Tội nghiệp Thầy Hoàng Ngọc Hùng,tự nhiên có danh gọi "Phù Thủy".Theo các chuyện cổ tích xưa,phù thủy là người có phép biến hóa đủ thứ chuyện trên cõi đời nầy.Nhưng nói đến phù thủy là người ta nghĩ ngay đến mụ đàn bà vừa xấu xí,vừa ác độc,luôn luôn dính liền với những lời nguyền không tốt.Đề nghị Thầy Hùng biến cho những ai đã từng gọi Thầy là "Phù Thủy" trở thành....thành gì tùy Thầy.
Thật ra,tôi được biết,Thầy Hùng là người bỏ ra rất nhiều tâm tư để tạo ra trang web,trong đó chuyên chỡ rất nhiều điều mà người Gò Công bản gốc đã quên hoặc không biết.Là một trong những người Gò Công,tôi,vừa biết ơn,vừa kính phục Thầy.
Nếu Thầy không ngại,chúng ta hãy xem nhau là bạn,vì bạn với nhau mới có những sẻ chia chân tình.
Tôi có đọc bài nói về "NGƯỜI CON TRAI GÒ CÔNG-TRẦN VĂN ON" trên trang web,buồn bực mấy hôm.Đành rằng,bất kỳ ở đâu,bên cạnh những người lẫy lừng,phải có những kẽ tồi tệ,bên cạnh những anh hùng,phải có những tiểu nhân.Đó là luật thừa trừ của tạo hóa.Gò Công cho dù là ĐỊA LINH NHÂN KIỆT cũng không thoát khỏi định luật đó.Bên cạnh anh hùng Trương Công Định có Lãnh Binh Tấn,con Lãnh Binh Tấn lại là cậu Hai Miêng.Mỗi lần đọc lại chuyện quân Pháp ngợi khen,phong thưởng Lãnh Binh Tấn,lòng tôi vẫn cứ buồn bực không vui,dù chuyện đã rất sâu vào quá khứ.
Trở lại chuyện Trần văn On,tôi mạo muội gửi đến Thầy những tài liệu sau để Thầy tiên bề nghiên cứu.
Theo bài tường thuật của báo Lao Động,đề ngày 2-5-1996,nói về trận dội bom phi trường Tân Sơn Nhứt chiều ngày 28-4-1975,như sau:
Phi Đội Quyết Thắng do Nguyễn thành Trung bay ở vị trí số 1,vừa là chỉ huy Biên Đội,vừa là người dẫn đường.Bay số 2 là Từ Đễ(con trai Giáo Sư Từ Giấy,Đại Học Tổng Hợp-Hà Nội),hiện đeo quân hàm Đại Tá ở Bộ Tham mưu KQ.Bay số 3 là Nguyễn văn Lục,Phó chỉ huy Biên Đội.Số 4 là Hán văn Quảng,hiện là Đại Tá Sư Trưởng,Sư Đoàn Không Quân.Máy bay số 5 có 2 người:Mai Vượng,quê ở Diễm Châu,Nghệ An(CHết năm 1976) và Trung Úy Phi Công ngụy Trần văn On.
Còn trong quyển"Trận Đánh Cuối Cùng" của văn sĩ Hữu Mai,viết theo lối truyện ký,kể lại trận đánh bom phi trường Tân sơn Nhứt chiều ngày 28-4-1975.Tất cả 6 nhân viên lái trên 5 chiếc A-37 gồm Nguyễn thành Trung,Từ Đễ,Hán văn Quãng,Nguyễn văn Lục,Mai Vượng(tác giả truyện Trận đánh cuối cùng)và Trần văn On.
Về Trần văn On,Hữu Mai viết,
On và Xanh là hai tù binh bị bắt ở Đà Nẳng,lúc đó đang ở tại trại tập trung,được lựa chọn về kèm cấp tốc cho các phi công miền Bắc học lái máy bay Mỹ A-37 và Anh văn(vì các ghi chú trên A-37 đều ghi bằng tiếng Anh) để theo Nguyễn thành Trung bay vào đánh bom Sài Gòn. "Cả hai đều gầy nhom.Người cao,để râu tên là Xanh,người Quảng Bình,theo gia đình di cư vào Nam năm 1954.Người thấp nhỏ là On,quê ở Gò Công.Cả hai đều ngạc nhiên khi thấy chúng tôi không hỏi đến vấn đề cơ bản,không hỏi về cách xử trí trong trường hợp máy móc hỏng hóc,mà hỏi ngay vào công tắc điều khiển những đồng hồ bay...."
"TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG" của văn sĩ HỮU MAI được đăng trong Tuyển Tập"VĂN 1957-1982" do Tạp Chí Văn Nghệ Quân Đội số kỷ niệm lần thứ 25,xuất bản năm 1982.
Với 2 tài liệu nầy,nếu so với tài liệu đăng trên web của trang Gò Công tôi thấy có phần khác.Ở bên đó,Thầy dễ dàng tra cứu hơn tôi,nếu thấy có gì không được chuẩn xác,Thầy có thể hiệu đính lại.Vì nó có dính dáng đến SỬ,mà SỬ rất cần đến sự thật.
Trong lòng tôi,không hiểu vì sao,ngoài sự tôn trọng và biết ơn Thầy còn ẩn chứa một tình cảm rất đặc biệt,nhưng tôi không thể diễn đạt được bây giờ.Biết đâu,một ngày đẹp trời nào đó,tự dưng,chúng ta,cả hai sẽ khám phá được,hiểu được nguyên nhân.Trên trang nhà của Hội Thân Hữu Gò Công,rất vui được chuyên chỡ những bài vỡ từ Thầy.Thầy đã trãi lòng ra bằng cả nhiệt tình và tâm huyết,đó không phải là điều đáng trân quí sao?Hơn nữa,vào thời buổi nầy,một người văn võ song toàn không còn có mấy ai,phải không?Rất mong,được cùng Thầy,ngồi chung một nơi chốn,uống ly cà phê,bàn luận chuyện đời cho thỏa chí.Mong.
------------- kb
|