Hãnh diện Người Việt Nam !
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Tâm Tình
Forum Discription: Giải bài tâm sự về gia đình, xã hội hay chính mình về điều gì đó.
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2543
Ngày in: 15/Jan/2025 lúc 7:54am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam !
Người gởi: mykieu
Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam !
Ngày gởi: 22/May/2010 lúc 5:56pm
http://www.vietvungvinh.org/index.php?option=com_content&view=article&id=895:mot-nu-bac-si-goc-viet-duoc-thang-chuc-dai-ta-khong-quan&catid=74:cong-dong&Itemid=122 -
Thứ tư, 19 Tháng 5 2010 15:03
Viết bởi Hạnh Liên
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image006.jpg">
Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh
Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh đã được thăng chức Đại Tá (Không Quân) vào lúc 3 giờ chiều ngày 14 Tháng 5, 2010 tại một phòng hội của Women’s Memorial, ở Arlington, VA.
Buổi lễ thăng chức được chủ tọa bởi Thiếu Tướng Byron C. Hepburn. Hiện diện có khoảng một trăm người tham dự, phần đông là gia đình của Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh, cùng nhiều thân hữu của gia đình và các cựu quân nhân trong Quân Lực VNCH, trong đó có Cựu Trung Tướng Lữ Lan.
Trước khi được thăng chức Đại Tá, ở cấp bậc Trung Tá, Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh là Giám Đốc của Air Force Meidcal Service (AFMS) International Health Specialist (IHS) program, Office of the Air Force Surgeon General.
Đại Tá Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh tốt nghiệp ở University of Virginia, được chứng nhận bởi cả hai the American College of Preventive Medicine và the American Academy of Family Practice. Trung Tá Bác sĩ Mylene Tran Huỳnh đã phục vụ trong United State Air Force hơn 18 năm.
Được biết, sau 30 Tháng Tư, 1975 cả gia đình của Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh còn kẹt ở VN, lúc đó Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh mới 9 tuổi. Cha của Bs Mylene Huỳnh là Bác sĩ Quân Y Trần Đoàn, thuộc Sư đoàn Nhảy Dù. Sau đó gia đình đã vượt biên và đến được Manila , Phi luật Tân.
Vì lý do nghề nghiệp, Bác sĩ Mylene không thể dành cho phóng viên một cuộc phỏng vấn, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu được, cha của Bác sĩ Mylene là một Bác sĩ quân y, từ nhỏ Bác sĩ Mylene thường theo cha, chơi quanh quẩn trong sân bệnh viện, nên đã quen thấy cha chăm sóc cho những thương phế binh. Điều này đã ảnh hưởng không ít lên tâm trí cô bé, vì vậy khi lớn lên trên một đất nước tự do, có đầy đủ phương tiện để học hỏi, chọn lựa, Bác sĩ Mylene đã chọn cho mình một hướng đi cao đẹp, theo ngành y khoa và phục vụ trong quân đội.
Với cấp bậc Đại Tá Không Quân trong Quân Lực Hoa Kỳ, giữ những chức vụ quan trọng, Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh sẽ có nhiều cơ hội, phương tiện để phục vụ, giúp đỡ những người nghèo khó trên nhiều quốc gia trên thế giới.
Về binh nghiệp:
Second Lieutenant May 1988 Captain May 1992 Major May 1998 Lt Colonel May 2004
Học vấn:
1992 Doctorate in Medicine, University of Virginia , Charlottesville , VA 1995 Residency in Family Practice, Malcolm Grow Medical Center , Andrews AFB, MD 1997 Aerospace Medicine Primary Course, USAF School of Aerospace Med, Brooks AFB , TX 1997 Medical Acupuncture Certification, University of California Los Angeles 1999 Fellow, Faculty Development in Family Medicine, University of North Carolina , Chapel Hill 2001 Master of Public Health, Uniformed Services University (USU) 2002 Residency in Preventive Medicine, USU 2004 Fellow, Exec Course 04-2, Asia-Pacifi c Center for Security Studies, Honolulu , Hawaii 2005 Military Tropical Medicine, USU 2007 Air War College Seminar
Phục vụ:
1995-1997 Family Practice Physician, 43rd Medical Group, Pope AFB, NC 1997-2000 Family Practice Teaching Staff, Malcolm Grow Medical Center , Andrews AFB 2000-2001 Master of Public Health in Health Services Administration and Epidemiology (AFIT) 2001-2002 Preventive Medicine Resident (AFIT) 2002-2004 Deputy Chief, Preventive Medicine, AFMOA, Offi ce of the AF/SG, Bolling AFB 2004-2007 International Health Specialist, HQ Pacifi c Air Forces International Health Affairs 2007-2009 Commander, 377th Medical Operations Squadron, Kirtland AFB, NM 2009-Current Director, AFMS International Health Specialist Program (AFMSA/SGXI)
In this capacity, Lt Col Huynh provides policy, guidance and oversight to 65 full-time IHS personnel in the 15 geographic locations world-wide and over 150 Air Force medical personnel with IHS Special Experience Identifiers. The Air Force IHS teams are engaged in building global health partnerships and partner capacity through both military-military and military-civilian health engagement. Through the IHS program, the AFMS develops a cadre of medics with foreign language skills, cross-cultural competency, expertise in regional geopolitical affairs and interagency coordination processes
Được ân thưởng những huy chương:
Meritorious Service Medal with four oak leaf clusters Joint Service Commendation Medal Army Commendation Medal Air Force Achievement Medal Air Force Meritorious Unit Award Air Force Outstanding Unit Award with one leaf cluster Air Force Organizational Excellence Award with one leaf cluster National Defense Service Medal with one oak leaf cluster Global War on Terrorism Service Medal Humanitarian Service Medal
Sự thành công, được thăng chức Đại Tá Không Quân của Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh không phải chỉ là một niềm hãnh diện riêng cho gia đình của Bác sĩ Mylene mà là niềm hãnh diện chung của cả cộng đồng người Việt ở hải ngoại, về sự thành công của thế hệ thứ hai.
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image001.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image002.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image003.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image004.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image005.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image006.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image007.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image008.jpg">
Chồng (Kỷ sư Cơ Khí) Huỳnh Quốc Thành & con trai lớn gắn cấp bực mới , áo ngoài
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image009.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image010.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image011.jpg">
Cha (BS Trần Đoàn, Đại Uý Quân Y Sư Đoàn Dù/QLVNCH)và Mẹ ( Dược Sĩ Phan Thị Nhơn) gắn cấp bậc cầu vai áo trong.
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image012.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image013.jpg">
Đại gia đình & Chuẩn tướng Byron C. Hepburn
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image014.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image015.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image016.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image017.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image018.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image019.jpg">
http://www.vietvungvinh.org/images/stories/201001/TinTuc/20100514_NuBacSi_ThangChuc_DaiTa/image020.jpg">
Chuẩn tướng (Brigadier General) Byron C. Hepburn
http://www.vietvungvinh.org/index.php?option=com_content&view=article&id=895:mot-nu-bac-si-goc-viet-duoc-thang-chuc-dai-ta-khong-quan&catid=74:cong-dong&Itemid=122 - http://www.vietvungvinh.org/index.php?option=com_content&view=article&id=895:mot-nu-bac-si-goc-viet-duoc-thang-chuc-dai-ta-khong-quan&catid=74:cong-dong&Itemid=122
http://motgoctroi.com/StNguoiNViec/NguoiViec_Small/NuDTaMyleneTranHuynh/DTBSMyleneHuynh.htm
Buổi lể vinh thăng Đại tá Y Khoa Không Quân cho
Mylene Trần Huỳnh
(Trần Thị Phương Đài)
,
Cùng với tiểu sử và bài Chúc mừng ngắn
cuả Trung Tướng Lữ Lan.
HOA KỲ - Trung Tá Bác Sĩ Không Quân Mylene Trần Huỳnh, 44 tuổi, giám đốc của Air Force Medical Service
(AFMS), thuộc chương trình Chuyên Viên Y Tế Quốc Tế (International
Health Specialist - IHS), trực thuộc văn phòng “Office of the Air Force
Surgeon General,” vừa được vinh thăng Ðại Tá trong một buổi lễ được tổ
chức hôm 14 tháng 5 tại Washington DC, dưới quyền chủ tọa của thiếu
tướng Byron Hepburn.
Đại
Tá
Mylene
Trần
Huỳnh
Chuẩn
tướng
(Brigadier
General)
Byron
C.
Hepburn
Chồng:
Huỳnh
Quốc
Thành
(Kỷ
sư
Cơ
Khí)
&
con
trai
lớn
gắn
cấp
bực
mới
, áo
ngoài
cho
Đại
Tá
Mylene
Trần
Huỳnh
(Trần
Thị
Phương-Đài)
Với
sự
hiện
diện
của
Mẹ:
Dược
Sĩ
Phan
Thị
Nhơn
(Áo
đỏ)
Cha:
BS
Trần
Đoàn
(Cựu
Đại
Uý
Quân
Y Sư
Đoàn
Dù/QLVNCH)
(Áo
nâu)
Cha
(BS
Trần
Đoàn,
Đại
Uý
Quân
Y Sư
Đoàn
Dù/QLVNCH)
gắn
cấp
bậc
cầu
vai
áo
trong.
Mẹ (
Dược
Sĩ
Phan
Thị
Nhơn)
gắn
cấp
bậc,
cầu
vai
áo
trong
Đ/T
Mylene
Trần
Huỳnh,
chồng
và
ba
con
trai
Đại
gia
đình
&
Chuẩn
tướng
Byron
C.
Hepburn
Ô.Bà
Trần
Đoàn
-
Đ/T
Mylene
Huỳnh
- Ô.
Bà
Trung
Tướng
Lữ
Lan
Mẹ
và
thân
quyến
Bà
Trần
Đoàn
&
Đại
Tá
Trịnh
Hưng
(US
Public
Health
Service) bạn
học
Các
đồng
đội
Nhảy
Dù
của
BS
Trần
Đoàn
Ở
chức vụ Giám Ðốc AFMS, nữ bác sĩ gốc Việt, Trần Huỳnh, có trách nhiệm
thiết lập các qui định, hướng dẫn và giám sát cho 65 nhân viên thuộc
quyền ở 15 địa điểm khác nhau trên thế giới, và cho cả 150 nhân viên
quân y của Không Lực Hoa Kỳ thuộc chương trình IHS.
Ðại Tá Huỳnh hoàn tất văn bằng cử nhân và bác sĩ y khoa
tại đại học University of Virginia. Bà phục vụ trong Không Lực Hoa Kỳ
suốt 18 năm, và hướng dẫn 25 cuộc trao đổi hợp tác về y tế ở 15 quốc
gia, trong đó có hai lần ở Việt Nam.
Bác
Sĩ Mylene Trần Huỳnh, tên Việt Nam là Trần Thị PhươngĐài, là ái nữ của
cựu bác sĩ quân y, binh chủng Dù, QLVNCH, Bác Sĩ Trần Ðoàn, và Dược Sĩ
Phan Thị Nhơn. Mylene tròn chín tuổi khi Sài Gòn thất thủ. Gia đình bà
tìm cách ra khỏi Việt Nam nhưng bất thành nên quay về quê ở Nha Trang, nơi cha bà bị đưa đi “cải tạo” một năm.
Sau
đó mẹ bà chung với ba gia đình khác, mua một chiếc thuyền đánh cá để
vượt biên. Sau sáu ngày đêm vượt qua chặng đường dài 703 dặm, họ cập bến
Manila.
31
năm sau, Ðại Tá Huỳnh tổ chức công tác nhân đạo giúp đỡ Việt Nam lần
thứ hai. Bà triệu tập 45 bác sĩ, y tá, nha sĩ, nhà vệ sinh học, kỹ sư
công chánh, cùng những chuyên viên tiếp liệu từ bảy tổ chức khác nhau,
gồm cả Không Quân và Lục Quân Hoa Kỳ, và các nhóm nhân sự vụ Mỹ lẫn
Việt.
Từ 11 đến 17 tháng 3, toán công tác đã thực hiện những cuộc giải phẫu và săn sóc y tế cho hơn 3,000 người ở tại Huế và vùng phụ cận, kể cả xây dựng lại hạ tầng cơ sở cho các trường ốc. Trong
sáu ngày làm việc 10 giờ mỗi ngày, ban đêm phải họp ban để trao đổi về
công việc trong ngày, toán y tế của Ðại Tá Huỳnh đã mang lại ánh sáng
cho 63 bệnh nhân nhờ mỗ cataract; dạy về tiến trình của toàn nhóm cho
tám bác sĩ nhãn khoa cùng với 160 sinh viên y khoa; giải phẫu tim cho
một em bé bốn tháng; khám, cấp thuốc và giáo dục cho 2,000 bệnh nhân có
bệnh tim và huyết áp cao; khám chữa răng cho 2,711 người; khám chữa mắt
cho 1,000 người khác; cấp phát 900 kính đọc sách và biên toa thuốc cho
hơn 10,000 bệnh nhân.
Toán
chuyên viên y tế Hoa Kỳ trao đổi về những kỹ thuật lâm sàng cũng như
giải phẫu với đối tác Việt Nam, và thuyết trình kiến thức y khoa ở
trường Ðại Học Huế. Ngược lại, họ cũng học được của đồng nghiệp Việt Nam
một số phương cách chữa bệnh như chữa mồ hôi tay bằng phương thức đông y
cổ truyền.
Trong buổi lễ thăng chức Ðại Tá của Bác Sĩ Mylene Trần Huỳnh, Cựu Trung Tướng QLVNCH Lữ Lan, phát biểu rằng: “Thành
tựu của Bác Sĩ Mylene Trần không những là một niềm vinh dự của riêng
cô, mà còn là của cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chỉ 35 năm trước đây
khi những người tị nạn mới đặt chân lên miền đất hứa này, mấy ai nghĩ
rằng cô bé 'thuyền nhân' nhỏ nhắn đã đến đây từ 30 năm trước, lại có
ngày trở thành một y sĩ đáng kính trong ngành Quân Y của Quân Lực Hoa
Kỳ. Giá như cô không sang được đây, nơi cô được nuôi dưỡng trong môi
trường tự do và bình đẳng, tài năng của cô sẽ hoàn toàn bị phí phạm. Ðó
là sự khác biệt giữa đời sống trong môi trường tự do với chế độ bạo
quyền. Ðiều đáng ca ngợi nơi Mylene hơn nữa là, trong khi đang sống một
cuộc sống tự do và hạnh phúc nơi xứ sở Hoa Kỳ, cô vẫn không quên nguồn
cội mình và người dân Việt Nam còn đang sống khốn khổ dưới chế độ cộng
sản. Cô cùng toán công tác y tế của mình đã nhiều lần trở về Việt Nam để
cung cấp những săn sóc y tế cho người nghèo cùng những kẻ thiếu may
mắn.”
Trong đoạn kết của bài phát biểu, Cựu Trung Tướng Lữ Lan nói rằng: “Luôn
ghi nhớ, cô đã mang lại niềm hân hoan cho gia đình và cũng là niềm vinh
dự của cả cộng đồng. Bất kể đạt được thành tựu đến đâu cũng đừng quên
di sản truyền thống của dân tộc và hãnh diện rằng mình là người Mỹ gốc
Việt.”
Buổi
lễ vinh thăng cấp bậc Ðại Tá cho Bác Sĩ Mylene còn có sự hiện diện của
Thiếu Tướng Byron C. Hepburn; thân phụ mẫu của Bác Sĩ Mylene; Kỹ sư
Huỳnh Quốc Thành (Phu quân Đại Tá Mylene) và ba con trai; cựu Thượng Nghị Sĩ VNCH Nguyễn Khoa Phước (em trai Cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam) và phu nhân, Ông Bà Trung Tướng Lữ Lan...(TP)
------------- mk
|
Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/May/2010 lúc 4:40pm
Ve Vang Dan Viet - Berkeley
http://www.haivannews.com/link.asp?smenu=97&twindow=Default&sdetail=9959&mad=No&wpage=1&skeyword=&sidate= - Một sinh viên Việt Nam làm lịch sử ở đại học Berkeley
http://www.haivannews.com/link.asp?smenu=97&twindow=Default&sdetail=9959&mad=No&wpage=1&skeyword=&sidate="> |
|
(tin và ảnh Châu Ngọc Thủy)
Berkeley - Kể từ ngày thành lập UC Berkeley cách đây 141 năm, mỗi dịp ra trường đều được chọn 1 sinh viên giỏi, xuất sắc nhất để đọc diễn văn trong buổi lễ ra trường, năm nay, người đọc diễn văn là một sinh viên Việt Nam tên là Trần Tú (ở Sacramento), đã được chọn để đọc bài diễn văn gần 10 phút trong buổi lễ ra trường được tổ chức vào lúc 9 giờ sáng hôm Chủ Nhật ngày 16 tháng 5 năm 2010. Buổi lễ ra trường này được tham dự của khoảng 30 ngàn người gồm thân nhân và bạn bè của những sinh viên ra trường đến tham dự, và những người tham dự phải có vé mới được vào cửa. Đây là lần đầu tiên trong 141 năm qua mới có một sinh viên Việt Nam được chọn đọc diễn văn trong buổi lễ ra trường của đại học UC Berkeley.
Theo danh sách do trường phát hành phân phát cho người tham dự trong đó số sinh viên ra trường hơn 2,000 người gồm nhiều nghành nghề khác nhau trong đó có khoảng 1,500 cử nhân (BA, BS), khoảng 450 Phó Tiến Sĩ (MS, MA) và khoảng 300 Tiến Sĩ (Ph.D.), nói chung hầu hết là các nhân tài, con cưng của nước Mỹ, vậy mà em Trần Tú được chọn đọc diễn văn ra trường thì quả là một sự hãnh diện chung cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung và cộng đồng người Việt tại Sacramento nói riêng.
Muốn được nhận vào trường UC Berkeley thì phải có điểm từ 3.7 trở lên, đại học UC Berkeley (University of California, Berkeley) có hơn 30 ngàn sinh viên trong đó có rất nhiều sinh viên Việt Nam theo học các nghành nghề khác nhau.
Trong báo Thằng Mõ số 1007 phát hành ngày 20 -11-2009 loan tin: “theo báo Le Figaro thì trong bảng xếp hạng năm 2009 về bảng đứng đầu của 100 trường đại học uy tín nhất thế giới, thứ nhất là đại học Harvard, thứ nhì là đại học Berkeley, thứ ba là đại học Cambridge của Anh, thứ tư là đại học M.I.T…”
Trong thời gian theo học tại trường, Trần Tú đã được các sinh viên trong trường bầu vào chức Phó Chủ tịch của Hội Sinh Viên đại học Berkeley, chủ tịch là người Mỹ trắng. Tú ra trường với 2 bằng một là cử nhân Luật và một Bioengineering, Bioengineering là Kỷ Sư sáng chế về các loại máy móc Y Khoa, nghành này rất là khó. Năm 2006 Tú ra trường Thủ khoa tại Sheldon High School, Sacramento và cũng đã đọc diễn văn trong buổi ra truờng được tổ chức tại Arco Arena Sacramento. Em Tú cũng được nhà tỷ phú Bill Gates của công ty Microsoft tiếp xúc khi đến thăm trường Berkeley mới đây. Hiện em Tú đã được 2 trường đại học nổi tiếng là Harvard và đại học Yale nhận để tiếp tục theo học về 2 nghành Bác sĩ và Tiến sĩ Luật và em còn đang phân vân chưa biết sẽ theo học trường nào.
Tôi đi cùng với thân phụ của em Tú là Kỹ sư Trần Văn Thông và thân mẫu của em là Bác sĩ Cao Thị Phương Dung vào lúc sáng sớm Chủ Nhật ngày 16 tháng 5 để đến đại học Berkeley tham dự buổi lễ ra trường được tổ chức vào lúc 9 giờ sáng,. Ba người chúng tôi đến nơi khoảng 7 giờ 30, bầu trời Berkeley có chút sương mù và hơi lành lạnh, đậu xe xong thì đi vào tòa chung cư của Tú cư ngụ nằm trước trường. Khi vô căn studio mà Tú đang ở mới thấy thương em vô cùng. Căn phòng rộng chừng bằng 1 cái phòng ngủ thường, không có chỗ nấu ăn, đi tắm thì phải dùng phòng tắm, cầu tiêu chung với nhiều sinh viên khác. Trong phòng thì áo quần, sách vỡ, giày dép vất lung tung làm cho tôi có cảm tưởng em là 1 người homeless hơn là con của 1 vị bác sĩ, có lẽ em Tú bù đầu, bù cổ để lấy 2 mãnh bằng cùng 1 lúc nên không có thời giờ chăm sóc cho bản thân của mình. Vì Tú đã vô tập họp trong trường sớm nên khi ba chúng tôi lên phòng thì thấy phòng trống không có ai, 2 phút sau thì anh của Tú là Bác sĩ Trần Tuấn ở phòng tắm trở về, Bác sĩ Trần Tuấn là Bác sĩ giải phẫu đang làm việc ở bệnh viện Loma Linda ở Nam Cali, đã tới đây đêm hôm qua để tham dự buỗi lễ ra trường của em mình và Bác sĩ Trần Tuấn cũng đã từng học tại UC Berkeley này.
Tôi cũng đã đi dự buổi lễ ra trường Trung Học của Tú cách đây 4 năm tôi nhận thấy dù là Tú đang theo học nghành bác sĩ nhưng khả năng của Tú là một nhà lãnh đạo chứ không phải là 1 vị bác sĩ để khám, mổ xẻ, chữa trị bệnh nhân như mẹ và anh của mình, vì vậy nên em đã được bầu vào chức vụ Phó chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên UC Berkeley, chủ tịch là sinh viên người Mỹ và em Tú đã được Hội Đồng các Khoa Trưởng chọn để đọc diễn văn là do sự xuất sắc về học vấn cũng như khả năng lãnh đạo của em. Tú dến Mỹ lúc 4 tuổi vẫn nói tiếng Việt trong gia đình.
Qúy vị có thể vào 2 địa chỉ của Facebook và Youtube sau đây để xem đoạn video:
http://www.facebook.com/profile.php?id=100000659265416 - www.facebook.com/profile.php?id=100000659265416 http://www.youtube.com/Haivannews - www.Youtube.com/Haivannews -> http://www.youtube.com/watch?v=ztb5jO4czgA - http://www.youtube.com/watch?v=ztb5jO4czgA
|
http://www.haivannews.com/link.asp?smenu=97&twindow=Default&sdetail=9960&mad=No&wpage=1&skeyword=&sidate= - Trần Tú chụp hình lưu niệm với nhà tỷ phú Bill Gates
http://www.haivannews.com/link.asp?smenu=97&twindow=Default&sdetail=9960&mad=No&wpage=1&skeyword=&sidate="> |
| Trần Tú chụp hình lưu niệm sau buổi ăn trưa cùng với ông Bill Gates(đội mũ)trong dịp ông thăm viếng đại học UC Berkeley. (ảnh do gia đình cung cấp) |
http://www.haivannews.com/default.asp?sourceid=&smenu=97&twindow=Default&mad=No&sdetail=&wpage=&skeyword=&sidate=&ccat=&ccatm=&restate=&restatus=&reoption=&retype=&repmin=&repmax=&rebed=&rebath=&subname=&pform=&sc=1179&hn=haivannews&he=.com - http://www.haivannews.com/default.asp?sourceid=&smenu=97&twindow=Default&mad=No&sdetail=&wpage=&skeyword=&sidate=&ccat=&ccatm=&restate=&restatus=&reoption=&retype=&repmin=&repmax=&rebed=&rebath=&subname=&pform=&sc=1179&hn=haivannews&he=.com
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Jul/2010 lúc 7:53pm
Cử nhân gốc Việt 17 tuổi vào học tiến sĩ ở đại học Harvard
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CWelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml">
Trường Đại Học Cal State L.A. cho biết: Alexandria Huynh, một sinh viên gốc Việt Nam vừa ra trường năm nay được trường đại học danh tiếng Harvard nhận vào học chương trình tiến sĩ y khoa với học bổng toàn phần ở tuổi 17. Alexandria Huynh tốt nghiệp cử nhân, ra trường ngày 12/06/2010 (Ảnh: Cal State L.A)
Alexandria Huynh vào đại học khi mới ở tuổi 13 (qua chương trình dành cho các sinh viên vào đại học sớm trước tuổi - University’s Early Entrance Program), và em mới ra trường năm nay với bằng Cử nhân Sinh học hạng ưu.
Trường ĐH Cal State L.A. còn cho biết, Alexandria Huynh là sinh viên ra trường với bằng cử nhân trẻ nhất từ xưa đến nay của trường.
Alexandria Huynh không chỉ được trường Harvard chấp nhận vào học chươnh trình tiến sĩ mà còn có các trường danh tiếng khác như Đại học Yale và Đại học Pennsylvania cũng chấp nhận cho A. Huynh vào học nếu muốn. Nhưng Alexandria Huynh chọn và sẽ vào học ở ĐH Harvard vào mùa thu này với một học bổng toàn phần.
Chỉ mới 17 tuổi, đã là Cử nhân Sinh học (hạng ưu) và được nhận ngay học bổng toàn phần vào học tiến sĩ ở ĐH Harvard. Đây là niềm hãnh diện và tự hào về tinh thần hiếu học của người Việt chúng ta.
Theo: (Tamnhin/Vietnam)
http://www.hieuhoc.com/guongsang/chitiet/cu-nhan-goc-viet-17-tuoi-vao-hoc-tien-si-o-dai-hoc-harvard-2010-07-21">http://www.hieuhoc.com/guongsang/chitiet/cu-nhan-goc-viet-17-tuoi-vao-hoc-tien-si-o-dai-hoc-harvard-2010-07-21
Tài năng trẻ Việt Nam ở nước ngoài
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CWelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml">(Hiếu học). Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Hiếu học xin giới thiệu một số gương mặt nổi bật của thiếu niên Việt Nam ở nước ngoài. Từ văn chương, âm nhạc, nghệ thuật đến thể thao, nhiều tài năng trẻ gốc Việt đang là tâm điểm của báo chí năm 2010.
Bài văn Phở đoạt giải nhất của cô bé 10 tuổi
Natalie Xuân Lane, cô bé gốc Việt (bố người Anh, mẹ Việt) đã thuyết phục được Ban giám khảo Cuộc thi Cây bút trẻ 2010 qua bài viết bằng tiếng Anh về món phở truyền thống của quê ngoại cô. Xuân Lane đang học tại Trường quốc tế Pháp ngữ, Hồng Kông.
Rất thích ăn phở, mỗi dịp rời Hồng Kông về thăm ông bà ngoại tại TPHCM, em lại đòi thưởng thức tô phở của bà mà theo em mô tả là người nấu món Việt Nam ngon nhất trên đời. Rành tiếng Anh, tiếng Pháp, nói được tiếng Quảng Đông và tiếng Việt, Xuân Lane tỉ mỉ giải thích cho bạn đọc nước ngoài về cách phát âm từ “phở”, cách chế biến và các gia vị ăn kèm cùng “phở”. Natalie mơ ước trở thành nhà hoạt động xã hội hoặc chính trị gia. (Xuân Lane ký tặng sách cho độc giả cùng lứa)
Niềm hy vọng vàng Olympics
Nam Nguyễn năm nay 11 tuổi, sống tại Burnaby, British Columbia, tây nam Canada. Tài năng của em được chứng minh tại giải trượt băng nghệ thuật quốc gia Canada ba năm gần đây.Với tấm huy chương vàng giải trượt băng nghệ thuật quốc gia Canada dành cho lứa tuổi thiếu niên, Nam Nguyễn đang được hy vọng làm nên kỳ tích tại Olympics Mùa đông 2018 khi em đủ tuổi tham gia.
Nam Nguyễn thường xuyên là vận động viên nhỏ tuổi tiêu biểu được mời tham gia các lễ rước đuốc tại Canada như lễ rước đuốc Olympics 2010 vào tháng 12 năm nay và lễ khai mạc giải trượt băng tốc độ tại thành phố Richmond.
Võ sư karate 13 tuổi
Mới 15 tuổi, nhưng Đinh Đình Hải Hoàng, sống tại bang Mecklenburg (Đức) đã có hai năm kinh nghiệm làm võ sư. Cậu đã trở thành giáo viên giảng dạy karate trẻ nhất được cấp chứng chỉ khi mới 13 tuổi. Đó cũng là năm Hải Hoàng được công nhận là võ sỹ trẻ nhất của Đức đạt đai đen karate. Thành công này là kết quả của 7 năm khổ luyện. Hoàng giành huy chương vàng đầu tiên năm 8 tuổi, huy chương vàng karate thế giới dành cho lứa tuổi U13, huy chương bạc karate thế giới cho lứa tuổi U15.
Hiện Hải Hoàng có tên trong danh sách võ sỹ trẻ tài năng và có nhiều triển vọng ở Đức. Anh Đinh Đình Định, bố của Hải Hoàng, sang Đức sinh sống từ năm 1987, cho biết ngoài đời cậu bé rất rụt rè, ít nói. Thế nhưng khi lên võ đài, Hải Hoàng khiến mọi người ngạc nhiên bởi cậu sử dụng các kỹ năng thành thạo và chính xác. Hoàng đang học lớp 9 và là thành viên của đội tuyển karate quốc gia Đức.
Ngón tay vàng Việt
Sáu tuổi, Vũ Đặng Minh Anh đã được biết tới như một tài năng triển vọng của nghệ thuật piano ở Ba Lan. Sau một loạt giải thưởng quốc tế tại Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan dành cho lứa tuổi dưới 16, Minh Anh tiếp tục đoạt giải thưởng ba cuộc thi Piano Val Tidone tại Italia hồi năm ngoái khi vừa 15 tuổi.
Hiện, Minh Anh học Trường Âm nhạc Quốc gia Karol Szymanowski tại Warsava, Ba Lan. Thường xuyên về nước thăm ông bà, nhưng đến tháng 12 năm ngoái, cô mới có buổi trình diễn lần đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội. Ngoài tài năng âm nhạc, Minh Anh rất có khiếu ngoại ngữ. Cô bé có thể nói thành thạo 6 thứ tiếng như Anh,Đức, Pháp, Ba Lan, La tinh và tiếng Việt.
Theo: Tài năng Việt trẻ ở nước ngoài
Lan Anh (tổng hợp)/(TPO
http://www.hieuhoc.com/guongsang/chitiet/tai-nang-tre-viet-nam-o-nuoc-ngoai-2010-05-31">http://www.hieuhoc.com/guongsang/chitiet/tai-nang-tre-viet-nam-o-nuoc-ngoai-2010-05-31
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Aug/2010 lúc 7:07am
Thứ năm, 19/8/2010, 12:57 GMT+7
Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields
Cả khán phòng ở Hyderabad, Ấn Độ, rộn ràng tiếng vỗ tay khi tên của giáo sư Ngô Bảo Châu được xướng lên là một trong bốn nhà toán học giành giải Fields hôm nay. > http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/08/3BA1F6F7/ - Tổng thống Pháp chúc mừng Ngô Bảo Châu > http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F6AC/ - Chân dung 4 chủ nhân Fields > http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/02/3BA187A5/ - Thời thơ ấu của Ngô Bảo Châu
Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới - cho Ngô Bảo Châu lúc 12:55 hôm nay (giờ Hà Nội).
|
Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa được Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields. Ảnh: AFP |
Giáo sư Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này. Hôm nay, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ hai sau Nhật có nhà toán học đoạt giải Fields.
http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F68C/page_2.asp - Khoảnh khắc Ngô Bảo Châu nhận giải Fields |
"Ngô đã đưa ra sự chứng minh sáng sủa về 'bổ đề cơ bản', là phần quan trọng trong tầm nhìn về toán học mà Robert Langlands - công tác tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey, đưa ra từ những năm 1960", lời giới thiệu của Liên minh Toán học quốc tế có đoạn. "Chương trình Langlands kết nối mọi lĩnh vực của toán học hiện đại. Như chính tên gọi của nó, bổ đề cơ bản tuy chỉ là một vấn đề kỹ thuật, nhưng nó đã gây lúng túng cho nhiều nhà toán học suốt nhiều thập kỷ qua. Thành tựu đột phá của Ngô giúp các nhà khoa học khác tiến lên trong việc chứng minh cả Chương trình Langlands".
Nhà toán học Robert Langlands (quốc tịch Canada và Mỹ) phát triển một lý thuyết đầy tham vọng và mang tính cách mạng nhằm kết nối hai nhánh của toán học là hình học và số học. Nếu chứng minh được nó loài người sẽ gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại như số học, đại số và giải tích. Ngày nay người ta gọi lý thuyết ấy là “Chương trình Langlands”.
Langlands hiểu rằng chứng minh những giả định của ông sẽ là công việc của nhiều thế hệ. Nhưng ông tin rằng khi trở ngại đầu tiên – gọi là “bổ đề cơ bản” – bị chinh phục thì lý thuyết sẽ được chứng minh. Langlands cùng các cộng sự và sinh viên của ông đã chứng minh được những trường hợp đặc biệt của định lý cơ bản. Nhưng chứng minh trường hợp tổng quát là công việc khó hơn rất nhiều so với dự đoán của Langlands. Nó khó đến nỗi các nhà toán học phải chờ đợi tới hàng chục năm sau. |
Thành tựu của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí uy tín Time của Mỹ đánh giá là một trong 10 phát kiến khoa học quan trọng nhất của năm 2009.
Peter Sarnak, chuyên gia về lý thuyết số học của Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, nói về công trình của Bảo Châu: "Giống như chuyện có những người làm việc ở tít bên kia sông đợi ai đó ở bờ đối diện bắc cho cây cầu. Rồi giờ đây, cây cầu được bắc, toàn bộ công sức của họ được công nhận".
Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU). Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng.
Cùng với Ngô Bảo Châu, ba nhà toán học khác đoạt giải Fields lần này còn có: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp).
Lễ khai mạc diễn ra trong buổi sáng nay tại thành phố Hyderabad và có khoảng 3.000 nhà toán học khắp thế giới tham dự. Ngồi trên hàng ghế ngay gần đầu trong hội trường có gia đình giáo sư Bảo Châu. Mẹ anh, phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền tươi tắn trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Người cha - giáo sư Ngô Huy Cẩn - trang nghiêm trong bộ vest tối màu.
Con đường khoa học của Bảo Châu
Từ một học sinh chuyên toán ở Hà Nội những năm đầy khó khăn, giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành nhà toán học tầm cỡ trong ngành toán thế giới.
|
Tên của Ngô Bảo Châu trên trang nhất của website của đại hội toán học thế giới 2010. Ảnh: icm2010.org.in. |
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con duy nhất của Giáo sư tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn của Viện Cơ học và Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Anh từng học tại trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội trước khi vào khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mùa hè 1988, Bảo Châu tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.
|
Ngô Bảo Châu cùng mẹ và các con gái. Ảnh do gia đình cung cấp. |
Vào năm 1994, Bảo Châu kết hôn với người bạn gái từ thời phổ thông. Năm 2004, anh và giáo sư Gerard Laumon - người thầy của anh - cùng nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có một đến hai người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.
Sau khi nhận giải thưởng Clay, Bảo Châu được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton, Mỹ, mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields.
Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam. Hiện nay anh là giáo sư trẻ tuổi nhất ở Việt Nam. Một năm sau đó, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Anh là người Việt Nam thứ ba có vinh dự này. Trước anh là hai người Việt Nam ở nước ngoài, giáo sư F. Phạm và giáo sư Dương Hồng Phong.
Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time Mỹ bình chọn là "một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009". Tháng 6 vừa qua, công trình của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang đã được chính thức công bố trong tạp chí Publications Mathématiques de L'IHÉS do nhà xuất bản Springer phát hành.
Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn dành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán của trường Đại học Chicago, Mỹ từ ngày 1/9/2010.
Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chính thức mời Ngô Bảo Châu về Việt Nam công tác và đóng góp cho chương trình nhằm đưa nước ta trở thành cường quốc về toán.
Minh Long
http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F68C/ - http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F68C/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Aug/2010 lúc 6:39am
Thứ bảy, 21/8/2010, 11:12 GMT+7
Giáo sư Ngô Bảo Châu từ chối nhận biệt thự ở Tuần Châu
Một ngày sau khi nhận giải Fields, GS Ngô Bảo Châu lên blog thẳng thắn chia sẻ một số quan điểm trong đó có việc lập Quỹ Khuyến học Ngô Bảo Châu và từ chối nhận món quà là căn biệt thự ở Tuần Châu. > http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F68C/ - GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields
Trên blog Thích Học Toán, chủ nhân của giải thưởng Fields chia sẻ, cách đây vài tháng, từ khi được thông báo về giải thưởng Fields cho đến ngày 19/8, là khoảng thời gian đây lo âu đối với ông. "Lo lắng lớn về cái trách nhiệm hiển nhiên của người nhận giải đối với đất nước. Lo lắng nhỏ về cái không gian riêng tư của mình sẽ bị người khác xâm phạm", GS Ngô Bảo Châu cho biết.
|
GS Ngô Bảo Châu cùng tấm huy chương Fields. Ảnh: AFP. |
Ngay sau lễ trao giải, ông nhận được nhiều lời chúc mừng chân thành của "bạn quen và bạn không quen, làm tan đi nỗi lo lớn và trở thành niềm vui lớn". Cho rằng đây là sự tự hào được nhân lên trong trái tim của triệu con người, giáo sư mong ước "nó sẽ ở lại trong trái tim bạn như một niềm tin nho nhỏ, được giữ gìn cẩn thận", bởi "không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa".
"Tôi cũng muốn tin rằng giải thưởng Fields sẽ đánh dấu một bước ngoặt, sẽ đem đến một luồng gió mới cho khoa học và giáo dục đại học ở nước ta. Cá nhân tôi quá bé nhỏ so với một dự kiến lớn như vậy. Nhưng bên cạnh bao nhiêu yếu kém, trì trệ, bảo thủ, tôi còn thấy những người lớn tận tụy vì khoa học, những bạn trẻ tràn trể niềm say mê khoa học. Hy vọng chúng ta sẽ đi cùng một con đường" vị giáo sư trẻ nhất Việt Nam tâm sự.
Ông cũng cho rằng, sau sự kiện này, chuyện buồn lớn nhất liên quan đến hai người bạn thân khi đã "phơi" lên mặt báo những kỷ niệm riêng. Rồi ông nhắn nhủ: "Đừng vì một niềm vui bột phát mà làm mất đi những gì quý nhất".
Trong số những lời chúc mừng, cũng có không ít người đã đưa ra lời khuyên liên quan đến chuyện "ở hay về" nhưng GS Ngô Bảo Châu thẳng thắn: "Rất tiếc rằng các lời khuyên này không cần thiết vì đây là sự hiểu lẩm xuất phát từ sự sơ suất của một số nhà báo. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chưa bao giờ đặt vấn đề mời tôi về trong nước làm việc hẳn".
|
Lưu học sinh ở Hyderabad (Ấn Độ) đến chúc mừng GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Nguyễn Việt Dũng. |
GS Châu cũng cho hay, ông Đào Hồng Tuyển có nhã ý tặng giáo sư một biệt thự ở Tuần Châu nhưng ông đã gọi điện cảm ơn cho cho ông Tuyển biết rằng "không có ý định nhận quà từ các cá nhân". Còn Quỹ Khuyến học Ngô Bảo Châu được GS Châu khẳng định "sẽ ra đời trong tương lai, có thể tiếp nhận mọi thiện nguyện từ các cá nhân và được dùng trọn vẹn cho việc khuyến học".
"Tôi có thêm quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại. Mặt khác, tôi nghĩ trong trường hợp có cái huy chương, bên cạnh toán học Việt Nam, toán học Pháp sẽ vì thế mà được vinh danh một cách xứng đáng", GS Châu chia sẻ.
Trước việc một số người không quen biết thắc mắc chuyện Ngô Bảo Châu là "lề trái hay lề phải", vị giáo sư của ĐH Chicago (Mỹ) khôi hài: "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do".
GS TS Mai Trọng Nhuận - Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội vừa gửi thư chúc mừng GS Ngô Bảo Châu. Bức thư có đoạn: "Những thành quả mà giáo sư đạt được không chỉ là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam, nó còn là minh chứng hùng hồn cho thấy trí tuệ người Việt có thể vươn tới những vinh quang chói lọi nhất của khoa học thế giới, ngay cả khi chúng ta còn gặp không ít khó khăn về điều kiện học tập và nghiên cứu.
Phần thưởng cao quý mà giáo sư có được ngày hôm nay chắc chắn sẽ là niềm khích lệ to lớn đối với tập thể cán bộ, nhà khoa học, thầy giáo, sinh viên và học sinh ĐH Quốc gia Hà Nội - Mái trường mà giáo sư từng một thời gắn bó và cũng là một trong những cái nôi hàng đầu của Việt Nam về khoa học cơ bản. Những tài năng toán học của ĐH Quốc gia Hà Nội như được tiếp thêm sức mạnh khi thế hệ đàn anh của mình đã trở thành những nhà khoa học tiên phong được cả thế giới công nhận.
Tôi có một niềm tin vững chắc rằng, giáo sư sẽ là tấm gương sáng, là động lực quan trọng và cũng sẽ khơi nguồn cảm hứng, đam mê khoa học cho thế hệ những tài năng toán học kế cận của Việt Nam cũng như của ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục dấn thân trên con đường vinh quang của khoa học đầy cam go, thử thách.
Mặc dù bộn bề với công việc nghiên cứu khoa học, nhưng giáo sư vẫn về nước tham gia công tác giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng những tài năng toán học. Tôi đánh giá cao những nỗ lực cũng như tâm nguyện của giáo sư trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng những tài năng toán học trẻ của trường. ĐH Quốc gia Hà Nội lấy làm vinh dự và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo đầy tâm huyết của giáo sư.
Tôi tin tưởng rằng, dưới sự hướng dẫn của giáo sư, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ có thêm những "Ngô Bảo Châu" trong một tương lai không xa. |
Tiến Dũng http://vietbao.vn/Giao-duc/Giao-su-Ngo-Bao-Chau-tu-choi-nhan-biet-thu-o-Tuan-Chau/11177614/202/ - http://vietbao.vn/Giao-duc/Giao-su-Ngo-Bao-Chau-tu-choi-nhan-biet-thu-o-Tuan-Chau/11177614/202/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Aug/2010 lúc 8:35pm
< ="gsc-config gsc-blogConfig"> >
Wednesday, August 25, 2010
Vì sao “Bổ đề Cơ bản”?
(NVP)
Ngay sau khi GS Ngô Bảo Châu được chính thức trao giải toán học Fields, tôi gởi thư cho một giáo sư quen biết đang giảng dạy môn Toán tại một đại học hàng đầu ở Úc, mời ông viết bài cho TBKTSG, giới thiệu nội dung, ý nghĩa của công trình nghiên cứu mà nhờ đó GS Châu được trao giải.
Người giáo sư trả lời: “Đây là chuyện rất khó, có thể nói là "đội đá vá trời". Một trong ba người cùng được giải thưởng với Ngô Bảo Châu cũng nói rằng họ không thể hiểu hết công trình của nhau. Nếu tôi muốn viết một bài 1.500 từ để người “ngoại đạo” có thể đọc hiểu và hứng thú thì có lẽ tôi phải bỏ ra một năm dành toàn thời gian tìm hiểu công trình đó trước khi có thể viết. Viết như thế nào để người chuyên môn không cười mình dốt, và người không chuyên môn không thấy mình "khoe chữ" mà thấy thích thú! - chuyện không thể làm được trong một hai ngày cuối tuần đâu”.
Đây là một sự khiêm tốn và cẩn trọng mà chúng tôi phải tôn trọng.
Thế nhưng trong nhiều ngày vào tuần trước, những ai muốn tìm thông tin nói trên hầu như khó tìm thấy chúng trên báo chí trong nước. Có cảm giác chúng ta nói đến việc GS Châu được trao Huy chương Fields giống như lúc ông dành được huy chương vàng thi toán quốc tế cách đây hơn 20 năm với quy mô lớn hơn nhiều lần mà thôi. Tức là chúng ta xem đây như một cuộc ganh đua và cuối cùng ăn mừng kết quả. Trong khi thật ra Huy chương Fields là một ghi nhận đến sau những thành tựu trong nghiên cứu toán học của GS Châu, cũng như đa số các giải Nobel, được trao cho những thành tựu trước đó, có khi hàng chục năm, của người đoạt giải.
Cũng may, với từng người đoạt Huy chương Fields, Ban tổ chức Hội nghị toán học thế giới 2010 đều có hai tài liệu giới thiệu, một là bản tuyên dương chính thức, dành cho giới chuyên môn và một bản giới thiệu công trình dành cho công chúng rộng rãi hơn. Người viết bản giới thiệu công trình là nhà báo nữ Julie Rehmeyer, phụ trách chuyên mục Toán cho bán nguyệt san Science News. Ở đây xin mở ngoặc, mong sao có ngày ở Việt Nam, cũng sẽ có nhà báo chuyên về văn học viết lời giới thiệu cho một tác phẩm văn học đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn hay một nhà báo chuyên về điện ảnh được Hội Điện ảnh mời viết lời tuyên dương cho một bộ phim đoạt giải Cánh diều vàng với tính chuyên nghiệp cao như thế.
Bài viết của bà Rehmeyer chỉ dài hai trang nhưng giúp người đọc hiểu được tầm mức công trình của GS Châu. Nếu tóm tắt hai trang này, lượt bỏ hết những khái niệm chuyên môn, chúng ta sẽ có một bức tranh như sau: Năm 1967, nhà toán học Robert Langlands đưa ra một loạt các giả thuyết táo bạo mà đa số cho đến nay vẫn chưa được chứng minh và sẽ là đề tài nghiên cứu cho nhiều thế hệ các nhà toán học trong tương lai. Tuy nhiên các giả thuyết này, được xây dựng thành một chương trình đầy tham vọng, nếu được chứng minh sẽ thống nhất nhiều lãnh vực toán học hiện đại lại thành một thể thống nhất, ví dụ giữa hình học, đại số và số học.
Một trong những công cụ được phát triển từ chương trình Langlands là “công thức vết Arthur-Selberg”, một phương trình cho thấy có thể dùng thông tin hình học để tính toán thông tin số học. Nhưng Langlands gặp một trở ngại lớn khi sử dụng công thức này, vì cứ xuất hiện những tổng số phức tạp. Theo Langlands các tổng số này bằng nhau nhưng ông không thể nào chứng minh được điều đó. Ông xem đây là một bài toán đơn giản nên gọi nó là “bổ đề” (lemma – một kết quả phụ được dùng để chứng minh những kết quả quan trọng hơn) và giao cho một nghiên cứu sinh giải quyết. Thế nhưng không một nghiên cứu sinh nào chứng minh được nó nên Langlands tự mình, rồi nhờ các nhà toán học khác vào cuộc. Đến khi không ai chứng minh được nó, người ta mới gọi nó bằng cái tên quan trọng hơn: “Bổ đề Cơ bản”.
Trong hơn ba mươi năm, vì không ai chứng minh được Bổ đề Cơ bản nên nhiều nhà toán học cứ giả định là nó đúng và xây dựng những công trình dựa trên giả định này. Giả thử nó sai, hàng loạt lý thuyết toán học mà nhiều người dày công xây dựng sẽ sụp đổ.
Cuối cùng, Ngô Bảo Châu là người chứng minh được nó bằng một cách tiếp cận hoàn toàn bất ngờ và mới mẻ. Và khi đưa ra cách tiếp cận này, ông đã giúp mọi người nhìn lại Bổ đề Cơ bản với cách hiểu hoàn toàn mới. Chính nhờ đó, năm 2004, cùng với người thầy của mình là GS Gerard Laumon, ông chứng minh những trường hợp đặt biệt của Bổ đề Cơ bản, và năm 2008 đã giải quyết được toàn bộ bài toán trong trường hợp tổng quát. Phương pháp của ông được kỳ vọng sẽ là công cụ giúp giải quyết những bài toán khác trong chương trình Langlands, thậm chí toàn bộ các giả thuyết làm nên tầm nhìn của Langlands vì cho dù ai làm được việc này cũng sẽ phải dựa vào những ý tưởng Ngô Bảo Châu đưa ra.
Như vậy, thiết tưởng phải đánh giá công trình của GS Ngô Bảo Châu như một bước tiến lớn của ngành toán thế giới chứ không phải của riêng nước nào. Ngoài lãnh vực chuyên ngành của ông, cũng như những nhân vật từng đoạt giải lớn như Nobel, những ý kiến của ông sau này trong nhiều lãnh vực khác, đặc biệt trong giáo dục, khoa học, sẽ mang theo nó một trọng lượng uy tín đáng kể. Đó là kỳ vọng của chúng ta về đóng góp của ông trong tương lai cho nhiều vấn đề của Việt Nam cần có ý kiến của những người như GS Ngô Bảo Châu.
NVP
http://nguyenvanphu.blogspot.com/2010/08/vi-sao-bo-e-co-ban.html - http://nguyenvanphu.blogspot.com/2010/08/vi-sao-bo-e-co-ban.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Aug/2010 lúc 12:42am
Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt ra mắt tại TP.HCM
Monday 30th August
Hôm qua, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM đã tổ chức buổi ra mắt tổng lãnh sự mới là ông Lê Thành Ân tại văn phòng Diamond Plaza.
Ảnh: TLSQ Mỹ
Ông Lê Thành Ân, 56 tuổi, rời Việt Nam cách nay 45 năm, là quan chức gốc Việt đầu tiên giữ chức Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM và nhiệm kỳ của ông sẽ bắt đầu vào cuối tháng này. Ông cũng là người Mỹ gốc Việt giữ vị trí cao nhất trong ngành ngoại giao Mỹ hiện nay.
Trước khi đến Việt Nam, ông Ân từng làm việc tại Singapore, Hàn Quốc và gần đây nhất là tại Pháp. Phát biểu với cử tọa bằng tiếng Anh và tiếng Việt, ông Ân nhấn mạnh: “Chúng ta đều hy vọng một tương lai tươi sáng cho mối quan hệ Việt - Mỹ và tôi sẽ đóng góp sức mình để xây dựng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp”.
Thụy Miên, thanhnien.com.vn
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=361076 - http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=361076
------------- mk
|
Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 30/Aug/2010 lúc 3:51pm
Nói cho rõ thêm:
*Tổng Lãnh Sự Mỹ, gốc người GÒ CÔNG, VIỆT NAM.
*Nữ Đại Tá: Dâu GÒ CÔNG, VIỆT NAM, quê chồng ở xã TÂN TÂY. Cha chồng: Nguyên Hội Trưởng Hội Thân Hữu Gò Công Hoa Thinh Đốn, Mẹ chồng Hội Trưởng HTHGC- HTD đương nhiệm.
------------- kb
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Sep/2010 lúc 10:53am
Từ ngôi làng nhỏ ở Bạc Liêu đến NASA, câu chuyện thành công của hai vợ chồng người Mỹ gốc Việt
2007-08-20
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Từ một nông dân ở ngôi làng nhỏ bé, hẻo lánh tại tỉnh Bạc Liêu trở thành khoa học gia tài giỏi trong đội ngũ của Trung tâm Không gian NASA tại Hoa Kỳ. Câu chuyện tưởng chừng như một giấc mơ, nhưng đối với vợ chồng tiến sĩ Trịnh Hữu Phước và Võ Thị Diệp, nó đã trở thành hiện thực.
- http://www.rfamobile.org/vietnamese/in_depth/vtrami081607p.mp3/inline.html - Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
- http://www.rfamobile.org/vietnamese/in_depth/vtrami081607p.mp3/download.html - Download story audio
Vợ chồng tiến sĩ Trịnh Hữu Phước và Võ Thị Diệp. Hình do NASA cung cấp. >> Xem hình lớn hơn
Tiến sĩ Phước hiện là kỹ sư phi hành không gian, phụ trách phát triển động cơ hoả tiễn cho phi thuyền bay đi từ mặt trăng. Tiến sĩ Diệp là kỹ sư vật liệu cấu trúc, sáng chế và thử nghiệm vật liệu dùng cho động cơ hoả tiễn nhiên liệu đặc của phi thuyền con thoi. Cả hai vợ chồng đang làm việc cho Trung tâm Không gian NASA, chi nhánh Marshall ở thành phố Huntsville, bang Alabama.
Làm thế nào họ có thể làm nên điều kỳ diệu như thế? Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, ông bà chia sẻ câu chuyện thành công của mình.
Tiến sĩ Diệp: Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình 9 anh em, ở một ngôi làng rất nhỏ ở tỉnh Bạc Liêu. Giống như bao nhiêu gia đình nông dân khác, tôi lớn lên, làm ruộng, và có gia đình, nhưng riêng cá nhân tôi, lúc nào tôi cũng có một mơ ước là được đi học và có một bước tiến xa hơn nữa.
Sau biến cố năm 1975, hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, trong gia đình có tổ chức một cuộc đi vượt biên. Như tất cả những ai đã từng đi vượt biên sẽ hiểu nỗi gian nan, vất vả của hành trình này. Tôi trốn đi rất nhiều lần, đến lần thứ 3 hay thứ 4 mới thành công. Khi đặt chân tới đất Mỹ này lúc đó tôi khoảng 17 tuổi. Tôi không vào trung học được vì nếu như vậy sẽ không thể đi làm kiếm tiền nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình ở Việt Nam rất cần sự giúp đỡ của tôi.
Cho nên tôi quyết định chỉ đi học tiếng Anh để thi bằng GED. Sau khi đậu được bằng GED, tôi mới vào cao đẳng cộng đồng để học thử. Nhờ sự cố gắng trường kỳ và sự miệt mài, tôi cảm thấy mình có khả năng vào được đại học của Mỹ, nên tôi tiếp tục cố gắng học lên đến bằng cao học. Sau đó, tôi đi làm được 1 năm rồi trở lại trường, học tiếp bằng tiến sĩ hoá học.
Những kỷ niệm đáng ghi nhớ
Sau biến cố năm 1975, hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, trong gia đình có tổ chức một cuộc đi vượt biên. Như tất cả những ai đã từng đi vượt biên sẽ hiểu nỗi gian nan, vất vả của hành trình này. Tôi trốn đi rất nhiều lần, đến lần thứ 3 hay thứ 4 mới thành công. Khi đặt chân tới đất Mỹ này lúc đó tôi khoảng 17 tuổi. Tôi không vào trung học được vì nếu như vậy sẽ không thể đi làm kiếm tiền nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình ở Việt Nam rất cần sự giúp đỡ của tôi.
Trà Mi: Trong suốt quá trình nỗ lực không ngừng đó, có những trở lực nào khiến bà cảm thấy nản lòng, thối chí hay không?
Tiến sĩ Diệp: Như tất cả những người đi tìm tự do, đi tìm cuộc sống mới, có những lúc khi tôi vừa đặt chân tới đất Mỹ, tôi cảm thấy rất cô đơn. Đến xứ Mỹ, tôi giống như một đứa trẻ mới sinh ra đời nhưng lại mang thân xác một người lớn, cho nên phải học hỏi lại từ đầu. Có nhiều lúc tôi cũng rất nản, nhưng nghĩ đến gia đình nên tôi cố gắng không ngừng.
Một ngày tôi phải vừa đi học toàn thời gian, vừa đi làm toàn thời gian. Vì nghĩ đến tương lai của bản thân và tương lai của con cháu ngày sau, cho nên tôi rất cố gắng.
Tiến sĩ Phước: Để kể rõ thêm, tôi sinh năm 1962, xuất thân từ một làng nhỏ ở Bạc Liêu. Sau khi học hết lớp 3, tôi may mắn hơn những người khác trong làng là được gia đình cho ra ngoài chợ để học. Sau 1975, gia đình gặp khó khăn nên tôi rời Việt Nam năm 1979. Qua đây, giống như những người Việt Nam tị nạn khác, trong thời gian đầu rất khó khăn.
Ban ngày tôi đi học, ban đêm làm gác giang cho mấy cái building hoặc biệt thự nhỏ để kiếm thêm tiền sinh sống. Mùa hè tôi vào mấy xưởng bò để kiếm tiền thêm. Vào trường học, khi học sinh ăn trưa thì tôi đi rửa chén để phụ thêm tiền học. Nhưng may mắn là tôi cũng học khá, rồi sau này lên đại học thì được học bổng nên cũng đỡ hơn.
Trà Mi: Trong quá trình nỗ lực tiến thân từ vị trí của một người Việt Nam tị nạn cho đến vai trò một nhà khoa học không gian của Mỹ, có những kỷ niệm nào đáng ghi nhớ mà ông Phước muốn chia sẻ với quý thính giả không ạ?
Tiến sĩ Phước: Kỷ niệm thứ nhất là hồi tôi học xong cử nhân, NASA đã nhận tôi, nhưng do lúc đó, tôi vẫn chưa có quốc tịch Mỹ nên họ có hứa là sau này khi tôi có quốc tịch rồi, họ sẽ nhận tôi vào làm trong chương trình không gian của họ.
Đến khi tôi lấy được quốc tịch hồi năm thứ nhất của cao học, tôi xin vào làm, thì họ cho tôi vừa làm vừa học hết cao học. Cho nên thời gian tôi hoàn thành cao học dài hơn. Cuối cùng, họ nhận bà xã tôi vào làm còn trước hơn tôi nữa.
Kỷ niệm thứ hai là khi tôi nhận bằng phát minh. Lúc đó, tôi nhìn lại những người ngồi chung dãy bàn với tôi, tôi cảm thấy rất hãnh diện vì tôi xuất thân từ một làng quê nhỏ ở Việt Nam mà giờ đây đã ngồi ngang với những khoa học gia ở Mỹ .
Khó khăn nhất là vấn đề ngôn ngữ. Thật ra hồi nhỏ tôi lớn lên ở làng quê, điều mơ ước của tôi là trở thành một nhà ngoại giao, chứ không phải một khoa học gia. Nhưng trong lúc đi vượt biên, thời gian ở đảo Indonesia, tôi thấy hình ảnh rất đẹp của những người y bác sĩ nước ngoài thiện nguyện làm việc giúp người tị nạn mình, lúc đó tôi lại có ý định sẽ trở thành bác sĩ để sau này có thể làm việc như những người đó.
Trà Mi: Tất cả những khó khăn mà ông đã trải qua, từ một người gác giang, đến người rửa chén..v..v., ông có thể cho biết những động lực nào đã giúp ông có thể vượt qua tất cả những vất vả đó?
Tiến sĩ Phước: Thứ nhất vì trong thời gian đó gia đình tôi chỉ có một mình tôi đựoc may mắn ra nước ngoài thôi. Tất cả anh em tôi đều còn ở lại. Tôi nhìn bạn bè của tôi ở Việt Nam, tôi thấy rằng nếu họ có thể qua bên đây thì họ cũng làm giống như tôi vậy.
Cho nên, với động lực đó, tôi ráng cố gắng thêm. Phần nữa, tuổi trẻ nghĩ về tương lai, tôi ước ao sau này cũng được thành công như những người khác, điều này thúc đẩy tôi vượt qua hết những khó khăn.
Gặp nhiều khó khăn
Trà Mi: Xin được hỏi thăm ông, ông đã trải qua bao nhiêu năm để cuối cùng có được bằng tiến sĩ và hoàn thành con đường học vấn ở Mỹ?
Tiến sĩ Phước: Mới qua, giống như bà xã tôi, tôi cũng chưa có bằng trung học ở Việt Nam, cho nên tôi phải học GED, giống như bổ túc văn hoá. Tôi đậu được GED 6 tháng sau khi đến Mỹ. 6 năm sau, tôi nhận bằng cao học và đi làm cho Cơ quan không gian NASA của Mỹ.
Nhưng may mắn là ở đây họ rất khuyến khích mình đi học thêm nữa. Cho nên, đến năm 2004 tôi lấy được bằng tiến sĩ ở trường University of Alabama ở thành phố Huntsville.
Trà Mi: Xin được hỏi thăm bà Diệp, là một phụ nữ nhưng lại chọn con đường khoa học làm sự nghiệp, những khó khăn mà bà đã gặp phải là gì?
Tiến sĩ Diệp: Khó khăn nhất là vấn đề ngôn ngữ. Thật ra hồi nhỏ tôi lớn lên ở làng quê, điều mơ ước của tôi là trở thành một nhà ngoại giao, chứ không phải một khoa học gia. Nhưng trong lúc đi vượt biên, thời gian ở đảo Indonesia, tôi thấy hình ảnh rất đẹp của những người y bác sĩ nước ngoài thiện nguyện làm việc giúp người tị nạn mình, lúc đó tôi lại có ý định sẽ trở thành bác sĩ để sau này có thể làm việc như những người đó.
Thứ nhất phải cố gắng vì mình sống phải có mục đích. Cuộc đời bằng phẳng thì ai cũng có thể làm được hết, nhưng sự khó khăn mới là thách đố cho mình để học hỏi nhiều hơn. Cho nên, mình phải ráng phấn đấu, ráng cố gắng.
Khi đến đất Mỹ, tôi nhận thức rằng giấc mộng làm nhà ngoại giao sẽ không thành tựu vì trở ngại Anh Văn, cho nên tôi quyết định thành bác sĩ và chọn học ngành hoá học. Khi vào trường đại học, các môn như vật lý, hoá học thì tôi lấy điểm A rất dễ, nhưng về các môn sinh vật hay tiếng Anh, thì tôi cố gắng dữ lắm mới được điểm B.
Có nhiều lúc ngồi suy nghĩ lại, tôi thấy chắc có lẽ mình không thành bác sĩ được, thôi thì đi theo ngành khoa học. Với lý do đó, tôi tiếp tục học ngành hoá học.
Trà Mi: Hai vợ chồng cùng đi học và cùng muốn tiến thân trên con đường học vấn, trong suốt khoảng thời gian đó chắc hẳn bà cũng gặp không ít khó khăn trong việc mưu sinh?
Tiến sĩ Diệp: Ngược dòng thời gian khoảng 1980, tất cả người Việt tị nạn mình ai cũng khổ sở, ai cũng có bầu nhiệt huyết, mà con đường tiến thân duy nhất là con đường học vấn. Cho nên, ai cũng phải cố gắng đi học, vừa học vừa làm. Tôi đi học về phải ghé vào nhà hàng làm thâu ngân.
Có nhiều lúc buồn ngủ từ trong tim, trong ruột gan, tôi phải tự ngắt vào người mình cho đau điếng để tỉnh ngủ. Cuối tuần, tôi phải đến nhà người ta chùi dọn. Có nhiều lúc lau dọn nhà cho người ta, tôi suy nghĩ trong tương lai mình phải làm sao cho bằng họ.
Thành ra, cuối cùng bây giờ, nói về vật chất thôi, những gì họ có trong nhà thì tôi cũng có khả năng có được như họ. Có nhiều khi tôi cũng suy nghĩ không biết nếu bây giờ tôi trở lại, những người đó sẽ nghĩ mình như thế nào, vì lúc đó họ nhìn mình với cặp mắt là một người lao công.
Lời khuyên
Trà Mi: Chắc chắn là họ sẽ rất ngưỡng mộ bà. Nếu bây giờ có những lớp thanh niên trẻ Việt Nam trong hoặc ngoài nước đặt câu hỏi rằng những tố chất quyết định sự thành công là gì? Ông bà sẽ dành những lời khuyên gì cho lớp trẻ tương lai?
Tiến sĩ Phước: Thứ nhất phải cố gắng vì mình sống phải có mục đích. Cuộc đời bằng phẳng thì ai cũng có thể làm được hết, nhưng sự khó khăn mới là thách đố cho mình để học hỏi nhiều hơn. Cho nên, mình phải ráng phấn đấu, ráng cố gắng.
Nếu Việt Nam muốn thu hút được nhiều nhân tài ở nước ngoài về thì có lẽ phải có những sự thay đổi về mặt chính trị hoặc tạo những điều kiện tốt. Gỉa sử nói về vấn đề lương bổng, một kỹ sư bên này có thể làm 5-6 chục ngàn đô/năm, không biết Việt Nam có khả năng cung cấp những phần tài chánh như thế cho họ hay không?
Trà Mi: Nhiều người Việt Nam thành danh, thành công ở nước ngoài có ý định trở về đóng góp tài trí để phát triển quê hương mình. Ý kiến của ông bà ra sao?
Tiến sĩ Diệp: Cái đó tuỳ theo quan niệm của mỗi cá nhân, nhưng riêng bản thân tôi, tôi có ước vọng là khi về già, tôi sẽ trở về Việt Nam mở trường dạy cho những đứa trẻ ở quê. Vì tôi lớn lên tại vùng quê, tôi thấy được có những người rất có khả năng, có tài trí nhưng rất tiếc là không có được cơ hội.
Tôi may mắn hơn những người khác là có được cơ hội thành công cho nên tôi thích về truyền đạt những kiến thức của mình cho thế hệ trẻ. Thứ hai, tôi muốn về các côi nhi viện ở Việt Nam để chia sẻ.
Trà Mi: Cảm ơn bà, xin được hỏi thăm ý kiến của ông Phước. Là một người Việt Nam mà không được đem tài năng, trí lực của mình để đóng góp cho sự phát triển của đất nước mình, mà đóng góp cho một quốc gia khác, ông có ý kiến gì không?
Tiến sĩ Phước: Theo tôi, chương trình không gian, mặc dù nói là của Mỹ, nhưng những khám phá ngoài không gian đều là của chung cho cả thế giới, chứ không riêng của Mỹ. Thứ hai, tôi quan niệm rằng một nhà khoa học thì chỗ nào mình có thể đóng góp được thì mình đóng góp, không phân biệt phải làm cho Mỹ hay cho Việt Nam hay cho một quốc gia nào khác.
Ngành của tôi làm về không gian, tôi nghĩ Việt Nam cũng chưa có tài chánh và điều kiện. Nếu sau này tôi về hưu, có thể tôi sẽ dịch sách hay về Việt Nam dạy, hướng dẫn sinh viên về những kỹ thuật mà tôi đã học hỏi ở bên này.
Trà Mi: Cảm ơn ông. Ông bà có dịp về Việt Nam thăm lại quê hương mình lần nào chưa?
Tiến sĩ Phước: Tôi về rất nhiều lần, vì con cái bên này mình muốn chúng biết về quê hương, cội nguồn.
Trà Mi: Việt Nam bây giờ đang tìm cách thu hút nhân tài, nhất là những người Việt ở nước ngoài thành công, thành danh, về góp sức xây dựng đất nước. Ông bà là những khoa học gia ở Mỹ, ông bà nghĩ những điều kiện nào có thể lôi cuốn được những người tài, những nguồn lực chất xám của người Việt hải ngoại về với quê hương?
Tiến sĩ Diệp: Nếu Việt Nam muốn thu hút được nhiều nhân tài ở nước ngoài về thì có lẽ phải có những sự thay đổi về mặt chính trị hoặc tạo những điều kiện tốt. Gỉa sử nói về vấn đề lương bổng, một kỹ sư bên này có thể làm 5-6 chục ngàn đô/năm, không biết Việt Nam có khả năng cung cấp những phần tài chánh như thế cho họ hay không?
Cũng có những người có bầu nhiệt huyết muốn về phục vụ cho quê hương, nhất là những nhà kinh doanh, nhưng họ về rồi rốt cuộc họ cũng không thành công lắm. Do đó, riêng gia đình tôi, chưa có lúc nào tôi nghĩ rằng sẽ về Việt Nam làm việc đến khi nào chúng tôi về hưu, vì như ông xã tôi nói, ngành của chúng tôi về Việt Nam có thể không có cơ hội để phát triển. Cho nên, tôi không có suy nghĩ nhiều về vấn đề đó.
Trà Mi: Trước khi chia tay, là những người thành công trên đất Mỹ, ông bà có điều gì muốn nhắn gửi đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại hoặc bà con còn ở Việt Nam?
Tiến sĩ Phước: Theo tôi, giai đoạn qua Mỹ mỗi lúc mỗi khác nhau. Thời tụi tôi đến Mỹ, không có điều kiện bằng những người qua sau này. Những người sau này qua đa số là có thân nhân giúp đỡ hay có cơ hội làm ăn giống như ngành làm móng tay giờ rất thịnh hành bên này.
Rồi những người qua sau này, thấy dễ làm cho nên họ ra đi làm liền, phần vì cuộc sống sinh nhai. Nhưng nói chung, tôi có lời khuyên rằng người Việt mình qua đây, người ta nói nước Mỹ là vùng đất có cơ hội, thành ra mình nên ráng cố gắng để tìm cơ hội để vượt lên, nên cố gắng để phát triển khả năng của mình.
Trà Mi: Xin cảm ơn ông bà rất nhiều vì đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
© 2007 Radio Free Asia
http://www.rfamobile.org/vietnamese/in_depth/FromSmallVillageInBacLieuTonasa_TMi-20070820.html - http://www.rfamobile.org/vietnamese/in_depth/FromSmallVillageInBacLieuToNasa_TMi-20070820.html
------------- mk
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 15/Sep/2010 lúc 8:34pm
http://www.voanews.com/vietnamese/news/education/young-vietnamese-scientists-win-2010-eureka-prize-08-31-10-101919733.html - http://www.voanews.com/vietnamese/news/education/young-vietnamese-scientists-win-2010-eureka-prize-08-31-10-101919733.html
Hai anh em người Việt đoạt Giải Eureka 2010
Hai anh em người Việt Nam vừa đoạt Giải thưởng phát minh Eureka 2010 do Tổ chức Khoa học và Công nghệ quốc phòng của Australia tài trợ. Hai nhà khoa học trẻ, Giáo sư-Tiến sĩ Võ Bá Ngự và em trai là Giáo sư-Tiến sĩ Võ Bá Tường, của Trường Điện, Điện tử, và Điện toán thuộc Đại học Tây Australia được vinh danh vì đã phát triển cách tiếp cận mới về giải thuật theo dõi, cho phép theo dõi cùng lúc nhiều mục tiêu với công suất máy tính thấp, một phát minh độc đáo hỗ trợ quốc phòng, an ninh quốc gia, và có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực dân sự khác.
Trà Mi - VOA | Washington, DC Thứ Ba, 31 tháng 8 2010
Giáo sư Võ Bá Ngự
Năm 1982, cậu bé Bá Ngự cùng gia đình đến Australia tị nạn và định cư tại thành phố Perth, thuộc tiểu bang Tây Úc. Giáo sư Bá Tường là người em út trong gia đình gồm ba anh em mà Giáo sư Bá Ngự là anh cả. Điều thú vị là cả hai anh em đều theo đuổi một ngành học là toán và điện, cùng đạt học vị Giáo sư-Tiến sĩ trong ngành, và hiện đang giảng dạy cùng khoa, tại cùng một trường Đại học Tây Úc.
Sau khi nhận Giải thưởng Phát minh Eureka 2010, Tiến sĩ Võ Bá Ngự, người đứng đầu công trình nghiên cứu, trò chuyện với Tạp chí Thanh Niên VOA về con đường phấn đấu từ một người Việt tị nạn tới vị trí một khoa học gia thành công của Úc.
Trà Mi: Được biết là cả hai Giáo sư Tường và Giáo sư Ngự đều theo một ngành học giống nhau, là Giáo sư-Tiến sĩ cùng khoa, lại công tác tại cùng trường. Cơ duyên nào đưa đẩy hai anh em cùng theo một con đường như thế, thưa ông?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Năm 2000, khi tôi rời thành phố Perth để đi dạy ở Melbourne, em Tường mới vào đại học năm nhất. Cho nên tôi cũng không nghĩ là ngày nào đó anh em chúng tôi sẽ cộng tác nghiên cứu. Công trình nghiên cứu của tôi hiện giờ gọi là “Random Sets”, tạm dịch ra tiếng Việt là “Tập hợp Ngẫu nhiên”, và những ứng dụng của nó trong khoa học-kỹ thuật mà phần lớn là về vấn đề quốc phòng. Tôi bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này từ khoảng năm 2002 đến 2003. Đến cuối 2005 thì anh em chúng tôi mới bắt đầu hợp tác. Một người bạn cũng là một người cộng tác đắc lực của tôi hiện là nhân viên của công ty Lockheed-Martin, lúc ấy, gửi cho tôi một tập tài liệu. Trong đó ông đúc kết và đưa ra một bài toán về theo dõi mục tiêu và hỏi tôi có thể giải bài toán này được không. Khi đó, tôi đang bận đi dạy nên không có thời gian đọc kỹ. Tôi mới gửi tài liệu đó cho em Tường, lúc đó đang bắt đầu công trình nghiên cứu hậu đại học. Thế là Tường bay qua Melbourne. Trong thời gian một tuần, anh em chúng tôi giải được bài toán đó. Sau đó, Tường cảm thấy thích thú với bộ môn nghiên cứu này, và anh em chúng tôi tiếp tục cộng tác cho tới bây giờ.
Trà Mi: Nhưng từ nhỏ hai anh em có cùng một niềm đam mê trong lĩnh vực khoa học này, cùng giải toán chung, cùng học tập chung với nhau hay chăng mà lại đi theo cùng một ngành khoa học, thưa ông?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Đây cũng là một sự trùng hợp vì tôi hơn Tường tới 12 tuổi. Lúc nhỏ, chúng tôi không học chung. Tường đi theo ngành này là sự trùng hợp chứ không phải vì ảnh hưởng của tôi.
Trà Mi: Ngẫu nhiên mà hai anh em cùng là Giáo sư-Tiến sĩ một ngành khoa học, không biết đây có phải là do gene di truyền của gia đình? Gia đình ông có làm khoa học không, thưa ông?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Không, ba tôi là quân nhân và mẹ tôi là giáo viên.
Trà Mi: Thật là thú vị khi hai anh em cùng chung một ngành và chung một chí hướng giống nhau. Về Giải thưởng Eureka cao quý mà cả hai anh em cùng nhận được trong năm nay, cảm tưởng của Giáo sư khi được trao Giải này ra sao?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi cảm thấy rất vinh dự, đồng thời cũng cảm thấy mình rất may mắn. Có rất nhiều nhà nghiên cứu xuất sắc hơn chúng tôi, nhưng quý vị cũng biết là trong lĩnh vực nghiên cứu, yếu tố may mắn rất quan trọng trong việc dẫn tới một khám phá mới. Tôi có rất nhiều may mắn. Một trong số đó là được cộng tác và làm bạn với những nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngành này. Do đó, tôi học hỏi rất nhiều từ họ.
Trà Mi: Chắc Giáo sư khiêm nhường cho là may mắn chứ thiệt ra để hoàn thành một công trình nghiên cứu phải mất rất nhiều thời gian, nỗ lực, cũng như tâm huyết đặt vào trong đó. Xin được hỏi thăm phát minh của nhóm nghiên cứu gồm 3 người do ông dẫn đầu tổng cộng mất thời gian thực hiện và hoàn thành trong bao lâu?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi bắt đầu nghiên cứu từ năm 2002-2003. Tới năm 2008, bài của chúng tôi đăng gửi dự Giải Eureka. Như vậy mất khoảng 5 năm để có được kết quả này.
Trà Mi: Và từ 2008 tới nay, nó đã bắt đầu được ứng dụng phải không ạ?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Bắt đầu từ 2008 tới nay nó đã bắt đầu được ứng dụng và phát triển thêm.
Trà Mi: Các ứng dụng của phát minh này trong lĩnh vực quốc phòng và trong các lĩnh vực dân sự khác là gì?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Trong lĩnh vực quốc phòng, nó dùng để theo dõi và kiểm soát một số lượng lớn mục tiêu. Trên không, những mục tiêu này có thể là máy bay, hỏa tiễn. Dưới biển thì có thể là tàu chiến, tàu ngầm, hoặc tàu dân sự. Về mặt dân sự, phương pháp này có thể dùng trong việc kiểm soát hoặc thống kê giao thông. Một áp dụng khác là giám sát đám đông như dùng camera để theo dõi đám đông. Một ứng dụng nữa là theo dõi tế bào. Phương pháp của chúng tôi có thể giúp các chuyên gia y khoa nghiên cứu hữu hiệu và nhanh chóng hơn về tác động của thuốc lên các tế bào. Một áp dụng khác đã được một công ty ở Anh làm được là dò tìm ống dẫn dầu dưới giàn khoan. Các ống dẫn dầu trong thời gian từ nửa năm đến một năm có thể bị di chuyển và hư hại. Nếu cho người lặn xuống tìm rất nguy hiểm. Do đó, các công ty dầu khí thường dùng máy để đo. Và một công ty ở Anh đã áp dụng phương pháp của chúng tôi để dò tìm các ống dẫn dầu bị hư.
Trà Mi: Sau phát minh này, sau Giải thưởng này, hai anh em Giáo sư có dự định và kế hoạch tiếp nối ra sao?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Đây chỉ là bước đầu. Phát minh của chúng tôi đã chứng minh được là thuyết Tập hợp Ngẫu Nhiên có thể giải quyết được vấn đề theo dõi mục tiêu một cách hữu hiệu hơn. Tôi dự định nghiên cứu và thiết kế một hệ thống theo dõi mục tiêu hoàn chỉnh hơn bằng cách kết hợp những cái hay của phương pháp cổ điển và phương pháp mới.
Trà Mi: Chân thành chúc mừng hai anh em Giáo sư đã thành công trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Nhưng ngoài yếu tố may mắn mà Giáo sư vừa chia sẻ, những yếu tố nào quyết định sự thành công, nhất là trong lĩnh vực khoa học, một ngành rất nhiều gian khổ và hóc búa. Lời khuyên của ông dành cho giới trẻ là gì?
Giáo sư Võ Bá Tường
Giáo sư Võ Bá Ngự: Thành công theo tôi chỉ là vấn đề tương đối, cho nên tôi không dám đưa ra lời khuyên với tư cách của một người thành công. Theo kinh nghiệm của tôi, ngoài may mắn, hai yếu tố khác rất quan trọng là sở thích và đam mê. Với tư cách của một người đi trước, tôi khuyên các bạn trẻ nên tìm hiểu chính mình và vạch cho mình một hướng đi. Sau đó, hãy dồn hết nỗ lực cho lý tưởng của mình. Dù thành công hay thất bại thì chúng ta cũng sẽ có một cuộc sống ý nghĩa hơn.
Trà Mi: Là một người Việt thành công trên quê hương thứ hai ở nước ngoài. Trong quá trình nỗ lực tiến thân từ một người Việt di cư ra nước ngoài cho tới vị trí của một khoa học gia danh tiếng hiện nay của Úc, có những thử thách, khó khăn, hoặc những kỷ niệm nào ông cảm thấy đáng nhớ nhất?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Bất cứ gia đình tị nạn nào khi mới qua cũng khó khăn về vấn đề ngôn ngữ, tìm việc làm, lo cho con cái đi học. Cha mẹ chúng tôi cũng như bao gia đình khác, cũng gặp những khó khăn như thế. Tôi cảm thấy rất biết ơn cha mẹ vì ông bà đã bỏ tất cả để lo cho chúng tôi ăn học đến nơi đến chốn. Khi qua định cư tại một nước xa lạ, ông bà đã phải làm bất cứ việc gì để nuôi sống gia đình, lo cho chúng tôi học.
Trà Mi: Và đó là động cơ thúc đẩy Giáo sư có niềm đam mê và phấn đấu cho tới thành tựu hôm nay?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Dạ đúng vậy.
Trà Mi: Nếu có người nêu hỏi Giáo sư rằng là một người gốc Việt đóng góp tài năng chất xám cho một đất nước khác, không phải là quê hương bản xứ của mình, cảm nghĩ của ông ra sao? Câu trả lời của Giáo sư như thế nào?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi sống ở Úc hơn 28 năm. Nước Úc đã cưu mang gia đình chúng tôi cũng như bao nhiêu gia đình Việt Nam tị nạn khác. Tôi đã được hưởng được nền giáo dục của nước Úc mà nếu sống ở Việt Nam tôi sẽ không được hưởng những quyền lợi này. Người Việt chúng ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Cho nên, theo tôi, đóng góp cho nước Úc là chuyện đương nhiên. Đây là nhiệm vụ của một công dân Úc.
Trà Mi: VN hiện nay cũng muốn thu hút nhân tài để phát triển đất nước. Theo giáo sư, các điều kiện cần và đủ có thể lôi cuốn được nguồn lực chất xám người Việt ở hải ngoại về đóng góp cho quê hương là gì?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Theo thiển ý của tôi, điều kiện này cũng rất đơn giản. Nếu Việt Nam thật sự có tự do dân chủ và nhân quyền thì nhân tài khắp nơi sẽ kéo về đóng góp phát triển đất nước chứ không cần phải có những chính sách thu hút.
Trà Mi: Là một khoa học gia gốc Việt, nếu được mời đóng góp trong lĩnh vực giảng dạy-nghiên cứu tại quê cha đất tổ của mình, ý kiến của giáo sư ra sao?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Được đóng góp cho Tổ quốc là điều mong muốn của tôi và của cha mẹ tôi. Ông bà thường nói vì hoàn cảnh của đất nước, ông bà không có cơ hội đóng góp, nhưng ông bà mong rằng anh em chúng tôi có thể làm việc đó thay họ. Cho nên, nếu có cơ hội, tôi sẵn sàng đóng góp.
Trà Mi: “Cơ hội” theo ý Giáo sư đây nên được hiểu như thế nào ạ?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Ý của tôi là khi Việt Nam có tự do dân chủ, tôi sẽ sẵn sàng đóng góp.
Trà Mi: Theo ông, điều kiện tiên quyết phải là tự do, dân chủ. Đối với người dân trong nước, dĩ nhiên điều này rất quan trọng, nhưng nó có vai trò thế nào đối với nguồn lực chất xám người Việt hải ngoại để quyết định việc quay về đóng góp của họ?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Tại vì nếu không có tự do dân chủ thì những nhà trí thức về phục vụ chỉ là phục vụ gián tiếp cho nhà cầm quyền thôi. Thành ra, nếu có tự do dân chủ thì việc này sẽ dễ hơn. Trong nghiên cứu, không hẳn chỉ là khoa học, mà cũng có thể là về lịch sử, chính trị. Người nghiên cứu nếu được quyền nói lên những gì muốn nói thì mới gọi là nghiên cứu, chứ không nói được những gì muốn nói thì làm sao gọi là nghiên cứu được? Những giới hạn đó sẽ làm cho những nhà nghiên cứu chán nản và không thể nghiên cứu hữu hiệu hơn.
Trà Mi: Ông đã có cơ hội về Việt Nam lần nào chưa kể từ khi sang Úc định cư tới nay?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi có về thăm Việt Nam 2 lần.
Trà Mi: Cảm nhận của ông sau chuyến đi đó như thế nào?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Có điều là tôi không thể tưởng tượng được là sự cách biệt giai cấp giữa người giàu và người nghèo trong xã hội. Ở Úc cũng có sự cách biệt đó nhưng so với Việt Nam thì sự cách biệt đó rất nhỏ.
Trà Mi: Nếu có một mong ước cho đất nước của mình, Giáo sư có điều gì muốn chia sẻ?
Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi ước mong Việt Nam có tự do dân chủ.
Trà Mi: Xin cảm ơn Giáo sư rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trao đổi này.
Giáo sư Võ Bá Ngự: Cảm ơn chị.
Vừa rồi là câu chuyện với nhà khoa học trẻ gốc Việt, Giáo sư-Tiến sĩ Võ Bá Ngự, thuộc trường đại học Tây Úc, người vừa cùng em trai ruột là Giáo sư-Tiến sĩ Võ Bá Tường nhận Giải thưởng Phát minh Eureka 2010.
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Oct/2010 lúc 7:09pm
http://www.vantholacviet.org/news-1967/5/Tin-quo%CC%81c-ngoa%CC%A3i/Nguoi-phu-nu-goc-Viet-tham-gia-dong-mau-ham-USS-George-HW-Bush.html - Người Phụ Nữ Gốc Việt Tham Gia Đóng Mẫu Hạm Uss George H.w. Bush ...
Nhiều người biết rõ về hàng không mẫu hạm USS George H. W. Bush của Mỹ nhưng còn khá ít người biết rằng, trong số những người đóng con tàu này có một phụ nữ gốc Việt. Đó là bà Giao Phan, Phó giám đốc cơ quan quản trị các chương trình tiếp thu quân dụng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.
Hàng không mẫu hạm USS George H. W. Bush là một trong những tàu chiến lớn nhất trên thế giới và là hàng không mẫu hạm thuộc lớp Nimitz, hay còn được gọi là siêu Hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ.
http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/xuanhong/20101005/tg99m1.jpg"> Dự án xây dựng mẫu hạm này được bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc vào năm 2009..
Dự án đóng mẫu hạm này được bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc vào năm 2009. Vào thời gian đó khi còn trên cương vị Trợ lý Giám đốc dự án, bà Giao Phan được giao nhiệm vụ giám sát các hoạt động liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, kiểm tra, xác định và bàn giao tàu chiến được coi là niềm tự hào của hải quân Mỹ này.
http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/xuanhong/20101005/tg99m12.jpg"> Bà Giao Phan được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng trong dự án đóng tàu.
Bà Giao Phan và gia đình sang Mỹ định cư sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Lúc đó bà mới 15 tuổi.
Bà còn nhớ đó là giai đoạn khó khăn nhất của gia đình: từ địa vị giàu có ở Việt Nam, gia đình bà phải sống nhờ vào các khoản tiền trợ cấp của Chính phủ Mỹ, từ trợ cấp y tế cho tới quần áo, trong một thời gian dài khi qua Mỹ bởi công việc duy nhất mà bố bà tìm được là lao công trong khách sạn.
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư công chính tại ĐH Công nghệ Virginia năm 1984, bà Giao làm việc cho hải quân Mỹ trong suốt hơn 20 năm sau đó với mong muốn làm một điều gì đó để trả nợ cho quê hương thứ hai của mình.
Tới ngày xảy ra vụ khủng bố 11/9/2001, bà cũng là người có mặt tại Lầu Năm Góc, một trong những địa điểm bị tấn công.
Sự kiện đó làm bà bắt đầu chú ý và ngưỡng mộ Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ vì những hoạt động đối phó với các hoạt động khủng bố của họ, rồi sau đó là các hoạt động đối phó với trận bão Katrina. Bà tự hỏi không biết mình có thể làm gì để đóng góp vào những công việc quan trọng như vậy.
Và tới năm 2007, cơ hội được làm việc cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ mới đến khi bà được chọn vào vị trí lãnh đạo cao cấp cho cơ quan tiếp thu quân dụng.
Hiện tại, trên cương vị Phó giám đốc, bà quản lý và giám sát dự án tiếp thu quân dụng trị giá 27 tỷ USD, trong đó có việc duy trì và hiện đại hóa các loại máy bay, tàu chiến … để phục vụ cho nhiều hoạt động trên biển của lực lượng tuần duyên.
Bà cũng đứng trong hàng ngũ những nhân viên dân sự cấp cao nhất trong Lực lượng bảo vệ bờ biển, đơn vị quân sự duy nhất trong khuôn khổ Bộ An ninh nội địa Mỹ.
Bà cho biết về các hoạt động hiện tại của chương trình tiếp thu quân dụng mà bà chịu trách nhiệm: “Lực lượng bảo vệ bờ biển muốn đạt được kết quả mỹ mãn trong các nhiệm vụ thì cần được trang bị các phi cơ, phản lực, trực thăng, tàu bè mới và tối tân nhưng hiện các tàu bè và máy bay này cũ quá. Vì vậy công việc chúng tôi làm là theo dõi các hoạt động từ việc đấu thầu cho tới việc kiểm tra diễn tiến đóng tàu của nhà thầu, rồi sau đó bàn giao tàu hay máy bay mới".
Hiện lực lượng này vừa hoàn tất hai tuần dương hạm lớn nhất và tối tân nhất chưa từng có trong lực lượng, cùng hàng trăm chiếc tàu nhỏ để thay thế những chiếc tàu cũ, rồi cũng hoàn thành 10 phi cơ và trực thăng để bổ sung vào tổng số máy bay mà hiện nay được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động ngày càng gia tăng của lực lượng.
Bà Giao cho biết thêm, dù phải đảm trách rất nhiều nhiệm vụ quan trọng nhưng lực lượng bảo vệ bờ biển lại được ít người biết tới: “So với những binh chủng khác của quân đội Mỹ thì Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ không được nhiều người biết tới cho lắm dù chúng tôi gặt hái được nhiều thành quả trong nhiều lĩnh vực và có rất nhiều trách nhiệm đối với người dân Mỹ".
Bà Giao Phan khẳng định: “Ngoài nhiệm vụ tuần duyên để ngăn chặn các vụ phạm pháp dọc bờ biển, bảo toàn an ninh, lực lượng Mỹ này còn có nhiệm vụ bảo vệ môi sinh ngoài biển cũng như cứu hộ nhiều người lâm nạn ở đại dương. Bởi vì những nhiệm vụ cao cả này mà lực lượng còn được gọi là người bảo vệ bờ biển. Và khẩu hiệu của chúng tôi là ‘Semper Paratus’ tức là ‘Luôn luôn sẵn sàng’”.
Không chỉ nắm giữ nhiều chức vụ cao cấp trong hải quân cũng như Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, bà Giao Phan cũng nhận được những giải thưởng cao quý nhất mà hải quân Mỹ trao tặng cho những nhân viên dân sự có thành tích và những đóng góp suất sắc nhất, trong đó gồm có những huân chương như Superior Civilian Service Award vào năm 2006 và Navy Meritorious Civilian Award vào năm 2004.
Bà Giao Phan khiêm tốn nói về những thành tích mà bà đạt được: “Được vinh danh những giải thưởng này thì thực sự tôi rất ngại vì bối rối. Ai cũng biết đâu có người nào có thể đạt được thành công một mình đâu".
Bà từng rất ngạc nhiên và cảm thấy vinh dự nhưng cũng biết là mình may mắn được làm việc chung và được học hỏi trong nhiều năm qua lúc phục vụ hải quan và lực lượng bờ biển Mỹ, cảm thấy mình còn mang nợ nhiều hơn nữa với những giới lãnh đạo cao cấp, cũng như các đồng nghiệp và nhân viên.
Bà Giao cho biết hiện có rất nhiều cơ hội để các bạn trẻ gốc Việt tham gia vào Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cũng như cơ hội để các bạn thăng tiến tại đơn vị này nhưng điều quan trọng là phải có niềm tin và quyết tâm cao. Bà khẳng định: “Tôi tin tưởng rất mạnh vào câu châm ngôn của Việt Nam 'Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi cách, sông ngăn'”.
Do đó với lớp trẻ thì điều quan trọng nhất là dù có đi đường nào chăng nữa thì cũng phải đạt được trình độ ĐH, phải học thật tốt vì đó là một nền tảng vững chắc đưa tới sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Cho dù các em có chọn bất cứ ngành nào thì cũng phải có lòng đam mê với công việc và phải linh hoạt và thích ứng với sự thay đổi.
Vu Lan (theo VOA) http://www.vantholacviet.org/news-1967/5/Tin-quo%CC%81c-ngoa%CC%A3i/Nguoi-phu-nu-goc-Viet-tham-gia-dong-mau-ham-USS-George-HW-Bush.html - http://www.vantholacviet.org/news-1967/5/Tin-quo%CC%81c-ngoa%CC%A3i/Nguoi-phu-nu-goc-Viet-tham-gia-dong-mau-ham-USS-George-HW-Bush.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Nov/2010 lúc 6:54pm
|
11/03/2010, 07:41 PM GMT -5.00 |
November 03, 2010 |
Cô Quan tòa trẻ 35 tuổi, CINDY TRƯƠNG |
Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...
Với nhiều thất bại cuả những ứng cử viên Việt Nam trong cuộc bầu cử Mid-term vưà qua.....
Xin chuyển đến Quý vị tin vui , ít ai biết..và làm hảnh diện cho giới trẻ người Việt ở Oklahoma nói riêng, và Hoa kỳ cùng là hải ngoại nói chung.
Cô Quan tòa trẻ 35 tuổi, CINDY TRƯƠNG, sinh trưởng tại Việt Nam, đánh bại đối thủ là Ông Pat Crawley, 67 tuổi - cũng là một cựu đồng nghiệp, khi hai người cùng là Phụ tá District Attoney cuả Oklahoma County - và giành được chiến thắng vẽ vang trong chức vụ: Oklahoma County District Judge.
javascript:poptastic%28showPic.php?1288821951CindyTruong.jpg%29"> |
District Judge , Dist. No. 7 - Oklahoma County , Oklahoma... Cindy Trương đạt được số phiếu : 95,777 ( 56.57%) , đối thủ là Pat Crawley được: 73,519 (43.43%)
Read more: http://www.newsok.com/article/3509577?searched=cindy%20truong&custom_click=search#ixzz14FX4GlsL - http://www.newsok.com/article/3509577?searched=cindy%20truong&custom_click=search#ixzz14FX4GlsL Xin chúc mừng... BMH Washington, D.C |
http://www.tuoitrevhn.com/?act=news&cat=78&sub=78&id=58796 - http://www.tuoitrevhn.com/?act=news&cat=78&sub=78&id=58796
------------- mk
|
Người gởi: tuavanle
Ngày gởi: 05/Nov/2010 lúc 10:29pm
'Trở thành Tổng lãnh sự Mỹ là một đặc ân' showBeforeLead($); ?>
Ông Lê Thành Ân, người Mỹ gốc Việt đầu tiên đảm nhận chức vụ tổng lãnh sự Mỹ tại TPHCM, nói rằng được làm công việc này là một vinh dự và đặc ân. showAfterLead($); ?>
Hôm qua ông có cuộc trao đổi với báo chí trong nước.
- Là Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt đầu tiên tại TP HCM, ông có cảm thấy bị áp lực?
- Tôi muốn nhấn mạnh rằng, tuy tiểu sử và nền tảng gia đình tôi là người Mỹ gốc Việt, thế nhưng vai trò của tôi trong việc "là cầu nối giữa hai quốc gia" không có gì khác so với những người tiền nhiệm. Mỗi Tổng lãnh sự có nhiều điều phải làm nhưng vai trò cơ bản không hề thay đổi. Tôi đại diện cho Chính phủ Mỹ tại Việt Nam với sứ mệnh giống như người tiền nhiệm của mình, đó là thực hiện các ưu tiên chính sách đối ngoại của Chính phủ Mỹ với Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hai nước. Tôi hoàn toàn nhận thức được những áp lực từ sự kỳ vọng rất cao vào tôi với vai trò là một nhà ngoại giao Việt - Mỹ, đặc biệt là cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tôi sẽ làm hết sức mình để thực hiện nhiệm vụ.
- Ông nghĩ gì về những thuận lợi và khó khăn khi tiếp nhận công việc này?
- Bất cứ công việc nào cũng có thuận lợi và khó khăn. Tôi có nhiệm vụ lắng nghe và chia sẻ đồng thời góp phần kết nối, cải thiện mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Điểm tương đồng giữa Mỹ và Việt Nam đều có dân số trẻ. Tôi tin rằng hình ảnh nước Mỹ đã được cải thiện rất nhiều trong mắt người Việt Nam trong những năm gần đây. Hai nước cũng có sự hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, điều này tạo cơ hội tốt để phát triển kinh tế song phương.
Trở về Việt Nam sau hơn 40 năm, nơi tôi được sinh ra, đến làm việc ở một thành phố mà tôi đã từng sống trong 10 năm đầu đời của mình, và đảm nhận chức vụ Tổng lãnh sự Mỹ tại TP HCM là một vinh dự tuyệt vời và cũng là một đặc ân.
|
Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt đầu tiên tại TP HCM Lê Thành Ân trong buổi gặp gỡ báo chí ngày 4/11. Ảnh: Vũ Lê. |
- Ông được đào tạo trở thành một kỹ sư, nhưng cuối cùng ông lại trở thành một nhà ngoại giao. Điều đó xảy ra như thế nào?
- Ngành học chính của tôi thiên về kỹ thuật. Tôi tốt nghiệp Cử nhân Khoa học kỹ thuật điện tử vào năm 1976 và nhận bằng Thạc sĩ Khoa học trong kỹ thuật Quản trị năm 1978, tại trường Đại học George Washington bang Washington.
Tôi gia nhập ngành ngoại giao vào năm 1991, sau khi là công chức cho Cục Hải quân Hoa Kỳ trong 15 năm. Trong những năm làm kỹ sư chuyên nghiệp tôi đã rèn luyện được khả năng hiểu và giải quyết các vấn đề trong cộng đồng kinh doanh.
Và rồi muốn làm một điều gì đó khác hơn là một kỹ sư, tôi gia nhập ngành ngoại giao để đại diện cho quốc gia giúp xây dựng và duy trì quan hệ với các nước trên thế giới. Lúc ấy tôi không biết rằng sau này mình sẽ trở thành người Mỹ gốc Việt giữ chức ngoại giao được thăng cấp của Bộ trưởng, Tham tán. Nhân đây tôi muốn cảm ơn những người đã trao cơ hội cho tôi, tin tưởng và truyền cảm hứng để tôi thực hiện nhiệm vụ. Tôi đặc biệt cảm ơn vợ tôi vì đã luôn ủng hộ tôi hoàn thành sứ mệnh này.
- Ông có thể chia sẻ một số kế hoạch ông định làm tại Việt Nam?
- Tôi sẽ tập trung vào việc thúc đẩy thương mại và đầu tư, tăng cường cơ hội giáo dục cho học sinh đủ điều kiện để học ở Mỹ cũng như tìm cách để khuyến khích sinh viên tốt nghiệp trở về và xây dựng nền kinh tế của Việt Nam. Tôi hy vọng sẽ tìm hiểu quan điểm của Việt Nam và Mỹ, cải thiện quan hệ ngoại giao giữa hai nước và khuyến khích các cá nhân tham gia vào công tác từ thiện, giúp trẻ mồ côi, bệnh viện, và trường học.
Ngoài ra, tôi cũng chú trọng đến việc đưa sản phẩm của Mỹ đến Việt Nam, giới thiệu hàng hóa chất lượng cao, hỗ trợ thương mại, phân phối các sản phẩm này ở cả hai nước.
Trong thực tế, nhiều người Mỹ quan tâm đến việc đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt và Việt kiều. Tôi tin rằng nhà đầu tư tại Việt Nam và Mỹ là nguồn lực để Việt Nam chuyển đổi từ một nước thu nhập trung bình thấp đến một nước công nghiệp. Đây cũng là mục tiêu Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt được vào năm 2020.
|
Gia đình tổng lãnh sự Mỹ tại TP HCM Lê Thành Ân. |
- Ông nghĩ gì về hình ảnh đất nước Việt Nam năm 1965 (thời điểm ông rời quê hương tới Mỹ) và hình ảnh đất nước Việt Nam năm 2010?
- Việt Nam đã thay đổi rất nhiều và mạnh mẽ. Nền kinh tế Việt Nam cực kỳ sôi động trong những năm qua và đầy tiềm năng. Cách đây một năm, tôi đã chụp ảnh một khu vực tại TP HCM. Bây giờ tôi trở lại và chụp tấm ảnh mới thì thấy một tòa nhà 43 tầng mọc lên. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng chuyển mình rất nhanh chóng. Tôi tin rằng, trong tương lai, Việt Nam sẽ có thêm nhiều tòa nhà chọc trời nữa mọc lên.
- Nhiều người kể rằng thời gian đầu sang Mỹ cuộc sống rất cực nhọc. Theo ông cuộc sống thực sự của cộng đồng người Việt tại Mỹ như thế nào?
- Người Việt sống tại Mỹ làm việc rất chăm chỉ. Họ làm mọi công việc, dù có khó khăn nhưng họ vẫn nỗ lực xây dựng được những gia đình kiểu Mỹ rất thành công.
Mỹ là quốc gia hoan nghênh sự đóng góp của tất cả các dân tộc, tất cả các màu da. Các số liệu mới nhất cho thấy có khoảng 2 triệu người sống tại Mỹ tự nhận mình là người gốc Việt. Điều này phản ánh sự đa dạng đáng chú ý của người dân Mỹ. Và như vậy nhiều người Mỹ, người Mỹ gốc Việt đã vượt qua những trở ngại lớn để kiên trì và phát triển trong xã hội. Họ đã phục vụ trong ngành lực lượng vũ trang và thành đạt như các nhà lãnh đạo trong kinh doanh, học thuật, và dịch vụ công cộng.
-Những kỷ niệm nào về quê hương còn đọng lại tâm trí ông từ lúc rời Việt Nam cho đến ngày hôm nay?
-Tuy những ký ức về tuổi thơ ở Việt Nam trong tôi rất ít vì rời quê hương từ năm 10 tuổi, nhưng tôi vẫn cảm thấy bị cuốn hút. Có nhiều nét văn hóa truyền thống của Việt Nam vẫn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi thích chương trình Chuông vàng vọng cổ.
Ông Lê Thành Ân, 56 tuổi, viên chức ngoại giao cao cấp hàng Tham tán công sứ Mỹ, tới TP HCM ngày 6/8 để bắt đầu nhiệm kỳ 3 năm làm Tổng lãnh sự Mỹ tại TP HCM.
Từng làm việc tại Bắc Kinh, Tokyo, Kuala Lumpur, Singapore, Seoul và Paris, ông Ân có nhiều kinh nghiệm về vấn đề an ninh, chính trị, và kinh tế tại khu vực châu Á.
Ông Ân và vợ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Ông bà có 3 con. |
Vũ Lê
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 26/Jan/2011 lúc 8:41pm
Đại Tá Đỗ Hữu Ngọc Thủy
Chủ toạ buổi lễ là Phó Đề đốc Hicks. Thành phần quan khách, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của gia đình đại tá Thủy, gồm có chị, em, vợ và con của ông , cũng như hai người cháu của Đại Tá Thủy từ tiểu bang Oklahoma đến tham dự. Đại tá Yoon, Đại diện của toà Đại sứ Nam Hàn; Đại diện của toà Đại sứ Ấn độ; cùng những quan chức trong chương trình phòng thủ hỏa tiển của Ngũ giác đài. Phó Đề đốc Hicks đã mở lời như sau: "Thủy Đỗ là môt người tỵ nạn Việt Nam …" Phó đề đốc Hicks nói tiếp "Vào những giờ phút cuối của miền Nam Việt Nam, Thủy cùng gia đình đã đi ra biển, trôi dạt nhiều ngày, sau đó đã được một tàu Hải quân Hoa kỳ cứu vớt, và giờ đây, tôi rất hãnh diện được chủ tọa lễ thăng chức cho Hải quân Đại tá Thủy Đỗ." Phó Đề đốc Hicks cũng nhấn mạnh rằng Hải quân Đại tá Đỗ Hữu Ngọc Thủy đã chứng tỏ khả năng lãnh đạo, tinh thần dũng cảm trên mọi lãnh vực để trở thành một vị chỉ huy trong lực lượng Hải quân Hoa kỳ. Và Phó Đề đốc Hicks cũng nói rằng Đại tá Thủy là biểu tượng cho sự thành công, mơ ước của mọi gia đình tại Hoa Kỳ. Sau phần phát biểu của Phó Đề đốc Hicks là phần gắn quân hàm. Đại tá Thủy đã chọn ba con trai của mình, tuổi từ 3 đến 8 tuổi đến thay lon trên mũ, vợ anh thay lon trên cổ áo phải và chị của anh thay lon trên cổ áo trái. Nghi lễ thay quân hàm đã diển ra trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động . Chị của anh Thủy đã không cầm được dòng lệ khi nhìn thấy người em trai út ngày nào được chị bồng trên tay, nay là một Đại tá trong binh chủng Hải quân Hoa kỳ. Đại tá Đỗ Hữu Ngọc Thủy sau đó đã được mời lên phát biểu cảm nghĩ của anh. Đại tá Thủy bắt đầu bằng lời cám ơn quan khách. Anh nói "Tôi xin được phát biểu cảm nghĩ của tôi qua ba chữ -HONOR/ Danh Dự, -COURAGE/Can đảm/Dũng cảm, -COMMITMENT/Lòng quyết tâm =Khi nói đến Honor/Danh dự, thì tôi xin được nói đến Bố Mẹ tôi đã một đời hy sinh, thương yêu và dạy bảo tôi. Các bạn có thể nhìn thấy những vết thương trên cơ thể của Bố tôi, khi ông phục vụ trong quân lực Cộng hoà Miền Nam Việt Nam . Bố Mẹ tôi rất nhỏ con, nhưng họ là những người vĩ đại nhất mà tôi đã gặp. Bố tôi chỉ cao khoảng ngang vai tôi. Ông không nói nhiều, vì có lẽ cuộc chiến tranh Việt Nam đã cướp đi thính thị của bố tôi và ông không còn nghe được nhiều, nhưng khi ông nói thì đó là những lời tôi ghi khắc và mang theo trong cuộc đời tôi. Tôi thật buồn khi biết là Bố, Mẹ không có mặt nơi đây để quý vị có thể gặp Bố Mẹ tôi. Họ quả thật là tiêu biểu của chữ HONOR/ DANH DỰ. COURAGE/Dũng cảm/Can đảm thì tôi phải nói đến người chị của tôi. Bà ngồi đây và đang nhìn tôi … Lúc gia đình tôi nghèo khó, đương đầu với bao sự khác biệt của xã hội mới. Cá nhân tôi đứng giữa hai phong tục, Việt/Mỹ quá khác biệt nhau. Gia đình gặp phải những trở ngại như bao gia đình nửa Việt nửa Mỹ khác. Chị tôi đã đón nhận tôi, bất kể mọi sự phản đối hay phiền trách… Bao nhiêu khó khăn, giông bão đã qua và gia đình chúng tôi, cá nhân tôi được có ngày hôm nay. Nhìn lại, thì chị tôi là biểu tượng của COURAGE/ Sự Can đảm và Dũng cảm. Còn nói về COMMITMENT-Lòng quyết tâm thì tôi xin nói đến người vợ của tôi. Nàng đã theo tôi, hổ trợ tôi trong suốt cuộc đời quân ngũ. Một tay nàng đã chăm nuôi, bảo bọc, dạy dỗ các con yêu quý của chúng tôi trong khi tôi phục vụ nơi chiến trường. Nàng đã hy sinh sự nghiệp cá nhân để trở thành một người vợ lính, một người mẹ. Do đó, khi nói đến chữ COMMITMENT-Lòng quyết tâm thì tôi nghĩ ngay đến vợ tôi và tôi xin được cám ơn nàng… Hải quân Đại tá Đỗ Hữu Ngọc Thủy đã làm mọi người xúc động qua những lời nói đầy chân tình của anh. Tưởng cũng nên biết, Đại tá Đỗ Hữu Ngọc Thủy xuất thân từ Oklahoma. Anh đã được xếp hạng Thủ khoa khi tốt nghiệp trung học tại trường Northeast Highschool, Oklahoma City. Anh theo học chương trình Sĩ quan Hải quân trừ bị tại trường đại học Purdue, tiểu bang Indiana. Sau đó được tuyển chọn theo học chương trình Cao học tại trường đại học Monteré, California. Tại đây anh đã tốt nghiệp với bằng Thạc sĩ về Chiến thuật và Thạc sĩ về Hỏa tiễn phòng thủ. Hiện Bố Mẹ và một số người thân của anh vẫn cư ngụ tại Oklahoma City. Chúng tôi thành thật chúc mừng gia đình Đại tá Đỗ Hữu Ngọc Thủy và cám ơn niềm hãnh diện mà anh và gia đình anh đã mang đến cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Oklahoma, nói riêng, và khắp mọi nơi trên thế giới, nói chung.
Oklahomanews.
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 27/Jan/2011 lúc 1:26am
Trích-dẩn nguyên-văn:
Các bạn có thể nhìn thấy những vết thương trên cơ thể của Bố tôi, khi ông phục vụ trong quân lực Cộng hoà Miền Nam Việt Nam . [ Tại sao không gọi là quân-lực Việt-Nam Cộng-hòa?? Vì nếu gọi là quân-lực Cộng-Hòa Miền Nam Việt-Nam có-thể bị hiểu lầm là người của Mặt trận Giải phóng Miền Nam( cờ màu xanh, đỏ và ngôi sao vàng). Còn nhớ lại sau ngày 30 tháng Tư 1975, tất cả mọi đơn từ, văn-thư đều ghi :"CỘNG-HÒA MIỀN NAM VIÊT-NAM và hàng kế tiếp là TRUNG-LẬP, TỰ-DO,HẠNH-PHÚC, gần cuối năm 1975, đổi tiền lần thứ nhất trên tờ giấy bạc cũng ghi 2 hàng chữ trên. Năm 1978, Miền Nam lại mất thêm một nửa, đổi cờ và đổi tiền lần thứ hai, lần nầy trên tờ giấy bạc ghi là: " CỘNG-HÒA XẢ-HỘI CHỦ-NGHĨA VIỆT-NAM và ĐỘC-LẬP, TỰ-DO, HẠNH-PHÚC cho đến nay]
------------- mhth
|
Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 27/Jan/2011 lúc 1:25pm
Huy Tường,
Thì cứ thây kệ đi, nội dung đã cho người đọc hiểu rõ rồi. Vị Đai Tá ấy có thể tiếng Việt không rành, hoặc người viết bài của báo Oklahoma không phân biệt được thế nào là VIỆT NAM CỘNG HÒA và thế nào là CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM. Chắc chỉ có người VIỆT NAM mình phân biệt được thôi, nhất là người VIỆT NAM theo đúng nghĩa.
Vậy đi nha.
------------- bx
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 08/Feb/2011 lúc 8:14pm
Cảnh sát gốc Việt ở Oregon được vinh danh
Sunday, February 06, 2011
Cứu 2 mạng người trong 2 tháng
PORTLAND, Oregon - Một cảnh sát viên gốc Việt nằm trong số các cảnh sát Portland, Oregon được vinh danh vì có thành tích xuất sắc cứu người và phục vụ cộng đồng, theo tin báo The Oregonian.
Cảnh sát viên Robby Trương, làm việc tại Sở Cảnh Sát Portland từ năm 2001, được gắn huy chương vì đã cứu hai mạng người trong vòng 2 tháng.
Vào tháng 10 năm 2010, theo cáo cấp có người tự sát, cảnh sát viên Robby Trương chạy đến vùng Ðông Nam Portland thì tìm thấy một phụ nữ ngồi bên cạnh một thùng rác, máu chảy tuôn ra từ cổ tay.
Không tìm thấy hộp y tế cấp cứu trong xe cảnh sát, viên cảnh sát này lấy áo len của người phụ nữ này để đắp vết thương, rồi lấy băng “Police line do not cross” để cột lại trong lúc chờ xe cứu thương tới.
Tháng sau, cảnh sát viên Robby Trương được điều tới dòng suối Johnson Creek nơi có cáo cấp có người bị chết đuối. Lúc đến thì thấy hai người thường dân đang làm hô hấp nhân tạo với nạn nhân.
Cảnh sát viên Trương trèo xuống dưới rồi thay hai người này làm hô hấp nhân tạo. Khi nạn nhân thở được, ông giúp khiêng người này lên trên để đưa vào xe cứu thương.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Mar/2011 lúc 5:25am
/main/tintuc/thoisu/25163-i-uy-michelle-v.html - Tác Giả: NVOL |
Thứ Tư, 16 Tháng 3 Năm 2011 02:07 |
Rất đáng phục người phụ nữ Việt nối nghiệp cha anh hùng
|
Michelle Vũ, nữ phi công duy nhất trong phi đội kỵ binh 6-17 CAV |
MOSULVừa tốt ngđại học lúc 22 tuổi, tham gia lục quân Hoa Kỳ, học lái máy bay hai năm, sau đó được điềuđộngvề trung đoàn kỵ binh 17, rồi cùng đơn vị di chuyển từ Alaska sang Kuwait, rồi sang chiến trường Iraq và đang đóng quân tại căn cứ FOB Diamdback, gần Mosul.
Ðó là đại úy Michelle Vũ, nữ phi công duy nhất trong 35 thành viên phi đội 6-17 CAV. “6-17 CAV” có nghĩa là phi đội 6, trung đoàn 17. CAV có nghĩa là “calvary” (kỵ binh).
Mặc dù là nữ, đại úy Michelle Vũ luôn cố gắng thi hành nhiệm vụ một cách chu đáo và rất tự hào là thành viên của phi đội.
Theo tờ nội san của trung đoàn kỵ binh 17 số ra Tháng Mười, 2008, nữ đại úy gốc Việt này, cư dân Saratoga, một thành phố gần San Jose, cho biết cô “đến Iraq và hiểu tình hình cuộc chiến. Ðây là một vinh dự được cùng các đồng đội chiến đấu” và công việc của cô là “phải hoàn thành nhiệm vụ được giao.”
Công việc của phi đội 6-17 CAV hiện nay là tuần tra và bảo vệ bầu trời Mosul, thành phố lớn thứ nhì của Iraq, sau thủ đô Baghdad.
Loại máy bay mà đại úy Michelle Vũ lái là trực thăng OH-58 Kiowa, một loại trực thăng trinh sát, trang bị nhẹ có thể bay rất thấp để yểm trợ các lực lượng dưới mặt đất và không gây tiếng ồn quá lớn.
Trong một email gởi cho gia đình mới đây, đại úy Michelle Vũ kể rằng mỗi lần bay, cô phải mặc bộ đồ bay nặng 50 pound và ngồi một chỗ, bay liên tục sáu giờ đồng hồ.
Theo một người bạn của gia đình, sở dĩ đại úy Michelle Vũ học lái máy bay là muốn theo nghiệp cha, một cựu phi công QLVNCH.
Ngay sau khi tốt nghiệp trung học Lynbrook High School, San Jose, năm 2001, cô gái Michelle đã muốn học lái máy bay.
Nhưng vì thương mẹ không muốn con đi xa, cô học xong cử nhân thương mại tại đại học Cal Poly San Luis Obispo, California, rồi mới vào quân ngũ.
Nhưng để chuẩn bị trước, trong lúc học đại học, cô đã tham gia lực lượng trừ bị ROTC.
Cô Michelle Vũ cùng đơn vị đến Iraq vào Tháng Tám, 2008 và vừa được thăng cấp đại úy hồi Tháng Hai vừa qua. |
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 26/Mar/2011 lúc 11:35pm
Bill Nguyễn: Một doanh nhân gốc Việt
Ứng dụng ảnh 41 triệu USD của một doanh nhân gốc Việt
Bill Nguyễn đang thu hút sự chú ý lớn của giới truyền thông khi ứng dụng Color của ông được đầu tư khoản tiền khổng lồ, trong đó có 25 triệu USD từ Sequoia Capital.
Đây là khoản tiền lớn nhất mà Sequoia từng đầu tư cho một công ty mới thành lập, tức nhiều hơn cả số tiền họ dành cho Google. Ngoài ra, Color nhận được 9 triệu USD từ Bain Capital và 7 triệu USD của Silicon Valley Bank.
|
Bill Nguyễn cầm iPhone chứa những bức ảnh ông tự chụp với ứng dụng Color. Ảnh: AP. |
Bill Nguyễn chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư không chỉ bởi tiếng tăm của mình (tháng 9/2009, ông bán lại trang âm nhạc http://Lala.com - cho Apple với giá 85 triệu USD) mà còn vì bản thân ứng dụng Color là hình thức chia sẻ ảnh đầy tiềm năng trên smartphone.
Ứng dụng hiện mới chỉ dành cho iPhone và điện thoại Android. Để hiểu về công nghệ này, hãy hình dung bạn cùng 4 người bạn khác bước vào một nhà hàng. Khi đang trò chuyện, bạn rút điện thoại, mở Color và chụp ảnh. Bức ảnh đó sẽ ngay lập tức xuất hiện trên smartphone cũng đang bật Color của những người khác (mà bạn không hề quen biết) trong phạm vi 15 mét.
Nét thú vị của Color là nó "mở" (public) với tất cả mọi người, không đòi hỏi người nhận ảnh phải ở trong một mạng kết nối (như cùng là bạn bè trên Facebook). Nó nhận diện người xung quanh bằng dữ liệu định vị GPS cũng như sự tương đồng về âm thanh và ánh sáng.
|
Bill Nguyễn tại văn phòng Color ở Palo Alto. Ông là người giản dị và vui tính. Ảnh: The Chronicle. |
Bill Nguyễn, sinh năm 1971 và rời Việt Nam từ nhỏ, là tên tuổi không hề xa lạ ở Thung lũng Sillicon (Mỹ). Ngay từ năm 1999, khi chưa đầy 30 tuổi, ông đã thành công vang dội khi bán lại dịch vụ chuyển tin nhắn http://OneBox.com - với giá 850 triệu USD. Năm 2000, nhận thấy tiềm năng trên thị trường điện thoại màu mỡ, Nguyễn xây dựng công ty Seven Networks chuyên cung cấp dịch vụ kết nối không dây và huy động được số vốn 34 triệu USD. Không chỉ ở Mỹ, các hãng viễn thông như British Telecom (Anh) và NTT DoCoMo (Nhật) cũng mua đã bản quyền sử dụng công nghệ của Seven.
Sang năm 2001, ông được tập đoàn truyền thông MSNBC bình chọn đứng đầu trong số 10 gương mặt triển vọng của năm với "khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu". Một năm sau, ông đứng trong "Top 100 nhà phát minh hàng đầu thế giới" do tạp chí Technology của Học viện kỹ thuật M***achusetts (MIT) chọn từ 7 ngành công nghệ mũi nhọn.
Giữa năm 2006, Bill Nguyễn cho ra đời Lala.com với tham vọng biến trang web này thành nơi trao đổi và mua bán đĩa CD lớn nhất thế giới. Khi đó, Bill khẳng định ông rất tin vào trực giác của mình và hy vọng cái tên LaLa - hai tiếng đầu tiên mà con trai ông bập bẹ nói - sẽ mang may mắn đến cho ông. Ngày 5/12/2009, Apple mua lại Lala.com với giá 85 triệu USD và tích hợp vào trong iTunes.
Ăn mặc giản dị, hay cười, mê chơi game nhưng Bill Nguyễn rất nghiêm khắc trong công việc. Nguyễn cho rằng ông không cần phải tốn thời gian cho những nhân viên không toàn tâm toàn ý và hay than vãn. Từ năm 16 tuổi, Nguyễn đã phải làm nghề phụ bán xe hơi cũ vào cuối tuần. Một lần, Nguyễn cược với chủ rằng mình có thể bán gấp đôi số xe hơi so với những nhân viên kỳ cựu khác và ông đã thắng. Triệu phú chưa tốt nghiệp đại học này nổi tiếng với câu nói: "Mỗi khi bắt tay vào một vụ làm ăn mới, không nhất thiết bạn phải phát minh lại thế giới".
Phương châm để thành công trong kinh doanh của Bill Nguyễn là: Phải thật sự hiểu rõ các công ty IT và xem đó là nỗi khát khao lớn nhất của mình; phải tuyển dụng những cộng sự giỏi hơn mình; lắng nghe khách hàng và không ngủ quá 3 tiếng mỗi đêm.
Lê Nguyên
New startup Color builds community with photos
Photograph by: KIMIHIRO HOSHINO, Getty Images
Agence France-Presse March 24, 2011
Bill Nguyen, founder of a new startup company based in Palo Alto, Color, and also a creator of LaLa music service, takes a pose for a portrait at Color headquaters on March 21, 2011 in California.
PALO ALTO, California - The founder of an online music service snapped up by Apple more than a year ago is out to weave smartphone users into spontaneous communities through instant image sharing.
Color, which Bill Nguyen plans to launch Thursday, lets owners of Apple or Android smartphones automatically share pictures with any other nearby users of the service.
"It takes the concept of Twitter to a whole new crazy place," Nguyen told AFP while demonstrating Colour at his startup’s headquarters in a pair of rented storefronts in the Silicon Valley city of Palo Alto.
"Every time you turn on this app, it’s like a bat, it connects into every other phone around you," he continued, bat cufflinks in the sleeves of his shirt.
Bain Capital, Sequoia Capital, and Silicon Valley Bank have pumped $41 million in investment money into Color, which Nguyen said was inspired by Apple heralding the start of a "post-PC era."
Nguyen’s previous startup was online music site Lala, which was purchased by the maker of iPhones, iPads, iPods, and Macintosh computers in December 2009.
Lala hosted digital music collections on the Web, allowing access from varied locations in what it described as "music in the clouds."
Lala also scanned iTunes collections and then stocked Lala account libraries with the same songs on the premise they had already been purchased.
It remains to be seen what Apple has planned for Lala, which it closed last year. Nguyen left Apple in September to start Color.
"If I could do a tribute to Apple and what I learned, this would be it," Nguyen said of Color. "We are creating something brand new; the network is going to be created just by people being around each other."
The post-PC (personal computer) era is marked by a shift from desktop computers to smartphones and tablet devices, Apple visionary Steve Jobs has proclaimed.
"What I saw in Apple products was that this was a world driven by actually using information while you are up and about doing things," Nguyen said. "It had the potential to be social in a way very different from the way the Web was."
Nguyen shunned a Facebook model that he saw as a colossal social network connecting far-flung friends or family, opting instead to let people with smartphones get to know those nearby.
"I wanted to build a system that would give you almost a small town feel again," Nguyen said.
Free Color applications for iPhones and Android devices will let people in close proximity to one another communally capture pictures, videos, and text messages.
Smartphone users activate Color applications and devices do the rest with no need to upload, log in, or identify users.
"Basically, every camera around you is your camera, instantly," Nguyen said.
Color software taps into smartphone gyroscopes to figure out whom in a crowd, say at a stadium rock concert, is closest to the central attraction and which cameras are apt to have the best pictures.
Concertgoers in distant seats get images from people nearby, possible friends, as well as from those in the front row.
Color users can keep all shared images taken at gatherings, with links between smartphones severing after they leave.
"When you post photos to Facebook, there is this weird single perspective to it; it is just your view of your life," Nguyen said. "We thought that was lame; we can do better."
Friends or family using Color can take advantage of a feature that lets them view one another’s smartphone pictures in real time no matter where they are.
Color also lets users keep "visual diaries" of daily doings by automatically saving pictures in a calendar.
Color users can peer into each others’ visual diaries.
"You’re going to start using it and realize your neighbors and co-workers are really cool and you should hang out with them" Nguyen said. "And, you will hopefully spend a little less time on Facebook telling people from high school and college how great you are doing."
Color identifies phones, not people, so no personal data is gathered from users. Abusing the service will result in a phone being blocked from Color.
The startup plans to make money by letting businesses offer deals or promotions to Color users once they are inside establishments.
"Color will transform the way people communicate with each other," said Sequoia Capital partner Doug Leone. "Once or twice a decade a company emerges from Silicon Valley that can change everything.
"Color is one of those companies."
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 27/Mar/2011 lúc 6:19am
Sorry có vài đoạn văn không được "thanh" lắm! BTW, thông cảm cho tuổi trẻ, the 2nd generation in USA.
Tôi Đi Army
(07/19/2004) (Xem: 4281)
Tác giả : http://www.vietbao.com/D_1-2_2-44_10-2264_12-1/ -
Người viết: PHẠM MINH ĐỨC
Bài số 586-1124-vb6160704
Tác giả Phạm, Minh-Đức sinh năm 1984 tại Việt Nam, tới Hoa Kỳ lúc 7 tuổi. Tốt nghiệp trường Bộ-Binh Fort Sill ở OK ngày 3/10/2002. Trình diện Sư-Đoàn 3 BB. Từ Kuwait vượt sa mạc 15 ngày đêm, chiếm Phi-Trường và Thủ Đô Bá-Đa. Đã trở về đơn vị tại căn cứ Savannah ở Gorgia. Ngày 13 tháng 8 sắp tới sẽ là sinh nhật thứ 20 của Phạm Minh Đức. Mong Đức sẽ viết tiếp hồi ký của chàng cựu chiến binh khi vào 20. *
Điện thoại reo. Ở đầu giây, tiếng nói của Ba tôi: "Ủa, con đi chơi đâu mà hơn 12 giờ đêm chưa về? " "Dạ con đang ở trại Fort Sill ở Oklahoma, này Ba!" "Con làm gì bên đó?" "Dạ con volonteer vô Army". " Trời! Ai ký giấy cho con?" "Dạ con giả chữ ký của Ba!" Tại sao con không đi Không quân, Hải quân mà lựa chi Bộ binh? Dạ Air Force hay Navy phải sign up (ký ) 4 năm, mà con không muốn ở lính lâu. Chỉ có Army hay Marine Corp (Thủy Quân Lục-Chiến) là cho 2 năm thôi....
Tôi sinh ngày Aug 13 th, 1984 nên khi đến trại huấn luyện bộ binh Fort Sill ngày Jul 7 th, 2002 tôi chưa đủ 18 tuổi. Vì vậy, chữ ký "đồng ý "của cha mẹ do chính tôi ký. Đời nào Ba Má tôi chịu ký tên cho tôi đi lính, khi tôi đã học 6 lớp AP (Advanced Placement) trong 3 năm liên tục. Lớp 10-12 tại trường Westminster và tốt nghiệp trung học 4 chấm. Ba má tôi muốn tôi phải học đại học UC Irvine, hay UC Los Angeles để làm một việc gì đó trong phòng lạnh! Ngày đầu tiên tại Recruiting Station Center (Trạm Tuyển Mộ) ở Los Angeles. Tôi phải khám sức khỏe tổng quát, phải làm một bài thi mất 4 giờ đồng hồ, nói chuyện với counselor, ký tên vào bản enlistment agreement (tình trạng hiện dịch) là một loại contract (khế ước) nói rõ thời gian phục vụ, những huấn luyện phải trải qua. Trong thời gian Basic Combat Training (BCT: Huấn luyện chiến đấu cơ bản), người lính chỉ được điện thoại về gia đình trong trường hợp khẩn cấp hay khi được khen thưởng đặc biệt mà thôi. Thời gian huấn luyện BCT là 9 tuần lễ. Sau khi chọn ngành, sẽ tiếp tục Advanced Invidual Training (AIT) từ 7 tới 14 tuần lễ nữa ở một nơi khác. Thời gian AIT là được huấn luyện về chuyên ngành đặc biệt gọi là Military Occupational Speciality (MOS)ï. Sau MOS, người lính sẽ được điều đi bất cứ nơi nào tùy theo nhu cầu. Tất cả các điều trên tôi phải biết hết ngay trước khi vô lính. Đến ngày hẹn,tôi lặng lẽ mang theo một bộ quần áo và bàn chải đánh răng lên phi trường. Không muốn cho ai biết. Tôi hoàn tất thủ tục nhập ngũ ở Military Entrance Processing Station (MEPS) Los Angeles lúc 5 giờ sáng. Chưa mặc quân phục, tôi đã bắt đầu giả từ đời học sinh qua lời thề: "I do solemnly swear that I will support and defend the Constitution of the United States against all ennemies, foreign and domestic..."(Tôi long trọng thề rằng sẽ bảo vệ Hiến -Pháp Hoa-Kỳ chống lại mọi kẻ thù từ bên ngoài hay trong nước....) Tôi muốn biết phản ứng của bản thân tôi thế nào đối với thế giới này. Tôi không biết việc gì đang xảy ra. Niềm vui, hạnh phúc, buồn phiền, thất vọng, tình yêu, nhớ tiếc...cùng một lúc trong lòng tôi. Máy bay rời phi trường Los Angeles ghé Dallas/ Texas rồi chuyển qua một máy bay nhỏ 12 chỗ ngồi (connecting flight), xuống phi trường quân sự Lawton ở Oklahoma. Nếu bay thẳng thì phải đáp xuống phi trường Oklahoma City, và từ đó lái xe hơn 2 giờ đồng hồ mới tới Fort Sill. Phi đạo của Lawton không đủ chiều dài cho máy bay lớn. Ngày đầu tiên khám sức khỏe, số ký của tôi là 105 pounds. Tôi bị loại vì "underweight", nghĩa là trọng lượng dưới mức tối thiểu là 5 cân! Chẳng lẽ xách gói về nhà thì quê quá! Tôi bèn vào gặp một bác sĩ quân y, cấp bậc Đại- úy, để xin giúp. Ổng bảo tôi về nhà làm sao mập thêm 5 cân nữa mới đủ, bởi vì súng đạn và đồ trang bị của tôi có thể nặng tới 100 pounds, làm sao tôi kham nổi? Tôi liền trả lời ông là tôi đã học Kung Fu với Master Hà Quốc Triều-Chung tới đai đen rồi, nên tôi đủ sức. Ổng hỏi Master Chung là ai? Tôi nói Bruce Lee (Lý-Tiểu-Long) là người một thời làm rung chuyển màn bạc với những film đấm đá mà chỉ thắng giải World Martial Championship có 1 lần. Còn Master của tao đã thắng giải ấy 4 lần! Bác sĩ trợn mắt "Really?" Nhanh như chớp tôi chạy vòng ra sau lưng, ôm luôn cái ghế có ổng ngồi, nhấc bổng lên. Ổng không bự con lắm, sức nặng chỉ độ 150 pounds. Tôi đã tự lượng sức mình. Quá bất ngờ, ổng không kịp phản ứng gì, nhưng ổng vẫn nói "wonderful" và ký giấy "Waiver" (miễn trọng lượng) để tôi đem nộp tại Reception Center (Trung-Tâm Tiếp Nhận). Nơi đây, Personel records processing là làm tôi hết hồn nhứt. Computer vừa scane xong, tôi cho tay vào một cái là tiểu sử của tôi xuất hiện đầy đủ. Trước ngày nhập ngũ, tôi lái xe bị 2 cái tickets ngày nào. Ở trung học Westminster có một lần lén hút thuốc trong trường bị bắt ngày nào... Cũng may, là tôi chưa làm điều gì quá đáng! Tôi trở thành một hoà thượng, sau khi cái đầu bị cạo trọc lóc. Họ chụp hình lăn tay cấp ID quân nhân. Họ đo mắt cận thị và phát một mắt kiếng đặc biệt. Kiếng này đeo khi đánh giặc. Ném xuống đất, đạp lên chẳng nhằm nhò gì! Họ chích thuốc ngừa cả thảy 9 lần và khám sức khoẻ kỹ lưỡng để bảo đảm tân binh đủ sức khắc phục những huấn luyện vô cùng gian nan. Cấp phát y phục là bước đầu. Họ đo đầu để may nón, đo chân để đóng giày thể thao, giày boots, đo ni để may quần áo thun, tập thể thao trong mùa Hè, mùa Đông và uniforms (quân phục). Luôn cả vớ và đồ lót cũng đúng size của mỗi người. Tuần lễ đầu tiên chỉ là introduction: Học thể thao, đi, barracks order là bài học làm sao trải giường cho thẳng và quần áo, giày mũ để vào đúng vị trí nào để thanh tra. Bước tiếp theo là Drill and Ceremony là đi đứng và chào đúng lễ nghi quân cách đồng thời cấp phát vũ khí, cách tháo ráp và bảo trì súng M-16 A2. "Fall in "(Đứng vào hàng). Tiếng rống của Drill Sergeant (Trung sĩ huấn luyện viên) không thua gì Kim-Mao Sơn-Vương Tạ-Tốn trong truyện Đồ Long Đao của Kim-Dung. Con nít đứng gần chắc té đái ra quần hay chết giấc! "Đức here Drill Sergeant". Tôi phải trả lời bằng tên của mình. Một gương mặt đen thui, lạnh lùng không bao giờ cười, đầy uy quyền, tự tin và chuyên nghiệp. Y ngạo nghễ bước tới nhìn chằm chặp vào đám lính. Bất thình lình cất giọng: "I am your Drill Sergeant and I will teach you how to become a soldier". (Tôi là Trung -Sĩ Huấn Luyện Viên của các bạn và tôi sẽ huấn luyện các bạn làm sao để thành một người lính.). Có lẽ đây là lời giới thiệu suốt 20 năm qua không thay đổi. (Ổng huấn luyện ở trại này hơn 20 năm). Đôi mắt rực lửa cuồng nhiệt đó đã theo tôi vào trong cả giấc ngủ. Huấn luyện viên dạy mặc quân phục như thế nào, đội nón, mang giày ra sao, chào như thế nào, đeo huy chương gì ở đâu, nhận diện cấp bậc như thế nào... ngay cả đi ỉa cũng dạy làm sao giữ vệ sinh chung. Tuần đầu tiên huấn luyện cơ bản: Physical Training (PT). Tiêu chuẩn đề ra cho nam từ 17 tới 21 tuổi là Push-Ups (hít đất) tối thiểu 42 cái, tối đa 71. Sit-Ups (nằm thẳng chân, 2 tay trên cổ và ngồi dậy) 53/78. Chạy 2 miles chậm nhất là 15 phút 54, nhanh nhất là 13 phút. Con gái thì Push-Upsø 19/42. Sits-Ups là 53/78 và chạy là 15:36 / 18:54. Bây giờ tôi mới thầm cám ơn thầy Hà-Quốc-Huy vì võ đường của ổng đâu có khác gì trại lính? Hồi đi học võ, ngày nào tôi không bị phạt Push-Ups. Cho nên tối đa 71 cái đối với tôi là chuyện nhỏ! Tôi bắt đầu thụ huấn BCT ngày 5/8/2002. Tôi tưởng chừng như đang đóng film. Trung sĩ huấn luyện viên có thể bắt tôi lăn ra đất, lội xuống sình, bắt ăn trưa với bụi dơ, chùi phòng tắm với bàn chải đánh răng. Tôi được huấn luyện không suy nghĩ, chỉ tuân lệnh như một cái máy. Giữa trưa nóng 105 độ F ra lệnh chạy. Chậm một cái là bị chưởi như chó. Mồ hôi chảy vào mắt cay quá, vừa đưa tay lau một cái. Nó chưởi đ. m. có cần vác theo cái máy lạnh cho mày không? Tuần đầu chạy 20 phút. Tuần sau 25. Tuần thứ ba là nửa giờ. Nó có thể hăm dọa, phun nước miếng vào mặt, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ huấn luyện viên đụng vào người một tân binh nào. Một hôm, huấn luyện viên thấy đám tân binh mặt lơ đễnh, buồn buồn bèn hỏi: "Who got girl friend at home?" (Bạn nào có bồ bịch ở nhà?). Hơn 1/2 quân số hí hửng đưa tay. Sergeant lạnh lùng phán: "You don't have to worry about her at home. I f. her the other night at her pussy stank" (Mày khỏi nhớ nó. Tao đã chơi ngay lỗ lông nó bữa hôm kia"! Mặt mày mấy tân binh tiu nghỉu! Mỗi ngày, tắm một lúc 62 tên, mỗi tên 2 phút. Aên sáng, trưa, tối 5 phút. Có thằng đang ngủ nửa đêm vùng dậy chạy. Có lẽ ban ngày khi huấn luyện, nó bị hét to quá nên tối ngủ nhập tâm. Chuông báo thức lúc 4 giờ sáng. Có khi 3.30 am. Ngủ không quá 4 giờ. Vùng dậy, đánh răng, cạo râu, đi cầu... Lúc rời barrack, ra trải giường phải thẳng bóng như gương trong vòng 45 phút.- Thức lúc 4 giờ và 4 giờ 45' là formation(tập họp). Mỗi ngày làm việc 20 giờ, mồ hôi nhễ nhại. Kẹo bánh, nước ngọt, thuốc lá, âm nhạc, môi hồng của bạn gái... đã lùi vào dĩ vãng, và không thuộc thế giới này. Ngày 25.7.2002 tôi viết lá thư đầu tiên từ quân trường gởi về nhà. Địa chỉ của tôi là: PVT Phạm, Minh-Đức Bldg 6050 NW Rothwell Street A-1/22 nd 4 Th Platoon (Steele Dogs) Fort Sill, OK 73503. Sau Basic Training, tôi phải thi một cái test rất quan trọng. Câu hỏi bao gồm toán, hình học, khoa học, biology, chemistry... Score tối đa là 90. Tôi được 87 điểm. Sĩ quan kêu tôi lên trình diện. Ổng chúc mừng và nói là tôi được chọn đi học intelligence(tình báo). Tôi hỏi intelligence là làm gì? Tại sao tôi được chọn? Ổng nêu ra 3 lý do: Tôi là người có score cao nhứt của platoon (trung đội), nên vinh dự lắm mới được. Tôi nói được 3 thứ tiếng, Anh, Việt và Spanish. Thời gian huấn luyện 2 năm, phục vụ 6 năm. Ổng nói rằng tôi sẽ được huấn luyện chung với ranger (biệt động quân), được học nhảy dù miễn phí. (Ngoài dân sự tốn ít nhất là 50.000 Mỹ kim mới học được bằng dù.) Tôi trả lời là tôi không định ở lính lâu như vậy. Ổng đập bàn một cái và bảo tôi về suy nghĩ lại. Cả barrack nó chưởi, nó f. tôi te tua. Đ.m tao mà được chọn đi intelligence như mày thì chắc chắn con Lynda hàng xóm trắng bóc sẽ cho tao f. lia chia ngày tao về phép. Đ.m ngày từ giã nó, nó chỉ cho tao bóp vú thôi. Kéo quần nó xuống, nó khóc, nó nói mới 16 tuổi sợ mang bầu rắc rối lắm, rồi tao về không cưới nó. Thằng Mỹ đen nằm bên cạnh tôi nói xong nhe răng cười trắng nhỡn để lòi cái lợi đỏ hoét! Cũng may, squad (tiểu đội) của tôi vừa được thắng giải nhứt trong CCC (combat conditioning course) nên mỗi đứa được thưởng 10 phút gọi điện thoại về nhà. Tôi hỏi ý kiến của Ba tôi về việc nên hay không nên. Ba tôi cho biết là ở nhà đã nhận được "congratulation" (thư chúc mừng) từ West Point gồm thư và một tập tài liệu, các form cần thiết để tôi phải điền và gởi đi. Ba tôi đọc rất nhanh: Department of the Army United States Military Academy West Point, New York 10996 ...Tôi đã qualified cho USMA vì tôi đã có quốc tịch Hoa-Kỳ, tôi không quá 23 tuổi, tôi chưa có vợ, tôi không mang bầu, tôi chưa từng can án phải ở tù, tôi tốt nghiệp trung học 4 chấm, điểm thi SAT (Scholastic ***essment Test) của tôi hơn 1.300... Tuy nhiên, tôi phải bổ túc gấp nomination, letter of recommendation (thư đề cử) của cả nghị sĩ cùng dân biểu của tiểu bang Cali và của Phó-Tổng Thống. Nếu cha mẹ tôi từng phục vụ cho quân đội Hoa-Kỳ thì miễn sự đề cử nói trên. Người ký tên bức thư là Đại-Úy Clifford M. Hodges. Gia đình quả đã nhận được thư trước tôi! Ý kiến của Ba tôi là nếu phải ở lính 6 năm thì tại sao không đi West Point để làm sĩ quan? Tôi trả lời rằng mặc dù học 4 năm tốt nghiệp, nhưng ít nhứt phải phục vụ thêm 6 năm là thành 10 năm. Lâu quá! Ngày hôm sau tôi trình diện và cho biết tôi không đi West Point và cũng không làm tình báo, vì lý do là muốn sau 2 năm quân ngũ sẽ về nhà tiếp tục đại học. Sĩ quan bảo rằng tôi chỉ còn một con đường duy nhất: đó là làm chuyên viên gỡ mìn hay chuyên viên về vũ khí. Nghe gỡ mìn tôi hơi lạnh xương sống, nên chọn ngay chuyên viên vũ khí. Ngay lúc đó tôi được biết là sau tốt nghiệp Fort Sill, tôi sẽ đến tiểu bang Alabama để tiếp tục giai đoạn AIT. * Thứ Ba, ngày 13.8.2002 Drill Sergeant đem thư đến Barrack và kêu tên tôi. Tụi nó chúc mừng ồn ào. Tôi run run mở thư. Đúng là ngày sinh nhật 18 tuổi của tôi. Tôi vui vô tận. Có cả thư của Dì Tranh và Thanh ở bên Úc. Trong thiệp sinh nhật gởi cho tôi, Má tôi viết: “Ngày xưa, học Chinh Phụ Ngâm Khúc, Má còn nhớ mấy câu thơ: "Chí làm trai dặm ngàn da ngựa Gieo Thái-Sơn nhẹ tựa hồng mao Giã nhà đeo bức chiến bào..." Ngày hôm nay Uùt Đức của Má cũng mặc quân phục làm lính. Không phải Ba Má không đủ sức nuôi con lên đại học, nhưng đây là con đường con tự chọn: ... Má biết rằng con gian khổ nhiều Má luôn là gió nhẹ hiu hiu Vì con là biển trời nhung nhớ Là cả cuộc đời Má chắc chiu.
Sinh nhật con, Fort Sill xa xôi Có biết nơi đây Má bồi hồi? Nhớ thuở nằm nôi còn bé nhỏ Aúm bồng âu yếm mãi không thôi
Mười tám mùa Xuân quá tuyệt vời Con luôn học giỏi để Má vui Vắng con ảm đạm, nghe buồn tủi Mỗi lượt thơ về, lệ Má rơi.!"
Một niềm nhớ thương và cảm xúc đã làm tôi phát khóc. Nước mắt đã rơi xuống hồi nào toÂi không hay. Chưa bao giờ tôi biết thương cha thương mẹ như lúc này. Má tôi lúc nào cũng nấu ăn ngon dọn lên bàn, kêu 5 lần 7 lượt tôi chưa chịu ăn. Là con út trong gia đình lúc nào tôi cũng được thương yêu, chiều chuộng, muốn gì được nấy. Nay cuộc sống hoàn toàn khác. Một lần tôi nuốt vội thêm một miếng thịt bò đúng vào phút thứ 5. Chưa kịp đứng dậy, Huấn Luyện Viên chỉ ngay vào mặt tôi hét lên: "Lần tới mày chỉ cần hưởi vào đít con bò một cái là hết thèm thịt bò! OK? - "Yes. Sir!” Tôi trả lời. "Bữa ăn ở trại, phục vụ theo lối all you can eat, hay như buffet. Đồ ăn ngon và nhiều hơn bất cứ buffet nào ở ngoài.. Nào là thịt bò, heo, gà, rau, trái cây tươi đủ thứ, nhưng không ai đủ thì giờ để ăn. Tôi chỉ nuốt lống mà không bao giờ kịp nhai! Lúc còn ở Việt-Nam, Ba tôi từ Mỹ viết thơ về dặn dò Má tôi là không cho chúng tôi học tiếng Anh. Chỉ học tiếng Việt mà thôi, vì qua tới Mỹ chúng tôi sẽ quên tiếng Việt. Ba chị em chúng tôi đựợc thầy cô tới nhà dạy kèm tiếng Việt, toán, và học piano. Hàng xóm nào cũng cười Ba tôi là khùng. Nhưng khi qua Mỹ mới 7 tuổi, tôi đã học hết sách tiếng Việt lớp Ba. Nhiều người có hồ sơ bảo lãnh, là cho con nghỉ học để học tiếng Anh. Có khi 10 năm sau mới xuất cảnh. Những người đó tiếng Anh thì nói không giống ai. Tiếp tục học thì không được, vì đã nghỉ từ lâu. Tôi tới Mỹ học lớp 2 ở trường Anderson thành phố Westminster, CA. Năm lên lớp 3 là hết học ESL. (English As Second Language). Năm lớp 6 đã học lớp honor về Anh ngữ ở trường Warner... Chỉ mới 3 tuần huấn nhục mà như mền rách, đúng 21 ngày mà tôi đã quên mất tôi là ai. Má tôi cũng gởi kèm theo quà của chị Hiền và thư bé Phi-Phi. Mấy dòng nguệch ngoạc: "Hey, Đức. I can't believe you're really a soldier. I'm proud of ya. Try and be a lieutenant! Okey? I miss you! Phi-Phi" (Chào anh Đức. Em không thể tưởng tượng anh đi lính. Rất hãnh diện về anh. Ráng làm Trung úy. OK? Phi Phi nhớ anh) Tôi biết ơn em bé vô cùng. Ở cái tuổi lên 8, lẽ ra chỉ biết chơi game hay xem cartoon. Mấy hàng thăm hỏi của em đủ để anh sẵn sàng làm người lính bảo vệ sự bình yên cho cái thành phố nơi em đi học mỗi ngày và hạnh phúc bên cha mẹ của em. The 7 core Army Values (7 giá trị tiêu chuẩn của Bộ binh) mà chúng tôi phải rèn luyện, đó là: Loyalty, Duty, Respect, Selfless Service, Honor, Integrity, Personal Courage.
1/ Loyalty là trung thành với hiến pháp Hoa-Kỳ, với Bộ binh, với đơn vị và các chiến hữu bằng niềm tin tưởng thực sự. Đây là tuần lễ thứ hai, phải học (Hand To Hand Combat Training (chiến đấu không vũ khí,) Pugil Training là đập nhau bằng chày bọc cao su có đội nón an toàn, học cấp cứu, xử dụng địa bàn tìm phương hướng và xử dụng bản đồ, học bivouac là căng lều, cắm trại. Kỷ luật tuyệt đối và teamwork (tinh thần đồng đội) là mục tiêu quan trọng nhất trong huấn luyện. Trên chiến trường, đôi khi "mày sống hay chết là nhờ đồng đội của mày, chớ không phải cha mẹ anh em." Bài test cho niềm tin đồng đội này là Treadwell Tower, tức nhảy ngửa ra sau từ Victory Tower cao 30 feet bằng một sợi giây do bạn giữ từ trên. Chỉ cần giây bị tuột thì người nhảy rơi xuống nát xương sống. Oám như tôi nhảy xuống dễ như chơi. Mấy thằng mập thì không thoải mái chút nào.
2/ Duty là trách nhiệm phải hoàn thành sứ mạng. Ý thức trách nhiệm mà làm, dẫu không có sự chỉ huy của cấp trên. Chúng tôi tập cận chiến bằng bayonet (lưỡi lê) gắn trên đầu súng M-16 A2 gọi là Rifle Bayonet Fighting Training (FBFT). Ngày 21/8 học về Nuclear Biological and Chemical Welfare là làm sao tự vệ trong cuộc chiến tranh hoá học. Chúng tôi phải đeo một cái mặt nạ tự ráp gồm 17 mãnh tách rời nhau. Nếu ráp sai thì chất độc hại sẽ vào người và hậu qủa có thể đưa tới cái chết. Vũ khí sinh hóa có thể gặp trên chiến trường là Sulfur Mustards, loại hóa chất có thể absorb (thẩm thấu) qua đường hô hấp, mắt và da, gây lở loét da thịt và làm tan biến các tế bào của cơ thể, tác hại tủy xương,hệ thần kinh và hệ thống tiêu hóa. Thương tích xảy ra liên tiếp khi tiếp cận và sự đau đớn kéo dài 4 giờ. Chỉ cần 10 miligram đủ giết chết một người (không có thuốc chữa). Cho nên sau khi trang bị mặt nạ, chúng tôi bị đưa vào Gas Chamber trong vòng 5 phút. Chừng nào ngã xuống 5/10 thì cửa mở và tên nào còn đứng được thì lôi những tên kia ra ngoài. Mặc dù đã trang bị mặt nạ, chúng tôi vẫn bị phỏng rát, ói và xây xẫm mặt mày. Thật là một kinh nghiệm khủng khiếp nhất trong huấn luyện.
3/ Respect là tự trọng để được người kính trọng. Người lính cư xử tôn kính, trang nghiêm với đồng đội cũng như dân chúng để được mọi người hồi đáp lại tương tự như thế.Tiếp tục bắn basic rifle markmanship với target (bia) 50m,100m,150m,200m,250m. Đến 300m chỉ còn là một cái chấm xa vút. Thi test Army Physical Fitness Test (APFT) lần thứ hai. Tất cả các field (môn) đòi hỏi ít nhất 50 điểm môĩ môn. Nhiều tên rất bự con mà không đủ điểm. Tôi đạt 250 điểm tức là dư 100 điểm. Trong khi tôi là người Việt-Nam duy nhất và nhỏ con nhứt trong battalion (tiểu đoàn) - chiều cao chỉ có 5-04 - Còn tên nào cũng 5-07 trở lên. Có thằng 6-04 là cao như hươu.
4/ Selfless service là quên mình để phục vụ. Học tập về lịch sử oai hùng của Army. Người lính phải đặt lợi ích của quốc gia, quân đội và đồng đội trên lợi ích bản thân. Đây là tuần lễ thứ 5, thi bắn súng M-16 A2. Ai đủ điểm đậu sẽ được thưởng 1 badge (huy hiệu: giống huy chương). Targets Hits (trúng bia) 23-29 là Marksman. 30-35 là Sharpshooter. 36-40 là Expert (thiện xạ). Huy chương thiện xạ có màu trắng với nhành dương liễu bao quanh trên chữ "Rifle". Ngày 17/8/2002 chúng tôi vượt thắng Combat Conditioning Course (CCC: Đọan Đường Chiến Binh) với nhiều chướng ngại trong thời gian nhanh nhất. Được treo cờ "guide on" và được thưởng 10 phút điện thoại về nhà.
5/ Honor Danh dự là sống và thực hiện một cách xứng đáng những giá trị của quân đội. Sự hèn hạ còn tệ hơn cái chết. Đây là tuần lễ thứ 6, phải xử dụng nhiều loại vũ khí của Hoa-Kỳ. Học ném lựu đạn, kiểm tra sự an toàn của nó. Cách xử dụng mìn claymore, sự an toàn của firing wire secured (giây kích hỏa). Học và bắn Grenade Launcher (súng phóng lựu) M-203, Squad ***ault Weapon (M-249 SAW) 800 rounds/ phút. Bắn súng chống xe tăng AT-4 Light Anti-Tank. Học Camouflage (ngụy trang) là làm sao để quần áo, nón sắt, màu da... thích nghi với môi trường xung quanh. Ví dụ khi di chuyển qua sa mạc mà còn để các nhánh cây xanh tươi bao quanh người là tự sát.
6/ Integrity là sự công chính, phải làm điều đúng, hợp pháp và không trái với tinh thần đạo đức. Chỉ dùng uy quyền và sức mạnh của mình khi thi hành sứ mạng vì lợi ích chung, không mưu đồ tư lợi cá nhân. Bây giờ đã bước qua tuần thứ 7 có final APFT chứng minh tân binh đã chiến thắng mọi thử thách trong huấn luyện.
7/ Personal Courage (can đãm). Đã là tuần thứ 8, gần hoàn tất sự huấn luyện với Confidence Obstacle Course để tăng cường hợp tác vượt qua đoạn đường với nhiều chướng ngại. Học tập để đương đầu với sợ hải, hiễm nguy và tai ương bất hạnh. Nhận lãnh trách nhiệm về quyết định hành vi của mình. Warrior Field Training Exercise (WFTE) là kỳ thi đánh gía soldiering skills (kỷ năng tác chiến của lính). Để làm test này, ngày 23/9 chúng tôi phải hành quân vô rừng với tất cả quân trang, quân dụng. Đào hố xong mệt quá, tôi nhảy xuống hố ngủ một giấc. Không biết bao lâu, tỉnh lại vẫn nghe thằng bên cạnh còn hì hục đào vì nó bự con quá phải đào hố to hơn và sâu hơn. Tối đến đại bác nổ rền. Vôi trắng bay tứ tung. Thằng nào ăn gian, đào hố cạn, bị dính vôi thì hồ sơ sẽ bị gạch ngang cái cổ: died! Hay tên nào ngủ quên bị phục kích giật mất súng, cũng có kết quả tương tự. Tiếng nổ lạ càng lúc càng dữ dội. Những tràng đại liên và lựu đạn nổ ầm ầm. Hỏa châu bộc sáng giữa trời. Trong âm thanh cuồng nộ, tôi nghe như có tiếng "xung phong ". Lúc ấy tôi mới khám phá ra những chiếc loa khổng lồ dấu trong rừng và sự giao tranh khốc liệt chỉ là ghi âm đâu ở chiến trường Việt-Nam. Vậy mà tụi nó cũng bị hù té đái luôn! Mấy ngày đêm đói khát, không rãnh để đi ỉa! Rồi thu dọn chiến trường, vác ba lô đi bộ dùng địa bàn và bản đồ mò mẩm hơn 10 Miles về lại đơn vị. Thể xác rả rời. Đôi chân như không còn thuộc về thân thể của mình nữa. Nhiều thằng mập quá chân bị lột da, máu chảy ròng ròng trong giày, không thể lết về tới trại. Bị failed (rớt) là phải huấn luyện 9 tuần khác! Drill Sergeant kể chuyện có một thằng 250 pounds, rớt khoá thứ hai sau 18 tuần tập huấn, chỉ còn 150 pounds. Khoá thứ 3 bị rớt nữa và gảy chân. Fort Sill phải yêu cầu gia đình nó tới nhận về. Khi ra cổng nó nói với trại là nó sẽ trở lại để được làm lính! Tôi kêu trời không thấu, vì 9 tuần tập huấn đối với tôi đã dài như 9 năm! Ngày 30.8.2002 tôi nhận được pay check đầu tiên. Thằng Mỹ già nhứt 31 tuổi ở cuối Barrack nó phát điên lên. Nó hí hửng khoe vợ nó ở nhà lãnh 800 Mỹ-kim / tháng. Bốn đứa con mỗi đứa 400. Tổng cộng mỗi tháng chính phủ phải trả 2.400 $ cho 5 mẹ con nó ở nhà. Vậy là tôi lổ. Từ ngày vô lính tới nay, tôi được 1.600$. Trừ tiền giày, nón, áo quần, bảo hiễm...tứ tung. Chỉ còn 300$. Biết đâu tên lính già vô lính là mưu đồ benefit cho vợ con nó? Hôm nay Chủ nhật 1.9.2002. Tôi vào nhà thờ Fort Sill nghe cha giảng. Cây đàn Piano trước bục khiêu khích quá. Cha vừa giải lao, tôi ngứa tay, tới đàn bài Exodus. Tôi không biết có Đại úy (commandant) trong đó. Han khen tôi đàn hay. Tụi lính cũng khoái quá trời. Bởi yêu cầu, tôi trở lại cây đàn với bài Nommé Je t' aime, rồi Valentine của Jim Brick Man. Những chủ nhật sau đó tụi nó xúm lại rủ tôi đi nhà thờ. Nó nói tôi không đi, tụi nó cũng nằm phòng để viết thư cho ban gái. Tôi là Phật-Tử cũng rán đi nhà thờ để đàn mua vui cho bạn. Ngày 14/9 trời mưa tầm tả, chúng tôi phải bò lết dưới sình lầy để thi bắn đêm. Bị ướt lạnh gần 5 tiếng đồng hồ. Run tay nên cả trung đội không ai bắn đạt điểm expert cả. Sau ngày 15/9, bắt đầu cleaning up equipment để chuẩn bị Graduation (Lễ ra trường). Cuối cùng, chúng tôi học Flag Ceremony là nghi lễ chào quốc kỳ và xếp cờ trong những ngày không treo cờ. Drill and Ceremony là cầm súng đi diễn hành theo lễ nghi quân cách. Ngày 22/9 Platoon của tôi thi hạng nhất (Title Honor Platoon) nên được chọn để biểu diễn trước mặt quan khách trong ngày lễ ra trường(Thứ Năm 3/10/2002) dưới sự điều khiển của nữ Trung-úy Pháo-Binh Marie Gutierrez. Ngày ra trường tại Community Activity Center, tôi đeo 2 huy chương về ném lưụ đạn và cận chiến bayonet. Cùng với tiểu đoàn, tôi đã đọc lớn: "I am an American soldier. I am a member of the United States Army- a protector of the greatest nation on earth- Because I am proud of the uniform I wear, I will always act in ways creditable to the military service and the nation it is sworn to guard . . .
I am proud of my country and its flag. I will try to make the people of this nation proud of the service I represent, for I am an American soldier. (Tôi là một người lính Mỹ. Tôi là một thành viên của Bộ Binh Hoa-Kỳ- một người lãnh trách nhiệm bảo vệ một quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất. Với niềm kiêu hãnh của bộ quân phục trên người, tôi luôn luôn phải làm vẻ vang trong sứ mệnh của người lính và tôû quốc mà tôi thề phải bảo vệ... Tôi hãnh diện về xứ sở và lá cờ của tổ quốc tôi. Tôi sẽ cố gắng làm cho người dân của đất nước này hãnh diện về sự phục vụ mà tôi đang hiến dâng, bởi vì tôi là một người lính Hoa-Kỳ.
*** Cám ơn kỹ sư Hồ-Thành-Việt, người đã lodge cho tôi bộ VNI sửa lỗi chính tả vào laptop nên mới viết được bài này. (Lần tới "Tôi đi đánh Saddam Hussein")
SPC PHAM, MINH DUC
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Apr/2011 lúc 11:02am
Nước Đức có Phó Thủ tướng gốc Việt đầu tiên
Thứ Năm, 07/04/2011 21:22
(NLĐO)- Đảng Dân chủ Tự do (FDP) của Đức đã nhất trí bầu Bộ trưởng Y tế Philipp Rösler làm Chủ tịch đảng này, thay cho ông Guido Westerwelle vừa từ chức. Điều này có nghĩa là ông Philipp Rösler cũng đảm nhiệm vai trò Phó Thủ tướng nước Đức.
Ông Philipp Rösler được đánh giá là một người có năng khiếu chính trị.
Với quyết định nêu trên của FDP, ông Philipp Rösler chính thức trở thành Chủ tịch đảng trẻ nhất của nước Đức, đồng thời là Phó Thủ tướng trẻ nhất từ trước tới nay ở nước này. Ông Philipp Rösler sinh năm 1973 tại Khánh Hưng, Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam).
Trước đây, vào tháng 10-2009, với việc nhận chức Bộ trưởng Y tế, ông đã trở thành vị bộ trưởng trẻ nhất, đồng thời là người châu Á đầu tiên xuất hiện trong nội các nước này.
Tân Chủ tịch FDP Philipp Rösler (phải) và ông Guido Westerwelle, người vừa từ chức chủ tịch đảng này
Ông Philipp Rösler và vợ
Theo đánh giá của nhiều người, chính khách Đức gốc Việt này là một người có năng khiếu chính trị, ứng khẩu tài tình, đầu óc thực tiễn và ứng xử khôn ngoan.
Trả lời trên báo Bild (Đức) trước khi trở thành Chủ tịch FDP, ông Rösler cho biết các loại thuế ở Đức quá cao và nên được cân nhắc cắt giảm. Còn liên quan đến tình hình Libya, ông Rösler xác nhận Đức sẽ tham gia vào kế hoạch viện trợ nhân đạo của Liên minh châu Âu.
Ông Philipp Rösler - nhân vật được xem là thân cận của nữ Thủ tướng Angela Merkel
Với tư cách Phó thủ tướng Đức, ông Rösler được xem là nhân vật thân cận của nữ Thủ tướng Angela Merkel và sẽ trực tiếp điều hành nội các Đức hai lần trong năm vào những lúc bà Merkel vắng mặt.
H.Bình (Theo Bloomberg, Spiegel, Deutsche Welle)
http://nld.com.vn/2011040709224565p0c1006/nuoc-duc-co-pho-thu-tuong-goc-viet-dau-tien.htm - http://nld.com.vn/2011040709224565p0c1006/nuoc-duc-co-pho-thu-tuong-goc-viet-dau-tien.htm
------------- mk
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 15/May/2011 lúc 11:36pm
Los Angeles vinh danh Chánh Án Jacqueline Nguyễn Thursday, May 12, 2011 6:29:43 PM
LOS ANGELES (NV) - Chánh Án Jacqueline Nguyễn vừa được Thị Trưởng Antonio Villaraigosa và HÐTP Los Angeles vinh danh vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu, 13 Tháng Năm, trong một buổi lễ tổ chức tại Phòng Thương Mại Los Angeles, nhân dịp Tháng Di Sản Văn Hóa Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương, Tòa Liên Bang Central District of California, cho biết.
|
Chánh Án Jacqueline Nguyễn. (Hình: US Court, Central District of California, cung cấp) |
Chánh Án Jacqueline Nguyễn được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào tòa liên bang hồi Tháng Bảy, 2009. Năm tháng sau, bà được Thượng Viện chuẩn thuận với số phiếu tuyệt đối 97-0, trở thành chánh án gốc Việt đầu tiên trong hệ thống tòa liên bang Hoa Kỳ.
Trước đó, bà là chánh án Tòa Thượng Thẩm California ở Los Angeles County.
Sinh ra tại miền Nam Việt Nam, Chánh Án Jacqueline Nguyễn đến Mỹ năm 1975 sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Bà tốt nghiệp cử nhân đại học Occidental College năm 1987, tốt nghiệp luật tại đại học UCLA năm 1991 và hành nghề luật cho tới năm 1995, trước khi trở thành công tố viên tại tòa liên bang Central District of California.
Ngoài Chánh Án Jacqueline Nguyễn, hai người khác cũng được vinh danh kỳ này.
Ðó là bà Aiko Herzig-Yoshinaga, từng sống trong trại giam giữ Manzanar trong Thế Chiến 2 và sau này trở thành một nghiên cứu sinh cho Ủy Ban Tái Ổn Ðịnh Công Dân Bị Giam Giữ (CWRIC) của Quốc Hội Mỹ. Người thứ nhì là cô Tia Carrera, diễn viên, người mẫu và ca sĩ gốc Hawaii. Cô là người từng đoạt giải Grammy. (Ð.D.)
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 25/May/2011 lúc 9:51pm
Ðại úy gốc Việt được huy chương Ngôi Sao Ðồng Tuesday, May 24, 2011 7:05:49 PM
NEW YORK - Nhân dịp lễ Memorial Day và Tháng Năm cũng là tháng truyền thống chính thức dành riêng cho người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương, salem-news.com phỏng vấn Ðại Úy James Văn Thạch, người vừa được Lục Quân Mỹ tặng huy chương Ngôi Sao Ðồng ở chiến trường Iraq, do công trạng qua vai trò cố vấn quân sự trong quân đội Iraq.
|
Tướng David Petraeus và Ðại Úy James Văn Thạch. (Hình: salem-news.com) |
Người chiến binh gốc Việt kỳ cựu với nhiều huân chương này, từng phục vụ liên tục trong suốt 24 tháng ở chiến trường Iraq, hai lần bị thương trong năm đầu tiên, và trước đây từng được tặng Purple Heart, là huy chương Tổng Thống Hoa Kỳ tưởng thưởng cho người chiến binh bị thương hoặc tử trận trong khi chiến đấu.
Huy chương Ngôi Sao Ðồng là huy chương cao quí thứ nhì chỉ sau Purple Heart, được Lục Quân Mỹ dùng để tưởng thưởng những chiến binh có hành động chiến đấu anh dũng.
Ngoài ra, Ðại Úy Thạch còn được chính quyền Iraq thăng cấp bậc Chuẩn Tướng Danh Dự của quân đội Iraq.
Một người lấy xong văn bằng luật ở Touro Law Center, ông được những cơ sở pháp lý tư mời làm việc với đồng lương hậu hĩ, hoặc có thể an nhàn làm việc trong vai trò luật sư ở tòa án quân sự Hoa Kỳ, nhưng ông lại nhận một công việc nguy hiểm, khi chọn làm một sĩ quan Bộ Binh trong đơn vị tác chiến, qua vai trò cố vấn quân sự ở Iraq.
Ðại Úy Thạch nói với vẻ mạnh bạo của một cấp chỉ huy: “Tôi thấy mình cần phải xả thân vì cơ hội đến với tôi từ những thanh niên nam nữ đã từng hy sinh hoặc bỏ mình vì tổ quốc. Tôi phải noi gương họ để bảo vệ đất nước, đồng thời bảo vệ cho những ai chưa ra đời trên xứ sở này để họ có thể sống trong một thế giới an bình.”
“Là một người Mỹ gốc Việt, tôi cảm được tự trong trái tim và trong tâm khảm về sự hy sinh tính mạng, đến những vết thương tinh thần hoặc thân thể của các chiến binh Hoa Kỳ cũng như VNCH, trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam Việt Nam chống lại quân xâm lược Cộng Sản miền Bắc,” Ðại Úy Thạch cho biết tiếp.
Người sĩ quan gốc Việt nói thêm: “Tôi không bao giờ quên và mãi mãi tưởng nhớ công lao những người đã từng phục vụ trong quân đội, để bảo vệ đất nước chúng ta cũng như của đồng minh ở trên khắp thế giới, chống lại khủng bố, cộng sản và phát xít.”
Trong phần kết luận, Ðại Úy James Văn Thạch nhắc đến vụ hạ sát Osama bin Laden mới đây của quân đội Mỹ.
Ông nói: “Nhân dân Mỹ cũng như thế giới vui mừng trước cái chết của trùm khủng bố nhưng đừng quên, cái chết của bin Laden không có nghĩa là cuộc chiến chống Hoa Kỳ và các nước khác đã kết thúc. Khi ************ qua đời vào năm 1969 ở Bắc Việt, quân cộng sản vẫn không từ bỏ cuộc chiến xâm lăng miền Nam cho đến khi chiếm trọn vào năm 1975. Ðừng để lịch sử tái diễn lần nữa, vì đây là điều cảnh tỉnh nhắc nhở Hoa Kỳ và các đồng minh phải tiếp tục chiến đấu đến khi đánh bại quân khủng bố al-Qaida và Taliban.” (TP)
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 31/May/2011 lúc 10:31pm
Một người Việt làm Viện phó Hệ thống đại học cộng đồng Mỹ
Tin Sacramento - Thống Đốc Jerry Brown đã ra quyết định bổ nhiệm bà Vân Tôn-Quinlivan 42 tuổi ở Burlingame vào chức vụ Viện Phó Hệ Thống Đại Học Cộng Đồng California chuyên trách về Phát Triển Kinh Tế và Nhân Sự.
Bà Vân Tôn-Quinlivan làm giám đốc về phát triển nhân sự cho công ty năng lượng PG&E từ năm 2006. Trước đó bà là giáo sư thỉnh giảng đại học cộng đồng De Anza Community College từ năm 2002 tới 2004.
Bà Vân Tôn-Quinlivan thuộc đảng Dân Chủ, chức vụ mới của bà sẽ đi kèm với số tiền 116.508 Mỹ kim. Bà Vân Tôn-Quinlivan sanh ra ở Việt Nam, đến Hoa Kỳ năm lên 6 tuổi và tạm trú ở Hawaii. Bà tốt nghiệp đại học Georgetown ngành kinh doanh, sau đó lấy thêm văn bằng cao học về chính sách giáo dục và cao học quản trị kinh doanh ở đại học Stanford năm 1995.
Theo SBTN
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 16/Jun/2011 lúc 11:40am
Vị tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên?
http://baomai.blogspot.com/ - - http://baomai.blogspot.com/ BaoMai Vinh Danh Đại tá Lương Xuân Việt: Người Về Từ Chiến Trường A Phú Hãn
Đại tá Lương Xuân Việt, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Nhảy dù trực thuộc Sư đoàn 101 của quân đội Hoa kỳ, vừa về từ chiến trường A Phú Hãn cùng với 9,000 quân của ông, là một trong những Đại tá trẻ, sáng giá, với nhiều chiến công hiển hách từ hai chiến trường Iraq và A Phu Hãn. Mới năm 2009, khi về từ chiến trường Iraq năm 2009, ông đã từ Trung tá Tiểu đòan trưởng được phong chức Đại tá Lữ đoàn trưởng và được gửi đi chiến trường A Phú Hãn, ông lên nhanh đến độ không có thời gian để đi học khoá huấn luyện sĩ quan cao cấp. Tháng 6 này, Đại Tá Việt được đưa về Đại học Standford để học về kỹ năng ngoại giao và lãnh đạo trong một năm. Nhiều người tiên đoán rằng sau khoá học này ông có nhiều cơ hội để trở thành vị Tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ.
Tại chiến trường A Phú Hãn, Đại tá Việt, đang nói chuyện với binh sĩ của ông thuộc Lữ đoàn 3.
Từ trái sang phải Lương Thị Thu Diễm Asley, con gái đầu lòng, bà Kim Mỹ Lương, phu nhân, Lương Xuân Quốc, contrai út Justin, Đại tá Lương Xuân Việt và con trai lớn, Huy Brandon trong niềm vui của ngày về từ chiến trường A Phú Hãn vào đầu tháng 3, 2011 vừa qua sau 13 tháng chiến đấu với những chiến công vang dội.
Đại tá Lương Xuân Việt chạy dẫn đầu đoàn quân trên 3,000 binh sĩ thuộc Lữ đoàn 3 Nhảy dù để chạy bộ 5 dậm Anh, trên những con dốc, ngọn đồi của căn cứ Fort Campbell trong buổi sáng còn mờ sương, chào mừng ngày của Người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương vào đầu tháng 5, 2011 vừa qua.
Bà Nancy Bùi đang phỏng vấn Đại tá Lương Xuân Việt cho Chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn, tại văn phòng làm việc của ông trong căn cứ Fort Campbell, Kentucky.
Từ tờ mờ sáng ngày 6 tháng 5, 2011, căn cứ Fort Campbell còn đẫm hơi sương. Nơi đây là bản doanh của sư đoàn tác chiến 101 với diện tích rộng trên 105 ngàn bộ Anh vuông là nơi đóng quân của trên 25,000 quân nhân và gia đình. Fort Campbell nằm giữa ranh giới hai tiểu bang Tennessee và Kentucky. Sáng nay, căn cứ Fort Campbell tấp nập với trên 3,000 binh sĩ đang tập họp trên một sân cỏ giữa doanh trại, dưới sự chỉ huy của vị Đại tá người Mỹ Gốc Việt Lương Xuân Việt để chuẩn bị cho cuộc chạy bộ dàì 5 dậm Anh, để chào mừng Ngày của Ngưòi Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương, do Lữ đoàn 3 Nhảy dù là một trong 5 lữ đoàn tác chiến cuà sư đoàn 101 tổ chức. Đây là một truyền thống mà sư đoàn 101 vẫn tồ chức hàng năm vào tháng 5 để ghi nhận và vinh danh người lính Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương.
Ngoài các phái đoàn người Mỹ gốc Phi Luật Tân, Đại Hàn, Samoa, Nhật bản tham dự như mọi năm, năm nay, đặc biệt, sư doàn 101 tiếp đón lần đầu tiên phái đoàn người Mỹ gốc Việt gồm gần 20 người thuộc hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ gốc Việt (VAHF) đến từ Texas và California, Linh mục Petter Châu Đỗ, ông Đỗ Hữu Đệ, Chủ tịch và môt số thân hào nhân sĩ thuộc cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nashville, Tennessee, phóng viên Trọng Thắng và chuyên viên quay phim John Nguyễn của đài truyền hình Viet Face TV, Bác sĩ Nguyễn Thu Thảo thuộc đài truyền hình VNA
Viện bảo tàng của Sư đoàn 101 chứa đầy chứng tích của chiến tranh VN
Quan khách được Thiếu tá Stephen Platt, tùy viên báo chí của Đại tá Việt, đưa đi thăm viếng Viện bảo tàng của sư đoàn. Những bộ sưu tập thật công phu và giá trị ghi chép và minh hoạ lại lịch sử của sư đoàn kể từ khi được thành lập năm 1942, cho tới những cuộc chiến tranh lừng danh trên thế giới tại Đại Hàn, Việt Nam, Iraq, và mới nhất tại A Phú Hãn. Chính sư doàn 101 đã nhầy vào bờ biển Normandy, Pháp để giải phóng Âu châu mà trong phim “Ngày dài nhất” (The longest Day) nói về đoàn quân ngoại quốc đầy hào hùng và được người dân Âu châu gọi là những anh hùng thời Đệ Nhị thế chiến mà không ai trong chúng ta là không biết đến. Riêng trong chiến tranh Việt Nam, bước chân của người lính sư đoàn 101 cũng đã ghi dấu khắp nơi, từ Khe Sanh, Hạ Lào,... với trận Lam Sơn 719. Tất cả đều có những chứng tích ở đây. Kể cả những “thông hành chiêu hồi được máy bay Mỹ thả ngập đuờng mòn ************ để kêu gọi các chiến binh CS “tung cánh chim tìm về tổ ấm”, một chương trình đã chiêu hồi được trên 200,000 sĩ quan, binh sĩ CS trong suốt 21 năm của cuộc chiến cũng được trung bày ở đây.
“Buồn và nhớ tuổi thanh xuân biết bao!”
Ông Nam Trần, trong phái đòan người Việt tại Nashville, Tennessee, cựu sĩ quan QLVNCH, nhiều năm tù CS, đến Mỹ năm 1993 theo diện HO. ông và gia đình sống tại New York đến năm 1995 thì dời tới Nashville làm việc cho một hãng in. Hiện ông và gia đình gồm một vợ 4 con, người lớn nhât 35 tuổi và con nhỏ nhất 20 tuổi còn đi học . Đời sống đã ổn định. Đứng tần ngần trước những di vật, ông Nam bùi ngùi tâm sự:” Tôi phục vụ trong Lữ đoàn 173, thuộc sư đoàn 22 Bộ binh đóng ở Tuy Hoà. Chúng tôi đã có dịp chiến đâu với các binh sĩ thuộc sư đoàn 101. Họ rất tinh nhuệ, tinh thần cao và bảo vệ đồng minh thật chí tình. Ông cũng nhắc đến cuộc hành quân Lam Sơn 719 với mục đích cắt đường tiếp viện của CS qua đường mòn ************ năm 1971 mà hình ảnh và chứng tích đang được trưng bày kín phòng triển lãm. Ông Nam tâm sự: “ Tôi thấy buồn và nhớ tới tuổi thanh xuân của mình biết bao!”
Anh Minh Nguyễn chăm chú xem những chiến xa, súng đạn nhiều loại được trưng bày cùng với những tượng của những người lính với quân phục khác nhau. Anh thán phục người Mỹ đã bỏ công sức ra để lưu lại những bài học cho những thế hệ đến sau. Anh Minh cho biết anh, đến Mỹ qua chương trình bảo trợ ODP. Anh vượt biển nhiều lần nhưng không thoát. Sau nhờ có cha anh là cựu Hải Quân, dù có đi học tập nhưng ông đã vượt biên đến Mỹ và bảo lãnh anh và con của anh hiện đang theo học Đại học tại đây. Đới sống yên ổn không bon chen nhiều nên anh bằng lòng với cuộc sống. Anh Minh cho biết cộng đồng người Việt ở đây khỏang 5 tới 6 ngàn người ở rải rác trong hai tiểu bang Tennessee và Kentucky, số đông là những cựu sĩ quan sang đây với diện HO và sinh sống bằng nghề Nail .
Sư đoàn 101 đã có chương trình trùng tu Viện Bảo tàng đầy giá trị này với hai dãy nhà khang trang sẽ được đặt tại con đường giáp ranh với bên ngoài để du khách có thể vào xem mà không cần phải vào trong bản doanh của sư đoàn 101. Mọi người như không muốn rời Viện Bảo tàng, nơi đang có những hình ảnh nhắc nhớ đến VN, đến một phần đời của mỗi người tại quê hương xa típ tắp nhưng Thiếu tá Platt luôn bên cạnh nhắc nhở phái đoàn phải giữ giờ cho tiết mục sắp tới.
Trường Huấn luyện nhảy dù
Trường huấn luyện nhảy dù tại căn cứ Fort Campbell hàng năm huấn luyện nhiền ngàn binh sĩ để cung ứng co các binh chủng. Với chương trình huấn luyện 10 ngày, các học viên phải học các cách nhảy từ có dù, không dù, nhảy từ trực thăng hay nhảy từ những điểm cao rồi, chạy 13 dặm trong 3 giờ đồng hồ. Nếu hoàn thành, các học viên sẽ được cấp bằng nhảy dù và trở về các đơn vị để phục vụ. Hai huấn luyện viên và 4 binh sĩ đã nhảy biểu diễn các kiểu cho phái đoàn người Mỹ gốc Việt xem. Những tiếng vỗ tay khen ngợi hào hứng và những cái vẫy tay chào quyến luyến trước khi phái đoàn được chuyển qua khu huấn luyện tác xạ.
Khác với những xạ trường trong các trung tâm huấn luyên cũ trước đây với những ụ cát, những hình người làm điểm nhắm. Ở đây là một phòng kín rộng đầy những giây điện chằng chịt. Trên 10 khẩu súng đủ loại được đặt trước một phông hình của một dẫy phố. Khi bật đèn và nhất nút điều khiển trên phông hình xuất hiện những hình người ẩn núp hoặc chạy và các xạ thủ có thể nhắm bắn như ngoài chiến trường. Vị sĩ quan huấn luyện viên gỉai thích:” Với cách huấn luyện này vừa đỡ tốn kém, vừa chính xác hơn vì những phông cảnh có thể thay đổi cho thích hợp với những chiến trường khác nhau, và các học viên có thể bắn suốt ngày mà không phải tốn tiền đạn.”. Quan khách được dịp bắn thử các loại súng và nhắm vào chiến trường ảo trước mắt nhưng cũng tạo được cảm giác hồi hộp không ít.
Cuộc viếng thăm bất ngờ của TT Obama
Ngoài những trường huấn huyện vừa kể, Sư đoàn 101 còn có nhiều lực lượng đặc biệt khác được huấn luyện và đặt căn cứ tại đây, như Biệt đội trực thăng đặc nhiệm 160 mà những phi công lái 4 chiếc trực thăng xâm nhập vào Parkistan đến tận bản doanh của Bin Laden đang trốn đóng, bắn chết và mang xác cuả tên trùm khủng bố làm rung động cả thế giới cũng trực thuộc Sư đoàn 101. Biệt đội 160 từng tham chiến tại Việt Nam, và có căn cứ tại đây. Do đó, chương trình lễ mừng Ngày Người Á Châu Thái Bình Dương hôm nay bị thay đổi đôi chút để đón tiếp TT Obama đến thăm viếng và vinh danh những phi công và đội đặc nhiệm cuả họ và sư đòan 101.
Trong hơn 2 giờ đồng hồ thăm một vòng doanh trại, với sự tiếp đã ân cần của Thiếu tá Platt và các binh sĩ trong ban tiếp tân, phái đoàn đã học hỏi rất nhiều về sinh hoạt và đới sống của người lính Mỹ tác chiến. Người tham dự như cảm thấy gần gũi, thông cảm và mang ơn nhiều hơn những người lính và gia đình họ. Sự chu đáo này cũng nói lên tình cảm đặc biệt mà vị Chỉ huy trưởng và binh sĩ tại đây dành cho phái đoàn người Mỹ gốc Việt.
VAHF và người Việt Nashville vinh danh Đại tá Việt
Khoảng gần trưa, trong không khí trong lành, với mùi thơm thoang thoảng của hoa xồi đỏ, và ánh nắng dịu dàng của những ngày đầu hè, khoảng trên 500 quân nhân và quan khách Mỹ Việt đã tụ tập trước phòng khánh tiết của Lữ Đoàn 3 nhảy dù để tham dự Lễ Vinh danh Lữ đoàn trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất thuộc binh chủng tác chiến Hoa kỳ, Đại tá Lương Xuân Việt.
Để đáp lễ các sắc dân khác với y phục cổ truyền và để buổi lễ thêm phần long trọng, tất cả các phụ nữ người Mỹ gốc Việt có mặt đã mặc áo dài đầy màu sắc tươi vui, một số đội những vành khăn xếp rộng vành trông thật đẹp mắt . Riêng phóng viên Trọng Thắng đã khăn đóng, áo the, quần trắng thật long trọng.
Trong bài diễn văn ngắn nhưng cảm động, bà Nancy Bùi, hội Trưởng Hội VAHF đã phát biểu:
“Đúng 36 năm, 6 ngày trước đây, ngày 30 tháng 4, 1975, Sài gòn thất thủ. Chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Cuộc chiến đã cướp mất trên 58.000 chiến binh Hoa kỳ, hơn 500,000 chiến binh Nam Việt Nam và trên một triệu người dân Việt. Đó là một cuộc chiến gây nhiều tranh cãi nhất trong thế kỷ thứ 20. Nhưng khi hoà bình đến, cuộc sống của người dân Việt Nam không khá gì hơn bởi vì kẻ ác đã chiến thắng….và nhiều người đã phải nghĩ rắng hàng triệu người Mỹ và Nam Việt Nam đã chết uổng phí. Nhưng nhờ lòng quảng đại của dân và chính quyền Mỹ đã đón nhận người Việt tị nạn và từ đó, cuộc chiến tranh Việt Nam cũng có một kết quả tốt đẹp. Đó là cộng đồng người Mỹ gốc Việt…”. Bà Nancy Bùi sau đó đã ca ngợi những nỗ lực của người Mỹ gốc Việt đã mau chóng ổn định đời sống và trở thành một sắc dân có nhiều những đóng góp tích cực nhất vào sự phồn vinh của Hoa Kỳ. Và Đại tá Lương Xuân Việt là một thí dụ điển hình. Bà cũng thay mặt hội VAHF. chân thánh cám ơn sự hy sinh gian khổ của người lính Hoa Kỳ và tri ơn gia đình những người đã bỏ mình cho tự do và dân chủ trên toàn thế giới. Bà mong một ngày nào đó tự do, dân chủ sẽ soi rọi đến trên 85 triệu dân VN.
Trong bộ quân phục tác chiến, Đại tá Lương Xuân Việt đáp từ bằng những lời ca tụng sự hy sinh của quân lực VNCH. Theo ông, cuộc chiến VN tuy đã có kết quả không tốt, nhưng nó đã để lại những bài học quý giá mà ông và binh sĩ của ông được học hỏi để rút tỉa kinh nghiệm. Ông cũng ca tụng và tri ơn những người lính tác chiến của sư đoàn 101.. Ông phát biểu: ” Tất cả những gì tôi có là nhờ sự làm việc và đóng góp của tất cả các bạn. Nếu không có các bạn, tôi sẽ chẳng có gì hết..”
Linh mục Peter Châu Đỗ đã cùng với bà Nancy Bùi trao tặng tấm plaque của hôi VAHF vinh danh Đại Tá Lương Xuân Việt về những thành quả xuất sắc làm rạng danh người Mỹ gốc Việt trong việc chiến đấu bảo vệ tự do và dân chủ tại Hoa kỳ và trên toàn thế giới. Người điều khiển lễ vinh danh là ca sĩ Thái Hà, thành viên của Ban Quản trị hội VAHF, đã cùng với phóng viên Trọng Thắng của đài truyền hình Viet Face TV, bác sĩ Nguyễn Thu Thảo thuộc truyền hình VNA tại California, sau đó đã trao tặng hoa cho bà Lương Mỹ Kim, phu nhân của Đại tá Việt để tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân về những hy sinh của người vợ và gia đình của những quân nhân Hoa kỳ. Buổi lễ được kết thúc bằng một bữa ăn trưa tại phòng khánh tiết của doanh trại.
Từ ước vọng của người cha tới ước mơ của vị Đại tá trẻ và sáng giá bậc nhất nhât của quân đội Hoa kỳ
Theo dư luận am tường về quân đội Hoa kỳ, Đại tá Lương Xuân Việt, người vừa về từ chiến trường A Phú Hãn cùng với 9,000 quân của ông, là một trong những Đại tá trẻ, sáng giá, với nhiều chiến công hiển hách từ hai chiến trường Iraq và A Phu Hãn. Sau khi về từ chiến trường Iraq năm 2009, ông đã từ là Trung tá Tiểu đòan trưởng được phong chức Đại tá Lữ đoàn trưởng và được gửi đi chiến trường A Phú Hãn, ông lên nhanh đến độ không có thời gian để đi học khoá huấn luyện sĩ quan cao cấp. Với thành tích cầm quân tại chiến trường gần 13 tháng với bao chiến công mà số quân tổn thất chỉ có 17 người. Tháng 6 sắp tới, ông sẽ được đưa về Đại học Standford để học về kỹ năng ngoại giao và lãnh đạo trong một năm. Nhiều người tiên đoán rằng sau khoá học này ông có nhiều cơ hội được lên tướng để trở thành vị Tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ.
Xuất thân từ gia đình binh nghiệp, Cha ông là Thiếu tá Lương Xuân Dương, thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân lực VNCH từng làm sĩ quan tuỳ viên của Trung Tướng Lê Nguyên Khang. Sau 1975, cha ông và gia đình gồm một vợ và 8 người con, 7 gái và Đại tá Lương Xuân Việt là con trai duy nhất trong gia đình. Mẹ ông là bà Kathy Lương, hiện bà đang sống tại vùng ngoại ô Los Angeles, nơi mà gia đình bà đã đến Mỹ lập nghiệp trên 36 năm qua . Trong cuộc phỏng vấn gần hai tiếng đồng hồ dành cho chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn của hội VAHF, vị Đại tá ngưòi Mỹ gốc Việt đã nghẹn lời khi ông tâm sự về người cha: “ Cha tôi thường không biểu lộ chuyện buồn, nhất là với con cái. Nhưng ông không thể giấu được những dằn vặt với ý nghĩ vì sao ông không ở lại để tiếp tục chiến đấu với binh sĩ của ông? Ông thường khuyên bảo tôi nên chọn binh nghiệp để phục vụ vì rấr có thể một ngày nào đó tôi có thể đem lại lợi ích cho quê hương Việt Nam. Khi còn nhỏ, chị cũng biết sống trong khu ngoại ô Los Angeles, trẻ con chúng tôi không tránh nổi những trận ấu đả. Khi tôi còn nhỏ được cha mẹ tôi cho học võ Vovinam nên việc rèn luyện thân thể là chuyện hàng ngày đối với tôi, và tôi không bao giờ sợ khi cần phải dùng sức để tự bảo vệ . Nhờ đó mà việc chọn binh nghiệp cũng rất thích hợp với tôi. Lớn lên chút nữa khi vào Đại học, tôi cố gắng học và đâu điểm rất cao tại Đại học University of Southern California (USC), nên được chọn vào trường sĩ quan không khó khăn. Sau khi tôi ra trường, phục vụ trong ngành tác chiến. Khi tôi lên tới Đại úy thì Ba tôi mất. Tôi nhớ mãi ngày ba tôi tham dự lễ gắn lon Đại úy của tôi, mắt cha tôi sáng lên với niềm vui và hãnh diện. Cha tôi mất vì bệnh ung thư khi ông chưa đầy 65 tuổi. Tôi ước gì ông còn sống đến hôm nay và lâu hơn nữa để ông được nhìn thấy sự thành đạt của tôi! ”
Niềm ước mơ lớn nhất cho Việt Nam
Khi được hỏi ông mơ ước gì cho đất nước Việt Nam? Vị Đại tá trẻ đã trả lời thật ngắn gọn như ông đã nung nấu trong sự suy nghĩ của ông từ bao lâu: ”Điều ước mơ tôi mong muốn nhất là cho đất nước Việt Nam, một ngày nào đó, sẽ có tự do và dân chủ thực sự. Tôi cũng ước cho toàn dân Việt có cơm no, manh áo, và tất cả những trẻ em có cơ hội cắp sách tới trường.”
Trên chiếc bàn thấp và nhỏ giữa phòng làm việc của Đại tá Việt, những cuốn binh sử như đưọc giữ trong tầm tay với của vị Chỉ huy trưởng ở đây. Có những binh sử của Hoa kỳ và của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Những cuốn hồi ký của các danh tướng và có cả những binh sử của Việt Nam Cộng Hoà. Đại tá Lương Xuân Việt cho biết ông đọc và nghiên cứu rất nhiều. Sự học hỏi này giúp cho ông rút tỉa được kinh nghiệm của những người đi trước. Ông cho biết một số tài liệu của các tướng Việt Nam Cộng Hoà đã viết như Tướng Ngô Quang Trưởng với chiến thuật du kích chiến hay Tướng Nguyễn Duy Hinh hiện còn sống tại vùng Hoa Thịnh Đốn viết về kinh nghiệm cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 cũng là những binh sử gối đầu của ông. Ông cho biết khi cầm quân, dù mất một người cũng là nhiều, nên ông chú tâm vào các chiến thuật đánh sao cho kết quả nhưng không hao tổn xương máu của binh sĩ mới là chiến thắng toàn diện. Chính vì thế mà trong gần 13 tháng điều khiển trên 9,000 quân tại chiến trường A Phú Hãn, với nhiều chiến công hiền hách, Đại tá Lương Xuân Việt chỉ mất có 17 binh sĩ. Ngay trong tuần lễ đầu sau khi về tới Mỹ, Đại tá Việt đã được Bộ Quốc phòng Pentagon mời lên để tường trình về chiến trận, đặc biệt về cách cầm quân thật hiệu qủa của ông.
Một chỉ huy trưởng nghiêm minh nhưng đầy lòng nhân ái
Đại tá Lương Xuân Việt còn được sự kính phục của binh sĩ dưới quyền ông. Đi đến đâu chúng tôi cũng nghe những lời nói về ông với đầy cảm mến: “Ông ấy là một nhà lãnh đạo giỏi, ông ấy thương binh sĩ và làm việc rất nhiều để hỗ trợ binh sĩ, ông ấy cư xử với chúng tôi như anh em,..” . Riêng với Thiếu tá Platt, tuỳ viên báo chí của Lữ đoàn thì không tiếc lòi khen ngợi:” Đại tá Việt rất nghiêm, nhưng ông ấy sống chết với binh sĩ. Chúng tôi chứng kiến cảnh Đại tá đau buồn khi ông nghe tin binh sĩ tử nạn. Ông lúc nào cũng làm hết sức, ngoài cả những gì ông ấy cần làm như tìm môi cách đến thăm những binh sĩ bị thương hoặc hy sinh, mặc dù nhiều lúc ông phải dùng trực thăng, đi đến những vùng nguy hiểm nhưng đối với ông sự có mặt của người chỉ huy trưởng trong những lúc sống còn của người binh sĩ dưới quyền ông là một điều tối quan trọng. Tôi đã từng làm việc với nhiều Đại tá chỉ huy trưởng khác, nhưng khi làm việc với Đại tá Lương, tôi biết là tôi làm việc nhiều hơn rất nhiều nhưng tôi lại rất vui. Ông ta là một nhà lãnh đạo tài ba, và đức độ”
Nhưng tất cả những điều vừa kể trên chỉ là một phần của Đại tá Lương Xuân Việt, khi người phỏng vấn hỏi về gia đình thì gương mặt ông sáng lên và nói về người vợ của ông, bà Lương Mỹ Kim: bằng những lời thiết tha, chân tình: ” Kim là tất cả của đời tôi. Cô ấy thay tôi làm cha khi tôi phải ra chiến trường, cô ấy an ủi và chia sẻ với tôi trong những lúc vui buồn hoặc khó khăn. Chị biết mỗi khi có một binh sĩ phải hy sinh, tôi còn ngoài chiến trường thì Kim thay tôi đến để an ủi gia đình họ, trong khi tôi biết chính trong lòng của Kim cũng đang bối rối và lo sợ cho tôi và những bấp bênh của một gia đình có ngưòi chồng trong ngành tác chiến. Vì luật lệ trong quân đội khiến chúng tôi phải dời đổi chỗ ở liên tục. Ít có nơi tôi ở đưọc lâu quá 3 năm nên Kim và các cháu cũng phải thay đổi trường học, môi trường sống liên tục. Tôi không thể làm tất cả những điều đã và đang làm nếu không có sự cộng tác của Kim.”
Và một mơ ước khác cho 3 người con là Lương Thị Thu Diễm Asley, 16 tuổi lớp 11, Lương Xuân Huy Brandon, 14 tuổi, lớp 9, và Lương Xuân Quốc Justin 10 tuổi, lớp 5 sẽ chọn binh nghiêp. Đại tá Việt thổ lộ: “Cháu gái lớn muốn học luật và sẽ chọn làm việc cho quân đội. Cháu trai thứ hai đang chờ đợi vào trường sĩ quan, cháu út thì còn nhỏ nhưng cũng đã và đang tìm hiểu. Tôi luôn khuyến khích các cháu, vì tôi mghĩ rằng: quân đội Hoa kỳ là một trong những môi trường phục vụ tốt nhất”.
Bài học từ chiến tranh VN
Tối hôm trước. Đại tá Việt và phu nhân là chị Kim đã có nhã ý mời chúng tôi đến thăm tư gia của họ trong căn cứ Fort Campbell. Căn biệt thự nhỏ xinh sắn trên đỉmh một ngọn một con đồi thấp là mái ấm cuả Đại tá Việt và gia đình. Trước nhà, phiá trái là cổng chào màu đỏ, nhỏ làm bằng gỗ theo hình cổng chào Torii của người Nhật; gần giống cổng tam quan của người Việt, phiá trái trồng cây kiểng và hoa rực rỡ. Bên trong căn nhà, vật dụng được trưng bày tươm tất nhưng giản dị của một gia đình trung lưu Mỹ. Tiếp chúng tôi, Đại tá Việt ngồi chiếc ghế sa lông chính giữa, bên phải là Đại tá Paul Sarat, lo về hành chánh, tái chánh. Bên trái là Thiếu tá Matt Leslie, trưởng Ban hành quân, có vợ Việt Nam, chị Linda Leslie. Họ nói chuyện với nhau thân mật nhưng tương kính. Chị Kim lo việc tiếp khách và chỉ có ch ị Linda đến chơi tiếp tay, mà không hề thấy bóng của người phục dịch. Chi Kim cho biết sư đoàn có đơn vị huấn luyện và hướng dẫn các gia đình binh sĩ cách sống tự lập. Các bà được dạy cách thay bánh xe, thay đèn, sửa những vật dụng giản dị trong nhà. Đời sống của gia đình một vị Đại tá trong quân đội Hoa kỳ thật đơn giản và tự lập.
Cuộc chiến tranh đã qua đi 36 năm, đến thăm viếng căn cứ Fort Campbell, doanh trại của Sư đoàn tinh nhuệ nhất để thấy cuộc lột xác hầu như hoàn toàn của quân đội Hoa kỳ sau bài học từ chiến tranh Việt Nam. Họ thay đổi từ chiến cụ, kỹ thuật tác chiến đến tinh thần và lối sống và làm việc của binh sĩ Hoa kỳ. Họ không còn là một tập thể ô hợp của những người lính bị động viên. Hôm nay, người lính và đặc biệt là những vị sĩ quan chỉ huy, họ là những nhà binh chuyên nghiệp với kỷ luật nghiêm minh, với kỹ năng kỹ thuật nhuần nhuyễn. Ngoài việc đánh trận, ho cũng được huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp, và đặc biệt tư cách và lối ứng xử của họ nói lên được tinh thần kỷ luật và trách nhiệm nghiệm minh nhưng lại đầy tinh người của một đoàn quân tinh nhuệ nhất trên thế giới, trong đó có nhiều vị chỉ huy cũng như gần 20 ngàn binh sĩ người Mỹ gốc Việt các cấp. Đó cũng chính là niềm an ủi và hãnh diện của cộng đồng người Mỹ gốc Việt của chúng ta.
Người Mỹ tốn hơn 58 ngàn sinh mạng và nhiều tỷ bạc cho chiến tranh VN. Cuối cùng họ đã học được bài học của họ để xây dựng một quân đội hùng mạnh gần như hoàn hảo vào bậc nhất trên thế giới mà không một quân đội nào trên thế giới muốn đối đầu. Miền Nam VN tự do của chúng ta đã tổn thất hàng triệu người, thất thoát tiền rừng, bạc biển cho cuộc chiến. Nhưng đau thương nhất là chúng ta mất cả mảnh đất tự do của quê hương. Chúng ta đã học được bài học gì sau hơn 36 năm?
Triều Giang
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 20/Jun/2011 lúc 8:08am
Con gái người thợ máy gốc Việt vào Harvard
Nữ sinh gốc Việt vươn lên từ khó khăn
Melody Gutierrez/Sacramento Be
Phỏng dịch: Văn Giang/Người Việt
SACRAMENTO (Sacbee) - Lá thư được cất kỹ vào ngăn kéo để làm kỷ niệm. Bức thư nói “chúc mừng bạn,” bên dưới dấu triện màu đỏ của trường Ðại Học Harvard.
|
Cô nữ sinh Joanne Nghiêm, ở Sacramento, đang lo lắng vì mẹ bị ung thư, cha làm thợ máy đang bị cắt giờ, nhưng vẫn chăm chú chuyện học và sẽ vào Harvard năm tới. (Hình: Paul Kitagaki Jr. /Sacramento Bee) |
Joanne Nghiêm thật không thể tin được rằng cô nhận được học bổng hầu như toàn phần để vào học tại ngôi trường danh tiếng này. Là người con út trong một gia đình di dân gốc Việt, cô Nghiêm tốt nghiệp trường trung học McClatchy High School vào tối Thứ Sáu tuần này với học bạ toàn điểm A.
“Tôi cũng không định xin vào Harvard,” theo lời cô Nghiêm, 17 tuổi, trong căn nhà nhỏ của gia đình ở phía Nam thành phố Sacramento. Cha mẹ cô, ông Gary Nghiêm và bà Laura Lam, nhìn con mình với sự hãnh diện, khiến cô có một thoáng ngượng ngùng.
Ông Gary Nghiêm đã khuyến khích con gái mình nạp đơn vào Harvard, và cô đã nghe lời. Trong bài luận văn nộp cùng với đơn xin học, cô viết về câu chuyện cảm động là muốn có cơ hội giúp đỡ cha mẹ mình “vì tôi sẽ chẳng là gì nếu không có cha mẹ tôi”.
Cô Joanne Nghiêm gửi đơn đến tám trường đại học nổi tiếng khác, kể cả Princeton, Cornell, Stanford và University of California tại Berkeley, nơi chị của cô tốt nghiệp năm ngoái. Người anh của cô hiện đang học ở UC San Diego.
Nghiêm được nhận vào tất cả các trường cô gởi đơn. Cô không muốn kể ra hết các trường này vì không muốn người khác nghĩ cô khoe khoang.
Cô giấu mặt khi người nhiếp ảnh gia đến gần. Nhưng cô hào hứng khi nói về ngành mình định theo học-ngành kỹ sư.
“Tôi thích môn khoa học, toán và giải quyết các vấn đề,” theo cô Nghiêm, người ở trong một chương trình học dành cho học sinh có khả năng cao ở trường McClatchy.
Trong niên khóa này, Nghiêm nhận ra có những vấn đề mà cô không giải quyết được. Cô không thể làm dịu cơn đau của mẹ hay sự lo lắng, kết quả của tình trạng bệnh ung thư ruột thời kỳ thứ tư và ung thư gan. Cô không thể xóa đi sự sợ hãi của mẹ là các bác sĩ sẽ tìm ra thêm các ung nhọt khác.
Nghiêm sẽ vào trường Harvard biết rằng cha mẹ cô phải vất vả trong vấn đề tài chánh, chỉ trông cậy vào số lương ngày càng ít đi của cha cô, một thợ máy xe hơi và tiền trợ cấp hàng tháng vì mất năng lực của mẹ.
“Tôi hơi ngại ngần khi phải rời xa nhà, vì nếu có chuyện gì tôi sẽ không có nhà,” cô Nghiêm nói. “Nhưng cha tôi rất cương quyết. Ông rất vững chãi. Ông không để bị nản lòng vì bất cứ chuyện gì.”
Khi được hỏi, ông Nghiêm chỉ cho biết một chút về điều ông đang lo lắng. Họ không có nhiều tiền. Tuy rằng hầu như tất cả chi phí học hành ở Harvard được tài trợ, cô Nghiêm chỉ phải trả có $1,500 nhưng còn tiền vé máy bay, tiền quần áo ấm, những thứ cần dùng lặt vặt khi ở trong ký túc xá, và cả tiền tiêu vặt... họ sẽ phải lo. Hôm Thứ Ba, học khu Sacramento City Unified School District giúp họ đỡ lo lắng phần nào khi trao tặng cho cô Nghiêm học bổng bốn năm, mỗi năm $900.
“Công việc nay rất chậm,” theo ông Gary Nghiêm, 49 tuổi. “Số giờ tôi làm việc bị giảm đi nhưng chúng tôi cũng OK.”
Mẹ của cô đang phục hồi sức khỏe. Các bướu ung thư đã được cắt đi.
Bà Lam, 52 tuổi, và ông chồng rất hãnh diện vì con gái họ không bao giờ mất đi sự chuyên chú vào việc học hành trong suốt thời gian khó khăn vừa qua.
“Tôi nói với con gái rằng con không làm được gì, ngoại trừ làm cho mẹ con được hãnh diện,” ông Gary Nghiêm nói. “Ðiểm học của con tôi không bao giờ tụt xuống.”
Và thật ra, nhiều giáo sư của Joanne Nghiêm không hề biết rằng mẹ của cô bị bệnh rất nặng.
“Tôi nghĩ rằng mọi điều đều tốt đẹp với Joanne vì cô là người thật vui và tích cực trong đời sống,” theo lời Bryan Fisher, một giáo sư ở trường McClatchy và cũng là người huấn luyện toán học sinh của trường tham dự cuộc thi về kiến thức Academic Decathlon.
Nghiêm được giữ chức đội trưởng trong suốt hai năm qua. Khi ông Fisher bận rộn dạy lớp, Nghiêm tổ chức các cuộc họp và giữ cho toán sinh hoạt đều đặn. Giáo Sư Fisher nói ông tin chắc là cô Nghiêm sẽ thành công ở Harvard.
“Cô ấy là một trong số những học sinh có thể đối phó với áp lực của cuộc sống trong khi vẫn hoàn thành tốt đẹp những điều khác mà không để bị khủng hoảng tinh thần,” ông Fisher cho hay. (V.Giang)
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Jul/2011 lúc 9:11am
Những người lính Mỹ Gốc Việt Trong Quân Đội Hoa Kỳ
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2011-07-14
Ba mươi sáu năm kể từ ngày người Việt đặt chân đến Hoa Kỳ, đã có nhiều người trẻ gia nhập quân đội Mỹ.
RFA photo
Đại tá bác sĩ Huỳnh Trần Mylene, giám đốc chương trình y khoa quốc tế của không quân Hoa Kỳ, director of The Air Force International Specialist Program
Tuy nhiên không ai rõ chính xác con số quân nhân Mỹ gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ, nhưng người ta có thể bảy tỏ niềm hãnh diện nơi những người lính và những người sĩ quan Mỹ gốc Việt đang tham gia, đang chiến đấu, đang làm việc và đang được huấn luyện trong quân đội hiện đại nhất thế giới này. Mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi hôm nay xin giới thiệu đến quí vị những người lính Mỹ gốc Việt mà Thanh Trúc hân hạnh được gặp trong kỳ Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ 4 tháng Bảy vừa qua. Trả lại một cái gì đó cho đất nước Mỹ Đặng Bảo Minh là hạ sĩ nhất chuyên viên vũ khí, chuyên lắp ráp bom, tên lửa và súng cho phi cơ chiến đấu F18 của hải quân Mỹ: Em qua Mỹ gần được năm năm thì em quyết định vô lính, tại thứ nhất là hải quân Mỹ cho em một số tiền đi học sau khi em ra lính. Thứ hai, em muốn cống hiến một cái gì đó cho đất nước Mỹ, em thấy Mỹ là đất nước cho những người có ý chí vươn lên, và nước Mỹ đã cứu mạng những người tị nạn Việt Nam.
Em qua Mỹ gần được năm năm thì em quyết định vô lính, tại thứ nhất là hải quân Mỹ cho em một số tiền đi học sau khi em ra lính. Thứ hai, em muốn cống hiến một cái gì đó cho đất nước Mỹ, em thấy Mỹ là đất nước cho những người có ý chí vươn lên, và nước Mỹ đã cứu mạng những người tị nạn Việt Nam
Đặng Bảo Minh là hạ sĩ nhất
Lúc ban đầu vô Boot Camp tức trường huấn nhục thì tiếng Anh em không được giỏi, đôi khi em cũng khóc, không cho ai thấy . Em tự nhủ là phải ráng vượt qua vì môi trường lính là huấn luyện mình thành một người quân nhân không sợ cái gì hết. Sau đó em vượt qua được. Năm 2008, Đặng Bảo Minh qua Iraq trên hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln 72, theo chiến dịch Operation Freedom: Em ở trên biển Bahrain khoảng sáu tháng, em đã học rất nhiều, thứ nhất technology của hải quân Mỹ rất cao, thứ hai là lòng nhân đạo của người Mỹ bảo vệ đất nứơc Iraq. Không có lính Mỹ thì rất nhiều khủng bố sẽ làm Iraq trở lại thời Saddam Hussein là giết người không cần biết lý do. Người lính Mỹ mình qua bển là tìm cho Iraq cái nhân quyền và người dân có được tự do hơn.
Thiếu tá Nguyen Trung chup ở Kabul Afghanistan. Photo fr Nguyen Trung Năm 2010 Đặng Bảo Minh trở qua Iraq ba tháng, sau đó chuyển sang Afghanistan trên vùng biển Persian: Chuyến đi biển vừa rồi em gặp nhiều người Việt Nam. Có người cao hơn em hai cấp, có người thấp hơn em một cấp. Anh em tụi em rất vui với nhau. Nhưng mỗi lần đi xa là một lần có nhiều điều để sợ, hạ sĩ nhất Minh tâm sự: Vì không biết mình có trở về hay không, khi ra chiến trường sác xuất chết là 70%, mình giống như cái bia để khủng bố núp ở những khe đá những hang động bắn ra. Và nếu một đồng đội chẳng may ngã xuống thì: Em rất là đau, đồng đội mất thì mình đau buồn, em đau buồn một thì gia đình người ta đau buồn mười. Bây giờ đến Lê Tuyết Nhi, hạ sĩ nhất phụ trách chuyển vận, suýt nữa bị mẹ từ bỏ vì nhất định đòi đi lính trong lúc ước vọng của cô trước đó là trở thành một luật sư và làm việc tại Washington DC: Năm mười bảy tuổi thì em quyết định đi lính vì em thấy nếu đi lính thì lính có thể giúp em vừa học vừa làm để mai này em có thể làm cho Washinton DC. Từ năm mười bảy đến bây giờ hai mươi mốt tuổi em vẫn còn ở trong lính. Hơn bốn năm đi lính họ cũng giúp đỡ em khá nhiều, trả tiền học cho em nên mẹ em cũng đỡ ra một chút.
Người Việt Nam mình ở Mỹ ba mươi mấy năm rồi mà em thấy nhiều phụ nữ cấp cao thì em rất hãnh diện. Nếu một người nhỏ bé như cô ấy mà có thể làm được có thể trải qua mọi khó khăn thì em cũng sẽ làm được.
Lê Tuyết Nhi, hạ sĩ nhất
Em cũng đã đi Iraq rồi, tháng Sáu 2009 em đi, tháng Năm 2010 em về. Trong mười tháng đó thú thật em cũng rất là sợ tại mới được mười chín tuổi. Đi đâu cũng phải cầm súng theo hết, cả đi tắm cũng vậy. Vừa là con gái mà lại vừa lần đầu qua đó thì trại của em bị bom. Một thời gian sau thì em thấy bình thường tại em nghĩ dù mình là con gái trong một cái trại mà nhiều nam hơn là nữ thì em cũng để cho nhiều người biết em không để những cái chuyện nam nữ ảnh hưởng đến công tác của em. Lúc em ở bên đó thì trong nhóm của em không có ai bị ngã hết. Với vóc dáng nhỏ nhắn của người Châu Á, hạ sĩ nhất Lê Tuyết Nhi tự luyện cho mình tánh tự trọng và sự nghiêm túc trong công việc. Cô đã gặp một số nữ quân nhân người Mỹ gốc Châu Á trong đó có người Việt mà cô ngưỡng mộ phong cách chỉ huy và sự thành công của họ: Trại có ba chục người phụ nữ đối với hơn ba trăm nam, lúc em gặp họ thì em thấy cấp bậc của họ rất cao và em rất là hãnh diện. Người Việt Nam mình ở Mỹ ba mươi mấy năm rồi mà em thấy nhiều phụ nữ cấp cao thì em rất hãnh diện. Nếu một người nhỏ bé như cô ấy mà có thể làm được có thể trải qua mọi khó khăn thì em cũng sẽ làm được.
Đủ mọi binh chủng đủ mọi cấp bậcCó thể nói bên cạnh những người lính thì quân đội Mỹ cũng đào tạo khá nhiều cấp sĩ quan Mỹ gốc Việt mà cao nhất là cấp đại tá, có mặt trong mọi binh chủng hải, lục, không quân và bộ binh. Cư ngụ và làm việc tại Virginia, đại tá Huỳnh Trần Mylene, giám đốc chương trình y khoa quốc tế của không quân Hoa Kỳ, director of The Air Force International Specialist Program:
Thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh Chương trình này hướng dẫn những chương trình Y Khoa trên toàn thế giới, phối hợp với bác sĩ và y tá nước ngoài để chống những bệnh truyền nhiễm, dị ứng và ngăn ngừa đại dịch.
Chương trình này hướng dẫn những chương trình Y Khoa trên toàn thế giới, phối hợp với bác sĩ và y tá nước ngoài để chống những bệnh truyền nhiễm, dị ứng và ngăn ngừa đại dịch.
Đại tá BS. Huỳnh Trần Mylene, Direc, of The Air Force International Specialist Program
Cũng vóc dáng thanh mãnh và khá lặng lẽ, người phụ nữ xuất thân từ một gia đình có cha là bác sĩ quân y miền Nam trước 1975, đại tá Huỳnh Trần Mylene chia sẻ: Hồi ở đại học thì Mylene rất thích kỷ luật, thích học thêm về lịch sử quân sự và học hỏi về lãnh đạo. Cô nói cô chọn binh nghiệp vì nước Mỹ đã mang lại cho gia đình, bản thân cô cũng như rất nhiều người Việt khác những cơ hội thăng tiến và thành công trong đời sống này. Cô cũng rất vui khi kể về người em trai, trung tá Trần Đại Apollo: Đại đang ở Cali, mới về từ Afghanistan, Đại ở trong ngành Aerospace Medicine, Y Hoc Không Gian. Bên đó là Đại mang bệnh nhân từ Afghanistan về nước Đức hay về lại Mỹ. Đại cũng ở trong ngành quân y mười lăm năm rồi, bây giờ là trung tá ngành Y Học Không Gian, chief of Aerospace Medicine. Một sĩ quan khác, trung tá Nguyễn Văn Thọ, ở trong quân đội hai mươi bốn năm: Bắt đầu thì đi công binh chiến đấu, sau đó đổi qua quân xa quân vận rồi tổng quản trị, sau này lại qua nghành yểm trợ nói chung. Ba của tôi là đại úy bên Việt Nam Cộng Hoà, tôi lớn lên trong căn cứ sĩ quan . Ngay từ nhỏ đã thích lính rồi, tưởng đâu năm mười bảy tuổi là gia nhập quân đội nhưng tới 1975 thì giấc mơ đó tan vỡ. Cho nên khi vượt biên qua Mỹ, chọn nơi này làm quê hương thì giấc mơ của mình cũng trở thành sự thực. Mình thấy được cái tầm quan trọng của một quân đội trong một quốc gia, mình thấy được cái trách nhiệm phải bảo vệ cho đất nước này. Với những người trẻ muốn chọn binh nghiệp làm lý tưởng phục vụ , trung tá Nguyễn Văn Thọ nhắn nhủ: Gia nhập quân đội thì họ thanh lọc rất kỹ. Một trong những cách để thanh lọc là trong quân trường họ cố tình đày đọa để xem mình có nản chí hay không. Nhiều khi họ khích mình, họ nói muốn về thì cho biết
Đặng Bảo Minh là hạ sĩ nhất chuyên viên vũ khítrên hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln 72. Photo fr Jimmy Dang ngày mai họ cho máy bay chở về nhà, không tốn tiền không bị hạnh kiểm xấu gì hết. Thời gian thử thách rất là nhiều.
Đại đang ở Cali, mới về từ Afghanistan, Đại ở trong ngành Aerospace Medicine, Y Hoc Không Gian. Bên đó là Đại mang bệnh nhân từ Afghanistan về nước Đức hay về lại Mỹ. Đại cũng ở trong ngành quân y mười lăm năm rồi, bây giờ là trung tá ngành Y Học Không Gian, chief of Aerospace Medicine.
Đại tá bác sĩ Huỳnh Trần Mylene
Sau này ra đi làm việc cũng vậy, nhiều công việc đoì hỏi phải có ý chí mạnh thì mới ở lâu được chứ không thì vô quân đội vài năm là một số người đã chán và muốn xin ra thôi. Đối với các em trẻ mà muốn thử thì tôi rất hoan nghinh tại vì những gì họ huấn luyện trong quân trường thì rất hữu ích để đào tạo nên con người có kỷ kuật vững chắc, nó dạy mình cách quyết định trong cuộc sống của mình. Nói chung nó dạy cho mình trở thành con người tốt. Cũng như mọi binh sĩ khác, trung tá Thọ cũng phải ra chiến trường Iraq và Afghanistan. Trước đó bốn năm ông sang Iraq trong nhiệm vụ chỉ huy yểm trợ. Ông cũng chỉ mới quay lại Mỹ từ chiến trường Aghanistan hôm 6 tháng Sáu mà thôi. Trong khi đó, từ căn cứ ở Orlando, Florida, thiếu tá Nguyễn Trung, qua Mỹ năm 1985, tốt nghiệp đại học Arkansas và gia nhập hải quân Mỹ, tính ra đã mười một năm. Tháng Ba 2010, thiếu tá Nguyễn Trung sang Kabul, Afghanistan, trở về Mỹ tháng Ba 2011: Bên đó cũng có bốn người Việt Nam khác. Trung với hai anh trung tá lính bộ, một anh đại úy hải quân với
Thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh (phải) và em trai tên Long (trái) đang chuẩn bị ra trường, sau khi đó sẽ đi tập sự người nhái ở bên California một hạ sĩ quan bộ binh.Từ nhỏ Trung đã thích lính vì ba Trung là lính của miền Nam. Lúc sắp xong đại học thì Trung nghĩ đi lính là lúc còn trẻ chứ lớn tuổi quá thì không đi được là mình mất cơ hội. Trung về đây một hai năm mà nếu cần lại thì Trung sẽ đi nữa. Thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh, cũng là một luật sư ở hiện tại ở Virginia: Đầu tiên thì em muốn làm bác sĩ, nhưng khi vô trường Y Khoa em thấy không thích thú, vì vậy em trở thành luật sư cho hải quân. Từ 2001 đến 2008 em làm việc trong quân đội, đi từ Nhật qua Iraq với người nhái. Cũng may mắn hồi lúc em làm việc cho người nhái ở bên California thì em được cơ hội qua bên Iraq trong sáu tháng với người nhái ở bên Falujah. Năm 2006 lúc đó bên Iraq chiến tranh đang thật sự là nóng. Hiện tại em trai của em đang chuẩn bị ra trường, sau khi đó sẽ đi tập sự người nhái ở bên California. Được bạn bè gọi là Chris Phan, thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh là người chủ trương trang web của các quân nhân Mỹ gốc Việt mà có thể truy cập trên mạng. Dựa vào công việc này, qua những trao đổi với đồng đội, thiếu tá Chris Phan ước lượng có khoảng ba ngàn binh sĩ Mỹ gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ : Hồi về từ Iraq thì em với mấy anh em có tạo ra Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt, mục đích của hội là để giúp nhau để chia sẻ những cơ hộị những cơ may mà mình có trong quân đội. Từ đó gom lại chừng hai trăm mấy chục anh em. Thành ra nghe cái kinh nghiệm anh em nói thì em đoán vòng vòng từ hai ngàn tới ba ngàn là đúng cái số mà mình có trong quân đội bây giờ. Được hỏi tại sao anh khuyến khích người em gia nhập quân đội, thiếu tá Phan Vĩnh Chinh khẳng định chỉ giản dị vì quân đội dạy con người kỷ luật và hy sinh cho một bổn phận lớn hơn, đó là đất nước và người dân. Trong hàng ngũ những người lính và những người sĩ quan Mỹ gốc Việt đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ còn có một khuôn mặt nỗi bật là đại tá Luơng Xuân Việt, chỉ huy trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù Sư Đoàn 101 Bộ Binh Hoa Kỳ. Đây là sư đoàn từng đổ bộ lên Normandy trong Thế Chiến Thứ Hai, giải phóng Châu Âu khỏi sự chiếm đóng của Đức. Trong chiến tranh Việt Nam, sư đoàn 101 Bộ Binh Hoa Kỳ từng có mặt trên khắp bốn vùng chiến thuật khói lửa lúc ấy. Câu chuyện về những người lính Mỹ gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ chấm dứt ở đây. Thanh Trúc kính chào. Xin hẹn quí vị tối thứ Năm tuần tới.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 05/Aug/2011 lúc 8:50pm
http://www.viethamvui.com/t92076-topic#233831 - Nữ luật sư gốc Việt làm chánh án toà liên bang Mỹ
by http://www.viethamvui.com/u77526 - Ngoclan_us Today at 3:42 am
Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ thống tư pháp bang Nevada của Mỹ sẽ có một chánh án là người Mỹ gốc châu Á, khi Tổng thống Mỹ đã chính thức đề cử Nữ luật sư gốc Việt Miranda Du làm chánh án tòa liên bang ở Las Vegas.
Miranda Du được Tổng thống Mỹ đề cử hôm 2/8.
Phát biểu trong tuyên bố đề cử Miranda Du hôm 2/8, ông Obama nói: “Miranda Du sẽ làm tăng uy tín cho tòa liên bang tại Nevada. Tôi rất cảm kích những gì bà làm trong việc phục vụ cộng đồng thời gian qua”.
Quyết định bổ nhiệm bà Miranda Du còn phải được Thượng viện thông qua.
Nghị sĩ Harry Reid của đảng Dân Chủ ở Nevada và là lãnh tụ khối đa số tại Thượng viện Mỹ, là người đề nghị nữ Luật Sư Miranda Du với Tổng thống Obama.
“Miranda Du là một người hành nghề luật kinh nghiệm và có nhiều kinh nghiệm tranh tụng. Bà hiểu biết rộng và dấn thân trong cộng đồng tại Nevada”, ông Harry Reid viết trong một thông cáo báo chí. “Tôi tin rằng Miranda Du sẽ là một chánh án liên bang giỏi, và mong đợi bà được Thượng Viện chấp thuận nhanh chóng”.
Luật Sư Miranda Du có bằng hành nghề luật tại California và Nevada. Bà cũng là thành viên Đoàn Luật sư Mỹ, và là cộng sự viên làm việc ở công ty luật McDonald-Carano-Wilson tại Reno.
Nếu được Thượng Viện chấp thuận, nữ luật sư gốc Việt này sẽ là chánh án liên bang gốc châu Á đầu tiên ở tiểu bang Nevada và là chánh án liên bang gốc Việt thứ hai tại Mỹ.
Năm 2009, Luật Sư Jacqueline Nguyễn đã được phê chuẩn làm chánh án tòa liên bang vùng tại Los Angeles.
Theo Asia Journal, Las Vegas Review-Journa
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 16/Aug/2011 lúc 1:26pm
/main/cdviettynan/xaydungcdviet/28585-mc-gc-viet-q-p-mn-ma-q-tren-truyn-hinh-m.html - |
|
|
|
Tác Giả: SE sưu tầm |
Thứ Ba, 16 Tháng 8 Năm 2011 10:01 |
Xinh đẹp, tài năng, tự tin và không quên nguồn cội là những đặc điểm nổi bật của các MC gốc Việt nổi tiếng trên truyền hình Mỹ.
‘Người gốc Việt có ảnh hưởng nhất tại Mỹ’
Leyna Nguyễn, người dẫn chương trình truyền hình gốc Việt nổi tiếng tại Mỹ, không chỉ khiến nhiều người khâm phục bởi tài năng, sự xinh đẹp mà cô còn luôn tự hào vì mình là người Việt Nam.
|
Leyna Nguyễn được bầu chọn là người Việt có ảnh hưởng nhất tại Mỹ. |
Sinh năm 1969 tại Đông Hà, Quảng Trị, năm 1975, khi mới tròn 5 tuổi, Leyna Nguyễn cùng với gia đình sang định cư tại tiểu bang Minesota, Mỹ. Với gương mặt khả ái, năm 1987, cô gái gốc Việt Leyna Nguyễn đã xuất sắc đoạt vương miện trong cuộc thi Hoa hậu châu Á tại Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Leyna quyết định theo học chuyên ngành Truyền thông đại chúng tại ĐH Webster. Năm 22 tuổi, cô chính thức trở thành người dẫn chương trình truyền hình. Leyna Nguyễn đã làm việc cho một số đài truyền hình như KCRA Sacramento, WRDW-TV Augusta, không chỉ dừng lại ở vai trò MC, cô còn tham gia với tư cách là một phóng viên có mặt ở hiện trường để đưa tin thời sự.
Danh tiếng từ nghề dẫn chương trình truyền hình và vương miện hoa hậu còn giúp Leyna “bén duyên” với môn nghệ thuật thứ 7. Cô từng tham gia diễn xuất trong một số bộ phim như Thợ săn ảnh, Duplex, The Day After Tomorrow, Price of Glory...
Năm 2000, Leyna Nguyễn được bình chọn là một trong 25 người Mỹ gốc Việt có ảnh hưởng nhất tại Mỹ. Cô còn giành được hai giải thưởng danh giá của truyền hình Mỹ trong Lễ trao giải Emmy Awards lần thứ 60. Hai chương trình mang lại cơ hội toả sáng cho Leyna Nguyễn là Special Olympic Summer Games về Thế vận hội mùa hè dành cho người khuyết tật và Heal the Bay, chương trình tuyên truyền việc gìn giữ và làm sạch môi trường các vịnh biển của tiểu bang California.
Không chỉ nổi tiếng về tài năng và thành công trong sự nghiệp, Leyna Nguyễn được mọi người nhắc đến như một người phụ nữ có tấm lòng nhân ái, luôn hướng về quê hương nguồn cội. Lớn lên giữa lòng xã hội Mỹ nhưng Leyna vẫn biết nói tiếng mẹ đẻ nhờ ý thức tự học tiếng Việt từ nhỏ. Leyna cho biết bố mẹ cô rất kỹ lưỡng trong việc dạy con cái ý thức về nguồn cội văn hóa Việt.
|
Leyna cùng chồng tổ chức đám cưới truyền thống ở Việt Nam. |
Năm 1997, cô đã đứng ra thành lập tổ chức phi lợi nhuận mang tên Love Across The Ocean nhằm kêu gọi kiều bào ở Mỹ quyên góp tiền giúp xây trường học, cung cấp sách vở cho những trẻ em kém may mắn tại Việt Nam.
Năm 2005, Leyna Nguyễn quyết định cùng Michael Muriano, đạo diễn kiêm nhà sản xuất phim người Mỹ gốc Italy vượt nửa vòng trái đất trở về Việt Nam để tổ chức lễ cưới theo nghi thức truyền thống trên quê hương Đông Hà, Quảng Trị. Hiện nay, vợ chồng ngôi sao truyền hình gốc Việt đang sống hạnh phúc và họ đã có hai con.
Phát thanh viên gốc Á được yêu thích nhất
Sinh năm 1975, tại Việt Nam nhưng Thúy Vũ đã sớm theo gia đình rời quê hương sang Mỹ định cư khi còn nhỏ. Cô hiện là người dẫn chương trình và là phóng viên xuất sắc của truyền hình Mỹ trên kênh CBS. Sau khi tốt nghiệp đại học U.C. Berkeley với tấm bằng danh dự khoa Hùng biện, Thúy Vũ khởi đầu sự nghiệp với vai trò là phóng viên của đài phát thanh KQED và sau đó là NPR, KPIX, KTVU-TV.
|
Thúy Vũ được nhiều người xem truyền hình ưa thích. |
Sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và xuất sắc trong cách thức truyền tải nội dung chương trình, Thúy Vũ nhanh chóng được những hãng truyền hình tên tuổi mời về làm việc. Tháng 12/2005 cô chính thức nhận lời về làm cho hãng truyền thông khổng lồ CBS. Tại đây Thúy Vũ đã giành được sự mến mộ của đông đảo khán giả truyền hình Mỹ và được trao tặng nhiều giải thường.
Tính cho đến nay, cô đã giành được nhiều giải thường trong ngành Phát thanh- truyền hình Mỹ như giải Tác phẩm Nghiêm túc hay nhất của Hiệp hội Báo chí Phát thanh và Truyền hình Mỹ, giải Nữ Phóng viên Mỹ xuất sắc nhất trong Ngành Phát thanh - Truyền hình. Ngoài ra, cô cũng được trao tặng hai giải thường quốc gia của Hiệp hội nhà báo Người Mỹ gốc châu Á, và giải thường Danh dự của Hiệp hội Giám đốc Tin tức các đài Phát thanh công chúng Mỹ. Phóng sự điều tra về vấn đề an toàn trong những công viên giải trí tại California của Thúy Vũ cũng đã được đề cử để trao giải thường Emmy danh giá.
Năm 2004, cô gái người Việt này đã được độc giả của báo AsianWeek bầu chọn là phát thanh viên được yêu thích nhất. Tạp chí Focus của San Francisco (giờ đổi tên thành tạp chí San Francisco) đã bình chọn cô là một trong số những người tài năng nhất dưới 40 tuổi của vùng vịnh San Francisco.
Trở thành một ngôi sao truyền hình người Việt thành công tại Mỹ, Thúy Vũ luôn tích cực tham gia các hoạt động trong cộng đồng người Việt ở đây. Cô là người dẫn chương trình cho nhiều sinh hoạt cộng đồng như Lễ trao tặng Ngọn đuốc vàng cho những người Việt có thành tích xuất sắc tại Mỹ. Thúy Vũ cũng đã hai lần về quê hương Việt Nam để thực hiện những phóng sự đặc biệt nói về cuộc sống của người dân Việt Nam sau chiến tranh.
MC thích thử thách
Sinh năm 1979, tại Việt Nam và sang Mỹ khi mới lên 10, Vicky Nguyễn hiện là phóng viên của kênh truyền hình KNTV. Với thành tích xuất sắc có được tại trường trung học Piner, Vicky đã giành được xuất học bổng tại trường đại học San Francisco và tốt nghiệp ĐH với chuyên ngành chính là truyền thông và một chuyên ngành nữa là sinh học.
|
Vicky Nguyễn thích làm những chương trình đầy thách thức. |
Bị hấp dẫn bởi cơ hội trở thành phóng viên truyền hình nên Vicky đã nhanh chóng nhận lời mời của Central Florida News 13 sau khi tốt nghiệp ĐH. Nhận thấy khả năng của nữ phóng viên gốc Việt này, kênh KOLO đã nhanh chóng giành được hợp đồng với Vicky Nguyễn ngay sau khi cố kết thúc hợp đồng với Central Florida News 13.
Vào tháng 1/2004 Nguyễn chuyển tới hãng truyền hình Phoenix và gia nhập đội ngũ phụ trách chuyên mục tin tức của Fox 10’s. Tại đây cô nhanh chóng trở nên nổi tiếng với việc giải quyết và đảm nhiệm những chuyên mục và chương trình đầy tính thách thức.
Trong sự nghiệp của mình cô, từng giành được giải Emmy và một vài giải thường giành cho những phóng viên xuất sắc do Hiệp hội phóng viên Mỹ gốc Á (AAJA) và Hiệp hội đạo diễn tin tức phát thanh truyền hình (RTNDA) trao tặng.
Từ Miss Teen thành MC nổi tiếng
|
Mary Nguyễn từng giành giải Miss Teen Mỹ. |
Mary Nguyễn hiện là phóng viên của kênh truyền hình WFTV tại Orlando. Trước khi đến với kênh truyền hình này, cô là phóng viên tại Arkansas, Kansas về lowa. Năm 1993 , Mary Nguyễn là người Mỹ gốc Á đầu tiên giành giải Miss Teenage America do tạp chí TEEN tổ chức.
Là MC gốc Việt duy nhất sinh ra và lớn lên tại Mỹ, Mary Nguyễn đã tốt nghiệp ĐH California với chuyên ngành truyền thông. Trong quá trình học ĐH, cô từng có cơ hội thực tập tại một vài kênh tin tức nổi tiếng như ABC News Nightline và Fox News Channel.
Là một cô gái năng động và tài năng, năm 2001 Mary Nguyễn đã nhận được học bổng cho một khóa học về truyền thông đại chúng ờ Học viện Poynter ờ thành phố Sĩ Petersburg, Florida.
Mary cũng đã từng giành rất nhiều giải thường trong sự nghiệp truyền hình của mình như hai giải ***ociated Press, giải Robert-clete Journalism Memorial Scholarship và Kathryn Dettman Memorial Scholarship.
MC gốc Việt đầu tiên giành giải Emmy
Sinh năm 1973, Châu Nguyễn là một MC tài năng trên kênh truyền hình KHOU-TV của Mỹ hiện nay. Cô bắt đầu sự nghiệp từ rất sớm khi được mời vào vị trí biên tập của KRIV-TV lúc đang học đại học tại trường St.Thomas.
|
Châu Nguyễn là người gốc Việt đầu tiên giành giải Emmy. |
Sau một thời gian làm việc cho KRIV-TV và WGCL TV, Châu Nguyễn gia nhập kênh truyền hình KHOU-TV vào tháng 2/2003 và đảm nhiệm vai trò MC cho chương trình truyền hình sáng thứ 7.
Cô là người Mỹ gốc Việt đầu tiên giành được giải Emmy cao quý vào năm 2000. Dù sang Mỹ từ khi còn rất nhỏ nhưng Châu Nguyễn rất thành thạo tiếng Việt và cô luôn tự hào về điều này.
Nữ phóng viên của những ‘điểm nóng’
Từng nổi ‘đình đám’ trên kênh CNN, Betty Nguyễn được người dân Mỹ biết đến nhờ vẻ đẹp Á Đông và những chương trình thời sự ‘nóng bỏng’ của cô. Sinh ra ở Việt Nam, năm 1975, Betty Nguyễn cùng gia đình rời quê hương sang Mỹ và đến định cư tại miền Bắc tiểu bang Texas. Là người ham mê lịch sử và được ghi lại những sự kiện lớn xảy ra trên thế giới, Betty Nguyễn muốn trở thành một phóng viên truyền hình. Và cô đã quyết tâm theo đuổi con đường mình chọn.
|
Betty Nguyễn nổi tiếng trên CNN. |
|
Cô không ngại tới những địa điểm nóng trên thế giới để đưa tin. |
Sau khi tốt nghiệp trung học, Betty đã theo học ngành phát thanh - truyền hình (broadcast journalism) tại ĐH Texas. Luôn là một trong những sinh viên xuất sắc của ĐH Texas, Betty Nguyễn đã ra trường với tấm bằng cử nhân hạng danh dự. Đây chính là bước khởi đầu cho thành công của Betty trong giới truyền thông sau này.
Với niềm đam mê sẽ được xuất hiện trên màn ảnh nhỏ truyền tải tin tức tới khán giả mỗi ngày, khi vừa ra trường, Betty Nguyễn khởi nghiệp bằng vai trò phát thanh viên tin tức buổi sáng và phóng viên truyền hình cho đài KWTX, rồi sau đó là KTVT, CBS và CNN.
“Tấn công” vào một lĩnh vực mà rất ít người Mỹ gốc Á thành công nhưng Betty đã thực sự toả sáng. Trong vai trò phóng viên cho hãng truyền hình CBS, cô đã giành được giải thưởng của hãng thông tấn AP đối với loại tin “spot news”. Năm 2003, Betty Nguyễn đã giành được giải Emmy Award cho Bản tin trưa xuất sắc (Outstanding Noon Newscast).
Gia nhập đại gia đình CNN, Betty đã trở thành một gương mặt quen thuộc với khán giả toàn cầu với những phóng sự hấp dẫn từ khắp nơi trên thế giới. Cô là người Việt đầu tiên chủ trì một chương trình trên hệ thống truyền hình quốc gia tại Mỹ.
Nữ phóng viên truyền hình người Việt này đã ghi đậm dấu ấn của rất nhiều bản tin quan trọng khác của CNN do cô tường thuật từ nhiều nơi trên thế giới, như sự ra đi của Giáo hoàng John Paul II, những vụ đánh bom liều chết tại London năm 2005, sự phục hồi sau thảm hoạ sóng thần tại Nam Á, cuộc bầu cử và chuyển giao quyền lực tại Iraq… Năm 2008, cô từng được bầu chọn là một trong 10 người dẫn chương trình “hot” nhất trên tạp chí Maxim. |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/Aug/2011 lúc 6:50pm
Người VN đầu tiên làm Hiệu trưởng một trường Trung học tại Hoa Kỳ |
|
|
|
Tác Giả: Vietlistus |
Chúa Nhật, 21 Tháng 8 Năm 2011 20:08 |
Ông Tom Huỳnh, tân Hiệu Trưởng Trường Yerba Buena, San Jose. Trong lễ nhậm chức, có nhiều Cờ Vàng và 5 em học sinh với đồng phục Cờ Vàng.
Buổi lễ được tổ chức vào buổi chiều ngày 19 tháng Tám, 2011, tại hội trường lớn của trường trong bầu không khí thân mật, ấm tình đồng hương.
Mọi người đến đây để chia sẻ niềm hãnh diện CD Vietnam tị nạn cộng sản chúng ta có 1 hiệu trưởng đầu tiên ở San Jose này nói riêng cũng như trên toàn quốc Hoa Kỳ nói chung. Yerba Buena là 1 trường Trung học thuộc loại lớn và nổi tiếng của SJ, nơi quy tụ khá đông học sinh VN, con cháu những người tị nan cộng sản. Được biết ông Tom Huỳnh nguyên là hiệu phó của trường YB và nay được bầu làm hiệu trưởng. Ông hiệu trưởng Tom Huỳnh thuộc thế hệ sinh ra, trưởng thành, và được đào tạo tại các trường tại Hoa Kỳ. Hy vọng ông được đầy sức khoẻ, sự minh mẫn để chu toàn nhiêm vụ, không phụ lòng những bậc phụ huynh, những đồng hương tị nạn cộng sản cũng như tất cả những ai đã ủng hộ, đã đặt kỳ vọng vào nơi ông . |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 22/Sep/2011 lúc 11:08am
/main/cdviettynan/xaydungcdviet/29502-thn-ng-gc-vit-ti-hoa-k.html - Thần đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ
Tác Giả: Trà Mi-VOA |
Thứ Năm, 22 Tháng 9 Năm 2011 06:55 |
Một bác sĩ trẻ người Việt Nam nhận giải thưởng cao quý năm 2011
dành cho các cựu học sinh xuất sắc do Liên đoàn Các trường Cao đẳng Cộng đồng của tiểu bang California, Hoa Kỳ, trao tặng. Buổi lễ vinh danh sẽ diễn ra vào ngày 19/11 năm nay. Tổng cộng có 154 trường cao đẳng cộng đồng trên toàn bang Califonia đề cử các đại diện xuất sắc để nhận giải thưởng năm nay và bác sĩ James Nguyễn, 28 tuổi, là một trong bốn gương mặt xuất sắc nhất được lãnh giải. Mới đây, anh vừa được khắc tên trên Bảng Vàng Danh dự của trường cao đẳng Santa Ana ở miền Nam bang California.
Bác sĩ James Nguyễn và bà Nancy Pelosi, lãnh đạo khối thiểu số của Hạ viện Hoa Kỳ
Bác sĩ James Nguyễn: “James thấy mình được nhiều may mắn trong cuộc đời. James muốn giúp những người không có cơ hội. James cũng muốn tới Việt Nam làm từ thiện.”
Bác sĩ James Nguyễn sinh trưởng trong một gia đình người Việt sang Mỹ tị nạn hồi thập niên 70 sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Thành tích khoa bảng của James rất đáng ngưỡng mộ, nhưng cũng đáng ngạc nhiên. Anh bước vào trường cao đẳng Santa Ana khi mới 12 tuổi. Hai năm sau, anh tốt nghiệp hạng danh dự và vào đại học Irvine của bang California lúc 14 tuổi. Trong suốt thời gian học tập tại đây, anh luôn có tên trong danh sách sinh viên xuất sắc của khoa. Năm 2000, khi các bạn bè đồng trang lứa ra trường trung học, anh lãnh bằng tốt nghiệp cử nhân ưu hạng của trường đại học Irvine. Sau đó, anh trở về trường cao đẳng Santa Ana phụ giảng bộ môn sinh lý học và năm 2002, anh vào đại học y St. George.
Bốn năm sau, anh tốt nghiệp trường y và bắt đầu chương trình bác sĩ nội trú 3 năm tại Khoa Nội thương, Trung tâm Y khoa Khu vực Orlando. Công trình nghiên cứu của anh trong thời gian làm bác sĩ nội trú tại đây về các phương pháp thử nghiệm đối với bệnh nhân bị đau ngực đã mang về cho anh Giải thưởng danh dự hàng đầu trong kỳ thi cấp khu vực ở bang Florida và dành Giải vô địch trong cuộc thi toàn quốc, qua mặt 420 thí sinh khác từ các trung tâm y khoa và bệnh viện hàng đầu trên nước Mỹ trong đó có Bệnh viện Mayo và Trung tâm quân y Walter Reed. Cũng vào năm đó, James nhận chứng chỉ hành nghề bác sĩ từ Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ khi anh tròn 25 tuổi.
Bước ngoặt đầu tiên biến đổi anh từ một cậu bé nghịch ngợm thành một cậu học trò vượt trội bắt đầu từ năm lớp 7. Khi bị mẹ phàn nàn về những điểm số trung bình, cậu bé James lúc bấy giờ thú thật nguyên nhân là do học trình quá dễ, khiến cậu lơ là. Mẹ của James đã tới học đường tìm hiểu và sau đó đã gặp hiệu trưởng xin cho con học vượt cấp. Ban đầu, nhà trường không tin những gì bà nói, nhưng thành tích xuất sắc của James sau thời gian học thử các lớp cao hơn đã thuyết phục được nhà trường cho James nhảy lớp.
Bà Ilene Nguyễn, thân mẫu của bác sĩ James, chia sẻ:“Bác sĩ James thông minh từ nhỏ. James thông minh khác thường so với những đứa trẻ khác. Ban đầu, mọi người sợ rằng nếu cho James vượt quá tầm tuổi của James, e rằng James sẽ gặp những khó khăn như sẽ không có cơ hội được chơi và hòa mình với bạn bè cùng lứa tuổi, rằng James sẽ bị khủng hoảng tinh thần khi phải hòa nhập với những bạn lớn tuổi hơn khi vào học các lớp cao hơn lứa tuổi. Nhưng tôi vẫn đồng ý cho James học các lớp cao hơn, và đồng thời tạo điều kiện cho James chơi với bạn bè cùng lứa ngoài giờ học. Cho nên, James cũng không gặp trở ngại, khó khăn. James hòa đồng được trong cả hai môi trường.”
Bà Ilene cũng cho biết thêm là ước mơ trở thành một bác sĩ tim mạch đã hình thành trong James từ rất sớm. Bà nói tiếp:“Lúc James còn rất bé, khoảng 7, 8 tuổi, bà James bị bệnh tim, tưởng rằng sẽ mất vào lúc đó. Các bác sĩ đã cứu sống được ba James. Lúc đó, James bắt đầu ý tưởng muốn trở thành bác sĩ tim vì các bác sĩ tim là những vị cứu tinh đã cứu sống được ba của mình.”
Ông Pete Maddox, nguyên là Chủ tịch Ban Quản trị Khu Cao đẳng Cộng đồng Rancho Santiago, là người đã hỗ trợ James khi anh muốn vượt cấp vào trường cao đẳng khi anh mới 12 tuổi. Ông Maddox nói về anh bạn tuổi trẻ tài cao này:“Anh ta là một con người phi thường. Anh là một trong những người cần cù nhất mà tôi từng gặp trong đời. Tôi gặp James lúc anh ta 12 tuổi và quyết định giúp anh vượt cấp vào trường cao đẳng Santa Ana vì anh là một thiếu niên thông minh, nghị lực, và chăm chỉ. Câu chuyện của James là một ví dụ chứng tỏ chúng ta có thể đạt được điều gì khi để cho người trẻ sớm phấn đấu vì mục tiêu của họ, hơn là buộc họ phải theo đuổi con đường mà có thể nó không phù hợp với họ. Tôi thật sự rất nể James. Tôi đã đề cử James làm nhân vật được khắc tên trên Bảng Vàng Danh dự của trường cao đẳng Santa Ana.”
Ngoài 2 năm cao đẳng, bác sĩ James đã trải qua 4 năm đại học, 4 năm trường y, 3 năm thực tập chuyên môn về nội thương. Hiện anh đang là nghiên cứu sinh tại Khoa Tim của đại học y University Medical Center ở Tucson, bang Arizona. Chương này kéo dài 3 năm và anh sẽ hoàn tất vào năm 2013. Bác sĩ James nói trong suốt chặng đường trở thành một bác sĩ tim tại Mỹ, giai đoạn chông gai nhất là thời gian này và anh hiện đang ngày đêm đèn sách để trao dồi kiến thức cho mình. James cho biết những yếu tố giúp anh thành công là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần chịu khó học hỏi, cộng với sự hỗ trợ, khích lệ từ gia đình.
Giờ đây, khi mong ước trở thành một bác sĩ đã trở thành hiện thực, chàng trai gốc Việt tài giỏi vẫn tiếp tục học thêm và nghiên cứu sâu thêm trong lĩnh vực chuyên khoa tim mạch mà anh theo đuổi. Ngoài mục tiêu trong sự nghiệp y khoa, vị bác sĩ trẻ còn ôm ấp ước mơ muốn giúp đỡ những người kém may mắn không có cơ hội được học tập như mình và những người nghèo khó.
Bác sĩ James nói:“James thấy mình được nhiều may mắn trong cuộc đời. Mình có được nhiều thứ. Mình muốn giúp những người khác. James muốn giúp những người không có cơ hội, có thể vì nghèo quá, có thể vì không có sự ủng hộ. James muốn tới giúp họ vì trong cuộc đời này có nhiều người có khả năng nhưng không được hỗ trợ. James cũng muốn tới Việt Nam làm từ thiện.”
Bác sĩ James Nguyễn sẽ hoàn tất chương trình nghiên cứu sinh hậu bác sĩ tại khoa tim vào năm 2013 và quyết tâm trở thành một chuyên gia phẫu thuật tim thật giỏi. Qúy vị và các bạn nghe đài muốn chia sẻ ý kiến với chương trình và trao đổi với độc giả khắp nơi, xin để lại ý kiến bình luận trong chuyên mục Tạp chí Thanh Niên, trên trang http://voatiengviet.com/ - . Tạp chí Thanh Niên sẽ mang đến quý vị và các bạn một câu chuyện mới, vào giờ này, tuần sau. |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Oct/2011 lúc 9:58am
Một người Việt có thể thành toàn quyền bang Nam Australia
NNVN -Thứ Tư, 19/10/2011, 16:36 (GMT+7)
|
Ông Lê Hiếu và vợ, bà Phương Lan. Ảnh: The Advertiser
|
Nghị viện Nam Australia vừa bàn chuyện sẽ đề cử ông Lê Hiếu, phó toàn quyền bang này, lên giữ chức vụ đứng đầu bang.
Ông được cho là sẽ thay thế cho toàn
quyền Kevin Scarce khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm tới. Ông Lê Hiếu từ
chối bình luận về những thông tin này, tờ The Advertiser cho hay..
Ngoài chức vụ phó toàn quyền bang Nam
Australia, ông Lê Hiếu còn đứng đầu Ủy ban về đa văn hóa và sắc tộc của
bang. Ông cũng là người gốc Đông Dương đầu tiên là phó toàn quyền, đại
diện cho Nữ hoàng Anh ở Nam Australia.
Ông Lê Hiếu sinh năm 1954 ở Quảng Trị.
Ông sang Australia từ năm 1977. Ông có hai người con, tên là Don và
Kim. Vợ ông là bà Phương Lan.
Phó toàn quyền Lê Hiếu tốt nghiệp
ngành chính trị kinh doanh ở Đại học Đà Lạt. Tại Australia, ông có bằng
cử nhân kinh tế và kế toán cũng như bằng cao học quản trị hành chính ở
Đại học Nam Australia. Năm 2008, ông được nhận bằng tiến sĩ danh dự do
Đại học Adelaide trao tặng vì những đóng góp của ông cho các dịch vụ xã
hội. Ông là người Việt đầu tiên được một trường đại học cấp bằng tiến sĩ
danh dự, Wikipedia cho hay.
Năm 1996, ông được nhận được huân
chương vì những đóng góp nổi bật cho ASIC (Ủy ban Thanh tra và Giám sát
công ty, thị trường chứng khoán và đầu tư Australia) năm 1996.
(Theo VnExpress)
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/47/47/85254/Mot-nguoi-Viet-co-the-thanh-toan-quyen-bang-Nam-Australia.aspx
------------- mk
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 15/Dec/2011 lúc 10:18am
Câu chuyện đổi đời của một gia đình
H.O. Tác Giả: Huy Phương
Cựu Trung Úy Lê Văn Thiệu, tốt nghiệp khóa
1 Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt bị tập trung trong các trại tù cộng sản 7
năm.
Người vợ tù và những đứa trẻ ở Gio Linh.
(Ảnh gia đình)
Một
H.O. muộn màng
Sau khi đi tù về, ông
làm nghề thợ mộc nuôi con, cho mãi đến năm 1995, gia đình mới sang Mỹ theo một
chương trình H.O. khá muộn màng: H.31. Sau 5 năm định cư tại Hoa Kỳ, năm 2000
con đầu là Lê Thành học xong bằng Master về ngành điện tử tại đại học UTA
(University of Texas at Arlington). Năm 2004 con trai thứ ba, Lê Ðức Hiếu tốt
nghiệp Master Computer science. Năm 2005, Lê Huy, con trai thứ nhì lấy bằng tiến
sĩ cũng ngành điện tử. Năm 2010 con trai út Lê Ðức Hiển, ra đời năm 1972 sau khi
ông Thiệu từ trại tù trở về, cũng đã tốt nghiệp y khoa.
Vào năm 2005, nhân ngày
lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập hội H.O. Dallas-Fort Worth, gia đình ông Lê Văn
Thiệu đã được vinh danh là một gia đình đến Mỹ muộn màng nhưng đã sớm thành công
trên đất người. Năm 2006, ba anh em nhà họ Lê thành lập công ty “Luraco
technologies, Inc.” sử dụng kỹ thuật cao (high-tech) chuyên về nghiên cứu và chế
tạo sản phẩm cho quốc phòng Mỹ. Ba năm trước công ty được cấp kinh phí từ US
Army để nghiên cứu và chế tạo ra một bộ cảm ứng thông minh (Intelligent
Multi-Sensor) cho hai động cơ trực thăng chiến đấu hàng đầu của Mỹ là Blackhawk
và Apache. Ðể làm được điều này, nghiên cứu (research proposal) của công ty
Luraco phải xuất sắc và vượt trội hơn nhiều công ty danh tiếng khác. Phát minh
bộ cảm ứng thông minh này của công ty Luraco sẽ tiết kiệm hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm
cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về vấn đề bảo trì và an toàn cho hai loại máy bay trên.
Hãng WPI tại Fort Worth, Texas đã mời Tiến Sĩ Lê Huy làm việc với chức vụ là
khoa học gia (scientist) để đảm trách việc nghiên cứu về Flexible Active
Circuits và Optical Sensors dùng trong hỏa tiễn và phi thuyền không
gian.
Hai năm qua công ty
Luraco cũng thắng được hai hợp đồng với US Air Force và được cấp kinh phí để chế
tạo hệ thống kết nối những sensors FADEC (Full Authority Digital Electronic
Control) trong động cơ phản lực F.35 của Không Quân Hoa Kỳ. FADEC là project lớn
dưới sự giám sát của cơ quan NASA Hoa Kỳ. Ngoài NASA, công ty Luraco vinh dự
được làm việc chung với Boeing và GE là hai công ty chế tạo động cơ phản lực
(jet engine) cho phản lực cơ Hoa Kỳ. Ðây là công ty duy nhất của người Việt
Nam nhận được kinh phí trực tiếp từ Bộ Quốc Phòng Mỹ để nghiên cứu và chế tạo
những sản phẩm kỹ thuật cao cho quân đội. Người Mỹ khó tin được là các em trong
công ty mới mẻ này là con một gia đình tỵ nạn cộng sản chỉ mới đặt chân đến Hoa
Kỳ từ năm 1995.
Thực dụng trong ngành
thẩm mỹ ở Mỹ, Luraco là công ty đầu tiên sáng chế ra ghế Mini Pedicure Spa cho
trẻ em, Jet nam châm (Magna-Jet) cho bồn Spa, máy khử mùi hóa chất (ChemStop) và
máy hút bụi nail (Partigon) cũng như ghế M***age iRobotics. Hai năm liền 2010 và
2011 công ty Luraco được vinh dự đón nhận bằng khen là một trong 50 công ty Châu
Á phát triển nhanh nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ. Năm 2010 công ty Luraco được xếp
hạng thứ 69 trong 100 công ty phát triển nhanh vùng Dallas Fort Worth do Khoa
Thương Mại trường Ðại Học SMU bình chọn. Trong bốn anh em nhà họ Lê, Tiến Sĩ
Kevin Huy Lê là một thành viên trong Hội Quang Học Quốc Tế (The International
Society for Optical Engineering) và là người giám định (Peer Reviewer) cho nhiều
công bố về khoa học kỹ thuật cũng như tác giả của hơn 20 “technical publications
in journals and conference proceedings.”
Những ngày ở Gio Linh
Nhớ lại những ngày xa
xưa, Lê Thành, giám đốc công ty Luraco, ngày nay cũng là một MC và “Mạnh Thường
Quân” của cộng đồng tị nạn tại Dallas, Ft. Worth đã nói rằng anh không bao giờ
quên những ngày khốn khổ ở vùng quê Gio Linh, một vùng bị chiến tranh tàn phá
rất nặng nề, ngổn ngang những đống gạch vụn và những hố bom. Sau tháng 4, 1975,
khi thân phụ phải vào trại tù tập trung, mẹ anh phải đưa các con về nương tựa
bên ngoại. Khi mẹ anh kiếm được một chân y tá tại trạm y tế Gio Linh, Thành mới
lên 5 tuổi, cùng với đứa em kế theo mẹ về trạm xá, còn hai em nhỏ trong đó có
một đứa mới sinh phải “rứt ruột” gởi cho ông bà ngoại nuôi. Ba mẹ con ở trong
một căn phòng lợp tranh, vách đất, không có điện bên cạnh trạm xá. Sau những giờ
đi học, Thành phải đi mót củi, nấu cháo hay khoai và trông chơi với em. Thành
rất thương mẹ, nhớ đến những lúc mẹ khóc, nước mắt ướt cả mặt anh, vì cuộc sống
quá cơ cực, cô đơn, mà chồng không biết lưu lạc ở trại tù nào. Con đến trường
thì bị gọi là “con ngụy,” mẹ nơi chỗ làm thì được xem là “chồng có nợ
máu!”
Sau 7 năm, khi cha của
ông đi tù về mở một tiệm mộc, mẹ ông bỏ việc trở về sum họp với gia đình tại
thôn Gio Mai. Thành lên trung học rồi thi đỗ vào Ðại Học Sư Phạm Huế, những năm
cuối cùng trước khi lên đường đi Mỹ, Thành dạy tại trường Cao Ðẳng Sư Phạm Quảng
Trị. Nhờ những tín chỉ của ÐH Sư Phạm, chỉ 5 năm sau khi đến định cư tại Dallas-
Ft Worth, Lê Thành đã lấy xong Master ngành điện tử, cùng với các em Lê Hiếu,
bốn năm sau lấy bằng tiến sĩ cùng ngành để xây dựng lên một công ty có đủ khả
năng cạnh tranh với các công ty lớn của Mỹ.
So với những gia đình
cựu tù nhân khác, gia đình ông Lê Thiệu đến Mỹ tương đối muộn, vì lúc ra tù, ông
tìm về quê cũ, một vùng đất xa xôi, nghèo khổ, xa ánh sáng đô thị, thiếu hẳn tin
tức và bạn bè. Nhất là sau khi Thừa Thiên, Quảng Trị sát nhập với Quảng Bình của
miền Bắc để thành Bình Trị Thiên, tỉnh này thuộc cơ chế hành chánh của miền Bắc,
khắt khe và đầy sự kỳ thị. Mãi đến đầu năm 1990, khi thấy thấy rõ, chắc chắn bạn
bè lên đường đi định cư ở Mỹ, ông Lê Thiệu mới dám nộp đơn cho công an địa
phương.
Nhờ tinh thần hiếu học
và sự cố gắng vươn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tuổi ấu thơ, đến Mỹ, anh
em nhà họ Lê như giống tốt gặp môi trường đất đai, khí hậu, phân bón tốt đã đâm
chồi, nẩy lộc, cho trái tốt. Tuy vậy “nhớ công ơn cha mẹ đã trải qua những nỗi
nhọc nhằn, tạ ơn nước Mỹ, đất của cơ hội đã cưu mang cho chúng con một đời sống
mới, và cộng đồng người Việt tị nạn luôn luôn gần gũi, thương yêu gia đình chúng
con,” đó là những lời giãi bày của những đứa trẻ từ mảnh đất Gio Linh nghèo khó,
hôm nay đã thành công trên đất nước Hoa Kỳ.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Dec/2011 lúc 10:23am
9 người gốc Việt "ghi điểm" với thế giới năm 2011
Tác Giả: Đỗ Hường (Tổng hợp) | Thứ Hai, 19 Tháng 12 Năm 2011 09:09 | Phó Thủ tướng Đức, cố vấn Tổng thống Mỹ... những nhân tài gốc Việt đã làm được những điều khiến chúng ta tự hào.
(VTC News) – Mang trong mình dòng máu Việt, cộng đồng người gốc Việt ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc tỏa đi khắp năm châu và làm được những điều khiến chúng ta tự hào khi nhắc đến. Phó Thủ tướng Đức, cố vấn Tổng thống Mỹ, giáo sư, bác sĩ, nhà phát minh sáng chế lừng danh... là một vài trong rất nhiều điều những nhân tài gốc Việt đã làm được trong năm 2011. 1. Philipp Roesler - Phó Thủ tướng Đức Philipp Roesler 38 tuổi, sinh tại Khánh Hưng (tỉnh Ba Xuyên - nay là Sóc Trăng). Khi được 9 tháng tuổi, cậu bé mồ côi người Việt này được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi và đưa sang Đức. Năm 4 tuổi, bố mẹ nuôi của ông ly dị và ông được cha là một sĩ quan quân đội nuôi dưỡng. Ông kết hôn với vợ là Wiebke là bác sĩ, 31 tuổi và có hai con gái Grietje và Gesche, sinh đôi vào năm 2008. | Philipp Roesler - Phó Thủ tướng Đức |
Philipp Roesler đã trở thành người gốc Việt thành đạt nhất thế giới khi nắm giữ cương vị Chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử của Đảng Dân chủ Tự do (FDP) - đảng trong liên minh cầm quyền của nữ Thủ tướng Angela Merkel. Năm 2000, Rösler trở thành thư ký của FDP tại tiểu bang Niedersachsen. Tháng 4 năm 2008, Rösler chính thức trở thành chủ tịch FDP tại Niedersachsen. Tháng 6/2007, tại hội nghị bên liên bang đảng FDP, Rösler được tái bầu làm thành viên của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 8/10/2009, ông trở thành Bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức và cũng như là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng tại một quốc gia Châu Âu. Ngày 13/5/2011, ông Philipp Rösler đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo Đảng Dân chủ tự do (FDP) đồng thời giữ chức Phó thủ tướng của đất nước này. 2. James H. Nguyễn – Thần đồng y khoa gốc Việt | James H. Nguyễn |
James H. Nguyễn, 28 tuổi đã được nhận giải thưởng cao quý năm 2011 dành cho các cựu học sinh xuất sắc do Liên đoàn Các trường Cao đẳng Cộng đồng của tiểu bang California, Hoa Kỳ ngày 19/11, hiện đang là bác sĩ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC). Mới đây, anh đã được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại Học Santa Ana năm 2011. H. Nguyễn đã tốt nghiệp hạng danh dự với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998 khi chỉ mới 14 tuổi. Năm 2009, bác sĩ gốc Việt này vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ để giành quán quân với nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều. Được biết, gia đình James H. Nguyễn định cư tại thành phố Garden Grove (Mỹ) vào giữa thập kỷ 1970. Anh từng theo học chương trình bác sĩ nội trú kéo dài 3 năm tại Khoa Nội (Department of Internal Medicine) thuộc bệnh viện Orlando Regional Medical Center. 3. GS Nguyễn Hùng tranh giải 'Người Australia của năm 2012' | GS Nguyễn Hùng |
Ngày 20/5 vừa qua, nhà phát minh nổi tiếng người Úc gốc Việt, GS.TS Nguyễn Hùng vừa được chọn làm nhân vật đại diện cho tiểu bang New South Wales tranh giải "Người Australia của năm 2012”. Theo nguồn tin từ báo chí Úc, việc công bố kết quả chính thức cho danh hiệu này sẽ diễn ra vào ngày 26/1/2012. GS.TS Nguyễn Hùng hiện đang cư trú ở Castle Hill, và là Phó trưởng khoa Kỹ thuật & Công nghệ thông tin tại trường Đại học Công nghệ Sydney (gọi tắt UTS). 20 năm qua, ông được mệnh danh là "Thầy của những phát minh” vì đã có khá nhiều sáng chế về y khoa hết sức hữu ích, tiện dụng cho các bệnh nhân. Ông có rất nhiều phát minh, sáng chế khác đang trong quá trình nghiên cứu và sẽ trở thành những ứng dụng mới trong xã hội như: thiết bị phát hiện sớm ung thư vú, thiết bị giúp con người điều khiển các thiết bị điện tử bằng các tín hiệu của bộ não... Tuy nhiên, đỉnh cao nhất trong các phát minh của ông Nguyễn Hùng là xe lăn thông minh, tạo ra cuộc cách mạng trong sinh hoạt của những người bị liệt. Nó có chức năng như một robot tự động kết hợp với điều khiển bằng ý nghĩ con người. Tạp chí Anthill của Australia đã từng xếp phát minh này vào hạng ba trong số 100 phát minh hàng đầu của nước này. 4. GS Trịnh Xuân Thuận nhận giải Kalinga của UNESCO Ngày 5/11/2011, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã trao giải thưởng Kalinga cho giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc tại Diễn đàn khoa học thế giới ở thủ đô Budapest của Hungary. Kalinga là giải thưởng thường niên dành cho những người có công phổ biến kiến thức khoa học tới công chúng. | Giáo sư Trịnh Xuân Thuận |
UNESCO đánh giá: "Trịnh Xuân Thuận là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới, người từng phát hiện thiên hà trẻ nhất vào năm 2004. Ông đã viết hơn 200 bài báo khoa học về các thiên hà và xuất bản nhiều cuốn sách. Trong số những tác phẩm của ông có một cuốn sách minh họa lịch sử của Vụ nổ lớn (Big Bang) khai sinh ra vũ trụ". Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948 tại Hà Nội. Ông có sở thích về nghiên cứu thiên văn khi còn nhỏ. Năm 1967 đến 1970, ông học tại Viện Công nghệ California; năm 1970 đến 1974, học ở Đại học Princeton. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton và giảng dạy vật lý thiên văn tại Đại học Virginia từ năm 1976 tới nay. Ông cũng từng làm việc cho Viện Vật lý thiên văn Paris và là một trong những người sáng lập Hiệp hội Khoa học và Tôn giáo quốc tế. 5. Nguyễn Tường Khang 12 tuổi được mời thỉnh giảng tại trường đại học Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ. Được biết, mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD (khoảng 5 triệu VNĐ). Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các website thế giới. | Nguyễn Tường Khang và ban giám khảo tại cuộc thi thuyết trình hồi năm 2010 |
Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31/2/1999, đang học lớp 6 trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax. Cậu bé khi mới 8 tuổi đã được bố cho học về diễn thuyết trước công chúng tại Câu lạc bộ diễn giả trẻ (YSC). Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010 với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11 đến 19, do Hiệp hội Thăng tiến cho Người da màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia), Nguyễn Tường Khang đã giành chiến thắng với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi”. Tuy nhiên cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục. Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ.
6. Dzung T. Bui: Người Việt thành công nhất tại tập đoàn IBM Ông Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng) hiện là Phó Chủ tịch phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM. IBM (International Business Machines) là một trong những tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia lớn nhất thế giới có trụ sở tại Armonk, New York (Mỹ) với hơn 350.000 nhân viên phủ rộng tại 170 quốc gia trên thế giới. | Ông Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng) |
Bùi Tiến Dũng sinh ra tại làng Trình Phố, An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình. Khi lớn lên, ông theo cha mẹ vào sống ở TP ************. Năm 17 tuổi, Bùi Tiến Dũng sang Mỹ du học và không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực. Bản thân ông Dũng và các thành viên trong gia đình ông tuy xa quê hương đã lâu, nhưng vẫn luôn nhớ về cội nguồn của mình bằng cách duy trì nếp sống truyền thống của người Việt Nam như sinh hoạt ngày ba bữa cơm, không ăn thức ăn nhanh, không ăn bánh mì, trừ những dịp đặc biệt nào đó phải ra ngoài dùng bữa. Ngày Tết cũng có bánh chưng xanh, những món ăn cổ truyền. Ông dẫn các con đi xông đất, mừng tuổi ông bà, người thân, lên chùa thắp hương. Những cái giỗ ông bà, tổ tiên cũng được ông duy trì đều đặn. 7. Jacquelyn Ngô – họa sĩ nhí thiên tài Cô bé Jacquelyn Ngô người Australia gốc Việt 6 tuổi, được thế giới biết đến là một thần đồng và là niềm hy vọng của thế giới hội họa, sau khi trổ tài trước báo giới trong gần 3 giờ. Bé Jacquelyn Ngô đã bộc lộ năng khiếu hội họa từ khi mới 3 tuổi. Chỉ 3 năm sau, những bức tranh của Jacquelyn Ngô đã làm kinh ngạc giới hội họa bởi màu sắc và cái hồn trong những bức họa của cô bé. Cũng như những đứa trẻ khác, Jacquelyn thích vẽ người, động vật và phong cảnh. Những tác phẩm được thực hiện với cái nhìn trực tiếp, hồn nhiên về cuộc sống như mở ra trong tâm trí người xem một thế giới tưởng tượng đầy ngọt ngào và bay bổng của trẻ em. | Jacquelyn Ngô |
Đặc biệt, qua nhiều bức vẽ, Jacquelyn đã thể hiện sống động những hình ảnh của Việt Nam qua những tà áo dài, nhạc cụ truyền thống của dân tộc… Jacquelyn Ngô thổ lộ, Vincent van Gogh là họa sĩ mà cô bé yêu thích nhất. Và bức tranh mà cô bé cảm thấy ấn tượng nhất là bức Hoa hướng dương cùng bức Phòng ngủ ở Arcles của danh họa Hà Lan này. Điều đặc biệt là, Jacquelyn không đồng ý bán bất kỳ bức vẽ nào của mình, mặc dù được trả giá rất cao. Mẹ bé cho biết, cô bé rất yêu những bức vẽ của mình và muốn giữ nó làm kỷ niệm. Tài năng của cô bé gốc Việt đã được công nhận qua những cuộc triển lãm tranh cá nhân tại Liverpool và Sydney. Sau thành công ban đầu của Jacquelyn, các nhà mỹ thuật quốc tế đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào những bước đi tiếp theo của thần đồng hội họa nhí gốc Việt này. Nhiều chuyên gia tin rằng, trong tương lai, Jacquelyn có thể sẽ đoạt các giải thưởng hội họa lớn Archibald hay Moran của Úc. 8. Màn cầu hôn của hai sinh viên gốc Việt xôn xao nước Mỹ Ngày 24/9 vừa qua, màn cầu hôn của hai sinh viên gốc Việt tại sảnh trường ĐH California, Mỹ - nơi lần đầu tiên hai người gặp nhau đã gây xôn xao cộng đồng mạng thế giới cũng như truyền thông Mỹ. Hai sinh viên gốc Việt này là Lưu Nam và Trang Janie, đều là sinh viên gốc Việt đang học tại đại học UCLA, California, Mỹ. Lưu Nam đã bí mật nhờ rất nhiều người, cả bạn bè, sinh viên trong trường và trẻ em, biểu diễn một điệu nhảy flash mob, một kiểu nhảy ngẫu hứng với nhiều người tham gia, để gây bất ngờ cho bạn gái mình. Màn flash mob kéo dài 4 phút trên nền nhạc của hai bài hát Can't Take My Eyes Off You và Kiss Me đã khiến Trang vô cùng ngạc nhiên và xúc động. | Lưu Nam và Trang Janie |
Kết thúc điệu nhảy, Lưu Nam đã quỳ xuống nói với Trang: "Em nhớ nơi mình gặp nhau lần đầu không? Sảnh đó ở phía trên kia nhưng không đủ chỗ để nhảy. Anh muốn em biết rằng anh muốn sống bên em trọn đời, cùng làm mọi việc với nhau. Anh rất yêu em và nếu em cho phép, anh muốn làm em được hạnh phúc. Anh hứa những ngày tới của chúng ta sẽ tràn đầy niềm vui, tiếng cười, sự phiêu lưu và cả những điệu nhảy kinh khủng. Em là cô gái đẹp nhất anh từng thấy và em đã sở hữu trái tim anh. Em sẽ cưới anh chứ?". Tất nhiên, Trang đã đồng ý lời cầu hôn công phu và đầy sáng tạo này, và rồi hai người ôm chặt lấy nhau, trao nhau nụ hôn ngọt ngào. Đôi bạn trẻ sau đó đã được mời lên CNN chia sẻ câu chuyện tình yêu lãng mạn của mình. 9. Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng - cố vấn cho Tổng thống Mỹ Barack Obama Ngày 7/10 vừa qua, Tổng thống Brack Obama đã chính thức bổ nhiệm tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng là một người Mỹ gốc Việt vào làm thành viên Ủy ban Cố vấn Tổng thống về Người Mỹ gốc Châu Á – Thái Bình Dương. | Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng |
Ông Tùng hiện đang giữ chức Giám đốc Dự án nâng cao sức khỏe cộng đồng người Việt và là Điều tra viên hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu và nâng cao nhận thức về ung thư cho cộng đồng người Mỹ gốc Á tại UCSF. Ông cũng đang là Chủ tịch hội tình nguyện người Châu Á - Thái Bình Dương của Hiệp hội ung thư Mỹ tại California. Năm 2002, ông được trao giải thưởng Kiềm chế Phát triển bệnh ung thư của tổ chức American Cancer Society vì thành tích xuất sắc về điều trị và nghiên cứu của ông. Nguyễn Thanh Tùng từng theo học tại trường trung học San Jose, năm 1982, tốt nghiệp thủ khoa với học bổng toàn phần của đại học Harvard. Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Triết học tại Harvard, Nguyễn Thanh Tùng theo học ngành Y khoa tại đại học Stanford. Đỗ bằng bác sĩ, ông đã được đại học UC San Francisco mời làm chuyên gia nghiên cứu, điều trị và giảng dạy. Được biết, vợ của bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng là bà Cao Lệ Huyền - một bác sĩ chuyên môn về bệnh truyền nhiễm. Gia đình bác sĩ Tùng có hai con trai và một con gái. |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 13/Jan/2012 lúc 10:05am
Hải Quân Đại Tá Pauly Long Mỹ Choate Do Tran*Minh Pham http://lh5.ggpht.com/-aIg-rJJbg2c/Tw_ZRj5HdOI/AAAAAAAAPGI/FDmECFzPtR4/s1600-h/Dai%252520ta%252520hQ%252520%252520long%252520my%252520choate%25255B3%25255D.jpg"> Hải quân Đại Tá Pauly Long Mỹ Choate cùng
đồng đội và gia đình trước mẫu hạm CVN70. Ngày 1 tháng Chín, năm
2011, một người hùng của chiến trường Iraq đã được vinh thăng Hải Quân Đại Tá và
trở thành cấp chỉ huy của Hàng Không Mẫu Hạm CVN70, lớn nhất nước
Mỹ. Tân Hải Quân Đại Tá
Pauly Long Mỹ Choate có Mẹ là người Việt Nam, nhũ danh Trương Thị Lài, cha là cố
Hải Quân Thiếu Tá Robert Choate. Ông sanh năm 1967 tại nhà thương Đức Chính, Sài
Gòn, được Ông ngoại là một cảnh sát viên VNCH đặt tên Trương Long Mỹ, sau đổỉ
lại theo họ cha là Paul Long My Choate. Năm 2007, khi còn là Hải Quân Trung Tá, Pauly Long Mỹ
Choate đã được trao tặng Ngôi Sao Đồng nhờ chiến công hoàn tất hệ thống chống
mìn bẫy tại chiến trường Iraq./
***
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 11/Feb/2012 lúc 3:51am
Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ /main/cdviettynan/xaydungcdviet/33023-cu-be-ban-thuc-la-do-vn-tr-thanh-nha-khoa-hc-tai-gii-m.html -
| | | |
Tác Giả: VOA | Thứ Hai, 06 Tháng 2 Năm 2012 09:09 | Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. | Giáo sư Trương Nguyện Thành chụp tại Viện Khoa Học-Công Nghệ-Thông Tin ở Sài Gòn |
Câu chuyện của Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo. Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm. Tiến sĩ Thành cho biết: “Tôi rất thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.” Tới năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các học sinh giỏi. Trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa cho cậu bé một số sách để tham khảo. Giáo sư Trương Nguyện Thành kể lại: “Năm 1979, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc. Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán. Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Thời điểm đó, ở Việt Nam, hạnh kiểm là vấn đề khá quan trọng. Hạnh kiểm tôi tương đối xấu nên cô hiệu trưởng không cho tôi đi thi học sinh giỏi toán. Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may quá tôi thi đậu. Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 em học sinh giỏi toán lên trên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5 em. Tôi cũng may mắn lọt vào trong 5 em đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập trung học. Và từ đó, ông tìm cách cho tôi ra nước ngoài.” 19 tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành vượt biên sang Mỹ. Sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm thứ nhất đại học. Để trang trải chi phí trong thời đèn sách, phần đông các bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi, hay đi giao báo. Riêng trường hợp của Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ quỹ dành cho sinh viên và các học bổng của chính phủ. Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin, và thống kê. Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Qũy Khoa học Quốc gia dành cho các tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên cứu. Năm 1992, anh về làm Giáo sư hóa cho trường đại học Utah. Một năm sau, anh được chọn là 1 trong những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ, với giải thưởng 500 ngàn đô la cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư Cao cấp, tức bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ. Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ ? Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết: “Người đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không. Tiềm năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để phát triển. Môi trường không cho phép người đó phát triển, thì cũng không làm được. Điển hình là người Việt ở Mỹ hay ở nước ngoài thành công rất cao, thế nhưng tại sao ngay tại Việt Nam không có những ngôi sao như vậy ? Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn nhà, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.” Thành công ở xứ người, Giáo sư Thành trở lại Việt Nam, giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP.Sàigòn bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục giảng dạy tại trường đại học Utah ở Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại Việt Nam, Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình: “Điều khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo các vấn đề hằng ngày như làm việc với chính phủ, hợp đồng, hay mướn người. Còn tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển.” Ngoài ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho các sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông. Đích thân Giáo sư Thành đứng ra phỏng vấn tuyển chọn người tài, và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học, nghiên cứu. Trong số này có nhiều người đã trở về giúp ông phát triển Viện nghiên cứu tại Việt Nam. Tiến sĩ Trương Nguyện Thành tâm sự: “Thời còn đi cày mướn, lời nguyền của tôi là nếu tôi thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho lại những người khác. Đó là tâm nguyện của tôi lúc còn ở Việt Nam. Tôi thường nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội. Tôi bảo họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài người khác. Chính vì vậy, một số đệ tử của tôi về lại Việt Nam, giúp tôi lập Viện. Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác. Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn.” Giáo sư Thành nói ai cũng mơ ước thành công, nhưng chỉ có những người chịu khó nỗ lực mới tới được đích đến: “Tôi chỉ có một lời nhắn nhủ với các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Tôi không nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy tôi đã đi được rất xa rồi.” Con đường thành công của Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách. Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn. |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/Feb/2012 lúc 12:53pm
Hải quân Thiếu tá Quân y Phi hành Nguyễn Cẩm Vân (U.S Navy Lieutenant Commander (LCDR) ) | | | | Tác Giả: Nguyễn Viết Kim | | Tháng 4, 1975, VNCH rơi vào tay quân cộng sản. Trong dòng người di tản vội vả ấy, có một sĩ quan hải quân trẻ, tên là Nguyễn Văn Huấn. Anh rời Việt Nam trên một con tàu, mang theo cô con gái nhỏ tên là Minh Tú vừa mới tròn thôi nôi và bỏ lại đàng sau giấc mộng hải hồ của người sĩ quan hải quân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (QLVNCH)… Sang định cư tại Hoa Kỳ, tại vùng phía bắc tiểu bang Virginia sát cạnh thủ đô Hoa Thịnh Đốn, gia đình ông Huấn sinh hạ thêm một cháu gái vào năm 1977 với tên Việt là Cẩm Vân và tên Mỹ là Josephine Nguyễn. Sẽ chẳng có chuyện gì đáng nói, nếu người sĩ quan hải quân ấy hàng ngày “đi cày” kiếm tiền nuôi con, cho con học hành, đỗ đạt thành tài… Chuyện đáng nói ở đây là người sĩ quan trẻ phải giã từ màu áo chiến binh ngày nào đã nối dài ước mơ đời lính của mình tới hai cô con gái yêu quý cuả anh… Từ huyền thoại người lính QLVNCH … Hai cô gái nhỏ Minh Tú và Cẩm Vân lớn lên nơi vùng đất lạ, tiểu bang Virginia và không ít lần thắc mắc về cuộc đời của bậc sinh thành, nguồn gốc của mình. Ông Huấn nhiều khi kể cho con nghe về quá khứ của mình, về hình ảnh anh dũng của người lính QLVNCH, về cuộc chiến Việt Nam, về quê hương bỏ lại nghìn trùng xa cách bên kia bờ Thái Bình Dương… Hai cô con gái nhỏ ngồi nghe chuyện kể của cha như nghe những chuyện cổ tích từ nhà trường như "Cuộc Chiến Thành Troy", như "chuyện cổ Hy Lạp Odyssey", như nhiều chuyện cổ tích thần thoại khác,… Và có ai ngờ rằng những câu chuyện kể về một cuộc chiến đã qua, về những trận đánh oai hùng trong quân sử hải quân QLVNCH lại trở thành những hạt giống nhỏ, những chồi non và qua thời gian trở nên lớn dần, nẩy mầm, sinh chồi nảy lộc trở thành những ước mơ đời lính trong tâm hồn của các cô gái Mỹ gốc Việt, dù rằng các cô lớn lên trong xứ sở an bình, ở một nơi chốn bình an,… Các cô lớn dần và giấc mộng hải hồ đời lính cũng lớn dần theo năm tháng… Chính Cẩm Vân cũng tiết lộ trong bài “Female cadets finally take command with top Naval Academy graduating honors” của hãng thông tấn ***ociated Press vào ngày 27 tháng 5, 1999 là quyết định theo đuổi ngành hải quân của cô là do ảnh hưởng của cả từ người cha và người chị. Cô nói: “Chúng tôi lớn lên trong những câu chuyện kể về sự nghiệp hải quân của cha tôi.” Ngoài ra, một động cơ khác sâu lắng hơn, tiềm ẩn hơn để cô quyết định vào hải quân là ý tưởng đền ơn đáp nghĩa theo truyền thống báo đáp của người Việt. Cẩm Vân nói trong bài viết nói trên của AP: “Bạn muốn đền đáp lại cho đất nước đã giúp đỡ rất nhiều cho gia đình bạn.” Con đường vào binh nghiệp lận đận của người chị Minh Tú. Thoạt tiên, ngay khi vừa tốt nghiệp trung học, Minh Tú muốn vào Học Viện Hải Quân Annapolis ngay để nối tiếp sự nghiệp còn dang dở của người cha, thế nhưng con đường vào binh nghiệp của Minh Tú – chị của Cẩm Vân – thật là gian nan. Cô ta bị Học Viện Hải Quân từ chối đến 3 lần, và cuối cùng cô phải đi một con đường vòng để thực hiện được ước mơ: gia nhập lực lượng trừ bị (ROTC: Reserve Officers’ Training Corps)! Minh Tú bộc lộ trên báo Mỹ: “Tôi nộp đơn vào Học Viện Hải Quân ngay khi xong trung học, thế nhưng, đơn của tôi bị bác đến 3 lần. Tôi đành phải đi học tạm tại trường đại học George Mason và năm sau lại nộp đơn gia nhập quân ngũ, nhưng vẫn bị từ chối.” Dẫu vậy, Minh Tú không phải là người dễ dàng chấp nhận bỏ cuộc, cho nên cô nghĩ ra cách đi đường vòng. Cô ta kể lại: “Tôi gia nhập Lực lượng Trừ Bị (ROTC), xuất sắc nên được sự đề cử của tổng trưởng Hải Quân vào Học Viện Hải Quân. Và sau gần một năm dưới màu áo Trừ Bị, tôi được chọn lựa vào trường Dự Bị của Học Viện Hải Quân tại Rhode Island”. Cô ta kể lại rằng đạt mục đích này là giấc mơ sắp thành tựu.
Vào năm 1995, Minh Tú chính thức được nhận vào Học Viện Hải Quân và cũng vào năm này, một niềm vui lớn cũng đến với cô là người em gái Cẩm Vân được nhận ngay vào Học Viện Hải Quân. Cả hai chị em, một sinh năm 1974 và một sinh năm 1977, đều vào quân ngũ. Những câu chuyện kể về người lính hải quân QLVNCH ngày nào từ người sĩ quan trẻ Nguyễn Văn Huấn đã được chính hai cô con gái của anh viết tiếp trong trang sử quân nhân trên đất nước Hoa Kỳ. Vào năm 1999, sau khi ra trường, Minh Tú trở thành sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Cẩm Vân và những cánh cửa cơ hội rộng mở. Nếu Minh Tú sẵn sàng cuộc đời quân nhân sau khi tốt nghiệp Trung Học (sau khi giải ngũ, cô Minh Tú theo học để trở thành luật sư và nay là công chức liên bang tại Hoa Thịnh Đốn), thì cô em Cẩm Vân có ý định vào chuyên khoa, vì cánh cửa đại học chuyên môn đã rộng mở ngay sau khi cô tốt nghiệp trung học .. Vừa tốt nghiệp trung học , Cẩm Vân được nhiều trường đại học uy tín như Stanford, Brown, Princeton và Yale nhận vào học. Cô muốn vào một trường nổi tiếng, ra trường với mảnh bằng bác sĩ . Thế nhưng, lời thuyết phục của người cha và người chị khiến cho Cẩm Vân thay đổi quyết định, và đã chọn lựa con đường gai góc hơn, con đường thử thách hơn mà đi: Gia nhập học viện hải quân vào năm 1995, cùng khoá với người chị – Minh Tú. Con đường nhập ngũ của Cẩm Vân suông sẻ hơn con đường gồ ghề gian nan hơn của người chị – Minh Tú. Cẩm Vân thú nhận rằng cô rất vui khi làm theo lời khuyên của gia đình… Và từ ấy, quân lực Hoa Kỳ có thêm hai nữ quân nhân… người Mỹ gốc Việt! Khi những giọt nước mắt đã biến ý chí người nữ quân nhân gốc Việt thành thép. Hai chị em Minh Tú và Cẩm Vân tốt nghiệp Học Viện Hải Quân khóa 1999. Riêng Cẩm Vân tốt nghiệp á khoa (hạng nhì) trong một khóa ra trường trên 900 tân sĩ quan và cô cũng là trung đoàn trưởng, lãnh đạo 2,000 sinh viên sĩ quan trong học viện. Cần nói thêm là Quân Lực Hoa Kỳ có 3 đại học quân sự huấn luyện các sĩ quan, cùng với đại học quân y tại Hoa Thịnh Đốn. - Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến (Annapolis) U.S Naval Academy, tọa lạc tại Maryland . - Lục Quân (West Point) U.S Military Academy, ở tiểu bang New York . - Không Quân (Colorado Springs) U.S Air Force Academy, trong tiểu bang Colorado. Thông thường các sĩ quan tốt nghiệp đầu bảng các đại học quân sự là các nam sinh viên sĩ quan, năm 1999 có một hiện tượng đặc biệt là tại US Naval Academy, nơi đào tạo các danh nhân như tổng thống Carter, Thượng Nghị Sĩ John S. McCain, đỗ đầu là một nữ sinh viên sĩ quan và hạng nhì là một nữ sinh viên gốc Việt, hải quân thiếu úy Nguyễn Cẩm Vân . Theo hệ thống tự chỉ huy, sinh viên thủ khoa chỉ huy toàn thể 4,000 sinh viên sĩ quan, sinh viên á khoa là phụ tá và chỉ huy 1 trung đoàn 2,000 sinh viên, sinh viên có hạng thứ ba chỉ huy trung đoàn khác.
Vì sao một cô gái Việt nhỏ nhắn lại có thể vượt qua những nam sinh viên sĩ quan người Mỹ to lớn về thể chất như thế? Điều gì đã làm cho cô gái Việt trở thành một sĩ quan á khoa và là một trung đoàn trưởng được 2,000 sinh viên sĩ quan người Mỹ nễ phục và tuân lệnh? Chắc quý vị cũng tò mò trước những câu hỏi như thế! Trong bài viết "Godfrey, Nguyen, Lentz reach pinnacle for '99 của USNA Public Affairs", thì cô Cẩm Vân tốt nghiệp á khoa với 3.98 điểm trong số điểm tối đa 4.0, và ba yếu tố cấu thành là : kiến thức văn hóa, khả năng quân sự , yếu tố vượt qua khó khăn. Ông phó khoa trưởng giáo dục Frederic I. Davis của Học Viện Hải Quân nói rằng “bạn không thể nào có thứ hạng cao mà không tỏ ra xuất chúng trong ba lãnh vực nói trên.” Nói về học tập thì cô gái Việt Nam có thể so tài với người Mỹ, thế nhưng, làm sao một cô gái Việt Nam nhỏ bé lại có thể xuất chúng hơn những chàng trai Mỹ to lớn, khoẻ mạnh để trở thành một trung đoàn trưởng lãnh đạo 2,000 sinh viên sĩ quan và tốt nghiệp á khoa? Chúng tôi bị thu hút vào câu hỏi này và càng tò mò về nữ đại úy bác sĩ Hải Quân người Mỹ gốc Việt này (cấp bậc năm 2005)! Cẩm Vân kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về cô như sau… Cô ta vẫn nhớ như in trong đầu những ngày đầu của một sinh viên sĩ quan trong Học Viện Hải Quân. Đó là muà hè nắng cháy tới 105 độ. Trong 6 tuần hè đó, mà những tân sinh viên sĩ quan thường gọi là 6 tuần hỏa ngục (thời gian huấn nhục). Dưới cái nắng cháy da trong quân trường đổ lửa, các tân sinh viên sĩ quan, dù nam hay nữ, dù Mỹ trắng hay người Mỹ gốc Phi, gốc Á đi nữa vẫn phải học giống nhau từ môn chạy vuợt chướng ngại vài dặm mỗi ngày cho đến bắn súng, hít đất, lăn lộn, bò càng,… Không chỉ tập luyện rất gay go như thế mà nhiều khi còn bị đàn anh, đàn chị la hét, khi cô tỏ ra mệt mỏi. Cô ta kể lại, có lần mệt nhoài, cô núp vào một góc và suýt bật lên tiếng khóc. Cô muốn khóc cho lớn để vơi đi những nỗi buồn bị la rầy từ cấp trên. Một hôm một nữ sĩ quan huấn luyện bắt gặp và mời cô lên văn phòng an ủi là mọi chuyên sẽ trở nên tốt đẹp, và cô không nên tự ái khi bị la vì nhờ vậy cô mới trở nên khá hơn, thoát bỏ đời sống và lối suy nghĩ dân sự để trở thành một quân nhân, một sinh viên sĩ quan… Cô Cẩm Vân kể lại là khi buớc ra khỏi văn phòng sĩ quan cán bộ này, cô bớt buồn và quyết tâm thành công hơn trong thời gian huấn luyện, quyết tâm ở lại quân trường và quyết tâm ra trường với kết quả thứ hạng hàng đầu. Nhiều khi, cô tự an ủi mình là người con gái Việt không nên để người ta cười, người ta chế giễu, người ta lấy làm đề tài cho những chuyện vui đùa khôi hài tại quân trường… Quyết tâm đó đã giúp cô làm quen với cường độ tập luyện ngày càng gia tăng nặng nề hơn. Những giọt nước mắt, những tự ái và tự hào người Việt hun đúc trong cô, biến ý chí của cô trở nên cứng rắn như sắt thép, và từ đó, những ngày tháng nơi quân trường chỉ thấy mồ hôi của cô chảy và không bao giờ thấy nước mắt chảy nữa. Ngày xưa, chúng ta nghe đến câu chuyện người thiếu phụ hóa đá và bây giờ, chúng ta nghe câu chuyện về nước mắt tự ái đã biến trái tim và ý chí của cô gái Việt trở nên cứng rắn như đá, như thép. Cô ta kể lại, như để trả lời câu hỏi là làm sao cô có thể vượt lên trên cả ngàn tân binh to lớn người Mỹ như thế, như sau: - Trong quân trường, dưới cái nắng thiêu người như thế, trên một lộ trình chạy vượt chướng ngại dài và những bài tập thể lực căng thẳng, sau những đêm, ngày thiếu ngủ, dù ai đi nữa, dù Mỹ trắng, dù Mỹ gốc Phi hay gốc Á, dù là nam tân binh hay nữ tân binh,… cũng sẽ mệt nhoài, kiệt sức, và trong hoàn cảnh ấy, ai cũng giống ai cả, cũng gần ngã gục cả, và chỉ có một thứ làm mình đứng dậy, hiên ngang lao tới là ý chí , là tự ái, là tự tin và tự hào, là tâm lý không muốn cho người ta coi thường, cười nhạo báng người con gái Việt… Người con gái Việt phải vượt lên, lao tới, trở thành ưu tú… Và cô đã lấy nước mắt pha lẫn mồ hôi, cộng với ý chí kiên cường, cộng với niềm tự hào về đời quân ngũ của người cha mà viết tiếp trang quân sử tuyệt vời mà thân phụ đã dang dở năm nào,… Cô nói: All I can say is "sure they're stronger than I am, but when we're all in the same boat, when it's 105 degrees outside, when we're all exhausted from lack of sleep, doing hundreds of pushups and from running numerous miles, it's your determination that will keep you going". I never gave up. I never fell out of the runs… Và cô đã làm được điều đó: Tốt nghiệp á khoa và được là trung đoàn trưởng, lãnh đạo, quản trị chỉ huy 2000 sinh viên sĩ quan. Đọc câu chuyện về cô, nghe kể về cô, trái tim tôi xúc động trước sự rực rỡ ý chí của một người con gái Việt trẻ tuổi. Không những ý chí của cô là một tượng đài tuyệt đẹp mà nhân cách của một cô gái Việt cũng được chứng minh, được khẳng định trong quân trường… Cô kể lại rằng khi sĩ quan cán bộ yêu cầu một phiên làm vệ sinh quân trường, thì cô là người tình nguyện đầu tiên để nhận lãnh trách nhiệm ấy. Chính việc làm này càng làm tăng thêm uy tín cho cô và càng ngày cô càng được các khóa sinh kính trọng và yêu mến… Và từ đó, ngay trên quân trường, một khả năng lãnh đạo phát sinh trong người con gái Việt. Cô kể lại rằng nhiều người quan niệm là khả năng lãnh đạo là thiên phú, là trời cho, thế nhưng cô nghĩ là trong mỗi chúng ta đều có năng lực trở thành một người lãnh đạo thành công và giỏi. Năng lực lãnh đạo phát sinh từ thực tế công việc, từ sự cần cù và những học hỏi từ sai lầm mà mình đã vấp. Và đó là những đặc điểm độc đáo từ Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ, một nơi mà theo cô là một phòng thí nghiệm tuyệt vời về khả năng lãnh đạo và chỉ huy. Hành trình 4 năm tại học viên Hải quân, Cẩm Vân đi từ một cô gái rụt rè, sợ hãi, đến một vị trí Trung Đoàn trưởng, chỉ huy 2000 sinh viên sĩ quan, thì bài học nào cần thiết được rút ra cho khả năng lãnh đạo chỉ huy? Cô đắn đo suy nghĩ và rút ra năm kinh nghiệm sau đây: 1. Đặt lợi ích của người khác trước lợi ích của mình. Cô nói rằng thuộc cấp của bạn sẽ biết rõ ràng rằng liệu bạn có thật sự lo cho họ hay không bằng cách bạn đối xử với họ thế nào. Nên nhớ bao giờ cũng thực hiện tối đa nguyên tắc này và bạn sẽ được thuộc cấp nể phục. 2. Đừng chẻ sợi tóc làm tư. Đừng micro-manage (đừng quản trị chi tiết): Nếu bạn giao cho ai việc gì, bạn đề nghị cho họ cách thực hiện và cho họ biết là bạn tin tưởng vào khả năng làm việc của họ. Hãy để cho họ tìm cách riêng để hoàn thành công việc. Hãy để họ bàn với bạn phương cách làm việc và chính họ là người hoàn thành công việc. Làm như thế họ sẽ tự hào về khả năng của họ và cần mẫn làm việc hơn bao giờ hết. Người ta sẽ làm việc hết mình nếu lãnh đạo tin vào họ. 3. Lấy mình làm gương: Nếu bạn muốn mọi người có mặt vào lúc 8 giờ, thì bạn phải có mặt vào lúc 7:50, chứ đừng đến 8:05 hay 8:10. Châm ngôn trong quân đội là đúng giờ tức là đến trước giờ. 4. Luôn làm điều đúng dù không có ai quan sát hay theo dõi bạn. Có lúc, làm khác đi, bạn sẽ ân hận và bị ám ảnh điều đó. 5. Khen công khai, phê bình kín đáo: Nhiều thượng cấp và cả cha mẹ phạm sai lầm là la con cái hay thuộc cấp trước mặt mọi người. Làm như thế sẽ hạ thấp, làm mất thể diện người khác và bạn sẽ mất đi sự kính trọng và lòng trung thành của người đó. Trong xã hội ngày nay, nhiều người quên một điều quan trọng nhất trong đời sống. Đó không phải là tiền tài hay địa vị mà đó là cuộc sống của bạn sống thế nào, ảnh hưởng đến xã hội và người khác ra sao, dù chỉ một người mà thôi,… Chính điều này, sự ảnh hưởng xã hội và người khác một cách tốt đẹp mới là giá trị quan trọng của đời sống… Tính cách lãnh đạo chỉ huy và quan niệm thay đổi đời sống đang hun đúc giá tri người lãnh đạo của một cô gái Việt này và giúp cô vượt lên từ một cô gái Việt bình thường thành một sĩ quan tốt nghiệp á khoa và là một trung đoàn trưởng của Học viện Hải Quân Hoa Kỳ. Nguồn cảm phục: Những gương tiền nhân trong dòng sử Việt Sinh ra trên đất Mỹ và lớn lên ở xứ người, cũng như những người cùng hoàn cảnh, nhiều lúc Cẩm Vân tự hỏi mình: Tôi là người Mỹ hay người Việt? Cô phải trải qua một quá trình dài để nhận ra sự khác biệt này, chấp nhận căn cước bản thể của mình, và yêu mến cộng đồng của mình, di sản dân tộc mình… Cô tâm sự: “Sự thừa nhận nguồn gốc đã làm cho tôi cảm thấy tự tin hơn, cởi mở hơn với sự đa dạng trong đời sống và có thêm nhiều ý kiến khác biệt. Tôi phát hiện ra những sự dị biệt trong con người và và điều đó làm cho tôi thấy mỗi người trở nên đẹp đẻ hơn đối với tôi… Trong hành trình tìm thấy bản thể của mình, cô trân quý cha mẹ của cô. Cô nói: Cha mẹ tôi đã liều thân đưa chúng tôi ra đi để có một tương lai tươi sáng hơn, và do đó tôi mới có mặt cùng quý bạn trên đất nước này. Khi nghĩ về điều đó, tôi cảm thấy nợ cha mẹ tôi rất nhiều, và cũng như nhiều cha mẹ khác đã cũng hy sinh như thế vì tương lai của các con cái… Và tôi luôn muốn nói với mọi người và với bạn là tôi muốn vinh danh cha mẹ tôi, vinh danh cha mẹ bạn, vinh danh tất cả những bậc cha mẹ đã hy sinh liều chết đưa con cái ra đi để có tương lai tươi sáng, vinh danh họ vì những nỗi nhọc nhằn, hy sinh, tủi cực mà họ đã trải qua để có cuộc sống tươi đẹp cho con cái, và vinh danh cả tình yêu mà thế hệ cha anh đã dành cho chúng ta… Cô tâm sự: “Tôi đã từng khóc trên quân trường, trong cuộc đời vì tự ái. Bạn và tôi có bao giờ nhìn thấy nước mắt của cha mẹ mình chảy ròng trên má để mang lại cuộc sống đầy đủ cho gia đình trên xứ lạ quê người?"… Sau khi tốt nghiệp Học Viên Hải Quân, hải quân thiếu úy Nguyễn Cẩm Vân được nhận vào đaị học Stanford, cô tốt nghiệp bác sĩ y khoa, lên trung úy rồi đại úy, thực tập tại Naval Medical Center tại Bethesda, huấn luyện phi hành tại Pensacola và nhận nhiệm sở đầu tiên tại Yokosuka, Nhật Bản . Đây là căn cứ của lực lượng ứng chiến tiền phương (forward deployed forces) quan trọng nhất tại Thái Bình Dương. Sau khi bỏ các căn cứ tại Phi Luật tân (Clark Air Base, Subic Bay Naval Base), Hoa Kỳ thành lập lực lượng ứng chiến tiền phương, chính yếu bao gồm: hải không quân trên hàng không mẫu hạm, hạm đội, Thủy Quân Lục Chiến ...... với tổng hành dinh tại Yokosuka, khoảng trên 100 dặm phía bắc của Tokyo. (Được biết Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến, phi công F/A-18 Hornet, Elizabeth Phạm hiện đang phục vụ tại đây). Với chức vụ flight surgeon, thêm vào với việc phục vụ y tế cho các quân nhân tại căn cứ, hải quân đại úy quân y phi hành Nguyễn Cẩm Vân đặc trách theo hạm đội, với văn phòng y khoa trên hàng không mẫu hạm chăm sóc sức khỏe cho phi hành đoàn của các đơn vị hải không quân. Sau thời gian ở tiền tuyến, bác sĩ Cẩm Vân theo học chuyên khoa rồi thực tập tại Medical Center, University of Pennsylvania tại Philadelphia, một trong những trung tâm y khoa uy tín nhất Hoa Kỳ . Hiện tại hải quân thiếu tá quân y phi hành Nguyễn Cẩm Vân phục vụ tại Trung Tâm Y Khoa Quân Lực Hoa Kỳ tại thành phố Bethesda, Maryland, gần thủ đô Hoa Thịnh Đốn.. Cô ta kể lại rằng từ nơi xa xôi ấy, cô vẫn đọc sách sử về văn hóa Việt và cô tự hào về gia sản văn hóa của mình và trong những đêm ngồi đọc sử Việt, cô ngưỡng mộ rất nhiều những nữ anh hùng đất Việt như Bà Trưng, Bà Triệu… Cô tâm sự rằng hình ảnh Bà Triệu làm cô ngưỡng mộ và xúc động nhất. Mới tuổi 20, Bà Triệu đã lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Trung Hoa xâm lược, để bảo vệ giang sơn bờ cõi của tiền nhân, và khi mộng không thành thì chấp nhận quyên sinh chứ không nộp mình cho giặc… Lênh đênh trong hạm đội ứng chiến trên Thái Bình Dương, trong văn phòng y khoa tại hàng không mẫu hạm, Cẩm Vân tự nhủ: Chúng ta còn quá nhỏ bé so với tiền nhân! Và mỗi lần nghĩ về đất nước, mỗi lần mệt mỏi gần gục ngã, hình ảnh Bà Triệu, tấm gương Bà Triệu như là nguồn sinh khí cho cô đứng dậy và vươn lên…
|
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 29/Feb/2012 lúc 12:37pm
Thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam trở thành
khoa học gia nguyên tử ở Mỹ
Tiến sĩ Đức hiện công tác tại Phòng
thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, một trong hai phòng thí nghiệm của Mỹ chuyên
nghiên cứu chế tạo các loại võ khí nguyên tử và là một trong các viện nghiên cứu
đa ngành lớn nhất thế giới. Cậu bé đạp xích lô ở Việt Nam ngày nào giờ đây đã góp
công nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị dò tìm nguyên tử đang được
ứng dụng để ngăn ngừa các hình thức vận chuyển nguyên tử bất hợp pháp vào biên
giới Hoa Kỳ.
Tiến
sĩ Võ Tá Đức lúc ở trại tị nạn Bataan (Philippines) trước khi sang Mỹ định
cư.
Là con trưởng trong gia đình 11 anh
chị em, năm lên 14 tuổi, cậu bé Võ Tá Đức đã trở thành lao động chính trong nhà
vì gia cảnh khó khăn. Ba cậu làm thợ nề, nhưng do bệnh tật nên bị mất sức lao
động. Mẹ Đức tảo tần buôn bán lặt vặt chạy bữa qua ngày. Hằng ngày, sau giờ tan
học, Đức ăn vội cơm trưa rồi cuốc chiếc xe xích lô rong ruổi khắp mọi góc phố ở
Tuy Hòa để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi 14 miệng ăn trong gia đình.
Hình minh
họa
Tiến sĩ Đức nhớ lại:
‘Sau biến cố năm 1975, lúc đó tôi còn
rất nhỏ đang học trung học, nhưng vì nhà nghèo quá, nên cũng phải phụ giúp gia
đình. Sáng đi học, trưa về ăn cơm xong liền xách xích lô chạy. Đạp xích lô tới
chiều tối. Ăn cơm tối xong lại lên xe đi tiếp. Tôi chỉ học buổi sáng, đạp xích
lô từ trưa tới sáng hôm sau luôn. Tối đến tôi đậu xích lô ở bến xe ngủ. Hễ nghe
tiếng xe đò tới thì tôi tỉnh dậy, chạy về nhà tắm rửa, thay quần áo đi học. Lúc
đó tôi đâu có thời giờ học đâu, thỉnh thoảng khi rãnh, tôi ngồi trên xe xích lô
lấy bài vở ra làm chút chút vậy thôi. Thời đó, tôi học rất dở vì không có giờ
học.’
Hình minh
họa: Bến xe Tuy Hòa
5 năm trời dầm mưa dãi nắng còng lưng
trên chiếc xích lô đạp, việc học hành của Đức hoàn toàn sa sút, nên cậu đã không
thi đại học. Tới năm 1981, ba Đức cố xoay sở tìm cách cho cậu theo một người bà
con trong Nam đi vượt biên, và cũng từ đó, cuộc đời cậu
bé đạp xích lô bước sang một ngã rẽ mới. Thời gian trong trại tị nạn chờ được
một nước thứ ba cho đi định cư chính là giai đoạn bước ngoặt đối với Đức, khi
chàng thanh niên lam lũ, cơ hàn quyết chí phải đổi đời, phải phấn đấu tiến thân
bằng con đường học vấn.
Tiến sĩ Đức cho biết:
“Vượt biên qua tới trại tị nạn, tôi
cảm thấy như vậy là từ đây mình có cơ hội đi học, phát triển. Ngay từ lúc đó,
tôi đã quyết định phải cố gắng học hành cho thành tài. Còn hồi trước ở Việt
Nam, tôi
không dám có ước mơ đó vì đi đạp xích lô cả ngày, học hành sao được mà có ước mơ
học cho thành công?”
Sau thời gian ở trại tị nạn, anh tới
Mỹ và được một gia đình ở bang Iowa nhận làm con nuôi. Thành tích học tập của chàng
trai nghèo từ Việt Nam bắt đầu tỏa sáng sau 1 năm rưỡi ở trường
trung học Mỹ.
Thông thường sinh viên ở Mỹ khi vào
đại học phải trả học phí. Ngoài một số ít sinh viên xuất sắc nhận được học bổng,
đa số phải vay từ các nguồn quỹ hỗ trợ của chính phủ dành cho sinh viên. Thế
nhưng, cậu bé đạp xích lô ở Tuy Hòa suốt thời gian đại học và cao học ở Mỹ không
phải trả bất kỳ khoản tiền học phí nào, nhờ vào thành tích lao động trí óc cần
cù. Năm học lớp 12, Đức đoạt giải nhất một kỳ thi khoa học cấp tiểu bang, mang
lại cho cậu học trò nghèo học bổng toàn phần cho suốt 4 năm học ở khoa vật lý
trường đại học Bắc Iowa. Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến
sĩ chuyên ngành vật lý nguyên tử, và trong suốt thời gian cao học, anh liên tục
nhận được các nguồn học bổng dành cho nghiên cứu sinh. Còn các khoản sinh hoạt
phí khác anh trang trải từ thu nhập làm trợ giảng cho các vị giáo
sư.
Tiến sĩ Đức cho biết những điều kiện
học tập có được ở Mỹ đã khuyến khích ông thêm say mê học tập, nên ông đã không
dừng lại ở tấm bằng đại học như dự định ban đầu:
‘Mình đi học ráng học cho lẹ, lấy
thiệt nhiều lớp để mau ra trường lấy bằng đi làm kiếm tiền gửi về Việt
Nam phụ gia
đình. Nhưng tới lúc học gần xong đại học, tôi lại thấy sức mình vẫn còn đi học
tiếp được. Cho nên năm cuối đại học, tôi lại nộp đơn xin vào cao học. Tôi thấy
vấn đề học hành không khó lắm. Nếu mình chịu khó thì chuyện gì cũng vượt qua
được hết. Mỹ là một nước tự do và có cơ hội để mọi người, ai có chí, thì có thể
làm nên. Tôi nghĩ nếu không qua Mỹ mà còn ở Việt Nam thì giờ này chắc tôi
cũng còn đạp xích lô, không có cơ hội để phát triển thành tài. Nghĩa là phải có
cơ hội nào đó đưa đến cho người ta có dịp để phát triển tài năng. Đối với tôi,
cơ hội đưa đến là được qua Mỹ để rồi được phát triển đầu óc. Ở Mỹ này tôi thấy
nếu mình chịu khó học sẽ có cơ hội đưa cuộc sống mình đi lên. Còn ở Việt
Nam, dù cũng
có, nhưng cơ hội không đồng đều.’
Scientists at Los Alamos National
Laboratory study nuclear explosions by using 3-D simulations
Ai có ngờ một nhà khoa học đang làm
việc cho một phòng thí nghiệm nguyên tử nổi tiếng ở Mỹ xuất thân là một người
đạp xích lô ở bến xe Tuy Hòa. Điều kỳ diệu ấy đã xảy ra đối với Tiến sĩ Võ Tá
Đức thì cũng có thể xảy ra với các bạn, nhất là các bạn trẻ nghèo khó tại Việt
Nam, nếu các bạn quyết tâm phấn đấu, cần cù chịu khó học tập để thay đổi số phận
của mình.
Tiến sĩ Đức:‘Một thông điệp tôi muốn
nói với các bạn trẻ ở Việt Nam, nhất là các bạn nghèo, rằng nếu có ý chí
sẽ vượt qua được những khó khăn. Nếu các bạn chịu khó đặt một mục đích nào đó
cho tương lai, cho cuộc sống của mình và ráng sống theo mục đích đó, thì sẽ
thành công.’
Trà
Mi
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 15/Mar/2012 lúc 10:04am
Tòa Bạch Ốc vinh danh cựu sinh viên gốc Việt giúp người ‘homeless’: Thạch “Tak” Nguyễn
Posted on http://tinhomnay.wordpress.com/2012/03/15/toa-b%e1%ba%a1ch-%e1%bb%91c-vinh-danh-c%e1%bb%b1u-sinh-vien-g%e1%bb%91c-vi%e1%bb%87t-giup-ng%c6%b0%e1%bb%9di-homeless-th%e1%ba%a1ch-tak-nguy%e1%bb%85n/ - by http://tinhomnay.wordpress.com/author/hoangkybactien/ - hoangkybactien
Thạch “Tak” Nguyễn được Tòa Bạch Ốc mời đến để vinh danh vì thành tích giúp người “homeless.” (Hình: Thạch “Tak” Nguyễn cung cấp)
WESTMINSTER (NV) – Thạch “Tak” Nguyễn vừa được Tòa Bạch Ốc mời đến ngày hôm nay, Thứ Năm, 15 Tháng Ba, để vinh danh vì thành tích giúp hàng ngàn người vô gia cư (homeless) qua tổ chức bất vụ lợi “Swipes for the Homeless” do anh đồng sáng lập hồi năm 2009.
“Tôi cảm thấy rất hồi hộp. Tối Thứ Bảy vừa qua, sau khi được tin, chúng tôi ôm nhau, la lên thật lớn ‘chúng ta sẽ gặp tổng thống,’” anh Thạch “Tak” Nguyễn, cựu sinh viên đại học UCLA, hiện sống ở Westminster, nói với nhật báo Người Việt.
“Tòa Bạch Ốc cho biết có nhiều khả năng tôi sẽ được gặp tổng thống, nhưng không bảo đảm hoàn toàn. Thứ Năm này tôi sẽ biết,” anh Thạch nói tiếp.
Theo thông báo của Tòa Bạch Ốc, Thạch “Tak” Nguyễn sẽ được vinh danh là một trong năm nhà lãnh đạo trẻ qua chương trình “Champions of Change” vì thể hiện vai trò lãnh đạo đặc biệt trong trường học.
Hồi mùa Thu năm ngoái, Tòa Bạch Ốc phát động chương trình “Campus Champions of Change Challenge” do Tổng Thống Barack Obama đưa ra. Sau khi duyệt xét một số lượng kỷ lục những cá nhân được đề cử, Tòa Bạch Ốc chọn 15 người vào vòng chung kết. Sau đó, công chúng chọn ra năm người xuất sắc nhất.
Và Thạch “Tak” Nguyễn là người Việt Nam duy nhất trong năm người này.
Thạch “Tak” Nguyễn kể: “Tôi biết chương trình này qua Facebook và ghi danh tham dự hồi Tháng Mười Hai. Ðến cuối Tháng Hai, tôi biết mình lọt vào 15 hạng đầu. Ngày 5 Tháng Ba, một giám đốc trong Tòa Bạch Ốc gọi điện thoại, nói tôi là một trong năm người được chọn đi Washington, DC. Vị này còn nói là tổng thống bận quá nên không thể gọi cho tôi được.”
“Giới trẻ luôn là thành phần chủ chốt tạo ra thay đổi. Tôi rất tự hào về những sinh viên này, và trường học của họ, trong việc phát triển cộng đồng khắp Hoa Kỳ,” Tổng Thống Barack Obama được thông báo Tòa Bạch Ốc trích lời nói. “Tôi hy vọng những thành tích sáng chói của họ sẽ khuyến khích tất cả mọi người cùng nhau xây dựng một nước Mỹ tốt đẹp hơn.”
Những thùng thực phẩm của “Swipes for the Homeless” sắp được đem cho người vô gia cư. (Hình: Thạch “Tak” Nguyễn cung cấp)
Ngoài chuyện được mời vào Tòa Bạch Ốc, Thạch “Tak” Nguyễn sẽ có cơ hội làm việc với mtvU và MTV, làm những đoạn phim ngắn trình bày công việc của mình, và chương trình sẽ được phát hình trên mtvU và MTV.com, theo Tòa Bạch Ốc cho biết.
“Trước lúc trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, tôi được hai đài truyền hình NBC và CNN phỏng vấn,” Thạch “Tak” Nguyễn nói.
“Swipes for the Homeless”
Năm 2009, Thạch “Tak” Nguyễn cùng với Brian Pazeshki, một sinh viên cùng trường, đồng sáng lập tổ chức “Swipes for the Homeless.”
Anh kể: “Lúc đó, tôi hoạt động trong nhiều tổ chức tại UCLA và gặp Brian, đề nghị lập ra một tổ chức giúp các sinh viên và người ‘homeless.’ ‘Swipe’ có nghĩa là cà thẻ ăn. Tại đại học, sinh viên thường trả tiền ăn trước cho suốt mùa học. Mỗi khi ăn, họ phải cà thẻ để nhà trường trừ đi một bữa ăn. Chúng tôi kêu gọi mọi người ủng hộ bằng cách cà thẻ thêm một lần để dành bữa đó cho người ‘homeless.’”
“Rồi chúng tôi làm việc với cơ quan phụ trách nhà ở và ăn uống của UCLA, xin chuyển những lần cà thẻ này sang thực phẩm. Mỗi lần cà thẻ là chúng tôi được 1 pound thực phẩm. Lần đầu thực hiện dự án này trong khóa học mùa Ðông 2009, chúng tôi được 400 lần cà thẻ. Khóa mùa Ðông năm ngoái, chúng tôi được 7,400 lần. Trong ba năm qua, chúng tôi được sinh viên cà thẻ cho khoảng 25,000 lần, tương đương 25,000 pound thực phẩm,” anh Thạch kể tiếp.
Không chỉ ở UCLA, “Swipes for the Homeless” bây giờ hiện diện tại nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ và quốc gia khác.
“Chương trình của chúng tôi có mặt tại 10 đại học, trong đó có UC Berkeley, USC, University of Texas at San Marcos, University of Paris, Pháp…,” anh Thạch chia sẻ. “Riêng tại UCLA, chúng tôi có 15 sinh viên tình nguyện làm việc cho chương trình.”
Thành viên của “Swipes for the Homeless” chuẩn bị thực phẩm cho người vô gia cư. (Hình: Thạch “Tak” Nguyễn cung cấp)
“Thực phẩm ngày nay rất đắt đỏ đối với một số sinh viên. Trong khi đó, số sinh viên ‘homeless’ ngày càng tăng. ‘Swipes for the Homeless’ ưu tiên giúp sinh viên trước. Kế đến, chúng tôi đưa thực phẩm đến những khu nhà cho người ‘homeless’ trong vùng,” anh Thạch cho biết.
“Tôi lớn lên trong một gia đình Việt Nam ở Westminster, từng biết cuộc sống khó khăn như thế nào. Tôi từng làm ba việc trong lúc học đại học, tự trang trải mọi thứ. Ðó là do tôi học được từ gia đình tinh thần làm việc chăm chỉ. Những gì cha mẹ dạy tôi rất quan trọng. Nếu không, tôi sẽ không được như ngày hôm nay,” đồng sáng lập kiêm giám đốc tài chánh “Swipes for the Homeless” chia sẻ.
Theo lời kể của Thạch “Tak” Nguyễn, anh đến Hoa Kỳ lúc 4 tuổi cùng với gia đình qua chương trình HO, vì cha anh là cựu sĩ quan QLVNCH. Sau khi tốt nghiệp trung học Marina, Huntington Beach, anh vào học ngành tâm lý tại UCLA, và vừa tốt nghiệp năm ngoái. Anh từng làm việc cho Disneyland và Target.
Muốn biết chi tiết về tổ chức “Swipes for the Homeless,” xin vào trang nhà http://www.swipesforthehomeless.org/ - .
http://www.nguoi-viet.com/ -
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Mar/2012 lúc 9:42am
VOA Tiếng Việt
Cập nhật Thứ Sáu, 16 tháng 3 2012
http://www.voanews.com/templates/Articles.rss?sectionPath=/vietnamese/news - RSS
Bác sĩ trẻ gốc Việt được bổ nhiệm vào Ủy ban Cố Vấn Tổng thống Mỹ
Người Việt đã có tiếng nói trong chính quyền
Mỹ khi Tổng thống Barack Obama mới đây vừa bổ nhiệm một bác sĩ trẻ gốc
Việt vào Ủy ban Cố vấn cho Tổng thống chuyên trách về người Mỹ gốc Châu
Á-Thái Bình Dương. Gương thành công của Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Thanh
Tùng, giáo sư y khoa của Đại học California-San Francisco là một niềm
hãnh diện cho cộng đồng người Việt và đặc biệt là cho giới trẻ Việt Nam
mà Trà Mi hân hạnh được giới thiệu đến quý vị và các bạn trên Tạp chí
Thanh Niên của đài VOA hôm nay.
Trà Mi-VOA
| Washington DC
Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng
Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng cùng gia đình sang Mỹ tị nạn chính trị từ
năm 1975 và hiện định cư tại San Jose, bang California. Thành tích học
tập của anh đã tỏa sáng ngay từ thời trung học với tấm bằng tốt nghiệp
ưu hạng và học bổng toàn phần trong thời gian học cử nhân khoa triết tại
trường đại học lừng danh Havard.
Ra đại học, anh rẽ sang ngành y với ước mong phục vụ và chăm sóc sức
khỏe cho cộng đồng người Mỹ gốc Á. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ từ trường
đại học nổi tiếng Stanford, anh được mời về giảng dạy tại Đại học
California-San Francisco từ năm 1997 tới nay, vừa dạy, vừa chăm sóc bệnh
nhân, và miệt mài trong công tác nghiên cứu. Anh là Giám đốc Dự án
Thăng tiến Sức khỏe cho cộng đồng người Việt tại Mỹ và đồng thời là
thanh tra chính của Mạng lưới Đào tạo-Nghiên cứu-Nâng cao nhận thức về
ưng thư thuộc đại học California-San Francisco, chuyên tiến hành các
cuộc nghiên cứu để phòng bệnh cho người Mỹ gốc Á Châu. Các cuộc nghiên
cứu của anh giúp tăng cường tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung, và
ung thư trực tràng, cũng như các căn bệnh do thuốc lá gây ra cho người
gốc Á tại Mỹ đã mang về cho anh Giải thưởng từ Hội Ung thư Mỹ vào năm
2002.
Nếu như những thành tích ngoại hạng về khoa bảng đã mang lại cho anh
các văn bằng từ các trường đại học danh tiếng của Mỹ thì những thành
tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu y khoa và những đóng góp không
ngừng nghỉ trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng đã khiến tên tuổi anh được
giới chuyên môn chú ý và đánh giá cao và kết quả là ngày 7/10 vừa qua,
anh được đích thân Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bổ nhiệm vào Ủy ban Cố
vấn cho Tổng thống chuyên trách về người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương.
Khi được hỏi về bí quyết của những thành công đáng nể này, bác sĩ Tùng nói đó là nhờ sự phấn đấu không ngừng:
“Mình cứ cố gắng thôi chứ không có gì đặc biệt hết. Mình kiên
nhẫn, cố gắng học hành,cứ cố gắng tiếp tục. Thắng cũng tiếp tục mà thua
cũng tiếp tục tại vì mình đi di cư, mình còn mạng sống là đủ rồi. Cho
nên, bất cứ việc gì mình cứ cố gắng làm, không mất gì cả, bởi mình đã
mất hết tất cả rồi. Cứ mỗi lần tôi gặp cơ hội là tôi làm, nhiều khi được
nhiều khi không, nhưng tôi không lo bị thua, và cũng may là gia đình
tôi có chú ý về vấn đề giáo dục.”
Cũng như bao người Việt khác sang xứ lạ quê người để an cư lập
nghiệp, trên đường tiến thân đến thành công hôm nay, bác sĩ Tùng đã nếm
trải không ít khó khăn kể cả phương diện vật chất lẫn tinh thần, từ
những khó khăn ban đầu về ngôn ngữ, những cảm giác trống vắng, vương vấn
với một quê hương Việt Nam bỏ lại sau lưng, cho tới những vất vả trong
đời sống mưu sinh hằng ngày. Vị bác sĩ trẻ giờ đây là thành viên Ban Cố
vấn Tổng thống từng một thời đi phụ việc nhà để có thêm chút tiền đỡ
gánh nặng cho ba mẹ.
Bác sĩ Tùng kể lại:
“Tôi đi làm từ hồi 15 tuổi, vừa đi học vừa đi làm suốt thời gian
trung học và đại học. Tôi làm việc trong thư viện, đi bỏ sách, đi dọn
dẹp nhà người ta. Tôi nghĩ muốn tiến thân thì lúc nào cũng phải có một
chút lên, một chút xuống.”
Dù theo đuổi ngành y, một trong những ngành nghề đòi hỏi nhiều thời
gian nhất, nhưng bác sĩ Tùng vẫn hướng tới cộng đồng. Không những chăm
sóc sức khỏe cho bệnh nhân, anh còn mong được phục vụ cho số đông người
Mỹ gốc Việt nhiều hơn nữa, và anh đã đầu tư công sức và thời gian vào
rất nhiều cuộc nghiên cứu giúp cải thiện sức khỏe cho người Việt tại Mỹ.
Bác sĩ Tùng tâm sự:
“Ra trường y khoa, quan trọng nhất đối với tôi là chú ý giúp đỡ
cho cộng đồng bắt đầu bằng công việc bác sĩ để lo cho bệnh nhân. Sau đó,
tôi nhận thấy làm bác sĩ không thôi chỉ có thể lo cho một số bệnh nhân,
mà cộng đồng ngoài kia có rất nhiều người cần được giúp đỡ trong khi
tài liệu về nghiên cứu y khoa cho cộng đồng người Việt ở Mỹ rất ít. Cho
nên, tôi chú ý và bắt đầu làm nghiên cứu thêm.”
Bác sĩ Tùng cho biết anh cũng mong được tham gia vào các cuộc nghiên
cứu về sức khỏe của người Việt trong nước và các chương trình y tế ở
Việt Nam khi điều kiện cho phép.
Một lời khuyên dành cho các bạn trẻ đang nghe chương trình với tư cách là một gương thành công đi trước, bác sĩ Tùng nói:
“Không bao giờ nói tôi không muốn làm việc này, hay tôi không làm
được việc kia, hoặc tôi không thích làm việc nọ. Cơ hội nhiều khi mở ra
cho mình những cánh cửa không biết trước được. Trong đời mình cần cơ
hội mà nhiều khi cơ hội tới mà mình không biết, mình đóng cửa lại. Cơ
hội nhiều khi có, nhiều khi không, nhưng vấn đề quan trọng là mình cứ
tiếp tục làm những việc mình muốn làm.”
Vị bác sĩ trẻ người Việt trong Ban Cố vấn cho Tổng thống Mỹ cho rằng
sự thành đạt của anh hôm nay 30% nhờ vào cơ hội và 70% là do tự lực phấn
đấu cùng với ý chí kiên trì vượt khó vươn lên. Thành công của anh quả
là một tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ noi theo. http://www.voanews.com/vietnamese/news/young-vns-doctor-appointed-to-us-president-advisory-commission-142952505.html
------------- mk
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 03/Apr/2012 lúc 5:11am
Ðây là chánh án liên bang gốc Việt thứ nhì tại Hoa Kỳ và là gốc Châu Á đầu tiên tại Nevada.
WASHINGTON, DC (NV) -Luật Sư Miranda Du vừa được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn làm chánh án liên bang tại tiểu bang Nevada hôm Thứ Tư, với số phiếu 59-39, thông báo của Tòa Bạch Ốc cho biết. | Nữ Luật Sư Miranda Du vừa chính thức trở thành chánh án liên bang gốc Việt thứ nhì tại Hoa Kỳ. (Hình: McDonald-Carano-Wilson, LLP) |
Ðây là chánh án liên bang gốc Việt thứ nhì tại Hoa Kỳ và là gốc Châu Á đầu tiên tại Nevada. Hồi năm 2009, qua đề nghị của TNS Dianne Feinstein (Dân Chủ-California), Luật Sư Jacqueline Nguyễn, lúc đó là chánh án Tòa Thượng Thẩm California, được Tổng Thống Obama đề cử làm chánh án tòa liên bang US District Court, Los Angeles, và được Thượng Viện chấp thuận với số phiếu 97-0. Nữ Luật Sư Miranda Du được TNS Harry Reid (Dân Chủ-Nevada), lãnh tụ khối đa số Thượng Viện Mỹ, đề nghị với Tổng Thống Obama. Trong một thông cáo báo chí trên trang web của mình trước đây, TNS Harry Reid cho biết: “Miranda Du là một người hành nghề luật kinh nghiệm và có nhiều kinh nghiệm tranh tụng. Bà hiểu biết rộng và dấn thân trong cộng đồng tại Nevada. Từ khi còn rất trẻ, Miranda Du phải trải qua nhiều khó khăn và trường hợp của bà phản ánh một câu chuyện di dân thành công.” Luật Sư Miranda Du, con một cựu quân nhân QLVNCH, cùng gia đình vượt biên lúc 9 tuổi và cập bến Malaysia năm 1979, trước khi định cư tại Hoa Kỳ một năm sau đó, theo tác giả Erin Gulden trong bài viết “An Ocean of Experience” đăng trên tạp chí “Super Lawyers,” số ra Tháng Bảy, 2009. Sau khi tốt nghiệp trung học, Miranda Du vào đại học UC Davis, và tốt nghiệp hai bằng cử nhân, lịch sử và kinh tế, năm 1991. Sau đó, bà học luật tại đại học UC Berkeley và tốt nghiệp năm 1994. Luật Sư Miranda Du có bằng hành nghề luật tại California và Nevada. Bà cũng là thành viên Luật Sư Ðoàn Hoa Kỳ, và là cộng sự viên làm việc ở công ty luật McDonald-Carano-Wilson, LLP, tại Reno, Nevada. Tòa Bạch Ốc cũng cho biết, qua đề cử của Tổng Thống Barack Obama, hồi Tháng Mười Hai năm ngoái, Chánh Án Jacqueline Nguyễn được Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện đồng thanh chấp thuận làm chánh án Tòa Kháng Án Khu Vực 9, và đang chờ Thượng Viện phê chuẩn. Nếu được Thượng Viện thông qua, Chánh Án Jacqueline Nguyễn sẽ là chánh án gốc Việt đầu tiên làm việc tại một tòa kháng án Hoa Kỳ. Tòa Kháng Án Khu Vực 9 phụ trách các tiểu bang và lãnh thổ như Alaska, Arizona, California, Guam, Hawaii, Idaho, Montana, Nevada, Northern Mariana Islands, Oregon và Washington. (Ð.D.)
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 04/Apr/2012 lúc 3:43am
Luật Sư Miranda Du
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 04/Apr/2012 lúc 3:57am
Miranda Du và thượng nghị sĩ Harry Reid
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 06/Apr/2012 lúc 4:00pm
Tòa Bạch Ốc vinh danh nữ sinh viên gốc Việt
WASHINGTON, DC (NV) - Tòa Bạch Ốc vừa vinh danh cô My Linh Vo cùng với tám cá nhân và tổ chức gốc Châu Á-Thái Bình Dương sáng Thứ Năm, qua chương trình “Champions of Change,” thông báo của cơ quan hành pháp liên bang này cho biết.
|
Nữ sinh viên tiến sĩ My Linh Vo vừa được Tòa Bạch Ốc vinh danh vì hoạt động cộng đồng. (Hình: whitehouse.gov) |
“Thật là vinh dự cho tôi được Tòa Bạch Ốc chọn qua chương trình ‘Champions of Change’, My Linh Vo viết trên Blog của Tòa Bạch Ốc. “Là một sinh viên tâm lý học, tôi muốn qua cơ hội này tiếp tục công việc làm giảm thiểu những khó khăn liên quan đến sức khỏe tâm thần.”
My Linh Vo cho rằng, thông thường, khi một người được xác định bị ung thư hoặc một căn bệnh nào đó, họ thường được nhìn với con mắt thông cảm. Nhưng cũng người đó, nếu nói rằng mình bị một bệnh tâm thần nào đó, ví dụ như tâm thần phân liệt (schizophrenia), người xung quanh có thể nhìn vào họ với ánh mắt ngạc nhiên và không thoải mái. Bệnh nhân đó thường cảm thấy mặc cảm tội lỗi, ngượng ngùng và cô đơn. Tệ hơn nữa, có khi họ không có được sự thông cảm của người trong gia đình.
“Tôi nghĩ là tình trạng khó khăn của người bị bệnh tâm thần trong cộng đồng Châu Á-Thái Bình Dương chưa được chú ý đúng mức,” cô My Linh Vo cho biết.
“Chín ‘nhà vô địch’ này thể hiện điều mà chúng tôi gọi là sự khích lệ và thay đổi trong cộng đồng của họ. Công việc của họ làm cho cộng đồng Châu Á-Thái Bình Dương mạnh mẽ như ngày nay,” ông Jon Carson, giám đốc Văn Phòng Vận Ðộng Quần Chúng của Tòa Bạch Ốc, được trích lời nói. “Chúng tôi rất vinh dự đón tiếp những người này tại Tòa Bạch Ốc để vinh danh họ.”
Theo thông báo của Tòa Bạch Ốc, My Linh Vo hiện là sinh viên tiến sĩ ngành tâm lý học tại đại học John F. Kennedy University, California. Công tác của My Linh Vo là nghiên cứu và phát triển dịch vụ mang tính văn hóa giúp cá nhân và gia đình bị thiệt thòi trong xã hội và không được đại diện đúng mức.
My Linh Vo rất yêu thích công việc mình làm và tự hào với nguồn gốc di dân gốc Việt và những gì gia đình cô trải qua. Nữ sinh viên này cho biết luôn quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè và những người khác mà cô biết qua công việc phục vụ cộng đồng.
Tòa Bạch Ốc cho biết những cá nhân và tổ chức được chọn qua chương trình “What's Your Story?,” một phần của Sáng Kiến Tòa Bạch Ốc Về Người Châu Á-Thái Bình Dương.
Bắt đầu Mùa Thu 2011, Tòa Bạch Ốc phát động chương trình băng video “What's Your Story?” Mục đích của chương trình là kể lại những câu chuyện của người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương khắp Hoa Kỳ, những người tạo ảnh hưởng lên cộng đồng mình qua công việc họ mơ ước, cũng như chia sẻ kinh nghiệm và sự dấn thân với mọi người.
Qua chương trình này, Tòa Bạch Ốc nhận được hơn 200 video và 35 bài luận văn. Sau đó, Tòa Bạch Ốc chọn ra chín cá nhân và tổ chức có câu chuyện đáng chú ý nhất để vinh danh.
“Champions of Change” đại diện cho hàng triệu người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương hoạt động và tạo ra thay đổi trong cộng đồng bấy lâu nay nhưng không ai biết, qua các vấn đề dân quyền, di trú, tạo sức mạnh cộng đồng, giúp người đồng tính, chống tình trạng gây sự, sức khỏe và nghệ thuật, theo Tòa Bạch Ốc. (Ð.D.)
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Apr/2012 lúc 7:31am
Đô vật nữ của Việt Nam lần đầu tiên đoạt suất dự Olympic
Tên nữ lực sĩ là Nguyễn thị Lụa
Môn đô vật khu vực châu Á mới đây đã tổ chức vòng tuyển chọn vận động viên dự tranh Olympic 2012. Đến tham dự giải đấu tại Kazakhstan trong lúc đang bị chấn thương vai trái, nữ đô vật Nguyễn Thị Lụa của Việt Nam đã xuất sắc đoạt giải nhì, để lần đầu tiên giành về cho môn vật của Việt Nam suất chính thức dự tranh Olympic. Tấn Chương ghi nhận thêm các chi tiết về thành tích mới này của thể thao Việt Nam qua cuộc trao đổi mới đây với nữ đô vật Nguyễn Thị Lụa.
Hình: MatthiasKabel/Creative Commons
VOA: Xin chúc mừng thành tích mới đạt được của vận động viên Nguyễn Thị Lụa tại giải đấu ở Kazakhstan. Nhờ vận động viên Lụa nói sơ lại về giải đấu này. Trước hết, tên chính thức của giải đấu này là gì?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Giải vòng loại Olympic khu vực châu Á.
VOA: Vận động viên Lụa đã đạt được thành tích như thế nào?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Em đã đạt được huy chương bạc.
VOA: Có những tin tức nói rằng trước Giải vòng loại châu Á này Lụa bị chấn thương mà vẫn có gắng tham dự, xin chính Lụa cho biết về thông tin chấn thương này?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Trước khi tham gia, trong lúc tập luyện, em bị đau vai, và em vẫn đi thi đấu. Và lúc vào đến trận chung kết thì em bị đau vai lại.
VOA: Mức độ trầm trọng như thế nào?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Bị trật khớp ở vai trái.
VOA: Trong môn vật mà vai bị trật khớp như vậy sẽ ảnh hưởng đến thi đấu như thế nào?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Ảnh hưởng khi bị chấn thương như vậy là khi vào đòn kỹ thuật thì mình không thể vào hết lực, mà phải lựa để tránh chỗ đau ra; vào đòn không được tốt nhất, nên khả năng của mình không thể hiện được tốt nhất.
VOA: Khi mang chấn thương trên người mà vẫn bước vào trận đấu như vậy thì nó ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu như thế nào?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Đối với em lúc vào thi đấu thì mình quên hết mọi sự đau đớn trong người mà chỉ nghĩ đến thi đấu thôi.
VOA: Nhưng trước đó mình có lo rằng chấn thương sẽ làm cho mình thua hay không?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Không. Em đã có những chuẩn bị như xoa bóp và xịt thuốc trước khi thi đấu thì nó sẽ nóng lên và không còn cảm giác đau nhiều nữa, vẫn có thể thi đấu được.
VOA: Có những bình luận nói rằng trong bốc thăm ở Giải vòng loại châu Á này, thì Lụa đã may mắn, gặp được những đối thủ nhẹ trước khi vào tứ kết, bán kết?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Trong giải này em có đôi chút may mắn khi bốc thăm – đã tránh được những đối thủ mạnh ở vòng ngoài, và vào đến vòng trong mới gặp các đối thủ mạnh. Điều đó cũng tạo thuận lợi cho em rất nhiều.
VOA: Vận động viên Lụa giành được huy chương bạc, tức là Lụa đã vào đến chung kết và thua vận động viên Hàn Quốc, Lụa đánh giá về vận động viên đã thắng mình như thế nào – liệu đó có phải là một vận động viên có tiềm năng lớn ở Olympic hay không?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Em đã từng đấu với đối thủ Hàn Quốc đó ở đấu trường Asiad. Nhưng khi gặp lại ở giải vừa rồi, do chấn thương của em nên ban huấn luyện không cho phép em mạo hiểm, để bảo đảm vấn đề chấn thương cho em, vì mình đã đạt được suất dự Olympic rồi, nên chung kết không quá quan trọng nữa, vấn đề chấn thương của em [nguy hiểm hơn] nên ban huấn luyện không cho phép em mạo hiểm.
VOA: Lụa vừa nói đã từng thi đấu với vận động viên Hàn Quốc Kim Hyung-Joo ở Asiad, thì ở Asiad Lụa đã thắng hay thua đối thủ này?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Em đã thắng ở bán kết để giành quyền vào chung kết.
VOA: Trong lần phỏng vấn trước đây, Lụa cho biết trong khu vực có những đối thủ mạnh, đáng gờm đó là của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và gần đây còn có Bắc Triều Tiên. Sau giải đấu này, đánh giá của Lụa về các đối thủ trong khu vực và quốc tế như thế nào?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Ở hạng cân của em thì đáng gờm nhất là Nhật Bản, Trung Quốc, và Bắc Triều Tiên – 3 nước mạnh mà mình phải cần lưu ý nhiều. Nếu mình có thể tránh được 3 nước đó thì mình có nhiều cơ hội vào trong hơn.
VOA: Kế hoạch sắp tới để chuẩn bị cho vệc tham dự Olympic?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Kế hoạch chuẩn bị cho Olympic là em sẽ có chuyến tập huấn ở Trung Quốc, sau đó sẽ trở về Việt Nam. Và nghe theo các thầy thì ai có vé dự Olympic rồi có thể sẽ được đi tập huấn một là ở Hàn Quốc, hai là ở Nhật Bản.
VOA: Từ đây cho đến Olympic London, tức là vào tháng 8, Lụa có tham gia giải đấu nào nữa hay không?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Em đã có vé vào Olympic. Ở môn em thì ai đã có vé vào Olympic thì sẽ không được tham gia các giải đấu tiếp theo, nên em không phải tham gia các giải đấu tiếp theo, mà chỉ đi tập huấn thôi.
VOA: Trở lại với vấn đề chấn thương, Lụa có tin tưởng là đến khi vào Olympic, Lụa có thể hoàn toàn bình phục để sẵn sàng vào thi đấu không?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Có. Hiện em đang điều trị ở trung tâm huấn luyện quốc gia, và em sẽ sang bên Trung Quốc điều trị, chấn thương chắc sẽ ổn định và hy vọng đến Olympic thì sẽ hoàn toàn bình phục để có thể thi đấu được.
VOA: Hy vọng, mong ước cũng như mục tiêu đặt ra của vận động viên Nguyễn Thị Lụa tại Olympic?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Mục tiêu của em là cố gắng tập luyện tốt và thi đấu thật tốt, và cố gắng đạt một thành tích gì đó để đóng góp cho thể thao Việt Nam.
VOA: Có đặt ra mục tiêu huy chương gì ở Olympic London này hay không?
VĐV Nguyễn Thị Lụa: Đối với em thì mục tiêu chỉ là cố gắng thi đấu chứ huy chương thì không dám khẳng định là huy chương gì, chỉ cố gắng thi đấu thật tốt để có thể đạt được thành tích cao nhất mang về cho đất nước.
VOA: Cám ơn vận động viên Nguyễn Thị Lụa đã giành cho đài VOA cuộc phỏng vấn này. Mong rằng vận động viên Lụa sẽ đạt được những thành tích như những mục tiêu đặt ra tại Olympic London 2012.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 21/Apr/2012 lúc 8:46pm
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 21/Apr/2012 lúc 9:21pm
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 22/Apr/2012 lúc 7:01pm
Chỉ huy trưởng cảnh sát gốc Việt đầu tiên tuyên thệ nhậm chức
Tác Giả: Linh Nguyễn/Người Việt
|
Chúa Nhật, 22 Tháng 4 Năm 2012 11:33 |
Ông được coi là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đạt đến chức vụ cao cấp này trong ngành cảnh sát.
Sở cảnh sát học khu Montebello
MONTEBELLO (NV) - Sĩ quan cảnh sát xử lý thường vụ cảnh sát trưởng,
ông Linh Ðinh tuyên thệ chính thức nhậm chức cảnh sát trưởng của Học Khu
Montebello, lúc 7 giờ tối Thứ Năm, tại phòng họp của Hội Ðồng Giáo Dục
Học Khu Montebello, Los Angeles County. Ông được coi là người Mỹ gốc
Việt đầu tiên đạt đến chức vụ cao cấp này trong ngành cảnh sát.
|
Cảnh sát trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên, ông Linh Đinh
|
“Tôi rất thích được thử thách trong công việc vì nhờ đó tôi có cơ hội
để học hỏi thêm. Là một người Mỹ gốc Việt, tôi rất hãnh diện và muốn
đồng hương Việt Nam thay đổi cái nhìn về cảnh sát. Ðừng sợ sệt. Gọi cảnh
sát khi cần thiết, vì nhiệm vụ của cảnh sát là bảo vệ cư dân,” Vị tân
cảnh sát trưởng nói với phóng viên nhật báo Người Việt.
Ông giải thích về thành phần nhân viên sở cảnh sát của học khu: “Dưới
quyền tôi là 102 nhân viên, gồm 40 cảnh sát viên, 60 nhân viên tuần tra
tại các trường học, một hạ sĩ cảnh sát, một probation officer và 2 nhân
viên dân sự.”
Theo cha mẹ đến Hoa Kỳ năm 1975 khi tuổi đời mới được 5 tháng, vị
cảnh sát trưởng 37 tuổi này là con trai trưởng trong một gia đình ba anh
em. Thân phụ là một cựu quân nhân QLVNCH. Ông Linh Ðinh tốt nghiệp cử
nhân Ðại Học UCLA về môn Biogeography và xuất thân từ Học Viện Cảnh Sát
Rio Hondo.
Thành phố Montebello có khoảng 65 ngàn dân tính đến năm 2007, thống kê theo trang mạng của thành phố. |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 08/May/2012 lúc 7:56pm
|
http://saigonecho.com/main/cdviettynan/xaydungcdviet/34742-jacqueline-nguyn-vao-toa-khang-an-lien-bang.pdf"> |
http://saigonecho.com/main/cdviettynan/xaydungcdviet/34742-jacqueline-nguyn-vao-toa-khang-an-lien-bang.html?tmpl=component&print=1&layout=default&page="> |
http://saigonecho.com/main/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL3NhaWdvbmVjaG8uY29tL21haW4vY2R2aWV0dHluYW4veGF5ZHVuZ2NkdmlldC8zNDc0Mi1qYWNxdWVsaW5lLW5ndXluLXZhby10b2Eta2hhbmctYW4tbGllbi1iYW5nLmh0bWw%3D"> |
Jacqueline Nguyễn vào tòa kháng án liên bang Tác Giả: Người Việt
|
Thứ Ba, 08 Tháng 5 Năm 2012 06:24 |
bà sẽ là vị thẩm phán (kháng án) liên bang đầu tiên người phụ nữ Á Châu
WASHINGTON (NV) - Thẩm Phán Jacqueline Nguyễn được Thượng Viện chấp
thuận vào tòa kháng án liên bang khu vực số 9, với tỷ số 91 thuận, 3
chống, theo tin báo The Hill.
|
Thẩm Phán Jacqueline Nguyễn. (Hình: Getty Images)
|
Thẩm Phán Jacqueline Nguyễn được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào
tòa này hồi tháng 9. Hiện nay, bà đang là thẩm phán tòa sơ thẩm liên
bang cho trung tâm California, cũng do Tổng Thống Obama đề cử năm 2009.
Trước lúc bỏ phiếu, Thượng Nghị Sĩ Diane Feinstein thúc giục các vị đồng viện ủng hộ tân thẩm phán.
“Nếu được chấp thuận hôm nay, bà sẽ là vị thẩm phán (kháng án) liên
bang đầu tiên người phụ nữ Á Châu,” Feinstein tuyên bố. “Và tôi vinh dự
được bày tỏ sự ủng hộ rất mạnh mẽ của tôi cho sự đề cử này.”
Tòa kháng án liên bang là tòa ở mức ngay dưới Tối Cao Pháp Viện. Khu
vực số 9 bao gồm khắp miền Tây nước Mỹ với 9 tiểu bang kể cả California,
và hai vùng lãnh thổ Guam và Northern Mariana.
Thân phụ Thẩm Phán Jacqueline Nguyễn là một đại tá quân lực Việt Nam
Cộng Hòa. Bà tốt nghiệp cử nhân tại đại học Occidental College và tiến
sĩ luật tại UCLA. |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 06/Jun/2012 lúc 2:40am
*
Nước Pháp vinh danh Nhà Văn Nhà Vật Lý Thiên Văn
Trịnh Xuân Thuận
.
Giáo sư vật lý thiên văn học Trịnh Xuân Thuận (DR)
http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia - Trọng Nghĩa
Ngày 06/06/2012, tại Paris, Học viện Pháp Quốc Institut de France tổ chức lễ trao các giải thưởng lớn thường niên của mình, trong các lãnh vực y tế, khoa học, văn hóa, khảo cổ … Đặc biệt năm nay, một trong những giải này mang tên Prix mondial Cino del Duca – Giải thưởng Thế giới của Fondation Simone et Cino del Duca – lần đầu tiên được trao tặng cho một người Việt : Giáo sư vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận – Đại học Virginia Hoa Kỳ. Điểm độc đáo là Giáo sư Thuận được vinh danh trong hai tư cách nhà khoa học và nhà văn.
Trong bản thông báo của mình, Institut de France nói rõ là mục tiêu của Giải Thế giới Cino del Duca - trị giá 300.000 euro – là nhằm khen thưởng « một tác giả Pháp hoặc ngoại quốc mà công trình, dù thuộc lãnh vực văn học hay khoa học, hàm chứa một thông điệp của tinh thần nhân văn hiện đại. »
Chính trong tinh thần đó, mà Học viện Pháp Quốc đã « quyết định trao Giải Thế giới năm 2012 cho Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn và nhà văn, về công trình phổ biến khoa học của ông bằng tiếng Pháp, một ngôn ngữ mà bản thân ông rất trân trọng ».
Được các viện sĩ hàn lâm Pháp vinh danh
Nói rằng Giáo sư Trịnh Xuân Thuận được Pháp vinh danh không ngoa chút nào vì Institut de France là biểu tượng của tinh hoa, trí tuệ nước Pháp hiện nay, nơi tập hợp tất cả những nhân vật đầu đàn trong các lãnh vực, thường được mệnh danh là « Nghị viện của các nhà bác học » Pháp.
Được hình thành từ năm 1795, Institut de France bao gồm 5 viện hàn lâm khác nhau của Pháp. Nổi tiếng nhất và lâu đời nhất là Viện Hàn lâm Pháp - Académie française - thành lập năm 1635, tập hợp các viện sĩ xuất thân từ nhiều ngành. Kế đến là các viện chuyên biệt hơn : Viện Hàn lâm Văn chương - Académie des inscriptions et belles-lettres, thành lập năm 1663, hiện chuyên trách lãnh vực ngữ văn và lịch sử ; Viện Hàn lâm Khoa học - Académie des sciences, thành lập năm 1666 ; Viện Hàn lâm Khoa học Đạo đức và Chính trị - Académie des sciences morales et politiques, thành lập năm 1795 ; và Viện Hàn lâm Mỹ thuật - Académie des beaux-arts - thành lập năm 1816.
Nhiệm vụ chính của Institut de France là góp phần một cách vô vị lợi vào việc trau giồi và phát huy văn học, nghệ thuật và khoa học. Trong tinh thần đó, về mặt hành chánh, có rất nhiều Hiệp hội (Fondation) hoạt động trong khuôn khổ của Học viện Pháp Quốc, chuyên trao tặng các phần thưởng hay cấp phát các khoản tài trợ để phục vụ cho mục tiêu kể trên.
Việc tuyển chọn những người nhận các loại giải thưởng hay trợ cấp nói trên luôn luôn được thực hiện với sự cố vấn của Institut de France, do đó đã được bảo đảm về mặt chuyên môn, và giá trị luôn luôn được công nhận.
Trong trường hợp Giải Thưởng Thế giới Cino del Duca năm nay, Học viện Pháp Quốc cho biết là ban giám khảo gồm 14 viện sĩ hàn lâm, mà chủ tịch là bà Hélène Carrère d’Encausse, Thư ký Vĩnh viễn hiện nay của Viện Hàn lâm Pháp (Académie française). Các giám khảo còn lại gồm 7 thành viên Viện Hàn lâm Pháp, 3 thành viên Viện Hàn lâm Khoa học, 2 người thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Đạo đức và Chính trị, và 1 người của Viện Hàn lâm Văn chương.
Sánh vai cùng những tên tuổi từ Sakharov, Havel cho đến Mario Vargas Llosa, Jorge Luis Borges
Về bản chất Giải thưởng Thế giới Cino del Duca là một giải văn học, vì mỗi năm Fondation Simone et Cino del Duca còn có riêng hai giải khác Giải Khoa học (Prix scientifique) và Giải Khảo cổ học (Prix d’archéologie).
Từ năm 2005 đến nay, tức là từ ngày Institut de France được Fondation Simone et Cino del Duca cho toàn quyền tuyển chọn người được trao giải Thế giới Cino del Duca, đây là lần đầu tiên mà định chế này quyết định tặng thưởng một nhà khoa học viết văn, chứ không phải là một nhà văn thuần túy.
Trong danh sách những người từng được trao Giải thưởng Thế giới Cino del Duca – từ khi giải này được thành lập năm 1970 - ngoài những tên tuổi trên văn đàn Pháp hay thế giới, còn có những nhân vật xuất chúng trong những địa hạt khác. Chẳng hạn như nhà nghiên cứu vật lý hạt nhân người Nga Andrei Sakharov - cha đẻ của quả bom khinh khí (bom H) của Liên Xô, nhưng cũng là một chiến sĩ đấu tranh cho nhân quyền tại nước này - được giải Cino del Duca năm 1974, và năm sau được trao tặng Nobel Hòa bình, hay là Vaclav Havel, tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Séc, một nhà biên kịch tài ba, đồng tác giả của bản Hiến chương 77, biểu tượng của cuộc đấu tranh chống lại thể chế độc tài Tiệp Khắc. Vaclav Havel đã được trao giải Cino del Duca năm 1997.
Một số tên tuổi văn học lớn cũng đã được giải Cino del Duca vinh danh như nhà văn Tiệp Khắc Milan Kundera (2009), nhà văn Albanie Ismail Kadaré (1992), nhà văn Mêhicô Jorge Luis Borges (1980). Nổi bật trong số này là văn hào người Péru, Mario Vargas Llosa, đã được giải Cino del Duca năm 2008, và hai năm sau đó thì được giải Nobel Văn học (2010).
Trong bảng vàng giải thưởng Cino del Duca, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là người Việt đầu tiên, nhưng lại là người châu Á thứ hai. Trước ông, đã có giáo sư y khoa Trung Quốc Vương Chấn Nghị, được giải thưởng vào năm 1998.
Trịnh Xuân Thuận : tác giả Pháp ngữ
Sinh ra tại Hà Nội (Việt Nam) vào năm 1948, Giáo sư Thuận đã theo gia đình vào năm và theo học chương trình Pháp ở trường trung học Jean-Jacques Rousseau ở Sài Gòn (hiện đã đổi tên thành trường Lê Quý Đôn). Sau khi đậu bằng Tú tài (tức là tốt nghiệp phổ thông) năm 1966, ông qua Thụy Sĩ học kỹ sư ở Lausanne, nhưng chỉ một năm sau thì ông quyết định thực hiện ước mơ của mình : theo học ngành vật lý thiên văn tại Viện Công nghệ California, rồi tại đại học Princeton, bang New Jersey, cạnh New York.
Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ tại Princeton, ông bắt đầu giảng dạy ở Đại học Virginia từ năm 1976, và đã dần dần trở thành một chuyên gia nổi tiếng thế giới về ngành thiên văn học ngoài dải Ngân hà. Ông là người đã phát hiện ra thiên hà trẻ nhất được biết đến trong vũ trụ hiện nay, nhờ việc nghiên cứu các quan sát do kính viễn vọng không gian Hubble thực hiện. Đó là thiên hà I Zwicky 18.
Đối với quảng đại quần chúng, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận được biết đến qua các công trình phổ cập kiến thức khoa học về vũ trụ viết bằng tiếng Pháp. Từ năm 1988 – tức là năm ra mắt quyển sách đầu tiên của ông với tựa đề La Mélodie secrète / Giai điệu bí ẩn – cho đến nay, Giáo sư Thuận đã cho ra mắt hơn một chục tác phẩm, mà quyển sau cùng là Le Cosmos et le Lotus / Vũ trụ và Hoa sen, xuất bản năm 2011, vừa được trao giải Louis Pauwels 2012.
Theo Học viện Pháp Quốc, các tác phẩm của ông thể hiện « một cái nhìn phức hợp và tinh tế của một nhà khoa học và một người có đức tin về vũ trụ và vị trí của con người trong vũ trụ », nhưng thông qua một ngôn ngữ dành cho một công chúng rộng rãi.
Nhận xét về công trình phổ cập khoa học của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, Institut de France ghi nhận là ông đã thành công xuất sắc trong việc : « Giúp quảng đại quần chúng thấy được tính chất huy hoàng gần như là siêu thực của vũ trụ bằng một ngôn ngữ đơn giản và dễ tiếp cận ».
Học viện Pháp Quốc cũng trân trọng mục tiêu mà Giáo sư Thuận đề ra là giúp người thường hiểu được những yếu tố « cao siêu và khó hiểu nhất » của thế giới quanh ta, thông qua những suy tư mang tính triết học và thần học. Theo Institut de France : « Nhờ tính độc đáo của công trình ông thực hiện, cũng như của sứ mệnh ông đề ra, Trịnh Xuân Thuận đã hướng tới những con người bình dị, ham hiểu biết nhưng không có kiến thức khoa học, sao cho lịch sử của vũ trụ trở nên dễ hiểu đối với với chúng ta, ‘hậu duệ của các vì sao’. »
Từ giải Kalinga (UNESCO) đến giải Cino del Duca (Institut de France)
Các nỗ lực phổ cập khoa học của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận từng được thế giới tôn vinh với Giải thưởng Kalinga do tổ chức văn hóa, giáo dục Liên Hiệp Quốc UNESCO trao tặng vào năm 2009.
Một số tác phẩm của ông cũng đã được trao giải. Ngoài tác phẩm mới nhất - Le Cosmos et le lotus /Vũ trụ và Hoa sen (2011), được giải Louis Pauwels 2012, quyển Les Voies de la lumière : physique et métaphysique du Clair-Obscur / Những con đường của ánh sáng (2007) từng được Giải thưởng lớn Moron năm 2007 của Viện Hàn lâm Pháp (Grand Prix Moron de l'Académie Française).
Trước đó, công trình L’Infini dans la paume de la main : du Big Bang à l’Éveil / Cái vô hạn trong lòng bàn tay : Từ Big Bang đến giác ngộ (2000), cũng đoạt giải Văn học Châu Á 2000 (Prix Littéraire de l’Asie 2000) của Hiệp hội các Nhà văn Pháp ngữ (***ociation des Ecrivains de langue française).
Nhân dịp đến Pháp nhận Giải thưởng Thế giới Cino del Duca, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã dành cho ban Việt ngữ RFI một bài phỏng vấn trong đó ông nói rõ thêm về ý nghĩa quan trọng của giải Cino del Duca của Institut de France đối với ông, về động lực thúc đẩy ông lao vào công việc phổ biến khoa học. Giáo sư Thuận cũng khuyên các bạn trẻ rèn luyện ý chí, theo đuổi đến nơi đến chốn con đường mình đã chọn.
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 24/Jun/2012 lúc 12:09am
Chàng rể và nhạc mẫu trong nursing home
http://www.addthis.com/bookmark.php?v=250&pub=quangp -
Bài và hình: Huy Phương/Người Việt Ông
bà ta ngày xưa thường phân biệt: “Dâu là con, rể là khách.” Dâu có bổn
phận với gia nương, nhưng rể chỉ là người qua đường tạm bợ. Người dâu
phụng dưỡng, săn sóc cha mẹ chồng là chuyện thường ở thế gian, nhưng
kiếm được một người rể có lòng hiếu thảo khuya sớm hầu hạ cha mẹ vợ là
điều hiếm quý, nhất là ở trong một thời đại tân tiến và ngay trên đất
Mỹ, nơi mà thiên hạ thường cho là thiếu tình người. | Chàng rể Phan Ngọc Trình mỗi ngày bên giường bệnh nhạc mẫu Vũ Thị Ðào. |
Ở
Nursing Home này, tôi nghe người quản lý cũng như y tá chú ý và khen
ngợi một người rể quý, từ một năm nay đã vào ra săn sóc cho bà mẹ vợ tận
tình, hơn cả những người khác đối với mẹ ruột. Ở đây ngay với cả bà mẹ
mang nặng đẻ đau, có đứa con nào đã bỏ thời giờ lui tới săn sóc mỗi ngày
thường xuyên như thế. Vào buổi chiều xuống, nhiều người mẹ, bệnh tật,
nhưng trí óc còn minh mẫn, thấm nỗi cô đơn đã ngồi khóc một
mình. Chàng rể có lòng Chàng
rể không còn trẻ trung gì, ông Phan Ngọc Trình sinh năm 1933, nay đã
gần 80 tuổi, nguyên trưởng phòng Thí Nghiệm Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Ðà
Nẵng những ngày cuối cùng của tháng 3 năm 1975. Ông và gia đình vượt
biển sang Mỹ từ năm 1984, làm chuyên viên phòng thí nghiệm của một bệnh
viện cho đến năm 2000. Gia đình ông gồm có vợ và 4 con hiện theo nghề
địa ốc, lập nghiệp ở Las Vegas. Nói với chúng tôi về lý do không phải là
bà vợ ông, mà chính ông tận tay săn sóc bà nhạc mẫu suốt một năm nay,
ông Phan Ngọc Trình cho biết: “Chúng tôi đã bán nhà theo con
đi Las Vegas hầu đỡ đần cho các con cháu trong những sinh hoạt thường
ngày. Lúc ấy nhạc mẫu tôi còn khỏe mạnh,
thích sống một mình tại khu ‘nhà già’ Flower Park Plaza trên đường
First. Từ một năm nay, nhạc mẫu tôi bị tai biến mạch máu não, phải qua
nhiều bệnh viện và nursing home và cuối cùng vào đây. Hiện nay chúng tôi
không có nhà cửa gì ở vùng này và không thể cả hai vợ chồng cùng về lại
Little Saigon để giúp săn sóc mẹ tôi. Việc ăn ở, đi lại một mình tại
khu Little Saigon này đối với một người đàn ông như tôi có lẽ dễ dàng
hơn là đối với một phụ nữ. Tôi share một căn phòng gần đây thôi, tự nấu
nướng và mỗi ngày lui tới đây để giúp nhân viên ở đây săn sóc mẹ tôi. Có
tôi, chắc chắn vợ tôi sẽ an tâm hơn và đỡ bứt rứt trong lòng vì chuyện
bà không về luôn ở đây được để hầu hạ mẹ. Một hai tuần, tôi lái xe về
Las Vegas với gia
đình, con cháu và thỉnh thoảng đưa nhà tôi lên thăm mẹ. Mang
bệnh hoang tưởng, nhạc mẫu tôi thường la hét vùng vẫy, và sợ hãi như có
người lạ ở trong phòng. Những lúc đó tôi thường cầm tay bà an ủi, nói
chuyện cho bà trở lại trạng thái bình thường. Bà ăn được rất ít vì thức
ăn xay không có mùi vị gì, nên phải dỗ dành bà. Nếu bà không ăn được qua
đường miệng nhiều thì y tá phải cho thẳng vào ruột, điều đó làm cho bà
quên dần khả năng nuốt, nên tôi cố gắng bỏ thời gian ngồi với bà đút cho
bà từng muỗng thức ăn lỏng, hy vọng giúp cho bà hồi phục được sức khỏe. Ðương
nhiên thương vợ thì phải thương gia đình vợ. Thương vợ thì điều gì giúp
đỡ vợ được, mình không từ nan. Không có tôi, nhà tôi không thể nào
về đây một mình để săn sóc mẹ tôi được. Tôi còn khỏe, lái xe đi xa
được, có thể đỡ mẹ tôi ngồi dậy, mỗi sáng tập cho bà phục hồi thói quen
đi vệ sinh trong nhà cầu, tắm rửa hay thay áo quần cho bà, vì tình nhân
ái cũng là tình gia đình nên tôi luôn thấy vui dù phải bận rộn theo công
việc săn sóc cho nhạc mẫu tôi hàng ngày.” Bà mẹ vợ Bà
Vũ Thị Ðào, gốc người Hà Nội, sinh năm 1921, năm nay đã 91 tuổi. Thời
trẻ, bà đã từng là nhân viên Tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Bangkok, Thái Lan
từ năm 1947 đến 1954, thời ông Nguyễn Khoa Toàn làm đại sứ. Chồng bà là
Trần Văn Hưng, phục vụ cho cơ quan USAID, Saigon. Sau tháng 4-1975, hai
ông bà di tản sang Bangkok và ít năm sau, ông mất tại đây. Hai ông bà
chỉ
có hai người con, một gái là vợ của chàng rể tốt bụng trong câu chuyện
này, con trai là Thiếu Úy Trần Vũ Vĩnh Lưu, phục vụ tại Sư Ðoàn 1BB, tử
trận tại hạ Lào. Như vậy đến Mỹ, bà Vũ Thị Ðào chỉ còn đứa con gái duy
nhất, đó là lý do chàng rể Phan Ngọc Trình phải “xắn tay vào cuộc”. Giữa
năm 2011, bà Ðào bị tai biến mạch máu não, đã được đưa từ chung cư
Flower Park Plaza vào bệnh viện, hôn mê 8 ngày, bác sĩ phải mổ thông khí
quản trong hai tháng, sau đó có hồi phục nhưng thường rơi vào tình
trạng mê sảng, hoang tưởng, lúc nào cũng nghĩ như có người rình rập,
nhòm ngó mình. Bà thường kêu lớn những tiếng “Ối Giời ơi!” một cách vô
nghĩa. | Bà Vũ Thị Ðào, những ngày xưa xuân sắc. |
Ông
Phan Ngọc Trình cho rằng nhân viên y tế ở đây ai cũng tốt và có lòng,
nên những lúc về thăm nhà ở Las Vegas vài ngày, ông cũng rất yên tâm.
Ông hy vọng có sức khỏe để có thể lo cho bà cụ lâu dài. Có người khen,
nhưng cũng có người thắc mắc: “Con gái đâu mà để cho rể phải vất vả như
vậy?” Lý do thì ông Trình đã trình bày với chúng tôi ở trên. Ông nói
thêm: “Nếu tôi săn sóc cho mẹ tôi, thì đó là chuyện bình thường, nhưng
mẹ vợ
thì đâu có khác gì mẹ ruột, quý là cách ăn ở với nhau. Nếu dâu là con,
thì rể cũng đâu phải là người xa lạ!” Người viết bài này đã
trông thấy cảnh ông Phan Ngọc Trình đỡ lưng bà mẹ khi bà thức giấc, la
lối lớn tiếng và nét mặt đầy vẻ hốt hoảng. Ông nắm lấy tay mẹ, miệng
thốt lên những lời dỗ dành, dịu dàng như đối với một đứa trẻ khó tính: - “Con đây mẹ! Con vào thăm mẹ đây! Ðây là bạn con vào thăm mẹ, mẹ nói ‘chào ông, cám ơn ông’ đi mẹ!” Như
một đứa trẻ, bà cụ nhìn về phía tôi, đôi mắt đờ đẫn, nhưng giọng nó còn
nghe rõ, lập lại một cách ngoan ngoãn nhưng vô ý thức lời của đứa con
rể: “Chào ông! Cám ơn ông!” Tôi không còn nhớ mình là một phóng viên đi
viết “chuyện xa-chuyện
gần” nữa, mà là một người thăm bệnh, tôi nắm chặt lấy tay bà cho bà yên
tâm, cũng như để thầm nói với bà, bà may mắn có được một người con rể
tốt bụng như ông Trình.
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 26/Jun/2012 lúc 3:49pm
http://www.voatiengviet.com/content/josephine-nguyen-cam-van-nu-bac-si-thieu-ta-hai-quan-phi-hanh-hoa-ky/1211580.html -
-
http://gdb.voanews.eu/82BB68CC-757D-41B3-BBE8-B73034A212EE_mw800_s.jpg">
Một cô gái trẻ Việt Nam vừa là bác sĩ vừa là thiếu tá hải quân Hoa Kỳ. Đó là câu chuyện thành công của bác sĩ-thiếu tá quân y phi hành Josephine Nguyễn Cẩm Vân mà Tạp chí Thanh Niên có dịp giới thiệu với quý vị trong chương trình hôm nay. Thiếu tá Cẩm Vân: Cả hai chị em tôi đều vào Học viện Hải quân Mỹ và tốt nghiệp năm 1999. Chúng tôi tham gia quân đội vì ảnh hưởng từ cha mình. Ông từng phục vụ hải quân của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Cha tôi thường nói về tình yêu và sự cống hiến cho đất nước. Vì thế, chị em tôi quyết định tham gia quân đội Mỹ để phục vụ đất nước đã cưu mang và cho mình cơ hội phát triển. Trà Mi: Chị có thể cho biết đôi chút về công việc của chị hiện nay? Thiếu tá Cẩm Vân: Tôi đang khám chữa bệnh tại Trung tâm quân y Walter Reed, bệnh viện tại bang Maryland này chuyên phục vụ các quân nhân trong quân đội và hải quân Mỹ. Ngoài ra, tôi còn chịu trách nhiệm tuyển dụng các sinh viên gia nhập hải quân. Tôi cũng nằm trong ban xét duyệt cấp học bổng cho các sinh viên muốn theo học y khoa, rồi sau khi ra trường, họ sẽ làm việc cho hải quân trong 4 năm. Tôi đi nhiều nơi trên nước Mỹ thuyết trình với sinh viên để chia sẻ kinh nghiệm trong hải quân. Tôi hoàn tất thời gian làm bác sĩ nội trú tại đại học Pensylvania chuyên khoa da liễu vào năm 2010. Sau đó tôi được lệnh tới trung tâm Walter Reed công tác. Trà Mi: Trước đó, công việc của chị thế nào? Là một thiếu tá hải quân phi hành chắc chị thường xuyên công tác xa nhà? Thiếu tá Cẩm Vân: Sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân, tôi vào trường y Stanford ở California trong 4 năm. Hoàn thành thời gian thực tập, tôi vào trường bay ở Florida. Thời gian học bay đối với bác sĩ quân y là nửa năm. Sau đó tôi sang Nhật, làm y sĩ phi hành khoảng 2 năm. Trà Mi: Một cô gái Việt Nam tham gia quân đội chắc chắn có nhiều khó khăn, thử thách. Chị có thể sơ lược một vài khó khăn mà chị cảm thấy lớn nhất đối với chị trên con đường binh nghiệp? Thiếu tá Cẩm Vân: Bước vào Học viện Hải quân, tôi phải rời ba mẹ, không còn được cha mẹ bên cạnh chăm sóc như trước, phải tự lập hoàn toàn và học cách trở thành một người lãnh đạo. Thêm vào đó là những yêu cầu về thể chất và những kỷ luật nghiêm ngặt của quân trường. Đó là những cái tôi sợ nhất lúc đó, nhưng giờ đây nhìn lại, tôi hiểu rằng để trưởng thành, người trẻ cần phải bước ra khỏi vành đai an toàn của riêng mình. Bốn năm ở Học viên Hải quân là những năm gian khó nhất đối với tôi. Tôi chỉ tập trung vào đèn sách và học tập nền giáo dục của quân đội. Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ, tôi phải nỗ lực từng ngày. Và tôi gặt hái được thành quả khi tôi tốt nghiệp với thứ hạng á khoa. Đối với tôi, thử thách lớn nhất là học cách trở thành một người lãnh đạo từ chính những giá trị của mình. Giờ đây tôi vui mừng vì đạt được vị trí hôm nay để với những giá trị Á Châu mà tôi thừa kế tôi có thể cống hiến trong lĩnh vực y khoa lẫn trong vị trí lãnh đạo ở hải quân.
Trà Mi: Theo chị, tinh thần lãnh đạo có ý nghĩa thế nào đối với nữ giới nói riêng, cũng như đối với tuổi trẻ, nói chung. Thiếu tá Cẩm Vân: Người có tinh thần lãnh đạo là người luôn đặt người khác lên trước bản thân mình, luôn sẵn sàng làm việc nhiều nhất và không bao giờ vụ lợi cá nhân. Khi tôi tốt nghiệp trường y Stanford và Học viện Hải quân, nhiều người cho rằng chắc là tôi hạnh phúc và hãnh diện lắm. Mặc dù bên ngoài tôi nói là tôi rất phấn khích, nhưng trong lòng tôi không vui lắm. Nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ về điều này và lý do mà tôi không vui là vì tôi đã quá tập trung vào công việc của riêng mình để được vào những trường danh tiếng, ra trường hạng cao, và trở thành một bác sĩ. Nhưng giờ đây, trong cương vị một bác sĩ, tôi hướng sự tập trung của mình vào bệnh nhân, vào những người xung quanh tôi. Đó mới chính là thành tựu làm tôi hài lòng nhất. Trách nhiệm mới của tôi trong Hải quân là tuyển dụng sinh viên gia nhập vào hải quân và trở thành các bác sĩ quân y. Tôi đặc biệt chú ý tới những sinh viên gốc Á, đặc biệt là người Việt Nam. Các giá trị của người Việt dạy tôi về truyền thống gia đình, tinh thần làm việc chăm chỉ, và biết nghĩ đến người khác. Các giá trị của người Mỹ dạy tôi phải vươn ra ngoài vành đai an toàn của mình, đặt mình vào những tình huống khó khăn, và phát triển thành một người lãnh đạo. Đó là những điều tôi muốn chia sẻ với các bạn thanh niên để các bạn trở thành những nhà lãnh đạo, thành công trong các lĩnh vực mà các bạn đam mê. Trà Mi: Giờ đây nhìn lại chặng đường đã trải qua, điều gì chị hài lòng nhất và điều gì chị cảm thấy chưa thật sự hài lòng? Thiếu tá Cẩm Vân: Bây giờ là lúc tôi cảm thấy mình hạnh phúc nhất vì tôi không còn tập trung vào bản thân mình hay những gì mình mong muốn cho bản thân nữa mà vào những người xung quanh và giúp đỡ họ. Trà Mi: Chị có về Việt Nam 3 lần, trong những chuyến đi đó chị đi với tư cách cá nhân hay với tổ chức? Các chuyến đi kéo dài bao lâu và chị đã làm được những gì tại Việt Nam? Thiếu tá Cẩm Vân: Một chuyến tôi đi với Project Vietnam, một tổ chức được nhiều người biết đến ở bang California hằng năm về Việt Nam khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Hai lần khác tôi đi cùng bạn bè. Chúng tôi đã tự mua các thiết bị y tế mang về giúp một số làng quê nhỏ bé ở miền Nam Việt Nam. Từ những chuyến đi này, tôi học được bài học rằng chúng ta không nên than phiền mà hãy sống và giúp đỡ người khác hết lòng. Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng các bạn đừng than phiền, mà ngược lại, hãy chấp nhận những khó khăn và học hỏi từ đó. Hãy luôn mỉm cười và giữ thái độ lạc quan. Khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành và trở thành những thành viên đóng góp hữu ích cho xã hội. Trà Mi: Trong tương lai, chị có dự định trở lại Việt Nam? Thiếu tá Cẩm Vân: Vâng, mùa hè năm nay, tàu bệnh viện của hải quân Mỹ USS Mercy sẽ thực hiện chuyến đi nhân đạo 3 tháng tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu từ tháng 7. Chúng tôi sẽ ghé Việt Nam 2 tuần trong chuyến đi này. Tôi tham gia với tư cách là một bác sĩ quân y Hoa Kỳ trong đoàn khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Trà Mi: Bài học lớn nhất từ tất cả những kinh nghiệm chị đã trải qua tại quân trường với hải quân và trong ngành y là gì? Thiếu tá Cẩm Vân: Có rất nhiều điều tôi học được trong những năm qua và thời gian gần đây tôi đọc rất nhiều sách về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tới được Hoa Kỳ là cơ hội tốt nhất mà tôi và gia đình tôi có được. Vì vậy, tôi muốn đóng góp lại cho nước Mỹ bằng cách tham gia vào các vấn đề đối ngoại, ứng dụng các giá trị Á Châu và kinh nghiệm có được trong quân đội Mỹ để giúp cải thiện các mối quan hệ giữa Mỹ với các nước. Trà Mi: Trên chặng đường thành công, chị ứng dụng các giá trị của người Việt Nam và các giá trị của một người Mỹ bao nhiêu phần trăm? Chị bị ảnh hưởng nhiều bởi những giá trị Việt Nam truyền thống hay bởi những giá trị của nước Mỹ nhiều hơn? Thiếu tá Cẩm Vân: Ai hỏi tôi rằng tôi là người Việt hay người Mỹ, tôi sẽ trả lời tôi là cả hai. Tôi thấy người Việt là người tử tế nhất. Tôi học được cách giao tế, tương tác với mọi người từ việc tiếp xúc với những người Việt quanh mình. Sinh trưởng ở Mỹ cho tôi những cơ hội mà ở Việt Nam không có được. Cả hai yếu tố này tạo nên con người tôi ngày nay và tôi biết ơn cả hai. Trà Mi: Chị quyến luyến, gần gũi với nguồn gốc và quê hương của mình, nếu có thể góp phần cho quê hương của mình, chị sẽ làm gì? Thiếu tá Cẩm Vân: Câu hỏi này cũng là điều tôi suy nghĩ hằng ngày. Tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam đừng tập trung vào bản thân mình mà hãy nghĩ về những người xung quanh. Thành tựu lớn nhất trong đời sống là sự phục vụ người khác. Mục tiêu của tôi trong tương lai là tiếp tục về Việt Nam cho dù là trong sứ mạng nhân đạo với hải quân. Đó là điều tôi rất đam mê và hy vọng sẽ tiếp tục. Trà Mi: Cảm ơn chị rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi này. Xin chúc chị nhiều thành công trong sự nghiệp và trong những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam. Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị câu chuyện thành công của một cô gái trẻ Việt Nam, bác sĩ quân y phi hành-thiếu tá hải quân Josephine Nguyễn Cẩm Vân, hiện đang công tác tại Trung tâm quân y Walter Reed, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ. Để nghe lại câu chuyện này cùng nhiều gương thành công khác của giới trẻ Việt Nam, mời quý vị vào trang nhà voatiengviet.com
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 01/Jul/2012 lúc 8:59pm
http://baomai.blogspot.com/2012/07/thanh-nien-goc-viet-nhan-huy-chuong-kim.html - Thanh niên gốc Việt nhận Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh
Johnston tại buổi lễ
trao Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh Elizabeth II năm
2012
Một thanh niên Việt Nam ở Canada dùng sức mạnh của internet để thay đổi sự kỳ
thị và những thành kiến xưa nay đối với cộng đồng nơi anh sinh sống. Những cống
hiến không mệt mỏi cho các hoạt động xã hội của chàng trai sinh năm 1980, Paul
Nguyễn, đã mang về cho anh rất nhiều vinh dự và giải thưởng danh tiếng từ chính
tay các nhà lãnh đạo cao cấp của Canada trao tặng, và gần đây nhất là Huy
chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm 2012, vinh
danh các công dân Canada có công đóng góp cho đất nước.
Lớn lên ở vùng Jane-Finch thuộc Toronto, Canada, một địa bàn khét tiếng có nhiều
tội phạm với đa số cư dân nghèo khó ở đáy xã hội, năm 2004 đã Paul quyết định mở
trang web Jane-Finch.com để xóa tan các định kiến không hay về khu vực anh cư
trú. Paul biên tập nội dung trang web, làm ra các bản tin và phóng sự
radio-video phản ánh những nét đẹp trong cộng đồng, đăng lên web, và hướng dẫn
cho các cộng tác viên trẻ khác trong nhóm cùng làm. Chẳng bao lâu, kênh thông
tin Jane-Finch.com cùng chủ nhân của nó trở thành câu chuyện thành công nổi tiếng
khắp đất nước Canada, và câu chuyện này sẽ do chính nhà hoạt động xã hội trẻ
Paul Nguyễn chia sẻ với chúng ta trên Tạp chí Thanh Niên của đài VOA hôm nay.
Paul Nguyễn: Xin chào các bạn. Tôi là Paul Nguyễn, sinh ra ở Toronto, Canada.
Tôi sống trong vùng Jane-Finch. Ba mẹ tôi vượt biển tìm tự do tới Canada năm
1979. Tôi được sinh ra ở Canada vào năm 1980. Hiện tôi đang làm việc cho chính
phủ. Trang web Jane-Finch do tôi thành lập là một dự án cá nhân, phi lợi nhuận.
Tôi dành thời gian cho nó nhiều hơn cho công việc mưu sinh của tôi hằng ngày nữa
vì tôi yêu thích việc làm xã hội này.
Trà Mi: Hiện trang web của
Paul có bao nhiêu cộng sự viên tham gia?
Paul Nguyễn: Hiện chúng tôi có 6 cộng sự viên lâu năm. Nhiệm vụ chính của tôi
là coi sóc bảo đảm cho nội dung trang web càng khách quan càng tốt vì tôi muốn
đây là một kênh thông tin có uy tín.
Trà Mi: Mình hiểu rằng đây
là việc làm tự nguyện, nhưng các bạn có nguồn quỹ nào hỗ trợ để vận hành trang
web không?
Paul Nguyễn: Trang web của tôi không nhận bất kỳ nguồn quỹ nào tài trợ. Có nhiều
cơ hội có quỹ, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi nhận tài trợ chúng tôi dễ
bị ràng buộc, bị chi phối, hay bị điều khiển. Chúng tôi cố gắng vận hành một
trang thông tin độc lập, khách quan. Đã 8 năm nay kể từ ngày ra mắt, trang web
của tôi hoàn toàn vận hành dựa trên các nỗ lực tình nguyện. Các bạn trẻ tham
gia vì họ thật sự quan tâm đến cộng đồng và muốn đóng gớp cho xã hội. Và chúng
tôi có những thành viên cộng tác rất lâu dài. Đa số các cộng tác viên xuất thân
từ những khán-thính-hay độc giả của trang web. Họ là những người trẻ, đa phần
là học sinh hay sinh viên.
Trà Mi: Từ kinh nghiệm nào
hay động lực nào mà bạn quyết định thành lập trang web này?
Paul Nguyễn: Động lực chính khiến tôi thành lập trang này năm 2004 là vì tôi sống
trong vùng Jane-Finch, một cộng đồng nhỏ ở phía Bắc Toronto, nổi danh là một địa
bàn phức tạp nhiều tai tiếng ở Canada. Có lẽ đây là một trong những vùng tồi tệ
nhất của Canada, qua những gì thường thấy phản ánh trên các phương tiện truyền
thông đại chúng. Đây là khu vực đa văn hóa, đủ mọi sắc tộc, khét tiếng về các
hoạt động tội phạm như tình trạng bạo lực băng đảng và súng ống. Cư dân ở đây
như tôi tự nhiên trong đầu óc có ngay suy nghĩ là mọi người bên ngoài không
nghĩ tốt về chúng tôi. Sinh ra, lớn lên ở đây và chứng kiến thực trạng này, tôi
muốn thay đổi những hình ảnh đó. Và tôi đã tạo ra trang web Jane-Finch để cho mọi
người thấy một hình ảnh khác của khu vực Jane-Finch, rằng vùng này không phải
chỉ có những gì tồi tệ, tiêu cực mà thật ra có rất nhiều cái hay, cái đẹp ở
đây.
Trà Mi: Vùng Jane-Finch mà
bạn sinh ra và lớn lên có nhiều người Việt sinh sống ở đó không?
Paul Nguyễn: Một trong những lý do mà ba mẹ tôi dọn tới đây là vì khu vực này
giá nhà rẻ và rất đông người Việt sinh sống. Đây là một vùng đất nghèo và có
nhiều vấn đề xã hội.
Trà Mi: Bằng cách nào trang
web của bạn trở nên thành công như thế?
Paul Nguyễn: Thành công của trang Jane-Finch.com có liên hệ rất nhiều tới đoạn
nhạc video do tôi đạo diễn và sản xuất cách đây nhiều năm nhan đề ‘You Got
Beef’ với phần trình bày của ca sĩ nhạc rap người Việt tên là Chuckie. Đoạn
video nhạc rap này được nhiều người xem và biết đến trước khi xuất hiện các trang
mạng xã hội như Youtube, Facebook, hay Twitter. Một đài tin tức ở Canada có bản
tin về sự kiện này phát sóng trên toàn quốc. Và sau đó, trang web của tôi được
nhiều người ghé thăm và càng lúc càng nhiều người biết đến.
Trà Mi: Làm thế nào mà
trang web của bạn có thể giúp xóa đi các định kiến xưa nay về nơi mà bạn miêu tả
là ‘một trong những vùng tồi tệ nhất của Canada’ này?
Paul Nguyễn: Trang Jane-Finch.com được lập ra để tạo điều kiện cho mọi người
chia sẻ với nhau. Đa phần các thành kiến không hay về vùng đất này chủ yếu là
qua các vụ bắn giết và nạn bạo động được các phương tiện truyền thông đăng tải.
Nếu như bức tranh về vùng này qua các phương tiện truyền thông có màu đen tối
thì trang web của tôi là nơi để cư dân ở đây nói về cuộc sống của mình, các
sinh hoạt tích cực và các sự kiện của cộng đồng. Trang web này là một kênh
thông tin cho mọi người biết đến một bộ mặt khác của Jane-Finch với những điều
tốt đẹp. Qua các phương tiện truyền thông, người ta chỉ thấy những mặt xấu của
Jane-Finch, nhưng qua trang web này, mọi người có thể biết rằng ở vùng này cũng
có nhiều cái hay, cái đẹp, và nhiều nét tích cực.
Trà Mi: Chuyên phản ảnh những
mặt tốt trong cộng đồng, làm thế nào trang thông tin này có thể giữ được tính
cân bằng và không thiêng lệch?
Paul Nguyễn: Các tình nguyện viên của Jane-Finch.com cố gắng tập trung phản ánh
những nét đẹp, điều hay của vùng Jane-Finch, nhưng chúng tôi không muốn trở
thành một công cụ tuyên truyền vì như vậy chúng tôi sẽ đánh mất uy tín của
mình. Cho nên, chúng tôi phản ánh mọi thứ diễn ra ở đây nhưng tập trung nhấn mạnh
tới những nét tích cực của vùng Jane-Finch, vì báo chí ít nói về những điểm
này.
Trà Mi: Động lực nào thúc đẩy
bạn trở thành một nhà hoạt động xã hội tích cực dấn thân cho các công việc cộng
đồng dù bạn đang có một việc làm toàn thời gian với chính phủ?
Paul Nguyễn: Mọi việc khởi sự từ những việc rất nhỏ, từ việc tôi và một nhóm bạn
muốn cùng chia sẻ công việc và quan điểm. Sau khi trang web được trình làng,
nhìn vào ảnh hưởng và sức mạnh của nó (chẳng hạn như một số người đã tìm tới
tôi và nói rằng tôi đã thay đổi cuộc sống của họ hay cách nhìn của họ về vùng
này), tôi nhận ra rằng trang web Jane-Finch có thể là một công cụ rất hữu ích.
Và chúng tôi quyết định đại diện cho cộng đồng cư dân ở đây vận động cho
website này thành một công cụ để truyền tải thông điệp của chúng tôi ra bên
ngoài.
Trà Mi: Với nhịp sống bận bịu
trong xã hội hiện đại-công nghiệp, như ở Canada chẳng hạn, nhiều người nhất là
giới trẻ thường cảm thấy không đủ thời gian cho việc học, việc làm, đời sống,
giải trí...Bạn đã xoay sở thế nào để có thể dành nhiều thời gian cho công tác
thiện nguyện, phục vụ xã hội?
Paul Nguyễn: Tôi nghĩ rằng giới trẻ thật ra có rất nhiều thời gian. Giờ đây
chúng ta có rất nhiều phương tiện kỹ thuật và những tiến bộ công nghệ đó giúp
chúng ta nhanh hơn, dễ dàng hơn trong công việc và chúng ta có thể sử dụng quỹ
thời gian của mình hiệu quả hơn rất nhiều. Chẳng hạn như tôi có thể vừa làm việc
toàn thời gian vừa có thời giờ dành cho trang web xã hội của mình, vừa có thể
tham gia các hoạt động xã hội khác nữa. Theo tôi người trẻ có rất nhiều thời
gian để làm được nhiều việc, chỉ cần mình biết hy sinh cho mọi người hoặc biết
cách phân bổ thời gian một cách hiệu quả cho những việc quan trọng và cần thiết.
Thủ tướng Canada
Stephen Harper, Paul Nguyễn, và Toàn quyền Canada David
Trà Mi: Là một nhà hoạt
động xã hội thành công với nhiều giải thưởng vinh danh, bài học lớn nhất mà bạn
học được cho mình là gì?
Paul Nguyễn: Tôi nhận ra rằng hoạt động tích cực trong cộng đồng không phải là
con đường lúc nào cũng bằng phẳng. Trong quá khứ, chúng tôi đã gặp một số phản
kháng từ một số đảng phái khác nhau vì họ không đồng tình với những gì chúng
tôi làm. Họ chỉ trích và tạo ra rất nhiều trở ngại để trấn áp tiếng nói của
chúng tôi.
Trà Mi: Những người không ủng
hộ họ nói những điều không hay về việc làm của bạn, những mặt trái của công việc
như thế đó có ý nghĩa thế nào đối với bạn?
Paul Nguyễn: Tôi cho rằng mình không nên để những phê bình tiêu cực ảnh hưởng
công việc của mình. Mình nên lấy những điều đó làm động cơ thúc đẩy mình cần phải
nỗ lực nhiều hơn nữa. Điều tôi muốn phản ảnh qua trang Jane-Finch là vùng này
không chỉ có tội phạm mà cũng có rất nhiều người trẻ chăm chỉ, có tài mà xã hội
cần phải để ý tới họ để giúp đỡ họ phát huy tối đa khả năng của họ.
Trà Mi: Bạn nhiều lần được
vinh danh cũng như nhận được rất nhiều giải thưởng khác nhau vì những cống hiến
của bạn dành cho xã hội. Những giải thưởng đó có ý nghĩa thế nào với bạn?
Paul Nguyễn: Những sự ghi nhận mà chúng tôi nhận được cho trang web
Jane-Finch.com quả thật rất lớn lao và tôi vô cùng cảm kích điều đó. Những sự
ghi nhận này chứng tỏ công việc chúng tôi làm có tác dụng, và đồng thời cũng tiếp
sức thêm cho chúng tôi tiếp tục công việc của mình.
Trà Mi: Là một nhà hoạt động
tích cực, bạn nghĩ thế nào về vai trò của người trẻ trong việc dấn thân cho các
công tác xã hội cũng như vai trò đóng góp của người trẻ đối với xã hội?
Paul Nguyễn: Tại Canada này, tất cả các học sinh trung học đều phải trải qua 40
giờ làm việc cộng đồng. Nhưng theo tôi, người trẻ cần phải làm hơn số thời gian
bắt buộc này. Đóng góp sức mình cho cộng đồng mang lại cho người trẻ rất nhiều
lợi ích. Bạn sẽ trưởng thành rất nhiều, được mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết của
bản thân từ việc gặp gỡ và tiếp xúc với những người kém may mắn hơn mình.
Trà Mi: Vấn đề là làm thế
nào để ngày càng có nhiều người trẻ dấn thân vào các công việc thiện nguyện xã
hội hơn nữa. Ý kiến của bạn thế nào?
Paul Nguyễn: Ngày nay công nghệ hiện đại và sự xuất hiện của các mạng lưới xã hội
như Twitter hay Facebook đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho mọi người tham gia
vào các công tác cộng đồng hay hoạt động xã hội. Bạn chỉ cần mở một trang trên
Facebook nói về các vấn đề xã hội mà mọi người cùng quan tâm là mọi người có thể
cùng nhau hợp sức để tìm giải pháp cho vấn đề. Dùng như công cụ như thế giúp bạn
dấn thân vào các công tác xã hội dễ dàng hơn nhiều.
Trà Mi: Câu chuyện thành
công của bạn mang thông điệp gì đến với giới trẻ người Việt ở khắp nơi?
Paul Nguyễn: Nếu bạn muốn tham gia công tác xã hội nhưng cảm thấy không có đủ
thời gian, tiền bạc, hay nguồn lực để thực hiện mong muốn đó, đừng lấy đó làm cớ
để thoái lui. Bạn có thể nghĩ ra một điều gì đó đơn giản thôi như trang web
Jane-Finch.com của tôi chẳng hạn. Tôi xuất thân từ một vùng rất nghèo, tôi
không có được những món đồ chơi xa xỉ hay các nguồn lực cần thiết khác, nhưng
tôi đã tự xoay sở để có thể làm một điều gì đó cho xã hội xung quanh mình. Tôi
đã tận dụng sức mạnh của internet để vươn tới mọi người. Một thanh niên nghèo
sinh trưởng từ một khu vực có nhiều vấn đề như tôi có thể được nhiều người biết
đến như vậy chứng tỏ tất cả các bạn đều có thể làm một điều gì đó cho xã hội,
miễn là các bạn đặt tim óc của mình vào đấy.
Trà Mi: Paul có dự định gì
sắp tới cho trang web Jane-Finch hay cho các hoạt động xã hội của mình?
Paul Nguyễn: Tôi dự định lập ra một trang web xã hội tương tự như trang
Jane-Finch.com nhưng tập trung nói về giới trẻ Việt Nam tại Canada, giới thiệu
về văn hóa, truyền thống của người Việt, hầu giúp không chỉ các bạn trẻ Việt ở
đây mà cả giới trẻ thuộc các sắc tộc khác học hỏi, tìm hiểu thêm về văn hóa của
người Việt.
Trà Mi: Cảm ơn Paul rất nhiều
đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Vừa rồi là Paul Nguyễn, một nhà hoạt động xã hội trẻ gốc Việt tại Canada vừa được
trao tặng Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm
2012 vì những đóng góp của anh giúp thay đổi xã hội với trang web
Jane-Finch.com do chính anh thành lập.
Trà Mi_VOA
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 13/Jul/2012 lúc 10:02am
Lễ thăng cấp đại tá Đỗ Nhẫn bác sĩ quân y
http://www.youtube.com/watch?v=Vz9ei0vj1Ww&feature=player_embedded -
http://www.vndcradio.com/index.php?option=com_content&view=article&id=3369">
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 14/Jul/2012 lúc 10:40am
http://baomai.blogspot.com/2012/07/cau-chuyen-thanh-cong-cua-mot-khoa-hoc.html -
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm
Một người Việt tị nạn ở Mỹ tạo lập cuộc sống mới từ đầu bằng cách vừa đi phụ việc ở nhà hàng và xưởng đóng giày vừa cùng lúc dùi mài đèn sách để cuối cùng trở thành một nhà khoa học đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cao cấp của các công ty khoa học kỹ nghệ danh tiếng của Mỹ, với trên 25 văn bằng phát minh sáng chế và nhiều giải thưởng vinh dự. Đó là câu chuyện thành công của tiến sĩ Cai Văn Khiêm mà Tạp chí Thanh Niên hân hạnh giới thiệu đến quý vị trong chương trình hôm nay.
Tiến sĩ Khiêm vượt biên sang Mỹ năm 1975 sau khi quân cộng sản Bắc Việt thu tóm miền Nam Việt Nam. Những ngày đầu tới Mỹ, ông đã phải vất vả ngày đêm với công việc bồi bàn ở nhà hàng vào mỗi tối, tới khuya thì sang phụ việc cho một hãng đóng giày, còn thời gian ban ngày ông dồn tất cả vào đèn sách. Có lúc trong nhiều ngày liền ông không có được một giấc ngủ. Vậy mà chỉ hai năm đầu ở xứ người, ông đã lấy được bằng thạc sĩ và liền 4 năm sau đó, ông tốt nghiệp Tiến sĩ từ cùng trường đại học Purdue, bang Indiana, với luận án về viễn thông băng tần rộng, một trong luận án tiền phong trong ngành viễn thông di động.
Ông vào làm việc cho công ty Hughes Aircraft Company và trở thành Khoa học gia Trưởng của bộ phận chuyên trách lĩnh vực truyền thông bí mật và vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm của hãng. Khi công ty hội nhập với tập đoàn danh tiếng Raytheon, ông được bổ nhiệm làm Chuyên gia Cao cấp của Raytheon, phụ trách các đề án phát triển trong lĩnh vực truyền thông Multiband-Multimode và hệ thống định vị toàn cầu mới GPS III. Năm 2002, trung tâm nghiên cứu của ông tách rời ra khỏi Raytheon để thành một công ty riêng có tên là TelASIC, ông đảm nhiệm chức Phó Giám đốc Kỹ nghệ Hệ thống của công ty này. Tại đây ông đã nghiên cứu phát triển kỹ nghệ truyền thông di động. Khi TelASIC nhập vào hãng MTI vào năm 2009, những kỹ nghệ ông phát minh được chuyển thành sản phẩm bộ thu phát vô tuyến từ xa cho thị trường điện thoại di động. Hiện ông là Phó giám đốc Cao cấp phụ trách về Công nghệ Di động Toàn cầu của hãng MTI, có nhiệm vụ khuếch trương trung tâm nghiên cứu kỹ thuật của công ty ở Mỹ và Đan Mạch.
Định cư tại bang California, Tiến sĩ Khiêm đang sở hữu hơn 25 bằng phát minh sáng chế trong lĩnh vưc truyền thông-tín hiệu và nhiều giải thưởng, trong đó có các giải thưởng của hãng Hughes dành cho kỹ sư trẻ xuất sắc và dành cho phát minh xuất sắc. Ông cũng là tác giả của nhiều bài viết đăng trên các đặc san khoa học kỹ thuật. Đến với Tạp chí Thanh Niên hôm nay, Tiến sĩ Khiêm sẽ chia sẻ với các bạn trẻ về bí quyết thành công của mình. Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Tôi cũng chỉ có một thành công rất khiêm nhường thôi, không có gì quan trọng lắm, nhưng dĩ nhiên là ai cũng phải đi qua những chặng đường khó khăn, vất vả để đạt được kết quả mình muốn. Đó là chất xúc tác để mình cố gắng hơn. Tôi nhớ năm 1975 khi tôi đến Mỹ, có khoảng thời gian tôi phải làm việc suốt mà không có được phút nào ngủ cả vì lúc đó tôi phải làm 2 công việc. Tôi làm bồi bàn tại một nhà hàng và làm trong một hãng đóng giày. Tối tôi làm nhà hàng, khuya tôi đi đóng giày, ban ngày tôi phải học để thi cuối khóa. Làm đóng giày tôi kiếm được khoảng 1,25 đô la/giờ. Lương làm nhà hàng chủ yếu nhờ vào tiền ‘tip’. Sau đó, trường đại học Purdue ở bang Indiana cho tôi học bổng vào chương trình cao học nên tôi không phải trả học phí. Trường lại trả lương cho tôi làm nghiên cứu khoa học. Cho nên, trong khoảng thời gian đó, tôi chỉ việc cắp sách đến trường. Hồi tưởng trở lại, tôi cũng không thấy gì gọi là nặng nhọc lắm. Có lẽ nhờ thời tôi ở Việt Nam, tôi có sức chịu đựng rất cao. Người ta thường đi xe Honda hay xe đạp đến trường, tôi hằng ngày đi bộ 1 tiếng rưỡi đồng hồ tới trường. Học xong đi bộ về nhà 1 tiếng rưỡi nữa. Tôi muốn tự ép mình chút xíu về sức chịu đựng. Tôi cảm thấy đó là một sự tranh đấu cần thiết để rèn luyện sức chịu đựng của mình một chút. Khi tôi vào đại học Phú Thọ, ban ngày tôi đi đạp xe đi dạy kèm 2, 3 chỗ vì kế sinh nhai. Những điều đó tạo cho mình một sức chịu đựng và sau này trở thành những lợi thế cho tôi trong những hoàn cảnh khó khăn hơn.
Trà Mi: Một người Việt ngồi vào ghế điều hành cao cấp của các công ty khoa học kỹ nghệ uy tín hàng đầu của Mỹ, cảm giác của tiến sĩ như thế nào?
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Ước mơ của tôi là tìm ra một hướng đi, một cái nhìn mới trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật. Năm tôi 35 tuổi, họ mời tôi vào chức vụ Khoa học gia Trưởng. Công ty khoảng 60 ngàn nhân viên chỉ có 9 Khoa học gia Trưởng thôi. Tôi bước vào vị trí này giữa những người tóc bạc, tôi rất ngạc nhiên và hơi bàng hoàng lúc ban đầu. Tôi đặc biệt cảm ơn quốc gia này vì họ có cái nhìn rất cởi mở. Nếu họ cảm thấy mình có thể làm được việc, họ sẽ mở cánh cửa cho mình bước vào. Nói về cảm tưởng, tôi cảm thấy rất vinh dự cho cá nhân tôi và cho những người làm việc chung với tôi. Mình lại có một trách nhiệm cao hơn, làm sao có thể thỏa mãn được những trách nhiệm đó thì mình cảm thấy vui rồi. Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình. Bên cạnh tôi là những cộng tác viên luôn đem lại cho tôi những giây phút hào hứng làm việc chung.
Trà Mi: Từ các vị trí cao cho tới những bằng phát minh và các giải thưởng, những thành tích có ý nghĩa thế nào đối với tiến sĩ?
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Những bằng cấp hay bằng phát minh đó, khi mình phát minh rồi, nó trở thành những phần tử chết, tức là những cái đã xảy ra rồi. Nó có thể đem lại cho tôi những hồi ức vui vẻ trong giây phút thôi, nhưng những cái làm tôi phấn chấn nhất là những bài toán mà chúng tôi đang đương đầu trong hiện tại và tương lai. Thành ra, nhiều khi tôi cũng không quan tâm lắm đến các thành quả đã đạt được vì đó là những cái đã đạt được rồi. Nhiều khi mình quan trọng hóa các thành quả cũ đó cũng làm mất đi ý nghĩa vì những phần tử mớ, phần tử sống nằm ở hiện tại và tương lai. Tôi chú tâm và muốn tìm những hạnh phúc mới của tôi trong những giờ giải những bài toán mới.
Trà Mi: Có thể nói đối với tiến sĩ, thành công và thành tựu là quá trình phấn đấu không ngừng, không có điểm dừng.
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Dạ vâng.
Trà Mi: Nhìn lại chặng đường đã đi qua bằng một từ ngắn gọn để mô tả về nó, tiến sĩ sẽ nói gì?
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Chặng đường đó mỗi người phải tự tìm ra mục đích, hướng đi, và hạnh phúc của mình nằm ở đâu. Nếu chúng ta không thích làm việc đó, thì chắc chắn sự thành công nếu có cũng chỉ giới hạn thôi. Cho nên, chúng ta phải tìm ra sự thích thú trong công việc.
Trà Mi: Nhiều người ngày nay đánh giá sự thành công dựa trên hai yếu tố chính. Một là học vấn. Hai là có vai trò lãnh đạo. Liệu có phải đây là thước đo chính xác? Có thể có những con đường thành công khác hơn ngoài hai bàn đạp là học vấn và lãnh đạo hay không? Vừa là một nhà khoa học, vừa trong vị trí một người lãnh đạo, cái nhìn của ông về vai trò và tầm quan trọng của học vấn và tinh thần lãnh đạo đối với giới trẻ ra sao?
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Người Việt Nam đặt sự thành công vào vấn đề khoa bảng. Nghĩa là muốn thành công phải đi qua con đường học vấn, dùng đó làm bàn đạp tới thành công. Điều đó không chắc hẳn như vậy. Tại Mỹ như chị cũng biết có các trường hợp, như ông Bill Gates chẳng hạn, trở thành những người thành công nhất. Tôi cho rằng có nhiều phương pháp dẫn tới sự thành công, chứ không dứt khoát phải đi qua chương trình học. Tuy nhiên, khi chúng ta đi học, chúng ta còn học cách làm người nữa. Cho nên, tôi nghĩ bước đường đi học rất quan trọng, giúp chúng ta biết cách ngoại giao, cách làm việc, cách suy nghĩ. Nếu chúng ta theo khuôn mẫu tạo thành công qua học vấn hay quản trị thì đó cũng chỉ là những cái giới hạn thôi. Thành công đối với tôi là đạt được những cái mà mình muốn giúp ích cho xã hội.
Trà Mi: Người Việt tại Mỹ có rất nhiều gương thành công, thành danh mà câu chuyện của tiến sĩ Khiêm đóng góp một phần trong đó. Ông có cảm nghĩ thế nào?
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Tôi biết chắc là người Việt của chúng ta có rất nhiều người thành công. Có một chút đóng góp, tôi cũng cảm thấy rất hãnh diện và cảm thấy rất vui. Người Mỹ đã mở những cánh tay rất rộng đối với tôi, cho tôi những cơ hội này. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Môi trường tại Mỹ giúp chúng ta đạt được những thành công cao hơn. Ví dụ như ở Việt Nam có một hạn chế là những người đảng viên hay con cái của đảng viên mới được nắm giữ những chức vụ quan trọng. Điều này hạn chế số người thành công rất ít. Môi trường làm việc ở Mỹ mở rộng hoàn toàn, đào tạo ra rất nhiều người thành công và mọi người cảm thấy thoải mái. Đó là một chất kích thích giúp nước Mỹ này thành công. Theo tôi, chúng ta nên mở rộng cánh cửa cơ hội cho mọi người, nên sử dụng những người có khả năng. Như cách làm việc của người Mỹ ở đây, tôi cảm thấy rất thoải mái.
Trà Mi: Tiến sĩ vừa nói tới ‘chất kích thích’ mà xã hội Mỹ giúp các cá nhân trong xã hội có được cơ hội thành công hơn, tức là mọi người có nhiều cơ hội đa dạng khác nhau. Còn về ‘chất kích thích’ giúp cho một nhà khoa học có nhiều bằng phát minh sáng chế như tiến sĩ đây là gì, thưa ông?
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Chất kích thích đó là mình phải có sự đam mê tìm kiếm những điều mới lạ trong công việc. Có một số người chỉ vui vẻ làm công việc cho xong. Có những người muốn giải quyết công việc xong rồi mới về nhà. Làm khoa học đòi hỏi phải có sự đam mê. Chất kích thích đối với tôi là tìm ra phương pháp mới. Thời tôi còn đi học chương trình tiến sĩ ở đại học Purdue, có một bài toán nan giải trong luận án của tôi. Hằng đêm, trước khi đi ngủ và trong giấc ngủ của tôi, tôi cứ mãi suy nghĩ về bài toán đó. Tôi tìm ra lời giải khoảng 2-3 giờ sáng và ngồi dậy viết lên giấy. Khi tôi làm cho công ty Hughes, có một số bài toán khó, tôi đã bỏ 6 tháng trời để tìm ra lời giải hầu đưa tất cả hệ thống truyền thông kết hợp lại với nhau.
Trà Mi: Nếu có một lời khuyên đối với giới trẻ từ câu chuyện thành công của mình, tiến sĩ sẽ nói gì?
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Đầu tiên, nói về phương pháp để thành công, chúng ta cần phải giữ một tư cách đàng hoàng, một thiện chí làm việc, và cố gắng trau giồi kiến thức. Những người xung quanh thấy mình có khả năng, họ sẽ đưa mình vào một vai trò làm việc thăng tiến hơn. Người Mỹ có câu vai trò quản trị là vai trò của sự tin tưởng. Mình tạo sự tin tưởng qua những việc mình làm, tư cách làm việc, và thiện chí làm việc của mình. Họ thấy mình có thể làm việc được, họ sẽ cho mình những cơ hội. Nếu những người xung quanh không mở cánh cửa cho chúng ta đi, chúng ta không thể vào vườn hoa xinh đẹp nào cả. Thứ nhì, mình phải tìm mục đích, hướng đi, và những người cộng tác để cùng làm việc và chia sẻ những thành quả với nhau. Có những người làm việc chung cố dấu những ý nghĩ của họ để giữ phần thưởng riêng cho họ. Những điều đó sẽ trở nên rất tầm thường và không vui. Phải nên thích làm việc với những người cộng tác xung quanh mình.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Khiêm đã dành cho Tạp chí Thanh Niên của đài VOA cuộc trao đổi này.
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Cảm ơn quý vị thính giả đã theo dõi.
Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị và các bạn cuộc trao đổi với tiến sĩ Cai Văn Khiêm về gương thành công đáng nể của một khoa học gia người Việt tại Mỹ. Các bạn có ý kiến muốn đóng góp hay chia sẻ với tiến sĩ Khiêm, xin vui lòng gửi vào mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com. Trà Mi xin chân thành cảm ơn quý vị mong được đón tiếp quý vị trong các câu chuyện hằng tuần trên Tạp chí Thanh Niên buổi phát thanh 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật của đài VOA.
Trà Mi_VOA
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Jul/2012 lúc 9:51am
http://baomai.blogspot.com/2012/07/co-gai-viet-le-yen-chi-van-ong-thanh.html -
Luật pháp tại Hoa Kỳ mặc dù luôn trải qua những thời gian tranh luận gay gắt tại quốc hội trước khi được tổng thống ban hành nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết khi đem ra thi hành, nhất là đối với những người cố tình vi phạm vì quyền lợi riêng tư. Luật an toàn về các xe chở hành khách đường dài mà tiếng Việt vẫn thường gọi là Xe Đò cũng là một trường hợp như vậy. Luật An Toàn Xe Đò của Hoa Kỳ mặc dầu rất khó nhưng vẫn có những điểm chưa thỏa đáng theo sự tiến triển của kỹ thuật hiện đại. Trong quá khứ rất nhiều người đã lên tiếng đòi hỏi thay đổi nhưng chưa thành công. Tuy nhiên sự kiên trì hy sinh hiếm có của Tiến sĩ tâm lý xã hội Lê Yến Chi đã thay đổi đạo luật An Toàn Xe Đò trên toàn nước Mỹ, sau tai nạn xảy ra cho thân mẫu của Cô.
Sherman Bus Crash - Taken by the Sherman Police Department
Ngày 8 tháng 8 năm 2008 một đoàn 4 chiếc xe đò chở đầy giáo dân Houston đi hành hương dự lễ Thánh Mẫu hàng năm tại tiểu bang Missouri. Khoảng 1 giờ sáng đoàn xe đi ngang Sherman, một thị trấn ở phía bắc thành phố Dallas, tiểu bang Texas, thì một chiếc xe trong đoàn với 34 hành khách bị lật làm 11 người chết tại chỗ và sau đó thêm 6 người chết tại bệnh viện và nhiều hành khách khác bị thương. Yến Chi lúc đó vừa tốt nghiệp tiến sĩ từ đại học Hawaii về nhận việc tại Galveston, là thành phố bờ biển bên cạnh Houston, nên không đi hành hương cùng mẹ cô. Yến Chi hồi tưởng sự bàng hoàng của cô khi được xác nhận rõ ràng là mẹ cô tử nạn sau cả ngày liên lạc điện thoại tìm kiếm qua các nhà thương và nhà quàn tại thị trấn Sherman, Texas.
“... con nói cho người ta biết mẹ mặc cái gì. Rồi người ta nói, ồ, có phải mẹ có mặc cái áo mầu trắng với polker dots màu xanh và một cái sweater màu xanh không thì con mới biết là mẹ bị mất. Mà tại vì con ở Houston và người ta ở Sherman con không có lái xe nổi vì con hết hồn, không có tin tưởng là mẹ chết như vậy. Người ta mới email cái hình mẹ, con thấy ID của mẹ...”
Nhiều người đi hành hương dừng lại Sherman, Texas chỗ tai nạn để cầu nguyện.
Tai nạn gây xúc động mạnh tại Hoa Kỳ và được Ủy Ban An Toàn Giao Thông Toàn Quốc (National Transportation Safety Board, gọi tắt là NTSB) điều tra kỹ lưỡng. Yến Chi nói là theo báo cáo của NTSB thì nguyên do gây tai nạn là bánh xe không an toàn, tài xế uống rượu, dùng ma túy trước khi lái xe và xe không được khám xét kỹ lưỡng: “NTSB nói là cái bánh xe (không an toàn), rồi tài xế uống rượu và hút cocaine, rồi mấy xe bus này không làm proper inspections, đó là lý do làm nhiều người chết”.
Tang lễ Mẹ
Chỉ một tuần sau khi mai táng Mẹ, Yến Chi đã xông xáo bắt tay vào việc tìm hiểu luật pháp và vận động cải tiến luật an toàn giao thông tại Hoa Kỳ. Lòng nhiệt thành của Cô đã thuyết phục được sự ủng hộ từ các vị dân cử quốc hội Hoa Kỳ như Thượng nghị sĩ Kay Bailey Hutchinson của tiểu bang Texas, Sherrod Brown của tiểu bang Ohio, các dân biểu Sheila Jackson Lee, Ted Poe của Texas và nhiều vị nữa. Cuộc vận động kiên trì kéo dài trong 4 năm. Trong thời gian này Yến Chi đã phải tự mình lo liệu hết các chi phí để đi họp khoảng 20 lần với các vị nghị sĩ quốc hội tại thủ đô Washington D.C.
Cô cho biết là luật an toàn giao thông cho các xe đò có nhiều điều thiếu sót. Luật cũ không đòi hỏi các hãng xe đò điều tra lý lịch của tài xế, không bắt buộc xe đò phải có các thiết bị an toàn mà mọi xe thường bắt buộc phải có, như giây an toàn, trần xe an toàn, vân vân. Cô cho biết luật mới sẽ có những khoản chính đòi hỏi các trang bị kỹ thuật tân tiến và thủ tục hành chánh để bảo đảm an toàn cho hành khách. Theo luật mới, trong vòng 3 năm, các xe đò phải có các thiết bị mới này:
“ Luật mới có seat belt on buses, có anti-ejection window grazing là một coating để cho người ta khỏi văng ra, anti-crushed roof, là để cho roof của bus không bị caved in, rồi cũng có tire pressure monitor system là new technology, ca1i computer để coi cái bánh xe có đủ air hay không. Rồi một luật nữa là mấy cái company bi shut down, bi out of business, nếu mà muốn làm cái new company thì phải nói ở trên application với Department of Transportation. Trong tai nạn của mẹ con, hãng đó hồi đó bị shut down rồi mở mới như new name mà không ai biết là hồi trước bị shut down vì bị violations. Bây giờ họ phải nói, nếu họ không nói họ sẽ bị penalty…”
bà Lâm Sở Tường và hai con
Được hỏi lý do nào mà cô đã kiên trì trong nhiều năm vận động các nhà lập pháp thay đổi luật an toàn xe đò vì đây là một công việc khó khăn và nhiều nhóm công dân đã vận động từ nhiều năm qua nhưng thất bại, Cô chia sẻ là vì cô thương mẹ và không muốn cái chết của mẹ cô trở thành vô ích cũng như không muốn những gia đình khác phải qua các thảm cảnh như cô:
“ Tại vì Con rất là thương mẹ, mà con thấy mất mẹ như vậy ai mà chịu nổi. Con không có muốn con của mẹ, của ba mẹ khác, phải go through what I have to go through nên con cố gắng làm việc này cho các gia đình khác không có phải, giống có tai nạn này xảy ra trong gia đình. Mẹ con raised con phải always to help community, help other people. Con một mình con phải làm như vậy vì con thương mẹ nên con không muốn cái death của mẹ bị in vain”
Cô gái Việt Lê Yến Chi
Sự kiên trì và lòng vị tha của Yến Chi đã thành công mỹ mãn. Sau nhiều lần bị trở ngại tại quốc hội Hoa Kỳ, cuối cùng vào ngày 29 tháng 6 năm 2012, Lưỡng viện Quốc Hội đã thông qua dự thảo luật an tòan xe đò “ Motor-coach Enhanced Safety Act” . Tổng thống Obama đã ký chính thức ban hành luật này ngày 6 tháng 7, năm 2012. Với Luật này hành khách xử dụng xe đò tại Hoa Kỳ sẽ được an toàn hơn.
Sanh ra và lớn lên tại Houston, Yến Chi được may mắn thừa hưởng một nền giáo dục vị tha và một tình mẫu tử bao la. Cha Yến Chi mất sớm lúc Yến Chi mới có 7 tuổi và Bà Lâm Sở Tường đã ở vậy thay chồng nuôi hai con thành tài. Linh Mục Đoàn Đình Bảng, là linh mục linh hướng cho gia đình Yến Chi, nói là bà Lâm Sở Tường là một thành viên của hội Đạo Binh Đức Mẹ trong giáo xứ và rất tích cực trong các việc xã hội bác ái:
“ Chị Tường giúp đỡ những người chung quanh rất là đáng gương mẫu nên khi chị ấy qua đời thì tiếc lắm vì mất đi một người làm việc xã hội bác ái rất là đắc lực”.
Nói về cố gắng của Yến Chi trong việc vận động luật An Toàn Xe Đò, Linh Mục Bảng chia sẻ:
“Nó cũng là cái gương cho chính tôi vì nhiều khi mình không có nghĩ là nó sẽ thành công. Nhưng cuối cùng với sự giúp đỡ của nhiều người thì hôm nay chúng ta thấy là luật sẽ được phổ biến và như vậy thì là một điểm rất hay, một điểm son cho tuổi trẻ Việt Nam. Tôi cũng ước mong giới trẻ Việt Nam sẽ làm được nhiều cái góp vào tương lai sáng lạn cho tất cả chúng ta”
Sự thành công của Yến Chi có thể nói là kết quả của tình mẫu tử bao la và tinh thần vị tha, tích cực cho tha nhân của những người trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ. Có lẽ khi kiên trì vận động trong suốt 4 năm qua, Yến Chi đã luôn nghĩ đến mẹ hiền và câu ngạn ngữ tây phương "Where there's a will, there's a way", xin tạm dich là "nơi nào có sự quyết tâm thì nơi đó có giải pháp cho mọi vấn đề".
RFA's report tai day : http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/motor-coach-safety-in-us-hv-07162012132505.html
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Jul/2012 lúc 11:12am
http://baomai.blogspot.com/2012/07/nobel-thien-van-hoc-ve-tay-nu-giao-su.html -
Cuối tháng năm vừa qua, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw đã xướng danh người đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012 là Giáo sư Lưu Lệ Hằng về những đóng góp của cô trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.
Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963 ở miền nam Việt Nam, lớn lên tại Sài Gòn. Cha bà là một thông dịch viên làm việc cho quân đội Hoa Kỳ. Ông đã dạy bà học tiếng Pháp khi còn nhỏ và nó trở thành nền tảng cho quá trình học tiếng Anh của bà sau này.
Trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Lưu cùng gia đình di tản ra khỏi Việt Nam và tị nạn vào Hoa Kỳ.
Cô học trò gốc Việt sau đó giành được học bổng ngành vật lý tại Đại học Stanford. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1984, cô tân cử nhân đã dành mùa hè thảnh thơi của mình để bắt đầu học lên cao học tại Đại học California – Berkeley, cùng lúc đó cô làm việc cho Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (Jet Propulsion Laboratory) ở Pasadena. Thích thú trước những bức tường treo đầy hình ảnh các hành tinh do tàu nghiên cứu không gian Voyager gửi về, Lưu Lệ Hằng quyết định theo đuổi ngành thiên thể học. Sau khi hoàn thành cao học tại Berkeley, cô lấy bằng tiến sĩ ở MIT. Trong thời gian ở MIT, cô cùng với nghiên cứu sinh David Jewitt làm đề tài Khảo sát các vật thể di chuyển chậm (Slow-Moving Objects) ngoài hệ Mặt trời.
Sau đó Lưu Lệ Hằng tham gia giảng dạy tại Đại học Harvard rồi chuyển sang Đại học Leiden ở Hà Lan. Khi quay về Mỹ, cô tạm xả hơi chuyên ngành thiên văn quan sát của mình và công tác tại Phòng thí nghiệm Lincoln của MIT cho đến nay. Cô hiện đang nghiên cứu các giải pháp công nghệ cho vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Vào năm 1991, Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ đã trao giải Annie J. Cannon Award Thiên văn học cho cô. Để ghi nhận công lao của cô trong việc khám phá ra hơn 30 tiểu hành tinh, người ta lấy tên cô đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu. Năm nay – 2012 quả là năm của người phụ nữ gốc Việt khi cái tên Lưu Lệ Hằng được xướng danh ở cả hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới :
Nữ chủ nhân của “Giải Nobel Thiên văn học” thế giới
Trước đó, vào tháng 3 vừa qua, tại thủ đô Oslo của Na Uy, Quỹ Kavli cũng đã công bố Giải Kavli năm 2012 cho bảy nhà khoa học tiên phong thuộc ba lĩnh vực nghiên cứu hiện đại: vật lý thiên văn học (astrophysics), khoa học nano (nanoscience) và thần kinh học (neuroscience). Giáo sư Lưu Lệ Hằng, nhà thiên văn học Mỹ gốc Việt đã là một trong những chủ nhân của giải Kavli thiên văn học năm nay. Giải Kavli được khởi xướng từ năm 2008 bởi nhà khoa học người Na Uy Fred Kavli và Quỹ Kavli của ông. Một hội đồng chuyên gia quốc tế đến từ nhiều viện nghiên cứu khác nhau trên thế giới sẽ lựa chọn và hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu đoạt giải. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu sẽ có 1 triệu đô la Mỹ tiền thưởng, chia đều cho các đồng chủ nhân giải thưởng.
Cuối tháng năm vừa qua, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw đã xướng danh người đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012 là Giáo sư Lưu Lệ Hằng về những đóng góp của cô trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs. . Giải Shaw danh giá được ví như là “Giải Nobel của châu Á”, được bắt đầu trao tặng từ năm 2004. Giải trao cho các thành tựu nghiên cứu khoa học mới nhất trong các lĩnh vực: thiên văn học, khoa học sự sống và y học, toán học. Điểm đặc biệt là giải chỉ được trao cho các nhà khoa học còn sống (cho đến lúc ra quyết định) giống như Giải Nobel. Giải Shaw mỗi năm gồm 3 triệu đô la Mỹ, chia đều cho ba lĩnh vực khoa học được xét thưởng. Ngài Run Run Shaw, ông trùm truyền thông Hồng Kông năm nay 105 tuổi là người bảo trợ cho giải thưởng này.
Năm 1996, nhà báo khoa học Marcia Bartusiak đã viết về hành trình tuyệt vời của GS Lưu Lệ Hằng khi cô còn giảng dạy tại Đại học Harvard. Vì sao lại là “hành trình tuyệt vời”? Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, cô là Học giả sau tiến sĩ Hubble (Hubble Postdoctoral Fellowship) – phần thưởng danh giá nhất cho các nhà nghiên cứu trẻ trình độ sau tiến sĩ.
Khám phá của giáo sư Jane Lưu về sự hiện hữu của dãy Kuiper mà trước đó bị hoài nghi là rất quan trọng, mang tính chất cách mạng, bởi nó làm thay đổi nhận thức thế nào là hành tinh, về sự hình thành Thái Dương hệ, về thế giới vật chất xung quanh và ngoại vi Thái Dương hệ. Khám phá của cô gái người Việt được đánh giá là đi vào lịch sử của những phát hiện lớn của nhân loại.
Jane Luu honored with the Shaw Prize in Astronomy and the Kavli Prize in Astrophysics
Five years of research led to discoveries that changed astronomers’ perceptions about the outer regions of the solar system
Dr. Jane Luu, a technical staff member in the Active Optical Systems Group at MIT Lincoln Laboratory, is a co-recipient of the 2012 Shaw Prize in Astronomy and the 2012 Kavli Prize in Astrophysics. Along with Prof. David Jewitt, who is currently at the University of California–Los Angeles, she was recognized by the Shaw Foundation for the discovery and characterization of objects in the Kuiper Belt, a region beyond Neptune's orbit. The Kavli Prize recognized not only Luu and Jewitt but also Michael E. Brown of the California Institute of Technology for Kuiper Belt discoveries. Prof. Brown built on Luu and Jewitt's work to extend understanding of the outer solar system.
In 1992, when they made their detection of the first trans-Neptunian object, Jewitt was at the Institute of Astronomy at the University of Hawaii and Luu was doing postdoctoral research at the Harvard Smithsonian Center for Astrophysics in Cambridge, M***achusetts. Jewitt had been Luu's doctoral thesis advisor at MIT. They had begun searching for an object in the far reaches of the solar system in 1987. "The thinking was that there was nothing out there," says Luu, "but Dave said we should check this out. The CCDs [charge-coupled devices] in the telescopes at that time were about 512 pixels by 512, yielding a very small field of view so it would take a long time to cover a significant area of the sky. I asked Dave, 'Isn't this kind of crazy?' and he answered, 'If we don't do this, who will?'"
Prior to their discovery of the Kuiper Belt objects, little was known about the solar system region beyond Neptune. Today, the world knows that thousands of icy bodies with diameters large than 50 km populate that region. In addition, researchers have used Jewitt and Luu's characterizations of those objects to improve understanding of the early stages of planet formation.
Luu said their motivation for the search was curiosity. "It was an interesting question. We never expected anything. I think these prizes surprised me more than anyone. We knew what we did was important, but we did not expect it to be recognized like this. Back then, we did not even publicize our discovery." Now 20 years later, the awards for that discovery are generating publicity that is reaching beyond the astronomical community that has long known how important the discovery of Kuiper Belt objects has been. The Shaw Prize citation summarized this discovery as "an archaeological treasure dating back to the formation of the solar system" and notes that the objects "provide our best record of the early stages of planet formation."
The Shaw Prize is an international award that honors individuals who have made outstanding contributions to their fields. The prize consists of three annual awards—one each in astronomy, life science and medicine, and mathematical sciences. The Shaw prize, established in 2002 by Chinese film industry magnate and philanthropist Run Run Shaw, is administered by the Shaw Prize Foundation in Hong Kong. The foundation supports education, scientific research, medical and human welfare services, and culture.
The biennial Kavli Prize recognizes scientists for seminal advances in three research areas: astrophysics, nanoscience, and neuroscience. It is a partnership between the Norwegian Academy of Science and Letters, the Kavli Foundation in the United States, and the Norwegian Ministry of Education and Research. The prize in astrophysics is awarded for work that advances the understanding of the origin, evolution, and properties of the universe. Nominees come from around the world and are recommended by international academies and scientific organizations, such as the U.S. National Academy of Sciences, the British Royal Society, or the Chinese Academy of Sciences.
Luu's Biography:
Early life
Luu was born in 1963 in South Vietnam to a father who worked as a translator for the U.S. Army[3]. Her father taught her French as a child, beginning her lifelong love of languages [4].
Luu immigrated to the United States as a refugee in 1975, when the South Vietnamese government fell. She and her family settled in Kentucky, where she had relatives.[4] A visit to the Jet Propulsion Laboratory inspired her to study astronomy.[5] She attended Stanford University, receiving her bachelor's degree in 1984.[6]
Work as a graduate student and co-discovery of the Kuiper Belt
As a graduate student at the University of California at Berkeley[7] and the M***achusetts Institute of Technology, she worked with David C. Jewitt to discover the Kuiper Belt.[5] In 1992, after five years of observation, they found the first known Kuiper Belt object, using the University of Hawaii's 2.2 meter telescope on Mauna Kea.[8][3] This object is (15760) 1992 QB1, which she and Jewitt nicknamed "Smiley".[6] The American Astronomical Society awarded Luu the Annie J. Cannon Award in Astronomy in 1991. In 1992, Luu received a Hubble Fellowship from the University of California, Berkeley. The asteroid 5430 Luu is named in her honor.[9][10]. She received her PhD in 1992 at MIT.
Professional life
After receiving her doctorate, Luu worked as a professor at Harvard University, since 1994.[6] Luu also served as a professor at Leiden University in the Netherlands.[5]Following her time in Europe, Luu returned to the United States and works on instrumentation as a Senior Scientist at Lincoln Laboratory at MIT.
In December 2004, Luu and Jewitt reported the discovery of crystalline water ice on Quaoar, which was at the time the largest known Kuiper Belt object. They also found indications of ammonia hydrate. Their report theorized that the ice likely formed underground, becoming exposed after a collision with another Kuiper Belt object sometime in the last few million years.[11]
In 2012, she won (along with David C. Jewitt of the University of California at Los Angeles) the Shaw Prize "for their discovery and characterization of trans-Neptunian bodies, an archeological treasure dating back to the formation of the solar system and the long-sought source of short period comets" [12] and the Kavli Prize (shared with Jewitt and Michael Brown) “for discovering and characterizing the Kuiper Belt and its largest members, work that led to a major advance in the understanding of the history of our planetary system.”[13].
Asteroids co-discovered by Luu
Personal life
Luu enjoys traveling, and has worked for Save the Children in Nepal. She enjoys a variety of outdoor activities and plays the cello. Shehusband, Ronnie Hoogerwerf, who is also an astronomer, while in Leiden.[5] met her
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 12/Sep/2012 lúc 7:02am
/main/tintuc/74-tin-nong/36975-christine-ha-ot-gii-vua-u-bp-m.html - |
|
|
Tác Giả: Hoàng Uy |
Thứ Ba, 11 Tháng 9 Năm 2012 18:46 |
Christine Hà, 33 tuổi, hiện là sinh viên trường Đại học Houston
Thí sinh gốc Việt Christine Hà - Ảnh: Fox
(TNO) Sáng nay 11.9 (giờ Việt Nam), thí sinh gốc Việt Christine Hà (TP.Houston, bang Texas) đã vượt qua đối thủ Josh Marks để giành giải nhất cuộc thi đầu bếp MasterChef tại Mỹ.
Như vậy là sau nhiều tuần cạnh tranh quyết liệt, cô gái khiếm thị gốc Việt Christine Hà đã xuất sắc trở thành quán quân cuộc thi MasterChef Mỹ trong buổi chung kết diễn ra sáng nay 11.9.
Theo People, Christine Hà đã đến từ Houston, bang Texas và Josh Marks - một chuyên viên quân sự đến từ bang Mississippi phải cạnh tranh nhau bằng việc hoàn tất ba món ăn: khai vị, món chính và món tráng miệng trong vòng hai giờ.
Josh Marks đã trổ tài chế biến món tôm hùm rim bơ với yến mạch và khoai xay nhuyễn, thịt cừu sốt cà ri ăn kèm với đậu Hà Lan và cà rốt, cùng món tráng miệng là bánh nướng làm từ quả cây hồ đào peecan và kem quế.
Christine Hà và đối thủ Josh Marks đang trổ tài tranh giải nhất - Ảnh: Fox
“Trước đây tôi không biết cách nấu cơm bằng nồi cơm điện. Tôi thấy mình là một nỗi hổ thẹn lớn cho nhiều bà mẹ Việt Nam”, Christine Hà thú nhận trong một cuộc phỏng vấn với trang TVGuide.com sau khi đoạt giải.
“Hồi còn trẻ tôi chỉ biết làm trứng bác, bánh mì nướng và mì ăn liền. Nhưng khi sắm được căn hộ riêng và có bếp để nấu ăn, tôi bắt đầu học nấu ăn. Tôi mua một, hai cuốn sách dạy nấu ăn ở một hiệu sách cũ. Các quyển sách này chỉ cách nấu món Việt Nam. Ban đầu, tôi chỉ nấu các món đơn giản nhất”, quán quân MasterChef 2012 tại Mỹ kể lại
Ban giám khảo đã đánh giá cao sự phức tạp và độ khó của các món ăn mà Josh Marks thực hiện. Tuy nhiên, họ hơi thất vọng khi món tôm hùm của anh chưa chín tới.
Trong khi đó, cô gái khiếm thị gốc Việt Christine Hà lại mang đến những món ăn châu Á hết sức tinh tế.
Cô làm món rau trộn của Thái Lan và salad táo, thịt om cải cùng với cơm và trứng chiên, và món kem tráng miệng kết hợp giữa gừng và trái dừa.
Mặc dù các món ăn không phức tạp và cách trình bày không bắt mắt bằng Josh nhưng Christine Hà được ban giám khảo đánh giá cao về cách thực hiện hoàn hảo và sự cân bằng trong các món ăn của cô.
Kết quả là Christine Hà đã giành chiến thắng với phần thưởng trị giá 250.000 USD, một hợp đồng viết sách dạy nấu ăn và chiếc cúp MasterChef danh giá.
Các vị giám khảo cũng gọi đây là quyết định khó khăn nhất của họ kể từ khi ngồi ghế nóng MasterChef US.
Phát biểu khi được vinh danh là Vua đầu bếp Mỹ, Christine Hà nói trong nước mắt: “Tôi không thể tin là mình lại được vinh danh là Vua đầu bếp. Đây thật sự là những kỷ niệm khó quên trong đời tôi. Sau tất cả những trở ngại, tôi đã vượt qua, đã chiến thắng trước những đầu bếp tuyệt vời khác. Giấc mơ là có thật!”.
Christine Hà, 33 tuổi, hiện là sinh viên trường Đại học Houston. Cô bị cô bắt đầu giảm thị lực từ năm 19 tuổi do một chứng bệnh về thần kinh khiến và bị mù hoàn toàn từ năm 27 tuổi. Tuy nhiên, cô có thể tự xoay xở để nấu ăn mà không cần sự trợ giúp. |
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Sep/2012 lúc 8:36am
Nữ sinh gốc Việt 17 tuổi được Harvard trao học bổng tiến sỹ
Tác Giả: Dân trí |
Chúa Nhật, 16 Tháng 9 Năm 2012 03:22 |
Ở tuổi 13, Alexandria đã học lấy bằng cử nhân theo một chương trình học sớm trước tuổi tại Đại học tiểu bang California ở Los Angeles.
(Dân trí) - Trong khi hầu hết các bạn cùng độ tuổi đang phải tốt nghiệp trung học, thì cô gái Mỹ gốc Việt Alexandria Huỳnh, sinh viên tốt nghiệp trẻ nhất đại học Los Angeles, lại chuẩn bị bước vào học tiến sỹ tại đại học Y dược Harvard, với học bổng toàn phần.
|
Alexandria Huỳnh (trái) là cử nhân tốt nghiệp trẻ nhất trường Đại học tiểu bang California ở Los Angeles năm 2010. |
Nữ sinh người Mỹ gốc Việt 17 tuổi, Alexandria Huỳnh, mới được ba trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, trong đó có Harvard, trao học bổng toàn phần để làm tiến sĩ ngành Miễn dịch học. Hai trường khác nhận Huỳnh vào học đều là các trường danh giá của Mỹ gồm Đại học Yale và Đại học Pennsylvania . Ở tuổi 13, Alexandria đã học lấy bằng cử nhân theo một chương trình học sớm trước tuổi tại Đại học tiểu bang California ở Los Angeles . Cô bé đã tốt nghiệp và nhận bằng cử nhân Sinh học hạng danh dự tại trường này vào tháng 6 vừa qua, trở thành cử nhân trẻ nhất của trường trong năm 2010.
Và nay, Alexandria Huỳnh được Đại học Y dược Harvard nhận vào học tiến sỹ với học bổng toàn phần, cộng thêm cả tiền lương. Khi học tại Đại học tiểu bang California ở Los Angeles , Huỳnh là thành viên trong nhóm nghiên cứu Edith Porter, tập trung nghiên cứu tế bào đường ruột ở chuột để xem chúng phản ứng như thế nào với vi khuẩn Salmonella Typhimurium, vi khuẩn gây viêm đường ruột ở người. Sống ở thành phố Torrance, California, Alexandria Huỳnh là thành viên của Hội danh dự chìa khóa vàng và Hội danh dự Phi Kappa Phi tại Đại học Los Angeles. Huỳnh đã lĩnh học bổng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất của Phi Kappa Phi và học bổng sinh viên tốt nghiệp chương trình nhập học sớm (EEP) giỏi nhất trong năm. Nói về thành tích vào đại học năm 13 tuổi, Alexandria Huỳnh cho rằng khi đã quyết tâm hết sức để thực hiện một điều gì đó mình yêu thích, thì người ta có thể làm mọi điều. “Chương trình EEP mà tôi tham gia có một hệ thống hỗ trợ sinh viên rất hiệu quả. Nhiều sinh viên lớn tuổi hơn tôi, và từng trải qua việc học tập như tôi, đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích cho chúng tôi. Đấy là nguồn giúp đỡ lớn đối với các tân sinh viên.” - Huỳnh nói. Cô cho biết chương trình EEP khác hẳn với các chương trình khác và cô phải cố gắng rất nhiều, dành toàn bộ thời gian để học tập. Cô gái nhỏ nhắn này cũng cho biết rất thích nghiên cứu về miễn dịch, vì ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị bệnh tật nói chung. Chương trình EEP của Đại học tiểu bang California ở Los Angeles nhận những học sinh tài năng, thậm chí mới 11 tuổi, vào đại học. Alexandria Huỳnh nằm trong số 20 sinh viên tốt nghiệp trong chương trình EEP năm nay.
|
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 09/Oct/2012 lúc 7:59am
Nhiếp ảnh gia gốc Việt đoạt giải “Thiên tài” trị giá nửa triệu đô
Nhiếp ảnh gia gốc Việt Lê Mỹ An vừa vinh dự nhận giải MacArthur Fellowship trị giá 500.000 đô la Mỹ. Giải còn có tên Genius Grants (Thiên tài) - một trong những giải cao quý của Mỹ nhằm tôn vinh những cá nhân có hoạt động sáng tạo.
MacArthur Fellowship là sự công nhận đối với những cống hiến và thành tựu ấn tượng của các cá nhân đem lại lợi ích cho cộng đồng và nhân loại. Phần thưởng lớn của giảm nhằm mục đích đầu tư cho những tiềm năng này phát triển trong tương lai.
Lê Mỹ An là nhiếp ảnh gia chuyên thực hiện một đề tài gai góc: Chiến tranh. Những bức ảnh phong cảnh của bà thường đa nghĩa, đa chiều và bí ẩn. Trong khuôn hình của Lê Mỹ An, người ta thấy mọi vật hiện ra vừa thực vừa ảo. Ảnh của bà được các đồng nghiệp ví như những bức tranh, vừa giàu tính hiện thực vừa đậm chất nghệ thuật. Trong các tấm ảnh của bà, ta sẽ không thấy cảnh chiến tranh, súng đạn, đổ máu, tang thương. Các tác phẩm ảnh chiến tranh của bà thường ở bên lề hoặc đi sau các cuộc chiến, thuộc thể loại hình ảnh tư liệu. Những tấm ảnh đó không thể hiện cuộc chiến một cách trực diện mà khơi gợi người xem tự suy tư về cuộc chiến.
Nhiếp ảnh gia Lê Mỹ An
Sang Mỹ định cư từ năm 1975, những tác phẩm ảnh của người phụ nữ 52 tuổi này chủ yếu lấy cảm hứng từ đề tài chiến tranh bởi chính bà đã có những trải nghiệm về chiến tranh, về những biến động lớn trong cuộc đời của những số phận nhỏ bé nơi mà chiến tranh quét qua.
Một trong những bộ ảnh nổi tiếng của bà trong làng nhiếp ảnh Mỹ là 29 Palms (29 cây cọ) được thực hiện trong hai năm 2003-2004 tại một căn cứ quân sự trên sa mạc thuộc miền Nam California. Tại đây, các lĩnh Mỹ được huấn luyện và tập trận trước khi tới tham chiến ở Iraq. Ống kính của Lê Mỹ An hướng vào các tân binh trẻ tuổi và đặc tả khía cạnh gai góc của chiến tranh bằng cảnh địa hình hiểm trở và không gian khắc nghiệt ở sa mạc.
Một đề tài cũng luôn trở đi trở lại trong suốt quá trình sáng tác của bà là mối quan hệ giữa những người Việt Nam đã di cư đến Mỹ và nỗi nhớ về quê hương của họ. Mỹ An vẫn thi thoảng quay về Việt Nam và thực hiện những tác phẩm ảnh phong cảnh và đặc tả chân dung. Một bộ ảnh cũng rất nổi tiếng của bà có cái tên đơn giản: Việt Nam, được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1994-1998 khi bà thường xuyên thực hiện những chuyến hành trình trở về quê hương.
Thành phố ************, 1995
Đồng bằng sông Cửu Long, 1994
Thành phố ************, 1998
Lao Bảo, 1998
Sơn Tây, 1998
Ba Vì, 1998
Nam Hà, 1994
Sinh ra tại Sài Gòn năm 1960, di cư tới Mỹ năm 1975, Mỹ An đã nhận bằng Cử nhân Khoa học năm 1981, bằng Thạc sĩ Khoa học của ĐH Stanford năm 1985, bằng Thạc sĩ Nghệ thuật đương đại của ĐH Yale năm 1993. Kể từ năm 1998, bà làm giảng viên cho Khoa Nhiếp ảnh của trường Cao đẳng Bard. Hiện bà đang sống và làm việc tại New York.
“Tác phẩm của Lê Mỹ An là minh chứng cho sức mạnh của sự sáng tạo”, giám đốc giải MacArthur Fellowship, ông Robert Gallucci nhận xét.
Giải "Thiên tài" được trao hàng năm cho các cá nhân hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, văn chương, âm nhạc, hội họa, giáo dục và phim ảnh. Mỹ An vinh dự là người duy nhất giành giải ở hạng mục Nhiếp ảnh, ảnh của bà "tiếp cận chiến tranh từ góc nhìn mới mẻ, tạo ra những hình ảnh đa nghĩa" khắc hoạ những ảnh hưởng, hậu quả của chiến tranh. Bố cục trong những tấm ảnh của bà thường tạo nên sự căng thẳng bởi phong cảnh thiên nhiên bị giày xéo, biến dạng, trở thành những bãi chiến trường đầy bạo lực.
st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 01/Nov/2012 lúc 7:22pm
NGƯỜI CON GÁI SÔNG HƯƠNG
http://www.blogger.com/post-edit.g?blogID=610224350599974225&postID=5701349617113686300&from=pencil -
http://www.blogger.com/share-post.g?blogID=610224350599974225&postID=5701349617113686300&target=facebook - - http://caonienbachhac2011.blogspot.com/2012/10/nguoi-con-gai-song-huong.html -
- - - đoạt giải nhất International Book Award 2012 - - - L - nhất và giải nhì của cuộc giải thưởng http://lh5.ggpht.com/-FSB-l-4iCW8/UJAWIE68KSI/AAAAAAAAb6Q/K3W902cVerk/s1600-h/clip_image006%25255B3%25255D.jpg - sách quốc tế 2012 ( International Book Awards 2012), dạng tiểu thuyết
đa văn hóa (category: multicultural fiction), được tổ chức bởi JPX
Media Group của Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Chào
đời tại Hội An, Quảng Nam và đến Hoa Kỳ năm 1975, Nicole tốt nghiệp Cử
Nhân Báo Chí tại ĐH Southern Illinois, sau đó Tiến Sĩ Luật của DH
Houston và LLM của Harvard. Tuổi 24, cô đã làm Tổng Giám Đốc Vụ Bồi
Thường Rủi Ro cho Quận Học Chánh Houston, rồi tốt nghiệp luật sư năm
1984. Hành nghề luật được 18 năm thì cô trở thành giáo sư luật thực
thụ ở đại học Denver . Cô viết văn từ khi còn ở Việt Nam và là người
cuối cùng đoạt giải danh dự cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc Lễ Hai
Bà Trưng của Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn “Con gái của sông Hương” xuất bản
năm 2005 gây nhiều tiếng vang.
http://lh5.ggpht.com/-C_wd6RGXwgo/UJAWKFWIWnI/AAAAAAAAb6c/OEHOT14pv-Y/s1600-h/clip_image001%25255B8%25255D.jpg">
TÂM TÌNH 1-HLC:
Xin chào Cô Dương Như Nguyện. Chúc mừng cô đã đoạt cùng lúc hai giải
nhất và nhì của “International Book Awards” năm 2012. Được biết Amazon
gửi 2 tác phẩm này dự thi trong khi cô vắng mặt tại Hoa Kỳ. Như vậy ai
là người đầu tiên báo tin vui này và cảm tưởng của cô? Hoàng Lan Chi -Dương Như Nguyện (Virginia 2006) DNN: Cám
ơn chị Lan Chỉ đã cho tôi nói chuyện với đồng hương. Amazon đưa sách
dự thi và báo tin, nhưng tôi không nhận được vì không có mặt ở Mỹ. Lúc
đó, tôi đang phục vụ chương trình Fulbright của Hoa Kỳ ở ngoại quốc.
Mới đây, khi về Mỹ tôi mới biết, qua nhà xuất bản Amazon.
http://lh6.ggpht.com/-lC8mc3lxLwI/UJAWLs13BHI/AAAAAAAAb6k/auuKufwWAYQ/s1600-h/clip_image002%25255B4%25255D.jpg"> 2-HLC:
Giả dụ bây giờ cho cô hồi tưởng về quá khứ thì tâm lý của cô qua hai
lần đoạt giải: năm 1975 giải văn học của Việt Nam Cộng Hòa và giải
International Book Awards năm 2012 có những điểm gì giống nhau và khác
nhau? Dương Như Nguyện và bà Hoàng Đức Nhã năm đoạt giải Văn Chương Phụ Nữ của Tổng Thống ngày Lễ Hai Bà Trưng DNN: Năm 1975, đang học 12 C Trưng Vương, tôi được giải Danh Dự Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc vào Lễ Hai Bà Trưng. http://lh6.ggpht.com/-_o-EaiIgO7w/UJAWM7cmKnI/AAAAAAAAb6o/vzvh_pnCMKo/s1600-h/clip_image004%25255B3%25255D.jpg - Trước
khi dự thi, bà Hiệu Trưởng, Giám Học và Tổng Giám Thị đã mang tôi đi
thắp hương, quỳ lạy trước bàn thờ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn. Giải thưởng
trao ở Vườn Tao Đàn cùng với nhiều phụ nữ xuất sắc khác. Ngoài khánh
vàng còn được quyền chọn học bổng du học trong 6 quốc gia. Dương Như Nguyện (bên phải) ngày học Trưng Vương Lần
này tôi không vui mấy và không thể so sánh một cách tương xứng được, vì
giải thưởng bây giờ không có tầm vóc quốc gia như năm 1975. Tuy nhiên,
có một niềm an ủi: những gì tôi viết bằng tiếng Anh đã được đọc và
công nhận giá trị. Có một điểm tương đồng:
Giải Văn Chương Lễ Hai Bà Trung là kết quả của cuộc thi “nặc danh”, hội
đồng giám khảo không được biết tên các thí sinh. 40 năm sau ở Mỹ cũng
thế. Ban tổ chức International Book Awards hoàn toàn không biết tôi là
ai, và tôi không hề biết họ. Điểm khác biệt:
Giải ở Việt Nam dựa trên sáng tác viết cho cuộc thi, chưa bao giờ xuất
bản. Giải ở Mỹ bây giờ dựa trên tác phẩm đã được xuất bản, do nhà cut
bản của tôi đem di dự thi.
3-HLC:
Chúng ta đi vào 2 tác phẩm đoạt giải nhé. Cuốn “Mimi and Her Mirror”
và cuốn “Postcards From Nam” khởi sự lúc nào và viết trong bao lâu? Nội
dung là gì? DNN: Nội dung:
“Mimi and her Mirror” là một trong 3 cuốn của bộ trường thiên tiểu
thuyết nói về việc sụp đổ của Saigon và lớp người Việt di dân đầu tiên:
giới trung lưu của xã hội Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Đây là một tiểu
thuyết văn chương hiện đại đúng nghĩa (modern literary fiction), đi vào
nội tâm của nhân vật chính, không phải tiểu thuyết thương mại (genre
fiction). Cuốn thứ nhất (“Sông Hương”) nói về thời Pháp Thuộc và cuộc
di tản 1975, nhân vật chính là con gái đầu lòng của một nhà giáo. Cuốn
thứ hai (“Mimi”) nói về người em gái. Cuốn thứ ba (“Postcards”) , lẽ ra
viết về người em trai út nhưng tôi lại viết về người hàng xóm, một
thuyền nhân. Hình như độc giả Việt Nam chưa ai nhận ra rằng bộ ba tiểu
thuyết nầy dựa trên một gia đình trung lưu của VNCH 2 gái, 1 trai:
"Vương Quan là chữ, nối dòng Nho gia. Đầu lòng 2 ả Tố Nga…” Chu trình viết:
Tôi bắt đầu viết trường thiên này năm 1995 khi đang làm luật sư cho
Mobil ở Á châu. Viết xong bản nháp đầu tiên của “Sông Hương” năm 1997;
“Mimi va Postcards” năm 1999. Hoàn thành 3 cuốn vào năm 2000 thì tôi
bị xe tải đụng suýt chết. Sau đó tôi từ chối việc làm ở Texaco Chevron
và đi dạy luật; 3 cuốn sách bỏ vào tủ vì việc dạy học và biên khảo
ngành luật thương mại ở đại học Denver rất nặng nề, đòi hỏi khoảng 50
giờ một tuần. Năm
2003, tự nhiên nhà Xuất Bản Tự Lực Ravensyard gọi điện thoại cho tôi.
Từ đó, “Sông Hương” được xuất bản. Đến 2009 thì Amazon Publishing, một
chi nhánh của Amazon Corporation, lựa Mimi từ một cuộc thi văn chương
họ tổ chức cùng với Penguin. Khi biết có 3 cuốn, họ mua hết cả 3. Từ
trước đến nay, tôi vẫn chưa hề có đại diện mại bản văn chương (literary
agent). Do duyên nghiệp mà Ravensyard và Amazon tìm ra tôi. Vì thế con
đường xuất bản sách của tôi có thể nói là hi hữu, trái với thông lệ
bình thường.
4- HLC: cô đến Hoa Kỳ năm 1975. Chất liệu cô lấy từ đâu? Cá nhân mình và những người đồng cảnh ngộ chung quanh? DNN:
Từ những gì tôi trải qua, biết, thấy, và áp dụng vào cảnh trí giả tưởng
của tiểu thuyết: một phương pháp dùng trong kịch nghệ gọi là “sense
memory recollection.” Vài ví dụ: tôi đưa vào tiểu thuyết cảnh gia đình
tôi rời Việt Nam bằng máy bay vận tải C130; kinh nghiệm ngoài đời của
tôi khi hành nghề quốc tế trực thuộc Châu Á khoảng thời gian Mỹ bỏ cấm
vận; và kinh nghiệm tôi làm việc trong những tổ hợp luật sư lớn của Hoa
Kỳ. Ngay cả bối cảnh lịch sử cũng là kinh nghiệm đại gia đình của tôi,
hai bên nội ngoại. Thí dụ: cuộc thanh trừng địa chủ ở Bắc, cuộc di cư
1954, hai cuộc thảm sát ở Huế (đồn Mang Cá -- phong trào Cần Vương với
vua Hàm Nghi –rồi Tết Mậu Thân 1968), việc hai vua Thành Thái và Duy
Tân bị lưu đày… Cuộc sống đạm bạc (nhưng tự do và không đói khát) của
công chức và giáo chức cũ ở Saigon , rồi cuộc tranh sống ở Mỹ mà học
vẫn là động cơ và phương tiện tiến thân, cũng chính là cuộc sống của
tôi trước và sau 1975. Hai
thí dụ nữa: để biết cảnh thuyền nhân, đích thân tôi đã ra biển 2 lần,
ở Singapore và Mã Lai, bằng tàu nhỏ, rồi leo lên tàu lớn để vào bờ.
Chuyện hãm hiếp phụ nữ hay trẻ em vị thành niên trong Postcards và Mimi
trở thành biểu tượng cho cuộc hãm hiếp văn hóa của cả một thế hệ hay
dân tộc: tôi cũng hiểu thảm trạng này vì đã từng là luật sư thiện
nguyện cho những phụ nữ và trẻ em bị bạo hành. (Đây là lý do tôi quan
tâm đến truyện ngắn Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu, một biểu tượng xuất hiện
ngay trong lòng nước Việt Nam . Tuy nhiên lối hành văn hay cách dùng
biểu tượng của tôi về đề tài nhạy cảm này khác hẳn cô ta).
http://lh5.ggpht.com/-fnI6OJbvhGE/UJAWPDpYvMI/AAAAAAAAb60/yLfn7DYL_Kk/s1600-h/clip_image007%25255B7%25255D.jpg"> 5-HLC:
Năm 2005, cuốn “Con gái của Sông Hương” gây tiếng vang và dường như gồm
cả vài sóng gió. “Mimi and her Miror” sẽ có những hiệu ứng tương tự
trong cộng đồng Việt? Dương Như Nguyện - GS Luật- Đại Học DenverDNN:
Tôi không nghĩ thế. Cha tôi nhờ Ravensyard gửi vài “review copies” cho
một ít báo chí Việt Nam mà ông là độc giả trung thành. Oái ăm thay một
vài người Việt Nam nhân cơ hội đó công kích tôi, chỉ trích lỗi chính tả
trong “review copies” và thóa mạ luôn nghề luật của tôi. Theo thông lệ
của giới xuất bản Hoa Kỳ, “review copies” là sách nháp được gửi cho
giới điểm sách trước khi sửa bản kẽm. Động
cơ chỉ là lòng tỵ hiềm và nhu cầu gây tiếng vang trong cộng đồng mình.
Đây là vấn đề mạ lị, phỉ báng, và quấy nhiễu chứ không phải sóng gió
văn chương, mà mạ lỵ quấy nhiễu thì phải đưa vào tòa án. Thật ra hiện
tượng này thường có mặt trong những cộng đồng thiểu số bị chấn động bởi
những biến cố lịch sử và xáo trộn xã hội. Không xứng đáng có chỗ đứng
trong ký ức tập thể. "Sông
Hương" và “Postcards from Nam ” đã được các giáo sư của VNCH ngày xưa
dịch cho cộng đồng người Việt rồi. Tôi chưa thấy có nhu cầu dịch Mimi
sang tiếng Việt. Mimi là một tiểu thuyết tâm lý, văn chương (literary
fiction), trong bối cảnh lịch sử 1975. Mimi không theo bất cứ một công
thức nào. Nội dung, theo tôi, khá táo bạo, đòi hỏi việc hiểu tâm lý
nhân vật và cách dùng biếu tượng.
6-HLC:
Giáo sư đại học Florida State và nhà văn đoạt giải Pulitzer, Ông Robert
Olen Butler năm 2010 nhận xét rằng cô kết hợp tuyệt vời giữa văn chương
và luật học. Ông ta nói về tác phẩm “Mimi and Her Mirror”?Cô có thể
giải thích rõ hơn? DNN:
Butler cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết xứng đáng được đọc. Còn sự kết
hợp giữa văn chương và luật học là điều ông nói về tư duy và tiến trình
nghề nghiệp của tôi: vừa làm luật sư vừa viết văn.
7-HLC:
Được biết cô ưa thích các tác giả Graham Greene, Albert Camus, Pat
Conroy, Isabelle Allende, Vladimir Nabokov. Các tác giả này ảnh hưởng
thế nào đến các tác phẩm của cô nhất là cuốn “Mimi and Her Mirror? DNN:
Tính nhân bản và tài năng của họ là động lực và khuôn thước cho tôi
viết. Đặc biệt triết lý nhân bản của Albert Camus; nghệ thuật viết
chính trị rất “wry” (chua chát mà hững hờ) của Graham Greene; khả năng
viết như vẽ tranh vừa tượng hình vừa siêu hình của Isabelle Allende;
cách trình bầy quá sức xúc tích những câu chuyện khó kể nhất của Pat
Conroy. Tôi vẫn còn mong được đem hết những điều này vào chu trình
viết lách của mình. Ba cuốn tiểu thuyết đã xuất bản chỉ là bước đầu,
giúp tôi trả món nợ văn hóa với lịch sử Việt Nam . Nghiệp văn chương:
tôi cho là “Con Đường Thiên Lý.” Trong
Mimi, tôi hy vọng độc giả sẽ tìm thấy cách mô tả gợi hình về những bóng
ma của quá khứ, một chút chua chát về lịch sử và chính trị, những thảm
thương khó nói về những nỗi khổ tâm phải vùi lấp, và một chút gì của
triết lý nhân bản. 8-
HLC: Tôi tò mò rất muốn biết cô đọc cái gì và ảnh hưởng cái gì từ Vladimir Nabokov? DNN:
Tôi đã trả lời vấn đề này, đăng trong sách dịch Postcards from Nam, do
Văn Mới xuất bản. Tôi thán phục Nabokov vì ông viết văn 3 thứ tiếng:
Anh, Pháp, Nga. Văn chương của ông vừa bi thảm vừa khôi hài. Sự tỉ mỉ
về chi tiết thì tuyệt vời, và ông hoàn toàn đứng ngoài cái gọi là đạo
đức. Điều này tôi không chấp nhận được: tôi không thể viết một cách phi
đạo đức như ông. Sông
Hương” của tôi giống Lolita của Nabokov ở điểm trong tiểu thuyết có một
tình yêu trái cấm. Nhưng tình yêu trong Sông Hương” là tình yêu đích
thực, được thăng hoa thành sợi giây gắn bó giữa hai văn hóa trái ngược,
qua dòng lịch sử, còn Lolita theo tôi chỉ là ám ảnh tội lỗi (obsession)
vì có sự chiếm đoạt và hủy hoại người mình yêu. Tôi
hy vọng trong Mimi, độc giả sẽ thấy sự tỉ mỉ của nghệ thuật mô tả,
trong bi thảm cũng có những điểm khôi hài thú vị, cũng như vấn để đạo
đức, được biểu tượng không những qua các nhân vật anh hùng, mà còn qua
nhân vật "phản diện." Nghệ thuật viết văn gọi đó là "hero" và
"anti-hero."
9-HLC: Bút pháp nào thường được sử dụng cho “Con gái của sông Hương” và “Mimi and her Miror”? DNN:
tôi viết theo vô thức nên không chú trọng bút pháp. Gọi là cách kể
truyện thì đúng hơn. Với "Sông Hương,” tôi viết như kể lại một cuộn
phim, nhưng không đi "dưới da" nhân vật về tâm lý, mà trái lại, tôi dựa
trên ký ức của nhân vật. Sông Hương là sự kết hợp giữa 3 hồi ký của 3
nhân vật nữ: bà cố, mẹ, và con gái. Còn bà ngoại thì luôn luôn có mặt,
nhưng không viết hồi ký. Tâm trạng của nhân vật bà ngoại được diễn tả
qua hồi ký của 3 nhân vật kia. Với
“Mimi,” tôi viết bằng cách đi sâu dưới da nhân vật. Cũng có “hồi tưởng
về quá khứ,” nhưng không dựa trên nhật ký của nhân vật.
10-HLC:
Dược biết cô ưa thích nhà văn Khái Hưng. Tôi rất thú vị khi thấy cô
nhận xét rất tinh tế khi nói rằng đọc Khái Hưng, cô liên tưởng đến
Beethoven. Bao giờ cô bắt tay vào việc dịch một truyện ngắn của Khái
Hưng và đó sẽ là truyện gì? Ngoài Khái Hưng, cô có nghĩ rằng cần giới
thiệu cho thế giới biết nhiều hơn về văn chương Việt Nam qua bản dịch
của cô? Và nếu vậy cô sẽ ưu tiên dịch những tác giả nào? DNN:
Tôi không chỉ yêu thích Khái Hưng (KH). Tôi xa xót cho ông như xa xót
cho chính mình và cho nước Việt Nam . Văn chương của KH không có tính
trầm, trang trọng, bao quát như Beethoven (dịch chữ dark, grand,
panoramic), nhưng cả 2 đối với tôi đều là nhà cách mạng tư tưởng và
nghệ sĩ lãng mạn – họ đưa chúng ta đi vào những giấc mơ tuyệt đối. Nếu
có dịp, tôi sẽ dịch “Anh Phải Sống” (Khái Hưng viết chung với Nhất
Linh). Mỗi lần nghĩ đến Bắc Việt, tôi luôn muốn hỏi, "Đê Yên Phụ ở
đâu?" Đê Yên Phụ là nơi “thằng Bò, Cái Nhớn, Cái Bé, Không Anh Phải
Sống." “Anh phải sống,” chỉ 3 chữ, là tất cả triết lý của đời người,
thế nhưng, người phụ nữ đã chọn cái chết một mình thay vì chết cả đôi,
vì “Bò, Nhớn, và Bé” – cũng 3 chữ – con người sinh ra để biết bò, lớn
lên, rồi bé lại, và mẹ hy sinh cho con tức là bảo vệ sự trường tồn của
nhân loại. Chắc
chị Lan Chi sẽ ngạc nhiên, nhưng tôi cũng sẽ dịch "Ông Đồ Bể," loại
sách Hồng mà Khái Hưng viết cho con nít -- giấc mộng của KH, và giấc
mộng của tôi! Chắc
chắn tôi cũng sẽ phải dịch “Trống Mái”, biểu tượng của tình yêu, cái
đẹp, bờ biển Việt Nam hình chữ S, và cuộc cách mạng san bằng giai cấp
trong tình yêu đôi lứa. Ngoài
Khái Hưng, chắc tôi sẽ chọn mỗi tác giả sau đây một truyện ngắn mà tôi
ưa thích: Thạch Lam, Thế Lữ, Lan Khai, Trùng Dương, Nguyễn Mạnh Côn,
Nguyễn Mộng Giác, Doãn Quốc Sỹ. Tôi cũng sẽ ưu tiên cho một truyện
ngắn rất khó dịch và có lẽ ít người biết “Những Ngày Cạn Sữa” của Minh
Quân.
9-HLC:
Vâng, xin chia sẻ với cô về suy nghĩ “ Mỗi lần nghĩ đến Bắc Việt là tự
hỏi là Đê Yên Phụ ở đâu”. Tôi cũng thế. “Đôi bạn” của Nhất Linh đã để
trong tôi một xã hội, một phong cảnh và một văn hóa rất đặc trưng Bắc
Việt và khiến tôi, một cô gái Bắc rời quê hương từ 1954, di cư vào Nam,
luôn hoài niệm về một vùng đất của giòng họ. Tạm
ngưng đề tài văn chương ở đây. Học luật, nữ thẩm phán người Việt đầu
tiên và bây giờ nữ văn sĩ Việt đầu tiên chiếm giải Hoa Kỳ mà vẫn còn
viết được tiếng Việt. Cô còn đam mê trong lãnh vực hội họa. Cô thú vị
với cái mà cô gọi là “Art in Frugality”. Với những gì có trong tay lúc
đó, từ bút chì, bút mực đến sơn móng tay, son môi, cô phác họa trong 20
phút và chỉ dành 40 phút còn lại để hoàn chỉnh bức họa. Tôi tự hỏi như
vậy là “sáng tạo tùy hứng” hay “sáng tạo theo lý trí”? Vì sao cô tự đặt
cho mình một kỷ luật như vậy? DNN:
Đó là "sáng tạo bốc đồng" vì không còn sự lựa chọn nào khác. Kỷ luật
thời gian mà thôi, chứ không phải là kỷ luật của việc tạo hình. Tôi
không có diễm phúc được học vẽ đến nơi đến chốn. Lý do: tôi chọn nghề
luật để sinh nhai, trong giai đoạn cộng đồng người Việt còn phôi thai,
it người học luật, lại “bị” các tổ hợp luật của Mỹ thuộc loại “mega"
chiếu cố, tôi luôn luôn phải làm việc quá nhiều giờ trong ngành luật,
không thể theo đuổi nghệ thuật như mình mong muốn. Bắt buộc tôi phải
hoàn thành họa phẩm trong vòng một tiếng -- cái gì hiện ra trên mặt
phẳng là cái gì tôi muốn nói bằng vô thức. Nếu tỉ mỉ vẽ nhiều giờ, tức
là tôi vẽ nhiều bức nhỏ, mỗi bức khoảng 1 tiếng, rồi họp lại thành một
bức lớn. Tôi gọi việc vẽ vời của mình là "sáng tạo thô sơ" (Raw Art,
không theo trường phái nào cả), "sáng tạo theo ngẫu hứng"
(inspirational) và "sáng tạo theo vô thức" (subconscious painting).
Nói chung là sáng tạo của người không học vẽ (L’Art Brut). http://lh3.ggpht.com/-i-ulN-LeP8E/UJAWQpuYyrI/AAAAAAAAb4A/P1qAvvHonP0/s1600-h/clip_image008%25255B4%25255D.jpg">
Họa "bốc đồng" của Dương Như Nguyện ( cảm hứng khi trả lời 14 câu hỏi của Hoàng Lan Chi) 10-HLC:
Cô đã ép luật phải chung sống với văn chương trong tác phẩm của mình.
Thế còn hội họa? Cách chung sống trong văn chương của hội họa “ made in
Nicole” mang sắc thái gì? DNN: Tôi đă giải thích ở trên. Xin nói thêm như sau: Luật và văn chương:
Tôi luôn luôn công nhận đó là hai thái cực. (Xin đọc bài nghị luận của
tôi về vấn đề này đăng trong tạp chí của đại học California/Los
Angeles: về phuong diện sáng tạo, tôi không đồng ý với luật gia-tư
tưởng gia-thẩm phán Richard Posner trong giới trí thức Mỹ. Ông ta chủ
trương luật, văn chương, và kinh tế có thể liên kết với nhau -- cả 3
bộ môn có thể nhập một! Vẽ và viết:
Trái lại, hội họa và văn chương thì rất dễ gặp nhau. Tôi kết hợp hai
bộ môn này trong Postcards from Nam, bối cảnh di dân và thuyền nhân.
Văn chương và hội họa chỉ là hai con đường để con người đi tìm cái đẹp. Văn chương chung sống với hội họa à la Chez Nicole:
tôi viết văn y hệt như vẽ tranh hay làm phim: có lúc phác họa, có lúc
cũng tỉ mỉ. Tôi đi theo "stream of consciousness" (luồng ý thức thôi
thúc bằng vô thức), vi` thế tiểu thuyết của tôi không kể theo thời gian
tính, và có thểkhó đọc cho một số độc giả.
11-
HLC: Từ văn chương rồi hội họa, Cô có nghĩ tương lai mình sẽ có những
đam mê mới để từ đó khám phá mới và hy vọng thành công mới hay không? DNN:
Tôi muốn được nặn tượng, làm đồ gốm, làm phim, kiến tạo sân khấu, kiến
tạo các vũ điệu, và vẽ kiểu áo, trang trí nhà cửa và cắm hoa, vân vân.
Độc giả có thể không biết, nhưng đam mê lớn nhất của tôi, theo sát tôi
song song với ngòi bút tự hồi tấm bé, là âm nhạc. Nếu tôi dễ tính về
hội hoạ – gì cũng được (anything goes), thì ngược lại, tôi vô cùng khó
tính về âm nhạc. Nếu trời thương, tôi muốn đi từ văn chuong đến sân
khấu và nhạc kịch. Ngoài âm nhạc và viết, thi tôi thích lập luận, tức
là thích trao đổi quan điểm và đối chiếu tư tưởng.
12-
HLC: Độc giả nào không biết chứ vùng DC có thể biết. Ông Phạm Bá Vinh,
chủ nhiệm Sóng Thần ở DC có nói rằng Cô mặc áo tứ thân và hát trong một
buổi nhạc của cụ Nguyễn Túc, rất hay. Cá nhân tôi đã có dịp nghe cô hát
nhạc ngoại quốc trong một sinh nhật của Cỏ Thơm. Giọng hơi khàn, rất
đạt tiêu chuẩn cho một dòng nhạc ngoại. Nhưng có lẽ tạm ngưng hội họa
và các bộ môn nghệ thuật tại đây. Quan sát Dương Như Nguyện, tôi nghĩ
rằng có vẻ như cô được thượng đế ưu đãi và gặp khá nhiều may mắn, cô có
thấy vậy không? Đẹp, học giỏi, thông minh, thông thạo Anh Việt để có
tác phẩm văn chương trong cả hai ngôn ngữ. Với sự ưu đãi của thượng đế,
cô đã làm gì để duy trì và phát triển những tài năng bẩm sinh, những
vốn trời cho? Cụ thể hơn, nhan sắc ấy trang sức gì cho đời, văn chương
ấy nói gì cho đời, kiến thức luật ấy cứu vớt gì cho đời và hội họa ấy
tô điểm gì cho đời? DNN:
Tôi không cảm thấy mình may mắn vì “đẹp học giỏi thông minh.” Còn về
“thông thạo Anh Việt” thì phải học rồi phải hành. Cái may mắn độc nhất
là tôi không phải vượt biên sau 1975. Sự kém mày mắn thì rất nhiều ,
đặc biệt là bị người chung quanh hại vì ganh ty chẳng hạn. Hơn nữa,
sinh ra làm đàn bà và phải sống giữa hai dòng văn hóa, bước đầu 1975
không ai dẫn dắt, chưa hẳn là một may mắn. Người may mắn được trời đãi
ngộ là người “không đẹp, không học giỏi, không thông minh” mà vẫn thành
công và sung sướng, có được tất cả những gì xã hội ao ước. Ngồi mát
mà ăn bát vàng” thì quả thực là may mắn trời cho. Về những vấn đề chị Lan Chi đã sâu sắc nêu lên: Nhan
sắc: Ai đẹp hơn Thúy Kiều? Thẩm Thúy Hằng? Ava Gardner? Marilyn Monroe?
Chuyện gì xảy ra cho họ? Sắc đẹp là phù du. Thí dụ: năm 2000, bị xe vận
tải đụng, tôi bị thương ở mặt. Như được ơn trên bảo vệ, mặt tôi không
bị tàn phá dù có chấn thương. Ở tuổi này, tôi công nhận: Sắc đẹp phải
từ trong toát ra ngoài. Món trang sức chính là gánh nặng. Thông
mình và tài năng xuất chúng, đặc biệt hơn người: Chuyện gì đã xảy ra
cho Cao Ba Quát, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, và ngay cả Nguyễn Du của
chúng ta? Nguyễn Du sống đời quyền quý, nhưng tôi cho rằng định mệnh
của ông cũng thảm khốc: một rung chuyển về ý thức hệ, kẻ sĩ và thân
phận nhược tiểu trong những chuyến đi sứ qua Tàu, và nỗi cô đơn mà ông
đã phải gánh chịu. “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” Tôi xin dẫn chứng thêm một câu nữa lấy từ một cuốn phim của Hollywood , nói bởi nữ tài tử Susan Sarandon: “The world is made for people who aren't cursed with self- awareness.” Thế giới nầy dành cho những người không phải chịu lời nguyền của tri thức.(Tri không có dấu sắc, có nghĩa là “biết".
http://lh5.ggpht.com/-BPBhUNuLHqg/UJAWRnj6UpI/AAAAAAAAb4Q/paIPpMA-3eE/s1600-h/clip_image009%25255B3%25255D.jpg"> http://lh3.ggpht.com/-VmlgmQ7RXjc/UJAWSqPozmI/AAAAAAAAb4g/HRwskagPNj0/s1600-h/clip_image010%25255B3%25255D.jpg"> Dương Như Nguyện 1996&2006 13-HLC:
Vâng, có nghĩa là nhan sắc đôi khi là tai họa và chữ tài liền với chữ
tai một vần. Tuy thế, tôi nghĩ rằng cô vẫn còn “nợ” tôi hai câu hỏi. Nợ
vì văn chương của cô, đã nói gì cho người phụ nữ VN, đã có “giải
thoát” cho họ một vài giây trói nào không? Kiến thức luật đã từng giúp
cho phụ nữ VN được những gì và hội họa với sáng tạo bốc đồng đã làm
“mềm” lòng ai chưa? DNN:
Câu hỏi tuyệt vời. Vấn đề cần được đặt ra cho những nhân vật nổi tiếng
khác của Việt Nam vì họ đã từng được quần chúng Việt Nam tôn sùng! Quan
niệm của tôi: việc đo lường ảnh hưởng của một cá nhân trên tập thể,
lại là một con đường thiên lý thứ hai! Có khi đã chết rồi, sự đo lường
vẫn chưa ngã ngũ. Đây là cưu mang của tất cả chúng ta. Tôi muốn nói
đến một từ tiếng Anh, lấy từ tiếng Pháp, gọi là “Noblesse Oblige.” Tạm
dịch ra tiếng Việt là “nghĩa vụ.” Trong một bài diễn thuyết cho học
sinh thủ khoa và á khoa các trường trung học ở Texas , tôi đã giải
nghĩa từ nầy bằng cách kể lại câu chuyện mà cha tôi luôn kể cho các con
nghe: chuyện con voi của Đức Trần Hưng Đạo. Sẽ nhắc lại ở dịp khác. Ở đây tôi phải trả lời chị Lan Chi một cách cụ thể: 1) Nhan sắc:
Có thể đem phục vụ tha nhân. Điển hình là Huyền Trân Công Chúa. Nhan
sắc cũng có thể làm phụ nữ ấm thân và tạo công danh (trường hợp của tài
tử Pia Zadora chẳng hạn. Ngay cả con người tài năng Georgia O’Keefe
cũng đã phô trương cái nhan sắc rất đặc biệt của mình qua ống kính của
người bạn đời.) Có thể vì tôi quá độc lập, cho nên từ trước đến giờ,
tôi chưa hề muốn đi theo thông lệ ở Mỹ, lấy tên một người đàn ông làm
tên mình. Trước sau, ở dòng chính tôi vẫn là “Ms. Duong” lúc nào cũng
phải tranh sống. Nhan sắc, nếu có, có thể đã giúp tôi gặp một số người
rất đặc biệt, nhưng nói chung, nhan sắc là … vô tích sự, chỉ làm tốn
thì giờ, tốn tiền bảo dưỡng và ăn diện mà thôi! 2) Tư tưởng: Trong
luận án ở Harvard, “Phụ nữ Việt Nam : chiến sĩ và thi sĩ.” tôi nêu lên
8 yếu tố rủi ro khi phải đối diện với vấn đề nữ quyền ở Việt Nam trong
đầu thập niên 1990 – được giới hàn lâm về luật ở Mỹ coi là “seminal”
(chính yếu, nổi bật). Từ lúc đó cho đến bây giờ, có tác dụng gì không
ở nước Việt Nam ? Thưa không. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng, luận án sẽ
là niềm an ủi cho bất cứ phụ nữ Việt Nam nào phải chịu đựng bất công xã
hội, vì sự chiến đấu với hoàn cảnh phải bắt đầu bằng ý chí tu dưỡng
tinh thần: Ý thức rằng tất cả chúng ta đều có thể trở thành chiến sĩ
và thi sĩ: từ Trưng Vương cho đến Hồ Xuân Hương, cả hai đều trở thành
bất tử! Từ đó, trong
suốt hơn thập niên trong nghề khoa bảng, 8 tập nghị luận của tôi được
đăng tải trong dòng chính: từ việc khai thác dầu khí quốc tế, cho đến
cuộc tranh chấp chủ quyền quốc gia ở đảo và biển Đông, qua đến vấn đề
công nghệ hóa và vi tính hoá các nước chậm tiến trong kỷ nguyên toàn
cầu cho thế kỷ 21 bằng thông minh nhân tạo (artificial intelligence).
Tổng cộng khoảng 3000 footnotes cho 8 tập. Những cái đó có tác động gì
không trên các chính trị gia làm chính sách? Tôi nghĩ là không. Thế mà
tôi vẫn tiếp tục làm công việc “gieo mạ này dù có về hưu sớm. Lại một
con đường thiên lý thứ 3. 3) Giáo dục:
Trong hơn 11 năm dạy học, các sinh viên (nam có nữ có, đen, trắng,
vàng, đủ sắc, tìm đến tôi như một người hướng dẫn (mentor), và một số
đoàn thể cộng đồng Việt Nam hay đưa cho tôi việc đọc diễn văn (keynote
speaker). Thế nhưng, tất cả các sinh viên nghèo, kém khả năng tiếng
Anh ở Việt Nam, rất nhiều em xanh xao ốm yếu từ đồng quê lên tỉnh,
không bao giờ có cơ hội du học tại Mỹ: tôi bó tay không giúp được các
em. Tiếng nói, lời giảng bài của tôi cũng chẳng đến được tất cả các em
một cách hữu hiệu và trực tiếp. 4) Nghề luật:
Từ 1986, bắt đầu ngay lúc mới ra trường, tôi đã bào chữa một số các vụ
án thiện nguyện không lấy thù lao, mà phí tổn tổng cộng lên cả trăm
ngàn Mỹ Kim (nhiều vụ án). Thí dụ: tổ hợp Wilmer Cutler (bây giờ là
Wilmer Hale), ở Washington , D.C. đã đài thọ cho tôi cãi miễn phí cho
người con của một cựu quân nhân VNCH. Tuy thế, tôi chưa hề mở văn phòng
phục vụ cho người Việt để kiếm sống trong cộng đồng người Việt. Cũng
chưa hề phổ biến trước công chúng về những công trình và các vụ án
thiện nguyện nầy. Năm
tôi làm thẩm phán, xảy ra vụ một sinh viên y khoa Việt Nam bị giết chết
vì tổ chức skinhead. Nếu vụ này đã xử và kẻ phạm tội đã phải đền tội,
như một “hate crime,” thì qua cuộc phỏng vấn nầy, 20 năm sau, tôi xin
nhờ Báo Bút Tre và blog Hoàng Lan Chỉ chính thức gửi lời tôi xin lỗi
đến người mẹ của sinh viên bị đánh chết. Lúc ấy, vì chức vụ thẩm phán,
tôi không thể can thiệp vào vụ án, và tôi đã phải bó tay lặng yên đứng
ngoài nỗi đau khổ và tiếng kêu thương của bà. Tôi
đã nói thẳng với đồng nghiệp trong nghề luật: xin đừng vì sự hiện diện
của tổng thống Obama trong tòa Bạch Ốc mà nghĩ rằng việc kỳ thi chủng
tộc đã hết ở đất nước nầy. Hiện nay, có một gia đình Việt Nam ở một
thành phố xa xôi không thuộc về thủ phủ của người ty nạn Việt Nam, đã
lên tiếng xin sự ủng hộ của cộng đồng vì họ là nạn nhân kỳ thị chủng
tộc. Tôi đã nói chuyện này với một số đoàn thể thiện nguyện Á Châu, kể
cả tổ chức 80-20 (sáng lập bởi người Á Đông đầu tiên đắc cử chức vụ Phó
Thống Đốc tiểu bang Delaware). Không tổ chức nào muốn giúp gia đình
Việt Nam này. Tôi vẫn còn tiếp tục cố gắng tìm. Rất buồn mà phải nói
với chị Lan Chi, rằng đã 40 năm qua, cộng đồng Việt Nam vẫn chưa có một
cơ sở toàn quốc (national) với ngân sách để chúng ta bênh vực lẫn nhau
về mặt luật pháp (legal defense fund), nhất là về kỳ thi chủng tộc hay
vi phạm nhân quyền. 5) Nói qua địa hạt văn chương:
Những nhận xét của độc giả về 3 cuốn sách của tôi trên amazon.com cho
thấy độc giả Mỹ có thay đổi cách nhìn về Việt Nam và người di dân, và
có hiểu được tiếng nói của nhân vật và tác giả. Tuy nhiên, những định
kiến, những sai lầm về dữ kiện, những xuyên tạc, ác ý, bỏ quên hay bóp
méo lịch sử, vẫn đầy dẫy ngoài kia… 6) Việc vẽ vời của tôi có ảnh hưởng đến ai không?
Tôi không rõ vì chưa bao giờ có diễm phúc được triển lãm, dù rằng có
đem tranh di cho công tác xã hội. Vài lần tôi diễn thuyết trước công
chúng về L’Art Brut, đều có người muốn mua tranh, nhưng tôi chưa bán,
thì những người muốn mua tranh đã… biến mất! Tuy nhiên, tôi cảm nhận
rằng kiểu vẽ “sáng tạo bốc đồng” của tôi gần gũi với những phụ nữ bình
thường, bất kể màu da. Thí dụ: có một bức tôi vẽ người phụ nữ tập hát
mà không hát được vì đã bị chận ngay cổ họng bởi một cành hoa uất kim
hương mềm mại, mang vóc dáng của một nàng vũ nữ tý hon....tôi đặt tên
bức tranh này là “Diva and her tulip dancer…” Hai phụ nữ, một người
chặn họng người kia? Hay là 2 hình thái khác nhau trong cùng một phụ
nữ: một xung đột nội tâm? Bức tranh này, khi tôi chiếu bằng powerpoint,
đã làm một phụ nữ da đen trong cử tọa vô cùng xúc động. Nhưng rồi bà ta
cũng…biến mất!
13-HLC:
Tôi xin ghi nhận câu nói của cô “ 40 năm qua, cộng đồng vẫn chưa có một
cơ sở toàn quốc để bênh vực đồng hương về mặt luật pháp, nhất là lãnh
vực kỳ thị và định kiến”. Hy vọng bài tâm tình này sẽ đến tai các vị
luật sư Việt khác và …biết đâu? Tôi nghĩ là mình có quyền hy vọng! Tôi
rất thú vị khi được biết cô có vẻ chú tâm lãnh vực giải trừ nạn buôn
người. Cô đã làm những gì trong lãnh vực này? Và còn chương trình học
bổng Fulbright? DNN: 1) Tệ trạng buôn người:
Năm 2005, sau khi giới truyền thông của Mỹ đã cảnh tỉnh chúng ta về các
nhà chứa ở Cambodia và trẻ em Việt Nam . tôi cũng như bao người khác đã
căm phẫn và rung động. Ở đại học Denver , tôi một mình làm công tác
nghiên cứu luật quốc tế về tệ trạng buôn người. Năm 2008, tôi lên Hoa
Thịnh Đốn để diễn thuyết cho sinh viên thực tập về vấn đề nầy. Mãi đến
năm 2010, đại học Seattle tìm đến tôi và xin phép được đăng kết quả của
công trình nghiên cứu. Qua năm 2011, bài, “Câu chuyện thương tâm của
Đông Nam Á,” được đăng ở Seattle Journal for Social Justice, có tất cả
183 footnotes. Seattle có đưa lên mạng lưới và quý vị có thể
“download.” Tôi đưa ra 13 thử thách, 1 đề nghị về xã hội, và 8 đề nghị
về luật pháp, trong đó có mục tiêu nới rộng chủ thuyết “trách nhiệm của
chính phủ” (state responsibility doctrine) trong công pháp quốc tế
(public international law). Muốn thực hiện được chủ thuyết này để
chống nạn buôn người xuyên quốc gia, cần sự áp dụng của thẩm phán liên
bang Hoa Kỳ trong các vụ án liên quan đến đạo luật “Alien Tort Claims
Act” của Mỹ, và sự thành hình các cơ cấu luật pháp xuyên quốc gia,
xuyên chính phủ, gọi là “international criminal tribunals.” 2) Chương trình Fulbright:
Đây là chương trình giáo dục quốc tế nổi tiếng, lấy ngân sách từ Quốc
Hội, qua Bộ Ngoại Giao và các toà Đại Sứ Mỹ. Tôi chỉ là phần tử thi
hành. Có 2 cơ chế trong Fulbright: cơ chế học bổng cho sinh viên, và
cơ chế học giả – Ở ngoài vào Mỹ là để tu nghiệp, nhưng từ Mỹ bước ra là
các học giả hay chuyên gia xuất sắc được tuyển chọn để giảng dạy,
nghiên cứu, và truyền bá văn hóa Hoa Kỳ. Tôi thuộc về cơ chế học giả,
giảng dạy luật kinh doanh và hiến pháp Mỹ bằng tiếng Anh, bao gồm luôn
một công trình nghiên cứu hàn lâm gọi là “Law and Society.” Tôi cho
rằng mục tiêu của Fulbright là vận dụng giáo dục để thay đổi bề mặt thế
giới cũng như cái nhìn về nước Mỹ. Fulbright đã được đưa vào VNCH
trước 1975, và chính cha tôi là một trong những học giả Fulbright đầu
tiên của Việt Nam được người Mỹ đưa qua đây tu nghiệp. Theo tôi,
chương trình Fulbright tiêu biểu cho một phần chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ đối với Việt Nam ngày hôm nay.
14-HLC: Trước khi tạm biệt xin cho biết kế hoạch 5 năm, 10 năm sắp tới của cô? DNN:
Tôi có nhắc đến sơ sơ rồi. Những cái gì chưa làm mà muốn làm thì sẽ
phải cố gắng làm trước khi già lão. Còn được hay không là chuyện
khác. Tôi nhắc lại, những con đường thiên lý... http://lh5.ggpht.com/-2aHU5IpgyqY/UJAWTwOFniI/AAAAAAAAb64/gzQp46-Gb8c/s1600-h/clip_image011%25255B3%25255D.jpg - Nếu chị Lan Chi đòi hỏi chi tiết kể hoạch tương lai, tôi xin trả lời gián tiếp: Nhà kinh tế John
Maynard Keynes đã thốt lên câu bất hủ: “Trong dài hạn, tất cả chúng ta
đều sẽ chết.” Tư tưởng gia Benjamin Franklin thì nói theo kiểu Mỹ rất
ư là thực tế: “Trên đời này chỉ có hai việc chắc chắn: đóng thuế, và
chết.” Albert Camus thì đăm chiêu: “Cách cống hiến thật hào hiệp cho
tương lai là cống hiến tất cả cho hiện tại.” (Câu này khó dịch; tôi xin viết nguyên tác: “La véritable générosité envers l’avenir consiste à tout donner au present!”). Chúc blog Hoàng Lan Chi luôn luôn như đóa hoa lan quý tỏa hương dưới nắng ấm.
HLC: Xin cảm ơn cô Dương Như Nguyện.
Ông Nguyễn Ngọc Anh, Cựu Chủ Tịch cộng đồng NVQG Arizona đã viết cho tôi như sau trong những thư từ cá nhân qua mail : “
Cô ta (DNN) là viên ngọc quý, cần được khám phá (hay đúng hơn, cần tạo
cơ hội cho người khác khám phá.) Tư cách. Thâm thuý. Có tình tự dân
tộc. Có chiều sâu triết học. Anh không dùng chữ 'khôn khéo' vì nó
thường đồng nghĩa với không chân thật, nhưng cô ta là người biết cách trả lời để lôi kéo độc giả về với suy nghĩ của mình.” Tôi
nghĩ, tôi đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ. Bài tâm tình này là cơ hội
tôi gửi Dương Như Nguyện đến với mọi người. Trước tôi đã có Lưu Nguyễn
Đạt, Nguyễn Xuân Hoàng, Việt Bằng nhưng cái cách một phụ nữ đến với một
phụ nữ như tôi đến với cô, có lẽ tôi là người đầu tiên? Con đường thiên
lý có ngắn hơn chăng khi có người khám phá hay đồng hành? Xin tạm biệt và hẹn một tâm tình khác.
Hoàng Lan Chi thực hiện 2012
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 08/Nov/2012 lúc 4:36pm
THI TRƯỞNG GỐC VIỆT ĐẦU TIÊN TẠI WESTMINSTER
http://lh5.ggpht.com/-XMFCaguPhAw/UJv7E9S6d_I/AAAAAAAAc5s/tnFZXwH0oK4/s1600-h/thi%252520truong%252520Westminster%25255B9%25255D.jpg">
Theo LA Times, Tri
Ta (Tạ Đức Trí) 39 tuổi, thị trưởng lâm thời của Wesminster, đã giành
được 42% số phiếu ủng hộ trong một cuộc chạy đua gồm 5 ứng viên.
Trong
nhiều tuần trước khi chiến thắng, khi Ta đến tòa thị chính thành phố
Wesminster, anh đã được mọi người chào đón bằng những câu như "Xin chào,
ngài thị trưởng tương lai", "Đường này, thưa ngài thị trưởng". Tuy
nhiên, ủy viên hội đồng thành phố 6 năm này chỉ đáp lại các đồng nghiệp
bằng một câu chào hoặc cái bắt tay, chứ không nhận chức danh trên.
Hôm
qua, Ta có cuộc trả lời phỏng vấn với các đài phát thanh. Ông và vợ là
Que Anh Doan, một dược sĩ, là tác giả của ba tập thơ. Họ đã có hai con
gái và đang sống tại Mission del Amo gần Little Saigon. "Tôi
rất hạnh phúc. Điện thoại không ngừng reo với hơn 100 người gọi đến, có
cả tin nhắn trên Facebook nữa", Ta kể khi ông lái xe từ điểm hẹn này
đến một điểm hẹn khác, bất chấp việc chỉ ngủ được vài tiếng đồng hồ. Trong
những năm qua, các cử tri gốc Việt tại quận Cam từng đi bỏ phiếu bầu ra
thẩm phán gốc Việt, giám sát quận, dân biểu gốc Việt, nhưng chức vụ cao
nhất ở Westminster thì chưa bao giờ là người gốc Việt. Hai ứng viên gốc
Việt là Chuyen Nguyen và http://caonienbachhac2011.blogspot.com/2012/11/thi-truong-goc-viet-au-tien-tai.html# - by Text-Enhance - Andy Quach cũng từng tham gia chiến dịch tranh cử chức thị trưởng Wesminster nhưng đều thất bại. Ta
dự kiến sẽ nhậm chức vào ngày 12/12 tới, kế nhiệm thị trưởng hiện tại,
cũng là thị trưởng lâu năm nhất của thành phố, Margie Rice. Ta cho biết
ông vẫn đang học hỏi kinh nghiệm từ bà Rice bằng cách tham gia vào các
cuộc họp cùng thị trưởng. "Bà
ấy hướng dẫn cho tôi. Tôi muốn tiếp nối công việc của bà ấy suôn sẻ.
Tôi rất cảm ơn các nhân viên của tòa thị chính, các thành viên trong
cộng đồng của tôi và tất cả những người đã ủng hộ tôi trên khắp thành
phố này", Ta nói. Wesminster,
thành phố thuộc bang California, là nơi khai sinh Litte Saigon, khu vực
có nhiều người Việt sinh sống nhất nước Mỹ. Hơn một phần ba trên tổng
số 91.000 dân toàn thành phố là người gốc Việt st.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Nov/2012 lúc 11:43am
http://baomai.blogspot.com/2012/11/elizabeth-pham-phong-van-ac-biet.html - Elizabeth Phạm Phỏng Vấn Đặc Biệt
http://www.youtube.com/watch?v=XD1Uh8fltSQ&feature=endscreen&NR=1">
Bấm trên hình để nghe phỏng vấn trên Youtube
Miracle Woman Marine Corps Pilot Captain Elizabeth Pham
Mời các bạn xem sinh hoạt trên hàng không mẫu hạm USS Nimitz - biển động
http://www.youtube.com/watch_popup?v=4gGMI8d3vLs - http://www.youtube.com/watch_popup?v=4gGMI8d3vLs
http://www.youtube.com/watch_popup?v=S0yj70QbBzg - http://www.youtube.com/watch_popup?v=S0yj70QbBzg
http://pppre.s3.amazonaws.com/2c6d9ba153f70295/a/ee276f15dc1249a5b4bd0f34a3b877c0.jpg">
After
initial flight training at the Naval Air Station in Pensacola, Floria,
she was selected to participate in one of the first "total syllabus" jet
curriculum cl***es and became the first Asian to become a Fixed Wing
Naval Aviator and was later deployed to Iraq, becoming part of the first
all-female F/A-18 aircrew and flying over 130 combat missions. In 2008,
she served a second tour in Iraq, racking up a total of 1,000
mishap-free flight hours in the F/A-18. Sources: Asian Legends: http://content.yudu.com/Library/A18cuc/NewrozAsianLegends/resources/10.htm - http://content.yudu.com/Library/A18cuc/NewrozAsianLegends/resources/10.htm First Miracle woman video: http://www.youtube.com/watch?v=b57yhwQyaww - http://www.youtube.com/watch?v=b57yhwQyaww Second Miracle woman video: http://www.youtube.com/watch?v=teORk0T7-O0 - http://www.youtube.com/watch?v=teORk0T7-O0 Vietnamese News article: http://www.thienlybuutoa.org/Misc/F18-WomanPilot-ElizabethPham.htm - http://www.thienlybuutoa.org/Misc/F18-WomanPilot-ElizabethPham.htm F18 Pilot Elizabeth Pham: http://lizpham.blogspot.com/ - http://lizpham.blogspot.com/
Photo: US Navy LCDR Christopher Phan and US Marine Corps Pilot Captain Elizabeth Pham
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 03/Apr/2013 lúc 9:07am
Người
dược sĩ khuyết tật và ngôi nhà mơ ước
|
|
|
Ngọc Lan/Người
Việt
FOUNTAIN VALLEY (NV) -
Ước mơ gần 10 năm qua về việc có
một ngôi nhà nhỏ dành để chăm sóc các vị cao niên của người dược sĩ có vóc
dáng nhỏ nhắn Mai T. Nguyễn nay đã thành hiện thực.
|
Dược
Sĩ Mai T. Nguyễn và chiếc nón, kỷ vật của ba cô. (Hình: Ngọc
Lan/Người Việt) | Việc mở một ngôi
nhà để chăm sóc người cao tuổi không phải là chuyện đầu tiên xuất hiện nơi
đây. Nhưng khi giấc mơ đó được thực hiện bằng tấm lòng của một người
khuyết tật, đang là dược sĩ tại bệnh viện Fountain Valley, cũng là chủ
tịch hội từ thiện Trái Tim Bác Ái, lại là điều khiến người ta phải suy
nghĩ. 'Loving Care Senior Home' - Ngôi Nhà Yêu Thương
Nếu
như “nursing home” thường đông đúc người và khiến người ta có cảm giác
mình đang ở “bệnh viện” thì mô hình “ngôi nhà yêu thương” mà Dược Sĩ Mai
T. Nguyễn đang thực hiện khiến người ta cứ ngỡ như mình đang ở nhà! Mà
quả thực đó là một ngôi nhà, như bao ngôi nhà khác. Có điều nó sạch sẽ,
tươm tất và luôn có y tá túc trực, có dược sĩ theo dõi thuốc men, chuyện
trò cùng người cao tuổi sinh sống tại đây.
|
Dược Sĩ Mai T.
Nguyễn (giữa) và vợ chồng ông bà Steve và Eileen Kaufmann, khách
hàng của cô. (Hình: Ngọc Lan/Người
Việt) | Ngôi nhà khang trang có
tên “Loving Care Senior Home” rộng gần 7,500 sqft, tọa lạc tại số 9435
Kiwi Circle, Fountain Valley, thoạt trông không khác gì những ngôi nhà yên
tĩnh, đẹp đẽ xung quanh. Tuy nhiên, khi cửa chính mở ra, cả gian phòng
khách rộng lớn, tràn ngập ánh nắng đập ngay vào mắt mọi người. Cũng từ vị
trí này, qua chiếc cửa sổ, người ta có thể nhìn thấy một khoảng sân thật
lớn phía sau với giàn hoa giấy đỏ rực, với những cây dừa, cây cọ xanh um.
Ðây chính là nơi lưu trú của một số người cao niên trong những ngày tháng
tới, như chính ngôi nhà của họ.
Bước vào cửa, phía bên trái là năm
căn phòng nhỏ, căn nào cũng có cửa sổ nhìn ra khoảng trời đầy nắng. Nơi
đây có hai phòng đôi và hai phòng đơn dành cho sáu người bệnh. Ngoài ra,
còn có một phòng dành riêng cho y tá hay người chăm sóc.
“Mặc dù
vừa khai trương và đến ngày đầu Tháng Tư các bệnh nhân mới dọn đến ở,
nhưng tất cả các giường đều đã có người ghi danh hết rồi.” Dược Sĩ Mai cho
biết.
Cùng với đông người ghé thăm ngôi nhà trong ngày khai trương
là hai vợ chồng ông bà Steve và Eileen Kaufmann, người đang chuẩn bị đưa
bà mẹ 98 tuổi đến ở vào thời gian tới.
“Chúng tôi đã đến xem nhà
của Mai trước rồi và cảm thấy cô bắt đầu công việc một cách tuyệt vời.
Phòng ốc ngăn nắp, patio lớn, mọi thứ đều rất đẹp đẽ và gọn gàng. Hơn nữa,
chúng tôi rất thương Mai.” Bà Kaufmann nói một cách chân tình.
Theo
lời bà Kaufmann, mẹ bà hiện đang ở một nhà hưu dưỡng khác khoảng hơn năm
năm nay, “nhưng tôi thấy việc chuyển bà đến đây sẽ tốt hơn cho bà. Và đây
cũng là nơi tốt cho tất cả mọi người.”
Tiếp lời vợ, ông Kaufmann
cho biết thêm, “Chúng tôi cũng nghe, cũng biết về Mai là người có trái tim
nhân hậu. Chúng tôi cảm thấy mẹ tôi sẽ an toàn khi ở đây.”
Trong số
sáu người khách lưu trú trong thời gian tới, có hai người Việt Nam, cũng
là hai người trẻ tuổi nhất, một ngấp nghé 60, mang trong mình căn bệnh
tiểu đường và những biến chứng của nó, người còn lại cũng khoảng 65, “đang
ở nơi toàn người Mỹ, nay nghe nơi này có người Việt Nam nên muốn chuyển
đến đây ở.” Dược Sĩ Mai tiết lộ.
|
Dược Sĩ Mai T.
Nguyễn (trái) và một trong những vị khách lưu trú tại “Loving Care
Senior Home,” bà Loavern, 78 tuổi. (Hình: Ngọc Lan/Người
Việt) | Nói về ý tưởng hình
thành “Loving Care Senior Home,” người phụ nữ nhỏ nhắn này nhớ lại quãng
thời gian đang còn thực tập tại bệnh viện. “Lúc còn đang đi thực tập, một
bà y tá gợi ý nếu tôi thích công việc chăm sóc bệnh nhân thì nên mở một
ngôi nhà như thế này nếu có điều kiện. Tôi rất thích lời gợi ý đó và ấp ủ
ước mơ đó cả 10 năm nay.”
Cô tâm sự, “Mỗi ngày tôi làm việc với rất
nhiều người, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Khi họ yếu, hoặc ngay cả
khi họ hấp hối, thấy rất buồn, mình có mặt trong giờ phút đó với họ, cùng
với gia đình họ chia sớt những nỗi đau. Mối quan hệ giữa mình với bệnh
nhân quan trọng lắm, không chỉ là chuyện mình đưa họ thuốc uống, thế là
xong đâu. Mình tới nói chuyện với họ sẽ khiến họ cảm thấy đỡ hơn rất
nhiều.”
“Làm người, ai cũng yêu thương bố mẹ hết nhưng đôi khi mình
không có đủ thời gian và khả năng để chăm sóc cha mẹ già 24/24 thì nơi đây
giống như ngôi nhà cho họ ở. Chỉ nhận có sáu bệnh nhân thôi, với hai y tá
túc trực thường xuyên.” Dược Sĩ Mai giải thích thêm về lý do vì sao người
cao tuổi cần đến nơi này.
Bên cạnh đó, mỗi tuần vài lần còn có
người đến hướng dẫn tập thể dục, tập Taichi, trò chơi, và khoảng sân sau
nhà sẽ dành cho các vị cao niên nào yêu thích trồng cây cảnh, có nơi tiêu
khiển.
Vấn đề ăn uống của những người khách lưu trú tại đây cũng
được quan tâm “tùy theo tình trạng sức khỏe, thức ăn hầu hết sẽ được nấu
tại chỗ để tính toán liều lượng đường muối cho phù hợp với sức khỏe mỗi
người.” Chủ nhân ngôi nhà cho biết.
Chi phí căn bản hiện nay là
$2,700/tháng cho một người ở phòng đôi. “Tùy theo tình trạng sức khỏe và
yêu cầu của từng người mà chi phí sẽ được tính thêm chút ít.” Tuy nhiên,
“Loving Care Senior Home” cũng nhận những chương trình trợ giúp của chính
phủ. Người dược sĩ vượt lên trên số phận
Vài năm gần đây,
hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé như một “chú lùn” xuất hiện thường xuyên
trong nhiều chương trình từ thiện, đặc biệt là các hoạt động dành cho trẻ
em bị bệnh tự kỷ (austism) và khuyết tật mang tên “Trái Tim Bác Ái” trở
nên khá quen thuộc với nhiều người.
Tuy nhiên, hành trình vượt lên
số phận mặc cảm tự ti về căn bệnh bẩm sinh không cho mình có được dáng vóc
bình thường như bao người khác của dược sĩ Mai T. Nguyễn lại là câu chuyện
không nhiều người biết.
Cô bắt đầu câu chuyện về chính bản thân
mình có phần rụt rè hơn những khi cô nói về các dự án dành cho hoạt động
thiện nguyện mà cô thường làm.
Vượt biên sang Mỹ cùng với gia đình
vào năm lên sáu tuổi, khi cô đã mang chứng bệnh “co rút gân” từ lúc mới
chào đời.
“Khi còn nhỏ, tôi chơi với bạn bè thì đứa nào cũng bằng
nhau. Nhưng đến khi tụi nó lớn lên thì mình cũng vẫn cứ như vậy thôi. Nhất
là đến tuổi biết yêu thì thấy rất là khó khăn, khổ sở. Thấy bạn mình có
người yêu, có bạn bè, tôi tủi thân lắm. Làm người bình thường mà, làm sao
tránh khỏi tâm trạng như vậy.” Dược Sĩ Mai kể.
“Không chỉ là yêu
đương mà nhiều trò chơi, mình cũng không thể chơi được như những đứa con
nít bình thường khác. Nhiều lúc chỉ đứng khóc thôi. Có khi đi chợ, đơn
giản nhất như chuyện vói tay lấy đồ, mình cũng không lấy tới. Tự hỏi tại
sao mình không lấy được, mình không giống như người ta. Có hôm đi chợ,
trèo lên lấy đồ rồi bị té...” Cô nhớ lại, gượng cười, trong khi nước mắt
cứ rơi. Cảm thấy “cây thánh giá mà Chúa cho con mang nặng quá!” Cô
khóc, khóc rất nhiều.
Từ một đứa học trò giỏi, bước vào tuổi 13,
14, cô bắt đầu “học tuột xuống cái vèo” khi nhận ra nỗi buồn và mặc cảm
bản thân.
Cô kể, “Tôi đua đòi, ham muốn cái này cái kia. Ði chơi
phá làng phá xóm, nhuộm tóc đỏ, tóc vàng dựng đứng, rồi cắt tóc như con
trai. Suốt ngày chỉ đi chơi thôi, 'đầy đủ các món ăn chơi,' bạn bè kêu làm
gì cũng làm, không quan tâm gì hết, không cần biết gì hết, vì lúc đó nghĩ
mình có gì mất đâu mà lo. Thực sự nếu không có gia đình cầu nguyện thì có
lẽ tôi cũng đi bụi đời rồi bởi vì không thiết cái gì hết. Buồn quá
rồi!”
Tuy nhiên, đến khoảng năm học lớp 11, cô “dần dần suy nghĩ
lại.”
“Cũng như tôi, bố mẹ tôi khóc rất nhiều. Tôi cảm thấy an ủi
vì biết lúc nào bố mẹ cũng đứng sau lưng tôi, giúp tôi vượt qua mọi khó
khăn. Chỉ có điều đó làm cho tôi sức mạnh, chứ ngoài ra tôi không có một
sức mạnh nào hết.” Cô Mai nói tiếp.
Người con gái tật nguyền đó
nhận ra mình cần phải bắt đầu lại cuộc đời mới khi đặt chân vào đại học.
“Tôi học lại từ đầu, vì điểm tôi quá dở. Nhưng khi đã chịu học thì cái đà
lên rất nhanh.”
Năm 2003, Mai T. Nguyễn tốt nghiệp dược sĩ từ
trường Western University ở Pomona.
“Học dược là theo ý nguyện của
bố tôi, vì lúc đó tôi cũng chẳng biết mình thích cái gì nữa. Nhưng khi vô
ngành rồi thì càng học càng thích, càng mê và cảm thấy cám ơn bố rất nhiều
khi đã chọn cho tôi ngành phù hợp với bản thân mình.” Cô Mai nói
thêm.
Một năm sau khi tốt nghiệp và có việc làm ổn định, người dược
sĩ trẻ bắt tay vào việc làm thiện nguyện. Ðến năm 2008, Hội Trái Tim Bác
Ái ra đời, trở thành điểm tựa cho nhiều phụ huynh gốc Việt có con em bị
bệnh tự kỷ và khuyết tật.
Năm 2009, sau hơn 30 năm rời khỏi Việt
Nam, người dược sĩ khuyết tật có trái tim luôn hướng về những người đồng
cảnh ngộ, trở về quê hương lần đầu tiên, khởi đầu cho những việc thiện
nguyện tại đây.
Cầm trên tay chiếc nón có hình huy hiệu của một
thành viên từng làm việc cho CIA, vật kỷ niệm duy nhất mà ba cô để lại khi
ông qua đời vào năm 2009, cô Mai nói trong nước mắt hạnh phúc, “Nhìn lại,
tôi cảm thấy rất cám ơn Thiên Chúa đã bảo vệ cho tôi, cám ơn gia đình đã
không bao giờ mất tin tưởng nơi tôi, đây là điều rất quan trọng. Niềm tin
mà ba tôi đặt vào tôi rất mạnh vì ba tôi lúc nào cũng tin tưởng tôi sẽ làm
được chuyện. Vì sự tin tưởng đó mà tôi có thể đứng vững tới bây
giờ.”
“Có thể do tôi đã nhiều lần vấp ngã nên tôi cảm thấy quý cuộc
đời hơn. Cũng nhờ tôi tiếp xúc với bệnh nhân nên tôi thấy quý cuộc đời
hơn. Tôi vẫn nhớ ba tôi thường nói, 'Con cố sống mỗi ngày như ngày sau
cùng của con. Hãy cố gắng giúp càng nhiều người càng tốt. Giúp tha nhân
cũng chính là giúp bản thân mình.'”
Nụ cười sau nước mắt của người
dược sĩ khuyết tật giàu trái tim bác ái dường như rạng rỡ hơn trong nắng
ngày
Xuân.
|
__._,_.___
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 16/Apr/2013 lúc 11:55am
Một khoa học gia người Việt được chọn vào danh sách 100 thiên tài đương thời thế giới.
-
Tác Giả: VietnamNet Bridge
Tiến sĩ vật lý Võ Đình Tuấn, Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ)
Nhờ
vào những thành quả nghiên cứu xuất chúng, ông Võ Đình Tuấn, tiến sĩ
vật lý gốcViệt vừa được Công ty Tư vấn Toàn cầu Creator Synectics chọn
là một trong số 100 thiên tài đương thời thế giới.
Ngoài cương
vị là Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina (
Hoa Kỳ), ông Tuấn còn là thành viên Hàn lâm viện Hóa học Hoa kỳ, biên
tập viên và cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành.
Năm
17 tuổi ông Tuấn rời Việt Nam sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân
vật lý (1971) rồi sau đó bằng tiến sĩ Sinh Vật lý Hoá học tại Viện
Federal Institute of Technology (1975). Ông sang định cư tại Hoa kỳ vào
năm 1975.
Ông Tuấn nhận bằng phát minh đầu tiên vào năm 1987
khi sáng chế ra loại thẻ (badge) nhỏ và dễ sản xuất , có thể gắn lên áo
của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường hoá chất độc hại.
Sau giờ làm việc các thẻ này sẽ đươc một máy scan quang học đọc và ghi
lại thông số của các hóa chất độc hại mà công nhân có thể nhiễm phải
trong quá trình làm việc trong ngày. Trong lãnh vực y khoa, ông Tuấn đã
phát minh những hệ thống tương tự để dò tìm các DNA bị tổn thương, bệnh
tiểu đường và bệnh ung thư. Tất cả các hệ thống trên đều dựa vào hiện
tượng phát quang đồng bộ (synchronous luminescence-SL) Điểm đặc biệt là
qua tay ông, phương pháp phát quang đồng bộ đã trở thành thực dụng vì
các dữ kiện đươc ghi lại, trưng bày và đọc nhờ vào hệ thống scan quang
học (dùng laser và quang học sợi ) nên sức khoẻ con người có thể đươc
theo dõi không cần đến các thủ thuật y khoa như sinh thiết ( http://saigonecho.com/news/index.php/cd-viet/xay-dung-cd-viet/3671-m-t-khoa-h-c-gia-ngu-i-vi-t-du-c-ch-n-vao-danh-sach-100-thien-tai-duong-th-i-th-gi-i# - by Text-Enhance - biopsy )
Năm 2003, ông Tuấn đã là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và Phát minh Hoa kỳ ( http://saigonecho.com/news/index.php/cd-viet/xay-dung-cd-viet/3671-m-t-khoa-h-c-gia-ngu-i-vi-t-du-c-ch-n-vao-danh-sach-100-thien-tai-duong-th-i-th-gi-i# - by Text-Enhance - US Patent and
Trademark Organisation-USSPTO) vinh danh.Theo Cơ quan này, các phát
minh của ông Tuấn đã góp phần làm cho Hoa kỳ trở thành một trong những
nước có nền khoa học kỹ thuật tân tiến nhất trên thế giới.
Sau
gần 30 năm hoạt động khoa học, đến nay ông Tuấn đã có hơn 30 bằng phát
minh và sáng chế trong nhiều lãnh vực khác nhau như môi trường, sinh học
và y học. Ngoài ra, ông Tuấn còn đoạt 5 giải thưởng Nghiên cứu và Phát
triển (R &D)vào các năm 19811987,1992, 1994 và 1996 và là tác giả
của hơn 300 công trình được phổ biến trên nhiều tạp chí khoa học.
Tuy
là một khoa học gia nổi tiếng, ông Tuấn rất khiêm nhường khi cho rằng
“các nghiên cứu của ông chỉ nhằm mục đích góp phần làm giảm bớt những
đau đớn của con người”, và theo ông cái khó nhất đối với các bệnh nan y
như ung thư hay AIDS chính là làm sao phát hiện ra những căn bệnh ấy.
Nhà
khoa học tài ba này hiện đang tiếp tục đeo đuổi mục đích cải tiến công
nghệ sản xuất máy móc y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành
thấp nhằm góp phần nâng cao hiệu năng của chẩn đoán và điều trị
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 15/May/2013 lúc 7:56am
Nữ sinh gốc Việt nhận học bổng của Bill Gates Ngan
Nguyen vinh hạnh là một trong số những học sinh trên toàn nước Mỹ vượt
qua nhiều vòng xét tuyển gắt gao để giành được học bổng toàn phần từ vợ
chồng tỷ phú Bill Gates.
Nữ sinh gốc Việt Ngan Nguyen (trái) và bạn cùng khóa Abigail Boadu là hai học sinh trường Kennedy được nhận học bổng Gates Millennium. Ảnh: bloomington.k12.mn.us
Ngan
Nguyen là một trong hai học sinh cuối cấp trường trung học Kennedy,
thành phố Bloomington, bang Minnesota, đạt học bổng mang tên Gates
Millennium.
Theo trang web của trường, với học bổng này, Ngan
được tài trợ toàn bộ học phí ở bất kỳ trường cao đẳng hoặc đại học nào
mà em lựa chọn. Ngoài ra, học bổng cũng sẽ chi trả học phí nếu Ngan có
nguyện vọng học tiếp lên cao học.
Được thành lập năm 1999, chương
trình học bổng Gates Millennium đã trao tặng hơn 763 triệu USD cho
16.000 học sinh kể từ năm 2000. Ngân sách của chương trình đến từ Quỹ
Bill and Melinda Gates, do tỷ phú người Mỹ và vợ ông sáng lập.
Giữa
khoảng 54.000 ứng viên, Gates Millennium đã chọn lọc lại 1.000 học sinh
để trao học bổng. Các học sinh này phải trải qua một quá trình xét
tuyển nghiêm ngặt, bao gồm viết 8 bài luận, hai kiến nghị và hoàn tất
nhiều giấy tờ khác nhằm chứng thực họ đủ điều kiện để được nhận học
bổng.
Vì thế, trường Kennedy bày tỏ rằng họ rất tự hào về thành
tích này của Ngan. Thông báo về học bổng được gửi tới các học sinh đủ
tiêu chuẩn nhận vào cuối tháng 4 vừa rồi.
Theo Người Việt, Ngân
qua Mỹ lúc em mới 7 tuổi. Ngan nói thông thạo hai ngôn ngữ Anh, Việt và
từng tham gia nhiều công tác thiện nguyện.
Theo Vnexpress.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/May/2013 lúc 12:18pm
http://caonienbachhac2011.blogspot.com/2013/05/loc-xoay-tai-oklahoma.html - LỐC XOÁY TẠI OKLAHOMA <<<<<Cô giáo Jennifer Doan đang điều trị tại bệnh viện địa phương
Cô giáo gốc Việt trở thành người hùng ở Oklahoma
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Jun/2013 lúc 9:40pm
Người Việt Trên Đường Tỵ Nạn
Đại tá bác sĩ Không Quân
Mylene Huynh Tran Phuong Đai
http://www.youtube.com/watch?v=aC48zBWQlAc -
_____________________________________ _____________________________________
~::Trích Dẫn nguyên văn từ trankimbau
Nói cho rõ thêm:
*Tổng Lãnh Sự Mỹ, gốc người GÒ CÔNG, VIỆT NAM.
*Nữ Đại Tá: Dâu GÒ CÔNG, VIỆT NAM, quê chồng ở xã TÂN TÂY. Cha chồng: Nguyên Hội Trưởng Hội Thân Hữu Gò Công Hoa Thinh Đốn, Mẹ chồng Hội Trưởng HTHGC- HTD đương nhiệm.
|
_____________________________________________ _____________________________________________
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&ved=0CCkQFjAA&url=http%3A%2F%2Fmotgoctroi.com%2FStNguoiNViec%2FNguoiViec_Small%2FNuDTaMyleneTranHuynh%2FDTBSMyleneHuynh.htm&ei=uDSxUcLOMsaiigfYmIFo&usg=AFQjCNFmM3d2MbF-Qrg4288b6X6TMFa9YQ&sig2=7vFkd1E-dymdgDBiaVz9xg&bvm=bv.47534661,d.aGc - Đại tá Y Khoa Không Quân Hoa Kỳ Mylene Trần Huỳnh - Motgoctroi
Buổi lể vinh thăng Đại tá Y Khoa Không Quân cho
Mylene Trần Huỳnh
(Trần Thị Phương Đài)
,
Cùng với tiểu sử và bài Chúc mừng ngắn
cuả Trung Tướng Lữ Lan.
HOA KỲ - Trung Tá Bác Sĩ Không Quân Mylene Trần Huỳnh, 44 tuổi, giám đốc của Air Force Medical Service
(AFMS), thuộc chương trình Chuyên Viên Y Tế Quốc Tế (International
Health Specialist - IHS), trực thuộc văn phòng “Office of the Air Force
Surgeon General,” vừa được vinh thăng Ðại Tá trong một buổi lễ được tổ
chức hôm 14 tháng 5 tại Washington DC, dưới quyền chủ tọa của thiếu
tướng Byron Hepburn.
Đại
Tá
Mylene
Trần
Huỳnh
Chuẩn
tướng
(Brigadier
General)
Byron
C.
Hepburn
Chồng:
Huỳnh
Quốc
Thành
(Kỷ
sư
Cơ
Khí)
&
con
trai
lớn
gắn
cấp
bực
mới
, áo
ngoài
cho
Đại
Tá
Mylene
Trần
Huỳnh
(Trần
Thị
Phương-Đài)
Với
sự
hiện
diện
của
Mẹ:
Dược
Sĩ
Phan
Thị
Nhơn
(Áo
đỏ)
Cha:
BS
Trần
Đoàn
(Cựu
Đại
Uý
Quân
Y Sư
Đoàn
Dù/QLVNCH)
(Áo
nâu)
Cha
(BS
Trần
Đoàn,
Đại
Uý
Quân
Y Sư
Đoàn
Dù/QLVNCH)
gắn
cấp
bậc
cầu
vai
áo
trong.
Mẹ (
Dược
Sĩ
Phan
Thị
Nhơn)
gắn
cấp
bậc,
cầu
vai
áo
trong
Đ/T
Mylene
Trần
Huỳnh,
chồng
và
ba
con
trai
Đại
gia
đình
&
Chuẩn
tướng
Byron
C.
Hepburn
Ô.Bà
Trần
Đoàn
-
Đ/T
Mylene
Huỳnh
- Ô.
Bà
Trung
Tướng
Lữ
Lan
Mẹ
và
thân
quyến
Bà
Trần
Đoàn
&
Đại
Tá
Trịnh
Hưng
(US
Public
Health
Service) bạn
học
Các
đồng
đội
Nhảy
Dù
của
BS
Trần
Đoàn
Ở
chức vụ Giám Ðốc AFMS, nữ bác sĩ gốc Việt, Trần Huỳnh, có trách nhiệm
thiết lập các qui định, hướng dẫn và giám sát cho 65 nhân viên thuộc
quyền ở 15 địa điểm khác nhau trên thế giới, và cho cả 150 nhân viên
quân y của Không Lực Hoa Kỳ thuộc chương trình IHS.
Ðại Tá Huỳnh hoàn tất văn bằng cử nhân và bác sĩ y khoa
tại đại học University of Virginia. Bà phục vụ trong Không Lực Hoa Kỳ
suốt 18 năm, và hướng dẫn 25 cuộc trao đổi hợp tác về y tế ở 15 quốc
gia, trong đó có hai lần ở Việt Nam.
Bác
Sĩ Mylene Trần Huỳnh, tên Việt Nam là Trần Thị PhươngĐài, là ái nữ của
cựu bác sĩ quân y, binh chủng Dù, QLVNCH, Bác Sĩ Trần Ðoàn, và Dược Sĩ
Phan Thị Nhơn. Mylene tròn chín tuổi khi Sài Gòn thất thủ. Gia đình bà
tìm cách ra khỏi Việt Nam nhưng bất thành nên quay về quê ở Nha Trang, nơi cha bà bị đưa đi “cải tạo” một năm.
Sau
đó mẹ bà chung với ba gia đình khác, mua một chiếc thuyền đánh cá để
vượt biên. Sau sáu ngày đêm vượt qua chặng đường dài 703 dặm, họ cập bến
Manila.
31
năm sau, Ðại Tá Huỳnh tổ chức công tác nhân đạo giúp đỡ Việt Nam lần
thứ hai. Bà triệu tập 45 bác sĩ, y tá, nha sĩ, nhà vệ sinh học, kỹ sư
công chánh, cùng những chuyên viên tiếp liệu từ bảy tổ chức khác nhau,
gồm cả Không Quân và Lục Quân Hoa Kỳ, và các nhóm nhân sự vụ Mỹ lẫn
Việt.
Từ 11 đến 17 tháng 3, toán công tác đã thực hiện những cuộc giải phẫu và săn sóc y tế cho hơn 3,000 người ở tại Huế và vùng phụ cận, kể cả xây dựng lại hạ tầng cơ sở cho các trường ốc. Trong
sáu ngày làm việc 10 giờ mỗi ngày, ban đêm phải họp ban để trao đổi về
công việc trong ngày, toán y tế của Ðại Tá Huỳnh đã mang lại ánh sáng
cho 63 bệnh nhân nhờ mỗ cataract; dạy về tiến trình của toàn nhóm cho
tám bác sĩ nhãn khoa cùng với 160 sinh viên y khoa; giải phẫu tim cho
một em bé bốn tháng; khám, cấp thuốc và giáo dục cho 2,000 bệnh nhân có
bệnh tim và huyết áp cao; khám chữa răng cho 2,711 người; khám chữa mắt
cho 1,000 người khác; cấp phát 900 kính đọc sách và biên toa thuốc cho
hơn 10,000 bệnh nhân.
Toán
chuyên viên y tế Hoa Kỳ trao đổi về những kỹ thuật lâm sàng cũng như
giải phẫu với đối tác Việt Nam, và thuyết trình kiến thức y khoa ở
trường Ðại Học Huế. Ngược lại, họ cũng học được của đồng nghiệp Việt Nam
một số phương cách chữa bệnh như chữa mồ hôi tay bằng phương thức đông y
cổ truyền.
Trong buổi lễ thăng chức Ðại Tá của Bác Sĩ Mylene Trần Huỳnh, Cựu Trung Tướng QLVNCH Lữ Lan, phát biểu rằng: “Thành
tựu của Bác Sĩ Mylene Trần không những là một niềm vinh dự của riêng
cô, mà còn là của cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chỉ 35 năm trước đây
khi những người tị nạn mới đặt chân lên miền đất hứa này, mấy ai nghĩ
rằng cô bé 'thuyền nhân' nhỏ nhắn đã đến đây từ 30 năm trước, lại có
ngày trở thành một y sĩ đáng kính trong ngành Quân Y của Quân Lực Hoa
Kỳ. Giá như cô không sang được đây, nơi cô được nuôi dưỡng trong môi
trường tự do và bình đẳng, tài năng của cô sẽ hoàn toàn bị phí phạm. Ðó
là sự khác biệt giữa đời sống trong môi trường tự do với chế độ bạo
quyền. Ðiều đáng ca ngợi nơi Mylene hơn nữa là, trong khi đang sống một
cuộc sống tự do và hạnh phúc nơi xứ sở Hoa Kỳ, cô vẫn không quên nguồn
cội mình và người dân Việt Nam còn đang sống khốn khổ dưới chế độ cộng
sản. Cô cùng toán công tác y tế của mình đã nhiều lần trở về Việt Nam để
cung cấp những săn sóc y tế cho người nghèo cùng những kẻ thiếu may
mắn.”
Trong đoạn kết của bài phát biểu, Cựu Trung Tướng Lữ Lan nói rằng: “Luôn
ghi nhớ, cô đã mang lại niềm hân hoan cho gia đình và cũng là niềm vinh
dự của cả cộng đồng. Bất kể đạt được thành tựu đến đâu cũng đừng quên
di sản truyền thống của dân tộc và hãnh diện rằng mình là người Mỹ gốc
Việt.”
Buổi
lễ vinh thăng cấp bậc Ðại Tá cho Bác Sĩ Mylene còn có sự hiện diện của
Thiếu Tướng Byron C. Hepburn; thân phụ mẫu của Bác Sĩ Mylene; Kỹ sư
Huỳnh Quốc Thành (Phu quân Đại Tá Mylene) và ba con trai; cựu Thượng Nghị Sĩ VNCH Nguyễn Khoa Phước (em trai Cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam) và phu nhân, Ông Bà Trung Tướng Lữ Lan...(TP)
------------- mk
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Jun/2013 lúc 5:02am
http://www.tredeponline.com/post/archives/30274 -
Trường Đại Học Cal State L.A. cho
Vietnamese Daily biết em Alexandria Huynh, một sinh viên gốc Việt vừa ra
trường năm nay được trường đại học danh tiếng Harvard nhận vào học
chương trình tiến sĩ y khoa với học bổng toàn phần ở tuồi 17.
Em Alexandria
Huynh vào đại học lúc mới tuổi 13 qua chương trình dành cho các sinh
viên vào đại học sớm trước tuổi (University’s Early Entrance http://caonienbachhac2011.blogspot.com/2013/06/nguoi-viet-nam-chau_15.html# - by Text-Enhance - Program ),
em Alexandria Huynh mới ra trường năm nay với bắng cử nhân sinh học
hạng ưu. Cal State L.A. còn cho biết Alexandria Huynh là một sinh viên
ra trường với bằng cử nhân trẻ nhất từ xưa đến nay của trường. Em
Alexandria Huynh không chỉ được trường Harvard chấp nhận vào học chươnh
trình tiến sĩ mà còn có các trường danh tiếng khác như Đại học Yale và
Đại học Pennsylvania cũng chấp nhận em. Em Alexandria Huynh sẽ vào học ở
Harvard mùa thu này với một học bổng toàn phần. Đây là niềm hãnh diện
và tự hào của người Việt khắp nơi.
Du Lê
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 16/Aug/2013 lúc 10:17am
BÁC SĨ NGUYỄN XUÂN NAM
Từ thất học trở thành nhà phẫu thuật nhi hàng đầu thế giới
http://lh3.ggpht.com/-1X7WnK-ApQM/Ug23lt8nGnI/AAAAAAAAscI/ABFgfryxXqc/s1600-h/bs%252520Nguyen%252520xuan%252520Nam%25255B4%25255D.jpg"> Trước khi gặp anh, tôi chỉ được nghe dân ngoại khoa đồn rằng, đó là một người Mỹ gốc Việt và là một “hàng khủng”
có tiếng trong làng ngoại nhi thế giới. Điều đó khiến tôi tò mò và
thật bất ngờ trong lần đầu gặp mặt anh xuất hiện với dáng vẻ rất ấn
tượng: đầu húi cua, kính cận, da rám nắng, quần jean, áo pull, cùng một
nụ cười hiền khô... Người đàn ông có vẻ ngoài phóng khoáng ấy chính bác
sĩ Nguyễn Xuân Nam, Trưởng khoa Ngoại- Bệnh viện Nhi Los Angeles (Mỹ).
Nổi tiếng cả ở sự giản dị
Lần đầu tiên, Bệnh viện Nhi trung ương
đăng cai tổ chức Hội nghị khoa học ngoại nhi Đông Nam Á lần thứ 4 với
đông đảo những anh tài của các nước ASEAN và thế giới. Tất nhiên, một
người không thể thiếu đó là BS Nguyễn Xuân Nam, tên thân mật đồng nghiệp
thường gọi là Nam Nguyễn. Sau màn chào hỏi với những đồng nghiệp Á,
Âu... anh bảo tôi:“Bây giờ anh đi thăm bệnh nhân với tôi luôn nhé? Chiều nay tôi sẽ mổ trình diễn 2 ca bệnh cho các chuyên gia xem”. Hai
ca Bệnh viện Nhi dành cho BS Nam bị chứng phình đại tràng bẩm sinh
dạng phức tạp. Chỉ định phẫu thuật là biện pháp duy nhất cứu sống bệnh
nhân, nhưng phẫu thuật như thế nào để đạt kết quả tốt nhất mới là điều
đáng bàn. Dù đang khóc ngằn ngặt trên tay mẹ, nhưng cậu bé 4 tháng tuổi
trở nên ngoan ngoãn và nhoẻn miệng cười đáp lại BS Nam khi anh khéo léo
dỗ dành để khám cho cháu bé.
Tại Hội trường J của Bệnh viện Nhi trung
ương, ca phẫu thuật do BS Nam chủ trì được truyền hình trực tiếp từ
phòng mổ. Các thao tác xử trí của anh như có ma thuật thu hút sự chăm
chú của các chuyên gia, rất nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau trên mỗi
khuôn mặt: họ mở to mắt, cau mày... rồi quay sang nhìn nhau gật gù tâm
đắc. Sang ngày hôm sau, tôi không biết BS Nam tận hưởng sự rảnh rang của
mình như thế nào, chỉ biết ngay khi ban tổ chức giới thiệu anh lên
trình bày các nghiên cứu khoa học mới của mình về nội soi nhi khoa đã
được cả hội trường Sông Hồng II - Khách sạn Sheraton nhiệt liệt tán
thưởng. Khác với cách nói chuyện hồn nhiên, đôi khi rất ngẫu hứng, lúc
trình bày nghiên cứu khoa học anh lại rất sắc sảo và logic, các chứng
cứ sát thực, chặt chẽ, dễ hiểu, hình ảnh sinh động. Cả hội trường im
phắc lắng nghe và rồi từng tràng pháo tay vỡ òa không dứt khi bài giảng
kết thúc. Tôi nói rằng khi viết bài sẽ gọi anh là “siêu bác sĩ”, anh
bảo: “Anh nên dành nhiều lời khen cho các bác sĩ Việt Nam. Ở Mỹ, tôi
có mọi điều kiện tốt nhất để làm việc, ở nhà mình còn nhiều thiếu thốn
nhưng họ đã làm việc thật tuyệt vời. Sau vài năm trở lại Bệnh viện Nhi
thấy trình độ của các bác sĩ tiến bộ rất nhiều. Nhất là GS Nguyễn Thanh
Liêm, tôi quen từ những hội nghị khoa học quốc tế, nhiều nghiên cứu của
ông đã làm tôi bất ngờ và cảm phục..”. Con người tài năng ấy không
chỉ có sự khiêm tốn mà còn có một lối sống vô cùng giản dị. Tôi hỏi có
phải anh vẫn đi làm bằng chiếc xe ô tô cũ kỹ không? Câu trả lời là: thì
nó vẫn đi được mà, sao lại phải bỏ đi.
Tuổi thơ giông bão
Ít ai biết rằng BS Nguyễn Xuân Nam đã
từng trải qua một “tuổi thơ dữ dội”. Gia đình anh vốn làm nghề đánh cá ở
Hòn Khói- Nha Trang- Khánh Hòa. Lời ru của mẹ và tiếng sóng biển rì rào
đã vỗ về anh lớn lên. Mỗi buổi sáng, cậu bé Nam lại tíu tít dậy sớm
theo mẹ ra biển ngồi gác bình minh đón cha trở về. Nhưng điều ngọt ngào
ấy đã tắt lịm khi anh lên 4 tuổi thì người mẹ qua đời. Thương cuộc
sống côi cút của 3 cha con anh, một người phụ nữ tốt bụng đã chấp nhận
làm mẹ của anh. Phải vật lộn nuôi gia đình với 8 đứa con thực sự quá sức
với cha mẹ. Vì thế lên lớp 6, nhà nghèo khó, cậu học trò sáng dạ Nguyễn
Xuân Nam đã phải nghỉ học để cùng cha lênh đênh trên biển đánh cá nuôi
sống gia đình. Nhưng rồi hạnh phúc giản dị của gia đình nghèo khó ấy
cũng chẳng được bao lâu, bệnh tật lại lần lượt cướp đi của anh mẹ kế và
hai đứa em. Trong trái tim đau khổ lúc bấy giờ của anh bỗng cháy lên ước
mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Tuổi thơ nghèo khó
đong đầy nỗi đau, những năm tháng sống trên biển lúc yên bình, lúc gào
thét của giông bão đã rèn cho anh nghị lực phi thường, thân hình vạm vỡ
của người thủy thủ và một tâm hồn khoáng đạt. Anh bảo đến tận bây giờ
những giấc mơ vẫn đưa anh trở về ngày xưa, có những khi choàng dậy giật
mình vì được gặp mẹ, được để chân trần chạy theo mẹ trên cát như ngày
nào, dù hình ảnh thật chập chờn, mơ hồ...
Khát vọng bất tận
Chàng trai của Hòn Khói đặt chân lên đất
Mỹ xa lạ khi anh 19 tuổi, trách nhiệm của Nam lúc này là lao động nuôi
sống gia đình. Dù khó khăn, Nguyễn Xuân Nam vẫn quyết tâm xin theo học
tiếp phổ thông tại thành phố Lincoln. Lúc đó anh chỉ mong rằng mình học
làm sao nói được tiếng Anh, cố gắng tốt nghiệp trung học kiếm một việc
làm ổn định để nuôi các em ăn học chứ không có mong ước gì hơn. Để có
tiền ăn học, Nguyễn Xuân Nam đã phải làm rất nhiều công việc, làm ở hiệu
bánh mì, làm gia sư, làm lao công trong trường với đủ thứ công việc cực
nhọc trong cái lạnh giá của mùa đông Nebraska. Năm 1983, anh tốt nghiệp
trung học tại trường Norris High School với số điểm xuất sắc.
Con đường học bắt đầu mở ra trước mắt
Nam, anh quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ nhưng đây lại chính
là ngành học khó nhất ở Mỹ. Để có thể học y, bất kỳ ai cũng phải có
bằng đại học. Với khả năng của mình, anh tốt nghiệp cử nhân Toán và Hóa ở
Đại học Creighton, TP.Omaha, bang Nebraska một cách dễ dàng, rồi tiếp
tục trải qua 4 năm bác sĩ y khoa tại trường y của đại học Creighton.
Trong quá trình học y, ngoại khoa cuốn hút anh kỳ lạ và cảm thấy đây là
thế giới anh có thể phát huy nhiều nhất khả năng của mình vì thế anh học
tiếp 6 năm phẫu thuật tổng quát tại đây và Đại học New Mexico. Anh tiếp
tục vượt qua hàng trăm bác sĩ đã tốt nghiệp ngoại tổng quát để trở
thành một trong 27 học viên toàn Bắc Mỹ lúc bấy giờ đỗ vào chuyên ngành
ngoại nhi tại Đại học Pittsburgh, bang Pennsylvania. Anh bảo, có một
thứ anh không phải học, không phải thi chỉ cần rất chân thành mà có được
đó là tình yêu của cô bác sĩ gây mê, vợ anh. Người cho anh một mái ấm
gia đình thực sự và niềm an ủi lớn trong cuộc đời.
Từ khi bước chân vào đại học đến lúc tốt
nghiệp chương trình ngoại nhi, BS Nam đã trải qua 16 năm học tập liên
tục. Năm 1999, BS Nguyễn Xuân Nam được Đại học California, Irvine mời về
làm Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi, tham gia giảng dạy tại trường Đại học
nổi tiếng ở miền nam California này đồng thời là Trưởng khoa Ngoại- Bệnh
viện Nhi Los Angeles. Giờ đây cái tên Nguyễn Xuân Nam đã trở nên nổi
tiếng trong giới ngoại nhi bởi nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài
giảng, nhiều giải thưởng và cả cách thuyết giảng hấp dẫn của anh. BS
Nam cũng là một trong những người đi đầu về nội soi ổ bụng, thành công
mới nhất của anh là mổ nội soi chỉ qua một lỗ thay bằng ba lỗ như trước
đây. Anh mong muốn chuyển giao sớm kỹ thuật này đến tất cả các đồng
nghiệp trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam.
Từ một cậu bé mồ côi trở thành một
chuyên gia xuất sắc thế giới về ngoại khoa là một chặng đường gian khổ
nhưng đáng khâm phục của BS Nguyễn Xuân Nam. Với chàng trai Hòn Khói
phóng khoáng như biển ấy những khát vọng về cuộc sống, về khoa học là
bất tận./.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 26/Oct/2013 lúc 3:42pm
Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới
Họ
là những phụ nữ mang trong mình dòng máu Việt và đã được thế giới biết đến bởi
tài năng xuất sắc của mình.
“Vua
đầu bếp Mỹ” Christine Hà
Christine
Hà sinh năm 1979, hiện cô đang sinh sống tại Houston, Texas. Cha mẹ cô đều là người Việt, tên
thật của cô là Hà Huyền Trân.
Christine
mắc phải căn bệnh hiếm gặp khiến cô mất dần thị lực và cuối cùng, bị mù hẳn từ
năm 2007. Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành tài chính và quản lý thông tin của
Đại học Texas
nhưng Christine không thể đi làm vì vấn đề thị lực.
Có
niềm đam mê lớn với việc nấu nướng, cô thử lập một trang web cá nhân để đăng
tải các công thức nấu ăn của mình. Trang web của Christine Hà nhanh chóng trở
nên nổi tiếng trong cộng đồng những người yêu bếp núc ở Mỹ.
Có
quyết tâm lớn cùng tài năng nấu nướng, Christine Hà đã mạnh dạn tham dự cuộc
thi Vua đầu bếp Mỹ 2012 và vượt qua tất cả các thí sinh khác để giành ngôi vị
quán quân Vua đầu bếp Mỹ mùa thứ 3.
Cho
tới nay, cô vẫn là thí sinh khiếm thị duy nhất từng tham gia cuộc thi này. Nghị
lực của Christine Hà trong suốt quá trình thi đã khiến khán giả xem truyền hình
trên khắp thế giới xúc động.
Chuyên
gia trang điểm Michelle Phan
Michelle
Phan sinh năm 1987, hiện cô đang sinh sống ở tiểu bang Florida. Cô là nhà trang điểm người Mỹ
gốc Việt nổi danh thế giới. Cách gây dựng tên tuổi của Michelle Phan rất đơn
giản, cô tự thực hiện những đoạn video dạy cách trang điểm và làm đẹp rồi đăng
tải trên YouTube.
Những
video của Michelle Phan hiện đã có hàng triệu lượt xem. Tuy không phải nhân vật
nổi tiếng bước ra từ giới giải trí nhưng danh tiếng mà Michelle Phan có được đã
giúp cô trở thành gương mặt đại diện trên mạng của những hãng mỹ phẩm nổi tiếng.
Hiện
cô đã cho ra mắt một thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình có tên EM Michelle Phan
- một cái tên đậm chất Việt với đại từ nhân xưng “em” rất dễ thương. Michelle
Phan từng nhận được giải thưởng Ngôi sao mới của tạp chí chuyên về làm đẹp
Womens Wear Daily và lọt vào top Những gương mặt đáng chú ý dưới tuổi 30 của
tạp chí Marie Claire.
Nhà
thiết kế thời trang Nini Nguyễn
Nini
Nguyễn sinh ra tại Việt Nam
và từng sống ở đây 6 năm. Sau này, cô sang Mỹ định cư cùng cha mẹ. Bước đầu
khởi nghiệp của Nini Nguyễn không dễ dàng. Vốn yêu thích thời trang nhưng vì
không giỏi tiếng Anh, Nini không được bất cứ hãng thời trang nào nhận vào làm
việc.
Cô
đành khởi nghiệp bằng nghề lao công và sau này làm nhân viên bán hàng của các
hãng bán lẻ thời trang. Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của Nini là khi cô
quyết định trở thành nhà thiết kế thời trang.
Khách
hàng tìm tới Nini Nguyễn rất đông, có cả những người nổi tiếng, đặc biệt nhất
nhất là nữ ca sĩ Rihanna. Hiện giờ, Nini Nguyễn đang là nhà thiết kế chính cho thời trang của nữ ca sĩ người Barbados.
Nhiếp
ảnh gia Lê Mỹ An
Nhiếp
ảnh gia gốc Việt - Lê Mỹ An từng vinh dự nhận được giải MacArthur Fellowship -
giải “Thiên tài” của Mỹ. Đây là một giải thưởng cao quý nhằm tôn vinh những cá
nhân có hoạt động sáng tạo xuất sắc, công nhận những cống hiến và thành tựu của các cá nhân cho cộng đồng.
Lê
Mỹ An được biết tới là một nhiếp ảnh gia chuyên về đề tài chiến tranh.
Sang Mỹ
định cư từ năm 1975, những tác phẩm của người phụ nữ 53 tuổi này lấy cảm
hứng từ chiến tranh bởi chính bà đã có những trải nghiệm về cuộc chiến
do cộng sản đã giết chết cả triệu sinh mạng ở Việt Nam.
Mỗi một
đề tài trong tác phẩm của Lê Mỹ An là mối liên hệ
giữa những người Việt Nam
định cư ở Mỹ và những cảnh đói nghèo trên quê hương sống dưới chế độ cộng sản. Khi có dịp, Mỹ An vẫn quay về Việt Nam để thực
hiện các tác phẩm nhiếp ảnh.
Nữ
nhà văn Lại Thanh Hà
Lại
Thanh Hà sinh năm 1965 tại Việt Nam
và định cư tại Mỹ từ năm 1975. Tốt nghiệp Đại học Texas
chuyên ngành báo chí, Lại Thanh Hà bắt đầu sự nghiệp bằng nghề phóng
viên cho tờ The Register chuyên về các thông tin của cộng đồng người
Việt ở Quận Cam, tiểu bang California.
Chính
nhờ công việc này mà khả năng viết tiếng Anh của Lại Thanh Hà đã tiến bộ nhanh
chóng. Sau gần 2 năm làm phóng viên, Lại Thanh Hà quyết định nghỉ việc và bắt
đầu tập trung cho sáng tác.
Nữ
nhà văn Lại Thanh Hà nhận giải National Book Award cùng 3 nhà văn Mỹ khác.
Cuốn
sách đầu tay của cô là một tác phẩm dành cho thiếu nhi có tên "Inside Out
& Back Again" (Từ trong ra ngoài và bắt đầu lại - 2011). Cuốn sách
nhanh chóng gây được tiếng vang, giúp Lại Thanh Hà đoạt giải National Book
Award - một giải thưởng thường niên lâu đời và uy tín nhằm tôn vinh những tác
phẩm văn học xuất sắc của các tác giả Mỹ.
http://baomai.blogspot.com/2011/09/mc-goc-viet-ep-man-ma-tren-truyen-hinh.html -
http://baomai.blogspot.com/2011/09/mc-goc-viet-ep-man-ma-tren-truyen-hinh.html - http://baomai.blogspot.com/2011/09/mc-goc-viet-ep-man-ma-tren-truyen-hinh.html
http://baomai.blogspot.com/2013/10/cau-chuyen-cua-nang-lo-lem-pho-wall.html - BM: Câu chuyện của 'Nàng
lọ lem Phố Wall'
Oct
04, 2013
http://baomai.blogspot.com/2013/10/cau-chuyen-cua-nang-lo-lem-pho-wall.html -
Câu
chuyện của 'Nàng lọ lem Phố Wall'. image. Đến Mỹ khi mới 6 tuổi, là con một
người phụ nữ đơn thân nghèo khó, thế nhưng nhờ sự quyết tâm và bản lĩnh Jenny
Tạ bước vào thị trường tài chính thế giới ở Phố Wall, ...
http://baomai.blogspot.com/2012/09/nhung-bi-mat-moi-tiet-lo-cua-vua-au-bep.html - BM: Những bí mật mới tiết lộ của Vua
đầu bếp gốc Việt
Sep
12, 2012
Đó
là một câu hỏi mà tất cả các đối thủ thầm đặt ra khi đối diện với Christine Hà,
người vừa mới giành ngôi vị quán quân cuộc thi Vua Đầu bếp (MasterChef) nổi
tiếng của Mỹ. Cô gái gốc Việt hiện đang theo học tại ĐH ...
http://baomai.blogspot.com/2012/10/phong-van-co-gai-viet-len-ngoi-vua-au.html - BM: Phỏng vấn cô gái Việt lên ngôi Vua
Đầu bếp Mỹ
Oct
22, 2012
Một
cô gái mù gốc Việt đạt giải quán quân cuộc thi Vua Đầu bếp Master Chef tại Mỹ.
Vượt qua gần 30 ngàn người đăng ký dự thi, hôm 10/9, Christine Hà ở thành phố
Houston (bang Texas), thí sinh mù đầu tiên của cuộc thi ...
http://baomai.blogspot.com/2012/09/christine-ha-oat-giai-vua-au-bep-my.html - BM: Christine Hà đoạt giải Vua
đầu bếp Mỹ
Sep
11, 2012
Christine
Hà đoạt giải Vua đầu bếp Mỹ. image. Thí sinh gốc Việt Christine Hà. Sáng 11/9
(giờ Việt Nam), thí sinh gốc
Việt Christine Hà (TP.Houston, bang Texas)
đã vượt qua đối thủ Josh Marks để giành giải nhất cuộc thi đầu ...
http://baomai.blogspot.com/2012/09/nau-ngon-cung-vua-au-bep-my-goc-viet.html - BM: Nấu ăn ngon cùng Vua đầu
bếp Mỹ gốc Việt Christine Hà
Sep
12, 2012
Cá
hồi tẩm gia vị, cơm trộn, bánh beignets, gà Cornish nướng nhồi cơm trộn... là
những món được Christine Hà - đầu bếp gốc Việt đăng quang quán quân Vua đầu bếp
Mỹ thực hiện. Cô gái đầu bếp khiếm thị khiến Ban giám ...
http://baomai.blogspot.com/2012/06/co-gai-mu-goc-viet-gay-xuc-ong-o-cuoc.html - BM: Cô gái mù gốc Việt gây xúc động
ở cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ
Jun
28, 2012
Master
Chef (Vua đầu bếp Mỹ) là chương trình truyền hình thu hút hàng chục triệu người
xem trên khắp thế giới. Trong hơn 30.000 thí sinh tham gia vòng sơ khảo mùa thứ
ba, Christine Hà, cô gái gốc Việt có bố mẹ người Việt ...
http://baomai.blogspot.com/2011/04/vietnamese-pride.html - BM: Vietnamese Pride
Apr
15, 2011
http://www.youtube.com/watch?v=dLFFIiQPyeo&feature=related.
Vietnamese Pride - Elizabeth Pham. Vinh danh Dai uy khong quan Elizabeth Pham.
image. http://www.youtube.com/watch?v=9UsAV8QdJZo&feature=related.
http://baomai.blogspot.com/2011/05/ve-vang-dan-viet.html - BM: Vẻ vang dân Việt
May
05, 2011
Geneve
- Một cô gái Việt đã được một tờ báo có tên là Green Muze tại Thụy Sĩ chú ý và
đăng tải bài viết, về sáng chế của cô khi dùng một loại thảm chùi chân bằng rêu
đặt ngoài cửa phòng tắm, được giữ cho tươi bằng nước ...
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 31/Oct/2013 lúc 2:35pm
http://baomai.blogspot.com/2013/10/6-ty-phu-nguoi-my-goc-viet.html - 6 tỷ phú người Mỹ gốc Việt
Đoàn
Trí Trung - "Ngôi sao đang lên" của chip LED
Được
mệnh danh là "ngôi sao đang lên" của lĩnh vực chip LED (chíp điot bán
dẫn trong công nghệ thông tin), kỹ sư gốc Việt Đoàn Trí Trung là một trong
những người sáng lập công ty Semiled (tiểu bang Idaho, Mỹ).
Ông
cũng là chủ hoặc đồng chủ sở hữu 250 bằng sáng chế có giá trị trong lĩnh vực kỹ
thuật điện tử tại Mỹ.
Công
ty chuyên về thiết bị bán dẫn của ông Trung đã phát hành cổ phiếu ra công chúng
lần đầu (IPO) năm 2010 và được dự báo sẽ dẫn đầu thị trường chip LED.
Công
ty của doanh nhân này, ngoài trụ sở ở Mỹ, còn có thêm 2 nhà máy tại Trung Quốc
và Đài Loan.
Charlie Tôn Quý - "Vua" nails tại Mỹ
Doanh
thu mỗi năm của toàn hệ thống Regal Nails lên tới 450 triệu USD nếu tính trung
bình mỗi tháng là 34.000 USD/tiệm. Ông chủ của chuỗi tiệm chăm sóc móng
"hái ra tiền" tại Mỹ nói trên là Charlie Tôn Quý - một nhân vật với
mái tóc dài bồng bềnh như nghệ sĩ, đã từng xuất hiện trên trang web cá nhân của
chuyên gia Alan Phan.
Charlie
Tôn Quý cũng là người đàm phán được với "người khổng lồ" WalMart của
Mỹ để được đặt tiệm nails của mình trong siêu thị, sau 2 năm thuyết phục tập
đoàn này. Hơn 1.100 tiệm nails trải dài trên đất Mỹ của doanh nhân này là một
con số không nhỏ và với mức doanh thu lên tới nửa tỷ USD mỗi năm chỉ với công
việc chăm sóc, sơn sửa móng tay, móng chân.
Ông
Alan Phan - một trong những chuyên gia với phát ngôn gây chú ý của dư luận đánh
giá, nếu Regal Nails niêm yết trên sàn chứng khoán, thì cổ phiếu của hãng này
sẽ là một trong những bluechip "hot" nhất vì con số doanh thu ấn
tượng cũng như yếu tố an toàn là không có nợ.
Bill Nguyễn - Người có duyên bán hàng cho Apple
Khởi
nghiệp từ nghề phụ bán xe hơi cũ tại Mỹ, Bill Nguyễn - doanh nhân được Forbes
vinh danh là một trong 40 người dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ và tập đoàn
truyền thông MSNBC bầu chọn "có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông
tin toàn cầu" - đã thành lập liên tiếp 7 công ty tính đến thời điểm hiện
tại.
Năm
1999, với thương vụ bán lại công ty Onebook giá 850 triệu USD, Bill Nguyễn là
cái tên được chú ý. Ông cũng là chủ nhân của một ứng dụng trực tuyến mang tên
Lala.com được Apple mua lại với giá hơn 80 triệu USD vào năm 2009, sau đó Apple
tích hợp ứng dụng này vào iTunes cho sản phẩm của mình.
Năm
ngoái, Apple cũng đã chi ra vài chục triệu USD để mua lại ứng dụng chia sẻ hình
ảnh do Bill Nguyễn phát triển. Hiện tại, doanh nhân này đang phát triển công ty
Seven Networks chuyên cung cấp dịch vụ ứng dụng và nội dung cho nhà mạng.
Ông chủ khách sạn Trần Đình Trường
Khối
tài sản trên 1 tỷ USD khiến cho Trần Đình Trường - ông chủ nhiều khách sạn tại New York (Mỹ) được biết
đến như là một trong những doanh nhân gốc Việt giàu có nhất. Ông Trường sinh
năm 1932 quê ở Hà Tĩnh, là ông chủ hãng vận tải đường biển Vishipco trong những
năm trước 1975 tại TP.HCM. Từ năm 1975, ông sang Mỹ và kinh doanh khách sạn tại
New York, Manhattan.
Năm
1984, ông bỏ tiền mua 2 máy bay trực thăng khoảng 3,2 triệu USD cho các tổ chức
cứu trợ nạn đói tại Ethiopea. Đây cũng là doanh nhân đã tài trợ 2 triệu USD khi
Mỹ gặp sự kiện khủng bố hôm 11/9/2001 sau đó được Liên hiệp người Mỹ gốc Á vinh
danh năm 2003 vì hành động này.
Trần
Đình Trường đã từ trần vào tháng 5/2012 tại Mỹ, song gia đình ông vẫn đang phát
triển sự nghiệp do doanh nhân này gây dựng với việc kinh doanh, cho thuê khách
sạn tại Mỹ.
Triệu
Như Phát: Tỷ phú từ BĐS
Người
Việt gốc Hoa này là chủ nhân Phước Lộc Thọ.
Sinh
ra tại Hải Phòng, năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn. Lớn lên trong gia
đình có đến 10 anh chị em, ông phải vất vả lắm mới tốt nghiệp đại học ngành văn
và ngoại ngữ. Sau đó, ông làm công việc xúc tiến kinh doanh cho một công ty tại
Sài Gòn rồi làm thông dịch viên.
Năm
1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ vào vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm
được công việc bán máy hút bụi tại California.
Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho
riêng mình.
Khi
đó, chàng trai trẻ Triệu Như Phát không vội vã làm giàu mà muốn có trước hết
một nền tảng kiến thức vững chắc. Vì thế, ông chấp nhận làm công việc bảo vệ để
đi học thêm.
Năm
1978, ông Triệu Như Phát chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập
Công ty Bridgecreek. Dồn hết tâm huyết vào đây, suốt 10 năm trời gần như tuần
nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Từ
khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng
trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn
mang tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan
trọng của người châu Á tại Mỹ.
Vào
năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như
Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc
Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng
trăm trí thức Việt Nam
sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở
thành Giám đốc của VEF.
Tỷ
phú công nghệ Trung Dung
Đến
Mỹ vào năm 1984 với số tiền vỏn vẹn 2 USD trong túi cùng vốn tiếng Anh ít ỏi,
chàng thanh niên Trung Dung 17 tuổi bắt đầu ra sức làm thêm để đi học.
Trung
Dung vừa làm việc hằng đêm tại một nhà hàng và gác cổng ở một bệnh viện vào
cuối tuần nhưng cũng chỉ kiếm được 350 USD mỗi tháng. Thế nhưng, trong 3 năm
ông không chỉ nhận bằng cử nhân toán và máy tính của Đại học M***achusetts, mà
còn hoàn thành 90% chương trình thạc sĩ khoa học máy tính.
Sau
đó, ông nhận học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Boston. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông
bắt đầu theo đuổi sự nghiệp theo đúng chuyên môn sẵn có và làm việc tại Công ty
phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.
Sau
vài năm làm việc, ông rời khỏi công ty này và chấp nhận từ bỏ lợi ích khoảng 1
triệu USD nhờ quyền chọn mua cổ phiếu. Tuy nhiên, Trung Dung lại sở hữu những
nền tảng vững chắc để thành lập Công ty phần mềm OnDisplay chuyên cung cấp các
ứng dụng trực tuyến cho doanh nghiệp vào năm 1996.
Vượt
qua vô số khó khăn, OnDisplay từng bước lớn mạnh và trở thành một trong số ít
các công ty thành công lớn khi lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra thị trường
vào năm 1999. Không chỉ thu về nhiều triệu USD, OnDisplay còn là công ty tiên
phong cho làn sóng những doanh nghiệp của các ông chủ gốc Á trỗi dậy trong
ngành internet Mỹ.
Đến
năm 2000, Trung Dung chính thức trở thành tỷ phú bằng việc thu về 1,8 tỷ USD
nhờ vào thương vụ bán cổ phần của ông trong OnDisplay cho Vignette Corporation
(nay là OpenText). Nhờ đó, ông trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ
Mỹ của tác giả Dan Rather.
st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 12/Nov/2013 lúc 11:20am
Mời xem Người Việt vẻ vang tại CANADA
Canada: Lễ Khánh Thành Nhà Máy Đúc Tiền mang tên Tiến Sĩ TRƯƠNG C. HIẾU -hnc
Mời click vào xem và giới thiệu blog THÀNH PHỐ GIÓ: http://blogbachhac.blogspot.com/ - http://blogbachhac.blogspot.com
và trang Google Plus: https://plus.google.com/?partnerid=ogpy0 - https://plus.google.com/?partnerid=ogpy0
Phan Lục
Chicago, IL
Lễ Khánh Thành Nhà Máy Đúc Tiền Tiến Sĩ TRƯƠNG C. HIẾU
Tiến Sĩ Trương Công Hiếu nguyên là cựu học sinh trường Jean-Jacques Rousseau ở Saigon, sau khi đậu Tú Tài II Ban Toán năm 1959, Ông được học bổng sang Hoa Kỳ để theo học ngành kỹ thuật tại trường Đại Học New York. Ông là sinh viên đậu Thủ Khoa khi lấy bằng kỹ sư và theo học lấy bằng Master về Kỹ Sư Hóa Học của trường Đại Học New York. Năm 1964 Ông trở về Việt Nam đi dạy ở trường Cao Đẳng Hóa Học và trường Cán Sự Hóa Học ở Phú Thọ và được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng của trường nầy. Sau 3 năm là giáo sư ở trường Hóa Học nói trên Ông trở lại Hoa Kỳ để lấy bằng Tiến Sỉ Kỹ Sư vào năm 1971.
Sau 1971 Ông rời Mỹ sang định cư ở Canada đảm trách chức vụ kỹ sư tại nhiều công ty lớn:
* / Ông là Giám Đốc Kỹ Thuật của Công Ty Groupe Victoriaville, Québec, Công Ty sản xuất bàn ghế lớn nhất ở Québec, Canada.
*/ Ông làm Giám Đốc Sản Xuất của Công Ty Bombardier. Công Ty Bombardier chuyên sản xuất xe chạy trên tuyết (Snowmobile), xe chạy dưới đường hầm (Subway), máy bay Canadair Regional Jet (loại máy bay jet bay đường ngắn).
*/ Năm 1978 Ông vào làm việc cho Công Ty Đánh Tiền Kim Loại Hoàng Gia Canada (Royal Canadian Mint). Nơi đây ông được giử nhiều trọng trách trông coi về phần kỹ thuật đánh tiền kim loại và đến năm 1980 Ông được bổ nhiệm làm Giám Đốc Kỹ Thuật của Công Ty Đánh Tiền Kim Loại Hoàng Gia Canada.
Năm 2006 Ông được đề cử làm Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật Ban Khảo Cứu của Công Ty Đánh Tiền Hoàng Gia Canada (Royal Canadian Mint).
Royal Canadian Mint, Nhà Máy Đánh Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại, là Tổng Công Ty thuộc sở hữu của chính phủ Canada, được thành lập vào năm 1908 tại Ottawa để sản xuất tiền kim loại cho Canada và tinh chế vàng ròng được vận chuyển từ rất nhiều mỏ vàng ở Quebec, Ontario, Manitoba, phía Bắc Alberta và British Columbia.
Nhà Máy Đánh Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại chuyên sản xuất tiền xu lưu hành và đồng phôi với cao độ dập tự động cho hơn 80 quốc gia trên thế giới tại cơ sở đánh tiền ở Winnipeg. Những kỹ thuật chuyên sản xuất những loại tiền xu lưu niệm, những loại tiền kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim, palladium để đầu tư trên thế giới đều được sản xuất tại cơ sở lịch sử Ottawa.
Năm 2008 Canada tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày thành lập Nhà Máy Đánh Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại (Royal Canadian Mint) để đánh dấu sự thành công của Công Ty Đúc Tiền Hoàng Gia Canada được nổi danh là một công ty hàng đầu của thế giới về những kỹ thuật và những phát minh hiện đại, những hiểu biết sâu rộng về khoa học và kỹ thuật đúc tiền.
Trong quyển sách: "Lịch Sử 100 Năm của Nhà Máy Đánh Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại", "ROYAL CANADIAN MINT 100 YEARS OF HISTORY" Tiến Sĩ Trương Công Hiếu đã được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới đã thay đổi hệ thống đánh tiền bằng những kỹ thuật dùng kim loại và thép để làm cho đồng tiền mỏng hơn, nhẹ hơn và không bị rỉ sét.
Ngày nay những kỹ thuật hiện đại của Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại do Ông phát minh đã thay đổi tất cả tiền lưu hành hiện tại của nước Canada. Ông là người đầu tiên và duy nhất phát minh kỹ thuật in màu trên tiền kim loại lưu hành giống như in mầu trên giấy bạc bằng cách sử dụng tia laser để đổi màu trên tiền kim loai... Những phát minh mới về kỹ thuật đánh tiền của Ông hiện nay đã tạo nhiều ảnh hưởng về hình thức và phương cách đánh tiền kim loại trên thế giới như: tinh chế vàng nguyên chất 4 số 9 (.9999) làm tiêu chuẩn quốc tế từ năm 1982, và kỹ thuật lọc vàng 5 số 9 (.99999), kỹ thuật mạ đa lớp trên thép ( kỹ thuật nầy đang được xữ dụng trong tiền kim loại của hơn 35 nước trên thế giới ).
Ngoài ra Ông cũng là người đã phát minh kỹ thuật sản xuất tiền xu với hình ảnh ba chiều (hologram), và dùng kiến thức DNA trong tiền lưu hành và vàng để bảo mật và định tính xác thực đồng tiền vàng ròng của Canada lưu hành ở bất cứ nơi nào trên thế giới qua hệ thống vệ tinh điện thoại di động (smartphone).
Tiến Sỉ Trương Công Hiếu là người có nhiều phát minh và sáng chế trong ngành kỹ thuật đánh tiền kim loại với hơn 10 bằng sáng chế đã được nhiều nước trên thế giới và Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại ghi nhận là quá xuất sắc.
Hiện nay tiền xu ở các nước như: Canada , Singapore, New Zealand, Barbados , Ghana, Ethiopia , Thailand, Philippines , Venezuela, Panama, Albania, United Arab Emirates… cũng đang dùng những kỹ thuật của Ông. Chính phủ Mỹ cũng đã bình chọn kỹ thuật của Ông để đưa vào áp dụng trong chương trinh tuyển lựa kim loại mới cho ngành tiền tệ của Mỹ, do Thượng và Hạ Nghị Viện Mỹ chấp thuận cho phép chánh phủ Obama thay đổi tiền tệ Mỹ trong tương lai.
Trong quyển sách: "Chuyện Kể Về Các Cuộc Triển Lãm Tiền Xu Quốc Tế", "STORY OF WORLD MONEY FAIR" được xuất bản vào năm 2012, tác giả Albert M Beck, Chủ Tịch và Sáng Lập Viên của Hội Chợ Quốc Tế Tiền Tệ Berlin tại Đức đã viết và bình luận về Tiến Sĩ Trương Công Hiếu như sau:
"Trong 40 năm vừa qua người mà có công lao nhiều nhất trong sự tiến bộ về nghành đúc tiền trên thế giới, người đã đóng góp nhiều nhất về những kiến thức mới về nghành đúc tiền trên thế giới chính là Tiến Sỉ Hieu C. Truong của Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại".
Ông M. Beck cũng đưa thêm lời bình luận: " Tôi cho rằng ông Hieu C. Truong là người có công nhiều nhất đối với ngành kỹ thuật đánh tiền kim loại của thế giới. Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại cũng công nhận rằng Tiến Sỉ Trương Công Hiếu là người kỹ sư nổi tiếng nhất trên thế giới và là người hiểu biết nhiều nhất trong kỹ thuật đúc tiền. Theo tôi ai muốn biết kỹ thuật đánh tiền sẽ đi về hướng nào trong tương lai thì nên hỏi ông Hiếu ".
Để tiếp tục lưu danh là một Công Ty dẫn đầu thế giới về kỹ thuật đúc tiền và để thành công trong những lảnh vực phát triển các công nghệ mới hầu phục vụ ngành công nghiệp đúc tiền của thế giới và cũng để tôn vinh và ghi nhớ những công trạng của Tiến Sỉ Trương Công Hiếu đối với Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại, Royal Canadian Mint đã cho xây dựng một Trung Tâm Khảo Cứu Xuất Sắc và Hiện Đại với ngân sách 10 triệu đô la tại Winnipeg và đặt tên cho cơ sở khảo cứu về kỹ thuật đánh tiền vừa mới xây dựng nầy là:
TRUNG TÂM KHẢO CỨU XUẤT SẮC Tiến Sĩ TRƯƠNG C. HIẾU
Dr. HIEU C. TRUONG CENTER OF EXCELLENCE Centre d' excellence Hieu C. TRUONG, Ph.D.
Royal Canadian Mint, Winnipeg, Manitoba, Canada
Cơ sở khảo cứu nầy đã được khánh thành vào ngày 13 tháng 6 năm 2013 cùng lúc với nhà máy mạ thứ hai được xây dựng với ngân sách 70 triệu đôla. Tất cả những cơ sở nầy là nơi mà những kỹ thuật mới nhất về đúc tiền trong lảnh vực khoa học, trong lảnh vực tự động hóa qua máy vi tính, trong kiến thức mới nhất với điện tín vệ tinh, phát triển phần mềm, khoa học vật liệu trong việc quản lý tiền tệ, trong lảnh vực thông tin liên lạc bằng điện thoại hoán chuyển thói quen của người tiêu dùng ... tất cả những phát minh mới về tiền tệ của Tiến Sỉ Trương Công Hiếu sẽ được đưa vào áp dụng và sẽ được phát triển tại nơi nầy để phục vụ cho các thế hệ trong tương lai.
Trung Tâm Khảo Cứu mới nầy cũng sẽ là nơi được dùng để đào tạo các kỹ sư, các nhà quản lý và các giám đốc của các Nhà Máy Đánh Tiền trên thế giới. Những người đi tu nghiệp sẽ được đưa đến Trung Tâm nầy để học các kỹ thuật căn bản cũng như các kỹ thuật hiện đại về đánh tiền, vì từ trước đến nay kỹ thuật nầy chưa từng được giảng dạy tại một trường đại học nào trên thế giới. Trung Tâm Khảo Cứu nầy cũng sẽ là nơi hội tụ của các kỹ sư, các nhà khảo cứu trên thế giới tìm đến với nhau để cùng nhau hợp tác khảo cứu về môn đúc tiền.
Ngoài việc phục vụ cho đất nước Canada, Tiến Sĩ Trương Công Hiếu cũng tham gia và ủng hộ các chương trình họat động của Cộng Đồng Việtnam tại Canada. Ông làm có vấn cho các tổ chức: Thể Thao Người Việt Bắc Mỹ lần thứ IX được tổ chức tại Ottawa năm 1981, Ủy Ban Lập Đền Kỹ Niệm của Liên Đoàn Hội Người Việt, bao gồm 11 Hội Người Việt của các địa phương khắp nước Canada, Ủy Ban xây dựng Trung Tâm Văn Lang, ngân sách do chánh phủ Ontario, Canada tài trợ. Trung Tâm Văn Lang là một chung cư gồm 80 căn hộ được xây dựng lên để nâng đở, trợ giúp cho những bô lão người Việt và những hộ gia đình có nguồn lợi tức thấp có được nơi ổn định cho đời sống. Ông cũng cộng tác với Hội Phật Giáo Người Việt xây dựng lên Chùa Từ Ân với kiến trúc thuần túy của một ngôi chùa Việt Nam tại thủ đô Ottawa.
Click: http://www.youtube.com/watch?v=9m-fez84y5o&feature=youtu.be -
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 11/Dec/2013 lúc 2:58pm
Nữ sinh gốc Việt đạt điểm toán cao nhất thế giới
-
http://saigonecho.com/news/index.php/cd-viet/xay-dung-cd-viet/8214-nu-sinh-goc-viet-dat-diem-toan-cao-nhat-the-gioi?tmpl=component&print=1&layout=default&page=">
-
Tác Giả: SE sưu tầm
Nữ sinh gốc Việt Tracy Tran. Ảnh: NBC News
Nữ sinh gốc Việt Tracy Tran là một trong 8 học sinh trên thế giới đạt được số điểm tối đa trong cuộc thi giải toán vừa diễn ra
Theo King5, Tracy Tran, 18 tuổi, hiện là học sinh trường trung học Kentridge, thành phố Kent, bang Washington, Mỹ.
Trong
số 2.100 học sinh của trường, chỉ có khoảng chục em được tham dự AP
Calculus AB, một cuộc thi toán do Hội đồng Trường học Mỹ tổ chức, và
Tracy là một trong số đó.
Thang điểm cao nhất của AP Calculus AB
là 5, tương đương với mức A hoặc A+. Với việc trả lời chính xác tất cả
các câu hỏi nhiều lựa chọn và đạt điểm tối đa trong các bài luận, cô gái
gốc Việt giành được 5 điểm cho bài thi của mình.
Chỉ có 14,3%
trong số gần 4 triệu cuộc thi AP Calculus AB trong năm 2013 có học sinh
đạt được mức điểm này, và Tracy là một trong số 8 học sinh đạt điểm cao
nhất trên thế giới.
"Chúng tôi thực sự tự hào về Tracy. Cô bé là
một học sinh đặc biệt và sự nỗ lực hết mình cho học tập của Tracy là
động lực cho tất cả chúng tôi", hiệu trưởng trường Kentridge, ông Mike
Albrecht nói. "Tôi chưa bao giờ có học sinh nào đạt số điểm hoàn hảo này
trong các cuộc thi AP Calculus".
Tuy nhiên, các bạn bè của Tracy
Tran cho hay họ không ngạc nhiên với kết quả trên. "Nếu có ai đạt điểm
tuyệt đối, thì đó sẽ là Tracy", Josh Curtis, một bạn cùng lớp nói.
Từ
khi còn bé, Tracy đã ham mê đọc sách. Bố mẹ của cô nhiều lần phải ép
con gái đi ngủ. Tracy gọi sách là một lối thoát, tuy nhiên, toán học mới
đưa cô trở về với thực tế.
"Chúng ta có thể giải quyết rất nhiều vấn đề bằng toán học. Bây giờ, toán đã trở thành một niềm đam mê", Tracy nói.
Với
cô, thành tích đáng tự hào trên thuộc về toàn bộ cả ớp. Tracy cũng muốn
được dùng các kỹ năng toán học của mình để đóng góp cho cộng đồng của
cô.
"Bất kỳ điều gì tôi làm, tôi đều muốn nó có tác dụng với cuộc
sống", Tracy nói. Cô cũng hiện là ứng viên vòng bán kết tranh học bổng
quốc gia Merit. Tập đoàn học bổng Merit sẽ công bố 15.000 thí sinh lọt
vào vòng chung kết tháng hai tới. Những người chiến thắng được xướng tên
vào khoảng tháng 4-7/2014.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Feb/2014 lúc 9:09am
http://baomai.blogspot.com/2014/02/mot-chi-huy-truong-hai-quan-hoa-ky-goc.html - Một Chỉ huy trưởng Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt
http://www.youtube.com/watch?v=c-fv-uv64vo">
http://www.youtube.com/watch?v=c-fv-uv64vo - http://www.youtube.com/watch?v=c-fv-uv64vo
Commander
Cao was born in Saigon, Vietnam. After immigrating to the United States in 1975, his family relocated to
West Africa, returning to the United
States in 1982. He graduated with the first
graduating cl*** from Thomas
Jefferson High
School for Science and Technology in 1989, then
entered the Navy as a Seaman Recruit. He was commissioned from the U.S. Naval
Academy in 1996 with a Bachelor of Science in Ocean Engineering and immediately
commenced training in the Navy’s Special Operations program.
After
Dive School
and Surface Warfare School,
he reported to USS Grasp (ARS 51) in 1997 as the ***istant Chief
Engineer, then as the Operations Officer, where he conducted high profile
salvage operations including the recovery of John F. Kennedy Jr. and the Civil
War Ironclad USS Monitor. In 2001, after Explosive Ordnance Disposal (EOD)
school, he reported as Officer In Charge (OIC) to EOD Mobile Unit Two
detachment 26 while deploying with Truman Carrier Strike Group for the launch
of Operation Iraqi Freedom. In 2003, he reported as OIC for EOD Mobile Unit
Three Detachment Southwest where he supported local and federal law enforcement
agencies in over 200 emergency responses in the San Diego area as part of the FBI Joint
Terrorism Task Force. He helped in drafting the annex to the treaty between the
U.S. and Mexico for munitions recovery in Mexico and led
the first two missions. In 2005, he was selected as Flag Aide to Commander,
U.S. Sixth Fleet/Allied Joint Command Lisbon/Strike Force NATO.
During his
tour, he participated in the first NATO Response Force deployment that aided in
the disaster relief for the Pakistan
earthquake. In 2006 he attended the Naval
Postgraduate School
and graduated with a Masters in Applied Physics. While attending school he
helped to form and personally trained the Monterey County Sheriff’s Bomb Squad.
In 2009, he deployed to Iraq
as the OIC for the Combined Explosives Exploitation Cell (CEXC). This
multi-national, multi-agency, and multi-service unit processed ALL IEDs in
theatre for technical and forensics intelligence, averaging 22,000 items from
450 cases per month, his unit was accredited with writing over 250 arrest
warrants and aiding in the conviction of numerous terrorists. In 2010, he
reported to Riverine Squadron One as Executive Officer and led the Squadron’s
last combat deployment to Iraq.
In November 2011, CDR Cao reported to OPNAV N96 where he worked requirements
for Anti-Terrorism, Force Protection (AT/FP), Visit, Board, Search and Seizure
(VBSS), Chemical, Biological, Radiological and Nuclear Defense (CBRND) for the
surface force. Additionally he is the subject matter expert for the Navy’s
Biometrics program.
Commander
Hung Cao
United States Navy
Commanding Officer
Naval Diving and Salvage
Training Center
CDR
Cao ***umed Command of Naval Diving and Salvage Training
Center on September 6,
2013.
CDR
Cao is authorized to wear the EOD Officer, Special Operations, Diving Officer,
Surface Warfare Officer, Master EOD Technician and Naval Parachutist Badges.
His personal awards include the Bronze Star, Meritorious Service Medal, Joint
Service Commendation Medal, Navy Commendation Medal (three awards), Army
Commendation Medal and Navy Achievement Medal (four awards) and various unit
and service awards. He is native linguist in French and Vietnamese.
http://www.netc.navy.mil/centers/ceneoddive/ndstc/Leadership.aspx?ID=1 - http://www.netc.navy.mil/centers/ceneoddive/ndstc/Leadership.aspx?ID=1
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Feb/2014 lúc 9:18am
Kỳ tích của hai anh em gốc Việt sống trong khu “ổ chuột” Mỹ
Hai
anh em Johnny Huynh (trái) và George Huynh (phải)
Câu
chuyện về kỳ tích của hai anh em gốc Việt Johnny và George Huỳnh đã khiến cộng
đồng người Việt trên toàn thế giới nghiêng mình khâm phục.
"Những
cậu bé này là minh chứng gần gũi nhất mà tôi gặp về thứ mà chúng ta gọi là
"giấc mơ Mỹ"", nhà báo Baker chia sẻ: Cha qua đời, mẹ bị bệnh
thần kinh, phải vật lộn giữa "khu ổ chuột" Dorchester (thành phố
Boston, bang M***achusetts, Hoa Kỳ) để kiếm sống nhưng cả hai đã cùng đỗ vào
những trường đại học danh tiếng bậc nhất cường quốc này.
Billy Baker (trái), Emmett Folgert, Johnny Huynh, and George Huynh
Nói
như lời Billy Baker - phóng viên báo The Boston Globe, một trong những phóng
viên đầu tiên viết bài về hai anh em:
"Bạn
thấy đó, vấn đề không nằm ở chỗ bạn từ đâu đến, mà là bạn sẽ tiến xa được đến
đâu".
Hành
trình bước ra từ bùn lầy
Johnny và George Huỳnh sinh ra ở khu phố ổ chuột Dorchester (thành phố Boston, bang M***achusetts,
Hoa Kỳ), nơi 42% trẻ em phải sống trong đói nghèo và 85% chỉ còn cha hoặc mẹ.
Cả hai may mắn hơn những đứa trẻ khác được sinh ra có cả cha lẫn mẹ, thế nhưng
"ngày vui ngắn chẳng tày gang", cha của Jonny và George bị chứng rối
loạn tâm thần, trong khi mẹ phải thường xuyên chống chọi với bệnh thần kinh.
Khi hai anh em biết cảm nhận được cuộc sống xung quanh cũng là lúc tai họa ập
xuống. Người cha bỗng dưng lên cơn, sau đó bỏ nhà ra đi, rồi một ngày cả nhà nghe
tin ông nhảy cầu tự vẫn.
hình minh họa
Từ ngày người chủ gia đình qua đời, cả gia đình phải sống trong một ngôi nhà
xập xệ, nơi từng là nhà kho, với thu nhập mỗi tháng 1.257 USD, là tổng giá trị
các món trợ cấp. Giữa cái khu ổ chuột ngập ngụa cảnh cơ hàn, đầy rẫy các tệ nạn
xã hội, hầu hết trẻ em không có đầy đủ cha mẹ đều bị sa vào nghiện ngập, trộm
cắp.
Với những con người bình thường và thiếu bản lĩnh, họ có thể trượt ngã bất kỳ lúc
nào. Thế nhưng, hai anh em George luôn tỏ ra khác biệt so với những đứa trẻ ở
khu ổ chuột này. Vượt lên số phận, trong đầu hai anh em luôn ý thức và tâm niệm
rằng: "Giáo dục là nền tảng để có cuộc sống tốt hơn", Johnny nói.
Gương
mặt sáng sủa của George Huynh
Emmett Folgert, đại diện Hiệp hội Dorchester Youth Collaborative, người đã hỗ
trợ cho hai cậu bé chia sẻ: "Với kinh nghiệm 30 năm làm việc với những đứa
trẻ ở đây, tôi biết rằng George và Johnny đều đang sống trên mép vực và có thể
trượt ngã bất kỳ lúc nào".
Thế nhưng cả hai đã cùng đương đầu và tìm cách vượt lên số phận. "Ước mơ
của em là có thể vào một trường đại học tốt, không phải phụ thuộc vào số tiền
trợ cấp xã hội hàng tháng nữa và có thể sống theo cách riêng mà mình mong
muốn", cậu bé George tâm sự.
Và niềm hy vọng của hai anh em chính là mái trường Boston Latin School, trường
công lập đầu tiên và lâu đời nhất vẫn tồn tại ở Mỹ với những thành tích học tập
xuất sắc. Đây cũng chính là ngôi trường mà Tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams
và Benjamin Franklin, một trong những người lập quốc, từng theo học. Ở cái nơi
mà xã hội phân biệt giàu nghèo vô cùng ghê gớm, may mắn thay anh em George được
nhận vào học. Hành trình đến lớp bắt đầu. Từ năm lớp 7, hai cậu bé đều đặn bắt
xe buýt số 19 đến trường Boston Latin để theo học.
Hằng
ngày, hai chàng trai đến trường bằng xe buýt
Chương trình học tại Boston Latin đạt chuẩn chất lượng cao và đòi hỏi học sinh
phải vô cùng nỗ lực. Vậy mà cả hai đều là những học sinh giỏi nhất trong lớp,
đơn giản vì đó là cách duy nhất giúp các em có thể nhận được các hỗ trợ tài
chính để duy trì việc học. Ngoài giờ học, cả hai còn đi làm gia sư cho những
đứa trẻ gốc Việt trong khu vực kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Thành tích đặc biệt này đã lọt vào "mắt xanh" của Billy Baker - phóng
viên báo The Boston Globe, một trong những nhà báo đầu tiên viết về Jonny và
George từ cách đây 2 năm. Trong khi đang lang thang trên những chuyến xe buýt
xuyên thành phố Boston để viết về những mảnh đời
cùng khổ, Baker đã gặp hai cậu bé tại "khu ổ chuột" Dorchester.
"Tôi bắt đầu quan tâm sâu hơn đến các cậu bé. Tôi cảm thấy chúng cần tôi,
nhưng hóa ra tôi cần chúng hơn" Baker nói.
Kỳ tích
"chạm tay" vào "giấc mơ Mỹ"
Cũng từ đó, Baker trở thành người cố vấn cho hai anh em trong học tập cũng như
cuộc sống. Chàng phóng viên yêu nghề chẳng khác gì người cha, đã ở bên Jonny và
George, cố gắng khỏa lấp những rạn nứt trong cuộc đời hai cậu bé bằng những
việc nhỏ nhoi. Anh mua những món quà hoặc những chiếc vé dự tiệc cho hai cậu
bé.
Baker cũng hỗ trợ hai anh em trong việc học và động viên họ đạt đến mục tiêu
cao nhất mà cậu có thể. Ngay sau khi câu chuyện về hai cậu bé gốc Việt được
đăng tải đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ từ các độc giả. Baker thậm chí mất
hàng tuần để trả lời những email bày tỏ sự cảm thông với hai anh em gốc Việt.
Theo lời kể của Baker, cách đây ít lâu, tròn 2 năm sau ngày bài báo đầu tiên
lên trang, anh đã nhận được tin nhắn của George (17 tuổi) thông báo mình đã
được nhận vào học tại đại học Yale, một trong những viện đại học lâu đời nhất Hoa
Kỳ. "Khoảng sau 5h chiều thứ hai, điện thoại tôi có tin nhắn mới: Cháu đỗ
rồi. Tôi đang ngồi trong phòng tin tức và mừng phát khóc", Baker kể. Anh
tiết lộ sau đó đã đưa cậu bé đi ăn một bữa no nê để chúc mừng.
ĐH
Yale - nơi George Huynh sẽ theo học
Yale là một trong những trường đại học thuộc tốp 8 trường danh tiếng nhất cường
quốc này, sánh ngang cùng Harvard hay Princeton.
Những nhân vật nổi tiếng xuất thân từ Yale có 5 Tổng thống Hoa Kỳ, 19 thẩm phán
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, và nhiều nguyên thủ quốc gia nước ngoài. Yale cũng
được mệnh danh là trường tuyển sinh gắt gao nhất nước Mỹ. Thế nhưng, cậu bé gốc
Việt George đã đường hoàng bước vào bằng chính nỗ lực phi thường của mình.
Năm ngoái, anh trai của George là Jonny (19 tuổi) cũng trở thành một tân sinh
viên của đại học danh giá M***achusetts Amherst (top 40 trường đại học công lập
tại Mỹ - theo U.S. News & World Report's Best Colleges 2014). Khi đó, Baker
đã mang một chiếc tủ lạnh đến ký túc xá của Jonny tặng cậu.
"Những cậu bé này là minh chứng gần gũi nhất mà tôi gặp về thứ mà chúng ta
gọi là "giấc mơ Mỹ", Baker nói. "Tôi tự hào được là một nhân chứng
của câu chuyện này. Một điều gì đó thật khó tin đã xảy ra. Nhìn những đứa trẻ
thành công từ hai bàn tay trắng là điều đặc biệt nhất mà tôi từng được chứng
kiến với tư cách một phóng viên. Đúng thế, cháu đã làm được, chàng trai",
Baker nói thêm.
Anh
Văn
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Feb/2014 lúc 7:53pm
Cô bé ôsin trở thành du học sinh xuất sắc
Làm nghề giúp việc, sống dưới gầm cầu thang nhiều năm, song
Đặng Thị Hương đã giành được học bổng và trở thành du học sinh xuất sắc
tại Australia.
Căn nhà cấp bốn của gia đình bà Nguyễn Thị Trọng (xã Đồng Ích, huyện Lập
Thạch, Vĩnh Phúc) thời gian này luôn tràn ngập tiếng cười. Cô con gái
28 tuổi Đặng Thị Hương mang về nhà nhiều giải thưởng sau 2 năm du học
Australia.
Tháng 11 năm ngoái, Hương được trao bằng khen Sinh viên quốc tế xuất sắc
năm của bang Victoria và Sinh viên quốc tế xuất sắc 2013 do Thủ hiến
bang Victoria, Denis Napthine, trao tặng. Cô là người Việt Nam đầu tiên
và duy nhất nhận cùng lúc hai giải thưởng danh giá này. Ngoài ra, Đặng
Thị Hương còn là Đại sứ sinh viên quốc tế của Học viện Box Hill 2013.
"Biết tin con đạt thành tích tốt bên Australia, tôi mừng không ngủ được.
Nghĩ lại trước kia con vì kiếm tiền giúp mẹ nuôi anh trai, em gái ăn
học mà phải một mình lên Hà Nội làm ôsin, sống lang thang thấy
thương", bà Trọng tâm sự. Ở tuổi 62, tóc của bà đã bạc, khuôn mặt sạm
nhăn vì nắng gió, nhọc nhằn.
|
Đặng Thị Hương, nữ sinh Việt Nam đầu tiên và duy nhất nhận đúp hai
giải thưởng Sinh viên quốc tế xuất sắc năm 2013 bang Victoria, Sinh viên
quốc tế xuất sắc của năm 2013 do Thủ hiến bang Victoria Denis Napthine
trao tặng. Ảnh: NVCC. |
Hương là con vợ lẽ, mẹ sinh cô trong góc ngôi nhà vách đất mà bà vay
mượn mãi mới dựng được. Cứ tới ngày mưa, bốn mẹ con Hương lại ôm nhau
chui dưới gầm bàn để tránh nếu không may tường bị sập. Nhà chỉ có mẹ,
anh trai và em gái hay đau yếu nên từ bé Hương đã phải làm việc đồng
áng. Nuôi ước mơ thành giáo viên, nhưng hết lớp 7 cô gạt nước mắt nghỉ
học vì cái đói đeo bám gia đình. 13 tuổi, Hương một mình lên Hà Nội làm
ôsin. Khi đó, cô cao 1,3 m, nặng 27 kg, lòng đầy sợ sệt vì chưa một lần
rời lũy tre làng.
Công việc đầu tiên của Hương trên thành phố là trông em bé 4 tháng tuổi
và làm một số việc nhà. Quần quật từ sáng đến đêm, với mức lương vỏn vẹn
150.000 đồng, nhưng cô vẫn bị nhà chủ khó tính quát mắng. "Sống với
người giàu có quả thật rất căng thẳng. Tôi luôn phải nỗ lực mỗi ngày để
làm họ vừa lòng. Có chủ nhà xấu tính hay quát mắng khiến tôi tự ti. Mỗi
lần chuyển việc tới một gia đình mới, tôi mệt mỏi vì không biết ngày mai
mình sẽ ra sao", Hương tâm sự.
Bao đêm khóc vì thương thân, nhưng chưa một lần Hương than trách gia
đình. Với cô, việc có một mái ấm cùng mẹ, anh, em đã là niềm hạnh phúc
to lớn, hơn những em bé mồ côi khác. Bao vất vả, nhọc nhằn của mẹ cùng
quyết tâm giúp anh em được học hành khiến Hương không ngừng cố gắng.
Chưa một lần Hương động đến tiền công giúp việc mà gửi tất cả về để mẹ
trang trải sinh hoạt, đóng học phí cho anh trai, em gái.
Lần đầu được cầm 200.000 đồng về quê, Hương thấy như được mang theo cả
gia tài. Lúc nào cô cũng nơm nớp lo mất tiền. "Một bác hỏi tôi quê quán ở
đâu, sao say xe mà đi một mình, tôi vội trả lời: 'Cháu là sinh viên học
ở Hà Nội, hết tiền nên về quê xin bố mẹ'. Với câu nói đó, tôi hy vọng
người khác nghĩ cái túi dưới gầm ghế của tôi không có tiền", Hương cười
khi nhớ lại.
|
Đặng Thị Hương (áo kẻ ngang, đứng thứ 3 từ trái sang) cùng gia đình
gồm bà nội, mẹ, anh trai, chị dâu, gia đình em gái... Sau khi bố mất, mẹ
con Hương được một người chú cho căn nhà cấp 4 trong khu nhà ông bà nội
để lại. Ảnh: NVCC. |
Sau 4 năm làm giúp việc, Hương may mắn được một người quen xin cho học
tại trung tâm giáo dục thường xuyên. Cô hạnh phúc tột cùng vì giấc mơ
đến trường có cơ hội được thực hiện. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, niềm
vui ấy mất dần, nhà chủ đuổi cô đi vì thức khuya, dành thời gian làm
bài. Không họ hàng, người quen, Hương tìm đến gầm cầu thang khu tập thể
cũ sống, ngày đi bán hàng rong, tối đi học bổ túc.
"Gần 2 năm ở gầm cầu thang là khoảng thời gian tồi tệ với tôi. Tôi phải
tiếp xúc với đủ thành phần xã hội, từ cửu vạn, nghiện ngập, trộm cắp...
2h sáng tôi thức dậy thổi xôi đi bán, chiều bán bánh ngô, tối học bổ túc
xong lại bán hàng tới 24h đêm. Một số người luôn muốn đuổi tôi đi để
chiếm chỗ. Họ mắng chửi, dọa nạt, thậm chí đổ rác lên chỗ tôi ngồi. Mỗi
ngày tôi đều sợ bị xua đuổi, sợ thanh niên trêu chọc, sợ phải ăn mì tôm
cân", vén mái tóc để lộ gò má xương gầy, Hương trầm tư nói.
Đầu năm 2006, Hương trở thành học viên của một doanh nghiệp xã hội
chuyên đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn cho trẻ đường phố. Đây là
bước ngoặt lớn thay đổi cuộc đời của Hương và gia đình cô. Sau đó, Hương
được nhận vào làm nhân viên phục vụ, thu ngân ở một khách sạn lớn tại
Hà Nội. Khi đã có công việc và mức lương tốt, Hương bất ngờ xin nghỉ để
sang Australia theo học bổng toàn phần chương trình Quản trị Kinh doanh
tại Học viện Box Hill.
|
Hương đã trải qua 14 năm nỗ lực kể từ khi lên Hà Nội làm ôsin tới
lúc cầm trên tay các bằng khen. Cô tự hào vì đã sinh ra trong nghèo đói
để có nhiều trải nghiệm và học được hai chữ chia sẻ. Ảnh: NVCC. |
Không còn làm việc cùng nhau nhưng đồng nghiệp cũ vẫn dành lời tốt đẹp
khi nói về Hương. Anh Nguyễn Quốc Đông, người phụ trách cũ của Hương ở
khách sạn tại Hà Nội, chia sẻ: "Chúng tôi rất tiếc vì quyết định xin
nghỉ để du học của Hương. Với khả năng giao tiếp khéo léo cùng vốn tiếng
Anh tốt, Hương được nhiều khách hàng, đặc biệt là người nước ngoài, quý
mến".
Thông tin Hương được trao nhiều danh hiệu sinh viên xuất sắc tại nước
ngoài không khiến anh Đông bất ngờ. Theo anh Đông, nếu Hương không đạt
xuất sắc mới là chuyện lạ bởi cô quá chăm chỉ và có tài. "Thành tích
Hương đạt được là phần thưởng xứng đáng cho bao năm tháng khổ cực nhưng
nhiều nỗ lực của cô", anh Đông nói.
Quỳnh Trang
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/co-be-osin-tro-thanh-du-hoc-sinh-xuat-sac-2952665.html
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&ved=0CCgQFjAA&url=http%3A%2F%2Fdoisong.vnexpress.net%2Ftin-tuc%2Fnhip-song%2Fco-be-osin-tro-thanh-du-hoc-sinh-xuat-sac-2952665.html&ei=zaMGU-TPJ8jYige2zYCwBA&usg=AFQjCNF2_YJQ86U5ojCSkEnRBSwAMNxRJQ&sig2=VBc5rN5_Rv9xV6mVk852dw&bvm=bv.61725948,d.aGc - Cô bé ôsin trở thành du học sinh xuất sắc- VnExpress Đời sống ...
------------- mk
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Mar/2014 lúc 8:21am
ĐẠI TÁ LƯƠNG XUÂN VIỆT
Fr: BMH
http://lh3.ggpht.com/-NdgPonSEnzg/UygumWORyhI/AAAAAAAA7fc/i7NUqyfNMFY/s1600-h/lxviet%25255B3%25255D.jpg"> Đại tá Lương Xuân Việt vừa được bổ nhiệm chức vụ Tư Lệnh Phó Hành Quân (Deputy Command General Maneuver) của Sư đoàn Đệ nhất Kỵ Binh Không Vận -Không Kỵ (1st. Calvary Division), đồn trú tại Fort Hood, Texas.
Đây là 1 sư đòan nổi tiếng,được ân thưởng nhiều huy chương nhất của quân lực Hoa Kỳ, và đã từng tham chiến tại Việt Nam...
http://lh4.ggpht.com/-oajs45Dsr-U/UygunuctJwI/AAAAAAAA7fs/EjkuDzGroHE/s1600-h/insignia%25255B3%25255D.jpg"> http://lh5.ggpht.com/-bT0zULXHlmE/Uyguouq2MdI/AAAAAAAA7f8/3ifZwHe_kYs/s1600-h/insignia%2525202%25255B3%25255D.jpg">
Deputy CG - Maneuver
BG Colonel Viet Xuan Luong emigrated from
Vietnam with his family to the United States in
1975 as a political refugee. He began his military career upon graduating from the University of Southern California. His
first ***ignment was with 1st Battalion, 8th Infantry Regiment at Fort
Carson, Colorado, where he served as Rifle Platoon Leader, Anti-Tank
Platoon Leader, Company Executive Officer, and Battalion Maintenance
Officer. In 1993, Luong was ***igned to Fort Bragg, North Carolina and
served in the 2nd Battalion, 325th Airborne Infantry Regiment, 2nd
Brigade, 82nd Airborne Division, as the Battalion ***istant S-3
(Operations) and Commander of Alpha Company. While commanding Alpha
Company, he deployed to Haiti in support of Operation Uphold Democracy
as the Commander of the Theater Quick Reaction Force. Following his
***ignment at Fort Bragg, he was ***igned to the Joint Readiness
Training Center in Fort Polk, La., as an Observer Controller. Following
his ***ignment at JRTC, Luong attended the Command and General Staff
College and then was ***igned to the Southern European Task Force
(SETAF). Luong served as SETAF G-3 Chief of Plans, and the Operations
Officer and Executive Officer of 1st Battalion, 508th Parachute Infantry
Regiment, 173d Airborne Brigade, in Vicenza, Italy. During his
***ignment at Southern European Task Force, Luong deployed to Kosovo and
Bosnia-Herzegovina on several occasions as part of the NATO Strategic
Response Force. Following this ***ignment, Colonel Luong was ***igned
to Joint Task Force North at Fort Bliss, Tx., where he served as a
plans officer and Chief, Targeting and Exploitation Division in support
of the Department of Homeland Defense. In 2005, he ***umed command of
the 2nd Battalion, 505th Parachute Infantry Regiment, 3d Brigade Combat
Team, 82d Airborne Division. During this command, Luong deployed his
battalion in September 2005 as the Division Ready Force 1, in support of
Operation American ***ist, the Hurricane Katrina Relief efforts in New
Orleans, and Operation Iraqi Freedom 06-08, in support of the War on
Terror. In February 2009, Colonel Luong ***umed command of the 3rd
Brigade Combat Team (Rakkasans), 101st Airborne Division (Air ***ault).
In January 2010, 3rd BCT deployed to Afghanistan for Operation Enduring
Freedom 10-11. Following BCT command, Luong attended Stanford University
as a National Security Fellow and subsequently served as the Deputy
Director, Pakistan Afghanistan Coordination Cell, J5, The Joint Staff. Colonel
Luong holds a degree in Biological Sciences from the University of
Southern California and a Master of Military Arts and Science.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 24/Mar/2014 lúc 2:02pm
CHICAGO : CON ĐƯỜNG MANG TÊN
JOHN VIETNAM NGUYEN.
http://lh6.ggpht.com/-gXRiJRUB3yc/UzA6xSfsZSI/AAAAAAAA7qA/doE***LfcP8/s1600-h/john%252520vn%25255B3%25255D.jpg">
Thứ tư, ngày 19/03/2014, bầu trời thật
là lạnh , màu xám, ảm đạm và ẩm ướt . Lúc 3 giờ chiều khoảng một trăm
người đã tụ tập ở góc đường Winthrop và Winona . Họ tới đó để tôn vinh
cuộc đời của một thanh niên trẻ, một người đã qua đời quá sớm.
Góc đường giữa Winona và Argyle , là một con đường được đặt tên : John Việt Nam Nguyễn .
Nguyễn được sinh ra và lớn lên trong khu vực nầy. Anh là một nhà thơ , một nghệ sĩ hip hop tại địa phương. Theo lời của Henry Justin Smith, John Việt Nam Nguyễn là " một người bạn trẻ, hiện đã đến một nơi nào đó ... ".
http://lh5.ggpht.com/-ZhaOD2PhDpA/UzA6y3M5CdI/AAAAAAAA7qQ/eOvyhwCix-A/s1600-h/john%252520vn%2525206%25255B3%25255D.jpg">
http://lh6.ggpht.com/-D9OeGQbKp1c/UzA60ABNq5I/AAAAAAAA7qg/Y2rUVUYOTVc/s1600-h/john%252520vn%2525209%25255B5%25255D.jpg">
John Việt Nam sống và chơi trên các
đường phố gritty của Uptown . Anh đã khẳng khái, từ chối gia nhập các
băng nhóm , ma túy, bạo lực rất thịnh hành trong khu vực nầy.
http://lh4.ggpht.com/--sd2-ZwJ9Sk/UzA61XQ-F8I/AAAAAAAA7qw/VL9pyLEEcEU/s1600-h/john%252520vn%2525201%25255B5%25255D.jpg">
John Việt Nam sống với nghệ thuật của mình. Anh thường góp mặt trong các tổ chức nghệ thuật của cộng đồng tại Uptown .
http://lh5.ggpht.com/-r0dVhAT_6Mg/UzA63JDQIxI/AAAAAAAA7rA/tXeX2v9BlMw/s1600-h/john%252520vn%2525207%25255B8%25255D.jpg">
John là một sinh viên giỏi và cũng là vận động viên với một tương lai tươi sáng phía trước. John
Việt Nam là sinh viên xuất sắc tại Đại học Wisconsin , Madison, được
học bổng cao toàn trường. Anh đã bị chết đuối sau khi cứu một bạn học ở
hồ Mendota , gần trường học. Sau khi anh cố bơi trong dòng nước lạnh
băng của mùa đông giá buốt, đẩy được cô bé nạn nhân lên được bờ thì
John không còn đủ sức bơi, thân mình anh đã chìm xuống đáy hồ rồi không
bao giờ trở lại nữa.
http://lh5.ggpht.com/-4ayMIIpBevI/UzA64cJfAaI/AAAAAAAA7rQ/bPey9fXELFo/s1600-h/john%252520vn%2525203%25255B5%25255D.jpg">
Hãy xem:
https://www.youtube.com/watch?v=lE0M5BiwAcw&list=UU-A2hpFIDngxSK0PdPC8VFQ&feature=player_embedded - https://www.youtube.com/watch?v=lE0M5BiwAcw&list=UU-A2hpFIDngxSK0PdPC8VFQ&feature=player_embedded
******
Rapper John 'Vietnam' Nguyen Honored With Street Name in Uptown
http://www.dnainfo.com/chicago/20140317/uptown/rapper-john-vietnam-nguyen-honored-with-street-name-uptown# - John "Vietnam" Nguyen, a young rapper
and activist from Uptown who drowned two years ago trying to save a
friend, will have a street in the community named in his honor
Wednesday.
UPTOWN — John "Vietnam" Nguyen, a young rapper and activist from Uptown who http://www.wbez.org/sections/art/gifted-young-hip-hop-artist-dies-apparent-drowning-102416 - trying to save a friend, will have a street in the community named for him Wednesday.
Nguyen will be the first Vietnamese-American person honored with a street name in Chicago.
The teen died just before his sophomore
year at the University of Madison-Wisconsin, where he was a standout in
the school's spoken word and hip hop artistic programs. The morning of
Aug. 30, 2012, Nguyen and four friends were swimming in Lake Mendota in
Madison, Wisconsin when one friend panicked and Nguyen came to her aid, http://www.wbez.org/sections/art/gifted-young-hip-hop-artist-dies-apparent-drowning-102416 - .
He was able to put his friend safely on the dock, but went under the water after and was later found dead.
At a ceremony Wednesday, the 5000 block
of Winthrop Avenue where he grew up will be named "Honorary John
'Vietnam' Nguyen Way" and murals will go up at the corner of Winona
Street and Winthrop Avenue to celebrate his legacy of positive artistic
expression, community organizing and tolerance.
"He did an awful lot in a very short
time, and he always had that positive image that inspired and encouraged
people," said his father "Saigon" Joe Hertel. "To see the influence
that he's had in the community and beyond is just overwhelming, and it's
also very comforting to know that his legacy is being carried on."
Nguyen, whose father is a white Vietnam
War vet and whose mother is a Vietnamese refugee, attended Goudy
Elementary School before graduating from Lane Tech High School.
Hertel said his son was honest, charismatic and gifted. By the time he died, he had under his belt http://www.datpiff.com/John-Vietnam-Humble-And-Low-Vol-1-mixtape.358241.html - , numerous https://www.youtube.com/user/johnvietnam13 - and several knockout performances at annual citywide spoken word poetry competition http://youngchicagoauthors.org/blog/?page_id=1315 - , where he performed as a member of http://www.dnainfo.com/chicago/tags/kuumba-lynx - , an influential urban arts program for youth based in Uptown.
He was also part of various
multicultural youth groups focused on art and activism, and was a
central member of Uptown Uprise, a group of local youth who organized
peace walks through the community decrying gang violence and police
brutality.
There's already a mural dedicated to
Nguyen on Argyle Street, in an alley between Winthrop and Kenmore
avenues. Now, Uptown will get one more constant reminder of who he was.
Since his p***ing in 2012, Nguyen's
friends and family have lobbied for a street to be named in his honor,
and the idea has received strong support from Ald. http://www.dnainfo.com/chicago/people/harry-osterman -
(48th) whose ward includes part of Uptown. Dan Luna, chief of staff to
Ald. Osterman, said that renaming a street "just because somebody lived
on a block 100 years ago is fine and dandy." "But," he said, "when
there's a kid who really made a positive impact on the youth growing up
in that area, to do something like this is truly an honor."
Though he was young himself, many area teens knew Nguyen as a mentor and role model.
Kuumba Lynx poet Sejahari Villeges, 15,
said Nguyen was a mentor and role model who offered advice about both
art and life. When Villeges, of Humboldt Park, heard that "he p***ed
away saving somebody else," it was harrowing news. But the narrative fit
the life of helping others that Nguyen professed.
"I just think that's part of his legacy and part of his strength and beauty," Villeges said.
Nguyen, in Kuumba Lynx co-founder
Jacinda Bullie's eyes, was a young man who "grasped who he was and the
role he could play," through his music and involvement in the community.
"People will say that he's the 2Pac of
Uptown," Bullie said. "People loved 2Pac, but we didn't recognize his
power until he didn't exist anymore."
http://lh6.ggpht.com/-TGySgSoE1bY/UzA654Ki-HI/AAAAAAAA7rg/5kaZh5oFJdI/s1600-h/john%252520vn%2525202%25255B11%25255D.jpg">
GONE TOO SOON
https://www.youtube.com/watch?v=vcznU_qBQXc -
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 01/Apr/2014 lúc 5:01pm
Nữ Giáo Sư gốc Việt được vinh danh tại Quận Cam
BUENA PARK (NV) - Giáo Sư Nguyễn Tú-Uyên của đại học California
State University, Fullerton, là phụ nữ gốc Việt duy nhất được nữ dân
biểu tiểu bang Sharon Quirk-Silva vinh danh là “Phụ Nữ Tài Năng” trong
số 75 người được bà vinh danh nhân tháng “Women's History Month” này.
Đây
là lần thứ hai dân biểu Quirk-Silva tổ chức tiếp tân chúc mừng những
người phụ nữ xuất sắc thuộc nhiều lãnh vực khác nhau trong Địa Hạt 65,
gồm các thành phố Anaheim, Buena Park, Hawaiian Gardens, Cypress, La
Palma và Stanton, do bà làm đại diện.
Trong số những phụ nữ mà bà
Quirk-Silva cho rằng đã “làm việc không mệt mỏi, làm nên vô số sự thay
đổi trong cuộc sống” có giáo sư Tú Uyên Nguyễn, người đang giảng dạy
chuyên ngành Asian American Studies (Nghiên cứu về người Mỹ gốc Á), tại
đại học California State University, Fullerton.
Giáo Sư Nguyễn Tú-Uyên, giảng dạy môn "Asian American Studies (Nghiên cứu về người Mỹ gốc Á), tại trường đại học Cal State Fullerton. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Vượt biên sang Mỹ cùng gia đình khi năm 1979, khi mới 7 tuổi, đến
nay, Tú-Quyên là một gương mặt không xa lạ với cộng đồng người Việt tại
Quận Cam. Đồng thời cô cũng là người được biết đến nhiều trong lãnh vực
giáo dục dòng chính, khi vượt qua hơn 60 các tổ chức nghiên cứu, xã hội
tên tuổi khác khắp Hoa Kỳ để giành được $1.3 triệu bảo trợ của Bộ Y Tế
Hoa Kỳ cho dự án “Healthy Asian and Pacific Islander Youth” do cô phụ
trách thực hiện hồi giữa năm 2013.
Tốt nghiệp ngành Sinh Học và
Văn Chương tại Ðại Học UC Irvine, Tú-Uyên tiếp tục hoàn tất chương trình
cao học và tiến sĩ ngành Y Tế Cộng Ðồng (Public Health) tại Đại Học
UCLA.
Từ năm 2007, Tú Uyên được Ðại Học Cal State Fullerton mời
về giảng dạy và nghiên cứu chủ yếu các vấn đề liên quan đến sức khỏe,
bên cạnh một số lớp về gia đình, xã hội của người Mỹ gốc Á.
Tú-Uyên
là người khá gắn bó với cộng đồng người Việt tại quận Cam, bởi “ngay từ
lúc còn đi học, cuối tuần nào mình cũng ra phòng mạch của bố ở
Westminster để giúp, cũng đi học ở UCI, nơi có nhiều sinh viên gốc Việt,
nên mình cảm thấy rất thoải mái khi làm việc cùng cộng đồng Việt Nam.”
Ngay
từ lúc học trung học và cả những năm đầu đại học, Tú-Uyên cũng có nhiều
cơ hội được làm việc, tiếp xúc, và phỏng vấn những người tị nạn khắp
nơi. Điều này giúp cô củng cố và hiểu thêm một cách đầy đủ hơn về nguồn
gốc, tinh thần, và giá trị nguồn cội của mình.
Cô tâm sự, “Khi đi
dạy, thấy có những sinh viên gốc Việt không biết về lịch sử gốc gác của
mình, chưa từng được nghe ba mẹ kể chuyện hồi đó tị nạn qua đây như thế
nào, thành ra qua những gì giảng dạy trên lớp, mình thấy nó có ý nghĩa
nhiều hơn khi góp phần giúp các em trở lại được, hiểu thêm được với
nguồn gốc đó.”
Một sinh viên từng học qua lớp do giáo sư Tú-Uyên
phụ trách, nhận xét, “Cô là một người vui vẻ, đáng kính. Cô thực sự quan
tâm đến việc nghiên cứu và truyền được cảm hứng cho tất cả sinh viên
trong lớp. Tôi yêu cách cô tạo được không khí gia đình trong lớp mà cô
giảng dạy.”
Cũng trong những dòng nhận xét về nữ giáo sư trẻ này,
một sinh viên khác viết, “Một cô giáo tuyệt vời, rất dịu dàng và rất
hiểu biết. Kiến thức cô cung cấp cùng phần thảo luận thú vị vô cùng. Tôi
học được hàng tấn kiến thức từ đây.”
“Cô là một cô giáo nghiêm
khắc nhưng rất am hiểu. Cô là người mà sinh viên có thể nói chuyện một
cách dễ dàng và hữu ích. Cô luôn muốn nhìn thấy sự thành công của các
sinh viên mình.” Một người từng theo học lớp ASAM300 của Đại Học
Fullerton do giáo sư Tú Uyên phụ trách, nêu suy nghĩ.
Giáo Sư Tú
Uyên từng nhận giải thưởng về “Công Trình Nghiên Cứu Xuất Sắc nhất” của
tổ chức Asian Pacific Islander Caucus of the American Public Health
***ociation.
Giáo Sư Nguyễn Tú-Uyên (phải) của trường Cal State Fullerton là phụ nữ gốc Việt duy nhất được nữ dân biểu tiểu bang Sharon Quirk-Silva (trái) vinh danh “Phụ Nữ Tài Năng” trong số 75 người được bà vinh danh nhân tháng “Women's History Month”. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Một số nghiên cứu của Tú Uyên gây được sự chú ý mạnh mẽ là cuộc khảo
sát chứng minh phụ nữ trẻ gốc Châu Á ít tiếp cận với kiến thức an toàn
tình dục, hay cuộc khảo sát cho thấy phụ nữ gốc Châu Á có tỉ lệ ung thư
vú và ung thư tử cung thấp dù thiếu các phương tiện y tế.
Những
kết quả nghiên cứu của Giáo Sư Tú Uyên đưa đến các cuộc vận động tăng
nhận thức y tế trong cộng đồng người thiểu số, hoặc khiến các sắc dân
khác muốn tìm hiểu phương pháp chống ung thư của người gốc Châu Á.
Mối
quan tâm lớn nhất hiện nay của người giáo sư trẻ này chính là việc thực
hiện đề án “Youth Empowerment Project” của chính phủ liên bang cũng như
vấn đề sức khỏe tâm thần của người thiểu số nói chung và người Mỹ gốc
Việt nói riêng.
“Phần đông người ở đây còn cảm thấy dè dặt và mắc
cỡ, ngại ngùng khi nói về vấn đề sức khỏe tâm thần, cả những người trẻ
cũng vậy.” Cô ưu tư.
Làm sao để có thể cải thiện và nâng cao đời
sống tinh thần cho họ? Đó là những gì mà người giáo sư trẻ này tiếp tục
trăn trở và hướng tới.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 25/Apr/2014 lúc 5:00pm
Thần đồng Y Khoa gốc Việt
James
Nguyễn trở thành thần đồng của ngành y khoa Mỹ với nhiều thành tích xuất chúng
khi bạn bè cùng trang lứa vẫn còn học phổ thông.
Thần
đồng James Nguyễn được Đại học (ĐH) Santa Ana, ở
bang California
của Mỹ, vinh danh trong bảng vàng nhờ những dấu ấn đáng kinh ngạc. Anh tốt nghiệp
trường này khi mới 14 tuổi, năm 16 tuổi trở thành phụ giảng ngành sinh lý học.
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên mới đây qua thư điện tử, James chia sẻ
về quá trình học tập và những dự định tương lai.
Từ
điểm kém đến siêu thành tích
James
có thể kể lại quá trình học tập của mình, tại sao anh chọn ngành y?
Thuở
nhỏ, tôi khá nghịch ngợm khi đi học và toàn bị điểm kém. Nhà trường liên tục
mời mẹ tôi lên để than phiền. Tôi thường gây chuyện đánh nhau hoặc làm phiền
người khác như vẽ lên áo khoác của bạn bè, gấp máy bay giấy rồi phóng lên trong
khi giáo viên đang viết trên bảng... Một ngày nọ, tôi về nhà với cánh tay bị
gãy khiến mẹ tôi liên tục dò hỏi do ai gây ra. Suốt đêm đó, bà chẳng ngủ để chờ
đến khi trời sáng rồi chở tôi đến trường, tìm hiểu nguyên nhân.
Đến
nơi, bà lập tức gặp cô hiệu trưởng và yêu cầu được biết ai làm tôi gãy tay. Đáp
lại, cô hiệu trưởng nói: “Nếu là bà, tôi sẽ chẳng muốn biết nguyên nhân. Con bà
gãy tay nhưng một bạn học của em bị đánh thẳng vào mặt khiến một mắt sưng vù.
Mẹ của cậu học sinh đó đang muốn gặp bà để yêu cầu thanh toán hóa đơn thuốc
men. Bà có muốn gặp phụ huynh đó không”. Mẹ tôi chẳng biết nói gì rồi ra về.
Sau vụ đó, giáo viên xếp tôi ngồi vào một góc và chẳng thèm đoái hoài tới. Sau
vài tuần bị phạt như thế, tôi cảm thấy cô đơn, buồn tủi và trở nên chán nản.
Tôi nói với mẹ tôi nhiều lần về cảm giác của mình nhưng bà cũng chẳng muốn
nghe. Sau đó, tôi giải thích cho mẹ hiểu rằng tôi chẳng muốn đến trường nữa và
lý do khiến tôi chẳng muốn đi học là vì không hứng thú với chương trình đào
tạo. Cho nên, bà đến lớp để quan sát xem điều tôi nói có đúng hay không.
hình minh họa
Quả
thực bà đã sốc khi nhận ra điều tôi nói là sự thật, chương trình dạy không
tương đương với khả năng của tôi. Mẹ tôi cố gắng thuyết phục cô hiệu trưởng
rằng nhà trường đã đặt tôi ngồi “sai lớp” nên tôi chán rồi trở thành nỗi phiền
toái của mọi người. Cuối cùng, cô hiệu trưởng cũng đồng ý sẽ cho tôi thử ở một
lớp học danh dự để xem tôi có đủ sức theo không trước khi chấp nhận để tôi
chuyển sang lớp này. Kể từ đó, tôi toàn đạt điểm loạt giỏi và không còn gây rối
nữa. Điều này khiến mẹ tôi vô cùng lấy làm lạ, khi con trai bà chưa bao giờ đạt
nổi điểm khá ở lớp thường thì làm cách nào đạt được toàn điểm giỏi trong một
lớp danh dự. Mẹ cảm thấy có điều gì đó đặc biệt nên muốn tôi thử sức với những
chương trình cao hơn.
Năm
1998, bà tìm đến ĐH Santa Ana
và được Chủ tịch Hội đồng quản trị Pete Maddox đồng ý kiểm tra năng lực của
tôi. Chỉ với bài đánh giá duy nhất, tôi được phép nhập học và hoàn toàn đạt
điểm loại giỏi. Tôi nhập học trường này khi mới 12 tuổi. Đến năm 17 tuổi, tôi
tốt nghiệp chương trình sau ĐH của Trường UCI (University
of California, Irvine - NV).
Tôi
đã chọn ngành y khoa theo đúng mong muốn của mình trước đó khi một bác sĩ cứu
sống cha tôi trong một cơn đau tim. Tôi ngưỡng mộ các bác sĩ và muốn nối bước
họ chăm sóc sức khỏe cho người khác.
James (hàng đầu tiên, thứ 3
từ phải sang) và các nghiên cứu sinh ở Đại học Arizona chụp hình cùng vợ chồng Tổng thống
Mỹ Barack Obama
Muốn
cưới vợ Việt
Công
việc của anh hiện tại thế nào và anh có dự định gì trong tương lai?
Hiện
nay, tôi còn 6 tháng nữa sẽ hoàn thành chương trình đào tạo về tim mạch tại ĐH Arizona. Tôi sẽ chuyển
sang Texas để tham gia khóa đào tạo kéo dài 2
năm về tim mạch can thiệp (interventional cardiology) ở ĐH UTSA (University of Texas,
San Antonio).
Tim
mạch can thiệp là một chuyên ngành điều trị cho các bệnh nhân bị đau tim do
nghẽn động mạch vành. Trong trường hợp đó, tôi sẽ mở lại động mạch vành. Khi
hoàn thành khóa đào tạo tại Texas,
tôi sẽ quay về và cố gắng đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng người Việt.
James
có muốn chia sẻ thêm về cuộc sống của mình?
Tôi
rất biết ơn những gì cha mẹ đã làm cho tôi. Hiện giờ, tôi vẫn đang độc thân nên
mong muốn sẽ tìm được một cô gái Việt Nam xinh đẹp để cưới làm vợ, cùng
nhau chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống.
Cám
ơn anh!
Nhân
tài xuất chúng
James
Nguyễn (30 tuổi) sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Hồi thập niên 1970, gia đình anh
đến nước này và định cư tại thành phố Garden Grove
thuộc bang California.
Thuở nhỏ, James luôn là một học sinh nghịch ngợm và thành tích học khá bết bát.
Thế nhưng, sau khi được mẹ phần nào hiểu được năng lực thực sự của anh, James
không ngần ngại khẳng định mong muốn chinh phục những đỉnh cao trí thức.
Sau
gần 20 năm, ông Pete Maddox, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH Santa Ana, vẫn chưa
thể quên được ấn tượng lần gặp đầu tiên khi James mới 12 tuổi. Ông Maddox nhớ
lại: “Ngay lần đầu gặp, James đã nói cậu ấy muốn nhập học ĐH Santa Ana. Cậu chỉ ra những mục tiêu học tập
và muốn nhanh chóng làm điều đó. Thế nhưng vấn đề là James chỉ mới 12 tuổi.
Kiến thức trung học chưa đủ để cậu từ một học sinh lớp 7 trở thành sinh viên
đại học. Chúng tôi thảo luận về mục tiêu của James, về những rắc rối của cậu ở
nhà trường phổ thông cũng như khó khăn của bậc ĐH. Thế nhưng, cậu chẳng hề nản
chí. James biết rõ bản thân muốn gì, và quan trọng hơn là cậu sẵn sàng vượt qua
thử thách để đạt mục tiêu”. James còn trình bày rõ nguyện vọng trở thành bác sĩ
tim mạch và đã khiến ông Maddox tin tưởng vào năng lực của anh. Vì thế, ông đưa
James gặp một tiến sĩ ở Santa Ana
để “kiểm tra chất lượng”. Cuối cùng, James được nhập học tại ĐH Santa Ana vào năm 12
tuổi.
James
và mẹ
Anh không hề khiến ông Maddox thất vọng khi tốt nghiệp trường này vào năm
14 tuổi với thành tích xuất sắc. Sau đó, thần đồng này chuyển sang UCI (University of California,
Irvine - NV) để
học tiếp về ngành y và lại tốt nghiệp xuất sắc khi mới 16 tuổi. Cũng trong năm
này, James trở thành trợ giảng.
Năm 19 tuổi, James vào ngành y của ĐH St George và 4
năm sau trở thành bác sĩ nội trú thuộc Bệnh viện khu vực Orlando
ở thành phố Orlando, bang Florida. Trong giai đoạn 3 năm làm bác sĩ
nội trú tại đây, James hoàn thành một nghiên cứu được đánh giá hạng ưu ở cuộc
thi giữa các trường y của nước Mỹ. Trong Hội nghị nội khoa 2009, nghiên cứu này
vượt qua 420 bài trình bày khác để giành giải nhất.
Năm 26 tuổi, James trở
thành bác sĩ nội trú trưởng của khoa nội tại Bệnh viện UMC thuộc ĐH Arizona ở Tucson
rồi nghiên cứu sâu về tim mạch tại đây cho đến nay. Năm 2011, phát biểu trong
buổi vinh danh James vào bảng vàng của ĐH Santa Ana, ông Maddox tuyên bố:
“Chẳng có cơ hội nào lớn hơn cho trường (ĐH Santa Ana - NV) và cộng đồng so với
việc chúng ta phát hiện những người trẻ như James Nguyễn để giúp anh ấy theo
đuổi con đường học tập cho riêng mình”.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 05/May/2014 lúc 10:13am
Nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận được Tổng Thống Pháp tặng Bắc Đẩu Bội Tinh
Theo lệnh của tổng thống Pháp, Đại Sứ
Francois Delattre đã đến trường Đại Học Virginia hôm thứ Tư, 16 tháng
Tư, 2014, để trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh cho ông Thuận. (Hình:
Bertrand Guay/Getty Images)
http://lh4.ggpht.com/-b0MBYXt0uMc/U2bJdvo_j-I/AAAAAAAA97I/YcMXYpXnFUw/s1600-h/clip_image0013.jpg"> Giáo sư Trịnh Xuân Thuận phát biểu trong buổi nhận huân chương tại Đại Học Virginia hôm thứ Tư. (Hình: University of Virginia)
http://lh5.ggpht.com/-xiiH3AqQFi0/U2bJfF4uzNI/AAAAAAAA97Y/0KXCjTQmlXM/s1600-h/txthuan6.jpg"> Ông Thuận là ‘Carl Sagan người Pháp’, ở mức độ nổi tiếng mà ở Pháp người ta nhận ra ông và chặn ông lại trên đường phố để thảo luận về triết học thiên văn. Trong vấn đề này, Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp rất là xứng đáng.
CHARLOTTESVILLE, Virginia - Ông Trịnh
Xuân Thuận, một giáo sư thiên văn vật lý học tại viện đại học University
of Virginia và là tác giả của hơn một chục cuốn sách và hàng trăm bài
viết liên quan đến thiên văn và vũ trụ, đã được trao tặng huân chương
Bắc Đẩu Bội Tinh (Ordre national de la Légion d’honneur) của nước Pháp,
theo sắc lệnh của Tổng Thống Pháp Francois Hollande. Vào năm 1802, Hoàng Đế Napoleon Bonaparte thành lập Légion d’honneur, huy chương cao quý nhất ở Pháp. Tổng
Thống Hollande đề cao giáo sư Trịnh Xuân Thuận vì “sự cam kết gương mẫu
của ông dấn thân vào việc phát triển văn hóa khoa học và hợp tác xuyên
Đại Tây Dương trong lãnh vực vật lý học thiên văn.” Hôm thứ Tư, theo tin
của trường Đại Học Virginia, giáo sư Thuận đã nhận được huy chương từ
đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ Francois Delattre, trong một buổi lễ ở Carr Hill,
tại tòa viện trưởng đại học University of Virginia. Bà viện trưởng Teresa A. Sullivan của University of Virginia nói, “Bắc
Đẩu Bội Tinh của Pháp là huy chương mới nhất trong một chuỗi dài các
giải thưởng được trao tặng cho giáo sư Thuận, để công nhận việc nghiên
cứu xuất sắc và sở học uyên bác của ông. Giải thưởng này mang lại vinh
dự và danh tiếng cho viện đại học, và tất cả chúng tôi trong cộng đồng University of Virginia đều hãnh diện và tri ân.” Giáo sư Thuận, 66 tuổi, nói trong buổi nhận huân chương, “Từ thời thơ ấu và tuổi thiếu niên ở Việt Nam
của tôi, trong khi tôi theo học các trường Pháp, tôi đã có một sự
ngưỡng mộ sâu xa và gắn bó với nền văn hóa và ngôn ngữ Pháp. Vì vậy, khi
tôi bắt đầu viết cho công chúng đọc, tự nhiên tôi quay ra dùng tiếng
Pháp để diễn đạt ý tưởng của mình. Tôi biết ơn sâu sắc đối với nước
Pháp, vì đã công nhận công việc của tôi và trao tặng cho tôi vinh dự này.” Giáo
sư Thuận là một tác giả rất được kính nể ở Pháp, nơi mà những cuốn sách
ông viết về khoa học phổ thông liên quan đến khoa học đều là những tác
phẩm bán chạy nhất. Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, nơi đầu tiên ông
được đào tạo trong các trường học của Pháp, ông viết bằng tiếng Pháp.
Một số cuốn trong 11 cuốn sách ông đã xuất bản đã được dịch sang các
ngôn ngữ khác, trong số đó có tiếng Anh. Giáo sư Thuận là người nhận được những vinh dự khác ở nước Pháp và trên thế giới. Vào năm 2007, ông nhận được giải thưởng Grand Prix Moron,
giải thưởng của Pháp tương đương với giải thưởng Pulitzer, cho cuốn
sách của ông là “Những Cách Thức Của Ánh Sáng: Vật Lý Học và Siêu Hình
Học Về Anh Sáng và Bóng Tối.” Đến năm 2009, ông lãnh giải thưởng Kalinga dành
cho việc Phổ Biến từ UNESCO (Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của
Liên Hiệp Quốc. Và trong năm 2012, viện Institut de France chọn Trịnh
Xuân Thuận làm người thắng giải thưởng thế giới Cino Del Duca World Price của viện này, để công nhận những công việc của ông truyền bá khoa học cho công chúng. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận còn là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách
http://lh5.ggpht.com/-mi-g7dU6z_0/U2bJgn8g5JI/AAAAAAAA97k/rncTRRgCxqI/s1600-h/txthuan-110.jpg"> http://lh3.ggpht.com/-solKASXe8ZY/U2bJjJsQtjI/AAAAAAAA98I/3BOdEAl2cew/s1600-h/txthuan-46.jpg">
Đối thoại giữa Phật Giáo và khoa học, trong đó nổi bật là cuốn“Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay,” “Giai Điệu Bí Ẩn,” “Big Bang và Sau Đó,” “Hỗn Độn và Hài Hòa.”
Ông từng đến giảng ở nhiều nơi về mối tương quan giữa khoa vật lý thiên văn và Phật giáo. Ông Mike Skrutskie, khoa trưởng khoa thiên văn học của đại học University of Virginia, nói, “Hầu như mọi người đều biết giáo sư Thuận nhận thức được rằng
ông là một tác giả thăm dò những ranh giới của khoa học, triết học (phật học) và tôn giáo (phật giáo)
http://lh4.ggpht.com/-yakKs9-yWoA/U2bJkREYCrI/AAAAAAAA98Y/ApVV_cyEbKQ/s1600-h/txthuan-26.jpg"> http://lh5.ggpht.com/-zWK8etR9PQA/U2bJhjHIXNI/AAAAAAAA974/e-hD6Cvc4ow/s1600-h/txthuan-57.jpg"> .
Điều mà nhiều người không chịu đánh
giá là mức độ nổi tiếng của ông và các tác phẩm của ông (trong) thế giới
nói tiếng Pháp. Trong nhiều hình thức, ông Thuận là ‘Carl Sagan người Pháp’,
ở mức độ nổi tiếng mà ở Pháp người ta nhận ra ông và chặn ông lại trên
đường phố để thảo luận về triết học thiên văn. Trong vấn đề này, Bắc Đẩu
Bội Tinh của Pháp rất là thích hợp và xứng đáng.” Công trình nghiên cứu thiên văn học của giáo sư Thuận đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu sự hình thành của các thiên hà và cấu tạo hóa học của vũ trụ.
Ông đã lãnh văn bằng cử nhân khoa học tại Viện California Institute of
Technology và lấy văn bằng tiến sĩ tại đại học Princeton University.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 05/May/2014 lúc 10:36am
Một nữ sinh gốc Việt được nhận được vào 7 trường Đại Học nổi tiếng nhất Hoa Kỳ (Ivy League)trình bày ý nguyện phục vụ Cộng Đồng
http://www.baocalitoday.com/vn/video-truyenhinhcalitodaycom/ve-vang-dan-viet-mot-nu-sinh-goc-viet-duoc-7-truong-dai-hoc-noi-tieng-nhat-hoa-ky-ivy-league-nhan-vao.html - - http://www.baocalitoday.com/vn/video-truyenhinhcalitodaycom/ve-vang-dan-viet-mot-nu-sinh-goc-viet-duoc-7-truong-dai-hoc-noi-tieng-nhat-hoa-ky-ivy-league-nhan-vao.html
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 27/Jun/2014 lúc 8:57pm
Người gốc Việt trở thành thống đốc ở Australia
Ông Lê Văn Hiếu, một người Việt di cư
sang Austrlia cách đây 36 năm, sẽ trở thành thống đốc bang Nam Australia
và là người châu Á đầu tiên đảm nhận chức vụ này.
Ông Lê Văn Hiếu là người châu Á đầu tiên giữ chức thống đốc bang Nam Australia. Ảnh: ABC
Đài truyền hình ABC của Australia
hôm nay đưa tin ông Lê Văn Hiếu, 60 tuổi, sẽ là thống đốc bang Nam
Australia vào tháng 9 tới. Ông Hiếu giữ chức phó thống đốc bang này từ
năm 2007.
"Ông Hiếu là người gốc Á đầu tiên giữ
chức thống đốc trong lịch sử tiểu bang chúng ta", Thủ hiến Nam Australia
Jay Weatherill tuyên bố. "Ông ấy luôn thể hiện sự cống hiến tận tụy
dành cho xã hội và tôi tin tân thống đốc sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình
một cách xuất sắc".
Về phần mình, ông Hiếu cho biết bản thân
cảm thấy vô cùng vinh dự khi được bổ nhiệm làm thống đốc. "Quyết định
này là thông điệp mạnh mẽ về một xã hội bình đẳng và toàn diện", ông
nhận xét.
Ông Lê Văn Hiếu sinh năm 1954 ở tỉnh
Quảng Trị, sau đó di cư đến Australia vào năm 1977. Ông có bằng kinh tế,
kế toán và bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Adelaide, đồng
thời là thành viên cấp cao trong Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia
cho đến năm 2009.
Tân thống đốc từng được trao thưởng huân
chương vì công tác xuất sắc và là tiến sĩ danh dự tại Đại học Adelaide
năm 2008 cũng như tại Đại học Flinders năm 2011. Dự kiến, ông Hiếu sẽ
làm lễ nhậm chức vào đầu tháng 9.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 27/Jun/2014 lúc 9:10pm
Đại Tá Lương Xuân Việt đã được Thượng Viện Hoa Kỳ chánh thức Thăng Cấp Chuẩn Tướng thực thụ hôm nay 25 tháng 6 năm 2014
Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt bio, pictures and videos
Đại Tá Lương Xuân Việt đã được Thượng Viện Hoa Kỳ chánh thức Thăng Cấp Chuẩn Tướng thực thụ hôm nay 25 tháng 6 năm 2014
Xin bấm vào link để xem danh sách Sĩ Quan Bộ Binh Hoa Kỳ Cấp Đại Tá được chính thức Vinh thăng Chuẩn Tướng.
http://democrats.senate.gov/2014/06/25/senate-floor-wrap-up-for-wednesday-june-25-2014/#.U6u8JbG8QrN
Hội Nha Kỹ Thuật Little Saigon, Quận Cam
Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ
Thành thật Chúc Mừng Tân Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt
C
Linh Nguyễn/Người Việt
WASHINGTON, DC (NV) – Đại Tá Lương Xuân Việt, tư lệnh phó Sư Đoàn 1 Thiết Kỵ, Fort Hood, Texas, vừa được Tổng Thống Barack Obama đề cử thăng cấp Chuẩn Tướng hôm 20 Tháng Năm và có tên trong danh sách ngày 4 Tháng Sáu, đệ trình Thượng Viện Hoa Kỳ. Theo thông lệ, danh sách này coi như chính thức và đợi ngày Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua. Ông sẽ là sĩ quan cấp tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Hoa Kỳ.
Đại Tá Lương Xuân Việt phát biểu tại Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 5, 2011, tại sân vận động Bolsa Grande High School, Garden Grove. (Hình: Huy Phương/Người Việt)
“Đại Tá Lương Xuân Việt được thăng cấp chuẩn tướng là niềm hãnh diện và vẻ vang cho các anh em quân nhân Mỹ gốc Việt nói riêng và cho cộng đồng người Việt, nói chung. Ông là một ngôi sao sáng của thế hệ chúng tôi,” cựu Trung Tá Ross Nguyễn, chủ tịch hội quân nhân Mỹ gốc Việt (VAAFA) và là sĩ quan gốc Việt phục vụ 28 năm đơn vị công binh tác chiến của quân đội Hoa Kỳ, nói với phóng viên nhật báo Người Việt.
“Ông Lương Xuân Việt từng là tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 82 Biệt Kích Dù, rồi nắm chức trung đoàn trưởng Sư Đoàn 101 Không Kỵ. Sau đó, ông là tư lệnh phó Sư Đoàn 1 Thiết Kỵ cho đến nay. Chức vụ này thường phải do sĩ quan cấp tướng đảm nhiệm,” người cựu sĩ quan gốc Việt nói.
“Hồi Tháng Tư năm nay, khi ông về giữ chức tư lệnh phó đơn vị hiện thời, chúng tôi đã thấy xác xuất để Đại Tá Việt lên cấp tướng rất cao. Trong tinh thần chiến hữu, ông là niềm hãnh diện cho các quân nhân người Mỹ gốc Việt. Ông còn là gương sáng và là mẫu người lãnh đạo cho giới trẻ gốc Việt mai sau,” vị chủ tịch hội VAAFA nói.
“Chúng tôi thường đi uống cà phê khi gặp nhau tại Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Lúc ấy ông mới thuyên chuyển về Fort Hood, Texas,” Cựu trung Tá Ross Nguyễn nói.
Theo trang nhà của Sư Đoàn 1 Không Kỵ, Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt cùng gia đình tị nạn chính trị và định cư năm 1975 tại Hoa Kỳ. Ông nhập ngũ sau khi tốt nghiệp Đại Học USC.
Đơn vị đầu tiên ông phục vụ là Trung Đoàn 8 Bộ Binh thuộc Sư Đoàn 1 tại Fort Carson, Colorado, với chức vụ trung đội trưởng chống xe tăng và đại đội trưởng bảo trì của sư đoàn.
Năm 1993, ông được thuyên chuyển đến Fort Bragg, North Carolina, phục vụ Trung Đoàn 325 Không Kỵ, Lữ Đoàn 82 Nhảy Dù, thuộc Sư Đoàn 2, với chức vụ Phụ tá chỉ huy trưởng hành quân của sư đoàn, sau là đại đội trưởng Đại Đội Alpha. Trong khi giữ chức vụ này, ông được chuyển đến Haiti để tham gia cuộc “Hành Quân Vì Dân Chủ” với chức vụ chỉ huy trưởng lực lượng “Theater Quick Reaction Force.”
Sau đơn vị ở Fort Bragg, ông được được chọn gia nhập Trung Tâm Huấn Huyện Liên Quân ở Fort Polk, Louisiana, với chức vụ quan sát viên thanh tra. Ông theo học Trường Cao Đẳng Chỉ Huy và Tham Mưu và được chuyển đến Lực Lượng Đặc Nhiệm Phía Nam Âu Châu (SETAF). Ông là chỉ huy trưởng kế hoạch và sĩ quan hành quân Lữ Đoàn 173 Không Kỵ thuộc Trung Đoàn Nhảy Dù 508 của Sư Đoàn 1, tại Vicenza, Ý. Nơi đây ông được điều đến Kosovo và Bosnia-Herzegovina trong kế hoạch của Lực Lượng Đối Phó Chiến Lược của khối NATO.
Ông tham gia và giữ nhiều chức vụ quan trọng ở Fort Bliss, Texas để hỗ trợ Bộ Nội An. Năm 2005, ông là chỉ huy trưởng Lữ Đoàn 3 Dã Chiến, Trung Đoàn Nhảy Dù 505 của Sư Đoàn 82 Nhảy Dù. Ông tham gia đơn vị hành quân “Operation American ***ist,” trợ giúp nạn nhân bão Katrina ở New Orleans, chiến dịc hành quân Freedom 06-08 “War on Terror” ở Iraq.
Năm 2009, Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt chỉ huy Lữ Đoàn 3 Dã Chiến (Rakkasans) thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù 101. Năm 2010, Lữ Đoàn 3 tham gia cuộc hành quân “Enduring Freedom 10-11” ở Afghanistan. Sau khi chỉ huy đơn vị này, ông được mời làm thành viên an ninh quốc gia “National Security Fellow” và giám đốc “Pakistan Afghanistan Coordination Cell” thuộc bộ tham mưu hỗn hợp J5.
Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt tốt nghiệp đại học USC văn bằng Biological Sciences và bằng cao học Military Arts and Science.
Ông là con trai duy nhất trong gia đình có 7 chị em gái đều thành công trên đất Mỹ. Thân phụ ông là Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Lương Xuân Đương, đã qua đời năm 1997 tại California. Thân mẫu của ông sinh sống tại Los Angeles. Qua Mỹ năm 1975, khi chưa đầy 10 tuổi, gia đình ông chọn thành phố Mountain View, California để sinh sống.
Colonel Viet Xuan Luong
Colonel Joseph M. Martin Colonel Viet Xuan Luong emigrated from Vietnam with his family to the United States in 1975 as a political refugee. He began his military career upon graduating from the University of Southern California.
His first ***ignment was with 1st Battalion, 8th Infantry Regiment at Fort Carson, Colorado, where he served as Rifle Platoon Leader, Anti-Tank Platoon Leader, Company Executive Officer, and Battalion Maintenance Officer. In 1993, Luong was ***igned to Fort Bragg, North Carolina and served in the 2nd Battalion, 325th Airborne Infantry Regiment, 2nd Brigade, 82nd Airborne Division, as the Battalion ***istant S-3 (Operations) and Commander of Alpha Company. While commanding Alpha Company, he deployed to Haiti in support of Operation Uphold Democracy as the Commander of the Theater Quick Reaction Force. Following his ***ignment at Fort Bragg, he was ***igned to the Joint Readiness Training Center in Fort Polk, La., as an Observer Controller.
Following his ***ignment at JRTC, Luong attended the Command and General Staff College and then was ***igned to the Southern European Task Force (SETAF). Luong served as SETAF G-3 Chief of Plans, and the Operations Officer and Executive Officer of 1st Battalion, 508th Parachute Infantry Regiment, 173d Airborne Brigade, in Vicenza, Italy. During his ***ignment at Southern European Task Force, Luong deployed to Kosovo and Bosnia-Herzegovina on several occasions as part of the NATO Strategic Response Force.
Following this ***ignment, Colonel Luong was ***igned to Joint Task Force North at Fort Bliss, Tx., where he served as a plans officer and Chief, Targeting and Exploitation Division in support of the Department of Homeland Defense. In 2005, he ***umed command of the 2nd Battalion, 505th Parachute Infantry Regiment, 3d Brigade Combat Team, 82d Airborne Division. During this command, Luong deployed his battalion in September 2005 as the Division Ready Force 1, in support of Operation American ***ist, the Hurricane Katrina Relief efforts in New Orleans, and Operation Iraqi Freedom 06-08, in support of the War on Terror.
In February 2009, Colonel Luong ***umed command of the 3rd Brigade Combat Team (Rakkasans), 101st Airborne Division (Air ***ault). In January 2010, 3rd BCT deployed to Afghanistan for Operation Enduring Freedom 10-11. Following BCT command, Luong attended Stanford University as a National Security Fellow and subsequently served as the Deputy Director, Pakistan Afghanistan Coordination Cell, J5, The Joint Staff.
Colonel Luong holds a degree in Biological Sciences from the University of Southern California and a Master of Military Arts and Science.
IRAQ VIETNAM
Lữ Đoàn Rakkasan
Đại Hội Gia Đình Mủ Đỏ Nam California Trình Bày Nam Lộc Vietnamese PRIDE Diễn Văn cho Binh Sĩ Lữ Đoàn 3 Interview by Nancy Bùi Thông Điệp "Trả Lại Sự Thật cho Chiến Tranh Việt Nam
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/Sep/2014 lúc 9:29pm
http://caonienbachhac2011.blogspot.com/2014/09/tuong-luong-xuan-viet.html - TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT <<<<Tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên trả lời báo Mỹ: “Sống ở Mỹ không dễ!...”
http://1.bp.blogspot.com/-b_WjWMriVEw/U-Kx33rqLWI/AAAAAAAAAxs/NdCQ3bMdK9E/s1600/10577072_10204625676427064_3371892082046539962_n.jpg">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 08/Sep/2014 lúc 7:50pm
Những thần đồng gốc Việt nổi tiếng thế giới
James H. Nguyễn - Chàng trai tốt nghiệp cao đẳng hạng danh dự năm 14 tuổi
http://lh3.ggpht.com/-VJzS9xA2JI8/VA3_opCnmsI/AAAAAAABBOc/vG3iUy4Zdqc/s1600-h/James%252520H%252520Nguyen%25255B4%25255D.jpg">
James H. Nguyễn, hiện nay đã 28 tuổi,
đang là bác sỹ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center
(UMC). Anh sẽ được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại học Santa Ana năm
2011.
H. Nguyễn đã tốt nghiệp hạng danh dự với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998 khi chỉ mới 14 tuổi.
James H. Nguyễn lên
đại học University of California, Irvine, năm 14 tuổi và mỗi học kỳ anh
đều lọt vào danh sách sinh viên xuất sắc. Từ năm 2000-2002 và cho đến
khi được nhận vào trường Đại học y St. George’s, anh làm phụ giảng môn
sinh lý học tại Đại học Santa Ana.
Năm 2009, bác sỹ gốc Việt này vượt qua
420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ như Mayo
Clinic và Walter Reed Army Medical Center, giành quán quân (National
American College of Physicians Champion) với nghiên cứu so sánh phương
pháp chụp quang tuyến đa chiều với phương pháp thử nghiệm gắng sức trên
bệnh nhân đau ngực với mức nguy hiểm thấp.
Nguyễn Tường Khang - cậu bé được mời thỉnh giảng tại trường đại học ở tuổi 12
http://lh5.ggpht.com/-79SPDAQhMGo/VA3_reEmmzI/AAAAAAABBOo/y6MGNvsjnS4/s1600-h/ntkhANG%25255B5%25255D.jpg"> Nguyễn
Tường Khang sinh ngày 31.2.1999, là một học sinh lớp 6 của trường tiểu
học Hunters Woods ở Fairfax. Năm lên 8 tuổi, cậu bé được bố ghi danh cho
học về diễn thuyết trước công chúng tại Câu lạc bộ những diễn giả trẻ
(YSC).
Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ
chức vào năm 2010 với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11-19, do
Hiệp Hội Thăng Tiến cho Người Da Màu bảo trợ và được tổ chức tại thành
phố Suffolk (Virginia). Nguyễn Tường Khang đã lọt vào top 4 trong vòng
chung kết và xuất sắc trở thành người chiến thắng, với bài thuyết trình
“Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi.”
Tuy nhiên cậu bé lại nổi danh nhất với
bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là
đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama,
đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan
trọng của giáo dục.
Tường Khang cùng các thí sinh trong cuộc thi hùng biện.
Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12
tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh
giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ.
Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này
đang được lan truyền với tốc độ cực nhanh trên trang chia sẻ Youtube
trong những ngày gần đây. Được biết, với mỗi giờ thuyết giảng, Khang
được trả 250 USD.
Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng
12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ,
sắp lên đai đen Thái cực đạo và đai xanh của Wushu. Năm 7 tuổi, Khang
từng dự thi bơi lội Swim-a-thon để gây quỹ. Cậu bé cũng đang theo học
tiếng Việt tại trường Việt ngữ Thăng Long.
Nam Nguyễn - 12 tuổi và danh hiệu vô địch trượt băng nghệ thuật Canada
http://lh5.ggpht.com/-eIOroP9FIh0/VA3_siJNxFI/AAAAAAABBO4/XbMgwUM0A_o/s1600-h/nam%252520nguyen%25255B4%25255D.jpg">
Nam Nguyễn được Canada ca tụng là thần
đồng và niềm hy vọng đoạt huy chương ở Thế vận hội mùa Đông 2018 của
làng trượt băng nghệ thuật nam Canada.
Nam Nguyễn đã đoạt danh hiệu vô địch
Canada đầu tiên dành cho lứa tuổi nhi đồng vào năm 2007 khi mới 8 tuổi.
Hai năm sau đó, Nam Nguyễn ẵm tiếp hai giải dành cho lứa tuổi lớn hơn
trong khuôn khổ giải vô địch trượt băng nghệ thuật Canada là Pre-Novice
rồi Novice. Đây là vận động viên nam trẻ tuổi nhất ở Canada giành được
danh hiệu vô địch ba năm liên tiếp.
Đất nước Canada đang bị cuốn hút theo từng vũ điệu của đôi chân Nam Nguyễn.
Nam Nguyễn sinh ngày 20/5/1998 tại Ottawa, Canada.
Ngày 20/1/2011 tại Giải vô địch trẻ quốc
gia Canada tổ chức tại Victoria, British Columbia, Nam Nguyễn đã trở
thành nam vận động viên Canada trẻ nhất từ trước đến nay đoạt danh hiệu
vô địch ở tuổi 12.
Cùng với những thành tích ở các giải
đấu, Nam còn được mệnh danh là nghệ sỹ biểu diễn trượt băng nghệ thuật
chỉ 35kg nhưng dạn dĩ và thu hút nhất trên sân băng. Nam Nguyễn đã từng
biểu diễn chung với những vận động viên tầm cỡ thế giới như Even Lysacek
- Vận động viên Mỹ đạt huy chương vàng Olympic 2010, vô địch thế giới
2009; Patrick Chan - Vận động viên 3 lần vô địch Canada.
Đinh Đình Hải Hoàng - Huy chương vàng Karate quốc tế lứa tuổi 13
Sinh năm 1995, cậu bé Đinh Đình Hải
Hoàng ở bang Mecklenburg, Đức, đã giành được huy chương vàng karate quốc
gia khi mới 8 tuổi. Năm 2007, Hoàng giành huy chương vàng karate thế
giới dành cho lứa tuổi U13. Năm 2009 cậu giành huy chương bạc karate thế
giới U15.
Chàng trai vàng của thể thao nước Đức.
Sau nhiều lần kiểm tra sát hạch, Hải
Hoàng được cấp chứng chỉ đai đen khi tròn 13 tuổi. Hải Hoàng được công
nhận là huấn luyện viên karate trẻ nhất Đức.
Thành tích của Hải Hoàng khiến cậu được
nhiều báo Đức đưa tin. Hình ảnh của cậu cũng được in trong danh sách các
võ sỹ trẻ tài năng và có nhiều triển vọng. Hoàng đang học lớp 9 và là
thành viên của đội tuyển quốc gia Đức.
Wendy Võ - thần đồng âm nhạc thông thạo 11 ngôn ngữ
http://lh6.ggpht.com/-EQemB671yVw/VA3_uMK4loI/AAAAAAABBPM/sI3ReHjxsR8/s1600-h/wendy%252520vo%25255B3%25255D.jpg">
Bé Wendy Võ được mọi người gọi là thần
đồng bởi bé đã biết tự soạn nhạc cho riêng mình từ năm lên 6 tuổi. Tới
nay bé đã soạn được hơn 40 bản nhạc. Bé cũng đã được mời làm hội viên
danh dự trẻ tuổi nhất của hội nhạc sỹ, tác giả và xuất bản nhạc của Hoa
Kỳ vào năm 2007.
Bé Wendy Võ tên tiếng Việt là Võ Thị Ngọc Diễm, bé sinh năm 1999 tại Charlotte, bang North Carolina.
Ngoài năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, bé
Wendy rất thích học ngoại ngữ và có thể nói lưu loát được 11 ngôn ngữ
khác nhau như Anh, Pháp, Nhật, Bồ Đào Nha, Nga...
Bé Wendy được tạp chí Forbes bình chọn
là một trong 10 thiếu niên kiểu mẫu vào năm 2008. Theo Forbes, những
thiếu niên được chọn trong danh sách các nhân vật kiểu mẫu của họ ở độ
tuổi từ 8-18. Đó là những cá nhân chăm chỉ, có tính cống hiến, và không
chỉ làm điều gì đó chỉ để thu hút sự quan tâm của báo chí hay tìm kiếm
danh lợi mà họ được thôi thúc bởi những động lực mạnh mẽ hơn.
Jacquelyn Ngô - họa sỹ thiên tài tí hon của châu Úc
http://lh3.ggpht.com/-SqPyNCE6yp8/VA3_vknvnHI/AAAAAAABBPc/uRp11zHoQzw/s1600-h/hoa%252520si%25255B4%25255D.jpg">
Ông Stven Alderton, giám đốc Trung Tâm
Mỹ Thuật Casula Powerhouse cho biết: ”Tôi nghĩ là các bức tranh nhỏ có
thể bán với giá hàng trăm USD trong khi các bức tranh lớn có thể bán với
giá hàng nghìn đôla.” Đó chính là những lời đánh giá cho tài năng của
Jacquelyn, một cô bé người Australia gốc Việt.
Tác phẩm của Jacquelyn Ngô đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều chuyên gia hội họa.
Jacquelyn đã từng đoạt giải thưởng Hội
họa dành cho nhi đồng của thành phố Liverpool. Các tác phẩm của thần
đồng này sẽ được trưng bày tại phòng triển lãm của hội đồng thành phố
Liverpool cùng các tác phẩm sơn dầu của 29 họa sỹ nhí nổi tiếng khác.
Các chuyên gia tin rằng Jacquelyn sẽ có
một tương lai hứa hẹn và có thể đoạt các giải thưởng hội họa lớn
Archibald hay Moran của Australia.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Oct/2014 lúc 10:51am
Vẻ Vang Dân Việt
-
http://saigonecho.com/index.php/cd-viet/xay-dung-cd-viet/13225-ve-vang-dan-viet?tmpl=component&print=1&layout=default&page=">
-
http://saigonecho.com/index.php/component/mailto/?tmpl=component&template=smart_news25&link=1c83e8656350946161840b2bdc8f006d1cd1de66">
-
Thứ Sáu, 17 tháng Mười năm 2014 09:32
-
Tác Giả: SE sưu tầm
Bác sĩ Tom Nguyễn
Bác
sĩ Tom Nguyễn, phụ tá giáo sư chuyên khoa giải phẫu tim thuộc trường
Đại Học Y Khoa Texas, y sĩ thường trú tại trung tâm “Health Science” ở
thành phố Houston (UTHealth) đã được tờ “Houston Business Journal” (HBJ)
chọn đưa vào danh sách “40 Under 40 Cl*** of 2014”.
Danh sách 40
người dưới 40 tuổi đã được tạp chí kinh doanh có uy tín nói trên tuyển
chọn lọc từ 400 người được đề cử. Những người được đề cử phải là sáng
lập viên của một công ty, hay tổ chức vô vụ lợi hoặc là chuyên viên có
thành tích nổi bật, tạo nên một sự khác biệt, một cá nhân xuất sắc trong
ngành hiện họ đang phục vụ.
Dr. Tom Nguyễn và nhóm chuyên viên
giải phẫu tim mạch cùng làm việc chung với ông đã áp dụng kỹ thuật mới
(Van Edwards Sapien) để thay van tim thông qua một vết rạch nhỏ ở háng
bệnh nhân thay vì phải giải phẫu mở lồng ngực và buộc tim phải ngưng
hoạt động theo phương pháp cũ đã được sử dụng từ trước đến nay. Trong
suốt thời gian phẫu thuật, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, không cảm thấy
đau và chuyên viên giải phẫu không cần phải gây mê cho bệnh nhân.
Bác
sĩ Nguyễn đã xuất bản hai cuốn sách, từng là chủ tịch “Thoracic Surgery
Residents ***ociation” và là chuyên viên giải phẫu trẻ nhất của Trung
tâm Y tế Texas.
Dr. Tom Nguyễn viết trong phần tự giới thiệu cá
nhân với tờ Houston Business Journal, “Trong 19 năm liền kể từ sau khi
tốt nghiệp trung học, tôi luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu đề ra là trở
thành một bác sĩ giải phẫu giỏi bằng tất cả khả năng của mình.”
Bác
sĩ Tom Nguyễn ra đời ở Việt Nam, trưởng thành ở Houston, hoàn tất
chương trình trung học ở Cypress, Texas, cử nhân Đại học Rice, cao học ở
UTHealth và tốt nghiệp y khoa tại trường Y khoa John Hopkins, y sĩ giải
phẫu tim nội trú thuộc đại học y khoa Stanford.
Ông đã tình nguyện phục vụ với tính cách thiện nguyện tại Phi châu trong 6 tháng và tại Việt Nam 4 tuần lễ.
Lễ
trao giải thưởng và vinh danh 40 người trong danh sách ““40 Under 40
Cl*** of 2014” sẽ được tổ chức ở khách sạn Zaza vào ngày 28/10 và sẽ
được công bố trên tờ HBJ vào ngày 31/10.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Nov/2014 lúc 4:16am
Bảo Nguyễn thắng cử thị trưởng Garden Grove
GARDEN GROVE, California (NV) - Lần đầu tiên, cộng đồng người Việt
tại thành phố Garden Grove tạo nên lịch sử vào lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy,
15 Tháng Mười Một. Đó là, ông Bảo Nguyễn về nhất trong cuộc đua ba người
tranh chức thị trưởng thành phố có 175,000 dân, qua một cuộc bầu cử và
đếm phiếu kéo dài 11 ngày.
Ông Bảo Nguyễn (giữa), thị trưởng đắc cử, trả lời phỏng vấn của báo giới, ngay trước tòa thị chính Garden Grove. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
“Cuộc
bầu cử năm nay cho thấy cộng đồng Việt Nam chúng ta lại tạo nên lịch
sử. Sau chiến thắng của Giám Sát Viên Janet Nguyễn vào Thượng Viện
California, hôm nay, tôi hân hạnh được đồng hương và cử tri Garden Grove
bầu vào chức vụ thị trưởng.
Một lần nữa, cuộc bầu cử này chứng minh sức mạnh lá phiếu của cộng
đồng chúng ta. Cộng đồng Việt Nam chúng ta tiếp tục tạo nên lịch sử ở
Hoa Kỳ.”
Như vậy, sau 58 năm chính thức thành lập, Garden Grove có một thị trưởng gốc thiểu số, mà lại là người Việt Nam.
Ngoài ra, vào năm tới, lần đầu trong lịch sử Garden Grove, có ba người gốc Việt trong Hội Đồng Thành Phố. Đó là ông Bảo Nguyễn, Luật Sư Chris Phan, và ông Phát Bùi. Ông Chris Phan đắc cử nghị viên năm 2012 và ông Phát Bùi đắc cử hôm 4 Tháng Mười Một.
Trở lại cuộc bầu cử thị trưởng, ông Bảo chỉ hơn người về nhì đúng 15 phiếu! Theo
kết quả của Cơ Quan Bầu Cử Orange County, trong cuộc bầu cử hôm 4 Tháng
Mười Một, ông Bảo Nguyễn, ủy viên Học Khu Garden Grove, được tổng cộng
11,785 phiếu.
Về nhì là ông Bruce Broadwater, đương kim thị trưởng, được 11,770 phiếu. Hạng ba là ông Robert Ayala, được 4,234 phiếu.
Cũng theo cơ quan này, toàn quận hạt chỉ còn 50 phiếu chưa đếm. Khi
được hỏi về kết quả này, Thị Trưởng Bruce Broadwater không nói chuyện
thắng bại, mà chỉ nói đến khả năng có thể yêu cầu tái kiểm phiếu, vì ông
thua ông Bảo quá ít. “Tôi đang nghĩ về chuyện này (tái kiểm phiếu),” ông Broadwater nói với nhật báo Người Việt. Ông nói thêm, “Tôi nghĩ tôi vẫn còn có nhiều khả năng thắng (good chance) nếu có tái kiểm phiếu.”
Ông Bảo cho biết, nếu tái kiểm phiếu, ông thị trưởng đương nhiệm sẽ phải trả rất nhiều tiền. “Hôm
trước tôi tưởng chỉ có $600/ngày. Tôi vừa hỏi lại cơ quan bầu cử và họ
cho biết rằng Garden Grove là một thành phố lớn, phải cần tám người đếm
một ngày, và như vậy tốn $1,200/ngày,” ông Bảo nói.
Kể từ hôm bầu
cử 4 Tháng Mười Một, khi Cơ Quan Bầu Cử Orange County bắt đầu đếm
phiếu, kết quả cho thấy ông Broadwater luôn dẫn đầu và ông Bảo luôn về
hạng nhì.
Tuy nhiên, kể từ sau đó, ông Bảo ngày càng thu ngắn cách biệt với đối thủ trực tiếp của mình, và cuối cùng dẫn trước 15 phiếu. Hôm Thứ Ba, 4 Tháng Mười Một, ông Bảo kém ông Broadwater 357 phiếu. Qua Thứ Tư, con số này là 284 phiếu.
Đến Thứ Năm là 278 phiếu. Sang Thứ Sáu là 256 phiếu. Đến Thứ Bảy là 138 phiếu. Ngày Chủ Nhật cơ quan bầu cử không cập nhật.
Đến Thứ Hai, ông Bảo kém ông Broadwater 38 phiếu. Đến Thứ Ba, ông Bảo còn kém ông Broadwater 26 phiếu.
Qua Thứ Tư, số phiếu đếm cho thấy ông Bảo lần đầu tiên dẫn trước ông Broadwater 7 phiếu.
Đến Thứ Năm, ông Bảo lại gia tăng cách biệt, hơn ông Broadwater 11 phiếu.
Sang ngày Thứ Sáu, ông hơn đối thủ 16 phiếu. Đến Thứ Bảy, 15 Tháng Mười Một, ông chỉ còn hơn ông thị trưởng đương nhiệm 15 phiếu, và kết quả này được coi là cuối cùng.
Trong cuộc đua này, ông Bảo được nhật báo Orange County Register, tờ
báo địa phương lớn nhất Orange County, và nghiệp đoàn cứu hỏa Garden
Grove chính thức ủng hộ. Trong khi đó, Thị Trưởng Bruce Broadwater được nghiệp đoàn cảnh sát Garden Grove chính thức ủng hộ.
Ông Bảo Nguyễn trong ngày bầu cử. (Hình: Facebook)
Khi
được hỏi về dự định tương lai, nhất là thành phố Garden Grove có tình
trạng “con ông cháu cha” khi mướn nhân viên vào làm việc, cũng như
chuyện Hội Đồng Thành Phố bỏ phiếu bí mật (closed-door) cho ông David
Barlag, vừa từ chức giám đốc sở cứu hỏa mà vẫn được lãnh hơn hai năm
lương, cùng với các quyền lợi khác, trị giá khoảng $400,000, ông Thị
Trưởng Đắc Cử Bảo Nguyễn nói, “Đây là hai vấn đề đáng chú ý.
Trước mắt, tôi sẽ xem xét lại tình trạng thuê mướn nhân viên như thế
nào. Kế đến, tôi sẽ đề nghị ngân sách hàng năm của thành phố phải được
bỏ lên Internet, để mọi người dân có thể theo dõi, để biết những đồng
tiền thuế của mình được sử dụng như thế nào.” “Tôi nghĩ, khi mọi chuyện được công khai cho người dân biết, thì các vị dân cử sẽ làm việc trách nhiệm hơn,” ông Bảo nói tiếp.
Về
mặt giáo dục, ông Bảo nói, “Tôi đang là ủy viên Học Khu Garden Grove,
và trong thời gian qua, chúng tôi đã thực hiện nhiều chương trình rất
tốt cho học sinh.
Trong vai trò thị trưởng, tôi sẽ tìm cách phối hợp với học khu để
giúp học sinh trong thành phố tốt nghiệp trung học nhiều hơn nữa, rồi
tiếp tục lên đại học.”
Về chuyện có thể có tái kiểm phiếu, ông
Bảo cho biết sẽ phải mướn luật sư để đại diện cho quyền lợi của mình, và
rất cần sự giúp đỡ của mọi người.
Ông cho biết, “Nếu có tái kiểm phiếu, tôi cũng phải chi ra một số
tiền để có luật sư đại diện. Tôi rất mong có sự giúp đỡ, để bảo vệ chiến
thắng này của cộng đồng chúng ta. Để đóng góp, mọi người có thể vào
trang mạng www.baonguyen.us để biết thêm chi tiết.”
Ông Bảo
Nguyễn sinh ra trong một trại tị nạn ở Thái Lan khi gia đình ông vượt
biển tìm tự do. Ba tháng sau, gia đình ông định cư tại Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trung học Pacifica, Garden Grove, ông vào đại học UC Irvine và tốt nghiệp cử nhân khoa học chính trị.
Sau đó, ông tốt nghiệp cao học Nghiên Cứu Phật Giáo Tây Tạng và Indo tại đại học Naropa University. Ông nói được ba thứ tiếng, Việt, Anh và Tây Ban Nha.
Ông
Bảo là một người hoạt động lâu năm trong các nghiệp đoàn địa phương,
nhất là nghiệp đoàn những người chăm sóc tại gia, trong đó có nhiều
người Việt. Ông bắt đầu tham gia chính trị năm 2010, ứng cử chức ủy viên Học Khu Garden Grove, nhưng không đắc cử.
Tháng
Bảy, 2011, ông được Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove bổ nhiệm vào
chức ủy viên, thay thế Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh từ chức. Tháng Mười Một, 2012, ông phải ra ứng cử chức vụ này, và đắc cử với nhiệm kỳ bốn năm.
Ngoài chức vụ hiện tại, ông Bảo, một người Công Giáo, cũng là thành viên Ủy Ban Đa Tôn Giáo Giáo Phận Orange. Hồi Tháng Bảy, ông được Thống Đốc Jerry Brown bổ nhiệm làm ủy viên Hội Đồng Quản Trị Hội Chợ Orange County.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Nov/2014 lúc 4:17am
Janet Nguyễn, người phụ nữ VN đầu tiên được bầu vào Thượng viện California.
Cộng
đồng người Việt khắp nước Mỹ hân hoan vui mừng sau khi có tin Janet
Nguyễn đắc cử vào thượng viện bang California. Ở tuổi 37, Janet Nguyễn
là phụ nữ châu Á đầu tiên của đảng Cộng hoà được bầu vào thượng viện
bang California và là phụ nữ gốc Việt đầu tiên là thượng nghị sĩ đắc cử ở
một bang của nước Mỹ. Tạp chí phụ nữ tuần này xin giới thiệu chân dung
người phụ nữ giỏi giang này.
Janet Nguyễn, người phụ nữ gốc Việt đầu tiên trở thành thượng nghị sĩ tiểu bang California.
Trước
hôm 4/11, cái tên Janet Nguyễn đã nổi đình đám trong cộng đồng người
Việt nói riêng, cộng đồng Mỹ ở bang California nói chung. Bà Janet
Nguyễn, năm nay mới 37 tuổi, hiện là phụ nữ gốc Việt giữ vị trí cao nhất
trong chính phủ Mỹ.
Janet Nguyễn tranh cử vào thượng viện bang
California với chủ trương cổ vũ giáo dục cấp đai học cho thanh niên, bảo
vệ duy trì thuế, đặc biệt là thuế đất. Bà cũng đứng về phía các doanh
nghiệp ở California, để có thể tạo nhiều công ăn việc làm ở bang này.
Bà
vừa được bầu vào thượng viện bang, đại diện cho quận 34, từ Long Beach
tới Orange County. Phát biểu về cảm nghĩ sau khi đắc cử, Thượng nghị sĩ
đắc cử Janet Nguyễn cho biết:
Janet Nguyễn: Mình rất là mừng, cái
mừng đó không phải mừng cho riêng Janet Nguyễn mà mình mừng cho cộng
đồng chúng ta, cộng đồng Việt Nam, cộng đồng Mỹ gốc Việt đã trong 40 năm
qua Mỹ, bỏ nước mẹ của chúng ta, bỏ quê hương, bây giờ mình có được một
đứa con gái, một đứa cháu của cộng đồng thành thượng nghị sĩ của tiểu
bang lớn nhất ở trong nước Hoa Kì. Số phiếu mình mà số đầu tiên nó rất
là mạnh, rất là nhiều. Cái đó nói sức mạnh của cộng đồng và tiếng nói
của mình đã đoàn kết bởi vì không có cách nào Janet thắng được con số
rất mạnh mẽ như vậy được mà không có cộng đồng đoàn kết với nhau.
“
Mình rất là mừng, cái mừng đó không phải mừng cho riêng Janet mà mình
mừng cho cộng đồng chúng ta, cộng đồng VN, cộng đồng Mỹ gốc Việt đã
trong 40 năm qua Mỹ, bỏ nước mẹ của chúng ta, bỏ quê hương, bây giờ mình
có được một đứa con gái, một đứa cháu của cộng đồng thành thượng nghị
sĩ của tiểu bang lớn nhất ở Hoa Kì
Janet Nguyễn ” Giấc mơ Mỹ
Trong
video phát động tranh cử, Janet Nguyễn cho biết quá khứ của gia đình bà
đã định hướng cho những suy nghĩ của bà. Bà nói rằng gia đình bà đã đạt
được cái gọi là “Giấc mơ Mỹ” song cũng phải trải qua đủ đắng cay ngọt
bùi.
Câu chuyện của gia đình Janet Nguyễn cũng giống nhiều người
Việt Nam từng làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà trước đây.
Janet Nguyễn sinh năm 1976 tại Sài Gòn. Cha của bà từng là một người
lính trong dhính quyền Sài Gòn cũ. Sau năm 1975, cả gia đình đã phải
trốn về quê sống cùng bà ngoại của Janet Nguyễn để tránh không phải vào
trải cải tạo của chế độ mới.
Gia đình của nữ thượng nghị sĩ đắc
cử đã trốn đi nước ngoài nhiều lần, tuy nhiên cũng nhiều lần thất bại.
Sau mỗi lần thất bại như thế, cha mẹ của Janet Nguyễn bị tống giam còn
anh chị em của bà thì ở cùng bà ngoại. Cuối cùng, khi bà 3-4 tuổi, gia
đình bỏ đi sang Thái Lan. Lúc này, Thái Lan không thể tiếp nhận thêm
người tị nạn do quá nhiều người bỏ sang quốc gia này. Họ không có nhiều
sự lựa chọn nào nữa. Janet Nguyễn kể lại về chuyến vượt biên cùng mẹ:
Janet
Nguyen: Lúc đó, chúng tôi chỉ có ba sự lựa chọn. Trở về Việt Nam mà
không còn đồ ăn và nước uống thì cũng chết thôi. Nếu trở về được thì dễ
bị giết. Sự lựa chọn thứ ba là đánh đắm cái thuyền rồi bơi vào bờ.
Khi
đến Thái Lan, cả gia đình được đoàn tụ và sau đó họ được một nhà thờ
giúp đỡ làm giấy tờ sang Mỹ vào năm 1981, khi đó Janet Nguyễn mới 5
tuổi. Janet Nguyễn nhớ lại:
Janet Nguyễn: Khi qua Mỹ, gia đình mình rất nghèo mà lại không biết tiếng Anh. Mình cũng sống nhờ trợ cấp và tem phiếu.
Nữ
thượng nghĩ sĩ cho biết bà đi học trường công và nhận đồ từ thiện,
chẳng hạn như quần áo thì nhận từ Salvation Army. Có lúc, bà phải mặc đồ
con trai đi học do họ không có đủ đồ dành cho các cô bé gái. Đến Giáng
sinh, gia đình họ không có tiền để mua quà mà phải nhờ tới lòng thương
của nhà thờ.
“ Mình muốn đóng góp vào trong tiến trình này, rằng
những cái luật gì mà ảnh hưởng tới một người như Janet, một người phụ
nữ, một người Mỹ gốc Việt, một người mẹ, một người trả thuế, một người
có doanh nghiệp nhỏ, một người đi làm, mình muốn nêu lên những mối quan
tâm của những người đó tới những người dân cử
Janet Nguyễn ” Cha
mẹ của Janet Nguyễn hết lòng vì con cái. Trong khi đi học tiếng Anh ở
một trường học, ông còn tranh thủ làm bồi bàn cho một nhà hàng. Cả hai
cha mẹ của Janet Nguyễn đều đi làm để con cái có thể đến trường học đại
học và trở thành bác sĩ, luật sư. Janet Nguyễn đáng lẽ sẽ trở thành một
bác sĩ như mong ước của cha mẹ bà. Trong năm thứ hai đại học ở trường
California tại Irvine, bà học một lớp về chính trị và từ đó say mê con
đường này. Lớp học của Janet Nguyễn khi đó do một giáo sư khách mời đứng
lớp. Đó chính là chủ tịch ban giám sát Bill Steiner. Bà Janet Nguyễn
khi đó vừa đi học vừa đi làm ba công việc ngoài giờ đã xin thực tập ở
chỗ của vị giáo sư kia. Sau khi đợt thực tập kết thúc, bà cảm thấy muốn
đóng một vai trò tích cực hơn trong quá trình xây dựng luật ảnh hưởng
tới phần đông dân số.
Janet Nguyễn kể lại:
Janet Nguyen:
Mình thấy đi làm bác sĩ giúp người cũng tốt thôi, nhưng trong xã hội thì
mọi thứ đều do chính phủ lãnh đạo. Vì thế, mình muốn đóng góp vào trong
tiến trình này, rằng những cái luật gì mà ảnh hưởng tới một người như
Janet, một người phụ nữ, một người Mỹ gốc Việt, một người mẹ, một người
trả thuế, một người có doanh nghiệp nhỏ, một người đi làm, mình muốn nêu
lên những mối quan tâm của những người đó tới những người dân cử đưa ra
luật ảnh hưởng tới đời sống của mình.
Kể từ đó, Janet ngày càng
đi sâu vào con đường chính trị. Bà trở thành người phụ nữ gốc Á đầu tiên
của đảng Cộng hoà trong Thượng viện bang California. Bà hiện vẫn giữ
chức giám sát viên của quận Cam, bang California.
“ Một cái mình
muốn cho các em gái biết là mình chỉ cần làm việc chăm chỉ thôi, đừng
tạm ngừng sự nghiệp vì mình muốn có một gia đình. Chúng ta có thể có cả
hai. Có thể khó khăn hơn nhưng mình làm được
Janet Nguyễn ” Chiến
thắng của Janet Nguyễn trong cuộc bầu cử vừa qua có thể coi là một
chiến thắng lịch sử cho phụ nữ di dân. Nó cũng cho thấy sự trưởng thành
của cộng đồng gốc Việt trong xã hội Mỹ sau gần 40 năm có mặt trên mảnh
đất của những cơ hội đổi đời này.
Người vợ, người mẹ
Người
ta biết đến Janet Nguyễn với vai trò một chính trị gia thành công.
Ngoài ra, bà còn là một người vợ và là mẹ của hai cậu con trai, Tommy,
năm nay 3 tuổi, và Timothy mới 21 tháng tuổi. Đối với người phụ nữ này,
gia đình chính là một chỗ dựa vững chắc cho bà. Bà cho biết làm chính
trị cũng chính là vì thế hệ tương lai.
Janet Nguyen: Cái chính
trị mình làm là vì tương lai con cái, không phải là chỉ vì con cái của
Janet mà là con cái của cả cộng đồng mình, con cái của hạt 34.
Chồng
của Janet Nguyễn, tên là Tom Bonikowski, luôn ủng hộ bà trong con đường
sự nghiệp làm chính trị. Ông chính là người đầu tiên bà hỏi ý kiến khi
muốn ra tranh cử thượng nghị sĩ bang California. Trong những tháng ngày
vận động tranh cử cam go, Tom luôn đảm bảo hai cậu con vẫn duy trì cuộc
sống thường nhật. Bà Janet Nguyễn cho biết:
Janet Nguyen: Chồng
mình rất ủng hộ mình. Hai đứa con còn thỉnh thoảng tham gia các cuộc họp
với mình. Tommy, ba tuổi, còn đi gõ cửa từng nhà để xin phiếu (cho mẹ).
Dù
công việc vận động tranh cử bận rộn, nữ thượng sĩ đắc cử cho biết bà
luôn về nhà ăn bữa tối một tuần ba lần. Gia đình bà cũng đi theo các
cuộc họp để gắn kết nhau hơn.
Bà khẳng định rằng một phụ nữ có
thể có tất cả, cả gia đình hạnh phúc lẫn sự nghiệp chính trị thành công.
Bà khuyên các cô gái như sau:
Janet Nguyễn: Một cái mình muốn
cho các em gái biết là mình chỉ cần làm việc chăm chỉ thôi, đừng tạm
ngừng sự nghiệp vì mình muốn có một gia đình. Chúng ta có thể có cả hai.
Có thể khó khăn hơn nhưng mình làm được.
Nữ chính trị gia Janet
cho rằng chìa khóa của sự thành công là tìm được một sự nghiệp mà bản
thân thực sự say mê. Bà nói niềm đam mê của bà là phục vụ cộng đồng. Bà
nói rằng bà muốn có mặt tại nơi mà các quyết định được đưa ra ảnh hưởng
tới những người như bà. Đó chính là chìa khoá thành công của nữ chính
trị gia gốc Việt, người phụ nữ gốc Việt đầu tiên được bầu vào trong
thượng viện của bang California
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 23/Feb/2015 lúc 10:12am
http://saigonecho.com/index.php/hinhanh/bienco/15285-dien-hanh-tet-nguyen-dan-at-mui-2015-tai-nam-cali"> http://saigonecho.com/index.php/hinhanh/bienco/15285-dien-hanh-tet-nguyen-dan-at-mui-2015-tai-nam-cali - - <<<<< Với
chủ đề “Người Việt Hải Ngoại 40 Năm Đoàn Kết và Phát Triển”, cuộc diễn
hành Tết 2015 tại Nam Cali diễn ra vào ngày Thứ Bảy 21/2/2015 nhằm ngày
mồng 3 Tết Ất Mùi có sự tham dự của gần 100 hội đoàn và hàng chục ngàn
khán giả.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 24/Feb/2015 lúc 3:06am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2015/02/mot-chut-tet-paris.html - Một Chút Tết Paris
Mời quý vị lướt qua vài hình ảnh Tết ở China town Paris 13
Mời quý vị click vào ảnh dây pháo dưới đây để xem đốt pháo như tết xưa quê nhà
https://drive.google.com/file/d/0B6bxludye4kScGV4eHFSaC1nTU0/view">
Hình ảnh và Video: Gia Như Huỳnh
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 24/Feb/2015 lúc 8:56pm
http://caonienviethac.blogspot.com/2015/02/bang-saigon-gan-tren-ai-lo-bolsa.html - BẢNG “SAIGON” GẮN TRÊN ĐẠI LỘ BOLSA
Thành Phố Westminster chính thức gắn bảng "Saigon"trên Đại lộ Bolsa, thủ đô tỵ nạn Little Saigon
http://caonienviethac.blogspot.com/2015/02/bang-saigon-gan-tren-ai-lo-bolsa.html#more - Đọc tiếp »
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 11/Mar/2015 lúc 3:15pm
NGƯỜI VIỆT SỐNG TRÊN ĐẤT MỸ
Tôi chỉ là
một người đàn bà nội trợ, tuy nhiên với tuổi đời khá cao, chứng kiến đủ
mọi cuộc bể dâu của một dân tộc, cũng như với thời gian hơn 30 năm trải
dài ở xứ người, tôi tin cái nhìn của tôi về cuộc sống cũng có chút thú
vị riêng của nó! (Ảnh : Saigon Houston Plaza_Bell aire,Houst on,Texas)
Tôi không
dám tản mạn xa gần, và khuôn khổ một đoản văn như bài viết nàycũng
không thể nói lên được đầy đủ tất cả, cho nên tôi chỉ "khái lược" một
vài khía cạnh mắt thấy tai nghe về cộng đồng người Việt đang sinh sống ở
Houston, Mỹ, để xin chút thì giờ của quý vị. Ảnh : Saigon Houston Plaza_Bell aire,Houst on,Texas
Houston là
một vùng đất tập trung người Việt Nam nhiều thứ hai ở Mỹ sau
California. Nhờ địa hình, đất đai rộng lớn chưa khai phá hết, nên so với
California thì đất đai ở đây phải nói là rẻ mạt, do đó vấn đề nhà cửa,
nơi ăn chốn ở, không phải là mối lo của mọi người. Vì đất rẻ, nên nhà
cửa ở đây vừa túi tiền cho bất cứ ai, từ giàu tới nghèo. Bạn là dân HO
mới qua ư? Lớn tuổi thu nhập ít? Bạn vẫn có thể mua một căn chung cư
khiêm tốn vài ba phòng ngủ che nắng che mưa, với giá chỉ hai - ba chục
ngàn đô la, hoặc ít hơn.
Nếu bạn
khá giả, có tiền thì càng dễ, những căn hộ sang trọng hơn, từ vài ba
trăm ngàn tới vài triệu đô la cũng không thiếu, từ thấp lên cao, đều có
đủ để phục vụ nhu cầu của bạn (không đẹp không ăn tiền).
Ở đây
người Việt đùm bọc nhau, có những khu chung cư chỉ toàn người Việt sinh
sống, như làng Thái Xuân, làng Tre... Ở đó mỗi căn hộ giá chỉ có vài
ngàn tới không quá 20 ngàn, như những xóm nhỏ ở Việt Nam, có dịch vụ cơm
tháng, cắt tóc, thợ may, đau yếu có nhân viên tiệm thuốc đem tới tận
nhà.
Có nhiều
hội bô lão có trụ sở, giúp người già họp mặt giải trí, hoặc tổ chức đi
tham quan du ngoạn, cung cấp những bữa ăn miễn phí, cố vấn về y tế, sức
khoẻ... Có nhiều chương trình, công ty phục vụ y tế tại gia do người
Việt làm chủ, tới tận nhà để chăm sóc giúp đỡ các cụ già neo đơn... Tất
bật làm ăn, buôn bán xa gần, nhưng cuối tuần ai cũng tụ về trung tâm
người Việt để đi chợ mua sắm, ăn uống, gặp gỡ.
Nếu cuối
tuần rảnh không làm gì, thì bạn hãy ghé vào Lee's sandwiches làm một ly
cafe, ngồi nhâm nhi một lát, bảo đảm, bạn sẽ gặp không ít những bạn bè
quen, vẫy tay chào hỏi thân tình, hoặc xà lại ngồi chung, tám chuyện cho
vui.
Các cụ ông
thì tụ lại đánh cờ, có ông nhíu mày, nhăn mặt, trông suy tư, động não
ra phết. Còn các cụ bà thì cùng con cái đi chợ, đi ăn, hoặc muốn thì đi
chùa, làm công quả. Vui với bạn già, thanh thản trong sự thanh tịnh của
nhà chùa. Tới chiều hoặc theo giờ hẹn, con cái sẽ tới đón các cụ ông, cụ
bà, cùng về.
Ở chùa,
hoặc nhà thờ cũng có mở nhiều lớp dạy tiếng Việt, nên vào cuối tuần trẻ
em cũng hay được cha mẹ gởi tới chùa và nhà thờ để sinh hoạt tôn giáo và
học tiếng Việt.
Còn người
chết thì cũng ấm cúng lắm, có nhà quàng Vĩnh Phước, nhà quàng Thiện Tâm
lo lắng chu đáo theo phong tục người Việt, hoa được đem đến tặng đầy
phòng. Tùy theo tín ngưỡng, bạn sẽ được Cha, hoặc sư thầy ở chùa và hộ
niệm tới đưa bạn ra đi ấm áp với câu kinh, tiếng kệ.
Nếu người
chết không có thân nhân, tiền bạc? Không sao, nhà quàng vẫn chu đáo, sau
đó kêu gọi đồng hương đóng góp giúp đỡ, nghĩa tử là nghĩa tận. Bằng
cách nào thì người chết vẫn rất được tôn trọng và ấm áp ra đi.
Trên đường
ra nghĩa trang, đoàn xe tang sẽ được 4-5 cảnh sát cưỡi môtô hộ tống,
thay phiên nhau cản xe, và chặn các ngã tư đường, để giữ đoàn xe tang
được đi liên tục, không đứt quãng.
Ở Mỹ, mọi
người có thói quen ra đường gặp đám tang, không cần biết người chết là
ai, những xe chạy trên đường thường tự động ngừng lại, tránh vào lề,
nhường đường để tỏ lòng tôn trọng người chết.
Không phải
nói quá, đóng cửa trong nhà thì không biết ra sao, chứ nơi công cộng,
văn hóa ứng xử của người Mỹ thật đáng cho ta học hỏi.
Houston:
- Có nhiều
khu phố tập trung làm nơi sinh hoạt của người Việt Nam, nhưng đông đúc
nhất là những dãy phố trải dài trên đường Bellaire phồn thịnh, mà những
căn phố, hay những tòa nhà đồ sộ ở nơi này đều do người Việt mua đứt,
làm chủ.
- Có hệ
thống nhà hàng Kim Sơn danh tiếng, có nhiều hệ thống siêu thị bán thực
phẩm vĩ đại (như Hồng Kông), rất nhiều văn phòng bác sĩ, nha sĩ, luật sư
Việt Nam nổi tiếng, mà thân chủ không ít là người ngoại quốc xếp hàng
chờ trực.
- Có vài
đài truyền hình, có dăm ba đài radio lớn phát sóng thường xuyên phục vụ
cộng đồng, có nhiều hội ái hữu đồng hương để gặp gỡ sinh hoạt.
- Có nhiều báo ngày, báo tuần, báo tháng... phục vụ đồng hương miễn phí.
- Có hội
văn hóa khoa học, hàng năm tổ chức vinh quy bái tổ, khuyến khích, vinh
danh cho những con em đạt được thành tích xuất sắc.
Có nhiều nữa, không thể kể hết.
Đấy, nhiều sinh hoạt hữu ích, nhiều sắc màu của cuộc sống lắm, không lẻ loi, cô đơn đâu bạn ơi...
Người Việt
mình ở đây, đa số làm ăn hoà nhập với người bản xứ, nghĩa là sống trải
rộng, buôn bán làm ăn trực tiếp đủ mọi ngành nghề, chủ yếu phục vụ người
ngoại quốc, từ tiệm tạp hoá, tiệm móng tay, sửa xe, tiệm giặt ủi, nhà
hàng, cây xăng... trải rộng từ hang cùng ngỏ hẽm, tới những khu sang
trọng. Người Việt có mặt trên từng cây số, và không thể phủ nhận sự
thành công vẻ vang của họ.
Cũng như
tiểu bang Cali nổi tiếng về điện tử, thì Houston nổi tiếng với kỹ nghệ
dầu hỏa, với nhiều hãng dầu vĩ đại. Bên cạnh cũng có nhiều hãng về kỹ
nghệ tin học, như hãng HP chuyên sản xuất máy tính danh tiếng, mà nếu có
dịp bước chân vào, bạn sẽ thấy nhân viên người Việt từ sếp lớn, sếp nhỏ
chiếm đa số. Những ngành này cung cấp được nhiều công ăn việc làm cho
người bản xứ và người Việt ta đã thừa cơ hội chen chân vào hưởng phước
cũng khá nhiều.
Tính sơ về
hãng tiện (phục vụ cho kỹ nghệ dầu hoả), có khoảng 2.000 hãng lớn nhỏ
do người Việt làm chủ. Mấy năm nay xăng dầu trên thế giới khủng hoảng
lên giá, nên sản xuất tăng vọt, công nhân tha hồ làm thêm giờ, và các
ông chủ thì trúng lớn, góp thêm nhiều tên Việt Nam trong danh sách những
triệu phú ở Mỹ.
Nói chung,
vật giá ở Houston rẻ hơn những nơi khác, công ăn việc làm nhiều, rất dễ
sống. Những năm trước, khi kinh tế còn phồn thịnh, phải nói thu nhập
mọi người rất dồi dào, bên cạnh làm ăn nuôi dạy con cái, họ còn đầu tư
chỗ này, chỗ kia, nên sau vài chục năm, đa số dân Việt Nam ở đây ai cũng
có của ăn của để.
Khác với
dân bản xứ không có thói quen dành dụm, do cả đời được sống trong nhung
lụa, được chính phủ bao bọc triệt để, nên họ rất vô tư, ăn xài thoả
thích, không cần biết ngày mai. Người Việt mình tuy giàu có, nhưng vốn
trải qua nhiều biến động, từng đói khổ, phải ra đi, nên đại đa số có
thói quen "tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn". Làm 10 đồng, xài nhiều
lắm là 5-6 đồng, còn thì tích lũy dành dụm, đầu tư, hay để vào tiết kiệm
kiếm lời.
Bây giờ
kinh tế eo xèo, công tâm mà nói, họ cũng giảm bớt những chi tiêu xa xỉ,
dù làm còn 6 đồng thì cũng vẫn kế hoạch để dư ra 1-2 đồng. Tóm lại, ít
ai ăn xài hết số tiền kiếm được hiện tại, đừng nói chi đụng đến vốn để
dành.
Trong khi
dân bản xứ la lối om xòm than thở, đòi chết, đòi sống, để làm áp lực với
chính phủ hầu hưởng thêm những khoản trợ cấp phụ trội, vì gặp khó khăn
với thói quen ăn xài quá lố của mình, thì người Việt ta vẫn bình thân
như vại. Tôi nghĩ cho dù kinh tế suy thoái kéo dài thêm 5 năm nữa, người
Việt ta cũng không hề hấn gì. Ngay Houston này, tôi thấy mọi người vẫn
ung dung. Chợ, nhà hàng, tiệm tóc... đầy người đang đi mua sắm, đi ăn,
làm đẹp... Tôi thật tình nể họ quá!
Còn dân
bản xứ, la lối để yêu sách này nọ thế thôi, chứ 10 người mới có một
người thất nghiệp (10%). Thì đã sao? Có biết bao nước, con số thất
nghiệp còn cao hơn nhiều, mà có được chính phủ giúp đỡ tẹo nào đâu? Ở Mỹ
này, trợ cấp thất nghiệp cứ được gia hạn dài dài, dân chúng miệng thì
la, nhưng ăn xài vẫn không giảm. Nghĩ cho cùng, làm dân xứ giàu cũng
sướng thật!
Thế hệ
người Việt ra đi bằng đường biển năm xưa, giờ thì không ít người tuổi đã
cao, đa số đã về hưu (dù chưa tới tuổi hưu). Sau nhiều năm cực nhọc, họ
cũng muốn hưởng phước, công việc làm ăn đa phần đã chuyển nhượng lại
cho những người qua sau, cứ thế dòng đời tiếp tục vận chuyển.
Còn thế hệ
thứ hai, đám con cái họ, đa số đã thành danh, thành nhân, có thể tiến
thân vững vàng, có mặt rạng rỡ trong những ngành nghề đòi hỏi trình độ
học vấn hiểu biết cao, và thu nhập cũng ngất ngưởng. Nên những công việc
dài giờ, lao động vất vả một thời cha mẹ họ trước kia, ở hoàn cảnh lỡ
thợ, lỡ thầy, chấp nhận như cây tràm cây mắm, hy sinh làm bệ phóng cho
bầy con vươn lên, giờ đã không còn người tiếp quản, sẽ dần mai một trong
tương lai gần.
Tôi thật tình thấy vui lẫn hãnh diện nhìn tương lai đám trẻ Việt Nam, thế hệ thứ hai.
Tôi có nghe nhiều người than nhà cửa ở Cali quá mắc, nhân đây tôi cũng muốn đề cập sơ về chuyện này:
Rất đúng,
tôi hoàn toàn công nhận, nhưng tôi là người thích nhìn về mặt tích cực.
Này nhé một căn nhà ở Houston có giá 100 ngàn, nếu ở Cali sẽ có giá 500
ngàn, sao thế?
Lý do vì
miếng đất đó ở Texas chỉ có giá 15 ngàn, mà ở Cali giá tới 415 ngàn, vật
liệu xây dựng đâu cũng thế, chỉ 85 ngàn thôi, nhưng khác biệt là giá
đất, nên căn nhà có cũ, sập, cháy... thì miếng đất vẫn trơ gan cùng tuế
nguyệt chẳng mất đi đâu, là món tài sản theo thời gian thành vô giá,
giống như đất ở Sài Gòn so với đất Long Khánh, thế thôi.
Vì quá
mắc, nên bạn vất vả để có nó, nhưng bạn thử nghĩ, nó là món tài sản lớn,
nếu bạn muốn nghỉ hưu, chỉ cần bán nó là bạn có một số tiền lớn trong
tay, không cần phải đem nửa triệu bạc về Việt Nam để sống như vua. Chỉ
cần bạn qua Texas này, mua căn nhà rộng rãi chỉ tốn 100 ngàn, còn lại
400 ngàn bỏ ngân hàng lấy lãi, bạn cũng sống ung dung cả đời. Mà xứ này,
nơi đâu cũng có đủ tiện nghi tối đa, phục vụ bạn không phân biệt tiểu
bang nào.
Cuộc sống ở
đâu thì rồi cũng thế, muôn hình, muôn mặt, trăm ngàn góc cạnh khóc
cười, biết vẽ sao cho hết. Cách nhìn nhận sự việc do đó đương nhiên cũng
không thể giống nhau. Ngay cộng đồng người Việt ở đất Mỹ này cũng nhiều
khác biệt, nhóm người đi trước 75, nhóm người ra đi năm 75-85, nhóm
đoàn tụ gia đình sau này, nhóm du học sinh "sanh sau, đẻ muộn" , nhóm
thương gia, đại gia chuyển tiền qua làm ăn, kinh doanh...
Động lực,
hoàn cảnh ra đi khác nhau, thì quan điểm, cách nhìn nhận sự việc cũng sẽ
khác, có khi còn đối chọi nhau đến vỡ đầu, sứt trán nữa không chừng.
Nên mỗi bài viết, còn tùy thuộc vào cái nhìn riêng của mỗi người, nếu
không đúng với cái nhìn của bạn, xin đừng vội lên án là nổ, là sai. Xin
bạn hãy kiên nhẫn, theo thời gian rồi bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về sự
việc.
Tôi tin
rằng chỉ cần tiếp tục đọc VnExpress đi, trong tương lai tôi chắc sẽ có
thêm nhiều bài viết, nêu rõ từng góc cạnh của sự việc. Lúc đó được tổng
hợp từ nhiều phương hướng khác nhau, tôi tin rằng sự hiểu biết, cũng như
tầm nhìn của bạn về nước Mỹ sẽ rộng và chính xác hơn bây giờ nhiều.
Tôi có hân
hạnh đọc phản hồi ý kiến của một vài bạn, sau khi đọc cả bài viết của
người ta, lại bảo rằng không hiểu người viết muốn chuyển tải điều gì.
Trường hợp này tôi rất thông cảm với bạn, vì chính tôi đây đã không ít
lần ở vào trường hợp này. Đơn giản và cụ thể nhé: tôi thỉnh thoảng vẫn
xem tin tức các phi hành gia đổ bộ mặt trăng. Dù đầy đủ những bài viết
tường trình về đất đá, điều kiện sống, có đính kèm hình ảnh, tôi vẫn
không thể hình dung được hình dáng mặt trăng như thế nào. Dù thế nào
chăng nữa, đầu óc tôi vẫn còn chứa đựng hình ảnh một mặt trăng với gốc
cây đa, có chú cuội và chị Hằng Nga xinh đẹp.
Đấy bạn
thấy không? Tôi rất giống bạn, ở một nơi cao xa như vậy, lại chưa đặt
chân tới, hay sống cùng, thì khó cho trí tưởng tượng, cũng như sự hiểu
biết của mình dung nạp được, phải không bạn hiền?
Thôi thì
chúng ta cùng kiên nhẫn nhé. Tôi tin có một ngày, bạn và tôi sẽ được
hiểu rõ mà thôi. Nước chảy đá mòn mà, muốn gấp cũng không được bạn à .
ST Chợ chồm hổm ở Houston
TTXuân -
6g30 sáng, chiếc Acura bóng lộn đời mới nhất đỗ xịch ở ven đường. Một
ông già từ trong xe khệ nệ bưng thùng giấy đựng mấy bó rau bỏ xuống.
Cạnh đó, mấy bà già cũng tất bật lôi từ xe hơi của mình những trái mướp,
quả bầu, mớ chanh, ớt, đậu bắp... để bày biện. Mỗi sáng chủ nhật, phiên
chợ chồm hỗm ở Houston của người Việt lại được bắt đầu như thế ở thành
phố Houston, bang Texas, Mỹ.
Nếu chỉ
xem ảnh mà không có chú thích, không lời kể, hẳn không thể tin nổi phiên
chợ chồm hỗm ở Houston ven đường này là ở Mỹ! Chợ chồm hỗm ở Houston
nay đã được 15 tuổi
Ông
“tôm” 59 tuổi (bìa trái) ngày thường vẫn đi làm hãng. Chủ nhật ông cùng
vợ ra chợ chồm hỗm ở Houston bán tôm. Vừa để gặp gỡ cộng đồng người
Việt vừa kiếm thêm tiền chợ khi mỗi buổi bán trung bình 30kg tôm
Tại
sao người ta chọn con đường này làm nơi họp chợ chồm hỗm ở Houston cho
đỡ nhớ quê? Đơn giản bởi phía bên kia đường là nhà thờ mang kiến trúc
đặc thù Việt Nam
B
Bà “hẹ”
sau khi dọn hàng đã băng qua bên kia đường để đi lễ nhà thờ. Chuyện bán
buôn tạm giao cho “cục cưng“ Chihuahua với tấm bảng trên cổ ghi “Hẹ 2 bó
1 đồng”. Bên cạnh, bà “hẹ” còn cẩn thận ghi thêm một tấm bảng “Hẹ 2 bó 1
đồng/hẹ rất tốt cho cơ thể/Xin mua giùm/Xin bỏ tiền vào hộp/Xin cảm ơn
quý vị!”
https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2Fpppre.s3.amazonaws.com%2F2c6d9ba153f70295%2Fa%2F9d37b7430bdb45fbb44cbe8626c247e6.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*">
Chợ chồm hỗm ở Houston thu hút được cả anh chàng Mỹ da màu này vì hàng vừa rẻ, vừa tiện
https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2Fpppre.s3.amazonaws.com%2F2c6d9ba153f70295%2Fa%2F463900c96b52429ebac8380e89af5bca.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*">
Dọn hàng từ tờ mờ sáng bằng xe
Acura đời mới
Kẻ mua người bán khá nhộn nhịp
https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2Fpppre.s3.amazonaws.com%2F2c6d9ba153f70295%2Fa%2Ffba0b0ce98c943cca6290a339bb6e5a1.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*">
Mua bán là chuyện nhỏ. Điều quan trọng
hơn khi đến với chợ chồm hỗm ở Houston là được trò chuyện, tâm sự với
nhau chuyện gia đình bằng tiếng mẹ đẻ
Ở Mỹ, “chợ
Việt” rất nhiều, từ các cửa hàng nhỏ đến những siêu thị bán đủ loại
“đặc sản” Việt Nam. Nhưng một cái chợ chồm hỗm ở Houston ngay lề đường
bán mớ rau, con cá có lẽ rất hiếm. Đến đây mọi người như trở về với cái
“chợ lề đường” ở Việt Nam. Vẫn những cái ghế đòn nhỏ, những chiếc nón
lá, áo bà ba, lại nghe được tiếng kỳ kèo trả giá của người mua, người
bán...
“Ở Mỹ này,
mập mạp gì mấy đồng bạc con ơi. Trả giá chút xíu chỉ để nhớ lại thời
còn ở VIệt Nam thôi mà”- bà Trần Thị Vinh, khách hàng thường xuyên của
chợ chồm hỗm ở Houston, nói.
Đó là cái
chợ mà mỗi sáng chủ nhật con cháu lại chở cha mẹ đến cùng với mớ rau,
con cá để bán, trưa lại ghé qua chở về. Người nào nhà gần thì sáng sớm
lại túc tắc đẩy xe ra. Hầu hết hàng ở chợ đều là “cây nhà lá vườn”, đặc
sản Việt Nam như bầu, bí, mướp, khổ qua, rau muống, rau lang, rau đay,
dấp cá…Mỗi bó 1 USD, mua 10 bó tặng một.
Bà Khanh
Nguyễn, nhà cách chợ gần 20km, vui vẻ nói: “Một bó rau trong siêu thị
bán một đồng ba mươi chín xu (1,39 USD), ở đây bán một đồng (1 USD). Vừa
tiện, vừa rẻ. Nhưng thích nhất là tha hồ nói tiếng Việt, nghe đủ thứ
giọng quê mình: Huế, Quảng, Nam, Bắc, hệt như mình đang ở cái chợ chồm
hổm ngày xưa ở Việt Nam”.
Đó là
cái chợ mà người bán đều được gọi bằng tên mặt hàng mình bán: ông “rau
đay”, bà “hẹ”, vợ chồng ông “tôm”, bà “bột lọc”… Ông “rau đay” bữa nào
kẹt về sớm thì gửi hết mớ rau sang cho bà “rau thơm” bán hộ. Bà “bột
lọc” cũng kiêm luôn bán rau, nhưng thỉnh thoảng lại mang bánh ra mời
“đối thủ cạnh tranh” của mình… Còn bà “hẹ” có kiểu bán rất tài tử. Mỗi
sáng chủ nhật bày hàng ra đó rồi đi nhà thờ. Canh hàng có con chó “chi
oa oa” cổ đeo cái bảng nhỏ: “Hẹ 2 bó 1 đồng”. Người mua cứ việc lấy bao
nhiêu bó, rồi tự động bỏ tiền vào cái lon nhỏ để cạnh. Chẳng khi nào
mất.
Bà “hẹ” khoe: “Tôi bán ở đây được ba
năm, để dành được 4.000 đô rồi đấy. Tiền bán tôi để riêng, lúc nào được
10.000 lại mang về Việt Nam giúp đỡ bà con ở quê”.
Đó là cái chợ người bán, người mua kỳ
kèo, trả giá “ác liệt” thế đấy nhưng gặp khách quen cũ, người bán cũng
ới ới tặng vài bó mang về ăn cho vui. Người mua có người trả trước tiền
cả tháng. Cứ mỗi sáng chủ nhật, sau khi đi lễ nhà thờ lại lấy vài bó
rau, trái mướp mang về. Đó là cái chợ mà bà già “rau thơm” 78 tuổi lụm
cụm thối tiền cho khách, lẫn lộn lung tung, thế là khách phải ngồi xuống
tính tiền, thậm chí bán hàng giùm bà già luôn.
Thế đó, họ bán, họ mua vừa như thật, vừa
như “chơi” nhưng ai cũng hăm hở, náo nức. Dường như mỗi người đi chợ
đang “bán”, đang “mua” cho mình một nỗi nhớ quê nhà vời vợi.
Chỉ tiếc mỗi nỗi vào dịp Tết Nguyên đán
là bên này lạnh thấu xương, cây cối đều “ngủ đông” nên cũng chẳng có
rau, ớt... để họp chợ. Chứ không thì cái chợ xép này lại càng thêm xôm
tụ cho những người xa quê thỏa tấm lòng nhớ tết.
NGUYỄN TẬP
Chợ chồm hỗm ở Houston
BBC
< title="tìm kiếm" name="search" =" gsc-" size="10" autocomplete="off" ="text"> |
|
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 24/Mar/2015 lúc 7:43am
VÈ VANG DÂN VIỆT : HAI CHỊ EM SINH ĐỐI ĐỌAT HỌC BỔNG CAO QUÍ
Chị em sinh đôi gốc Việt nhận học bổng tiến sĩ y khoa năm 18 tuổi
http://doanhnghiepodessa.com/uploads/News/pic/20150324/1427171601.jpg"> Cặp sinh đôi người Mỹ gốc Việt Lynn (Trần Kim Hoàng) và Paul (Trần Minh Huy) năm 17 tuổi lấy được bằng ĐH ngành Hoá, Sinh của ĐH North Georgia và năm18 tuổi , nhận học bổng tiến sĩ Y khoa của trường Georgia Regents University (Mỹ).
Từ thời tiểu học, Lynn và Paul (quận
Forsyth, tiểu bang Georgia, Mỹ) đã thể hiện khả năng học tập vượt trội
khi liên tục được nhảy cóc, bỏ qua lớp 2 và 5 để lên học lớp cao hơn. 15
tuổi, hai em đã là học sinh lớp 11 trường cấp 3 Forsyth Central và bắt
đầu học song song lấy tín chỉ ngành Hoá, Sinh tại ĐH North Georgia. Một
năm sau, Lynn và Paul trở thành sinh viên chính thức của trường.
Cặp song
sinh người Mỹ gốc Việt được các giảng viên và sinh viên khoa Sinh Đại
học North Georgia trìu mến gọi là "Team Trần", "em út" vì chăm chỉ, học
giỏi. "Cặp sinh đôi đã làm một điều quá ấn tượng không chỉ ở tuổi của
họ, mà còn ở bất cứ tuổi nào. Dù lịch học dày đặc trên lớp, nhiều nghiên
cứu phải thực hiện trong phòng thí nghiệm và cả việc trợ giảng, họ vẫn
hoàn thành xuất sắc", giáo sư Paul Johnson, khoa Sinh, người hướng dẫn
Lynn và Paul chia sẻ trên website của trường.
Với mục
tiêu hoàn thành sớm các yêu cầu để nhanh chóng nhận được bằng đại học,
Lynn và Paul đăng ký thêm nhiều lớp về khoa học, Toán, Vật Lý và nghiên
cứu chuyên sâu, bên cạnh học chuyên ngành. Những khoá học này gần như
chỉ dành cho sinh viên đã 20 tuổi.
Không
giống các sinh viên khác, "team Trần" không tham gia vào những nghiên
cứu đang được thực hiện mà tự bắt tay vào làm dự án của riêng mình từ
những bước đầu tiên. Nghiên cứu của hai em về vi khuẩn bacteroides để
khám phá khả năng đề kháng kháng sinh của cơ thể với nó. Lynn và Paul
được GS Johnson đánh giá cao sự nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
"Lần đầu tiên hai em đề
cập về dự án này, tôi đã cho học vài bài cơ bản về kháng sinh, cách nó
hoạt động và thuộc loại nào… Chỉ vài ngày sau, cả hai trở lại với một
mẫu vi khuẩn chọn lọc và một loại kháng sinh thích hợp với vi khuẩn đó.
Điều này cho tôi thấy cả hai đã nghiêm túc như thế nào với dự án", GS
khoa Sinh Đai học North Georgia nói.
Vừa học
lý thuyết trên lớp, Lynn và Paul song song tiến hành dự án nghiên cứu
về kháng sinh và cách chữa trị bệnh ung thư. Ảnh: Ung.edu.
Mùa xuân
năm 2014, Lynn và Paul tốt nghiệp Đại học North Georgia và trở thành
gương mặt nổi bật trên tờ báo điện tử của trường và quận Forsyth với bài
viết "Cặp sinh đôi hoàn thành đại học năm 16 tuổi".
Chia sẻ
với VnExpress, Lynn Trần cho biết, mình và em trai song sinh Paul muốn
được chữa bệnh cho mọi người nên quyết định trở thành bác sĩ. Hai em
được trường đào tạo Y khoa Mecical college of Georgia (thuộc Đại học
Georgia Regent) nhận vào. Tại Mỹ, muốn theo học ngành Y, các sinh viên
phải có bằng đại học ở các ngành tương ứng.
Tại trường
Y khoa, Lynn và Paul tiếp tục trở thành sinh viên xuất sắc với thành
tích học tập, nghiên cứu, trợ giúp các tiến sĩ trong phòng thí nghiệm.
Hai em còn nhiệt tình giúp đỡ những người bệnh nghèo ở phòng mạch của
bệnh viện cạnh trường. Giữa hàng nghìn sinh viên của Medical collge of
Georgia, Lynn - Paul trở thành 2 trong số 4 cá nhân xuất sắc, được trao
học bổng tiến sĩ Y khoa (MD/PhD). "Những sinh viên khác học 4 năm trường
Y sẽ trở thành bác sĩ thực tập, nhưng chúng em sẽ phải học lâu hơn,
thêm 3 năm để ra trường cùng một lúc lấy bằng bác sĩ và tiến sĩ", Lynn
chia sẻ về học bổng của mình.
Cặp song
sinh cho biết, gia đình có nhiều người là bác sĩ nên các em đã được chỉ
cho những vất vả, khó nhọc của ngành nghề mình theo đuổi. Bản thân các
em khi học ở trường Y đã có lúc thấy chán nản vì học yếu một số môn hơn
bạn khác. Tuy nhiên, "những kỷ niệm ở phòng mạch giúp đỡ bệnh nhân nghèo
khiến em hiểu ra rằng học để sau này chữa bệnh cho mọi người chứ không
phải vì thành tích và em vượt qua khó khăn", Lynn tâm sự.
Mẹ của cặp
sinh đôi, bà Trần Kim Loan (50 tuổi) cho biết, Lynn và Paul luôn cố
gắng tập trung học ở trường để về nhà không phải thức khuya dậy sớm. Ba
của em, ông Trần Minh Hiền (60 tuổi) cũng luôn nhắc nhở các em phải ngủ
trước 22h để có sức khoẻ học hành. Cuối tuần, những kỳ nghỉ, cả gia đình
lại cùng nhau du lịch những nơi các con yêu thích.
Sinh ra và
lớn lên ở Mỹ nhưng Lynn và Paul nói tiếng Việt khá tốt. Ở nhà, các em
luôn cùng bố mẹ trò chuyện bằng ngôn ngữ của quê hương. Những bữa ăn
trong gia đình cũng luôn là món Việt Nam như: chả, nem rán… Lynn rất
vui, tự hào mỗi lần mời bạn bè ăn món Việt mẹ nấu và nhận lại lời tán
dương "ngon". Không ra ở riêng như những thanh niên Mỹ khác, Lynn và
Paul sống cùng cha mẹ, giữ truyền thống của quê huơng...
http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2066412 -
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 23/Jun/2015 lúc 8:13pm
Mai Linh Tôn với niềm vui 'bước chân vào Harvard'
http://baomai.blogspot.com/">
Mai
Linh Ton trong ngày lễ tốt nghiệp trung học trường Magnolia
Vừa
làm lễ tốt nghiệp trung học vào ngày 11 Tháng Sáu mới đây với điểm GPA 4.65, cô
bé Mai Linh Tôn sống trong niềm vui sướng khi em nhận được lá thư chấp
nhận từ trường Đại học Harvard ở Boston.
Báo
OC Register cho hay, khi Mai Linh thông báo tin này với mẹ mình,
cô Hiệp Tôn không biết rằng đại học Harvard là một trong những trường
danh giá ở Mỹ.
Theo Mai Linh, 'mẹ em không phải là “tiger mom” như những
người mẹ châu Á khác với mong muốn con mình phải học xuất sắc và được nhận vào
các trường đại học nổi tiếng.'
http://baomai.blogspot.com/">
Với
cô Hiệp, cuộc sống bận rộn mưu sinh kiếm tiền để có thể nuôi nấng được các đứa
con của mình mới là điều quan trọng.
http://baomai.blogspot.com/">
Tốt
nghiệp trường trung học Magnolia High, Quận Cam, với danh hiệu là thủ khoa toàn
trường, Mai Linh tự tin bước lên sân khấu nhận huy chương và bằng tốt
nghiệp, trong lúc cô Hiệp đã rất xúc động khi nhìn thấy con gái mình.
Vào
những năm đầu thập niên 90, gia đình của Mai Linh rời khỏi Việt Nam và đến Mỹ.
Ba của Mai Linh, ông Bình Tôn, từng phục vụ trong Quân đội Việt Nam Cộng Hoà và
là tù cải tạo cộng sản sau khi cuộc chiến kết thúc. Vào năm Mai Linh
lên chín, ba em qua đời vì căn bệnh ung thư gan, bỏ lại mẹ, Mai
Linh và hai người anh chị lớn.
Để
có thể trang trải cuộc sống, cô Hiệp làm thợ cắt tóc toàn thời gian. Mẹ bận rộn
với công việc, Mai Linh học tập từ hai anh chị của mình. Chị gái của em, Ngọc
Minh Tôn, 24 tuổi, đã tốt nghiệp Đại học Long Beach và anh trai, Tinh Tôn, 21
tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp trường UCLA vào tháng này. Hai anh chị Mai Linh đã
giúp em rất nhiều trong việc học tập, hướng dẫn em cách nộp đơn vào các trường
đại học.
“Anh
chị của em đều là những sinh viên giỏi ở trường”, Mai Linh cho biết, “họ thúc
đẩy em cũng phải trở thành một học sinh xuất sắc”.
http://baomai.blogspot.com/">
Biến
cố gia đình đã giúp Mai Linh từ một cô bé rụt rè, nhút nhát trở thành một nữ
sinh tự tin, học giỏi và đang chuẩn bị cho mình con đường học vấn tại một trong
những trường giỏi nhất nước Mỹ.
Mai
Linh chia sẻ lúc là học sinh năm nhất của trường trung học, em vẫn còn cảm giác
bỡ ngỡ và hồi hộp. Sau đó, em bắt đầu tham gia các câu lạc bộ hoạt động trong
trường, giúp đỡ những người vô gia cư và các hội đoàn thanh thiếu niên khác.
Sang
đến năm thứ hai trung học, Mai Linh tham gia vào đội Academic Decathlon của
trường. Trong một lần thi, em đã có một bài phát biểu trước một lượng khán giả
lớn. Nhờ tham gia vào các hoạt động ở trường, Mai Linh đã học hỏi được rất
nhiều thứ, một trong số đó là sự tự tin và cách để giao tiếp với mọi người tốt
hơn.
http://baomai.blogspot.com/">
Robert Cunard
Ông
Robert Cunard, hiệu trưởng trường trung học Magnolia cho biết Mai Linh là một
học sinh học rất tốt môn văn và môn toán. Ngoài ra, em còn là một trong những
học sinh tài năng về nghệ thuật, mặc dù em không hề học một lớp nghệ thuật nào.
“Trong
suốt 33 năm làm việc trong nghề giáo, Mai Linh là một trong ba học sinh mà tôi
không ngần ngại viết thư giới thiệu cho trường đại học”, ông Robert bày tỏ.
Với
điểm GPA 4.65, Mai Linh được 13 trường đại học chấp nhận, ngoài đại học Harvard
còn có các trường đại học Pennsylvania, Brown, UC Berkeley và UCLA.
Bước
chân vào Harvard, Mai Linh sẽ học ngành nghiên cứu sinh học phân tử.
Harvard sẽ hỗ trợ hết toàn bộ chi phí học tập.
http://baomai.blogspot.com/">
Mai
Linh chia sẻ em chưa biết sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp đại học, nhưng chắc chắn
sẽ liên quan đến việc nghiên cứu khoa học, ví dụ như là nghiên cứu về các tác
nhân gây ra bệnh ung thư.
http://baomai.blogspot.com/">
Đối
với Mai Linh, tốt nghiệp trường trung học và bước chân vào Havard là một bước
ngoặt lớn trong đời, mở ra một chân trời mới cho cô bé gốc Việt này.
“Đây
là khoảng thời gian em phấn khởi nhất”, Mai Linh tâm sự, “em rất háo hức để bắt
đầu thử sức với những điều mới và sẵn sàng cho những thử thách trong cuộc sống”.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 29/Aug/2015 lúc 1:27pm
https://www.youtube.com/watch?v=Sg6rLEihL8A - - - - https://www.youtube.com/watch?v=Sg6rLEihL8A&feature=youtu.be - 2. https://www.youtube.com/watch?v=6-Hw8fce4A8 - https://www.youtube.com/watch?v=6-Hw8fce4A8 - -
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 09/Oct/2015 lúc 2:10pm
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 10/Oct/2015 lúc 12:03pm
Lee Nguyễn được vinh danh trên đất Mỹ
bằng video tổng hợp những pha bóng tuyệt đẹp.
Ban
tổ chức giải bóng đá nhà nghề Mỹ MLS vừa làm một video tổng hợp những
pha bóng đẹp nhằm tôn vinh sự tiến bộ vượt bậc của tiền đạo gốc Việt Lee
Nguyễn. Được biết, ngoài Lee Nguyễn còn 8 cầu thủ khác cũng được vinh
danh như: tiền đạo David Villa (New York City), tiền vệ Clint Dempsey
(Seattle Sounders), tiền vệ Sebastian Giovinco (Toronto FC)…
Trang Seatimes cho
biết, ở mùa giải năm ngoái trong màu áo New England Revolution, Lee
Nguyễn có 18 bàn thắng cùng 5 đường kiến tạo thành bàn. Anh cũng là ứng
viên cho danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc của giải” và chỉ đứng thứ hai sau
tiền đạo Robbie Keane của LA Galaxy trong cuộc bầu chọn.
Tiếp nối
phong độ trong mùa giải trước, trong tháng 9 vừa qua, Lee Nguyễn cũng
ghi một bàn thắng cho CLB và 5 lần “dọn cỗ” cho các đồng đội. Sự thăng
hoa của tiền đạo gốc Việt giúp New England Revolution liên tục đứng
trong nhóm đầu của giải miền Đông.
Đánh
giá về phong độ chói sáng của Lee Nguyễn, chính HLV trưởng Martin
Rennie của Vancouver Whitecaps, đội bóng từng sa thải anh hồi tháng
3/2012 cũng phải ngợi khen: “Anh ấy đã tìm thấy ngôi nhà của mình ở
New England. Tôi rất vui vì anh ấy đã thi đấu tốt và nếu tiếp tục duy
trì được phong độ đó, anh ấy sẽ là một ngôi sao lớn khi giải đấu kết
thúc”.
Như vậy,
từng bị coi là ‘sao xịt’ tại V-League nhưng Lee Nguyễn đã lột xác hoàn
toàn và trở thành ngôi sao của giải bóng đá nhà nghề Mỹ. Với những thành
công ấn tượng thời gian qua, Lee Nguyễn đã được HLV Juergen Klinsmann
đưa vào danh sách triệu tập sơ bộ của đội tuyển quốc gia Mỹ.
Thanh Phong
http://lh3.googleusercontent.com/-8bESPH3Y0Nc/VhhK3omyvSI/AAAAAAABIAc/8mfVWuK_Yb4/s1600-h/nguyen%252520Lee%25255B14%25255D.jpg"> https://www.youtube.com/watch?v=JRHjHH3iK6M -
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 13/Oct/2015 lúc 7:37am
TRỢ GIÚP NGƯỜI TỴ NẠN SYRIA
Những cựu thuyền nhân tỵ nạn gốc Việt, giang tay trợ giúp những người tỵ nạn Syria
Thời Báo
Calgary (Báo Globe and Mail):Sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, hàng triệu người Việt đã phải bỏ nước ra lánh nạn cộng sản, tìm tự do. Hình : Bác sĩ Judy Lưu
Những năm của 1980s, Canada đã thâu nhận hàng trăm ngàn người tỵ nạn gốc Việt.
Hơn 30 năm
sau, khi thế giới đang rúng động vì số người tỵ nạn Syria và Trung Đông
đang tìm cách vượt biển đến Âu Châu, thì chính những người cựu thuyền
nhân tỵ nạn Việt, đã giang tay cứu giúp những người tỵ nạn đồng cảnh,
đang tìm cách xin vào Canada.
Các thành viên của
hiệp hội những người trẻ gốc Việt ở thành phố Calgary ( the Calgary
Vietnamese Youth ***ociation , CVYA) đang tìm cách giúp những người tỵ
nạn Syria.
Những
cuộc thảo luận của các hội đoàn người Việt như tỗ chức Lifeline Syria
đang diễn ra ở các thành phố Calgary, Ottawa và Toronto.
Hiệp
hội CVYA cho biết sẽ tìm cách bảo trợ tương đương với việc bảo trợ 300
người tỵ nạn Syria của hiệp hội Di Dân Công Gíao thành phố Calgary.
Những
gương thành công trong số những người trẻ gốc Việt ở thành phố Calgary
mà điển hình là trường hợp của tiến sĩ Hiếu Ngô, ***istant professor của
trường đại học Calgary.
Ông Hiếu đến Canada khi ông 18 tuổi và vừa đi học ban ngày,vừa đi hành nghề lau nhà cửa các cao ốc vào ban đêm.
Gíao
sư Hiếu hiện nay làm việc với các cơ quan công quyền và từ thiện như sở
cảnh sát thành phố Calgary . Cơ quan công quyền này muốn tìm hiểu về
các băng đảng thanh thiếu niên gốc Việt ở Calgary như băng đảng the
Fresh Off the Boat .
Một
người trẻ khác cũng thành công trong cộng đồng ngừoi Việt là cô Judy
Lưu.Cô Lưu hiện là bác sĩ của bệnh viện Royal University ở thành phố
Saskatoon.
Bác
sĩ Lưu sinh ra trong trại tỵ nạn Nam Dương, đã sống với bố mẹ, cùng hai
người anh em trong một căn chúng cư hai phòng ngủ ở thành phố
Vancouver.
Cô theo
học chương trình bác sĩ kiêm tiến sĩ của trường đại học Calgary trong
vòng có 5 năm, thay vì phải mất 7 năm như bình thường./.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
|