Nhạc sỉ Từ Công Phụng
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Âm nhạc
Forum Discription: Bàn luận về âm nhạc, gồm Ca Nhạc Sỹ hay các lời bài hát.
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2558
Ngày in: 10/Nov/2024 lúc 2:27pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Nhạc sỉ Từ Công Phụng
Người gởi: lo cong
Chủ đề: Nhạc sỉ Từ Công Phụng
Ngày gởi: 02/Jun/2010 lúc 4:14pm
Đọc tin Nhạc sĩ Từ Công Phụng sức khoẻ đang ở giai đoạn nguy kịch
Xin gởi đến qúy anh chị Những bản nhạc thật trữ tình của Từ Công Phụng với những giọng hát nổi tiếng như Vũ Khanh, Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Kim Tước, v.v...và đặc biệt tiếng hát của tác giả cũng rất hay trong bài Nếu Có Điều Gì Vĩnh Cửu .
Mời click vào đây:
http://www.saigonocean.com/nghenhacTuCongPhung/NHACtucongphung.htm">Nghe Nhạc (40 bài) TỪ CÔNG PHỤNG
|
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Jun/2010 lúc 5:54pm
|
Nhạc Sĩ Từ Công Phụng Bệnh Ung Thư Thời Kỳ Thứ 4
Việt Báo Thứ Tư, 6/2/2010, 12:00:00 AM |
Nhạc sĩ Từ Công Phụng bệnh nặng, ung thư thời kỳ thứ ba, theo thông tin từ các thân hữu của nhạc sĩ lưu chuyển trên các diễn đàn. Một thư gửi từ “anh chị Vũ Xuân Hùng và Xuân Hòa (SG) với Subject: Từ Công Phụng” đã viết về tình hình bệnh của nhạc sĩ Từ Công Phụng và mời gọi cầu nguyện cho một phép lạ vượt qua ung thư, với email viết trích như sau: “June 1, 2010 Anh Phụng và bạn bè thân quý Sáng nay check mail , nhận được tin từ một người bạn thân bên Mỹ , Trần Đình Thục báo tin NS Từ công Phụng đang điều trị ung thư thời kỳ thứ ba, Xuân Hòa vừa liên lạc với vợ của Từ công Phụng, Janine Ái - Vừøa nhận phone - Ái khóc như chưa bao giờ được khóc Ái nói đang lái xe ra ngoài đường - ra ngoài để khóc . vì không muốn anh Phụng thấy Ái khóc , Ái xác nhận tin Trần Đình Thục là sự thật, Anh Phụng đang bị cancer mật , thấy không được khỏe đã lâu, nhưng giờ bác sĩ mới xác nhận . Mây hôm nay anh Phụng ít ngủ, đang đêm Ái giật mình thức dậy , thấy anh Phụng ngồi , nhìn Ái . Anh Phung nói với Ái là Anh không muốn chết , Anh phải sống với em , Ái đã không cầm được nước mắt khi kể lại và cuối cùng thì tắt máy, Tôi không liên lạc lại với Ái ,vì khi gặp bạn bè thường dễ bị xúc đông , nhất là Ái đang lái xe . Phone cho Anh Phụng , Từ Công Phụng nói với Xuân Hòa là Anh Phụng đang thời kỳ thứ tư rồi , không phải thứ ba , nặng lắm Anh không về hát như đã hứa được , Điều tôi quan tâm với tôi bây giờ không còn là về VN hát hay không mà tôi muốn biết sức khỏe của anh , giọng thật buồn . Anh nói đang xạ trị lần hai , và còn phải xạ trị 6 lần nửa , Anh muốn về để khai trương phòng trà Tiếng Xưa của Xuân Hòa Vũ Xuân Hùng , nhưng sức khỏe không cho phép , Nhưng Anh Hứa với tôi là anh sẽ phải Sống , Xuân Hòa đừng lo Anh không chết đâu , và giọng thật yếu , rất yếu. Khó mà có một lời khuyên trong thời điểm này , Tôi chỉ biết kể cho anh Nghe những chuyện chung quanh , nhà đối diện , đã qua xạ trị và bây giờ thì khỏe như Văm . Mà thật sự là như vậy. Tôi mong có thể tạo được một chút niềm tin, vui sống cho ông Anh mà tôi thương yêu và quý trọng . Tôi gửi thư này đến những bạn bè thân quen , không quen , xin mọi người hãy cầu nguyện , xin ơn trên ban cho Từ Công Phụng vượt qua căn bệnh không vui này - Để chúng ta còn nghe được tác giả của Mắt Lệ Cho Người , Đêm Không Cùng , Như chiếc que diêm trong những đêm anh đến với khán giả Xin giúp cho vợ anh Janine Ái thật nhiều nghị lực để lo lắng chăm sóc cho Từ Công Phụng . và cũng để luôn được nghe Từ công phụng với Giữ đời cho nhau- tạ Ơn em - mà anh đã viết riêng cho người vợ thân thương , gắn bó với anh : Janine Ái Em gửi thư này cho Anh , Từ công Phụng nhé , Xuân Hòa mong Anh nên nhớ rằng, bạn bè - khắp thế giới đang cùng song hành với anh cầu nguyện cho anh để giúp anh thật nhiều sức khỏe để điều trị bệnh. Với nền văn minh thuộc hàng bậc nhất của thế giới về y học như nước Mỹ . Họ sẽ không bó tay để chịu thua bất cứ căn bênh nào đâu. Hãy tự tin Anh Phung nhé Em tin là Từ Công Phụng không bỏ bạn bè " ngang xương " như vậy đâu...”(hết trích) Email trên ký tên “Vũ Xuân Hùng Xuân Hòa - Phòng Trà Ca Vũ Nhạc Tiếng Xưa.” Sau đây là tiểu sử ngắn gọn của nhạc sĩ Từ Công Phụng. Từ Công Phụng (sinh ngày 27 tháng 7 năm 1942) . Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 cùng với Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương...; là tác giả của các ca khúc trữ tình được nhiều người biết đến như Bây Giờ Tháng Mấy, Mắt lệ cho người, Giọt Lệ Cho Ngàn Sau. Từ Công Phụng tốt nghiệp cử nhân luật, từng là biên tập viên đài phát thanh VOF. Ông tham gia sáng tác nhạc từ năm 1960. Sau 30 tháng 4 năm 1975, các sáng tác của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam cho đến năm 2003. Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980 và hiện đang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Năm 1998, ông có trở về thăm quê hương Ninh Thuận nhưng không tham gia hoạt động âm nhạc. Tháng 5 năm 2008, ông lại trở về Việt Nam và lần này có biểu diễn trong chương trình "45 năm tình ca Từ Công Phụng" tại một phòng trà có tiếng ở Sài Gòn. (Năm 2003, mười ca khúc của Từ Công Phụng đã được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam: Mắt lệ cho người, Trên tháng ngày đã qua, Như ngọn buồn rơi, Tình tự mùa xuân, Đêm không cùng, Giọt lệ cho ngàn sau, Mùa xuân trên đỉnh bình yên, Mùa thu mây ngàn, Lời cuối và Kiếp dã tràng. ) Nhà phê bình Nguyễn Phước Nguyên đã nhận xét qua bài viết “Từ Công Phụng, Một Kết Hợp Tuyệt Vời Giữa Ngôn Ngữ và Âm Nhạc” ghi nhận về nhạc sĩ Từ Công Phụng: “...giọng hát và lối diễn tả của TCP với từng nhạc phẩm của mình là một minh chứng tuyệt vời cho sự ký thác trọn vẹn của một linh hồn, của một đời người vào khung trời âm thanh nghệ thuật. Khung trời ấy vốn cô đơn, và hiu quạnh. Nhưng hiu quạnh hơn, cô đơn hơn, là những con người chọn bước âm thầm vào khung trời ấy bằng con tim hiến dâng cho âm nhạc. Và ở lại. Tận tụy. Như thế. Gần trọn đời mình. Và những sáng tác được ươm mầm và thành hình trong khung trời đó là những que diêm lóe sáng, là những viên cát hiến dâng. Điều tuyệt vời nhất của nhạc TCP không chỉ nằm ở những lóe sáng đó, những hiến dâng đó. Bởi đó, là những lung linh hữu hạn. Điều tuyệt vời nhất của nhạc TCP là khi que diêm đã tắt ngúm đi, chiều sâu của màn đêm trong mỗi chúng ta đã được đo lường. Điều tuyệt vời nhất của nhạc TCP là khi viên cát đã vỡ tan vào lòng biển bầt thinh, con tim trong mỗi chúng ta vẫn còn mang âm vang của một đời sóng vỗ, của một trùng dương thầm lặng thiên đường. Mà đó, là những thanh vọng vô cùng. Những trầm khơi bất tận.” Và đúng như thế, chắc chắn nhiều người sẽ đồng ý với nhà bình luận Nguyễn Phước Nguyên, rằng nhạc của Từ Công Phụng đúng là “trầm khơi bất tận.”
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=5&nid=159913 - http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=5&nid=159913
|
------------- mk
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Jun/2010 lúc 6:02pm
Nhạc sĩ Từ Công Phụng
Monday, 16. June 2008, 16:34:29
Từ Công Phụng (sinh ngày 27 tháng 7 năm 1942) . Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 cùng với Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương...; là tác giả của các ca khúc trữ tình được nhiều người biết đến như Bây Giờ Tháng Mấy, Mắt lệ cho người, Giọt Lệ Cho Ngàn Sau.
Từ Công Phụng tốt nghiệp cử nhân luật, từng là biên tập viên đài phát thanh VOF. Ông tham gia sáng tác nhạc từ năm 1960. Sau 30 tháng 4 năm 1975, các sáng tác của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam cho đến năm 2003. Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980 và hiện đang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Năm 1998, ông có trở về thăm quê hương Ninh Thuận nhưng không tham gia hoạt động âm nhạc. Tháng 5 năm 2008, ông lại trở về Việt Nam và lần này có biểu diễn trong chương trình "45 năm tình ca Từ Công Phụng" tại một phòng trà có tiếng ở Sài Gòn.
(Năm 2003, mười ca khúc của Từ Công Phụng đã được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam: Mắt lệ cho người, Trên tháng ngày đã qua, Như ngọn buồn rơi, Tình tự mùa xuân, Đêm không cùng, Giọt lệ cho ngàn sau, Mùa xuân trên đỉnh bình yên, Mùa thu mây ngàn, Lời cuối và Kiếp dã tràng. )
Gần 10 năm kể từ chuyến về thăm quê hương đầu tiên, người nhạc sĩ với những bản tình ca: Mắt lệ cho người, Trên ngọn tình sầu, Như chiếc que diêm, Giọt lệ cho ngàn sau... mới có dịp gặp gỡ, tâm sự về cảm hứng và kỷ niệm trong các sáng tác của mình. Từ Công Phụng chia sẻ: "Cuộc đời mỗi chúng ta luôn hiện hữu với tình yêu. Trải qua bao năm tháng, đó vẫn là cảm xúc chính tôi luôn bày tỏ và chia sẻ với khán giả trong tất cả tác phẩm của mình".
Ở tuổi 18, giọng hát trầm ấm Từ Công Phụng qua sáng tác đầu tay Bây giờ tháng mấy từng làm thổn thức biết bao nam, nữ học trò trường Văn khoa Sài Gòn.
Lần trở lại này, nhạc sĩ cũng dùng chính cảm xúc trong bước đi đầu tiên ấy để khởi đầu câu chuyện âm nhạc.
45 năm trôi qua, câu tự vấn "bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?" vẫn đủ sức làm lay động lòng người, khiến tràng pháo tay không hẹn mà đồng loạt vỡ òa.
Nếu sự chia sẻ trong âm nhạc đạt mức cao nhất ở những lúc buồn thì âm nhạc của Từ Công Phụng là người bạn đồng hành tuyệt vời.Một cách âm thầm, từng lời hát của ông như chiếc chìa khóa bật mở những "hộp âm kỷ niệm", để mỗi khi giọng hát cất lên, cả người hát lẫn người nghe đều như sống lại một phần đời trong ký ức. Ông kể, mùa mưa 1968, chuyến viếng thăm của cô người yêu khơi dậy cảm hứng sáng tác ca khúc Mưa trên ngày tháng đó, rồi ông hát. Thật trùng hợp khi mưa ngoài trời cũng bay làm cảm xúc của đêm thêm trọn.
Cũng có lúc ưu phiền, nhạc sĩ muốn rời xa, thoát khỏi cuộc sống. Ông tìm đến một nơi mà ông gọi là "xứ thâm trầm" để âm thầm sống. Ông viết "sẽ không còn ngàn kiếp truân chuyên và hết nhân duyên, tôi trở về kết đọng linh hồn làm mặt đá xây hồ lãng quên". Thế nhưng, sự hụt hẫng nơi ông chưa bao giờ là đau đớn đến tuyệt vọng, bởi ông luôn quan niệm "tình yêu là vĩnh cửu" và vẫn muốn sống trọn vẹn với chính mất mát của mình. Mãi mãi bên em, ca khúc mới nhất của Từ Công Phụng, đã thay ông bộc bạch lòng mình...
Tình Khúc Từ Công Phụng (thập niên 60) gồm 12 Ca khúc:
Bây Giờ Tháng Mấy
Mùa Thu Mây Ngàn
Lời Cuối
Tuổi Xa Người
Mùa Xuân Trên Ðỉnh Bình Yên
....
Trên Ngọn Tình Sầu (thập niên 70) 12 ca khúc:
phổ biến nhiều nhất : Giọt Lệ Cho Ngàn Sau
...
Giữ Ðời Cho Nhau (1983 tái bản 1993) 12 ca khúc :
Giữ Ðời Cho Nhau
Qua Vùng Biển Nhớ
Hóa Kiếp
Mắt Lệ Cho Người
Nằm Nghe Em Hát Trên Vùng Biển
Một Thoáng Nhìn Nhau
Một Mình Trên Ðồi Nhớ
Tình Tự Mùa Xuân
Thiên Ðường Quạnh Hiu
Trên Tháng Ngày Ðã Qua
Như Chiếc Que Diêm
Mùa Xuân Và Tình Yêu Em
http://my.opera.com/diemxuacafe/blog/show.dml/2231644 - http://my.opera.com/diemxuacafe/blog/show.dml/2231644
>
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Jun/2010 lúc 8:53pm
Thời gian qua, ngưới ham mộ thường biết đến nhạc phẩm " Bây Giờ Thành mấy" của NS Từ Công Phụng,
với lời và nhạc của Ông.
Bên cạnh, một nhạc phẩm cùng tên, cũng do chính NS TCP phổ nhạc,
với lời thơ của một "người con gái vô danh"( xem bên dưới "Bây giờ tháng mấy 2" ).
Lời thơ và giai điệu thật nhẹ nhàng, mượt mà, rung động người nghe .
Xin trân trọng giới thiệu đến Quý Dồng Hương và Thân Hữu , qua các giọng ca :
1/ Chính nhạc sỉ Từ Công Phụng (Trầm ấm , nghe như lời tự sự)
2/ Ca sĩ Khánh Ly (Nũng nịu làm sao !)
3/ Trần Văn Quang (Mộc mạc với guitar thùng)
Vài dòng tỏ lòng ngưỡng mộ một Tài Danh trong giai đoạn cuối đời.
mk
Nhạc phẩm BÂY GIỜ THÁNG MẤY
Tác phẩm đấu tay của NS Từ Công Phụng ,
năm ông 18 tuổi
Bây giờ tháng mấy
(Lởi & nhạc : Từ Công Phụng)
Ở tuổi 18, Từ Công Phụng qua sáng tác đầu tay Bây giờ tháng mấy
từng làm thổn thức biết bao nam, nữ học trò
trường Văn khoa Sài Gòn.
http://www.youtube.com/watch?v=EwbrSgMXmN8&feature=related - http://www.youtube.com/watch?v=EwbrSgMXmN8&feature=related
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em? Lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm Chiều nay nếu em đừng hờn dỗi, Cách nhau một lần thôi Tâm hồn mình đâu lẻ loi.
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em? Anh đi tìm màu hoa em cài Chiều nay nhớ em rồi và nhớ Áo em đẹp màu thơ, Môi tràn đầy ước mơ.
Mai đây anh đưa em đi về, Mưa giăng chiều nắng tàn Cho buốt lạnh chúng mình. Em ơi, thôi đừng giận anh nữa, Nhìn nhau buồn vời vợi, Để mùa đông buốt giá bờ vai mềm.
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em? Anh đi tìm mùa xuân trên đời Mùa đông chết đi rồi mùa xuân Mắt em đẹp trời sao Cho mình thương nhớ nhau...
Năm 1961, ông sáng tác ca khúc “Bây Giờ Tháng Mấy.”
“Nhưng tôi không dám trình bày trước công chúng. Phần vì nhát, phần chưa tin tưởng lắm vào tài sáng tác của mình,” họ Từ tâm sự.
Thời gian ở Ðà Lạt, Từ Công Phụng cùng một số bạn học mới, thành lập ban nhạc Ngàn Thông, chơi hàng tuần cho đài phát thanh Ðà Lạt. Ca khúc “Bây Giờ Tháng Mấy” của họ Từ được trình bày lần đầu tiên, qua làn sóng điện này.
...
Tác giả “Bây Giờ Tháng Mấy” kể, một thành viên cùng trong ban Ngàn Thông với ông, sau này cũng trở thành nhạc sĩ nổi tiếng. Ðó là nhạc sĩ Lê Uyên Phương.
...
kể từ khi di chuyển về Saigòn, học Ðại Học Quốc Gia Hành Chánh, thì:
“Con đường âm nhạc của tôi mở ra thênh thang hơn. Sách vở về âm nhạc nhiều hơn, đã cho tôi một cái nhìn khác về âm nhạc. Tôi bắt đầu mê nhạc hòa tấu giao hưởng và thích nghe nhạc cổ điển Tây phương nhiều hơn. Trường hợp ca khúc ‘Bây Giờ Tháng Mấy’ cũng là một cái duyên kỳ lạ, đưa nó tới quảng đại quần chúng. Ban đầu nó chỉ nằm trong khuôn viên ký túc xá của trường Quốc Gia Hành Chánh. Ðêm đêm anh em ngồi quây quần chung quanh, nghe tôi hát. Bản ‘Bây Giờ Tháng Mấy’ đã bị một anh bạn ‘chôm’, đem ra nhà xuất bản gạ bán giùm tôi. Nhà xuất bản Minh Phát lúc bấy giờ đã trả giá bản nhạc ấy có $4,000; và được hứa hẹn khi nào bán chạy sẽ trả thêm. Sau khi ca sĩ Nhật Trường trình bày ca khúc ấy, lần đầu tiên trên đài Quân Ðội, bản nhạc bán chạy như tôm tươi. Nhạc lẻ in ra bán hết chục ngàn này tới chục ngàn khác, mà lời hứa hẹn của Minh Phát ngày nào, cũng tan bay theo gió!”
Về nguồn gốc của ca khúc đầu tay vừa đề cập, Từ Công Phụng nói:
“‘Bây Giờ Tháng Mấy’ là một sáng tác hoàn toàn hư cấu, là những mơ mộng của chàng học sinh mới lớn, là tâm tư của một tên học trò đọc quá nhiều tiểu thuyết lãng mạn,” cho nên, như ghi nhận của nhà văn Song Thao: “‘Bây Giờ Tháng Mấy’ đã bắt được nhịp đập con tim của giới trẻ lúc bấy giờ. Lúc họ đang sống thấp thỏm trong hoàn cảnh chiến tranh, khao khát một tình yêu trong sáng lãng mạn. Và Từ Công Phụng đã mang lại cho họ món ăn tinh thần ấy.”
(góp nhặt trên NET)
**
***
****
Nhạc phẩm BÂY GIỜ THÁNG MẤY 2
(Lởi : vô danh
nhạc : Từ Công Phụng
1964)
Trình bày : NS Từ Công Phụng
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=M5jgilWOJD - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=M5jgilWOJD
Trình bày : Ca Sĩ Khánh Ly
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=NhhlQ75S54 - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=NhhlQ75S54
Đàn guitar thùng & hát : Trần Văn Quang
http://www.youtube.com/watch?v=VMn-8cw6UmE - http://www.youtube.com/watch?v=VMn-8cw6UmE
Huyền thoại của người viết lời của ca khúc 2, Bây Giờ Tháng Mấy:
Theo lời nhạc sĩ T.C.P kể lại, điều duy nhất ông biết về tác giả bài thơ qua lời thuật lại từ một nhân viên của một đài phát thanh: đó là một người con gái.
Cô gái ấy, sau khi nghe nhạc phẩm Bây Giờ Tháng Mấy lần đầu tiên được phát sóng trên đài, đã cảm tác một bài thơ có cùng tên: Bây Giờ Tháng Mấy và mang đến đài phát thanh nhờ trao tặng cho N.S Từ Công Phụng.
Từ đó đến nay, T.C.P luôn có ý chờ người con gái đó lộ diện để biết được tên thật của tác giả, nhưng đã hơn 30 năm trôi qua, chưa hề một lần nào ông nghe được bất kỳ tin tức gì từ cô gái ấy cả .
Lời bài nhạc Bây-Giờ-Tháng-Mấy 2 :
Bây giờ tháng mấy
thơ: vô danh
Bây giờ là tháng mấy? Mình xa nhau đây em Chiều nay trời mây đầy Cho lạnh buốt vai gầy
Ngày cũ mình còn đôi Mà nay em hờn giỗi Thất hẹn một lần thôi Để mộng vỡ tan rồi
Bây giờ là tháng mấy? Chiều nay sao mưa bay Nhớ em mấy cho vừa Đàn lạc phím ru hờ
Chiều rơi nhẹ vào mắt Trời chớm đông lạnh ngắt Gió lay nhẹ hàng cây Dáng em mờ trên mây
Mai đây em đi về Có ai đưa chân mềm Hôn làn tóc lưng thềm Mà từng đêm anh đã trót
Ngày đó có anh chờ Và nay biết ai đợi Để đưa em đi về Khi cuộc vui đã tan
Bây giờ là tháng mấy? Mùa hoa đã phai chưa Tìm quên mùa thương này Trong nhạc lắng cung đàn
Màu mắt em còn đó Nhìn áng mây chiều gió Lướt bay về trời cũ Đâu nữa ngày mộng mơ
Bây giờ là tháng mấy? Chiều anh đi quên đường Tìm màu hoa hương cũ Em cài áo làm duyên
------------- mk
|
Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 03/Jun/2010 lúc 10:45pm
PT nghe tin này đa` 2 ngay` rồi nhưng lòng vẫn chưa hết ngẩn ngơ .
Thấy các bạn post những bài hát của Từ Công Phụng và những bài viết về người ca nhạc sĩ tài hoa này mà PT cảm kích quá.
Là vì từ lúc còn học Gia Long, PT đã từng gặp Nhạc sĩ và chị Từ Dung( sau là vợ cùa anh) học chung trường và là bạn của chị lớn của PT , vài lần .
Sau này hai người xa nhau thì chị Từ Dung đi xa , không còn gặp nữa.
Ở Cali này , người ái mộ Từ Công Phụng vẫn được nghe ông đàn và hát trong vài chương trình ca nhạc lớn .
Lần cuối PT gặp anh là lần anh và nhạc sĩ Ngô Thụy Miên được mời làm giám khảo và anh hát cho 1 cuộc thi hoa hậu ở Las Vegas 3 năm trước.
Lúc ấy trông nhạc sĩ vẫn còn mạnh khỏe, phong độ lắm.
Khi nghe khen , anh cười hiền lành , rất dễ mến .
Ngồi ở bàn uống nước , chị em PT có khen tất cả bài hát nào anh sáng tác cũng đều hay cả , nhưng xin anh hát bài "Mãi mãi bên em " vì bài này rất ấn tượng với 2 câu mở đầu thật tình tứ , thật tuyệt vời mà người đàn bà con gái nào cũng muốn được nghe :
Nếu có điều gì vĩnh cữu được
thì em ơi
đó là tình yêu chúng ta ...
( Đây cũng là bài hát mà anh Lộ Công đề cập ở trên , bài " Mãi mãi bên em" nha anh Mười Lăm , chứ không phải " Nếu có điều gì vĩnh cữu ")
Nhạc sĩ Từ Công Phụng cười nói lời cảm ơn và hẹn khi nào có đem đàn guitar sẽ hát .
Vậy mà giờ nghe tin nhạc sĩ sắp xa rời...Buồn quá !! Tiếc thương quá !!
Chúng tôi cầu chúc người nhạc sĩ tài hoa được vui vẻ ,lạc quan,an bình trong những ngày còn lại bên người yêu dấu .
We love you !
------------- PhanThuy-CA
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Jun/2010 lúc 11:43pm
Mãi mãi bên em http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=QdMvN7CH-d -
Tác giả : Nhạc sĩ Từ Công Phụng
Thể hiện : Từ Công Phụng
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=QdMvN7CH-d
Nếu có điều gì vĩnh cửu được Thì em ơi đó là tình yêu chúng ta Bờ môi ngoan, hương tóc rũ vai mềm Từng ngày dài hồn anh mãi tương tư Gọi tên em lòng náo nức đêm mơ Anh mơ sẽ bên em cho đến tận cuộc đời
Nếu có điều gì vĩnh cửu được Thì em ơi đó là tình yêu chúng ta Rồi mai đây anh sẽ đón em về Mở cửa hồn em vào đó rong chơi Em có thấy tình anh ngát hương hoa Ngây ngất mãi một đời vì em thôi
Đôi khi có những mùa giông bão qua đây Em thấy đời là những hư hao Này em, đừng dấu muộn phiền trong mắt sâu Đừng giấu bàn tay trong tóc mây Hãy tựa đầu lên vai anh Em sẽ thấy mùa xuân về rất nhẹ Từ trái tim anh nồng nàn yêu em
Nếu có điều gì vĩnh cửu được Thì em ơi đó là tình yêu chúng ta Bờ vai ngoan, hương tóc xõa buông mềm Tình rạt rào như dòng suối vây quanh Dù mai đây hương mùa cũ phôi pha Anh vẫn sẽ yêu em như ngày trẻ dại
Nếu có điều gì vĩnh cửu được Thì em ơi đó là tình yêu chúng ta Dù mai đây trăng có úa bên thềm Và ngày buồn thu tàn kéo qua đây Rồi mùa đông vội vã đến bên ta Anh giữ mãi lời nguyền cùng bên em
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Jun/2010 lúc 5:43pm
Nhạc sĩ Từ Công Phụng tuy bệnh, nhưng vẫn lạc quan yêu đời
Lê Thụy/Người Việt
Tin từ thân nhân nhạc sĩ Từ Công Phụng cho biết nhạc sĩ đang bị ung thư gan ở thời kỳ cuối, nên tình trạng sức khỏe hết sức hiểm nghèo. Qua cuộc điện đàm, nhạc sĩ Từ Công Phụng nhìn nhận căn bệnh đã làm ông mệt nhiều, “Tuy nhiên không đến nỗi nào, vì vừa được bà xã lái xe hơi qua nhà con nấu phở ăn, trở về...”
Nhạc sĩ Từ Công Phụng, tuy nhiên ông cũng có
một tiếng hát nồng nàn trời cho, nên cũng
thường hát các tác phẩm do ông sáng tác.
(Hình: Tư liệu)
Tác giả của bài hát bất hủ “Bây giờ tháng mấy?” từ đúng nửa thế kỷ qua (1960) cho biết tiếp là sau khi đi thăm Orange County, California (mà nhạc sĩ Từ Công Phụng có dành cho báo Nguoi Viet online một cuộc phỏng vấn vào hôm 28 tháng 2), hồi tháng 3 (2010) trở về Portland, ông cảm thấy khó chịu, có vẻ đau nơi bụng, nên quen như thường lệ ông uống các thứ thuốc trị bệnh quen thuộc, nhưng suốt mấy ngày không thấy hết, ông quyết định uống loại thuốc nặng hơn, tức thuốc trụ sinh, nhưng vẫn không thấy thuyên giảm.
Vì càng ngày càng thấy đau nơi bụng hơn, nên Từ Công Phụng, nay đã 67 tuổi (sanh ngày 27 tháng 7 năm 1943 tại Phan Rang, Ninh Thuận) đã được gia đình khẩn cấp đưa vào bệnh viện để tìm nguyên do, và sau khi khám nghiệm và chụp hình bụng, các bác sĩ đã nhìn thấy vật lạ ở trong gan, quyết định lấy nước ở trong gan ra thử, và sau khi nghiên cứu đã kết luận là Từ Công Phụng bị ung thư gan từ lâu, “và nay có thể đã ở thời kỳ cuối...”
Mặc dù được cho biết rõ bệnh trạng như trên, nhưng Từ Công Phụng không tỏ ra âu lo mấy, vì các bác sĩ đã nhiệt tình chữa trị ngay cho nhạc sĩ này (qua 2 lần xạ trị, mà lần đầu kéo dài đến 7 tiếng đồng hồ, và lần thứ nhì kéo dài hai tiếng, và sắp tới sẽ còn các lần kế tiếp...) nên Từ Công Phụng vẫn tỏ ra lạc quan yêu đời, bình tĩnh tiếp xúc với mọi người đến thăm, khiến ít ai biết được bệnh trạng của ông.
Từ Công Phụng, cùng thời với các nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn... còn nghĩ rằng thái độ lạc quan, vui vẻ với đời, còn có thể cứu được ông, còn hơn là bi quan, lo sợ, chán nản... khiến căn bệnh càng sớm kết liễu đời mình hơn...
Trong cuộc điện đàm kéo dài đến gần nửa tiếng đồng hồ, nhạc sĩ Từ Công Phụng còn nhắc lại một cách bình thản, là với tuổi của ông, thì bệnh hoạn cũng là điều bình thường thôi, có gì mà phải lo... vì ai mà chẳng phải qua các giai đoạn sinh, lão, bệnh...
Nhạc sĩ Từ Công Phụng từng tốt nghiệp Ðại Học Luật Khoa Sài Gòn, vào học trường Quốc Gia Hành Chánh (“nhưng không tốt nghiệp, vì tôi không thích làm quan...” theo chính lời nói của Từ Công Phụng, nhưng rất khắng khít với các cuộc họp mặt của các cựu sinh viên trường Quốc Gia Hành Chánh, đang sống lưu vong ở hải ngoại).
Năm 1975 bị kẹt lại và đến năm 1980 mới theo làn sóng thuyền nhân vượt biên được.
Từng có thời gian ở Marengo, tiểu bang Iowa, nhưng sau đó chuyển đến Portland, Oregon, mở một nhà in nhỏ, vừa làm chủ vừa làm thợ và sống cho tới nay.
Trong suốt nửa thế kỷ qua, nhạc sĩ Từ Công Phụng đã sáng tác được khoảng 100 ca khúc, đa số là tình ca, với nhiều ca khúc đi sâu vào lòng người, và ngay ở trong nước hiện nay, mặc dù chưa được phép hát nhiều ca khúc, nhưng vẫn được dân chúng phổ biến lan rộng, như Mùa Thu Mây Ngàn, Lời cuối, Giữ gìn cho nhau, Tuổi xa người, Mùa Xuân Trên Ðỉnh Bình Yên, Giọt lệ cho ngàn sau, Mắt lệ cho người, Mãi mãi bên em, Kiếp dã tràng, Ðêm không cùng, Như chiếc que diêm... (L.T.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=113832&z=1 - http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=113832&z=1 |
------------- mk
|
Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 05/Jun/2010 lúc 12:23am
Vô cùng cám ơn Mỹ Kiều .
Còn nhiều bài hay nữa đó cô nương ơi
.... Thôi, đừng tìm đến nhau làm gì
Thôi đừng nhìn nhau nữa mà chi.
Đường vào ngày mai sỏi đá
Thôi, em về quên hết đi ngày xưa ....
(Lời cuối - tiếng hát Tuấn Ngọc )
Nghe đứt ruột lắm. Mỹ Kiều cho bà con nghe với .
------------- PhanThuy-CA
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Jun/2010 lúc 11:23am
Mời PhanThuy và cả nhà cùng thưởng thức .
mk
Lời Cuối
Nhạc :Từ Công Phụng
Ca sĩ : Tuấn Ngọc http://www.nhaccuatui.com/loi-bai-hat/loi-cuoi-tu-cong-phung-tuan-ngoc.S3otNG0DS5.html - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=S3otNG0DS5 - http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=S3otNG0DS5 http://www.nhaccuatui.com/Playlist/midumidu -
Thôi đừng tìm đến nhau làm gì Thôi đừng nhìn nhau nữa mà chi Đường về ngày mai xa lắm Tương lai chưa vừa tầm hái tay này Trời đọa đày cho cay đắng Nên ta không còn nương cánh nhau mà đi
Đường về nhà em xa lắm Nên tình người đừng dối gian thêm buồn Kỷ niệm nào như muốn khóc, Nên tôi , Xin một lần được trao hết cho nhau Bằng một lần đôi mắt nai tơ Xin yêu nhau như tuổi ngây thơ
Thôi đừng lừa dối nhau làm gì Thôi đừng tìm nhau nữa mà chi Đường vào ngày mai sỏi đá Thôi em về quên hết đi ngày xưa
------------- mk
|
Người gởi: ranvuive
Ngày gởi: 05/Jun/2010 lúc 5:48pm
Âm nhạc Từ Công Phụng
Một buổi chiều đầu mùa hè, ngồi nhìn những đám mây giông vần vũ cuối chân trời, chợt nghe Tuấn Ngọc ru bản " Mắt Lệ cho người", ta mới thấy hết sự quyến rũ, mê hoặc của âm nhạc Từ Công Phụng. Ca từ rất đỗi nhẹ nhàng và sâu lắng. Những nốt nhạc dìu dặt chút tình vương vấn rồi khép lại trong âm giọng đô trưởng trầm ấm, ngân vang...
"Mưa soi dấu chân em qua cầu Theo những cánh rong trôi mang niềm đau Đời em đã khép Đi vội vàng Tình ta cũng lấp lối thiên đàng Như cánh chim khuất ngàn Như cánh chim khuất ngàn Còn mong còn ngóng chi ngày yêu dấu..."
(Mắt lệ cho người - Tuấn Ngọc)
Từ Công Phụng (sinh ngày 27 tháng 7 năm http://vi.wikipedia.org/wiki/1942 - ) là một http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A1%C2%BA%C2%A1c_s%C3%84%C2%A9 - http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%A1%C2%BB%C2%87t_Nam - nổi tiếng. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975. Cùng với http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1%C2%BA%C2%A1m_Duy - , http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%83%C2%B4_Th%C3%A1%C2%BB%C2%A5y_Mi%C3%83%C2%AAn - , http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%85%C2%A9_Th%C3%83%C2%A0nh_An - , http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A1%C2%BB%C2%8Bnh_C%C3%83%C2%B4ng_S%C3%86%C2%A1n - , http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%83%C2%AA_Uy%C3%83%C2%AAn_Ph%C3%86%C2%B0%C3%86%C2%A1ng - ..., Từ Công Phụng là tác giả của những ca khúc trữ tình được nhiều người biết đến như: Bây Giờ Tháng Mấy, Mắt lệ cho người, Giọt Lệ Cho Ngàn Sau, Mùa Thu Mây Ngàn, Lời Cuối, Tuổi Xa Người, Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên, ... Từ Công Phụng tốt nghiệp cử nhân luật, từng là biên tập viên đài phát thanh VOF.Ông tham gia sáng tác nhạc từ năm http://vi.wikipedia.org/wiki/1960 - .
Sau 30 tháng 4 năm http://vi.wikipedia.org/wiki/1975 - , các sáng tác của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam cho đến năm http://vi.wikipedia.org/wiki/2003 - . Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm http://vi.wikipedia.org/wiki/1980 - và hiện đang định cư tại http://vi.wikipedia.org/wiki/Portland - , http://vi.wikipedia.org/wiki/Oregon - , http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_K%C3%A1%C2%BB%C2%B3 - . Năm http://vi.wikipedia.org/wiki/1998 - , ông có trở về thăm quê hương http://vi.wikipedia.org/wiki/Ninh_Thu%C3%A1%C2%BA%C2%ADn - nhưng không tham gia hoạt động âm nhạc.
Tháng 5 năm http://vi.wikipedia.org/wiki/2008 - , ông lại trở về Việt Nam và lần này có biểu diễn trong chương trình "45 năm tình ca Từ Công Phụng" tại một phòng trà ở http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%83%C2%A0i_G%C3%83%C2%B2n - .
Du Tử Lê đã có lần nói về Từ Công Phụng, những tình khúc của họ Từ, hình như đã không chỉ như những tình khúc hiểu theo nghĩa một sáng tác nói về tình yêu đôi lứa. Ẩn giữa những dòng nhạc, giấu trong những lời ca, mỗi tình khúc của Từ Công Phụng còn là một thánh thoát êm đềm, dù cho nhạc phẩm nói về một tình yêu đổ vỡ. Ở đâu đó, trong những dòng nhạc, giữa những từ ngữ, vẫn thấp thoáng một nhân sinh quan đầy cam chịu và độ lượng:
http://truongvankhoa.vnweblogs.com/gallery/15370/Dinh%20Cuong%20001.jpg - http://truongvankhoa.vnweblogs.com/gallery/15370/Dinh%20Cuong%20001.jpg - http://truongvankhoa.vnweblogs.com/gallery/15370/Dinh%20Cuong%20001.jpg"> "Mưa soi dấu chân em qua cầu Theo những cánh rong trôi mang niềm đau Thời nào yêu hết trái tim buồn Lời nào yêu hết trái tim buồn Xin giữ trong mắt lệ, xin giữ trong mắt lệ Nhòa theo từng gót chân người xa vời
Mưa âm thầm buổi chiều thổn thức Sẽ nhạt nhòa từ ngàn năm nữa như em khóc hồn nhiên Nỗi muộn phiền ngày tàn hơi thở Em thấy không cõi đời vô vọng..." Nói tới tình ca, cũng là nói tới bước đường mà, chẳng một nhạc sĩ nào không ít, nhiều kinh qua. Nó giống như cánh cửa mê hoặc đầy cạm bẫy sinh, tử. Với những người làm thơ vậy. Tình ca, cái thế giới mầu nhiệm, thần thánh của tuổi trẻ?
Hay nó là mặt bên kia của cảm nhận về địa ngục, thiên đường; hắt lên từ một dương gian hiu quạnh?
Âm nhạc Từ Công Phụng sang trọng và quý phái:
"Xin em hãy cho tôi tạ tình Khi em đã đi qua khoảng đời tôi Dù một khoảng khắc sớm phai tàn Và lệ em rớt trên môi nhạt Đôi mắt em rất buồn Đôi chúng ta rất buồn Vạn câu tình cũ Xin gửi cho đời..."
Từ Công Phụng có nhiều kỷ niệm về đời sống âm nhạc, ở Montréal Canada, nhà văn Song Thao đã đi một vòng để làm một cuộc Survey nhỏ về nhjac sĩ Từ Công Phụng. Anh hỏi 10 người tuổi cũng trạc thế hệ "Có biết Từ Công Phụng là ai không?" Có 9 người lắc đầu là không biết. Nhưng khi anh hỏi "Có biết bài hát Bây Giờ Tháng Mấy không?" thì 10 cái đầu cùng gật gù và tán thưởng "Đây là một bài hát hay, để lại nhiều kỷ niệm trong đời tôi..." (Trần Thiện Hiệp, Du Tử Lê, Vũ Thành An, Từ Công Phụng)
Có một lần ở Melbourne, Úc, vì nể lời yêu cầu của đứa con trai, một ông cụ lần đầu tiên trong đời đã đến dự đêm Nhạc Thính Phòng của Từ Công Phụng. Sau khi chương trình chấm dứt, cụ xin được lên sân khấu để phát biểu vài cảm tưởng. Cụ đã tặng cho Từ Công Phụng một đoá hồng. Ông nói: "Đây là lần đầu tiên trong đời tôi tặng cho nhạc sĩ một nhánh hoa hồng. Nhạc sĩ đã làm tôi xúc động và thay đổi thành kiến của tôi về nhạc tình. Trước khi tôi rất ghét nhạc tình vì nó ủy mị, không mang đến cho con người một sức sống. Nhưng đặc biệt đêm nay, sau khi nghe ông hát hơn 20 bài tình ca của ông, ông đã đánh tan thành kiến của tôi. Nhất là khi tôi nghe bản Ơn Em, tôi thấy tình yêu cũng là một cần thiết trong đời sống. Và sự trân trọng của ông đối với phụ nữ qua bài hát này là một thái độ rất lịch sự thoát ra từ tình yêu thương mà trước kia thế hệ của chúng tôi không hề nghĩ tới. Nếu tôi không đến được đêm nay thì quả là một điều thiếu sót. Tôi nói đây với tất cả lòng chân thành. Và đoá hồng này chính là niềm ưu ái riêng dành cho ông. Tôi xin thay mặt khán giả đêm nay để cám ơn ông." Ông cụ đã thật sự làm cho Từ Công Phụng xúc động.
Năm 1995, trong đêm nhạc kỷ niệm 35 năm Tình Ca Từ Công Phụng, sau khi chương trình chấm dứt, có một bà cụ khoảng 80 tuổi đến chào nhạc sĩ và nói: "Chừng nào ông đến nữa? Ông cố gắng trở lại sớm để tôi còn có dịp đến nghe ông một lần nữa. Nếu lâu lắm ông mới trở lại thì có khi tôi đã "đi" rồi." Từ Công Phụng cầm lấy tay cụ mà lòng nghẹn ngào... Trong một dịp xuống miền Nam Califonia, một số bạn bè cũ từ thời học chung các trường đại học ở Sài Gòn mời Từ Công Phụng đến cùng vui với anh em trong buổi họp mặt. Họ có yêu cầu Từ Công Phụng hát cho họ nghe một sáng tác mới nhất. Họ vỗ tay và Từ Công Phụng cám ơn họ. Nhưng rồi họ từ chối tiếng cám ơn của tôi và nói: "Chúng tôi mới là những người biết ơn anh vì anh đã mang đến riêng cho chúng tôi chiều hôm nay một niềm hạnh phúc lớn qua âm nhạc của anh!"
Với tiêu chí tự đặt cho mình: "Nhạc phải cho hay, lời phải cho đẹp và ý nghĩa...", âm nhạc Từ Công Phụng êm ái, mượt mà, sang trọng. Chúng ta hãy nghe Từ Công Phụng phổ bài thơ của thi sĩ Du Tử Lê thành ca khúc nổi tiếng "Trên ngọn tình sầu":
(Trên ngọn tình sầu - Tuấn Ngọc) "Hạnh phúc tôi hạnh phúc tôi Từ những ngày con nước về Ngoài trời mưa mau ngoài trời mưa mau Tay vuốt mặt không cùng Bầy sẻ cũ hom hem Chiều mái xám rêu xanh Trời êm cao chân nhỏ Cũng không về trên dòng sông tội lỗi
Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh Môi thâm khô từ thuở định hôn người Ngày tháng hạ khi không mà trở rét Giọt nắng vàng lung linh màu lạnh ngắt Sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa
Chiều qua đó chân ai còn ríu rít âm thưa Lời ai ru như mơ cho trời xuống thật gần Người trông ngóng hương đưa mùi mái tóc đêm mưa Nhẹ theo lá oan khiên lả tả mái hiên người
Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh Còn dế buồn tự tử giữa đêm sương Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ Em ở đó bờ sông còn ẩm cát Con sóng tình vỗ mãi một âm quen..."
Tôi vẫn không quên, cảm nhận một cô sinh viên, gặp tình cờ trong quán cafe ở Sài Gòn ngày ấy, khi nói về Từ Công Phụng: " Anh ạ ! Cảm được cái tình, cái tâm tư ấy của những tình khúc Từ Công Phụng, người ta thường ở trong một không gian kín như góc quán, thưởng thức vị đắng cafe và vị đượm của bài hát. ..."
Nhưng cũng có thể nhẹ nhàng như chiều nay, khi cơn gió giông chiều đang thổi, một mình nghe những giai âm nhẹ nhàng theo những bước chân lang thang suy ngẫm về tình yêu nào đó vừa qua và khe khẽ hát: "....Xin em hãy cho tôi tạ tình khi em đã đi qua khoảng đời tôi..."
-------------
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 05/Jun/2010 lúc 8:30pm
Đọc chủ đề nầy có nhiều bài nói về Từ Công Phụng rất hay.
Cũng may là được Phan Thủy sửa dùm bài đầu tiên tôi đưa ra trong mục nầy, và đồng ý với Phan Thủy là " mãi mãi bên em ": Nếu có điều gì vĩnh cữu.....
Cám ơn Phan Thủy nhiều lắm nha.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
|