* Ông Đồ
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông Đồ già”
Vũ Đình Liên sảng khóai đi thẳng vào đề . Diễn đạt không gian, thời gian và nhân vật chỉ bằng hai câu thơ 5 chữ . Không cầu kỳ, không trao chuốt . Thơ như văn, thơ như nói . Vậy mà hay!
Giữa cảnh rộn ràng của mùa Xuân, trời đất bước vào thời điểm biến đổi theo một định luật tự nhiên . Lằn ranh cũ mới hẹp dần, hẹp dần … cũng là lúc ông Đồ đang chênh vênh trong cõi lòng dân tộc . Có lẽ ông Đồ cũng nhìn thấy, người không còn “tấm tắc” ngợi khen, nhưng vì nuối tiếc thời vàng son hiển hách nên không nỡ bước lui vào hậu trường của sân khấu đời .
Ông Đồ không phải hạn hẹp trong bản thân của nền nho học mà ông đại diện cho bất kỳ .
Ông mang hình ảnh của người mãi chìm đắm trong biển mê, cố ghì níu những gì đang vượt khỏi tầm tay một cách tuyệt vọng . Nếu ông biết nhận thức để tự đổi thay, để nhịp nhàng với nhịp sống xã hội đang thúc đẩy; hoặc nhường chỗ cho thế hệ khác bước lên, có lẽ ông không đối diện với những tủi nhục ê chề .
“Ông Đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay”
Ông vẫn “NGỒI” đó, ông vẫn là ông . Nhưng “ông” bây giờ không phải là “ông” năm xựa . Dân tộc bây giờ cũng không phải là dân tộc năm xưa . Ông Đồ không có khả nắng bắt buộc mọi người phải tôn sùng mình, ông không còn là “ đỉnh cao trí tuệ” để mãi mãi uốn nắn, điều khiển tâm hồn kẻ khác .
Vũ Đình Liên kết luận bài thơ rất hay, rất kết .
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông Đồ xưa”
Ông Đồ chết . Chết trong cô đơn . Không người tiếc nuối . Không kẻ kế tục . Trang sách đọc đến dòng cuối, tự nhiên là phải sang trang .
ĐIỆN THỌAI NIÊN GIÁM CÒ CÔNG:
Âm thầm mà hữu hiệu . Thy Lan Thảo, một nhà thơ LÍNH, nhà thơ của QUÊ HƯƠNG, kế tục tâm hồn của Đặng Dung:
“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ lâm truyền đái nguyệt ma”
Thơ anh, mang hào khí ngất trời của “trai thời loạn”, của lớp người “xếp bút nghiêng theo việc đao binh” trộn lẫn với nỗi đau cùng cực của viên võ tướng không được xông pha vào trận mạc mà phải xếp giáo qui hàng . Thơ anh còn chất chứa u tình kẻ ly xứ luôn nặng lòng với quê . Chắc chiu, trân trọng từng kỷ niệm. Những anh những chị, những bạn bè sách vỡ, những ly rượu chưa nâng, những cay nồng uống cạn, những cái chết oan khiêng, tức tưởi, những đọa đày trong chốn lao tù . Tất cả hòa lại thành tiếng nấc, tiếng dội lạ lùng tạo cho anh một thế đứng rất thơ trong những nhà thơ .
Nhưng, không phải chỉ riêng thơ với một trời thơ . Tâm tình ấy đã bước vào cả cuộc đời thường của anh, bước vào cả trái tim của người con trai xứ Gò Công . Thy Lan Thảo cần mẫn, chăm chú, tìm kiếm để liên lạc với những người đã ra đi từ quê nhà, sinh, sống, làm việc tại Gò Công . Nơi anh, người Gò Công có thể tìm kiếm được những bạn bè, những thân tình bị thất lạc . Nơi anh, người Gò Công sẽ thấy được sợi dây tình nghĩa và gắn bó lại với nhau . Bởi vì anh là quyển Điện Thoại Niên Giám Gò Công . Tôi cũng cảm ơn anh vì nhờ quyển điện thoại niên giám này, tôi tìm lại được rất nhiều bạn bè quen .
* NHÓM THƠ 20 – GÒ CÔNG
Ngày 1-11-1964, những người làm thơ trẻ của đất nước Gò, ngồi lại với nhau để thành lập thi nhóm . Cuối cùng, họ chọn tên NHÓM THƠ 20 – GÒ CÔNG . Buổi nhóm đầu tiên tại nhà PND Dạ Thảo với thành phần sáng lập như sau:
Dan Dạ Uyên, PND Dạ Thảo, Trần Anh Tài, Nhạn Luân, Vĩnh Uyên Hà, NH Lynh Uyên, Song Thu Băng, ĐƯỜNG Minh Tâm .
Không đầy mấy tháng, những bài thơ của Nhóm tràn ngập trên các nhật báo, đã tạo được sự chú ý từ giới văn nghệ khắp nơi trên đất nước . Riêng tại tỉnh nhà, những người bạn trẻ xôn xao và phấn khởi . Giới đọc thơ và làm thơ mỗi ngày đông hơn .
Thy Lan Thảo, QH. Wũ dạ Uyên, Lưu Quang Diệp, AH Trần Ngọc Hưởng mới xuất hiện. Ban đầu Thy Lan Thảo củng tham gia vào nhóm thơ 20, sau đó anh cùng Lynh Uyên thành lập văn nghệ 20 Gò Công . Có lẽ khi vào quân đội, Thy Lan Thảo trở thành nhà thơ độc lập .
Lưu Quang Điệp là nhà nghệ sĩ đa tài . Anh làm thơ hay, vẽ đẹp, chơi nhạc, sáng tác nhạc (du ca) rất có hồn . Nhưng Lưu Quang Điệp không ở trong thi nhóm nào . Anh là độc hành hiệp sĩ .
Từ nhóm thơ 20-Gò Công, những thi tập, tuyển truyện và truyện dài được ấn hành, xuất bản . Ban đầu là tập truyện Chỉ Còn Kỷ Niệm của Trần Anh Tài . Sau đó, Đan Dạ Uyên (thơ), Đường Minh Tâm ( Chân Dung – Truyện Dài) . Bước ra bên ngoài sinh hoạt của nhóm . Nhóm Thơ 20-Gò Công còn ấn hành, xuất bản cho Võ Khắc Diệp ( Thuở ấy ngu ngơ - tuyển truyện), Đặng Trầm Tư (Gánh lên trời – Thơ), Nguyễn Thị Lê Thu ( Mây Trắng – Thơ)…
Đến năm 1975, Nhóm thơ 20-Gò Công tan rã theo vận nước .
* TIẾN SĨ TRƯƠNG MINH NHỰT
Người ta nói, bây giờ ở Việt nam, ra ngõ bước 10 bước là gặp Tiến Sĩ, bước thêm dăm bước nữa là đụng đầu với giám đốc . Nghe nói như vậy cũng mừng . Đất nước có bề thế hơn . Chảnh hơn . Nhưng Tiến Sĩ thì có nhiều loại: Tiến Sĩ Đảng, Tiến Sĩ Hữu Nghị, Tiến Sĩ Tiền, Tiến Sĩ Thật . Chưa nghe nói Tiến Sĩ xuất thân từ du học ở Mỹ, ở Anh, ở Pháp, ở Úc . Có lẽ, mấy nước nầy dạy dở
Trong quyển đặc San kỷ niệm 50 năm thành lập trường Trung Học Gò Công, Tiến Sĩ Trương Minh Nhựt có viết 1 bài: “ Những kỹ niệm đẹp về ngôi trường mang tên Trương Định trên vùng đất Gò Công”.
Tiến sĩ viết:
“Khi vào học tại trường Trung học Gò Công (1966-1969) tôi được phân công thêm các nhiệm vụ khác: vận động học sinh của trường và Thị xã tham gia các phong trào yêu nước như: văn hóa, văn nghệ, lập báo, lập thi văn Đoàn, bút nhóm văn nghệ ( nhóm thơ 20 Gò Công có Trần Anh Tài, Trần Ngọc Hưởng, Lưu Quang Diệp …”
Đọc đọan này, thiệt là trời ơi! Tiến Sĩ qủa là Tiến Sĩ . Nói vậy cùng có chút khiêm nhường . Phải nói thần đồng Tiến sĩ thì đúng hơn .
Năm 1966, Trương Minh Nhựt đậu Đệ Thất . Vậy năm 1964, năm thành lập nhóm thơ 20 Gò Công, Trương Minh Nhựt ở đâu ? Đang học lớp nhì tại Trường Nam Tiểu Học Gò Công . Một học sinh lớp nhì đã đứng ra thành lập một nhóm thơ nổi tiếng trong tỉnh, không thần đồng là gì .
Lại nữa;
“Năm 1966, tôi đậu vào học lớp đệ thất … Mỗi ngày phải đi bộ hoặc xe ngựa từ Xóm Dinh đến trường qua 3 cây số . Có lúc phải dậy sớm 4,5 giờ khuya, ăn cơm nguội, làm đuốc từ ống đu đủ, ống trúc soi đường đi cùng với các bà bán hàng trên chợ (vì còn sợ ma). Có hôm đến sớm qúa, phải vào thớt thịt của chợ Gò Công nằm ngủ đến sáng”
Cơ cầu chưa . Nhưng không trải qua khó khăn gian khổ làm sao thành Tiến Sĩ được . Chỉ thương mấy bà bán thịt chợ Gò Công lúc ấy . đáng lẽ 4,5 giờ sáng phải dọn hàng ra bán mà không dám vì nhường chỗ cho ông Tiến Sĩ tương lai nằm ngủ . Đã vậy hôm trước còn tốn thì giờ lau thớt thịt thật sạch kẻo làm dơ áo quần Tiến Sĩ chăng . Không hiểu sau này khi hiển đạt rồi, Tiến Sĩ có quay về thớt thịt năm xưa để tạ ơn ân nhân thời cơ hàn không ?
Có điều ai cũng muốn biết Trương Minh Nhựt có bằng Tiến Sĩ gì ?
* NGUYỄN VĂN HÂN – CỰU HIỆU TRƯỞNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH:
Năm nay, chắc Thầy già yếu lắm . Cả một đời tận tụy với trường, có lẽ Thầy là lão làng của THPT bây giờ . Nhân dịp trường thành lập 50 năm, thầy cũng viết kể lại cho em cháu nghe, giống như một bài lịch sử đại cương của trường: “50 năm sau nhớ lại”
Thầy viết rất hay . Thầy nhắc nhớ lại nỗi vui buồn của dân Gò Công từ những năm trước, giống như bây giờ: “Vui vì chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại . Buồn vì năm 1956, tỉnh Gò Công nhập với Mỹ Tho thành tỉnh Định Tường”
Thầy viết tiếp:
“Ở phía Bắc, đối diện với nhà trường, mỗi khi có hành quân lớn, người ta đặt 3,4 cổ đại bác 105 ly trong khuôn viên Dinh Tỉnh Trưởng, pháo kích hàng lọat: súng nổ, đạn bay, đinh tai nhức óc, mặt đất rung rinh, cột kèo răng rắt, ngói nứt, trần mục rơi rớt, chim chóc im hơi lặng tiếng, chó hàng xóm hỏang loạn, cụp đuôi chạy lạc vào sân trường”
Thầy ơi, thầy có nhớ lộn không ? Đây là lịch sử! Lịch sử một ngôi trường! Học sinh còn đó, giáo sư còn đó và sự thật cũng còn đó . Chuyện các cổ đại bác105 ly bắn ra từ khuôn viên Dinh Tỉnh Trưởng là có thật . Nhưng “cột kèo răng rắc, ngói nứt, trần mục rơi rớt …” thì không giống như thầy đã viết. Ngoài ra, trường cách rất xa nhà hàng xóm, thì chó nhà ai mà cụp đuôi chạy lọan, thưa thầy ?
* GIÁO SƯ PHẠM VĂN HUYÊN – “NGỰA NON HÁO ĐÁ”
Theo như bài viết trong Đặc San THPT Trương Định, Giáo Sư Phạm văn Huyện hết sức hối hận vì đã bỏ trường, bỏ vị thế giáo sư để đi làm lớn hơn trong ngành Giáo Dục. Đó là thời kỳ “Ngựa non háo đá”, thời kỳ tuổi trẻ bồng bột, nên giáo sư thường đàn hạch giáo chức tại các trường mà giáo sư công tác qua; nhưng đó là tâm sự riêng tư của người, không mắc mớ đến ai, ngựa non già gì cũng mặc . Nhưng:
“Ngày trước, khi còn cắp sách đến trường chúng em rất ít khi nghe thầy cô trong trường cũng như ngoài xã hội nói chung nhắc đến công ơn Thầy Cô, nhưng công ơn Thầy Cô trong tâm trí nhiều thế hệ chúng em hình như lúc nào cũng ngời sáng”
“Ngày nay trong nhà trường và cả ở ngoài xã hội thường luôn hết lời ca ngợi công ơn Thầy Cô giáo, nhưng nói một cách trung thực có lẽ vị trí và hình ảnh người thầy giáo bây giờ dễ nhạt nhòa trong tâm trí người đi học”
Hai đọan trên của Phạm Văn Huyện qủa khiến người chú ý . Một bức tranh tương phản rõ rệt của xã hội qua 2 thời kỳ lịch sử khác nhau .
Ngày trước, xã hội lành mạnh, tươi đẹp . Học trò luôn biết ơn thầy cô, biết kính trọng thầy cô . Không cần dạy dỗ nhắc nhở nhiều .Ngày nay, nhà trường và xã hội, ra rã ca ngợi công ơn thầy cô hết lòng hết sức . Vậy mà học trò vẫn coi thầy cô không ra gì . Nói rõ hơn, Phạm Văn Huyện muốn phô diễn một xã hội băng họai đạo đức suy đồi đang ngạo nghễ tung hoành trên quê hương Gò Công . Xã hội ấy đã kéo bụi đỏ trùm lấp sân trường, mờ mịt những tâm hồn trong sáng của tuổi thơ . Ít ra, trong tuổi về hưu, giáo sư Phạm Văn Huyện còn thấp thoáng thấy một nét đời .