Truyện ngắn -Tùy bút chọn lọc
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Thơ Văn
Forum Discription: Những bài văn bài thơ hay
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2009
Ngày in: 13/Nov/2024 lúc 8:43pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Truyện ngắn -Tùy bút chọn lọc
Người gởi: mykieu
Chủ đề: Truyện ngắn -Tùy bút chọn lọc
Ngày gởi: 19/Oct/2009 lúc 6:26pm
http://mocay.org/forum/viewtopic.php?f=52&t=2459&start=0 - ( KHUÊ VIỆT TRƯỜNG)
Sáng hôm ấy tàu dừng lại ở ga Huế.
Đáng lẻ cuộc hành trình sẽ còn kéo dài cho đến Hà Nội, bởi tôi sẽ phải dự một cuộc hội thảo tại đó. Nhưng tôi đã phải dừng lại ở Huế. Một cơn lũ vô tình đã rơi đúng vào thời điểm tàu đến ga Huế đã làm một đọan đường ray cách đó không xa bị hõng. Thế là tàu phải dừng lại ở ga Huế.
Tiếng cô hướng dẫn viên trên tàu cứ lập đi lập lại những âm thanh trầm bõng: “ Kính thưa quý khách, vì lý do mưa lũ làm hõng một đọan đường sắt ở cây số … cho nên tạm thời chuyến tàu phải dừng lại ở ga Huế trong vòng 12 giờ đồng hồ…”
Theo hướng dẫn của nhà ga thì hành khách có thể ở lại trên tàu hoặc thuê nhà nghỉ, nhà trọ quanh khu vực, họăc cũng có thể đi đâu đó trong thời gian này. Tôi bỗng trở nên thú vị lạ lùng vì chuyến dừng chân bất đắc dĩ ở ga Huế àny,vì mình có cớ để rong chơi ở Huế, bởi dù sao thì đây là lần đầu tiên tôi đã chạm chân mình ở miền đất mà tôi đã từng mơ tưởng phải đến, trong lòng thành phố Huế còn có một người tôi muốn kiếm tìm..
Tôi thong dong xách chiếc balô gọn nhẹ của mình bước ra cổng ga. Chưa vội đi, tôi ngồi ở quán nước trước cửa ga, kêu một tô bún bò. Lạ chưa, bà bán bún lấy mấy lát thịt bò tái bỏ vào tô, chan nước lên. Sau này tôi mới biết cách bán bún bò dã chiến kiểu tiết kiệm ở ga Huế không phải là bún bò Huế, một món ăn lừng danh mà bất cứ ai tới Huế cũng phải thích thú , tìm cách ăn cho được khi đặt chân đến Huế. Thậm chí khi bạn leo lên một chiếc xích lô nào đó, cửa miệng của bác tài cũng sẽ là : “ Cô có đi ăn bún bò Huế không?”.
Tàu dừng lại Huế và tôi đi vào trong lòng phố Huế vì tôi muốn đi tìm anh. Tự dưng tôi muốn ngắm nhìn anh, tôi muốn nắm bàn tay rắn chắc của anh. Tự dưng tôi muốn anh xuất hiện trước mặt tôi dẫu thời gian đã òa trôi như những cơn gío lã lơi cứ lướt qua những mái nhà, những con phố rồi đi vào thênh thang.
Minh Tự, đó là tên anh. Cái tên không thể trùng lắp với bất cứ một cái tên nào trong đám đông. Dẫu nhắm mắt lạii, tôi vẫn hình dung ra gương mặt anh với mái tóc bồng bềnh của một nghệ sĩ, bộ ria nhỏ xinh trên gương mặt với đôi mắt sáng cứ nhìn thẳng vào mặt người khác như khiến cho người đối diện phải trút hết lòng mình trước mặt.
Nhưng đó đã là chuyện của 10 năm trước, cái thuở sinh viên gầy gò ốm yếu, cái thuở đói bụng chỉ có gói mì gói ngâm trong nước lạnh chia đôi trong đêm Đà Lạt lạnh cắt da. Đó là cái thuở đi mỏi cả chân, ngồi ở bên vệ đường thơm lừng hương cỏ dại ôm nhau như thế gian này bỗng xóa nhòa.
Nhưng đó là Đà Lạt. Anh rời Đà Lạt trong buổi sáng sương mù còn che khuất bóng người.
Tôi đã khóc vì sự lìa chia, vì tưởng đời tôi gắn với đời anh mãi mãi.
Đến hôm nay tôi vẫn không hiểu tại sao anh lại trở về Huế bởi một lời hứa nào đó, ngay cả khi tôi nhận được tấm thiệp đám cưới của anh gởi qua đường bưu điện.
Tôi có thói quen lưu giữ tất cả các số điện thọai vào một cuốn sổ tay nhỏ. Trong đó có rất nhiều số điện thọai dường như tôi chưa bao giờ gọi tới, số điện thọai của anh tôi lại ghi bằng mực đỏ, và tôi cũng chưa từng gọi cho anh, từ ngày anh rời Đà Lạt trở lại Huế.
Tôi giỡ cuốn sổ tay nhỏ ghi số điện thọai, tìm số điện thọai của anh.
Tôi gọi cho anh từ ga Huế.
Cũng lạ cho tôi, khi bấm số điện thọai của anh, tôi tin rằng người nghe điện sẽ là anh, dẫu bây giờ người ta vẫn thường thay số điện thọai như thay một chiếc áo, khi gọi vào số điện thọai ấy thì đã trở thành số điện thọai đã cũ.
Tôi gọi cho anh như nghe những rộn ràng của 10 năm trước đang lần lượt hiện về..
Đà Lạt 10 năm trước, tôi yêu anh. Đà Lạt 10 năm trước anh yêu tôi. Đó là con dốc Phù Đỗng rộng lớn, hai hàng cây anh dào dọc theo lối đi. Anh ở ký túc xá ở tận trên đỉnh đồi, còn tôi lại ở trọ trong một căn phòng nhỏ dưới đỉnh đồi.
Hai khảong cách ấy lúc đầu là xa vời vời.
Tôi chắc chắn chẳng hề quen biết anh, nếu không có một tai nạn xảy ra trong buổi chiều khi tôi đang trên đường về xảy ra một câu chuyện nhỏ. Tôi gọi đó là định mệnh. Hôm đó tôi bước chậm rãi ngắm nhìn cây cỏ, không vội đi nhanh khi tôi vừa tan học. Tôi không làm gì để vội về căn phòng trọ nhỏ, tôi cũng chẳng có ai nhớ thương chờ đón và tôi cũng có bận bất cứ công việc gì.
Nhưng bất ngờ khi đó một tóan thanh niên đi xe máy đã lướt qua tôi giật chiếc túi xách tôi đeo trên người.
Khi đó, anh đi đâu phía sau tôi anh đã phóng nhanh nạp theo khi chiếc xe máy đang lảo đảo.
Anh đã đánh cho hai tên thanh niên mấy cú đấm, lấy cặp sách lại cho tôi. Nghĩ lại cái yên hùng thời hiện đại khiến cho hai đứa tôi quen nhau như một câu vọng cổ quen thuộc mà buồn cười.
Tiếng điện thoại bên kia reng vài tiếng.
Rồi tiếng của anh : “Tôi Minh Tự đây, xin lỗi ai đầu dây.”.
Quả thật là tôi thót tim khi nghe tiếng nói của anh.
Tôi thầm thì : “ Em Hướng Dương đây. Anh có nhớ Hướng Dương ở Đà Lạt không?”.
Giọng anh như hơi lạ : “ Hướng Dương ? Em vẫn ở Đà Lạt à?”
,’Không, em đang ở Huế.”.
“ Em đang ở chổ nào?”,
Tôi trả lời : “Em đang ở hàng bún bò trước ga.” .
“Em đợi anh nhé. Anh tới ngay”…
Tôi không tin rằng anh sẽ tới.
Bởi lý do anh rời khỏi Đà Lạt bởi một mối tình, không thể nào lý giải được.
Chắc chắn vợ anh, cô gái Huế hiền thục đã sinh cho anh hai đứa con dễ thương. Anh đâu còn như cái thuở sinh viên rộn ràng để buổi sáng Huế đầm đẫm sương mù anh có thể đến chổ tôi như cái thời ở Đà Lạt.
Ở Đà Lạt đó, nơi mà mãi đến hôm nay dấu chân anh và dấu chân tôi đầm đàm kỷ niệm. Là những hàng thông reo thầm thì trên ngọn đồi gần hồ Than Thở, có khi hai đứa ngủ quên về, mặc cho ngày lượn lờ trôi, mặc cho những chuyến xe ngựa chở rau từ Thái Phiên về phố vẫn lọc cọc những tiếng chân ngựa va lên mặt đường.
Sau tai nạn bị giựt túi xách hôm đó tôi và anh đã trở nên thân thiết.
Rồi hai đứa cùng ra trường.
Tôi tìm được việc làm ở bên bưu điện nhờ quan hệ của ba tôi.
Còn anh thì cả năm trời gần như thất nghiệp. Anh đi dạy kèm theo giờ cho học trò hay đôi khi anh viết những bài báo đăng báo kiếm nhuận bút.
Anh rời khỏi ký túc xá, thuê một căn phòng nhỏ để ở tạm, nơi đó thỉnh thỏang tôi đem tới ít gạo, muối, cá khô gọi là tăng cường sức mạnh cho anh. Anh bảo với tôi trong khỏang thời gian cơ hàn đó là anh không bao giờ thấy Đà Lạt có mùa đông.
Đôi khi ngồi trong một góc quán cà phê, nhìn ra ngòai trời mưa giăng mù mịt, những chiếc lá thông hình kim đập khẻ khàng trên mặt kính, anh bảo : “ Anh nhìn chúng giống như đang kiếm tìm tình yêu.”
Rồi nhiều lần, nhìn những chiếc lá thông hình kim có khắp mọi nơi ở Đà Lạt này, là tôi nhớ tới anh. Rồi anh về làm việc ở tờ báo tỉnh. Hết những ngày đói, anh trở thành một cây viết xuất sắc và có uy tín.
Cho đến một ngày anh theo đòan cứu trợ bão lụt chở hàng hóa cứu trợ nạn lụt ở Huế.
Anh trở về lại Đà Lạt, một thời gian sau anh xin nghĩ việc, về Huế.
Anh ôm tôi trong đêm Đà Lạt: “Anh xin lỗi nhá Hướng Dương, anh phải về Huế.”
Tôi nhớ tới anh, anh xuất hiện trước mặt tôi trên một chiếc xe máy: “Hướng Dương. Chao ơi, em không già chi hết.”
Anh đưa tôi qua phố Huế đang râm ran tiếng ve của mùa hạ, anh đưa tôi qua phố Huế của anh với tiếng cười vang: “ Đi cà phê xong về nhà anh ăn cơm, vợ anh sẽ nấu bún bò Huế cho em ăn, đó mới là bún bò Huế.”
Hiền, vợ anh không đẹp hơn tôi. Không hiểu tại sao tôi lại có một sự so sách khập khểnh đến thế. Nhưng Hiền là người vợ hiền thục. Món bún bò Hiền nấu qủa thật là một bửa ăn ngon lành, là tô bún bò Huế ngon thật sự mà tôi được ăn. Hai đứa con của anh đều gởi ở bên ngọai vì đang là mùa hè.
Hiền đưa tôi trở lại ga Huế, còn một khỏang thời gian khá dài trước khi tàu rời Huế. Tôi và Hiền cùng ghé vào một quán nước.
Con đường sắt rời Huế lập lòe ánh đèn đêm. Tôi nhìn ra ô cửa sổ nhìn bóng đêm trộn ánh sáng đèn. Trong điện thọai của tôi là dòng tin nhắn của Minh Tự : “ Chúc em đi vui vẻ.”
Tôi nhẹ tênh lòng mình trong cuộc hành trình rời ga Huế.
Tôi như giữ nguyên lời kể của Hiền: “ Ba mẹ em và ba mẹ anh ấy có hứa sẽ gã con cho nhau. Tưởng là lời hứa, nhưng trong cơn bão lũ khi anh ấy theo đòan cứu trợ về Huế thì ba mẹ em đèu chết hết, em chỉ còn một mình. Anh ấy bảo anh ấy yêu chị nhưng không thể bỏ em bơ vơ trên cuộc đời này. Anh ấy đã trở lại Huế.”
Tôi còn giữ trong tay mình tấm ảnh gia đình anh do Hiền đưa . Đứa con gái lớn của anh đang cười trong ảnh.
Hiền bảo : “Em đặt tên nó là Hướng Dương đó chị ạ.”
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
------------- mk
|
Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Jan/2010 lúc 8:49pm
Vết Thương Nguyễn Ngọc Tư Tôi
nhớ hoài bản sơ yếu lý lịch mà Phúc viết năm em mười hai tuổi. Ở dòng
nơi sinh em ghi: dưới gốc bàng. Tôi nhớ vẻ mặt trong vắt của em khi
phụng phịu: “Thiệt vậy mà, anh Hai quên rồi sao?”.
Không, có
chết tôi cũng không quên buổi sớm hôm ấy, khi tôi và má nuôi nhìn thấy
Phúc ở dưới gốc cây, xung quanh lá khô rơi đầy. Người ta túm em trong
bọc vải đẫm sương, người em đã tím, em không khóc nữa nhưng dường như
đã khóc rất nhiều, môi em khô rốc, bợt bạt.
Khuôn mặt nhòe
nhoẹt máu, một bên mắt em đã bị chuột gặm nham nhở. Tôi - bảy - tuổi
khóc điếng, hình dung mình cũng đã từng nằm dưới gốc cây nào đó, cùng
kiến, chuột và bóng đêm. Hôm má nuôi ôm tôi lên cũng giống như bây giờ,
gói em trong tay, bà hơi trùng trình, lảo đảo, nom em nhỏ nhoi như trái
bí, trái bầu nhưng mang sức nặng của một sinh linh.
Chúng tôi
mang em về Sương, về ngôi nhà nhỏ chênh vênh trên khu vườn chôn chi
chít những tiểu sành - những hòn máu bị vứt bỏ mà má nuôi tôi nhặt từ
bệnh viện. Tôi lẳng lặng xách dao dọn một khoảng cỏ, chuẩn bị tấm vải
và cái quách nhỏ. Nhưng thật lạ lùng, em vẫn sống, tiếc là chỉ còn một
mắt. Lần đầu tiên má nuôi tôi tin có kỳ tích trên đời.
Vẫn
những buổi chiều lên, vẫn khu vườn hiu hắt, những giọt máu chưa thành
hình không đủ để hóa linh hồn, chỉ vật vờ những ngọn khói mỏng xiêu
xiêu. Nhưng từ khi có Phúc, có tiếng cười giòn tan vắt vẻo trên tàng
cây, khói cũng bớt khóc than. Để hình dung ra mình đã lớn như thế nào,
tôi nhìn Phúc lớn.
Nhưng khó hi vọng được nhìn thấy mình, vì
Phúc khác biệt tôi. Phúc không thèm nhớ mình là đứa bé bị ruồng bỏ đã
đành, vết thương - hốc mắt trống phập phồng trên gương mặt, em cũng
chẳng để ý. Phúc hay đòi má nuôi tôi kể lại ngày lượm được em, để lấy
làm sung sướng, ra vẻ kinh ngạc, ngỏn ngoẻn: “Vậy mà con sống, ngộ
thiệt”. Thời gian đi qua Phúc có vẻ nhẹ nhàng.
Tôi thì không.
Tôi thường buồn bã, chờ đợi, ham muốn điều gì đó không rõ ràng. Vài
bóng người lạ mặt lảng vảng trong vườn khói của má nuôi tôi cũng làm
tôi hi vọng và tuyệt vọng. Chẳng có ai tìm mình.
Có lần bắt
gặp một người phụ nữ ngồi than khóc bên cạnh một ngọn khói nhỏ, tôi ôm
mấy gộc củi ra sân, bửa như điên dại. Ước gì mình cũng hóa khói... Nghe
vẳng trong nhà tiếng Phúc nói với má: “Anh Hai đang khóc…”. Khi chỉ có
hai chúng tôi, Phúc tần ngần hỏi nhỏ: “Có má thương mình không đủ sao
anh Hai?”.
Với Phúc sống là đủ, có người nuôi cưu mang là đủ,
có một con mắt nhìn đời cũng đủ. Đi đường, thấy bất cứ đám tang nào, em
cũng bỏ dép ghé vào, thắp mấy cây nhang, lạy ba lạy. Thấy tôi ra vẻ
ngạc nhiên, em thầm thì: “Biết đâu họ là cha má mình...”.
Em
có thể điềm nhiên chơi dưới gốc cây bàng năm cũ, vừa ngó nghiêng vừa
nói: “Để em kiếm con chuột hỏi nó coi tha con mắt em đâu?”. Rồi thấy
tôi ngồi đằng xa, mướt mồ hôi, mặt cắm xuống đất, em rón rén lại, chìa
trái bàng khô ra:
- Anh Hai, coi con mắt em rớt ở đây nè, chà, nó cũ mèm rồi.
Con mắt còn lại lấp loáng ánh cười.
Đó
là lần đầu tiên tôi nghĩ ước gì mắt Phúc có cả đôi. Nó sẽ làm cho khuôn
mặt em xinh đẹp hơn, cho cái cảm giác chông chênh ở em không còn nữa.
Và quan trọng, ở Phúc không còn dấu tích bị bỏ rơi. Của em và của tôi.
Ý
nghĩ ấy ngày càng vây lấy tôi như con rắn đói điên cuồng quấn mồi. Tôi
thôi học theo má nuôi làm công việc quét dọn trong bệnh viện. Đồng
lương ít ỏi, tôi bỏ bệnh viện đi làm thợ hồ. Nhiều bữa gạch cắt tay đổ
máu, thấy em chắc lưỡi hít hà, tôi cười:
- Đứt chút đỉnh nhằm nhò gì. Miễn là có tiền làm mắt giả cho em...
Phúc
cúi đầu, đang thoăn thoắt quấn vải bó tay tôi bỗng chậm rãi, đắn đo.
Tôi lại bỏ việc ở công trường, bởi quần quật bốn tháng trời cũng chưa
đủ chi phí cho ca phẫu thuật. Người quen giới thiệu một chỗ bưng bê ở
nhà hàng thị xã. Bà chủ tốt bụng hay biểu vào phòng, nhờ đấm bóp, cho
thêm tiền. Bắt gặp cái ánh nhìn rất ướt của bà, lòng tôi lạnh ngắt lạnh
ngơ. Tôi chợt nhận ra, buột miệng nói “Chết cha…”, mình chỉ nóng bừng
khi đứng trước Phúc. Em không còn đơn thuần là đứa em gái nhỏ. Điều đó
làm tôi càng nôn nóng. Thật hạnh phúc khi nhìn thẳng vào em, ôm ghì em
trong tay mà không bị ám ảnh bởi gốc cây, con chuột...
- Anh làm tháng nữa là đủ tiền...
Má
nuôi tôi rầy: “Cái thằng, lải nhải hoài chỉ chuyện đó”. Phúc không nói
gì, ngồi trước thau giặt đồ to tướng, tay vò miết chiếc áo tôi còn
vương vất mùi dầu thơm của người chủ nhà hàng. Dường như em lại lặng
đi… Tôi không hiểu cái lặng đi đó, không hiểu sao nhắc tới chuyện mắt,
Phúc không giấu được buồn.
Phúc lẳng lặng bỏ đi, không trở
lại. Má nuôi tôi nói chính tôi đã đẩy Phúc đi. Tôi chạy ra ngã ba
Sương, vô vọng ngó những con đường chạy hun hút đằng phía chân trời.
Những
ngọn khói không còn vật vờ than thở nữa, chúng nhận ra làm người cũng
chẳng sướng gì khi phải chịu đựng những nỗi đau. Chúng an phận khói…
Chúng để mặc tôi rấm rứt với cách trả lời bằng câm lặng của Phúc.
Rằng
Phúc cũng đau, nhưng em không tránh né bởi quay về hướng nào thì trên
mặt em cũng còn vết, nên em tự giẫm bừa lên đó, để chỗ đau chai sạn.
Rằng em tuyệt vọng khi cố gắng kiệt sức mà chỉ thấy khiếm khuyết của
mình hằn vết sâu nhói trong mắt tôi…
Tôi thường đem củi ra bửa
đến khuya, đến kiệt sức, vì nhớ Phúc. Thật kỳ lạ, trong cái nhớ quay
quắt đó, tôi không mảy may nghĩ về vết thương, trong tôi long lanh nụ
cười trong vắt của Phúc, giọng nói giòn tan của Phúc.
Và mắt của Phúc không bao giờ lầm lũi cúi nhìn, không nề hà chuyện mình có đủ đôi hay không, mắt. http://www.maiyeuem.net/vtopic151049.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Jan/2010 lúc 10:20am
Xin giới thiệu cả nhà bài viết của anh Nguyễn Thanh Nhàn , cựu sinh viên khóa 1, trường Chính Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà Lạt . Anh Nhàn sinh trưởng tại Mỏ Cày, Bến Tre . Trong truyện, Thảo Xá Hiền Cung (TXHC) là Thánh Thất Cao Đài , tại thị xã Bến Tre , dành cho phái nữ tu . Khuôn viên TXHC có Nhà Trung Đường , nơi các Đạo Hữu có thể gửi con gái vào tập tu , cùng lúc theo học chương trình giáo dục phổ thông trường ngoài .
mk
Thảo Xá Hiền Cung
Nguyễn Thanh Nhàn
Nhìn bức ảnh (Thảo Xá Hiền Cung) mà cô QM đã chuyển lên mạng tôi thấy khác xưa rất nhiều.
Buồn!
Nơi nào hàng ngày cũng có sự thay đổi, đôi khi ít đến nổi được mặc nhiên chấp nhận.
Nhưng gom tất cả bằng bốn mươi năm những cái mới đã thấy đầy nghẹt. Đầy nghẹt không
phải để cộng thêm mà để xúm nhau làm mất mát. Nhiều người không chịu nghĩ rằng một
miếng ngói cũ cũng chính là vạch nối của thời gian. Thôi thì cái mới để cho người
mới. Những du tử mõi mệt thường về chốn xưa để sống bằng kỹ niệm.
Ngày xưa đi ngang Thảo Xá Hiền Cung trong lòng tự nhiên man mác... Mặt cát phẳng
mịn, mưa không đọng vũng. Lối vào trống thoáng. Không thấy ngưòi nhưng chỗ nào cũng
có dâu vết của sự quét dọn. Sân đầy dừa cao, mát mẽ xào xạt. Cổng màu vôi nhạt,
mái ngói gió sương nhưng tất cả hài hoà vào một không gian êm ã thanh tịnh. Bốn
chữ Thảo Xá Hiền Cung dù chỉ mới đọc thầm nhưng các dấu không hỏi sắc huyền tự nó
đã tạo thành một tiết điệu (ủ ú ù u ) vẳng sâu trong màng nhỉ. Chưa nghe âm thanh
mà đã cảm như có tiếng vọng. Bốn chữ Thảo Xá HIền Cung ngắn hơn tên của một Công
Tằng Tôn Nữ nhưng nếu dù bẽ đôi từng cặp ngắn hơn hoặc thảo xá, hoặc hiền cung hoặc
hiền thảo thì cũng đủ cho lòng người một yêu thương mến trọng. Ấn tượng rung chuyền
gây thêm ấn tượng. tự nhiên bâng khuâng thèm nhớ. Không biết nhớ gì. Bởi lẽ mới
đến lần đầu. Nhớ một kỹ niệm chưa xảy ra? Hay nhớ một kỹ niệm đã xảy ra từ tiền
kiếp?
Thảo Xá Hiền Cung là chổ tu hành của phái nữ đàn ông không được phép vào. Không
có bãng cấm nhưng ai cũng biết và tôn trọng. Nơi đây cũng được xem như là một ký
túc xá nhưng rất giới hạn chỉ dành cho một vài con em của các chức sắc tận tuỵ với
việc đạo hơn việc đời. Nhờ ơn Trời Phật tôi được quen với một người con gái trong
gian nhà cỏ đó. Đến khi lên Đàlạt học, đi về tôi vẫn ghé thăm. Dĩ nhiên là phải
đến nhà người quen ở gân rôi nhờ một bé gái vào nhắn hộ.
Năm đó sau Tết tôi đã ghé thăm. Giáp ranh Thảo Xá HIền Cung là vườn dừa của cô bảy
Quỳnh Mai. Vòng xa phiá sau là một con đường đá đỏ có hàng me che mát chạy băng
giữa một cánh đồng khá rộng. Con đường rất yên tịnh vì đã ra đến ngoài cùng thị
xã. Buổi chiều vài học sinh lớn lớp thi thuờng ra học bài. Ở đây thuộc xã Bình Nguyên
nên cũng gọi là khu Bình Nguyên . Dân chúng Bếntre khi nói đến Bình Nguyên đều liên
tưởng đến một nơi yên bình không khí trong sạch. Ngưòi dân có huê lợi khá. Nữa thành
nữa ruộng. Thành trong tiện nghi và kiến thức phổ thông. Ruộng trong tâm lành và
cách đối xử đôn hậu. Chúng tôi vẫn thường đến đó. Riêng tư mà thánh thiện. Vắng
vẻ mà an toàn.
Chúng tôi ngôi bên bờ đường cũng là bờ ruộng. Hoàng hôn đỏ ối trên rặng dừa phía
xa. Ánh nắng vàng tươi làm những gốc mạ màu vàng cũng thấp thoáng óng ã. Nếu bạn
nào có tâm hồn gắn liền với nghề làm ruộng sẽ cảm nhận được một thứ hạnh phúc bí
ẩn di truyền mỗi khi nhìn được một cánh đồng không người nhưng đầy trơ gốc rạ. Ngày
xưa làm ruộng một mùa gặt xong là sắp tết. Một giai đoạn rất cực khổ và vất vã đã
qua. Mọi người trẻ già bé lớn đều hân hoan chờ Tết. Cúng ông bà có nghĩa là được
ăn ngon. Thăm viếng bà con là có may sắm mới... Niềm vui lấn át nổi buồn cứ tích
luỹ từ bé đến già, từ cha sang con rồi biến thành tiềm thức mà không nhớ hết nguyên
nhân. Như thế đó, thiên nhiên quanh chúng tôi tự nó đã là một bầu trời hạnh phúc.
Gió hiu hiu mát đủ làm lay động những cánh diều. Tôi nghe hương chanh luồn trong
từng hốc phổi. Ở nhà quê tết xong qua hạ nêu mới gội đầu. Lấy chanh làm sạch tóc.
Tuổi xuân thì trong mùi tóc cũng ấp ủ trinh nguyên.
Năm đó em dặn tôi
- Mai mốt anh đừng viết thư về cho em nữa. Chắc năm nay ba bắt em lấy chồng.
- !?
- Lấy ai thì chưa biết nhưng chỉ lẩn quẩn người trong đạo.
Em lấy chồng về Mỏcày, cùng con đường với nhà tôi không xa hơn tầm mắt.
Đạo Cao Đài dạy phái nữ lấy nữ công gia chánh làm bổn phận. Lúc trẻ để tóc thẳng
khi có chồng thì bới đầu. Em có chồng phải chăm lo ăn uống theo sở thích chồng nên
không thể tiếp tục trường chay. Nghe nói hồi mới làm con cá em cũng sợ, chồng phải
làm. Có khi người hàng xóm vừa thấy thương vừa thấy tội nghiệp nên cũng làm dùm.
Những lúc bãi trường hoặc tết, khi nào biết tôi về em ý nhị thả lại mái tóc dài
chãi xuông và thẳng. Chị dâu tôi nói với tôi "Cổ còn thương chú lắm"
Tôi vẫn nhớ em. Sóng mũi thẳng. Lông mi cong dài. Những sợi lông mày xuôi chiều
chụm ngọn vào nhau thành một vành cong nhuyễn mướt đậm quá hơn đuôi mắt. Có người
gọi là vòng nguyệt có ngưòi gọi là vòng cung. Chân mày chụm ngọn là mẫu người hướng
tâm mà thi nhân vẫn thường ca ngợi "Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân". Thoáng
nghĩa, vẫn đẹp vẫn quyến rũ nhưng không gây thế nhân say đắm cuồng si. Nhưng tôi
lại nghĩ khác, nếu gặp những người có ba thứ đam mê chân dung thư pháp và thuỷ mạc
thì chắc họ phải tương tư. Làm thế nào chỉ vút ngược ngọn bút lông cực nhanh cực
chuẩn mà có thể diễn tả được nét ngài !?
Bắt đầu như một sợi chỉ ngòi bút được ấn mạnh hơn mạnh hơn thật đều để lằn mục nở
dần. Chậm thì run. Nhanh thì không ngừng kịp. Tâm động bút khựng là công lao phải khởi lại từ đầu. Mài mực phải kinh nghiệm.
Chấm mực phải khéo Làm sao cho ngọn bút ngậm nước đủ no, quến mực không thừa. Càng
ấn, đầu bút càng bẹt. Mực vẫn xuống đều. Màu đen vẩn đậm. Mực vừa sắp hết nước xuống
loãng màu là nhấc tay thật lẹ. Bút ngừng là đọng mực. Điểm dứt của ngọn bút là điểm
khởi của chân mày. Khởi to mà vẫn nhạt. Phần nước trong mực cũng chỉ đủ thấm nhẹ
ra khỏi bờ viền làm nhoà nét đậm biến sắc xão hoá dịu dàng... Người đó sẽ có những
giây phút rất đau khổ. Không phải đau khổ vì em mà đau khổ vì không đạt được tuyệt
kỹ để dâng hồn cho nghệ thuật.
Nói chung gương mặt thật quyến rũ rất gợi nhìn nhưng nhờ làn da trắng mịn ẩn nhạt
nét trường chay nên trở thành xa xăm và thanh khiết.
Năm 1982 khi ba tôi hấp hối trong u uất ngày nào em cũng có mặt. Và khi ba tôi tắt
hơi thì em không đến nữa. Vì điều đó có nghĩa là tôi về sắp tới.
Hạnh phúc của em nằm bên danh sách hồng nhan nên ít lâu sau em gá nghĩa với một
bác sĩ. Cũng dân công lập Kiến Hoà, ngày xưa học trên tôi hai lớp.
Đời tôi thăng trầm đếm không nhớ hết, nhưng Thảo Xá HIền Cung trong hồi ức vẫn luôn
là một bóng mát êm đềm.
Nguyễn Thanh Nhàn K1.
------------ ---
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Jan/2010 lúc 5:53pm
Liệu còn nước mắt nào dành cho biết bao đau thương !?, hệ lụy cuộc chiến còn mãi đến hôm nay và ... mãi mãi về sau ....
mk
Phạm Tín An Ninh
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - nhưng để được lắng nghe những tiếng khóc. Tiếng khóc của cây lá, của gỗ đá trong rừng. Tiếng khóc có mãnh lực quyến dụ tôi, thúc bách tôi, cho dù nó đã làm tôi đau đớn, khốn khổ gần cả một đời.
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - - Một đứa con trai bụ bẫm. Có lẽ vì nặng nợ với núi rừng, anh đề nghị tôi đặt tên cho con là Cao Nguyên. Lê Cao Nguyên. Anh về thăm con khi cháu vừa đầy tháng. Càng lớn Cao Nguyên càng giống cha. Đôi mắt to, sóng mũi cao, đặc biệt là trên đầu mỗi vành tai đều có một "lỗ tai nhỏ" như ba nó. file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - về sau những cuộc hành quân, hoặc để chăm sóc chồng những ngày bị thương nằm trong quân y viện. Với họ thì đúng là "may mà có anh đời còn dễ thương". Trong số ấy đã có biết bao người trở thành góa phụ! file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - lính không còn nhận được cái lệnh nào đau đớn hơn thế nữa. file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - tôi đoán lực lượng địch đông lắm. Một anh trung sĩ bị thương ở cánh tay trong trận đánh hôm qua, được chỉ định dắt tất cả đám đàn bà con nít chúng tôi ra khỏi vùng giao chiến. Đã vậy anh còn phải dìu theo một người lính bị thương khác. Vợ chồng tôi thất lạc nhau kể từ phút ấy. Tôi còn lạc mất cả cháu Cao Nguyên, được ba nó gùi theo phía sau lưng ngay cả những khi lâm trận. Không biết chiếc áo giáp có đủ để che chắn hình hài bé nhỏ của con tôi. Hình ảnh này trước đây tôi nghĩ chỉ có diễn ra trong mấy cuốn truyện Tàu mà tôi đã đọc. file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - nghèo nàn mang tên "thị xã". Nhìn dãy núi Hàm Rồng từ xa, ẩn hiện trong những đám mây mù, lòng tôi chùng xuống. Nơi ấy, đã bao lần tôi đến thăm chồng, để được hòa mình vào đơn vị với những người lính trẻ, sẵn sàng chết cho quê hương. Cũng ở nơi ấy tôi đã vinh dự chứng kiến chồng tôi cùng nhiều anh em đồng đội được ông tướng Vùng gắn huy chương lên ngực áo khi ban nhạc trổi khúc quân hành. Tất cả bây giờ đã trở thành huyền thoại. file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - -
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cwelcome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml - - Phỏng theo lời kể của một người vợ lính BĐQ
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Jan/2010 lúc 8:48pm
Hạnh phúc ở dưới chân
Trên thảo nguyên bát ngát.
Cây và Cỏ luôn ở bên nhau, đồng hành và thân thiết.
Ngọn
cỏ non đẹp dịu dàng như một nàng thiếu nữ đang uốn mình mềm mại với
chiếc áo dài tha thướt xanh màu ngọc biếc, giản đơn và quyến rũ… Cây
cao lớn, sừng sững tựa một chàng trai lực lưỡng đang vươn những cánh
tay dài chắc chắn, trải rộng tán lá khỏe mạnh ra xung quanh như bao
bọc, chở che, như ôm lấy Cỏ vào lòng. Đầm ấm…
Cuộc sống cứ thế lặng lẽ trôi. Đến một ngày trời xanh hửng nắng,
gió mát vi vu thổi, những áng mây trắng trôi bồng bềnh, phiêu lãng ở
trên cao. Cây mơ màng, đưa mắt ngước nhìn lên phía những vì sao và
nghĩ: “Đẹp quá, nơi đó phải chăng là thiên đàng?”. Cây quyết định sẽ đi
đến đó, quyết định rời bỏ ngọn Cỏ, vươn cao mình lên phía những vì sao.
“Anh đi đâu vậy ?” - Cỏ cất tiếng hỏi khẽ.
“Tôi
đi tìm những vì sao hạnh phúc” - Cây lạnh lùng đáp và cất bước ra đi.
Cỏ im lặng nhìn theo, cúi đầu không nói. Cỏ ở lại một mình nơi triền
đất thảo nguyên rộng lớn, còn Cây thì ngày càng vút cao và những cành
lá ngày càng vươn xa. Bởi vì Cây mong một ngày đi đến bầu trời cao. Bởi
vì Cây mơ ước một ngày được gặp các vì sao ngời sáng…
Khoảng cách của Cây và Cỏ cũng ngày càng xa hơn…
Cuộc
sống lặng lẽ trôi đi. Cho đến một ngày, Cây đã trở thành bậc đại thụ
sừng sững giữa thảo nguyên bát ngát nhưng vẫn chưa với được những vì
sao cho riêng mình… Cỏ cũng không còn màu xanh nữa mà trở nên vàng úa,
và lặng lẽ ở phía dưới cây cao.
Cây bắt đầu mệt mỏi nhận ra rằng mình không thể đi đến cái
nơi bản thân vẫn cho là thiên đường hạnh phúc. Cây hối hận nhìn xuống
phía dưới. Cỏ vẫn ngồi đó, vẫn đang vui đùa với những cánh hoa, vẫn
đang thướt tha cùng muôn loài bướm.
Cây chợt cảm thấy nuối tiếc, hối hận khi hiểu: Hạnh phúc chính
là điều mà Cây đã từng có và đánh mất. Cây buồn, nỗi buồn không thể nói
cùng ai…
“Cây ở trên đó thế nào?” - Một ngày Cỏ cất tiếng hỏi thăm.
“Mọi thứ ở đây đều tốt. Được làm bạn với Gió và nghe tiếng chim
hót líu lo. Cuộc sống muôn màu và rất là vui vẻ” - Cây ngẩng cao đầu
trả lời ngọn Cỏ.
“Vậy là Cây đã tìm thấy những vì sao hạnh phúc ?” - Cỏ nhìn Cây hỏi tiếp.
Cây
gật đầu đưa mắt nhìn Cỏ rồi khẽ mỉm cười quay đi, ngẩng cao đầu hướng
về phía các vì sao lơ đãng. Không phải vì Cây muốn tiếp tục đi tìm hạnh
phúc mà đơn giản, Cây đang cố tránh một ánh mắt nhìn. Vì Cây đang nói
dối! Vì Cây biết mình cô độc. Vì Gió chỉ đến rồi Gió lại đi. Gió bỏ Cây
ở lại và lả lơi thổi mãi chứ không bao giờ dừng lại. Và Chim cũng vậy,
Chim không thể ở đó hót mãi cho Cây nghe.
Cây biết Cây là kẻ cô đơn nhưng cái bản tính kiêu căng vốn có
đã không cho phép Cây hạ độ cao, thừa nhận sự nuối tiếc. Cây sợ phải
xấu hổ, sợ tỏ ra mình yếu đuối. Vì thế, Cây mãi ngẩng cao đầu và không
chịu nhìn xuống…
Cuộc sống lại lặng lẽ trôi đi… Cho đến một ngày, Bão đến! Cây
đương đầu chống chọi. Bão gào rú, Cây ngả nghiêng rung chuyển. Bão thổi
mạnh, Cây bật gốc lung lay. Bão cười, Bão đẩy nhẹ, Cây ngã xuống đổ
gục, nằm yên trên thảo nguyên lạnh lẽo… Cây kiệt sức, lịm đi.
Hôm
sau Bão hết, trời xanh lại hừng sáng. Cây mở mắt nhìn lên, bầu trời xa
vời vợi, nhưng màu xanh của Cỏ thì lại thật gần, và ấm áp.
Cây chết, cỏ mọc xung quanh. Một
thời gian sau nơi cây đổ xuống mọc lên một loài cây lạ. Và người ta đặt
cho nó tên là cây Xấu Hổ. Một cây Xấu Hổ với cỏ mọc xung quanh.
Đôi
khi con người ta cứ mải mê lao mình vào cuộc kiếm tìm hạnh phúc để rồi
có lúc chợt nhận ra rằng hạnh phúc đang ở ngay dưới chân mình nhưng lại
không có đủ can đảm và không đủ dũng cảm để cúi xuống nhặt nó lên…
Sưu tầm http://www.namtrung.info/content/view/489/53/ - Không biết có phải "Cây Xấu Hổ" là cây này ?
Hoa Mắc Cở, Hoa Trinh Nữ
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Jan/2010 lúc 4:36pm
Cô Láng Giềng
Nguyễn Thanh Nhàn / Virginia
Nhắc
đến đường Lý Thường Kiệt ít ai biết đến một căn nhà rất đặc biệt. Căn
đầu bìa đối diện với nhà chị Lạc Kim Anh, sát vách tiệm vàng Hồ Phuớc.
Đó là căn nhà ở của ông Hội Đồng Nhơn, cũng là nhạc gia của Thống Tuớng
Lê Văn Tỵ.. Nhiều sách có nhắc đến ông hội đồng Nhơn. Trong căn nhà này
có một người con gái thứ sáu tên H.. đẹp thần sầu. Hồi tôi đệ nhị thấy
cô đi học buổi chiều. có lẽ là đệ ngũ.
Lằn da cô trắng nuột
trắng nà.. Môi đỏ thắm như một cánh hồng. Cặp mắt thật đẹp. Hàng mi
thật đẹp. Đôi mày thật đẹp. Nhưng đẹp đến mức độ nào tôi không diễn tả
nổi. Bởi vì tôi đâu có được quen, và không bao giờ được dịp nhìn gần!
Nhưng bão đãm đôi mắt có thể làm người nhìn ngẫn ngơ rồi tự thấy như
thời gian chết lịm.
Có thể lấy lời trầm trồ của bà giáo Tửng để
thấy rằng những nhận xét của tôi về cô gái này không sai lệch mãy mai.
Cũng xin viết thêm vài dòng về bà giáo Tửng để anh chị em khi đọc xong
đủ tin rằng tôi không dám nói ngoa. Bà giáo Tửng tôi gọi là Cô Ba, Bà
giáo Lê tôi gọi là Bà Bảy. Hai bà cùng học chung lớp sư phạm đầu tiên
của ViệtNam từ hồi đời Tây. Cô Ba nhà gần trường, buổi chiều cô có mở
lớp dạy thêm Pháp văn. Học trò rất đông, tuỳ trình độ mà xếp thành từng
nhóm từ năm đến mười đứa.. Buổi tối dạy xong cô thường thả bộ đến chơi
với bà Bảy. Đoạn đường không đầy hai trăm thước. Bận về thay vì để cô
ba đi một mình tôi thường đi chung với cô đến tận nhà.
Câu chuyện cô kể như sau: "
Hồi chiều lúc tao đang sữa bài cho tụi nhỏ, thường thường khi tao buông
ra là tụi nó bắt đàu nói chuyện huyên thuyên, nhưng bữa nay đột nhiên
tao nghe trong nhà hoàn toàn yên lặng. Im phăng phắc đến độ tao hoãng
hồn là không biết có chuyện gì xảy ra.. Tao vội ngẩng lên thì thấy tất
cả những con mắt của tụi nó đều đổ ra đường.. Nó đi học về ngang,
hai tay vén cao ống quần nhón từng bước qua bãi nước rộng. Trời đất ơi
hai bắp chân của nó trắng không thể tưởng tượng nổi."
Mỗi chiều
cô cũng đi học về ngang nhà tôi. Từ thềm bậc cửa nhà tôi đến lề đường
chưa đầy ba thước nhưng tôi chưa bao giờ ngồi trước cửa để chờ. Hoặc lỡ
thấy cô sắp đi ngang thì tôi cũng vô nhà. Cô rất hiền, hiền đến nổi
mình không dám chọc và ngại làm cô bối rối. Không phải từ cô mà từ cái
không khí đang vây bọc lấy cô như được hấp hơi rồi toát thành một phong
cách lặng lẽ kiêu sa. Mỗi bước chân của cô hình như được bảo vệ bằng
khoãnh không gian kỳ bí đó. Nhà tôi cách nhà cô năm căn. Những ngưòi
chị của cô có lúc còn thấy đi ra đi vào, còn khẻ chào hàng xóm. Riêng
cô tuyệt nhiên không xuất hiện. Nếu từ tiệm vàng của chị Lạc Kim Anh
nhìn sang thẳng qua cửa cái, đôi khi thấy cô đứng sau cửa sổ ngắm chợ
búa bên hông nhà mình. Hai cánh cửa khép hờ nên cô có thề nhìn rõ ra
ngoài nhưng từ bên ngoài rất khó thấy cô.
Có lần cô đứng khuất
sau cửa chánh có lẽ để tiện nhìn một góc chéo, tôi đi ngang rồi như
chợt có điều gì thúc đẩy tôi vô tình ngước nhìn (thềm nhà cao hơn mặt
hàng hiên), hoàn toàn không có người nhưng tôi cũng kịp nhận ra một
chóp nhọn chút xíu của phần áo phía trên nhô ra sau bờ viền của khung
cửa. Đâu cần thiết phải nhìn đủ, chút xíu vậy mà về nhà rồi tới bây giờ
vẫn là nổi nhớ...
Cách nay gần mười năm, trong một bữa tiệc tôi
được ngồi gần bên một người khách, hỏi ra mới biết chị là người tại chợ
Bếntre. Chuyện trò rất mừng nhưng chị vẫn cố tránh những chi tiết về
mình. Dù vậy ráp nối những mậu chuyện tôi khám phá chị là một trong
những người chị trong căn nhà đó. ( Nhà riêng của chị thì ở cuối đường
LTK ) Tôi vội vàng hỏi thăm chị về người em thứ sáu có sắc đẹp mê
hồn..Chị cho biết cô ở Canada, vẫn thật trắng, môi vẫn đỏ tươi và vẫn
chưa lập gia đình.
Buồn làm sao! Triết lý đông phương chữ nữ
(con gái) không đứng liền với chữ tử (con trai) thì không biến thành
chữ hảo được. Một trăm thằng đàn ông đã gặp cô, trong đó có tôi, đều
mong cô được gặp một người tài giỏi hơn mình. Hạnh phúc đó mới thật
xứng đáng mới thật toàn vẹn. Ai đâu ngờ rằng bao chân tình thánh thiện
gộp lại một đáp số làm đời cô vẫn mãi lẽ loi. Chuyện xảy ra giống như một bản nhạc kết thúc bằng nốt cãm âm buồn. Đã nghe dứt từ lâu mà vẫn lê thê thuơng nhớ.
Nguyễn Thanh Nhàn / Virginia
http://mocay.org/forum/report.php?f=16&p=7055">
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Jan/2010 lúc 5:22pm
.Bạn cũ năm mươi năm
Tràm Cà Mau
Dạo đó, tôi vừa mới trổ mã, bể
tiếng, tay chân tự nhiên dài ngoằng ra, áo quần thành ngắn cũn cỡn. Tôi vụng về,
ngơ ngác, làm cái gì cũng hư hỏng, má tôi cứ la rầy mãi. La rầy để quở trách mà
cũng chan chứa tình yêu thương. Tôi ăn cái gì cũng ngon, đặt lưng xuống đâu cũng
ngủ được say sưa.
Thời nầy, đệ nhị thế chiến vừa chấm
dứt, nước Pháp đem quân trở lại Việt Nam để tái lập nền đô hộ cũ. Toàn dân đứng
lên kháng chiến, cầm tầm vông vạt nhọn đánh nhau với Tây. Khí thế đằng đằng.
Cũng như mọi thanh niên khác, tôi tham gia kháng chiến. Nói là đánh nhau với
Tây, nhưng chạy thì nhiều hơn, vì lồ ô vạt nhọn không cự nổi với súng ống của
Tây.
Tôi bị Tây bắt lãng xẹt khi đang
ngủ giữa ban ngày. Bị trói ké, đem về giam tại thành phố. Trong trại giam, mỗi
ngày phải đi làm lao động vệ sinh, dọn rác, quét lá, lấp các vũng bùn lầy, khai
mương. Tôi làm quen được một ông lính kèn, mỗi ngày mượn cái kèn thổi tò te làm
khổ lỗ tai mấy ông lính Tây chơi. Không có chi chói tai bằng nghe mấy anh tập
kèn cứ ọ è từ giờ nầy qua giờ kia mãi.
Tập hoài rồi cũng thổi được.
Một lần cao hứng tôi thổi khúc kèn báo hiệu tan giờ làm việc, tiếng kèn vang
vọng, rõ ràng, làm mấy ông Tây tưởng đã hết giờ, rủ nhau ra về. Tôi bị phạt giam
đói, và anh lính kèn cũng bị khiển trách, không cho tôi mượn cây kèn nữa. Nhưng
sau đó hai tuần, tôi được cho ra khỏi tù. Họ phát cho tôi áo quần lính, và sung
vào đội thổi kèn. Ban quân nhạc của Tây. Nhờ có một chút hiểu biết về âm nhạc
Tây Phương, tôi học nhạc cũng khá dễ dàng, không như các ông bạn khác. Khi tập
thổi kèn mà chơi, thì tôi cảm thấy vui, ham thích, thú vị, nhưng khi phải tập
kèn vì bắt buộc, thì thật là chán nãn, mệt nhọc, bực mình. Ông trung sĩ chỉ huy
đội quân nhạc không vui, vì đã chọn lầm người. Trước đó, ông tưởng tôi có năng
khiếu đặc biệt về âm nhạc, nên đề nghị tuyển dụng. Về sau ông thường nói lời an
ủi rằng, thiếu chó thì bắt bất cứ con gì ăn phân cũng được, miễn sao biết ăn
phân thì thôi. Nghe ông nói vậy, tôi cũng tự ái, và bực mình. Thường thường,thì
đội lính kèn được nhàn hạ. Mỗi ngày, mấy xuất thổi kèn báo hiệu buổi sáng thức
dậy, như con gà gáy sáng, bao giờ làm việc, báo giờ nghỉ, giờ tan sở. Báo hiệu
thật đúng giờ. Thế thôi. Còn ngoài ra thì chơi cờ, tán dóc, trêu ghẹo nhau,
nhưng không được bài bạc. Mỗi sáng tiếng kèn vang vang: “Tọ tè ti tọ tè ti.. ti
tọ ti tè...” Mà lũ con nít chuyển âm thành: “Một ngàn, ba mươi vạn thằng Tây,
xách cái bị, đi ăn mày. Mụ đi đâu tui bắt mụ lại, tui không cho mụ về”. Nghe y
hệt tiếng kèn đồng.
Trong đám lính kèn, tôi chơi thân
với Tư Thàn, vì anh cùng tuổi, cũng độc thân và cùng hoàn cảnh như tôi, bị Tây
bắt và sung vào đội quân nhạc. Chúng tôi thường rủ nhau đi xem hát ban đêm.
Chúng tôi biết và thuộc lòng tên đào kép của các gánh cải lương, hò quảng. Nhiều
lần, Tư Thàn thổ lộ ước mơ của anh là được vào làm việc cho gánh cải lương, làm
kép độc, nhờ đó, mà anh có thể mùi mẫn với các cô đào đẹp như tiên kia. Anh
không có tham vọng được nổi tiếng, chẳng cần được khán giả mến mộ, chỉ mong gần
gũi cái nhan sắc của các cô đào thôi.
Có lần, tôi nhặt được tấm ảnh của
một cô gái nào đó. Hình chụp rất điệu, ngón tay trỏ tựa má, hai cái núng đồng
tiền lún sâu rất duyên, mặt sáng và tươi, mắt ướt rượt. Có lẽ bên ngoài đẹp mê
hồn. Tôi đưa tấm ảnh cho Tư Thàn xem, và bảo rằng đó là con Mười, em gái tôi ở
Long Xuyên mới gởi lên. Kể từ khi thấy tấm hình nầy, Tư Thàn nể nang tôi lắm.
Tôi có thể sai Tư Thàn làm những việc mà trước đây anh không bao giờ làm giúp.
Tôi mượn tiền anh dễ dàng hơn, mà anh bớt nhăn nhó khó chịu. Tôi lờ mờ biết Tư
Thàn mê cô gái trong tấm hình, và hy vọng được lòng tôi, thì sẽ được lòng em
tôi. Vốn tính nhút nhát, nên Tư Thàn không bao giờ dám hỏi thẳng về em tôi. Chỉ
một lần, anh đánh bạo hỏi tôi khi nào về thăm nhà, và có thể cho anh đi cùng, về
chơi có được không. Tôi đáp rằng dĩ nhiên là được, và sẽ mời anh ở lại nhà vài
hôm. Nghe vậy, Tư Thàn sướng đến đỏ cả mặt. Sau nầy, tôi cho Tư Thàn tấm ảnh đó,
anh cất kỹ trong ví, lâu lâu mở ra xem mà mơ mộng . Buổi sáng, tôi và Tư Thàn
thường hay ăn cháo trắng với hột vịt muối của cô Năm Cháo Trắng bán, cô nầy có
nước da ngăm ngăm, duyên dáng. Hàng cháo gánh, ngồi chồm hổm ăn, hoặc ngồi trên
các đòn gỗ thấp sát đất. Có nhiều anh lính trêu ghẹo, tán tỉnh cô, nhưng khi nào
cô cũng vui vẻ, tươi cười, không làm mất lòng ai. Tôi cũng khoái cô nầy, thường
giả vờ hết tiền, ăn thiếu nợ. Ðến tháng lãnh lương, thì trả, nhưng không trả
hết, khi nào cũng xin khất lại một ít. Cứ nợ cô, thì cô phải nhớ đến số tiền nợ.
Nhớ đến số tiền nợ, thì phải nhớ đến người mắc nợ, tức là cô phải nghĩ đến mình.
Cái mưu kế nầy, tôi nghe được trong một tiệm hớt tóc mà mấy anh thủy thủ kháo
nhau. Tôi có bày mưu nầy cho Tư Thàn, mà anh không chịu nghe theo, cứ sòng phẳng
trả hết tiền, không bao giờ chịu thiếu một xu.
Một hôm tôi rủ Tư Thàn đi xem cải
lương, anh viện cớ bận việc, tôi đi một mình. Khi ngồi trong rạp, nhìn xéo qua
bên kia, thì tôi thấy Tư Thàn và cô Năm Cháo Trắng đang ngồi bên nhau. Tay Tư
Thàn đưa lên chỉ trỏ, như đang giải thích gì đó. À thì ra Tư Thàn đã bí mật
phổng được cô hàng cháo, mà anh em không ai hay biết. Tôi tránh mặt cho Tư Thàn
làm ăn được tự nhiên.
Hôm sau, gặp Tư Thàn, tôi làm
bộ giận, mà thực ra thì tôi cũng hơi ghen tức. Tôi thì đặt mưu tính kế, mà chẳng
được cơm cháo gì, Tư Thàn cứ tự nhiên, thì vớ được cô hàng cháo. Tôi cứng giọng,
nói với Tư Thàn:
“Mày phản bội em tao. Trả tấm hình
con Mười lại cho tao. Tưởng mầy đàng hoàng, thì ra...”
“Tao làm gì mà gọi là phản bội?”
“Mầy còn giả vờ? Hồi hôm mầy đi
đâu? Làm gì? Với ai? Có chối được không?”
“Ai nói với mầy?”
“Chính mắt tao thấy. Tao để yên cho
chúng mày hú hí. Chối tội làm chi?”
Tư Thàn bẻn lẻn móc ví trả tôi tấm
hình cô gái có hai cái núng đồng tiền. Anh có vẻ tiếc lắm. Cuối cùng anh
nói:
“Em gái mày đẹp như thế nầy, thì
chán chi người dòm kẻ ngó. Tao làm gì mà vói thấu. Trả hình lại cho mày là
phải”.
“Mày định bắt cá hai ba tay sao?
Con Năm Cháo Trắng cũng có duyên lắm đó chứ!”
“Ừ. Có duyên. Hồi hôm, em thú thật
với tao em là “đầu gà đít vịt” Mầy thấy da em ngăm ngăm không?”
Tôi hỏi Tư Thàn làm sao mà câu được
em Năm Cháo Trắng? Trong lúc tôi bày mưu tính kế mà không được em đáp ứng. Tư
Thàn cho rằng tôi ngu, đàn bà con gái không ưa những người bê bối, mang nợ mắc
nần. Sau nầy về làm chồng quen thói nợ nần, ai mà chịu nổi. Thì ra, tôi nhẹ dạ
tin vào mưu kế tào lao của mấy anh thủy thủ gà mờ. Từ ngày trả lui cho tôi
tấm hình cô gái có núng đồng tiền, Tư Thàn không còn nể nang tôi như trước kia
nữa. Tôi biết mình ngu, đòi lại tấm hình, chẳng ích gì, nhưng đã lỡ rồi, tiếc
cũng không được.
Tôi thường ứng trực thế cho Tư
Thàn, để anh có thì giờ đi chơi với cô Năm Cháo Trắng. Bởi vậy, sau nầy cô
thường múc cho tôi những tô vun, cháo muốn tràn ra ngoài. Từ đó, tôi không bao
giờ thiếu nợ cô nữa.
Thường thường, Tư Phàn và tôi
trốn trại đi xem đá gà ở xóm trong. Thiên hạ đánh cá ồn ào. Chúng tôi cũng
thường bắt độ, khi ăn khi thua, mà thua thì nhiều hơn ăn. Những khi ăn tiền cá
độ, chúng tôi dắt nhau đi ăn nhậu vui vẻ, ăn thâm cả tiền túi. Khi thua, thì hai
đứa lủi thủi ra về, phải vay mượn tiền bạn bè để gỡ gạc. Có hai lần bị cảnh sát
bố ráp, cả phường đá gà bỏ chạy, chúng tôi cũng sợ bị bắt, chạy trốn, cho nên
mất luôn tiền cá độ. Từ đó, chúng tôi tìm ra một cách đánh cá khác, mà chủ cá độ
không móc được của chúng tôi một xu. Hai đứa tôi đánh cá riêng với nhau, đứa nầy
được, thì đứa kia thua. Chúng tôi gọi là lọt sàng xuống nia. Và sau cuộc đá gà
nào, chúng tôi cũng có buổi ăn nhậu, vì một trong hai đứa thắng cuộc. Thời trước
Tư Thàn có nuôi gà đá, nên nhiều kinh nghiệm, cứ nhìn vóc dáng bên ngoài, là
biết ngay con gà có phong độ hay không. Thế là nợ Tư Thàn một số tiền bằng
nguyên cả tháng lương. Nợ ít ít, thì còn nghĩ đến chuyện thanh toán, nợ nhiều
quá, không còn muốn trả nữa. Tôi cứ khất mãi, và đến tháng lãnh lương cũng không
trả bớt nợ cho Tư Thàn. Từ đó, giữa tôi và Tư Thàn có cái gì lấn cấn, tình bạn
không còn như trước nữa. Tôi không dám ăn tiêu khi có mặt Tư Thàn, sợ bị hỏi nợ.
Không phải tôi muốn giựt nợ, nhưng tôi tự bảo lòng, khi nào tiền bạc dư dả,
thong thả mới trả Một lần, Tư Thàn thấy tôi nói chuyện thân mật, cười nói
với một cô nữ quân nhân. Giữa chỗ đông người, Tư Thàn hướng về tôi mà nói
lớn:
“Sao mày nợ tao một tháng lương,
lâu quá mà chưa trả? Phải vay mượn mà trả chứ?” Tôi bị mất mặt trước đám
đông, phát cáu, giận đỏ mặt. Tôi nghiến răng trả lời:
“Mầy còn đòi tiền nợ, thì tao đục
cho trào máu”.
Tư Thàn lảng đi nơi khác, mà tôi
thì cũng không hết giận, định đi theo gây sự thêm. Vì một món nợ đá gà, mà chúng
tôi mất tình bạn.
Sau năm 1954, Tây rút về nước, chế
độ Cộng Hòa được thành lập tại miền Nam . Chúng tôi được giải ngũ, về đời sống
dân sự. Tư Thàn đem vợ là cô Năm Cháo Trắng về quê làm ăn. Tôi ở lại thành phố,
làm đủ thứ việc, đủ sống qua ngày, nhưng vì con đông, cho nên khi nào cũng thấy
thiếu thốn.
Mười mấy năm sau khi giải ngũ, một
hôm tôi lái xe chuyển kinh sách cho hội Thánh Tin Lành về miệt Long Xuyên, trên
đường trở về, chiếc xe làm nư, chết máy giữa đường, không biết làm sao mà sửa.
Tôi ngồi bên vệ đường, dưới bóng cây nhỏ. Ðầu óc suy nghĩ, tính kế không ra. Tôi
định bắt xe đò về tỉnh lỵ, rước thợ ra sửa xe. Chờ hoài mà không có xe qua. Phía
dưới ruộng khô, có một nông dân đang cày đất với hai con trâu. Nắng cháy, cổ
khát. Tôi thấy anh nông dân ngưng cày, lên bờ lấy bầu uống nước. Túng quá, tôi
đánh liều kêu lớn:
“Nầy anh ơi, khát quá, cho tôi uống
nước với”
Người nông phu mang áo đen, quần xà
lỏn, chậm chạp băng ruộng, đem cái bầu nước đến cho tôi. Khi đến gần, thì anh
reo lên:
“Mày đó phải không Quài. Sao biết
tao cày ruộng ở đây mà ghé lại thăm?”
Tôi mừng quá, thét lớn:
“Tư Thàn! Mày! Ð. M. mày. Thằng
quỷ. Mày ở đây hả ? Chiếc xe nó biết có mầy ở đây, nên chết máy, để cho tao gặp
mầy”.
Tư Thàn và tôi xoắn lấy nhau, nhắc
chuyện mười mấy năm trước. Ðủ thứ chuyện. Nói cho nhau biết tin tức gia đình mỗi
người. Tư Thàn có hai thằng con trai. Ðời sống của gia đình thong thả, nhờ cô
Năm Cháo Trắng buôn bán thêm ngoài chợ quận. Gạo cơm đủ ăn. Mười mấy năm, Tư
Thàn chưa về lại Sài Gòn lần nào, vì cũng không có chuyện gì, mà chẳng còn ai để
thăm viếng.
Tư Thàn bỏ dở luôn buổi cày ruộng.
Tôi cũng bỏ kệ cho chiếc xe nằm ụ bên đường, đến đâu thì đến, theo Tư Thàn đi
vào làng. Nhà Tư Thàn trống trải, đơn sơ như tất cả mọi nhà nghèo miền
quê.
Tư Thàn lấy cái nơm làm bẫy, rải
lúa cho gà ăn, và bắt được một con gà trống thiến lớn. Làm thịt, bao đất sét,
nướng lửa rơm. Tư Thàn đem ra hai lít đế trong veo. Khi gà chín, tôi đập cái vỏ
đất sét, để cả con gà lên chõng tre có lát sẵn mấy tàu lá chuối tươi, mà Tư Thàn
đã rửa sạch. Chúng tôi bốc tay mà ăn, cầm đùi gà nhai, rượu vào đều đều, cạn
chai nầy, qua chai kia. Chúng tôi cùng nhắc chuyện xưa, chuyện không đầu, không
đuôi, chuyện nầy lẫn qua chuyện khác. Hai đứa nhỏ con Tư Thàn đi học về, cũng
nhào vào xâu xé con gà. Tôi ép thằng lớn hớp một ngụm đế, nó nhăn mặt phun ra.
Tư Thàn và tôi cùng cười vang. Khi trời xế chiều, thì cô Năm Cháo Trắng cũng
gánh hàng về. Cô nhận ra tôi, kêu thét lên vui thú, và phát vào vai tôi nhiều
lần đau điếng. Cô mắng:
“Cái ông khỉ nầy, tưởng chết rấp
đâu rồi chớ. Làm sao biết tụi tôi ở đây mà ghé chơi? Vui quá xá”
Ðêm đó, cô Năm Cháo Trắng nấu cháo
vịt, mượn hàng xóm thêm mấy lít đế, chúng tôi ngồi ăn nhậu dưới trăng cho đến
khuya. Ăn uống no say. Tôi chợt nhớ tới món tiền mà tôi nợ Tư Thàn, trị giá bằng
một tháng lương vào thời gian mười mấy năm trước, mà chưa trả, và cũng chưa hề
toan tính thanh toán cho sòng phẳng. Cũng vì món nợ đó, mà cái tình bạn thân
thiết giữa chúng tôi có một thời lấn cấn, mất đi cái mặn nồng, không còn như
trước. Tôi chậm rãi nói lè nhè trong hơi men:
“Tao bậy quá, còn mắc nợ mầy mà
chưa có dịp trả. Công việc làm ăn, cũng không khá, mà con cái đông đúc, có cơm
no bụng từng ngày là may lắm. Tiền không có dư...” Tư Thàn cười hiền hòa,
giọng ấm áp nói:
“Thôi, quên chuyện xưa đi. Nợ nần
cái khỉ gì? Chuyện cờ bạc thời trai trẻ dại dột, để tâm làm chi? Bạn bè gặp lại
nhau, là quý rồi”.
Có lẽ vì rượu đã ngấm nhiều, mà
nghe lời nói chí tình của bạn, mắt tôi cay xè. May mà tối trời không ai thấy.
Tôi xịt mũi. Ðêm đó, tôi ngủ lại nhà Tư Thàn, và nói chuyện rầm rì trong bóng
tối cho đến khuya.
Sáng hôm sau tôi ra chỗ xe nằm ụ,
thì thấy chiếc xe chỉ còn là một đống sắt cháy nham nhở. Thì ra đêm qua, du kích
đặt mìn phá, mà ngủ mê quá, chúng tôi từ làng trong, không nghe biết. Tôi lấy xe
đò về Sài gòn, và bị đuổi việc. Nhưng may mắn, không bị hội thánh bắt bồi
thường. Có lẽ họ biết, tôi đưa mạng cùi ra, có bắt đền cũng không moi được một
xu, thì tha làm phước. Vả lại thời buổi chiến tranh, không ai dự liệu trước được
chuyện bom mìn.
Tháng tư năm 1975 tôi đem gia đình
chạy, chưa biết sẽ chạy đi đâu, về đâu, và làm sao mà sinh sống sau nầy. Cứ chạy
đã. Vì sợ phải đi tù như một số bạn tôi, họ đã trở về miền Bắc vào năm 1954, và
nghe đâu một số đã chết trong tù, một số còn bị giam giữ hơn hai mươi năm chưa
được thả. Ðó là tin tức chính xác đi quành từ miền Bắc qua Pháp, và từ Pháp về
miền Nam . Tôi được nước Mỹ cho vào cư trú, đi làm đủ thứ nghề tay chân. Cuối
cùng vào làm y tá cho một trung tâm dưỡng lão của quận hạt. Hai mươi mấy năm đòi
sống yên lành, no ấm, hạnh phúc.
Năm 2001, sau hai mươi sáu năm xa
quê hương, tôi về lại Việt Nam một mình, lần thứ nhất, để sắp đặt việc cưới vợ
cho đứa con trai út. Khi đang ở Sài gòn, tôi nghe tin bọn khủng bố đánh sập tòa
nhà đôi chọc trời ở New York . Ban đầu tôi không tin, và nghĩ rằng mấy ông Vẹm
hay nói dối, đặt chuyện xạo tuyên truyền, nói xấu đế quốc Mỹ. Nhưng sau đó, xem
truyền hình, tôi sửng sốt, bàng hoàng. Lòng tôi đau nhói, và nhận ra rằng, quê
hương mới là nước Mỹ, cũng muôn vàn yêu mến, thắm thiết không thua gì quê hương
cũ Việt Nam . Tất cả mọi chuyến bay đều bị hủy bỏ, việc vào ra nước Mỹ cũng tạm
ngưng. Tôi chưa thể trở vể lại Mỹ được, và trong lòng cũng tràn đầy lo ngại,
không biết có thể về lại Mỹ được không. Hay là kẹt lại ở Việt nam mãi, cho hết
cuối đời. Bảy mươi mấy tuổi rồi. Một đêm mất ngủ, tôi ra đứng ở hành lang khách
sạn. Từ trên cao nhìn xuống phố phường bên dưới, tôi chợt nhớ, hơn năm mươi năm
trước, nơi đây còn lau sậy um tùm, đất thấp ngập nước, hoang vu. Từ bên trong
phòng vọng ra tiếng ngâm thơ khuya qua cái radio nhỏ, giọng khàn đục buồn não
nề:
Sông kia rày đã nên
đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô
khoai
Ðêm nghe tiếng ếch bên
tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi
đò...” (*)
Lòng tôi chùng xuống, và chợt
nghĩ hơn nửa thế kỷ trôi qua, vèo mau như mộng. Mới ngày nào đó, tôi bị Tây bắt
đi tù, sung vào đội lính kèn. Bao nhiêu là đổi thay, bao nhiêu bãi biển đã biến
thành nương dâu, bao nhiêu trũng hoang đã trở thành phố thị. Những thế hệ trước
tôi và đồng thời với tôi, có lẽ đa số đã về với lòng đất. Yên bề. Những người
còn sống sót như tôi, bây giờ ở đâu, làm gì. Bỗng tôi chợt nhớ đến Tư Thà. Nhớ
tha thiết. Nhớ đến món nợ ngày xưa mà chưa trả được, lòng buồn rưng rưng. Tôi
quyết định ngay, mong cho trời mau sáng, để thuê xe đi tìm thăm Tư Thàn.
Chiếc xe thuê riêng, chở tôi chạy về miền Tây, đi tìm Tư Thàn. Anh tài xế
nghe tôi nói đi tìm một người bạn cũ, gặp nhau lần cuối đã hơn ba mươi năm
trước, anh lắc đầu, có lẽ anh cho tôi là một ông già khùng lẩm cẩm.
Tôi chỉ nhớ mang máng cái nơi mà
chiếc xe tôi lái bị đặt mìn hơn ba chục năm trước. Tôi vào làng hỏi xem ai có
biết ai Tư Thàn, nay chừng trên bảy mươi tuổi, hồi xưa làm lính kèn ở Bộ Tổng
Tham Mưu. Mọi người đều lắc đầu, ngơ ngác. Tôi đi lang thang quanh làng, và hy
vọng, còn có người biết Tư Thàn ở đâu. Khi tôi chán nản trở lại đường cái, ngồi
trong cái chòi bán nước bên vệ đường, thì gặp một bà già. Tôi chận lại hỏi. Bà
nhíu mày một hồi, suy nghĩ lung lắm. Bỗng bà la lên:
“Tôi nhớ ra rồi, từ lâu không ai
gọi ổng là Tư Thàn nữa. Mà ông là ai, tìm Tư Thàn có chuyện chi không?”
“Tôi là bạn lính kèn với Tư Thàn
khoảng hơn năm mươi năm trước. Bây giờ, nhớ bạn, ghé tìm thăm”.
“Trời đất! Năm mươi năm làm chi mà
không thăm nhau, giờ mới trổ chứng đi tìm!”
Mấy đứa trẻ con chạy ra ruộng kêu
Tư Thàn về, người ta nói anh đang cuốc đất thuê. Tôi nghĩ không phải là Tư Thàn
bạn tôi, bảy mươi lăm tuổi, còn sức đâu mà đi cuốc thuê. Lũ trẻ đưa về một ông
già ở trần, xương sườn đếm được, tay chân khẳng khiu, chỉ mặc cái xà lỏn ngắn,
đi chân đất. Da nhăn nheo, khô khốc, đen đúa, gầy gò, hai má hóp, miệng móm xọm,
chỉ còn hai cái răng, một cái của hàm trên, một cái của hàm dưới, rất là thiếu
mỹ thuật. Không có một nét nào của Tư Thàn cả, có lẽ tuổi ông nầy già hơn nhiều.
Tôi nheo mắt nói:
“Tôi tìm Tư Thàn, hồi xưa làm lính
kèn ở bộ Tổng Tham Mưu, có vợ là chị Năm Cháo Trắng.” Ông lão phều
phào:
“Ông là ai? Tìm tôi có việc gì
không?”
“Tôi tìm Tư Thàn. Tôi là bạn
cũ.”
“Ông là bạn cũ của tôi? Chắc ông
tìm lầm người rồi.”
“Ông biết Cô Năm Cháo
Trắng?”
“Vợ tôi, má thằng Ðộ, thằng
Rề.”
Bây giờ thì tôi chắc chắn ông lão
ngồi trước mặt tôi chính là Tư Thàn, không ai khác. Tôi còn mơ hồ thấy vài nét
hao hao của thuở nào. Bố thằng Ðộ, Thằng Rề, hai thằng nầy tôi đã gặp hồi xưa.
Ngày trước, Tư Thàn mong sinh được bảy đứa con đặt tên là Ðộ, Rề, Mi, Pha, Xôn,
La, Xi, nhưng mới có mới có Ðộ, Rề, thì bà vợ tịt ngòi. Tư Thàn ngồi co một chân
lên ghế dài, rất tự nhiên, cái quần xà lỏn kéo nhăn nhúm lên cao, để lòi nguyên
bộ phận kín ra ngoài, một khúc đen điu, nhăn nhúm, mằm tựa trên một đùm bao da
lưa thưa lông bạc trắng. Tôi mừng quá, nắm lấy hai vai Tư Thàn mà lắc: “Mầy
không nhớ ra tao là ai hả Tư Thàn!”
“Không. Ông có lầm tôi với ai khác
không? Ông là ai?”
“Thế thì mày không phải là Tư Thàn,
lính kèn ở bộ Tổng Tham Mưu hả?”
“Tôi, Tư Thàn lính kèn đây.”
Tôi làm bộ buồn bã đổi
giọng:
“Có lẽ ông không phải là Tư Thàn
tôi quen, mà là người khác trùng tên chăng?”
“Lính kèn, ở bộ Tổng Tham Mưu,
trước năm năm mươi tư. Chỉ có Tư Thàn nầy thôi”
Tôi nắm chắc hai vai Tư Thàn mà
lắc, và hét lên:
“Ð.M. mầy không nhớ ra tao là ai,
thật không? Hay mày giả bộ”.
Tôi đưa tay lên miệng, với dáng
điệu như đang thổi kèn và ca: “Một ngàn, ba mươi vạn thằng Tây , xách cái bị, đi
ăn mày. Mụ đi đâu, tui bắt mụ lại, tui không cho mụ về”. Nghe tiêng chửi thề
và điệu kèn Tây của tôi, Tư Thàn nhào đến ôm lấy tôi mà thét lên: “Ð. M.
mầy, chỉ có mầy mới nói cái giọng nầy. Thằng chó chết, thằng dịch vật. Thằng
Quài, mầy, Quài. Mà mầy sang trọng, và trẻ quá, ai ngờ, ai mà nhìn ra”.
Ðám trẻ con đứng xem cười ầm lên
khi thấy hai ông già văng tục và gọi nhau bằng mầy tao. Tư Thàn cảm động quá,
cái miệng móm méo xẹo, và khóc thành tiếng hu hu, làm tôi cũng khóc theo. Tư
Thàn nghẹn ngào:
“Mầy còn nhớ đến tao, tìm thăm. Ðồ
dịch vật. Lâu nay mày chết rấp nơi nào?”
Tư Thàn nhìn tôi từ đầu xuống chân,
nói nho nhỏ:
“Tóc tai cũng còn, răng cỏ hai hàm
còn nguyên, mặt mày có da có thịt, áo bỏ vào quần, đi giày đàng hoàng. Có phải
mầy là Việt kiều về thăm quê hương không? Bây giờ mầy ở đâu? Làm gì?”
Tôi sợ Tư Thàn buồn, nói
dối:
“Việt kiều cái con khỉ. Tao ở Sài
gòn, nhờ có mấy đứa con vượt biên ra nước ngoài, và mấy đứa ở nhà, buôn bán, ăn
nên làm ra. Giờ già rồi, về hưu, không làm gì nữa cả”. Tôi hỏi thăm gia
cảnh, Tư Thàn cho biết hai đứa con trai đều đã chết. Thằng Ðộ đi lính quốc gia,
đã đền nợ nước, thằng Rề “hy sinh” cho “cách mạng”. Cô Năm Cháo Trắng chết bệnh.
Tư Thàn không có ai để nương tựa, phải đi cuốc đất thuê kiếm ăn qua ngày. Tôi
nhìn cái thân thể xương xẩu của Tư Thàn, không biết anh lấy đâu ra sức mà đi làm
lao động chân tay. Tôi nói:
“Thôi, mầy đưa tao về nhà, thay áo
quần, rồi cùng qua Long Xuyên, lu bù một bữa, anh em hàn huyên chơi, bỏ mấy mươi
năm xa cách”.
Tư Thàn ngự trong căn chòi nhỏ, bốn
bề che lá đơn sơ. Không bàn, không giường, chỉ có cái võng treo xéo. Trên bếp có
cái nồi đen điu, méo mó. Tôi dở nồi ra xem, thấy còn có miếng cơm cháy. Tôi bốc
ăn, mà cứng quá, răng già không nhai nổi. Thế mà Tư Thàn không còn răng, ăn cách
nào đây?
Khi xe vào tỉnh lỵ Long Xuyên, tôi
nhờ anh tài xế tìm cho một quán ăn ngon. Anh đưa chúng tôi vào quán nướng Nam
Bộ. Tư Thàn gạt đi, không chịu vào, và nói:
“Kiếm chai đế và vài ba con khô cá
sặc là đủ vui rồi. Ðừng hoang phí tiền bạc. Vào làm chi những nơi sang trọng nầy
cho chúng chém. Gặp nhau là vui rồi. Ăn uống là phụ”. Tôi ép mãi mà Tư Thàn
không chịu. Cuối cùng, chúng tôi ra chợ, ngồi trên ghế thấp ở quán lộ thiên, ăn
nhậu và nói cười vui vẻ, tự nhiên. Tôi uống rượu thay nước, vì sợ đau bụng. Anh
tài xế cùng ăn, mà tôi không cho anh nhậu rượu, anh tỏ vẻ khó chịu, vùng
vằng.
Ðưa Tư Thàn về lại tận nhà, tôi móc
trong cặp một gói bao, bằng giấy báo đưa tặng. Tư Thàn mở ra xem, và giật mình,
xô gói quà ra về phía tôi:
“Cái gì đây? Tiền đâu mà nhiều thế
nầy? Tôi không lấy đâu. Ðừng bày đặt”.
“Có bao nhiêu đâu. Ngày xưa, tao nợ
mầy chưa trả được, bây giờ trả lại cả vốn lẫn lời. Tao tính rồi, mầy nhận đi cho
tao vui, bỏ công tao lặn lội đi tìm”.
“Không. Nợ nần cái khỉ gì. Ăn thua
đá gà, chuyện tào lao thời trẻ dại. Tao đã bảo mày quên đi từ lâu. Bày đặt. Lấy
tiền làm chi? Không có chỗ cất, bọn trộm cắp nó lấy đi, uổng lắm. Tao không lấy
đâu”.
Thấy bộ Tư Thàn cương quyết quá,
tôi xuống giọng, giả vờ nói:
“Mầy mà không nhận, tao có chết
nhắm mắt cũng không yên tâm. Chưa trả hết nợ, thì sau nầy phải đầu thai làm trâu
cày cho mầy. Khổ lắm. Thương tao, mầy cứ cầm đi. Ðể mua gạo. Ðể khi đau yếu có
chút thuốc thang. Nếu không có nơi cất, thì đem gởi bà con”.
Ðôi mắt già của Tư Thàn chớp chớp,
và nói giọng run run như sắp khóc:
“Ð.M, tao già đến thế nầy, mà mày
cũng còn định gạt tao như hồi xưa nữa sao?
Thằng chó chết. Cái tình bạn của
mầy, còn quý gấp trăm ngàn lần gói tiền nầy. Tao sẽ làm mâm cơm cúng bà Tư Cháo
Trắng, nói cho bà biết cái tình bạn của mày. Dưới suối vàng, chắc bà cảm động
lắm”.
|
|
__._,_.___
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Jan/2010 lúc 8:57pm
Không biết chuyện này có thật hay không .
Nếu thật , cảm thương cho "Ông Năm" và Người-Đồng-Hương (Gò Công) Lệ Mai làm sao !
mk
Mùa
Thu Cuộc Tình
Tiểu Tử
LGT:
Tiểu Tử tên thật Võ Hoài Nam, sinh năm 1930 tại Gò Dầu Hạ (Tây Ninh).
Sau khi tốt nghiệp trường kỹ sư Marseille (Pháp) năm 1955, ông về Việt
Nam dạy trường Petrus Ký một năm rồi vào làm việc trong hãng dầu Shell
Việt Nam từ năm 1956 cho đến ngày mất nước. Năm 1979, ông vượt biên rồi
định cư ở Pháp. Sau đó, ông qua Côte d'Ivoire (Phi Châu) làm việc cho
Công ty Đường Mía của Pháp (1979-1982) và qua làm hãng dầu Shell Côte
d'Ivoire cho đến lúc về hưu.
Trước 1975, ông phụ trách mục biếm văn Trò
Đời của nhật báo Tiến với bút hiệu Tiểu Tử, và tiếp tục dùng bút hiệu
này kể từ sau 1975. Trong dịp trả lời phỏng vấn của Thư Viện Diên Hồng
vào cuối năm 2007, ông cho biết, đã xuất bản tập truyện, Những Mảnh Vụn
(2004), Bài Ca Vọng Cổ (2006), chuẩn bị tái bản tập truyện Những Mạnh
Vụn và sẽ xuất bản cuốn thứ ba nhan đề Chị Tư Ù (xem chi tiết trang
41). Truyện của ông trong sáng, giản dị, gần gũi với đời sống của
người dân Miền Nam kể từ sau 30-4- 1975, nên đọc truyện,
ai cũng xúc động, không cầm được nước mắt. Ông viết văn bằng cả tấm
lòng đôn hậu, thấm đượm đạo nghĩa của một người Việt yêu nước , nên lời văn nhẹ nhàng, tha thiết, lay động nhân tâm .
Truyện ngắn vô cùng cảm động
sau đây của ông sẽ cho quý độc giả thấy được những giá trị tuyệt vời,
những hạnh phúc cao cả, những phần thưởng vô giá... trong đời sống vợ
chồng, một khi hai người biết thuỷ chung yêu thương nhau, quý trọng
nhau, trọn vẹn sống cho nhau...
Bữa
ăn trưa đó của ông Năm thật giản dị: một trái cà tô mát không dầu không
dấm và một miếng thịt bò nhỏ bằng bàn tay nướng trên vỉ sắt không muối
không bơ. Quá giản dị! Nhứt là hôm nay thứ bảy, không phải đi làm.
Nghĩa là có dư dả thì giờ để làm một món gì đó cho có vẻ một bữa ăn
cuối tuần. Cho nó khác với ngày thường ăn vội ăn vàng cái gì cũng được.
Thật quá giản dị! Nhứt là ông Năm sống một mình, không bị phiền toái
bởi những chuyện vụn vặt lỉnh kỉnh phải làm vào cuối tuần của người có
gia đình. Ở Paris này mà sống một mình như ông Năm thì thời gian không
biết phải làm gì cho hết chớ đừng nói không có thì giờ để làm một bữa
ăn cho tươm tất vào trưa thứ bảy. Nói rằng ông Năm không biết làm bếp
cũng không đúng. Hồi xưa, hồi còn ở bên nhà, thật tình ông Năm không
biết chiên một cái trứng gà. Ông chỉ biết đi làm ngày hai buổi, còn
việc bếp núc có bà Năm lo hết. Bây giờ thì khác. Ông cũng biết nấu vài
món thông thường và lâu lâu cũng biết "làm" một nồi phở để đãi đôi ba
ông bạn già cùng lứa tuổi và cùng thân phận lưu vong…
Như
bình thường thì trưa thứ bảy, ông hay thả xuống khu 13 la-cà ở nhà sách
Khai Trí một lúc rồi sang qua mấy cửa hàng nho nhỏ trên lầu Paris
Stores để coi có gì lạ không. Sau đó, ông mới tấp vô tiệm phở để ăn
trưa, có khi một mình,nhưng thường thì với một vài người bạn gặp nhau
ngoài phố. Ở khu 13 vào trưa thứ bảy, không gặp người này cũng gặp
người nọ, bởi vì ai cũng đến đó để mua đồ, nói là "đi chợ Tàu" chớ thật
ra là để tìm lại một chút gì hơi hướm của quê hương: những khuôn mặt
gần gũi (gặp ai cũng thấy quen quen!), những món hàng còn giữ nguyên
nét cũ (đòn chả lụa vẫn phải có màu xanh của lá, con vịt quay vẫn phải
đỏ ao màu mật…) và những cái tên chỉ cần đọc lên là đủ để gợi nhớ… Hồi
sáng này, ông Năm cũng đã đóng bộ để đi khu 13. Trời đã sang thu, nhưng
nắng còn thật ấm. Cây marronnier nhà hàng xóm nằm ngay dưới cửa sổ nhà
ông Năm đã trở màu vàng. "Chắc lá đã rụng đầy", ông Năm nghĩ vậy khi
đứng thắt cravate gần khung cửa sổ. Chỗ ông cư ngụ là một studio nhỏ ở
lầu ba khu nhà cũ nằm sâu phía sau nhà thờ Sacré Coeur. Cây marronnier
che hết phía dưới thành ra từ cửa sổ nhà ông Năm nhìn thẳng ra chỉ thấy
bức tường cao của khu nhà đối diện chắn ngang, chừa phía trên bầu trời
bị đóng khung hình chữ nhựt bởi hai dẫy nhà dài. Trên nền trời đó, tuốt
phía xa, là nóc nhà thờ với cây thánh giá. Thành ra, thế giới bên ngoài
nhìn từ phòng ông Năm chỉ còn lại vỏn vẹn có cây thánh giá để cái nhìn
còn có một điểm tựa! Ông Năm theo đạo Phật, nhưng từ ngày dọn về đây -
năm sáu năm gì rồi - cứ nhìn cây thánh giá riết mà ông có cảm tưởng như
mình đã thành con chiên của Chúa! Nhiều khi ông thấy cây thánh giá thật
là sinh động. Ông không hay rằng niềm suy tư của ông đã gởi trên đó từ
lâu... Có lần, trong thư gởi về Việt Nam cho bà Năm, ông viết: "Anh
thường nhìn cây thánh giá đứng cao vòi vọi một mình trên kia mà tự hỏi
không biết anh và cây thánh giá, ai cô đơn hơn ai? Nhưng cây thánh giá
hãy còn giang tay ngạo nghễ chớ anh thì từ lâu rồi anh đã buông tay đầu
hàng số mệnh! Tuy nhiên, ở đây anh còn có cây thánh giá trước mắt để
hướng về đó mà cầu nguyện, chớ ở bên nhà giờ đây muốn cầu nguyện em
phải hướng về đâu hả em? Anh bỗng ứa nước mắt thương em vô cùng… Ở ngay
trong lòng quê hương mà thiếu thốn đủ thứ, đến nỗi điểm tựa cho niềm
tin mà còn không có thì em sống ra sao, em hả?" Đối với ông Năm, cây
thánh giá trên chót nhà thờ Sacré Coeur mặc nhiên đã trở thành một vật
gì thật gần gũi, thật trần gian, thật người, và là động cơ khơi nguồn
kỷ niệm…
Hồi xưa, ông làm việc cho Air France ở Sàigòn. Đời
sống rất thoải mái, nhưng hai vợ chồng lại không có con. Chạy thầy chạy
thuốc mãi rồi mới biết tại vì tử cung của bà Năm nằm lệch. Điều này làm
bà Năm khóc hết nước mắt. Tuy nhiên, hồi đó còn trẻ nên cũng dễ nguôi,
hai vợ chồng chẳng quan tâm cho lắm. Lần hồi, tuổi đời chồng chất, sự
không có con đã trở thành một vấn đề cho hai vợ chồng. Mặc dù ông Năm
không bao giờ nhắc đến chuyện đó, bà Năm vẫn khơi ra để nhận lỗi về
mình. Mặc cảm đó làm cho bà lúc nào cũng ân hận, áy náy. Rồi cái gì hư,
cái gì trật, cái gì bậy ở trong nhà dù là do lỗi những người giúp việc,
bà cũng nhận hết. Ông Năm phải mất một thời gian dài để giải thích,
khuyên lơn, an ủi, bà Năm mới lấy lại đựơc quân bình. Có hôm, trong lúc
hai vợ chồng đi dạo trên bãi biển Vũng Tàu, nhìn thấy mấy gia đình đông
con đùa giỡn vui vẻ, bà Năm chợt thở dài than: - Nếu không phải tại em thì bây giờ hai đứa mình đâu có bơ vơ như vầy!
Ông Năm choàng tay ôm vai vợ xoay người lại để nhìn sâu vào mắt:
- Em
à! Mình không có con, nhưng mình còn có nhau. Đó là Trời thương lắm
rồi, em còn đòi hỏi gì nữa? Thử tưởng tượng một ngày nào đó không còn
có nhau nữa thì sao? Bà Năm gật gật đầu nhưng chẳng bao giờ tưởng
tượng đến "cái ngày không còn có nhau" đó. Vậy mà cái ngày đó đã đến
cho ông bà Năm. Hai năm sau ngày mất nước, trong chuyến vượt biên ở Cà
Mau, ông Năm đi thoát, bà Năm bị bắt lại với một số người không may
khác! Ông Năm sang Pháp, làm việc lại cho hãng Air France. Bà Năm nằm
tù hết mấy tháng. Được thả ra thì nhà cửa đã bị tịch thu, đành về quê ở
Gò Công làm công nhân cho nhà máy xay lúa của gia đình mà trong đợt
đánh tư sản đầu tiên, VC đã tịch thu để biến thành hợp tác xã. Từ đó,
là những chuỗi dài thương nhớ, là những lo âu dằn vặt, là những lá thư
nhiều ẩn nghĩa cho đúng "văn phạm Nhà Nước". Còn chuyện vượt biên lần
nữa là chuyện mà bà Năm không bao giờ dám nghĩ đến! Bên này, ông Năm
chạy mãi rồi cũng được giấy nhập cảnh cho bà gởi về, nhưng phía bà Năm
thì gặp quá nhiều khó khăn trong hồ sơ xin xuất cảnh, cứ bị kéo dài,
kéo dài bằng những chầu chực, bằng những lời hứa hẹn suông và bằng mấy
lần bị lường gạt… Để cuối cùng, mấy năm sau, mới biết là hồ sơ đã bị
bác từ lâu! Tin đó đến với ông Năm bằng tờ giấy tập học trò vàng như
giấy súc mà trên đó bà Năm chỉ còn đủ sức viết có mấy hàng… Vậy là vĩnh
viễn không còn có nhau nữa! Ông Năm mất tinh thần hết một thời gian
dài. Sau đó, dọn về khu phố này tình cờ cửa sổ mở về hướng nhà thờ
Sacré Coeur, để mỗi sáng trước khi đi làm ông nhìn cây thánh giá một
lúc, giống như một tín đồ ngoan đạo…
Khi ông Năm mặc xong quần áo thì trời cũng đã gần trưa. Đốt điếu thuốc để lên môi, ông đóng cửa bước chậm rãi xuống cầu thang, giống
như đo từng nấc thang một! Thật ra, tại tánh ông Năm vốn đã trầm thêm
tuổi đã gần sáu mươi bắt ông phải cẩn thận khi bước lên bước xuống.
Ngoài ra, có gì phải vội phải gấp khi mà chẳng có ai đợi ai chờ? Đi khu
13 vào trưa thứ bảy đã thành một thói quen, chẳng có gì phải náo nức.
Bỗng nhiên, ông Năm nhận thấy cuộc đời mình sao thật vô vị. Giống như
tờ giấy trắng mênh mông trải dài, thẳng băng, chẳng có một dòng mực,
chẳng có một đốm màu, cũng chẳng có một vết hoen ố. Hình ảnh đó làm cho
ông Năm dừng lại ở giữa cầu thang, ngẩn ngơ một lúc như vừa khám phá ra
một điều gì quá rõ rệt nằm ngay trước mắt mà sao lâu nay ông không nhận
thấy! "Mình đi làm đều đặn. Mỗi tuần xuống khu 13 cũng đều đặn vào trưa
thứ bảy. Mỗi tối thứ hai đi ciné một lần vì giá vé hạ. Đêm nào cũng coi
télé vào 8 giờ tối để theo dõi tin tức, rồi đọc sách đọc báo đến 11 giờ
rưỡi là tắt đèn ngủ. Đều đặn. Đều đặn. Đến như cái cầu thang này, mình
cũng đều đặn trèo xuống trèo lên đến nỗi biết nó có bốn mươi tám nấc!
Vậy rồi thôi! Rồi cứ như vậy cho tới về hưu,tới chết!" Ông Năm hít hơi
thuốc thật sâu để thở khói ra thật dài. Ông làm mấy lần như vậy, giống
như đang tìm một đáp số! Rồi ông vỗ nhẹ bàn tay lên thành lan can gỗ,
tự nhủ "Thôi! Đừng nghĩ tới nữa". Ông tiếp tục bước xuống, nhưng bây
giờ sao thấy bước chân nặng hơn hồi nãy nhiều… Khi đi qua trước phòng gác gian, có tiếng gọi: - Ông Georges! Ông Georges! Georges
cũng là tên của ông Năm. Người Pháp phát âm Năm thành Nam, nghe lơ lớ
chói lỗ tai, nên ông lấy đại tên Georges cho dễ gọi dễ kêu. Bà gác gian
bước ra trao cho ông một điện tín, nói: - Vừa mới tới. Tôi định lên nhà đưa cho ông thì ông xuống đây. Ông
Năm run tay mở bức điện tín. Giòng chữ ngắn ngủn hiện lên nhảy múa: "Đã
có xuất cảnh. Lo vé máy bay cho em. Mai". Điếu thuốc trên môi bỗng rơi
xuống đất. Ông Năm có cảm giác như mình đang lên cơn sốt. Ông đọc lại
điện tín một lần nữa, hai tay phải gồng cứng lại mới kềm được tờ giấy
đứng yên căng thẳng dưới mắt. Ông nói cho mình nghe: "Đúng rồi! Bả được
xuất cảnh rồi!" Bà gác-dang nghiêng đầu lo lắng: - Có sao không? Có chuyện gì không? Ông Georges? Tiếng bà ta lôi ông Năm về thực tại. Ông nhìn bà ta, mỉm cười,
rồi nắm lấy tay bà ta lắc mạnh: - Cám ơn bà! Cám ơn bà nhiều! Tôi thật không biết nói gì cho phải. Bà thật tốt bụng! Quá tốt bụng! Cám ơn! Cám ơn! Giọng
ông thật thành khẩn, làm như chính bà đã cho giấy xuất cảnh! Bà ta
không hiểu gì cả, vừa ngạc nhiên vừa buồn cười trước thái độ của ông
Năm. Bà ấp úng trong lúc ông Năm buông bà ra để chạy lên cầu thang:
- Nhưng mà… Nhưng mà…"
Nửa chừng, sực nhớ ra, ông dừng lại nghiêng người nói với xuống: - Điện tín của vợ tôi ở Việt Nam. Bả nói bả sẽ qua đây ở với tôi! Cám ơn! Cám ơn nhiều! Rồi ông phóng lên cầu thang, nhảy hai bậc một, nhanh như sóc, nhẹ như hươu. Làm như ông mới có hai mươi tuổi!
Vào phòng, ông ngã người lên giường, thở hổn hển. Cái tuổi hai mươi bất thần tìm lại chỉ đủ giúp ông trèo hết bốn mươi tám nấc thang thôi! Một lúc sau, ông cầm điện tín lên, đọc lại một lần nữa. Thật rõ ràng mà! Đây nè, hàng chữ không bỏ dấu "Da co xuat canh. Lo ve may
bay cho em. Mai". Đọc là hiểu ngay! Còn Mai là tên của bả rồi, chớ còn
ai vô đây nữa! Cái tên dễ thương mà mình đã thương từ mấy chục năm,
không còn lộn với ai được. Vậy là chỉ còn có vé máy bay nữa là xong.
Ông
nhỏm người lên nhìn tấm lịch tháng treo gần đó để thấy rằng mình bỗng
quên mất hôm nay là thứ bảy! Vậy phải đợi thứ hai mới vào sở lo vụ này
được. Ông lại nằm xuống. Dễ thôi! Nhờ thằng Durand đánh cái télex là
xong ngay. Ờ… nhưng mình cũng phải gởi cái điện tín về cho bả mừng. Tội
nghiệp! Không biết ai chạy lo cho bả cái xuất cảnh, chớ bả thì lo khỉ
gì được với cái tánh hiền khô và nhát hít của bả. Nghĩ đến đó, ông Năm
bỗng thấy thương vợ vô cùng. Cái người đàn bà hiền khô và nhát hít đó
đã về làm vợ ông từ hơn ba mươi năm, trước sau như một, theo chồng như
một cái bóng. Ngoài chuyện không có con, chẳng thấy bao giờ bà làm bận
tâm ông. Con nhà giàu ở Gò Công, học ở Marie Curie, vậy mà cô gái có
cái tên Trần thị Lệ Mai đó đã có một quan niệm sống thật cổ điển, thật
Á đông. Và khi trở thành bà Trần văn Năm, luôn luôn bà đối xử với bên
chồng thật vuông tròn và xem việc nội trợ như một thiên chức! Hồi xưa,
bạn bè vẫn nói là "thằng Năm trúng số độc đắc" hoặc "đẻ bọc điều mới có
người vợ như vậy". Ông thì nghĩ rằng tại vợ mình hiền khô và nhát hít
nên chẳng dám làm phiền ai bao giờ. Có lẽ nhờ vậy mà ai cũng thương…
Ông lại nhỏm dậy nhìn tấm lịch. Trên đó ông có ghi bằng marker đỏ con
số 10 to bằng nửa bàn tay ở gốc trái. Vậy mà cũng đã mười năm xa nhau!
Mỗi năm mua lịch, mình ngồi nắn nót viết con số lên đó giống như người
tù bị lưu đày ghi số năm mà mình biệt xứ. Có khác là người tù còn biết
ngày được thả chớ còn mình thì mù tịt. Đã tưởng vĩnh viễn sống một mình
rồi… chết cũng một mình trên đất lưu vong này, nào ngờ Trời còn thương
mình nhiều quá!
Ông
ngồi hẳn dậy đốt điếu thuốc, khói thuốc thật thơm thật ngọt. Vậy mà
cũng đã mười năm xa nhau! Mười năm… lâu lắm chớ! Vậy mà sao vẫn thấy
còn thương còn nhớ. Lạ quá! Có phải như vậy người ta gọi là chung thủy
hay không! Rồi ông nhìn quanh. Nhà cửa thiệt là lượm thượm, phải dọn
dẹp laị coi cho nó được một chút. Vậy là ông đứng lên đẩy ghế, đẩy bàn,
quên mất là mình còn mặc bộ đồ lớn để đi khu 13 và làm như bà Năm sắp
qua tới bây giờ! Vừa làm vừa nói một mình, lâu lâu ông ngừng lại hít
một hơi thuốc thật sảng khoái. Hai cái fauteuils này cho sát vào tường,
kê gần nhau để cùng ngồi coi télé. Cái télé nằm đó được rồi. Cái bàn ăn
nhích qua một chút để có chỗ kéo cái nệm dưới gầm giường ra. Bả trên
giường, mình dưới đất, tạm ổn trong khi chờ đợi kiếm nhà khác rộng hơn.
Cái tủ búp phê đẩy tới một chút là nằm ngang với bàn ăn. Mẹ nó! Coi vậy
mà cũng nặng ớn! Ông đứng lên thở hổn hển, nhìn quanh. Bây giờ coi có
nét rồi đó. À! Cái màn cửa sổ, phải tháo xuống đem giặt, cho nó "sáng"
ra mới được.
Rồi
ông vào buồng tắm thay đồ. Đồ đạc ở đây thì sạch sẽ rồi, khỏi lo. À!
Còn cái tủ quần áo ở bên phòng ngoài nữa. Phải thu gọn lại cho có chỗ
để bả để quần áo chớ! Ông bỗng phì cười. Làm như mình sắp cưới vợ vậy!
Mà thiệt! Sau mười năm xa cách, gặp lại nhau cũng giống như cưới nhau
lần nữa chớ gì! Ông soi gương chải lại tóc. Tóc mình mới có mấy sợi bạc
thôi. Mặt mũi hãy còn "nét" lắm, ai mà nói mình sắp sáu mươi? Cô dâu
qua đây thấy chú rể như vầy là nhìn… rớt con mắt! Ông Năm bỗng nghe
lòng vui rộn rã, giống như tâm trạng ngày xưa, thuở còn trẻ, lúc sửa
soạn đi đến nơi hẹn với người con gái tên Trần thị Lệ Mai...
Vậy
là trưa thứ bảy này ông Năm không thấy đói! Tuy vậy, cũng phải "bỏ
bụng" một cái gì,vì thói quen hơn là vì nhu cầu. Ông mở tủ lạnh lấy một
trái cà tô mát và một miếng thịt bò. Cà xắt khoanh, không dầu không
dấm, thịt nướng trần trên vỉ sắt không muối không bơ. Làm cho "lấy có"
và ăn cũng cho "lấy có". Bởi vì tâm hồn ông đang mãi phiêu bồng ở đâu
đâu xa lắm, hình như là ở Gò Công quê vợ, ở Gia Định quê mình, ở những
ngày đầu "hai đứa gặp nhau" (những ngày đó, tiếng nói của tình yêu là
một chuỗi dài im lặng!), ở rạp hát bóng Đại Nam là nơi "hai đứa hẹn hò"
(Dù trời mưa anh cũng tới. Em nghe không?), ở Đà Lạt ít lâu sau đó...
Chao ôi! Đẹp quá! Dễ thương quá! Tình yêu là cái gì mà sao mãi mãi vẫn
còn nguyên, như mới hôm qua hôm kia…
* Ông
Năm lái xe lên phi trường Charles de Gaulle lần này là lần thứ hai. Hồi
sáng, đã lên đó một lần, đợi cả tiếng đồng hồ để được thông báo là
chuyến bay Air France từ Thái Lan qua sẽ đến trễ gần tám tiếng. Nhờ là
nhân viên của hãng nên ông Năm được biết là máy bay bị trục trặc kỹ
thuật ở Karachi. Trở về sở làm, ông ngồi đứng không yên, lâu lâu cứ
nhìn đồng hồ. Bạn bè trong sở thấy vậy thương hại, mỗi người một câu an
ủi trấn an. Có người ngồi lại gợi chuyện tán dóc cho ông đỡ thấy sốt
ruột. Có người đặt tay lên vai ông bóp mạnh:
- Georges! Đợi chờ nhau mười năm mà mày còn chịu nổi huống gì chỉ có mấy tiếng đồng hồ nữa thôi. Can đảm lên chớ! Vậy
rồi thời gian cũng qua, chiều cũng xuống, để ông Năm lái xe đi phi
trường, lòng náo nức xôn xao trong sự đợi chờ kỳ diệu. Vào phi trường,
ông gắn thẻ nhân viên lên ngực áo rồi đến quầy Air France hỏi thăm. Mô
phật! Lần này máy bay sẽ đến đúng giờ.. Hai cô tiếp viên trong quầy
không quen ông Năm nhưng thấy đeo thẻ Air France, nên cũng hỏi đẩy đưa: - Ông chờ đón bạn à? Ông mỉm cười, vừa bước đi vừa trả lời: - Không! Tôi đón nhà tôi. Chào hai cô. Phi
trường giờ này nhiều chuyến bay cùng đến một lúc nên người đi kẻ lại
tấp nập. Ông Năm ngồi uống cà phê, hút thuốc, nhìn thiên hạ. Ông thấy
ai cũng dễ thương hết! Ông muốn họ uống với ông một tách cà phê, hút
với ông một điếu thuốc lá. Cà phê expresso thật ngon. Khói thuốc
Dunhill thật ngọt. Tâm hồn ông Năm được trải rộng mênh mông…
Lại
nghĩ đến bà Năm. Bả "điệu" lắm! Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Tóc lúc
nào cũng chải gọn về phía sau rồi cuốn thành một vòng kẹp lại phía trên
ót, thành ra khuôn mặt trái soan và cái cổ tròn lúc nào nhìn cũng rõ
nét. Còn về quần áo thì bả chẳng bao giờ mặc loại có màu sắc sặc sỡ loè
loẹt, luôn luôn hoặc đen hoặc xanh đậm và nếu có bông thì cũng phải
tiệp màu với nền vải và hình dáng phải nhã nhặn, nho nhỏ tương xứng với
tầm vóc của bả. Hà! Bả hiền khô và nhát hít vậy mà về vấn đề ăn mặc bả
khó đàng trời! Người ta nói bả có "gout". Mình cũng nghĩ như vậy, nhưng
nếu bả không có thân hình đều đặn cân đối thì không biết cái "gout" để
vào đâu cho nó nổi! Ông hít một hơi thuốc dài sảng khoái. Hồi đó sao mà
mình mê bả quá, nhứt là đôi bàn tay có ngón thon dài sang trọng và cặp
mắt đen to như mắt đầm làm cho cái nhìn của bả lúc nào cũng có vẻ như
ngạc nhiên. Điều lạ là sau này khi đã đứng tuổi, bả vẫn còn giữ nguyên
đường nét thời con gái. Thành ra lắm khi nhìn bả, mình muốn trêu chọc
bằng câu "Gái không con mà nom cũng mòn con mắt", nhưng vì sợ bả buồn
nên mình nín thinh luôn!
Ông
Năm ngừng suy tư trên hình ảnh đẹp của bà vợ, mỉm cười vu vơ. Lại hút
thuốc, lại nhìn thiên hạ. Hớp cà phê cuối cùng đã nguội ngắt mà sao vẫn
còn thấy ngon lạ lùng. Bỗng ông bật cười. Sau bảy mươi lăm, sống với
Việt Cộng mà bả vẫn tiếp tục "điệu" như thường! Trong lúc người ta lôi
quần áo cũ rách ra bận và để mặt mũi tóc tai lôi thôi lếch thếch cho có
"tác phong cách mạng" thì bả vẫn gọn ghẽ sạch sẽ như thường, vẫn chút
đỉnh má hồng, chút đỉnh son, vẫn quần dài áo ngắn tươm tất, mặc dù phải
đạp xe đi làm công nhân ở tổ may thêu xa bảy tám cây số. Mình hay trêu
chọc bả bằng câu nói của Việt Cộng "Song chân lý ấy vẫn không bao giờ
thay đổi", bả cười không nói. Vậy mà có hôm, bả trả lời bằng một câu…
xanh dờn: "Đàn bà phải biết tự trọng. Làm như mấy bà cách mạng tóc tai
xủ xộp, quần áo xốc xếch rộng rinh hoặc ngắn ngủn như mặt đồ khín, em
làm không được"…
Có
tiếng nhạc chuông dìu dặt, tiếp theo là giọng bổng trầm của cô tiếp
viên thông báo chuyến bay Air France số AF 199 đến từ Thái Lan đã đáp
xuống sân bay. Ông Năm đứng lên trả tiền, xong đi vào phía trong qua
ngả văn phòng trực của hãng. Ông nghe lòng vừa náo nức vừa hồi hộp
giống như ngày xưa khi đứng chờ xem kết quả thi tú tài! Ông ra đón tận
cổng vào. Có hai chuyến bay đến từ hai nơi khác nhau nhưng đổ hành
khách xuống cùng một lúc, nên sân bay đầy người. Giữa cái lao xao lộn
xộn đó, ông Năm nghểnh cổ tìm vợ trong luồng người thoát ra từ cổng F,
cổng của chuyến bay Air France. Ông nhìn từng khuôn mặt, từng người.
Ông nhìn, ông chớp mắt để nhìn cho rõ hơn. Những gương mặt Á đông phờ
phạc. Những gương mặt Á đông hốc hác. Những gương mặt Á đông xanh xao.
Ông nhìn, ông chờm tới, nhích tới để nhìn. Bả dễ nhìn lắm. Lúc nào cũng
sạch sẽ gọn ghẽ. Lúc nào cũng điệu. Trong đám đông, bả nổi hơn người ta
nhờ nước da trắng hồng của gương mặt trái soan và đôi mắt lớn, cho nên
dễ nhận ra lắm. Không phải bà này. Bà này già quá cũng không phải. Bà
này coi ngờ ngợ nhưng đi chung với bầy con nít, không phải bả. Ông nhón
chân lên để cái nhìn được đưa ra xa thì tai thoáng nghe hình như có
tiếng người gọi nhỏ: "Ông Năm!" Ông vẫn tiếp tục nhìn từng người, từng
khuôn mặt. Lại có tiếng người gọi nhỏ, lần này tiếng gọi lạc đi: -
Ông Năm… Nghe
rõ có tiếng ai gọi mình, ông nhìn lại. Ngay phía trước, đứng cách ông
chỉ mấy bước, người gọi ông là một bà già tóc muối tiêu hớt bom bê ngắn
như mấy bà Tàu Chợ Lớn, mặc áo len nâu rộng thùng thình, ống tay dài
phủ mất hai bàn tay đang xách mỗi bên một túi vải. Chỉ mới nhìn tới đó
thôi, linh tánh bắt ông nhìn lại gương mặt: khuôn mặt gầy xạm nắng với
những nếp nhăn trăng trắng ở khoé môi và đuôi mắt. Ngần đó thứ giống
như miếng cau khô, chỉ trừ có hai con mắt là sinh động, là mở to như có
vẻ ngạc nhiên, là nói lên, là nhắc nhở, là… là… Trời ơi! Là vợ tôi đây
mà! Ông Năm nghẹn ngào bước tới, hai tay đưa về phía bà già và chỉ còn
đủ sức gọi có một tiếng: "Mai!" Ông ôm lấy vợ mắt nhắm nghiền đau đớn.
Tội nghiệp! Người vợ chỉ dám gọi chồng bằng hai tiếng "Ông Năm!" như
người xa lạ, và chỉ dám gọi có hai lần. Và khi chồng nhìn ra mình, ôm
chầm lấy mình, người vợ đó chỉ còn nói được bằng nước mắt!
Ông
Năm buông vợ ra để nhìn lại lần nữa. Ông nghe nghẹn lời và nghẹn cả
lòng. Ông chỉ còn nói được bằng hai bàn tay… Hai bàn tay vuốt làn tóc
bạc bây giờ sao quá thẳng quá ngắn. Hai bàn tay ôm lấy khuôn mặt bây
giờ sao không lấp đầy hai lòng bàn tay. Hai bàn tay đặt xuống bờ vai
bóp nhẹ. Dưới lớp áo len, ông cảm rõ nét gầy của bờ vai bây giờ. Bây
giờ… Hồi đó… Từ trong sâu thẳm của lòng ông, nỗi đau khổ tột cùng bỗng
bật lên thành tiếng, một thứ tiếng nói lệch lạc méo mó vì uất nghẹn:
"Sao vầy nè?" Rồi, không kềm chế nổi nữa, không cần giữ gìn ý tứ gì
nữa, trong cái rừng người xào xạc đó, ông ôm lấy vợ, ngửa mặt lên trời
thét lên một cách thống thiết: "Sao vầy nè… Trời?" Tiếng "Trời" nặng
trĩu thoát ra từ lòng ngực ông như tất cả sinh lực trong người được
trút ra hết… Rồi ông ôm lấy vợ, nước mắt ràn rụa. Bà Năm cũng khóc
nhưng vẫn không buông rời hai cái túi vải. Hơn mười năm sống với Việt
Cộng, đã trở thành một bản năng: nắm chặt, giữ chặt những gì còn thuộc
về mình, những gì mà "tụi nó" chưa kịp chiếm lấy, cướp lấy!
Một lúc lâu sau, phải một lúc lâu sau, ông Năm mới lấy lại bình tĩnh. Ông nói: - Thôi mình về đi em! Tiếng
"em" thật tự nhiên, thật nhẹ nhàng. Tiếng "em" mà đã mười năm, bà không
còn nghe thấy! Bà cắn môi để kềm xúc động, nhìn chồng mà đuôi mắt nheo
lại mỉm cười. Bà nghe một cái gì mát rượi đang len vào lòng, một cái gì
đã làm rơi mất từ hơn mười năm, bây giờ mới tìm gặp lại. Mãi đến bây
giờ, ông Năm mới thấy trong đôi mắt vợ, nét cũ ngày xưa: to tròn như
mắt đầm, tròng đen lay láy. Đôi mắt đó đang nhìn ông, cái nhìn ngời lên
như muốn nói thật nhiều… Ông cúi xuống định xách hai túi vải. Bà Năm
lắc đầu: - Để em xách! Tiếng
"em" cũng thật tự nhiên thật nhẹ nhàng. Giọng nói thật dịu dàng, trong
trẻo. Làm như nước mắt đã tẩy sạch dấu vết của mười năm… Ông vói tay
cầm lấy quai túi: - Để anh xách cho. Bà Năm vừa bước đi, vừa nói, tay vẫn nắm chặt hai túi vải: - Không sao. Em xách được. Ở bển, em gánh lúa mỗi ngày cho nhà máy, có sao đâu. Ông
Năm bỗng nghe lòng quặn thắt. Thì ra "tụi nó" đày đọa bả đến nước đó!
Bả tội gì? Tội gì? Tội vượt biên? Thì đã ở tù trên ba tháng rồi còn gì
nữa? Vậy tội gì? Ông Năm nghiến cái căm thù trong răng để đừng chửi
đổng, nhưng rồi ông cũng bật ra: - Quân khốn nạn!
*
Về đến nhà thì trời đã xâm xẩm tối. Lần này thì chính ông Năm xách hai túi vải, đi trước dẫn đường, lòng vui như mở hội. Đến chân cầu thang, ông nói:
- Ở từng lầu ba lận. Em leo nổi không? Bà Năm trả lời, giọng vẫn trong trẻo: - Gì không nổi? Bây giờ em làm cái gì cũng nổi hết. Rồi
bà bước lên cầu thang, bước đều đặn. Ông Năm theo sau, nhìn dáng dấp
nhỏ thó với mái tóc bạc hớt bom-bê cao ông bỗng thương vợ vô cùng. Mười
năm… Mái tóc huyền mà ngày xưa hay kéo sát về phía sau để cuốn tròn kẹp
gọn một vòng trên ót… bây giờ chỉ còn là như vầy! Cái cổ tròn dẫn xuống
bờ vai thon thon của hồi đó… bây giờ gầy nhom như vầy! Mười năm… Chắc
bả phải khổ ghê lắm, phải chịu đựng ghê lắm mới ra nông nỗi này! Tội
nghiệp! Người đàn bà hiền khô và nhát hít đó chưa làm phiền lụy ai bao
giờ, vậy mà Việt Cộng vẫn moi ra một cái cớ nào đó để hành hạ. Và như
vậy suốt mười năm. Lam lũ quá nên bả già trước tuổi, chớ bả cũng còn
giữ được cái nhìn, giọng nói và tâm hồn… những thứ mà Việt Cộng không
cưỡng chiếm được!
Vào nhà, ông Năm bật đèn lên, bà Năm nhìn quanh mỉm cười, không nói. Ông Năm đặt hai túi lên bàn ăn, rồi cũng nhìn quanh: - Nhà của anh đó. Nhỏ như cái lỗ mũi. Tạm một thời gian rồi mình sẽ kiếm nhà khác rộng hơn. Bà Năm dịu dàng: - Như vầy cũng được. Có hai đứa mà gì… Bỗng
nhiên hai người nhìn nhau. Tiếng "hai đứa" nhắc cho họ nhớ tới hoàn
cảnh bây giờ, một hoàn cảnh mà từ lúc gặp lại nhau bao nhiêu thống hận
dập dồn đã làm họ quên đi: bây giờ "hai đứa" vẫn còn có nhau, thật sự
còn có nhau. Rồi sẽ không còn gì chia cách. Rồi sẽ đi bên nhau, đi hết
đoạn đường còn lại, một đoạn đường không còn bao nhiêu xa… Bởi vì họ
biết: họ đang bước vào mùa thu của cuộc đời… Cho nên họ nhìn nhau mà
yêu thương dâng đầy trong mắt.
Bà Năm bước lại cửa sổ. Ngoài xa trên nền trời trắng đục, hiện lên thật rõ cây thánh giá và nóc nhà thờ Sacré Coeur. Bà Năm hỏi: - Cây thánh giá này đây? Câu
hỏi trống không nhưng hai người cùng hiểu: cây thánh giá mà ông Năm
viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần trong thư gởi về Việt Nam.
Ông bước lại khoác vai vợ, gật gật đầu. Hai người yên lặng nhìn cây
thánh giá như đang tạ ơn, giống như đang rước lễ, giống như cô dâu chú
rể sau khi được kết hợp thành vợ chồng… Thời gian bỗng như dừng lại, để
hình ảnh trở thành bất diệt, nói lên cái cao cả của tình yêu, cái huyền
diệu của niềm tin… những thứ mà Việt Cộng muốn xoá bỏ để biến con người
thành gỗ đá. Một lúc lâu sao, bà Năm như sực tỉnh: - Để em soạn đồ ra. Rồi
bà bước lại bàn mở hai túi vải. Ông Năm đốt điếu thuốc, khói thuốc lâng
lâng nhẹ. Ông ngồi cạnh giường nhìn vợ soạn đồ bằng đôi bàn tay xạm
nắng với những đường gân nổi lên ngoằn ngoèo. Đôi bàn tay đã từng có
ngón tay thon dài khéo léo từ đường kim mũi chỉ… bây giờ là như vậy!
Ông thấy thương vợ vô cùng. Bà Năm soạn đồ ra để trên bàn: vài bộ quần
áo, mấy cái khăn lông, một cái mền nhỏ… Vừa làm bà vừa nói: - Có
bao nhiêu, em đem theo hết. Nói là đi chánh thức chớ không biết lúc nào
tụi nó bắt mình lại. Có nhiều người lên máy bay rồi mà còn bị lôi
xuống, không biết vì cớ gì. Rồi khi được thả ra là trắng tay. Bà lấy trong túi ra một khuôn hình, trao cho ông Năm: - Em đem hình ông già bà già qua để lâu lâu mình thắp một cây nhang. Ông
Năm nhìn hình cha mẹ, lòng bồi hồi xúc động. Hình này, hồi đó, để trên
bàn thờ nhà cũ. Nhà bị tịch thu, không hiểu bả làm sao lấy được để mang
qua đây? Ông đứng lên nhìn quanh, rồi treo khuôn hình lên cây đinh trên
tường đối diện. Có tiếng bà Năm nói: - Em có đem qua cho anh chai rượu nếp than nữa. Nhớ hồi đó anh ưa lắm. Ông
quay lại, cầm chai lên mở nút. Chưa đặt miệng chai lên mũi mà mùi rượu
ngọt ngào thơm phức tỏa ra thật nồng nàn.. Ông hít một hơi dài, đóng
nút lại, rồi nhìn chai rượu mà ứa nước mắt. Nỗi nhớ quê hương nằm sâu
trong tiềm thức, bây giờ, mùi rượu nếp than, màu rượu nếp than đã làm
bật dậy, vô cùng mãnh liệt. Ông tưởng chừng như vừa hưởi thấy mùi thơm
quê hương. Có mùi ngọt ngọt của lúa chín, có mùi nồng nồng của rơm của
rạ, có mùi hăng hăng của đống un đốt cạnh chuồng trâu chuồng bò… Ông
tưởng chừng như đang giữ trong tay một mảnh trời quen thuộc. Ở đó có
màu tím lờn lợt của hoa bằng lăng, có màu tím nâu nâu của vỏ măng cụt,
có màu tím học trò của trái mồng tơi, và những tà áo tím phất phơ theo
gió qua cầu, với những chiều tím quê ngoại, đứng ngẩn ngơ bên sông Vàm
Cỏ khi tuổi vừa mới lớn… Chao ơi! Ngần đó thứ, tưởng quên nhưng vẫn
nhớ. Ngần đó thứ bây giờ xa thật xa.. Xa, không phải vì cách biệt, mà
xa vì không còn thuộc về mình nữa!
Ông
Năm cầm chai lắc lắc, bột nếp than tím ngát dợn lên trong lòng chai.
Ông mở nút rót thẳng vào miệng một hớp. Chất rượu béo ngậy ngọt ngào
cay cay nhắc ông nhớ những quán nhậu ở Hóc Môn, những món thịt rừng ở
Biên Hoà, những con cá mú sữa kho tộ ở Vũng Tàu bãi sau bãi trước… Ông
ngậm lấy hớp rượu để nghe rõ chất rượu đang thấm vào nướu răn, đang
thấm vào các thớ thịt cổ, đang thấm lên nóc giọng, đang nồng lên mũi.
Ôi! Mùi vị quê hương là đây… ông không cầm được nước mắt!
Bà
Năm vẫn âm thầm soạn đồ đạc. Bà hiểu ông Năm lắm và nghe thương chồng
vô cùng. Tội nghiệp! Mười năm xa quê hương… Ông Năm vào phòng tắm rửa
mặt rồi ra chỉ chỗ cho vợ xếp quần áo. Xong ông bảo: - Anh đã làm sẵn mấy món ăn cho hai đứa. Để anh đem ra hâm. Em đặt bàn đi. Đồ đạc trong tủ búp phê đó.
Bà Năm nghi ngờ: - Anh mà làm bếp cái nỗi gì? Mua ở tiệm thì có. Ông Năm cười sảng khoái: - Em
lầm rồi! Bây giờ, anh làm cái gì cũng được hết. Nấu bếp, giặt đồ, làm
ménage … đủ thứ. Rồi em coi! À… đặt bàn em nhớ để một dĩa sâu cho món
súp légume và một dĩa trẹt cho món gà nấu rượu, nghe! Bà Năm mỉm cười, thấy chồng sung sướng mà
lòng cũng thênh thang trải rộng. Một lúc sau, hai vợ chồng ngồi vào bàn
ăn. Trên bàn cũng có hai cây nến. Cũng khăn trải bàn trắng phau, cũng
khăn ăn màu xám lợt, cũng dĩa trắng chạy chỉ vàng, cũng nĩa dao cán gỗ
có nét vẽ cong cong nhè nhẹ. Và không quên hai ly rượu có chân, đựng
chút rượu nếp than có màu tím đậm đà và hương thơm mời mọc. Ông vui vẻ: - Như vầy mới đúng là nuit de noces chứ, phải không em? Bà Năm nhìn chồng không nói, nhưng vành tai bỗng đỏ bừng. Bà nói lảng: - Súp ngon chớ! Anh học nấu ở đâu vậy? Ông để ngón tay trỏ lên môi, vẻ bí mật: - Hùm… Không nói đâu! Ông Tiên người Tàu chuyên nấu đồ Tây chỉ đó, dặn anh đừng nói cho ai biết! Rồi cả hai cùng cười vì hình ảnh ngộ nghĩnh đó, cái cười hồn nhiên tìm lại sau mười năm xa nhau…
Bữa
ăn kéo dài bằng những chuyện kể cho nhau nghe, nhớ đâu kể đó, không
mạch lạc đầu đuôi, bởi vì trong thời gian mười năm có biết bao nhiêu sự
việc đã xảy ra làm sao mà nhớ cặn kẽ cái nào sau cái nào trước! Dọn dẹp
xong thì trời đã khuya. Hai vợ chồng chia nhau, bà nằm trên giường, ông
nằm trên nệm dưới đất. Tắt
đèn đã lâu mà hai người vẫn còn trằn trọc. Làm như còn thèm nói chuyện
với nhau nữa! Bóng tối dầy đặc vây quanh. Không khí trong nhà êm
êm mát mát. Mùi rượu nếp than và mùi thuốc lá Dunhill còn phản phất
thơm thơm. Bỗng bà Năm nghe một bàn tay của chồng đặt lên mình mình.
Toàn thân bà run lên nhè nhẹ. Hơi thở của bà bỗng trở nên phập phồng.
Một cảm giác dường như thật cũ, mà cũng dường như thật mới, dìu dịu
ngây ngây… Bà không biết nữa! Rồi, không tự chủ được, bà cầm bàn tay
chồng áp lên má, lên mũi, lên môi. Bàn tay này tưởng đã vĩnh viễn không
còn nhìn thấy, cầm lấy. Da thịt này tưởng đã vĩnh viễn không còn đụng
chạm sờ mó được. Mười năm… Mười năm… Nước mắt bỗng chảy dài xuống hai
bên tai, bà Năm thốt lên nho nhỏ: "Mình!" Chỉ có một âm đơn độc, nhưng
sao tiếng "mình" nói lên thật nhiều, diễn tả thật nhiều. Tiếng "mình"
mà mười năm nay ông Năm không còn nghe. Tiếng "mình" gợi lên tình nghĩa
vợ chồng, nỗi niềm chia xẻ. Tiếng "mình" cũng là tiếng nói của yêu
đương, của hài hoà sum họp. Và tiếng "mình" ở đây, trong hoàn cảnh này,
sao nghe thật mời mọc dâng hiến… Người đàn bà mười năm khổ hận đó, vợ
ông, cần được yêu thương thật nhiều để bù lại. Tiếng "mình" gọi nhỏ
trong đêm bỗng nghe tiếp nối… Bồi hồi xúc động, ông Năm chồm lên ôm lấy
vợ, hôn tràn lên tóc, lên má, lên môi. Ông nghe trong tay, thân xác gầy
còm của vợ run lên như đang cơn sốt. Và tai ông còn nghe những tiếng
"mình" đứt quãng ú ớ như tiếng nói trong chiêm bao…
Cuộc
tình của tuổi vào thu âm thầm như lá rụng bên ngoài nhưng cũng nồng nàn
ngọt lịm như hớp rượu nếp than cùng chia nhau khi nãy. Có mùa chớm thu
nào mà không thấy còn sót lại vài tia nắng hạ?
* Tôi
muốn câu chuyện này chấm dứt ở đây cho cuộc tình được đẹp như bài thơ,
được vuông tròn như trong tiểu thuyết. Nhưng trên thật tế không phải
như vậy. Bởi vì… Một tháng sau đó, bà Năm ngã bịnh, phải vào nằm nhà
thương. Bà bị ung thư phổi, ở thời kỳ chót. Bà đã giấu ông Năm lâu nay,
bây giờ bà mới cho biết: hồi còn ở Việt Nam, nhờ khám thấy ung thư nên
bà mới xin được chiếu khán xuất cảnh. "Nhà nước Cách Mạng vốn khoan
hồng nhân đạo, nên cho phép chị sang thăm chồng đấy! Chớ chị không nằm
trong diện được cứu xét nào cả. Rõ chưa?" Gã cán bộ trao giấy phép cho
bà Năm, mà nói như thật! Tụi nó dư biết rằng có giữ bà lại cũng chỉ tốn
gạo tốn khoai thêm vài tháng nữa và là một miệng ăn phi sản xuất, chẳng
lợi lộc gì cho "nhân dân". Thà tống đi gấp để khỏi phải chôn thêm một
người, chật đất!
Ông Năm đã ngồi bên giường vợ suốt thời gian
cuối cùng. Ông đã cầm bàn tay còn mang tỳ vết của mười năm gian khổ.
Ông đã ôm gương mặt phong trần chưa kịp đổi hồng sau mấy tuần sống đầy
hạnh phúc. Và cuối cùng, ông đã chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để
được cuốn tròn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…
Ông đã gục lên thân xác gầy khô, khóc với tất cả nước mắt còn lại.
Mùa thu đó, lá rụng thật nhiều.
Tiểu Tử
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Jan/2010 lúc 7:58pm
Hoàng Hạc Lâu (Quỳnh Giao)
Wednesday, January 27, 2010
|
|
| | javascript:openppl%28viewpict.asp?hl=Ch%C3%A2n%20dung%20thi%20s%C4%A9%20V%C5%A9%20Ho%C3%A0ng%20Ch%C6%B0%C6%A1ng.%20%28H%C3%ACnh:%20T%C3%A0i%20li%E1%BB%87u%29&fn=http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/107495-big_VHNT-VuHoangChuong.jpg,0,0,460,480%29">
Chân dung thi sĩ Vũ Hoàng Chương. (Hình: Tài liệu)
javascript:openppl%28viewpict.asp?hl=Th%E1%BB%A7%20b%C3%BAt%20b%E1%BA%A3n%20d%E1%BB%8Bch%20%E2%80%98Ho%C3%A0ng%20H%E1%BA%A1c%20L%C3%A2u%E2%80%99%20c%E1%BB%A7a%20V%C5%A9%20Ho%C3%A0ng%20Ch%C6%B0%C6%A1ng.%20%28H%C3%ACnh:%20T%C3%A0i%20li%E1%BB%87u%29&fn=http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/107495-big_VHNT-VuHoangChuong-02.jpg,0,0,460,480%29">
Thủ bút bản dịch ‘Hoàng Hạc Lâu’ của Vũ Hoàng Chương. (Hình: Tài liệu)
|
|
Quỳnh Giao
Sinh
tiền, Vũ Hoàng Chương là thày dạy Việt văn của Cung Tiến. Ông sinh năm
1916, trước người nhạc sĩ tên tuổi này 22 năm. Nhưng với thói quen
khoáng đạt của một nhà thơ, ông không hề câu nệ, vẫn coi Cung Tiến như
người bạn vong niên hơn là một đứa học trò.
Có
lần ông nói đùa. Rằng Cung Tiến phổ thơ biết bao người mà chưa từng phổ
thơ Vũ Hoàng Chương! Cung Tiến không quên điều ấy nhưng biến cố 1975 đã
ụp trên cả nước và người nhạc sĩ thì lưu vong ra ngoài, còn nhà thơ kẹt
lại ở bên trong với những Mai Thảo, Phạm Ðình Chương, Thanh Tâm Tuyền,
Phạm Xuân Ninh, Phan Lạc Phúc, v.v....
Trong
nỗi bi phẫn về cảnh bạn bè tán lạc, Vũ Hoàng Chương đã cảm dịch bài thơ
Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu, rồi nhờ bạn bè chuyển được ra
ngoài, đến tay Cung Tiến khi ấy còn ở Canberra bên Úc... Thôi Hiệu là
nhà thơ khét tiếng thời Thịnh Ðường vào đầu thế kỷ thứ tám. Bài thơ của
ông khiến một người như Lý Bạch còn nghẹn lời không dám viết về lầu
Hoàng Hạc nữa và được Kim Thánh Thán ngợi ca là “bút pháp tuyệt kỳ, tác
phẩm đệ nhất cổ kim trong thơ Luật”.
Ðấy
cũng là bài được người mình dịch sang Việt ngữ nhiều nhất. Có người đếm
ra hơn bốn trăm bản dịch khác nhau, từ Tản Ðà, Ngô Tất Tố đến Trần
Trọng Kim, Trần Trọng San, Nguyễn Ðức Hiển, v.v... Với Cung Tiến và
nhiều bằng hữu thì bài cảm dịch của Vũ Hoàng Chương là một sự tuyệt mỹ
vì tâm cảnh mọi người vào lúc đó.
Từ
bên ngoài, nhận được bản dịch, Cung Tiến nhớ thầy, nhớ bạn và nhớ lại
cung cảnh xa xưa nên đã xuất thần phổ nhạc rất nhanh và tìm cách gửi về
ngay năm sau. Nhưng không kịp nữa. Vũ Hoàng Chương bị cầm tù và bị kiệt
sức mới được thả ra và tạ thế sau đó năm ngày nên không bao giờ được
nghe ca khúc này. Bây giờ nhớ lại thì xin ghi bài cảm dịch của ông để
chúng ta khỏi quên và cùng thưởng thức:
“Xưa hạc vàng bay vút bóng người
Ðây lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống nào quê quán
Ðừng giục cơn sầu nữa, sóng ơi...”
Khi còn sống, ông Nguyễn Ðức Hiển tại Houston Texas
cho rằng bản dịch Vũ Hoàng Chương “còn hay hơn nguyên bản, mà nguyên
bản vốn đã hay tót vời”. Ông Hiển có thể nói không ngoa vì bản thân đã
dịch đi dịch lại mười mấy lần bài thơ của Thôi Hiệu! Ông còn dụng công
so sánh hai câu thực của nguyên bản, gồm sáu thanh trắc liên tiếp:
“Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du”
Với câu “thực” do Vũ Hoàng Chương để lại mà ông cho là ảo diệu hơn:
“Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời...”
Khi
đọc lại, làm sao mình không ngậm ngùi với những chữ tuyệt diệu như
“vút” bóng người, hay chút “thơm” rơi...? Và câu kết, “Ðừng giục cơn
sầu nữa, sóng ơi!”, nghe thê thiết hơn vần lục bát của Tản Ðà:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!”
Cung
Tiến đưa Hoàng Hạc Lâu vào nhạc với phần hòa âm soạn cho dương cầm và
viết trên cung Ré giáng Trưởng, nhịp 4/4 chậm rãi tha thiết - andantino
- và ý nhị. Piano mở đầu bằng hai ô nhịp, hai mesures, viết lối Arpège
chùm hai nốt, thánh thót, êm đềm. Rồi lời ca cất lên bồi hồi day dứt
như một truyện kể, mà dùng phép tả cảnh để tả tình:
“Xưa hạc vàng bay vút bóng người...
Ðây lầu Hoàng Hạc chút (ứ ư ) thơm rơi...”
Ðàn
piano lại rải, nghe như tiếng chim hót, và cứ thế ca khúc dẫn người
nghe vào một bức tranh cổ, với cánh hạc vàng ẩn hiện sau vầng mây bạc
có nắng chiếu, có cây bến Hán Dương u buồn và cỏ bờ Anh Vũ vắng vẻ,
chẳng còn ai chơi...
Ðoạn nhạc chuyển tiếp nỉ non đan lượn những ngậm ngùi rồi chợt mở ra tâm sự kẻ tư hương, nhớ quê, nhớ bạn...
“Gần xa chiều xuống nào quê quán
Ðừng giục cơn sầu nữa (ư ứ), sóng (à à) ơi...”
Rồi đàn lại buông arpège hai nốt nhẹ nhàng, lãng đãng chìm khuất, mơ hồ như cánh hạc vàng tan trong khói sóng...
Toàn
bài, Cung Tiến dùng âm giai ngũ cung đầy chất Ðông phương với nét nhạc
thanh thản, nhuốm vẻ Lão Trang và phảng phất giai điệu Claude Debussy
trong bài “Clair de Lune”. Cung Tiến rất chuộng Debussy khi nhạc sĩ
người Pháp này khám phá nhạc Á Ðông vào đầu thế kỷ trước. Debussy cũng
dùng hợp âm ngũ cung và cũng lấy “Arpège” rải tay trái và đưa ra một
hợp âm lạ tai mà hài hòa êm ái....
Bài
“Hoàng Hạc Lâu” là viên ngọc quý của thơ Ðường. Bản dịch Vũ Hoàng
Chương là bài chuyển ngữ mang tâm sự của một thi hào trong hoàn cảnh bi
đát của đất nước. Ca khúc Cung Tiến là sự kết hợp lạ kỳ của tình cảm và
nhạc thuật để nối liền ngần ấy nét đẹp của thơ, của nhạc. Ðiều hơi tiếc
là ít người biết hoặc trình bày ca khúc trác tuyệt này để đời sau còn
nhớ Vũ Hoàng Chương và dòng nhạc quý phái của miền Nam chúng ta khi
mình đã mất hết...
Lần
cuối mà miền Nam tự do có buổi sinh hoạt để vinh danh Vũ Hoàng Chương
là vào Tháng Ba năm 1975, tại phòng trà của Khánh Ly, do Mai Thảo và
Thanh Tâm Tuyền tổ chức. Ðã 35 năm tròn rồi. Sau đó là cảnh chia ly tan
tác. “Vàng tung cánh hạc”... như ánh chớp chợt lóe rồi vụt tắt.
Dư âm còn lại là tiếng nhạc lãng đãng trong chiều tà. Sau đấy là cõi tối đen của thơ và nhạc...
|
|
http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=357457&ChannelID=450
Mời cả nhà vào link dưới đọc thêm về tác phẫm Hoàng Hạc Lầu (đọc cho vui ! ... VUI ! )
http://mocay.org/forum/viewtopic.php?f=51&t=416&p=3704&sid=88fa5d07ac1b55ea86e04eb4f9d4e7cd#p3704
------------- mk
|
Người gởi: SaoMai
Ngày gởi: 01/Feb/2010 lúc 11:55pm
MAY MÀ BÀ ĐÃ KHÔNG CÒN NGHE ĐƯỢC NỮA !!!
Bà có hai con trai đã ra riêng, xem ra bà cưng dâu út hơn. Nó giàu, hay quà cáp, mỗi lần về thăm, đi xe hơi, lại giúi cho bà bạc triệu, khiến bà mát ruôt, nở mặt, nở mày với hàng xóm láng giềng. Bà thường thở vắn, than dài thương cho thằng cả "cái thằng thiệt là dại dột, cưới nhầm con vợ chẳng có chút hồi môn đem về nhà chồng, chỉ được cái chữ nghĩa, mà chữ nghĩa làm gì chứ học cho lắm tắm cũng ở truồng" ...
Giáp Tết, nghe tin bà hấp hối, dâu cả chạy về ... ngày đêm túc trưc. Bà bị suy thận, thận đã hư không còn hoạt động được nữa, nên bà bị suy hô hấp nặng, cứ ngạt thở dần dần ... , Cô dâu cả lúc thì đỡ bà lên cho bà thở, lúc thì lau nước ói từ miệng bà khạc ra nào đờm, nào máu lẫn vào nhau trong đó, lúc lại bóp chân, bóp tay cho bà ... cô chỉ dám rời bà một chút khi phải ăn miếng cơm ... rồi lại ngồi một bên mà chăm sóc .
Người ra, kẻ vào chuẩn bị hậu sự ngày càng tấp nập ... nhưng con dâu Út vẫn chưa thấy về ... nghe đâu đang mùa bán Tết, không thể bỏ hàng họ .
Sau hai ngày, chiều tối hôm đó, bà bỗng tỉnh táo hẳn, bà đòi tắm, đòi thay đồ đẹp, giao lại chìa khóa, tiền bạc trong túi cho ông, rồi kêu tên mấy đứa con, kêu tên dâu Út, nhưng dường như bà không thấy con dâu cả đang chăm sóc cho bà ... Cô đang khẽ khàng đỡ cho bà nằm xuống ...
Khuya ... mọi người tản ra ngủ, một mình cô vẫn ngồi im lìm theo dõi từng hơi thở của bà ... đột nhiên, cô thấy bà "ngáp ngáp" ... biết đã đến lúc, cô chạy kêu mọi người dậy ... rồi quay lại bên bà ... kịp thấy bà thở hắt ra một hơi cuối cùng ... cô sửa cho bà nằm ngay ngắn lại, vuốt mặt bà ... Lúc này, mọi người trong nhà mới tỉnh ngủ lục đục bước vào ... thì đâu đó đã xong xuôi ... bà đã nhắm mắt, xuôi tay rồi ...
Đám tang nơi vườn quê, diễn ra tưng bừng, náo nhiệt ... người đến viếng cũng có, người không quen tự dưng ghé vào ăn bát cơm, ăn bữa cháo đêm cũng có ... Từ lúc lo cho bà được sạch sẽ, nằm yên ấm trong áo quan rồi, cô đầu tắt, mặt tối lo trong ngoài, trên dưới ... Bỏ được công việc, cô lại lên ngồi một bên áo quan lúc khơi dĩa tim đèn, lúc thay mấy bình hoa héo, lúc châm thêm trà nước cho bàn dong ...
Trước giờ động quan, cô dâu út chạy vào, chẳng mặc lấy bộ đồ tang, chỉ đến trước bàn thờ bà để lên đó một bao thơ đựng năm chục ngàn đổng ... lạy bà ba lạy, rồi phân bua "dầu gì má cũng chết rồi, mấy ngày này bán đắt, bỏ uổng, mà tang chế vào người, nặng vía, làm sao buôn bán". Nói xong dâu út quày quả chạy về bỏ hàng lâu không tiện ...
Ông đến trước quan tài, nhìn di ảnh bà qua làn khói hương, lẩm bẩm
" May mà bà đã không còn nghe được nữa !!!"
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Feb/2010 lúc 1:27am
EM ! CÓ BAO GIỜ EM TRỞ LẠI CAM LY ! Hướng về ngày giỗ thứ 37 của anh Lê Hồ Hải ( K1 CTKD Đà Lạt ) với tất cả tấm lòng :Thành kình, yêu quý và tiếc thương vô hạn.của em. NTM
“ Nước Non nặng một lời thề, Nước đi… đi mãi … không về cùng Non “ ( Tản Đà – Thề Non Nước)
Năm học ( 1972 - 1973) khai giảng được một tháng thì tôi bỗng nhận được
thư của anh LHH .Thật ngạc nhiên vì không biết từ đâu mà anh có được
địa chỉ trường tôi đang dạy học để gửi lá thư này ?.. Trong thư , phần
lớn chỉ là những câu nghi vấn. Thế nhưng cũng chẳng có được hồi âm. Vũng Tàu, ngày…… tháng 10 năm 1972 TM thân mến, …………………………………………………………………………………………….. Lâu lắm rồi anh mới biết được một chút tin tức về em. Dạo này em ra sao ? Có khỏe không ?
Anh hiện làm việc tại Vũng Tàu. Công việc của anh ở đây rất nhàn. Nhiều
lúc rỗi rảnh đến mức trống trải , anh cũng không biết phải làm gì ? ………………………………….. Đà Lạt bây giờ đã có gì thay đổi chưa ? Em dạy học có vui không ? Học trò và đồng nghiệp chắc rất thương cô giáo? Đi dạy học xa , em vất vả lắm không ?... Khi nào rảnh em về Vũng Tàu chơi , anh bao em tắm biển khỏi trả tiền… ………………………………………………………………………….. Em nhớ giữ gìn sức khỏe. Rất mong nhận được thư em và gặp lại em ở Vũng Tàu. Thân mến Anh L.H.H. TB: Em ! Có bao giờ em trở lại Cam Ly!
“ Em ! Có bao giờ em trở lại Cam Ly! “ Câu hỏi nằm trong phần “Tái bút”
. Với tôi , khi đọc những dòng thư ấy, Thác Cam Ly.chỉ là một vùng
trắng xóa , mênh mông, mơ hồ, còn nằm đâu đó xa lơ, xa lắc trong ký ức
của tôi.
Cam Ly là một con thác nằm trong lòng thành phố Đà Lạt
vậy mà kể từ ngày ấy cho mãi đến lúc nhận được lá thư này của anh, tôi
vẫn chưa hề đặt chân trở lại. Thật lòng, tôi cũng không biết hiện nó ra
sao ? Có phải vì công việc cuốn hút nên tôi không kịp có thời gian để
gọi ký ức trở về hay tự nó, Cam Ly vốn là một thác nước đổ xuôi kéo
tuột đi tất cả những kỷ niệm xưa về một hạ nguồn nào đó khuất lấp , xa
xăm …?
Rồi tháng 02 năm 1973 tôi nhận được tin anh qua đời vì một tai nạn giao thông.
]Và cũng phải đến hơn 36 năm sau , kể từ ngày anh H mất, những thăng
trầm của cuộc đời đã tạm lắng, tâm hồn thật yên định, tôi mới hiểu được
phần TB của lá thư : “ Em ! Có bao giờ em trở lại Cam Ly! “ không phải
là câu hỏi mà là một thông điệp anh muốn nhắn gửi cho tôi. Ba mươi sáu
năm để giải mã một thông điệp mà người gửi đã không còn nữa thì độ
chính xác có gì là quan trọng ? Chỉ cần mãi mãi vẫn nghĩ về nhau bằng
cả cái tâm lẫn cái tình của một thời thắm thiết ! Và cái tâm , cái tình
ấy mãi đến hôm nay mới được giãi bày,.không biết có phải là đã quá muộn
hay không ?
Khi tôi đặt bút viết những dòng này thì đã 44 năm
trôi qua. Vậy mà kỷ niệm về thác Cam Ly hiện về vẫn rõ mồn một như mới
hôm qua. Chuyện cũng thật giản dị, bình thường như chuyện tình của biết
bao đôi lứa yêu nhau thuở còn mười tám, đôi mươi.: Qua anh N T
Nh chúng tôi quen nhau khi các anh mới vào năm I CTKD…Rồi năm 1966 các
anh lên năm III ,tôi mới là nữ sinh Đệ Nhất BTX..
Năm 1966
ấy, Đà Lạt cũng thật lạ, đã vào tháng 12 sao vẫn còn mưa.? Không phải
là mưa lất phất, mà là mưa tầm tã; những hạt mưa không như bụi theo gió
bay bay mà trở thành những dòng nước tuôn xối xả! Gió cũng không mang
vẻ điệu đàng khẽ lay tà áo đủ vương nhẹ gót chân mà là gió từng cơn,
lồng lộng. Hai giờ trưa, đường phố thật vắng lặng . Thỉnh thoảng chỉ có
vài chiếc xe hơi lướt nhanh bắn nước tung tóe lên cả lề đường
Có giờ học buổi chiều. Mưa to thế nhưng tôi cũng không dám ở nhà. Hấp
tấp ôm cặp, che dù bước vội trong mưa. Đến ngã ba chùa Linh Sơn, đã
thấy anh H đứng núp mưa ở dưới một mái hiên nhìn tôi đi tới và đón tôi
với nụ cười rạng rỡ: -Hôm nay nghỉ học đi em ! Đi với anh ! -Đi đâu ạ! -Thì… đi…chơi ! Mình đi thác Cam Ly!
Tôi ngạc nhiên nhìn anh . Chưa bao giờ tôi có thể nghĩ ra được là anh
lại chọn địa điểm đó trong một ngày mưa tầm tã để rủ tôi trốn học đi
chơi? Tôi ngần ngai: -Thôi anh ! Em sợ ba mẹ biết lắm ! Anh nhìn tôi khẩn khoản: -Nghỉ hôm nay thôi! Làm sao ba mẹ biết được! Mình đi nghe!
Mưa vẫn nặng hạt ! Đường vẫn vắng ! Anh và tôi chung chiếc ô xanh đi
sát vào nhau , mặc cho những giọt mưa xối xả tràn trên đỉnh ô, theo gió
tạt mạnh vào người. Cứ thế chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau trong mưa to,
gió buốt… Đến Cam Ly thì mưa cũng bắt đầu nhẹ hạt.
Anh dắt tôi ra đứng sát bờ suối lặng ngắm toàn cảnh con thác nghiêng
nghiêng chạy dài . Nơi đây thật tĩnh mịch, hoang vắng , tiếng nước ầm
ầm đổ xuôi trên những tảng đá men theo triền dốc. Rừng thông trải dài
tưởng chừng như vô tận , sẫm đen chìm trong màn mưa trắng đục, mờ ảo.
Cả không gian bao la là một màu xám bạc. Trên những ngọn thông, không
biết hơi nước, hay sương khói cứ lửng lơ, lãng đãng , mơ màng , ngỡ như
mình đang lạc vào một thế giới nào xa xôi , hoang vu lắm ! Đứng dưới
chân con thác, giữa cảnh trời nước bàng bạc mênh mông ấy con người thật
nhỏ bé, bơ vơ …
Anh chỉ về phía trước: - Em coi kìa ! Đâu phải chỉ có hai đứa mình lội mưa đến đây.
Thật vậy, cũng có mấy cặp đang đứng nhìn dòng thác cuồn cuộn chảy từ
thượng nguồn tràn qua những mỏm đá , bọt tung trắng xóa . Trên những
mỏm đá ấy , rất nhiều tên hai người được viết ghép vào nhau, lồng trong
hình trái tim màu dỏ thắm.
Tôi tự hỏi : “ Không biết tại sao
họ lại dùng sơn đỏ để viết tên nhau ? Vì đá trắng, sơn đỏ dễ thấy hay
màu đỏ là màu của thủy chung son sắt ? “ -Mình quên mang sơn rồi em
! Nếu có sơn , anh sẽ leo lên tảng đá cao nhất để viết tên hai đứa
mình. Có như vậy mới không sợ nước chảy làm trôi đi. Nhìn sâu vào mắt tôi, anh thì thầm:
-Nhưng thôi! Có một chỗ mà khi ghi vào thì không bao giờ phai được .Em
biết ở đâu không? Đó là nơi sâu kín nhất của trái tim mình. Với anh
những gì đã ghi khắc trong tim thì không bao giờ phai được. Nhất là nó
được ghi khắc từ thuở ban đầu .
Tôi tủm tỉm cười, chợt nhớ
những dòng chữ chân tình ghi phía sau tấm chân dung nhỏ xíu anh đề tặng
tôi ngày mới quen nhau “ Thương mến trao TM, ngươi con gái đầu tiên
khiến H phải suy nghĩ nhiều “. Thấy tôi cười, anh nhìn tôi dò hỏi: -Sao em lại cười?
Tôi chỉ lắc đầu. Cũng lạ ! Hình như chúng tôi rất ít khi đối thoại với
nhau .Mà anh cũng tài thật, chỉ nhìn mắt tôi mà như nghe được cả mọi
ngôn từ!
Tôi đứng nhìn dòng nước chảy xiết mang theo những cánh
hoa, chiếc lá mà gió mưa làm rơi rụng .Cùng bị nước cuốn đi chung một
hướng, nhưng hoa chìm lấp ở dưới đáy sâu , còn lá lại trôi dạt, nổi
chìm theo con nước đổ xuôi. Thế là đôi ngả đôi ta! Dòng nước có phải là
dòng đời ? Con người có như hoa, lá kia không? -Em đang nghĩ gì vậy? -Dạ không. Có gì đâu anh.
Mưa đã tạnh .
Nước vẫn cuồn cuộn đổ ào ào xuống lòng suối , con thác tung bọt trắng
xóa lên cao, nước tràn mênh mông . Trên đồi , rừng cây vẫn chìm trong
màn sương mờ mờ trắng đục. Không gian chúng tôi đang hiện diện sao mông
lung, huyền ảo quá ! Cứ như thực! Cứ như mơ! -Mình về thôi em!
Con dường về nhà vẫn còn loáng ướt nước mưa, tôi có cảm giác như nó
cũng dài hơn. Hai chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau tư lự, lòng chùng
xuống. Kể từ khi quen nhau đây là lần đầu tiên chúng tôi đi chơi với
nhau. Mà sao lòng lại chẳng vui?
Và “tình yêu”của chúng tôi
cũng tan nhanh như cơn mưa theo cơn gió bay đi. Không phải lỗi tại ai .
Mà nếu có thì cũng do một phần tôi còn quá trẻ con, khiến anh phải hồ
nghi tôi vẫn còn lãng đãng, mơ hồ chưa hoàn toàn thuộc hẳn về anh.
Nhưng lý do quan trọng hơn là chúng tôi không thể vượt qua những cách
trở. Chia tay nhau thật nhẹ nhàng. Có buồn, có tiếc nhưng vẫn giữ mãi
những ấn tượng tốt đẹp về nhau.
Rồi anh ra trường, về Sài Gòn
học cao học, tôi cũng đang học Văn Khoa và Sư Phạm... Chúng tôi mỗi
người đều có một hướng đi riêng. Chuyện cũ đã ngủ yên và trở thành quá
khứ.
Khoảng tháng 3 năm 1970, anh H từ Sài Gòn lên Đà Lạt tìm
tôi vì : “Anh rất nhớ Đà Lạt! “, “Chỉ Đà Lạt mới có kỷ niệm thôi !Còn
có nơi nào nữa đâu!”, “Mình tiếp tục liên lạc với nhau đi em !” và “
Anh viết thư cho em được không?” Về Sài Gòn anh viết thư cho tôi rất đều đặn , tuần nào tôi cũng nhận được thư anh.. Lá thư tôi nhận được vào tháng 7 năm 1970, anh viết : “ Công việc nhiều, anh không lên Đà Lạt được, em cố gắng về Sài Gòn, anh có rất nhiều chuyện muốn nói với em…”
Tôi về Sài Gòn gặp anh. Tối hôm đó anh chở tôi trên chiếc xe gắn máy,
nắm tay tôi lặng lẽ đi qua không biết bao nhiêu con đường vắng . Mãi
lâu lắm, anh mới lên tiếng, vẫn nắm chặt tay tôi : -Em ! Anh sắp cưới vợ rồi ! -Dạ, vâng.! -Vợ anh cũng tên M, bằng tuổi em. Anh quen khi đi làm. -Dạ, vâng.! -Gia đình muốn anh kết hôn sớm.. -Dạ, vâng !
Anh chỉ nói có bốn câu, chưa đầy 30 giây vậy mà trong thư lại nói : “,
em cố gắng về Sài Gòn, anh có rất nhiều chuyện muốn nói với em…” . Tôi
cũng chỉ im lặng, không biết phải nói gì với anh lúc ấy.
Vẫn
lặng lẽ , anh nắm tay tôi , trên chiếc xe gắn máy, chúng tôi lại tiếp
tục đi qua biết bao nhiêu con đường vắng khác. … -Em ! Khuya rồi, anh đưa em về nghe! -Dạ! Vâng!
Tới nhà tôi, anh để xe ngoài đường , vẫn nắm tay tôi đưa vào đến tận
cửa. Chúng tôi không ai lên tiếng, đứng sát vào nhau rất lâu . Bao giờ
chúng tôi ở bên nhau cũng thế! Chỉ yên lặng . Anh nhìn tôi vẫn với ánh
mắt đăm đắm, thiết tha, nồng nàn , ẩn chứa nỗi u uẩn sâu xa như những
buổi chiều chúng tôi ngồi bên nhau trong căn gác trọ của anh , lắng
nghe từng giọt thời gian rơi trong khoảng không tĩnh mịch , và nhìn
những tia nắng buổi chiều cứ nhích dần qua khung cửa nhỏ. Còn anh,
không biết anh đã đọc được những gì từ sâu thẳm trái tim trong đáy mắt
của tôi?
Nhưng cũng trong giây phút ấy, tôi bỗng chợt thấy có một mảnh vỡ của trái tim anh đã rơi xuống hồn tôi !
Tôi bâng khuâng chợt nhận ra : “ Hình như khi yêu nhau chân thật , nếu
có xa nhau mà trong lòng mỗi người vẫn nghĩ về nhau với tất cả những gì
đẹp đẽ trong sáng nhất thì cách nhìn ấy sẽ không bao giờ thay đổi. Bởi
lẽ, nó đâu phải nhìn bằng mắt mà nhìn bằng cả trái tim đầy ắp thương
yêu, nhung nhớ! Đặc biệt nó lại từ trái tim với những rung động vụng
về, mong manh của buổi ban đầu thơ trẻ.. Chúng tôi cứ đứng như thế lâu
lắm, đến khi có tiếng cười nói rất to ở trên lầu căn nhà đối diện vọng
sang, anh mới như choàng tỉnh, xiết chặt tay tôi : -Anh về nghe! Chúc em ngủ ngon! Em vào nhà trước đi! -Dạ! Vâng ! Anh về ạ!
Nói vậy nhưng tôi vẫn nhìn theo anh ra tới chỗ đậu xe. Dáng đi quen
thuộc , người anh đổ về phía trước như úp cả lên chiếc bóng của mình mà
ánh đèn đường rọi xuống. Có bao giờ nghĩ được rằng đây là lần
cuối cùng bên nhau để rồi sau đó “ nghìn trùng xa cách “? . Ai có thể
ngờ lần tạm biệt này lại trở thành vĩnh biệt?
Thời gian trôi…
Từng bước, từng bước đi nhẹ nhàng của nó đã phủ lên lòng người những
vết bụi vô hình nhưng chắc hẳn cũng đủ lấp đi mọi vấn vương, khắc khoải
để vui với cuộc sống mình đang hiện có . Năm 1971, tôi ra trường , đi
dạy, vui vì học trò; ấm áp vì tình đồng nghiệp, bạn bè ; bận bịu vì
chút chuyện riêng tư; lo lắng vì anh và em trai đang khoác áo lính ở
ngoài chiến trận xa xôi; thương ba mẹ tuối cũng đã cao mà đàn em thì
vẫn còn thơ dại…. không còn tâm trí để nhớ về những gì xưa cũ.
Đầu năm 1972. sau khi mãn khóa Thủ Đức, anh lại lên Đà lạt tìm tôi,
nhưng lúc ấy tôi đi dạy ở xa nên không gặp. Chỉ biết được do một người
quen nhắn lại. Tôi băn khoăn: “Anh lên Đà Lạt tìm tôi có việc gì không
nhỉ ?”
. Tháng 02/1973 được tin anh qua đời vì một tai nạn giao
thông trên đường từ Vũng Tàu về Sài Gòn do Thanh Hương - một đồng
nghiệp cùng trường báo tin (Thật vô tâm, tôi cũng quên hỏi vì sao Hương
biết được mối quan hệ giữa tôi với anh LHH ?).
Rồi giải phóng
Miền Nam, giáo viên cũ ở lại trường không còn được mấy người. Thanh
Hương và tôi lại trở nên đôi bạn thân thiết. Cũng thật lạ ! Cùng dạy
học chung với nhau gần 9 năm trời mà mãi đến đầu năm 1980 trong một lần
nói chuyện, Hương mới cho tôi biết Hương là em họ của anh LHH, mẹ anh H
là chị của ba Hương .( Tôi bỗng chợt nhớ hôm có thư của anh H, chính
Hương đã nhắc tôi: “ M có thư trong văn phòng đó! Vào nhận thư đi!”.
Khi vào phòng giáo viên đọc thư, Hương ngồi ở bàn đối diện chăm chú
nhìn tôi dò xét. Lúc ấy tôi cũng cảm thấy ở Hương có cái gì là lạ,
nhưng rồi lại quên đi.)
Qua Hương, tôi được biết những ngày
tháng cuối đời, anh H đã trải qua không ít chuyện buồn. Tôi vẫn nghĩ
anh là người may mắn và luôn mong nỏi hạnh phúc sẽ đến với anh. Hóa ra
người may mắn đâu phải đã là người hạnh phúc??? (cũng vẫn vô tâm - tôi
lại quên hỏi vì sao Hương biết chuyện giữa tôi và anh LHH ?.). Sau đó,
tôi chuyển lên Đà Lạt, còn Thanh Hương bỏ trường về Sai Gòn rồi cùng
gia đình sang Mỹ.
Về Đà Lạt từ năm 1980 , thỉnh thoảng vẫn gặp
chi Bích (dì của anh H ) nhưng cách đây mấy tháng tôi mới có dịp nói
chuyện nhiều với chị trong một lần gặp nhau ở chợ. Chị vẫn nhìn tôi
bằng ánh mắt yêu thương như ngày tôi còn quen thân với anh H: - H
nó dễ thương lắm em! Rất có hiếu. Lúc nào cũng lo cho gia đình! Nó đùa
giỡn ở đâu chứ về nhà với các em lại rất nghiêm! … -Dạ, em biết anh H là người rất tốt. Tự nhiên tôi lại hỏi chị :
-Chị ơi! Thư từ hình ảnh cũ, hồi đó em gửi trả anh H, dặn anh đốt đi
đùng giữ lại, ảnh hưởng không tốt đến hạnh phúc gia đình, anh H có đốt
không chị ? -Không! H vẫn giữ nguyên !. Sao em không cất làm kỷ niệm trả cho nó làm gì? -Dạ, em muốn anh H quên hết chuyện cũ đi . Đừng vấn vương gì em nữa. Chị ngậm ngùi: -Giờ thì đâu còn nữa ! Chị có giữ tấm hình ngày H ra trường chụp chung với chị và Trang , hay là em… Tôi lắc đầu cắt ngang lời chị: -Thôi chị ạ!
Bỗng nhớ lại lời anh ngày nào bên dòng thác Cam Ly : “.Có một chỗ mà
khi ghi vào thì không bao giờ phai được … Đó là nơi sâu kín nhất của
trái tim mình ? Với anh những gì đã ghi khắc trong tim thì không bao
giờ phai được. Nhất là nó được ghi khắc từ thuở ban đầu.” . Rồi lại
thầm nghĩ “ Đã biết như thế sao anh còn lưu giữ những kỷ vật ấy làm gì?
Sao đến mãi tận bây giờ tôi mới cảm nhận hết được tình ý của anh ? Và
sao cũng mãi đến tận bây giờ tôi mới hiểu được nỗi lòng của chính bản
thân mình ?. Như thế có phải đã quá muộn màng ?” Chợt chị hỏi tôi: -Hai đứa chia tay, lỗi tại ai? -Dạ lỗi do em. -Vì sao vậy? Tôi nắm tay chị cười:
-Thôi, chuyện qua đã lâu rồi chị! Em và anh H “ Có duyên gặp gỡ nhưng
không có nợ gối chăn”. Không nợ nần gì nhau là quý rồi phải không chị? Cứ nghĩ nói thế cho qua, ai ngờ chi lại trách : -Vậy là tại em mà chị đẫ mất đi một người cháu !. Nghe chị nói , tôi ngẩn người, lòng trĩu nặng ưu tư: “ Không biết mình đã làm gì nên tội? “
Kể từ ngày ấy , thông điệp “ Em! Có bao giờ em trở lại Cam Ly !“ của
anh đã khiến tôi phải bận lòng suy nghĩ : Thường khi còn trẻ, người ta
hay hướng về tương lai với những ước mơ, hoài bão thật đẹp đẽ cho bản
thân và cho cuộc sống hạnh phúc gia đình. Còn việc nhìn về quá khứ,
tiếc nhớ cái xa xưa chỉ dành cho người khi đã bước vào thời kỳ bóng xế.
Nhưng tại sao anh lại cứ vấn vương , muốn níu giữ kỷ niệm như một người
tuổi đã xế chiều? Sao anh lại thế ? Có phải anh đã mơ hồ dự cảm mình sẽ
nhanh chóng rời cõi tạm để sớm trở về với cõi vĩnh hằng? Trước khi nhắm
mắt xuôi tay, trong lòng anh còn có gì uẩn ức ?
Giữa hai chúng
tôi có rất nhiều kỷ niêm, nhưng sao anh chỉ trăn trở mỗi thác Cam Ly ?
Có phải vì Cam Ly là điểm đến đầu tiên trong hành trình tình yêu ngắn
ngủi của chúng tôi ? Bỏi lẽ từ sau chuyến đi chơi này, chúng tôi mới có
những buối hẹn hò khác nữa . Để từ đó đã có những buổi chiều lặng yên
ngồi bên nhau trong căn gác trọ của anh , lắng nghe từng giọt thời gian
rơi trong khoảng không tĩnh mịch , nhìn những tia nắng chiều cứ nhích
dần qua khung cửa nhỏ.. Và anh luôn nhìn tôi với ánh mắt đăm đắm, thiết
tha, nồng nàn , ẩn chứa nỗi u uẩn sâu xa .
Có thể với anh,
những ngày tháng ấy tuy không được bao nhiêu nhưng lại là những giây
phút hạnh phúc, êm đềm đẹp đẽ nhất của thời sinh viên áo trắng. Vì khi
đó tâm hồn còn vô tư , trong sáng, chưa bận tâm với cuộc sống cơm áo
gạo tiền, chưa phải lo toan, tính toán cho con đường công danh sự
nghiệp, cho tương lai của cuộc đời mình. Hay với anh , Cam Ly là lời
ước hẹn , là “ Lời Thề Non - Nước“ không trọn vẹn nên khiến anh cứ mãi
canh cánh bên lòng ? Nhưng tên chúng tôi cũng đâu có viết trên mỏm đá
cao bằng sơn đỏ thắm? Chúng tôi cũng đâu đứng trước Non – Nước để thề
nguyền, ước hẹn trăm năm.? Có chăng chỉ là sự bày tỏ nỗi lòng của anh
đối với một người mà một thời anh đã rất yêu thương!
Tuy vậy
, có một sự thật không thể phủ nhận được. Đó là, những đôi lứa yêu nhau
với mối tình đầu chân thành ,trong sáng, họ đã đi qua đời nhau dù thật
nhẹ như những bọt nước tung lên các mỏm đá ở thác Cam Ly. Thế nhưng, ai
dám bảo nước chảy mà đá lại không mòn . Điều đó có nghĩa là trái tim
non trẻ của họ khi đã chạm vào nhau cũng phải hao mòn đi một chút để
khắc vào đó những vết khứa mà thời gian không bao giờ phai nhòa đi được.
Phải mãi đến tận sau này tôi mới dành nhiều thời gian để nghĩ về anh
với nỗi xót xa, thương tiếc và mới thấy những cái tôi tưởng đã quên,
thật ra nó chỉ tạm nằm yên trong một góc khuất của tâm hồn. Những vật
kỷ niệm của chúng tôi ( thư từ, hình ảnh, nhật ký của anh… tràn đầy yêu
thương, nhung nhớ …) mà anh âm thầm ,thiết tha, nâng niu lưu giữ, xem
nó như một phần cuộc sống của mình , giờ cũng đã theo anh sang tận thế
giới bên kia , đã hoàn toàn thuộc về anh vĩnh viễn .
Đến tuổi
này, khi mà cùng với thời gian , biết bao cái cũng ra đi không bao giờ
trở lại : tuổi trẻ: hồn nhiên trong trẻo ; nét xuân tươi : tóc xanh,
mắt biếc, môi hồng , cùng những nghịch cảnh éo le, nỗi mất mát, tôi mới
chợt hiểu ra rằng : Thủy chung son sắt đâu cứ phải là được sống bên
nhau đến tận đầu bạc, răng long. Chỉ cần trong suốt cả cuộc đời mình
còn quan tâm, nghĩ về nhau với mong ước chân thành “ luôn được hạnh
phúc” thì đó mới là chiều sâu của lòng sắt son chung thủy ? Những ngày
còn hiện diện nơi cõi nhân gian anh có nghĩ như vậy không mà sao lại
nặng lòng với Cam Ly đến thế ?
Giờ đây, khi đã đi được hai
phần ba cuộc đời, cuộc chia tay với cõi tạm ngày một đến gần , tôi thấy
mình hiểu anh hơn và cảm nhận sâu sắc: kỷ niệm không bao giờ phai nhạt,
ra đi , trôi tuột theo năm tháng mà nó lại là sợi neo cứ buộc chặt mãi
vào cánh thuyền lòng , ngày càng bền vững hơn..Chỉ có nó mới dám đương
đầu, thách thức với thời gian, nghich cảnh để giữ mãi sắc màu thanh
xuân, bất tử. Vết khứa năm xưa của tôi , gần nửa thế kỷ trôi qua đã
không phai mờ mà đôi lúc còn trở nên nhức nhối, đau đớn một cách lạ
lùng.
Và cũng như anh ngày ấy, đến bây giờ tôi thấy mình nhớ
thương, gắn bó với kỷ niệm vô cùng . Chỉ có kỷ niệm mới thật sự là cái
tôi được quyền sở hữu, còn những người một thời yêu thương tôi, đã từ
bỏ tôi ra đi đến bến bờ cõi khác, để tôi đứng bơ vơ đơn độc ở cõi nhân
gian mà vọng tưởng biết có thuộc về tôi mãi mãi hay không???
Anh từ biệt cõi đời cũng đã 37 năm, nợ trần cũng đã trả xong từ rất sớm
để trở về cõi vô ưu, đầy an lạc . Thế nhưng, tôi không bao giờ chấp
nhận việc anh được sinh ra trên cõi đời rồi mất đi cứ như một hạt cát
vô danh giữa sa mạc rồi lặng lờ chìm vào trong lòng biển cả mênh mông
mà luôn mong mỏi anh phải được lưu dấu trên cõi nhân gian . Hình bóng
anh không chỉ mãi khắc sâu trong trái tim tôi mà còn phải được lưu lại
trong trái tim của biết bao nhiêu người khác nữa. Bởi vậy, dù muộn màng
tôi vẫn phải cố gắng viết nếu không hết thì cũng một phần nào những cảm
nhận của mình về anh - người mà một thời đã yêu hết lòng và cũng đã
sống hết lòng cho một tình yêu .Tôi biết, nếu không là lúc này thì cũng
có thể chẳng bao giờ được nữa…
.Hôm nay, gửi những lời này đến
anh ,chỉ còn biết nhờ gió mang đi và cũng chỉ với một khát khao cháy
bỏng “ Anh ! Hãy nhẹ lòng siêu thoát để còn giúp đõ nhau, khi mai này
hội ngộ ! ”.
Đà Lạt, ngày 04 tháng 02 năm 2010 NTM
Mời vào link này đọc tiếp "chuyện bên lề" mối tình đầu 44 năm về trước . mk
http://mocay.org/forum/viewtopic.php?f=130&t=2979
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Feb/2010 lúc 4:22pm
TÔI LÀ AI ? VIỆT HAY MỸ ?
Kim Thu
Có
phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người
thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu
hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm
thứ ba mươi của một người tị nạn.
Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi
sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose , hay khi đang đi du lịch thì
sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến
nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc
chắn nói, tôi là người Việt Nam , để cho họ không nhầm với người Trung
Hoa, Nhật, hay Phi.
Đúng, tôi ở
Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.
Trước
tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu
trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to
và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.
Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng,
nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ
nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng
Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp
phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị
chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe
cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.
Nhưng
khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa
bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo
tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là
một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà
Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.
Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì
tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn
lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.
Tôi ở
Mỹ tìm vềViệt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có
yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt
khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự
nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi,
chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị
không biết đâu.
Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ
cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai
cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ởViệt Nam
thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam
chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng
bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi,
tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi... nghĩ lại.
Tôi
đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức
tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người
tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than,
bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay
sao?
Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang
sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người
ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì
giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn
phận công dân.
Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa
thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra
mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê
mình, không phải nước mình.
Chẳng
có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là
mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa
tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné
Eden đứng trú mưa với nhau.
Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi
lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ
Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó
tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóngViệt Nam thật
mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ
diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình
đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam .
Lại
có những lần ởViệt Nam , tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau
bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình
cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai.
Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn
là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình,
nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.
Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp
đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là
"ấn tượng". Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát
âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe
không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng
chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.
Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi
trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng
hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình
giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!
So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ
Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được
học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt
rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”,
như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó
suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng
những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là
quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?
Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt
mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người
Việt mình không quen.
Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công
ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là
người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ
hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.
Tôi nhớ mấy năm trước có
lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn
minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ
nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi
khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì
cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và
không may, cụ bị Alzheimer.Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình
không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại
những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng
phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái than
cỏ bồng.
Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm
mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà
cũ ở Việt Nam , gặp bạn bè cũng gặp trên đường phốViệt Nam từ ngày rất
xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy
đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá
đỗi!
Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc
thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra
nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ
nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến
tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà
khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.
So sánh tôi với người bỏ làng ra
đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều.
Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước
khác.
Khi về đổi họ thay tên. Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng.(tmt)
Kim Thu Tùy bút
Trích từ Adelaide Tuần Báo
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Feb/2010 lúc 12:50am
http://vn.rd.yahoo.com/blog/mod/art_title/*http://vn.myblog.yahoo.com/anhvutran1963/article?mid=4002 - VẠT NẮNG SÂN CHÙA (SƯU TẦM)
Thư mục: http://vn.myblog.yahoo.com/anhvutran1963/index?l=f&id=7 - Bài sưu tầm |
Đăng ngày: 12:56 06-02-2010
http://images.google.com.vn/imgres?imgurl=http://i157.photobucket.com/albums/t43/meduse_2006/buddha-13.jpg&imgrefurl=http://tungthai.multiply.com/journal/item/61&usg=__E369l85bhv4VjOuODTQemnIH4vY=&h=575&w=900&sz=118&hl=vi&start=4&itbs=1&tbnid=Oy-g5_Q85bSLQM:&tbnh=93&tbnw=146&prev=/images%3Fq%3DNeten%2BRinpoche%26gbv%3D2%26hl%3Dvi%26sa%3DG">
http://images.google.com.vn/imgres?imgurl=http://www.vietnalanda.org/NetenChoklingR1.jpg&imgrefurl=http://www.vietnalanda.org/sidedeanmilarepa.html&usg=__VT5emsB7ELY2HP1K5EMMTg1GO78=&h=225&w=300&sz=21&hl=vi&start=7&itbs=1&tbnid=RxyLQc5sKZoqqM:&tbnh=87&tbnw=116&prev=/images%3Fq%3DNeten%2BRinpoche%26gbv%3D2%26hl%3Dvi%26sa%3DG">
Ngài Neten Rinpoche
Kính quý hữu, Luật của Nhà Phật là
mỗi khi đến giúp đỡ các thí chủ, luôn luôn cùng đi ít nhất 2 người, để
tránh trường hợp kẻ tu hành tâm vẫn còn xao động trước "đối cảnh" mà
không "vô tâm" được. Và lúc giảng kinh hay cần tiếp xúc với phái nữ,
không nên tiếp xúc một mình nơi vắng vẻ, để tránh "vạt nắng sân
chùa" nếu Đạo Hạnh các vị tỳ kheo chưa viên mãn.
Xa hơn nữa, Phật dặn không nên nhìn người nữ nhân, nếu đã lỡ nhìn rồi thì "nên nhìn cho kỹ". Nhìn cho kỹ
ở đây, theo nghĩa của Nhà Phật là QUÁN CHIẾU NGŨ UẨN. Quán Chiếu Ngũ
Uẩn giúp ta nhận chân được "THÂN BẤT TỊNH". "CON CÁI LÀ NGỤC TÙ, VỢ LÀ
CÁI ĐẢY DA ... ĐỰNG NHỮNG THỨ BẤT TỊNH...". Quán được "Thân Bất Tịnh"
thì tâm không bị lôi cuốn bởi "vạt nắng sân chùa" nữa.
Thôi, âu cũng là cái duyên. Khi gặp
được sư Neten, cái hay ở đây là nhà sư vẫn giữ được cái "vô tâm" (mặc
dù cũng xao động chút đỉnh, nhưng Sư đã tỉnh lại ngay) cho nên "vạt
nắng sân chùa" nhờ đó mà ngộ thêm bước nữa rồi sẽ đi vào "sắc sắc không
không" vậy.
Washington những ngày sắp bước vào Xuân (GH).
VẠT NẮNG SÂN CHÙA
(CHIÊU HOÀNG)
Neten
Rinpoche- Người ta thường cho thày là một vị Tulku, chỉ cho những vị đã
từng tu tập từ đời trước và có nguyện trở lại tái sanh trong cõi người.
Do sự kính mến, ngoài cái pháp danh của thày là Neten, họ thường kèm
theo chữ "Rinpoche" (có nghĩa là cao quý). Neten có phong tư rất hiền
hòa và từ bi, thày có nhiều Phật tử, và những buổi lễ lớn thày ban
thường có rất nhiều tín chúng tới tham dự.
Năm
lên bảy. Một vị sư già đi ngang và quả quyết Neten là một vị Lama đã
từng tu tập nhiều kiếp, nay có nguyện tái sinh trở về cõi người này. Sư
còn bảo, trong tương lai, nếu Neten chọn đi trên con đường đời sẽ là
một người rất thành công, còn nếu đi theo con đường tu hành thì sẽ trở
thành một vị đại đạo sư nổi tiếng. Cha mẹ Neten rất hoan hỷ khi nghe
tin này, lập tức họ đưa Neten đến một tu viện lớn nổi tiếng của người
Tây Tạng ở Ấn và xin cho Neten được xuống tóc, quy y. Neten nhớ rõ lòng
mình lúc ấy. Thật bồi hồi, sung sướng và xúc động tới độ không thể cầm
được nước mắt.
Quả
nhiên, thày rất thông minh, tựa như người đã từng học qua, nay chỉ ôn
lại mà thôi. Dụ như một đoản kinh rất khó nhớ, đối với các vị tu sĩ
khác cần phải một thời gian dài mới có thể lãnh hội được thì đối với
Neten, chỉ khoảng vài ngày thày đã hiểu cặn kẽ và thuộc lòng. Vị bổn sư
của thày rất hài lòng về việc đó, càng quý mến và kỳ vọng ở Neten nhiều
hơn nữa.
Năm
mười bốn tuổi, Neten thọ giới tỳ kheo. Năm hai mươi hai tuổi, thày xong
bằng tiến sĩ Phật học (sau khi đã trải qua tất cả những sự thử thách và
tranh luận). Thày được hội kiến với đức Dala Lama nhiều lần. Năm ba
mươi tuổi, thày bắt đầu đi khắp nơi thuyết pháp ... Danh thày nổi như
cồn, tín chúng còn gọi thày bằng một cái tên Lama thân mến...
Dòng đời cứ xuôi chảy...
Một
hôm, thày bổn sư muốn ủy nhiệm Neten đến trụ trì một ngôi chùa mới xây
ở tận một tiểu bang xa xôi bên nước Mỹ. Tâm thày dường như không vui.
Có lẽ thày không muốn xa vị bổn sư mình. Ngoài lý do đó, hình như còn
một lý do nào mà thày chưa biết rõ, chỉ thấy tâm xao động, mà sự sao
động đó thày không sao dằn được. Chẳng biết điều lành hay dữ. Tối đó,
thày ngồi nhập định, xem xét tìm hiểu nguyên nhân. Thày chỉ thấy một
đám mây đen lởn vởn trên bầu trời. Nó mờ nhòa, không rõ. Chỉ biết sẽ có
điềm họa sắp đến, mà chẳng biết đó là điềm gì. Định bụng, sáng ra thưa
với thày bổn sư xin được ở lại học tiếp và xin ngài ủy nhiệm một vị
khác. Nhưng, ngẫm nghĩ, nếu đó là nghiệp quả phải trả, thì cũng nên dứt
khoát trả hết trong kiếp này... Vì ý nghĩ đó. Thày quyết định tuân hành
bổn sư mình ..
*
Phái
đoàn đi đón Neten Rinpoche ngoài phi trường gồm năm người. Ba nam, hai
nữ. Họ đứng thành hàng dọc dâng tấm khăn trắng (một truyền thống của
Tây Tạng khi gặp một vị Lama đạo hạnh). Thày nhận khăn rồi lần lượt
quàng lại lên cổ để ban phước lành cho người dâng khăn. Tới người cuối
cùng là một nữ nhân. Dù không nhìn rõ mặt, vì nàng dâng tấm khăn lên
ngang mày . Thày chỉ nhìn thấy đôi bàn tay trắng mịn với những ngón
thon dài, nhưng thày cũng nhận ngay rằng, đây chính là điềm họa cho
mình. Thày hơi khựng lại một thoáng. Nhưng, tâm trở lại bình tĩnh, thày
khẽ nhận khăn rồi choàng lại lên cổ nàng. Lập tức, nàng chắp hai bàn
tay vào nhau, khuôn mặt nhìn xuống, lưng hơi khom lại tỏ một thái độ
cung kính. Thấp thoáng, thầy thấy một khuôn mặt son trẻ, với đôi mắt
đen nhánh như mắt con chim câu... Nàng khá đẹp. Nét đẹp dịu dàng của
dân gốc Á. Mái tóc dài, mướt như một dòng suối. Trông nàng có một nét
rất quen thuộc nào đó, nhưng tuyệt nhiên thày không nhận ra được mình
đã gặp nàng ở nơi chốn nào. Năm người đi đón thày đều là người Việt. Họ
vừa líu ríu theo chân thày vừa kể cho thày nghe những sinh hoạt ở Mỹ.
Ông Đoàn, người trong ban chấp hành của chùa, tường trình ngay:
-
Thưa Neten Rinpoche, vì còn một vài trục trặc về giấy tờ, hiện tại chùa
chưa thể xin được để thày có thể thành thường trú dân tại đây. Nhưng
chúng con xin được visa, thày có thể ở tại Mỹ sáu tháng. Trong khoảng
thời gian này, chúng con sẽ cố gắng xin thẻ xanh cho thày.
- Được. Chuyện ở lại còn tùy có đủ nhân duyên không. Tôi hy vọng trong thời gian ở đâỵ Mọi sự sẽ tốt đẹp...
Con
đường từ phi trường về chùa cũng khá xa, mọi người nói chuyện ríu rít.
Nhưng nàng chỉ dõi mắt ra ngoài cửa kính xe, nhìn dòng xe cộ chảy ngược
xuôi, tuyệt nhiên nàng chẳng nói lên lời nào. Hình như nàng cũng chẳng
chú ý gì tới vị thày cho lắm. Ông ta trông còn quá trẻ - nàng nghĩ -
chẳng biết sự tu chứng của ông tới đâu...
Những
tuần lễ kế tiếp, Neten Rinpoche ban một loạt những buổi lễ quán đảnh.
Tín chúng đi dự rất đông. Vì người thông dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ
đi xa, nên tình cờ nàng lại được bầu làm thông dịch viên tạm thời trong
khi chờ đợi. Nàng rất sung sướng vì được lựa chọn, đồng thời thật hãnh
diện, vì từ hồi nào tới giờ, nàng chưa bao giờ làm được một việc gì hữu
ích cho ai. Nay, tự dưng nàng lại được đề cử và nhất là được thân cận
với một vị đại đạo sư đầy đủ phẩm hạnh, chẳng ít nhiều gì nàng cũng cảm
thấy mình rất quan trọng ..
Trong
việc thông dịch, thày dành rất nhiều thời gian để giải thích thêm những
danh từ Phật học nàng chưa hiểu rõ, nên nàng thường dành một ít giờ
trước buổi lễ, hay những buổi giảng lên gặp riêng thày, tóm tắt ghi
chép những gì thày muốn giảng. Tuy chưa làm thông dịch viên bao giờ,
đôi khi gặp những danh từ chuyên môn làm nàng lúng túng, nhưng vì có
được một kiến thức rất khá về Đại thừa, và nhờ sự kiên nhẫn của Neten
Rinpoche, cộng với lòng mong học hỏi, trí thông minh, chịu khó của nàng
nên cũng hiểu được ít nhiều những gì thày muốn nói.
Tình
thân giữa Thày, trò ngày càng đậm. Khác với ý niệm đầu tiên nàng gặp
Neten Rinpoche tại phi trường. Ngược lại, nàng nhận ra rằng, cái ông
thày này thật đáng nể. Ông có thể đọc suốt được tư tưởng của người đối
diện. Hơn thế nữa, hình như ông có thể nhìn thấy được một vài điều của
quá khứ và tương lai. Nhưng chẳng bao giờ ông nói, các nhóm đệ tử biết
được đều do sự tình cờ rồi họ kháo nhau thêm, từ một thành mười, từ
mười thành trăm, tô điểm vị thày mình thêm huyền hoặc... Nàng bắt đầu
tâm phục, khẩu phục vị sư trẻ này. Lối hành xử của nàng cũng tỏ vẻ tôn
kính và yêu mến thày hơn.
Một
buổi sáng. Trong sân chùa ngập nắng, thày Neten thấy nàng mặc chiếc áo
dài Á đông bước vào cổng chùa, khuôn mặt rạng rỡ... Nhìn thoáng, thày
có cảm tưởng nàng chính là vạt nắng đầu ngày, thày thấy lòng rung động,
bàng hoàng, cảm nhận pháp giới này không phải một, cũng không phải
khác, nó thật chập trùng biến hiện. Có phải chăng, người thiếu nữ kia
đang "biến" thành vạt nắng hòa nhập với bản thể nhất như của vạn pháp?
Thày nghiêng tâm nghe lòng mình rung động, rồi với sự phản xạ máy móc
của nghiệp dư còn đọng lại trong tâm, thày vội vã bước ra sân "đón" lấy
vạt nắng ấy. Cả hai nhìn nhau. Kỳ diệu thay, thày có cảm giác mình cũng
biến thành ánh nắng chan hòa, hợp với vạt nắng vừa xuất hiện thành nhất
thể như nước hòa với sữa. Trong phút giây mầu nhiệm ấy, ngôn ngữ quả là
"bất khả ngôn thuyết"... Hình như người nữ cũng cùng trong một tâm
trạng ngây ngất ấy. Nàng thốt lên với một giọng tràn đầy xúc động:
- Thày ơi…
Nàng
loạng choạng muốn té quỵ, thân người mảnh mai như muốn đổ ập về phía
Neten. Bằng một phản xạ tự nhiên, máy móc, thày Neten vội đưa tay ra
đỡ. Cùng lúc thày cũng đủ tỉnh thức để lùi lại một vài bước, tránh cho
toàn thân nàng dựa hẳn vào mình, giọng thày lấy lại bình tĩnh, hỏi khẽ:
- Chị có sao không?
Thiếu nữ ấp úng:
- Không...không...!! Bỗng dưng..., con chỉ... thấy... một niềm... cảm động tới muốn... bật khóc...
Vì
sự tự trọng. Nàng cũng vội vã lùi lại làm cho thân mình bị mất thăng
bằng, lảo đảo. Hai bàn tay dơ ra gần chạm nhau lại bị vội vã rụt về. Cả
hai đứng nhìn nhau trong suốt chiều sâu của tâm thức. Hốt nhiên, Neten
Rinpoche đọc được trong ánh mắt nàng cả một khung trời vừa sụp đổ,
trong đó cưu mang một nỗi đau đớn tận cùng của của sự thất vọng và yêu
thương...
Sau
buổi sáng hôm ấy, phong tư của Neten Rinpoche hình như không có gì thay
đổi. Nhưng nếu để ý kỹ, trong những hành động và cách cư xử - tuy kín
đáo - nhưng thày cũng dành cho nàng một sự chăm lo đặc biệt hơn, cùng
với lòng bi mẫn như lúc nào cũng phủ chụp xuống nàng. Thày vẫn gặp nàng
trước những giờ thuyết pháp. Nhưng có lẽ thày tránh không muốn gặp
riêng nàng ở bất cứ chỗ nào trong chùa. Còn riêng nàng, gần như một
huyền lực của nghiệp cũ đã chín mùi. Dần dà, nàng bỗng nhận ra một điều
"khủng khiếp", nàng không thể sống thiếu thày, nàng bỗng thấy mình có
một nhu cầu rất cần thiết mỗi ngày là phải được gặp thày, phải nhìn
thày, nghe thày nói, ngắm thày cười, hay chẳng cần làm gì, chỉ cần phục
dưới chân thày nghe thày lần tràng hạt với những câu chú như một chuỗi
âm thanh dính liền nhau không dứt. Tệ hơn nữa, trong tận cùng sâu thẳm
của tâm thức, nàng khởi tâm muốn "chiếm hữu" thày cho
riêng mình, cảm giác chiếm hữu ấy mạnh tới độ nàng nàng cảm thấy rất
khó chịu và ghen tức khi thấy thày nói chuyện vui vẻ với những người
khác. Những lúc như vậy, tâm nàng thật bồn chồn, không yên và cực kỳ
đau khổ. Biết điều đó là xấu, nhưng nàng thực không thể cưỡng nổi sự
ghen tuông.
Một
hôm lên chùa sớm, định vào chào thày thì nàng đã thấy có một chị Phật
tử khác đang trong phòng trò chuyện, chẳng biết chị nói chuyện gì mà
nàng nghe tiếng thày cười hòa với tiếng cười ròn rã của chị. Buồn bã,
nàng ra ngoài sau hè ngồi khóc. Khóc chán, nàng lại thò đầu vô xem chị
Phật tử nói chuyện xong chưa. Vẫn thấy chị ngồi thụp dưới chân thày nói
cười vui vẻ. Nàng thấy tim mình quặt thắt lại. Nàng cũng thấy mình thật
vô lý khi cứ quẩn quanh trong một ngõ cụt như thế. Trong lúc này, hình
như những giáo lý của Phật mà nàng học hỏi từ bao lâu, cứ chảy trôi
theo dòng nước mắt, chẳng giúp được gì cho nàng mấy đỗi...
Nhưng
nỗi buồn không hẳn mãi mãi sẽ là. Nó chính là "mặt bên kia" của niềm
vui. Đôi khi nàng được thày cho tham gia vào công việc của chùa, như
việc tô những bức tượng Phật. Thật lạ, chẳng hiểu những tượng Phật đó ở
đâu ra mà đầy cả bàn. Mỗi bức cao khoảng một tấc, đủ các vị Phật với
những thế ngồi khác nhau. Nàng ngồi xà xuống và hỏi thày với giọng đầy
khích động và ngạc nhiên:
- Ôi chao... Tượng Phật ở đâu nhiều thế. Cho con tô với nhé?
Vị thày ngước nhìn người thiếu nữ đọc được tất cả sự khích động trên đôi mắt ngây thơ của nàng, thày cười:
-
Được! Nhưng chị tô có khéo không? Tô tượng cũng là một hình thức thiền
định và quán tưởng. Lại nữa, có một vài chỗ phải rất cẩn thận, không
được tô lem nhem, nhất là điểm nhãn Phật thì lại càng phải khéo léo
lắm!
Sợ thày đổi ý. Nàng nói ngay:
-
Con làm được mà! Nàng sung sướng vô cùng khi được ngồi bên thày như
thế. Ban đầu thày cho nàng tô những phần dễ, thấy nàng tô khéo, thày
cho tô phần tóc (một chút xíu phần trên trán, nơi đó nếu không khéo sẽ
bị lem qua vương miện trên đầu). Nàng thích nhất ngồi tô thân thể Phật
một màu vàng ròng. Tô lớp đầu không thấy vàng mấy, nhưng nếu kiên nhẫn
tô lên từng lớp chồng nhau, đợi lớp này khô, lại tô thêm lớp mới cho
đến khi có một mầu vàng óng đẹp như một khối vàng thật. Nàng thích tới
độ mê mải làm mãi tới gần bảy giờ tối mới chịu về. Trước khi về, nàng
khoe với thày "công trình"
mình vừa làm cả ngày. Một tượng Phật Thích Ca, một tượng của ngài Quán
Âm. Cả hai tượng đều có một màu vàng óng trông rất đẹp mắt...
Niềm
hạnh phúc của nàng bị cắt đứt khi người thông dịch viên cũ trở về. Nàng
không còn có cơ hội gần gụi thày nữa. Nàng nhớ thày, sự nhớ nhung kỳ
quặc đến độ nàng cảm thấy hổ thẹn và mặc cảm, nghĩ rằng, mình chính là
con ma nữ đến quấy rối người tu hành. Lòng nàng luôn luôn cảm thấy đau
khổ và buồn sầu. Đau khổ vì biết rằng, tình yêu (nếu có) của mình chính
là một tình yêu bệnh hoạn và mù quáng vì nó đã đặt không đúng chỗ. Buồn
sầu khi biết chắc rằng mình đã chẳng ít nhiều gì cũng đang tạo những
nghiệp xấu, ác... Vì sự mặc cảm ấy, nàng thường có thái độ tránh né và
không dám đến gần thầy nữa. Nhưng vì lòng nhung nhớ cứ dâng đầy, nên
chẳng bao giờ nàng bỏ một thời thuyết pháp nào cả .
*
Một
buổi chiều, sự nhớ thương gần như không còn chịu đựng được nữa. Nàng
lang thang xuống phố, mua ba cành hoa Lilly trắng đem lên chùa dâng
thàỵ Cảnh chùa vắng vẻ, nàng bước vào với nhịp tim đập thình thịch
trong lòng ngực. Nàng ôm chặt ba cành hoa trước ngực như một sự chở
che, ngăn cấm mình phạm tội. Các thày nhỏ chắc đang ở sân sau chùa
trồng tỉa, chỉ còn lại Neten Rinpoche ngồi trong một phòng cạnh chánh
điện đang tô các tượng Phật. Nàng bước vào với một thái độ của một kẻ
phạm trọng tội, mặt người nữ tái xanh, rụt rè và lắp bắp:
- Con đem... dâng thầy mấy... cành hoa... Lilly... trắng...
Neten Rinpoche ngẩng lên, ánh mắt từ bi như thấy suốt được tâm tư nàng, thong thả đáp:
-
Thật tuyệt diệu. Ta đang đợi chị đến... (Rồi ngắm nhìn ba đóa hoa trắng
nuốt, đôi mắt lung linh, hoan hỷ, thày tiếp). Mấy đóa hoa mới đẹp làm
sao!!. Chị hãy cắm vào bình dâng lên lễ Phật. Sau quay lại đây, ta muốn
cho chị coi cái này...
Thiếu
nữ líu ríu làm theo như một mệnh lệnh. Cắm những cành hoa trắng vào
bình, xì xụp lạy trước những tượng Phật đang ngồi trên bệ thờ rất trang
nghiêm. Chẳng hiểu sao lúc đó nàng cảm thấy xúc động lạ kỳ và nước mắt
cứ tuôn như mưa...
Nàng
phải đợi một lúc cho tâm lắng đọng mới dám bước qua phòng bên gặp
Neten. Thày nhìn nàng chăm chú. Như người đã biết rõ được vấn đề,
nhưng vẫn cứ hỏi:
- Chắc chị đang gặp chuyện... khó khăn?
Chỉ chờ có thế, nàng òa lên, nức nở:
- Phải. Xin thày ban bình an cho con...
Vị thày thở dài. Nhìn người nữ một đỗi rồi nắm lấy bàn tay lạnh ngắt của nàng dịu dàng bảo:
- Có những điều ta cần phải nên buông bỏ thì sự khổ đau mới chấm dứt...
Vừa
nói đến đó, Neten buông tay nàng, dùng cả hai bàn tay mình ôm lấy khuôn
mặt người nữ, (dưới dạng hình thức ban phép lành), rồi thày cúi xuống,
thấp dần...thấp dần... cho tới khi trán của Neten đụng lên trán nàng...
Do
sự gia trì của vị đạo sư. Mọi sự như được hiển bày trước mắt. Nàng nhìn
thấy rõ trong một kiếp quá khứ nào đó của chính nàng. Hình ảnh người nữ
đang đứng với chiếc áo cánh trắng mong manh. Trên tay cầm ba cành hoa
Lilly mầu trắng nuốt. Sau lưng nàng là một khung cửa chói lòa ánh nắng
với vườn hoa muôn sắc. Đối diện là chồng nàng, họ đang trao nhau những
ánh mắt thương yêu. Người nữ đặt ba cành hoa lên ngực người nam nhìn
chàng say đắm nói khẽ qua hơi thở:
- Anh ạ. Em nguyện sẽ đời đời kiếp kiếp được làm vợ anh và được hạnh phúc như thế này mãi mãi...
Đôi mắt người nữ ngước lên long lanh. Mùi hoa Lilly thơm ngát đâu đây...
http://images.google.com.vn/imgres?imgurl=http://i131.photobucket.com/albums/p301/doinhucondog/FlowerRomantic/HoaLy.jpg&imgrefurl=http://my.opera.com/jameblack/blog/muoi-loai-hoa-l&usg=__yx4HUycdYpSAGpX0DKPTTJ3ys4s=&h=266&w=350&sz=15&hl=vi&start=14&itbs=1&tbnid=UjauYjSSp-luLM:&tbnh=91&tbnw=120&prev=/images%3Fq%3Dhoa%2Bly%26gbv%3D2%26hl%3Dvi"> http://images.google.com.vn/imgres?imgurl=http://www.vietmybbw.com/bbw/UpLoads_ThongTin/IMGThongTin/095270439.jpg&imgrefurl=http://www.vietmybbw.com/bbw/chitiet.asp%3FIDBV%3D510&usg=__u0FvmrA3scYsGLrBPJ_vDIhfe48=&h=450&w=600&sz=56&hl=vi&start=11&itbs=1&tbnid=_ECgze3VwlRyDM:&tbnh=101&tbnw=135&prev=/images%3Fq%3Dhoa%2Bly%26gbv%3D2%26hl%3Dvi"> http://images.google.com.vn/imgres?imgurl=http://images4.dantri.com.vn/Uploaded/trangth/thang1-2007/lily-27107.jpg&imgrefurl=http://hoidonghuong.hnsv.com/viewtopic.php%3Ff%3D101%26t%3D2278&usg=__sw7IVjFeWY6U3R8exUIvRypo9Sg=&h=266&w=350&sz=13&hl=vi&start=15&itbs=1&tbnid=vuHobbEhClLs_M:&tbnh=91&tbnw=120&prev=/images%3Fq%3Dhoa%2Bly%26gbv%3D2%26hl%3Dvi">
*
Vị
đạo sư buông tay, rời trán mình khỏi trán nữ nhân. Nàng xúc động tới độ
bật khóc. Nàng nhớ lại tất cả như chuyện mới xảy ra hôm qua. Tim nàng
run run như con chim non bị lạnh. Giọng đạo sư trầm trầm:
- Đã vài đời, vài kiếp, chúng ta từng là vợ chồng và rất sung sướng, hạnh phúc, đã từng được làm thân người,
thân chư thiên, nhẫn đến có được những thân vi diệu trên từng trời Phạm
Thiên và đã từng hưởng tất cả những sung sướng của cõi nhân gian này...
Dẫu vậy, chúng cũng chẳng đem lại hữu ích gì mấy đỗi. Ngược lại, chúng
ta cũng đã từng nhiều đời, nhiều kiếp - do sự vô minh, tham ái - mà
phải chịu mang thân ngạ quỷ, súc sanh, nhẫn đến ở trong những địa ngục
nóng, lạnh để phải chìm nổi trong luân hồi và thọ nhận tất cả những khổ
đau. Nay, cơ may trở lại được thân người, tôi lại được gặp em, dẫu
trong một hoàn cảnh hoàn toàn đổi khác, nhưng đó cũng là cơ may cho
chúng ta gỡ những nghiệp quả từ kiếp trước. Sao em không nhân cơ hội có
được thân người hiếm quý này tu tập cầu giải thoát? Sao cứ phải cam
chịu loanh quanh trong luân hồi tạo thêm ác nghiệp? Hạnh Phúc ư? Thế
nào là Hạnh phúc? Nếu lấy cái Hạnh phúc của trần gian này để làm niềm
vui thì cái niềm vui ấy thật bọt bèo, dễ vỡ...
Vị
đạo sư đứng lên. Ông mở tung cánh cửa sổ trông ra vườn. Nắng vẫn còn
lung linh trên những đóa cúc vàng hắt lên những ánh sáng cuối cùng của
ngày tàn. Ánh sáng bên ngoài tràn vào căn phòng bắt đầu tối làm thành
một viền sáng quanh thân ông. Ông quay nhìn người thiếu nữ vẫn còn đầm
đìa nước mắt thong thả nói rõ từng tiếng:
- Phải. Em vẫn còn vướng với tôi một lời nguyện ước. Thảo nào lần đầu tiên gặp em ở phi trường, tôi đã nhận ra được nét thân quen. Nhưng thực tâm tôi không muốn đòi, bởi mọi sự đều đã thay đổi. Tôi đang
đi trên con đường tìm kiếm chân Hạnh phúc cho mình và cho người. Trong
tôi, vẫn có tình yêu dành cho em, nhưng tình yêu tôi nay không còn
ngừng trên một đối tượng, mà là trên toàn thể pháp giới... Từ sau buổi
sáng tôi đón em như một "vạt nắng sân chùa", em luôn luôn hiện hữu
trong tôi, là một điểm sáng, một sự thanh khiết, cao quý nhất. Em đi cả
vào trong những buổi cầu nguyện của tôi. Tôi luôn nguyện em cũng sẽ đạt
được chân Hạnh Phúc ấy. Muốn vậy, em nên xả bỏ tất cả. Có những điều ta cần phải nên buông bỏ thì sự khổ đau mới thực sự chấm dứt...
Thiếu
nữ òa khóc. Nàng nghe trong tim một sự rạn vỡ... Trong cơn đau đớn tận
cùng, nàng cảm nhận được tình yêu rộng lớn của vị đạo sư dành cho mình.
Nàng hiểu rất rõ rằng nàng không còn một một sự chọn lựa nào khác.
Người chồng năm xưa nay đã đổi hướng đi, không còn muốn đi chung với
nàng trên con đường xưa cũ, mà ở đó, Hạnh Phúc hay Đau Khổ đều tùy
thuộc vào sự vô thường, bèo bọt của kiếp người. Nay, nàng cũng phải
thay đổi, nàng phải đi tận cùng nỗi khổ đau để vươn lên, để có thể trở
thành một "giải nắng thênh thang". Nơi ấy, nàng sẽ gặp chàng ở đó...
CHIÊU HOÀNG
http://vn.myblog.yahoo.com/anhvutran1963/article?mid=4002
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Feb/2010 lúc 8:23pm
GIAO CHỈ SJ-ViệtTribune
http://www.viettrib%20une.com/vt/%20index.php?%20id=4239 - http://www.viettrib une.com/vt/ index.php? id=4239
Câu chuyện có thật !
_____
February 05, 2010
Chung tình
(Vũ Văn Lộc)
Còn nhớ không em?
Trong câu chuyện 35 năm nhìn lại, chúng tôi ghi được biết bao nhiêu sự kiện và nhân vật. Tài liệu thì nhiều, với một chút chủ quan và tình cảm riêng tư, chỉ có thể viết lại một số hết sức hạn chế. Tuy nhiên cũng đủ thể hiện được những câu chuyện tiêu biểu qua nhiều lãnh vực. Những sinh hoạt cộng đồng, gương hy sinh, những giây phút bên nhau trong tình quê hương, trong tình bằng hữu và tình nghĩa đấu tranh. Nhưng xem đi xem lại, chúng tôi còn thiếu một đề tài rất quan trọng của cả một đoạn trường. Một đề tài vượt thời gian, vượt không gian, vượt biên giới của thù nghịch, ra ngoài khuôn khổ của chính trị. Ðó là chuyện tình. Vì vậy xin kể một chuyện tình rất bình dị, bắt đầu từ sân trường trung học Vũng Tàu qua đến đại học của một thành phố Sài Gòn đổi tên. Chuyện vượt biên bất thành, rồi 10 năm đợi chờ ODP. Câu chuyện một thanh niên xây dựng lại sự nghiệp bằng công việc bán vé số đầu đường ở Việt Nam cho đến lúc đi bỏ báo tại San Jose. Sau cùng, trở thành một chuyên gia có chút công danh và sự nghiệp trên quê hương mới. Nhưng điều quan trọng nhất là trước sau anh chỉ có một mối tình. Một gia đình biết bao nhiêu nghịch cảnh. Một gia đình bất toàn vẫn còn mang nặng khó khăn có thể cho đến lúc mãn chiều xế bóng. Một mối tình học trò đầy thử thách nhưng luôn luôn lạc quan và sau cùng phải được gọi là hết sức chung thủy.
Phải chăng trong suốt cuộc chiến Việt Nam hơn 20 năm cộng với 30 năm hậu chiến tù đày, di tản, tỵ nạn, chúng ta thường quên trong văn tự Việt Nam vẫn còn hai chữ chung tình.
Sau 35 nhìn lại, xin gởi đến quý vị câu chuyện tình: Em còn nhớ hay em đã quên. Luôn luôn anh vẫn là kẻ chung tình.
Ðôi mắt huyền diệu Chuyện rất giản dị và gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Mở trang quảng cáo của một văn phòng nha sĩ trên Việt Tribune chúng ta thường thấy hình màu của một phụ nữ với hàm răng xinh đẹp. Nhưng ai cũng cho rằng đôi mắt của cô mới thật huyền diệu. Chính người chồng bác sĩ nha khoa đã đem hết tài nghề của một thời chụp hình dạo trên bãi biển Vũng Tàu để tô điểm bức hình quảng cáo cho văn phòng của mình. Đôi mắt đẹp đẽ và huyền diệu của người vợ bây giờ thực sự chỉ nhìn thấy những hình ảnh rất mờ nhạt của cuộc đời. Mãi mãi cô chỉ còn ghi nhận được chân dung lần cuối của người chồng vào đầu thập niên 90. Suốt 20 năm qua, từ lúc gia đình đến San Jose, cô chỉ còn nghe mỗi ngày tiếng nói của anh với hình ảnh của người yêu lờ mờ sương khói. Cô không phải là người khiếm thị từ lúc sơ sinh. Phải sau 2 năm đại học, sống với tình yêu rồi mắt cô mờ dần và trong tim không còn hình ảnh của ai khác nữa. Chỉ còn hình ảnh một người. Khi mới bước chân vào đại học, Mai đã cảm thấy đôi mắt mang mầm bệnh, nhưng vẫn còn hy vọng ở nền y khoa tiến bộ. Vẫn cố gắng theo học đồng thời tìm hết cách chữa bệnh. Cô sống trong hy vọng và sống với tình yêu.
Mối tình học trò, mối tình sinh viên Sinh trưởng ở Vũng Tàu và cùng học một trường trung học, thời kỳ 60-70 lúc đó là trường công duy nhất. Công Huyền Tôn Nữ Quỳnh Mai là nữ sinh xuất sắc nhất trường. Trong khi đó cậu Nguyễn Hoàng Tuấn, trong tuổi thiếu niên suốt ngày ham vui với biển xanh và sân cỏ nhưng vẫn nổi tiếng học giỏi trong ph,ía nam sinh.
Khi lên lớp 10 cho đến lớp 12 thì nam nữ học chung. Tuấn bắt đầu để ý đến Quỳnh Mai. Cô Mai có chiếc xe đạp để đi học. Bài ca tình yêu học trò thường hát ngày nay đã rất hợp với câu chuyện tình ngày xưa. Hoa Phượng nở đầy trời Vũng Tàu. “Chiếc giỏ xe chở đầy hoa Phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu”. Một tấm hình cô học trò bé nhỏ dừng xe trò chuyện với bạn trai ốm yếu tong teo, ngày nay đã trở thành di sản quý báu của tình yêu. Khi cả hai trưởng thành, qua thời trung học 75 là lúc miền Nam đổi đời.
Quỳnh Mai, trái, và Nguyễn Hoàng Tuấn thuở yêu nhau thời Trung học tại Vũng Tàu, Việt Nam. PHOTO GIA ĐÌNH
Năm 1979 là khúc quanh của cuộc đời đôi bạn. Con đường vào đại học Sài Gòn hết sức chông gai, cả miền Nam ai cũng biết câu chuyện học tài, thi lý lịch. Quỳnh Mai thi vào đại học tổng hợp. Tuấn thi vào y khoa. Ðối với Tuấn đây là kỳ thi sống chết, vì anh đã có giấy gọi đi nghĩa vụ. Con đường khổ nạn qua Campuchia đã mở rộng. Cả 2 gia đình đều không có liên hệ cách mạng nhưng cũng chỉ là thường dân nên lý lịch vẫn được coi là nhẹ. Vấn đề là bài thi phải hết sức xuất sắc. May mắn, cả hai đều được tuyển. Riêng anh Tuấn được biết rằng năm đó Sài Gòn tuyển được 300 sinh viên vào y khoa. 150 hoàn toàn do lý lịch và 150 thuộc loại không có vấn đề nhưng bài thi phải rất khá. Như vậy là lớp y khoa Thành Hồ bắt đầu với một nửa cách mạng nhập học nhờ lý lịch cùng với một nửa giỏi nhất miền Nam. Nếu xác định cường điệu này không đúng 100% thì cũng gần như vậy Trước ngày đôi trẻ lên đường vào đại học, anh Tuấn chính thức tỏ tình với Quỳnh Mai. Dưới mây trời Vũng Tàu 1979, lời hẹn ước đưa ra. Ðôi ta thề yêu nhau trọn đời. “Yêu ai, yêu cả một đời.” Tiếp theo 2 năm đại học, so với tuổi trẻ khác cuộc sống của Quỳnh Mai và Tuấn vẫn còn có thể vượt qua những khó khăn về vật chất và tinh thần trong chế độ mới. Tuy có vất vả nhưng vẫn chưa phải là nỗi đau thương chính của câu chuyện tình.
Khi đôi mắt của Quỳnh Mai cứ mờ dần và cô không còn khả năng học tiếp. Mai không nhìn thấy chữ trên bảng và đi xe đạp thường bị tai nạn. Cặp mắt trong sáng linh động, nhưng thực sự cô không còn nhìn thấy gì nữa, nhất là vào buổi tối. Cuộc sống bắt đầu đi vào con đường chỉ thấy đêm dài một đời. Cả nhà tìm hết cách chữa bệnh nhưng tại Việt Nam vào thời đó kết quả vô phương. Sau cùng chỉ còn một con đường duy nhất. Tuấn dẫn Quỳnh Mai bỏ học để vượt biên. Mục đích thực sự của chuyến đi không phải là tìm tự do mà là đi tìm ánh sáng cho người yêu. Hy vọng vào nền y khoa tại Hoa Kỳ.
Chuyến vượt biên thất bại. Tất cả đều bị bắt. Quỳnh Mai vì khiếm thị nên được thả. Tuấn bị tù 6 tháng. Cả hai chấm dứt cuộc đời sinh viên. Ðặc biệt đối với Tuấn, giấc mơ tốt nghiệp y khoa tan tành. Hai người trở lại Vũng Tàu chật vật với cuộc sống ngày càng khó khăn. Quỳnh Mai cố gắng kèm trẻ học Anh văn với cặp mắt khi tỏ khi mờ. Tuấn bắt đầu đi bán vé số qua ngày.
Mọi người vẫn còn nhớ năm 79 cả Vũng Tàu chỉ có hai người đậu vào y khoa Sài Gòn. Radio đọc tên cậu Tuấn khắp xóm, gia đình hết sức tự hào. Vì vậy có tin Tuấn bị tù, gia đình và bạn bè ai cũng cho rằng bỏ trường y khoa đầy hứa hẹn để đưa người yêu khiếm thị vượt biên là một quyết định nhầm lẫn Nhưng làm sao cắt nghĩa được tình yêu.
Ông Trời ngó lại Nhưng Tuấn không phải bán vé số suốt đời. Với số tiền dành dụm, anh mua chịu được 1 máy ảnh và trở thành anh chàng chụp hình dạo ở bãi biển cho các du khách bắt đầu trở lại Việt Nam. Nghề lại dạy nghề, Tuấn tìm cách làm phòng tối rửa hình và cuộc sống vươn lên từ đó. Khi bắt đầu có đồng ra đồng vào, Tuấn vẫn còn nhớ đến lời hẹn ước với cô Quỳnh Mai và cả hai bắt đầu xây dựng gia đình. Lễ hỏi và lễ cưới của anh chàng chụp hình với bộ hình kỷ niệm còn đầy đủ. Rồi đứa con trai đầu tiên ra đời. Cô vợ trẻ sống bên chồng, nương tựa vào anh đủ cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Vì quá thất vọng với chuyện vượt biên nên cả 2 phía gia đình đều trông cậy vào hồ sơ đoàn tụ do các anh chị bảo lãnh. Sau 10 năm chờ đợi, 1990 anh thợ chụp hình Vũng Tàu đem vợ con qua Mỹ và định cư tại San Jose. Bà con ODP ai mà chẳng biết, diện này là diện mồ côi, chính phủ dứt khoát bắt phải 5 năm tự túc. Gia đình chỉ có thẻ Medicare, bông sữa và một phần Food stamp. Anh chàng Tuấn lúc đó đã 30 tuổi, Anh ngữ vẫn ở trình độ ESL, giấc mơ học bác sĩ vẫn còn khi ẩn khi hiện. Nhưng đối diện thực tế nên vẫn phải tìm đường lao động nuôi gia đình. Một mặt vẫn tìm cách cho vợ đi chữa bệnh, mặt khác phải tìm cách sinh tồn. Những ngày đầu tại Cali, Tuấn làm đủ mọi nghề. Từ Tacco Bell cho đến ***embly. Có những buổi sáng sớm lại còn chạy thêm 1 “Rao” báo Mercury News. Quỳnh Mai vẫn còn nhớ rằng nửa khuya Tuấn đi bỏ báo rồi về ngủ lại một lát, tiếp theo là một ngày dài vừa đi học, vưà đi làm. Cô rất buồn là không giúp gì được cho chồng. Ðứa con gái thứ nhì ra đời, nhưng cháu lại có bệnh chậm phát triển, không được như đứa con trai đầu lòng, hết sức thông minh và chăm chỉ. Với hoàn cảnh khó khăn đủ mọi bề, anh Tuấn cố chịu đựng để tìm đường vươn lên. Sau những năm đầu vất vả, gia đình được chính phủ cho trợ cấp. Các cán sự Việt Nam thông cảm, Nguyễn Hoàng Tuấn quyết tâm theo đuổi con đường đại học. Nhưng biết giới hạn của cá nhân và gia đình, Tuấn theo học nha khoa dù sao cũng đỡ vất vả hơn ngành y.
Vào đại học là anh phải bỏ lại “Rao” báo, từ giã Tacco Bell và rất hân hoan khi được tin bị lay off từ hãng điện. Khó khăn mấy rồi cũng xong. Trong thời gian sinh viên, Tuấn vẫn còn sức sinh hoạt với cộng đồng. Anh là chủ tịch hội sinh viên Việt Nam tại Mission nhiệm kỳ 92-94 và đồng chủ tịch sinh viên liên trường 1994. Trong nhiệm vụ này anh đã phối hợp sinh viên tham gia Ði bộ cho thuyền nhân và gây quỹ cho trẻ em khuyết tật. Tuấn rất quen thuộc với sinh hoạt của Liên hội người Việt tại San Jose.
Năm 2001 sinh viên Nguyễn Hoàng Tuấn tốt nghiệp nha khoa bác sĩ tại UCLA và bắt đầu đi tìm việc làm. Xem lại cuộc đời của chàng trai Vũng Tàu, vất vả nhất là kỳ bán vé số ở Việt Nam cùng với những ngày mưa đi bỏ báo ở Hoa Kỳ.Trong đời anh trải qua bao nhiêu dâu bể, nhưng người yêu mãi mãi vẫn tình xưa nghĩa cũ.
Quỳnh Mai, trái, và Nguyễn Hoàng Tuấn ngày nay, 10 2009 tại Caribbean.
PHOTO GIA ĐÌNH
Kẻ lông mày cho Triệu Minh Thuở xưa, đọc chuyện Kim Dung nói đến tình yêu, bao nhiêu độc giả xúc động vì anh chàng Trương vô Kỵ nói rằng, phen nầy ta từ giã chốn giang hồ, về kẻ lông mày cho người yêu bé bỏng Triệu Minh. Xem ra, chỉ là chuyện lãng mạn tô điểm cho tiểu thuyết thêm hương vị. Nhưng ở đây, nha sĩ Tuấn từ lúc đưa vợ qua Mỹ, anh vẫn là người chọn áo cho vợ, và thực sự lo trang điểm cho đến ngày nay. Không cần văn sĩ Kim Dung nhắc nhở, cậu Tuấn vẫn hằng ngày đóng vai Vô Kỵ để kẻ lông mày cho cô Triệu Minh gốc Huế, Công Huyền Tôn Nữ Quỳnh Mai. Sau khi y khoa Mỹ cũng bó tay không giúp được Quỳnh Mai, gia đình có cô con gái trưởng thành, xinh đẹp nhưng sao suốt ngày bi bô như trẻ thơ, người mẹ buồn cho phần số hẩm hiu nên thương khóc ngày đêm đã làm cho bệnh của đôi mắt càng thêm khép kín.
Ðôi khi bà con ta gặp anh chị trong những lần hội họp, nhìn người vợ vẫn tưởng chị thấy đươc mọi chuyện tinh tường. Nhưng sự thực thế giới đối với chị bây giờ luôn luôn mờ mờ nhân ảnh. Người ngoài không biết, ngạc nhiên khi thấy anh chị luôn luôn cặp kè sát bên nhau. Ðâu biết rằng anh mãi mãi là đôi mắt của em. Luôn phải bên nhau từng bước một. Khi Quỳnh Mai mất thị giác, trí nhớ bắt đầu phát triển nên anh giúp cô tiếp tục sống cuộc đời hữu dụng. Bằng một thái độ rất lạc quan, chấp nhận mọi nghịch cảnh, cùng với sự yểm trợ của đại gia đình, và tình sâu nghĩa nặng, Tuấn đã giúp Mai vượt qua mọi thử thách. Cô lên Radio đóng vai quảng bá cho văn phòng nha sĩ. Tiếng nói dịu dàng và thông quán các công việc của nha khoa đã lôi cuốn nhiều thính giả. Tuy nhiên đôi khi cũng có người không biết thấy cô có vẻ lạnh lùng. Quỳnh Mai nói rằng, con có thấy gì đâu mà cười với người ta.
Hình thường gặp trên báo quảng cáo tại San Jose
Quỳnh Mai: mất thị giác nhưng vẫn quảng cáo... răng
Câu chuyện tình thầm lặng ở San Jose nhưng đã bắt đầu từ sân trường trung học Vũng Tầu, khi đôi bạn cùng chung ban toán. Anh làm lớp trưởng, em làm lớp phó. Mắt em vẫn trong như hồ thu, ghi mãi hình ảnh anh Tuấn gầy gò ốm yếu. Trong khi tâm sự chuyện gia đình, Tuấn luôn luôn nói rằng niềm hạnh phúc là lấy được Quỳnh Mai. Vợ cháu đã giúp chồng vươn tới ý nghĩa Chân Thiện Mỹ của con Người. Khổ hạnh bất toàn của một người là niềm đau chung của cả gia đình. Gia đình phải trở thành một đơn vị để cùng đứng bên nhau trong mọi hoàn cảnh. Tuy vậy, chính tinh thần lạc quan, pha với tính vui đùa nha sĩ Tuấn đã phàn nàn rằng:” Bác thấy không, ngày nay con đã khác thủa xưa. Không còn tang thương như lúc mới ở tù ra, đi bán vé số. Nhưng tiếc thay cô vợ không bao giờ thấy con đẹp trai.” Bác xin nói với anh chị rằng. Chị không cần nhìn thấy rõ cuộc đời. Xin hãy giữ lại mãi mãi hình ảnh của tuổi 18 ở sân trường trung học. Có cậu học trò tên Nguyễn Hoàng Tuấn, ngập ngừng tỏ mối tình đầu. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, mối tình vẫn còn giữ mãi đến hôm nay. Không có điều gì trên thế gian này có thể so sánh được. Ðẹp trai hay đẹp lão rồi cũng qua đi. Danh vọng tiền tài cũng không phải là vĩnh cửu. Tình nghĩa chung thủy sẽ ở lại muôn đời. Suốt 35 năm qua, cộng đồng của chúng ta đã có biết bao nhiêu danh từ đao to búa lớn đem ra sử dụng. Nhưng có hai chữ chẳng ai đụng tới. Bây giờ bác đem ra tặng hai cháu. Ðó là hai chữ Chung Tình.[GCSJ
__._,_.___
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Feb/2010 lúc 7:58pm
XIN CHUYỂN ĐỌC MỘT CHUYỆN CẢM ĐỘNG Am I a Fireman yet? Chuyện cảm động có thật- Xin qui ban đọc bản chuyển ngữ sau đây Người lính cứu hỏa tí hon Nguyen Tran phỏng dich Tại
thành phố Calgary tỉnh bang Alberta (Canada), một bà mẹ trẻ 26 tuổi đau
khổ nhìn đứa con trai mới 6 tuổi đầu thật dễ thương và cũng rất tội
nghiệp đang chết lần mòn vì chứng bệnh ung thư máu ở giai đoạn cuối
cùng. Trên cõi đời nầy, chắc không có danh từ nào đau thương ngậm ngùi
cho bằng hai chữ “cuối cùng”.
Mặc dù tâm tư rối bời tan nát nhưng người phụ nữ trẻ vẫn quyết tâm phải
làm một cái gì đó cho đứa con bất hạnh của nàng trước khi cháu ra đi.
Như muôn ngàn bậc cha mẹ khác, nàng mong con mình lớn lên và thành đạt
những ước vọng trong đời nhưng giờ đây thì mơ ước kia đã tan thành mây
khói vì chứng bệnh ung thư oan nghiệt. Tuy thế nàng vẫn muốn cho giấc
mơ của con mình thành sự thực . Cầm lấy tay con nàng âu yếm hỏi: - Billy, có bao giờ con mơ ước và mong muốn khi lớn lên con sẽ làm gì hay không? - Mẹ ơi! Con luôn ôm mộng trở thành người lính cứu hỏa. Bà mẹ trẻ nhìn con mỉm cười: - Được rồi con. Để xem chúng ta có thể làm cho mơ ước con thành sự thật.
Ngay sau đó, nàng tới sở cứu hỏa địa phương gần nhà ở Calgary để gặp
chàng lính cứu hỏa Bob, người có trái tim bao la như tỉnh bang Alberta
. Nàng trình bày ước muốn cuối cùng của con trai mình và hy vọng là
Billy sẽ được ngồi trên xe cứu hỏa đi một vòng phố. Bob trả lời ngay: - Được
chứ! Chúng tôi sẽ làm hơn thế nữa. Vậy bà cứ chuẩn bị cho cháu nó sẵn
sàng lúc 7:00 giờ sáng thứ tư , chúng tôi sẽ giúp cháu trở thành người
lính cứu hỏa danh dự trong suốt một ngày. Cháu sẽ sinh hoạt trong trạm
cứu hỏa, ăn uống chung với chúng tôi, đi công tác khi có kêu gọi cấp
cứu... Ngoài ra, nếu bà cho chúng tôi biết kích thước của cháu, chúng
tôi sẽ may cho cháu một bộ đồng phục lính cứu hỏa thực sự với nón đồng
có huy hiệu Sở Cứu Hỏa Calgary, cộng thêm những sọc vàng chói trên đồng
phục và đôi giày cao su. Hảng sản xuất đồ trang bị cũng gần đây để
chúng tôi kịp đặt hàng.
Ba ngày sau, Bob đến đón Billy, trang phục đầy đủ cho cậu và hộ tống
cậu từ nhà thương ra tới xe cứu hỏa ngay chỗ khóa cài và thang leo.
Billy ngồi đàng sau và phụ điều khiển xe về trạm cứu hỏa. Trong ngày đó
có ba lần gọi cấp cứu và cậu đều được tháp tùng trong cả ba. Cậu ngồi
trên xe cứu hỏa, xe hồng thập tự và cả xe của xếp cứu hỏa. Cậu còn được
thâu hình trên bản tin địa phương.
Mơ ước đã thành hiện thực với tất cả tình yêu thương và sự ân cần của
những người chung quanh đã như ánh hào quang soi sáng làm cậu sung
sướng xúc động tới độ đã kéo dài cuộc sống thêm 3 tháng hơn sự dự liệu
của tất cả các bác sĩ.
Nhưng con người không ai vượt qua được định mệnh, một đêm buồn nọ,
Billy bắt đầu hấp hối và bà y tá trưởng, người luôn tin tưởng theo ý
niệm là tại nhà vĩnh biệt , không một ai đáng chết trong cô đơn nên bà
bắt đầu gọi thân nhân cậu bé xấu số vào nhà thương gấp. Sau đó bà sực
nhớ lại cái ngày mà Billy sống trọn vẹn vai trò người lính cứu hỏa nên
bà vội vả gọi giám đốc Sở Cứu Hỏa hỏi xem họ có thể gởi ngay một nhân
viên trong đồng phục tới nhà thương với Billy trong khi cậu đang chết
lâm sàng. Vị giám đốc trả lời ngay: - Chúng
tôi sẽ làm tốt hơn thế nữa. Chúng tôi sẽ có mặt tại nhà thương trong
vòng năm phút. Nhưng xin bà giúp giùm tôi một việc. Đó là khi bà nghe
tiếng còi hụ và đèn chớp thì xin bà thông báo trên hệ thống phóng thanh
là không có cháy nhà gì hết. Đó chỉ là sở cứu hỏa tới gặp một trong
những nhân viên tuyệt vời nhất một lần cuối cùng nữa thôi. Và cũng xin
bà mở rộng cửa sổ căn phòng của Billy.
Độ năm phút sau, một chiếc xe cứu hỏa trang bị khóa cài thang leo tới
nhà thương và cầu thang được bắt lên một cánh cửa sổ đang mở rộng trên
lầu 3. Rồi thì 16 lính cứu hỏa lần lượt leo lên thang vào phòng của
Billy. Với sự đồng ý của mẹ cậu, họ lần lượt ôm cậu vào lòng thật lâu
trong ngậm ngùi và nói với cậu rằng họ yêu thương cậu vô vàn. Qua hơi thở hấp hối, Billy mệt mỏi nhìn vị giám đốc nói: - Thưa ông giám đốc! Cháu đã thực sự là người lính cứu hỏa rồi phải không? Vị giám đốc dịu dàng trả lời: - Đúng vậy Bill! Cháu quả là lính cứu hỏa, và đấng tối cao Jesus đang cầm tay cháu đó. Nghe tới đây, Billy mỉm cười nói: - Cháu biết rồi. Chuá Jesus đã cầm lấy tay cháu suốt ngày nay và có cả các thiên thần đang ca hát. Thế rồi cậu nhắm đôi mắt lại…một lần cuối cùng mang hình ảnh người lính cứu hỏa tí hon đi về vùng miên viễn… Tôi tự nhủ lòng là phải gởi câu chuyện buồn nầy tới ít nhất là bốn người mà tôi muốn được Chúa ban phước và tôi đã chọn bạn. Xin vui lòng chuyển tiếp đến ít nhất là bốn người mà bạn cũng muốn họ được hưởng ân Chúa. Câu chuyện nầy tự nó đã có hấp lực mà không cần nối kết một cái gì cả. Xin
đừng để mai một khuôn mẫu cao đẹp nầy. Trân quý câu chuyện là món quà
tốt nhất mà chúng ta nhận được. Không tốn kém mà có nhiều tưởng thưởng.
Xin hãy tiếp tục nâng cao giá trị tinh thần lẫn nhau. If you "tear up" go ahead, who's watching? In Calgary, Alberta a 26-year-old mother stared downat her 6 year old son, who was dying of terminal leukemia. Although her heart was filled with sadness, she also had a strong feeling of determination.
Like any parent, she wanted her son to grow up & fulfill all his
dreams. Now that was no longer possible.. the leukemia would see to
that. But she still wanted her son's dream to come true. She took her son' s hand and asked, 'Billy, did you ever think about what you wanted to be once you grew up? Did you ever dream and wish what you would do with your life?' Mommy, 'I always wanted to be a fireman when I grew up..' Mom smiled back and said, 'Let's see if we can make your wish come true.'
Later that day she went to her local fire Department in Calgary , where
she met Fireman Bob, who had a heart as big as Alberta She explained her son's final wish and asked if it might be possible to give her 6 year-old son a ride around the block on a fire engine. Fireman
Bob said, 'Look, we can do better than that. If you'll have your son
ready at seven o'clock Wednesday morning, we'll make him an honorary Fireman for the whole day. He can come down to the fire station, eat with us, go out on all the fire calls, the whole nine yards! And if you'll give us his sizes, we'll get a real fire uniform
for him, with a real fire hat - not a toy - one-with the emblem of the
Calgary Fire Department on it, and a yellow slicker like we wear and
rubber boots.' 'They're all manufactured right here in Calgary, so we can get them fast.' Three
days later Fireman Bob picked up Billy, dressed him in his uniform and
escorted him from his hospital bed to the waiting hook and ladder
truck. Billy got to sit on the back of the truck and help steer it back to the fire station. He was in heaven. There were three fire calls in Calgary that day and Billy got to go out on all three calls. He rode in the different fire engines, the Paramedic's van, and even the fire chief's car. He was also videotaped for the local news program.
Having his dream come true, with all the love and attention that was
lavished upon him, so deeply touched Billy, that he lived three months
longer than any doctor thought possible. One night all of
his vital signs began to drop dramatically and the head nurse, who
believed in the hospice concept - that no one should die alone, began
to call the family members to the hospital. Then
she remembered the day Billy had spent as a Fireman, so she called the
Fire Chief and asked if it would be possible to send a fireman in
uniform to the hospital to be with Billy as he made his transition. The chief replied, 'We can do better than that. We'll be there in five minutes.. Will you please do me a favor?
When you hear the sirens screaming and see the lights flashing, will
you announce over the PA system that there is not a fire? - But it's
the department coming to see one of its finest members one more time.
And will you open the window to his room?' About five
minutes later a hook and ladder truck arrived at the hospital and
extended its ladder up to Billy's third floor open window-------- 16
fire-fighters climbed up the ladder into Billy's room. With his
mother's permission, they hugged him and held him and told him how much
they LOVED him. With His dying breath, Billy looked up at the fire chief and said, 'Chief, am I really a fireman now?' 'Billy, you are, and The Head Chief, Jesus, is holding your hand,' the chief said. With those words, Billy smiled and said, 'I know, He's been holding my hand all day, and the angels have been singing..' He closed his eyes one last time. My Instructions were to send this to at least four people that I wanted God to bless and I picked you. Please p*** this to at least four people you want to be blessed. This story is powerful and there is nothing attached. PLEASE do not break this pattern. Uplifting stories are one of the best gifts we receive. There is no cost, but a lot of rewards, let's continue to uplift one another!
http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=578114&mpage=1&key=򍉂
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Feb/2010 lúc 4:29pm
Trăn trối.
Tác giả : Ác (Vũ Khắc Thiện - một Thụ Nhân-VĐH DaLat)
Mấy năm nay mùa đông bên Úc lạnh quá. Có người bảo rằng mùa đông lạnh hơn, mùa hè nóng hơn vì trục quả đất đã bị lệch đi một tí do hậu quả của những cơn địa chấn khốc liệt. Không biết chuyện này đúng hay sai, quả đất già vậy mà cõi lòng còn nhiều giao động, con người thì sao ta? Phải già cỡ nào thì con tim mới phẳng lặng? Bao nhiêu tuổi thì con người mới hết yêu đương?
Một buổi sáng thứ Bảy mùa đông, ông bố vợ Ác nói chuyện với bạn bè ở mãi bên Âu Châu gọi qua. Nói chuyện xong ông gác điện thoại, mở cửa sau bước ra vườn, đi vòng vòng ngoài vườn rồi trở vào trong nhà mà quên không đóng cửa, rồi lại ra mở cửa trước, ra sân trước đi vòng vòng rồi trở vào trong nhà mà cũng quên không đóng cửa. Gió đông thổi thốc vào nhà, luồn từ cửa này qua cửa kia. Trong nhà lạnh cóng, thay vì đóng cửa lại và mở lò sưởi ông bố vợ Ác lại vào buồng tắm mở vòi sen nước nóng ... . Đó là lời giải thích của ông với bác sĩ và y tá ở nhà thương.
Sáng hôm đó Ác sớ rớ trong nhà bếp cho bà xã sai vặt trong việc nấu 1 nồi phở mang qua nhà bố mẹ vợ Ác ở cách nhà Ác chỉ 15 phút đi bộ. Nấu phở xong Ác rinh nồi phở ra xe, mời bà xã rời gót ngọc bước lên xe để Ác chở qua nhà ông bà cụ. Đến nơi, bà xã Ác mang nồi phở vào nhà, còn Ác lái xe tới tiệm video mướn phim về coi. Bà xã Ác thấy cửa không đóng, bước vào nhà thấy lạnh toát, bưng nồi phở vào bếp, lên tiếng gọi má và giật mình nghe tiếng bà má vợ Ác oà lên khóc. Chạy vào phòng ngủ thì thấy ông cụ nhợt nhạt nằm nhắm mắt và bà cụ vừa khóc vừa xoa dầu cho ông cụ và kể lể:
- Hồi nãy ổng trong buồng tắm. Má ở ngoài này nghe nước chảy ào ào lâu quá mà không thấy ổng ra. Má mở cửa vào thì thấy ổng nằm xỉu dưới shower.
Nghe tới đó bà xã Ác tá hoả chạy ra điện thoại bấm 000 gọi xe cứu thương. Ác lúc đó lái xe tới tiệm video, vào thẳng quầy New Release nhìn quanh chẳng thấy phim gì hấp dẫn. Ác nghĩ : "Thôi về nhà coi đỡ Paris By Night, Asia hay Vân Sơn Bảo Liêm cũ cũng được. Và Ác lái xe về nhà ông bà cụ vừa lúc xe cứu thương đến. Ác ngạc nhiên thấy bà xã Ác mở cửa cho 2 người cấp cứu vào nhà. Thấy Ác về, bà xã Ác run rẩy nói:
- Ba sắp chết! Thiện ơi ba sắp chết!
Ác hoảng hồn chạy vào phòng ông bà cụ thấy 1 nhân viên cấp cứu đang đo áp huyết cho ông cụ và lắc đầu nói "Blood pressure is too low!", người kia lo truyền nước biển và chích cho ông cụ mũi thuốc. Dần dần ông cụ tỉnh dậy, họ hỏi từ sáng đến giờ ông cụ ăn gì, uống gì, làm gì, ... rồi lấy băng ca đẩy ông cụ ra xe, Ác cũng nhẩy lên xe cứu thương ngồi với ông cụ. Đến bệnh viện các bác sĩ và y tá đo check đủ thứ và vẫn tiếp tục truyền nước biển và cho ông cụ thở dưỡng khí bằng cái mask đeo trên mặt. Rồi 1 bác sĩ đến nói với Ác rằng ông cụ xỉu là vì áp huyết xuống quá thấp nhưng vì sao áp huyết ông cụ xuống thấp thì họ tìm chưa ra, tim gan phèo phổi, lục phủ ngũ tạng đều tốt, máu huyết ông cụ chẳng có mỡ có đường như máu Ác. Ông cụ chơi tennis từ nhỏ và từ năm 12, 13 tuổi cho đến nay chưa có tuần lễ nào mà ông cụ không cầm vợt ra sân. Từ ngày Ác về làm rể nhà ông cụ đến nay Ác chưa hạ nổi ông cụ 1 ván tennis nào, kể cả ngày hôm nay ông cụ đang ở vào tuổi 85. Ác cũng thắc mắc không hiểu sao ông cụ lại xỉu trong buồng tắm. Nhưng thấy ông cụ đã hồng hào trở lại và các bác sĩ cũng nói áp huyết của ông cụ đang trở lại bình thưòng nên Ác yên tâm để ông cụ nằm một mình, đi ra ngoài lấy mobile phone gọi về cho bà xã Ác và bà má vợ yên lòng. Khi trở vào trong đi đến gần giường ông cụ, Ác nghe tiếng ông cụ khóc hù hụ, khóc nức nở, Ác chạy vào ôm lấy vai ông cụ hỏi chuyện gì. Dường như ông cụ có điều gì trong lòng không cầm giữ nổi nữa. Ông cụ phải nói ra.
Ông cụ kể rằng hồi còn trẻ ông cụ yêu 1 lúc 2 cô gái. Một cô gái quê nhà nghèo nhưng xinh đẹp, hiền lành ở chợ Thành Nha Trang là bà má vợ Ác bây giờ, người kia là 1 cô gái nhà giàu theo Tây học ở Sài Gòn. Đến 1 lúc ông cụ nhận ra điều như 1 bài hát Mỹ đã hát: "Torn between two lovers feeling like a fool. Loving both of you is breaking all the rules", ông cụ quyết định lên xe hoa với cô gái Nha Trang xinh đẹp. Người tình Sài Gòn dứt áo bỏ đi sang Pháp trở thành 1 dược sĩ giàu có. Buổi sáng mùa đông xứ Úc hôm đó có người bạn của ông cụ từ bên Pháp gọi điện thoại qua báo tin người tình cũ của ông cụ vừa mới lìa đời. Bà ta chết một mình, chết cô đơn.
Thì ra là vậy. Ác chợt hiểu ra tất cả. Buổi sáng hôm đó ông cụ nhận được hung tin, đau lòng gác điện thoại, mở cửa trước mở cửa sau chạy vòng vòng tìm 1 chỗ nào để khóc nhưng không muốn bà má vợ Ác biết. Khi nghĩ ra cái buồng tắm là nơi kín đáo nhất, ông cụ chạy vào mở vòi sen định khóc cho nhẹ nhõm cõi lòng, nhưng ông cụ đã dùng hết sức để dồn nén niềm xúc động, quá kiệt sức, ông cụ ngã xỉu. Chỉ còn 1 điều Ác không hiểu là bà má vợ Ác, 1 người đàn bà ốm yếu và rất nhỏ con, trong khi ông bố vợ Ác thì cao lớn bự con hơn Ác, làm sao bà cụ có đủ sức khiêng ông cụ từ buồng tắm vào phòng ngủ, lau khô, thay quần áo và thoa dầu cho ông cụ.
Ôi mấy ông già thời Pháp Thuộc! Các thế hệ cha anh của Ác dường như chịu ảnh hưởng văn chương thi phú và âm nhạc lãng mạn của Pháp nên họ yêu đương ghê gớm quá! Ngay trong gia đình Thụ Nhân nhà mình đến giờ này cũng vẫn có những ông anh tuổi 60 mà còn phơi phới, nay chụp hình với cô ca sĩ này, mai chụp hình với cô ca sĩ khác. Các anh ơi, yêu đi yêu đi, yêu cho lắm vào rồi các anh cũng khổ như ông bố vợ Ác mà thôi.
Hôm sau thấy ông cụ đã hoàn toàn bình phục bệnh viện cho về và hẹn 1 tuần lễ nữa sẽ có y tá đến nhà khám lại. Một tuần êm ả trôi qua, đến ngày hẹn bà xã Ác sang nhà ông bà cụ làm thông dịch. Nhưng khi cô y tá đến ông cụ cứ chỉ sang bà cụ và nói với bà xã Ác:
- Khám má mày nè, má mày ốm yếu, đau bệnh hoài mới phải khám chứ khám ba làm chi.
Nói sao ông cụ cũng giở chứng ngang không chịu nghe, bà xã Ác kêu Ác qua tiếp cứu.
Từ khi ông cụ lỡ thố lộ chuyện tình thời Pháp thuộc cho Ác nghe tự nhiên ông cụ trở nên hiền lành ngoan ngoãn với Ác, Ác mà méc bà má vợ thì ông cụ chỉ có chít. Thấy mặt Ác là ông cụ riu ríu, Ác biểu đứng lá đứng, Ác biểu ngồi là ngồi, Ác biểu cởi áo là cởi áo, Ác biểu cởi quần là cởi quần. May cho ông cụ là Ác mới chỉ tới cái quần thì cô y tá đã xua tay bảo không cần. Khám xong cô y tá cho biết cô chưa thấy ông cụ 85 tuổi nào tráng kiện như ông cụ này, mọi thứ đều bình thường, rất tốt. Cô y tá đi khỏi là ông cụ bỏ vào giường nằm, ông cụ dỗi, làm như nãy giờ ông cụ bị Ác và cô y tá bắt nạt. Bà cụ đến ngồi bên cạnh, ông cụ cầm tay bà nói:
- Khi nào tui chết bà nhớ hỏa táng rồi đem tro tui về Nha Trang để ở trong chùa ...
Bà cụ khóc thút thít, bà xã Ác bấm tay biểu Ác về, trả lại sự riêng tư cho ông bà cụ. Ác thấy lạ quá, khi không cái tự nhiên mà trăn trối. Rõ ràng hồi nãy cô y tá đã nói ông cụ rất tráng kiện, sức khỏe tốt chứ có gì đáng lo mà phải trăn trối. Cái này là làm nũng rõ ràng. Làm nũng kiểu này làm bà cụ khóc thút thít, lát nữa đây ông cụ xin tiền đi đánh cá ngựa, mua vé số lô tô thì sức mấy mà bà cụ từ chối nổi. Đây đúng là độc chiêu, Ác phải học mới được.
Về nhà, lập tức Ác nằm lăn ra giường, kêu bà xã lại ngồi bên cạnh, Ác trăn trối:
- Nè má xấp nhỏ, khi nào tui chết bà đừng có làm rình rang làm chi cho tốn kém. Tẩm gì thì cũng là tẩm, thay vì tẩm liệm bà cứ mang tui tới tiệm đấm bóp cho 1 bầy con gái Nhựt Bổn, Việt Nam, Thái Lan, Trung Hoa, Khờ Me cùng nhau tẩm quất cho tui 1 phùa. Tẩm quất xong thì bà quăng tui vô thùng rác cũng được, khỏi cần chôn.
Ác tưởng thời buổi khó khăn Ác tính trước 1 cái tang lễ ít tốn kém vậy thế nào cũng làm bà xã mủi lòng. Ác lại thều thào nghe thê lương, phải chi biết ca vọng cổ là Ác chơi luôn 6 câu cho mùi mẫn. Ác nhắm mắt chờ đợi tiếng khóc thút thí của bà xã. Nhưng bà xã Ác đã không khóc thì chớ lại còn nhéo Ác 1 cái đau gần chết. Ác mà không vùng dậy chạy chắc còn ăn thêm mấy cái nhéo nữa. Khổ ghê.
Hôm nào phải năn nỉ ông bố vợ truyền lại cái độc chiêu trăn trối làm nũng này mới được. Phải trăn trối làm sao cho bà xã khóc thút thít mới ăn tiền.
Ác.
http://www.quangseattle.com/default.aspx - http://www.quangseattle.com/default.aspx
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Feb/2010 lúc 1:37am
Bên đời hiu quạnh .
(Khánh Ly)
Tùy bút của Khánh Ly
Tôi không bao giờ nghĩ rằng có một lúc nào đó như lúc này, cuộc sống của ca sĩ Hải Ngoại và Việt Nam lại được mang ra mổ xẻ rạch ròi, tới tấp như thế. Có lẽ, trong đầu óc đơn giản của tôi, ca sĩ ở đâu cũng là ca sĩ…. Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ đặc biệt chung cho mọi người, ở mọi nơi, mọi phía. Không có biên giới…. Nhạc đã được khẳng định như vậy, lẽ nào người hát lại bị loại ra ngoài.
Tôi không hề phân biệt ca sĩ trong hay ngoài nước. Có chăng, điều bị chỉ trích là cách sống của những người cùng chung một nghiệp dĩ ở hai bờ đại dương. Những ca sĩ lớn lên hay thành danh ở trong nước dường như không có một khái niệm nào về nghệ thuật và quá trình của lớp người đi trước họ cả một phần tư thế kỷ. Và cũng không ai nói cho họ nghe về một thời bình an, đẹp đẽ của sân khấu Miền Nam, trước mùa Xuân 75.
Chúng tôi, lớp người đã được quần chúng chấp nhận trước 75, thật sự đã trải qua bao nhiêu khó khăn, bằng chính năng khiếu của mình. Chỉ có một ít may mắn đủ trình độ văn hoá Đại học và tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc như Hoàng Oanh, Thanh Lan, Đức Huy, Quỳnh Giao, Mai Hương…. Còn lại, đa số chỉ đến Trung học, chưa bao giờ bước chân vào Quốc Gia Âm Nhạc. Lên sân khấu, với năng khiếu Trời cho và may mắn được chấp nhận.
Thời đó, ca sĩ rất ít và không phải bất cứ ai bước lên sân khấu, là đều được coi là ca sĩ…. Quần chúng phải chấp nhận. Các ca sĩ phải chấp nhận. Các trung tâm thâu băng, đĩa phải chấp nhận. Các đài phát thanh phải chấp nhận, chúng tôi mới có được… tạm coi như là ca sĩ và vẫn nằm trong sự kiểm soát, nghe ngóng, chăm sóc của các Trung Tâm mà trung gian là nhạc sĩ.
Chỉ một bài “Nỗi Buồn Hoa Phượng”, Thanh Tuyền lúc đó mới 15 tuổi đã trở nên mỏ vàng của Hãng đĩa. Chỉ với “Chuyện Một Chiếc Cầu Gảy” Hoàng Oanh, cô sinh viên văn khoa không hề thua kém Thanh Tuyền của trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt. Không ai có thể hát lại chị Bạch Yến bài Đêm Đông. Không ai có thể làm xao xuyến người nghe như chị Lệ Thanh với Tà Áo Xanh của Đoàn Chuẩn. Chị Trúc Mai bài “Hàn Mặc Tử”. Chị Lệ Thu với Ngậm Ngùi và cô Thái Thanh gần như “độc quyền” nhạc Phạm Duy.
Không ai có thể thay thế ai. Vì sao thế, vì thời đó, các nhạc sĩ… đo ni may áo cho ca sĩ. Không thể trật đi đâu được và vì thế, bài hát làm nên ca sĩ. Trúng một cái, cả nhạc sĩ lẫn ca sĩ đều như sóng dội. Thời đó nhạc sĩ nhiều hơn ca sĩ. Ngoài công việc chính, họ chỉ chú tâm sáng tác và chọn những giọng hát hợp với bài hát. Phần chúng tôi, mỗi người có một chất giọng riêng. Nghe là biết ai ngay. Chúng tôi đủ thông minh để không giẫm chân người khác.
Năm 69, ông Thiêng, ông Quân có 2 bài… hai bài này chỉ có Khánh Ly, đó là “Kinh Khổ” và “Trên Hoang Tàn Đổ Nát”…. Ông Minh Bằng giao cho tôi… “Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ”. Kim Loan với “Căn Nhà Ngoại Ô”. Giao Linh với “Những Đóm Mắt Hoả Châu”. Phương Hồng Quế có bài “Giờ Này Anh Ở Đâu”. Mai Lệ Huyền và Hùng Cường có một loại nhạc riêng, quen gọi là nhạc kích động.
Chỉ hát một nơi với bài “Mùa Thu Cho Em”, Xuân Sơn đã làm bao người điêu đứng, chưa kể đến bài “Trăng Sáng Vườn Chè”- dẫu sau này Ái Vân dựng lại bằng nhạc cảnh – cũng không làm người nghe quên nổi Xuân Sơn. Carol Kim hát “Hãy Khóc Đi Em”. Ông Sơn bảo… chỉ có Carol Kim hát bài đó trội nhất… Duy Quang trình làng “Thà Như Giọt Mưa”. Elvis Phương bài “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang”… Còn ông Chế Linh thì bài nào vào tay ông là lập tức trở thành của ông.
10 năm đầu, tôi chỉ nhận được 2 bài hát của ông Sơn “Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên”, “Một Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui”. Cả hai đều bị giam, cấm phổ biến. Dĩ nhiên tác giả cũng không thể ngồi yên. Lý do đơn giản thôi… viết cho KL. Mấy năm sau đó, một bài hát nữa cũng của T.C.S bị dập, bài “Nhớ Mùa Thu Hà Nội”… cũng lại vì KL. Tôi nhận được bài hát từ những người vượt biển. Cũng khoảng thời gian đó, từ Pháp gởi qua cho tôi một số bài hát ký tên Hồng Ngọc, trong số đó có bài “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên”. Thực tế bài hát đó có tựa nguyên thuỷ là “Nước Mắt Cho Sài Gòn”. Ông Võ Văn Ái đã đổi tựa và viết thêm lời hai, Hồng Ngọc là bút hiệu của Nguyễn Đình Toàn, và trong bài viết có câu “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly”.
Nhưng phải nói rõ, ngay từ những ngày mới tới Mỹ, khi mà mọi người còn bị chia ra, sống riêng lẻ mỗi người một nơi, khó có thể tìm ra nhau từ những trang trại rộng lớn, nằm khuất sau những dãy núi cao mà ngay khi chạy qua trên các xa lộ, chúng ta không thể nhìn thấy được, “Sàigòn Ơi Vĩnh Biệt” của Nam Lộc đã được viết trong thời gian đó. Một ca khúc đơn giản xuất phát từ nỗi lòng của một người vừa rời xa quê hương. Không cầu kỳ văn hoa chải chuốt nhưng rất thật thà nói lên sự tiếc thương, nỗi đau xót và mơ ước ngày trở về, cho dẫu đã nói lên lời vĩnh biệt.
Đức Huy trình làng “Đường Xa Ướt Mưa” năm 1979 cùng lúc với Tùng Giang “Tôi Với Trời Bơ Vơ” và Nam Lộc “Người Di Tản Buồn”. Linh Giang “Tôi Muốn”. Phạm Duy “Nguyên Vẹn Hình Hài”, Hoàng Quốc Bảo “Mưa Trên Thành Phố Cũ”, Nguyễn Đức Nam với “Buồn Tháng Mưa”… trong khi đó nhạc Vàng ở VN bị xoá sổ. “Rơi Lệ Ru Người” viết từ năm 75 (khi nghe tin tôi chết trên biển) phải chờ đến năm 1992 khi gặp ở Canada, ông Sơn mới chép in cho tôi bài đó.
Giữa thập niên 80, một số ca sĩ ở VN mới được phép hát lại, nhưng vẫn chỉ loanh quanh ở những tỉnh nhỏ. Nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân từ Nhật Ngân lập đoàn gồm Duy Khánh, Nhật Trường, Thanh Lan… bữa đói, bữa no, ngủ đình, ngủ chợ, mong được hát cho nhiều hơn là kiếm miếng ăn dẫu rằng ai cũng đói. Nhã Phương và Bảo Yến nổi lên, rồi Ngọc Bích, Thanh Lan ở tù liên miên vì tội vượt biên. Nhưng một số ca sĩ may mắn hơn Thanh Lan là Lệ Thu, Ngọc Minh, Hoàng Thi Thao, Lê Uyên và Phương đã đi được. Thanh Tuyền, Giao Linh, Chế Linh cũng thoát. Vài năm sau đó có Thái Thanh đến Mỹ. Như thế, lớp ca sĩ cũ của chúng tôi còn ở VN là Hồng Vân, Lan Ngọc, Nhật Thiên Lan, Mộng Xuân Lan, Ngân Hà, Giang Tử, Anh Khoa… và rất nhiều nhạc sĩ.
Sau thời VN tưng bừng “mở cửa” rồi tưng bừng “khép lại”. Bài tình ca đầu tiên được viết ở trong nước, ra Hải Ngoại và lọt vào lỗ tai tôi là bài “Giọt Nắng Bên Thềm” rồi bài “Em Ơi Hà Nội Phố”, bài này, trong nước coi như… rửa mặt cho Hà Nội sau mấy chục năm. Và từ đó trở đi, nhạc tình được viết với tốc độ khá nhanh bởi những tác giả trẻ và xa lạ - ngoại trừ Quốc Dũng, Bảo Chấn và Bảo Phúc tung ra Hải Ngoại những khuôn mặt lạ, trẻ và một kiểu hát như nhau, chất giọng như nhau, đến nỗi có đôi khi chợt nghe, tôi không thể phân biệt ai là ai.
Tôi không nghĩ những bài hát được sáng tác ở trong nước là dở - có lẽ tại tôi bảo thủ quá chăng – nhưng với một thành phần nhạc sĩ đông đảo, sáng tác liên tục không ngưng nghỉ trong một môi trường thuận tiện, rộng lớn – 70 triệu người nghe. Nói thật lòng, tôi chỉ nghe được “Giọt Nắng Bên Thềm”, “Em Ơi Hà Nội Phố”, “Thuyền Và Biển”, “Phượng Hồng”, “Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa”, “Tháng Tám Mùa Thu”, “Quê Hương”. Và chỉ có như thế (tôi không nói về nhạc T.C.S). Những bài hát khác không hề ở lại trong đầu tôi. Nó có một chút gì của Mỹ. Một chút gì của Nhật. Một chút gì của Tầu. Một chút gì của Đại Hàn. Một chút gì của Thái.Tất cả có chung một lối hoà âm.
Khoảng trong 2 năm đầu khi những bài hát ở VN tràn ra Hải Ngoại, nhiều người điên cuồng tìm mua nghe, tưởng như nhạc trong nước đã đè bẹp, giết chết nhạc Hải Ngoại phá nát thị trường băng nhạc ở đây. Bạn bè xôn xao hỏi. Tôi nói không bi quan cũng không chủ quan… rồi cũng qua nhanh như lửa rơm… Chỉ đơn thuần là ý nghĩ của tôi với những bài hát viết từ trong nước tôi đã nghe không phải một lần. Vả lại trong số những tác giả trẻ, có người tôi biết trước năm 75.
Các trung tâm cũng xôn xao. Tại sao thế nhỉ… Có nhiều TT ở đây phát hành băng đĩa VN cơ mà. Họ bán 10 đồng 3 cuốn CD rồi 10 đồng 4 cuốn. Nếu CD của chúng tôi bị in giả tại VN lan tràn từ Nam ra Bắc, từ hàng thịt chó tới hàng bún chả, đến phòng tắm hơi, đến những quán karaoke. Từ taxi đến xe đò thì tại sao ở đây không? Một cuốn master thực hiện ở VN giá thành không bao nhiêu và khi được tung ra thị trường thì lại không chỉ dành cho một TT nào mà là cho cả chục người, rồi ai muốn bán kiểu nào, giá nào thì bán.
Bà con mình vốn tính luôn thích của lạ. Lạ mà rẻ, ai lại bỏ qua nhất là nó lại mới lại lạ (như mấy ông chồng bị ăn mãi cơm nhà, quà vợ, nay bỗng thấy người lạ, dẫu không đẹp, cũng vẫn thèm). Bèn mua về nhà ngay - giống phong trào phim bộ năm nào – và mê ngay. Có lạ gì đâu, 27 năm nằm gai nếm mật xứ người, nghe chừng đó ca sĩ, thuộc mặt từng người, coi bộ cũng… mệt mỏi rồi. Thích là phải. Đương nhiên thôi. Bao lâu thì chưa biết nhưng cứ thích, cứ mua cái đã. Thị hiếu của quần chúng đối với một thị trường lạ, tưởng không cần phải bàn ra tán vào, dài dòng, mất thì giờ.
Hai năm trôi qua – như tình yêu vậy, không còn gì mới lạ nữa. Những bài hát theo gió cuốn đi.
Sau mùa Xuân năm 75, đồn rằng tất cả nhạc vàng đều bị thiêu huỷ, ai giữ trong nhà như giữ đồ quốc cấm. Sách, truyện cũng cùng chung số phận. Phim ảnh dù bị hủy hoại cũng còn những bản phụ ở nước ngoài. Mọi người bị lùa đi học tập cải tạo không hứa hẹn ngày trở về. Ca nhạc sĩ bắt buộc phải trình diện gọi là bồi dưỡng chính trị. Những tà áo xanh, đỏ rực rỡ bỗng nhiên biến mất, chỉ còn quần đen áo cánh trắng hoặc nâu cho đúng với tôn chỉ cách mạng. Bao nhiêu khuôn mặt xinh đẹp, nổi tiếng của Sài Gòn nay e dè nhìn nhau như thăm hỏi… Họ nói cái gì thế nhỉ… Người nói cứ nói, người ngồi nghe như vịt nghe sấm, lòng thì cứ như đi đẩu, đi đâu. Nghĩ đến bạn bè ai đi thoát, ai kẹt lại… cái gì đã xảy ra cho SàiGòn… cái người đang giảng giải cái gọi là Chủ Nghĩa Xã Hội kia là ai, ở đâu ra thế… tất cả bàng hoàng hoặc lo âu. Lo cho mình thì ít, cho gia đình thì nhiều bởi đa số ca nhạc sĩ đều có con em cha chồng là quân nhân, là có… nợ máu với nhân dân. Đã gọi là nợ thì phải trả nhưng trả thế nào đây?
Thật ra thì các ca nhạc sĩ không bị đày ải quá lâu với những chương trình bồi dưỡng chính trị. Họ khổ vì bị cấm hát. Suốt mấy năm trời cả miền Nam đều phải nghe một loại nhạc, một kiểu hát cùng một giọng giống nhau.
Những bài hát của miền Bắc mà dân Sàigòn phải nghe đã được sáng tác lâu rồi, giờ mới có dịp tung ra. Chỉ một loạt bài đó thôi sau năm 75, hầu như nhạc sĩ miền Bắc không viết loại nhạc ấy nữa vì người Sàigòn không muốn nghe. Nghe không vô cũng như họ phải chịu đựng những bảng hiệu tên đường ngô nghê, buồn cười, chẳng ra làm sao…đường Nguyễn Văn Bánh, đường Võ Thị Sáu… những người là ai… Khai quốc công thần của nhà Nguyễn chăng… Những bài hát cứ ồm ồm tra tấn lỗ tai người Sàigòn. Những con đường cũ làm cho người ta… khi hẹn nhau, ta lạc lối tìm… chắc cũng họp hành dữ lắm. Nghị quyết này, nghị quyết kia… tôi thấy thế này, tôi thấy thế nọ vân vân. Thanh Lan thành tích vượt biên nhiều quá. Cấm. Hồng Vân, Lan Ngọc tàn tích cũ. Cấm. Thế nhưng các tiếng hát miền Bắc lại không được Sàigòn chấp nhận. Bảo Yến và Nhã Phương lên tiếng đánh bạt các giọng ca… có dấm càng thêm chanh… Ngọc Bích cũng lên tiếng mạnh mẽ lẫy lừng một thời, cô là con gái của nghệ sĩ Ngọc Hùng, Ngọc Nuôi. Cô đã từng là giọng ca chính của ban nhạc The Crazy Dogs thì đương nhiên cô phải nổi bật.
Nhà nước cũng cho mời các nghệ sĩ nổi danh cũ, cho phép thành lập đoàn hát. Cho tập dượt tại nhà hàng Queen Bee. Có ban nhạc Shortguns, ông Lê Uyên Phương có Thái Thanh… Tập cho đã đến chừng phúc khảo ra mắt các quan to sừng dài thì… không đủ tiêu chuẩn (ông Lê Uyên Phương kể lại) thật cay đắng cho những tên mối lớn ở Saigòn. Ông Trịnh Công Sơn đi thực tập, học trồng sắn, trồng lúa, nuôi heo, ông đi theo con trâu ông chủ nhà tốt bụng cho mượn… tôi thấy chú tội nghiệp tôi thương, nơi đó là cả một bãi mìn, ngày mô cũng có người chết, chừ tôi cho chú mượn con trâu, chú cưỡi theo chân nó mà đi… Thời gian này, ông sáng tác bài “Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui”… Mình cứ vừa cày ruộng, trồng khoai vừa hát cho mình nghe – có thế mới sống nổi chứ. Ấy thế mà bài hát bị cấm… Đất nước thống nhất rồi, anh không đủ vui hay sau mà phải tự chọn cho mình một niềm vui?
Sau khi đã giữ chân mấy trăm ngàn người trong trại cải tạo. Làm bà con ta điêu đứng sau mấy đợt đổi tiền. Nhạc tình bắt đầu ngoi ngóp bằng những bài hát. Nửa mùa, quốc không quốc, cộng không ra cộng. Loại nhạc thăm dò dư luận cấp lãnh đạo. Cửa đã hé mở đón Việt kiều hồi hộp về thăm dân cho biết sự tình. Thanh Lan vượt biển hoài mà đường đi không đến bèn leo lên sân khấu hát lại. Cẩm Vân hừng sáng với giọng trầm, ấm áp, rõ ràng. Hồng Hạnh giọng mỏng hơn nhưng xinh đẹp, song nghiệp hát không lâu dài. Các ca sĩ được chú ý vẫn là Nhã Phương, Bảo Yến, Cẩm Vân, thỉnh thoảng mới có đề cập đến Lan Ngọc, Hồng Vân, Anh Khoa. Nhạc sĩ Duy Hải qua đời, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang qua đời trong tù. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 gần như đóng cửa ở ẩn, không cộng tác với đoàn hát nào. Cô Thái Thanh, nhạc sĩ Hoài Trung bị cấm hát vĩnh viễn sau cái buổi phúc khảo tại nhà hàng Queen Bee. Một thời gian ngắn sau đó, nhạc sĩ Hoài Bắc vượt biên, nhạc sĩ Văn Phụng, cô Châu Hà cũng đi thoát….
Bài “Quê Hương” là bài tôi thích, bài “Thuyền Và Biển” do Cao Minh hát. Đùng một cái tôi thấy bà con trong và ngoài nước đua nhau hát… bằng lòng đi em… về với quê anh… nghe cũng có vẻ mời gọi lắm nhưng với tôi, nó có vẻ quê quê thế nào ấy. Bài “Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ” ấy thế mà tôi lại nghe được. Thì ra “Thuyền Và Biển” thơ Xuân Quỳnh, nhạc Phan Huỳnh Điểu. “Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả bài “Dư Âm” ngày xưa…. Rồi sau đó là bông điên điển, là rau đắng, rau ngọt, rau mồng tơi. Lá sầu riêng, chôm chôm… thì thề… đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh… Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người. Tôi nghe mà còn khóc thì bảo sao bà con không đổ xô đi mua, không đè xấp, đè ngữa nhau giành chỗ trên những chuyến bay đi tìm những chùm khế ngọt. Đi để… thành người.
Sau đợt Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Ngọc Bích, Nhã Phương, Bảo Yến là những Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Phương Thanh, Thu Hà, Trần Thu Hà là những ca sĩ, nghe nói có được đào tạo trường lớp hẳn hòi và những ca sĩ này sáng tạo ra một lối hát giống nhau nhưng không giống ai. Không giống ai là điều tốt bởi mỗi người phải có cái riêng của mình như các lớp ca sĩ trước. Thanh Tuyền cất tiếng hát là biết ngay Thanh Tuyền. Lệ Thu vừa… nắng chia nửa bãi…. thì đó là Lệ Thu… Em tan trường về, anh theo Ngọ về…. là cô Thái Thanh. Bang bang, em bắn ngay anh… là Thanh Lan. Những ca sĩ không qua một trường đào tạo nào, họ qua… trường đời và họ có cá tính, có cái chất giọng riêng để phù hợp với các bài hát các nhạc sĩ viết riêng cho họ.
Tôi thường hay bị… đố nhạc… Đố chị biết ai hát đấy… và bao giờ tôi cũng thua vì cùng trường, cùng thầy, cùng một cách đào luyện ca sĩ trẻ ở VN hát giống nhau. Bốn năm người hát mà nghe như chỉ một người. Trường lớp có cái hay mà cũng có cái dở và cái sai lại quá lớn. Chẳng còn biết ai là ai mặc dù họ hát vững, kỹ thuật cao, chất giọng tốt và khoẻ nhưng mà ai mới được chứ. Cái… là ai… mới quan trọng. Theo trường lớp để biết kỹ thuật trình diễn, học hát để biết cách hát, biết cách ngân, biết cách lấy hơi chỗ nào, biết cách nhưng sao cho đúng đó là chưa nói đến vấn đề thầm âm. Người ca sĩ phải có cái lỗ tai tốt, nghe nhạc mới chính xác, bát cũng bị chênh. Một người ca sĩ, ngoài tiếng hát nếu biết rõ về nhạc lý thì càng tốt, tốt lắm lắm (nếu không, trường nhạc mở ra để làm gì) như các chị Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao và bác sĩ Bích Liên.
Âm nhạc và nhất là các ca sĩ trình diễn không thể bị đóng khung bởi những điều trường lớp dạy. Khi đã có căn bản, phải tự mình tìm cho mình lối trình diễn riêng và sử dụng tiếng hát của mình theo lối riêng lợi điểm của các anh chị không giỏi nhạc… như tôi chẳng hạn. Ngoài các thầy cô ở trường, khi ra tranh đua với đời, ta cũng nên tìm một người thầy hướng dẫn cho mình con đường nào tốt nhất. Đôi khi người thầy đó không giỏi nhạc nhưng họ có cái lỗ tai của người nghe, cái nhìn xa trông rộng giúp cho ca sĩ chọn đúng bài, cách trình diễn và cách hát. Người thông minh có thể không cần ai giúp vẫn tìm được cho mình một đường riêng, tuy nhiên điều này hơi hiếm. Phần lớn, các ca sĩ sau khi tốt nghiệp thường tự cho mình là giỏi, không cần ai nữa. Điều này thì nhiều.
Tôi viết những cảm nghĩ của một người nghe nhạc chứ không phải của một ca sĩ có 40 năm trên sân khấu. Tôi cảm thấy một nỗi thất vọng mênh mang khi cứ tình cờ phải nghe… nghèo 1 rồi nghèo 2 (đến nghèo 3 là sạt nghiệp)… Chim sáo ngày xưa 1, rồi chắc chim còn bay nên lại… chim sáo ngày xưa 2, (nếu không có chim 3 thì có nghĩa con chim này đã nằm trên đĩa). Chim này bắt chước chim đa đa, chim đa đa... đi mất thì đừng trách chim. Tôi nghe ông Song Ngọc hát… ngày chị sinh ứ…ư trời cho tôi làm thơ…ứ ư nhưng chữ ứ… ư này tôi không dám viết ra sợ bà con mắng. Tôi nghe bạn bè bảo bài… Nếu anh nói yêu em là thật ra anh đang dối lòng… là lời của một bản nhạc Mỹ nhưng tôi chưa nghe, không dám bàn tới, tuy nhiên, đó là một bài hát thành công của Bảo Chấn. Trần Tiến tướng tá bậm trợn, to như một đô vật nhưng lại thương cho một lá Diêu Bông, lại thương cho tóc gió thôi bay, lại làm riêng một bài hát về ông TCS. Nhìn ông TCS ngồi cạnh Trần Tiến, tôi nghĩ, đúng là…ở hai đầu nỗi nhớ….
Thì cứ cho là vì sống xa quê hương vì sự sống, các nhạc sĩ ở Hải Ngoại cạn hứng không có sáng tác nào đáng kể. Điều đó lầm. Ông Lê Minh Hằng đó chi. Ông Tuấn Khanh đó chi. Nghe “Nỗi Niềm”, “Nhạt Nhoà” mà không ngây ngất sao, nghe “Dĩ Vãng” của TNS mà không ngẩn ngơ sao. Nghe “Người Di Tản Buồn” của Nam Lộc mà không chảy nước mắt sao. Nghe “Có Những Niềm Riêng” của Lê Tín Hương mà không ngậm ngùi sao. Nghe “Tôi Muốn Hỏi Vì Sao” của Diệu Hương mà không thương cảm sao. Nghe “Anh Đã Ngủ Yên Trên Quê Hương” của Trần Duy Đức mà không thấy lòng ??? ??? sao. Nghe “Đêm Nhớ Về Sài Gòn”, “Một Ngày Việt Nam - Những Bước Chân Việt Nam”, “Cám Ơn Anh”, “Cờ Bay Trên Phố Bolsa” của TrầmTử Thiêng mà không thấy xót xa sao. Nghe đi. Nghe “Ta Hát Tình Thương Về Biển Đông” của Trúc Hồ - Trầm Tử Thiêng để thấy tấm lòng VN ở Hải Ngoại lớn lao, bao dung và nhân hậu biết bao nhiêu. Nhạc hay là nhạc đến rồi ở lại trong lòng chúng ta. Ở đây, mọi người cần phẩm, không cần lượng. Đối với người nghe nhạc như tôi, nhạc thế mới xứng đáng gọi là nhạc phẩm.
Việt Nam trên 70 triệu người, có bao nhiêu nhạc sĩ sáng tác và những bài hát của họ giờ đi về đâu. Nhà nước vốn kỵ nhạc vàng, đốt sạch hết nhạc vàng năm 75 sao giờ đây lại cho… chim bay tùm lum, lại than nghèo chí chạp, lại khuyến khích nhạc sĩ lấy nhạc Thái Lan, Hồng Kông, Đại Hàn, Nhật Bản… viết lời Việt làm thành của mình, toàn những lời thương mây khóc gió, yêu thương vung vít.Tuổi trẻ VN bây giờ được quyền… bỏ học đi hát karaoke, không cần thi vẫn đậu. Cả nước được quyền xem phim bộ và nghe nhạc vàng… Là tại sao?
Nếu bây giờ có ai hỏi tôi rằng tuổi trẻ VN ở Hải Ngoại làm gì. Xin thưa… chúng nó đang ngồi trong thư viện. Tuổi trẻ ở trong nước đang làm gì. Xin thưa… chúng đang hát karaoke. Dĩ nhiên không phải các em nhỏ ở đây đều ở trong thư viện còn các em ở VN đi hát, hoặc đi chích hoặc ra trường rồi nhưng đang đi lang thang xin việc làm. Cái gì cũng có mặt trái của nó. Vì các anh chê chúng tôi nên nói…chơi cho vui. Nhạc các anh làm ra, bên này bán tự do 10 đô 4 cuốn, đổ đống ra, tha hồ mà lựa. Rồi 10 đồng 5 cuốn, mua về nghe không hay, không thích. Dụt. Coi như mất 2 tô phở.
Nhạc của chúng tôi lọt được về VN thật là thiên nan vạn nan, bài nào không có lợi, chủ tiệm băng bèn cắt, bỏ vào đó một bài khác. Bìa băng và tựa băng đổi luôn và như thế, làm sao người nghe có thể nghe được bài hát có giá trị. Các anh chơi như thế là không công bằng, không fair, hoặc là các anh… rét, không muốn phổ biến những bài hát đó. Ở Hải Ngoại chúng tôi có một dúm người, các anh có hơn 70 triệu dân. Chúng tôi không sợ nhạc của các anh làm ảnh hưởng đến đời sống của chúng tôi, sao các anh sợ.
Các bạn của tôi giờ không ngại gì nữa. Nhạc Việt bây giờ là nhạc… lai căng (chính báo của VN than vãn chuyện này)
Tôi mơ ước được nghe lại những sáng tác đầy sáng tạo và đẹp đẽ của các nhạc sĩ ở trong nước cũng như chúng tôi ưu ái tiếng hát của các ca sĩ ở Việt Nam.
Khánh Ly
http://daohieu.wordpress.com/2009/07/28/khanh-ly-ben-d%E1%BB%9Di-hiu-qu%E1%BA%A1nh/ - http://daohieu.wordpress.com/2009/07/28/khanh-ly-ben-d%E1%BB%9Di-hiu-qu%E1%BA%A1nh/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Feb/2010 lúc 12:02pm
1000 con hạc giấy !!! Sưu tầm
Sự hiểu lầm có thể làm cho con người ta mất đi vĩnh viễn 1 thứ gì đó mà ta rất yêu quý, để rồi, khi nhận ra thì đã quá muộn...
Có một chàng trai đã gấp 1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì sáng lạng nhưng họ vẫn luôn rất hạnh phúc bên nhau.
Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc về điều này và an ủi chàng rằng rồi nỗi đau của chàng cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người. Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà ngưới yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.
Một ngày mưa tầm tã, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như xưa, rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính người mà trước đây con gái họ chối từ đã làm được điều đó.
Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc phải căn bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Nàng mong ước cha mẹ sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn.
Chàng trai bật khóc. Chúng ta cũng vậy, như chàng trai kia, cũng chỉ nhận ra giá trị lớn lao về sự có mặt của một người mà cuộc đời đã ban tặng cho cuộc sống của chúng ta khi một sáng mai thức giấc, người ấy đã không còn ở bên ta nữa. Có thể họ đã chẳng yêu bạn như cách mà bạn mong đợi ở họ nhưng điều này không có nghĩa rằng họ không dâng hiến tình yêu của họ cho bạn bằng tất cả những gì họ có.
Một khi bạn đã yêu, bạn sẽ mãi mãi yêu. Những gì trong tâm trí bạn có thể sẽ ra đi, nhưng những gì trong tim bạn thì mãi mãi ở lại.
Sưu tầm
| | | |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Feb/2010 lúc 8:58pm
Saigon Quán Cà Phê Và Tuổi Lang Thang |
|
|
|
Nguyễn Mạnh An Dân |
|
|
Ly cà phê Sàigòn thân quen ngày nào |
Anh em nào có ở Đại Học Xá Minh Mạng những năm 1966-67, đã từng lê la ngồi ngắm đất trời ở Ngã Sáu Chợ Lớn, chỗ quán cóc ngay góc đường Minh Mạng và Nguyễn Tri Phương, từng ít nhiều là thân chủ có ký sổ dài hạn với chú Tàu con phì lũ, xin nhận một lời nhắn, “hồi đổi đời mấy anh tứ tán muôn phương hết, ba bốn cuốn sổ đầy những con số em không lấy được đồng nào nhưng em không buồn. Nhớ lại những ngày vui cũ mà rầu thúi ruột. Ước gì có được không khí hồi đó, con người hồi đó. Mấy anh đi ra đi vào, hớn hở kể chuyện tán đào, rầu rĩ ôm gối thất tình, nồng nhiệt tính chuyện lấp biển dời sông, bàn tán tính đường trốn lính, cái gì cũng ồn ào bộc trực, thoải mái tự nhiên, không màu mè rào đón, không kiểu cách đóng trò gì cả, sống đã thiệt. Vui kiểu đó em bán cà phê cho mấy anh ký sổ hoài cũng được.”
Đầu năm 1980, giữa rừng già Bình Long tôi đã tình cờ gặp lại người chủ, người bạn nhỏ này. Tôi là tù cải tạo, bạn khổ sai kinh tế mới, cả hai đều thảm như nhau nhưng đều có chút rộn ràng nhịp thở khi nhắc lại những chuyện mới đó nhưng như đã lâu lắm rồi. Người bạn nhỏ đã nói với tôi những lời ấm áp, không nguyên văn thì cũng đúng ý như đã ghi ở trên và tôi muốn gởi những lời này đến các bạn như một kỷ niệm chung và tôi cũng muốn mượn dịp này để nói về cà phê Sài Gòn, ngày đó.
Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết mà, muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó: cà phê sẽ loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê Mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi. Muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưởi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị Rhum, thì Rhum. Bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút Bretain vào.
Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm lấy. Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc. Bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan mới đã đời, thú vị phải không? Thì đó, bạn đã có đủ hết những gì bạn cần sao không tự pha ra mà uống, lại cứ đòi đi uống cà phê tiệm, dị hợm không?
Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người cà phê. “Uống” không khí và cảnh sắc cà phê. “Uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài Gòn làm vài ly chơi. Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đã xa rồi, biền biệt lắm rồi, ngày đó.
Tôi xin bắt đầu từ giữa thập niên 60, những năm đầu tôi sống ở Sài Gòn và cũng là giai đoạn đất nước thực sự có những trở mình to tát. Những cơn lốc kinh hồn. Những bùng vỡ vượt mọi giới hạn. Những xô đẩy, mời gọi đầy lôi cuốn và cũng nhiều cạm bẩy.
Niềm vui và nỗi hy vọng về một vận hội mới sau biến cố năm 1963 qua nhanh theo với sự yểu tử tất yếu của những người đã nhân danh một cuộc cách mạng, nhưng là thứ cách mạng nửa vời, có khả năng đả phá nhưng lại thiếu bản lãnh và tâm lực để xây dựng, kiến tạo; rồi chỉnh lý, tái chỉnh lý. Chính quyền quân nhân. Chính quyền dân sự. Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Huế và các tỉnh miền Trung. Phong Trào Nhân Dân Tự Quyết ở Đà Nẵng. Phật Giáo đưa bàn thờ xuống đường. Thiên Chúa Giáo biểu dương lực lượng ở chỗ này chỗ khác.
Người Mỹ đổ bộ càng lúc càng đông, theo với nó là các Snack Bars, gái làm tiền và sự phá sản nghiêm trọng của nhiều giá trị luân lý và đạo đức. Chiến trường càng lúc càng khốc liệt, càng áp gần và đã trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng; một cơn ác mộng thường trực. Đủ thứ chiêu bài, đủ thứ lý thuyết mới mẻ và lôi cuốn được nhân danh, được nhắc đến…
Như vậy đó, miền Nam Việt Nam những năm giữa thập niên 60. Như vậy đó, tuổi trẻ Việt Nam lột xác: phải biết lớn ra, phải tự già đi trước tuổi của mình. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại. Những mơ mộng hoa bướm tự nó đã thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên. Khuôn mặt, dáng vẻ dường như tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không còn, cũng không thể vô tư nhởn nhơ được nữa.
Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên. Những ly cà phê đắng đầu tiên trong đời được nhấp vào và dù muốn hay không, tuổi trẻ đã thực sự bị chi phối, và phải thường xuyên đối diện với những bất hạnh của dân tộc mình. Những thảm kịch của thân phận mình và quán cà phê trở thành cái nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật lòng. Có một chút làm dáng, thời thượng. Thông cảm giùm đi, tập làm người lớn mà.
Những ngày mới vào thủ đô, tôi ở Đại Học Xá Minh Mạng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Trong suốt nhiều tuần lễ đầu tiên tôi đã dè dặc khi đi lại và lúc nào cũng lẩm nhẩm câu “thần chú” bạn bè mớm cho: Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên và mườn tượng ra một “lá bùa” như một thứ kim chỉ nam khả dụng.
Hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Dĩ nhiên nếu tính từ đại học xá, Phan Thanh Gian được hiểu như bao gồm cả khúc Minh Mạng nối từ Ngã Bảy đến Ngã Sáu Chợ Lớn và Phan Đình Phùng phải cộng thêm khúc Lý Thái Tổ rẽ phải đến Ngã Bảy hay rẽ trái đến Trần Hoàng Quân để về Ngã Sáu.
Về sau, khi đã khá quen quen, lá bùa được vẽ lớn thêm ra: Từ Phan Thanh Giản , rẽ phải theo Lê Văn Duyệt sẽ đến phố chính Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, chợ Bến Thành, rẽ trái lên Hòa Hưng, Bảy Hiền. Từ Phan Thanh Giản rẽ phải ở Hai Bà Trưng sẽ đến bến Bạch Đằng, rẽ trái sẽ qua cầu Kiệu, Ngã Tư Phú Nhận. Cũng từ Phan Thanh Giản rẽ trái ở Đinh Tiên Hoàng sẽ đến rạp Casino Dakao, Lăng Ông Bà Chiểu và hướng ngược lại là trường Văn Khoa. Cứ như thế, cái xe Gobel hai số cọc cạch, nổ bành bạch như máy xay lúa, trung thành như một người bạn thân thiết tha tôi đi khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
Những ngày này tôi là khách thường trực của quán cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia. Nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặc quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong. Cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.
Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó, việc của bạn là uống vậy thì đừng táy máy đụng vào làm hư cà phê của tôi.
Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và chờ. Yên tâm đi, đừng nôn nóng gì cả, bạn sẽ có cà phê ngon để uống mà. Ông chủ sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường cho bạn, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương. Đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. Nhiều người mới đến lần đầu không biết, cà phê bưng tới là tự lo liệu cho mình đều bị chỉnh ngay: Ông nôn nóng mở phin lỏng như vậy nước chảy ào ào còn gì là Thu Hương! Ông bỏ đường ngọt như ăn chè vậy còn gì là Thu Hương! Ông klhuấy cốp cốp kiểu đó cà phê sẽ chua lét là ông giết Thu Hương rồi! “Thằng cha” này rắc rối thật nhưng là sự rắc rối có thể hiểu được, thông cảm được miễn là cà phê ngon. Mà cà phê Thu Hương ngon thiệt, ngon lắm.
Trong lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh. Có người dùng ánh sáng và trang trí. Có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên. Có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công.
Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, có thể họ từ bên trường Luật qua, từ dưới Văn Khoa, Dược, Nông Lâm Súc lên. Từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Hội Việt Mỹ lại. Từ Huỳnh Thị Ngà, Nguyễn Công Trứ, Vương Gia Cần, Võ Trường Toản, Thư Viện Quốc Gia tới, quanh quanh khu Tân Định, Dakao cả mà. Cũng có người từ xa hẹn nhau đến nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa”lắm, “ông” nào “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cọng với nào là “Hố Thẳm Tư Tưởng” của Phạm Công Thiện, Cho Cây Rừng Còn Xanh Lâu của Nguyễn Ngọc Lan, Nói Với Tuổi 20 của Nhất Hạnh, v.v
Ở Thu Hương dĩ nhiên là có thể “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” hay nhiều thứ giải khát khác. Tuy nhiên, phần lớn là nhâm nhi ly cà phê. Thu Hương nổi tiếng như vậy. Ông chủ điệu như vậy, dù rành hay không cũng phải ráng tỏ ra sành điệu với người ta chứ! Lại còn phải cố bậm môi kéo Basto xanh cho có vẻ phong trần. Cứ như thế mà trầm ngâm suy tư, rì rào tâm sự; đốt bao tử, đốt phổi và đốt thời gian. Nghĩ lại thật phí phạm và đáng tiếc nhưng hồi đó thì không thấy như thế. Phải như vậy chứ sao! Thời chiến mà, buổi nhiễu nhương mà!
Ngày đó tôi thường ngồi Thu Hương với VCT, một người bạn đang học năm cuối ở trường Y Khoa, anh là người rất mê giáo sư Trần Ngọc Ninh, coi ông là một nghệ sĩ tài hoa, một tay dao bậc thầy trong ngành giải phẩu và vẫn thường say sưa kể việc thầy Ninh có thể cầm lưỡi dao lam khẻ vào tập giấy quấn thuốc và cho biết trước là sẽ rạch đúng mấy tờ. Bạn tôi đúng là người trời sinh ra để làm thầy thuốc, anh muốn xoa dịu mọi khổ đau và không chịu được những điều tàn nhẫn, thô bạo.
Hồi sinh viên LKSN té lầu chết ở trường Y Khoa, báo đăng nói là tai nạn nhưng không biết từ đâu bạn tôi khẳng định đây là một vụ ám sát, thanh toán lẫn nhau và anh đau đớn, tức giận lắm. Người với người, chả lẽ không còn cách nào để có thể đối với nhau phải chăng hơn hay sao? Câu hỏi này theo anh rất lâu. Anh ra trường, làm y sĩ tiền tuyến, ở lại với thương bệnh binh ngày thành phố di tản và vào tù. Đến lúc này anh đã có câu trả lời cho điều ám ảnh nhiều năm trước: Không phải không có cách mà là dường như người ta không cần và cũng không muốn phải chăng với nhau. Đau thật, nỗi đau quặn thắt tim gan.
Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur. Bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may Thiết Lập, vậy bạn có biết Cà Phê Hồng ở đâu không? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó chéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung Tâm Thực Nghiệm Y Khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng không biết do ai đặt, gọi riết thành quen chứ thực sự dường như quán không có bản hiệu, và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả. Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cữa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại.
Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá, một bình hoa tươi, một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.
Cà Phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi. Tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt là loại nhạc “mệt mỏi” cở như “Đại Bác Đêm Đêm…” hay “Đàn Bò Vào Thành Phố…” đã trở thành một cái “mốt,” một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà Phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán, những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút, đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly.
Đến Hồng không chỉ có nghe nhạc về quê hương, chiến tranh và thân phận. Ở đây còn có thể đọc về những điều đó. Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà Phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ.
Hồi Nguyễn Đăng Trừng chuẩn bị ứng cử vào Tổng Hội Sinh Viên, ban tham mưu của anh ta thường gặp nhau ở Cà Phê Hồng và khi Trừng thành chủ tịch, Đặng Tấn Tới phụ trách tờ Nội San Sinh Viên, mặc dù lúc đó đã có trụ sở ở số 4 Duy Tân, rất nhiều anh em cũng vẫn thường kéo nhau đến Cà Phê Hồng. Những ai hồi đó nhỉ? Đông lắm và vui lắm, vui và có ý nghĩa vì dường như tất cả đều muốn làm một điều gì. Tôi nói dường như bởi vì, nhiều năm sau thực tế đã chứng minh là không phải chỉ có những người đến với phong trào sinh viên vì nhiệt huyết và lý tưởng, muốn một miền Nam tốt hơn, muốn bảo vệ hữu hiệu và xây dựng đất nước hoàn hảo hơn mà còn một số khác, dù không nhiều, đến với chủ tâm lợi dụng, coi phong trào như một cơ hội để phục vụ cho những ý đồ đen tối mà họ đang theo đuổi.
Say này, khi đã đắc thời, người Cộng Sản vẫn thường hãnh diện nhắc đến phong trào sinh viên, coi đó như là sản phẩm của họ. Ai cũng biết là không phải như vậy. Thật tội nghiệp cho những người cứ phải giả vờ như không biết. Cứ phải ra rả như cái máy lặp đi lặp lại những điều mà chính họ cũng biết là không có thật.
Tôi đã đi quá xa rồi phải không? Xin lỗi, cho tôi được mượn cơ hội này để nói về tuổi trẻ của chúng ta một chút, tôi đang trở lại với Cà Phê Hồng đây. Hồng là ai? Tôi không biết, quán có ba cô chủ, ba chị em. Người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó.
Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xan lòng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và đều ít nói, ít cười. Cái kiểu ít nói ít cười làm chết người ta. Còn cái dáng đi nữa, bạn còn nhớ không? Làm ơn nhắc giùm để tôi tả cho chính xác đi, khó quá.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những lời hát khó giải thích nhưng dễ cảm nhận như “vết lăn, vết lăn trầm” hay “vết chim di” gì đó có lẽ có thể mượn để hình dung ra dáng đi của mấy cô chủ Cà Phê Hồng. Nó nhẹ lắm, êm ái thước tha lắm và cũng lặng lờ khép kín lắm. Chính cái vẻ lặng lờ vừa như nhu lệ thẹn thùng, vừa như kênh kiệu kêu sa, vừa lãng đãng liêu trai đó đã làm khổ nhiều trái tim trai trẻ lắm, rất nhiều.
Giữa những năm 80, sau nhiều năm bầm dập ở nhiều trại giam khác nhau, tôi về lại Sài Gòn và có nhiều lần đi qua đi lại ở đường Pasteur. Cà Phê Hồng không còn, dãy phố nhỏ buồn thiu, im lìm và trống vắng như nét ảm đạm chung của toàn thành phố một thời rộn rã của chúng ta. Đối diện nơi quán cũ, gần cuối bờ thành viện Pasteur là một bãi rác khổng lồ, ruồi nhặn đen gật và mùi hôi thối nồng nặc, trùm tỏa. Ở đó, hàng trăm ông lão bà cụ. Hàng trăm trẻ em trai gái tranh nhau giành giật, đào móc từng chút sắt vụn, từng mảnh nhỏ nylon.
Tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn cảnh não lòng này và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? Anh em ta có bao giờ tự thấy là dường như mình đã đắc tội, đã phụ lòng, đã không làm hết, đã không cố gắng đủ để bảo vệ cho những gì cần bảo vệ, giữ gìn hay không? Và những người bên kia, có bao giờ nghĩ lại và tự hỏi họ đã nổ lực để đạt đến điều gì? có xứng đáng cà cần thiết không? Còn chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào? Ai có thể trả lời được về số phận của những con người nhỏ nhoi trong nổi tan tác chung của cả một dân tộc!
Viện Đại Học Vạn Hạnh mở cữa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý: Hào quang của phong trào Phật giáo đấu tranh từ nhiều năm dồn lại, cùng với những tên tuổi chính trị Trí Quang, Thiện Minh, Huyền Quang, Hộ Giác… những cổ thụ văn hóa Minh Châu, Mãn Giác, Tuệ Sĩ, Trí Siêu, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tôn Thất Thiện… đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân nhất.
|
http://saigonecho.com/main/images/stories/food_and_drink/caphe2_090210.jpg - |
Ly cà phê Sàigòn thân quen ngày nào |
Ở Sài Gòn, ngoài viện Đại Học Vạn Hạnh và các trường Bồ Đề, Tổng Vụ Giáo Dục và Thanh Niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo còn nhiều cơ sở trực thuộc khác như cư xá Quảng Đức ở đường Công Lý, trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội ở chùa Ấn Quang. Nói chung là dân Vạn Hạnh có nhiều chỗ để lui tới, để “dụng võ” lắm. Tuy nhiên, dường như “tổng đàn” của Vạn Hạnh không nằm ở những nơi chốn “thâm nghiêm” này, nó đặt tại một tiện cà phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó chéo về phía chợ Trương Minh Giảng.
Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thước, có vẻ chữ nghĩa. Chừng đó là quá đủ, quá đạt để phe ta tụ lại: Các anh chị em thuộc khối Văn Thể Mỹ của thầy Phạm Thế Mỹ tấp vào nói chuyện văn nghệ. Nhóm làm thơ trẻ Nguyễn Lương Vỵ, Võ Chân Cửu lúc đó đang lên và đang chiếm đều đặng nhiều cột thơ trên báo Khởi Hành, ngồi đồng từ sáng đến tối để… làm thơ. Những “chuyên viên xuống đường trong sáng” chụm đầu lại để bàn kế hoạch. Những “chuyên viên lợi dụng xuống đường” cũng chụm đầu lại để bàn quỷ kế và đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau ở Nắng Mới.
Đại Học Vạn Hạnh có một phân khoa mà bên Văn khoa không có: Phân khoa báo chí. Vạn hạnh còn có một lợi thế như là một sự ưu đãi đặc biệt vì nhu cầu giáo dục là phân khoa sư phạm thi tuyển và được tăng một tuổi theo luật động viên. Vì lẽ đó anh em đến với Vạn Hạnh đông lắm. Không khí ở Vạn Hạnh hào hứng và sôi nổi lắm. Mỗi lần có đợt tranh đấu, xuống đường, ngày Vạn Hạnh chạo rạo, đêm Quảng Đức không ngủ, sáng Nắng Mới không có chỗ ngồi. Vạn Hạnh như một lò lửa, một điểm nóng, một trung tâm. Tiếc thay đàng sau những nhiệt tình trong sáng, những lý tưởng vô cầu là những bóng đen rình rập, những nanh vuốt hờm sẵn.
Hình như Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh, sống theo Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nó chứng kiến cảnh Nguyễn Tổng cởi áo thầy tu, đi tiếp thu một trường Trung học. Nguyễn Lương Vỵ bỏ bộ mặt hiền thi sĩ đóng vai mặt lạnh ở phòng giáo dục Phú Nhận. Võ Như Lanh xông xáo từ Thành Đoàn qua báo Tuổi Trẻ. Trần Bá Phương làm chúa một trại giam, gọi đẹp đẽ là hiệu trưởng trường giáo dục lao động và còn nhiều lắm.
Ngày tôi về lại Sài Gòn sau nhiều năm phải xa, cà phê Nắng Mới không còn. Đại học Vạn Hạnh biến thành một cư xá sinh viên, áo thun quần lót treo la liệt từ trên xuống dưới, quang cảnh vừa đìu hiu vừa bát nháo nhìn thấy mà đứt ruột. Nghe nói núi sách của thư viện bị lấy hết, đốt sạch. Thầy Minh Châu dời lên một Phật học viện nhỏ trên đường Võ Di Nguy gần Trung Tâm Tiếp Huyết. . Thi sĩ, thầy Bùi Giáng lang thang ngạo đời ở đầu phố cuối chợ. Vạn Hạnh không còn gì, thật sự không còn gì. Những con người cũ tứ tán muôn phương. Cái nơi chốn đầy sức sống và niềm tin ngày nào giờ tiêu điều buồn bã như giòng kinh nước đen uể oải dưới chân cầu Trương Minh Giảng.
Mấy năm trước đây tôi có được đọc một bài báo, nội dung của nó cũng thường thường không có gì đặc biệt lắm. Tuy nhiên bài báo có nhắc đến một chi tiếc làm tôi ngẩn ngơ nhiều ngày. Tác giả đã nói về một quán cà phê thân quen: Quán chị Chi ở Dakao. Thật ra đây không phải là quán cà phê mà là quán trà, mà thật ra có lẽ cũng không thể gọi là quán trà mà chỉ có thể nói là chỗ uống trà ở nhà chị Chi mới hoàn toàn đúng.
Bạn hãy tưởng tượng giùm tôi cái khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp hát Văn Hoa Dakao, ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè. Ở đó không có cái ồn ào náo nhiệt như ngoài Trần Quang Khải, khúc đổ về Tân Định, cũng không có cái tập nập mắc cưởi của đoạn Lê Văn Duyệt hướng về Lăng Ông. Nó trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm. Nhà nào cũng nhỏ, cất cao hơn mặt đường mấy bực tam cấp xi măng, mở cữa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường.
Quán chị Chi ở một trong những ngôi nhà này. Làm sao để nhận ra? Không biết, tôi đã nói là không phải quán xá gì cả mà, chỉ là tới nhà bà chị uống trà chơi vậy thôi và đã là nhà bà chị thì phải tự biết chớ, cần gì hỏi. Phòng khách, được gọi là quán, chị Chi nhỏ lắm, chắc độ chín mười thước vuông gì đó, chỉ đủ chỗ để đặc ba bốn chiếc bàn nhỏ. Nhà không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà.”
Giang sơn của chị Chi chỉ có vậy và chị mở “tiệm.” Khách đến với chị Chi không phải coi bản hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo trên đài địa phương hay đọc giới thiệu trên báo chợ báo bán gì cả, mà hoàn toàn do thân hữu chuyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà. Loại trà mạn sen, nước xanh, vị chác nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho vài hốp nước nhỏ.
Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh, loại bánh đặc biệt của chị Chi, nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm vô cùng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm.
Đến với chị Chi có cái thú vị là được hưởng một không khí thân mật, thoải mái như đang ngồi trong nhà của mình, điều thích nữa là không bao giờ phải bận tâm đến chuyện tiền bạc gì cả, muốn đến lúc nào cứ việc đến, không có tiền thì chỉ cần ngồi cười cười, chị Chi sẽ nói giùm cho bạn điều bạn khó nói, “Cuối tháng chưa lãnh măng đa phải không? Uống gì nói chị lấy.” Chưa hết đâu, khi đã thân, đã thành “bạn của chị Chi,” hai lần mỗi năm vào khoảng trước Giáng Sinh và hăm ba ông táo về trời bạn sẽ được chị Chi kêu “đến chị chơi.” Đến chị chơi có nghĩa là đến uống trà mà không phải trả tiền và nếu gặp lúc chị Chi vui và khoẻ, “chơi” còn có nghĩa là có bánh bèo tôm chấy hay bánh hỏi thịt nướng kèm thêm nữa.
Khách của chị Chi không đông, giá nước ở chị Chi không đắt vì vậy chắc chắn chị Chi không sống bằng “cửa tiệm,” chị bán cho vui, bán mà như kêu anh em góp chút tiền cho chị để chị nấu giùm chút nước uống cho vui. Mà quả tình ở chỗ chị Chi vui thật, vui vì những đậm đà tình nghĩa.
Hồi đó chị Chi đã khá lớn tuổi, bây giờ sợ chị đã lìa xa chúng ta hoặc nếu không thì cũng không còn đủ sức để nấu nước giùm cho ai được nữa. Quán chị Chi chắc không còn nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị Chi bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ. Tôi nghĩ anh chị em cũng không hẹp lòng gì mà không cho tôi nói lời đại diện này. Cuộc đời chúng ta đẹp vì những niềm vui nho nhỏ không tên. Sài Gòn của chúng ta đáng nhớ vì những dễ thương nho nhỏ không tên. Chị Chi, chị đã cho chúng tôi những niềm vui ấy. Chị đã góp cho Sài Gòn một phần của cái dễ thương ấy. Cảm ơn chị.
Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, những quán sau này thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà Phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng… Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ, hình như là Đào Duy Từ, gần Sân Vận Động Cộng Hòa có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giả thác Cam Ly, Hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra.
Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả. Tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lang xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướng của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, những giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những bi cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất… Đa La.
Ngày khai trương, Đa La đã mời được Linh Mục Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt đến dự và đã chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hữu Hà… Chừng đó là đủ chết người ta rồi. Dân Đại Học Xá kéo qua, dưới Sư Phạm, Khoa Học lên, Y Khoa. Phú Thọ xuống. Cả Petrus Ký, Chu Văn An nữa là đủ bộ, quanh quanh khu Ngã Sáu chấm Đa La và dồn tới.
Những ngày đó Đa La đông vui lắm, nó trở thành một chốn tụ tập hết sức văn nghệ. Nó đã chứng kiến sự nở hoa của nhiều mối tình và cũng chia xẻ sự héo tàn của nhiều mối tình khác. Nó có thể tiếp tục buồn vui với những người bạn trẻ như thế nếu như đất nước không có những đột biến to tát: Biến cố Tết Mậu Thân với cảnh nhà cháy người chết ngay tại thủ đô Sài Gòn. Rồi tổng công kích đợt hai. Rồi tổng động viên lần thứ nhất năm 1968. Quân sự học đường. Tổng động viên lần thứ hai năm 1972. Tất cả những điều đó đã làm thay đổi rất nhiều nhịp sống chung và tác động sâu xa đến suy nghĩ và hành động của từng con người.
Đa La vắng dần những người khách cũ, lưa thưa có thêm những người mới với dáng vẻ ủ dột trầm ngâm hơn, lác đác những bộ đồ vàng quân sự học đường, những bộ đồ phép Thủ Đức, những bộ đồ lính thứ thiệt của nhiều quân binh chủng vội đến, vội đi. Đa La lần lược nhận được tin tức về nhiều người bạn cũ không bao giờ còn trở về. Đa La tiếp tục có thêm nhiều buổi cà phê cuối cùng để tiễn những người đến lược ra đi. Đa La không vui và những người bạn của Đa La cũng không vui bởi vì cả đất nước không vui, cả dân tộc đang muộn phiền.
Đa La còn đến lúc nào? Đóng cữa bao giờ tôi không biết, có điều là đã có thời Đa La giống như một tri kỷ của nhiều người, nó cũng buồn, cũng vui, cũng hy vọng, cũng rã rời, cũng phấn chấn, cũng mệt mỏi, cũng khóc, cũng cười, cũng muốn ngoan ngoãn xây dựng, cũng thích tung trời phá phách, cũng tỉnh, cũng điên, nói chung là nó chung chịu với bạn bè những tháng ngày nhiều chuyện, dễ thương lắm và đáng nhớ lắm, một chút Sài Gòn.
Hồi đã vào Thủ Đức tôi còn rất nhiều dịp để ngồi cà phê Hân, đường Đinh Tiên Hoàng. Thật ra phải nói tôi bị bắt buộc phải ngồi ở đó vì thời gian trong quân trường tôi thuộc loại con bà phước, gia đình ở xa, người yêu thì mặc dù đã quen từ thời còn ở tỉnh nhỏ quê nghèo nhưng cũng vẫn chưa qua được giai đoạn “mặt ngoài còn e,” cuối cùng tôi chỉ còn bạn bè. Hồi đó mỗi lần đi phép, xe quân trường sẽ thả xuống và đón về ở khu Mạc Đỉnh Chi, gần Hội Việt Mỹ. Tuy nhiên dạo đó tình hình sôi động lắm, quân trường lúc cắm trại, lúc xả phép, không chắc lúc nào có thể về được vì vậy tôi chỉ có thể nhắn chung chung là “đón tao ở Hân,” phòng hờ có trục trặc gì thì bạn bè kể như đi uống cà phê chơi với nhau, đỡ sốt ruột. Tôi thật sự vui mừng và cảm động, chưa bao giờ tôi đến Hân mà không có người chờ, cũng chưa bao giờ tôi chờ ở Hân mà không có người đến. Bạn bè! Biết nói sao cho đủ cái nghĩa đặc biệt của hai chữ ấy.
Hân là quán cà phê thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm. Nhìn cái cách người ta ăn mặc. Trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì. Có lẽ cả thời sự chính trị, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy tốt lắm, đáng trân trọng lắm chứ. Tuy nhiên, dường như có một chút gì rất xa, rất lạ với một người lính.
Thật tình tôi chỉ là một người lính bất đắc dĩ, lệnh tổng động viên giới hạn tuổi ở đại học, ông tướng Đạm không ký giấy hoãn dịch nữa thì trình diện. Tôi rời Sài Gòn cũng chưa được bao lâu, ở Thủ Đức thì cũng chỉ mới là lính tập sự, lính sữa. Đđã có tối nào nhìn toán tiền đồn lầm lũi đi vào đất địch để phục kích, để lấy tin đâu mà hiểu được nỗi cô đơn. Đã có đêm nào trùm poncho ghìm súng ngồi dưới mưa giữa vòng vây quân địch đâu mà biết được cái cảm giác trống vắng, khiếp hải. Đã bao giờ ôm thân thể thủng nát của một đồng đội rạp người dưới làn đạn thù, nhìn máu chảy cho đến hết đâu mà hiểu được nỗi bi uất, tuyệt vọng. Vậy mà tôi đã tự nhân danh là một người lính để cảm thấy xa lạ, lạc lõng với Hân, với Sài Gon. Kỳ cục không?
Cảm giác của tôi lúc ấy lạ lắm, khó nói lắm. Nhưng tôi không có thì giờ để suy nghĩ, để phân tích điều gì, tôi đang đi phép mà, cho tôi nghỉ một chút, chơi một chút dù cả lúc chơi, lúc nghỉ tôi đều bị cái cảm giác lạ lạ, khó nói kia ám ảnh. Sau này, Nhà văn Thế Uyên có viết một quyển tạp bút tựa là “Mười Ngày Phép Của Một Người Lính.” Tôi đọc và thấy nhẹ nhàn thơ thới lắm. Đại khái tác giả đã nhân danh một người lính mà đặc vấn đề với những con người, những cách sống, nói chung là với một hậu phương mà ông cho là bất xứng. Tôi nhẹ nhõm vì ông Thế Uyên đã nói giùm tôi cái mà tôi gọi là cảm giác khó nói ở trên.
(Đoạn sau đây lẽ ra không có trong bài viết này, nhưng tôi vừa nhắc đến nhà văn Thế Uyên với một cách nói được hiểu như là một sự mến mộ vì vậy nên tôi xin phép nói thêm vài đều trong cái ngoặc đóng này. Đúng, có một thời gian rất dài tôi mến mộ ông Thế Uyên. Tôi mê Thế Uyên từ truyện ngắn “Những Kẻ Thuộc Bài.” Đại khái chuyện muốn nói là mỗi chúng ta đều học được từ sách vở, học đường, tôn giáo và nhiều nguồn giáo dục khác những điều tốt đẹp. Thật đáng buồn, thực tế không giống như những gì ta được dạy. Trong cuộc đời có quá nhiều những kẻ không thuộc bài, có quá nhiều những ngụy quân tử, nói rất đúng bài vở nhưng chính họ lại làm khác và Thế Uyên nhân danh một người thuộc bài, phê phán về điều đó. Tôi đã từng có lúc bạo gan nghĩ là mình cũng thuộc loại thuộc bài nên hết sức thông cảm và chia xẻ nỗi buồi của Thế Uyên, ủng hộ Thế Uyên. Về sau Thế Uyên lập nhà xuất bản Thái Độ, lại đúng nữa, xã hội của chúng ta quả là có nhiều vấn đề cần tỏ thái độ và tôi lại tiếp tục ủng hộ Thế Uyên dù tôi chưa bao giờ gặp gỡ hay quen biết gì với ông. Tôi giữ một tình cảm rất đặc biệt về Thế Uyên cho đến năm 1979. Hồi đó các trại tù đã được thăm nuôi và tôi được bạn bè lén lút gởi cho tờ báo Đứng Dậy hay Đối Diện gì đó của nhóm Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan. Trong tờ báo này có một bài viết của Thế Uyên, anh ta kể về một cái Tết ở trại giam Kà Tum. Nhà văn lớn có khác, tả tết thì đúng là tết, có thịt cá bánh trái ê hề, có cà phê thuốc lá vui vẻ, có giọng nói tiếng cười “hồ hỡi phấn khởi,” có những khuôn mặt rạng rỡ tin yêu, có các cán bộ khoan hòa nhân ái như những nhà tu, đặc biệt là cảm tưởng sung sướng xúc động của tác giả khi được đứng nghiêm chào cờ trong ngày đầu năm. Tôi đọc bài báo mà buồn lắm, buồn ghê gớm lắm. Tôi tự buộc mình phải quên hai chữ Thế Uyên đi, thật đau lòng nhưng phải quên, nhất định).
Tôi xin trở lại với cà phê Hân và xin làm ơn bỏ qua một bên cái cảm giác xa lạ của riêng tôi. Hân vốn tự nó là một nơi chốn hết sức đáng yêu và chắc chắn là một nơi chốn rất đáng nhớ của nhiều người. Về sau, ở đối diện với Hân người ta mở thêm quán cà phê Duyên Anh (không biết nơi này có liên quan gì với nhà văn Duyên Anh hay chỉ là tên đặt bỡi một người chủ ái mộ nhà văn này). Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, cả hai đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Thống Nhất - Cường Để và các anh em bên khu Đài Phát Thanh, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị hướng Phan Đình Phùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ mỉm cuời và sẽ thấy rất gần gũi, rất thân thiết.
Tôi vừa mời các bạn đi thăm một vòng mấy quán cà phê mà chắc nhiều anh em trong chúng ta từng quen biết, từng có những gắn bó thế này hay thế khác. Tôi xin ngừng ở đây nhưng anh em có thể tiếp tục đến những nơi chốn kỷ niệm khác của riêng mình. Tôi biết anh em đều là những người nặng tình cho nên tôi tin là mỗi hẻm nhỏ, mỗi góc phố, mỗi hàng cây, mỗi cổng trường đều thấp thoáng bóng hình của tuổi nhỏ, của quê xưa.
Tôi xin nhắc là anh em nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kiến cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió. Anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối với nhau cũng rất đẹp. Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, tặng tất cả những ai còn có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở đâu đó, nơi quê nhà.
|
http://www.take2tango.com/n3ws/saigon-quan-ca-phe-va-tuoi-lang-thang-9576 - http://www.take2tango.com/n3ws/saigon-quan-ca-phe-va-tuoi-lang-thang-9576
http://saigonecho.com/main/giaitri/truyenphiem/15916.html - http://saigonecho.com/main/giaitri/truyenphiem/15916.html
http://nguoithathoc1959.multiply.com/journal/item/11753 - http://nguoithathoc1959.multiply.com/journal/item/11753
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Feb/2010 lúc 6:59pm
Chị Xuân Anh Qua Đời
Nguyễn Thanh Nhàn (K1 CTKD-VĐH ĐL)
Email hồi âm đầu tiên từ Bến Tre cô Quỳnh Mai cho tôi biết chị Xuân Anh đă qua đời từ lâu. Nghe qua rất buồn. Khi về Đan Mạch cô gửi thêm chi tiết nói rõ chị qua đời đă hơn mười năm. Nghe nữa lại buồn hơn. Có những người trùng trùng xa cách, không bao giờ liên lạc, không hẹn sẽ gặp gỡ, nhưng khi người kia còn sống ngựoi này vẫn thanh thản an nhiên. Rồi khi biết người kia qua đời, ngựoi này thấy bỗng hụt hẫng và như mất mát vô ngần.
Tôi học chung với chị Xuân Anh năm đệ nhị. Tôi đệ tam lên. Chị vuột tú tài một ngồi lại. Chẳng những học chung lớp mà chúng tôi còn ngồi chung bàn. Những lớp khác học tṛai gái ngồi hoặc một dăy riêng hoặc những bàn đầu. Lớp chúng tôi tùy môn, tuỳ bài, tuỳ bữa trai gái cứ ngồi lộn xộn để tiện một người hỏi lại một người giăi thích thêm. Một vài giáo sư có tiếng là nghiêm nhưng vào lớp chúng tôi vẫn như hoà nhập vào sự tư nhiên có sẳn. Băo rằng tôi với chị thật thân thiết. Tiếng thân thiết sao quá gọn lơn sơ sài. Băo rằng chị thương tôi như đứa em cũng chưa đủ nghĩa. Phải nói rằng chi rất cưng tôi. Bằng chứng là có lần tôi trốn học giờ đầu, cuối giờ đó chuông vừa rung là chị vội vàng ôm cập ra cửa vi` sợ giáo sư giờ kế đến sớm chi trốn không kịp. Xuống nữa cầu thang gặp tôi chị mừng quá ôm cập trở lên học lại. Chị băo tưởng thằng nhỏ nghĩ luôn. ngồi một mình buồn quá chị tính đi về! Cũng có lần tôi đến nhà chị chơi, nhà chị mùa nào ngoài vườn cũng có vài thứ trái cây ăn liền. Thích thi` cứ thọt. Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Chị mượn xuồng trong xóm, chúng tôi bơi xuôi rạch cầu Cá Lóc rồi băng sông Bến Tre qua nhà ông ngoại chặt dừa nước. Tôi vui cũng là niềm vui của chị.
Hỏi rằng chị đẹp không? Thưa không đẹp nhiều nhưng quen càng lâu càng quí chị nhiều hơn. Sau này có gia đình rồi có em bé chị bỗng phát tướng nhưng hồi còn đi học chị rất nhỏ nhắn mong manh. Tuổi đệ nhị đệ nhất mà vẫn vui vẽ hồn nhiên đơn sơ thẳng thớm. Hàng ngày ngồi bên chị chụm đầu làm bài chung, nưóc da chị sáng mịn đến nổi thấy được những mạch máu thật nhuyễn. Chị có một cái răng trống hàm trên bên phải hơi khuất, khi nào chị cười thật vui vẽ trọn vẹn mới thấy được. Tôi đùa với chị: "Mặt chị chổ nào cũng đẹp trừ cái răng trống mà cứ bắt tôi nhìn hoài!" Mái tóc thật đẹp, ngồi học mà tóc phủ dài qua khỏi băng ghế. Chị thích quấn tóc lại tròn tṛòn rồi lấy cây viết chi` lụi ngang. Nhiếp ảnh gia Đinh Bá Trung chụp rất nhiều hinh về mái tóc của chị. Tôi thích nhất là bức hinh hai tay chị tung mái tóc lên khỏi đầu miệng cười thoă thích mắt cười tinh nghịch nhìn mùng tóc đang trùm xuống. Ông Đinh Bá Trung là đại sư phụ nên cả mái tóc đang ụp xuống như vẩy chài mà từng sợi tóc như đứng lại để đợi đèn. Bức ảnh này hình như được rọi lớn và chưng ở tiệm. Có lần giờ học tan sớm chị đi bộ về, con đường bên hông trường chạy dài tới khoăng gần Bến Lở. Gió tết ù ù từ huớng bờ sông, một tay chị xách cập, một tay giữ đậy tà áo. Tà áo kia phần phật. Tóc bay ngược trong gió. Nắng, gió, thiếu nữ và bẩu trời. Tóc gọi gió về hay gió thấy và tự muốn làm đẹp thêm cho thiếu nữ?
Khi đậu tú tài một tôi vào Long Xuyên vi` có bà chị dạy ở Thoại Ngọc Hầu. Rời Bến Tre bây giờ so sánh lại tôi thấy mất nhiều hơn bỏ Việt Nam qua Mỹ. Năm đó Tết về ghé trường tôi gặp giáo sư Quế thầy ruột của tôi dạy môn Van Vật, tôi nói với thầy là tôi muốn trở về học lại. Thầy dẫn tôi lên gặp ông hiệu trưởng xin dùm. Và tôi đă trở lại mái trường mà nơi đó có thầy yêu và bạn quí. Sau khi ông hiệu trưởng Mạnh hưu trí thầy Quế đă làm hiệu trưởng. Tôi trở về chị Xuân Anh mừng nhất, cao bồi du đăng cũng mừng. Hồi đó tôi ở trọ nhà bà giáo Lê đường Lư Thường Kiệt sát vách nhà ông Tám Trận một bên là tiệm vàng Thái Văn Đôn xéo đối diện là tiệm may Cẩm Danh. Ở Bến tre bà giáo Lê và bà giáo Tửng là hai bà giáo học trường sư phạm đầu tiên của nước Việt nam, hồi xưa gọi là École Normal.
Bà Bảy, tức bà giáo Lê, rất nghiêm nhưng anh Út con bà lại có máu đại ca . Khi bà ở nhà anh Út biến lên Sàigon, khi bà lên Sàigon anh Út bay xe gắn máy về Bến Tre. Bà đi vắng là du đăng cha du đăng con tụ họp đầy nhà.. Quen nhiều với du đăng cũng đở, ra đường chỉ thua con ông trưởng ty cảnh sát.. Hồi còn học chung, tôi vẩn thuờng ngẫm nghĩ và ví chị như một bông hoa trong vườn ngự uyển. Tôi biết cách so sánh của mình là quá cường điệu, nhưng không nói thế thi` sai, mà đúng chổ nào thì tôi không giăi thích được. Bây giờ chị đă qua đời, vì rất thương chị và rất nhớ chị rồi nhớ lại tất cả những hình ảnh của Bến tre bỗng nhiên tôi phát giác được điều lý giải. Lúc chị thi vào đệ thất, trường trung học công lập Kiến Hoà chỉ có tới đệ ngũ, đệ tứ phải qua Mỹ Tho học, đến khi chị lên đệ ngũ thì trường có đệ tứ rồi tiếp tục tới đệ nhất. Nghĩa là chị vào hàng chị cả của trường lẫn của thị xă. Trên chị không có học tṛò trai lớn hơn để chọc ghẹo. Anh thứ ba của chị là cầu thủ bóng tṛòn của tỉnh . Em kế chị anh Hoàng là cầu thủ của trường. Trong thể thao cầu thủ là tiền bối của du đăng thành ra đâu có thằng bá vơ nào dám đón đường chị mà chọc ghẹo. Đám con nhà khá giả ăn diện kẻng lạng xe khoe bảnh thì bảnh với ai chứ đâu phải bảnh với chị. Nhà chị giống như nhà cô Quỳnh Mai tàu dừa khô rụng xuống cũng thành tiền, lạng lạng trước mặt chị rũi xe hết xăng bất tử lại còn quê thêm. Từ tuổi chớm lớn đến tuổi xuân thì chị được bao bọc che chắn như một chồi non mọc thẳng. Có lần trong một câu chuyện gì đó liên quan tới chị, anh Út trong nhà bảo "Con nhỏ đó được" Chữ được ở đây có nghĩa là tánh hạnh tốt không nên chọc ghẹo. Hồi còn trẻ tôi cảm nhận được hiện tượng mà không ráp nối được vào suy nghĩ. Một bông hoa trong vườn ngự uyển chẳng khác nào một thiếu nữ được cuộc đời dành cho sự tự tại yên ổn và trinh nguyên. Chị đă qua đời hơn mười năm ắt hẳn rằng những người một thời cùng chung mái trường trung học công lập Kiến Hoà với chị khi biết tin này ai cũng ngậm ngùi hoài niệm về một mong manh nay đă thật sự tan biến
Lòng thương nhớ của thằng em này xin dâng đến chị
Thượng hưởng. Nguyễn Thanh Nhàn K1 ________________________________________
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Feb/2010 lúc 6:46pm
Một bài viết thật cảm động.
Đọc xong, NƯỚC MẮT không chỉ ướt mi, mà NƯỚC MẮT ngập cả trong lòng !
mk
http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2195:2195&catid=51:thuyennhan&Itemid=64 - Vượt Biển Một Mình |
Nguyễn Trần Diệu Hương
Tác giả, hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose, kể chuyện một mình vượt biển giữa thập niên 80’ và trở thành cô giáo cho những thiếu niên không thân nhân tại trại tị nạn.
Ngày 30 tháng Tư 1975, Saigon sụp đổ. Những gia đình đang ở trong các cư xá sĩ quan, cư xá công chức bị đuổi ra khỏi nhà. Cùng chung số phận, gia đình chúng tôi bị đuổi khỏi mái nhà thân yêu trong cư xá, nơi chúng tôi có một thời nhỏ dại êm ả. Mẹ đưa chúng tôi về căn nhà riêng Ba Mẹ đã xây nên bằng công sức của Ba Mẹ, nhưng nhà này cũng bị tịch thu. Sau hai lần mất nhà, chúng tôi lớn lên như câu ca dao "Còn cha gót đỏ như son, mất cha lăn lóc như lon sữa bò." Ba chúng tôi còn sống, nhưng đang bị đầy ải trong trại cải tạo ở núi rừng âm u đầy chướng khí của miền Bắc. Những ngày u ám đó in hằn vào đầu óc của chúng tôi, khiến chúng tôi trưởng thành sớm hơn tuổi của mình, vì chỉ được xã hội cho nếm mùi cay đắng.
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người. Cũng như rất nhiều người vợ lính khác, Mẹ đảm đang, xuôi ngược nuôi chúng tôi, nuôi Ba trong các trại tù cải tạo từ Bắc vào Nam. Tất cả những điều đó đẩy chúng tôi đến đường cùng, không còn lựa chọn nào khác hơn là phải đưa chính mạng sống của mình đánh cuộc với định mệnh, với đại dương. Còn nhớ thời đó, người dân miền Nam Việt Nam vẫn truyền miệng một câu ngạn ngữ của thời đại "Một là con nuôi mẹ, hai là mẹ nuôi con, ba là con nuôi cá." Cứ thế một hai ba Mẹ lo cho con một mình vượt biển. Khả năng vượt thoát chỉ là một phần ba. Ròng rã gần mười lăm năm dài, từ cuối năm 1975 đến đầu năm 1990, hàng trăm ngàn thuyền nhân (hay theo như cách gọi của UNHCR United Nations High Commissions for Refugees, Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc là "Boat People") đã đến được bờ bến tự do. Cùng lúc, hàng trăm ngàn thuyền nhân khác gởi thân vào lòng đại dương.
Chưa qua khỏi tuổi thơ, nước mất, nhà tan, chúng tôi, không có thời mới lớn, tự động bước vào tuổi trưởng thành trước những khó khăn của Mẹ, vượt quá nỗi khổ của bà Tú Xương ở thế kỷ mười chín, vừa nuôi chồng trong tù cải tạo, vừa nuôi một bầy con dại còn ở Tiểu học hoặc ở những năm đầu Trung học. Từng đứa một, khi có điều kiện, Mẹ gởi chúng tôi ra đi.
Đến phiên tôi, Mẹ chỉ đưa được tôi ra bến xe liên tỉnh để đi Vũng Tàu. Cả hai mẹ con đều đội nón lá rộng vành để che những giọt nước mắt lã chã rơi không ngừng. Mẹ khóc nhiều hơn những lần đưa các anh em trai của tôi ra đi, vì tôi là con gái duy nhất trong nhà, thân gái dậm trường. Ngồi trên xe đò từ Saigon về Vũng Tàu, trong một góc xe đò, tôi úp nón lên mặt, để che đôi mắt sưng đỏ vì khóc của mình.
Gần một tuần lênh đênh trên đại dương, chỉ có trời và nước, xanh thẫm ban ngày, đen kịt ban đêm, không có cả một cánh chim, tôi nhớ Ba, nhớ Mẹ quay quắt, nhưng vẫn hài lòng với chọn lựa của mình. Hai ngày đầu, như mọi người trong lòng thuyền, tôi bị say sóng, nôn ra cả mật xanh, mật vàng. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu thế nào là "mửa mật". Vậy mà chỉ hai ngày sau, quen dần với cảm giác bập bềnh của con thuyền nhỏ trước lực đẩy của nước ở đại dương, tôi tỉnh táo lại hoàn toàn với đầy đủ sinh lực của "tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu" mặc dù đã hai ngày không ăn uống. Khi thuyền ra hải phận quốc tế, chúng tôi được lên khoang thuyền hít thở không khí trong lành đầy vị mặn của đại dương, hình như có thoang thoảng mùi vị của tự do.
May mắn hơn những người tỵ nạn khác, chúng tôi đi bình yên, không gặp một thuyền nào khác. Trời êm biển lặng vào tháng sáu đầu mùa hè đưa chúng tôi đến thẳng đất liền của Mã Lai sau năm ngày sáu đêm lênh đênh trên biến.
Lên tới đất liền, cùng với chú lái tàu, tôi phải vận dụng vốn liếng tiếng Anh hạn chế đã tích lũy trong những tháng năm chuẩn bị vượt biên để giải thích cho nhân viên Cảnh sát Mã Lai biết chúng tôi là ai, tại sao chúng tôi đặt chân đến đây. Đó chỉ là lần đầu, một khởi đầu kéo dài mãi cho đến bây giờ, phải giải thích tương tự cho rất nhiều người khác nhau thuộc nhiều chủng tộc hiểu tại sao chúng tôi phải bỏ quê hương ra đi để sống đời lưu vong.
Những giờ phút đầu tiên trên đất liền, chúng tôi lại bị "say đất". Quen với trạng thái bồng bềnh, trôi nổi trên mặt nước; khi trở lại mặt đất bằng phẳng, mỗi lần đặt bước chân xuống, tôi có cảm giác mặt đất chao đảo như còn trên mặt sóng nhấp nhô. Sau hai ngày bận rộn với đủ thứ giấy tờ khai báo với cảnh sát địa phương Mã Lai, chúng tôi được đưa ra trại Pulau Bidong, trại tỵ nạn chính thức của Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp quốc đặt trên lãnh thổ Malaysia để thành một người tỵ nạn chính thức có số căn cước thuyền nhân, chờ được phỏng vấn định cư ở một nước thứ ba. Lần này, hành trình từ đất liền ra đảo Pulau Bidong vững chắc hơn trên một thuyền khá lớn của UNHCR, có tên là "Blue Dart", khoảng cách lại ngắn, nên chúng tôi không bị say sóng.
Trại tỵ nạn Pulau Bidong đã dược xây dựng tương đối đầy đủ khi chúng tôi đến đảo vào giữa thập niên 80, có đủ trường Tiểu học, Trung học cho trẻ em, trường huấn nghệ (Vocational School) cho người lớn, có thư viện, có cả Chùa, Nhà thờ trên "đồi tôn giáo", có Bệnh viện với cái tên khá ngộ nghĩnh và dễ nhớ là "Sick Bay". Chúng tôi được đón tiếp với những thùng mì ăn liền vĩ đại hãy còn bốc khói, giống hệt như những thùng mì Liên Hiệp Quốc phân phàt cho nạn nhân của thiên tai Tsunami ở South Asia cuối năm 2004.
Lần đầu tiên ăn đồ cứu trợ, sống bằng lòng nhân đạo của người khác, một thân một mình ở trại tỵ nạn của một đất nước khác, nước mắt tôi lăn dài, nghĩ đến Ba vẫn đang mỏi mòn trong ngục tù cải tạo ở núi rừng âm u đầy chướng khí của miền Bắc vẫn thiếu ăn, thiếu mặc; nghĩ đến Mẹ đang vò võ một mình ở nhà, chắc là vẫn đang cầu nguyện cho bầy con đã tứ tán mỗi đứa một quốc gia, một phương trời khác nhau, ở tuổi chưa đến hai mươi.
Tưởng là mình đã rất can đảm khi dám chấp nhận cảnh "thân gái dặm trường", không ngờ, ở trại tỵ nạn Pulau Bidong, đến khu vực Cô nhi (Minor Refugees Residential Section), dành cho các em dưới mười sáu tuổi đến trại tỵ nạn một mình, tôi thấy em nhỏ nhất chỉ mới sáu tuổi.
Ở đó, có Hanh, chỉ mới mười một tuổi, thông minh, đầy cương nghị, có Bố đang bị "học tập cải tạo" - như Ba tôi - được Mẹ gởi đi vượt biển một mình trên một thuyền bị hải tặc, mọi người đói lả gần ba ngày trước khi đến được trại tỵ nạn. Ở trại tỵ nạn, cậu bé tuy mới mười một tuổi nhưng có sự khôn ngoan và nét chửng chạc cúa một người ngoài hai mươi học hành chăm chỉ, hết học Anh Văn lại quay qua học Toán, quanh quẩn cả ngày ở trường Trung học trên đảo Pulau Bidong.
Ở đó, có Huyên, một em gái mới mười ba tuổi, cả gia đình mất tích trên biển khi thuyền bị lật. Như một phép màu, Huyên bám được một thùng plastic rỗng, trôi nổi bồng bềnh giữa đại dương gần nửa ngày, trước khi được một tàu tỵ nạn khác đi ngang vớt lên. Người ta đã thấy cô bé Việt Nam nhỏ bé mắt nhắm nghiền, gần như hôn mê bất tĩnh. thân xác mỏng manh như chiếc lá khô, hai tay vẫn còn bám chặt cái thùng nhựa rỗng bồng bềnh trên đại dương.
Ở đó, có Việt, rất thâm trầm, dù mới mười lăm tuổi, nhà cửa bị tịch thu, Ba bị giam ở khám Chí Hòa vì "tội nhà giàu", Mẹ gởi em ra đi với nhà hàng xóm để thoát khỏi tương lai đen tối của giai cấp "tư sản mại bản".
Còn biết bao các em khác nữa. Mười một tháng sau đó ở Pulau Bidong, với vốn liếng Anh ngữ từ những năm ở trường Trung học, và những sách vở của thư viện trên đảo, tôi đã có cơ hội giúp cho UNHCR và cả các phái đoàn Mỹ, Canada, Úc trong việc thông dịch mỗi khi họ đến phỏng vấn thuyền nhân.
Mãi đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm giác xót xa khi nhớ lại những lần thông dịch cho những ngưồi đàn bà, con gái Việt Nam bị làm nhục bởi hải tặc trên đường vượt biển, em nhỏ nhất chỉ mới mười hai tuổi. Hồi đó, Cao ủy trưởng Alan ở Pulau Bidong chỉ định tôi chuyên làm công việc thông dịch đàn bà con gái trong các cuộc phỏng vấn các thuyền vượt biển bị hài tặc. Đó là một công việc rất tế nhị và đầy xót xa. Đến một độ nào đó, nỗi đau vượt quá sức chịu đựng, người ta mất cảm giác. Nhiều người nữ thuyền nhân, mặt còn đầy nỗi kinh hoàng nhưng kể lại từng chi tiết ô nhục mà chính mình phải gánh chịu với giọng đều đều, thản nhiên, lạnh lùng như nói chuyện trời mưa, trời nắng, trong khi chính tôi và cô May, Cao ủy của UNHCR đã giọt ngắn giọt dài. Mỗi lần dịch hay viết xong một hồ sơ tàu tỵ nạn bị cướp, tay áo tôi ướt đẫm vì nước mắt. Tôi vẫn tự hỏi thủ phạm trực tiếp cho nỗi đau này là hải tặc Thái Lan, thủ phạm gián tiếp thực sự là ai?
Đó là khoảng thời gian rất bận rộn với công việc thông dịch ban ngày giúp cho nhân viên Cao ủy Tỵ nạn. Ban đêm, tôi còn dạy thiện nguyện cho các em , chỉ nhỏ hơn tôi vài tuổi, ở trường Trung học trên trại Tỵ nạn. Trường chỉ dạy hai môn Anh văn và Toán. Sách học là những quyển sách đơn giản tương đương trình độ của bộ "English for Today" quyển I đến quyển III. Trước ngày ra đi, tôi chỉ mới học xong quyển IV ở Việt Nam , nhưng nhờ làm việc, tiếp xúc nhiều với các nhân viên UNHCR, và bằng long thương yêu các em chân thành như em ruột của chính mình, tôi mang hết kiến thức và hiểu biết của mình truyền lại cho các em, mặc dù tôi chưa hề được qua một trường lớp nào về Sư phạm. Chúng tôi, những người dạy thiện nguyện ở trường Trung hoc, vẫn đùa với nhau là mình đã theo một "trường phái sư phạm mới", lối dạy "mèo nhỏ tha chuột lớn".
Có lần, giải nghiã cho các em một từ mới, "dignity" - có nghĩa là phẩm giá - tôi không biết làm thế nào để giảng cho các em hiểu, đành viết lên bằng câu thí dụ "We lost everything, but never lose our dignity". Viết đến đó, tự dưng nước mắt tôi lăn dài, các em ở tuổi mười bốn, mười lăm lúc đó cũng khóc theo. Những giọt nước mắt đó vẫn còn đọng trong tâm khảm tôi cho đến bây giờ, cùng có niềm tin ở một thế hệ trẻ lưu vong có đầy đủ đầu óc và trái tim Chắc chắn, các em học sinh lúc đó, trên bước đường tha hương sau này, sẽ nhớ và hiểu nghiã chữ "dignity" hơn ai hết, và các em sẽ sống xứng đáng với lòng kỳ vọng của thân sinh các em, khi Ba Mẹ các em đã phải đứt ruột gởi con ra biển một mình.
Mỗi tuần hai lần, tàu "Blue Dart" của UNHCR cho nước ngọt, mì gói, gạo và thực phẩm tươi gồm gà và rau cải, đôi khi còn có dưa hấu hay thơm, vào cho thuyền nhân. Hầu hết chúng tôi đến trại tỵ nạn chỉ với một bộ quần áo dính trên người. Chúng tôi được phát áo quần từ một kho áo quần "second hand", tương tự như áo quần cũ bán trong Goods Will ở Mỹ. Áo quần thường rộng thùng thình, quá khổ, nhưng chúng tôi tự sửa lại đúng với kích thước của mình. Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp quốc đã rất là chu toàn trong việc bảo vệ và chăm lo cho những người tỵ nạn chính trị, Đến lúc được chuyển qua trại chuyển tiếp Bataan ở Philippines để được hướng dẫn về đời sống văn minh của Mỹ trước khi chính thức đến Mỹ như một người tỵ nạn, chúng tôi được huấn luyện chương trình buổi sáng, buổi chiều làm "Teacher Aid" cho các giảng viên người Phi. Ở đó, đời sống đầy đủ hơn, và lạc quan hơn vì chúng tôi biết chắc chắn ngày mình được định cư ở Mỹ. Và cũng ở đó, tôi có thì giờ tự học nhiều hơn cho chính mình, chuẩn bị một thời kỳ gian nan khác, một khởi đầu từ con số không ở quê hương thứ hai. Một vài lần được về chơi ở Manila (thủ đô của Philippines), những chuyến du lịch đặc biệt bằng xe bus dành riêng cho các "Teacher Aid", chúng tôi vẫn ngậm ngùi thương cho sự lạc hậu của đất nước mình ngay cả khi so sánh với các nước Á châu khác như Philippines.
"Nỗi buồn nhược tiểu" đó càng tăng cao khi trên đường bay qua Mỹ, tôi được dừng chân hai ngày ở Tokyo - Nhật, thủ đô của nước Á châu giàu mạnh nhất sau khi nếm bài học xương máu với hai cột khói trắng hình nấm khổng lồ ở Hiroshima và Nagasaki cuối thế chiến thứ hai. Tokyo văn minh sáng rực ánh đèn ban đêm tương phản với Saigon lạc hậu tranh tối, tranh sáng, Nước mắt tôi lại chảy xuống cho sự thụt lùi của quê hương đã bị bỏ lại sau lưng.
Tôi đến Mỹ một tuần trước lễ Giáng sinh, cùng một thuyền nhân Việt Nam khác, hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng được giao từ UNHCR, giúp đoàn người tỵ nạn gồm 85 người kể cả một vài người Lào và Cambodia cũng trốn chạy khỏi quê hương như chúng tôi. Giữa những hành khách Mỹ tự tin, cao to, với nhiều hành lý cồng kềnh về nước đoàn tụ với gia đình nhân dịp Giáng sinh và Tết dương lịch, rất dễ nhận ra những người tỵ nạn nhỏ bé, mảnh mai mắt mở to vui mừng lẫn ngơ ngác, chỉ có hai bàn tay trắng với những túi xách của UNHCR và IOM (International Organization for Migration), chỉ có giấy tờ nhập cư vào Mỹ và giấy tờ tùy thân .
Được chuẩn bị đầy đủ với gần 6 tháng học về "American Culture Orientation" ở trại chuyển tiếp Bataan, Philippines, với trình độ Anh văn tương đối sau một năm tiếp xúc và làm thông dịch viên cho nhân viên Cao ủy Tỵ nạn LHQ, tôi không đến nỗi bị lâm vào cảnh "mán về thành", nhưng thật sự đời sống ở Mỹ khác xa với đời sống ở quê nhà như mặt trời với mặt trăng, như ngày với đêm.
Hình ảnh của Ba với mái tóc bạc trắng ở tuổi năm mươi trong lao tù cải tạo, hình ảnh Mẹ với đôi mắt buồn trong những ngày chuẩn bị gởi chúng tôi ra đi là nguồn nghị lực không bao giờ cạn, tiếp sức cho chúng tôi trong thời gian chân ướt chân ráo ở quê hương thứ hai.
Từ nhiều trại tỵ nạn ở nhiều nước khác nhau: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, anh chị em chúng tôi đến Mỹ trong nhiều thời gian khác nhau, được trùng phùng, như trăm sông đổ về biển, và mang sức sống của tuổi hai mươi lao vào đất nước của tự do và cơ hội. Một người bạn cũ của Ba, qua Mỹ từ năm 1975, đang làm ở tổ chức thiện nguyện USCC, giúp tôi có được trợ cấp một lần là 650 dollars dành cho người tỵ nạn mới đến , bác viết cho tôi một reference letter và từ đó " I'm on my own way". Bác cũng giới thiệu cho tôi đến tìm việc làm ở một vài nơi. Trời thương, "thánh nhân đãi kẻ khù khờ", tôi được nhận vào làm full time ở một công ty lớn chỉ hai tuần sau ngày đến Mỹ. Lúc đó là đầu tháng giêng, giữa mùa Đông ở Mỹ, trời lạnh buốt, buổi sáng tôi thức dậy từ sáu giờ ba mươi, trời còn tối, ra đứng chỗ xe bus ở đầu đường, trời lạnh cóng, dưới 40 độ Fahrenheit, tôi phải mặc ba bốn lớp áo, nhưng áo quần cũ chị em chúng tôi đã mua từ Goods Will để vừa với túi tiền của mấy chị em lưu lạc quê người, chỉ có hai bàn tay trắng, với lòng tin của Ba Mẹ đặt ở mỗi chúng tôi. Một tuần sau, chịu không nổi cái lạnh gần đông đá , từ 32 đến 39 độ Fahrenheit của mùa đông thứ nhất ở Mỹ, tôi dùng cái paycheck đầu tiên của mình thuê người dạy lái xe và dốc hết tiền trợ cấp một lần cho người mới đến mua một cái Toyota Celica đã mười bốn tuổi, để đi học và đi làm. Đời sống lúc đó, còn nhỏ, là một hình tam giác với ba đỉnh là nhà, trường học và sở làm không hề có giải trí, không có cả thời gian để buồn và nhớ nhà. Đến Mỹ muộn màng, sau gần mười năm miền Nam sụp đổ, biết thân phận mình là "trâu chậm", chúng tôi lao đầu vào học, không dám để phí thêm một giờ phút nào. Mùa hè, học phí cao hơn, tôi chỉ ghi danh theo học một lớp, và làm part time cho một trạm bán xăng ở gần nhà Nghĩa là lúc đó, tôi đi làm full time, đi học full time quanh năm. Nhiều lúc quá mệt mỏi, tôi lại tự nâng đỡ tinh thần mình bằng câu nói cửa miệng của người Mỹ "No pain, no gain", và nhớ đến kỳ vọng của Ba Mẹ đã đặt ra cho chúng tôi. Buồn nhất là những lần bất chợt nghe được những câu hát rất đúng với tâm trạng của mình: "Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù .....", nghĩ đến Ba, nước mắt tôi vẫn lăn dài, và tự bảo lòng mình phải cố gắng học giỏi hơn để Ba Mẹ vui hơn, đủ nghị lực sống trong đời sống bị khủng bố tinh thần thường xuyên ở quê nhà.
Có lần được phát biểu cảm tưởng với thời gian ba phút trong một lần nhận học bổng, tưởng là sẽ cảm ơn đủ tất cả mọi người và hứa với "scholarship foundation" sẽ cố gắng nhiều hơn, nhưng tôi chỉ nói được gần hai phút: - Xin cảm ơn tất cả thầy cô đã có công dạy dỗ tôi, xin cảm ơn Hội đồng trao tặng học bổng cho tôi. Xin tri ân đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang và cung cấp một đời sống tự do, no đủ cho tất cả những người tỵ nan, lưu vong. Vinh dự hôm nay xin được dành riêng cho tất cả những người đã nằm xuống cho chúng tôi có được ngày hôm nay, và xin đặc biệt danh riêng cho Ba tôi, người vẫn còn đang bị đày ải trong lao tù Cộng sản vì đã ở trong một quân đội bảo vệ tự do, xin được dành riêng cho Mẹ tôi, người đã rất chu toàn trong việc nuôi dậy con cái một mình.
Một phút còn lại, tôi không nói được vì cử tọa trước mặt đã mờ đi sau màn nước mắt, mùi vị đắng cay sau năm 75 ở quê nhà vẫn kéo về với đầy nỗi xót xa, ngay cả trong giờ phút ngọt ngào nhất. Một thầy giáo người Mỹ gốc Ba Lan đã tỵ nạn Cộng sản từ cuối thập niên 60, dạy tôi từ năm đầu Đại học, hiểu rất rõ tâm trạng của một người tỵ nạn, đã lên diễn đàn giúp tôi hoàn tất lời phát biểu. Lần đó, tôi được đặc cách đề cử trực tiếp cho học bổng niên khoá kế tiếp, mà không phải qua những thủ tục bình thường. Món tiền tuy không lớn, cũng đủ để trang trải chi phí sách vở, học phí, ăn ở cho một năm học, là một yểm trợ vật chất lớn lao cho tôi trong ba năm đầu chân ướt chân ráo ở quê người. Có những điều hằn sâu trong ký ức, lúc nào cũng tưởng như mới vừa xẩy ra, như chuyện say sóng đến độ "mửa mật" của những ngày lênh đênh trên đại dương vẫn ám ảnh tôi không nguôi. Cho nên, có lần được chọn là "Employee of the year" được tặng vé cho một chuyến đi cruise trên biển một tuần cho hai người, nhớ lại cảm giác đắng nghét ở miệng, cảm giác mất thăng bằng của những ngày mới đặt chân lên đất liền, tôi đã nhường lại phần thưởng đó cho "the runner up" trước con mắt ngạc nhiên của mọi người làm cùng chỗ. Đó không phải là điều duy nhất người bản xứ không hiểu những người tỵ nạn, những người Mỹ gốc Việt lưu vong. Họ cũng không hiểu tại sao rất nhiều người Việt Nam nhỏ bé ốm yếu vẫn đội mưa đội gió hàng giờ giương cao những tấm biểu ngữ "Human Right for VietNam", "Freedom for VietNam" ở một góc đường nào đó trong đời sống lạnh lùng, đầy tất bật của đất nước Hoa kỳ.
Sau khi đã ổn định, - đã có một "career" đàng hoàng thay cho cái "job" để kiếm sống - có thời tôi đi dạy thiện nguyện cho một trường Việt ngữ ở điạ phương, học sinh là các em teenagers. Dù cùng tuổi nhưng học trò của tôi bây giờ vô tư, ngây thơ, khác xa các em trong trại tỵ nạn chững chạc, trưởng thành trước tuổi. Ở trường Việt ngữ, ngoài bài giảng từ sách của trường, thì giờ còn dư, chúng tôi giảng trích đoạn từ tác phẩm "Mùa hè đỏ lửa" của nhà văn Phan Nhật Nam, từ bài thơ bất khuất "Nếu ai hỏi" của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện để các em hiểu rõ hơn giá trị của tự do, và biết yêu thương cha mẹ hơn, biết ơn cha mẹ các em đã hy sinh rất nhiều để các em có được ngày hôm nay.
Đời sống ở Mỹ vốn tất bật, nhưng một phút bình lặng nào đó của tâm hồn, dù đang bị kẹt xe trên một xa lộ xe cộ tất tả ngược xuôi hay đang ở trong một cuộc họp ở sở, đầu óc tôi vẫn lang thang về với quê nhà, và buồn thay, bao giờ cũng vậy, mùi vị đắng nghét như đang bị "mửa mật", mùi vị chua cay của một thời vẫn hiện về, rõ ràng, mồn một như chuyện hôm qua.
Và có một lần "chuyện hôm qua" càng rõ nét hơn. Đến thăm M***achusetts Institute of Technology (MIT) nổi tiếng về chuyên ngành Toán và Kỹ thuật, đang ngồi chờ người bạn ở cafeteria của trường, bỗng một sinh viên người Á châu đi qua, đi lại trước mặt tôi nhiều lần. Sau cùng, anh ta dừng lại, lịch sự hỏi bằng tiếng Mỹ: - Xin lỗi, chị có phải là cô Thuyên ở trường Trung học Pulau Bidong năm 1988 không?
Tôi trả lời bằng tiếng Việt:
- Đúng rồi, em có thể nhắc cho tôi nhớ em là ai không?
Người thanh niên vui mừng, rồi bằng một thứ tiếng Việt rõ ràng và lễ độ, anh ta trả lời:
- Em là Hanh đây chị, em học cùng lớp với Huyên và Việt ở Pulau Bidong. Chị nhớ em không?
Hanh vẫn nhận ra tôi sau mười lăm năm không gặp, nhưng tôi thì không thể nhìn ra được anh thanh niên cao lớn chững chạc trước mặt mình là cậu bé đen nhẻm, chững chạc, chăm học ở trại tỵ nạn năm xưa, Hanh lúc đó đang ở năm cuối của chương trình Tiến sĩ Toán, như ước mong ngày nào em đã trình bày trong một giờ thực tập nói tiếng Anh ở lớp học nhỏ xíu, mái lợp tôn thô sơ giữa đảo Pulau Bidong. Hanh kể cho tôi nghe về chuyện em đến Mỹ một mình ở tuổi mười hai, cùng với một nhóm ngườI Việt Nam tỵ nạn đặt chân đến Mỹ ở phi trường San Francisco, Hanh đổi máy bay về M***achusetts. Đi một mình, dưới mười lăm tuổi, nên Hanh được một cô Stewardess đích thân dắt lên máy bay trước.
Ra đón cậu bé tỵ nạn Việt Nam ở phi trường Logan Boston - là đại diện của một tổ chức thiện nguyện và cha mẹ nuôi của Hanh. Đó là một gia đình ngươi Mỹ gốc Tiệp Khắc, qua Mỹ tỵ nạn từ thập niên 60s. Dù chưa bao giờ có ý định xin con nuôi, nhưng thấy Hanh là một cậu bé mới mười một tuổi vượt biển một mình, không có thân nhân, nên họ muốn đưa Hanh về nuôi. Cả hai ông bà đều dạy Trung học. Ông dạy Toán, bà dạy Home Economics (tương tự như môn Nữ công gia chánh ở Việt Nam). Người con duy nhất đi học xa, ông bà vẫn làm việc thiện nguyện ở một Nhà thờ Tin lành vào cuối tuần. Khi thấy tên Hanh, một em nhỏ tỵ nạn Việt Nam mới mười một tuổi, không có thân nhân ở Mỹ, được nhà thờ tìm người bảo trợ, họ xin nhận Hanh làm con nuôi. Vẻ chín chắn cùng sự khôn ngoan trước tuổi của Hanh đã chinh phục được lòng thương yêu của bố mẹ nuôi người Mỹ từ lúc đầu. Vì cả hai ông bà đều là nhà giáo, Hanh lại có căn bản về cả tiếng Anh lẫn học lực, lại chăm chỉ học hành nền em được vào thẳng lớp bảy như các học sinh bản xứ mà không gặp trở ngại nào.
Lên Trung học, Hanh tốt nghiệp thủ khoa Trung học. Với sự hướng dẫn quý báu của cha mẹ nuôi, với thành tích học tập xuất sắc trong bốn năm Trung học, cậu bé Hanh tỵ nạn năm xưa nhận được học bỗng toàn phần của MIT, trong niềm hãnh diện của cha mẹ nuôi ở Mỹ lẫn cha mẹ ruột ở Việt Nam. Giữa thập niên 90s của thế kỷ hai mươi, ba mẹ sinh thành cùng hai em của Hanh được qua Mỹ theo chương trình nhân đạo HO. Vậy là Hanh có đến hai ông bố, hai bà mẹ, và hai gia đình cùng ở tiểu bang M***achusetts, trong hai thành phố kế cận nhau. Không muốn làm mất lòng gia đình nào, và để được tập trung học tập, Hanh vào nội trú trong MIT. Mổi thứ bảy về với cha mẹ ruột, ăn món ăn Việt Nam do mẹ nấu, nghe ba kể về những đọa đày ông phải gánh chịu trong các trại "cải tạo". Và mỗi chủ nhật, về lại căn phòng thân thuộc mà cha mẹ nuôi đã dành cho Hanh từ ngày cậu bé Việt Nam, da còn đậm màu nắng gió của trại tỵ nạn, chân ướt, chân ráo đến Mỹ. Căn phòng dù không còn được dùng thường xuyên, nhưng trong closet vẫn còn treo hai bộ áo quần kỷ niệm của Hanh, một bộ Hanh mặc khi mới đến Mỹ được người bảo trợ ra đón, và bộ kia là bộ áo quần đầu tiên Hanh được bố mẹ nuôi mua cho. Ở một góc bàn học, vẫn còn cái lọ thủy tinh có cắm hai lá cờ nhỏ, một sọc trắng đỏ với năm mươi ngôi sao của Mỹ, một màu vàng với ba sọc đỏ của Việt Nam. Trên tường vẫn còn hình Hanh năm mười tám tuổi, chững chạc trong áo mũ và dây choàng thủ khoa (valedictorian) ngày tốt nghiệp Trung học.
Một chi tiết rất cảm động trong câu chuyện của cậu bé tỵ nạn ở Pulau Bidong năm xưa là hồi mới đến Mỹ, mỗi lần được cho kẹo chocolate, Hanh chỉ ăn một phần nhỏ và để dành hầu hết kẹo để gởi về Việt Nam cho hai em và cho các bạn. Điều "bí mật" đó bị phát hiện khi hai ông bà Mỹ thấy cậu con nuôi ăn uống rất chừng mực từ tốn nhưng luôn luôn xin được mua thêm chocolate. Kẹo "để dành" thường được Hanh gói cẩn thận trong những túi nylon dán kín để trong một góc tủ áo quần. Halloween đầu tiên ở Mỹ, đi học về, làm xong bài vở, trời vừa sụp tối, Hanh xin phép ba mẹ nuôi cho đi xin kẹo. Cậu bé miệt mài đi bộ một mình trong thời tiết se lạnh đầu mùa thu ở miền Đông Bắc trên bốn năm con đường, gõ cửa từng nhà xin kẹo. Kêt quả rất khả quan, sáng hôm sau Hanh gởi được một thủng kẹo mười hai lbs (khoảng 5kg) về Việt Nam mà cước phí còn cao hơn cả tiền mua kẹo. Có nguồn gốc là người Tiệp Khắc, một thời đã phải sống dưới chế độ Cộng sản, bố mẹ nuôi của Hanh hiểu ngay mọi chuyện. Và ông bà càng quý Hanh, cậu bé Việt Nam tuổi còn nhỏ nhưng tấm lòng đã rất lớn.
Đến phiên tôi, tôi cũng kể cho Hanh nghe giòng đời đã đẩy đưa tôi từ trại tỵ nạn năm xưa đến California như thế nảo. Có nằm mơ, tôi cũng không tưởng tượng nổi mình gặp lại được cậu học trò đen nhẻm vì vị mặn của gió biển ở Mã Lai, có đôi mắt sáng nhưng lúc nào cũng buồn ở trường Trung học trên đảo Bidong ngày nào. Ước gì tôi cũng gặp được Huyên và Việt, cũng như đã hội ngộ rất bất ngờ với Hanh ở một góc trường MIT ở miền Đông Bắc nước Mỹ. Nhưng dù chưa hay không có dịp tái ngộ với Huyên và Việt, tôi vẫn tin hai em đã rất thành công như Hanh, chứng minh mình có thể làm được nhiều điều, chẳng hạn như chuyện học hành, mà có một thời ở trong nước , sau tháng 4/75, nhà cầm quyền không cho phép mình làm.
Tất cả chúng tôi dều giống nhau ở chỗ phải xa nhà, bỏ đất nước ra đi một mình, dù lúc nào trong tâm tưởng của chúng tôi cũng có một vị trí trang trọng cho quê hương chôn nhau cắt rốn đã phải bỏ lại sau lưng. Chúng tôi đã phải mang cả sinh mạng của mình ra đánh cuộc với định mệnh, với đại dương; một cái giá không một khoản tiền nào, dù lớn đến đâu có thể mua được. Những được mất với cuộc đời hãy còn ở trước mặt, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ cố gắng không ngừng để xứng đáng với cái giá mình phải đánh đổi.
Chia tay Hanh hôm đó, tôi mang theo câu nói của Hanh với khuôn mặt rất nghiêm trang, già trước tuổi, và vẫn với đôi mắt buồn xa vắng như lần đầu tiên tôi gặp em ở trường Trung học trên đảo tỵ nạn:
- Điều em vui nhất là đã đền đáp được phần nào ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ ruột và ân tình cưu mang của bố mẹ nuôi. Em vẫn cố gắng hết mình, cố gắng đến hết cuộc đời để luôn làm cho cả Ba Mẹ lẫn Mommy, Daddy của em vui Điều duy nhất không chắc em có làm được hay không, là "gánh sơn hà" mà đôi lúc Ba em và các bác, các chú cùng thời vẫn nửa đùa nửa thật là đã trao lại cho thế hệ của mình.
Hanh dừng một chút rồi hỏi một câu mà đến bây giờ tôi vẫn chưa biết cách trả lời:
- Gánh sơn hà nặng lắm một mình em hay cả hai chị em mình không thể nào gánh nổi! Chị ơi, làm thế nào để cả thế hệ của mình đủ sức gánh nổi sơn hà hả chị?
Câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong tôi và chắc là phải còn lâu, lâu lắm, tôi mới biết được câu trả lời chính xác Nhưng tôi tin là chỉ cần một phần mười của một thế hệ Việt Nam (cả ở hải ngọai lẫn trong nước) biết đoàn kết, có nhiệt tâm gánh vác non sông với chí khí của Trần Quốc Toản, với lòng yêu nước của Nguyễn Thái Học và với đầu óc của Lê Quý Đôn thì gánh sơn hà sẽ nhẹ nhàng như cái cặp đi học rất thân thuộc của một thời đèn sách.
(Viết cho Lan Hương, Tiến, Tuấn và những thuyền nhân "đi biển" một mình).
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Mar/2010 lúc 2:21am
Chủ Nhật, 28/02/2010, 20:39 (GMT+7)
Chuyện đời tự kể:
Năm mươi ngàn đồng của thầy ( giáo ) tôi
PHƯƠNG KHÁNH
TTO
- Nếu không có 50.000 đồng của thầy, chắc hẳn tôi chẳng có được nghề
nghiệp, cuộc sống ổn định như hiện tại. Câu chuyện trôi qua 13 năm
nhưng tôi vẫn nhớ như in như mới xảy ra hôm qua, hôm kia…
Đó là
vào mùa hè 1996, tôi đang học những ngày cuối cùng của lớp 12. Trường
của tôi là Trường phổ thông cấp II-III Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh,
giờ là Trường THPT Lê Minh Xuân - một ngôi trường xa xôi của huyện Bình
Chánh, TP.HCM.
Nhà tôi lại ở một xã xa nhất, nghèo nhất của
huyện - xã Bình Lợi. Nếu xã tôi là xã xa nhất của huyện Bình Chánh thì
nhà tôi lại là ngôi nhà xa nhất của xã (ở sâu trong một cánh đồng, ráp
ranh với xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Nhắc đến
Bình Lợi - người ta nghĩ ngay đến những đứa trẻ người nhỏ thó, đen
nhẻm, quen lội sông, lội đồng mò cua, bắt ốc nhiều hơn là cắp sách đến
trường. Tuổi thơ tôi cũng không ngoại lệ với những đứa trẻ ấy - cũng mò
cua bắt ốc, cũng xúc tép làm mắm, phụ ba má đổi lấy manh áo, chén cơm.
Con gái những ngày hành kinh cũng không kiêng nước, cũng trầm mình dưới
những vũng bùn đen ngòm, cũng lội bì bõm dưới những con kênh nước xâm
xấp chảy xiết…
Giờ nghĩ lại tôi còn thấy rùng mình, ớn lạnh.
Có lẽ vì thế mà sau này tôi bị bệnh phụ khoa, phải chữa trị gian khổ
lắm mới dứt và suýt chút nữa tôi mất khả năng làm mẹ (lấy chồng gần 5
năm chạy chữa mãi mới có con).
Tuổi thơ tôi gian khổ như thế
vì nhà tôi nghèo, rất nghèo, ba má tôi phải chạy ăn từng bữa. Các anh
chị học hành dở dang. Chưa một ai trong chín anh chị em tôi dám mơ ước
vào đại học. Cánh cửa đại học lúc đó như một món hàng xa xỉ nhất đối
với chị em tôi. Các chị tôi lớn lên, có chị học xong cấp I, có chị học
xong cấp II, ở nhà phụ ba má cày sâu cuốc bẫm.
Phụ má được vài
mùa gặt, đủ tuổi kết hôn là các chị “thoát ly” khỏi gia đình - thực
hiện biện pháp “xoá đói giảm nghèo” cho ba má - lấy chồng. Tôi còn nhớ
mỗi lần gả chồng cho các chị, mẹ tôi cứ khóc ròng. Tôi biết má thương
con gái rồi số phận sẽ giống mình - lặp lại cái vòng luẩn quẩn đói
nghèo - nhưng má không biết phải làm sao.
Là đứa con gái út
của ba má nên tôi được ba má chăm sóc nhiều hơn. Ba tôi thường vuốt tóc
tôi bảo: Con cố học, ba sẽ ráng lo cho con. Quả thật, ba rất chăm lo
cho việc học của tôi. Suốt 3 năm học cấp III, nhà xa trường gần 7km,
sáng ba chèo xuồng đưa tôi ra lộ, chiều lại kẻo kẹt tay chèo đón con
gái về (bởi nhà tôi ở tận trong đồng sâu, không có lối đi, phải lội
ruộng, băng đồng). Tôi đến trường có bước chân ba theo đi. Và tôi nhìn
sâu vào đôi mắt ba, tôi biết đôi mắt ấy luôn rực cháy một khát vọng…
Thế nhưng có lẽ ba cũng chẳng dám mơ tôi vào đại học. Tất cả chỉ vì cơm
áo gạo tiền ở mảnh đất phèn chua nước mặn này cứ đè nặng lên đôi vai ba…
Những
ngày cuối cùng của năm học lớp 12 - cũng là lúc gần hết hạn nộp hồ sơ
dự thi đại học - tôi không có lấy một đồng trong túi. Cả nhà không còn
một hạt gạo, ba má tôi phải chạy vạy từng lon gạo để nấu cháo ăn qua
ngày, đợi mùa giáp hạt. Tôi cũng có một khao khát được thoát ly gia
đình, được thoát khỏi cái nghèo đói, cơ cực nhưng không phải là lấy
chồng mà là vào đại học.
Tôi cứ suy nghĩ trong cái vòng luẩn
quẩn: không có tiền mua hồ sơ dự thi thì không thể thi đại học, mà
không thi đại học thì không thể nào thay đổi được cuộc sống.
Suy
nghĩ mãi, cuối cùng tôi nghĩ đến thầy tôi - thầy Đoàn Tấn Phương - thầy
giáo dạy môn vật lý của tôi. Tôi nghĩ đến thầy bởi có lần tình cờ trong
một buổi sinh hoạt lớp, thầy bảo: Thầy thương nhất là các em từ Tân
Nhựt, Bình Lợi (xã Tân Nhựt, xã Bình Lợi) ra, các em đi học vất vả quá.
Giờ ra chơi hôm ấy, tôi lấy hết can đảm đến gặp thầy… Thầy bảo
tôi cuối giờ hãy ghé lại văn phòng. Thế nhưng cuối buổi học hôm đó tôi
không gặp được thầy. Có lẽ vì tủi thân, vì xấu hổ nên bao nhiêu câu hỏi
cứ đặt ra trong đầu: hay thầy không muốn giúp mình? Hay thầy ghét mình?
Hay mình không xứng đáng nhận sự giúp đỡ của thầy?
Nghĩ đến đó
nước mắt tôi tuôn rơi. Mơ ước vào đại học của tôi coi như không thể
thực hiện. Trong tôi có cả niềm tủi hổ của đứa học trò nghèo và cả giận
thầy nữa. Thế nhưng, đến ngày thứ hai đầu tuần, tôi thật bất ngờ nhận
từ tay thầy một phong bì, trong đó có 50.000 đồng (số tiền quá thừa để
làm hồ sơ dự thi và quá lớn với tôi) và một tờ giấy gấp đôi với những
dòng chữ: “Lúc trước em hỏi thầy. Lúc đó thầy chỉ có hai ba chục. Thầy
sau đó lên văn phòng lãnh bảo trợ. Lúc ra về không thấy em lên kiếm.
Nay thầy đưa em bao nhiêu đây. Nếu cần thêm thì hỏi thầy”.
Đọc
những dòng chữ của thầy, nước mắt tôi cứ chảy dài. Thì ra lúc đó thầy
cũng không có sẵn tiền trong túi và có lẽ thầy cũng rất ít tiền bởi
đồng lương giáo viên eo hẹp khi đó. Tôi thương thầy và thương cho chính
mình.
Tôi tự nhủ mình sẽ cố gắng học thật tốt để thi đậu, để
không phải hổ thẹn với thầy. Nhưng thật trớ trêu, năm ấy không những
tôi không đậu đại học mà tôi rớt cả tốt nghiệp THPT. Rớt tốt nghiệp phổ
thông với mọi người đó là chuyện bình thường bởi vì những đứa học trò
nông thôn chúng tôi thời gian làm đồng, làm ruộng, mò cua bắt ốc nhiều
hơn thời gian đến trường. Ba má tôi không trách tôi. Thầy cô không
trách tôi. Nhưng tôi thấy lòng mình se thắt, đau đớn, xấu hổ.
Ba
má tôi an ủi: Thôi, con học như thế là tốt hơn các chị nhiều rồi, ở nhà
làm đồng phụ ba má rồi đi lấy chồng, sanh con đẻ cái. Ban đầu tôi cũng
nghĩ thế như chấp nhận một số phận - vì tôi nghĩ không có cách nào khác
hơn thế. Nhưng rồi hình ảnh của thầy tôi - thầy Đoàn Tấn Phương và
50.000 đồng của thầy cho tôi làm lòng tôi quặn thắt. Thế rồi tôi vừa
phụ ba má làm đồng và vừa âm thầm ôn tập để thi lại.
Mùa hè
năm 1997, tôi đậu tốt nghiệp THPT. Tôi dự thi vào Trường đại học Sư
phạm như mơ ước. Và tôi đậu đại học vào năm đó. Mùa thu 1997, tôi vui
mừng trở thành sinh viên của Trường đại học Sư phạm TP.HCM, khoá 23
(1997-2001).
Sau đó, tôi có trở về trường cũ, mong muốn gặp
lại thầy tôi. Nhưng thầy đã chuyển trường - một trường phổ thông ở quận
9. Thế là tôi không gặp lại thầy nữa. Tôi chỉ biết nhà thầy ở quận Bình
Thạnh nhưng tôi không thể tìm được. Bốn năm đại học cũng kết thúc.
Những dòng chữ và tờ giấy úa nhoà của thầy tôi và cả cái phong bì đựng
nó 13 năm qua tôi vẫn còn giữ.
Bất ngờ, tháng 3-2009 tôi gặp
lại thầy bởi thầy đã chuyển công tác về Trường Trần Quang Khải (quận
11) từ tháng 9-2008, trong khi đó trường tôi dạy Trường THCS Lê Quý
Đôn, quận 11 kề bên trường thầy. Đúng là quả đất tròn, tôi gặp lại thầy
ngay trước cổng ngôi trường mình.
Giờ thỉnh thoàng tôi mời
thầy đi uống nước, dùng cơm với tôi. Hai thầy trò nói với nhau biết bao
nhiêu chuyện buồn vui trong thời gian qua. Có thể thầy chẳng còn nhớ
50.000 đồng thầy cho tôi mượn. Nhưng tôi thì không bao giờ quên được
món nợ ấy. Nhờ nó mà tôi có đủ ý chí, nghị lực để học tập và thi đậu
đại học.
Ngồi nhớ lại những ngày tháng tuổi thơ gian khó, tôi biết ơn thầy tôi, thầy Đoàn Tấn Phương, vô hạn.
PHƯƠNG KHÁNH
http://mocay.org/forum/viewtopic.php?f=52&t=3078
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Mar/2010 lúc 11:20pm
Saturday, March 13, 2010 http://www.addthis.com/bookmark.php?v=250&pub=quangp -
“Nước mắt chảy xuôi”
(Huy Phương)
Cứ mỗi lần có dịp phải vào nhà dưỡng lão để thăm người quen hay bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, liệu rồi sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, mà ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi có khả năng nuôi nấng săn sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý cụ vào đây?
“Nước mắt chảy xuôi” là thành ngữ Việt Nam nói đến tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, theo dòng thuận của đời người, từ cao xuống thấp, để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái.
Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn lòng khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc, nhất là đến tuổi già, bệnh tật, có khi bị bỏ quên, cha mẹ cảm thấy cô đơn, cần sự an ủi, săn sóc.
Trong một bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xã hội hôm nay, tôi nhận được lá thư của một vị cao niên ở tận miền Ðông, bày tỏ ý kiến của cụ:
“Tôi đã khóc, khóc cho chính mình và cho ai trong tuổi già ở xứ này".
Ông kể lại có cụ già đã chết cả một hai tuần, không ai biết. Con cái ở đâu? Ðó là những người có con mà còn vậy, còn những người không con thì chắc phải vô trường hợp này quá.
Vì tôi không con gái, chỉ hai ‘đực rựa’, một ở Cali, một ở gần đây, nhưng ít khi kêu, và có khi không kêu hỏi thăm được một tiếng, lúc cần tiền hay cần gì đó mới kêu. Có lúc tôi nghĩ: hay mình bất hiếu với cha mẹ nên con cái nó bạc với mình chăng?
Ở Florida này cũng có một bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không ai ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn còn, mới khám phá ra bà mẹ đã chết. Thật là thảm!”
Ðây chắc chắn là chuyện này có thể tránh được. Nếu mẹ ở nhà riêng, con nên có một cái chìa khóa nhà để dùng lúc cần thiết. Ðem thức ăn đến cho mẹ, khi mẹ đi vắng, dù bận thế nào đi nữa, thì cũng vào nhà, để thức ăn vào tủ lạnh cho mẹ. Nếu mẹ ngủ thì cũng vào nhà xem mẹ có khỏe không? Ðiện thoại cho mẹ nhiều lần mà không nghe trả lời thì phải nhờ người ở gần, đến gõ cửa nhà mẹ xem sao, hay vội vàng chạy lại xem sự thể thế nào?
Câu chuyện như trên có thể xẩy ra bất cứ ở đâu.
Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho đứa con, như đôi cánh của một con gà mẹ có thể dang ra che kín mười đứa con bé dại,
nhưng người mẹ có chỗ nào trong trái tim của con.
Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng “bận” với con. Khi đang ăn mà con “làm bậy” cũng phải buông đũa đứng dậy. Nửa đêm dù đau yếu, mỏi mệt nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt, vỗ về và ôm con vào lòng.
Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng “bận” với cha mẹ.
Vì bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home, vì bận, nên theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đình bỏ cha mẹ vào đây rồi không bao giờ lui tới thăm viếng.
Cô cho biết nhiều người đã ở đây năm sáu năm rồi, không hề có ai lai vãng.
Có bao nhiêu lý do để những đứa con có thể nêu ra để không còn chỗ nào trong lòng, nhớ đến cha mẹ.
Nếu là đàn ông chúng ta nên vui, vì hiện nay trong các nhà dưỡng lão 70% là quý bà, vì các ông đã quy tiên sớm hơn vợ mình, thông thường ít nhất là 6 năm, để ngày nay khỏi phải chịu cảnh cô đơn, buồn tẻ.
Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home.
Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại.
Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn.
Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ.
Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một vòng ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa.
Giờ này trong công viên hay trên những con đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo, nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy chiếc lăn cho bà. Phải chăng định luật của cuộc sống và tình thương là “nước mắt chảy xuôi”, sẽ không bao giờ có một dòng nước chảy ngược về nguồn.
Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Ðông lúc về già vẫn còn được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lý, không ai trừng phạt gì họ được, mà trên mặt tình cảm cũng không có gì phải cắn rứt lương tâm. Trong xã hội văn minh này, một đứa trẻ bỏ học, đi lang thang ngoài đường hay bị đối xử tàn tệ, cha mẹ có thể ra tòa và mất quyền nuôi dưỡng, còn những cụ già vô gia cư, đói khát bị bỏ bên lề đường, không ai có trách nhiệm và chẳng có ai phải ra tòa.
Ðiều đáng nói là các cụ già cũng như những đứa trẻ, đều yếu đuối, không có khả năng tự bảo vệ và rất dễ xúc động, buồn vui.
Trong một xã hội đáng gọi là văn minh, các trẻ em và người cao niên đều được che chở, bảo vệ và săn sóc chu đáo.
Các cụ có các cơ quan xã hội lo thuốc men, thực phẩm nhưng với nỗi cô đơn, phiền muộn ai là người lo cho các cụ, trong khi những đứa trẻ có người an ủi, vỗ về và nói với nó những lời dịu ngọt.
Ngân khoản của liên bang cấp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng có đến 90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành trong gia đình nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đãi người già.
Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc chống lại việc ngược đãi súc vật? Cứ vào “Pet-Abuse.com” chúng ta sẽ tìm thấy hàng nghìn trường hợp công dân Mỹ, già và trẻ, đàn ông lẫn đàn bà bị tù tội, phạt tiền vì bạc đãi, bỏ đói, đánh đập hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà.
Bỏ quên một bà mẹ già trong nhà dưỡng lão nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đãi không? Tôi nghĩ là không. Nếu có, luật pháp đã bắt đứa con phải phạt vạ hay vào nhà tù.
Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đình nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi vì cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện lòng hiếu thảo.
Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là Phước, Lộc và Thọ. Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc thì phù du mà Thọ chưa hẳn đã là may mắn.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=109795&z=97 - http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=109795&z=97
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Mar/2010 lúc 5:59am
Đường Tăng
(Trương Quốc Dũng)
Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.
Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tình cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở.
Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần linh thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau thành chính quả. Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy. Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài.
Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người.
Ông trở mình, thở dài: không là người, ta sẽ là ai? Yêu quái cản đường, biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay ma?
Đường Tăng chợt nhói trong tim. Ông khẽ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như đều không ngủ.
Đường Tăng thở hắt: "Không sao đâu. Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa". Nói rồi lại nhắm mắt.
Nghe tiếng Ngộ Không: "Xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người – Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất – Con từ đá sinh ra. Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người. Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa".
Bát Giới cười khẽ: "Làm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng luyến tiếc".
Sa Tăng an ủi: "Thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công quả vĩ đại lắm".
Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăn trối: "Ta ước gì đêm nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta? Không còn là người không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người".
Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào: "Thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi".
Đường về. Qua sông. Thiên sứ vừa cười vừa chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu.
Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữa. Đôi mắt vô hồn.
Trương Quốc Dũng
http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=1453 - http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=1453
http://mocay.org/forum/viewtopic.php?f=52&t=3182 - http://mocay.org/forum/viewtopic.php?f=52&t=3182
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Mar/2010 lúc 2:26pm
SỢI TÓC
Lê Thanh Sơn
(Thụ Nhân-K7)
Em gửi cho anh sợi tóc thề
Dù không hẹn ước chuyện phu thê
Dù không thề hứa lời dâu bể
Sợi tóc thay em hẹn lối về
Em gửi cho anh sợi tóc dài
Cùng lời thương nhớ viết đêm nay
Dù không thề hứa lời tơ tóc
Sợi tóc này anh nhớ giữ hoài
Em tặng cho anh sợi tóc mây
Với lòng yêu mến vẫn chưa phai
Gửi anh một chút mùi hương tóc
Là cả tình em, anh có hay ?
Em gửi cho anh sợi tóc buồn
Là lời trao gửi mối tơ vương
Dù em không nói câu thề ước
Sợi tóc và anh chung bước đường
Em gửi cho anh sợi tóc mềm
Là thương, là nhớ của nhiều đêm
Là tim em đó người yêu hỡi
Sợi tóc này mang cả nỗi niềm .
LTS
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Mar/2010 lúc 2:30pm
THU SẦU
Lê Thanh Sơn
(TN-K7)
Chỉ là một chút hư cấu mà thôi …. , để nhớ lại một sáng trời êm mát ,
Quán Café Serenata , những chiếc lá vàng li ti rơi lả tả trên tay , trên tóc,
trên những cuộc đối đáp dềnh phiêu bạt ….
Những lá thu vàng đưa anh lang thang
Những lá thu sầu mây tơ giang ngang …
Hồn anh bạc trắng ,
Theo mưa dãi dầu ,
Trên bờ môi son ,
Vàng theo mùa lá …
Dáng em tan chìm trong không gian xưa ,
Mở lối đi vào nâng cao tim đau .
Mùa thương hờn dỗi ,
Rũ cánh tay ngà ,
Mười ngón xót xa nhặt lá khô vàng .
Hồn anh ngỡ ngàng ,
Trầm mình trong tiếng hát ly tan ….
Mây còn tiếc thương những chiều ,
Mưa còn tiếc thương lối mòn ,
Lòng anh sao không nhớ em ???
Từ dó thu vàng đưa anh lang thang ,
Từ đó thu sầu mây tơ giăng ngang ,
Trên lá thu vàng, tình ta dỡ dang …
Trên lá thu sầu , tình anh nát tan .
LTS
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Apr/2010 lúc 5:39pm
BÁT PHỞ ĐẦU TIÊN
(Đặng Hồng Sơn)
Yêu quý tặng Mẹ của con.
Ở đây không phải là luận cái sự ăn phở như cụ Nguyễn Tuân hay cụ Vũ Bằng theo triết lý tinh hoa của văn hóa ẩm thực nước ta mà là về bát phở đầu tiên tôi được ăn trong đời. Chuyện ăn phở ấy đến giờ mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn thấy như vừa mới diễn ra hôm qua, hôm kia...
Cái cửa hàng ăn uống thời mậu dịch tọa lạc ngay trước Công ty xổ số kiến thiết. Trên ô văng, chĩnh chện một hàng chữ đúc bằng xi măng xám ngoét Điểm Tâm - Giải Khát. Mấy cái bàn đá granito sứt sẹo chân sắt han gỉ mặt láng nhờn những mỡ. Dăm ba ông khách đầu đội mũ cối vội vã xì xụp ăn uống. Vài cô mậu dịch viên tạp dề ngả màu cháo lòng gác chân lên ghế khinh khỉnh. Ngoài thứ nước bột đậu xanh nhờ nhờ và nước chanh không đá, cái cửa hàng này còn bán cả phở. Một thứ quà xa xỉ mà thời đó không thể tìm thấy ở bất cứ đâu ngoài mậu dịch quốc doanh.
Sau năm 75, mấy chị em tôi theo bố mẹ rời ngôi nhà gianh lụp xụp trên cái nền cũ của Chùa Cầu – nơi gia đình tôi sơ tán bom Mỹ, để trở về Thị xã Bắc Giang sinh sống. Đối với tôi, một thằng bé gốc gác thành thị nhưng sinh ra và lớn lên ở nhà quê, cho đến lúc đó cái khái niệm về phở còn lờ mờ lắm.
Cái hôm mẹ tôi dắt đến trường Ngô Sỹ Liên để nhập học lớp Hai, đi qua cái cửa hàng ăn uống kia, tôi đã nhìn thấy tấm bảng gỗ có hàng chữ viết bằng phấn lem nhem sai chính tả. Phở à, lạ nhỉ. Tôi tò mò định hỏi song hình như mẹ cố ý kéo tôi đi nhanh hơn.
Cái thời bao cấp khốn khổ ấy nó làm cho những gia đình nhà giáo như gia đình tôi lúc nào cũng chỉ nơm nớp lo hết gạo, hết mỳ sợi, hết tem phiếu chứ dừng nói là dám tơ tưởng đến phở. Bác Hợp “Xồm”, bạn cố tri của gia đình tôi túng quá tức cảnh làm bài thơ “Khóc Thùng Gạo” có đoạn :
Ơ hay ! Không biết làm sao nhỉ
Cứ đến đôi mươi dạ rối bời
Gạo bột trong thùng trơ đáy gỉ
Hòm không lăn lóc ống bơ ngơi…
“Đôi mươi” ở đây là khoảng ngày 20 trở ra của tháng. Gạo mua theo sổ thường 29, 30 cuối tháng mới bán. Có tháng còn phải duyệt sổ gạo mất mấy ngày. Bây giờ nói chuyện đó bọn trẻ không hiểu được.
Quay trở lại chuyện phở.
Lần ấy, giáo viên trường mẹ tôi dạy đều phải mua một tấm vé xổ số kiến thiết để đóng góp xây dựng thị xã. Mẹ tôi gấp tờ vé cẩn thận lắm. Người kẹp sâu trong quyển giáo án. Bố tôi đùa, mẹ mày đận này chắc dễ trúng xe đạp quá. Cả nhà có mỗi chiếc xe đạp từ thời ông Nội để lại hiệu Xteclinh của Pháp, bền lắm. Mấy chục năm mà phụ tùng vẫn tốt. Duy có săm lốp hiếm, quấn dây cao su mãi đến lòi cả tanh ra ngoài nên bố tôi đành treo gác bếp mà đi bộ.
Mẹ tôi trúng xổ số thật. Giải Năm hẳn hoi. Hồi đó, giải Nhất là một chiếc xe đạp Thống Nhất, giải Năm là một cây bút máy Kim Tinh.
Bố tôi cũng có một cây bút Kim Tinh. Cây bút màu cà phê sữa nắp bằng hợp kim trắng bóng, đầu khảm hình mũi tên vàng, thân khắc dòng chữ in hoa “Kỷ Niệm Mặt Trận Trị - Thiên - Huế”. Cây bút đó là của chú Bảy gửi từ chiến trường Thành cổ Quảng Trị ra tặng bố tôi. Chỉ mới tính đến giá trị vật chất, cây bút Kim Tinh đã là cả một tài sản. Một ước mơ của những nhà giáo có hơn chục năm trong nghề như mẹ tôi.
Sáng hôm ấy, mẹ dắt tôi đi lĩnh thưởng. Gương mặt người vui lắm. Chắc người nghĩ đã đến lúc không còn phải cặm cụi soạn giáo án bằng cây bút gỗ, ngòi con tôm chấm mực nữa. Chắc mẹ nghĩ đến việc chỉ cần hút mực đầy ruột bút là có thể viết được cả tuần lễ mà không cần mang theo lọ mực xanh Cửu Long lên lớp nữa. Mẹ tôi vui lắm.
Bà nhân viên trả thưởng sau khi soi xét kỹ tờ vé, lấy con dấu đã trả thưởng đóng cái cộp vào mặt sau, cất giọng hỏi lấy tiền hay lấy hiện vật .
Lấy tiền à, bao nhiêu. Mười đồng. Mẹ tôi đắn đo…
Chả theo dõi cuộc trao đổi làm gì, tôi đang bận nghển cổ sang phía cái cửa hàng có dòng chữ “Điểm Tâm - Giải Khát” bên kia đường. Thấp thoáng sau cái tủ gỗ quây vừa bằng lưới thép, vừa bằng kính nào là thịt bò nguyên miếng đỏ tươi, nào là hành dọc xanh mởn, rổ bánh phở chưa thái trắng phau. Rồi ớt, tỏi, chanh, dấm và cả đĩa lớn bánh quẩy vàng rộm. Trên bếp than hồng rực, nồi nước dùng ninh xương bò kêu sùng sục. Hơi bốc nghi ngút tỏa mùi thơm sang tận bên này đường làm cho đôi môi tôi đang tái nhợt vì lạnh cũng như hồng lại.
Mẹ tôi tay mân mê chiếc bút Kim Tinh màu xanh đen bóng, nắp mạ vàng chói. Bỗng bắt gặp ánh mắt của tôi đang hút về phía cửa hàng phở. Tần ngần một lát, người dắt tay tôi quả quyết sang đường.
Cầm cái Tích kê trên tay, mẹ tôi lại gần cái ô cửa có song sắt hình vuông thấp lè tè loáng thoáng mấy cái tạp dề đã ngả màu đang đi lại. Lát sau, mẹ trở ra vẻ mặt rạng lên với một bát phở trên hai tay.
Phở ! Đúng là phở thật. Lần đầu tiên tôi mục sở thị một bát phở, một bát phở mậu dịch quốc doanh hẳn hoi. Một bát phở tôi sắp sửa được ăn thật chứ không phải trong mơ. Khứu giác của tôi như bị hút vào nó. Lờ mờ trong màu nước dùng đùng đục bốc khói tỏa ra một hương vị mà từ bé đến giờ tôi chưa từng được ngửi. Thấp thoáng vài lát thịt bò mỏng như không thể mỏng hơn. Những sợi bánh phở thái to nghiêng ngả quấn lấy nhau một cách hờ hững. Vài ba củ hành dọc tráo đầu đuôi nửa nổi nửa chìm…, chỉ ngần ấy thôi cũng đã đủ làm cho cái thằng tôi tứa nước bọt, tay chân lập cập với những đũa, những thìa mà không còn đủ tỉnh táo để thấy rằng mẹ chỉ mua một bát phở cho tôi còn người thì ngồi bên cạnh nhìn tôi ăn.
Tôi cắm đầu ăn thẳng một mạch. Phở nóng làm cho mồ hôi trên trán rịn ra. Ngoài kia trời tháng Ba lành lạnh nhưng hai má tôi ửng hồng lên tự bao giờ. Sau khi húp đến giọt nước dùng cuối cùng trong bát tôi buông đũa nhìn lên, bắt gặp ánh mắt chứa chan niềm yêu thương xen lẫn hạnh phúc của mẹ. Người đã ngồi nhìn tôi ăn nãy giờ. Lấy khăn mùi xoa lau nhẹ mồ hôi trên trán tôi, đôi bàn tay gầy nổi những sợi gân xanh của mẹ một đời vất vả, nhịn nhường. Đôi bàn tay của một thời con bồng con bế…
Bát phở những một đồng.
Cây bút Kim Tinh mười đồng.
Mẹ mang về chín đồng vừa đủ mua hai cái lốp xe đạp gia công cho bố đi dạy học xa.
Tôi lớn lên đi khắp đó đây, từng thấy nhiều của ngon vật lạ nhưng cam đoan rằng không có gì ngon bằng bát phở mậu dịch một đồng mẹ mua cho tôi ăn ngày ấy.
(Đặng Hồng Sơn)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Apr/2010 lúc 9:29am
Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh
Chị là Oshin - người giúp việc cho một ông chủ ngoại ngũ tuần rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo: - Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? - Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: - Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé. Chị mang theo đứa con trai đến. Đi đường nói với nó rằng: - Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm.
Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.
Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng rãi và tráng lệ... Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách: đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ... đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong bữa tiệc đêm nay
Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ và nói với con: - Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn "căn phòng dành cho nó" thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát...tự mừng cho mình.
Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi Chị trả lời ấp úng: - Không biết nó đã chạy đi đằng nào...
Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm... Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: -Cháu nấp ở đây làm gì? Cháu biết đây là chỗ nào không? Thằng bé hồ hởi: - Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!
Ông chủ nhà thấy sống mũi cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: - Con hãy đợi ta nhé.
Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự... Thằng bé mở cửa... Ông bước vào: - Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ...
Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ... Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!
Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…
Nguyên tác: Chu Hải Lượng - TQ
Sưu tầm
http://mocay.org/forum/viewtopic.php?f=52&t=3252 - http://mocay.org/forum/viewtopic.php?f=52&t=3252
------------- mk
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 14/Apr/2010 lúc 11:23am
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Apr/2010 lúc 8:34pm
Mời cả nhà thưởng thức "Hai Con Khỉ" thật dễ thương !
mk
HAI CON KHỈ GIÀ
(NGUYÊN NHUNG)
Tâm Sự Vợ Chồng Già
Họ tự nhận là “hai con khỉ già”.
Bởi vì nụ cười của họ bây giờ cũng xệch xạc, méo mó lắm, nhất là mỗi lần cãi nhau, nhìn lại càng chẳng giống ai, cứ vênh vênh váo váo mà lại lườm lườm nguýt nguýt trông đáng ghét tệ. Nhưng mà đó là chuyện của họ, chẳng là của ai trên cõi đời này, nếu ai có trùng hợp mà nhận là vợ của mình thì cũng mặc thiên hạ.
Ðúng ra họ đã hay chí chóe từ hồi còn trẻ, y như hai con khỉ non. Lúc mới yêu nhau họ cũng hay giận hờn, nhưng những thứ giận hờn thuở đó chỉ bừng lên như lửa rơm, làm họ càng nhớ tới nhau nhiều hơn khi xa cách.
Trước khi quyết định đi tới hôn nhân, họ đã về vấn đề và xin phép cha mẹ đôi bên so tuổi như bao nhiêu cặp vợ chồng khác. Lão thầy bói đeo đôi kính đen, gật gù bấm bấm đốt tay, sau một lúc lẩm nhẩm tính toán, nghe loáng thoáng câu gì “thìn, tuất, sửu, mùi tứ hành xung, tý ngọ mẹo dậu ở với nhau không nát một chiếu”. Nhưng may quá hai người không nằm trong nhóm tuổi ấy, cuối cùng thì thầy cùng nói một câu ba phải: “Nữ mạng hỏa, nam mạng thổ, thổ sanh hỏa, tương sanh, tuy không giàu có, nhưng sống với nhau trăm năm đầu bạc”.
Thôi thế cũng được, bà già đứng dậy xuýt xoa cám ơn thầy, dẫu có khắc khẩu chút đĩnh mà cứ bạc đầu răng long cãi nhau hoài hoài thì cũng xem là hạp tuổi, không lo một đứa rửa chân về chầu Giời sớm. Mạng tích lịch hỏa chỉ là lửa sấm sét, nó gầm thét lên như chớp nhoáng là nguội ngay, còn thổ ngự sơn thì tuy không điền sản, dinh cơ, nhưng thanh cao chót vót đỉnh núi, sấm chớp không hề hấn gì. Sợ nhất là cái mạng mộc gặp hỏa, hay hỏa gặp thủy thì coi chừng hai đứa, đứa chết đứa bị thương. Xem thế cũng chưa chắc đúng, và thời ấy là thời chiến tranh, có nhiều người xem rất hạp tuổi mà vẫn gãy gánh giữa đường. Những lúc ấy, hai người đang yêu nhau lắm, dẫu có phải nhảy vào lửa để chết cho tình yêu họ vẫn chết, cho nên việc đưa nhau đi xem tuổi chỉ là để các cụ ở nhà yên chí mà thôi. Thời gian cứ như thế vùn vụt trôi đi, mới ngày nào mà nay đã hơn ba mươi năm đầu gối tay ấp. Hôm lũ con đề nghị những ngày “hấp hôn” cho cha mẹ, ông đã nửa đùa nửa thật nói với lũ nhỏ:
“Thôi, đừng phú quí sinh lễ nghĩa, tao với mẹ mày ngày nào cũng như ngày tân hôn, cần gì tổ chức cho rậm đám. Ðứa nào thương cha mẹ, cứ cho tí tiền đi du lịch trăng mật tuổi già, chứ ăn thì đã không dám ăn, mặc đẹp cũng chả ai nhìn”.
Ðúng thế, với tuổi này ông nghỉ như vậy là thực tế, tiết kiệm được tiền cho con cái, mà lại không ngại thiên hạ xì xèo. Vợ chồng ông sống theo lối Việt Nam, hôm ngày Valentine, ông đi làm về, nghe thiên hạ ra rả chuyện tặng nhau đóa hoa Tình Yêu, lại thấy chú Mỹ đen đứng bán hoa ở ngã tư đường, ông bèn hào sảng mua tặng bà một đóa hồng nhung đỏ. Hí hửng lái xe, ông đậu xe rồi đem đóa hoa vào bếp. Thấy bà đầu bù tóc rối đang nấu cơm, ông vui vẻ đưa cho vợ, chưa kịp nói câu gì hay ho để lấy điểm với bà, thì bà đã nhăn nhó lên như khỉ:
“Làm trò khỉ gì thế, hoa với chả hóet. Sao không mua cho tôi bó rau muống xào thịt bò ăn cơm có phải ngon không?”
Ông cụt hứng, ngẫm nghĩ, rõ chán phèo cho cái con khỉ già, làm như cuộc đời chưa hề biết tới chữ “romantic” bao giờ cả. Nhưng nhìn mặt mũi vợ đỏ gay khi đứng bên bếp lửa, đang làm bữa cơm chiều cho cả nhà, ông lại nghĩ thương vợ: “Ừ phải đấy, cứ rửa cho bà ấy đống bát đĩa bẩn mà bằng trăm đóa hoa hồng phỉ gió kia.” Thế là ông xắn tay áo lên để rửa bát, nhưng bình thường đã mấy khi ông đụng đến công việc bếp núc của vợ. Ông lúng túng rồi tuộc tay làm vỡ cái ly, thế là bà tru tréo lên:
“Thôi ông cụ ơi, hễ ông mó vào đâu là đổ vỡ đến đó. Cứ để tôi, chẳng cần ông phải làm.”
Ông lắc đầu bỏ ra ngoài vườn, thôi đi tưới cây vậy. Nhác nhìn thấy mấy cây mướp đắng bà trồng hôm nay đã leo lên hết chiếc cột gỗ bên vệ rào, ông nghĩ ngay đến chuyện làm cho bà cái giàn.
Nghĩ là làm, ông hí hoáy lấy thang, rồi dùng những thanh gỗ mỏng để bắc giàn, nhưng chưa gì ông đã thấy bà đứng lù lù sau lưng. Tưởng bà khen, ai ngờ bạ lại la hoảng lên:
“Tôi lạy ông, ông chẳng làm gì cho nên thân cả. Lỡ gãy chân, nằm một chỗ là chết cái thân già này.”
Ông tự ái: “Bà cứ hay ồn ào, không ngã mà cứ nghe bà la hoảng cũng đủ giật mình ngã gãy cổ. Ðàn bà có thứ đâu ăn nói cứ toang toác lên.”
Bà đâu có toang toác, bà lo cho ông đấy chứ, nhưng hai chữ “toang tóac” làm bà ấm ách, mặt sưng lên lên trông hệt như con khỉ già. Tuy thế, ông cũng vác cái thang cất vào nhà kho, rồi vào nhà cơm, trên chiếc kệ gỗ, đã thấy hoa hồng đỏ ông mua tặng bà được cắm vào chiếc bình thuỷ tinh. Ông tủm tỉm cười, đàn bà họ nói vậy mà không phải vậy, đóa hoa hồng bây giờ đã tươi lên vì có nước.
Cũng không phải lúc nào họ cũng cãi nhau, và cũng không phải lúc nào ông với bà lại không có những giây phút êm đềm bên nhau khi lũ con đi vắng cả. Những câu chuyện họ trao đổi, nghe không ngọt ngào như hồi đôi mươi, nhưng đầy những lo lắng và băn khoăn cho nhau về sức khỏe cũng như chuyện trong nhà, ngoài phố. Ông hay nhắc bà cần phải uống thêm thuốc bổ mỗi ngày, còn bà thì lo lắng cái chân của ông dạo này đi đứng có phần thiếu ngay ngắn. Nhưng phiền nhất là mỗi lúc lái xe có bà bên cạnh lái phụ, nhắc nhở từng chi tiết khi cái kim đồng hồ nhích lên nhích xuống, bởi vì bà không lái xe mà lái tài xế. Cái này thực khổ cho ông, khi mắt phải chăm chú nhìn kính trước kính sau, miệng bà thì ong óng nhắc nhở chạy nhanh chạy chậm, khiến đầu ông cử hoảng lên suýt tông vào xe người khác. Ông quát vợ:
“Có câm cái mồm khi không? Ði với bà có ngày chết mết ngáp. ‘Pô Lít” tôi không sợ mà sợ cái miệng bà’.
Bà im một tí rồi lại lên mày:
“Ðã lái dở mà lại cứ chạy ‘len’ giữa, lỡ muốn ‘ếch xít’ thì sao?
Ông hầm hừ: “Ðường nó nằm trong đầu tôi, lái ‘len’ trong lỡ trượt bánh xe là đi vào thành xi măng, cũng giập đầu mà chết.”
Họ cứ cãi nhau lọan xạ như thế, nhất là khi ông mắt mũi kèm nhèm, không nhìn rõ bảng tên đường, định quẹo phải mà một thằng Mỹ đen đã lù lù chặn ngay bên cạnh. Thế là ‘sảy một ly đi một dặm’. Họ đã có nhiều kinh nghiệm những lần đi lộn đường như vậy, rồi loanh quanh mãi tìm không ra lối về, đi lạc vào những khu lạ hoắc, chỉ mới hoàng hôn mà nghe như đã tối om vì nỗi sự dâng ngập lòng.
Bà còn sơ nhất là tính nóng nảy của ông, khi bị một cái xe đằng sau cứ bóp còi ‘tin tin’ thúc hối, bởi ông bận nghĩ đâu đâu mà đèn xanh nhấp nháy vẫn chưa chịu chạy. Rồi khi nó vượt qua mặt ông, bèn giơ ngón tay giữa ra để chọc tức. Mỗi ngón tay là một biểu tượng của ngôn ngữ, có xấu có tốt, nhưng ở trường hợp này thì bà phải can ông đừng bắt chước kiểu trả lời thiếu văn hóa như thế, nhất là lỡ gặp phải thằng có súng, thôi thì ‘một câu nhịn chín câu lành’ vậy. Hồi ông mới qua Mỹ, chả hiểu ‘mô tê’ gì về ngôn ngữ ngón tay như vậy, lông ngông tìm đường đi thì đã thấy một cái đầu ở xe bên kia thò ra, giơ một ngón tay lên, ông còn lại mĩm cười nói ‘thank you’ người bạn Mỹ tốt bụng, về nhà cứ thắt thỏm sao nó biết mình đang đi tìm đường để chỉ.
Mỗi lần có dịp đi đâu với ông, phải lái trên ‘freeway’, xe cộ lạng lách như điên khiến ông xoay trở đến nhức đầu, mồm luôn luôn rủa ‘đồ khốn nạn’ bà lại bật cười. Hôm ấy trong lòng ông đời đầy những thằng khốn nạn, chúng nó đi đâu mà như ăn cướp, xã hội này khó mà có hòa bình khi con người cứ sùng sục lên như vậy. Nghĩ cho cùng thì chả bao giờ hết chiến tranh, từ triệu năm trước tới ngàn năm sau, con người cứ sống rồi chết, chiến tranh rồi lại hòa bình, kẻ đi vào lòng đất người lại tiếp tục sinh ra. Gọi là nhân loại còn khổ, vì lòng người cứ sùng sục lên như nồi nước sôi.
Hôm nay ông bà lại cãi nhau. Mặt bà sưng lên còn ông thì lừ lừ không nói năng. Họ đang cằn nhằn nhau, hay là chỉ có bà hay cằn nhằn mà thôi. Bà nói dai như đĩa, mà lạ thật, bà chỉ hay dai dẳng với ông chứ với người ngoài bà ngọt sớt, chiến tranh chỉ xảy ra giữa hai vợ chồng già còn khi ra ngoài bà hay đem hai chữ ‘bình an’ để tặng riêng cho thiên hạ. Thế có tức không chứ. Chuyện thì đâu có gì ghê gớm, vợ chồng thằng con trai dẫn đứa cháu nội đi đâu từ sáng sớm, chúng nó quên cả ngày kỵ của ông cố, mãi tới giờ này vẫn chưa dẫn cháu về ăn giỗ.
Ông bảo bà: “Muốn gì phải nói. Thời buổi này bận bù đầu bù cổ, chúng nó làm sao nhớ được ngày gì ngoài ngày thứ bảy với ngày chúa nhật”.
Bà chua chát: “Nhưng ít ra thấy tôi sửa soạn bàn thờ, nói xa nói gần thì cũng phải biết để cháu ở nhà đốt nhang cho ông bà chứ. Có thứ đâu lại cắp đít đi hết như vậy.
Ông chép miệng: “Ôi giào! Không có chúng nó thì tôi với bà cứ bày ra cúng rồi cùng xơi với nhau, càng ít người càng được ăn nhiều.”
Nhìn căn nhà vắng vẻ, nấu nướng bày biện xong đã mệt ngất như mà con cháu chưa đứa nào về, đâm tủi thân: “Mai mốt tôi với ông chết đi chắc chẳng có ai đốt cho nén nhang, cứ thời buổi này thì chẳng giỗ chạp làm gì cho mất công.
Ông gật gù: “Ừ, mà cũng chẳng cần phải chôn cất nữa cho chật đất. Tôi có chết cứ thiêu xong rồi đem tro đổ xuống biển, nhà thờ cho chúng nó một năm đôi lần thăm viếng. Nằm dưới ấy lại mát. Còn không thì đem lên núi, trãi ra làm phân bón cho cây cỏ, không ích lợi hơn à?
Nghe ông bình thản nói vui vẻ mà vẫn cứ ngậm ngùi. Mâm cúng đã dọn lên, mùi trầm nhang nghi ngút. Bà đốt ba nén nhang cắm vào bát nhang trên bàn thờ, miệng lâm râm khấn vái: “Lạy các cụ, hôm nay ngày giỗ ông, mời các cụ về xơi bữa cơm với con cháu. Các cháu bất hiếu cụ bỏ lỗi cho, thời buổi này chẳng giống hồi xưa, các cụ ‘sống khỏe chết thiêng’ về phù hộ cho cả nhà an vui, khỏe mạnh, gia đạo trong ấm ngòai êm...’
Nghe bà khấn, ông vốn hay pha trò buộc miệng:
“Các cụ có phù hộ thì cứ phù hộ, còn việc hiện về xin miễn cho kẻo con cháu nó sợ.’
Ðang buồn trong bụng, thế là bà quay sang vặc lên với ông:
“Ăn nói rõ là lăng nhăng, ông đừng đùa với người khuất bóng mà mang tội, các cụ nghe được cả, đâu phải chỗ để ông đùa, bố thế hèn gì con cũng vậy. Tôi nói cho ông biết, lát nữa dẫn nhau về đây tôi cho một trận...”
Ông nhăn mặt: “Thôi xin can bà, bà chửi chúng nó các cụ cũng nghe, lần sau hoảng không dám về ăn giỗ nữa. Ai lại mời các cụ về ăn giỗ, cầu vui cầu khỏe, mà gia chủ mặt mũi nhăn nhó như con khỉ già, tôi mà là cụ tôi cũng ‘đấm’ vào. Bà cứ để tôi dạy chúng cho, ‘ngọt mật mới chết ruồi’ chứ nhấm nhẳng chỉ làm nó ghét mình hơn”.
Bà ngang nghạnh trả miếng, bởi vì có mấy khi bà chịu thua ông.
“Không phải ngọt với ai cả, nó là con chứ không phải bố mình, nói nặng còn chẳng nghe ra, chứ nhẹ đã ăn thua gì.”
Thế là bữa cơm nấu nướng công phu đầy những món ngon bỗng lạnh ngắt vì chẳng ai muốn ăn. Ông bực mình nghĩ tới thằng con trai vô tâm không biết đến ngày giỗ ông bà mà bảo vợ ở nhà giúp mẹ chồng. Chúng nó đi đâu mà quên cả đường về, bọn trẻ bây giờ đều vô tâm thế cả, nếu cha mẹ mà không có lòng tha thứ và thông cảm, thì chắc chắn sẽ buồn giận suốt đời. Hóa cho nên hồi vợ chồng chúng nó mới lấy nhau, ông đã nghĩ đến chuyện ở riêng để ai có tự do của người đó. Nhưng riêng thì riêng, nề nếp gia đình vẫn phải giữ. Ông mặc quần áo rồi bảo vợ: “Tôi đi đằng này một chút”.
Bà đang ngồi buồn rầu nhìn mâm cơm: “Ði đâu? Cơm canh dọn sẵn rồi cũng bỏ đi, đúng là ‘bố nào con nấy’.
Ông bực mình quát: “Bà biết tôi đi đâu mà đã toang toát lên. Tôi đi tìm chúng nó về để bà chửi, chứ ăn uống thế này ngon lành gì mà ăn.
Tự nhiên giọng bà dịu xuống, ứa nước mắt: “Thôi ông ạ. Hai đứa kia đi học xa, chỉ còn chúng nó ở với mình, khó lắm chỉ sinh tội ra.
Thấy bà nói, ông bật cười, cái tính bà thì ông không lạ, chỉ chớp lên như lửa trời nhưng rồi lại tắt đi ngay, lão thầy bói chả nói thế là gì. Ông nhìn vợ pha trò: “Trông mặt bà cứ y như ‘con khỉ già’ trong sở thú.
Bà cũng nguýt yêu ông: “Ngó ông cười thì khỉ cũng đẹp hơn. Răng cỏ chưa gì đã ‘sút càng gẫy gọng’ cả ra.
Hai vợ chồng già giống như ‘hai con khỉ’ ngồi bắt chấy cho nhau. Họ cãi nhau luôn luôn để rồi vẫn thương nhau như thế đấy, ai có cười thì hở mười cái răng. Mỗi lần ông đi làm về thấy vắng bóng bà, ông bổ đi tìm, thấy bà nằm đắp chăn kín mít, vội sờ vào chân vợ thấy lạnh ngắt, ông hối hả đi lấy dầu bóp chân cho bà. Còn hễ ông đi về muộn, bà đi ra đi vào mắt không ngừng ngó cái kim đồng hồ, bụng nghĩ đến trăm thứ bất trắc trên đời. Nhưng hễ nghe tiếng xe ông đậu ở ngoài ‘garage’, bà thở phào nhẹ nhỏm, nhưng rất bực mình vì cái ‘con khỉ già’ về muộn mà không nói qua cho bà biết, lúc ấy mặt bà nặng chịch y hệt một con khỉ. Không biết ai là khỉ, nhưng họ cứ nghĩ tới nhau bằng cái tình đầy âu yếm mà chẳng cần ai phải hiểu.
Bỗng ông đứng bật dậy khi nghe tiếng máy xe nổ ngoài sân, vợ chồng thằng con đã dẫn cháu về, thằng bé lên năm mặt mũi xinh xắn, chạy ào ào vào ôm lấy ông nội nói bi bô:
“Thưa ông nội cháu mới về”
Thằng cháu nói còn đã đớt, mặt mũi nó hồng lên như hai quả đào. Ông ôm cháu và lòng âu yếm hỏi: “Cháu ông đi đâu mà lâu thế? Hôm nay giỗ cụ không về sớm mà ăn giỗ.”
Bây giờ anh con trai mới lên tiếng: “Chúng con cho cháu đi sở thú, nhớ ngày giỗ cụ muốn về sớm, nhưng cháu ông không chịu về, cứ đòi xem mãi.”
Ông vuốt tóc cháu, hôn lên đôi má phính: “Thế cháu thấy con gì trong sở thú kể cho ông nghe với.”
“Cháu xem con khỉ con bú mẹ, xem hai con khỉ già cãi nhau.”
Ông bảo cháu: “Tưởng gì, ở nhà mình cũng có hai con khỉ già cãi nhau suốt ngày.” Bà đang đứng trong nhà nhìn ra, nghe ông nói, lườm ông một cái dài hơn cây số.
Nguyên Nhung
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/May/2010 lúc 7:27pm
mk
|
---|
Quế Hương
Tôi gặp lão lần đầu trong quán thịt chó của bà Tư béo, nơi tôi đến bỏ rượu gạo hàng chiều sau giờ đi làm. Lão xuất hiện với bộ dạng một người lỡ đường, tay bị, tay mũ cối, gương mặt rỗ hoa lấm tấm bụi đường và mồ hôi. Tưởng lão là người ăn xin, bà Tư đuổi như đuổi tà:
- Đi ra! Để người ta bán, đừng có hãm tài.
- Thưa bà, tôi không xin. Tôi tận Hà Bắc vào đây tìm người quen. Bà cho tôi hỏi... bà có biết người này.
Lão chìa ra mảnh giấy bọc ép nylon như thẻ căn cước, ghi dòng chữ: Hai Xuân, người Bắc Ninh, có chồng tên Tuất. Sau 1975 có người gặp sinh sống ở Đà Nẵng.
- Mơ hồ thế có trời biết! Không đường, không số nhà... Già rồi lẩm cẩm. Con cháu sáng suốt không sai đi tìm. Thôi đi chỗ khác. Đây cũng là dân ngụ cư thôi! Không biết!
Bà chủ quay ngoắt, dềnh ngang bộ mông núng nính đi vào bếp. Lão lẩm bẩm:
- Cả tuần nay... hỏi ai cũng trả lời chừng đó!
Thương hại lão, tôi gợi chuyện:
- Thế bà Xuân người như thế nào?
- Cô ấy người dong dỏng. Trắng tươi. Hát hay. Xinh đẹp.
Bàn thịt chó bên cạnh lập tức nhao lên:
- ồ ! Cháu lão hả? Bao nhiêu tuổi? Để tụi này tìm giúp coi có “xơ múi” chi không?
- Cô ấy thua tui một tuổi?
Cái quán ven đường bỗng òa vỡ tiếng cười. Tiếng đập bàn, la ó, huýt gió, hô hố... náo loạn.
- Thế thì "cố" chứ "cô" gì! Làm tụi này tưởng bở bố ạ! Cỡ ấy ra nghĩa địa tìm dễ hơn.
- Mà cố Xuân là gì của lão? - Gã để râu xồm xoàm vừa nhai vừa hỏi.
- Xưa cô ấy là bạn hát quan họ của tôi.
- Lão vượt đường dài ở tuổi này để tìm một bạn hát xưa già khú đế à?
- Vâng.
- Trời ơi... là trời... ở mô rớt xuống ông ngố đa tình như ri hở trời! - Gã giọng Huế cùng bàn cúi gập người rên giữa một tràng cười. Còn lão điềm tĩnh, kiên định hỏi tiếp:
- Mua bản đồ thành phố ở đâu mấy chú?
- Thôi lão ơi, có khát tợp ít ngụm rồi mua vé về nhà nằm nghỉ. Kiếp sau yêu cho dài ngày rộng tháng.
Rồi để thưởng câu nói mà gã tự cho là ý vị ấy, gã để râu ngửa mặt lên trời, ném điệu nghệ một miếng dồi chó vào miệng, nhai nghiến ngấu, tợp một ngụm rượu, khà một tiếng khoái trá.
- Ngoài tôi, chỉ có món xào và rựa mận là để bát đĩa. Còn các món khác đựng trong lá tất... Ăn bốc mới đúng điệu. - Đột ngột lão góp ý.
- Coi bộ cũng là dân nghiện mộc tồn.
- Phải thật thoải mái, không cần giữ ý tứ. Bữa ăn phải đượm mùi hoang sơ của những người lục lâm tứ chiếng.
- Mở đầu được đấy ! Mần ly rượu nói tiếp đi!
Câu chuyện xoay quanh chó: cách chọn chó, nấu chó, ăn chó... Lão sành đến nỗi những cái mặt đỏ gay, những cái miệng bóng nhẫy đều quay về phía lão hóng chuyện. Cái mông núng nính của bà Tư cũng yên vị trên chiếc ghế dựa hồi nào. Bà chủ đang há hốc miệng nghe lão bày cách chế biến từ bảy món cầy cơ bản thành mười món hoặc hơn nữa. Lạ là lão sành món “hương nhục” đến thế lại từ chối động đũa vào đĩa chó. bà Tư đích thân bưng đến đặt trước mặt lão để mong thụ giáo. Lão giải thích hễ lão cầm đũa là phải ăn no mới thôi. Cái thứ này hễ ăn là say, ăn mãi... ăn thì phải đúng điệu với bạn tri ân để say còn khóc cười cho hả...
- Khách của tui đủ giới, ở khắp thành phố này - bà chủ lên tiếng - Dò tìm một cố Xuân nói giọng Bắc, vấn khăn, cao dong dỏng, biết hát quan họ không phải là khó. Tui sẽ nhờ anh em... sẽ để lão ăn thịt chó thỏa thuê không lấy tiền... với điều kiện lão giúp tôi tiếp khí sắc cho quán. Dãy này bốn quán... phải có ngón nghề đặc biệt mới kéo khách về mình...
Quán thịt cầy của bà Tư béo từ độ có lão bỗng đông khách hẳn. Thịt bao giờ cũng lớn bùi, bé mềm, cả tơ cả cứng cho đủ vị cuộc đời. Lá sen, lá dong riềng, lá chuối được thay đĩa men. Quán có đến mười hai món “hương nhục”, thơm điếc mũi. Buổi tối quán tắt đèn điện thắp đèn cầy ăn thịt cầy... âm âm u u thế mà gọi mời đáo để. Những câu chuyện về đời, về chó của lão dưới ánh nến bao giờ cũng khiến khách ăn cảm thấy bữa rượu thịt đậm đà. Bữa nào lão không tới, họ lại ăn uể oải đòi lão có mặt. Bọn họ gọi lão là "lão Tầm Xuân". Cái quán ven đường rôm rả hẳn lên khi ông lão mặt rỗ hoa, ăn mặc nhếch nhác bước vào. Họ hát ong ỏng đón lão:
“Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc. Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay. Già rồi tiếc vẫn chưa nguôi. Xắn quần anh lội suối, khòm lưng anh vượt đèo...”.
Có hôm, men rượu không giải được nỗi sầu vô vị, họ lại đem lão ra giải buồn. Họ đổi những tin “dỏm” về cố Xuân bằng những câu chuyện của lão hoặc một cú tẩm quất sướng ê người. Nếu quán vắng khách, họ nằm ườn ngay trên nền quán, ưỡn tấm thân trẻ trung rã rời cho lão tẩm. Xương bật giòn tan, còn bọn họ lè lưỡi: “Hồi trẻ, lão phải vật trâu!”
- Hồi trẻ, tôi giật đến hai giải thi vật - Hứng chí lão khoe.
- Thế mà không vật nổi cô Xuân dong dỏng, trắng tươi, hát hay xinh đẹp.
Cả bọn cười ồ còn lão bỗng tiu nghỉu. Lão ngừng đấm hỏi:
- Lần này "dỏm" không đó?
- Dỏm 50%. 50% có thể thật. Đứa nào nói dối 100% hộc bia ra ngay.
Chân dung cố Xuân thay đổi xoành xoạch. Khi thì cố Xuân ở tận bên làng biển An Hải, mù vì khóc lão. Khi thì ở trên Hòa Khánh, điếc đặc. Khi thì ở tận Hòa Cường, suốt ngày ho sù sụ...
Có lúc bọn trẻ kéo vào quán một bà già nghễnh ngãng, ré lên: "Lão Tầm Xuân ơi, cố Xuân đây nè!". Bà già chửi te tua còn bọn chúng cười hô hố. Chỉ có lão không nói một lời. Tôi có cảm tưởng có cái gì nặng hơn chiếc lá khô vỡ tan tành trong lòng lão. Ôi lão Tầm Xuân! Lão tìm trong cuộc đời nước chảy mây trôi như một hình bóng của ký ức thì tìm sao đặng? Những cuộc "gặp" ấy để lại trong lòng lão dư vị cay đắng. Lão ngồi uống rượu suông, mắt mờ đục như có khói và lão hát. Dĩ nhiên không phải để cho chúng tôi nghe! Lão hát hay lắm. Hay đến nỗi có lần tôi phải chở vợ đến nghe. Nàng đứng ở ngưỡng cửa nghe lão hát bài ruột: "Khi tương phùng, khi tương ngộ. Xuôi lên bộ, văng vẳng tơ tình. Chiêm bao lần chẵn năm canh. Bao lần anh ngồi tựa trăng thanh. Thương nhớ sâu oanh. Lẻ loi chim nhạn. Bạn tình ơi! Em biết đến bao giờ gặp mặt sánh đôi. Suốt năm họa là. Duyên bén ngãn, văng vẳng tơ tình. Trước không phải, sau đền duyên ba sinh".
Khó tưởng tượng một giọng hát say đắm ngọt ngào dường kia lại thoát ra từ một lồng ngực hom hem phô những giẻ sườn. Vợ tôi bảo không phải lão hát mà tình yêu lão hát. Nàng có đôi chút học vấn để nhận xét: đằng sau vẻ ngù ngờ, xấu xí, già nua kia là một trái tim thực có một cô Xuân dong dỏng, trắng tươi, hát hay, xinh đẹp trên đời. Cô Xuân ấy không bao giờ già, không bao giờ xấu, không bao giờ chết trong lão!
Sau lần nghe lão hát và những câu chuyện tôi kể về lão, vợ tôi bỗng trở nên “ái mộ” lão. Nàng bảo tôi chở lão đến nhà chơi rồi lão trở thành khách quen thuộc của cả nhà. Họ cũng bị lão “mê hoặc” như cả quán cầy tơ của bà béo. Lũ con tôi quý lão vô cùng. Lão bày chúng hát nghêu ngao những bài quan họ. “Sớm đi chơi hội, tối về quay tơ. Dải yếm phất phơ. Miếng trầu, mồi mốc. Miếng ăn, miếng buộc. Miếng gối đầu giường. Muốn tìm người thương. Tìm đâu cho thấy?”... Lão cho chúng những đồ chơi thật ngộ - những con vật bằng lá dừa biết ngúc ngắc, con gà trống bằng đất sét lòe loẹt xanh đỏ tím vàng kẹp chiếc kèn lá có thể cất tiếng gáy... Bếp nhà ấm áp khi có lão. Lão nếm rượu chính xác như đo, hàn giúp cái xoong, cái nồi rất khéo. Lão mơ màng kể cho chúng tôi nghe những ngày hội Lim, những liền anh áo the khăn xếp, liền chị thắt lưng hoa lý, yếm đào con nhạn, mắt lá răm lúng liến hát thâu đêm. Tôi ngồi nghe lão tả những làn điệu quan họ đắm say miên man dìu dặt và yêu cầu lão hát nhưng thường lão lắc đầu. Lão bảo hát quan họ phải có đôi, có bạn, có chỗ. Ký ức lão còn giữ nguyên vẹn những ngày hội quê lão: Hội làng, Hội Xuân, Hội mùa... Trai thi mạnh, gái thi mềm. Thi hoa, thi vật, kéo co, hát chèo, nấu cơm, đánh đu, cờ người...
- Lão gặp cố Xuân ở những ngày hội đó à?
- Vâng. Đó cũng là ngày hội quan họ, cả vùng như ngấm men say, phát cuồng vì hội lễ. Năm ấy anh cu Rỗ là tôi tròn 18 tuổi, được cử vào bọn quan họ làng để luyện giọng thi hát với bọn quan họ làng bên kia sông. Nhà tôi ba đời hát quan họ. Tôi luyện trên dưới 200 giọng, thế mà khi hát đôi với cô ấy tôi run. Tâm hồn tôi lơ lửng không đặt hết vào lời. Cô ấy là tiên quan họ. Ngày xưa cô Tấm cũng đẹp thế là cùng! Giọng hát sóng sánh. Mắt đen lóng lánh. Môi cắn chỉ đỏ thắm. Cần cổ như cuống hoa huệ... Tôi say, say lời hát, say cô ấy, quên cả ngón ruột phải tung ra vào phút chót để thắng dứt điểm. Cuộc thi kéo dài đến ba ngày. Tiếng trống dứt mới giật mình ngơ ngẩn. Dĩ nhiên tôi thua...
- Đa tình thế sao không lấy?
- Lệ quan họ những đôi trai gái đã kết bạn quan họ không lấy nhau. Tình yêu có nảy sinh thì cũng gửi thương gửi nhớ qua lời hát. Kết nghĩa quan họ như kết nghĩa anh em, được cha mẹ hai bên, dân hai làng chấp nhận. Tình bạn ấy chân thành, thủy chung, thắm thiết không chỉ đời mình mà có khi còn đến đời sau. Làng tôi có nhiều cặp quan họ khi đầu bạc răng long, tình yêu trong câu hát xưa vẫn không tàn. Có dịp gặp nhau trên chiếu quan họ, họ lại sống lại thời xuân sắc. Anh em kết nghĩa quan họ gặp nhau “xuân thu nhị kỳ”, đến thăm nhau, ăn uống, vui chơi, ca hát với nhau. Mỗi bên có chuyện vui buồn đều tổ chức đi lại thăm viếng. Tôi nhận ra một điều: người ta có thể cho nhau niềm hạnh phúc to lớn biết dường nào và chẳng lần nào giống lần nào... Rồi cô ấy cũng phải đi lấy chồng. Bọn quan họ chúng tôi đến chia vui. Tôi đau lòng hát miên man...
Mắt lão bỗng mơ màng xa vắng. Rồi một giọng hát trẻ trung đằm thắm da diết cất lên: "Ăn quả nhãn lồng. Ước sao người ấy tôi bồng trên tay...”. Không phải lão Tầm Xuân tóc bạc da mồi hát mà anh cu Rỗ tóc đen như mun, da mầu đồng, có giọng hát Trương Chi hát! Cô ấy hiểu lòng tôi, chú ạ! -
Lão lại ngưng hát, kể: Tôi hát bài "Khi tương phùng, khi tương ngộ" ngang nửa bài thì cô ấy xen ngang, hát tiếp: "Bạn tình ơi! Em biết đến bao giờ họp mặt sánh đôi... Trước không phải, sau đền duyên ba sinh". Chúng tôi cắt câu quan họ làm đôi, mỗi đứa giữ một nửa. Hẹn kiếp sau chắp lại.
Sau đó là chiến tranh... nạn đói... Câu quan họ tan tác trăm phương. Tôi vào Vệ quốc quân, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, khi hòa bình lập lại, tôi về làng thì nghe cô ấy đã theo chồng... nghe nói vào Nam.
Rồi tuổi già đến. Già buồn lắm chú ạ! Cô đơn và bất lực. Chết không đáng sợ bằng tuổi già. Sống đến đó, người ta mới nếm tận cùng chén đắng cay của đời. Tôi sợ hình ảnh ông hàng xóm ngày nắng được bế cả người lẫn chăn ra hong nắng. Nắng rực rỡ đọng thành từng vũng quanh ông ấy, còn ông ấy nhăn nhúm trong cái chăn rách... Tôi có cảm tưởng ông được đem phơi cho chết vi trùng. Có bà, được mua cho một cỗ hậu sự thật tốt. Lâu không chết, áo quan bị mọt đục. Ngày nắng con cháu đem ra phơi, trở qua lật lại rửa ráy càu nhàu... Luật đời chú ạ! Già thì lụi tàn, phải chết. Sống lâu thành nợ của mọi người ngay con cái cũng chán... Một lần tôi ốm, trận ấy ốm thương hàn, thập tử nhất sinh. Trong những cơn mê, tôi cứ nghe một giọng hát lảnh lót níu tôi lại trần thế: "Người về bỏ bạn sao đành. Người về em vẫn đinh ninh tấm lòng...". Giọng cô ấy! Chỉ có cô ấy mới có cái giọng la đà sát ngọn cỏ, cao vút chạm mây xanh, thầm thì luồn lách trong da trong thịt. Tôi tỉnh lại đang mơ màng thì nghe giọng dâu con thở than gần hết ngày tốt mà cha chưa chịu đi. Tôi mở mắt, chúng nó lại ríu rít hỏi han, làm ra vẻ vui mừng... Sau lần ốm ấy, tôi nghĩ đến chuyện đi tìm cô ấy. Chính cô ấy níu tôi lại cuộc đời này. Tôi phải đi tìm nửa câu quan họ cắt đôi. Trẻ không lấy nhau được, già ở bên nhau, hát với nhau cho đỡ côi cút. Trước sau vẫn là bạn có gì sai trái đâu?
Lão im bặt. Đôi mắt già nua chìm trong cõi vắng. Thời gian với lão chỉ là lớp bụi mờ. Gió thổi, bụi bay, dĩ vãng lại hiện ra nguyên vẹn trước mắt lão. Đêm ấy, lão hát miên man bên bếp lửa tàn. Một mình hát, một mình nghe, một mình mở hội đồi Lim, lúng liến, đắm say, chân tình lai láng.
Thế mà sau một tuần đi công tác xa về, con tôi đã mếu máo níu áo ngoài cửa đòi tôi đi tìm lão Tầm Xuân. Thì ra lão đã bỏ đi... Tự nguyện theo lão là con chó mập ú của bà Tư cầy. Dường như chán gặm xương đồng loại, nó bỏ theo lão Tầm Xuân.
Tôi cũng vô tình quên lão nếu không có lần gặp lại ở Hàng Xanh, Sài Gòn cách đó hai năm.
Đó là một buổi trưa nắng chang chang. Con hẻm em gái tôi ở vang lên tiếng rao lạc lõng: “Ai hàn xoong hàn nồi, mài dao mài kéo không...? - Tiếp liền sau một giọng hát cất lên :"Khi tương phùng khi tương ngộ, xuôi lên bộ văng vẳng tơ tình... thương nhớ sầu oanh, lẻ loi chim nhạn. Bạn tình ơi...”. "Ôi!". Lão. Lão chứ còn ai nữa. Không kịp xỏ dép, tôi chạy nhào ra hẻm gọi ơi ới: “Lão mài dao... lão Tầm Xuân". Lão quay phắt lại rồi ôm chầm lấy tôi mừng rỡ. Mới hai năm mà lão già thêm nhiều. Lão đã thực sự già thêm nhiều. Lão đã thực sự già! Gương mặt chằng chịt nếp nhăn lỗ chỗ nốt rỗ như tấm gỗ mọt. Đôi mắt mờ đục, giọng hát khào khào. Lão mang lỉnh kỉnh dụng cụ hàm mài. Câu quan họ lầm lũi lạc theo, lạc lõng trong thành phố hoa lệ. Con chó vàng của bà Tư cầy lẽo đẽo theo bên. Chỉ khác là nó không còn mập ú nữa, nó xơ xác gầy nhom như chủ.
Chúng tôi tấp vào quán nước bên đường. ở đó tôi được biết vì sao lão bỏ đi đột ngột. Bà chủ quán thịt cầy cùng dãy với bà Tư béo bảo có gặp một bà người Bắc đi xin ở Gia Định biết hát quan họ và y hệt cô Xuân của lão. Thế là họ đi!... Quán bà Tư mất hấp lực, đâu lại vào đấỵ Tôi nghĩ thế nhưng không nói ra, sợ lão buồn. Tôi định bụng khuyên lão trở về quê. Không ngờ lão cũng nói:
- May gặp nhau lần cuối... Tuần sau tôi về chú ạ. Tiền tàu xe đủ rồi... Tôi về để mười ba tháng Giêng tới dự hội Lim lần cuối. Hội Lim giờ đâu như xưa nữa... Nhưng tôi vẫn nghe tiếng trống vào hội giục giã lòng tôi. Tôi yếu rồi! Tôi đã nghe đất gọi Quê gọi Đành hẹn kiếp sau vậy...
Tôi nhìn lão, còn lão nhìn dòng xe cộ nườm nượp đến chóng mặt. Chiều tà dần trong đôi mắt mầu hoàng hôn.
- Lâu ngày gặp lại, tui với lão mần đích đáng một bữa thịt chó đi! ở đây có Bồng Lai quán nghe nói khá lắm, ăn hoài không đã miệng. Tui mời lão.
- Cảm ơn chú! Nhưng năm rồi tôi không đụng thứ đó. Tôi sẽ không đụng cho đến ngày cuối đời...
Lão cúi xuống vỗ về vào lưng con vàng. Con chó ngước đôi mắt nặng trĩu yêu thương nhìn lão rồi không dằn lòng nổi, nó đứng trên hai chân sau, vừa kêu ư ử hài lòng vừa liếm khắp người lão.
- Chú thấy đấy! Cứ tưởng tượng nó thành những đĩa dồi, đĩa luộc, đĩa xào, xáo... là tôi lợm giọng rồi... Không có nó tôi không sống nổi ở đây đến hai năm... Nó sưởi ấm tôi, kéo tôi đứng dậy, nó bị đánh què cẳng vì ăn cắp của người ta để cho tôi ăn những ngày tôi ốm... Nó từng sung sướng... theo tôi nó mới cực thế này... Nó...
Lão nghẹn ngào, mắt hấp háỵ Giọt lệ tuổi già chắt mãi mới thành dành cho kẻ đồng hành bốn chân!
Khoảng mươi hôm sau, con dao chặt thịt bị mẻ, em tôi nhắc:
- Không thấy lão mài dao kéo vào xóm... cái lão thật lạ, không lo kiếm khách chỉ lo hát... Có đồng nào mua đồ ăn lại chia đôi cho chó một nửa. Con chó cũng đáo để, không bao giờ ăn trước chủ dù có đặt trước miệng... Người già cũng lạ! Trại dưỡng lão em làm có một bà già... nhập trại ba năm không nói một lời, tưởng câm, khi gần chết hóa ra biết hát. Cái giọng cái điệu, cái lời na ná như lão mài dao.
- Đâu? Bà ấy ở đâu? - Tôi chụp tay nó.
- ở trong, sắp chết rồi. Mà anh hỏi làm gì?
Tôi kéo áo nó, bắt nó chở đi rồi tôi sẽ giải thích. Dọc đường tôi kể vắn tắt chuyện lão Tầm Xuân đi tìm nửa câu quan họ. Tôi linh cảm đó là cố Xuân.
- Ba năm trước, một người đàn ông sang trọng, gương mặt tràn trề nhân ái dẫn bà ấy vào trại. Ông ta bảo với Ban quản đốc ông ta thấy bà già cơ nhỡ, ngủ trước hiên nhà nên thương xót dẫn giúp vào đây. Ba năm ở đây, bà ấy sống lặng lẽ như bóng không hề nói, nằm quay mặt vào vách. Nhưng cách đây một tháng, dường như không nén được nỗi đau đớn, bà ta khóc rống lên: "Hắn là con tôi, cái thằng dẫn tôi vào đây chính là con tôi". Mấy hôm nay bà ta hát... không ăn, không uống... chỉ phều phào hát... -Em tôi kể.
Bây giờ nằm trước mặt tôi, trên chiếc chiếu tỏa mùi khai thối trải trên nền gạch loang lổ là bà cụ tóc trắng như bông vấn vành khăn nhung đã sờn, mỏng như giấy, mặt vàng, hơi thở dốc...
"Dong dỏng, trắng tươi, hát hay, xinh đẹp..."
Hình hài ấy không còn nét nào giống lão Tầm Xuân tả. Thời gian cho, thời gian lấy hay tôi đã lầm? Tôi định lui ra nhưng chiếc lá khô ấy bỗng khẽ khàng động đậy. Rồi từ lồng ngực thoi thóp hơi tàn, phều phào những tiếng, lời rời rạc. "Bạn tình ơi! Duyên bén ngãi, trước không phải... sau đền... duyên... ba sinh".
-Đúng rồi! Cố Xuân đây rồi! Tôi reo to giữa những gương mặt già nua ngơ ngác - Lão Tầm Xuân ơi! Nửa câu quan họ đây rồi.
Lão tìm ba năm, nay biết tìm lão ở đâu.
Bà cụ mấp máy môi hát, âm sắc yếu dần... yếu dần... Nhanh trí, tôi nắm lấy bàn tay còn xương với da ấy và tôi lập lại lời hát của lão Tầm Xuân: "Khi tương phùng, khi tương ngộ, xuôi lên bộ văng vẳng tơ tình..." Giọng hát vụng về thô ráp như đọc của tôi cất lên, và lạ lùng thay, nó tựa những giọt nước cành dương diệu kỳ... Mí mắt bà lão động đậy, ngực phập phồng rồi giọng hát yếu ớt cứ rõ dần hòa với cái giọng vịt đực ồ ồ của tôi. Những bà già trên nền nhà lập tức ngồi dậy. Họ không hiểu nhưng họ vỗ tay như những đứa trẻ. Họ reo, họ hò, họ hát ru... Những đôi mắt mờ mờ đục chất ngất nỗi buồn và bất hạnh bỗng háo hức như mắt trẻ con. Một bà lão lục đục trong hai ba lần áo một cái gói nhỏ mở hai ba lớp nylon bày một nhúm thịt chà bông, chần chừ ngắm rồi nhón tay bốc hai sợi thịt đem tới đút vào miệng tôi một sợi, miệng cố Xuân, bị lời hát đẩy ra, còn trong miệng tôi, trào thành nước mắt!
Tôi lập tức đạp xe đi quanh vùng Gia Định tìm lão Tầm Xuân nhưng bóng lão bặt tăm... Hình như lão đã về quê rồi. Em gái tôi góp ý nhắn lão trên tivi. Mẩu tin kỳ quái được nhắc lại hai hôm: “Lão Tầm Xuân! Đã tìm ra nửa câu quan họ. Đến gấp trại dưỡng lão số 3, đường... Mau lên kẻo không kịp".
Không kịp thật. Cố Xuân hắt ra hơi thở cuối cùng, lão vẫn bặt tăm. Chiếc xe tang của trại đưa cố đến lò thiêu. Không một vành khăn, không dòng nước mắt.
Có lẽ giờ này lão Tầm Xuân đang lê bước trở về. Nửa câu quan họ lầm lũi theo lão... Chơi vơi... Chơi vơi...
Quế Hương
|
Tìm nhau đã mấy mùa Xuân Yêu nhau từ thuở trăng rằm hội ta Hai bên hai hội hát nhà Ta vào dự hội, tình xa thành gần Em môi chỉ cắn, thanh tân Anh ngơ ngẩn hát theo vần yêu đương Hội Lim quan họ vấn vương Yếm đào hoa lý cuối đường gởi trao Hội Xuân câu hát tìm nhau Tình ơi, tình cũng ngọt ngào giăng tơ…
* Xa nhau cũng bởi lệ nhà - "Bạn vào quan họ chỉ là anh em" - Tình riêng hai đứa một niềm Yêu nhau nhưng biết nợ duyên không thành Lẻ loi chim nhạn một mình Người thương không thấy, ba sinh sao đền? Người Nam, kẻ Bắc hai miền Xa nhau - trăn trở, muộn phiền, nhớ thương Tình ơi, đành chịu dở dang Câu ca, tiếng hát ngỡ ngàng tìm nhau Tương phùng, hội ngộ khi nào? Mà ba sinh phải kiếp sau tơ tình !?
* Tháng Giêng về dự hội Lim Cuối đời, cũng chỉ mong tìm gặp ai Tình ơi, nhớ đến trọn đời Câu ca quan họ chơi vơi kiếp này …
Bảo Trân http://www.vuonmai.net/ - www.vuonmai.net
|
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/May/2010 lúc 10:05pm
Xuan2006.asp -
Cà phê cà pháo. Wednesday, May 12, 2010 http://www.addthis.com/bookmark.php?v=250&pub=quangp - < |
|
|
|
* Ðinh Tuyên.
Không biết cái thú đi uống cà phê du nhập vào nước ta từ hồi nào, tôi nghĩ chắc cũng không lâu, vì thế hệ của các bậc cha chú không thấy các cụ nói đến đi uống cà phê bao giờ, ít nhất là trong thời niên thiếu thanh niên của thế hệ chúng tôi, đặc biệt là trong các gia đình bắc kỳ chay. Nghe nói thói quen la cà cà phê cà pháo là do dân Pháp mang vào từ những ngày họ làm thực dân ở nước ta. Nếu quả thế thì dân miền Nam chắc hẳn chịu ảnh hưởng trước dân miền Bắc. Khi tôi bắt đầu để ý đến thế giới của người lớn thì đã thấy các bác xích lô đạp xích lô máy, các bác đánh xe thổ mộ, dân buôn bán thức khuya dậy sớm, công tư chức, dân lao động các thứ trong Nam sáng sáng đã thấy tụ tập nơi các quán cà phê cóc để làm một ly trước khi bắt đầu một ngày mới. Họ làm một cái xay chừng( cà phê đen) , cà phê sữa, hay bạc xỉu( sữa chút xíu cà phê) có khi lại ăn kèm với vài cái dầu cháo quẩy hay cái bánh tiêu bánh bao, phì phèo điếu thuốc Bastos, Mélia, sang thì Ruby, Capstan, Pallmall, sang tí nữa thì Craven A hay 555 hộp thiếc. Dân lao động có cách uống rất lạ là đổ cà phê ra dĩa cho nguội bớt rồi bưng lên húp xụp xọap rất enjoy. Húp xong, họ trò chuyện trên trời dưới đất với nhau hay dở nhật trình ra đọc tin tức thời sự , những chuyện xe cán chó, chó cán xe, chuyện kép cải lương này cặp với đào hát kia.. Vụ này thì cũng giống y chang như mấy bà đi chợ bên này lúc tính tiền ở counter là tiện tay lấy mấy tờ báo lá cải như tờ Enquirer, People để xem hôm nay con Jenifer Lopez nó có bầu với ai, thằng Brad Pitt bỏ vợ rồi cặp với con nào vv…
Sau này tôi đọc trong cuốn The Journalist (ký giả chuyên nghiệp) thì nghe họ nói rằng báo chí sống nhờ chó cán xe chứ không phải xe cán chó, vì xe cán chó là chuyện thường, nhưng ‘chó cán xe’ mới là tin giật gân; người ta mua báo để xem chó cán xe chứ không phải để xem xe cán chó. Người ta mua báo để xem những chuyện tình ái lăng nhăng bất thường của Công chúa Dianna, chứ không phải để xem công chúa lấy thái tử đẻ ramột lũ con khôi ngô tuấn tú, học hành tử tế,cưới vợ đẹp cócon khôn rồi sống mãi không bao giờ chết!
Cách pha cà phê thường là pha theo kiểu bí tất hay gọi là pha vợt, hầm hì trên bếp lò cả ngày để cà phê lúc nào cũng nóng. Nhưng cà phê lọai này uống ngay khi mới pha xong còn đơ,õ chứ uống chậm chút nữa thì chua lè. Sau này, khi các quán cà phê nhạc bắt đầu thịnh hành thì có thêm cà phê phin, mà ông Túy có lần đề cập đến trong bài quán cà phê Thăng Long.
Ly cà phê đầu tiên trong đời của tôi xảy ra ở quán Thăng Long này: lần đó tôi thấy cái phin cà phê phải xoay xoay con ốc trong đó để điều chỉnh độ đậm lạt của cà phê là cả cái sự tân kỳ. Rồi cô Hương còn phải nhắc là đậy cái nắp phin lại, cho cà phê nó chín. Cái vụ cà phê cà pháo khởi đi từ dạo ấy mà cho đến bây giờ trở thành một nếp sống hồi nào không hay.
Nay đã tới tuổi tri thiên mệnh, nghiệm lại tôi thấy băng cà phê cà pháo chúng tôi có khối chuyện để nói chung quanh cái phin cà phê, ở một nơi nào đó gọi là quán cà phê: Có một cô nào đó gọi là cô hàng cà phê, có một cái việc gì đó gọi là đi cà phê. Từ những chuyện thi cử học hành đến những chuyện cua con này ve vãn con kia của cánh con trai chúng tôi tới những buổi ngồi đồng với các cô bạn gái nhìn ra phố mưa rơi rả rich, nghe những ca khúc da vàng phản chiến não nuột của Trịnh công Sơn, nghe tục ca của Phạm Duy, nghe Christophe với Main dans la main, Santana với Oye comova, Black magic women, Beatles với Yesterday, Hey Jude, Eric Clapton, Jimmy Hendrix, The top of the world với Carpenter và nhiều nhiều quá.
Không biết Nguyễn Kim Ðĩnh ở Bremen có còn nhớ cây hoa ngọc lan to lắm ở quán cà phê Ðỉnh Thiêng trong cư xá phủ tổng thống không: Những đêm rất khuya hương ngọc lan thoang thoảng quấn quýt với vị dịu mát của sương đêm tôi, Ðĩnh, Nguyễn xuân Quang. thỉnh thỏang có Nguyễn văn Lương- bây giờ ở Berlin- Ðức nghỉ phép về. Chúng tôi ngồi quây quần ở cái bàn dưới gốc cây nhe răng cười với nhau vì nhiều duyên cơ:ù Dạo đó tuổi thanh xuân tươi trẻ quá thành ra chúng tôi có nhiều chuyện vui và chuyện hay buồn nhất là không đủ tiền uống cà phê, thế thôi. Cô hàng cà phê quán này đẹp và có chiếc răng khểnh và thích cho chạy bản Roman dễ nghe do ban Paul Mauriat chơi, bản này solo 3 khúc, piano, guitar, và violon; đối với tôi, hay nhất vẫn là khúc chơi guitar. Cô hay đi lên đi xuống cái cầu thang đàng sau quầy tính tiền. Chắc là để đám khách ngòai kia enjoy những bước chân thục nữ lan đài uyển điệu trong tà áo dài mỏng như tơ trời của cô chăng. Còn tôi chỉ muốn gây sự chú ý của cô, lâu lâu lại chập một lúc ba que diêm lại rồi đánh xoè lên ngọn lửa sáng chói đầy mùi lưu hùynh, trong cái không gian mờ ảo của quán cà phê. Bây giờ nghĩ lại thấy thật trẻ con nhưng cũng thấy dễ thương làm sao.
Trồng cây si cô hàng cà phê ngòai bọn tôi ra có thêm nhiều người: Ðối với chúng tôi thì cũng có hơi gượng vì nàng hình như lớn hơn chúng tôi vài ba tuổi (lớn tuổi hơn chứ chưa luống tuổi), nên chỉ ít lâu bọn tôi rút lui trong trật tự. Một trự nữa là lính của 1 liên đòan công binh tháo gỡ đạn dược, một vài tay pilot trực thăng vào quán hay đeo súng ống lủng lẳng quanh người, như niên trưởng Nguyễn văn Tịnh chẳng hạn. Không biết thực hư thế nào nhưng tay tháo gỡ đạn dược lần nào tới quán cũng đi chiếc xe Jeep có cái còi hụ sơn màu đỏ chót trông rất oai phong. Có một đêm, tôi ngồi một mình bàn bên này, còn bàn bên kia tay tháo gỡ đạn dược thay vì uống cà phê thì lại uống rượu với một đám các hảo hán, mới nhìn thấy cũng đủ mất vía vì tòan những tay mặt mũi trông rất sọc dưa, mặc đủ mọi thứ quân phục trên đời. Tay tháo gỡ đạn dược khụng khiệng đi tới bàn tôi với đôi mắt đỏ ngầu say rượu. Liếc qua bàn của họ, tôi thấy ngổn ngang vài chai brandy Napoléon lion d’or rồi. Ðứng cạnh bàn tôi, anh ta hất hàm hỏi:
- Ê.Mày làm gì? Tôi rụt rè trả lời: - Dà, em chưa có làm gì. - Thế mày còn đi học à? - Dà, em học trường Luật - À, giống thằng em tao
Nghe nói, tôi mừng hết lớn vì chắc không bị ăn cái chai lên đầu như tôi nghĩ, tay này bom mìn sắp nổ chả còn dám bò vào gỡ ngòi nổ thì cỡ mình sá gì mà chả không cho một chai lên đầu nếu thấy chướng mắt. Ðúng vậy, ông ấy bảo: - Mày qua nhậu với tụi tao không?
Tôi đâu dám từ chối, bèn bưng ly tách qua ngồi nhậu ké với các đại ca.
Sau này, ông ta bảo hôm đó tao thấy mái tóc dài của mày tao ngứa mắt quá ,định qua úynh mày chơi nhưng sao thấy mày lành quá nên thôi. Từ đó tôi quen thêm với một đám lính tráng, và vì tôi cũng có những bạn học cũng đang ở trong lính như Nguyễn văn Lương, Mai đình Ngọ nhảy dù, Cao thành Cách, Bùi huy Tâm không quân v.v.. Nên biết thêm về tâm trạng sống nay chết mai của họ giống như cha anh, tôi nên càng cảm thấy thương họ hơn. Trai thời lọan thế đấy.
*
Ðường Nguyễn Du có lá me bay từng là một nơi quen thuộc của chúng tôi đàn đúm. Dạo đó tôi học trường Luật, khi có giờ trống hay khi gặp những giờ lecture cổ luật ngán ngẩm của ông Vũ văn Mẫu, chúng tôi thường bỏ học ra Nguyễn Du, con đường có hàng hàng lớp lớp các quán cà phê san sát bên nhau ( nói theo kiểu Mỹ là- A huge selection for café goers-), với những cặp loa công suất mạnh đặt hướng ra đường tranh nhau đập inh ỏi. Dân uống ở đây phần lớn là sinh viên của đủ thứ trường nhưng có lẽ đông nhất là từ Văn khoa và Luật khoa: Các cậu các mợ đều khệnh khạng, ra dáng trí thức trẻ người ( và non dạthực!). Chúng tôi hay chở nhau trên những chiếc Honda và giống như Francois Sagan hay mô tả trong các cuốn chuyện của bà là:- Ði hết quán nọ đến quán kia nhìn xem có ai quen trong đó không. Sao mà thanh niên Pháp thời sau World War 2 giống chúng tôi quá, cái đám thanh niên mà một số nhà đạo đức( thật cũng như giả) thốt ra rằng“ bọn thanh niên thối nát,trụy lạc và buồn tẻ”.
Thế cái bọn thanh niên thối nát và buồn tẻ ấy, chúng nó làm cái gì ở trong quán cà phê? Thật ra thì ‘cũng chẳng có gì mà ầm ĩ’ cả. Mỹ họ nói, có gì là big deal đâu. Ngọai trừ một số nhỏ vào quán cà phê để chơi heroin, nghe nhạc rồi phê cho nó đã đời ( hay quên đời), còn phần đông chỉ để gặp bạn bè tán gẫu, rồi nếu không đi học thì chở nhau đi loanh quanh, ciné xi cảo vớ vẩn thế thôi. Ngày ấy, trong bọn chúng tôi Nguyễn văn Lương là thời thượng nhất : Chàng là người đầu tiên biết đeo kính râm, lúc không muốn ‘râm’ nên chàng lại gác cái kính lên đầu thao diễn nghỉ, nom rất tân kỳ. Vào quán, chàng hay dở tạp chí Hồng khổ tabloid của cánh Nam Lộc- Trường Kỳ gì đó chủ biên ra xem. Trường Kỳ thì chắc niên trưởng rành hơn tôi vì ổng được phong là vua hippy mà. Trong tạp chí này tôi đọc được những chuyện ngắn rất trưởng giả, như chuyện có chàng và nàng kia đi nghỉ hè ở Ðà lạt, họ đi dạo quanh hồ Xuân Hương vừa đi vừa thò tay vào túi áo măng tô lấy hạt dẻ ra ăn( chứ không chịu ăn đậu phụng rang như chúng tôi), rồi họ xuôi về Nha Trang nô đùa với sóng nước, lại còn chạy canô ra ngòai đảo xa xa nữa, xong, về hotel nghỉ ngơi. Họ xài chung một cái bàn chải đánh răng nữa ,rất là trữ tình.. Cá nhân tôi từ nhỏ được dạy dỗ trong vệ sinh thường thức là mỗi người một bàn chải đánh răng, không được xài chung. Thế mà đọc đến đây, sao tôi thấy họ yêu nhau thật là đỉnh cao cách mạng, dễ thương quá! Về sau tôi mới biết, những tay viết cho tạp chí Hồng có nhiều người học trường Tây trường Ðầm như Taberd, Marie Curie, Régina Pacis, Régina Mundy vv.. Thành ra câu chuyện của họ viết,nghe trưởng giả là ‘chính kiểu’ rồi.
Lương hay rủ tôi đi thâu nhạc ở tiệm Thúy Nga, tiệm Phạm mạnh Cương bên Phú Nhuận và lúc nào cũng kè kè mấy cuốn băng Magnétophone to đùng như cái bánh đúc. Bạn tôi ngọai ô thanh lịch quá nhưng tôi hơi coi thường vì lúc đó tôi biết chơi dĩa nhựa rồi . Còn ông Ðĩnh đeo kính cận khi vào quán khi nhìn dáo dác kiếm bạn luôn lấy tay đẩy đẩy kính cận lên cho nó yên vị ngay chánh giữa trên cái sống mũi hơi gồ lên 1 chút, trông trí thức ghê đi. Ðĩnh dạo đó có mộng làm bác sĩ nên học chứng chỉ dự bị Sinh lý Sinh hóa ở Thủ đức. Chàng này sính tiếng Tây nên thay vì nói là học đại học khoa học như lệ thường thì chàng hay gọi là Faculté de Sciences, nghe rất gồ ghề nên tôi cũng hay bắt chước gọi trường tôi là ‘Faculté de la Droit’ cho nó oai; nhưng sao phát âm chữ droit khó quá nên lại thôi, trở về với chữ luật cho nó đỡ phiền cái lưỡi. Ðĩnh thì không có nhiều đồ chơi khi đi café, chàng còn mải nghĩ đến mấy cục ô mai mà các mợ ái mộ học cùng lớp hay bỏ dưới ngăn bàn cho chàng. Ông Ðĩnh này hồi thanh niên rất đào hoa: Nghe chàng tuyên bố tao hay có ô mai ăn chùa, bọn tôi ngờ rằng bạn ta chỉ nói xạo cho oai. Một ngày kia, tụi tôi rủ nhau kéo xuống tận chỗ chàng học ở Thủ đức điều tra xem sao. Ðến lúc chàng xăm xăm như quân xâm lược đi đến chỗ ngồi, thò tay dưới hộc bàn lấy ngay ra được một gói ô mai mơ đàng hòang! Lúc đó chúng tôi bèn phục lăn ra thật…
* Ðinh Tuyên.
( trích Google)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=112812&z=54 - http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=112812&z=54
| |
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Jun/2010 lúc 9:41am
Sài Gòn mùa lá me non
Trần Tiến Dũng/Người Việt
Từ trước những năm 1975, không đâu có những con đường trồng nhiều cây me như ở Sài Gòn, nhiều đến mức những hàng me phủ xanh bên đường được tôn là biểu tượng để làm dáng, làm duyên phố thị, để đi vào thi ca nhạc họa và để có những gánh hàng rong bán me dốt chấm muối, me ngào đường, nước đá me...
Hàng me xanh mướt che bóng mát cho người bán rong trên đường Trần Quí Cáp (nay là Võ Văn Tần). (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Thực ra người Sài Gòn ngày nay không mấy người để ý là trong hệ thống cây cảnh của thành phố có một thứ cây ăn trái gọi là cây me. Nhưng trái lại nhiều Việt kiều ở tuổi trung niên, lâu lâu cũng buột miệng hỏi: “Hàng me trên đường Trần Quí Cáp cũ (Võ Văn Tần) còn không nhỉ?” Lập tức những người Việt, dù là đang lưu vong hay đang cô độc ở giữa lòng một Sài Gòn hôm nay lòe loẹt và hỗn độn sẽ bừng tỉnh cảm xúc về những hàng me xanh mượt, sáng ngời mùa thay lá, những cơn mưa lá me lất phất hiu hắt trong tiết trời buổi trở mùa.
Ðầu mùa mưa đi thăm hàng me
Tuy Sài Gòn vừa trải qua một mùa nóng và mùa cúp điện đến mức ai cũng nhìn thấy viễn cảnh “tận thế,”vậy mà chỉ cần mưa xuống vài đám nhỏ chưa đáng gọi là mưa đầu mùa thì lập tức có người thuộc “bộ lạc”những người lãng mạn cuối cùng rủ tôi đi coi me thay lá.
Anh thợ hồ, bạn tôi, một người đã ngoài năm mươi tuổi, có gốc là con sĩ quan VNCH, rủ rê rằng: “Ê tao thấy mày lơ là với bạn bè cũ quá, đi coi me thay lá với tao chơi, nhớ con T. học chung không? Nó ở Mỹ mới về, T. thành bà ngoại bà nội rồi nhưng muốn tao với mày đi dạo dưới hàng me với nó, nghe lạ chưa! Sống vậy mới đáng gọi là người Sài Gòn chớ... ”
Tất nhiên là tôi không thể đưa ra những vấn nạn của đường phố hiện tại của Sài Gòn để từ chối, dù biết rằng đi với cảm thức lãng mạn dưới hàng me Sài Gòn hôm nay sẽ bị coi là hơi bị khùng. Ngày xưa, những đôi tình nhân trẻ ưa dìu nhau đi dưới đường me Nguyễn Du, Gia Long... thì ngày nay dân Sài Gòn cũng khoái ngồi vỉa hè dưới bóng cây dù chẳng ai biết, cũng không cần biết đó là cây gì.
Hàng me cổ thụ trên đường Nguyễn Du bị đốn đi, thay vào đó là những cây me mới. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Thật ra Sài Gòn vẫn còn nhiều con đường trồng me, dù người ta đã thay các gốc me cổ thụ bằng các cây me non. Ở quận trung tâm, từ buổi sáng, nếu hên không bị công an rượt, bạn có thể chọn cho mình một hàng me rồi ngồi uống cà phê, ăn sáng ngay gốc cây me vỉa hè. Ðường Nguyễn Trung Trực là một đường có hàng me đẹp, nếu thích, bạn cứ ngồi ngó ra đường ngắm me, lá me, bông me, trái me rồi nhậu luôn cho tới tận khuya. Ngồi trên con đường ngắn này, nhìn theo cái dốc xuôi xuống chợ Bến Thành, nhìn lá me bay, dám chắc, nếu ai là dân Sài Gòn chính hiệu sẽ hồn nhiên buột miệng hát lại, hát mãi bài hát cũ “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi.”
Nhưng hàng me Sài Gòn cũng cho người ta cảm xúc đắng cay về đời thị dân cơ cực. Sau biến cố 1975, Anh Út, nhà ở quận 10, một người thuộc gia đình làm nghề đổ rác tư, lúc nhỏ ngoài giờ phụ má kéo xe đi lấy rác, tới mùa me có trái anh thường trèo me hái trái về cho má bán thêm. Lúc đó những hàng me của đường phố Sài Gòn được đám con nhà nghèo phân chia, ai xâm phạm là bị ăn đòn.
Anh kể: “Tới mùa me rộ kiếm bộn lắm, bán không hết thì chở vô Chợ Lớn cân cho vựa. Mà kỳ nghe, người Bắc ít ăn me, còn người mình sao khoái ăn me chua, với nấu canh chua me, chỉ mỗi cái nồi canh chua mà giúp cho mấy ông Tàu giàu nứt trứng luôn. Ðời bây giờ bớt rồi, người ta có ăn là ăn me Thái, với lẩu Thái.”
Canh chua lá me
Cây me cũng cho người dân miền Nam một món nấu chua thượng hạng khác là canh chua nấu bằng lá me non. Ít người Sài Gòn được hân hạnh ăn món canh chua này, bởi đâu có siêu thị hay nhiều chợ bán lá me non, hơn nữa lá me non cũng chỉ có vào một thời điểm nhất định, nên từ một món canh kiểu nhà nghèo mà trở thành thứ quí hiếm là vậy.
Chúng tôi phóng xe gắn máy chạy về hướng cầu ông Thìn, vì theo lời mách bảo của bạn bè là ở đó có bán lá me non. Sau khi vượt gần hai mươi cây số đường trong hơi nóng ẩm của buổi chiều trời đầy mây mưa. Trong thời tiết này, chúng tôi lại có dịp cảm nhận rõ ràng, không đâu như ở miền Nam, khoảng thời gian giao mùa từ mùa nắng sang mùa mưa, tuy ngắn ngủi nhưng giàu cảm xúc vô cùng. Trong vùng cảm xúc về đất về người, cùng những kỷ niệm thời cuộc và số phận con người vui buồn lẫn lộn, bất giác ai cũng nhớ đến một món ăn đậm đà nào đó đã được bà, má, chị... nấu cho ăn từ nguồn thực phẩm của đồng đất miền Nam dưới dòng nước mát mưa đầu mùa.
Cái chợ nhỏ nằm gần chân cầu ông Thìn này chỉ họp vào buổi chiều. Cá đồng, rau ruộng ở đây là thứ người trong vùng tự trồng, tự đánh bắt trong ngày nên rất tươi ngon, kiểu chợ này không có một đặc điểm gì khác ngoài chuyện giá rẻ và muốn mua nhiều cũng không có. Chúng tôi tìm thấy vài mớ lá me được bán, hỏi giá người ta cho biết là “mắc lắm nghe, mua được thì mua không ép.”
Thật ra, nếu người không hiểu thì cái thứ tầm thường gần như nhà nào ở quê cũng có như lá me non thì giá sáu ngàn một trăm gờ-ram là mắc, nhưng nếu biết chuyện thì đâu phải dễ hái được một nắm lá me non, huống gì là hái cả ký lô đem đi bán. Chỉ người nghèo mạt vận không đất, không ruộng, không nghề mới bỏ công đi tuốt từng đọt lá me non, nếu tuốt phải lá già thì phải lựa ra bỏ, nếu tuốt chậm thì lá me sẽ già, nếu tuốt sớm thì để cách ngày là héo queo, bán cho ai.
Canh chua lá me thường được người dân quê nấu với tép rong, cua rạm, cá sặc nhỏ, cá lóc càu cửng, nói chung là nấu với tất cả những loại cua cá nước ngọt, nước lợ đánh bắt được trong ngày. Nếu ai rảnh thì hái thêm ít rau nhút, rau muống hoặc sang hơn là chặt một khúc thân cây chuối, nhất là chuối hột, về xắt ra thành miếng. Nhưng thiệt tình một nồi canh chua lá me chỉ cần lá me với tép rong là đủ.
Nồi canh chua lá me sôi lên, có mùi chua thơm lừng cả nhà, nếm thử sẽ thấy vị chua thanh vô cùng. Dám cá là trong tất cả các vị chua từ đồng bằng cho tới rừng, từ me trái, lá vang, cơm mẻ... không thể có vị chua nào thanh đầu lưỡi như lá me non, chỉ có nồi canh chua lá me non mới có màu trắng đục như sương sáng, lại có cả màu vàng lá me nấu chín như màu đồng lúa buổi xế chiều.
Tôi và người bạn cùng đi, mua cả ký lô lá me non, dù biết rằng chỉ cần một nắm lá me là đủ. Nếu gọi là mua nhiều để biếu bạn bè, không khéo người ta lại cười cho, ai đâu đi biếu lá me, ai đâu lại gợi ý cho người ta ăn món ăn đơn giản của dân quê nghèo trong thời buổi ai cũng sính thứ cao lương mỹ vị ở tầm toàn cầu.
Nhưng người bạn đi cùng tôi nói: “Tôi mua để thỏa lòng! Mình sống ở Sài Gòn đây còn nhớ còn thèm canh chua lá me muốn chết luôn, huống gì Việt kiều. Giá mà anh chị tôi ở nước ngoài về đúng dịp có lá me non.”
Trần Tiến Dũng | http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114044&z=1 - http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114044&z=1
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Jun/2010 lúc 1:20am
Cái duyên Nam Bắc
(Nguyễn Hữu Huấn)
Khi ngồi viết những giòng chữ này thì vợ cháu đang ngủ say sưa trên giường. Nhìn đôi chân dài thườn thượt của bà thò ra khỏi chăn, tự nhiên cháu bật cười. Thì ra vợ cháu cũng thuộc loại…chân dài ra phết, cao xấp xỉ 1,70 mét chứ chẳng phải chơi. Năm ngoái gặp lại đám bạn cũ cùng binh chủng, trong lúc chụp ảnh chung bỗng có thằng la lớn : “Chúng mày ơi ! đứng bên cạnh bà này chắc ông phải kiễng chân lên mời xứng!“, làm vợ cháu ngượng chín người.
Nghe nói bên Việt Nam bây giờ người ta tung hô tán tụng “những cô gái chân dài“ dữ lắm, làm phim, lên ảnh, quảng cáo rùm beng, làm các cô cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ không bằng. Có điều lạ là hầu như các mợ toàn là gốc miền Bắc, nói năng giọng Bắc, nhìn đời với con mắt người Bắc và cư xử thì cứ “tự nhiên như người Hà Nội“.(Bật mí cho các cụ nhé: bây giờ thì đa số các mợ Hà Nội chính gốc đã thi nhau làm “con chim đa đa“ bay qua xứ khác lấy chồng xa hay đi kiếm cơm hết ráo, còn lại toàn là gốc Hà-Nam-Ninh hay Thanh-Nghệ-Tĩnh lên Hà Nội lập nghiệp). Hay là ông Trời sinh ra người càng ở vùng phương Bắc thì da càng trắng, mũi càng cao và chân càng dài, cứ nhìn mấy ông Tây bà Đầm là biết ngay. Thế nhưng ”bà già chân dài” vợ cháu lại là dân Nam kỳ tuốt luôn tận phương Nam, là thứ Nam kỳ chính hiệu con nai vàng, quê Cái Bè, nội Cái Răng, ngoại Cái Dồn. Hoá ra “mũi cao, chân dài“ đâu phải độc quyền của các mợ Bắc Kỳ 75, các mợ nhờ “tàn dư đế quốc“ nên chỉ mới xuất hiện sau này thôi, chứ ngay trong „thời kỳ chiến tranh“ cách đây mấy mươi năm thì “mũi cao, chân dài“ như Nam kỳ vợ cháu đã nhởn nhơ đầy đường. Đúng là một cọng giá “thời kỳ chiến tranh“ vẫn hơn một gánh rau muống “thời kỳ hoà bình đổi mới “!
Bố mẹ cháu sinh cháu ra tại miền Bắc, học hành và lớn lên cùng với gia đình trong miền Nam, để rồi trưởng thành tận ngoài miền Trung. Từ những tính chất của ba miền đã hợp lại tạo nên cháu thành một thứ “hẩu lốn“: “như canh chua nấu với...rau muống, giá sống ăn với...bún riêu, nhậu bia với ché mà lại chấm với ...xì dầu". Thế nhưng cái bản chất Bắc kỳ vẫn là cái cốt lõi trong con người cháu từ lúc sơ sinh, vẫn Bắc kỳ rau muống mắm tôm, Bắc kỳ truyền thống, Bắc kỳ muôn thuở...Nhưng ông Trời oái oăm lại sai ông Tơ bà Nguyệt xe duyên cháu làm thằng tù khổ sai chung thân cho một bà vợ Nam kỳ quốc. Lạ thật ! Duyên hay nợ đây Trời!
Hồi còn bé, thú thật cháu chẳng ưa gì Nam kỳ. Còn ghét, còn hận nữa là khác. Chuyện cũng dễ hiểu thôi : lần đầu cắp sách đến trường tiểu học Bàn Cờ ở quận 3, Sài Gòn, chỉ có cháu với một thằng nhô nữa là Bắc kỳ. Thằng này có hàm răng đưa hơi xa ra phía trước, mà văn chương Bắc kỳ gọi là “vẩu“, còn Nam kỳ gọi đơn giản và rất tượng hình là cái “bàn nạo dừa“. Bố nó (không vẩu tí nào) rất thân với bố cháu (cũng chẳng có bàn nạo dừa) vì cả hai gia đình cùng đi chung chuyến tàu “há mồm“ vào Nam năm 54. Hai thằng Bắc kỳ con nhất định ngồi cạnh nhau tạo thế liên hoàn “dựa nhau mà sống“ trong cái lớp học 27 trự Nam kỳ con. Bọn chúng hè nhau trêu chọc, ăn hiếp hai đứa chúng cháu. Mỗi lần ra chơi hai thằng Bắc kỳ con luôn tìm chỗ ít người mà đứng để khỏi nghe bọn Nam kỳ đọc thơ chọc quê chửi bới. Thằng Vọng, đứa đầu xỏ và to con nhất đám (bây giờ đang ở Canada) leo lên cây vú sữa giữa sân, đọc thơ rang rảng:
„ Bắc kỳ ăn cá rô cây Ăn nhằm lựu đạn...chết cha Bắc kỳ “
Một thằng khác sẵn giọng phụ họa:
„ Có cái thằng nhỏ nó „đao“ làm sao Lỗ đ. nó dính cái cọng „rao“, Người ta ai mà kỳ như „dzậy“ ?
Thế là cả bọn đồng loạt chỉ ngay vào bọn cháu rồi rống lên: ”Thôi rồi ! Bắc kỳ, Bắc kỳ !”
Cháu tủi thân lắm ! Ôi thôi ! buồn da diết, buồn vô biên, buồn phát nghiền !
Về nhà hỏi mẹ tại sao gia đình mình lại vào đây làm quái gì để chúng nó trêu con suốt ngày. Mẹ cháu rướm nước mắt, xoa đầu cháu giải thích đơn giản: - Tại vì người ta đánh nhau quá nên gia đình mình phải “ri cư “ vào đây con ạ ! Thôi chịu khó đi con, mẹ biết làm sao bây giờ !
Nào đâu đã hết, chúng nó còn hè nhau tụ tập trước cửa nhà cháu. Mẹ cháu cầm chổi lông gà ra đuổi. Chẳng đứa nào sợ, trái lại còn tru tréo to hơn. Chợt thấy hàm răng của mẹ cháu nhuộm đen ngòm và bóng loáng, thế là chúng nó cứ thế mà gào:
"Bắc kỳ ăn cá rô cây Ăn nhằm cục c. , hàm răng đen thùi ”
Trong gia đình, chỉ có bố cháu là chẳng thằng Nam kỳ con nào dám giỡn mặt. Có lẽ nhờ khuôn mặt có oai hay nhờ đôi mắt nghiêm khắc của ông, mà chúng sợ một vành không dám trêu chọc một lời ?
Ngày tháng qua mau, cứ thế mà đám Bắc kỳ ”ri cư”, trong đó có gia đình cháu, vẫn sống phây phây trên mảnh đất Nam bộ lạ hoắc nhưng trù phú này. Những cảnh chọc quê dần dần biến mất, bạn bè nhiều hơn, trong đó dĩ nhiên không ít đứa Nam kỳ. Đứa Sài Gòn chính tông, đứa Sa Đéc, đứa Vĩnh Long, đứa Mỹ Tho, Cần Giuộc...Nhưng đứa nào cũng chửi cháu là ”thằng Bắc kỳ lắm mồm”. Không ”lắm mồm” chứ để chúng mày ăn hiếp ông hả ? Nghĩ cho cùng, không ”lắm mồm” thì đâu còn là Bắc kỳ nữa ! Thứ ”lắm mồm” được việc, ”lắm mồm” nghe vẫn bùi tai, ”lắm mồm” dễ mến, thiếu thì nhớ, vắng thì mong, ”tay chơi” nhưng vẫn ”chân tu”, gái Nam kỳ cứ thế mà...”lắc lư con tàu đi”. Càng lớn lên cháu càng khoái Miền Nam, khoái Sài Gòn, nơi dễ có nhiều bạn, mà bạn lại không tồi. Nơi đó có dừa xiêm dzú sữa, có chè đậu xanh bột báng nước dừa, có bánh bèo trét mỡ trắng phau phau, có nước mắm đường ngọt lịm, có cá bống trứng kho tiêu, có trái cóc ngâm đường cắm que cà rem chấm muối ớt, có quán cơm bà Cả Đọi, có cả những con đường hẻm ngoằng nghoèo dẫn đến nhà ...chị Tình.
Miền Nam và Sài Gòn thật trong veo khoáng đạt, không tự tôn như cái Bắc kỳ đã có sẵn từ bẩm sinh trong bụng cháu, không rườm rà ”màu mè ba lá hẹ”, chân thành thật thà, thẳng ruột ngựa, không làm vẫn có ăn, chơi xả láng sáng về sớm, để rồi vẫn cứ yêu người, yêu đời. Có lẽ cũng cùng một cảm nhận như thế nên đám Bắc kỳ ”ri cư” chúng cháu mới vào Nam chỉ có cái quần xà loỏng trên ”tàu há mồm” đã lợi dụng thời cơ hè nhau tung ra dành dân chiếm đất khắp cõi Nam bộ, mà lại ăn nên làm ra trên mọi lãnh vực, trong đủ tầng lớp xã hội, nhất là vùng Sài Gòn Gia Định và các vùng phụ cận, chỗ nào làm ăn ngon lành thuận lợi là mấy mợ Bắc kỳ rau muống sang tay hàng loạt, ngoại trừ phía bên trong chợ Bến Thành và vùng Chợ Lớn, vì chẳng thèm ”kèn cựa” với các chú Ba. Đã bảo rồi mà...: ” Bà đã nàm thì nàm thật chứ không thèm nàm nấy ne, nàm nấy nệ !”
Từ sau năm 75 thì Bắc kỳ lại càng ăn trên ngồi trốc, các cụ không tin cứ mở cái máy ”dzô tuyến chuyền hình” hay cái ”ra dzô” ra thì thấy liền, các ”xướng ngôn dziêng” hầu như ”chăm phần chăm” đều là Bắc kỳ, không cậu thì mợ. Còn các mợ tiếp dziêng ”E Việt Nam”, mợ nào mợ nấy đều khoe ”em người Hà Lội” hết ráo ! Chẳng biết tại ”dziêng dzáng” hay ”phe đảng” ?
Bố cháu trái lại, cái chất Bắc kỳ đã ăn vào máu, thấm vào cốt lõi xương tủy của ông từ bao đời, nhất quyết bắt anh em cháu phải thi vào trường Chu Văn An (CVA), con em gái phải thi bằng được vào trường Trưng Vương, toàn là những trường nổi tiếng từ miền Bắc, kéo theo các thày cô ”ri cư” vào Nam. Phần vì bố cháu là cựu học sinh trường Bưởi, phần vì ông cũng có chút thiên kiến và ít tin tưởng vào các trường miền Nam như Petrus Ký hay Gia Long. ”Mình dân Bắc thì phải học trường của người Bắc, chúng mày đừng có bàn với bạc lôi thôi !”, bố cháu phán cứ như đinh đóng cột. Mà lạ thật ! Vào học Chu Văn An mới thấy toàn đám học sinh Bắc kỳ, le que vài trự Nam kỳ lạc lõng vô duyên, đếm chưa đủ mười đầu ngón tay đã hết đứa Trung kỳ. Cho đến các thày đa số cũng lại Bắc kỳ nốt, từ thày hiệu trưởng Dương Minh Kính đến thày thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Còn bên Petrus Ký thì ngược lại, hầu hết Nam kỳ. Hóa ra vung nào thì vẫn cứ đi tìm nồi nấy, hay hoặc giả có chính sách của chính quyền thời đó hay không ? Chẳng thành vấn đề, chỉ biết bọn Nam kỳ Petrus Ký châm biếm đổi tên Chu Văn An thành ...Chết Vì Ăn ! Cháu tức máu trả đũa, rằng chúng mày ghen ông vì chúng mày chiêm ngưỡng các em Bắc kỳ Trưng Vương mà thèm nhỏ dãi, nhưng sờ vào thì chúng mày sẽ thành con dế mèn để các em Bắc kỳ thọc cọng nhang sau gáy thổi quay vòng vòng ! Tức quá, mấy trự Petrus Ký chỉ biết ”ngậm ngùi” đồng ca bản ”Khúc nhạc đồng quê” rằng thì là:
”Quê hương tui Bắc kỳ nhào dzô quá trời Bên bờ sông bên bờ ao...trồng rau muống !”
Hay cũng là: ”Quê hương tui cái mùng mà kêu cái màn !....”
Thôi thì cũng đúng thôi ! Mấy trự Nam kỳ hay Trung kỳ chỉ cần nghe một mợ Bắc kỳ uốn éo ra chiêu vài đường lưỡi thì đã nhũn như chi chi, mắt trợn ngược, mồm há hốc, quên luôn cả tên họ mình. Chỉ có trai Bắc kỳ mới trị nổi các mợ Bắc kỳ thôi ! Này nhé, các cụ cứ chịu khó nhìn chung quanh đi, cứ một trăm trự Nam kỳ chưa chắc có được một trự vớ được một mợ Bắc kỳ. Tìm mỏi con mắt mới có một trự ”diễm phúc” bế được một mợ mang về nhà thì bảo đảm suốt cuộc đời còn lại chỉ biết bốn chữ ”gọi dạ bảo vâng”, răm rắp tuân lệnh bà, chẳng bao giờ còn nhìn thấy mặt trời, mặc dù suốt ngày ngửa mặt than Trời ! Đấy mới chỉ là các mợ Bắc kỳ 54 thôi nhé ! Gặp cỡ các mợ 75 hay các mợ quê quán Hà Đông hay Bắc Ninh ”...cầm roi dạy chồng” thì ôi thôi ! cái te tua nó kéo luôn theo cả tông ti họ hàng, suốt đời hưởng ”cái thú đau thương”, nghe chửi cứ tưởng nghe...hát. Hỡi các chú Nam kỳ hậu sanh: chớ chơi dại! Đừng nghe ông Phạm Duy hát bài ”Cô Bắc kỳ nho nhỏ” mà ham, lừa đấy ! Gặp Nam kỳ thì cái ”nho nhỏ” kia sẽ phình to hơn cái vại, mà cái vại có nanh ! Ngược lại, một cậu Bắc kỳ rau muống quơ được một cọng giá Nam kỳ ”đem về dinh” –vụ này nhiều lắm- thì cứ như ”rồng thêm cánh”, như ”diều gặp bão”, như lái ô tô không cần Navigation... cả đời có người ”nâng khăn sửa túi” không công. Hóa ra hôn nhân cũng có quy luật đấy chứ:
Chồng Bắc kỳ + vợ Bắc kỳ = Vợ chồng đề huề, nếu biết cách Chồng Bắc kỳ + vợ Nam kỳ = Chồng phây phả, phè cánh nhạn. Chồng Nam kỳ + vợ Bắc kỳ = Chồng te tua, lưng còng.
Nhưng đã là ”luật” thì bao giờ cũng có ”luật trừ”, nghĩa là cháu không dám vơ đũa cả nắm đâu, với lại cháu chỉ lợi dụng cái ”tự do ngôn luận” trên xứ người, xin bàn bậy vài chữ ngu ngơ để các cụ trong lúc ”trà dư tửu hậu” đem ra trước là mua vui, sau là cho bớt chút căng thẳng trong cái cuộc đời ... đen như mõm chó này. Xin lỗi các cụ, nẫy giờ nói loanh quanh mãi, bây giờ cháu xin trở lại chuyện của cháu.
Bố cháu nghiêm khắc lắm và dĩ nhiên giáo dục con cái theo truyền thống Bắc kỳ. Đã có gốc có ngạnh, có cả sự nghiệp bề thế trong Nam nhưng vẫn...thờ cơm Bắc kỳ, vẫn lễ phép Bắc kỳ, vẫn giữ giọng nói Bắc kỳ và thậm chí còn ra lệnh, dâu rể cũng phải...Bắc kỳ ! Mỗi lần cháu dẫn bạn gái về nhà, bố cháu liếc mắt một cái là biết ngay cô nàng Bắc hay Nam. Có một ông bố tinh đời như thế đôi khi lại...phiền. Với một mợ Bắc kỳ, bố cháu thân mật tươi cười ”Cháu vào nhà chơi ! bố mẹ cháu khỏe mạnh không ?”, cứ làm như quen biết từ lâu vậy. Gặp cô ả Nam kỳ thì lạnh nhạt khinh khỉnh ”Không dám, chào cô !” Cô bạn gái Nam kỳ mặt nghệt ra thưởng thức văn chương Bắc kỳ, còn cháu nghe qua mà thốn từ dạ dầy đến ruột non. Nghe Bắc kỳ chê, nghe Bắc kỳ chửi, mà cứ tưởng mình đang nghe thơ phú hay nghe nhạc êm dịu mới chết chứ ! Nếu quen cô nào Trời sinh có mấy cái vòng hơi...sexy một tí, Bắc cũng như Nam, cháu phải dấu biệt vì sợ lựu đạn nổ tung trong nhà. Điệu này coi bộ hơi khó sống. Thôi thì Bắc Trung Nam cũng một nhà, hạnh phúc lứa đôi đâu phải do thằng hàng xóm, mà là do chính mình. Thế rồi cháu đã từng hạ quyết tâm với bố: lấy vợ Bắc kỳ, cho phải đạo làm con. Em nào Bắc kỳ, rước về nhà cho bố xem mặt mà bắt hình dong (cứ như đi mua gà chọi). Em nào Nam kỳ, điểm hẹn sẽ là mấy ống cống dưới gầm cầu xa lộ Đại Hàn.
Thiên bất dung gian! cháu lại phải lòng một ả Nam kỳ, Nam kỳ không lai giống, cái thứ Nam kỳ Gia Long kên kên xí xọn. Hồi đó cháu đi lính Không Quân của miền Nam, thấy đám phi công trời đánh đa số cũng đều là Bắc kỳ, chẳng hiểu tại sao? Dân Nam kỳ cũng có, Trung kỳ lại càng ít hơn, nhưng đứa nào cũng có ...”cái mồm Bắc kỳ”. Cháu còn nhớ khi thi gia nhập Không Quân, phải đủ ký lô, đủ kích thước, lục phủ ngũ tạng bị khám tuốt luốt, phải trần trùng trục như con nhộng rồi nhẩy lên nhẩy xuống cho mấy ông bác sĩ ...”vạch lá tìm sâu”, chứ đâu có thi tuyển đứa nào ”lắm mồm”! Thế mà thằng nào thằng nấy đều có cái ”chứng chỉ lắm mồm” cao hạng dấu kỹ trong túi áo bay. Một hôm đang trực phòng hành quân thì ông xếp (ông này Nam kỳ quốc) hỏi có thằng nào rảnh ra phi đạo chở con cháu gái vợ của xếp theo tàu từ Sài Gòn ra Nha Trang đem về nhà bà vợ đang có bầu sắp đẻ. Tưởng đi biệt phái hành quân chứ cái màn này cháu khoái lắm: ”Chuyện nhỏ mà xếp, có tui ngay” Ông xếp của cháu cũng chẳng vừa, nhìn thấu tim gan thằng đàn em : ”Lẹ lẹ lên coi, tàu sắp đáp rồi đó, sách tao mày học hết còn dư có cái bìa, nhưng mà từ từ thôi nghe cha nội, lạng quạng con mẻ chửi tao thấy bà !” Lúc đó cháu đâu có ngờ rằng, cái chuyện nhỏ như mắt muỗi này lại thành chuyện lớn, lớn khủng khiếp, ảnh hưởng đến hết cả cuộc đời cháu !
Cô cháu gái ông xếp không có cái dạng ”ngực tấn công, mông phòng thủ” như trong ”xi la ma”, thế mà ngay từ phút ban đầu cháu đã bị dáng ngay tim một cái búa tạ chình ình chứ chẳng phải tiếng sét tầm thường. - ”Cô đi máy bay có mệt lắm không ?” – ”Dạ !”. - ”Ra thăm cô dượng hả ?” – ”Dạ !”. -”Cô lên xe đi, tôi đèo cô về” – ”Dạ !”... Chèng đéch ơi ! sao mà cụt ngủn cộc lốc thế bà nội ? Cái gì cũng ”dạ” hết ráo thì cháu biết đâu mà rờ ! Đúng gái Nam kỳ ! Chợt nghĩ, không biết bà dzợ xếp tới giờ này có còn ”ngây thơ”, ”dạ dạ” với xếp như dzậy nữa hay không ? Xếp cháu đang ở San José, nếu xếp có đọc những giòng chữ này thì xếp cũng bỏ qua dùm vì thằng em đã thuộc lòng trọn bộ sách của xếp từ khuya rùi ! Từ đó cháu với nàng rủ rỉ rù rì cùng nhau đánh vần mấy chữ ”hình như là tình yêu”. Cuộc tình của cháu với nàng êm ả như quả lắc đồng hồ treo trên tường phòng khách nhà cháu, nhưng mỗi khi nghĩ đến bố cháu thì quả lắc đồng hồ bỗng ngất ngư như bị đứt dây thiều. Thương quá, cháu đánh liều, ”mấy sông anh cũng lội, mấy đèo anh cũng qua”, chuyến này nhất quyết không chui ông cống gầm cầu xa lộ, mà dắt nàng về nhà trình diện bố. Bố vẫn khinh khỉnh: ”Không dám ! chào cô”. Nàng vui tính: ”Ba anh coi ngầu quá hén!”, cháu tỉnh bơ: ”Không ngầu sao làm bố anh được !”.
Thật ra thì bố cháu đâu có ghét Nam kỳ, ông chỉ phàn nàn rằng dân Nam kỳ được trời đãi, cho sống trên mảnh đất mầu mỡ phong phú, không làm vẫn có ăn, mà lại ăn ngon nữa, nên có tính lè phè, hoang phí, không chăm chỉ hạt bột, không cần cù tiết kiệm như Bắc kỳ. Ông chỉ vì thương con, lo cháu lấy nhằm cô vợ Nam kỳ cả ngày chỉ biết...phè cánh nhạn, ăn no lại nằm, thì con cưng của ông sẽ thành thân trâu ngựa suốt đời. Còn mẹ cháu, vốn dĩ nhà quê răng đen mã tấu bảo rằng, nghe Nam kỳ nói chuyện cứ tưởng nghe tiếng nước ngoài, chỉ hiểu một nửa ! Cháu cãi lại, Bắc kỳ cũng có khối đứa lười, lười như..cháu đây là hết mức rồi !
Một hôm cháu đưa nàng về nhà, gặp lúc bố mẹ cháu sửa soạn mở tiệc đãi ông bác từ Hố Nai lên thăm. Ông bác vui tính bảo tiện bữa ngồi ăn luôn, cháu đang chần chừ thì nàng vén áo hạ ngay cái bàn tọa tròn lẳng xuống ghế, cháu kéo lên không kịp. Cháu thủ thỉ giải thích cho nàng rằng, đi đâu gặp khách Bắc kỳ mời ăn thì chớ có ăn liền, cứ để người ta mời dăm lần bẩy lượt, ăn liền người ta chửi mình...chết đói ! Nam kỳ thì thẳng ruột ngựa, mời là cháp lẹ, không cháp dọn xuống bếp, đói ráng chịu, không mời lần thứ hai, ai biểu mời không ăn ! Bỗng mấy đứa em cháu thay phiên nhau : ”Mời bác xơi cơm, mời bố xơi cơm, mời mẹ xơi cơm, mời anh xơi cơm, mời chị xơi cơm”, mời... mời... mời tùm lum!. Thằng em út cháu mời dài nhất, mời lâu nhất, mời từ trên xuống dưới , trong nhà chỉ có con Tô Tô đang nằm chực dưới gầm bàn là nó không mời. Nó lại chẳng được ai mời để xơi, út mà ! nhưng rồi vẫn xực ào ào ! Cô bạn Nam kỳ của cháu trố mắt nhìn cháu chẳng hiểu chuyện gì xảy ra. Cháu vội ghé tai thì thầm: - Em mời gia đình ăn cơm đi ! - Ủa ! gia đình anh mời em ”ăng” mà ? Bộ ”ăng” cũng phải mời...mời...xơi ...xơi sao?
Nàng ấp a ấp úng cũng ráng mời: - Dạ mời bác, mời bác, dạ mời... à... à... mời anh, mời em...
Chợt bố cháu lên tiếng: - Thôi đủ rồi, cháu mời người trên thôi, còn mấy em cháu không phải mời...Mà hay thật ! Con bé này vui vẻ, ngoan ngoãn lắm ! Sao con cứ ăn hiếp nó mãi !
Nghe bố cháu nói mà bụng cháu cứ như mở cờ, ông còn cao hứng bảo khi nào nàng nấu cơm Nam kỳ cho gia đình cùng ăn. Cô nàng hí ha hí hửng nói liền: - Dạ ! (lại dạ!), để bữa nào cháu nấu bún(g) mắm dzới thịt heo ba rọi cho bác ăn(g), bún(g) mắm thịt ba rọi Trà Dinh ngoong nhức miền Nam nghe bác ! - Sao ? cô muốn búng hả ? Lỗ tai tôi đây này, muốn búng bao nhiêu thì cứ búng đi !
Thế là cả nhà cháu được một trận cười nắc nẻ. Nào đã hết đâu, mẹ cháu chợt bảo: - Cháu xuống bếp lấy cho bác mấy cái ”cùi dìa” với cái ”muôi” để trong ngăn kéo đấy !
Nàng ngớ ra cứ như được nghe tiếng...Tây, nhìn cháu cầu cứu. Cháu cười hì hì khoái tỉ, ra cái điều thông thái giải thích ngay: - Cái ”cùi dìa” Nam kỳ kêu là cái ”muỗng”, tại Bắc kỳ sống lâu với bọn Tây, chúng nó gọi là ”la cuiller” thì Bắc kỳ gọi luôn là cái ”cùi dìa” cho tiện. Còn cái ”muôi” Nam kỳ kêu là cái ”vá”, chữ ”vê” thì đọc là ”dê” cho nên gọi là cái ”dzá”, phải không ?
Nàng đỏ mặt, bĩu môi ”Cái đồ dzô dziêng, tui đi dzìa à nghen !”
Sau bữa cơm hôm ấy, hình như bố cháu bắt đầu ”chuyển hệ”, có vẻ gần gũi thân mật với nàng hơn vì thấy nàng thật thà, có sao nói dzậy, không bãi bôi, không vòng vo tam quốc, nhất là...không lười như ông nghĩ. Thừa thắng xông lên, cháu thủ thỉ với mẹ cháu là cháu muốn lấy nàng làm vợ. Mẹ bàn với bố, bố vẫn ngần ngừ. Tại bố cháu không biết đấy chứ, cháu đọc lóm từ một quển sách nào đó người ta viết rằng, trong lịch sử nước ta hầu hết các vua chúa miền Trung đều có nhiều bà vợ bé, mà hầu như bà nào là Chánh Cung Hoàng Hậu cũng đều là Nam kỳ: vua Minh Mạng có rất nhiều vợ, đa số là các bà Nam kỳ, Chánh Cung là bà Hồ Thị Hoa, người Biên Hòa; Chánh Cung của vua Thiệu Trị là bà Từ Dũ, người Gò Công; Vợ chánh của vua Bảo Đại là bà Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng Hậu), là người Gò Công. Mấy ông vua cũng tinh đời đáo để ! Nhưng cháu ”không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường ”, chỉ xin ”...quỳ lậy Chúa trên Trời, sao cho lấy được ...con nhỏ Cái Bè con thương !” Thật là oái oăm: cá đã cắn câu mà bố cháu vẫn chưa cho giựt cần! Tuy thế, thỉnh thoảng bố cháu cũng dò hỏi về gia đình nàng. Thì cháu đã nói rồi mà, ”quê Cái Bè, nội Cái Răng, ngoại Cái Dồn”, ruộng đất mênh mông, sông nước dập dình, ăn nói ”ngắn gọn và dễ hiểu” chứ không ”dài dòng nhưng khó hiểu”... kiểu Bắc kỳ ! Chấm hết!
Ngày vui nhất đời cháu là ngày bố cháu ra lệnh sửa soạn ”lên đồ dzía” đến thăm gia đình nàng. Sao bố cháu không nói thẳng thừng ra là đi ”hỏi vợ”, đi ”chạm ngõ” cho xong. Nhưng mà cần gì phải ”chạm ngõ” với lại ”chạm cổng” cho rườm rà rắc rối, nhà của nàng cháu biết từng phòng, quen từng góc, rõ từng cột. Mỗi lần cháu từ đơn vị ”dù” về đều có chút quà biếu ba má nàng, cho mấy đứa em nàng và cho cả cô Ba giúp việc trong nhà (học theo sách dụ khị của xếp cháu đấy !). Lần nào gặp ba nàng là lần đó có...nhậu. Đồ nhắm lúc nào cũng có sẵn, lúc củ kiệu tôm khô, khi ra sau hè ngắt mấy trái xoài tượng chấm mắm nêm ngào ớt, kẹt quá cột sợi ny-lông dzô ngón chân cái, đầu kia cặm mấy con trùng liệng xuống sông, cũng câu được mấy con cá lên nướng làm mồi. Nam kỳ trù phú mà ! Ổng không nhậu bia nhậu rượu, mà nhậu đế; không nhậu bằng cốc hay ly mà nhậu bằng tô, tô nào tô nấy bằng cái bát ăn cơm nhà cháu. Thế mà ổng lúc nào gặp cháu thì cứ nói rằng: ”Dô dzới tao dăm ba sợi nghe mày !” Chưa tới nửa sợi cháu đã guắch cần cẩu ! ”Lính tráng như mày chi mà yếu xìu sao oánh giặc nổi ? Dzô cái coi !” Ổng thương, ổng coi như con như cháu, ổng mới kêu cháu bằng ”mày”. Tiếng ”mày” của Nam kỳ biểu lộ cái chân tình, sự gần gũi thân thương, không như Bắc kỳ khi đã xổ ra tiếng ”mày” rồi thì ... ô hô ! ô hô ! thiện tai ! thiện tai ! chạy cho lẹ !
Một hôm đang nướng con mực khô nhậu lai rai với ổng, bỗng có khách gõ cửa bước vào, mặt ổng sáng lên như sao băng, vừa cười vừa nói: - Chèng đéc ơi anh Sáu Lèo ! hôm qua tui chờ qua qua mút chỉ cà tha, hôm qua qua nói qua qua mà qua hổng qua, hôm nay qua nói qua hổng qua mà qua lại qua, nay qua rồi có thằng rể tương lai tới thăm, nhào dzô chơi vài xị, hôm nay có ớt nè qua !
Nói chi mà cứ qua đi qua lại, qua tới qua lui, nói cũng như thơ phú đấy chứ, thế mà mẹ cháu cứ nói tiếng Nam kỳ nghe sao như tiếng...nước ngoài !
Bắc kỳ vẫn có câu ”dâu là con, rể là khách”, nhưng Nam kỳ thì ”dâu là con, rể cũng là...con luôn”. Bố dzợ chịu chơi lại gặp thằng rể cũng chịu chơi luôn, dzô ba xị rồi thì coi như...bạn, chơi xả láng sáng dzề sớm, còn má dzợ bỗng nhiên thành... chơi chịu ! Nàng kể cho cháu nghe, nhiều lần ổng đi nhậu quá giờ giới nghiêm chưa chịu về, cả nhà trông đứng trông ngồi. Chợt nghe tiếng xe Vespa quen thuộc chạy ngang nhà, cứ thế nghe cái ”dzù” rồi lại chạy mất tiêu, lại nghe cái ”dzù” rồi đi tuốt luốt ! Sinh nghi, nàng chạy ra cổng đón đường chặn xe : ”Ba ui ! Ba ui ! Tới nhà rồi nè !”. Ổng chợt tỉnh, quẹo dzô thắng cái ”két”, xe đổ cái rầm, ổng té cái đụi, miệng lèng nhèng ” Ủa, nhà mình đây rồi sao? Dzậy mà tao chạy dzòng dzòng kiếm hoài hổng ra !”
Ngày cưới, cháu chọn nhà hàng Đại La Thiên của chú Ba tuốt bên Chợ Lớn cho có vẻ trung dung, không Nam cũng không Bắc mà là cơm Tàu. Không xài Karaoke nhưng chơi nhạc sống. Có ông chú dzợ tên là Ba Phoóng làm nhạc trưởng cho mấy bà xồn xồn Nam kỳ lên sân khấu ca cải lương hà rầm. Hình như 7 thứ nghệ thuật của nhân loại đối với Nam kỳ đều tóm gọn trong mấy câu dzọng cổ thiệt mùi. Đám cưới cháu người ta chụp nhiều hình lắm. Ông bố vợ coi hình gục gặc cái đầu: ”Chèng đéch ơi ! thằng rể tao chụp hình coi phông độ dzữ hén ! Ráng nghe mày !” Cháu chẳng hiểu ổng nói cháu phải ráng cái gì ? Nhưng có một cái cháu phải ráng là cái chắc, ai biểu ham dzợ Nam kỳ...mũi cao chân dài ! Còn bố cháu xem ảnh thì lại phán một câu xanh rờn: ”Con dâu bố chụp với bố ảnh này đẹp quá, giá mà đứng cạnh bố con khoanh tay lại thì còn đẹp hơn biết bao !”. Ông xếp cháu, khơi khơi tự nhiên thành ông dượng, sẵn có dăm ba ly nhưng mắt vẫn láo liên ngó bà cô, rồi len lén kể lể làm oai: ”Thấy chưa mày! Hồi đó tao xách máy bay xuống Vĩnh Long rồi lạng qua Cái Bè, mới lạng chơi dzài ba dzòng là dzớt luôn bà cô mày, ngon chưa !” Cám ơn ”ông xếp dượng” đã có công ”nối giáo cho giặc” rồi rước luôn giặc vào nhà. Còn mấy thằng bạn Không Quân quỷ sứ thì xúm nhau ca bản ”Mùa thu chết ”... đã chết rồi, cho mày...chết luôn!
Ngày qua ngày, cháu không chết mà vẫn sống nhăn răng với bà vợ ”quý phái bình dân”, bây giờ đã có 4 con với 3 đứa cháu ngoại để nựng. Nam kỳ cũng chăm chỉ đấy chứ ! Thế là xong một đời phiêu bạt giang hồ, bay bướm, quậy phá ! Được cái vợ cháu cưng cháu lắm (Nam kỳ mà!), bao nhiêu công việc trong nhà từ lau nhà, rửa chén, hút bụi, trồng cây, giặt đồ...vợ cháu dành làm hết ráo. Bả nói ”tay chân ông như thằng cùi, làm đâu hư đó, để tui làm luôn cho lẹ !”. Cháu đi làm mang tiền về, bả cũng không thèm động tới, bảo rằng ”tui hỏng cần anh nuôi tui !” Thế nhưng vợ cháu ghen khỏi nói, trong vườn trồng nhiều ớt hơn trồng hoa, ghen có đẳng có cấp, ghen có kế hoạch, có phương án đàng hoàng. Ghen thì ghen, lâu lâu cháu cũng theo bạn bè...nhảy dù vài sô, về nhà im thin thít, thế mà bả cũng ”nghe” được mùi, lườm lườm, nguýt nguýt, rồi cũng huề tiền. Sau này cháu mới khám phá ra vợ cháu rất sòng phẳng, đâu ra đó, nếu ”ăn bánh trả tiền” là...cho qua cầu gió bay, không thèm chấp. Một hôm vô tình đọc báo thấy tin cô Quờn, người Sóc Trăng, ghen chồng lăng nhăng, lẳng lặng lựa lúc chồng đang say túy lúy, xách con dao bếp cắt luôn...của quý của chồng đem quăng sau vườn. Cô Quờn ra tòa ngồi chơi 4 năm tù. Trời đất Thiên địa ơi! Nam kỳ mà ghen kiểu này chắc cháu chết sớm, cháu dấu luôn tờ báo, ai dè vợ cháu chu môi oỏng ẻng : ”Cái đó còn đỡ à nghen ! gặp tui là tui cho luôn dzô cái máy xay thịt rồi quăng cho bầy gà ăn, chớ giờ người ta dzăng minh lắm, khâu nối lại mấy hồi !” Má ơi là má ! Cháu nghe mà ớn lạnh xương sống! Chơi kiểu này thì hơn xa các mợ Bắc kỳ rồi ! Nhưng cháu lại được phép kéo bạn bè về nhậu...xả láng, nhậu ”vô tư”. Xỉn quá thì : “Anh mệt rồi nghen, uống ly nước đá chanh nè, rồi dzô đây em cạo gió hết liền !”. Bạn bè ói mửa tùm lum thì : ”Hổng sao đâu, anh ngồi tiếp mấy ảnh đi, em dọn cho !” Mấy thằng bạn có vợ Bắc kỳ ngó phát thèm !
Chắc khí thiêng sông núi Bắc kỳ linh thiêng hùng vĩ , hay nói theo khoa học hiện đại là cái ”dzen” Bắc kỳ quá mạnh, nên vợ cháu nửa dưới vẫn còn là Nam kỳ, nhưng nửa trên đã hóa thành Bắc kỳ: không nói ”bự bành ky” mà nói ”to vật vã”; không gọi ”trái bom” mà gọi ”quả táo”; thích ăn canh rau muống hơn nấu canh chua; nhưng đặc biệt nhất là ăn nói không còn ”ngắn gọn và dễ hiểu” như xưa, mà bây giờ thì.. ôi thôi ! ”dài dòng, ào ào như thác đổ”, nghe riết muốn khùng ! Bố cháu ăn ”bún(g) mắm thịt ba rọi” của vợ cháu nấu, đến phát nghiền, nghiền luôn cả chén nước mắn pha đường. Nhà cháu có bốn anh em trai thì bố cháu có tới ba ả dâu Nam kỳ, nhưng cả đám hợp lại vẫn thua xa một mợ dâu Bắc kỳ, ăn nói ngọt như đường phèn, dịu dàng khoai thai như thiên nga, thêm cái tài...chửi như hát di truyền. Thế là cái mộng ”dâu rể phải là Bắc kỳ” của bố cháu bị nước sông Cửu Long vùng Nam bộ cuốn trôi tiêu tùng. Bố cháu bây giờ cũng rành ”sáu câu” về Nam kỳ lắm, ông bảo người ta nói rằng: - ”Tính tình gái Nam kỳ giống như mưa Sài Gòn: đỏng đảnh nhưng mau quên; tính tình gái Bắc kỳ giống như mưa Hà Nội: âm ỉ và dai dẳng”.
Lợi dụng lúc ông đang vui vẻ, cháu bèn phụ họa : - Bố biết không, người ta cũng bảo : ”Ở Sài Gòn nhiều em sinh viên giống như ca ve; Ở Hà Nội nhiều em ca ve giống như sinh viên”, đúng không bố ?
Bố cháu quắc mắt : ”Sao dám ăn nói lăng nhăng thế hả ?”. Cháu chuồn nhanh kẻo ông nổi giận. Thôi thì đến nước này rồi, cúi xin các cụ cũng rộng lòng bỏ qua cho cháu nếu có gì gọi là thiên vị, bởi vì con gái Nam kỳ bây giờ đã là ”cây nhà lá vườn” của cháu, nên cháu đành phải ”ta về ta tắm ao ta”, ôm lấy cái ao Nam kỳ, ôm cứng cái cây sầu riêng Nam bộ cho phải đạo ”tình Bắc duyên Nam”, nếu không cháu phải ôm thùng mì gói suốt đời. Mong sao các cụ đọc xong rồi bỏ qua, cứ coi như một chuyện tầm phào, bởi vì cháu đã liều mình như mấy mợ Hà Nội làm con chim đa đa, không lấy vợ gần mà lấy vợ xa, xa tuốt luốt tận cái xứ Nam kỳ với giòng sông 9 cửa.
Nguyễn Hữu Huấn
http://batkhuat.net/van-duyen-nambac.htm - http://batkhuat.net/van-duyen-nambac.htm
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Jun/2010 lúc 3:58pm
Một nửa
( Nguyễn Khắc Kình )
Phần đông người ta thường quan-niệm hay nhìn các sự việc gì mà trọn vẹn hay đầy-đủ thì tốt hơn là chỉ có một nửa hay không trọn vẹn. Trong cuộc đời, cái ý-niệm một nửa không có nghĩa là lúc nào cũng phải bằng chính xác nửa phần kia. Chúng ta thử nhìn ngang nhìn dọc, nhìn xa nhìn gần mọi chuyện trong đời xem cái chuyện một nửa này như thế nào nhé.
Về phần con người, một đứa bé được hay bị sinh ra đời là do sự kết-hợp của hai yếu-tố : một nửa là âm (đàn bà, mẹ) và một nửa là dương (đàn ông, cha). Phần nhiều sinh vật khác cũng có cách sinh sản do sự kết-hợp tương-tự. Còn hiện nay và trong tương lai gần, chuyện sinh sản vô tính (cloning) không cần đến hai yếu-tố âm và dương thì chưa thể hoàn toàn vượt qua hay thay thế được công-thức căn-bản Âm – Dương này của Tạo Hóa.
Một số rất ít trẻ em sinh ra bị khiếm tật cơ thể và thành ra nửa nam, nửa nữ hay còn gọi là ái nam, ái nữ. Hoặc một trẻ em được sinh ra mà không có tên cha trên giấy khai-sinh vì lý-do nào đó thì cũng xem như rơi vào tình-trạng chỉ có một nửa.
Không thiếu gì trẻ em lớn lên không được học hành đến nơi đến chốn mà phải bỏ học nửa chừng để kiếm sống. Nếu cố gắng được thì cũng phải nửa đi làm nửa đi học.
Khi lớn lên, phần đông lại vướng vào chữ tình theo luật tự nhiên. Nếu chẳng may hai người yêu nhau mà phải xa nhau vì nguyên nhân nào đó thì làm sao tránh khỏi cảnh “nửa hồn thương đau” khiến cho tâm-thần ít nhiều bị khủng-hoảng vì :
“ Người đi ... một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn kia bỗng dại khờ.”
Còn như sơn nữ Phà Ca (trong vở tuồng cải lương Mưa rừng) thì với tính-tình mộc-mạc của bông hoa rừng, khi người cô yêu bỏ đi, cô đi tìm ... thế thôi. Nhưng “có thực mới vực được đạo” cho nên sơn nữ đã phải :
“ Đói lòng ăn nửa trái sim,
Uống lưng bát nước ... đi tìm người thương.”
Lưng bát nước nghĩa là khoảng hơn nửa bát nước gì đó. Song trái sim chỉ to bằng khoảng đầu ngón tay, chỉ ăn có nửa trái sim và uống lưng bát nước mà có sức đi tìm người thương thì có lẽ ... phải có thêm bùa ngãi rừng thiêng.
Ngay cả hai người trưởng thành, may mắn gặp được người mình yêu và yêu mình, nhưng chẳng may người yêu hay chồng phải lên đường chinh chiến hay vượt biên, chẳng biết đến lúc nào mới gặp lại nhau vì “ Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ” hay vượt biên là chấp nhận 9 phần chết 1 phần sống, thì người ở lại làm sao chẳng đau-khổ. Nhưng khổ-đau thường mình phải ráng chịu chứ dễ gì chia sẻ được với ai. Nỗi khổ đau trong cô-quạnh đã được người xưa mượn vầng trăng để giãi-bày:
“ Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.”
Ấy là vì người xưa khi nhìn lên bầu trời đêm thấy vầng trăng như chỉ to khoảng bằng quả bưởi, và không biết gì hơn, nên mới nghĩ đến việc ... xẻ vầng trăng làm đôi. Chứ nếu mà biết được như ngày nay là vầng trăng to bằng khoảng một phần tư (1/4) địa cầu và đầy đá cứng thì chắc là không khi nào dám mơ tưởng đến chuyện xẻ đôi vầng trăng làm gì ... vì sức mấy mà làm được.
Song không phải ai cũng sống hết được một kiếp người từ lúc mới sinh cho đến đầu bạc răng long... rồi chết. Nếu một phụ nữ chết trẻ thì được gọi là “ Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.”
Khi sinh ra đời, mỗi người thường được đặt cho một cái tên để gọi hay làm giấy tờ. Một tên Việt-Nam bình thường có thể là Trần Văn Thái hoặc Lê Thị Mai. Nhưng sau này, do những tiếp-xúc hay ảnh-hưởng của Tây phương, một số cha mẹ đặt tên cho con nửa Tây, nửa Ta cho nó tiện-dụng hay hợp thời-trang. Thí dụ : David Nguyễn, Michelle Trần.
Trong đời, một số người có lối sống hay việc làm không rõ-ràng thì gọi là “nửa kín nửa hở” hoặc “nửa nạc nửa mỡ”. Trong số này có nghề gián-điệp nhị-trùng (điệp-viên làm việc một nửa cho quốc-gia này, một nửa cho quốc-gia khác). Một số người thuộc loại “ăn cơm . . . . . thờ ma . . . . . .” hay nằm vùng (sleeper) cũng có bản-chất nửa nọ nửa kia.
Một số người có cuộc sống “nửa đời nửa đạo” như các cư-sĩ tu tại gia, hoặc “nửa tăng nửa tục” như nhân-vật Lỗ Trí Thâm (trong truyện Thủy Hử) hay Bất Giới Hòa Thượng (trong truyện Tiếu Ngạo Giang-Hồ của Kim Dung).
Theo huyền-sử, Quốc Phụ của người Việt là Lạc Long Quân kết duyên với Quốc Mẫu là Âu Cơ. Quốc Mẫu sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con. Tuy nhiên, nhị vị đã không cùng nhau đi trọn cuộc tình mà nửa đường gẫy gánh. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia nhau mỗi người một nửa số con. Huyền sử kể lại là Lạc Long Quân là Rồng, còn Âu Cơ là Tiên nên hai vị không ăn đời ở kiếp với nhau được nên phải chia tay. Có lẽ đấy chỉ là cách giải-thích cho nó đẹp, chứ cảnh đổ vỡ và chia-ly nào mà chẳng đau lòng. Biết đâu sự kiện này đã di-lụy cho con cháu, như một cái huông, với những cảnh đất nước bị chia đôi, điển-hình như sông Gianh và Bến Hải đã từng chia một giang-sơn thành hai nửa.
Sau biến-cố 30-4-1975, tại miền Nam, hàng trăm nghìn quân nhân, công, tư chức, tu sĩ các tôn-giáo, đảng viên các đảng phái chính-trị, các thương gia, v.v. đã bị tập-trung cải-tạo, mà thực chất là bị tù. Cuộc sống cực-khổ và vô vọng của các tù-nhân này đã được mô-tả trong một bài thơ truyền khẩu khá phổ-biến ở Sài Gòn thời ấy, trong đó có câu “Nửa kiếp thầy tu, nửa kiếp tù.”
Trong việc ăn uống, có món thịt bò tái hay phở tái, nghĩa là người ta ăn miếng thịt bò trong tình trạng nửa sống nửa chín. Nhưng nhóm chữ “xơi tái” lại bao hàm một nghĩa khác.
Trong các thương-vụ, có hiện tượng cưa đôi hay 50/50 , nghĩa là mỗi bên lấy một nửa. Thí dụ : Tiền lời chia theo 50/50.
Khi mô-tả về học trò của mình, cụ Cao Bá Quát đã viết trong hai câu đối là “ . . . . . học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.”. Đành rằng đấy là ngôn từ dùng trong câu đối và cụ viết với ý khác, nhưng kẻ hậu sinh vớ-vẩn hay ngớ-ngẩn này, lại học ban Toán hồi xưa, cứ có cái ý-tưởng nghịch-ngợm trong đầu là ... cái nghĩa của chữ nửa này là một phần ba (1/3) thay vì một phần hai (1/2) như trong Toán học, dù chỉ là tương đối thôi.
Đối với nhiều sự-kiện có tính cách lịch-sử, ta có câu nói đại ý là “một nửa chiếc bánh vẫn là chiếc bánh, nhưng một nửa sự thật không thể xem là sự thật được”.
Trong cuộc sống, có nhiều người đã từng gặp cảnh bế-tắc, không sao có thể lo hay giải-quyết hai việc cùng lúc, nên đã phải than là “thân này ví xẻ làm đôi”, nghĩa là xẻ đôi thân mình thành 2 nửa... Nhưng mà nói thì dễ chứ làm thì khó. Xin thử bàn ... lan-man thêm về 2 nửa thân mình... Khi nói đến hai nửa thì ta thường nghĩ đến 2 phần tương đối như nhau hay gần bằng nhau... Nếu xẻ ngang rốn thì nửa phần từ rốn lên đầu lại khác xa nửa phần từ rốn xuống đến gót chân. Vậy khó mà chấp nhận 2 phân nửa khác nhau nhiều quá được ... e gây ra tranh-chấp vì hơn, kém... Nếu xẻ dọc từ trên đầu xuống, và dù có tính-tình rộng lượng nên chấp-nhận dễ-dãi hai nửa thân mình là bằng nhau, thì ... đến giai-đoạn đó ... không những hai việc chẳng giải-quyết được mà một việc cũng không làm xong ... Vì thân này nếu xẻ làm đôi ... thì chết mất rồi ... còn giải với quyết được chuyện gì nữa.
Sau biến-cố đổi đời, nhiều người Việt đã phải bỏ nước ra đi và sống rải-rác tại nhiều nước trên thế-giới. Không thiếu gì cảnh những chàng trai lòng đầy ắp những hoài-bảo chưa thành, những ray-rứt khôn nguôi do nỗi ám-ảnh không chu-toàn bổn-phận với tổ-quốc ... vì tháng Tư gãy súng. Nơi xứ lạ quê người, họ nương-tựa nhau thuê một căn gác làm chỗ che nửa đời còn lại; hoặc vào những ngày nghỉ, họ tụ-họp lại với nhau để cùng “tìm quên trong chất men cay đắng” dù cho biết trước rằng “càng uống càng thêm những đắng cay.”. Cái tâm-trạng dang-dở này đã được nhà thơ Cao Tần diễn-tả trong :
“ Sàn gác trọ những tâm-hồn bão nổi,
Những hào-hùng chồng chất gối lên nhau.
Một tráng-sĩ bâng-khuâng nhìn nắng mới :
Ta làm gì cho hết ... nửa đời sau.”
Cuộc đời ... cái khoảng thời gian khoảng trăm năm ấy biết bao là dâu bể. Bao nhiêu người có cuộc sống trọn vẹn hay như ý ? Bao nhiêu người có cuộc sống với một hay nhiều cái một nửa ? ... Anh và Em có thể là hai con người xa lạ suốt nửa đời trước... Anh và Em có thể là hai con người đã gắn bó với nhau suốt nửa đời rồi ... Anh và Em cũng có thể cùng hiện hữu trong một xác thân nhưng nửa đời trước đã không sống thật hay đúng ý mình vì một hay nhiều lý-do ngoài ý muốn... Giờ đây, nửa đời nhìn lại, Anh và Em có lẽ đã nhận ra rằng nửa đời qua mình đã sống thế nào để nếu cần hay nếu có thể được, mình sẽ sống ra sao cho ... nửa đời còn lại.
Mà chắc gì mình có thể sống hết được nửa đời còn lại hay không, hay may ra chỉ có thể sống được ... nửa ... của nửa đời còn lại ... hoặc chỉ được ... nửa của nửa ... của nửa nào đó.
Xin mời các bạn đọc bài MỘT NỬA dưới đây để may ra có thể thấm-thía thêm được một nửa cuộc đời.
MỘT NỬA
Hơn nửa đời qua mới gặp nhau.
Tìm nhau đã khắp nửa tinh cầu.
Anh ơi tóc bạc gần phân nửa,
Mình có nhau không nửa kiếp sau ?
Em đã tiêu hoang nửa cuộc đời.
Nửa còn chẳng lẽ lại buông trôi !
Chao ôi một nửa hồn đau nhức,
Một nửa hồn kia bỗng nghẹn lời !
Nửa mảnh hồn hoang bỗng giật mình.
Có gì sau nửa kiếp phù sinh ?
Thấy gì nửa giấc chiêm bao ấy ?
Hay chỉ đau thương nửa phận mình ?
Một nửa đời nhau ấm một lần.
Quên đi nửa kiếp đã phù vân.
Còn đây một nửa lòng son sắt.
Nửa ấy cho nhau chẳng ngại-ngần !
Em đã cho anh tất nửa đời.
Cùng anh nửa mộng sẽ chung đôi !
Từ đây, suốt nửa đời sau nhé,
Mưa nắng cùng chia nửa kiếp người !
( không biết tên tác-giả )
Nguyễn Khắc Kình
( cựu học trò các trường Tiểu Học Bàn Cờ, trường Tiểu Học Di-Chuyển Bàn Cờ và trường Tiểu Học Phan Đình Phùng, khu Bàn Cờ, Sài-Gòn )
Viết xong tại Melbourne ngày thứ Hai 6 tháng 12 năm 2004 – tháng đầu mùa Hạ.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Jun/2010 lúc 5:34pm
Xin anh tha lỗi
(Để tưởng nhớ anh Nguyễn Công Hiển SPCN- K1- VĐH ĐL) Tuyet-Mai
Năm ấy, hình như vào một buổi chiều, Đà Lạt trời xanh trong, nắng vàng rực rỡ, ấm áp và hồn nhiên hơn bây giờ. Có anh bạn cùng lớp với anh cô đến chơi, nhưng anh vắng nhà, cô em gái 17 tuổi đang học 11A Bùi Thị Xuân phải thay anh tiếp khách. Sau lần gặp gỡ đó, anh bạn thường tìm cớ đến nhà cô hơn nhất là những lúc anh cô đi vắng. Còn cô gái thì trốn biệt, cô ngại vì thấy cách anh nhìn cô có cái gì lạ lắm! Từ đấy, mỗi buổi chiều tan học về, cô thường thấy anh đứng thơ thẩn dưới một tán cây thông cuối chân dốc, trao cho cô cánh thư ép những bông hoa màu tím bày tỏ nỗi nhớ nhung da diết. Còn cô, ngại ngùng, ấp úng: -Anh đừng viết thư và chờ em nữa. Em không thích như thế đâu!
Một buổi chiều mưa tầm tã, được nghỉ hai giờ cuối, khoác chiếc áo mưa lùng thùng, cô bì bõm lội mưa cùng đám bạn, những dòng nước ào ạt dưới lòng đường lạnh cóng cả chân, những giọt mưa tuôn chảy từ trên đầu xuống bên ngoài áo nghe lạnh buốt cả sống lưng thế mà sao cả bọn vẫn cảm thấy vô cùng thích thú? Mải chơi đến lúc chiều tàn, cô mới trở về. Qua cây thông cuối chân dốc, cô sửng sốt thấy anh áo quần ướt sũng vẫn đứng chờ cô. -Em nghỉ hai giờ cuối mà sao bây giờ mới về? Anh chờ em mãi. -Dạ! ! ! Có gì không anh? -Anh muốn nói chuyện với em. Cô hốt hoảng: -Dạ, hôm khác đi ạ! Hôm nay trễ rồi, em phải về. Nói xong cô cắm cúi đi thật nhanh, không dám quay đầu nhìn lại.
Hôm sau đi học về không thấy anh chờ dưới tán cây nữa, cô thấy nhẹ lòng. Ba ngày sau, đang giờ Vạn vật, Như – bạn thân của cô nói: -Anh Quảng ( bạn cùng lớp với anh) dặn trưa nay ảnh đợi hai đứa mình ở cổng bệnh viện để đi thăm một người. -Ai vậy? Con gái hay con trai? Tụi mình có quen không? -Con gái. Tao không biết chỉ nghe ảnh nói đó là người ảnh thích nhưng mày quen. Có mày ảnh mới có cơ hội làm quen với người đó. Vì tò mò nên vừa tan học, hai đứa vội vàng lên ngay bệnh viện. Anh Quảng đã đứng đợi từ lâu: -Mau lên hai em. Đi theo anh. Bước vào phòng, cô giật mình vì thấy anh nằm trên giường bệnh. Nghe tiếng người bước vào, chị của anh quay lại tươi cười: -Các em vào đây đi. Huy ơi, có Quảng và các cô bạn đến thăm em này. Chiều hôm trước Huy đi đâu mà mắc mưa ướt sũng, về nhà sốt cao mê man phải đưa lên bệnh viện. Thấy cô im lặng có vẻ giận hờn, Như mới hỏi: -Anh Huy bị bệnh gì vậy chị? -Thương hàn. Huy nhắc các em mãi. Vừa nói chị vừa nhìn về phía cô đang đứng tần ngần bên cạnh anh Quảng. Bỗng tiếng anh Huy cất lên: -Năm nay mà thi rớt thế nào cô ấy cũng sẽ từ luôn. Tình cảnh thật khó xử. Cô có gì với anh đâu? Sao lại phải từ? Biết trả lời như thế nào đây? Thật may anh Quảng vui vẻ gỡ rối cho cô: -Huy cứ yên tâm dưỡng bệnh. Quan trọng là phải khỏi bệnh đã. Việc thi cử để sau. Rồi quay sang cô anh cười hóm hỉnh: Em lấy thuốc cho Huy uống đi. Cô đang lúng túng thì chị của anh Huy vội đỡ lời: -Huy uống thuốc rồi, các em ngồi chơi. Ở lại một lúc, anh Quảng xin phép về vì chiều nay cả ba còn phải đi học. Hôm ấy cô giận Như vô cùng: “ Chưa gì mà đã về phe người khác, còn dám lừa bạn nữa chứ !”
Hơn một tháng sau anh Huy mới ra viện và năm ấy do sức khỏe còn quá yếu nên anh phải bỏ thi. Ngày đến từ giã cô, anh nói: -Anh về Sài Gòn chữa bệnh cho dứt hẳn và có thể ở đó học để năm sau thi lại. Em cho anh một lời hứa đi. Trông anh gầy, xanh xao quá! Nhìn anh thật ái ngại, nhưng cô không có một chút tình cảm đặc biệt nào với anh thì biết hứa hẹn điều gì? -Anh cố giữ gìn sức khỏe. Nhất định phải thi đậu đó. Mọi việc sẽ tính sau. Em không muốn anh đi lính sớm đâu.
Năm sau, anh trở về Đà Lạt, đến tìm cô : -Anh đậu rồi. Bây giờ em tính mọi việc như thế nào? -Em chúc mừng anh và mong mọi điều tốt lành sẽ đến với anh. -Theo em điều tốt lành đó là gì? Với anh, điều tốt lành nhất là có em. Năm này không đậu thì năm khác sẽ đậu, nhưng bây giờ không có em thì mãi mãi trong suốt cả cuộc đời không bao giờ anh có được em. -Anh đừng nghĩ vậy. Rồi anh sẽ gặp những cô gái khác hơn hẳn em về mọi mặt. Em xin lỗi anh, em lúc nào cũng chỉ xem anh như anh trai của em thôi.
Năm ấy, anh ghi danh học SPCN khóa I tại ĐHĐL. Kể từ đó tâm tính anh thay đổi hẳn, rất bất thường. Anh tỏ thái độ đối lập với tất cả các cô gái, không quan tâm tới một ai, vẫn âm thầm, lặng lẽ, kiên nhẫn theo sau cô những buổi chiều cô tan học, nhưng luôn giữ một khoảng cách để cô không phát hiện được. Dù vậy, cô vẫn cảm nhận được anh luôn ở sau lưng cô. Có lần chợt bị cô bắt gặp, anh vội quay đi như người chạy trốn. Các bạn anh đều biết anh vẫn mãi ấp ủ một mối tình đơn phương tuyệt vọng, nhưng không một ai khuyên giải được anh. Anh cứ triền miên với nó hết năm này sang năm khác. Còn cô, thấy anh như thế, cô cũng rất đau lòng nhưng không giúp gì cho anh được chỉ cố tránh mọi tình huống khiến anh phải tổn thương.
Xong cử nhân, anh cũng bị đi Thủ Đức. Mãn khóa, anh chuyển đến đơn vị một thời gian ngắn thì được trả về nhà vì bị bệnh thần kinh khá nặng. Gia đình, bạn bè thân thiết của anh buồn, thương anh lắm ! Không ai trách cô. Biết được hoàn cảnh của anh, cô xót xa, ân hận nhưng đành chịu bởi chưa bao giờ hình ảnh anh ở trong trái tim cô.
Thời gian dần trôi… Sau giải phóng, anh mỗi lúc càng trầm cảm hơn, bệnh cũng nặng thêm. Anh quên dần một số bạn bè thân thiết nhưng ký ức về mối tình đầu vô vọng và hình ảnh của cô thì vẫn không thể xóa nhòa. Bởi lẽ anh vẫn luôn nhắc đến tên cô. Từ một thanh niên học giỏi, hoạt bát , vui tính , tốt bụng bỗng trở thành một người ngơ ngẩn, tách ra khỏi cuộc sống xã hội, thu mình vào một thế giới riêng với những vui buồn giấu kín tận đáy lòng, không một biểu hiện nào lộ ra trên nét mặt. Không ai còn hiểu được anh. Anh sống trong một căn phòng nhỏ, tăm tối, âm thầm, suốt ngày nằm trên giường nhìn đăm đăm vào cõi xa xăm. Anh cứ tồn tại như thế mãi đến năm 60 ttuổi thì mới lặng lẽ từ biệt cõi trần mà với anh phải chăng đó là một bể khổ mênh mông?
Những năm trước khi anh mất, nhiều người bạn anh từ nước ngoài về, xót thương tình cảnh của anh, khuyên cô về Sài Gòn thăm anh…, biết đâu gặp cô anh có thể tỉnh trí lại. Nhưng cô không thể đáp ứng những lời yêu cầu ấy. Bởi cô nghĩ thà để anh chìm đắm vào thế giới riêng của anh, thế giới mà con người không còn buồn lo sầu khổ cứ ngây ngô, khờ dại còn hơn tỉnh trí để cứ mãi phải đối mặt, dằn vặt với nỗi đau tuyệt vọng. Cô chưa bao giờ yêu anh nhưng lúc nào cũng quý mến và tôn trọng anh vì thế chưa bao giờ cô dám nghĩ đến việc thương hại hay lừa dối anh.
Từ 18 đén 60 tuổi, 42 năm kể từ ngày trai trẻ đến lúc nhắm mắt, xuôi tay. Đó là một quãng thời gian khá dài để một người đàn ông lập thân, lập nghiệp. Anh chỉ có 1 năm thật ngắn ngủi để mơ mộng, để đắp xây một mối tình nhưng rồi cũng chỉ là dã tràng xe cát. 41 năm còn lại anh như người từ thế giới khác đến hành tinh này tạm trú nên cũng chẳng màng đến chuyện lập nghiệp, lập thân. Mà có lẽ anh là người từ thế giới khác lạc đến hành tinh này thật vì chỉ anh mới suốt cuộc đời vẫn duy nhất một tình yêu, vẫn duy nhất một người yêu dù là đơn phương,vô vọng? Anh cứ thế chông chênh, bất ổn, ngả nghiêng, xiêu vẹo đi cho đến cuối cuộc hành trình.
Tuổi trẻ vốn vô tâm, khờ dại, khi xế chiều mới ngẫm lại, ăn năn. “Không ai có thể tắm hai lần trong một dòng sông”. Thật vậy, có ai sống được hai lần để xóa bỏ đi những lỗi lầm có thể do vô tình vướng phải ở lần sống trước, rồi trở lại từ đầu như trang giấy mới ở lần sau, biến cái lỗi lầm trở thành hoàn thiện?
Nhiều đêm thắp hương giữa trời, cô khấn nguyện: - “ Anh Huy ơi! Cho em xin lỗi dù biết rằng hủy hoại đời sống tinh thần của một kiếp người đâu phải một lời xin lỗi là xong. Nhưng thật sự em cũng không biết phải làm gì hơn nữa mà chỉ xin được bày tỏ lòng mình . Em vô cùng biết ơn anh vì anh đã trao cho em một tình yêu chân thật, cho em niềm tin về một tình yêu thủy chung bất diệt. Đó cũng là món quà quý giá vô song mà chính anh và cũng là chính cuộc đời ban tặng cho em. Chỉ tiếc là em không thể giữ được tình yêu ấy, món quà vô cùng quý giá ấy mà đành phải phụ cả tấm của lòng anh. Nếu có kiếp sau, em nguyện xin dược là em gái của anh để có thật nhiều thời gian chăm sóc cho anh ”.
-“Anh ạ! Đoản văn này như một lời hối lỗi dù đã quá muộn màng của em. Cầu mong hương hồn anh sớm phiêu diêu miền cực lạc.” -“Hãy tha thứ cho em!”
TUYẾT-MAI (Đà Lạt tháng 11/09 - những đêm nổi gió)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Jun/2010 lúc 8:57pm
Văn phong của tác giả khôi hài dí dỏm rất tự nhiên ,
vậy mà sao người đọc cứ muốn ...
Chúc mừng Anh, Người lính VNCH, vài củ khoai nhỏ nhưng một tấm lòng bao la
=> sau cơn phong ba u ám , bầu trời thật... rực rỡ !
mk
Chuyện Tình Khoai Lang
( Tác giả : Người lính VNCH )
Chuyện tình này có thật, rất là cảm động, đã được nhiều anh em biết tới. Theo đúng như những kết luận về chuyện tình thời cổ tích, hai vai chính tới nay vẫn còn sống, vẫn thương yêu nhau, gia đình thật là đầm ấm.
Chuyện tình yêu này thật là đẹp, thật là đáng ghi nhớ, hay hơn tất cả những chuyện tình yêu trên thế giới. Love Story của Mỹ cũng thua xa! Một câu chuyện tình yêu kéo dài cả ba năm trời, trong đó hai vai chính, một nam một nữ không hề quen biết nhau, không hề tiếp xúc với nhau, nhưng kết cục lại lấy được nhau thật là ngọt ngào. Câu chuyện tình yêu này đã được đặt tên là... Chuyện Tình Khoai Lang, theo lời kể của một chiến hữu Nhẩy Dù của tôi, như sau:
***
Ngày đó, vào khoảng năm 1977, tôi đang bị bọn VC bắt đi tù vì tội có ông Tổng Thống đầu hàng. Cả bọn tôi, đa số là các Sĩ Quan trẻ (cấp bậc từ Thiếu Úy tới Đại Úy) được tập trung ở trại Suối Máu, sau đổi qua Trảng Bom (Biên Hòa). Bọn VC độc ác bắt chúng tôi làm việc cật lực nhưng không cho ăn uống tử tế, thuốc men hoàn toàn không có . Ai sống được thì sống, ai về chầu ông bà ông vải thì cứ việc đi. Phương cách giết người này thật là độc ác, giết nguời mà không cần gươm súng. Mỗi ngày đi lao động bên ngoài, anh em cố gắng kiếm được thêm cái gì thì ráng mà kiếm để sống cho qua ngày. Có người lượm được cái trứng chim, bắt được con thằn lằn, rắn mối...cũng đã cho rằng mình có số sung sướng lắm rồi. Dân làng thì ở ngoài xa, thỉnh thoảng mới gặp một vài người. Bọn VC quái ác không cho dân tiếp xúc với anh em chúng tôi và cũng cấm tuyệt anh em chúng tôi không được lân la tới khu dân chúng. Đói, đói lắm, đói thê thảm, đói lả người ra! Nhưng anh em còn trẻ, sức chịu đựng cao, tinh thần càng cao hơn, nên ráng sống đợi một ngày mai tươi sáng.
Bọn VC khoe với chúng tôi: " Đảng ta đã . . . Đại Thắng Lợi"
Thì chúng tôi lại vui mừng nhìn nhau, nói trong ý nghĩ: "Anh em ta . . . Đợi Thắng Lại!"
Ruộng mía, khoai lang, khoai mì của đồng bào ở chung quanh rất nhiều, nhưng chúng tôi không đụng tới, vì đó là của dân, mồ hôi nước mắt của họ. Họ cũng đói như chúng tôi vậy, đâu thể nào lấy của dân được. Ngày xưa, chúng tôi bảo vệ họ, ngày nay không làm gì được nữa nhưng không vì đói mà mất tư cách. Đồng bào biết chúng tôi đang bị đầy đọa, họ cũng thương cảm lắm, họ cũng đã tìm đủ mọi cách mà giúp đỡ chúng tôi. Bọn VC cũng biết như vậy, cho nên mỗi lần phải đưa chúng tôi di chuyển ngang khu dân cư, bọn chúng đi kè kè sát bên, không cho ai tiếp xúc với ai. Muốn mua thêm ít đường, ít muối cũng khó lòng mà làm được!
Thế nhưng trời cao còn có mắt mà, không sao! Miễn được thấy dân là lòng người lính thấy ấm lại rồi! Buổi sáng hôm đó, chúng tôi đang trên đường đi lao động. Từ xa, chúng tôi đã thấy khu dân cư ở đằng trước, và thấy bóng dáng những trẻ em, những cô gái đang tung lúa, thẩy khoai lang ra trước nhà để phơi. Khi tới gần khoảng chừng chục thước, chúng tôi thấy một bóng dáng phụ nữ cầm thúng thẩy khoai lang ra ngoài đường đi, chỗ chúng tôi đang bước thấp bước cao. Chúng tôi tuyệt đối không đụng tới tài sản của dân, dù là mấy củ khoai lang nhỏ bé, nên vẫn cứ thế mà bước đều. Mấy hôm sau, khi đi ngang qua xóm nhà này, chúng tôi lại thấy bóng dáng người phụ nữ này. Cô cũng dáng điệu như cũ, cầm thúng khoai lang thẩy ra đường đi. Lần này cô nói bâng quơ:
- Má à, mấy đám khoai lang hư này, mình đâu có bán cho ai được! Thôi, dục bỏ, nha Má!
Cô vừa nói vừa thẩy khoai lang ra chỗ chúng tôi.
Cô đứng ở xa nói tới, chúng tôi cũng không đi gần nên chỉ nghe cô nói như vậy thôi. Nói là cô gái thì cũng là nói vậy thôi, chứ không thấy rõ hình dáng, nói chi tới mặt mày.
Mấy hôm sau nữa, chúng tôi lại có dịp đi lao động ngang qua khu dân cư này. Chúng tôi lại thấy cô gái hôm trước. Cô vẫn đứng xa xa, nhưng lần này cô cố tình cầm khoai lang thẩy vào chúng tôi rồi bỏ đi, dáng vẻ rất là bình thường.
Tối về khu trại, chúng tôi bàn tán về cô gái, về những củ khoai lang mà cô thẩy ra ngoài. Chúng tôi cùng đồng ý là thái độ của cô rất lạ: Không có ai phơi khoai lang ở chỗ đường đi đó, mà cũng không có ai dục khoai lang trên đường đi như vậy cả.
Một người bạn - tên Phúc - đã nói với tôi:
- Tao nghĩ rằng cô gái này muốn cho mình những củ khoai lang đó. Chứ nếu cô muốn dục đi, thì thiếu gì chỗ dục. Hơn nữa, khoai lang dù là hư, không cho người ăn được thì để cho heo ăn, dễ gì mà dục bỏ!
Lần sau nữa, khi đi ngang khu nhà dân đó, chúng tôi lại thấy cô. Lần này chúng tôi không thấy cô thẩy khoai lang ra nữa, mà đứng yên ở phía xa xa chỉ trỏ chỗ này, chỗ kia, ý như muốn chỉ cho chúng tôi những củ khoai lang mà cô đã thẩy ra trước đó.
Tối về, chúng tôi lại có dịp bàn tán. Phúc nói với tôi:
- Tao có nhìn thấy mấy củ khoai lang ngay trên đường mình đi. Tao thấy khoai lang kỳ này cũ rồi, không tươi như bữa trước nữa. Tao nghĩ rằng, cô thẩy ra cho tụi mình lượm, nhưng không ai lấy, nên cô lại thâu lại để dành, bữa nay thẩy ra nữa. Chắc chắn là cô cho tụi mình đó, tụi mày đồng ý không?
Tất cả cùng có ý nghĩ đó! Chắc là cô còn có lòng thương những người lính sa cơ đói khổ, mà tặng những củ khoai lang ăn lót lòng. Củ khoai lang nhỏ nhoi không đáng là bao, nhưng tấm lòng của cô thật đáng quý! Chẳng có ai ở không mà chờ anh em chúng tôi đi gần tới mới thẩy khoai lang ra. Cũng chẳng có ai có nhiều khoai lang để mà thẩy chơi như vậy. Chắc chắn là khi chúng tôi đi khỏi, cô lại thâu lại những củ khoai đó mà để dành thẩy lại cho chúng tôi vào ngày hôm sau. Anh em chúng tôi cùng đồng ý là kỳ tới, nếu có đi ngang khu nhà dân, nếu cô còn có lòng hảo tâm mà thẩy khoai lang ra, chúng tôi sẽ chia nhau lượm.
Dịp may đã tới, chúng tôi lại có dịp đi ngang khu nhà dân cũ, và lại thấy bóng dáng cô từ xa. Cô lại thẩy khoai lang ra rồi bỏ đi. Chúng tôi đã bàn với nhau trước rồi, nên chia ra làm nhiều toán nhỏ: Toán đi trước bao chung quanh đám quản giáo để chúng khỏi nhìn thấy phía sau, toán thì đi chậm chậm lượm thật lẹ những củ khoai lang bỏ vào giỏ xách thật nhanh. Lính mà! Chúng tôi thanh toán chiến trường khoai lang lẹ lắm, không thua gì những lúc thanh toán bọn quỷ đỏ trên chiến trường trước đây.
Buổi trưa hôm đó, chúng tôi lại chia ra nhiều toán để dắt bọn quản giáo đi ra xa, trên đầu gió, để đám còn lại lo nướng khoai . Đói lòng ăn được củ khoai lang. Ôi, sung sướng nào hơn!
Đám này ăn xong thì lại ra canh bọn VC để đám kia trở lại ăn những củ khoai lang tình nghĩa đó. Lần sau đi ngang khu nhà dân, đến phiên Phúc lo lượm những củ khoai lang của cô gái hảo tâm. Buổi trưa, Phúc nói nhỏ với tôi:
- Đúng như tao dự đoán, mày ạ! Kỳ này cô ta cho mình toàn là khoai mới, bự và ngon hơn khoai bữa trước nhiều lắm! Chắc cô đã núp đâu đó, thấy mình đã lượm hết khoai kỳ trước nên mới đưa khoai lang mới ra đó!
Nhờ những củ khoai lang đó mà anh em chúng tôi có thêm sức khỏe. Nhờ ở cảm tình mà người dân đã dành cho chúng tôi qua củ khoai lang mà chúng tôi thêm được sức mạnh để chịu đựng cực khổ, chờ đợi ngày mai trời lại sáng. Chúng tôi ăn những củ khoai lang đó của cô gái tốt bụng, nhưng chỉ nhìn thấy dáng của cô từ phía xa xa mà thôi, chứ chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cô cả. Cũng chỉ duy nhất có một lần được nghe giọng nói của cô mà thôi.
Thời gian cứ thế trôi qua, chúng tôi vẫn sống, vẫn hiên ngang với đời.
Rồi ngày mai đã tới, ngày tôi và Phúc được bọn VC trả về nguyên quán. Chúng nói là chúng tôi đã... học tập tốt. Nhưng đối với chúng tôi, với riêng tôi và Phúc, chúng tôi vẫn vậy. Muôn đời chúng tôi vẫn là người lính VNCH và càng căm thù bọn Việt Cộng hơn bao giờ hết. Tôi được gia đình lo liệu sẵn, một thời gian ngắn sau khi về lại nhà, tôi đã may mắn vượt biên trót lọt và qua định cư ở Melbourne xứ Úc Đại Lợi.
Tôi cũng có nghe bạn bè nói, Phúc cũng đã vượt biên và hiện ở Sydney, cùng xứ Úc với tôi.
Một ngày đẹp trời vào năm 1990, vợ chồng tôi có dịp đi Sydney và đã ghé thăm Phúc.
Bạn bè ngày xưa gập nhau mừng mừng tủi tủi, nói chuyện huyên thuyên - Chuyện xưa còn đó, nhưng bạn bè nay đâu? Thằng nào còn sống? Thằng nào chết trong trại tù? Thằng nào vượt trại? Thằng nào vượt biên? Đi đâu?
Cuối cùng mới tới chuyện đời sống hiện tại.
- Mày lấy vợ hồi nào? Lấy từ hồi ở VN hay qua đây mới lấy? Bao nhiêu đứa con rồi? Đứa lớn bao nhiêu? Đứa nhỏ mấy tuổi. Chúng tôi nói như chưa bao giờ được nói.
Phúc kể, đã lấy vợ từ hồi ở VN, hai vợ chồng cùng vượt biên qua đây. Vợ của Phúc chỉ cười cười khi nghe chồng giới thiệu là tôi ở cùng trại tù với anh từ năm 1977.
Một lúc sau, vợ Phúc bưng ra một đĩa mà Phúc nói rằng rất đặc biệt: Khoai lang Dương Ngọc!
- Ăn đi mày, ăn để nhớ lại cái thời bị tù đầy, bị bọn VC vo tròn bóp méo!
Tôi sáng mắt lên, vồ lấy củ khoai lang, ăn không kịp bóc. Tại sao lại phải bóc vỏ? Vỏ khoai cũng là khoai vậy! Tại sao lại vứt bỏ đi?
Bao nhiêu kỷ niệm xưa quay trở lại. Tôi cũng đã kể chuyện khoai lang cho vợ tôi nghe nên tất cả đều cùng nhau góp lại chuyện xưa. Tôi vừa ăn vừa ngậm ngùi:
- Không biết cô gái đã cho mình những củ khoai lang đó, bây giờ ra sao? Có ai biết cô đó là ai không? Cô ta còn ở đó hay đã trôi nổi đi phương trời biền biệt nào rồi?
Phúc trầm ngâm một lúc rồi trả lời tôi:
- Cô gái cứu sống mình bằng những củ khoai lang... đang ở trước mặt mày đó! Tao cưới cổ rồi!
Thật là không ngờ! Vợ chồng tôi ngạc nhiên tới há hốc miệng, rớt cả củ khoai lang ra ngoài:
- Mày... mày nói cái gì? Cô này đây... vợ mày đây... là... là cô gái cho tụi mình khoai lang ở Trảng Bom? Mày... nói chơi hay... nói dỡn vậy? Thiệt không? Làm sao mà mày kiếm ra cổ ? Mà... phải thiệt là cổ không? Làm sao mày biết là cổ mà dám nói là cổ ? Dám lấy cổ?
Vợ Phúc (Dung) mỉm cười giải thích cho chúng tôi:
- Em đâu có gueng, đâu có biết ảnh là ai đâu! Tự dưng ảnh tới kiếm em rồi... hỏi cứ (cưới) em đó chớ!
Phúc giải thích rõ ràng hơn:
- Khi còn ở trong trại tù, mình đã nói chuyện với nhau thật nhiều về cô gái đó, tao thầm cám ơn cô đã còn nghĩ đến những người lính VNCH đang mắc nạn. Tao đã nghĩ trong đầu rằng, nếu có dịp trở về, thế nào cũng đi tìm cô gái đó mà cảm ơn. Nếu cô ta còn độc thân, tao sẽ cưới cô ta làm vợ. Mặc dù chỉ với một hành động nhỏ nhoi tặng những củ khoai lang cho chúng ta, nhưng cô đã chứng minh được rằng, cô là người chống lại bọn VC, cô là người đã còn nhớ đến người lính VNCH xưa. "Miếng khi đói bằng gói khi no" mà! Mình đang sa cơ mà còn có người dám nghĩ tới mình, thì làm sao mà không cảm động cho được? Đến khi được thả về, tao trở ra Phan Thiết ở với cha mẹ anh em một tuần, thì nói với ba má là tao kiếm đường làm ăn. Tao quay trở lại Biên Hòa, đi vào khu Trảng Bom, nói với Tổ Trưởng vùng đó là tao ở Biên Hòa, muốn về làm rẫy, mua đất trồng khoai lang. Ông này dẫn tao đi giới thiệu với những gia đình đang trồng khoai lang, có dư đất muốn bán. Nhà nào tao cũng vào làm quen để hỏi mua đất, hỏi kỹ thuật trồng khoai, nhưng mục đích chính là kiếm cho ra cô gái đó. Tao cũng như mày, như những anh em trong trại, đâu có ai biết mặt mũi cô ra làm sao? Ngay cả dáng người cũng không nhìn được, nên khó kiếm hết sức. Nhưng tao còn nhớ được giọng nói của cô ta khi nói: "Má à, khoai lang của mình hư hết rồi, không bán được đâu, dục đi nha Má!" Tao nhớ có nhiêu đó thôi. Rồi duyên số cũng giúp cho tao kiếm ra bả. Buổi chiều hôm đó, khi tao đã hết hy vọng kiểm cổ rồi, đang trên đường đi tới nhà Tổ Trưởng chào từ giã. Chợt tao đi ngang qua một căn nhà ở cuối xóm, thấy một cô gái đang gom khoai lang bỏ vô thúng. Tao ngừng lại hỏi bâng quơ:
Cô lựa khoai lang đem bán hả?
- Cô này không quay lại, vừa tiếp tục lựa khoai, vừa trả lời:
- Tui lựa khoai lang dư đặng mai đem thẩy cho mấy người lính "học tập cải tạo".
Tao thấy coi bộ trúng mối rồi, bèn hỏi tới:
- Khoai lang trồng cực khổ mới có. Bộ cô có bà con đang học tập trong đó hay sao mà lại cho họ khoai lang?
- Tui đâu có gueng ai ở trỏng đâu! Bị tui thấy họ tội nghiệp thì tui giúp đở chúc ít dzậy mà! Hồi xưa, mấy người này đi lính để giữ cho làng xóm được yên, khỏi bị bọn VC phá đám giết hại người ta. Nay những người này bị bắt ở tù, mình phải nhớ ơn họ, phải giúp họ chớ! Hổng giúp được nhiều thì có mấy củ khoai lang cũng giúp họ chút đỉnh dzậy mà!
Mới nghe bả nói là tao nhớ lại liền. Đúng y là giọng nói "Má à, đám khoai lang này hư rồi . . ." mà tao nhớ không bao giờ quên. Tao lại còn kỹ càng hỏi cho ra lẽ tại sao bả lại giúp mấy đám tù cải tạo như mình? Nghe bả trả lời ngon lành như vậy là tao chịu quá đi, nhất định giá nào cũng phải làm quen, nếu được, sẽ cưới bả làm vợ. Lính mà! Dễ lắm! Giản dị lắm: "Hễ ai thương lính là lính thương lại liền".
Tao lại đang trong tình trạng độc thân... "Tròn năm năm lính, chưa hề có bạn tâm tình". Tới luôn! Tao đi tới đi lui nhiều lần làm quen với bả, với gia đình bả, nói là xin học làm rẫy. Khi biết rõ gia đình bả, và biết bả còn đang độc thân, chưa có đám nào, tao mới trở về Phan Thiết kể lại chuyện của bả cho ông bà già tao nghe và nói ý định muốn cưới cô gái quê, nhưng có lòng thương lính đó. Ba má tao đồng ý tao muốn lấy ai thì lấy, miễn là hai vợ chồng hạp với nhau là được rồi. Nhưng mà cô đó có lấy tao hay không thì lại là chuyện khác nữa. Tao trở lại nhà Dung phụ làm rẫy tiếp. Trong một bữa nghỉ trưa ở ngoài ruộng, chỉ có một mình tao với bả, tao mới nói rõ tao là ai? Đã cảm cái tấm lòng của bả và muốn được cưới bả làm vợ. Bả rất ngạc nhiên mà nói với tao, y như bả vừa mới nói với mày vậy:
- Tui đâu có gueng biếc gì anh đâu? Tui cho mấy anh khoai lang là cho nguyên đám đó chớ đâu phải cho một mình anh! Bị tui nhớ hồi xưa mấy anh đã đi lính giữ làng xóm tụi tui, chứ tui đâu có biết anh ở trỏng đâu? Mà anh . . . cứ (cưới) tui làm chi?
Làm chi thì tao không biết làm chi, nhưng tao nói tao cảm tấm lòng của bả mà cưới bả, vậy thôi. Tao nói:
- Ít ra thì anh với em cũng còn giống nhau ở một điểm là "THƯƠNG LÍNH".
Nói ba điều bẩy chuyện một hồi, bả cũng không biết nói sao nữa, kêu tao muốn gì thì về nói chuyện với ba má cổ, chứ cổ... hổng biết. Vậy là chịu rồi! Tao mừng quá, cả hai đưa nhau về gập ông già bà già của bả, tao lại kể rõ lai lịch của tao ra và xin đưa cha mẹ tới xin cưới Dung. Hai ông bà ngạc nhiên hết sức, cuối cùng nói là:
- Nếu vậy đúng là duyên số rồi. Con Dung nhà tui nó đâu có gueng biếc gì ông đâu. Nó xin tui ít phai lang, nói là để cho mấy ông bị tù cải tạo, tội nghiệp mấy ổng quá. Ai dè có ông ở trỏng, ông thương nó, ông được dzìa rồi thì ráng lội bộ đi cùng khắp chốn kiếm cho ra nó đặng xin 'cứ' nó! Đó là do Ông Tơ Bà Nguyệt cột đó, chứ hổng có ai bầy ra được đâu!
Tụi tao định ngày, đưa cha mẹ tao tới làm đám hỏi, xong rồi mới mời ổng bả và Dung về nhà tao chơi. Tới Phan Thiết, thấy nhà cửa của ba má tao thì ổng bả và Dung hoảng hồn, vì nhà tao hồi đó cha mẹ cũng còn nhà cửa, cơ sở làm ăn khá lắm! Dung đã nghéo tao ra sân mà nói:
- Nhà anh giào như zậy, mà anh cứ tui là gái guê làm chi? Thôi, thả tui zìa Trảng Bom tui làm rẫy sướng hơn!
Tao phải nói khó với bả:
- Mấy thứ đó là của cha mẹ anh, chứ anh... "Trên Răng Dưới . . . Dế ", đâu có cái gì nữa đâu! Có cái mạng cùi cũng nhờ em cho mấy củ khoai lang mới còn sống tới ngày nay. Mà em đừng có lo, mình còn đủ chân đủ tay, mình tự làm mà nuôi thân, chịu không?"
- Anh nói dzậy thì tui chịu!
Chịu hay không chịu thì cũng trễ rồi! Lính đã nói là Lính làm:
- Em có ý kiến nhiêu đó là đủ rồi, mọi thứ còn lại để anh lo, đừng có lộn xộn gì hết nữa!
Rồi tụi tao làm đám cưới. Cưới xong, tao lo đường vượt biên. Ông bà già vợ thẩy một mớ khoai lang lên tàu, vậy là tụi tao dông. May mắn cho tụi tao, trời yên bể lặng. Sau bốn ngày lênh đênh trên biển, tàu tụi tao cặp được tới Bidong. Tao chọn đi Úc cho nó lẹ và an toàn. Khoảng hai tháng sau tụi tao tới Sydney, gởi điện tín cấp tốc về cho ông bà già tao hay. Hai ổng bả mừng quá, lập tức mướn xe chạy tới Trảng Bom cho ba má Dung hay. Ba Má Dung cũng mừng quá, xá trời xá đất cám ơn lia chia. Ba của Dung cười lớn:
- Dzậy là thằng rể tui khỏi sợ bị Diệc cộng bắt cải tạo nữa rồi ha!
Má của Dung hỏi thêm:
- Ở bển có đất cho tụi nó trồng khoai lang hông dzậy, anh chị sui?
Tụi tao ở bên đây thì cũng giống như tụi bay vậy, ra sức làm mà lo cho gia đình, con cái, lo cho cha mẹ bên Việt Nam. Tụi tao có hai con rồi. Bây giờ bả hết dám hỏi:
- Anh " cứ " tui làm chi, nữa rồi.
Tụi tao lo làm nuôi con ná thở, đâu còn thì giờ mà hỏi nữa! Hỏi nữa tao để ........ đẻ nữa!
Người lính VNCH
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Jul/2010 lúc 4:22pm
Như chuyện cổ tích !
mk
Chuyện tình bên dòng Chắc Cà Đao http://aa.rd.yahoo.com/vn/news/partners/logo/SIG=115lbsmlv/**http%3A%2F%2Fwww.tuoitre.com.vn%2F -
Tuổi Trẻ Online - Thứ Hai, 5/7
http://vn.news.yahoo.com/tto/20100704/tso-chuyen-tinh-ben-dong-chac-ca-dao-549f1f0.html?printer=1 -
Phía trước hai bể nuôi ếch sắp tới ngày thu hoạch trong căn nhà mới còn thơm mùi vôi vữa ở ấp Hòa Hưng, xã Hòa Bình Thạnh, Châu Thành, An Giang, anh chị vừa thoăn thoắt lể ốc cho ếch vừa trò chuyện vui vẻ. 40 tuổi đã lên chức ông bà nhưng nhìn họ như cặp vợ chồng son.
Chị Bùi Thị Điệp lập gia đình năm 17 tuổi, sau bảy năm chung sống, chồng đột nhiên bỏ đi không lời giải thích, bỏ mặc chị một mình nuôi ba con thơ. Đau đớn, uất ức, buồn phiền tưởng chừng sẽ gục xuống nhưng người phụ nữ 24 tuổi ấy vẫn ráng gồng nuôi con bằng việc làm mướn, làm thuê. Trong một lần vác đất bỏ vào cối máy lò gạch, do mệt mỏi, sơ ý, chân chị vướng vào máy và bị nghiền nát tới đùi...
Hai năm chung sống
Cùng trạc tuổi, cùng làm thuê ở lò gạch, từ lâu anh Nguyễn Văn Tấn để ý đến chị. Anh thương chị hiền lành, chịu thương, chịu khó. Hôm chị bị tai nạn ở lò gạch cũng là lúc anh vừa thay ca nghỉ. Nghe hung tin, anh đến bệnh viện, điếng người khi thấy chị mất đi chân trái. Hơn một tháng ròng anh ở bệnh viện cùng mẹ chị thay phiên chăm sóc, lo luôn chuyện vệ sinh, giặt giũ quần áo cho chị.
"Điều mọi người nể phục vợ chồng anh Tấn nhất là những lúc khó khăn, gia đình họ vẫn thuận thảo, yêu thương lo cho nhau, hiếm khi gây gổ, cự cãi..."
Ông Phạm Văn Hùng (trưởng ấp Hòa Hưng, xã Hòa Bình Thạnh, Châu Thành, An Giang)
Chị kể: “Có những lúc nằm trên giường bệnh, nhìn chân mình tàn tật, nghĩ đến hơn nửa quãng đời còn lại khiến tôi quẫn trí, tính làm bậy...”. Chị giả vờ than mất ngủ rồi nhờ nhiều người nuôi bệnh mua giùm thuốc. Dự trữ hơn chục viên, ba lần chị lấy thuốc ra định uống nhưng đều bị anh phát hiện.
Gia cảnh bên chị cũng nghèo nên chi phí điều trị, việc ăn uống... đều do anh lo liệu. Tiền không đủ, anh phải bán 2 chỉ vàng - tài sản anh chắt mót bao nhiêu ngày làm thuê, làm mướn lo cho chị... Những ngày ở bệnh viện, trước tấm chân tình của anh, chị rất xúc động. Nhưng nghĩ tình cảnh: “Dẫu gì anh cũng chưa vợ, còn mình ba con, nay lại thêm tật nguyền”.
Khi xuất viện, chị nói với anh: “Những việc anh làm em tạc dạ ghi xương không hết. Tiền anh xuất ra em sẽ cố gắng làm để chi trả. Anh cũng đến lúc lập gia đình, theo giúp em hoài miệng đời thị phi”. Anh bỏ đi chăn vịt mấy tháng trời để quên chị nhưng hình ảnh chị cứ chập chờn theo anh. Tình yêu quá đậm khiến anh quay lại. Họ đến với nhau đơn sơ chỉ mâm cơm cúng ông bà, vợ chồng tiếp tục vô lò gạch làm thuê, chị làm khâu xếp gạch, anh làm khâu chụm lò. Hai năm chung sống, tình cảm họ như con kênh Chắc Cà Đao trôi êm đềm hạnh phúc thì sóng gió nổi lên khi người chồng cũ đột nhiên quay về.
Một năm trốn chạy
Người thân chị quay sang ủng hộ người chồng cũ. Mẹ chị khuyên chị tha thứ để cha con sum họp bởi theo bà: “Dẫu gì cũng cha ruột nên lo cho con hơn cha dượng!”. Khuyên hoài không được, bà quay sang buộc anh rời xa chị. Ngày anh xách giỏ ra đi, chị nhìn theo ứa nước mắt. Đôi nạng gỗ bị người thân cất giấu nên ý định tìm anh không tài nào thực hiện được. Ở chung nhà, chị cương quyết không chung đụng cùng người chồng cũ bởi cái tình, cái nghĩa đã cạn.
Và quan trọng là những ân tình với anh quá sâu đậm, ngoài nghĩa vợ chồng còn có ơn cứu mạng. Ba đứa con cũng rất thương cha dượng. Phần anh về nhà ba mẹ ruột ở nhưng nhớ chị, chiều 30 tết anh tìm đến, nài nỉ người nhà cho gặp. Gặp nhau hai người bàn chuyện bỏ trốn.
Vài ngày sau y hẹn, đêm đến chị ngồi chờ trước cửa. Theo kế hoạch, anh cõng chị băng qua ruộng về nhà anh. Nhưng tiếng chó sủa inh ỏi khiến mẹ chị sinh nghi có trộm, bà la quáng, tất cả bật đèn rượt đuổi khiến việc bỏ trốn bất thành. Vài lần sau, thừa dịp người nhà chị sơ ý, cuộc bỏ trốn mới thành công. Nhưng mẹ chị tìm đến nhà anh bắt chị về, anh nghe tin lại cõng chị bỏ trốn.
Đi làm thuê, làm mướn trên đồng, anh cũng mang chị theo cùng. Những lúc chị nhớ con, anh lén đưa chị đứng từ bên kia bờ kênh nhìn về phía nhà, nhìn ngắm con vài phút rồi lại quay đi. Cứ thế, một năm ròng, tìm kiếm, trốn chạy, cuộc tình của hai người mới được chấp thuận.
“Tôi thật may mắn”
Cuộc sống khốn khó, anh chị vẫn ở đậu trên mảnh đất nhà người. Mấy năm sau mới có một đứa con chung. Ngoài thời gian làm gạch anh còn chịu khó đi giăng câu, vác lúa, vác đất thuê, đi bắt ốc làm thức ăn cho ếch lấy công làm lời... Chị nuôi heo, gà, vịt, ốc, trồng rau, tiêu xài tiện tặn, chắt mót từng đồng bỏ ống heo. Con cái khôn lớn phụ một tay đỡ đần cùng ba mẹ. Mười lăm năm chung sống, vợ chồng có tiền mua đất cất nhà. Rồi cưới vợ, cất nhà cho con trai lớn ra riêng.
Chị tâm sự: “Chén chung rổ còn khua, vợ chồng chung đụng khó tránh khỏi cãi cọ, phiền giận. Nhưng tuyệt nhiên anh không bao giờ nói câu nào làm tổn thương vợ con. Con cái anh cũng đối xử như nhau, không phân biệt con riêng hay con chung”. Điều chị luôn hãnh diện, hạnh phúc là anh luôn là điểm tựa vững chãi cho chị.
Từ lâu anh không cho chị làm ở lò gạch nữa mà chỉ ở nhà trông coi bếp núc. Đồ vật, thùng nước anh đều đặt sẵn để chị ngồi làm ở vị trí thuận lợi nhất. Chị tâm sự: “Tôi thật quá may mắn. Cuộc đời tôi tưởng mất hết nhưng anh ấy đã đến với tôi, cho tôi một mái ấm gia đình đúng nghĩa...”.
MINH TÂM
http://vn.news.yahoo.com/tto/20100704/tso-chuyen-tinh-ben-dong-chac-ca-dao-549f1f0.html - http://vn.news.yahoo.com/tto/20100704/tso-chuyen-tinh-ben-dong-chac-ca-dao-549f1f0.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Jul/2010 lúc 8:22pm
ĐẠP XÍCH LÔ Tiểu Tử Paris 24/01/2010
Trung đã cao lớn lại ham chơi thể thao và tập thể dục đều đặn nên anh ta rất “đô” con. Đi với tụi bạn đồng nghiệp người Pháp hay người da đen, Trung là người Việt Nam mà vóc dạc ngang ngửa với tụi nó. Có đứa nói giỡn: “Thằng này, nó ăn phở không mà nó lớn con như vậy. Nếu nó ăn bánh mì “xúc xích – phô mai” như mình chắc nó thành ông khổng lồ quá!”.
Cách đây hai năm, Trung về thăm Việt Nam. Đó là lần đầu tiên anh về. Tôi không có dịp gặp anh để hỏi thăm. Mãi đến gần đây tình cờ gặp nhau ở khu 13 Paris, anh mới kể cho tôi nghe chuyến về Việt Nam của anh lần đó. Tôi xin ghi lại chuyện nhỏ sau đây …
… Con qua Pháp với ba mẹ hồi con mới năm tuổi, bây giờ về, thấy cái gì cũng lạ ! Cho nên con dành mấy ngày đầu để đi vòng vòng cho biết Sài gòn. Con nhờ anh tiếp viên của khách sạn kêu cho con một anh xích lô bao chạy một ngày.
Vậy là sáng hôm sau, đúng theo lời con dặn, anh tiếp viên gọi con dậy bằng điện thoại cho hay xích lô đang đợi, đồng thời cho biết luôn số tiền thuê bao. Con đếm số tiền rồi để riêng vào một túi quần, con muốn tránh móc bóp đếm tiền trước mặt mọi người sợ bọn lưu manh nó giựt. Con xuống tới quầy thì anh tiếp viên vui vẻ chỉ ra phía trước. Con cám ơn rồi bước ra ngoài.
Thấy con, ông xích lô đang ngồi chồm hổm trên vỉa hè vội vã đứng lên chấp tay chào. Tự nhiên, con khựng lại, mặc dù ông ta đang đón con bằng một nụ cười rạng rỡ.
Bác biết không ? Ổng già khú, ốm nhom, nhỏ xíu. Cái nón vải đen ổng đội, đã rách bươm. Còn bộ đồ trên người ổng, con không biết tả làm sao cho bác thấy. Nó là cái áo bà ba xanh dương vá chầm vá đụp và không còn hai ống tay ! Còn cái quần ka-ki là loại quần dài đã bị xé mất hai khúc ống cỡ ngang đầu gối, một bên cao một bên thấp.
Đó ! Ông xích lô của con đó ! Bác coi : con như vầy thì nỡ lòng nào lên ngồi cho ông già ốm nhom đó đạp xe đưa con đi. Mà liệu ổng có đạp nổi một ngày cho con xem chỗ này chỗ nọ không ?
Con định hồi không đi nhưng nghĩ lại tội nghiệp ông già. Cái cười tươi rói của ổng cho thấy là ổng đang “ trúng mối lớn ”.
Con bước lại bắt tay ổng, móc túi đưa tiền, nói : - “Đây, tiền công của bác trọn ngày nay đây !”. Ổng mừng rỡ, móc trong lưng ra một túi vải miệng có dây rút, run run tay mở ra cho tiền vào. Con hỏi : - “Bác không đếm sao ?”. Ổng cười, nhìn con : - “ Khỏi ! Hổng lẽ cậu như vầy mà đi ăn gian tui sao ?”. Rồi ổng xăng xốm chạy lại kềm phía sau xe, mời: - “Cậu lên ngồi, đi !”. Con lắc đầu: - “Không! Bác lên ngồi đi, để tôi đạp!”. Nụ cười của ổng tắt mất: - “Ủa! Gì kỳ vậy?”. Con giải thích: - “Tôi như vầy mà để cho bác đạp, coi sao được!”. Ổng vỗ vỗ lên yên xe: - “Tôi đạp được! Bảo đảm! Cậu đừng lo! Cậu lên ngồi đi!”. Con nghĩ chắc ổng sợ con chê ổng rồi không đi, lấy tiền lại, nên con ôn tồn nói: - “Bác yên tâm. Bác cứ giữ số tiền tôi đưa, rồi lên xe ngồi. Tôi đạp từ từ”. Ổng bắt đầu nhìn con nửa ngạc nhiên nửa hốt hoảng. Để khỏi cù cưa, con bước lại đưa hai tay cặp eo ếch của ổng nhấc bổng lên đặt vào chỗ ngồi của khách. Ổng nhẹ đến nỗi cái xe không nhúc nhích! Rồi con trèo lên đạp đi. Ông già cứ nhìn ngược về phía sau, lo lắng: - “Cậu liệu được không cậu?”. Con vui vẻ trả lời cho ông yên tâm: - “Được mà … Dễ ợt hà!”. Con men theo lề đường đạp chầm chậm để tránh luồng xe chạy ồ ạt trên lòng đường. Thiên hạ nhìn con chở ông già, cười nói chỉ trỏ. Ông già ngồi không yên, lâu lâu ngoáy nhìn lại coi con ra sao! Có lẽ vững bụng nên không nghe ổng nói gì hết. Một lúc sau bỗng ổng la lớn: - “Quẹo mặt! Quẹo mặt! Khúc này cấm xe xích lô!”. Từ đó, ổng chỉ cho con chạy: - “Từ từ … Đằng trước có xe đậu. Khi nào kềm bằng chân không nổi thì kéo thắng ở dưới đít ….” Có lúc thấy con xiên xiên định quẹo vô một con đường nằm ngang, ổng la lên: - “Đừng! Đừng! Đường cấm xe xích lô!” … Và như vậy, con đạp đi loanh quanh, nhìn ngang nhìn ngửa, yên chí có ông già coi chừng đường nhắc trước con phải làm gì … làm gì … Gần trưa, con tấp vô một quán phở, nói: - “Mình vô ăn cái gì đi”. Ổng nói: - “Cậu vô ăn đi, tôi không đói”. Con kéo tay ổng để cùng đi vào tiệm, ổng rị lại: - “Thôi mà cậu! Tôi lạy cậu mà cậu! Cậu để tôi ngồi ngoài này giữ xe!”. Rồi ổng gỡ tay con ra, bước lại vệ đường ngồi chồm hổm bên cạnh xe xích lô, vấn thuốc hút. Trong quán, con nhìn ông già mờ trong khói thuốc sao bỗng nghe bất nhẫn vô cùng. Không còn lòng dạ đâu để ăn phở, con kêu tách cà phê uống đại rồi đi ra. Thấy con, ổng quăng điếu thuốc, đứng lên vẻ ngạc nhiên: - “Ăn gì mau vậy cậu?”. Con nói trớ: - “Thấy không ngon nên không ăn”. Rồi con nói tiếp: - “Bây giờ, tôi trả xe lại cho bác đó! Bác cứ giữ nguyên số tiền tôi đưa hồi sáng, đừng thắc mắc. Tôi đi bộ chơi lanh quanh được rồi”.
Nói xong con bước đi, lâu lâu ngừng coi cửa hàng này cửa hàng nọ. Thấy ông già cứ đạp xe rề rề đi theo, con bèn gọi một xe Honda ôm đang đợi khách ở ngã tư đường, trèo lên “ôm” đi thẳng !
Kể xong, Trung hỏi: - “Nhà Nước đang có lịnh cấm sử dụng xe xích lô xe ba gác, không biết bây giờ ông già đạp xích lô sẽ sống làm sao, hả bác?”. Tôi nói: “Ờ … ”. Rồi nín luôn. Một cách trả lời để không trả lời !
Tiểu tử
Vài chi tiết về tác giả: Tên thật là Võ Hoài Nam (1930), lấy bút hiệu Tiểu-Tử. Sinh quán Gò Dầu Hạ ( Tây Ninh ). - Tốt nghiệp trường Kỹ sư Marseille năm 1955. - Dạy Lý Hoá trung học Pétrus Ký : 1955/1956. - Làm việc cho hãng dầu SHELL Việt Nam từ năm 1956 đến 30/04/1975. - Vượt biên cuối năm 1978. Định cư ở Pháp từ đầu năm 1979 đến nay. - Làm việc cho hãng đường mía của Nhà nước Côte d' Ivoire ( Phi Châu ) (1979/ 1982). - Làm việc cho hãng dầu SHELL Côte d' Ivoire từ năm 1982 đến 1991, về hưu ở Pháp. - Trước 1975, giữ mục biếm văn " Trò Đời " của nhựt báo Tiến. - Bắt đầu viết truyện ngắn khi lưu vong qua Côte d'Ivoire. - Tập truyện " Những Mảnh Vụn " ( Làng Văn Toronto xuất bản ) là tập truyện đầu tay.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Aug/2010 lúc 9:47am
Tản Mạn về Hoa Ngọc Lan Wednesday, August 11, 2010
Trắng muốt, nhỏ nhoi, e ấp, hoa ngọc lan tự nép mình trong vòm là xanh nhưng vẫn không giấu nổi mùi hương thơm ngát lan tỏa. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường ví hoa với người đẹp và thường đoán tính cách của con người từ sở thích các loài hoa. Người yêu hoa ngọc lan phải là người có tâm hồn thanh cao, lối sống giản dị và biết cảm nhận cái đẹp tinh tế lắm.
Trời sinh ra loài hoa này và đặt cho nó một cái tên rất đẹp. Ngọc Lan hẳn đã gửi gắm một niềm yêu qúy. Cha mẹ sinh ra con cái chọn tên các loài hoa đặt: 'những hồng, những cúc, những lan, những mai, những huệ trần gian nao lòng'. Mỗi đứa con là một bông hoa mang vẻ riêng , hoa ngọc lan là nét dịu dàng kín đáo, duyên dáng của các cô gái phương Đông. Cái hạnh phúc nhất thượng đế ban cho con người là được sống và thưởng thức những mùi hương hoa thiên nhiên. Đi vào các làng hoa ta như lạc vào mê cung của các mùi hương: quyến rũ của hoa hồng, ngan ngát của hoa huệ, nồng nàn của hoa cúc, kiêu hãnh của đóa trà mi. Hương Ngọc Lan vẫn không lẫn vào rừng hương ấy. Ngọc Lan có một mùi hương riêng biệt, là thứ hoa để cảm nhận chứ không phải đưa lên mũi ngửi. Mùi hương ấy thoang thỏang mà rất sâu cho ta cảm giác mát lạnh và dễ chịu, khoan khoái, mùi hương không dễ lãng quên và nhầm lẫn. Những người khó tính nhất trong nghệ thuật thường yêu thích hương ngọc lan, nó làm hài lòng người vì nó đạt được cả ba tiêu chuẩn cho một mùi hương, đó là vừa lạnh, vừa sâu, vừa bền. Mùi hương lạnh khiến ta quên những bức bối mùa hè. Mùi hương sâu làm ta khó quên. Hương bền thì thoang thỏang nhưng thơm lâu dài quanh ta mãi mãi. Để trong phòng vài bông hoa ngọc lan, hương thơm lan tỏa khắp, cả đến khi hoa úa ra rồi ta vẫn cảm thấy như hương thơm vẫn còn đâu đây...
Trên những nẻo đường H.N ngày nay có biết bao người bán hoa ngọc lan, bán rong hoặc đứng ở lề đường. Những bông hoa ngọc lan trắng muốt nổi lên trên màu xanh của lá, cành cắt khéo léo bằng đôi tay người bán hoa. Trông bông hoa đã rời khỏi cây, được ghép vào cành giả mà vẫn đầy sức sống. Đi qua đường Kim Liên, Chùa Bộc, nhất là đường Thanh niên vào những buổi chiều muộn, mùi ngọc lan theo gió như níu chân người qua đường. Ta không thể hững hờ đi qua cho đành để dừng lại mua một cành hoa cho vào giỏ xe hoặc túi xách, mang trên mình một mùi hương thiên nhiên nhẹ nhàng, thoang thoảng suốt cả chặng đường về nhà. Mùi hương vẫn quấn quít trong nhà và cho ta một giấc ngủ ngon với giấc mơ đẹp. Thời trước Hà Nội đã từng nổi tiếng bởi những gánh hoa của các cô gái làng hoa Ngọc Hà. Thời nay, nét đẹp ấy vẫn còn tuy có phần khác xưa. Những người bán hoa ngọc lan rong ruổi trên đường phố thường là những người nghèo ở ngoại thành một ngày kiếm dăm ba chục nghìn để nuôi con ăn học. Hà Nội mùa hè, tất cả các loại hoa ưa khí hậu nhiệt đới nắng nóng đồng loạt thức dậy: Hoa bằng lăng tím biếc, hoa phượng đỏ rực trời. Bước vào 'shop hoa' ta bắt gặp cả thế giới các loại hoa khoe màu rực rỡ, hoa nội, hoa ngoại từ khắp mọi nơi về tự hội. Có hoa hồng Pháp, hồng Hà Lan, cúc Nhật, hoa Mimoa của Đà lạt...Ôi! Có thế giới nào phong phú, đẹp đẽ hơn thế giới ấy. Ngọc Lan khiêm nhường nhỏ nhoi giữa muôn vàn màu sắc trong thế giới ấy nhưng nó không hề bị quên lãng.
Những người chơi hoa sành điệu thường sưu tầm các loại hoa, trong đó không thể thiếu một cây ngọc lan trước cổng hoặc sau nhà vừa tỏa bóng, lại vừa có hương thơm, hoa đẹp. Tôi xin tâm sự cùng bạn câu chuyện có liên quan đến hoa ngọc lan mà nó đã trở thành kỉ niệm của tôi và mỗi lần nhìn hoa ngọc lan nở hay cảm thấy có mùi hương ngọc lan là tôi lại nhớ đến bùi ngùi. Ông nội tôi trồng trước cổng một cây ngọc lan như muốn răn dạy con cháu rằng hãy sống giản dị, khiêm tốn và thanh cao như hoa ngọc lan. Tuổi thơ của tôi là những khi vui đùa cùng chị em xung quanh bóng mát của ngọc lan. Ngọc lan ra hoa quanh năm và khách vào nhà tôi bao giờ cũng ấn tượng nhất là hương thơm của hoa. Cây ngọc lan trước cổng đã trở thành một đặc biệt riêng của nhà tôi để phân biệt với các nhà khác trong khu phố. Ai ở xa đến hỏi thăm nhà tôi sẽ được mọi người chỉ 'nhà có cây ngọc lan trước cổng kia kìa'. Ông nội tôi mất đi, cây ngọc lan trút hoa trắng xuống đất nhiều và chỉ một lần duy nhất tôi thấy như vậy. Từ đó hoa ít hẳn, cây già cỗi đi nhiều mặc dù cha tôi vẫn cố gắng thay ông chăm sóc. Cho đến một đêm, cơn bão giật cấp 12 ập về thành phố. Gió rít mạnh, những cành lá tơi tả. Nằm trong nhà , đóng kín cửa lại tôi vẫn nghe tiếng mưa hòa với tiếng gió và tiếng cành cây gãy răng rắc. Sáng hôm sau, cơn bão tan, tôi tỉnh, mở toang cửa và đau đớn kêu lên: Trời ơi, Cây ngọc lan đã bị bật gốc rồi. Nó bị quật đổ xuống như một cái xác chắn ngang con đường. Tôi khóc và lượm những bông hoa cuối cùng cho vào khăn tay để mùi thơm cứ vương vấn, ám ảnh mãi trong cuộc đời.
Lại nhớ tuổi học trò, tôi yêu hoa ngoc lan vô cùng. Thứ hoa đó cũng không kiêu sa đắt đỏ như nhiều loài hoa khác cho nên mặc dù túi tiền ít ỏi, tôi cũng có thể đáp ứng sở thích của mình. Ở cổng trường tôi hồi đó có một bà cụ lưng còng ngày ngày bưng rổ hoa đi dọc hành lang cả bốn tầng để bán cho học trò. Một bông hoa chỉ có 200 đồng, có khi bà cho không. Số tiền thu được cũng chẳng bõ công hái hoa và mệt nhọc leo lẹn cả bốn tầng. Nhưng cụ yêu hoa ngọc lan và lũ học trò nghèo cũng có sở thích giản dị ấy. Cụ không muốn để những bông hoa rơi xuống sân rồi quét đi, lãng phí một cái đẹp trong thiên nhiên. Bà cụ cô đơn ấy cuộc đời cũng trầm tư như ngọc lan. Ngày nào đi học không thấy cụ đến chúng tôi lại áy náy'hay là cụ ốm rồi?'. Khi cảm nhận được mùi hương quen thuộc thỏang đến thì đúng là cụ rồi, hương thơm đến trước cả con người.
Nhiều năm không trở lại trường, bỗng một hôm tôi gặp lại bạn cũ, nhắc đến chuyện xưa, bạn tôi dưng dưng nước mắt: 'bà cụ bán hoa ngọc lan ở trường mình ngày xưa mất rồi!'. Tôi chợt se lòng. Một cuộc đời đi qua để lại một mùi hương thơm nơi lớp học, trong tâm trí của tuổi học trò . Một cuộc đời giản dị, nghèo túng mà thanh bạch đáng trân trọng biết bao! Chúng tôi tự nhủ rằng: mình đã làm được gì để gửi chút hương cho cuộc đời, cho thế hệ mai sau?.. Và tôi lặng lẽ cúi đầu tưởng nhớ đến hương hoa ngọc lan.
Theo KTĐT. (Nguồn: mailto:DienDanAmNhac@yahoogroups.com - - DienDanAmNhac@yahoogroups.com )
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Aug/2010 lúc 3:46am
http://hungvietsite.org/blog/2010/08/19/co-m%e1%bb%99t-ng%c6%b0%e1%bb%9di-ten-v-huy/ - Có một người tên V. Huy
Tác giả: http://hungvietsite.org/blog/author/doduyngoc/ - Đỗ Duy Ngọc
Hắn tên là V. Huy, thật ra tên đầy đủ của hắn là Nguyễn Phúc Vĩnh Huy, vốn là con cháu giòng họ vua chúa triều Nguyễn. Bố hắn là giáo sư tiến sĩ, từng chữa bệnh cho Cụ Hồ. Ông nội hắn là Thượng thư bộ Lại trong triều vua gì đó của nhà Nguyễn. Mẹ hắn cũng là giáo sư nhưng hình như bên ngành Luật, tốt nghiệp từ bên Tây, nghe lời dụ dỗ của Cụ Hồ về nước tham gia đánh giặc. Lí lịch của hắn quá ư là đẹp, vừa quí tộc vừa cộng sản, không chê vào đâu được. Hắn tốt nghiệp Tiến sĩ ngành ngoại giao ở Liên Xô, cũng nghe nói là bằng đỏ đàng hoàng, và chắc chắn là bằng thật. Thế mà hắn lại xổ toẹt cái lí lịch đó, đái lên cái truyền thống đẹp như mơ đó. Hắn không bao giờ chịu thổ lộ cái tên trong khai sinh cho bất kì ai, và luôn luôn tự xưng tên tôi là V. Huy, cắt đứt mọi liên hệ với cái gia đình danh giá. Cũng chẳng biết tại sao. Và mọi người cũng không rảnh thì giờ để điều tra chuyện đó.
Tôi gặp hắn lần đầu trong quán cà phê. Quen qua quen lại mà thành thân gần tám năm nay. Hắn là một thằng có cá tính. Mà lại là cá tính quái dị. Tôi cũng vốn là một người quái đản – theo mọi người chung quanh bảo thế – nên khi gặp hắn là thành thân ngay, đi đâu cũng có nhau. Ngưu tìm ngưu, mã tìm mã mà.
Hắn có khuôn mặt của John Lennon: ngây thơ mà tinh quái. Cũng nét mặt gầy, mũi thẳng, tóc xoăn để dài đến bờ vai, chỉ khác là tóc màu đen. Hắn cũng đeo kính cận gọng tròn, nặng độ, dày như đít chai. Lúc nào hắn cũng kè kè cái ba lô nặng trĩu chứa tùm lum nào sách, nào khăn, nào đủ thứ như một túi rác. Nhưng hắn bảo hắn chứa cả càn khôn trong đó.
Hắn chỉ có độc một bộ đồ, chiếc áo jean bạc màu, áo jacket màu cứt ngựa có nhiều túi và cũng nhiều fermature. Chiếc quần jean rách ở đầu gối và sờn ở hai mông đít. Đôi giày lính Mỹ cao cổ loang lổ và ám bụi đường. Hắn không bao giờ giặt áo quần, cứ mặc cho đến tả tơi lại đi tìm bộ khác cũng y như thế. Công nhận hắn cũng giỏi săn lùng vì suốt tám năm quen hắn, tôi có cảm tưởng hình như hắn chẳng bao giờ thay kiểu quần áo.
Hắn là một thằng thông minh, rất thông minh. Và cũng uyên bác, rất uyên bác. Tôi là người rất ngạo mạn, ít khen ai và cũng ít nể ai, luôn khinh khi những thằng tiến sĩ dỏm nhiều như quân Nguyên chạy đầy đường. Nhưng gặp hắn, quen hắn, biết hắn thì tôi phải khen ngợi hắn thật lòng. Hắn nói tiếng Anh như dân xuất thân từ Oxford , đúng giọng và ngữ điệu. Hắn vi vu tiếng Pháp giọng Paris và hơn thế nữa là dùng ngôn ngữ từ Sorbonne ra. Hắn nói tiếng Ý như mưa rào và tiếng Nga thì thôi rồi, nghe không khác gì Putin. Hắn cũng giỏi tiếng Hán, viết thư pháp như múa, đặc biệt là chữ thảo, đọc toàn sách cổ văn, đọc tiếng Đức ầm ầm như bão tố. Ngoài ra hắn còn giỏi tiếng Bồ Đào Nha, đọc kinh Phật bằng tiếng Pali và nói thông thuộc tiếng Khmer. Hay nhất là dù hắn có mười mấy năm ở nước ngoài, có bằng Tiến sĩ ở Nga nhưng lại nói tiếng Việt rất chuẩn, tròn vành rõ chữ và dùng từ thì không chê vào đâu được. Nói tóm lại, xét về mặt ngôn ngữ, hắn là thằng trùm thiên hạ.
Không biết chính xác hắn ở đâu. Lúc thì bảo ở quận tư, có khi lại ở quận tám. Tóm lại hắn là thằng giang hồ. Một thằng trí thức nhất trong những thằng trí thức đúng nghĩa của Việt Nam đang là kẻ không nhà. Hắn là thằng ma – cà – bông. Cứ khoảng chín giờ sáng là có mặt hắn ở quán cà phê, kêu li đen và ngồi rít thuốc liên tục. Bất cứ vấn đề gì hắn cũng có thể nói được, và nói rất sâu. Gặp những từ ngữ cần chính danh, hắn có thể lấy giải nhĩa từ nguyên chữ Hán và có khi từ chữ gốc của tiếng La tinh. Hắn có thể nói từ chuyện văn chương kim cổ cho đến những phát minh từ xưa đến nay của loài người. Hắn giảng về Socrate, Platon cho đến các triết gia cận đại. Hắn nói về Mác thì ai cũng ngóng cổ lên mà nghe bởi vì toàn những vần đề mà những ngài tuyên huấn cộng sản không bao giờ biết đến và phân tích nổi. Khi hắn phân tích cách mạng Trung Hoa, cách mạng Việt Nam, rồi tương lai của toàn thế giới thì mọi người há mỏ nghe không ngậm lại được, mặt ai cũng nghệch ra như ngỗng ỉa. Trong mọi cuộc bàn luận, hắn trở thành trung tâm. Khi chưa có mặt hắn ở khu vực này, tôi được mọi người phong cho là bách khoa toàn thư, chuyện gì cũng biết. Nhưng từ khi có hắn, tôi như đèn dầu le lói mà hắn thì sáng như đèn pha. Ngay như chuyện chó mèo, chim cò, rắn rít, thú hoang hắn cũng rành như ông giáo sư Võ Qúy. Chuyện gì hắn cũng biết, mà biết rõ ngọn ngành rành mạch mới siêu chứ. Khi hắn đã nói thì chẳng còn ai có thể cãi lại hắn được. Với cái đầu của hắn, nếu được làm lãnh đạo hắn có thể là người lãnh đạo giỏi hay ít nhất đất nước sẽ nở mày nở mặt khi hắn tiếp xúc với năm châu bốn bể. Nhưng hắn lại là thằng lang thang, sống bằng những bài dịch tin nước ngoài cho mấy tờ báo lá cải. Trong khi mấy thằng ngu thì chức cao quyền trọng, ghế cao chót vót. Đời là vậy đấy! C’est la vie!!
Theo những tin tức vỉa hè thì hồi mới về nước thì hắn cũng đi làm ở bộ ngoại giao. Là nhân viên của một cục, một vụ gì đấy. Nhưng vì hắn quá giỏi lại quá ngông, không chịu nghe theo những chỉ thị ngu xuẩn của lãnh đạo nên cuối cùng bị đẩy xuống làm anh chạy văn thư. Vì cảm thấy nhục, hắn cũng kiện tụng tùm lum mà chẳng đi đến đâu nên bỏ sở mà làm kẻ lang thang. Tôi nghĩ tánh khí ngang tàng không khuất phục chính là nguyên nhân bi kịch chối từ gia đình của hắn.
Cách đây mấy năm, tôi có người bạn Pháp, một chuyên gia sưu tầm cổ vật Đông phương sang Việt Nam mua được một chậu sứ Trung Hoa rất cổ, hình như là đời đầu Minh. Chậu sứ vẽ cảnh mục đồng chăn trâu men xanh rất đẹp. Nét vẽ uyển chuyển và tinh tế của một nghệ nhân bậc thầy. Ông bạn tôi mấy lần mang về Pháp đều bị chận lại vì hải quan không cho mang cổ vật ra khỏi nước. Chuyện đến tai hắn, hắn bảo sẽ mang đi được với điều kiện bạn tôi mua vé khứ hồi cho hắn kèm theo 1500 Euro cho hắn tiêu mấy ngày ở bên đó. Bạn tôi ok ngay. Và hắn mang đi được thật mà chẳng cần xin xỏ, khai báo gì cả. Dịp đó hắn đi hết mấy nước châu Âu; gần hai tháng sau hắn mới về. Hỏi hắn làm sao, hắn bảo có khó đéo gì đâu, vào đến phi trường tớ đến ngay quầy bán hoa lan của Đà Lạt, mua một giỏ hoa lan có cả chậu, vào ngay phòng vệ sinh, bỏ chậu ra, lấy chậu sứ thay vào. Thế là ung dung xách giò lan bước lên máy bay chẳng thằng nào, con nào hỏi một tiếng. Ai cũng bảo hắn giỏi. Hỏi hắn ở bên đó hai tháng lấy gì mà ăn, hắn bảo hắn làm hướng dẫn viên du lịch. Đến thành phố nào cứ thấy mấy thằng du khách ngơ ngác thì hắn sấn tới làm quen sau đó hướng dẫn người ta đi tham quan. Hỏi hắn chưa bao giờ đi qua đó, biết đếch gì mà hướng dẫn. Hắn gào lên xin lỗi mọi người à, trước khi đi tôi đã học thuộc mấy cuốn sách hướng dẫn du lịch của hơn mười nước Châu Âu rồi. Nghe sợ chưa?
Có lần tôi với hắn đi nghe một tay giáo sư người Mỹ nói chuyện văn chương, trong giờ giải lao, hắn bước đến nói chuyện với tay giáo sư đó. Chẳng biết nó nói những gì mà khi trở lại sân khấu để tiếp tục câu chuyện, tay giáo sư người Mỹ mời hắn lên ngồi chung và giới thiệu hắn với cử tọa bằng những lời rất trân trọng. Lần đó hắn bị công an văn hóa mời lên mấy lần để nói rõ mối quan hệ giữa hắn và tay người Mỹ. Hắn chỉ bảo là hắn không đồng tình một số ý của diển giả và người giáo sư nể hắn. Thế thôi. Bắt nó làm tường trình, nó bảo chẳng có đéo gì mà phải tường với trình, không tin thì cứ đi hỏi tay giáo sư người Mỹ chứ tại sao lại hỏi hắn. Cuối cùng huề, chẳng có chuyện gì mà ầm ĩ.
Hắn chưa bao giờ kể cho tôi nghe về mối quan hệ của hắn với phụ nữ. Thế mà có một lần, có một người đàn bà đẹp đến tìm hắn ở quán cà phê. Tôi ngỡ ngàng khi gặp người phụ nữ này, bởi vì cô ấy quá đẹp. Một sắc đẹp đài các, duyên dáng và rất trí thức. Một khuôn mặt mà thi ca và hội họa suốt đời ca tụng. Bữa đó không có mặt hắn ở quán và tôi tiếp chuyện với người đàn bà đẹp đó. Nàng tên là Bạch Huệ – hoa huệ trắng- cái tên nghe có vẻ hơi cải lương, nhưng cô gái đó nói chuyện rất thông minh và rất có trình độ. Nàng đi tìm hắn đã lâu rồi, và rồi không biết ai đó đã hướng dẫn nàng đến đây. Cô gái kể sơ cho tôi nghe về mối quan hệ giữa hắn và nàng. Yêu nhau từ ngày còn ở bên Nga, nàng là con gái rượu của đại sứ Vệt Nam ở đó. Một mối tình đẹp và môn đăng hộ đối. Hai người về Việt Nam và dự định khi ổn định cuộc sống sẽ làm lễ cưới. Nhưng rồi hắn chửi lãnh đạo, mất việc, bị bố nàng nói nặng nhẹ đụng chạm tự ái sao đó, hắn chửi ông bố vợ tương lai một trận ra trò và bảo các ngài chỉ là một lũ ngu rồi bỏ đi không dấu vết. Nàng đau khổ đi tìm. Vô vọng. Mò kim đáy bể. Cuối cùng nghe theo lời bố lấy chồng. Chồng nàng bây giờ là thứ trưởng một bộ rất quan trọng. Tôi bảo thế thì bây giờ cô còn tìm hắn làm gì, khi đã trở thành hai tầng lớp khác nhau, vị trí xã hội cũng đã không còn như xưa nữa. Cô ấy bảo là tìm để xem hắn sống ra sao, tìm lại hình ảnh mối tình xưa đã không còn nữa và quan trọng nhất là cô ấy vẫn còn yêu hắn.
Khi tôi kể lại cho hắn nghe cuộc gặp gỡ, hắn không nói gì chỉ lẩm bẩm chửi thề, chửi thề là thói quen của hắn, nên tôi không biết hắn đang chửi cái gì. Chửi số phận hay chửi mối tình của hắn. Sau đó hắn lầm lì mấy ngày rồi vắng mặt gần mười mấy hôm, cũng chẳng biết hắn đi đâu…..
Hắn xuất hiện trở lại chốn giang hồ với một cọc tiền khá lớn, hắn bảo hắn vừa lãnh tiền công viết luận án tiến sĩ cho một đồng chí lãnh đạo thành phố. Hắn nói đây là đồng tiền tanh hôi, đồng tiền đã làm lụn bại đất nước, nhưng nếu hắn không nhận làm thì thằng khác cũng làm, xã hội bây giờ thiếu gì thằng trí thức sẵn sàng làm thuê. Hắn gom mấy đứa trẻ bán báo, đánh giày, bán vé số lại. Thuê một chiếc xe mười lăm chỗ ngồi, chở hết mấy đứa trẻ vào thành phố, mua sắm áo quần, đồ chơi, sách vở. Lại còn cho mỗi đứa mấy trăm ngàn. Cả đám trẻ sung sướng. Còn hắn thì hả hê. Chưa bao giờ thấy khuôn mặt của hắn sướng đến như vậy. Mấy bà bán dạo quanh quán cà phê bảo hắn điên, hắn cười sảng khoái, gật gù: điên, điên, đúng là điên.
Tối hôm đó hắn đi vào bar Mưa Rừng, vừa bước vào cửa, mấy gã bảo vệ nhìn bộ dạng của hắn, định ngăn không cho vào. Hắn rút ra mấy tờ bạc giúi vào tay chúng. Hai gã bảo vệ nghiêng mình, mở cửa. Hắn vào bàn, ngoắc một em phục vụ ăn mặc nóng bỏng lại, kêu cho ly sữa tươi. Em cave nhìn hắn định cười khi dễ thì hắn đã rút hai tờ năm trăm nhét vào tay cô gái và bảo, em mua giúp anh ly sữa tươi. Dĩ nhiên là cô gái thực hiện ngay. Ai dại gì từ chối bán ly sữa tươi giá một triệu bạc bao giờ. Hắn uống một hơi hết ly sữa. Lại ngoắc em gái lần nữa và rút thêm một xấp tiền, bảo: vú em nhỏ quá, anh cho em chục triệu đi bơm vú to lên mà làm cho đời thêm tươi. Cô gái há hốc mồm không kịp nói gì thì hắn đã lẳng lặng rời ghế, đi về. Chuyện này được kể lại với nhiều tình tiết ly kỳ hơn, kéo dài mấy tháng trong giới cave, sau này trở thành giai thoại, báo chí cũng có đăng. Mọi người kháo nhau hắn là tỷ phú đóng vai kẻ nghèo vì chán cảnh giàu sang nhung lụa. Bữa đó hắn đi bộ về, vừa đi vừa khóc, chẳng ai hiểu tại sao?
Hắn lại mất hút. Cả tháng rồi tôi không gặp hắn. Cho đến hôm qua, lúc trưa, tôi nhận được điện thoại của công an hỏi tôi có phải là người thân của hắn không? Tôi ừ. Đồng chí công an bảo phát hiện hắn đã chết đêm hôm qua, trong tay có mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của tôi. Tôi chạy ngay đến đồn, họ chở tôi đến một căn nhà nhiều phòng ở một chung cư tại quận tư. Hắn nằm đó, khuôn mặt thanh thản và bình yên, trên môi phảng phất nụ cười. Chung quanh giường và tràn ngập căn phòng là những cành huệ trắng. Màu trắng của huệ, màu trắng của chiếc drap giường và bộ đồ trắng lần đầu tiên tôi thấy hắn mặc làm cho căn phòng tinh khiết lạ lùng và cũng tang tóc vô cùng. Trên đầu giường có một bức tranh sơn dầu nhỏ vẽ chân dung một cô gái cũng mặt chiếc váy trắng. Khuôn mặt trong hình rất quen. Đó là chân dung của Bạch Huệ. Thì ra hắn tự tử bằng hoa huệ. Hắn đã chất đầy căn phòng hoa huệ trắng, đóng kín cửa và hắn từ từ chết trong hương thơm ngào ngạt của loài hoa huệ trắng. Trong tờ giấy hắm nắm trong tay lúc ra đi, ngoài tên và số điện thoại của tôi, hắn còn ghi thêm hai dòng nữa. Dòng đầu hắn cho biết là hắn tự kết liễu đời mình, không liên lụy đến ai. Dòng sau hắn ghi là hắn không còn cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt nên nhờ tôi hỏa tang thân xác hắn và rải tro xuống sông để cho hắn được trôi ra biển lớn. Tôi đưa tay chào như chiến sĩ, như một lời chia tay.
Ba hôm sau, tôi nhận được mail của hắn. Nhìn thấy tên hắn là tên người gởi, tôi lạnh dọc sống lưng. Sao hắn chết ba hôm rồi, than xác hắn đã thành tro bụi rải xuống sông rồi. Sao lại còn có thư của hắn gởi.
Hắn viết:
“ Gởi anh.
Đã đến lúc tôi cảm thấy mình thừa thãi trong cuộc đời này. Tôi không còn lí do để tồn tại nữa. Phải biết đúng lúc để rút lui là người khôn ngoan. Tôi đã làm tròn phận sự và tôi phải ra đi. Biết đâu ở thế giới khác sẽ vui hơn trần gian điên dại này? Xem như không có V.Huy ở cuộc đời này, quá khứ cũng như tương lai.
Anh ở lại hãy sống vui. V.Huy
Tái bút: Tôi nhờ anh đến địa chỉ…lấy một số vật dụng của tôi và đốt tất cả giúp tôi. Đốt hết và đừng giữ lại gì. Cám ơn anh.
Anh đừng sợ hãi khi nhận được thư này. Tôi gởi thư theo chế độ hẹn. Tôi hẹn ba ngày sau khi tôi ra đi, máy mới gởi thư đi”
Tôi đến địa chỉ hắn đã ghi, người ta giao cho tôi một thùng to, vất vả lắm tôi mới chở được về nhà. Những gì trong đó làm tôi kinh ngạc đến sững sờ.
18 cuốn nhật ký hắn ghi từ lúc bảy tuổi cho đến trước ngày hắn chết một tuần lễ với nhiều suy nghĩ gây sửng sốt.
72 bản dịch những cuốn tiểu thuyết của nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới.
4 bản dịch sang tiếng Đức cuốn Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Thơ các thiền sư đời Lý và cuốn Đoạn trường vô thanh.
3 tập phê bình và nhận định những sai lầm của chủ nghĩa Mác viết bằng tiếng Anh.
2 cuốn nói về sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thế kỉ 21 viết bằng tiếng Pháp.
43 cuốn phân tích và phê bình về các tác giả Việt Nam từ thơ ca đến tiểu thuyết.
12 cuốn viết về các danh nhân văn hóa Trung Quốc và sự ảnh hưởng của họ.
5 cuốn dịch thơ Đường sang tiếng Việt.
3 cuốn chép tay kinh Phật bằng tiếng Pali.
1 cuốn dịch nhạc Trịnh Công Sơn sang tiếng Tây Ban Nha.
8 tập thơ hắn viết từ hồi 15 tuổi cho đến năm ngoái, tức là cả năm nay hắn không còn làm thơ.
1 cuốn luận án tiến sĩ của hắn với tiêu đề: “Tìm hiểu chính sách ngoai giao của nhà nước Việt Nam từ đời Lý đến 1945”..với nhiều lời phê khen ngợi.
Và nhiều bằng cấp giấy khen của nhiều trường học, tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều bài báo của hắn viết trên nhiều tạp chí chuyên ngành của nhiều tổ chức khoa học tiếng tăm trên thế giới.
Một gia tài đồ sộ chứng tỏ sự uyên thâm cùng sức làm việc khủng khiếp của hắn.
Tôi mất gần cả năm nay mà vẫn chưa đọc hết những gì hắn đã viết, và tôi sẽ tiếp tục đọc để hiểu hắn hơn, để càng thêm cảm phục hắn. Một thiên tài đã sinh nhầm nơi chốn. Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ.
Tôi không đốt như ý nguyện của hắn. Tôi đóng một tủ sách khá đẹp, đem tất cả tác phẩm hắn đã viết sắp xếp thứ tự. Ngoài mặt tủ, tôi đi thuê khắc dòng chữ: “CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY “
Saigon 12g45 AM ngày 11.8.2010
DODUYNGOC
------------- mk
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 22/Aug/2010 lúc 9:18pm
http://www.vietwn.com/forum/showthread.php?t=184672 - http://www.vietwn.com/forum/showthread.php?t=184672
Buổi trưa, tại sân ga của một thành phố lớn, một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi đang mướt mồ hôi để vác lên vai túi hành lý lỉnh kỉnh của mình. Trên khuôn mặt của người phụ nữ ấy hằn lên sự vất vả, cực nhọc của một người lao động ngoại tỉnh. Chị đang đưa ánh mắt dường như vô vọng của mình khắp sân ga như để tìm kiếm một thứ gì đấy nhưng sau đấy lại tỏ vẻ thất vọng. Trông chị rất đáng thương.
http://tamnhin.net/Uploaded/haihientrinh/Images/chu-tam.jpg">
Trên sân ga, người qua lại tấp nập. Ai đi qua người phụ nữ ấy đều ném về phía chị những cái nhìn ái ngại và thương cảm. Không ai có ý định dừng lại để giúp đỡ chị. Đặc biệt là những người ăn mặc sang trọng, họ đều đi qua chị với tốc độ rất nhanh, dường như là họ nghĩ nếu đi chậm lại thì chắc chắn người đàn bà đó cũng kéo họ lại để lạy lục, nhờ vả việc gì đó.
- “ Anh để ý đấy nhé, không biết chừng chị ta sẽ nài nỉ xin tiền hoặc sẽ hồ hởi kết bạn với mình để bị chị ta tra tấn trên suốt chuyến đi bằng những câu chuyện vừa dài vừa vô duyên, hoặc như chị ta sẽ mượn mình chiếc khăn mùi xoa để lau mồ hôi mà lau xong thì mình không dám xin lại hay như mượn bình nước uống rồi tu ừng ực thì vài ngụm đã hết veo. Đúng là người nhà quê”- Một người phụ nữ ăn mặc trông có vẻ sang trọng bĩm môm đánh thượt một cái và nói với người đàn ông cũng có vẻ sang trọng bên cạnh mình.
- Xin chào.. xin….
Quả nhiên người phụ nữ tiến lại gần đám đông đang đứng đợi tàu. Nhưng dường như không đợi chị nói hết câu, mọi người đều xua tay và lắc đầu và nhanh chóng lảng ra chỗ khác. Không nản chí, người phụ nữ này lại men theo các cánh cửa sổ của các toa tàu rồi nhảy hẳn lên các toa chưa đến giờ xuất phát. Đi đến toa nào chị cũng mang một khuôn mặt như muốn cầu cứu, trông thật đáng thương và câu duy nhất thốt ra từ miệng người phụ nữ đáng thương này là: “Xin mọi người giúp đỡ cho tôi”
Những người ngồi trên tàu tỏ ra rất khó chịu với người phụ nữ này. Có người thì xua tay ra hiệu xua đuổi, có người vừa thấy bóng dáng chị ở đầu toa vội lấy tờ báo che mặt giả vở ngủ. Trên khuôn mặt của người đàn bà ấy lộ rõ vẻ thất vọng, chán nản. “Mình đâu phải là thằng ăn trộm mà sao mọi người lại xử sự như thế nhỉ?” - Người phụ nữ xót xa nghĩ.
Chị ta lại đi qua các toa tàu nhưng không ai muốn nghe chị trình bày hoàn cảnh của mình. Đúng lúc đó, chị nhìn thấy một chàng trai có dáng vẻ rất thư sinh đang ngồi đọc báo. Chàng trai đang đọc báo rất chăm chú và dường như cậu ta không để ý đến mọi thứ xung quanh. Nhẹ nhàng đi về phía chàng thanh niên, người phụ nữ cất tiếng nói.
- Xin lỗi cậu, cậu có thể giúp đỡ tôi được không? Chàng trai bỏ tờ báo xuống, nhìn quanh một lúc rồi nhìn người phụ nữ nông thôn nọ:
- Xin lỗi, chị đang hỏi tôi ạ?
Người phụ nữ gật đầu.
- Xin anh giúp đỡ tôi với, tôi lên thành phố để tìm người bà con, nhưng tìm không ra, tiền bạc lại bị kẻ gian móc hết rồi. Muốn về quê nhưng không biết làm thế nào, cậu có thể mua giúp một tấm vé để tôi về quê không?
Sau khi nghe xong người phụ nữ đáng thương nói xong, nét mặt chàng thanh niên trông rất lưỡng lự. Dường như anh ta vừa muốn giúp vừa lại không muốn giúp người đàn bà đáng thương đó. Sau một thời gian im lặng, chàng trai bèn đưa tay vào túi quần của mình, khó khăn lắm mới móc ra được một đống tiền lẻ, ngại ngùng đưa cho người phụ nữ.
- Chị cầm lấy đi. Tôi… tôi chỉ còn có chừng này, không biết đủ hay không. Tôi cũng vừa mua vé để về quê nên không còn nhiều. Tôi lên thành phố này để kiếm việc, hy vọng tìm được một công việc kiếm được kha khá, nhưng khi lên thành phố, với tấm bằng trung cấp trong tay thì tôi không thể tìm ra được một việc gì để làm. Chị cầm tạm vậy.
Người phụ nữ rưng rưng cầm lấy những đồng tiền lẻ của chàng trai, khó khăn lắm chị mới thốt lên được hai tiếng “Cám ơn”.
Vừa quay gót đi về phía cuối toa thì chị nghe tiếng gọi với theo của chàng thanh niên nọ. Cậu ta hớt hải đi về phía chị và nói:
- Như thế này vậy, chị cùng quê với em, hay chị lấy tấm vé của em đi vậy.
- Thế còn cậu thì sao? Người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.
- Số tiền em vừa đưa cho chị có thể mua đủ tấm vé xuống ga thứ ba xuất phát từ ga này, như vậy cách nhà em cũng không xa lắm, em có thể đi bộ mà. Chị cứ cầm lấy vé đi, em là con trai, thế nào mà chẳng được. Còn phụ nữ như chị thì không thể đi bộ về nhà trong đêm tối được. Thôi, chúc chị thuận buồm xuôi gió. Nào, đưa cho em đống tiền lẻ nào!
Nói xong, không kịp để người phụ nữ phản ứng gì, chàng trai vội cầm lại số tiền lẻ trong tay người phụ nữ và đưa lại cho chị tấm vé của mình. Sau đấy anh vội vàng đi ra khỏi tàu và đến quầy bán vé.
Rất nhanh sau đó, chàng thanh niên lại lên tàu. Người phụ nữ tiến lại gần phía chàng trai và cất tiếng hỏi:
- Sao cậu lại làm như thế, cậu không hối hận à?
Chàng trai lắc đầu
- Không, chị ạ.
Trong ánh mắt của người phụ nữ đáng thương nọ ánh lên một niềm vui khôn xiết. Chị cầm tay chàng trai và nói:
- Anh bạn trẻ, xuống đây với tôi một lát.
Người phụ nữ kéo chàng trai ra khỏi nhà ga, vẫy một chiếc taxi, tự động mở cửa xe và quay lại nhìn chàng trai:
- Cậu lên xe đi. Hôm nay cậu chính thức là nhân viên của tôi.
Hoá ra, người phụ nữ này là con gái của một ông chủ tập đoàn sản xuất đồ chơi nôỉ tiếng. Để đi tìm một người trợ lý đáng để tin cậy, chị đã phải hoá trang và đứng ở sân ga suốt 3 ngày qua.
Chị nói rằng: “Các bạn cho rằng tôi thật ngốc nghếch khi phải làm khổ mình như thế, nhưng thật ra nó thật sự xứng đáng. Khi đứng ở sân ga trong 3 ngày đó, tôi mới nhận ra rằng: Tìm được một người thực sự tốt trong cuộc sống xô bồ này quả là khó. Có thể, chàng thanh niên đó không có trình độ, hiểu biết nhiều như những người tốt nghiệp đại học hoặc cao hơn nữa. Nhưng điều đáng quý nhất và đáng trân trọng nhất là cậu ấy có cái ‘tâm’. Có cái ‘tâm’ trong cuộc sống thì mới có cái ‘tâm’ trong công việc được. Đấy là thứ mà công ty tôi cần”.
Các bạn thấy đấy, một tấm vé để đổi lấy cả một sự nghiệp sáng lạn. Có thể nhiều người nghĩ đây chỉ là việc ngẫu nhiên, nhưng thực ra trong sự ngẫu nhiên đó lại có tính tất yếu của nó. Rất nhiều người đã có mặt ở trên sân ga, nhưng chỉ có chàng trai đó mới nhận được niềm hạnh phúc bất ngờ như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà anh ta có được một cơ hội tốt đẹp đến như thế mà điều quan trọng là anh đã biết chia sẻ chữ ‘tâm’ của mình cho mọi người xung quanh.
Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật mà tôi đã nghe được từ giám đốc của tôi.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Sep/2010 lúc 5:39pm
'Cúi xuống vùng non xanh mát ...’
* Nguyễn Ngọc Tư
Cạnh quán cà phê Văn Nghệ có ông trải chiếu ở vỉa hè bán đồ cổ, hay mở cái băng nhạc Trịnh Công Sơn Hát cho quê hương Việt Nam 1 thu âm năm 1969. Nghe lần đầu, thề có mấy lá bàng rơi bữa đó, tôi muốn chạy qua ôm ông đồ cổ một cái, vì ông đem những bài hát này ra con đường vốn chỉ rùng rùng nhạc vũ trường, nhạc trẻ kiểu “yêu thì nói hông yêu cũng nói”…
Giữa bụi đời mù mịt, giữa xe cộ ngược xuôi, cô Ly của bốn mươi năm trước cất tiếng hát trong veo, “Cúi xuống. Cho bóng đổ dài. Cho xót xa mặt trời. Cho da thơm trên người nay cũng phôi pha…”, nghe mát rượi lòng, nghe khoẻ dễ sợ.Nhạc “nghe khoẻ”, là chữ của thằng nhỏ ở tiệm bán băng đĩa quen. Một lần tôi ghé qua, nó khoe “em có nhạc này nghe khoẻ lắm, bảo đảm chị thích”, rồi nó đem ra mấy cái đĩa nhạc thu âm hồi năm một ngàn chín trăm mấy mươi gì đó. Gương mặt của Thái Thanh, Hà Thanh… trên bìa đĩa coi trẻ măng, trong sáng, hơi quê quê, dễ thương kinh khủng. Nghe chúng lần đầu, tôi đã nghĩ, tình cờ thằng nhỏ tặng mình quà quý.
Nhưng thằng nhỏ không tình cờ chút nào khi miêu tả cảm giác về một bài hát bằng chữ “khoẻ”, mà không phải là “hay”, là “xúc động”, là “sởn tóc gáy”. Khoẻ, vì dễ chịu, khoan khoái, thoải mái. Vút khỏi tiếng đệm guitar bập bùng, là chơi vơi tiếng hát non trong, mộc mạc, chân phương, đôi lúc vụng về, run rẩy. Ca sĩ không dùng bất cứ phương tiện nào kỹ thuật nào để nương dựa, lấp liếm hay che đậy, cứ hồn nhiên như vậy cất cao tiếng hát từ đáy lòng, thanh thoát.
Những ca sĩ ấy sau này khi đạt đến đỉnh cao của tài năng, họ rực rỡ, họ nổi tiếng, họ thu nhiều bản nhạc gần như hoàn hảo, nhưng sự giản dị năm xưa mãi mãi ở lại với… năm xưa. Tôi ngã lòng vì sự giản dị đó. Kiểu giản dị mà mười năm trước chưa chắc tôi đã thích, bỗng dưng bước chân qua tuổi ba mươi, bỗng dưng thấy… khoẻ khi đứng trước những tấm ảnh trắng đen, những bức tranh lụa, những trang viết của Thạch Lam, những minh hoạ nguệch ngoạc mấy nét chì, những bản nhạc thu âm năm xửa năm xưa, hay những bản demo trên mạng…
Ông già bạn tôi có lần nói,viết sao cho càng giảndị thì vănchương càng đẹp.Tôi cười nói,“câu này của chú mười một chữ, mà hai mươi hai năm nữa chưa chắc cháu làm được”.Ông cười cười,“sai bét, cháu đã làm được rồi,mấy cái truyện đầu tay đó”.Nhưng những trang viết giảndị, ngâyngô có phần khờ khạo đó tôi càng sống càng trải đời càng rời xa chúng.Giờ màviết được vậy,coibộkhó hơn lên trời.
Ngó qua ngó lại, tôi thấy cải lương cũng vậy. Hồi trước, tôi mê cải lương, mê ngẩn ngơ những bản vọng cổ xa xưa thu trên đĩa nhựa. Nghệ sĩ giọng nào ra giọng nấy, chữ nào tròn chữ nấy, ngón đờn dù tài hoa lả lướt đến đâu vẫn giữ sự trong trẻo, hồn hậu, vẫn tôn giọng ca lên hàng đầu. Thứ vọng cổ này nếu ngồi kế c***ette thưởng thức chưa đã, phải dỏng tai nghe ké bên hàng xóm, hay ngồi ngoài vườn nghe trong nhà vẳng ra, chỉ tiếng ca và tiếng ca, gió đàn qua đánh lại, mùi ác liệt. Cải lương giờ đã qua thời hoàng kim, người ta biện ra nhiều lý do, nhưng nó làm rơi mất một đứa hâm mộ như tôi chỉ vì một bữa kia Vũ Linh nắm tay Tài Linh chạy lên đồi cỏ non. Xét theo tính hợp lý, tôi chấp nhận được chuyện ca vọng cổ lúc yêu nhau, đánh nhau, bắn giết nhau, miễn là xảy ra trên sân khấu, trên sàn diễn, nhưng giữa đường tự nhiên có hai người vừa ôm khít rịt mắt nhìn đắm đuối vừa ca khơi khơi chắc tôi phải nghĩ tới bệnh tâm thần. Tô Ánh Nguyệt năm xưa đau nỗi đau xa con chỉ cần nghẹn ngào bước từng bước run lẩy bẩy, nắm tiền trong tay bay bời bời; Tô Ánh Nguyệt bây giờ vừa gào thét vừa bứt xé hàng khuy áo khoe da thịt, mệt gì đâu.
Chia sẻ ý nghĩa này với ba đứa bạn, một đứa cười “vậy mới là tìm tòi, sáng tạo”, đứa kia hỏi vặn “bộ khùng sao mà đi coi cải lương”, đứa còn lại nói “thấy ghê thiệt nhưng thời này nó… phức tạp vậy”. Ừa, đúng là thời này phức tạp thiệt, bữa trước muốn mua cái áo “nhìn thấy khoẻ”, màu sắc nhã nhặn, hoa văn đơn giản, kín đáo mà phải lục tung cả cửa hàng trong con mắt căm hờn của chị chủ. Sách, băng đĩa thì nhất thiết phải siêng năng lục lọi, lâu lâu mới rinh được một cuốn văn đẹp kiểu Thạch Lam, lâu lâu mới chộp được một vài đĩa “nhạc nghe khoẻ”, sao chép lại từ những nguyên bản của mấy chục năm trước nên chất lượng cũng được chăng hay chớ.
Có lần hỏi thằng nhỏ mấy cái đĩa nhạc cổ lỗ sĩ này bán chạy không, nó nói “người ta mua nhiều lắm, nhưng chị là trẻ nhất”. Lại hỏi tiếp, “bộ thấy tôi mệt mỏi già nua lắm sao mà nghĩ nhạc này hợp với tôi”. Thằng nhỏ cười, “tại em thấy chị không đeo vòng vàng gì hết”. Câu trả lời này làm tôi nhớ mấy giai thoại thiền, kiểu như hai ông đi bên bờ sông, một ông hỏi đại niết bàn là gì, sư trả lời, “mau”. Hỏi “mau gì”, ông sư trả lời, “xem nước”. Hiểu chết liền.
Bữa qua ngồi quán chiều vắng ngắt, ông đồ cổ lại mở cái đĩa hát cổ, cô Ly đổ giọng ca mát rượi ra hè phố, “Cúi xuống. Vùng non xanh mát. Và cao tiếng hát cho cơn ưu phiền tan…” bỗng thấy tâm hồn mỏi mệt của mình đang được sự giản dị nào đó cứu chuộc. Cảm giác gan bàn chân tôi vừa chạm vào mặt đất, hình như tôi vừa tháo giày ra bỏ bên đường.
Nhưng tuổi hai mươi gặp gì cũng hăng hái đeo mang, thấy gì cũng hớn hở vơ lấy vào mình, lỉnh kỉnh những phấn son, tô vẽ và xiêm áo, tuổi hai mươi ấy giờ nằm lại ở đâu?
'...Ví dầu Tình cũng như sương Xin cho hoa nở lừng hương buổi đầu Mai kia theo gió về đâu Vẫn mong thoang thoảng chút sầu quạnh hiu.
Ví dầu thuyền vẫn còn neo Con sông nước lớn xin liều một phen Mai kia cuối bãi đầu ghềnh Lời ươm giấc cũ lênh đênh cũng đành..'. Tình ơi...
* Nguyễn Ngọc Tư ( Nguồn: mailto:DienDanAmNhac@yahoogroups.com - DienDanAmNhac@yahoogroups.com )
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=117849&z=54 - http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=117849&z=54
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Sep/2010 lúc 5:56pm
Một chuyến xe
Tôi là một tài xế taxi. Không nhiều tài xế nhận làm việc ca đêm. Riêng tôi, vì cuộc hôn nhân mới tan vỡ với Rachael nên tôi đồng ý. Và vị khách của đêm cuối năm ấy để lại trong tôi một ấn tượng đặc biệt.
Tôi nhận được lời nhắn vào lúc 2:30 sáng. Tôi dừng xe, xung quanh vẫn tối đen, chỉ trừ ánh đèn hắt ra từ một cửa sổ nhỏ ở tầng trệt. Bình thường, cũng như mọi tài xế taxi khác, tôi chỉ bấm còi một hai lần, đợi một chút, nếu vẫn chưa thấy khách ra thì lái xe đi.
Nhưng không hiểu tại sao lần này, tôi lại ra khỏi xe, bước lên bậc tam cấp. Không khéo người ta cần mình giúp, tôi nghĩ vậy và gõ cửa. - ' Xin chờ một phút' – một giọng nói run rẩy cất lên. Sau một lát yên lặng, cửa mở. Một bà cụ nhỏ bé đứng trước mặt tôi, mặc một chiếc váy hoa, đội mũ nhỏ có mạng che mặt. Chiếc valy nhỏ đặt dưới chân.
Căn phòng phía sau lưng cụ trông như không có ai ở đã nhiều năm.Tất cả đồ đạc đều được phủ ga trắng. - 'Cậu mang đồ ra xe giúp tôi được không?' - bà cụ hỏi. Một tay tôi nhấc chiếc valy lên, nó còn nhẹ bẫng, còn tay kia thì khuỳnh ra cho bà cụ vịn. Chúng tôi đi rất chậm ra xe. - 'Cậu tốt quá!', bà cụ nói nhẹ nhàng mắt không nhìn vào tôi, tựa như đang nói với một ai khác. Khi chúng tôi vào xe, bà đưa cho tôi địa chỉ cần tới và nói: - 'Cậu có thể đi xuyên qua khu chợ cũ được không?' - 'Nhưng đó không phải là đường ngắn nhất, cụ ạ!' - 'Tôi không vội mà!'. Ngừng lại một lát, bà nói tiếp:' Tôi đang đến viện dưỡng lão!' Mắt bà long lanh: 'Thế cũng tốt! Ðằng nào thì bác sĩ cũng nói rằng tôi không còn sống được bao lâu nữa.' Tôi tắt đồng hồ đo cây số và hỏi: 'Ðầu tiên cụ muốn cháu đưa đi đâu?'
Hai tiếng đồng hồ, chúng tôi đi lòng vòng quanh thành phố. Bà cụ chỉ cho tôi tòa nhà bà từng làm việc, khu chung cư vợ chồng bà đã thuê khi họ mới cưới.
Bà bảo tôi dừng lại trước một cửa hàng nội thất nơi trước đây là sàn nhảy, bà vẫn đến khiêu vũ khi còn thiếu nữ. Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm qua một tòa nhà hay một góc phố đặc-biệt-nào-đó dừng lại trong bóng tối và im lặng.
Khi những ánh mặt trời đầu tiên xuất hiện phía chân trời, bà cụ đột nhiên nói 'Tôi mệt rồi, chúng ta đi thôi.'
Chúng tôi tới địa chỉ mà bà cụ đưa cho tôi mà không nói thêm câu nào. Ðó là một viện điều dưỡng dành cho những người già không nơi nương tựa. Hai người hộ lý và một chiếc xe lăn đã chờ sẵn ngoài cổng. Bà cụ dừng bước, vừa rút ví ra, vừa hỏi tôi, dịu dàng: - 'Tôi phải trả cậu bao nhiêu?'
- 'Không gì cả, cụ ạ!' - Tôi nói - 'Cậu cũng phải kiếm sống mà' - Bà cụ hỏi, giọng vẫn dịu dàng, tuyệt nhiên không có chút ngạc nhiên nào. - 'Sẽ còn những hành khách khác mà cụ' - Tôi trả lời.
Bất giác, tôi cúi xuống ôm lấy bà cụ. Bà cũng ôm chặt tôi. - 'Cậu đã cho tôi rất nhiều' - Bà cụ nói - ' Cám ơn cậu'. Tôi siết nhẹ tay bà cụ rồi quay ra. Trời vẫn còn mờ tối. Sau lưng tôi, cánh cửa viện điều dưỡng đã đóng lại. Ðó cũng là âm thanh khép lại một cuộc đời.
Cả ngày hôm đó tôi không đón thêm một hành khách nào nữa, tôi lái xe đi lang thang, đắm chìm trong suy nghĩ, rồi băn khoăn tự hỏi: Ðiều gì sẽ xảy ra nếu bà cụ gặp một tài xế dữ dằn, hoặc đang nóng vội trên chuyến xe cuối cùng?
Ðiều gì sẽ xảy ra nếu tôi bóp còi rồi bỏ đi hoặc từ chối tuyến đường đặc biệt của bà cụ?
Và bất giác tôi cảm thấy mình hạnh phúc xiết bao... Ít ra tôi hiểu rằng sự cô đơn trong trái tim của một người từng bất hạnh như tôi vẫn còn rất nhiều yêu thong. Và vì thế mọi cánh cửa vẫn chưa hề khép lại
* Theo Nhân Thân. (Nguồn hình: Nursing Homes, Google)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=117850&z=54 - http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=117850&z=54
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Sep/2010 lúc 3:39am
http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/nep-song-dao/1393-chu-tieu-di-roi.html - Chú tiểu đi rồi |
http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/nep-song-dao/1393-chu-tieu-di-roi.pdf - |
http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/nep-song-dao/1393-chu-tieu-di-roi.html?tmpl=component&print=1&layout=default&page= - |
http://daitangkinhvietnam.org/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL2RhaXRhbmdraW5odmlldG5hbS5vcmcvcGhhdC1naWFvLXZhLWRvaS1zb25nL25lcC1zb25nLWRhby8xMzkzLWNodS10aWV1LWRpLXJvaS5odG1s - |
http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/nep-song-dao.html - |
Viết bởi Diệu Kim
|
Chùa mở lớp giáo lý. Trong mấy chục em thiếu nhi tung tăng đến lớp, có một chú tiểu rụt rè đứng nơi cửa, tôi nói mãi chú mới chịu vô ngồi, mà lại chọn cái bàn cuối cùng. Tôi nhấn mạnh : “Người ta cư sĩ mà còn học pháp, chú là người xuất gia càng phải học nhiều hơn, giỏi hơn”. Chú im lặng, đầu cúi gằm.
Hình như suốt mấy buổi học chưa khi nào tôi thấy chú nhìn thẳng lên một cách đường hoàng, cứ trông thấy ai nhìn là chú lảng mắt đi, hoặc cúi xuống trang vở. Đặc biệt không thấy chú cười. Gương mặt rất trắng trẻo, thông minh, hơi đẹp trai nữa là, nhưng không hiểu sao lại phảng phất nét buồn, không hợp chút nào so với cái tuổi lên mười hai của chú. Khi tôi giảng, cả lớp reo hò tranh nhau trả lời, hoặc cười vang vì những câu hài hước của tôi, thì chú vẫn buồn hiu, thi thoảng có mím miệng một chút là tôi biết có “ấn tượng” lắm rồi. Thế cho nên, tôi càng quan tâm gọi chú trả bài. Chú học hơi chậm hơn các bạn, nhưng mỗi lần chú thuộc được một câu tôi đã khen ngợi, đề nghị cả lớp vỗ tay tán thưởng. Rồi tôi tặng chú những món quà nho nhỏ, khi thì cái bánh ngọt, khi cây bút bi xinh xinh, lúc là con gấu bông tí hon gắn vào chìa khóa…Chú nhoẻn miệng cười. Tôi mừng quá. Trong học bạ, tôi thường ghi nhận xét rất tốt về những thành tích be bé của chú. Có hôm tới giờ học mà chú vẫn chưa ăn cơm. Tôi bắt buộc chú phải ăn hết cái bánh mì ngọt tôi đưa. “Nè, trẻ con phải ăn đúng giờ, không được nhịn đói, mất sức, và tiếp thu bài không tốt”. Nghe tôi dặn, chú nhìn tôi, long lanh đôi mắt.
Một tháng trôi qua, chú tiểu đã cười, thậm chí đã nói chuyện với bạn cùng lớp. Và một buổi chiều tôi thấy chú sửa soạn bàn ghế cho cô giáo rất tinh tươm, nào phấn, bảng, học bạ, sổ điểm, có cả một ly nước lọc. Chú nhanh nhẹn vô cùng, chạy lên chạy xuống thang lầu tìm người sửa giùm dây điện để gắn cái loa dạy học, rồi kéo dây ra mở quạt cho cả lớp. Mồ hôi ướt trên trán chú, mà chú vẫn vui vẻ, trong lúc các bạn cứ í ới đùa nghịch. Chú bỗng nhiên “lớn” hẳn ra, chững chạc một cách bất ngờ. Tôi vuốt đầu chú, nói “Cảm ơn con!”. Chú lỏn lẻn dạ nhỏ, đôi má rất hồng.
Qua tháng thứ hai, tự nhiên tôi thấy chú buồn bã trở lại. Có một hôm, tôi lên lớp mà không thấy chú đâu, bèn tranh thủ đi xuống nhà tổ tìm thử. Thì ra chú đang bị sư huynh phạt quỳ hương, vì chú mãi chơi quên làm việc gì đó mà sư huynh đã dặn. Tôi nói với một vị khác rằng hãy xin giùm chú, để chú học xong rồi hẵng phạt sau, như vậy chú không bị lỡ bài học. Vị ấy lắc đầu, không muốn can thiệp. Tôi buồn hiu.
Vài hôm sau nữa, chú vắng mặt hẳn. Rồi tôi nghe thầy nói chú đã bỏ về nhà. Tôi tìm hiểu mới biết nhà chú rất nghèo, có người cha say xỉn, hay đánh con, mẹ thì trốn đi mất biệt. Chú được đem vô chùa. Và cái tội lớn nhất là đã ăn cắp mấy trăm ngàn đồng của thầy, chỉ để mua cái máy nghe nhạc. Thảo nào hôm nọ tôi thấy chú mân mê cái máy nhỏ xíu màu đỏ đỏ, mặt phấn khởi lắm. Chú áp tai vào máy, như có người bạn chia sẻ tâm sự. Nào ngờ…Tôi không thể thanh minh cho chú. Nhưng nếu ai nhìn thấy niềm hạnh phúc của chú khi áp tai vào máy, mới hiểu nỗi cô đơn trong chú. Tôi lặng lẽ cất học bạ của chú vào túi xách, trong đó có mấy bức vẽ con mèo, con vịt tô màu rất đẹp. Thầy qua cơn giận, đã đến nhà kêu chú tiểu quay lại chùa, nhưng chú lắc đầu.
Ở một ngôi chùa quê tôi, cũng có hai chú tiểu con nhà nghèo được đem vô cho sư ông nuôi dưỡng. Chẳng bao lâu, hai đứa bé lên 8, lên 9 ấy đã bị đòn vì dám lấy tiền trong thùng Tam Bảo đi mua đồ chơi. Đó là hai chiếc xe ô tô bằng nhựa bán đầy ngoài chợ, giá chỉ vài ngàn đồng. Sau trận đòn, hai chú đi biệt luôn không về. Nghe nói hai chú trở lại căn nhà cũ, bỏ luôn chương trình học vì không có tiền mua sách vở. Tôi ứa nước mắt, nhìn đống đồ chơi của con mình.
Một ngôi chùa khác có cô tiểu vào ở với ni chúng. Mọi người rất bực vì cái tật ở dơ của cô. Mặc hết đồ mới chịu giặt, mà nếu giặt không kịp thì lấy đồ của người khác mặc tỉnh bơ. Mặt mũi cũng tèm lem, không biết giữ cho sạch sẽ. 16 tuổi, cô thèm nhất cái đồng hồ đeo tay như các sư chị. Thế là cô lấy cắp tiền của sư chị, mua cái đồng hồ secondhand đeo hí hửng. Sư chị giận, báo cáo lên. Cô tiểu sợ bị phạt, bỏ chùa đi trước. Tôi buồn buồn nói với sư chị: “Sao cô biết nhà nó nghèo, ba nó hay đánh con, mà cô không thương nó? Chính vì mẹ nó chết sớm nên không ai chăm sóc, dạy dỗ từng sự ăn, sự mặc, nó mới dơ, mới dở như vậy. Cô thử làm mẹ nó, giặt giùm nó bộ đồ, nhắc nó đánh răng, rửa mặt, coi nó có cảm động không. Rồi từ từ nó sẽ tiến bộ, sẽ hòa được với kỷ luật chung. Có ai đẻ ra đã giỏi liền đâu, phải có người nâng đỡ, dạy dỗ. Nó thiếu tình mẹ, nay lại thiếu tình chị nữa, tội nghiệp!”. Sư chị chảy nước mắt: “Trời ơi, tôi quên. Chúng sanh ở gần đó mà tôi còn chưa thương, thì làm sao tôi thương được những chúng sanh khác!”. Sư chị vội vã đi tìm nhà em, gọi em trở lại chùa. Nhưng cô tiểu đã mặc đồ mô-đen lên Sài Gòn bán quán cà phê rồi. Sư chị hết hồn: “Xin chư Phật gia hộ cho em đừng sa ngã giữa chốn phồn hoa!”.
Những đứa trẻ ấy được nuôi dưỡng với một lý tưởng cao đẹp, với lòng kỳ vọng sẽ đào tạo trở thành người tử tế, nhưng đôi khi chúng ta quên mất tuổi thơ của chúng. Tuổi thơ bình thường đã khó gìn giữ, nâng niu, huống chi những tuổi thơ bất hạnh, đầy mặc cảm, đầy vết hằn đau đớn từ ngôi nhà không có tiếng cười. Tuổi thơ ấy mong manh lắm. Và có đứa không hề có tuổi thơ, chúng “già” đi thật nhanh. Khi chúng ta biết giật mình nhìn lại, thì tuổi thơ đã theo gió bay đi…
Cánh diều nhỏ đứt dây, biết nó rơi chốn nào, trong đục ra sao…
Diệu Kim |
http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/nep-song-dao/1393-chu-tieu-di-roi.html - http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/nep-song-dao/1393-chu-tieu-di-roi.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Sep/2010 lúc 7:02pm
Phần quan trọng nhất trên cơ thể
Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?"
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con."
Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì."
Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ."
Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối. Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi.
Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc như tôi.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án:"Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?"
Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.
Hoathuytinh.com
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 28/Sep/2010 lúc 6:39pm
Tóc Thề (Nguyễn Khôi)
Bố mẹ tôi lấy nhau từ lúc hai người còn rất trẻ. Mẹ kể: ngày trước, trong đám sinh viên trường Mỹ Thuật mẹ chỉ để ý đến bố vì bố có mái tóc rất đẹp. Mối tình của hai người cũng lắm trắc trở. Bà tôi bảo: "Con yêu gì thằng đó, chân yếu tay mềm, rồi cũng khổ thân mày". Mẹ cười nói với bà: " Con yêu vì anh ấy có mái tóc đẹp. Cái tóc là gốc con người mà mẹ!" Cả họ ngoại tôi đều bảo mẹ gàn. Riêng bạn bè của mẹ thì khuyên ngặn: "Chẳng lẽ mày yêu hắn chỉ vì mái tóc?" Mẹ triết lý: "Nhưng ít ra cũng còn có cái để yêu". Lúc chỉ còn có hai người với nhau, mẹ cũng nói thật lòng với bố thế . Cứ tưởng rằng bố sẽ buồn, nhưng không, Bố còn đùa tếu: "Mái tóc muôn năm ".
Sau ngày cưới, mẹ đi chợ sắm cho tổ ấm của mình. Trong những thứ linh tinh mà mẹ khuân về có một cái kéo, một con dao cạo sắc lem. Mẹ tuyên bố: "Kể từ ngày hôm nay em sẽ hớt tóc cho anh. Cấm anh ra tiệm!" . Hôm đầu tiên "ra nghề", mẹ phải cày cục gần một buổi mới hớt xong mái tóc của bố. Không biết "tác phẩm nghệ thuật" của mẹ đạt đến trình độ nào mà sáng hôm sau bố phải đội sùm sụp cái mũ trên đâu để đến cơ quan.
Qua mấy chục năm, tay nghề của mẹ đến nay đã hết sức "vững vàng". Mặc dù là hiệu trưởng của một trường cao đẳng sư phạm, phải giảng dạy, họp hành suốt ngày nhưng chưa bao giờ mẹ quên việc chăm sóc mái tóc của bố. Món qua mà mẹ tặng bố sau những chuyến công tác về thường là những chai thuốc gội đầu, những lọ dầu xịt tóc. Và công việc trước tiên là kiểm tra xem cái râu, cái tóc của bố có "vấn đề" gì không. Còn bố, từ một chú học trò chỉ biết ngoan ngoãn vâng lời thì bây giờ đã "nghiện" nặng. Đố ai hớt tóc được cho bố. Có những lần đi công tác ở nước ngoài gần năm tháng trời nhưng bố vẫn không chịu hớt tóc viện lý do là để vậy cho ấm. Bố thường bảo: không có hạnh phúc nào bằng sau những chuyến đi mệt nhoài được ngả người trên ghế để cho mẹ hớt tóc và gội đầu. Những lúc hai người giận nhau thì bao giờ bố cũng làm lành trước. "Chiêu thức" thường dùng của bố là soạn "đồ nghề" ra nhờ mẹ hớt tóc. Và mẹ chỉ chờ có thế để chính thức tuyên bố "hòa bình" .
Mẹ tôi ngã bệnh đã gần nửa năm nay. Căn bệnh nan y đã rút cạn sức lực của mẹ. Suốt thời gian đó, bố túc trực bên giường bệnh, tự tay lo lắng tất cả, ngay đến việc đút cháo cho mẹ bố cũng giành làm vì sợ chúng tôi vụng về. Một hôm mẹ nắm tay bố cười buồn nói: "Thôi! em cho anh ra tiệm hớt tóc đó . Gớm ! tóc tai gì mà phát khiếp !" . Bố nghẹn ngào lắc đầu, chẳng nói được lời nào .
Ít lâu sau thì mẹ mất. Chôn cất mẹ xọng, bố tôi già xọm hẳn đi . Lúc đêm vợ tôi nói: "Mai anh đưa tiền cho cụ đi hớt tóc . Trông cụ mà não cả lòng ". Sáng ra bố bảo: "Thằng cả hớt tóc cho bố". Nói xong bố đến bên bàn thờ của mẹ, run run lần mở bọc vải lấy ra những thứ "đồ nghê" mà mẹ để lại và đưa cho tôi. Khi nhát kéo đầu tiên vừa lướt qua thì những giòng nước mắt nóng hổi của bố cũng lặng lẽ rơi xuống. Tôi ôm lấy bố nức nở. Phía trên kia mẹ vẫn cười tinh nghịch .
Nguyễn Khôi
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Oct/2010 lúc 6:29pm
03/10/2010
Chỉ cần 3 phút đọc và cả cuộc đời phải suy ngẫm….
Theo: http://vip.haynhatvn.net/2010/09/chi-can-3-phut-oc-va-ca-cuoc-oi-phai.html - vip.haynhatvn.net
http://dailyvnews.files.wordpress.com/2010/10/12756510421251908780_574_0.jpg - - http://img-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/06/04/18/12756510421251908780_574_0.jpg"> http://dailyvnews.files.wordpress.com/2010/10/12756510421251908780_574_0.jpg -
-
Ăn rau không chú ơi? Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình” – cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt. - Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu? - Hai nghìn một mớ – Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế? - Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ…
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo: - Bà bán rau chết rồi. - Bà cụ hay đi qua đây hả chị? – chị bán nước khẽ hỏi. - Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác. - Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ…! | | http://dailyvnews.wordpress.com/2010/10/03/ch%E1%BB%89-c%E1%BA%A7n-3-phut-d%E1%BB%8Dc-va-c%E1%BA%A3-cu%E1%BB%99c-d%E1%BB%9Di-ph%E1%BA%A3i-suy-ng%E1%BA%ABm/ - http://dailyvnews.wordpress.com/2010/10/03/ch%E1%BB%89-c%E1%BA%A7n-3-phut-d%E1%BB%8Dc-va-c%E1%BA%A3-cu%E1%BB%99c-d%E1%BB%9Di-ph%E1%BA%A3i-suy-ng%E1%BA%ABm/ | | | |
------------- mk
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 15/Oct/2010 lúc 8:18pm
Buồn quá!!!
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 15/Oct/2010 lúc 11:17pm
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế? - Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
..............................
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Ý nghĩa lắm, Mỹ-Kiều. Vâng, Đừng bao giờ hứa suông để rồi có thể hối-hận cả đời
------------- mhth
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Oct/2010 lúc 8:17am
Dạ phải, anh LoCong15 và anh Huy Tưởng , buồn và tội nghiêp quá .
Hình Bà Cụ (có lẽ chỉ là minh họa) thấy thương làm sao.
Cám ơn hai anh đã đồng cảm cùng tác giả câu chuyện .
mk xin copy lại vài "phản hồi" của đọc giả :
cho toi xin dia chi cua ba cu do dc ko
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Nov/2010 lúc 7:27pm
Như một truyện cổ tích , ngày xửa... ngày xưa... có một Bà Tiên....
mk
Vết sẹo
(LÊ THÚY BẢO NHI)
Mẹ ruột chúng tôi mất sau khi sinh em trai út của tôi. Chị Như, chị hai tôi, lúc đó mới lên mười. Tôi, đứa con gái thứ hai, lên tám ốm quặt quẹo. Sau nữa, thằng Thành, năm tuổi, tròn như củ khoai ngơ ngác đi tìm mẹ suốt ngày. Hai năm sau cha tôi tục huyền với người phụ nữ con nhà gia thế, một phụ nữ đẹp mới 27 tuổi. Chúng tôi gọi người này là “má”.
Cha đi làm từ sáng đến tối, giao phó toàn bộ việc chăm nom con cái cho má tôi. Má làm trăm thứ việc không mấy khi ngơi tay. Chị em tôi no đủ, sạch sẽ, nhà cửa chúng tôi gọn gàng, bữa cơm dọn lên lúc nào cũng nóng sốt. Cha tôi chung sống với má sau được ba năm thì đau nặng rồi mất. Lúc sắp ra đi, cha không còn nói được chỉ nhìn má tôi rồi khóc. Má lúc đó trẻ quá, đẹp quá lại chẳng phải má ruột của chúng tôi...
Cha vừa nằm xuống được mươi ngày đã có người đến đòi xiết nhà, xiết đồ. Gia đình nhà má khăng khăng bắt má về gả chồng. Rồi một ngày kia má kêu bán nhà, trả hết nợ rồi lặng lẽ dắt díu chúng tôi đi. Đó là năm 1978. Chúng tôi ở đậu nhà người chị họ xa của má, gọi là dì tư Tím. Dì làm nghề ướp cá, bán cá, dì góa bụa và nghèo khó. Căn nhà của dì không khác hơn cái chòi canh dưa là mấy, vậy mà còn chứa thêm má và bốn đứa chúng tôi. Dì tư Tím đem biếu ba con gà mái dầu cho một người quen để xin cho má một chân hộ lý trong bệnh viện đa khoa.
Hằng ngày, má dậy từ 3g30 sáng, vào bệnh viện nấu nước, châm nước cho những bệnh nhân dậy sớm rửa mặt, pha sữa, pha trà để kiếm thêm chút tiền còm mua sách vở cho chị em tôi đi học. Sáu giờ má tất tả về nhà lo cho chúng tôi ăn sáng và đến trường. Bảy giờ má trở lại bệnh viện lau cầu thang, lau sàn, cọ rửa nhà vệ sinh, thay trải giường cho người bệnh, gom rác đem đi đốt… Sau năm giờ chiều, má còn nhận giặt thuê quần áo cho những bệnh nhân khá giả. Đến tám giờ tối má mới về đến nhà, mệt rã rời. Hôm nào mưa gió má về sớm hơn. Má mua về cho chị em tôi mỗi đứa một trái bắp nướng hay một túi đậu nành rang thơm giòn. Mấy chị em nằm bên má trên một manh chiếu rách, nghe má kể chuyện đời xưa. Thằng út Tài sợ lạnh cứ ôm chặt má mà khen sao má ấm quá. Thằng Thành nhõng nhẽo đòi má gãi lưng. Cũng có khi má dạy chúng tôi những bài hò, bài vè để cả nhà thành một “dàn đồng ca” rất ăn ý, rất vui nhộn, mặc ngoài kia gió thổi mưa tuôn…
Mỗi năm vào ngày giỗ mẹ tôi, má làm một mâm cơm tươm tất. Rồi má thắp mấy nén nhang thơm, gọi hết bốn chị em tôi lại bên bàn thờ mà nói: “Đây là mẹ ruột của các con, người đã sinh ra và nuôi nấng các con. Tuy mẹ các con mất rồi nhưng ở trên trời mẹ các con vẫn luôn phù hộ cho các con mạnh khỏe”. Vào ngày giỗ ba, má cũng làm như vậy. Ngày ấy cũng như mãi tới bây giờ cũng vậy, tôi vẫn tin ba mẹ tôi ở trên trời nhìn thấy chúng tôi.
Có một sáng người ta đưa má về. Chân má bị phỏng nước sôi do một bệnh nhân chạy vấp vào má. Vết phỏng rất lớn. Do ăn uống thiếu thốn, sức đề kháng yếu nên chỗ phỏng trên chân má rất lâu không lành, cứ sưng lên đau nhức. Má mất ngủ nhiều, ốm rạc như con cò. Chị hai khóc, năn nỉ má cho đi đổ nước thay má mà má không cho đi. Rồi má nén đau, cố lê chân đi làm trở lại. Về sau vết bỏng ở chân má làm sẹo, một sẹo lồi nhăn nhúm chạy từ cổ chân đến hết mu bàn chân trái. Dáng má đi không còn tự nhiên nữa.
Dì tư Tím mua được một căn nhà ở gần chợ, bán rẻ căn nhà lá cho má con tôi. Năm đó chị hai tôi thi đậu vào Trường cao đẳng Sư phạm Cần Thơ. Thương má cực nhọc, chị định bỏ học đi làm thuê. Má cương quyết không cho. Chưa bao giờ má cương quyết như vậy. Thắp nén nhang trên bàn thờ ba, má khấn (cốt cho chị hai nghe): “Con gái lớn của mình định bỏ học. Khi về nơi chín suối, em biết nhìn anh sao đây…”. Chị hai khóc, xin lỗi má rồi chấp nhận đi học. Hai năm sau tôi cũng vào đại học và cũng được má sắp soạn vali quần áo cho tôi rồi đưa đi. Mở cái vali ra nhìn mà thương má đứt ruột: ngoài quần áo, má còn bỏ vào kim chỉ, dầu gió, tem thư, bông băng thuốc đỏ, thuốc cảm…
Dường như má có thể gói trọn sự thương yêu của má vào trong từng thứ một. Bốn năm, chị em tôi ra trường lênh đênh tìm việc thì cũng là lúc thằng Thành vào Đại học Luật TP.HCM và năm sau nữa là thằng Tài vào Đại học Y Cần Thơ. Làm sao đong được sự vất vả, cực nhọc của má lúc ấy. Lưng má còng đi, tóc đã lốm đốm bạc, da tay chai sần.
Nhiều năm trôi qua má lần lượt dựng vợ gả chồng cho ba đứa con lớn. Thằng Tài vẫn ở với má và chưa có gia đình riêng. Giờ nó là bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện mà xưa má làm hộ lý. Nó tâm sự rằng hễ đi trực đêm mà nghe tiếng rao “nước sôi đây” là giật mình thảng thốt tưởng như tiếng má, nghẹn thắt cả lồng ngực.
Những ngày rảnh rỗi, chị em tôi dẫn lũ con về với má cho má vui. Đám trẻ quấn quít với má không rời nửa bước. Đứa nhổ tóc sâu, đứa bóp tay, đứa bóp chân cho bà. Một lần bé Du con tôi xoa vào vết sẹo trên chân má mà nói: “Bà ngoại ơi, con bị phỏng tay có một chút đã đau ghê. Ngoại phỏng nhiều vậy chắc là khiếp lắm…” Má tôi cười: “Lâu quá, ngoại quên mất rồi”. Một chiều mưa tôi về thăm má, nằm bên má tâm sự chuyện chồng con. Mưa ầm ào, mưa tầm tã, tôi kêu lạnh má liền kéo mềm đắp cho tôi, tôi thì lại đắp cho má y như lúc tôi còn nhỏ ngủ chung với má vậy. Chân tôi lạnh tôi tìm hơi ấm nơi chân má. Tôi chạm vào vết sẹo trên cổ chân má, cái vết sẹo đã thành thân thuộc với tôi vậy mà tự nhiên tôi rơi nước mắt. Nghĩ lại, tôi có chồng có con, vợ chồng tôi luôn quấn quít đầm ấm… Còn má, má chỉ được hạnh phúc làm vợ trong ba năm lẻ. Trong những năm tháng dằng dặc sau này, chắc cũng có lúc má khát khao một hạnh phúc riêng tư, cũng có lúc má cô đơn, mệt mỏi mà không có ai chia sẻ. Má ơi, sự lựa chọn của má sao nghiệt ngã quá vậy!
Đã bao lần má kể cho các con tôi nghe những câu chuyện cổ tích về công chúa, về hoàng tử, về các cô tiên xinh đẹp… Một ngày kia con tôi lớn lên, tôi sẽ kể cho các con tôi nghe về “Bà Tiên” của chị em tôi, bà tiên tóc bạc, dáng đi hơi khập khiễng vì một vết sẹo dài… Truyện cổ tích má viết cho chúng tôi bằng cả sự nhọc nhằn, sự đau đớn, bằng nước mắt, mồ hôi và bằng cả cuộc đời của má.
LÊ THÚY BẢO NHI
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Nov/2010 lúc 8:59pm
HỒN TRÀ
(Trần Thanh Giao)
|
http://tranthanhgiao.com/index2.php?option=com_content&task=view&id=76&pop=1&page=0&Itemid=19 - |
Du khách đến thăm Đà Lạt, mỗi khi về thường ghé tiệm trà Trâm Anh ở Bảo Lộc vì mấy lý do: có chỗ xả hơi, đậu xe miễn phí, và… uống trà miễn phí. Ra về, khách có mua trà, cà phê, bánh kẹo… hay không mua gì, cũng tùy lòng, chủ tiệm vẫn trân trọng cảm ơn. Ở đây có “bí quyết” gì chăng? Một buổi chiều, chúng tôi ghé thăm tiệm.
Thoạt nhìn cách trang trí, từ vẻ ngoài đến nội thất, tôi tưởng chủ tiệm là một người Việt gốc Hoa. Nhưng tôi đã lầm. Tiếp chúng tôi là một ông chủ người Việt chính gốc. Ông tên Vũ Hùng Anh, quê gốc Thanh Hóa, theo bố mẹ vào đây lập nghiệp từ 1954. Ông nói: Ông ngoại tôi làm kỹ thuật cho một đồn điền trà thời Pháp nên khi vào đây, ngoài người Hoa, người dân tộc bản địa, còn là gia đình tôi làm trà. Hiện tôi đang có hai héc-ta trà Ô Long ở vùng Đam Bri mang đậm tính gia đình.
Ông cho uống trà miễn phí vì mục đích kinh doanh chăng? Ông đáp ngay: Không, không phải vậy. Có người hỏi lấy quảng cáo, tôi cũng từ chối ngay. Vậy thì do đâu? Ông lúng túng, cười: Chí hướng của tôi là đem trà đến cho mọi người dân Việt, làm sao mỗi nhà mỗi ngày uống một lần trà là chuyện lớn lắm rồi. Còn chuyện lớn hơn là làm cho Bảo Lộc thành kinh đô trà cả nước. Đó là chuyện của cả huyện, cả tỉnh, cả nước lo. Tôi chỉ làm phần nhỏ là đãi trà cho khách qua lại Bảo Lộc. Và nói thật, tôi còn đãi trà được bao lâu nữa thì chính tôi cũng chưa biết… Vì tính sơ sơ, mỗi ngày tôi đãi trà và cà phê khoảng một ngàn ly, cứ cho mỗi ly cà phê là ba ngàn đồng thì cũng mất vài ba triệu…Thị trường của tôi chủ yếu là nội địa, đến chin chục phần trăm. Còn lại là khối châu Âu, chủ yếu là các nước có người Việt. Họ nhớ quê nhà, nhớ trà Việt Nam. Từ ngày đất nước mở cửa, trà nước ngoài vào nhiều, mẫu mã đẹp, thương hiệu có cái đã vài trăm năm. Trà Việt Nam mai một dần. Ai bênh vực cho trà Việt Nam đây? Có người bảo tôi muốn cạnh tranh. Không đâu, trà là hòa bình mà. Hòa bình mới có thời giờ thưởng thức trà. Bạn bè mời nhau uống trà, tôi muốn bắt tay bạn bè, bắt tay đồng nghiệp chứ không muốn “cạnh tranh”. (Tôi cười, xen vào: trong chiến tranh người ta cũng uống trà đấy; thời kháng Pháp, ở Nam bộ có thú UTQ tức là uống trà quạu, trà đậm đặc, ông có biết không?) Ông gật đầu cười: Gặp các nhà văn, tôi mừng lắm. Vì các nhà văn cũng đưa trà đến mọi người, cũng là những người bênh vực cho trà Việt Nam. Tôi đọc Nguyễn Tuân, thấy ông tả sự pha trà, uống trà, thưởng thức trà mà mê. Tôi tự hỏi: việc nhà văn uống trà mà nhận ra vị “vỏ trấu” trong hương trà, điều đó có thật không, hay nhà văn nói quá lên để thấy cái tinh tế hết mực trong văn chương? (Tôi lại xen vào: có nhà văn Andersen của Đan Mạch nổi tiếng thế giới về chuyện trẻ con, kể chuyện nàng công chúa bé xíu nằm ngủ trên đệm mà cảm nhận được dưới đệm có hạt đậu chắc ông đã đọc). Ông cười: Vâng, chuyện trà hay cà phê vẫn luôn là vấn đề “cái gu”. Người ta ghiền trà, tìm trà, vẫn là mê cái gu mình ưa thích. Từ đó mà các hãng trà tìm ra thương hiệu. Tôi xin kể chuyện này trong nghề buôn bán trà của tôi:
Năm ấy, có hai cô gái ngồi Toyota màu trắng từ Sài Gòn lên đây ngồi uống trà Ô Long rồi lại về Sài Gòn chứ không lên Đà Lạt. Hai tuần sau, cũng hai cô gái đó với chiếc Toyota đó lên ngồi chỗ đó uống trà, xong mua hai ký trà Ô Long rồi quay về. Lần thứ ba, cũng chiếc xe đó lên, lần này có thêm một ông có tuổi mặc đồ Tây trắng ngồi uống trà khá lâu. Hỏi ra mới biết ngày mai ông về Pháp, lên mua trà Ô Long Bảo Lộc sang cho bạn bè xa quê. Nói chuyện một hồi, ông mới bảo tôi: Trà của ông cũng tàm tạm nhưng chưa tinh khiết vì còn mùi… rễ cây. Tôi hoảng hồn: có phải cụ Nguyễn Tuân nhập vào ông ấy không? Hỏi ra mới biết ông là chuyên gia của một hãng nước hoa ở Pháp đang đi các nơi tìm mùi Ô Long chính cống để làm nước hoa cho phụ nữ; riêng cái mũi của ông đã được bảo hiểm tới 500.000 đô. (Tôi xen vào: thế mùi Ô Long chính cống nó ra làm sao?). Ông Hùng Anh cũng lúng túng đáp: nó như mùi hoa lan mà rất quí phái, Đài Loan họ gọi là lản hoa. Đêm đó, tôi giở từ điển trà ra tra cứu thấy có nói đất làm trà phải thật kỹ, đất có rễ cây, hay gỗ mục… hoặc đất đốt rẫy ám khói, hoặc lá trà thu hoạch về bỏ trong bao bố… đều có ảnh hưởng tới hương vị trà. Ông ngoại tôi cũng đã từng nói điều này cho tôi biết. Hóa ra cái “vỏ trấu” của bác Nguyễn Tuân là có đấy!
Tất cả những thứ đó, từ giống trà đến đất trồng trà, đến nước pha trà, ấm chén uống trà… tất cả gộp lại thành cái hồn của trà… Tôi rất muốn truyền nghề lại cho con, mong các cháu cũng ra sức “bênh vực” trà Việt Nam như tôi, như hai cô gái đi Toyota trắng, nhưng hình như đây là chuyện khó. Tôi có một cháu gái năm 1999 mới 16 tuổi nhưng đã biểu diễn một “sô” có thưởng lãm trà, được giải thưởng nữa, tuy nhiên, sau đó, cháu lại thích làm việc khác. Song tôi nghĩ: thích làm việc gì thì tùy con trẻ, mình làm sao cho các cháu mến yêu đất nước, luôn mong ước làm rạng rỡ cho đất nước là thỏa tâm nguyện rồi…
Phải chăng đó cũng là cái hồn của trà mỗi khi ta nâng chén uống trà Việt Nam? Tôi mong có một ngày trở lại Bảo Lộc, đến “Trâm Anh danh trà” (như bức thư pháp chữ Hán rất đẹp treo trong tiệm) để thấy một nội thất mới nói lên ước vọng của ông chủ về cái hồn của trà Bảo Lộc Việt Nam.
|
http://tranthanhgiao.com/index.php?option=com_content&task=view&id=76&Itemid=19 - http://tranthanhgiao.com/index.php?option=com_content&task=view&id=76&Itemid=19
------------- mk
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 12/Nov/2010 lúc 12:00pm
Mỹ Kiều ơi , những tùy bút và truyện ngắn của Mỹ Kiều sưu tập rất hay , câu chuyện " Vết Sẹo " thật là cảm động , quả là công sức của Mỹ Kiều nhiều ghê nơi đi . Hoàng Dũng mới coi bài nầy hỏng biết có ai đăng trong web nầy chưa , nay gởi lại đây nghen , ai đọc rồi thì... đọc thêm
****************************************************** Quê hương
Đón người bạn về phép Việt Nam qua, câu đầu tiên anh khoe.
- Ông biết không, dân nhà mình bây giờ nó ăn chơi, chích choác,
cờ bạc, nghiện ngập… mình không lại được. Giàu cũng chơi,
nghèo cũng chơi. Thằng giàu thì chơi theo phong cách “đại gia“,
những thằng nghèo thì chơi theo phong cách phá đời, hoặc bán
mạng. Gộp chung lại: nó là một canh bạc mang tầm văn hoá của
người Việt thời “mở cửa“.
- Cái gì? Đánh bạc mà ông cũng gọi là văn hóa? Tôi hỏi bạn.
Anh đáp.
- Chứ sao? Ngài thử xem có nước nào mà người người đánh bạc, nhà nhà
đánh bạc như ở Việt Nam không? Không hả? Vậy thì đúng rồi. Dân Việt
mình nó hay ở điểm đó. Nơi nào có tệ nạn, nơi ấy có người Việt. Thời
bao cấp dân tình bụng lép kẹp nên có cờ bạc cũng chỉ gọi là phọt phẹt,
giải khuây, đủ tiền hút thuốc lào vặt. Nhưng thời nay, thời “mở
cửa“ thì cờ bạc đã lẻn vào mọi nhà và ru ngủ từng người một. Sáng sớm,
mở mắt, ra quán phở, gặp nhau, câu đầu tiên không phải là good morning
hay mo-neo gì cả mà được thế bằng.
- Hôm qua vào “con” gì?
- Ông có “gặt” con nào không hay lại “móm”?
- Ông “chập” bao nhiêu?
- “Chập” ít thế chả bõ dính mép. Nghe tôi “chập” một “nhát” có phải
bữa nay giàu to không?
- Đêm qua có mơ mẩn được “con” gì không?
- Lại mơ gặp đàn bà à? Đàn bà chín vía, đàn ông bảy vía.
Nghe tôi, chặn đầu, chặn đuôi, chặn một phát ở giữa là “gặt”
hết.
- Hôm nay “chập” gấp đôi chứ? Cứ nhỏ giọt thế bao giờ mới lên
tiên?
- Hết tiền rồi à? Thì cầm tạm “con” xe máy, chiều “vào cầu”, lại chuộc
ra.
- Xe máy cầm rồi à? Nhà làm sổ đỏ chưa? Rồi à? Vậy là có giải
pháp rồi. Sao không tính cửa đi một nước lớn có hơn không? Nghe
tôi: ông chập “một nhát” cho lão “đề” kia nhập bọn với đám trẻ
mồ côi luôn.
- Lớn bé gì nữa. Sổ đỏ tôi cũng cầm mẹ nó tuần trước rồi.
- Vậy là ông đang “bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước”* rồi. Thôi, chọn
dòng nào nó xoáy một chút, “thăng” cho nó nhanh…
- Thôi đi các bố trẻ. Mở mắt ra chỉ thấy nói chuyện “đề đóm”,
não hết ruột…
Bạn tôi bảo: dân mình có cái thú đi ăn phở buổi sáng. Mới chạng vạng
sáng mà quán nào cũng đông nhung nhúc. Bàn ghế các quán thường được đóng
bằng gỗ tạp, đen, cáu bẩn, nham nhở và… xiêu vẹo.
- Kệ mẹ nó! Người nhà anh bảo vậy. Quán phở nhà mình là phải vậy. Ngồi
ăn phải người chen người, phải chúi mặt chúi mũi vào nhau, rồi thằng
gặm, thằng nhai, thằng chan, thằng húp, xụp xoạp, xuýt xoa nó mới sướng.
Mấy bữa đầu, đêm thì thức khuya, nhưng sáng sớm anh đã bị khua dậy để đi
dùng điểm tâm cùng người nhà.
Anh làu nhàu, dụi mắt, giọng còn tiếc rẻ.
- Sớm thế? Mới gần sáu giờ sáng, làm sao đã ăn nổi?
Người nhà anh bảo.
- Sáu giờ là hơi muội rồi đấy. Chậm tí nữa là chỉ còn nước lèo thôi.
Vậy là mặc dù mắt mũi còn ríu lại, nhưng bạn tôi cũng phải lồm cồm thức
dậy để đi “tập thể dục buổi sáng”. Lúc anh về phép, trời nồm, khách
khứa ra vào vô hồi kỳ trận, kéo theo đủ các loại bùn đất. Không sao!
Người nọ tha vào, người khác lại tha đi. Qui luật bù trừ cả. Có lẽ vì
thế mà cả chủ lẫn khách chẳng ai buồn quan tâm tới khung cảnh nhớp
nháp, dơ dáy nọ.
Nhận ra khách quen, bà chủ quán phở tươi cười, chào đon đả.
- Vào đi. Vào đi. Vẫn tái gầu** hả? Hôm nay có thêm ai đấy? Lạnh thế mà
mặc sọc và áo máy ô à? Cứ vào chỗ đi đã! Có quẩy nóng đấy! Lấy ngay đi
nhé, kẻo lúc nữa là hết đấy. – Sâm ơi dọn bàn lẹ đi – bà chủ quán lầu
bầu quát người giúp việc – gái chưa chồng con làm gì mà như bò đái đêm
thế? – À, xin chào! Hôm nay “chuyển gam” bò tái à? Lại còn ba trứng
gà nữa. Hốc vừa trứng gà thôi, kẻo lại mang “gút” vào thân
thì khốn. Được rồi, lượn vào chỗ đi đã. – Ấy, này, thằng kia, nhớ
phần tao hai số đẹp vào nhớ. Hôm qua dở hơi, nghe theo giấc mơ ỉa đái
của mày, tao “móm” cả hơn triệu bạc.
Thấy bạn tôi đứng ngẩn người nghe bà chủ vừa đối đáp vừa mời khách,
người nhà liền giật tay, kéo tuột anh vào tận trong cùng rồi giục người
giúp việc dọn bàn.
Bạn tôi bảo.
- Ông biết “bồi” quán phở nó tiếp khách và dọn bàn kiểu gì không? Khách
đến tự kiếm chỗ mà… ngồi. Dọn bàn hả? – Chờ tí đi – tiếng cô “bồi” khẽ
bẳn lên. Rồi “bồi bàn” cũng huỳnh huỵch đi tới. Như một diễn viên
thuần nghệ, cô “bồi” thò hai tay, vun đống đồ thừa trên bàn
nhưng không phải là hất chúng vào thùng rác mà đôi bàn tay khéo
léo của cô “bồi” hất toẹt những thứ đó xuống… đất. Tiện thể cô “bồi”
kéo tuột chiếc khăn màu cháo lòng vắt trên vai, phe phẩy dăm ba cái lên
mặt bàn như thầy bùa làm phép thánh nhưng không phải để trừ ma,
mà để khử… vi trùng. Xong! – OK rồi đấy! Nói xong cô “bồi” nguẩy mông
đi phăm phăm về phía bà chủ. Đám khách hình như đã quá quen kiểu
cách đó, nên kẻ trước vừa nhổm lên là kẻ sau đã tự bố trí chỗ
ngồi. Cửa hàng giờ cao điểm nên phải chục phút sau mới có phở ăn. Người
nhà anh gọi rượu. Tiếng cô “bồi” nói dóng từ xa.
- Rượu trong xó đấy, tự rót mà uống.
Anh bảo: Gọi “bồi” cho có lệ chứ thực tình người nhà anh đã
thò tay, với cái can bằng nhựa, đựng 10 lít rượu “quốc lủi”, để góc
nhà, rót đầy vào cái chai nửa lít.
– Mình “chào cờ buổi sáng nhé”? Người nhà hỏi bạn tôi.
Anh thoáng nhăn mặt đáp.
- Mới gần 6 giờ sáng mà rượu gì?
Có lẽ ngôn ngữ anh vừa phát ra hơi lạ tai nên đám khách đang ăn phở
ở những bàn xung quanh kẻ ngẩng lên, kẻ quay lại nhìn anh như nhìn…
động vật lạ. Người nhà anh khẽ đá chân bảo.
- Thử đi. Rượu nếp cẩm, uống hơi bị “phê” đấy. Say thì về lại ngủ tiếp.
Vậy là không chờ anh biểu quyết, bốn chén rượu gạo được rót tràn trề cả
ra bàn.
- Nào! – người nhà giục anh nâng chén – uống đi, đây là tiết mục “chào
cờ buổi sáng”. Thiếu tiết mục này, người ngợm nó bấy, khó làm việc lắm.
Thấy anh cầm chén rượu trên tay nhưng có vẻ ngần ngừ không muốn
uống, người nhà anh liền huýt nhẹ vào cánh tay, giục.
- Uống đi. Tăng đầu là phải cạn chén mới được, bằng không khởi
sự một ngày làm việc sẽ lởm khởm lắm.
Nhìn người nhà đều đã uống sạch bong mấy chén rượu và dường
như cố ý chờ anh cạn chén để rót tiếp, bạn tôi đành nhắm
mắt, rồi biểu quyết làm một tợp hết sạch chén rượu vào
bụng.
Vừa lúc cô “bồi” bê hai bát phở trên tay, sầm sầm lao vào phía trong.
Nhìn thấy cung cách “chào cờ buổi sáng” của anh bạn, chắc
không giống ai, nên cô “bồi” cười toét, nói.
- Trông hoành tráng thế này mà sao uống rượu như uống ký ninh
thế, rồi chẳng để ai kịp đáp lời, cô “bồi” hỏi cộc lốc.
- Bốn tái gầu của ai đấy?
- Bàn này. Người nhà anh bạn tôi đáp. – Có quất không bố trí mấy quả đi.
Cô “bồi” đáp gọn lỏn.
- Dưới đất ấy. Lấy hộ cái.
Người nhà anh lại khẽ xoay người, thò tay, nhón mấy quả quất trong một
cái rá đặt gần can rượu. Chêm gia vị xong xuôi, người nhà anh bạn
tôi lại nâng ly, bảo anh tiếp tục “chào cờ buổi sáng” lần hai.
– Nào, thôi, làm lượt này lót dạ rồi ăn đi – người nhà anh giục –
ăn kẻo nguội mất. Tái gầu mà nguội, ăn mất sướng.
Mọi người đều đã lạch cạch đặt chén lên mặt bàn, nhưng thấy
anh bạn tôi còn xoay xoay chén rượu trên tay, bèn nói.
– Sao không uống rượu đi? Người nhà anh giục.
- Từ từ. Bạn tôi đáp – phải nạp đầy đã, mở mắt, uống ngay của này vào là
“đi” mất.
Mấy người khách ngồi bàn kế, mặt mũi đỏ như gà chọi, vừa ăn, vừa hóng
chuyện. Một người gặm nốt cái chân gà rồi ném tọt miếng xương xuống sàn
nhà, đưa tay quệt ngang miệng rồi nghiêng người, nói khẽ.
- Ông anh ở xa về phải không?
- Người nhà anh hỏi.
- Sao ông biết?
- Người nọ cười xòa, đáp.
- Nhìn kiểu ông anh ngồi ăn, xương xẩu không “rải thảm” xuống nền
nhà, và chê rượu buổi sáng ai mà chả đoán ra. Ở nhà, cứ 6 giờ sáng là
tụi này phải “chào cờ” vài “choác” cùng một bát phở. Thiếu tiết mục này
là gay go lắm, người ngợm như cua bấy. Chẳng buồn làm chuyện gì cả.
Người nhà anh ngừng ăn, hỏi chuyện người nọ.
- Ông lái xe, mà sáng nào cũng “cử tạ” cả gần nửa lít, liệu có đi được
không hay ăn xong lại đánh xe ra một bãi nào đó, làm một giấc đến chiều?
– Làm gì có. – người khách nọ ngừng gặm xương, tợp thêm ngụm rượu,
đáp – Đây là chương trình “nghị sự” buổi sáng. Phải có nó tay lái mới
“lụa”***. Tôi mà hôm nào có chuyện đột xuất, không được “chào cờ” buổi
sáng, là gay go lắm. Chân tay, đầu óc mụ mị, tíu ta tíu tịt,
không muốn làm gì cả. – Bà chủ ơi – người khách ngắt đứt câu chuyện,
ngoái cổ, gọi toáng – còn quẩy nóng không? Cho thêm mấy “chùy” nữa đi.
– Còn đấy. – tiếng chủ quán đáp lại, rồi lại gọi toáng. – Sâm ơi, đem
quẩy vào cho khách đi.
Cô “bồi” chắc đang dở tay trong bếp, nghe bà chủ gọi, bèn lao vọt
ra, hai tay chùi lấy chùi để lên chiếc tạp dề màu gạch cua
trước ngực, hỏi gắt.
- Ai gọi quẩy đấy?
– Bàn này. – Tiếng người khách nọ đáp.
- Mấy quẩy? Cô “bồi” hỏi cộc lốc.
– Ba “chùy” nữa thôi.
- Cần gì nữa không?
Người khách nọ cười hề hề.
- OK rồi. Sao hôm nay cô em bẳn như mắm tôm thế?
- Bẳn cái gì? Cô “bồi” vặc lại – Đang đứt mẹ nó ruột đây này. Hôm qua
nghe lời bà kia – cô “bồi” hất hàm về phía bà chủ – “chập” cả hơn triệu
bạc. Đi tong mẹ nó hết. Tháng này làm không công cho bà ý.
Bà chủ tay hối hả sắp phở cho khách nhưng vẫn dỏng tay nghe ngóng mọi
chuyện. Thấy cô “bồi” phàn nàn, liền ném tọt cái môi nước phở vào nồi
nước dùng, giơ tay quệt mồ hôi trán, nói như quát.
- Tiên sư con điên kia. Mày học ở đâu cái lối tự mình làm bậy,
khi đổ bể lại đổ quàng cho người thế? Chị mày bảo tiền ít thì
“chập” vừa thôi, khốn nỗi mày lại muốn dỡ hết nhà thiên hạ xuống làm
chuồng xí của mày, bây giờ mày trắng tay lại quay sang đổ thừa cho chị
mày à? Mày tưởng chị mày không đứt ruột à? Tại thằng bỏ mẹ kia kìa –
bà chủ quán giơ tay chỉ một gã ngồi sát cửa ra vào, trên bàn là can
rượu 5 lít cùng chiếc cốc sứ, đầy tràn rượu, bát phở nóng còn nguyên
vẹn. Gã đang cắm cúi ghi ghi, chép chép la liệt những con số vào một
quyển sổ.
Nghe bà chủ nhắc đến mình, gã dừng ghi chép, ngửng lên, nhe răng cười.
- Con xin mợ. Gớm, từ ngày con ghi đề, ngày hôm qua mới “khợp” được của
mợ hai triệu bạc, còn những hôm con bị “móm” thì ai cười phe phé cho?
- Thằng ôn con. – Chủ quán tay thoăn thoắt làm phở nhưng miệng vẫn
không ngớt mắng gã nọ. – Hôm qua tại mày “bơm” dẻo, chị mày mới húng như
thế, nên chiều mới ra đê. Báo hại cả con điên kia cũng dửng mỡ, nướng
cho mày cả mấy triệu bạc.
- Thế hôm nay có gài con gì không? Gã chủ “đề” nhe nhởn hỏi, rồi nâng
cốc rượu, ngửa cổ nốc cạn.
- Chị mày đéo chơi nữa. Hôm qua “móm” cả ngày làm việc rồi.
- Dễ thường mình bà “móm” chắc. Gần chục năm ghi đề, hôm qua thằng em
mới chính thức được làm người.
- Đã thế hôm nay tiền phở chị mày tính gấp đôi.
- Chuyện vặt. Gã chủ đề xục đũa vào bát phở, lùa một đọn đầy vào mồm,
miệng nhồm nhoàm đáp – Cả tuần này, thằng em ăn một, trả hai cho bà chị.
Hả giận chưa?
Bà chủ quán cười toét miệng, mắng.
- Thằng ôn con. Dễ chị mày ăn bẩn vậy chắc? Chị mày dám chơi, dám chịu,
chứ không có kiểu thắng quả thì xí phần về mình, còn thất
bại lại đổ quàng, đổ xiên cho thiên hạ. Nhưng từ bây giờ tao đéo
tin vào những lời mày hót nữa.
- Thế hôm nay có làm một xuất không? Gã chủ “đề” vẫn nhe nhởn hỏi.
- Không. Đéo chơi nữa. Mất công về nhà thằng chồng nó “hát ca trù”
cả đêm tới sáng. Đau hết cả tai.
Vừa lúc chồng bà chủ quán bê rá phở từ bếp ra, nghe vợ bóc mẽ mình, liền
cau mặt, quát vợ.
- Mụ lại nói xấu gì tôi đấy? Đã bảo bao lần rồi? “gài” con nào thì “gài”
nhưng đừng có “khát nước”. Bà không nghe tôi, mất mẹ nó cả ngày lao
động, giờ còn nói xấu tôi phải không?
Bà chủ quán nhìn chồng, nửa cười, nửa bẳn.
- Ơ, – bà chủ buông lọn bánh phở trên tay xuống rá phở, nói. –
Ông “lượn” ra đây làm gì thế? Bỏ rá phở xuống đây rồi vào bếp
sắp đồ cho tôi, còn đứng đó ca cẩm gì thế? Thế ai đưa tôi vào
con đường tội lỗi này hả? Dễ là tôi chắc?
Nghe vợ chồng ông bà chủ như sắp sửa giao chiến, cô “bồi” đang
thập thò nơi cửa bếp bèn chạy thốc ra ngoài, chắp hai tay vái
lấy vái để về phía vợ chồng ông bà chủ.
- Thôi, con xin hai sư phụ! Gớm, trong quán thì ngồn ngộn khách,
tây, ta đủ cả mà hai sư phụ cứ băm bổ nhau như thế, bố thằng
nào muốn ăn uống nữa.
- Tao làm gì? Bà chủ nhìn cô “bồi”, quát. – Tại lão kia cứ
làm như mình là cháu ngoan bác Hồ không bằng. Ở Việt Nam mình
nhà đéo nào chả cờ bạc. Thằng lớn đánh lớn, thằng bé đánh
bé. Già đánh kiểu già, trẻ đánh kiểu trẻ. Nhà nước đánh
kiểu nhà nước, nông dân đánh kiểu nông dân. Tao đánh bạc thì
cũng đánh bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt mình làm ra chứ có
đánh bằng “tiền chùa” đéo đâu mà ta thán. Vả lại tao cũng chỉ
phọt phẹt đánh vài ba triệu là cái đinh rỉ gì?
- Đã bảo thôi mà lại. Cô “bồi” lôi xềnh xệch ông chủ đi về
phía bếp, rồi nhân lúc đi ngang qua bàn anh bạn tôi và người
nhà đang ngồi, bèn ghé tai ông chủ nói. – Có “tây” đang ngồi ăn
phở đấy. Sư phụ “tạnh” đi, không người ta cười cho.
- Tây nào? Ông chủ sững người, nhăn mặt nhìn cô “bồi” hỏi –
Quán này toàn “tây đề”, “tây xe ôm”, “tây taxi”, “tây chợ trời”
“tây chợ người” và “tây chích choác” chứ tây đéo nào nó thèm
lò dò vào đây?
- Khổ chưa? Cô “bồi” nhìn ông chủ, thở dài, rồi kéo tay ông chủ
đến bên bàn người bạn tôi và người nhà đang ngồi, nói. – Đây
này, người ta mới ở bên kia về, lần đầu người nhà dẫn ra đây
ăn phở mà hai sư phụ cứ băm bổ nhau như vã mắm, bố thằng nào
mà nốc được.
- Đâu? Ai? Ông chủ quán nhìn khắp lượt những người đang ngồi
chung bàn cùng anh bạn tôi, hỏi. – Ông à? Hay là ông? Còn ông? –
Cũng không phải à? Thế còn ông? – Ông thì tây thế đéo nào
được. Da cũng ngăm ngăm như tôi. Chủ quán đứng im, tay khẽ vê vê
cằm, cân nhắc rồi nhìn chằm chặp anh bạn tôi, quả quyết nói. –
Chỉ còn ông. Đúng không?
- Nhầm rồi. – Người nhà bạn tôi ngừng ăn, ngẩng lên nói đùa. –
Tôi đây này.
- Ông? Chủ quán cười toét. – Ông có từ Tây Nguyên về thì có.
Chủ quán đập đập tay vào vai anh bạn tôi, nói. – Xem ra chỉ có
ông này.
- Sao anh nghĩ vậy? Bạn tôi nâng chén rượu nốc ực vào cổ, mặt
nhăn đanh lại, hỏi.
Ông chủ quán cười tít mắt.
- Cái dáng ngố ngố nó đã phản bội chú. Chú uống rượu trông
khổ sở như vợ vừa bỏ. Ăn thì như mèo ăn, chứ không nhồm nhoàm
như đám này. Vả lại anh để ý không thấy chú “rải thảm” xuống
nền nhà. Đây, chú xem đi. Ông chủ lấy chân gạt một đống xương,
rau, vỏ chanh, vỏ quất từ dưới gầm bàn của đám khách bên cạnh
ra giữa nhà, nói – Cái này là văn hoá ăn uống của người nhà
mình. Gạt tàn thuốc bàn nào anh cũng bố trí một “phát” trên
bàn, vậy nhưng chú coi, cố bố nào gạt vào đó cho con nhờ đâu.
Còn đồ ăn thừa, đĩa để xương và đồ thừa trên bàn anh cũng bố
trí đủ cả, vậy nhưng các các “sếp” cứ tiện tay ném tọt hết
xuống nền nhà. Chú không biết, chứ chỉ ít phút nữa, khi các
“sếp lớn” này rút quân là cái quán của anh giống như vừa gặp
đại hồng thuỷ. Bên chú chắc không có tiết mục này đâu nhỉ.
Còn nữa, anh hỏi thật nhé: Chú đi tắm trắng à? Giá nước da
con mụ kia nhà tôi được một phần ba của chú có phải hay không.
Đàn bà mẹ gì mà da dẻ như củ súng luộc, được mỗi cái “khoản
ấy” thì vô địch thủ…
- Ông giời đánh kia, lại nốc cả nửa lít vào bụng rồi hay sao
mà đứng đó để lải nhải, nói xấu vợ thế? – Con Sâm đâu rồi?
Bà chủ gọi toáng – Sâm ơi! Bảo mày đi lấy thêm quẩy với rau
thơm về cho khách mày đã đi chưa? Chưa à? Thấy cô “bồi” thò đầu
từ bếp ra, khẽ lắc, bà chủ quát toáng. – Con dở người kia,
mày với lão hâm nhà tao hôm nay làm sao thế? Cả lão nữa – bà
chủ quán giơ cái muôi múc nước phở dứ dứ về phía chồng, nói
gắt – Tối nay ông về sẽ biết tay tôi.
Nghe vợ quát, ông chủ quán phở nhìn đám khách, gãi mang tai,
cười toét, bảo.
- Đấy, có các người làm chứng nhé. Giữa ban ngày ban mặt mà
mụ ấy vi phạm nhân quyền thế đấy. Động một tí là mụ ấy doạ
sẽ cắt giảm “ngân khố”, rồi đêm đến lại vạch đường biên giới
“chủ quyền”. Ông chủ quay sang phía anh bạn tôi, thò tay, nhấc
can rượu, đổ đầy vào mấy cái chén, nói. – Nào, anh cụng với
chú một ly. Trước lạ, sau quen. Quán của anh chị nó tuyềnh
toàng vậy, chú không chê mà đến ăn là anh chị mừng lắm rồi.
Rượu hôm nay anh đãi. – Bà “tám” kia – ông chủ quán nói toáng
về phía vợ – Rượu của bàn này hôm nay “fruy” nhé. Nhớ đấy!
- Nhớ rồi! Dở người ạ! Bà chủ khẽ quát rồi bưng phở cho
khách, tiện thể nán lại chỗ bàn anh bạn tôi đang ngồi, nói
nhỏ. – Chú ở nước nào về đấy? Đức à? Lão dở hơi nhà tôi
cũng có đứa em gái bên đó đấy, nó tên Vượng, nhưng không phải
mụ Vượng béo làm Gala cười đâu nhé. Chú có biết nó không? Ừ,
mà chú biết làm sao được. Nó mới đi được mấy năm nay. Đang
tính nhờ người “chạy” cho nó xuất chồng Tây. Cả nhà có mỗi
mụn con gái, nhưng ở nhà thì ế sưng ế xỉa, nên đành phải cho
nó xuất ngoại. Biết đâu nó tốt số, lấy được thằng Tây tử tế,
cải thiện được giống nòi chú nhỉ. Còn chú? Đi bao lâu rồi? Ở
đâu bên đó? Thu nhập khá không? Có tính về nước đầu tư không?
Chú thích lấy vợ tây hay vợ ta? Tính sẽ ở luôn bên đó hay lúc
về già thì chuồn? Này, chị bảo thật: Chú đừng có dở người,
nghe tụi nó khuyên bậy, rồi xin hồi hương, hay vác cả đống tiền
mồ hôi nước mắt của mình về nước kinh doanh hay đầu tư hợp
tác con mẹ gì cả. Làm thế là hão đấy. Bọn trong nước chúng
nó lừa dẻo lắm. Chú để ý mà xem, lúc chú chạy đi nó coi chú
như cứt nát, ấy vậy nhưng khi chú có chút da, chút thịt trở
lại là chúng lại vờn chú như chó vờn xương. Không cứ gì chú
chị mới khuyên đâu, quán chị thi thoảng cũng có đám “tây” mũi
tẹt về phép, kéo nhau ra đây ăn nhậu, chị cũng khuyên như thế.
Nhưng nhiều đứa có chút tiền, sinh dửng mỡ nên xoay ra muốn mua
chút danh, vậy là lò dò về nước, rồi để cho tụi nó “vặt
lông” như vặt lông cừu. Tới khi còn trơ lại dăm ba cái xương
sườn, muốn bỏ chạy thì hết mẹ nó hơi rồi, vậy là sướng mà
chẳng biết đằng sướng, lại tự thân đụt vào cửa tử. Nhưng cũng
may là những thứ của nợ ấy nó “tử” sớm, chứ nếu mà nó
sống dai, mà leo tới chức này, chức nọ, rồi có quyền sinh,
quyền sát trong tay thì còn khốn nạn nữa chú ạ. Nước mình bây
giờ nó thế. Người có lòng hoặc là nghèo kiết xác, hoặc là
bị tụi nó đì cho không ngóc đầu lên được. Số còn lại toàn
bọn mặt người, dạ thú. Mà chú ở nước ngoài bao lâu rồi? – Hơn
20 năm? Vậy là bọn nó phải gọi chú là “khúc ruột ngàn rặm”
đấy. Nhưng này – bà chủ khẽ nghiêng người như muốn hạ bớt
“triết áp”, nhưng tiếng thì lại ông ổng. – Theo chị chú cứ làm
khúc ruột thừa cho chị. Nó thối, nên không thằng chó nào nó
nhòm ngó tới cả. Như vậy chứ lại khoẻ. Chứ chú mà làm “khúc
ruột ngàn rặm” là chẳng chóng thì chày, tụi nó cũng tuốt
ruột của chú ra để làm… cỗ chú đấy.
Bà chủ quán còn định hỏi một thôi một hồi nữa nhưng cô “bồi”
từ bếp đã đột ngột xuất hiện.
- Bà này, hỏi gì mà như C18**** thẩm cung Việt kiều tham nhũng
công quỹ quốc gia thế? Để cho người ta còn ăn.
- Con dở hơi này. – Bà chủ thoáng giật mình, quát cô “bồi”. –
Bảo mày đi đâu mà tự dưng mày hiện ra như ma thế? – Ăn uống xong
hết rồi. – Này, mày nhìn đi! – Bà chủ chỉ vào đám bát của
anh bạn tôi và người nhà, nói. – Ăn uống thế này có sướng
không? Không giống như cái đám kia. Kiếm ăn thì chật vật, nhưng
bữa nào ăn cũng chỉ vớt dăm ba cánh phở, còn để nguyên cả bát
nước. Đã vậy rượu thì ông nào ông nấy cũng nốc căng một
bụng. – Chú xem – bà chủ vừa dọn bàn, vừa nói – bọn thanh niên
ở nhà bây giờ hư hỏng lắm chú ạ. Đói cũng rượu. No cũng
rượu. Nghèo cũng đánh “đề”, mà giàu cũng đánh “đề”. Bên đó
chú có chơi “đề” không? Không à? Vậy là chú đủ điểm cháu ngoan
bác Hồ đấy. Bọn đàn ông ở nhà bây giờ mất nết lắm. Sểnh ra
là gái, hở ra là rượu, rồi chích choác, đề đóm. Thằng ôn kia
kìa, chú đoán nó bao nhiêu tuổi? – 37 tuổi á? – Này, thằng kia!
– bà chủ quán gọi toáng về phía gã chủ “đề”. – Thằng “đề”
kia! Mày biết người ta đoán mày bao tuổi không? – bà chủ quay
lại, nói. – Nó mới 27 tuổi thôi chú ạ. Tuần này nó mới
“thắng” quả đậm, nên trông nó có vẻ hoành tráng một chút, chứ
mấy tháng trước mà chú gặp nó, chắc chú sẽ đoán nó là ông
cụ 40 mất. Nó á, thằng “đề” kia kìa, ngoài ghi “đề” và nốc
rượu ra nó chẳng còn vị gì khác đâu chú ạ. Mở mắt là đi các
quán để ghi đề. Chiều đến là lại phục ở nhà, ngồi nốc rượu
rồi há hốc mồm để nghe kết quả sổ số. Mấy lần nó bị cháy
đề, gán cả nhà vẫn không đủ trả nợ, suýt nhảy lầu rồi đấy.
Mà thôi, chuyện Việt Nam chán bỏ mẹ. Chú được đi nước ngoài
vậy là đại phước. Nghe chị khuyên này – bà chủ lại khẽ cúi
xuống như muốn giảm “triết áp” nhưng giọng lại vẫn tông tổng. –
Chú ở được bao lâu cứ ở. Tụi nó mà đuổi thì “phắn” mẹ nó
sang nước khác mà ở chú ạ. Kiểu gì thì kiểu bọn Tây nó vẫn
văn minh hơn Việt Nam mình cả thế kỷ. Chú về, thấy đất nước
mình có khác không?
- Khác chứ! Người bạn tôi đáp. – Nhiều chỗ không nhận ra nữa.
- Ối giời ơi, con Vượng nhà tôi nó đi mấy năm, về phép nó cũng
nói như chú. Đúng là “gà công nghiệp”. Nhưng chú ơi đấy không
phải là điều mừng đâu. Ngày xưa, đói ăn, nên nhìn chất nhau nó
dễ. Còn bây giờ nó lộn tùng phèo hết cả. Ra đường chẳng biết
thằng nào là giả, thằng nào là thật nữa. Lão hâm nhà tao
bảo thời bây giờ là thời gì nhỉ? Bà chủ quán nhăn đanh mặt,
gãi gãi tóc mai, vẻ suy ngẫm.
- Thời lưu manh giả danh trí thức. Có thế mà lần nào cũng
quên. Cô bồi đứng bên hóng chuyện, bèn nói góp.
- Ờ đúng rồi. – Con ranh này, đứng bên cạnh mà không nói ngay,
để chị mày phải động não, mệt hết cả óc. Con ranh này nó
nói đúng đấy chú ạ. Thời nhà mình bây giờ nó thế. Chú ra
đường phải cảnh giác nhé. Những thằng trí thức nhất, nhân
cách, đạo đức, hiền triết, thánh thiện nhất, nhiều khi lại là
những thằng lưu manh nhất đấy. Mà không, phải gọi chúng là
một lũ nộm mới chuẩn, chú ạ. Đấy, chú cứ nhìn bọn trai
tráng ngồi đây ăn phở thì biết, chúng nó là tương lai của đất
nước cả đấy, trông thằng nào thằng nấy cũng đẫy đà, phổng
phao cả, nhưng trong máu, tim, gan, lòng phèo của tụi nó toàn
là hê-rô-in, thuốc lắc với giun sán cả. Gớm, cứ nhìn chúng nó
ăn nhậu mà chị muốn phát dồ. Việt Nam mình bây giờ hầu như
là thằng già phải khiêng thằng trẻ đi chôn. Vậy nhưng chúng nó
không biết sợ đâu chú ạ. Dân nhà mình bây giờ chúng nó sống
chẳng giống hệ nào cả. Tầu chả ra Tầu, Tây chả ra Tây. Ti vi
thì cả ngày lẫn đêm lúc nào cũng thấy “ngổ ngổ, nỉ nỉ”. Ra
đường chỗ nào cũng đụng phải tiếng Ăng-lê. Cái phố này duy
nhất có quán của chị là không đề tiếng êng-gờ-lích. Cứ đà
này mất gốc sớm. Chú về lượn lờ nhiều chú thấy không? Chỗ
nào cũng thấy nhậu nhẹt, chè chén, chích choác, chỗ nào cũng
thấy xây xây, phá phá, cứ loạn hết cả lên. – Thôi, – bà chủ
quán giúi lại tệp tiền vào tay người nhà anh bạn, nói. – Lão
nhà tôi đã nói rồi, rượu hôm nay là “fruy”, cầm lấy, kẻo lão
ấy biết lại chửi tôi tham, phiền lắm. Thôi nhé, chị đéo “buôn”
nữa, kẻo thằng già nhà chị ra, nhìn thấy, lại bảo chị suốt
ngày “buôn dưa lê”…
Bạn tôi cùng người nhà rời quán phở một đoạn, anh bèn hỏi
người nhà.
- Sao người nhà mình nói chuyện với nhau cộc lốc và tục tĩu
thế?
Người nhà anh cười, bảo.
- Thế mới gọi là dân dã. Quán phở sịn cũng có, nhưng tới chỗ
đó ăn uống mất sướng. Chú tính ngồi ăn mà cứ có người đứng
kè kè bên cạnh, rồi ho một tiếng, hay muốn sỉ mũi một cái
cũng phải quay trước ngó sau, hay xin lỗi thằng bên cạnh, thà
mình ngồi vỉa hè, bụi bặm, ồn ào một chút nhưng mình vừa ăn,
vừa ngắm khung cảnh dân tình qua lại vào lúc buổi sớm, vừa
hóng hớt chuyện thế thái, nhân tình, có sướng hơn không?
Bạn tôi bảo: Có lẽ người nhà tôi có lý, bởi cái hương vị ấy
quả đúng chỉ có xứ mình mới có.
© Việt Hà
© Đồng Chăn Vịt
——————————————–
Ghi chú:
* Câu thơ của Tố Hữu
** Tái gầu: nước váng mỡ trong nồi nước phở
*** “lụa” : tiếng lóng, chỉ tay lái sành điệu.
**** C18: Cục cảnh sát điều tra
http://vn.360plus.yahoo.com/honghoahuong/article?mid=2180&prev=2198&next=2163
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Nov/2010 lúc 5:45pm
Chào Hoàng Dũng ,
Bài này mk đã nhận đươc , đang giử trong máy, nhưng vì chỉ mới đọc một phần , chưa đọc hết , nên chưa gửi lên.
Cám ơn Hoàng Dũng đã gửi. Nhờ vậy mà hôm nay mk đọc nguyên bài.
Tác giả "tả cảnh- tả tình" rất chính xác . Không phải 100% , đây chỉ là một "thành phần" của xã hội VN , mà thành phần này "góp công" hủy hoại biết bao gia đình, dĩ nhiên kéo theo thế hệ con cháu .
mk nhớ, xưa ( trước 1975 ) , mỗi tuần chỉ xổ số'kiến thiết quốc gia' một lần , bây giờ xổ số hàng ngày , kèm theo xổ số là 'dịch vụ' số đề .
Đã thế , nhà nước sắp sửa "hợp thức hóa" cá độ bóng đá .
Xã hội VN , hoàn cảnh không giống các nước tiến bộ, giàu có. Đâu thể ..."chuyện này nhiều nước đã làm.... từ khuya" !
mk còn... lạc hậu quá chăng !?
------------- mk
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 12/Nov/2010 lúc 8:42pm
bài trên đọc những tiếng " lóng " lạ quá , hiểu chỉ lờ mờ , đọc đi đọc lại mới hiểu ... sơ sơ . Nghĩ cũng buồn cho đất nước mình , không lẻ đây là cách làm cho mọi người trở nên bạc nhược tinh thần , chỉ lo đỏ đen mà thôi ? Mỹ Kiều nói đúng , hồi xưa chỉ có mỗi tuần 1 lần sổ số kiến thiết Quốc Gia cho cả nước , mà chơi số đề là bị bắt , cho nên phải lén lút . Bây giờ thì sổ số , chơi số đề tùm lum công khai , nơi nào cũng có ... buồn ghê . Chúc Mỹ Kiều và gia đình luôn an vui ...
Hoàng Dũng
------------- Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 12/Nov/2010 lúc 8:54pm
Gởi vào trang nhà của Mỹ Kiều thêm một truyện có ý nghĩ nè...
Daddy Tắm Khô
SƯƠNG NGUYỄN .
Mẹ tôi vẫn thường nói: con hưởng được nhiều phước
báu khi con chào đời làm con của mẹ! Quả vậy ! tôi không biết cha tôi là
ai vì mẹ tôi không bao giờ nhắc đến, mà tôi cũng không quan tâm tìm
hiểu thêm, vì tôi có mẹ thương yêu và săn sóc cho tôi quá chu đáo.
Từ buổi sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị bữa ăn sáng
sẵn sàng cho tôi rồi mẹ mới đi làm. Buổi trưa tôi ăn ở trường. Buổi tối
mẹ mang về một phần ăn thật ngon ở nhà hàng sang trọng mà mẹ làm phụ
bếp. Cuối tuần mẹ dẫn tôi đi mua sắm những thứ gì tôi thích mà không để ý
gì đến giá cả. Bạn bè tôi xầm xì : con nhà lính, tính nhà quan hay
nghèo mà học làm sang. Vì bởi quần áo, đồ chơi, điện thoại, máy game của
tôi toàn là những thứ đắt tiền.
Lớn thêm một chút nữa, khi tôi học ở trung học,
mẹ tôi chuyển sang làm tiệm giặt dry clean, tôi bắt đầu mặc những bộ
quần áo xịn, được ủi thẳng nếp. Đời sống của tôi quá đầy đủ, tôi không
mong muốn gì hơn là được sống trong tình thương yêu và đùm bọc của mẹ.
Có lần tôi nghe lén được qua mẩu đối thoại của
bạn bè mẹ về quá khứ của mẹ. Mẹ đã có một đời chồng, nhưng không có con
cái mặc dù mẹ đã cố gắng đi chữa trị bệnh hiếm muộn. Sau đó hai người đã
đồng ý chia tay để cho chồng mẹ đi tìm con nối dõi. Trong thời gian làm
tiệm ăn, mẹ quen một người đã lập gia đình, nhưng thật đẹp trai, cao
lớn, mẹ xin người đó một đứa con với điều kiện không cho biết cha đứa bé
là ai .Vì vậy tôi ra đời được cưng chiều hết mực, mẹ tôi nhịn hết tất
cả mọi nhu cầu của đời sống để lo cho tôi không thua thiệt bạn bè.
Cho đến một ngày, tai họa đổ ập đến đời tôi, mẹ
tôi bị đột quị trong khi đang làm việc, xe cứu thương vừa chở mẹ đến
phòng cấp cứu là mẹ qua đời. Sau đám tang, tôi bơ vơ với hai bàn tay
trắng, mẹ làm lương thấp nhưng vì lo cho tôi chu đáo nên mẹ không để
dành được gì. Tôi tốt nghiệp xong high school, bỏ học lang thang ngoài
đường, làm kẻ bụi đời, không có địa chỉ làm sao xin được việc làm trong
thời buổi khó khăn, mật ít ruồi nhiều này. Phước đã không còn ở cùng
tôi!
Ngoài người mẹ cao cả đã mang cả tấm thân gầy để
nuôi tôi khôn lớn và che chở đời tôi, bây giờ khi tôi bị gian truân, ai
sẽ là người dang vòng tay mở rộng để đón tôi? Ai sẽ cho tôi thấy được
phước?
Trước mặt tiệm
tạp hóa bán lẻ nhỏ xíu, nghèo nàn của vợ chồng người Việt làm chủ là tụ
điểm kiếm việc làm của những người Mễ di dân bất hợp pháp. Những người
chủ công ty cắt cỏ, xây dựng hoặc tư nhân thường đến đón họ để về làm
thợ vịn, sửa nhà sửa cửa hoặc dọn dẹp vườn tược .
Sáng hôm ấy, bà
chủ tiệm không ngờ là gặp được một người đồng hương của mình trong đám
Mễ đứng lớ ngớ chờ việc làm trước cửa tiệm. Bà chào hỏi thân thiện với
người thanh niên trẻ, tuổi độ hai mươi và mời anh ta một lon nước với
bánh ngọt.
Thế rồi mỗi ngày như mọi ngày, tôi đều có mặt ở trước tiệm grocery,
tiền kiếm được bữa có bữa không nhưng cũng đủ để tôi sống lay lất qua
ngày. Đêm về, tôi ngủ ngay đằng sau tiệm, dưới mái hiên, vừa tránh được
mưa mà còn hưởng được gió nam thổi tới mát rượi. Một đêm nọ, hai thằng
Mỹ đến dừng xe lại, dí súng vào đầu tôi lấy hết
tiền dành dụm của tôi. Tôi phải dời chỗ ngủ, phải tìm một nơi mà không
ai thấy mình.
Ngày hôm nay, sau khi đi làm về, tôi mệt phờ vì công việc quá nặng
nhọc. Tôi mua một lon nước ngọt rồi ngồi nghỉ xả hơi bên hông tiệm, lơ
đãng nhìn người qua. Xe bus dừng lại, một ông già tuổi độ 50 đến 60
bước xuống. Ông ta đi thẳng lại chỗ chúng tôi đứng chờ việc làm. Tụi Mễ
tránh xa chỗ khác. Tụi nó không thích người khác tới tranh giành việc
làm với họ, nhất là người Mỹ. Tôi nhích người nhường chỗ cho ông già và
làm quen với ông, tên Michael.
Đã hết một buổi
sáng mà không ai đón ông đi. Họ chê ông vì nghĩ ông không kham nổi công
việc. Hơn nữa tuổi già sức yếu, sợ có chuyện gì xảy ra, lấy tiền đâu mà
trả cho bệnh viện. Ông già ngồi đó, vẫn tươi cười, lạc quan chào hỏi
những người mới quen. Bụng đói cồn cào, tôi nhờ Michael giữ giùm ba lô
rồi chạy đi mua hamburgers. Tôi mua cho già một phần, tôi một phần cả
nước ngọt. Ông già từ chối không uống nước ngọt, tôi phải vào đổi cho
ông một chai nước lọc. Ông ăn uống ngấu nghiến ngon lành. Tôi gọi ông là
Daddy và thầm nghĩ chắc từ sáng đến giờ ông đói lắm, chưa ăn gì.
Mỗi ngày Daddy
đến đúng giờ - 8 giờ sáng - và về trên chuyến xe bus 6 giờ chiều, vẫn
không ai thuê mướn già làm việc. Daddy của tôi giết thì giờ bằng cách
đi lượm rác. Tụi Mễ xả rác lung tung, chỗ nào cũng rác rến, dơ dáy bẩn
thỉu. Từ ngày già Michael xuất hiện, khu chung quanh tiệm sạch sẽ hẳn
lên. Những lúc không có tôi, bà chủ quán đem bánh và nước cho ông già để
cảm ơn tấm lòng tốt đã giữ gìn vệ sinh cho tiệm của bà. Tôi không có
ba, nên nhận già làm cha nuôi và tự cho mình phải có bổn phận và trách
nhiệm mua đồ ăn và nước uống cho ông . Năm nay thời
tiết đổi, mưa hơi sớm, trời nóng oi bức khó chiu. Tôi đi làm về, mồ hôi
tuôn dầm dề ướt hết áo. Daddy của tôi cũng vậy, mặt đỏ gay, mồ hôi nhỏ
giọt trên trán, tóc dính cả vào da đầu. Tôi rủ già vào tiệm giặt, sát
bên tiệm grocery để tắm khô. Ông già mở to mắt nhìn tôi không hiểu tôi
muốn nói gì. Tắm khô là gì? Tiệm giặt ngày
thường ế không có khách. Bà chủ ở bên tiệm grocery nhìn qua camera sẽ
không thấy rõ đằng sau tiệm. Tôi đưa già đến dãy máy giặt cuối cùng, bỏ
vào 4 quarter mỗi máy, giở nắp lên, để cho nước ấm chảy ra đầy máy rồi
lấy một cái ly lớn múc nước gội đầu và cởi hết quần áo dơ ra để một bên.
Tôi và già quấn chung quanh người một cái khăn lông để che hạ bộ, rồi
dùng một cái khăn mặt nhỏ khác thoa xà phòng hết cả người, nhúng khăn
ướt vào nước ấm lau sạch xà phòng trên người. Cuối cùng bỏ quần áo dơ
vào giặt. Đến lần nước xả thứ hai, tôi lấy quần áo ra, cho xả đầy máy,
rồi gội lại đầu và lau mình bằng nước ấm, lần xả sau cùng là tôi, già
Michael và quần áo đã sạch
sẽ, thơm tho. Tôi bỏ quần áo vào máy sấy và bận quần áo sạch vào. Ông
già rất thích thú với sáng kiến tắm khô của tôi nên cứ cười hoài và ôm
chặt lấy tôi, tỏ tình thương yêu, quý mến. Chiều nay già lộ
vẻ buồn rầu, nói với tôi là phải xa tôi một thời gian. Già phải vô viện
dưỡng lão để dưỡng bệnh vì bị dị ứng với thời tiết. Già muốn hôm nay
ngủ lại với tôi một đêm cuối cùng. Già không biết ngày nào già sẽ trở
lại để thăm tôi ? Tôi đưa già về
đến giang sơn của tôi. Gia tài của tôi gồm có một cái ba lô, một cái
xẻng xúc đất nhỏ, một thùng nhựa cũng nhỏ. Nếu tối lửa tắt đèn, tôi đau
bụng hay đi tiêu dùng xẻng để đào đất và thùng để chứa nước tiểu. Chỗ
ngủ của tôi là một mái hiên loe ra giữa chỗ tiếp giáp của hai mái
building. Tôi để một tấm nệm mỏng lót mặt trên của mái hiên, vì ở chỗ
khuất, tôi tắm nên ở dưới nhìn lên không thấy, con mái building giúp cho
tôi che được mưa nắng. Khó khăn lắm già mới leo lên được chỗ ngủ của
tôi. Cũng may, building trống nên không ai để ý đến chúng tôi. Tôi tấn
già ngủ bên trong sát tường, còn tôi ngủ bên ngoài. Sợ ngủ quên, lăn rớt
xuống đất, tôi dùng seatbelt cột mình
vào ống nước. Michael ôm tôi hôn thầm thì: I love you! Con có tấm lòng
nhân hậu, chúa sẽ trả ơn cho con bội hậu. Nằm bên già, tôi
trằn trọc khó ngủ. Tôi ngạc nhiên là trong người ông già không toát ra
mùi ngai ngái, mùi hormon nam, mùi mồ hôi, mùi của những kẻ bụi đời,
lang thang đầu đường xó chợ. Mà ở bên ông, tôi tìm được mùi hương của mẹ
tôi, mùi của gia đình nệm ấm chăn êm mà tôi đã được hưởng. Mẹ! Con nhớ
mẹ, con thương mẹ! Nếu mẹ còn sống, đời con sẽ không như bây giờ. ***
Phước cho người nào
đoái hoài đến kẻ khốn cùng ! Thời gian thấm
thoắt trôi qua, xuân đi rồi hè lại đến. Đã gần hết mùa hè nóng nực, già
Michael vẫn chưa trở lại. Một ngày nọ, sau
khi đi làm về, tôi ghé tiệm mua một lon nước ngọt. Bà chủ quán nói với
tôi là có một người đàn ông Việt trung niên tìm tôi, tuổi trạc độ 40 và
nói sẽ quay trở lại lúc 4 giờ chiều. Tôi ngồi trước
cửa tiệm chờ đợi. Đúng giờ, người đàn ông xuất hiện. Ông xưng tên Vinh,
bảo là đại diện cho một người bảo trợ người Mỹ, tạm thời giấu thân phận,
sẽ lo cho tôi học hành, nơi ăn chốn ở cho đến khi ra trường. Khi nào
tôi tìm được việc làm, có thể tự lập được, lúc đó người bảo trợ sẽ
ngưng, không cấp dưỡng và sẽ xuất hiện gặp tôi. Nếu tôi không cố gắng
học tập, lười biếng, tôi phải trở lại đứng đường như trước. Ông Vinh đưa tôi
về một chung cư yên tĩnh, 2 phòng, hạng sang gần trường Đại học Rice để
tôi có thể đi bộ đến trường. Tôi mở các cánh cửa tủ trong phòng, ngạc
nhiên đến sững sờ, không tin ở mắt mình nữa: Tủ treo đầy quần áo, giày
dép dùng cho bốn mùa. Tôi tự hỏi, không hiểu làm sao mà ông Vinh biết
được size của tôi để mua quần áo và giày dép ?
Sau 4 năm học tập chuyên cần, tôi đã lấy được Bachelor's degree,
ngành kinh doanh. Thấy tôi tốt nghiệp với thành tích cao, ông Vinh để
nghi tôi tiếp tục học thêm cao học. Để không phụ lòng người bảo trợ, tôi
ráng cố gắng hết sức để đạt được thành quả tốt đẹp. Bốn năm nữa trôi
qua, ngày ở giảng đường, tối ở thư viện, tôi lấy thêm Master's degree
in business marketing. Tôi được nhận
vào làm ở công ty Key Results, ban Marketing Plan Development. Tôi đã
giúp được nhiều khách hàng, chủ của những cơ sở kinh doanh hoặc công ty,
phác họa kế hoạch để tìm thị trường tiêu thụ, tăng năng suất thu nhập,
giảm mức chi tiêu để giá thành của sản phẩm xuống thấp bằng cách di
chuyển công ty sang Mễ hoặc các nước Á châu như Việt Nam hay Thái Lan.
Một khi tiền thuê mướn cơ sở và tiền nhân công rẻ, sản phẩm với giá rẻ,
có thể được tiêu thụ nhiều ở các nước sản xuất. Cho dù có nhập ngược trở
lại Mỹ, chịu thuế nhập và tiền chuyên chở, phân phối, giá thành của sản
phẩm cũng rẻ hơn là sản xuất tại Mỹ. Với tình hình kinh tế hiện nay,
muốn được sống còn, các chủ companies
phải nhờ Key Results giúp đỡ để tìm lối thoát cho công ty của mình. Tôi dọn nhà lại ở
gần chỗ làm. Lần này, tôi đứng tên thuê mướn nhà và trả hết hóa đơn
điện, nước, gas. Ông Vinh vẫn sống chung với tôi, vẫn lo lắng, săn sóc
tôi. Nhưng ở bên ông, tôi không tìm được tình cảm thương mến, dịu dàng
như ở bên mẹ tôi và già Michael. Ông lúc nào cũng xa vắng, nhiều lúc
ngồi bất động ở mái hiên vườn sau nhà suốt mấy giờ liền. Tôi biết những
lúc đó, ông nhớ lại dĩ vãng, nhớ lại quãng ngày sống thật hạnh phúc với
vợ và con thơ. Giờ thì họ không còn nữa. Họ đã qua đời trong một tai nạn
lưu thông, chỉ có mình ông là sống sót. ***
Lễ Tạ Ơn năm nay,
ông Vinh đưa tôi đi gặp người bảo trợ. Tôi bồn chồn, xao xuyến ngủ không
được. Không hiểu tại sao mà người ơn của tôi trong suốt 8 năm trời, bây
giờ mới cho tôi gặp mặt. Cửa mở, tôi
không tin là minh đang tỉnh hay đang mơ: Daddy của tôi ngồi ở đầu bàn,
trên bàn ê hề thức ăn và nước uống. Ở giữa bàn là con gà tây còn bốc
khói. Bên phải tôi là vợ chồng ông giám đốc Marge Douville Fajardo, vợ
chồng phó giám đốc, em gái ông. Bên trái tôi là ba nhân viên làm chung
phòng: Samson Young, Yong Lee và Jennifer Mc David. Ba người này đều
nhận được học bổng của hãng để đi học cho tới khi tốt nghiệp. Tôi chạy lại ôm
lấy Michael, nghẹn ngào không thốt nên lời. Già Michael ôm chặt lấy tôi:
Daddy nhớ con! Nhờ có con ta mới hiểu thấu được nỗi thống khổ và cảnh
cơ cực bần hàn của những người sống không nhà, không cửa trên đất Mỹ. Qua câu chuyện
hàn huyên trong bữa ăn ấm cúng và thân mật, tôi được biết già Michael
chỉ là nick name. Ông là thân sinh của ông giám đốc công ty của tôi. Sau
khi vợ chết và đến tuổi về hưu, ông giả dạng vào làm ở Walmart tiệm ăn.
Sống với lối sống của người cùng khổ để thông cảm và giúp đỡ những
người thực sự cần giúp đỡ, nhất là những thanh thiếu niên hiếu học nhưng
hoàn cảnh gia đình không cho phép. Ông mở rộng vòng tay đón họ, trong
đó có tôi và ba người làm cùng phòng là những đứa con tinh thần của già
Michael.
*** Ai ban phước sẽ
được hưởng phước báu đời đời! Hai muơi năm trôi qua.
Bà chủ quán vẫn đứng đó chờ khách, tóc bà giờ đã bạc phơ. Kẻ đi người
đến, những em bé gái nhỏ ngày nào vào mua kẹo, ice cream, bây giờ đã trở
thành những thiểu phụ tay bồng tay bế. Trưa nay, tiệm giặt ế khách.
Tony! phải người thanh niên vẫn đứng trước cửa tiệm chờ việc làm hai
mươi năm về trước đó không?
Tony
bước xuống xe với 2 cậu bé cỡ chừng 10 tuổi, một da đen, một da vàng,
Chúng chạy sang tiệm grocery đổi tiền coins, mua kẹo, chip và ice
cream.
"Daddy! họ đứng làm gì vậy Daddy?". Cậu bé da đen hỏi .
Họ
là những người tốt, họ đứng để chờ việc làm. Nếu Ricky không được ba
adopt và không chịu học giỏi,
lớn lên sẽ đứng đường như họ.
Ba cha con vào dãy cuối cùng của
máy giặt. Họ mang theo một túi nylon nhỏ. Họ bỏ tiền vào máy giặt, giở
nắp chờ nước ấm chạy đầy máy rồi cởi hết quần áo ra, quấn ngang người
một chiếc khăn lông nhỏ. Họ bắt đầu trình tự : tắm khô. Chỉ khác ngày
xưa chút xíu thôi, từ lâu, Daddy của chúng đã xuất vốn giúp tiệm dry
clean đứng vững, do đó hôm nay họ không cần phải lén lút khi tắm khô
nữa.
Hai đứa bé thích thú với sáng kiến mới của Daddy, chạy la
hét rân bần trong tiệm giặt.
SUONG
NGUYEN
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Nov/2010 lúc 8:32am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Hoàng Dũng
bài trên đọc những tiếng " lóng " lạ quá , hiểu chỉ lờ mờ , đọc đi đọc lại mới hiểu ... sơ sơ . Nghĩ cũng buồn cho đất nước mình , không lẻ đây là cách làm cho mọi người trở nên bạc nhược tinh thần , chỉ lo đỏ đen mà thôi ? Mỹ Kiều nói đúng , hồi xưa chỉ có mỗi tuần 1 lần sổ số kiến thiết Quốc Gia cho cả nước , mà chơi số đề là bị bắt , cho nên phải lén lút . Bây giờ thì sổ số , chơi số đề tùm lum công khai , nơi nào cũng có ... buồn ghê . Chúc Mỹ Kiều và gia đình luôn an vui ...
Hoàng Dũng
|
Hoàng Dũng "đọc đi đọc lại mới hiểu ... sơ sơ " là giỏi lắm đó.
mk hiểu vì biết "đề tài chính" bài viết , nếu tìm hiểu qua từ ngữ ( hay ngôn ngữ ) trong bài ,thì dù có đọc bao nhiêu lần cũng không hiểu nỗi !
Tiếng lóng này của miền Bắc hiện nay thì phải . Bắc di cư 54 có lẽ cũng chào thua. Dân GoCong (hay SaiGon) mình càng... ngu ngơ ! .
Thời VN bị đô hộ, Tàu - Tây đâu có sợ những người nhậu rượu, đánh bài, nghiện á phiện..., họ chỉ "ngán" công chức gương mẫu, người dân lương thiện, học trò cắp sách đến trường mà thôi .
Bài "Daddy Tắm Khô" cảm động lắm. Đọc tới đoạn cậu bé mồ côi Mẹ , sống lang thang không nhà tội nghiệp quá.
Ở hiền gặp lành.
Một kết thúc có hậu , mk cũng thấy nhẹ lòng .
Cám ơn Hoàng Dũng. Chúc Hoàng Dũng luôn an vui nhé.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Nov/2010 lúc 11:57pm
Tôi Cưới Vợ
Thái Quốc Mưu
Hồi học lớp đệ tứ (lớp 9 bây giờ), tôi có đọc đâu đó truyện ngắn tựa là « Lấy vợ miền quê », của tác giả nào tôi quên. Tôi rất khoái truyện ngắn nầy và định bụng lớn lên mình cũng "lấy vợ miền quê" như tác giả kia. Nói thì hơi xấu hổ, vừa đậu Tú Tài phần hai, lúc đó tôi mới 18 tuổi tây, tức 19 tuổi ta, mà tôi đã ... « muốn vợ » ! Con trai mà "muốn" chuyện gì thì thường vòi vĩnh với mẹ, như chiếc xe đạp, đồng hồ, quần áo mới, kể cả chiếc solex cáu cạnh tôi đang chạy, mà chỉ hàng « thiếu gia » ... ở tỉnh như tôi mới có.
Những thứ đó tôi đều manh dạn nói với mẹ, và lần nào cũng vậy, mẹ tôi không cần suy nghĩ mà « ô kê » liền. Còn cái vụ « muốn vợ » nầy, tôi có miệng mà chẳng thốt nên lời ! Tôi định bụng lúc nào mẹ vui và khi chỉ có hai mẹ con ở nhà thì tôi "tâm sự" liền. Mẹ lúc nào lại không vui ! Vả lại tôi là con một trong gia dình, chỉ cần ba tôi đi uống cà phê hay đi đâu đó thì có biết bao nhiêu dịp ... may !
Thế mà khi thấy mẹ ngồi, tôi vừa xề lại thì bao dũng khí đã tiêu tan ! Bao lần như vậy, dường như bà để ý, giọng ngọt ngào cố hữu :
- Gì đó con trai cưng ? Muốn gì nữa phải không ? Lúc đó tôi chỉ cần một "gờ-ram" dũng khí, thêm một tiếng "vợ" sau tiếng "muốn" của me tôi thì đòn cân cục diện đâu lại vào đấy rồi.
Đàng nầy tôi lại nhút nhát, rụt rè ! - Điều nầy, vốn không phải là bản tính của tôi :
- Dạ ... có "muốn" gì đâu mẹ !
Trả lời xong tôi thấy ấm ức, giận mình sao quá yếu gan ! Thì may thay, vợ chồng anh hai Trân tới chơi. Anh với tôi là chú bác ruột tôi. Hai Trân là con trai trưởng của bác hai, còn cha tôi đến thứ chín, nên ảnh nhỏ hơn cha tôi chẳng bao nhiêu. Anh rất vui tính, cởi mở, lẹ làng, sốt sắng. Cái gì cũng chịu hoạch toẹt, không chịu úp úp mở mở, nên có khi hơi lố lố. Vậy mà tôi lại quý mến anh ở điểm nầy nhất, mới lạ !
Chưa chào hỏi mẹ tôi, anh nhìn tôi bôm bốp :
- Đậu (Tú Tài ) rồi hả mậy ? Là người lớn rồi, cưới vợ được rồi đó nghen !
Thuở đó đậu Tú Tài cũng oai lắm, kiếm việc làm dễ như chơi. Trong thân tộc có người đậu tú tài là niềm hãnh diện chung. Nghe anh nói, tôi khoái chí tử, nhưng cũng làm bộ :
- Mới bây lớn mà có vợ gì anh ơi !
- Sao lại "bây lớn" ? Hồi tao cỡ mầy là con cu biết gáy rồi. Mầy hỏi chú chín ... .
Chị hai thúc mạnh vào hông chồng :
- Nói bậy không hà ! Thím chín kìa !.. Chú nó còn nhỏ ...
- Nhỏ nhỏ cái gì ? Cỡ tuổi nó tôi có con rồi !
Tôi mỉm cười, thấy thích anh lạ ! Anh hai quay sang mẹ tôi :
- Thím chín ! Em lớn rồi nghen thím. "Nam đại bất hôn như liệt mã vô cương"đó thím. Em nó đẹp trai, học giỏi, nhà giàu, mà thím không chịu cưới vợ cho nó là có ngày có người bồng cháu nội về cho thím nuôi đó !
Chị hai nạt :
- Nói bậy không hà ! Cái tật không bỏ !
Anh hai nói chuyện thường chêm vào mấy câu chữ nho, những lần đó tôi cũng bực mình, vì có câu tôi cũng không hiểu nghĩa rõ ràng.
Câu anh vừa nói tôi hiểu, xem ra nó cũng hay đó chứ ! Còn chị hai, là người phụ nữ nết na, đẹp lại hiền, hay kìm chế chồng những khi anh quá trớn. Đặc biệt lần nầy tôi lại thấy chị hơi ... quá trớn !
Mẹ mỉm cười :
- Biết nó chịu không mà cưới ?
Tim tôi đập thình thịch. Không ngờ diễn tiến lại thuận lợi như vậy. Mẹ nói thế tức là nếu tôi "chịu" thì mẹ cưới chứ gì ? Ôi con đường ... cưới vợ sao mà hanh thông như vậy !
Anh hai quyết liệt :
- Sao lại hổng chịu thím ? Hỏng lẽ nó muốn vợ nó lại la làng lên sao ? Hồi trước con muốn vợ, con cũng đâu dám nói cho má con mà phải nhờ chú chín mở hơi giùm. Thím quên rồi sao ?
Quay qua tôi, anh dịu giọng :
- Nè cưng, anh hai hỏi thiệt nghen, cưng có muốn cưới vợ không ?
Phải nói là nhờ anh hai mà lòng tôi tràn dũng khí. Tôi quyết không bỏ lỡ cơ hội. Chỉ cần tôi nói một tiếng"muốn" là bài toán có đáp số ngay, và bao nhiêu đè nén trong lòng bấy lâu chắc chắn giờ đây tan biến ! Nhưng như vậy xem phàm phu quá ! Tôi cười cười, đợi cho mọi người chờ một lát, thần khẩu xui tôi phát ra một câu quá tuyệt vời :
- Thì hồi trước anh hai sao thì giờ em vậy thôi !
Mọi nghười cười rần và mang ý nghĩa khác nhau. Tôi cười cho ... đở mắc cở. Chị hai cười xoà góp phần vui ; anh hai cười ngất, cười sặc sụa của người thích chí ; còn mẹ thì cười hiền hoà, sung sướng, lấy tay áo chậm hai khóe mắt rưng rưng. Tôi thấy thương mẹ vô cùng, sà vào lòng mẹ. Dù là một cậu tú, nhưng với mẹ, tôi vẫn thường thích mẹ vuốt ve như thuở lên ba. Mẹ vò tóc tôi, nói với anh chị hai :
- Bây thấy hôn ? Nó làm còn như nhỏ lắm vậy !
Mẹ hỏi tôi :
- Bộ con có để ý bạn gái nào ỏ trường hả ?
Tôi lắc đầu. Mẹ bảo :
- Vậy thì mẹ biết ai mà cưới cho con ?
Anh hai nhanh nhẩu :
- Thì làm mai ! Hồi trước chú chín cũng vậy, con cũng vậy. Có ai thương yêu ai trước đâu ? (liếc sang chị hai) Chừng về ở chung cũng khoái thấy mồ ...
Anh phủi bàn tay chị hai định nhéo vào hông anh :
- Vậy chớ hỏng phải sao ?
Rồi quay sang tôi, anh lại ngọt ngào và xôm tụ :
- Nè, bây giờ em chưa quen ai phải không ? E hèm ! Hồi trước anh cũng vậy thôi. Có sao ? Nhưng em phải cho thím chín và anh chị hai đây biết mẫu người em ưng thế nào thì ở đây mới kiếm cho em được chứ ! Thí dụ, hồi trước anh ra tiêu chuẩn là phải vừa đẹp, vừa hiền, vừa có chút học vấn. Em thấy hôn, chị hai đúng bon tiêu chuẩn đó, Anh thấy là khoái liền. Hề hề ... !
Tôi thấy mặt chị hai đỏ lên vì sung sướng :
- Nói không biết mắc cở ... .
Sẵn đà, tôi tiếp :
- Mà phải ở miệt vườn nữa em mới chịu.
Anh hai có vẻ cụt hứng, còn mẹ thì có vẻ vui :
- Phải đó à bây, con gái ở vườn nó nết na, thuỳ mị, giỏi giang.
Anh hai cười. lại xông xáo :
- Trúng tủ bả rồi ! Mà cũng dễ thôi ! Thím bán tap hoá lớn, mối mang miệt vườn biết bao nhiêu, nhờ họ mối lái giùm.
Chị hai :
- Sao hăng hái dữ ! Mai mốt anh hai chịu lạy đó nghen !
- Tất nhiên ! tất nhiên !
Thói thường người ta tin tưởng vào những gì mình hy vọng, và sợ mất những gì mình có. Mẹ đã xong rồi, còn ba thì sao ? Ba thường hay chìu ý mẹ dù đôi khi ý mẹ có đôi chút ông chẳng hài lòng, nhưng đó là những việc nhỏ đời thường, còn đây là "hôn nhân đại sự", liệu ba có còn chìu mẹ hay không ?
Ngày hôm sau, tôi thấy ba có vẻ khác khác - vậy là mẹ nói với ba rồi ! Ba ít nói, có chiều nghĩ ngợi. Khi giáp mặt tôi, ba mỉm cười khó hiểu. Phúc hay là hoạ đây !
Rồi ngày tôi chờ đợi cũng đến. "Phái đoàn" gồm ba mẹ, anh chị hai và tất nhiên có vai chánh là tôi. Thật khó tả được bao cảm xúc bồn chồn lo lắng, hồi hộp, đủ thứ lộn xộn trong lòng tôi. Mẹ tôi cứ dặn dò đủ mọi việc, hết chuyện nọ tới chuyện kia, đến nỗi khó mà nhớ hết ; còn anh hai thì cứ lải nhải bên tai"bình tỉnh, bình tỉnh, đừng có run".
Nhà ông nhạc tôi (tạm gọi vậy) ở xã Ngũ Hiệp, cách thành phố Mỹ tho 30 cây số về hướng tây. Chợ Ngũ Hiệp nằm bên kia sông, muốn qua phải nhờ một phà nhỏ. Từ chợ, theo lời bà mai, chúng tôi phải đi bộ thêm gần ngàn mét nữa. Nghe vậy anh hai nói với tôi :
- Như vậy là "vườn trong vườn" rồi phải không cưng ? Tiêu chuẩn một đạt hai trăm phần trăm rồi hén !
Chị hai cau mặt :
- Cái ông nầy lúc nào cũng đùa được.
Thật vậy, đây là vùng trù phú đất đai, cây lành trái ngọt. không biết cơ man nào là cây trái quả mọng trĩu cành ! Cam, bưởi, sa bô, dừa, vú sữa, nhãn, chôm chôm ... nhất là sầu riêng cây nào cây nấy chân tay đeo đầy nghẹt quả, theo gió thơm lừng. Bà mai chỉ tay về căn nhà ngói kiểu xưa (kiểu "chữ đinh") nói :
- Nhà đó đó.
Tất cả dừng lại "hội ý". Mẹ khẩn trương thấy rõ, lại dặn dò :
- Nhớ những gì mẹ dặn nghen con !"
- Dạ !
Anh hai cũng thì thào :
- Nhà cất kiểu nầy mà gặp ông già củ tỏi thì mệt lắm à nghen !
Chị hai nạt nhỏ :
- Ông lo cái miệng ông đó. Vô đó nói bậy đi !
Bà mai vô trước, mẹ sửa lại áo quần tôi chưa xong thì có người ra mời vào. Giờ phút nầy tôi càng thấy tình mẫu tử bao la như thế nào. Mẹ hồi hộp như sắp bước vào nơi hang hùm nọc rắn không bằng, lại điệp khúc"Nhớ nghe con !" lại phát ra !
Vừa vào cỗng, tôi bị hốt hồn vì hơn hai chục cặp mắt, đủ hạng tuổi, nhiều nhất là trẻ em chăm chú vào tôi, Một bà trạc tuổi mẹ có lẽ thông cảm được điều ấy, bèn ray đám nhỏ :
- Nè, mấy đứa làm gì tụ tập lại đây dữ vậy ? Có đi hết không ?
Đám trẻ tản đi vài bước rồi bẽn lẽn đứng nhìn.
Phòng khách được bài trí hai bàn. Bàn giữa gồm ba mẹ tôi, bà mai, ông bà nhạc và hai vị cao niên. Bàn bên có anh chị hai tôi và bốn người bên gái cùng trang lứa.
Phần tôi nghe lời mẹ là không được ngồi, mà đứng sau ghế cha mẹ, hai tay xếp lại để dưới bụng (nếu đã mời trà xong), tư thế y như lính hầu ở phủ huyện, hay các thái giám ở cung đình hầu hạ đức vua !
Theo cách nói chuyện ... lại có dịp đứng trước nhạc phụ mẫu ; tôi biết ông bà là người cởi mở, dễ tính. Câu chuyện của hai "sui" càng lâu càng khởi sắc tốt đẹp. Dần dà khách khí không còn, mà như đã quen nhau từ trước vậy.
Bỗng Ông nhạc gọi :
- Con hai đâu, châm trà mới đi con !
Một tiếng "dạ" thảnh thót không kém Điêu Thuyền thời Tam Quốc từ nhà dưới vọng lên làm tim tôi rộn ràng. "Phái đoàn" nhà trai ai cũng hồi hộp chờ đợi. Bởi ai cũng biết bảo "châm trà" chẳng qua là lời nói khéo cho con mình ra chào để nhà trai "coi mắt" đó thôi !
Mẹ quay lại nhìn tôi mỉm cười, thầm bảo"hãy xem kỹ vì thời gian không lâu". Tôi chưa kip mỉm cười với mẹ thì rèm hoa lay động, một kiều nữ vận bộ bà ba, không phấn không son mà má phấn môi hồng.Tóc dài phủ long gọn gàng bởi chiếc kẹp vàng có đính bông hồng chói lọi. Thoạt trông, tôi giật nẩy người, đến nỗi bố vợ nhìn thấy. Đợi giai nhân chăm trà xong, ông vội bảo :
- À quên nữa, cháu qua bên ngồi uống nước, hay cứ ra ngoài dạo cho thoải mái.
Mẹ lại quay ra tôi, nhướng mày, thầm bảo "hãy đi đi con". vì thực ra, ông nhạc cũng ngầm ý cho tôi và vợ tôi gặp nhau để "tìm hiểu", dù thời lượng ít oi, nhưng nếu tri túc ắt tiện túc mà thôi ! Mọi sự đều được người lớn sắp xếp có bài có bản và, có màn có lớp hẳn hoi !
Không khí bên ngoái thực thoãi mái. Nhiều loại cây trái lớn nhỏ thi nhau che rợp ánh mặt trời làm mát rượi cả một không gian rộng. Vài tia sáng yếu ớt cố gắng chen vào đất tạo thành những đóm trắng lưa thưa đây đó tựa rãi hoa. Mùi sầu riêng thơm lừng. Hàng sa-pô thẳng tắp trái nặng sai oằn. Mấy nhánh ổi cho trái bóng láng no tròn, rục mềm rơi rụng tứ tung, toả hương thơm bát ngát. Chim hót líu lo, bướm vờn thẳng cánh. Đàn ong tranh nhau hút mật của trăm ngàn hoa đủ sắc đủ màu. Rõ ràng là vùng đất lành thừa mứa cây lành trái ngọt.
Bên sau một giọng êm đềm :
- Biết người ta ưng hay không mà dám đi hỏi vậy ?
Tôi quay lại, thì ra là vợ tôi, (tạm gọi vậy), mà cũng là Vi, người đã làm tôi kinh ngạc đến đánh thót cả người khi nãy !
Vi là bạn học cùng lớp với tôi hồi năm đệ tứ. Hồi đó lớp đệ tứ được xem là cái "móc" của sự chia tay. Bởi con trai, nếu thi rớt thì cha mẹ thường cho nghỉ để học nghề, còn thi đậu (cấp bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp) thì cũng mỗi người một hướng đi : Vào sư phạm hoặc ngành nghề nào đó, hoặc học tiếp ba năm nữa để lấy Tú Tài rồi lên đai học. Con gái thì ít người được học đến chốn đến nơi. Rớt hay đậu cũng thường bị cha mẹ cho nghỉ mà lo phụ việc nhà, viện lẽ con gái "học cao" khó có chồng ! Vi cũng nằm trong số phận nầy. Bởi vậy cuối năm đệ tứ, chúng tôi thường trao nhau lưu bút, mọi người đều nắn nót tuồng chữ cho trang mình thường tặng cả ảnh, dán vào giữa trang viết, dưới đề :
"Thương nhau mới tặng ảnh nầy, Để làm kỷ niệm những ngày xa nhau' Dù cho ảnh có phai màu, Cũng đừng xé bỏ mà đau lòng người !"
Không biết bốn câu thơ ấy là của tác giả nào, sáng tác tự bao giờ, mà đến nay, thỉnh thoảng tôi lại thấy sau bức ảnh"tặng nhau" của các em cũng có đề như vậy.
Hơi lạc đề, nhưng nói thêm cho vui : Hồi đó tôi cũng có quyển lưu bút, tất nhiên khi ai nhận thì cũng nắn nót từng chữ và giữ sạch sẽ như nói ở trên. Khi tôi đưa cho thằng Nhứt, ngày sau nó trả (thường thì vậy), nó viết vào trang đôi mấy chữ tổ bố : "Lưu niệm làm cái xê bình phương gì ?"(2), rồi láu cá ký tên giáp cả hai trang giấy !
Tôi xem giận run. Cự nó. Nó cười : "Để sau nầy mầy nhớ tao".
Tôi nghe cũng xìu lòng. Quả thật, đến giờ, nó là người tôi nhớ nhất. Và đến ngày cuối, chúng tôi tổ chức tiệc liên hoan cuối khoá tại lớp. Văn nghệ xung quanh các bài hát về "mùa chia tay", "tạm biệt", "nỗi buồn hoa phượng" ... Tôi có sở trường ngâm thơ, ngâm hai bài thơ Đường luật, bài đầu của thầy HC, giáo sư sử địa (3), bài nầy tôi chỉ nhớ hai câu cuối :
« ... Rồi đây nếu chẳng sau mùa Phượng, Tất cũng mai kia ở chợ đời ! »
Và bài hoạ của tôi :
"Việc cũ, ngàn sau vẫn đổi dời. Chút tình tâm huyết nói sao vơi ? Luyến lưu kẻ ở đôi dòng lệ, Tiếc nhớ người đi một góc trời Chín tháng vui buồn trong một lớp, Vài giây ly biệt rẽ ngàn khơi, Đường mây một kẻ hanh thông bước, Một kẻ lang thang giữa chợ đời ! (Thơ Kha Tiệm Ly)
Đám con gái mắt đỏ hoe, có đứa khóc thành tiếng. Chúng tôi lai tặng quà lưu niệm cho các bạn "nghỉ luôn". Tôi tặng Vi cái kẹp tóc bằng vàng 14 (tôi là ... "thiếu gia" mà ! Vàng hồi đó rẻ lắm, đàn bà con gái chẳng thấy ai đeo, có đeo thì cũng sơ sài, đeo nhiều mắc cở, bị coi là "quê" ; không thấy ai đeo cục cục như giờ. Vi tặng lai cho tôi cây bút Pilot nắp vàng, loại cao cấp nhất thời ấy.
- Sao không trả lời ?
Vi nghiêm trang như thuở nào, tôi hơi chột dạ :
- Thật lòng tôi không ngờ mình đi hỏi cưới Vi. Đã bao năm rồi, vả lại lúc đó mình còn nhỏ cả mà !
- Bộ mấy năm qua không nhớ chút gì về Vi sao ?
- Vẫn nhớ vế người bạn nhỏ hiền lành, nhiều nước mắt.
Vi vừa đưa tay rút cây viết trên túi áo tôi, vừa nói :
- Xin lỗi nghe, cho Vi mượn.
Rồi xoay cán viết, nhìn những dòng chữ khắc trên ấy, Vi có vẻ xúc động :
- Vẫn còn giữ của Vi à ?
Tôi không đáp, nhìn hai rèm mi chơm chớp, tôi thấy Vi đẹp não nùng. Tôi nắm lấy tay Vi :
- Không ngờ lại gặp lại Vi. Chẳng phải không có duyên số hay sao ? Vi đồng ý nhé !
Vi tủm tỉm cười :
- Nếu em không ưng thì sao ?
- Thì anh về, nhưng xin gởi trái tim anh lại.
Lại cười :
- Rõ là thi sĩ ! Em đã đồng ý từ khi bà mai nói chuyện với ba mẹ, đâu phải đến bây giờ.
- Không biết mặt làm sao ưng ?
Vi kéo mái tóc về phía trước ngực :
- Khờ quá đi ! Mọi người ở đây ai không biết con trai một của tiệm tạp hoá Vạn Phát, chứ em thì rành lắm. Vị "công tử" ấy còn tặng cho em chiếc kẹp xinh đẹp nầy nữa phải không ?
Trên đường về, mẹ luôn miệng với ba :
- Con nhỏ xem nết na và lịch sư ï(4) ghê ông há ?".
Lại lo ngại :
- Hổng biết nó có ưng thằng con trai cưng tôi không nữa ?"
Nãy giờ tôi lặng thinh, nhớ lại những, lời nói của Vi mà thấy lòng hân hoan lạ. Nhưng thấy mẹ cứ lo lắng mãi, tôi mói nói :
- Chắc ăn rồi mẹ ơi ! Mẹ đừng lo !
Mẹ nghi ngờ. Anh hai nói :
- Hồi nãy ngoài vườn tụi nó nói chuyện, chỉ cần khi về, đá lông nheo một cái là kể như xong. Thím lo gì !
Ba châm vào : - Hồi trước bả cũng vậy, sao bả mau quên quá !
Không biết mẹ đánh hay phủi bụi cho ba : - Cha già mất nết !
oOo
Thế là chậm lắm khoảng một tuần, mươi ngày tôi đều đến tham nhạc gia, nhạc mẫu. Ba mẹ vợ tôi đều nhân hậu, nghiêm khắc với con cái nhưng xem chừng"dễ" với thằng rể tương lai.
Trước khi đi, ba tôi dặn. Con đến đó thấy cái gì làm được thì làm, chứ đừng lấy mắt ngó là không được ! Ngày xưa trước khi cưới, phải làm rể ba năm : Chẻ củi, vác lúa, cày bừa, làm đủ thứ nặng nhọc, chứ chẳng phải chơi đâu !
Nhưng tôi biết cái gì mà làm, mà phụ ? Lần đầu đến, tôi thấy ba vợ tôi đang chài cá, thấy tôi sựng rựng, ông hiểu ý, nói :
- Con đứng chơi, ba vãi vài chài nữa ba vô.
Thế coi sao được ! Đợi mỗi khi ba kéo chài lên, tôi phụ gỡ cá, mà có được đâu ! Tôi đụng tới con nào thì con ấy giãy rồn rột, rách cả tay, có khi phóng lại xuống mương ; trong lúc ông bỏ vào giỏ lia lịa như bỏ đá vào vậy !
Một lần thì thấy ông đang chiết nhánh cây, cái nầy tôi càng mù tịt, nhưng cũng có việc làm là ... đưa dây cho ba tôi cột "bầu" ; cái công việc không cần người phụ tá !
Ba vợ tôi rất điệu đời, ông thường bảo vợ tôi dắt tôi ra vườn xem có "cái gì nó thích thì hái nó ăn". Tôi biết ba tạo điều kiện cho chúng tôi chuyện trò. Ông dư hiểu, bởi nói tiếng là thăm cha mẹ vợ, nhưng chủ yếu của chàng rể tương lai nào cũng là thăm ... vợ cho đở nhớ mà thôi. Nếu không, tại sao mỗi lần đến thăm mà cha mẹ vợ đi vắng thì chàng rể lại hớn hở trong lòng ! ?
Vườn nhà vợ tôi đủ loại cây nên có trái quanh năm, chúng chen chút nhau nên chỉ cách hơn mười thước là không thấy dáng người. Tôi có cảm tưởng như hoàng tử gặp công chúa trong rừng vậy ! Đến hàng dừa tơ, quày ôn trĩu trái màu vang rực, sai oằn đụng tới mép mương, Vi đưa tôi dao, bảo :
- Chặt dừa uống nhé !
- Trái nào đây ?
- Thì tuỳ chọn
Khổ sở lắm tôi mới đem được hai trái dừa rời quày được. Dùng dao chặt phần đầu có cuống. Dao bén ngót mà tôi phạt năm bảy nhát liền mà vỏ dừa chỉ dập dập, tray trầy, tung mấy miếng văm ! Vi cười khoe hai hàm rang đều như hạt bắp :
- Để nô tì giúp cho, thưa công tử !
Giành lấy dao, Vi chỉ phập ba nhát nhẹ nhàng mà vỏ dừa tách ra từng mảng lớn, nhát thứ tư, nhẹ hơn, chạm vào gáo, Vi thuần thục lách nhẹ lưỡi dao, để lộ phần "cái" trắng bóc mịn màng, bao quanh phần nước sóng sánh trong veo ! Một tay đưa dừa cho tôi, tay kia chỉ chỉ vào trái dừa bảo :
- Chặt dừa phải chặt đầu lớn nầy nầy, Lưỡi dao phải để hơi xiêng. Ai đời ở trên bổ xuống ... 90 độ. Làm sao đứt được ?
Lợi dụng tôi nắm lấy cổ tay tròn trịa mịn màng của Vi, ghé mũi xuống hít một hơi dài. Vi vẫn để yên nhưng bặm môi :
- Có thấy con dao ở đây không thì bảo ?
Rồi cùng cười, tôi hít mũi chọc :
- Còn ngọt hơn cả nước dừa !
Đến địa phận chuyên canh sầu riêng. Ôi ! hàng hàng thẳng tắp. Không biết cơ man nào là trái đậu trên cành ! Toòng teng nhỏ to đủ cở, lủng la, lủng lẳng tầng thấp tầng cao, xem vô cùng ngoạn mục. Tôi hỏi :
- Nghe nói sầu riêng chỉ rụng về đêm, phải không ?
- Sao lạ vậy ?
- Thì ... trời khiến để đừng bể đầu người !
Vi cười ngoặt ngoẽo :
- Sao trái dừa vẫn rụng ban ngày ? Bộ trái dừa không làm bể được đầu người ? Chủ vườn nòi vậy để cho mấy thằng ăn trộm không dám lẻn vào đó thôi !
Rồi chỉ vào phía trước, bảo :
- Có hai trái rụng kìa ! Anh lại lượm đi ! Coi chừng nó "bịch" một cái là hết có vợ đo.o..ó !
Tôi nhìn lên, thấy hàng trăm trái lòng thòng, gai tua tủa, giống như những quả chuỳ của các võ tướng ngày xưa. Nói dại, nếu nó mà"phịch" xuống một cái như lời Vi nói thì dù không bể đầu, thì mặt mũi chắc cũng khó coi ! Dợm chạy đi, bỗng luồng gió quái ác từ đâu lùa tới, bèn chột dạ, tôi dừng lại. Vi cười ngất :
- Coi vậy mà cũng sợ mất vợ hén !
Tôi chữa thẹn :
- Vậy chớ vợ như Tây Thi thì chết sao dành !
Má Vi càng đỏ thêm, nắm tay lại giá giá vào tôi :
- Cái tật nịnh ... ... .
Tôi vừa dặt hai trái sầu riêng xuống thì Vi bảo :
- Tách ra đi !
Nói đoạn lại bờ rào tìm hái những nhánh bông. tôi lui cui lấy dao chặt phình phịch vào đầu lớn trái sầu riêng, dao cũng để xiêng một góc mà xem ra vỏ sầu riêng còn dai hơn cả vỏ dừa. Thật tình, sầu riêng tôi ăn có hàng trăm nhưng mỗi lần đều được mẹ bóc sẵn bỏ vào tủ lạnh, nên có biết gì đâu !
Tôi lật qua, lật lại, chợt nhớ tới cái vỏ sầu riêng mẹ bóc xong đâu có trầy trụa, hay mất một góc đàng đầu trái, mà xem ra nó còn nguyên vẹn giống như một chiếc xuồng ! Tôi sửa lại rồi dùng dao bổ theo chiều dọc, cũng chẳng ăn thua ! Mệt, tôi định gọi cầu cứu, thì Vi đã đứng sát bên tôi bụm miệng cười tự lúc nào ...
Rõ ràng là Vi biết tôi không làm được mà cố chọc chơi ! Bèn ngồi xuống, lấy dao, vừa làm vừa dạy đời :
- Hồi nãy em bảo công tử "tách" ra chứ có bảo "chặt" đâu mà làm như bửa củi vậy ? Đây nè, chỗ nầy lúc nào cũng có một khe hở. Chỉ cần để mũi dao vào đây rồi dùng đòn bẩy Ạc-Shi-Met là xong. Làm rể kiểu nầy mất vợ như chơi.
Tôi bá lấy cổ Vi :
- Giỏi quá, để anh thưởng cho một cái.
Vi nhắm mắt, lắc đầu quầy quậy :
- H..ô..ông.. !
Đợi khi tôi "chụt" xong, Vi mới mở mắt ra, chỉ tay vào vỏ sầu riêng, nói :
- Cái vỏ sầu riêng nầy mà vô mặt thì còn hơn té thùng đinh nữa đó !
Lần nào cũng có chuyện tương tự như vậy, thử hỏi sao tôi không khoái về thăm ... ông bà nhạc ?
Gần tới ngày cưới, tội nghiệp Vi gầy thấy rõ. Sau nầy tôi mới biết, là con gái trưởng trong gia đình, Vi lo lắng sắp xếp mọi thứ, lại nghĩ tới ngày theo chồng, xa mẹ bỏ em nên đủ thứ tình cảm ray rức trong lòng. Vậy mà trò chuyện với tôi một hồi, mặt hoa lại rạng rỡ, nói nhỏ cho tôi vừa nghe, như một chuyện gì quan trong lắm :
- Làm rể mà lỏng nhỏng không động móng tay, cứ đeo sát con gái người ta hoài không sợ bà con họ nói sao ?
Ba vợ tôi thường bảo tôi : "Con ở chợ không quen việc ở vườn. Con cứ về thăm, khỏi làm gì hết, đừng ngại, cứ coi như ở nhà con".
Tôi đem lời nầy nói cho vợ nghe, rồi châm thêm :
- Vậy chứ anh có việc gì để làm ?
- Em chỉ cho. Gần tới ngày cưới rồi, phải có củi để nấu chứ ! Hay là anh chịu khó ra chẻ một mớ ... .
- Ở đâu ?
Vi chỉ tay về một hàng củi được chất ngay ngắn từng ô một, dài chừng ... vài chục mét, khúc nào khúc nấy cở bắp đùi ... voi. Tôi chột dạ :
- Chẻ hết sao ?
Vi làm mặt nghiêm :
- Ừa ! ... thì tới đâu hay tới đó ! Ngày còn dài mà ! ... .
Tôi xách búa đi mà tác phong rời rã như Hạng Võ tại bến Ô Giang ! Nhưng muốn ăn phải lăn vào bếp, muốn cưới được vợ thì phải bửa củi, cày bừa ... Thì ra lời ba tôi nói chẳng sai, bằng chứng là tôi cũng không ngoại lệ !
Tôi cởi áo sơ mi máng trên cành bưởi, còn lại chiếc áo thun ba lổ trắng tinh, vốn là mô đen của con nhà giàu mới có áo lót bên trong. Dù là "công tử", nhưng tôi thường tập tạ nên bắp thịt coi cũng ngon lành. Tôi đếm thầm : Một, hai, "phập !" ; một, hai "phập !" Có cái "phập" làm củi vỡ ra, có cái "phập" thì búa lại dính khắn vào củi, gỡ ra cũng tróc vải tray vi ! Khi độ mệt đã choáng váng mặt mày, nhưng còn đủ để nhận được tiếng ông nhạc ở sau lưng :
- Bây làm cái gì vậy ?
Tôi quay lại chào ông bà vừa đi xóm về, rồi trả lời với giọng điệu của người vừa lập nên công trạng :
- Dạ, vợ con biểu chẻ củi để khi đám cưới có mà xài !
- Thôi, thôi ! Bây "bị" nó rồi ! Đi vô ! Đi vô uống nước con !
- Dạ, để con chẻ thêm một mớ nữa, ba !
- Củi nầy ba để bán cho lò bánh mì, đâu cần chẻ ! Còn củi dùng cho đám cưới thì để trong nhà kho kia, có xài mười đám cũng không hết !
Bà nhạc lắc đầu :
- Cái con nhỏ nầy ...
Vào nhà bà nhạc rầy Vi :
- Chồng của mầy nó không quen làm việc nặng. Xúi dại rũi nó trợt chân trợt cẳng thì sao ?
Bà nhạc dùng tiếng "chồng mầy" tôi thấy ấm áp lạ lùng ! Còn vợ tôi thì chúm chím cười, còn liếc qua tôi với ánh mắt còn bén hơn ... lưỡi búa, lại chu đôi môi đỏ ao chế nhạo.
Thế là bao mệt mỏi trong tôi biến mất tiêu !
Phải nói trong đời thường, về sự thông minh, lúc nào vợ cũng hơn tôi một phép. Khi về làm dâu vợ tôi đã chứng minh đầy đủ điều đó. Ngoài sự hiếu thảo với cha mẹ chồng, vợ tôi còn nhiều đức tính như nhân hậu, cần kiệm ...
Thuở đó, ở thành phố "nhà giàu" mới có tủ lạnh (ti vi chưa có), còn dưới quê thì tuyệt đối không, bởi có điện đâu mà xài ! Nên những ngày đầu, tủ lạnh đối với vợ tôi là một phát minh khoa học lớn lao, nó đủ công năng, nên có cái gì cũng "thồn" vô trong đó. Có lần mẹ tôi mở tủ lạnh, rồi nói với vợ tôi :
- Tô mắm nêm nầy, con đừng có để vào đây, nếu không tất cả cái gì trong nầy đều có mùi mắm nêm hết.
Chỉ chờ có dịp nầy, tôi cười hí hí :
- Trái cây mà có mùi mắm nêm ăn càng ngon chứ sao mẹ ?
Mẹ cười, còn vợ tôi cứ đem cái sở trường là bắn nửa mắt vào tôi.
Tôi khoái chí, nói theo kiểu đá banh thì "gỡ" được một, nhưng dường như chỉ có một mà thôi !
Khi con chúng tôi đã lớn, tuổi có thể về quê thăm ngoại một mình, thế mà một tối cả nhà xem ti vi, không phải nhằm đoạn hài mà vợ tôi cười ngất. Con hỏi, "sao tự nhiên mẹ cười ?" Một lát vợ tôi mới trả lời được :
- Mẹ thấy bộ tướng ông thái giám đứng khúm núm kia giống"mấy thằng cha" lần đầu coi mắt vợ quá !" Hi ! Hi !
Biết bị xỏ ngọt nhưng tôi biết gì hơn ngoài làm ... thinh ! May sao đến chương trình quảng cáo, quảng cáo tủ lạnh, tôi nói tỉnh bơ :
- Tủ lanh đời mới coi bộ tốt à nghen ! Nó tự khử mùi, dù "mấy con mẹ" ở vườn có để mắm nêm vô đó cũng không sợ hôi. Ha ! Ha ! ...
Tức thì vành tai tôi bị kéo ra cả thước, tiếp theo là một giọng tru tréo, muốn nổi da gà :
- Trời ... u ... u ... i ! Chuyện cũ nhắc hoài ! Nhắc hoài !
Vậy đó, "chuyện xưa" thì vợ tội nhắc được, còn "chuyện cũ" tôi nhắc thì như bị muốn nhai xương !
Có vợ miệt vườn, miệt quê là vậy đó !
* * * * *
Chú thích : 1/ Nam đại bất ... vô cương : con trai lớn rồi mà không cưới vợ như ngựa Giỏi (liệt) không có dây cương 2/ Tri túc tiện túc : biết đủ thì đủ 3/ Xê bình phương : Con c ... 4/ Thuở đó thầy dạy trung học được gọi là giáo sư 5/ Lịch sự : xinh đẹp
Thái Quốc Mưu ; 2010/04/03
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Dec/2010 lúc 5:25pm
"Con đi góp lá nghìn phương lại Đốt lửa cho đời tan khói sương"
"Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ Ngậm ngùi con sẽ giấu trong thơ Ðau thương con viết vào trong lá Hơi ấm con tìm trong giấc mơ"
"Mỗi buổi sáng tôi một mình ôm chổi Quét lá vàng như quét nỗi cô đơn"
(TTĐ)
Tình Người Như Mùa Xuân
(Tùy bút Trần Trung Đạo)
Tôi đến Houston nhiều lần. Giới thiệu sách. Đọc thơ. Tâm tình với các bạn trẻ. Và lần sau cùng, năm năm trước, cũng để giới thiệu sách và đọc thơ. Thời gian như bóng mây ngoài khung cửa phi cơ mỗi lúc một xa nhưng Houston vẫn là thành phố tôi đã mang theo và cũng để lại nhiều kỷ niệm. Đồng hương và bạn bè tôi ở đó đông đến nỗi trang giấy này không viết hết tên của họ. Ở Houston, tôi có những người bạn của thời kỳ Internet vừa mới hình thành trong cộng đồng người Việt vào khoảng 1987 và cũng có những độc giả thật là thân dù chưa hề biết mặt.
Một lần tôi từ Houston về lại Boston trong cơn bão tuyết. Tuyết rơi lớn đến độ phi đạo không an toàn để phi cơ hạ cánh. Phi cơ bay thấp. Tôi có thể nghe tiếng tuyết đập vào thân máy bay xào xạc như có thể làm chiếc hộp kim loại mong manh kia vỡ nát bất cứ lúc nào. Phi cơ vần vũ trên không phận Boston cho đến khi gần hết xăng phải bay ngược lại phi trường Providence, cách Boston 45 dặm. Tuyết ở Providence cũng rất dày tuy không bằng Boston. Trạm kiểm soát không lưu không có chọn lựa nào khác nên phải cho phi cơ hạ xuống trong tình trạng vô cùng nguy hiểm. Tiếng cọ xát của đôi cánh máy bay cắt xuyên qua lớp tuyết dày như tiếng lụa xé. Tôi đoán thầm, tất cả hành khách chắc đang thề thốt sẽ không bao giờ đi máy bay lần nào nữa. Sau khi hạ xuống xong, phi cơ đậu ngay cuối phi đạo vì không đủ sức để lăn vào cửa. Hành khách phải bước xuống và lội lên 20 phân tây tuyết để vào hành lang phi trường.
Nhưng đó cũng là lúc cành hoa tình người nở rộ. Các bạn trẻ dìu các cụ già, những người còn khỏe giúp bế các em nhỏ, tay xách, vai mang vào bên trong phi trường. Đoạn đường ngắn nhưng gần cả giờ mới vượt qua được. Chúng tôi chen chúc nhau trong hành lang chật hẹp của một phòng chờ. Ngày đó cell phone còn rất hiếm. Trong hơn trăm người chỉ có vài chiếc. Tôi có một cái Nextel nặng nề do hãng cấp nhưng dây điện thì lại gởi theo hành lý. Tôi chia cho những người chung quanh để họ gọi về nhà. Mỗi người chỉ được phép nói một câu.
Sang ngày sau chúng tôi cùng lên chiếc xe Bus của hãng máy bay cung cấp để về Boston. Những người trẻ đều phải đứng, chỗ ngồi dành cho các cụ già, phụ nữ và các cháu nhỏ. Đoạn đường 45 dặm là đoạn đường gian khổ. Khi xe chạy vài trăm thước chúng tôi phải xuống đào tuyết bằng tất cả những gì mình có. Lại chia nhau từng khúc bánh mì, từng ly nước ngọt, những lời an ủi, khuyến khích. Không ai thở than, trách móc. Tất cả đều sống như một gia đình trong cơn hoạn nạn.
Đến chiều tối chúng tôi mới về đến Boston. Khi chia tay nhau ở hành lang phi trường Logan, bà cụ ngồi gần chỗ tôi đứng trên xe, chợt nói lớn như để mọi người cùng nghe: “Cuộc đời thật là kỳ lạ, những người sống với nhau một ngày trọn vẹn, gần gũi, đáng nhớ như thế này mà suốt đời còn lại có thể sẽ không bao giờ gặp nhau lần nữa”.
Nhiều người trước đây cũng đã nói những câu tương tự như cụ. Nhưng khác với các triết gia chứng nghiệm lý lẽ của kiếp nhân sinh bằng sự suy niệm, câu nói của bà cụ là kết luận sau một ngày thật trọn vẹn vui buồn chúng tôi đã sống với nhau. Câu nói của cụ nhắc nhở về đặc tính mong manh của kiếp người nhưng đồng thời từ trong cái mong manh, lo âu, sợ hãi đó, giá trị đích thực của tình người được thể hiện. Sống chết là định luật hiển nhiên nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận. Nhiều người sống tưởng như mình sẽ không bao giờ chết.
Với tôi, câu nói của cụ như được trích ra từ số phận gắn liền với cuộc đời mình. Biết bao khoảnh khắc quý giá trong đời tôi đã sống qua và có thể sẽ không bao giờ được sống qua lần nữa. Nhiều khi ngồi một mình hình dung lại những kỷ niệm. Từ tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành. Những chuyến xe. Những sân ga. Giòng sông Thu Bồn. Mặt hồ trong buổi chiều cuối thu. Ly cà-phê đen. Bài hát cũ. Tất cả vẫn còn đó nhưng đã rất xa xôi. Còn lại quanh đây là những câu hỏi tại sao nhưng không có câu trả lời.
Tôi đi qua cuộc đời này như chiếc lá.
Nhà văn Lương Thư Trung, hiện đang cư ngụ tại Houston, khi còn ở Boston, có lần thắc mắc tại sao tôi thường viết về những chiếc lá. Một ngày rảnh rỗi anh ngồi đọc tập “Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười”, sau đó viết một tùy bút Người tiều phu và những chiếc lá vàng với những câu rất đẹp: “Đất trời rồi sẽ chuyển sang mùa theo sự vận hành của vũ trụ. Những chiếc lá vàng rồi sẽ rơi rụng, bay đi, bỏ lại bên trời những cành, những nhánh khẳng khiu, buồn thảm đến ngậm ngùi… Trong dòng đời, với biết bao lần ngụp lặn, chìm đắm trong bể khổ trầm luân, giông tố, bão bùng… Rồi bức tranh vân cẩu cũng phải tan đi, để trả lại trần gian này một chút nắng ấm mặt trời, để trả lại cho con người một cõi an nhiên, thanh tịnh. Cao đẹp biết bao khi có những con người hy sinh đời mình tự nguyện làm một người tiều phu với tấm lòng từ bi đi khắp bốn phương tám hướng gom góp từ nhánh củi, cọng rơm, ngọn cỏ đến những chiếc lá vàng khô để đốt lửa soi đường, sưởi ấm nhân sinh! Hạnh phúc thay được làm một nhà thơ! Hạnh phúc thay được làm một người tiều phu với tấm lòng từ bi đi góp nhặt những chiếc lá vàng!
Con đi góp lá nghìn phương lại Đốt lửa cho đời tan khói sương
Anh gởi tôi đọc. Chính tôi cũng lấy làm ngạc nhiên mình dùng chữ lá nhiều đến thế. Có lẽ vì lá gần gũi tôi trong một khoảng đời niên thiếu khá dài.
Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ Ngậm ngùi con sẽ giấu trong thơ Ðau thương con viết vào trong lá Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Hay
Ai về qua phố Hội An Mua dùm tôi tấm lụa vàng Duy Xuyên Tôi đi quét lá trăm miền Mẹ ngồi dệt sợi ưu phiền quanh năm
Hay
Mỗi buổi sáng tôi một mình ôm chổi Quét lá vàng như quét nỗi cô đơn Lá vẫn rụng khi mỗi mùa thu tới Như đời tôi tiếp nối chuyện đau buồn
Hay
Một chiếc lá vừa rơi trên nấm mộ Thu đã về rồi đó phải không em Anh chợt thấy bàng hoàng trong tuổi dại Một tình thương tha thiết sẽ không quên
Hay
Em đừng hỏi ta mong về quê cũ Chiếc lá khô còn nhớ cội thương cành Ta chẳng lẽ bước chân đời lê mãi Nơi quê người làm một kẻ lưu dân
Hay
Cho tôi nhặt chiếc lá vàng trước ngỏ Viết bài thơ tha thiết hiến dâng đời Chút chân tình trang trải với muôn nơi Rất nhỏ bé nhưng vô cùng sâu rộng
Hay
Mỗi chiếc lá như chừng nghe hơi thở Mỗi cành cây như có một linh hồn Ta sẽ về sống lại môt lần thôi Em sẽ khóc như chưa hề được khóc
Hay
Ai mang em trên đường đi vượt biển Chẳng kịp về thăm góc phố năm xưa Em bỏ đi như lá bỏ quên mùa Như giọt nước quên tấm lòng biển cả.
Và nhiều nữa.
Ngày xưa khi trọ học ở Viên Giác, tôi nhỏ nhất trong chùa nên được giao công việc quét lá. Anh Hùng gánh nước, anh Sáu tưới rau, chú Ngô đi chợ, còn tôi không làm được những chuyện đó nên chỉ lo làm sạch sân chùa. Không ai có phòng ngủ riêng. Năm đầu tôi ở chung phòng với chú Điển, bây giờ là Hòa Thượng Thích Như Điển. Mấy năm sau tôi dọn sang ở với các điệu cùng lứa tuổi trong căn phòng sát dưới gốc đa. Các điệu rất vô tư. Nằm xuống là ngủ ngay. Đúng giờ thức dậy đi tụng kinh khuya. Tụng kinh xong lại đi ngủ tiếp. Các điệu hoạt động tự nhiên như những chiếc máy. Ít cười và ít nói. Tôi cũng cùng tuổi nhưng không như các điệu, đêm nào khi tới phiên mình đánh chuông xong, tôi thường nằm bên hiên chùa nghe tiếng lá reo. Nhất là mùa thu, tiếng lá rung như một điệu nhạc.
Ở chùa Viên Giác ngày đó có thầy Giải Nguyên. Thầy đi tu khi tuổi đã về già sau khi đã nếm đủ hương vị đắng cay, thăng trầm, vinh nhục của cuộc đời. Thầy là một trong những người giàu có ở Duy Xuyên bỗng dưng phát nguyện xuất gia. Năm đó thầy đã ngoài sáu chục tuổi. Những người già thường ít ngủ. Thầy cũng thế. Khi thấy tôi nằm trên bệ xi-măng trước chùa, thầy cũng đến ngồi gần. Thầy kể tôi nghe nhiều chuyện vui buồn trong đời thầy. Nhưng dù chuyện gì cũng chỉ để dẫn đến một lời khuyên dành cho tôi, đời là bể khổ và chỉ có đi tu là con đường giải thoát. Tôi không phản đối lý luận của thầy nhưng bạch với thầy tôi không muốn đi tu. Tôi chỉ là người trọ học và một ngày không xa tôi sẽ ra đi. Tương lai của tôi nằm phía bên kia cổng tam quan. Dường như tôi sinh ra là để đi xa. Đi theo chọn lựa và nhiều khi không có quyền chọn lựa.
Giống như bà cụ đã quên mình vừa trải qua một kinh nghiệm sống chết mà chỉ còn nhớ đến những kỷ niệm đẹp, tôi cũng thường nghĩ đến những hạnh phúc nhiều hơn là gian khổ khi nhìn lại quá khứ. Tôi nghĩ đến những người tôi đã mang ơn. Nhiều lắm. Từ những đứa bạn nhỏ chắt chiu những đồng tiền lẻ của cha mẹ cho để chia sẻ với tôi cho đến Mẹ Hòa Hưng, người đã nuôi tôi chín năm thử thách nhất của đời mình.
Thời gian ở Viên Giác là một ví dụ. Đó là thời gian cực kỳ cô đơn về tinh thần và khắc khổ về vật chất. Mà thật vậy. Chùa rất nghèo. Không có ruộng đất như các chùa ở ngoại ô như Long Tuyền, Phước Lâm, Chúc Thánh. Nếu các bác có đi chợ cũng chỉ để mua sắm chút nấm, chút mì căng cho thầy, phần lớn chúng tôi ngày hai bữa sống nhờ vào thửa rau lang trồng trước sân chùa và những hủ chao do các bác bên Cẩm Nam mỗi tháng hai kỳ sang làm giúp. Các thầy, các chú lớn tuổi đi đám ma chay còn được cúng dường tiền bạc để chi dùng riêng tư, không ai cúng dường cho đứa bé như tôi. Đời tư của tôi không ai biết. Thầy chỉ hỏi một câu khi tôi đến và sau đó không hỏi nữa. Họa hoằn lắm mới có một người bà con từ trên quê xuống đi chùa, tình cờ nhận ra, vuốt tóc tôi vài cái, nói đôi lời an ủi rồi ra đi. Cô tôi biết nhưng chưa bao giờ có phương tiện để vào thăm tôi. Ngoài các nhân vật, các câu chuyện, các tình tiết trong những cuốn sách của thầy để trên lầu, tôi không có ai để tâm sự. Tôi cũng không buồn xen vào chuyện người khác dù có những chuyện tôi không đồng ý. Trong những phiên họp đại chúng, các thầy, các chú lớn tranh luận nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ ngồi nghe mặc dù về nhận thức tôi đã lớn hơn nhiều trong số họ. Tôi chỉ là khách trọ, đến không ai hay và đi không ai tiễn. Ngoài trừ những chiếc lá rung như một điệu nhạc buồn trong một ngày đầu thu, gần năm năm sau, tôi “một mình làm cả cuộc phân ly”.
Nhưng những cực khổ đó đã trở thành phân bón cho những bông hoa tình người trong khu vườn mùa xuân của đời tôi nở rộ, để hôm nay khi nghĩ đến Viên Giác tôi cảm thấy thật êm đềm. Tiếng chuông chùa, lời kinh khuya đã nhẹ nhàng đi vào tuổi thơ tôi, đã chuyển hóa tâm hồn chất đầy oan nghiệt của tôi mà nhiều khi tôi không biết. Những người có cuộc đời nhiều chịu đựng thường phải biết vượt qua, đôi khi bằng cố gắng và đôi khi chỉ bằng cách ngẩng đầu lên mà đi, khinh thường những chướng ngại. Tôi có cả hai. Bây giờ khi nóng tính, khi quá hăng say về một chuyện gì, dù đúng hay sai tôi cũng biết dừng lại và biết lắng nghe, không khinh thường sự việc như ngày còn trẻ. Không có những ngày ở Viên Giác, khu vườn đời tôi sẽ buồn bã, khô khan, điêu tàn và trống vắng biết bao nhiêu.
Câu nói của bà cụ từ chuyến bay Houston, từ đó, có thể viết ngắn hơn, tình thương và tình người mới thật sự là mùa xuân vĩnh cửu của con người.
Trần Trung Đạo
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Jan/2011 lúc 7:21pm
Hương quê
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng. Chợt nghĩ cuộc sống nơi thôn dã bình yên và chân chất lạ.
Một buổi chiều tà tôi lại đưa mình rong ruổi theo lối đường đất với hàng tràm trổ hoa vàng rực cùng gió chiều bay theo mùi của những vạt bèo tây hắt lên cái vị nồng dịu quê nhà. Đi sâu vào trong mỗi làng sẽ cảm dễ hơn sự thanh bình mộc mạc của cuộc sống người nông dân thanh đạm.
Về làng sau bao năm dài đi xa, thấy thấm thía câu nói “không đâu như nhà mình”. Một bát nước chè xanh bên câu chuyện ấm lòng. Những ánh sao là là trên mặt nước, đó là ánh đèn pin hay ngọn đèn dầu của người nông dân đi tìm con cá con cua sau một ngày dài trên ruộng đồng. Những thành quả sau đêm dài chông đèn sẽ được mọi người gom lại, cùng nhau đưa lên bờ nhóm lửa nướng mồi. Mùi cá tràu đặc sản quê tôi được chấm với muối trắng ớt tươi gay quyện vào hương đất và tiếng dế rung trời nối dài mênh mông.
Ánh trăng đêm trên đồng về khuya càng yên ả, tạo màu sắc huyền ảo cho mỗi câu chuyện mọi người đang kể. Và cứ thế, cuộc chuyện trò đầm ấm kéo dài ra theo mùi thịt cá tràu chín tới.
Về lại với quê, tôi như đứa trẻ thơ nũng nịu, mơ màng ngả lưng nương tựa trên thảm cỏ mềm mịn đẫm sương, nghe mọi người kể chuyện ngày xửa ngày xưa hoài không thấy chán, những câu chuyện của quê hương, thấy yêu lắm, tự hào lắm.
Nhiều khi đắn đo về cuộc sống bộn bề phía trước, lại ớn lạnh, sợ cho cảnh phải xa quê. Nếu phải rời nơi ta đã gắn bó để lo toan cho ngày tháng dài rộng trước mắt, thì cái tình quê nhà sẽ đeo bám hoài mà chẳng thể nào dứt ra được. Bổng dưng trong suy nghĩ cứ miên man câu hát ru bà vẫn ầu ơ mỗi ngày:
“Mẹ thương con ra ngồi cầu Ái Tử
Vợ trông chồng đứng núi Vọng Phu
Bao giờ nguyệt xế trăng lu
Nghe con chim quyên kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng…”
Những câu chữ dài vô tận, miên man buồn quấn bước, như đồng lúa ngả rạ mùa giáp hạt cứ cố níu giữ chân người ở lại.
Bảo Hòa (Theo Dân Trí)
------------- mk
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 08/Jan/2011 lúc 10:50pm
Thân gửi các bạn
một câu chuyện cảm động ...
Dẫu biết là chị sẽ
không bao giờ có thể đọc hiểu những dòng này, nhưng tôi vẫn mong chị
biết rằng tôi đã làm đúng như lời chị nhắn : chuyển giao món quà của chị
đến tất cả mọi người nhân mùa lễ Giáng sinh ....
Cám ơn chị Amy -
người con gái da đen có tấm lòng vàng ...
Hoàng
Thanh/Viễn Đông
Mùa Giáng Sinh: Món quà con
dâng Chúa (Thân
tặng chị Amy - người con gái da đen có tấm lòng vàng)
Chị Amy Mai bên cây
thánh giá – ảnh: Hoàng Thanh/Viễn Đông.
Bước vào tiệm food to go, tôi
thoáng thấy một phụ nữ da đen - mà tôi nghĩ ngay là người Mỹ đen hay Phi
Châu, đứng trước quầy thức ăn dường như đang lựa chọn. Như thường lệ,
tôi đứng đợi tới phiên mình. Bỗng dưng nghe chị này nói rất rõ ràng bằng
tiếng Việt: “Bán cho tui một phần cơm chiên nhỏ”, làm tôi ngạc nhiên
quay lại nhìn, vì không ngờ chị ta nói tiếng Việt rành thế. Da chị này
rất đen, đúng điệu là dân lai Mỹ đen chính hiệu. Khi tôi ra bàn ngồi ăn,
chị ấy bước đến rụt rè chỉ vào chiếc ghế bên cạnh tôi và hỏi: “Tui ngồi
đây được không?”. Tôi gật đầu.
Trời Cali vào đông lành lạnh,
ngồi gắp từng đũa mì Nam Vang nóng mà tôi nghe ấm cả lòng. Đang múc
muỗng nước lèo thì chị da
đen lên tiếng: “Trời lạnh quá, ăn cái này ngon lắm mà không chắc bụng”.
Tôi quay sang nhìn thì bắt gặp chị ấy vừa đưa tay chỉ chỉ vào tô mì tôi
đang ăn, vừa nói với ánh mắt có vẻ thèm thuồng. Chị nói với cái giọng
chân chất rất nhà quê: “Cơm chiên nó hổng ngon bằng, nhưng nó chắc cái
bụng, tui mới khiêng đồ nặng nổi”.
Thấy ái ngại, tôi nói ngay:
“Chị ăn không? Tôi kêu tặng chị một tô”. Chị ấy lắc đầu: “Giờ ăn hổng
kịp đâu, trễ xe bus là cả tiếng nữa mới có chuyến sau”. Tôi hỏi: “Chị
làm gì mà phải khiêng nặng?”. Chị đáp: “Tui lau chùi cầu tiêu, lau sàn
nhà, chùi rửa hết tất cả phòng, sắp xếp đồ đạc lại ngay ngắn, khiêng bàn
ghế, nhiều bàn ghế nặng lắm, cái gì tui cũng làm hết đó, để mười giờ
người
ta vô thì mọi thứ phải sạch sẽ đâu vô đó”. Rồi chị tiếp, “Tui ở xa, nên
7 giờ phải dậy rồi, đi xe bus tới đây thì phải đổi xe bus khác mới tới.
Nhưng đói quá nên tui phải xuống mua đồ ăn cho no bụng cái đã, rồi mới
đón xe bus đi tiếp đến chỗ làm”.
Tôi cứ nghĩ chắc chị này đi làm
thêm overtime ngày cuối tuần, nên tôi nói: “Chị làm thêm cuối tuần vậy,
họ trả chị khá không?”. Chị nói ngay: “Tui đâu có lãnh lương, làm cho
nhà thờ mà, cái này là tui tự nguyện làm, tui làm là cho Chúa, mà tui
làm nhiều năm nay rồi...”. Vừa thấy tội nghiệp cho chị, tôi vừa thầm
khâm phục chị đã có can đảm mà đứng chờ hai chuyến xe bus từ 7 giờ sáng,
ngày Chủ Nhật - là lúc mà ai nấy đều đang ngon giấc với khí trời rất
lạnh ở bên ngoài.
Chị không những đã làm được điều phi thường đó, không có lương, một
cách vui vẻ, mà lại từ nhiều năm qua...
Bỗng dưng tôi muốn làm
quen: “Chị tên gì? Mà tại sao chị lại tự nguyện làm công việc này từ bao
lâu nay, nhà thờ không có người nào phụ chị sao?”. Thấy có người quan
tâm, chị có vẻ xúc động, nỗi xúc động mà tôi linh cảm như của một con
người thường bị hất hủi bỏ rơi. Chị nói nhỏ lại: “Tui tên Amy, là tên Mỹ
đó, còn tên Việt Nam, tui không thích nó...”. “Chị có tên Việt Nam?”.
“Ừa, mà tui ghét nó lắm...”. Tôi ngạc nhiên: “Tại sao chị lại ghét tên
mình?”. Chị đen im lặng, và rồi chị kể, bằng cái giọng quê mùa mộc
mạc....
* Tuổi thơ đen... “Khi Má sinh ra tui thì mọi
người ai cũng đã ghét tui
rồi. Chỉ vì tui ra đời dưới ngôi sao xấu, bởi vì cái màu da đen đúa
không sao che giấu được của tui. Tui đâu có quyền được chọn màu da gì để
sinh ra, cả Má tui cũng không chọn được cho tui.
Nhà tui nghèo
lắm, ở ven bờ một con sông. Gia đình tui gồm có sáu người: Má và 5 chị
em, chị Hai, chị Ba, chị Tư , tui, rồi đến em trai Út. Mấy chị và em
trai là da vàng, chỉ có tui là đen thui thôi. Nhà tui nghèo mạt rệp, cả
căn nhà dột nát, không có cả cái bàn hay cái giường, cái ghế. Một mình
Má đi mò ốc cả ngày để bán lấy tiền mua đồ ăn cho 6 miệng ăn.
Mới
ba, bốn tuổi là tụi con nít đã ghét tui. Tui tên Tí, họ Mai là họ của
Má, vì Ba bỏ Má từ khi Má mới có bầu tui. Tụi con nít cả đám cứ đi theo
sau tui hát nhạo là: ‘Cút về Mỹ đi con
Tí đen’. Có đứa còn lấy que tre vít cứt chim, cứt gà rồi kêu cả bọn xúm
lại đè tôi xuống, trét vô miệng tui, tới khi nào tui lạy, tui khóc thì
tụi nó mới tha.
Năm 6 tuổi, Má cho tui với mấy chị đi học trường
làng, nhưng tụi học trò khinh ghét tui lắm. Có lần tụi nó hè hội đồng
tống một đống cứt gà vô miệng, tui không chống cự được nên nuốt vô cổ
họng, nghe thúi ình và chua loét. Tui oẹ ra, tụi nó bốc nhét vô lại. Tui
vùng vẫy, la hét. Thấy tui khóc dữ quá, mấy chị và em trai xúm lại
binh, thì tụi nó đánh mấy chị, vừa đánh tụi nó vừa chửi: ‘Đồ Mỹ đen
không cha cút về nước đen mà sống’. Lần đó tui chạy về khóc với Má sưng
cả mắt. Má cứ im lặng và rồi bà cho tui nghỉ học luôn.
Nhiều lúc
tui thèm được đi học,
thèm được chơi chung, bất cứ trò chơi nào với chúng bạn, vậy mà đứa nào
cũng chê là tui đen, tui dơ, tui thúi... hổng ai thèm chơi. Tui tủi
thân lắm nên hỏi Má. Má bảo là Ba bỏ Má từ lúc tui chưa sinh ra nữa. Tôi
ức lắm, hỏi lại: ‘Thế Ba tên gì? Sao Má không đi tìm?’. Má im lặng, rồi
Má khóc. Tui thương Má quá, và tui ghét Ba lắm. Tui thề sẽ có một ngày
tui tìm gặp Ba và hỏi Ba cho ra lẽ”. Tôi im lặng. Chị đen tiếp: “Tại Ba
mà giờ này tui vẫn chưa biết đọc, biết viết. Người ta nói là tui mù chữ.
Mắt tui sáng mà, tui thấy đường, nhìn tờ báo thì tui chỉ thấy hình, chớ
không biết đọc.
Một hôm Má tui nói là: ‘Tí đen ơi, đúng là Trời
thương Má con mình, mình sắp hết khổ rồi...’. Thì ra là chính phủ nước
của Ba tui (chính phủ Mỹ) cho
nhà tui đi theo diện con đen (con lai). Má và tui mừng hơn bắt được
vàng.
Lúc vô phỏng vấn, tui run quá nên cứ khóc, mà tay chân thì
lạnh ngắt. Tui cứ sợ ông Bill - tên ông hỏi chuyện Má tui, mà thấy tui
đen, tui xấu, tui hôi, tui dơ... ổng không cho đi thì tui phải ở đây
suốt đời tui khổ lắm.
Má tui cũng khóc, năn nỉ cô thông dịch xin
ông Bill cho đi Mỹ. Lúc đó tui nghe ai cũng nói ở Mỹ sướng lắm, con nít
được đi học, dù mình đen cũng không ai đánh mình, không ai nhét cứt vô
miệng mình... Khi đó chị Hai và chị Ba có chồng rồi, còn chị Tư và em
trai thì chưa. Má định nếu được đi Mỹ rồi thì Má sẽ nhờ người làm đơn
xin chính phủ cho chị Tư và em tui đi sau.
Đêm trước hôm phỏng
vấn, Má lo quá không ngủ được, mấy mẹ con cứ ngồi
ôm nhau khóc cả đêm. Với gia đình tui, thì nước Mỹ là thiên đàng, chỉ
tới Mỹ thì chúng tui mới hết khổ. Khi ông Bill biết rằng chị Tư và em
trai còn độc thân, ông nói: ‘Chiến tranh đã làm cho Bà và các con cực
khổ, nên nay vì nhân đạo, chúng tôi cho Bà, cô con gái lai và cả hai
người con độc thân cùng đi, để qua Mỹ đùm bọc nhau mà sống’. Cả nhà tui
khóc, vì mừng quá, đến nỗi quên cả nói lời cám ơn ông Bill...”.
*
Bước rẽ ngoặc cuộc đời... “Đặt chân đến ‘thiên đàng’ Virginia,
bốn Má con tui không biết một chữ tiếng Anh, nói không được câu nào, mà
đọc cũng rặn không ra, còn viết thì một chữ bẻ đôi cũng không biết. Một
người quen cùng làng ngày xưa nhận ra Má, nên giúp tìm dùm cho chúng tôi
thuê một căn apartment nhỏ xíu
một phòng ngủ để cả nhà ở chung.
Cả nhà tui đi làm đủ thứ nghề
nặng nhọc để đắp đổi qua ngày. Tui còn nhớ lần thi vô quốc tịch, tui lo
quá chừng, cứ học thuộc lòng những câu hỏi như con vẹt, vì tui có đọc và
hiểu được chữ nào đâu. Có một chị người Việt đọc cho tui nghe các câu
hỏi rồi biểu tui học cho thuộc, hễ người ta hỏi câu nào thì trả lời y
như đã thuộc. Vậy mà may mắn ghê, tui đậu.
Khi họ hỏi tui muốn
có tên Mỹ không, hay vẫn muốn giữ cái tên Việt Nam là Tí Mai, thì tui
khóc. Không biết nói tiếng, tui nhờ cô thông dịch nói dùm với ổng là
‘Tui ghét lắm cái tên Tí đen, vì nó đen như màu da tui, đen như tuổi thơ
nghèo hèn của tui’. Ông Mỹ trắng hỏi tui muốn tên gì. Lúc đó tui chỉ
nhớ đến đứa cháu họ xa,
đi lính cho quân đội Mỹ. Có một lần về thăm Má con tui ở Virginia, nó
nói lý do nó đi lính là vì nó muốn đền ơn chính phủ. Tui nhớ mang máng
nó có nói quân đội Mỹ gọi là... ‘AMI’... gì đó thì phải.
Thiệt
tình khi đó tui không biết chữ ‘AMI’ viết làm sao nữa, nên tui nói đại
với cô thông dịch là ‘Tui muốn cám ơn chính phủ Mỹ, cám ơn ông Bill đã
thương mà cho Má con tui đi, nên tui muốn có tên Mỹ là AMI, có nghĩa là
quân đội’. Tui còn nhớ khi nghe tui nói vậy thì cô này cười, dễ thương
lắm, và cô viết tên tôi lên tờ giấy đưa cho ông Mỹ. Thế là p***port của
tui có cái tên Amy Mai từ đó. Mãi sau này tui mới biết là cô đã quên chữ
e rờ (R), vì quân đội viết là “army”, nhưng sao có người lại nói với
tui là cô ta cố tình
quên...?
Sau đó vài năm, thì phát giác ra là Má tui bị có nước
trong phổi. Bác sĩ sau khi hỏi cặn kẽ đã giải thích rằng, do Má ngâm
nước lạnh hằng mấy chục năm liền khi đi mò ốc, nên giờ phổi Má yếu lắm.
Mấy chị em sợ quá, đứa nào cũng đi làm quần quật mà không sao đủ tiền
mua thuốc cho Má. May mà Trời thương, nên lại có người hàng xóm ngày xưa
biết chuyện, bảo chị em tui qua Cali ở đi, thì khí hậu ấm sẽ tốt hơn
cho sức khỏe của Má.
Nhưng tiền đâu mà mua vé máy bay? Cô Anh
bảo, ‘Khi xưa lúc chồng cô mới chết, cô một mình với con nhỏ, sức khỏe
yếu nên không sao ngâm nước nổi, nhờ Má cho cô bữa bịch ốc, khi mấy con
tôm mà sống qua ngày’, nên cô muốn đền ơn Má bằng cách mua bốn vé máy
bay cho chúng tôi qua Cali, cô cũng đã
thuê sẵn một appartment nhỏ (cô Anh đã trả trước một tháng tiền nhà)
cho Má con tui. Thế là cả nhà kéo nhau qua Cali.
Cả tháng trời
không ai xin được việc làm. Khi chỉ còn vài ngày là hết tháng, tụi tui
lo lắm vì tiền đâu để trả cho tháng tới? Gọi phone cho cô Anh thì cô và
gia đình đi đâu rồi nên không sao liên lạc được. Một buổi tối trước ngày
Giáng Sinh, mấy Má con đứng đón xe bus về nhà. Trời lại lạnh, bụng ai
cũng đói, nên không còn sức để mà đi, cứ đứng mà run.
Chúng tôi
thấy nhiều người đi vào một nhà thờ nhỏ. Vì lạnh quá, nên chúng tôi cũng
đi vô đại, định tìm một chỗ trú cho ấm chút rồi sẽ về. Đó là buổi tối
đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời chúng tui. Trên kia, mục sư
Bảo đang giảng về tình yêu
của Chúa. Ông nói: ‘Chúa luôn luôn dang rộng vòng tay yêu thương cho
mọi người’.
Có lẽ lúc ấy, vì quá buồn, mỏi mệt và tủi thân, nên
bốn Má con đứng khóc ròng. Một người đàn bà bước lại hỏi thăm (sau này
tui mới được biết là vợ Mục Sư Bảo). Má con tui thật lòng kể hết. Vợ
chồng Mục Sư cùng một vài cô chú ở nhà thờ thấy tội nghiệp, nên chở giùm
mấy Má con về nhà, rồi hôm sau người ta đem đồ đến cho, bàn ghế, quần
áo, tiền bạc, thức ăn. Rồi đích thân vợ chồng Mục Sư giúp điền đơn dùm
Má con tui để xin tiền bệnh, tiền trợ cấp. Cũng chính nhờ sự khuyến
khích, nâng đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, mà Má con tui mới sống nổi
qua ngày...”.
* Con đến với Ngài... “Và từ đó chúng tui
đi nhà thờ mỗi
Chủ Nhật. Cám ơn Chúa. Cầu nguyện cho Má mau hết bệnh. Cầu nguyện cho
mấy chị em có công ăn việc làm. Các cô chú trong nhà thờ đối xử rất tốt
với tui, không ai nhìn màu da tui mà khinh khi hết. Tui vui lắm khi mọi
người cứ kêu ‘Amy, đến phụ cô làm cái này đi!’, ‘Amy, ăn chút gì cho có
sức rồi hẵng làm chứ cháu...". Và tui biết là ở nơi nào có Chúa, thì tui
có tình thương...
Mang ơn vợ chồng Mục Sư Bảo và
các cô chú trong nhà thờ, nên mấy chị em tui tình nguyện làm bất cứ việc
gì nhà thờ cần. Tiền thì không có, nên chúng tui đóng góp bằng công sức
và thời gian. Tui không bao giờ buồn vì công việc mình làm hết. Mà cầu
tiêu ở Mỹ sạch sẽ lắm kìa, không có dơ, không có thúi như mấy đống cứt
gà mà hồi nhỏ tui phải nuốt đâu.
Tui vui lắm, dù công việc có cực nhọc cách mấy, vì tui biết mình làm là
đền đáp công ơn Chúa...
Và rồi một ngày, Chúa gọi Má tôi về với
Ngài. Bà chết khi trong túi mấy chị em cộng lại hết vẫn chưa được một
đồng. Lúc còn sống, Má cứ ước có tiền về Việt Nam thăm chị Hai, chị Ba
và các cháu. Vậy mà mơ ước chưa thành, Má đã ra đi. Tui còn nhớ lúc biết
mình sẽ không qua khỏi, Má nói với các chị em tui: ‘Ngày xưa Má cứ ước
ao cả nhà mình qua đến được thiên đàng, nhưng nếu như Má có mất, thì mấy
con ráng lo cho Má về Việt Nam mà chôn cất, dù gì nằm bên bờ sông ngày
xưa với mấy con ốc, Má vẫn thấy ấm lòng hơn...’.
Cả nhà ai cũng
đều biết ước nguyện cuối cùng của Má là được chôn nơi miền quê cha đất
tổ, mà đào
đâu ra tiền để chở xác Má về Việt Nam? Tụi tui chỉ biết khóc, vì không
mua nổi một quan tài cho Má. Vợ chồng Mục Sư Bảo biết rõ
ước nguyện của Má, nên tối nào Mục Sư cũng lên đài kêu gọi
mọi người giúp một tay. Đêm nào mấy chị em cũng ngồi trên đài với Mục
Sư Bảo và tụi tui cứ khóc, thương Má, mang ơn vợ chồng Mục
Sư và tất cả những người hảo tâm.
Nhiều người mang tiền
đến tận nhà giúp. Cuối cùng quyên góp được 16 ngàn đồng, một gia tài mà
mấy chị em tui không bao giờ dám mơ tới. Phải, 16 ngàn đồng - con số này
suốt đời tui không thể nào quên. Đó là công ơn của hằng trăm người, mà
nhiều nhất là vợ chồng Mục Sư Bảo và bác sĩ Nguyễn Hùng.
Anh Tuấn ở nhà quàn
biết hoàn cảnh nhà tui, nên anh bớt cho hai ngàn tiền chi phí chuyên
chở xác Má về Việt Nam. Em trai tui được mua vé đi cùng về Việt nam với
Má. Rồi số tiền còn lại thì mục sư đưa cho em tui về mua đất và lo chôn
cất Má. Thế là cuối cùng, Má cũng được về yên nghĩ vĩnh viễn bên vùng
ven biển ngày nào, với những con ốc nhỏ ngày xưa. Tạ ơn Chúa. Tạ ơn
những tấm lòng...”.
Chị Amy ngừng kể. Tôi im lặng, vì tôi biết có
nói gì cũng sẽ là rất thừa thãi vào giây phút này. Bất chợt chị nói:
“Tui không biết tên Ba, phải chi tui được gặp lại ông Bill năm nào phỏng
vấn, có thể tui nhờ ổng tìm ra Ba tui...”.
- “Chị mong gặp lại
Ba chị à? Chị không giận Ba sao?”.
- “Ngày xưa tui ghét Ba lắm.
Nhưng Chúa dạy rằng ‘Mình phải biết tha
thứ và yêu thương’. Tui chỉ mong gặp Ba, để nhìn ông và kêu một tiếng
‘Ba’ một lần trong đời”.
Ngừng một chút, chị tiếp: “Và tui sẽ
nói rằng ‘Ba đã làm Má khổ và con buồn’. Vậy thôi...”.
* Món
quà con dâng Chúa... Gió ngoài trời lành lạnh, báo hiệu một mùa
Giáng Sinh nữa lại sắp đến. Tôi hỏi: “Năm nay Giáng Sinh, chị sẽ làm
gì?”. Chị Amy buồn buồn đáp: “Tui đến nhà thờ dọn nhà cầu, khiêng bàn
ghế, lau chùi các phòng, dự Thánh lễ rồi về nhà... nhớ Má. Má mới mất
năm ngoái thôi, nên tui nhớ bả lắm...”. Chị lại tiếp: “Năm nào tui cũng
đâu có tiền mà mua gì dâng tặng nhà thờ, hay tặng vợ chồng mục sư -
người mà gia đình tui mang ơn cả đời, nên tui chỉ biết cầu nguyện cho
mọi người. Nhiều lúc tui buồn
lắm, vì không năm nào có tiền mua món quà gì dâng Chúa...”.
“Những
gì chị làm, chắc chắn là Ngài sẽ biết mà. Tôi tin chắc là thời gian,
công sức và tấm lòng của chị, sẽ là một trong những món quà mà Ngài ưng ý
nhất...”.
Chị Amy chỉ cười, không nói. Tự dưng chị hỏi: “Khi nào
có báo, chị cho tui xin ba tờ được không?”.
- “Được chứ”. Tôi
đáp ngay.
- “Tui sẽ mang biếu vợ chồng Mục Sư Bảo
một tờ, bác sĩ Nguyễn Hùng một tờ, còn một tờ tui sẽ nhờ ai đó đọc cho
tui nghe, tại tui không biết chữ, rồi thì tui sẽ giữ nó mãi suốt đời.
Phải chi Má còn sống, nghe đọc tờ báo này, chắc Má tui vui lắm...”.
Chị
Amy nhờ tôi gửi bài viết này kính tặng vợ chồng Mục sư Nguyễn Xuân
Bảo, Bác Sĩ Nguyễn
Hùng cùng tất cả những tấm lòng nơi Thánh đường Sài Gòn. Chị nói, đây
là món quà - từ trái tim - chị dâng tặng mọi người nhân mùa lễ Giáng
Sinh.
Trước khi chia tay, tôi hứa sẽ mang tặng chị Amy ba tờ báo,
và sẽ đọc cho chị nghe. Chị nói: “Cám ơn người đẹp”. Tôi ngượng ngùng:
“Chị đừng gọi tôi là người đẹp, kỳ lắm”. Amy đáp: “Đẹp chứ, bởi vì chị
trắng hơn tui...”.
Tôi quay đi. Chạnh cả lòng. Nhìn xuống làn da
mình, tôi tự hỏi, cuộc đời này có được bao người thật sự “trắng da” hơn
chị?
---Hoàng Thanh/Viễn Đông.
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Jan/2011 lúc 4:40pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Hoàng Dũng
Thân gửi các bạn một câu chuyện cảm động ...
Dẫu biết là chị sẽ không bao giờ có thể đọc hiểu những dòng này, nhưng tôi vẫn mong chị biết rằng tôi đã làm đúng như lời chị nhắn : chuyển giao món quà của chị đến tất cả mọi người nhân mùa lễ Giáng sinh ....
Cám ơn chị Amy - người con gái da đen có tấm lòng vàng ...
Hoàng Thanh/Viễn Đông
Mùa Giáng Sinh: Món quà con dâng Chúa (Thân tặng chị Amy - người con gái da đen có tấm lòng vàng)
.....................
.....................
.................... ---Hoàng Thanh/Viễn Đông.
|
Bài viết cảm động và buồn quá Hoàng Dũng ơi
Cám ơn Hoàng Dũng nhe.
Bây giờ, mk mời Hoàng Dũng và cả nhà thưởng thức một bài viết thật dễ thương ...
Cái Thuở Ban Đầu http://vanhoc.datviet.com/mautu.asp?TheLoai=19&tacgia=Ngt - Tác Giả: Ngt
Rồi mai đây nơi xư' người phiêu bạc Cho riêng em anh cầu nguyện đêm ngàỵ ***
Ai đo’ đã no’i “ai ra đi cũng mang theo quê hương trong lòng”. Nhưng đô’i vơ’i những kẻ đã từng sô’ng hê’t quãng đời thơ mộng của tuổi mới bươ’c vào đời tại quê nhà như tôi, thì hành trang ra đi thê’ nào cũng co’ thêm một hình bo’ng. Một mô’i tình thơ dại nhưng kho’ quên bởi vì co’ ai quên được “ca’i thủơ ban đầu lưu luyê’n â’y”. Hình bo’ng mà tôi mang mãi bên lòng là Trân. Đã hơn mườøi năm trôi qua, Trân giờ đã lập gia đình và có một đứa con gái lên bốn tuổị Tôi chưa có dịp gặp lại Trân lần nào kể từ đêm hôm ấỵ Tôi ra đi và cuộc đời cứ bắt tôi đi mãi . Tháng ngày phiêu bạt nơi xứ người cùng những kho’ khăn, thăng trâ`m của cuộc sô’ng nơi đất khách đã làm cho những kỷ niệm thời sinh viên bắt đầu phai dần đi trong trí nhớ của tôị Nhưng dù ở đâu, dù có đến bao giờ, tôi cũng giữ trọn hình bóng nàng với ánh mắt u buồn của đêm từ giã để được sống suốt đời với hạnh phúc đơn sơ của riêng mình…
Lần đầu tiên bước chân vào lớp học, tôi cảm thấy sợ sệt, rụt rè, tay chân vụng về, những cử chỉ dể tìm thấy ở dân quê lần đầu tiên lên thành phô’. Tôi chọn một chiê’c bàn trong go’c phòng ngồi xuô’ng vơ’i hy vọng là không ai để Y’ đê’n mình. Trong lu’c tôi đang mơ màng thả hồn về ca’i làng quê nhỏ be’, xa xôi của tôi thì Trân đê’n. Nàng đẹp như một thiên thần và ăn mặc thật giản dị so vơ’i những người con ga’i dân thành thị kha’c. Một chiê’c a’o lụa mềm nền tră’ng điểm bông đen. Ma’i to’c dài đen mượt, mềm mại được kẹp gọn ghẻ Giữa lưng vơ’i chiê’c kẹp co’ hình con bươ’m. Không phải chỉ mình tôi mà hình như tâ’t cả ca’c chàng trai trong lơ’p tôi nhìn theo bươ’c chân của nàng đưa nàng về đê’n tận chỗ ngồi . Từ đo’ tôi yêu lơ’p, yêu em. Nhưng kha’c vơ’i mọi người, tôi yêu nàng vơ’i một tình yêu thâ`m ki’n chỉ riêng mình tôi biê’t. Tôi chỉ muô’n chiêm ngưỡng, tôn thờ vẻ đẹp yêu kiều của nàng từ xa hơn là đam mê chiê’m đoạt nàng cho riêng mình. Tôi không gặp riêng Trân lần nào vì hầu như lu’c nào cũng co’ i’t nhâ’t một, hai anh chàng học cùng lơ’p vơ’i tôi lãng vãng bên nàng. Tôi đê’n lơ’p thường xuyên và lu’c nào cũng chọn một chiê’c bàn ở cuô’i phòng học để luôn được nhìn thâ’y nàng. Tôi gom nhặt những a’nh mă‘t, nụ cười, câu no’i của nàng suô’t ba năm trời sau đo’. Chuyện gì phải đê’n đã đê’n. Cuô’i cùng gia đình tôi cũng đã gặp pha’i đoàn Mỹ, tôi phải về phụ giu’p thu xê’p việc gia đình vì ngày đi đã gần kề. Những ngày cuô’i tôi không đê’n lơ’p mà chỉ lang thang một mình khă‘p ca’i thành phô’ một thời xa lạ mà giờ đây đã trở nên thân quen gần như ma’u thịt. Một buổi chiều tôi đang ngồi uô’ng nươ’c ở một qua’n co’c bên lề đường thì Trân đéân bên tôi lu’c nào không haỵ Nàng chạm nhẹ vai tôi hỏi: -Nguyễn làm gì ở đây ? Sao cả tuần nay không tơ’i lơ’p? -Tui…tui…Nguyễn làm biê’ng qua’-tôi trả Lời một ca’ch kho’ khăn. -Trân biê’t sự thật -nàng nhìn tôi no’i khẻ- thôi còn vài ngày nữa Nguyễn ra’ng vui vơ’i bạn bè đi. Họ tìm Nguyễn suô’t cả mâ’y ngày nay đo’. Giờ mình về nhà Trân chơi nghen ? Tôi lặng lẽ theo Trân về nhà. Suô’t buổi tô’i chu’ng tôi không no’i gì nhiều vì cả hai cùng bận theo đuổi những y’ nghĩ riêng tư . lâu lắm, đê’n lu’c tôi chuẩn bị từ biệt ra về thì Trân nhìn tôi hỏi nhỏ giọng buồn buồn: -Từ trươ’c đê’n giờ Nguyễn co’ yêu ai bao giờ chưa ? Tôi cu’i xuô’ng cầm nhẹ bàn tay mềm mại vơ’i những ngo’n thon dài của nàng. Một lu’c lâu sau, tôi ngươ’c lên nhìn Trân nhưng rồi lại tra’nh a’nh mă‘t đượm buồn của nàng cu’i đầu no’i nhỏ như no’i vơ’i chi’nh mình: -Co’ chư’. Từ lâu lắm rồi và cho đê’n bây giờ, nhưng Nguyễn không da’m no’i vì sợ người ta từ chô’i sẽ mâ’t quyền được yêu thầm. -Trân biê’t từ lâu rồi . Người ta chờ cho Nguyễn no’i một lời nhưng Nguyễn cư’ im lặng mãị Là con ga’i người ta không thể no’i trươ’c được. Em no’i thật lòng là đã yêu tôi hay no’i dô’i để an ủi tôi trươ’c lu’c chia tay ? Tôi không biê’t và cũng không muô’n biê’t vì câu trả lời nào cũng làm tôi đau khổ nhiều hơn. Đêm â’y tôi đạp xe về nhà giữa ca’i lạnh của Sài gòn vào những đêm gia’p Tết mà trong lòng cảm thâ’y vô cùng â’m a’p. Tôi biê’t tôi sẽ không còn được gặp lại Trân nữa, nhưng đièu đo’ không làm tôi buồn. Trong thâm tâm tôi, tôi chỉ mong ươ’c nàng được hạnh phu’c. Tôi nhớ đến một câu thơ của đại thi hào Alexander Puskin, "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em". Tôi đã không nói với Trân điều đó nhưng tôi tin chắc rằng nàng hiểu tôi cũng như nàng đã một lần nàng hiểu được tình tôi .
4/14/2002
http://vanhoc.datviet.com/mautu.asp?TheLoai=19&tacgia=Ngt - Tác Giả: Ngt
http://vanhoc.datviet.com/chitiet.asp?ID=51588&TheLoai=19 - http://vanhoc.datviet.com/chitiet.asp?ID=51588&TheLoai=19
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Jan/2011 lúc 5:34pm
Chiếc xích lô chở mùa xuân Tác Giả: Thanh Thương Hoàng
1 Tân ngồi vắt vẻo trên chiếc xích lô ngước nhìn những tảng mây trắng lững lờ trôi trên nền trời xanh thẫm, lòng bâng khuâng nhớ tới những ngày tháng cũ. Lúc ấy vào khoảng mười giờ sáng. Từ khi đạp xe ra khỏi nhà sáng sớm tới giờ anh vẫn chưa kiếm được một “cuốc” nào. Nếu đến trưa vẫn không có khách thì coi như mất toi nửa ngày tiền thuê xe và tất nhiên phải nhịn ăn luôn bữa trưa.
Chỗ Tân đậu xe góc đường Lê Lợi - Tự Do, anh cho là rất “địa lợi”, vì phía chéo bên kia đường là khách sạn Đại Lục, nơi có nhiều khách ngoại quốc tới ở. Họ thường bao luôn cả xe ngày để đi “tham quan” khắp Saigon Chợ Lớn. Đồng thời nơi này cũng là nơi có nhiều kỷ niệm với Tân - những ngày tháng cũ trước 75 - anh đã gặp “người yêu lý tưởng” của mình và sau đó cưới làm vợ. Cuộc sống lứa đôi tràn ngập hạnh phúc cho tới ngày 30 tháng 4 đen tối sầu thảm. Tân móc túi lấy gói thuốc rê vấn một điếu. Vừa phập phèo mấy hơi để dĩ vãng tan theo khói thuốc, thì anh nghe tiếng gọi xích lô bên kia đường. Tân vội quay nhìn. Một người đàn bà đưa tay vẫy gọi. Tân vứt vội mẩu thuốc hút dở, rời khỏi nệm xe, nhẩy phóc lên yên xích lô đạp nhanh tới bên kia vệ đường (vì chỗ này thuộc phạm vi “lãnh thổ” của khách sạn nên họ cấm xích lô đậu. Anh em xích lô chỉ có thể “đột kích” đón khách rồi phóng đi ngay).
“Cô muốn đi đâu?” Tân hỏi bằng tiếng Anh giọng rất chuẩn, rất Mỹ làm cô khách ngạc nhiên. Cô đặt mình lên xe thong thả nói: ”Anh muốn chở tôi đi đâu cũng được. Chạy chậm chậm thôi nhé!”
Tân hỏi lại: “Nghĩa là cô muốn mở một cuộc du lịch bỏ túi trong thành phố?” “Đúng!”
Trước khi cho xe chuyển bánh, Tân nói: “Cô chưa cho biết sẽ trả tôi bao nhiêu tiền. Chúng ta nên sòng phẳng dứt khoát trước khi bắt đầu. ” Cô khách đáp: ”Tôi sẽ trả anh như đã trả cho những người trước anh.” “Nghĩa là...?” “Nghĩa là mỗi giờ tôi trả anh hai đô la.” “Cô trả vậy hơi nhiều đấy!”
Cô khách nhắc lại câu hỏi của tôi khi nãy: “Nghĩa là...?” “Tôi tính cô một đô la một giờ thôi.”
Cô khách một lần nữa tỏ ra ngạc nhiên nhưng không nói gì.
Hôm qua cô trả cho anh xích lô đúng như giá anh ta đòi, thế mà khi trả tiền còn nằn nì xin thêm. Còn anh xích lô này thì lại xin bớt. Con người xứ sở này có vẻ phức tạp, khó hiểu thật.
Tân từ từ đạp xe về phía chợ Bến Thành. Tới nơi, anh hỏi khách: ”Cô đã biết chợ Bến Thành này chưa?” Và không chờ khách khách trả lời, anh nói tiếp: “Đây là ngôi chợ lớn nhất của thành phố Saigon và có một bề dầy lịch sử.”
Cô khách mỉm cười. Từ lúc lên xe tới giờ. Tân mới thấy khách cười: “Tôi biết. Hôm trước một người bạn Việt-Nam đã dẫn tôi vào trong chợ ăn món bún thịt nướng, lạ miệng và ngon lắm! Nhất là cái món nước “sốt” mặn mặn với ngọt ngọt và hơi cay. “Cô ăn được cả nước mắm?” “Cũng hơi... khó chịu một chút lúc đầu.”
Thấy sự trao đổi nói năng có vẻ thân mật cởi mở, Tân hỏi: “Tôi hơi tò mò, xin lỗi trước. Cô tới Saigon du lịch hay làm việc?” “Tôi tới Saigon có chút việc riêng, tiện thể làm chuyến du lịch luôn.” “Cô tới đây lần đầu?”
Khách khẽ gật và đôi mắt xanh biếc của cô chớp chớp. Bây giờ Tân mới có dịp quan sát người đẹp. Cô khoảng dưới ba mươi tuổi, thân hình thon thả dong dỏng cao bó gọn trong chiếc áo pull trắng và chiếc quần gin mầu xanh đậm. Mớ tóc vàng óng ả của cô chẩy dài buông xõa xuống cái lưng ong. Nước da cô trắng hồng mịn màng. Những sợi lông tơ trên hai cánh tay trần tròn lẳn gợi cảm. Tân cũng đã có dịp vuốt ve những cánh tay như thế, nhưng xa xôi lắm rồi. Theo sự nhận xét sơ khởi của tân thì nhan sắc cô nàng ở mức trung bình nhưng khá quyến rũ ố hình như cô có cái duyên ngầm của các cô gái phương Đông. “Cô mới từ Mỹ tới?” Tân hỏi.
Khách khẽ gật. “Tôi đoán cô là người miền Đông nước Mỹ, Nếu không ở Washington DC. thì cũng bang nào vùng đó.”
Lần này cô nàng ngoái hẳn mình về phía sau nhìn Tân: “Anh căn cứ vào đâu mà đoán tôi là người miền Đông?”
Tân hóm hỉnh cười: “Giọng nói của cô và nhất là nước da của cô. Chỉ có những người sinh sống ở xứ lạnh mới có nước da trắng hồng như cô.” Tân nói nịnh thêm. “Đúng là nước da lý tưởng các cô gái mơ ước.”
Cô khách càng thêm ngạc nhiên. Một anh đạp xích lô, tức thuộc giới lao động bình dân thất học, mà lại có vẻ hiểu biết những sự việc ngoài tấm mắt của anh ta. Rồi còn biết cả nịnh đầm ố món “võ” của bọn đàn ông có học. Cô cười nhẹ trả lời Tân: “Anh đoán giỏi đấy! Tôi sinh ra ở thành phố Charlotte bang North Carolina. Lớn lên đi học đi học và sống ở Washington DC.”
Tới chợ bến Thành cô bảo anh ngừng xe để cô vào chợ mua một món gì đó. Cô hỏi anh có đợi được không. Anh gật đầu. Mươi phút sau cô trở ra trên tay cầm một cái gói bọc giấy nhỏ. “Bây giờ cô muốn tôi chở cô đi đâu?” “Tùy anh.” Tân suy nghĩ một chút: “Cô đã vào Chợ Lớn chưa?” “Hay đấy! Tôi nghe bạn bè nói Chợ Lớn là thành phố của người Hoa như ở Hồng Kông vậy. Nên đi coi cho biết.” “Cô đã đến Hồng Kông?” “Tôi đến đó hồi còn là con nhóc đi với bố mẹ.”
Tân có vẻ ngập ngừng trước khi nói: “Xin lỗi, cô đã lập gia đình?” “Phải, tôi đã lập gia đình gần mười năm. Vợ chồng tôi có một con gái.”
Nói xong, cô khẽ thở dài, mặt thoáng buồn, đôi mắt xanh biếc đăm đăm như nhìn vào cõi xa xăm mơ hồ nào đó. Tân thấy vậy không hỏi nữa. Anh lặng lẽ đạp xe trên đường Trần Hưng Đạo rộng dài, dưới trời nắng bắt đầu gay gắt. Những chiếc xe gắn máy của bọn trẻ gầm rú phóng vùn vụt, đôi lúc cô khách sợ hãi kêu lên vì tưởng nó đâm nhào vào mình. Từ đường Đồng Khánh, cô bỏ Tân ngừng xe trước một tiệm tạp hóa. Lúc trở ra cô khoe với Tân một vật nhỏ: ”Anh thấy đẹp đấy chứ?” Tân thốt lên: “Tưởng gì, cái này bên Mỹ đâu thiếu.” “Phải, bên Mỹ không thiếu, nhưng đây là thứ tôi mua ở Chợ Lớn Việt Nam làm kỷ niệm, đồng thời làm quà tặng con gái tôi.”
Dứt lời cô khách lên xe ngồi, Tân đạp tiếp. Chợt cô quay lại hỏi Tân: “À, tôi quên hỏi anh. Sao anh biết thứ tôi vừa mua bên Mỹ có nhiều?” “Vì tôi đã ở bên đó và có mua nước tặng người yêu. Cái cô vừa mua là do người Tàu Chợ Lớn làm nhái theo đồ của Mỹ.” “Ồ, anh đã ở bên Mỹ?” “Đi du lịch hay du học?” “Tôi đi học.”
Cô lại thốt lên tiếng kêu ngạc nhiên và nhắc lại: “Đi học? Thì ra anh sang Mỹ du học!” “Không phải! Tôi đi lính được tuyển sang Mỹ học lái máy bay. Tôi sang Mỹ với tư cách sinh viên sỹ quan Không Quân!”
Cô khách người Mỹ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Cô có vẻ thích thú nghe những điều Tân nói. Cái con người lam lũ nghèo khổ đạp xích lô này đã từng là sỹ quan Không Quân và đã sang Mỹ học? Cô nửa tin nửa ngờ, dò đường: “Anh sống ở Mỹ lâu không? Bang nào nhỉ?”
Tân đưa tay quệt mồ hôi trên trán. Chiếc áo cũ mỏng mầu đen nhiều miếng vá anh mặc ướt đẫm mồ hôi. Tân cảm thấy bắt đầu mệt và khát nước. Chén xôi bắp nhỏ ăn từ sáng sớm, giờ đã tiêu hết. Anh trả lời khách không mấy hào hứng sốt sắng như lúc đầu: “Tôi học lái máy bay tại Pensacola bang Louisiana vào năm 1967. Thời gian huấn luyện khoảng năm rưỡi. Tới năm 1972 tôi lại có dịp đi tu nghiệp ở Texas hơn tám tháng.” “Anh còn nhớ tên khóa huấn luyện?” “Khóa 67A. Khóa này tôi được huấn luyện cùng với bọn Pilot Hải Quân Mỹ.”
Sau khi thảng thốt kêu lên tiếng “ô”, cô ngưng hỏi và im lặng một lúc lâu.
Tân cũng chẳng quan tâm đến sự im lặng của cô khách. Anh đang mải lo đối phó với những xe cộ chạy hỗn độn, vô trật tự trên đường phố. Chỉ cần sơ ý một chút, có thể gây ra tai nạn thương tích cho người ngồi trên xe. Hai bên lề đường Đồng Khánh, người người đi lại tấp nập. Hàng hóa của các tiệm bầy tràn ra cả lề đường. Rồi những gánh hàng quà rong, những xe bán nước ngọt, trái cây, tạo nên một cảnh hoạt náo vui mắt. Cô khách có lẽ vui lây với không khí nhộn nhịp này, nhất là nhìn những người đàn bà Hoa mặc những bộ quần áo mỏng, giản dị. Cô hỏi Tân: “Họ chắc không phải là người Việt?” “Vâng, họ là người Hoa. Thành phố này là thành phố của người Hoa dù dưới thời Việt Nam Cộng Hòa hay thời Cộng sản cai trị cũng vẫn thế. Khó mà thay đổi được họ!” “Không phải riêng nước anh. Ở bên Mỹ cũng vậy. Một thời gian nào đó, người Hoa sẽ cai trị thế giới.”
Ngưng chút cô nói tiếp: “Cả về chính trị và kinh tế. Vì thời đại chúng ta, kinh tế đang chi phối thống lĩnh toàn cầu!” Tân cãi: “Tôi không đồng ý với cô. Người ta đã dùng kinh tế để làm cái roi cai trị, nhưng theo tôi nhất định Cộng sản sẽ thất bại cả về chính trị lẫn kinh tế.” “Tôi nghĩ với Cộng sản thì chỉ có thể dùng vũ lực.” “Dùng vũ lực, Mỹ đã thất bại ở Cuba trước đây. Chỉ có Cộng sản mới triệt được Cộng sản thôi. Sức tác động bên ngoài không đủ mạnh bằng sự tự hủy hoại từ bên trong.”
Cả buổi trưa hôm đó, cô khách người Mỹ và anh xích lô đạp mải mê tranh luận về nhiều vấn đề thời sự, chính trị, học thuyết, triết lý, chiến tranh, hòa bình, cộng sản, tư bản... quên cả đường phố chật chội xe cộ chen lấn bừa bãi. Năm đó là năm 1985, thành phố Saigon còn nhiều xe đạp, xe gắn máy, ít xe hơi. Riêng anh đạp xích lô quên cả mệt và đói. Anh đang hào hứng. Đã lâu lắm anh không hề dám nói năng thảo luận với bất cứ ai những vấn đề húy kỵ trên. Nói với cô khác lạ này không sợ báo cáo, không sợ xuyên tạc, chụp mũ. Tân yên tâm tự nhủ mình như vậy nên anh “phát ngôn mạnh bạo xả ga”. Gần xế chiều, Tân đạp xích lô chở cô khách Mỹ về khách sạn Đại Lục. Bước xuống khỏi xe khách mới hỏi: “Nãy giờ tôi cứ thắc mắc mãi. Anh là sỹ quan Không Quân từng sang Mỹ học lái máy bay, sao lại... lại đi đạp xích lô?”
Tân phì cười trước câu hỏi này. Đúng là một người Mỹ ngây ngô, chẳng biết gì về làn sóng đỏ đang tràn ngập tràn phá hủy hoại khốc liệt cả miền Nam. Anh trả lời: “Vì tôi bị Cộng sản bắt đi tù.” “À, ra thế!” “Anh bị tù có lâu không?” “Gần mười năm.” “Trời! Anh được tha lâu chưa?” “Mới sáu tháng.” “Ô là! Ở tù Cộng sản chắc là khổ lắm?” “Tất nhiên. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng sống thời Trung Cổ.” “Tại sao các anh không vùng lên phản kháng, chống đối? Dân tộc anh là một dân tộc có cả một lịch sử oai hùng về ý chí quật cường, về truyền thống tranh đấu...”
Tân cười nửa miệng: “Đồng thời dân tộc tôi cũng có truyền thống nhẫn nhục chịu đựng gian khổ.”
Cô khách người Mỹ mở bóp lấy hai tờ giấy năm đô la đưa cho Tân và hẹn sáng mai tới đón cô đi chơi tiếp. Tân cầm hai tờ giấy bạc ngần ngừ. Anh định đưa trả lại một tờ thì cô khách Mỹ đã bước vào trong khách sạn.
Sáng hôm sau đúng chín giờ, Tân đạp xe tới góc đường Lê Lợi - Tự Do đã nhìn thấy cô khách đứng chờ. Cô giơ tay vẫy chào anh rồi bước lại ngồi lên xe. “Hôm nay cô muốn đi đâu?” “Đi đâu cũng được. Tôi muốn có nhiều thì giờ để trò chuyện với anh.” “Hôm qua cô trả tôi nhiều tiền quá. Công của tôi chỉ đáng nửa số tiền ấy thôi! Thế là hậu hĩnh lắm rồi. Hôm nay tôi sẽ đạp để trừ vào số tiền cô trả dư hôm qua.”
Cô khách Mỹ chỉ cười và chớp chớp đôi mắt xanh biếc không có ý kiến gì, nhưng trong đầu cô nẩy một câu hỏi: sao lại có anh chàng gàn dở thế nhỉ? Đã nghèo khổ mà lại còn chê tiền?
Còn Tân bây giờ mới nhìn thấy đôi mắt xanh mầu ngọc bích và trong sáng như mắt mèo đẹp tuyệt vời của cô. Trong đôi mắt ấy anh đọc thấy nhiều thứ lắm: hiền hòa, dịu dàng, nhân bản và cả nỗi đau tiềm tàng ẩn sâu. Đúng, đôi mắt là linh hồn của con người. Các cụ mình xưa nhận xét thật tài tình tinh vi. Xe chạy ra bờ sông Saigon trước khách sạn Majectic. Cô khách ngỏ ý muốn ngồi chơi nơi vườn hoa. Tân nói đùa: “Tuy ngồi chơi, tôi vẫn tính tiền cô theo giờ đạp xe đấy!” “Tốt thôi, không có gì đáng phải bàn cãi!”
Để an toàn, khỏi lo lắng, Tân đặt chiếc xích lô ngay cạnh chỗ ghế ngồi và khóa bánh xe lại bằng dây xích. Anh nói với cô khách Mỹ: “Cho chắc ăn!”
Cô khách cười: “Xe để sát bên cạnh anh, còn kẻ nào dám cả gan lấy cắp!” “Bần cùng sinh đạo tặc cô ạ! Dân Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ này. Mà bây giờ thì cả nước đều “bần cùng” nên bất cứ việc gì cũng có thể “sinh đạo tặc”. Họ không ăn cắp nữa mà là ăn cướp. Đã tới mức ăn cướp thì họ đâu còn sợ cái gì. Lão Lê-Nin nói đúng đấy, nếu mất, họ chỉ mất cái cùm thôi!”
Cả hai cùng cất tiếng cười vui vẻ. Bờ sông Saigon lúc nào cũng tụ tập đông người. Thấy khách ngoại quốc, bọn trẻ nhỏ chuyên bán những đồ lặt vặt rẻ tiền cho du khách, xúm lại vây quanh hai người mời mọc, gạ gẫm, nài nỉ. Chúng nói những câu tiếng Mỹ bồi ngây ngô ngộ nghĩnh. Rồi đám bán hàng rong xúm xít như ruồi bu. Tân khó chịu lắm, luôn tay xua đuổi thì bị mắng trả tục tĩu. Còn cô khách Mỹ cứ cười cười lấy làm vui thích hoạt cảnh này. Cô mua một gói đậu phụng rang cho mình, một gói cho Tân và mỗi người một chai côca -cola. Lâu lắm Tân mới uống lại thứ nước ngọt của “đế quốc Mỹ” này. Sao mà ngon ngọt đến thế. Mười mấy năm trời khi ở trong tù và cả lúc về ngoài đời anh chưa một lần được uống lại. Tiền ăn còn lo chưa nổi lấy đâu tiền uống côca -cola. Khi bóc gói đậu phụng, anh thất vọng. Nó đã bị hư từ lâu, nhưng người ta vẫn đem bán. Cô khách nói: “Nếu ở bên Mỹ, nhà sản xuất bị kiện sặc gạch đấy!”
Vứt hai gói đậu phụng hư xuống sông xong, hai người ngồi nhìn trời đất. Một lúc lâu cô khách chợt hỏi: “Trong khi ở Mỹ, anh có quen thân người bạn Mỹ nào không?” “Có chứ! Bạn cùng khóa thì nhiều lắm, nhưng thân thiết thì chỉ một hai người.” “Anh còn nhớ tên?” “Nhớ chứ. Một anh tên là Tom Hamilton Một anh tên là Edward Carter. Không biết anh chàng này có họ hàng gì với lão Tổng Thống Jimmy Carter không!”
Cô khách Mỹ nói nhanh: “Edward Carter! Anh có nhớ sai tên không? Anh ta người ra sao?”
Tân vỗ vỗ trán như gọi những hình bóng cũ trở về: “Anh ta cao lớn hơn tôi một chút và cũng tuổi tôi, năm nay được ba mươi sáu tuổi. Anh em cùng khóa thường nói đùa nếu cái mũi tôi cao một chút, dài hơn một chút, và nước da trắng thì đúng là anh em sinh đôi với Edward Carter. ” Cô khách Mỹ chăm chăm nhìn thẳng vào mặt Tân như quan sát, như dò xét. Rồi cô không giấu được một cái thở dài. Tân ngạc nhiên hỏi: “Sao, nếu tôi đoán không lầm thì có thể cô quen biết hoặc có họ hàng với anh chàng Edward Carter này. ” Cô khách không trả lời. Cô lơ đãng nhìn sang phía bên kia bờ sông. Miệng cô lầm bầm mấy tiếng gì đó, Tân nghe không rõ. Tân móc túi lấy gói thuốc rê vấn hút. “Anh hút thuốc gì mà có mùi khét thế?” Cô khách Mỹ hỏi. “Đây là thuốc rê. Thứ thuốc rẻ tiền nhất của người Việt Nam. Lúc ở trong tù, đối với chúng tôi thuốc này là loại quý đấy cô ạ! Chúng tôi còn hút cả lá chuối khô và rễ cây nữa kìa!” “Khổ cực vậy, thiếu thốn vậy mà các anh chịu đựng được để còn giữ được mạng sống trở về đời, tài thật!” “Không ai, kể cả chúng tôi cũng không tin là mình sống nổi. Nhưng như vừa nói với cô đấy. Dân tộc tôi có sức chịu đựng gian khổ, bền bỉ dẻo dai. Hơn trăm năm nay chưa lúc nào dân tộc sống trong thanh bình yên ổn, trong no ấm sung sướng. Chiến tranh cứ tiếp diễn liên miên, hết ngoại xâm lại tới nội chiến, rồi cả nước chịu ảnh tù đầy đói rách nhục nhã. Nếu như người Mỹ của cô thì ít ra cũng chết nửa nước.” “Sao anh không lái máy bay chạy ra ngoại quốc như một số người đã làm?” “Tôi còn cha mẹ già. Cha mẹ tôi nhất định không chịu rời bỏ quê hương. Biết rằng ở lại sẽ phải chịu cảnh tù đầy và có thể bị giết chết nữa, nhưng tôi không thể bỏ mặc cha mẹ. Hơn nữa tôi còn con nhỏ mới sinh.” “Bây giờ chắc con anh đã khá lớn. Thế còn vợ anh? Chị ấy vẫn một lòng đợi anh về? Tôi đọc sách báo thấy họ hết lời ca ngợi người đàn bà Á-Đông lúc nào cũng giữ trọn vẹn tình nghĩa vợ chồng. Dù chồng chết, còn trẻ vẫn ở vậy thờ chồng nuôi con. ” Tân lắc đầu thở dài, vứt mẩu thuốc xuống đất: “Tôi không có cái diễm phúc ấy. Sau khi tôi bị tù, vợ tôi để lại con cho cha mẹ tôi nuôi, đi lấy chồng khác.” “Ồ, tôi xin lỗi. Tôi không có ý khơi lại sự đau buồn của anh. Nhưng tôi hơi tò mò, thế anh có oán hận người vợ không?” “Cô ấy còn trẻ nên phải lấy chồng khác, đó là sự thường, có gì mà oán hận. Chỉ có điều hơi buồn là cô ấy lấy kẻ thù của chúng tôi. ” Đôi mắt xanh biếc của cô khách Mỹ chớp chớp. Cô có vẻ xúc động về chuyện riêng tư của Tân. “Còn cha mẹ anh?”
Tới lượt Tân thở dài nuốt nước bọt như cố nén nỗi đau buồn xuống đáy lòng: “Cha mẹ tôi đều mất khi tôi còn ở trong tù!”
Cô khách Mỹ kêu lên: “Thế còn đứa nhỏ?” “May mắn cho nó được ông bà ngoại thương xót đem về nuôi, mặc dù ông bà cũng rất nghèo khổ. Ít ra thì cũng còn có những đốm lửa trong đêm tối phải không? “.
Và lần này chính Tân ngạc nhiên trố mắt nhìn cô khách Mỹ. Cô lấy khăn giấy chậm nước mắt. Cô khóc. Rồi cô đưa đôi mắt xanh biếc đẫm nước mắt nhìn Tân nói: “Tôi tên Jacqueline Hunter. Còn anh?” “Tôi là Tân, Đỗ Tân, cựu đại úy phi công Việt Nam Cộng Hòa. Rất hân hạnh được quen biết cô.”
Sau một lúc suy nghĩ đắn đo, Jacqueline nói: “Anh có thể cho tôi địa chỉ để khi về Mỹ may ra tìm được mấy người bạn cũ của anh. Biết đâu họ chẳng hết lòng lo giúp đỡ can thiệp cho anh.” “Cám ơn Jacqueline. Tôi ở số nhà.... Hẻm... Đường.... Thành phố Saigon.”
Họ còn ngồi nói chuyện với nhau rất lâu. Jacqueline có ý mời Tân đi dùng bữa trưa, nhưng anh từ chối, mặc dù bụng đang đói. Xuống xe cô móc bóp rút ra tờ giấy một trăm đô đưa Tân, nói: “Anh cầm lấy để chi dùng. Rất tiếc tôi không thể giúp anh hơn. ” Tân từ chối ngay: “Cám ơn Jacqueline. Tôi cũng rất tiếc không thể nhận số tiền này. Tôi không muốn nhận một sự thương hại, hay một sự bố thí.” ”Không, đây là một tấm lòng. Anh hãy nhận lấy ở đây một tấm lòng.” Dứt lời Jacqueline nhét tờ giấy bạc một trăm đô vào tay Tân và bước nhanh vào trong khách sạn. Trước khi khuất hẳn, cô quay lại nói với Tân: “Tạm biệt Tân, người bạn mời quý mến của tôi.”
Tân nhìn tờ giấy bạc một trăm đô nằm trong tay sững sờ. Một số tiền quá lớn và quá bất ngờ đối với anh. Chừng như định thần lại được, Tân phóng mình bước nhanh như chạy vào khách sạn, miệng gọi lớn: “Jacqueline! Jacqueline! Tôi không thể! Tôi không nhận số tiền này. Tôi xin trả lại cô!”
Nhưng Jacqueline đã mất hút. Anh bảo vệ khách sạn thấy gã xích lô chạy xồng xộc vào trong khách sạn miệng la lối ầm ĩ liền chặn Tân lại, nói lớn, giọng hách dịch: Anh kia! Ra khỏi đây lập tức!”
Tân giơ tờ giấy một trăm đô nói: “Tôi đưa tiền trả cô khách Mỹ!” “Cái gì?ạ Cô ta đánh rơi tiền à?” “Không, cô ấy trả tiền cuốc xe cho tôi một trăm đô, trong khi giá chỉ có năm đô.”
Anh bảo vệ ngẩn người ra nói: “Lạ nhỉ? Đi cuốc xe có năm đô mà trả một trăm đô? Có khi là đô giả đấy! Đưa đây tôi coi nào!”
Nhưng Tân không đưa làm anh bảo vệ khách sạn nổi giận: “Thôi, cút cha anh đi. Một trăm đô mà chê à? Anh đạp xe cả năm liệu có kiếm được nổi số tiền này không? Gặp con mụ Mỹ điên khùng vớ món bở thì hãy chuồn mau đi, không nó đổi ý ra đòi lại, thì chỉ có nước ăn cám, anh bạn ạ!”
Tân cầm tờ giấy bạc một trăm đô chậm rãi bước ra khỏi khách sạn. Một trăm đô, đúng là số tiền không nhỏ, nhưng công sức của anh bỏ ra đâu có xứng đáng để nhận sồ tiền này. Thôi sáng mai tới trả cô ta vậy. Cả đêm đó Tân không ngủ được. Anh cứ trằn trọc “đánh vật” mãi với tờ giấy bạc một trăm đô. Tại sao lại có thể như thế nhỉ? Đi cuốc xe áng giá năm đô, cô ta trả một trăm đô. Chẳng lẽ là bạc giả như anh chàng bảo vệ khách sạn nói? Không! Nhất định không phải rồi! Cần gì cô ta phải làm cái việc lươn lẹo dối trá, Vậy tại sao cô ta trả cho mình cả một trăm đô? Thương hại? Bố thí? Một tấm lòng? Dù có là gì đi chăng nữa thì sáng mai cũng vẫn phải trả lại tiền cho cô ấy.
Tân thở dài. Tắt đèn. Bật đèn. Vuốt ve ngắm nghía tờ giấy bạc một trăm đô. Tờ giấy mầu xanh lá cây như sáng rực trong đêm. Một trăm đô đâu có nhỏ. Có khác gì tiền từ trên trời rơi xuống. Nhưng nhất định ngày mai phải trả lại cô ta, cô Jacqueline quý hóa: Tôi rất trân trọng tấm lòng của cô nhưng tôi không thể nhận số tiền này. Chúng ta chỉ mới có hai ngày quen biết, đâu đã có ân tình nghĩa trọng gì. Cám ơn lòng tốt của cô. Cám ơn người đàn bà ở phương trời xa đến. Nghĩ tới những người cùng chung nòi giống sống quanh tôi, cô làm tôi thấy đau đớn tủi nhục.
Hôm sau mới tám giờ sáng, Tân đã đạp xe tới chỗ cũ để đợi Jacqueline, mặc cho một người khách Tây phương đang vẫy tay gọi xe bên kia đường. Anh sốt ruột chờ, đốt hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, thỉnh thoảng thọc tay vào túi quần để yên trí tờ giấy bạc một trăm đô vẫn còn nằm trong đó. Chín giờ đã tới. Rồi chín giờ mười phút. Chín giờ mười lăm phút. Không thấy bóng dáng Jacqueline đâu cả. Chín giờ hai mươi phút. Tân thấy anh bảo vệ khách sạn hôm qua bước lại phía anh. Chẳng lẽ tên này gặp mình kiếm cớ gây sự để đoạt tờ giấy một trăm đô? Tiền bạc làm con người mờ mắt dễ trở thành bất lương. Anh bảo vệ khách sạn tới bên Tân dừng lại và hỏi vẫn giọng hách dịch: “Có phải anh là người hôm qua chở cô khách Mỹ?”
Tân gật. Anh ta đưa Tân một mảnh giấy: ”Này cầm lấy! Thư của cô ta đấy!” Dứt lời anh ta bước về khách sạn.
Thư là một mảnh giấy nhỏ có in tiêu đề khách sạn. Jacqueline viết bằng tiếng Anh: “Tân mến! Hôm nay tôi có việc bất thần phải đáp máy bay đi Hà Nội. Chúc vui khỏe. Hẹn gặp lại.”
Cô ký tên một chữ tắt “J”.
2 Những ngày và cả những tháng sau đó Tân vẫn thường đậu xe góc đường Lê Lợi - Tự Do có ý chờ người đẹp Mỹ Quốc bất thần xuất hiện. Anh biết vô vọng nhưng vẫn cứ mong, cứ đợi. Rồi Tân tự an ủi đó là một giấc mơ, một giấc mơ đẹp có thật và sẽ không bao giờ hiện ra lần nữa. Anh chợt nhớ hai câu thơ của nhà văn Duyên Anh mà anh được nghe trong trại tù: “Đời rất hiếm hoi lần Bụt hiện. Cho nên đoạn kết thảm vô cùng.” Đời mình chưa đến đoạn kết, nhưng đến nước này thì đúng là “thảm vô cùng” rồi, còn chờ còn mong gì nữa “lần Bụt hiện”. Rồi anh lại lẩn thẩn nghĩ tới bốn chữ “Hồn Bướm Mơ Tiên” - tên một cuốn truyện của nhà văn Khái Hưng. Hồn Bướm Đỗ Tân đang mơ tới nàng tiên Jacqueline Hunter. Tiên đã về vùng đất Thiên đường của Hạ giới, còn bướm thì vẫn mơ màng nơi chốn địa ngục trần gian. Buổi tối, lúc ấy gần mười hai giờ đêm Tân mới về tới nhà. Hôm nay xui xẻo chỉ chạy được ba “cuốc” xe ngắn, vừa đủ tiền chi cho hai bữa ăn. Tới trước cửa nhà Tân thấy chị chủ nhà đứng ngay trước cửa có vẻ đợi anh. Tân hơi chột dạ. Hôm nay là ngày mùng năm đầu tháng nhưng anh vẫn chưa có tiền trả tiền thuê buồng. Bà ta đợi mình về để đòi đây. Số tiền Jacqueline cho anh đã tiêu hết, “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”. Tân định cất tiếng xin khất ít ngày thì chị chủ nhà đã tươi cười đưa anh một tờ giấy, nói: “Chú Tân có tin vui nè!” Tân cười nhạt: “Tin vui? Tôi làm gì có tin vui. Giỡn làm chi chị Tư?” Chị cho tôi nợ tiền thuê buồng mấy ngày nữa nghe!”
Chị chủ nhà vẫn cười cười nói: “Tôi nói thiệt mà! Giấy gọi chú lên Tân Sơn Nhứt lãnh quà từ Mỹ gửi.”
Tân sửng sốt: “Quà ở Mỹ gửi? Lạ nhỉ?” Từ ngày ra tù về Tân chưa hề nhận được một lá thư nào từ ngoại quốc gửi về, nói chi đến việc nhận quà! Anh có nghe tin cánh Không Quân bên Mỹ tổ chức quyên góp tiền bạc cứu trợ, nhưng chưa tới tay anh. Có lẽ vì anh chưa liên lạc được với họ. Tân khấp khởi mừng thầm yên trí đây là quà của “các bạn ta” gửi. Anh cầm tờ giấy báo tin vui bước vào nhà đến bên ngọn đèn điện vàng vọt yếu ớt. Chị chủ nhà bước theo sau luôn miệng hỏi: “Sao? Quà của ai gửi vậy?”
Bỗng Tân đưa tay trái đặt lên ngực. Tim anh đập nhanh, dồn dập. Anh coi lại tờ giấy báo tin lần nữa Thật bất ngờ ngoài cả sức tưởng tượng của Tân. Người gửi quà là Jacqueline. Số quà nặng tới hai mươi ký. Ngày hôm sau Tân phải chạy vạy mới mượn được đủ tiền dự phỏng để đóng thuế. Tất nhiên trong số tiền này có cả tiền của chị chủ nhà. Chị cứ luôn miệng lẩm bẩm: “Trời đâu có phụ kẻ hiền lành.”
3 Washington DC. ngày... tháng... năm....
Tân thân mến,
Khi nhận được thư này tôi hy vọng Tân đã nhận được gói quà tôi gửi. Chắc Tân ngạc nhiên lắm? Những quần áo, vật dụng, radio, c***ette không phải của mình tôi đâu mà còn là của một số bạn bè phi công cùng khóa với Tân gửi đấy! Khi ở Hà Nội về nước, tôi liền liên lạc ngay với Trung Tâm Huấn Luyện Fort Worth ở Dallas nên có được một số địa chỉ các bạn đồng khóa với Tân. Biết tin anh họ mừng lắm. Sau khi nghe tôi kể hiện cảnh của anh, họ buồn rầu khổ sở và tức tốc hè nhau góp gửi cho anh một số tiền cũng như vật dụng quần áo. Về tiền được hơn một ngàn đô. Tôi đang tìm cách gửi sao cho sớm đến tay anh mà không bị mất. Tôi mong anh sẽ hài lòng về số quà tặng “đó là những tấm lòng của bạn bè” chứ không phải “sự thương hại hay bố thí” như một lần anh đã hiểu lầm. Sở dĩ chúng tôi gửi tiền và mua những món đồ cho anh là do một người bạn Việt Nam chỉ dẫn. Anh ta bảo những thứ này ở Việt Nam đang bán được giá cao. Bây giờ tôi xin nói một chút về tôi chắc anh sẵn lòng nghe? Tôi đến Việt Nam không phải để du lịch. Tôi đến Việt Nam với mục đích duy nhất tìm kiếm tung tích chồng tôi. Chồng tôi chính là Đại Úy Phi Công Edward Carter thuộc Lực Lượng Hải Quân Hoa Kỳ, người học cùng khóa và là bạn thân của anh.”
Coi tới đây Tân ngừng lại. Bất ngờ quá! Anh cố hình dung lại người bạn phi công cùng khóa Edward Carter. Sau khi mãn khóa về nước, Tân có thư từ qua lại với anh ta, nhưng chỉ được hai năm sau đó mất liên lạc. Anh nhớ mang máng là Edward Carter được thuyên chuyển tới Đệ Thất Hạm Đội ở Thái Bình Dương. Lúc học ở Mỹ, Tân và Edward Carter có nhiều kỷ niệm, nhất là những buổi cuối tuần được nghỉ đi kiếm bồ bịch, mải vui quá ngày phép, hai người bị kỷ luật. Tân thở dài. Mới đó đã mười mấy năm trôi qua. Tân coi tiếp thư:
“Trong một phi vụ oanh tạc vùng Thanh Hóa, máy bay của chồng tôi bị bắn hạ. Anh được báo cáo mất tích.” Tân lại ngưng coi và đặt lá thư xuống cái bàn gỗ nhỏ cũ kỹ đặt nơi đầu giường. Anh chống tay lên cằm, suy nghĩ trong xúc động. Edward bị bắt sống hay bị chết? Nếu bị bắt sống thì nhất định Jacqueline đã biết tin, vì tất cả tù binh Mỹ đều bị nhốt trong “khách sạn Hilton ” ở Hà Nội. Tân cầm thư coi tiếp:
“Tôi không tin thông báo của chính phủ. Bản danh sách quân nhân Mỹ mất tích còn quá dài. Tôi phải tự đi tìm chồng tôi vì tôi tin chồng tôi chưa chết. Chúng tôi mới lập gia đình có một đứa con gái. Khi chồng tôi mất tích nó được hai tuổi.
Tôi đến Việt Nam lần vừa rồi là lần thứ hai. Lần trước tôi đến Hà Nội và đi nhiều nơi, kể cả Thanh Hóa. Mất hơn một tháng chẳng kiếm được tin tức gì. Một người bạn viết thư cho tôi biết ở Saigon có một “tuy-ô” cung cấp người Mỹ mất tích rất đáng tin cậy. Thế là chẳng cần đắn đo suy nghĩ, tôi vội vã book vé bay sang Việt Nam liền. Tôi đã bị lừa nhưng được gặp anh. Đúng như người bạn Mỹ của anh nhận xét. Nếu cái mũi cao thêm một chút, dài thêm một chút, và nước da trắng thì anh đúng là bản sao của chồng tôi. Sao lại có thể có hai người giống nhau như thế và sao lại có sự tình cờ gặp gỡ giữa tôi và anh như thế nhỉ? Hôm đầu tiên ngồi trên chiếc xích lô của anh, tôi ngoái lại nhìn anh, không khỏi giật mình sửng sốt. Suýt chút nữa thì tôi kêu tên chồng. Anh có biết không, trong lúc liên lạc với Trung Tâm Huấn Luyện Fort Worth tôi mới biết thêm anh là người đạt số điểm cao nhất ở khóa đó. Ông chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện già đã về hưu vẫn còn nhớ tới anh và không ngớt lời ca ngợi anh một thanh niên thông minh giầu nghị lực, một phi công đầy triển vọng tài ba. Nói để anh mừng nhé. Các bạn người Mỹ của anh đang vận động với chính phủ can thiệp cho anh sang Mỹ định cư đấy. Công việc này tất nhiên rất khó khăn và nhiều trở ngại, nhưng ai có quyền cấm người ta hy vọng nhỉ, có phải thế không? Từ nay tôi sẽ liên lạc thường xuyên với anh qua thư từ. Anh cần những gì có thể cho tôi biết để tôi và các bạn anh cố gắng giúp. Dưới đây là một số địa chỉ các bạn cùng khóa với anh. Anh nhớ viết thư cho họ nhé. Có mấy người mang cấp bậc Đại Tá rồi đấy. Họ sẽ có thư cho anh, nếu không có gì trở ngại về phía anh.
Chúc anh vui khỏe. J.
Ít ngày sau, đúng như thư Jacqueline viết, có một người lạ đem đến cho Tân hơn một ngàn đô. Tân cầm số tiền trong tay mà vẫn ngỡ như mình nằm chiêm bao. Anh không nén được xúc động, tay cầm cây bút run run khi viết mấy chữ biên nhận tiền. Rồi anh thấy đôi mắt mình cay cay... Anh đã không cầm được nước mắt. Đêm đó Tâm nằm mơ thấy mình chở Jacqueline trên xe xích lô. Tới một quãng vắng vẻ Jacqueline bảo anh ngừng xe lại rồi nàng rời khỏi xe, bất thần ôm chầm lấy anh hôn thắm thiết. Khi Tân giật mình thức giấc anh cảm thấy như mùi nước hoa, mùi da thịt của nàng còn phảng phất đâu đây.
4 Tân đi tù khoảng hơn năm thì vợ anh đi lấy chồng khác, một cán bộ ngoài Bắc vào. Chính chị đã dẫn người này lên tận trại tù ép buộc Tân ký giấy ly dị với hứa hẹn sẽ can thiệp cho anh về sớm. Tân chẳng tin vào cái sự hứa hẹn này nhưng với một người vợ sớm thay lòng đổi dạ như vậy, anh không còn gì để lưu luyến cầm giữ. Anh chỉ lo ngại cho đứa con nhỏ mới ba tuổi. Nhưng anh yên tâm phần nào khi biết con mình được ông bà ngoại đem về nhà nuôi. Khi Tân từ trại tù vùng cao nguyên trở về Saigon, anh tới ngay nhà ông bà già vợ. Con gái anh đã hơn mười tuổi, gầy và hơi xanh. Nó ôm chầm lấy bố khóc như mưa. Tân định ở nhờ ông bà già vợ ít ngày nhưng căn phòng quá nhỏ hẹp mà lại chứa những năm người: ông bà già vợ, vợ chồng người em vợ và con gái Tân nên không còn chỗ cho anh. Sau bữa cơm đạm bạc chỉ có rau muống muối mè (để đãi mừng chàng rể ở tù về), Tân phải kiếm cớ đi chỗ khác ngủ, mặc dù ông bà già vợ cố giữ lại “ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu”. Đêm đó, đêm đầu tiên được sống tự do ngoài đời, Tân đã phải nằm ngủ trong mái hiên của một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô và phải chen chúc với đám ăn mày, xì ke ma túy. Sáng dậy gói quần áo nhỏ Tân mang từ trại tù về cũng bị “chôm” mất. Tân đi kiếm nhà một người bạn tù về trước anh và được người này giới thiệu việc làm: rửa chén đĩa một tiệm phở. Làm được mấy ngày chưa kịp lãnh lương tuần Tân bị thôi việc. Anh đã làm sứt mẻ và vỡ quá nhiều chén đĩa trong khi rửa.
Mãi Tân mới kiếm được một việc tương đối “độc lập tự do” và hợp với “khả năng” của đa số tù cải tạo về: đạp xích lô. Tuy “lao động” vất vả cực nhọc lại không ”vinh quang” chút nào Tân cũng kiếm được đủ ngày hai bữa ăn và thuê một cái buồng nhỏ trong xóm nhà lá để đêm về có chỗ ngủ. Hôm nào chạy được khá tiền một chút, anh mời cả gia đình bố mẹ vợ và cô con gái đi làm một chầu phở bình dân. Cuộc sống khó khăn chật vật nhưng Tân vẫn lấy làm hài lòng vì dù sao vẫn còn hơn gấp trăm lần trong trại tù cải tạo, có làm không có ăn. Tân cho rằng khi con người đã trải qua cuộc sống trong tù cải tạo của cộng sản rồi thì tất cả mọi sự trên cõi đời này đều... nhẹ như lông hồng!
Có được số tiền “ngoại viện” Tân đem một nửa “phân phối” cho bố mẹ vợ, bạn bè và cả chị chủ nhà. Riêng cô con gái Tân dẫn đi may một lúc mấy bộ quần áo và mua cho chiếc xe đạp để đi học. Tân viết thư gửi Jacqueline bầy tỏ lòng biết ơn. Với các bạn bè người Mỹ cũng vậy. Và cứ thế mỗi tháng Tân nhận được một lá thư của Jaqueline cùng một số tiền hoặc hàng hóa, có lần có cả đồ hộp thức ăn, sữa. Tạm thời qua cơn bĩ cực nhưng Tân vẫn không chịu rời chiếc xích lô. Hàng ngày anh vẫn đạp xe ra phố, không phải để chở khách như trước mà là phương tiện để anh đi đó đây thăm bạn bè ăn nhậu. Thỉnh thoảng anh đạp xe tới góc phố Lê Lợi - Tự Do tưởng nhớ tới Jacqueline và những ngày đầu gặp gỡ. Đôi mắt xanh biếc và mái tóc vàng óng ả chẩy dài xuống lưng của Jacqueline hình như lúc nào cũng hiển hiện trước mắt Tân. Có lý nào cô nàng yêu mình? Tân băn khoăn, thắc mắc, khắc khoải mãi với câu hỏi này. Và đôi lúc anh thấy nhoi nhói nơi tim khi nghĩ rằng chẳng qua cô nàng thương hại mình thôi. Trong những lá thư gửi Jacqueline, Tân đã bóng gió viết về tình cảm của mình đối với nàng, nhưng có lẽ nàng không hiểu sự tế nhị này của người Á Đông. Trong thư hồi âm, Jacqueline vẫn viết nhiều về những ngày ở Việt Nam và hỏi Tân về lịch sử, phong tục, tập quán, phong cảnh và những món ăn của người Việt. Rồi cô hỏi Tân thích nhất món ăn gì của Mỹ và nếu được sang Mỹ định cư thích sống ở đâu. Mỗi lần nhận được thư Jacqueline là buổi tối hôm đó Tân nằm mơ thấy mình sống trên đất Mỹ. Lúc thì lái máy bay, có lúc thì đi hộp đêm với bạn bè người Mỹ nhẩy đầm nhậu nhẹt say khướt. Nhưng nhiều nhất vẫn vẫn là mơ thấy sóng đôi với Jacqueline, hết đi ngắm tuyết ở vùng đồi trắng xóa miền Đông, tới shopping ở các chợ miền Nam Cali nắng ấm. Khi thức giấc Tân thấy tiếc và muốn giấc mơ cứ thế kéo dài mãi.
Buổi sáng hôm đó Tân sửa soạn đạp xích lô đi “tiếu ngạo giang hồ” có một anh công an tìm gặp. Anh ta trố mắt ngạc nhiên khi thấy người mình đi tìm gặp lại là một anh đạp xích lô. Anh ta hỏi đi hỏi lại mãi có đúng tên là Đỗ Tân không rồi mới cho biết lý do. Có ông dân biểu Mỹ muốn gặp. Tân choáng người. Một dân biểu Mỹ muốn gặp anh? Rồi trực giác bén nhậy của Tân cho biết đây là một tin lành. Tân đạp xích lô theo anh công an đến khách sạn Đại Lục nơi trước đây Jacqueline ở. Mọi người làm trong khách sạn đều nhìn Tân với cặp mắt nghi ngờ và kiêng nể. Thì ra ông dân biểu Mỹ là cựu phi công học cùng khóa với Tân. Máy bay của ông bị bắn trong một phi vụ oanh tạc miền Bắc và bị nhốt “khách sạn Hilton ” hơn năm năm thì được thả. Về Mỹ ông ứng cử và đắc cử dân biểu. Jacqueline đã gặp ông trình bầy hoàn cảnh Tân và nhờ ông can thiệp với chính phủ cộng sản Việt Nam. Ông sang đây với một phái đoàn bàn thảo chương trình viện trợ nhân đạo cho Việt Nam, trong đó có “chút việc riêng tư” là can thiệp cho Tân sang Mỹ định cư. Trước khi gặp nhà chức trách, ông muốn gặp Tân để “nhận diện” người bạn đồng khóa năm xưa.
5 Anh Hoàng thân quý, Sau khi chia tay anh ở phi trường Tân Sơn Nhất. thấm thoát thế mà đã hơn ba tháng trôi qua. Sở dĩ hôm nay mới viết thư cho anh vì khi đặt chân tới đất Mỹ, khỏi kể nhiều anh cũng thừa biết là tôi bận lắm. Sau khi nghỉ ngơi cho tỉnh người, đồng thời cũng là để gột sạch “bụi bậm xã hội chủ nghĩa” (còn bám chút đỉnh nơi thân thể), tôi và Jacqueline lo tổ chức lễ cưới. Rồi chúng tôi đi Washington DC tới bức tường đá đen ghi tên các chiến sĩ Hoa Kỳ hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam.Chúng tôi dành ít phút cúi đầu tưởng niệm dưới hàng chữ ghi tên Carter.Sau đó chúng tôi đi hưởng tuần trăng mật ở Honolulu. Tiếp theo chúng tôi đi thăm chỗ tôi học lái máy bay năm xưa ở hai bang Lousiana, Texas và các bạn phi công cùng khóa. Ông bạn cựu phi công đương kim dân biểu đã giới thiệu cho tôi một job hợp với khả năng: lái máy bay cho một đồn điền. Còn Jacqueline vẫn tiếp tục nghề cũ y tá bệnh viện. Con gái tôi được Jacqueline và con gái cô quý mến lắm. Hai đứa ngoài giờ học cứ quấn quýt bên nhau như hai chị em ruột. Như anh biết đấy, khi ra đi tôi đã mang theo chiếc xích lô mà tôi phải mua lại với một giá mắc người chủ mới chịu bán. Cứ chủ nhật hoặc những ngày nghỉ lễ, tôi đạp xích lô chở Jacqueline và hai đứa nhỏ chạy lòng vòng trên các đường nhỏ trong thành phố. Đây là một chiếc xe độc đáo duy nhất có ở thành phố này, nên đạp tới đâu cũng được người Mỹ vui vẻ ngắm nghía và trầm trồ giơ tay chào. Có nhiều người bắt tôi xuống xe để cho họ đạp thử và suýt nữa thì làm lật cả xe. Lâu dần người Mỹ quen mắt với chiếc xe xích lô của tôi. Chúng tôi đặt chiếc xích lô ngay trong phòng khách. Nhờ nó, tôi và Jacqueline thành duyên chồng vợ nên chúng tôi vô cùng quý và trân trọng giữ gìn nó.
Hiện tại chúng tôi đang sống tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân của cuộc đời tuy đến muộn nhưng chúng tôi bằng lòng lắm với những gì mình đang có, đang sống. Thiên đường có thật anh Hoàng ạ! Và chúng tôi đang tắm trong suối nguồn tươi mát của Thiên Đường.
Xin chúc anh và gia đình mọi điều tốt đẹp. Thỉnh thoảng rảnh rỗi anh nhớ viết thư cho tôi nhé.
Quý mến, Đỗ Tân.
(Thanh Thương Hoàng )
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Jan/2011 lúc 5:54pm
Thằng chó đẻ của má
(TIỂU TỬ)
Má ơi ! Bữa nay là ngày 23 tháng chạp, ngày đưa ông Táo . Không biết những người Việt lưu vong như tụi con có còn giữ phong tục hằng năm cúng đưa ông Táo về Trời hay không, chớ vợ của con năm nào đến ngày này cũng mua hoa quả bánh ngọt cúng đưa ông Táo, cũng thành khẩn như ngày xưa, hồi còn ở bên nhà.
Năm nay, nhờ vợ của con lau dọn bàn thờ ông Táo để sửa soạn bày lễ vật ra cúng, nên con mới nhớ ra là ngày 23 tháng chạp. Ngày này cũng là ngày sanh của má. Hồi đó, má hay nói: «Ngày sanh của đứa nào còn khó nhớ, chớ ngày sanh của tao là ngày ông Táo về Trời, không dễ gì quên !». Và ngày này hồi đó, khi cúng vái, má hay cầu khẩn : «Ông về ở trển nhờ tâu lại bữa nay tôi lên thêm một tuổi, cầu xin Ngọc Hoàng bớt cho tôi chút đỉnh khổ cực ..». Hồi đó, nghe má cầu xin, con phì cười. Bây giờ, nhớ lại, con bỗng ứa nước mắt .. Cuộc đời của má - theo lời tía kể - cũng lắm gian truân từ ngày má bỏ cái làng quê ở bờ sông Vàm Cỏ để đi theo tía dấn thân làm cách mạng vào những năm 1928/29. Gia đình giòng họ từ bỏ má cho nên hồi sanh con, tía bận đi xa, má nằm chèo queo một mình trong nhà bảo sanh, chẳng có người nào đi thăm hết. Vậy mà sau đó, má vẫn tiếp tục bôn ba .. Mãi về sau, khi con lên sáu bảy tuổi, có lẽ chỉ vì sanh có một mình con nên tía má mới «trụ hình» - vẫn theo lời tía kể - với nhiều cực nhọc và khó khăn tiếp nối dài dài .. Hỏi sao sau này mỗi lần đưa ông Táo má không có lời cầu khẩn nghe tội nghiệp như vậy ?
Nhớ lại, cách đây ba năm má thọ tròn trăm tuổi. Tính ra, từ ngày con đi chui theo ý má muốn - má nói : «Mầy đem vợ con mầy đi đi, để tao còn hy vọng mà sống thêm vài năm nữa» ! - cho đến năm đó, con xa má 25 năm. Con mới 72 tuổi mà cứ bịnh lên bịnh xuống nhưng năm đó con quyết định phải về. Và con đã về .. Thằng Bảy, con chị Hai Đầy ở Thị Nghè nghỉ chạy xe ôm một bữa để đưa con về cái làng quê nằm bên sông Vàm Cỏ. Nó nói : «Đi xe đò chi cho tốn tiền, để con đưa cậu Hai về, sẵn dịp con thăm bà Tám luôn».
Hồi tụi con bước vào nhà, cả xóm chạy theo mừng. Con nhỏ giúp việc vội vã đỡ má lên rồi tấn gối để má ngồi dựa vào đầu giường : «Thưa bà cố, có khách». Má nhướn mắt nhìn, hai mắt sâu hõm nằm trên gương mặt gầy nhom đầy vết nám thâm thâm : «Đứa nào đó vậy ?». Con nghẹn ngào : «Dạ, con ..». Chỉ có hai tiếng «Dạ, con» mà má đã nhận ra con ngay mặc dầu đã xa con từ 25 năm ! Má nói : «Mồ tổ cha mầy ! Trôi sông lạc chợ ở đâu mà bây giờ mới dìa ? Mà dìa sao không cho tao hay ?» Con ngồi xuống cạnh má: “Sợ cho hay rồi má trông”. Má nói mà gương mặt của má nhăn nhúm lại: “Tao trông từ hai mươi mấy năm nay chớ phải đợi đâu tới bây giờ !” Rồi má nhắm mắt một vài giây mới để lăn ra được hai giọt nước mắt. Cái tuổi một trăm của má chỉ còn đủ hai giọt nước mắt để cho má khóc mừng gặp lại thằng con .. Xúc động quá con gục đầu vào vai má khóc ngất, khóc lớn tiếng, khóc mà không cần biết cần nghe gì hết. Cái tuổi bảy mươi hai của con còn đầy nước mắt để thấm ướt cái khăn rằn má vắt trên vai ..
Suốt ngày hôm đó, má con mình nói biết bao nhiêu chuyện, có sự tham dự của họ hàng chòm xóm. Nhớ gì nói nấy, đụng đâu nói đó .. vui như hội. Vậy mà cuối ngày, không thấy má mệt một chút nào hết. Con nhỏ giúp việc ngạc nhiên: “Bình thường, bà cố nói chuyện lâu một chút là thở ồ ồ. Bữa nay sao thấy nói hoài không ngừng ! Có ông Hai dìa chắc bà cố sống thêm năm bảy năm nữa à ông Hai !”
Đêm đó, má “đuổi” con vô mùng sớm sợ muỗi cắn. Con nằm trên bộ ván cạnh cái hòm dưỡng sinh của má. Con hỏi: “Bộ cái hòm hồi đó má sắm tới bây giờ đó hả ?” Má cười khịt khịt vài tiếng rồi mới nói: “Đâu có. Cái hòm mầy nói, tao cho cậu Tư rồi. Hồi Cao Miên pháo kích quá, tao đem cậu Tư về đây ở, rồi ổng bịnh ổng chết. Tao có sắm cái hòm khác, cái đó tao cho thằng Hai con cậu Tư. Tội nghiệp thằng làm ăn suy sụp nên rầu riết rồi chết !” Con nói chen vô: “ Vậy, cái nầy má sắm sau đám của anh Hai” Má lại cười khịt: “Đâu có. Cái hòm sắm sau cái hòm cho thằng Hai, tao cho dì Sáu rồi. Hồi chỉ nằm xuống, nhà chỉ không có tiền mua hòm thì lấy gì làm đám ma ? ”Ngừng lại một chút rồi má mới nói : “Còn cái hòm nầy chắc tao không cho ai nữa. Họ hàng quyến thuộc lần hồi chết hết, còn lại có mình tao thôi, có nó nằm gần tao cũng yên bụng !”
Nằm tơ lơ mơ một lúc bỗng nghe má hỏi: “Thằng chó đẻ ... ngủ chưa ?” Con trả lời : “Dạ chưa”. Má tằng hắng: “Tao tụng kinh một chút nghen” Con : “Dạ” mà nghe tiếng “Dạ” nghẹn ngang trong cổ. Mấy tiếng “Thằng chó đẻ” của má kêu con đã làm cho con thật xúc động. Hồi đó - lâu lắm, cách đây sáu mươi mấy bảy chục năm, hồi con còn nhỏ lận - má hay gọi: “Thằng chó đẻ, lại hun cái coi !”. Hồi đó, mỗi lần cưng con, nựng con, ôm con vào lòng má luôn luôn gọi con bằng “thằng chó đẻ” ! Mà con thì chỉ biết sung sướng khi nghe má gọi như vậy. Rồi con lớn lần, má không còn gọi con bằng “thằng chó đẻ” nữa. Con không để ý và chắc má cũng không để ý đến chuyện đó. Mãi đến bây giờ má lại gọi con bằng “thằng chó đẻ”, gọi tự nhiên như hồi còn nhỏ. Chỉ có mấy tiếng thật thô thiển bình dị, nghe khô khan như vậy mà sao con cảm nhận tình thương thật là tràn đầy. Và đối với má, dầu tuổi đời của con có cao bao nhiêu nữa, con vẫn là “thằng nhỏ”,”thằng chó đẻ cưng”. Con bắt gặp lại sự sung sướng của hồi đó khi được má gọi như vậy. Rồi bao nhiêu hình ảnh thuở ấu thời hiện về trong đầu con, liên miên chớp tắt. Đêm đó, con trằn trọc tới khuya ..
Sáng hôm sau, má biểu con đẩy xe lăn đưa má đến từng bàn thờ để má thắp nhang tạ ơn Trời Phật, Ông Bà. Cuối cùng, đến bàn thờ của tía, má nói: “Ông ơi, Có thằng nhỏ nó dìa đó. Ông độ cho nó được mạnh giỏi, độ cho vợ con nó ở bên tây được suông sẻ trong công việc làm ăn...”. Đứng sau lưng má, con phải cắn môi thật mạnh để khỏi bật lên thành tiếng nấc !
Đẩy má ngang bàn viết cũ của tía, con thấy trên tường có treo hai khuôn kiếng lọng văn bằng đỏ chói có đóng dấu cũng đỏ chói của Nhà Nước. Con ngừng lại đọc: một tấm là huân chương hạng nhứt và một tấm là huy chương hạng ba cấp cho Lê thị Ráng. Con hỏi: “Cái gì vậy, má ?” Má nói: “Mề-đai của tụi nó cho tao. Tụi nó bươi chuyện thời ông Nhạc nào đâu hồi mấy năm 1928-29 rồi chạy lại cho. Cái hạng nhứt đó cho năm ngoái, còn cái hạng ba mới cho đây” Con cười: “Vậy là họ hạ cấp má rồi” Má hỏi: “Sao mầy nói vậy ?” Con giải nghĩa: “Thì từ hạng nhứt tuột xuống hạng ba là bị hạ cấp chớ gì nữa ?” Má cười: “Mầy không biết. Cái đầu hạng nhứt đó, cho treo chơi chớ không có tiền. Cái hạng ba đó mới có cho tiền” Con đùa: “Vậy má chia cho con chút đỉnh lấy hên coi !” Má khoát tay: “Ối ...từ ngày nhận cái mề-đai đó tới nay đã ba tháng rồi mà có thấy tụi nó đưa tiền đâu. Nghe nói còn mấy khâu gì gì đó chưa thông nên có hơi trễ !” Thấy trên văn bằng đề “Lê Thị Ráng” con thắc mắc: “Ụa ! Mà Lê Thị Ráng đâu phải là tên của má. Trong khai sanh của con, má là Lê Thị Láng mà !” Má cười khục khục mấy tiếng rồi mới nói: “Để tao nói cho mầy nghe. Hồi đó tao sanh mầy ở gần nhà thờ Cha Tam, trong Chợ Lớn. Cô mụ người tàu, nói tiếng Việt còn lơ lớ. Cổ hỏi tao tên gì để làm khai sanh. Tao nói tao tên Ráng, mà R cổ nói không được, nên ra sở khai sanh, cổ nói Ráng thành Láng là như vậy”. Mãi tới bảy mươi hai tuổi con mới biết tên đúng của má là “Ráng” !
Hôm đưa ông Táo, con có tổ chức một bữa tiệc để ăn mừng một trăm tuổi của má, có họ hàng tham dự đầy nhà. Vừa ngồi vào bàn, dì Bảy Giang nói: “Theo phong tục mình, con cái phải quì lạy để chúc thọ mẹ cha. Bây giờ, chị Tám được một trăm tuổi, hiếm lắm, quí lắm. Mầy phải lạy má mầy đi rồi ăn uống gì ăn”. Mọi người vỗ tay tán thành. Má cũng cười, nói: “Ồ phải ! Hồi nẳm, đám cưới của mầy, mầy có đi học lạy với cậu Bảy Dinh, nhưng bên đàng gái miễn lễ chỉ bắt xá thôi, rồi về đây tía mầy cũng miễn luôn. Cho nên tao chưa thấy mầy lạy ra sao hết. Đâu ? Mầy lạy tao coi !” Mọi người lại vỗ tay nữa. Con đứng trước mặt má, chấp tay ấp úng: “Thưa má. Hôm nay là ngày sanh thứ một trăm của má, con xin lạy mừng thọ má”. Rồi con lạy ba lạy, cũng đủ điệu bộ lên gối xuống gối như con đã học lạy cách đây gần năm chục năm. Con lạy mà nước mắt chảy quanh. Con biết rằng lần lạy đầu tiên này có thể là lần lạy cuối cùng, bởi vì qua Tết, con sẽ trở về Pháp với cái lạnh cắt da của mùa đông, rồi sau đó biết có còn về nữa hay không ? Sức khỏe của con càng ngày càng kém, bao nhiêu thứ thuốc uống vô hằng bữa liệu kéo dài sự sống của con được đến bao lâu ? Điều này, con đâu dám cho má biết. Mọi người lại vỗ tay khi con lạy xong. Rồi thì nhập tiệc. Bữa tiệc hôm đó thật là vui. Người vui nhứt là má.
* * *
Má ơi ! Bữa nay là ngày sanh thứ 103 của má, ngày đưa ông Táo về Trời. Vậy là ba năm qua rồi, con đã không về thăm má. «Thằng chó đẻ» của má vẫn còn «trôi sông lạc chợ», để cho má cứ phải trông nó về, trông hằng ngày, trông mòn con mắt, trông khô nước mắt !
Má thương con , xin má tha thứ cho con .. tha thứ cho con .. ..
TIỂU TỬ
------------- mk
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 09/Feb/2011 lúc 8:51pm
BẠN ĐÊM GIAO
THỪA Tâm Không Vĩnh Hữu
Mọi lần, khi vợ chồng tôi cãi vã nhau chẳng đi đến đâu, tôi đều
giận lẫy bỏ đi khỏi nhà, khi thì bồng con theo khi thì chỉ đi một mình
tay không. Và, anh ấy sẽ chạy theo, đến một chỗ vắng vẻ nào đó mới níu
kéo, năn nỉ, xuống nước xin lỗi. An h ấy luôn luôn là người nhường nhịn,
làm hòa trước.
Vậy mà lần này, sau cuộc kình cãi kịch liệt, lời qua tiếng lại có phần
động chạm tự ái của nhau, tôi giận muốn khùng lên, bỏ đi khỏi căn nhà
đang ấm cúng. Tôi bỏ đi khỏi nhà lần này nhằm vào lúc chẳng còn bao lâu
nữa là bước sang năm mới, vậy mới là... giận. Vừa đi, tôi vừa nhìn chừng
lại phía sau, hy vọng anh ấy sẽ đuổi theo. Nhưng không, không hề thấy
anh ấy. Tôi tức giận thêm, khóc tấm tức. Đến một ngã sáu, lèo tèo
một vài người thơ thẩn, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe rú ga vù đi qua
phố thênh thang, tôi đứng lại bần thần, rồi nhìn đồng hồ: 10 giờ 30
phút. An h ấy đã không tìm tôi, không màng kêu gào tôi về để cùng đón
giao thừa với nhau. Bé Mi Mi của tôi chắc vẫn còn đang ngủ say. Còn anh
ấy đang làm gì ở nhà? Khui
mấy chai rượu Tết uống trước giải sầu ư? Tôi băng qua đường, tiến
về phía bùng binh trước một siêu thị lớn đã đóng cửa. Nơi ấy, đang có
một cô gái ngồi ủ rũ một mình. Tôi đang muốn có bạn trong lúc đang rối
trí, buồn phiền, để mình trút bỏ tâm sự cho nhẹ nhàng, biết đâu đầu óc
sẽ sáng suốt, lòng thanh thản. Lỗi của tôi, hay của anh ấy, hay lỗi của
cả hai, cần phải có một người ngoại cuộc phán xét. Cô gái ngước mắt nhìn
tôi. Một cô gái mặt hoa da phấn nhợt nhạt, mắt đượm ưu buồn, tóc tai rũ
rượi. Tôi ngồi xuống cạnh cô gái thật khẽ khàng. Ném mắt nhìn tôi dò
xét, cô gái hỏi với giọng lạnh lùng cộc lốc: - Muốn gì? - Ngồi
chơi. Buồn quá. - Không có nhà, không có gia đình để về đón giao
thừa à? - Có chứ.
Nhưng mới gây với ông xã, nên bỏ đi cho khuây khỏa... - Một đi
không trở lại? - Trở lại chứ! - Trở lại thì đừng nên bỏ đi. Mất
công. Tôi chưng hửng. Cô gái làm tôi kinh ngạc, tôi có cảm tình
ngay. Nhìn ngắm cô gái từ mấy lọn tóc đến những móng chân, tôi nhỏ nhẹ: -
Chị sao ngồi đây? Sao chưa chịu về nhà? - Không nhà cửa. Không
chồng con. Không bà con dòng họ. Quê nhà thì ở xa quá, tận vùng cao heo
hút. Vậy thì về đâu? - Vậy à? Xin lỗi... chị làm gì, ở đâu? -
Nói thẳng ra là làm đĩ! Tôi đoán không sai. Nhưng cách trả lời của
cô gái sống sượng quá, phũ phàng quá, làm cho tôi lạnh mình, và cũng
chạnh lòng. Tôi ngần ngại hỏi: - Không còn chỗ nào để về ăn Tết thật
sao? - Chỗ nào? Chỉ có nhà trọ, nhà chứa,
quanh năm chui nhủi bám víu vào những chỗ ấy mà sống qua ngày. Nhưng
bây giờ, tiền hết thì nhà trọ đuổi, nợ nần chưa trả xong, lại thêm tàn
tạ héo úa, thì nhà chứa cũng chẳng chịu chứa nữa! - Sao người ta tệ
bạc vậy? Vắt chanh bỏ vỏ à? - Người ta ưu ái cho mấy đứa trẻ măng,
mấy đứa tuổi mười tám đôi mươi thậm chí có đứa mới đôi tám. Mình địch
không lại tụi nó đâu. Tụi nhỏ bây giờ đông lắm, ở khắp các vùng quê
nghèo đổ về phồn hoa đô hội để tiến thân bằng cách... hiến thân! Tiến
thân bằng cách hiến thân. Những từ ngữ ấy thật lạ lẫm đối với tôi, lần
đầu tiên tôi nghe được, lại được thốt lên từ một giọng mỉa mai chua chát
của cô gái giang hồ, khiến cho tôi thoáng rùng mình kinh sợ, lại thấy
tim mình
nhoi nhói vì một nỗi xót thương cho phận gái truân chuyên giữa dòng đời
bát nháo... Tôi bàng hoàng, xót xa. Cái đau đớn, tủi nhục, cùng cực của
cô gái đã dập tắt những nỗi buồn nhẹ tênh, tự ái vặt vãnh trong tôi,
dập tắt thật nhanh. Tôi quên đi chuyện mình vừa mới xích mích với chồng,
chỉ còn biết trước mặt tôi là thân phận bèo dạt hoa trôi vô định, mang
theo một ước ao bé nhỏ, nhưng không hề với tới được. Tôi sờ ngực áo, rút
ra mấy tờ giấy bạc polymer còn nằm nguyên từ chiều, trao hết qua tay cô
gái. Cô gái không chút vui mừng, không vồn vã cũng không tỏ vẻ bất cần,
thản nhiên nhận mấy tờ bạc, chẳng thèm đếm thử xem được bao nhiêu tiền,
trên ba trăm nghìn đồng chứ đâu có ít, hỏi: - Còn chị thì sao đây? Tôi
kể sơ qua
chuyện mình. Cô gái cười sằng sặc nói: - Chị rõ khùng. Chỉ vì những
chuyện nhỏ nhặt, vớ vẩn, mà dám bỏ đi khỏi tổ ấm gia đình của mình đang
đầy ắp hạnh phúc. Chị hãy biết quý trọng những gì đang có được, chứ
đừng làm hao hụt, uổng! Tôi rùng mình, tỉnh ngộ. Cô gái cười mếu
máo, nói tiếp: - Tôi cả đời cứ ước mơ có được tấm chồng, một mái ấm
nghèo nát cũng được, rồi có đứa con. Vợ chồng có nhau trong đói khổ cũng
vui. Hạnh phúc nhỏ nhoi, ước mơ nhỏ bé quá, mà sao cứ ở mãi trong chiêm
bao mộng mị, không bao giờ nắm bắt được... Tôi đứng dậy. Tôi phải
về ngay. Cô gái vẫn tiếp tục: - Ngay từ giây phút này đây, tôi chỉ
mong ước có một điều... Tôi khựng lại, hỏi: - Điều gì? Cười
chua chát, cô
gái thều thào: - Ước gì trong giờ giao thừa, có một chàng ngớ ngẩn
nào đó, xấu xí cũng được, đần độn cũng được, nghèo rách cũng được, nhưng
miễn là thương tôi, thích tôi, chịu dìu tôi về nhà, hai đứa sẽ cùng đón
giao thừa, ăn ngủ với nhau, qua ba ngày Tết thật vui vẻ, rồi chia tay
nhau cũng được, mà sống luôn với nhau thì càng tốt, quá hạnh phúc cho
tôi. Nhưng điều này... lại là chiêm bao! Tôi cảm thấy như vừa bị ai
đó xát muối vào ruột gan mình. Nhắm mắt lại cho nước mắt rơi ra, rồi
bước thật nhanh rời khỏi nơi cô gái ngồi, tôi băng băng về nhà mình...
An h ấy đã bồng bé Mi Mi đi đâu rồi. Chắc là anh ấy đang đi tìm tôi, tìm
ở hướng ngược lại. Sao không chịu đi ra phố ngã sáu nhỉ? Tôi tất tả
băng đi trên đường vắng
ngắt, mắt dáo dác ngó xa ngó gần, tìm hình bóng thân quen của chồng
con. Không thấy đâu. Đã sắp đến giờ đón giao thừa rồi. Tôi bắt đầu bước
như chạy ngược trở lại phố ngã sáu có bùng binh vòng xuyến. Phố im ắng.
Bùng binh trơ trọi. Cô gái đã đi rồi. Tôi ngơ ngác giữa phố khuya vào
đêm cuối năm, bắt đầu tự chửi rủa mình. Chợt, từ xa một chiếc xích lô
đang chở khách phóng lại. Xích lô thắng kít một bên tôi. Tôi trố mắt
nhìn lên, nhận ra người ngồi trên xe là... cô gái khi nãy. Cô gái vui vẻ
ra mặt, giọng cất lên cũng đầy sinh khí hỏi: - Sao chưa chịu về nhà
mà còn đứng sớ rớ ở đây nữa hả “bà”? Tôi ngạc nhiên nhìn cô gái,
rồi nhìn anh xích lô nói: - Về rồi, nhưng anh ấy bồng con đi đâu mất
tiêu... - Đi tìm chị chứ
đi đâu. Mới thấy một ông bồng con đi lên đi xuống hớt hơ hớt hải ở dưới
dốc kia kìa, chắc là anh ấy rồi. Về lẹ đi. Lẹ đi! Tôi mừng quá,
định bước đi, nhưng chợt nhớ lại hỏi: - Chị bây giờ định đi đâu? -
Đi về nhà ảnh, đón giao thừa với ảnh! Tôi nhìn anh xích lô bằng ánh
mắt nghi ngại, nói tỉnh: - Coi chừng vợ người ta đánh ghen thì… mất
ăn Tết đó! An h xích lô cười ha hả vang rền cả trời khuya vắng, nói
giọng oang oang: - Đừng lo. Tôi độc thân, chưa có vợ con gì, cũng
chẳng có nhà cửa, cũng là dân bụi sống rày đây mai đó thôi! - Vậy
bây giờ anh chở chị ấy đi đâu? - Về vỉa hè, về tổ ấm tạm bợ của tôi.
Đón giao thừa hai đứa, ăn Tết một cặp một đôi, thì chắc là vui hơn một
mình sô-lô
rồi! Cô gái cười hồn nhiên, nheo mắt với tôi, nói rổn rảng: -
Ước gì được nấy rồi, còn gì sướng bằng? Thôi, đi nghen, chị về lẹ đi!
Của báu ở ngay trong nhà mà không biết giữ! Tôi ngẩn người ra đứng
đó. “Của báu trong nhà”. Tôi chợt nhớ đến câu kệ “Gia trung hữu bảo hưu
tầm mích; Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (của báu trong nhà thôi tìm
kiếm, đối cảnh vô tâm hỏi chi Thiền), mà đầu óc sáng bừng lên. Chiếc
xích lô lăn bánh đi, chở theo một người bạn mới quen của tôi chạy về một
nơi chốn nào đó thật mơ hồ. Nhưng có điều không mơ hồ chút nào, thấy
rất rõ, là niềm hân hoan hớn hở đang tràn đầy và sáng rực trên nét mặt
của cô gái giang hồ, và cả anh chàng đạp xích lô đen đủi xấu xí. Tôi
đứng dõi mắt
trông theo, thầm cầu chúc cho họ tận hưởng được không chỉ là giờ phút,
hay ngày tháng, mà là những năm thật sự hạnh phúc, cho dù là hạnh phúc
đơn sơ nhỏ bé. Chiếc xích lô khuất hẳn sau khúc quanh. Tôi trở
về với chính mình. Và, tôi đi như chạy bằng đôi chân hỏng đất về hướng
con dốc chạy xuống chợ. Chưa bao giờ tôi thèm khát nhào đến ôm chầm lấy
chồng và con mình như trong giây phút này...
...............................................................
Kính.
NNS
------------- Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong
|
Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 09/Feb/2011 lúc 10:40pm
Thân gởi các bạn một truyện ngắn rất khô khan mà sau khi đọc,toi rất là phê! Tâm trạng hoàn toàn trái với "sượng".
Bạn có nhớ Hà Mai Anh trong Grand Coeur không? De Amici đó! tức là Tâm Hồn Cao Thượng--Tác phẩm rất lớn với chúng ta thập niên 60-70
Tác giả bài nầy nguyên khởi từ bán nguyệt san Tuổi Hoa--DCCT SaiGon.Bài viết rất ảnh hưởng từ văn hào trên.
Nếu tôi là....Tôi sẽ đưa môn Công Dân Giáo Dục trở lại học đường.Ngày nay,tại quốc nội,học sinh mất đi môn học nầy và hai chữ tổ quốc không còn như thời chúng ta có được.
Phải không các bạn?
......Ở một nơi nào đó mà không phải là quê hương bạn,ai đó nói lên hai chữ Việt Nam! bạn có nghe trong lòng một luồng diện đi qua,thoáng như không gian ngừng lại.
Người bạn sẽ nóng lên vì một cảm xúc do giòng máu chợt nóng.
Đó là tổ quốc ! nó thiêng liêng,nó vô hình, nhưng nó hiện hữu trong bạn trong mỗi phút giây,nhất là trong cuộc sống tha hương và chung đụng với nhiều sắc dân khác...
Trong cùng một cảm xúc,tôi biết rằng: Sẽ có nhiều người bạn tôi cùng chung sự đồng cảm,dù ở tuổi sáu mươi và đang xa quê hương!!!
Hue Pham
| |
Thầy Dạy Công Dân
Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ (hiện có trên trang mạng Tủ Sách Tuổi Hoa (http//tuoihoạ http://hatnang.com/ - hatnang.com )
Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
***
Thầy Văn bước vào lớp. Như một thông lệ, cả lớp đứng dậy. Thầy đứng thẳng, yên lặng một giây, mặc nhiên là một hành động chào lại. Thầy trò lớp này vẫn là như thế.
Thầy ra hiệu cho cả lớp ngồi xuống, rồi bước đến bên bàn của Thầy, đặt chiếc cặp da lên đó, và nhìn một lượt khắp lớp. Đôi mắt Thầy dừng lại ở bàn cuối. Bốn đứa con trai chột dạ, không dám ngó Thầy.
Thầy bảo cả lớp mở vở ra chép bài. Mọi người nhìn nhau ngạc nhiên. Thường thì Thầy gọi học trò lên trả bài trước rồi mới cho chép bài mới sau. Ngạc nhiên, nhưng không ai dám hỏi Thầy một câu. Thầy đọc, giọng chậm rãi, rõ ràng. Thầy khác với cô Loan dạy Việt văn ở điểm là cô Loan thường nhờ một trò viết chữ đẹp lên bảng viết bài cho cả lớp chép theo. Còn Thầy, với giọng cứng rắn, sang sảng, Thầy như người thầy bậc tiểu học đọc chính tả. Đó, cái nề nếp của lớp này là vậy.
Lớp Chín A. Cái lớp học "anh cả" trong một ngôi trường tư thục nhỏ chỉ dạy bậc trung học đệ nhất cấp. Còn có một lớp Chín nữa, lớp Chín B, buổi chiều. Nhưng hình như trong cả trường chỉ có lớp Chín A này là sinh động hơn cả, theo nhận xét của các thầy cô. Sinh động là bởi vì hầu hết các học sinh đều học khá, hăng hái tham gia các sinh hoạt do trường đề ra: làm bích báo, làm văn nghệ, đi công tác xã hội... Sinh động là bởi có vài trò rất giỏi được cử đi dự thi toán, thi vẽ, thi văn chương toàn thủ đô Sài Gòn. A! còn nữa, mặc dù môn Anh văn chưa có trò nào được vinh dự đi thi nhưng học trò lớp Chín A cũng đã lập nên một "English speaking club" để trau giồi tiếng Anh và được Thầy hướng dẫn là giáo sư Anh văn dìu dắt. Có một môn học, vâng, có một môn, chưa bao giờ nghe nói đến đi dự thi hay thành lập câu lạc bộ gì cả. Đó là môn Công dân giáo dục. Đối với học sinh, không riêng gì học sinh lớp này đâu, học môn Công dân là một điều hiển nhiên, bởi vì chương trình đã là như vậy từ thuở nào rồi. Và đi học là phải học đều tất cả các môn, là bổn phận của học sinh.
Thế nhưng tuần rồi đã có một điều bất thường đối với Thầy: đó là sự vắng mặt của bốn nam sinh ngồi ở bàn cuối lớp. Họ là những học sinh học rất khá nhưng đã tình nguyện xin ngồi ở bàn cuối để các thầy cô đỡ phải cực khổ. Nhưng giờ Công dân tuần rồi, họ đã "cúp cua". "Cúp cua"! Nghỉ không có lý do ốm đau hay bận việc quan trọng được người nhà xin phép... thì gọi là "cúp cua". Thầy định tuần này sẽ hỏi tội họ ngay khi vào lớp, nhưng rồi hôm nay Thầy không làm. Cả lớp như cũng chờ đợi chuyện đó xảy ra. Vài nữ sinh len lén nói chuyện thật nhỏ trong khi chép bài, Thầy nghe được nhưng lờ đi.
Và rồi bài cũng đã được chép xong. Thầy giở sổ điểm ra. Học trò chờ đợi Thầy sẽ gọi một ai đó lên trả bài. Nhưng cũng không. Ôi! Nếu có điều gì khó chịu nhất đời thì chắc là đây rồi! Cái im lặng thật đáng nể!
Bốn anh con trai ngồi ở bàn cuối lớp, dãy nam sinh, đưa mắt nhìn nhau. Và rồi một trò đứng dậy. Trò Bảo. Gương mặt sáng sủa, dáng người nhanh nhẹn, Bảo là nam sinh học giỏi nhất lớp. Bảo tiến đến bàn Thầy, đi ngang bao nhiêu dãy bàn trước sự ngạc nhiên dò xét của các bạn. Bảo nói với Thầy:
- Thưa Thầy, em xin được trả bài ạ!
Thầy hơi nghiêng đầu, nhìn Bảo, hỏi:
- Em muốn trả bài? Bài nào?
- Thưa Thầy, bài Công dân kỳ trước ạ!
- Kỳ trước?
- Dạ, bài " Quốc kỳ và Quốc ca" ạ!
- Em có bài đó sao?
Bảo đỏ mặt, giọng hơi ấp úng:
- Dạ, em đã mượn vở của bạn để chép ạ!
Nét mặt của Thầy có hơi tươi lên một chút, nhưng Thầy vẫn nghiêm giọng:
- Còn các em kia?
Ba nam sinh còn lại của bàn cuối đồng đứng dậy, nói:
- Thưa Thầy, chúng em cũng đã có chép bài rồi ạ!
Có vài tiếng xì xào trong số nữ sinh. Thầy giơ tay lên:
- Các em giữ im lặng. Thầy không có ý định gọi các em trả bài hôm nay.
Như không hẹn mà cùng có chung phản ứng, ba anh con trai tiến lên phía Thầy. Bảo nói thay cho cả bọn:
- Thưa Thầy, chúng em xin lỗi Thầy, tuần trước vì... ham coi "xi-nê" nên chúng em đã.. "cúp cua" giờ của Thầy. Chúng em đã biết lỗi. Xin Thầy ...
Thầy nói thật nhẹ:
- Không phải giờ của Thầy đâu! Giờ của các em đó chứ! Học là học cho các em mà! Thầy chỉ là người dẫn dắt.
Nhật, lớn tuổi nhất, nói khẽ:
- Thưa Thầy, chúng em hiểu.
- Các em về chỗ đi! Thầy không có ý định khảo bài các em. Hôm nay Thầy có một việc quan trọng để nói với cả lớp.
Cả lớp thở phào trong khi bốn nam sinh về chỗ, nhưng rồi một sự chờ đợi khác lại đến.
Thầy đứng trên bục giảng, nói như đang giảng bài:
- Hôm nay là buổi dạy cuối của Thầy. Thầy muốn nói ngắn gọn rằng Thầy sẽ tạm xa mái trường để nhập ngũ. Chắc chắn các em sẽ có một thầy hay một cô giáo mới phụ trách môn này. Nói chung, sẽ không có gì khó khăn cho các em cả đâu! Điều mà Thầy muốn nhắn nhủ các em hôm nay...
Đám học trò như nín thở. Thầy dừng lại một tích tắc vì nghe có tiếng than nho nhỏ từ dãy nữ sinh. Thầy nói tiếp:
- ... đó là hãy cố gắng học hành. Điều này nói ra có vẻ hơi thừa, nhất là đối với lớp này là một lớp khá ngoan, mà Thầy rất ưng ý. Thầy đã dạy ở nhiều trường công lập cũng như tư thục. Tính ý của học trò, Thầy đều hiểu hết. Học trò trường công phát triển đều nhau, không chênh lệch nhiều. Trái lại, học trò trường tư đa dạng hơn, do không có tuyển chọn qua những kỳ thi. Nhưng thú thật, Thầy quan tâm nhiều đến học trò trường tư. Tại sao vậy? Vì đó là bức tranh sống thật nhất của xã hội. Có những học sinh thật giỏi, thật ngoan, nhưng cũng có những trò thật kém, có những trò nổi loạn. Đúng không? Rất tiếc là Thầy phải rời bỏ cái khung đời này để bước vào một xã hội khác, sẽ rất khác: đó là quân ngũ. Thầy chỉ mong rằng, với những bài giảng về Công dân giáo dục mà Thầy đã gửi đến các em trong gần một niên học qua, các em sẽ không xem đó là những bài học bắt buộc, những bài chỉ nhớ để trả bài rồi sau đó quên đi, những câu chuyện qua loa không ăn nhập chút nào với cuộc sống. Mà các em hãy đem chúng vào đời như một hành trang quý báu. Thôi! Ý của Thầy chỉ có thế. Mai sau, mong rằng, có duyên, Thầy sẽ gặp lại các em.
Lần đầu tiên học sinh nghe Thầy nói những câu có vẻ văn hoa khác với cách nói bình dị của Thầy thường ngày. Sự im lặng như đã đến hết sức của nó, khi Thầy ngưng câu nói. Bình thường, nếu người ta chịu khó để ý, sẽ thấy mỗi khi xung quanh mình quá im lặng, có một thứ "âm thanh" nghe muốn vỡ tai, đó là tiếng rít "o... o" rất khó chịu. Thế nhưng, lần này, thầy và trò đã nghe được tiếng của một con ve bên ngoài cửa lớp. Thật sự là tiếng ve! Tiếng ve đầu mùa hạ! Con ve đậu trên một cái cây to trong sân trường rợp bóng mát hay chăng? Con ve cất tiếng hát, một lúc sau đã có tiếng của cả một bầy ve. Không hẹn mà cả thầy và trò đều nghe dâng lên một niềm cảm động.
*
Như thế đó, buổi dạy cuối cùng của Thầy Văn, thầy dạy môn Công dân giáo dục của lớp Chín A! Thầy rời mái trường vào đầu mùa hạ. Vắng thầy Văn, học với một cô giáo mới, cả lớp rồi cũng quen dần. Đám học trò, sau mùa hạ đó, cùng lên lớp Mười, lớn thêm được một chút, vì đã vào trung học đệ nhị cấp. Bốn đứa con trai, Bảo, Đăng, Nhật, Vũ, vẫn chơi với nhau khắng khít như trước. Nhưng không bao giờ họ dám lập lại một việc, mà đối với họ là một lỗi lầm. Đó là "cúp cua". Nhật, lớn nhất bọn vì gia cảnh nghèo phải bỏ học một năm, luôn tự nhận lỗi về mình vì đã "xúi dại" mấy đứa nhỏ hơn. Cả bọn bảo nhau nếu gặp lúc khác thì chắc chắn đã bị khiển trách và ăn mấy cái "trứng vịt" rồi!
Thầy rời mái trường vào đầu mùa hạ. Trong tâm luôn có tiếng ve làm Thầy nghe luyến nhớ. Những lần về phép Thầy thường đi ngang ngôi trường tư thục mà Thầy đã rất yêu mến này, đứng lại một lúc lâu, nhưng không vào. Thầy đã đi qua một khung đời rất khác. Bên đó là đỏ lửa. Ở đây là xanh trời. Thầy không muốn làm xao động không gian bình yên này.
Mấy mùa hạ đi qua. Học trò của lớp Chín A năm nào nay đã đến tuổi vào đại học. Lên đại học, không còn có môn Công dân giáo dục nữa. "Môn phụ" đã biến mất!
Thầy không có dịp về lại trường cũ, vì chiến trận đã đến hồi khốc liệt. Một ngày nắng lửa trên đồng hoang, Thầy gặp lại Bảo, người học trò trắng trẻo khôi ngô học giỏi ngày nào. Bảo tình nguyện vào lính, đã đi đánh trận nhiều nơi và mới được thuyên chuyển về đơn vị của Thầy. Bây giờ thầy trò cùng chia xớt với nhau từng bịch gạo sấy, mời nhau từng điếu thuốc. Tâm tình cũng dễ dàng bộc lộ. Bảo chân thành nói:
- Thầy ơi! Lúc em còn nhỏ, đi học tiểu học, nhìn người thầy như một người cha vì tuổi đời chênh lệch nhiều. Học bậc cao hơn thì khoảng cách tuổi tác giữa thầy và trò ngắn hơn; nhiều thầy mới ra trường, quá trẻ, chúng em có cảm giác như đó là người anh. Nhưng thái độ e dè đối với các thầy vẫn luôn có. Người thầy đứng trên bục giảng thật khác với người thầy trên chiến trường. Bây giờ, em mới thật sự học được bài học sống ở thầy. Thầy sống những gì thầy đã dạy.
Thầy giật mình:
- Em nghĩ như thế?
- Vâng, đúng là như thế, thưa thầy. Bọn chúng em, bốn đứa chơi thân với nhau, vẫn thường nói với nhau rằng sao chúng em lại làm ra một điều khó tha thứ. Sao chúng em lại "cúp cua" giờ Công dân? Chúng em ỷ mình học giỏi ư?.. Thầy ơi! Thầy có buồn chúng em không? Thầy có tha thứ chúng em không?
Thầy cười xòa:
- Bỏ đi! Thầy chẳng giận chẳng buồn ai bao giờ. Nói cho thầy nghe, mấy anh cùng "cúp cua" đó, ra sao rồi?
- Anh Nhật lớn nhất, đi lính trước em một năm. Sau đó đến em. Còn Vũ và Đăng đã vào đại học.
- Tại sao em không vào đại học?
- Thưa thầy, em muốn đi lính. Sau khi giải ngũ về em sẽ đi học tiếp ạ! Tuổi trẻ còn dài...
- Bây giờ thầy trò gặp nhau ở đây cũng là một trường học lớn. Thầy trò ta cùng học môn Công dân giáo dục phải không?
- Dạ.
Hai thầy trò cùng im lặng, lắng nghe tiếng đại bác vọng về từ xa...
Đêm đó, sau chuyến hành quân, Thầy bị thương nhẹ ở chân. Thầy ôm Bảo trong tay. Thầy vuốt mắt Bảo. Bảo đã làm được cái việc trả bài cho thầy. Một bài học sống.
*
Hết xuân đến hạ. Thu tàn, đông đến. Thầy đã trải cuộc đời trên chiến trường biết bao năm! Bị thương nặng, nhẹ cũng nhiều. Trong người của Thầy đầy những vết sẹo chiến tích. Nằm quân y viện to, nhỏ, hay dã chiến, cũng đã biết bao lần. Cả cái kinh nghiệm được đục khí quản để gắn ống thở tạm, hay đeo lủng lẳng một cái túi đi từ ruột ra ngoài, chờ chữa lành bên trong, Thầy cũng đã có nốt. Gia đình khuyên Thầy giải ngũ. Thầy không chịu. Thầy giã từ nghề dạy học luôn rồi! Gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp, học trò... đến, đi, nhìn họ thành công, thất bại, sống, chết. Nhìn thấy đời mình cũng đã già dặn đi theo ngày tháng. Thầy cũng thèm trở lại bục giảng lắm chứ! Nhưng cứ mỗi một câu, Thầy nói với mọi người: "Chờ khi đất nước thanh bình..."
Và Thầy phải ngưng cầm súng. Thầy đi vào trại tù cải tạo, như hàng vạn quân nhân khác. Ước mộng của Thầy đã sụp đổ. Thôi thì cùng chia xớt với anh em đồng đội nỗi đau nhục này! Bài học Công dân giáo dục "Quốc kỳ và Quốc ca" nhức nhối trong lòng. Mỗi buổi sáng trước giờ đi lao động, Thầy và các bạn tù phải tập trung để chào cờ. Thầy nhắm mắt lại chặt đến nỗi nghe như dao đâm để thấy màu cờ vàng chan chứa. Thầy bấm vào tay mình bật máu để hát trong óc, hát không bằng lời: "Này công dân ơi!!!!..."
Thầy ra trại. Thân thể lại mang thêm một số thương tích vì "lao động". Cảnh sống đã thay đổi... Thầy tìm đến thăm một vài đồng nghiệp cũ, ngạc nhiên khi thấy họ đến trường dạy học trong những bộ quần áo quá dễ dãi. Ngày xưa các thầy cô đứng trên bục giảng ăn mặc nghiêm chỉnh, bây giờ các thầy đi giép hoặc "xăng-đan", các cô thì mặc quần đen áo cộc. Thầy cô dạy học xong, ra về, trước xe lủng lẳng mấy bịch cá, thịt, rau đậu mắm muối "tiêu chuẩn". Thầy lắc đầu ngao ngán. Thầy không thể làm gì hơn là chọn nghề mộc, một nghề có thể giúp kiếm sống qua ngày và không vướng bận tâm trí. Cái nghề của Chúa Giê-su khi còn nhỏ đây mà! Cái nghề Thầy đã học được ở trong trại tù. Cái nghề trong những nghề dạy cho con người ta tính kiên nhẫn và lương thiện.
Hết thời "thắt lưng buộc bụng", đến lúc "mở cửa", thành thị chen chúc người và xe. Nhiều khi Thầy ngơ ngác đứng nơi ngả tư đường, mấy mươi phút chưa băng qua được. Không có ai tôn trọng luật lệ giao thông. Đèn xanh đèn đỏ mọi người lờ đi như không thấy. Có khi Thầy não lòng khi một đám tang đi qua, không có ai nhường đường, hiếm có người ngả mũ chào người chết. Những gì gọi là bài học Công dân giáo dục đâu cả rồi? Người ta sống với "văn hóa phong bì", "thủ tục đầu tiên là tiền đâu", "mạnh được yếu thua"...
*
Thầy ra khỏi nước, như hàng trăm ngàn người khác. Thầy vào trường, làm học trò. Thầy hân hoan thấy lại màu cờ vàng một thời rực rỡ trong tuổi trẻ của Thầy. Thầy được tự do hát bài Quốc ca "Này công dân ơi..." mà không phải mím môi. Nhưng một thời Thầy rơi vào sự trầm cảm tột độ vì nghĩ đến quê hương đã khuất bóng. Thầy mang tâm trạng như những thầy đồ của một thời mất nước. Thầy đã không còn chỗ để trở lại bục giảng. Thầy nhận nơi này làm quê hương thứ hai. Thầy luôn tự an ủi mình: "Quê hương không chỉ là mảnh đất, mà còn có cả tình người". Và... như thế, Thầy đã sống được. Thầy chọn làm việc trong ngành truyền thông và đã đến gần được với tâm tình người Việt xa xứ.
Vào một ngày, Memorial Day, Thầy cùng gia đình đi lên thủ đô. "Lên thủ đô!" Thầy nói rất tự nhiên như vậy rồi nghẹn lời vì nghĩ đến thủ đô của Thầy ngày nào. Thầy đứng bên bức tường trên đó ghi tên những người lính Hoa Kỳ bỏ mình trong chiến tranh Việt Nam, trong trí Thầy hiện lên tên của những người bạn bè đồng đội. Họ đã không có một bức tường để ghi tên! Thầy đặt một bó hoa xuống nơi chân tường. Một gương mặt rạng rỡ chợt sáng lên như được phát ra từ mặt đá hoa bóng loáng. Gương mặt của Bảo. Thầy lạnh người. Thầy muốn khóc.
- Thưa Thầy!
Thầy giật mình quay về hướng tiếng nói sau lưng. Thầy nhận ra ngay. Ôi! Là Vũ, cậu học trò liến thoắng, đã có lần "cúp cua" giờ Công dân.
- Thưa Thầy, gặp lại Thầy, em mừng quá! Thầy có khỏe không ạ?
- Thầy khỏe. Thầy cứ ngỡ... là trò Bảo.
- Bảo đã mất rồi, thưa Thầy, Thầy là người ở bên cạnh Bảo lúc ấy...
Thầy bùi ngùi:
- Phải... Gặp lại em, Thầy càng nhớ Bảo. Thế những người bạn thân của em ra sao?
- Anh Nhật ở lại trong nước. Anh ấy trở thành thương phế binh, hiện nay sống rất khổ cực. Đăng thì đi với gia đình sang Úc, cũng đã có việc làm tử tế.
- Còn em, em làm nghề gì?
- Dạ, em theo nghề giáo.
Thầy nói như reo:
- A! Vậy sao?
Vũ vui vẻ:
- Dạ, em dạy môn Civics.
- Môn Civics?
- Dạ, môn Công dân giáo dục, thưa Thầy!
------------- PhanThuy-CA
|
Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 10/Feb/2011 lúc 7:06am
Cảm ơn P.Thủy,
Lâu lắm, tôi mới đọc được bài như thế nầy, đọc với cảm xúc rất thật, rất tôi.
------------- bx
|
Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 10/Feb/2011 lúc 10:52pm
Rất vui vì sự đồng cảm , Đông Quyên .
Đơn giản vì chúng ta cùng là nhà giáo và chung tình yêu quê hương đất nước.
------------- PhanThuy-CA
|
Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 11/Feb/2011 lúc 9:00pm
PT post truyện ngắn này vì buồn cười cho người bạn khi gửi đã đề tựa là :
CHUYỆN ĐỌC TỨC HỘC MÁU
|
|
Bầu Bí một giàn_Tràm Cà Mau
|
|
|
Monday, 07 February 2011
|
Người xưa viết rằng, tha hương mà gặp người quen biết cũ là một trong bốn cái thú lớn nhất trong đời. Tôi nghĩ, cần chi phải là quen biết cũ, tha hương mà gặp một đồng hương, cũng mừng đến lịm người đi chứ. Đó là trường hợp của anh Hy và tôi, khi gặp nhau trong cái thành phố Morris nhỏ bé, có dân số bảy ngàn người nầy, vào năm 1981. Tôi vì cơm áo, mà trôi dạt đến đây, gặp anh Hy. Việt Nam trong thành phố nhỏ hiền hòa nầy. Không quen biết trước, mà chúng tôi quý và thân thiết nhau còn hơn cả anh em ruột thịt. Gia đình anh Hy có năm người, bà mẹ già, hai vợ chồng anh và hai đứa con nhỏ. Lần đầu tiên gặp chúng tôi, bà cụ mẹ anh Hy cầm tay vợ tôi mà mắt rưng rưng vì mừng, bà cứ vuốt ve lưng bàn tay vợ tôi mãi. Vợ tôi thân thiết ngồi ép sát vào bà.
Bà cười nói sung sướng, như vợ tôi là đứa con gái của bà thất lạc nhiều năm mới tìm lại được. Gặp người đồng hương là sung sướng thế đó. Chị vợ anh Hy thì không dấu được niềm vui, cười nói tíu tít, và nhìn hai vợ chồng tôi với ánh mắt đầy thiện cảm. Anh Hy hiền lành, ít nói, nhưng nụ cười trên môi nở mãi không tàn. Hai đứa con chưa biết gì, chạy nhảy, reo hò. Gia đình anh Hy sung sướng, chúng tôi cũng hân hoan mừng.
Một buổi tối, tôi đi làm về, được điện thoại của anh Hy, anh hớn hở báo cho tôi biết rằng, sắp có một gia đình Việt Nam tị nạn đến thành phố nầy. Giọng anh vui mừng ríu rít. Ông bà người Mỹ bảo trợ mới thông báo cho anh biết. Ông bà muốn anh xếp đặt thì giờ, để cùng mấy người trong họ đạo đi đón người mới đến, vào thứ tư tuần tới. Tôi vội vã báo tin mừng cho vợ, và trong lòng nghe lâng lâng vui. Có thêm càng đông đồng hương, càng đở buồn, và thỉnh thoảng qua lại chuyện trò cũng bớt cô đơn nơi quê người. Vợ tôi bàn thêm, nếu thuận tiện, thì chúng tôi cùng đi đón gia đình Việt Nam tị nạn nầy cho vui, và tỏ cái tình thân thiết lúc ban đầu.
Suốt trong tuần, vợ anh Hy và vợ tôi soạn nồi niêu, chén bát, ly tách, muỗng đủa, chia bớt các thứ cần dùng trong nhà, để dành mà tặng cho gia đình mới đến. Mỗi khi bà Mỹ bảo trợ tiết lộ một tin tức gì về người sắp đến, chị vợ anh Hy vội vã điện thoại báo cho chúng tôi biết ngay.
Máy bay sẽ chở gia đình người tị nạn đến phi trường Chicago vào hôm thứ tư, lúc mười một giờ đêm. Hôm đó anh Hy bị cảm mạo, lên cơn sốt, thân nhiệt nóng hơn một trăm độ F. Hai ông bà người Mỹ bảo trợ kêu điện thoại cho tôi lúc bảy giờ tối, khi tôi mới đi làm việc về. Họ yêu cầu tôi thay anh Hy, đi cùng họ, để đón người tị nạn mới tới. Bỏ tắm rửa, tôi ăn vội vã, để khởi hành lúc tám giờ rưỡi, phòng khi đường sá có gì bất trắc. Ông Mỹ bảo trợ tên là Gary có vợ là bà Eva, cả hai ghé nhà tôi để hướng dẫn và chỉ đường trên bản đồ. Tôi cũng run lắm, vì chưa bao giờ đi đến phi trường nầy, và thấy cái bản đồ ghi chằng chịt đường sá đan nhau, như cái nùi chỉ rối. Ông bảo tôi chạy bám sát xe ông, nhưng chưa được mười phút thì đã lạc nhau. Khi cách phi trường ba mươi dặm, thì xa lộ bị tắc nghẽn, vì chiếc xe vận tải hàng hóa bị lật, gây tai nạn dính chùm. Xa lộ bị đóng hoàn toàn. Khi vào đến phi trường, tôi bị lạc đường hai lần, chạy quanh mãi mới vào được nhà đậu xe. Ông bà Gary cũng đi lạc, và đến sau tôi. Tuyết rơi quá dày, nên máy bay cũng đến trể. Ông Gary cầm cái bảng lớn, đề tên người chủ gia đình là Phan Ly, đưa lên cao trước cỗng đi ra của hành khách. Gặp dáng người Á Đông nào, tôi cũng chăm chắm dòm kỹ. Cho đến khi hành khách không còn ai cả, thì ông bà Gary bối rối. Ông chạy đi hỏi hãng máy bay, họ bay xác nhận là có gia đình anh Phàn trên chuyến máy bay vừa rồi. Hai vợ chồng ông Gary và tôi, cầm cái bảng đề tên anh Phàn đi quanh các ghế chờ trên phi trường, thấy gia đình Á Đông nào, cũng chìa cái bảng tên ra trước mặt họ, để dò hỏi. Đi quanh ba vòng, mà không tìm được, ông Gary nhờ loa kêu, hỏi gia đình anh Phàn ở đâu, cho biết để người bảo trợ đón về. Cũng vô hiệu. Đi tìm gia đình anh Phàn cả tiếng đồng hồ mà không kết quả, cả ba người chúng tôi ngồi xuống ghế nghỉ một chốc với lòng vô cùng chán nãn. Tôi bảo hai ông bà Gary ngồi chờ, tôi cầm cái bảng tên đi tìm một lần nữa. Tôi đi dò tìm tên từng gia đình trên cái túi ni lông mà họ xách trên tay, của cơ quan ICM phát, khi họ cho mượn tiền máy bay. Tôi đến gần một anh mang cà vạt đỏ, áo vét ba mảnh bên trong, bên ngoài khoác áo bành tô bằng dạ. Tôi nhìn tận cái túi, và thấy loáng thoáng tên Phàn, tôi đánh bạo hỏi:
"Anh là Phàn phải không"
"Vâng. Tôi tên là Phàn, anh là ai?"
"Tôi đi theo hai ông bà bảo trợ người Mỹ đến đón gia đình anh. Sao nãy giờ chúng tôi đi qua đây nhiều lần, đưa cái bảng tên anh ra, mà anh lại ngồi im?" - Tôi nói với giọng hơi mất kiên nhẫn.
Anh Phàn chỉ vào cái bảng và nói:
"Cái bảng nầy ấy à? Thấy ông Mỹ chìa ra trước mặt tôi ba lần, nhưng đâu phải tên tôi mà nhận. Tên ông Ly nào đó mà. Tôi là Phàn."
Tôi cười, nói nhỏ nhẹ:
"Đây là tên anh . Theo lối Mỹ, ghi tên trước, họ sau."
"Ngược ngạo thế thì 'bố giời' mới biết được".
"Thế thì loa kêu tên anh nhiều lần, sao anh cũng chẵng trả lời?"
"Nghe được cái quái gì đâu?"
Tôi chợt nghĩ ra, nếu người ta có gọi tên tôi trên loa, chưa chắc tôi đã nghe kịp, huống chi anh Phàn là người mới đến. Tôi quay lại báo tin cho hai ông bà Gary, và giải thích tại sao không tìm ra. Ông bà Gary mừng, và tôi đọc được sự kiên nhẫn, chịu đựng của hai ông bà, khi đêm khuya không ngủ, tuyết đổ, lái xe cả trăm đặm, đi đón một gia đình ngoại quốc, khác màu da, khác chủng tộc, không hề bà con, không hề quen biết. Và trước đó nữa, phải làm bao nhiêu giấy tờ, mất bao nhiêu bao nhiêu thì giờ, tốn kém đủ thứ. Chỉ vì trái tim biết thương người mà thôi.
Gia đình anh Phàn có hai vợ chồng, năm đứa con, đứa đầu mười bốn tuổi, đứa út còn ẵm trên tay. Anh Phàn người da sậm, gầy ốm, cái má thóp, răng cỏ đen điu vì khói thuốc. Vợ anh thấp, trắng hơn, có bề ngang. Chị mang váy đầm dạ xám, áo vét, ngoài khoác áo bành tô cứng ngắt. Gia đình anh còn có một bà già mù, mang váy nâu, đầu quấn khăn mỏ quạ, răng nhuộm đen, trên mắt có che miếng vải đen, gợi tôi nhớ rõ hình vẽ trong cuốn sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư mà ngày còn bé tôi hay đọc. Bà cụ y hệt cái hình vẽ bà già mù trong sách. Trang phục của vợ chồng anh Phàn có vẽ sang trọng hơn cả ông bà bảo trợ nhiều, nhưng cũng không dấu được vẻ quê mùa.
Hành lý được chất lên cao trên bốn chiếc xe đẩy. Ông Gary , tôi, vợ anh Phàn, và cháu bé gái mười bốn tuổi, mỗi người đẩy một chiếc xe. Anh Phàn đi tay không thong thả, rút thuốc lá châm mồi và hút trong hành lang, nhả khói mù làm bà Eva ho sặc. ( Dạo nầy, chưa có luật gắt gao cấm hút thuốc nơi công cộng). Bà Eva đi dang xa ra khỏi anh Phàn, và ghé lại chiếc xe của cháu bé gái, phụ đẩy. Thấy đi mãi trong hành lang dài, anh Phàn hất đầu hỏi tôi:
"Sao không kêu tài xế lái xe vào gần đây, mà phải đi xa quá vậy?"
Tôi cười và trả lời:
"Tài xế? Tài xế là ông Gary và tôi đây. Xe đậu trong ga-ra là nơi gần nhất rồi, không có nơi nào gần hơn nữa".
Anh Phàn hỏi tôi:
"Anh làm tài xế cho ông bà Mỹ nầy? Lương trả có khá không?"
"Không, tôi làm việc cho công ty tư vấn. Ông bà Mỹ nầy nhờ tôi đi đón, phụ đưa gia đình anh về. Đường xa, anh có mệt lắm không?"
"Cũng mệt, nhưng chẵng can gì cả."
"Có lẽ anh nên đẩy xe giúp cho cháu bé thì hơn"- Tôi nói.
"Kệ nó, để nó làm việc cho quen"
Hành lý quá nhiều, hai chiếc xe hơi không đủ chở. May mắn ông Gary gặp người quen, ông gởi bạn mang về nhà, hẹn ngày sau sẽ đến lấy.
Vào ngày chủ nhật đầu tiên của anh chị Phàn trên đất Mỹ, chúng tôi tổ chức một bữa tiệc lớn để chào mừng và đãi đồng hương. Anh Hy và tôi, mỗi gia đình đóng bảy mươi lăm đồng làm chi phí. Chị Hy và vợ tôi trổ tài nấu ăn, rộn ràng nấu nướng từ sáng sớm tinh sương. Anh Hy kê thêm thùng giấy làm bàn, mượn thêm ghế của các gia đình bên cạnh. Chai rượu nho hồng đậm đặt trên bàn bên cạnh bình hoa giả. Anh Hy và tôi lái xe đến tận nhà anh Phàn đón tất cả mọi người, cả cháu bé còn bế trên tay. Ba gia đình vui vẻ nhập tiệc. Anh Phàn kêu bà cụ già mù bằng dì. Tôi cảm phục cái tình gia đình của anh Phàn, khi đem bà dì mù lòa di vượt biển. Anh Phàn uống rượu rượu nho như uống nước ngọt, tu một hơi hết nữa li lớn. Anh nói:
"Rượu nầy nhạt lắm. Có đế trắng hoặc rượu Tây mới đã miệng.
Anh Hy nghe vậy, vào bên trong lục tủ, lôi ra nữa chai Vodka, rót vào ly anh Phàn. Anh Phàn uống một hớp nói:
"Cái nầy mới thật là rượu."
Khi đã ngà ngà, anh Phàn hăng say kể về cuộc chiến anh hùng chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Hạ máy bay Con Ma, bắt giặc lái. Máy bay của ta núp trong mây, chờ máy bay Mỹ đến thì bắn hạ rụng như sung chín. Anh kể công ơn bác, đảng, văn minh tiên tiến. Những chuyện nầy, tôi đã nghe nhiều lần khi còn ở bên nhà. Chị vợ anh Hy giận, nói lớn, hỏi sao anh không ở lại với bác đảng anh hùng của anh, mà lại đi qua Mỹ làm chi. Anh trả lời là sống với bọn đó không được, sống không nỗi, đời sống thua con chó, khoai sắn còn không có mà ăn, chứ đừng nói đến cơm.
Khi vợ anh Phàn khoe cái hay của ông chồng, chị nói:
"Ông nhà tôi thế chứ khảnh ăn lắm. Chỉ thích ăn quà, chứ không thích ăn cơm."
Chị vợ anh Hy nói:
"Sống với bác đảng, đói cho rã họng ra, ở đó mà thích quà không thích cơm. Nói làm sao mà tôi không hiểu chi cả."
Mỗi tuần, các bà trong hội nhà thờ đến đưa vợ anh Phàn đi chợ hai lần. Họ nhờ chị Hy đi theo để hướng dẫn và thông dịch. Mỗi lần đi chợ về, thì chị vợ anh Hy cũng kêu điện thoại cho vợ tôi để than vãn:
"Chị biết không, lần nào em xấu hổ muốn độn thổ quách. Chị ấy lựa những tảng thịt bò đắt tiền nhất, lấy hai ba tảng to tướng. Lựa các thức ăn ngon nhất, đắt nhất trong chợ, chất đầy một xe cao nghệu. Em đoan chắc với chị rằng, cái bà bảo trợ chưa bao giờ dàm đụng đến các thứ thịt đắt tiền đó. Bà bảo trợ cứ chỉ vào thịt gà, thịt heo, mà chị ấy lờ đi. Em thấy cái mặt bà bảo trợ nhăn như cái bị rách. Khi trả tiền, mặt mấy bà tái ngắt vì số tiền phải trả."
Có lần vợ anh Hy khuyên vợ anh Phàn rằng, nên chọn các thức ăn có giá trung bình hoặc rẽ mà mua, vì chính ngay các bà bảo trợ, cũng rất ít khi dám ăn các thứ đắt tiền đó. Vợ anh Phàn lắc đầu mà nói rằng, mình không trả tiền, tội gì không lựa món ngon mà ăn. Từ đó, vợ anh Hy sinh ra có thành kiến với gia đình anh Phàn.
Các ông bà bảo trợ trong nhà thờ rất chu đáo. Mua cho các cháu bé áo quần, giày vớ, áo lót chống lạnh, áo khoác đi tuyết, sách vở, viết chì, viết màu, túi xách mang lưng để đi học, ghi tên cho các cháu đến trường. Khi họ đến thông báo cho gia đình anh Phàn, để hẹn ngày đem các cháu đến trường, thì anh Phàn phản đối, nhất quyết không cho cháu gái đầu mười bốn tuổi đi học. Anh lấy lý do là nhà đông con dại, cháu nầy đã lớn, cần ở nhà giữ em, làm việc vặt, giúp mẹ nấu nướng. Ba bà bảo trợ cố gắng giải thích, qua sự thông dịch lỏm bỏm của vợ anh Hy, rằng luật pháp ở Mỹ bắt buộc trẻ con dưới mười tám tuổi phải đi học. Nếu không được đi học, thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chị vợ anh Hy cũng chỉ hiểu lơ mơ lời các bà, và thông dịch cho anh Phàn. Anh Phàn cứ lắc đầu, nhất quyết không chấp nhận lời khẩn cầu của các bà Mỹ, cho cháu lớn đi học. Các bà cứ thuyết phục mãi làm anh Phàn nỗi giận nói gằn với chị vợ anh Hy :
"Con của tôi sinh ra, tôi muốn cho nó đi học hay không là quyền của tôi. Sao các bà ấy cứ muốn xía vào chuyện riêng của chúng tôi mãi thế."
"Pháp luật bắt buộc cho trẻ con đi học. Không phải các bà muốn đâu"
"Pháp luật nào mà lạ thế? Tùy hoàn cảnh gia đình mỗi người, mà cho con đi học. Nhà nước nào mà can thiệp vào? Đây là xứ tự do mà."
"Đúng, xứ tự do, nhưng không phải cha mẹ muốn làm gì thì làm. Pháp luật bảo vệ con trẻ dưới tuổi trưởng thành."
"Thôi, chị đừng nói nữa, tôi đã nhất quyết rồi. Tôi đã có phương án riêng cho gia đình tôi. Vô ích. Chị đừng tuyên truyền tôi nửa."
Vợ anh Hy tức cành hông, muốn khóc vì không phá vỡ được cái vỏ cứng rắn của anh Phàn. Chị cùng ba bà Mỹ chán nản ra về. Tối hôm đó, bà Eva điện thoại cho tôi, nhờ giải thích cho anh Phàn hiểu luật pháp Mỹ .
Tôi chưa kịp kêu cho anh Phàn để giải thích, thì điện thoại reo. Anh Phàn ở đầu dây bên kia. Anh than phiền là các bà Mỹ, và vợ anh Hy cứ ép anh, buộc phải cho đứa con gái đầu đi học. Anh nói là họ làm áp lực anh, họ vô lý. Còn bày đặt ra là luật lệ bắt buộc để dọa anh. Nghe giọng nói của anh, tôi cũng phải chùn lại, vì biết rất khó thuyết phục anh trong lúc nầy. Tôi chỉ ừ è cho qua chuyện, và giả vờ theo phe anh, mà nói :
"Anh nói đúng, mỗi gia đình có hoàn cảnh riêng, giải quyết theo cách riêng. Không ai có quyền ép ai cả. Về luật lệ xứ nầy, thì tôi cũng không được rõ lắm. Hay là anh thử kêu điện thoại qua Oklahoma hỏi những người anh quen biết từ ngoài Bắc, mà họ đã đến xứ nầy từ lâu rồi, để biết thêm cho rõ. Biết chắc luật lệ, mà thi hành. Không ai có quyền ép mình theo ý họ, nhưng mình cũng không nên làm trái luật. Có gì thì anh cho tôi biết với."
Không biết anh có kêu điện thoại cho người quen ở Oklahoma hay không, nhưng sau cùng, anh Phàn cũng phải nhượng bộ yêu sách của nhà thờ, để cho cháu gái mười bốn tuổi đi học. Anh nói rằng : "Thôi, thì tôi cũng tạm thời lui một bước, mình mới đến đây mà căng quá cũng không nên. "
Các ông bà bảo trợ để anh chị Phàn nghỉ ngơi cho hoàn hồn trong hai tháng. Trời tuyết đổ bên ngoài, trong nhà đóng cửa kín mít, lò sưởi mở tối đa, anh chị và bà cụ bó gối ngồi trên ghế bành . Cái máy truyền hình nhấp nhem, nói tiếng Mỹ ồn ào. Anh Phàn bảo rằng, không đi tù, mà cũng giống như bị giam lỏng, bị quản chế. Ra ngoài thì trời lạnh, tuyết ngập, đi gần cũng không biết đi đâu, đi xa thì không có xe cộ.
Khi hội nhà thờ muốn kiếm việc cho anh chị làm, thì anh gạt ngang. Anh nói với ông bà bảo trợ, qua thông dịch của vợ tôi:
"Chưa biết nghe, biết nói chi cả chưa thể đi làm được."
Bà bảo trợ thuyết phục:
"Công việc cần làm, không cần nói, cũng không cần nghe."
"Khi nào chúng tôi nói và nghe giỏi như các bà, chúng tôi sẽ đi làm việc. Gấp làm chi. Tôi cần đi học tiếng Anh cho giỏi."
Vợ tôi bảo rằng, dù anh học thêm năm ba chục năm nữa, cũng không thể nói và nghe bằng họ được. Đi làm việc, chỉ cần cố gắng làm. Còn nghe và nói, thì ai cũng lơ mơ, nghe một phần, đoán một phần. Mình không lớn lên tại Mỹ, thì hiếm hoi lắm mới nghe và nói giỏi tiếng Mỹ. Phải vừa làm, vừa học. Nhưng anh Phàn nhất quyết rằng, chưa nghe, chưa nói giỏi thì chưa chịu đi làm. Nghe vậy, mấy bà trong họ đạo, ngày nào cũng thay phiên nhau đến nhà anh Phàn dạy tiếng Mỹ. Mỗi ngày dạy bốn giờ liên tiếp. Các ông bà Mỹ tin tưởng rằng, trong vòng ít tháng, thì cả nhà sẽ giỏi tiếng Mỹ, không giỏi bằng họ, thì cũng một tám một mười. Trong những buổi học tiếng Mỹ, anh Phàn và vợ thấy buồn ngủ khủng khiếp, cứ rán chống mắt lên, mà cái đầu cứ gục lia lịa. Anh chị uống trà đậm chống cơn buồn ngủ cũng không hiệu quả. Anh chị thấy những buổi học nầy, như cực hình, như tra tấn, và nản lòng vô cùng. Học được phút trước, thì phút sau quên béng đi. Không nhớ gì cả. Anh chị kết luận, là cái óc của anh chị đã hư rồi, không thể học được gì nữa. Sau một tháng dạy liên tục, các bà Mỹ cũng nản lòng, bỏ lớp dần dần, và không đến dạy nữa. Kết quả vượt bực. Anh Phàn thì chỉ ấp úng nói được hai chữ "yes" và "no", vợ anh giỏi hơn, nói được rất ngọng thêm chữ "thank you". Vợ tôi cho rằng, các bà Mỹ không có phương pháp sư phạm, nên dạy không kết quả.
Từ đó, anh Phàn mới chấp nhận là không thể học nói học nghe cho giỏi bằng các ông bà Mỹ được, và anh chị cắn răng để cho nhà thờ thu xếp việc làm cho anh chị.
Mỗi buổi sáng tinh sương, anh Hy đến chở anh Phàn đi làm, buổi chiều chở về tận nhà. Có những buổi chiều, khi tan sở, xe anh Hy là một đống tuyết khổng lồ, anh phải vất vả đào tuyết moi xe ra. Trong khi anh Hy quần thảo với đống tuyết, với nước mãng nước đá đông cứng trên kiếng xe, thì anh Phàn đứng hút thuốc lạnh lùng nhìn. Anh Hy bất bình, nhưng không nói. Một lần, mệt quá, anh Hy không nín được, quay qua hỏi anh Phàn:
"Anh không giúp tôi một tay dọn tuyết cho mau mà ra về?"
"Xe anh chứ có phải xe tôi đâu!"
"Nhưng... anh có đi trên xe nầy không?"
"Anh lái xe mà, đâu phải việc của tôi"
Anh Hy giận lắm, im lặng, và không nói với anh Phàn trong nhiều ngày liên tiếp. Anh Hy nói với tôi rằng, vì đã lỡ nhận lời gởi gắm của bà Mỹ bảo trợ, nếu không, thì anh chẵng chở anh Phàn đi làm nữa. Tôi an ủi anh Hy, khuyên anh đừng giận anh Phàn, vì đồng hương còn có ai đâu, giận nhau nữa thì còn ai. Nhiều khi anh Phàn cự nự anh Hy vì đã đến đón sớm hơn giờ quy định. Những khi nầy, anh Phàn rề rà cho anh Hy phải ngồi chờ thật lâu trong xe dưới tuyết đổ. Có lần anh Phàn ngần ngừ hỏi:
"Tôi hỏi thật, anh đừng dấu nhé. Nhà thờ trả cho anh mỗi tháng bao nhiêu, để anh đưa đón tôi đi làm ?"
Anh Hy nghe mà buồn cười, hỏi lại:
"Anh hỏi làm chi vậy?"
"Hỏi cho biết bao nhiêu, nếu số tiền đó khá, thì tôi xin lảnh tiền, và kiếm chiếc xe đạp đi làm cũng được."
"Không có xu nào cả. Tôi chở anh miễn phí, vì anh là đồng hương, và vì tôi cũng đã từng qua thời kỳ mới đến định cư như anh. Đáng ra anh phải chia tiền xăng, tiền hao mòn xe với tôi mới phải lẽ."
"Tôi không tin."
"Không tin thì anh thử hỏi mấy ông bà bảo trợ xem."
Anh Phàn cười mũi:
"Có hỏi mấy ông bà Mỹ, thì vợ anh hay anh phiên dịch. Anh chị muốn nói chi mà không được. Thà đừng hỏi."
Anh Hy buồn lắm, nhưng không nỡ nói nặng lời, anh chỉ thở dài:
"Năm ba năm nữa, nếu nhớ lại chuyện nầy, anh sẽ biết rõ sự thực."
Mỗi ngày, có xe nhà trường đến tận nhà chở ba cháu bé đi học. Cháu lớn học ở trường xa hơn, hai cháu nhỏ học trường tiểu học gần nhà. Anh Phàn nói rằng, nhờ đấu tranh gay gắt với nhà thờ về vụ cho đứa con lớn đi học, mà nhà thờ phải nhượng bộ, bằng cách đem xe đón tận nhà, đưa luôn ba đứa đi học. Chị vợ anh Hy giải thích rằng, trẻ con ở thành phố nầy, em nào cũng được vậy, không riêng gì các cháu con anh Phàn. Anh Phàn không tin và chỉ cười ruồi đáp lại.
Mùa đông miền Trung Bắc nước Mỹ, như mọi ngày đông khác, tuyết đổ ngập đường trắng xóa. Xe cào và thổi tuyết hoạt động liên miên. Muối được rải ra những con đường chính cho xe chạy. Một cháu trai nhỏ con anh Phàn đang ngồi trong lớp học, bỗng đứng dậy ôm sách vở ra về. Cô giáo cản lại. Hai bên trao đổi vài câu. Không ai hiểu ai. Cô giáo chỉ ra sân đầy tuyết trắng chất thành đống cao, như muốn nói cho em hiểu rằng không thể đi được, và dắt em về lại chỗ ngồi. Em rươm rướm nước mắt, và đứng dậy, nhất định ra về. Cản mãi không được, cô giáo kêu bà hiệu trưởng. Bà xuống lớp, khuyên bảo em. Hai bên cũng không hiểu nhau. Bà không thể để em bé bảy tuổi ra về một mình trong gió hú, trong tuyết cao chất đầy như thế. Bà cầm tay giữ em bé lại. Em khóc lớn. Hai bà giáo nhìn nhau thất vọng, không biết phải làm gì. Bỗng bà hiệu trưởng nhớ là em bé có con chị học trên nó hai lớp. Bà cho người đi kêu chị nó xuống. Con chị xuống gặp đứa em, nói vài câu. Xong, con chị nắm tay thằng em dẫn nó ra về. Hai bà giáo vội cản lại. Kéo hai em vào bên trong lớp. Cả hai đứa đều khóc ròng. Bà hiệu trưởng dẫn hai chị em đứa bé về phòng, và kêu điện thoại cho bà Mỹ trong gia đình bảo trợ, nhờ giúp đở. Bà bảo trợ vào trường ngay. Bà dắt hai chị em về lớp, hai đứa không chịu đi, mà nhất định kéo nhau ra sân, để đi bộ về nhà. Ba bốn cô giáo họp lại bàn cãi. Một hồi sau, bà bảo trợ theo yêu cầu của các cô giáo, chạy xe đến công ty anh Phàn đang làm, xin cho anh được tạm nghỉ, đến trường giải quyết việc học của hai cháu. Anh Hy phiên dịch cho anh Phàn biết, là hai cháu không chịu học, mà đòi đi bộ giữa mưa tuyết, để về nhà. Anh Phàn giận hầm hầm và nói với anh Hy : "Con cái mất dạy. Đề tôi đến cho chúng vài bạt tai, cho bớt biếng nhác."
Anh Hy vội vã níu anh Phàn lại, đặn dò: "Không được, đánh trẻ con thì cảnh sát còng tay đó . Đừng dại dột." Anh Phàn hất tay anh Hy ra, và chưa dứt cơn giận: "Vợ chồng anh được cái giỏi là hay hù họa tôi mà thôi. Con cái mà không đánh cho sợ, thì thành hư đốn. Dạy con từ thuỡ nên ba." Anh Hy biết khó thuyết phục anh Phàn, bèn nói vọng theo: "Bớt nóng giận. Đừng đánh con, tội nghiệp. Có chi thì từ tốn, dạy bảo." Anh Hy sợ anh Phàn bị cảnh sát còng tay. Khi xe đến trường, anh Phàn hùng hổ, xăm xăm đi theo bà Mỹ đến gặp hai đứa con. Hai đứa bé mặt xám ngắt, trên mắt còn ướt sũng lệ. Anh lớn giọng gằn hai đứa bé. Sau vài câu trao đổi giữa ba cha con, mặt anh Phàn dịu xuống, đến nắm tay hai đứa con, dắt chúng ra về. Tuyết ngập trời, tuyết cao nghệu, các bà giáo cản cha con anh lại không cho đi. Không ai cho anh dắt trẻ con đi trong mưa tuyết lạnh lẽo nầy. Anh kéo con đi, nhưng một ông giáo to lớn như hộ pháp đang giữ tay hai em bé lại. Các bà giáo đang vây quanh thì líu lường xôn xao. Anh Phàn nhìn đám thầy cô người Mỹ với ánh mắt tuyệt vọng, với nét mặt anh nhăn nhúm đầy đau khổ, anh vội cúi xuống, banh quần thằng bé ra, và òa khóc lớn. Cả ba cha con cùng khóc vang thảm thiết. Mùi thối tha bốc lên làm ngát mũi. Mấy ông bà giáo người Mỹ cùng ồ lên một tiếng lớn, và cùng cười. Họ hiểu, em bé đã phóng uế ra cả quần. Em đã không biết nói sao để xin cô giáo đi ra phòng vệ sinh, và cũng không biết phòng vệ sinh ở đâu, rán sức cầm cự, và khi hết chịu nỗi, thì phóng ra quần.
Mỗi buổi chiều, sau khi anh Phàn đi làm về chừng một tiếng, thì có bà Mỹ đến chở vợ anh đi làm. Mấy ông bà Mỹ xin cho chị được chân rửa bát tại một khách sạn sang nhất trong tỉnh nhà. Khoảng mười giờ rưỡi đêm, thì mấy bà Mỹ trong họ đạo chia phiên nhau, lái xe trong tuyết lạnh, đến chở vợ anh Phàn về nhà. Mùa đông tỉnh lẻ, họ ngủ sớm, mười giờ đêm là đã say giấc, họ phải để đồng hồ báo thức. Vợ tôi thường biểu lộ sự cảm phục lòng tốt của các bà trong họ đạo. Khuya lạnh, ai mà không muốn thẳng giấc, phải thức dậy đội tuyết ra đi là một cực hình. Có nhiều đêm, vì lý do bất khả kháng, các bà kêu tôi, nhờ đến đón chị Phàn về. Thời đó, dù sáng phải dậy lúc năm giờ, để kịp năm giờ rưỡi khởi hành, đi làm, nhưng tôi vui vẻ nhận lời ngay, để cám ơn cái lòng tốt của các bà Mỹ, đã giúp cho người đồng hương của tôi. Có lần tôi bị cảm mạo, chóng mặt, mà không dám từ chối, sợ các bà cho là tôi không có lòng. Mỗi lần đi đón, thì tôi phải cào tuyết trên xe hơn mười lăm phút, chờ máy nóng mới đi được. Bỡi thế, nên thường đến trể. Chi vợ anh Phàn giận, không vui, ngồi trên xe mà không nói một lời nào . Cả không một lời cám ơn, một lời chào khi được đón và khi về thấu nhà. Có lần chị nói :
"Nếu đón tôi, thì đừng đến trể. Ngồi chờ rất nản."
"Tôi được các bà Mỹ kêu, nhờ đi đón chị, thì tôi đi ngay. Phải mang áo, phải cào tuyết, phải chờ xe ấm máy, nên hơi trể, chị đừng buồn. Các bà người Mỹ tử tế quá, đêm nào cũng đi đón chị trong lạnh lẽo, mưa, tuyết."
"Tôi có nhờ các bà đâu. Họ bắt tôi phải đi làm việc đấy chứ. Hừ, tử tế!"
Tôi không buồn mà thương cho chị. Có lẽ anh chị Phàn hiểu lầm rất nhiều về lòng tốt của những người chung quanh.
Một hôm, anh chị Phàn mời vợ chồng tôi, và vợ chồng anh Hy đến nhà, để nhờ chúng tôi một việc quan trọng. Hỏi anh chuyện gì, anh nói sẽ cho biết sau. Anh Hy cười nói với tôi rằng, sao cái lối nói nầy giống hệt cách thức của công an nhà nước cọng sản hồi trước. Buổi chiều đi làm việc về, có "giấy mời" tối nay ra trụ sở công an, lý do "Cho biết sau". Cứ thế mà run, mà thắc mắc, không biết có chuyện gì, không biết có bị nhốt luôn hay không. Ra đi mà hồi hộp, mà dặn dò vợ con phải làm gì để sinh sống, nếu bị nhốt tù. Chúng tôi rủ nhau cùng qua nhà anh Phàn mà không phải hồi hộp, không phải lo lắng. Anh Chị Phàn cùng bà cụ đã ngồi sẵn trong phòng khách. Họ rót nước trà mời chúng tôi, xem bộ trịnh trọng, không lạt lẽo như thường ngày. Sau một hồi thăm hỏi xả giao, anh Phàn tằng hắng nói:
"Tôi mời các anh chị đến đây, vì không còn ai có thể giúp cho chúng tôi được trong hoàn cảnh câm điếc này. Nhà thờ đã ăn chận của gia đình tôi mỗi tháng hơn hai ngàn đô. Tôi van xin các anh chị, nói với các ông, các bà trong nhà thờ, cho chúng tôi lại số tiền đó, để tôi làm vốn, ra làm ăn buôn bán, kiếm sống, chứ đi làm cu-li cho hãng sửa tàu, cho khách sạn, thì biết bao giờ mới ngóc đầu lên nỗi? Chúng tôi van lạy các anh chị, xin giúp chúng tôi, và vì thương các cháu nhỏ ..."
Cả bốn người chúng tôi bàng hoàng, không tin vào lổ tai mình. Chị vợ anh Hy ấp úng hỏi lại:
"Nhà thờ ăn chận tiền của anh chị? Mỗi tháng hơn hai ngàn ? Sao? Anh nói rõ hơn được không?"
Anh Phàn gằn giọng, nói lớn, rõ ràng:
"Đừng vờ vĩnh. Gia đình tôi có tám người, nhà nước Mỹ cấp cho, ít nhất cũng trên ba ngàn bạc mỗi tháng. Cứ cho tiền chợ, tiền nhà mà mấy ông bà bảo trợ chi cho chúng tôi, chừng mấy trăm là cùng, thì cũng còn hơn hai ngàn đồng mỗi tháng, chứ có ít đâu. Nếu không ăn chận, thì tiền đó để đâu, vào túi ai?"
Chị vợ anh Hy tái mặt, hỏi:
"Ai nói với anh điều đó? "
"Chúng tôi biết rõ lắm, không cần ai nói cả."
Anh Hy ôn tồn giải thích rằng, anh cũng đã đến đây trước. Anh rõ thủ tục. Ban đầu hội nhà thờ thuê giúp nhà, cho tiền chợ, mua cho đủ các thứ cần dùng hàng tháng. Rồi họ kiếm việc cho mình làm. Khi đã có lương tiền, thì mình phải tự túc lấy. Đó là chính sách của nhà thờ."
Mặt anh chị Phàn và cả cụ già đều sậm lại. Giọng chị Phàn chua ngoét:
"Chúng tôi đâu có ngu. Tôi biết rõ hai ông bà Hy nầy là những con cò mồi của nhà thờ. Biết rõ đến mười mươi."
Anh Hy run lên vì giận, chị Hy thì mặt đỏ bừng, thét lên the thé:
"Làm cò mồi để được cái gì? Ăn nói như những kẻ vô ân bạc nghĩa. Nói như vậy mà không biết tự xấu hổ sao? Giao thiệp với hạng người nầy thêm xấu hổ, thêm nhục nhã cho cái giống nòi mình mà thôi."
Chị Hy kéo anh chồng đứng dậy, giận dữ ra về. Anh Hy quay lại nói với anh Phàn:
"Tuần tới, ông tự kiếm lấy phương tiện mà đi làm. Tôi không muốn làm mọi cho ông nữa."
Vợ tôi cũng giận và muốn ra về theo vợ chồng anh Hy. Tôi làm dấu, bảo ngồi yên. Anh Phàn phân trần tiếp:
"Chuyện trợ cấp cho người mới định cư là luật của nhà nước Mỹ. Rõ ràng, không ai chối được. Chúng tôi đã biết rõ từ hồi còn ở trại tị nạn Hồng Kông. Nay nhà thờ ăn chận tiền, rõ ràng thế, mà còn chối loanh quanh."
Tôi thấy tội nghiệp cho vợ chồng anh Phàn, vì hiểu lầm, nên có nhiều suy nghĩ và hành động đáng tiếc. Tôi cũng không dám nói thẳng là anh đã hiểu lầm luật lệ. Biết là khó mà giải thích cho gia đình anh Phàn hiểu, không chừng càng giải thích, thì càng gây thêm nhiều ngộ nhận khác. Tôi ngồi im một lúc suy nghĩ. Anh Phàn nói tiếp :
"Bây giờ chỉ còn hai anh chị. Tôi nhờ anh chị 'báo cáo' lại cho nhà thờ những đòi hỏi chính đáng của gia đình chúng tôi. Chúng tôi kiên quyết đấu tranh cho đến thắng lợi cuối cùng."
Vợ tôi nghe cái giọng điệu giống hệt những anh cán bộ trong các buổi học tập chính trị bên nhà, thì phì cười, hết giận. Vợ tôi nói:
"Xem bộ mấy ông mấy bà trong họ đạo nầy dư công rỗi nghề gớm nhỉ. Mình ở xa ngàn dặm, không bà con, không quen biết, không ân nghĩa, không nợ nần, lại nai lưng ra bảo lảnh mình vào đây, cho nhà ở, cho cơm ăn, cho áo mặc, lo cho đủ thứ. Lại bị ghét bỏ, thật đáng đời. Của nợ giữa đường mà mang cõng lên lưng. Anh chị xem, không biết họ bảo lảnh cho mình, thì được lợi lộc gì nhĩ ? "
Hai vợ chồng anh Phàn cùng nói lớn một lúc, với giọng chắc nịch:
"Để lập thành tích chứ để làm gì. Ai mà không biết."
Vợ tôi bật cười ha hả và nói tiếp:
"Đúng. Lập thành tích dâng lên đảng !"
Tôi ôn tồn bảo vợ tôi đừng đùa nghịch. Tôi hứa sẽ cố gắng giúp hai anh chị Phàn và gia đình. Chữ hứa của tôi, trong thâm tâm, là hứa cố gắng giúp anh chị giải tỏa những hiểu lầm đáng tiếc, nhưng có lẽ anh chị Phàn tưởng là tôi sẽ đến nhà thờ đòi tiền "ăn quỵt" giúp cho anh chị.
Chúng tôi về, ghé lại nhà anh chị Hy. Anh chị Hy chưa nguôi giận. Chị vợ anh Hy nói:
"Chúng nó là thứ vô ân bạc nghĩa, không biết đạo lý làm người. Khi nào cũng ngoác miệng ra nói lời dóc lác, đao to búa lớn, nào là đấu tranh, nào là thắng lợi, kiên quyết. Nghe mà ngứa lỗ tai, chịu không nỗi."
Vợ tôi nói:
"Họ còn cho rằng, nhà thờ muốn lập thành tích nên bảo lảnh họ đến đây."
Anh Hy phì cười, nói:
"Mấy ông bà trong họ đạo mà nghe câu nầy, chắc tức mà hộc máu chết hết không còn một mống. Thôi, anh chị cũng nên tránh xa gia đình anh Phàn, để tránh bực mình và rắc rối về sau. Những hạng người nầy, không chơi được."
Tôi nói:
"Thôi, anh chị bớt giận. Tất cả cũng do hiểu lầm. Người ngoài, không cùng màu da, không cùng dòng giống, mà họ còn tận tình giúp đở. Mình không giúp nhau, thì làm sao cho lòng yên ổn được."
"Nhưng họ nói cái giọng khó nghe của 'bọn dân tộc anh hùng', ngứa tai chịu không nỗi."
Tôi dịu giọng:
"Họ cũng là nạn nhân dài hạn của chế độ. Họ còn đáng thương hơn chúng ta nữa, vì chịu đã chịu đựng chế độ lâu dài hơn hai mươi mấy năm. Nếu chúng ta sống trong hoàn cảnh đó, được giáo dục theo lối đó, thì không chừng chúng ta tệ hại hơn anh chị Phàn bây giờ. Anh chị đừng buồn nữa. Thứ hai nầy, anh cứ đến chở anh Phàn đi làm như thường nhé. Chúng ta không thương nhau, thì ai thương chúng ta được?"
Anh Hy im lặng. Chúng tôi ra về. Không biết nghĩ sao, vào tối chủ nhật, anh Hy nhờ tôi điện thoại báo cho anh Phàn biết là sáng thứ hai, sẽ đến đón anh Phàn đi làm như thường lệ. Tôi nghe mà mừng. Nhưng anh Hy và anh Phàn vẫn còn buồn nhau. Cùng đi cùng về mà giữ im lặng, không nói một lời. Sau nầy, anh Phàn nói với tôi rằng: "Bố bảo, thằng Hy cũng không dám thôi đưa rước tôi đi làm. Nó còn phải rình mò, dò xét tôi, để báo cáo cho nhà thờ nữa chứ."
Mỗi sáng Chủ Nhật, các ông bà Mỹ đến chở toàn gia đình anh Phàn đi nhà thờ xem lễ. Với ý nghĩa làm ơn, làm phước, cứu vớt linh hồn của một gia đình ngoại đạo tội nghiệp, chưa biết đến danh Chúa Trời, đem ơn phước đến cho họ. Nhưng gia đình anh Phàn cắn răng chịu đi nhà thờ, là để làm ơn cho các ông bà Mỹ, làm họ vui lòng, may ra họ nghĩ lại mà trả lui số tiền họ đã ăn chận. Chứ đến nhà thờ, theo anh Phàn nói, chỉ nghe xi-lô xi-la không biết họ nói gì, buồn ngủ lắm, ngồi lâu mỏi lưng, tê chân. Anh Phàn nói với tôi rằng: "Mấy ông bà Mỹ sang trọng, giàu có nầy, nhưng keo kiệt không ai bằng. Mỗi khi lễ xong, có người cầm cái vợt đi thu tiền, tôi thấy họ chỉ cúng vào vợt tờ bạc một đồng thôi. Để cho họ xấu hổ, nhục nhã, khi nào tôi cũng bỏ vào vợt mười đồng." Tôi chỉ cười, không dám có ý kiến.
Một hôm anh Phàn lội tuyết qua nhà tôi vào buổi tối, đem tặng một gói trà Tàu bèo nhèo mà anh đã mua từ Hồng Kông. Sau một vài câu chuyện vu vơ, anh lôi trong túi ra một xấp điện tín có mười bốn tờ, đưa cho tôi xem, và hỏi những món hàng ghi trong điện tín có thể mua ở đâu, làm sao tìm ra tiệm bán giá rẻ. Tôi lật từng trang điện tín từ Hãi Phòng, Hà Nội. Móng Cáy điện qua, do nhiều người khác nhau đánh đi, yêu cầu gởi những món đồ gia dụng như máy nghe nhạc, máy chụp hình, xe đạp đua, vải vóc, bột ngọt, thuốc trụ sinh và những món linh tinh khác nữa. Anh nói :
"Bên nhà tưởng tôi qua đây đi ăn cướp tiền của thiên hạ anh ạ. Tiền đâu mà đòi hỏi đủ thứ như thế nầy? Tôi cũng nhức đầu về mấy cái điện tín và thơ từ liệt kê dài lòng thòng các món hàng họ đòi hỏi. Điên lên được đấy chứ ."
Tôi an ủi anh:
"Bên nhà họ khổ quá, mình giúp đở được ít nhiều chi, thì giúp trong khả năng của mình. Anh lo buồn làm chi cho khổ tâm vô ích."
"Người ta tưởng qua đến Mỹ là hốt tiền thiên hạ như hốt lá vàng. Mỹ nó ngu cả hay sao? "
Tôi hứa khi nào rảnh, sẽ lái xe đưa anh lên Chicago, tìm các tiệm bán hàng cần thiết để anh dò hỏi giá cả. Anh hỏi vay tôi năm trăm đồng, có tiền lời mười phân, và sẽ hoàn trả lại khi lảnh được tiền trợ cấp. Tôi cười bảo anh:
"Để tôi bàn lại với vợ tôi, thuyết phục vợ cho anh vay. Vì hầu bao trong gia đình do các bà nắm giữ, và giữ chặt lắm. Mỗi ngày tôi phải ngữa tay xin tiền quà, tiền xăng. Và nếu có cho anh vay, thì cũng không dám lấy lời. Ở Mỹ mà cho vay cắt cổ, thì cũng dễ vác chiếu ra tòa lắm."
"Tiền lời là do tôi đề xuất, và bằng lòng, chứ anh có ép tôi đâu? Anh tự quyết định cho tôi vay không được sao? Các anh yếu đuối quá, anh Hy cũng vậy, để cho vợ lấn lướt, qua mặt. "
Tôi cười, nói đùa:
"Đàn ông miền Nam chúng tôi không được dũng cảm như các anh. Mà khi ở trên đất Mỹ nữa , thì chúng tôi càng xìu như sợi bún thiu."
Làm việc được bốn tháng, anh Phàn bỏ việc mà không thông báo cho công ty, nên anh bị sa thải. Mấy người bảo trợ trong nhà thờ đến nhà anh tìm hiểu sự việc để giúp đở. Họ kêu vợ chồng anh chị Hy đi thông dịch, nhưng anh chị Hy từ chối. Họ đến nhờ vợ tôi. Nhóm nhà thờ gồm năm ông bà, đi hai xe. Họ hỏi lý do thôi việc. Anh Phàn lừng khừng đáp:
"Không muốn làm việc nữa, thì nghỉ."
"Thế anh đã kiếm ra việc làm khác chưa ?"
"Chưa"
"Không có việc làm, lấy tiền đâu chi tiêu, thuê nhà, ăn uống?"
"Tôi không biết!"
"Tại sao anh không muốn làm việc đó nữa? Có vấn đề gì không? "
"Không có vấn đề chi cả. "
"Anh có muốn nhà thờ tìm việc khác cho anh không?"
"Chưa muốn. Khoan đã."
Mấy ông bà trong nhà thờ lắc đầu, nhìn nhau, rồi nhìn anh Phàn với ánh mắt thương hại. Các ông bà hỏi, bây giờ anh muốn gì không? Anh nhờ vợ tôi nói, là muốn nhà thờ trả lại cho anh số tiền hơn hai mươi ngàn mà họ đang giữ giúp, để anh tính kế làm ăn. Vợ tôi tái mặt, không biết phải nói làm sao, để hội nhà thờ không bất bình. Ngập ngừng, vợ tôi nói trại ra rằng, anh Phàn tha thiết muốn biết những chi phí của nhà thờ đã chi tiêu cho anh, và ai đã đóng góp bao nhiêu, quỷ nhà thờ bao nhiêu, và nhà nước cho bao nhiêu, để anh tri ân họ. Các ông bà khoát tay, bảo là không cần thiết, đừng nghĩ đến, đừng thắc mắc. Vợ tôi năn nỉ, nói rằng, nếu không được biết những điều đó, thí anh Phàn cứ thắc mắc mãi, không yên tâm để làm ăn. Các ông bà cười sung sướng, thoải mái.
Cuộc đấu tranh kiên cường của anh Phàn gần thành công mà anh không biết. Khi nhà thờ thấy anh chị đều thôi việc, không chịu đi làm nữa, họ cũng quýnh lên, lo lắng lắm. Họ đạo cũng nghèo, tín hữu cũng không giàu có chi, không thể đài thọ dài ngày cho cái gia đình đông đảo nầy được. Các ông bà bảo trợ chịu thua, định ngày đem gia đình anh Phàn lên sở xã hội xin trợ cấp của quận hạt. Nhưng anh Phàn loan báo rằng, anh sẽ dời nhà về Oklahoma City. Cả họ đạo thở phào. Anh Phàn có nhiều bạn bè quen biết trong trại tị nạn cũ, họ đã định cư ở Oklahoma, và biết rành mạch cách xin trợ cấp xã hội.
Anh Phàn nhờ tôi mua vé máy bay cho cả gia đình về Oklahoma City, đồng thời dàn xếp xe cộ để chở anh chị ra phi trường. Ông Gary và bà Eve hứa thuê một chiếc xe có thùng sau lớn, để chở hành lý cồng kềnh của gia đình anh. Tôi và anh Hy, hai xe sẽ chở người trong gia đình. Anh Phàn nói nhỏ với tôi rằng, trước khi đi anh sẽ đốt căn nhà để trừ vào số tiền nhà thờ đã ăn quịt của anh. Ăn của ai thì được, ăn của anh thì nuốt không trôi đâu. Tôi can gián, và dọa anh rằng FBI của Mỹ giỏi lắm, thế nào họ cũng điều tra ra. Và tội chi đi tù cho khổ thân, con cái không ai nuôi. Mình đến đây, đời sống còn dài, còn sức thì còn làm ra tiền. Vã lại, có đốt căn nhà, mình cũng không được đồng xu nào, chưa chắc đã hả được cái tức tối, mà mua thêm lo lắng vào thân. Lỡ cháy lan qua nhà lân cận, thì thêm tội nghiệp những người láng giềng tốt của anh. Anh nói rằng, nếu không đốt được nhà, thì trước giờ đi, anh sẽ phá cho tan tành, đập vỡ bồn cầu, nhà tắm, bẻ ống nước, phá tủ lạnh, đập bếp. Tôi cười bảo rằng, anh cứ lo đi trước, sau khi anh đến Oklahoma rồi, tôi sẽ thay anh làm các việc đó. Đừng làm sớm, mà họ giữ anh lại, không đi được, mất toi tiền máy bay.
Ngày anh Phàn ra phi trường, tôi và anh Hy xin nghỉ việc, thay phiên nhau đến nhà anh, lấy cớ là phụ soạn hành lý, nhưng thật tâm là để ngăn cản anh phá hoại căn nhà. Khi cả nhà lên xe hết, anh Hy chạy vào một vòng bên trong nhà, xem có gì hư hại không. Anh Hy ra xe và đưa hai ngón tay lên làm một vòng tròn, cho tôi biết là mọi sự tốt đẹp. Tôi thở phào.
Trong khi chờ máy bay, anh Phàn nhờ tôi nói với ông Gary và bà Eva rằng, qua Oklahoma, anh sẽ gời tiền, mua vé máy bay, mời cả họ đạo của ông bà qua chơi, anh sẽ bao tiền săn ở, bao tất. Tôi dịch khác đi, nói là anh biết ơn hai ông bà lắm, và không bao giờ quên cái ơn bảo bọc lúc ban đầu nầy. Hai ông bà nghe xong cảm động, ôm chầm lấy anh chị mà nói cám ơn rối rít. Anh Phàn thì tưởng hai ông bà mừng vì được anh hứa cho vé máy bay, cả họ đạo sẽ được đi chơi.
Khi đưa gia đình anh ra máy bay, chúng tôi ôm nhau thân thiết, và mắt anh Phàn cũng rươm rướm, nói nhỏ với tôi, giọng run run rằng, thôi đừng phá căn nhà nữa. Tôi gật đầu.
Đưa gia đình anh Phàn đi rồi, anh Hy nói với tôi rằng: "Thế mà tôi cũng thấy buồn, trống trải, như mất mát một cái gì đó. Bây giờ chỉ cỏn hai gia đình mình trong thành phố nầy thôi.". Trong lòng tôi cũng thấy buồn.
****
Mười sáu năm sau, kể từ khi đưa gia đình anh Phàn về Oklahoma, tôi tình cờ gặp lại anh trong một tiệc cưới tại Houston, Texas. Anh nhận ra tôi, mà tôi không nhận ra anh. Vì bây giờ anh mập mạp, trắng hồng, ăn mặc chững chạc, không còn dáng quê mùa như xưa. Chị vợ anh thì sang trọng trong bộ áo kim tuyến lóng lánh, như cô ca sĩ. Anh ôm chầm lấy tôi, hỏi có còn nhớ ra anh là ai không. Anh nói: "Phàn đây, Phàn ở Morris, Illinois đây mà." Tôi cũng mừng vui gặp lại người quen biết xưa. Anh xin chuyển bàn, để vợ chồng anh ngồi cạnh chúng tôi mà hàn huyên. Anh cho biết ở Oklahoma được hai năm, thì dọn về Houston, bây giờ cả hai vợ chồng đều làm việc cho một hãng sản xuất đồ nhựa. Suốt hơn mười mấy năm anh làm hai việc toàn thời gian, mỗi đêm chỉ ngủ năm sáu giờ thôi. Ngày nghỉ thì đi sửa chửa nhà cửa, ống nước. Hai cháu gái lớn đã có gia đình. Cháu trai kế thì vừa tốt nghiệp đại học. Bây giờ anh chị Phàn có ba căn nhà, một căn để ở, hai căn cho thuê.
Tôi mừng cho anh. Anh nói với giọng thành thật:
"Hồi mới qua, chắc anh chị buồn chúng tôi lắm. Nhiều năm sau tôi còn ân hận, và xấu hổ vì chuyện xưa. Bị thông tin sai lạc, tôi hiểu lầm, làm nhiều chuyện lố lăng, kỳ cục, bậy bạ. Lại ăn nói ngang ngược. Tôi nhớ ơn anh chị, và cả vợ chồng anh Hy, chịu đựng được chúng tôi, mà không đấm cho vỡ mồm, hộc máu mũi. Càng lâu, tôi càng thấm thía cái câu ' Bầu bí một giàn' của anh Hy nói ngày xưa."
Chị vợ anh Phàn cười vui vẻ, nói tiếp:
"Ông nhà tôi thay đổi nhiều lắm rồi. Nhưng không bỏ được cái phét lác đã ăn sâu vào máu. Cứ một tấc thấu trời."
Chúng tôi cùng cười với nhau. Tôi nói đùa:
"Nếu phét lác mà không hại đến ai, thì cứ để anh phét lác cho sướng cái miệng. "
Anh Phàn ôm lấy vai tôi và lắc lắc, cười vui vẻ.
Tác giả: Tràm Cà Mau | |
------------- PhanThuy-CA
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 11/Feb/2011 lúc 9:34pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Phanthuy
PT post truyện ngắn này vì buồn cười cho người bạn khi gửi đã đề tựa là :
CHUYỆN ĐỌC TỨC HỘC MÁU
|
|
Bầu Bí một giàn_Tràm Cà Mau
|
|
|
|
|
Chị Phan Thủy nè..
Đọc bài nầy lúc đầu quả là
tức " cành hông " , nhưng rồi sao đó ngẫm nghĩ lại thì thấy buồn buồn
cho con người mỗi khi bị " nhồi sọ " một chiều để trở thành kẻ lạc hậu ,
thật ra là thấy thương hơn là giận. Cũng giống như khi " đổi đời " năm
1975 , một số thân nhân miền Bắc bị " nhồi sọ " rằng miền Nam nghèo khổ
cần được " giải phóng " cho nên khi vào miền Nam thăm bà con họ hàng có
đem theo ít lon gạo , mì gói để giúp đở , nhưng khi đứng trước căn nhà
lầu của người thân rồi lại không dám bấm chuông... ngượng ngùng.
------------- Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 13/Feb/2011 lúc 8:23pm
Chị Sui Nguyễn Viết Tân và Thanh Mai
Chưa tới sáu mươi mà tôi hên quá, có tới những hai
chị sui nhỏ tuổi hơn tôi nhiều. Còn hên hơn nữa là cả
hai anh sui đều đã đi bán muối mấy năm nay rồi, để lại
hai chị phòng không chích bóng, ngó thấy muốn ứa nước
mắt, thiệt tội nghiệp vô cùng. Có
những lúc phởn chí, tôi ngâm lên bài thơ Chị Sui, giọng
ngâm trầm ấm rỉ rả trong canh vắng, nghe hay hơn ông
Nguyễn Ngọc Ngạn trong Thúy Nga Paris rất nhiều: -
Đêm nằm bên vợ nhớ chị sui Thấy tình cảnh chị luống
ngậm ngùi Ước ngày nào đó tôi góa vợ Ghé
thăm nhà chị chắc là dzui... Bà vợ nhỏ của tôi
ban đầu nghe tức lắm, nhưng cũng nhờ như thế mà bà ấy
biết chìu chuộng, đối xử với chồng đàng hoàng hơn xưa,
chứ cà chớn cà cháo là tôi... ghé thăm chị sui liền
một khi.. thì mất cả chì lẫn chài. Bây
giờ bả nghe ngâm thơ riết đã lờn rồi, nên tuyên bố
thẳng thừng: - Đi đâu thì đi, càng đỡ
mòn của nhà. Xin quí cụ cao niên
đừng hiểu lầm là tôi có vợ nhỏ rồi hừng chí bắt chước.
Bởi vì bà xã tôi hơi nhỏ con (nhưng rất mắn đẻ) nên
hồi tôi mới quen bả thì gọi là người em gái nhỏ, bây
giờ bả đã đến tuổi "mày thuôn lá ổi, vú thõng dưa
gang" rồi thì tôi kêu là vợ nhỏ, chứ chính thực bả là
vợ lớn. Hai chị sui tôi hồi còn con
gái chắc là đẹp lắm, bởi vì theo lời hai chị mô tả thì
đồ đạc còn nguyên si, không có bơm hút, cắt chích gì
hết mà trông vẫn còn phông, nói theo kiểu bình dân là
"cứng cạy" lắm. Chắc nhiều người không biết cứng cạy là
cái gì. Đó là trái dừa vỏ hết còn là màu xanh, nó đã
biến qua màu xám vàng, cơm ở trong không còn mềm èo,
mà cùi dừa cũng chưa khô khốc như dừa khô, làm mứt thì
ăn vừa miệng vô cùng. Nói tóm lại thì dừa cứng cạy
vừa dòn, vừa mềm mà còn nước nôi lắm lắm. Bây
giờ nói về chuyện chị sui thứ nhứt: Con
trai tôi quen con gái chị được chừng một năm thì cưới
nhau. Ngày thằng Cậu Cả dẫn tôi đến nhà vợ tương lai
của nó, tôi đi cắt tóc, nhuộm đen, mặc bộ đồ lớn, đeo
kiếng trắng gọng vàng coi cũng oách như ông này ông nọ
chớ chẳng phải chơi. Thấy ánh mắt là
tôi biết chị cũng "chịu đèn" tôi rồi, nhưng cả hai
còn thẹn thò đâu dám nói ra. Hôm đám cưới, chị mặc một
chiếc váy đen. Chị nhảy đầm tốc cả váy lên coi rất
điệu nghệ, tiếc rằng tôi là người chân quê, hồi nhỏ
chỉ biết nhảy cò cò, sau lớn lên đi lính thì biết thêm
nhảy xổm với nhảy dù, chớ có biết nhảy đầm nhảy đìa
chi đâu, bởi vậy cứ ngồi trơ mắt ếch ra xem chị nhảy
mà nuốt nước miếng ừng ực. Ngày tôi
có đứa cháu nội đầu tiên thì chị dọn về ở chung với
con, để săn sóc cháu ngoại cho tụi nó đi làm. Mỗi lần
phải đi lên City làm giấy tờ gì đó, là tôi lại kiếm cớ
tạt ngang thăm cháu nội. Nhấn chuông
xong thì thấy chị vội vàng chạy ra mở cửa, tay bế đứa
bé mũm mĩm đang chu mỏ ra phun mưa, chân tay chòi
chòi đạp đạp. Chị đưa đứa nhỏ cho tôi
bồng, miệng nói: -Dễ thương lắm đó. Tôi
nhìn vào tay đứa nhỏ đang níu cổ áo bà ngoại nó mà kéo
doãng ra, thấy rõ hai trái ổi xá lị không có gì che đậy
nên tôi nói nhỏ: -Ừ, dễ thương quá
à! Chị ngước lên nhìn tôi, màu hồng
đỏ bừng lên tới tận tai, miệng cười mủm mỉm coi dễ
thương hết sức. Chị sui nhỏ nhẻ hỏi:
- Bữa nay anh có rảnh không, mời anh vô nhà chờ chút tui nấu
chè anh ăn. Tôi là tay hảo ngọt có tiếng, nghe
chị mời chè thì khoái chí tử, bồng thằng nhỏ xà vào
cái ghế bành. Thấy chị sui lấy ra một rổ hột me, tôi
quăng thằng cháu nội vô cái lồng con nít rồi ngồi bệt
với chị ... Chị sui nói với anh sui Giờ
nầy còn sớm ở chơi khoan về Vô đây phụ lột hột... me Để
tui chuẩn bị nấu chè mình ăn. Hôm nay mồng
mấy vậy anh? Nhìn ra ngoài ngõ ánh trăng đã tròn Hồi
xưa ông xã tui còn Ảnh phụ tui nấu thường hơn anh à
Tụi tui ngồi dưới trăng ngà... Ăn
chè, tán dóc thật là vui tươi Thắm thoát gần chục năm
trời... Ảnh chết, tui bỏ cả xôi lẫn chè Hôm
nay làm lại đó nhe Bảo đảm, anh thử sẽ mê tới già...
Tối đó về nhà, vợ tôi thấy tôi
bần thần đầu óc mơ màng cứ tưởng tôi bịnh nên giã chén
muối ớt, cắt mấy trái khế để tôi ăn chua vào cho giải
cảm. Nào ngờ nhìn chén muối ớt mà tôi lại nhớ đến hai
trái ổi xá lị, nước miếng cứ dâng lên miệng, cục Adam
thì cứ chạy lên chạy xuống. Tôi nuốt nước miếng ừng
ực, hít một hơi để dồn chân khí chạy xuống... phía
dưới, vừa ăn khế vừa tưởng tượng đến ổi xá lị. Ăn
xong, tôi vội chạy ngay lên giường trùm mền, mơ màng rồi
ngủ quên hồi nào không biết. Có ai ngờ là tôi bị bịnh
mộng du, thế mới có chuyện xảy ra....Có trời biết,
đất biết, Chúa biết, chị sui biết...mà tôi hổng biết. Hèn
chi sáng hôm sau tôi ghé qua thăm thằng cháu nội lần nữa
thì chị sui ra mở cửa, mặt ửng hồng, thẹn thùng hỏi: Tối
qua ...anh đến nhà tui? Sao không gọi cửa ...mà...chui
hàng rào? Tôi thộn mặt ra chắc chắn là …rất ngố.
Tại sao mình lại phải chui hàng rào mà không…vượt
rào ? Nhưng tôi nhanh trí mạnh miệng chối phăng còn ngố
hơn: Đêm khuya chị ngáy ào ào, Tui
chun dzô đó khác nào tui điên? Than
ôi, nhưng đó chỉ là giấc mơ, cơn mộng du thôi, chớ có
bóng đèn làm chứng cho tôi, mối tình anh sui chị sui vẫn
còn ngây thơ trong trắng không vướng chút bụi trần. Ai
không tin thây kệ. Bây giờ kể đến
chị Sui thứ hai: Thằng con trai kế của tôi ra trường đi
làm việc đã lâu. Thành phố nó ở lại không có mấy
người Việt, mà từ hồi các con còn nhỏ, chúng tôi
thường khuyên nhủ là nên lấy người Việt Nam, kẹt lắm
thì lấy Tàu, Thái, Phi cũng còn đỡ, chứ lấy Mỹ hay Mễ
thì ba má không phản đối nhưng cũng không thích đâu. Mấy
đứa nhỏ nghe lời, nên bạn bè cặp xách thì cũng có lai
rai, nhưng khi lấy vợ thì tuân theo ý cha mẹ, là cô dâu phải
biết húp nước mắm. Nhân dịp về Việt Nam thăm bà nội,
nó được giới thiệu với một cô gái đẹp lắm, lại con nhà
giàu. Nghe người ta đồn là con gái
bây giờ ma mãnh lắm, nó lợi dụng qua đây được rồi là
đá liền mà theo thằng khác, nên tôi phải thân chinh về
tận bên đó coi lại cho chắc, chứ thằng con tuy gần 30
tuổi rồi mà còn ngây ngô như đá. Gia
đình chị Sui ra rước tận phi trường. Đứa con dâu tương
lai ôm bó hoa lớn tặng cho tôi ngay khi gặp mặt tại cổng. Dĩ
nhiên tôi để ý theo dõi nét mặt, tướng đi, lời nói của
con nhỏ thì thấy được quá. Con nhà giàu mà không chưng
diện, mặc chiếc áo đầm trắng đơn giản, giống như
thiên thần. Còn chị Sui tương lai của
tôi thì khỏi nói, mới chừng bốn mươi thôi và nhan sắc
thì ôi thôi.. chậc chậc.. giới địa ốc bên Việt Nam
gọi là "điện nước đầy đủ cả". Anh
Sui đã cất bước theo ông bà khoảng chừng năm năm nay, để
lại cho chị một gia sản kếch sù, gồm nhiều căn nhà ở
thành phố và các tỉnh miền tây, với một đoàn xe tải ba
bốn chục chiếc, chuyên chở hàng từ những cửa khẩu về
SG hay các tỉnh. Tôi choáng ngợp trước sự giàu có của
họ, cho dù ở bên Mỹ tôi cũng chẳng nghèo hèn gì. Nhà
đàng gái có nhiều xe, nhiều tài xế, nhiều người làm,
nên nếu sau này con nhỏ đó có về làm vợ thằng con tôi,
chắc nó cũng không biết nấu ăn, giặt quần áo gì đâu,
chỉ tội cho thằng con lo hầu vợ mà thôi. Nhưng ngẫm đi
nghĩ lại, bà xã tôi ngày xưa có là tiểu thư khuê các
con nhà giàu gì đâu, mà bây giờ tôi cũng vẫn phải nai
lưng ra hầu việc bả vậy. Thôi cũng đành phó thác cho
mệnh trời. Giấy tờ làm hôn thú, bảo
lãnh cũng còn khá lâu, nên chị Sui muốn nhờ tôi làm
một thư mời bả qua Mỹ, thực tế là đi chơi, nhưng giấy
tờ là mời một "đối tác" từ bên VN qua để làm ăn. Chắc
bả muốn coi gia đình tôi có môn đăng hộ đối không,
thằng con tôi là kỹ sư thiệt hay dỏm, nó đang làm ông
Sếp hay đang cong đít lau sàn nhà. Thư
mời, tôi có bấm con dấu nổi của công ty, bả dòm thấy
nổi cộm lên một cục chắc lé con mắt, vì mộc bên VN
đóng đỏ toè loe, nhưng làm sao oai bằng con dấu của tôi
được. *** Mấy
tháng nay, kinh tế Mỹ lao xuống vùn vụt, thằng Cậu Cả
nhà tôi bị lay off, nó đành dọn về nhà cha mẹ ở chứ
không còn đủ khả năng ở nhà lớn nữa, mà nhà tôi thì
các con dần dần như con chim mọc đủ lông cánh, bay đi khắp
bốn phương trời. Chị Sui ở một mình cô quạnh
nên tôi phải thường xuyên ghé thăm thay thế cho đám
nhỏ. Một bữa tôi nghe chỉ than mà thấy thương quá.
Cám ơn anh đã ghé qua... Con gả đi
hết cửa nhà quạnh hiu! Làm tui cảm thấy buồn thiu Riết
rồi sanh bệnh ít nhiều anh ơi! Thế rồi tôi và
mấy đứa con thuyết phục bà vợ nhỏ của tôi nên rốt cuộc
mời được chị Sui về ở chung với gia đình tôi. Sắp
tới chị Sui thứ Hai qua đây chơi, tôi cũng không đành
để chỉ ngụ tại Khách sạn, nó lạnh lẽo và bất tiện
lắm, tôi sẽ đem về ở chung nhà. Tưởng
tượng đến cảnh mấy người đề huề "chung một mái nhà"
mà tôi thấy mình như sắp lên thiên đường. *** Chị
Sui hai chưa qua mà tôi bây giờ đã biết thế nào là cảnh
1 ông nhiều bà. Trời ơi là sướng như tiên mặc dù hơi...điên
cái đầu. Trước hết nói về cái Sướng là bởi mấy
bà trong nhà lúc nào cũng chìu chuộng, trổ tài chinh
phục trái tim mong manh yếu đuối của tôi. Bà
xã tôi hồi giờ ăn hiếp bắt tôi nội trợ lo cơm nước
thì nay lại chịu khó lăng xăng lí xí nấu nướng bưng
cơm dâng tận tay tôi, lại còn bưng nước, xĩa răng cho
tôi nữa. Tôi mới ưỡn lưng than mỏi là bả xà vào đấm
bóp, m***age cho tôi ra cái điều tôi là sở hữu của bả.
Còn chị Sui thì tự nhiên đòi dạy
tôi nhảy đầm. Chỉ bảo là hôm đám cưới thấy tôi ngồi
thộn mặt ra ngó thiên hạ nhảy nhót giống y mặt con cóc
tía mà tiếc cho tôi và...chỉ hết sức nên phải kiếm
dịp mà luyện võ nghệ cho tôi. Chỉ bảo điệu sì lô cóc
khô gì gì đó là dễ nhất và hợp với cái tướng to con
của tôi. Ừ, nhảy thì nhảy, tôi sợ gì mà không tập. Sẵn
bà vợ nhỏ của tôi mắc đi đánh tứ sắc ở nhà bạn, vợ
chồng thằng Cậu Cả được dịp xúi vào, hổng hiểu tụi nó
có dụng ý gì: - Má đi rồi, Ba
tới đi Ba. - Ừ, tới thì tới. Nhảy đầm là một môn nghệ
thuật mà. Thế là thằng con
mang đờn ra, còn tui thì diện bộ đồ vía vào. Chị Sui
vào trong thay đồ thật lâu làm tui sốt ruột quá xá,
không tranh thủ mà làm phí thì giờ vàng ngọc thật là
uổng. Nhưng úi trời, lúc chị Sui ỏn ẻn từ trong phòng
bước ra hai con mắt tui muốn nổ đom đóm, máu cam từ từ
ứa ra từ mũi y hệt trong phim Tàu. Chỉ mặc bộ đồ kiểu
gì mà cứ y như không mặc. Hai trái ổi giờ được che
bởi những bông hoa vải đỏ nho nhỏ được đính trên cái
áo voan màu da mỏng dính. Còn thêm những cái tua đỏ
dài dài như tấm màn mỏng nửa che nửa hở. Kiểu này mà
nhảy nhót sao được, chưa chi tui đã cứng ... cả cẳng, run
cả đầu gối. Nhưng phải công nhận chị Sui thật là
tài, chỉ dìu tôi đi tới đi lui theo tiếng nhạc dìu
dặt mê ly. Biết nhảy đầm mà hấp dẫn như vầy là tôi đã
xin đi học nhảy từ hồi mới chui ra khỏi bụng mẹ. Ô, mê
lý, mê ly đời ta! Hai trái ổi của chị sui lâu lâu
chạm nhẹ vào tôi làm tôi nỗi cả da gà da rắn...Mà đâu
cần chị sui chạm, chỉ cần nhìn bộ đồ chỉ mặc kiểu “có
mà như không” là trái tim tôi cứ thắt lại, mắt nổ hào
quang. Ấy chỉ là mấy điều sung sướng của tôi, kể
nhiều lộ hết bí mật. Còn nổi khổ thì trời ơi là khủng
khiếp. Cái thằng cậu Cả của tôi thật là ngu đại
ngu. Cái ngu thứ nhất là nó đem ông Sui bà Sui ghép
với nhau. Cái ngu thứ hai là nó thấy hai sui nhảy đầm
hết xảy nên biểu con vợ vào lấy máy chụp hình chụp vài
“bô” làm kỷ niệm. Thế mới có cái hình đẹp ác chiến và
cũng là nguyên cớ cho cái trận ghen ác liệt xảy ra.
Anh sui cùng với chị sui, Đôi ta say
đắm mùi ơi là mùi. Cái hình này tôi đã nhét dưới
mấy cục tạ mà hổng hiểu sao nó lại lọt vào tay vợ
tôi. Sau này mới biết hóa ra thằng con nó thấy đẹp rửa
ra và gởi cho Paris by night xin ghi tên cho 2 đứa
tôi dự thi khiêu vũ. Lại thêm một cái ngu của nó là
xớn xác ghi địa chỉ không đúng nên thơ được châu về
hợp phố và lọt vào tay con vợ chằn lửa của tôi. Ngu gì
mà ngu truyền kiếp! Đúng là con hơn cha nhà mất nóc.
Trước con sư tử dơ nanh vuốt, tôi quỳ thụp xuống xin
tha mạng và mếu máo ngâm bài thơ: Trên
đời quý nhất là CON Cho nhau chẳng tiếc, mình còn
dùng chung. Tiếc chi cái tấm ... thân còng Còn
"ngon" mà chẳng ai dùng, phí đi !!! Dĩ nhiên là
nghe tôi ngâm xong, bả gầm lên và nhào vô cấu xé “tấm
thân còng” và xé tan nát luôn cái hình làm tôi tiếc
đứt ruột. Nhưng nghĩ cho cùng, cái hình đã được save
trong computer thì mắc mớ gì mà tiếc. Chỉ tiếc
có một điều là con vợ của tôi nó ra tối hậu thư: «Một
chị Sui chung nhà là đủ. Còn chị Sui hai thì ông lo mà
đem chỉ đi đâu thì đi. Tui không cho phép rước thêm vô
căn nhà này.»
http://tamhien.multiply.com/journal/item/241 -
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 14/Feb/2011 lúc 7:19am
Chu-choa chèn mẹt ơi!!! Có chị sui kiểu nầy thì chỉ có Thánh...mới là...thành được.... Thánh...
------------- mhth
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Feb/2011 lúc 5:02pm
Đây là truyện ngắn đầu tiên viết về tình yêu của nhà văn nữ Nguyễn Thị Bích Nga viết ở Hoa Kỳ . Trước đó cô chuyên viết, dịch các loại sách, phim ảnh về đề tài thiếu nhi, khi còn ở Việt Nam. Hiện cô đang sống ở Westminster Nam Cali.
Tình Như Lá Thu
(Truyện ngắn của Nguyễn Thị Bích Nga )
Tới tháng ba năm nay là bà tròn tám mươi mốt tuổi. Nhưng với mái tóc nhuộm đen nhánh, với hàng lông mày được xâm theo hình lá liễu cong cong, với cặp môi tô son đỏ – màu của sự gợi cảm, người đối diện nghĩ rằng bà chừng bảy mươi lăm là cùng. Vốn là nhà thời trang nổi tiếng của thành phố Sài Gòn trước đây, bà cố gắng ăn uống điều độ và tập thể dục hàng tuần để thân hình không phì nhiêu cũng không nhão nhét. Trời cũng không phụ lòng mong đợi của bà. Càng nhìn bà, người ta càng kinh ngạc, cứ tưởng thời gian đã quên đi, không hề nhớ tới sự hiện hữu của bà trên cuộc đời này. Cách đây tám năm, chồng bà mất. Mất chồng ở tuổi bảy mươi ba đúng là một bi kịch. Ban ngày bà loay hoay đi ra đi vào một mình, ban đêm bà trằn trọc không ngủ vì nhớ tiếng ho nhè nhẹ của ông, nhớ tiếng dép lẹp xẹp trên sàn gỗ, nhớ tiếng nước chảy vào ly thủy tinh mỗi khi ông rót trà... Mất chồng ở tuổi bảy mươi ba, bà không khóc lóc như những phụ nữ trẻ tuổi, bà chỉ bàng hoàng trong im lặng, đôi mắt bà ráo hoảnh nhưng đôi môi bà cứ run run như muốn gọi tên ông. Rồi những ngày tháng lạnh lùng kinh khủng đó đóng chặt lại và trở thành quá khứ sau khi bà gặp ông Luân trong một cuộc tiệc cưới cháu ngoại của người bạn. Hôm đó bà ngồi bên cạnh một người đàn ông có mái tóc bạc được hớt cao gọn ghẽ, có giọng nói chậm rãi nhưng ấm áp, có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt tới bà khiến bà cảm thấy lạ lùng trước điều đó. Ông Luân chỉ phục vụ một mình bà, thỉnh thoảng ông gắp thức ăn để vào trong chén của bà, ông hỏi bà ngon miệng không, ông lựa những phần gỏi bắp cải không có ớt vì sợ bà cay, thậm chí ông thận trọng lột vỏ từng con tôm xú luộc rồi đưa bà ăn. Bà cảm kích nên hỏi tên ông, hỏi tuổi ông. Ông không giấu diếm, ông nói ông đã bảy mươi bảy tuổi rồi. Bà nhìn ông cười, ánh mắt lẳng lơ: -Bảy mươi bảy tuổi còn yêu được không nhỉ? Ông Luân cũng nheo nheo mắt nhìn bà, cười đáp lại: -Sao lại hỏi vậy? Cứ yêu thử đi rồi biết. Tối hôm đó bà đi lòng vòng trong cư xá nửa tiếng đồng hồ để suy nghĩ thật chín chắn rồi quyết định gọi điện thoại cho ông. Chuông vừa reng lên một tiếng ngắn là ông mở máy trả lời liền, cứ như suốt cả buổi tối ông chỉ làm mỗi một việc là ngồi rình cái điện thoại, đợi nó reng lên là bấm nút “A-lô” ngay. Ông hỏi bà đang làm gì, bà nói bà đang đi bộ trong cư xá. Ông nói ông sẽ đến để cùng đi bộ với bà. Bà không tin lắm, nhưng chỉ cười cười. Vậy mà ông đến thật. Ông đưa cho bà một ly giấy to tướng đựng đầy bắp rang, bà chìa tay cầm lấy và trong một thoáng bà cứ ngỡ vẫn còn đang ở tuổi mười tám đôi mươi. Bà hít một hơi dài rồi ngước lên nhìn ông bằng đôi mắt có hàng trăm vì sao trời đang lấp lánh trong đó. -Em thấy bắp rang ở đây không thơm như bắp rang ở Sài Gòn. -Ừ, bắp rang trên con đường Hai Bà Trưng thơm mùi bơ. Anh nhớ mỗi lần đi ngang xe bắp rang bơ là phải dừng lại, mua một gói, rồi vừa đi vừa ăn vì không thể nhịn thèm nổi. Bà cười khẽ. Giọng cười của bà dù có khàn đi nhưng nghe cũng còn quyến rũ lắm. -Có những món ăn ngày xưa em thích mê tơi, thí dụ món ốc leng xào dừa, ngày nào em cũng phải ăn một dĩa đầy mới đã, còn bây giờ mới nhìn thấy là ngao ngán liền. Em không hiểu tại sao nữa. -Vì bây giờ mình trưởng thành hơn, mình hưởng thụ cũng nhiều hơn nên cơ thể cảm thấy không cần thêm nữa. Chỉ mới vài năm trước anh còn khoái ngồi uống bia với bạn bè, tối nào cũng phải một chai ướp lạnh mới ăn cơm được, nhưng từ sau lần anh bị ói ra mật xanh phải vào bệnh viện, nghe nhắc tới bia hay nhìn thấy chai bia là anh xanh mặt liền. Không khí ban đêm lành lạnh nên bà đi sát vào người ông, nép vai bà bên vai ông, nhưng bà vẫn cố ý đút hai bàn tay vào trong túi áo khoác để có một lần vải ngăn cách giữa hai người. Ông Luân nhận ra điều đó. Ông tìm ngón út của bà và giữ chặt nó một lát trong tay ông. Xuyên qua lớp vải dày của chiếc áo khoác, bà vẫn cảm nhận được sự rung động nhẹ nhàng của người đàn ông có độ tuổi đã chấm tới con số bảy mươi bảy. Bà im lặng, không rụt ngón tay lại, để mặc cho trái tim đột nhiên thay đổi nhịp đập rộn ràng như pháo nổ ngày Tết. Bà cần tình yêu như như đũa có cặp, bà cần một người đàn ông bên cạnh bà như dép có đôi. Bà sẵn sàng thú nhận bên tai ông điều đó mà không cảm thấy xấu hổ. Ông Luân có tiền hưu, có tiền con cái chu cấp, có tiền tiết kiệm trong ngân hàng nên cứ đến cuối tuần là ông dẫn bà đi ra khỏi thành phố, tận hưởng một không gian vắng lặng chỉ có hai người. Những nụ hôn hiếm hoi ông dành cho bà thật nồng nàn trên trán, trên má, nơi khóe môi. Bà cũng đáp lại cuồng nhiệt, bà ôm ghì lấy đầu ông, vừa hôn vào mép tai ông vừa vò vò mái tóc bạc được hớt cao gọn ghẽ. Ông Luân thích thú trước tình cảm của bà, bấu bấu những ngón tay có móng hình vuông được cắt ngắn vào vai bà. Họ ngồi trên băng ghế đá âu yếm nhau mười lăm, hai mươi phút giữa khung cảnh thiên nhiên lãng mạn, tĩnh mịch và đồng lõa. Tình yêu mà họ dành cho nhau chỉ có vậy thôi, có muốn hơn nữa thì cũng không được bởi vì ở tuổi bảy mươi bảy, khả năng tình dục của ông đã hết rồi – đã chết rồi! Hai người thuê một ngôi nhà gỗ ở bìa rừng để họ có thể lái xe đến đó bất cứ lúc nào họ muốn. Chiều cuối tuần, ông Luân ngồi bên bờ suối câu cá, bà ngồi bên cạnh nép vào ông, theo dõi từng con cá vô tư lượn lờ qua qua lại lại nhưng chẳng con cá nào tỏ vẻ thích miếng mồi trùn sống đang ngo ngoe của ông. Thỉnh thoảng bà cười tủm tỉm khi thấy ông sốt ruột thở dài vì cá không cắn câu. Bà đặt bàn tay phải của bà lên đùi ông như khích lệ, thấy vậy ông cũng đặt bàn tay trái của ông lên bàn tay bà và giữ thật lâu. Đột nhiên bà nhổm người lên chỉ xuống dòng suối, khuôn mặt bà hớn hở với giọng nói vang vang như xé toạt sự yên tĩnh của thiên nhiên: -Kìa, cá dính câu rồi kìa anh! Giựt lên đi! Giựt lên đi! Ông Luân dùng cả hai tay giựt chiếc cần lên cao, miệng nở nụ cười thật rộng khi nhìn thấy một con cá đang vùng vẫy dữ dội nơi đầu sợi dây. Bà mở nắp máy chụp hình ra và chụp ông vài tấm hình cùng với “chiến lợi phẩm”. Sau đó ông vụng về loay hoay gỡ con cá tội nghiệp ra khỏi chiếc lưỡi câu và nhẹ nhàng thả nó xuống nước. Con cá sung sướng quẫy mạnh cái đuôi, lướt sang chỗ khác sau khi bị một phen hoảng hốt. Hai ông bà sống hạnh phúc với nhau được ba năm thì ông Luân tỏ ý muốn đi du lịch sang Canada để thăm con cháu. Bà vui vẻ để ông ra đi. Nhưng sau đó con cháu ông viện cớ ông đã tám mươi tuổi rồi, sức khỏe yếu kém lại bị thấp khớp nên họ không cho ông quay trở về với bà nữa. Khi nghe ông thông báo tin tức đó qua điện thoại, bà chưng hửng – nhưng đành thở dài cam chịu. Một lần nữa bà chấp nhận cảnh cô đơn, nhưng lần này sống cô đơn ở độ tuổi bảy mươi sáu, ở độ tuổi bà nhận ra mình đang già đi thật nhanh, là điều bà không thể quen thuộc nổi. Tạo hóa đã sinh ra muôn vật sống phải có đôi, có cặp, bà không thể sống trái với quy luật sinh tồn của Tạo hóa. Bà cần một người đàn ông, cho dù người đàn ông đó đang lọm thọm chống gậy ở tuổi tám mươi thì ông cũng vẫn là một người đàn ông! Trong một buổi tiệc cưới của đứa cháu ngoại của một người bạn khác, bà tình cờ ngồi bên cạnh ông Nguyện và một lần nữa duyên số lại kết hợp hai ông bà với nhau. Tuổi tám mươi nhưng ông Nguyện còn khỏe mạnh, còn lái xe được và đi đứng thẳng thớm chứ chưa đến nổi phải vịn tường lết đi từng bước. Ông Nguyện sống một thân một mình, đám con lớn có vợ có chồng ra riêng hết chẳng thèm ngó ngàng tới cha gì, thỉnh thoảng cuối tuần bọn họ ghé vào thăm ông, hỏi han mấy câu: “Ba có mạnh giỏi không?”, “Ba có cần ăn uống gì không?”, rồi lên xe dông đi mất. Thấy tội nghiệp ông, bà mở lời đề nghị: -Anh dọn qua ở với em luôn đi. Ông nhìn bà, ngỡ ngàng rồi lắc đầu: -Cảm ơn em, nhưng anh không muốn làm phiền em đâu. -Phiền gì mà phiền? Coi như anh với em góp gạo nấu cơm chung. Anh nấu cơm thì em rửa chén. Em quét nhà thì anh lau nhà. Ông bóp bóp bàn tay bà, giọng nói tràn ngập cảm xúc: -Cảm ơn em. Để anh thu xếp rồi anh sẽ trả lời em sau. Nhưng rồi ông Nguyện giải quyết theo cách khác, ban ngày ông ở nhà bà, ban đêm ông về nhà ông, họ sẽ sống với nhau không hẳn như hai người tình mà là như hai người bạn, dù sao “tương kính như tân” vẫn hơn “thân quá hóa lờn”. Bà lắc đầu chịu thua, đành phải làm theo quyết định của ông. Nhưng rồi bà lại thấy ý kiến đó hay ho và thú vị. Buổi sáng ông lái xe đến, nhẹ tay mở cửa và bước vào trong nhà cùng với một món ăn điểm tâm cho hai người. Tính bà thích trang điểm kỹ lưỡng cho nên sau khi son phấn lượt là xong bà mới bước ra khỏi phòng ngủ để đón ông. Bà quàng tay ôm cổ ông và đi vào bếp pha cho ông một tách cà phê nóng, pha cho bà một tách sữa ca cao. Nơi bàn ăn, chỗ ngồi của ông phải là chiếc ghế đối diện với bà, ông không bao giờ muốn ngồi ở chỗ khác cho dù đó là chiếc ghế đặt bên cạnh bà. -Tại sao kỳ cục vậy anh? -Kỳ cục gì đâu? Tại vì anh thích vừa ăn vừa ngắm em vừa nghe em nói. Nhan sắc của em vẫn còn mượt mà và trẻ đẹp trong mắt anh. Giọng nói của em vẫn còn ngọt ngào và êm ái trong tai anh. Bà biết ông nói thật. Người đàn ông ở lứa tuổi nào cũng có thể nói dối hoặc nói cho qua chuyện, nhưng khi đã bước qua tuổi bảy mươi, họ chỉ thích nói thật. Bởi vì nếu hôm nay họ không nói thật lòng, biết đâu ngày mai họ chẳng còn cơ hội để làm điều đó nữa. Bà và ông Nguyện ngồi đối diện nhau, vừa nhâm nhi ăn sáng vừa rủ rỉ nói chuyện. Chuyện tuyết rơi ở New York. Chuyện hoa mộc lan nở tím trên cành. Chuyện mấy con quạ kêu ầm ĩ mỗi khi kéo nhau bay ngang qua mái nhà. Chuyện ông Bill đi lượm chai trong bồn rác để mang đi bán kiếm vài đồng. Họ ăn xong bữa sáng rồi mà câu chuyện vẫn chưa dứt. Buổi trưa nếu bà làm biếng nấu nướng thì ông đi bộ tới tiệm cơm ở bên kia đường để mua hai hộp cơm mang về. Sau đó ông cầm bịch rác to tướng mang ra khỏi nhà, lững thững đi tới bồn rác ở cách nhà khoảng bốn trăm thước, vừa đi vừa hít thở cho tiêu cơm. Buổi chiều hai ông bà rủ nhau đi lòng vòng quanh cư xá để tập thể dục. Họ bước chầm chậm trong ánh nắng chiều vàng vọt, trong sự im lặng và tĩnh mịch của buổi hoàng hôn. -Anh có thấy lạnh không anh? -Không, em. Anh mặc đủ ấm rồi em. -Một lát nữa mình ăn tối với cái gì nong nóng nghen anh. -Nếu em thích ăn mì vịt tiềm thì anh đi mua cho. -Mì vịt tiềm của tiệm Lục Đỉnh Ký ăn được lắm đó anh. -Ừ. Lát nữa anh đi mua về cho em. Ông Nguyện chìu chuộng bà như thuở vẫn còn đôi mươi, còn bà thì mềm mỏng và dịu dàng như cô thiếu nữ mười tám. Họ nói chuyện thủng thẳng với nhau, không cáu kỉnh cũng chẳng giận hờn, cứ hết lòng “tương kính như tân” với nhau. Khi bà mệt thì ông đứng sau lưng bà, bóp vai, bóp lưng. Khi ông mệt thì bà đỡ ông nằm xấp xuống, xoa dầu, cạo gió cho ông. Bà nương vào ông, ông tựa vào bà, họ cần có nhau như đũa phải có cặp, dép phải có đôi, không cần biết ngày mai ngày mốt ai sẽ là người ra đi trước, ai là người khóc ai trước, ai sẽ là người tiễn đưa ai trước. Sau bữa ăn, bà đứng trong khung cửa sổ nhìn theo ông tay cầm bịch rác to tướng, đi chầm chậm tới bồn rác. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm trái tim bà gợn lên chút xót thương. Sống với nhau hơn gần hai ngàn ngày (chỉ là ngày thôi, không hề có đêm) bà nhận được biết bao sự chăm sóc tự nguyện mà ông dành cho bà. Bữa điểm tâm sáng nóng hổi. Bữa cơm trưa nhẹ nhàng với dĩa trái cây ngọt ngọt, chua chua. Bữa ăn tối nóng sốt dưới ngọn đèn chùm màu vàng cùng với một ly rượu chát nhỏ chia đôi. Những hình ảnh ấm cúng giữa ông với bà như cuộn phim quay chậm cứ hiện về rõ mồn một trong trí óc khiến có lúc bà mỉm cười một mình khi vân vê tấm rèm vải trong tay, chờ đón ông đẩy cửa bước vào trong nhà. Tình yêu của người già mong manh như chiếc lá úa vàng trong mùa thu. Lúc đó những chiếc lá khô quắt queo lại chỉ dính một chút xíu vào cành cây chực chờ một cơn gió nhẹ thoảng qua là rơi rụng lả tả. Bà hiểu điều đó nên rất trân quý tình yêu, tình bạn của ông Nguyện dành cho bà. Đi đâu (đi shopping, đi mua sắm) bà cũng năn nỉ ông đi theo, để bà được nắm tay ông, để bà có thể làm bộ hỏi ý kiến ông về món đồ muốn mua, để bà được hưởng cảm giác bà vẫn là một nhân vật quan trọng, quan trọng nhất trong đôi mắt ông. Tới tháng ba năm nay là bà tròn tám mươi mốt tuổi. Còn ông Nguyện thì được tám mươi lăm. Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy… NGUYỄN THỊ BÍCH NGA (Westminster)
http://dactrung.net/dtphorum/m553092.aspx - http://dactrung.net/dtphorum/m553092.aspx
------------- mk
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 28/Feb/2011 lúc 10:05pm
Thương Tiếc Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế Vị
lương y của người homeless Bolsa
WESTMINSTER - Tin Bác Sĩ Quân Y Nguyễn Văn
Thế, có phòng mạch tại đường Bolsa, giữa lòng Little Saigon, tạ thế sáng
21 tháng 2 khiến nhiều người xúc động,
dù họ không là thân bằng quyến thuộc của ông.
Những
người “homeless” ở khu Bolsa nói về vị ân nhân chung là bác sĩ quân y
Nguyễn Văn Thế,
vừa
qua đời sáng Thứ Hai, 21 tháng 2. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
Tiếp xúc với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện
thoại, nữ ca sĩ Thanh Mai bảo rằng, bà “rất buồn, rất thương tiếc,” vì
theo bà, trong cộng đồng mình “rất hiếm ai có được tấm lòng hay trái tim
như thế!”
“Phải nói bác sĩ Thế là người có trái tim Bồ Tát!” Ca
sĩ Thanh Mai chia sẻ.
Rồi bà kể lại một câu chuyện khiến bà “rất
ngạc nhiên, cảm kích, và nhớ mãi.”
Ðó là lúc bà mới từ Pháp sang
Hoa Kỳ, chân ướt chân ráo, chưa có bảo hiểm sức khỏe, con gái của bà bị
té, và bị chiếc vòng cẩm thạch bể đâm
vào tay chảy máu rất nhiều. Bà được một người quen
giới thiệu đưa con đến gặp Bác Sĩ Thế.
“Bác sĩ tự tay rửa vết
thương, tự tay cắt và may lại, rồi không lấy tiền gì hết!”
“Lúc
đó tôi rất lấy làm lạ,” ca sĩ Thanh Mai kể, vì “mình không quen biết gì
với bác sĩ hết!”
Ca sĩ Thanh Mai cho rằng, có thể Bác Sĩ Thế cũng
không nhớ là đã giúp bà, và sau này bà cũng không có dịp phải nhờ đến
lòng tốt của bác sĩ nữa, nhưng “điều ông đã làm, tôi thực sự không bao
giờ quên được.”
Không riêng Thanh Mai, trong số những người
thương tiếc Bác Sĩ Thế, còn có một nhóm người khác, rất đặc biệt!
Họ
ở mọi lứa tuổi, đến từ những nẻo đời khác nhau, và có những quá khứ rất
cá biệt, nhưng đời sống đã vô tình đưa đẩy họ đến gặp nhau ở hàng hiên
của tiệm
bánh mì Lee's Sandwiches, trên một góc của Bolsa, gần đối diện phòng
mạch của Bác Sĩ Thế phía bên kia đường.
Ðó là nơi họ thường xuyên
tụ tập để chia sẻ nỗi niềm mà chỉ có những người “homeless” - vô gia cư
- như họ mới có thể hiểu được.
Và buổi chiều được tin Bác Sĩ
Nguyễn Văn Thế từ trần, họ có thêm một điều nữa giống nhau: Cùng chung
một niềm thương tiếc.
Họ đứng tụm vào nhau, nét mặt buồn rầu, tư
lự, nhưng cùng đua nhau kể, như sợ nếu không kể thì sẽ mất cơ hội nói về
một vị lương y mà họ hết sức quý mến, và chịu ơn.
“Bác Sĩ Thế
chết rồi! Em mới nghe tức thời thôi!” Một người nói.
“Buồn lắm!
Buồn như mất một cái gì lớn lắm lận!” Người khác tiếp lời.
“Tụi
tôi ở
đây là người không nhà! Bác sĩ giúp cho anh em ở đây nhiều lắm!” Một
người đứng tuổi giải thích với phóng viên Người Việt.
Một người
trẻ tuổi, tên Ba, kể: “Ông giúp cho bữa ăn. Chiều chiều, anh em nào đói
bụng, không có tiền ăn, tới đây, bác sĩ cho anh em mỗi đứa 5 đồng.”
Một
người trẻ tuổi tên Cường tiếp lời: “Mà không phải bác sĩ giúp năm bữa
nửa tháng thôi đâu, giúp nhiều năm lắm lận!”
“Giúp nhiều năm rồi,
năm, bảy năm rồi. Có lúc tụi em kéo đến phòng mạch gần hai chục đứa!”
“Thoạt
đầu, sau giờ làm việc, tụi em kéo vào phòng mạch hết, sau này tụi em
nghe mấy bệnh nhân nói sao bác sĩ cho mấy anh em không nhà (homeless) vô
nhiều quá, sợ dơ phòng mạch, tụi em sợ bác sĩ mất khách, cho một anh em
vào
thôi rồi mang tiền bác sĩ cho đưa ra cho các anh em khác.”
Như
sợ các bạn nói hết, một người khác tên Châu cắt ngang: “Còn em nè, em là
ngày nào em cũng tự vô trong chỗ ổng khám cho bệnh nhân luôn, chính tay
bác sĩ cho em lúc 10 đồng, lúc 5 đồng, đi ăn.”
“Hồi đó, em ở
dưới đường Main, em ở tù về, không có tiền trả tiền tòa, tới ngày trả
tiền tòa mà không có tiền thì phải vô lại tù. Em thì không có ai giúp vì
em homeless, em nói: ‘Bác Sĩ Thế, giờ con còn thiếu 50 đồng tiền tòa.’
Bác sĩ nói không sao, rồi cho em 50 đồng, rồi cho em tiền đi tắm rửa,
rồi cho tiền đi ăn uống nữa.”
Một người đứng tuổi từ tốn cho biết
bác sĩ tốn tiền với họ nhiều lắm, “ngày hơn cả trăm bạc,” vì “có bữa
tụi tôi kéo đến mấy chục
người.”
“Còn em, cách đây mấy tháng em bị chó cắn, chó cắn em
ngay cái ngực, còn cái thẹo nè, cắn đau lắm. Em kéo vô phòng mạch, ông
băng cho em, cho thuốc em uống, dặn em hoài, là phải uống thuốc một ngày
hai lần, còn cho thêm 20 đồng nữa.” Một người nói.
Người khác kể
lể: “Chiếc xe của bác sĩ đi, đậu đằng sau, mỗi ngày em rửa em chùi sạch
bóng, em rửa xong bác sĩ cho em 20 đồng. Em nói chỉ làm giúp để cám ơn
bác sĩ, không nhận tiền, nhưng bác sĩ không chịu, bắt em lấy tiền vì
biết hoàn cảnh của tụi em.”
“Ai cần gì ông cũng giúp, ai đau ổng
khám bệnh cho. Nghèo thì khám không lấy tiền, rồi còn cho thuốc, còn dặn
phải uống thuốc cho đúng giờ mới hết!”
Họ lắng nghe câu chuyện
của nhau, rồi cùng nghĩ về vị ân
nhân vừa qua đời.
Một người cất tiếng: “Tụi em biết ông bịnh, vì
phòng mạch đóng cửa hoài, vậy mà nghe tin ông mất, sững sờ, buồn quá!”
“Người
đâu mà tốt quá không biết, tốt còn hơn Bồ Tát nữa, Bồ Tát đâu có giúp
tụi em được gì đâu!”
Một người tên Ba nói: “Lâu lâu, nhớ bác sĩ,
em bước qua đường nhìn phòng mạch coi bác sĩ về chưa. Rồi hôm nay thì
nghe tin ông chết!”
“Tụi tôi nghèo, nhưng đang tính góp tiền mua
cho bác sĩ một vòng hoa, rồi đi viếng...” Người đứng tuổi vừa nói vừa
lắc đầu.
Nắng tắt, từ bên hông tiệm Lee's Sandwiches, mọi người
chợt cúi đầu rồi lại ngước mắt lên, hướng về phía phòng mạch Bác Sĩ Thế.
Có
thể, một số trong họ sẽ tìm cách đến để thăm bác sĩ ở nhà
quàn, có thể họ sẽ đến để đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Và
sau đó, họ thôi, sẽ không còn bao giờ được nhận từ ông những săn sóc mỗi
khi bệnh tật hay đói lòng.
Họ sẽ nhớ mãi nụ cười hiền hậu của
ông, những đồng tiền ông dúi vào tay họ cho những bữa cơm chiều.
Nhưng
hơn tất cả, điều mà họ sẽ nhớ nhất chính là cử chỉ của Bác Sĩ Nguyễn
Văn Thế - những cử chỉ củng cố cho họ niềm tin, và nhắc nhở họ, rằng
lòng nhân là một điều có thật.
Hà Giang/Người
Việt
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 05/Mar/2011 lúc 9:46pm
Thương Người - Thương Mình.
Thương tới muốn khóc hay 32 năm Người Mỹ và Tôi.
Bài viết thắng giải chung kết Viết Về
Nước Mỹ (VVNM) do Việt Báo tổ chức. Đây là chuyện kể 32 năm của một cô
dâu Việt, về một chàng trai Mỹ, người bắt Mẹ ký tên cho đi lính trước
tuổi, khi anh mới có 17 để sang tận bên kia trái đất rồi “mang tui về
trả nợ”, như tác giả Bảo Xuân Abbott nói đùa.
Nhân dịp Việt Báo tổ chức 10 năm Viết
Về Nước Mỹ, Blog Mười Sáu hân hạnh được tuyển chọn bài viết độc đáo này
mà mỗi lần đọc lại đều rưng rưng nước mắt, đầy cảm động, với những liên
quan tới lịch sử, vận mệnh của dân tộc ở từng giai đoạn từ 1968 cho tới
nay.
Theo thông tin bên lề thì tất
cả những tuyển tập Viết Về Nước Mỹ hàng năm do Việt Báo Nam California
xuất bản bằng cách này cách khác đều được in ra bán vô tội vạ tại Việt
Nam và được nồng nhiệt hoan nghênh, đón nhận cuả độc giả quốc nội. Tuy
nhiên điều đáng nói ở đây là câu chuyên ” 32 năm người Mỹ và Tôi” tác
giả Trương Ngọc Bảo Xuân, bài viết thắng giải chung kết đầu tiên của VB.
đã được họ cẩn thận lấy ra, không cho in…. điều thắc mắt này 16 xin
dành quyền cho quý bạn đọc nhận xét.
*****
Hàng ngàn người. Có thể cả chục ngàn,
trăm ngàn, rồi cả triệu không chừng. Những người Việt tan tác khắp nơi,
chưa gặp, chưa quen… Lạ thay, khi không bỗng thấy nhau thân thiết. Thân
tới mức mang cả chuyện nhà của mình ra kể cho nhau nghe. Toàn những
chuyện khổ đau, oan ức, tang thương đã bao năm nuốt xuống. Giải Thưởng
Việt BáoViết Về Nước Mỹ hàng ngày cho tôi cảm giác ấy. Khi viết, khi
đọc, thấy thương người, thương mình. Thương tới muốn khóc.
Và bây giờ, bạn thân mến,
Đến phiên tôi kể chuyện nhà cho
bạn nghe.
Viết về nước Mỹ, được rồi, đang
sống ở Mỹ mà. Viết về người Mỹ, tìm đâu cho xa. Tôi muốn nói về người đi
bên cạnh tôi 32 năm qua: David, chồng tôi.
Cuộc đời giống như cuốn sách dán
hình kỷ niệm. Mấy chục năm gom vô vài trang giấy. Ngược giòng thời gian.
Giở lại từng trang…
http://i415.photobucket.com/albums/pp239/nhacyeuem/Airshow%20EAB2009/3.jpg">
Tết 1968, hình gia đình cuối cùng, tháng Năm năm này Ba mất
Ngày 28 tháng 5, cư xá Cảnh Sát
Phú Lâm A đường Lục Tỉnh quận 6 Chợ Lớn.
Cộng sản tấn công Sài Gòn lần thứ
hai, đặt bộ tư lịnh tại khu cư xá Phú Lâm A. Gia đình tôi cư trú tại
đây. Ba tôi là Cảnh sát, tùng sự tại phòng Giảo Nghiệm, Tổng nha Cảnh
Sát Quốc Gia ở đường Vỏ Tánh, Sài Gòn.
Ba tôi bị cộng quân chận bắt, bắn
chết tại chổ. Một viên đứt yết hầu, một viên xuyên bao tử. Hai chị em
tôi chứng kiến cảnh Ba bị bắn chết. Tôi nâng đầu, máu nóng vọt ra. Ngọc
Anh đở chân, máu nhểu dài xuống đất. Hai chị em lệt bệt, khiêng, rớt…
khiêng, rớt… vừa khóc vừa khiêng thây Ba tôi về nhà. Em tôi mới 15 tuổi,
mặt đầy nước mắt, hai bím tóc, bộ đồ trắng loang máu. Khoảng đường gần
100 thước đó dài, nặng, đau đớn, uất ức, hận thù, khắc sâu vô tim, vô
óc, vô suốt cuộc đời chúng tôi.
Một ngày tháng giêng anh rể tôi
đem về giới thiệu người bạn vừa ra lính Hải quân, David. Mới 20 tuổi,
mắt sáng, tóc đen xanh, ốm gọn, nhanh nhẹn, rất lịch sự, đàng hoàng. Tôi
thấy cảm tình.
Những người bạn học đã vô lính.
Mấy đứa bạn gái vừa có chồng, chồng chết trận, tay bồng con thơ; tôi làm
việc lương tháng ngàn mấy không đủ may áo dài bận đi làm, lấy đâu giúp
mẹ nuôi đám em?
Khi Ba chết, đám em tuổi từ
15,13,10,7,5 và đứa em út (Thúy Phương) chưa đầy 3 tuổi. Má tôi vợ công
chức chỉ biết nội trợ. Người chồng tốt, người cha hiền đã bị bắn chết.
Con không cha như nhà không nóc. Là chị lớn của lũ em, thân con gái,
biết làm sao đây?
Tôi đã nguyện với lòng sẽ tìm đủ
cách để đi khỏi nước Việt Nam, khỏi nơi đầy thù hận, đầy bất công, đầy
tủi nhục. Và đó, David tới đúng lúc. Chính y sẽ đem tôi ra khỏi vùng u
tối và nhờ đó tôi sẽ tìm cách đem gia đình đi luôn. Thôi, giã từ các
bạn, tôi rẽ qua ngả khác từ đây. Tôi nhận lời làm đám cưới với y.
Đang để tang ba. Đám tang với đám
cưới, gần quá. Tôi chọn đúng ngày Ba bị bắn làm ngày cưới. 28 tháng 5.
Cho trộn lẫn vô nhau, trong tim, trong óc.
Đâu phải lúc tiệc tùng. Tất cả tại
nhà, giản dị trước bàn thờ tổ tiên. Không hột xoàn, không vàng bạc, chỉ
có lời vái hương hồn Ba. Xin Ba phù hộ cho ước nguyện của con: đem được
Má và mấy đứa em ra khỏi địa ngục nầy. Tôi tự hứa sẽ là người vợ tốt
suốt đời.
Chúng tôi ở chung với gia đình,
trên căn gác nhỏ. David làm việc cho một ông bầu chuyên đem những dàn
nhạc hát cho lính Mỹ nghe.
Tháng 3, tôi sanh đứa con trai đầu
lòng, tuổi Tuất , tên Lawrence Long .
Tội nghiệp đứa con so, 7 tháng đã
ra đời. Cân nặng có 1 kí 700 gram, nhà thương Đức Chính (đường Cao
Thắng) giữ trong lồng kiếng 24 giờ. Giao lại tôi, cô y tá cho hay “bé
không biết bú”. Trời đất ơi, tôi biết làm sao?
Má tôi dạy “con nặn sữa ra, lấy
cái ống nhỏ thuốc, hút sữa lên rồi nhỏ từng giọt vô miệng nó. Thấy hông,
cái miệng nó nhỏ hơn đầu vú, làm sao mà bú bình thường được.”
Nhờ kinh nghiệm và sáng kiến của
Má, con tôi qua khỏi mấy tháng đầu hung hiểm.
Lúc đó David làm lương tháng
khoảng 3, 4 trăm đô. Một hôm đi làm về, say nhừ, vừa khóc vừa kể:
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Scene_of_Viet_Cong_terrorist_bombing_in_Saigon,_Republic_of_Vietnam.,_1965.jpg">
Hiện trường một vụ đánh bom của quân
du kích http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_D%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Gi%E1%BA%A3i_ph%C3%B3ng_mi%E1%BB%81n_Nam_Vi%E1%BB%87t_Nam - - Sài Gòn năm 1965
- Bạn tôi mới bị quân khủng bố
liệng lựu đạn, chết rồi. Sống ở đây lúc nầy nguy hiểm quá. Tháng 11
vừa hết giao kèo y đòi trở về Mỹ.
Chúng tôi đi lo thủ tục đem đứa em
trai duy nhứt của tôi theo mà không được. Bởi tôi còn ngây thơ, không
biết là đút tiền thì tới đâu cũng tới. Đành cắn răng, gạt nước mắt, ôm
con theo chồng. Tôi hẹn ngày trở về vì bổn phận đối với gia đình chưa
tròn. Tôi phải tin bên kia đám mây đen vẫn là ánh mặt trời.
Tôi tới Mỹ lần đầu ngày 22 tháng 11
năm 1970, bụng mang thai 5 tháng
Mẹ chồng, chị chồng tên Elaine ra
tận phi trường Portland thuộc tiểu bang Oregon đón. Bước xuống phi
trường, đèn sáng trưng, rực rỡ. Không khí tưng bừng nhộn nhịp, tôi như
con ngáo, thấy mình càng nhỏ bé. Rồi, phố lớn, nhà to, cây đầy trái,
rụng đầy sân. Ngồi trong xe hơi rộng rãi tôi cứ lấy mắt mà ngó, mà ước
thầm, “phải chi Má với mấy đứa nhỏ qua được!”
Con người ta chỉ một lần sống, tại
sao dân Mỹ quá sung sướng , dân mình thì nghèo khổ chiến tranh?
Cầm chùm nho lên ăn, nhớ tới mấy
đứa em mà ứa nước mắt !
Cô chồng đãi bữa ăn lễ Tạ Ơn lần
đầu tiên. Thịt gà lôi sao mà ngon, ngọt.
Bên chồng thay phiên ẵm Lawrence.
Suốt ngày tôi ở ngoài sân sau, hái quít hái bom, vừa hái vừa tiếc hùi
hụi mấy trái rụng đầy dưới đất.
Nhà chồng thấy tôi nhỏ xíu, ai
cũng thương.
Qua lễ, lái xe xuống thị trấn
Coquille thăm người cô thứ nhì. (David có 5 người cô, 5 người chị và hai
người chú). Trên đường đi, David ngừng lại thăm mộ của cha; kế bên là
miếng đất má chồng đã mua sẵn, dành cho bà.
Ông bà dì dượng chồng cho ở tạm
trong cái nhà xe một phòng khoảng hai tuần. Mỗi đêm, leo lên cái giường
rộng, không có mùng, trống lốc, trùm liền cái mền điện. Cái ấm nhân tạo
không đủ sức ngăn cái lạnh cắt da, cắt thịt.
Nửa đêm nhớ nhà quá, tôi khóc.
David ngồi dậy, gởi con cho bà nội, chở tôi ra bờ biển. Biển nầy là biển
gì tôi cũng không biết, nhớ nhà quá đâm ra ngu ngơ. Vậy mà y kiên nhẫn,
không nói gì, chỉ đem tôi ra biển. Có lẽ y muốn tôi nhìn về hướng Đông?
Một hôm mỏ ác trên đầu con tôi tự
dưng nổi phồng lên. Đem vô nhà thương, khi bác sĩ vừa cho biết phải thử
nước trong tủy xương sống của nó để định bịnh, tôi ngã cái đùng bất
tỉnh. Rốt cuộc cũng không biết bịnh gì. Có thể nó chịu lạnh không quen,
cơ thể phản ứng tự nhiên, xương sọ phồng lên để bảo vệ bộ óc bên trong?.
Báo hại mang cái nợ gần trăm bạc.
Người anh chồng kêu qua Tucson,
tiểu bang Arizona, hứa sẽ giúp cho việc làm.
Nghe nói đó là xứ nóng, tụi tôi đi
liền.
Gom va ly quần áo, thùng sách
tiếng Việt, hình ảnh, mấy cái nón lá… gọn gàng trong chiếc xe Uhaul loại
nhỏ nhứt, còn rộng rinh. Mùa đông trời lạnh thấu xương, quần áo không
đủ ấm, ngầy ngật vì phải vặn máy sưởi suốt đoạn đường dài.
Bụng nặng nề, ngồi triền miên,
phải để Lawrence nằm dưới sàn xe. Tội nghiệp con tôi, tới nơi mình mẩy
nó nổi đầy phong đỏ.
Ở tạm nhà cháu Rea, David phải đi
làm nghề đổ xăng, lau kiếng xe hết hai tuần rồi mới được vô làm trong
hầm mỏ lộ thiên đào chất đồng đỏ, tên Anaconda Copper Mine.
Mỗi sáng đi làm, y vừa tra chìa
khóa mở máy xe vừa khấn thầm “Nổ máy. Nổ máy. Nổ máy!” Trời còn tối mò, y
mặc bộ đồ đồng phục màu xám đen, đầu đội nón sắt, tay xách hộp đồ ăn
trưa, mặt mày còn sáng sủa. Buổi chiều về, sau một ngày trộn lẫn với bụi
đất cùng mồ hôi, chồng tôi da trắng trở thành da đen!
Việc làm nầy cứ mỗi tuần là đổi ca
sáng tối. Nhiều đêm y phải bận bộ đồ lót giữ nhiệt (thermal underwear)
vậy mà vẫn còn lạnh run. Y lái xe đào và đổ đất, thứ xe có cả chục cái
cần sang số, y giải thích, nhưng, ngôn ngữ bất đồng tôi cũng không hiểu
gì mấy.
Lương một tuần 93 đô, mướn cái nhà
hết 90 một tháng. Đây là nghe lời bà má chồng, tiền mướn nhà chỉ nên
bằng một phần tư tiền lương tháng thì mới đủ sống. Tôi đang mang
thai, thèm cá kho tiêu, một chai nước mắm kiếm không ra, có khi chảy
nước mắt
Chị chồng tên Pat đưa tôi đi thăm
thai. Chị phải ẵm thằng lớn ngồi đợi ở ngoài, một mình tôi vô với cô y
tá. Cô ta chỉ qua phòng restroom, nói một hơi một tràng. Tôi đoán mò,
nghĩ là cổ hỏi mình có mắc đi tiểu hông, tôi liền lắc đầu. Cô ta không
chịu, cứ vừa chỉ vừa nói, càng nói tôi càng không hiểu. Khớp quá, tiếng
Mỹ văng đâu mất hết trơn. Sau cùng, cô ta chịu thua. Chừng về nhà, bà
chị chồng vừa cười ngất vừa kể, David “dịch” lại, tôi mới hiểu ra. Thì
ra cô y tá kêu tôi vô tiểu trong cái ly để sẵn, dán giâý lên rồi đề tên
mình, đưa cho cổ đặng cổ thử. Quê một cục! Thôi, lần sau.
Thấy tôi gần ngày sanh, chị dặn
David sáng trước khi đi làm, đem mẹ con tôi qua nhà, con gái chị, Linda
sẽ nấu cho tụi tôi ăn luôn, vừa canh chừng, sợ tôi chuyển bụng bất tử.
Tháng 3 sanh đứa con trai thứ nhì,
tuổi Hợi, đặt tên Tommy Phương.
Chỉ sanh thiếu một tháng mà nhà
thương giữ nó lại hơn 30 ngày. Nuôi từ 5 pound 3 ounce cho tới đúng 6
pound mới cho về. Thiệt là khác biệt quá đáng giữa nước nghèo với nước
giàu. Ở Saigòn mẹ nằm 1 tuần, trả tiền phòng, về là xong. Ở Mỹ, 2 ngày
mẹ bị đuổi về, con giữ lại. Sanh xong mắc cái nợ hơn 4000 ngàn đô, trả
góp gần 6 năm mới hết.
Được một chuyện hi hữu là hai anh
em nó sanh cùng ngày cùng tháng, đứa lớn 11 giờ rưởi sáng, đứa nhỏ 9 giờ
45 sáng, cách nhau 1 năm. Sau nầy, năm nào làm sinh nhựt hai anh em chỉ
tốn một cái bánh, đứa phân nửa .
Không biết có phải lúc mang bầu
tôi quá buồn phiền, thèm ăn thèm uống, ảnh hưỡng tới bào thai hay không
mà Tommy bụng dạ rất yếu. Cứ bú vô là ọc ra.
Má chồng tôi từ tiểu bang Nevada
tới nuôi cho hai tuần. David làm lương ít, chỉ đủ sức mua loại tã bằng
vải, xài xong bà má chồng tiếp giặt giũ. Bà cũng chỉ tôi mua loại sữa
bột tự pha rẻ hơn.
Nhờ bà mà tôi học được cách làm
bánh mì, mứt dâu mứt cam. Bà là người rất khéo nấu ăn.. Khi chồng chết
(lúc David mới có 9 tuổi ) bà phải mở một quán ăn nhỏ để sinh sống. Bà
dạy:
- Con cần nên học một nghề, nghề
gì cũng được. Lỡ chồng có chết bất tử mình còn có thể đi làm nuôi thân
và nuôi con. Đừng như má đây, chỉ biết nấu ăn cho nên phải làm nghề đứng
nấu bếp, cực lắm.
Tôi thấy lời bà rất đúng vì phải
khòm lưng ở cái lò nướng mà lưng bà còng hẳn đi.
Khi Tommy được 4 tháng mấy, thấy
chồng cực khổ quá sức, chịu không nổi, tôi bàn nên dọn qua thành phố
Reno, tiểu bang Nevada. Thành phố cờ bạc, việc làm có lẽ đở cực hơn ở
đây; vả lại, có mẹ có dì dầu sao cũng không đến đổi.
Trên đường đi, đồi non, đồi già,
núi đồi đầy sỏi đá mà vương lên hằng hà sa số, ngàn trùng rừng xương
rồng. Bông đủ màu trắng toát, đỏ tươi, vàng chói, tím ngát, đẹp quá trời
là đẹp. Tôi lính quính kêu:
- Ngừng ngừng ngừng Ngừng cho tôi
xuống đào một bụi đem theo.
- Cây của tiểu bang. Đào một cây
là bị phạt 500 đô !
- Trời ơi, cây cả đồi mà hổng cho
đào một cây. Vậy ngừng cho tôi hái một cái bông.
David tỉnh bơ. - Bông cũng
không được hái.
- Ở đây giữa sa mạc ai mà biết.
- Tôi biết, mình biết. Nhiều người
cứ tưởng nhân viên kiểm lâm không thấy, chừng bị phạt rồi mới nói sao
xui quá.
Anh chồng Mỹ biết tánh cô vợ Việt.
Y đánh đòn tâm lý là tôi thua liền. Nghe giá 500 đô là tôi làm toán.
(500 mua được nhiều thứ. Mua đồ cũ đầy đủ: tủ+giường, + chén bát, …..tội
gì vì cái bông để bị chính phủ ăn.) Vậy là tôi im.
Thiệt xứ sở gì mà luật lệ quá gắt
gao. Nhưng, phải đụng vô túi tiền thì thiên hạ mới sợ. Với lại, nếu ai
cũng như tôi, thấy bông thì hái, thấy cây thì đào, rừng nào chịu thấu,
lấy đâu để lại hậu thế chiêm ngưỡng?
Tới nơi, chúng tôi phải ở tạm dinh
thự của nhà triệu phú, Mr. Hardy, nơi má chồng tôi đang làm quản gia
cho ông. Ông là người hết sức tử tế. Ngày xưa ông là kỹ sư ngành hỏa xa.
Trong phòng khách còn treo một chùm đèn bằng pha lê hình dạng giống như
chùm đèn ở Tòa Bạch ốc nhưng kích thước nhỏ hơn, đã được ông cựu Tổng
Tống Roosevelt trao tặng.
Đi xin việc làm, ngày nào về David
cũng vừa lo lắng, vừa buồn vừa tức tối. Thời buổi đó, dân Mỹ đang cơn
sôi động, chống chiến tranh, đòi chồng đòi con . Họ nhìn chúng tôi, một
cựu quân nhân về từ Việt Nam và người đàn bà Việt đã chiếm chỗ một công
dân của họ bằng những con mắt lãnh đạm. Sự thù hằn, ghét bỏ đó là chuyện
thường tình của thế gian. Tôi thường khuyên chồng:
- Tôi hiểu người Mỹ lắm. Họ mất
chồng, mất cha, mất con, mất người yêu, sự đau khổ ở nước nào cũng ngang
nhau. Đừng nên để tâm. Cứ kiên nhẫn đi xin, thế nào cũng có việc làm.
Đúng như vậy, David được nhận làm
người giữ an ninh cho casino tên Nevada Club .
Vài tháng sau tôi kiếm người giữ
con, cũng đi làm trong casino The Nugget, nhiệm vụ đổi tiền cho khách.
Nếu có sự hiểu biết như bây giờ, tôi đã không bỏ con đi làm như vậy.
Tiền kiếm ra có giữ được đâu. Thời gian qua rồi là không trở lại. Các
con lớn lên mình không gần gũi nhiều, tiếc thay!
Tuy cả hai cùng có công ăn việc
làm, chúng tôi sống như chân không chấm đất. David thường hay uống rượu
say sưa, tôi vô cùng buồn bã. Lúc đó, David coi tôi như… không khí, hổng
cần giữ cũng chẳng mất đi đâu. Trong vòng mười mấy tháng, dọn nhà mấy
lần. Và cũng mấy lần, tôi muốn bồng con đi. Rồi tôi nhớ lời nguyền của
tôi trước bàn thờ ngày cưới. Rồi tôi nhớ lời Má tôi hay nói:
- Ba năm là tình, ba chục năm là
nghĩa.
- Đồng vợ đồng chồng, chuyện gì
cũng xong.
Rồi tôi nhớ lời Ba tôi khi còn
sống: - Nhịn đi con ơi (Thôi được, nhịn một chút cho con có cha có
mẹ)
Rồi tôi nhớ lời thầy tôi (soạn giả
Lê Hoài Nở, dạy ở trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ , đường Nguyễn
Du, Sàigòn). Thầy đã dạy:
Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười tủm tỉm……rằng anh giận
gì ?…
Chồng bước tới, vợ bước lui,
Bước lui một bước, êm xuôi cả nhà.
Tôi tự nghĩ: “Không có trường dạy
làm chồng, làm cha, làm vợ, làm mẹ. Ai cũng phải tự học cho nên cần một
thời gian hơi…lâu”.
Tháng 2 năm đó, một buổi chiều đi
làm về, David hớn hở hỏi: - Muốn về Việt nam không?
- Muốn chớ, mà sao hỏi vậy?
- Hiệp định Paris. Việt Nam hóa
chiến tranh. Không coi tin tức à?
- Tôi coi chương trình Seeseam
Street. Đang học tiếng Mỹ mà. Tin hồi nào?
- Mới đây. Mình sửa soạn về Việt
Nam.
Mượn tiền má chồng đủ mua ba vé
máy bay rưỡi (phải đi trước khi Tommy hai tuổi vì trên hai tuổi phải mua
nguyên vé).
Về lại Việt Nam, đọc báo, tôi biết
đây là thời gian nhà báo văn nghệ sĩ “xuống đường”. Tôi không hiểu rỏ
nghĩa “xuống đường” là gì. Đây cũng là lúc tôi đọc được những sách “Giải
khăn sô cho Huế” của nhà văn Nhã Ca và cuốn “Mùa Hè Đỏ Lửa” của Phan
Nhật Nam.
Theo lời con em Ngọc Anh, đang là
thời gian thi hành hiệp định bốn bên: gồm Mỹ, Nam Việt Nam , Bắc Việt,
Mặt Trận Giải Phóng. Mỹ đang từ từ giảm viện trợ, rút cố vấn, rút quân
Mỹ, thu xếp trả tù binh.
Vì mừng quá, chúng tôi không cần
biết gì về tin tức chiến tranh. Sống gần gia đình ngày nào hay ngày đó. David
được nhận làm cố vấn cho binh chủng Hải quân, ngành truyền tin, với
tính cách công tra dân sự, đóng ở vịnh Cam Ranh. Tôi gởi hai đứa nhỏ cho
mấy em, theo chồng kiếm nhà ở. Đi mà tôi đã quên một điều: gia đình
tôi, chỉ là những người xa lạ đối với hai đứa nhỏ. Tommy vì nhớ cha nhớ
mẹ, nó bịnh nặng, nằm thoi thóp, tưởng đâu tiêu rồi. Lúc đó má tôi theo
mấy dì buôn bán quần áo con nít ở chợ Cầu Ông Lãnh. Buổi chiều về , má
bồng nó đi bác sĩ liền, nó mới còn tới ngày nay. Thiệt tình, tôi làm mẹ
quá dở.
Mới đầu, ở sau nhà đại úy Đương
(chủ cây xăng gần cây số 9 ngoài cổng căn cứ Cam Ranh) Vài tháng sau dọn
vô ở khu Đài Thu (Receiver Site) sát bãi biển, và cuối cùng ở Trung tâm
Hải quân (Main Naval Base, Market Time).
Đây là thời gian vui nhứt của đại
gia đình. Má với mấy đứa em thay phiên nhau lên chơi. Bãi biển Cam Ranh
đẹp vô cùng. Có đảo Bình Ba có chợ Đá Bạc . Nhờ ở đây tôi mới biết và
thấy những con rùa biển lớn bằng cái bàn (dân địa phương kêu là con
Vích). Cam Ranh cũng là một trong ba chỗ trên trái đất giống rùa nầy lên
đẻ trứng. Có một đêm theo mấy người lính rình coi . Nó đào lỗ, rặn một
hơi cả trăm cái trứng, móp móp, ướt ướt, rồi dùng hai cái chân lấp đất,
dấu xong, bò trở xuống biển. Mấy người lính đào lên đem về. Đôi khi, họ
bắt luôn con rùa.
David hay nói : - Sao người ta
không chừa vài cái trứng. Ăn hết như vậy làm mất giống rùa !
Ngoài con rùa biển lớn còn có con
kỳ nhông màu đỏ. Sau nầy về Mỹ tôi mới biết người Mỹ khám phá ra loại
nầy dùng để chữa bịnh. (bịnh gì quên rồi )
Đám em tôi theo mấy người lính,
nói thịt rùa đỏ tươi ăn như thịt bò, kỳ nhông cũng ăn thử, khen, như
thịt gà!.
Thiệt, mấy đứa em tôi ăn uống “dã
man”. Tôi sợ, không dám ăn. Ở đây, nghe nói cũng là xứ nhiều cọp. Cọp
Khánh Hòa, ma Bình Thuận mà. Trong khu căn cứ còn có một cái hồ cọp
thường xuống uống nước. Mỹ đặt tên là Tiger Lake.
Ngày 9 tháng 8 Tổng Thống Nixon từ
chức.
Chúng tôi ngày nào cũng vùng vẫy
dưới biển. Ăn món gì cũng ngon. Lúc đó David làm lương tháng chỉ trên
400 đô. Đâu có sao. Cha mẹ vui thì con cái cũng vui.
Cuối năm, tháng 12, một ngày sửng
sốt. David về, hối hả: - Sửa soạn về Mỹ.
- Mỹ phải rút hết. Mình có nghe
đài Hoa Kỳ không? Nó đệm bản nhạc White Christmas suốt ngày là hiệu báo
Mỹ dân sự phải rút hết.
- Trời đất ơi, đi liền sao?
- Đi liền. Về Sài gòn làm thông
hành cho con.
Thử thời vận lần thứ nhì, tôi ra
Bộ Nội Vụ hỏi cách thức đem thằng em trai duy nhứt theo. Họ cho biết đem
em không được, nhứt là con trai, nhưng, con riêng thì được. Vậy là,
tự nhiên tôi có hai đứa con gái riêng (xin chính phủ Mỹ tha thứ cho
tôi).
Tin chiến sự cho hay quân Trung
Cộng dùng đầu đạn hỏa tiễn (Guided Missle) bắn chìm một chiến hạm Mỹ
viện trợ cho Việt Nam (chiếc Destroyer Escort), chỉ sống sót một quân
nhân. Trung Cộng ỷ mạnh hiếp yếu chiếm đoạt đảo Hoàng Sa, một cái một!
Ngày 24 tháng 12 năm 1974 chúng
tôi trở về Mỹ, tới Louisana ở tạm nhà bà chị.
* Thề thoát cảnh nghèo đói
David xin được việc làm, tài xế
lái xe đào đất cho hãng thầu xây cất nhà cửa, loại nhà 25.000 đô một
căn. Những tưởng cuộc sống tạm yên, nào ngờ, nền móng xây xong, David bị
layoff.
Tôi nhớ ngày đó, sự thất vọng và
tức tối hiện rõ trên mặt, nước mắt muốn trào ra của y. Anh rể còn trong
Hải quân, chị tôi theo chồng. Chúng tôi trơ trọi.
“Giải pháp Reno” là có nhiều hy
vọng. Lại kêu gọi tới má chồng gởi xuống 500 đô.
Bạn hãy tưởng tượng hai người lớn,
bốn đứa nhỏ cùng quần áo đồ đạc chen nhau trong chiếc xe nhỏ xíu, trong
tay có khoảng 675 đô, vượt hơn 1,500 miles. Nửa chừng xe bị ãy nhíp
ngừng sửa, tiêu hơn trăm rưởi. Dọc đường chỉ đậu ở chỗ bãi xe hàng ,
nghỉ đỡ 1, 2 tiếng. Ăn uống luôn trong xe, David lái một mạch 72 tiếng
đồng hồ, xuyên qua mấy tiểu bang, giữa trời bảo tuyết!
Đậu xe bên lề đường David đi bộ
tới Casino để tìm việc. Ngồi lâu nóng ruột dặn hai đứa em coi chừng cháu
, tôi cũng xuống xe đi lòng vòng coi có việc gì làm đại hay không. May
mắn tôi được nhận liền chân bồi phòng ở nhà trọ tên Caravan.
Khi trở lại xe đã quá 3 giờ. David
đi tới đi lui, tức tối: - Đi đâu vậy? Tôi có việc làm, phải bắt đầu
lúc 2 giờ, bây giờ trễ rồi, ai mà cho vô nữa.
- Không sao, tôi có việc, ngày mai
bắt đầu.
Tìm chỗ ở. Motel Atlas, một phòng
ngủ, có bếp nhỏ, tủ lạnh
Chiều hôm sau tôi đi làm về, David
mặt mày một đống: - Hôm nay tôi đi nộp đơn lãnh tiền thất nghiệp. Nó
làm như mình đi xin vậy. Tôi không trở lại đó nữa đâu.
- Thì cũng phải ráng chớ sao. Lãnh
tiền đó trong khi chờ kiếm việc. Chẳng lẽ để mấy đứa nhỏ đói?
Chúng tôi sống chật vật như vậy
hết một lúc.
Bạn ơi, đây là thời gian khủng
hoảng, xuống tinh
thần nhứt. Lương tôi một tuần 63 đô,
trả tiền phòng hết 60, còn lại bao nhiêu? Mỗi ngày dọn phòng, khách để
lại cho mấy chục cents, một đô là mừng lắm.
Tôi bán đầu tiên cái kiềng trơn
hơn một lượng vàng 24 kara chưa từng đeo, rồi cặp nhẫn vàng Má tôi cho
trước khi đi với lời dặn “để dành chừng nào con đói bán lấy tiền cho con
ăn”, rồi cặp nhẫn xoàn má chồng cho.
Mỗi tuần mua hai hộp cereal hiệu
Captain Crunch loại hột tròn tròn có đậu phọng (thằng con lớn tới bây
giờ vẫn còn nhớ mùi vị đó) 1 đô 10 ổ bánh mì, loại bánh mì gần ngày hết
hạn , nhưng vì ăn trừ cơm cho nên mau hết, không sợ hư ! hai hộp mứt,
hai keo đậu phọng nát, hai hộp cacao pha sữa, một bịch gạo hai cân (chỉ
nấu cháo) nhiều bắp cải, có khi 1, 2 con gà là món ăn của 6 người. Cũng
may, hai đứa em đi học , được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày để dành đem về
cho hai đứa cháu mấy trái cam trái bom, vài cái bánh !
Còn nhớ một ngày bà dì chồng mời
ăn bữa tối. Thiệt là một bữa ăn nhớ đời, đang đói mà!
Chồng tôi, người Mỹ, sống trên đất
Mỹ mà cũng trải qua thời gian đói khổ, cũng như quí vị sau tháng 4 năm
1975. Tôi lại mắc thêm một lời thề nữa. Tôi thề sẽ không để con tôi
đói khổ…
Từ đây, tôi tập nhìn đời bằng con
mắt khôi hài, chuyện gì cũng thấy nhẹ bớt đi. Và rồi cái đói khổ không
kéo dài lâu.
Tôi xin được việc làm trong một
hãng may màn, tấm trải giường, áo gối, đồ làm bếp…
Có biết may vá gì đâu. Có lẽ họ
nhận vì cái mặt Á Đông của tôi. Ngày đầu tập sự tôi hỏi việc cho chồng,
gặp ông giám đốc tử tế, y đắn đo một hồi rồi nói:
- Thông thường chúng tôi không
nhận vợ chồng làm việc chung, nhưng lần nầy tôi phá lệ. Việc gì cũng đủ
người rồi nếu chồng you muốn thì vô làm việc sắp đặt máy may, dọn dẹp
hãng.
Mỗi ngày tôi ngồi vật lộn với cái
máy. Máy gì chạy lẹ quá trời ! Vừa đặt miếng vải vô nó làm một cái rẹt
níu không kịp.
Mỗi ngày nhìn anh chồng Mỹ cầm cây
chổi quét hãng mà ứa nước mắt.
Sau một tháng đi làm khi trời còn
tối, về nhà thì trời đã tối rồi!, hết việc dọn hãng.
David hỏi ông giám đốc : -
Trong hãng việc nào làm lương cao nhứt ?
- Trừ việc quản lý, chỉ còn việc
làm sửa máy may là lương cao.
David nói: - Tôi có kinh nghiệm
sửa máy kéo tiền trong Casino. Ông cho tôi thử nghề sửa máy may trong
hai tháng, nếu làm không xong tôi sẽ tự động xin thôi.
Từ nghề sửa máy, David được lên
chức phụ tá quản lý. Ông Harvy, người ân nhân đã mất năm 1977. Chúng
tôi không bao giờ quên ơn ông. Ông biết nhìn người, ông đã khởi đầu,
hướng dẫn nghề nghiệp, cho chồng tôi có cơ hội xử dụng khả năng, vượt
qua cảnh nghèo.
* 1975, Thắt Ruột, Thắt Gan
Bắt đầu từ tháng ba Ngọc Anh gởi
thơ với tin tức chiến sự, càng ngày càng sôi động. Miền Nam thật sự
trong cơn dầu sôi lửa bỏng. Qua tháng tư , mỗi ngày coi tin tức, thấy
bản đồ chữ S bị màu đỏ nhuộm lần lần từ vĩ tuyến 17 xuống miền Nam, ngày
nào ba chị em tôi cũng khóc. Sự lo sợ, nóng ruột nóng gan không còn
nghi ngờ gì nữa, màu đỏ xuống tới Xuân Lộc, rồi Long Khánh, miền Nam lọt
vô tay cộng sản là cái chắc.
Ngồi may mà nước mắt tuôn ra, tới
nổi cô bạn nhỏ người Hong Kong, tên Siu Woo, chịu không thấu. Sẵn máy
sẵn vải dư, nó may liền một cái túi, đi vòng vòng hãng xin tiền đồng
nghiệp cho tôi. Thiệt có gặp cảnh khổ mới thấy người có lòng, nhứt là
người nghèo. Nó xin được hơn trăm bạc. Rồi bà má chồng và ông giám đốc
tốt bụng, cho chúng tôi mượn tiền gởi chị tôi cùng chồng trở về Việt Nam
tìm cách rước gia đình. Nhưng, máy bay chỉ hạ cánh ở Thái Lan vì đã
được lịnh không thể đáp xuống Việt Nam. Vậy là hết đường !
Đài truyền hình loan báo chiến hạm
Mỹ đang neo ngoài khơi, ai ra tới sẽ được vớt. Lộ trình di tản, người
ta chết trên đường lộ, chết chưa ra khơi, chết từ trên không trung rớt
xuống. Một máy bay di tản trẻ mồ côi bị Cộng quân bắn hạ, mấy trăm trẻ
chết hết???.
Đau đớn biết bao cho những người
lính Cộng hòa đã bị bỏ lại. Càng coi càng thắt ruột thắt gan.
Cuối tháng Tư, trong tình trạng vô
cùng tuyệt vọng, kể như sẽ không còn nhìn thấy mẹ và mấy đứa em nữa.
Thình lình, đêm 29, khoãng 2, 3 giờ sáng, má chồng tôi kêu, nói, có
người nào từ phi trường Hawaii cho hay má và mấy em đã rời Việt Nam.
Thủy quân Lục Chiến Mỹ làm hàng
rào nhân sự, cầu không vận giờ chót đã bốc gia đình tôi ra khỏi địa
ngục. Mừng quính, David liên lạc được với phi trường, nghe tiếng thằng
em tôi:
- Cả nhà đi đuợc, chưa biết chắc
đi đâu, họ nói Wake gì đó, em hổng hiểu, sợ quá.
- Rồi, nó đưa qua đảo Wake, căn cứ
quân sự.
Mừng thôi là mừng. Sau cơn mưa,
trời sáng sủa hơn.. Mấy ngày sau, biết chắc những người trong chuyến
bay đó đang ở trại Pendleton, California. Chúng tôi đi rước về. Gia đình
tôi ở trại chỉ có vài ngày.
Về Reno, đài truyền hình Eye
Witness News và đài số 2 tới tận nhà phỏng vấn.
Qua ngày sau, má và ba đứa em tôi
vô hãng may làm, đài truyền hình lại tới quay phim, báo chí đăng hình,
viết bài chúc mừng, gia đình tị nạn đầu tiên. Thiệt đúng là báo có đăng
đài có nói đàng hoàng.
- Tôi không tin tôn giáo nhưng đây
là lần đầu tôi đã cầu nguyện.
Lúc đó vì mừng quá, đem gia đình
ra khỏi trại sớm quá, chúng tôi không hiểu gì về quyền lợi và sự giúp đở
bước đầu mà chính phủ Mỹ dành cho dân tị nạn. Chúng tôi chỉ biết có một
điều là qua được rồi thì đi làm nuôi thân và trả nợ. Tội nghiệp Ngọc
Anh, Kim Loan và Tấn Long thằng em trai mới có 17 tuổi là tuổi có thể
trở vô trường, phải đi làm. Chỉ có Kim Phượng, Hoàng Thư và Thúy Phương
được tiếp tục đi học.
Dân chúng Mỹ, chồng con về rồi,
lòng nhân đạo họ cũng mở ra.
Thời gian nầy là lúc người Việt tị
nạn có đủ chuyện vui về việc tự dịch tiếng Mỹ. Hiểu sao dịch vậy, giản
dị gọn gàng.
Đưa tay chỉ vợ, chàng giới thiệu
với người Mỹ: - This is my house (đây là nhà tôi) Ai làm gì sai,
lắc đầu, xí xóa: - No star where (không sao đâu) - The wind hit
him (nó bị trúng gió) Bạn còn nhớ hôn?
* 1976, Cái Nghèo Đeo Đuổi
Sanh đứa con gái út, tuổi Thìn,
tên Elizabeth Xuân. Hơn hai thằng anh, con rồng nầy ở đủ tháng đủ ngày.
Nó uốn éo, nó vùng vẫy, nó nhào lộn, nó cân nặng 6 pound 12 ounce, sanh 6
giờ sáng.
Được chuyện nầy mất chuyện kia. Sợ
con đói khổ, sợ cái nghèo đeo đuổi, sanh mới hai tuần tôi mướn người
giữ con, đi làm lại.
Hai đứa rồi, thêm đứa thứ ba, đứa
con gái mà David từ lâu mong đợi, tôi cũng đã bỏ bê nó cho người giữ.
Có phải vì lý do đó mà sau nầy lớn
lên có chuyện gì buồn nó chỉ tâm sự với bạn mà thôi. Bây giờ nghĩ lại
tôi vô cùng hối tiếc.
Sang năm 1977, dọn qua California.
David làm Giám đốc hãng Barth&Dreyfus.
1978, Làn Sóng Thuyền Nhân
Sang năm 1978, Việt Mỹ được thư từ
qua lại.
Làn sóng thuyền nhân tràn ngập các
đảo nước lân cận. Cuối năm, cả đại gia đình dọn xuống North Carolina mở
thêm chi nhánh. Làm ra tiền mà chỗ ở quá buồn.
Cuối năm, dì Năm cho hay chính
quyền giải toả nghĩa trang Phú Thọ Hòa, phải lấy cốt Ba. Má tôi dặn đem
đốt rồi gởi vô chùa. Dì Năm cho đứa con trai vượt biên, qua đảo
Bulabidong an toàn.
*1979, Trận Cuồng Phong David
Năm nầy, thơ dì Năm cho hay cha con
tụi tôi sẽ gặp nhau. Đó chỉ là cách nói bóng gió cho biết dì sẽ mang
theo tro cốt của ba tôi đi vượt biên. Chừng không nghe tin tức của dì mà
chỉ nghe tin thời tiết về trận bão chúng tôi lo lắng vô cùng.
Trận cuồng phong (hurricane ) trớ
trêu thay lại có tên là David, khủng khiếp, tàn phá, giết hơn 1,100 dân
vùng duyên hải đảo Caribbean. Bão dữ sóng thành nhận chìm biết bao
thuyền nhân.
David liên lạc với hội Hồng Thập
Tự, họ cho biết tin dữ : chiếc tàu Minh Hải khởi từ Cà Mau đã không tới
bến. Hơn 20 người bà con cùng dì Năm ôm bình tro cốt ba tôi, chìm sâu
đáy biển. Ba tôi chết lần thứ hai! Một lần vì chiến tranh. Một lần vượt
biên.
Nghe tin, không biết phải làm gì.
Thấy tôi ngồi chết lặng cả buổi trong xó nhà, David ra xe lái đi. Y đi
tìm chỗ làm thủ tục đứng tên bảo lãnh hai gia đình thuyền nhân Việt Nam.
Ở North Carolina, tôi đã gặp nhiều
cựu quân nhân, thương phế binh Mỹ trở về từ Việt Nam. Một người da
trắng, mặt mày bị cháy bởi bom Napaln, không còn hình dạng mắt, mũi nữa…
Một người da đen, tay chống nạng, ông nói:
- Tôi để lại một chân bên xứ của
cô.
* 1984, dọn hẳn về California
David nhảy từ hãng nầy qua hãng
nọ, chỗ vài tháng, không hài lòng với việc làm. Hùn hạp với một người
Đại Hàn mở hãng in vải, lỗ vốn, đóng cửa .
Thất nghiệp. Y bỏ uống rượu. Nhất
định không chịu xin tiền thất nghiệp. Năm nầy là năm thất thời thất chí
của y. Ngồi trước TiVi, không đổi đài, hồn lạc đâu mất tiêu. Nhiều đêm, y
ngồi dậy, lâu lắm, không nói gì. (Sau nầy nghe người ta nói cựu quân
nhân Mỹ tại Việt Nam thường bị flashback, có nghĩa bị hình ảnh quá khứ
ám ảnh, hổng biết dịch tiếng Việt là gì.)
Tôi cũng không khá hơn. Ở nhà lãnh
tiền thất nghiệp. Vừa may em tôi, Thúy Phương, đem cuốn sách dạy về
ngành Thẩm Mỹ cho tôi dịch mướn, kiếm thêm chút đỉnh!
Việt kiều bắt đầu trở về Việt Nam
thăm nhà.
David làm cho hãng Design
Collection (DC) chuyên mua bán, xuất nhập cảng hàng vải. Tôi đậu bằng
thẩm mỹ, ở lại dạy cho trường.
Giữa năm, má chồng tôi mất. Trước
khi chết bà dặn không được mở nắp hòm.Bà muốn con cháu nhớ lúc bà còn
sống chớ không nhớ tới cái xác vô hồn. Thôi rồi!
Bà đi trước khi được thấy sự
nghiệp thành công của con trai. Cũng không kịp cho tôi nói lời cám ơn,
thưa với bà là đứa con dâu Việt Nam của bà đã có nghề nghiệp chuyên môn,
khỏi phải lo đứng bếp như lời bà từng dặn.
Còn đâu nữa những buổi ăn ngon
lành thuần túy thức ăn Mỹ. Những ngày lễ lớn, nếu tụi tôi không đi thăm
được, bà luôn luôn gởi thùng bánh trái tự tay làm cho con cháu. Tôi nhớ
những lúc túng quẫn, bao giờ tụi tôi cũng kêu gọi tới bà. Lòng mẹ thương
con dân tộc nào cũng như nhau.
Từ đây, bà đã nằm kế bên ngôi mộ
người chồng yêu dấu.
David lao đầu vô việc làm. Mỗi
tháng đi Nửu Ước hoặc South Carolina một tuần. Tôi cũng lo việc của tôi.
Hai đứa con trai tới tuổi vị thành
niên, tuổi nguy hiểm. Bắt đầu nếm mùi lo buồn vì con cái. Lỗi chúng tôi
phần nào vì đã không biết dạy dỗ tụi nó đúng cách.
1990. Bà chị thứ tư của David mất
vì bịnh đứng tim.
David bị heart attack (kích tim)
vô nhà thương mấy tuần. Hậu quả của gần 30 năm hút thuốc. Hút càng ngày
càng nhiều. Việc làm càng khó khăn, căng thẳng, y càng cố gắng, càng cố
gắng thì hút thuốc càng nhiều.
Chưa từng biết gì về computer
nhưng với kinh nghiệm làm việc, y đã điều hành, kiểm chứng cho chuyên
viên lập ra một chương trình để xử dụng trong hãng. Từ lúc hãng mới mở
cửa năm 1986, việc ít, người ít, mọi sự đều làm bằng tay. Cơ sở phát
triển lên hàng trăm nhân viên, phải điều hành bằng hệ thống điện toán.
Vì trách nhiệm, vì việc làm đòi
hỏi sự quan tâm thường xuyên, y đã quên thân mình. Một ngày hai bình cà
phê, ba gói thuốc thì thân nào chịu nổi. Bác sĩ cho biết nếu không tự
săn sóc lấy mình thì y sẽ không sống tới ngày có cháu!
Sợ chết ,y bỏ hút thuốc. Một cái
một. (y nói nhỏ không muốn bỏ tôi lại một mình)
Tôi thi đậu, làm giám khảo ngành
thẩm mỹ.
Chiến tranh giữa Kuwai và Iraq
bùng nổ.
Hai đứa con trai nói “khi quốc gia
cần tụi con sẽ đi lính ” dù ba nó đã cho biết sự sai lầm của chính bản
thân. Tôi quá lo sợ, sợ cho tới ngày Tổng Thống Bush rút quân về. Con
gái tôi bắt đầu cãi cha ghét mẹ. Khi buồn nó chỉ tâm sự với bạn mà
thôi. Lỗi tại tôi, ham làm việc, ít gần gụi nó.
Diện con lai, gia đình HO bắt đầu
qua Mỹ.
Lawrence vừa đi học vừa đi làm.
Đứa con trưởng có tánh tự lập từ nhỏ. Có em sớm, nó cũng sớm biết nhường
nhịn, thường ngồi chơi một mình.
Còn nhớ Tommy, lúc mới mấy tháng
biết nhìn ai là mẹ rồi, tối nào tôi cũng phải ẵm nó từ 8 tới 9 giờ rồi
bỏ vô giường thì nó mới chịu ngủ.
Vậy mà vù một cái, năm 1993, tôi
cưới dâu trưởng, gốc Quảng Đông, tên Elaine.
Hãng DC chia ra chi nhánh lấy tên
Division 92, David đươc một phần trong bốn phần hùn. Y vừa làm chủ hãng
DIV 92, vừa làm phó giám đốc cho hãng chính DC. Cuối 1994, Tommy vô
hãng làm việc cho cha.
Sang năm 1995, con dâu có bầu. Đứa
đầu không giữ được.
Tôi cứ suy nghĩ hoài. Có thể nào,
vì Agent Orange (chất độc mầu da cam từng xài quanh các căn cứ Mỹ ở Việt
Nam thời chiến) ảnh hưởng máu ông nội, qua tới đời cháu? Chẳng lẽ hậu
quả của chiến tranh đeo đẵng theo phá hoại tới đời con cháu?
1996, Thêm Công Dân Hợp Chủng
Elaine có bầu lần thứ nhì. Lần nầy
thì mẹ tròn con vuông. Chúng tôi có cháu nội gái tên Emily.
Vậy là, xứ sở có tên Hợp Chủng
Quốc thêm một công dân hợp chủng. Emily có 3/4 máu Á Đông, máu Mỹ còn có
1 phần. Nếu theo cái đà nầy, vài thế hệ tới nước Mỹ sẽ không còn da
trắng, đen, vàng, đỏ, nâu nữa mà sẽ có cùng chung một màu … lờ lợ. Với
cháu nội, tôi muốn sửa lại những sai lầm, thiếu sót của tôi khi nuôi
con, tất cả thì giờ rảnh tôi dành cho nó.
* 1997, xuống tàu, “ra riêng”
Elizabeth vô hãng làm phụ tá cho
David.
Tụi tôi để nhà lại cho vợ chồng
Lawrence. Mua chiếc tàu dài 28 feet, “ra riêng”, sống luôn trên tàu. Kể
như chúng tôi ăn trái do mình trồng, bây giờ có dư chút đỉnh tiền, y dụ
tôi mua chiếc tàu để thỉnh thoảng đi câu cá. Tôi chìu theo dù không biết
lội.
Ai mà ngờ ngày ký tên nhận tàu,
cũng là ngày tụi tôi ở luôn trên con tàu neo giữa Boat City tại Marina
del Rey…. Không khí mát mẻ, tôi dứt chứng bịnh dị ứng mũi kinh niên. Từ
ngày ở trên tàu không còn phải xài thuốc thông mũi nữa.
Sang năm 1998, con tim của David
có vẻ chịu gió biển, không thấy lên cơn bất tử nữa. Công việc “xuôi chèo
mát mái” y đòi đổi chiếc tàu 38 feet. Tôi lại phải gật.
Sống trên mặt nước là ước muốn từ lâu
của y. Có con tàu riêng đúng ý, David vui vẻ coi là “mộng đã thành.” Nhìn
y vui, tôi nhớ đủ thứ. Chẳng có giấc mộng nào tự nhiên mà thành. May
mắn không đủ. Núi cao có núi cao hơn. Lúc nào chúng tôi cũng tự hỏi
“Mình có làm đầy đủ nhiệm vụ chưa” để khỏi phụ công ơn của những người
trên đường đời đã một lần nào đó, giúp mình.
Trước ngày lễ Tạ Ơn, nhận tin chị
Elaine đang hấp hối. Tới nhà chị, tụi tôi quẩn quanh trong 4 ngày. Đây
là lần thứ hai tôi chứng kiến mạng người chênh vênh giữa sự sống và
chết.
Khi Ba tôi bị bắn, cái chết thời
chiến đến thình lình, tức tưởi, tê dại. Chị Elaine chết trong cảnh an
bình. Đứng lặng bên giường chị, tôi thấy sự hấp hối, lấy hơi lên, hớp
từng hớp không khí mà không nghe hơi thở ra, cho tới hớp không khí cuối
cùng. Thình lình, tim ngừng đập.
Chị mất, tuổi mới 53. Tro tàn chị
dặn hãy đem rải trên ngọn núi Table Rock ở Medford, nơi chôn nhau cắt
rún. Một cuộc đời, chỉ sống loanh quanh nơi thị trấn nghèo nàn, buồn
thiu. Sống giản dị, chết cũng giản dị.
Còn nhớ mới ngày nào chị cùng má
chồng ra sân bay rước tụi tôi, năm 1970. Tôi gặp chị vào lễ Tạ Ơn, nay
chị xa tôi cũng vào dịp lễ nầy! Thoắt cái. Ba mươi năm. Thôi rồi, xong
một đời người. Vĩnh biệt Elaine.
http://i415.photobucket.com/albums/pp239/nhacyeuem/Airshow%20EAB2009/hinhVN.jpg">
Một vài hình ảnh gia đình do tác giả cung cấp.
Ngày 28 tháng 5 năm 2000, ngày giỗ
Ba tôi.
Sau 32 năm, nhìn đám con nguyên
vẹn 7 đứa (chị tôi đi xa không về kịp) cùng gia đình sum họp, có lẽ Má
tôi, chen lẫn trong buồn nhớ là sự hài lòng. BMá đã không uổng công ở
vậy nuôi con. Mấy chị em tôi, dù con cháu đầy đàn, vẫn luôn luôn quẩn
quanh bên Má. Tôi không đủ chữ nghĩa để viết về người mẹ. Bà là người đã
tạo cho tôi lòng tin và sự cứng rắn. Chính bà là chỗ dựa để tôi đứng
lên vững hơn mỗi lần bị đời đạp xuống. Má tôi đã lên chức Bà Cố từ lâu.
Tháng 6, tôi có thêm đứa cháu nội
gái tên Charlotte. Đứa lớn giống mẹ đứa nầy giống cha. Đứa cháu lớn nói
tiếng Tàu thiệt là giỏi. Tiếng Mỹ khỏi học cũng biết. Tiếng Việt nói gì
nó cũng hiểu, mà còn mắc cỡ miệng. Năm nay tôi cho nó 2 cuốn băng học
tiếng Việt, má nó cùng học luôn thể. Mới 4 tuổi rưởi mà nó ma le lắm.
Khi nào muốn tôi chơi với nó, nó sẽ giở giọng nhõng nhẽo ra ” bà nội,
lại đây” bằng tiếng Việt có bỏ dấu đàng hoàng (giỏi hơn ông nội) lòng
tôi mềm nhủn liền.
Khi nhận tin người anh rể chết bất
thình lình, tôi nhớ ngày anh mang David về ngôi nhà cũ ở Phú Lâm giới
thiệu. Anh chính là “ông mai” của chúng tôi. Tôi biết ơn anh.
Cho tới ngày nay, David cũng chỉ
nói được vài tiếng Việt không bỏ dấu.
Tôi xào đồ ăn, y nhắc: - Put
alot of Cu Hanh ( để nhiều củ hành).
Mỗi lần ai hỏi về “Chuyện gì xảy
ra ở “Nam’” y trả lời: - Mình rút, mình thua. Vinh hạnh gì mà khai?
Tôi thấy xấu hổ…
Tôi không nhìn người đàn ông đi
bên tôi là người ngoại chủng, chỉ thấy một người chồng, người cha, lòng
tốt lấp đi tật xấu. Y bắt buộc ba đứa con phải nói tiếng Việt để tỏ lòng
kính trọng người mẹ Việt và gia đình bên ngoại. Đó bạn, “chuyện nhà”
chúng tôi, cũng ba chìm bảy nổi như bao câu chuyện khác.
Qua kinh nghiệm sống hơn ba chục
năm, tôi thấy nước Mỹ chuộng người siêng năng, cầu tiến, cố gắng và biết
chụp cơ hội. “Ngồi mà chờ thời, đời nào mà thành.”
Tôi hay chọc David : - Nước Mỹ
nợ nước Việt Nam, cho nên phải cưu mang người Việt. Má tôi hơn 75 tuổi
còn sáng suốt, ăn uống đầy đủ, bịnh hoạn đã có bác sĩ, nhà thương lo.
Các em tôi có công ăn việc làm đàng hoàng. Còn you, you nợ tôi, you tình
nguyện vô lính lúc chưa tới 17 tuổi, bắt mẹ phải đi ký tên, đi tuốt qua
bên kia trái đất, rước tôi về đây để trả nợ.
Y nịnh: - Nợ tình. “I love you
từ kiếp trước”. Nợ tiền trả lần lần cũng hết. Nợ tình thì anh trả suốt
đời. Kiếp nầy không xong trả thêm kiếp sau.
Vậy là sau bao năm coi vợ như…
không khí, y bắt đầu hiểu ra là không khí cũng có chút giá trị.
Vợ chồng, khi hiểu được điều nầy,
thường đã…quá “đát”. David nay không còn ốm gọn, mà y như cái thùng
phuy. Tôi cũng đã tròn như cái gối ôm, đâu còn nhỏ xíu, mỏng manh như
khi đứng bên y trước bàn thờ Ba tôi năm nào.
Trong trận cuồng phong David năm
1979, mạng sống hàng ngàn người và thuyền nhân đã bị nhận chìm, trong đó
có dì Năm và tro cốt Ba tôi. Tất cả chìm tan nhưng biển vẫn còn đó.
Hàng ngày, tôi
đang là “tàu nhân” sống ngay trên biển. Đứng bên David, người chồng
Mỹ cùng tên với trận cuồng phong, nhìn biển, nghe tiếng sóng xô, lớp sau
đùa lớp trước, tôi hiểu điều tôi khấn nguyện và tự hứa năm xưa vẫn được
Ba tôi liên tiếp nhắc nhở và phù hộ.
TRƯƠNG NGỌC BẢO
XUÂN |
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Mar/2011 lúc 4:23pm
CÂU CHUYỆN VỀ KỲ NGOẠI HẦU CƯỜNG ĐỂ
Dù lưu lạc nơi đâu, trái tim Người Tha Phương vẫn hướng về QUÊ HƯƠNG.
Vẫn luôn mơ một ngày về !!!
mk
Nơi có những cây tùng xanh biếc
(Truyện ngắn của Trần Thùy Mai)
Ando Chie cúi xuống, nhúng ngón tay vào chậu nước. Nước ấm vừa đủ tắm. Nàng kéo màn che cửa sổ. Ngoài kia, một cây anh đào vừa nở, những nhành hoa rủ xuống trắng hồng.
- Xin ngài vào tắm kẻo nước nguội.
Giọng nàng nhỏ nhẹ và lễ phép.
Ngoài ba mươi tuổi, Chie mạnh khỏe và bầu bĩnh trong bộ kimono giản dị màu lam. Là người giúp việc cho hoàng thân Cường Để, cô đến ở đây đã hai năm theo sự bố trí của đại tá Wanatabe.
Năm ấy hoàng thân đã ngoài năm mươi tuổi, dáng vóc nho nhã nhưng khuôn mặt gầy đượm buồn. Ông chăm chú viết, những chữ Nho chân phương rất đẹp trên giấy trắng. Thấy Chie, ông ngẩng lên, vẻ mặt ngần ngừ:
- Lại tắm. Ta mới tắm hôm kia...
Chie mỉm cười. Ông hoàng Việt Nam này rất lười tắm gội. Người Nhật vốn rất sạch sẽ. Bao giờ cũng thế, Chie rất cương quyết với ông.
Chie đến gần, đặt tay lên nút áo ông. Chiếc áo năm thân màu nguyệt bạch với rất nhiều khuy vải. Ở Nhật đã hai mươi năm, ông vẫn mặc áo Việt. Những chiếc áo ông đem theo từ Việt Nam đã cũ nát từ lâu, chiếc áo này là do Chie phỏng theo áo cũ để may cho ông, kiểu áo Việt trên nền lụa Nhật.
Nhưng hôm nay, ông hoàng dường như trái tính hơn mọi ngày. Ông chùn lại, xua tay, ánh mắt đầy nghi kỵ:
- Để ta yên!
Từ lúc Chie mới đến đây, ông vốn đã không tin nàng. Ông không cho nàng sắp xếp thư từ giấy tờ trên bàn ông, dù chúng thường rất lộn xộn. Mỗi lần đau ốm, ông cố giấu không cho nàng săn sóc.
Chie là người do quân đội Nhật cử đến. Ông nghi kỵ nàng nhưng không thể từ khước nàng. Ông khư khư không cho nàng chạm tới đống thư từ, nhưng lại quá cần nàng thu dọn giường nằm bề bộn, pha cho ấm trà buổi sáng, khâu lại áo xống, cả ánh mắt cương quyết của nàng mỗi lần bắt ông đi tắm...
Nhưng hôm nay nhìn vẻ mặt ông, Chie lẳng lặng không nài ép gì nữa. Nàng quay ra một lúc rồi trở vào với khay trà. Nàng đã quen, những lúc căng thẳng thế này chỉ có một ấm trà Tàu mới có thể làm ông dịu lại.
Bước qua ngạch cửa, nàng khựng lại. Kỳ ngoại hầu Cường Để, hoàng đích tôn đời thứ năm của vua Gia Long đang bưng mặt khóc.
Ando Chie vội vã đặt khay xuống án thư, chạy đến đỡ lấy mái tóc chớm bạc đang rũ rượi gục về phía trước. Tấm thân gầy mỏng của người đàn ông như muốn sụp xuống trong tay nàng.
- Điện hạ... hoàng tử...
Chie cứ nghĩ ông sẽ đẩy nàng ra. Nhưng lần này Cường Để chỉ ngẩng lên, mắt nhìn sững vào khoảng không trước mặt. Nàng nhẹ nhàng chặm những giọt nước ứa ra quanh đôi mắt thất thần. "Có chuyện gì...?".
Cường Để không kiềm chế được, khóc nấc lên: "Bác Phan mất rồi!".
Tại Tokyo một buổi chiều tháng tư, Cường Để nhận được thư báo. Phan Bội Châu, người đã tìm đến ông khi ông mới hai mươi mốt tuổi, đã tôn ông làm minh chủ của phong trào Đông du chống Pháp. Người đã đón ông sang Nhật để tính chuyện phục quốc lâu dài. Việc Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải đã là một đòn quá mạnh đối với ông. Từ ngày ấy, ông không thôi cảm thấy lạc lõng, hoang mang; cảm giác thối chí thỉnh thoảng lại ám ảnh ông, ông phải hết sức chống lại.
Bây giờ Phan Bội Châu đã mất. Hơn ba mươi năm lưu vong trên đất Nhật, bao nhiêu ý chí, nghị lực của ông dường như được truyền từ sức mạnh tinh thần của con người này. Vậy mà giờ đây người ấy không còn nữa. Số phận đã bỏ rơi ông giữa một thế giới mênh mông xa lạ, trong cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Không phải là chuyện có thể chia sẻ với Ando Chie, nhưng biết nói cùng ai ở nơi lữ thứ này. Phong trào Đông du đã tan rã, Trần Đông Phong đã tự vẫn, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Siêu đã trốn đi, chỉ còn mình ông trơ trọi giữa trời cùng đất tuyệt.
Chie cố gắng an ủi ông, dù không biết người chết là ai. Nàng dìu ông vào giường, đắp chăn, buông màn cho ông.
"Để mặc ta" - Cường Để nói, xua tay, quay mặt vào góc tối.
Chie gật đầu, nàng ém màn vào dưới nệm, bước lùi mấy bước.
"Chie, đừng đi!".
Ông ta bíu lấy tay nàng. Chie cảm thấy tất cả nỗi cô đơn, hoảng loạn của người đàn ông. Nàng cúi xuống, lồng tay vào chăn, ôm lấy ông vỗ về, bất giác nàng cũng rơi nước mắt.
"Thiếp thương điện hạ lắm". Chie nói, những tiếng rất giản dị, nàng biết rõ Cường Để không giỏi tiếng Nhật, và nàng cũng không biết lời an ủi nào hơn. Nhưng linh cảm dạy cho nàng biết phải làm gì: nàng ghé nằm bên ông và ấp ủ ông bằng thân thể ấm áp của mình.
***
Đêm ấy trời mưa, khi trời sáng Chie cuốn màn, mở hé cửa sổ, nàng nhìn thấy những cành anh đào sũng nước. Nàng đặt chậu nước nóng cạnh giường, nhúng chiếc khăn bông trắng muốt rồi vắt thật ráo. Người đàn ông của nàng đã tỉnh giấc. Nàng cúi xuống, mỉm cười dịu dàng, lau mặt cho ông.
Kỳ ngoại hầu nắm lấy tay nàng, vẻ mặt ông lộ vẻ biết ơn. Chốc lát, ông quên người đàn bà này là người của quân đội Nhật. Ba mươi năm lưu lạc trên đất nước này, ông đã nhiều lần được chở che. Ông Innukai và Kashiwabara đã bảo bọc ông, thuyền trưởng tàu Yayomaru đã hết lòng che chở ông thoát khỏi sự truy lùng của mật thám Pháp. Đó là chuyện hai mươi, ba mươi năm trước. Lúc đó ông còn trẻ, chí khí còn hăng hái; gần mười năm nay, từ khi Innukai bị ám sát rồi, ông quá chật vật với cuộc sống, cô đơn, mệt mỏi. Phải nhận sự bảo trợ của lục quân Nhật là bất đắc dĩ, ông không thể không dựa vào người Nhật, nhưng ông biết Nhật và Pháp có thể bắt tay với nhau bất kỳ lúc nào. Ando Chie có phải là tai mắt của quân Nhật không? Ai biết đâu được. Dù sao lúc này bên ông chỉ còn có nàng thôi. Giờ phút này nàng đang dịu dàng lau mặt ông. Cảm giác được chăm sóc làm ông bùi ngùi ứa lệ.
Chie chuyển dần chiếc khăn nóng xuống cổ và ngực ông, nàng nhẹ nhàng mở khuy áo để lau vai và lưng. Bỗng Cường Để buột miệng:
- Về Việt Nam! Ước gì ta được về Việt Nam!
Chie khựng lại một giây, rồi nàng hiểu, nhẹ vỗ vào lưng ông như dỗ dành:
- Rồi ngài sẽ về, nhất định có ngày ngài sẽ về mà.
Ôâng hoàng lưu vong cảm thấy ấm lòng, ông siết chặt tay nàng như muốn cảm ơn. Trong lúc đó Chie lại thấy lòng âm thầm một nỗi buồn. Ông sẽ đi, sẽ xa nàng, chắc chắn sẽ có ngày ấy...
Cuối tháng, đại tá Wanatabe gặp Ando Chie ở Bộ Tư lệnh lục quân. Như thường lệ, Chie nói với ông về tất cả những sinh hoạt của Cường Để. Wanatabe hỏi:
- Cô có thấy ông ta tiếp khách khứa từ xa tới không?
- Không ạ.
- Ông ta có nhận thư từ, tin tức gì từ Việt Nam?
- Không ạ.
Chie trả lời, chắc chắn đến nỗi Wanatabe không hỏi thêm gì nữa. Ông ta nhìn Chie từ đầu đến chân như muốn đánh giá lại quan hệ giữa nàng và người ngoại quốc lưu vong ấy. Chie đỏ mặt, nàng hiểu cái nhìn của đại tá. Chắc chắn là ông ta rất khuyến khích việc nàng lên giường với người đàn ông kia, điều đó rất có lợi cho công việc. Chỉ có điều, ông ta không biết hôm qua nàng đã ủ ấm cho Cường Để, không phải với tư cách một nhân viên của lục quân Nhật, mà với tất cả tấm lòng của một người đàn bà.
Năm năm sau.
Chiến tranh khốc liệt trên khắp đất nước hoa anh đào. Những trận bom Mỹ dội xuống. Những ngôi nhà bằng gỗ và giấy cháy phừng phừng trong các góc phố Tokyo.
Đang mùa lá đỏ nhưng chẳng còn ai nghĩ đến lễ hội mùa thu... Chỉ còn những đoàn người tản cư dắt díu nhau chạy. Ando Chie gói quần áo vào hai chiếc tay nải. Vội vàng, nhưng nàng không quên những chiếc áo lụa năm thân, áo dài the, khăn xếp, và cả bộ bình trà Tàu nhỏ xíu.
- Ông ơi!
Chie gọi. Hoàng thân giật mình, quay ra. Hôm nay ông mặc Âu phục chỉnh tề. Trong cảnh chộn rộn của Tokyo, vẻ chỉnh tề của ông trông thật lạc lõng.
"Mình đi thôi, ông ạ. Mọi người đều tản cư về quê, chiều nay là chuyến chót".
Hoàng thân hốt hoảng:
- Nhưng ta còn phải chờ máy bay... Biết đâu ngày mai máy bay sẽ tới.
Chie nhìn ông, xót xa. Cuối tháng bảy, nội các Suzuki Kantaro đã tổ chức bữa tiệc linh đình đưa ông về nước. Sau ba mươi hai năm xa quê, cái tin được về nước làm ông bàng hoàng. Trong bữa tiệc linh đình tại khách sạn Đế Quốc, ông hân hoan từ giã hết các chính khách đã ủng hộ ông... Mãi đến lúc sắp ra sân bay Haneda, cầm gói thức ăn đi đường từ tay Chie, ông mới nhìn thấy vẻ buồn trong mắt nàng. "Đừng buồn Chie, ta về nước rồi sẽ tính chuyện đón nàng sang".
Chie mỉm cười. Ở Việt Nam, ông còn có người vợ cả và hai con nay đã lớn. Người vợ mà ông đã xa cách từ năm hai lăm tuổi. Ông sắp về với người đàn bà ấy. Nàng cảm thấy buồn, nhưng nàng mừng cho ông.
Ngày hôm ấy ông đi, rồi đến tối mịt lại quay về. Ông kể, trên sân bay, nhân viên Bộ Tham mưu lục quân Nhật và ký giả báo chí tề tựu để tiễn chân ông... Nhưng máy bay từ Sài Gòn không đến đón. Ông quay về, ngã vật trên giường, mắt mở trừng trừng nhìn lên cao... Chie tháo giày cho ông, lau mặt cho ông. Nàng nhỏ nhẹ bảo ông: "Ông ạ, đừng buồn, chắc máy bay bị trở ngại gì đó thôi, mai lại đến ấy mà!".
Từ đó hôm nào nàng cũng quấn sushi cho ông đem theo... Hôm nào ông cũng ra phi trường Haneda, hôm nào ông cũng trở về. Hơn năm hôm sau, nhân viên lục quân lẫn ký giả không còn ai đến nữa, chỉ còn ông ngày ngày một mình ngồi đợi. Lủi thủi tới, rồi lủi thủi về.
Và hôm nay, ngày cuối tháng bảy, bom B29 của Mỹ đã trút xuống Tokyo, ông vẫn còn nghĩ đến chuyện đến phi trường chờ đợi. Chie bảo ông:
- Mình phải đi thôi ông ạ! Phải chạy về quê, nếu không là chết.
- Đúng rồi, nàng cứ đi, ta ở lại, biết đâu...
Chie nắm lấy tay ông. Bàn tay ông gầy quá. Với mọi người, ông là một hoàng thân, được các cơ quan tiếp đón, các ký giả săn tin, được các nghị sĩ bảo trợ... Còn với nàng, đây là một người đàn ông tha hương, lạc lõng, túng thiếu, cô độc... Lúc này, nàng nhất định phải cứng rắn với ông, như những lúc bắt ông phải đi tắm vậy; nàng khoác tay nải lên vai ông và đẩy ông đi. Cường Để gượng lại, phản đối, nhưng khi bị đẩy đến cửa, dòng người tay xách nách mang chạy loạn đập vào mắt ông, và ông hiểu ngay điều gì đang xảy ra.
Đêm đó trên chiếc xe bò lắc lư trong dòng xe qua vùng ngoại ô, ông nhìn thấy Tokyo bốc cháy, lửa rực đỏ dưới những lằn máy bay Mỹ vút ngang. Căn nhà mà lục quân Nhật cấp cho ông đã cháy rụi.
Tháng tám, bom nguyên tử dội xuống Nagasaki và Hiroshima, Nhật Bản đầu hàng. Không còn ai đủ sức nghĩ đến vị hoàng tử lưu vong. Chỉ có một người đàn bà thầm lặng mỗi ngày làm thuê cho một xưởng than ở vùng quê để nuôi một người chồng lớn tuổi. Ando Chie lúc này không còn là nhân viên của lục quân Nhật nữa. Buổi sáng, nàng thức dậy nấu nước nóng cho chồng rồi tất tả đi; nàng vẫn thế, dù làm ở xưởng than nhưng lúc nào về nhà cũng rất sạch sẽ, còn chồng nàng vẫn vậy, rất lười tắm và suốt ngày ngồi chép những trang sách chữ Hán đã cũ nhàu.
Nhiều người hỏi sao ông chồng nàng chẳng làm việc gì mưu sinh, Chie chỉ cười. Ông ấy là một ông hoàng. Dù rất nghèo và chẳng hề có quyền uy. Ông chẳng làm được gì cho nàng cả, nhưng nàng yêu thương ông với tất cả sự trìu mến xót xa. Trong lúc ông thì đau đáu chỉ muốn về quê hương - nghĩa là rời xa nàng. Nhưng nếu ông không có giấc mơ hồi hương, liệu ông có còn là người đàn ông mà nàng thương yêu không?
***
Năm năm sau. Cơ hội về nước lại đến. Ando Chie lại chuẩn bị hành lý cho Cường Để lên đường.
Nước Nhật đã trở lại thanh bình. Trước ngày Cường Để về nước, bạn bè làm tiệc tiễn đưa. Ký giả Báo Asahi cũng đến dự. Cụng ly mừng, nhà báo ngỏ ý muốn đưa tin chuyến trở về của vị hoàng thân sau gần bốn mươi năm biệt xứ.
Chuyến đi lần này bằng đường biển, từ cảng Kobe đáp tàu Hải Minh đến Bangkok rồi theo đường bộ qua Campuchia về Tây Ninh. Vì sao phải về nước qua cửa khẩu Tây Ninh? Vì Việt Nam đang thời kỳ chiến tranh Việt Pháp, Pháp vẫn còn đóng quân ở Nam kỳ. Nhưng Tây Ninh nằm trong lãnh địa của Giáo chủ Phạm Công Tắc. Với sự bảo trợ của Phạm Công Tắc, ông có thể lên bờ an toàn.
Ký giả Asahi dặn dò:
- Khi ngài tới nơi rồi, xin điện ngay cho tôi biết.
Cường Để ngẫm nghĩ:
- Trong nước hiện đang chiến tranh, tin tức khó gửi. Có lẽ cứ tính theo hải trình, đến trung tuần tháng bảy thì bỉ nhân đã đến quê nhà, quý ông có thể đưa tin được rồi.
Ando Chie đưa ông đến bến cảng. Mùa thu, khí trời se lạnh. Tiếng quạ kêu vang sau những tàn cây lá đỏ. Ông đi rồi, Chie trở lại căn hộ hai phòng ở phố Ogikubo. Con đường bỗng dài hơn bao giờ hết. Ông hứa sẽ có ngày đón nàng sang Việt Nam. Lúc đó nàng chỉ bảo: "Bao lâu cũng được". Đến bây giờ, một mình trên con đường về nhà, nàng mới thấm thía cả khoảng trống chơ vơ trước mặt, rằng có thể nàng sẽ mãi mãi một mình trên đoạn đường còn lại...
Nàng tiếp tục khâu những con búp bê vải - những con búp bê đã nuôi sống nàng và ông từ lúc về lại Tokyo.
Đến tối, chủ nhà, bà Hashimoto gõ cửa hỏi thăm nàng. Bà đem vào cho nàng một gói bánh dẻo.
"Trông em xanh quá. Tôi pha cho em một chén trà nóng nhé?".
Chie uống chén trà từ tay bà chủ nhà tốt bụng. Trà nóng làm nàng hồi tỉnh. Nhìn hộp bánh dẻo xinh xắn, nàng nhớ đến chồng. Ông ấy vẫn thích loại bánh này. Nhưng dùng trong khi uống trà Tàu - ông vẫn không quen với trà Nhật.
Bây giờ ông ấy đi đến đâu rồi nhỉ? Bà Hashimoto vuốt tóc nàng, dẫn nàng sang phòng làm việc của chồng bà, giáo sư Hashimoto Masukichi. Trên vách, giữa những tủ sách đồ sộ là tấm bản đồ châu Á. Bà chỉ cho Chie xem chỗ nào là Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Chie chăm chú nhìn. Chồng nàng đang ở trên vùng biển xanh xanh kia, ngoài khơi cái khối màu hồng rất lớn mà bà Hashimoto bảo là nước Trung Hoa.
"Em đừng buồn, rồi ông ấy sẽ đạt chí nguyện, sẽ trở lại đón em sang, em phải gắng giữ sức khỏe nhé!" - Bà Hashimoto an ủi.
Chie mỉm cười, nàng cúi đầu thật thấp tỏ lòng cảm ơn bà chủ. Chiều hôm ấy nàng đến chùa Senso, bên chiếc đỉnh lớn nghi ngút khói nhang giữa sân chùa, nàng vớt nhẹ khói hương ủ vào nơi lồng ngực. Lần trong tay áo, nàng lấy ra số tiền nhỏ, đủ cúng dường để xin một lời nguyện cầu.
Vị sư già hỏi nàng cầu nguyện gì để ghi vào tấm thẻ gỗ trắng ngà. Nàng cúi đầu ngẫm nghĩ. Nàng muốn cầu nguyện những gì, chồng nàng sẽ có quyền uy, sẽ thành lãnh tụ, sẽ giàu sang, sẽ đón nàng về cùng hưởng cuộc sống cao sang? Cầu cho chồng nàng sẽ không quên nàng? Sẽ... Thực lòng nàng muốn gì?
Chie ngập ngừng một lát rồi se sẽ đọc cho vị sư già chép vào thớ gỗ:
- Tôi là Ando Chie... Cầu cho chồng tôi là Cường Để vượt sóng gió về đến quê nhà bình yên, sum họp với gia đình.
Vị sư già ngẩng nhìn nàng. Ông đã viết giúp cho thiện nam tín nữ hàng ngàn lời nguyện. Ông nhìn Ando Chie một lát như muốn hỏi điều gì, nhưng rồi lại thôi, cúi xuống cắm cúi viết.
Khi trở về nhà, nàng thấy giáo sư Hashimoto đang chờ trước cổng. "Ando, có tin mừng cho cô đây". Ông đưa nàng tờ nhật báo Asahi. "Hoàng tử Việt Nam đã về đến quê nhà sau 32 năm ly hương". Chie mừng rơi nước mắt. Chiều hôm đó nàng làm món mì Nhật và sushi cá hồi, mời ông bà Hashimoto để tỏ lòng biết ơn.
Ông bà về rồi, còn lại một mình Chie trong căn hộ vắng lặng. Một đoạn đời đã chấm dứt, đoạn đời mới bắt đầu, một chặng đường dài hun hút mà nàng sẽ phải đi một mình.
Nàng giở tờ báo Asahi, đọc lại bài viết, rồi lật dần ra những trang sau: những mục tìm nhà, tìm việc.
Cuối tháng bảy, bỗng bà Hashimoto đập cửa căn hộ của Ando Chie, hốt hoảng:
- Ando, người ta vừa điện đến cho ông nhà tôi. Cô phải ra ngay cảng Yokohama!
Chie cuống quýt, hai chân run cầm cập, lưỡi líu lại. Nhưng người phụ nữ Nhật dường như được trời phú cho một nghị lực phi thường, nàng kiềm chế thật nhanh cơn hoảng hốt, cầm lấy chiếc ô, chạy ra cửa.
Bà Hashimoto tốt bụng đã kịp thuê giúp nàng một chiếc xe ngựa.
Trên cảng Yokohama về chiều, có một ông già ngồi trên chiếc ghế dài, ngẩn ngơ nhìn quanh với đôi mắt vô hồn, mặc kệ bao nhiêu người qua lại. Chie chạy lại gần. Sao mới có một tháng mà chồng nàng đổi thay đến thế, y phục nhàu nát, khuôn mặt gầy tọp rám nắng, mái tóc bạc xỉn đi và bê bết bụi.
- Ông ơi...
Chie cầm lấy tay chồng. Bàn tay ông gầy trơ xương, nhưng vẫn là bàn tay của ông, ông đang ở đây, bên nàng. "Ông ơi, sao ông lại về được?". Chie hỏi, nhưng người đàn ông ngẩn ngơ nhìn mông lung, vẻ mặt sững sờ tuyệt vọng, dường như không còn nhận ra gì chung quanh nữa. Ông chỉ không ngớt lẩm bẩm: "Không về được! Không về được nữa! Không về nữa!".
Với Chie, về là về Nhật Bản, với ông, về là về Việt Nam.
Hơn một tháng Chie ra sức chăm sóc, Cường Để mới dần dần hồi tỉnh lại. Ông kể với nàng: tàu Hải Minh bị trục trặc bánh lái nên đã ghé Thượng Hải một tuần. Trong khi đó, Báo Asahi đã đưa tin, và mật vụ Pháp biết được rằng chuyến tàu phải cập cảng Bangkok, đã điện cho Bộ Ngoại giao Thái. Vì quan hệ giao thương với Pháp, Chính phủ Thái đã không cho Cường Để nhập cảnh Thái Lan, buộc lòng phải theo tàu quay về Nhật Bản.
Cường Để không bao giờ còn trở lại như trước kia nữa. Tuyệt vọng, suy sụp, ông đã hoàn toàn là một ông già trái tính trái nết, đau ốm triền miên. Đôi khi, căm hận số phận, ông ném bất cứ cái gì vớ được vào vách. Chie phải cất bộ đồ trà ông đem theo từ Việt Nam thật kỹ, mỗi sáng pha trà xong nàng đứng chờ ông uống xong, đem cất ấm chén rồi mới dám dời mắt.
Cuối mùa thu có hai người khách ở Việt Nam sang ghé thăm. Họ là hai chính khách đang có thế lực, hứa sẽ tìm cách đưa Cường Để về nước.
Khách về rồi, Chie dọn tách chén trên bàn, định bưng đi. Chợt ông níu tay nàng:
- Nàng ơi, nàng có tin ta còn về nước được không?
Chie đặt khay xuống, quay lại cầm cả hai bàn tay ông, vỗ về:
- Thiếp tin.
- Ta cũng tin vậy. Nghe nói chẳng bao lâu nữa người Pháp sẽ rút khỏi Đông Dương...
Chie lau những giọt mồ hôi đang ứa ra trên trán người đàn ông. Dạo này ông yếu quá, chỉ một cơn xúc động cũng đủ làm mồ hôi toát ra dầm dề.
Mấy hôm sau ông bồn chồn đến mất ngủ, lúc nào khỏe lại lật giở những thư từ, sách vở đã cất giữ từ bốn mươi năm trước, cả bức Thư huyết lệ của người Việt Nam mà ông viết khi mới ngoài ba mươi tuổi.
Ba mươi năm đã qua, sứ mệnh cứu nước không còn nằm trong tay thế hệ ông nữa rồi. Nhưng những bức thư cũ này sẽ mãi mãi là kỷ niệm rực rỡ nhất của đời ông.
- Nàng cất kỹ những giấy tờ này cho ta. Khi ta về nước, đồng bào nhất định sẽ hỏi đến.
Chie đặt chén thuốc xuống bàn rồi đỡ lấy những tờ giấy cũ vàng tên tay ông.
Bây giờ ông đã tin nàng thật sự, ông giao cho nàng những tờ giấy này, đối với ông nó còn quý hơn cả bạc vàng.
- Uống thuốc đi mình - Chie nhắc. Cường Để gật đầu, không đợi Chie nài ép dỗ dành như mọi lần, ông bưng chén thuốc đắng ngắt uống cạn.
Gương mặt đang rạng rỡ của ông bỗng nhăn nhúm lại, một cơn đau đang âm ỉ dưới sườn non chợt nhói lên.
Chie đỡ cái bát, tay kia vỗ nhẹ lên lưng chồng như muốn xoa dịu phần nào cái buốt nhói trong cơ thể ông. Tuần trước, bác sĩ Bệnh viện Nihon Ika Daigaku đã nói cho nàng biết, Cường Để đã mắc bệnh ung thư gan, ông chỉ còn sống nhiều lắm là ba tháng nữa.
Chie giữ kín tin dữ không cho ai hay. Nàng biết đây là lúc nàng phải mạnh hơn bao giờ hết.
Cường Để cố uống thuốc cho mau khỏi bệnh. Ông xem đi xem lại bức thư của mấy người Việt vừa ghé thăm tháng tám năm ngoái, bức thư hứa sẽ tìm cách vận động cho ông hồi hương. Mỗi lần đọc thư ông thấy khỏe hẳn lên như vừa uống một thang thuốc bổ.
Nhưng đến đầu tháng tư, sau nhiều cơn đau hành hạ, Cường Để cũng nhận ra rằng mệnh của mình đã hết.
Ông cố mở đôi mắt mệt mỏi, gắng nhìn thật kỹ những gì chung quanh: khung cửa sổ nhỏ, những chiếc áo Việt may bằng lụa Nhật treo trên vách, chiếc chậu đồng dưới chân giường, những vật dụng thường ngày của cuộc sống lưu vong tạm bợ, giờ phút này ông nhìn chúng với ánh mắt bịn rịn vô cùng.
Mắt ông dừng lại nơi khuôn mặt Chie đang nhìn xuống, vẻ thầm lặng và nhẫn nhục đầy yêu thương. Ông quờ quạng nắm lấy tay nàng: Mình ơi, mình có phải là Phật Bà Quan Âm của tôi không?
Đó là lần đầu tiên ông nói lời tri ân với nàng sau bao nhiêu năm chung sống. Nhưng nàng không hiểu gì cả, vì ông không biết là mình không dùng tiếng Nhật. Như một bản năng, mấy hôm nay ông chỉ nói toàn tiếng Việt.
Chie vẫn cúi nhìn, vẫn vẻ mặt âu yếm xót xa, nàng áp sát mình xuống thân thể còm cõi của ông, tay nắm lấy cả hai tay ông như muốn bảo: Đừng sợ, có thiếp đây, dù đi đến đâu ngài cũng không cô độc.
Cường Để dần thiếp đi.
Lúc ấy là năm giờ 5 phút sáng mồng 6 tháng 4 năm 1951. Một mình Ando Chie úp mặt khóc lặng lẽ trên thi thể ông.
Ngoài cửa sổ, hoa anh đào đang nở. Hôm ấy là ngày đầu của lễ hội hoa anh đào trên đất Nhật.
***
Cửa mở ra, hai người đàn ông theo Ando Chie bước vào căn hộ. Đập vào mắt họ là những tấm hình của Kỳ ngoại hầu Cường Để trên vách. Vị hoàng thân trẻ măng hai mươi lăm tuổi ngày mới đến Nhật. Hội chủ Hội Đông du Phục Quốc, sinh viên trường Đại học Waseda, hình chụp với Thủ tướng Innukai, hình chụp với ký giả Asahi trong bữa tiệc long trọng tại khách sạn Đế Quốc... Tất cả là những trang đời đẹp nhất của Cường Để. Còn hình ảnh buồn thảm những ngày chờ đợi trên sân bay Haneda, những ngày chạy loạn nghèo túng cơ cực, ngày về tang thương trên cảng Yokohama... Những hình ảnh ấy giờ đây chỉ còn trong ký ức Chie mà thôi.
Hai tay bưng bình tro, Ando Chie trao di cốt Cường Để cho hai con của ông. Nàng cúi mặt thầm nghĩ: Thế là ngài sắp về nhà, giấc mơ cả đời của ngài giờ đây mới thành tựu. Ngài lên đường bình an, lần này thiếp không phải gói sushi cho ngài mang đi nữa rồi.
Người con trai cả của Cường Để đỡ lấy bình tro di cốt của cha. Mặt ông đầy nước mắt. Ông ngạc nhiên thấy người đàn bà Nhật này vẫn bình thản, nét mặt trang nghiêm dịu dàng chỉ hơi phảng phất buồn. Nhưng người con trai thứ hai đứng cách đó vài bước thấy rất rõ đôi bàn tay của Chie sau khi trao xong bình tro. Đôi bàn tay ấy bấu chặt vào nhau, những móng tay quắp vào da thịt, rồi chúng run rẩy bấu víu lấy đôi tay áo kimono, và đến lượt thớ vải giằng co như sắp bị xé rách ra.
Khi hai người đàn ông đi rồi, Chie khép cửa, quỳ xuống sàn. Nàng lấy trong ống tay áo ra một mẩu xương và một nhúm tro nhỏ. Chie đã giữ lại cho mình một phần thân thể của chồng.
Nàng biết mình không làm trái với ý nguyện ông. Dù chẳng hiểu ông nói gì khi sắp mất nhưng nhìn vào mắt ông nàng biết, ông rất muốn ở lại với nàng. Hình như vào giờ phút ấy ông nhận ra mình sắp đi vào một cõi xa thăm thẳm, ở nơi ấy ông sẽ gọi cả trần gian này là quê nhà. Và ở quê nhà đó, một trong những gì giản dị và thân thương nhất chính là Chie...
Ando Chie mất bốn mươi năm sau, trước khi mất bà để lại di chúc muốn được chôn cùng với nắm tro tàn của Kỳ ngoại hầu Cường Để. Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc và tiếng quạ kêu man mác buồn trong những buổi sáng mùa Xuân.
T.T.M
http://vietbao.vn/Van-hoa/Noi-co-nhung-cay-tung-xanh-biec-Truyen-ngan-cua-Tran-Thuy-Mai/45243756/105/ - http://vietbao.vn/Van-hoa/Noi-co-nhung-cay-tung-xanh-biec-Truyen-ngan-cua-Tran-Thuy-Mai/45243756/105/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Mar/2011 lúc 6:51pm
Bi Kịch Kỳ Thị
Tác giả: Sương Nguyễn
Trước 1975, tác giả là giáo sinh trường Sư Phạm Qui Nhơn. Sau 1975 là giáo viên lưu dụng. Vượt biển sang Mỹ năm 1983, làm nghề bán tạp hoá tại Houston. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một chuyện kể thể hiện niềm tin ở phước báu cho những người tử tế, theo tinh thần ở hiền gặp lành. Sau đây là một truyện ngắn mới của bà, viết như một cảnh giác về hậu quả khó lường của nạn kỳ thị.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-171990_15-2/ - http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-171990_15-2/
***
Trước khi mua một nửa căn duplex hai phòng ngủ,ông Lâm đã cẩn thận lái xe đi vòng vòng khu nầy nhiều lần vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối . Khu nhà thật yên tĩnh vào ban đêm , không có một bóng Mỹ đen. Cư dân phần đông là người Mễ, họ chỉ ồn ào, mở nhạc lớn ,con nít chạy nhảy la hét vào buổi chiều sau khi đi làm về . Khi hoàng hôn buông xuống, ai nấy rút vào trong nhà trả lại sự yên tĩnh cho hàng xóm.
Ông Lâm và con gái Tin dọn lại đây ở hơn tuần lễ nay, ông rất bằng lòng với sự chọn lựa của mình, nhưng có một điều ông lo ngại nhất là nửa bên kia của duplex: Ai sẽ là người mua nó? họ có phải là người tốt không? con ông đang ở tuổi 16, tuổi ưa làm dáng và hay bắt chước. Cần phải có một gia đình láng giềng tốt để làm gương cho con gái của ông noi theo.
Ông Lâm làm việc cho cây xăng Valero vào ban đêm. Mỗi đêm, ông phải tiếp xúc với đủ mọi thành phần trong xã hội, nhiều nhất là dân bụi đời, dân hút xì ke ma túy, mỗi ngày họ ra vô tiệm không biết bao nhiêu lần chỉ để mua một viên kẹo hay một lon nước ngọt. Ông ghét nhất là giới Mỹ đen, cứ đứng chàng ràng phía trước quầy, không cho ông tiếp những khách hàng khác. Quần thì bận xệ xuống thấy quần lót bên trong, mỗi lần đi thì hai tay khuỳnh khuỳnh nắm lấy lưng quần kéo lên mới bước được. Ông không hiểu chúng nó theo cái mode gì mà mà ăn bận kỳ cục, quái đản như vậy. Còn ăn nói thì ôi thôi, mở miệng ra là chưởi thề. Cả giòng họ chúng nó không biết đi làm là cái gì! suốt ngày gạt thẻ foodstamp cho đến cạn tiền mới thôi.
Ông Lâm trong vòng ba năm bị cướp bảy lần, lần nào cũng bị bọn Mỹ đen bịt mặt, chỉa súng vào đầu ông, lấy hết tiền bán trong máy tính tiền. Cũng may chúng tha mạng sống cho ông chỉ hốt chụp lấy tiền bạc và mấy cây thuốc lá. Đây chính là lý do tại sao ông không thích Mỹ đen nhưng vì thời buổi kinh tế khó khăn, không dễ gì tìm được công việc khác, ông phải bám vào làm cái nghề tổn thọ nầy để nuôi con .
Một buổi tối đi làm về, ông nghe tiếng nói chuyện thầm thì, tiếng di chuyển đồ đạc trên thảm, ông biết là có người mới dọn vào gian kế bên. Ông trằn trọc mãi ngủ không được, mong cho trời mau sáng để xem họ là ai. Mặt trời vừa ló dạng, chiếu những tia nắng ban mai trên thảm cỏ còn ướt đẩm sương đêm , ông bước ra sân trước tò mò nhìn sang nhà bên cạnh, có lẽ họ còn đang ngủ, cửa đóng im ỉm. Buổi chiều , chuẫn bị đi làm, ông vừa mở cửa xe thì cửa nhà bên cạnh bật mở. Điều ông lo lắng đã biến thành sự thật : hàng xóm của ông là một gia đình Mỹ đen, đứa con trai của họ trạc tuổi con gái ông.
Ông lái xe đi làm mà lòng da xốn xang, lo lắng. Vợ chết sớm, gà trống nuôi con ,khổ cực trăm bề. Bây giờ con gái đã trưởng thành, rất xinh xắn và hoạt bát lại có lòng từ tâm. Con gái ông rất siêng đi nhà thờ mỗi buổi sáng chủ nhật, tối nào nó cũng cầu nguyện trước khi đi ngủ: xin Chúa ban phước lành cho những người tàn tật và nghèo khổ. Chúa đã dùng máu của mình để rửa sạch tội lỗi của nhân loại, xin Chúa hãy thương xót và cứu rỗi lấy những linh hồn sắp sa vào địa ngục!
Cuối tuần con nghỉ học, ông gọi con ra nói chuyên về gia đình mới dọn đến ở bên cạnh .-Ba không muốn con làm bạn hoặc tiếp xúc với nhà bên cạnh.
-Tại sao ?
-Bởi vì họ là Mỹ đen, họ có máu lạnh trong người, giết người không nháy mắt. Ba làm ăn, tiếp xúc với họ mỗi ngày, họ là loại người không tốt. Lười biếng, không chịu đi làm, chỉ muốn cướp của, giết người và buôn bán cần sa, bạch phiến.
Tin phụng phịu bỏ đi vô phòng, nó không tin những lời ba nó nói, nó muốn chứng minh cho ba nó biết là sau cái bề ngoài xấu xí, đen đúa của họ là những tâm hồn thánh thiện.
Một ngày nọ, ông Lâm đi làm về, nghe thấy tiếng nói chuyện cười nói, khúc khích đằng sau vườn, ông bước vội ra cửa sau. Con gái ông đang rao giảng lời Chúa qua một lỗ hổng hàng rào cho người thanh niên nhà bên cạnh. Ông tức giận lôi con vào la mắng:
-Ba đã bảo con không được tiếp xúc, kết bạn với họ.
-Ba! Redneck! họ cũng là người mà. Họ cũng quá đau khổ và mặc cảm khi bị sinh ra dưới cái bề ngoài đen điu như vậy. Ba còn kỳ thị họ nữa, phải cho người ta một con đường sống chứ !
-Không phải kỳ thị mà họ không phải là con người, thú tánh như con vật. Họ là con khỉ, con khỉ con biết không?
Hai tay ôm lấy tai, Tin chạy vô phòng mình, đóng mạnh cửa phòng lại.
Hai tuần nay Tin nói chuyện rất hợp ý với Kelvin, nó kể hết cho Tin nghe về chuyện gia đình nó, ba má nó ly dị nhau khi nó mới hai tuổi, bà bây giờ là mẹ kế, không thương yêu và săn sóc cho nó, suốt ngày đi shopping. Kể chuyện bà nội, bà ngoại thương nó, lo cho nó ăn uống, dẫn nó đi chơi khi nó còn nhỏ, chuyện trường học mới, không ai thích chơi với nó vì nó là Mỹ đen.
Có một chuyện nó không kể cho Tin nghe là ba nó làm nghề ăn cướp để sống, thỉnh thoảng kẹt tiền ba nó xách súng dọa người ta để lấy tiền nhưng ba nó chưa bao giờ giết ai, mấy viên đạn trong súng còn nguyên vẹn mười mấy năm nay. Mỗi lần ba nó đi ăn cướp về, nó chui xuống gầm nhà, chỗ ba nó dấu khẩu súng, ngửi nòng súng, kiểm lại ổ đạn và thở phào nhẹ nhỏm: ổ đạn vẫn còn nguyên.
*
Sáng nay đi nhà thờ về, thấy xe ba còn đậu trước cửa nhà, Tin ngạc nhiên vì theo thông lệ giờ này ba đang la cà ở khu VN, chơi một ván cờ hay uống một ly cà phê, tán chuyện gẫu với bạn bè cũ qua một đợt HO với ông. Tin mở cửa bước vảo nhà, nó hét lên, run lẩy bẩy, ba nó nằm bất động, ngửa mặt lên trên vũng máu, nó lết đến cái điện thoại để trên bàn bấm số 911 rồi gục xuống mê man bất tỉnh .
Khi nó tỉnh dậy, Tin thấy Kelvin đang ngồi bên cạnh cầm tay nó an ủi. Tin hỏi Kelvin về tình trạng sức khỏe của ba nó.
-Không khả quan lắm! Bác vẫn còn hôn mê, bác sĩ nói bác có khả năng biến thành người thực vật vì viên đan xuyên qua não bộ, chạm phải hệ thần kinh.
Tin nhắm nghiền mắt lại, khóc nấc lên, thầm cầu nguyện: Lạy Chúa! cầu xin ơn trên ban phước lành cho ba con được tỉnh trở lại, sống sót và ở cùng con dưới sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời yêu thương ba đến nỗi đã ban con một của ngài là Đức Chúa Jesus- Christ thay thế cho ba, tức là gánh vác hết mọi tội lỗi của ba và chết thế cho ba. Ba ơi! sống lại cùng với con nghe ba!
Kelvin giúp Tin lo mọi thủ tục khai báo, đưa ông Lâm vào bệnh viện, rồi lái xe đưa Tin trở về nhà khi đã hết giờ thăm nuôi. Tin mệt phờ người, suốt cả ngày chưa ăn gì cả, nó đói lả người đi. Mở tủ lạnh, nó ngạc nhiên là ai đó đã mua đầy đồ ăn, không cần nấu nướng bỏ đầy tủ lạnh. Tin đoán có lẽ là của Kelvin,chiều hôm qua nó có nói với Tin là mới tìm được việc làm ở H.E. B supermarket . Nó cảm động vô cùng: Ai nói là Mỹ đen có máu lạnh, không có tình người ?
Năm tháng trôi qua nhanh, ông Lâm vẫn trong tình trạng hôn mê, chưa tìm ra hung thủ, cảnh sát còn trong vòng điều tra.Tin hoàn toàn sống dựa vào sự giúp đỡ của Kelvin. Ngoài giờ học và đi làm ở siêu thị, hầu hết thì giờ còn lại nó ở bên nhà Tin, giúp cho Tin cắt cỏ, tưới cây, nấu ăn,trả bills, làm homeworks và chở Tin vô bệnh viện thăm ông Lâm mỗi ngày. Ngược trở lại, Tin đem lời Chúa rao giảng cho Kelvin. Cuối cùng Kelvin bằng lòng đi nhà thờ mỗi sáng chủ nhật cùng với Tin và tin nhận Chúa là đấng toàn năng, nó tin rằng: nhờ vào đức tin này, cả nhà nó sẽ được cứu rỗi.
Cảm động trước tấm lòng nhân hậu, vị tha của Kelvin, Tin đã đem lòng yêu thương nó nhưng Tin cố gắng giữ trong phạm vi bạn bè vì nó biết rằng trừ phi ba nó chết, ba nó sẽ không bao giờ chấp nhân mối tình của nó và Kelvin. Tin mang ơn của Kelvin quá nhiều, không biết bao giờ nó có cơ hôi để trả lại đây?
*
Trong bệnh viện, ông Lâm như được hồi sinh. Mặc dù nằm bất động nhưng ông nhớ lại câu chuyện xảy ra sáng hôm đó, giống như khúc phim được chiếu lại trước mắt ông :
Chờ Tin đi nhà thờ xong, ông gọi điện thoại cho Kelvin sang nhà gặp ông để nói chuyện:
-Bác muốn con đừng làm bạn với Tin nữa, hay tốt hơn hết là dọn nhà đi nơi khác.
-What 's going on! Tại sao phải dọn nha? Tại sao không được kết bạn với Tin?
-Tại vì gia đình con là Mỹ đen? Bác không thích Mỹ đen!
-What's the heck! you are racist. Gia đình con mới dọn tới, chưa làm phiền bác điều gì. Tại sao bác lại không thích gia đình con?
Ông Lâm nổi nóng:
Không thích là không thích! Đừng hỏi tại sao? Mỹ đen tụi bay có máu lạnh, giết người như ngóe. Đồ lười biếng, không chịu đi làm, sống bám vào người khác.
Kelvin cố dằn cơn tức giận:
- Tin đã từng nói với con: trước mặt Chúa, tất cả mọi người đều bình đẳng, tất cả đều là một trong Chúa Jesus Christ, không phân biêt trắng, đen, chủng tộc, nô lệ hay sang hèn, không phân biệt nam hay nữ. Tất cả mọi người trong chúng ta và muôn loài đều do Chúa tạo dựng ra cho nên bác không được khinh miệt gia đình con. Đen không phải là một cái tội.
Ông Lâm trước viễn ảnh sau này có thể bồng những đứa cháu ngoại đen như cục than hầm, ông không kềm được cơn nóng giận vô cớ:
-Tụi bay không phải là con người mà là con khỉ. Mầy có coi Michael Jackson hát bao giờ chưa? Một tay bụm chim, nhảy nhót giống hệt như là con khỉ, con khỉ !
Kelvin không còn kềm chế được mình, nổi cơn thịnh nộ, máu nóng dồn lên mặt khi ông Lâm dám đụng đến thần tượng của nó. Nó nhảy xổ vào ông Lâm,đấm vào mặt ông:
- Tụi tao không phải là con khỉ mà là con người, là người, là người...
Nó điên cuồng phóng chạy về nhà, lấy khẩu súng của ba nó, có gắn bộ phận hãm thanh, nhảy hàng rào vào cửa sau, bắn ông Lâm hai phát, phát đầu tiên trợt ra ngoài, phát thứ hai bắn vào đầu ông Lâm. Ba Kelvin thấy con nổi cơn điên chạy theo ngăn cản nhưng đã quá trễ... Trước khi ngã xuống hôn mê, ông Lâm còn nghe ba Kelvin la lên: Run! run! hurry up, run away!
*
Chiều nay đi làm về, Kelvin nói Tin nó bận chút chuyện, thăm nuôi ba Tin xong, gọi cho nó, nó sẽ quay trở lại đón Tin về nhà. Tin nhúng khăn nước ấm lau hết mặt mũi và tay chân cho ba. Ông Lâm nằm bất đông, trên người chằng chịt những dây với nhợ dùng để bơm chất bổ dưỡng để nuôi cơ thể ông và bài tiết chất thải ra ngoài .Đột nhiên Tin để ý thấy ngón tay ông co lại, mí mắt nhấp nháy, dấu hiệu ba nó sắp hồi tỉnh. Tin nhào tới đầu giường bấm nút gọi y tá và bác sĩ đến. Ngay sau đó nó gọi cho Kelvin:
-Tới bệnh viện nhanh lên Kelvin! Ba Tin sắp tỉnh trở lại rồi, ngón tay và mí mắt đã co giât trở lại. Nhanh lên nghe Kelvin!
Kelvin phóng xe như bay về nhà, ba nó đang ngồi coi TV:
-Dọn nhà nhanh lên ba! ông Lâm đã tỉnh lại rồi. Ba có cho chủ nhà biết số bằng lái của mình không?
-Ba nói với họ là ở tạm ba tháng, sau đó sẽ làm giấy tờ mua dứt luôn cho nên không có đưa bằng lái cho họ.
Nhanh như chớp, giống như những lần đi ăn cướp ở tiệm grocery, họ dọn nhà trong vòng hai mươi phút, chỉ dọn những đồ vật có giá trị và quần áo, còn những đồ vặt vãnh, họ bỏ lại hết.
Một giờ sau, Tin ngồi trên xe cảnh sát chở nó về nhà. Nó lâm râm cầu nguyện cho những gì ba nó nói không phải là sự thật. Có lẽ ba nó hôn mê đã lâu cho nên tinh thần bất định, quá kỳ thị Mỹ đen cho nên cứ ám ảnh là Kelvin giết mình, không có lý do gì mà Kelvin lại bắn ông Lâm. Rồi nó tự mâu thuẫn với chính mình: chạy lẹ lên Kelvin! Tin không muốn thấy mầy bị tù, dầu gì ba tao cũng đã sống lại. Trốn lẹ lên Kelvin! Mầy là người tốt, tao không muốn thấy mầy tiêu đời trong nhà tù. Rồi nó lại nghĩ: Kelvin không đi đâu hết, Kelvin vẫn còn ở đó, Kelvin là người tốt, Kelvin không có bắn ba Tin, ba Tin chỉ nói bậy trong cơn mơ sảng.
Xe cảnh sát ngừng lại, Tin chạy bay vào nhà Kelvin đầu tiên, hai người cảnh sát rút súng ra núp đằng sau xe, sợ hung thủ trong nhà có súng sẽ bắn trả trở lại.
Cửa không khóa, Tin mở ra, căn nhà trống rổng. Tin quỵ xuống thảm, hai tay cào cấu lên thảm nấc lên :
-Tại sao lại là mầy, Kelvin? Tại sao lại là mầy! Kelvin? Chúa ơi ! Tại sao lại là Kelvin?
Sương Nguyễn
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Mar/2011 lúc 10:44pm
GIỌT NƯỚC CÁM ƠN
Đúng năm giờ bác Chu tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ mười lăm rồi, nên bác tài đem tấm bảng “tạm thời không đón khách” treo lên. Đúng ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học số bốn mươi chạy ùa ra. Bác Chu tài xế nhịn không được thói quen này nên dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng nó mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.
- “Bác tài, cháu…cháu muốn ngồi xe của bác.” Một bé gái chân đi cà thọt lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái nói vội vàng.
Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi.
Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói: “Cám ơn bác, bác tài, cháu chỉ ngồi một trạm là một trạm thôi.”
Hai chữ “cám ơn” làm cho bác Chu tài xế động lòng, bác nhìn trên trên thân em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, nên nhịn không được bèn thở dài nói: ”Lên xe.” Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đến khúc quanh, em bé gái đột nhiên đằng hắng nói: “Bác tài, cháu chỉ có ba đồng bạc mà thôi, cho nên, đến nửa trạm thì cháu xuống.” Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em bé gái mặt đỏ gất, không nói gì. Đây là xe taxi ở thành phố, giá mỗi đoạn đường có thể là năm đồng.
Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa vui vẻ nói: “Thật cám ơn bác, bác tài.” Bác Chu tài xế nhìn thấy em bé gái khập khiễng đi về phía trước, đột nhiên trong lòng có chút ái ngại. Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác Chu tài xế mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ biết đứng chờ. Em bé gái đợi mình ? Bác Chu đoán và trong lòng cảm thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đàng xa giơ tay vẫy vẫy, bác Chu tài xế rất kinh ngạc, xe bác ta màu da cam giống với các xe taxi khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ ? Đây là ba đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm ?
Trong lòng em bé gái có một bí mật nhỏ, bác Chu tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác Chu tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé thọt chân trong trường trung học số bốn mươi. Bác tài đem tấm bảng “tạm không chở khách” treo lên, chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học “tạm biệt”, bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: “Cám ơn bác, bác tài.” Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì bác Chu cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường. Thời gian qua rất nhanh, tình hình này tiếp tục thêm một năm nữa, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác Chu đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu ?
- “Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng cháu ngồi xe của bác, thật làm phiền bác quá. Cháu thi đậu trường trung học Tân Tập Nhất, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần,” em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường Tân Tập Nhất là trường điểm của tỉnh, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học rồi.
- “Vậy thì bác đưa con về nhà.” bác tài nói.
Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc mà thôi.
- “Lần này không lấy tiền.” Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ ? Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong xe ra, nói: “Đây là món quà bác tặng cháu.”
Em bé gái kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình chào bác tài, nói: “Cám ơn bác, bác tài.”
Nhìn em bé gái thọt chân đi vào nhà, bác Chu tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa ? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì nữa !
Đã qua mười năm rồi. Bác Chu tài xế vẫn còn lái xe taxi.
Hôm nay, việc làm không nhiều, ông đang lái xe, nhưng lại nghe được chương trình ca nhạc của đài giao thông phát đi chương trình “nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước thuê xe của công ty Thắng Lợi, số xe là Axxxx.” Bác Chu tài xế vừa nghe thì ngớ người ra, có người tìm ông ta ? Mười năm trước, ông ta lái chính là chiếc xe này. Điện thoại gọi thẳng đến tổng đài, người phụ trách tổng đài kinh ngạc đưa cho bác tài xế số điện thoại, bác Chu nghi hoặc, là ai nhỉ ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.
Gọi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi: “Là bác sao, bác tài ?” Bác tài giựt mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả. - “Cám ơn bác, bác tài.” Cô gái lại nói.
Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác Chu hình như nhận không ra, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có ba đồng bạc đó ư ? Cô gái đứng lên cúi mình chào bác tài và nói: “Từ trong lòng cháu cám ơn bác, bác tài.”
Uống cà phê, cô gái kể chuyện ngày trước: Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên tuyết rơi rất nhiều, không may tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương nặng. Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành thi lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Cô rất kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Cho nên, cô không nói cho ai biết việc bị tai nạn trên đường. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng ? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác Chu tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi trước cổng trường.
Cô bé chỉ có ba đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn thản nhiên đi, bởi vì không ai có thể đoán biết là ba của cô bé đã chết.
- “Bác nhất định không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của cháu đã lái, số xe cứ in mãi trong óc của cháu.”
Cô gái nói xong thì nước mắt rơi xuống: “Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn thì cháu liền nhận ra nó.” Bác Chu tài xế thấy lỗ mũi nóng, chút xíu nữa thì cũng chảy nước mắt.
- “Tấm huy chương này cháu luôn mang trên mình, cháu không biết, nếu không có nó thì cháu có thể đi được đến ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại cháu tiền xe, cháu vẫn cứ giữ nó. Có một chút tiền, cháu cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất phụ thân, nhưng cháu vẫn có phụ thân như cũ.” Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: “Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này.”
Tấm huy chương này là của bác Chu tài xế làm quà tặng cho cô gái mười năm trước. Cô gái dắt cánh tay của bác Chu tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác Chu dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái thọt chân ấy, cô gái ấy bây giờ bác tài mới biết tên cô ta là Lâm Mỹ Tuyết, cô gái và con của bác tài đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật quả là ấn tượng giống nhau ! Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: “Cám ơn ba.”, xuống xe cũng câu ấy: “Ba, con cám ơn ba.”, làm cho bác tài cảm nhận được rất nhiều hạnh phúc !
Tấm huy chương ấy là của con gái ông được thưởng trong kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên chết đi khiến cho ông ta không kịp đề phòng. Lại đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học số bốn mươi, ông ta đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: “Ba, cám ơn ba.”
Trên đường trở về nhà, bác Chu mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái thọt chân ấy. Cô ta cười tươi với bác Chu tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: Lâm Mỹ Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S...” bác Chu tài xế kinh ngạc há hốc miệng, đọc nhanh như chớp, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.
Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác Chu ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Lâm Mỹ Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào ? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không ?
Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ:“Bác tài, đây là lợi tức của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng cháu. Cám ơn bác, bác tài !”
Cặp mắt của bác tài lại mờ mờ thêm một lần nữa...
Linh Mục Giuse Maria Nhân Tài dịch
------------- mk
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 25/Mar/2011 lúc 9:20am
LGT: Bài viết vô cùng cảm động sau đây của quả phụ một sĩ quan QLVNCH, kể về một mối tình thời chiến tranh Việt Nam giữa chị ruột của tác giả với một người lính Mỹ, đã hy sinh trong cuộc chiến. Hơn ba mươi năm sau, tưởng nhớ công ơn người anh rể đã hy sinh cho quê hương, tác giả ghé thăm bức tường đá đen ghi danh 58,000 tử sĩ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam... Không ngờ, tại đây, bà tình cờ gặp bố mẹ của người anh rể cũng đến viếng thăm con, và qua câu chuyện, tác giả đã giúp ông bà nội người Mỹ tìm thấy người con dâu Việt và đứa cháu nội chưa từng biết mặt.... Trong niềm bồi hồi xúc động đến rưng rưng lệ khi đọc, chắc chắn quý độc giả không thể không biết ơn những người lính VNCH, Mỹ, Úc... đã đổ máu bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của cộng sản trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam.... * Tháng tư thường cho tôi nhiều nỗi buồn và nhớ. Buồn vì từ đó ta làm thân mất nước không nhà và nhớ vì trước đó có quá nhiều kỷ niệm không bao giờ còn tìm lại được. Giữa lúc lòng tôi đang chơi vơi thì chị bạn rủ theo đoàn nguời về thủ đô Hoa thịnh Đốn để coi hoa Anh Đào nở và nhất là đi thăm bức tường đá đen, ghi lại tên tuổi của hơn năm mươi tám ngàn tử sĩ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, đã bỏ mình để bảo vệ tự do của miền Nam xưa. Với tôi đó là một dịp may đến thật tình cờ. Tôi vẫn thường nghe nói về vườn hoa Anh Đào mà vương quốc Nhật tặng cho nhân dân Mỹ khi xưa ở thủ đô, đang khoe sắc mỗi độ xuân về. Thật như thỏa tấm lòng vì cả hai, được nhìn những cành hoa mà cả một thời tuổi trẻ ước mơ và đến tận nơi bức tường đá đen để tìm tên một người đã là điều tôi mong muốn từ lâu. Thế nên tôi thu xếp hành trang vôi vã đi ngay. Hơn hai mươi bốn giờ ngồi trên xe theo nhóm người du ngoạn đã đưa tôi từ miền Texas xa xôi về tới thủ đô. Con đường Ohio chạy dọc theo bờ sông Potomac hoa Anh đào đã nở rực rỡ một màu hồng phơn phớt trắng. Hơi lạnh đầy trong không khí của một mùa đông dài còn sót lại, vương qua mùa xuân, đọng trên những cánh hoa dọc theo con đường Constitution dẫn đến bức tường đá đen nằm kia, trầm mặc u buồn. Tháng Tư, hoa đã nở từ lâu. Xác hoa rơi lả tả làm hồng cả một khỏang không gian quanh những con đường chạy dọc theo công viên. Hoa Anh Đào thật đây rồi, những cánh hoa mà tươi xinh ngày xưa tôi chỉ được nhìn thấy trong phim ảnh rồi thầm cảm mến những kiếm sĩ của xứ Phù tang, cô đơn vung đường gươm, để hoa rơi trong tuyết lạnh, thì hôm nay đang rực rỡ khoe sắc trước mắt tôi đây. Tôi tách ra khỏi nhóm người đi bộ một mình dưới những tàn cây. Tôi vẫn thích đưọc đi một mình để nhớ về những ngày tháng đã dần qua. Ngày xưa chưa mất miền Nam gia đình tôi đã có một cuộc sống ấm êm hạnh phúc. Chồng tôi, một người lính trận, mỗi lần về phép thường hay cùng đi với một quân nhân Mỹ, cố vấn trong đơn vị. Hai người cùng làm việc, cùng chung sở thích và ý nguyện nên rất thân nhau. Thuở ấy tôi không biết nhiều về đất Mỹ như bây giờ nhưng qua lời anh diễn tả, cũng đủ hiểu rằng người lính Mỹ ấy đến từ một vùng quê xa xôi miền trung bắc Hoa Kỳ. Ngoài cái vẻ bên ngoài rất tài tử, râu ria xồm xoàm vì những ngày tháng lăn lóc trong chiến trận chưa kịp cắt tiả thì Mike Wright thật nhân hậu và hiền lành. Tôi cũng ngạc nhiên với tấm lòng rộng lượng hồn nhiên của nguời Mỹ. Họ đã mang biết bao nhiêu tài sản, cả sinh mạng khi đến giúp đất nước tôi, hòa nhập vào đời sống người dân bản xứ, tươi vui trong cuộc sống. Bởi thế, anh chàng râu tia xồm xoàm Mike chiếm được cảm tình của gia đình, nhất là bà chị lớn chưa chồng của chúng tôi ngay. Chuyện tình của một người lính viễn chinh từ một đất nước xa xôi với người con gái Việt Nam còn nguyên nền nếp gia phong diễn ra thật êm đềm hạnh phúc với một đám cưới đậm chất phương Đông. Chị tôi khăn đóng, áo dài bên cạnh anh Mike cũng áo dài khăn đóng. Trông họ cũng thật vừa đôi. Từ đó tôi không còn cô đơn trông ngóng hằng đêm mà có cả chị tôi là kẻ đồng tình, đồng cảnh. Chúng tôi đã có những ngày đợi chờ trong lo lắng, đã có những ngày đoàn viên trong hạnh phúc. Những tháng tươi vui của một thời son trẻ tưởng như không bao giờ dứt cho đến một ngày kia. Tôi không quên được cái ngày người chỉ huy hậu cứ tiểu đoàn đích thân đến báo cho tôi biết là chồng tôi và đơn vị của chàng không về nữa. Cả người cố vấn Mỹ dễ thương đang là anh rể của tôi cũng cùng chung số phận. Một đơn vị oai hùng, thiện chiến, tưởng như là không bao giờ thua trận đã nằm lại đâu đó trên vùng đất Hạ Lào của mùa hè khói lửa. Tôi và người chị, ngày ấy thực sự bị cuốn vào những cơn ác mộng, nhất là khi chị tôi biết được rằng mình vừa khó ở, chưa thông báo cho Mike biết về đứa con vừa thành hình trong bụng chị. Sau khi miền Nam lọt vào tay phương Bắc là một quãng đời địa ngục trần gian đến với chúng tôi. Nhất là chị với đứa con lai đã hứng chịu trăm đắng ngàn cay bởi vì sự dè bỉu, khinh khi cũng như phân biệt đối xử của người cai trị mới. Chị tôi bị hành hạ, bị lăng nhục, bị đe dọa đưa vào cái trại gọi là phục hồi nhân phẩm mà thực chất là tước đoạt hết nhân phẩm con người. Chịu đựng bao nhiêu đắng cay khổ sở nhưng chị tôi vẫn cắn răng làm việc nuôi dạy con khôn lớn nên nguời. Có một điều làm tôi lạ lùng là tình yêu của chị dành cho anh hơn hẳn những thường tình. Chị luôn nhắc tới anh với những lời yêu thương trang trọng, với sự bùi ngùi thương tiếc của một người góa phụ tưởng nhớ thương chồng. Chị không đòi hỏi gì ở anh cũng như đất nước anh. Khi chương trình tái định cư những người con lai bắt đầu, tôi cũng tưởng chị vui sướng lắm. Nhưng không, chị từ chối ra đi chỉ vì còn nặng lòng với mảnh đất được sinh ra và đứa cháu tôi cũng vui vẻ vâng theo lời mẹ. Tôi không giống và cũng không chịu đựng được như chị. Tôi chọn ra đi để đưa các con tôi về với tự do. Khi con thuyền mong manh đưa chúng tôi ra biển, tôi đã thầm cầu nguyện ơn trên cho chúng tôi vượt sóng đươc bình an. Tôi đã chọn tự do hay là chết và chân thành cầu xin đó là một sự chọn lựa đúng đắn và may mắn nhất trong đời.... Cứ mải suy nghĩ và đi theo con đường hoa, tôi đến trước bức tường đá đen tự bao giờ. Con đường dần xuống thấp để những dòng tên trắng hiện ra. Một cặp vợ chồng người Mỹ trắng đã già lắm, run rẩy dắt tay nhau bước lên bực thang. Mắt người đàn bà còn ướt đỏ. Tôi đoán rằng bà vừa mới khóc. Gặp nhau trên bực thang đầu tiên, tôi vui vẻ chào hai người rồi hỏi lớn: -Ông bà từ đâu tới. -Chúng tôi từ Ohio, còn cô. - Thưa ông bà tôi từ Texas. Người đàn ông râu dài nhưng cắt tỉa gọn gàng, dáng vẻ hiền từ thân thiện. Ông ta mỉm cưởi hỏi lại. -Tôi muốn hỏi cô người nước nào. Phi, Tàu, Nhật hay Thái lan. -Thưa ông tôi là người Việt Nam. Bỗng nhiên tôi thấy gương bặt người đàn bà dường như đổi sắc. Hình như một sự giận dữ bất ngờ chợt làm bà ta vùng vằng cố bước lên bậc thang ngắn tiến về phía trước. Tôi ngạc nhiên nhìn ông già chờ đợi một lời giải thích về cử chỉ bất thường của bà. Chắc có một điều gì không ổn vì tôi biết đa số người Mỹ thường lịch sự, ít ai bày tỏ ngay những điều khó chịu trong lòng. Như đóan được ý nghĩ của tôi ông buồn rầu giải thích. -Cô đừng buồn với thái độ của vợ tôi. Bà ấy đang buồn rầu. Chúng tôi mất đứa con trai duy nhất ở Việt Nam, nên mỗi khi thấy người Việt Nam vợ tôi lại xúc động, không ngăn được cảm xúc nên có những cử chỉ bất thường. Tôi nhìn bà già đã ngồi xuống chiếc ghế đá bên lối đi, đang run rẩy cố chống hai tay lên đùi, mắt vô hồn nhìn vào quãng không gian phía trước. Nếu tôi mất con cho một cái xứ sở xa lạ nào chắc gì tôi còn giữ được bình tĩnh như bà. Lòng tôi rạt rào niềm thương xót để nói với ông rằng tôi thông cảm tâm tình của những bà mẹ mất con cho một dân tộc họ không hề mảy may biết tới. Trong lúc xúc động tôi cũng nói với ông là chính tôi và gia đình tôi cũng mất mát rất nhiều trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lăng đó. Và đau đớn hơn thế nữa, chúng tôi đã mất cả quê hương, tổ quốc. Ông già M ỹ luôn luôn lập đi lập lại rằng tôi biết, chúng tôi biết, rồi xin phép tôi chạy đến săn sóc cho bà đã ngồi xuồng ghế đá cách đó không xa lắm. Ông nói lớn, chào từ giã khi tôi đi lần xuống phía dưới để dò tìm những hàng chữ mang tên người anh rể ngoại chủng năm xưa đã nằm xuống ở Việt Nam. Tôi biết vần W sẽ nằm ở hàng cuối cùng nhưng cũng mất một lúc lâu mới tìm thấy cái tên Mikes Wright, tên người anh rể tôi năm kia, khiêm nhường giữa tên của bao nhiêu người. Nhỏ bé và đơn giản trong một không gian bao la, nhưng thật hào hùng độ lượng như cuộc đời anh và đất nước đang cưu mang chúng tôi đây. Tôi lặng chìm trong những giấc mơ xưa về một gia đình hạnh phúc mà nhớ đến chồng tôi. Tên của Mikes người ta còn nhớ chứ tên của chồng tôi kẻ thù đã xóa đi. Ngay cả miếng đất nhỏ bé mà chồng tôi an nghỉ người ta cũng đang toan tính cướp mất của anh. Tôi nhớ đến nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Nhớ đến giây phút vật vã khóc lóc nhìn thi hài anh được gắn lon giữa hai hàng nến. Nhớ đến những khuôn mặt lầm lỳ, chai sạn vì gió bụi của những nguời lính bồng súng chào chồng tôi lần cuối khi đưa chàng về với đất mẹ năm xưa. Giữa lúc lặng yên tưởng nhớ thì mấy bà bạn tôi xuất hiện. Các bà gọi la tên tôi ơi ới, trách tôi xé lẻ tìm vui một mình. Cả bọn trầm trồ, chỉ trỏ reo vui với những cái tên lạ, nói cười vui vẻ như không cần biết gì về những niềm đau. Ôi nhân thế thường mau quên để sống, chỉ có mình tôi hay đi ngược thời gian về những dòng sông cũ. Chúng tôi lại rủ nhau đi thăm viện bảo tàng không gian gần đó. Một đoàn người vừa đi vừa cười, vừa hỏi thăm đường rộn vui lên góc phố. Ở đây người ta quen mắt với những cái lố lăng của du khách từ khắp mọi miền trên thế giới nên chẳng thấy phiền hà. Đến trưa lúc sắp ra về tôi lại gặp cặp vợ chồng người Mỹ ban sáng. Lạ một điều là tôi thấy ông già có nét gì rất quen. Lần này bà có vẻ vui hơn, mỉm cười khi tôi chào gặp lại. Chắc ông đã giải thích cho bà biết rằng ai cũng có những nỗi buồn, những mất mát khác nhau chứ không phải riêng bà. Chúng tôi đứng ngoài hành lang nói chuyện. Ông bà cho tôi biết sẽ về lại Ohio chiều mai, một nông trại xa xôi nằm sát biên giới tiểu bang Indiana. Ông nói thế nhưng tôi chẳng hình dung được gì ngoài những con số mà tôi đoán rằng đất đai chắc là rộng lớn. Tôi cũng cho ông biết chúng tôi còn ở đây thêm vài ngày, đi thăm một vài nơi nữa rồi chào từ giã theo dòng người thăm viếng. ............
Buổi sáng hôm sau tôi có thói quen thức dậy thật sớm trong lúc mọi người còn say trong giấc ngủ. Tôi mở cửa bước ra ngoài, đi bộ theo con đường Ohio dọc theo bờ sông, rồi tình cờ bước dần về phía bức tường đá đen. Trời còn sớm quá nhưng tôi thấy dưới chân bức tường thấp thoáng bóng ngươi. Bước tới gần hơn tôi bất ngờ nhận ra ông bà già Mỹ hôm qua đang ở đó tự bao giờ. Bà ngồi hẳn xuống đưa tay sờ lên những hàng tên như vuốt ve một vật gì quý giá. Gặp lại nhau tôi lên tiếng: -Chào ông bà. Ông bà ra đây sớm quá. Tôi cứ tưởng chỉ mình tôi đi bộ trong khu này.. Ông ôn tồn giải thích: -Chiều nay chúng tôi trở về lại Ohio rồi nên thu xếp thời gian thăm lại nơi đây lần nữa. Bà vẫn không nói, đưa tay sờ lên phiến đá. Tôi chắc bà thương yêu người con và đau đớn lắm khi nhìn lên hàng chữ có tên con mình. Mắt tôi tò mò nhìn theo và ngạc nhiên thấy tay bà đang đặt trên hàng chữ của vần W. Như có một linh tính báo trước chuyện lạ lùng tôi buột miệng hỏi ông: - Con trai của ông bà tên là gì nhỉ. Anh ấy mất ở Việt nam năm nào? - Con trai tôi tên là Mikes Wright, Tử trận ở Việt năm năm 1972. Tên nó đây, ngay đây này... Vừa nói ông vừa chỉ về phía tay bà đang xoa xoa che khuất cái tên mà trước đây tôi đã đặt tay vào. Chính đó là tên anh rể của tôi. Cha của đứa cháu mồ côi mà chị tôi yêu quý như báu vật của cuộc đời mình. Tôi đứng lặng người nhìn ông rồi lại nhìn bà. Sao cuộc đời lại có sự tình cờ kỳ diệu đến thế này. Để chắc chắn mình không nằm mơ tôi hỏi lại những chi tiết rất chung chung mà tôi còn nhớ về anh. - Anh Mikes của ông bà rất nhiều râu và vui tính lắm phải không. - Cô nói gì tôi không hiểu. Dĩ nhiên ngày ấy Mikes còn trẻ lắm nên râu ria mọc là thường. Tôi nhìn lại ông và mơ hồ thấy nét quen thuộc mà tôi chợt khám phá ra hôm qua, là ông trông rất giống Mike ở cái cằm vuông vức và bộ râu rậm dài. Ông già bùi ngùi nói tiếp. - Vợ tôi buồn một điều là đáng lẽ ra Mikes đã hết hạn phục vụ ở Việt nam trở về Mỹ nhưng vì yêu thương một người con gái bản xứ nên tình nguyện phục vụ thêm một thời hạn nữa và cái thời hạn đó không bao giờ chấm dứt... - Thế ông bà có biết tin tức gì về người con gái ấy không. - Mikes có gởi cho chúng tôi một tấm hình, thông báo là đã thành hôn. Lâu quá rồi nhưng chúng tôi còn giữ tấm hình ấy trong tập ảnh gia đình ở Ohio. Chỉ có thế mà thôi. Tôi muốn nói với ông chính tôi là em người con gái Việt Nam ấy nhưng sợ rằng mình nhận lầm, vì biết đâu có một anh Mike nào khác nữa nên chỉ nói với ông: - Hơn ba mươi năm trước đây tôi cũng có một người anh rể tên là Mike Wright, quê quán ở miền trung bắc Mỹ. Tôi chỉ biết thế không biết có phải là anh Mikes con của ông bà không. Tôi từ Texas lên đây chơi nhưng chính là để nhìn thấy tên anh Mikes Wright một lần trên tấm bia đá này. Ông mở mắt nhìn tôi kinh ngạc rồi kéo bà lên, nói với bà tin tức quan trọng đó. Ông luống cuống, mời tôi ngồi xuống tấm ghế đá trong khi bà cứ há miệng ra thẫn thờ chờ đợi. Rồi ông dồn dập hỏi. - Tôi chắc là đúng rồi. Đấy cô coi có cái tên Mikes Wright nào khác đâu. Thế chị cô bây giờ ở đâu. Tôi muốn hỏi thăm tin tức về Mikes trong những ngày cuối cùng. - Thưa ông bà, chị tôi vẫn còn ở Việt Nam. Chắc rằng chị tôi cũng chẳng biết gì hơn ông bà. Như chính tôi đây chẳng biết gì hơn tin tức cuối cùng của chồng tôi và Mikes. Đầu tiên người ta chỉ thông báo cho chúng tôi là hai người đã mất tích sau một đợt tấn công của địch và cả tuần lễ sau mới tìm thấy xác mang về. - Thế thì đúng như cô nói, chắc đúng là Mikes rồi. Khi chúng tôi đến nhận xác Mikes thì đã không mở ra được nữa vì những điều kiện vệ sinh. - Nhưng tôi có một tin quan trọng về anh Mikes, không biết ông bà có muốn nghe không? - Tin gì vậy, thưa cô. Chúng tôi không còn gì trên đời này ngoài hình ảnh của Mikes và những gì liên quan đến đứa con yêu thương của chúng tôi. - Chị tôi có một người con với anh Mikes. Chính anh Mikes cũng không biết vì lúc vừa mới có thai, chưa kịp thông báo thì anh Mikes và chồng tôi đã không về nữa. Ông bà liên tục kêu lên những lời thống thiết, không rõ là lời đau khổ hay mừng vui. - Chúa ơi, thật thế sao! Chúa ơi! Chúa ơi! - Thật thế thưa ông bà. Cháu giống Mikes lắm. Nếu ông bà thấy cháu là nhận ra ngay thôi. - Thế bây giờ cháu ở đâu thưa cô. -Cháu vẫn còn ở Việt nam. Vì thương mẹ nên cháu không về Mỹ theo chính sách trở về quê cha của những đứa con lai. Tôi và ông bà Wright cùng bước đi như trong cơn mơ vì sự gặp gỡ bất ngờ. Tôi cho ông bà địa chỉ, số điện thoại của tôi và nhận lại địa chỉ số điện thoại của ông bà ở Ohio để tiện bề liên lạc. Những thông tin ban đầu mặc dù đã chính xác, nhưng tôi muốn biết chắc tấm ảnh ngày xưa có phải là của chị tôi hay không. Chiều hôm đó ông bà Wright về lại Ohio. Tôi đoán ông bà vui vẻ lắm. Mất một đứa con cho cái xứ Việt Nam xa xôi nhưng ông bà sẽ được nhận lại một đứa cháu ngoan ngoãn và đứa con dâu còn giữ đúng truyền thống Việt Nam. Tôi biết chị tôi là một người đàn bà Việt Nam hiền thục. Tôi đã đoán không sai vì ba hôm sau khi tôi còn ở khách sạn thì tiếng điện thoại lại reo. Lần này ông bà Wright theo xe trở lên, mang cả gia đình đứa con gái gồm con rể và hai đứa cháu. Họ lái một chiếc xe van lớn mang theo cả tấm ảnh ngày xưa. Gặp nhau tại công viên ông bà đưa tôi tấm ảnh và giải thích: - Vội quá nên chúng tôi không book được vé máy bay. Vả lại Nathalie, em gái của Mikes và chồng con nó ở gần đó cũng muốn đi nên chúng tôi lái xe cho tiện. Tấm ảnh chụp cách đây hơn ba mươi năm giờ đã ố vàng. Màu sắc phai theo thời gian nhưng vẫn còn sắc nét. Tôi cầm tấm ảnh như đưa tay chạm vào một phần quá khứ xa xăm. Trong ảnh, chị tôi người con dâu đất Mỹ, e ấp đứng bên người chồng râu tia xồm xoàm, đang đưa cánh tay khỏe mạnh ôm vòng lấy người con gái như ôm ấp chính cuộc đời cô. - Đúng là chị tôi rồi.... Ông bà Wright mừng vui như mở hội. Bà như trẻ trung hẳn lên. Bao nhiêu bệnh tật gần như tan biến. Mấy người đi theo cũng lộ nét mừng vui hớn hở. Bà hỏi tôi những chuyến bay về Việt Nam với những dự định đi thăm viếng đứa cháu, con của người con tưởng như đã mất, bỗng dưng còn để lại trong cuộc đời này cả một phần huyết nhục. Tôi thưa với ông bà rằng tôi đã nói chuyện với chị tôi qua điện thoại. Chi cũng rất vui mừng về sự gặp gỡ này. Chị sẵn sàng cho cháu về quê nội cũng như chính chị sẵn sàng về làm dâu ông bà, chăm sóc cho ông bà trong lúc tuổi già đúng như truyền thống của người Việt nam. Tôi đã biết tình yêu của chị dành cho Mikes nên không ngạc nhiên với quyết định này. Ông bà chăm chú nghe tôi giải thích phong tục Việt Nam là người vợ phải làm dâu phụng dưỡng cha mẹ chồng. Ông kêu Chúa ôi liên tục sau mỗi câu nói làm tôi có cảm tưởng như đang kể cho ông bà nghe về chuyện phong thần, nhưng tôi biết bây giờ đối với ông bà, đất trời là cả một mùa xuân. Sau đó một thời gian dài, tôi lại bận bịu vì phải lo lắng dẫn ông bà Wright về lại Việt Nam. Bận bịu nhưng lòng tôi sung sướng. Tôi không giấu được xúc động khi nhìn thấy ông bà lần đầu tiên gặp lại đứa cháu nội sau hơn ba mươi năm thương nhớ người con đã khuất. Ông bà cứ kêu lên những lời vui mừng vang một góc sân và làm ngạc nhiên những người hàng xóm Việt Nam vốn không thiếu sự tò mò. -Oh my God! He just looks like his father! Oh my God!
Bây giờ chị tôi, một người con gái Việt nam về làm dâu muộn màng trên đất Mỹ, đang thay cha mẹ chồng cai quản một nông trại trồng bắp ở Ohio với đứa con duy nhất của một cuộc tình nở vội trong cuộc chiến Việt Nam.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Mar/2011 lúc 6:21pm
VƯỜN CHIM |
http://saigonecho.com/main/vanhoc/truyen-ngan-moi/hn-nguyen-tan-ich/22423-vn-chim.html?tmpl=component&print=1&layout=default&page=# - |
Tác Giả: Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích |
|
Tôi đang lui cui lau sàn nhà, bất chợt tiếng thắng xe kêu rít lên phía trước sân.
Ném nùi giẻ vào sô nước, tôi vội vàng bước ra ngoài hiên xem ai đến. Anh bạn Chu Tăng Mạnh ngồi trên yên chiếc xe Honda Nữ Hoàng đời mới bóng loáng nhìn tôi cười rạng rỡ. Mạnh khóa cổ xe rồi bệ vệ bước vào nhà. Nhìn đôi giày da bóng lộn với những con đỉa dưới đế giày nện cộp cộp xuống nền nhà tráng xi-măng, tôi đoán chừng tay này hiện giờ được cả thần lẫn thế. Mạnh niềm nở bắt tay tôi :
- Mình được tin cậu về đã hơn một tháng rồi, mà bận quá không vào thăm được. Hôm nay, nhân tiện vào khám bệnh cho ông Chủ Tịch Huyện, mình ghé vào thăm cậu, bà xã đâu mà cậu phải lau nhà ?
- Thấy bà ấy vất vả quá, trông đau lòng. Mình mới ra tù chưa có việc gì làm nên giúp vợ được chút nào hay chút đó. À, chị Mạnh vẫn khỏe chứ ?
- Ma đam tôi thời nào lại không khỏe, có làm gì động móng tay đâu. Mạnh tự tin trả lời.
Nhìn toàn thân tôi rồi đưa tay lật mí mắt theo thói quen nghề nghiệp của ông thầy thuốc chẩn đoán con bệnh, Mạnh than:
- Thiếu máu trầm trọng. Trông cậu có vẻ mập nhưng là mập nước đấy, triệu chứng của cơ thể thiếu chất khoáng và vi-ta-min. Hãy ăn nhiều thịt cá vào mới tránh được tình trạng cơ thể suy kiệt.
Tôi nhếch mép cười, gục gặc đầu, nghĩ thầm: “ Mới trong tù ra, thiếu dinh dưỡng là cái chắc. Giờ đây, được ăn no bụng là quý rồi, lấy đâu mà thịt với cá, ông tướng nầy như ở trên trời rơi xuống”
- Này, mình vào đây thăm cậu, nhân tiện mời ông bà đến tham dự tiệc kỷ niệm 15 năm ngày cưới của vợ chồng mình vào ngày 25 tháng 3 tới đây. Xin nhớ một điều là không được mang quà cáp gì hết. Tụi mình sẽ không nhận của ai một món nào. Nếu cậu không nghe là buộc phải mang về đấy. Ngày đó, mình sẽ biếu cậu một số thuốc bổ tổng hợp. Gởi lời thăm ma-đam của cậu, ô-rơ-voa nhé.
Mạnh đưa bàn tay trắng muốt, những ngón tay búp măng no tròn mịn màng nắm bàn tay tôi sần sùi chai cứng. Lật ngửa bàn tay tôi lên, Mạnh sững sờ nhìn vào đó như nhìn một vật lạ, kinh ngạc hỏi :
- Nầy, cậu lao động chân tay khổ nhọc đến thế sao? Những cục u trên bàn tay cậu rất khó biến đi đấy. Mạnh lắc đầu , ngậm ngùi từ biệt tôi.
Hắn vừa phóng xe ra khỏi ngõ thì vợ tôi cũng vừa đạp xe về nhà. Nàng lên tiếng hỏi:
- Ai như thầy Mạnh vừa trong nhà mình mới ra ?
Xách chiếc giỏ đựng đầy khoai lang trên boóc ba-ga xe đạp giúp vợ, tôi trả lời:
- Anh ấy đi khám bệnh cho người ta, sẵn dịp ghé thăm tôi.
Vợ tôi tiếp :
- Giàu có và đầy thế lực lắm đấy. Bác sĩ cách mạng mà. Ở thị xã, từ ông to đến dân hèn, ai mà không biết bác sĩ Mạnh.
Tôi ngạc nhiên hỏi :
- Mạnh đậu bác sĩ hồi nào vậy?
Vợ tôi xách túi rau, dựng xe vào tường, nhìn chồng trả lời cụt ngủn:
-Bác sĩ tự phong.
* * *
Năm 1968, Chu Tăng Mạnh đang là sinh viên năm thứ 3 Y khoa Huế nhưng nằm trong nhóm sinh viên hoạt động bí mật của anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan. Qua hai mươi lăm ngày đêm VC đánh chiếm thành phố Huế trong Tết Mậu Thân , những hoạt động thiên tả của họ trở thành công khai. Khi tình hình ở Huế đã trở lại bình thường, Chu Tăng Mạnh bị loại ra khỏi trường Y. Anh trở về quê cưới vợ và xin giờ dạy môn Pháp văn cùng trường trung học tư thục với tôi. Ngày đó, Mạnh gắn trước cửa nhà cái tấm bảng nhỏ “ Chích thuốc theo toa Bác sĩ”. Vừa đi dạy vừa làm nghề chích thuốc tư, cuộc sống của gia đình Mạnh tương đối thong thả.
Trước ngày kỷ niệm 15 năm kết hôn, Mạnh cho người mang thư mời vợ chồng tôi. Ngày đó, chỉ mình tôi đến tham dự còn vợ tôi từ chối.
Chiếc xe lam cũ kỹ, chạy ọp ẹp trên con đường lở lói đến thị xã hơn mười cây số. Tôi xuống xe lội bộ đến nhà Mạnh. Trước 1975 nhà chỉ một căn, bây giờ mở rộng ra hai cánh tả hữu. Ðập vào mắt của khách đi đường là tấm bảng nền xanh chữ trắng: “Bác Sĩ Chu Tăng Mạnh”. Có lẽ còn sớm nên phòng tiệc chưa có một ai. Mấy dãy bàn trải khăn nhựa in hoa, những đĩa chén mỏng loại đắt tiền được đặt bên trên bàn ngay hàng thẳng lối.
Nghe tôi đến, Mạnh từ trong phòng, hai tay còn đang thắt chiếc cà-vát đã vội vàng ra bắt tay tôi :
- Cậu thấy nhà mình khác xưa nhiều phải hông? Thân thế lắm mới mua liên tiếp được hai căn nhà hai bên. Căn bên trái là của một gia đình Tàu xuất cảnh chính thức, còn căn bên phải của một gia đình vượt biên.
Mạnh nắm tay tôi dẫn ra phía sau nhà. Một cảnh trí khiến tôi ngạc nhiên phải buột miệng ồ lên thích thú. Như một khu vườn bách thảo thu gọn giữa cái thành phố nghèo nàn nầy. Cây ăn quả xanh ngát một vùng. Ðặc biệt là thú chơi chim của Mạnh.
Dọc theo bức tường ngăn cách với nhà hàng xóm từ trước ra đến tận cùng khu vườn đều có mái hiên che. Vô số các loại lồng chim treo bên dưới. Lồng to, lồng nhỏ, dưới thấp , trên cao , san sát, lủng lẳng. Chợt tiếng cu gáy nổi bật trong rừng chim đang hót líu lo. Tôi trực nhìn lên cây dừa cao thấy lồng chim cu cườm đang giương bẫy. Mạnh giải thích ngay :
- Nhà mình có đến chục con cu gáy nhưng con nầy quý nhất. Tiếng gáy của nó như có ma lực. Cậu để ý tiếng gáy có thể phân biệt làm năm âm tiết : Cúc - cù - cu - cú - cu... Mình có thể nói bất cứ con cu nào, dù đang có đôi bạn mà nghe được giọng “bổ ngũ”của nó là bỏ bầy tìm đến ngay. Mạnh ngưng một khắc, hít một hơi dài như để thưởng thức bầu không khí trong lành, mát rượi đầy bóng cây xanh của vườn nhà, rồi giải thích thêm:
- Ðiểm đặc biệt của con “bổ ngũ” nầy là gáy cả ban đêm (1). Tiếng gáy của nó đánh thức cả vườn chim của mình. Ngay cả lòng người cũng cảm thấy nao nao.
Tôi đi dọc theo khu nuôi chim như đi duyệt hàng quân. Phía sau có Mạnh như một cận vệ với sự niềm nở chân tình. Chim chóc nhiều vô kể. Con lớn, con nhỏ, con đen, con trắng, con vàng, con nâu chen chúc tíu tít. Nào chim cu gáy, sáo nghệ, sáo ngà, sáo sậu, kia là chích chòe, bìm bịp, chào mào, chèo bẻo, chim gi... Loại sang trọng và quý hiếm có họa mi, thiên thanh, công đất, chim trĩ đỏ.
Nghe nói loại trĩ đỏ nầy chỉ có ở Cao bằng, Lạng sơn và vùng thượng du Bắc Việt. Bộ lông của nó nhiều màu sắc rất đẹp, đầu và trước cổ xanh lục, thân mình màu nâu hung đỏ, nâu vàng với các chấm đen. Ðuôi dài nhỏ, mắt nâu đỏ.
Mạnh húyt huýt vài tiếng sáo miệng, đưa tay búng nhẹ vào nan lồng, con trĩ quay đầu ngước nhìn về phía chúng tôi. Ðôi mắt lóng lánh màu nâu đỏ, thoạt trông như hai viên hồng ngọc lồng trong mắt chim, Mạnh lên tiếng:
- Mình tậu được con trĩ đỏ nầy là cả một công trình khó nhọc trong chuyến đi tham quan với các cụ Cựu chiến sĩ. Mình chi đứt nửa chỉ vàng cho chủ nó. Như bất kỳ dân chơi nào cũng đều kiêu hãnh với cái thú của mình, Mạnh tỷ mẩn giới thiệu từng loại chim kể cả xuất xứ của nó :
- Ðây, con két của ông Bí thư Huyện tặng. Nó đã bắt đầu bập bẹ vài ba tiếng người. Cái lồng nhốt con trĩ đỏ nầy là của Giám thị trưởng trại tù cải tạo Z do bàn tay khéo léo của tù nhân làm ra. Nhìn kỹ từng nan lồng cậu mới phục cái công khó của họ. Tất cả đều bằng loại nhôm của thân máy bay trực thăng rơi trong rừng rậm được cắt ra mài dũa, uốn cong thành vòm, đánh bóng rất công phu. Còn đây là con sáo nghệ chân đỏ, mỏ vàng của một bệnh nhân đem đến tạ ơn mình đã chữa lành bệnh lao. Nó bắt chước tiếng người rất chuẩn. Vừa nói, Mạnh vừa cho sáo trổ tài ngay: “ Mạnh, có khách ”.“Trộm vào nhà”. “Rượu, rượu Mạnh ơi”.
Tôi lập tức rời khỏi con sáo đang liến thoắng.
Tôi vốn dị ứng với loại chim lồng biết nói tiếng người từ khi xảy ra một vụ thương tâm tại trại tù cải tạo. Chuyên xảy ra như sau:
Anh em tù đi chặt lồ ô trên rừng cao bắt được con chim bách khứu mới chuyền cành. Loại chim nầy rất hiếm, chỉ sống trên những khu rừng già. Nó có nhiều giọng hót khác nhau, khi nhặt, khi khoan, khi trong, khi đục, lên bổng xuống trầm rất giàu nhạc điệu.
Vì không đủ điều kiện chăm sóc nên anh em giao cho nhà bếp nuôi. Loài chim khứơu bắt chước tiếng người nhanh hơn loài sáo nghệ, chim két. Chỉ hơn một năm sau là khứơu nói được nhiều từ dí dỏm. Ðến giờ anh em tù đi lao động về, ùa xuống bếp lấy nước là từ trong lồng đã nổi lên tiếng khướu tía lia nhắc nhở : “Trật tự, trật tự...” “nước sôi, nước sôi...” Những lúc chỉ một vài người, khướu lịch sự : “Chào bạn, mạnh giỏi...” Vì là khu công cộng nên nhiều tù nhân đến nói chuyện với khứơu và dạy cho nó nói vài từ trêu chọc.
Khu trạm xá có chị cán bộ y tá mới đến nhận việc. Lần đầu tiên đến thăm khu nhà ăn, bất ngờ chị nghe giọng nói khàn khàn phát ra từ trong góc nhà :
- “Anh yêu em”.
Chị Cán bộ tưởng tù trêu ghẹo mình liền sừng sộ:
- Anh nào vừa nói đấy ?
Không ai trả lời, chỉ có tiếng lặp lại. Lần nầy với giọng lánh lót :
- “Anh yêu em”.
Nữ cán bộ nhìn vào chiếc lồng mới phát hiện con chim khướu trêu mình. Bị hố, chị xấu hổ bỏ đi. Mấy anh tù nhà bếp bụm miệng cười. Con khứơu còn biết huýt sáo, gọi tên con Vện, chó của cán bộ lẩn quẩn ở khu nhà bếp.
Một hôm, ông cán bộ Chính uỷ Sư đoàn ghé vào nhà bếp của tù kiểm tra. Bất chợt con khứơu vừa đập cánh vừa hét to : "Vi xi, Vi xi”. Ông cán bộ kinh ngạc. Nhìn con chim, nhìn đám tù nhà bếp đang đứng nhìn nhau sau dãy chảo nấu cơm, người nào cũng sững sờ. Ông ra lệnh vệ binh mang lồng chim về ban chỉ huy trại.
Liên tiếp nhiều đêm, cả toán nấu bếp viết tờ kiểm điểm. Quản giáo buộc họ phải tìm cho ra người nào đã dạy con khướu nói những từ “phạm húy” đó. Cuối cùng không tìm được thủ phạm. Toán nhà bếp bị đuổi ra ngoài đi lao động sản xuất thay thế toán người mới. Lồng chim khướu bị vất trong chòi chất tranh không cho ăn, cho uống. Ba ngày sau khướu xủ cánh chết. Nhìn xác con khướu cắn mỏ vào nan lồng không chịu nhả ra cho đến chết, khiến lòng tôi quặn thắt.
* * *
Khách khứa, bè bạn đã bắt đầu tề tựu. Mạnh vào nhà tiếp khách, còn lại mình tôi đứng vẩn vơ giữa vườn chim. Tôi rưng rưng nước mắt nhớ về hình ảnh con chim khướu năm nào gục chết trong lồng, rồi liên tưởng đến các con tôi còn trong tuổi học ăn học nói. Tôi không dám nghĩ tiếp, bèn vội vàng bước vào nhà.
Tiệc bắt đầu, tôi chọn ngồi vào chiếc bàn khuất sau cây cột cùng với mấy người bạn láng giềng của chủ nhà. Mạnh lần lượt giới thiệu từng nhân vật danh dự trước khi vào tiệc. Toàn là chức sắc có uy quyền. Tôi thầm phục tay nầy thuộc loại “bắt mánh” vào hàng “thượng thừa”.
Gần mười năm, hôm nay tôi mới được ăn một bữa cơm thịt cá ê hề, có cả loại rượu mạnh của Liên Xô, Trung Quốc và thuốc hút ngoại nhập. Tôi thật sự choáng váng trước lối sống vương giả giữa một xã hội khốn cùng.
Xong tiệc, Mạnh mời khách ra vườn thưởng thức khu nuôi chim. Vì không muốn gặp mặt mọi người nên tôi đứng chôn chân tại cuối góc vườn. Trước mặt tôi là lồng nhốt con cu cườm. Mạnh tưởng tôi thích con cu cườm nên đến vỗ vai tôi :
- Mình biết cậu “mết” chú cườm nầy rồi. Nó gù mồi độc đáo lắm, dai dẳng, lỳ đòn cho đến khi đối thủ vào bẫy. Biếu cậu đấy, nhớ mang nó về nhé.
Mạnh nào biết tôi rất ghét nuôi chim, chỉ thương hại chúng nó phải chiụ thân phận chim lồng. Tôi nghĩ thầm : “Ừ thì cứu được con nào hay con nấy”. Tôi liền lên tiếng cảm ơn Mạnh .
Quan khách lớn nhỏ lần lượt ra về, người nào cũng được chủ nhà biếu một món quà kỷ niệm. Riêng tôi với chú chim cu gáy được người làm quây kín lồng bằng tấm vải đen. Ông cán bộ xã, chú vợ của Mạnh ở gần quê tôi được cháu rể tặng một đôi bìm bịp nhốt trong chiếc lồng khá lớn.
Mạnh xách lồng chim đồ sộ trao cho ông chú vợ :
- Khu chú ở có dòng sông, vườn cây và cánh đồng rất hợp phong thổ cho sự phát triển giọng hót của loại bìm bịp. Cặp chim nầy cháu nuôi từ lúc chưa mọc lông cánh. Cháu bảo đảm với chú không có cảnh nào thích thú hơn là vừa nhâm nhi ly rượu thuốc vừa nghe tiếng bìm bịp kêu khi chiều về trên dòng sông cuồn cuộn chảy trong mùa nước lên,.
Tôi mang lồng chim về đến nhà. Con tôi mở tấm vải ra, chú cu cườm sợ hãi chạy loanh quanh trong lồng, Vợ tôi lắc đầu bảo:
- Anh à, diện của mình mà chơi trò bẫy chim cu là bị ghép tội “Lười lao động, ngồi không ăn bám”. Biết đâu lại vào tù “cải tạo lao động”. Con tôi thì mừng rỡ vây quanh.
Không ai biết được thâm ý tôi là “phóng thích được con nào hay con nấy”.
Sáng sớm hôm sau, khi hừng đông chưa rựng đỏ, tôi mang lồng chim ra giữa đồng lúa đang chín tới. Tôi mở cửa lồng, chim đưa cặp mắt tròn xoe do dự. Một thoáng bất ngờ nó phóng ra khỏi lồng vỗ cánh bay bổng lên giữa khoảng trời xanh và cánh đồng lúa vàng mênh mông.
- Giã từ chim nhé, hãy vui với ngày tháng tự do.
Tôi nói vừa đủ cho chính mình nghe. Và tâm trạng của tôi chợt rộn ràng như ngày tôi cầm được giấy ra trại ung dung bước ra khỏi cổng nhà tù. Niềm hạnh phúc của nỗi vui đoàn tụ như nâng từng bước chân tôi, chẳng khác gì loài chim tung cánh bay lên giữa trời mây.
- Một tháng sau, tôi đạp xe vòng vòng tìm chòi đạp mía mua đường muỗng cho “mẹ bầy trẻ” nấu chè bán dạo. Bất ngờ, tôi gặp ông chú vợ của Mạnh trong lò đường của hợp tác xã Hiệp Phương. Nhận ra tôi hôm dự tiệc tại nhà cháu rể, ông vồn vã mời vào chòi uống nước chè hai (2). Ông tâm sư:
- Thằng cháu rể tôi, bác sĩ Mạnh theo Tây y nên dốt đặc cái món thuốc nam. Môn thuốc đã mấy mươi đời lưu truyền trong nhân gian. Cặp chim bìm bịp của nó cho tôi quý lắm. Ðại loại, bìm bịp đạt đến mức mắt đỏ, tròng trắng, cổ cườm, đuôi xòe dải quạt là cực quý (3). Ðâu phải dễ dàng bắt được đủ cặp trống mái. Bìm bịp mà ngâm rượu mạnh cả đôi, đúng một trăm ngày chôn dưới đất, xương sẽ tan ra trộn lẫn với thịt của nó, lọc lấy phần rượu trong uống mỗi ngày một ly là xương cốt cứng trở lại như tuổi hai mươi. Rượu bìm bịp thuộc loại trung tính chế được cả âm lẫn dương(4) Thằng Mạnh nó mê tiếng hót còn tôi thì quý cả thịt lẫn xương của giống chim bìm bịp.
Hai tháng, mười ngày nữa cậu ghé nhà tôi chơi, lúc đó hủ rượu ngâm bìm bịp đủ trăm ngày, tôi mời cậu dùng thử vài ly để chứng nghiệm món thần dược của ông bà ta để lại .
Tôi than thầm : “Thế là xong đời một đôi chim !”
Hai tháng sau đó, tôi vào đất Lâm Ðồng làm công nhân gạch ngói trong tổ hợp của người anh cột chèo nên không có dịp đến nhà ông chú vợ của Mạnh để được uống rượu ngâm bìm bịp.
Những ngày tháng phải xa vợ, xa con vì sinh kế thật là ảm đạm nhưng tâm trí tôi lúc nào cũng thanh thản với cuộc sống tự do ngoài đời.
Vào cuối tháng chạp âm lịch, tôi về quê ăn Tết có mang theo một món quà đặc biệt tặng cho Chu Tăng Mạnh để gọi là tạ ơn người bạn dạy học cùng trường trước kia đã có tấm lòng hào hiệp biếu cho tôi mấy chục liều thuốc bổ và con chim cu cườm. Món quà là một pho tượng bằng đất sét nung mà tôi đã bỏ công mấy tháng trời nặn đi nặn lại theo bức hình chụp tượng trên một tấm bưu thiếp. Người lực sĩ hai tay nâng cao con chim bồ câu vươn đôi cánh chuẩn bị bay vút lên bầu trời. Bức tượng nói lên niềm khát vọng tự do và quyền sống.
Khách hàng đến mua gạch ngói nhận xét bức tượng có hồn. Xin được nói rõ ở đây, tôi chỉ là tay thợ làm gạch ngói bình thường nhưng tôi đã dành hết tâm lực và ước nguyện của mình trong khi nặn tượng. Niềm khao khát tự do tìm ẩn trong nội tâm đã truyền lực vào đôi tay tác động lên đường nét của tác phẩm. Tuy bức tượng còn nhiều chỗ ngây ngô thô kệch của người tay ngang nhưng không ngờ lại có thần như vậy.
Vừa đặt bức tượng lên bàn và nói với vợ tôi về ý định làm quà Tết cho Mạnh. Nàng lắc đầu bảo : -Mạnh không còn ở đó nữa !
Tôi ngạc nhiên hỏi dồn : -Chuyện gì đã xảy ra và anh ấy đi đâu ?
Vợ tôi trả lời gọn lỏn :
- Ði tù !
Tôi thật sự ngỡ ngàng. Chân tay tôi rịn ướt mồ hôi dù khí trời đang lạnh giá của tiết Ðại hàn.
Rồi vợ tôi kể đầu đuôi câu chuyện mà nàng nghe được: - Một hôm, thình lình toán công an kinh tế đến bao vây nhà Mạnh suốt đêm, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Sáng ngày, một phái đoàn thanh tra từ trung ương về lục soát nhà của Mạnh. Nghe nói một số thuốc tây ngoại nhập khổng lồ chứa bất hợp pháp trong nhà. Số thuốc giá trị nầy do Liên Hiệp quốc và các quốc gia Âu Mỹ viện trợ để phân phát cho các bệnh viện, trạm xá...Mạnh lại giả mạo bằng bác sĩ của chế độ cũ, hành nghề không giấy phép. Họ kết tội Mạnh hối lộ, móc ngoặc, âm mưu đầu độc cán bộ đảng viên bằng những cuộc chơi trác táng hầu làm mất dần phẩm chất đạo đức cách mạng. Ðây là hình thức chiến tranh tâm lý của bọn làm gián điệp cho nước ngoài . Nghe đến đây, cả người tôi nổi gai ốc. Vợ tôi tiếp: - Ba căn nhà đều bị tịch thu. Vợ con anh ấy chỉ được ở tạm khu nhà bếp, theo lệnh tòa án. Tôi thở dài ngao ngán : “ Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”(5). Lời người xưa quả thật không sai. Bài học đầy nước mắt mà Mạnh đã nhận được ngày hôm nay đối với anh ta đã quá trễ, nhưng lại hữu dụng cho đời con cháu của anh sau nầy. Đó là gương trước mắt chúng cần phải tránh xa /. Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
-------------------------
(1)(3) (4) : Theo Phạm Ngọc Tiến TNVN
(2) : Nước mía nấu lần thứ hai trước khi thành mật (5) “ Phúc bất trùng lai họa vô đơn chí” = Vận may, phúc lành họa hoằn lắm mới có, không lặp lại nhiều lần, còn tai họa không chỉ đến một lần mà hay đến dồn dập, |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Apr/2011 lúc 6:54pm
http://hoiquanphidung.com/showthread.php?4363-S%C3%B3ng-Ng%E1%BB%8Dt-L%C3%AA-Kh%C3%A1nh-Th%E1%BB%8D -
Lê Khánh Thọ
SÓNG NGỌT
Kinh tế nước Pháp xuống dốc, trường “Pháp ngữ thực dụng” đóng cửa, tôi mất việc dạy học. Năm 1996 văn phòng tìm việc giới thiệu tôi đến viện dưỡng lão Saint Jean, nguyên do trong tờ lý lịch tôi ghi sở thích: « Hát và chơi đàn Orgue ». Thật tình tôi chỉ biết ca vài bản và học đàn dở dang vì bị thầy Pháp chê không có năng khiếu âm nhạc.
Giám đốc viện dưỡng lão là một thiếu nữ trẻ tuổi mới ra trường, nét mặt đôn hậu. Trước tiên cô hù tôi : - Những bô lão ở đây bị cái chết cận kề ám ảnh, sức khỏe cũng như tinh thần suy sụp. Từ trước tới nay chưa từng có một animateurs nào thành công lôi cuốn họ sinh hoạt. - Thưa cô, cô có thể cho tôi biết những cựu animateurs đã làm gì? - Họ đọc báo, đọc truyện, mở nhạc, xem phim diễu, chơi đàn, làm thủ công… nhưng các cụ thờ ơ.
Tôi than thầm : « Bọn họ là Pháp chính gốc mà còn làm không ra trò thì mình chắc tiêu rồi ! ». Tuy nhiên viễn ảnh thất nghiệp dài hạn làm tôi ngao ngán, tôi bình thản nói: - Tôi muốn thử việc và không chừng biết đâu…! Cô hỏi tôi: - Ngoài đàn và hát, bà có thể cho tôi biết bà có những ưu điểm nào hy vọng thành công? - Hồi 8 tuổi tôi đoạt giải nhất độc diễn ca vũ liên trường và hai năm cuối lớp tiểu học tôi đuợc bầu làm trưởng ban văn nghệ. Ở Pháp, tôi học bổ túc nhiều khóa tâm lý chủng tộc, tâm lý tuổi dậy thì và tôi đã thành công dạy người ngoại quốc cũng như tụi trẻ bụi đời Pháp trong 5 năm liên tiếp. Ngoài óc tổ chức, tôi còn có tính kiên nhẫn và tự tin. Nếu cô dành cho tôi 25% giờ làm việc để soạn chương trình sinh hoạt giống như trước khi tôi lên lớp dạy học thì tôi có nhiều hy vọng.
Mấy câu lòe của tôi không đến nổi làm cô giám đốc lãnh đạm, tôi được cô giao cho nữ thư ký tóc vàng. Annie trạc tuổi 40, nụ cười tươi tắn và lối nói chuyện cởi mở của nàng dễ gây tình thân thiện. Sốt sắng dẫn tôi đi một vòng quanh viện, nàng giải thích: - Viện dưỡng lão có hai khu vực. Khu đằng trước khoảng 70 cụ già gân. Khu đằng sau khoảng 40 cụ già sụm sắp sửa hui nhị tì. Con cái ít khi thăm viếng, họ thường rơi vào tình trạng dépression (tinh thần suy sụp). Nàng nói thêm: - Làm việc với các cụ hết xí quách rầu thấy mồ tổ! Tháng rồi có 3 cụ già sụm và 1 cụ già gân chầu Chúa, mấy cụ bạn teo quá nằm bẹp giường luôn. Chà, dụ các cụ tham gia sinh hoạt coi bộ khó à nghen! - Theo ý bà tôi phải làm sao? - Tôi cũng không biết. Nhưng….nếu bà có phương pháp nào ngon hơn mấy tay animateurs trước đây thì họa may ra!
Tôi vào thư viện nghiên cứu sách báo tâm lý tuổi già và được một vài người Pháp lớn tuổi cho biết thời tuổi trẻ của họ, bal lộ thiên ở hội chợ là nơi trai gái tán tỉnh, ôm nhau quay cuồng nhảy đầm suốt đêm. Họ vui trong không khí nhạc sống accordéon, violon sôi động…Âm nhạc giữ vai trò quan trọng trong ký ức họ.
Ngày đêm tôi ráo riết nghe CD nổi danh thời 1930, tập đàn và tập hát độ chục bản nhạc, học thuộc vài câu chuyện cổ tích. Đứng trước gương, tôi tập diễn tuồng và biểu con gái phê bình góp ý. Hai tuần lễ sau, tôi tạm đủ đồ nghề bước vào khu già sụm.
Cụ bà Khánh Thọ & kép 91 tuổi Phòng sinh hoạt rộng lớn nhưng chỉ lưa thưa 8 cụ bà và 1 cụ ông. Hơn 30 cụ kia đang gặm nhấm nổi buồn cô đơn trong căn phòng biệt lập. Tôi nhìn bao quát. Các cụ ngồi bất động, mắt lim dim ngủ gật. Trong góc phòng, một cụ bà hai tay ôm đầu than thở nho nhỏ: “nhức đầu quá trời ơi!”. Tôi ngạc nhiên hỏi bà Đầm giúp việc, bà cho biết bác sĩ tìm không ra bịnh.
Tôi tới gần cụ bà, cất giọng êm dịu kiểu nựng con nít: - Cụ ơi, cụ mở mắt nhìn con nè! Cụ bà hé đôi mắt ( lông mi rụng gần hết) nhìn tôi ngạc nhiên. - Con là animatrice nhưng con biết bí quyết chữa bịnh nhức đầu, nếu cụ cho phép con thử… Mắt cụ sáng lên: - Thật à, thử coi ! Tôi nhẹ nhàng m***age vùng trán nhăn nheo và hai bên thái dương cụ. Nét mặt cụ từ từ thư dãn. Tôi khơi chuyện, cụ kể một lô tên con cháu. Một chốc sau cụ vui vẻ khen tôi : - Hay quá ! Cụ hết nhức đầu rồi. Con giỏi hơn bác sĩ ! Thì ra cụ mang bịnh tâm lý, khao khát được người quan tâm, vì tôi chưa học qua m***age bao giờ. Tôi nói : - Dạ cám ơn cụ quá khen. Bây giờ cụ muốn nghe con kể chuyện « Công chúa da lừa » không ? Có lẻ muốn cám ơn Đông y sĩ, cụ « ờ» yếu ớt. Trong khi kể chuyện tôi nhìn vào mắt cụ, thỉnh thoảng giả vờ quên vài đoạn, hỏi ý cụ thì được cụ thều thào nhắc tuồng. Khi tôi vờ nói lộn qua “công chúa da ngựa”, cụ cười khúc khích. Tiếng chuyện trò ồn ào thức tỉnh vài cụ. Những đôi mắt hấp hem ngạc nhiên chiếu tướng vào khuôn mặt có cái mũi tẹt không giống ai, lắng tai nghe tôi phát âm tiếng Pháp pha trộn mùi nước mắm. Bộ mặt các cụ thích thú xem hiện tượng lạ, kiểu như ta nghe một người Mỹ lơ lớ giọng Việt nam kể chuyện Tấm Cám. Tôi nhũn nhặn nói: - Thưa các cụ, con sinh trưởng ở Việt nam nên con nói tiếng Pháp ba rọi. Xin các cụ làm ơn sửa dùm để con có cơ hội học hỏi thêm.
Được dịp làm thầy, một cụ khoái trá chỉnh tôi những lỗi nói trật (tôi thật sự nói trật !). Những cụ khác cũng bắt chước bạn, vễnh tai chờ dịp giúp con nhỏ mới chớm 44 xuân xanh trau dồi sinh ngữ.
Bébé KT + Jean lả lướt + thư ký Annie Nghe xong một chuyện cổ tích và tốn nhiều hơi sức chỉ dạy đứa học trò có lối phát âm vần R kỳ quái, quí thầy mệt mỏi mắt lim dim. Tôi mở đàn dạo vài bản nhạc êm dịu thời các cụ, dĩ nhiên không dám chơi dại biểu diễn loại đánh nhịp hỏa tiễn dễ lộ tẩy tài nhạc sĩ dổm. Không ngờ trình độ đàn Orgue bình dân học vụ của tôi qua« La Mer, La vie en rose… »có tác dụng mạnh làm hồi sinh dĩ vãng thời son trẻ. Cụ nhức đầu cảm khái hát rống lên say sưa, nhớ đoạn nào hát đoạn đó.
Mỗi buổi chiều từ 3 giờ, nhóm già sụm được nhân viên lên tận phòng rỉ tai « tới xem văn nghệ một lần cho biết, vui hết sẩy ! », cụ nào đồng ý là có người dìu đi. Đám đông lôi cuốn các cụ, phòng sinh hoạt chật ních những gương mặt không son phấn, những mái đầu bạc trắng không cần thuốc nhuộm tóc.Thấy bóng tôi, các cụ nhốn nháo chào « bonjour Thỏ, bonjour To, bonjour Tô » ( phát âm của tên Thọ).
Hiểu rõ bản tính các cụ mau chán, tôi luân phiên thay đổi chương trình. Chưa đủ trình độ đệm hát, tôi dẹp đàn. Phát copy lời nhạc cho vài nhân viên, tôi dạn dĩ cất lớn giọng hát cò mồi trước, khích động những cụ nặng máu văn nghệ hát theo, lôi cuốn đám đông đồng ca. Chỉ cần một bài hâm nóng, sau đó các nhân viên lặng lẽ rút lui tiếp tục công việc của họ. Phần tôi hát hò với các cụ khoảng nửa tiếng, ngày nào các cụ hăng tôi kéo dài một tiếng. Xong mỗi bài hát, các cụ dùng chút sức lực còn lại vỗ tay. Những cụ bị lãng trầm trọng đang lim dim bỗng giật mình ngơ ngác, nhe răng cười vu vơ trong không khí sôi nổi chưa từng có.
Vài tháng sau một cụ ông bỗng nhiên hồi sinh, bảo con cháu đem tới cây đàn accordéon đã bám bụi thời gian. Mỗi chiều cụ chơi vài bản quen thuộc tạo không khí càng thêm hào hứng. Những tiếng vỗ tay tán thưởng mang hạnh phúc cho cụ vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Các cụ yếu ớt, dễ mệt mỏi. Sinh hoạt xong, tôi dành chút thì giờ cho mỗi cụ. Cụ nhức đầu từ nay ghiền m***age với dầu gió xanh hiệu con ó. Tôi khuyến khích họ nói chuyện, dịu dàng nhìn thẳng vào mắt họ(họ phải nhìn lại và tỉnh ngủ). Tôi vuốt ve bàn tay run rẩy nhăn nheo (của họ, không phải của tôi), hy vọng mang đến họ chút tình cảm thiếu thốn.
Ngồi bên cạnh mỗi cụ, vừa khơi chuyện cho các cụ có dịp đối đáp, tôi vừa cắt giấy đủ loại hình hoa lá. Tôi bôi keo, cầm bàn tay cụ dán lên những tấm thiệp đủ màu sắc, dưới hình thức tâm lý cụ có khả năng làm việc. Sau đó là màn nồng nàn khen ngợi. Cụ nào cũng lí nhí cám ơn với nét mặt tràn trề sung sướng. Nhóm già sụm không có quyền giữ tiền mặt, họ nâng niu tấm thiệp và hãnh diện dành tặng con cháu, khoe: “mẹ làm đó!” « bố làm đó ! ».
Những cụ già sụm không có thân nhân tới thăm đều đặn thường bị một số nhân viên thiếu lương tâm hành hạ tinh thần. Cụ xin dẫn đi tiểu thì nghe đay nghiến: “Tiểu gì mà tiểu hoài! Đồ ích kỷ không để người ta yên! Càng già càng chướng!”. Tôi bực bội báo cáo với cô giám đốc và Annie nhưng họ khuyên tôi nên lờ đi vì không có bằng chứng cụ thể, và căn dặn tôi không được quyền dẫn các cụ đi tiểu, nếu họ té tôi sẽ bị lôi thôi với pháp luật, nhất là không phải công việc của tôi! Thật tình sức tôi đỡ các cụ không nổi. Các cụ to béo cũng phải! Một cụ than với tôi rằng cụ no cành hông nhưng vẫn tiếp tục ráng ăn, vì sợ bị nhân viên la mắng tội bỏ mứa. Ôi đời sống ở viện dưỡng lão Pháp không sung sướng như tôi vẫn lầm tưởng!
Cuối khu già sụm là phòng “chờ vĩnh biệt” dành cho người hấp hối. Phòng trống trải không bàn tủ, đầu giường gắn tượng gỗ Chúa cứu thế đóng đinh trên thánh giá. Có cụ thăng ngay, có cụ nằm thiêm thiếp cả tháng mới từ giã cõi trần. Những cụ nào không con cháu thăm viếng, tôi dành thì giờ nhiều hơn mặc dù không phải công việc của tôi. Những lúc đó tôi yên lặng cầm tay cụ, lòng thầm cầu nguyện tâm hồn cụ ra đi thanh thản.
Mỗi người sắp từ giã cõi đời phản ứng khác nhau…Có cụ nằm yên lặng nhìn vào khoảng không. Có cụ hả miệng ngáp ngáp liên tục như con cá trên cạn (điều trùng hợp: hồi trẻ cụ này làm nghề bán cá!). Có cụ thều thào sợ chết, tôi trấn an: “Cụ cầu nguyện Chúa thì sẽ hết sợ và con cũng đang cầu ơn trên giúp cụ đây!”. Thông thường các cụ ứa lệ nhìn tôi với ánh mắt bi thương. Lần nào tôi cũng cố giữ bình tĩnh nhưng vừa bước ra khỏi phòng, tôi khóc mùi mẫn, có cảm tưởng mình sắp sửa vĩnh biệt một người thân.
Nhóm già sụm Tôi và thư ký Annie trở thành bạn tâm giao. Annie vui vẻ dịu hiền chiếm được nhiều cảm tình các cụ. Tuy nhiên nàng bị một số nữ nhân viên ganh ghét vì sắc đẹp rực rỡ của nàng đốt cháy rụi những bông hoa tầm thường. Làm việc ở đây từ 15 năm qua, nàng cho tôi biết tính nết từng người và nhiều tin tức sốt dẻo trong khu già gân.
Đây là viện dưỡng lão công lập bình dân. Chính phủ bảo bọc một số người già không đủ lương hưu hoặc con cái họ có mức thu nhập kém. Trung bình chi phí ăn ở của mỗi cụ tương đương 1.000£. Phần đông trong giới công nhân thợ thuyền, chỉ có vài cụ từng là cựu giáo chức, lương hưu không đủ trang trải viện dưỡng lão tư lập. Sự kỳ thị về giai cấp gây nên tình trạng các cụ giáo chức giữ khoảng cách với các cụ kém văn hóa.
Đàn ông bên Pháp chết sớm, tình trạng trai thiếu gái thừa ở viện bị ảnh hưởng nặng nề. 20 cụ ông trong khu già gân là 20 thanh gươm rỉ sét lạc giữa 50 đóa hoa héo úa. Tuy nhiên xảy ra hiện tượng lạ lùng… Một hoa héo chuẩn bị tháng tới mừng lễ thượng thọ 100 tuổi vớt được thanh gươm báu 87 tuổi, mỗi chiều hai cụ du dương dìu nhau chầm chậm dạo quanh khu vườn hoa tươi thắm.
Ban văn nghệ (ông áo trắng đứng giữa là đại úy Vincent) Cantine của viện mở trưa và tối, tuy nhiên một số cụ tiết kiệm tự túc nấu nướng. Cụ Jean 72 tuổi, vẫn ăn cantine đều đặn bỗng nhiên lặn cả tháng nay. Người dọn vệ sinh rỉ tai với Annie: “thùng rác cụ chứa nhiều lon cá hộp bốc mùi tanh hôi cả phòng”. Thì ra cụ Jean lả lướt dành tiền quà cáp cho con bồ nhí y tá 45 tuổi, mỗi tối thứ bảy con bồ nhí động phòng hoa chúc với cụ một đêm.
Cụ bà Michèle 75 tuổi bị bịnh mất ngủ, có thói quen gõ cửa phòng các cụ ông tâm sự vụn vặt. Mấy cụ bà hàng xóm xầm xì cụ Michèle tiết hạnh khả nghi. Một cụ ông đồng tuổi úp mở phao tin thường lên võ đài tỉ thí với cụ bà Michèle, những cụ ngồi lê đôi mách được dịp thêm mắm muối câu chuyện và chú tâm theo dõi từng hành động nhỏ nhặt của võ sĩ. Con gái cụ nghe chuyện cười ha hả, bật mí bố mang nhiều bịnh tật, mẹ kể thâm cung bí sử của bố zéro. Vậy là từ nay võ sĩ có tên cụ nổ.
Nhân viên cũng lắm chuyện!…Gã phụ trách kỹ thuật có máu ăn hối lộ. Cụ nào dấm dúi cho gã chút tiền lẻ thì khi cần sửa chữa điện nước được gã sốt sắng, bằng không gã sẽ kiếm cớ cù cưa. Nhiều cụ khiếu nại với cô giám đốc: “ Cụ hàng xóm mới gọi sáng nay nhưng thằng trời đánh trật búa tới sửa trước. Tui gọi nó thay bóng đèn phòng tắm từ cả tuần lễ nhưng không thấy mặt mũi nó đâu!”. Cấp trên làm ngơ vì ông già vợ của thằng trời đánh trật búa có phe đảng trên tòa thị chính.
Cô giám đốc mới nhậm chức từ một năm nay, thường đi xa học thêm khóa bổ túc nghề nghiệp. Cô có bằng cấp cao nhưng nhân viên và các cụ không nể mặt vì cô trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên cô có lòng nhân đạo và nhiệt tình với công việc. Cô quí mến tôi và dành cho tôi nhiều sự dễ dãi. Mỗi lần vắng mặt giám đốc, Annie kiếm tôi tán dóc, trao đổi nhiều ý kiến quí báu về nhóm già gân.
Những cụ già gân ít nhất trong đời đã từng trải qua một lần mổ xẻ, có cụ lãnh 3 hay 4 thứ bịnh và phải dùng đến 18 viên thuốc một ngày. Tuy vậy, họ còn đầy đủ tâm hồn ăn uống. Phần đông ú na ú nần, một số ít ốm tong teo vì mang bịnh đặc biệt. Giống y chang tụi trẻ, những cụ hiền lành thường bị các cụ gay go nạt nộ ăn hiếp. Tính nết thay đổi bất thường nhưng trí óc các cụ vẫn sáng suốt. Annie báo trước chinh phục nhóm già gân khó hơn nhóm già sụm.
Annie giới thiệu tôi với ca sĩ Raymonde. Hồi trẻ cụ bà là chủ tiệm bán thịt. Cụ 71 tuổi nhưng làn da mặt chằng chịt như tấm bản đồ đường phố Paris. Lần nọ cụ phân trần làn da B52 hủy hoại nhan sắc chim sa cá lặn của cụ vì hồi trẻ cụ có thói quen rửa mặt bằng nước nóng. Tôi nghĩ nguyên nhân chủ tiệm thịt ăn thịt vượt chỉ tiêu, cụ ờ ờ đồng ý và chắc lưỡi hối tiếc đã chọn lầm nghề. Tuy nhiên cụ vẫn tiếp tục xơi miếng bít- tết to hơn bàn tay mỗi ngày vì cho rằng tuổi cụ đã muộn màng.
Ngày thường các cụ già gân đóng cửa nằm nhà. Thông lệ 2 giờ trưa thứ tư, một chục cụ ông y phục bảnh bao vào phòng sinh hoạt lập 2 sòng bài. Bên cạnh là 5, 6 cụ bà xiêm y phấn son loè loẹt, tóc nhuộm vàng xịt keo cứng ngắc, dầu thơm ngào ngạt, ngồi coi ké hoặc chờ thế chân. Lác đác vài cụ bà chơi ô chữ hoặc đan áo. Khoảng 4 giờ chiều, nhân viên đẩy xe vào phát bánh ngọt và nước trái cây.
Cụ Raymonde thuộc lòng hơn 50 bài hát, giọng mạnh không cần micro vẫn làm những cụ lãng tai tỉnh ngủ. Đã từng hợp tác nồng nhiệt với nhiều cựu animarteurs nhưng Raymonde là ca sĩ độc nhất không thể làm nên cơm cháo. Đợi thứ tư giờ nhấm nháp bánh ngọt, tôi rủ ca sĩ Raymonde và chục cụ bà đồng ca, dụ khị mấy cụ ông hát rống theo. Khoảng 15 phút sau nhóm cụ ông chán ca hát trở lại nhập sòng, nhóm cụ bà vẫn tiếp tục say sưa ngân nga. Một cụ ông quạu quọ: “hát hỏng gì ồn quá, ván này tui thua là cái chắc!”. Đám nữ ca sĩ cụt hứng tiu ngỉu tắt đài phát thanh. Điều lạ lùng chơi không ăn tiền nhưng họ rất say mê, có lần cụ ông tè trong quần vì ráng nín chờ hết ván bài.
Sinh hoạt văn nghệ ở nhóm già gân vào thứ tư kể như thất bại. Thua keo này ta bày keo khác. Vào đầu tháng, cantine cho thưởng thức món ăn đặc biệt thuần túy của mỗi miền với giá bình dân, lôi cuốn những cụ bếp núc tại gia có dịp đột xuất giang hồ. Ngày đó cantine dập dìu trai kém thanh và gái kém lịch, là môi trường sinh hoạt văn nghệ thuận lợi. Tôi lập nhóm thủ công vào trưa thứ tư, dựa lý do chuẩn bị trang hoàng cantine, trợ giúp chương trình văn nghệ xôm trò hơn.
Nhóm thủ công chủ yếu khuyến khích các cụ bà họp mặt tâm sự thời dĩ vãng, than thở bịnh tật và khoe khoang tin tức con cháu. Thỉnh thoảng liếc trộm qua bàn các cụ ông đánh bài, tâm hồn cụ bà phơi phới dường như được uống liều thuốc bổ.
Mỗi khi cụ bà nào vắng mặt, tôi lên phòng năn nỉ. Thông thường cụ lấy cớ nhức đầu mệt mỏi, tôi mở câu thần chú: “Cụ không phải làm gì cả, chỉ cần cụ tới 5 phút cho các cụ kia vui. Để con dìu cụ đi. ” Sau vài lần đồng ý, các cụ có thói quen trói buộc với nhóm và đóng đô từ 2 giờ đến 5 giờ chiều. Từ từ các cụ đòi sinh hoạt 3 lần một tuần. Trước nửa tháng chuẩn bị những ngày lễ lớn, trưa nào 20 cụ bà cũng xung phong có mặt.
Một lần nọ giờ ăn bánh ngọt, cụ bà Yvonne cất bánh vào túi áo. Tôi gặn hỏi, cụ trả lời để dành sáng mai điểm tâm vì cụ cần tiền mua áo mặc lễ Noël. Từ đó tôi canh chừng nhà bếp vắng người, chôm bánh phát thêm cho mỗi cụ. Máu kiếm hiệp của tôi sôi sùng sục, tưởng tượng mình đang đánh cướp xe tải lương thực của triều đình để phân phối cho dân nghèo. Các cụ hoan hỉ lấm lét dấu diếm bánh như con nít và ngạc nhiên vì tôi không thủ cho tôi, tôi nói tôi cữ đồ ngọt. Thật ra tôi không muốn mang tiếng ăn cắp vặt (thà mang tiếng cướp ngân hàng cho đáng!). Dù sao nếu chuyện đổ bể tôi đỡ quê mặt, tôi có thể bào chữa tiền bánh là tiền đóng thuế của nhân dân thành phố, con cháu các cụ cũng có góp phần.
Vào ngày sinh hoạt, viện dưỡng lão khu già gân tràn đầy ấm áp tiếng nói, tiếng cười. Một số già sụm cũng được nhân viên đẩy xe lăn tới tham dự. Các cụ biết hát nhưng nhát gan không dám trình diễn một mình. Đám đông hát chung giúp các cụ dạn dĩ hát theo. Văn nghệ không cần dợt trước, phát copy, sau đó tôi và ca sĩ chính Raymonde cò mồi.
Thiếu màn đơn ca, tôi hóa trang bà già và chọn một cụ ông lên sân khấu làm kép. Kép 91 tuổi tướng mạo phương phi ngồi bên cạnh cười cười, tôi hát bản tình ca cùng lúc xoa đầu trán hói, nựng cằm kép lão. Khán giả cười lăn chiên thiếu điều văng hàm răng giả.
Các cụ hí hửng được tôi may áo, hóa trang thành mọi da đỏ, tướng cướp, hoàng tử, công chúa Bạch Tuyết…Phòng tiếp tân phất phơ các bông giấy đủ màu sắc do chính các cụ vụng về cắt xén, trang hoàng vui tươi.
Dịp Fête des mères, giám đốc yêu cầu tôi tổ chức lễ mẹ,lễ bố và lễ ông bà nội ngoại chung một lần. Cụ Jean lả lướt tạm quên con bồ nhí y tá, cụ chơi bộ veste mới hấp tẩy, sung sướng hãnh diện đóng vai chú rể, cặp tay cô dâu xinh đẹp thư ký Annie trong bộ áo cưới voan trắng thời con gái (mặc dù bị ông xã cự nự). Tôi cột tóc nhỏng nhảnh hai bên, miệng ngậm núm vú đóng vai bébé và chơi guitare cl***ique bản “Ah vous dirais –je maman” (bản tủ độc nhất!). Mắt lem nhem, các cụ cứ tưởng con gái tôi, đến khi nhận ra tôi các cụ cười thỏa thích.
Nữ hải tặc KT & kép 75 tuổi Lần nọ tôi hóa trang nữ hải tặc và chọn cụ ông 75 tuổi làm kép. Cụ bị mỗ 4 lần, mang nhiều thứ bịnh, da dẻ xanh xao vàng vọt. Nữ hải tặc vung kiếm gỗ, ca bản nhạc tình lâm ly họa thêm màn choàng vai vuốt tóc người yêu. Đôi mắt cụ lờ đờ bỗng nhiên sáng ngời đắm đuối, cụ âu yếm tham lam ôm hôn nhiều lần lên cánh tay trần(mũm mĩm!) của nữ hải tặc, khán giả la ó cười ngã nghiêng. Xong bản nhạc, cụ thều thào: “-Cám ơn người đẹp hải tặc đã cho ta sống lại những giây phút thần tiên tuổi trẻ. Dù chết ta cũng hả dạ! » Sáng hôm sau tôi bàng hoàng sửng sốt nghe tin người tình của nữ hải tặc đã đi vào giấc ngủ ngàn thu.
Sinh hoạt giúp các cụ quên nổi buồn tuổi lão. Những cụ trong ban văn nghệ cảm động rơm rớm nước mắt. Suốt cuộc đời lao động tầm thường không ai chú ý, bỗng nhiên những ngày gần đất xa trời được lên sân khấu biểu diễn trổ tài ngâm thơ, đơn ca hoặc đồng ca, được thị trưởng bắt tay khen và con cháu hết lời ca ngợi. Tôi yêu cầu cô giám đốc đọc tên từng cụ trong ban thủ công và xin quí vị một tràng pháo tay cám ơn. Chao ôi nét mặt các cụ ngây ngất niềm vui!
Sau màn văn nghệ là màn nhảy đầm sôi động. Chỉ có 5 kép còn gân cốt ban ơn mưa móc thay phiên mời đào cụ. Thiếu kép, các cụ bà chân cẳng ngứa ngáy đành tạm ôm nhau dặt dìu trong tiếng nhạc. Thường ngày các cụ đi đứng chậm chạp nhưng nhảy valse thì quay nhanh như chong chóng. Tôi xin chào thua, chỉ hơn được các cụ màn độc vũ “ngàn lẻ một đêm” lắc bụng mà tôi đã học được với người Á rập.
Một số nhân viên tòa thị chính, gia đình của các cụ giờ đây cũng ghiền tới xem văn nghệ. Vé cantine ngày sinh hoạt bán hết sớm, phải đặt chỗ trước.Vài ca sĩ bô lão ngoại viện nghe tiếng tới xin tham gia. Tôi mừng rỡ được có thêm nhiều tiết mục thay đổi. Ca sĩ Raymonde bực bội vì tân ca sĩ Monique hăng tiết vịt đơn ca liên tiếp 3 bản, gây tình trạng một số khán giả chán chường lục tục bỏ ra về. Nếu tôi không nhanh tay giựt lại micro thì ca sĩ Monique dám chơi thêm bản thứ tư.
Tôi cẩn thận lập chương trình văn nghệ thay đổi tiết mục, in giấy phát cho từng bàn. Mỗi ca sĩ trình diễn không quá hai bài và cách khoảng nhau(cho đỡ chán). Sau khi chấm dứt là màn hát thả dàn hoặc nhảy đầm. Lo sợ khán giả bỏ về ngang xương, ca sĩ Raymonde đòi ưu tiên hát mở đầu. Sự xuất hiện của 4 cụ nữ, 3 cụ nam ca sĩ, một cụ nhạc sĩ chơi accordéon giúp chương trình văn nghệ thêm phong phú.
Cạnh mọi da đỏ KT là ca sĩ Raymonde Trước khi in chương trình, tôi trình với cụ ca sĩ Raymonde cho phải phép, vì từ xưa nay cụ là người có công lớn trong ban văn nghệ. Ca sĩ rú lên hoảng hốt: - Thôi chết rồi, Monique hát Pot pourri. Tôi thản nhiên: - Thì mỗi ca sĩ được hát hai bài. Cụ Raymonde nhăn nhó: - Mụ sẽ cù cưa mất nửa tiếng. Tôi ngơ ngác: - Làm gì đến nửa tiếng!? Bản nhạc nào cũng không quá 5 phút. Con chưa từng nghe qua bài này. À, mà cái tên bài hát sao kỳ cục quá phải không cụ!? Ca sĩ Raymonde cười buồn: - A, Thỏ chỉ hiểu nghĩa đen(=cái hủ bị mốc). Nghĩa bóng của « pot pourri » là hát mỗi bài một đoạn. Chơi liên khúc 20 bài thì chết con người ta ! Mụ Monique cáo già thật ! Vậy là tôi phải điện thoại hòa giải với cụ Monique : “Xin lỗi cụ, pot pourri không xác định thời gian mà chương trình văn nghệ có hạn, xin cụ đổi cho bài khác”.
Mỗi khi giới thiệu ca sĩ, tôi hay diễu : « Kính thưa quí vị, một giai nhân tuyệt sắc quê quán Bordeaux, có giọng ca thiên phú của loài chim quí. Danh ca Raymonde sẽ cống hiến quí vị bản tình ca bất hủ « L’hymne de l’amour » chao ơi vô cùng lâm ly bi đát. Bảo đảm đàn ông đêm nay sẽ trằn trọc mất ngủ và đàn bà sẽ khóc thầm ướt gối. Kính xin toàn thể quí vị cho một tràng pháo tay. Đây, người đẹp Raymonde». Cụ bà Raymonde cười e lệ bước lên sân khấu.
« Chàng là ai? Chàng là kẻ thù của nam giới vì đôi mắt trữ tình và nụ cười quyến rủ có một không hai của chàng đã và đang hớp hồn những trái tim phụ nữ cô đơn có mặt hôm nay, kể cả tôi (tiếng cười khúc khích từ khán giả). Chao ơi giọng hát của chàng làm thổn thức biết bao nhiêu người đàn bà mềm yếu! Hôm nay chàng đặc biệt cống hiến với quí vị « Parlez –moi d’amour ». Xin toàn thể quí vị cho tràng pháo tay đón tiếp nam danh ca Henri».
Ca sĩ được giới thiệu gồ ghề rất khoái chí, nhưng sau vài lần nhàm chán khán giả cười hết nổi, tôi bàn giao màn giới thiệu cho ca sĩ Raymonde và nam ca sĩ ngoại viện Vincent. Giọng hát tầm thường nhưng dáng dấp to cao, cựu đại úy Vincent có máu quân đội phát tiết tinh hoa oai hùng, hấp dẫn lòng ngưỡng mộ của phái nữ tuổi xế chiều. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp ánh mắt dụ dỗ mời gọi của nữ ca sĩ Raymonde, nhưng tiếc thay cựu đại úy Vincent vô tâm chỉ khoái bận rộn với micro.
Sau buổi văn nghệ, các cụ già gân vui vẻ với công việc dán photos sinh hoạt trên vách tường hành lang. Khách tới thăm tò mò đứng xem, hoan hỉ nhận ra hình bố mẹ thân yêu. Các cụ tụ tập hãnh diện chiêm ngưỡng dung nhan trăng tàn trên hè phố. Một cụ yêu cầu tôi gỡ photo chẳng may cụ đang hả miệng ngáp, nhưng ba cụ kia cũng có mặt trong hình cực lực phản đối. Tôi phải hòa giải bằng cách trưng cầu dân ý và hết lời vỗ về cụ (hả miệng): “Báo chí thời nay thường đăng photos những tài tử nổi danh nhắm mắt, vẹo mồm, gãi mông. Cụ hả miệng người ta tưởng cụ đang hát. Chính sự tự nhiên làm cho bức hình sống động. Giá trị là ở chỗ đó! Hình nhe răng cười thì ai chả có, tầm thường quá! Phải không Annie?”. Cụ nguôi giận. Annie lắc đầu cười hi hi.
Nhóm già gân tíu tít ghi tên, nộp tiền nhờ tôi sang photos để tặng con cháu. Kể cả photos khán giả có công vỗ tay tán thưởng. Một số cụ lãng trí, gia đình « bị » nhận nhiều lần cũng tấm hình mà cụ đã gởi cho rồi.
Mỗi buổi sáng tôi thức dậy với tâm trạng phơi phới yêu đời. Mình là người hữu ích và mình đang được trả nợ phần nào công ơn nước Pháp đã cưu mang. Tôi hăng say làm việc không biết mệt. Đến nay tôi đã biết hát được mấy chục bài của thế hệ các cụ. Nhiều đêm tôi trằn trọc không ngủ chỉ vì suy nghĩ sáng tạo một chương trình văn nghệ mới lạ và lối trang trí độc đáo cho lần trình diễn tháng tới. Những thời gian được nghỉ phép khá lâu, tôi lại da diết nhớ các cụ. Tôi lò dò tới viện dưỡng lão trước sự ngạc nhiên của nhân viên và cô giám đốc.
Ngày nọ tôi đưa ý kiến mở hội chợ, cô giám đốc vui vẻ tán thành. Dù sao nhờ tôi, cô được tiếng là người giám đốc đầu tiên thành công gây không khí sống động cho viện dưỡng lão.
Nhóm các cụ bà làm thủ công nghe bàn sẽ mở hội chợ thì nhốn nháo cả lên. Tôi trình bày quỹ bán hoa giấy và xổ số sẽ làm tiệc ăn mừng, dĩ nhiên chỉ dành cho những người có công tham gia. Mặt mày các cụ tươi tỉnh. Quà xổ số là những món đồ quyên góp từ các cụ. Cái ly, cái dĩa, quyển sách…Những cụ có tinh thần náo nức gõ cửa phòng các cụ kia, quyên góp đủ loại hầm bà lằng. Phần tôi được dịp tống khứ vô số quà tạp nhạp của học trò cũ và các cụ tặng tôi dịp Noël (dĩ nhiên tôi cẩn thận gói kín đề phòng các cụ nhận diện).
Nhóm thủ công mỗi chiều hăng say làm việc nhưng bỗng nhiên xảy ra vấn đề trầm trọng. Các cụ than phiền một cụ ngoại viện khai mùi nước tiểu làm các cụ chóng mặt, dọa sẽ bỏ cuộc nếu không giải quyết. Tôi thử ngồi gần cụ bốc mùi kém thơm tho thì đúng là sự thật. Tôi báo cáo với cô giám đốc, cô thở dài: “vấn đề tế nhị tôi không thể giải quyết!” Tôi cầu cứu Annie, nàng cũng đầu hàng.
Tôi buồn bã than thầm: “Vì đại sự quốc gia, ta đành phải hy sinh một chiến sĩ”. Mời cụ vào văn phòng riêng, tôi thân mật mở đầu: - Từ ngày cụ tới đây tham gia, các cụ kia vui hẳn lên! Cụ cười tươi cám ơn. Tôi hỏi quanh quẩn chuyện con cháu cụ một hồi và chăm chú nghe cụ kể lể. Trước khi vô đề, tôi vuốt: - Các cụ ở đây mến cụ lắm! Con cũng rất thích làm việc với cụ. Hội chợ mà không có cụ giúp cho một tay thì không xong. Nét mặt cụ bồi hồi cảm động. Tôi lễ phép: - Thưa cụ, con có chút vấn đề nhỏ xin thưa với cụ. Chuyện nhỏ thôi! Các cụ kia có chứng chóng mặt mỗi khi nghe mùi khai nước tiểu. Con xin cụ chịu khó…ơ…chịu khó rửa ráy trước khi vào sinh hoạt nhóm. Mặt cụ ngượng ngùng bối rối. Giọng mất bình tĩnh: - Tôi có tắm rửa mỗi ngày, hôi sao được mà hôi! Tôi vồ vập khen: - Vậy là cụ sạch sẽ lắm! Tắm rửa mỗi ngày làm sao hôi được! Nhưng có lẻ cụ vô ý mặc lại cái quần chưa giặt. Cụ thử đổi quần sạch xem sao. Tại cái quần dơ chớ không phải cụ ! Con biết cụ sạch sẽ. Đổ tội cho cái quần của cụ và được khen sạch sẽ, cụ nguôi giận, nét mặt từ từ thư dãn. Cụ vui vẻ đồng ý: - Đúng vậy, tại cái quần dơ! Lần tới tôi sẽ thay quần sạch. Tôi nhắc nho nhỏ: - Dĩ nhiên sau khi tắm rửa cụ nhé! Tiếp tục gia nhập nhóm thủ công, cụ hết bốc mùi khai và cụ còn chơi nổi xức nước hoa. Than ôi khoảng hai tháng sau, độc khí chóng mặt của cụ tái xuất giang hồ! Các cụ kia cằn nhằn nhưng may mắn vẫn không bỏ phòng sinh hoạt.
Noël tại khu già sụm (KT cùng nhân viên & gia đình) Nhờ dán bích chương ngoài phố quảng cáo và thông báo qua radio, ngày hội chợ lôi cuốn khá đông người, phần lớn gia đình các cụ tới tham dự. Giá tiền hoa giấy và vé xổ số chỉ 5F(chưa tới 1 euro) bán hết sạch. 15 phút xổ số một lần, giá rẻ nên các cụ mua nhiều hơn người ngoài, tíu tít vui sướng với những lô trúng khiêm nhường. Xui xẻo cho tôi, một cụ trúng nhằm món quà (có dấu hiệu nào đó đặc biệt!) mà chính cụ đã tặng tôi hồi năm ngoái, cụ bực bội chất vấn. Chối không được, tôi phân trần hối tiếc đã vô ý gói lầm. Cụ lập tức trao tặng tôi cũng món quà đó và hớn hở nói: “May mà tui trúng lại được!”.
Câu nói bất hủ : « Những gì không cho thì sẽ mất ! »(phim Cité de la joie) càng ngày càng thấm thía. Một lần nọ tôi bận việc tới trễ. Vừa bước vào khu già sụm, bất ngờ vang dội tràng pháo tay vui mừng chào đón tôi từ những bàn tay run rẩy yếu ớt của những người không cùng chủng tộc. Tôi lặng người bàng hoàng xúc động, chỉ biết nở nụ cười cám ơn, che dấu những giọt lệ long lanh hạnh phúc của đứa con xa nhà tìm lại vòng tay ấm áp gia đình.
Cuối năm, cô giám đốc trao tặng tôi bảng tổng kết gởi lên tòa Thị Chính : “Viện dưỡng lão của chúng ta lần đầu tiên được hợp tác với một animatrice có lòng nhiệt thành và khả năng, đã mang lại niềm yêu đời lạc quan cho các vị bô lão. Bác sĩ của viện xác nhận sự sinh hoạt cộng đồng đã giảm thiểu được 50% bịnh nhân so với những năm trước”.
Nhắc đến bác sĩ, tôi nhớ chuyện một lần nọ tôi gặp ông phát thơ vừa đi vừa cười hihi. Ông mới vào phòng một cụ già gân. Căn phòng tối thui, cụ đang bịnh nằm vùi trên giường. Ông lên tiếng: - Cụ ơi, xin cụ ký tên nhận thư bảo đảm. Bị lãng tai, nghe ba chớp ba nhoáng, cụ lầm bầm: - Cả ngày chỉ khám bịnh, uống thuốc, cặp nhiệt, chán quá! Ông làm thinh lấy sổ và chuồi vào tay cụ cây viết để cụ ký tên, không ngờ cụ cầm cây viết nhanh nhẹn nhét vào hậu môn.
Ông giám đốc trường cũ khai trương trường dạy nghề cho bọn trẻ bụi đời có nhã ý mời tôi hợp tác. Mặc dù lương dạy học cao hơn lương animatrice nhưng tôi quyết định ở lại với các cụ. Than ôi, cuộc đời không êm ả như ý muốn! Sau hai năm hạnh phúc ở viện dưỡng lão, bất ngờ cô giám đốc trẻ tuổi bị thuyên chuyển nơi khác. Lần đầu tiên gặp mặt bà tân giám đốc, tôi linh cảm những chuyện không may. Trạc tuổi 50, mặt ngầu dao búa, đôi mắt tóe lửa Từ Hi điểm thêm nụ cười gằn nham hiểm làm tôi rờn rợn. Có lẻ cuộc đời tình ái lu mờ nên bản tính độc ác bẩm sinh của bà chiếu sáng ngời hơn chăng! Thân hình phục phịch khoái diện áo vằn vện cọp beo, tôi và Annie đặt tên “Beo Cái”.
Bébé KT &Annie (cầm micro ) Ganh tị với sắc đẹp Annie, Beo Cái dời văn phòng thư ký vào phòng giám đốc. Giám đốc dọn ra ngoài kiêm chức tiếp tân của thư ký. Tôi nói giỡn: “Annie à, Beo Cái mánh mum dành tiếp tân chực vồ Beo Đực”. Từ ngày dưới ách thống trị của Beo Cái, thư ký Annie tinh thần suy nhược mất ăn mất ngủ.
Không hơn gì Annie, tôi cũng mất ngủ mất ăn. Ganh ghét với tình cảm thương yêu của những bô lão dành đặc biệt cho tôi, Beo Cái cố ý chơi tôi sát ván. Cắt bớt ngân khoản sinh hoạt, kiếm chuyện cản trở chương trình văn nghệ, cấm dán photos trên tường (lý do làm xấu tường). Beo Cái dọn vào ở hẳn trong viện, rình mò khắp nơi. Nhóm thủ công mất ăn bánh chôm cũng rầu rỉ. Hết hứng thú làm việc, tôi muốn từ giã viện dưỡng lão nhưng ngần ngại, vì tôi sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu bỏ việc thiếu lý do chính đáng.
Sau 4 tháng nhậm chức, Beo Cái hách dịch ra lịnh tôi phải dùng 25% giờ chuẩn bị sinh hoạt vào việc chùi dọn vệ sinh phòng ăn( gặp ngày văn nghệ hơn cả trăm thực khách!). Sau trận đấu võ mồm kịch liệt với Beo Cái, tôi thật sự bị dépression, xin được giấy chứng nhận của bác sĩ gia đình: “Tinh thần suy nhược trầm trọng, huyết áp cao hơn bình thường, miễn làm việc”. Dĩ nhiên tôi hợp pháp lãnh tiền thất nghiệp.
Tôi đâm đơn lên tòa thị chính kiện Beo Cái nhưng không ai giải quyết. Qua Annie, tôi được biết Beo Cái leo thang nhờ mánh mum ủng hộ tài chánh cho đảng Xã Hội, cấp trên nhắm mắt làm ngơ là lẻ đương nhiên. Annie khuyên tôi bỏ cuộc, lý do tôi không có thế lực và hơn nữa tôi là người ngoại quốc.
Ấm ức ăn ngủ không yên, tôi kiên nhẫn gõ cửa những phe phái chính trị đối lập. Họ cố ý chơi đảng Xã Hội, sốt sắng gây ồn ào chuyện hống hách của Beo Cái, có lợi cho họ trong kỳ bầu cử Thị trưởng vào năm tới. Annie hoan hỉ mật báo tin tức Beo Cái lãnh tới tấp những cú điện thoại, những thư khiển trách của phe đối nghịch cảnh cáo về tội vi phạm luật lao động. Đồng thời Beo Cái bị đảng Xã Hội chê trách đã gây bất lợi đến uy tín của đảng ta.
Lần này đến phiên Beo Cái bị khủng bố tinh thần đến mất ăn mất ngủ( tuy nhiên có niềm an ủi xuống bớt được 5 kí lô mỡ!). Annie được rửa hận ké, sôi nổi kể trong buổi họp khẩn cấp với toàn thể nhân viên viện dưỡng lão, Beo Cái phân trần vấn đề lạm dụng quyền hành: - Hồi trước tôi sai một bà Việt nam quét dọn chùi cầu tiêu nhưng bả vui vẻ chấp nhận. Sao con animatrice này dữ dằn quá chừng quá đổi! Một nhân viên trả lời: - Có lẻ vì người không dữ dằn đó ở Việt nam vốn làm nghề quét dọn.
Thời gian qua với nhiều thay đổi…Thị trưởng cũ văng chức, Beo Cái về vườn. Thư ký Annie thuyên chuyển nơi khác. Ca sĩ Raymonde dọn tỉnh xa. Cụ lả lướt và phần lớn những cụ trong ban sinh hoạt qua khu già sụm, một số đã vĩnh biệt trần gian.
Sáng hôm nay nghe radio phát thanh bản nhạc tôi thường trình diễn“J’ai deux amours, mon pays et Paris »(Tôi có hai mối tình, quê hương tôi và Paris), lòng tôi nao nao xúc cảm. Tôi bỗng nhớ không khí sinh hoạt sống động ở viện dưỡng lão, nhớ tràng pháo tay run rẩy đặc biệt chào mừng sự hiện diện của tôi, nhớ những đôi mắt đỏ hoe của các cụ ngày ôm hôn tôi từ giã. Mắt tôi nhòa lệ dĩ vãng.
Cuộc sống của tôi từ bao nhiêu năm qua như con thuyền chao đảo trên đại dương. Những con sóng đắng cay vật tôi nhừ tử nhưng có những con sóng dịu dàng trao tặng tâm hồn tôi phong phú một tài sản bao la tình người, ý chí phấn đấu và niềm tin mãnh liệt. Một niềm tin làm đẹp cuộc đời mà những con sóng ngọt không ngừng vỗ về đưa đẩy tôi vào bờ bến lạc quan.
Lê Khánh Thọ - France, 2007 (Giai phẩm Xuân Việt Báo Cali & Houston)
http://hoiquanphidung.com/showthread.php?4363-S%C3%B3ng-Ng%E1%BB%8Dt-L%C3%AA-Kh%C3%A1nh-Th%E1%BB%8D - http://hoiquanphidung.com/showthread.php?4363-S%C3%B3ng-Ng%E1%BB%8Dt-L%C3%AA-Kh%C3%A1nh-Th%E1%BB%8D
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Apr/2011 lúc 5:34pm
Tin hay không tin ???
Lá số tử vi
Phạm Thành Châu
Bạn tin có số mạng không? Người tin thì bảo “Giày dép còn có số, huống gì con người.” Người không tin, quạt lại “Mấy thầy tướng số có biết được tương lai bản thân mấy thầy không? Hay chỉ nói phét kiếm tiền?” Người tin với người không tin, cãi nhau, có bao giờ ai chịu thua ai!
Nay tôi xin kể, một chuyện về chính bản thân tôi, để nhờ bạn phán xét, rằng con người có số phận hay không?
Ông nội tôi là người cựu trào. Sách chữ nho ông để đầy một tủ. Ông là người nghiện sách nên suốt ngày cầm quyển sách trên tay. Khi về hưu, ông tôi làm thầy thuốc nam, thuốc bắc kiêm cố vấn cho bà con chòm xóm trong các vụ quan hôn tang tế. Ai bịnh hoạn đến mời ông tôi bắt mạch, hốt thuốc, người nào có ý xây dựng gia đình cho con cháu cũng đến nhờ ông tôi xem tuổi có hạp không, hậu vận có khá không? Hoặc có người thân vừa qua đời cũng đến thỉnh ý về ngày giờ động quan, xem hướng mồ mả. Ngay cả khi sinh con, họ cũng đến nhờ ông tôi một lá số để biết tương lai đứa bé ra sao?
Dĩ nhiên con cháu trong nhà, ông tôi đều chấm cho mỗi người một lá số, hễ người nào gặp một biến cố gì lớn trong đời, ông tôi lại đem lá số đó ra chứng minh. Ngay cả chuyện bố tôi mất tích, ông tôi cũng đã phân tích sẵn trong lá số của bố tôi nhưng không nói ra trước mà thôi.
Bố tôi là con út của ông tôi, tôi lại là con út của bố tôi, là đứa cháu trai nhỏ nhất trong gia đình nên trong nhà, tôi được coi như ông hoàng con, muốn gì được nấy.
Thời Pháp thuộc, bố tôi làm “Jeunesse,” là làm việc làng nhàng gì đó ở ty thanh niên, thể thao của thị xã. Ðến thời kháng chiến chống Pháp, bố tôi theo kháng chiến và mất tích. Khi kháng chiến bùng nổ thì mọi người phải tiêu thổ và tản cư về vùng nông thôn, ít lâu sau hồi cư về lại thành phố.
Ðó là một thị trấn miền biển, cách Nha Trang không xa lắm. Khi lên trung học, tôi ra Nha Trang học đệ Nhị và đệ Nhất trường Võ Tánh, vì thị trấn tôi ở không có trường trung học đệ nhị cấp.
Trở lại cái lá số của tôi, ông tôi chấm rất kỹ, nhưng hình như có điều gì khác lạ nên thỉnh thoảng ông lại đem ra chiêm nghiệm, rồi giở sách ra nghiên cứu với vẻ trầm ngâm, suy tư lung lắm. Hễ nghe ai có tài chấm tử vi thì ông tôi lại đem lá số của tôi, tìm đến, nhờ xem giùm, rồi hai người lại bàn cãi, lý luận rất sôi nổi nhưng rốt cuộc cũng chịu thua, không biết có trục trặc ở chỗ nào mà tìm không ra?! Sở dĩ tôi biết được như thế là vì mỗi lần có bạn bè đến, khi bàn chuyện sách vở đông tây, kim cổ, ông tôi thường đem lá số của tôi ra làm đề tài về sự huyền bí của văn minh cổ của người Tàu. Tôi vốn không tin ở số mạng nên chẳng bận tâm.
Ðến năm tôi lên trung học thì ông tôi đã trên tám mươi, tuy là người tri thiên mệnh, nhưng ông tôi vẫn bồn chồn, ưu tư cho thằng cháu út, nên một hôm, ông gọi riêng tôi và bảo “Ông đã chấm cho con một lá số, theo như lá số, sau nầy, con có thể làm đến nhất phẩm triều đình, xưa gọi là tể tướng, tướng quốc, nay thì tệ ra cũng làm thủ tướng chính phủ, nhưng ông vẫn thấy có sự bất thường nào đó trong lá số?!”
Tôi đáp cho vui lòng ông tôi “Không thủ tướng thì bộ trưởng cũng được, ông đừng lo cho con.” Ông tôi cười “Người ta nói, số phận an bài, đâu có kèo nài, thêm bớt được.” Tôi hỏi “Như vậy tương lai của con ra sao?” Ông tôi trầm ngâm “Cái số của con thì luôn luôn được may mắn, đi thi là phải đậu, có dịp là làm lớn ngay, không phải leo lên từng cấp bậc một. Giống như thời Chiến Quốc bên Tàu, mấy ông nho sĩ, từ cùng đinh nhảy lên tướng quốc vậy.Nhưng lá số của con có điểm mờ ảo nào đó mà ông vẫn chưa tìm ra. Dù sao thì cổ nhân có dạy “Ðức năng thắng số” sau nầy, con nên nhớ, phải cố mà giữ cho vững cái đạo của người quântử...” Tôi tò mò “Con thấy, chỉ cần học giỏi là làm lớn. Phải không ông?” Ông tôi lại cười “Người xưa nói rằng ‘Nhất mệnh, nhì vận, tam âm công, tứ phong thổ, ngũ độc thư’... Ý là số phận con người còn phụ thuộc rất nhiều vào mồ mả và phước đức ông bà, tổ tiên để lại, chứ còn chuyện học hành, cố cho lắm mà không gặp thời vận thì cũng chỉ là tên cuồng nho, mọt sách mà thôi. Xưa nay có biết bao người dốt mà làm nên sự nghiệp.”
Chuyện dốt mà làm lớn, sau nầy tôi mới thấy, nhưng lúc đó tôi không tin, nhưng tôi vẫn hỏi để tỏ vẻ chú ý lời ông tôi dạy bảo “Vậy nhà mình có âm công phong thổ gì không ông?” Ông tôi có vẻ hào hứng lắm “Về mục âm công, phong thổ thì ông đang tiến hành đây. Ông đã tìm được một cuộc đất rất tốt. Ông đã xây sẵn một sinh phần (huyệt mộ), hễ ông nhắm mắt thì đem quan tài đến đó, bỏ xuống, lấp đất lại là xong, và cứ thế mà chờ cho đến khi mộ ông kết phát...
” Mấy hôm sau, ông tôi dẫn tôi đi xem cuộc đất, là nơi ông sẽ yên giấc ngàn thu. Huyệt mộ nằm trên một sườn đồi, hướng ra biển. Ông tôi rất vui khi giải thích cho thằng cháu nội sáng giá của ông nghe nào long chầu, hổ phục ra sao, đặc biệt, huyệt mộ nằm ngay hàm của con rồng, chỉ chờ bão tố hoặc sóng thần, nước tràn lên, đất sẽ sụp lỡ, đổ ụp lên mộ, vậy là coi như con rồng đã ngậm miệng lại, lúc đó, con cháu mặc sức mà phát vương, phát tướng. Tôi làm như chăm chú và thích thú lắm để ông tôi vui lòng chứ sự tin tưởng chẳng có bao nhiêu.
Từ nhỏ đến lớn, việc dạy dỗ, học hành của anh chị em tôi trong nhà đều do ông tôi lo. Mẹ tôi phải buôn bán, làm ăn, không có thì giờ, vả lại bà rất thương yêu, chìu chuộng chúng tôi, chẳng nặng lời bao giờ nên khi ông tôi mất thì tôi như ngựa không cương, mặc sức lêu lổng, chẳng ai quản lý được cả. Ði học về là vất sách vở, nhào ra sân đá banh, đá banh chán, xuống sông tắm. Buổi tối, ăn xong là xách cây đàn guita đến nhà mấy đứa bạn hát hò, rên rỉ, nỉ non mấy bài hát mà Duy Khánh, Chế Linh thường hát.
Ðến khi đi thi tú tài một thì trong bụng tôi không có một chữ để làm “hành trang ứng thí.” Sách vở, từ đầu niên học cho đến cuối năm, bài nào tôi cũng thấy mới tinh! Con người khi gặpkhó khăn, không biết giải quyết cách nào mới nghĩ đến những đấng vô hình, năn nỉ cầu xin quí vị đó cứu giúp. Tôi tuy không tin những chuyện mơ hồ, nhưng sẵn có lá số tử vi mà ông tôi chấm cho nên tôi giao trách nhiệm thi cử cho ông tôi đảm trách, dù ông tôi không còn trên cõi đời nầy nữa.
Tôi vẫn tiếp tục lười biếng, tiếp tục ca hát một cách vô tư như con “Ve sầu kêu ve ve, suốt mùa hè...” trong thơ ngụ ngôn của ông La Fontaine. Nhưng đến nhà bạn bè thì đứa nào cũng bận học thi và cha mẹ chúng thường đuổi khéo tôi, nên tôi về nhà hát một mình, đi cà lơ thất thểu ngoài đường phố, đến khuya, về nhà lăn ra ngủ... Thực tâm, tôi cũng muốn học như bạn bè, nhưng bài nhiều quá, học sao cho xuể? Thế là tôi đem tất cả sách vở, tài liệu để lên bàn thờ ông nội tôi, thắp nhang rồi quì xuống, long trọng khấn vái “Ông nội chỉ cho con bài nào sẽ ra trong đề thi, con không có thì giờ học hết.” Khi ngẩng lên, nhìn ảnh ông tôi, quả nhiên tôi thấy hình như ông tôi mỉm cười, vậy là tôi yên tâm.
Mỗi môn học, tôi lấy quyển sách hay quyển vở, vái ông tôi mấy vái và giở ra, độ năm bài, theo kiểu tình cờ và tôi chỉ học có năm bài đó thôi. Môn học nào tôi cũng làm như thế. Vậy mà đi thi, tôi trúng tủ, đậu bình thứ. Bạn bè thán phục. Chúng biết tôi đã dốt lại lười, mà đậu bình thứ, trong khi có nhiều đứa thức khuya dậy sớm, học ngày, học đêm, mặt mũi xanh lè vì mất ngủ mà vẫn rớt!? Chúng thắc mắc, tôi phét lác “Sang năm, tú tài hai, tao sẽ đậu tối ưu cho tụi bây coi.” Năm sau, thi tú tài hai, tôi vẫn mững đó mà làm. Tôi tin ở lá số tử vi của ông tôi đã chấm cho tôi - thi đâu đậu đó - và tin nhất là ông tôi vẫn ở bên tôi, phù hộ tôi, dù tôi không thấy được ông. Thi tú tài hai gồm hai đợt, đậu thi viết mới vào thi vấn đáp. Thi viết thì tôi vẫn trúng tủ, nhưng thi vấn đáp, môn vạn vật, tôi bị kẹt.
Số là, khi vào vấn đáp, giám khảo thường để sẵn một số câu hỏi trong hộp nhỏ, thí sinh bốc trúng câu nào trả lời câu đó. Ông giám khảo môn vạn vật nầy nghe nói khó tính lắm. Lạng quạng là ông ta đuổi ra và nói “Anh về học lại, sang năm đi thi. Tôi cho anh không điểm.” Buổi sáng đó, tôi để cho mấy đứa vào thi trước. Ðứa nào thi xong, bước ra, mặt cũng méo xẹo, khiến tôi mất tinh thần, bụng đánh lô tô, miệng cứ lẩm bẩm kêu cứu ông nội tôi phù hộ, độ trì. Tôi giở mấy bài tủ ra coi lại, kiểu nhứt chín nhì bù. Ðến khi không còn đứa nào nữa tôi mới rón rén bước vào. Ông giám khảo nầy trẻ nhưng coi bộ hắc ám.
Mặt hầm hầm như sắp bợp tai thằng thí sinh ngồi đối diện. Tôi trình thẻ học sinh, ông không thèm nhìn, chỉ tay vào cái hộp nhỏ đựng câu hỏi. Tôi thò tay bốc một câu, mở ra thấy “Tại sao ban đêm, không nên ngủ dưới tàng cây?” Tôi trình câu hỏi cho ông ta. Ông ta bảo “Nói đi!”
Tôi lặng người! Câu hỏi, tôi nghĩ, không có trong sách vạn vật chứ đừng nói trong những bài tủ của tôi. Trong đầu tôi, hoàn toàn không có một chút ý niệm về chuyện đó, nó sạch bóc như tờ giấy trắng. Tôi biết rõ là vong linh ông nội tôi đang ngồi bên cạnh, nhưng chắc chắn ông tôi cũng lắc đầu, thở dài vì vô phương! Thấy tôi cứ ngồi đực ra, ông giám khảo lại nhắc “Nói đi!” Tôi khiếp quá, tự nghĩ nên nói một câu gì đó cho không khí bớt căng thẳng, chứ hột vịt thì chắc chắn tôi đã có sẵn rồi.
Bỗng nhiên tôi liên hệ bản thân và nói “Thưa thầy, ban đêm không nên ngủ dưới tang cây, vì khi ngủ dậy người uể oải, khó chịu!” Ông ta ngẩng lên nhìn tôi “Sao anh biết?” Tôi phấn khởi “Thưa thầy, buổi tối, em thường đem ghế bố ra sân ngủ, dưới mấy cây vú sữa, sáng dậy, thấy hơi mệt mõi trong người.”
Ông ta lại nhìn tôi, mặt lạnh tanh “Ðây là khoa học thực nghiệm chứ không phải khoa học huyền bí. Anh phải chứng minh bằng công thức đàng hoàng. Anh biết khí ốc xi không? Anh biết cạt bô níc là gì không? Viết công thức ra xem?” Tôi gãi đầu, ốc xi thì tôi viết được, cả đến khí cạt bô níc tôi cũng viết được nữa, nhưng công thức viết thế nào?
Thấy đã mớm ý cho mà tôi vẫn ngồi ngẩn ngơ như người thất tình, ông giám khảo mở to mắt, ngạc nhiên, có lẽ nghĩ rằng ông đang gặp phải người ngoài hành tinh, gì cũng không biết!
Ông cầm thẻ học sinh của tôi lên, đó là cách đuổi lịch sự. Bỗng nhiên ông nhìn vào thẻ học sinh và hỏi “Anh học vạn vật với thầy nào?” “Thưa thầy, em học với thầy Ðồng Ðen.”
Nói xong tôi mới biết mình hớ, biệt danh của các thầy cô là chỉ bọn học trò dùng với nhau để phân biệt thầy cô nầy với thầy cô khác, đây lại đem ra nói với ông giám khảo của mình, đúng là tội phạm húy! Ông giám khảo trao tôi thẻ học sinh và bảo “Gặp thầy Ðồng thì thưa với thầy là thầy Bình gửi lời thăm. Tôi cho anh bảy điểm. Còn người nào ngoài kia thì bảo họ vào ngay.Gần hết giờ rồi!” Tôi thưa “Thưa thầy, em là người chót.” Ông giám khảo nhìn lại danh sách và gật đầu. Tôi cúi chào ông ta và đi thụt lùi ra khỏi phòng.
Bạn thử tưởng tượng xem, tôi như một người đang bị đày xuống hỏa ngục, đời đời bị lửa đốt, đau đớn mà không thể chết được, rồi thình lình có ông Phật, ông Thánh nào đó cứu ra khỏi hỏa ngục, còn cho lên thiên đường ở nữa. Trước đó, chỉ năm phút thôi, tôi thấy ông giám khảo sao ác ôn quá, ngay sau đó lại thấy ông ta hiền từ như ông Phật!
Sướng sao đâu! Tôi sướng đến độ cứ tưởng mình đang bay lơ lửng, tưởng như mình nằm mơ.
Năm đó tôi đậu tú tài hai, mà đậu vớt mới đã! Ðúng như ông tôi nói “Thi đâu đậu đó!”
Cũng chưa hên bằng kỳ thi vào trường Hành Chánh của tôi sau nầy. Tôi vào Sài Gòn học Luật và học cả Văn Khoa nữa. Sau thấy trường Hành Chánh tuyển sinh viên ban Ðốc Sự, tôi cũng nộp đơn, nghĩ rằng sau nầy mình làm lớn (?!), phải thông thạo luật lệ và rành về hành chánh. Muốn thi vào trường nầy, tối thiểu phải biết luật Hiến Pháp.
Bài bình luận chính trị có đủ điểm, trường mới chấm đến các môn thi khác. Vì tin tưởng ở lá số tử vi của mình nên tôi chả thèm để ý đến chuyện bài vở.
Một buổi tối, đi coi xi nê về, tiện tay, tôi mua tờ báo Chính Luận, về nằm đọc chờ giấc ngủ. Khi giở trang trong, tôi thấy bài luật Hiến Pháp của giáo sư Nguyễn Văn Bông.
Không biết xui khiến sao, tôi lại học thuộc bài báo nầy, thuộc từ dàn bài đến từng chữ một. Quả nhiên, mấy hôm sau đi thi, tôi lại trúng tủ, tuy đề thi có hơi khác. Bạn nào học khóa 14 ban Ðốc Sự, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh ắt còn nhớ rõ đề thi đó. Mà bạn biết thi vào trường Hành Chánh khó cỡ nào không?
Năm tôi thi tổng số hơn sáu nghìn sĩ tử, chen nhau một trăm chỗ ngồi, trong một trăm chỗ đó lại ưu tiên lấy mười sinh viên sắc tộc, mười sinh viên nữ, còn lại chỉ có tám mươi chỗ. Nếu tính tỉ lệ thì còn khó hơn thi tiến sĩ thời xưa nữa. Hên cỡ đó bảo sao tôi không tin tưởng vào lá số tử vi của mình được?
Sau bốn năm đèn sách, tôi ra trường, nhưng học dốt quá nên đội sổ (đứng chót). Khi chọn nhiệm sở, mấy đứa học giỏi chọn trước, còn lại mấy tỉnh khỉ ho cò gáy ở miền giới tuyến và trên cao nguyên cho mấy thằng cầm đèn đỏ, cỡ như tôi.
Tôi về địa phương lãnh một chức phó quận ở một quận miền núi. Ngồi trong quận đường nhìn ra chỉ thấy đồng bào Thượng, nhìn xa hơn nữa là núi cao rừng rậm, thỉnh thoảng nghe vọng về tiếng máy bay, tiếng bom đạn... Vì tin tưởng ở lá số tử vi của mình nên tôi không bao giờ buồn chán. Tôi rất cẩn thận trong cuộc sống cũng như trong công vụ. Tôi đóng đúng vai một ông quan thanh liêm, luôn thương yêu, giúp đỡ đồng bào trong quận. Nói “ông quan thanh liêm” cho oai chứ chức phó quận đâu có quyền hành gì, hơn nữa bọn trẻ chúng tôi đều có lý tưởng, chỉ nghĩ đến hai tiếng tham nhũng đã xấu hổ với mọi người rồi.
Tôi còn nghiêm khắc với chính mình. Tôi không bao giờ nhìn đàn bà, con gái dù các cô gái thượng đã đẹp lại để ngực trần, căng cứng, nhởn nhơ đi trước mặt. Tôi cũng không rượu chè, cờ bạc bao giờ. Chẳng phải tôi thánh thiện gì, nhưng nghĩ đến tương lai sáng lạn (!?) tôi chả dại mà để cho bọn đối lập sau nầy mang đời tư của tôi ra mà bêu riếu.
Thời gian trôi qua, tôi bắt đầu sốt ruột, không hiểu phải bao lâu nữa tôi mới ngồi vào cái ghế tể tướng (thủ tướng)? Nếu cứ làm việc ở nơi hẻo lánh nầy mãi, thiên hạ làm sao biết tôi mà mời tôi ra chấp chính?! Rồi thì tôi được lệnh đi học lớp sĩ quan Thủ Ðức.
Tôi rất hài lòng khi nghĩ rằng, khi tốt nghiệp sĩ quan quân đội, tôi là người “văn võ toàn tài,” sẽ không mặc cảm khi (làm lớn) phải chỉ huy mấy ông tướng lãnh.
Mãn khóa sĩ quan, tôi được trả về nhiệm sở cũ. Tỉnh điều tôi về làm trưởng ty công vụ tòa hành chánh tỉnh, là ty chuyên việc quản lý hồ sơ, điều động cán bộ, nhân viên trong tỉnh. Tôi nghĩ bộ máy huyền bí của định mệnh bắt đầu chuyển động và con đường công danh, sự nghiệp của tôi đã mở ra một cách thênh thang đây rồi. Không ngờ ngồi chưa nóng đít ở cái ghế trưởng ty thì xảy ra vụ sập tiệm năm bảy lăm, tôi chạy thẳng một mạch vô tới Sài Gòn rồi chui vô cái rọ tù cải tạo của việt cộng.
Khi có thông cáo tập trung cải tạo, ủy ban quân quản Sài Gòn ghi rõ là đem một tháng tiền ăn. Ai cũng tưởng học tập một tháng rồi về nên hăng hái xin đi học tập, chen nhau vô cổng (tù) đến độ bộ đội phải bắn súng để giữ trật tự. Ðến chiều hết giờ, nhiều người ở ngoài cổng, chưa vào kịp, phải trải chiếu nằm ngủ, chờ sáng mai được vô tù sớm! Nơi trình diện học tập, cải tạo là các trường học Gia Long, Trưng Vương, Don Bosco (?)...
Ai cũng tưởng sẽ học ở đó, không ngờ mấy hôm sau, lúc nửa khuya, bộ đội dựng đầu dậy, lùa ra xe tải, chở đi. Xe nào cũng có bộ đội, sát khí đằng đằng, súng lăm lăm chỉa vào mấy cậu ngụy, khiến mấy cậu chới với. Xe tụi tôi được đưa lên làng cô nhi Long Thành, có tên mới là trại cải tạo 15 NV.
Trước đây, làng cô nhi nầy nuôi bọn trẻ mồ côi, khi tụi tôi lên thì bọn trẻ biến đâu mất cả, có lẽ đã cho tan hàng. Trại gồm hai dãy nhà dài, mỗi dãy có sáu căn, giống như sáu dãy trường học. Bọn tù được nhốt mỗi dãy khoảng trên ba trăm tù. Lúc đông nhất, cả trại có trên bốn nghìn tù.
Giai đoạn đầu, tù được thong thả, ăn xong thì làm bản tự khai, nghĩa là khai gia phả ba đời, khai làm chức vụ gì cho Mỹ, Ngụy, đã phạm tội ác gì với cách mạng và nhân dân... Khai xong nộp cho đội trưởng, đội trưởng (cũng là tù) nộp cho nhà trưởng, nhà trưởng (cũng là tù) nộp cho cán bộ quản giáo phụ trách. Ngoài việc tự khai còn lên hội trường nghe cán bộ chửi Mỹ, Ngụy rồi về làm thu hoạch, nghĩa là tù cải tạo cũng chửi Mỹ, Ngụy, càng giống cán bộ càng tốt. Buổi tối thì học hát, những bài hát cách mạng, cũng chửi Mỹ, Ngụy...
Mấy cậu ngụy ngồi hát say sưa, tưởng như bọn Mỹ, Ngụy nào đâu chứ không phải mình! Hát bài “Chiếc Gậy Trường Sơn,” bài “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” cũng hả họng hát một cách vô tư, cũng căm thù, cũng tình cảm lai láng như mình là bộ đội, cán bộ việt cộng vừa chiếm được miền Nam và đang làm thịt quân dân cán chính miền Nam để trả thù... Mấy tên tù nầy đóng kịch, ra điều ta đây giác ngộ cách mạng để đánh lừa cán bộ coi tù, vì biết ngoài cửa nhà tù làm gì cũng có cán bộ rình.
Ðúng y bon, một lần bọn tù chúng tôi hát bài “Giải phóng miền Nam,” đến câu “Vùng lên, nhân dân miền Nam anh hùng...” thì cán bộ Hai Sự, phụ trách dãy A, thình lình xuất hiện ngoài cửa, nạt vào “Dẹp, không được hát bài ấy nữa. Miền Bắc không anh hùng sao? Cấm hát. Ai hát bài ấy, tôi cùm đầu!”
Vào nhà tù, tôi chưng hửng! Tể tướng, thủ tướng đâu chẳng thấy mà làm thằng tù khôngbiết ngày nào ra? Khổ nỗi, cán bộ cộng sản lại bảo “Ty Công Vụ” là công an, mật vụ, kết tội nặng, đày ra Bắc cho chóng chết.
Tháng đầu tiên trong trại cải tạo 15 NV được coi là thời sướng nhất trong đời thằng tù cộng sản. Ăn uống đã có nhà thầu Chợ Lớn lo, vì đã đóng một tháng tiền ăn. Bữa nào cũng thịt cá ngon miệng, lại sẵn căn tin, cậu nào có lận theo tiền thì mua cà phê, kẹo bánh...
Buổi chiều kéo nhau ra bên hông nhà, nấu cà phê, nhâm nhi, tán phét, tự coi như đi nghỉ hè một tháng. Nhiều cậu còn bàn chuyện sau một tháng về nhà sẽ làm gì sinh sống, vì cách mạng vô thì coi như bị thất nghiệp!? Ngây thơ đến thế là cùng! Riêng tôi thì hoàn toàn thất vọng. Cái lá số mà ông tôi đã chấm cho tôi, trước giờ rất đúng, nay bỗng nhiên lại xảy ra chuyện kỳ cục nầy?
Trong trại cải tạo nầy có rất nhiều tay rành tử vi, đẩu số. Những người có học mà nghiên cứu một vấn đề gì, tất phải rộng rãi, sâu sắc lắm. Thế nên, nhân một lúc các tay tổ tử vi họp nhau sau hè, nói chuyện tướng số, tôi mới đem cái lá số của tôi ra và thắc mắc. Ai cũng hỏi tôi có chắc là đúng ngày sinh, tháng đẻ, có đúng giờ chào đời của tôi không? Sau khi xác nhận là đúng y trăm phần trăm, họ bấm tay như mấy thầy bói mù, có người đem tờ giấy ra, vẽ ngang, vẽ dọc...
Rồi ai cũng ngớ ra, lá số tôi quả có chuyện lạ! Họ lại xúm nhau bàn tới bàn lui, cãi nhau như mổ bò, cuối cùng một ông hỏi tôi, từ trước đến giờ có đóng kịch, hát bội, cải lương lần nào chưa? Có đóng vai thừa tướng, tướng quốc, thủ tướng lần nào chưa? Tôi quả quyết là chưa.
Ông ta bảo, sau nầy tôi nên theo gánh hát và đóng vai thừa tướng thì xuất sắc lắm. Một ông khác, lớn tuổi, hỏi tôi một cách nghiêm trang “Cậu biết hiện nay cậu làm chức vụ gì trong trại nầy?” Tôi bảo “Tôi làm đội trưởng.” “Cậu có biết, dưới tay cậu có những ai không?” Tôi kể tên mấy ông trại viên trong đội tôi... Ông A, ông B, ông C... Ông ta lại hỏi “Mấy ông đó, vì sao vô đây cậu có biết không?” “Thì ông A làm thẩm phán, ông B làm dân biểu, ông C làm giám đốc nha...”
Ông bạn tù giải thích “Thủ tướng chỉ làm xếp ngành hành pháp thôi. Ðây cậu quản lý cả ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, lớn hơn thủ tướng. Vậy là cậu làm tướng quốc, tể tướng đúng với cái lá số của cậu rồi, còn phàn nàn gì nữa!?” Tôi nổi xùng “Các ông đó đâu còn làm quan chức gì?” “Cậu thấy, thông báo tập trung cải tạo từ phó quận đến tổng thống. Họ nhốt chức vụ vào đây chứ có nhốt tên A, tên B nào đâu. Cậu làm đội trưởng, là làm xếp mấy quan chức đó, vậy cậu không phải tướng quốc thì làm gì?” Cả bọn cười vang, nhưng tôi không cười.
Cái thằng cha lốc cốc tử nào bên Tàu, ngày xưa, đã chơi cho tôi một cú đau điếng. Hay là con rồng chưa khép miệng để nuốt ông tôi vô bụng cho con cháu phát vương, phát tướng? Lúc đầu tôi nghĩ như thế, cho đến khi bị đày ra Bắc tôi mới hoàn toàn thất vọng. Sau một tháng, đã hết tiền ăn mà tù đã nộp, chúng tôi bắt đầu ăn “cơm” tù để hiểu thế nào là thằng tù cải tạo cộng sản.
Từ trại tù Long Thành, chúng tôi lần lượt, mỗi đứa được lãnh một cái bao bố, nghe cán bộ bảo để đựng vật dụng cá nhân, nhưng có mấy đứa lại bảo để có sẵn mà cho thằng tù vô bao bố, thả xuống biển cho mò tôm được nhanh gọn, hoặc khi đày lên núi rừng, nếu có biến động, cứ bắt tù ngồi vào bao bố và bắn chết và khiêng bỏ xuống hố, tiện việc nhà nước, vì thực sự, chúng tôi có đem gì theo đâu mà phải dùng bao bố?
Chúng tôi xuống tàu thủy, ra miền Bắc. Lúc lên bờ, bị đồng bào đứng chờ sẵn mắng nhiếc và ném đá nữa, nhưng khi tù lên vùng rừng núi, đi lao động, gặp đồng bào họ lại bảo “Nhân dân miền Bắc chờ các ông ra giải phóng, không ngờ các ông ra làm thằng tù!” Tôi chẳng bao giờ để ý đến những chuyện đó, cũng chẳng suy nghĩ, lo lắng cho tương lai bản thân. Nhưng có điều lạ là đi đến trại tù nào, tôi cũng bị cán bộ chỉ định làm đội trưởng, từ chối có thể bị gán cho tội ngoan cố và bị cùm cũng nên, mà dưới quyền tôi, bao giờ cũng là các ông, trước đây là quan lớn trong các ngành hành pháp, tư pháp, lập pháp... đủ cả.
Gần mười năm tù, tôi được thả về. Ở Sài Gòn, tôi đạp xích lô, bán vé số, sửa xe đạp... sống qua ngày. Tôi cố quên cái lá số tử vi của mình, tôi cũng rất cảnh giác, tuyệt đối không bao giờ thay mặt cho ai, không trưởng toán, tổ trưởng nào cả. Tôi sống một mình, và cũng nghĩ rằng cái lá số tử vi của tôi chỉ là những chuyện rắc rối mà mấy chú ba tàu đặt ra mục đích lừa phỉnh, dọa nạt những người ngu dốt, kém hiểu biết để kiếm tiền mà thôi.
Thế rồi có vụ HO, tù được đi Mỹ. Tôi nghĩ, giỏi lắm tôi làm thằng cu ly. Tiếng tây, tiếng u tôi nói như thằng ngọng thì chỉ huy được ai, nên tôi yên trí. Thị trấn tôi ở, thuộc vùng Ðông Bắc Hoa Kỳ, tuy không đông lắm nhưng rất xô bồ. Ðủ thứ người. Da đen cũng có, Mễ cũng có, Á Châu cũng có. Lộn xộn, bát nháo.
Tôi ở trong một chúng cư đông người Việt, dơ bẩn, nhiều tệ đoan xã hội. Trộm cắp, hút xách, đánh lộn... ngày nào cũng xảy ra. Ðậu xe, khóa cẩn thận, nhưng chúng thấy trong xe có gì vừa ý là đập kiếng xe, lấy đi. Ðôi khi chúng ăn cắp xe để chở những thứ quốc cấm như xì ke, súng đạn hoặc để đi ăn cướp, bắt cóc... Nhà có con gái, khuya chúng đập cửa kiếng vô mò con người ta, bọn nhỏ la lên, cha mẹ chạy ra, mở đèn, chúng ngang nhiên mở cửa chính đi ra, chẳng ai dám làm gì vì sợ chúng trả thù. Bọn chúng cùng sắc tộc với nhau thì mặc kệ, nhưng vì người Việt hiền lành, chúng quậy luôn cả người Việt.
Thấy thế tôi nổi xùng, vận động đồng bào người Việt tổ chức thành một cộng đồng nhỏ, có gì binh vực, giúp đỡ nhau. Bọn bất lương động đến người Việt là tất cả đồng lòng chống trả hoặc gọi cảnh sát đến chỉ tận mặt. Kết quả là từ đó, chúng chừa người Việt, không quấy phá nữa. Các chúng cư quanh đấy, người Việt cũng theo gương mà đoàn kết lại.
Rồi nhân những dịp lễ Tết, cộng đồng người Việt họp nhau tổ chức chợ Tết, tổ chức các ngày kỷ niệm truyền thống... Sau cùng thành lập một cộng đồng lớn, bầu cử Hội Ðồng Quản Trị rồi bầu Ban Chấp Hành, xin giấy phép lập hội để đủ tư cách liên lạc với chính quyền địa phương.
Ðến đây thì tôi tự động rút lui. Tôi không muốn đại diện hay chỉ huy ai cả. Tôi ngán chức tước lắm rồi, thứ chức tước “ảo” như đội trưởng, tổ trưởng trong tù. Nhưng nhiều người lại tín nhiệm tôi, họ năn nỉ tôi tham gia Hội Ðồng Quản Trị vì biết tôi rất nhiệt tâm với đồng bào. Tôi cự nự như muốn gây lộn, họ vẫn cứ năn nỉ, tôi đành chấp nhận, cứ nghĩ mình sẽ không đến họp, không làm gì cả tất họ sẽ chán, thế nên, khi họ bầu tôi vào Ban Chấp Hành, tôi cũng không phản đối. Nhưng rồi vì một nguyên nhân mà tôi lại bon chen, cố cho được chức chủ tịch Ban Chấp Hành. Số là trong Ban Chấp Hành có một người đẹp. Với người khác, có lẽ cô không đẹp lắm nhưng với tôi, chỉ mới thấy là đã ngớ người ra, hồn vía lơ lửng đâu trên mây xanh! Người đẹp có đôi mắt và chiếc miệng đúng là “đẹp không thể tả!” Mắt cô một mí, khi cô cười thì như nhắm lại, nhưng dưới hai làn mi đó là cả “một hồ nước mùa thu” long lanh, nếu tôi được cô nhìn và cười thì tôi “chết mê chết mệt,” mặt cứ thộn ra, ai cũng thấy rõ.
Thế là từ “lần đầu gặp gỡ” hình ảnh cô, giọng nói, đôi mắt, nụ cười của cô cứ hiện ra rõ rệt trong đầu tôi, khiến bụng dạ tôi cứ lộn xộn, lúc nào cũng náo nức muốn gặp được cô. Nói theo văn chương là tôi yêu cô, yêu theo kiểu mối tình đầu! Sở dĩ mấy ông bà mời cô ta vào hội vì cô ta rành tiếng Anh, trước đây, khi còn ở Việt Nam, cô là giáo sư Anh Văn, hơn nữa cô rất thiện chí. Mấy người đi HO qua đều được cô giúp đỡ, hướng dẫn đi xin trợ cấp, xin việc...
Cô được bầu làm phó chủ tịch ngoại vụ, lo liên hệ với chính quyền và các cộng đồng bạn. Cô còn độc thân, là con gái của một ông trung tá, gia đình cô có một nhà hàng, rất đông khách. Ban ngày hơi vắng khách nên cô có thì giờ lo việc cộng đồng.
Từ khi lên chức chủ tịch, tôi xin thằng xếp trong tiệm (tôi làm cu li, sai gì làm nấy) làm buổi tối để có dịp cùng cô làm chuyện thiên hạ. Chở người nầy đi khám bịnh, đưa người khác đi xin việc, xin trợ cấp... Ði đâu tôi cũng năn nỉ cô đi theo, viện lí do là không rành tiếng Mỹ. Cô thì lúc nào cũng vui vẻ, nhưng khi chỉ có mình tôi với cô trên xe, cô lại nghiêm trang, mắt luôn nhìn phía trước, không cười khi tôi pha trò! Coi bộ cô không có cảm tình với tôi, nhưng khi đã yêu thì kể sá gì chuyện có được yêu lại hay không! “Ai chiến thắng mà không hề gian khổ? Nghĩa là cứ nhào đại vô mà tỏ tình, không được thì cũng chả chết ai.” Nghĩ thế nên tôi tìm dịp cho cô biết tình cảm của tôi đối với cô.
Nhưng phải làm cách nào mà nếu cô có cảm tình với tôi, cô sẽ hiểu ngay, ngược lại cô sẽ nghĩ rằng chuyện đó không liên can đến cô. Nghĩ mãi tôi mới sáng tác ra được một chuyện tình để tìm cách kể cho cô nghe. Thường thì sáng nào tôi cũng đến nhà hàng của gia đình cô để uống một ly cà phê. Cô mang cà phê ra cho tôi, ngồi đối diện, nói vài câu xã giao hoặc bàn đến chuyện cộng đồng, độ mươi phút cô mới đứng lên, vào bên trong lo việc bếp núc.
Một lần tôi đề nghị cô ngồi nán lại để nghe tôi “kể chuyện nầy, hay lắm!” Cô tươi cười ngồi xuống. Tôi kể vắn tắt “Cô có còn nhớ, tuần trước tôi và cô ra phi trường đón một gia đình HO, gồm năm người, trong đó có một cô gái đẹp và có duyên đến độ tôi mới gặp mà đã đem lòng thương yêu. Cô ta có đôi mắt lá răm, miệng lúm đồng tiền, nói năng dịu dàng, vui vẻ. Tôi thường gặp cô ta mà không biết làm cách nào để tỏ tình. Yêu thầm cũng được nhưng rủi cô ấy lấy chồng thì có lẽ tôi sẽ chán đời hoặc thành người điên mất. Theo ý kiến cô, tôi phải làm gì cho cô ấy hiểu được tình tôi? Tôi có nên nói ra cho cô ấy biết không?”
Cô lặng yên một lúc rồi nói “Chuyện tình yêu của anh, anh nên hỏi một người đàn ông khác, bọn phụ nữ chúng tôi làm sao có ý kiến được, hơn nữa, phải gặp gỡ cô gái đó mới biết được ý nghĩ của cô ta...” Nói xong cô đứng lên. Tôi không hiểu cô có biết lời tỏ tình gián tiếp đó của tôi không, nhưng sáng hôm sau, tôi đến nhà hàng của gia đình cô uống cà phê, cô không ra tiếp. Tôi đoán cô không ưa tôi, không muốn bị tôi làm phiền. Tôi buồn chán quá, thấy đời vô vị, và cô ta, trong đầu tôi, cô vẫn còn đẹp nhưng rất xa lạ, đến độ tôi ngượng, không dám gặp cô. Công việc đón tiếp, giúp đỡ đồng hương mới đến xứ Mỹ, chúng tôi cũng đi chung nhưng tôi không cảm thấy hăng hái chút nào, cô ngồi bên cạnh mà như người chưa gặp lần nào. Nhiều khi tôi đi một mình, không rủ cô đi theo. Tôi có ý định sang tiểu bang khác.
Cái Ban Chấp Hành Cộng Ðồng, thấy thì đủ các ủy viên, năm bảy người, nhưng công việc, họ giao hết cho hai đứa tôi rồi lặn đâu mất tiêu. Trước đây, tôi bon chen cho được cái chức chủ tịch là để được dịp gặp người đẹp, nay thì tôi đã chán rồi, muốn rút lui. Thế nên nhân dịp Việt Cộng đưa mấy ca sĩ tân nhạc, cổ nhạc qua Miền Ðông nước Mỹ làm công tác văn hóa vận, cả Hội Ðồng Quản Trị với Ban Chấp Hành họp lại, tìm cách tẩy chay. Buổi họp có vẻ sôi nổi lắm. Lên kế hoạch, chương trình rất kỹ lưỡng, nhưng cuối cùng lại giao cho Ban Chấp Hành làm cả! Tôi họp mọi người để phân công.
Mấy ông trong ban chấp hành lại giao cả cho hai đứa tôi. Tôi quyết liệt phản đối thì các vị đó lại cười “Tụi tôi biết anh quá mà! Lúc trong tù, trực diện với cai tù, anh còn thành công, bây giờ vận động đồng bào không đến coi hát của văn cộng việt cộng, là chuyện nhỏ...” Tôi ngạc nhiên “Sao quí vị biết tôi đi tù cải tạo?” Các ông ấy nhao nhao lên “Anh quên tụi nầy, chỉ biết có người đẹp thôi, chứ tụi nầy vẫn còn nhớ anh. Ði chung một chuyến bao bố (Tù bị đày ra Bắc, được phát bao bố), ra ngoài Bắc, đi đâu anh cũng làm đội trưởng tụi nầy.” Lúc đó nhìn kỹ, tôi mới nhớ, đó là mấy ông bạn tù ngày trước, thời gian quá lâu, hơn mười năm rồi, các ông ấy qua Mỹ lại thay đổi, nên không nhận ra, vả lại, có người đẹp bên cạnh thì tôi chẳng nhìn thấy ai khác nữa!
Lại mấy ngài quan lớn, hành pháp, lập pháp, tư pháp... ngày xưa! Và tôi vẫn lại làm xếp họ! Tôi đâukhác gì quan tể tướng? Lúc trong tù tôi không dám từ chức, nhưng ngoài đời, ở xứ Mỹ, tôi chỉ cần nói “bye!” một tiếng là xong ngay. Trước kia thì cho rằng số mệnh an bài, nay tôi cãi lại số mệnh để xem cái chức tể tướng có còn theo làm phiền tôi nữa hay không? Còn mấy vị quan quyền nầy, trước giờ cứ bắt bí tôi, gài tôi vào với người đẹp để tôi phải làm chủ tịch, thì nay tôi sẽ chơi lại họ.
Tôi sẽ qua tiểu bang khác, để xem con rắn mất đầu cựa quậy ra sao? Thế nên tôi vẫn vui vẻ sắp xếp công việc, kêu gọi quí vị ấy tiếp tay, liên hệ với các hội đoàn bạn cùng phát động chiến dịch thêm rầm rộ, hiệu quả. Dự định xong vụ nầy tôi sẽ “lặng lẽ ra đi với một quả tim nặng trĩu buồn phiền!”
Chiều hôm đó, họp xong, tôi xin cô phó chủ tịch, người đẹp của tôi, nán lại ít phút để bàn công chuyện. Tôi vào đề ngay “Cô thấy nhiệm vụ của chủ tịch ban chấp hành có khó khăn, vất vả gì không?” Cô nhìn tôi dò xét “Tôi thấy anh giải quyết chuyện gì cũng ổn thỏa cả, nên nghĩ là không khó khăn bao nhiêu.” Tôi hỏi “Thế cô có thể thay tôi làm chủ tịch được không? Tôi thấy cô đã có ít nhiều kinh nghiệm trong nhiệm vụ nầy.” Cô ngạc nhiên “Anh định làm gì mà trao nhiệm vụ nầy cho tôi?” Tôi nói “Tôi sắp đi tiểu bang khác.” “Vì sao vậy? Có ai làm phiền anh? Hay là vì cô gái mà anh đã kể cho tôi nghe?” Tôi làm ra vẻ suy tư “Ðúng rồi, tôi thất tình cô ta nên muốn đi xa... Tôi hi vọng, cô làm chủ tịch, sẽ được mọi người giúp đơ...” Cô lắc đầu “Tôi không muốn chức vụ gì cả. Tôi chỉ muốn giúp đỡ đồng bào trong lúc mới đến xứ Mỹ xa lạ, để họ ổn định cuộc sống trong giai đoạn đầu mà thôi...” Tôi đành nói “Thôi được, tôi sẽ tính sau. Dù sao thì tôi cũng nhất quyết đi khỏi nơi nầy. Ở đây, lúc đầu thì vui nhưng bây giờ tôi chán rồi. Tôi có người bạn ở tiểu bang khác, hắn đã xin sẵn cho tôi một việc làm ở đó.”
Lúc đứng lên cô cười hỏi “Sao lối rày anh không đến uống cà phê nữa? Không có tiền thì tôi cho ghi sổ.” Tôi cũng cười bảo “Khi thất tình thì đến đâu cũng chẳng thấy vui, uống cà phê cũng hết ngon. Nhưng sáng mai tôi sẽ đến, thưởng thức cà phê do cô pha lần cuối trước khi lên đường.” Sáng hôm sau tôi đến nhà hàng của cô. Cô đích thân mang cà phê ra cho tôi còn ngồi đối diện, cười nói vui vẻ “Tôi mang đến anh một tin vui đây.” Tôi nghi ngờ “Ðang rầu thúi ruột, vui gì nổi!” “Vui chứ! Như thế nầy. Tôi có đến nhà cô gái mà anh trồng cây si. Phải đó là cô Bé Ni không?
Tôi hỏi “Bé có thương chú Vy không?’ Cô bé trả lời “Dạ thương!” Tôi hỏi “Thương nhiều hay ít?”Cô bé nói “Dạ thương nhiều!” Vậy anh vừa lòng chưa? Bây giờ hết thất tình rồi phải không?”
Tôi kêu lên “Trời đất! Cái con bé năm tuổi đó thì tôi làm sao thất tình được!?” Cô nhìn tôi hóm hỉnh “Chính anh nói yêu cô ta. Bị cô ta từ chối, anh thất tình, đòi đi nơi khác. Nay tôi hỏi lại, cô ta nói thương anh nhiều thì anh còn đi đâu nữa?” Tôi lắc đầu, vừa chán vừa ngượng “Ðó là tôi nói ví dụ vậy thôi chứ tôi yêu người khác, nhưng cô ta không ưa tôi nên tôi...” Cô nhìn tôi đăm đăm như chờ đợi.
Tôi không dám nhìn cô, nhưng biết rằng lúc đó mà tôi không nói thì không còn dịp nào khác nữa “Bây giờ, tôi sắp đi tiểu bang khác nên tôi liều mạng. Cô có ghét tôi, khinh tôi, cũng không làm gì được. Hôm trước tôi nói quanh co như thế, chứ thực ra tôi muốn nói là tôi yêu cô. Nhưng tôi biết cô không ưa tôi, mà tôi không nói, cứ để trong bụng, ấm ức, không chịu được. Bây giờ nói xong rồi... Chỉ xin cô đừng cho ai biết lý do tôi đi tiểu bang khác. Tôi xin lỗi cô nếu tình yêu của tôi làm cho cô bực mình...”
Cô cúi xuống, chấm ngón tay vào li nước, vẽ linh tinh trên bàn, một lúc mới nói “Ai cũng lớn cả rồi, đâu còn con nít mà phải nói quanh. Nếu anh có tỏ tình với em mà em không đáp lại thì có gì xấu hổ cho anh đâu? Tư cách anh đàng hoàng, lại có lòng vị tha, yêu thương đồng bào...Ai cũng mến phục anh. Hôm trước, nghe anh nói, lúc đầu em tưởng anh nói thật, cứ tự hỏi.
Có cô nào mắt lá răm, miệng núm đồng tiền giống mình? Em đi tìm gia đình HO mới qua, thì chỉ có con bé Ni. Em biết ngay là anh muốn nói về em. Em cảm động lắm, nhưng ngượng quá, vừa muốn gặp anh vừa sợ anh...”
Bao năm nay, quí ngài “cựu” quan lớn đó vẫn cứ bầu tôi làm chủ tịch, làm xếp họ. Hễ kiểm phiếu,thấy tôi đắc cử, làm gì họ cũng hô lên “Hoan hô chủ tịch gia đình trị!” Chỉ vì vợ tôi vẫn lại là cô phó chủ tịch ngoại vụ năm nào.
Bây giờ thì mời bạn cho biết ý kiến “Con người có số mạng không?”
Phạm Thành Châu
(From : TranTri)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Apr/2011 lúc 7:26pm
Ngôn ngữ của đá
Đá núi vô tri sao lại có ngôn ngữ? Có đấy, đá có ngôn ngữ riêng của nó, thứ ngôn ngữ mang tên tình yêu, mang tên cái đẹp và sự rắn rỏi, can cường…
Ảnh minh hoạ từ Internet
Tình yêu, người ta thường ví von giống như sắt đá. Hoặc có người vẫn hay thề thốt rằng “dẫu sông cạn, đá mòn thì tình anh/em vẫn không đổi”. Đá trở thành một thực thể minh chứng, và được ước lệ về tính lâu bền của tình yêu.
Ở một khía cạnh khác, tác giả của ca khúc Phiến đá sầu đã hơn 2 lần hỏi: “…phiến đá có tình yêu không/…phiến đá có linh hồn không?” để chỉ cho một sự khắc khoải về tình yêu và sự chia xa. Ngôn ngữ của đá lúc này đã hoà quyện thành ngôn ngữ của một người vừa trải qua mất mát, thứ mất mát mang tên tình yêu. Đớn đau và nghi ngờ, đó là cảm giác của con người khi phải đối mặt với sự chia tay, hay sự phũ phàng của tình yêu: chia xa. Người đã hoá đá, bởi hồn người đã giá băng thì có khác chi tượng đá?
Và rồi, nếu được trải nghiệm thêm, ta lại được đối diện với một tâm hồn khác, nhân văn hơn: Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau! (Trịnh Công Sơn). Sỏi đá, hay lòng người? Một người dẫu có thể một lúc nào đó hoá đá bởi những dập dồn của số phận và tình yêu thì cũng có lúc sẽ được tưới tẩm hạt giống yêu đương từ những tấm chân tình. Và thứ sỏi đá trong lòng người về sự đánh mất niềm tin cũng vậy, cũng sẽ có lúc ta thấy lòng mình cần một điểm tựa. Cần nhau ở một khía cạnh tình người chứ không phải chỉ là nhục cảm, là những rung động nam-nữ…
Ảnh minh hoạ
Còn cái đẹp của đá, cả về vẻ đẹp tự nhiên lẫn tinh anh của chất liệu và sự gắn kết nên đá chính là sự bền vững. Sự vững chãi mà đá hiến tặng cho con người sẽ làm tôn thêm vẻ dịu dàng, mềm mại của hoa. Vì vậy, đá và hoa, vẫn là cách ví von thật đẹp trong mối tương quan giữa âm và dương, giữa cứng và mềm. Tô điểm cho nhau để đẹp hơn, để cuộc sống không khô khan cũng không quá ướt át…
Tấn Khôi
http://www.phattuvn.cz/vn-hc/tuy-but/725-ngon-ng-ca-a.html - http://www.phattuvn.cz/vn-hc/tuy-but/725-ngon-ng-ca-a.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Apr/2011 lúc 5:59pm
Đi cũng là về!
BS.ĐỖ HỒNG NGỌC
Có người hỏi tôi có phải Trịnh Công Sơn là một thiền sư không mà sao cứ thấy tôi nhắc và trích dẫn ca từ của anh trong các bài viết về Thiền, về Phật pháp của tôi?
Với tôi, Trịnh Công Sơn không chỉ là một "thiền sư" mà anh còn là một vị "Bồ tát". Dĩ nhiên Bồ tát trong cái nhìn của tôi thôi, bởi vì, anh đã mang đến cho tôi - và có thể cho nhiều người khác nữa - biết bao niềm phúc lạc, bình an, cũng như biết bao nỗi xót xa, khắc khoải... tùy theo lứa tuổi của mình như một thứ "vô lượng nghĩa" kinh...
Mãi đến vài năm sau khi anh mất, tôi mới viết được một bài thơ nhỏ về anh: "Kẻ rong chơi". Phải, theo tôi, anh là một kẻ rong chơi. Một vị Bồ tát hẳn nhiên là phải rong chơi trong cõi Ta bà thôi, với cái tâm không phân biệt, không chấp trước. Rong chơi thôi đã là quá đủ. Và không dễ. Bởi khi ta mất đi sự rong chơi, tức khắc ta rơi vào những "điên đảo mộng tưởng"...
Khi có cái tâm Bồ tát, người ta "thị hiện" ở cõi người như một cuộc "du ư ta bà thế giới", để chia sẻ những niềm vui và cả những nỗi đau để rồi một hôm "ta lắng nghe ta" thì chợt nhận ra một nỗi niềm "từ bi bất ngờ" ập đến, từ đó biết ra "một cõi đi về" thênh thang!
Khi viết "Gió heo may đã về" tôi nhìn Trịnh Công Sơn khác với khi tôi viết "Nghĩ từ trái tim". Ở "Gió heo may đã về", Trịnh Công Sơn là của "cát bụi mệt nhoài", còn ở "Nghĩ từ trái tim", Trịnh Công Sơn là của "ta là ai mà còn trần gian thế"? Một câu hỏi như vậy mỗi chúng ta chẳng đã từng khắc khoải tự hỏi với chính mình đó sao?
Câu trả lời có đó rồi: "Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/ rọi suốt trăm năm một cõi đi về". Đi cũng là về. Về cũng là đi. Nó không từ đâu đến, cũng chẳng về đâu (Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ). Chính là cái mà Bùi Giáng vẫn thường hay nói "Hà dĩ cố? Chơi thôi mà!". Đôi vầng nhật nguyệt ấy là "minh". Một thứ ánh sáng vẫn soi suốt dặm trường. Ta là ai mà còn trần gian thế? Ta là ai mà yêu quá đời này? Sao không qua bờ bên kia (đáo bỉ ngạn) đi, sao không "thị hiện"... niết bàn đi, mà cứ phải loanh quanh cho đời mỏi mệt?
Tôi quen Trịnh Công Sơn từ cái đêm anh ôm đàn hát một mình dưới mái hiên tôn một tối ở sân Trường đại học Văn khoa Sài Gòn thuở đó. Một người già trong công viên/ một người điên trong thành phố/ một người nằm không hơi thở/ một người ngồi nghe bom nổ... Anh nói tiếng nói của chúng tôi. Tôi nghe mình buốt lạnh: Vết lăn vết lăn trầm... Bài ca dao trên cồn đá; ôi quê nhà một thời... Từng hạt cơm khô, em bé lõa lồ, khóc tuổi thơ đi... Lứa chúng tôi, nói như bạn tôi, Lữ Kiều không chọn lịch sử mà lịch sử chọn mình.
Anh biết tôi với tên Đỗ Nghê, những bài thơ gần gũi trên Bách Khoa, Tình Thương... Anh thường gởi tôi những em bé với đôi dòng nguệch ngoạc: Gửi Đỗ Nghê... chăm sóc giùm...
Mỗi lần tôi ghé nhà thăm anh thường kêu to: "Lấy cho cậu Ngọc một ly nước lọc"! Anh biết tôi không rượu, không thuốc lá. Và không ép. Những khi đông vui, ly này ly khác, thuốc lá chuyền tay, anh vẫn gọi người nhà: Lấy cho cậu Ngọc một ly nước lọc!
Khi tôi in tập thơ Giữa hoàng hôn xưa, thì bìa là của Trịnh Công Sơn với một bức vẽ thiệt ngộ dành riêng cho bài "Thư cho bé sơ sinh"... Khi viết Gió heo may đã về, tôi dùng những ca từ của anh để đặt các tiểu tựa, Trịnh Công Sơn bèn "viết thêm" mấy dòng ở lời Bạt. Anh nói: Moi sẽ nói ngược lại ý toi cho vui nhé. Toi nói "có già", moi sẽ nói không có già nhé! Và rồi, anh viết "Không có già, không có trẻ. Nói với một người trẻ tôi già rồi em ạ là một điều vô lễ".
Đỗ Trung Quân nhận ra ngay vụ "cãi vã" này và bảo sao cho đến cùng, bác sĩ nói có, nhạc sĩ bảo không... trong một bài viết trên Tuổi Trẻ: "Như sông vào biển".
Năm 1997, nghe Trịnh Công Sơn bệnh nặng, đang nằm ở khoa Săn sóc đặc biệt bệnh viện Chợ Rẫy. Tôi đến thăm. Cả nhà đang bứt rứt lo lắng đi qua đi lại trước cửa phòng, vì không ai được vào. Tôi trong nghề nên được các đồng nghiệp cho vào thăm sau khi đã khoác thêm blouse trắng, đổi giày... đâu đó chỉnh tề. Ôi Trịnh Công Sơn đó ư? Một cái xác ve xẹp lép, nhẹ tênh trên tấm drap trắng với nồng nặc mùi nhà thương và bao bệnh nhân hấp hối xung quanh. Ôi, biết bao ca khúc say đắm thẫn thờ là từ cái xác ve xẹp lép nhẹ tênh này đó sao? Có cái gì đó đã bay lên làm nên một Trịnh Công Sơn từ trong tứ đại ngũ uẩn này đó vậy? Có cái gì đó "mặc khải" chăng? Có cái gì đó "thị hiện" chăng? Đã mượn anh để trình hiện như hoa sen trong đầm lầy, như quỳnh hương thoáng sát na?
Tôi lay nhẹ. Anh mở mắt. Nhìn chầm chậm rồi lóe sáng "Toi mới về đó hả?". Thì ra anh vẫn tỉnh, vẫn nhận ra tôi, còn biết tôi vừa mới về sau chuyến tu nghiệp ngắn ở Paris. Tôi mừng quá. Một cô y tá đến chích thuốc. Tôi hỏi cô có biết ai đây không? Cô lắc đầu. Trịnh Công Sơn đó. Cô hơi ngớ ra. Tôi nói thêm: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đó. Cô có vẻ kinh ngạc. Hình như cô kêu lên, không ra tiếng: Trịnh Công Sơn đây sao? Trịnh Công Sơn đây sao?
Tôi thăm khám qua và bảo không sao đâu. Gan thôi. Gan anh thòng xuống đến 7cm dưới bờ sườn phải. Thực ra bệnh anh nặng hơn nhiều với nào tiểu đường, nào khớp, nào phổi, nào thận... (Trước đó tôi đã được tham khảo bệnh án). Mấy ngày sau, anh được chuyển lên phòng riêng ở tầng thứ 11. Lần này tôi đến đã thấy anh thảnh mảnh.
Khi anh được về nhà, thỉnh thoảng tôi lại ghé thăm. Lấy cho cậu Ngọc ly nước lọc nè! Anh lại kêu. Anh khoe mấy bức tranh mới, nêu những ý tưởng mới... "Moi quyết định bỏ rượu và bỏ thuốc lá rồi. Mỗi sáng đi bộ được một quãng...". Anh nói. Tôi cười cười. Lần sau đến, anh nói: Moi quyết định bỏ thuốc lá thôi. Thuốc lá mỗi người một gu, nhưng rượu thì mọi người đều có thể uống chung với nhau được. Bạn đến đông vui không thể không uống chút rượu. Anh giải thích. Tôi vẫn mỉm cười. Anh có lý. "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ"? Vấn đề là chất lượng cuộc sống chứ!
Rồi đùng cái tôi bị tai biến mạch máu não phải mổ cấp cứu. Những người bạn đến thăm lần này lại có Trịnh Công Sơn. Anh đi cùng Lữ Quýnh. Trịnh Công Sơn ôm theo một bó hồng vàng. Lúc nào anh cũng tươm tất như thế. Tôi khoe anh mấy bức vẽ trên giường bệnh của mình. Cái đầu trọc lóc bình vôi sau khi mổ. Anh có vẻ khoái lắm. Đó, thấy chưa? Toi không rượu không thuốc lá rồi cũng... vậy thôi!
Rồi một hôm, Lữ Kiều phone báo tôi Trịnh Công Sơn đi rồi.
Đi vào ngày 1.4, ngày của Cá.
Đi, cũng có nghĩa là về vậy !
BS.ĐỖ HỒNG NGỌC
------------- mk
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 10/May/2011 lúc 6:13am
Mẹ khóc
Hoàng Thanh/Viễn Đông
Anh Lý Văn Lâm và mẹ trong viện dưỡng lão ở Garden Grove – ảnh:
Hoàng Thanh/Viễn Đông
Có lẽ ai ai trong đời cũng đã có lần đi
taxi. Dễ ợt có gì đâu, cứ tìm số điện thoại các hãng taxi rồi bấm số
gọi, cho biết địa điểm, xong thì chờ xe tới đón. Nhưng ở quận Cam thì
không biết từ bao giờ lại xuất hiện một nghề là lạ, đó là "taxi đưa đón
phi trường". Cứ mở các nhật báo ở mục quảng cáo, rao vặt thì thấy ngay
hằng hà sa số "Đưa đón - Đi khắp nơi - Dọn nhà - Phi trường - Tuyên thệ -
Thi lấy bằng", vân vân và vân vân. Đa số những người làm nghề này là
đàn ông (nhưng vẫn có phụ nữ), người Việt Nam. Có người làm thêm như một
nghề tay trái, nhưng đa số thì xem đây là nghề chính để nuôi sống bản
thân và gia đình. Con số các taxi Việt Nam ngày càng đông, và nghề này
cũng khá thịnh hành vì dễ làm, thuận tiện về giờ giấc. Dường như người
dân ở vùng này ít khi gọi taxi Mỹ vì giá cả mắc hơn, vả lại nói chuyện
với taxi Việt Nam thì dễ dàng, khỏi cần suy nghĩ tìm từ ngữ chi cho mệt
óc. Thông thường hễ cần thì mình gọi taxi, gặp người nào cũng được, và
rất ít ai quan tâm đến việc chọn một người taxi riêng cho mình. Nhưng
tôi thì khác... Tôi quen anh Lâm taxi gần 3 năm nay. Mắt tôi hơi yếu,
nên mỗi lần cần đi đâu xa, tôi không dám lái xe mà gọi taxi. Lần đầu
tôi mở báo ra xem rồi gọi anh A, lần kế gọi anh B, rồi anh C, anh D...
nhưng dần theo năm tháng, tôi quyết định chọn anh Lâm làm người taxi
"ruột" mà tôi ưng ý nhất. Bởi anh tính giá phải chăng, anh lại vui tính,
lên xe anh hay nói chuyện này, chuyện nọ cho thời gian qua mau, hay có
thể do anh và tôi hợp gu chăng? Nên thường khi cần đi đâu, bao giờ tôi
cũng gọi anh trước, chỉ khi nào anh kẹt vào ngày giờ tôi cần, thì tôi
mới gọi người khác. Nhưng có một điểm mà có lẽ một số hành khách có lẽ
không hài lòng cho lắm, như có lần anh tâm sự với tôi, là anh luôn luôn
đến đón họ sớm chút hay trễ chút. Tôi còn nhớ lần đó, tôi hẹn anh tới
đón lúc 11 giờ rưỡi. Anh hỏi: “Đi sớm chút được không em? 11 giờ 10 anh
lại, ráng giúp dùm anh chút đi”. Ngẫm nghĩ thấy cũng không có gì mà ầm
ĩ, tôi đồng ý. Khi lên xe, anh Lâm phân trần: “Em thông cảm dùm. Anh
phải mua cháo mang vào cho Má anh. Hôm qua tự dưng bả nói thèm ăn cháo
gà. Mà anh không mua là bả giận bỏ cơm cho coi”. Tôi ngạc nhiên lắm, vì
có bà mẹ nào mà “nhõng nhẽo” dữ vậy ta. Hỏi ra thì mới biết mẹ anh Lâm
đang ở trong viện dưỡng lão từ hơn 6 năm qua. Anh còn nói: “Cám ơn em
nha. Nhiều khách khó chịu lắm, họ chỉ muốn đi thật đúng giờ. Sớm chút là
họ bỏ, gọi taxi khác. Anh cũng đành chịu mất khách thôi”. Anh Lâm
lái xe vào khu dưỡng lão trên đường Haster. Anh bảo tôi ngồi trong xe
đợi, 10 phút anh quay lại ngay. Tò mò, tôi hỏi: “Em vô được không?”. Anh
Lâm gật đầu: “Được chứ, chỉ sợ làm phiền em thôi”. Thế là hai anh em
bước vào Garden Park Care Center. Lần đầu tiên vào khu nursing home,
tôi ngơ ngác như con nai vàng, anh Lâm đi đâu tôi cứ theo đó. Sao mà
quẹo trái, quẹo phải tùm lum, vậy mà ảnh thuộc lòng mới tài chứ. Bước
vào phòng, không thấy ai, anh quay sang tôi nói: “Chắc họ đưa Má anh ra
hội trường rồi”, xong anh tất tả quay ra. Hai chúng tôi đang đi trong
dãy hành lang thì tôi nghe tiếng cười nói ồn ào vui nhộn văng vẳng ra từ
một căn phòng. Lúc đó tôi nghĩ: “Ái chà, người già mà sao còn cười giỡn
dữ vậy? Coi bộ cũng yêu đời quá chứ”. Nhưng hỡi ôi, khi bước vô hội
trường thì mới biết thực hư. Thì ra tiếng cười giỡn nãy giờ tôi nghe là
tiếng cô MC trên màn ảnh đang pha trò trong show ca nhạc. Trước mặt tôi
chừng hơn ba chục ông bà lão, mà hơn hai phần ba là bà, chỉ chừng vài
ông cụ mà thôi, và ai nấy đều ngồi trên xe lăn. Tôi quay sang anh Lâm:
“Sao đàn bà không vậy anh?”. Anh trả lời ngay không suy nghĩ: “Thì đàn
bà bao giờ cũng khổ hơn đàn ông, em không thấy vậy à? Sống thọ mà làm
gì, con cái nó thảy mình vô đây chèo queo một mình, sống vậy thì anh thà
chết còn sướng hơn”. Tôi thấy vui vui vì cái tính bộc trực, nghĩ gì nói
đó của anh taxi này. Tôi chợt nhớ mình có đọc ở đâu đó người ta có nói
là đàn bà sống thọ hơn đàn ông vì sức chịu đựng dẻo dai hơn, và đàn bà
chịu... khóc hơn đàn ông, và đó cũng là một cách giúp xả stress. Trước
mặt tôi là những gương mặt vô hồn, dửng dưng, im lặng. Tôi lúng túng,
và chỉ trong tíc tắc, tôi quyết định mĩm cười, cười với mọi người tôi
gặp nơi đây, vì tôi nghĩ có lẽ đó là món quà duy nhất mà với họ, có thể
là còn ý nghĩa và giá trị. Tôi quay sang cười: “Chào bác”, “Chào cô”. Những
người đàn bà nhìn tôi, nhưng chẳng ai cười. Gương mặt ai cũng buồn,
không chút xúc cảm. Một cụ già ngồi gục xuống mà nước miếng cứ chảy
dài xuống áo. Cụ bên cạnh thì quẹo đầu sang một bên, mắt đờ đẫn, dường
như cụ bị tật ở cổ thì phải. Bỗng dưng có bà cụ trông có vẻ già lắm,
nét mặt rất phúc hậu, cụ chắp hai tay xá tôi lia lịa. Tôi sợ mang tội
nên lật đật vịn hai tay bà lại và nói: “Cụ khỏe không cụ? Cụ đừng lạy
con. Con vào thăm cụ đây”. Anh Lâm bảo: “Bà này sắp bị Alzheimer rồi em
ơi. Từ mấy tháng nay ngày nào bả cũng mong chờ con trai và cháu nội vô
thăm, mà tụi nó cứ biệt tăm. Bả đang lạy Phật cầu cho con cháu vô thăm
đó, chứ không phải lạy em đâu”. Tôi nghe lòng mình thắt lại. Tôi liền
giả bộ: “Má, con tới thăm Má nè. Má khỏe không?”. Bà cụ ngước lên nhìn
tôi, nhíu nhíu cặp mắt tèm nhèm mà tôi thấy hai tròng đen đã mờ đục hẳn,
bà nhìn một hồi, vẻ hoài nghi, và lát sau bà lắc đầu: “Không, con trai,
con trai”, rồi bà lại xá tôi lia lịa. Anh Lâm kéo tay tôi: “Anh đã nói
con bả là con trai kia mà, em giả bộ bả đâu có tin”. Tôi nói: “Vậy thì
bà cụ còn tỉnh mà anh, còn trí nhớ mà”. Anh Lâm gật đầu: “Chỉ những gì
dính líu tới con cháu thì bà nhớ. Còn những việc khác như làm vệ sinh,
đi tiểu tiện, ăn uống thì bà quên hết. Có vào đây thì em mới thấm thía
tình đời”. Anh Lâm bước đến và đưa tay đẩy một chiếc xe lăn. Một bác
gái chừng ngoài 70, mà tôi đoán là mẹ anh, ngồi ủ rũ trên xe như đang
buồn ngủ. Tôi theo anh đưa bác về phòng. Đến nơi, anh đỡ bác lên giường,
xong anh bày tô cháo ra trên bàn rồi bảo: “Cháo gà nóng con mới mua, mợ
ăn đi kẻo nguội. Còn đây là nước mía, ăn xong mợ nhớ uống. Giờ con phải
đưa khách đi, trễ giờ rồi”. Tôi chào bác gái ra về. Bà chỉ gật nhẹ đầu
đáp lại. Lên xe, tôi tò mò hỏi thêm về bác. Anh Lâm kể: “Ba má anh có
5 người con. Xưa kia ba anh là đại úy của 3 đời tổng thống (Vua Bảo
Đại, TT Diệm và TT Thiệu). Má anh ở nhà nội trợ lo cho 5 đứa con. Ba anh
mang tiếng là đại úy chứ nhà anh nghèo lắm, má anh giỏi xoay xở vô cùng
mới đủ sống đó chứ. Sau 75, ba anh ở tù 5 năm rồi sau đó cả nhà được
sang Mỹ năm 1989 theo diện HO. Khi mới qua với hai bàn tay trắng, cả ba
và má anh đều phải đi làm đủ nghề để sống và nuôi các con. Khi đó mấy
anh em cũng lớn rồi, mạnh đứa nào đứa nấy bung ra đi làm. Tụi anh đứa
nào cũng sức trai tráng, ăn mạnh như voi, nên má anh cứ dành hết món ăn
nào bổ là nhường cho chồng và các con. Ba anh thì sức khoẻ rất kém sau
những năm tù đày, nên ổng cứ bệnh rề rề và qua đời năm 1997 vì bị xuất
huyết bao tử. Sau cái chết của ba, má anh càng xuống tinh thần thấy rõ.
Lúc này anh và mấy đứa em đã có gia đình riêng. Anh là anh cả, thằng S.
có vợ , mua nhà nhưng không dám mang má về ở chung, mặc dù nó là đứa khá
giả nhất trong gia đình. Con C. lấy chồng dọn đi Nevada. Thằng A. thì
qua ở với vợ bên Thụy Sĩ. Chỉ còn anh và N., cô em gái bệnh tâm thần từ
hồi còn ở Việt Nam, nên má ở với anh và nó. Ông bà mình có câu ‘Cha mẹ
nuôi con biển trời lai láng, Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày’. Anh thấy
câu này không đúng chút nào. Bởi như gia đình anh nè, tụi em anh có đứa
nào nuôi ba má được một ngày nào đâu mà kể. Tội nghiệp ổng bả, cả đời
còng lưng nuôi con khôn lớn. Để khi thành danh thì đứa nào cũng sợ
chồng, sợ vợ không dám cho ba má ở chung. Ai cũng ca hoài cái điệp khúc
‘Con có gia đình riêng, còn nhiều thứ lo lắm. Thầy mợ ráng tự lo đi’.
Đúng là bạc bẽo tình đời”. Sau khi xổ một tràng cho hả giận, anh Lâm
ngừng chút lấy hơi rồi tiếp tục kể: “Xưa kia khi ở Việt Nam má anh đã ít
vận động, suốt ngày chỉ ở trong nhà lo việc bếp núc và chăm sóc các
con, và có lẽ vậy mà xương má đã yếu. Sang đây thì bác sĩ cho biết là má
anh bị thoái hóa cột sống, và các khớp xương ở đầu gối, cổ tay, đều
thiếu chất dịch trơn nên cử động đều gây đau đớn lắm. Má không còn đi
làm được nữa, và phải đi gặp bác sĩ thường xuyên để chữa trị. Sau 5 năm
thì bác sĩ đề nghị với gia đình là cho má anh vô nursing home thì sẽ dễ
dàng hơn, vì mấy anh chị em không ai rảnh mà chăm sóc cho má hết”. Giọng
anh Lâm đều đều: “Có ở xứ này mới nhận ra là đa số con cái đều bất hiếu
lắm em ơi. Nước Việt Nam mình nghèo, con đi làm không đủ nuôi thân, nên
không sao lo cho cha mẹ, mình còn chấp nhận được. Còn ở Mỹ, đứa nào
cũng có xe, có nhà, chỉ có mỗi thời gian và lòng hiếu thảo là không có.
Mà thời gian có đào ra được, cũng chỉ để dẫn vợ, chồng, con cái đi nghỉ
hè, còn ông bà già thì mặc xác họ. Ngày nào vô đây 3 bận là anh tức, anh
hận cái bạc bẽo của tình đời. Thằng con mà má anh thương nhất, cũng lại
là đứa ham tiền, sợ vợ mà chưa hề đến gặp má, dù chỉ một lần, từ hơn 6
năm má anh vào đây. Anh là thằng má la rầy nhiều nhất, giờ thì chỉ mình
anh mỗi ngày 3 cử vào ra, đem cơm nước và săn sóc cho bả”. - Bộ trong
đó họ không lo cho bác ăn uống sao anh? - Có chứ. Nhưng người già
trở tính lắm em ơi. 6 giờ sáng anh phải đích thân pha cà phê mang vô cho
má, bởi chỉ có anh là biết cách pha đậm lạt như thế nào thôi, chứ mua
ngoài tiệm má anh không chịu uống. Trưa phải mua món canh nào bả thích,
còn chiều thì có lúc mua đồ tráng miệng, chè hay món gì nhẹ nhẹ mang vô.
Anh thuộc lòng món nào má anh thích, món nào bả không ưa. Mà hễ anh
không vô một cữ là bả nhịn không ăn cơm, thành thử khách mà gọi gần đến
giờ vô nursing home là anh đành phải từ chối, không nhận khách, bởi vậy
mà đời anh nghèo cứ mãi nghèo. Anh thì quê mùa có biết gì về tâm lý đâu,
nhưng anh nghe người ta nói rằng người già rất sợ cô đơn, họ sợ bị bỏ
rơi. Chính vì vậy mà họ tìm mọi cách để con cháu chú ý và quan tâm đến
họ. Nói theo cách bình dân của mình, thì người già hay “trở chứng” lắm.
Anh thì cứ nghĩ đơn giản là ngày xưa lúc còn nhỏ mình cũng quậy ba má
làm ổng bả cực khổ, thì giờ nếu má có làm eo làm sách chút cũng không
sao. Là con mình phải biết chiều ba má, lỡ mai này má có chết anh sẽ
không hối hận chút gì hết cả. Lần thứ hai đi taxi thì anh Lâm chở tôi
ghé vào mang cơm cho bác gái. Hôm ấy bác mới vừa hết chứng nhiễm trùng
phổi và được đưa từ nhà thương về. Khi tôi chào, bác chỉ gật nhẹ đầu như
mọi lần. Tôi đưa mắt nhìn quanh phòng. Trên đầu giường bác có treo đầy
các ảnh Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Maria cùng cây thánh giá. Tôi muốn bắt
chuyện với bác nhưng không biết nói gì, cuối cùng tôi bảo: “Bác nhớ cầu
nguyện mỗi ngày nhe bác. Chúa sẽ che chở cho bác”. Bà không nói gì cả
mà chỉ gật đầu. Chiếc giường bên cạnh có một cô trẻ hơn đang nằm dán
mắt nhìn trên trần nhà. Tôi ngạc nhiên vì thấy cái tivi đang mở, chiếu
bộ phim Đại Hàn thì phải, coi bộ hay và gay cấn lắm, mà sao hai người
không ai thèm xem. Tôi bắt chuyện: “Ở đây cũng được quá cô hả? Có tivi
để xem phim đỡ buồn”. Cô này nói ngay: “Chán lắm. Phim lúc nào cũng mơ
với mộng. Đời ở ngoài mới cay đắng hơn nhiều. Nhất nhật tại tù, thiên
thu tại ngoại , nằm đây 3 năm rồi có khác gì nhà tù đâu”. Hỏi thăm tôi
được biết là cô bị hư thận, phải lọc thận 4 lần mỗi tuần từ vài năm nay,
nhưng chồng cô không rảnh chở cô đi, nên cuối cùng gia đình quyết định
cho cô vào đây luôn để... rảnh nợ (theo lời cô nói ). Cô chua chát: “Lúc
mới đầu, để thuyết phục tôi chịu vô đây, ổng (chồng cô) hứa là sẽ vào
thăm tui dịp cuối tuần, nhưng được đâu vài tháng thì riết rồi cũng bặt
tăm luôn. Nghe đồn ổng có bà khác rồi. Cuộc đời khốn nạn lắm”. Cô cay
đắng lên tiếng. Anh Lâm bước vô, đỡ bác gái đi làm vệ sinh. Lúc trở
ra, trông bác có vẻ mệt, nên anh dìu đặt mẹ lên giường rồi rủ tôi đi đến
bàn trực hỏi thăm về thuốc men của bác. Trên đường đi tôi hỏi nhỏ: “Sao
má anh ít nói quá vậy?”. “Còn gì mà nói em”. Giọng anh Lâm bực bội. “Em
thử nghĩ 5 đứa con mình nuôi từ nhỏ, cả đời cơ cực vì tụi nó, giờ mình
già yếu thì không thấy mặt mũi đứa nào. Nằm ở đây 24 tiếng mỗi ngày, dài
lắm em biết hôn. Hơn 6 năm trời, tha hồ mà nuốt nước mắt ngược vào
trong. Má anh không nói, nhưng anh biết trong đầu bả nói nhiều lắm, và
vì vậy mà đau khổ vô cùng. Những ai độc thân hay không con cái vậy mà
sướng. Anh bảo bả nhiều lần rồi, ‘Mợ đừng suy nghĩ nữa. Người khổ là con
đây nè. Lo cho mợ, cho vợ, cho con cái, cho đứa em bệnh tâm thần, riết
rồi con muốn điên cả đầu và chỉ mong được chết sớm mà thôi’”. Khi
ngồi trên xe, chúng tôi nói chuyện nhiều lắm. Tôi thông cảm cho hoàn
cảnh của anh, ngày nào anh cũng vào thăm má 3 cữ, đem cơm, đồ tráng
miệng, và nhất là mỗi lần bác sĩ cho thứ thuốc mới là má anh đều làm nư
không chịu uống. Anh kể: “Bả nhất định không uống thuốc. Bả cứ nói uống
nhiều thuốc quá rồi cũng chết, vậy uống mà làm gì? Anh năn nỉ quá thì
cuối cùng bả ra điều kiện là anh phải ngủ lại qua đêm, để lỡ nếu uống
thuốc vô mà có bị gì thì anh chở bả đi bệnh viện gấp”. - Vậy anh có
ngủ lại không? Tôi hỏi. - Dĩ nhiên rồi, đã dụ bả thì phải dụ tới nơi
tới chốn chứ. Anh giả bộ trải tấm khăn nằm đại dưới đất, mà phải làm
lén nữa chứ. Nhìn trước nhìn sau không thấy bóng nhân viên thì anh mới
dám nằm. Hễ nghe tiếng chân ai bước tới là anh bật dậy, nói dối má là
anh đi vệ sinh, vậy mà bả tin. Uống thuốc xong một hồi là bả ngủ. Thế là
anh chuồn về nhà. Tôi buồn cười vì óc “sáng tạo” của anh Lâm. Nhưng
vẫn còn tò mò, tôi hỏi: - Sáng mai thức dậy không thấy anh thì bể
mánh làm sao? - Vậy là em chưa biết gì về người già rồi. Ngủ một đêm
là họ quên sạch, vô đây là ai cũng gần lú lẫn hết rồi em ơi. Cách đây
hơn một tháng, hai anh em có dịp đi xe chung, và bàn tán về đủ thứ
chuyện trên đời, kinh tế xuống dốc, thất nghiệp, rồi về cơn thiên tai
tại Nhật. Anh Lâm bảo tôi: “Nói thiệt, thiên tai, chiến tranh, thảm họa
hạt nhân gì anh cũng không sợ. Điều duy nhất mà anh sợ là anh chết trước
má anh. Bởi anh biết anh mà có bề gì là má anh sẽ không còn sống nổi
nữa. 6 năm qua, anh đã trở thành niềm vui và hy vọng của bả mỗi ngày. Có
một lần anh bệnh nên nhức đầu quá không dậy nổi, nên sáng và trưa anh
không vô. Đến chiều thì cô nhân viên gọi, cô ta nói là má anh không chịu
ăn uống gì hết. Bả cáu gắt với mọi người và cứ ngồi ngóng về hướng cửa.
Bởi vậy mà như em biết đó, kinh tế khó khăn, nghề taxi nghèo lắm, nhưng
hễ khách có gọi trùng vào giờ anh phải vô thăm má, thì anh luôn luôn
chọn má, mà bỏ khách. Không có người khách này, anh hy vọng sẽ còn người
khách khác, nhưng má thì anh chỉ có một. Từ bao năm nay chưa bao giờ
anh có thể đi chơi đâu với vợ con, cũng may trời thương nên bà xã anh
rất thông cảm. Nhiều lúc mệt mỏi quá anh hay to tiếng với má, lúc về nhà
thì lại hối hận. Chắc tại anh là đàn ông nên không biết nói dịu dàng em
ơi”. Tôi im lặng. Thấy thương người lái taxi ở vào tuổi trung niên
nhưng chưa có được một ngày no đủ. Thương dáng anh lúc nào cũng tất tả.
Thương tướng đi của anh bao giờ cũng hối hả. Thương cái lưng anh khòm
khòm cứ chúi về phía trước. Có đôi lần anh hơi to tiếng với mẹ anh, và
tôi hiểu là vì anh sợ trễ giờ của khách, lo khách sẽ phiền hà, nhưng tấm
lòng hiếu thảo của anh thì chưa chắc người con nào khác đã có được. Tuần
rồi có việc cần đi taxi, tôi lại gọi anh Lâm. Giọng anh lo lắng: “Má
anh bị gãy xương chân rồi. Em có thể đi sớm nửa tiếng dùm anh được
không? Anh vào đó lo cho bả chút rồi mình đi”. Tôi đồng ý. Trên xe
anh kể tôi nghe: “Nửa tháng trước khi đỡ bác lên giường, cô nhân viên vô
tình không để ý nên một ống chân của má đập vào thanh giường và gãy. Từ
đó má anh phải bó bột và không di chuyển được. Đau đớn mà bả không chịu
uống thuốc, hễ anh vào là má cứ cằn nhằn khiến anh nhức cả óc”. Anh
Lâm thở dài chán nản: “Nhiều lúc anh mỏi mệt quá, chỉ muốn được chết
cho xong. Nhưng lại nghĩ đến má, anh chết thì ai lo cho bả? Mai này anh
già, anh không mong đứa con nào lo cho mình hết. Anh chỉ mong khi nào má
mất, anh lo mai táng cho bả đàng hoàng tươm tất, rồi thì anh ước mình
sẽ ra đi theo bả cho xong, sống thọ chưa chắc là phúc đức đâu em”. Chiếc
taxi cứ bon bon trên đường. Thấy tôi im lặng, anh Lâm lại bắt chuyện:
“Em thấy khổ vậy đó, nhưng chưa phải tận cùng đâu em. Hôm nào tiện anh
dẫn em qua khu bên kia, nơi đó chỉ toàn những người bệnh hấp hối, nằm
liệt trên giường với đời sống thực vật. Họ không còn biết gì nữa hết,
cũng không còn cả cảm xúc. Anh luôn tự an ủi mình là mỗi ngày ra vào
những chốn này, mới nhắc nhở cho anh rằng đời là bể khổ, và mình còn
sống được ngày nào khỏe mạnh thì đã là hạnh phúc”. Tự dưng tôi chợt
nhớ ra một điều, nên bảo anh: - Sắp đến ngày lễ Mẹ rồi đó, anh có
định mua gì hay làm gì cho bác vui không? - Anh làm hoài đó chứ,
sinh nhật, Tết, Giáng Sinh, anh đều có quà cho bả vui. Nhưng riết rồi
cũng chẳng còn ai vui, kể cả má hay anh. Người già vào đây từ từ rồi tim
ai cũng chai, mà anh là người nuôi bệnh, tim anh cũng chai từ hồi nào
anh không biết nữa. Tôi góp ý: - Có lẽ anh bị stress nhiều quá
không? Công ăn việc làm, các em bỏ rơi mẹ, áp lực từ nhiều thứ quá nên
anh buồn và bất mãn. Nhưng anh cố gắng đi, khi nào mẹ mất thì anh sẽ
không hề hối tiếc điều gì cả. Anh Lâm lặng thinh. Khi vào trong,
như mọi lần, anh Lâm cứ hối mẹ: “Mợ mau lên, kẻo khách đợi”. Tôi bảo:
“Từ từ, không sao đâu anh, hôm nay em không gấp”. Trong khi anh Lâm đi
tìm người nhân viên để dặn dò điều gì đó, tôi bước lại hỏi thăm bác gái
về cái chân đang bó bột. Bác cứ gật gật đầu, có vẻ mỏi mệt. Tôi hỏi:
“Sắp đến lễ Mẹ rồi, bác thích hoa gì, anh Lâm sẽ mang vào tặng bác”. Bà
lắc đầu: “Không cần”. Tôi không biết nói gì nữa. Nghe có tiếng chân ai
bước tới gần, tôi đoán là anh Lâm nên tôi chào bác ra về. Tôi nói: “Bác
đừng buồn. Bác hạnh phúc hơn nhiều người khác lắm, bởi vì ít ra bác cũng
còn có được một đứa con hiếu thảo”. Bác gái gật đầu và quay mặt đi. Tôi
thoáng thấy giọt nước mắt ứa ra từ khóe mắt bà. Chắc có lẽ ngượng với
tôi nên bác quay nhìn nơi khác. Tôi bước đi về hướng cửa phòng, lòng cảm
thấy vui, vì tôi hiểu đó là giọt nước mắt hạnh phúc của một người Mẹ. Rời
khu nursing home, tôi tự hỏi biết bao người mẹ, người cha cả cuộc đời
hy sinh vì con cháu, để rồi khi bóng xế chiều tàn họ một mình vò võ nơi
đây. Vào các viện dưỡng lão như thế này tôi mới càng thấm thía câu nói
của ông bà xưa: “Nước mắt chảy xuôi, có bao giờ chảy ngược?”. Ngày lễ Mẹ
sắp đến rồi, hằng trăm ngàn đứa con, thử hỏi có được bao nhiêu người
còn nhớ ra là họ vẫn còn có một bà Mẹ tại nơi này? Đột nhiên tôi nhớ
đến Má. Má tôi đang ở xa, và chưa năm nào tôi có dịp mừng lễ Mother's
Day cùng Mẹ. Nhìn đồng hồ. 12 giờ trưa. Mặt trời đứng bóng. Tôi thấy
mắt mình cay cay, có lẽ do chói nắng? Và sao tự dưng mũi bắt đầu sụt
sịt. Anh Lâm chợt quay sang hỏi: - Em sao vậy? Sao mắt đỏ rồi?
Nhớ Má hả? Tôi gật đầu. - Nhớ thì về thăm Má. - Bận... Tôi
lúng búng. Năm nào lễ Mẹ, em cũng bận đi làm... Giọng anh Lâm dịu
xuống: - Em gọi thăm Má đi, và cũng đừng buồn. Xứ này ai mà không
bận, anh hiểu. Thôi cứ ráng nhớ dùm anh câu này: “Ai còn Mẹ xin đừng
làm Mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không?” Tôi gật đầu, ráng
kềm chế để cầm giữ giọt nước mắt. Tiếng anh Lâm nhắc: “Đi em. Trễ giờ
rồi”. Xong anh hối hả bước về phía xe. Tôi lầm lũi theo sau. (Tặng
anh Lâm - người lái taxi hiếu thảo)
------------- Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Oct/2011 lúc 8:43pm
http://thoibao-online.com/index.php?option=com_content&view=article&id=4125:kim-sng&catid=39:tap-ghi&Itemid=37 -
Saturday, 08 October 2011 09:19
Tác giả : Phan
Tôi có cảm giác người Mỹ trắng sống tự nhiên
trên mảnh đất này họ bất mãn từ chế độ cũ qua chế độ mới; bất mãn luôn
cả chế độ chưa ra đời. Giống như những người Sài gòn không có việc gì
làm ngày trước. Nhưng người Mỹ trắng ở đây và người Sài gòn ở Việt Nam
không có ai chết vì bất mãn, vì không việc làm... Họ là những người sinh
ra để làm chủ mảnh đất đó nên không có gì hơn là bất mãn hiện tại,
luyến tiếc quá khứ và mong chờ tương lai. Rồi cái tương lai ấy đến để mà
cũng như muôn ngàn hiện tại đã qua. Người ta lại bất mãn hiện tại,
luyến tiếc quá khứ và mong chờ tương lai...
Những người trong giấy tờ tùy thân có nơi chốn hai mục nguyên quán
và mục trú quán khác nhau thì khác. Trong hạn hẹp kiến thức và hiểu biết
của tôi thì người Mỹ gốc châu Phi và người Việt Nam là hai sắc dân chắc
còn phải nhiều đời nữa mới thấy đất Mỹ là quê nhà. Có thể họ không bao
giờ thấy. Những người lạc loài này đã để lại trong tôi nhiều trăn trở,
yêu mến và cả lòng sợ hãi. Vô tình một hôm rảnh, tôi ngồi nói chuyện
với thằng con. Cái thằng mà mới vài năm trước tôi còn hỏi nó: "Con cần
gì cho bố hay...", bây giờ nó đã hỏi lại tôi: "Bố cần gì cho con hay, bố
không biết mua đồ online đâu!"
Tôi kể cho nó nghe chuyện những
người Mỹ đen. Người Mỹ đen đầu tiên tôi biết là một người thông minh,
giỏi giang. Ông đến làm công nhân trong hãng tôi như mọi người, nghĩa là
phụ việc (helper) cho một người đã lắp ráp máy móc thành thạo. Nhưng
không lâu ông đã lên tổ trưởng (leader), rồi lên supervisor, lên tới
manager trong vòng 3 năm. Người ta đồn đãi sau lưng rằng ông xuất
thân là một người bị cảnh sát tầm nã bên California, đã chạy sang Texas
để ẩn thân. Nhưng tôi chỉ nhìn vào thành tích của một người da đen đáng
nể, ông giỏi hơn cả những kỹ sư Mỹ trắng về chuyên môn, giỏi hơn ông phó
giám đốc kinh doanh bụng phệ, mặt đỏ gay bia rượu suốt ngày; giỏi hơn
ông giám đốc có phong độ của một tay chơi hạng sang hơn là người lãnh
đạo một công ty lớn... Tôi nể phục sự thành công của ông nhưng dè dặt
với những thủ đoạn mà ông đã để tôi thấy được trong việc ông dùng người;
trong việc ông đối phó với toàn bộ khối lãnh đạo công ty đều là da
trắng. Hôm lên văn phòng ông để xin nghỉ việc vì đã xin được việc ở
hãng khác, lương cao hơn, tôi đã nói thẳng với ông như thế. Ông đề nghị
với tôi ở lại, tiếp tục công việc cho ông, ông sẽ lên lương cho tôi bằng
hãng mới... Nhưng tôi xin lỗi, cảm ơn và dứt khoát ra đi. Ông vỗ vai
tôi, "Bạn khá lắm. Tôi tin là bạn sẽ thành công, chúc mừng..." Tôi chào
ông ra về nhưng tôi hiểu ông, biết tỏng rằng nếu tôi đồng ý ở lại thì
ông sẽ đuổi tôi sau khi lên lương, ông chỉ dùng kế hoãn binh nhằm tìm
kiếm người thay thế thích hợp. Dù sao, tôi cũng rất nể một người da đen
bản lĩnh, có phong độ lãnh đạo. Dĩ nhiên là đi kèm với kiểu cách màu
da...
Tôi tiếp xúc với nhiều người Mỹ đen khác nữa về sau. Nhưng
những người để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Một cô Mỹ đen to lớn đến
hết hồn, cô làm y tá trong bệnh viện Plano. Người thường được tôi cho
free thức ăn (những hộp thức ăn mà nhà bếp đã nấu sai order. Thí dụ, đã
ghi rõ là không hành nhưng nhà bếp nấu theo thói quen, không đọc kỹ bản
copy nên đã bỏ hành rồi đành phải nấu lại cái khác cho khách hàng. Tôi
cho cô ấy các hộp thức ăn coi như bỏ đó vì thấy số lượng thức ăn cô mua
quá ít ỏi, dù đã là những món rẻ nhất. Rồi một hôm không biết trước,
cô ấy đến nhà hàng không để mua thức ăn mà chỉ chào tạm biệt tôi, với
những lời lẽ chân thành và lòng biết ơn. Cô ấy dọn đi khỏi thành phố
Plano vì có bệnh viện khác đã trả lương cao hơn. Ngần ấy đã để lại trong
tôi suy nghĩ tốt đẹp về một người da đen tử tế. Càng mong có dịp gặp
lại cô ta một lần từ sau hôm lễ Giáng sinh rộn rã, buôn bán đang tấp
nập, tôi lại được một khách hàng gọi điện thoại đến tiệm không để order
thức ăn mà chỉ chúc tôi Giáng sinh vui vẻ. Giáng sinh năm đó tôi vui vẻ
thật với lời chúc của một người còn nghĩ đến mình trong khi mình đã quên
họ. Đã nhiều năm rồi, tôi vẫn còn mong được gặp lại, được cô ấy ôm tôi
để thấy mình nhỏ nhoi trong vòng tay vĩ đại của người đàn bà khổng lồ;
để thấy mình còn rất vô tâm trong tình người bao la của đời sống gạo
tiền...
Một cô Mỹ đen khác trẻ đẹp, lịch sự. Mỗi lần cô ta đến
tiệm để mua vài món thức ăn. Lần nào cô ta cũng cho tôi hộp bánh ngọt do
chính cô làm. Chuyện bắt đầu từ hôm cô ấy bước vô nhà hàng để mua vài
món ăn, nhưng trên tay cô đang cầm cái bánh ăn dở. Và tôi đã xạo chuyện
là bánh thơm quá! Tôi rất thích món bánh này... Từ đó, mỗi lần đến nhà
hàng cô đều cho bánh. Tôi cầm hộp bánh cô cho, rất xấu hổ với chính mình
vì chỉ tôi biết tôi nói láo tới hối hận - tôi không ăn bánh ngọt. Đến
hôm gặp cô trong nhà thờ quanh vùng, cô ấy đang tập hát cho một nhóm trẻ
em. Tôi không khuấy động họ nhưng hình ảnh còn hoài trong ký ức...
Mỹ
đen cũng có người không tốt như những dân tộc khác thôi. Trong những
người Mỹ đen tôi nhớ, có bà Mỹ đen nọ, một hôm xông vào tiệm với khí thế
đánh ghen... bà la toáng lên, trình ra một vành móng tay cái của đàn
ông, được gói trong vỏ bọc giấy kiếng của một bao thuốc lá. Bà nói, "Tôi
order thức ăn đã ba ngày nên bỏ rồi. Nhưng trong hộp thức ăn đó có cái
móng tay này. Bây giờ ông phải trả lại tiền cho tôi. Bằng không tôi đi
thưa..." Tôi chỉ biết nói, "Thưa bà, nhà hàng chúng tôi có trả lại tiền
khi khách hàng không ưng. Nhưng phải đưa lại đây hộp thức ăn không vừa
lòng. Điều thứ hai tôi muốn nói với bà là trong nhà hàng chúng tôi chỉ
có người Việt, người Mễ, người Tàu. Chúng tôi nhỏ con như nhau nên không
ai có cái móng tay bự như móng voi này. Chắc bà đã nhầm lẫn ở đâu". Bà ta đùng đùng đi thưa nhưng không bao giờ thấy tòa đòi đi hầu tòa.
Người
thanh niên Mỹ đen khác, anh ta lái cái xe cho free cũng không ai lấy,
dĩ nhiên là chúng tôi phải cảnh giác với mọi đối tượng chứ không riêng
ai trong thời buổi cảnh sát thông báo đều cho hàng quán về tình trạng
cướp cạn trong thành phố. Nhưng anh bạn trẻ này chỉ mua hai hộp cơm
trắng nhỏ xíu. (50 cents x 2 + thuế = 1,09 đô la) Anh ta xin vài bịch
soy sauce và 2 cái muỗng nhựa. Sau khi nói với tôi anh ta chỉ có 1 đồng,
anh xin miễn thuế. Tôi nhìn hai người thanh niên ngồi ăn cơm trắng
với xì dầu trong cái xe tồi tàn. Mỗi lon cơm quá nhỏ bé cho thân xác họ,
cái cup chỉ có 8 oz, còn nhỏ hơn lon bia 12 oz. Tôi nói anh bạn Mễ, vô
bếp xem có hộp thức ăn nào nấu sai order thì đem ra cho họ. Anh bạn Mễ
hiền lành đưa ra cho họ đến hai hộp thức ăn. Chẳng biết món gì. Nhưng họ
đã vứt hai hộp thức ăn tung tóe ra parking, chửi bới anh Mễ thậm tệ;
không quên đe dọa tôi là họ sẽ trở lại! Tôi thật sự không hiểu họ.
Không biết chúng tôi làm gì sai mà họ cho là chúng tôi khi dể họ? Điều
họ để lại trong tôi là đừng quá vô tư, nhiều tình cảm trong đời sống Mỹ.
Một
hôm khác, trò chuyện với bạn bè trên bàn bia ở nhà một ông bạn, tôi
nghe một ông bạn khác nữa kể chuyện: Tên Mỹ đen hàng xóm của tôi là cựu
quân nhân. Hắn bị thương và giải ngũ, ăn tiền chính phủ tới chết. Không
biết sao hắn tự tử. Làm đêm qua hết ngủ vì cả xóm náo động với xe cứu
thương, xe cảnh sát inh ỏi... Dường như cái chết tự tử của một cựu
quân nhân không gây xúc động cho ai; không ngoài việc chỉ làm phiền hàng
xóm. Không biết bao giờ mọi người đều có suy nghĩ về sự bình an của
mình không do khủng bố cực đoan ban tặng mà do người lính sống chết mang
về... Đạn thù không phân biệt đối phương da trắng hay da đen, nhưng
người được bảo vệ từ những người lính da trắng lẫn da đen; người kể kết
luận hời hợt về cái chết của một cựu quân nhân da đen có phần thiếu tôn
trọng với những lý do dẫn đến cái chết hoàn toàn vô căn cứ. Ông ta hết
tiền hút xì ke thì tự tử hay trầm uất dẫn đến cái chết. Hãy quên điều đó
đi để chỉ nhớ là ông ta đã từng bị thương vì bảo vệ mình. Cũng là người
khách không mời mà đến của nước Mỹ như nhau sao kỳ thị nhau làm gì!
Tôi
nói về người Mỹ da đen với thằng con, hôm nó về thăm nhà. Ba chuyện kể
của thằng con càng nhức nhối thêm vết thương lòng nan giải. Một hôm, nó
phát biểu về sự thiếu công bằng trong nhà hàng ở gần trường học. Khi
bước ra cửa, đã có nhiều người da trắng bao vây nó. Nó nghĩ cách thoát
thân càng lúc càng cấp bách vì những người bạn da trắng của nó không can
dự. Bỗng có một người da đen mặt mày hung dữ xuất hiện. Anh ta xốc quần
xốc áo mà ngoài giang hồ gọi là "show hàng" - tỏ ra ta đây có súng
trong người. Anh ta lên tiếng can thiệp, đứng về phe thằng nhóc Việt
Nam. Mọi người giải tán. Thằng con tôi ngỏ lời cảm ơn cứu mạng. Nhưng
anh ta nói, "Mày phải nhớ là không bao giờ nói chuyện công đạo với tụi
trắng. Nhất là khi mày đi một mình. Hôm nay mày hên là gặp tao. Bây giờ
mày phải đưa tao 5 đô la, công tao cứu mày". Thằng con tôi đưa ra 5 đô
la. Nó hiểu về người Mỹ đen hơn tôi trong câu kết luận của nó: "Mỹ đen
là như vậy đó. Bố biết không! Con thật sự có xét lại với mấy thằng bạn
Mỹ trắng, đi ăn chung, chơi chung, học chung... nhưng khi nguy hiểm thì
đừng mong tụi nó cứu bạn".
Chuyện thứ hai, tôi nói với nó là nhờ
nó điều tra lý lịch mấy thằng nhóc trong xóm - vì nó xa nhà đã 5 năm.
Dạo này, thằng em mày ưa ra park chơi banh. Bố muốn biết mấy đứa ngoài
kia thuộc loại nào; đứa nào không nên cho em mày tiếp xúc! Bố thấy thằng
cao nhòng như con kên kên có vẻ hoài nghi... Nó trả lời, thằng cao
nhòng đó là được nhất trong đám nhóc ở xóm mình bây giờ. Nó đã ăn bánh,
uống nước của nhà mình nhiều rồi. Hôm nó mời qua nhà nó chơi. Nó mở tủ
lạnh ra với chai coca-cola còn một chút, hai miếng pizza hình tam giác
trong cái hộp pizza cũ lạnh. Nó mời con một miếng, cho em nó một miếng.
Chai coca-cola còn chút xíu, nó chia làm hai ly cho con với em nó. Con
hỏi nó, "Sao mày không ăn?" Nó nói, từ sáng tới giờ tao chưa ăn.
Không biết má tao đi đâu từ sáng. Trong tủ lạnh chỉ có ba miếng pizza,
tao cho em một miếng hồi sáng; còn hai miếng để dành cho em tao ăn
tối... Mỹ đen là như vậy đó! Họ thiếu 'education' hơn người da trắng
nên kém cỏi về nhiều mặt. Nhưng về tinh thần, tình cảm thì họ tốt hơn
người da trắng.
Tôi chỉ biết nhắc nhở con, không nên đưa ra những
nhận xét như thế. Đó chỉ là thiểu số trong đa số; những người ít ỏi mà
con đã gặp trong cộng đồng to lớn, mênh mông... Đừng bao giờ quả quyết
một điều gì khi chưa thực sự hiểu biết!... Nhưng nó lại kể tôi nghe một
chuyện khác: "Hôm, con mới bị mẹ cằn nhằn trong điện thoại. Bực muốn
chết. Con lái ra cây xăng, có thằng Mỹ đen chừng 15 tuổi. Nó dẫn thằng
em nó chừng 10 tuổi, đến chỗ con đang đổ xăng. Nó nói, 'Mày có thể cho
tao mượn 20 đô được không. Anh em tao mới bị đuổi ra khỏi apartment. Tao
cần tiền mua thức ăn cho em tao'. Con nhìn nó, nhìn em nó, rồi lại nhìn
nó... con nói, 'Sao mày không bám đôi giày Michael Jordan của mày đi!
Không tiền còn mặc đôi giày - tao đoán khoảng 120 đô la'. Nó nói, "không được đâu! Đây là đôi giày của tao". "Vậy, tao cho mày mượn hai chục thì chừng nào trả. Tao biết mày ở đâu?" "Đúng ngày giờ này. Ở đây. Tuần sau. Tao sẽ trả lại mày 25 đồng." Con
đưa nó 20. Trong bụng con vái bà ngoại cho nó trả lại 20 đã mừng! Nhưng
đúng một tuần sau con trở lại cây xăng. Anh em nó đứng đợi con. Nó trả
con 25 đồng, con chỉ lấy 20. Con hỏi nó, "Tiền đâu mày trả tao?" Nó chỉ
qua cái sân basketball của apartment gần đó. Nó nói, "Tao thắng game mấy
thằng trắng đó đó. 5 đồng một game, tao chỉ thắng đủ ăn để ngày mai tụi
nó lại chơi nữa! Mày thấy tao nói đúng không? Tao không thể bán đôi
giày Michael Jordan, vì không có đôi giày này thì làm sao tao thắng game
được..." "Ok. Mày ráng nhớ số điện thoại của tao. Khi nào cần tao
giúp thì gọi. Hôm nào rảnh, tao sẽ đến xem mày chơi basketball. Chúc may
mắn". Con lái xe đi mà cười thầm hoài, phải như tụi Mễ ở cái trường
không có máy lạnh, ba thằng chung một cuốn sách. Con đến dạy tụi nó
tiếng Anh đã không công, không ăn lương ai hết... còn tốn tiền mua sách,
mua thức ăn cho tụi nó vì đói quá làm sao học nổi. Tụi nó mà khôn lanh
như thằng Mỹ đen thì đỡ biết mấy...
Chân dung người Mỹ đen mà tôi
biết qua tác phẩm "Cội rễ" (Roots) của Alex Haley từ những năm còn đi
học như con tôi bây giờ, đến nay đã quá lâu cho sự thay đổi diễn ra
nhưng dường như họ vẫn vậy. Thích màu sắc và có những niềm tin không
kiểm chứng như thằng bé tin vào đôi giày Michael Jordan là nguyên nhân
thắng lợi. Niềm tin thiếu khoa học nhưng hướng thiện dù gì cũng hơn
người không có niềm tin để bơ vơ trong tâm tưởng suốt đời. Gần đây, phim
"The Help" cũng gợi lòng trắc ẩn cho nhiều người da trắng đến rạp.
Nhưng sự thay đổi không do người khác ban bố mà phải chính người da đen
làm nên. Hy vọng họ có lãnh tụ khả kính đúng nghĩa vì ông Obama chỉ có
màu da giống họ chứ ông sinh ra, lớn lên trong môi trường không hề da
đen; ông dường như đã lộ nguyên hình là một người Mỹ trắng da đen. Thằng
con lại đưa ra nhận xét không phải người Việt Nam. Nó dường như thằng
Mỹ trắng da vàng, có bạn là Mỹ trắng da đen chơi basketball, có học trò
là Mỹ trắng da ngâm-Mexico... chả thấy thằng nào Mỹ rặt. Còn bố nó thì
người Việt quốc tịch Mỹ nên để bụng nhiều hơn nói ra. Bạn bố nó nói ra
nhiều hơn suy nghĩ... cũng chỉ là những người hội nhập một nửa thấy được
như món ăn, quần áo, nhà, xe... nửa tinh thần vẫn còn quê cũ lắm.
Phan
http://thoibao-online.com/index.php?option=com_content&view=article&id=4125:kim-sng&catid=39:tap-ghi&Itemid=37
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Oct/2011 lúc 5:13pm
TÌNH YÊU CỦA ANH TÔI
http://thuyngakhanhhoa.wordpress.com/2009/07/20/tinh-yeu-c%e1%bb%a7a-anh-toi/a-2/ - -
http://thuyngakhanhhoa.files.wordpress.com/2009/07/a-2.jpg">
Trước cây thông xanh mơn mởn, tràn trề sức sống, anh đã kể lại câu chuyện tình của mình. Anh và chị sống với nhau rất hạnh phúc.
Tình yêu của anh và chị đang độ nồng nàn thì một tai nạn giao thông bất ngờ đã cướp đi người yêu thương nhất của anh.
Mấy năm sau đó, anh vẫn ở vậy
chẳng hề mơ màng đến ai, anh chỉ một mình đơn côi. Anh từ chối hết tất
cả những đám mà bạn bè mai mối. Tro xương của chị đươc đựng trong một
cái hộp. Anh chị vẫn luôn ở bên nhau. Anh đặt chị trên bàn viết cùng với
những cuốn sách anh đang đọc. Với anh chị như vẫn còn đang sống.Anh
thường thủ thỉ nói chuyện với chị trong hộp. Anh tin là chị sẽ nghe được
những lời anh tâm sự
Thời gian thấm thoát thoi đưa.
Đến ngày giỗ tròn năm năm của chị, anh bưng hộp tro xương lên đồi thông ở
ngoại thành cách nhà không xa.
Thông mã vĩ mọc kín núi, kín đồi.
Đang là tiết xuân, hai bên con đường nhỏ dẫn lên đồi thông nở đầy những
bông hoa màu đỏ xen màu vàng, màu trắng. Lên đến lưng chừng đồi thông,
chọn một chỗ đất đẹp, anh đào một cái hố trên thàm cỏ mịn như nhung. Nhẹ
nhàng, anh đặt vào hố một cây thông con thân to bằng ngón tay cái, rồi
anh mở nắp hộp thong thả rắc tro xuống cái hố mới đào. Một dòng tro màu
trắng xám chảy xuống hố như dòng nước. Sau đó, anh gạt đất trên miệng
xuống hố. Khi lớp đất màu nâu đã giữ cho cây thông non đứng vững ở trong
hố, anh nhìn cây thông non mới trồng, lặng đi hồi lâu. Anh thì
thầm:”Anh sẽ thường xuyên đến với em”.
Mưa xuân lất phất như giăng mùng.
Những hạt mưa bụi li ti đã tắm mát cho cây thông non. Anh lại thầm
nói:”Mưa xuân đấy em ạ! Em thật hạnh phúc”.
Anh trở về trong mưa, lòng vô cùng vui sướng.
Cây thông ngày một lớn. Mỗi lần
đến thăm cây thông, từ xa, anh như nhìn thấy chị đang đứng chờ anh trong
lùm cây xanh ở một góc công viên. Gió thổi váy áo bó sát người vào
người chị. Chị mỉm cười trách yêu anh”anh đến chậm thế”.
Chẳng bao lâu, đất quanh gốc cây thông đã ngã màu xanh rêu rồi dần dần hoà cùng màu xanh của thảm cỏ và cả cánh rừng thông.
Mùa hè đến, những cơn mưa rào hối
hả trút xuống. Sau những cơn mưa, anh lên ngay đồi thông vun thêm đất
cho cây. Cành lá nhẹ đong đưa dường như chị đang xúc động lắm, không nói
nên lời. Anh nhớ khi còn sống, lúc có điều gì xúc động là chị không nói
thành lời. Lúc ấy anh thường dịu dàng nói với chị: “Em uống một chén
trà đi! Rồi thong thả nói cho anh nghe”.
Cây thông lớn rất nhanh, lá ngọn
có màu xanh rất đặc biệt khác hẳn những cây khác. Nhiều lúc, anh đã nhìn
ra dáng vóc của chị từ cây thông. Anh hiểu đó chỉ là ảo giác. Nhưng khi
bừng tỉnh thì đó lại là một cây thông đang độ sung sức, cành lá sum
suê, tư thế dáng vóc rất mĩ lệ, nó toát ra cái phong thái của chị thuở
sinh thời. Khi trời nắng lâu ngày, ngày nào cũng như ngày nào, anh
thường mang cái bình nhựa xuống ao sen dưới chân núi xách nước lên tắm
cho chị. Nhìn dòng nước trong vắt ngấm vào lòng đất, anh thầm thì nói
nhỏ: “Em khát lắm phải không? Em thong thả mà uống nước đi!”.
Trong mắt anh, dáng cây thông đã
thể hiện một dáng người. Điều này chỉ có anh nhìn thấy. Vào độ gió thu
về, lá thông reo vi vu, anh như thấy chị rất hào hứng, cành lá cứ rung
rinh như cất lên tiếng nói thủ thỉ bên tai anh. Anh cứ đứng vậy nhỏ to
tâm sự với chị.
Thế rồi, một sự lạ xuất hiện. Chị
hiện về. Chị mặc bộ váy màu xanh lá thông. Anh chạy đến dang hai cánh
tay ôm lấy chị vào lòng. Anh cảm thấy mùi thơm dìu dịu toả ra từ da thịt
chị.
Mái tóc của chị như mơn man lên má anh. Anh nghe thấy chị nói:
- Anh đừng đến thăm em nữa!
Nước mắt anh lăn dài trên má,anh hỏi:
- Sao vậy em? Em không yêu anh nữa sao?
Chị lắc đầu nói:
- Không phải vậy, em rất yêu anh.
Anh nói:
- Em đã từng nói yêu anh mãi mãi. Sao bây giờ em lại nói thế?
Nước mắt ròng ròng chị nghẹn ngào nói:
- Mấy năm qua, anh đã luôn ở bên
em. Nhưng anh ơi,âm dương cách biệt, dù sao thì chúng ta cũng không
chung sống cùng nhau được. Em muốn anh hãy tìm một cô gái khác mà kết
bạn nơi trần thế.
Anh bảo:
- Sao em lại nói với anh như vậy? Hay là em đã thay lòng đổi dạ?
Chị khóc nức nở nói:
- Anh thấy không? Rễ của em đã
cắm sâu vào trong đất rồi. Rời khỏi đất em không sống được. Anh hãy đi
tìm một cô gái khác đi. Đó là tâm nguyện của em. Em chúc phúc cho anh.
Anh bỗng thấy trong lòng trống trải quá chừng. Những cành lá sum suê cứ như vuốt ve trên má anh…
Một thời gian sau anh đến thăm
chị. Lần này, đến thăm chị, anh không đến một mình mà cùng đi với một
người con gái xinh đẹp, dáng vóc giống chị. Cây thông bỗng đong đưa cành
lá, lá thông cất tiếng reo vi vu. Ánh mắt trời đậu vào từng kẽ lá nhấp
nhánh như những nụ cười hân hoan. Trước cây thông xanh mơn mởn, tràn trề
sức sống, anh đã kể lai câu chuyên tình của mình…
—
Câu chuyện tình trên thật là buồn
và đôi khi có thể nó không thể có thực trong cuộc sống đời thường.
Nhưng điều đó không quan trọng mà điều quan trọng nhất là sau khi đọc
xong câu chuyện trên ta sẽ hiểu thêm về nhiều giá trị đích thực trong
tình yêu và cuộc sống. Đó là những giá trị sẽ mãi mãi tồn tại cho dù
thời gian có đủ sức mạnh để xóa nhòa đi tất cả. Xin hãy sống , hãy yêu
và hãy mơ ước đến những điều tốt đẹp nhất trên đời này đến với tất cả
mọi người.
(ST)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Nov/2011 lúc 8:36am
http://thoibao-online.com/index.php?option=com_content&view=article&id=4390:k-nim-kho-quen&catid=87:baseball&Itemid=97 -
Monday, 31 October 2011 10:00
tuanhoang
http://thoibao-online.com/images/stories/oct11/trieu%20tu%20long%20ngoc%20giau%20%20dam%20sen%201111.jpg">
Nữ nghệ sĩ Ngọc Giàu
Nguyễn Phương
Vua vọng cổ Út Trà Ôn đào kinh
Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga bưng đất gãy móng tay
Về
thăm quê hương, tôi được các bạn soạn giả Kiên Giang, Thanh Cao, Đức
Hiền rủ đi công viên Đầm Sen để xem chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc.
Chúng tôi đi từ ban chiều để ngoạn cảnh, dùng cơm trong quán bán thức ăn
hải sản bên bờ hồ Đầm Sen, chờ tối xem văn nghệ. Nhắc đến công viên
Đầm Sen, tôi nhớ lại những chuyện rất bình thường đã xảy ra hơn ba mươi
lăm năm qua nhưng "nó" xảy ra trong một thời điểm đặc biệt nên để lại
một ấn tượng sâu đậm khó quên. Nhớ kỷ niệm đó, tôi như được sống lại với
những chuyện vui buồn trong thời điểm vừa mới có cuộc đổi đời.
Đầm Sen là một công viên rộng lớn, nhiều cảnh trí đẹp, có cây xanh
bóng mát, có quán ăn ngon, có những chương trình văn nghệ hấp dẫn. Có
năm cổng vô công viên Đầm Sen: cổng Hòa Bình, cổng Lạc Long Quân, cổng
chùa Giác Viên, cổng Tân Hóa và cổng Thủy Tạ. Vợ chồng tôi, năm bạn nghệ
sĩ và gia đình cháu tôi đi chung một xe van 12 chỗ ngồi vào cổng Hòa
Bình để dễ gởi xe. Mua vé vào cổng cũng phải chờ khá lâu vì chúng tôi
đi nhằm ngày chúa nhựt nên các bạn trẻ, các sinh viên, học sinh và du
khách đến Đầm Sen rất đông. Qua khỏi nhà bán vé, đi một đỗi, quẹo
phía tay mặt đi thẳng vô là gặp ngay hồ nước rộng lớn mà người ta gọi là
Đầm Sen. Nước trong xanh, gợn sóng lăng tăng theo từng cơn gió nhẹ.
Trên mặt hồ, xa xa có một nhà thủy tạ, mái đỏ cong vút như mái cung điện
vua chúa thời xưa. Từ trong bờ ra nhà thủy tạ, du khách phải đi qua
chiếc cầu có chín khúc dọc ngang gọi là Cửu Khúc Kiều. Lan can cầu sơn
màu đỏ, ván cầu bóng lưỡng, du khách có thể đi chầm chậm qua cầu hóng
gió và đến nhà thủy tạ để uống trà Tàu. Nhiều cặp tân hôn đến chụp
ảnh kỷ niệm nơi cầu Cửu Khúc này vì gần cầu có một cây dương liễu rũ
những cành lá như suối tóc bay bay trên mặt hồ. Dọc bờ hồ có nhiều cụm
hoa đẹp, một vườn hoa đầy màu sắc và hương thơm làm tăng thêm vẽ thơ
mộng của hồ thủy tạ Đầm Sen. Soạn giả Thanh Cao hỏi tôi, khi vào nhà thủy tạ, tôi có nhớ kỷ niệm nào không? Làm
sao tôi quên được... ngày 30 tháng 4 năm 1975, cán bộ Sở Văn Hóa Thông
Tin bảo với các nghệ sĩ: Đó là ngày đổi đời cho toàn dân, đổi đời cho
tất cả các nghệ sĩ. Để ăn mừng cái ngày đổi đời đó, để cho nghệ sĩ cảm
nhận "lao động là vinh quang" nên ngày 1 tháng 5 năm 1977, kỷ niệm hai
năm toàn thắng, nhà cầm quyền ra lịnh cho các quận, huyện tập trung
thanh niên nam nữ đi làm công tác thủy lợi tại xã mới có tên là Lê Minh
Xuân. Các cơ quan chánh phủ, các đoàn hát, thanh niên nam nữ các công
xưởng đều tập trung lại trên sân bãi trước Dinh Độc Lập cũ, làm lễ xuất
phát đi đến quận 11, đào vét cái đầm sen của quận để xây dựng một công
viên mới. Phía nghệ sĩ cải lương và kịch nói có 15 đoàn hát gồm: 2
đoàn hát tuồng cổ Huỳnh Long và Minh Tơ, đoàn cải lương Saigon 1, đoàn
Saigon 2, đoàn Saigon 3, đoàn Hương Mùa Thu, đoàn Thanh Nga, đoàn Phước
Chung, đoàn hát Tiều, đoàn hát Quảng, đoàn Văn Công, đoàn ca múa nhạc
Hương Miền Nam, đoàn kịch nói Kim Cương, đoàn kịch Bông Hồng - Thẩm Thúy
Hằng, đoàn ca múa Bông Sen. Tất cả các nghệ sĩ nam nữ đều được căn dặn
là phải mặc áo quần bà ba đen hay màu sậm, đi dép, mang giày Bata hay
sandale để dễ làm lao động thủy lợi. Đêm đó đoàn Thanh Nga hát tuồng
Bóng Tối và Ánh Sáng của ký giả kịch trường kiêm soạn giả Ngọc Linh, cô
Thanh Nga thủ vai một thiếu nữ bị thương tật, phải ngồi xe lăn. Cô mặc
một chiếc áo bà ba bằng lụa màu xanh đậm, quần lãnh đen. Khi hết lớp
tuồng, vô hậu trường cô dặn bà Sáu giữ phục trang sân khấu là vãn hát,
cô sẽ đem bộ y phục đó về nhà để ngày mai mặc nó đi làm thủy lợi. Hoàng
Giang, Văn Ngà, Minh Điển, Kim Quang cũng mượn các bộ quần áo bằng vải
màu xanh hoặc đen (dùng cho các vai quân sĩ trong tuồng dã sử) đề mặc đi
làm thủy lợi. Họ biếu cho bà Sáu đồ hội một ít tiền để nhờ bà giặt ủi
lại cho sạch sẽ sau khi đi làm thủy lợi trở về. Ai nấy đều tỏ vẻ sốt sắng để cho nhà cầm quyền đừng nghĩ là họ chống lại cái lịnh bắt nghệ sĩ đi làm lao động thủy lợi. Bà
bầu Thơ bảo chị Mẫn tẩm khậu (người lo nấu cơm hội cho đoàn hát), đi
chợ cũ đặt mua 60 ổ bánh mì thịt để phát cho nhơn viên của đoàn ăn trong
khi làm thủy lợi. Chị Mẫn cũng nấu sẵn một nồi lớn nước trà, chở theo
xe camion của đoàn hát để cho anh em trong đoàn dùng. Khi tập trung
trước dinh Độc Lập cũ metting làm lễ xuất phát đi lao động đào vét kinh
Tân Hóa và Đầm Sen, nghệ sĩ các đoàn hát vẫn ăn mặc đẹp như đi dạo phố
nhưng mỗi người có một cái túi xách nhỏ hay một cái giỏ đệm đựng những
bộ y phục vải để làm lao động. Túi xách đó để sẵn trên xe hơi của đoàn
hát. Do đó nghệ sĩ của 15 đoàn hát đi làm thủy lợi mà trông như sắp đi
dạo phố hay lên sân khấu hát, có son phấn và áo quần tươi đẹp, móng tay
vẫn còn sơn đỏ chói. Kế hoạch được phổ biến là các nghệ sĩ của 15
đoàn hát sẽ chia ra thành từng nhóm, kẻ đào đất, người bưng đất đem đến
chỗ quy định đắp thành một cái cù lao nhỏ. Hồ rộng lớn chứa nước sẽ làm
giống như hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội và trên cái mô đất đấp lên giữa hồ sẽ
được dựng lên một cái Tháp Rùa: Một Hồ Gươm và Tháp Rùa nhỏ giữa thành
phố Saigon giống theo cái mẫu Hồ Gươm và Tháp Rùa của Thủ Đô Hà Nội. Xe
hơi chở các đoàn hát được hướng dẫn chạy đến phường 3 quận 11, xe đến
nơi, các nghệ sĩ xuống xe, bà Sáu đồ hội căn dây che màn cho các nghệ sĩ
thay y phục, mặc quần áo bà ba để đi đào mươn, bưng đất. Thanh niên
nam nữ các công xưởng và các quận huyện đã đi vét đất lòng kinh Tân
Hóa, tiếng loa của các trưởng toán lao động điều khiển việc đào kinh,
bưng đất nghe vang vang. Khung cảnh dân Saigon lần đầu tiên trong đời đi
làm lao động, đào đất móc mương xem cũng rất là náo nhiệt. Trong khi đó
thì hơn nửa tiếng đồng hồ sau các nghệ sĩ mới thay xong y phục, tà tà
xách cuốc, bưng ky đi đến lô đất chia cho nghệ sĩ. Vua vọng cổ Út Trà
Ôn vốn là nông dân nên anh cầm cuốc, cuốc đất xem ra đúng điệu của một
nông dân chính cống. Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga bưng ky đến, vua vọng
cổ Út Trà Ôn để một cục đất to tướng vô ky, nữ hoàng sân khấu bưng lên
không nổi bèn kêu kiều nữ Bích Sơn lại phụ. Thế là chỉ có một ky đất mà
phải dùng đến hai người: Nữ hoàng và Kiều nữ hợp sức mới khiêng ky đất
đi được. Quái kiệt Ba Vân và danh hề Kim Quang họp thành một cặp mập
ốm, cùng khiêng một ky đất. Giọng ca gấm lụa Ngọc Giàu họp với Trưng
nhị Hà Mỹ Xuân khiêng một ky có một cục đất nhỏ xíu bằng một cái nắm
tay. Nghệ sĩ đệ nhất lẳng độc, nổi danh là kép Hoàng Giang hai tay
nắm hai cục đất nhắm về phía trước mà liệng tới, vừa liệng vừa la. Anh
tự cho là có sáng kiến, khỏi đi mà đất cũng được chuyển đi tới trước.
Chỉ có các nghệ sĩ Văn Ngà, Ba Nghĩa, Chí Hiếu, các công nhân sân khấu
có sức khỏe, mỗi người bưng nổi một ky có một cục đất thật bự. Nghệ
sĩ cuốc mương, bưng đất không có kết quả bao nhiêu nhưng tiếng cười nói
ồn ào lớn nhứt trong khu đất ở lòng hồ Đầm Sen. Dân chúng trong khu vực
đó cũng tập họp trên bờ hồ Đầm Sen để coi nghệ sĩ làm lao động dưới ánh
nắng chang chang. Họ kêu nghệ sĩ mang đờn ra đờn ca, họ nghe cho đã rồi họ
sẽ đào đất thế cho nghệ sĩ. Họ cam đoan kết quả công việc đào đất của
họ một ngày bằng kết quả của nghệ sĩ làm trong một tháng. Kim Cương,
Lệ Thủy, Hồng Nga lúc đầu cũng hăng hái, khiêng vác cật lực nhưng rồi
chỉ chưa tới một giờ đồng hồ, thấm mệt nên không bưng ky đất nữa mà các
cô ôm đất từng cục đi đến chỗ quy định, ôm được vài cục đất, mình mẩy
mặt mày dính bùn đất, các cô gái đẹp này bèn lên bờ ngồi cười mím chi
cọp với mấy bà già trầu trong xóm ra coi nghệ sĩ làm lao động. Nữ
hoàng Thanh Nga loay hoay thế nào mà đến đỗi bị gãy móng tay, đau quá
nhưng không dám khóc lớn, nước mắt chảy ròng ròng. Tôi chạy đi kêu y tá
của ban tổ chức lại rửa tay băng bó cho cô. Các soạn giả Hà Triều,
Hoa Phượng, Kiên Giang, Hoàng Khâm, Viễn Châu, Thanh Cao và tôi được
phân công trong nhóm bưng nước uống và phân phát thức ăn cho nghệ sĩ làm
lao động trong Đầm Sen. Tuy không khiêng đất nhưng chạy tới chạy lui,
đi giáp số nghệ sĩ trong 15 đoàn hát nên cũng mệt thở không ra hơi. Các
nghệ sĩ hồi đó tới giờ chưa hề vác cuốc vác xuổng để đào để bới, bây
giờ làm lao động thủy lợi dù chỉ làm tà tà, chưa tận lực nhưng chỉ cần
phơi nắng vài giờ là đã có nhiều cô bị xỉu, nhiều ông ngáp ngáp nói
chẳng ra hơi. Các nghệ sĩ không đào được nhiều đất, không khuân vác được
như các anh thanh niên trong các quận, huyện nhưng người nào người nấy
đều nói cười rôm rã. Thậm chí có vài cô hò như hò cấy lúa. Họ lấy những
câu hò trong tuồng Tiếng Hò Sông Hậu ra mà hò, thành ra tuy không thật
sự lao động đào đất nhưng các nghệ sĩ đã giúp cho không khí lao động
trong ngày đó có nhiều tiếng nói cười vui vẻ. Mới gần ba giờ chiều,
tiếng tu huýt của ban tổ chức thổi rét rét, báo hiệu hết giờ phơi nắng
(vì hôm đó nghệ sĩ cuốc đất bưng ky thì ít mà phơi nắng thì phải chịu
như mọi người). Các nghệ sĩ lên bờ, tìm chỗ rửa mặt, thay quần áo, phơi
phới ra xe về Saigon sau một ngày "hồ hởi" phơi nắng như người lao động
chân tay chánh hiệu. Đêm đó 1 tháng 5, hát mừng kỷ niệm hai năm toàn
thắng, các đoàn hát trang trí lộng lẫy trước mặt tiền rạp hát. Đoàn
Thanh Nga hát ở rạp Hưng Đạo. Đoàn Saigon 3 hát rạp Quốc Thanh, đoàn
Saigon 2 hát rạp Thủ Đô, đoàn Saigon 1 hát rạp Hào Huê, đoàn Phước Chung
hát rạp Đại Đồng quận 3, đoàn Kim Cương hát rạp Hòa Bình, đoàn Bông
Hồng hát rạp Cao Đồng Hưng, đoàn ca nhạc Hương Miền Nam của Nguyễn Hữu
Thiết hát ở rạp Lao Động B gần Nancy. 9 giờ tối rồi mà đoàn Thanh Nga
ở rạp Hưng Đạo không mở màn hát được vì cô Thanh Nga khan tiếng, bị cảm
nắng. Các cô Hà Mỹ Xuân, Bích Sơn, Ngọc Nuôi, các nam nghệ sĩ Hoàng
Giang, Văn Ngà cũng cảm nắng, khan tiếng không hát được. Đoàn hát phải
xin lỗi khán giả, yêu cầu hoàn tiền cho khán giả nào muốn lấy tiền lại,
khán giả nào giữ luôn vé thì sẽ xem hát vào đêm mai. Tôi chạy tới rạp
Quốc Thanh và chạy luôn qua các rạp hát có đoàn cải lương hát để tìm
hiểu tình trạng của các đoàn hát kia coi coi có giống như đoàn Thanh Nga
không. Tôi được biết ngay sau khi đi lao động thủy lợi về, các đào kép
chánh đều say nắng, cảm nắng, khan tiếng. Có nhiều nữ nghệ sĩ bị nắng
làm nám da, phồng da, không hóa trang son phấn được. Đó là chưa kể nhiều
nữ nghệ sĩ bị "ắc xi đăng" gãy móng tay, móng chân, sưng tay, sưng
chân, hết hát hết hò, nên tất cả các đoàn hát đều trả vé, nghỉ hát.
Sáng
hôm sau, nghệ sĩ đi nhà thương khám bịnh rất đông. Nhiều nghệ sĩ đi đến
bệnh viện Sùng Chính xin bác sĩ Âu Dương Hồ khám và cấp giấy nghỉ việc
năm bảy ngày. Có nghệ sĩ đi bệnh viện Nguyễn Trãi để xin giấy nghỉ việc
của bác sĩ Lương Phán. Nghệ sĩ đoàn Phước Chung và Saigon 3 đi khám với
bác sĩ Nguyễn La Hĩ bệnh viện Chợ Rẫy, cũng để xin giấy nghỉ hát, mỗi
người xin nghỉ hát ít nhất là ba ngày. Có thể nói, các nghệ sĩ cải
lương, tân nhạc, múa, kịch nói và các nghệ sĩ Tiều, Quảng bị một cuộc
tổng bệnh, tổng cảm nắng, tổng khan tiếng, tổng nghỉ hát, khiến cho
nhiều đêm liền Saigon, Chợ Lớn và Gia Định không có đoàn nào hát được vì
nghệ sĩ tổng đau sau một ngày bị bắt phơi nắng. Sở Văn Hóa Thông
Tin, Hội Sân Khấu và các cán bộ Ban Tuyên Huấn của thành ủy phải tổ chức
thành từng nhóm chạy đôn chạy đáo, năn nỉ nghệ sĩ, chia nhau đến từng
đoàn để viếng thăm và khuyến khích nghệ sĩ hát trở lại. Họ thấy nghệ sĩ
đau thiệt nên cảm thấy lỗi là do họ nghĩ một cách đơn giản: làm lao động
là phải làm lao động chân tay như các anh nông dân, các chú thợ máy,
thợ cưa. Còn làm nghệ thuật, họ không cho là lao động nghệ thuật vì vậy
mới bắt nghệ sĩ đi cuốc đất dưới ánh nắng gay gắt suốt cả ngày.
Ngồi
trên nhà thủy tạ Đầm Sen, uống trà với các soạn giả Thanh Cao, Kiên
Giang, nhìn ánh nắng buổi chiều còn gay gắt trên lòng hồ, chúng tôi nhắc
lại kỷ niệm xưa, một ngày tổng làm reo mà được nhà cầm quyền chấp
thuận, dẹp bỏ cái lịnh bắt nghệ sĩ đi đào kinh giống như đã bắt các
thanh niên nam nữ trong các phường, khóm phải đi lao động thủy lợi. Tôi
được hướng dẫn đi xem công viên văn hóa Đầm Sen, tôi nghĩ cái tên Công
Viên Văn Hóa Đầm Sen rất hay nhưng nếu thêm chữ Công viên Đa Văn Hóa Đầm
Sen thì có lẽ còn hay hơn cái tên cũ. Bởi vì trong công viên Đầm Sen có
đủ các kiến trúc, các loại văn hóa Tây, Tàu, Ấn Độ, La Mã. Âu Châu thời
cổ... Nói về vườn hoa thì có Nam Tú Thượng Uyển tức là vườn hoa thượng
uyển của phương Nam, có vườn hoa Ôn Đới, vườn hoa Âu Châu, vườn cây
Bonsai Tàu, vườn hoa Nhật Bản, có cung Thái Cơ Ấn Độ (Tai Mahal), có Hồ
Tây thu nhỏ, có non bộ Thủy Cung, có cụm Ngũ Long. Có Quảng trường La
Mã, có Quảng Trường Âu Lạc, Lâu Đài Bắc Âu, Đào Thanh Trúc, Cầu Cửu
Khúc, nhà thủy tạ kiểu Trung Quốc, có Vương Quốc Mãng Xà Thái Lan, có
Băng Đăng Cáp Nhĩ Tân, có Công viên Khủng Long, có kiệu hoa với đèn hoa
đăng Trung Quốc. Trò chơi thì có trò xe điện đụng, có tàu lượn siêu
tốc, xe scooter điện, pédaleau, trò chơi thực tế ảo, trò chơi câu cá, câu
cá sấu, trò chơi hải cẩu vượt thác, có cảnh Tây Du Ký với bốn thầy trò
Đường Tam Tạng, Tề Thiên, Bát Giái, Sa Tăng, có hồ nước tắm và ván trượt nước... Còn nhiều lắm, tôi đã chụp ảnh, ghi ký chú trong sổ tay, vậy mà chắc là kể còn sót rất nhiều chỗ... A!
Còn có Vầng Trăng Cổ Nhạc, có khu phố ẩm thực, có chợ trên sông... chỉ
thiếu Bầu Cua Cá Cọp, đánh cá đen-đỏ, kéo bài ba lá, kêu lô tô, đổ xí
ngầu, đánh cờ người, đánh roulettes, đánh bài cào, đánh xập xám, đánh
bài cắt tê, xổ số kiến thiết... Công viên Đầm Sen là chỗ thuận lợi để tổ
chức Hội chợ như các tỉnh từng tổ chức. Nhớ Đầm Sen chỉ còn nhớ
chuyện nghệ sĩ bị bắt đi phơi nắng làm lao động chân tay. May mà bây giờ
có cái danh từ "Lao động nghệ thuật" nên nghệ sĩ hết lo bị bắt đi làm
thủy lợi, khỏi đi đào các mạch phèn ở kinh An Ha, làm cho phèn đổ qua
làm hư cá vườn cây ăn trái ở Lái Thiêu.
Nhớ quê hương, nhớ hoài không thôi!
Nguyễn Phương, 2011
------------- mk
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 11/Nov/2011 lúc 8:40pm
.
Một bài viết hay dành cho những người Việt tại hải ngoại…
Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.
Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi. Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.
Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.
Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.
Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà. Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.
Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.
Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi… nghĩ lại. Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?
Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.
Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình. Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.
Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.
Lại có những lần ở Việt Nam, tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.
Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là “ấn tượng”. Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.
Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!
So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê? Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen. Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.
Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.
Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!
Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác. Khi về đổi họ thay tên. Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng.
Kim Thu tùy bút
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 05/Dec/2011 lúc 9:27pm
BẪY TÌNH
Thủy bỏ tờ báo xuống, gỡ cặp kính để lên bàn, đôi mắt từ từ khép lại. Nàng vừa đọc một cái tin trên tờ San Jose Mercury News, số ra Sunday, Nov. 6, 2011:
-
TEMPTATIONS AWAIT
Checklist for a trip to Vietnam: Visa, p***port, wife’s OK.
-
“Sài Gòn City, Vietnam -- The trouble for Henry Liem begins every time he prepares to return to his homeland.
Getting the required visa from the Vietnamese government is a breeze. It's the "second visa" -- from his wife worried that he will stray over there -- that requires diplomatic skills.
"My wife is always cranky every time I go," said Liem, a philosophy instructor at San Jose City College who visits Vietnam twice a year to teach at a university. "So I rarely disclose my upcoming trip until the last minute. It's pain minimization. The longer she knows, the longer I have to bear the pain."
Bài báo mở đầu bằng câu chuyện của ông Henry Liem nào đó. Ông này về Việt Nam mỗi năm hai lần để dạy triết cho một trường đại học. Không biết ông dạy triết loại gì mà khi xin visa, ông được xã hội chủ nghĩa cho nhập cảnh một cách thật dễ dàng. Tuy nhiên, ngoài cái visa do tòa lãnh sự việt cộng cấp để nhập cảnh, ông còn phải xin thêm một visa nữa để xuất cảnh: đó là cái visa chấp thuận để đi của bà vợ đầu ấp tay gối mỗi ngày.
Một điều nghịch lý là mỗi khi xuất ngoại, hầu hết mọi người đều lo xin visa sớm, để nếu có gì trục trặc, thì còn nhiều thời gian xoay trở. Trong khi cái visa thứ nhì của ông Henry Liem thì ngược lại: phải đợi đến giờ phút cuối ông mới nộp đơn, và không đợi bà vợ có đủ thời gian suy tính cản trở, ông cuốn gói dông cho lẹ!
-
Cả bài báo đại ý nói về tình trạng đàn ông Việt Nam ở ngoại quốc, khi trở về thăm quê hương, thường bị (hay được!) những cô gái tuổi còn rất trẻ tống tình một cách mãnh liệt. Cho dù là người đàn ông thuộc loại “quá đát, mỏi gối chồn chân,” cũng được các nường nhỏ bằng con cháu của mình chiếu cố một cách tận tình, lý do: tất cả chỉ vì tiền chứ không phải vì tình! Có tiền là các nường sẽ chiều chuộng tới bến. Chính vì cái đề tài “Fun for men, pain for women” nên ông ký giả người Mỹ John Boudreau bỏ công để viết và bài được đăng trên trang nhất ngày Chủ Nhật của tờ báo…
-----
Khoảng năm phút sau, để tâm tư lắng đọng, Thủy mở mắt nhìn lên trần, bài báo đã khơi lại tâm tư đau đớn của nàng…
Liếc nhanh về phòng ngủ của Xuân, người chồng của nàng gần bốn mươi năm, có lẽ ông ta còn ngủ, cũng có thể đã thức mà chưa ngồi dậy. Đã hai năm nay vợ chồng nàng ngủ riêng, mỗi người mỗi phòng, giờ giấc tùy hỉ chẳng ai để ý đến ai. Cứ tưởng sau bao năm làm lụng vất vả trên xứ người, vợ chồng nàng sẽ tận hưởng những gì do công lao hai người cực khổ xây dựng, được sống hạnh phúc bên nhau từng phút từng giây vào lúc cuối đời, nào dè…
-----
Năm 1954, nhờ thấy được sự tàn ác của cộng sản, gia đình Thủy nhanh chân lên máy bay đi thẳng vào Sài Gòn và định cư tại đó. Hơn nữa Bố nàng là một người khoa bảng cho nên được chính quyền miền nam nhanh chóng chọn để nắm một chức vụ quan trọng, lúc đó nàng chỉ là một “Cô bé Bắc Kỳ nho nhỏ.” Cuộc đời niên thiếu của nàng êm ả trôi qua tại miền nam nắng ấm. Nàng là nữ sinh TV, đọc dí dỏm là Trứng Vịt thay vì Trưng Vương.
-
Năm lên đệ nhị cấp, do sự giới thiệu của bạn bè, nàng quen biết Xuân, cũng là người bắc di cư, lúc đó Xuân đang học Chu Văn An, hơn nàng hai lớp. Bố của Xuân là một thương gia tương đối thành công tại Sài Thành. Cuộc tình học trò Chu Văn An Trưng Vương (CVATV) chớm nở từ đó.
-
Sau đó Thủy và Xuân đều học luật. Năm 1972, Xuân được bổ nhiệm làm Thẩm Phán của một tỉnh lỵ nhỏ ở miền Tây. Sáu tháng sau, đám cưới của Xuân và nàng được tổ chức linh đình tại Sài Gòn để kết thúc cuộc tình năm chữ : “CVATV” (Chết Vì Ăn Trứng Vịt.)
-----
Nàng theo Xuân về sống tại một tỉnh lẻ của đồng bằng miền nam. Với bằng cử nhân luật, nàng xin đi dạy tại một trường trung học để cho đỡ buồn, đồng thời có thêm lợi tức. Cũng nhờ khoảng thời gian sống gần gũi người miền nam và đám học trò thật thà chất phác, nàng cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với mọi người. Theo nàng nghĩ, người miền nam không có chiều sâu, cho nên không cần phải “đề phòng” như người miền bắc. Chỉ cần nói chuyện một lát, là có thể đoán được người đó nghĩ gì, nàng tự hào như vậy.
Nhờ vào chức vụ, Xuân được cấp cho một ngôi nhà xinh xắn bên cạnh một nhánh của sông Cửu Long. Cuộc sống êm ả mỗi ngày của Thủy như giòng nước trôi qua lại khi thủy triều thay đổi. Đứa con gái đầu lòng của nàng cũng sinh ra tại đây. Nhiều khi nàng ngồi im lặng hàng giờ để nhìn nước trôi mà trong đầu chẳng nghĩ ngợi gì hết. Cũng có lúc nàng cảm thấy nhàm chán vì cuộc sống quá êm đềm, nhưng bây giờ, sau bốn mươi năm cuộc đời, nàng thấy nhớ giòng sông năm xưa và thèm có lại những giây phút vô tư lự quý giá đó.
-
Cứ tưởng cuộc đời êm ả trôi qua, đầu Tháng Tư năm 1975, Bố nàng bất thần gọi điện thoại bảo vợ chồng nàng về Sài Gòn gấp, lý do theo Bố nghĩ: miền nam sẽ mất. Với kinh nghiệm hiểu biết về cộng sản, Bố hoảng hốt hối thúc mọi người chuẩn bị đi tỵ nạn thêm một lần nữa. Vợ chồng nàng không tin lắm vì lúc đó vùng đồng bằng vẫn an toàn không một thị trấn nào bị việt cộng chiếm đóng. Bố nàng phải nhiều lần thúc dục, nàng mới chịu ẵm con cùng chồng trở về Sài Gòn khi Quốc Lộ 4 được khai thông trở lại.
-
Cuộc đời đến với nàng một cách thật dễ dàng, trong khi quân dân miền nam vất vả ngăn chặn kẻ thù vào những giờ phút hấp hối, thì gia đình nàng đã tới Subic Bay ở Philippine, có thể nói là những người tỵ nạn đầu tiên đến căn cứ này. Tài sản của cả hai bên nhà nàng và chồng, coi như mang đi hết, ngoại trừ bất động sản. Sau hai lần tỵ nạn: từ bắc vô nam và từ miền nam sang Mỹ, Thủy không có cảm giác đau khổ của một người vì bất đắc dĩ phải lìa bỏ quê hương, đôi lúc nàng còn có cảm tưởng như là đi du lịch, chỉ sau khi rời khỏi trại tỵ nạn Camp Pendleton để định cư tại Orange County, thì nàng mới phải vật lộn với đời sống vật chất của xứ này. Trong những năm đầu, gia đình nàng được nhận trợ cấp của chính phủ, đứa con trai thứ nhì cũng chào đời lúc đó.
Lợi dụng thời gian được hưởng trợ cấp, vợ chồng nàng đã đi học lại. Năm 1980 Xuân ra trường với bằng kỹ sư điện và gia đình nàng dời lên San Jose vì Xuân nhận được việc làm với lương khá cao. Sau đó Thủy cũng nhận được một việc làm về accounting đúng với ngành nàng chọn học.
Thời gian trôi qua, nơi Thung Lũng Hoa Vàng, cặp vợ chồng Xuân Thủy không mấy chốc trở nên khá giả. Có lúc vợ chồng nàng làm chủ đến năm căn nhà vì biết đầu tư đúng lúc vào thị trường địa ốc.
-
Đến năm 2000, Thủy về hưu vì tài chánh không còn cần thiết để nàng phải lặn lội ra đi từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều nữa. Vả lại, với số bất động sản đã có, nàng đủ việc để ở nhà quán xuyến. Chỉ có chồng nàng là vẫn còn phải tiếp tục đi làm vì lợi tức cao nhờ lương hậu, cộng với bonus và stock hãng cho. Hơn nữa Xuân phải đi làm để có bảo hiểm sức khỏe cho cả gia đình.
Sau khi về hưu, Thủy được hưởng những giây phút thoải mái sau bao năm làm việc vất vả. Xuân, chồng nàng là một người đàn ông tốt, có trách nhiệm, yêu thương nàng và con cái một cách tuyệt đối. Cả thời gian lấy Xuân, nàng chưa bao giờ thấy chồng mình dối gạt hay làm những chuyện gì có lỗi với nàng. Đôi lúc nàng còn tự hào: nhờ “chăm sóc kỹ lưỡng,” nên Xuân không “thoát” được bàn tay phù thủy của nàng, con gái “Bắc Kỳ” mà…
-
Gia đình nàng và Xuân rất sùng đạo Phật. Sẵn có nhiều thời gian rảnh rỗi, nàng đi chùa để tô đắp niềm tin Phật pháp. Cả nàng và Xuân thường hay bỏ thời gian làm công quả cho chùa và dĩ nhiên cũng là người giúp đỡ tận tình nếu chùa bị kẹt về tài chánh. Cũng chính vì như vậy, vợ chồng Thủy là những người được kính nể đối với ban trị sự của chùa, tiếng nói của hai người rất được mọi người chú ý. Ban đầu, trong những cuộc tổ chức làm từ thiện, chùa đều mời vợ chồng nàng tham gia, sau đó với sự nhiệt tình, chùa nhờ vợ chồng nàng đảm trách tất cả.
-
Năm 2002, chùa đón tiếp một vị sư từ Việt Nam qua chơi. Sau nhiều lần tiếp xúc với vị sư này, vợ chồng nàng quyết định về Việt Nam lần đầu, hầu để nhìn tận mắt cảnh khốn khổ của những người nghèo, nhất là những trẻ mồ côi. Lần đó vợ chồng nàng quả thật động tâm khi thấy những nỗi khổ đau của người nghèo sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau khi trở về Mỹ, Thủy và chồng thành lập một hội từ thiện, kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người để giúp những kẻ khốn khổ bên nhà. Nhiều lần tổ chức quyên tiền, văn nghệ gây quỹ và cả hai đã nhiều lần trở về mang lại bao nhiêu niềm hy vọng cho những người khốn cùng. Thủy và Xuân hăng say làm từ thiện vì nghĩ rằng sẽ để phước lại cho con cái.
-
Có một lần, trong một chuyến về Việt Nam, Xuân gặp lại một người bạn học cũ ở trung học. Tay bắt mặt mừng, cả hai đều thích thú kể chuyện ngày xưa lúc còn học ở Chu Văn An. Sau đó người bạn của Xuân mời vợ chồng nàng đi uống nước ở một quán, gần khách sạn nơi vợ chồng nàng đang trú ngụ. Quán nước này trông khá lịch sự, mặc dù các cô chiêu đãi ăn mặc cũng hơi… mát mẻ.
Lúc mới bước vào quán, Thủy để ý xem cảnh vật chung quanh, cảnh giác mọi hành động lẫn lời nói của mấy cô chiêu đãi. Mặc dù Xuân đáng tuổi bác của mấy cô này, nhưng Thủy không muốn cô nào có hành động lố lăng đối với ông chồng của mình. Nàng đã từng nghe rất nhiều lời bàn của mấy bà đã từng về trước… Có một bà bạn của Thủy kể lại rằng: khi vợ chồng bà vào một quán ăn, một cô chiêu đãi viên đáng tuổi cháu, gọi ông chồng đầu tóc bạc phơ của bà là anh và xưng em ngọt sớt. Bà bạn của Thủy nóng mặt lên lớp cô ta rằng: “Ông ấy đáng tuổi bác của cô mà dám gọi bằng anh xưng em?” Bà này nhận được câu trả lời của cô chiêu đãi: “Ở Việt Nam, chỉ có cha và những người già tới một trăm tuổi, mới được gọi Ba và Bác, xưng con, còn dưới một trăm tuổi thì chỉ đáng làm anh thôi.” Bà bạn của Thủy giận run lên mà chẳng nói được gì, chỉ còn biết hối chồng mình đi về!
Khi người bạn của Xuân gọi thức uống, một cô chiêu đãi buột miệng xưng em làm Thủy giật mình. Nàng trừng mắt nhìn cô ta làm cô này khựng lại, lí nhí thêm vài tiếng rồi bỏ vào bên trong.
Vài phút sau, một cô chiêu đãi khác mang thức uống ra. Cô này có gương mặt hiền lành, dáng điệu hết sức khúm núm. Cô ta mời mọi người dùng nước và gọi vợ chồng nàng bằng bác, xưng con. Thủy nghe cách xưng hô, lấy làm hả dạ và có cảm tình với cô này ngay. Dưới mắt nàng cô gái gợi lại hình ảnh những đứa học trò thật thà chất phát của nàng ngày xưa, lúc nàng đi dạy ở trung học.
-
Trong khi Xuân và người bạn đang kể lại những kỷ niệm năm xưa, thì thình lình có tiếng ồn ào chửi bới làm náo động cả quán, cùng lúc đó, một tên thanh niên hùng hổ bước vào gọi tên Mẫn. Hắn ta chửi bới đòi Mẫn phải đưa tiền cho hắn. Người con gái mặt hiền lành mang nước cho nàng lúc nãy sợ hãi bước ra, thì ra cô ta tên Mẫn.
Tên thanh niên vừa trông thấy Mẫn là tiến tới nắm áo, tát vào mặt nàng một cái nẩy lửa. Mẫn chới với không biết phải làm sao. Tên này bèn giật cái ví từ tay của Mẫn, lục soát lấy hết tiền rồi ném trả cái ví vào mặt nàng, xong xuôi hắn bỏ đi. Trước khi rời quán, hắn không quên hăm dọa là sẽ trở lại lấy thêm…
-
Cảnh tượng xảy ra làm Thủy thật bất mãn, nàng chưa bao giờ thấy một người đàn ông vũ phu đánh một người con gái yếu đuối như tên này. Nhìn vào góc nhà, Thủy thấy Mẫn đang ôm mặt khóc nức nở. Động lòng trắc ẩn, nàng đến hỏi thăm và vỗ về, đồng thời hỏi xem sự tình. Mẫn kể lể, người đàn ông đó là chồng của cô. Hai người lấy nhau bốn năm, có một đứa con gái. Vì chồng cô bị nghiện ngập lại mắc thêm tật cờ bạc, nên cả gia đình bị tan nát. Hắn ta còn lén lút đem cầm miếng đất hương hỏa trong đó có cái nhà của cha mẹ nàng ở dưới quê. Vì muốn chuộc lại miếng đất đó, nàng phải giao con cho mẹ giữ để lên Sài Gòn tìm việc làm. Đã vậy mà Mẫn cũng không được yên, thỉnh thoảng hắn tới đòi đưa tiền cho hắn. Mẫn đã nhiều lần thay đổi chỗ làm, nhưng rồi hắn vẫn tìm thấy. Nói xong Mẫn khóc sướt mướt làm Thủy cảm thấy đứt ruột, lòng xót xa thương hại cho một người con gái thật vô phước.
Sau khi biết rõ sự tình, Thủy sanh lòng hảo tâm, rút trong túi quần ra tờ một trăm đô la dúi vào tay Mẫn, coi như là làm một việc từ thiện. Khi nhìn thấy một trăm đô la Mỹ, Mẫn hoảng hốt đưa lại cho Thủy, nói là không dám nhận sự giúp đỡ của nàng. Cho dù Thủy nói cách nào Mẫn vẫn một mực từ chối và nói: con không dám nhận tiền của bác.
Vì tính thật thà của Mẫn, Thủy càng thấy mến người con gái đáng thương này nhiều hơn. Sau đó Thủy hỏi Mẫn là bây giờ cháu tính làm sao. Mẫn trả lời là không biết phải tính sao nữa, vì chồng nàng đã biết chỗ này rồi, thì nàng phải đi tìm chỗ khác để làm. Hơn nữa chỗ ở của Mẫn cũng bị người chồng vũ phu tìm thấy, cho nên cô ta cũng phải tìm nơi khác trú ngụ.
Đã lỡ mở lòng hảo tâm, Thủy không nỡ bỏ rơi Mẫn. Một ý nghĩ thoáng qua đầu, nàng chực nhớ trong chùa, nơi nàng hợp tác làm từ thiện có một phòng trống. Họ vẫn thường mời vợ chồng nàng đến ở mỗi khi về Việt Nam. Nàng hỏi Mẫn: “Nếu cháu không ngại, bác sẽ gửi cháu vào một chùa để tránh chồng của cháu?” Sau một hồi phân vân, Mẫn đồng ý theo Thủy về chùa.
Sau đó, mỗi lần vợ chồng Thủy về Việt Nam làm từ thiện, Mẫn là một trợ tá đắc lực trong mọi công tác. Cô ta hiền lành giữ đạo làm con nên vợ chồng Thủy càng tin tưởng và thương Mẫn nhiều hơn.
-
Sự việc bắt đầu xảy ra là có một lần, trước ba ngày khởi hành về Việt Nam, Thủy bị đưa vào nhà thương cấp cứu vì bị đau ruột dư. Sau hai ngày nằm bệnh viện nàng được về nhà, sức khỏe không có gì nguy hiểm, chỉ cần thời gian bình phục. Vì công việc từ thiện dính líu đến nhiều người, không thể hoãn lại được, nên Thủy bảo chồng đi một mình. Lần đó đáng lẽ chồng nàng chỉ phải ở lại có một tuần, nhưng Xuân đã ở lại đến ba tuần mới về, với lý do: chậm trễ giấy phép của chính quyền. Sau khi Xuân trở về Mỹ, Thủy thấy cử chỉ và hành động của chồng rất khác thường: Xuân như bị mất hồn, tâm trí như ở đâu đâu và dáng dấp trông thật mỏi mệt. Nàng tưởng là Xuân quá vất vả vì công việc, nên lo săn sóc chồng một cách chu đáo… Thật sự Thủy có ngờ đâu, lần vắng mặt của nàng đó, là lần người con gái hiền lành mà nàng thương mến giúp đỡ, đã ngã vào lòng người “bác” kính yêu và âu yếm xưng “em” với chồng của nàng một cách nũng nịu!
Thật ra, lần về làm từ thiện này của Xuân chỉ cần có một tuần, nhưng chỉ ba ngày sau Xuân đã ôm trọn người con gái tuổi còn nhỏ hơn con mình trong vòng tay mà chính chàng cũng không ngờ! Sự việc xảy ra quá bất ngờ nên Xuân không biết phải xử trí ra sao. Sau đó Mẫn đòi ra ở riêng, vì nếu còn ở lại chùa thì thế nào chuyện cũng đổ bễ. Hai tuần về trễ cũng vì Xuân phải ở lại sắp xếp chỗ ở cho Mẫn.
-
Sau lần đó, người chồng thân yêu của Thủy có những cử chỉ khác thường. Đôi lúc Xuân tỏ vẻ yêu thương nàng một cách nồng nàn, đôi lúc thì xa vắng như hồn về cõi khác. Xuân thường hăng say nhắc đến việc về Việt Nam làm từ thiện, chàng còn tỏ vẻ quán xuyến tất cả mọi việc để Thủy không phải lo. Hơn thế nữa, Xuân thường hay ỡm ờ là nếu Thủy không khỏe thì cứ để chàng lo cho cũng được.
Cũng vì hoạch định một chương trình từ thiện quy mô, nên hai tháng sau Xuân trở về Việt Nam, xui một điều là Thủy lại để chồng đi một mình! Lần này theo chương trình, chồng nàng sẽ ở đến ba tuần. Khi ra đi Thủy thấy mặt chồng hớn hở thì nghĩ rằng: đó là cái phúc hậu của người làm từ thiện!
Sau khi Xuân về Việt Nam được hai tuần, vào một đêm, Thủy nhận được một cú điện thoại, người gọi nàng là vị sư cô quản trị của chùa…
-
Để có yếu tố bất ngờ, Thủy tức tốc về Sài Gòn mà không báo cho chồng biết. Sau khi rời phi trường Tân Sơn Nhất, Thủy đến ngay khách sạn nàng thường hay ở để tìm Xuân. Không thấy chồng mình ở đó, Thủy bèn đến chùa ngay, cũng không gặp Xuân, đồng thời nàng mới biết là Mẫn đã dọn ra từ hai tháng trước. Đến bấy giờ nàng mới gọi điện thoại tìm Xuân, điện thoại không trả lời. Cùng đường, nàng đành trở về khách sạn nghĩ cách tìm chồng, tâm can như bị thiêu đốt.
Một ngày sau, có lẽ có người thông báo cho Xuân, chồng nàng hớt hải xách vali hành lý đến khách sạn tìm nàng. Gặp mặt chồng Thủy giận quá muốn xỉu, miệng mấp máy nói không ra lời. Sau cùng nàng cũng ráng hỏi Xuân đi đâu, Xuân ấp úng trả lời là đi phân phát quà từ thiện ở Bình Tuy. Nhìn mặt Xuân, nàng biết ngay đó là lời nói dối, bởi vì người chồng bao nhiêu năm nàng ôm ấp không có cái khuôn mặt trơ trẽn như vậy! Thủy òa lên khóc nức nở…
-
Biết là không thể dối vợ được nữa, Xuân bèn nói thật. Chàng nói là cũng không ngờ tại sao Mẫn nằm trong vòng tay của chàng mà chàng không có cách nào chống cự, để rồi chuyện nó đến và tiếp tục tiến tới. Với số tuổi sáu mươi, Xuân biết mình không còn bao nhiêu sức lực để theo kịp Mẫn, nhưng không hiểu tại sao mỗi lần gần Mẫn, cô ta không bao giờ làm cho chàng có cảm tưởng là một ông già và lúc nào cũng tỏ vẻ chân thành cảm kích Xuân đã cho cô ta những giây phút sung sướng tuyệt vời…Mặc dù là vậy, lần này trở về, Xuân có thủ sẵn một hộp Viagra để giúp chàng có đủ sự tự tin của người đàn ông khỏe mạnh. Hộp thuốc này chàng đã bí mật nhờ một người bạn làm dược sĩ mua dùm, Thủy hoàn toàn không biết…
-
Xuân rón rén mở cửa rào để Thủy bước vào nhà, ngôi nhà nho nhỏ xinh xinh nằm trong một cái hẻm không sâu lắm. Đó là cái tổ uyên ương mà Xuân vừa mới tậu cho Mẫn được một tuần. Chàng gõ nhẹ cửa, cánh cửa mở ra, vợ chồng Thủy hết sức ngạc nhiên vì người mở cửa là tên chồng vũ phu đã đánh Mẫn tại quán nước. Hắn ta tỏ vẻ là chủ nhân mời vợ chồng nàng vào nhà. Sau khi vợ chồng Thủy ngồi xuống, hắn ta chọn một cái ghế ngồi đối diện, dáng điệu trông rất xấc xược. Lúc đó Mẫn đứng phía sau của hắn, gương mặt có vẻ ngại ngùng nhưng không còn nét hiền hậu như những lần gặp trước. Trên môi cô ta, điểm nhẹ một nụ cười khó hiểu. Thủy nhìn giáp vòng rồi nhìn Mẫn hỏi:
“Mẫn, bác thương con như con ruột, sao con có thể làm nên chuyện như vậy?”
Mẫn tránh né không trả lời, tên chồng của cô ta bèn lên tiếng:
“Sẵn đây tui giới thiệu cho hai bác biết, con nhỏ này tên Mận, chứ không phải Mẫn, nó là bồ của tui đó.”
Thủy đi từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác. Nhưng lúc đó nàng mới khám phá ra rằng, đây là một âm mưu có tính toán từ đầu. Hắn ta tiếp lời:
“Nhân dịp này tui cám ơn hai bác đã cho tui gửi con Mận, bây giờ tui lấy nó lại.”
Thủy cứng họng, biết chẳng còn gì để nói, trong khi Xuân chồng nàng mặt mày thay đổi từ xanh qua tím, quả là một điều sỉ nhục. Thủy hậm hực đứng lên ra về, chồng nàng tiu nghỉu, tay chân run rẩy riu ríu theo sau…
-----
Kể từ lần sau cùng về làm từ thiện, Thủy đau khổ tột cùng vì sự phản bội của người chồng yêu quý. Tình cảm hai người hầu như không còn có thể hàn gắn lại. Còn Xuân thì mang một mặc cảm tội lỗi tày trời mà chàng tự nghĩ không thể nào tha thứ cho mình được. Đã nhiều lần chàng quỳ gối trước mặt Thủy khóc lóc van xin tha thứ. Đối với Thủy, người đàn ông mà nàng kính yêu trước kia, bây giờ trông sao hèn hạ quá! Nhục nhã quá!
-
Xuân đã xin nghỉ việc sau khi trở về. Chàng như một kẻ tàn phế từ thể xác đến linh hồn, không còn tâm tư để làm việc được nữa. Việc chùa chiền, làm từ thiện, vợ chồng nàng đều hoàn toàn chấm dứt.
Hai đứa con nàng thấy Bố quá tội nghiệp đều năn nỉ xin nàng tha thứ cho Bố. Vì thương con, hơn nữa chuyện xảy ra Thủy cũng có một phần trách nhiệm, nên lần lần Thủy cũng dịu lại. Xuân vì muốn chuộc lỗi lầm của mình nên lúc nào cũng chiều chuộng vợ một cách quá đáng, nhiều lúc làm Thủy bực mình, nhưng sau cùng nàng lại thấy tội nghiệp… Rồi thì vào một ngày đẹp trời, Thủy đã xiêu lòng và chuyện tình vợ chồng nàng bắt đầu nối lại. Số thuốc Viagra mà Xuân đã dùng vào việc “bất chánh” trước kia, phần còn lại, bây giờ lại có… chánh nghĩa.
-----
Đầu óc Xuân mơ hồ, tai nghe văng vẳng những tiếng xôn xao xa vắng. Đôi mắt chàng từ từ hé mở, nhưng phải nhắm lại ngay vì ánh sáng quá chói chang. Chàng không biết mình ở đâu, cũng không biết chuyện gì xảy ra. Định thần vài giây, chàng lại từ từ mở mắt, chưa kịp nhìn thấy gì thì đã nghe tiếng nói quen thuộc của vợ. Phải thêm chừng ba mươi giây nữa thì Xuân mới biết là mình đang nằm trong bệnh viện…Trong vòng hai tháng, đây là lần thứ nhì chàng bị xỉu và phải đưa vào cấp cứu.
Đã nửa năm nay, sức khỏe của Xuân không tốt. Chàng không nghĩ là mình có bệnh gì nguy hiểm, nhưng không hiểu tại sao cứ thấy mỏi mệt, nhức đầu, đau nhức, tay chân rã rời, con người không có sinh lực…
Vì thấy cái sân cỏ mọc quá cao, Xuân miễn cưỡng đi lấy máy ra cắt. Có lẽ vì nắng hơi gắt, cộng với trong người không được khỏe, nên khi làm nửa chừng chàng bị xỉu. Cũng may là Thủy đang ở gần đó, nên vội vàng gọi xe cứu cấp đưa chồng vào nhà thương. Thủy hoảng hốt sợ chồng mình bị stroke mặc dù lần trước đã không phải. Sau khi nằm ở phòng cấp cứu được năm giờ, Xuân được cho về vì không thấy gì nguy hiểm. Tuy nhiên vì đây là lần thứ nhì, nên bác sĩ cấp cứu khuyên chàng nên gặp bác sĩ riêng của mình để được theo dõi kỹ hơn…
-----
Xuân bước vô nhà, buông người ngồi phịch xuống sofa, tay ôm mặt khóc, chàng thấy cả thế giới chung quanh mình sụp đổ. Xuân tự hỏi: tại sao ông Trời lại có thể tàn nhẫn với chàng như thế được? Sau nhiều cuộc thử nghiệm, kết quả sau cùng bác sĩ có câu trả lời: chàng bị nhiễm trùng HIV, tình trạng trên đà bộc phát! Thêm một hậu quả tai hại do lỗi lầm của chàng gây ra hơn năm năm về trước! Dù có hối hận, tìm cách chuộc lỗi, nhưng đã muộn rồi! Thủy có thể tha thứ cho chàng, nhưng với cái bệnh nan y thời đại, cái giá mà Xuân phải trả thật là quá đắt!
-----
Thủy nhìn lên bàn thờ Phật, tâm tư thật hỗn loạn. Nàng không biết là mình nên cầu cứu với đấng Bồ Tát, hay là trách cứ Ngài. Cả gia đình nàng hoàn toàn bị sụp đổ khi khám phá ra rằng: nàng cũng bị nhiễm trùng HIV do chồng truyền sang! Còn gì tệ hại hơn nữa không? Chắc là không, theo nàng nghĩ!
Kể từ thời niên thiếu, cuộc đời của Thủy êm ả trôi qua, chỉ phải chịu cực đôi chút vì cuộc sống vật chất trên đất Mỹ, nhưng nói chung nàng luôn nhìn đời là màu hồng.
Cứ tưởng rằng với thành quả đạt được sau bao năm vất vả, về hưu, nàng sẽ sống phần đời còn lại một cách thoải mái trong tình yêu gắn bó của gia đình. Nào ngờ tất cả đều sụp đổ kể từ khi vợ chồng nàng bắt đầu… làm từ thiện!
Trách ai đây? Bồ Tát chăng?
Nhiều khi quẩn trí nàng có ý đó, nhưng rồi lại sợ xúc phạm tới đấng thiêng liêng mà bao năm gia đình nàng đặt hết niềm tin.
Trách con Mận và thằng bồ của nó chăng?
Đúng, nếu không có con Mận và thằng bồ của nó bày mưu lập kế, thì người chồng đi ngay về thẳng của nàng đâu có phạm phải một lỗi lầm tày trời như vậy!
Trách Xuân, chồng nàng chăng?
Cũng đúng nữa. Tại sao người chồng của nàng lại dám phản bội nàng đi ngoại tình với một đứa con gái tuổi còn nhỏ hơn con mình? Nàng không bao giờ tin chuyện đó có thể xảy ra được! Vậy mà nó xảy ra!
Trách nàng chăng?
Chuyện xảy ra quá đau khổ, nghĩ tới cái gì, nàng trách cái đó, nghĩ tới người nào nàng trách người đó, trong đó có cả nàng:
Nàng trách mình tại sao về hưu sớm, để có quá nhiều thời gian đi chùa, từ đó mới bày đặt đi làm từ thiện!
Mà muốn làm từ thiện cũng không sao, nhưng tại sao phải về Việt Nam? Xứ Mỹ này cũng lắm người cần giúp đỡ kia mà?
Nàng trách nàng quá dại dột đã để người chồng hiền lành không kinh nghiệm tình trường đi một mình! Chỉ cần một chút mánh khóe của con Mận là đã hồn bay phách tán, quên mất đường về!
Nàng trách nàng quá khờ dại tin người. Trách mình quá tự tin: nhìn bề ngoài của một người miền nam, mà tin là đoán được những gì họ nghĩ trong đầu, như nàng đã từng tự hào khi còn theo chồng dạy học ở miền tây tỉnh lẻ. Nàng không ngờ sau ba mươi năm xa quê hương, vật đổi sao dời, xã hội Việt Nam đã bị nhiễm độc nặng, trong đó, những đứa con gái thật thà miền nam cũng cùng số phận!
Nàng trách, nàng trách tất cả, trách để trút bỏ cái tức, xả bỏ cái hận, trách cho vơi nỗi niềm, trách để đổ lỗi tại cái này, vì người kia, nhưng rốt cục, càng trách nàng càng thấy đau khổ.
-----
Tiếng chuông thanh thoát chấm dứt phần đọc kinh buổi sáng, Thủy nhẹ nhàng để cây chày xuống bàn, ngước mắt nhìn lên bức hình Phật Tổ Như Lai, hai tay chắp trước ngực, nàng lâm râm khấn vái thêm vài phút trước khi đứng dậy. Ngày hai buổi thành tâm tụng niệm, rốt cục Thủy dần dần tìm thấy sự an bình cho tâm hồn. Một điều Thủy khám phá ra rằng: không phải cứ đi chùa thường xuyên là tu. Cũng không phải cho người ta nhiều tiền là làm từ thiện, có nhiều phước. Càng không phải đọc kinh cho hay, lạy cho nhiều là trở thành một người tu hành có cấp bậc cao, để được người khác kính trọng...
Tất cả là duyên, là nghiệp hay nói nôm na là cái số. Phật ở trong tâm của ta. Phật ở trong tất cả hành động sinh hoạt hàng ngày. Phật ở tất cả mọi nơi. Điều quan trọng nhất là tâm hồn phải vị tha, luôn thành tâm hướng thiện. Mọi việc đã có tạo hóa an bài…
Nàng đã ngộ.
-----
CHÚ THÍCH:
Vì một cái duyên, tôi biết được câu chuyện. Bài báo của ký giả John Boudreau là động lực thúc đẩy tôi kể lại. Hy vọng nó sẽ đóng góp vào kho tàng vô tận“Chuyện Dài XHCN.”
Vì là chuyện dài xhcn, nên còn rất nhiều mánh khóe hấp dẫn mình chưa thấy hết. Theo tôi nghĩ: nếu còn “Khúc Ruột Ngàn Dặm,”thì mình sẽ còn được thưởng thức những câu chuyện cười ra nước mắt! Xin chúc tất cả may mắn!
2011
Lạc Long Huỳnh Quốc Phú
------------- Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Dec/2011 lúc 1:51pm
Truyện ngắn hay, viết về Dalat, Thành Phố Sương Mù *****
Bay Cao Lên, Những Thiên Thần Bằng Sành
Người viết : Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Trước
1975, Cam Li từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi
Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên
trang mạng: http// http://tuoihoahatnang.com/ - tuoihoahatnang.com . Sau 30/4/1975, Cam Li không viết
nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose
từ 2003, sáu năm sau cô góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết
giá trị và nhận giải vinh danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010,
1 Bé Thơ trở về khi mùa đông gần tàn lụi.
“Bé
Thơ” vẫn được gọi là “Bé” khi về đến mái gia đình. Bởi “Bé” xa nhà đã
ba mươi năm, khi còn là một cô nhóc đang học những năm đầu bậc trung
học. Mà không riêng gì Bé Thơ, hầu như mỗi cô cậu nhóc trong khu xóm này
đều có một cái tên để gọi ở nhà. Tên Bé Thơ là còn đẹp đấy, vì Thơ là
tên đi học. Có một số đứa tên Xí, tên Tèo, tên Tí, tên Cu… nghe thì tức
cười và không ai muốn được gọi bằng những cái tên đó khi lớn lên vì mắc
cỡ. Bé Thơ, tên gọi ở nhà, đã thành một chữ kép. Và cái tên đó nghe
không mắc cỡ. Anh chị Danh đón Bé Thơ về nhà ngay bằng chiếc xe Simca
cà tàng, loại thịnh hành từ trước năm 75. Không có máy điều hòa, chỉ có
chiếc quạt máy nhỏ xíu gắn ngay bên hông tài xế làm mát cho cả xe.
Nhưng không cần mở chiếc quạt này, vì trời đang là cuối đông, và không
khí lúc càng lên cao càng mát lạnh. Bé Thơ đang về lại nhà xưa. Sương
mù! Sương mù đầy cả! Bé Thơ reo lên như đứa con nít. Đã lâu không được
hưởng cái cảm giác đi trong sương mù. Bé Thơ nhớ có những khi anh Danh
gò lưng đạp xe đạp chở Bé đi học, lên con dốc cao, bỗng anh phải dừng
lại vì sương mù từ đâu ập tới làm anh không thấy đường. Sương mù những
ngày mùa đông như đám bông gòn xốp, vây lấy hai anh em. Thế là Bé Thơ
tha hồ tóm lấy, mà tóm có được đâu! Sương mù lại bay đi nơi khác rất
nhanh. Nhà xưa đây rồi! Căn nhà nhỏ ở giữa một con dốc rất đẹp. Căn
nhà thuở ấu thơ của anh em mình đây, không thay đổi bao nhiêu. Chỉ có
một điều mới, đó là phía trước có thêm một lò gốm. Anh Danh bảo gọi là
“lò gốm” cho oai chứ đó chỉ là một cái lò gốm mi-ni, lò gốm tí hon, anh
chị chỉ sản xuất những món đồ trang trí chứ không có sức để làm ra những
hũ bình lu khạp to lớn. Bé Thơ reo lên khi trông thấy những bức tượng
búp bê, những con thú, những đồ chơi đủ loại dành cho con nít. Anh Danh
hẳn đã có một cách sinh sống khá an nhàn. Nhưng hay hơn hết, là anh đang
sống với cái thế giới trẻ thơ do anh tự tạo ra. Và đây rồi! Những thiên thần bằng sành! Bé
Thơ òa khóc. Những thiên thần nhỏ nhắn xếp tăm tắp bên nhau, anh Danh
sắp đầy trong một cái tủ. Không phải là hai mươi, mà dễ có đến mấy trăm.
Bé Thơ thương anh Danh quá! Ngày xưa, ngày Bé Thơ còn là đứa bé con sắp
“tốt nghiệp mẫu giáo”, anh Danh đã làm cho Bé những thiên thần bằng
sành. Hai mươi thiên thần. Đúng số tuổi hai mươi của anh. Số tuổi quá
đẹp của đời người. Anh đã vội vàng bỏ Bé mà đi trong một buổi sớm mùa
đông. Bé thức dậy reo vui khi thấy những thiên thần mơ ước của mình. Một
mảnh giấy đặt bên cạnh những thiên thần đó với nét chữ của anh Danh:
“Anh là Ông Già Nô-en, đêm nay đến tặng cho bé Thơ món quà này. Ông Già
Nô-en hết tiền, nên chỉ cho bé hai mươi thiên thần bằng sành. Cho bé
ngoan mãi”. Anh đã đi thật sớm. Đã đến ngày anh đi rồi! Tượng thiên thần
thứ hai mươi chưa hoàn thành. Có một cái cánh gắn chưa kỹ vào vai. Dù
thế, Bé vẫn cho nó nhập bọn với những tượng kia. Bé sắp cho các thiên
thần đứng chung với nhau thành một dãy dài trên bàn học. Bé ngắm những
đồ chơi đó và mỉm cười một mình. Tự nhiên Bé thấy nhớ anh Danh kỳ lạ.
Khi đó anh đang đi ở một nơi nào. Anh không có mặt ở nhà để thấy Bé vui
với những thiên thần nhỏ. Anh đi xa rồi! Bé phải đi học với chị Thi. Và
những hôm chị Thi bận, Bé phải đi học một mình. Bé leo về con dốc cao,
đường có nhiều hoa Cúc, dừng lại một chốc ở trước lò gốm. Người ta đang
tiếp tục làm những chén đĩa hũ bình, phơi đầy sân và chờ đem bán. Lúc đó
Bé muốn reo lên cho người ta biết rằng chưa có ai nghĩ ra việc làm
những thiên thần bằng sành cho trẻ nhỏ. Chỉ có anh của Bé mới làm được
mà thôi. Người ta sẽ hỏi rằng anh của Bé là thợ trong lò gốm, là họa sĩ
hay là nhà điêu khắc? Bé sẽ đáp rằng anh của Bé chỉ là một người biết
đạp xe đạp chở em đi học và biết mua kẹo cho em ăn. Kỷ niệm của anh Danh
và Bé là đó!.. - Bé Thơ! Nín đi! Bây giờ Bé không cần ao ước nữa
nhưng cũng có đến mấy trăm thiên thần. Bao nhiêu năm qua, cứ đến Nô-en
thì anh lại ra sức làm những thiên thần bằng sành cho Bé, nghĩ đến một
ngày Bé trở lại, Bé sẽ được vui với món quà này. - Anh Danh, Bé cám ơn anh. -Anh em mình mà!
-Anh
Danh, ngày xưa mỗi năm nhận được quà Nô-en, Bé chỉ nói cám ơn Ông Già
Nô-en mà không cám ơn anh. Bây giờ Bé phải nói cám ơn anh mấy chục lần.
Nhiều thiên thần quá, Bé chắc phải đóng đến năm bảy thùng để đem đi đó! Hai anh em ôn lại những kỷ niệm xưa tưởng chừng vô tận.
2 Anh
Danh dẫn Bé Thơ đi thăm “lò gốm” của anh, cái lò gốm chỉ làm toàn những
đồ chơi và hàng trang trí. Anh nói như mơ màng trở về kỷ niệm: - Bé
Thơ biết không, ngày xưa anh nặn tượng thiên thần tặng Bé, vì là thợ gốm
“tay ngang” nên không để ý rằng đồ sành sứ phải được nung lên thì nó
mới bền chắc, nếu không thì sẽ nứt gãy. Cái lò gốm này, tuy “mi-ni”
nhưng anh theo rất đúng quy trình của một nơi sản xuất gốm nhà nghề. Anh
học một ông thầy tốt, truyền hết kinh nghiệm cho anh, và cũng là người
giúp anh xây dựng cơ ngơi này, nhờ đó anh chị không đến nỗi chết đói.
Hai vợ chồng làm lụng nuôi nhau, thế là vui. - Bé cũng vui vì anh chọn ở lại và… không bị đói. -
Trời thương anh, Bé ạ! Ngày đó khi ba má dẫn các em đi, anh chọn ở lại
vì không muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình trên bước đường trốn
chạy và cả lúc về sau. Anh biết mình sẽ gặp khó khăn rất nhiều vì ở lại
anh không được ai giúp đỡ hết. May mắn anh đã gặp chị, người con gái mồ
côi trong chiến tranh, anh chị sống nương cậy nhau và lập nên cái lò
gốm nhỏ này. Chị giúp anh rất nhiều đó! Trong những năm tháng đầu tiên,
chị lái xe gắn máy đi chở đất về cho anh làm. Bây giờ anh chị sắm được
chiếc Simca cà tàng của một gia đình đi định cư bán rẻ lại nên… anh lái.
Mất một chân thì không được lái xe gắn máy nhưng được lái xe hơi, Bé
thấy vui không? Bé Thơ nghẹn ngào nhìn chân anh Danh, cái chân đã
mất. Anh Danh mất chân trên chiến trường sau ngày ký Hiệp định Paris năm
73. Cánh Dù đã rơi. Thiên thần Mũ Đỏ trở thành phế binh sau ngày “hòa
bình” vì chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Cái ngày anh Danh trở về với cái
chân đã mất, anh nói rằng anh không thể đạp xe chở Bé Thơ đi học được
nữa. Bé đã khóc ròng vì thấy thiên thần phải chịu đớn đau. Chiếc xe đạp
ngày xưa anh còn giữ trong cái kho sau nhà. Sườn xe, dây xích,
“ghi-đông” đã rỉ sét hết. Hai bánh xe xẹp lép. Chỉ còn giữ lại những
tiếng quay đều như reo vui khi Bé Thơ quay chiếc bàn đạp ngược chiều.
Hai anh em theo tiếng quay đều ấy ngược về kỷ niệm. Và họ cùng bắt
tay vào nặn tượng những thiên thần. Ngày xưa anh Danh đạp xe đi xin đất ở
lò gốm, về nắn tượng, tô mầu, và thế là xong. Ngày nay đã trở thành thợ
“nhà nghề”, anh Danh chọn mua đất sét thật tốt, khi muốn làm thì phải
đập đất nhỏ ra, phun nước vào đất sét, nhào trộn rồi ủ qua một đêm, hôm
sau mới đem ra, trộn đất với cát mịn rồi nhào cho nhuyễn trước khi nắn
tượng. Nắn tượng thành hình dáng xong anh lại mang phơi dưới nắng một
buổi cho khô bớt, rồi nhúng men, để khô, vẽ trang trí, rồi lại phơi nữa
cho khô hẳn rồi mang đi nung. Bé Thơ biết làm giống như anh rồi! Bây giờ
những sản phẩm đủ loại của anh, từ con heo “tiết kiệm”, cái tráp đựng
nữ trang, cái hũ đựng tiêu hay muối cho đến những cái lọ đựng bút, những
chiếc bình cắm hoa trang nhã… sẽ trở thành quà để các Ông Bà Già Nô-en
mua về cho trẻ con. Những hang đá Giáng Sinh sẽ vui lên với các thiên
thần nhỏ. Bé Thơ sẽ hưởng một mùa Giáng Sinh đầy yêu thương nơi này.
3 Mấy
anh chị em đi mua đất sét, tiện thể anh Danh thăm một người bạn đồng
ngũ lâu ngày không gặp, sống ở khu vực gần đó. Anh và chị thay nhau lái
xe, còn Bé Thơ thì không, chẳng là anh Danh đã bảo Bé Thơ “về đây là
phải treo cái bằng lái lên giàn bếp”. Đi ra khỏi thành phố sương mù,
mới thấy cả một vùng đất bao la. Thuở nhỏ Bé Thơ nào biết quê hương rộng
như vậy. Những con đường dốc đầy đất đỏ trơn trợt, những hàng rào hoa
quỳ nở vàng rực trong ngày đông, những buổi trời mưa giăng kín, những
sáng sương mù mờ ảo, đó là “quê hương” trong tầm mắt của cô bé. Trở về
quê hương sau nhiều năm xa cách, Bé Thơ tự hứa sẽ tìm thấy lại một quê
hương to tát hơn, thoáng đạt hơn. Bé Thơ sẽ viết một ký sự về vùng đất
này. Đến nhà người bạn ở huyện Bảo Lâm, anh Danh thất vọng. Người
bạn đã dọn đi. Anh đứng lại hỏi thăm. Những nhà hàng xóm cũng đang rục
rịch dọn đi. Đi đâu? Họ tỏa ra nhiều phương hướng, nhường vùng đất này
cho một dự án lớn. Ở đây làm sao sống?! Hoa màu do họ trồng trọt làm ra,
cà phê và chè, đã bị nhiễm độc. Họ lắc đầu ngao ngán. Mấy anh chị em
lên xe đi về hướng dự án đang thực hiện. Và chỉ được đứng ngó từ xa. Đây
rồi, quê hương to tát của Bé Thơ! Một thung lũng hiện ra đỏ rực. Dưới
đó, những chiếc xe lu, những chiếc máy gạt, máy xúc, xe chạy đất… hoạt
động rì rầm, trông xa nhỏ như những chiếc hộp diêm. Chúng đang làm những
công việc cuối cùng trong việc xây dựng hồ bùn đỏ! Mấy anh chị em
đứng chết sững. Một quê hương bị tàn phá. Đất thịt đang bị cày xới để
bán đi. Màu đỏ của những con đường thơ mộng cũng là màu đỏ của “tài
nguyên” đang bị bán. Bauxite!!! Mai đây bùn đỏ sẽ theo những vết rò rỉ
tràn ra đầy cả vùng đất dân cư đang sinh sống. Cây cối sẽ chết. Con
người sẽ phải bỏ chạy. Những điều Bé Thơ chỉ nghe, bây giờ hiện ra rất
rõ trước mắt. Những tiếng động cơ từ xa vẫn vang vọng thấu óc. Đất đỏ
màu máu nhức nhối như chảy ra từ tim.
4 Mùa đông sẽ tàn lụi,
Bé Thơ biết như thế. Cả những cơn gió lạnh rồi cũng sẽ không còn. Còn
một thứ vui thích của Bé ngày xưa là được nhận những món quà của “Ông
Già Nô-en” cũng không còn nữa. Bé Thơ đã lớn, đã làm Ông Già Nô-en cho
những đứa con của mình. Nhưng ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh bao giờ cũng
trọn vẹn. Vì Bé biết trong những ngày chuẩn bị cho Giáng Sinh, những
thiên thần nhỏ từ bàn tay anh Danh và Bé làm ra sẽ đến với các hang đá
của thành phố này, trong những căn nhà nhỏ xinh xắn ở phố chợ, nơi ven
đồi, hay bên bờ suối. Cho dù là ven đồi loang lổ vì bị cạo gọt cày xới,
hay bờ suối nhem nhuốc uế nhiễm vì con người vô tâm, những người dân của
xứ sở mù sương này vẫn là những con người thuần hậu. Cho dù những con
đường sạch sẽ trong thành phố một thời thanh lịch đã được thay bằng
những con phố rộng lớn nhưng lề đường bình an cho khách bộ hành lại chỉ
còn dành cho xe cộ quán sá, người dân cũng biết co lại để tự bảo vệ lấy
những gì tốt đẹp xưa của mình. Cho dù những ngôn từ lạ lẫm dùng tiếng
lóng làm nền có tràn ngập trong sinh hoạt, người dân hiền lành cũng biết
dạy cho con em mình những ngôn ngữ hiền hòa một thời làm nên phong cách
của họ. Nhưng tội nghiệp lắm, mỏng manh lắm, cái sức đề kháng âm thầm
đó! Bé Thơ dành nhiều thời gian để đi thu nhặt hình ảnh về “quê
hương to tát” của mình. Bé vẫn sẽ viết một ký sự. Nhưng chắc là ký sự
này sẽ không thơ mộng một chút nào. Ký sự sẽ nói thật rõ về những
vùng-đất-thịt bị cày xới bán rẻ cho ngoại bang, về những người dân hiền
lành bỗng chốc thấy mình xa lạ trên chính quê hương của mình. Anh
Danh thì lại có thêm một suy nghĩ mới: anh đang nghiên cứu làm ra những
đất sét màu, không độc hại, dành cho các học trò mẫu giáo và tiểu học.
Anh nói người ngoại quốc qua mua đất sét của nước mình về làm ra đất sét
màu rồi bán lại cho mình để dùng trong trường học. Một thời tuổi thơ
của anh đã trôi qua, anh muốn làm chút gì để đền lại cho người khác. Những
ngày đông đã tàn lụi. Lễ Giáng Sinh trôi qua êm đềm. Ông Già Nô-en được
Bé Thơ cám ơn đến một trăm lần. Tượng thiên thần gãy cánh năm xưa anh
Danh làm vội trước khi ra lại vùng hành quân đã được hàn gắn kỹ chiếc
cánh gãy vào vai và được phủ thêm một lớp men sáng bóng. Bé Thơ phải đi.
5 Bé
Thơ đứng trong phi trường San Francisco. Bé đã dặn người nhà đừng đón,
vì Bé sẽ đến ngay tòa báo. Bé muốn làm việc ngay trước khi trời tối rồi
sẽ về nhà. Bao nhiêu năm nay vẫn vậy. Cô bé có cái số di chuyển đã không
ngừng nghỉ dù ở trong hoàn cảnh, trong công việc nào, đến đâu là bắt
tay làm việc ngay nơi đó. Bé Thơ vào taxi. Chiếc xe chở Bé đi lên
phố, rồi qua cầu Golden Gate. Bé hít một hơi dài như tìm chút thoải mái.
Bé ngoẹo đầu định lim dim mắt nghỉ một chút. Nhưng kìa! Trên phần đường
nhỏ sát thành cầu dành cho xe đạp và khách bộ hành, có hai anh em chở
nhau trên chiếc xe đạp. Bé Thơ nhỏm dậy nhìn. Xem chừng lúc này trời
đang gió khá mạnh. Đứa anh gò lưng đạp, trông hơi khó khăn giống như
người ta đang đạp xe lên dốc. Đàng sau, đứa em gái nhỏ nhắn ôm chặt lấy
anh. Rồi bỗng đâu một đám sương mù cuồn cuộn bay tới. Đám sương mù vây lấy hai anh em. Và không thấy rõ họ nữa… Thảng thốt, Bé Thơ lấy điện thoại ra, gọi về anh Danh. Đầu bên kia anh Danh hỏi:
- Bé Thơ? - Dạ, anh Danh… - Bé đã đến nơi?
- Dạ. - An toàn hả Bé? - Dạ…Anh Danh ơi!
- Sao Bé? - Anh Danh ơi, Bé nhớ anh lắm! Rồi
Bé Thơ bật khóc. Sương mù vẫn che kín hai anh em đang đạp xe trên cầu.
Bên kia, anh Danh hẳn đang nghe Bé sụt sùi. Giọng anh nhẹ nhàng, ấm áp: -
Bé Thơ, đừng khóc. Những thiên thần Bé đem theo về đó, chúng có những
đôi cánh vững vàng, hãy cho chúng bay cao, bay cao lên mãi, Bé nhớ nhé! - Dạ, Bé sẽ nhớ. Anh Danh ơi! Bé nhớ nhà của mình. Bé nhớ quê của mình.
- Nhớ quê của mình, Bé nhớ câu gì anh em mình nói với nhau không? -
Bé nhớ. “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperriem, Give Pleasure to Some
and Freshness to Others”, câu của ông Yersin lấy làm tên cho Đà Lạt của
mình. - Phải rồi, Bé. “Cho người này niềm vui, cho người kia sự mát lành”.(*)
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Dec/2011 lúc 5:22pm
http://thoibao-online.com/index.php?option=com_content&view=article&id=4759:mai-chiu-thy&catid=39:tap-ghi&Itemid=37 - PhanAnh giáo sau buổi tan trường ở ngã tư Bảy Hiền, lật
đật chạy về tận Long An để chở cây mai học trò cho. Hy vọng trở về Sài
Gòn kịp tối mấy cũng được, chứ ở lại qua đêm nhà học trò cũng ngại cho
gia đình người ta... Lòng lành của anh giáo được toại nguyện. Ràng buộc
cây mai chắc chắn vào chiếc xe hai bánh, cảm ơn, từ giã ông bà ngoại của
cô học trò còn nhỏ tuổi hơn con gái anh giáo. Nhưng cô học trò nhỏ luôn
khắc khoải trong sâu kín lòng thầy về một bóng hình dĩ vãng đã xa. Anh
giáo cứ nghĩ thầm những khi thoáng hiện gương mặt miệt vườn xa lắc xa lơ
qua gương mặt học trò...
Nếu ngày đó đừng quá tự ái, đừng thế này thế nọ thì bây giờ có thể đứa
con gái đặc trưng miệt vườn kia là con ruột chứ không phải học trò. Anh
giáo dành cho cô học trò những cảm tình mặc cảm riêng tư, từng ngày thấy
cô ấy hiểu một tình thương trong sáng là đủ, lòng anh không vẩn đục là
đủ, một góc riêng trong khuất vừa đủ - chứa đựng sự mặc cảm tội lỗi
trong hôn phối hay tội lỗi làm người từ lúc sinh ra còn lấn cấn trong
anh giáo từ khi nhận thấy cô học trò đúng là bản sao một người. Mong Tết
này có dịp, anh giới thiệu cô học trò yêu quý với con gái anh. Chúng
thành chị em kết nghĩa thì anh cũng hưởng lợi còn thấy lại những gì đã
mất qua năm tháng không quên... Trời tháng Chạp mau tối hơn thường,
nhưng giao thông những ngày giáp Tết giữa Sài Gòn và miền Tây thì thức
trắng hay sao với xe nườm nượp. Mỗi chiếc xe vận tải, xe đò nhanh ga cho
kịp hàng Tết, kịp khách về quê vượt qua hay ngược chiều đều làm anh
giáo phải trân mình kềm tay lái xe mình. Ít khi anh giáo đi xa hơn đường
từ nhà đến trường dạy học, con đường quen thứ hai của anh trong thành
phố này là đường đến nhà ngoại của mấy đứa con. Thuộc loại người hiền
lành, không bon chen quyền chức hay dòm ngó bổng lộc nên anh giáo không
có nhiều giao tiếp trong xã hội không ngừng thay đổi muôn chiều cả tốt
lẫn xấu của Sài Gòn sinh đẻ ra anh, qua thời khôn lớn cũng trong thành
phố này, một mai yên nghỉ cũng xa lắm là ra ngoại thành... một người gắn
bó trọn đời với những cơn mưa bất chợt, những vạt nắng long lanh áo học
trò của Sài Gòn vĩnh cửu. Những đổi thay thời thế chỉ làm cho Sài Gòn
như người phụ nữ mới thức dậy hay sau trang điểm... đẹp-xấu nhất thời
của Sài Gòn không làm thay đổi tình cảm gắn bó của anh giáo với Sài Gòn.
Những ý nghĩ thường gặp lại trong lòng anh giáo, trong không gian hanh
hao của những ngày giáp Tết làm lòng người vừa bâng khuâng, vừa ngậm
ngùi, hối tiếc ngày qua trong háo hức bước vào năm mới... những cảm xúc
làm ngắn bớt đường xa, đường vào thành phố đã đăng đèn, một chút gió heo
heo không làm lạnh nhưng trống vắng mênh mông dâng tràn khi hồi tưởng
lại những ngày giáp Tết thời chiến tranh, thời hòa bình bưng bít, thời
mở cửa, thời sụp hầm mọi mặt đang băng hoại từng ngày thành phố dấu
yêu... Tánh tình thầm lặng nhưng mơ mộng của anh giáo bị công an giao
thông đánh thức. "Chở quá cao, gây nguy hiểm". Anh giáo biết cây mai
kiểng- trồng chậu như bonsai, chỉ cao hơn đầu anh ngồi lái xe vài đọt
mai chưa tỉa. Nghĩa là công an muốn anh biết điều. Thì anh biết điều.
Chỉ túi tiền giáo viên không biết điều; lời giải thích không đúng đối
tượng, "Cây mai này của học trò tặng cho. Tôi cũng chỉ chở về để làm quà
cho cha tôi vui xuân. Tôi là giáo viên, tôi không phải con buôn. Các
anh thông cảm...". Nếu được thông cảm thì anh giáo không phải về trụ
sở công an, ngồi chờ vợ đem tiền đến đóng phạt. Không phải ngồi tủi thân
trong gian tối tù mù với những thành phần xã hội rẻ khinh. - Ngồi
thương người cha bất hạnh, sinh được mỗi thằng con trai thì nó lại đi
làm thầy giáo; thương người vợ chắt chiu từ khi lập gia đình vì lấy
chồng thầy giáo; thương con thầy giáo - ước mơ không cao hơn được ăn no,
mặc lành... thương mình mà người ta gọi là thương thân, đã muộn. Anh
giáo ngồi nghe tâm tư trong tiếng chửi thề, cãi nhau của những người bị
bắt. Điện thoại anh reo - tưởng vợ đến, nhưng mừng hụt. Người bạn cũ như
cây mục, xa xôi như thế giới bên kia gọi về, "Đang làm gì đó thầy giáo?
Tết nhất gì chưa?" "Sáng nay không đi làm sao? Gọi tao sớm vậy?" "Ngoài
đường tuyết không, tivi thông báo hãng xưởng đóng cửa thì làm gì? Ngồi
search internet, tao đọc được mấy câu sến chảy nước, loại sến biết lây
nên tao cũng sến nhập tơi bời... thằng 'nguoiditanbuon' mắc dịch nào đó
thầy giáo, nó nhắc tới mai chiếu thủy làm tao cũng sụt sùi cho mày, nó
viết: Hồi còn trẻ ở VN, sân nhà bạn gái tôi có cây mai chiếu thủy,
mỗi lần tôi ra về sau khi đến chơi, hương hoa thơm thoảng giấc mơ đầy
đến hôm sau vào lớp. Tôi còn giữ mãi câu định bụng nhưng chưa hề nói từ
đó đến nay. Mỗi khi xuân về trên những hè phố tỵ nạn của người Việt -
trong đó có tôi. Tôi đi giữa phố phường ngập hoa mai, hoa đào thật-giả.
Nhưng lòng chỉ thương tiếc một bóng hình trong mùi hương mai chiếu thủy
đã xa xôi. Tôi nói câu định bụng với những bông tuyết bay rợp trời. Ở
một nơi nào đó ngoài quê hương như tôi. Tôi biết chắc có người lắng nghe
câu người ta chưa nói nên nhớ nhau suốt đời... ... Ê, giáo. Nếu
thằng mắc dịch này không lấy bút danh: Người di tản buồn thì tao tin
chắc là mày viết chứ không ai! Còn ai nhớ kỹ hương thơm thanh khiết,
thoang thoảng, dáng vẻ khiêm nhường-miệt vườn của mai chiếu thủy hơn mày
ha giáo. Mày bị câm hồi nào mà nín thinh vậy giáo?" "Nói tiếp đi, tao nghe...". "Cám
ơn nha, sáng nay tuyết rơi trắng trời, có người xúc tuyết cho tao... để
tao nói những điều mày rành hơn tao cho mày nghe. Từ đó, linh hồn dị
thảo của mày cũng nghe trong gió lòng thành của người muôn năm cũ còn ở
quê xa... Đừng có khóc nha giáo. ... Mai chiếu thủy hay mai chấn thủy
có tên khoa học là Wrightia religiosa, (không phải Monalisa đâu nghe
giáo), thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây thân gỗ, nhánh dài mảnh,
mình lông nhung. Lá hai mặt hai màu. (Không phải trở mặt nghe giáo, tại
chờ hoài một thằng câm không biết tỏ tình nên ôm hận vượt biên...)' "Mày ra nước ngoài lâu rồi,... sao không đi trị bệnh cà chớn của mày đi!" "Ủa, mày biết nói rồi hả. Chắc không bị điếc phải không giáo? Nghe tới mai chiếu thủy là bấn xúc xích lên liền..". "Nói chuyện đàng hoàng nghe, tao cúp điện thoại đó!" "Dạ giáo, nghe đây! ...
Mai chiếu thủy có màu trắng, mùi thơm, mọc trên cọng dài kết thành
chùm. Hoa có 5 cánh giống hoa mai... nên gọi là mốt! Sorry... Mai
chiếu thủy nở luôn nhìn xuống đất, nên gọi là chiếu thổ, chiếu thủy. Có
nguồn gốc Đông Dương, thuộc loài cây cảnh, ra hoa quanh năm, nhưng hoa
vào mùa khô rộ hơn và nở lai rai làm nhiều đợt...". 'Sáng giờ search được nhiêu đó thôi sao?" "Tao
nghĩ tới giáo mà search, định nổ cho mày vui vì thể nào mày không gọi
chúc Tết tao. Tao còn biết bát ngát hơn giáo tưởng, giáo ơi! Người ta
gọi loài mai yêu dấu của anh giáo là mai chiếu thổ vì úp mặt xuống đất.
Tao nghe thô tục quá nêm bưng chậu nước đặt xuống gốc mai. Từ đó người
ta gọi là mai chiếu thủy. Nghe thơ mộng hơn nhiều... lì xì tao đi giáo! Tao
còn biết, đa số hoa màu trắng đều mang hương thơm. Riêng mai chiếu thủy
thơm nhẹ nhàng và rất dai, kể cả ngày và đêm. Cách trồng lại dễ như
trồng khoai mì, cắm nọc là ra bông! "Sao không nói là thả nọc cho vừa tiếng Việt hải ngoại!" "Nói chơi thôi mà, cắm cành là lên cây chịu chưa? Thân mộc nên dẻo dai, dễ uốn bonsai. Tao
cũng vừa đọc được cách ép mai chiếu thủy ra hoa ngày Tết. Dù bao năm
không gặp vẫn tin là anh giáo về già thì sân nhà không thể thiếu mai
chiếu thủy nên sưu tầm cho anh giáo... chơi hoa. Cách Tết khoảng 45
ngày, bón cây mai một đợt phân đạm, lân, kali tương đối đồng đều là tốt
nhất. Hòa loãng trong nước tưới tốt hơn bón trực tiếp. Sau 5 ngày, ngắt
ngọn, vặt hết lá, tiếp tục tưới nước giữ ẩm và thỉnh thoảng lại tưới
phân kali, lân thêm cho cây. Sau khi bón phân một thời gian thì cây mai
ra đọt non, lá và nụ hoa. Cách Tết khoảng 10-15 ngày, hoa bắt đầu nở và
đến Tết thì nở bông trắng xóa. (Lặt lá mai phải cẩn thận. Không được
làm biếng như cua gái hồi nhỏ. Bức lông bức lá cho xong. Lá cao, phải
nhắc ghế chứ không nên vói vì làm cây xước da theo mắt lá, sẽ ít nụ hoa.
Trời lạnh thì lặt lá sớm, trời ấm lặt muộn đi vài ngày để vừa xuân mai
nở...". "Cảm ơn nha, lúc này mày có kiến thức cấp một rồi đó, ráng học và bớt nhậu đi nha. Tao về, vợ tao tới rồi. Sẽ liên lạc mày sau". "Ủa, nãy giờ mày ở đâu vậy giáo?" "Ở tù". Phan
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Water_Jasmine_bonsai_711,_October_10,_2008.jpg">
Một cây mai chiếu thủy được trồng dưới dạng http://vi.wikipedia.org/wiki/Bonsai - .
photo(wiki)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Dec/2011 lúc 6:36pm
Tình đầu và tình cuối...
- Tình đầu khi đang yêu, hẹn hò thề thốt đủ thứ... nói chung đẹp!
Mà
quả thật là đẹp, lãng mạn, trong sáng và nghèo, cái này phải thẳng thắn
và nhỏ nhẹ thừa nhận. Giờ chẳng còn hơi đâu mà gò lưng đèo người yêu
lên cái dốc cầu dưới ánh trăng như ban ngày hay dưới mưa giông tầm tã
cả, chỉ việc tăng ga là xong... Ngày ấy, sang lắm thì cà phê loại 3
ngàn đồng/tách. Làm vài điếu thuốc, đĩa hạt dưa.... Hoặc ít tiền hay
không có tiền thì rủ nhau đi lang thang, làm lấy thanh "Ngọt ngào như
vòng tay âu yếm" loại 2 ngàn rồi cả hai cùng lang thang mà không nhớ
những con phố đó đã đi bao lần trong một buổi tối, chuyện trên trời dưới
bể thế nên chẳng đâu vào đâu...
Tình đầu, chưa thấy những gì nó
qua khỏi tầm nhìn khi ngồi trên xe đạp nên chẳng vẽ được gì thực tế cả,
toàn tranh ... siêu thực!
Tình đầu, sinh nhật em, chẳng có
gì..... Thôi thì đã dân dã thì cho dân dã luôn, và cũng chỉ mong đủ tiền
ra chợ mua bông hồng Hà Lan cuống mập và dài mét rưỡi, dựng đến gầm
giường tầng hai của sinh viên... Tình đầu ngày xưa sao thật bỡ ngỡ và vụng về....
Tình
đầu thỏ thẻ, thề thốt, bàn tính rằng sau này công việc của anh ổn định
rồi thì mình cưới nhau nhé? Thật đẹp, hạnh phúc và có hậu. Thế nên phải
cố gắng với lời thề đó.....
Và khi mình công việc tạm ổn định thì cũng là ngày cưới của tình đầu.
- Tình thứ...đáng lẽ ra phải là thứ "n" thì mới lấy vợ chứ nhỉ?
- Có người nào đó nói, hay ở đâu đó có câu: Tình đầu là tình đẹp nhất nhưng tình cuối mới là bất diệt...
Mình
lấy vợ khi chỉ qua được tình đầu, không đủ thời gian cho trái tim nếm
mùi tình thứ "n"..., xong cái "đẹp" là đến cái "bất diệt" luôn! Ba năm
sau tình đầu "về bên ấy" thì đến lượt mình "về bên này". Trái tim lại
một lần thơ dại/Cuống quýt đợi chờ, cuống quýt yêu...
Và rồi, khi
đưa nhóc con đi học, dù cách nửa chiều dài dải đất hình chữ S, khi thấy
mùi hoa sữa vẫn nao nao nhớ về những con đường quen thuộc, nơi ngày xưa
tình đầu có lần nói "nếu anh không còn yêu em nữa thì xin anh đừng đưa
người yêu anh đi trên những con đường mà ta đã đi...", nhưng tình đầu
ơi, anh có trực thăng đâu chứ ?
Một ngày như mọi ngày, bất ngờ
thấy vợ a cái lô giọng lạ lạ gọi về có bạn đến chơi nhà...và cũng bất
ngờ không kém khi tình đầu đang nói chuyện cùng vợ con... Bao năm không
gặp lại, chẳng còn dáng eo thon ngày xưa của riêng mình đâu cả....
Tình
đầu làm cho 'tình bất diệt' điên đảo, bỏ cả ăn uống, bỏ cả nói chuyện với
chồng khi nói rằng "đừng nghĩ anh là của riêng cô ấy!" chỉ sau khi hai
bên gặp nhau vài tháng.....
Và, mình thì có thể điên không khi
không "say nắng"? Hoàn toàn muốn tình đầu hoàn toàn "đẹp, trong sáng và
lãng mạn " thôi. Không có gì hơn.
Lạ lùng, đến bây giờ vẫn chỉ cầu mong cho bên ấy hạnh phúc...
Và mình thì thực sự có hai mối tình cho đến giờ, một trong và một ngoài.....
Chúc chúng ta hạnh phúc nhé.............
(Internet)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Jan/2012 lúc 8:24am
|
|
Anh Trương
(antrinh)
Bố Mẹ có 8 người con, 3 trai 5 gái. Quỳnh là út ít trong gia đình.
Anh
Cả có địa vị cũng khá, nhà xây 2 lầu, cổng ra cổng vào ngay trên con
đường yên tịnh, hai bên bóng cây rợp mát giữa đô thành Saigon. Chị Cả
ăn trắng mặc trơn, tướng tá thanh nhàn, ra vẻ phu nhân.
Anh
Hai đóng quân mãi tận Cần Thơ. Một năm mới đem vợ con về thăm bố mẹ
một lần. Chị lận đận vất vả với đàn con 4 đứa lóc nhóc chỉ hơn kém nhau
1 tuổi.
Anh
thứ ba tên Trương, đi lính Hải Quân, rày đây mai đó, bồng bềnh biển
khơi. Lâu lâu được phép về thăm nhà, thường đem theo hai người bạn cặp
kè là anh Tuất và anh Khôi. Cha mẹ hai anh đều còn ngoài Bắc, không có
gia đình bên này nên coi gia đình Quỳnh như gia đình của mình và có
lẽ rất muốn sát nhập chính thức hẳn hòi vì lần nào về chơi cũng mang
theo quà cáp để dụ khị chị Xuân chị Hạ là hai bà chị lớn của Quỳnh.
Những
dịp đó, mấy chị em gái xôn xao nói cười. Tươi nhất phải kể là chị Xuân,
chị đúng như một bông hoa đào mùa xuân, hàm răng đều đặn cứ khoe ra
hoài, đành rằng cũng có lúc mắc cở, chị cố mím môi nhưng má chị lại hồng
lên, Quỳnh nhìn chị còn muốn yêu huống hồ là anh Tuất.
Chị
Hạ thua chị Xuân 2 tuổi, hai chị đều trong ca đoàn nhà thờ, với trình
độ thưởng thức của Quỳnh hồi bấy giờ thì chẳng ai hát hay bằng hai chị.
Nếu không có anh Trương và các bạn anh về, chị Xuân tối ngày theo “phụ
tá” bố xuôi ngược buôn bán lo sinh kế. Chị phải nghỉ học rất sớm vì
gia đình di cư vào Nam với hai bàn tay trắng lúc Quỳnh - mẹ còn bế ngửa,
khóc oe oe trên tầu há mồm - đồ ăn thức uống chắc không được dư dả bổ
béo nên út Quỳnh của Mẹ hơi nhỏ con và yếu ớt.
Anh
Cả đời sống dư dả nhưng chỉ lo cho tổ ấm của anh thôi. Mà bố mẹ thật
sự cũng chẳng muốn xè tay ra nhận sự giúp đỡ nếu anh chị không tha thiết
năn nỉ, dù sao thì anh cũng lo cho chị Thu - chị thứ ba của Quỳnh ở trọ
ăn học trên ấy. Với sự xoay sở của Bố, chỉ cần một cô con gái hy sinh
là đủ, thành ra chị Hạ may mắn không phải búi tó một cục tròn như củ
hành tây ở đằng sau như chị Xuân, mà tóc để dài quá eo, được làm cho gọn
gàng bằng chiếc cặp ba lá trông rất ẻo lả dễ thương.
Chả
thế mà mỗi lần anh Khôi theo anh Trương về nghỉ phép, việc đầu tiên là
anh đưa cả bịch quà trao tận tay chị Hạ ân cần nói chị chia cho các em,
dĩ nhiên món gì ngon nhất, đẹp nhất là phần của chị, ai chả biết nhưng
tất cả đều vui vẻ nghĩ rằng, thà có còn hơn không. Sau đó, đợi đến nhá
nhem tối, anh đem đàn ra dụ chị hát. Bố Mẹ không thích chuyện hát hỏng,
nhất là con gái con đứa nghêu ngao sẽ bị mẹ mắng ngay. Nhưng nể các
anh, chiều cậu con trai út, Bố Mẹ làm ngơ cho một bữa. Gặp cơ hội được
thả lỏng, như cá gặp nước, mấy chị em Quỳnh hớn hở cơm nước dọn dẹp xong
cho sớm để có dài thì giờ khoe giọng ca vàng của mình.
Lần
ấy, bố mẹ tự động đi ngủ sớm cho lũ trẻ tự do hát hò đàn địch. Khoảng
sân sau, ghế dài ghế ngắn được lôi ra kê ngang kê dọc chiếm cả lối đi.
Anh Khôi chơi guitare liên tục, dĩ nhiên là chị Hạ hát thoải mái, sau
đến chị Xuân. Anh Tuất còn bày đặt hát bè với chị Xuân nữa chứ, dù
không ăn khớp cho lắm nhưng cũng tình tứ hết cỡ. Anh Trương dù được yêu
cầu nhưng chần chừ hoài, mắt anh cứ nhìn ra ngoài cửa như ngóng trông
ai. Ai thì tất cả đều biết rồi, nhưng chẳng làm gì được, chỉ biết ái
ngại và cùng mong đợi với anh thôi.
Ngay
hồi chiều, vừa về học, Quỳnh đã được anh Trương ôm vai rất ư là trìu
mến, rủ ngồi trên bậc thềm trông ra sân sau thương lượng:
- Em làm sao đưa lá thư này tận tay chị Hằng hộ anh. Đây anh thưởng em hai chục.
Thấy Quỳnh ngần ngừ, anh tăng:
- Hai mươi lăm đồng.
Quỳnh chưa biết trả lời sao, anh lại tăng:
- Ba chục cho chẵn nhé.
Trước vẻ bồn chồn vội vã của anh, Quỳnh toét cái miệng vì buồn cườì. Anh lo lắng như sợ bị từ chối, giọng thêm khẩn khoản:
- Kỳ tới anh về cho Quỳnh nữa, Quỳnh đừng làm giá với anh chứ!
Trời
ơi, đời nào Quỳnh làm giá với anh, chắc anh cũng biết rằng vào được nhà
chị Hằng là gian truân lắm, đợi chị ra ngoài để trao thư lại càng nguy
hiểm hơn vì lúc nào cũng có "bà chị già" của chị đeo sát chị như bóng
với hình.
Nhưng
Quỳnh tội cho ông anh đang si tình, thôi thì cứ liều mạng xông pha. Hơn
nữa ba chục đồng là món tiền rất lớn, nếu vòi mẹ may áo dài không
được, Quỳnh sẽ phải dùng tới món tiền này:
- Anh đừng nghĩ em tệ như vậy, vì thương anh em sẽ cố gắng.
- Xin lỗi, anh đùa mà. Với lại thấy Quỳnh không trả lời ngay.
Quỳnh
thông cảm anh đang bồi hồi, ruột rối như tơ vò vì yêu, vì nhớ. Nên
thủng thỉnh gấp những tờ giấy bạc đã đếm cẩn thận, leo lên gác cất vào
cái hộp sắt nhỏ dấu kỹ vào ngăn tủ cho thật bảo đảm an toàn. Và cơm
nước xong, liền hiên ngang lên đường.
Nhà
chị Hằng mãi tận cuối xóm, tuy cùng một giáo xứ, nhưng đi bộ cũng tốn
ít nhất 10 phút đường trường, đất đá lởm chởm vì thuộc vùng ngoại ô,
chính phủ chưa tráng nhựa ra tới đây. Đó là lý do Quỳnh phải đợi ăn no
mới dám đi, không thì kiến bò bụng sẽ bước thấp bước cao rồi đuối sức.
Dù sao cũng phải cám ơn Bề Trên đã xui khiến cách riêng, tuần trước theo
mẹ đi chợ, trong lúc mẹ tìm mua thứa ăn, thì Quỳnh lân la đến sạp hàng
của chị Nga, chị của chị Hằng, tính chọn vải nào ưng ý vòi mẹ may chiếc
áo dài. Quỳnh hẹn với chị hôm nào đến xem lại rồi quyết định. Được
quá, Quỳnh sẽ đến hỏi chị Nga mua vải, không ai có thể ngờ Quỳnh là một
cô bé "giao liên" thập phần nguy hiểm, cần phải đề phòng.
Vậy
mà khi gần đến nơi, thấy cụ Giáo, bố chị Hằng, đứng ngoài hiên, ngắm
mấy trái non dính chùm buông thõng trên cây mít rậm lá xanh tươi, ngả
bóng dài dưới những tia nắng quái của một buổi chiều muộn. Quỳnh bỗng
thấy run run vì sợ, nhưng đã mang "cái nợ" vào thân thì quyết phải trả
cho xong. Thở một hơi thật mạnh lấy hết can đảm, Quỳnh đến bên cạnh, cúi
đầu và rất nhỏ nhẹ để không làm người nghe giật mình, có thể sẽ bị hỏng
chuyện:
- Lạy Cụ ạ.
Cụ Giáo quay qua ngạc nhiên hỏi xẵng bằng cái giọng khàn khàn:
- Chuyện gì vậy?
- Thưa cụ, chị Nga đem hàng về chưa ạ?
- Đem rồi, vào nhà hỏi.
Chỉ đợi có thế, Quỳnh bước ngay vào cửa.
- Gì thế em?
Tiếng
chị Nga làm Quỳnh khựng lại, vì trong nhà hơi tối nên chị thấy Quỳnh
trước. Chị đang cuốn xấp vải, đã bị rỡ tung tràn trên mặt chiếc phản,
vào cái bìa cứng cho gọn gàng lớp lang. Hoàn cảnh đã thuận tiện như tiên liệu, Quỳnh vội bước tới cầm lên mân mê:
- Vải này đẹp quá nhưng em mặc chưa được phải không chị?
- Sao lại không được, em thích thì cứ may.
- Em sợ của mấy chị lớn, mẹ em không cho, nó mỏng quá.
Chị
Nga tưởng trúng mối, đem cả năm bẩy xấp hàng cho Quỳnh chọn lựa. Cuối
cùng thấy cô khách hàng bé tí mà rắc rối khó tính không kém gì mấy bà
già, chị thất vọng thu hết vào, đứng lên, gọi vọng xuống bếp:
- Hằng ơi, chuông nhất rồi. Hôm nay thứ năm đầu tháng, có chầu thánh thể, sửa soạn ra nhà thờ là vừa.
Quỳnh không bỏ lỡ cơ hội, mau mắn:
- Để em gọi chị ấy cho.
Thế
là cô chạy bay qua cái sân dài và hẹp. Chị Hằng đang đứng rửa tay.
Thấy Quỳnh chị mở to đôi mắt nhung đen ướt ướt, dịu dàng:
- Quỳnh qua hồi nào, có chuyện gì không?
Rồi chị chỉ kịp chớp chớp hàng mi cong vài cái, lá thư đã được Quỳnh dúi tọt vào túi áo cánh mầu hoa cà của chị.
Quỳnh quay lên đúng lúc chị Nga đang đi xuống với chiếc áo dài mới xỏ một tay, miệng hối bai bải:
- Mau lên, còn chần chờ gì nữa, hết chầu bây giờ.
Hoàn
thành nhiệm vụ, Quỳnh nhảy như chim sáo về nhà. Bố Mẹ và các chị đã đi
nhà thờ hết, kể cả anh Tuất anh Khôi. Chỉ một mình anh Trương, đứng
tựa cửa hút thuốc lá. Sợ Quỳnh ho, anh vội vứt điếu thuốc xuống chân di
di:
- Đưa rồi hở Quỳnh. Chị Hằng có nói gì không?
Gật đầu chiến thắng, Quỳnh với giọng tự tin:
- Cần gì chị Hằng phải nói gì. Em biết chắc chắn tối nay chị sẽ sang nhà mình.
Anh vui ra mặt:
- Cám ơn Quỳnh. Bây giờ Quỳnh đi chầu còn kịp đó.
- Thôi em ở nhà vì... anh!
Nghe cái giọng cải lương của Quỳnh, anh phì cười
- Ừ, em ở nhà vì anh chứ không phải vì em lười.
Quỳnh cãi:
- Chứ anh không thấy em hết lòng với anh đó sao? Cụ Giáo với chị Nga dữ như gì ấy.
- Anh biết mà. Quỳnh làm anh cảm động lắm. Mai mốt anh sẽ lấy vợ.
Anh ở nhà không đi tầu nữa. Anh sẽ cho Quỳnh tiền mỗi ngày ăn quà tha
hồ. Thích nhé.
Và
bây giờ, chầu đã tan lâu rồi, chị Xuân hội Con Cái Đức Mẹ có họp tối
nay cũng đã về hát hò từ nãy tới giờ. Nhà thờ, ông Từ chắc đã tắt đèn
đóng cửa về nghỉ khỏe. Mà bóng dáng chị Hằng vẫn chẳng thấy tăm hơi.
Tiếng hát chị Hạ không lọt vào tai Quỳnh nữa, cô bắt đầu âm thầm cầu
nguyện, chẳng phải cô sợ không nuốt trôi ba chục của anh Trương, mà cô
thương anh quá sức, cô thương cả chị Hằng, cô ước gì chị Hằng qua bên
đây làm dâu mẹ, mẹ dễ quá chừng, không khó khăn như chị Nga, y hệt viên
cai tù.
Quỳnh
lên nhà xem lại cánh cửa ngoài có mở hé như trong thư anh Trương nắn
nót từng nét chữ trên tờ pelure mầu xanh dặn dò chị Hằng không. Anh rất
lịch sự không dán phong bì, chắc anh tin tưởng cô em út cũng lịch sự
không kém. Nhưng vì Quỳnh nghĩ mình cần phải biết sơ qua thư anh viết
thế nào để còn lo liệu phụ với anh chứ. Nên khi đi được nửa đường, cô
đã vào ngôi nhà thờ còn vắng người, núp kín đáo chỗ kẹt cửa đọc ngấu
nghiến lá thư tình vô cùng lâm ly bi thiết ấy. Anh còn viết cả một bài
thơ dài nhằng, ý tứ nhớ nhung lai láng. Quỳnh đọc còn thấy mủi lòng nói
chi đến chị Hằng, hiền hòa nhân ái như vậy - Quỳnh biết được chị nhân
ái là vì có hôm Quỳnh thấy chị dốc cả ống bơ gạo vào bị của ông già mù
quen thuộc hay chống gậy lòm khòm quanh quanh trong xóm xin tiền.
Quỳnh
vừa thương vừa phục anh sát đất. Đã đàn giỏi, hát hay lại còn biết làm
thơ. Thêm dáng dấp hào hùng, mặt mũi đẹp trai, chị Hằng yêu anh cũng
phải, chỉ mỗi tội anh là thủy thủ, chẳng có lon lá gì trên vai. Bố
mẹ thỉnh thoảng vẫn than phiền vì anh không chịu học hành đến nơi đến
chốn, ham đi lính sớm quá. Có bận bố bực lên gắt với mẹ:
- Cái thằng lêu lổng, nhắc nhớ tới nó làm gì.
Làm mẹ tiu nghỉu mặt buồn rười rượi.
Quỳnh
khẽ mở cửa để không đánh thức bố mẹ, ra sân trước đứng nhìn về phía
cuối xóm. Ai như chị Hằng, dáng người gầy gầy thon thon, đầu cúi xuống,
đi từng bước chầm chậm. Đúng rồi, Quỳnh vội vàng chạy vào đứng ngay
một bên cửa đợi chờ.
Dưới sân vọng lên tiếng hát anh Trương với bản “Cô Láng Giềng” của nhạc sĩ Hoàng Quí:
- "Cô láng giềng ơi
Không biết cô còn nhớ đến tôi
Giây phút êm đềm ngày xưa khi còn ngây thơ
Cô láng giềng ơi
Tuy cách xa phương trời tôi không hề, quên bóng ai..."
May mà chị Hằng đang trên đường đi tới. Nếu chưa nhìn thấy chị, chắc Quỳnh bật khóc. Mẹ có bảo:
- Sao thương ngay cô Hằng, hiền lành ngoan ngoãn nhưng gia đình người
ta chuộng chức phận tiền tài, đời nào họ chịu gả cho thằng Trương nhà
mình.
Anh
Trương thì vẫn hy vọng, với tình yêu chị Hằng dành cho anh, không ai có
thể cản trở. Vả lại anh lỡ yêu chị mất rồi, yêu từ hai năm trước, ngay
buổi đầu tiên gặp gỡ khi chị rụt rè qua đây chơi với chị Hạ, hai chị
cùng học một lớp. Khi Cụ Giáo thấy con gái mình ưa qua học bài chung
với chị Hạ và khám phá ra bên này lại có thêm thằng con trai lính trơn,
không địa vị thì cụ cấm cách triệt để. Nghe
nói bên gia đình anh Quí, chồng chị Mỹ ngấm ghé chị Hằng cho cậu con
trai trung úy, em của anh ấỵ Dĩ nhiên có con gái ruột làm mai mối, Cụ
Giáo yên tâm vững bụng gả liền, chỉ còn đợi ông sĩ quan chọn ngày nghỉ
phép là đem trầu cau tới.
Tiếng hát anh Trương vẫn da diết:
- "Đành lòng nay tôi bước chân ra đi.
Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi.
Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi.
Đừng nói tới phân ly..."
Chị Hằng vừa len vào, nghe được tiếng hát, nắm chặt tay Quỳnh đứng lặng người.
Tiếng anh Trương bây giờ là những tiếng thở dài não nuột:
- "Cô láng giềng ơi
Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi
Chân bước xa xa dần miền quê
Ai biết cho bao giờ tôi về..."
Anh
vừa dứt tiếng, chị Hằng theo Quỳnh ra sân. Trời ơi, bốn mắt gặp nhau.
Quỳnh không biết diễn tả thế nào cho đúng, cho hết ánh mắt anh Trương
chị Hằng giao nhau lúc ấy. Chỉ biết rằng, ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm
và thấy hạnh phúc chan hòa, tràn ngập lan rộng khắp không gian. Sau giây phút bàng hoàng, anh Trương mặt tươi vui rạng rỡ, hân hoan hát lại khúc đầu:
- "Hôm nay trời xuân bao tươi thắm
Dừng gót phiêu linh về thăm nhà
Chân bước trên con đường đầy hoa
Tôi đã hình dung nét ai đang cười..."
Nhìn chị Hằng cúi đầu, tóc xõa che gần nửa khuôn mặt trái soan, đỏ hồng hai má vì e thẹn. Anh tiếp thật ngọt ngào:
- "Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm
Đôi mắt trong đen mầu hạt huyền
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Xao xuyến nỗi niềm yêu..."
Chị
Xuân chị Hạ vỗ tay khe khẽ. Còn Quỳnh bắt anh hát bản “Khối Tình
Trương Chi” của nhạc sĩ Phạm Duy xong rồi mới chịu đi ngủ. Tất cả đồng
thanh hưởng ứng vì biết anh hát bài này hay tuyệt. Giọng anh vang và
ấm. Anh hăng hái hát liền để mau mau được một mình thủ thỉ bên người
yêu. Ôm cây đàn trong tay, anh nhịp nhàng từng cung trầm bổng:
- "Đêm năm xưa khi cung đàn lên tơ
Hoa lá quên giờ tàn, mây trắng bay tìm đàn
Hồn người thổn thức trong phòng loan..."
Quỳnh
nghĩ anh lái đò Trương Chi hát hay như vậy là cùng. Anh Trương ngày
nay của Quỳnh, không như anh Trương Chi ngày xưa chỉ làm nàng Mỵ Nương
mê say tiếng hát, mà anh còn làm chị Hằng mê mẩn vì nét đẹp trai khỏe
mạnh, với mái tóc bồng bềnh vương trên vầng trán thông minh tuấn tú.
Mặc cho chị Hằng cứ nhìn anh rồi lại cúi xuống vân vê chéo áo. Mặt anh
ngẩng cao, đắm đuối nhìn “chị Hằng” tròn xoe giữa bầu trời đầy sao lấp
lánh. Đêm đã khuya, nên ánh trăng chiếu giãi mông mênh ngập ngụa đổ
trên khuôn mặt rạng rỡ của anh với sóng mũi cao và thẳng. Đôi mắt tình
hết biết. Quỳnh thấy anh giống như một vị hoàng tử trong truyện cổ
tích, sinh ra lầm thế kỷ, bị chui ngay vào nhà bố mẹ, làm anh của
Quỳnh. Anh hát đến đoạn cuối từ hồi nào mà cô không hay:
- "Ôi duyên kia ai đã trả cho ai
Cho mắt rơi lệ rồi
Cho chén tan thành lời
Để thành bài hát ru lòng tôi..."
Hai
người nếu đừng có chuyện quan quyền chức tước thì thật là xứng đôi vừa
lứa. Nhưng khổ nỗi danh vọng địa vị, thường thường vẫn được người ta
coi trọng hàng đầu. Hồi trước, nghe mẹ nói mẹ buồn về con đường học vấn
của anh chẳng đâu vào với đâu . Anh hay cãi bướng:
- Mẹ buồn cho cái gì? Mẹ nghĩ tương lai con phải thế nào? Mẹ muốn
con vui, con sướng. Thì con vui, con sướng đó thôi. Sao mẹ lại buồn?
Nhưng
có lẽ từ ngày biết yêu và được chị Hằng đáp lại, anh không còn thấy vui
thấy sướng theo kiểu ấy nữa. Anh bắt đầu ân hận vì đã ham bạn bè rong
chơi, không vâng lời ba mẹ "dùi mài kinh sử", thi trung học rớt một cái
là anh xung phong đi lính liền. Bây giờ tàng tàng làm anh thủy thủ, lại
đi yêu cô con gái rượu của cụ Giáo thì kể cũng éo le, vượt qua bức
tường thành phân biệt không phải dễ.
Cụ
Giáo khó trần ai, năm nay cụ đã gần sáu chục, tóc muối nhiều hơn tiêu,
nhìn khuôn mặt khắc khổ của cụ là ớn liền. Đã phải lấy tới 2 đời vợ mà
cụ vẫn quạnh quẽ gà trống nuôi con rất sớm. Thiên hạ nói cụ có số "sát
thê". Người vợ đầu là mẹ chị Nga và chị Mỹ, một đêm quân Pháp về làng
càn quét Việt Minh, bà bị lạc đạn qua đời, để lại chị Nga 6 tuổi và chị
Mỹ mới lên 4. Cụ Giáo buồn quá; bỏ dạy học, bỏ cả vườn tược nhà cửa,
bỏ luôn hai đứa con cho người em gái đi lưu linh mất mấy năm. Thời gian
đó chị Nga phải trông coi việc nhà, bế em con bà cô mệt nghỉ. Khi cụ
Giáo trở về, vội vã dạy cho con biết đọc biết viết vì chị chưa hề được
cắp sách đến trường như những đứa trẻ khác. Khi chị 15, cụ Giáo tục
huyền với một cô gái xinh đẹp nhưng không hiểu sao lại bị lỡ thời, người
vợ này sanh thêm cho cụ một mụn con gái nữa, đặt tên là Nguyễn Thị Lệ
Hằng rồi mất vì bạo bệnh. Ngày bà còn sống, mọi chuyện trong nhà cũng
một tay chị Nga quán xuyến nên khi lớn lên, chị Hằng coi chị Nga như
người mẹ thứ hai, hết lòng kính yêu và vâng lời.
Chị
Nga thì ôi thôi, chằng chịu không nổi, chẳng hiểu vì vậy mà chị không
chịu lấy chồng hay vì không có chồng nên chị trở thành như thế. Ngày
chị đôi tám, đôi chín cũng có người đến ngấm nghé nhưng cụ Giáo chê bủng
chê beo:
- Có thằng rể như vậy chẳng thà để nó ở nhà hầu cơm nấu nước cho mình tốt hơn.
Sau
này, khi chị đã quá lứa quá thì; có chàng kia góa vợ, nhờ mai mối ướm
hỏi, mong được rước chị về lo cho đứa con mới chập chững tập đi. Chị
khăng khăng không chịu dù cụ hết lời khuyên bảo:
- Anh ấy hiền lành chăm chỉ. Tội nghiệp hoàn cảnh giống thầy ngày trước. Vả lại tuổi con đã lớn, chả lẽ ở vậy mãi.
Chị Nga tủi thân oà lên nức nở:
- Chẳng thà con ế...! Chứ thầy bảo người ta giống thầy làm sao được.
Con người chỉ biết tới cái cầy cái cuốc, một chữ cũng không thông...!
Chị đưa tay áo lên chùi nước mắt rồi xuống bếp thút thít tiếp. Cụ Giáo hít một hơi thuốc lào, thả khói trầm ngâm nhớ tới hai người vợ đã vội vàng bỏ cụ mà đi không khác gì chạy nơ. Vào
năm ấy cũng có người đến xin chị Mỹ về nâng khăn sửa túi. Đã có kinh
nghiệm từ chị Nga, cụ Giáo gả liền không "già kén kẹn hom" nữa Thế rồi miền Bắc bị mất vào tay Cộng Sản, cụ và hai cô con gái cùng với vợ chồng chị Mỹ theo làn sóng người di cư vào Nam. Hình ảnh gia đình cụ Giáo đưa Quỳnh vào giấc ngủ muộn màng và chị Hằng chắc bị anh Trưong cầm chân khuya lắm mới được về.
Hôm
sau đi chầu với Mẹ, về nhà không thấy bóng dáng anh Trương đâu là Quỳnh
biết liền. Thấy chị Hạ, chị Hoa lên gác học bài, Quỳnh cũng lên theo.
Chị Xuân anh Tuất đứng xớ rớ phòng khách, chờ xem bố mẹ không nói gì là
đưa nhau ra sân sau rủ rỉ vì coi như bố mẹ đã cho phép anh chị tìm hiểu
nhau. Anh Khôi có lẽ bỏ đi lang thang vì chị Hạ xem chừng chỉ coi anh
như người anh thuần túy, không có cảm tình đặc biệt như anh mong mỏi.
Còn anh Trương, giờ này hẳn đang đứng nơi điểm hẹn đợi chị Hằng, khói
thuốc chắc lại bay mù mịt. Mong sao chị Hằng đừng vì bất cứ lẽ gì để
anh phải làm con khỉ leo cây.
Trong
lúc chị Hạ chúi mũi vào cuốn sách trước mặt và chị Hoa đang căn ke từ
trong sách, bản đồ thế giới để ngày mai nộp thầy Sử Địa thì Quỳnh lẩn
thẩn ra ban công, ngồi ngó thiên hạ qua lại dưới đường. Bài vở cô đã
làm xong, mà dù chưa xong cô cũng không còn tâm trí để học bài. Cô hết
sức lo âu, cô chỉ sợ anh Trương chị Hằng không lấy được nhau. Cô thương
cả hai người, nhất là từ hôm qua, cô được anh Trương tin cậy, trao cho
trọng trách làm cánh chim bay qua bay lại cho hai trái tim yêu thương
tìm đến với nhau. Hình
như trăng đã lên cao ở phía sau nhà. Miệng cô lẩm bẩm lần hạt nhưng
trong đầu đầy những ý tưởng vẩn vơ nên thỉnh thoảng cô lại khoác tay một
cái như muốn gạt những gì làm cô chia trí, sợ không đem hết tâm hồn vào
câu kinh lời nguyện, Chúa sẽ không nhận lời.
- Ô chị Nga!
Quỳnh mở mắt to hơn để nhìn cho kỹ:
- Đúng rồi, chị Nga!
Chị
Nga đi ngoài đường nhưng mắt nhìn vào nhà Quỳnh chầm chập. Chị đi một
đoạn xa xa rồi từ từ trở lại...!!! Quỳnh vội gọi chị Hạ, hai chị em
đứng sừng sững nhìn xuống, chắc chị Nga nhìn lên thấy vậy nên đi luôn.
Quỳnh định chạy xuống nhà cho mẹ hay nhưng chị Hạ gạt đi bảo Quỳnh đừng
lắm chuyện. Quỳnh tức:
- Sao chị Nga lại nhìn vào nhà mình?
- Thì kệ chị ấy.
- Biết đâu chị ấy nghĩ mình dấu chị Hằng trong nhà.
- Mình không dấu thì thôi.
Nói
chuyện với chị Hạ chán ngắt. Quỳnh chui vào màn ngủ cho tới lúc văng
vẳng tiếng huýt sáo của anh Trương trong bản nhạc vui - "Bánh Xe Lãng
Tử" dưới sân nhà:
- "Hahaha... Suối in hình chiếc xe tàng
Đêm nao đập vỡ cây đàn dâng người kìa ai mắt xanh.
Vó câu bấp bênh, trên đường gian nan..."
Quỳnh
vội trườn người qua mình chị Hoa xuống dưới nhà đón, mách cho anh biết
chuyện chị Nga. Anh Trương đang vui như tết, chẳng mảy may sợ hãi:
- Đừng lo, chị Hằng sẽ chỉ lấy anh thôi. Chị Hằng nhịn cơm vài bữa là
chị Nga cuống lên liền, không dám bắt chị ấy lấy cái ông trung úy kia
đâu.
Anh sung sướng ôm Quỳnh nhấc bổng:
- Cám ơn... Cám ơn... Rồi anh sẽ bỏ lính, sẽ học lại, sẽ thi trung
học, sẽ thi tú tài... Ôi dễ lắm chẳng khó khăn gì, hihihi... Giờ thì đi
ngủ. Mai anh bao ăn phở.
Một buổi sáng hứa hẹn rất nhiều niềm vui chợt tắt ngúm khi chị Nga gõ cửa thật sớm và mẹ chạy ra cười chào:
- Cô Nga qua chơi
Chị Nga mặt cứng như tảng đá:.
- Cháu muốn nói chuyện với cậu Trương.
Mẹ mời vào trong nhà nhưng chị nhất định đứng ngoài sân. Anh Trương hiên ngang:
- Mẹ để con ra.
Trong này mấy chị em lấp ló, băn khoăn nhìn chị Nga nói nhiều thật nhiều, còn anh Trương mặt mũi cứ tái dần tái dần. Cho tới lúc chị quay vào cao giọng như biết cả nhà đang nghe ngóng:
- Tôi nói thế đủ rồi, chắc cậu hiểu không để tôi phải thưa với ông bà nữa.
Tim Quỳnh tan nát. Thôi thế là thôi. Tội cho anh Trương quá.
Anh
Trương rời nhà ngay hôm ấy, bố mẹ giữ lại nhưng anh cứ lầm lì xách gói
xin phép ra đi. Bố đưa tách trà lên môi không uống. Mẹ với ánh mắt xót
xa buồn bã. Lũ em gái đứng tiễn anh ủ dột u sầu. Anh Tuất muốn ở lại
cũng phải đi theo, ngó chị Xuân luyến lưu ngơ ngẩn.
Nguyên cả tuần sau, chị Hạ ngày nào về học cũng loan tin:
- Hằng không đi học!
Rồi một hôm chị cho biết:
- Hằng trông xanh xao như người ốm.
Rồi một hôm nữa:
- Tụi nó bảo Hằng nghỉ học luôn để lấy chồng.
Thời
gian sau đó, chỉ có anh Tuất là về thường xuyên để lo làm đám cưới đưa
chị Xuân về dinh. Thật ra anh chả có dinh cơ biệt thự gì. Bố cho anh
chị một gian trong khu phố ngoài chợ, đã xây khang trang và đang chờ ai
mua thì bán. Anh Tuất bây giờ ở nhà mỗi tuần lo cất hàng từ chợ Bến
Thành về cho chị suốt ngày mời mọc các cô đang tuổi dậy thì hay trước
khi lên xe bông về nhà chồng sắm sửa quần áo phấn son.
Chị Hạ lâu nay không thông tin về chị Hằng nữa vì chị Hằng đã bỏ học thật rồi. Thay
vào đó, chị hay nói về ông thầy dạy toán của chị, ông thường chừa ít
phút sau giờ học để kể chuyện ma và dĩ nhiên theo chị, ông kể rất có
duyên. Chị mong mau tới giờ của ông để nghe tiếp những câu chuyện ly kỳ
rùng rợn ấy chứ không phải vì thích chứng minh hình học hay giải phương
trình đại số.
Rồi
một buổi tối, Quỳnh đang lớ ngớ giữa sân, nghe ngóng xem tiếng rao
"lục tầu xá" ở ngõ nào để gọi cho mấy chị em làm một bữa quà vặt thì chị
Hằng từ ngoài đường đi tới, kéo Quỳnh vào trong nhà. Chị khóc như
mưa. Mẹ hỏi mãi chị mới chịu nói là cụ Giáo nhiếc mắng và doạ sẽ gọt
đầu chị bôi vôi vì cái tội anh Quí, em chồng chị Mỹ biết chị yêu anh
Trương nên từ hôn.. Mẹ cầm tay chị ôn tồn:
- Sao cậu ấy biết cháu yêu thằng Trương nhà bác.
Chị Hằng rấm rức:
- Cháu bảo anh ấy.
Mẹ
thở hắt ra. Cả nhà xúm quanh chị, chẳng ai biết an ủi chị thế nào cho
phải, chỉ còn nước đứng nghe chị khóc mà thương cảm. Khóc khô nước mắt,
chị lủi thủi ra về. Chị Hạ muốn viết thư cho anh Trương, để anh về năn nỉ cụ Giáo cho phép lấy chị, nhưng mẹ rầu rĩ ngăn lại:
- Không được đâu, họ không chịu gả cho tên lính quèn đâu. Cầu xin
Chúa cho cô ấy nguôi ngoai rồi có người khác đến hỏi. Xinh đẹp thùy mị
như cô ấy thiếu gì quan quyền chức tước rước về làm vợ.
Cuối
mùa hè năm ấy, chị Hạ thi rớt, ông thầy dạy toán của chị đến xin chị về
để kể chuyện ma cho chị nghe cả đời luôn. Chị bày đặt lí nhí e lệ trả
lời “bằng lòng” khi được bố hỏi ý kiến. Hôm đám hỏi chị Hạ, không
ngờ cũng là ngày đám cưới chị Hằng. Quỳnh lu bu chuyện nhà nên không có
cơ hội nhòm ngó xem cô dâu dung nhan diễm lệ ra sao. Nhưng khi thấy xe
hơi cứ chạy ngang nườm nưọp và biết đó là khách khứa nhà trai về rước
cô dâu Lệ Hằng, Quỳnh vừa tiếc cho anh Trương, vừa mừng cho chị
Hằng được yên bề gia thất và nhất là được lọt vào gia đình giầu có, tuy
xa xôi mãi tận miền Trung, nhưng hề gì, cứ quyền cao chức trọng và nhiều
tiền là ung dung sung sướng rồi.
Lúc
này thì Mẹ nhớ cậu con trai út chịu hết nổi. Mẹ bảo tụi con gái đứa
nào viết thư báo tin cho anh Trương biết để anh về chơi vì anh không còn
lý do lánh mặt để chị Hằng quên anh, lấy người khác cho tương lai sáng
lạn hay sợ người ta buộc tội dụ dỗ con gái người ta nữa. Nhưng hình như
được tin này, anh còn muốn đi... xa hơn, bóng anh vẫn biền biệt, chỉ
thỉnh thoảng một lá thư thăm hỏi sinh hoạt gia đình và khuyên các em
chịu khó học đừng như anh, làm bố mẹ phải buồn phiền.
Bẵng
đi một thời gian, đúng dịp đầu năm, xác pháo hồng còn giăng giãi chào
mời bước chân họ hàng thân quen đến chúc tuổi ngoài sân. Những chậu
cúc, chậu thược dược trước cửa đang đến hồi nở toang, tròn đầy sung mãn
và cành mai lớn trưng bày ở một góc đẹp nhất trong nhà, nhiều nụ hoa nở
sớm đã từ từ buông những cánh mong manh, nằm rải rác trên nền gạch đã
được lau sạch bóng loáng. Cảnh tưng bừng nhộn nhịp đón tết không còn,
nhưng không khí Xuân rộn rã vẫn lan tỏa khắp bầu trời và trong lòng
người. Gia đình Quỳnh, các anh chị cho các cháu lưu lại thêm vài ngày
nữa với ông bà và các dì các cô. Mẹ bận tíu tít, chưa nựng nịu xong đứa
cháu ngoại, đã đuổi theo ôm lấy thằng cháu nội đang chơi đuổi bắt nhao
người quá đà sắp té. Vui thì vẫn vui, nhưng trong mắt mẹ, ai cũng nhìn
thấy những áng mây sầu vương vương, dù mẹ cố cười cố nói. Tết này anh
Trương không về đoàn tụ. Tối hôm qua, chị Cả thấy mẹ ngồi thừ người,
vội đến bên nhẹ nhàng hỏi:
- Mẹ mệt? Các cháu phá quá làm bà mệt rồi!
Mẹ không dấu được tiếng thở dài nhưng nói tránh:
- Không, mẹ chẳng mệt. Mấy cháu của bà bỏ bà chay đâu hết rồi. Lại đây với bà nào.
Quỳnh buột miệng:
- Con biết mẹ nhớ anh Trương.
Mẹ chớp đôi mắt buồn:
- Thì anh con không về mẹ nhớ nó một tí ấy mà. Tội nghiệp, tết nhất thế này cô đơn lạc lõng. Không biết lưu lạc nơi đâu!
Chị Cả an ủi:
- Chú ấy đẹp trai như vậy các cô gái không để chú ấy cô đơn đâu. Con
nghĩ chú ấy đang ăn tết với gia đình cô nào vui quá, quên cả mẹ con
mình rồi đó. Để Mẹ coi, ra giêng chú ấy sẽ dẫn cô ấy về ra mắt mẹ.
Biết chị đùa cho mẹ vui, mẹ đùa lại
- Chắc lại bế về cho mẹ thêm thằng cháu nội nữa nhỉ?
Vài
ngày sau, khi Mẹ cùng mấy chị em Quỳnh đang đứng ngoài sân, bịn rịn
chia tay các anh chị và các cháu lên xe trở về tiếp tục cuộc sống thường
nhật, thì người hàng xóm cho biết tin sét đánh:
- Cô Lệ Hằng con cụ Giáo chết rồi. Gia đình cụ Giáo đang hớt ha hớt
hải thuê nguyên một chuyến xe đò ra Nha Trang lo đám tang.
Ai
cũng ngỡ ngàng, mấy chị em Quỳnh đứng ngây người nhìn nhau. Trái tim
se thắt, chỉ mong tin đó là tin tầm bậy. Nhưng rồi, tin đó đã đúng sự
thật . Mẹ cho Quỳnh tới nhà hỏi thăm xem thế nào, cửa ngõ vắng hoe,
vườn tược quạnh quẽ. Gia đình Quỳnh tự nhiên cũng hốt hoảng. Hoa hoè
trong nhà ngoài sân bỗng dưng như héo úa, lụn tàn. Độ
một tuần sau đó, vết tích của những ngày vui đầu năm chỉ còn là những
chậu hoa bị cắt ngắn để trơ lại cái gốc khô khan cứng ngắc, chị Nga đến
gõ cửa. Lần này chị không lạnh tanh hỏi mẹ cho gặp anh Trương, mà khóc
sướt mướt, thiếu điều muốn gục vào lòng mẹ:
- Bác ơi, em Hằng chết rồi, chết tức tưởi, chết một mình...!
Mẹ thắc mắc không hiểu:
- Chết một mình là chết làm sao hở cô?
Chị
Nga kể bà mẹ chồng của chị Hằng giầu có nhưng khắc nghiệt, nhà đông
người chỉ một tay chị hầu hạ đủ thứ. Chồng chị Hằng làm lớn nhưng ham
ăn chơi la cà phòng trà tửu điếm, cả tháng không kề cận vợ được một
ngày. Họ đem chị về như để khỏi mướn con sen đầy tớ, làm việc không
ngơi tay. Rồi với bụng mang dạ chửa, mệt nhọc kiệt sức chẳng ai đoái
hoài hỏi han. Một đêm chị ngã ngay trong phòng riêng, mãi sáng hôm sau
mới có người biết, đưa vào nhà thương thì chị với bào thai trong bụng đã
chết. Chị Nga sụt sùi đưa mẹ một xấp thư:
- Khi em Hằng bằng lòng cho làm đám cưới, em đòi cháu phải hứa đưa mấy
lá thư của cậu Trương viết cho em ngay sau lúc em rời nhà, nhưng cháu
lần lữa, định từ từ em về thăm sẽ khuyên em bỏ đi, chẳng đưa làm gì.
Nhưng bây giờ thì em bỏ, em đi luôn, đi mãi mãi...
Chị nấc lên:
- Đây cháu xin trả lại cậu Trương. Cho cháu có lời xin lỗi. Huhuhu... Hằng ơi, sao em nỡ bỏ chị? Trời ơi là trời...!!!
Mẹ thương quá, ôm lấy chị và nước mắt mẹ cũng trào ra dàn dụa.
Quỳnh đón lấy xấp thư trong tay mẹ, ngạc nhiên hỏi chị Hoa:
- Sao có tới bẩy lá thư? Em đưa có một lần thôi mà.
Chị Hoa gật gật cái đầu:
- Thì sáu lần kia, tao đưa...
- Sao chị không đưa luôn lá thứ bẩy?
- Tại tao biết mày đang vòi mẹ may áo dài. Với lại lần thứ sáu tao bị cụ Giáo dọa nếu đến nữa là chết với cụ.
Còn mẹ tiễn chị Nga ra cửa rồi trở vào bảo:
- Hoa viết thư cho anh Trương, biết chuyện này, thế nào anh cũng về thăm nhà.
antrinh
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Jan/2012 lúc 9:07am
http://baovecovang.wordpress.com/2011/10/07/nh%e1%bb%afng-di%e1%bb%81u-m%c6%a1-%c6%b0%e1%bb%9bc-ph%e1%ba%a1m-tin-an-ninh/ - http://baovecovang.wordpress.com/2011/10/07/nh%e1%bb%afng-di%e1%bb%81u-m%c6%a1-%c6%b0%e1%bb%9bc-ph%e1%ba%a1m-tin-an-ninh/ - (Phạm Tín An Ninh)
Posted on 07/10/2011
Có một dạo, đi đâu tôi cũng nghe thiên hạ hát bài Con Chim Đa Đa, “sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa..” rồi đến bài Chị Tôi, “thế là chị ơi rụng bông hoa gạo”.
Đúng như người ta nói, Thơ và Nhạc có ngôn ngữ riêng của nó. Một người
không có nhiều chữ nghĩa như tôi, nhiều khi say mê hát một bài hát mà
sau đó suy nghĩ mãi vẫn không hiểu rõ ngọn ngành, ý nghĩa một vài câu.
Trong bài Chị Tôi, tôi cũng rất ư là lờ mờ cái sự kiện.. rụng bông hoa
gạo..và trời cho làm thơ.. này lắm. Dù vậy tôi vẫn thấy bản nhạc phổ từ
một bài thơ chỉ vỏn vẹn mấy câu này, khá hay. Mà ngay đến cái sự hay này
tôi cũng mơ hồ, không biết có đúng là tôi biết thưởng thức thơ nhạc
không, hay là chỉ vì có sự đồng cảm mà tôi thấy lòng mình xúc động. Bởi
vì mỗi lần nghe ai đó hát bản nhạc Chị Tôi, tôi lại da diết nhớ đến bà
Cô Út của tôi.
Từ
lúc chưa tròn hai tuổi, tôi lớn lên trong cái bất hạnh của một người
chưa hề có “bông hồng cài áo”. Mẹ tôi mất quá sớm, đến nổi tôi không bao
giờ hình dung được khuôn mặt hiền từ phúc hậu của bà như lời cha tôi kể
lại. Nỗi bất hạnh đó lại càng lớn hơn, khi tôi không có một bà chị nào
để được dịp nhìn dung nhan Chị mà mơ tưởng đến bóng hình của Mẹ. Ba tôi
đang dạy học ở trường Pháp Việt thì bị Việt Minh đưa ra liên khu năm làm
công tác “xóa nạn mù chữ”. Khi lớn lên một chút, bắt đầu nhận hiểu được
đôi ba điều quanh mình, tôi chỉ biết là hai anh em tôi lớn lên ở nhà
ông bà nội, và trong vòng tay yêu thương cùng giọng hát ru hời của bà Cô
Út.
Cô
út tôi lớn hơn tôi hơn một con giáp. Ở nhà quê nhưng bà có cái tên nghe
rất lạ: Phạm Thị Mẫu Đơn. Cho mãi đến lúc đi học tôi mới biết được cái
tên này, vì mọi người đều gọi cô là con Út hay cô Út. Sau này tôi hỏi ba
tôi về cái tên trong giấy tờ của Cô, được ông giải thích: Sự thực thì
tên trong acte de naissance (khai sanh hồi thời Pháp thuộc) của Cô út là
Pham Thi Mau Dan (Phạm thị Mậu Dần), nhưng khi Cô tôi lớn lên và có
chút nhan sắc, thì ông bà nội lại lo cho cái tuổi Dần cao số của Cô, nên
khi có lệnh làm bản thế vì khai sanh tiếng Việt, ông bảo ba tôi xuống
Huyện, nhờ ông anh họ làm chánh lục sự, sửa tên cô tôi thành Mẫu Đơn.
Mang tên một loài hoa mà suốt cả một đời cô tôi không biết đó là loại
hoa gì, chỉ nghe thiên hạ bảo loài hoa này đẹp lắm, thế thôi.
Có
một điều chắc chắn là khi cô sinh ra Trời đã không “cho làm thơ”, vậy
mà suốt cả một đời Cô vẫn bị “vấn vương với sợi tơ trời, tình riêng bỏ
chợ tình người đa đoan”. Mà khổ thay, thằng cháu của Cô cũng dốt nát,
chứ phải có tài năng một chút thì hôm nay nó cũng viết một bản nhạc hay
chí ít cũng làm được mấy câu thơ để ca ngợi Cô. Vì so với người chị
trong mấy bản nhạc Chị Tôi, bà Cô của tôi coi bộ còn thánh thiện và tội
nghiệp hơn nhiều lắm.
Cô
lo lắng chăm sóc hai anh em tôi không thua bất cứ một bà mẹ mẫu mực nào
trên thế gian này. Lòng Cô lúc nào cũng ” bao la như biển Thái Bình rạt
rào”, lời của cô lúc nào cũng “tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”
mà ông nhạc sĩ Y Vân đã từng ngợi ca, vinh danh người mẹ. Cô cũng là cô
giáo vỡ lòng, dạy tôi hai tiếng i tờ, những câu tục ngữ ca dao. Lớn lên
một chút, tôi được Cô ngồi bên cạnh dạy đọc truyện Chàng Nhái Kiển Tiên,
Thạch Sanh Lý Thông, Phạm Công Cúc Hoa cho bà Nội tôi nghe mỗi tối. Mùa
hè, tôi mê đá dế, Cô dẫn tôi ra trước hồ sen tìm bắt những con dế mun
mà mỗi trưa Cô không ngủ, ngồi rình để nghe nó gáy từ chỗ nào. Thấy bọn
trẻ hàng xóm thả diều, Cô cũng mò mẫm cả một ngày làm cho tôi cái diều
to nhất. Tôi mê nuôi chim, Cô đi khắp nơi tìm mua cho tôi hai con chim
keo màu xanh mướt và năn nỉ ông chú tôi làm cho tôi cái lồng thật đẹp.
Những lần bị “ấm đầu”, tôi tha hồ nũng nịu, làm tình làm tội Cô tôi. Cô
ngồi suốt bên cạnh, đắp lên trán tôi một cái khăn ướt, nấu cháo cá bỏ
nhiều tiêu cho tôi ăn để “tháo mồ hôi”. Nghe nói Cô cũng ham học lắm,
định xin ông bà nội cho học xong cái bằng primaire thì theo ông chú tôi
đi dạy học mấy lớp nhỏ trường làng, Nhưng rồi mẹ tôi bất ngờ qua đời, bỏ
lại hai anh em tôi. Cô đành phải nghỉ học ở nhà để chăm sóc hai thằng
cháu dại, một đứa bốn tuổi và một đứa vừa mới lên hai. Năm tháng cô
quanh quẩn trong nhà, làm công việc gia đình và lo lắng cho hai anh em
tôi. Khi nào rảnh rỗi Cô nhờ ông chú của tôi chỉ cô học thêm mấy chữ
tiếng Tây.
Cô
chỉ có một người bạn thân, đó là bà cô họ của tôi. Hai người cùng tuổi
và học chung một lớp. Khi Cô Út nghỉ học, thì bà cô họ này vẫn tiếp tục
đi học mấy năm nữa, sau này làm y tá và lấy một ông chồng Tây, làm trong
viện Pasteur của bác sĩ Yersin ở Nhatrang. Bà đi đó đi đây, lâu lâu trở
về thăm quê vài bữa. Lần nào về cũng ghé lại thăm Cô Út tôi và trò
chuyện cả đêm. Trông bà thật sang trọng. Cô Út thì trầm trồ những món nữ
trang đắt tiền, nhất là sợi dây chuyền vàng có mặt ngọc thạch, thời ấy
rất hiếm hoi. Còn tôi thì say mê chuyện đi đó đi đây mà bà cô họ thường
kể cho cô cháu tôi nghe.
Dường
như từ ngày bà cô họ đi theo chồng, Cô Út không còn ai tâm sự, nên Cô
thường tâm tình với anh em tôi về chuyện tình duyên của mình. Có một ông
thầy giáo dạy cùng trường với chú tôi, gốc Bình Định, khá bảnh trai,
lớn hơn Cô hai tuổi, rất thương Cô và có nhờ người đến mai mối, nhưng Cô
Út phần vì thương cảnh mồ côi của anh em tôi, một phần bị ám ảnh bởi
những lời đồn đãi của thiên hạ: “tuổi Dần cao số, chỉ hạp với tuổi Dần”,
nên Cô từ chối cuộc hôn nhân. Ông thầy giáo Bình Định buồn tình nên xin
đổi đi xa, làm lòng Cô cũng xốn xang một dạo.
Năm tôi lên bảy, quê tôi có một trận lụt lớn, trận lụt tháng mười. Tôi nhớ loáng thoáng lời Cô tôi giải thích, vì “ông tha mà bà không tha, bà cho cây lụt hăm ba tháng mười“.
Nước từ đâu không biết tràn qua, kéo theo nhiều nhà cửa cây cối và cả
trâu bò. Nhà ông nội tôi rộng lắm, mấy cây cột lớn có chạm trổ nhiều
hình cầm thú, có mái ngói âm dương và nằm trên một nền gạch khá cao,
được bao bọc bởi đủ thứ cây ăn trái, vậy mà bây giờ chung quanh tôi chỉ
thấy toàn nước và nước. Ông Nội ra lệnh cho Cô phải giữ kỹ anh em tôi
trên bộ phản trong nhà. Hai ngày sau mưa gió đã tạnh, nhìn qua khe cửa,
anh em tôi thấy nước ngập cả sân nhà (nhà ông bà nội tôi có cái sân
vuông khá rộng bằng xi măng, có bờ thành thấp chung quanh), nên năn nỉ
Cô Út ra bịt mấy cái lổ lù, không cho nước rút, và đứng trên thềm nhà
canh chừng cho anh em tôi cởi truồng xuống sân bơi lội. Bất ngờ tôi phát
hiện trong sân có mấy con cá, anh em tôi tha hồ hò hét rượt bắt cá. Ông
Nội tôi nghe ồn ào, chạy ra nhìn thấy hai thằng cháu nội đang bì bõm
trong cái sân ngập tràn nước lụt, ông không la chúng tôi mà rầy Cô Út
tôi một trận, rồi cấm cung cô cháu tôi ở trên căn nhà thờ, lúc nào cũng
đóng kín cửa, mà trước đây rất ít khi tôi dám tới đây, vì rất sợ mấy cái
bàn thờ có treo những tấm hình và nhiều bài vị viết chữ nho, nhất là
hai cỗ quan tài sơn đỏ, có hình con rồng con phượng hai bên. Cô tôi bảo
đó là hai chiếc quan tài bằng gỗ quí để dành cho ông bà nội đến lúc qui
tiên..
Thấy
anh em tôi sợ, Cô Út trấn an bọn tôi bằng cách kể chuyện linh thiêng
của những ông bà, tổ tiên đã khuất. Vong linh ông bà lúc nào cũng ở bên
cạnh để phù hộ cho con cho cháu. Cô còn bảo nếu có ước mơ điều gì, thắp
hương thành tâm khấn nguyện, ông bà sẽ ban cho những điều ước muốn đó.
Cô
hỏi tôi, nếu bây giờ khấn nguyện xin ông bà, thì tôi sẽ mơ ước được
điều gì. Nhớ tới chuyện đi đó đi đây mà tôi rất say mê mỗi lần bà cô họ
có chồng Tây kể lại, tôi nhanh nhẩu:
- Con mơ ước mai mốt lớn lên con được đi đó đi đây như bà cô họ vậy.
Rồi tôi hỏi ngược lại Cô Út, Cô nhìn tôi cười:
- Còn Cô thì chỉ mơ ước được một sợi dây chuyền mặt cẩm thạch màu xanh như của cô ấy, và có khắc hai chữ MĐ chính giữa.
Tôi
tin lời Cô, kéo tay Cô đến trước bàn thờ thắp hương để hai cô cháu vái
lạy xin Ông bà ứng nghiệm cho những điều mơ ước. Cô chìu tôi, hai cô
cháu quì trước bàn thờ. Cô thì im lặng, còn tôi thì nói thật to lời ước
của mình. Tôi sợ ông bà già quá, lảng tai, không nghe rõ lời cầu xin của
mình.
Mấy
năm sau, tôi đành phải rời quê, chia tay Cô Út vào Nha Trang đi học. Cô
may cho tôi mấy bộ đồ mới, bao nhiêu tiền dành dụm được cô sắm cho tôi
một chiếc xe đạp có ghi đông hình chữ U mà tôi rất thích. Những năm học ở
Nha Trang, dù tuổi đã lớn, nhưng lúc nào tôi cũng thấy thiếu vắng vòng
tay và những lời trìu mến của Cô tôi. Mỗi lần nghỉ hè về quê, tôi vẫn
quanh quẩn ở bên Cô, như thuở mới lên ba, lên năm ngày trước. Lúc này Cô
tôi đang làm nghề thợ may, nhưng chỉ làm việc tại nhà, để tiện việc săn
sóc ông bà nội tôi, đã đến lúc tuổi già sức yếu. Cô tự tay may cho anh
em tôi mấy bộ đồng phục học trò. Mùa hè trời nóng, tối nào cô cháu cũng
mang chiếu ra trải bên cạnh hồ sen trước nhà. Trong gió nội hương đồng,
cô cháu nằm tâm sự thâu đêm.
Khi
biết tôi đi lính, Cô Út buồn ghê lắm. Hết ngăn cản rồi năn nỉ tôi. Cô
bảo tôi không thương Cô, nên bỏ Cô mà đi lính, biết bao giờ Cô cháu mới
được bên nhau như những ngày xưa, rồi Cô biết còn ai để mà tâm sự.
Nhớ tới trận lụt tháng mười năm nào, Cô dạy cho tôi thắp hương khấn nguyện ông bà, tôi thủ thỉ với Cô:
- Con đi lính là nhờ Ông Bà trên bàn thờ đã ứng nghiệm cho con điều ước, được đi đó đi đây, đúng như Cô bày cho con đó.
Cô vừa cười vừa lau nước mắt.
Khi
vào quân trường, hai người đầu tiên tôi viết thơ là Ba tôi và Cô. Tôi
kèm theo tặng Cô tấm ảnh mặc quân phục, tóc vừa cắt ngắn ba phân. Cô
viết thư khen “chú lính sữa của cô trông oai phong ghê lắm”.
Mấy
tuần sau khi tôi được gắn alpha, Cô theo Ba tôi vào tận quân trường
thăm tôi, mang theo cho tôi cả chục xoài tượng và mấy cái bánh rán (bánh
cam) mà lúc nhỏ tôi rất thèm ăn.
Ra
trường, trước khi trình diện đơn vị, tôi dành trọn mười lăm ngày phép
quanh quẩn bên Ba tôi và Cô. Lúc này ông bà nội tôi đã qua đời và cô vẫn
ở vậy chăm sóc ngôi nhà từ đường và lo việc cúng kỵ ông bà. Đêm nào Cô
cũng niệm hương khấn vái thì thầm trước bàn thờ ông bà nội và má tôi,
rồi bảo tôi cùng lại chấp tay lạy. Tôi nghe Cô xin ông bà và Má tôi phù
hộ tôi, tránh được lằn tên mũi đạn.
Hơn
mười năm trong lính, toàn là đánh đấm. Rất nhiều lần thoát chết trong
đường tơ kẻ tóc, tôi tin vào những lời thì thầm khấn vái hằng đêm của
Cô.
Lần
đầu tiên về phép từ một chiến trường khói lửa ở cao nguyên, tôi dành
dụm mấy tháng lương, và mất hai ngày ở thành phố Ban Mê Thuột tìm mua
cho Cô sợi dây chuyền vàng có mặt cẩm thạch hình trái tim, loại đắt
nhất. Tôi ngồi chỉ cho họ kẻ hai chữ MĐ thật đẹp chính giữa.
Tôi
về bất ngờ. Khi mới bước vào cổng nhà nội, tôi thấy Cô đang quét lá
dưới gốc cây xoài. Con chó không nhận ra tôi sủa inh ỏi, Cô dừng tay
nhìn. Mãi khi tôi đến gần Cô mới nhận ra. Cô nắm tay tôi mắng yêu:
- Tổ cha mày, vậy mà Cô cứ tưởng là ông thầy nào.
Tôi cười đùa:
- A, chắc là Cô Út tưởng con là ông thầy Bình Định ngày xưa chớ gì.
Buổi
chiều, sau khi cơm nước xong, tôi dắt tay Cô tôi lên căn nhà thờ để
cùng tôi thắp hương và lạy ông bà. Khi đứng lên, tôi bảo Cô nhắm mắt lại
để thấy một điều kỳ diệu, rồi choàng vào cổ Cô sợi dây chuyền tôi vừa
mua tặng. Lúc mở mắt ra, Cô mân mê cái mặt cẩm thạch rồi cảm động nắm
tay tôi:
- Cái này mắc tiền lắm. Con đi lính lương ba cọc ba đồng, lấy tiền đâu mà mua tặng Cô.
Tôi cười:
-
Đâu phải con mua, mà là ông bà cho Cô theo lời ước của Cô đó chứ. Cũng
như ông bà đã cho con bây giờ được đi đó đi đây rồi đây nè. Lời cầu xin
của Cô cháu mình linh thiêng quá phải không Cô ?
Thời
gian này ở quê nội tôi mất an ninh. Ban ngày tôi quanh quẩn bên cô. Đến
chiều, Cô dắt tôi xuống nhà chú tôi ở bên huyện ngủ. Cô ở với tôi tới
tối mịt mới về.
Ngày
mãn phép, tôi trở lại đơn vị, Cô giặt ủi mấy bộ áo quần của tôi xếp vào
túi xách, kèm theo một gói xôi đậu xanh, để ăn dọc đường. Ngồi trên xe
đò, khi lấy gói xôi ra ăn, tôi thấy có một cái túi nhỏ may bằng vải, mở
ra tôi mới biết, một xấp tiền mới tinh xếp ngay ngắn trong đó. Nhớ tới
cô, nước mắt tôi cứ trào ra.
Tôi
theo đơn vị lưu động nay đó mai đây, nên rất khó nhận thư từ hộp thơ
KBC hậu cứ ở Ban Mê Thuột. Từ Quảng Đức, xuống Lâm Đồng rồi Phan Thiết.
Mãi hơn nửa năm sau tôi mới nhận được cùng một lúc năm lá thư của Cô tôi
gởi. Tôi mừng, khi Cô kể là có một ông thầy giáo gốc Huế, cùng tuổi Dần
với Cô, đã có một đời vợ, cùng làm nghề dạy học. Nhưng chỉ mới vài
tháng sau đám cưới, người vợ trẻ bị chết cùng với mấy đứa học trò trong
một trận pháo kích. Ông buồn quá, một phần không muốn mỗi ngày bị ám ảnh
bóng hình của người vợ trẻ vừa mới chết oan, một phần không muốn nhìn
thấy cái thành phố có những lăng tẩm uy nghi của một triều đại, nhưng đã
để lại quá nhiều tranh chấp tôn giáo, phủ bóng mây mù chính trị lên
từng ngôi trường, từng bục giảng. Bạn bè ông có mấy kẻ đã vào bưng. Ông
xin chuyển vào dạy ở quê tôi vì có gia đình người bác ruột, ngày xưa làm
xếp ga rồi lấy vợ ở lại đây luôn.
Tôi viết thơ cho Cô, lên mặt thuyết giảng tình yêu, nào chuyện “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” nào là “cả hai người cùng một tuổi Dần, thì sau này tát biển đông cũng cạn“.
Mấy
tháng sau tôi nhận thư hồi âm của Cô, có kèm theo lá thư ngắn của ông
Thầy Huế mà nội dung là một bài thơ ngợi ca người lính.
Tôi
để dành tiền lương hằng tháng, chờ ngày về ăn đám cưới. Tôi đến một
tiệm bán hàng thêu ở thành phố Phan Thiết đặt thêu một bức tranh có hình
hai con cọp âu yếm nhau trong một rừng đầy hoa sim tím dưới ánh trăng
để làm quà cưới cho Cô. Sau trận Mậu Thân, đơn vị tôi tiếp tục mỗi ngày
sống trong lửa đạn. Tôi không nhận được lá thư nào của Cô tôi. Tôi nghĩ
chắc là Cô đã làm đám cưới, nhưng không biết có theo chồng về thăm Huế
hay không. Tôi lo cho Cô, khi biết cả thành phố Huế đang đắm chìm trong
vành tang trắng.
Mấy
tháng sau, tình hình trở lại yên tĩnh, được mười ngày phép, tôi khăn
gói về thăm quê. Cô tôi vẫn sống âm thầm một mình trong nhà ông nội, Đám
cưới không thành, không phải ông thầy Huế phụ tình, như một vài người
bà con trong họ đã cảnh giác Cô từ lúc mới quen ông:” đừng có quá tin mấy chàng trai xứ Huế“.
Oan ức và tội nghiệp cho ông. Ông về Huế ăn Tết và xin cha mẹ được cưới
Cô tôi, nhưng rồi không ngờ phải cùng chịu chung số phận với mấy ngàn
người bất hạnh. Ông mất tích trong đêm mùng hai Tết. Mãi đến ba tháng
sau, người nhà mới tìm được xác của Ông trong một hố chôn người tập thể.
Cuối cùng thì.. Cô tôi “vẫn chưa lấy chồng! “. Trên bàn thờ, tấm ảnh nhỏ của ông Thầy Huế được đặt ở một góc khiêm nhường.
Năm
1975, miền Nam bất ngờ thua trận, tôi bị tù đày từ Nam ra Bắc, đến tận
Lào Cai, Yên Bái. Ba tôi và ông chú bị bắt vào trại cải tạo trong Nam.
Vợ con tôi cùng gánh chịu bao đắng cay hệ lụy, bơ vơ nheo nhóc. Lá chưa
rụng mà phải về cội, vợ con tôi lại dắt díu nhau về ở với Cô tôi trong
ngôi nhà xưa của ông bà nội, bây giờ trở nên trống vắng, nên chắc buồn
và tĩnh mịch hơn xưa. Vợ tôi phải bươn chải làm ăn, nuôi bầy con bữa đói
bữa no. Cô tôi bán đủ thứ trong nhà, và cuối cùng bán luôn cả sợi dây
chuyền mặt cẩm thạch mà cô đã từng nâng niu như bảo vật, để lo cho mấy
đứa con của tôi, và cùng vợ tôi dành dụm gởi cho tôi một ký lô đường và
mấy lọ tép mỡ sau khi biết tôi vừa trải qua một cơn kiết lỵ, chỉ còn da
bọc lấy xương. Tội nghiệp, tôi chỉ được phép nhận 200 gram đường và một
lọ tép mỡ, số còn lại bị sung vào nhà bếp hậu cần, vì số quà gởi “ngoài qui định, không nằm trong chính sách“.
Tháng
6 năm 1976, ba tôi chết trong trại cải tạo Đá Bàn. Nhưng mãi đến hai
năm sau tôi mới nhận được tin buồn. Tôi khóc đến không còn nước mắt.
Tám
năm sau, tôi cũng được thả về. Lúc này vợ tôi không còn sống ở quê nội
tôi, vì không tìm ra công việc gì làm, nên phải dắt theo hai đứa con nhỏ
nhất trở lại Ninh-Hòa sống cùng ông bà già vợ của tôi, rồi chạy được
cái “hộ khẩu” ở đây luôn. Còn bốn đứa con lớn thì vẫn ở lại quê nội tôi,
nhờ cô tôi nuôi nấng. Sum họp được mới năm hôm, thời gian chưa đủ làm
quen với mấy đứa con, mà lúc ra đi đứa nhỏ nhất còn nằm trong bụng mẹ,
tôi được công an thị trấn Ninh Hòa gọi lên cho biết là chính quyền trên
huyện không chấp nhận tôi tạm trú ở đây. Tôi bị gởi trả lại trại tù, rồi
được chỉ định về “quản chế” tại nơi sinh quán. Cuối cùng, thì tôi cũng
trở lại trong vòng tay của Cô tôi. Có điều bây giờ, Cô phải nuôi thằng
cháu, đã gần nửa đời người, mà bỗng dưng trở thành vô gia cư nghề
nghiệp. Ăn cơm nhà nhưng hằng ngày tôi phải đi đắp đê, làm thủy lợi cho
“nhân dân”. Cô tôi bây giờ ốm yếu, đôi mắt buồn hiu hắt. Sau mấy năm
khóc than cho những mất mát đổi thay trong gia tộc, Cô đã già nhiều
trước tuổi. Vậy mà bây giờ còn phải lo gánh vác cho mấy cha con tôi. Đã
vậy, ông chú của tôi, sau khi ở trại cải tạo về, phải dắt vợ và hai đứa
con gái đi kinh tế mới. Bà thím bị sốt rét chết hai năm trước khi tôi
về. Cứ vài hôm, ông chú phải tay dắt tay bồng đưa hai đứa con về đây gởi
cho Cô tôi. Nhiều lúc âm thầm nhìn Cô “lưng còng uốn nặng kiếp long đong“, tôi nghẹn ngào muốn khóc, nhưng có lẽ tôi cũng không còn nước mắt.
Khi tính chuyện vượt biển, tôi tâm sự xin Cô cùng đi với chúng tôi. “Dù trôi nổi ở đâu, có cô bên cạnh là con mãn nguyện rồi“,
Nhưng cô bảo Cô đã già, không muốn rời bỏ quê hương, hơn nữa còn phải
trông coi ngôi nhà từ đường và mồ mả ông bà, không để cho hương tàn khói
lạnh. Và còn phải phụ giúp ông chú tôi đang ốm đau, lo cho hai đứa con
của chú ấy nữa.
Mấy
ngày sau, tôi thấy Cô xuống tóc, và ăn chay trường. Đêm nào cũng quì
trước bàn thờ. Tôi biết là Cô đang cầu nguyện cho tôi đi đến bến bờ. Hôm
tiễn biệt, Cô nắm chặt tay tôi: “xin ông bà và cha mẹ con phù hộ cho vợ chồng con và mấy đứa nhỏ” rồi im lặng nhìn tôi với hai hàng nước mắt.
Thuyền
ra đến hải phận quốc tế thì gặp bão. Mưa gió suốt mấy ngày, không còn
trăng sao để mà định hướng. Tất cả đàn bà con nít xuống dưới khoang
thuyền. Chỉ có bọn đàn ông chúng tôi ở lại phía trên chống chọi với
phong ba. Trong những lúc nguy khốn nhất, tôi lại nghĩ đến Cô, nhớ những
lời cầu nguyện của Cô mà lấy lại niềm tin và can đảm. Cuối cùng, một
chiếc tàu chở dầu của Vương quốc Nauy đã cứu vớt chúng tôi trước khi cơn
bão chính ập tới. Từ trên tàu, vị thuyền trưởng giúp chuyển hộ mỗi
người ba cái điện tín cho thân nhân. Người đầu tiên tôi báo tin mừng là
Cô.
Sau
khi định cư, tôi thường xuyên gởi thư thăm Cô và kèm theo tiền để giúp
Cô cùng gia đình ông chú, và xây lại mồ mả ông bà. Cô mừng ghê lắm. Lá
thư nào Cô cũng viết thật dài, khuyến khích tôi cố gắng làm lại cuộc đời
và dạy dỗ cho con cái phải biết sống theo đạo lý và đừng bao giờ quên
quê hương, nguồn cội của mình.
Cô
ở xa tôi cả nghìn trùng mà lúc nào tôi cũng tưởng Cô vẫn đang đâu đó
bên mình. Mỗi lần gặp khó khăn, phiền muộn trên xứ người, cứ nghĩ đến Cô
là lòng tôi phấn chấn. Bây giờ Cô đã già và chắc cũng yếu đi nhiều lắm.
Vậy mà chỉ với hình bóng thôi, Cô đã cho tôi biết bao nghị lực.
Hai
năm sau, tôi lại nhận được tin buồn. Ông Chú của tôi, sau bao năm chống
chọi với bệnh tật mang về từ trại cải tạo, vừa mới lìa đời, giao hai
đứa con gái lại cho Cô tôi nuôi nấng. Tội nghiệp cho Cô, đúng là “Trời không nín gió cho ngày Cô sinh“,
tuổi già rồi mà phải còn cưu mang con cháu. Lá thư báo tin buồn này là
lá thư cuối cùng Cô tự tay nắn nót viết cho tôi. Những lá thư sau đó,
mấy đứa con gái ông chú tôi viết. Tôi lo lắng hỏi Cô, Cô chỉ bảo đôi mắt
của cô bây giờ hơi kém, nhưng dặn dò tôi không phải gởi thuốc thang gì,
vì ở trong nước Cô mua cũng được. Cô khẩn khoản muốn tôi đưa mấy đứa
con về cho Cô gặp lại một lần.
Hơn
mười năm sau, khi nghe nhà nước có chút đổi thay, gọi những người vượt
biển có tội phản bội tổ quốc ngày xưa là khúc ruột ngàn dặm, tôi dắt
theo ba đứa con lớn về thăm quê hương. Đúng hơn là về tìm ngôi mộ cha
tôi chôn trong núi bên trại cải tạo Đá Bàn và thăm bà Cô suốt cả một đời
bảo bọc chúng tôi. Nhớ lại kỷ niệm xưa, tôi nhờ cô con gái lớn ở bên
Cali, đến khu Phước Lộc Thọ tìm đặt mua cho tôi một sợi dây chuyền vàng,
có mặt màu xanh cẩm thạch, khắc hai chữ MĐ chính giữa. Tôi nghĩ có lẽ
đây sẽ là món quà có ý nghĩa, đền bù lại sợi dây chuyền tôi tặng Cô lúc
trước, và để cho Cô được trẻ lại những ngày xưa.
Tôi
không báo trước ngày về, vì muốn làm cho Cô bất ngờ và không phải khăn
gói vào tận Sài gòn để đón cha con tôi, như lời cô hứa.
Quê
nội tôi, cái làng Phú Hội một thời trù phú như cái tên gọi, bây giờ sao
mà cằn cỗi, điêu tàn. Khi bước vào cổng nhà nội, tôi xa lạ đến thẩn
thờ. Ngôi nhà ngày xưa rộng lớn, hồi còn nhỏ tôi đi còn sợ lạc, sao bây
giờ nhỏ nhoi, tiêu điều và hiu quạnh quá. Tôi đứng giữa cái sân gạch mà
ngày nào trời lụt, anh em tôi tha hồ bơi lội như trong một dòng sông,
bây giờ chỉ còn lại cái nền loang lổ, phủ đầy những lá của cây xoài già
héo úa, một thời xum xuê làm “bóng mát thiên đường” để Cô cháu tôi ngồi
đọc truyện cho bà nội tôi nghe trong những buổi trưa hè. Cái hồ sen tỏa
hương thơm ngát ngày xưa, bây giờ là một cái ao cạn đầy cỏ dại. Chỉ còn
lại tiếng dế than rên rỉ. Không nghe con chó sủa. Nó là con vật trung
thành, không giống như một số người sau tháng tư năm nào, phản suy phù
thịnh. Có lẽ nó cũng buồn mà chết rồi sau cuộc đổi đời của chủ. Tôi và
ba đứa con lạc lõng trong ngôi nhà mà tất cả đã từng một thời lớn lên ở
đó, với biết bao là kỷ niệm buồn vui. Trong nhà không có một ai, ngoài
bóng dáng của chính mình ngày trước. Bước ra cửa sau, tôi đứng lặng
người khi thấy Cô Út ngồi quay lưng, vãi thức ăn cho một bầy gà. Mái tóc
Cô bạc trắng. Cha con tôi đến đứng phía sau lưng, mà Cô không biết.
Mấy
đứa con tôi cười khúc khích, Cô quay lại. Tôi ôm chầm lấy cô, nghẹn
ngào không nói nên lời. Tôi ngạc nhiên khi nghe cô hỏi: đứa nào đây?
Chẳng lẽ mới mười năm mà cô không còn nhận ra tôi. Buông cô ra, tôi suýt
hét lên, khi biết là đôi mắt của Cô đã mù. Tôi chỉ thốt lên được mấy
tiếng “Cô ơi, thằng Ninh đây Cô“, rồi khóc nức nở.
Sau một khắc yên lặng, tôi nghe Cô cười, rồi đưa hai tay sờ lên đầu lên mặt tôi, rồi đến mấy đứa con tôi.
Tôi
dìu Cô vào nhà. Nhưng cô bảo là cô đi được. Cô nói là cả một đời cô ở
đây, mọi ngõ ngách và đồ đạc trong nhà như in trong trí. Tôi hỏi mấy đứa
con ông chú đâu mà để cô ở một mình. Cô cho biết là nhờ dành dụm số
tiền tôi gởi về, đứa lớn đã ra nghề thợ may, vừa lấy chồng, mở tiệm ở
dưới huyện. Còn đứa nhỏ, Cô cho đi học làm y tá, vẫn còn ở với Cô.
Thấy
chúng tôi về, mấy người hàng xóm sang thăm. Ai cũng nhắc lại cái thời
anh em tôi còn bé và ca ngợi Cô tôi hết lời. Không biết ai nhắn tin, hai
cô em, con ông chú tôi cũng về ngay, có cả thằng em rể. Sau này tôi mới
biết nó chính là cháu họ của ông thầy giáo Huế, người tình của Cô Út
ngày xưa.
Có
sẵn chiếc taxi thuê bao, tôi mời Cô và mấy đứa em xuống phố ăn cơm,
nhưng Cô không cho, bảo hai đứa em con ông chú làm thịt mấy con gà để
mấy cô cháu vừa ăn vừa nói chuyện cho vui.
Cả
một tuần sau, tôi bận rộn lo việc cải táng phần mộ của ba tôi từ Đá Bàn
về chôn trong nghĩa trang gia tộc, bên cạnh ngôi mộ của má tôi và ông
bà nội. Cô Út theo ra đến tận nghĩa trang, đưa tay sờ ngôi mộ mới xây
của ba tôi, rồi khóc sụt sùi.
Hai
tuần sau, tôi quanh quẩn bên cạnh cô tôi, kể lại hầu hết những kỷ niệm
ngày xưa, và cuộc sống ở xứ người. Cô bảo có lần nằm chiêm bao, cô thấy
ông thầy Huế về thăm Cô, nhưng người ông bê bết máu, Cô lấy khăn lau mãi
mà máu vẫn cứ ứa ra.
Đêm
nào trước khi đi ngủ, Cô cũng bảo cha con tôi thắp hương và lạy trước
bàn thờ. Tôi lại nhớ tới những điều cô cháu tôi ước mơ thuở trước.
E
dè mãi, đến đêm cuối cùng, khi đứng trước bàn thờ, tôi lấy sợi dây
chuyền vàng có mặt cẩm thạch ra, đeo vào cổ cho Cô. Tôi ôm chặt Cô thì
thầm: “xin cho con trả lại Cô cái điều mà ngày xưa cô mơ ước”. Ba đứa
con tôi vỗ tay phụ họa: “đẹp lắm ! bà Nội ơi, đẹp lắm!”
Cô
tôi không mân mê cái mặt cẩm thạch như lần trước, cách đây hơn bốn mươi
năm, khi tôi tặng Cô, mà chỉ đứng lặng im, bất động. Tôi biết, trong
đôi mắt mù lòa kia, dù không còn thấy cái mặt cẩm thạch màu xanh có khắc
hai mẫu tự tên mình, nhưng Cô tôi đang nhìn thấy cả một quá khứ xa xăm,
bao la và sâu thẳm như chính tấm lòng Cô.
Cuối
cùng thì tôi cũng phải chia tay Cô, bỏ lại đằng sau dấu tích của cả một
phần đời, mà tất cả vui buồn bây giờ đều đã trở thành kỷ niệm, nằm sâu
chôn chặt tận đáy lòng. Tôi nghĩ, có lẽ đây là lần cuối cùng tôi gặp Cô.
Dắt
ba đứa con bước ra khỏi cổng nhà ông Nội, tôi không dám quay đầu nhìn
lại. Một câu hỏi chợt lóe lên trong đầu: Rồi mai này, tôi lại tiếp tục
lưu lạc tha phương. Cũng như sợi dây chuyền mặt cẩm thạch tôi vừa mới
tặng cho Cô tôi, liệu cái việc đi đó đi đây trên xứ lạ quê người của
tôi, có còn là những điều mà Cô cháu tôi đã từng một thời mơ ước?
Phạm Tín An Ninh
Vương Quốc Nauy
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Jan/2012 lúc 9:37pm
Đầu năm coi mắt
Võ thị Trúc Giang Lúa 9
21 Jan 2012
Hôm
ấy, nhà nhà đang chuẩn bị mừng Xuân mới, tình cờ gặp Lân trước cổng Thất
Cao Đài xóm đạo, lúc Cúc đạp xe đi mua vôi ăn trầu cho má nàng, đang đi thấy
Cúc, Lân dừng lại, xe đạp của hai người châu đầu vào nhau, trước cổng thất, con
đường Bình Nguyên đất đỏ mấy ngày đầu Xuân thật nhộn nhịp, từ chùa tỏa ra
mùi nhang trầm thơm nhè nhẹ.
Anh
chàng mở miệng mời cô bạn gái về quê ăn Tết, mà sao thấy khó nói nên câu, Lân
lí nhí:
- Mình
tính vô nhà Cúc đây, tính mời Cúc về dưới quê tui chơi, dưới Cái Mơn á. Má tui
nói, tui mời bạn bè về ăn đám giỗ bà ngoại, tui muốn mời Cúc về chơi.
Vừa vịn
chặt tay cầm xe đạp, đôi mắt nhìn như mong Cúc nhận lời đừng từ chối. Sau kỳ
thi tú tài thì bạn bè tung đi tứ xứ, chỉ còn vài đứa còn nán lại thị xã, có lẽ
chưa nộp đơn thi vào đại học hay có đứa chuẩn bị chờ " chàng đến xỏ mũi
kéo đi ", hay có đứa lo nộp đơn kiếm chỗ làm ngay thị xã hay dưới quận,
huyện để gần gia đình. Quan niệm dưới quê là con gái lớn lên chẳng cần phải học
cao, miễn là làm sao " câu " được một chàng rễ con nhà giàu, có của
ăn của để, kiếm được cho mình tấm chồng giàu để nhờ vã tấm thân. Vài cô bạn gái
sẵn sàng bước lên xe hoa về nâng khăn sửa túi với anh chiến sĩ VNCH oai hùng,
ngày cưới cô dâu mặt còn non choẹt, cạnh chú rễ trẻ măng, mặt búng ra sữa, mặc
áo trận trông thương ơi là thương, cũng tiệc cưới hai họ, có cổng Vu Quy - Tân Hôn
cột bằng lá cây đủng đỉnh, xanh tươi. Họ lấy nhau vì tình yêu, chẳng cần giàu
nghèo. Thấy bạn gái lên xe hoa, nhìn lại mình thỉnh thoảng Cúc tự hỏi số phần
mình sẽ ra sao ? Chồng mình trong tương lai là ai ?
Trong tỉnh
mẹ của Cúc cũng có quen vài ba gia đình, họ có con trai, các bác cũng ngấm nghé
dọ hỏi, nói bóng nói gió, nhưng có lẽ thấy Cúc còn trẻ con quá chưa thể lập gia
đình, vã lại chưa có gì trong tay lấy chồng rồi lấy gì ăn, còn đẻ con nữa,
chẳng lẽ cạp đất ăn à !! Cúc nghĩ vậy.
Bọn con
trai cũng đâu thua gì, các chàng cũng ra công ngấm nghé vài cô bạn học cùng
trường, cậu nào con nhà nông thì ráng kiếm vợ tương lai cũng xuất thân là con
nhà nông, có vườn, biết róc lá dừa, bó lá dừa đem ra chợ bán, chứ đừng rước mấy
thứ công nương về chỉ biết nhõng nhẽo, ngủ tới trưa trời trưa trật mới dậy, là
thứ con gái hư, phải lựa thứ quen chân lấm tay bùn, đặng cưới về thì có nó phụ
một tay cho gia đình chồng nhờ, con nhà cũng có đất đai môn đăng hộ đối càng
tốt. Quan niệm cưới hỏi dâu rễ dưới quê là vậy.
*****
Thế là sau
tốt nghiệp cấp ba trai gái dưới quê bắt đầu để ý, mà óc tò mò của trai gái mới
lớn về tình yêu cũng mơ hồ huyền bí lắm đừng nói chi đến chuyện lập gia đình,
cưới về làm vợ, làm dâu, làm chồng, làm cha !! ( các bác đừng cười dân nhà quê
chúng em nhá, quê nhưng em chân thật các bác ạ, ghét em nói ghét, thương là em
nói thương hà ).
Trai gái
mới lớn mà nghe đóng vai làm chồng làm vợ, trách nhiệm nặng trên vai là các
chàng, các nường khiếp. Khiếp nhất có lẽ là Cúc, vì khi nhận lời mời của thằng
bạn cùng trường tên Lân về nhà nó ăn đám giỗ dịp Tết, là cũng vì óc "
tò mò về tình yêu trai gái " ; sẵn lúc này Cúc đang cô đơn, buồn, chẳng
biết làm gì, nên có chàng trai dòm ngó, săn đuổi, rồi mời thì nàng nhận lời.
Thế thôi hà, Cúc đâu có ngờ là gia đình Lân đang chờ Lân đưa nàng về để coi mắt
!
Trong lòng
Cúc muốn đi ăn đám giỗ dưới quê lắm, dân quê rất nhiệt tình và rất hiếu khách,
nhưng Cúc đâu dám đi xuống Cái Mơn một mình, nàng kéo theo con bạn gái, tên
Thúy Vân. Thúy Vân biết tẩy thằng Lân để ý ngắm nghé con Cúc. Hai đứa bước
xuống ghe trực chỉ Cái Mơn. Lân đã về quê mấy ngày trước Tết, con trai dưới quê
thường có bổn phận về sớm phụ gia đình quét dọn, lau nhà, quét bù hóng, chùi lư
hương, chưng bày bàn thờ ông bà cho phải đạo.
Ghe xuống
tới bến đò Cái Mơn, Lân đã đứng đó chờ hai cô gái tỉnh thành. Được mang tiếng
con gái thị xã dù gì cũng đỡ quê hơn con trai, con gái dưới quận, huyện, Thúy
Vân và Cúc ra dáng rất công nương, tiểu thơ đài cát, ( nhưng so với trai gái
Sài Thành thì ui thui vẫn còn quê hết chỗ chê nhen...)
Thấy mặt
Lân, hai đứa con gái cười mặt tươi rói, Lân lúng túng mắc cở:
- Hai bạn
đi ghe xa mệt hôn, giờ dìa nhà mình, nhà cách đây cũng hơi xa xa, mình có một
chiếc xe đạp thôi...hay là chở mình chở từng bạn về trước, rồi sau đó quay lại
đón...
Hai đứa
con gái tỉnh thành ra vẽ ta đây, la lối:
- Ôi thôi
hổng sao đâu, xa thì tụi mình lội bộ, vừa đi vừa nói dóc cho dzui mà, nhằm nhò
gì.
- Ừa
đi thì đi, ở nhà má và chị mình đang chờ cơm.
Con đường
lộ đất dắt vô nhà của nó sao mà ngoằn ngoèo quá trời, gặp lúc nước lớn đường
đất sình thấy ớn. Hai đứa con gái hí hửng nắm tay nhau đi theo Lân,
anh chàng dẫn chiếc xe đạp, vẫn chiếc áo trắng thư sinh. Về tới nhà thì đã trưa
trời trưa trật, đứa nào đứa nấy thấy bụng đói cồn cào. Cúc lễ phép đặt hai ký
cam sành lên bàn thờ chấp tay xá ảnh bà ngoại của Lân, Thúy Vân bắt chước làm
theo, Vân theo đạo Công giáo.
Cúc nói
với Lân:
- Hai đứa tụi
mình có đem tý quà cúng bà ngoại.
Cúc đâu có hay
sau cánh rèm ngăn bếp, má và mấy bà chị dâu, chị ở đang nín thở theo dõi từng
cử chỉ của nàng.
****
Buổi tiệc Lân
kêu là " đám giỗ ngoại " sang lắm, mọi thứ được chuẩn bị dưới bếp, có
chị ở bưng thức ăn lên, má và chị gái hay em gái Lân làm gì dưới đó, có lẽ đang
lui cui nấu nướng. Cúc thắc mắc sao không dọn ăn chung mâm cho vui thân mật,
nhưng thôi chả hỏi làm gì. Lân ngồi phòng khách tiếp hai cô bạn gái lần đầu
tiên về Cái Mơn thăm vào dịp đầu Xuân. Cậu Lân lấy làm hân hạnh lắm: "Chắc
chàng ta là con địa chủ đây mà". Cúc nghĩ thầm trong bụng, quen nhau trong
trường nhưng chưa từng có dịp hỏi về gia thế của nhau, quan sát thấy nhà rộng
thông thống, thoáng mát, vườn tược cây ăn trái um tùm ngoài sân, lựa lúc Lân đi
xuống nhà dưới, Cúc đá vào chân bạn gái, nói thầm:
- Ê, coi bộ nó
con nhà giàu nghen mậy, mầy chịu mòi vô làm dâu nhà nó đi.
- Bậy mậy, nó
khoái mầy, vì mầy kéo tao theo, chứ tao theo làm kỳ đà cản mũi hai anh chị, kỳ
cục thấy bà.
- Bậy bạ mậy,
tao đâu có ngờ nó đãi mình thịnh soạn dữ thần vậy nè, lát ăn cơm xong biểu nó
dắt mình đi hái trái cây ăn mầy.
Thúy Vân
sáng con mắt, chỉ chờ được đến lúc tuôn ra sân hái trái cây, nhà Thúy Vân ở chợ
cái cảnh ấy nàng hiếm có, chứ Cúc xuất thân từ ngoại ô, cũng có dừa, chuối,
xoài, cam, ổi, khế, mận...nhà Cúc không thiếu. Cúc ngạc nhiên sao má và chị của
Lân tiếp đãi mình quá đỗi ân cần.
Hai nàng con
gái tỉnh thành ăn xong, chẳng cần bưng chén dọn xuống bếp, tức thì chị ở nhanh
tay thu dọn. Cúc nghĩ ngay tới cảnh nhà mình, sao mà giống thế, cũng vườn cây
ăn trái, tá điền và chị ở lo cơm nước. Lân dẫn hai bạn gái bước ra vườn Sầu
Riêng, chao ơi vườn Sầu Riêng mênh mông, mỗi thủa đất cách nhau bằng con lạch
nhỏ, kiểu dẫn thủy nhập điền.
Ở đây
người tá điền kêu ba má của Lân là chú mười Vàng, hôm nay chú Mười theo ghe lên
tỉnh thành sớm thăm xui gia, chỉ còn má ở nhà. Trên vách phòng khách có treo hình
chú Mười, chú có bộ râu dài phúc hậu, mặc bộ bà ba trắng, đi đôi guốc dông,
hình ảnh thật mộc mạc hiền lành đạo đức hết sức.
Sau nhà bếp là chuồng heo,
mấy con heo mập mạp chui vào chùm lá chuối khô tránh muỗi cắn. Cảnh tượng giống
hệt nhà của mình, bất giác Cúc nghĩ:
- Nhà mình
đã vườn tược, xắt chuối, quết chuối nuôi heo, nuôi gà cực khổ, giả mà lấy chồng
như Lân, về làm dâu gia đình này, cuộc đời ta cột chặt vào đây sao ? Nghĩ tới
đây Cúc rùng mình.
Vườn nhà
Lân có mấy dãy vườn Sầu Riêng, ngước mắt nhìn lên cây, Cúc sợ hãi hỏi:
- Lỡ nhìn
dòm lên trái nó rụng xuống trúng lủng đầu thì sao ?
Lân
cười hiền ru, giải thích:
- Sầu
Riêng chỉ rụng ban đêm thôi, ban đêm thì đâu có ai ra đứng dưới gốc cây làm gì.
Thúy Vân
hỏi tới:
- Lỡ ban
đêm có người vô vườn mình ăn trộm xoài, trộm sầu riêng thì mình làm sao ta ?
Lân chỉ
tay vào mấy con chó, đang nằm ngủ trước nhà, dưới cái nằng hiu hiu, mùa Xuân
nhè nhẹ , nói đùa:
- Trộm làm
sao được, chó sủa rượt chạy xúc quần chứ ở đó mà trộm.
Lại thêm cảnh
giống y nhà mình, nhà mình cũng có treo bảng coi chừng chó dữ, cũng sợ trộm lẽn
vào nhà ăn cắp thứ này thứ kia, nên ba má nàng nuôi một đàn chó giữ nhà.
Lân lấy móc kéo mấy trái chôm
chôm xuống, có trái rụng trúng đất, mọng nước, Lân mời bạn ngay dưới gốc chôm
chôm, cam sành xanh um.
Thấy trời đã quá
trưa, được bạn thiết đãi buổi cơm thật thịnh soạn, cà ri bánh mì, bún, bì cuốn
chay, thịt quay bánh hỏi, gỏi tôm, bánh tét thịt kho tàu, dưa giá, dưa hấu và
trái cây vườn nhà, Cúc ra dấu cho Thúy Vân là tụi mình về là vừa, nhờ Lân đưa
ra bến đò. Chiếc ghe tam bảng gắn máy đuổi tôm chạy kêu xình xịch, lướt sóng.
Dưới chân là bịch trái cây có cả gói bánh phồng mì Lân nhanh nhẹn nhét vào giỏ
của bạn. Cúc được món quà gì thì Thúy Vân cũng được món quà đó. Ghe chạy về hướng
thị xã, bỏ lại sau lưng quận Cái Mơn với những dãy chôm chôm đỏ rực, những chùm
nhãn ngọt ngào. Cúc đưa mắt nhìn giòng nước đục phù sa lăn tăn gợn sóng, lòng
trĩu u sầu, chùn xuống trước tấm tình mộc mạc chân quê của Lân. Cúc thấy dường
như nàng chưa muốn dừng chân lại nơi này, đời nàng còn ham bơi ngược giòng nước
phù sa cho thỏa chí tang bồng. Và, nàng đã thực hiện đúng điều đó.
Nàng khoanh tay chào má và chị
dâu của Lân, bác gái hiền hậu mời:
-
Hôm nào quởn cháu Cúc cứ xuống chú thiếm chơi, tiếc là chú bữa nay đi vắng, chứ
ba má của cháu chú thiếm nghe tiếng nhiều rồi. Muốn hai gia đình làm quen thêm
vậy mà...
-
Dạ, tụi cháu cảm ơn thiếm đãi ăn quá ngon.
*****
Có lẽ không duyên. Không nợ. Nên từ lúc rời
quận lỵ Cái Mơn cho tới nay, chưa lần nào nàng gặp lại Lân nữa. Nhắc đến hai
chữ Cái Mơn chợt kỷ niệm bạn cũ trường xưa, một thời con gái chợt hiện về, làm
Cúc nhớ con đường làng hiền lành, hàng dừa cao bóng mát, rải rác hai bên đường
hiện ra vài căn nhà lá đơn sơ. Ngôi miễu và nấm mồ hoang dọc đường mòn dắt tới
bến đò. Với Cúc, tất cả chỉ còn là một khoảng ký ức thật sâu đậm mùi vị quê
hương, như vị thịt kho Tàu dịp Tết, tấm lòng nồng nàn như màu đỏ trái dưa hấu, tựa
màu trái tim chàng con trai miền Nam khi xưa mới lớn .
Võ thị Trúc Giang Lúa 9
21 Jan 2012
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Jan/2012 lúc 4:14pm
Bài đọc suy gẫm đầu năm mới:
Tình Nghĩa, Nghĩa Tình
Khôi An
Lần
đầu tiên tôi có ý định viết chuyện này là năm 1989. Năm đó, cả nước Mỹ
xôn xao tranh cãi về việc một người đàn ông đã đốt lá cờ Mỹ ngay trên
thềm toà nhà Quốc Hội trong buổi họp thường niên cuả đảng Cộng Hoà. Lúc
đó tôi đã nghe nhiều bàn tán về sự kiện này từ phía chống đối cũng như
phe ủng hộ. Ngày đó tôi vưà mới tốt nghiệp đại học, chưa để ý nhiều đến
những sinh hoạt chính trị xã hội ở chung quanh, nhưng trong lòng tôi đột
nhiên dâng lên một cảm xúc gần như là tiếc cho ngươì đàn ông đã làm
hành động đó. Nếu ông ta từng nhìn lá cờ Mỹ qua đôi mắt của tôi và của
hơn một trăm ngươì bạn đồng thuyền vaò
buổi sáng muà hè năm ấy, không biết ông ta có hành động khác đi chăng?
…..
Đêm
trung tuần tháng 7 năm 1983 bắt đầu khá êm ả. Con thuyền nhỏ đầy kín
ngươì đã ra hải phận quốc tế được gần 24 tiếng. Tôi đã hơi quen với mùi
hôi tanh lợm giọng trong thuyền nên cảm thấy hơi tỉnh táo, ngồi bó gối
nhìn cô em gái nằm bên cạnh đang mê man vì say sóng. Ngước mắt nhìn lên
bầu trời đang chuyển dần từ màu xám sang màu đen thẫm, tôi thầm cầu
nguyện cho được bình an. Cám ơn trời, biển khá êm, con tàu không vật vã
mà chỉ chồm lên hụp xuống theo từng
đợt sóng. Tiếng khóc cuả con nít, tiếng càu nhàu than thở, tiếng chửi
thề cũng lắng dần khi mọi ngươì chìm vào giấc ngủ mệt mỏi…
Hình
như tôi có thiếp đi một lúc vì khi tôi giật mình choàng dậy thì sự
hoảng sợ đã chụp xuống chung quanh. Bác tài công đang hối hả kêu mấy
ngươì lái phụ và các thanh niên khác dùng bạt bịt kín khoang thuyền nơi
mọi người đang nằm chen chúc. Chiếc đèn măng xông duy nhất trong phòng
máy bị thổi tắt phụt sau khi bác tài công ra lệnh:
- Tắt đèn! Tắt hết đèn đi!!!
Lắng
nghe những lời thì thào trao đổi một lúc tôi mới hiểu ra rằng tàu chúng
tôi đang bị tàu cuớp Thái Lan đuổi bắt. Chúng tôi phải tắt hết đèn chạy
xuyên vào biển đen trong khi tàu Thái ra sức rượt theo. Cả tàu đuợc
lệnh tuyệt đối im lặng, những đứa bé vưà lên tiếng khóc phải bị bịt
miệng ngay. Không biết lúc đó tôi còn trẻ quá, dại dột quá, có nhiều tin
tưởng quá, hay vì cảm xúc cuả tôi đã tê dại đi, nên tôi không thấy sợ
hãi lắm. Tôi gần như không cảm được sự hãi hùng của hơn một trăm sinh
mạng đang loi ngoi
trong khoang thuyền bịt kín. Tôi chỉ thấy khó thở vô cùng; tôi chỉ thấy
nhẹ gánh cho em tôi đang mê man, chắc nó không phải cảm thấy sự ngộp
thở tưởng chừng như không kham nổi mà tôi đang chịu; tôi chỉ biết tự nhủ
ráng lên, ráng lên; và tôi không ngừng cầu xin Thượng Đế, Chúa, Phật,
và tất cả những đấng thiêng liêng cứu vớt chúng tôi…
Chúng
tôi chạy vòng vèo ngay truớc mũi tử thần trong suốt một đêm, và bình
minh tới dù không ai mong đợị. Những tia sáng đã quét đi màn đêm đang
che chở chúng tôi. Bác tài công buông những câu chửi thề uất hận khi
khoảng cách giữa bọn cướp và chúng tôi thu ngắn trong khoảnh khắc… Rồi
tôi lại nghe bác lại chửi, nhưng lần này đuợm vẻ ngạc nhiên pha chút vui
mừng:
- ĐM, hình như tụi nó bỏ đi hả bây?
Tấm
bạt bịt khoang được hé ra cho chúng tôi khỏi chết ngộp, và qua cái khe
hở nhỏ đó, một con cá nhỏ xíu bằng ngón tay cái đã phóng vào thuyền, rơi
xuống ngay cạnh tôi. Tôi ngước mắt cố nhìn nhưng vì đang ngồi bẹp trong
khoang thuyền nên tôi chẳng thấy được gì ngoài một mảng trời đang sáng
dần.
Bỗng bác tài công và những nguơì trong phòng máy trên cao vụt la lớn:
- Có tàu! Có tàu lớn ở đàng xa kià!
- Tàu gì vậy? Vái trời cho không phải tàu Liên Xô!
Chúng
tôi như đuợc hồi sinh, ai cũng nhỏm lên nhìn nhưng vì lúc đó chiếc tàu
kia chỉ là một đốm nhỏ ở xa nên tôi chưa thấy gì cả. Vài phút sau, có
tiếng máy rồi một chiếc máy bay trực thăng nhỏ bay qua. Người trong
thuyền la hét như điên cuồng, nhiều người đàn ông cởi áo phất lia lịa
nhưng máy bay chỉ lượn vài vòng rồi… mất hút. Dù sao chúng tôi cũng có
một tia hy vọng ở chân trời, chúng tôi vội nhắm cái chấm ở tít đằng xa
mà chạy tới. Và chiếc tàu kia hình như cũng đang chạy về phía
chúng tôi vì nó càng ngày càng lớn dần.
Và, suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên giây phút đó, giây phút ngươì đàn ông ngồi trên cao la lạc giọng: - Thấy rồi! Thấy cờ Mỹ rồi!!!
Nước
mắt ông ràn rụa trên khuôn mặt khắc khổ lấm lem dầu máy. Mọi người đứng
bật lên làm thuyền chao mạnh. Chúng tôi đã thật sự được sống!
Chiếc
tàu vớt chúng tôi là một hàng không mẫu hạm của Mỹ. Nó to như một toà
nhà mười mấy tầng, những ngươì lính đầu tiên phải leo thang dây xuống để
đem con nít và những ngươì yếu sức lên trước. Em tôi đã tỉnh dậy như
một phép lạ và chúng tôi bám vào thang dây, dò từng bước leo lên boong
tàu. Vưà lên tới nơi, mỗi ngươì được trao một ly sữa và một trái táo
trước khi tụ tập trong một góc boong. Và ngạc nhiên thay, trên tàu đã có
cả trăm ngươì Việt Nam chạy ra mừng chúng tôi. Thì ra
chiếc tàu Mỹ này vừa mới vớt một thuyền vượt biên khác ngày hôm trước.
Sau khi mọi ngươì đã lên tàu lớn, những nguơì lính Mỹ tưới xăng lên
chiếc thuyền mà chúng tôi vưà rời khỏi rồi châm lưả đốt. Đứng trên boong
tàu nhìn vói theo chiếc thuyền nhỏ xíu đang bốc cháy và trôi dần ra xa,
biết rằng mình vô cùng may mắn, nhưng lòng tôi vẫn thoáng chút ngậm
ngùi…
Tổng
cộng thuyền nhân đuợc cứu từ hai chiếc ghe vuợt biên lên tới gần hai
trăm năm mươi người. Hồi đó, tiếng Anh cuả tôi kém và tính tình nhút
nhát nên không dám hỏi han những người lính ở trên tàu. Tôi chỉ nghe nói
lại là chiếc hàng không mẫu hạm này đang trên đuờng đi công tác ở Phi
Luật Tân. Họ đã nhìn thấy tàu chúng tôi từ rất xa và quyêt định đi chếch
qua để cứu chúng tôi. Chiếc trực thăng bay qua trước khi tàu đến cũng
là do vị thuyền trưởng đã gởi tới để xem xét tình trạng
của chúng tôi.
Không
hiểu vì sao mà trên tàu có sẵn một số quần áo cũ. Chúng tôi đuợc phép
lựa những thứ tạm mặc đuợc để thay đổi hàng ngàỵ. Khổ nỗi đống quần áo
đã qua sự lựa chọn cuả những người lên trước nên chỉ còn toàn những thứ
khó mặc. Tôi nhặt đại hai cái áo to bằng bốn lần khổ người tôi, và một
bộ áo liền quần màu xanh bó sát. Chẳng hề gì, tôi vẫn vô cùng sung sướng
vì ước mơ gần như hoang đường nay đã thành sự thật: tôi đã trốn thoát
khỏi Việt Nam và đang ở trên tàu Mỹ.
Ngày
đó tôi vưà học xong trung học. Sau 8 năm đói khổ sau bức màn sắt cuả
Cộng Sản, thế hệ chúng tôi hầu như quên mất có một thế giới bên ngoài..
Trong những ngày trên tàu Mỹ tôi đã gặp lại những hành động lịch sự,
những cử chỉ nhân ái gần như đã biến mất trong xã hội nơi tôi vừa ra đi.
Những ân nhân của chúng tôi ân cần đến từng chi tiết nhỏ, một trong
những việc đầu tiên họ làm là phát phong bì, giấy bút cho chúng tôi viết
thư báo tin cho người thân. Cho đến bây giờ
tôi vẫn còn nhớ chiếc phong bì màu xanh nhạt có hình chiếc hàng không
mẫu hạm và tên tàu ở góc, tôi vẫn còn nhớ ánh mắt thương cảm của những
người trên tàu nhìn chúng tôi nhếch nhác, bơ phờ dò từng bước lên tàu.
Suốt
thời gian trên tàu tôi vô cùng ái ngại cho những ngưòi lính và những sĩ
quan đã tốn không biết bao nhiêu công sức để lo cho hơn hai trăm ngươì
chúng tôi. Vì hàng không mẫu hạm là đơn vị quân sự nên chúng tôi không
được phép ra khỏi phần cuối boong tàu. Mỗi người được phát một tấm chăn
dạ màu xám, loại chăn nhà binh Mỹ mà tôi đã thấy trước năm 1975. Chăn
rất tốt và khí hậu Thái Bình Dương vào muà hè khá ấm nhưng chúng tôi
phải nằm ngay trên boong và gió thổi lồng lộng khi tàu chạy nhanh nên
ban đêm vẫn lạnh. Tôi ngủ đuợc rất ít nhưng chính vì thế tôi
càng có cơ hội chứng kiến sự tận tâm cuả những người trên tàu. Sáng sớm
tôi vưà thức dậy đã thấy ngươì ta đang lăng xăng dọn thức ăn sáng cho
chúng tôi. Mất mấy tiếng mới phục vụ hết đám ngươì đông đúc nên chỉ vài
tiếng sau là họ lại lục tục lo bữa ăn trưa, rồi ăn tối. Thức ăn quá lạ
miệng nên tôi không thấy ngon, ngay cả trái chuối cũng khác ở Việt Nam,
nhưng tôi nhớ nhất là ly cà phê đầu tiên trên tàu. Đã từng nếm những ly
cà phê đen sánh quậy với sữa đặc ở Việt Nam, tôi ngạc nhiên lắm khi ngậm
ngụm cà phê Mỹ pha sẵn. Thật tình, cà phê sao chua lè và trong veo, y
như là nước giảo của cà phê Việt Nam!
Vấn
đề vệ sinh cho hơn hai trăm người chen chúc trong khoảng không gian nhỏ
mới thật là kinh khủng. Thuỷ thủ đòan phải dùng nylon đen che thành mấy
phòng tắm quay mặt ra biển, nhà vệ sinh cũng là nylon đen quây quanh
mấy thùng sắt to. Mỗi sáng nhân viên trên tàu cùng chúng tôi dọn dẹp, và
tôi không thấy người nào tỏ thái độ khó chịu cho dù trong khi làm những
việc cực nhọc nhất.
Mấy
ngày ngắn ngủi trên tàu mãi mãi là một trong những kỷ niệm khó quên nhất
trong đời tôi. Trên chiếc hàng không mẫu hạm hùng vĩ đó, tôi đã đuợc
xem cảnh tàu chở xăng xáp vào tiếp nhiên liệu cho tàu lớn ngay trên
biển, đã được chứng kiến những sinh hoạt hàng ngày quy củ răm rắp như
một trong guồng máy nhưng đuợc thực hiện bởi hải đoàn đầy ắp tình người.
Tôi nhớ nhân viên trên tàu ngoài nhiệm vụ riêng họ còn phải chăm sóc đủ
thứ cho chúng tôi, và phải lo rất nhiều giấy tờ cho thủ tục gởi chúng
tôi vào trại tị nạn Thái Lan. Bận rộn vậy nhưng không khí trên tàu luôn
ấm cúng và thân tình. Tôi vẫn nhớ lễ chào cờ mỗi sáng, đám người tị nạn
đứng sát bên thuỷ
thủ đoàn cùng lắng nghe quốc ca Hoa Kỳ vang vọng. Tôi vẫn mường tượng
đuợc cảm giác bàng hoàng khi nhìn lá cờ Hoa Kỳ bay lồng lộng trên bầu
trời xanh biếc cuả Thái Bình Dương mà tự nhủ không biết mình sẽ ra sao
nếu chiếc tàu này đến trễ chỉ một vài tiếng trong buổi bình minh hôm
trước…
Mỗi buổi chiều khi công việc đã xong, người trên tàu túa ra trò chuyện
với chúng tôi. Từ vị sĩ quan trong đồng phục trắng toát tới anh thuỷ thủ
trong đồng phục xanh, ai cũng ân cần vui vẻ. Họ đuà giỡn với con nít,
trò chuyện với mọi nguời, cố lắng nghe những câu tiếng Anh vụng về cuả
chúng tôi để tìm hiểu xem chúng tôi có cần thêm gì hay không. Để chúng
tôi giải khuây, họ còn căng màn chiếu phim. Tôi nhớ mãi cuốn phim đó là
phim Điệp viên 007 James Bond với tựa đề “For Your Eyes Only”. Giữa trời
đêm lồng lộng ngàn ánh sao, trên con thuyền băng băng xuyên vào biển
đen, những hình ảnh rực rỡ chớp tắt trên màn ảnh vĩ đại làm tôi mơ màng
tưỏng như mình đang trôi trong đêm hoa đăng thần thoại của một giấc mơ
kỳ diệu…
Như
thế đó, tôi đã may mắn gặp đuợc cái đẹp đẽ nhất cuả nước Mỹ trước khi
đặt chân tới đất nước này. Tôi đến Mỹ với vài đô la và mấy bộ quần áo
tồi tàn nhưng gia tài cuả tôi là lòng cảm mến sâu xa với một miền đất
giàu tình ngươì, cùng với hoài bão sẽ cố gắng sống cho xứng đáng với sự
hy sinh cuả gia đình, với sự may mắn mà Thượng Đế đã nhờ những “sứ giả”
trên tàu Mỹ đem đến cho chúng tôi.
Những
bối rối vì ngôn ngữ, những trở ngại khi hội nhập đôi khi có làm tôi
buồn nản, nhưng tôi thấy quay quắt nhất là những khi nhớ về Việt Nam.
Những chuyện nhỏ nhặt như khi đi chợ Việt Nam, nhìn người ta xăm soi tìm
cho được những trái tuyệt hảo nhất trong đám nhãn mọng tươi nhập cảng
từ Á châu cũng làm tôi bùi ngùi. Tôi nghĩ đến những trái hơi có tì vết
mà không ai thèm mua kia cũng có thể là hàng xuất khẩu từ Việt Nam, là
tinh hoa chắt ra từ quê hương nghèo nàn của tôi, là loại hàng “xuất
khẩu” mà người đi làm bình thường như cha mẹ tôi không bao giờ
mua nổi.
Tuy
thế, vấn đề lớn nhất tôi gặp phải trên đất Mỹ là một chuyện tôi chưa hề
nghĩ tới: đó là tình cảm của tôi với nước Mỹ đã làm tôi hoang mang.
Ngay từ nhỏ, những câu tục ngữ như “Con không chê cha mẹ khó, chó không
chê chủ nhà nghèo” đã thấm sâu vào lòng tôi. Cho dù tôi biết chắc rằng
tôi không liều mạng vượt biển vì miếng cơm manh áo, tôi ra đi không phải
vì tôi chê mẹ Việt Nam nghèo khó, nhưng trong trí óc cuả một thiếu nữ
đang trưỏng thành một mình trên
miền đất mới, tôi cảm thấy gần như… có lỗi khi thấy mình càng ngày càng
quen với đời sống mới và thật sự yêu mến quê hương thứ hai này. Có lẽ
cảm giác đó giống như đưá con nuôi cuả một gia đình giàu có, một ngày
kia trở về quê cũ và cảm thấy băn khoăn khi bắt gặp mình ngập ngừng, xa
lạ trước cha mẹ ruột nghèo nàn xấu xí.
Không
hiểu may mắn hay không may cho tôi là khi chiến tranh Việt Nam đang
diễn ra thì tôi còn nhỏ. Vì thế, trong lòng tôi không có cảm giác hụt
hẫng và đau đớn của nhiều người lớn khi bị “đồng minh Mỹ bỏ rơi”. Khi
tôi nghe vài ngưòi nói rằng nước Mỹ cưu mang chúng ta không phải vì họ
tốt mà vì họ có trách nhiệm với người Việt, tôi hiểu tại sao họ nghĩ thế
nhưng tôi không cảm được. Tôi kính trọng suy tư riêng cuả mỗi ngươì,
nhưng riêng tôi, tôi thấy cái tinh tuý cuả hiệp chủng quốc vượt khỏi
những nhiệm kỳ tổng thống hay đảng phái. Tinh tuý
đó đến từ những nguơì dân Mỹ. Có lẽ tình cảm cuả tôi với nước Mỹ đã
thành hình từ lúc nhìn con tàu mang lá cờ Mỹ lớn dần từ phía chân trời
trên Thái Bình Dưong, từ khoảnh khắc thấy người lính Mỹ ôm chặt em bé
nhớp nhúa ói mửa vào lòng để đem lên tàu, từ khi anh thủy thủ ân cần
dùng con dao nhỏ cắt bớt chiếc dép cao su cho vừa chân tôi, từ hình ảnh
người sĩ quan trong bộ đồng phục trắng toát đang xắn quần, gò lưng kéo
dây ghìm cho thuyền nhỏ đứng yên để chúng tôi bước lên bờ biển Thái Lan,
từ hình ảnh những ngươì Mỹ đứng một hàng dài lưu luyến dõi theo đám
thuyền nhân chúng tôi đang lục tục đi vào trại mà còn cố ngoái lại nhìn
qua làn nước mắt.
Tôi
tin rằng không phải vị thuyền trưởng nghĩ rằng người Mỹ có trách nhiệm
với chúng tôi, hay vì sự may mắn khi con cá nhỏ nhảy vào tàu mà chúng
tôi được vớt. Nước Mỹ có quyền không cho phép chiếc hàng không mẫu hạm
đi chệch hải đồ để cứu người, giống như bao con tàu khác đã làm ngơ với
những chuyến vượt biên kém may mắn. Hơn nữa, những gì không thật sẽ
không tồn tại lâu bền, cho nên tình cảm ban đầu cuả tôi với nước Mỹ sẽ
mất đi nếu tôi không càng ngày càng thấy Hoa Kỳ là một đất nước bao
dung. Tôi không ngây thơ nghĩ rằng – hay mong
rằng – nước Mỹ là hoàn hảo; nhưng với tôi nuớc Mỹ là một dòng sông mênh
mông, đôi khi cũng đem theo rác dơ, đôi khi cũng dậy sóng nguy hiểm,
nhưng dòng sông đó đã rộng lòng đem nước và phù sa đến cho những giống
cây đến từ khắp nơi có cơ hội đơm trái ngọt…
Người
sống lâu ngày trong bình an, sung sướng thường quên rằng mình may mắn.
Người đàn ông đốt lá cờ Mỹ trên thềm nhà Quốc Hội chắc chỉ nhớ đến những
rác rưởi trong dòng sông, chắc ông ta không hiểu rằng chỉ ở Hoa Kỳ ông
ta mới dám chà đạp quốc kỳ ngay trước toà nhà lập pháp mà không sợ rằng
mình sẽ “ra đi không có ngày về”. Ông ta chắc chắn không biết rằng lá cờ
đó đã khiến hải tặc Thái Lan buông chúng tôi, đã quyết định giữa cuộc
sống bình an ở Hoa Kỳ và cái chết – hay một cuộc sống nô lệ trên xứ Thái
đau khổ hơn cả cái chết – cuả hơn một trăm người trên chiếc thuyền vượt
biên vào một ngày hè năm 1983.
Thời
gian trôi qua. Tôi đã lớn lên và đã hiểu ra rằng tôi không hề phải chọn
lựa giữa quê hương thứ nhất Việt Nam và quê hưong thứ hai Hoa Kỳ. Tôi
yêu mến đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã cưu mang tôi, cho cây tôi lớn
lên thành một cây quýt ngọt, và đất nước này không hề phiền hà khi tôi
đem chia xẻ trái ngọt đó với nơi tôi sinh ra. Tôi đâu phải là cá hồi mà
phải chọn lựa giưã sông và biển? Tinh thần cuả nước Mỹ luôn khuyến khích
mọi người góp sức làm thế giới tốt đẹp hơn và tôi sẽ làm như thế. Tôi
sẽ cố gắng để bằng cách này hay cách khác, trao lại những may mắn và cơ
hội mà tôi đã
được trao. Hy vọng là tôi sẽ góp phần để một ngày nào đó người dân Việt
Nam không còn phải tìm cách ra đi cho dù phải trả giá bằng tính mạng
hay nhân phẩm.
Tôi
yêu Việt Nam đã sinh thành ra tôi và tôi yêu Hoa Kỳ đã duỡng dục tôi.
Đôi khi tôi tẩn mẩn phân tích tình cảm cuả mình: với Việt Nam là tình,
với Hoa Kỳ là nghiã… Rồi tôi lại loay hoay tự hỏi có phải như vậy không,
hay là ngược lại? Cuối cùng tôi bật cười, nghĩ mình thật là lẩn thẩn,
bởi vì tình cảm đâu cần gì phân loại và đặt tên.
Khôi An.
Tác
giả đến Hoa Kỳ năm 1984, hiện là cư dân cuả Bắc California. Nghề
nghiệp: kỹ sư điện tử tại Intel Cooperation. Bài mới viết cho biết thêm
cô là thuyền nhân và kể lại câu chuyện xúc động: Một chuyến tầu vượt
biển bị hải tặc săn đuổi và vào lúc tả tơi cùng quẫn hết chạy nổi thì
thấy lá cờ Mỹ...
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Feb/2012 lúc 7:17pm
Một bài viết cảm động ! mk
Gia Tài Của Cha Tôi
Nguyễn Duy-An
Cha tôi
không còn nữa! Cha tôi đã mất ngày 22 tháng 5 năm 1998
ở Việt Nam, để lại lại cho tôi một gia
tài vô giá. Đó chính là niềm tin, là lý tưởng, là ý chí
và nghị lực giúp tôi vững bước trên
đường đời.
Ông nội
mất khi cha tôi còn bé lắm! Mấy năm sau bà nội
“đi thêm bước nữa” nên cha tôi phải nghỉ
học để tìm kế sinh nhai nuôi dưỡng 3
người em còn nhỏ dại mặc dầu lúc đó cha
tôi cũng chỉ mới 15 tuổi đầu. Cha tôi không
phải là người giỏi, cũng không có tài gì
đặc biệt nên đã không thể làm giàu về
vật chất nhưng ý chí và nghị lực của ông
thật tuyệt vời. Cha tôi luôn luôn can cảm
đối đầu với sự thật, cho dẫu có
phũ phàng, và sẵn sàng chấp nhận “thua một
trận để thắng cả cuộc chiến!”
Lúc còn
ở miền Bắc, cha tôi đã từng đi “làm thuê
ở mướn”, can tâm chịu nhục nhã để tìm
phương tiện nuôi dưỡng các em khôn lớn,
dựng vợ gả chồng cho từng người “để
cô và hai chú không phải tủi thân vì ông nội chết
sớm!”
Sau khi di
cư vào miền Nam, ở Bình Giả một thời gian,
cha tôi lại một lần nữa đưa gia đình
đi dinh điền Phước Tín thuộc quận
Phước Bình, tỉnh Phước Long vì sợ con cái
mắc phải những cơn bệnh ngặt nghèo vì “ngã nước”
nơi vùng đất đầy chướng khí lúc mới
thành lập trại di cư này. Nhưng rồi thực
tế quá phũ phàng, gia đình tôi lại dọn ngược
trở về Bình Giả năm 1966 vì chiến tranh lan
rộng trên vùng Phước Long. Một lần nữa, cha
tôi đã phải bắt đầu lại từ con số
không, ăn nhờ ở đậu anh em bà con, làm thuê làm
mướn sống qua ngày, rồi phát rừng kiếm
đất cày cấy.
Trong
thời gian chạy loạn và di chuyển trở lại
Bình Giả, tôi đã mất một năm học, rồi
vì tuổi trẻ ham chơi, tôi phải ở lại
lớp thêm một năm nữa. Tôi biết lúc đó cha tôi
lo buồn nhiều lắm; tuy nhiên, vì sợ tôi chán nản
bỏ bê việc học nên cha tôi chỉ ân cần nhắc
nhở: “Con phải can đảm vươn lên. Con là
niềm tự hào của cha. Nếu tự con không
được can đảm cho lắm, thì cũng phải
tỏ ra là mình can đảm. Người ta không phân
biệt được một người can đảm
với một người tỏ ra can đảm đâu…”
Sau năm
1975, khi biết anh em chúng tôi hầu như mất
định hướng, không còn hứng thú tiếp tục
học, cha tôi chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo: “Các con
phải cố gắng mà học. Đời cha đã
khổ vì ông nội mất sớm, không được
học nhiều nên cứ phải cày sâu cuốc bẫm.
Thời nào người có học cũng hơn, các con
cố lên, đừng chán nản.” Tôi không bao giờ quên
giọng nói nghẹn ngào của cha khi tôi từ giã gia
đình trở lại trường học vào một
buổi sáng cuối thu năm 1975: “Cha không có một
hũ vàng cũng không có một tủ sách để lại
cho con. Cha chỉ biết cày sâu cuốc bẫm để
nuôi con ăn học cho tới đầu tới đũa…
Con đừng cầu mong của cải mà hãy cầu mong
sự khôn ngoan, hiểu biết, và lòng dũng cảm.”
Chính
nhờ những lời khuyên dạy đó mà đầu
thập niên 1980, em trai tôi đã trở thành một giáo viên
ở vùng “Kinh Tế Mới Xuân Sơn” gần Bình Giả
thay vì phải “thi hành nghĩa vụ quân sự” ở
Campuchia như bạn bè cùng trang lứa. Và cũng chính
nhờ những lời khuyên dạy đó mà sau khi tới
Mỹ, tôi đã tìm mọi cách rời khỏi nông trại
của người bảo trợ để tự đi
tìm cho mình một tương lai qua việc học.
Những
ngày đầu gian khổ ở Mỹ, tôi đã nghĩ
thật nhiều về cuộc sống vất vả
của gia đình đang lây lất qua ngày ở Bình
giả, và thường xuyên ôn lại những lời khuyên
dạy của cha tôi để làm động lực thúc
đẩy mình phải vươn lên. Thời sinh viên
độc thân, với tiền học bổng và làm
việc trong trường, tôi cũng tạm đủ
sống, nhưng đêm từng đêm tôi vẫn đi quét
nhà, hút bụi, lau cầu tiêu… để kiếm thêm
tiền mua quà gởi về giúp gia đình bên Việt Nam.
Tôi rất vui mừng và hãnh diện vì trong gian nan khốn
khó của những ngày đầu sống kiếp tỵ
nạn, mặc dầu tôi không đủ khả năng
để nuôi các em như cha tôi đã từng làm, nhưng
tôi cũng giúp đỡ cha mẹ và các em, các cháu
được phần nào qua cơn túng quẫn.
Trước
Tết Nguyên Đán năm 1998 tôi vội vã dẫn theo
đứa con gái đầu lòng mới 8 tuổi trở
về khi nghe tin cha tôi bệnh nặng, và sợ sẽ không
còn sống được bao lâu! Sau khi hoàn tất thủ
tục Hải Quan và bước ra phía ngoài phi
trường, tôi đã không cầm được nước
mắt khi nhìn thấy cha già một tay chống gậy,
một tay bám vào vai em tôi mới có thể đứng
vững để nhìn lại đứa con trai sau bao nhiêu
năm trời xa cách. Cha tôi gầy gò và xanh xáo quá!
Hai cha con
tôi ôm nhau khóc ròng, trong lúc mẹ và các em, các cháu cũng khóc
như mưa. Ngày tôi âm thầm lặng lẽ cỡi xe
đạp rời Bình Giả ra Láng Cát để xuống
thuyền đi tìm tương lai, trời mưa như thác
đổ. Chiều nay tôi trở lại, trời Sàigòn
nắng chang chang, nhưng sân phi trường cũng
ướt đẫm nước mắt của cha,
của mẹ, của anh em và con cháu. Người ta trở
về trong tiếng vui cười hớn hở, cả
Việt Kiều lẫn thân nhân đi đón; chỉ riêng tôi
trở về với nước mắt trong vòng tay gầy
guộc, yếu đuối của cha già. Khi ôm cha vào lòng
để những giọt nước mắt yêu
thương nhung nhớ của cha ướt đẫm
vai áo, tôi mới nghẹn ngào, nức nở thốt lên: “Cha
ơi! Con đã về!” Phải, tôi đã về! Tôi
đã trở về bên cha già như đứa con hoang đàng
trong Phúc Âm tìm về với Người Cha Nhân Hậu...
(Luca 15: 11-32).
Cha tôi
vốn ít nói, bây giờ lại bệnh hoạn, đi
đứng nói năng đều khó khăn, nhưng
cũng không quên hỏi tôi trong nghẹn ngào: “Con có học
được tới đầu tới đũa như
lòng cha mong ước không?” Nước mắt tôi
lại trào ra. Tôi vòng tay ôm cha tựa sát vào người.
Trời nóng lắm nhưng lòng tôi lại có cảm giác
buốt lạnh và đang được sưởi ấm
từ từ nhờ hơi ấm của tình cha...
Chúng tôi
về tới Bình Giả lúc nào tôi cũng không hay vì trời
đã chập choạng tối nên tôi không nhìn rõ cảnh
vật hai bên đường làng. Lúc xe đậu lại
trước nhà, tôi mới chợt tỉnh cơn mơ… Anh
em bà con trong làng không biết tôi trở về; do đó, khi
thấy xe ngừng ở cổng, họ đoán là cha tôi
từ bệnh viện trở về nên chạy đến
thăm hỏi đầy nhà. Một số người khi
biết nhà có Việt Kiều đã âm thầm rút lui vì
sợ mang tiếng đến thăm Việt Kiều
chứ không phải thăm cha tôi. Khi nghe em tôi nói thế, tôi
ra sân đứng chào đón mọi người, nhưng
hầu hết lấy cớ “để ông cụ nghỉ”
và ra về. Cha tôi mệt lắm, nhưng cũng cố
gắng đứng lên nói vài lời cám ơn mọi
người rồi mới để em tôi dìu vô phòng
nghỉ, sau khi quay sang dặn tôi: “Cha biết con cũng
mệt, nhưng cố được thì thay cha ngồi nói
chuyện và cám ơn mọi người. Ngày mai con
đưa cháu đi một vòng thăm hỏi anh em bà con trong
họ, trong làng cho phải phép.”
Mấy
ngày Tết tôi bận tối tăm mặt mày vì
người vô ra liên tục. Việt Kiều nhà
người khác về quê mang quà đi biếu bà con, riêng tôi
lại ngồi nhà nhận quà của anh em bà con đến
thăm cha tôi đang bệnh: Người mấy quả
trứng, người ít trái cây, hộp sữa... Ôi! Cái tình
người ở quê tôi đẹp quá! Tôi đã đi qua
hơn một nửa quả địa cầu, đến
thăm cả trăm thành phố khác nhau, nhưng tôi
chưa tìm được ở đâu người ta có
“tấm lòng yêu thương chòm xóm” như tại làng Bình
Giả – Quê Hương Yêu Dấu của tôi. Có những
người đã dọn ra Ngãi Giao hay vào Xuân Sơn,
nhưng nghe tin cha tôi đi nhà thương về cũng
lặn lội đến thăm. Có người đã nói
thẳng với mẹ tôi: “Nghe nói có Việt Kiều
về, nhà con cũng ngại lắm, nhưng biết ông
ở nhà thương về, không đến không
được!”
Cha tôi
chỉ là một nông dân tầm thường, nhưng
mọi người trong làng đều thương
mến... Tôi đã xúc động đến rơi lệ
khi bà con trong làng nói cho tôi biết trên con đường
nối liền Vũng Tàu và Quốc Lộ số 1, đi
ngang cuối làng Bình Giả, trước khi vào tới xã Tân
Lập, có một chiếc cầu mang tên cha tôi: Cầu
Ông Minh.
Tôi đã
chụp hình “chiếc cầu mang tên cha tôi” đưa về
Mỹ, để chung vào hộp với tài liệu tôi
viết lại những lời khuyên dạy của cha
từ ngày còn bé... Đây chính là biểu tượng
của một gia tài vô giá cha để lại cho tôi.
Đã
từ lâu lắm rồi, trên con đường mòn từ
Bình Giả vào Tân Lập, có một đoạn đi qua
một con suối thuộc phần đất của gia
đình tôi. Chính cha tôi đã vận động bà con
đốn cây xẻ gỗ làm một chiếc cầu khá
tốt để giúp dân làng vận chuyển nông sản qua
lại, và mọi người vẫn gọi là “Cầu Ông
Minh”. Khi chính phủ quy hoạch làm đường nhựa
và xây cầu xi-măng, bà con trong vùng đã xin phép
được chính thức đặt tên là “Cầu Ông
Minh” trong bản đồ hành chính của tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam.
Cầu
Ông Minh
Ngày mùng 6
tết tôi phải lên đường trở về Mỹ.
Cuộc chia tay nào cũng
buồn cả! Riêng tôi, khi nhìn thấy cha già chống
gậy đứng bên cửa, nước mắt lưng
tròng nhìn theo... tôi bước không đành! Tôi ra xe, ngoảnh
mặt lại thấy cha giàn giụa nước mắt,
tôi lại chạy vào. Ba bốn lần như vậy tôi
cũng không làm sao cất bước lên xe.
Em tôi sợ trễ giờ lên máy bay nên vừa khóc,
vừa nói: “Cha vô nhà đi, anh mới ra xe
được!”
Không biết vô tình hay hữu ý, cha tôi nói một câu làm
mọi người cùng bật khóc nức nở: “Con
không cho cha nhìn anh con lần cuối được sao?”
Tôi ôm cha vào lòng thật chặt và nước mắt
tuôn trào. Con gái tôi cũng ôm bà nội khóc nức nở. Cha
tôi ôn tồn nói: “Con đưa cháu ra xe kẻo trễ.
Đừng khóc nữa... Con đi đi, cứ để
cha đứng nhìn theo.”
Tôi chỉ còn biết “dạ” trong tiếng nấc và
bước thụt lùi ra xe. Đó là hình ảnh cuối cùng
của cha tôi còn giữ mãi trong tim cho tới giờ này.
Người cha già chống gậy đứng bên cửa nhìn
con ra đi, hay trông ngóng bóng con trở về? !!!
Nguyễn Duy-An
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Feb/2012 lúc 10:34am
Nhớ Bóng Mai Xưa
Tác giả: Diệp Hoàng Mai
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Diệp Hoàng Mai được chuyển đến Việt
Báo và giới thiệu bởi tác giả Nguyễn Trần Diệu Hương: “Chị Mai là cựu
học sinh ban Toán niên khóa 1974-1975, trường trung học Ngô Quyền tại
Biên Hoà. Hiện chị là một luật sư đang ở Việt Nam. Mong tác giả Diệp
Hoàng Mai sẽ tiếp tục góp thêm bài mới.
*** http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-187211_5-15_6-1_17-47_14-2_15-2/ - - http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-187211_5-15_6-1_17-47_14-2_15-2/ http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-187211_5-15_6-1_17-47_14-2_15-2/ - - 1. Má tôi yêu nhất loài hoa mai. Yêu đến đổi, má biến
mảnh sân nhà thành vườn mai giữa phố. Má nói, Mai được xếp bậc thứ nhất
trong “ tứ hữu” Mai – Lan – Cúc – Trúc.” Bậc Thánh thơ ca Cao Bá Quát,
người anh hùng chống chế độ phong kiến bạo tàn, bình sinh tâm đắc hai
câu đối: Thập tải luân giao cầu cổ kiếm, Nhất sinh đê thủ bái mai hoa… (Mười năm bàn đạo giao du khó như tìm gươm cổ, Một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai) Má
tôi bảo, ông này là người có lý tưởng sâu sắc, nhân cách sống cao
thượng và chí khí quật cường. Cả cuộc đời, ông chỉ chịu cúi đầu khuất
phục hoa mai. Chưa hết, má còn thi vị hoa mai bằng câu ca dao…
Bông mai vàng, thuở nàng còn trẻ. trên lối đi về, Lắm kẻ đợi mong. Bây giờ, Tình đã sang sông. Anh trèo cây khế, Ngó mong đất trời. Bớ em ơi! Sao chẳng nói một lời…
Hiếm hoi lắm, má mới có chút thì giờ an nhiên như vậy. Công việc hàng
ngày gần như nuốt chửng má tôi. Bốn giờ khuya, má lẳng lặng ra đi khi
các con chưa thức giấc. Nửa đêm má trở về nhà, các con say ngủ mất rồi.
Sống chung nhà, mà ít khi tôi… gặp má. Vì vậy hôm nào má bệnh nằm nhà,
tôi lẩn quẩn bên má hỏi han đủ chuyện. Nhưng vừa gượng dậy, má lại kéo
tôi ra vườn chăm bẳm mấy gốc hoa mai: - Chỉ cần một chậu mai ngày Tết, người ta đã có cả mùa xuân rồi. Nhà mình có cả vườn mai, con thích hôn? Má càng “say” hoa mai, tôi càng tức tối nên hay phản đối: - Con thấy bông thọ đẹp hơn!...
Má xoa đầu tôi, cười xòa: - Bông tên thọ, nhưng bông không sống được lâu… Tôi
tự ái trẻ con, không bày tỏ với má rằng tôi cần má. Tôi thích má quan
tâm chỉ mỗi mình tôi. Tôi thèm kể kể má nghe, chuyện cô khen tôi làm
luận văn giỏi. Hay chuyện thằng Tí xóm Chùa đạp xe lọc cọc đòi chở tôi
về. Chà chà, bao nhiêu là chuyện con gái muốn kể má nghe. Vậy mà, má
không quan tâm đến nỗi lòng con gái… Dần dà tôi đâm ra ghét hoa mai,
ghét thậm tệ... Lòng ghen tị khiến xui tôi hành động điên rồ. Rình rình
cả nhà đi vắng, tôi lần lượt tạt… nước sôi luộc mấy gốc mai. “Thiên bất
dung gian”, thiệt hổng sai. Anh của tôi bất chợt về nhà, bắt quả tang
tôi đang nghịch dại. Khỏi phải nói, tôi bị trận đòn đau quắn đít, nhưng
bụng dạ tôi rất hả hê. Mùa xuân năm đó, mấy gốc mai bị tưới nước sôi… nụ
đơm đầy đặc. Để sáng mùng một Tết, hoa nở vàng tươi rừng rực khắp sân
nhà… Thiệt là, ông Trời hỏng chịu chiều lòng tôi tí tẹo nào. Ông
ngoại tôi nhìn tướng đoán người không sai. Ba tôi quá đỗi hào hoa, nên
ngay khi má sinh con đầu lòng, ba tôi có duyên tình mới. Ba vẫn về thăm
nhà, vẫn đều đặn “gửi” má thêm mầm sống. Thế nhưng mười lần như một, từ
lúc cưu mang đến khi sinh nở, má tôi chỉ có một mình. Con cái cả bầy, ba
tôi chỉ nhớ tên đứa đầu tiên. Số đông còn lại, nhìn khuôn mặt giống đứa
con đầu, ba tôi sẽ biết đứa đó con mình. Chiều 30 tháng Chạp hàng
năm, cả nhà tôi đợi ba về cùng đón giao thừa. Sáng mùng một Tết, anh chị
em tôi dậy sớm, quần áo tinh tươm… Đây là ngày duy nhất trong năm, gia
đình tôi có đủ đầy quân số. Chúng tôi bắt chước ba má, nghiêm trang đốt
nhang cúng bái tổ tiên. Lễ xong cả đám chen chúc xếp hàng, chờ ba phát
phong bì lì xì màu đỏ, mà tối hôm qua má tôi xếp sẵn. Bữa cơm đoàn tụ
năm mới qua nhanh, chúng tôi ì xèo gầy tụ đánh bài, không bị má la rầy
chi hết. Má còn mang thức ăn, nước uống tiếp tế “cho mấy cha con có sức…
ngồi sòng”. Má tất ba tất bật, nhưng khuôn mặt má rạng ngời khi nhìn
cảnh cả nhà sum họp đông vui. Sang mùng hai Tết, khi chúng tôi còn say
ngủ, thì ba tôi đã bỏ đi rồi. Trong hoàn cảnh đó, má xoay trở đủ nghề
nuôi con ăn học. Lúc con còn nhỏ, má đóng xe bán bánh mì gà ngay trước
cổng. Khi chị của tôi có thể trông giữ các em, má tôi quyết định chuyển
nghề buôn bán cây rừng. Lên rừng đủ thứ hiểm nguy, bệnh sốt rét rừng ai
trải qua đều khiếp sợ. Kế đến, phải nộp thuế “hai đầu”: vô rừng mua cây
phải “lo lót” cho VC, về thành bán cây thì “mãi lộ” kiểm lâm. Vẫn chưa
hết, một phụ nữ nhan sắc như má tôi, rất vất vả đối phó với đám đàn ông
xa vợ dài ngày. Má đã từng đành lòng bỏ những chuyến cây rừng quí hiếm,
để giữ tròn đức hạnh của một phụ nữ Á đông. Trong giới làm ăn thuở đó,
má tôi nổi tiếng khéo léo giỏi giang. Làm cái nghề mà ngay đến đàn ông
còn kiêng dè, nhưng một tiểu thư “vóc hạc xương mai” như má tôi lại vô
cùng thành đạt. Hồi đó tôi chưa biết ăn diện, nên vẫn là con ngoan của
má. Chứ anh chị em tôi, bị má rầy hoài về tội tiêu hoang. Hàng tháng, má
còn chu cấp tiền cho ba nuôi con của … vợ bé. Anh chị tôi bực tức cằn
nhằn, má nhẹ nhàng giải thích: - Người dưng má còn giúp được, huống chi tụi nó là con của… ba bây! 2. Mười
tám tuổi, tôi đến nước Mỹ. Những tưởng, tôi chỉ tạm đi lánh nạn vài
tuần. Nào ngờ thời cuộc đổi thay, tôi như cánh chim lạc mất đường về. Tự
dưng sống không có má, tôi chơi vơi hụt hẫng tột cùng. Ở bên nhà, tôi
đi học về có cơm canh dọn sẵn. Áo quần tôi mặc, có người giúp việc giặt
ủi tinh tươm. Má hay cho tiền, và tôi mua sắm thoải mái những gì tôi
thích. Sang bên Mỹ, tôi đơn độc. Nhu cầu đời sống, tôi chỉ trông cậy
vào đồng lương tháng ít oi. Ngôn ngữ Mỹ chưa thông, tôi đã lao đi tìm
“job”. Quanh năm suốt tháng, tôi xoay tròn trong cái vòng lẩn quẩn “jobs
và bills”. Ở nước Mỹ, tìm “job” và mất “job” đều… dễ ẹc. Và ai cũng nơm
nớp nỗi lo thất nghiệp, vì thất nghiệp ở Mỹ thì sống cũng như… “chết mà
biết thở” vậy thôi! Tôi trở thành nô lệ của chính mình trên đất khách.
Tôi không có quyền ban phát thời gian cho tôi theo ý muốn chính mình. Ở
xứ này, phải “ăn tốc hành, nói tốc độ, đi tốc … váy”, khó có chỗ cho
“hồn thơ lai láng” chen chân. Họa hoằn lắm, tôi mới gửi thư về quê
thăm má. Biết má không vui và cũng chẳng cần, nhưng tôi chỉ biết gửi cho
má những đồng dollars như phần nào chuộc lỗi. Má tôi là là một phụ nữ
rất giỏi xoay sở, có bao giờ má cam chịu lâm cảnh túng thiếu đâu mà tôi
lại gửi tiền? Tôi thương má, nhớ má nhiều lắm! Nhưng thời gian ngủ nghỉ
lấy sức “đi cày” tôi còn chưa đủ, làm sao tôi có thể kể lể má nghe những
chuyện tôi chắc má rất đau lòng? Mà thôi, má đừng biết chi nhiều về
cuộc sống tha hương của con nghe má! Má không biết đâu, nhiều lúc con
thèm có một buổi sáng thong dong trong vườn mai của má. Ở bên này,
không có giống mai vàng mộc mạc má yêu thương. Những khi nhớ má, thì
thật ngược đời, tôi lại khát khao được nâng niu một cánh mai vàng. Lúc
ấy mà được ở bên nhà, tôi nhất định sẽ cùng má bón phân, tưới nước cho
mai. Tôi sẽ lắng nghe má ngợi ca, về loài hoa từng làm đắm say tâm hồn
của má. Rồi một ngày tôi nhận hung tin, má tôi qua đời sau cơn bạo bệnh.
Tôi nghe chừng mặt đất sụp đổ ngay dưới chân mình. Thời gian đó, người
Việt tha hương chưa được phép về lại quê hương. Tôi bật khóc tức tưởi,
hệt đứa trẻ thơ uất ức đòi sữa mẹ… Ngày cuối tuần, tôi đến chùa cầu
siêu cho má. Tôi không thể tìm được một nhánh mai vàng. Quỳ bên chân
Phật, tôi bồi hồi chiêm nghiệm về má, về hoa. Giờ đây tôi mới hiểu, tại
sao má yêu thương loài hoa ấy. Là một phụ nữ nhân hậu, tâm hồn má đong
đầy khát vọng yêu thương. Má vỗ về trái tim nhạy cảm của mình, bằng cách
trải lòng nhân với mọi người. Nương tựa hồn mai, bởi tâm hồn má cô đơn
quá! Một bầy con nhỏ, một gánh âu lo, một thân cò vạc… Má tôi kiên cường
vượt qua số phận, không một lời trách phận than thân. Phải đến mùa
xuân thứ 28 ở Mỹ, tôi mới có được cành mai ngày Tết. Lần đầu đến xứ lạ,
cánh mai gầy guộc mong manh. Bắt chước má, tôi chiết nhánh mai trồng ở
sân nhà. Suốt mùa đông, mai âm thầm chịu đựng rét mướt. Để bước sang
xuân, mai bất ngờ hóa thân mạnh mẽ, rực rỡ vàng tươi một cách diệu kỳ…
Tôi giải thích với các con tôi: “Hoa là hiện thân của bà ngoại, một loài
hoa thanh tao cao quí nhất đời…” Má đã dạy tôi một triết lý lớn ẩn trong hồn mai nhỏ, hoa cứ lặng lẽ cho đời trọn vẹn hương sắc lẫn niềm tin… DIỆP HOÀNG MAI
------------- mk
|
|
Thật là tội nghiệp cụ quá, cụ thật là bất hạnh. Tôi chưa đọc qua lời người viết nhưng chỉ nhìn bức ảnh và mấy mớ rau mà thây chạnh lòng . Làm tôi nhớ đến một bài thơ mà tôi đã có dịp đọc qua hồi còn học phổ thông “… mẹ già nua cồm cỏi bán hàng rong…” >>> sau giống thời những năm 45 quá, huhu