Trước Cánh Cửa Đại Học
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Tuổi Trẻ Gò Công
Tên Chủ Đề: Tâm Tình Tuổi Trẻ
Forum Discription: Mục Tâm tình
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=1835
Ngày in: 14/Nov/2024 lúc 12:20am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Trước Cánh Cửa Đại Học
Người gởi: Hoa Hạ
Chủ đề: Trước Cánh Cửa Đại Học
Ngày gởi: 14/Jul/2009 lúc 10:23pm
Trắc Nghiệm Nghề Nghiệp
Thầy Trần Trọng Miên
TT - Có HS đến hỏi tôi: “Năm nay em thi ĐH Khoa học tự nhiên có được không?”. Tôi phải hỏi lại: “Em thi trường đó mà vào ngành gì?”. Em nói: “Nghe tên trường hay hay muốn thi thôi”. Có em nói: “Em xin thi Bách khoa vì gần hết lớp của em thi vào đó, em không thi mà đi nơi khác buồn chết”. Có em nói “bồ” em thi trường y nên em cũng thi trường y... Có đến 1.001 cách chọn ngành, trường. Tôi thấy cần viết bài này để hướng dẫn các em - cũng may là tôi vừa “cóp” được tài liệu của các thầy cô đi tu nghiệp quản lý giáo dục nước ngoài về, cũng như xem được tài liệu hướng dẫn tự khám phá sở thích trong “quảng bá” tuyển sinh của ĐH Mở-bán công TP.HCM. Tôi xin phép được đơn giản hóa và Việt hóa tài liệu đó để giúp các thí sinh tự trắc nghiệm, tìm sở thích nghề nghiệp của cá nhân mình. Quá trình này có ba bước như dưới đây:
Bước thứ nhất: các em tự điền vào sáu phiếu “tự khám phá sở thích” A, B, C, D, E, F bên dưới để xem phiếu nào được điểm cao nhất thì sở thích nghề nghiệp của em ở hướng đó. Cách điền: đọc từng mục tự khám phá (1 đến 9 ), đánh dấu vào mức độ 1,2,3,4,5. Đánh dấu cột mức độ xong thì tự điền điểm vào cột điểm. Mức 1: rất thấp = 1 điểm, mức 2: thấp = 2 điểm, mức 3: vừa = 3 điểm, mức 4: cao = 4 điểm, mức 5: rất cao = 5 điểm.
Bước thứ hai: sau khi điền điểm tất cả sáu phiếu, phiếu nào điểm cao nhất thì đó là hướng sở thích, nghề nghiệp của em, có thể phù hợp với ngành nghề của phiếu đó như sau:
Phiếu A: nhóm sở thích này thiên về khả năng kỹ thuật, công nghệ, hệ thống quản lý; ưa thích làm việc với công cụ, máy móc, động thực vật; thích làm việc ngoài trời. Nhóm này phù hợp các ngành nghề về kỹ thuật: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, dầu khí, giao thông vận tải, quản lý đất đai, kỹ thuật và quản lý môi trường, quản lý công nghiệp, điều khiển máy móc thiết bị, điều khiển các phương tiện giao thông - lái xe, tàu; bảo hộ an toàn lao động, các ngành nghề sản xuất thủ công, cảnh sát, thể dục thể thao...
Phiếu B: nhóm này thường thiên về khả năng quan sát, khám phá, mang tính nghiên cứu hoặc thí nghiệm; phân tích đánh giá, giải quyết các vấn đề. Như vậy sẽ phù hợp các ngành về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y dược, toán học, thống kê, khảo cổ, công nghệ thông tin, kinh tế học...
Phiếu C: nhóm này thiên về khả năng nghệ thuật, khả năng về trực giác, tưởng tượng cao, thích nghi nơi phát huy ngẫu hứng, không ràng buộc bởi khuôn mẫu. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề về văn chương, báo chí - bình luận viên, dẫn chương trình..., điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, múa, kiến trúc, thời trang, hội họa...
Phiếu D: nhóm này thường thiên về khả năng ngôn ngữ, giảng giải, thích làm việc - quan hệ với con người, thích công việc đào tạo, hướng dẫn, trợ giúp người khác... Như vậy sẽ phù hợp các ngành nghề sư phạm, huấn luyện viên, tư vấn, hoạt động xã hội...
Phiếu E: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng kinh doanh; mạnh bạo, dám nghĩ, dám làm; có khả năng quản lý, chỉ đạo... Như thế có thể phù hợp các ngành nghề về quản trị sản xuất - kinh doanh, thương mại, dịch vụ khách hàng, báo chí, luật, marketing...
Phiếu F: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng vận dụng những con số - số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu hoặc thích làm theo chỉ dẫn của người khác, thích công việc bàn giấy. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề hành chính, quản trị văn phòng, thư ký, văn thư lưu trữ - thư viện, thống kê - phân tích, kế toán-kiểm toán… Bước thứ ba: sau khi xác định sở thích thuộc nhóm nào (phiếu có điểm cao nhất) và liên hệ ngành nghề có khả năng thích hợp thì chọn trường có ngành đó. Lúc bấy giờ phải tự xác định học lực của mình. Nếu loại khá, giỏi thì chọn trường “top trên” - điểm chuẩn trên dưới 20, như bách khoa, tự nhiên; nếu tự nhận học lực trung bình khá hoặc khá thì có thể chọn trường “top giữa” (điểm chuẩn 16 trở lên) như giao thông vận tải, nông lâm, bưu chính viễn thông...; nếu học lực trung bình, trung bình khá thì chọn trường ngang bằng điểm sàn, như các trường dân lập, bán công hoặc đăng ký vào trường cao đẳng, THCN thì “bảo đảm” hơn. Trên đây là cách chọn ngành nghề, chọn trường theo lý thuyết. Ngoài ra, sau khi tìm được nhóm sở thích còn phải cân nhắc các mặt: ngành nghề đó về quê hương xứ sở có thể “dụng võ” được không; ngành nghề đó có phù hợp giới tính, sức khỏe bản thân, trường đó học phí cao không, có học bổng, ký túc xá không; phương tiện đi lại đối với bản thân có trở ngại không... Như vậy, phải suy tính, tham khảo ý kiến gia đình, không thể thích chạy theo bạn bè rủ rê cho vui hay theo phong trào. Mong những tư liệu trên và những lời khuyên này có thể giúp các bạn thí sinh trong những ngày “mò mẫm khổ sở” để tìm lối “vượt vũ môn”. Chúc các bạn toại nguyện trong chọn ngành, trường và thắng lợi trong mùa thi.
TRẦN TRỌNG MIÊNG (sưu tầm và giới thiệu)
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Trả lời:
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 29/Jul/2009 lúc 11:11pm
Gỏ Cửa Trường Nào Đây?
Đến đây, HH nghĩ ít ra trong đầu các bạn nhỏ cũng có một vài khái niệm về một nghành nghề nào đó thích hợp với khả năng của mình rồi phải không?Và có khi nào bạn ngồi học mà mơ....thấy mình đang đi dưới một sân trường đại học nào không? Trừơng đó ra sao bạn biết nó chưa?...Y hay Dược hay Bách Khoa hay...sư phạm..? Cái nầy thì ngày xưa HH...số một. Lúc thì Hh thấy mình học trường Y, nhưng rồi nghe nói phải thực tập mổ xác chết nên...thôi. Vậy mình học Dược, kiếm ông xã là Bác Sỹ thì cũng..tốt vậy...hihi Hay thôi đi dạy môn Văn có ông chồng...kỹ sư Điện cũng...oai chán..!! ...Hôm trước nhìn các bạn nhỏ lăng xăng nộp đơn thi Đại học làm HH nhớ lại cái thuở cùa mình ngày đó...Muốn hỏi mà không biết hỏi ai muốn học mà không biết học gì cho hợp với mình...Đứng trước ngưởng cửa Đại Học mà ruột rối như tơ vò nhất là với các bạn không có anh trai hay chị gái hướng dẫn...nên HH mở chủ đề nầy , ít ra, cũng có thể giúp các bạn mua vui đượcvài trống canh và không thấy mình...bơ vơ.
Bây giờ câu " Nhất Y nhì Dược, tạm được Bách Khoa " chắc không còn...nghiệm đúng nữa...HH mời các bạn nhỏ nghe các anh chị trường Đại Học Bách Khoa giới thiệu về Trường :
Chào mừng quý vị và các bạn đến với KTX Bách khoa, thuộc trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia TP. HCM
KTX Bách khoa toạ lạc ở số 497 đường Hoà Hảo, thuộc Phường 7, Quận 10, Tp.HCM, cách Trường Đại Học Bách khoa (CS1) khoảng 1,5 Km nơi mà quý vị và các bạn sẽ thường xuyên lui tới để tham gia học tập, nghiên cứu, nơi có nhiều tuyến xe buýt chạy qua, rất thuận tiện cho việc đi lại bằng các phương tiện khác nhau, do vậy KTX Bách khoa sẽ là ngôi nhà mơ ước của các SV trường Đại học Bách khoa xa nhà khi học tập, nghiên cứu ở TP. HCM.
Được thành lập từ năm 1978, sau nhiều năm sử dụng, KTX Bách khoa đã xuống cấp nghiêm trọng, do vậy năm 2004 KTX Bách khoa được nhà trường đầu tư xây mới và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2009, với quy mô 12 tầng lầu và 01 tầng hầm để xe, tổng diện tích xây dựng khoảng 38.000 m2 , mặt bằng khối có hình chữ U giật cấp thấp về phía đường Lý Thường Kiệt, bốn hướng tiếp cận các mặt đường chính, do vậy các phòng ở đều được lấy ánh sáng và gió tự nhiên, đồng thời bố trí sân vườn bên trong ở giữa kết hợp cây xanh. Toàn bộ công trình có 03 vị trí thang máy, 05 thang bộ và hệ thống PCCC, báo cháy tự động và hệ thống tạo áp thang thoát hiểm. Với hơn 400 phòng ở, làm việc, sinh hoạt theo thiết kế ban đầu, quý vị và các bạn có thể hình dung ra việc bố trí các loại phòng như sau:
Tầng 1 : Bố trí các phòng chức năng điều hành quản lý KTX, Thư viện 100 chỗ, phòng máy tính dự kiến 140 máy cấu hình mạnh, một nhà ăn diện tích 300 m2, phòng sinh họat đa năng, Phòng tiếp khách SV 59 chỗ ngồi; Phòng Y tế; Văn phòng Đoàn TN - Hội SV trường, điểm giao dịch ngân hàng ATM ……..Có 02 phòng khách với 16 chỗ dành cho thân nhân SV nội trú đến thăm và ở lại qua đêm khi cần.
Từ tầng 2 đến tầng 10: Dành cho SV Bách khoa diện ưu tiên (tổng cộng 2456 chỗ) Có 307 phòng http://ktxbk.vn/ktx/index.php?option=com_content&view=article&id=59&lang=vi - (Loại phòng A1) , mỗi phòng 43 m2 bố trí 8 SV-VN lưu trú (04 giừơng tầng sắt), sân phơi quần áo và hệ thống Toilet khép kín trong phòng ở SV.
Mỗi SV được trang bị: 01 tủ sắt đựng quần áo có móc khoá riêng, 01 bàn học liền kệ sách và có chỗ để máy vi tính khi cần, 01 ghế ngồi sắt nệm Hoà Phát, kệ để giày dép, như vậy khi SV đến ở chỉ cần trang bị cá nhân gồm: mùng, mền, chiếu, gối mà thôi.
Trong các phòng ở SV được trang bị 7 bóng đèn các loại, 02 quạt trần và hệ thống nước được cấp thường trực 24/24 giờ và 01 bàn sinh hoạt chung.
Mỗi tầng bố trí 01 phòng sinh hoạt chung để sinh viên học nhóm, hội họp sinh hoạt tập thể, xem Tivi truyền hình cáp.
Tầng 11 : Gồm 20 phòng http://ktxbk.vn/ktx/index.php?option=com_content&view=article&id=58&lang=vi - (Loại phòng A2) , mỗi phòng 43 m2 dùng để bố trí SV nước ngoài lưu trú với 04sv/phòng, sân phơi quần áo và hệ thống Toilet khép kín trong phòng ở. Mỗi phòng trang bị Tủ lạnh, nước nóng/lạnh, 04 giường cá nhân sắt nệm, 04 tủ sắt cá nhân có khoá riêng, 04 bàn học liền kệ sách và có chỗ để máy vi tính, 04 ghế ngồi sắt nệm Hoà Phát, kệ để giày dép và 01 bàn sinh hoạt chung.
Trong các phòng ở được trang bị 7 bóng đèn các loại, 02 quạt trần và hệ thống nước nóng/lạnh được cấp thường trực 24/24 giờ, như vậy SV khi đến ở có thể ở được ngay mà không cần trang bị gì thêm.
Tầng 11 bố trí 01 phòng sinh hoạt chung để sinh viên học nhóm, hội họp sinh hoạt tập thể, xem Tivi truyền hình cáp.
Tầng 12 : Theo thiết kế, Nhà khách trường gồm 20 phòng http://ktxbk.vn/ktx/index.php?option=com_content&view=article&id=60&lang=vi - (Loại phòng A3) với 02 người/phòng, mỗi phòng 43 m2 dùng để bố trí chỗ ở cho các giáo sư, chuyên gia và các quý khách đến làm việc với nhà trường. Trang bị mỗi phòng gồm: 02 giường cá nhân gỗ nệm, tủ gỗ treo áo quần, 02 bàn làm việc bằng gỗ + ghế nệm, bàn nước + ghế, máy lạnh 2,5HP, Tivi truyền hình cáp, tủ lạnh, hệ thống nước nóng/lạnh, sân phơi quần áo và hệ thống Toilet khép kín trong phòng ở, kệ để giày dép, ngoài ra còn có internet, điện thoại nội bộ…
Như vậy với vị trí địa lý thuận lợi, với thiết kế hiện đại, với trang bị cơ bản ban đầu khá đầy đủ, có thể nói KTX Bách khoa sánh ngang tầm các KTX tốt nhất của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Hy vọng quý vị và các bạn sẽ có những ngày tháng sống vui vẻ, thoả mái trong KTX Bách khoa, chúc quý vị và các bạn hạnh phúc và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp trong công tác, học tập.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 29/Jul/2009 lúc 11:40pm
Quá trình Hình thành và Phát triển của
Đại học Công Nghệ Sài Gòn
http://www.stu.edu.vn/uploads/news/260209-093426..gif - | Quá trình Hình thành và Phát triển của Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn ( STU): Tiền thân của Trường Đại học Công nghệ Sài gòn là Trường Cao đẳng Kỹ nghệ DL. Tp. ************ ( SEC). SEC được thành lập theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 24/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ. SEC là trường cao đẳng ngoài công lập đầu tiên của nước ta đào tạo chủ yếu theo các ngành kỹ thuật, công nghệ. Tháng 04/2004, trên cơ sở năng lực và thành tích đào tạo của trường, Chính phủ ra Quyết định số 57/2004/QĐ-Ttg nâng cấp SEC lên đào tạo bậc đại học và lấy tên là Trường Đại học DL. Kỹ nghệ Tp. HCM ( SEU).
Đến tháng 03/2005, theo Quyết định số 52/2005/QĐ-TTg, trường được đổi tên thành Trường Đại học Dân lập Công nghệ Sài gòn (gọi tắt là Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn), tên tiếng Anh là Saigon Technology University (STU).
Ngoài hệ chính quy, với sự đánh giá tốt về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, nhà trường còn được bộ giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo hệ ngoài chính quy (theo Quyết định số 3410/QĐ-BGD&ĐT) và được đào tạo hệ hoàn chỉnh đại học (theo Quyết định số 7373/QĐ-BGD&ĐT, nay gọi là hệ liên thông đại học).
Bằng tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân của trường thuộc hệ thống văn bằng quốc gia và có giá trị trong cả nước.
Hiện nay, STU có chức năng đào tạo từ bậc trung học chuyên nghiệp đến bậc đại học và nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực: Điện – Điện tử, Cơ – Điện tử, Viễn thông, Công nghệ Thông tin, Điện Công nghiệp – Điều khiển Tự động, Công nghệ Thực phẩm, Kỹ thuật Công trình, Quản trị Kinh doanh và mỹ thuật công nghiệp (Design).
Quá trình đào tạo :
Khóa sinh viên cao đẳng đầu tiên bước vào học tập chính thức ngày 29/12/1997. Sĩ số sinh viên khóa 1 là 800 và khóa 2 là 900. Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong vùng và thực lực ngày một nâng lên của trường, từ khóa 3 (1999) đến khóa 7 (2003), hàng năm nhà trường tuyển vào khoảng 1300 – 1400 sinh viên mới. Từ năm học 2004 – 2005, sĩ số tăng dần, đến năm học 2008 – 2009 Trường đã tuyển trên 3.000 sinh viên, nâng tổng số sinh viên toàn trường lên gần 9.300 sinh viên.
Đầu năm 2006, hệ đào tạo hoàn chỉnh đại học bắt đầu khóa học đầu tiên. Với những kỷ niệm thân thương về nơi học cũ và niềm tin vào thực lực cũng như sự tận tụy hết lòng trong đào tạo của đội ngũ cán bộ STU, hơn 1.000 cử nhân tốt nghiệp cao đẳng từ trường và 350 cử nhân tốt nghiệp từ các trường bạn đã náo nức về tham dự khóa hoàn chỉnh đại học đầu tiên. Sau ba học kỳ “hoàn chỉnh”, các bạn sẽ trở thành các cử nhân đại học.
Với các bậc đào tạo : trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chính quy, hệ ngoài chính quy và hệ liên thông đại học, STU đã trở thành một trường đào tạo liên thông uyển chuyển, toàn diện.
STU đang phấn đầu nâng cao chất lượng đội ngũ thầy giáo, cô giáo, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cấp các phòng thí nghiệm để đến năm 2010 bất đầu mở các khóa đào tạo sau đại học (Thạc sĩ và sau đó là Tiến sĩ).
A. Trường sở : Từ năm 1997 đến đầu năm 2002, việc đào tạo của STU chủ yếu được tiến hành tại Cơ sở 354 Bến Chương Dương, Quận 01, Tp. ************ – được gọi là Cơ sở 1. Cùng với bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, sau một thời gian khẩn trương xây dựng, vào học kỳ 1 năm học 2002 – 2003 nhà trường đã đưa vào sử dụng cơ sở mới, xây dựng tại Cánh Đồng diều, Phường 4, Quận 08, Tp. ************.
Cơ sở 1 : (354 Bến Chương Dương, Quận 01, Tp. ************):
Khuôn viên cơ sở 1 này rộng 6.500 m2. Tại đây, tổng diện tích lớp học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành có diện tích là gần 6.000 m2, chúng được cấu trúc bằng những ngôi nhà từ một đến ba tầng. Khu nhà nào cũng có sảnh rộng, sân trường có nhiều bồn hoa cây cảnh, tạo một cảnh quang dễ chịu, một môi trường sư phạm tốt. Phương tiện đi lại của sinh viên được để trong những nhà tránh mưa, tránh nắng. Nhà ăn sinh viên rộng, sạch, nhân viên phục vụ tận tình. Ký túc xá sinh viên ở ngay trong khuôn viên trường, hàng năm thu nhận gần 200 nam nữ sinh viên nội trú. Ngôi trường đã thật sự tạo điền kiện thuận lợi cho sinh viên học tập, nghiên cứu và chiếm được cảm tình của bè bạn gần xa.
Cơ sở 2 : (180 Cao Lỗ, Phường 4,Quận 08, Tp. ************):
Nhà trường sở hữu một khuôn viên vuông vức, rộng trên 20.000 m2, tọa lạc tại 180 Cao Lỗ, Quận 08, gần đường Nguyễn Tri Phương nối dài, đường Chánh Hưng và đường Tạ Quang Bửu. Tại đây, khu nhà học chính rộng trên 22.000 m2 đã được xây dựng. Khu trường mới có 46 giảng đường, hệ thống gồm 44 phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, trung tâm máy tính, hội trường, nhà ăn, … Các kiến trúc sư đã chú tâm cấu tạo một hệ thống nhà hiện đại, có dáng dấp một đại học kỹ thuật, với màu sắc, hình khối hài hòa.
Điểm đặc biệt của cơ sở này là có nhiều cây cối, bồn hoa, thác nước nhân tạo. Sân trước và sân trong của trường tại cơ sở này rộng rãi, yên tĩnh, được chăm chút cẩn thận như một công viên thu nhỏ, tạo không khí tĩnh lặng cho người ham học, ham nghiên cứu. Ở trường có mạng internet hữu tuyến và vô tuyến. Trong khuôn viên của Trường có thể sử dụng tốt hệ thống mạng thông tin này.
Phía sau khu trường là sân chơi đa năng và sân bóng đá với kích thước gần đạt chuẩn. Một góc khu đất gần các sân bóng sẽ là cư xá mới của sinh viên.
B. Lớp học, Phòng thí nghiệm :
1. Phòng học: Cả hai cơ sở có tất cả 46 phòng học, với tổng diện tích là 11.000 m2 . Phòng ốc cao ráo, sáng sủa, thoáng mát, âm thanh vừa phải.
2. Các cơ sở thực hành trong trường: Nhà trường rất cố gắng trang bị để đảm bảo tính chất “công nghệ” của nhà trường. Trừ Khoa Quản trị Kinh doanh, lấy thư viện và các phần mềm tin học làm nguồn tư liệu khoa học chính yếu, các Khoa khác đều có phòng thí nghiệm, xưởng thực tập hoặc phòng máy tính chuyên ngành. Hiện nay ở trường có các cơ sở thực hành sau đây:
- Phòng thí nghiệm Vật lý đại cương;
- Phòng thí nghiệm Hóa đại cương;
- Phòng thí nghiệm Kỹ thuật số;
- Phòng thí nghiệm Vi xử lý;
- Phòng thí nghiệm Mạch diện tử;
- Phòng thí nghiệm Mạch điện;
- Phòng thí nghiệm Điện tử ứng dụng;
- Phòng thí nghiệm Viễn thông;
- Phòng thí nghiệm Điều khiển tự động;
- Xưởng thực tập Điện 1;
- Xưởng thực tập Điện 2;
- Xưởng thực tập Điện tử;
- Xưởng thực hành Điện tử cơ bản;
- Xưởng thực hành Điện tử viễn thông;
- Xưởng thực hành Điện kỹ thuật;
- Xưởng thực hành Nguội cơ bản;
- Xưởng thực hành Đo cơ khí;
- Xưởng thực hành Hàn;
- Xưởng thực hành Truyền động cơ khí;
- Phòng thí nghiệm Công trình;
- Phòng máy tính Chuyên đề xây dựng;
- Phòng Thiết bị Trắc địa;
- Phòng thí nghiệm Hóa – thực phẩm;
- Phòng thí nghiệm Cảm quan
- Phòng thí nghiệm Vi sinh vật học thực phẩm;
- Phòng thí nghiệm Phần cứng máy tính;
- Trung tâm Điện toán của trường với gần 300 máy tính nối mạng, hệ internet ADSL hữu tuyến và vô tuyến.
- Phòng chuyên đề đồ họa & Studio.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 29/Jul/2009 lúc 11:54pm
Đại học Y dược
Đại học Y dược ngày nay được thành lập năm 1976 trên cơ sở sáp nhập 3 trường đại học là: Đại học Y khoa Sài Gòn, Đại học Dược Sài Gòn và Trường Y tế Nam Bộ. Đại học Y khoa Sài Gòn được thành lập năm 1941, năm 1961 được chia ra thành 2 trường Y và Dược riêng. Năm 1964 thành lập Trường Nha khoa. Đại học Y Dược Thành phố ************ là một trong những trường đại học y khoa hàng đầu ở Việt Nam nói chung và ở khu vực miền Nam nói riêng. Trường hiện có 7 khoa: Điều dưỡng-kĩ thuật y học, Răng Hàm Mặt, Khoa học Cơ bản, Dược, Y tế Công cộng, Y, Y học Cổ truyền. Trường còn quản lý một bệnh viện là Bệnh viện Đại học Y Dược.
TUYỂN SINH
Mã trường (dành cho tuyển sinh): YDS Số thứ tự trong cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2008": 251 Địa chỉ: Số 217, đường Hồng Bàng, Q.5, tp Hò Chí Minh
Mã trường (dành cho tuyển sinh): YDS
Các ngành đào tạo cử nhân chính quy
Tên ngành/nhóm ngành |
Mã |
Khối |
Chỉ tiêu 2008 |
Bác sĩ đa khoa (6 năm) |
301 |
B |
420 |
Bác sĩ răng hàm mặt (6 năm) |
302 |
B |
100 |
Dược sĩ đại học (5 năm) |
303 |
B |
300 |
Bác sĩ y họ cổ truyền (6 năm) |
304 |
B |
140 |
Bác sĩ y học dự phòng (6 năm) |
305 |
B |
50 | |
|
Các ngành đào tạo cử nhân (4 năm)
Tên ngành/nhóm ngành |
Mã |
Khối |
Chỉ tiêu 2008 |
Điều dưỡng |
305 |
B |
50 |
Y tế cộng đồng |
306 |
B |
60 |
Xét nghiệm |
307 |
B |
40 |
Vật lí trị liệu |
308 |
B |
20 |
Kỹ thuật hình ảnh |
309 |
B |
20 |
Kỹ thuật phục hình răng |
310 |
B |
30 |
Hộ sinh (Chỉ tuyển nữ) |
311 |
B |
40 |
Gây mê hồi sức |
312 |
B |
30 | | |
javascript:history.back%28-1%29; -
Website: http://www.yds.edu.vn/ - www.yds.edu.vn
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 30/Jul/2009 lúc 12:12am
Đại học y khoa Sài Gòn ngày 30-4-1975, chuyện ít người được biết
Có một đoạn ngắn lịch sử của trường Đại học Y Khoa Sài Gòn mà ít ai biết đến. Đó là ngày 30/4/1975. Vào khoảng 3-4 giờ chiều, một sinh viên y khoa năm thứ tư tên là Nguyễn Vĩ Liệt ôm cây đại liên M-60 vào sân trường Đại học Y Khoa Sài Gòn với người anh ruột là Nguyễn Vĩ Hùng tự là Nguyễn Thành, thiếu úy địa phương quân VNCH, người anh họ là Nguyễn Phú Hậu, trung úy pháo binh VNCH và một trung úy pháo binh khác tên Hỷ. Các sĩ quan quân đội VNCH này võ trang súng M-16. Chúng tôi muốn biết có ai đập phá trường Y Khoa Sài Gòn không? Tôi nghĩ rằng nếu trường này bị sụp đổ, thì khó mà xây dựng lại một ngôi trường đại học như vậy. Chúng tôi thấy lảng vảng khoảng 12 người không mặc quân phục, chỉ mặc quần xà lỏn nhưng lưng có lận súng và lựu đạn. Anh Hùng lên tiếng “Liệt cẩn thận, lên đạn và để tay vào cò súng” và các sĩ quan dàn thành hình vòng cung để bảo vệ tôi. Tôi để tay trên cò súng đề phòng và lên tiếng “ Chúng tôi là những sĩ quan của quân đội VNCH. Các anh là ai?” Những người này trả lời rằng họ thuộc binh chủng bộ binh. Anh Hùng với kinh nghiệm thời đi lính ở Sư đoàn nhảy dù và sau đó đi Thủ Đức và được đưa về địa phương quân cảnh báo tôi “Cẩn thận” (có nghĩa là đừng buông súng xuống). Tôi vẫn để ngón tay trỏ bên phải lên cò súng đại liên M-60 và tiến lại gần những người đó. Tôi nói: “ Các anh em, chúng tôi là những sĩ quan VNCH. Các đơn vị chúng tôi đã tan hàng sau khi tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng trên đài phát thanh. Hiện giờ vợ con của các anh em cần các anh em tại quê nhà. Các anh em quê ở đâu?” Họ trả lời “ Dạ, quê chúng em ở miền Tây. Nhiều ngày qua, chúng em không có gì để ăn và không có tiền về quê nên đành tử thủ ở đây và liều chết trong trận cuối cùng tại đây". Tôi trả lời “Thôi hết rồi! Chúng tôi tìm để giúp các anh em đây.” Tôi phát cho mỗi người 500 đồng và một hộp ration C. Tôi bảo” Các anh em đưa súng và lựu đạn cho tôi”. Họ móc súng rouleau cụt nòng và lựu đạn M-26 từ trong lưng quần bỏ giữa sân trường. Tôi chỉ họ lên chỗ sinh viên y khoa thường ngủ trưa để nghỉ ngơi. Trong lúc đó, bộ đội đã lảng vảng trước cửa sau (cổng Nha Khoa, đuờng Nguyễn Trãi). Anh Hùng lên tiếng “Liệt, rút đi thôi”. Tôi nói “Khoan đã! Nếu mình rút đi bây giờ thì họ vào và sẽ có bắn nhau” Tôi đưa tay ngoắt những người bộ đội vào nhưng chỉ có một người vào. Tôi hỏi: "Cấp bực của anh là gì?” Anh ta trả lời “ Thưa đồng chí, em là trung đội trưởng ạ!” Tôi nghĩ trong bụng là họ tưởng tôi là du kích vì chúng tôi mặc thường phục. Nếu vậy thì tốt hơn, tôi ra lệnh luôn “Đồng chí dẫn trung đội vào khuôn viên của trường để bảo vệ nhé. Nếu bể một viên gạch tôi sẽ đến hỏi tội đồng chí đấy! Đồng chí cho một tiểu đội phòng thủ phía trước, một tiểu đội phòng thủ phía sau, và tiểu đội còn lại ở giữa để yểm trợ hai bên hông” Anh ta dạ và ngoắc trung đội vào trường Y Khoa. Anh Hùng nói nhỏ “Chẩu”. Chúng tôi lên xe Deux Cheveaux và đi mất. Anh Hùng bảo “Mày ẩu quá, nếu tụi nó nổ súng thì sao?” Tôi cười cười và không trả lời và nghĩ “Mình ngu thật”. Ngày 2/5/1975, khi đến trường trình diện, tôi cũng lái chiếc xe Deux Cheveaux của người chú bỏ lại. Mọi người đều đậu xe ở ngoài đường. Tôi cũng tìm chỗ đậu xe. Một anh bộ đội chạy ra và bảo tôi “Đồng chí lái xe vào trong”. Tôi nói “Mọi người đậu ở bên ngoài. Tại sao tôi phải vào trong/” và rồ máy tính chạy vì tôi nghĩ việc tôi làm đã lộ. Nhưng anh chàng bộ đội này tỏ vẻ cung kính, hơn nữa anh ta có cây súng AK-47, nên tôi đành lái liều vào sân trường và được chỉ cho chỗ đậu xe giữa sân làm cho mọi người nhòm ngó. Khi bước ra khỏi xe, tôi nhìn thấy vợ chồng của chị Lê Thị Thanh Hải cùng lớp đang đi vào. Người gác dan biết chồng của chị Thanh Hải không phải là sinh viên y khoa nên đưa tay chận lại. Chồng của chị Thanh Hải dùng tay đẩy ông gác dan ra. Anh bộ đội chạy đến và hỏi đầu đuôi. Khi nghe ông gác dan nói gì đó, hắn lên đạn và chỉ súng vào đầu của chồng chị Thanh Hải tính bắn. Lúc đó, ai cũng sững sờ, tôi đành liều đóng kịch một lần nữa. Tôi lên tiếng “Cái gì đó, đồng chí?” Anh chàng bộ đội còn tưởng tôi là nhân vật quan trọng “Báo cáo đồng chí, tên phản động này muốn vào phá rối”. Tôi khoát tay: “Không, không, 2 vợ chồng này là bạn của tôi. Cho họ vào”. Anh chàng bộ đội hạ mũi súng AK-47 xuống và cho họ vào. Thấy gương mặt của chị Thanh Hải và người chồng thật sự hoảng sợ và trông rất tội nghiệp. Tôi lại gần và nói “Anh chị cứ việc vào đừng nói năng hay phản ứng gì hết” Thế là tôi đã làm được hai chuyện mà lòng tôi đến bây giờ vẫn còn vui.
NGUYỄN VĨ LIỆT
8-6-2008
HH sưutầm
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 30/Jul/2009 lúc 12:43am
ời Đại học Kiến trúc Sài Gòn sang Pháp năm 1974, sau hơn 20 năm làm việc ở đây, kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị, tác giả của công trình trùng tu và nâng cấp Nhà hát Lớn, đã chọn Hà Nội làm điểm dừng chân cho quãng đời còn lại của mình. Tạp chí Thời Trang Trẻ đã có cuộc trò chuyện cùng ông tại Văn phòng tư vấn thiết kế do ông thành lập cách đây hơn 2 năm trên đường Trần Hưng Đạo. - Ông có thể cho biết điều gì đã giữ chân ông ở lại Hà Nội?
- Năm 1995, Bộ Văn hoá - Thông tin có một cuộc tuyển chọn các phương án thiết kế, cải tạo nâng cấp Nhà hát Lớn của các kiến trúc sư nước ngoài. Tôi tham gia và phương án của tôi được chọn. Năm 1997, khi công trình hoàn thành chào đón Hội nghị các nước nói tiếng Pháp, có dịp trở lại đất nước, tôi thấy có thể triển khai công việc tại đây nên đã quyết định mở văn phòng ở Hà Nội. Tôi thấy Hà Nội có cái chất gì đó hợp với tâm hồn mình - nhiều cây xanh, hồ nước, có khí hậu nhiều mưa, không đông đúc, ồn ào..., tất cả những cái đó mang lại cho tôi cảm xúc sáng tác. Tôi thật sự say mê Hà Nội, nhất là mùa thu với mùi hoa sữa.
- Ông có nhận xét gì về kiến trúc Hà Nội?
- Sự phát triển của kiến trúc Hà Nội có thể nói đã đi nhanh hơn quy hoạch. Điều này được chứng tỏ qua một số công trình nhà ở của dân chúng phát triển không theo hệ thống như ở khu vực Hồ Tây, trên phố cổ... Đối với những công trình lớn, nhất là những công trình do nước ngoài đầu tư, ít nhiều kiến trúc còn đi theo những đường hướng do quy hoạch đề ra (dĩ nhiên là vẫn còn nhiều hạn chế). Vấn đề lớn của hiện tại là quy hoạch đã không phát triển theo kịp nhu cầu của dân chúng. Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc quy hoạch nội thành, Hà Nội cần phải khẩn trương quy hoạch vùng ngoại ô của thành phố. Việc này nếu bằng một chính sách đúng đắn, có chiều sâu sẽ làm Hà Nội đẹp hơn trong tương lai. Chuẩn bị ở ngoại ô để thu hút dân chính là cách tốt nhất để giãn dân, từ đó mới dễ cải tạo những khu phố chật chội tại trung tâm. Đó là kinh nghiệm của các nước châu Âu đã làm.
- Hiện tại Việt Nam đang có dự án xây dựng công trình sân vận động Hà Nội để chuẩn bị tổ chức Sea Game 2003. Ông có ý định tham gia không?
- Được tham gia là một vinh dự lớn cho tôi. Hiện tại, tôi đang hợp tác cùng với 2 kiến trúc sư Pháp thuộc công ty Crarchitecture (đã thiết kế State de France) để tham gia đấu thầu. Chúng tôi mong muốn được đem khả năng chuyên môn và những kinh nghiệm để đóng góp cho dự án sân vận động Hà Nội. Tôi nghĩ rằng đây là công trình quan trọng của Việt Nam, do đó nó phải thể hiện được văn hoá kiến trúc của Việt Nam để chúng ta có thể tự hào cùng với các dân tộc khác trên thế giới.
- Là một người đã có nhiều năm sống và làm việc tại Pháp, ông thấy hành nghề ở đâu dễ hơn?
- Ở đâu cũng có cái khó và dễ của nó. Ở Pháp, vai trò của người kiến trúc sư được đánh giá cao, kèm theo đó là hệ thống pháp luật chặt chẽ quy định nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như tương lai của người kiến trúc sư khiến cho họ có thể yên tâm sáng tạo hơn. Tuy nhiên sự cạnh tranh dữ dội khiến họ phải luôn vươn lên trong sáng tác. Ở Việt Nam, vai trò của người kiến trúc sư chưa được đánh giá đúng mức, đa số các nhà đầu tư chưa tin tưởng vào chuyên môn của các kiến trúc sư trong nước. Tôi thấy vấn đề đó phải được xem xét lại bởi cần phải đem tới sự tin tưởng vào chuyên môn thì người kiến trúc sư mới có thể sáng tạo được. Thế nhưng hành nghề trong nước có một điểm đối với tôi hết sức quan trọng: Chính điều kiện vật liệu, công nghệ chưa dồi dào, chưa hệ thống hoá như các nước châu Âu, Mỹ đã kích thích tôi làm việc nhiều hơn. Chẳng hạn khi vẽ một cái lan can, tay vịn cầu thang, ở nước ngoài đã có sẵn mẫu nhưng ở đây không có, tôi lại ngồi sáng tác. Chính cái đó làm giàu thêm sự sáng tạo của mình. Và ngay trong sự thiếu thốn vật liệu, việc dùng những vật liệu địa phương, truyền thống của Việt Nam để đưa vào kiến trúc cũng mang lại cho tác phẩm kiến trúc một hình ảnh riêng đặc thù. Tôi nghĩ cái quan trọng khi về nước làm việc là làm với tâm hồn, với sự đam mê về chuyên môn hơn vì lý do kinh tế. Vân Anh, Thời Trang Trẻ, 2/2001.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 30/Jul/2009 lúc 12:55am
Chương trình
- Điều kiện nhập học: Tú tài Toàn phần hay một văn bằng tương đưong.
- Thể thức học và thi: sau mỗi niên học, trường mở hai khóa thi.
Năm1
- Kiến trúc sáng tạo học
- Cổ điển họa và nặn hình
- Toán học
- Hình học họa hình
- Lịch sử tổng quát kiến trúc
- Phép Thiết thể và Vật liệu Kiến tạo
- Pháp văn
- Anh văn
- Kiến trúc nhập môn
Năm 2
- Kiến trúc sáng tạo học
- Cổ điển họa và nặn hình
- Toán học đại cương
- Hình học họa hình
- Lịch sử tổng quát kiến trúc
- Lý thuyết Kiến trúc
- Phép Thiết thể và Vật liệu Kiến tạo
Năm 3
- Kiến trúc sáng tạo học
- Cổ điển họa và nặn hình
- Kiến tạo đại cương: Lý thuyết
- Vật lý, Địa chất học áp dụng vào khoa Kiến trúc
- Phép phối cảnh
- Lý thuyết Kiến trúc
- Sức chịu đựng của vật liệu
Năm 4
- Kiến trúc sáng tạo học
- Kiến tạo đại cương: Lý thuyết và đồ án
- Bê tông cốt sắt
- Ước lượng vật liệu và kiểm điểm
- Lịch sử tổng quát Kiến trúc
- Lý thuyết Kiến trúc
- Luật nhà phố
Năm 5
- Kiến trúc sáng tạo học
- Kiến tạo áp dụng
- Luật nhà phố
- Tổ chức nghề nghiệp
- Lý thuyết Kiến trúc
- Địa thể học áp dụng kiến trúc
- Kiến tạo đại cương: Đồ án và kỹ thuật
Năm 6
- Kiến trúc sáng tạo học
- Bê tông cốt sắt thực hành
- Đồ án trang trí nhà cửa
- Luận án thi tốt nghiệp (3 tháng cuối niên học)
nguồn : Bách Khoa ToànThư
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 30/Jul/2009 lúc 9:25pm
TRƯỜNG ĐẠI-HỌC SƯ-PHẠM SAIGON
Trường ĐHSP Saigon được thành lập bắt đầu từ niên khóa 1958-1959, theo hệ 3 năm. Để được nhận vào học năm thứ nhất, sinh viên phải qua một kỳ thi tuyển.
Niên học ấy, nhà trường cũng chấp nhận cho vào học ngay năm thứ 2 những sinh viên Đại học Văn khoa, it nhất đã đỗ bằng Dự bị và những ai đang theo học trường Cao đẳng Sư phạm muốn chuyển trường.
Từ niên khóa 1962-1963 trở đi, học kỳ theo hệ 4 năm: Sinh viên phải đậu ít nhất là chứng chỉ Dự bị Văn khoa hoặc Dự bị Khoa học rồi mới được nộp đơn dự kỳ thi tuyển vào Đại học Sư phạm, Mỗi năm trường tổ chức một kỳ thi tuyển vào khoảng cuối tháng 7 (sau khi đã có kết quả kỳ thi Dự bị ở Đại học Văn khoa và Đại học Khoa học), mỗi khóa thi tuyển trường sẽ chọn lại cho mỗi ban từ 25 đến 30 sinh viên, sau khi trúng tuyển các sinh viên nầy sẽ tiếp tục học thêm 3 năm nữa và khi ra trường tốt nghiệp với văn bằng "Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp". Từ năm 1974, Trường ĐHSP Saigon bắt đầu tổ chức thêm kỳ thi tuyển cho các ứng viên vừa đậu tú tài toàn phần và học kỳ sau khi trúng tuyển là 4 năm. Sau ngày 30/04/1975 hệ thống học Dự bị Văn khoa hay Khoa học trước rồi mới được dự kỳ thi tuyển vào ĐHSP không còn nữa mà tất cả các thí sinh đều thi tuyển thẳng vào ĐHSP sau khi đã đậu bằng tú tài toàn phần.
Sinh viên ĐHSP được cấp học bổng nhưng phải ký giấy cam kết , sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ cho trường Trung học nhà nước ít nhất là 10 năm. Số tiền học bổng cũng được tăng lên dần theo với đà lạm phát, lúc đầu mỗi sinh viên được lãnh mỗi tháng 700 đồng VN, từ khoảng năm 1960/1961 số tiền học bổng là 1500 đồng VN và đến năm 1970 thì mỗi sinh viên được lãnh khoảng 3000 đồng VN mỗi tháng.
Vài nét về các cựu Giáo sư ĐHSP Sàigòn.
Giáo sư Lê Thanh Hoàng Dân
Giáo sư Lê Thanh Hoàng Dân sinh tại Sàigòn. Định cư tại Hoa Kỳ (New York) từ năm 1975. Ông tốt nghiệp MS & MBA tại Pace University - New York và đã làm việc cho nhiều nhà bank và công ty ở Hoa Kỳ. Về hưu trí từ năm 2002. Trước 1975, ông là giáo sư tại các trường: Võ Trường Toản (Sàigòn), Quốc gia Sư phạm Sàigòn, Đại học Sư phạm Sàigòn, Đại học Sư phạm Cần Thơ, Cao Đài, Hòa Hảo. Ông đã dịch thuật và viết nhiều sách trước 1975 như: Các Vấn đề Giáo dục, Triết lý Giáo dục, Những Danh tác Chính trị, Lịch sử Chiến tranh lạnh...
Giáo Sư Phạm Cao Dương
Ông đã tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa Sàigòn vào đầu thập niên 60. Năm 1973 Ông sang Pháp du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ ngành Sử tại đại học Paris. Ông từng giảng dạy tại các trường Đại học Sư Phạm Sàigòn, Đại học Văn Khoa Sàigòn và là giáo sư thỉnh giảng tại các đại học Đà Lạt, Huế, Cần Thơ, Vạn Hạnh và Cao Đài.
Tháng Tư năm 1975, giáo sư Phạm Cao Dương may mắn rời khỏi được đất nước trong những giờ phút cuối cùng của miền Nam. Đặt chân tới nước Mỹ ông có một thời gian ngắn gián đoạn nghề dậy học, nhưng bù vào đó ông đã cắp sách đến trường lại để hoàn tất những học vị cần thiết cho việc quay lại với nghề dạy học cũ của mình. Sau đó,ông giảng dạy các môn lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Việt nam trong gần ba chục năm qua tại các trường UCI, UCLA, Cal State Long Beach, Santa Ana College…
Hiện nay tuy đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng giáo sư Phạm Cao Dương vẫn còn dạy một số lớp tại các trường đại học có đông sinh viên Việt Nam ở Nam Cali. Ông là một nhà giáo tận tụy với nghề suốt hơn bốn chục năm trường. Đúng là ông sinh ra để đi học và đi dạy.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 30/Jul/2009 lúc 9:29pm
Giáo sư Nguyễn Thị Cúc
Tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Sorbonne- Paris. Bà đã là giáo sư tại trường Đại học Sư Phạm Sàigòn, trường Đại học Văn Khoa Sàigòn và Viện Đại học Đà lạt. Trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 bà đã cùng các con di tản sang Pháp. Bà là Chuyên gia khảo cứu (recherche) của Trung tâm Quốc gia Khảo cứu Khoa học Pháp (CNRS) (1975-1993). Hiện hưu trú tại Pháp cùng với phu quân là giáo sư Lâm Thanh Liêm.
Giáo sư Lâm Thanh Liêm
Tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Sorbonne- Paris, ông đã từng là giáo sư trường Đại học Sư Phạm Sàigòn, giáo sư kiêm trưởng ban Địa lý trường Đại học Văn Khoa Sàigòn, nguyên Tổng thư ký Viện Đại học Saigon.
Ông cũng là giáo sư về ngành khoa học xã hội tại Viện Đại học Vạn Hạnh, ngành chính trị kinh doanh tại Viện Đại học Đà Lạt, ngành thương mại tại Đại học Minh Đức,đồng thời ông cũng giảng dạy tại các Đại học khác như Viện Đại học Huế và Viện Đại học Cần Thơ.
Sau tháng 4 năm 1975,dưới chế độ cộng sản, ông bị cưỡng bách "học tập cải tạo"trong thời gian 3 năm (1975-1977). Sau đó ông làm việc trong ngành nông nghiệp cho tới năm 1979 thì sang Pháp đoàn tụ với gia đình. Hiện hưu trú tại Pháp sau một thời gian làm Chuyên gia khảo cứu của Trung tâm Quốc gia Khảo cứu Khoa học Pháp (CNRS) và giảng sư của Đại học Sorbonne Paris IV.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 30/Jul/2009 lúc 9:35pm
Giáo sư Nguyễn Thanh Vân
Ông là giáo sư phụ trách môn Sinh học Thực Vật thuộc ban Khoa học tại trường Đại học Sư Phạm Sàigòn. Một trong những hoạt động mà Giáo sư Nguyễn Thanh Vân đã thực hiện cho sinh hoạt tập thể của Liên khoa Đại học Sư phạm Sàigòn là đảm nhiệm chức Trưởng đoàn chuyến du khảo "Đi trên quê hương" do Ban Đại diện ĐHSP tổ chức vào năm 1973. Dịp nầy, ông đã hướng dẫn các sinh viên cả hai ban Văn chương và Khoa học của ĐHSP Sàigòn đi thăm đất nước trên chuyến tầu Hải quân HQ 500, tuyến đường Sàigòn-Rạch Giá-Hà Tiên-Hòn Sơn Ray. Hiện nay Giáo sư Nguyễn Thanh Vân đang hưu trú tại Pháp.
Giáo sư Trần Trung Lương
Nhà văn Trà Lũ tên thật là Trần Trung Lương, sinh tại Ninh Bình, Bắc Việt. Vào Nam năm 1954. Giáo sư Đại học Sư phạm Sài Gòn trước 1975. Hiện định cư tại thành phố Toronto (Canada) và làm việc cho Bộ Văn Hoá & Công Dân của tỉnh bang Ontario. Ông sáng tác sau 1975, cộng tác với nhiều tạp chí tại hải ngoại.. Từng giữ chức chủ tịch Văn Bút Việt Nam trung tâm Ontario (1991-1995). Những tác phẩm của ông, hầu hết đều lấy cái nền Đất để trưng bày những vấn đề trong cuộc sống, cùng tình cảm ông dành cho mỗi góc cạnh cuộc đời. Sau những: Miền Đất Hạnh Phúc (1989), Đất Mới (1991), Miền Đất Hứa (1993), Đất Thiên Đàng (1995), Đất Yêu Thương (1997), Đất Lạnh Tình Nồng (1999), Đất Quê Ngoại (2001), Đất Anh Em (2003).. đến nay là Đất Nhà. Sức viết của ông khá mạnh và cứ chu kỳ hai năm, ông lại "lên khuôn" một lần để gởi đến bạn đọc.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 30/Jul/2009 lúc 9:37pm
Giáo sư Mai Thanh Truyết
Giáo sư Mai Thanh Truyết tốt nghiệp Tiến sĩ Hóa Học Đại học Besancon, Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Ông làm ***istant phụ trách Thí nghiệm Hóa Vô cơ tại Institut de Chimie, Besancon, Pháp.
Tại Việt Nam, trước năm 1975, Ông là Giảng sư (***ociate-Professor), Trưởng ban Hóa học, Đại học Sư phạm Sài Gòn, đồng thời là Giám đốc Học vụ, Viện Đại học Cao Đài, Tây Ninh.
Từ lúc định cư ở Hoa Kỳ, ông đã từng giữ các chức vụ: • Nghiên cứu cho Chương trình thuộc Viện Y tế Quốc gia (NIH) của Đại Học Y Khoa Minnesota. • Giảng dạy Hóa học Đại cương tại King College, Fresno, California. • Giám đốc Phòng thí nghiệm và Giám đốc Xử lý Phế thải, Chemical Waste Management, Kettleman City, California.
Hiện nay Giáo sư Mai Thanh Truyết vẫn tiếp tục hoạt động trong lãnh vực chuyên môn như: * Giám đốc nhà máy xử lý nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, California. * Giám đốc Kiểm soát An toàn và Phẩm Chất (QA/QC), Weck Laboratories Inc., Industry City, California. * Giám đốc Kỹ thuật, Environment Consultant Services, Los Angeles. Trong công tác Hội đoàn, Ông là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa kỳ (VASTS).
Giáo sư Trần thị Khánh Vân
Trước 30/04/1975, Bà là Giáo sư Sử học tại trường Đại học Sư Phạm Sàigòn. Hiện đang định cư tại Mỹ với phu quân là Giáo sư Phạm Cao Dương.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 30/Jul/2009 lúc 9:58pm
Lời dẫn nhập
Trường Đại học Sư Phạm Saigon được thành lập vào năm 1958. Trong 17 năm, từ 1958 đến 1975, dưới sự dạy dỗ và dìu dắt của các bậc Thầy đáng kính, trường Đại học Sư Phạm Saigon đã đào tạo hàng ngàn giáo sư trung học đệ nhị cấp cho toàn cõi Cao nguyên Trung phần và các tỉnh miền Nam Việt Nam.
Trường Đại học Sư Phạm Saigon với các ban Việt Hán, Sử Địa, Pháp văn, Anh văn, Toán, Lý Hóa, Vạn Vật... mỗi năm đã có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp sau khi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng suốt mấy năm dài về kiến thức chuyên môn cũng như về tư cách, đạo đức và luân lý chức nghiệp. Họ tản mác ra đi khắp các miền đất nước, từ thành lớn đến tỉnh nhỏ, từ phố thị đến thôn quê, đem khả năng đã được hướng dẫn để truyền đạt lại cho thế hệ đi sau...
Năm 1975 miền Nam Việt nam sụp đổ. Với thể chế mới, hầu như mọi thứ đều bị thay đổi từ tên gọi cho đến các cơ cấu tổ chức. Tháng 10 năm 1976, trường Đại học Sư Phạm Saigon bị đổi tên là Đại học Sư Phạm Thành phố ************. Sinh viên tốt nghiệp được gọi là"giáo viên phổ thông cấp ba". Không chỉ đơn giản việc đổi tên, mà cả một quá khứ tốt đẹp cũng bị xóa bỏ. Ngày nay, các tài liệu chính thức của Việt Nam chỉ nói đến trường Đại Học Sư Phạm Thành phố ************ với những hoạt động và thành tựu kể từ tháng 10 năm 1976. Phải chăng, một cách cố tình, người ta đã phủ nhận tiền thân của Đại học Sư phạm Thành phố ************ là Đại học Sư phạm Saigon? Phải chăng, người ta đã cố tình quên cả một công trình xây dựng và tu bổ của bao nhiêu người đi trước để ngày nay có sẵn một cơ sở bề thế, với một cơ cấu ổn định vững vàng?
Website nầy được lập ra để tất cả các Giáo sư đã từng giảng dạy cũng như tất cả các sinh viên đã từng theo học tại Đại học Sư phạm Saigon cùng nhau nhìn lại cái quá khứ hãnh diện của mình, để cùng chia xẻ với nhau những điều đã thu thập được hoặc những kinh nghiệm đã trải qua dưới mái trường Đại học Sư phạm Saigon. Từ đó cùng nhau góp tiếng nói, vẽ lại chân dung đích thực của trường Đại học Sư Phạm Saigon, trả lại công bằng cho các bậc tiền nhân đã từng đóng góp bao tâm huyết trong việc xây dựng ngôi trường, và để cho những thế hệ sau biết tường tận và đúng đắn hơn về trường Đại học Sư phạm Thành phố ************ ngày nay.
Chúng tôi cũng hân hoan mời gọi tất cả các giáo chức tốt nghiệp sau năm 1975 và các thân hữu, có cùng chí hướng, tích cực tham gia góp tiếng để Website này được phong phú hơn. Ước mong đây sẽ là nơi chốn của tiếng nói xây dựng, đoàn kết và yêu thương...
Thân ái.
( Hội ái Hữu ĐHSP Sài Gòn )
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
|