BÀ NGÔ ĐÌNH NHU
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Chuyện Linh Tinh
Forum Discription: Nói chuyện linh tinh về đủ mọi điều ...
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=1773
Ngày in: 26/Jan/2025 lúc 2:13am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: BÀ NGÔ ĐÌNH NHU
Người gởi: lo cong
Chủ đề: BÀ NGÔ ĐÌNH NHU
Ngày gởi: 18/Jun/2009 lúc 2:29pm
http://www.flickr.com/photos/34067378@N05/3292577290/">
http://www.flickr.com/photos/34067378@N05/3292575820/">
http://www.flickr.com/photos/34067378@N05/3176260566/">
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Trả lời:
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 6:38am
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 6:40am
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 6:41am
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 6:42am
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 6:44am
Bà Trần Lệ Xuân và chồng (1962)
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 6:52am
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 7:02am
Biệt thự Hồng Ngọc thường gọi là biệt thự Trần Văn Chương. Ngôi biệt thự này Trần Lệ Xuân xây cho bố là Trần Văn Chương khi ấy đang làm đại sứ của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Mỹ. Công trình chưa hoàn thành thì chế độ Ngô tổng thống bị lật đổ.
Bây giờ người ta vẫn gọi khu biệt thự ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt là khu biệt điện Trần Lệ Xuân. Khu này được xây dựng trên một quả đồi có tên là Lam Sơn với diện tích hơn 13.000m2 đất, với các hạng mục chính như sau:
.
Biệt thự Bạch Ngọc và hồ bơi nước nóng, nơi giải trí của gia đình Lệ Xuân. Tọa lạc ngay trên một quả đồi, khu biệt điện hiện lên lộng lẫy hơn khi có một hồ bơi nước nóng với sức chứa hơn 300m3 nước để xua đi cái lạnh của thành phố cao nguyên này. Nơi đây còn là một không gian đầy lãng mạn, từ vọng lâu của biệt điện có thể phóng tầm mắt ngắm những đồi thông xanh ngắt chập chùng.
Biệt thự Lam Ngọc được trang bị hiện đại bậc nhất thời đó. Có phòng làm việc, hội họp, phòng nhảy, phòng trang điểm của Lệ Xuân, nhà được trang bị lò sưởi kiểu Pháp. Trong biệt thự này có đường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn với nắp hầm được làm bằng một loại thép đặc biệt đạn bắn không thủng, bên dưới hầm được thiết kế rộng rãi, đủ chỗ cho hơn mười người trú ẩn.
Sau cuộc đảo chính 1-11-1963, tài sản gia đình họ Ngô bị tịch thu, khu biệt điện Trần Lệ Xuân được Chính phủ VNCH dùng làm khu bảo tàng sắc tộc Tây nguyên. Sau 30-4-1975, khu biệt điện này được giao cho Sở Du lịch Lâm Đồng quản lý. Năm 1984, tỉnh Lâm Đồng giao lại cho Cục Lưu trữ nhà nước (nay là Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước) quản lý để làm nơi bảo quản khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn.
Kể từ tháng 8-2006, khu biệt thự Trần Lệ Xuân trở thành trụ sở chính của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.
Ngày nay, biệt điện Trần Lệ Xuân không còn bí ẩn nữa khi được trùng tu, tôn tạo để giữ lại vẻ đẹp diễm lệ xưa. Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, cơ quan chủ quản khu biệt điện, đã khai trương khu trưng bày triển lãm tài liệu lưu trữ quốc gia ngay trong khuôn viên biệt điện, mở cửa đón các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước, những người quan tâm đến lịch sử và văn hóa Việt Nam.
biệt thự Trần Lệ Xuân. biệt thự Hồng Ngọc
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 7:12am
Phu quân của bà Trần Lệ Xuân
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 7:15am
http://i41.tinypic.com/y2zqc.jpg">
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 7:16am
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 7:59am
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 8:00am
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 8:02am
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 19/Jun/2009 lúc 8:05am
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Apr/2010 lúc 12:34am
Ông Bà Ngô Đình Nhu 1956
7 năm sau họ chỉ còn lại 1 người...
Ba Ngo Dinh Nhu trong buoi hop bao ngay 21-10-1963 tai Washington, DC, Hoa Ky
12 ngày sau buổi họp báo này, bà đã trở thành bà quả phụ Ngô Đình Nhu khi vừa 39 tuổi.
5-11-1963 Bà Nhu tại California, vài ngày sau cuộc đảo chánh
Gia dinh TT Ngo Dinh Diem tai SaiGon (1963)
Lời tòa soạn:
Sau hơn 40 năm, kể từ ngày chế độ Ðệ Nhất Cộng Hòa bị ngoại bang thuê đám quân nhân làm đảo chánh và ám sát dã man Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và Cố Vấn Ngô Ðình Nhu, đây là lần đầu tiên Bà Ngô Ðình Nhu tiếp xúc với một người Việt Nam và qua cuộc chuyện trò này, chúng ta được biết một phần nào sự thực cuộc sống hiện tại của bà Ngô Ðình Nhu, Tiếng Dân chép lại bài này từ nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu số 332, tháng 10/2004 cống hiến độc giả để rộng đường dư luận. Phần nhận xét xin dành cho người đọc.
CHUYỆN TRÒ VỚI BÀ NGÔ ÐÌNH NHU
(Trương Phú Thứ )
Tôi đến thăm Bà Ngô Ðình Nhu vào lúc 2 giờ trưa ngày 16 tháng 3 năm 2002 tại kinh thành Paris của nước Pháp. Nắng êm dịu vừa lên sau buổi sáng ẩm ướt của những ngày đầu Xuân và Paris thì lúc nào cũng chật ních những người và xe. Thành phố có cả một kho tàng bảo vật và huyền thoại. Ở đây người đi bộ đầy đường với những tiệm ăn và quán cà phê nối tiếp chạy dài cả dẫy phố. Người Paris nhà h5 và ham muốn hưởng thụ, chậm chạp nhưng thon thả hơn người Seattle. Cuộc sống thư giãn chậm chạp của những ông Tây bà Ðầm là niềm ước mơ của những người luôn phải vội vã lập cập với tốc độ từ sáng sớm đến nửa đêm ở Cali hay Texas.
Bà Nhu ở một mình trong một đơn vị gia cư (apartment) của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel. Nói là mới để phân biệt với những chung cư san sát ở Paris đã được xây cả đến vài ba thế kỷ với những đường nét hoa văn cổ kính. Chung cư Bà Nhu ở có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hội khổng lồ bằng kính, có lẽ đã được tạo dựng từ 30 đến 40 năm. Bà Nhu là sở hữu chủ hai (02) đơn vị gia cư ở trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp và đắt tiền nhất thủ đô Paris, ngay giữa cái nôi của văn hóa và chính trị thế giới. Nơi đây , một tấc đất chẳng biết giá tới mấy chục hay mấy trăm tấc vàng. Cả vùng này hầu như là nơi cư ngụ của các nhân viên và phái đoàn ngoại giao trên đất Pháp. Bà Nhu ở một đơn vị và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Ðó là lợi tức duy nhất của Bà, cũng tiệm tạm đủ sống và không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật, đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt quốc gia ở Paris là cựu Trung Tướng Trần Văn Trung vẫn nghĩ là Bà Nhu sống ở bên Ý.
Trên đường đến thăm Bà Nhu, tôi vẽ ra trong đầu óc qua hình ảnh của những chung cư đắt tiền ở New York hay San Francisco đã xem trên những tạp chí chuyên về địa ốc ở Mỹ và nghĩ là nơi cư ngụ của Bà Nhu chắc phải sang trọng lắm. Những apartment của Jacqueline Kennedy hay Joyn Lennos ở New York và của các tay tài phiệt ở San Francisco gợi cho tôi một náo nức mong chờ. Các cụ mình ngày xưa vẫn nói “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây” thì chắc là đã có một so sánh cẩn trọng. Tôi bước đi vội vàng với những lung linh nơi lãnh địa của giới thượng lưu. Những dòng họ quý tộc từ bao nhiêu đời cấu trúc nên vẻ hào nhoáng phong nhã của kinh thành Ánh Sáng và dân cư ngụ dù ở chân trời góc biển nào lưu lạc tới đây cũng được nhận lãnh ấn tích của người Paris.
Chiếc thang máy nhỏ hẹp vừa đủ chỗ đứng cho một ông Mỹ quá khổ đưa tôi lên tầng 11 của tòa nhà cao tầng. Bà Nhu mở cửa đón khách trong chiếc áo kimono Nhật mầu xanh nước biển, khuôn mặt trang điểm kỹ lưỡng với giọng nói đặc Huế không vồn vã mà cũng chẳng quá lạnh nhạt. Bà Nhu sắp vào tuổi 80 nhưng rất khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Có người nói từ năm 1963 đến nay Bà chẳng già đi chút nào. Thật ra đó chỉ là một lối nói để diễn tả sức khoẻ sung mãn của một người tuy đã nhiều tuổi đời nhưng vãn giữ được vóc dáng linh hoạt và nét mặt không có những nếp nhăn theo thời gian. Tuy nhiên “cái già” cũng vất vưởng đâu đó trên khoé mắt vành môi. Khi Bà cười thì khuôn mặt trông rất tươi trẻ phô bầy bộ răng trắng vẫn còn đầy đủ trong tình trạng hoàn hảo.
Chỗ ở của Bà Nhu tuy không nghèo nàn nhưng chẳng có gì đáng nói, ngay cả không bằng cái apartment mà tôi thuê mướn ở ngoại ô thành phố Seattle vào mùa Ðông năm 1975 khi vừa đến Mỹ. Ðơn vị gia cư của Bà Nhu rất tầm thường giống như những apartment rẻ tiền ở Mỹ với hai phòng ngủ và một diện tích nhỏ làm phòng khách. Phía tay trái lối đi từ của ra vào là nhà bếp. Trên tường phòng khách treo vài khung hình lớn có những tấm hình Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, Ðức Cha Ngô Ðình Thục, Ông Cố Vấn Ngô Ðình Nhu, cô trưởng nữ Ngô Ðình Lệ Thủy và nhiều người thân tộc đã quá vãng. Khoảng trống phía bên tay phải là phòng khách có một bộ xa lông, bên cạnh kê bàn ăn với 6 cái ghế. Bộ bàn ghế này và cài cái tủ nhỏ kê ngoài phòng khách làm bằng gõ gụ mầu đ3n với những nét chạm trổ Việt Nam quen thuộc. Bà Nhu cho biết trước kia thân sinh là ông Bà Trần Văn Chương có một apartment ở Paris và những đồ đặc này được mang từ Việt Nam qua, lâu lắm rồi. Khi hai cụ thân sinh bán cái apartment đi thi cho Bà Nhu bộ bàn ăn và hai cái tủ nhỏ này. Tôi đã đọc mấy bài báo nói về khiếu thẩm mỹ của Bà Nhu qua việc sắp xếp và trang hoàng Dinh Ðộc Lập. Giờ này được đứng ngay giữa cơ ngơi của riêng Bà mà chẳng thấy một “công trình” nào xem cho bắt mắt, có thể vì điều kiện tài chánh hay thời trưng diện của Bà đã qua.
Ðứng ở nhà bếp nhìn ra ngoài có cảm tưởng như tháp Effeil sát ngay bên cạnh khung cửa kính. Tôi tiếc thầm, phải như phòng khách mà được xếp đặt ở chỗ này thì đẹp biết bao. Ngồi đây nhâm nhi ly cà phê nhìn thiên hạ từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến chân tháp chờ lên thang máy nhìn cả kinh thành Paris. Ngày như đêm lúc nào cũng là hội hè đình đám. “Vui với cái vui của thiên hạ” chắc lòng mình cũng phần nào đỡ trống trải. Có lẽ cũng vì vậy mà phòng ngủ bên cạnh nhà bếp có kê một bộ xa lông để bù đắp lại sự thiếu sót to lớn của người thiết kế khu chung cư. Phòng ngủ thứ hai là chỗ làm việc của Bà Nhu với đủ loại sách báo. Cả đơn vị gia cư của một người sống lẻ loi một mình không có c9d61n một cái giường nhỏ. Buổi tối Bà Nhu trải một cái chăn trên nền nhà, ở một chỗ nào đó trong “căn hộ” nhỏ hẹp để nghỉ qua đêm. Bà không ngủ trên giường nệm nên mặc dầu đã lớn tuổi mà vẫn giữ được lưng thẳng và đi đứng nhanh nhẹn mạnh dạn.
Bà Nhu mời tôi ngồi trên một cái ghế ngay đầu bàn ăn cạnh khu phòng khách. Bà ngồi ghế đối diện, chân trái gác lên một chiếc ghế thấp hơn. Bà nói kỳ này khí hậu thay đổi bất thường nên cái chân hơi bị đau vì vết thương ngày trước. Bà Nhu bị gẫy chân trái trong vụ hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Ðộc Lập vào ngày 27 tháng 2 năm 1962. Sau này bà đang đi bộ thì trượt chân ngã và cũng cái chân trái này bị gẫy lần thứ hai. Mặc dầu Bà không gặp khó khăn gì khi đi đứng nhưng đôi khi cũng thấy khó chịu.
Ðối với tôi đây chỉ là một cuộc thăm viếng thường tình giữa người đồng hương nơi xứ lạ. Tôi không có ý định phỏng vấn Bà Nhu và và chắc chắn Bà sẽ không được tự nhiên, thoải mái khi phải đóng khung trong những câu hỏi của một cuộc phỏng vấn. Phần khác tôi cũng không muốn khơi lại những đau thương mà Bà phải gánh chịu trong cơn bão táp lịch sử và bể oan cừu cay nghiệt của cuộc đời. Tôi muốn cuộc thăm viếng không bị gò bó và trói buộc vào một chủ đề, đồng thời cũng không muốn tìm tòi những gì mà cá nhân tôi và rất nhiều người được nghe đủ loại chuyện tốt xấu về Bà mà chẳng biết hư thực ra sao, và từ những mù mờ đó đã có biết bao câu hỏi về một người đàn bà một thời xe ngựa thênh thang. Tôi muốn câu chuyện được tự nhiên và để Bà chủ động bất cứ những gì Bà muốn nói. Tôi có thể dùng những tiểu xảo của kỹ thuật phỏng vấn “gài” Bà vào những sơ hở để thỏa mãn những gì tôi muốn biết hoặc chỉ nghe đồn thôi. Tôi đã không làm như vậy vì lòng kính trọng đối với Bà và lương tâm ngay lành của tôi.
Tôi mở đầu câu chuyện bằng mấy lời xã giao thông thường, kính chúc bà luôn được mạnh khỏe an vui. Bà bắt đầu nói về lai lịch nơi hiện cư ngụ. Rất nhiều người biết qua báo chí chuyện một người Pháp giầu có biếu Ðức Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục một món tiền lớn và Ðức Cha Thục đã cho Bà Nhu để mua một đơn vị gia cư trong tòa nhà cao tầng này và sau đó Bà dành dụm mua thêm được một đơn vị nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một vị ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, Bà đã nhờ một cựu bộ trưởng thời chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai đơn vị gia cư này. Vào những năm mà người Việt vượt biển ra đi một cách rầm rộ gần như công khai, Bà Như cho mấy thanh niêm mới bơ vơ đến Pháp tạm trú ở đơn vị gia cư thứ hai và không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện nước nào cả. Một thời gian sau những thanh niên này tìm được thân nhân hay vì nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống mới thì Bà Nhu cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê mướn cho đến ngày nay. Vị ân nhân tặng Bà Nhu số tiền kếch xù đó là Bà Capaci, một cư dân thành Milan nước Ý và cũng là một trong bẩy người phụ nữ giầu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và mãi đến bốn năm sau khi Bà Capaci tạ thế Bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình.
Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của Ông Bà Nhu ở Ðàlạt, tôi kể cho Bà nghe chuyến đi về Việt Nam nhân dịp Tết Tân Tỵ, lần đầu tiên sau 26 năm vội vã ra đi lánh nạn cộng sản. Tôi đã đi ÐàLạt, ghé lại thăm ngôi nhà xưa của thời trung học, bước qua đướng đứng nhìn nhà Ông Bà Nhu một lúc lâu. Ngôi nhà của Ông Bà Nhu hiện không có người ở nhưng được bảo quản khá tốt, không thấy những đổ vở hoang tàn vì thời gian hay qua những biến động. Hiện nay Bà Nhu không có ý định về thăm Việt Nam mặc dầu Bà được nhà cầm quyền Hà Nội đánh tiếng cho biết là nếu Bà muốn về thì cũng chẳng có trở ngại gì. Những kỷ niệm về một nơi chốn thân thương xa xưa gợi lại miền ký ức dấu ái, Bà nói “tôi gặp Ông Cố Vấn năm 16 tuổi, đến năm 18 tuổi thì làm đám cưới”. Bà có vẻ buồn khi nói đến ngôi nhà ở Ðà Lạt. Một vùng trời mộng mơ với những kỷ niệm của ngày tháng êm đềm nơi sứ sương mù vẫn còn vương vất đâu đây. Khi nói về những người con thì Bà Nhu có vẻ bẳng lòng với chút hãnh diện. Tôi cố tình không hỏi gì về trưởng nữ Ngô Ðình Lệ Thủy đã bị chết thảm trong một tai nạn xe cộ trên xa lộ vòng đai của Paris. Rất có thể đây là một âm mưu quốc tế còn nhiều nghi vấn chưa được sáng tỏ và tôi cũng không muốn khơi lại những kỷ niệm đau buồn để rồi những giọt nước mắt của bà mẹ lại một lần nữa ướt đẫm trên khuôn mặt đã có quá nhiều khổ đau. Ông con trai lớn Ngô Ðình Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay cũng đã 55 tuổi, lấy vợ người Ý và có bốn con, ba trai một gái. Bà Nhu nói về những đứa cháu nội, con trai của Ông Trác, trong niềm vui “cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm”. Vợ ông Trác thuộc giòng dõi quý tộc rất giầu có. Ông Trách rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và đã chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thửa đất nhỏ. Gia đình Ông Trách sở hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành La Mã. Ngôi biệt thự này có cách cấu trúc và dáng dấp như một tu viện. Bà Nhu đã ở đấy nhiều năm nên rất nhiều người lầm tưởng rằng Bà đã tá túc ở một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.
Người con trai thứ hai là Ngô Ðình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp trường E.S.E.C. (École Suprrieure de l’Econmie yet du Commerce) chứ không phải trường H.E.C. (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chí và sách vở đã sai lầm. E.S.E.C. là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chánh cao cấp, có học trình gay gắt và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chánh trên toàn thế giới trọng vọng . Khi Ngô Ðình Quyền học trường này Bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền học. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một số công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà Nhu cười nói “Ông Quỳnh giống Bác”, hàm ý sống độc thân như Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Ðang lúc tôi nói chuyện với bà Nhu thì một thiếu nữ người Pháp gõ cửa bước vào với một xấp hình trên tay. Cô bé 17 tuổi này vừa trở về sau chuyến đi làm công việc thiện nguyện giúp các thanh nữ Phi Luật Tân bị bệnh AIDS. Tất cả chi phí cho chuyến đi của cô bé này do ông Ngô Ðình Quỳnh đài thọ. Cô bé có những lọn tóc mầu hạt dẽ khoe những tấm hình chụp chung với các nạn nhân của căn bệnh thời đại và ước mong sẽ được trở lại thủ đô của nước Phi Luật Tân để tiếp tục công viêc bác ái. Bà Nhu nói ông Quỳnh sống đạm bạc và rất tích cực trong những hoạt động từ thiện nên ước vọng của cô bé chẳng phải là một giấc mơ.
Cô con gái út Ngô Ðình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật gia ngành Công Pháp rất nổi tiếng nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở phân khoa Luật của đại học Roma mà thôi. Lý do đơn giản là Lệ Quyên không chịu vào quốc tịch Ý. Luật lệ nước Ý không cho phép những người không có quốc tịch được quyền giảng dậy một cách chính thức trong học trình. Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc làm sửng sốt các “cây đại thụ” của ngành công pháp thế giới. Lệ Quyên có chồng người Ý nhưng đứa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu hãnh diện nói tên cháu bé là Ngô Ðình Sơn, một tự hào dòng họ hay là sự gìn giữ gốc rễ gia tộc.
Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết. Bà Nhu đều “xuống đường” đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint Léon dâng thánh lễ hằng ngày. Cũng tại ngôi thánh đường này, lần đầu tiên vào tuần lễ đầu tháng 11 năm 2001, Bà Nhu tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Thông thường sau thánh lễ Bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa nến. Ngày chú nhật Bà phụ trách dậy lớp thánh kinh cho các trẻ nhỏ. Bà gia nhập đạo Công giáo khi lập gia đình, nhưng lúc thiếu thời được giáo dục trong các trường Công giáo nên có thể nói là Bà đã lớn lên và trưởng thành trong tín lý của đạo Chúa. Trong câu chuyện, Bà Nhu nhiều lần biểu lộ Ðức Tin tuyệt đối nơi sự an bài của Ðấng Tối Cao. Khi nghe tôi nói có thân nhân đang bị bệnh và rất muốn trở về Mỹ sớm hơn, Bà Nhu đi vào phòng làm việc lấy cho tôi một tượng ảnh Ðức Mẹ Maria đúc bằng kẽm to hơn đồng một xu Mỹ kim. Bà nói mang tượng ảnh về cho bệnh nhân thì Ðức Mẹ sẽ cứu giúp và chữa khỏi. Tôi nghĩ là vì có Ðức Tin mạnh mẽ như vậy nên Bà đã vượt qua được bao cơn sóng gió ba đào mà sống mạnh khỏe đến ngày nay.
Trên đường từ nhà thờ về Bà Nhu cũng thỉnh thoảng ghé lại tiệm bán hoa và cây cảnh, mua vài bông hoa hay một chậu cảnh trang hoàng trong nhà. Ít khi Bà phải nấu nướng vì ăn rất ít và những bà bạn người Pháp thương mang đồ ăn đến cho nên cũng chẳng bận rộn gì việc bếp núc. Trước kia tôi nghe có người nói Bà Nhu chỉ ăn qua loa, hai ba lần một tuần. Tôi nghĩ là nếu ăn uống như vậy thì làm sao mà… thở được. Bây giờ tôi nghe chính Bà Nhu nói “hai ngày nay tôi chưa ăn gì cả, vì tôi không ăn nên không có bệnh”. Các vị tu sĩ Ấn Ðộ giáo rất ít khi ăn uống nhưng người nào cũng mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi. Ở các nước Âu Mỹ đa phần người ta chết vì ăn chứ có ai chết vì đói.
Bà Nhu hầu như không đi sắm sửa quần áo giầy dép. Mỗi năm một bà bạn người Nhật gởi qua cho vài cái áo kimono đủ mặc trong nhà, có việc đi đâu thì mặc mấy cái quần áo cũ cũng còn tạm được. Nói đến quần áo, Bà có vẻ đăm chiêu “ở Sàigòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ, Tổng Thống không bằng lòng”. Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là”kiểu áo Bà Nhu” đã một thời là “mốt” của các thiếu nữ Sai Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rồi nghề. Bà kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (ruby), Bà Nhu có trình và xin Tổng Thống số tiền sáu ngàn đồng bạc Việt Nam để mua lại. Tổng Thống nghe lời giải bày cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này. Bà Nhu nói đó là lần duy nhất Tổng Thống cho tiền và cũng chẳng còn nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu.
Trong lúc nói chuyện, thỉnh thoảng Bà Nhu cũng đề cập đến những diễn biến chính trị, kinh tế và xã hội toàn cầu. Bà có những phân tích, lượng giá vấn đề một cách chi tiết và hợp lý đồng thời đưa ra những kết luận làm người nghe dẽ dàng bị thuyết phục. Ðiều này chứng tỏ tuy sống khép mình trong một căn phòng nhỏ bé những Bà vẫn theo dõi thời cuộc một cách cẩn thận. Bà vẫn còn giữ những liên lạc cần thiết với gfiới ngoại giao quốc tế trong một giới hạn cẩn trọng. Nhớ lại Phong Trào Phụ Nữ Liên Ðới năm xưa, Bà nắm hai tay trước mắt nhìn lên trần nhà nói bằng tiếng Pháp “phụ nữ phải được giải phóng, phụ nữ phải được tôn trọng”. Giấc mơ của Bà là người phụ nữ phải có chỗ đứng và tiếng nói trong xã hội. Ước vọng của Bà là người phụ nữ phải có những cơ hội thuận tiện để thăng tiến trong mọi lãnh vực của đời sống. Tiếng nói của Bà rõ ràng , chắc nịch, lên xuống với những cảm xúc làm người nghe rất dễ bị lôi cuốn rồi nhiệt tình ủng hộ.
Trong cả một buổi chiều, lúc nói chuyện này và đột nhiên nói sang chuyện khác nhưng Bà không hề đả động gì đến nước Mỹ mặc dầu Bà biết tôi đến từ một tiểu bang ở vùng Tây Bắc nước Mỹ. Nhiều người nói Bà Nhu căm thù Mỹ lắm vì những sai lầm trong chính sách đối với Việt Nam và nhất là đối với Ðệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam. Vào những ngày tháng cuối năm 1963, cả thế giới đã kinh ngạc nghe và nhìn Bà Nhu mạt sát nước Mỹ và những nhà lãnh đạo của siêu cường này ở tại một địa điểm chỉ cách Tòa Bạch Ốc một quãng đường. Tôi nghĩ là Bà đã không còn mang những “hận thù” đó trong tim óc nữa và thực sự muốn quên hết để mọi chuyện nhẹ nhàng đi vào lịch sử. Bà kể chuyện vào mùa Xuân năm 1975, sau khi Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do Bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC với đòi hỏi mười ngàn (10,000) Mỹ kim thù lao cộng với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris – Washington DC, vì lúc đó Lệ Quyên rất nhớ và muốn đi gặp ông bà ngoại. Bà Như không có tiền trang trải cho chuyến đi nhưng vì thương con nên bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp Ông Bà Trần Văn Chương ở thủ đô của nước Mỹ. Ðối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn. Ðó là lần duy nhất Bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất Bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, Bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào. Trong quá khứ đã có vài tờ bào ở Ðức quốc và California đăng tải bài phỏng vấn Bà Ngô Ðình Nhu. Tất cả những bài “phỏng vấn” đó đều là những ngụy tạo mà độc giả rất dễ dàng nhận ra tính chất giả dối và bịa đặt của người viết.
Bà Nhu cũng không nói gì về vụ phản loạn 1.11.1963 và những người được ngoại bang thuê mướn sát hại chống Bà. Tôi có nói xa gần đến đám quân nhân phản loạn để dò xét phản ứng của Bà nhưng không trông chờ ở một sự tức giận thường tình của một con người vì thời gian đến gần 40 năm cũng đã làm nguôi ngoai cơn thịnh nộ. Bà có vẻ buồn, nhìn qua khung cửa sổ nói một cách nhỏ nhẹ bằng tiếng Anh “đó là một bọn ngu dốt”.
Ðồng hồ chỉ tám giờ rưỡi tối. Những ngọn đèn của Paris kết nối làm thành một biển ánh sáng và thành phố đã bắt đầu đi vào cuộc sống ban đêm. Hơn sáu giờ đồng hồ ngồi nói chuyện, tôi đã uống hết hai ly nước bưởi to nhưng tuyệt nhiên không thấy Bà Nhu uống một chút nước nào. Tôi sợ ngồi lâu quá Bà sẽ mệt mỏi nhưng thực sự thì chính tôi là người đã thấm mệt. Bà Như không tỏ ra mệt mỏi hay có một dấu hiệu nào biểu hiện sự rã rời sau một buổi chiều dài chuyện trò. Trước khi tôi xin cáo từ Bà Nhu có nói đến cuốn sách của Bà. Theo chỗ tôi được biết thì cuốn sách của bà. Theo chỗ tôi được biết thì cuốn sách này sẽ được phát hành cùng một lúc tại nhiều nơi trên thế giới bằng bốn thứ ngôn ngữ: Việt Nam, Anh, Pháp và Ý. Bà viết bằng tiếng Pháp và tự dịch sang tiếng Anh và Ý. Bản dịch tiếng Việt đang trong giai đoạn nửa chừng. Cũng vì vậy mà tôi hạn chế bài viết này trong một kích thước vừa đủ, những gì độc giả muốn biết hay những gì gọi là “bí mật lịch sử” sẽ rất có thể được nói đến hoặc phân giải trong cuốn sách mà rất nhiều người chờ đợi. Tôi chợt nghĩ đến “ông tướng phường chèo” Nguyễn Khánh. Ông này đi đến đâu cũng cầm cuốn vở học trò huyênh hoang có nhật ký của Bà Nhu trong tay. Tôi nghĩ rất có thể Ông này lượm được cuốn vở Bà Nhu ghi chép những chuyện vụn vặt của một người nội trợ trong gia đình như hôm nay đi chợ cần phải mua những món gì, đến bao giờ thì phải đóng tiền trường cho con… Ngoài ra chẳng có gì đáng nói tới hay có một giá trị gì cả. Tôi cũng không hiểu được lý do tại sao khi bị đuổi ra khỏi nước mà đương sự còn ôm theo “báu vật” đó để làm gì. Ðặt trường hợp “báu vật” đó mang lại danh vọng và lợi lộc hoặc là một thứ vũ khí để để mạt sát nhục mạ Bà Nhu thì chắc chắn độc giả đã được đọc từ lâu rồi.
Tôi bước ra chỗ thang máy để xuống phố lang thang với người Paris mà trong lòng xôn xao niềm vui vì không ngờ một “bà cụ” gần 80 tuổi đã vật vã với bao sóng gió phủ phàng của cuộc đời mà lại còn có một sức khoẻ thật sung mãn, trí óc minh mẫn đến như thế. Ở vào tuổi đời như vậy mà còn giữ được thể chất và tinh thần trong một tình trạng gần như lý tưởng thì thật là hiếm có. Bà Nhu đã thực sự lánh xa những tục lụy phù phiếm của trần gian. Bà sống trong hơi thở nhịp tim của đời sống tận hiến và phó dâng với niềm cậy trông tuyệt đối nơi sự quan phòng của Ðấng Tạo Hóa. Tôi cầu chúc Bà luôn mạnh khỏe, an vui.
http://namkyluctinh.org/a-lichsu/de1ch/truongphuthu-bangodinhnhu.pdf - http://namkyluctinh.org/a-lichsu/de1ch/truongphuthu-bangodinhnhu.pdf
------------- mk
|
Người gởi: van phan
Ngày gởi: 28/Apr/2010 lúc 5:03am
Cám ơn anh Lộ Công , anh Hoàng Ngọc Hùng , cô Mỹ Kiều đã mở và post chủ đề : Bà Ngô Đình Nhu , nhân vật một thời của lịch sữ Việt Nam . Hình ảnh và bài viết là tài liệu hiếm ,đẹp và hay . Tôi thấy có một chi tiết nhỏ mà Thân hữu GC mình tự đính chánh do lổi chính tả thôi . Đoạn trích ngang :
...Người con thứ hai là Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi tốt nghiệp trường E.S.E.C (Ecole suprrieure de l'économie yet du commerce )chứ không phải trường H.E.C( Hautes etudes commerciales )như nhiều báo chí và sách vở đã sai lầm. ESEC là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chánh cao cấp, có học trình gay gắt và học phí rất cao....
Tôi đọc và hiểu là Ngô Đình Quỳnh , tốt nghiệp trường ESSEC (ecole superieur des sciences économiques et commerciales ) một trong những Grandes ecoles tư , nổI tiếng từ năm 1907 ở Paris...
Còn trường ESEC ( ecole superieur d'etudes cimatographiques ) là một Grande ecole ,dạy nghề điện ảnh Cinéma ở Paris , Ngô Đình Quỳnh chắc không có theo học trường nầy.
Nếu đề nghị nầy không chính xác tôi xin rút kinh nghiệm, thân hữu GC xí xóa bỏ qua , vì là tư liệu lĩch sữ cần được tôn trọng đúng .
van phan
|
Người gởi: van phan
Ngày gởi: 29/Apr/2010 lúc 4:55am
Có sai lầm về kiến thức xin đính chánh lại .
+ E. S. E.C Paris :
Ecole Supérieure d'Études Cinématographiques de Paris
+ E.S. S. E. C : Thành lập năm 1907 ở Paris , Tổng số sinh viên năm 2010 là 4200 mà 1350 là sinh viên nước ngoài. Học phí trung bình khoảng 8000 euros / năm.
+ H. E. C : Thành lập năm 1881 ở Paris . Tổng số sinh viên năm 2010 là 4387 mà 1645 là sinh viên nước ngoài. Học phí trung bình từ 1300 euros đến 13.000 euros / năm .
Trích Dosier Education báo Le Monde , Mercredi 14 avril 2010
|
Người gởi: van phan
Ngày gởi: 04/May/2010 lúc 8:31am
(Dân trí) - Nhiều bức ảnh quý giá chưa từng được công bố về những lễ nghi, sinh hoạt của vua quan nhà Nguyễn những năm đầu thế kỷ XX đang được trưng bày tại triển lãm “Nghi lễ Hoàng cung và lễ hội ở Huế đầu thế kỷ XX”.
Đây là những bức ảnh được các tác giả Việt thời đó như Tang Vinh, Đang Châu… ghi lại qua ống kính, tái hiện nhiều nét sinh hoạt vô cùng độc đáo của vua, quan triều Nguyễn qua các nghi lễ, lễ hội và nếp sinh hoạt hàng ngày trong hoàng cung, trên phố phường.
Sau một thời gian, số ảnh này đã được lưu vào kho của Hội Đô thành Hiếu Cổ (AAVH) - tiền thân của tạp chí chuyên đề nổi tiếng chuyên nghiên cứu về Huế: “Những người bạn cố đô Huế” (Bulletin des Amis du Vieux Huê) - với số lượng khoảng 9.000 bức chụp trên toàn Đông Dương, giai đoạn 1885-1954. Trong kho dữ liệu của AAVH còn có hơn 600 sách cổ, 30.000 trang thủ bút đầy quý giá của các tác giả nổi tiếng, vua, quan, các chính khách…
Đến nay Hội AAVH mới chính thức công bố qua triển lãm “Nghi lễ Hoàng cung và lễ hội ở Huế đầu Thế kỷ XX” tại số 1 Lê Hồng Phong (TP Huế). Triển lãm kéo dài đến hết ngày 13/5/2010.
Xin giới thiệu đến quý độc giả những tấm ảnh quý giá được chụp lại tại Triển lãm để độc giả thấy được một thế giới “nội bất xuất, ngoại bất nhập” của chế độ phong kiến cuối cùng tại Việt Nam.
Rước kiệu vua.
Các quan quỳ làm trong ngày lễ mừng thọ vua Khải Định.
Nhiều khung cảnh lạ lẫm như Kỳ Đài trong lễ mừng thọ “tứ thập niên” vua Khải Định.
Một cửa thành xưa.
Ngọ Môn
Voi diễu hành trong Đại Nội ngày Lễ quốc khánh.
Quan và lính
Bộ nhạc khí cổ
Thái tử Khải Định trước giờ làm việc.
Vua Khải Định đang “ngự thiện” (dùng cơm).
Tế sống một con vật trong lễ hội
Đại Dương
< ="http://admicro1.vcmedia.vn/ads_codes/ads__230.ads" =text/>
< ="http://admicro1.vcmedia.vn/ads_codes/ads_code_230.ads" =text/>
ads_zone230.hideEmptyZone("ads_zone230");
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 05/May/2010 lúc 6:38pm
Trích van phan:
"... Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi tốt nghiệp trường E.S.E.C (Ecole supérieure de l'économie et du commerce )..."
Bên Pháp có rất nhiều trường dạy về thương mại, kinh tế, hành chánh, quản trị, v.v. Còn có trường ESCP (École Supérieure de Commerce de Paris) nữa. Tây hay viết tắc lắm. Đọc mà điên cái đầu đi thôi !!!
Cách đây lâu lắm rồi tôi có dịp sang làm việc tại ESCP ít lâu.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: van phan
Ngày gởi: 06/May/2010 lúc 4:31am
Cám ơn anh Lo Cong đã giải thích cho hiểu biết về hệ thống trường Cao học Thương mại , Quản trị , Kinh tế .....ở Pháp . Ở bên đây có rán đọc báo tìm hiểu ,cũng không tiếp thu nổi ...viết tắc không hiểu ,lai quá nhiều trường . Chúc anh vui khỏe dìu dắt Diễn Đàn ...
|
Người gởi: van phan
Ngày gởi: 07/May/2010 lúc 5:50am
Vua Bão Đại và người vợ Pháp
Xin trở ngược về quá khứ, cách đây 20 năm, tôi gặp bà Monique trong một buổi lễ Vạn Thọ của vua Bảo Đại năm 1989 tại nhà hàng Le Président, số 120-124, đường Du Faubourg, quận 11 Paris, với chiếc bánh sinh nhật cao 12 tầng. Buổi tiệc Vạn Thọ này do nhà thiết kế trang phục Thành Lễ Paris tổ chức, có khoảng 300 người đến dự, đa số là người trong hoàng tộc, và tôi may mắn được ngồi chung bàn với Bảo Đại và bà Monique. Hôm đó nhìn bà Monique từ trên xuống dưới chỉ một màu vàng, áo dài vàng, quần vàng, đầu đội khăn vàng, do nhà thiết kế Thành Lễ Paris dâng tặng. Lúc ấy bà Monique đẹp, kiêu hãnh …
Tôi đến dự buổi Vạn Thọ là để ngâm thơ và hò Huế cho ngài Bảo Đại nghe. Tôi ngâm bài thơ « Đây Thôn Vỹ dạ» của hàn Mạc Tử và hò Huế. Khi bước xuống sân khấu về lại bàn, Bảo Đại đưa tay ra dấu bảo tôi đến bên cạnh ngài và hỏi tôi xứ Huế ở mô … Sau khi biết tôi không phải là người Huế mà là người Đà Nẵng, ngài cười rồi nói không phải gái Huế sao hò « mái nhì » giống quá ! Tôi nói : Dạ thưa ngài con … bắt chước.
Sau buổi Lễ Vạn Thọ tôi không có dịp gặp lại ông Bảo Đại. Mặc dầu có vài lần tôi ngồi trong xe đậu sát căn nhà nhỏ nơi ngài cư ngụ với bà Monique. Có những lần như thế là tôi lái xe chở cụ Thái Văn Kiểm đem món thịt heo tàu kho trứng đến Bảo Đại vì ông rất thích món này. Bà Monique cũng làm món thịt heo kho trứng, nhưng không đúng khẩu vị của ông.
Hai mươi năm trôi qua cái vù, bây giờ gặp lại bà Monique dưới chân tháp Địa Tạng làm tôi nhớ lại những hình ảnh ngày Vạn Thọ của Bảo Đại ngồi bên cạnh bà trong chiếc áo dài màu vàng với chiếc khăn vàng truyền thống Việt Nam.
Trích : Du lịch Bích Xuân Paris
|
Người gởi: van phan
Ngày gởi: 10/May/2010 lúc 4:03am
VUA BÃO ĐẠI và bà vợ MONIQUE trong buổi lể VẠN THỌ 1989
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 15/May/2010 lúc 8:09pm
Vừa đọc xong bài nầy, gởi lên đây cho quý vị đọc.
“Đệ Nhất Phu Nhân”… không ngai!
____________ _________ _________ _________ _________ _________ _________ _________ _________ _________ ___
Lời mở đầu
Ý định của tác giả khi quyết định viết bài nầy là chợt nhớ những gì Bà Ngô Đình Nhu đã tuyên bố vào đầu thập niên 60, với ước muốn cùng quí bạn đọc suy nghĩ xem có phải là những lời tiên đoán quá đúng về những gì xảy ra trên đất nước triền miên đau thương của chúng ta, sau ngày binh biến 1.11.1963, tất yếu dẫn tới thảm họa 30 tháng Tư 1975 cho cả dân tộc:
-"Thầy chùa nướng BBQ" và... Phong Trào Phật Giáo Tranh Đấu tại miền Trung do Thượng tọa Thích Trí Quang chủ xướng sau đó...
-"Các sĩ quan Mỹ là những tay phiêu lưu (aventuriers) " và..."Khi đồng minh tháo chạy", bỏ rơi VNCH cho CSBV "làm thịt" sau đó…
Ngoài ra, tưởng cũng cần suy nghĩ thêm về sự tranh đấu của Bà chống ly dị, chống tệ trạng 5 thê 7 thiếp để bảo vệ gia đình và để bình quyền nam nữ. Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới, trước đây bị đả kích, bôi bác, xuyên tạc nặng nề. Các phụ nữ VN hải ngoại cũng như trong nước giờ đây tưởng cũng nên điều chỉnh lại cái nhìn về vấn đề nầy: Bà Trần Thị Lệ Xuân phải chăng đã đi bước tiên phong tại VN so với Phong Trào Bảo Vệ Phụ Nữ (Féminisme) phát triễn rộng khắp thế giới ngày nay? -LTL- |
Tháng 4 năm 1961, trăm hoa xuân đua nở khoe sắc thắm, kết thành áo choàng ngoài muôn màu bao phủ những bức tường xám xịt, ám khói đen của Viện Pháp-Việt (InstitutFranco- Vietnamien), nằm trong quartier latin de Paris:
Là nơi trú ngụ của nhóm 16 sinh viên VN trong đợt đầu được chính phủ VNCH chấp thuận cho xuất ngoại du học ngày 26 tháng 10 năm 1960 (Nghị định số 988-TTP/KH ngày 8 tháng 10 năm 1960 của Phủ Tổng Thống) -gồm 10 nam nữ sinh viên các ban Triết học, Pháp văn, Sử địa, năm thứ 3 Đại Học Sư Phạm Sài Gòn và Đà Lạt, 1 nữ sinh viên sang làm luận án Tiến sĩ, cùng 5 nam nữ sinh viên theo học các trường đào tạo kỹ sư hóa học, cơ khí, thủy điện, công kỹ nghệ, với học bổng do chính phủ Pháp cấp sau một thời gian khá dài hai nước gián đoạn “giao lưu văn hóa”, hậu quả của không khí ngoại giao nguội lạnh từ khi Tây bị Mỹ hất cẳng khỏi VN- ngôi nhà hai tầng với sous-sol, tọa lạc số 269 rue Saint-Jacques nầy (góc Feuillantines, gần Hôpital du Val-de-Grâce, sát vách Schola Cantorum, trường dạy khiêu vũ Ballet, cách Trường Sorbonne, cùng đường, không xa lắm) đang sửa soạn tiếp đón các vị thượng khách từ VN sang thăm viếng. Nhóm anh chị em sinh viên chúng tôi chỉ được thông báo về vụ tiếp tân nầy vào giờ chót, nên phải tất bật bắt tay ngay vào việc chuẩn bị các thứ. Tôi được giao phó phụ trách phần âm thanh cho khách “đàm đạo” với sinh viên và cho buổi dạ vũ sau đó, cũng như trang hoàng hoa đăng cho buổi dạ tiệc -rất đơn sơ, với thức ăn nhẹ- trong khuôn viên tuy nhỏ bé nhưng rất xinh xắn,ấm cúng, phía sau Institut…
(Người viết và Martha, bạn đồng môn-Paris, Xuân 1961)
-o-o-o-
G.S. Giám đốc Viện Gustave Meillon và phu nhân -cả hai đều nói tiếng Việt lưu loát, ông giọng miền Bắc, bà, giọng miền Nam- cùng cô con gái và Ban Điều Hành Institut nghênh đón, hướng dẫn phái đoàn khách quí về hướng khuôn viên lộ thiên. Tháp tùng Ông Cố vấn và Bà Ngô Đình Nhu -nhủ danh Trần Thị Lệ Xuân- cùng ái nữ Ngô Đình Lệ Thủy -17 tuổi, đẹp nhu mì- có Ông Đại sứ và Bà Phạm Khắc Hy cùng cô con gái cưng tên Uyên, trang lứa với Lệ Thủy, cũng khá đẹp, nhưng cung cách hầu như không còn chút Á Đông nào hết.
Kinh nghiệm đương đầu với đám sinh viên VN thân cộng thường lỡn vỡn trước phạn điếm đại học (restaurant universitaire “Maison des Mines”), đối diện Institut -nơi anh chị em sinh viên chúng tôi đến dùng bữa trưa và cơm tối sau giờ học- để gây sự, đôi khi đưa tới xô xát, tôi linh cảm thế nào chúng cũng tìm cách trà trộn vào buổi tiếp tân để phá thối…Quả nhiên!
Đoán biết chúng sẽ bị nhận diện ngay, nếu chúng mưu toan len lỏi vào Institut -bởi chúng thường chận đường nhét truyền đơn chống VNCH vào tay chúng tôi trước cửa quán ăn sinh viên; và nếu chúng tôi vứt bỏ không cần xem là bị chúng áp lại hành hung tức khắc- chúng bèn đổi chiến thuật: đưa các cảm tình viên loại “gộc” của CSBV, bên ngoài trông rất đạo mạo, “trí thức”, ăn mặc rất “chic”, nói năng chững chạc, hòa nhã…vào tham dự buổi tiếp tân!
Chính tôi cũng không rõ những tay nầy thiên tả “có bằng cấp”; không chừng dám là cán bộ CS chính hiệu con nai vàng nữa đấy! Trông họ rất đứng đắn, sang trọng, tiền bạc rủng rỉnh, tiêu xài rất “mát tay”. Họ thường lân la tìm cách giúp đỡ những sinh viên VN bị tạm cúp sổ chuyển ngân vì ngã theo CS tuyên truyền chống VNCH và hăng hái tham dự các sinh hoạt văn nghệ hay du ngoạn do các bộ phận CSBV trá hình tổ chức, nhằm thu phục cảm tình đám sinh viên nhẹ dạ rời xa quê hương khá lâu, không am tường hiện tình đất nước, với hậu ý khuyến dụ đám “nai tơ” nầy trở về miền Bắc phục vụ sau khi thành tài -những con nai tơ đã được miền Nam VN ưu đãi tài trợ cho xuất ngoại tiếp tục dồi mài kinh sử. Thế đấy: một lũ “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” mà vẫn hiu hiu tự đắc mình “cao siêu” hơn bọn sinh viên theo “Diệm-Mỹ”!
Các đợt sinh viên kế tiếp do VNCH cho xuất ngoại hưởng học bổng của chính phủ Pháp nâng cao nhân số cư trú tại Institut, khiến chúng tôi cảm thấy đỡ lẻ loi trước sự hung hãn của bọn sinh viên theo VC luôn chờn vờn trước Maison des Mines: Những bậc đàn anh, như BS Nguyễn Phước Đại, GS Trần Văn Tấn, GS Hồ Thới San, v.v… trước đây đã từng du học tại Pháp, Bỉ… sang đây chuẩn bị tiến thêm về học vị quả thực có giúp chúng tôi thấu đáo hơn các mưu chước quỹ quyệt của CSBV nhắm vào giới sinh viên VN mới chân ướt chân ráo tới kinh đô ánh sáng.
Dĩ nhiên , các giới chức trách nhiệm an ninh cho “thượng khách” biết trước sẽ có “địch thủ” thâm nhập, nhưng vì nơi đây là xứ tự do, không lý do gì ngăn cản họ tới tham dự cuộc tiếp tân dành cho giới chức cao cấp của VNCH, một chính thể…tự do! Chúng tôi chỉ còn biết hy vọng ông cố vấn Ngô Đình Nhu đủ bản lĩnh và thao lược đương đầu với các phần tử tập tành trung kiên với chế độ độc tài đảng trị Bắc Bộ Phủ!
May mắn thay, lòng tin tưởng vào khả năng đối đáp của vị Cố vấn Tổng Thống VNCH trước những câu hỏi hốc búa của hai sinh viên “yêu nước” -yêu XHCN!- trong khuôn viên Institut được đền bù xứng đáng:
-Thưa ông Cố vấn, sinh viên yêu nước thứ nhứt hỏi. Xin ông vui lòng xác nhận hay phủ nhận chuyện ông cho chuyển ngân bất hợp pháp hai tỷ đô-la sang một ngân hàng ở Thụy Sĩ. Có phải ông định dùng số tiền nầy kinh tài để củng cố chế độ “gia đình trị” do Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ xướng chăng?
Có tiếng vỗ tay lét đét từ phía “cò mồi” do các phần tử “yêu nước” gài.
Ông Cố vấn chờ tiếng vỗ tay chấm dứt, điềm tĩnh trả lời:
-Có! Chúng tôi có một ngân khoản ở Thụy Sĩ. Nhiều hơn con số anh đưa ra. Tôi không tiết lộ con số chính xác vì nó liên quan tới An Ninh Quốc Phòng. Đó là một ngân quỹ bí mật. Muốn sử dụng phải hội đủ 5 nhóm mật mã của 5 vị trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia mà tôi là một thành viên. Có lẽ anh ở ngoại quốc quá lâu, nên không theo dõi hiện trạng đất nước. Người Mỹ đang áp lực chúng tôi theo đường lối chính trị của họ. Chúng tôi không muốn hoàn toàn lệ thuộc vào họ, đánh mất chủ quyền quốc gia. Nên quỹ bí mật nầy nhằm đảm bảo sự độc lập của chúng tôi trong việc điều hành quốc sự…Hy vọng tôi đã trả lời thỏa đáng điều anh thắc mắc…
Cử tọa không vỗ tay rầm rộ, nhưng gật gù tán thưởng. Sinh viên “yêu nước” bẽn lẽn rời khuôn viên Institut.
-Thưa ông Cố vấn, sinh viên “yêu nước” thứ hai sừng sõ “chất vấn” tiếp. Ông vẫn chưa trả lời dứt khoát Tổng Thống Ngô Đình Diệm có áp dụng chế độ “gia đình trị” tại miền Nam không?
Lại có tiếng vỗ tay lét đét!
-Như ông bạn anh vừa hỏi tôi, tôi nghĩ rằng anh cũng đã xa quê hương rất lâu. Tôi xin tóm lược hiện tình đất nước từ ngày Ngô Tổng Thống về chấp chánh đến nay, để đặt câu hỏi ngược lại với anh:
Giả thử anh là Thủ tướng Ngô Đình Diệm, về nước năm 1954 khi thực dân Pháp còn tiếp tục khuyến khích các phần tử thân Pháp lật đổ chính quyền, cũng như yểm trợ, xúi giục các giáo phái có thành tích bất hảo như thổ phỉ đánh phá quân đội quốc gia, trước cảnh dầu sôi lửa bỏng do các phần tử đối nghịch tạo nên, rắp tâm tiêu diệt anh, nếu phải chọn cộng sự viên sẵn sàng chết sống có nhau vì đại cuộc, giữa hai người đồng tài, đồng sức, đồng chí hướng, một bên không là thân bằng quyến thuộc, một bên là cật ruột, anh có cảm thấy gần như không cách chi anh không hành sử như Tổng Thống Ngô Đình Diệm chăng?
Sinh viên “yêu nước” thứ hai âm thầm lủi mất.
Mọi người lần lượt rời khuôn viên bước vào hội trường tham dự dạ vũ...
***
Ông Tuyên, tùy viên văn hóa (attaché culturel) Tòa Đại Sứ VNCH có lẽ là người duy nhứt trong cơ cấu đại diện quốc gia được anh chị em sinh viên chúng tôi quý mến. Ông rất cởi mở, chia sẻ và cảm thông những khó khăn của sinh viên du học, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của họ nơi xứ người. Nhờ vậy chuyện mất thiện cảm của kiều bào trước thái độ ít nhiều lãnh đạm, nếu không muốn nói là kiêu căng, hách dịch của các viên chức ngoại giao tại tòa đại sứ giảm sút thấy rõ từ lúc ông nhận trách nhiệm. Cũng nhờ ông chăm chú cải thiện việc tiếp đón thực khách mà số sinh viên lâu nay thường la cà ở tiệm ăn khu Maubert của CSBV dần dà trở lại quán cơm Việt Nam đường Monge của VNCH!
|
Bà Ngô Đình Nhu và ái nữ Ngô Đình Lệ Thủy
|
Nhưng trong buổi tiếp tân nầy, trông ông có vẻ bối rối ra mặt trước phản ứng bất bình của một sinh viên VN đến mời cô con gái cưng của ông Đại sứ ra sàn nhảy, bị cô khước từ với lý do cô không biết…nhảy. Nhưng sau đó cô ta lại “nhảy” liên tu bất tận với…sinh viên Tây! Trong khi đó tôi cũng đến lịch sự mời ái nữ ông bà Cố vấn khiêu vũ và cũng bị từ chối, cũng với lý do rất lễ phép:
-Thưa anh! Rất tiếc Lê Thủy không biết khiêu vũ…
Nhưng khác hơn cô Uyên, Lệ Thủy không khiêu vũ với ai cả. Tôi không cảm thấy bị mất mặt nhưng anh bạn sinh viên VN của tôi thì cho rằng anh bị xúc phạm nặng nề…Trước tình thế căng thẳng có thể gây bất lợi cho việc thu phục nhân tâm của chính quyền VNCH tại hải ngoại, ông bà Đại sứ vẫn không chút nao núng…Hầu như ông Đại sứ quên mất trách nhiệm của ông trước một “rối rắm” (incident) bất ngờ.
Và…không ai ngờ Bà Cố vấn Ngô Đình Nhu đã nhanh trí ra tay làm công việc của ông Đại sứ VNCH! Với một phong cách “ngoại giao đầy nữ tính” (diplomatiquement féminine) hết sức duyên dáng, Bà Cố vấn nhẹ nhàng giải tỏa bế tắc (dénouer l’imp***e):
-Lệ Thủy! Ban chiều con đi Kermesse (chợ phiên) bắn bia trúng được hai chai rượu. Mau đem ra mở mời các anh đi con!
Lệ Thủy đích thân khui hai chai rượu đỏ, rót mời “các anh”. Con nhà gia giáo có khác! Một điểm son cho người mẹ quá tinh tế trong giao tiếp…
Vì Tổng thống Ngô Đình Diệm suốt đời độc thân, nên do vị thế khá đặc biệt của người phụ nữ trong xã hội VN thời đó, Bà Ngô Đình Nhu -vừa là vợ Ông Cố vấn, vừa là Dân biểu Quốc hội- mặc nhiên được thiên hạ coi như “Đệ Nhất Phu Nhân”…không ngai!
Nhờ sự “can thiệp” khéo léo của người phụ nữ đã có thời dạy piano cho các nữ sinh Couvent des Oiseaux (Đà Lạt), sự căng thẳng chùng hẵn và không khí vui tươi trở lại bao trùm cả hội trường. Chủ, khách trò chuyện râm rang, thoải mái.
Khi hội trường trở lại hoang vắng, tôi liếc nhanh đồng hồ: 3 giờ sáng! Cũng may là…Chúa Nhật! Khỏi phải thức sớm!
***
Có tiếng gõ cửa phòng tôi. Còn ngáy ngủ, tôi vẫn cố ngồi dậy: người gác dan Institut báo “une dame vietnamienne”muốn gặp sinh viên. Anh gõ cửa tất cả các phòng, không ai trả lời; chắc họ đi chơi hết rồi. May thay tôi chưa “sortir”. Hỏi có biết danh tánh người đến tìm gặp sinh viên chăng; được trả lời người ấy chỉ nói đêm qua có đến dự tiếp tân…
Gấp rút làm vệ sinh, thay áo quần mới, tôi tự hỏi “Madame” nào bí ẩn dữ vậy, chẳng lẽ…Vô lý. Bởi nếu đúng như tôi nghĩ thì phải nghi lễ rườm rà, tiền hô hậu ủng chứ!
Từ thang lầu vội vã bước xuống, tuy khách quay lưng về phía tôi, ngắm nhìn dàn hoa oeillet hai bên lối đi dẫn tới cổng Institut, tôi muốn đứng tim: dáng dấp nầy chỉ có thể của một người rất “tinh tế”…Nhưng sao không mặc áo dài cổ hở -dấu ấn độc đáo của “người ầy”? Quần tây sậm, sơ mi trắng giản dị, tóc buông thả phủ vai như Graziella, chân mang ballerines…Tôi tiến gần đến độ ngửi được hương tóc thoang thoảng mà người thiếu phụ vẫn chưa quay mặt lại vì mãi mê ngắm hoa. Vẫn giữ khoảng cách tối thiểu, tôi tuyệt đối im lặng cho tới khi “phu nhân” xoay người lại…
-Kính chào và hân hạnh được đón tiếp Bà Cố vấn…
Quả thật khó khăn lắm tôi mới nói được suông câu, trong lòng bán tin bán nghi có phải mình chào đón đúng người chăng vì… “Bà Cố vấn” hôm nay sao hình như…quá trẻ? Tôi cảm thấy như đang tiếp chuyện với một nữ đồng môn ở Sorbonne!
Tôi hỏi sao không ai báo trước cho chúng tôi bà đến thăm. Bà cho biết muốn đến tự nhiên với anh chị em sinh viên, muốn đích thân tìm hiểu cuộc sống chúng tôi xem có gì cần giúp đỡ cải thiện thêm chăng.
Sau khi hướng dẫn bà đi quan sát phòng ốc, tiện nghi vệ sinh, v.v…tôi thực sự quí mến và cảm phục lòng ưu ái chân thành của bà đối với đám sinh viên xa quê hương, còn bỡ ngỡ trước những khác lạ trong nếp sinh hoạt thường nhật nơi xứ người. Tình thật tôi không cảm thấy chút kiêu căng, hách dịch, xa cách, “quan liêu” nào toát ra từ người phụ nữ rất phong lưu, rất có “cl***e” nầy! Có lẽ phần nào bị ảnh hưởng về cách phục sức y như sinh viên chúng tôi của vị khách quí bất chợt đến, tôi miên man liên tưởng tới hình ảnh người nữ một thời thanh thoát ngồi trước dương cầm, thả hồn phiêu lãng theo đôi bàn tay tuyệt trần bay lượn trên các phím ngà, cho hàng chuỗi giai điệu réo rắt vang lộng khắp các hành lang Couvent des Oiseaux Xứ Hoa Đào thơ mộng thuở nào…
****
Hai mươi tám năm sau, từ dạo tiễn Đệ-Nhất-Phu-Nhân-Khô ng-Ngai ra cổng Institut Franco-Vietnamien, lặng nhìn “Madame” đơn độc đếm bước về hướng métro Port Royal dưới ánh nắng xuân vàng ấm, tôi có dịp trở lại con đường Saint-Jacques đầy ắp kỷ niệm, sau khi ngồi tù cải tạo CS năm năm, vượt biển lưu lạc sang Xứ Tuyết Canada định cư.
Tiệm Tabac, góc Saint-Jacques- Feuillantines, nơi bọn sinh viên chúng tôi thường đến điểm tâm trước khi đi cours vẫn còn, nhưng chắc cũng đã nhiều phen đổi chủ. Cũng nơi nầy, 28 năm về trước, tôi dự tính mời Madame-khách- quí ghé qua để nghe giọng lanh lảnh của nữ chủ tiệm Tabac duyên dáng lập lại “còm-măng” quá quen thuộc của tôi:
-Một cà-phê sữa to và 2 miếng bánh mì nướng! (Un grand crème et deux tartines!)
Nhưng vào giờ chót tôi bỏ ý định vì sực nhớ phương vị rất “bề thế” của Madame, sợ không tiện lắm.
Schola Cantorum vẫn bất biến, luôn kín cổng cao tường. Trái lại ngôi nhà mang số 269 St-Jacques, tuy vẫn còn ở nguyên vị trí, đã hoàn toàn thay hình đổi dạng, từ ngoài tới trong! Bảng đồng mạ vàng khắc hàng chữ xanh Institut Franco-Vietnamien được thay thế bằng tấm gỗ sơn mài, tô hàng chữ đỏ chói Maison du Sud-Est Asiatique! Phòng ốc bên trong cũng đã đổi thay toàn diện . Và hình như chẳng có sinh viên VN nào trú ngụ cả. Toàn sinh viên Căm-pu-chia và một số ít sinh viên Lào.
Sau khi tiếm đoạt quán ăn đường Monge -mà CSBV đổi tên thành Foyer Vietnamien như đã đổi tên Sài Gòn- nghe đâu Hội Thân Hữu Pháp Việt (được tái lập từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa) bị CHXHCNVN áp lực tháo gỡ bảng hiệu Institut Franco-Vietnamien làm xốn mắt Bắc Bộ Phủ. Họ muốn xóa bỏ mọi dấu tích của VNCH trên đất Pháp…
-o-o-o-
Paris, một thuở…Sài Gòn, một thời...Khi Tháng Tư còn Xanh...Khi Tháng Tư chưa Đen trên đất nước, chưa sầu thảm, uất nghẹn trong ký ức ray rứt, trăn trở của người dân Việt, trong cũng như ngoài nước...
Hãy hình dung cảnh ngộ người vợ - đang công tác ngoài nước, rụng rời nhận hung tin chồng và anh chồng bị thảm sát trong cuộc binh biến 1.11.1963 tại Sài Gòn- chưa kịp khô nước mắt, đã phải sụt sùi lau lệ khóc đứa con gái Lệ Thủy tử nạn thảm khốc, chưa đầy một năm sau chịu tang chồng...
Suốt 47 năm, người đàn bà đau khổ sống ẩn dật như một nữ tu, không hề lên tiếng trước những ồn ào náo nhiệt từ loa phát thanh của các “đấng” anh hùng hải ngoại, chuyên đấu võ mồm, mắc chứng “nổ” không ngưng nghỉ (non-stop), tự đánh bóng ngoài những giới hạn có thể chấp nhận! Nghe đâu người đàn bà rất tự trọng nầy dự tính viết hồi ký. Hàng ngũ anh hùng dỏm chắc chắn ít nhiều đang bị chấn động…
Ném một hòn sỏi xuống giòng sông, theo dõi các vòng tròn từ từ tan loãng, tôi ngước nhìn trời cao thầm cầu nguyện cho người đàn bà bạc phước, một thời Đệ Nhất Phu Nhân không ngai của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mãi mãi vẫn ngự trị trong tâm hồn tôi như Một Phụ Nữ Việt Nam phi thường…
Thôn trang Rêu-Phong, Tháng Tư 2010
-Lê Tấn Lộc-
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/May/2010 lúc 5:40pm
Cám ơn anh LoCongMuoiLam , bài viết hay.
Chuyện xung quanh Bà ngô Đình Nhu sau 30-4-1975 nhiều người viết lắm. Nhưng chọn lọc bài viết có giá trị gửi cho thân hữu hay phát tán rộng rãi , không phải ai cũng...ý thức !
Sau 30-4-75 mk có mua vài quyển sách hay đọc các bài báo , viết về gia đình TT Ngô Đình Diệm , đặc biệt về Bà Ngô Đình Nhu (nhũ danh Trần Lệ Xuân ). Thật buồn khi đọc xong anh LCML à.
Tác giả các bài viết không biết họ dựa vào tài liệu nào , hay chỉ là chủ quan cá nhân ( hoặc làm công tác... tuyên truyền !? ). Thật bôi bác !
Gia đình họ Ngô , vốn dĩ là gia đình quan lại, nề nếp phong kiến ; bà Trần Lệ Xuân về làm dâu một dòng họ như thế, không phải muốn tự tung tự tác gì cũng được. Huống hồ còn luật pháp quốc gia ! còn ban bệ chính phủ bấy giờ !
Càng minh chứng rõ ràng hơn , từ 1-11-1963 , sau biến cố "đảo chánh" , sau cái chết thương tâm của TT Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu , cuộc sống và thái độ của Bà Trần Lệ Xuân , mk tin , phải là một phụ nữ gia giáo, có trình độ, có tri thức , có lòng tự trọng, có bản lảnh và có tấm lòng mới được như vậy.
"Bà Trần Thị Lệ Xuân phải chăng đã đi bước tiên phong tại VN so với Phong Trào Bảo Vệ Phụ Nữ (Féminisme) phát triễn rộng khắp thế giới ngày nay? -LTL-"
"Ném một hòn sỏi xuống giòng sông, theo dõi các vòng tròn từ từ tan loãng, tôi ngước nhìn trời cao thầm cầu nguyện cho người đàn bà bạc phước, một thời Đệ Nhất Phu Nhân không ngai của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mãi mãi vẫn ngự trị trong tâm hồn tôi như Một Phụ Nữ Việt Nam phi thường… " Cám ơn tác giả Lê Tấn Lộc ! http://l.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/53.gif -
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Oct/2010 lúc 7:01pm
Mời cả nhà cùng đọc để tưởng nhớ Người đã mất :TT Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu
Khâm phục và thương cảm Người còn sống : Bà Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân)
mk
http://take2tango.com/thread/22-10-2010/tham-hoi-ba-ngo-dinh-nhu-ACE62126-11482 - - http://take2tango.com/thread/22-10-2010/tham-hoi-ba-ngo-dinh-nhu-ACE62126-11482
==========================================
THĂM HỎI BÀ NGÔ ĐÌNH NHU
http://www.flickr.com/photos/34067378@N05/3292575820/"> TRƯƠNG PHÚ THỨ
Các phương tiện truyền thông của người Việt ở khắp nơi trên thế giới đã có những thông báo về ngày giờ và địa điểm lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một nhà lãnh đạo kiệt xuất hết lòng vì nước, một lãnh tụ đạo đức thánh thiện hết lòng vì dân, đã bị thảm sát bởi chính người bạn đồng minh và bè lũ tay sai. Trong những giây phút đau buồn tiếc thương Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất nhiều người cũng nghĩ tới và đặt câu hỏi Bà Ngô Đình Nhu bây giờ ra sao? Sức khoẻ và đời sống như thế nào?
Ngày 22 tháng 8 năm 2010, Bà Ngô Đình Nhu đã mừng sinh nhật thứ tám mươi sáu với đầy đủ các con cháu nội ngoại tại ngôi nhà của các con cháu cách thủ đô La Mã của nước Ý vào khoảng mười cây số. Từ ba năm nay, Bà Nhu không còn ở căn phòng (apartment) ở thủ đô Ba Lê nữa. Bà sống ở La Mã để các con cháu săn sóc giúp đỡ khi trái nắng trở trời. Nói là nhà của các con cháu vì đây là một ngôi nhà trệt có tầng hầm (basement), gia đình ông con trai lớn Ngô Đình Trác ở tầng trên và gia đình cô gái út Ngô Đình Lệ Quyên ở tầng hầm. Con dâu con rể và các cháu nội ngoại sống chung dưới một mái nhà rất đầm ấm và đầy tràn yêu thương. Ông con trai thứ Ngô Đình Quỳnh vẫn có cuộc sống độc thân như một thầy tu và làm việc ở thủ đô của nước Bỉ.
Về sức khoẻ thì với tuổi đời đã cao nhưng Bà Nhu không có những căn bệnh thông thường của người già, ngoại trừ cái chân trái nhiều khi gây đau nhức khó chịu. Vài tuần lễ trước ngày sinh nhật thứ tám mươi sáu, Bà Nhu đã vào bệnh viện để các bác sĩ giải phẫu thay các con ốc bằng kim loại ở xương chân trái đã hai lần bị gẫy bằng các trợ cụ y khoa hiện đại nên đã cảm thấy dễ chịu hơn. Bà chưa đi lại bình thường được nhưng cũng không còn trở ngại nhiều khi đi đứng. Tuổi già thường hay bị suy yếu về trí tuệ, nói cách khác là bị lú lẫn, đặc biệt là những người đã kinh qua nhiều truân chuyên dâu bể, nhưng Bà Nhu vẫn có một trí óc rất minh mẫn với những nhận xét và quyết đoán thông minh, hợp lý và quyết liệt. Nhiều người đưa ra một giả thuyết là nếu Bà Nhu có mặt ở Sài Gòn vào ngáy 1 tháng 11 năm 1963 thì rất có thể tình thế đã không diễn biến tồi tệ như vậy.
Bà Nhu không có nhu cầu nhiều về sinh sống nên số tiền cho mướn căn phòng ở thủ đô Ba Lê chắc cũng dư thừa cho những chi phí thường ngày. Bà có cuộc sống rất đơn sơ và tự giam hãm trong những giới hạn của một đời sống thanh bần. Bà đã qua những ngày tháng túng thiếu vất vả với cái ăn cái mặc. Bây giờ bà không còn phải đối đầu với những khó khăn vật chất nữa nhưng cũng chưa thể nói là sung túc.
Bà Nhu góa bụa ở vào tuổi mặn nồng nhất của người phụ nữ. Với sắc đẹp và danh tiếng, Bà Nhu có thừa điều kiện và rất nhiều cơ hội để hái ra tiền, nhưng Bà Nhu còn màng gì đến danh lợi nữa khi mà cả một dân tộc mà bà hết lòng yêu thương và phục vụ đang chìm đắm trong máu lửa. Bà Nhu sống trong thinh lặng và đạo hạnh. Nhìn vào cuộc sống phóng túng của bà quả phụ Jacky Kennedy hoặc cách ăn nói đi đứng thiếu nghiêm túc của bà quả phụ Imelda Marcos thì ai cũng phải khâm phục và kính trọng Bà Nhu. Ngay cả những người thù ghét chống báng Bà Nhu cũng không có được một dịp dù nhỏ nhoi để bới móc bêu xấu bà.
Nói về cuốn sách của Bà Nhu mà rất nhiều người đang trông đợi thì qua cuộc điện đàm mới nhất tôi đã trình bầy cho bà biết là không thể nào phổ biến đến người đọc vào ngày 2 tháng 11 năm 2010, lễ giỗ thứ bốn mươi bẩy kính nhớ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát, vì thời gian quá cấp bách. Thời điểm thuận lợi nhất là vào mùa hè năm 2011, cuốn sách sẽ ‘ra mắt” tại các cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Tôi sẽ thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để mọi người cùng biết.
Chỉ vài tuần lễ nữa nhiều nơi sẽ làm lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhiều nhà thờ sẽ có lễ cầu nguyện cho Tổng Thống. Chắc hẳn nhiều người cũng không khỏi ngậm ngùi nhớ đến Bà Ngô Đình Nhu với lòng kính trọng và quí mến. |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Jan/2011 lúc 6:43pm
Bài viết về Ngô Đình Lệ Thủy từ một người học chung trường, từng gặp và nói chuyện với Lệ Thủy , tuy không nhiều (vì trên Lệ Thủy 3 lớp) , nhưng cũng đủ để tác giả có một nhận định trung thưc, khách quan về Lệ Thủy và dòng họ Ngô Đình.
Tác giả Kim Thanh là cựu giáo sư VĐH Dà Lạt .
Xin giới thiệu bài viết của Thầy.
Trân trọng
mk
NGÔ ĐÌNH LỆ THỦY, HỒNG NHAN MỆNH YỂU
(kim thanh)
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Đoạn Trường Tân Thanh)
Gửi thầy Đỗ Hữu Nghiêm, cựu JECU
1. Niên khóa 1962-63, tôi học năm cuối của chương trình Cử Nhân Giáo khoa Văn Chương Pháp tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Còn nhớ cùng lớp tôi lúc ấy có nhạc sĩ Hùng Lân, người hiền lành, dễ mến, như một thầy tu, thỉnh thoảng nổi hứng bất tử ngồi lén ghi nốt nhạc ngay tại chỗ, trong lúc thầy giảng bài. Có bà sơ Phạm Thị Nhâm, mà tôi thường hỏi mượn cua mỗi lần trốn học đi chơi, sau trở thành hiệu trưởng trường Nữ Thánh Tâm Nha Trang, và đã nhận ra tôi ngay khi vừa thấy tôi lò dò đến trường xin dạy. Có Đặng Tiến, da vàng ủng như người bị sốt rét kinh niên, tóc bờm xờm không chải, nói tiếng Pháp đặc giọng Quảng Nam, trước 75 ở phòng tùy viên Tòa đại sứ VNCH tại Thụy Sĩ, đào ngũ qua Pháp sống cho đến bây giờ, chuyên viết báo nịnh hót Cộng sản và phê bình gia văn chương có hạng. Có Đại úy Bộ Binh Ngô Văn Minh, sau lên chức Đại tá Tham mưu trưỏng Quân Đoàn III, Biên Hòa. Có Wang Seng, cô bạn Tàu, Bùi Thế Cần, Lương Thị Nga, Thái Thị Nhân, Lê Thị Bích, Thái Tuyết Lê, Lê Thị Ngọc Loan, và Irène Công Huyền Tôn Nữ Phụng Tiên -đồng hương Nha Trang và đồng môn trong lớp Latin của M. Le Menn- tất cả đang ở Pháp. Có Nguyễn Nương Minh Châu, sau thành vợ Bác sĩ Đinh Hà, cả hai là cựu JECU (viết tắt của Jeunes Etudiants Catholiques Universitaires, Thanh Sinh Công Đại Học), đang sống rất thầm lặng tại một nơi nào trên đất Mỹ.
Đầu niên học, từ lầu ba, tôi và Bùi Thế Cần (học giỏi nhất lớp, con của dân biểu Bùi Tuân, Huế) hay xuống lầu một, vào giảng đường Dự Bị, để tìm người quen giữa đám nai vàng ngơ ngác, hay đúng hơn tuyển mộ tân binh cho JECU. Lúc ấy, Cần là trưởng JECU Liên Trường, Nguyễn Ánh Tuyết (con trai), thư ký, còn tôi, trưởng Nhóm Văn Khoa Pháp. Một hôm, tôi thấy đứng trước cửa giảng đường một sĩ quan mang ba hoa mai bạc, đầu đội béret đỏ, tay cầm một xấp cua. Ông dáng cao gầy, vẻ tươi cười. Gặp ông, tôi khẽ gật đầu chào, và ông lịch sự chào lại. Có người cho biết, đó là Đại tá Cao Văn Viên. Mấy năm sau, ông lên tướng, trở thành xếp quá lớn của tôi, và lấy bằng Cử Nhân Pháp. Có kẻ xấu mồm nói, ông nhờ người đi học và đi thi thay cho ông. Tôi không tin. Vì ở Văn khoa Pháp, thầy cô không phát cua, phải vào lớp ghi chép hoặc mượn ai, và kỷ luật thi cử lúc bấy giờ khá gắt gao, ít sinh viên, lại phải thi oral, thầy trò biết mặt nhau hết, rất khó gian lận.
Vào trong giảng đường, Cần và tôi ngồi lẫn lộn với đám tân sinh viên, nghe cha Cras giảng về Socrate và Hégel hay thầy Kiết dịch tiếng Pháp ra tiếng Việt mà phát mệt trở lại. Một hôm, chúng tôi thấy Yvonne Lan Hương, cô bạn trong JECU, học dưới một lớp, đang ngồi trò chuyện với một cô. Bèn sà đến. Yvonne giới thiệu, đây Thủy, Ngô Đình Lệ Thủy. Lần đầu gặp cô, chúng tôi không nói gì hơn ngoài vài câu xã giao thông lệ.
Về sau, khi Lệ Thủy gia nhập JECU Văn khoa Pháp, tôi tiếp xúc với cô thường hơn, nhưng thường chỉ để thông báo ngày và chương trình họp của Hội. Cô có dáng thanh thanh, vẻ thùy mị, thông minh, ít nói, ít cười, đôi mắt linh hoạt, khuôn mặt hơi vuông, cằm hơi nhọn, tóc dày, cài bandeau trắng hoặc đỏ. Chúng tôi nói tiếng Pháp với nhau, cho nên bây giờ tôi không biết cô nói tiếng Việt ra sao, giọng miền nào. Đó là một điều mà sau gần nửa thế kỷ, già đi, nghĩ lại, tôi thấy “dị hợm”, mắc cỡ, mặc dù do thói quen, giống như các em Việt Nam hiện tại ở Mỹ nói chuyện bằng Anh ngữ, chứ chẳng vì “snobisme”, thời thượng, lòe thiên hạ. Lệ Thủy thường mặc váy đỏ, áo sơ mi trắng đi học, đôi khi cả đồng phục Thanh Nữ Cộng Hòa. Nói chung, cô khá đẹp, nhưng không lồ lộ, sexy như Irène, không tươi lộng lẫy như Lương Thị Nga. Một sắc đẹp trang nhã, đài các. Tôi để ý, cô ở đâu là luôn luôn có hai anh chàng gorilles (hộ vệ), giả dạng sinh viên, ngồi phía dưới, cách cô một dãy bàn, nhìn chòng chọc vào mọi người.
JECU Văn Khoa Pháp lâu lâu ra một tờ Bản Tin (Bulletin), bằng tiếng Pháp, do Bùi Thế Cần, Ánh Tuyết, Minh Châu và tôi viết gần hết, vì không ai gửi bài. Trong đó, thỉnh thoảng có đăng một vài bài thơ tình lẩm cẩm của tôi, không đối tượng, chỉ là gửi gió cho mây ngàn bay, mà bây giờ tôi còn nhớ lõm bõm vài câu:
Je veux tremper mes lèvres
Dans l' eau pure de ton coeur
Et émerger frissonnant
D' une aube de lumière...
(Anh muốn nhúng môi anh
Vào nước tinh tuyền tim em
Và bừng lên run rẩy
Dưới ánh sáng bình minh…)
hay những câu dịch của John Keats, hoặc Tennyson, đại khái:
Ce n' est pas toi que je regrette
C' est le rêve par toi brisé
(Không phải em mà anh tiếc nuối
Mà giấc mơ vì em vỡ tan)
Lệ Thủy đọc xong, mày hơi nhíu, bảo tôi, nghiêm trang như một cô giáo la rầy học trò: "Je n' savais pas que tu es si romantique. Les poèmes d’amour, ça c’est vraiment beau, mais ils désespèrent aussi" (tôi không biết anh lãng mạn dữ thế. Những bài thơ tình hay thật, nhưng cũng làm người ta tuyệt vọng). Tôi khoát tay, ấp úng chối tội như ăn vụng bị bắt quả tang: "Un peu, oui, j’ n’ les ai faits que pour m'amuser. Rien de sérieux!" (Chút chút, đúng, tôi chỉ làm để chơi vui thôi mà. Không có gì quan trọng!).
Lệ Thủy không bao giờ đến CLB Phục Hưng để họp, ngoại trừ một lần, tôi nhớ, tham dự thánh lễ đầu tháng cho toàn JECU do cha Pineau cử hành, rồi về ngay sau lễ. Chúng tôi chỉ gặp nhau tại giảng đường Propédeutique, trong giờ nghỉ giải lao, năm sáu đứa ngồi cuối phòng, có khi tại bàn của Lệ Thủy, thảo luận, hay trao đổi vài thông tin cần thiết. Hai anh chàng gorilles, chắc đã được báo trước, đứng xa xa hút thuốc, để chúng tôi yên.
Một ngày thứ bảy, JECU Liên Hội tổ chức đi thăm trại cùi và nhà thương điên Chợ Quán. Mỗi người góp mười đồng, làm chi phí lặt vặt, và ăn trưa. Số tiền không nhỏ, hơn ba tô phở vào thời ấy, đối với ngân quỹ khiêm tốn của sinh viên còn lãnh lương cha mẹ. Lệ Thủy đưa cho tôi một trăm đồng, trước mặt Cần, nói là tiền của “maman cho Hội”, nhưng “tiếc là bận việc bên Thanh Nữ Cộng Hòa, không đi với tụi toa được.” Tôi nhận tiền, cám ơn, rồi nói nhỏ vào tai Cần: “Như thế cũng hay. Có Thủy tham gia, hai gorilles phải theo, phiền phức, mà trông ngứa mắt lắm!”
Hôm ấy, tất cả chúng tôi, khoảng bốn chục người, chia nhau lên hai xe buýt, tuyến đường Chợ Bến Thành-Trần Hưng Đạo. Hoặc tự túc, có xe hơi riêng, như hai chị em Anh Thư, Hạp Thư, hay “đại ca” Dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ. Tổ y tế gồm các sinh viên Y khoa, trang bị ống nghe và túi cứu thương, do Đinh Hà hướng dẫn, làm công tác khám bệnh, phát thuốc. Tổ ăn uống do Rosa điều động. Tổ văn nghệ gồm một cây guitare và một số ca sĩ mầm non, do các cô bên Dược phụ trách, trong số có Yvette Trương Tấn Trung, đang ở Pháp. Bùi Thế Cần làm tổng tư lệnh, Nguyễn Ánh Tuyết phụ tá.
Đầu tiên chúng tôi thăm nhà thương điên. Toàn đàn ông. Vài ông, tóc dài rũ rượi, biểu diễn nhiều màn rất… điên, như xé áo xé quần, rú lên những tràng cười kinh dị, khiến các cô sợ quá, mặt mày tái mét. Nhưng đa số hiền lành đứng nhìn chúng tôi đi qua, vẻ thẫn thờ, ngây dại. Tôi cười, chào, hỏi thăm, họ vẫn vô cảm. Rồi cả toán chuyển sang thăm trại cùi. Thói quen nghề nghiệp, Đinh Hà phát sẵn mấy chai alcool, để tùy nghi. Bệnh nhân rất đông, sống theo khu, gồm cả con nít, trông rất tội nghiệp. Tôi không lạ với cảnh này, vì gần xóm tôi ở Nha Trang, khu Lạc Thiện, cũng có một trại cùi do các tu sĩ dòng Franciscains sáng lập và đảm nhiệm, nhưng lúc ấy tôi còn nhỏ, chỉ là một khán giả bàng quan, đi ngang tò mò đứng nhìn vào qua những vòng rào kẽm gai dày. Bây giờ, lần đầu tiên có dịp thấy tận mắt những thân hình gầy còm, lở lói, những bàn tay, bàn chân co quắp, hoặc mất ngón, những cặp mắt mờ đục, mù lòa. Và lòng dâng tràn một niềm cảm thương vô hạn. Tổ y tế bắt đầu khám, phát thuốc cho những bệnh nhân cùi bị cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, do trưởng trại giới thiệu, yêu cầu. Các cô tập họp những cháu bé lại, phát kẹo, tập chúng hát theo nhịp đàn guitare của Nguyễn Ánh Tuyết, vỗ tay, rồi cười lớn tiếng với nhau. Vài cháu chưa bị nhiễm bệnh, mặt mày trông rất sáng sủa, thông minh, phải theo sống chung với cha mẹ.
Tháng sáu 1963, mãn trường. Bùi Thế Cần, Nguyễn Nương Minh Châu đậu Cử Nhân liền một khi. Tôi rớt oral chứng chỉ Văn chương Quốc âm, bắt buộc cho sinh viên Văn khoa Pháp-Anh, vì trong buổi thi vấn đáp với giáo sư Vương Hồng Sển tôi không nhớ Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị ông nào theo Tây, ông nào chống Tây, và đem thơ ông này cắm vào cằm ông kia. Với giáo sư Bửu Cầm, kết quả còn tệ hơn, tôi không biết chiết tự bốn câu thơ chữ Nôm của thi sĩ Tuy Lý Vương, đứng chịu chết như Từ Hải, nhìn thầy cười cầu tài. Phải thi lại hai môn vấn đáp này. Còn những nàng tiên nga “trong đám xuân xanh ấy”, mà tôi đã kể tên ở trên, chưa có ai “theo chồng bỏ cuộc chơi”, như trong thơ Hàn Mặc Tử, nhưng đã lần lượt đi du học Pháp một cách lặng lẽ từ năm thứ hai, thứ ba. Cần ra Huế, tôi về quê Nha Trang, dạy tại Collège français môn Việt văn cũng nhờ cái chứng chỉ Văn chương Quốc âm khó ác ôn ấy.
Không bao giờ tôi gặp lại Lệ Thủy, đã biến mất, từ ngày cô tặng JECU chúng tôi một trăm đồng. Tôi biết cô cũng đã đậu Propédeutique, qua bản niêm yết dán trước của trường, với tên chính thức, đầy đủ: Anne-Véronique Ngô Đình Lệ Thủy, sinh năm 1945. Chiến sự mỗi ngày leo thang. Khủng hoảng chính trị gia tăng. Sinh viên và Phật tử xuống đường hàng ngày. Cảnh sát dàn chào với dùi cui, lựu đạn cay. Những tờ báo chui chửi thậm tệ chế độ. Làm tôi rất quan tâm vì, qua Lệ Thủy, cảm tình của tôi với cụ Diệm rất sâu nặng, không như một vài bạn JECU khác. Tôi lờ mờ hiểu rằng thế nào bàn tay lông lá của người Mỹ cũng đã nhúng vào nội bộ Việt Nam. Nhưng tôi tin tưởng và cầu mong cụ Diệm sẽ vượt qua hết như lần đảo chánh hụt 1960. Thời gian sau đó, nhiều biến cố xảy ra, dồn dập. Lựu đạn nổ tại đài phát thanh Huế. Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu. Nữ sinh viên Quách Thị Trang biểu tình bị cảnh sát bắn chết tại chợ Bùng Binh Sài Gòn. Rồi đảo chánh. Ngày 2/11/1963, nghe tin hai anh em cụ Diệm bị giết, ba tôi chảy nước mắt và trong giờ kinh tối ba bắt cả nhà đọc thêm kinh cầu hồn cho hai cụ. Còn tôi tự nhiên thấy buồn vô hạn, suốt mấy bữa, mặc dù chưa hề lãnh được một tí ơn mưa móc nào từ chế độ. Lúc ấy Lệ Thủy đang ở ngoại quốc với mẹ trong chuyến công du giải độc. Liền sau đảo chánh, các phản tướng chia nhau tiền thưởng của CIA, nhảy đầm thả giàn, phá bỏ các ấp chiến lược. Báo chí, sách vở (của anh chàng Hoàng Trọng Miên nào đó chẳng hạn) mở chiến dịch bôi nhọ gia đình họ Ngô, và bà Nhu, Lệ Thủy cũng bị dính miểng. Nào là bà Nhu có một chiếc ghế khích dục, trong dinh Độc lập, nhưng sự thật đó chỉ là chiếc ghế làm răng thường thấy trong phòng nha sĩ. Nào là ông Nhu bất lực. Nào là bà Nhu tư tình với cụ Diệm, với ông tướng này, ông tướng nọ. Nào là Lệ Thủy có nhiều bồ, kể cả một anh người Nhật, Lệ Thủy thất tình, học Văn Khoa, chỉ ghi danh, không đến lớp mà cũng có bằng, v.v… Tôi đọc và thấy buồn nôn. Vô lý quá, vậy mà dân chúng ít học hoặc quá khích vẫn tin, thế mới kỳ lạ. Thì cũng giống như dân quê miền Bắc mười mấy năm sau, đã ném đá vào sĩ quan cải tạo chúng tôi một cách thật tình, nguyền rủa chúng tôi là “quân mọi rợ giết người, ăn thịt con nít, hiếp dâm phụ nữ.”
Công việc và đời quân ngũ làm tôi quên Ngô Đình Lệ Thủy. Kỷ niệm với JECU những ngày có cô cũng dần phai theo thời gian.
2. Cho đến đầu năm 1967. Bốn năm sau. Tôi được tăng phái cho Tiểu đoàn 4/44 Bộ Binh trong chiến dịch Bình Định Nông Thôn tại quận Thiện Giáo (Ma Lâm cũ), nổi tiếng nguy hiểm, thuộc tỉnh Phan Thiết. Ngày đi hành quân tìm địch, qua các thôn xóm, đêm đóng quân ven rừng, mắc võng giữa hai thân cây nằm nghe tiếng đại bác ầm ì xa xa, nhìn hỏa châu từng hồi loé sáng trên ngọn Tà Dôm, mà thương cho kiếp lính tráng nay đây mai đó, trực diện cái chết cận kề. Một buổi trưa, tôi đang nói chuyện với ông Đại úy Tiểu đoàn trưởng, một viên đạn rít ngang nón sắt, cách đầu tôi một đường tơ, xuyên ngay cổ binh nhất H., mang máy truyền tin PRC 25 đứng gần đó, làm anh gục chết tại chỗ. Tên du kích bắn sẻ vụt bỏ chạy, bị lính Tiểu đoàn rượt theo và lãnh trọn một tràng carbine, phơi thây. Một người lính, bà con của H., giận dữ chửi thề và muốn xẻo tai tên này để trả thù, tôi phải khuyên ngăn mãi, mới thôi. Cảnh tượng quá thảm cho bên này, bên kia. Tôi nghĩ thêm, những người lính chiến miền Nam, hơn ai hết, là những người thực sự yêu chuộng hòa bình, và vì yêu chuộng hoà bình họ phải hy sinh mạng sống đánh đuổi giặc xâm lược từ Miền Bắc. Nếu phải chống đối chiến tranh thì họ mới là những người có quyền lên tiếng trước tiên, chứ không phải những anh làm thơ, làm nhạc ấm ớ ở hậu phương, sợ chết, trốn quân dịch, núp bóng các ông sĩ quan văn phòng cao cấp mê văn nghệ, để mà gào thét ngưng chém giết, nối vòng tay lớn, tay nhỏ. Rồi tại sao lại phản chiến một chiều? Tại sao không ra Bắc kêu gọi ************, Võ Nguyên Giáp ngưng gây hấn và tấn công miền Nam? Tại sao chỉ to mồm lên án miền Nam là nơi đã cho họ cơm ăn, áo mặc, tự do sáng tác, tự do phản bội? Bao nhiêu câu hỏi cứ lẫn quẫn trong tôi, cho mãi đến hôm nay, khi những dòng nhạc dòng thơ góp phần làm mất nước ấy vẫn còn được yêu chuộng, mê man, và các tác giả được thổi bằng ống đu đủ lên tận mây xanh.
Trở lại với Ngô Đình Lệ Thủy. Một ngày cuối tuần và cuối tháng 4, 1967, tôi cùng với vài sĩ quan bạn được phép lên Phan Thiết, cách Thiện Giáo khoảng mười lăm cây số, để nghỉ xả hơi qua đêm, và nhậu bia. Tại quán bánh căng “còn ướt sền sệt”, chúng tôi gọi mỗi người hai tô, mỗi tô hai mươi lăm cái, đổ đầy nước mắm, ăn cho bõ những bữa cơm sấy, đồ hộp ngán đến tận óc. Tôi mua một tờ nhật báo, và giật mình đọc tin Lệ Thủy đã chết trong một tai nạn xe hơi tại Pháp, chính xác tại Longjumeau, vùng Essonne, ngoại ô Paris. Chết tại chỗ. Lúc ấy cô vừa hai mươi hai tuổi. Bài báo kể, ban đêm, cô lái xe nhỏ và bị một camion ngược chiều húc thẳng, đầu xe của cô nát bấy. Sau này, đọc trên tờ Time, số Friday April 21, 1967, thấy cũng đăng đúng tin ấy.
Mặc dầu tình cảm của tôi đối với cô, và ngược lại, chưa bao giờ thắm thiết, gắn bó, đong đầy, đủ để những giọt lệ trào dâng chan chứa, như trong mắt nàng kỹ nữ Tầm Dương làm đẫm vạt áo xanh của người Giang Châu Tư Mã thuở trước, tôi vẫn thấy bàng hoàng, xao xuyến. Tôi bỏ dở bữa nhậu đã bao lâu chờ đợi, ngồi thừ người, nghĩ đến những kỷ niệm thời sinh viên, JECU, những buổi họp, những bài thơ tình lẩm cẩm và lời phê bình nặng ký của cô, một trăm đồng “maman cho”. Đêm về, qua cửa sổ khách sạn, tôi nhìn trời xanh thẳm không gợn mây và nửa mảnh trăng mới mọc vàng úa trên ngọn núi Tà Dôm mà nhớ câu thơ của Mạc Đĩnh Chi khóc nàng công chúa Tàu: Y! Vân tán, tuyết tiêu / Hoa tàn, nguyệt khuyết (Ôi! Mây tản, tuyết tan / Hoa tàn, trăng khuyết).
3. Hai tháng sau, tôi được lệnh thuyên chuyển đi Qui Nhơn. Tôi đáp chuyến bay Air VN đến Sài Gòn trước, dự trù ở chơi vài hôm, rồi về Nha Trang nghỉ phép một tuần, trước khi ra Qui Nhơn đáo nhậm đơn vị mới. Hành trang là túi ba lô và cây carbine đeo vai, cây Colt bên hông, và bộ quân phục mặc trên người. Trong chuyến bay có một số sĩ quan trẻ từ các đơn vị tác chiến về, cũng trang bị tận răng như tôi, báo hại các cô tiếp viên phải gom hết súng lại, đem cất đi một nơi phía sau phi cơ. Tại phi trường Tân Sơn Nhất, đang đứng chờ taxi, tôi bất ngờ thấy Thái Tuyết Lê cũng từ chuyến Air France xuống. Tôi hỏi dồn:
- Tuyết Lê phải không? Toa về từ Pháp? Không ai đón sao?
- Không, moa không báo trước ngày giờ, muốn dành ngạc nhiên cho gia đình.
Tuyết Lê, người Huế, cựu JECU mặc dầu ngoài Công giáo, là em bà chủ tiệm kem Phi Điệp, chợ Bến Thành-Trần Hưng Đạo, du học Pháp từ năm thứ ba Văn Khoa. Tay bắt mặt mừng, tôi mời Tuyết Lê đi chung chuyến taxi về thành phố. Trong xe, Tuyết Lê nhìn tôi đăm đăm, tấm tắc khen, “toa trông đen, nhưng có vẻ nam nhi, hùng dũng, khác với hồi còn là thư sinh.” “Dĩ nhiên, tôi vênh mặt đáp, bắt chước nghệ sĩ Hùng Cường, lính mà em!” Cả hai cùng cười vui.
Câu chuyện xoay quanh bạn cũ bên đó, bên này, và tôi được biết Irène Phụng Tiên học ở Grenoble, quê hương của Stendhal, tác giả mà tôi yêu mến từ thời còn học tại Jean-Jacques Rousseau. Rồi cái chết của Ngô Đình Lệ Thủy. Đổi sang tiếng Pháp, để tài xế taxi không nghe hiểu, Tuyết Lê kể:
- Tại Paris, tụi moa có đi viếng xác Lệ Thủy và dự lễ cầu hồn và đưa nó ra nghĩa trang. Đầu Lệ Thủy bị kính trước cắt gần lìa cổ. Khi liệm, được khâu lại và quàng bằng chiếc khăn lụa màu thiên thanh, trông mặt nó đẹp quá, thanh thản như một thiên thần. Bà Nhu từ Rome bay sang, ôm xác con mà khóc ngất, khiến tụi moa cũng khóc theo. Chiếc xe bị nạn là chiếc Peugeot còn mới do Tổng giám mục Ngô Đình Thục mua cho Lệ Thủy. Tài xế xe poids lourd không việc gì cả, bị thẩm vấn qua loa, rồi cho về.
Tôi hỏi:
- Lệ Thủy học môn gì ở Paris?
- Trường Luật.
- Tụi toa có gặp Thủy lần nào trước đó?
- Thỉnh thoảng. Thủy vẫn gentille (dễ thương) như trước kia.
Tôi bỗng thở dài:
- Tội nghiệp nó quá! Đúng là hồng nhan bạc phận!
Xe ngừng trước tiệm kem Phi Điệp. Tuyết Lê giành trả tiền, mời tôi vào chơi, ăn kem.
Nhưng tôi thoái thác, “thôi, toa mới về, cần gặp gia đình, để dịp khác”, rồi vác túi ba lô và cây súng lững thững bước đi, gọi xích lô chở về nhà ông bác họ ở đường Nguyễn Trãi.
4. Nếu còn sống, năm nay Lệ Thủy cũng đã 66 tuổi. Quá khứ xa rồi, nhưng khi ngồi viết bài này, tôi vẫn thấy lòng bồi hồi, bởi kỷ niệm. Tôi vẫn nhớ lời cô “la rầy” tôi một lần về những bài thơ tình làm tuyệt vọng. Và hôm nay tôi sửa lại câu thơ ngày đó:
C’est bien toi que je regrette
Ce n’est pas le rêve par toi brisé
(Chính em mà anh tiếc nuối
Không phải giấc mơ vì em vỡ tan)
Nhưng trong một nghĩa nào, vì mang bệnh kinh niên lãng mạn, tôi nghĩ rằng mỹ nhân Ngô Đình Lệ Thủy mất sớm như vậy cũng hay. Để không bao giờ cho thế gian thấy tóc mình bạc màu.
Kim Thanh
Portland, 1/2011
(Nguồn : Da-List Forum)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Jan/2011 lúc 7:29pm
Sau khi bài "Ngô Đình Lệ Thủy, Hồng Nhan Bạc Mệnh" của Thầy Kim Thanh gửi lên DĐ VDH DL , nhiều phản hồi :
+ bày tỏ lòng ngậm ngùi , thương cảm một Hồng
Nhan Bạc Mệnh NDLT
+ "lòng bồi hồi, vấn vương về một thời đầy mộng và nước mắt "
+ thậm chí , có người "cảm tác" phân tích tâm lý...tác giả
+ V.V...
mk đọc tất cả , lòng cũng bâng khâng vu vơ theo cảm xúc của các Thầy và anh chị Đồng Môn . Bởi vì " Thầy đã nhắc lại những ký ức của những ngày còn son trẻ mà ai trong chúng ta cũng có, vì vậy đọc hay “nghe” những kỷ niệm cũ của Thầy cũng là một cơ hội để mọi người sống lại những kỷ niệm quý giá của mình. Ngoài những kỷ niệm vui, còn có những kỷ niệm buồn . 'Ngày mai trong đám xuân xanh ấy' có kẻ xa đời bỏ cuộc chơi."
Phải, mk đã từng "tử biệt" những Người Bạn Đồng Môn lớn hơn, trang lứa hoặc nhỏ hơn .
Xưa, bạn bè cùng đi viếng tang Ông Bà , rồi thời gian sau cùng nhau viếng tang thế hệ Ba Me . Giờ , chúng ta chưa biết ai sẽ là người tiễn đưa ai !?
mk xin trích đoạn viết về Lệ Thủy, một "giai thoai" giúp chúng ta , qua hình ảnh Lệ Thủy , hiểu thêm về dòng họ Ngô Đình.
anh Vũ Sinh Hiên, hiện ở Sài Gòn, là bạn cùng lớp Dự Bị của Ngô Đình Lệ Thủy và cựu tướng Cao Văn Viên tại Văn Khoa Sài Gòn (và là cựu SV Cao Học CTKD). Viết về NĐLT và tướng Cao Văn Viên :
"Tôi là Vũ sinh Hiên, hiện sinh sống ở Saigon. Được anh bạn Đỗ hữu Nghiêm chuyển về bài viết của anh, thế là cả ...một trời Văn Khoa/Nguyễn Trung Trực ùa về. Tôi là bạn của Bùi thế Cần, từ khi còn ở Juvenat Dòng Chúa Cứu Thế/ Huế. Tôi vào Văn Khoa sau các anh, cùng lớp Propedeutiques với NĐLT. Tôi còn nhớ một giai thoại về Thủy và cô con gái GS Đệ, viện trưởng Viện Đại Học Sg, cùng Dự Bị/Pháp năm này. Có một hôm lớp chúng tôi đã ổn định chỗ ngồi rồi, Thủy mới vào. Cô nàng cứ đứng sớ rớ ở hàng ghế đầu, tỏ vẻ muốn ngồi chỗ quen thuộc (mà sao hồi ấy tôi lại không nhận ra hai tên cốt- đột cận vệ), cô con gái GS Đệ bèn chỉ xuống những hàng ghế sau và phán : "C'est ton père qui est ministre, pas toi" (Cha của chị là bộ trưởng, chứ không phải chị -tôi, Kim Thanh, xin phép dịch ra tiếng Việt). Thủy không cương lại, lặng lẽ kiếm chỗ khác ngồi.
Tôi cùng vào oral với tướng Cao Văn Viên . Thầy Duplessy hỏi. "
(Nguồn : DĐ VĐH ĐL )
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Apr/2011 lúc 7:24pm
http://hoilatraloi.blogspot.com/2011/04/ba-ngo-inh-nhu-ve-nuoc-chua.html - Tin nóng:
BÀ NGÔ ĐÌNH NHU ĐÃ VỀ NƯỚC CHÚA
http://gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=5544&PID=23006#23006 - http://gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=5544&PID=23006#23006
------------- mk
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 29/Apr/2011 lúc 5:10am
Bà Nhu, cột thu lôi Việt Nam, đã chết
Tác Giả: Josheph R. Gregory DCVOnline lược dịch |
Thứ Năm, 28 Tháng 4 Năm 2011 19:42 |
Bà Nhu, đệ nhất phu nhân quyến rũ ở dinh Tổng thống miền Nam Việt Nam thời đệ nhất Cộng hoà, đã chết ở tuổi 87
http://saigonecho.com/main/tintuc/thoisu/25984-ba-nhu-ct-thu-loi-vit-nam-a-cht.html - http://saigonecho.com/main/tintuc/thoisu/25984-ba-nhu-ct-thu-loi-vit-nam-a-cht.html |
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Nov/2013 lúc 8:41am
Hồi-ký
của Bà Ngô Đình Nhu Nguyễn
Vy Khanh
Ở hải-ngoại, từ giữa thập niên 1980, từ sau cuốn hồi-ký của ông
Đỗ Mậu, các hồi-ký về cái chết của Việt-Nam Cộng-Hòa, về cái chết của Đệ nhất
cộng hòa và anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, về cuộc chiến chấm dứt ngày
30-4-1975 ở miền Nam, ... đua nhau xuất-bản, tái-bản. Sử liệu thì cũng có dù giả-chân
đầy ra đó, nhưng không thiếu những lời tự biện hộ hoặc tự đề cao cá nhân và phe
nhóm; toàn là lời chót lưỡi của những con người khi có quyền lực đã không làm
gì hoặc đã nhúng tay vô chàm hay đồng lõa, nay đánh bóng lại cái sai lầm, cái
đồng lõa một thời, và nếu có thủ phạm thì toàn là người đã chết không còn tự
biện hộ hoặc phản pháo lại “đồng đội” được nữa! Và mỗi năm đến ngày 2 tháng 11,
người ta lại tổ chức tưởng niệm người đã chết, chạy theo khí tiết người bị
giết, đăng đàn diễn thuyết, ra sách, viết báo về những chuyện tưởng chưa bao
giờ nghe nhưng thực ra đã nghe đâu đó rồi! Năm nay là đã 50 năm sau ngày đảo
chánh 1-11-1963, công tội đã rõ, nhưng người ta vẫn chưa thỏa mãn, đặc-biệt
người ta mong đợi cuốn Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu từ nhiều năm qua – mong đợi
có thể vì tò mò và sẵn sàng “phản pháo, đính chính, chụp mũ” hơn là vì muốn
biết Bà Ngô Đình Nhu nghĩ gì về những biến cố bi thảm đã xảy ra cho đất nước và
cho riêng gia-đình bà và chồng bà.
Và cuối cùng, sau gần 47 năm im hơi lặng tiếng, bà viết xong tập
hồi-ký ngày 22-8-2010 tại nhà riêng (Tịnh-Quang-Lâu) ở ngoại ô Rome nước Ý, do
sự thôi thúc của cô gái út Lệ Quyên và con rể Olindo Borsoi (mà bà xem là do
Chúa sắp đặt vì bà đã muốn giữ im lặng, tr. 190), và 6 tháng sau, ngày
24-4-2011, bà qua đời tại bệnh viện ở La-Mã, tên thánh Maria (bà trở lại đạo
Công-giáo sau khi lập gia-đình), thọ 87 tuổi, sau 48 năm sống lưu vong. Hôm
2-11-2013 vừa qua tại nhà thờ giáo xứ Việt-Nam ở Paris, nhân lễ tưởng niệm 50
năm ngày qua đời của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, thứ
nam của ông bà Ngô Đình Nhu là ông Ngô Đình Quỳnh đã cho ra mắt quyển sách
tiếng Pháp La République du Việt Nam et les Ngô-Đình ( Nền
Cộng Hòa Việt Nam và Gia Đình Ngô-Đình) mà hơn một nửa là di-cảo hồi ký của mẹ
ông. Ông đã cho biết lý do ra đời của quyển sách này như sau: “Cuốn sách được
xuất bản hôm nay có một phần hồi ức của Mẹ tôi được ghi chép từ năm 1963. Đồng
thời chúng tôi có ý muốn soi sáng một phần của lịch sử hãy còn mù mờ. Một số
sai lầm về hình ảnh của hai anh em họ Ngô mà cả bên Tây Phương lẫn đảng Cộng
sản Việt Nam đã lưu truyền. Từ quyển sách này chúng tôi muốn đem lại cái nhìn
đúng đắn hơn, đồng thời có phần đóng góp của Mẹ tôi với nhãn quan có phần huyền
bí của Bà. Thế thôi!». Chúng tôi được một tín hữu cùng giáo xứ với bà Nhu ở
Paris gởi cho một bản; trong bài này chúng tôi chỉ ghi lại những điểm đặc-biệt
hoặc ít được biết, hoặc theo cách nhìn và cắt nghĩa của bà Nhu, còn phần thần
học tâm linh, sẽ để một dịp khác hoặc người khác trong ngành bàn đến.
Tập sách 246 trang nhưng phần hồi-ký do Bà Ngô Đình Nhu viết với
tựa đề “Le Caillou blanc” (Viên Sỏi Trắng) được hơn 130 trang (tr. 109-241) kể
cả phụ lục 3 bức thư viết tay chưa từng công bố của ông Ngô Đình Nhu viết gởi
cho đồng môn Ecole des Chartes ở Paris (20-4-1956, Tết 1963 và 2-9-1963) nay
vẫn được giữ ở Văn khố nhà trường này. Phần đầu do hai người con Ngô Đình
Quỳnh, Ngô Đình Lệ-Quyên (tử nạn giao thông, 16-4-2012) và bà Jacqueline
Willemetz dẫn nhập với tài liệu gia-đình về lịch-sử Việt-Nam từ sau ngày thành
lập nền đệ nhất cộng hòa, ngày 26-10-1956, đến cuộc đảo chánh 1-11-1963 và sau
đó.
Bà Ngô-Đình Nhu nhủ danh Trần Lệ Xuân, sinh năm 1924 tại Hà-Nội,
thân phụ là Trần Văn Chương, con Tổng đốc Nam Định, mẹ là Thân Thị Nam-Trân -
với bên ngoại, bà Nhu là cháu ngoại vua Đồng Khánh và là cháu họ vua Bảo Đại.
Bà Nhu gọi ông Bùi Quang Chiêu là “ông bác” (anh cả của bà nội) bị Hồ Chí
Minh ra lệnh giết một cách tàn ác giết hết cả nhà kể cả 6 người con mà đứa nhỏ
nhất mới 6 tuổi; cả Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân cũng là anh em họ với thân phụ
bà. Bà học Albert Sarrault, thi đậu tú tài Pháp. Năm 19 tuổi, bà kết hôn
với ông Ngô Đình Nhu ở Hà-Nội ngày 30-4-1943, sau đó ông bà về sống ở Huế.
Không biết khi đặt tựa Viên Sỏi Trắng/Le Caillou
blanc cho cuốn hồi-ký, bà muốn nói thân phận bà bị lịch-sử đối xử
như vậy mà vẫn trắng trong, nhỏ bé, hay muốn tả nỗi lòng trơ như đá, bất nhẫn
trước thời cuộc? Thật vậy, trong hơn nửa tập hồi-ký, bà nói đến chuyện tâm
linh, những chuyện cao xa hơn chuyện thế tục thường tình, về sự hiện hữu
của Thượng Đế và của con người. Mở đầu hồi-ký, bà Nhu ghi lại lời sách Khải
Huyền “Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh: Ai
thắng, Ta sẽ ban cho man-na đã được giấu kỹ; Ta cũng sẽ ban cho nó một viên sỏi
trắng, trên sỏi đó có khắc một tên mới; chẳng ai biết được tên ấy, ngoài kẻ
lãnh nhận” (Apocalyse 2, 17). Và thêm lời Thánh Thư Luca : “Ai là người
nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất” (Luc 9, 48).
Bà bắt đầu hồi-ký ở chương 1, “Lý lẽ của định mệnh” như sau: “Vào
cuối cuộc đời tôi, sau nửa thế kỷ im lặng, và vì ý nghĩa đơn thuần của nhiệm
vụ, tôi ghi lại những gì cần phải được biết. Đó là sự giải thoát cho tất cả.
Không phải để thỏa mãn tò mò nào đó, nhưng để trả lại những gì mà định mệnh đã
đòi hỏi “kẻ nhỏ nhất” của Thiên Chúa, vào thời điểm của kẻ đó. Tôi bắt đầu cuốn
ký ức này, nếu tôi có thể viết xong được, cốt để làm cho người khác hiểu được
những đòi hỏi của một chuỗi dài đời-sống đã được định sẵn trước, nhận ra rằng
cuộc sống không bao giờ có hành động trái với ý muốn của mình, mà trái lại,
luôn luôn như là phải như vậy” (tr. 112).
Như vậy, bà xem thân phận bà như viên sỏi trắng “nhỏ bé” mà định
mệnh đã đặt vào thời đó, nơi đó. Từ suy nghĩ về cuộc đời mình, bà khám phá ra
được Thiên Chúa một cách bất chợt và khủng khiếp. Cái gì thuộc về Tạo Hóa sẽ
trả lại cho Tạo Hóa để thực hiện đầy đủ và tột cùng chương trình của con người.
Định mệnh, đó là cắt nghĩa đơn giản của bà lúc này là lúc bà đã bắt đầu cảm
nhận sống những ngày tháng cuối đời, và trước nay bà sống một cuộc sống mà bà
không bao giờ nghi ngờ gì.
Bà ra đời do một bác sĩ người Pháp đỡ đẻ thay vì là một cô mụ
người Việt, ông ta nắm 2 chân trẻ sơ sinh và đánh vào mông thật mạnh cho đến
khi đừa bé khóc ré lên phản đối. Đó là khung cách bạo lực mà bà đến với cuộc
đời này, đã vậy mẹ bà lại thất vọng vì bà là cô con gái thứ hai. Sau bà là một
em trai sẽ khiến mẹ bà càng hất hủi bà - khi cha mẹ bà vào Sài-Gòn, đã để một
mình bà lại cho bà nội nhưng sinh hoạt chung với người làm, khiến bà bị bệnh
nặng. Được về sống lại với gia-đình, bà lớn lên trong tự tin một cách tự nhiên,
dễ chấp nhận nhưng cũng sẵn sàng đối đầu với thực tại, ở trường cũng như trong
gia-đình, nhưng bà không được yêu thương như chị và em trai, trở thành đứa trẻ
không thể động đến (Intouchable). Khiến về sau bà biết lúc cần xuất hiện và
lánh mặt khi không còn cần thiết, cho đến khi bà phải đối đầu với Tây phương,
thực-dân và đế quốc, bà vốn dè dặt một cách đặc-biệt. Đối đầu đòi hỏi sự tôn
trọng tha nhân, nhưng ở đời không phải lúc nào cũng vậy, bà thường rút lui,
không muốn tấn công ra mặt, cuối cùng bà chịu sự bất cảm thông hoặc ác ý của kẻ
kia.
Năm 17 tuổi, bà gặp ông quản thủ thư viện Ngô Đình Nhu, lần đầu
khi đến thăm gia-đình bà vốn là chỗ thân giao từ kinh thành Huế. Hai người mến
nhau từ việc ông Nhu đến mà cô Trần Lệ Xuân chưa chưng xong hoa vừa đi mua về
theo lệnh mẹ; cô gái đẩy ông Nhu vào phòng đợi nhỏ và dặn chỉ được đi ra khi cô
xong chậu hoa. Sau đó thì chàng tặng sách, nàng hồi thư – được chàng tặng cho
danh hiệu “Bà De Sévigné” vì thư nào cũng dài hơi và linh hoạt. Chính ông Ngô
Đình Diệm quyền huynh thế phụ (đã mất) đến xin hỏi cưới cô Xuân cho em mình.
Sau ngày cưới, cô Xuân hài lòng thoát gia-đình, đưa theo bà vú, về nhà chồng ở
Huế. Vai trò bà đã thay đổi, hết bị rẻ rúng như ở với cha mẹ, nhất là từ khi
anh cả Ngô Đình Khôi và con trai nối dòng bị Việt-minh giết, con cái bà sẽ nối
dõi tông đường. Bà vú xin thôi việc sau đó vì cảm thấy không thiết yếu trong
khung cảnh sống mới, điều mà bà Nhu sau này tiếc nuối, nhất là thời gian bị
Việt-minh bắt lên rừng và sống ở Đà-Lạt.
Bà cảm nhận rằng rừng núi Nam-Giao, một nơi thiêng liêng độc
nhất ở Việt-Nam, tượng trưng cho sự đợi chờ Thần Thánh Vạn Năng không tên, của
cả một dân-tộc, trãi qua nhiều tôn giáo. Bà đã du lịch nhiều nơi nhưng chỉ có
Nam Giao là đã cho bà ấn tượng mãnh liệt rằng thần linh đã chúc phúc cho
dân-tộc Việt. Bà không thể lường trước cuộc sống đầy bất trắc với chồng và
gia-đình chồng, nhiều lúc bà trách chồng “dối” bà (không tiết lộ gì) khi làm
chính-trị, bí mật. Ban đầu ông Nhu thường sang nhà các người anh để trò chuyện,
đến bữa ăn ông bà sang nhà từ đường phía bên kia kinh An Cựu để dùng bữa. Một
năm làm quen với Huế và đại gia-đình nhà chồng, thì bất hạnh xảy đến cho người
anh cả Ngô Đình Khôi và con trai ngày 22-8-1944. Sau đó chồng bà biến mất, sợ
rơi vào tình huống của ông anh cả và ông Ngô Đình Diệm, người anh thứ ba, cũng
đã bị Việt-minh bắt trên xe lửa từ Sài-Gòn về Huế và đưa ra nhốt ở miền
thượng-du Bắc Việt từ tháng 9-1945 đến 12-1946. Ông Diệm được thả ở Hà-Nội nhờ
chồng bà đã gặp ông Hồ, vả lại họ Hồ bí không trả lời ông Diệm được tại sao lại
giết anh cả và cháu của ông. Ông Nhu đã ra Hà-Nội lúc đó, ở nhà cha mẹ bà và
không ai biết ông làm gì lúc đó (bà Nhu không hay biết gì, mà ông Nhu cũng
không hề kể). 20 tuổi, một mình ở Huế dù có người làm, bà dần dà thấy chồng bà
không những không bảo vệ bà mà còn là một mối nguy cơ đe dọa
bà và tiểu gia-đình bà (tr. 135) – may mà bà còn có an ủi: ngày 27-8-1945, bà
hạ sinh cô con gái đầu Lệ-Thủy.
Ông bà Trần Văn Chương cuối cùng bỏ Hà-Nội (villa bị tịch thu)
vào ở Huế, ông Nhu cũng trở về Huế, nhưng cán bộ cộng-sản đến nhà tìm, bà Nhu
đã khéo léo lần lữa bắt tên này chờ đến phải bỏ về và hẹn trở lại, nhưng đêm đó
ông Nhu phải bỏ trốn, và bà Nhu không có tin tức chồng trong một thời-gian dài
sau đó. Sau ngày 19-12-1946, chiến-tranh lại bùng nổ, bộ đội Việt-minh cưỡng
bách gia-đình bà Nhu phải bỏ nhà cửa sơ tán khỏi thành phố Huế theo vào
vùng họ kiểm soát, trãi qua suốt mùa Đông lạnh lẽo. Cuối cùng mẹ con
bà được một linh-mục Dòng Chúa Cứu Thế đem thuyền đến giúp trốn về Nhà Dòng, ở
nhà kho nơi ông Cẩn đang tạm trú, nhưng hôm sau bà ôm con 3 tuối theo xe vào Đà
Nẵng và mua vé máy bay quân sự vào Sài-Gòn. Tạm trú ở nhà người chị, bà Nhu vô
cùng ngạc nhiên gặp lại chồng bí mật ở nhà Dòng Chúa Cứu Thế. Sau đó ông bà lên
sống ở Đà Lạt, ở nhà người chị của bà, theo bà là "thời gian hạnh phúc
nhất", bà sinh thêm hai người con trai, Ngô Đình Trác 1947 và Ngô Đình
Quỳnh 1952, và cuộc sống của gia-đình bà tại Đà Lạt tuy giản dị, trong khung
cảnh hoang dã nhưng an ninh, lúc đầu xa rời chính trị. Nhưng rồi bà thừa nhận
bà đã cô độc khi ở đây và viết: "Chồng tôi thường biến mất mà chẳng nhắn
lại gì" (tr. 152).
Từ khi ông Ngô Đình Diệm, anh chồng bà, được cử làm Thủ tướng từ
Pháp về nhận chức (7-7-1954), ông bà Nhu xuống Sài-Gòn để phụ tá. Ông bà Nhu và
3 con sống tạm nhiều nơi trước khi về ở trong Dinh Độc Lập. Ông Nhu làm
báo Xã-Hộitòa soạn ngay trong căn nhà nhỏ hẹp. Trong lúc thủ đô
Sài-Gòn tình hình chưa ổn định, phe Bình Xuyên và tay chân của Pháp liên tục
quấy phá, bà Nhu đã thành công một việc ngoài sức tưởng tượng: nhân dịp tướng
Nguyễn Văn Xuân mời ông bà Nhu ăn ở một nhà hàng trong Chợ Lớn, bà Nhu đã hỏi
thẳng ông Xuân tại sao không cách chức tướng Nguyễn Văn Hinh tổng tư lệnh quân
đội, ông Xuân đã thách thức bà Nhu tìm cho được 5 chữ ký thì ông sẽ thuận theo
yêu cầu đó. Bà Nhu tình cờ gặp những người từ Bắc mới di cư vào, cùng họ vận
động những người di cư kín đáo tụ tập rồi giơ cao biểu ngữ trước nhà thờ Chánh
tòa Sài-Gòn ngày 21-9-1954. Dù cảnh sát Bình Xuyên được mật báo nên đã có mặt ở
trại di cư trước với 2 xe tăng, bà lái chiếc xe hiệu Panhard đến và tra hỏi tại
sao cảnh sát lại cấm cản người dân đi chợ. Đám cảnh sát bỏ đi, xong trở lại, bà
lên xe rồ máy bỏ chạy đến trước nhà thờ nơi mà những người di cư đang chờ, và
họ đã giương cao biểu ngữ ủng hộ kiến nghị của bà Nhu (đòi hỏi tướng Hinh phải
từ chức). Hình ảnh và thông tin được gởi cho tờ báo tiếng Pháp duy nhất ở
Sài-Gòn.
Ông Trần Chánh Thành bộ trưởng Thông tin đã kiểm duyệt không cho
báo-chí VN đăng tin đó, nhưng báo tiếng Pháp đã đăng tải phổ biến thông tin và
hình ảnh vụ biểu dương mà không được phép của chính phủ. Phó thủ tướng kiêm bộ
trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Xuân đã phải từ chức 3 ngày sau đó, trở thành “nạn
nhân” đầu tiên của bà Nhu (tr. 165). Nội các Ngô Đình Diệm phải cải tổ, bà Nhu
bị người Pháp với sự giúp đỡ của người Mỹ, ép đưa đi ra ngoại quốc 3 tháng để
Nội các cải tổ được ổn định, và để bà Nhu không thể ra ứng cử dân biểu Quốc hội
lập hiến và lập pháp sau đó. Nhưng vô ích, vì dù ở xa, bà sẽ vẫn đắc cử, với sự
ủng hộ của tập thể người di cư. Bà sang Hoa-Thịnh-Đốn nơi ông thân bà làm đại
sứ ở Hoa-Kỳ, ông đưa bà đến ăn sáng do thượng nghị sĩ J.F. Kennedy (về sau đắc
cử Tổng thống) mời, sau đó bà ở lâu hơn ở tu viện nữ người Ý ở Hương-Cảng. Bà
tận dụng thời-gian ở đó để học thêm tiếng Anh.
Bà Nhu trở về miền Nam và vào ở trong Dinh Độc Lập. Sau Trưng
cầu dân ý 23-10-1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống, mở đầu cho
nền Đệ nhất Cộng-hòa, và cử ông Ngô Đình Nhu chính thức làm Cố vấn chính-trị –
với chức này, ông Nhu đề ra thuyết Nhân Vị đề cao tính siêu việt của con người,
tức sự tái sinh bởi khả năng con người hành xử Đức độ như Thiên Chúa đã dạy
(Mt. 19, 28). Theo bà Nhu, thực dân Pháp chưa buông tha, rút người về Cam Bốt,
từ nơi đó tổ chức gây rối ở miền Nam.
Vụ tiếp theo là vụ ám sát Tổng thống Diệm ở Ban-Mê-Thuột, có
liên quan đến Lê Văn Kim người của Pháp đào tạo và từng là tùy viên của Thierry
d'Argenlieu, đang là chỉ huy Trường Võ bị Đà-Lạt. Rồi đến vụ đảo chánh
11-11-1960 và vai trò của tướng Nguyễn Khánh từng là tùy viên của thủ tướng
Nguyễn Văn Xuân và từng tổ chức những buổi pique-nique ở Đà Lạt có bà Nhu và
Bảo Đại, Nguyễn Khánh xưng là đại diện cho nhóm đảo chánh. Bà Nhu tin là do
Pháp giật dây. Bà Nhu đã can thiệp khi thấy tướng Khánh dùng thủ đoạn đánh điểm
yếu của Tổng thống Diệm là thương người và sợ đổ máu. Bà Nhu hối chồng hất cẳng
tướng Khánh và kêu gọi quân lính trung thành về chiếm lại đài phát thanh. Tướng
Khánh do đó bị đám đảo chánh kết tội phản bội, nhưng đã thua nên phần lớn bỏ
trốn sang Nam Vang. Đại diện CIA gặp anh em Tổng thống Diệm cam đoan là Hoa-Kỳ
đã đứng ngoài vụ đảo chánh, bà Nhu có mặt ở đó đã trách móc người Mỹ “Tôi không
mong chờ các ông đồng minh, tức là bạn, giữ trung lập trong vụ này!”.
Thái độ của bà Nhu gây chú ý của Hoa-Thịnh-Đốn. Vụ tiếp theo là
chuyến viếng thăm Việt-Nam của Phó tổng thống Lyndon B. Jonhson ngày 12-5-1961.
PTT Mỹ xuống máy bay, bất chấp nghi thức ngoại giao, thay vì đến chào PTT
Nguyễn Ngọc Thơ trước, ông đã đến thẳng bà Nhu, khiến ông Thơ phải chạy theo
sau lưng ông PTT Mỹ. Trong buổi điểm tâm sau đó do PTT Thơ mời, có cả ngoại
giao đoàn và các dân biểu, ông PTT Johnson thêm một lần gây bối rối khi mời bà
Nhu sang thăm trang trại của ông ở Texas mà bà Nhu lại từ chối với lý là chưa
có dự tính đó. Vô tình bà Nhu nói dí dỏm sẽ sang thăm nếu ông PTT trở thành
Tổng thống. Không ngờ lời nói đó khích động PTT Mỹ, ông kéo bà Nhu ra bao lơn
nhưng vô tình sức mạnh kéo tay bà Nhu lại kéo luôn phu nhân Chủ tịch Quốc hội,
ông nhìn thấy hớ hênh bèn chữa thẹn rằng muốn bà Nhu giới thiệu thắng cảnh
Sài-Gòn từ bao-lơn. Không ngờ lời nói cho qua chuyện lại thành sự thật hơn 2
năm sau đó. Năm 1964, ông Ngô Đình Cẩn - thành viên cuối cùng của dòng họ Ngô
Đình còn ở Việt-Nam, bị xử tử sau khi đã xin tị nạn chính-trị với lãnh sự
Hoa-Kỳ ở Huế lại bị giao cho nhóm đảo chánh dựng tòa án kêu án tử hình. Bà Nhu
đã viết thư yêu cầu TT Johnson can thiệp, nhưng ông đã tỏ ra “hèn hạ” (tr. 177)
- Bà Nhu từng khen ông Cẩn phụ trách cả miền Trung khiến nơi đó
yên bình mà không tốn kém gì cho chính quyền Sài-Gòn (tr. 182). Trước đó, vào
mùa Thu 1963 khi sang Hoa-Kỳ “giải độc”, bà Nhu đã nhận lời mời đến thăm trang
trại của hàng xóm của Johnson, Johnson đã không có hành động gì và trong 1 lá
thư duy nhất trả lời thư bà Nhu hỏi tại sao ông ta có vẻ sợ bà, ông viết ”Làm
sao tôi có thể sợ một phụ nữ tuyệt vời như bà?”. Lá thư này về sau bà gởi lại
một người bạn đồng môn của ông Nhu ở Paris nhờ giữ khi bà Nhu dọn về Rome, đã
bị một người đánh tiếng với con trai trưởng của bà Nhu là sắp chết nên muốn
nhìn thấy nó trước khi chết, nhưng lá thư không bao giờ trở lại - về sau bà Nhu
mới biết người này làm cho tình báo Pháp.
Đắc cử dân-biểu, đến năm 1958, bà đề nghị Luật Gia-Đình có
mục-đích giải phóng phụ nữ về mặt pháp lý (một vợ một chồng, nam nữ bình quyền
cả trong quản trị, sử-dụng và phân chia gia sản, thừa kế di sản, v.v.), đã bị
đa số vẫn còn tinh thần gia trưởng, gia tộc hoặc đa thê, phản đối; dù Hiến pháp
26-10-1956 đã nêu cao nam nữ bình quyền nhưng trong thực tế, người phụ nữ vẫn
phải phục-tùng chồng là người vẫn được xã-hội xem là giám-hộ. Bà tổ chức Phong
trào Phụ nữ Liên đới (với hình biểu tượng Ngọn đèn dầu của những cô trinh nữ
trong Thánh Kinh) kêu gọi và giúp đỡ người phụ nữ ra đời làm việc xã-hội, thiện
nguyện. Bà Nhu kêu gọi tinh thần tái dựng lòng yêu nước. Cùng lúc, bà tổ chức
lực lượng Phụ nữ bán quân sự (10-1961) tự nguyện, được huấn luyện tự vệ,
sử-dụng vũ khí và y tế thường thức. Trưởng nữ Lệ Thủy cũng gia nhập lực lượng
này từ khi 16 tuổi.
Sáng sớm ngày 27-2-1962, thêm một vụ chính biến do 2 phi công
bắn phá Dinh Tổng thống. Con cái bà bị thương và bà phải vào bệnh viện vì muốn
cứu con với bà vú của cô út Lệ Quyên. Biến cố khiến bà thêm ghê tởm bọn thực
dân (tr. 180) - bà ghi rõ vụ bắn phá Dinh Tổng thống là do thực dân (“colon”), sau
đó là căn nhà từ đường bằng gỗ của gia-đình Ngô Đình ở Huế cũng bị phá hủy, do
“la rage francaise contre le Việt-Nam que nous représentions...”(tr. 181).
Xảy ra vụ Phật giáo, bà Nhu muốn có đại diện các đảng phái và
các nhóm xã-hội trong Ủy Ban Liên Phái, nhưng Tổng thống Diệm không thuận vì
không muốn có bà. Nhưng khi xong Thông cáo chung và bên Phật giáo đã ký, ông
Nhu lại hỏi ý kiến bà trước khi cố vấn Tổng thống ký. Bà thấy lạ vì các đòi hỏi
của Phật giáo đều là những thứ chưa bao giờ cấm, bà đề nghị ký nhưng ghi tay
thêm mấy chữ là những đòi hỏi trong đây chưa bao giờ cấm. Ông Cố vấn đem Thông
cáo chung đến buổi họp sau đó và nói lại ý vừa kể, ngoại trưởng Phật giáo Vũ
Văn Mẫu yên lặng không nói gì, nhưng Phó Tổng thống Thơ phát biểu: ”Họ uống trà
sâm còn mình uống trà thường khiến mình thành người ngu”. Vì câu nói này mà ông
Mẫu cạo đầu từ chức. Theo bà Nhu cũng ông VV Mẫu này đến cận ngày 30-4-1975
nghe lời thực dânủng hộ và theo tướng Big Minh (lực lượng thứ 3),
nhưng đế quốc mạnh hơn muốn chấm chấm dứt chiến-tranh (tr.
188)!
Trước ngày đảo chánh, từ ngày 12-9-1963, bà Nhu và cô trưởng nữ
Ngô-Đình Lệ-Thủy lên đường đi “giải độc” ở Âu châu và Hoa-Kỳ; trước khi xảy ra
vụ ám sát anh em Tổng thống, bà và con gái được đông đảo cảnh sát bảo vệ, nhưng
sau đó thì bị bỏ rơi, may có một gia-đình người Mỹ do 1 linh-mục giới thiệu, đã
giúp đỡ mẹ con bà cho đến khi rời nước Mỹ đi Rome. Phần ông Cô vấn Ngô Đình
Nhu, vài ngày trước đảo chánh đã gọi cậu Ngô Đình Trác đưa 2 em lên Đà-Lạt và
dặn dò khi có biến hoặc ông Nhu chết, thì phải đưa 2 em trốn vào rừng. Khi xảy
ra tiếng súng đảo chánh, các cô cậu đã chạy trốn vào rừng phía sau nhà, trãi
qua một đêm trong mưa lạnh. Cả ngày hôm sau đi xuyên qua sông rạch để tránh để
lại dấu vết, và cuối cùng đến một nơi trực thăng có thể đáp và chờ đợi. Chỉ
trong vòng ba ngày, mấy đứa trẻ đã thoát khỏi sự nguy hại và tới được Rome
trước khi mẹ và chị cũng đến đó.
Ngày 15-11-1963, bà và con gái rời Los Angeles để đi
Roma sinh sống. Bị đế quốc bỏ rơi, nhưng ở phi trường đầy
phóng viên báo-chí và truyền hình. Rồi lúc ghé Paris, bà cũng được đông đảo
báo-chí phóng viên đón như vậy, ông đại sứ Mỹ ở Paris bí không biết phải trả
lời báo-chí ra sao bèn nói “Chúng tôi có làm gì thì cũng vẫn bị nguyền rủa!”.
Nhưng ít có nhà báo nào dám nói lên hết sự thật, bà Nhu được ông nhà báo
Georged Mazoyer dám bênh phía bà, nhưng ông ta vừa được thăng chức giám đốc một
nhật báo ở Paris ra ban chiều thì liền bị xe đụng chết khi đi bộ. Bà Nhu thấy
những ai đứng về phía bà đều bị biến mất (tr. 189-190): kế đó là bà Suzanne
Labin và Marguerite Higgins (3-1-1966) – được Tổng thống Kennedy gửi sang
Việt-Nam điều tra riêng, bà là tác-giả cuốn Our Việt-Nam
Nightmare (1965), trong đó bà cho rằng biến cố Phật giáo chỉ là một
trò đánh lừa (leurre), mục-đích không vì Phật giáo mà vì muốn lấy đầu ông Diệm
và thay vì bỏ lên mâm bạc như Thánh Jean-Baptiste tử đạo, thì nay phải quấn cờ
Mỹ; và bà nhận xét các sư sãi rất rành tên các phóng viên ngoại quốc, gọi họ
bằng tên/prénom!
Vào tháng 6 năm 1964, hiệp hội báo chí Hoa-Kỳ tổ chức mời bà Nhu
và con gái Lệ Thủy sang Mỹ làm một vòng để các cơ quan thông tin báo-chí tìm
hiểu sự thật (Truth Rally) về thực trạng Việt-Nam vì các cơ quan này không tin
giải thích của Hoa-Thịnh-Đốn (tr. 71). Lúc đó nước Mỹ chuẩn bị bầu cử Tổng
thống thay thế T.T. Kennedy, chính phủ Mỹ đã từ chối cấp visa cho 2 mẹ con bà
Nhu lấy “lý do an ninh quốc-gia“. Ngày 9-5-1975, khi trả lời phỏng vấn của đài
truyền hình, bà Nhu đã tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt Nam là
"nhằm tạo thanh thế và sự ủng hộ cho http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_%28Hoa_K%E1%BB%B3%29 -
Năm 1985 khi báo-chí Hoa-Kỳ làm kiểm điểm 10 năm Hà-Nội chiếm
miền Nam, bà Nhu đã nhận trả lời phỏng vấn cho Newsweek, nhưng các
cơ quan thông tin này đồng lõa với nhau để không ai liên lạc được với bà (tr.
71). Bà sống lúc tại vùng Riviera nước Pháp, lúc ở nhà bên Roma, bà trả lời
phỏng vấn một lần khác để lấy tiền và vé máy bay khứ hồi cho con gái út qua
thăm ông bà ngoại ở Mỹ. Bà Monique Brinson Demery phỏng vấn bà Nhu năm
2005 đánh dấu lần đầu tiên bà trả lời báo chí phương Tây sau một thời-gian khá
lâu, phỏng vấn để thực hiện cuốn sách về bà Nhu, Finding the Dragon
Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu (New York : Public Affairs,
2013), nội-dung cuốn sách cho thấy bà Nhu đã nói chuyện với bà Demery với
nội-dung cuốn hồi-ký.
Suốt tập hồi-ký, bà Nhu cho người đọc thấy và hiểu rằng bà căm
ghét thực dân Phápvà đế quốc Hoa-Kỳ(bà gọi chung là
“Occident criminel”). Bà có thắc mắc là ngoài Thánh lễ khai mạc Cộng đồng
Vatican II ngày 2-12-1963 có nhắc ý lễ cầu cho anh em Tổng thống Diệm, Tòa
thánh Vatican đã không lên tiếng và không làm gì về cái chết của anh em chồng
bà (và người mà Tòa thánh giới thiệu giúp làm giấy tờ cho căn nhà mà Đức Cha
Thục mua cho mẹ con bà ở Roma lại lừa dối cướp hết tiền gia-đình bà). Bà kể có
thể đã góp phần (qua một phỏng vấn ngay trước đó) trong việc khiến cho Hà-Nội
đã phải để cho Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, cháu của ông Nhu, ra ngoại quốc chữa
bệnh và thoát cộng-sản; và hơi trách móc Ngài đã không làm gì cho những cái
chết của chồng và các anh em chồng bà.
Bà cho rằng sau ngày 2-11-1963 anh em Tổng thống bị giết, nước
Việt-Nam rơi vào địa ngục là do các đế quốc thực dân và cộng-sản(tr. 201).
Bà thêm, cái chết của Lệ Thủy con gái bà vẫn chưa được điều tra đến cùng! Về
phần người Pháp, bà gọi là “tên thực dân” (colon) và so sánh với quỷ Satan khi
dùng lời Chúa Jesus cảnh báo Thánh Phê-Rô: “Satan, lui lại đàng sau Thầy!
Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà
là của con người” (Mt 16, 23) – vì thực dân đã lợi dụng danh nghĩa của Giáo
hội để làm chuyện Ác đã khá lâu rồi ở Việt-Nam. Bà Nhu cho người đọc hiểu rằng
bao nhiêu biến cố, đảo chánh, ám sát, v.v. thời Việt-Nam Cộng-Hòa đều là do bàn
tay của thực dân và đế quốc chủ động hết, do đó bà không nói nhiều đến những
tay sai người Việt của chúng. Bà cho rằng với những gì bà viết ra, chỉ có đám
thực dân là phải tự vấn lương tâm (tr. 190)!
Cuối cùng là những suy niệm tâm linh cuối đời của bà; bà tạ ơn
Chúa đã đoái nhìn con chiên Việt-Nam qua việc đức Hồng y tân cử của Hoa-Kỳ đã
đến La-Vang ngày 21-8-2009 dâng lời cầu nguyện “Đức Mẹ La-Vang cũng là Đức Mẹ
của quốc-gia Hoa-Kỳ và của giáo hội Công-giáo“. Và bà cảm ơn và hiểu Chúa đã
trao phó cho bà trọng trách làm mẹ và bà đã làm hết mình cho đến cuối đời!
*
Trong Phần Phụ lục, trong lá thư đề ngày 2-9-1963, 2
tháng trước ngày bị giết, ông Ngô Đình Nhu trình bày lập trường Việt-Nam
chính-thực của chính phủ của Tổng thống anh ông (Việt-Nam của người Việt Nam!)
trước âm mưu của Hoa-Kỳ đi chung với Liên Xô cộng-sản, âm mưu đưa đến
phương-tiện thôi miên, tuyên truyền, huyền-hoặc các sư sãi rồi đẩy những kẻ này
vào lửa thiêu sau khi báo cho thông tín viên quốc tế biết để đến quay phim,
chụp hình (và cản cứu người “tự thiêu”!) (1). Từ ngày ra thiết quân luật
20-8-1963 thì hết còn tự thiêu, nhưng 2 thế lực kia lại xúi sinh viên học sinh
xuống đường như đã làm ở Đại Hàn và Thổ-nhĩ-kỳ, nhưng ông Nhu cho là thất bại
vì chính quyền bắt đi học quân sự và tẩy não chúng. Ông Nhu biết 2 thế lực đó
chưa ngừng tay vì phải biện minh với cấp trên về việc chi 20 triệu đô Mỹ (2)
cho âm mưu này!
Chú thích:
1- Sau ngày đảo chánh 1-11-1963, còn có 6 vụ tự thiêu Phật tử
khác, nhưng không báo chí Tây phương nào để ý đến nữa! Và sau ngày 30-4-1975,
đã có biết bao nhiêu kỳ thị, kiểm soát, khủng bố tôn giáo và toàn dân, tù đày,
cướp của dân,... nhưng thượng tọa Trí Quang không có hành động nào, trở thành
câm, lặng, đồng lõa với cộng-sản Hà-Nội! Còn vụPhái đoàn Liên Hiệp Quốc đến VN
điều tra về vụ gọi là «đàn áp Phật giáo», Báo cáo được dịch ra Việt
ngữ - Vi Phạm Nhân Quyền Tại Miền Nam Việt-Nam, do Võ Đình Cường
dịch, 1 nhóm Phật giáo xuất-bản năm 1966, từ tay Thích Trí Quang người đề tựa,
nhưng đã bỏ đi phần kết luận (1 thứ lừa dư luận từ cái thật, lộng giả thành như
... thật!). Đây là Báo cáo 234 trang trình ngày 7-12-1963 của Phái đoàn
với kết luận không có đàn áp lẫn kỳ thị tôn giáo, và những đụng độ
với chính quyền chỉ là do 1 nhóm nhỏ, và có tính cách chính-trị, không phải tôn
giáo. Bản báo cáo bị giấu kín, đến tháng 2-1964, văn bản này đã được Thượng
Viện Hoa-Kỳ xuất-bản.
2- Ông Nhu tiên đoán đúng, tiếp đó là chi tiền mua chuộc mấy ông
tướng Việt-Nam làm đảo chánh và giết anh em ông ngày 2-11-1963 và sau đó là ông
Cẩn, người em khác! Lou Conein đưa 3 triệu đồng tương đương 42 ngàn đô la
Mỹ cho nhóm tướng lãnh đảo chánh để chia chác cho nhau, thật ra chỉ là những
đồng bạc lẽ từ 20 triệu đô!
Nguyễn Vy Khanh
Montreal, 11-2013
http://kbchn.net/tin-tuc/hoi-ky-cua-ba-ngo-dinh-nhu.aspx#.Uoy7YvtHbHI
------------- mk
|
|