NASA/Tàu con thoi Atlantis hoàn thành chuyến
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Khoa Học - Kỷ Thuật
Tên Chủ Đề: Tìm Hiểu và Hỏi Đáp về Vi Tính (Computer)
Forum Discription: Các thành viên có thể đăng hoặc đặt những câu hỏi thắc mắc về máy tình hay mạng máy tính.
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2559
Ngày in: 12/Jan/2025 lúc 6:31pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: NASA/Tàu con thoi Atlantis hoàn thành chuyến
Người gởi: tuavanle
Chủ đề: NASA/Tàu con thoi Atlantis hoàn thành chuyến
Ngày gởi: 03/Jun/2010 lúc 10:36pm
Tàu con thoi Atlantis hoàn thành chuyến bay cuối
Tàu con thoi Atlantis đáp xuống trái đất hôm qua sau khi
thực hiện chuyến bay cuối cùng trong 25 năm phục vụ con người.
|
Tàu Atlantis hạ cánh xuống Trung tâm vũ trụ Kennedy
vào ngày 26/5. Ảnh: AP. |
AFP cho biết, Atlantis tách khỏi Trạm Không
gian quốc tế (ISS) hôm 23/5 sau khi vận chuyển 12 tấn hàng hóa và thiết
bị lên trạm. Trong quá trình trở về, Atlantis bay qua phía nam Thái Bình
Dương, Panama và phía tây Cuba trước khi tới Trung tâm vũ trụ Kennedy
tại bang Florida, Mỹ. Chỉ huy trưởng Ken Ham thực hiện một cú hạ cánh
hoàn hảo trên đường băng vào 12h48 GMT.
Cú hạ cánh hôm qua khép lại sự nghiệp 25 năm của một
trong những tàu vũ trụ huyền thoại của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ
(NASA).
Discovery và Endeavour - hai tàu con thoi khác của
NASA - cũng sẽ lần lượt thực hiện chuyến bay cuối cùng vào tháng 9 và
tháng 11 trước khi "nghỉ hưu".
Giới chức NASA cho biết, trong 25 năm qua Atlantis
thực hiện 32 chuyến bay. Tổng chiều dài quãng đường mà nó bay qua là 192
triệu km. Trong chuyến bay cuối cùng nó trải qua quãng đường khoảng 8
triệu km.
Hồi tháng 2 năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên
bố chính phủ quyết định http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/02/3BA1865E/ - từ
bỏ chương trình chế tạo thế hệ tàu vũ trụ mới nhằm đưa con người
trở lại mặt trăng. Thay vào đó ông khuyến khích các công ty tư nhân chế
tạo phi thuyền. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng đề ra kế hoạch đưa người
lên sao Hỏa trong vòng ba năm tới.
Sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động, Mỹ sẽ phải
phụ thuộc vào tàu Soyuz của Nga trong việc đưa các nhà du hành lên ISS
cho tới khi một tàu vũ trụ thương mại của Mỹ ra đời. Theo dự kiến tàu
mới của Mỹ sẽ được chế tạo vào năm 2015.
Minh Long
|
Trả lời:
Người gởi: tuavanle
Ngày gởi: 03/Jun/2010 lúc 10:40pm
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Jun/2010 lúc 8:32pm
Ngày 29/05/2010, 06:54:43 (GMT+7)
Ba tàu không gian “nghỉ hưu”
TT - Sau hơn hai thập niên trên quỹ đạo Trái đất, ba tàu con thoi đắt giá của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ chính thức “nghỉ hưu” trong năm nay. Số phận của chúng sẽ ra sao?
Atlantis bay trên quỹ đạo Trái đất - Ảnh: Reuters
Atlantis cùng sáu phi hành gia đã hạ cánh xuống Trung tâm không gian Kennedy ở Florida, Mỹ sáng 26-5 (giờ địa phương). Đó cũng là chuyến bay cuối cùng của tàu con thoi này sau hơn hai thập niên hoạt động kể từ lần cất cánh đầu tiên vào ngày 3-10-1985.
Còn Discovery và Endeavour cũng sẽ bay chuyến cuối cùng lần lượt vào tháng 9 và tháng 11 tới.
Chúng sẽ “nghỉ hưu” ở đâu? Câu hỏi này đang khiến rất nhiều người băn khoăn. “Đó là những phi thuyền độc nhất vô nhị, mỗi chiếc đều khác nhau - người phát ngôn NASA Allard Beutel mới đây khẳng định - Tôi không tưởng tượng được có một tổ chức nào lại không muốn trưng bày chúng”.
Món đồ cổ không gian: 28,8 triệu USD
Từ tháng 12-2008, NASA đã rao bán ba tàu con thoi này với giá 42 triệu USD/tàu. Tuy nhiên, trước cái giá quá cao này, các bảo tàng và các tổ chức ở Mỹ đều tỏ ra ngần ngừ. Tháng 1-2010, NASA hạ giá chỉ còn 28,8 triệu USD/ tàu. “Không phải là chúng tôi bán chúng - ông Beutel tuyên bố - Đó chỉ là chi phí làm sạch tàu, đảm bảo tàu an toàn khi trưng bày và đưa tàu đến địa điểm trưng bày”. NASA cho biết chi phí này chỉ là để tẩy sạch toàn bộ các loại hóa chất độc hại trên tàu và dùng máy bay Boeing 747 chở tàu đến nơi trưng bày.
NASA đã “để dành” tàu Discovery cho Viện bảo tàng hàng không và không gian quốc gia của Viện Smithsonian ở thủ đô Washington. Tuy nhiên, với kinh phí hằng năm chỉ 28 triệu USD, Viện Smithsonian tuyên bố “đang xem xét các khả năng” và mới đây cho biết “các vấn đề liên quan đến chi phí chuyển giao tàu Discovery vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa”.
Trong khi đó, 21 viện bảo tàng và các tổ chức khác tại Mỹ đã nộp hồ sơ và sẵn tiền để xin mua như Viện bảo tàng hàng không, vũ trụ, hàng hải Intrepid ở Manhattan (New York), Viện bảo tàng quốc gia của không quân Mỹ ở Dayton, Ohio, Trung tâm vũ trụ Johnson ở Texas, Cung thiên văn Adler ở Chicago, Tổ hợp trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida...
“Tính sơ sơ tổng số tiền mặt và thỏa thuận vay đang có, chúng tôi hoàn toàn có thể đến lấy một chiếc tàu con thoi ngay từ ngày mai” - ông Bill Moore, giám đốc Tổ hợp trung tâm vũ trụ Kennedy, tự tin tuyên bố.
Sinh lãi 100 triệu USD/năm
Tổ hợp trung tâm vũ trụ Kennedy tỏ ra không hề ngán ngại trước những chi phí khổng lồ khác sẽ phải bỏ ra để đầu tư xây dựng một cơ sở khép kín, an toàn để chứa con tàu. Tổ hợp trung tâm vũ trụ Kennedy thu hút 1,5 triệu lượt khách viếng thăm mỗi năm, và ban quản trị tổ hợp hi vọng sẽ tăng số du khách lên mấy chục phần trăm sau khi mua được một tàu con thoi. “Chúng tôi thu hút khách tham quan từ khắp nơi trên thế giới - ông Moore cho biết - Khi được ngắm nhìn món đồ cổ không gian này, chắc chắn họ sẽ vô cùng xúc cảm”.
Trong khi đó, Viện bảo tàng hàng không, vũ trụ, hàng hải Intrepid cũng tỏ rõ tham vọng muốn sở hữu một tàu con thoi. “Đây là thủ đô du lịch toàn cầu và chúng tôi cho rằng cần phải mang về những hiện vật thu hút nhất mà trong trường hợp này là tàu con thoi, một kiệt tác công nghệ” -
bà Susan Marenoff, giám đốc Viện bảo tàng Intrepid, khẳng định và cho biết nếu mua được tàu con thoi, Intrepid sẽ dời máy bay siêu thanh Concord hiện đang ở vị trí “mặt tiền” để nhường chỗ cho tàu con thoi. Bà Marenoff ước tính nhờ con tàu này Intrepid sẽ thu lãi hơn 100 triệu USD.
Dù tàu Atlantis “nghỉ hưu” đầu tiên nhưng nó chưa bị NASA bán vội. Nó chuẩn bị bay thêm một chuyến nữa nếu cần thiết, trong một sứ mạng giải cứu. Và NASA hi vọng nó không phải bay chuyến này.
Rồi khi cả Atlantis, Discovery và Endeavour cùng “nghỉ hưu”, chúng sẽ được tân trang để NASA chuyển giao trong tình trạng “hoàn hảo hết mức có thể đối với một con tàu đã bay 185 triệu km trong 25 năm” như ông Beutel hi vọng!
HIẾU TRUNG (Theo CNN, Guardian, Telegrph)
http://tuoitre.vn/PrintView.aspx?ArticleID=381132 - http://tuoitre.vn/PrintView.aspx?ArticleID=381132
------------- mk
|
Người gởi: tuavanle
Ngày gởi: 24/Feb/2011 lúc 11:12am
http://www.nasa.gov/multimedia/imagegallery/image_feature_1871.html - Ready for Launch The
space shuttle Discovery is seen shortly after the Rotating Service
Structure was rolled back at launch pad 39A, at the Kennedy Space Center
in Cape Canaveral, Florida, on Wednesday, Feb. 23, 2011. Discovery, on
its 39th and final flight, will carry the Italian-built Permanent
Multipurpose Module, Express Logistics Carrier 4 and Robonaut 2, the
first humanoid robot in space, to the International Space Station. Image
Credit: NASA/Bill Ingalls
|
Người gởi: tuavanle
Ngày gởi: 28/Jun/2011 lúc 10:32pm
Nghe lóm ở đâu đó câu "vũ trụ vô thuỷ vô chung" có lẽ đây là chứng minh chăng ?
http://phusaonline.free.fr/MoiSinh/2011/4_vu-tru.htm -
Vũ
trụ mãi mãi còn đó
-
PSN - 31.5.2011 |
Tâm Đàn
Nhìn
vũ trụ vào một đêm đẹp trời có trăng sao, chúng ta thấy có một quá khứ
của nó. Mặt trăng cách trái đất khoảng bốn trăm ngàn cây số, như vậy
chỉ hơn một giây đồng hồ là ánh sáng có thể truyền đến trái đất: Lúc
chúng ta ngắm trăng là lúc chúng ta thấy hình thù của nó hơn một giây
đồng hồ trước đó.
Đối với các vì sao xa xôi, hình ảnh lúc chúng ta đang nhìn là hình ảnh
từ mấy chục, mấy trăm hoặc mấy ngàn năm về trước. Mỗi vì sao có một
khoảng cách đến mặt đất khác nhau do đó chúng ta đang nhìn thấy chúng
vào những thời điểm khác nhau. Bầu trời cho chúng ta một hình ảnh của
những quá khứ khác nhau. Mỗi lần nhìn mặt trời mọc chúng ta thấy được
hình ảnh của nó tám phút đồng hồ về trước. Vũ trụ bao la và huyền bí,
nhưng phải chăng vũ trụ sẽ mãi mãi còn đó?
Ngày xưa con người vẫn tin rằng trái đất là một mặt phẳng nằm trên một
tháp rùa sâu vô tận. Cho đến khoảng năm 340 trước công nguyên
Aristotle mới khám phá ra trái đất tròn. Tuy nhiên ông cho rằng trái
đất không di chuyển, và là trung tâm của vũ trụ, còn mặt trời, mặt
trăng, các hành tinh và tinh tú khác đều quay quanh trái đất theo
những đường tròn. Đến hơn 500 năm sau, vào thế kỷ thứ hai, Ptolemy vẫn
cho rằng trái đất đứng giữa trung tâm, quay quanh bởi tám mặt cầu mang
mặt trăng, mặt trời, những vì sao và năm hành tinh vừa được khám phá
thời bấy giờ là Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh và Thổ tinh.
Những hành tinh này di chuyển theo những vòng tròn gắn liền với những
mặt cầu nhỏ, còn mặt cầu lớn nhất ở vòng ngoài thì mang những vì sao
tuy có vị trí tương đối cố định lẫn nhau nhưng tất cả đều quay quanh
bầu trời. Ptolemy không nói rõ những gì chứa đựng ngoài cái mặt cầu
lớn nhất ấy, hơn nữa với mô hình này Ptolemy phải giả thiết mặt trăng
có lúc lớn gấp đôi so với những lúc khác! Mãi đến năm 1514 Coernicus
mới đưa ra một mô hình mới cho rằng mặt trời cố định ở trung tâm còn
trái đất và các hành tinh khác quay tròn quanh mặt trời. Gần một thế
kỷ sau đó mô hình này được hai nhà thiên văn Kepler người Đức và
Galileo người Ý ủng hộ. Galileo dùng viễn vọng kính vừa được phát minh
và phát hiện rằng không phải mọi tinh tú và mặt trời đều quay quanh
trái đất như Aristotle và Ptolemy tưởng. Kepler điều chỉnh mô hình
Copernicus, cho rằng các hành tinh quay quanh mặt trời theo những
đường bầu dục thay vì những đường tròn, và đã chứng tỏ khá phù hợp với
thực nghiệm.
Năm 1687 Newton đưa ra định đề về sức hút vũ trụ và đã chứng minh bằng
toán học rằng trọng lực chính là nguyên nhân làm cho mặt trăng quay
quanh trái đất cũng như làm cho trái đất và các hành tinh khác quay
quanh mặt trời theo những hình bầu dục. Lý thuyết về sức hút vũ trụ
của Newton đồng thời cũng chứng minh rằng vì sức hút lẫn nhau của vật
chất, các vì sao không thể cố định được, do đó vũ trụ là một vũ trụ
động. Tuy nhiên tư tưởng vào thời bấy giờ nói chung vẫn chỉ có hai
khuynh hướng: vũ trụ nếu không tồn tại vĩnh viễn dưới một trạng thái
không thay đổi thì cũng được thành lập vào một thời điểm hữu hạn trong
quá khứ ít nhiều dưới một trạng thái na ná như vũ trụ chúng ta quan
sát bây giờ. Do đó thay vì nghĩ đến một mô hình cho một vũ trụ động,
có thể bành trướng ra hay co rút lại, nhiều người cố gắng điều chỉnh
lý thuyết về trọng lực, cho rằng trọng lực có sức đẩy (thay vì luôn
luôn có sức hút) tại những vùng có khoảng cách lớn, hơn nữa tổng số
những vì sao phải vô hạn. Bằng cách đó, chuyển động bầu dục của các
hành tinh quanh mặt trời vẫn không thay đổi nhưng sức hút giữa những
vì sao gần cân bằng với sức đẩy của những vì sao xa tạo cho sự phân
phối của những vì sao một sự cân bằng. Lập luận này sau đó bị bác bỏ,
bởi vì một sự cân bằng như thế nếu có cũng không thể bền vững.
Năm 1924 Hubble chứng minh rằng Ngân Hà không phải là thiên hà duy
nhất trong vũ trụ, mà thật ra có rất nhiều thiên hà khác cách xa nhau
bằng những khoảng trống không rộng lớn. Ông đã dùng những phương pháp
gián tiếp sau đây để đo khoảng cách đến những thiên hà ấy: Độ sáng
thấy được của một tinh tú tùy thuộc vào hai yếu tố, một là số lượng
ánh sáng tinh tú ấy phát ra gọi là tính sáng (luminosity) và hai là
khoảng cách đến tinh tú đó. Đối với những tinh tú gần chúng ta, chỉ
cần đo độ sáng thấy được và khoảng cách thì biết được tính sáng.
Hubble lập luận rằng có một số tinh tú luôn luôn có tính sáng giống
nhau. Ông chọn hai tinh tú cùng loại như thế, một tương đối gần chúng
ta (như vậy có thể đo được tính sáng) và một thuộc vào một thiên hà mà
ông muốn đo khoảng cách. Vì hai tinh tú này có cùng tính sáng, chỉ cần
đo độ sáng thấy được của vì sao xa xôi kia là có thể tính ra khoảng
cách đến nó. Phương pháp được lặp lại cho một số tinh tú cùng loại
trong cùng một thiên hà, và ông thấy rằng những khoảng cách tính được
đều như nhau, chứng tỏ kết quả những số đo này đáng tin cậy. Bằng
phương pháp này ông đã đo khoảng cách đến 9 thiên hà khác nhau.
Bây giờ chúng ta biết rằng Ngân Hà là một trong khoảng vài trăm tỷ
thiên hà có thể quan sát được bằng những viễn vọng kính tối tân, và
mổi thiên hà có khoảng vài trăm tỷ vì sao. Ngân Hà được tin là một
thiên hà có hình xoắn ốc, đường kính khoảng một trăm ngàn năm ánh sáng
(một năm ánh sáng là khoảng cách ánh sáng di chuyển trong một năm).
Những vì sao trong những cánh xoắn ốc di chuyển chung quanh trung tâm
của Ngân Hà một chu kỳ khoảng vài trăm triệu năm. Mặt trời của chúng
ta chỉ là một vì sao bình thường, kích thước trung bình, mầu vàng, ở
gần bờ trong của một trong những cánh xoắn ốc, thuộc thế hệ thứ hai
hoặc thứ ba trong quá trình hình thành tinh tú.
Năm 1929 Hubble dùng hiệu ứng Doppler đã khám phá ra rằng thật ra
những thiên hà đang di chuyển xa dần chúng ta, hơn nữa những thiên hà
ở càng xa thì sự di chuyển càng nhanh hơn. (Sơ lược về hiệu ứng
Doppler: Ánh sáng chúng ta nhìn thấy được gồm những làn sóng khác nhau
trong điện từ trường, với những độ dài sóng cực bé, từ bốn đến bảy
phần 10 triệu của một mét. Nhờ những độ dài sóng khác nhau của ánh
sáng mà chúng ta có thể thấy được những mầu sắc khác nhau. Độ dài sóng
lớn nhất xuất hiện ở phía màu đỏ còn độ dài sóng bé nhất ở phía màu
xanh của quang phổ. Giả sử có một nguồn sáng đang di chuyển đến chúng
ta. Khi nguồn sáng phát đỉnh sóng kế tiếp, đỉnh sóng này sẽ gần chúng
ta hơn so với trường hợp nguồn sáng không di chuyển, do đó độ dài sóng
của những sóng chúng ta nhận được sẽ ngắn hơn. Vì vậy quang phổ chúng
ta nhận được sẽ chuyển về phía màu xanh mà ta gọi là sự hướng xanh -
blue-shift. Ngược lại, nếu nguồn sáng di chuyển xa dần chúng ta, chúng
ta sẽ nhận được sự hướng đỏ - red-shift. Khi quan sát ánh áng phát ra
từ những vì sao xa xôi của những thiên hà khác, Hubble quan sát được
sự hướng đỏ, nghĩa là những vì sao đang di chuyển xa dần trái đất).
Giả thuyết vũ trụ bành trướng hàm ý rằng trước đây vật chất đã rất gần
nhau. Khoa học đã tính toán được rằng cách đây khoảng mười lăm tỷ năm
vật chất qui tụ tại cùng một điểm với mật độ cao vô hạn. Vậy, theo quy
luật khoa học tự nhiên, phải có một vụ nổ lớn (the big bang) xảy ra
vào một thời điểm hữu hạn trong quá khứ.
Lịch sử của vũ trụ
Vào thời khắc đó những định luật khoa học không có giá trị áp dụng.
Tất cả những gì, nếu có, xảy ra trước vụ nổ lớn chúng ta đều không hay
biết. Vài năm trước khi Hubble khám phá vũ trụ bành trướng, Friedmann,
một toán học gia người Nga, đã chứng minh rằng nếu vũ trụ trông giống
nhau khi được nhìn theo những hướng khác nhau từ bất kỳ ở vị trí nào
trong vũ trụ, thì trước đây trong một quá khứ hữu hạn, phải có một vụ
nổ lớn (mà toán học gọi là một dị điểm) và sau đó bành trướng ra. Cho
đến ngày nay, các thiên hà, kể cả Ngân Hà, đang di chuyển xa dần nhau
ra.
Bài toán Friedmann có ba lời giải: Một (do chính Friedmann tìm thấy)
là một vũ trụ hữu hạn do sự bành trướng chậm chạp cho đến một lúc nào
đó sức hút giữa các thiên hà trở nên mạnh hơn sức bành trướng, và vũ
trụ bắt đầu thu nhỏ lại. Lời giải thứ hai, ngược lại, vì sức bành
trướng mạnh đến nỗi sức hút giữa các thiên hà không đủ để có thể chận
đứng sự bành trướng, và vũ trụ tiếp tục bành trướng ra vô hạn. Lời
giải thứ ba là vũ trụ trong đó sức bành trướng vừa đủ mạnh để không bị
sức hút trọng lực chận lại, tuy nhiên tốc độ bành trướng chậm dần,
nhưng không bao giờ dừng lại.
Hai lời giải sau cho chúng ta hình ảnh của một vũ trụ vô hạn, có một
khởi điểm nhưng không có kết thúc, trong lúc lời giải đầu chứng minh
một vũ trụ hữu hạn và có thể lặp đi lặp lại từng chu kỳ: Vũ trụ bành
trướng sau vụ nổ lớn, rồi thu nhỏ lại thành một điểm, chuẩn bị cho một
vụ nổ lớn kế tiếp. Nhưng thực ra mô hình nào mới mô tả đúng vũ trụ
thực sự của chúng ta?
Các nhà khoa học cố gắng trả lời bằng cách so sánh sức bành trướng với
sức hút trọng lực giữa các thiên hà. Hiệu ứng Doppler có thể dùng để
đo sức bành trướng, tuy nhiên vì khoảng cách đến các thiên hà chỉ có
thể đo được bằng phương pháp gián tiếp nên kết quả không thể tin cậy
được.
Người ta phỏng đoán vũ trụ đang bành trướng khoảng từ 5% đến 10% cho
mỗi một tỷ năm. Đối với việc đo mật độ vật chất trong vũ trụ thì mức
độ chính xác lại càng mỏng manh hơn nữa. Người ta ước tính toàn vật
chất trong vũ trụ, kể cả chất tối (dark matter) cộng lại cũng chỉ
khoảng một phần mười so với sức hút cần thiết để có thể chận đứng sự
bành trướng. Một điều không chắc chắn khác của khoa học là không biết
vật chất có còn ở dưới dạng nào khác nữa mà chúng ta chưa thăm dò được
chăng để sức hút trọng lực có thể trấn áp sự bành trướng.
Gần đây, Hawking đã khéo léo phối hợp lý thuyết tương đối tổng quát và
cơ học nguyên lượng bằng cách dùng "thời gian ảo", đề nghị một mô hình
mới cho vũ trụ. Cũng nên nói thêm ở đây rằng lý thuyết tương đối tổng
quát mô tả trọng lực và cấu trúc của vũ trụ ở kích thước lớn, từ vài
dặm đến hàng tỷ tỷ dặm và do đó thích hợp để mô tả vũ trụ sau vụ nổ
lớn.
Trái lại cơ học nguyên lượng mô tả những hiện tượng ở tầm vóc cực bé,
cỡ một phần triệu của một phần triệu phân Anh, thích hợp để mô tả vụ
nổ lớn. Điều đáng tiếc là hai lý thuyết này không phù hợp lẫn nhau,
không thể cả hai đều đúng.
Theo lý thuyết tương đối tổng quát, "lịch sử" (quỹ đạo chuyển động)
của một hạt vật chất giữa hai vị trí khác nhau chỉ có một, nhưng theo
nguyên lý bất định của Heisenberg trong cơ học nguyên lượng (phát biểu
rằng trong cùng một lúc không thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận
tốc của một hạt vật chất), một hạt vật chất có thể có nhiều lịch sử
khác nhau giữa hai vị trí khác nhau. Do đó vấn đề lớn nhất hiện nay là
tìm một lý thuyết mới có thể kết hợp cả hai lại với nhau. Vì thực ra
những vật thể với kích thước lớn là tổng hợp của những hạt cực bé,
người ta tin rằng sự kết hợp hai lý thuyết trên đây là một vấn đề có
thể thực hiện được trong nay mai.
Theo mô hình Hawking đề nghị, vũ trụ là hữu hạn, không có biên giới và
biến hóa theo thời gian ảo tăng dần. Vũ trụ bắt đầu từ một điểm (nhưng
không phải là dị điểm), bành trướng theo thời gian ảo. Khi đạt đến
kích thước lớn nhất, vũ trụ bắt đầu thu nhỏ lại theo chiều tăng dần
của thời gian ảo cho đến lúc trở lại thành một điểm (cũng không phải
là dị điểm). Nguyên lý bất định hàm ý rằng mật độ của vũ trụ ban đầu
không thể hoàn toàn đồng đều, và đó là lý do để những thiên hà, tinh
tú và vạn vật, kể cả chúng ta, được thành lập.
Tóm lại giả thiết không biên giới của vũ trụ phối hợp với nguyên lý
bất định của cơ học nguyên lượng có thể giải thích mọi cấu trúc phức
tạp mà chúng ta quan sát được trong vũ trụ. Tuy nhiên hình ảnh của vũ
trụ tương ứng với thời gian thực thì, khoảng 15 tỷ năm trước đây, vũ
trụ có một kích thước cực bé (tương ứng với kích thước lớn nhất của vũ
trụ trong thời gian ảo). Sau đó (theo thời gian thực) bành trướng ra.
Vì sức bành trướng nói chung vừa đủ mạnh so với sức hút trọng lực giữa
các thiên hà nên sự bành trướng có thể duy trì một khoảng thời gian
dài. Sau đó tinh tú bị cháy rụi, protons và neutrons của các tinh tú
thoái hóa thành những hạt ánh sáng và bức xạ. Entropy (dùng để đo mức
độ vô trật tự) của vũ trụ đạt đến mức tối đa và do đó vũ trụ vĩnh viễn
ở trạng thái cân bằng đó. (Đối với một hệ thống kín, trạng thái cân
bằng tương ứng với entropy cực đại.)
Vũ trụ (với thời gian ảo) không có dị điểm có lẽ là điều mong ước của
con người bởi vì sự sống có thể tránh được nạn diệt vong rơi vào những
dị điểm vực thẳm, hơn nữa vũ trụ với thời gian ảo là bất sinh bất
diệt. Hawking cho rằng thời gian ảo có thể thực sự là thật, trái lại
cái thời gian mà chúng ta vẫn tưởng là thật thực ra chỉ là một bịa đặt
do trí tưởng tượng của chúng ta mà thôi.
Nhưng nếu thời gian vẫn là cái thời gian thông thường chúng ta đang
dùng, phải chăng vũ trụ cuối cùng chỉ là một trạng thái hỗn loạn của
các hạt ánh sáng và bức xạ? Với niềm tin vũ trụ sẽ co rút trở về một
trạng thái tương đối ổn định (nghĩa là entropy phải giảm xuống), ban
đầu tôi nghĩ rằng vào thời gian co rút đó định luật nhiệt động lực về
sự gia tăng entropy không còn áp dụng được nữa. Thật ra các định luật
khoa học chỉ mất giá trị tại các dị điểm mà thôi và không-thời-gian
trong giai đoạn co rút không thể chỉ gồm toàn những dị điểm. Một khả
năng hợp lý hơn để vũ trụ có thể co rút trở lại là trường hợp vũ trụ
không phải là một hệ thống kín.
Chúng ta biết rằng theo nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học,
entropy của một hệ thống kín không bao giờ giảm xuống, và sẽ đạt đến
mức cực đại khi hệ thống kín đó đạt đến sự cân bằng nhiệt động lực.
Khi ta cho một vật nóng tiếp xúc một vật lạnh và giả sử hai vật thể
này tạo thành một hệ thống kín, nhiệt sẽ di chuyển từ vật nóng sang
vật lạnh. Sự phân phối nhiệt không đồng đều ban đầu được xem như tương
đối có trật tự, do đó entropy của hệ thống bé hơn so với trạng thái
cuối cùng của hệ thống khi nhiệt đã được phân bố đồng đều, bởi vì ở
trạng thái cuối cùng này nhiệt năng được phân bố một cách xáo trộn
giữa tất cả các phân tử của hệ thống.
Đối với sinh vật thì ngược lại, khi một sinh vật phát triển hay sinh
sản, entropy giảm xuống, nghĩa là mức độ trật tự gia tăng. Lý do là vì
sinh vật đó phải tiêu thụ thức ăn để phát triển, do đó không phải là
một hệ thống kín: entropy của sinh vật giảm xuống, và bù lại entropy
của môi trường chung quanh gia tăng. Cũng như một chiếc tủ lạnh, dùng
điện năng chạy máy để làm lạnh bên trong do đó có trật tự và entropy
của máy giảm xuống, trong lúc vì máy nóng lên và tỏa nhiệt ra môi
trường chung quanh, entropy bên ngoài gia tăng.
Theo cơ học nguyên lượng, mỗi hạt có thể có vô số lịch sử khác nhau.
Trong thí nghiệm dùng để chứng minh tính chất sóng của hạt, người ta
bắn những hạt điện tử xuyên qua hai khe hở và nhận được những hàng
song song trên một màn ảnh đặt ở phía sau. Kỳ lạ nhất là khi các điện
tử được bắn đến các khe hở từng hạt một chúng ta vẫn nhận được những
hàng như vậy trên màn ảnh. Điều này chứng tỏ mỗi điện tử đã phải xuyên
qua cả hai khe hở cùng một lúc! Nếu có nhiều khe hở hơn mỗi điện tử
cũng có thể xuyên qua tất cả những khe hở đó.
Vậy mỗi điện tử có thể có vô số quỹ đạo khác nhau. Sự kiện này đã
khiến nhiều khoa học gia tin rằng có thể có vô số vũ trụ khác nhau tồn
tại song song với vũ trụ của chúng ta. Nếu vậy vũ trụ chúng ta không
còn là một hệ thống kín nữa, và do đó có thể trao đổi năng lượng với
những vũ trụ khác để entropy của vũ trụ chúng ta có thể giảm xuống và
cuối cùng co rút trở lại một điểm.
Hơn nữa, tại sao chỉ có thể co rút trở lại một điểm mà không thể nhiều
hơn? Khi quan sát được sự bành trướng của vũ trụ, người ta cho rằng
trước đó vật chất phải qui tụ tại một điểm. Điều này làm tôi nghĩ rằng
vũ trụ phải có một trung tâm chính là điểm qui tụ này. Tuy nhiên không
có bằng chứng gì cho thấy vũ trụ có một tâm điểm như vậy. Nhưng tại
sao trên phương diện toán học, Friedmann đã chứng minh - dưới giả
thiết "vũ trụ trông giống nhau khi được nhìn theo những hướng khác
nhau từ bất kỳ ở vị trí nào trong vũ trụ" - rằng trong một thời gian
hữu hạn trước đây vũ trụ chỉ có một dị điểm?
Tuy phần đầu của giả thiết - vũ trụ trông giống nhau khi được nhìn (từ
trái đất) theo những hướng khác nhau - đã được kiểm chứng, nhưng với
một sai số, hơn nữa phần sau của giả thiết - vũ trụ trông giống nhau
khi được nhìn từ bất kỳ ở vị trí nào trong vũ trụ - thì không thể kiểm
chứng. Như vậy phải chăng trong cái thời điểm gọi là ban đầu ấy thật
ra có nhiều hơn mộ số dị điểm? Nếu vậy, vũ trụ cuối cùng cũng có thể
co rút về nhiều số dị điểm khác nhau. Khi vũ trụ của chúng ta đang co
rút có thể có nhiều vũ trụ khác đang bành trướng. Tất cả những vũ trụ
hỗ trợ lẫn nhau, sanh sanh diệt diệt.
|
Người gởi: tuavanle
Ngày gởi: 29/Jun/2011 lúc 9:34pm
Dẹp Quách NASA ? - Mời xem những điều Bạn chưa bao giờ biết ! |
http://www.haingoaiphiemdam.info/index2.php?option=com_content&task=view&id=21288&pop=1&page=0&Itemid=1"> |
http://www.haingoaiphiemdam.info/index2.php?option=com_content&task=emailform&id=21288&itemid=1"> |
Bùi Thanh Liêm là bút hiệu của Tiến sĩ Bruce Long Vu, một khoa học gia gốc Việt trong ngành khoa học không gian Hoa Kỳ. Trong năm 2002, ông đã được vinh danh về công trình góp phần vào các dự án hệ thống phòng thủ phi đạn quốc gia, giải pháp di chuyển an toàn cho phi thuyền Con Thoi, kỹ thuật vi học (natotechnology) giúp sản xuất các tế bào điện toán dùng cho phẫu thuật cực vi của Lục Quân Hoa Kỳ.Với bút hiệu Bùi Thanh Liêm, ông đã viết nhiều truyện ngắn trên tạp chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Ông cũng là tác giả bài viết "Mùa Hè Năm Ấy", tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 và đã được trao tặng giải danh dự.
Ông tên thật là Vũ Thành Long, sinh năm 1962 tại Vũng Tàu, tốt nghiệp tiến sĩ tại Mississippi State University, Starkville, với luận án "The Use of Non-Uniform Rational B-Splines (NURBS) in Overset Grid Generation", tạm dịch "Ứng dụng chốt trục Bezier hữu tỷ bất đồng trong thuật chia lưới đảo lộn". Từ 2002,ông là khoa học gia hệ thống phóng (launch systems), NASA Kennedy, Florida, trách nhiệm nghiên cứu về phương pháp giảm chấn động và cường độ âm thanh khi phóng phi thuyền.
*** Hè này tôi được giao cho trách nhiệm làm cố vấn (mentor) cho một sinh viên đến làm tập sự ở trung tâm Kennedy trong 10 tuần lễ mùa hè. Cậu là sinh viên năm thứ 4 đang theo học ở đại học Purdue, tiểu bang Indiana . Đại học Purdue là một trong những đại học tên tuổi của nước Mỹ, được xếp hạng cao về ngành kỹ thuật cơ khí và không gian. Ernesto, tên của cậu, đã không làm hổ thẹn trường Purdue. Chỉ mới đến đây mới có một tuần mà cậu đã chứng minh cho mọi người thấy khả năng tiếp thu nhanh chóng và không ngại khó khăn của một sinh viên giỏi.
Hôm đầu mới đến, Ernesto được tôi dẫn đi vòng vòng để giới thiệu những đồng nghiệp trong nhóm kỹ thuật cơ khí. Cho đến khi chúng tôi gặp Richard, một kỹ sư trong nhóm hệ thống cơ lưu chất (Fluids System) thì một cuộc nói chuyện thú vị bắt đầu, và đó cũng là điều mà tôi muốn chia sẻ với bạn hôm nay.
Tôi không nhớ rõ câu chuyện bắt đầu chỗ nào, nhưng đến một thời điểm nào đó thì Richard tâm sự:
Ông bạn trẻ có biết không, tớ có một vài người bạn học cũ từ thời trung học, mất liên lạc một thời gian dài, gặp lại nó hỏi tớ đang làm ở đâu, khi biết tớ đang làm cho NASA thì nó nói gì bạn trẻ có biết không? Chắc là khâm phục lắm! Ernesto trả lời Richard. Hì hì! Ngược lại thì đúng hơn. Nó nói dẹp quách cái trung tâm NASA cho xong, phí tiền quá! Nghe nó nói vậy tớ nóng mặt hỏi nó. Richard chuyển giọng nói tiếp một tràng dài: Mày có xài cell phone không? Thằng bạn nói có, và tớ nói ngay: không có chi! Mày có xài laptop không? Thằng bạn gật đầu, và tớ tiếp tục: không có chi! Mày có TV màn hình mỏng LCD không? Thằng bạn gật đầu, và tớ: không có chi! Mày có xài máy lạnh trong xe hơi không? Thằng bạn gật đầu, và tớ: không có chi! Vợ mày có xài máy sấy tóc, ép tóc không? Thằng bạn nói hình như có, và tớ lại: không có chi! Mày có đi du lịch bằng máy bay không? Thằng bạn gật đầu, tớ lại: không có chi!
Mày có để tiền trong nhà bank không và kiểm tra tiền online không? Thằng bạn lại gật đầu, và tớ: không có chi! Mày có uống nước và thở không khí không? Thằng bạn nói tất nhiên, và tớ: không có chi! Richard nói đến đó xong, mĩm cười và bỏ đi, để cho Enersto tự suy nghĩ tiếp. Thật ra chẳng có gì phải đáng suy nghĩ, những điều Richard nói hoàn toàn đúng sự thật, chỉ có điều là Richard chỉ kể ra một ví dụ điển hình của những tiện nghi mà nhân loại đang thừa hưởng, và ít có ai biết được các tiện nghi này là kết quả của các công trình nghiên cứu từ trung tâm hàng không và không gian Hoa Kỳ, gọi tắt là NASA.
Đúng đấy bạn ạ! Con chip Integrated Circuit (IC) cực nhỏ lần đầu tiên được chế tạo bởi công ty Texas Instrument, dưới đơn đặt hàng của NASA trong chương trình Apollo vào những năm của thập niên 60. Nếu không có con chip IC này thì đã không có cuộc cách mạng điện tử và làm gì có điện thoại di động, máy computer, và TV cho bạn xài!
Còn cái vụ máy lạnh trong xe hơi, tôi đoán là ông bạn Richard muốn ám chỉ đến một ứng dụng tự charge khí Freon vào trong xe hơi do NASA bảo trợ. Bình charge Artic Freeze vừa rẻ, vừa an toàn cho môi trường được bán trên thị trường hiện nay. Với 20 đô-la bạn hiền có thể tự charge cho máy lạnh xe hơi của mình thay vì mang ra ngoài tiệm sửa xe phải tốn ít nhất $100
Còn chuyện máy ép tóc là một thứ công nghệ nano, do tiến sĩ Dennis Morrison của trung tâm Johnson Space Center chế tạo năm 2001, sau đó ông Farouk Shami, chủ công ty Farouk Systems Inc, mượn sáng kiến này để áp dụng vào đồ ép tóc. Điều đặc biệt là những thanh kim loại này khi được làm nóng lên ở nhiệt độ không cao lắm (khoảng 180 độ C) sẽ tiết ra những ion làm cho tóc mềm hơn và do đó dễ tạo các kiểu mẫu hơn.
Một ảnh hưởng lớn của NASA là trực tiếp vào ngành kỹ nghệ du lịch hàng không. Những chuyến bay ngày nay an toàn hơn, bộ phận động cơ ít tạo ra tiếng ồn hơn, máy bay lướt trong không khí êm hơn, cất cánh và hạ đáp nhẹ nhàng hơn, tất cả đều được cải tiến nhờ những công trình nghiên cứu từ NASA chuyển qua cho Boeing và các công ty chế tạo phi cơ khác trên toàn thế giới.
Còn chuyện kiểm soát và quản lý chương mục trong nhà bank dùng hệ thống online ngày nay tiện lợi và bảo đảm an toàn hơn là nhờ phần mềm Java Pathfinder (JPF). Phần mềm này lúc đầu viết ra để kiểm soát các sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa. Hiệu quả của nó mang lại quá cao đến nỗi các ngân hàng phải học hỏi để nâng cao hệ thống an ninh mạng của họ.
Mục tiêu của NASA hiện nay không chỉ nghiên cứu không gian mà còn cải tiến môi trường sống trên quả địa cầu. Với những nổ lực không ngừng của nhóm khoa học địa cầu ở trung tâm NASA, nguồn nước uống và không khí được nâng cao về mặt chất lượng để đem đến cho chúng ta nước sạch và không khí trong lành. Các nghiên cứu ở trạm không gian quốc tế để khảo sát tầng ozone và chất lượng không khí vẫn đang tiếp tục. Những nghiên cứu ở NASA về năng lượng sạch như sinh học, mặt trời, gió, vân vân đang diễn ra ở ngoài không gian và ngay trên trái đất chắc chắn sẽ mang lại những phúc lợi đáng kể cho nhân loại.
Richard chỉ nêu lên một vài ví dụ điển hình thôi, còn có biết bao nhiêu phát minh từ NASA đã ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Một điều rõ ràng là cơ quan NASA không chỉ đơn thuần nghiên cứu và phát triển kỹ thuật, mà còn có nhiệm vụ hợp tác và bảo trợ các công ty tư nhân. Hàng năm NASA bỏ ra hàng tỉ đô-la để tài trợ các công ty nhỏ, từ đó các phát minh của các công ty này ảnh hưởng trực tiếp nhân loại. Trường hợp điển hình là cái máy khoan xài pin của hãng Black and Decker, qua sự hợp tác nghiên cứu của NASA và Black and Decker, ngày nay cái máy khoan cầm tay này có thể xài lâu hơn mà không sợ hết pin. Một công ty khác cũng được hưởng lợi tự sự hợp tác nghiên cứu với NASA là Dustbuster, hãng chế tạo máy hút bụi.
Bạn có biết rằng ngày xưa khi các nhà khoa học ở NASA muốn đo mức độ phóng xạ của các vì sao và các hành tinh, họ đã nghĩ ra cái nhiệt kế, và đó là cái mà các bác sĩ bỏ vào tai hoặc dưới lưỡi của bạn mỗi khi họ muốn đo nhiệt độ cơ thể của bạn. Bạn có để ý thấy những loại nệm giường ngủ sau này không dùng lò xo, được gọi là nệm Tempur-Pedic. Mấy miếng nệm này hồi xưa do NASA chế tạo cho ghế ngồi trên phi cơ và mũ bảo hiểm của các phi công.
Còn nhiều lắm, không kể hết đâu bạn hiền ơi! Chẳng hạn như kính thủy tinh không bị trầy, gậy đánh golf làm bằng hợp kim, pin năng lượng cao, kính mát chống tia cực tím, con chuột máy computer, thực phẩm được giữ kín bằng phương pháp hút chân không. Tất cả đều là từ NASA mà ra! Như vậy thì bạn có nghĩ là chúng ta nên dẹp bỏ NASA hay không?
Không có chi! BTL ( Bài do Sung Truong chuyển tiếp )
| |
|
Người gởi: tuavanle
Ngày gởi: 07/Dec/2011 lúc 10:08pm
Lần đầu tiên tìm thấy hành tinh giống trái đất
Một hành tinh ở ngoài hệ mặt trời đã được NASA tìm
thấy, rất giống với trái đất, thậm chí có thể tốt hơn. Khí hậu trên hành
tinh này giống như khí hậu của thành phố biển Key West, Florida của Mỹ.
Được gọi là Kepler-22b, đây là hành tinh đầu tiên được
xác nhận có thể sinh sống được, có nước trên bề mặt hành tinh để hỗ trợ
cho sự sống. Hành tinh này to gấp 2,5 lần trái đất và cách trái đất tới
600 năm ánh sáng.
|
Hành tinh Kepler-22b rất giống với trái đất. Ảnh: Cnet. |
Theo AP, các nhà khoa học ước tính nhiệt độ
trên hành tinh này khoảng 72 độ. Kepler-22b quay quanh một ngôi sao rất
giống với mặt trời nhưng trong thời gian ngắn hơn một chút. Do đó một
năm trên Kepler-22b chỉ kéo dài khoảng 290 ngày.
Các nhà khoa học cho biết nó giống với hành tinh có
đất và nước, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng rằng đây là một hành
tinh hoàn toàn khí. Điều này sẽ hạn chế tiềm năng của nó như là một
trạm trung chuyển giữa các thiên hà.
Sứ mệnh Kepler của NASA là tìm kiếm tất cả các hành
tinh có khả năng sinh sống, bằng cách xác định tất cả ứng viên có trong
những hệ mặt trời khác và có kích thước gần giống trái đất. Các hành
tinh này phải nằm trong vùng sinh sống được thuộc hệ mặt trời của nó. Dữ
liệu gần đây nhất của nhiệm vụ là xác định 48 hành tinh và Kepler 22-b
là hành tinh đầu tiên được xác định.
Huy Đức
|
Người gởi: tuavanle
Ngày gởi: 07/Dec/2011 lúc 10:10pm
Phi thuyền Mỹ sắp bay ra ngoài hệ Mặt Trời
Sau hơn 30 năm bay trong vũ trụ, một tàu của Mỹ sắp thoát khỏi ranh giới của Thái Dương hệ.
|
Hình minh họa tàu Voyager 1. Ảnh: blogspot.com. |
Voyager 1 được Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA)
phóng lên từ năm 1977 cùng tàu Voyager 2 để thám hiểm các sao Thiên
Vương, Hải Vương, Mộc, Thổ. Sau khi nhiệm vụ chính kết thúc, hai tàu bay
về phía rìa hệ Mặt Trời theo hai hướng ngược nhau.
Hiện nay Voyager 1 cách trái đất gần 18 tỷ km. Nó đã
khám phá rìa mặt trời từ năm 2004 và chỉ còn phải bay vài tháng tới một
năm nữa trước khi ra khỏi hệ Mặt Trời và trở thành phi thuyền đầu tiên
của loài người lọt vào không gian liên sao. Tàu còn đủ điện để hoạt động
tới tận năm 2020, AP đưa tin.
Ed Stone, một chuyên gia của NASA, cho biết, các nhà
khoa học không thể tính toán chính xác thời gian tàu sẽ rời hệ Mặt Trời
vì chưa phi thuyền nào du hành xa như Voyager 1.
Trong năm ngoái Voyager 1 sử dụng các thiết bị của nó
để khám phá "vùng lặng gió" trong vũ trụ. Đó là vùng chứa các hạt có
năng lượng cao từ mặt trời và vùng liên sao. Các hạt mang điện thoát ra
theo những cơn gió mặt trời với tốc độ lên tới 1,7 triệu km/h, song khi
tới "vùng lặng gió", tốc độ của chúng giảm rõ rệt.
Các nhà khoa học có thể căn cứ vào một số dấu hiệu để
biết thời điểm Voyager 1 rời khỏi hệ Mặt Trời - như sự thay đổi hướng
của từ trường và sự xuất hiện của gió trong vùng liên sao. So với gió
mặt trời, gió trong vùng liên sao chậm, lạnh và đặc hơn.
Tàu Voyager 2 bay chậm hơn so với Voyager 1 nên hiện nay nó cách trái đất khoảng 14 tỷ km.
Minh Long
|
Người gởi: tuavanle
Ngày gởi: 07/Dec/2011 lúc 10:15pm
Phi thuyền Nga lại mất liên lạc
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hôm qua quyết định ngừng
liên lạc với tàu thám hiểm sao Hỏa của Nga do không nhận được tín hiệu
từ tàu trong hơn một tuần qua.
|
Hình minh họa phi thuyền Phobos Grunt trên vệ tinh Phobos của sao Hỏa. Ảnh: satnews.com. |
Phi thuyền Phobos Grunt được phóng lên vào hôm 8/11 để
thực hiện sứ mệnh lấy mẫu đất, đá trên vệ tinh Phobos của sao Hỏa. Sau
khi tàu tách khỏi tên lửa đẩy trên quỹ đạo trái đất, hai động cơ của nó
không khởi động nên nó không thể bay về phía sao Hỏa. Trong những ngày
qua Phobos Grunt bay vòng quanh địa cầu và các chuyên gia dự đoán nó sẽ
rơi xuống trái đất cùng 12 tấn nhiêu liệu nếu không được cứu.
Ngày 22 và 23/11, một ăng-ten thu tín hiệu vũ trụ của
ESA tại thành phố Perth, Australia đã bắt được tín hiệu của tàu Phobos
Grunt. Sau đó ăng-ten của Nga tại sân bay vũ trụ Baikonur cũng thu được
tín hiệu của tàu.
Từ đó tới nay ăng-ten của ESA không nhận được tín hiệu
nào nữa. Vì thế ESA quyết định ngừng mọi nỗ lực liên lạc với Phobos
Grunt, BBC cho biết.
“Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ những đồng nghiệp Nga nếu
họ phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào có thể mang tới hy vọng cứu tàu”, tiến
sĩ Manfred Warhaut, một chuyên gia của Trung tâm Các chiến dịch vũ trụ
châu Âu tại Đức, phát biểu.
Hiện tại Phobos Grunt đang bay quanh trái đất với độ
cao dao động từ 200 km tới 340 km. Độ cao của Phobos Grunt đang giảm
dần. Nếu các kỹ sư không thể cứu tàu, nó sẽ rơi.
Kế hoạch của Nga và ESA là liên lạc với Phobos Grunt
để khởi động hai động cơ của nó. Nếu hai động cơ hoạt động, phi thuyền
sẽ bay lên quỹ đạo cao hơn và các kỹ sư sẽ có thêm thời gian để tính
toán các lựa chọn tiếp theo. Nhưng ngay cả khi kịch bản đó xảy ra thì
Phobos Grunt sẽ không thể bay tới sao Hỏa nữa.
Minh Long
|
Người gởi: tuavanle
Ngày gởi: 19/Dec/2011 lúc 2:15am
Ảnh vũ trụ tuần qua
Khí gas hình xoắn ốc bao quanh cụm thiên hà Abell 2052,
cận cảnh miệng hố lớn Shorty là những hình ảnh vũ trụ ấn tượng tuần qua
đăng tải trên NationalGeographic.
|
Cận cảnh miệng hố lớn Shorty trên mặt trăng. Đây cũng
là khu vực tàu vũ trụ Apollo 17 hạ cánh vào ngày 11/12/1972. Ảnh: ASU /
NASA. |
|
Kinh thiên văn vũ trụ Hubble đã ghi lại được hình ảnh mới nhất của khu vực sao đang hình thành Sh 2-106. Ảnh: ESA/NASA. |
|
Khí gas hình xoắn ốc bao quanh cụm thiên hà Abell
2052. Theo các nhà thiên văn học, cụm thiên hà bị xoay chuyển là do lực
tác động của một nhóm thiên hà nhỏ với một nhóm thiên hà lớn hơn. Ảnh:
NASA. |
|
Tàu thăm dò mặt trời SOHO của NASA ghi lại hình ảnh
sao chổi Lovejoy đang lao thẳng về phía mặt trời. Sao chổi Lovejoy lần
đầu tiên được phát hiện vào ngày 27/11 vừa qua. Tên của sao chổi này
được đăt theo nhà thiên văn học nghiệp dư đến từ Australia là Terry
Lovejoy. Sao chổi Lovejoy thuộc nhóm "Kreutz sungrazer" – những sao chổi
có quỹ đạo bay rất gần mặt trời. Ảnh: SOHO/ESA/NASA. |
|
Hình ảnh những ngôi sao đang hình thành trong tinh vân
Dragonfish. Phần có màu sáng rực là khu vực ngôi sao đang hình thành.
Ảnh: NASA. |
Trang Nguyên
|
Người gởi: tuavanle
Ngày gởi: 14/Apr/2012 lúc 9:42pm
'Chiếc phi cơ chở phi thuyền- Shuttle Carrier Aircraft' đặc biệt của NASA (NASA 905).
Lột xác từ một máy bay chở khách thông thường, NASA 905
đã biến thành chuyên cơ đặt biệt hạng nhất thế giới, miệt mài cõng phi
đội tàu con thoi của Mỹ gần 40 năm qua.
|
NASA 905 là ký hiệu của một trong hai máy bay cõng phi
thuyền con thoi của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Ban đầu nó là
một chiếc Boeing 747 có khả năng bay liên lục địa. Vào năm 1974, NASA
mua nó từ hãng American Airlines để phục vụ việc vận chuyển tàu con
thoi. |
|
Boeing cải tiến đáng kể máy bay vào năm 1976. Buồng
lái và toàn bộ những thứ bên trong thân máy bay bị loại bỏ, những cột
chống được thêm vào và thân được cài tiến. Các thiết bị cân bằng theo
chiều dọc được bổ sung vào đuôi để giữ thăng bằng cho máy bay khi nó chở
phi thuyền. |
|
Các thiết bị điện tử và động cơ của máy bay cũng được nâng cấp. |
|
Sứ mệnh vận chuyển phi thuyền con thoi của NASA 905 bắt đầu từ năm 1977. |
|
Tàu con thoi được đặt lên lưng NASA 905 nhờ một hệ thống cần cẩu đặc biệt. |
|
Từ đó tới nay nó đã chở tàu con thoi hơn 800 lần. |
|
Những logo trên thân của NASA 905 cung cấp thông tin về các "hành khách" đặc biệt cùng số lần phục vụ. |
|
NASA 905 vừa tới Trung tâm Vũ trụ Kennedy tại bang
Florida, Mỹ để chuẩn bị cho việc đưa tàu con thoi Discovery tới Bảo tàng
Hàng không và Vũ trụ của Viện Smithsonian tại thủ đô Washington vào
ngày 17/4. |
|
Một tuần sau nó sẽ chở tàu con thoi Enterprise tới một bảo tàng tại thành phố New York. |
|
Mùa thu năm nay NASA 905 sẽ đưa Endeavour tới Trung
tâm Khoa học California tại thành phố Los Angeles. Đây sẽ là lần cuối
cùng nó phục vụ đội tàu con thoi. |
Minh Long
Ảnh: NASA
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Apr/2013 lúc 8:46pm
Mặt Trăng thành Tiểu Bang thứ 51 của Mỹ ?
Sẽ xuất hiện hàng ngàn bước chân của lính Mỹ trên bề mặt Mặt Trăng
Posted on http://www.hennhausaigon2015.com/2012/09/23/27246/ - - September 23, 2012
http://www.hennhausaigon2015.com/author/hieule/ -
Vài
tháng sau khi hoàn tất chiến dịch tấn công Iraq, Tổng thống George
W.Bush đã có kế hoạch mới cho một miền đất xa xôi Mặt Trăng. Câu chuyện
bí mật này vẫn chưa được hé lộ, tuy nhiên đã có nhiều tin đồn và những
bằng chứng cho thấy Mỹ đang khai triển kế hoạch độc nhất vô nhị này .
Các
nguồn tin tối mật của Ngũ Giác Đài cho hay, Tổng thống G. W. Bush có
tham vọng về kế hoạch lịch sử này sẽ làm ông trở thành một trong những
vị Tổng Thống vĩ đại nhất nước Mỹ, giống như sự kiện Thomas Jefferson
mua Louisiana.
“Chiến dịch tự do tầm cao” ( Operation Soaring Liberty ).
Một
nhân viên tình báo của Bộ Quốc Phòng tiết lộ rằng vị Tổng thống thứ 43
của Hoa Kỳ khẳng định rằng khi những người Mỹ lần đầu tiên đặt chân lên
Mặt Trăng và cắm ngọn cờ Sao vạch ở đó cũng là lúc chủ quyền của Mỹ được
xác lập ở Mặt Trăng! Bằng việc gửi một lực lượng đông chưa từng có –
1200 quân lên Mặt Trăng, Hoa Kỳ muốn biến vệ tinh tự nhiên duy nhất của
Trái Đất này thành bang thứ 51 của mình. Đó cũng là mục đích của Tổng
thống John F. Kennedy khi ông lần đầu tiên đặt ra kế hoạch đưa người lên
Mặt Trăng. Sau đó, Tổng Thống Nixonđã
không thực hiện kế hoạch vì lo sợ rằng việc này sẽ có thể hâm nóng thêm
căng thẳng của Chiến tranh lạnh. Hơn nữa, vào thời gian đó, Mỹ chưa đủ
trình độ về khoa học kỹ thuật như bây giờ. Rõ ràng là từ lâu người Mỹ đã
luôn muốn chiếm vùng đất khổng lồ này cho nước Mỹ.
Kế
hoạch này có tên là “Chiến dịch tự do tầm cao” (Operation Soaring
Liberty), và đến nay vẫn là kế hoạch tuyệt mật của Mỹ. Người Mỹ nói rằng
nếu họ công bố Mặt Trăng là của họ thì họ sẽ phải đối mặt với sự phản
đối kịch liệt của các nước khác. Bởi vậy, họ cho rằng cần giữ bí mật là
hơn, bởi vì một khi quân Mỹ đã “yên vị” trên Mặt Trăng, cả thế giới sẽ
bị đặt trong tình thế “sự đã rồi”!!
Chuẩn bị…
Cũng
theo nguồn tin của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, lực lượng Hải Quân và Không
Quân Hoa Kỳ đang được huấn luyện trong một khoá đào tạo đặc biệt của
NASA nhằm chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ gồm 1.200 quân lính lên Mặt Trăng.
Khoá huấn luyện này được khai triển vào tháng 5/2004. Đồng thời có
nguồn tin cho biết một Tổ hợp kỷ nghệ quốc phòng của Mỹ đang sản xuất
100 động cơ giống Phi thuyền con thoi.
Các
Nghị sỹ đảng Dân chủ vốn vẫn phản đối những hành động đơn phương của
Tổng thống G. W.Bush, cuối cùng cũng đã ký vào kế hoạch bí mật này sau
khi Tổng Thống đưa ra một “cái giá” mà họ không thể từ chối: Ông Al Gore
– đối thủ nặng ký nhất của Bush trong cuộc bầu cử năm 2000 – sẽ trở
thành Thống Đốc đầu tiên của Tiểu Bang… Mặt Trăng!!
Theo các cố vấn của Tổng Thống G. W.Bush, kế hoạch này có những thuận lợi sau:
Lực Lượng Quân đội HK sẽ không gặp phải sự phản kháng nào, bởi vì Mặt Trăng là một vùng đất hoang vắng không có người ở.
Thực dân hoá sẽ dễ dàng hơn bởi vì Mặt Trăng gần với Trái Đất hơn bất kỳ hành tinh nào.
Nguồn
dự trữ dầu mỏ khổng lồ được NASA phát hiện trên Mặt Trăng vào đầu năm
nay sẽ đáp ứng được nhu cầu năng lượng của Mỹ trong 100 năm tới (phát
hiện quan trọng này đã được Tờ Tuần Tin tức của Mỹ đăng tin vào ngày 15
tháng 4 vừa qua).
Mặc
dù kế hoạch này vẫn nằm trong vòng bí mật, nhưng những tin đồn về nó
đang lan rộng. Người Pháp cho rằng, họ cũng có quyền với Mặt Trăng tương
đương như người Mỹ. Tất nhiên là Tổng Thống Mỹ phản đối lời kêu gọi này
của Pháp, bởi vì theo ông, từ trước đến giờ chưa có một người Pháp nào
dám hy sinh tính mạng của mình để lên vũ trụ, trừ một nhân vật trong
tiểu thuyết của nhà văn Pháp Jules Verne! “Trong khi đó, rất nhiều người
Mỹ đã dũng cảm hy sinh tính mạng của họ trong cuộc chạy đua chinh phục
vũ trụ, vì thế chúng tôi có quyền thống trị Mặt Trăng, và thống trị cả
vũ trụ!”
Trần Hiền – Theo Weekly World News
------------- mk
|
|