe sang như BMW, Mercedes, Audi… đều đạt mức tăng trưởng cao tại Việt Nam, cho thấy xu thế tiêu dùng hàng xa xỉ, đắt tiền của người Việt Nam đang lũy tiến.
Cuối tháng 6 vừa qua, tại Hà Nội, Rolls-Royce đã chính thức công bố đại lý chính thức của hãng tại Việt Nam. Rolls Royce là một thước đo vị thế xã hội, thể hiện sự tột đỉnh trong văn hóa tiêu dùng ngay tại những đất nước phát triển nhất. Tại khu vực châu Á, Hà Nội là thành phố thứ 22 mà Rolls-Royce có mặt. Lựa chọn Hà Nội là nơi đầu tiên đặt tổng hành dinh, Rolls-Royce đã thể hiện định hướng trước mắt tập trung vào thị trường phía Bắc.
Ở một đất nước đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người mới chỉ ở mức 1.400 USD/năm, việc hãng xe hơi siêu xa xỉ có giá từ 1,2-1,7 triệu USD/chiếc đặt đại lý đã chứng tỏ tiềm năng thực sự của thị trường xe hơi hạng sang Việt Nam.
Độ chịu chơi và chịu chi của người Việt đã khiến cho các thương hiệu danh tiếng thế giới phải để mắt đến thị trường mới nổi này.
Ông Đoàn Hiếu Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Regal Motor Cars, đơn vị phân phối Rolls-Royce tại Việt Nam, cho biết ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, phân khúc khách hàng của Rolls-Royce đều rất hẹp. Họ là những người thành đạt trong các lĩnh vực và ngành nghề mà họ đại diện, đạt được nhiều thành công và muốn tưởng thưởng riêng cho bản thân một chiếc xe đặc biệt mang dấu ấn cá nhân.
Tuy nhiên, lạc quan về thị trường trong nước, ông Minh tin rằng trong năm 2013 và 2014, mức độ tăng trưởng về sản lượng bán Rolls-Royce tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới ít nhất sẽ là hai con số.
Các “tín đồ” hàng hiệu không chỉ dừng ở các cửa hàng trong nước mà họ sẵn sàng đầu tư một chuyến xuất ngoại để mua sắm thỏa thích. Bên cạnh việc các “sao” trong giới showbiz lên báo khoe sang nước này, nước khác để sắm sanh đồ hiệu thì một thực tế trong giới “nhà giàu” Việt Nam là họ luôn đi máy bay như “đi chợ” để lùng mua những thứ đồ mà mình thích ở các thiên đường mua sắm như Hong Kong, Singapore hay các nước thuộc Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
Anh Q.C, một doanh nhân trung tuổi, vừa có chuyến mua sắm kéo dài 1 tiếng rưỡi ở khu phố hàng hiệu Orchard Road của Singapore. Máy bay hạ cánh lúc 1 rưỡi chiều, đủ để anh kịp sắm 1 đồng hồ Rolex nạm kim cương, 1 đôi giày Louis Vuitton kiểu dáng mùa hè, 1 thắt lưng nam hiệu Gucci… Danh sách hàng hóa xa xỉ anh mua được trong 90 phút còn dài nhưng cũng vừa vặn thời gian để anh lên máy bay về Hà Nội vào lúc 15 giờ đúng.
Thuê đồ hiệu để… sướng (!)
Với giới thượng lưu, nhà giàu, việc họ bỏ tiền ra để sở hữu những thương hiệu xa xỉ là việc làm trong tầm tay. Còn với những người bình thường, cơ hội sử dụng các mặt hàng xa xỉ là điều không tưởng. Vậy tại sao không thuê một lần khi bạn cần tới nó? Và thế là dịch vụ cho thuê đồ hiệu đã và đang phục vụ không hết khách.
Muốn thuê một món đồ của các thương hiệu đắt giá như Louis Vuitton, Gucci, Burberry, Dior, Chanel,Pierre Cardin… các khách hàng phải đặt cọc tiền, chứng minh thư và trả tiền thuê hằng ngày bằng 3% giá bán lẻ của sản phẩm đó.
Nhu cầu thuê đồ hiệu để thỏa mãn sự “sang chảnh” của giới trẻ đang rất cao. Các cửa hàng cho thuê này mặc dù có giá trị hàng hóa rất lớn nhưng thường nằm trong ngõ nhỏ ở các khu Chùa Bộc, Nghĩa Tân… Quần, áo, váy và các loại phụ kiện như đồng hồ, giày, túi… của các thương hiệu lớn có giá từ 1.000 USD đến vài nghìn USD/chiếc luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
Nga, khách quen của một hàng cho rằng, được sử dụng hàng hiệu để thấy mình đẹp và sang trọng hẳn lên mà chỉ mất có 200.000-400.000 đồng/ngày thì cũng đáng.
Hiện nay, nhiều cửa hàng điện thoại ở khu Cầu Giấy, Hà Nội đang có dịch vụ cho thuê iPhone5 với giá 600.000-800.000 đồng/ngày để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận giới trẻ sính hình thức, thích xài hàng hiệu nhưng không đủ tiền để sắm. Người thuê phải đặt cọc đi kèm nhiều điều khoản ràng buộc như nếu lỡ máy bị một vết xước nhỏ hoặc bị rơi bể viền thì phải bồi thường tới tiền triệu.
Bạn Huy Khoa, sinh viên một trường ĐH tại Hà Nội, nói: “Xài đồ xịn để thể hiện đẳng cấp và được bạn bè coi trọng, bỏ gần triệu bạc mà được sở hữu kiệt tác iPhone 5 lấy le vào dịp gì quan trọng nào đó thì cũng đáng tiền”.
Bên cạnh iPhone5, tiền thuê các loại điện thoại khác như các dòng cảm ứng của Nokia, Samsung có giá rẻ hơn, dao động từ 100.000-300.000 đồng/ngày.
Những chiếc xe tay ga đắt tiền và ô tô cũng thu hút được nhiều người đến thuê. Tùy thuộc vào từng loại xe mà chủ hàng hét giá. Với những xe tay ga như SH, LX… thì giá cho thuê thường là 500.000 đồng/ngày. Đối với các loại ô tô bình dân như Morning, Vios, Innova… có mức giá cho thuê dao động từ 500.000-1 triệu đồng/ngày. Các loại xe sang trọng hơn như Altis, Camry… có giá từ 2 triệu đồng/ngày.
Những câu chuyện từ sự khát khao được sử dụng hàng hiệu bằng cách đi thuê đã thể hiện rõ căn bệnh sính hình thức, thích chơi trội của giới trẻ. Có phải rằng các bạn không đủ điều kiện để khẳng định thương hiệu, giá trị của bản thân, nên phải thể hiện bằng những món đồ hiệu đi thuê?
Một người hàng hiệu từ đầu tới chân nhưng thiếu sức sống thì chẳng hơn gì một ma-nơ-canh trong cửa hàng thời trang. Giới trẻ cần phải xác định lại rằng ta đầu tư gì cho giá trị bản thân trước khi đầu tư cho bề ngoài? Sự đắt tiền của vẻ bề ngoài không bao giờ thay thế nổi sự kém cỏi của bên trong!
Nguồn: Gocnhinalan


__._,_.___




-------------
mk


Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 12/Jul/2013 lúc 12:59am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu




Một người hàng hiệu từ đầu tới chân nhưng thiếu sức sống thì chẳng hơn gì một ma-nơ-canh trong cửa hàng thời trang. Giới trẻ cần phải xác định lại rằng ta đầu tư gì cho giá trị bản thân trước khi đầu tư cho bề ngoài? Sự đắt tiền của vẻ bề ngoài không bao giờ thay thế nổi sự kém cỏi của bên trong!
Nguồn: Gocnhinalan


__._,_.___


Câu nầy còn có giá trị hơn cả những chiếc Rolls-Royce
H.T

-------------
mhth


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Jul/2013 lúc 9:37am


Di Chúc của Nhà Triệu Phú


Ba mươi năm trước đây tại thủ đô Washington, D.C., vợ của một nhà doanh nhân đã bỏ rơi chiếc ví của cô ấy tại bệnh viện trong một đêm mùa đông. Nhà doanh nhân này rất lo lắng và quay lại bệnh viện để tìm ngay trong đêm đó, bởi vì trong chiếc ví không chỉ chứa $100,000 mà còn có cả các tài liệu marketing rất quan trọng.
Khi người doanh nhân vội vã tới bệnh viện, ông ta nhìn thấy một cô gái nhỏ nhắn nằm ngay dưới chân bức tường hành lang, đang run lên vì lạnh, và trong tay cô gái đó có chính xác chiếc ví mà vợ ông đã bị mất.
Cô gái tên là Hiada, cô tới bệnh viện để đưa người mẹ đang bị ốm tới khám bác sĩ. Người mẹ và cô con gái, hai người đang dựa vào nhau để sống, họ rất nghèo, họ bán mọi thứ đáng giá và gom góp chỉ vừa đủ số tiền để nhập viện và ở bệnh viện trong một đêm. Không có tiền, họ sẽ bị đuổi ra khỏi bệnh viện vào ngày tiếp theo.
Đêm đó, Hiada đã bị bỏ lại bơ vơ trong hành lang của bệnh viện. Cô ấy cầu nguyện xin Chúa nhân từ cứu giúp và hy vọng sẽ gặp được một quý nhân nào đó sẽ cứu giúp được mẹ cô. Đột nhiên, một người phụ nữ đi từ trên hàng lang xuống và đã đánh rơi chiếc ví mà không hề để ý và vội vã đi qua, có lẽ bởi vì cô ấy đang phải mang một thứ gì đó trên tay. Hiada là người duy nhất ở hành lang lúc đó, cô đã tới và nhặt chiếc ví lên. Khi cô chạy tới sau cánh cửa phía sau người đàn bà kia, thì bà ấy đã ở trên ô tô.
Hiada quay trở lại phòng bệnh viện. Khi mở chiếc ví ra, cả hai mẹ con đều sock vì số tiền quá lớn. Họ đều ngay lập tức nghĩ rằng số tiền kia sẽ có thể giúp mẹ cô ấy chữa bệnh. Tuy nhiên, người mẹ đã nói với Hiada quay lại hành lang và đợi người đánh rơi kia quay lại để tìm.
Bất chấp mọi nỗ lực giúp đỡ cứu chữa của nhà doanh nhân, mẹ của Hiada đã ra đi và để người con gái nhỏ ở lại một mình. Sau đó,nhà doanh nhân đã giúp đỡ cô con gái nhỏ bé kia, người đã mất đi cả gia đình. Người mẹ và cô con gái không chỉ giúp người doanh nhân lấy lại $100,000, mà quan trọng hơn là những tài liệu marketing đã giúp nhà doanh nhân về sau thành công hơn bao giờ hết và trở thành một nhà triệu phú chỉ sau đó không lâu
Sau khi tốt nghiệp đại học, Hiada, (với sự giúp đỡ của nhà doanh nhân), cô đã trợ giúp cai quản việc kinh doanh của nhà triệu phú. Mặc dù nhà triệu phú không bao giờ bổ nhiệm cô vào một vị trí nào thực sự, nhưng trải qua rất nhiều thời gian thử thách và học tập, những kinh nghiệm thông thái của nhà triệu phú đã ảnh hưởng tới cô, giúp cô trở thành một nữ doanh nhân thực sự.
Vào những năm sau này, ông đã tham vấn Hiada rất nhiều ý kiến giải quyết cho rất nhiều vấn đề gặp phải. Khi mà ông sắp xa rời thế giới, ông đã để lại những dòng đầy từ bi:
“Trước khi tôi biết Hiada và mẹ cô ấy tôi đã thực sự mất hết tiền, nhưng khi tôi đứng trước bà mẹ và cô con gái, người đã tìm thấy một số tiền rất lớn của tôi khi mà họ đang trong cảnh bệnh tật và nghèo đói nhưng vẫn không màng tới số tiền của tôi, tôi nhận ra rằng họ mới là những người giàu nhất. Họ đã giữ được những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của con người mà một người doanh nhân như tôi còn thiếu. Tiền của tôi có được phần lớn là do những trò tiểu xảo và tranh nhau với người khác. Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời là giá trị đạo đức của họ. Tôi cứu giúp Hiada không chỉ vì trả ơn hay vì sự cảm thông. Mà là vì tôi thấy cô ấy như một hình mẫu chuẩn mực của một con người.
Khi cô ấy ở bên cạnh tôi, tôi sẽ luôn nhớ rõ rằng tại bất kỳ thời điểm nào cái gì tôi nên làm, cái gì không, tôi nên kiếm tiền thế nào, tôi không nên kiếm thế nào. Đó là lý do cơ bản cho sự thịnh vượng trong kinh doanh của tôi sau này và khi tôi đã trở thành nhà triệu phú. Sau khi tôi chết, hàng triệu đô la của tôi sẽ kế thừa lại hết cho Hiada. Đó không chỉ là để cho mà nó sẽ mang lại thành công hơn và thịnh vượng hơn cho việc kinh doanh sau này. Tôi tin chắc rằng người con trai thông minh của tôi sẽ hiểu được những suy nghĩ của cha mình.”
Khi người con trai của nhà triệu phú đi du học trở về, anh đã đọc rất kỹ bức thư của cha và ngay lập tức ký các giấy tờ chuyển nhượng mà không một chút đắn đo gì : “Tôi đồng ý để Hiada thừa kế toàn bộ tài sản của cha tôi. Tôi chỉ có một đề nghị rằng Hiada sẽ trở thành vợ của tôi.”
Sau khi đọc xong và nhìn thấy chữ ký của người con trai nhà triệu phú, Hiada đã nghĩ rất nhanh và đã ký vào: “Tôi xin nhận mọi tài sản thừa kế từ thế hệ trước, bao gồm cả người con trai của ông”.


Dịch từ:
http://www.xinsheng.net/xs/articles/gb/2008/1/6/42242.htm - http://www.xinsheng.net/xs/articles/gb/2008/1/6/42242.htm





-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Aug/2013 lúc 7:04pm

Lời cha dặn

Có ai khen con đẹp. Con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy.
Có ai bảo con ngoan. Hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.
***
Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang. Con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.
Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ. Con hãy đến bên và kề vai gánh giúp.
Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

loichadan
 
Con hãy biết khen. Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền qua cửa sổ.
Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.
Nụ cười cho người. Con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm,.
Nỗi đau. Con hãy nén vào trong.
Nỗi buồn. Hãy biết chia cho những người đồng cảm.
Đừng khóc than - quỵ lỵ - van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến - có bầu trời, gió lộng thênh thang.
 
Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã.
Cần lánh xa. Kẻ thích quan quyền.
Bạn. Là người biết đau hơn nỗi đau mà con đang có.
Thù. Là người quặn đau với niềm vui mà con đang có.
Chọn bạn sai. Cả đời trả giá.
Bạn hóa thù. Tai họa một đời.
 
Con hãy cho. Và quên ngay.
Đừng bao giờ mượn. Dù chỉ một que tăm, sợi chỉ.
Chớ thấy vui khi mình thanh thản trước điều cần nghĩ. Sự thanh thản chỉ có ở người vô tâm.
Đừng sợ bóng đêm. Đêm cũng là ngày của những người thiếu đi đôi mắt.
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui.
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại.
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao.
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.
 
Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ.
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may.
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều - những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.
Những điều cha viết cho con - được lấy từ trái tim chân thật. Từ những tháng năm lao khổ cuộc đời. Từ bao đêm chơi vơi giữa sóng cồn. Từ bao ngày vất vưởng long đong.
Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng.
Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa lòng con. Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy. Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn.
 
Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ.
Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn.
Con hãy chậm bước dù là người đến muộn.
Dù phần con chẳng ai nhớ để dành !
 
Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa.
Hãy buồn với chuyện bất nhân.
Và hãy tin vào điều có thật :
Con người - sống để yêu thương.

Bùi Nguyễn Trường Sơn.



-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Aug/2013 lúc 8:33pm


Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 - 15/2 /2006) , một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất thân là kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn Tây (Trung Quốc). Ông tốt nghiệp ngành Công nghệ điện tại Đại học Công nghệ Harbin (Harbin Institute of Technology). Từ năm 1937 đến 1940 ông làm việc tại Hội đồng tài nguyên quốc gia (National Resources Commission). Ông được gửi đi tu nghiệp tại Tennessee Valley Authority (Hoa Kỳ) từ năm 1943 đến 1945. Ông làm Bộ trưởng gần 20 năm ở các bộ Giao thông vận tải, Truyền thông và Bộ Kinh tế . Ông là Bộ trưởng Bộ Kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm Thủ tướng Đài Loan (Premier of the Republic of China ) từ năm 1978 đến 1984. Ông có công xây dựng Mười dự án siêu cấu trúc , trong đó có sân bay quốc tế Chiang Kai-shek International,Nhà máy Điện hạt nhân số 1, đường cao tốc Quốc gia Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen National Expressway) Viện nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia (Industrial Technology Research Institute) và Công viên Công nghệ khoa học Tân Trúc (Hsinchu Science-based Industrial Park)... Nhờ những biến đổi có tính cách mạng này mà từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đài Loan đã trở thành nơi xuất khẩu mạnh mẽ các loại hàng dệt may, giầy dép, đồ nhựa, nông sản phẩm, công nghệ hóa dầu, thiết bị cơ khí và đặc biệt là các linh kiện điện tử. Ông được coi là một trong những người tạo ra sự bứt phá về Công nghệ và Kinh tế ở Đài Loan .


http://blogtiengviet.net/media/usersn/nguyenlandung/DL3.png">
http://blogtiengviet.net/media/usersn/nguyenlandung/DL02.png">
http://blogtiengviet.net/media/usersn/nguyenlandung/DL04.jpg">
http://blogtiengviet.net/media/usersn/nguyenlandung/DL0_300x332.gif">
http://blogtiengviet.net/media/usersn/nguyenlandung/DL01.jpg">

Ngày 24 tháng hai năm 1984 ông bị đột quý do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2 năm 2006 do bị biến chứng, ông đã qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi . Ngoài các trước tác về Kinh tế, Chính trị, tôi quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con của ông. Một bức thư giản dị nhưng thật chân tình và sâu sắc. Tôi xin phép được giới thiệu lại cùng các bạn bức thư này:

KIẾP SAU( NẾU CÓ) DÙ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU ".... Tôn Vận Tuyền đã để lại những lời căn dặn như sau:




Lời Cha Căn Dặn Con

 

Trích dịch lá thư riêng của ông Tôn Vận Tuyền (1913 - 2006), viện trưởng viên Quốc Gia Hành Chánh và là một chánh khách nổi tiếng Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan viết cho các con của ông lúc ông còn sống. Gần đây thư được lưu hành trên mạng ,gây cảm xúc sâu đậm trong giới phụ huynh -
 

Các Con thân mến,
Viết những điêu căn dặn này, cha dựa trên 3 nguyên tắc sau đây :

1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sẽ sống được bao lâu. Vì vậy có những việc cần phãi sớm được nói ra để các con hiểu thì hay hơn.

2. Là người sinh thành của các con, cha mà không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc nầy đâu.


3.Những điều căn dặn để các con ghi nhớ nầy là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, bao thất bại đắng cay trong cuộc đời của bản thân cha . Chúng sẽ giúp các con tránh được những nhầm lẫn oan phí trên con đường trưởng thành của các con.

 
Dưới đây là
những điêu nên ghi nhớ trong cuộc đời :

 

1. Nếu có người đối xử không tốt với các con , đừng thèm để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt với các con cả, ngoại trừ cha và mẹ các con. Nếu có người đối xử tốt với các con, ngoài việc phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút Chớ vội cho ngưởi ấy là bạn tốt của mình ngay vi thường tình người đời làm ơn cho ai việc gì thường có hậu ý cả.


2.Không có người nào là không thể thay thế được cả; không có vật gì mà ta nhất thiết phải sở hữu ,bám chặt lấy cả. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thi sau này , không may nếu người bạn đời cũa mình không còn muốn cùng đi tron đường đời với mình nữa , hoặc giả vì một lý do nào đó, những gì trân quý nhất trong đời bị mất đi thì mình hiểu đó không phải là những chuyện trời sập.

 

3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay để lãng phi thời gian, mai đây hiểu được , mình mới tiếc rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu các con càng sớm biết trân quý cuộc đời mình , các con càng được tận hưởng nó nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, sao bằng cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.

 

4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Áí tình chẳng qua chỉ là một cảm xúc nhất thời. Cảm giác nầy sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến đổi. Nếu người yêu bất diệt chẳng may bỏ đi , mình hãy chiu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư từ từ lắng động, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm áp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi luỵ vì thất tình.

 

5.Trên thê gian tuy có nhiều người thành công, nổi tiếng mà chẳng có bằng cấp cao, học hành gì nhiều. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ thành công mà không cần học hành nhiều . Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là lợi khi trong tay . Các con có thể tay trắng lập nên sự nghiệp , nhưng không thể không có một tấc sắt trong tay . Các con nên nhớ kỹ điều nầy !

 

6. Cha không đòi các con phải phụng dưỡng cha trong quãng đời còn lại của cha sau nầy, Ngược lại, cha cũng không thể bao bọc quãng đời sau nây của các con. Khi các con đã trưởng thành, tự lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn thiên chức của cha. Sau này các con có đi xe Bus công cộng hay đi ô tô nhà, các con ăn súp vi cá hay ăn mi gói… tất cả đều thuộc về trách nhiệm của các con.

 

7. Các con có thể bắt mình giữ chữ TÍN với người, nhưng không thể bắt người giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể bắt mình đối sử TỐT với người , nhưng không thể kỳ vọng người phải đối sử tốt với mình. Mình đôi xử với người thế nào, không có nghiã là nguời sẽ đối xử lại mình như thế ấy.Không hiểu rõ điều nầy là tự mua não chuốc phiền đấy.

 

8.Trong gần hai chục năm nay, tuần nào cha cũng mua vé số, nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo . Điều nầy chứng minh: muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn . Trên thế gian nầy không có chuyện ngồi mát ăn bát vàng .

 

9.Sum họp gia đình, thân thích đều do duyên phận. Bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, kiếp sau, dù có thuơng hay không thương, chúng ta cũng không có dịp gặp lại nhau đâu. Vậy nên trân qúy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau. /.


 (INTERNET)




-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Aug/2013 lúc 9:02pm


Ấn tượng Nhật Bản


(Dân trí) - Ông Shinzo Abe vừa thăm chính thức tới Việt Nam, lần công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Nhật. Dịp này, mời bạn cùng chia sẻ cảm nhận về Nhật Bản của đoàn nhà báo Việt Nam trong chuyến công tác cuối năm 2012.

Cúi nhưng không thấp

Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách. Từ ông chủ tịch, tổng giám đốc của tập đoàn thực phẩm lớn như Acecook (Oaska) cho đến cô bé bán kem ở Lake Hill Farm (Jozankei) đều nhiệt thành ra tận xe, vẫy chào tạm biệt khách cho đến xe đi khuất hẳn.
 
Cái%20nghiêng%20mình%20quen%20thuộc khi người%20Nhật%20chào khách
Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách

Trong%20cái%20lạnh%20dưới%200%20độ,%20cô%20gái%20bán%20kem%20vẫy%20chào%20tạm%20biệt%20cho%20đến%20khách%20khuất%20hẳn
Trong cái lạnh dưới 0 độ, cô gái bán kem vẫy chào tạm biệt cho đến khách khuất hẳn

Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không thấp. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện. 

Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Suốt 6 tiếng trong chuyến bay từ Tokyo về Việt Nam không khi nào tiếp viên ngơi tay. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là "quỳ xuống", giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.

Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải chất lượng máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục  vụ của tiếp viên khiến mọi người vô cùng ấn tượng. Chỉ vài phút khởi hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi  rạp người xin lỗi khách.

Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật giao tiếp.
 
Ai%20có%20thể%20coi%20thường%20một%20nữ%20tiếp%20viên%20giúp%20khách%20nâng%20đôi%20chân%20mỏi?
 
Ai%20có%20thể%20coi%20thường%20một%20nữ%20tiếp%20viên%20giúp%20khách%20nâng%20đôi%20chân%20mỏi?
Ai có thể coi thường một nữ tiếp viên giúp khách nâng đôi chân mỏi ?

Trung thực

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản.

Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.  Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào.  Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển.

Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.


“No noise” - không ồn

Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Sân%20bay%20quốc%20tế%20Kansai%20được%20xây%20dựng%20trên%20hòn%20đảo%20nhân%20tạo,%20cách%20xa%20khu%20dân%20cư
Sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo, cách xa khu dân cư


Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
 
Dùng%20loa%20tay%20mời%20khách%20mua%20hàng%20mùa%20khuyến%20mãi
Dùng loa tay mời khách mua hàng mùa khuyến mãi


Nhân bản

Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn "để phần" 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

Bình đẳng

Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng.

Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng  xe hơi.

Học%20sinh%20tan%20học%20ở%20Osaka
Bình đẳng là điều đầu tiên các em học được ở trường

Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.

Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.

***
Những ngày trải nghiệm ở đất nước mặt trời mọc, cả đoàn nhà báo hiểu sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan hoang sau chiến tranh thứ 2, bật dậy mạnh mẽ trở thành cường quốc khiến cả thế giới phải nghiêng mình.
 
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Hiện Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam và là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam.

Hai bên đang hợp tác xây dựng Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
 


Bài và ảnh
Hồng Tâm


http://dantri.com.vn/the-gioi/an-tuong-nhat-ban-685994.htm





-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Sep/2013 lúc 9:05pm

Tre Và Dương Xỉ

http://dacnhantam.com.vn/wp-content/uploads/2012/05/tre-va-duong-xi1.jpg">

Một ngày nọ, một thương gia quyết định mình đã chán ngán cõi đời, và sẽ từ bỏ cuộc sống. Từ bỏ công việc bất tận, mọi mối quan hệ hao mòn, từ bỏ mọi nỗi cô đơn vò xé. Anh ta vào khu rừng, tìm và nói chuyện lần cuối với Thương đế.

“Thượng đế, Người có thể cho con một lí do để không từ bỏ cuộc sống của con không?”.

Câu trả lời khiến anh ta ngạc nhiên . “Con hãy nhìn quanh con đi” – Thương đế lên tiếng – “Con có nhìn thấy cây dương xỉ và cây tre này không.?”

“Thưa có”- anh ta kính cẩn trả lời.

“Khi ta gieo hạt của dương xỉ và cây tre, ta đã chăm sóc chúng rất cẩn thận. Ta cho chúng đủ đầy ánh sáng và tưới nước cho chúng. Cây dương xỉ lớn rất nhanh trên mặt đất. Tán lá màu xanh của nó chẳng mấy chốc mà phủ kín cả một vùng.

Nhưng chẳng có dấu hiệu gì từ hạt giống của cây tre cả. Nhưng ta đã không từ bỏ hạt giống cây tre đó. Một năm trôi qua, Dương xỉ nhanh chóng phát triển lớn mạnh. Nhưng một lần nữa, không một dấu hiệu của hạt giống cây tre.
Nhưng một lần nữa ta không từ bỏ

“Bước sang năm thứ ba, vẫn chẳng có gì từ hạt giống cây tre cả. Nhưng ta vẫn không từ bỏ. Năm thứ tư cũng không có gì khác. Ta vẫn tiếp tục công việc và không từ bỏ…

… Rồi vào năm thứ năm, một mầm xanh tí hon vươn mình lên khỏi mặt đất. So với đám dương xỉ xung quanh, nó dường như quá nhỏ bé và chẳng chút quan trọng. Nhưng nó lớn lên từng ngày. Ban đầu là một cái mầm, rồi là cây nhỏ, và sau cùng là một cây sậy. Chỉ 6 tháng thôi, cây tre đã cao hơn 30 mét. Nó đã mất tới 5 năm để phát triển bộ rễ. Những cái rễ của nó rất mạnh mẽ và có thể cung cấp cho nó mọi thứ cần thiết để sinh tồn.Ta đã không cho cây tre một chút thử thách nào mà nó không kham được”.

“ Con có biết không, con của ta, suốt thời gian mà con phải vật lộn để sống, con đã lớn mạnh? Phải gây dựng gốc rễ của mình để có thể tạo ra quả ngọt.” – Thượng Đế nói tiếp: “Ta đã không từ bỏ cây tre. Ta cũng sẽ chẳng để con xa lìa.”

“ Đừng so sánh bản thân con với những thứ gì khác. Tất cả sáng tạo của ta đều có mục đích riêng, những cuộc hành trình, và những thời khắc khác nhau. Cây tre có 1 mục đích khác với cây dương xỉ. Tuy vậy, mục tiêu của chúng đều là màu xanh tươi đẹp cho những khu rừng trên trái đất. Cơ hội của con sẽ đến. Con sẽ vươn cao”.

“Liệu con nên vươn cao đến đâu thưa Người?”.

“Con có biết cây tre vươn cao đến đâu không” – Thượng Đế hỏi lại.

“Cao hết cỡ phải không ạ?” .

“Đúng thế”, Thượng Đế đáp: “Hãy để ta tự hào khi thấy con vươn đến tầm cao nhất mà con có thể”.
Người thương gia rời khỏi khu rừng, và chẳng bao giờ quay lại nữa.


Ý nghĩa:

Đừng tiếc nuối quá khứ. Những ngày may mắn, tốt đẹp mang cho ta hạnh phúc. Những ngày u tối khó khăn mang lại cho ta nhiều kinh nghiệm quí giá. Nếu chưa có gì xảy ra trong đời dù chúng ta đã đặt tâm lực vào công việc, xin nhớ rằng ta đang gây dựng bộ rễ. Hãy gắn bó với công việc ấy. Một ngày không xa, chúng ta sẽ có một mùa bội thu tuyệt vời.

Sưu Tầm







-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Oct/2013 lúc 9:57am


Người Nhật
 
 

 
Cúi nhưng không thấp
 
Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách.
http://soi.com.vn/wp-content/images/2013/01/japan-businessmen-bow-1.jpg">
Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách.
Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.
Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải phẩm chất máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.
Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời.
http://soi.com.vn/wp-content/images/2013/01/japan-stewardess-2.jpg">

Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka.
http://soi.com.vn/wp-content/images/2013/01/Cua-hang-Nhat-khong-nguoi-ban.jpg">
http://soi.com.vn/wp-content/images/2013/01/selfserviceregister-japan-3.jpg">

Hệ thống tự tinh tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ, tự scan mã vạch, tự trả tiền.
Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh cho người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản.
Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển.
Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.

http://soi.com.vn/wp-content/images/2013/01/japan-shoppers-4.jpg">
Không cần gửi giỏ xách khi đi siêu thị
 

No noise” – không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn đảo nhân tạo để làm phi trường rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
http://soi.com.vn/wp-content/images/2013/01/kansai-international-airport-5.jpg">

Phi trường quốc tế Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo, cách xa khu dân cư.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
 

Nhân bản
http://soi.com.vn/wp-content/images/2013/01/japan-cabbage-field-6.jpg">
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.


Bình đẳng

Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng.
Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
http://soi.com.vn/wp-content/images/2013/01/Children-walk-on-way-back-7.jpg">

Bình đẳng là điều đầu tiên các em học được ở trường.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, công chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.

http://soi.com.vn/wp-content/images/2013/01/kabei_our_mother-8.jpg">

Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
*
Ở đất nước mặt trời mọc, mọi người hiểu sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan hoang sau chiến tranh thế giới thứ 2, bật dậy mạnh mẽ trở thành cường quốc khiến cả thế giới phải nghiêng mình.





-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Oct/2013 lúc 2:57am


VÌ CÓ MỘT NGƯỜI CHA ĐÃ HỨA


động%20đất


Năm 1989, một trận động đất 8,2 độ Richter gần như san bằng Armenia, làm hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút.
***
Trong cơn hỗn loạn, có một người đàn ông dặn vợ mình ở nhà cho an toàn, rồi chạy ào đến trường, nơi con trai của ông đang học
Ở đó, ông nhìn thấy một đống đổ nát - ngôi trường đã sập hoàn toàn. Ngay lúc đó, người đàn ông nhớ đến lời hứa ông luôn nói với con mình: "Dù thế nào, bố cũng luôn bảo vệ con!". Và ông bật khóc khi nhìn đống gạch vụn đã từng là trường học.
Rồi ông bắt đầu cố định hướng xem lớp của con mình nằm ở vị trí nào. Góc bên phải phía sau của trường học! Ông lao đến và bắt đầu bới đống gạch đá.
Nhiều vị phụ huynh nhìn thấy người đàn ông làm như vậy, họ vừa khóc vừa kéo ông ra, kêu lên: "Quá muộn rồi!", "Anh không làm được gì đâu!", "Về nhà đi!", hoặc "Chúng ta phải chờ cứu hộ đến thôi!"...
Nhưng để đáp lại những lời đó, người đàn ông chỉ nói đúng một câu: "Giúp tôi một tay!" Và ông vẫn tiếp tục bới đống gạch, cẩn thận quẳng từng viên gạch, từng mảng tường ra ngoài.
Đội cứu hộ đến và họ cũng cố lôi ông ra khỏi đống đổ nát.
- Chúng tôi sẽ lo việc này! Ông về nhà đi!
Nhưng người cha vẫn dọn dẹp từng viên gạch, và chỉ đáp:
- Giúp tôi một tay đi!
Cảnh sát cũng có mặt. Họ cũng khuyên can người đàn ông:
- Anh đang trong trạng thái không ổn định. Anh có thể gây nguy hiểm cho mình và cho người khác, đề nghị anh về nhà!
Nhưng họ cũng chỉ được nghe một câu đáp: - Giúp tôi một tay!
Một người, rồi nhiều người bắt đầu vào "giúp một tay". Họ đào bới đống gạch suốt 8 tiếng... 12 tiếng... 24 tiếng... 36 tiếng... Và đến tiếng thứ 38, khi kéo một tảng bê-tông ra, dường như họ nghe thấy tiếng trẻ con.
- Armand? - Người đàn ông gọi to, giọng nghẹn lại.
Và ông nghe tiếng trả lời:
- Bố phải không? Con ở đây này! Con đang bảo các bạn đừng lo, vì bố sẽ đến cứu con, và cứu cả các bạn nữa! Bố đã hứa bố sẽ luôn bảo vệ con mà...
14 học sinh trong số 33 em ở lớp của Armand được cứu sống hôm đó, vì khi ngôi trường sập xuống, một tảng bê-tông to đã chèn vào tạo thành cái "hang" nhỏ và các em bị kẹt. Armand đã bảo các bạn đừng khóc, bởi vì "bố tớ sẽ đến cứu chúng ta".
Các em nhỏ hoảng sợ, đói và khát, nhưng đã được cứu sống, bởi vì có một người cha đã hứa.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=642874639077699&set=a.490732827625215.115627.490731790958652&type=1&relevant_count=1&ref=nf -
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=642874639077699&set=a.490732827625215.115627.490731790958652&type=1&relevant_count=1&ref=nf">VÌ%20CÓ%20MỘT%20NGƯỜI%20CHA%20ĐÃ%20HỨA%20%20%20%20Năm%201989,%20một
%20trận%20động%20đất%208,2
%20độ%20Richter%20gần%20như%20san%20bằng%20Armenia,%20làm%20hơn%2030.000%20người%20chết%20trong%20vòng%204%20phút.%20%20***%20%20Trong%20cơn%20hỗn%20loạn,%20có%20một%20người%20đàn%20ông%20dặn%20vợ%20mình%20ở%20nhà%20cho%20an%20toàn,%20rồi%20chạy%20ào%20đến%20trường,%20nơi%20con%20trai%20của%20ông%20đang%20học%20%20Ở%20đó,%20ông%20nhìn%20thấy%20một%20đống%20đổ%20nát%20-%20ngôi%20trường%20đã%20sập%20hoàn%20toàn.%20Ngay%20lúc%20đó,%20người%20đàn%20ông%20nhớ%20đến
%20lời%20hứa%20ông

%20luôn%20nói%20với%20con%20mình:%20"Dù%20thế%20nào,%20bố%20cũng%20luôn%20bảo%20vệ%20con!".%20Và%20ông%20bật%20khóc%20khi%20nhìn%20đống%20gạch%20vụn%20đã%20từng%20là%20trường%20học.%20%20Rồi%20ông%20bắt%20đầu%20cố%20định%20hướng%20xem%20lớp%20của%20con%20mình%20nằm%20ở%20vị%20trí%20nào.%20Góc%20bên%20phải%20phía%20sau%20của%20trường%20học!%20Ông%20lao%20đến%20và%20bắt%20đầu%20bới%20đống%20gạch%20đá.%20%20Nhiều%20vị%20phụ%20huynh%20nhìn%20thấy%20người%20đàn%20ông%20làm%20như%20vậy,%20họ%20vừa%20khóc%20vừa%20kéo%20ông%20ra,%20kêu%20lên:
%20"Quá%20muộn
%20rồi!",%20"Anh%20không%20làm%20được%20gì%20đâu!",%20"Về%20nhà%20đi!",%20hoặc%20"Chúng%20ta%20phải%20chờ%20cứu%20hộ%20đến%20thôi!"...%20%20Nhưng%20để%20đáp%20lại%20những%20lời%20đó,%20người%20đàn%20ông%20chỉ%20nói%20đúng%20một%20câu:%20"Giúp%20tôi%20một%20tay!"%20Và%20ông%20vẫn%20tiếp%20tục%20bới%20đống%20gạch,%20cẩn%20thận%20quẳng%20từng%20viên%20gạch,%20từng%20mảng%20tường%20ra%20ngoài.%20%20Đội%20cứu%20hộ%20đến%20và%20họ%20cũng%20cố
%20lôi%20ông%20ra%20khỏi
%20đống
%20đổ%20nát.%20%20-%20Chúng%20tôi%20sẽ%20lo%20việc%20này!%20Ông%20về%20nhà%20đi!%20%20Nhưng%20người%20cha%20vẫn%20dọn%20dẹp%20từng%20viên%20gạch,%20và%20chỉ%20đáp:%20%20-%20Giúp%20tôi%20một%20tay%20đi!%20%20Cảnh%20sát%20cũng%20có%20mặt.%20Họ%20cũng%20khuyên%20can%20người%20đàn%20ông:%20%20-%20Anh%20đang%20trong%20trạng%20thái%20không%20ổn%20định.%20Anh%20có%20thể%20gây%20nguy%20hiểm%20cho%20mình%20và%20cho%20người%20khác,%20đề%20nghị%20anh%20về%20nhà!%20%20Nhưng%20họ%20cũng%20chỉ%20được%20nghe%20một%20câu%20đáp:%20-%20Giúp%20tôi%20một%20tay!%20
%20Một%20người,%20rồi
%20nhiều%20người%20bắt%20đầu%20vào%20"giúp%20một%20tay".%20Họ%20đào%20bới%20đống%20gạch%20suốt%208%20tiếng...%2012%20tiếng...%2024%20tiếng...%2036%20tiếng...%20Và%20đến%20tiếng%20thứ%2038,%20khi%20kéo%20một%20tảng%20bê-tông%20ra,%20dường%20như%20họ%20nghe%20thấy%20tiếng%20trẻ%20con.%20%20-%20Armand?%20-%20Người%20đàn%20ông%20gọi%20to,%20giọng%20nghẹn%20lại.%20%20Và%20ông%20nghe%20tiếng%20trả%20lời:%20%20-%20Bố%20phải%20không?%20Con%20ở%20đây%20này!%20Con%20đang
%20bảo%20các%20bạn%20đừng
%20lo,%20vì%20bố
%20sẽ%20đến%20cứu%20con,%20và%20cứu%20cả%20các%20bạn%20nữa!%20Bố%20đã%20hứa%20bố%20sẽ%20luôn%20bảo%20vệ%20con%20mà...%20%2014%20học%20sinh%20trong%20số%2033%20em%20ở%20lớp%20của%20Armand%20được%20cứu%20sống%20hôm%20đó,%20vì%20khi%20ngôi%20trường%20sập%20xuống,%20một%20tảng%20bê-tông%20to%20đã%20chèn%20vào%20tạo%20thành%20cái%20"hang"%20nhỏ%20và%20các%20em%20bị%20kẹt.%20Armand%20đã%20bảo%20các%20bạn%20đừng%20khóc,%20bởi%20vì%20"bố%20tớ%20sẽ%20đến%20cứu%20chúng%20ta".%20%20Các%20em%20nhỏ%20hoảng%20sợ,
%20đói%20và%20khát,%20nhưng%20đã%20được%20cứu
%20sống,%20bởi%20vì%20có%20một%20người%20cha%20đã%20hứa.
 
 

Thục Hân (dịch)


http://www.truyenngan.com.vn/truyen-ngan/truyen-ngan-song/18548-vi-co-mot-nguoi-cha-da-hua.html





-------------
mk


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 05/Oct/2013 lúc 10:27am
 
 
 
 
Thời gian, tình bạn và lời nói
 
 
Câu chuyện 1: Giá trị của thời gian
Một kỹ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được một trong các việc sau đây:
Nếu làm đinh sẽ bán được 10 USD.
Nếu làm kim may sẽ bán được 300 USD.
Còn nếu dùng làm những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25.000 USD
Mỗi ngày đều cho chúng ta 24h bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi đã mất rồi chúng ta không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khỏe nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.
Không có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ “Giết – thời – gian”. Nhiều người tìm những thú vui, tìm những việc làm để chỉ mong giết thời gian. Thật ra chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để giết chúng.
 

Câu chuyện 2: Tình bạn

Một đôi bạn thân cùng nhau đi du lịch. Trong một lần tranh luận, họ cãi nhau, một người đã tát người kia. Người bị tát cảm thấy bị xúc phạm, không nói gì mà chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn thân của tôi đã tát tôi”.
Họ tiếp tục chuyến du lịch đến một vùng hoang vu, người bị tát suýt bị cát vùi, may mắn dược bạn cứu. Tỉnh lại, người đó lại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt của tôi đã cứu tôi”.
Đứng bên cạnh, người bạn hiếu kỳ hỏi: “Tại sao lúc mình tát cậu, cậu lại viết lên cát, bây giờ lại khắc lên đá?”
Người này trả lời: “Khi bị bạn làm tổn thương nên viết vào nơi dễ quên, gió sẽ thổi lấp đi. Ngược lại, nếu được giúp đỡ hãy nên khắc sâu trong đáy lòng. Ở nơi đó, bất cứ ngọn gió nào cũng không thể xoá lấp được.”
Bạn bè nếu xảy ra va chạm là nhất thời vô tâm, giúp đỡ mới là thật lòng.
Hãy quên đi những va chạm gì bạn bè đã gây ra, chghi nhớ sự giúp đỡ của họ, chúng ta sẽ thấy trên thế giới này toàn là bạn tốt.
 

Câu chuyện 3: Lời nói

Ngày xưa ở 1 vùng thôn xóm kia, có 1 người thiếu phụ trẻ khá xinh đẹp. Chồng cô đi lính xa nhà, người thiếu phụ ấy phải ở nhà với mẹ chồng…Cô chăm sóc mẹ chồng và mọi chuyện trong nhà rất chu đáo. Mọi người trong vùng ai cũng thầm khen cô là người nết na…Trong vùng đàn ông yêu cô vì cô còn trẻ và xinh đẹp… Trong số đó có tên yêu cô đến điên cuồng… Nhiều lần tán tỉnh cô nhưng đều bị cô từ chối…
Hắn từ yêu hóa ra căm hận. Hắn đi rêu rao khắp làng rằng cô đã không giữ tròn trinh tiết của người vợ, là 1 người phụ nữ thiếu đức hạnh… Tin đồn cứ truyền khắp nơi trong vùng, mọi người nhìn cô với 1 ánh mắt khác đi. Rồi tin đồn cũng tới tai bà mẹ chồng của cô. Bà nghi ngờ và đối xử khác với cô… Không thể nào chịu nổi những lời gièm pha của mọi người, lại bị người thân xa cách, cô buồn lắm
Một lần quá đỗi tuyệt vọng cô đã tìm đến cái chết. Cái chết của cô làm cho tên khốn kiếp đã tung những tin đồn không hay về cô vô cùng ân hận và hối lỗi…Hắn cảm thấy bị lương tâm dằn vặt… Hắn tìm đến cụ già nhất làng và là người hiểu biết nhất để kể hết mọi chuyện và xin ông một lời khuyên.
Cụ già nghe xong mọi chuyện không nói gì dẫn hắn lên trên ngọn đồi của làng.Cụ xé chiếc gối và thả xuống.Những bông gòn theo gió bay đi mọi hướng. Cụ già bảo hắn đi nhặt lại những bông gòn đó rồi dồn lại vào gối. Hắn ngạc nhiên lắm, vì làm sao có thể nhặt được đấy đủ. Cụ già nhìn hắn rồi nghiêm nghị nói:
- Những lời do con người nói ra cũng như những bông gòn kia vậy, không thể nào lấy lại được. Một khi lời đã nói ra thì không làm sao có thể rút lại được.
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Nov/2013 lúc 8:10pm

Sách hay - 50 điều trường học không dạy bạn

Không chỉ dành cho bạn trẻ, những người chuẩn bị bước vào đời mà còn dành cho các bạn phụ huynh và cả những người thầy. Ngay cả những người đã đi làm cũng sẽ học hỏi được nhiều điều thú vị từ những lời khuyên này. Hãy đọc để trưởng thành và thành công hơn nữa.



https://lh4.googleusercontent.com/-usVniDtrRPU/UpIQDAHNtPI/AAAAAAAACC0/BngfFDkUxik/s508/HuongMy.org-50-dieu.jpg">

“Hành trang vào đời của các bạn trẻ, ngoài những bài học trong nhà trường, rất cần những lời khuyên hữu ích như 50 điều dưới đây. Những kỹ năng sống tối thiểu đó sẽ giúp bạn tránh những vấp váp thường mắc phải khi mới bước vào đời và đạt đến thành công”.

1. Cuộc sống không hề công bằng . Bạn phải làm quen và chấp nhận điều đó

2. Đôi khi, lòng tự trọng khác xa những điều bạn nghĩ


3. Hãy có tham vọng nhưng đừng thất vọng. Cuộc sống không hề công bằng. Bạn phải làm quen và chấp nhận điều đó


4. Trường học có thể hô biến những người thắng và người bại, nhưng cuộc sống thì không.


5. Bất kể cha mẹ khen gì, bạn không phải là một công chúa hay hoàng tử!


6. Bạn không có thể mọi thứ như mơ ước …


7. Bạn đừng vội nghĩ thầy giáo của mình nghiêm khắc …


8. Đừng để quá khứ u buồn ám ảnh bạn cả đời


9. Trường học của bạn có thể loại bỏ chuyện thắng thua , nhưng cuộc sống thì không!


10. Cuộc sống phức tạp hơn những gì bạn nghĩ nhiều .


11. Ngã một lần , bạn sẽ biết đứng vững hơn .


12. Cuộc sống đầy rẫy những tình huống khó xử…


13. Bạn có thể chơi thể thao giỏi nhưng chưa chắc đã trở thành tuyển thủ quốc gia


14. Bạn cần biết mình mặc như thế nào khi ra khỏi nhà.


15. Không có công việc hợp pháp nào là hèn kém . Chỉ có “kẻ ăn không ngồi” rồi mới đáng xấu hổ.


16. Đừng đối xử thờ ơ , thô lỗ với mọi người , nhất là với người thân của bạn.


17. Cha mẹ có suốt ngày la rầy , theo sát bạn cũng chỉ vì họ quan tâm lo lắng cho bạn.


18. Cuộc sống không chia thành những học kỳ và bạn không có kỳ nghỉ hè


19. “ Tiên trách kỳ, hậu trách nhân” – hãy học cách tự chịu trách nhiệm.


20. Hút thuốc lá chẳng có lợi lộc gì . Đó chỉ là sự bắt chước, học đòi .


21. Hãy mạnh dạn khẳng định cái “tôi” của mình một cách lành mạnh


22. Bạn bị xúc phạm? Vậy thì sao?


23. Bạn không phải là nạn nhân hãy dừng lại việc than vãn đi


24. Một ngày nào đó bạn sẽ trưởng thành và phải sống độc lập


25. Bạn nghỉ thế nào không quan trọng , chỉ có những điều bạn đang làm sẽ cho bạn biết mình là ai

26. Cuộc đời vẫn thế dù bạn có nghĩ như thế nào.

27. Ranh giới giữa đường đúng và sai thật mong manh.


28. Hãy quan tâm đến đời sống tình dục thật an toàn


29. Hãy cẩn thận! Có thể có người đang quan sát bạn…


30. Học cách đối phó với thói đạo đức giả


31. “ Yêu cho roi cho vọt” không phải lúc nào cũng đúng


32. Đẹp , quyến rũ không dành cho những người “siêu gầy”


33. Những gì chiếu trong tivi không giống ngoài đời.


34. Hãy đối xử tốt với những người lập dị. Bạn có thể sẽ làm việc cho họ.


35. Thắng hay thua không phải lúc nào cũng rõ ràng như 1 và 2.


36. Đừng đổ lỗi cho người khác vì những quyết định của bạn


37. Bạn không bất tử


38. Làm chủ bản thân trong thế giới thông tin


39. Hãy nhìn vào mắt khi nói chuyện với nhau


40. Lịch sử không tẻ nhạt và chán ngắt như cách dạy môn sử và hình thức trình bày của các cuốn lịch sử


41. Học cách suy nghĩ rõ ràng và lôgic


42. Bạn không phải là người đầu tiên hay duy nhất chịu bối cảnh bất hạnh


43. Tập làm cả những điều nhỏ nhất


44. Đừng để thành công của người khác làm bạn buồn .


45. Đồng nghiệp không nhất thiết là một người bạn. Còn bạn bè thì không phài là người thân trong gia đình.


46. Người lớn không muốn nhớ lại những quãng thời gian khó khăn khi họ ở độ tuổi của bạn . Hãy nhớ mọi thứ rồi cũng sẽ qua.


47. Hãy quan tâm đến mọi người và mọi vật xung quanh bạn.


48. Bạn không hoàn hảo và cũng không cần phải tỏ ra bạn là người hoàn hảo.


49. Hãy kể câu chuyện về cuộc đời bạn .


50. Đừng quên nói lời cảm ơn

https://lh6.googleusercontent.com/-J3lZAAflveg/UpIZiKCfhLI/AAAAAAAACDg/1Vm0ZE9_U0s/s502/HuongMy.org-truong-hoc.jpg">



Hãy tìm và đọc để cảm nhận:
50 Điều Trường Học Không Dạy Bạn Và 20 Điều Cần Làm Trước Khi Rời Ghế Nhà Trường (Sách Bỏ Túi)

Tác giả: Alphabooks
NXB Lao Động Xã Hội phát hành: 06/04/2012



-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Dec/2013 lúc 11:53am


Alan Phan
nói chuyện tiền


Với 43 năm kinh nghiệm kinh doanh tại Mỹ và Trung Quốc, việt kiều-Tiến sỹ Alan Phan- đã có những câu chuyện khá thú vị xung quanh việc kiếm tiền và cách tìm niềm vui và sự nghiệp qua việc kiếm tiền...

Tiến sỹ Alan Phan

Câu chuyện thứ nhất:
Trắng tay là lúc động não nhiều nhất

Trong 43 năm bươn chải cuộc sống với nhiều thăng trầm đã đưa tôi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Không phải lúc nào tôi cũng có tiền. Thậm chí có những thời gian tôi trắng tay như hồi năm 1975, tôi cùng vợ con quay lại Mỹ lần 2 khi trong túi chỉ vẻn vẹn 400USD. Hay như năm 1983, tôi gần như mất hết vốn trong một dự án bất động sản, và tôi đã ra khỏi nhà chỉ với một valy quần áo!
Lúc đó, tôi không suy nghĩ nhiều về vấn đề mình đang đối diện mà luôn nghĩ tới con đường tôi sẽ phải đi trong tương lai. Mình không có gì thì phải bắt đầu ra sao. Tôi nhận thấy đó là những lúc tôi thường hăng hái và động não nhiều nhất với khát vọng vượt qua tình thế gay go này. Còn khi tôi có tiền có khi là là những lúc tôi hay buồn bã nhất vì cảm thấy cô đơn, buồn chán. Với tôi, hành trình vượt qua nghèo khó đôi khi còn lý thú hơn là sống để mua sắm. Vì thế, tôi luôn luôn tìm cách thay đổi mình để cho cuộc sống thú vị hơn, cũng như để tìm thấy sự đam mê của mình trong công việc.


Câu chuyện thứ hai:
Từ chức vì muốn phiêu lưu

Từ 1/1/2013, tôi sẽ từ chức vị trí Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa. Viasa là một quỹ riêng tư của 3 gia đình thành lập từ 2002. Có thể nói doanh thu trong 10 năm hoạt động của Viasa không đến nỗi nào nhưng tôi nhận thấy bắt đầu đang có sự yếu kém đi vì lối quản trị bảo thủ và chiến thuật trọng sự an toàn, không thích hợp lắm trong một môi trường nhiều thay đổi và cần sáng tạo. Bên cạnh đó, Virus của căn bệnh “làm vừa đủ để khỏi bị đuổi” đã lan truyền nặng và mục tiêu vì doanh thu hay lợi nhuận đã bị bỏ sót để chăm chú vào lợi ích cá nhân.
Tất cả những điều đó đã dập tắt niềm đam mê, hưng phấn của tôi như lúc đầu ở đây và nó đã khiến tôi quyết định chuyển hướng. Hơn nữa, việc lựa chọn thời điểm thay đổi là rất quan trọng. Sớm hay muộn vài tháng cũng có thể làm mất cơ hội kiếm tiền. Tôi nhìn năm 2013 là sự khởi đầu của một hành trình mới với những cuộc phiêu lưu, khám phá đầy thú vị…


Câu chuyện thứ ba:
Thụ động và lười biếng sẽ “trói” giới trẻ Việt Nam

Tôi đã nói rất nhiều với các bạn trẻ ngày hôm nay về một hình ảnh: Trong một thân xác con người, phần từ cổ xuống dưới là thể hiện những cơ bắp. Những người sử dụng cơ bắp này để kiếm tiền thì giỏi nhất ở nước Mỹ cũng chỉ kiếm được khoảng 20-25USD/giờ. Trong khi đó, phần từ cổ trở lên là trí tuệ thì dường như là vô giới hạn. Đó mới là tài sản mềm, là giá trị thực sự mà tôi muốn các bạn trẻ ngày nay hướng tới để thích nghi với một nền kinh tế đang vận chuyển theo hướng dựa trên tri thức, chứ không phải dựa trên những tài sản cứng.
Nhân đây tôi cũng chia sẻ một thực tế rằng các bạn trẻ Việt Nam lớn lên trong một xã hội tương đối khép kín, tư duy khó chấp nhận những gì mới mẻ, những gì có thể nói là thách thức đối với những suy nghĩ cổ truyền. Họ đóng mình trong một cái hộp và cứ loay hoay trong đó không thoát ra được. Tôi luôn nhắc thế hệ này phải nghĩ những gì đang diễn biến ngoài cái hộp. Bên cạnh đó, người trẻ Việt Nam khá thụ động, có thể nói là lười biếng, ngay cả khi so sánh với các láng giềng ASEAN.
Tôi đi dạy ở nhiều nơi và thấy sinh viên Châu Á nói chung thụ động, không muốn động não nhiều để đi tìm tài liệu, góc cạnh, tư duy…. Đa số các sinh viên ở bên Mỹ thích đọc, lúc nào trên tay cũng có quyển sách hay máy tính thì sinh viên Việt Nam có vẻ là thích cà phê, tán gẫu…


Câu chuyện thứ tư:
Con 14 tuổi cho đi làm để kiếm tiền mua xe hơi

Ở nước ngoài, bố mẹ để con cái tự tư duy về cách suy nghĩ, tìm học. Do đó, những đứa nào cảm thấy thích thú trong việc kiếm tiền thì có thể kinh doanh rất sớm. Còn những đứa khác thì cũng tự lập hơn so với những bạn cùng trang lứa ở Việt Nam.
Ví dụ, khi con trai tôi lên 14 tuổi, nó ước mơ có một chiếc ô tô cho riêng mình. Dĩ nhiên, tôi có thể sẵn sàng mua cho con một chiếc xe. Nhưng dù mới 14 tuổi, cậu ta đã thực hiện một kế hoạch rất nghiêm túc, đó là buổi sáng đi bán báo, buổi chiều đi làm nhân công quét dọn trong một siêu thị. Sau 2 năm, thằng bé đã dành đủ tiền mua lại chiếc xe Mustang cũ với giá 5.000USD vừa đúng thời gian cậu ta đủ tuổi để lái xe ở Mỹ (16 tuổi). Số tiền này dù không lớn …nhưng thằng bé rất quý trọng chiếc xe đầu đời vì đây là tiền mồ hôi nước mắt mà nó tự kiếm được. Đó là tinh thần của những đứa trẻ được ảnh hưởng từ nền giáo dục Âu Mỹ, tự do và tự lập.


Câu chuyện thứ năm:
Kiếm tiền mà không nghĩ đến tiền

Để kiếm tiền, theo tôi, giới trẻ hãy quên chuyện nghĩ đến tiền mà thay vào đó là hãy nghĩ tới công việc của mình cùng với sự đam mê, nhiệt huyết cho công việc đó. Đến lúc nào anh đã làm được một việc gì thành công, một việc gì giỏi, hoặc một kiến thức chuyên sâu ở bất cứ ngành gì thì tiền sẽ tự tìm tới. Hãy tạo ra những thành quả tốt nhất bằng tất cả những kỹ năng có thể.
Sau cùng là giữ niềm tin vào chiến thắng.
Tiếp tục thẳng tiến, đừng sợ sệt hay rụt rè. Chúng ta còn cả một thế giới mới để chinh phục.


Lan Hương






-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Dec/2013 lúc 4:50pm

40 bài học vô giá mà cuộc sống dạy bạn

http://ngoisao.net/">Ngôi%20sao Ngôi sao – 16:42 ICT Thứ tư, ngày 25 tháng mười hai năm 2013

Có những bài học mà bạn luôn phải tự học hỏi, khám phá trong chính cuộc sống của mình.

Bạn đã bao giờ mệt mỏi về việc phải tập hợp những bài học trong cuộc sống qua nhiều năm. Đó quả thực là một bài thực hành thú vị cho bất kỳ mỗi chúng ta tự khám phá. Hãy cùng trải nghiệm 40 bài học quý giá dưới đây do trang Advancedlifeskills tổng hợp, đây hẳn sẽ là hành trang hữu ích cho bạn trên quãng đường hành trình mang tên "cuộc sống".

1. Cuộc sống không hề công bằng, bạn phải chấp nhận điều đó.

2. Khi mà bạn vẫn còn nghi ngờ, hãy luôn đặt ra câu hỏi.

3. Cuộc sống rất ngắn, chính vì thế bạn đừng phí thời gian để ghét một ai đó.

4. Đừng bao giờ khiến bản thân bạn trở nên quá đa nghi.

5. Hãy biết tiết kiệm tiền hàng tháng.

6. Ban không phải là người chiến thắng trong mọi cuộc cãi vã, chỉ là việc đồng ý hay không đồng ý mà thôi.

7. Hãy khóc trước mặt một người mà bạn thực sự tin tưởng, điều này giúp bạn hàn gắn vết thương nhanh hơn là việc khóc một mình.

8. Thật không tốt khi bạn tức giận và đổ tội cho cuộc sống, cho tạo hóa. Hãy tự ngồi lại và suy ngẫm.

9. Hãy tiêu dùng một cách hợp lý để khi về hưu bạn sẽ có một khoản dưỡng già.

10. Hãy để quá khú ngủ trong yên bình bởi nếu bạn có nhắc lại thì nó cũng không thay đổi được gì, đồng thời cũng không giúp ích mấy cho hiện tại.

11. Khóc trước mặt con cái bạn, điều này hết sức bình thường

12. Đừng so sánh cuộc sống của mình với người khác. Bởi bạn không thể biết được cuộc hành trình tương lai của họ sẽ ra sao?

13. Nếu bạn có một mối quan hệ luôn phải giữ bí mật, tốt hơn hết bạn không nên duy trì nó.

14. Mọi thứ đều có thể thay đổi chỉ sau một cái chớp mắt. Nhưng đừng lo lắng, bởi Chúa không bao giờ làm được điều này.

15. Cuộc sống không chỉ có những bữa tiệc. Hãy cho mình sống bận rộn với công việc hoặc một niềm đam mê, sở thích nào đó.

16. Cuộc sống không chia thành những học kỳ và bạn không có kỳ nghỉ hè.

17. Một người viết văn luôn sáng tác. Nếu bạn muốn thành một nhà văn, hãy luôn học cách viết.

18. Khi một điều gì đó tới với cuộc sống của bạn, đừng hỏi tại sao mà hãy tận hưởng nó.

19. Không bao giờ là quá muộn để có một tuổi thơ hạnh phúc. Nhưng để có được điều đó lần nữa, tất cả đều phụ thuộc vào bạn.

Ảnh: Nam Anh.

20. Hãy đốt cháy những ngọn nến, mặc những bộ quần áo bạn thích... Đừng để dành nó cho một dịp đặc biệt nào cả bởi hôm nay đã là một ngày đặc biệt rồi.

21. Bạn không hoàn hảo và cũng không cần phải tỏ ra bạn là người hoàn hảo.

22. Hãy mạnh dạn khẳng định cái “tôi” của mình một cách lành mạnh.

23. Không ai có thể khiến bạn hạnh phúc, ngoại trừ chính bạn.

24. Bất cứ điều gì mọi người nghĩ về bạn, tất cả đều không có trong từ điển sống của bạn.

25. Dù hiện tại của bạn có tốt hay là xấu, điều đó sẽ thay đổi

26. Công việc sẽ không giúp đỡ khi bạn bị ốm, chỉ có gia đình và bạn bè mới quan tâm tới bạn. Hãy luôn để ý tới họ.

27. Bạn nghĩ thế nào không quan trọng , chỉ có những điều bạn đang làm sẽ cho bạn biết mình là ai.

28. Bạn có thể chơi thể thao giỏi nhưng chưa chắc đã trở thành tuyển thủ quốc gia.

29. Không có công việc hợp pháp nào là hèn kém. Chỉ có người ngồi không rồi mới đáng xấu hổ.

30. Hãy có tham vọng nhưng đừng thất vọng.

31. Những gì chiếu trong tivi không giống ngoài đời.

32. Hãy quan tâm đến đời sống tình dục thật an toàn

33. Đừng đổ lỗi cho người khác vì những quyết định của bạn.

34. Bạn không bất tử.

35. Lòng bao dung, sự tha thứ luôn là yếu tố cần thiết trong cuộc sống.

36. Đừng quên nói lời cảm ơn.

37. Hãy biết cách từ bỏ những thứ không có lợi ích trong cuộc sống của bạn và nghiêm khắc hơn với bản thân.

38. Không có thứ gì có thể "giết chết" được bạn, mỗi lần vấp ngã sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn.

39. Hãy tin vào những điều kỳ diệu.

40. Hãy ra ngoài sau mỗi giờ học tập, làm việc, có thể bạn sẽ khám phá ra nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.

Văn Hiến




-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Nov/2014 lúc 11:28pm



Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Huỳnh Minh Tú

http://bacaytruc.com/index.php?option=com_mailto&tmpl=component&link=aHR0cDovL2JhY2F5dHJ1Yy5jb20vaW5kZXgucGhwP29wdGlvbj1jb21fY29udGVudCZ2aWV3PWFydGljbGUmaWQ9Mzg3NTpuaGluLWxpLW5uLWdpYW8tZGMtdm5jaC1zLXRpYy1udWktdm8tYi1ibi0mY2F0aWQ9MzQ6ZGluLWFuLWMtZ2kmSXRlbWlkPTUz">Email http://bacaytruc.com/index.php?view=article&catid=34%3Adin-an-c-gi&id=3875%3Anhin-li-nn-giao-dc-vnch-s-tic-nui-vo-b-bn-&tmpl=component&print=1&layout=default&page=&option=com_content&Itemid=53">In

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH :

Sự tiếc nuối vô bờ bến



 

https://tuxtini.files.wordpress.com/2013/12/001-hc3acnh-chung1.jpg">Sách%20giáo%20khoa%20thời%20VNCH

Sách giáo khoa thời VNCH

Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a - Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.


http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/1468720_354694488000497_1492264788_n.jpg">1468720_354694488000497_1492264788_n

Phòng thí nghiệm ở Viện Pasteur Sài Gòn (Internet)

Tổng quan

Từ năm 1917, http://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_bang_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0%C6%A1ng - - Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim - được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc.

Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/pkc3bd-le1bb85.jpg">PKý%20lễ

Một buổi lễ khánh thành tượng http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng_V%C4%A9nh_K%C3%BD - Ngay từ những ngày đầu hình thành nền http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a - Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn.

Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trunghọc, và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_vi%E1%BB%87n_Qu%E1%BB%91c_gia_H%C3%A0nh_ch%C3%A1nh -

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/ce1baa3nh-gie1bb9d-rc6b0e1bb9bc-he1bb8dc-sinh-te1baa1i-trc6b0e1bb9dng-hie1bb87n-ce1bb95ng-nc3a0y-ne1bab1m-trc3aan-me1bab7t-tie1bb81n-c491c6b0e1bb9dng-n.jpg">Cảnh%20giờ%20rước%20học%20sinh.

Cảnh giờ rước học sinh tan trường.



Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển.

Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp trọn vẹn cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam.


http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/750thay_co_truong_qgnt.jpg">750Thay_Co_truong_QGNT

Thầy cô giáo ( Giáo sư ) thời VNCH


Triết lý giáo dục

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_H%E1%BB%AFu_Th%E1%BA%BF - Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_1967 - http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/vnch-giao-duc6.jpg">vnch-giao-duc6

Khóa Hội Thảo Cải Tổ Chương Trình Sư Phạm.



1. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục nhân bản.

Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốclấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.

Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá conngười, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/vnch-giao-duc1-1.jpg">vnch-giao-duc1%20%281%29



2. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục dân tộc.

Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/sinh-vic3aan-c491e1baa1i-he1bb8dc-dc6b0e1bba3c-khoa-sc3a0i-gc3b2n-gc3b3i-bc3a1nh-chc6b0ng-c491e1bb83-c491em-gic3bap-c491e1bb93ng-bc3a0o-mie1bb81n-trung-b.jpg">Sinh%20viên%20đại%20học%20Dược%20Khoa%20Sài%20Gòn%20gói%20bánh%20chưng%20để%20đem%20giúp%20đồng%20bào%20miền%20Trung%20bị%20bão%20lụt%20năm%20Thìn%201964

Sinh viên đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt năm Thìn 1964.



3. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục khai phóng.

Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đề ra những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại.


Mục tiêu giáo dục thời VNCH:

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/164-1-c491e1bbabng-khe1baa1c-nhe1bb95.jpg">Bích%20chương%20của%20Bộ%20Y%20Tế%20VNCH

Bích chương của Sở Giáo Dục – Bộ Y Tế VNCH



1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân.

Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/vn_vnch_thanhnuconghoa_01.jpg">Thanh%20nữ%20VNCH

Thanh nữ Việt Nam Cộng Hòa



2. Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh.

Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/vn_vnch_bieutinh_hoangsa_vnch-bieutinh.jpg">Người%20dân%20miền%20Nam%20biểu%20tình%20phản%20đối%20Trung%20Quốc%20đánh%20chiếm%20Hoàng%20Sa,%20năm%201974

Người dân miền Nam biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974.



3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/saigon_university.jpg">Mặt%20tiền%20của%20Viện%20Đại%20Học%20Sài%20Gòn%20%28Số%203%20Công%20Trường%20%20chiến%20sĩ%29

Mặt tiền của Viện Đại Học Sài Gòn (Số 3 Công Trường
Chiến Sĩ)


Giáo dục tiểu học:

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/tieu-hoc-vnch.jpg">Học%20sinh%20lớp%20Nhất,%20lớp%20Nhì%20hồi%20xưa.

Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961.



Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất).   Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc). Từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học. Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học “đúp”, tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.


Số liệu giáo dục bậc tiểu học http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-NNB46-7 - - [9]

19601.230.000 http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-M.E1.BB.99t-8 - - [10]

19702.556.00044.104


Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều.

Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi; 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long và Sa Đéc)


.

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/he1bb8dc-le1bb9bp-nhe1baa5t-le1bb9bp-nhc3ac-he1bb93i-xc6b0a-h2.jpg">Học%20sinh%20lớp%20Nhất,%20lớp%20Nhì%20hồi%20xưa.

Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì hồi xưa – ( Lớp Bốn lớp Năm bây giờ ).



Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục.

Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn Quốc văn; 2 giờ Bổn phận công dânĐức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục). Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), Quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ Sử ký và Địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn Quốc văn, Công dân và Sử Địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/03/gie1bb9d-sinh-hoe1baa1t-ce1bba7a-toc3a0n-trc6b0e1bb9dng-the1bb9di-be1baa5y-gie1bb9d-mc.jpg">Giờ%20sinh%20hoạt%20của%20toàn%20trường%20thời%20bấy%20giờ.

Giờ sinh hoạt của toàn trường thời bấy giờ.



Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/04c-the-hoc-sinh-57-64.jpg">Thẻ%20căn%20cước%20học%20sinh%20trường%20Võ%20Trường%20Toản%20

Thẻ căn cước học sinh trường Võ Trường Toản

Giáo dục trung học:

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/he1bb93-nge1bb8dc-ce1baa9n.jpg">Các%20vị%20Giáo%20Sư%20trường%20Hồ%20Ngọc%20Cẩn

Các vị Giáo Sư trường Hồ Ngọc Cẩn



Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18; có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh Long và Sa Đéc).

Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quý Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Ch***eloup Laubat, Quốc Học (Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)…


Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.



Tên gọi năm lớp bậc tiểu học
trước 1971sau 1971
lớp nămlớp một
lớp tưlớp hai
lớp balớp ba
lớp nhìlớp tư
lớp nhấtlớp năm
Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp
lớp đệ thấtlớp sáu
lớp đệ lụclớp bảy
lớp đệ ngũlớp tám
lớp đệ tứlớp chín
Tên các lớp trung học đệ nhị cấp
lớp đệ tamlớp mười
lớp đệ nhịlớp 11
lớp đệ nhấtlớp 12


http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/03/me1bb99t-le1bb9bp-the1bbad-nghie1bb87m-hoc3a1-che1baa5t-te1baa1i-trc6b0e1bb9dng-petrus-kc3bd.jpg">Một%20lớp%20thử%20nghiệm%20hoá%20chất%20tại%20trường%20Petrus%20Ký

Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký



Trung học đệ nhất cấp:

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/trc6b0e1bb9dng-trung-he1bb8dc-ce1bb99ng-c491e1bb93ng-que1baadn-8-nc483m-72-73.jpg">Trường%20Trung%20học%20Cộng%20đồng%20Quận%208%20năm%2072-%2073

Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 72- 73



Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ), tương đương trung học cơ sở hiện nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào trường trung học công lập không dễ. Các trường trung học công lập hàng năm đều tổ chức tuyển sinh vào lớp Đệ thất (từ năm 1971 gọi là lớp 6), kỳ thi có tính chọn lọc khá cao (tỷ số chung toàn quốc vào trường công khoảng 62%); tại một số trường danh tiếng tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn 10%.

Những học sinh không vào được trường công thì có thể nhập học trường tư thục nhưng phải trả học phí. Một năm học được chia thành hai “lục cá nguyệt” (hay “học kỳ”). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại ngữ, thường là tiếng Anh hay tiếng Pháp, môn Công dân giáo dục tiếp tục với lượng 2 giờ mỗi tuần.

Từ năm 1966 trở đi, môn võ http://vi.wikipedia.org/wiki/Vovinam - Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp. Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp.

Năm 1959 bỏ phần vấn đáp rồi đến niên học 1966-67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/03/02-marie-curie-sc3a2n-trc6b0e1bb9dng.jpg">Sân%20trường%20Marie%20Curie

Sân trường Marie Curie



Trung học đệ nhị cấp:

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/03/vc3b5-trc6b0e1bb9dng-toe1baa3n-hoc-sinh.jpg">Nam%20sinh%20Võ%20Trường%20Toản

Nam sinh Võ Trường Toản



Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12, trước 1971 gọi là đệ tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ thông hiện nay. Muốn vào thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức bằng Trung học cơ sở.

Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị vào đại học. Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là Khoa học thực nghiệm hay còn gọi là ban vạn vật; ban toán; ban văn chương và ban văn chương cổ ngữ, thường là Hán văn. Ngoài ra học sinh cũng bắt đầu học thêm một ngoại ngữ thứ hai.

Vào năm lớp 11 thì học sinh phải thi http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%BA_t%C3%A0i_I_v%C3%A0_II - - Tú tài II năm lớp 12. Thể lệ này đến năm học 1972-1973 thì bỏ, chỉ thi một đợt tú tài phổ thông. Thí sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ môn Thể dục), đề thi gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ bớt. Hình thức thi kể từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc nghiệm có tính cách khách quan hơn.



Số liệu giáo dục bậc trung học http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-NNB46-7 - - [9]

1963264.8664.831
1964291.965 http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-Smith-9 -


Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8.

Tỷ lệ đậu Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập nhìn chung tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã được sàng lọc qua kỳ thi vào lớp 6 rồi. Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành: Hạng “tối ưu” hay “ưu ban khen” (18/20 điểm trở lên), thí sinh đậu Tú tài II hạng tối ưu thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng Hòa chỉ một vài em đậu hạng này, có năm không có; hạng “ưu” (16/20 điểm trở lên); “bình”(14/20); “bình thứ” (12/20), và “thứ” (10/20).



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/03/truonggialong-3.jpg">Thầy%20trò%20trường%20Gia%20Long

Thầy trò trường nữ Gia Long




Một số trường trung học chia theo phái tính như ở Sài Gòn thì có trường Pétrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định) và các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Võ Tánh (Nha Trang), Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) dành cho nam sinh; và các trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Trường Nữ Trung học Đồng Khánh (Huế), Trường Nữ Trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ) chỉ dành cho nữ sinh.

Học sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài trắng, quần trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu xanh dương.


http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/03/ne1bbaf-sinh-lc3aa-vc483n-duye1bb87t.jpg">Nữ%20sinh%20Lê%20Văn%20Duyệt

Nữ sinh Lê Văn Duyệt



Trung học tổng hợp:

Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school) là mộtchương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey,sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn, kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống.

Thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung học tổng hợp, nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức (khai giảng niên khóa đầu tiên vào tháng 10 năm 1965) , sau đó mở rộng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và Sương Nguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-c491e1bba9c-quang-ce1baa7m-c491c3a0n-trong-me1bb99t-bue1bb95i-sinh-hoe1baa1t-ce1bba7a-nhc3b3m-du-ca-ve1bb9bi-cc3a1c-he1bb8dc-sin.jpg">Nhạc%20sĩ%20Nguyễn%20Đức%20Quang%20%28cầm%20đàn%29%20trong%20một%20buổi%20sinh%20hoạt%20của%20nhóm%20Du%20Ca%20với%20các%20học%20sinh%20trường%20Trung%20Học%20Kiểu%20Mẫu%20Thủ%20Đức%20vào%20cuối%20thập%20niên%201960

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (cầm đàn) trong một buổi sinh hoạt của nhóm Du Ca với các học sinh trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức vào cuối thập niên 1960



Bổ sung ( theo góp ý của độc giả Nguyễn ):

Ở Huế: Ngày 4-8-1964 trường Đại Học Sư Phạm Huế đã thành lập một trường
Trung-học trực thuộc mang tên  http://truongkieumauhue.org/ - Ở Cần Thơ: Năm 1966, Trung học Kiểu mẫu Cần Thơ được thành lập thuộc Phân khoa Sư phạm của Viện Đại học Cần Thơ.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/12/ce1bb95ng-trc6b0e1bb9dng-trung-he1bb8dc-kie1bb83u-me1baabu-hue1babf-1964-1975.jpg">Cổng%20trường%20Trung%20Học%20Kiểu%20Mẫu%20Huế%201964-1975

Cổng trường Trung Học Kiểu Mẫu Huế 1964-1975




Trung học kỹ thuật:

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/trc6b0e1bb9dng-que1bb91c-gia-nc3b4ng-lc3a2m-me1bba5c-blao-2.jpg">Trường%20Quốc-Gia%20Nông-Lâm-Mục%20BLao

Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao



Các trường trung học kỹ thuật nằm trong hệ thống giáo dục kỹ thuật, kết hợp việc dạy nghề với giáo dục phổ thông. Các học sinh trúng tuyển vào trung học kỹ thuật thường được cấp học bổng toàn phần hay bán phần. Mỗi tuần học 42 giờ; hai môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh và tiếng Pháp.

Các trường trung học kỹ thuật có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố; ví dụ, công lập thì có Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng (thành lập năm 1956; tiền thân là Trường Cơ khí Á châu thành lập năm 1906 ở Sài Gòn; nay là Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng), Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc, Trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ;  tư thục thì có Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco (do các tu sĩ Dòng Don Bosco thành lập năm 1956 ở Gia Định; nay là Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM).


http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/hie1bb87u-trc6b0e1bb9fng-cao-thanh-c491e1baa3nh-vc3a0-cc3a1c-gic3a1o-trc6b0e1bb9dng-trung-he1bb8dc-ke1bbb9-thue1baadt-cao-the1baafng.jpg">Hiệu%20trưởng%20Cao%20thanh%20Đảnh%20và%20các%20Giáo%20Sư%20trường%20trung%20học%20kỹ%20thuật%20Cao%20Thắng.

Hiệu trưởng Cao Thanh Đảnh và các Giáo Sư trường trung học kỹ thuật Cao Thắng.


Các trường tư thục và Quốc Gia Nghĩa Tử


Các trường tư thục và Bồ đề:


http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/le1bb83-ke1bbb7-nie1bb87m-100-nc483m-thc3a0nh-le1baadp-ce1bba7a-trc6b0e1bb9dng-lasan-taberd-17-thc3a1ng-2-nc483m-1974-h08.jpg">Lễ%20kỷ%20niệm%20100%20năm%20thành%20lập%20của%20trường%20Lasan%20Taberd%2017%20tháng%202%20năm%201974

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của trường Lasan Taberd 17 tháng 2 năm 1974



Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học.

Con số này tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học. Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều hành của Giáo Hội Công Giáo.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/sc3a2n-trc6b0e1bb9dng-bc3a1c-c3a1i-collc3a8ge-fraternitc3a9.jpg">Sân%20trường%20Bác%20ái%20%28Collège%20Fraternité%29

Sân trường Bác ái (Collège Fraternité)



Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Hoa_%28Vi%E1%BB%87t_Nam%29 - - Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ Đề ở nhiều tỉnh thành, tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng số học sinh là 58.466.

Ngoài ra còn có một số trường do chính phủ Pháp tài trợ như Marie Curie, Colette, và Saint-Exupéry. Kể từ năm 1956, tất cả các trường học tại Việt Nam, bất kể trường tư hay trường do ngoại quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam.

Chương trình học chính trong các trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc gia Giáo dục đã đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức thêm.

Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/le-collc3a8ge-fraternitc3a9-bac-ai-datant-de-1908-se-situe-4-rue-nguyc3aan-trai-cho-quan.jpg">Le%20Collège%20Fraternité%20-%20Bac%20Ai%20datant%20de%201908,%20se%20situe%204%20-%20rue%20Nguyên%20Trai,%20Cho%20Quan.

Le Collège Fraternité – Bac Ai datant de 1908, se situe 4 – rue Nguyên Trai, Cho Quan.



Các trường Quốc Gia Nghĩa Tử:

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/saigon-17-march-1971-bc3a0-nguye1bb85n-vc483n-thie1bb87u-de1bbb1-le1bb85-khc3a1nh-thc3a0nh-thc6b0-vie1bb87n-trc6b0e1bb9dng-qg-nghc4a9a-te1bbad.jpg">Saigon%2017%20March%201971%20-%20Bà%20Nguyễn%20Văn%20Thiệu%20dự%20lễ%20khánh%20thành%20Thư%20viện%20trường%20Quốc%20Gia%20Nghĩa%20Tử.

Saigon 17 March 1971 – Bà Nguyễn Văn Thiệu dự lễ khánh thành Thư viện trường Quốc Gia Nghĩa Tử.



Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng Hòa còn có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là trường công lập nhưng không đón nhận học sinh bình thường mà chỉ dành riêng cho các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_l%E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a - Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn, sau khai triển thêm ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, và Biên Hòa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000 học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo dục.

Chủ đích của các trường Quốc gia nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng nghiệp cho các học sinh chứ không được huấn luyện quân sự. Vì vậy trường Quốc gia nghĩa tử khác trường Thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể.



Giáo dục đại học:

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/viendaihocvanhanh-saigon.jpg">VienDaiHocVanHanh%20Saigon


Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện Đại Học, trường Đại Học, và học viện trong nước. Tuy nhiên vì số chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là  Y, Dược, Nha, Kỹ Thuật, Quốc gia hành chánh và Sư Phạm.

Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho sinh viên.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/trong-khuc3b4n-vic3aan-he1bb8dc-vie1bb87n-que1bb91c-gia-hc3a0nh-chc3a1nh-h2.jpg">Trong%20khuôn%20viên%20Học%20viện%20Quốc%20gia%20Hành%20chánh%20

Trong khuôn viên Học viện Quốc gia Hành chánh



Số liệu giáo dục bậc đại học:
Niên họcSố sinh viên
1960-6111.708 http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-44 - - [10]
196420.834 http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-Smith-9 - - [46]



Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng Cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng Tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng Kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng Cao học hay Tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteurde troisième cycle; tương đương Thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng Tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ).

Riêng ngành y, vì phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương trình dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương trình đại học.



Bổ sung của đọc giả Trần Thạnh (26.12.2013):

VNCH có nhiều trí thức tốt nghiệp từ Pháp và Hoa Kỳ nên có hai hệ thống bằng cấp khác nhau:

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/12/normale11.gif">normale11

http://www.phamduy2010.com/phamduy_viethtml/PDFamily/pdkhiem/trongnhan.html - - Phạm Duy Khiêm, bào huynh của nhạc sĩ http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Duy - - Georges Pompidou



Theo hệ thống của Pháp (ngày trước):

-  Cử Nhân (Licencié), Cao học (DEA), Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat de 3è cycle), Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d’État).

Theo hệ thống của Hoa Kỳ:

- Cử Nhân (Bachelor), Master (trước 1975 chưa có từ ngữ dịch chính xác bằng cấp này), Tiến Sĩ (PhD).

Khó có thể so sánh MasterTiến Sĩ Đệ Tam Cấp vì học trình hai bên khác nhau.   ( Hiện nay trong nước dịch Master là Thạc Sĩ gây hiểu lầm cho nhiều người ).

Từ “ Thạc Sĩ ” trước đây được dùng để chỉ những người thi đậu một kỳ thi rất khó của Pháp (agrégation). Người thi đậu được gọi là Agrégé. Không có từ tiếng Anh tương đương cho từ này.


http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/luat-khoa-sai-gon.jpg">Luat%20Khoa%20Sai%20gon

Đại học Luật khoa Sài Gòn


Mô hình các cơ sở giáo dục đại học:

Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức theo mô hình Viện đại học (theo Việt-Nam Tự-Điển của Hội khai trí Đức Tiến: Viện = Nơi, sở).

Đây là mô hình tương tự như university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ (tiếng Anh: credit). Mỗi viện đại học bao gồm nhiều Phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa, ví dụ: Phân khoa Y, Phân khoa Sư phạm, Phân khoa Khoa học, v.v…) hoặc Trường hay Trường Đại học (tiếng Anh: school hay college; ví dụ: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, v.v…).

Trong mỗi Phân khoa Đại học hay Trường Đại học có các ngành (ví dụ: ngành Điện tử, ngành Công chánh, v.v…); về mặt tổ chức, mỗi ngành tương ứng với một ban (tiếng Anh: department; tương đương với đơn vị khoa hiện nay).



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/c491e1baa1i-he1bb8dc-sc6b0-phe1baa1m-ke1bbb9-thue1baadt-the1bba7-c491e1bba9c-h3.jpg">Đại%20học%20sư%20phạm%20kỹ%20thuật%20Thủ%20Đức



Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật

Về mặt tổ chức, viện đại học của Việt Nam Cộng Hòa duy trì đường lối phi chính trị của các đại học Tây Phương. Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.

Trong hai thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị Hòa Bình đang diễn ra ở Paris, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ráo riết lên kế hoạch tái thiết sau chiến tranh, với viễn cảnh là hòa bình sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được đào tạo để tái hòa nhập vào xã hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai mô hình cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được hình thành, đó là trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa.

Trường đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành; sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc.

Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình giáo dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Southern California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng:Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam).

Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập vào năm 1971 ở Định Tường sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/25-khach_vieng_truong_01.jpg">25-khach_vieng_truong_01



Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật

Vào năm 1973, Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (tên tiếng Anh: Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly) được thành lập. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn. Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông Nghiệp, Kỹ Thuật, Giáo Dục, Khoa Học và Nhân Văn, Kinh tế và Quản trị, và Thiết kế đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học.

Theo kế hoạch, các cơ sở giáo dục đều được gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/trc6b0e1bb9dng-sc6b0-phe1baa1m-thue1bb99c-vie1bb87n-c491h-sc3a0i-gc3b2n.jpg">Trường%20Sư%20phạm,%20thuộc%20Viện%20ĐH%20Sài%20gòn

Trường Sư phạm, thuộc Viện ĐH Sài gòn



Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hoà xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, toàn bộ các cơ sở giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng hòa bị đổi tên và bị phân tán theo khuôn mẫu giáo dục của Liên Xô nên không còn mô hình theo đó các trường hay phân khoa đại học cấu thành viện đại học, mà mỗi trường trở nên biệt lập.

Giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo mô hình phân tán ngành học. Các “trường đại học bách khoa” được thành lập dưới hai chính thể này ( Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, và Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng) không giống như mô hình viện đại học bách khoa vì chỉ tập trung vào các ngành kỹ thuật tương tự, mô hình “trường đại học tổng hợp” (Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và Trường Đại Học Tổng Hợp Huế) cũng chỉ tập trung vào các ngành khoa học cơ bản, chứ không mang tính chất toàn diện.

Đến đầu thập niên 1990, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập 2 “đại học” cấp quốc gia và 3 “đại học” cấp vùng theo mô hình gần giống như mô hình viện đại học. Vào tháng 10 năm 2009, một số đại biểu của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đưa ra đề nghị gọi tên các “đại học” cấp quốc gia và cấp vùng là “viện đại học”.


Các viện đại học công lập:

Viện Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906), rồi Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại học Quốc gia Sài Gòn. Năm 1957, Viện Đại học Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Viện Đại học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trước năm 1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học, nhưng sau đó thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo đuổi từ năm 1955. Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả tiếng Anh.

Vào thời điểm năm 1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện Đại học Sài Gòn.

Viện Đại Học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học: Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, và Y khoa.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/hc3a0ng-c491e1baa7u-bc3aan-trc3a1i-c3b4ng-nguye1bb85n-c491c483ng-trc3acnh-be1bb99-trc6b0e1bb9fng-be1bb99-qg-gic3a1o-de1bba5c-vie1bb87n-trc6b0e1bb9fng-vi.jpg">Hàng%20đầu%20bên%20trái%20ông%20Nguyễn%20Đăng%20Trình%20Bộ%20trưởng%20Bộ%20QG%20Giáo%20dục%20,%20Viện%20trưởng%20Viện%20Đại%20học%20Huế%20đầu%20tiên%20%28%20tháng%203/1957-7/1957%20%29%20Giữa%20Tổng%20thống%20VNCH%20Ngô%20Đình%20Diệm%20,%20bên%20phải%20Linh%20mục%20Giáo%20sư%20Cao%20Văn%20Luận%20Viện%20trưởng%20Viện%20Đại%20học%20Huế%20từ%207/1957-1965



Hàng đầu bên trái ông Nguyễn Đăng Trình Bộ trưởng Bộ QG Giáo dục, Viện trưởng Viện Đại học Huế đầu tiên ( tháng 3/1957-7/1957 ). Giữa Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm , bên phải Linh mục Giáo sư Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957-1965.

Viện Đại Học Cần Thơ: Thành lập năm 1966 với 4 phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa & Khoa học Xã hội, Sư phạm, và Văn khoa.

Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức: Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972).



Các viện đại học tư thục:

Viện Đại Học Đà Lạt: Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công Giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm 1957 đến 1975 viện đại học này đã giáo dục 26.551 người.

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/vie1bb87n-c491e1baa1i-he1bb8dc-c491c3a0-le1baa1t.jpg">Viện%20Đại%20học%20Đà%20lạt

Viện Đại học Đà lạt



Viện Đại Học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội phật giáo hội Việt Nam Thống Nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật Học, Khoa Học Xã hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học & Khoa học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinh viên.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/le1bb85-phc3a1t-be1bab1ng-ce1bbad-nhc3a2n-ce1bba7a-vie1bb87n-c491e1baa1i-he1bb8dc-ve1baa1n-he1baa1nh-1973.jpg">Lễ%20phát%20bằng%20Cử%20Nhân%20của%20Viện%20Đại%20Học%20Vạn%20Hạnh,%201973

Lễ phát bằng Cử Nhân của Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1973



Viện Đại Học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967 tọa lạc ở số 16 đường Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3/2 ), quận 10, Sài Gòn. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam Quốc Tự của Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo sư Lê Kim Ngân làm viện trưởng.

Viện Đại học Phương Nam có 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại ngữ, và Văn khoa. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.


http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/thc6b0-vie1bb87n-c491e1baa1i-he1bb8dc-ve1baa1n-he1baa1nh-sc3a0i-gc3b2n.jpg">Thư%20viện%20Đại%20học%20Vạn%20Hạnh%20Sài%20Gòn%20

Thư viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn



Viện Đại Học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên với 5 phân khoa đại học: Văn khoa, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao Quốc tế, Khoa học Quản trị và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo.

Viện Đại Học Cao Đài: Thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo ở Tây Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài. https://www.facebook.com/notes/tuyen-nguyen/n%E1%BB%81n-gi%C3%A1o-d%E1%BB%A5c-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%99-vi%E1%BB%87t-nam-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a-s%E1%BB%B1-ti%E1%BA%BFc-nu%E1%BB%91i-v%C3%B4-b%E1%BB%9D-b%E1%BA%BFn/354691764667436 -

Viện Đại Học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y Khoa. Viện Đại học này do Giáo hội Công Giáo điều hành.



Các học viện và viện nghiên cứu:

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/vinpasteur.jpg">Viện%20Pasteur%20Nha%20Trang

Viện Pasteur Nha Trang



Học Viện Quốc Gia Hành Chính: Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc Gia Việt Nam với văn bản ký ngày 29 tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự chuyên môn trong lãnh vực công quyền như thuế vụ và ngoại giao. Trường sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 thì dời về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de Rhodes; năm 1958 thì chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3/2), Quận10, Sài Gòn.

Học viện này trực thuộc Phủ Thủ tướng hay Phủ Tổng thống, đến năm 1973 thì thuộc Phủ Tổng ủy Công vụ. Học viện có chương trình hai năm cao học, chia thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.

Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp (1972-1974): tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972) rồi nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức năm 1974.

Ngoài những học viện trên, Việt Nam Cộng hòa còn duy trì một số cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur Đà Lạt, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nguyên tử lực Đà Lạt, Viện Khảo cổ v.v… với những chuyên môn đặc biệt.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/sa_gon__entr_e_de_l_institut_pasteur.jpg">Viện%20Pasteur%20Sài%20Gòn%20thời%20Pháp%20thuộc.

Viện Pasteur Sài Gòn thời Pháp thuộc.


Các trường đại học cộng đồng:

Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hình community college của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở  Đà Nẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long.

Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp. Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán.

Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công Giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.


Các trường kỹ thuật và huấn nghệ:

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/trc6b0e1bb9dng-ke1bbb9-sc6b0-cc3b4ng-nghe1bb87-trc6b0e1bb9dng-hc3a0ng-he1baa3i-thue1bb99c-trung-tc3a2m-que1bb91c-gia-ke1bbb9-thue1baadt.jpg">Trường%20Kỹ%20Sư%20Công%20Nghệ,%20Trường%20Hàng%20Hải%20thuộc%20Trung%20Tâm%20Quốc%20Gia%20Kỹ%20Thuật

Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật



Ngoài những trường đại học còn có hệ thống trường cao đẳng như Trường Bách khoa Phú Thọ và Trường Nông lâm súc. Một số những trường này sang thập niên 1970 được nâng lên tươngđương với cấp đại học.

Trường quốc gia Nông Lâm mục: Thoạt tiên là Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập năm 1930 ở B’lao, cơ sở này đến năm 1955 thì nâng lên thành Trường Quốc gia Nông lâm mục với chương trình học bốn năm. Diện tích vườn thực nghiệm rộng 200 ha chia thành những khu chăn nuôi gia súc,vườn cây công nghiệp, lúa thóc. Qua từng giai đoạn, trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972), Học viện Quốc gia Nông nghiệp (1972-1974). Cuối cùng Trường Quốc gia Nông lâm mục được sáp nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức ( có trụ sở ở số 45 đường Cường Để, Quận 1, Sài Gòn). Trường còn có chi nhánh ở Huế, Cần Thơ, và Bình Dương.


https://www.facebook.com/notes/tuyen-nguyen/n%E1%BB%81n-gi%C3%A1o-d%E1%BB%A5c-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%99-vi%E1%BB%87t-nam-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a-s%E1%BB%B1-ti%E1%BA%BFc-nu%E1%BB%91i-v%C3%B4-b%E1%BB%9D-b%E1%BA%BFn/354691764667436 -

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/trc6b0e1bb9dng-cao-c491e1bab3ng-c491e1bb87n-he1bb8dc.jpg">Trường%20Cao%20đẳng%20Điện%20học

Trường Cao đẳng Điện học



Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ: Thành lập năm 1957 thời Đệ nhất Cộng Hoà gồm bốn trường: Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Điện học, Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ, và Trường Việt Nam Hàng hải. Năm 1968 lập thêm Trường Cao đẳng Hóa học. Năm 1972, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật đổi thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật và đến năm 1974 thì nhập với Trường Đại học Nông nghiệp để tạo nên Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức https://www.facebook.com/notes/tuyen-nguyen/n%E1%BB%81n-gi%C3%A1o-d%E1%BB%A5c-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%99-vi%E1%BB%87t-nam-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a-s%E1%BB%B1-ti%E1%BA%BFc-nu%E1%BB%91i-v%C3%B4-b%E1%BB%9D-b%E1%BA%BFn/354691764667436 -

Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia: Thành lập năm 1966 để đào tạo nhân viên giữ an ninh và thi hành luật pháp.



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/12/khc3b3a-2-ce1baa3nh-sc3a1t-que1bb91c-gia.jpg">Khóa%202%20Cảnh%20Sát%20Quốc%20Gia

Khóa 2 Cảnh Sát Quốc Gia



Các trường nghệ thuật:

Trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ: Thành lập ngày 12 tháng 4 năm 1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Chương trình học sau được bổ túc để bao gồm các bộ môn âm nhạc cổ điễn Tây Phương và truyền thống Việt Nam cùng kịch nghệ.

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/cc3a1c-gic3a1o-sc6b0-trc6b0e1bb9dng-que1bb91c-gia-c3a2m-nhe1baa1c-vc3a0-ke1bb8bch-nghe1bb87-c491e1bb93ng-te1baa5u-tre1baa7n-thanh-tc3a2m-c491e1bb9dn-k.jpg">Các%20giáo%20sư%20Trường%20Quốc%20gia%20Âm%20nhạc%20và%20Kịch%20nghệ%20đồng%20tấu%20Trần%20Thanh%20Tâm%20%28đờn%20kìm%29%20Phan%20Văn%20Nghị%20%28đờn%20cò%29%20Trương%20Văn%20Đệ%20%28đờn%20tam%29%20Vũ%20Văn%20Hòa%20%28sáo%29%20và%20Nguyễn%20Vĩnh%20Bảo%20%28đờn%20tranh%29

Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh).

Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế: Thành lập năm 1962 ở cố đô Huế chủ yếu dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam,dùng nhà hát Duyệt Thị Đường trong Kinh Thành Huế làm nơi giảng dạy.

Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật: Thành lập năm 1971, trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là Trường Mỹ nghệ Gia Định, thành lập năm 1940).



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/bue1bb95i-he1bb8dc-hc3acnh-he1bb8da-te1baa1i-le1bb9bp-de1bbb1-be1bb8b-ce1bba7a-trc6b0e1bb9dng-que1bb91c-gia-me1bbb9-thue1baadt-sc3a0i-gc3b2n-c491e1baa7.jpg">Buổi%20học%20hình%20họa%20tại%20lớp%20dự%20bị%20của%20trường%20Quốc%20gia%20Mỹ%20thuật%20Sài%20Gòn%20đầu%20thập%20niên%2060

Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60



Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn: Thành lập sau năm 1954; chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hình với các chương trình học 3 và 7 năm. Vị giám đốc đầu tiên là họa sĩ http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_%C4%90%E1%BB%87 - Sinh viên du học ngoại quốc:

Một số sinh viên bậc đại học được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.


TÀI LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIÁO KHOA

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/sc3a1ch-gic3a1o-khoa1.jpg">Trang%20trong%20sách%20Địa%20Lý%20lớp%20Ba

Trang trong sách Địa Lý lớp Ba



http://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%87n_Ki%E1%BB%81u - bản http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_N%C3%B4m - của Chiêm Vân Thị do Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa xuất bản năm 1967

Năm  http://vi.wikipedia.org/wiki/1958 - - Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm  http://vi.wikipedia.org/wiki/1962 - - [82]



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/sc3a1ch-c491e1bb8ba-lc3bd-le1bb9bp-3-h1.jpg">Trang%20bìa%20sách%20Địa%20Lý%20lớp%20Ba

Trang bìa sách Địa Lý lớp Ba



http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/sc3a1ch-c491e1bb8ba-lc3bd-le1bb9bp-3.jpg">Trang%20bìa%20cuối%20sách%20Địa%20Lý%20lớp%20Ba



Các giáo chức và họa sĩ làm việc trong Ban Tu thư đã soạn thảo trọn bộ sách cho bậc tiểu học. Bộ sách này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình thức. Có nhiều sách đã được viết, dịch, và phát hành để học sinh và sinh viên có tài liệu tham khảo.

Phần lớn sách giáo khoa và trang thiết bị dụng cụ học tập do Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục sản xuất và cung cấp với sự giúp đỡ của một số cơ quan nước ngoài. Trung tâm này còn hợp tác với  http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c,_Khoa_h%E1%BB%8Dc_v%C3%A0_V%C4%83n_h%C3%B3a_Li%C3%AAn_Hi%E1%BB%87p_Qu%E1%BB%91c - - sắc tộc thiểu số khác nhau ở Việt Nam.

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/kohoreader.jpg">KohoReader


Ngoài ra, để có sự thống nhất trong việc sử dụng các danh từ chuyên môn,

Bộ Giáo dục cũng đã thiết lập Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn bao gồm nhiều giáo sư đại học. Ủy ban đã soạn thảo và, thông qua Trung tâm Học liệu, ấn hành những tập đầu tiên trong lĩnh vực văn học và khoa học. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-NTL34-82 - - chữ Nôm .


NHÀ GIÁO

Đào tạo giáo chức:

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/trc6b0e1bb9dng-c491h-sc6b0-phe1baa1m-thue1bb99c-vie1bb87n-c491h-hue1babf.jpg">Trường%20ĐH%20Sư%20Phạm%20thuộc%20Viện%20ĐH%20Huế.%20%20Tòa%20nhà%20này%20thời%20Pháp%20là%20KS%20Morin%20Frères

Trường ĐH Sư Phạm thuộc Viện ĐH Huế.
Tòa nhà này thời Pháp là KS Morin Frères



Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc  http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_S%C3%A0i_G%C3%B2n - - [84] Sau có thêm các trường Cao đẳng Sư phạm ở Ban Mê Thuột, Huế, Vĩnh Long, Long An, và Quy Nhơn, Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.

Ngoài ra còn có Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc  http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Hu%E1%BA%BF - - Viện Đại học Đà Lạt .

Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học.

Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm). Sinh viên các trường sư phạm được cấp  http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_b%E1%BB%95ng -


http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/c491e1bb99i-ngc5a9-gic3a1o-sc6b0-tre1babb-nhie1bb87t-tc3acnh-te1bb91t-nghie1bb87p-c491e1baa1i-he1bb8dc-sc6b0-phe1baa1m-sc3a0i-gc3b2n.jpg">Đội%20ngũ%20giáo%20sư%20trẻ%20nhiệt%20tình%20vừa%20tốt%20nghiệp%20Đại%20Học%20Sư%20Phạm%20Sài%20Gòn



Đội ngũ giáo sư trẻ nhiệt tình vừa tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn

Nha Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội thảo giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng gởi gởi nhiều giáo chức đi tu nghiệp ở các nước như  http://vi.wikipedia.org/wiki/Anh - - Pháphttp://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_K%E1%BB%B3 - - Nhậthttp://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A9c -
Đối với giáo sư đại học thì đa số xuất thân từ  http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0%C6%A1ng - - 1954 . Số khác được đào tạo ở Pháp, Đức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa.


http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-Higher_Education-55 -

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/le1bb85-khai-gie1baa3ng-trc6b0e1bb9dng-c491e1baa1i-he1bb8dc-que1bb91c-gia-vie1bb87t-nam-ngc3a0y-15-thc3a1ng-11-nc483m-1945-khc3b3a-c491e1baa7u-tic3aan-dc6b0.jpg">Lễ%20khai%20giảng%20Trường%20Đại%20học%20Quốc%20gia%20Việt%20Nam%20ngày%2015%20tháng%2011%20năm%201945,%20khóa%20đầu%20tiên%20dưới%20chính%20phủ%20Việt%20Nam%20Dân%20chủ%20Cộng%20hòa

Lễ khai giảng Trường Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1945, khóa đầu tiên dưới chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa



Đời sống và tinh thần giáo chức:

Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470.

Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời  http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%87_nh%E1%BA%A5t_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_Vi%E1%BB%87t_Nam - Sang thời  http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%87_nh%E1%BB%8B_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_Vi%E1%BB%87t_Nam - Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới chức chính quyền địa phương.


http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-NTL135-138-86 -

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/03/scan_pic0046.jpg">Scan_Pic0046

Một nữ giáo sư trẻ vừa tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm.



THI CỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/tutai1.jpg">Chứng%20chỉ%20Tú%20Tài%201

Chứng chỉ Tú Tài 1




Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi  http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%BA_t%C3%A0i_I_v%C3%A0_II - - 1965 - http://vi.wikipedia.org/wiki/1966 - - 1974 , toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-NTL38-44-26 -

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/tutai2.jpg">Chứng%20chỉ%20Tú%20tài%202

Chứng chỉ Tú Tài 2



Đầu những năm  http://vi.wikipedia.org/wiki/1970 - - IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ  http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_K%E1%BB%B3 - - IBM 1230 . Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy  http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=IBM_534&action=edit&redlink=1 - - IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển v.v… Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp của khoa học thống kê để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-NTL38-44-26 -

Một số nhà lãnh đạo giáo dục tiêu biểu

Trong suốt thời gian 20 năm tồn tại, các vị tổng trưởng (tức bộ trưởng) và thứ trưởng giáo dục của  http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a - http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/phan_huy_quat.jpg">Phan_Huy_Quat

Ông Phan Huy Quát



  • http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Huy_Qu%C3%A1t - - Quốc gia Việt Nam http://vi.wikipedia.org/wiki/1949 - - tù cải tạo dưới chính thể  http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam - - Nguyễn Thành Giung : sinh năm 1894 tại Sa Đéc; tiến sĩ  http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%E1%BA%A1n_v%E1%BA%ADt_h%E1%BB%8Dc&action=edit&redlink=1 - - Quốc gia Việt Nam , kiêm Phó Viện trưởng Viện Đại học Hà Nội. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-96 -

  • http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_H%E1%BB%AFu_Th%E1%BA%BF - - tiến sĩ khoa học (1952), từng dạy học ở Lyon (Pháp) và làm  http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_s%C6%B0 - - Viện Đại học Sài Gòn ; từ 1958 đến 1960 làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục; từng làm Đại sứ của Việt Nam Cộng hòa tại Philippines. Dưới thời Bộ trưởng Trần Hữu Thế, số lượng học sinh, sinh viên gia tăng nhanh chóng, và nhiều cải tiến trong giáo dục đã được thực hiện. Cùng thời kỳ này, Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) được tổ chức ở Sài Gòn vào năm 1958 chính thức hóa ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc, và khai phóng làm nền tảng cho triết lý giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
  • http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng - - Viện Đại học Huế ; hai lần đảm trách chức vụ Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa  http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%87_nh%E1%BA%A5t_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_Vi%E1%BB%87t_Nam - - Đệ nhị Cộng hòa . Ông là người tích cực vận động và đóng góp vào sự ra đời của  http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_C%E1%BA%A7n_Th%C6%A1 - - Trần Ngọc Ninh : sinh năm 1923 tại Hà Nội; bác sĩ giải phẫu và giáo sư  http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Y_khoa_S%C3%A0i_G%C3%B2n - - Viện Đại học Vạn Hạnh ; Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-97 - - Lê Minh Trí : bác sĩ y khoa tai-mũi-họng, giáo sư  http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Y_khoa_S%C3%A0i_G%C3%B2n - - [100]
  • http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguy%E1%BB%85n_L%C6%B0u_Vi%C3%AAn&action=edit&redlink=1 - - Trường Đại học Y khoa Sài Gònhttp://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_vi%E1%BB%87n_Ch%E1%BB%A3_R%E1%BA%ABy - - Viện Pasteur Sài Gòn ; từ 1969 đến 1971 làm Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục rồi Phó thủ tướng kiêm Trưởng Phái đoàn  http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a - - Trần Thiện Khiêm .
  • http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ng%C3%B4_Kh%E1%BA%AFc_T%C4%A9nh&action=edit&redlink=1 - - tù cải tạo dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BB%97_B%C3%A1_Kh%C3%AA&action=edit&redlink=1 - - Viện Đại học Southern California ); Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên thời  http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%87_nh%E1%BB%8B_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_Vi%E1%BB%87t_Nam - - trường đại học cộng đồng ở miền Nam Việt Nam và được xem là “cha đẻ của các trường đại học cộng đồng Việt Nam”. Ông còn thiết lập  http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_B%C3%A1ch_khoa_Th%E1%BB%A7_%C4%90%E1%BB%A9c - - Nguyễn Thanh Liêm : sinh năm 1934 tại Mỹ Tho; tiến sĩ giáo dục ( http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vi%E1%BB%87n_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Iowa_State&action=edit&redlink=1 - - Đệ nhị Cộng hòa .
  • Các Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục: Vương Quang Nhường, Nguyễn Dương Đôn, Nguyễn Quang Trình

ĐÁNH GIÁ

http://tuxtini.files.wordpress.com/2013/11/hocba1950.jpg">hocba1950

Học bạ của một học sinh giỏi nhất lớp năm 1950



Về học bạ trên, Giáo sư Dương Thiệu Tống, trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức đánh giá như sau:

Điểm nhận xét đầu tiên của tôi là điểm số các môn học ngày xưa sao lại thấp đến thế, ngay cả đối với học sinh đứng nhất lớp như các thí dụ trên đây.

Vậy phải chăng các thầy giáo chúng tôi ngày xưa không bị áp lực bởi thi đua đạt thành tích nên có thể cho điểm trung thực hơn? Phải chăng chúng tôi quá khắt khe với học sinh? Hay là học sinh ngày nay giỏi hơn xưa quá nhiều? Tôi xin phép dành các câu hỏi này cho các đồng nghiệp và các trường học của chúng ta suy ngẫm và tìm giải đáp.” ( Trích từ nguồn http://www.google.de/imgres?rlz=1C1AFAB_enDE498&espv=210&es_sm=122&biw=1294&bih=639&tbs=simg:CAESSQnv7_1pgG88uRho1CxCwjKcIGiwKKggBEgTYB9UHGiCrpZiJuwqcWG5VuXJVUKSGnsRDZYMCbdzn93VwVkWYhgwhEZZMWEVX6cA&tbm=isch&tbnid=7-_6YBvPLkYhBM:&imgrefurl=http://xacbacxangbang.blogspot.com/2011/06/nhin-lai-viec-thi-tu-tai-o-viet-nam.html&docid=EZZMWEVX6cDwWM&imgurl=http://4.bp.blogspot.com/-sTD9d0_m4D8/Tf6mZQqat7I/AAAAAAAAAVc/NOd0kmYPoOg/s1600/examen-1897.jpg&w=600&h=627&ei=ieKaUuPIMYSVswbMsIH4CA&zoom=1&iact=rc&dur=390&page=1&tbnh=135&tbnw=130&ved=1t:429,r:0,s:0,i:85&tx=75&ty=92 - Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 ( tức là sáu tuần sau  http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_30_th%C3%A1ng_4,_1975 - - Viện Đại học Yale , viếng thăm miền Bắc Việt Nam (lúc đó vẫn là  http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a - - 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí Science thì “Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra.” Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là  http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Hi%E1%BB%87u - - Phạm Văn Đồng (Thủ tướng  http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a - - trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam (nguyên văn  http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Anh - - [104]



Lời chứng và đánh giá của ông  http://vi.wikipedia.org/wiki/Mai_Th%C3%A1i_L%C4%A9nh - - Viện Đại học Đà Lạt , nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

Tôi là con của một cán bộ  http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Minh - - Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ  http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a - - miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng…



Đánh giá của nhà phê bình văn học http://thuykhue.free.fr/ - Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dậy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-106 -


***

(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a - FB Tuyen Nguyen)

Huỳnh Minh Tú (biên tập và thêm hình ảnh sưu tầm từ Internet)

***


Mời xem thêm:

- Sài Gòn xưa – Người và Cảnh: http://tuxtini.com/2013/03/24/sai-gon-xua-nguoi-va-canh-phan-1/ - - Phần 2 ,   http://tuxtini.com/2013/03/25/sai-gon-xua-nguoi-va-canh-tren-ben-duoi-thuyen-phan-3/ - - Phần 4 ,   http://tuxtini.com/2013/04/05/sai-gon-xua-nguoi-va-canh-am-thuc-hang-rong-phan-5/ -



-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Dec/2014 lúc 10:02pm




 

http://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/11/cung-voi-vu-hung-tim-hieu-ve-nhung-quy.html -  

 

Vũ Hùng thuộc thế hệ sinh năm 1930 - 32, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Với tư cách một chiến sĩ quân báo, ông hoạt động liên tục trên chiến trường Lào. Trở về, trong khi mưu sinh bằng các nghề khác, ông dành nhiều tâm huyết cho việc viết văn và trong sự nghiệp của mình đã có tới 40 đầu sách.

Người ta thường chỉ xếp Vũ Hùng vào khu vực văn học thiếu nhi. Tuy nhiên gần đây có dịp đọc lại, tôi nhận ra rằng, có một số cuốn, một số trang sách của ông cũng là dành cho cả các bạn đọc lớn tuổi. 

 Dưới hình thức ghi chép, Sống giữa bày voi giống như một khảo luận công phu về mọi hoạt động của loài thú và những người săn thú. Có nhiều trang miêu tả cảnh rừng mà tôi muốn đọc đi đọc lại. Lại có những đoạn ông khái quát về quy luật tồn tại của thiên nhiên hoang dã, nó giúp cho người đọc sống xa rừng núi có thể liên hệ để hiểu thêm sự đời mà họ sống hàng ngày.

Dưới đây là một đoạn trích từ cuốn sách Vũ Hùng viết năm 1986 đó, nằm ở giữa chương cuộc sống rừng nhìn từ một chòi quan sát.

Lần ấy, tác giả theo người làng tới một khu đồng cỏ. 

Ông  cùng với một bác thợ săn Lào ngồi trong một cái chòi được bảo đảm hoàn toàn cách ly với chung quanh, quan sát mà không để cho các "nhân sự trong cuộc" nhận ra sự có mặt của mình -- đại  khái ông đã có được cái vị trí như khi chúng ta vào thăm các công viên thủy cung, thấy mình sống trong lòng nước. 

Từ vị trí này, tác giả có dịp chứng kiến cuộc sống của các loài thú trong rừng, cái cách chúng sống bên cạnh nhau tự nhiên, hòa hợp y như tuân theo một  thứ luật tự nhiên nào hết sức hợp lý.

Và ông viết ra một đoạn văn  mà theo tôi là sự kết hợp cả hai:

-- kinh nghiệm sống của những người dân Lào bình thường.

-- cái vốn văn hóa nhân bản mà ông đã tiếp nhận được từ văn hóa phương Tây, cái phần mà ông đã học được từ những năm học ở ngôi trường danh giá là Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ) nay là  trường  Chu Văn An Hà Nội.

 Từ trường hợp của ông, tôi như nghe ra một lời nhắn nhủ, chúng ta phải biết đến với thiên nhiên từ văn hóa. Chúng ta chỉ hiểu biết thiên nhiên khi có một sự chuẩn bị về văn hóa.

 

 

Xin mời các bạn đọc một trong những đoạn văn hay nhất của Vũ Hùng và liên hệ những quy luật của thiên nhiên nhiên hoang dã mà ông trình bày với những quy luật bất thành văn bản đang chi phối xã hội VN ta. Các dòng in đậm là của người trích dẫn.

 

 

Chính trên chòi quan sát này, tôi đã hiểu đôi chút về luật rừng. Trước đây do lấy những nền tảng của xã hội loài người làm thước đo để suy đoán, tôi đinh ninh luật rừng là luật lệ tàn khốc của sự hỗn độn, của cuộc đấu tranh sinh tồn, một cuộc đấu tranh quyết liệt đến mức không dung tha để giành lấy khoảng không gian và nhữngưu thế tồn tại: thú dữ ăn thịt thú lành, thú lớn lấn át và tiêu diệt thú bé.

Người ta có thói quen coi luật rừng là luật của sức mạnh. Khi một đội bóng chơi thô bạo, người ta bảo họ chơi "rừng". Khi những kẻ mạnh lấn át kẻ yếu, người ta bảo họhành động theo "luật rừng".

Hoàn toàn không đúng như vậy.

Luật rừng trước hết là sự khôn ngoan để duy trì sự tồn tại của chính mình và của dòng giống.Mọi loài thú, kể cả những loài có sức mạnh nhất, bao giờ cũng muốn nhìn thấy kẻkhác nhưng lại không muốn kẻ khác nhìn thấy mình. Vì thế không khi nào chúng gây gổ một cách vô ích, để lộ sự có mặt của chúng. Cả đến con cọp, dù có thể xếp vào hàng chúa tể của rừng, cũng luôn hành động khôn ngoan như vậy. Nó không khi nào dựa vào sức mạnh để tự cho phép mình làm những điều mù quáng. Nó lảng tránh bầy voi, lảng tránh con beo, con lợn độc, lảng tránh cả con người và chỉ nhận sự đối đầu trong những trường hợp bắt buộc.

Trong rừng không bao giờ thấy có những cuộc chiến tranh cùng loài như trong xã hội loài người. Một bầy voi không bao giờ đánh nhau với một bầy voi. Một gia đình báo không bao giờ xung đột với một gia đình báo khác.

Đôi khi cũng xảy ra tranh giành giữa hai cá thể cùng loài nhưng không bao giờ cuộc xung đột ấy dẫn đến sự tiêu diệt đối thủ. Ngay trong cơn giận dữ, do bản năng bảo tồn dòng giống, chúng cững biết khi nào thì nên thôi.

Khi hai con cọp đánh nhau - chúng không bao giờ đánh nhau để tranh mồi mà đánh nhau để tranh giành con cái - chỉ một lát sau con yếu hơn sẽ nhảy ra ngoài vòng chiến, nằm rạp xuống để tỏ ý khuất phục. Lập tức con mạnh hơn sẽ ngừng lại cho con yếu được tự do bỏ đi.

Khi hai con voi đọ sức để tranh giành thứ bậc trong bầy thì cũng thế: con yếu sẽ lùi lại và buông thõng vòi xuống. Đó là dấu hiệu đầu hàng trong loài voi. Con mạnh hơn thấy dấu hiệu đó sẽ ngừng lại.

Luật rừng thứ hai là sự cố gắng sửa đổi các tập tính, hình thành những thói quen mới để thích nghi với hoàn cảnh sống.

Các quản tượng cho tôi biết chừng sáu bẩy mươi năm trước đây bầy voi vẫn có thói quen giống những bầy trâu và bò rừng khi ngủ đêm. Chúng họp thành những vòng tròn, vòng trong là voi con và voi mẹ, vòng ngoài là lũ voi đực. Hồi đó voi đực cũng bị săn lùng - đôi ngà của chúng đối với mỗi gia đình thợ săn là một tài sản - nhưng với ngọn lao và chiếc nỏ, thợ săn không diệt được chúng bao nhiêu.

Từ ngày trong rừng xuất hiện những người đi săn mang cây súng thì lại khác. Họ có thể dễ dàng giết chết một con voi ở khoảng cách rất xa, xa gấp bốn năm tầm tên của chiếc nỏ. Lũ voi đực càng bị săn lùng ráo riết không phải chỉ vì cặp ngà. Nhiều khi người ta tàn sát chúng chỉ để chống cây súng đứng bên cái xác đồ sộ của chúng chụp vài hình ảnh, kỉ niệm một chuyến đi rừng. Vì thế chẳng bao lâu mỗi bầy voi chỉ còn vài ba con đực.

Các bầy bắt buộc phải thay đổi tập tính để bảo tồn dòng giống. Ngày nay những người đi rừng đều nhận thấy thói quen cũ của chúng đã biến đổi. Tôi biết điều này khi từ chòi quan sát tôi theo dõi chúng trong giấc ngủ đêm: chúng vẫn họp thành những vòng tròn nhưng ở vòng trong đáng lẽ là lũ voi con và voi mẹ thì bây giờ là vài con voi đực cuối cùng của bầy. Bọn voi đực ấy cần được bảo vệ hơn hết. Mỗi khi có nguy hiểm, chính lũ voi cái sẽ xông ra chặn đường cho chúng chạy trốn. Bây giờmuốn săn một con voi đực, phải đi vào giữa bầy voi. Đó là điều không một người thợsăn nào dám làm và cũng không một người thợ săn nào làm nổi, nếu không dựa vào lũ voi nhà và dựa vào đám đông các quản tượng.

Luật rừng thứ ba là giữ gìn sinh cảnh. Không con thú nào tàn phá môi trường mà nó sinh sống. Hãy thả con cọp hoặc con báo vào một đàn hươu nai. Chúng sẽ chỉ giết một con mồi và chừng nào chưa ăn hết thức ăn chúng sẽ không giết thêm một con mồi khác.

Trong rừng Lào có một loại chồn rất hung dữ mà người thợ săn Lào gọi là "chồn ma". Người ta đặt cho chúng cái tên ấy do khả năng bắt mồi ma quái của chúng. Chúng không săn lùng đơn độc mà săn lùng theo đàn. Không như những giống chồn khác bắt gà vịt, chúng săn hẳn những con thú to như hoẵng và nhiềi khi cả hươu nai.

Ít có con thú lành nào gặp "chồn ma" mà thoát chết. Chúng đuổi theo, con thì nhảy lên bám chặt và cắn vào cổ, nơi có các động mạch lớn, con thì bám và cắn vào lưng vào đùi, dai dẳng như một bầy đỉa. Con mồi cứ đeo những kẻ thù của mình và lồng chạy hết cánh rừng này qua cánh rừng kia, cho đến lúc hết máu và kiệt sức gục xuống.

Bản năng giữ gìn sinh cảnh tồn tại ngay cả ở bầy thú bé nhỏ nhưng ghê gớm này. Chừng nào còn thức ăn chúng cũng không săn đuổi một con mồi khác.

Luật rừng thứ tư là luật của sự cứu giúp, cưu mang.

Một con nai non lạc bầy khi đêm xuống có thể dễ dàng tìm nơi ẩn náu an toàn trong một bầy trâu rừng. Bầy trâu sẽ cho nó vào ngủ ở vòng trong, nơi dành cho lũ nghé non và sớm mai, khi nguy cơ bị tiêu diệt đã hết, con nai sẽ lững thững tìm về với bầyđàn của nó.

Cheo cheo là con vật yếu ớt nhất rừng. Nó không có một thứ vũ khí gì để phòng thân. Kẻ thù của nó rất nhiều: "chồn ma", chó rừng, mèo rừng, beo, cọp... Gặp kẻ thù là nó run lên, chân khụy xuống. Nó chỉ còn biết nằm chờ chết.

Vậy mà loài cheo cheo không bị tiêu diệt. Nó có những kẻ bảo trợ đắc lực: các bác bò tót. Ngược lại với cheo cheo, bò tót là những con vật mạnh mẽ nhất rừng. Chúng chiếm cứ những đồi dang và những đồi tre, không để một con thú dữ nào bén mảngđược đến giang sơn của chúng. Bọn cheo cheo tinh khôn biết điều đó: chúng đến làmổ ngay kề bên chỗ ngủ của bò tót và các bác bò tót tốt bụng không bao giờ xua đuổi chúng.

Trong rừng voi cũng được coi là những con vật hào hiệp. Mỗi năm khi mùa mưa đến, các bầy thú ở đồng cỏ được sống một thời kì an toàn. Đêm đêm khi ăn đã no, chúng thường kéo đến gần nơi bầy voi ngủ, nương bóng những con vật to lớn này. Sự có mặt của chúng không làm bầy voi khó chịu. Chúng được chấp nhận và bầy voi vui lòng làm nhiệm vụ bảo trợ.

Chắc chắn luật rừng còn nhiều điều bí ẩn nữa mà tôi chưa biết. Tuy nhiên những ngày sống trên chòi quan sát đã giúp tôi hiểu rõ: nếu luật rừng chỉ là luật của sức mạnh và của sự hỗn độn thì sẽ không còn những bầy hươu nai, không còn lũ cheo cheo và những con thú lành, không còn cuộc sống trong rừng. Sẽ chỉ còn một sinh cảnh bị tàn phá và hoang vắng, chỉ còn hổ báo và thú dữ.

 

Con người sống sao được trong một môi trường như thế ! 



Nguồn: http://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/11/cung-voi-vu-hung-tim-hieu-ve-nhung-quy.html -  




-------------
mk


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Jan/2015 lúc 1:02am

 

Nhìn li mt v án đáng bun
L Giang

Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?

Trên đài Little Saigon TV tối 8.1.2015 cùng với luật sư Nguyễn Quốc Lân, và tối 15.1.2015 cùng với luật sư Đỗ Phủ, chúng tôi đã nói về những khía cạnh pháp lý phức tạp của vụ án, nhưng chỉ những người trong vùng được nghe. Hôm nay chúng tôi cố gắng tóm lược nội vụ và chiến thuật của mỗi bên để đọc giả có thể hiểu qua tại sao có bản án ngày 30.12.2015.


BỆNH TRẦM KHA HẾT THUỐC CHỬA

Thật ra, các vụ án nón cối không phải là chuyện mới mẻ gì trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Nó đã trở thành một thứ bệnh trầm kha và không còn phương cứu chữa: Cứ muốn hạ ai là đội cho người đó cái nón cối! Tòa án Mỹ đã nhiều lần “xuống chưởng” để cảnh cáo, nhưng chứng nào vẫn tật đó. Không phải Cộng Sản mà chính người Việt đấu tranh đã phá vỡ cuộc đấu tranh của chính họ bằng nón cối! Sau đây là những vụ điển hình:

(1) Vào năm 2003, Tòa án Quận Denver, tiểu bang Colorado, đã kết tội nhà sư Lê Kim Cương và ban quản trị chùa Như Lai vu khống hai chị em Hồ Thị Thu và Hồ Thị Thi là cộng sản sau khi hai cô này tố cáo nhà sư có hành vi tình dục bất chánh. Các bị đơn đã bị phạt 4.800.000 USD.

(2) Năm 2006, các bị đơn ở Minnesota đã tố cáo ông Phạm Ngọc Tuận, một cựu quân nhân VNCH, là tay sai Cộng Sản và vi phạm 18 tội đã được họ liệt kê, nhưng không chứng minh được tội nào. Tòa buộc các bị đơn phải bồi thường cho ông Tuận 639.000 USD.

(3) Vào tháng 9 năm 2011 Tòa án Quận Montgomery, tiểu bang Maryland, đã buộc bà Ngô Thị Hiền thuộc Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, ông Ngô Ngọc Hùng và đài phát thanh Vietnamese Public Radio ở Maryland phải liên đới bồi thường cho ông Hoài Thanh 1.000.000 USD vì đã dùng hệ thống truyền thông để chụp mũ ông Hoài Thanh là cộng sản.

(4) Ở Austin, Texas, ông Đỗ Văn Phúc đã viết nhiều bài dưới nhiều hình thức khác nhau, tố cáo bà Nancy Bùi, tức ký giả Triều Giang, là thân cộng, tay sai cộng sản và làm ăn với Việt Cộng. Trong phiên xử ngày 27.10.2011, tòa buộc ông Phúc phải bồi thường cho bà Nancy Bùi 1.900.000 USD.

(5) Vụ án mạ lỵ phỉ báng kéo dài nhất là vụ ba ông Norman Lê, Phiệt Nguyễn, Đạt Hồ, và hai bà Nhàn Trần và Nga Phạm đã bị ông Tân Thục Đức, Hiệu trưởng Trường Việt Ngữ ở Thurston County, kiện về tội chụp nón cối. Những người này đã tố cáo ông Đức là một nhân viên bí mật của Việt Cộng (undercover Viet Cong agent). Vụ kiện được khởi sự từ 2003 đến tháng 4/2009 Tòa Superior Court ở Thurston County, Washington State, mới xử và tuyên phạt những người này phải bồi thường cho ông Tân Thục Đức một số tiền là $310.000. Các bên tranh tụng đã kháng cáo lên Tòa Phúc Thẩm rồi thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện Washington State . Ngày 9.5.2013, TCPV đã y án tòa Thurston County !

Nhưng vụ án nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ phức tạp và gay cấn hơn nhiều, vì đây là hai cơ quan truyền thông lớn nhất của người Việt hải ngoại.


VIỆC PHẢI ĐẾN THÌ PHẢI ĐẾN

Trong một bài với đề tựa “Những “bí ẩn” của báo Người Việt: Ai là chủ thực sự của báo Người Việt?” đăng trên nhật báo Saigon Nhỏ thứ bảy 28.7.2012, Đào Nương tức bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhiệm kiêm chủ bút nhật báo và tuần báo Saigon Nhỏ, đã bàn nhiều chuyện về nhật báo Người Việt, trong đó có hai đoạn sau đây đã đưa bà Hoàng Dược Thảo và báo Saigon Nhỏ vào đường lao lý:

Đoạn thứ nhất: “Bọt bèo thì thường nổi trên mặt mà. Nhưng sự kiện vợ của ông Hoàng Ngọc Tuệ, bà Hoàng Vĩnh ra mặt điều hành báo Người Việt mấy năm nay mới là lạ. Điều lạ thứ nhất: bà Hoàng Vĩnh không phải là một người có khả năng học vấn hay báo chí. Bà lại là một người có nhiều tai tiếng về tình ái…”

Đoạn thứ hai: “Hy vọng ông Phan Huy Đạt, chủ nhân của báo Người Việt sẽ công bố tên của 27 người (thành viên) này để bọn “tay sai của giặc Mỹ” đa nghi cứ cho rằng một ông giáo nghèo, một counselor của một trường đại học cộng đồng thì làm gì có tiền mà mua nổi nguyên một tờ báo to đùng như tờ Người Việt? Bọn “tay sai của giặc Mỹ” cho rằng nếu không phải “thằng” Sơn Hào thì cũng là “thằng” Hải Vị, Made in VC mua tờ Người Việt rồi ông đứng tên dùm cho chúng. Đào Nương tôi không tin nhưng không biết làm sao để bênh ông…”

Từ lâu, bà Hoàng Dược Thảo thường dùng hệ thống báo Saigon Nhỏ để “oanh tạc” báo Người Việt, nhưng bộ biên tập của báo này cứ ngồi êm re. Nay chụp được hai nói câu trên, báo Người Việt quyết định ra tay.

Theo điều 48a của bộ Dân Luật Californa, thư yêu cầu đính chính (retraction) những lời phỉ báng mạ lỵ phải được gởi đến chủ nhiệm (publisher) tờ báo trong hạn 20 ngày kể từ ngày biết được sự phổ biến bài báo mạ lỵ phỉ báng. Hôm 7.8.2012, ông Phan Huy Đạt, bà Hoàng Vĩnh và nhật báo Người Việt đã gởi đến bà Hoàng Được Thảo và báo Saigon Nhỏ một văn thư yêu cầu cải chính những điều nói trên mà họ cho rằng viết không đúng sự thật về họ.

Tôi thấy thư yêu cầu đính chính này đã không được viết theo mẫu thông dụng được biên soạn rất chặt chẽ mà các luật sư ở California thường dùng, trái lại đã viết theo kiểu tự do, nhưng cũng hội đủ điều kiện luật định, vì điều 48a đòi hỏi phải “ghi rõ những lời tuyên bố bị coi là mạ lỵ phỉ bang và yêu cầu đính chính” (specifying the statements claimed to be libelous and demanding that the same be corrected). Báo Người Việt đã ghi rất rõ hai câu sau đây mà họ cho rằng không đúng sự thật:

(1) Cộng Sản Việt Nam đã mua nhật báo Người Việt và để cho ông Phan Huy Ðạt đứng tên chủ nhân cho họ. (The Vietnamese communists bought the Nguoi Viet Daily News and asked Dat Huy Phan act as owner for them).

(2) Bà Hoàng Vĩnh không phải là một người có khả năng học vấn hay báo chí. Bà lại là một người có nhiều tai tiếng về tình ái (an unchaste woman who is unqualified for her profession and known to have many scandalous affairs.)

Cũng theo điều 48a, Saigon Nhỏ có ba tuần lễ kể từ ngày nhận được thư yêu cầu, để đăng những lời cải chính. Nhưng bà Thảo chẳng những không cải chánh mà còn viết một bài trên tuần báo Saigon Nhỏ ngày 17.8.2012 giải thích tại sao bà đã viết như vậy. Vì không nắm vững luật buộc phải “specify” như trên nên bà cảnh cáo ông Đạt và bà Vĩnh “không nên dùng thủ thuật “cắt” một câu ngắn trong một đoạn văn dài để xuyên tạc ý nghĩ của câu văn.”!

Ngày 4.9.2012, luật sư Hoyt E. Hart đại diện cho nhật báo Người Việt, ông Phan Huy Đạt và bà Hoàng Vĩnh đã nộp đơn tại tòa Superior Court ở Orange County kiện bà Hoàng Dược Thảo về mạ lỵ phỉ báng vì cho rằng hai câu nói trên là không đúng sự thật gây phương hại cho họ về nhiều phương diện. Vụ kiện mang số 30-2012-00595526-CU-DF-CJC, loại: Defamation, tên vụ: Hoang vs. Saigon Nho Newspaper.

Điều 45 của bộ Dân Luật California đã định nghĩa tội mạ lỵ phỉ báng bắng bài viết (libel) như sau:

“Mạ lỵ phỉ báng bằng bài viết là một sự phổ biến không đúng sự thật và không được đặc miễn bằng bài viết, ấn phẩm, hình ảnh, hình nộm, hay hình thức phô diễn ra trước mắt khác, nhắm làm cho bất cứ người nào bị hận thù, khinh bỉ, nhạo báng, lăng nhục, hay tạo ra các lý do cho người đó bị xa lánh, tránh né và phương hại đến nghề nghiệp của họ, cũng như làm cho họ phải chịu những sự đe dọa phương hại lớn đến mạng sống."

Luật sư của báo Người Việt đã bám sát vào điều luật này để hành động.


CHIẾN THUẬT CỦA HAI BÊN

Trong khi luật sư của báo Người Việt dùng các phương thức luật định để chứng minh những lời tuyên bố nói trên không đúng sự thật, có ác ý và gây thiệt hại cho họ về nhiều phương điện như điều 45 đã mô tả, bà Hoàng Dược Thảo dùng các cơ quan truyền thông, các tổ chức đấu tranh chính trị và những suy luận riêng của bà, tức các phương thức ngoài luật định, để đối phó với cơ quan tư pháp Mỹ và tin chắc rằng bà sẽ thắng.

Qua các bài bà Thảo viết trên báo Saigon Nhỏ sau khi bị truy tố, nhất là hai cuốn video ghi lại những lời phát biểu của bà tại cuộc họp của Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali vào tối 10.2.2013 tại trụ sở Hội Đền Hùng ở Westminster và trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại ngày 29.9.2013, chúng ta thấy bà muốn nói với Tòa cũng như mọi người rằng bà chỉ lặp lại những lời phát biểu của nhiều nhân vật và nhiều tổ chức tố cáo nhật báo Người Việt là của Cộng Sản hay tay sai Cộng Sản. 

Sở dĩ bà làm như vậy vì bà không biết rằng luật pháp Hoa Kỳ đã quy định: 

“Một người lặp đi lặp lại lời mạ lỵ phỉ báng do người khác phải chịu trách nhiệm cho việc tái phổ biến đó, ngay cả nếu người tái phổ biến quy lời tuyên bố phỉ báng cho người phổ biến gốc.” ngay cả nếu người tái phổ biến quy lời tuyên bố phỉ báng cho người phổ biến gốc.”
(Moritz v. Kansas City Star Co., 258 S.W.2d 583).

Nói một cách giản dị, lặp lại một lời phát biểu sai sự thật của người khác vẫn phải chịu trách về lời phát biểu đó, dù chỉ rõ lời phát biểu đó phát xuất từ đâu. Tuy nhiên, khi đăng những lời phát biểu của cơ quan công quyền thì không phải chịu trách nhiệm, dù sai.

Các bài và hai video nói trên cũng cho thấy bà đã đặt các bị đơn vào tình trạng “bị hận thù, khinh bỉ, nhạo báng, lăng nhục, hay tạo ra các lý do cho người đó bị xa lánh, tránh né và phương hại đến nghề nghiệp của họ, cũng như làm cho họ phải chịu những sự đe dọa phương hại lớn đến mạng sống” như đã quy định ở điều 45. Do đó, luật sư của báo Người Việt không phải đi tìm bằng chứng đâu xa, ông ta chỉ dùng các bài báo và hai cái video đó cũng đủ thắng rồi.

Tuy nhiên, hai cái video tai hại hơn vì nó phô bày ra trước mắt bồi thẩm đoàn không phải chỉ những lời mà cả hình ảnh đầy thuyết phục của bà Thảo khi phát biểu khiến họ quyết định mau lẹ.

Hai luật sư là Charles H. Mạnh và Aaron Morris đã nhận ra sự nguy hại của hai video này và đã hai lần xin tòa bỏ hai video đó ra ngoài hồ sơ vụ kiện. Nhưng điều 350 của Luật Bằng Chứng (Evidence Code) quy định rằng không bằng chứng nào được đưa vào hồ sơ vụ kiện ngoại trừ bằng chứng có liên quan. Hai video nói trên là bằng chứng liên quan(relevant evidence) nên Tòa không cho bỏ ra được.

Nói tóm lại, vì không nắm vững luật pháp, bà Hoàng Dược Thảo đã tạo ra những bằng chứng cho đối phương dựa vào đó để quy trách nhiệm cho chính bà.


RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU ?

Bây giờ bà Hoàng Dược Thảo và Saigon Nhỏ đang xin tòa nguyên thẩm tái thẩm để câu giờ. Trong vòng hai tuần lễ, nếu tòa bác đơn thì có 60 ngày để kháng cáo. Trong khi kháng cáo, báo Người Việt vẫn xin thi hành án. Muốn hoãn thi hành án, phải mua một cái Bond để bảo đảm tiền phạt. Cái Bond này trị giá bằng 150% số tiền phạt. Bà Thảo bị phạt 4.500.000 USD nên phải mua cái Bond lên đến 6.750.000 USD và phải có tài sản thế chấp để mua. Mỗi năm phải trả tiền lời là 10%. Trong một số trường hợp rất đặc biệt, tòa cũng có thể cho miễn mua Bond, nhưng rất họa hiếm (judgment without bond are extremely rare).

Tiền thuê luật sư kháng cáo trong vụ này cũng sẽ rất cao, không dưới 300.000 USD, vì họ phải đọc khoảng 2000 trang biên bản của tòa (court transcripts) rồi dựa vào đó viết bản luận trạng (brief) với những tham khảo và trích dẫn luật pháp và án lệ rất công phu. Luật sư không chuyên môn về kháng cáo không làm được.

Kết quả kháng cáo sẽ đi tới đâu? Chúng ta hãy nghe Luật sư David Brown nói về “Kháng cáo Bản Án của Bồi Thẩm Đoàn” (Appeals from a Jury Verdict) trên mạng giải thích vế luật pháp
http://nolo.com/ - :

Nếu quý vị bị kết án trong một vụ xét xử của bồi thẩm đoàn, cơ hội của quý vị về kháng cáo có kết quả là rất nhỏ (your chances of successfully appealing are very small), vì tòa kháng cáo chỉ xem lại thẩm phán tòa xét xử có theo đúng luật pháp hay không (chứ không xét lại nội dung vụ kiện). Tiến trình kháng cáo rất phức tạp và tốn kém, kháng cáo ít khi có ý nghĩa.

Trong 5 vụ điển hình mà chúng tôi đã nhắc lại ở trên, chúng ta thấy chỉ có vụ thứ 5 là vừa kháng cáo vừa thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện tiểu bang. Nhưng trong phán quyết ngày 9.5.2013, Tối Cao Pháp Viện đã quyết định với tỉ số 6-1, y án của tòa nguyên thẩm và xác định: “There is no First Amendment protection for the type of false, damaging statements; indeed, the purpose of the law of defamation is to punish such statements.” (Không có sự bảo vệ của Tu Chính Án Thứ Nhất (về quyền tự do ngôn luận) đối với loại những lời tuyên bố sai sự thật và gây thiệt hại; quả thật, mục tiêu của luật về mạ lỵ phỉ báng là trừng phạt những lời phát biểu như thế).

Ngày 15.1.2015
Lữ Giang




-------------
mk



Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info