NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Tổng Quát
Tên Chủ Đề: Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
Forum Discription: Chia sẻ vui buồn giữa các thành viên
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=8167
Ngày in: 26/Jan/2025 lúc 12:50am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Người gởi: loiquan
Chủ đề: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Ngày gởi: 19/Nov/2012 lúc 8:10pm
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Kính chúc các thầy các cô Diễn đàn Gò Công luôn mạnh giỏi hạnh phúc.
------------- Cù lao Lợi Quan thương nhớ
|
Trả lời:
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Nov/2012 lúc 7:44am
NHỚ ƠN THẦY CÔ.... http://www.youtube.com/watch?v=vEGL1B4uGHs&feature=related - - <<<<< http://www.youtube.com/watch?v=vEGL1B4uGHs&feature=related - - by Picture of a bunch of Red Roses."> http://www.youtube.com/watch?v=vEGL1B4uGHs&feature=related - -
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Nov/2012 lúc 8:57am
Ông thầy Việt văn
Tôi
hận ông thầy Việt văn lớp 11. Ổng chơi không đẹp khi bắt tụi tôi học
thuộc lòng bài thơ “Kẻ Sĩ” của Nguyễn Công Trứ. Đó là bài hát nói gieo
vần vô kỷ luật nhất mà tôi từng biết, chả vần chả điệu, lòng thòng, Hán
nhiều hơn Nôm. Đây này, trích thử vài câu nghe chơi :
“…Cầm chính đạo để tịch tà cự bí
Hồi cuông lan nhi chướng bách xuyên…”
Mà
tôi theo ban toán, chứ có phải văn chương đâu, nội hiểu được ý nghĩa
bài thơ đó cũng đáng nể rồi, giờ còn bắt học thuộc lòng nữa, coi sao
được. Tôi tính “tố phé” ổng. Thế này, lớp 40 học sinh, mỗi tuần 4 giờ
Việt văn, 2 lần lên lớp. Tôi có 75% thoát hiểm, lỡ dính thì coi như Trời
hại. Nhưng ổng tỉnh bơ: “ Tôi sẽ gọi từng người cho đến hết lớp”. Ổng
còn thêm: “ Ai không thuộc, tôi sẽ cho cơ hội lần sau, và lần sau nữa
cho đến khi…có điểm”. Thế là rõ ! Ổng quyết tâm…chơi tụi tôi đến cùng.
Không còn chọn lựa nào khác, đành ôm hận, lảm nhảm đến méo mỏ cái bài
thơ thổ tả đó cho đến khi thuộc lòng.
Cơ hội rửa hận đến khi ổng
ra đề luận: “ Bạn nghĩ gì về tình thầy trò ngày nay?”. Từ hồi biết mặt
chữ, tôi chưa bao giờ “múa bút” sướng như thế. Nào là, thời xưa học một
thầy, học để làm quan, và chỉ học nghề…văn. Thời nay, học đủ thứ, cần gì
học nấy, học để hành nghề. Thời đại khoa học, ai học trước người đó
là…”thầy”, bởi vậy mới có chuyện đi học luyện thi, mới có thầy giáo
“cua” học trò,…Đại loại bài luận văn là một “bản cáo trạng” về thầy. Tôi
khoắng bút như một nghệ sĩ, cho đến khi gần hết giờ, chấm xuống hàng,
kết luận: Nên xem thầy giáo như người anh coi bộ nhẹ nhàng hơn khi nhìn
dưới khía cạnh đạo đức. Thiệt là hả giận! Tôi viết với tư thế “tử vì
đạo”, ăn trứng vịt cũng được. Không thành danh thì cũng thành… ma.
Bài
luận được 16 điểm. Hôm phát bài, ông thầy cười cười: “Tôi không đồng ý
với em nhiều điểm, nhưng vẫn cho em số điểm cao nhất”. Thiệt chưng hửng!
Tôi mơ hồ hình như ổng chơi trên.. cơ mình, nhưng “cái tôi” khốn nạn đã
đẩy tôi đi quá xa, khoác lác hả hê với bè bạn: Cái hận “Kẻ Sĩ” đã rửa
xong.
Ổng còn nhiều chiêu kỳ quái khác. Tú Xương thì học trò đứa
nào chẳng khoái. Lẽ ra phải chia sẻ chút đỉnh với đám học trò mới lớn
bằng những câu thơ
“Cao lâu thường ăn quỵt
thổ đĩ lại chơi lường”
hay ít ra cũng thông cảm với bọn hoc trò đang chuẩn bị bước vào vòng ân oán của thi cử
“ Đau quá đòn hằn, rát hơn lửa bỏng”
Hổ bút hổ nghiên, tủi lều tủi chõng….
…Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai?
Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng!”
Không ! Ổng phang bài:
“ Trên ghế bà Đầm ngoi đít vịt.
Dưới sân ông Cử ngửng đầu rồng”.
Ổng
giảng say sưa, bằng giọng bi ai, phẫn hận về thời Nho mạt, về danh lợi,
về nhân phẩm, ổng truyền lửa cho đám học trò đang há hốc miệng ngồi
nghe, xả suốt 2 giờ đồng hồ. Hình như ổng đang dạy cho tụi tôi kiến thức
thức để làm người, chứ không phải kiến thức để đi thi. Ổng đâu ngán
cháy giáo án. Mà hồi đó làm gì có giáo án. Bài soạn của ông là xấp giấy
A4 gấp đôi, chẳng bao giờ thấy ổng mở ra. Ổng chỉ mở … sổ điểm.
Đời
cứ thế trôi đi… Những năm cuối thập niên 70, đầu 80, đời sống khó khăn
thế nào khỏi cần kể. Tôi làm ở một trung tâm nghiên cứu ở Sàigòn. Ban
ngày khoác áo blouse vào phòng lab cứ như là…viện sĩ. Tối về mượn xích
lô của thằng bạn, cảo vài vòng kiếm thêm. Một buổi tối trời mưa, ế độ.
Tôi táp vào quán nhậu ven đường (cái lều nhậu thì đúng hơn) gần Ngã Tư
Bảy Hiền. Hồi đó khu này còn hoang vắng lắm. Quán cũng ế độ, chỉ có mình
ông chủ đang trầm ngâm bên ly rượu. Tôi kêu một xị, ngồi trông ra
đường, nghe tiếng mưa lằng nhằng trên mái nhà, rầu thúi ruột… Chợt nghe
tiếng ngâm ê a của ông chủ quán từ phía sau. Lời ngâm nghe quen quen…,
rồi tự nhiên tôi cũng cất tiếng ngâm theo:
“…Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất
Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn
Xe bồ luân dầu chưa gặp Thang,Văn.
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.
Cầm chính đạo để tịch tà cự bí.
Hồi cuông lan nhi chướng bách xuyên…”,
và cứ thế cho đến hết bài “Kẻ Sĩ”.
Một
khoảng im lặng. Tôi quay lại, không ai bảo ai, cả hai nâng ly mời nhau.
Trong sự nghiệp cụng ly của tôi, chưa bao giờ tràn ngập những “tiếng
nói không lời” như lần đó. Chủ quán trạc ngoài 30, cao học Luật, công
chức chế độ Sàigòn. Sau 75, đi cải tạo 4 năm, về mở “lều nhậu” tiêu sầu.
Chúng tôi cà kê chuyện đời, chuyện người, chuyện số phận đẩy đưa…Rượu
đến mềm môi. Bài thơ “Kẻ Sĩ” thưở còn đi học tưởng đã trôi vào quên
lãng, bỗng thức dậy trong một đêm mưa, có người đồng điệu, ngân nga như
tiếng chuông đeo đẳng đời người.
Đất nước thời mở cửa, kinh tế
thị trường nửa khép nửa hở. Kiếm tiền bằng năng lực thì ít, nhưng bằng
quyền lực hay dựa hơi quyền lực thì nhiều. Luật lờ mờ, nhưng lệ rõ ràng.
Làm ăn là phải biết điều, gọi văn vẻ là…thỏa hiệp. Thỏa hiệp đủ thứ,
không thỏa hiệp không được. Giới hạn thỏa hiệp tới đâu, tùy thuộc vào
nguyên tắc sống (tôi không dám dùng chữ “nguyên tắc đạo đức”) của mỗi
người. Cái giới hạn này mong manh, tự mình hạ thấp giới hạn xuống , rồi
tự biện minh với bao lời hoa mỹ, đi ngược lại “xu hướng thời đại” là
không thức thời. Dối người, dối mình, đạo đức giả hồi nào chẳng hay.
Kẻ
Sĩ thời nay lộn ngược rồi : Thương, Công, Nông, Sĩ. Ai chẳng khoái
tiền, khoái danh. Cám dỗ vô cùng! Đạo lập thân làm sao giữ lấy cương
thường? Mỗi lần như thế, tiếng chuông đêm mưa ở cái “lều nhậu” lại vang
lên, làm nhức nhối kẻ bị mang tiếng là…gàn dở, toát mồ hôi với cái lưới
“đầu rồng đít vịt”.
Trong Kinh thánh có chuyện kể, đứa con út đòi
cha chia gia tài, rồi tìm đến phương trời xa vui chơi thỏa thích. Người
cha chiều nào cũng tựa cửa đứng trông con về . Rồi thằng con về thật.
Nó đã phung phí hết tiền, bây giờ đói rách trở về nhà cha xin chén cơm
thừa. Nhưng người cha mừng rỡ, đã mặc áo mới cho nó, làm tiệc linh đình
mừng con mình trở về.
Văn hào Pháp, André Gide cũng có câu chuyện
“Đứa con hoàng đàng” tương tự, chỉ khác khúc cuối: Đang giữa tiệc mừng,
thằng con lững thững bỏ về phòng, nhìn xa xa qua khung cửa sổ, nhớ đến
cuộc chơi thâu đêm suốt sáng cùng chúng bạn. Nó đang mơ một chuyến đi
khác. Trở về chỉ là chuyện bất đắc dĩ. Hồi đó, đọc đến đoạn này, tôi bật
cười sảng khoái “ Phải thế mới được!”
Thưa thầy Việt văn, thằng
đệ (tử) giờ đây đầu bạc chân mỏi, ngày Nhà Giáo năm nay xin hầu thầy cho
đến tận cùng bữa tiệc để khoanh tay nói lời tạ lỗi, trước khi phản xạ
tung hô theo đám đông: “ Biết ơn thầy cô”.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Nov/2012 lúc 8:59am
NHỚ ƠN THẦY CÔ
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 19/Nov/2013 lúc 4:25pm
Độc đáo ngày nhà giáo trên khắp thế giới
Trong
khi ở Mỹ, học sinh tổ chức lễ hội ca hát nhằm vinh danh các thầy cô thì
học sinh Hàn Quốc, Ấn Độ tặng thầy cô những món ăn ngon kèm cánh thiệp
tự làm. Người Đài Loan thể hiện sự “tôn sư trọng đạo” bằng việc viếng
đền Khổng Tử.
Hàn Quốc
Ngày
Nhà giáo của Hàn Quốc nhằm ngày 15/5, là một trong những ngày lễ lớn
nhất nước, học sinh được nghỉ học trong ngày này. Vào dịp này, học sinh
tặng thầy cô giáo những bông hoa cẩm chướng để thể hiện lòng biết ơn và
tôn kính. Ngoài ra, các cựu học sinh cũng tặng các thầy cô giáo cũ những
tấm thiệp, các món quà nhỏ tự làm, nhiều em còn tặng thầy cô những món
ăn ngon do tự tay mình nấu.
Ấn Độ
Ở
Ấn Độ, ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày 5/9, nhằm ngày sinh của Tiến
sĩ – tổng thống thứ 2 Ấn Độ Sarvepalli Radhakrishnan với mục đích tôn
vinh ông và nhắc lớp trẻ noi gương vị lãnh đạo tài năng. Trong ngày này,
học sinh cuối cấp sẽ đảm nhận trách nhiệm giảng dạy các em nhỏ dưới sự
giám sát của giáo viên. Để thể hiện lòng biết ơn, các em sẽ tặng thiệp,
hoa và đồ ăn nhẹ tự tay chế biến cho các thầy cô. Đáp lại tấm lòng các
em, thầy cô sẽ chơi thể thao cùng học trò, kể cho các em nghe chuyện
ngày mình còn đi học, truyền đạt kinh nghiệm cho học sinh.
Mỹ
Ở
Mỹ, ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày thứ Ba của tuần đầu tiên trong
tháng 5. Tuy không phải ngày nghỉ nhưng ngày này cũng được tổ chức một
cách long trọng và sôi nổi với hàng loạt hoạt động tại trường như lễ hội
tôn vinh thầy cô, biểu diễn văn nghệ, tặng quà, thiệp, mời thầy cô ăn
trưa.
Học sinh nhiều nước tặng thiệp cho thầy cô giáo nhân ngày Hiến chương
CH Czech
Ở
CH Czech, vào ngày Nhà giáo, học sinh vẫn đến trường. Nhà trường không
tổ chức gì lớn nhưng điều đặc biệt là thầy cô thường tặng hoa cho nhau
trong ngày này.
Đài Loan
Đền Khổng Tử ngày nhà giáo ở Đài Loan
Lễ
Nhà giáo ở Đài Loan được tổ chức vào ngày 28/9 hằng năm, nhằm ngày sinh
nhà giáo dục lớn nhất Trung Quốc cổ đại: Khổng Tử. Để bày tỏ lòng tri
ân, các em học sinh sẽ tặng các thầy cô thiệp, hoa, quà các loại.
Ngoài
ra, vào 6 giờ sáng 28/9, 54 nhạc sĩ mặc bộ đồ thời nhà Minh (áo đỏ và
mũ đen) đánh trống tại đền thờ Khổng Tử ở Đài Bắc mở đầu cho ngày lễ
Khổng Tử. Lễ vật ở đây là một con bò, một con dê và một con lợn. Bộ lông
của những con vật này được gọi là Bộ lông của sự thông thái.
st.
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 19/Nov/2013 lúc 5:14pm
http://www.authorstream.com/Presentation/vnlib-263491-la-thu-gui-thay-truyen-nn-0254-entertainment-ppt-powerpoint/ -
- Lá Thư Gửi Thầy - Truyện NN http://www.authorstream.com/Presentation/vnlib-263491-la-thu-gui-thay-truyen-nn-0254-entertainment-ppt-powerpoint/ -
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 19/Nov/2013 lúc 5:28pm
http://www.youtube.com/watch?v=4UMnony8Byc - - - - - - Lê Văn Trường
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Nov/2013 lúc 5:03pm
25 câu nói
tuyệt vời
về Người Thầy
Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học - Comenxki
- Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có
thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ - Galileo
- Dạy tức là học hai lần - G. Guibe
- Người thầy thực sự hiểu biết không bắt bạn bước vào ngôi nhà tri
thức của thầy, mà hướng dẫn bạn đến ngưỡng của tư duy và tri thức của
bạn - Khalil Gibran
- Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư
phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm
hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những
rung động tinh tế nhất của trái tim con người - Xukhomlinxki
- Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo - Pestalogi
- Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình - Can Jung
- Một thầy giáo tốt như một ngọn nến - ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác - Mustafa Kernal Ataturk
- Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi - Ngạn ngữ Trung Quốc
- Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học - Comenxki
- Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi - Horaceman
- Với nghề dạy học không thể nhìn thấy kết quả của một ngày làm
việc. Kết quả ấy vô hình và có lẽ vẫn còn đó đến 20 năm sau - Jacques
Bazun
- Người dạy học phải tin vào sức mạnh tiềm tàng của học trò, và anh
ta phải nỗ lực hết sức để giúp học trò mình trải nghiệm được sức mạnh
này - Alfred Adler
- Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây
xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì
người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn
lên - Gôlôbôlin
- Người cha chính là người thầy đầu tiên của đứa trẻ - T. Thore
- Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải
thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách
truyền cảm hứng - William A. Warrd
- Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn - Uyliam Bato Dit
- Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với
học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa
nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen
thưởng hay trách phạt nào khác - Usinxki
- Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì
chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế - Philoxêne
De Cythêrê
- Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi
nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được -
Usinxki
- Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung
cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm
hồn con người vươn đến cái "Chân" và thực hành cái "Thiện" - Vijaya
Lakshmi Pandit
- Tôi dường như không phải là thầy giáo… và những con đường dẫn đến
trái tim tuổi thơ sẽ bị đóng kín đối với tôi nếu tôi chỉ là người đứng
trên bục giảng - V.A.Sukhomlinxki
- Trọng thầy mới được làm thầy - Ngạn ngữ Trung Quốc
- Dạy học là đặt vết tích của một người vào sự phát triển của một
người khác. Và chắc chắn học trò là ngân hàng nơi bạn có thể gửi kho báu
quý giá nhất của bạn.- Eugene P. Bertin
Văn Hiến
(Theo: Goodreads, Quotes)
------------- mk
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 20/Nov/2013 lúc 6:16pm
Xứ nào cũng có "ngày giáo chức" nhưng không thấy có ở Canada.
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Nov/2014 lúc 5:45am
http://www.authorstream.com/Presentation/fiat2013-1994858-mung-ngay-hien-chuong-nha-giao-20-11/ - Mừng Ngày Hiến Chương Nhà Giáo 20.1 - 1 <<<<< http://hoabamien.com/thong-tin/ngay-nha-giao-viet-nam-20-10-56.html">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Nov/2014 lúc 7:03pm
Câu truyện cảm động về nghề giáo http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/ban-co-biet-y-nghia-ngay-nha-giao-viet-nam-2011-a68517.html">
Tôi là một học sinh… không dạy nổi. Tất
cả các thầy cô giáo đã dạy tôi đều nhận xét như vậy với ba mẹ tôi. Chưa
có lớp học nào chịu thu nhận tôi quá một tháng. Mẹ tôi khóc. Bố thở dài:
thằng này vậy là coi như xong…
Chuyển qua trường mới. Nhìn sơ qua học bạ, thầy hiệu trưởng đã muốn
đuổi tôi đi nhưng nể tiếng ngoại tôi là giám đốc ty giáo dục cũ, thầy
đành nhận. “Tôi sẽ xếp em vào lớp thầy Tiến”.
Thầy dạy lớp tập hợp toàn học sinh cá biệt của trường. Ngày đầu tiên
vào lớp, bố đích thân dẫn tôi đến “trao tận tay thầy”. Tôi lén quan sát
“đối thủ” của mình. Thầy gầy gò, mang cặp kính gọng đen nặng trịch, mắt
nhướng lên nhìn sát mặt tôi “A, con trai, để xem thầy làm được gì cho
con không, khá đây”. Thầy xếp tôi ngồi với một con nhóc tóc tém mặt mũi
lanh lẹ. Nó khẽ hích vào vai tôi giành chỗ ngồi rộng hơn. Tôi đành chịu
vậy, chưa bao giờ tôi đánh con gái cả. Thầy thắng tôi 1-0 rồi.
“Thầy biết tại sao em dây mực vào áo bạn”, thầy nói với tôi khi Tú
còm mếu máo mách chuyện. Sao ông ấy lại biết nhỉ? Mình đã khai gì đâu.
Trước đây, mỗi lần tôi dây mực vào hầu hết các trò trong lớp các cô đều
hỏi tại sao, các thầy thì ngay lập tức thi hành hình phạt. Bao giờ tôi
cũng bịa ra một chuyện mà mình là nạn nhân. Tôi mặc sức bịa dù chẳng ai
tin. Tôi cũng chẳng quan tâm hình phạt là gì và có ai tin hay không. Vậy
mà hôm nay thầy bảo là thầy biết. Ngạc nhiên hơn là thầy chẳng phạt tôi
gì cả. Thầy chỉ nhỏ nhẹ bảo tôi: “Lần sau em nhớ cẩn thận hơn”. Mấy hôm
sau nữa tôi lại vẩy mực lên áo 3 nạn nhân nữa. Thầy vẫn bảo biết rồi và
không phạt. Tôi đâm chán trò vẩy mực cũ rích chẳng ấn tượng này. Câu truyện cảm động về nghề giáo
Tôi là một học sinh… không dạy nổi. Tất
cả các thầy cô giáo đã dạy tôi đều nhận xét như vậy với ba mẹ tôi. Chưa
có lớp học nào chịu thu nhận tôi quá một tháng. Mẹ tôi khóc. Bố thở dài:
thằng này vậy là coi như xong…
Chuyển qua trường mới. Nhìn sơ qua học bạ, thầy hiệu trưởng đã muốn
đuổi tôi đi nhưng nể tiếng ngoại tôi là giám đốc ty giáo dục cũ, thầy
đành nhận. “Tôi sẽ xếp em vào lớp thầy Tiến”.
Thầy dạy lớp tập hợp toàn học sinh cá biệt của trường. Ngày đầu tiên
vào lớp, bố đích thân dẫn tôi đến “trao tận tay thầy”. Tôi lén quan sát
“đối thủ” của mình. Thầy gầy gò, mang cặp kính gọng đen nặng trịch, mắt
nhướng lên nhìn sát mặt tôi “A, con trai, để xem thầy làm được gì cho
con không, khá đây”. Thầy xếp tôi ngồi với một con nhóc tóc tém mặt mũi
lanh lẹ. Nó khẽ hích vào vai tôi giành chỗ ngồi rộng hơn. Tôi đành chịu
vậy, chưa bao giờ tôi đánh con gái cả. Thầy thắng tôi 1-0 rồi.
“Thầy biết tại sao em dây mực vào áo bạn”, thầy nói với tôi khi Tú
còm mếu máo mách chuyện. Sao ông ấy lại biết nhỉ? Mình đã khai gì đâu.
Trước đây, mỗi lần tôi dây mực vào hầu hết các trò trong lớp các cô đều
hỏi tại sao, các thầy thì ngay lập tức thi hành hình phạt. Bao giờ tôi
cũng bịa ra một chuyện mà mình là nạn nhân. Tôi mặc sức bịa dù chẳng ai
tin. Tôi cũng chẳng quan tâm hình phạt là gì và có ai tin hay không. Vậy
mà hôm nay thầy bảo là thầy biết. Ngạc nhiên hơn là thầy chẳng phạt tôi
gì cả. Thầy chỉ nhỏ nhẹ bảo tôi: “Lần sau em nhớ cẩn thận hơn”. Mấy hôm
sau nữa tôi lại vẩy mực lên áo 3 nạn nhân nữa. Thầy vẫn bảo biết rồi và
không phạt. Tôi đâm chán trò vẩy mực cũ rích chẳng ấn tượng này. st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Nov/2014 lúc 2:32am
NHỚ ƠN THẦY CÔ
Nhạc và lời: Hàn Thư Sinh Ca sĩ: Diệu Hiền http://saigonecho.com/audio/5-Nho-Thay-Co.mp3 - Download http://saigonecho.com/audio/5-Nho-Thay-Co.mp3 - http://forum.playpark.vn/archive/index.php/t-117781.html">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Nov/2015 lúc 8:50am
https://www.youtube.com/watch?v=YamTjQ_mdg4 - <<<<<
http://kenhtrithuc.edu.vn/wp-content/uploads/2015/02/bai-tho-hay-ve-tinh-thay-tro.jpg">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Nov/2015 lúc 9:20am
http://1.bp.blogspot.com/-6JIa7nhLjLQ/VG5XYhY06cI/AAAAAAAALVE/1eWg_YmvOg4/s1600/TriAnThayCo6.jpg">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 13/Jul/2016 lúc 12:24pm
Bài Học Nơi Người Thầy Cũ
http://kienthuc.net.vn/nhip-song/20-loi-chuc-xuc-dong-danh-tang-thay-co-ngay-2011-415523.html">
Sau khi ăn sáng tại tiệm phở đầu đường, hai vợ chồng Lăng trở về khách-sạn. Minh dặn chồng:
- Anh nghỉ-ngơi. Chừng hai tiếng em về. Hay anh có muốn xuống nhà nói
chuyện với mấy người ở Mỹ về đây cùng chuyến máy bay với mình không?
Lăng mỉm cười:
- Em cứ lo-liệu cho chị em đi. Từ hôm qua đến nay, chị Lan gọi điện-thoại mấy lần rồi đó.
Chị của Minh làm ăn thua lỗ. Lý-do người chung vốn dùng mánh-lới
gian-lận. Lan bị lường-gạt hai, ba lần đến nay mới biết. Lần này chị
tính dùng mưu quật lại. Nghe nói có ông thầy tử-vi nổi tiếng, chị
muốn vợ chồng Lăng tới nhờ ông đoán vận-mạng tương-lai rồi dựa vào đó mà
quyết-định.
Minh nói với chồng:
- Chúng mình có hai việc phải hoàn-tất. Thứ nhất là việc của chị Lan, thứ hai là tìm ra cho được thầy Thiên-Lương của anh.
Thật ra tên của thầy không phải là Thiên-Lương như nàng gọi. Tên thầy là Nguyễn Thiêm.
Lăng kể cho Minh nghe là nhờ thầy đã giúp ý-kiến nên anh mới lấy nàng.
Lúc đó, Lăng phân-vân giữa người bạn gái cùng lớp và Minh. Người bạn bạn
gái thì tháo-vát, nhà giầu lại học cao trong khi Minh nhà nghèo, bản
tính đơn-sơ, chưa lên đại-học. Thầy nói:” Một người có khả-năng buôn
bán, một người hiền-thục. Một người như sao Thất-Sát, có bản chất lấy
của người làm của mình; còn người kia là sao Thiên-Lương, có bản chất
lấy của mình giúp cho người. Con nên chọn người con thực-sự yêu họ và
thich-hợp với mình”. Thế là chàng chọn Minh mặc dầu gia-đình chàng thích
người bạn gái kia hơn.
Minh ôm chồng nói:
- Em nói thiệt. Mấy người khác mà mẹ để ý cho em; bây giờ người thì
cần-sa, ma-túy đi tù; người thì bài bạc đánh vợ; người thì con cái đầy
đàn, vô trách-nhiệm bắt vợ phải nuôi. Thầy Thiên-Lương là cứu-tinh của em.
- Đừng nói vậy. Có chán vạn người hơn anh.
Minh úp đầu vào ngực chồng.
- Em yêu anh. Không ai có thể so-sánh với anh được đâu.
Lăng vuốt tóc vợ, lòng tràn-ngập hạnh-phúc:
- Anh cũng yêu em!
Minh hồi-tưởng lần đầu tiên hai người gặp nhau…
Nàng ra đầu ngõ mua phở cho mẹ vì bà bị đau. Cơn mưa đổ xuống đột-ngột.
Áo nàng bị ướt. Lăng đang trú mưa dưới hiên của một nhà bên đường. Hai
người nói chuyện được vài phút, chàng cởi cái áo khoác ngoài nói:
- Cô mang phở về cho mẹ kẻo nó chương ra mất.
Minh chưa kịp nói gì thì chàng đã khoác áo lên vai nàng. Khi đi được
một quãng, Minh quay lại thấy Lăng lững-thững đi ngược chiều trong mưa,
không chút vội-vàng.
Nàng lẩm-bẩm:
- Đi trong mưa như vậy thì tại sao lại trú mưa? Anh này điên rồi.
Bẵng đi một thời-gian, một hôm nàng đang ngồi bên bà hàng bán bắp nướng thì có tiếng nói đằng sau:
- Chào cô! Cô còn nhận ra tôi không?
Minh mừng rỡ nói:
- Anh! May quá được gặp anh. Anh ở đây để em lấy áo trả anh. Chừng 20 phút thôi!
Lăng lắc đầu:
- Tôi có hẹn với bạn. Phải đi ngay.
Minh tần-ngần:
- Làm sao em trả được áo đây?
Lăng đùa:
- Cứ giữ lấy để mai này tôi còn có cớ kiếm cô.
- Anh biết em ở đâu mà kiếm?
Lăng bật cười:
- Tôi sẽ đi từng nhà, kiếm hết Sài-Gòn này.
Minh hỏi:
- Sài-Gòn rộng lớn, kiếm bao giờ cho xong?
Lăng nhìn về phía xa, trả lời:
- Không xong cũng kiếm. Kiếm một năm … Hai năm …. Hay suốt đời. Tới khi kiếm thấy thì thôi.
Minh chưa kịp hỏi thêm thì thấy một người con gái đẹp đứng ở đầu đường vẫy tay gọi Lăng.
Lăng nói:
- Tôi phải đi nhé, bạn của tôi tới rồi.
Vài tuần sau, nàng tình-cờ gặp Lăng trên xe buýt. Khi nàng xuống xe,
Lăng xuống theo. Chàng rủ nàng vào tiệm uống nước. Trong câu chuyện,
nàng hỏi:
- Cô bữa nọ là người yêu của anh à?
Lăng trầm-ngâm một lúc mới trả lời:
- Có thể là như vậy nhưng chuyện đời có gì chắc chắn đâu?
- Cô ta có vẻ giầu, tướng sang lại đẹp nhỉ?
- Gia-đình cô ta khá-giả.
Minh lại hỏi:
- Làm sao anh quen cô ta?
- Thì bạn học cùng lớp
Minh nhè nhẹ gật đầu:
- Thật đẹp đôi. Bao giờ anh chị lấy nhau?
Lăng thành-thật:
- Không biết được. Tôi nghèo quá! Lấy nhau thì làm gì để sống đây?
- Thì nhà gái giúp.
Lăng nói với Minh như tâm-tình với một người bạn:
- Nàng là con một. Cha mẹ nàng gợi ý như vậy nhưng tôi không chấp nhận.
Làm đàn ông mà không tự-lập thì ngẩng mặt nhìn vợ con sao được?
Minh tự-dưng cảm thấy gần-gũi với người sinh-viên trước mặt. Chàng cương-nghị, thành-thật và đầy lòng tốt.
- Hôm nay anh theo em về nhà lấy áo được không?
- Được. Tiện thể biết nhà cô luôn.
Minh buột miệng:
- Anh không quen em mà sao dám cho em mượn áo?
- Cái áo cũ mà! À, tôi … Tôi … không biết tại sao? Ừ, tại sao nhỉ? Có
lẽ tại cô đơn-sơ, hiền-lành, thanh-thoát. Cô như … một thiên-thần
Lăng vỗ nhẹ vào vai vợ làm Minh bừng tỉnh:
- Em mơ gì đấy?
Minh âu-yếm ngước lên nhìn chồng:
- Mơ thuở ban đầu. Đẹp quá anh nhỉ?
Rồi nàng đứng thẳng người:
- Thôi, em đi anh nhé!
Lăng ân-cần:
- Để anh gọi taxi cho em.
- Không cần đâu anh, em leo lên xe ôm cho đỡ tốn tiền.
Lăng giật mình:
- Trời đất! Không được. Không đi xe ôm.
Thế là Lăng tiễn vợ xuống đường. Chiếc taxi tắp lại. Chàng mở cửa xe cho vợ. Minh dặn chồng:
- Anh chịu khó đợi em nhé.
Lăng ra hiệu cho vợ xích sang bên rồi leo lên ngồi cạnh. Minh trìu-mến nhìn chồng. Lúc sau nàng quay sang nói:
- Anh à! Chúng ta phải tìm ra thầy Thiên-Lương.
- Được rồi, mình sẽ tìm ra mà!
Qua
khỏi đầu đường, Minh bất-nhẫn khi nghĩ tới chồng phải ngồi coi bói toán
bên đường nên dặn chàng đợi phía ngoài rồi nàng vào ngõ.
Lăng mua tờ báo. Chẳng có gì quan-trọng để coi nhiều. Chàng lững-thững
theo hướng vợ đi. Một người đàn ông tóc đã trắng đang ngồi quay lưng lại
phía chàng. Lối ăn mặc đạm-bạc nhưng sạch-sẽ, gọn-gàng. Trên vai áo, có
một chỗ vá.
Ông cụ hỏi Minh:
- Thế mưu-tính đó có dựa trên sự thành-thật không?
Minh nghệt mặt lắc đầu:
- Có lẽ không.
Ông thầy xua tay:
- Tôi chỉ coi tử-vi, không thể góp ý vào những chuyện này. Người ta gạt
mình vài lần không có nghĩa là mình phải có thủ-đoạn. Làm người phải
giữ cái thiên-lương của mình chứ.
Trời ơi! Giọng-điệu khả-kính của thầy thuở trước! Lăng xúc-động đến
lặng người. Giữa cõi đời bụi-bặm, tấm lòng đạo-đức của thầy vẫn không
thay đổi.
Minh tình-cờ nhìn lên. Lăng ra dấu cho nàng im-lặng. Trước mặt anh,
bóng người trên đường lung-linh qua làn nước mắt. Anh bước ra khỏi ngõ
hẻm.
Vài phút sau, Minh mới gặp chồng. Lăng đưa cho nàng bì thư. Nàng mở ra hỏi:
- Tiền gì mà nhiều thế anh?
- Em vui lòng đưa cho thầy cái này. Chỉ nói là cám ơn lời chỉ dậy rồi
bỏ đi ngay. Đừng để thầy kịp phản-ứng nếu không thầy không bao giờ nhận
đâu.
Minh nhìn chồng:
- Có phải … thầy Thiên-Lương không?
Lăng gật đầu:
- Đúng là thầy.
- Em biếu thầy thêm vài trăm nữa nhé?
Lăng giục vợ:
- Được. Em không cần hỏi anh. Thôi, em đi đi.
Lăng nhìn trời…Nắng lên đẹp như mùa hạ chia tay năm nào… Thầy đã ngậm-ngùi nói với lớp:
- Đây là buổi học cuối cùng của các con ở đây. Khả-năng của thầy có
hạn. Thầy không còn gì để dậy các con nữa. Cầu chúc các con hạnh-phúc,
thành-công và nhất là giữ được cái thiên-lương cho mình.
Cả lớp im-lặng như tờ. Từng người đứng dậy tiến lên từ-giã thầy. Một nữ
sinh không kìm hãm được khóc thành tiếng. Cả lớp òa khóc theo.
Ngày hôm nay, Lăng lại khóc như xưa. Anh thì-thầm trong lòng với thầy:
- Thưa thầy, con sẽ quay lại thăm thầy. Những bài học của thầy mãi mãi
còn trong tâm-hồn chúng con. Con còn học được những điều thầy không
giảng dậy, những bài học mà con nhìn thấy qua đời sống của thầy.
Nguyễn Xuân Thiên Tường
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 25/Oct/2016 lúc 8:11am
Tình Thầy Trò
https://3.bp.blogspot.com/-8GCBK9a7VoY/VyFMiUcPpeI/AAAAAAAAIfo/m_GpR2-WXkclfCsvpeBaKQ17C2dNWd7HQCLcB/s1600/T%25C3%25ACnh%2BTh%25E1%25BA%25A7y%2Btr%25C3%25B2.jpg">
Lần mở xem lại các tấm ảnh khá mờ cũ kỹ do "lớp bụi thời gian" bào
mòn, Hiền đưa tay rút tấm ảnh trắng đen trong album ra, tấm ảnh chụp
chung cả lớp dưới góc cây phượng già trong sân trường, đưa mắt nhìn từng
khuôn mặt của bạn hữu thân quen, rồi nhìn đến các thầy cô ngồi hàng đầu
trong tấm ảnh, chợt Hiền dừng lại vị trí nơi thầy Đặng ngồi, rồi bất
chợt bao nhiêu kỷ niệm những ngày con theo học với thầy Đặng nó chợt ùa
về khiến cho Hiền cứ ngỡ mới vừa xảy ra hôm qua.
***
Quê Hiền miền biển mặn quanh năm lộng gió, xóm làng sống với nhau
thật tình nghĩa, tuy cuộc mưu sinh phần lớn của người dân nơi đây phải
cưỡi sóng dữ ra khơi mang về những sản vật của thiên nhiên ban tặng cho
con người, nhưng không phải lúc nào họ cũng gặp cảnh trời quang mây
tạnh, do đôi khi gặp phải tính khí thất thường của biển, đang êm đềm
lặng sóng như mặt nước hồ thu, rồi bổng chốc hung hăng cuồng nộ khiến
không ít ngư phủ phải nằm lại vĩnh viễn trong lòng đại dương, con em của
ngư phủ cũng biết được cái gian nan vất vả của người thân nên mọi người
cố tâm "Sách đèn" để khỏi phụ lòng cha mẹ mà Hiền là một trong số này.
***
Sáng nọ vừa bước chân vào cổng trường, chưa kịp vào lớp Hiền đã nghe của tiếng nhỏ Thu réo lên:
- Hiền nè, bồ lại đây tui nói cho cái này hay lắm nè, chờ bồ nãy giờ nóng ruột gần chết, sao hôm nay đi hơi trể vậy?
Nghe nhỏ Thu sắp tiết lộ điều gì cho mình, Hiền ghé lại chiếc ghế đá
nơi Thu đang ngồi, vén vạt áo dài Hiền ngồi bên cạnh và hỏi Thu:
- Mới sáng sớm có vụ gì bí mật vậy Thu, bồ làm tui hồi hộp quá nè.
Nói xong Hiền mở cặp ra lấy hộp Ô mai ra đưa lên gần mặt Thu rồi Hiền lên tiếng:
- Bồ ăn không ? Biết hộp này đâu ra không, bồ nói trúng chút xíu vô lớp tui miễn cho bà phần quét lớp, chịu chưa?
Thấy hộp Ô mai trên tay Hiền, bổng dưng nổi thèm thuồng dâng lên nhưng nhỏ Thu "Mại hơi" nói:
- Cái bà Hiền này chơi ác nghe, biết tui khoái món này cứ dụ tui ăn hoài nhe.
Nói xong không đợi Hiền mời thêm lần nữa Thu lấy một lúc hai viên bỏ vào miệng nhai ngon lành:
Vừa nhấm nháp món ruột của mình Thu vừa trả lời:
- Của anh chàng "Hai quần" ý tui nói lộn, anh chàng Hải quân tặng bồ
chứ gì, cha cha ăn miếng này coi bộ nuốt không trôi rồi đây.
Nghe Thu đón trúng phóc , Hiền cười thật tươi, chừng nhớ chực đến
cuối câu Thu nói như trách móc điều gì khiến cho Hiền hơi chột dạ, Hiền
vội hỏi:
- Tui thấy bồ nhai nuốt ngon lành vậy mà dám nói nuốt không trôi, ai
mà tin bà cho được, mà vụ gì bồ lại nói như vậy cho tui biết đi.
Thu thấy Hiền sốt ruột khi nghe câu nói của mình, nàng ta làm ra vẻ nghiêm nghị nói:
- Bồ nhận quà của anh chàng Hải quân này hoài có người buồn "đứt ruột" luôn đó.
Đến phiên Hiền hơi bất ngờ khi nghe cô bạn thân thiết của mình tiết
lộ một điều mà Hiền chẳng ngờ, trầm ngâm đôi chút Hiền vặn hỏi:
- Ai buồn, bồ nói tui nghe đi, sao ngộ vậy, tui nhận quà của ông anh kết nghĩa tặng cho em gái có gì đâu mà buồn với phiền.
Thu chưa kịp tiết lộ những điều muốn nói cho Hiền nghe, bổng tiếng
chuông reng ngân lên báo hiệu giờ vào lớp nên hai cô nàng đành bỏ dở câu
chuyện chưa hồi kết, hai nàng cùng sánh bước đi nhanh vào lớp.
***
Hai giờ đầu của buổi học trôi qua thật nhanh, Hiền thấy tiếc hùi
hụi vì cô nàng rất thích môn Giảng văn, phải công nhận cô giáo Băng có
giọng đọc êm như lời ru của các bà mẹ, chỉ cần à ơi, hoặc hò ơ vài ba
câu hò là con của họ mau chóng chìm vào giấc ngủ, cô Băng chỉ cần giảng
về một bài văn hoặc phân tích bài thơ nào đó khiến cho cả lớp chú ý lắng
nghe và lãnh hội, riêng Hiền thì nâng lên một bước, hiền cảm thụ được
nội dung và ý nghĩa của lời cô Băng giảng, Hiền như cố nhồi nhét hết
những lời giảng của cô vào trong đầu của mình rồi có dịp Hiền sẽ chứng
minh cho cả lớp biết cái tài làm văn của mình khiến các anh chàng nam
sinh phải lé mắt nhìn .
Hai giờ sau của buổi học thuộc về thầy dạy sinh ngữ, Thầy Đặng vốn
là sinh viên tốt nghiệp loại tối ưu, quê mãi tận vùng trồng khóm Đức
Hòa, ra trường Đặng được thuyên chuyển về dạy trung học ở một trường
trên tỉnh, vài năm sau chàng lại cầm sự vụ lệnh đến nhận nhiệm sở tại
ngôi trường Hiền và Thu đang theo học, thời bấy giờ các thầy giáo trẻ
khi về dạy nơi đây thường hay bị các nàng nữ sinh "ăn hiếp", tội nhất là
những thầy còn trẻ, vì tuổi đời hơn các nàng cũng không nhiều, nên các
cô nàng "Kết bè kết đảng" xúm lại trêu ghẹo thầy, những lúc ấy các thầy
trẻ này mới thấm thía câu" Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", cũng nói
rõ thêm ở đây các nàng ghẹo thầy với tính cách vui chứ không phạm phải
khuôn phép của học đường, vì thầy và trò đều thấm nhuần việc "Tôn sư
trọng đạo", đối với thầy cô có tuổi thì các em rất mực kính trọng và
thật lễ phép chào hỏi khi đối diện.
Bước vào lớp thầy Đặng nhìn bao quát lớp rồi đưa tay ra hiệu cho
học sinh ngồi xuống, Hiền cầm cuốn sổ điểm danh đến dự định đặt trên bàn
thầy Đặng rồi thưa:
- Con chào thầy, sổ điểm danh đây ạ, tổng số ba mươi học sinh, hôm nay vắng trò Đinh văn Thọ do bệnh có xin phép ạ.
Thầy Đặng gật gù rồi đón lấy cuốn sổ điểm danh, vô tình tay thầy
chạm phải bàn tay của Hiền khiến cho Hiền cảm nhận như có luồng điện vô
hình vừa chạm vào mình khiến Hiền đỏ bừng đôi má vì e thẹn, riêng thầy
Đặng bối rối không kém vì cái chạm tay vô rình này nó khiến chàng ngất
ngây nhưng Thầy cũng kiềm chế tức thì, vì cả chục cặp mắt đang dồn vào
ông Thầy trẻ đẹp trai lần đầu mới ra mắt trong buổi học này, để tránh
ngượng ngập cho nhau, thầy Đặng nhìn vào đôi mắt to đen láy của Hiền
thầy nói:
- Em là Hiền trưởng lớp phải không? Em đừng xưng bằng con làm thầy tưởng thầy lụm cụm lắm rồi, Hiền cứ xưng bằng em đi nhé.
Nhỏ Hiền nghe thầy nói vậy nhỏ tủm tỉm cười rồi nhanh chóng về chổ
ngồi, trên bảng thầy Đặng bận quay lưng vào để ghi mấy danh từ trong bài
mới cho học sinh chép vào tập, bên dưới sau lưng Hiền là Phượng cô bạn
cũng thuộc hàng cật ruột với Hiền, từ lúc thấy Hiền quay về chổ ngồi mà
hình như tâm trí để đâu đâu, Phượng lấy cây thước kẻ khiều nhẹ lưng Hiền
rồi nói nhỏ:
- Bà Hiền nè, làm gì lên gặp thầy có chút xíu mà thờ thẩn quá vậy, bị
thầy hốt hồn rồi hả, công nhận thầy Đặng "bô trai" dữ hén bà.
Nghe nhỏ bạn ghẹo mình, Hiền quay đầu lại nhìn, tay cầm viên phấn nhỏ chọi vào Phượng khiến Phượng thích thú cười khúc khích.
Chuông báo giờ tan học reo lên, không khí trong lớp đang im phăng
phắc thì tự dưng ồn ào như vỡ chợ, đủ thứ âm thanh vang lên nhưng nhanh
chóng trật tự trở lại sau cái nhịp thước của cô trưởng lớp:
- Học sinh.....
- Đứng dậy.
Chúng em chào thầy
Trên đường trở về nhà, bộ ba của Hiền vừa đi vừa bàn tán chuyện của
thầy Đặng, nào là đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu, mấy nàng còn thêm
thắt đoán già đoán non, nhỏ Phượng nói:
- Ai mà sau này được làm vợ thầy chắc thầy cưng lắm nghe mấy bồ.
Nghe vậy Thu nhào vô liền:
- Chứ còn gì, mình nhìn thầy biết ngay người tốt rồi.
Lúc này Hiền mới nói:
- Chưa chắc à, mấy bồ không nghe người ta ví hả:
"Đừng xem mặt mà bắt hình dong "
Lời ra tiếng vào chẳng mấy chốc ba cô nàng bề đến nhà lúc nào cũng chẳng hay...
***
- Bà Thu nè, kể tiếp vụ hôm trước đi, bà nói tui nhận quà của anh Bình thì ai buồn đứt ruột.
Thu nhoẻn miệng cười rồi cô nàng lí lắc nói:
- "Ai trồng khoai đất này", Cái ông Rồng lớp kế mình nè.
Nghe Thu nói xong, Hiền phá lên cười chừng cười đã rồi Hiền nói:
- Cái thằng Rồng nó nhỏ hơn mình gần hai tuổi, nó thuộc hàng em út của tui đó bà ơi, bà có lộn không?
Thu cố lên gân cổ cãi lại:
- Ổng để ý bà thiệt luôn đó, ông Hải quân ghé nhà bà lần nào thì ông
Rồng theo dỏi ổng lần đó, nhà ông Rồng ở sát vách nhà bà thì bên đó nói
gì ổng nghe ráo hết .
Để phá tan cái nghi ngờ của Thu, Hiền chậm rãi nói:
- Không có đâu bà ơi! thằng Rồng nó qua nhà tui chơi hoài, nhà Rồng
nghèo nên ba má tui cũng hay giúp đỡ, có lẽ vì thế nên Rồng mến thôi chứ
làm gì có chuyện như bà nói .
Thu cố vớt vát:
- Mấy nhỏ lớp bên nó đồn rùm, tin không tùy bà nghe, thôi vào lớp đến giờ rồi kia.
***
Lần nọ nhân mấy ngày lễ không phải lên lớp, nhận lời mời của ba mẹ
Hiền thầy Đặng ghé thăm nhà, cũng có ý dò xét để tìm ý trung nhân cho
Hiền nên ông Bà Sáu tổ chức bữa tiệc mời bạn bè thân hữu đến tham dự,
thầy Đặng được xem là một trong những nhân vật mằm trong cái lựa chọn
trên, anh chàng Hải quân cũng có mặt, Bình đến dự với bộ quân phục màu
hoa biển với lon trung úy trên cầu vai áo, Bình thật sự nỗi trội trong
đám khách đến dự tiệc.
Trong suốt buổi tiệc, bà Sáu thì lúc nào cũng muốn Hiền quan tâm
đến thầy Đặng, vì bà quan niệm có được thằng rể làm thầy giáo thì rạng
rỡ cho gia đình thật nhiều, trái lại ông Sáu thì muốn Hiền gá nghĩa với
Bình, dù muốn dù không có thằng rể sỹ quan thì còn gì oai bằng, lâu lâu
kêu con rể lấy xe Jeep về chở cả nhà ra thị xã giật le với mọi người thì
không phải ai muốn cũng được, chỉ tội cho Hiền nàng vẫn ngây thơ trong
trắng, chưa nghĩ nhiều về cuộc sống lứa đôi nên này còn phân vân giữa
hai làn nước...
***
Từ lúc dự tiệc nhà Hiền cho đến nay, thầy Đặng lúc nào cũng đăm
chiêu, trong lòng thầy ngổn ngang trăm mối tơ vò, cứ dằn vặt chuyện tình
cảm với cô học trò dễ thương kia, tuy thầy muốn ngỏ lời trong một vài
lần rất thuận lợi, nhưng mang nặng trong lòng cái đạo đức của nghề
nghiệp, thầy quan niệm nếu mình ngỏ lời yêu Hiền thì mặc cảm tội lỗi vì
từ xa xưa, xã hội khó chấp nhận tình yêu giữa người thầy một người đưa
đò chuyên chở lủ học trò qua dòng sông tri thức với học trò của mình,
đôi lúc thầy cũng định đánh liều bất chấp lời ong tiếng ve, bất chấp xã
hội khắc khe lên án, thầy sẽ làm theo điều mà con tim mách bảo, nhưng
bao lần trôi qua vì lý trí vẫn lấn át khiến con tim thầy đành lỗi nhịp
đập.
Riêng Hiền thì cũng có rất nhiều cảm tình dành cho thầy Đặng, nhưng
thân phận phái yếu chẳng lẽ Hiền lại mở lời với thầy, không khéo lại
mang tiếng "Trâu đi tìm cột", trong thâm tâm Hiền cũng chờ đợi sẽ có một
ngày thầy sẽ nhận ra tình cảm của mình và nàng sẽ nhận được tình thư
ngỏ ý...
***
Đất nước ngày càng tràn lan cơn binh lửa, rồi thì chiến tranh cũng
lụi tàn, vì hoàn cảnh Hiền đã cùng chàng Hải quân "dong thuyền ra biển
lớn" và hai người đã thực sự kết duyên tơ tóc sống hạnh phúc bên kia bờ
đại dương.
Nơi quê nhà, chiều chiều thầy Đặng thẩn thờ ngồi trên bờ biển vắng,
nhìn những con sóng vỗ bờ liên tục, nhìn những con dã tràng cố se những
viên cát tròn trên bờ biển, chưa xây được xong lâu đài thì đã bị sóng
biển kia xóa nhòa, bất chợt thầy thấy mình như lủ dã tràng kia bao lâu
nay cố xây lâu đài trên cát mà chẳng hề hay...
Đang bồi hồi nhớ lại hình bóng của Hiền, bổng bên tai thầy Đặng nghe tiếng gọi:
- Thầy ơi! Thầy về Sài gòn rồi chắc ở đây tụi em sẽ nhớ thầy, và chắc tụi em khóc nhiều lắm thầy ơi.
Giật mình thầy Đặng ngoái nhìn lại phía sau lưng, hai cô học trò
Thu và Phượng với gương mặt thật buồn vừa bước đến, hai cô nàng ngồi
cạnh thầy rồi lên tiếng an ủi tiếp:
- Tụi em biết thầy thương con Hiền nhiều lắm, nó đi lâu rồi mà thầy
vẫn còn nhớ. Thầy cứ ở lại biết đâu gặp người khác yêu thầy hơn thì sao.
- Cảm ơn hai em, thầy dứt khoát rồi, sáng mai thầy đi sớm, hai em ở
lại cố gắng học hành, gia đình gặp nhiều hạnh phúc, có duyên thầy trò
mình sẽ gặp lại.
Bất chợt cơn mưa tự dưng ập đến, dường như trời cũng buồn cho buổi chia tay này.
***
Phi cơ đáp xuống phi trường Tân sơn nhất, ra khỏi phi trường Hiền
như thấy mình sống lại những ngày xưa, nàng về ngay quê nhà trong đêm.
Sau vài tuần thăm mồ mả ông cha, thăm lại bạn bè xưa cũ, ai cũng
mái tóc hoa râm, ăn uống, mừng mừng tủi tủi cho ngày gặp nhau, nhưng vui
nhất là Hiền, Phượng, và Thu đã sống lại cái thuở hồn nhiên như thời
con gái...
***
Tiếp thầy đặng và một vài bạn bè anh em, Hiền thật vui khi hội ngộ
với thầy Đặng, biết thầy có được gia đình yên ấm Hiền rất mừng, trong
lúc trà dư hậu tửu nhắc lại chuyện xưa ai nấy cũng bùi ngùi, riêng tôi
khi biết được câu chuyện tình thầm kín của hai thầy trò ngày xưa tôi bèn
hỏi:
- Hồi xưa Hiền biết thầy Đặng thầm yêu mình không?
Hiền cười rồi nói:
- Biết chứ anh, trông cho ổng lên tiếng mà chờ hoài không thấy, hahaha.
Tôi quay qua hỏi thầy Đặng:
- Sao ngày xưa thầy không chịu mở lời.
Thầy nói:
- Con Hiền này hồi xưa cũng nói bóng nói gió với tui dữ lắm, tui biết
hết trơn chứ, nhưng nghĩ lại Thầy mà nói tiếng yêu trò thì khó coi quá
nên thôi.
Tự dưng có sự trùng hợp, nhà hàng mở bản nhạc "Yêu một mình" có đoạn:
" Ngày xưa tiếc sao mình không ngỏ,
Để rồi chiều nay mình đâu thấy cô đơn, ván kia bây giờ đóng thuyền rồi.
Còn gì đâu nữa, thôi đành hẹn trong mơ..."
Nghe xong bản nhạc tôi hỏi vặn thầy Đặng một câu:
- Nếu cho thời gian trở lại thì thầy có lên tiếng nói Yêu Hiền không?
Với cái nghẹn ngào thật lòng thầy nói:
-Tôi nghĩ mình quyết định như vậy là vừa hợp tình vừa hợp lý, nên sẽ
không có lựa chọn nào khác cho dù thời gian có quay trở lại.
***
Chia tay hai thầy trò trong buổi hội ngộ sau gần bốn mươi mốt năm,
tôi thật sự xúc động và thương cảm cho "Tình thầy trò" này, tôi xin chúc
mối tình này giữa thầy và trò được mãi mãi trường tồn với thời gian .
Hai Hùng SG
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 07/Nov/2016 lúc 4:23pm
"Thầy chỉ ăn tôm... thẳng"
TTO
- Đông đã về, từng đợt gió mùa đông bắc đem theo cái rét cắt da cắt
thịt gợi tôi nhớ lại thuở học trò hồn nhiên, vô tư nơi mái trường che
tạm trên đất Công Chính, Nông Cống, Thanh Hóa quê tôi.
Con
tàu thời gian đã đưa tôi đi qua 39 năm rồi kể từ ngày tôi xa thầy, xa
trường để bắt đầu một trang mới cho cuộc đời mình. Thời gian thường giúp
ta mang đi mọi thứ về với dĩ vãng nhưng những kỷ niệm về thầy tôi cứ
sáng mãi trong lòng, nó như ngọn đưốc soi đường cho tôi khỏi vấp ngã,
nâng bước tôi đi cho đến tận bây giờ… Giọng
xứ Nghệ trầm, nặng đầy trìu mến như còn phảng phất bên tai “Vuôn và Cứ
từ mai ở lại trường mà học!”. Hai chị em tôi nhà nghèo lại cách xa
trường 15 cây số, cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc nói chi đến cái xe đạp
để đi học. Chị Cứ thì mất cha. Mẹ nuôi 4 đứa con ăn học bằng 3 sào ruộng
và mò cua bắt ốc. Tôi may mắn hơn, cha mẹ khỏe nhưng 7 đứa con. Những
năm 1975 đến 1979 quê tôi đói lắm. Thầy tôi biết được hai đứa đi học
với cái bụng đói nên thương. Lúc đó nhà tập thể của trường tôi là một
dãy nhà ba phòng lợp bằng lá kè (một loại cọ), vách đất. Thầy
từ Thanh Long, Thanh Chương, Nghệ An ra Thanh Hóa dạy học. Đôi khi ở
lại trường ăn cơm trưa với thầy có thầy phó hiệu trưởng Ngô Đình Cán,
thỉnh thoảng thêm thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Việt. Thầy hiệu trưởng ở
gần nên ít khi ở lại. Nhiều
hôm hai đứa tôi phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Thầy biết và lo
chúng tôi sẽ bỏ lớp, bỏ thầy. Thầy gặp riêng chúng tôi và nói: “Hai đứa
lên trường mà ở, 13 kg gạo của thầy thêm rau nữa cũng đủ cho 3 thầy
trò". Hai đứa tôi từ bỏ ý định thôi học. Cha mẹ lo làm phiền thầy nhưng
vì thương con nên đồng ý cho chúng tôi ở lại trường với thầy. Thầy sang ở
chung phòng với thầy Cán nhường phòng của mình cho chúng tôi. Đó
là những ngày cơ hàn của người nông dân quê tôi, cuối năm 1978 đầu
1979. Mỗi tuần cha mẹ chỉ dành cho tôi được nhiều nhất 3, 4 "bò" (bằng 1
lon sữa Ông Thọ bây giờ) gạo. Chị Cứ có khi không có mà gạo mang. Tiền
không có. Chúng tôi góp chung vào quỹ gạo của thầy. Thầy
cũng lúc gạo lúc khoai, lúc sắn. Có lúc "kho lương thực" không có gạo
phải thay bằng sắn gạc nai - sắn củ (khoai mì) sấy khô, lúc may thì được
ăn bột mì Liên Xô... Một tháng thầy được tiêu chuẩn 13 kg lương thực
nhưng có khi phải ba lần lấy mới hết. Hôm
nào thầy bảo: “Hôm nay nấu cháo nhé” thì hôm đó bốn thầy trò hì hụp bát
cháo loãng. Nhiều hôm đói quá hai đứa rủ nhau ra đồng xin rau khoai về
luộc, no hơn một chút. Thầy khen: “Rau khoai chấm muối, mát ruột!”. Nhớ
hôm hai đứa đi học thầy ở nhà mua được một mớ tôm, tép đồng của người
dân. Đến bữa ăn thầy gắp cho chúng tôi. Thương thầy tôi gắp lại cho
thầy. Thầy trả con tôm vàng óng vào bát tôi và nói: “Thầy lớn rồi không
cần ăn nữa. Bay ăn đi để lấy sức mà ôn thi”. Lần thứ hai gắp cho thầy
thì thầy bảo: “Thầy chỉ ăn tôm thẳng”. Thầy
Cán cười còn hai đứa tôi cứ thế ăn, mà nghĩ rằng thầy không ăn tôm tép
chứ đâu nghĩ ra là khi tôm tép nấu chín rồi thì chẳng có con nào thẳng!
Sau này đủ lớn khôn, mỗi lần nhớ lại lời thầy trong bữa cơm hôm ấy là
mỗi lần sống mũi tôi cay xè. Hồi
ấy tôi thích nhất là được ăn "bánh mì": bột mì, bỏ thêm chút muối
trắng, pha nước lã rồi nắm thành từng cục to gần bằng cái bánh bao bây
giờ đem luộc lên, mỗi người mỗi cục thế là chẳng cần canh, cá gì hết. Nhớ
hôm tôi pha một chậu nước bồ kết chuẩn bị gội đầu. Chị Cứ tưởng nước
tôi múc cho chị làm bánh nên khi tôi đi gội đầu thì… nồi bánh đang sôi
sung sục trên bếp! Hai đứa tôi sợ quá. Nếu bỏ đi thì thầy trò nhịn đói
mà để ăn thì sao đây? Hai đứa phần sợ các thầy, phần sợ ăn bánh sẽ đau
bụng nhưng chẳng dám nói ra. Đến bữa ăn, thầy Cán vừa khịt khịt mũi vừa
nói: “Thầy nghe mùi bồ kết đâu đây bay ạ”. Thầy
tôi nói: “Con Vuôn gội đầu bồ kết mà”. Chỉ có hai đứa tôi là im lặng
ngồi ăn. Không dám không ăn. Hơn nữa ăn vẫn thấy ngon. Ăn tối xong hai
đứa tôi vừa học vừa lắng nghe xem cái bụng có vấn đề gì không. Học được
một lúc chị Cứ lại hỏi: “Mi thấy gì chưa?”. Đến khuya hai đứa vẫn không
thấy bụng đau mà lại thấy đói! Thế rồi hai chị em tôi úp sách lên mặt
ngủ lúc nào không hay. Mùi
cơm thơm phảng phất đâu đó đánh thức cái bụng đói của tôi thì tôi bừng
tỉnh giấc. Phản xạ tự nhiên tôi bật dậy. Ô kìa, trên bàn hai bát cháo
gạo đang bốc hơi! Hai chị em nhìn nhau. Chị hỏi tôi: “Em mắc màn hả?”.
Tôi lắc đầu. Tôi hỏi chị: “Chị xếp sách vở lên bàn à?”. Chị cũng lắc
đầu! Hai
chị em đang vừa thu dọn chăn màn vừa lo hai thầy ốm vì món "bánh mì"
hôm qua nên phải nấu cháo thì thầy sang: “Con gái lớn mà ngủ không khép
cửa, không mắc màn, giỏi thật!”. Rồi thầy nói: “Ăn cháo rồi mà đi học!”. Thầy
trò chúng tôi có bao giờ ăn sáng đâu, sao hôm nay thầy nấu cháo nhỉ?
Cái vại đựng gạo có còn đâu! Tôi cứ tự vấn mình suốt cả buổi sáng hôm đó
cho đến lúc ngồi vào mâm cơm thầy hỏi: “Ăn bánh mì pha nước bồ kết mà
không đứa nào đau bụng nhỉ?”. Thế mà chúng tôi cứ nghĩ món bánh chiều
qua là bí mật của riêng hai đứa tôi! Ôi thầy tôi! Kỳ
thi năm đó hai đứa tôi đều vào đại học. Tôi đã bước ra khỏi lũy tre
làng với bao mơ ước mà thầy tôi đã gieo vào tâm hồn non nớt trong những
ngày được sống với thầy. Trong hành trang tôi mang theo mấy chục năm qua
có giọng nói ấm, trầm xứ Nghệ chan chứa tình yêu thương, có phảng phất
mùi chiếc bành mì pha nước bồ kết và câu nói: “Thầy chỉ ăn tôm thẳng”
của thầy trong bữa ăn ngày hôm ấy. Thầy ơi,Thấm thoắt thoi đưa thời gian đi. Năm tháng cuốn theo tuổi học trò trong trắng vô tưCon đã kịp nhận ra tôm không thẳng bao giờ! NÉT BÚT TRI ÂN
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Nov/2016 lúc 4:42pm
http://r.search.yahoo.com/_ylt=A0LEVvko0ixYx10A.68nnIlQ;_ylu=X3oDMTE0MnNxOWtpBGNvbG8DYmYxBHBvcwMyBHZ0aWQDRkZVSTJDMV8xBHNlYwNzcg--/RV=2/RE=1479361193/RO=10/RU=https%3a%2f%2fwww.youtube.com%2fwatch%3fv%3dAQR__p0-2UE/RK=0/RS=uxD_gmNFs7xh.u1QEjkkVqpoQ1w- - Con đường đến trường <<<<< https://www.youtube.com/watch?v=AQR__p0-2UE">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Nov/2016 lúc 8:19am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 17/Nov/2016 lúc 8:20am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Nov/2016 lúc 2:43pm
https://www.youtube.com/watch?v=-OoBdTA2Kzs - - <<<<<<
https://sukienhay.com/blogs/nhung-loi-chuc-ngay-nha-giao-viet-nam-20-11-hay-nhat.html">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Nov/2016 lúc 4:07pm
Má Là Cô Giáo
https://2.bp.blogspot.com/-Q31B2xMppSs/WCzykNJ2MHI/AAAAAAAAMrc/nkj9T0YWsiE4_8VZIo79H36zBgHAjxtzwCLcB/s1600/Thanh%2Bh%25C3%25A0%2Bv%25C3%25A0%2BM%25C3%25A1.jpg"> |
|
1/-
Mấy chị em đang ngồi giặt giủ trên sàn nước cạnh bờ sông thì nghe tiếng con trai hỏi vọng lên :
--Mấy em ơi cho “tui” hỏi thăm, có cô C.V. ở nhà hông vậy?
Nhìn “xuống sông”, thấy trên chiếc xuồng chở dưa hấu, khóm, ổi... có
một thiếu niên lạ mặt khoảng 18 tuổi đang chận mái chèo cho xuồng chậm
lại và nhìn chị em tôi. Đích thị câu hỏi là dành cho chúng tôi rồi. Thấy
chúng tôi ngập ngừng chưa trả lời thì anh tiếp:
--Tui là học trò của cô C.V. nè. Hôm trước đò chạy ngang thấy cô nên
mới biết là nhà cô ở đây mà vì đi đò khách nên không dừng lại được. Phải
mấy em là con gái của cô hông?
--Dạ phải rồi. Lúc ấy chị tôi mới trả lời.
--Cô có nhà hông mấy em? Cho tui ghé thăm cô chút hen?
--Dạ được, anh ghé vào đi. Để em kêu má nghe.
Khi má tôi xuất hiện ở cửa nhà sau, anh thiếu niên mừng húm kêu lên:
--Dạ thưa cô, con là thằng.. (gì đó, lâu quá tôi quên rồi, Th.H). Cô nhớ con hông cô?
Má nhoẻn miệng cười tươi tắn, ân cần mời:
--Cô nhớ chớ. Con ghé cột xuồng lại lên nhà cô chơi chút.
--Dạ cô.
Anh thanh niên cột xuồng xong nhảy phóc lên bờ chạy lại trước mặt má tôi khoanh tay cúi đầu, liền miệng nói:
--Con chào cô, trời ơi gặp cô con mừng quá trời mừng.
Khoanh tay chào cung kính lễ phép xong anh ấy mới sáp lại ôm vai má tôi
rồi bỗng bật khóc nhè như con nít – chính xác như tôi và hai đứa em
tôi vậy --, khiến mấy đứa tôi cứ đứng tròn mắt nhìn ngạc nhiên quá thể,
không hiểu sao mà anh khóc? Vì với tâm hồn non nớt của trẻ lên 7 lên 8
cứ nghĩ phải phạm lỗi bị mắng phạt hay té đau gì đó thì mới khóc chớ,
đằng này nghe anh lúc đầu cười tíu tít nói mừng gặp má rồi bỗng khóc
rưng rức thế kia bảo sao chúng tôi không kinh ngạc cho được .
Chúng tôi càng lạ lùng tò mò hơn khi sau đó thấy má vỗ vỗ nhẹ vào
lưng anh, miệng tuy cười nhưng đôi mắt của má cũng tự dưng hoe đỏ, giọng
nói nghèn nghẹn như cố dằn cơn xúc động:
--Ba má con khoẻ không? Lúc này con còn đi học nữa không?
--Dạ ba má con khoẻ, lúc cô nghỉ dạy thì con đi học thêm vài tháng
nữa rồi cũng nghỉ học luôn đó cô. Mấy đứa trong lớp cũng nghỉ nhiều lắm
cô, ai cũng thương và nhắc đến cô hoài .
Thường hể mỗi khi nhà có khách, sau khi chào hỏi họ xong là lũ trẻ
chúng tôi tự động kéo nhau lánh đi nơi khác để cho người lớn yên tĩnh
nói chuyện không được sớ rớ ở gần làm phiền. Tuy anh nầy lớn hơn chúng
tôi cả chục tuổi nhưng lại xưng con với má, coi như cùng thế hệ nên má
không ý tứ đưa mắt nhìn ngầm nhắc khéo chúng tôi phải lánh đi vì vậy
chúng tôi lãng vãng gần đó nghe anh nói chuyện với má.
2/-
Có một thời ba bị nạn vắng nhà, má dắt năm chị em về nương náu bên
cạnh ông bà ngoại (mãi về sau mới thêm cô em út). Má thay ba gánh vác
việc nuôi đàn con thơ dại từ 6 tháng cho đến 9 tuổi, cộng vào sự cưu
mang của ông bà ngoại với lòng yêu thương đại lượng vô bờ nên chị em tôi
vẫn có được cuộc sống vô tư hạnh phúc như nhiều gia đình khác dù vắng
bóng ba. Một trong những việc mưu sinh của má là dạy học.
Lạ một điều, tôi đã viết về đủ loại đề tài, mà chưa một lần nào tôi viết về má hết. Hoặc có viết mà chỉ nói phơn phớt thôi.
Tôi không dám viết thì đúng hơn. Vì biết mình không đủ ngôn ngữ để
diễn tả hết nỗi lòng của một người con dành cho mẹ. Đối với chị em tôi,
má là một người mẹ vĩ đại tuyệt vời, đã hy sinh trọn cuộc đời nuôi nấng
giáo dục sáu chị em tôi, chăm sóc từ điều nhỏ nhặt vật chất cho đến tinh
thần thay cho ba ngay cả trong thời gian ba ở nhà hay vì lý do bất như ý
phải vắng mặt lâu dài. Từ lúc còn bé dại chưa thể tự làm gì được cho
tới trưởng thành, có một tiểu gia đình riêng chị em tôi vẫn luôn cần có
má.
Má Là Tất Cả.
Tình yêu thương của má lan tỏa chan hòa cho đàn con sáu đứa.
Là cái nôi ủ ấp giấc mơ đầu đời, là mảnh đất màu mỡ ươm mầm cho hạt
nảy thành cây, là phát sinh hy vọng nuôi nấng hoài bảo về tương lai sáng
lạng, là trang bị đức dục lễ nghĩa tri thức cho đàn con để khi vào đời
nếu chẳng may không thành công thì cũng thành nhân.
Má là Cô Giáo, dạy dỗ không chỉ đàn con riêng mà còn cho trẻ con người khác nữa.
Hồi tôi lên 5 lên 6 gì đó có người chú họ làm giáo viên tiểu học ở Tà
Kiết vì gia cảnh chuyển đi tỉnh khác, giới thiệu má tôi vào thay thế.
Má tôi tuy là gái quê nhưng được ngoại cho đi học, mộng của má là trở
thành y tá y sĩ gì đó. Tiếc thay mộng sắp thành thì ông ngoại bắt về gã
cho ba. Sẵn có trình độ học vấn nên Ty Giáo Dục chấp nhận má ngay không
cần qua khoá đào tạo.
Thời xưa những nơi xa xôi ít học trò nên thường các giáo viên phụ
trách tất cả các lớp. Lúc đó vì còn quá nhỏ nên tôi không biết ở Tà Kiết
mở trường từ lớp 1 đến lớp 3 hay lớp 5? Ngay cả bây giờ nếu hỏi Tà Kiết
tôi cũng chẳng biết nó nằm ở chốn mô tê nào, cách Rạch Giá bao nhiêu
cây số. Chỉ nghe loáng thoáng bến đò Tà Kiết, thế là trong đầu tôi hình
dung quang cảnh “bến nước đầu làng” cạnh con đường liên tỉnh tráng nhựa,
có con đò chờ đưa khách là các bà mẹ đi chợ, các ông đi bán chiếu bán
sọt đan bằng tre, các em học trò mặt mũi ngây ngô qua lại giòng sông
nước lớn nước ròng đục lờ theo thuỷ triều lên xuống mỗi ngày. Đừng hỏi
vì sao hể nhắc đến địa danh Tà Kiết là tôi liên tưởng hình ảnh bến đò.
Mà tôi cũng chẳng có ý định đi đến nơi ấy, cứ để óc tưởng tượng tha hồ
vẽ vời như ý vậy.
3/-
Từ đó anh học trò thỉnh thoảng ghé lại thăm má tôi mỗi khi bơi xuồng
đi mua trái cây, lời lẽ chân chất nhưng chứa đựng sự kính trọng yêu mến.
Cũng có vài người học trò khác đôi lần đi xe đò, ghé vào thăm má. Nói
là nhờ “ anh đi xuồng” mách nên biết nhà.
Một lần tôi nghe anh kể là ba má anh rất biết ơn cô C.V., mà hầu như
cha mẹ nào có con theo học với má tôi đều cùng ý nghĩ. Tôi thắc mắc hỏi
anh vì sao thì anh cười thẹn thùng nói:
--Vì con trai tụi anh có tật ở dơ, mỗi ngày cũng đều nhảy xuống sông
tắm nhưng thật ra là nghịch ngợm thích đằm mình xuống đáy bắt cua bắt
tép, đùa giỡn là chính chớ đâu có kỳ cọ cho sạch. Nên lỗ tai, xung quanh
mang tai, cần cổ tay chưn toàn đóng” hờm”đen thui. Mỗi ngày vào lớp
trước khi giở tập ra học cô đi từ bàn xem đứa nào người đóng đất, cô bắt
lên dùng tay kỳ cọ khô, da đỏ rát đau gần chết. Cô hăm nếu hôm sau cô
thấy trên người ai còn đóng đất thì cô sẽ kỳ khô tiếp và cho số 0. Thế
là từ đó đứa nào cũng sạch sẽ trắng trẻo đẹp ra hết.
Chị em tôi nghe kể khoái chí cười nắc nẻ. Anh hứng thú tiếp:
--Không chỉ có vậy, ngoài ra cô còn dạy cả lớp khi gặp người lớn phải
biết khoanh tay chào hỏi, không được chưởi nhau, đi phải thưa về phải
trình... Cô còn dạy nhiều lễ nghĩa lắm, ba má của tụi anh thấy từ ngày
cô về dạy thì con cái ngoan ngoãn sạch sẽ nên rất nể cô. Mấy em có phước
quá trời được làm con của cô đó.
Tôi lúc ấy nghe anh khen má mà hãnh diện vô ngần.
Má dạy chừng hai niên học thì tôi ngả bịnh thương hàn nặng nên xin
nghỉ để ở nhà chăm sóc tôi, rồi từ đó chuyển qua nghề may (các bác sĩ
đều đầu hàng tưởng không qua khỏi nên đem về trị thuốc nam thuốc bắc, ấy
mà tôi khỏi bịnh). Học trò khóc như mưa, còn phụ huynh đều luyến tiếc
năn nỉ má đừng nghỉ dạy.
Cho hay câu “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư “ ngày xưa không sai lạc.
Thầy Cô tận tâm truyền dạy Kiến Thức, Đạo Đức cho học trò. Học trò kính
trọng Thầy Cô hết mực.
Tưởng nên nhắc thêm một giai thoại bên lề để chứng minh ngày xưa học trò lễ phép với Thầy Cô đến mức nào.
Hồi còn tiểu học, tôi có một chị bạn người Cam Bốt lớn hơn tôi khoảng
ba, bốn tuổi rất thân thiết. Một hôm không phải giờ học chị chạy chiếc
xe đạp nhỏ ghé vào thăm tôi. Chị vừa nói vừa suýt soa vì đau:
--Hồi nãy tao đang chạy xe đạp ngoài đường thì gặp thầy C. (là hiệu
trưởng trường tôi bấy giờ), tao ngừng xe lại bước xuống đất đứng chào
thầy. Xui sao tao dựng xe kế gốc cây (gì đó, tôi không nhớ nữa) nhằm vào
ổ kiến lữa. Nó bu lên chân cả đống cắn tao quá trời, tao đau muốn nhẩy
nhổm khóc mà ráng đứng im không dám nhúc nhích động đậy, sợ thầy nói tao
thiếu lễ phép. Trong bụng vái cho thầy hỏi tao vài câu rồi đi đặng tao
phủi kiến, mà thầy cứ hỏi chuyện tao hoài nên tao chịu hết nổi lén lấy
chân nầy chà lên chân kia cho đở đau nhức, chắc Thầy nghĩ sao tao lanh
chanh nhúc nhích không nghiêm chỉnh quá mậy.
--Trời ơi, rồi làm sao chị chịu cho nổi bao nhiêu con kiến lửa cắn chị?
--Tao chờ cho thầy đi một đoạn rồi mới dám nhảy ra xa, cúi xuống bắt kiến và gãi chớ không dám nhảy liền nữa sợ thầy thấy.
Câu chuyện nầy cứ ám ảnh tôi mãi mỗi khi nghĩ đến chị, một cô bé tiểu
học mà đã có tinh thần tôn sư đáng nể. Tôi thương chị nhiều lắm, người
bạn gái đầu đời hiền lành chân thật luôn bảo vệ tôi khỏi những kẻ khác
thích bắt nạt bởi tôi quá nhút nhát. Tiếc thay hết năm lớp 4 thì chị
nghỉ học vì gia cảnh, thế là tôi lẻ loi.
Giờ nầy chị ra sao hở Thị Kim Lên? Nếu ngày nào đó Phật Trời dun rủi
cho tôi được tái ngộ cùng chị nhỉ? Nhà chị ở tận bản sóc đâu ấy, tôi
hoàn toàn không biết để mà lần tìm dấu vết.
4/-
Theo thời gian anh học trò trưởng thành, bận kiếm sống nên việc
viếng thăm càng thưa rồi dừng hẳn. Cũng có thể một lần nào đó anh có ghé
vào thăm, nhưng “cảnh cũ người xưa đâu vắng bóng?”. Vì gia đình tôi bị
tống cổ khỏi nhà, anh sao mà tìm được?
Đây vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẻ vách mưa rả rời
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
(Kiều, thi hào Nguyễn Du )
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
(Thôi Hộ )
Dịch:
Mặt người nay biết đi đâu vắng
Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông
(Không biết người dịch )
Ông bà ngoại, ba má tôi nay trở thành “người thiên cổ”.
Rồi một ngày nào đó, cũng đến lượt chúng tôi .
Nhưng kỷ niệm về những ngày hạnh phúc êm đềm vẫn tồn tại trong tâm hồn thế hệ kế tiếp.
Má của con, Má của chị em chúng con ơi!
Thanh Hà Switzerland
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Nov/2016 lúc 9:48am
https://www.youtube.com/watch?v=T1ubkCAfeDk - - Nhớ về thầy tôi <<<<<<
http://thpttranphugialai.edu.vn/vi/news/Tin-tuc/TRI-AN-THAY-CO-13/">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 08/Nov/2017 lúc 11:38am
Lời Thầy Dạy
Con còn nhớ những ngày xưa thơ dại
Đến trường làng học dăm chữ ê a
Lá me vàng trong gió vãi như hoa
Bao năm lẻ áo dính đấy mực tím
Đường đến trường có truông dài, ngõ hẻm
Như đường vào đời cũng lắm chông gai
Con về thăm tóc Thầy đã bạc phai
Giương kính mục nhìn trò không chớp mắt
Thầy nhận diện thằng học trò trốn học
Những ngày xưa rủ bạn lên đồi cao
Lấy đá xây thành lập đội đánh nhau
Xưng chính nghĩa dẹp tan phường gian ác
Mấy mươi năm xa xóm làng, thầy, bạn
Màu thời gian phai nếp áo gió sương
Vầng trán Thầy xưa giờ đậm những đường
Thầy sung sướng: Luống cày tư tưởng đó
Hố mắt sâu, da bàn tay nhăn nhó
Thầy mỉm cười: Không phải hố cách ngăn
Và tay run viết mãi chữ chân thành
Khuyên từng đứa đừng lừa thầy, phản bạn
Dạy từng đứa biết thương người hoạn nạn
Không trả thù kẻ lỡ bước sa cơ
Kẻ thù kia biến thành bạn ai ngờ
Nếu ta biết dùng tình thương đồng loại
Lời Thầy xưa con vẫn còn nhớ mãi
Học trò Thầy xưa đứa bên đó, bên này
Đứa uy quyền đang nắm gọn trong tay
Đứa thất thế tủi hờn trong ngục tối
Bạn ta ơi! nhớ những ngày xưa thơ dại
Có nhớ lời thầy răn dạy chúng ta
Cuộc đời này không kẻ chính, người tà
Chỉ có chúng ta những tên hề sân khấu
Khi màn hạ không đứa nào có tội
Mình nhìn nhau thương lấy kiếp làm người
Đời bạn như ta chưa có ngày vui
Theo đuổi mãi những hận thù tang tóc
Nếu còn sống Thầy mở trường dạy học
Gọi học trò xưa về học tập thương yêu
Ta cùng nhau ngồi nhớ lại những chiều
Trời có gió, lá me vàng bươm bướm
Nhìn ngàn mây sa trên đồi gió lộng
Để thấy tháng ngày chậm những bước chân
Cùng gọi tên nhau kỷ niệm về gần
Mình là bạn, không đứa nào là “ngụy”
Nguyên Lương
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 10/Nov/2017 lúc 8:05am
https://www.youtube.com/watch?v=xk9kwH3088g">Ngày Đầu Tiên Đi Học / Bụi Phấn <<<<<
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 13/Nov/2017 lúc 11:25am
Tri ân Thầy cô!
Nghĩa tình rộng lớn bao la Của thầy cô đã bỏ ra cho trò Sự hy sinh ấy thật to Thầy cô vất vả lái đò qua sông Tháng năm vun đắp tưới trồng Giúp trò đôi cánh màu hồng bay cao Thầy cô như ánh trăng sao Sáng soi dẫn lối trò vào tương lai Cho trò kiến thức trên vai Dạy trò nhận thức đúng sai làm người Cho trò sự sống xinh tươi Cho trò mãi nở nụ cười trên môi Thầy cô vất vả nhiều rồi Dày công chăm bón cho chồi đâm ra Thầy cô như thể mẹ cha Dù cho mưa nắng sạm da chẳng màng Một lòng bền bỉ nhẹ nhàng Truyền bao Ý đẹp lời vàng dạy ta Biết bao thế hệ đi qua Biết bao thế hệ trổ hoa danh thành Thầy cô gieo trái ngọt lành Cho cây xanh lá cho cành dẻo dai Công ơn biển rộng sông dài Trò xin ghi nhớ dẫu mai xa trường Mừng ngày nhà giáo hiến chương Trò xin cầu chúc lời thương cho người Bông hoa học tập điểm mười Trò xin dâng tặng nụ cười xinh tươi
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 14/Nov/2017 lúc 7:45am
LÁ THƯ XA
“…Gửi cho thầy nơi cuối trời gió lộng
Từ Quê-Hương mưa nắng có hai mùa.
Mưa không nỡ trôi đi tình bè-bạn.
Nắng không làm hoen nhạt nghĩa thầy xưa.
Đã từ lâu nhưng mà sao vẫn nhớ.
Dẫy bàn dài sách vở, dấu chân chim
Tà áo trắng thần tiên thơm tuổi nhỏ.
Con đường hoa vẫn đó, cớ sao tìm?
Niềm vui buồn bây giờ thành cổ-tích.
Những giận-hờn, trách-phạt thấy thương thương.
Thầy có biết trong hành-trang cũ-rích,
Con tìm ra kỷ-niệm một thiên-đường?
Trái chôm-chôm có muôn ngàn ngôn-ngữ.
Quả xoài xanh ôm tuổi mộng trên cành.
Trang vở mới nơi hồn xưa đã mở,
Lời thầy còn vang-động chép thành kinh.
Những bụi phấn du-hành say với gió,
Nhiều năm qua ngủ lại dưới sân trường.
Có gốc cây trong mùa hè phượng nở,
Lũ ve sầu lột xác một đêm sương.
Thầy cô-đơn nhưng chưa từng chán-nản.
Đem gương xưa, sử lạ gửi trao người.
Đuốc yêu-thương trong đêm dài rực sáng.
Vui nhọc-nhằn mong nước nở hoa tươi…”
Ôi hàng chữ từ quê nghèo xa tắp.
Thầy giữ-gìn làm mật ngọt mai sau.
Ôi thư viết làm thầy nguôi bão- táp,
Lòng reo vui, lộc nẩy lúc xuân đầu.
Con có biết những gì ta ao-ước?
Cành mai gầy cuối lớp lúc mùa qua.
Đây trường cũ che hồn ta thuở trước.
Thầy mơ về, chốn ấy khó mà xa…
Con hãy rót cho thầy ly nước lạnh.
Giếng đá ong trong-trẻo ngọt lạ thường.
Ta vẫn nhớ tô canh gần múc cạn.
Rau hôm nào con hái vẫn còn hương.
Nguyễn Hoàng Lãng-Du
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 14/Nov/2017 lúc 8:14am
Lời Thầy Dạy
Con còn nhớ những ngày xưa thơ dại
Đến trường làng học dăm chữ ê a
Lá me vàng trong gió vãi như hoa
Bao năm lẻ áo dính đấy mực tím
Đường đến trường có truông dài, ngõ hẻm
Như đường vào đời cũng lắm chông gai
Con về thăm tóc Thầy đã bạc phai
Giương kính mục nhìn trò không chớp mắt
Thầy nhận diện thằng học trò trốn học
Những ngày xưa rủ bạn lên đồi cao
Lấy đá xây thành lập đội đánh nhau
Xưng chính nghĩa dẹp tan phường gian ác
Mấy mươi năm xa xóm làng, thầy, bạn
Màu thời gian phai nếp áo gió sương
Vầng trán Thầy xưa giờ đậm những đường
Thầy sung sướng: Luống cày tư tưởng đó
Hố mắt sâu, da bàn tay nhăn nhó
Thầy mỉm cười: Không phải hố cách ngăn
Và tay run viết mãi chữ chân thành
Khuyên từng đứa đừng lừa thầy, phản bạn
Dạy từng đứa biết thương người hoạn nạn
Không trả thù kẻ lỡ bước sa cơ
Kẻ thù kia biến thành bạn ai ngờ
Nếu ta biết dùng tình thương đồng loại
Lời Thầy xưa con vẫn còn nhớ mãi
Học trò Thầy xưa đứa bên đó, bên này
Đứa uy quyền đang nắm gọn trong tay
Đứa thất thế tủi hờn trong ngục tối
Bạn ta ơi! nhớ những ngày xưa thơ dại
Có nhớ lời thầy răn dạy chúng ta
Cuộc đời này không kẻ chính, người tà
Chỉ có chúng ta những tên hề sân khấu
Khi màn hạ không đứa nào có tội
Mình nhìn nhau thương lấy kiếp làm người
Đời bạn như ta chưa có ngày vui
Theo đuổi mãi những hận thù tang tóc
Nếu còn sống Thầy mở trường dạy học
Gọi học trò xưa về học tập thương yêu
Ta cùng nhau ngồi nhớ lại những chiều
Trời có gió, lá me vàng bươm bướm
Nhìn ngàn mây sa trên đồi gió lộng
Để thấy tháng ngày chậm những bước chân
Cùng gọi tên nhau kỷ niệm về gần
Mình là bạn, không đứa nào là “ngụy”
Nguyên Lương
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 14/Nov/2017 lúc 8:49am
https://www.youtube.com/watch?v=3ZZsMyNCaGo - Gặp Thầy Giữa Chiều Mưa <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 16/Nov/2017 lúc 9:09am
Thầy ơi, bây giờ mùa hoa lau
trắng
Đã 10 năm rồi em không gặp lại Thầy, cũng chừng ấy thời gian em vẫn hằng
mơ một ngày em được trở lại thời thơ bé với bao kỷ niệm lưu luyến với
thầy cô và bè bạn. Chiều nay em đi qua khúc sông gặp bạt ngàn hoa lau
trắng, những bông lau trắng bời bời như nỗi nhớ của em về Thầy...
Bài học đầu tiên em học ở Thầy là bài giảng về lịch sử về Đinh Tiên
Hoàng - vị vua tài giỏi đã dẹp loạn 12 sứ quân, đặt nền móng xây dựng
độc lập tự chủ của đất nước.
Thầy đã kể rất sinh động việc thời nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn
trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau với trẻ con thôn khác, đánh
đâu thắng đó, tất cả đều hàng phục tôn làm "chủ tướng", chéo tay làm
kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như vua.
Hình ảnh những cành lau trắng đã được Thầy minh họa rất xúc động và trở
thành dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong em và nhiều lứa học trò chúng
em ngày ấy.
Thầy đã giảng cho chúng em biết bao bài học về lịch sử, về
tình yêu đất nước và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc... nhưng
có một điều, Thầy chưa bao giờ kể về mình, về cuộc đời quân ngũ của
Thầy. Thầy là thương binh, Thầy trở về từ chiến trường và đã để lại nơi
ấy một cánh tay. Em nhớ những dòng chữ bằng phấn trắng Thầy viết lên
bảng bằng tay trái xiên xiên, chợt thấy cay cay sống mũi...
Hồi đó, món quà mà em và các bạn trong nhóm học sinh giỏi Văn đã tặng
Thầy nhân ngày 20-11 là một bó hoa lau trắng.
Thầy đã xúc động đến lặng
người. Thầy cẩn thận cắm "bó hoa đặc biệt" ấy của chúng em vào một bình
hoa được làm bằng gốc tre ngà ở phòng làm việc của Thầy. Rồi Thầy quay
lại nói với chúng em giọng xúc động: hoa lau trắng nhắc Thầy nhớ mẹ, nhớ
những người đồng đội cũ.
Thầy kể, chữ đầu tiên hồi đó Thầy học là chữ
0.
Để thầy dễ nhớ, mẹ Thầy nói nếu khi con nhìn thấy nắng xuyên qua mái nhà
của mình, thấy những chấm tròn, đó là chữ 0.
Nhà Thầy hồi đó lợp bằng
tranh mây. Những gánh tranh mây mà cha Thầy đã lặn lội mang về từ trong
rừng sâu, kiên nhẫn gánh đến mấy tháng trời mới đủ làm mái nhà.
Người
thầy đầu tiên trong cuộc đời Thầy chính là mẹ Thầy. Những con số đầu
tiên Thầy biết cũng từ mẹ. Học đếm từ số 1 đến số 10, rồi cả phép cộng,
trừ, nhân, chia cũng bằng những củ khoai, những phần quà của mẹ mỗi buổi
chợ chiều cho chị và mấy đứa em.
Bài học làm người mẹ cũng dạy Thầy bằng những câu ca dao "Lá lành đùm lá
rách", "Ăn xem nồi ngồi xem hướng", "Học ăn học nói học gói học mở",...
Chỉ đơn giản là những lời dạy thường ngày, không có cuốn giáo án nào
ngoài cuốn giáo án trái tim, tấm lòng yêu thương con hết mực...
Câu
chuyện kể của Thầy cũng là một bài học Thầy muốn dạy lại cho em, về tình
yêu và lòng nhân ái. Có lẽ em nhớ và kính trọng Thầy hơn bởi những điều
thật giản dị như thế.
Trong giấc mơ ngập trắng hoa lau, em thấy tuổi thơ mình trở về bình yên,
trong trẻo. Em nhớ Thầy nói là mỗi loài hoa đều có một hồn cốt riêng,
đều có những giá trị mà chưa có ai viết hết, nói hết.
Giờ đây đứng trước triền sông bạt ngàn hoa lau trắng - loài hoa giản dị
đã trở thành ký ức thiêng liêng trong em khi nhớ về Thầy, về bài học đầu
tiên của Thầy.
Trong trái tim em, hình ảnh của Thầy giống như một ngọn
núi với những tán cây đủ chở che cho em suốt mùa nắng gắt, cũng là nơi
bình yên em muốn trở về mỗi khi lòng mệt nhoài nơi đất khách.
Mùa đông đã về hun hút gió. Ngoài triền sông hoa lau trắng lại bời bời
trong gió. "Cây lau có một sức sống bền bỉ và diệu kỳ, dù gió mưa có
quất bao nhiêu thì hoa vẫn nở đúng mùa và vẫn trắng đến chênh chao.
Con
người cần phải kiên trì hơn loài hoa lau ấy..."
- Thầy đã dạy em như thế. Đến bây giờ em vẫn luôn mang theo bên mình
hình ảnh của một màu hoa - trắng tinh khiết như những tình cảm mến
thương của những cô cậu học trò dành tặng thầy cô giáo...
Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con
người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Gửi những người chèo đò mải miết giữa sông xưa.
Gửi thầy con, người mải miết chèo lái những dòng đời xuôi ngược…
Con còn nhớ rõ hình bóng thầy trên bục giảng năm ấy.
Mái tóc pha hơi
sương, chiếc cặp sách cũ, nụ cười hằn những vết chân chim đượm màu thời
gian đã theo chúng con đi hết những năm tháng cuối của thuở học trò có
lớn mà không có khôn…
Bụi phấn rơi rơi theo từng dòng thầy viết, rơi vào cả tâm hồn non nớt
chúng con những bài học về cuộc đời.
Thuở ấy, chúng con nào biết làm người phải có lấy một ước mơ, dù giản
dị, nhỏ nhoi hay cao sang to lớn.
Chiếc bảng đen, từng trang giấy trắng,
những lời giảng dạy của Thầy chính là đoạn đường dài dẫn chúng con với
những ước mơ đầu tiên ấy!
Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời chỉ có những bà tiên và ông bụt,
rằng Lý Thông, mụ gì ghẻ, hay quỷ dữ chỉ có trong truyện mà thôi…
Cuộc
đời này vẫn luôn là bài một bài toán khó, mà đi hết cả quãng đường dài
chúng ta mới nhận ra chẳng có lời giải nào tốt hơn ngoài hai từ “trải
nghiệm”.
Thầy dạy rằng bước vào đời chúng con cần có một đôi mắt sáng và một trái
tim biết yêu thương, để đối tốt với những người ngay và tránh xa những
toan tính, bon chen của những kẻ độc ác.
Thuở ấy, chúng con nào biết “tha thứ” là một động từ đẹp nhất chỉ sau
“yêu”. Thầy dạy chúng con đừng quay lưng với những người đã nhận lỗi,
đừng mang ngõ cụt đến cho những người đã biết mình sai, đừng nhẫn tâm
với những người đã biết quay lại…
Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ
tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ
đá mà thôi.
Thưở ấy, chúng con nào biết cậu bạn kia lấm lem bùn đất chỉ vì giúp ba
cày thêm ruộng lúa, đâu biết cô bạn thỉnh thoảng ngủ gật trong lớp kia
tối qua thức khuya trông em cho mẹ ốm, đâu biết cậu bạn bên cạnh mình có
người thân bệnh nặng nên bỏ học thường xuyên…
Chúng con vẫn chỉ là những đứa trẻ ngây thơ nhìn cuộc đời bằng một ánh
nhìn như vốn dĩ, mà vô tình lãng quên đi đằng sau nó có thể là cả một
câu chuyện dài.
Thầy dạy chúng con hãy biết để ý và chăm sóc đến những người xung quanh,
hãy biết trân trọng những điều tưởng như rất bình thường nhưng vô cùng
quý giá.
Bởi có một ngày, yêu thương cũng có thể là quá muộn… khi mà hợt
hời và vô tâm đã bỏ xa khoảng cách giữa những con người.
Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời luôn là những vòng quanh. Những
khúc gập, những quanh co, những thác ghềnh luôn là một phần không thể
thiếu.
Đừng mơ tưởng về cuộc đời là một đường thẳng… Nếu cuộc đời con
không có những khúc ngoặt, hiển nhiên nó đã vô nghĩa đi rất nhiều rồi.
Thầy còn dạy chúng con phải biết ngẩng đầu trước thất bại, đừng dừng lại
khi phía trước còn nhiều lắm những chông gai…
Quá nửa cuộc đời con đã
sống như lời thầy dạy, con lớn thêm một chút rồi, thầy ơi…
Dẫu đông dài, hạ trắng, nắng gắt hay mưa giông…
Những người chèo đò vẫn mải miết qua sông đưa khách…
Dẫu gió lạnh, đèn khuya, lưng áo mỏng…
Thầy tôi trăng hắt những đêm kia, vẫn mải miết chèo đời… st.
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Nov/2017 lúc 7:43am
https://www.youtube.com/watch?v=PVc5FvW0rGA - ƠN THẦY CÔ <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Nov/2017 lúc 7:47am
http://1.bp.blogspot.com/-6JIa7nhLjLQ/VG5XYhY06cI/AAAAAAAALVE/1eWg_YmvOg4/s1600/TriAnThayCo6.jpg">
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Nov/2017 lúc 8:59am
https://www.youtube.com/watch?v=D2rDyCjmOLI - Cô giáo bản em <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Nov/2018 lúc 3:53pm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Nov/2018 lúc 8:58am
Tình Thầy Trò
https://3.bp.blogspot.com/-8GCBK9a7VoY/VyFMiUcPpeI/AAAAAAAAIfo/m_GpR2-WXkclfCsvpeBaKQ17C2dNWd7HQCLcB/s1600/T%25C3%25ACnh%2BTh%25E1%25BA%25A7y%2Btr%25C3%25B2.jpg">
Lần mở xem lại các tấm ảnh khá mờ cũ kỹ do "lớp bụi thời gian" bào
mòn, Hiền đưa tay rút tấm ảnh trắng đen trong album ra, tấm ảnh chụp
chung cả lớp dưới góc cây phượng già trong sân trường, đưa mắt nhìn từng
khuôn mặt của bạn hữu thân quen, rồi nhìn đến các thầy cô ngồi hàng đầu
trong tấm ảnh, chợt Hiền dừng lại vị trí nơi thầy Đặng ngồi, rồi bất
chợt bao nhiêu kỷ niệm những ngày con theo học với thầy Đặng nó chợt ùa
về khiến cho Hiền cứ ngỡ mới vừa xảy ra hôm qua.
***
Quê Hiền miền biển mặn quanh năm lộng gió, xóm làng sống với nhau
thật tình nghĩa, tuy cuộc mưu sinh phần lớn của người dân nơi đây phải
cưỡi sóng dữ ra khơi mang về những sản vật của thiên nhiên ban tặng cho
con người, nhưng không phải lúc nào họ cũng gặp cảnh trời quang mây
tạnh, do đôi khi gặp phải tính khí thất thường của biển, đang êm đềm
lặng sóng như mặt nước hồ thu, rồi bổng chốc hung hăng cuồng nộ khiến
không ít ngư phủ phải nằm lại vĩnh viễn trong lòng đại dương, con em của
ngư phủ cũng biết được cái gian nan vất vả của người thân nên mọi người
cố tâm "Sách đèn" để khỏi phụ lòng cha mẹ mà Hiền là một trong số này.
***
Sáng nọ vừa bước chân vào cổng trường, chưa kịp vào lớp Hiền đã nghe của tiếng nhỏ Thu réo lên:
- Hiền nè, bồ lại đây tui nói cho cái này hay lắm nè, chờ bồ nãy giờ nóng ruột gần chết, sao hôm nay đi hơi trể vậy?
Nghe nhỏ Thu sắp tiết lộ điều gì cho mình, Hiền ghé lại chiếc ghế đá
nơi Thu đang ngồi, vén vạt áo dài Hiền ngồi bên cạnh và hỏi Thu:
- Mới sáng sớm có vụ gì bí mật vậy Thu, bồ làm tui hồi hộp quá nè.
Nói xong Hiền mở cặp ra lấy hộp Ô mai ra đưa lên gần mặt Thu rồi Hiền lên tiếng:
- Bồ ăn không ? Biết hộp này đâu ra không, bồ nói trúng chút xíu vô lớp tui miễn cho bà phần quét lớp, chịu chưa?
Thấy hộp Ô mai trên tay Hiền, bổng dưng nổi thèm thuồng dâng lên nhưng nhỏ Thu "Mại hơi" nói:
- Cái bà Hiền này chơi ác nghe, biết tui khoái món này cứ dụ tui ăn hoài nhe.
Nói xong không đợi Hiền mời thêm lần nữa Thu lấy một lúc hai viên bỏ vào miệng nhai ngon lành:
Vừa nhấm nháp món ruột của mình Thu vừa trả lời:
Của anh chàng "Hai quần" ý tui nói lộn, anh chàng Hải quân tặng bồ chứ gì, cha cha ăn miếng này coi bộ nuốt không trôi rồi đây.
Nghe Thu đón trúng phóc , Hiền cười thật tươi, chừng nhớ chực đến
cuối câu Thu nói như trách móc điều gì khiến cho Hiền hơi chột dạ, Hiền
vội hỏi:
- Tui thấy bồ nhai nuốt ngon lành vậy mà dám nói nuốt không trôi, ai
mà tin bà cho được, mà vụ gì bồ lại nói như vậy cho tui biết đi.
Thu thấy Hiền sốt ruột khi nghe câu nói của mình, nàng ta làm ra vẻ nghiêm nghị nói:
- Bồ nhận quà của anh chàng Hải quân này hoài có người buồn "đứt ruột" luôn đó.
Đến phiên Hiền hơi bất ngờ khi nghe cô bạn thân thiết của mình tiết
lộ một điều mà Hiền chẳng ngờ, trầm ngâm đôi chút Hiền vặn hỏi:
- Ai buồn, bồ nói tui nghe đi, sao ngộ vậy, tui nhận quà của ông anh kết nghĩa tặng cho em gái có gì đâu mà buồn với phiền.
Thu chưa kịp tiết lộ những điều muốn nói cho Hiền nghe, bổng tiếng
chuông reng ngân lên báo hiệu giờ vào lớp nên hai cô nàng đành bỏ dở câu
chuyện chưa hồi kết, hai nàng cùng sánh bước đi nhanh vào lớp.
***
Hai giờ đầu của buổi học trôi qua thật nhanh, Hiền thấy tiếc hùi
hụi vì cô nàng rất thích môn Giảng văn, phải công nhận cô giáo Băng có
giọng đọc êm như lời ru của các bà mẹ, chỉ cần à ơi, hoặc hò ơ vài ba
câu hò là con của họ mau chóng chìm vào giấc ngủ, cô Băng chỉ cần giảng
về một bài văn hoặc phân tích bài thơ nào đó khiến cho cả lớp chú ý lắng
nghe và lãnh hội, riêng Hiền thì nâng lên một bước, hiền cảm thụ được
nội dung và ý nghĩa của lời cô Băng giảng, Hiền như cố nhồi nhét hết
những lời giảng của cô vào trong đầu của mình rồi có dịp Hiền sẽ chứng
minh cho cả lớp biết cái tài làm văn của mình khiến các anh chàng nam
sinh phải lé mắt nhìn .
Hai giờ sau của buổi học thuộc về thầy dạy sinh ngữ, Thầy Đặng vốn
là sinh viên tốt nghiệp loại tối ưu, quê mãi tận vùng trồng khóm Đức
Hòa, ra trường Đặng được thuyên chuyển về dạy trung học ở một trường
trên tỉnh, vài năm sau chàng lại cầm sự vụ lệnh đến nhận nhiệm sở tại
ngôi trường Hiền và Thu đang theo học, thời bấy giờ các thầy giáo trẻ
khi về dạy nơi đây thường hay bị các nàng nữ sinh "ăn hiếp", tội nhất là
những thầy còn trẻ, vì tuổi đời hơn các nàng cũng không nhiều, nên các
cô nàng "Kết bè kết đảng" xúm lại trêu ghẹo thầy, những lúc ấy các thầy
trẻ này mới thấm thía câu" Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", cũng nói
rõ thêm ở đây các nàng ghẹo thầy với tính cách vui chứ không phạm phải
khuôn phép của học đường, vì thầy và trò đều thấm nhuần việc "Tôn sư
trọng đạo", đối với thầy cô có tuổi thì các em rất mực kính trọng và
thật lễ phép chào hỏi khi đối diện.
Bước vào lớp thầy Đặng nhìn bao quát lớp rồi đưa tay ra hiệu cho
học sinh ngồi xuống, Hiền cầm cuốn sổ điểm danh đến dự định đặt trên bàn
thầy Đặng rồi thưa:
- Con chào thầy, sổ điểm danh đây ạ, tổng số ba mươi học sinh, hôm nay vắng trò Đinh văn Thọ do bệnh có xin phép ạ.
Thầy Đặng gật gù rồi đón lấy cuốn sổ điểm danh, vô tình tay thầy
chạm phải bàn tay của Hiền khiến cho Hiền cảm nhận như có luồng điện vô
hình vừa chạm vào mình khiến Hiền đỏ bừng đôi má vì e thẹn, riêng thầy
Đặng bối rối không kém vì cái chạm tay vô rình này nó khiến chàng ngất
ngây nhưng Thầy cũng kiềm chế tức thì, vì cả chục cặp mắt đang dồn vào
ông Thầy trẻ đẹp trai lần đầu mới ra mắt trong buổi học này, để tránh
ngượng ngập cho nhau, thầy Đặng nhìn vào đôi mắt to đen láy của Hiền
thầy nói:
- Em là Hiền trưởng lớp phải không? Em đừng xưng bằng con làm thầy tưởng thầy lụm cụm lắm rồi, Hiền cứ xưng bằng em đi nhé.
Nhỏ Hiền nghe thầy nói vậy nhỏ tủm tỉm cười rồi nhanh chóng về chổ
ngồi, trên bảng thầy Đặng bận quay lưng vào để ghi mấy danh từ trong bài
mới cho học sinh chép vào tập, bên dưới sau lưng Hiền là Phượng cô bạn
cũng thuộc hàng cật ruột với Hiền, từ lúc thấy Hiền quay về chổ ngồi mà
hình như tâm trí để đâu đâu, Phượng lấy cây thước kẻ khiều nhẹ lưng Hiền
rồi nói nhỏ:
- Bà Hiền nè, làm gì lên gặp thầy có chút xíu mà thờ thẩn quá vậy, bị
thầy hốt hồn rồi hả, công nhận thầy Đặng "bô trai" dữ hén bà.
Nghe nhỏ bạn ghẹo mình, Hiền quay đầu lại nhìn, tay cầm viên phấn nhỏ chọi vào Phượng khiến Phượng thích thú cười khúc khích.
Chuông báo giờ tan học reo lên, không khí trong lớp đang im phăng
phắc thì tự dưng ồn ào như vỡ chợ, đủ thứ âm thanh vang lên nhưng nhanh
chóng trật tự trở lại sau cái nhịp thước của cô trưởng lớp:
- Học sinh.....
- Đứng dậy.
Chúng em chào thầy
Trên đường trở về nhà, bộ ba của Hiền vừa đi vừa bàn tán chuyện của
thầy Đặng, nào là đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu, mấy nàng còn thêm
thắt đoán già đoán non, nhỏ Phượng nói:
- Ai mà sau này được làm vợ thầy chắc thầy cưng lắm nghe mấy bồ.
Nghe vậy Thu nhào vô liền:
- Chứ còn gì, mình nhìn thầy biết ngay người tốt rồi.
Lúc này Hiền mới nói:
- Chưa chắc à, mấy bồ không nghe người ta ví hả:
"Đừng xem mặt mà bắt hình dong "
Lời ra tiếng vào chẳng mấy chốc ba cô nàng bề đến nhà lúc nào cũng chẳng hay...
***
- Bà Thu nè, kể tiếp vụ hôm trước đi, bà nói tui nhận quà của anh Bình thì ai buồn đứt ruột.
Thu nhoẻn miệng cười rồi cô nàng lí lắc nói:
- "Ai trồng khoai đất này", Cái ông Rồng lớp kế mình nè.
Nghe Thu nói xong, Hiền phá lên cười chừng cười đã rồi Hiền nói:
- Cái thằng Rồng nó nhỏ hơn mình gần hai tuổi, nó thuộc hàng em út của tui đó bà ơi, bà có lộn không?
Thu cố lên gân cổ cãi lại:
- Ổng để ý bà thiệt luôn đó, ông Hải quân ghé nhà bà lần nào thì ông
Rồng theo dỏi ổng lần đó, nhà ông Rồng ở sát vách nhà bà thì bên đó nói
gì ổng nghe ráo hết .
Để phá tan cái nghi ngờ của Thu, Hiền chậm rãi nói:
- Không có đâu bà ơi! thằng Rồng nó qua nhà tui chơi hoài, nhà Rồng
nghèo nên ba má tui cũng hay giúp đỡ, có lẽ vì thế nên Rồng mến thôi chứ
làm gì có chuyện như bà nói .
Thu cố vớt vát:
- Mấy nhỏ lớp bên nó đồn rùm, tin không tùy bà nghe, thôi vào lớp đến giờ rồi kia.
***
Lần nọ nhân mấy ngày lễ không phải lên lớp, nhận lời mời của ba mẹ
Hiền thầy Đặng ghé thăm nhà, cũng có ý dò xét để tìm ý trung nhân cho
Hiền nên ông Bà Sáu tổ chức bữa tiệc mời bạn bè thân hữu đến tham dự,
thầy Đặng được xem là một trong những nhân vật mằm trong cái lựa chọn
trên, anh chàng Hải quân cũng có mặt, Bình đến dự với bộ quân phục màu
hoa biển với lon trung úy trên cầu vai áo, Bình thật sự nỗi trội trong
đám khách đến dự tiệc.
Trong suốt buổi tiệc, bà Sáu thì lúc nào cũng muốn Hiền quan tâm
đến thầy Đặng, vì bà quan niệm có được thằng rể làm thầy giáo thì rạng
rỡ cho gia đình thật nhiều, trái lại ông Sáu thì muốn Hiền gá nghĩa với
Bình, dù muốn dù không có thằng rể sỹ quan thì còn gì oai bằng, lâu lâu
kêu con rể lấy xe Jeep về chở cả nhà ra thị xã giật le với mọi người thì
không phải ai muốn cũng được, chỉ tội cho Hiền nàng vẫn ngây thơ trong
trắng, chưa nghĩ nhiều về cuộc sống lứa đôi nên này còn phân vân giữa
hai làn nước...
***
Từ lúc dự tiệc nhà Hiền cho đến nay, thầy Đặng lúc nào cũng đăm
chiêu, trong lòng thầy ngổn ngang trăm mối tơ vò, cứ dằn vặt chuyện tình
cảm với cô học trò dễ thương kia, tuy thầy muốn ngỏ lời trong một vài
lần rất thuận lợi, nhưng mang nặng trong lòng cái đạo đức của nghề
nghiệp, thầy quan niệm nếu mình ngỏ lời yêu Hiền thì mặc cảm tội lỗi vì
từ xa xưa, xã hội khó chấp nhận tình yêu giữa người thầy một người đưa
đò chuyên chở lủ học trò qua dòng sông tri thức với học trò của mình,
đôi lúc thầy cũng định đánh liều bất chấp lời ong tiếng ve, bất chấp xã
hội khắc khe lên án, thầy sẽ làm theo điều mà con tim mách bảo, nhưng
bao lần trôi qua vì lý trí vẫn lấn át khiến con tim thầy đành lỗi nhịp
đập.
Riêng Hiền thì cũng có rất nhiều cảm tình dành cho thầy Đặng, nhưng
thân phận phái yếu chẳng lẽ Hiền lại mở lời với thầy, không khéo lại
mang tiếng "Trâu đi tìm cột", trong thâm tâm Hiền cũng chờ đợi sẽ có một
ngày thầy sẽ nhận ra tình cảm của mình và nàng sẽ nhận được tình thư
ngỏ ý...
***
Đất nước ngày càng tràn lan cơn binh lửa, rồi thì chiến tranh cũng
lụi tàn, vì hoàn cảnh Hiền đã cùng chàng Hải quân "dong thuyền ra biển
lớn" và hai người đã thực sự kết duyên tơ tóc sống hạnh phúc bên kia bờ
đại dương.
Nơi quê nhà, chiều chiều thầy Đặng thẩn thờ ngồi trên bờ biển vắng,
nhìn những con sóng vỗ bờ liên tục, nhìn những con dã tràng cố se những
viên cát tròn trên bờ biển, chưa xây được xong lâu đài thì đã bị sóng
biển kia xóa nhòa, bất chợt thầy thấy mình như lủ dã tràng kia bao lâu
nay cố xây lâu đài trên cát mà chẳng hề hay...
Đang bồi hồi nhớ lại hình bóng của Hiền, bổng bên tai thầy Đặng nghe tiếng gọi:
- Thầy ơi! Thầy về Sài gòn rồi chắc ở đây tụi em sẽ nhớ thầy, và chắc tụi em khóc nhiều lắm thầy ơi.
Giật mình thầy Đặng ngoái nhìn lại phía sau lưng, hai cô học trò
Thu và Phượng với gương mặt thật buồn vừa bước đến, hai cô nàng ngồi
cạnh thầy rồi lên tiếng an ủi tiếp:
- Tụi em biết thầy thương con Hiền nhiều lắm, nó đi lâu rồi mà thầy
vẫn còn nhớ. Thầy cứ ở lại biết đâu gặp người khác yêu thầy hơn thì sao.
- Cảm ơn hai em, thầy dứt khoát rồi, sáng mai thầy đi sớm, hai em ở
lại cố gắng học hành, gia đình gặp nhiều hạnh phúc, có duyên thầy trò
mình sẽ gặp lại.
Bất chợt cơn mưa tự dưng ập đến, dường như trời cũng buồn cho buổi chia tay này.
***
Phi cơ đáp xuống phi trường Tân sơn nhất, ra khỏi phi trường Hiền
như thấy mình sống lại những ngày xưa, nàng về ngay quê nhà trong đêm.
Sau vài tuần thăm mồ mả ông cha, thăm lại bạn bè xưa cũ, ai cũng
mái tóc hoa râm, ăn uống, mừng mừng tủi tủi cho ngày gặp nhau, nhưng vui
nhất là Hiền, Phượng, và Thu đã sống lại cái thuở hồn nhiên như thời
con gái...
***
Tiếp thầy đặng và một vài bạn bè anh em, Hiền thật vui khi hội ngộ
với thầy Đặng, biết thầy có được gia đình yên ấm Hiền rất mừng, trong
lúc trà dư hậu tửu nhắc lại chuyện xưa ai nấy cũng bùi ngùi, riêng tôi
khi biết được câu chuyện tình thầm kín của hai thầy trò ngày xưa tôi bèn
hỏi:
- Hồi xưa Hiền biết thầy Đặng thầm yêu mình không?
Hiền cười rồi nói:
- Biết chứ anh, trông cho ổng lên tiếng mà chờ hoài không thấy, hahaha.
Tôi quay qua hỏi thầy Đặng:
- Sao ngày xưa thầy không chịu mở lời.
Thầy nói:
- Con Hiền này hồi xưa cũng nói bóng nói gió với tui dữ lắm, tui biết
hết trơn chứ, nhưng nghĩ lại Thầy mà nói tiếng yêu trò thì khó coi quá
nên thôi.
Tự dưng có sự trùng hợp, nhà hàng mở bản nhạc "Yêu một mình" có đoạn:
" Ngày xưa tiếc sao mình không ngỏ,
Để rồi chiều nay mình đâu thấy cô đơn, ván kia bây giờ đóng thuyền rồi.
Còn gì đâu nữa, thôi đành hẹn trong mơ..."
Nghe xong bản nhạc tôi hỏi vặn thầy Đặng một câu:
- Nếu cho thời gian trở lại thì thầy có lên tiếng nói Yêu Hiền không?
Với cái nghẹn ngào thật lòng thầy nói:
-Tôi nghĩ mình quyết định như vậy là vừa hợp tình vừa hợp lý, nên sẽ
không có lựa chọn nào khác cho dù thời gian có quay trở lại.
***
Chia tay hai thầy trò trong buổi hội ngộ sau gần bốn mươi mốt năm,
tôi thật sự xúc động và thương cảm cho "Tình thầy trò" này, tôi xin chúc
mối tình này giữa thầy và trò được mãi mãi trường tồn với thời gian .
Hai Hùng SG
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 21/Nov/2018 lúc 10:58am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/Nov/2018 lúc 10:45am
https://www.youtube.com/watch?v=xIonbyJAYLQ - NGƯỜI THẦY NĂM XƯA <<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 19/Nov/2019 lúc 12:32pm
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 19/Nov/2019 lúc 1:30pm
Thư Về Cô Giáo Cũ
Trong những người mà em thương Trong những ân tình thâm sâu nhất Là dành cho cô đó Em thường kể với mọi người Cô là mối tình đầu của em Ai cũng cười chê em gàn dở Có biết đâu rằng: Cô đã vỡ lòng cho em Những hơi ấm của tình người đơn sơ
oOo
Cô dạy em vượt qua những nỗi buồn Bởi trong cõi vô thường đó Ai không một lần trải qua Cô dạy em đừng giữ lấy căm hờn Bởi chiến tranh rồi phải kết thúc Khi hòa bình ca khúc khải hoàn Thì hận thù đâu còn chỗ đứng
oOo
Cô dạy em hãy yêu thương thật nhiều Yêu cả người muốn cho mình những điều đỗ vỡ Yêu cả người muốn cho mình những điều đau thương Bởi kiếp trần gian mong manh lắm Khi từ giã cõi đời Cố giữ một nụ cười ở trên môi
oOo
Cô dạy em đừng nuôi lòng ích kỉ Sống vị tha để làm đẹp cuộc đời Bởi Chúa và Phật đều cùng chung hoài bão Và Từ bi với Bác ái đều rất đỗi quen nhau
oOo
Và từ lâu cô không còn đứng trên bục giảng Nhưng tình cô vô lượng ở muôn nơi Như ánh sáng vầng trăng chia đều cho nhân thế Và nhờ cô, em thật sự trưởng thành
Nguyễn Thị Tuyết Đào
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 19/Nov/2019 lúc 2:08pm
https://www.youtube.com/watch?v=m3QRAOLIecU">Người Thầy - Cẩm Ly <<<<<
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 20/Nov/2019 lúc 5:33pm
https://www.youtube.com/watch?v=3ZZsMyNCaGo - Gặp Thầy Giữa Chiều Mưa <<<<<
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 22/Nov/2019 lúc 12:34pm
Tình Thầy Trò
https://3.bp.blogspot.com/-8GCBK9a7VoY/VyFMiUcPpeI/AAAAAAAAIfo/m_GpR2-WXkclfCsvpeBaKQ17C2dNWd7HQCLcB/s1600/T%25C3%25ACnh%2BTh%25E1%25BA%25A7y%2Btr%25C3%25B2.jpg">
Lần mở xem lại các tấm ảnh khá mờ cũ kỹ do "lớp bụi thời gian" bào
mòn, Hiền đưa tay rút tấm ảnh trắng đen trong album ra, tấm ảnh chụp
chung cả lớp dưới góc cây phượng già trong sân trường, đưa mắt nhìn từng
khuôn mặt của bạn hữu thân quen, rồi nhìn đến các thầy cô ngồi hàng đầu
trong tấm ảnh, chợt Hiền dừng lại vị trí nơi thầy Đặng ngồi, rồi bất
chợt bao nhiêu kỷ niệm những ngày con theo học với thầy Đặng nó chợt ùa
về khiến cho Hiền cứ ngỡ mới vừa xảy ra hôm qua.
***
Quê Hiền miền biển mặn quanh năm lộng gió, xóm làng sống với nhau
thật tình nghĩa, tuy cuộc mưu sinh phần lớn của người dân nơi đây phải
cưỡi sóng dữ ra khơi mang về những sản vật của thiên nhiên ban tặng cho
con người, nhưng không phải lúc nào họ cũng gặp cảnh trời quang mây
tạnh, do đôi khi gặp phải tính khí thất thường của biển, đang êm đềm
lặng sóng như mặt nước hồ thu, rồi bổng chốc hung hăng cuồng nộ khiến
không ít ngư phủ phải nằm lại vĩnh viễn trong lòng đại dương, con em của
ngư phủ cũng biết được cái gian nan vất vả của người thân nên mọi người
cố tâm "Sách đèn" để khỏi phụ lòng cha mẹ mà Hiền là một trong số này.
***
Sáng nọ vừa bước chân vào cổng trường, chưa kịp vào lớp Hiền đã nghe của tiếng nhỏ Thu réo lên:
- Hiền nè, bồ lại đây tui nói cho cái này hay lắm nè, chờ bồ nãy giờ nóng ruột gần chết, sao hôm nay đi hơi trể vậy?
Nghe nhỏ Thu sắp tiết lộ điều gì cho mình, Hiền ghé lại chiếc ghế đá
nơi Thu đang ngồi, vén vạt áo dài Hiền ngồi bên cạnh và hỏi Thu:
- Mới sáng sớm có vụ gì bí mật vậy Thu, bồ làm tui hồi hộp quá nè.
Nói xong Hiền mở cặp ra lấy hộp Ô mai ra đưa lên gần mặt Thu rồi Hiền lên tiếng:
- Bồ ăn không ? Biết hộp này đâu ra không, bồ nói trúng chút xíu vô lớp tui miễn cho bà phần quét lớp, chịu chưa?
Thấy hộp Ô mai trên tay Hiền, bổng dưng nổi thèm thuồng dâng lên nhưng nhỏ Thu "Mại hơi" nói:
- Cái bà Hiền này chơi ác nghe, biết tui khoái món này cứ dụ tui ăn hoài nhe.
Nói xong không đợi Hiền mời thêm lần nữa Thu lấy một lúc hai viên bỏ vào miệng nhai ngon lành:
Vừa nhấm nháp món ruột của mình Thu vừa trả lời:
Của anh chàng "Hai quần" ý tui nói lộn, anh chàng Hải quân tặng bồ chứ gì, cha cha ăn miếng này coi bộ nuốt không trôi rồi đây.
Nghe Thu đón trúng phóc , Hiền cười thật tươi, chừng nhớ chực đến
cuối câu Thu nói như trách móc điều gì khiến cho Hiền hơi chột dạ, Hiền
vội hỏi:
- Tui thấy bồ nhai nuốt ngon lành vậy mà dám nói nuốt không trôi, ai
mà tin bà cho được, mà vụ gì bồ lại nói như vậy cho tui biết đi.
Thu thấy Hiền sốt ruột khi nghe câu nói của mình, nàng ta làm ra vẻ nghiêm nghị nói:
- Bồ nhận quà của anh chàng Hải quân này hoài có người buồn "đứt ruột" luôn đó.
Đến phiên Hiền hơi bất ngờ khi nghe cô bạn thân thiết của mình tiết
lộ một điều mà Hiền chẳng ngờ, trầm ngâm đôi chút Hiền vặn hỏi:
- Ai buồn, bồ nói tui nghe đi, sao ngộ vậy, tui nhận quà của ông anh kết nghĩa tặng cho em gái có gì đâu mà buồn với phiền.
Thu chưa kịp tiết lộ những điều muốn nói cho Hiền nghe, bổng tiếng
chuông reng ngân lên báo hiệu giờ vào lớp nên hai cô nàng đành bỏ dở câu
chuyện chưa hồi kết, hai nàng cùng sánh bước đi nhanh vào lớp.
***
Hai giờ đầu của buổi học trôi qua thật nhanh, Hiền thấy tiếc hùi
hụi vì cô nàng rất thích môn Giảng văn, phải công nhận cô giáo Băng có
giọng đọc êm như lời ru của các bà mẹ, chỉ cần à ơi, hoặc hò ơ vài ba
câu hò là con của họ mau chóng chìm vào giấc ngủ, cô Băng chỉ cần giảng
về một bài văn hoặc phân tích bài thơ nào đó khiến cho cả lớp chú ý lắng
nghe và lãnh hội, riêng Hiền thì nâng lên một bước, hiền cảm thụ được
nội dung và ý nghĩa của lời cô Băng giảng, Hiền như cố nhồi nhét hết
những lời giảng của cô vào trong đầu của mình rồi có dịp Hiền sẽ chứng
minh cho cả lớp biết cái tài làm văn của mình khiến các anh chàng nam
sinh phải lé mắt nhìn .
Hai giờ sau của buổi học thuộc về thầy dạy sinh ngữ, Thầy Đặng vốn
là sinh viên tốt nghiệp loại tối ưu, quê mãi tận vùng trồng khóm Đức
Hòa, ra trường Đặng được thuyên chuyển về dạy trung học ở một trường
trên tỉnh, vài năm sau chàng lại cầm sự vụ lệnh đến nhận nhiệm sở tại
ngôi trường Hiền và Thu đang theo học, thời bấy giờ các thầy giáo trẻ
khi về dạy nơi đây thường hay bị các nàng nữ sinh "ăn hiếp", tội nhất là
những thầy còn trẻ, vì tuổi đời hơn các nàng cũng không nhiều, nên các
cô nàng "Kết bè kết đảng" xúm lại trêu ghẹo thầy, những lúc ấy các thầy
trẻ này mới thấm thía câu" Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", cũng nói
rõ thêm ở đây các nàng ghẹo thầy với tính cách vui chứ không phạm phải
khuôn phép của học đường, vì thầy và trò đều thấm nhuần việc "Tôn sư
trọng đạo", đối với thầy cô có tuổi thì các em rất mực kính trọng và
thật lễ phép chào hỏi khi đối diện.
Bước vào lớp thầy Đặng nhìn bao quát lớp rồi đưa tay ra hiệu cho
học sinh ngồi xuống, Hiền cầm cuốn sổ điểm danh đến dự định đặt trên bàn
thầy Đặng rồi thưa:
- Con chào thầy, sổ điểm danh đây ạ, tổng số ba mươi học sinh, hôm nay vắng trò Đinh văn Thọ do bệnh có xin phép ạ.
Thầy Đặng gật gù rồi đón lấy cuốn sổ điểm danh, vô tình tay thầy
chạm phải bàn tay của Hiền khiến cho Hiền cảm nhận như có luồng điện vô
hình vừa chạm vào mình khiến Hiền đỏ bừng đôi má vì e thẹn, riêng thầy
Đặng bối rối không kém vì cái chạm tay vô rình này nó khiến chàng ngất
ngây nhưng Thầy cũng kiềm chế tức thì, vì cả chục cặp mắt đang dồn vào
ông Thầy trẻ đẹp trai lần đầu mới ra mắt trong buổi học này, để tránh
ngượng ngập cho nhau, thầy Đặng nhìn vào đôi mắt to đen láy của Hiền
thầy nói:
- Em là Hiền trưởng lớp phải không? Em đừng xưng bằng con làm thầy tưởng thầy lụm cụm lắm rồi, Hiền cứ xưng bằng em đi nhé.
Nhỏ Hiền nghe thầy nói vậy nhỏ tủm tỉm cười rồi nhanh chóng về chổ
ngồi, trên bảng thầy Đặng bận quay lưng vào để ghi mấy danh từ trong bài
mới cho học sinh chép vào tập, bên dưới sau lưng Hiền là Phượng cô bạn
cũng thuộc hàng cật ruột với Hiền, từ lúc thấy Hiền quay về chổ ngồi mà
hình như tâm trí để đâu đâu, Phượng lấy cây thước kẻ khiều nhẹ lưng Hiền
rồi nói nhỏ:
- Bà Hiền nè, làm gì lên gặp thầy có chút xíu mà thờ thẩn quá vậy, bị
thầy hốt hồn rồi hả, công nhận thầy Đặng "bô trai" dữ hén bà.
Nghe nhỏ bạn ghẹo mình, Hiền quay đầu lại nhìn, tay cầm viên phấn nhỏ chọi vào Phượng khiến Phượng thích thú cười khúc khích.
Chuông báo giờ tan học reo lên, không khí trong lớp đang im phăng
phắc thì tự dưng ồn ào như vỡ chợ, đủ thứ âm thanh vang lên nhưng nhanh
chóng trật tự trở lại sau cái nhịp thước của cô trưởng lớp:
- Học sinh.....
- Đứng dậy.
Chúng em chào thầy
Trên đường trở về nhà, bộ ba của Hiền vừa đi vừa bàn tán chuyện của
thầy Đặng, nào là đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu, mấy nàng còn thêm
thắt đoán già đoán non, nhỏ Phượng nói:
- Ai mà sau này được làm vợ thầy chắc thầy cưng lắm nghe mấy bồ.
Nghe vậy Thu nhào vô liền:
- Chứ còn gì, mình nhìn thầy biết ngay người tốt rồi.
Lúc này Hiền mới nói:
- Chưa chắc à, mấy bồ không nghe người ta ví hả:
"Đừng xem mặt mà bắt hình dong "
Lời ra tiếng vào chẳng mấy chốc ba cô nàng bề đến nhà lúc nào cũng chẳng hay...
***
- Bà Thu nè, kể tiếp vụ hôm trước đi, bà nói tui nhận quà của anh Bình thì ai buồn đứt ruột.
Thu nhoẻn miệng cười rồi cô nàng lí lắc nói:
- "Ai trồng khoai đất này", Cái ông Rồng lớp kế mình nè.
Nghe Thu nói xong, Hiền phá lên cười chừng cười đã rồi Hiền nói:
- Cái thằng Rồng nó nhỏ hơn mình gần hai tuổi, nó thuộc hàng em út của tui đó bà ơi, bà có lộn không?
Thu cố lên gân cổ cãi lại:
- Ổng để ý bà thiệt luôn đó, ông Hải quân ghé nhà bà lần nào thì ông
Rồng theo dỏi ổng lần đó, nhà ông Rồng ở sát vách nhà bà thì bên đó nói
gì ổng nghe ráo hết .
Để phá tan cái nghi ngờ của Thu, Hiền chậm rãi nói:
- Không có đâu bà ơi! thằng Rồng nó qua nhà tui chơi hoài, nhà Rồng
nghèo nên ba má tui cũng hay giúp đỡ, có lẽ vì thế nên Rồng mến thôi chứ
làm gì có chuyện như bà nói .
Thu cố vớt vát:
- Mấy nhỏ lớp bên nó đồn rùm, tin không tùy bà nghe, thôi vào lớp đến giờ rồi kia.
***
Lần nọ nhân mấy ngày lễ không phải lên lớp, nhận lời mời của ba mẹ
Hiền thầy Đặng ghé thăm nhà, cũng có ý dò xét để tìm ý trung nhân cho
Hiền nên ông Bà Sáu tổ chức bữa tiệc mời bạn bè thân hữu đến tham dự,
thầy Đặng được xem là một trong những nhân vật mằm trong cái lựa chọn
trên, anh chàng Hải quân cũng có mặt, Bình đến dự với bộ quân phục màu
hoa biển với lon trung úy trên cầu vai áo, Bình thật sự nỗi trội trong
đám khách đến dự tiệc.
Trong suốt buổi tiệc, bà Sáu thì lúc nào cũng muốn Hiền quan tâm
đến thầy Đặng, vì bà quan niệm có được thằng rể làm thầy giáo thì rạng
rỡ cho gia đình thật nhiều, trái lại ông Sáu thì muốn Hiền gá nghĩa với
Bình, dù muốn dù không có thằng rể sỹ quan thì còn gì oai bằng, lâu lâu
kêu con rể lấy xe Jeep về chở cả nhà ra thị xã giật le với mọi người thì
không phải ai muốn cũng được, chỉ tội cho Hiền nàng vẫn ngây thơ trong
trắng, chưa nghĩ nhiều về cuộc sống lứa đôi nên này còn phân vân giữa
hai làn nước...
***
Từ lúc dự tiệc nhà Hiền cho đến nay, thầy Đặng lúc nào cũng đăm
chiêu, trong lòng thầy ngổn ngang trăm mối tơ vò, cứ dằn vặt chuyện tình
cảm với cô học trò dễ thương kia, tuy thầy muốn ngỏ lời trong một vài
lần rất thuận lợi, nhưng mang nặng trong lòng cái đạo đức của nghề
nghiệp, thầy quan niệm nếu mình ngỏ lời yêu Hiền thì mặc cảm tội lỗi vì
từ xa xưa, xã hội khó chấp nhận tình yêu giữa người thầy một người đưa
đò chuyên chở lủ học trò qua dòng sông tri thức với học trò của mình,
đôi lúc thầy cũng định đánh liều bất chấp lời ong tiếng ve, bất chấp xã
hội khắc khe lên án, thầy sẽ làm theo điều mà con tim mách bảo, nhưng
bao lần trôi qua vì lý trí vẫn lấn át khiến con tim thầy đành lỗi nhịp
đập.
Riêng Hiền thì cũng có rất nhiều cảm tình dành cho thầy Đặng, nhưng
thân phận phái yếu chẳng lẽ Hiền lại mở lời với thầy, không khéo lại
mang tiếng "Trâu đi tìm cột", trong thâm tâm Hiền cũng chờ đợi sẽ có một
ngày thầy sẽ nhận ra tình cảm của mình và nàng sẽ nhận được tình thư
ngỏ ý...
***
Đất nước ngày càng tràn lan cơn binh lửa, rồi thì chiến tranh cũng
lụi tàn, vì hoàn cảnh Hiền đã cùng chàng Hải quân "dong thuyền ra biển
lớn" và hai người đã thực sự kết duyên tơ tóc sống hạnh phúc bên kia bờ
đại dương.
Nơi quê nhà, chiều chiều thầy Đặng thẩn thờ ngồi trên bờ biển vắng,
nhìn những con sóng vỗ bờ liên tục, nhìn những con dã tràng cố se những
viên cát tròn trên bờ biển, chưa xây được xong lâu đài thì đã bị sóng
biển kia xóa nhòa, bất chợt thầy thấy mình như lủ dã tràng kia bao lâu
nay cố xây lâu đài trên cát mà chẳng hề hay...
Đang bồi hồi nhớ lại hình bóng của Hiền, bổng bên tai thầy Đặng nghe tiếng gọi:
- Thầy ơi! Thầy về Sài gòn rồi chắc ở đây tụi em sẽ nhớ thầy, và chắc tụi em khóc nhiều lắm thầy ơi.
Giật mình thầy Đặng ngoái nhìn lại phía sau lưng, hai cô học trò
Thu và Phượng với gương mặt thật buồn vừa bước đến, hai cô nàng ngồi
cạnh thầy rồi lên tiếng an ủi tiếp:
- Tụi em biết thầy thương con Hiền nhiều lắm, nó đi lâu rồi mà thầy
vẫn còn nhớ. Thầy cứ ở lại biết đâu gặp người khác yêu thầy hơn thì sao.
- Cảm ơn hai em, thầy dứt khoát rồi, sáng mai thầy đi sớm, hai em ở
lại cố gắng học hành, gia đình gặp nhiều hạnh phúc, có duyên thầy trò
mình sẽ gặp lại.
Bất chợt cơn mưa tự dưng ập đến, dường như trời cũng buồn cho buổi chia tay này.
***
Phi cơ đáp xuống phi trường Tân sơn nhất, ra khỏi phi trường Hiền
như thấy mình sống lại những ngày xưa, nàng về ngay quê nhà trong đêm.
Sau vài tuần thăm mồ mả ông cha, thăm lại bạn bè xưa cũ, ai cũng
mái tóc hoa râm, ăn uống, mừng mừng tủi tủi cho ngày gặp nhau, nhưng vui
nhất là Hiền, Phượng, và Thu đã sống lại cái thuở hồn nhiên như thời
con gái...
***
Tiếp thầy đặng và một vài bạn bè anh em, Hiền thật vui khi hội ngộ
với thầy Đặng, biết thầy có được gia đình yên ấm Hiền rất mừng, trong
lúc trà dư hậu tửu nhắc lại chuyện xưa ai nấy cũng bùi ngùi, riêng tôi
khi biết được câu chuyện tình thầm kín của hai thầy trò ngày xưa tôi bèn
hỏi:
- Hồi xưa Hiền biết thầy Đặng thầm yêu mình không?
Hiền cười rồi nói:
- Biết chứ anh, trông cho ổng lên tiếng mà chờ hoài không thấy, hahaha.
Tôi quay qua hỏi thầy Đặng:
- Sao ngày xưa thầy không chịu mở lời.
Thầy nói:
- Con Hiền này hồi xưa cũng nói bóng nói gió với tui dữ lắm, tui biết
hết trơn chứ, nhưng nghĩ lại Thầy mà nói tiếng yêu trò thì khó coi quá
nên thôi.
Tự dưng có sự trùng hợp, nhà hàng mở bản nhạc "Yêu một mình" có đoạn:
" Ngày xưa tiếc sao mình không ngỏ,
Để rồi chiều nay mình đâu thấy cô đơn, ván kia bây giờ đóng thuyền rồi.
Còn gì đâu nữa, thôi đành hẹn trong mơ..."
Nghe xong bản nhạc tôi hỏi vặn thầy Đặng một câu:
- Nếu cho thời gian trở lại thì thầy có lên tiếng nói Yêu Hiền không?
Với cái nghẹn ngào thật lòng thầy nói:
-Tôi nghĩ mình quyết định như vậy là vừa hợp tình vừa hợp lý, nên sẽ
không có lựa chọn nào khác cho dù thời gian có quay trở lại.
***
Chia tay hai thầy trò trong buổi hội ngộ sau gần bốn mươi mốt năm,
tôi thật sự xúc động và thương cảm cho "Tình thầy trò" này, tôi xin chúc
mối tình này giữa thầy và trò được mãi mãi trường tồn với thời gian .
Hai Hùng SG
------------- Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Feb/2020 lúc 7:59am
Thầy Giáo Của Tôi
Tôi đi học sớm hơn so với các bạn cùng tuổi. Đầu tiên học vỡ lòng chữ
nho với thầy Năm mà tôi quen gọi là ông cố vỉ là bạn với ông nội tôi, kế
đến phải chạy Tây gần sáu tháng, vừa hồi cư thì trường lại đóng cửa,
tôi về quê ngoại học với ông ngoại và cậu Tư, được hơn năm. Gia đình
ngoại gặp tai biến, ngoại mất, tôi trở về nhà vì không có trường học,
nên tối ngày được rảnh rang tha hồ cùng các bạn rong chơi. Xóm tôi ở bấy
giờ do những người Việt Minh cai trị, họ bắt đầu mở trường dạy cho các
trẻ trong xóm, tôi chuyển sang học chữ Quốc ngữ. Lớn nhỏ cùng ngồi chung
một lớp, học cùng một thầy. Tôi yên tâm học hành không biết bao lâu,
rồi một buổi sáng tôi cũng như bao đứa khác đên trường mới biết là thầy
đã chạy Tây từ bữa trước. Ngày kế có cuộc ruồng bố lớn, Tây phá bỏ
trường học, từ đó bóng dáng ông thầy cũng không còn. Ba má tôi và các
người hàng xóm quyết định cho chúng tôi xuống chợ xã tiếp tục việc học.
Tôi nghe những bà con trong xóm thì thầm về các thầy giáo trường Tây
ghê gớm lắm, nào là đánh học trò bằng roi mây, phạt quỳ sơ mít, thành
thử ngày đầu tiên đến trường của chính phủ Pháp lập tôi và các bạn e
ngại không muốn vào. Tôi đứng xớ rớ trước cửa một lớp học đợi má tôi vào
nói chuyện với vị giáo chức. Không lâu má tôi ra gọi tôi vào chào vị
Hiệu Trưởng. Ông nầy lớn tuổi nói năng dịu dàng dễ mến, chúng tôi sáu
đứa được vị đốc học cho ngồi tạm hai bàn phía sau học sinh của ông. Các
anh chị trong lớp quay sang hỏi chúng tôi ở đâu đến học. Các anh chị tỏ
ra rất lịch sự dễ thương. Đến giờ chơi họ hỏi han tíu tít. Buổi học qua
mau trong không khí vui tươi thích thú trái với những lời đồn đãi tôi đã
nghe trước đây
Suốt tuần lễ đầu tiên ông Đốc học cho tôi làm toán, viết chính tả, trả
lời những câu Pháp văn đơn giản. Đến ngày thứ hai tuần tiếp theo tôi
được vào học lớp Dự Bị, tức lớp Tư (ngày nay là lớp Hai). Chúng tôi học
đúng sáu tuần lễ nữa lại tới kỳ nghỉ hè. Tôi được lên lớp Ba. Năm bạn cùng xóm tôi đều phải ngồi lại lớp cũ.
Ba tháng bãi trường qua mau, hôm nay tôi lại vào lớp mới. Ông giáo lớp
Ba là vị trung niên, tóc thưa, luôn đội nón Tây trắng khi ra đường, ông
mặc bộ đồ tây cũng màu trắng, nhìn có vẻ sang trọng lắm. Ngày đầu tiên
thầy căn dặn đủ thứ chuyện từ học hành, kỹ luật đến cách cư xử lễ độ với
mọi người. Tôi ngồi gần Kịch, một học sinh xóm chợ, hắn luôn tỏ ra song
toàn, luôn chê bai học sinh mới đến như tôi. Ban đầu tôi cố nhịn, nhưng
càng ngày hắn càng hiếp đáp, trong lúc thầy giảng bài Kịch lấy chân đạp
tôi đau điếng. Không kềm chế được, tôi cung tay tống cho hắn một đấm
ngay mặt. Hắn la lên, thầy kêu hai đứa lên bàn viết, Kịch bị năm khẻ
tay, tôi ngoài năm khẻ còn bị thầy dùng tay véo vào hông kéo tới, dằn
lui một lúc mới cho về chỗ ngồi vì tội tự ý đánh lộn thay vì phải báo
cho thầy. Tôi không phiền hà vì bị phạt, lỗi do tôi quá du côn. Có điều
cú véo của ông thầy quá mạnh làm tróc lớp da suýt rướm máu khiến tôi
không dám tắm cả hai ba bữa. Bình thường thầy rất dễ dãi và hiền lành,
nhưng tới giờ Pháp văn, thầy tỏ ra rất nghiêm khắc Thầy sử dụng cả thước
trong giờ tập đọc (lecture) và chính tả pháp văn (dictee) nếu ai đứng
xa xa thỉnh thoảng nghe những tiếng chát chát, hoặc đôi khi như không
thể kềm chế được ông thường thét lên;
- Sao mầy (trò) bư quá vậy!!
Tiếng “bư” dường như là ngu tôi chỉ lờ mờ hiểu như thế. Trong lớp vào
hai giờ nói trên gần như học sinh, lớn nhỏ, trai gái ai cũng bị một hai
thước, bên nữ thầy không dùng thước mà cú đầu. Chị Hai gần tới tuổi lấy
chồng vẫn bị cú đầu như thường. Học hết năm chị nhập đoàn phụ nữ cứu
quốc ở xã. Phía nam sinh, ba anh Chín, Hiền, Lợt, đã nhổ
giò, tiếng bắt đầu khàn khàn giống tiếng vịt đực vẫn bị lãnh thước bảng
vào mông vào vai như các học sinh khác. Tới giờ Pháp văn, cả lớp im
phăng phắc, ai nấy đều chăm chú theo dõi bài học, trái lại tôi luôn được
thầy khen. Có một buổi trưa, ông gọi tôi hỏi trước đó tôi học Pháp văn
với ai mà khá thế. Tôi trả lời là tôi học với chú tôi. Sự thực không
hoàn toàn như tôi nói. Chú tôi có dạy tôi chút ít. Phần lớn tôi học hỏi
nơi ông thầy giáo trong hàng ngũ kháng chiến của Việt Minh. Vị giáo
chức đó tên A. không biết ông học cỡ nào, tối ngày ông luôn nói tiếng
Tây thậm chí chửi lộn bằng tiếng Tây với bạn ông. Ông ngụ tại nhà bác
tôi, lớp học ông phụ trách cũng tại chành lúa nhà bác. Bình thường ông
dạy học lơ là. Đứa nào siêng năng thì tiến bộ, ai lười ông cũng mặc kệ
không rầy la, quở trách.
Chị họ tôi nghe ông nói tiếng Tây buộc miệng khen. Được dịp ông hỏi
chị có muốn học không? Nếu muốn học ông sẽ sẵn lòng dạy. Chị tôi rủ tôi
cùng học cho vui. Ông hết lòng dạy dỗ trong khoảng hơn sáu tháng khiến
chị em tôi đọc trôi chảy tiếng Tây. Về sau khi tôi vào Trung học, tình
cờ tôi gặp lại ông ở tỉnh, tôi chào hỏi tử tế nhưng ông lại làm lơ như
thể không bao giờ quen biết với tôi. Có lẽ ông sợ tôi tố cáo ông chăng?
Về
phần thầy tôi khi biết tôi học có căn bản, từ đó ông sắp xếp hai anh
Hiền, Lợt ngồi chung với tôi một bàn để tôi có thể giúp hai anh cùng
học. Thầy ra lịnh tụi tôi phải theo chứ tôi nào đã giúp được gì cho hai
anh. Thấy dạy Pháp văn quá khó, một hôm anh Hiền nói với tôi:
- Ê Giang, tao nghĩ tao tối tăm quá, chắc học cũng không nên cơm nên cháo gì. Bắt đầu tuần tới tao nghỉ học ở nhà làm ruộng.
Tôi
tròn mắt ngạc nhiên mà không một lời can ngăn. Hiền thôi học, Lợt cũng
lơ là rồi cũng theo chân Hiền. Một sáng thứ Hai thầy buồn buồn hỏi Chín:
Thằng Lợt nghỉ học và cưới vợ, Chín em có sửa soạn cưới vợ chưa?
- Chín bẽn lẽn trả lời:
- Em còn nhỏ mà thầy
Hiền, Lợt thôi học dường như gây cho thầy một ít hối hận, từ hôm đó cây
thước bảng không còn trên bàn viết của Thầy. Thầy tôi ngoài việc nóng
nảy trong giờ dạy Pháp văn, những việc khác như tiếp xúc với phụ huynh
học sinh, giúp đỡ học trò, thầy được tiếng là tử tế và tận tâm. Phụ
huynh ai có việc gặp thầy dù chỉ một lần sẽ nhớ mãi ngôn ngữ từ tốn của
thầy.
Một chuyện thầy làm giúp đám học sinh chúng tôi khiến tôi luôn nhớ ơn
dù hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc lại tôi vẫn canh cánh bên
lòng. Vào khoảng những năm 1948-1950, học sinh vùng xôi đậu (vùng ban
ngày do Tây kiểm soát, đêm đến Việt Minh cai trị) đa số đều không có
khai sinh, một phần vì cha mẹ không biết cách xin sao lục, phần khác vì
khi sinh con bậc làm cha mẹ quên khai sanh, hoặc đợi có dịp tới xã mới
khai vì vậy những học sinh gần trường hay gần xã đa số đều có khai sanh,
trong lớp của tôi chừng chín mười đứa không có khai sanh, mà không khai
sanh thì không thể đi thi được. (Cuối năm lớp Ba học sinh phải ra tỉnh
thi bằng Sơ Cấp, nếu đậu mới được lên lớp Nhì). Còn ba bốn tháng nữa tới
kỳ thi giáo viên phải hoàn tất hồ sơ cho học sinh gởi lên ông Đốc học
để mang nộp ở Sở Giáo Dục. Thay vì để phụ huynh tự lo khai sanh cho con
cái, thầy tôi thấu hiểu tình cảnh của những bậc cha mẹ, quanh năm suốt
tháng không biết đường
đến tỉnh hay không dám đi vì sợ Tây bắt. Tội nghiệp thầy tôi gom những
đứa không khai sanh lại ông ghi năm sanh của mỗi đứa, tên cha mẹ làng,
xã, ông dành những ngày thứ năm nghỉ dạy ông đến tòa án nhờ chánh lục bộ
tìm giúp. Ông vừa tốn công sức, vừa tốn tiền bạc mục đích giúp cho học
sinh của mình có giấy khai sinh. Suốt hai tuần lễ thầy đã lục được gần
như toàn bộ số khai sinh của chúng tôi, chỉ một bạn thầy không tìm thấy,
Trường hợp khai sinh của tôi mới buồn cười, tên họ năm sinh đều đúng
chỉ có tháng không biết hồi ba tôi đi khai ông lục bộ học tới cỡ nào
khiến khai sinh của tôi như sau:
Nguyễn Thanh Giang
Sanh: ngày 10 tháng Arri`ere , 19..( tôi đã dịch lại theo tiếng Việt)
Tiếng Tây làm gì có tháng Arriere, sau cùng thầy suy đoán chắc là tháng
Avril mà ông chánh Lục bộ viết sai, nên ông thay mặt ba tôi xin điều
chỉnh luôn. Đó là ơn lớn thầy đã giúp cho tôi.
Một năm chuẩn bị, ngày thi đến. Đây là dịp để chúng tôi thi thố tài
năng. Thầy phát phiếu báo danh cho học sinh dự thí. Đối với các học sinh
ở chợ xã thường xuyên đi tỉnh thì không có gì phải bàn, những học sinh
chưa bao giờ đặt chân đến tỉnh đây lại là một thử thách lớn. Một số chưa
từng đến tỉnh thì làm sao tìm chỗ trọ để thi. Tôi là một trong năm đứa
phải nhờ thầy cưu mang. Thầy vẽ bản đồ cho chúng tôi tìm nhà thầy. Cũng
may năm chúng tôi đều có mặt không ai đi lạc. Thầy cô tiếp chúng tôi rất
thân tình chẳng khác người cùng gia đình. Hai chị con của thầy hướng
dẫn chúng tôi tìm phòng thi để sáng hôm sau khỏi phải bỡ ngỡ. Chiều thầy
cô cho chúng tôi ăn cơm sớm, sau đó thầy dặn lại những điều cần thiết
phải làm khi thi. Tối đến hai chị dượt lại bài vở cho chúng tôi, sáng
hai chị còn cẩn thận đưa mỗi đứa tới trường thi, trưa đón về. Kỳ thi nầy
học sinh của thầy đậu trên năm chục phần trăm. Thật không uổng công dạy
dỗ lo lắng của thầy đối với đám học sinh nhà quê chúng tôi.
Mấy chục năm qua, nay tôi mới ghi lại đôi dòng tri ân thầy cô đã hết
lòng dạy dỗ giúp đỡ chúng tôi học hành nên người. Tiếc thay những dòng
tâm huyết nầy tôi không viết sớm hơn khi thầy cô còn sinh tiền. Suốt đời
tôi luôn khắc cốt ghi tâm công ơn giáo huấn của Thầy.
Nguyễn Thành Sơn
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Nov/2020 lúc 2:55am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Nov/2020 lúc 2:56am
Tình Thầy Trò
https://3.bp.blogspot.com/-8GCBK9a7VoY/VyFMiUcPpeI/AAAAAAAAIfo/m_GpR2-WXkclfCsvpeBaKQ17C2dNWd7HQCLcB/s1600/T%25C3%25ACnh%2BTh%25E1%25BA%25A7y%2Btr%25C3%25B2.jpg">
Lần mở xem lại các tấm ảnh khá mờ cũ kỹ do "lớp bụi thời gian" bào
mòn, Hiền đưa tay rút tấm ảnh trắng đen trong album ra, tấm ảnh chụp
chung cả lớp dưới góc cây phượng già trong sân trường, đưa mắt nhìn từng
khuôn mặt của bạn hữu thân quen, rồi nhìn đến các thầy cô ngồi hàng đầu
trong tấm ảnh, chợt Hiền dừng lại vị trí nơi thầy Đặng ngồi, rồi bất
chợt bao nhiêu kỷ niệm những ngày con theo học với thầy Đặng nó chợt ùa
về khiến cho Hiền cứ ngỡ mới vừa xảy ra hôm qua.
***
Quê Hiền miền biển mặn quanh năm lộng gió, xóm làng sống với nhau
thật tình nghĩa, tuy cuộc mưu sinh phần lớn của người dân nơi đây phải
cưỡi sóng dữ ra khơi mang về những sản vật của thiên nhiên ban tặng cho
con người, nhưng không phải lúc nào họ cũng gặp cảnh trời quang mây
tạnh, do đôi khi gặp phải tính khí thất thường của biển, đang êm đềm
lặng sóng như mặt nước hồ thu, rồi bổng chốc hung hăng cuồng nộ khiến
không ít ngư phủ phải nằm lại vĩnh viễn trong lòng đại dương, con em của
ngư phủ cũng biết được cái gian nan vất vả của người thân nên mọi người
cố tâm "Sách đèn" để khỏi phụ lòng cha mẹ mà Hiền là một trong số này.
***
Sáng nọ vừa bước chân vào cổng trường, chưa kịp vào lớp Hiền đã nghe của tiếng nhỏ Thu réo lên:
- Hiền nè, bồ lại đây tui nói cho cái này hay lắm nè, chờ bồ nãy giờ nóng ruột gần chết, sao hôm nay đi hơi trể vậy?
Nghe nhỏ Thu sắp tiết lộ điều gì cho mình, Hiền ghé lại chiếc ghế đá
nơi Thu đang ngồi, vén vạt áo dài Hiền ngồi bên cạnh và hỏi Thu:
- Mới sáng sớm có vụ gì bí mật vậy Thu, bồ làm tui hồi hộp quá nè.
Nói xong Hiền mở cặp ra lấy hộp Ô mai ra đưa lên gần mặt Thu rồi Hiền lên tiếng:
- Bồ ăn không ? Biết hộp này đâu ra không, bồ nói trúng chút xíu vô lớp tui miễn cho bà phần quét lớp, chịu chưa?
Thấy hộp Ô mai trên tay Hiền, bổng dưng nổi thèm thuồng dâng lên nhưng nhỏ Thu "Mại hơi" nói:
- Cái bà Hiền này chơi ác nghe, biết tui khoái món này cứ dụ tui ăn hoài nhe.
Nói xong không đợi Hiền mời thêm lần nữa Thu lấy một lúc hai viên bỏ vào miệng nhai ngon lành:
Vừa nhấm nháp món ruột của mình Thu vừa trả lời:
Của anh chàng "Hai quần" ý tui nói lộn, anh chàng Hải quân tặng bồ chứ gì, cha cha ăn miếng này coi bộ nuốt không trôi rồi đây.
Nghe Thu đón trúng phóc , Hiền cười thật tươi, chừng nhớ chực đến
cuối câu Thu nói như trách móc điều gì khiến cho Hiền hơi chột dạ, Hiền
vội hỏi:
- Tui thấy bồ nhai nuốt ngon lành vậy mà dám nói nuốt không trôi, ai
mà tin bà cho được, mà vụ gì bồ lại nói như vậy cho tui biết đi.
Thu thấy Hiền sốt ruột khi nghe câu nói của mình, nàng ta làm ra vẻ nghiêm nghị nói:
- Bồ nhận quà của anh chàng Hải quân này hoài có người buồn "đứt ruột" luôn đó.
Đến phiên Hiền hơi bất ngờ khi nghe cô bạn thân thiết của mình tiết
lộ một điều mà Hiền chẳng ngờ, trầm ngâm đôi chút Hiền vặn hỏi:
- Ai buồn, bồ nói tui nghe đi, sao ngộ vậy, tui nhận quà của ông anh kết nghĩa tặng cho em gái có gì đâu mà buồn với phiền.
Thu chưa kịp tiết lộ những điều muốn nói cho Hiền nghe, bổng tiếng
chuông reng ngân lên báo hiệu giờ vào lớp nên hai cô nàng đành bỏ dở câu
chuyện chưa hồi kết, hai nàng cùng sánh bước đi nhanh vào lớp.
***
Hai giờ đầu của buổi học trôi qua thật nhanh, Hiền thấy tiếc hùi
hụi vì cô nàng rất thích môn Giảng văn, phải công nhận cô giáo Băng có
giọng đọc êm như lời ru của các bà mẹ, chỉ cần à ơi, hoặc hò ơ vài ba
câu hò là con của họ mau chóng chìm vào giấc ngủ, cô Băng chỉ cần giảng
về một bài văn hoặc phân tích bài thơ nào đó khiến cho cả lớp chú ý lắng
nghe và lãnh hội, riêng Hiền thì nâng lên một bước, hiền cảm thụ được
nội dung và ý nghĩa của lời cô Băng giảng, Hiền như cố nhồi nhét hết
những lời giảng của cô vào trong đầu của mình rồi có dịp Hiền sẽ chứng
minh cho cả lớp biết cái tài làm văn của mình khiến các anh chàng nam
sinh phải lé mắt nhìn .
Hai giờ sau của buổi học thuộc về thầy dạy sinh ngữ, Thầy Đặng vốn
là sinh viên tốt nghiệp loại tối ưu, quê mãi tận vùng trồng khóm Đức
Hòa, ra trường Đặng được thuyên chuyển về dạy trung học ở một trường
trên tỉnh, vài năm sau chàng lại cầm sự vụ lệnh đến nhận nhiệm sở tại
ngôi trường Hiền và Thu đang theo học, thời bấy giờ các thầy giáo trẻ
khi về dạy nơi đây thường hay bị các nàng nữ sinh "ăn hiếp", tội nhất là
những thầy còn trẻ, vì tuổi đời hơn các nàng cũng không nhiều, nên các
cô nàng "Kết bè kết đảng" xúm lại trêu ghẹo thầy, những lúc ấy các thầy
trẻ này mới thấm thía câu" Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", cũng nói
rõ thêm ở đây các nàng ghẹo thầy với tính cách vui chứ không phạm phải
khuôn phép của học đường, vì thầy và trò đều thấm nhuần việc "Tôn sư
trọng đạo", đối với thầy cô có tuổi thì các em rất mực kính trọng và
thật lễ phép chào hỏi khi đối diện.
Bước vào lớp thầy Đặng nhìn bao quát lớp rồi đưa tay ra hiệu cho
học sinh ngồi xuống, Hiền cầm cuốn sổ điểm danh đến dự định đặt trên bàn
thầy Đặng rồi thưa:
- Con chào thầy, sổ điểm danh đây ạ, tổng số ba mươi học sinh, hôm nay vắng trò Đinh văn Thọ do bệnh có xin phép ạ.
Thầy Đặng gật gù rồi đón lấy cuốn sổ điểm danh, vô tình tay thầy
chạm phải bàn tay của Hiền khiến cho Hiền cảm nhận như có luồng điện vô
hình vừa chạm vào mình khiến Hiền đỏ bừng đôi má vì e thẹn, riêng thầy
Đặng bối rối không kém vì cái chạm tay vô rình này nó khiến chàng ngất
ngây nhưng Thầy cũng kiềm chế tức thì, vì cả chục cặp mắt đang dồn vào
ông Thầy trẻ đẹp trai lần đầu mới ra mắt trong buổi học này, để tránh
ngượng ngập cho nhau, thầy Đặng nhìn vào đôi mắt to đen láy của Hiền
thầy nói:
- Em là Hiền trưởng lớp phải không? Em đừng xưng bằng con làm thầy tưởng thầy lụm cụm lắm rồi, Hiền cứ xưng bằng em đi nhé.
Nhỏ Hiền nghe thầy nói vậy nhỏ tủm tỉm cười rồi nhanh chóng về chổ
ngồi, trên bảng thầy Đặng bận quay lưng vào để ghi mấy danh từ trong bài
mới cho học sinh chép vào tập, bên dưới sau lưng Hiền là Phượng cô bạn
cũng thuộc hàng cật ruột với Hiền, từ lúc thấy Hiền quay về chổ ngồi mà
hình như tâm trí để đâu đâu, Phượng lấy cây thước kẻ khiều nhẹ lưng Hiền
rồi nói nhỏ:
- Bà Hiền nè, làm gì lên gặp thầy có chút xíu mà thờ thẩn quá vậy, bị
thầy hốt hồn rồi hả, công nhận thầy Đặng "bô trai" dữ hén bà.
Nghe nhỏ bạn ghẹo mình, Hiền quay đầu lại nhìn, tay cầm viên phấn nhỏ chọi vào Phượng khiến Phượng thích thú cười khúc khích.
Chuông báo giờ tan học reo lên, không khí trong lớp đang im phăng
phắc thì tự dưng ồn ào như vỡ chợ, đủ thứ âm thanh vang lên nhưng nhanh
chóng trật tự trở lại sau cái nhịp thước của cô trưởng lớp:
- Học sinh.....
- Đứng dậy.
Chúng em chào thầy
Trên đường trở về nhà, bộ ba của Hiền vừa đi vừa bàn tán chuyện của
thầy Đặng, nào là đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu, mấy nàng còn thêm
thắt đoán già đoán non, nhỏ Phượng nói:
- Ai mà sau này được làm vợ thầy chắc thầy cưng lắm nghe mấy bồ.
Nghe vậy Thu nhào vô liền:
- Chứ còn gì, mình nhìn thầy biết ngay người tốt rồi.
Lúc này Hiền mới nói:
- Chưa chắc à, mấy bồ không nghe người ta ví hả:
"Đừng xem mặt mà bắt hình dong "
Lời ra tiếng vào chẳng mấy chốc ba cô nàng bề đến nhà lúc nào cũng chẳng hay...
***
- Bà Thu nè, kể tiếp vụ hôm trước đi, bà nói tui nhận quà của anh Bình thì ai buồn đứt ruột.
Thu nhoẻn miệng cười rồi cô nàng lí lắc nói:
- "Ai trồng khoai đất này", Cái ông Rồng lớp kế mình nè.
Nghe Thu nói xong, Hiền phá lên cười chừng cười đã rồi Hiền nói:
- Cái thằng Rồng nó nhỏ hơn mình gần hai tuổi, nó thuộc hàng em út của tui đó bà ơi, bà có lộn không?
Thu cố lên gân cổ cãi lại:
- Ổng để ý bà thiệt luôn đó, ông Hải quân ghé nhà bà lần nào thì ông
Rồng theo dỏi ổng lần đó, nhà ông Rồng ở sát vách nhà bà thì bên đó nói
gì ổng nghe ráo hết .
Để phá tan cái nghi ngờ của Thu, Hiền chậm rãi nói:
- Không có đâu bà ơi! thằng Rồng nó qua nhà tui chơi hoài, nhà Rồng
nghèo nên ba má tui cũng hay giúp đỡ, có lẽ vì thế nên Rồng mến thôi chứ
làm gì có chuyện như bà nói .
Thu cố vớt vát:
- Mấy nhỏ lớp bên nó đồn rùm, tin không tùy bà nghe, thôi vào lớp đến giờ rồi kia.
***
Lần nọ nhân mấy ngày lễ không phải lên lớp, nhận lời mời của ba mẹ
Hiền thầy Đặng ghé thăm nhà, cũng có ý dò xét để tìm ý trung nhân cho
Hiền nên ông Bà Sáu tổ chức bữa tiệc mời bạn bè thân hữu đến tham dự,
thầy Đặng được xem là một trong những nhân vật mằm trong cái lựa chọn
trên, anh chàng Hải quân cũng có mặt, Bình đến dự với bộ quân phục màu
hoa biển với lon trung úy trên cầu vai áo, Bình thật sự nỗi trội trong
đám khách đến dự tiệc.
Trong suốt buổi tiệc, bà Sáu thì lúc nào cũng muốn Hiền quan tâm
đến thầy Đặng, vì bà quan niệm có được thằng rể làm thầy giáo thì rạng
rỡ cho gia đình thật nhiều, trái lại ông Sáu thì muốn Hiền gá nghĩa với
Bình, dù muốn dù không có thằng rể sỹ quan thì còn gì oai bằng, lâu lâu
kêu con rể lấy xe Jeep về chở cả nhà ra thị xã giật le với mọi người thì
không phải ai muốn cũng được, chỉ tội cho Hiền nàng vẫn ngây thơ trong
trắng, chưa nghĩ nhiều về cuộc sống lứa đôi nên này còn phân vân giữa
hai làn nước...
***
Từ lúc dự tiệc nhà Hiền cho đến nay, thầy Đặng lúc nào cũng đăm
chiêu, trong lòng thầy ngổn ngang trăm mối tơ vò, cứ dằn vặt chuyện tình
cảm với cô học trò dễ thương kia, tuy thầy muốn ngỏ lời trong một vài
lần rất thuận lợi, nhưng mang nặng trong lòng cái đạo đức của nghề
nghiệp, thầy quan niệm nếu mình ngỏ lời yêu Hiền thì mặc cảm tội lỗi vì
từ xa xưa, xã hội khó chấp nhận tình yêu giữa người thầy một người đưa
đò chuyên chở lủ học trò qua dòng sông tri thức với học trò của mình,
đôi lúc thầy cũng định đánh liều bất chấp lời ong tiếng ve, bất chấp xã
hội khắc khe lên án, thầy sẽ làm theo điều mà con tim mách bảo, nhưng
bao lần trôi qua vì lý trí vẫn lấn át khiến con tim thầy đành lỗi nhịp
đập.
Riêng Hiền thì cũng có rất nhiều cảm tình dành cho thầy Đặng, nhưng
thân phận phái yếu chẳng lẽ Hiền lại mở lời với thầy, không khéo lại
mang tiếng "Trâu đi tìm cột", trong thâm tâm Hiền cũng chờ đợi sẽ có một
ngày thầy sẽ nhận ra tình cảm của mình và nàng sẽ nhận được tình thư
ngỏ ý...
***
Đất nước ngày càng tràn lan cơn binh lửa, rồi thì chiến tranh cũng
lụi tàn, vì hoàn cảnh Hiền đã cùng chàng Hải quân "dong thuyền ra biển
lớn" và hai người đã thực sự kết duyên tơ tóc sống hạnh phúc bên kia bờ
đại dương.
Nơi quê nhà, chiều chiều thầy Đặng thẩn thờ ngồi trên bờ biển vắng,
nhìn những con sóng vỗ bờ liên tục, nhìn những con dã tràng cố se những
viên cát tròn trên bờ biển, chưa xây được xong lâu đài thì đã bị sóng
biển kia xóa nhòa, bất chợt thầy thấy mình như lủ dã tràng kia bao lâu
nay cố xây lâu đài trên cát mà chẳng hề hay...
Đang bồi hồi nhớ lại hình bóng của Hiền, bổng bên tai thầy Đặng nghe tiếng gọi:
- Thầy ơi! Thầy về Sài gòn rồi chắc ở đây tụi em sẽ nhớ thầy, và chắc tụi em khóc nhiều lắm thầy ơi.
Giật mình thầy Đặng ngoái nhìn lại phía sau lưng, hai cô học trò
Thu và Phượng với gương mặt thật buồn vừa bước đến, hai cô nàng ngồi
cạnh thầy rồi lên tiếng an ủi tiếp:
- Tụi em biết thầy thương con Hiền nhiều lắm, nó đi lâu rồi mà thầy
vẫn còn nhớ. Thầy cứ ở lại biết đâu gặp người khác yêu thầy hơn thì sao.
- Cảm ơn hai em, thầy dứt khoát rồi, sáng mai thầy đi sớm, hai em ở
lại cố gắng học hành, gia đình gặp nhiều hạnh phúc, có duyên thầy trò
mình sẽ gặp lại.
Bất chợt cơn mưa tự dưng ập đến, dường như trời cũng buồn cho buổi chia tay này.
***
Phi cơ đáp xuống phi trường Tân sơn nhất, ra khỏi phi trường Hiền
như thấy mình sống lại những ngày xưa, nàng về ngay quê nhà trong đêm.
Sau vài tuần thăm mồ mả ông cha, thăm lại bạn bè xưa cũ, ai cũng
mái tóc hoa râm, ăn uống, mừng mừng tủi tủi cho ngày gặp nhau, nhưng vui
nhất là Hiền, Phượng, và Thu đã sống lại cái thuở hồn nhiên như thời
con gái...
***
Tiếp thầy đặng và một vài bạn bè anh em, Hiền thật vui khi hội ngộ
với thầy Đặng, biết thầy có được gia đình yên ấm Hiền rất mừng, trong
lúc trà dư hậu tửu nhắc lại chuyện xưa ai nấy cũng bùi ngùi, riêng tôi
khi biết được câu chuyện tình thầm kín của hai thầy trò ngày xưa tôi bèn
hỏi:
- Hồi xưa Hiền biết thầy Đặng thầm yêu mình không?
Hiền cười rồi nói:
- Biết chứ anh, trông cho ổng lên tiếng mà chờ hoài không thấy, hahaha.
Tôi quay qua hỏi thầy Đặng:
- Sao ngày xưa thầy không chịu mở lời.
Thầy nói:
- Con Hiền này hồi xưa cũng nói bóng nói gió với tui dữ lắm, tui biết
hết trơn chứ, nhưng nghĩ lại Thầy mà nói tiếng yêu trò thì khó coi quá
nên thôi.
Tự dưng có sự trùng hợp, nhà hàng mở bản nhạc "Yêu một mình" có đoạn:
" Ngày xưa tiếc sao mình không ngỏ,
Để rồi chiều nay mình đâu thấy cô đơn, ván kia bây giờ đóng thuyền rồi.
Còn gì đâu nữa, thôi đành hẹn trong mơ..."
Nghe xong bản nhạc tôi hỏi vặn thầy Đặng một câu:
- Nếu cho thời gian trở lại thì thầy có lên tiếng nói Yêu Hiền không?
Với cái nghẹn ngào thật lòng thầy nói:
-Tôi nghĩ mình quyết định như vậy là vừa hợp tình vừa hợp lý, nên sẽ
không có lựa chọn nào khác cho dù thời gian có quay trở lại.
***
Chia tay hai thầy trò trong buổi hội ngộ sau gần bốn mươi mốt năm,
tôi thật sự xúc động và thương cảm cho "Tình thầy trò" này, tôi xin chúc
mối tình này giữa thầy và trò được mãi mãi trường tồn với thời gian .
Hai Hùng SG
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Nov/2020 lúc 9:09am
http://lyhuong-rachgia.blogspot.com/2020/11/oc-lai-bai-tho-thay-toi-nhan-ngay-nha.html - Đọc Lại Bài Thơ "Thầy Tôi "nhân ngày Nhà giáo 20 Tháng 11
Một đời tích nghĩa nhân Thầy đóng đò đưa người qua sông Chữ.
Kẻ thất học đi qua sau một năm cầm rìu chặt đò làm đôi thầy ngậm ngùi đóng con đò mới.
Kẻ tiểu nhân đi qua sau mười năm vung búa chặt đò làm ba thầy dằn lòng đóng con đò mới.
Người tâm phúc đi qua sau ba mươi năm trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh.
Tôi về tìm thầy có người bảo lên sông Ngân mà hỏi, có người bảo thầy vẫn chèo đò đưa thiên hạ qua sông những mảnh vỡ lặng câm găm trong ngực. Sông Chữ ngầu ngầu khóc - Thầy ơi...
Nguyễn Thúy Quỳnh
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Nov/2020 lúc 8:56am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/Nov/2020 lúc 9:37am
http://lyhuong-rachgia.blogspot.com/2020/11/truong-xua.html - Trường Xưa
Thưa thầy! ngàn dặm xa con bay qua biển bắc tay con nắm chặt chiếc khăn tay nước mắt con rơi dài theo biển Thái Bình ơi! biển mãi chẳng êm đâu! Thưa thầy! cho con vào lớp cũ ngồi lại chiếc bàn xưa Này em yêu! em gái! em là tôi của thời thơ dại thuở áo dài tóc xỏa chấm bờ vai thuở thơ tình dấu hoài trong vở tím tình yêu tím cả giấc mơ phai thuở đại lộ Hòa Bình từng đêm nghe pháo giặc sáng vào lớp bạn kế bên không về được nữa xe trúng mìn hòm gổ nến lung linh chị đã tiển người yêu ra mặt trận đêm phập phồng chờ rạng sáng bình minh! chị đã sống những ngày căm giận tuổi dậy thì cháy rụi lửa chiến tranh chị vẫn còn cơ may mà sống sót cả triệu người mãi mãi đã ra đi Rồi đất nước gom về một mối để làm cuộc phân ly xẻ đàn tan nghé
Này em yêu! em nhé! đông dẫu dài nhưng xuân đà đến ngỏ em sẽ có những điều em muốn có cơm áo tự do! nhưng có một điều rất khó tuổi học trò theo gió sẽ bay đi. đoàn xuân thu
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 02/May/2021 lúc 5:57am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Nov/2021 lúc 1:25pm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 19/Nov/2021 lúc 1:59pm
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 10/Jan/2022 lúc 9:19am
Mang ơn phấn trắng bảng đen
Ngày
xưa, một anh học trò thấy một đàn kiến sắp bị dòng nước lũ cuốn đi,
động lòng từ tâm bẻ một cành cây làm cầu cho đoàn kiến di chuyển. Kỳ thi
Hương, bài làm của anh có một chữ thiếu nét. Theo trường qui đáng lẽ
anh bị đánh rớt. Nhưng ông chánh chủ khảo không thấy cái chữ thiếu nét
đó vì mấy con kiến đã bám chặt vào, cái nét chữ thiếu đã được màu kiến
đen lấp đầy để trả ơn cứu mạng của anh học trò từ tâm. Nhắc
lại câu chuyện kể trên không phải là để vinh danh mấy con kiến, mùa này
là mùa của những con kiến đen bu đầy nhà cửa, tưởng chỉ có kiến vàng
cắn mới đau thôi chứ! Ai dè kiến đen cắn cũng đau ra phết, ấy thế mà tôi
không nỡ giết một con nào, không phải để mong chúng lấp đầy cái “chữ
thiếu” của mình, đơn giản chỉ là vì không muốn sát sinh, dù đó chỉ là
một con kiến. Ít ra, khi nhìn thấy chúng làm phiền mình cũng nhắc tôi
nhớ đến câu chuyện kể trên. Có bao giờ quý vị nhớ đến cái bảng đen đầy
phấn trắng có lần đã rơi trên tóc thầy cô giáo của chúng ta? Tôi không
được may mắn như vậy vì học ở trường đời nhiều hơn trường lớp, và tôi
cũng học được lòng biết ơn các nhà mô phạm từ những câu chuyện nhỏ, như
câu chuyện của Fred Bauer kể sau đây: “Một
hôm, tôi nhận thức rằng dường như tôi ít khi bày tỏ lòng biết ơn đối
với những người thân sống quanh tôi, dành cho tôi nhiều điều ưu ái. Tất
nhiên là chúng ta không nên đợi đến những ngày lễ lộc, kỷ niệm… để nói
lời cảm ơn đối với những người thân mà mình đã từng mang ơn. Giá như tôi
học được điều gì đó về nghệ thuật cám ơn thì đó chính là: Hãy cám ơn
ngay tức thì. Nói lên lời cám ơn không chỉ làm rạng rỡ, làm mát lòng ân
nhân mà còn thể hiện tính văn minh lịch sự của người thọ ơn. Nếu bạn cảm
thấy bị hắt hủi, xua đuổi, bạn đừng vội bi quan, yếm thế mà hãy ra tay
cứu vớt người khác. Rất có thể đó là phương thuốc giúp bạn tìm lại niềm
lạc quan, yêu đời. Trước
khi trở thành nhà văn nổi tiếng, A.J. Cronin từng là một bác sĩ. Hồi
ấy, có nhiều bệnh nhân đến yêu cầu Cronin điều trị cho họ chứng bệnh lo
âu, hồi hộp, sợ sệt, mất niềm tin và luôn nghi ngờ. Cronin ghi cho họ
toa thuốc thật lạ thường: “Toa thuốc cám ơn” rồi căn dặn bệnh nhân:
"Trong vòng sáu tuần, quí vị phải nói lời cám ơn mỗi khi nhận được sự
giúp đỡ của bất cứ ai dù đó chỉ là việc mọn. Và để tỏ ra rằng lời cám ơn
kia xuất phát từ tấm lòng thành, quí vị hãy mỉm cười với ân nhân khi
thốt lên hai tiếng CÁM ƠN." Sau 6 tuần điều trị, hầu hết bệnh nhân của
Cronin đều cảm thấy thuyên giảm rõ rệt. Trong nhiều trường hợp, chúng ta
không thể bày tỏ ngay lòng biết ơn của mình. Nếu rơi vào tình cảnh ấy,
bạn không nên lần lữa và giữ im lặng mãi mà hãy mạnh dạn cám ơn ân nhân
ngay khi gặp lại họ sau đó. Vừa
mới đây, tôi có dịp về thăm lại quê nhà trong một thời gian ngắn. Trong
khi tôi đếm bước dọc theo đường làng quen thuộc, kỷ niệm thời thơ ấu
bỗng ùn kéo đến lấp đầy dòng suy nghĩ của tôi. Trên đường, tôi gặp lại
cô giáo Violet Bible. Cô đã gợi trong tôi thời tôi còn mài đũng quần
trên ghế trường trung học. Năm ấy, tôi ngồi lớp chín. Tôi mê chơi thể
thao hơn là chú tâm vào việc học. Hậu quả là tôi bị tụt hậu môn tiếng La
Tin. Khi phát giác ra môn yếu kém của tôi, cô giáo Bible nói: "Ồ, học
tiếng La Tinh có khó khăn gì đâu, rất thú vị nữa là đằng khác. Sau bữa
cơm chiều nay, em sang nhà cô, cô sẽ chứng minh cho em điều đó". Trong
nhiều tuần lễ kế tiếp, cô dạy kèm tôi học tiếng La Tin cho đến khi tôi
theo kịp chúng bạn. Năm ấy tôi tròn 14 tuổi. Lần đầu tiên trong đời, tôi
nhận ra rằng cô giáo Violet Bible khả kính, vừa tích cực giảng dạy ở
trường vừa làm tròn nhiệm vụ trong gia đình, lại còn dành riêng mỗi ngày
một giờ để dạy kèm tôi học tiếng La Tin. Sự cố gắng giúp đỡ tôi của cô
Bible lúc ấy, tôi xem như là chuyện hoàn toàn bình thường. Nhưng giờ
đây, khi gặp lại cô, tôi bỗng nhận thức một cách sâu sắc rằng cố gắng
của cô dành riêng để dạy tôi học tiếng La Tin trước đây quả là sự hy
sinh vô bờ bến mà hàng năm dài tôi hầu như quên lãng. Tôi chạy đến ôm
choàng lấy cô, giọng thổn thức: "Những điều mà cô dành cho em trước đây
đã vượt xa nhiệm vụ bình thường của một cô giáo. Xin cô nhận lòng biết
ơn chân thành của người học trò cũ, dù cho lời cám ơn được thốt lên muộn
màng.” Cô đáp lời tôi bằng nụ cười ấm áp, mãn nguyện và đôi mắt rạng rỡ
niềm tin”. Ở
VN ba mươi năm nay có một trùng hợp là tháng 11 cũng có một ngày dành
để vinh danh các nhà giáo, một sinh viên sư phạm kể lại những “buồn
nhiều hơn vui” trong đời dạy học của mẹ mình: “Tôi còn nhớ rất rõ lúc
tôi ngồi trầm ngâm trước lá đơn xin thi vào trường đại học, cách đây ba
năm. Mẹ tôi (một nhà giáo tóc đã bạc, gần ba mươi năm trong nghề) đứng
cạnh tôi, nói nhỏ nhẹ: "Con ạ, dẫu sao nghề giáo vẫn là một nghề cao
quí". Mẹ tôi nói hai chữ "cao quí" thật nhỏ và mắt mẹ rưng rưng. Tôi
thấu hiểu ước muốn của mẹ tôi. Không cần đắn đo, tôi ghi vào lá đơn:
Trường Đại Học Sư Phạm. Tất nhiên trong chọn lựa cũng có phần của tôi. Nhà
tôi ở trong một con hẻm sâu. Có đêm, gần chín giờ, một người đàn ông
tóc muối tiêu dắt chiếc xe đạp vào hẻm và hỏi tìm nhà cô giáo Hạnh. Khi
mẹ tôi mở cửa, người đàn ông cúi hẳn người xuống, rụt rè: "Thưa cô, cô
còn nhớ em không, em là Huân đây mà...". Mẹ tôi ngờ ngợ, có lẽ không nhớ
ra. Khi vào nhà nói chuyện, chú Huân kể lại: "Hồi em học đệ tứ (lớp 9),
ngồi đầu bàn, để chân ra ngoài. Cô đi lên đi xuống giảng bài say sưa,
đụng phải chân em, cô vấp té, đầu va vào bàn... Cô nhớ không? Hồi đó, sợ
quá em không nói được một lời xin lỗi với cô. Vậy mà em ân hận mãi. Hơn
25 năm rồi, cô ạ...". Ở ngoài Trung chú Huân chạy xe ôm, có dịp vào
thành phố chú quyết tìm cho được người thầy cũ là mẹ tôi. Để thăm và nói
một lời... xin lỗi. Khi trao những chiếc bánh nổ của quê hương miền
Trung cho mẹ tôi, chú Huân bùi ngùi nói: "Có chút quà của miền Trung...
để cô nhớ đến tụi em". Đêm đó là một trong những đêm vui của mẹ tôi. Có
một lần mẹ tôi bị bệnh nằm ở bệnh viện Gia Định, một bác sĩ khoảng 40
tuổi cứ ở bên mẹ tôi. Khi mẹ xuất viện, mỗi đêm người bác sĩ ấy lại lội
vào con hẻm đến nhà theo dõi sức khỏe cho mẹ tôi. Đó là một học trò cũ
của mẹ. Anh ấy cứ nhắc đi nhắc lại: "Không có cô, đời em chưa biết ra
sao...". Anh ấy kể: hồi học cấp III, gia đình quá khó khăn, đã nhiều lần
anh quyết định nghỉ học, nhưng mẹ tôi đã đến, giúp đỡ, động viên và anh
lại tiếp tục đi học... Thỉnh thoảng mẹ tôi nhận được những lá thư,
những thiệp chúc tết, thiệp báo hỉ... từ phương xa gửi đến. Tất cả đều
ghi những lời trân trọng, ân tình. Mẹ tôi dành riêng một ngăn tủ gìn giữ
tất cả và thỉnh thoảng mẹ tôi lại giở ra xem, và tôi thấy bà mỉm cười
hạnh phúc. Nhưng
đời dạy học của mẹ tôi cũng có quá nhiều những đắng cay, thậm chí tủi
nhục. Có một lần đi dạy về, vừa bước vào cửa mẹ ôm mặt òa khóc. Tôi hỏi
mãi, mẹ mới chịu kể: "Mẹ đang dạy trong lớp thì một người sang trọng đến
hành lang, gật đầu ra hiệu muốn gặp mẹ. Mẹ bước ra, người ấy trao cho
mẹ một xấp vải và chiếc phong bì, nói: "Xin cô cho cháu nó vào học lại".
Mẹ từ tốn trả lời: "Trường hợp cháu đã quá nhiều lần vi phạm kỷ luật,
ban giám hiệu đã quyết định cho nghỉ học. Có gì xin ông gặp ban giám
hiệu". Người ấy cứ dúi quà vào tay: "Cô nhận đi, không sao đâu, miễn là
lo được cho cháu". Mẹ nghiêm giọng: "Xin lỗi, tôi không lo được, ông cứ
mang lên ban giám hiệu". Người ấy bỏ đi, nói một câu: "Rách mà làm
phách"! Mà đúng vậy, mẹ càng đeo đuổi nghề, càng ngày càng rách thật.
Rách đến mức hồi tôi còn nhỏ, mẹ đã từng phải cắt chiếc áo dài cưới của
mẹ để may cho tôi một chiếc áo mới, để tôi đến trường ngày khai giảng...
Lần ấy mẹ tôi xót nhưng không đau. Lần này đau vì có người xúc phạm bà. Lần
khác, một phụ huynh tổ chức đám cưới cho con ở một nhà hàng sang trọng
đã mời mẹ tôi. Xung quanh những khách khứa hào nhoáng, mẹ tôi trao chiếc
phong bì mừng đám. Vị phụ huynh ấy đẩy tay mẹ tôi từ chối và nói một
câu tự nhiên: "Tiền bạc đâu mà cô mừng cho cháu. Mời cô cốt là để cô bồi
dưỡng". Mẹ tôi tái mặt, xấu hổ đến chín người và mẹ đã tìm cách ra về.
Đến nhà, vào buồng, mẹ kéo chiếc chăn đắp lên ngực, mắt mở lớn nhìn lên
trần nhà, và nước mắt cứ trào ra... Tôi
không nhớ hết được bao nhiêu lần mẹ tôi đã khóc như vậy. Cứ sau mỗi lần
ấy, mẹ lại kéo chiếc hộc tủ có nhiều kỷ niệm đẹp của đời dạy học của
mình ra và mẹ im lặng đọc từng lá thư, ngắm từng chiếc thiệp. Hình như
lòng mẹ thanh thản trở lại. Nhưng cuộc sống cứ không để yên cho lòng mẹ
thanh thản. Lại đắng cay, nhức nhối. Vậy mà mẹ vẫn muốn tôi trở thành cô
giáo. Một năm nữa tôi sẽ ra trường, sẽ đứng lớp. "Dẫu sao - mẹ nói - đó
vẫn là một nghề có ích nhất cho đời. Người thầy, với tấm lòng của mình,
luôn để lại những dấu ấn đẹp cho mỗi cuộc đời...".”
Sống
mà không biết yêu thương, ơn nghĩa, thì “Sanh Bất Nhược Tử” (Sống mà
như chết), chết mà còn để lại cho đời những tấm gương sáng thì “Tử Bất
Nhược Sanh” (Chết mà như sống). Vậy người ta tri ân những nhà triệu phú
hay tri ân những nhà giáo nghèo? Hỏi tức là đã trả lời, nhà triệu phú
cũng sẽ được tri ân như vậy nếu như họ biết làm việc từ thiện mà không
khoe khoang cho mọi người biết. Riêng tôi, cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì
còn được nói hai tiếng “Cám Ơn” chứ không phải là “Rất Tiếc”. Cám ơn
con kiến củ khoai, cám ơn quê cha đất mẹ và cám ơn phấn trắng bảng đen…
Ngô Tịnh Yên
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 27/Nov/2022 lúc 8:35am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2022/11/nha-giao-ai-cho-toi-luong-thien-thai-hao.html - Nhà Giáo: Ai Cho Tôi Lương Thiện
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhY46265xLu7eTfW69Z83Oi3zvgYg9ONVCME6S1lq1WteQDqz-ALHrrx0bupCVmySCMye2qW6s_P8Ivs-A9LNc8NBKUf18KwD7mTMuH8jxqJQFh_HiNOc2XFmtOVblBvkwxFywWzKZ_N1Vb0yseGlvT4h5pA42h-h_Svgssa6yTE76b6ecwJ-15GyG7oQ/s640/c%C3%B4%20gia%CC%81o.png">
Tôi
chính thức bước chân vào nghề giáo từ năm 2013, đến năm 2020 thì bước ra, có lẽ
là mãi mãi, trong khoảng thời gian ấy có bị gián đoạn vài lần, vì bỏ việc.
Nhưng ở đây, tôi không muốn nói về câu chuyện của mình, mà là chuyện của những
đồng nghiệp tôi.
Đi dạy được vài năm, trường thiếu giáo viên, đúng hơn là thiếu giáo viên giỏi,
vì đó là trường chuyên. Tôi lục lại trong trí nhớ và hỏi han tìm kiếm. Cuối
cùng cũng tìm lại được một người bạn vong niên học trước tôi mấy khóa, thông
minh, giỏi giang. Lúc ấy, anh đang dạy tại thành phố Biên Hòa, đã vợ con và có
cuộc sống yên ổn như bao người. Tôi dùng biết bao nhiêu lý lẽ về việc cùng nhau
“làm một cái gì đó” cho thế hệ trẻ, cuối cùng anh đồng ý, bỏ thành phố mang
theo vợ con lên vùng thị xã miền cao để cùng nhau thực hiện một “cuộc cách
mạng”.
Hơn 1 năm sau, tôi bỏ việc trước, anh bỏ sau. Lại dắt díu vợ con trở lại Biên
Hòa.
Tôi ở nhà 2 năm thì hiệu trưởng cũ gọi, nói “Mày quay lại giúp tao một chuyến”.
Tôi ra điều kiện, rằng tôi phải được tự chủ về chuyên môn cho cả tổ và phải
được quyền tuyển người. Đồng ý. Thế là lại hăm hở, lập kế hoạch đổi mới, xây
dựng chương trình, thay đổi phương pháp... Lúc đó chương trình 2018 cũng sắp
được ban hành...
Tôi tìm được một người bạn học khác, một kẻ say mê văn chương và nghiêm cẩn
trong công việc. Ông thầy giáo này cũng từng đi dạy và đã bỏ dạy, hiện đang đi
làm một công việc chẳng liên quan gì. Nghe lời ngon ngọt của tôi, anh ấy khăn
gói từ thành phố lên. Nhưng giáo viên vẫn còn thiếu, vì dường như năm nào cũng
có người bỏ việc, tôi liên hệ khắp nơi, cuối cùng cầu cứu thầy tôi, hiện là
trưởng khoa của một đại học lớn. Thầy nói có 2 bạn này, tốt lắm. Hai thầy giáo
tương lai ấy từ Huế lên đường vào Nam. Ngay sau ngày đầu tiên vào trường, một
người đã không bao giờ quay lại nữa. Bạn ấy nói, “Có lẽ em không hợp”. May là
một người đã ở lại cùng chúng tôi, với thư viện sách của cậu ấy.
Mấy ngày trước, ngồi lướt FaceBook thấy người bạn “say mê văn chương" kia
đăng hình đang ở sân bay, nơi đến là Nhật Bản. Đi xuất khẩu lao động. Còn cậu
giáo viên trẻ từ Huế vào thì cũng đã xuống Sài Gòn 2 năm rồi, từ giã nghề giáo,
cũng có lẽ là vĩnh viễn.
Hai hôm trước tôi gặp lại người bạn vong niên, người đầu tiên đã bỏ việc ở Biên
Hòa đến với chúng tôi. Anh nói, hết năm nay anh nghỉ, kiên trì đến bây giờ là
quá đáng lắm rồi. Hết năm mới nghỉ được vì đã trót hứa với ông giám đốc. Mình
đã làm một công việc vô nghĩa quá lâu, chỉ nhồi nhét để thi. Thương học trò lắm
nhưng trong cái hệ thống vận hành kiểu này của giáo dục thì không còn lựa chọn nào
khác. Không thay đổi được nó thì đành phải dứt mình ra thôi. Tôi hỏi anh, vậy
anh làm gì để sống; anh bảo làm gì chẳng được, có khi còn dễ sống hơn là đi
dạy.
Vậy là những người đồng nghiệp mà tôi “cầu hiền”, đến nay tất cả đã rời bỏ giáo
dục. Không ai còn có ý quay lại con đường ấy. Họ nói với tôi rằng, lên lớp là
thợ dạy, ở trường là culi; vừa bị người ta coi thường, vừa kiếm cơm một cách
cay đắng.
Họ là những người hiếm hoi còn đọc sách trong những giáo viên mà tôi biết, và
còn có tủ sách. Họ yêu nghề, yêu văn chương. Là thầy cô giáo nhưng họ làm thơ,
viết truyện đăng báo, xuất bản sách; họ suy tư và trăn trở, họ đau nhức với
nghề nghiệp. Và chính họ lại là những người rời khỏi giáo dục sớm nhất.
Tôi phải đứng nhìn những người đồng nghiệp giỏi giang và có nhân cách lần lượt
ra đi. Mà không chỉ bạn tôi, lâu lâu lại nghe tin một người mà mình từng biết
và tôn trọng nghỉ việc. Tôi tự hỏi, giáo dục sẽ còn ai, ai ở lại với trẻ em?
Nhiều năm nay vẫn đều đặn nghe các vị lãnh đạo nói về việc “ưu tiên dạy người”.
Tôi lại tự hỏi, ai dạy, dạy bằng cách nào khi mà chính họ, những thầy cô giáo,
còn chưa được đứng đường hoàng để mà làm người. Giáo viên phải ngoan ngoãn im
lặng, có ai đó trung thực thẳn thắn thì bị hành cho ra bã, có khi còn công khai
cho “tinh giản biên chế”. Muốn yên thân thì phải hèn đi, phải giả câm giả điếc,
phải giả lả mà cười cười nói nói.
Chỉ trong năm 2022 đã có 16000 giáo viên bỏ việc. Sự mất giá của nghề giáo
không phải chỉ là chuyện lương, mà là lương thiện, “ai cho tôi lương thiện”. Nếu
không có một cuộc cải tổ về bộ máy trong hệ thống giáo dục, không có công đoàn
độc lập để bảo vệ nhà giáo, không phân chia lại quyền lực trong nhà trường để
cân bằng, thì mọi lời hay ý đẹp chỉ là khẩu hiệu. Và giáo dục, theo thời gian,
cứ phải sa mạc hóa dần đi, không thể cưỡng lại được.
FbThái Hạo
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 03/Dec/2022 lúc 10:56am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 27/Feb/2023 lúc 12:40pm
LỜI TRẦN TÌNH CỦA NGƯỜI THẦY CŨKhông chờ mà bỗng dưng thầy trò gặp lại... CAO VI KHANH http://www.caovikhanh.com/pdf/loi-tran-tinh-cua-nguoi-thay-cu.pdf - <<<<<<
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 29/Sep/2023 lúc 8:27am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2023/09/co-con-nho-em-khong-nguyen-hanh-htd.html - Cô Còn Nhớ Em Không?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjllOeHo7Wv9FUcDr0FrnKjgO1L4svqIvroViRRnZ7aaJzgLRRL3kQ2-6w17jRDw-QX2B0RpwNivRnlQNI_BKZxc6ppx0mlX6x70hF9vT7nz_vigWxGwuFJPkrvGCbMGHYdUOir_j9mRF40FUjMrUP_T47et5UPQ35CiRWX9Pq4PBPQk1hGsAOyzPl8gvMG/s299/download.jpg">
Học sinh thường nghĩ,
thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn… Cho
nên mỗi lần tôi gặp lại một em học sinh không có gì nổi bật ngày xưa, mà tôi
còn nhớ tên thì em học sinh rất vui…
Sau khi
cuộc chiến lan tràn trên quê hương chấm dứt, thầy trò phân tán, tôi đi cùng Nam
cực Bắc. Nhưng tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng
nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho
những người đang phập phồng chờ được gọi tên sau câu mở đầu công thức: “Cô còn
nhớ em không?”. Những người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương – xa trường,
xa thầy…, bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ
niệm một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao!
Kẻ gieo
niềm vui tất nhiên cũng được hưởng những niềm vui. Có lần, giữa khu phố Tàu
Toronto (Canada), tôi gọi đúng tên một em học sinh cũ. Em mừng rỡ ôm tôi tha
thiết, rồi níu tay nói “Cô chờ em một tí”. Em vụt chạy vào một tiệm gần đó, mua
một bông hồng đỏ, cài lên ngực áo tôi. Những cái hôn cảm động và đóa hồng như
thế, tôi mang về trong giấc ngủ, tôi mang theo suốt cuộc đời. Nó là hương sắc đậm
đà trong cuộc sống đơn giản của một nhà giáo.
Tôi luôn
cố học tên, nhớ mặt học sinh. Mỗi đầu năm học, tôi học kỹ bản đồ lớp, sáu bảy lớp
với hơn 300 học sinh, tôi phải học thật sự. May mà tên con gái Huế đa số bốn chữ,
âm thanh hài hòa, lắm lúc một dãy tên trở thành một đoạn nghe êm tai mà cũng dễ
thuộc. Mặt đẹp tên hay thường đi đôi với nhau, mặt mày chất phác thường mang
tên giản dị, còn những em mang tên ngồ ngộ không theo quy luật nào cả lại càng
dễ nhớ. Một năm 300 tên, 300 mặt, nhớ cho hết cũng đủ xây xẩm rồi. Đò đi mà bến
cũ còn ở lại, năm sau lại 300 tên khác và 300 tên khác nữa…Thật gay go vô cùng.
Gặp
lại học sinh với những nụ cười rạng rỡ trên môi, với bông hồng cài áo
chỉ có trước năm 75 hoặc trên xứ người. Sau 30.4.75, trên các nẻo đường
bôn ba ở miền Nam, tôi vẫn hay được gặp lại các học sinh thân yêu với
lời chào quen thuộc „Cô còn nhớ em không?“ nhưng là ở những cảnh ngộ
khác nhau rất xa ngoài phạm vi phấn trắng bảng đen. Hầu như tất cả cảnh
ngộ đó đều gian khổ rất đau lòng, không có hộ khẩu, con cái của những
gia đình thuộc chế độ cũ… Đó là những mảnh đời rách nát! Những cảnh đời
của học sinh tôi như vậy, tôi đã gặp nhan nhản trong suốt thời gian tôi
còn bị kẹt lại ở quê nhà… Một
cảnh ngộ khác, tôi không bao giờ quên được khi tôi gặp Hạnh Mai trên
một chuyến xe lửa Sàigòn – Huế. Thầy trò đều tất tả ngược xuôi vì miếng
cơm manh áo, nước mắt nhiều hơn nụ cười với những tủi nhục của cảnh đời
khốn khó lầm than! Con tàu đông nhung nhúc, hôi hám đến ghê tởm. Tôi
ngồi chỉ được nửa bàn mông, đôi chân phải chuồi ra kê đỡ trên bao nhiêu
đồ đạc bừa bãi chen chúc với chân cẳng người khác. Chắc chắn lại thấy có
những con người khom khom lách tới, lẹ làng chui nhét chen chúc dưới
ghế ngồi, những gói, những bao hàng không lớn lắm nhưng nặng nề. Một lúc
sau lại thấy họ rật rật chạy tới lôi ra đem nhét vào những khoang khác.
Đó là mấy bà đi buôn, họ đi tàu „cọp“. Gọi là cọp nhưng họ phải chi
tiền cho ban kiểm tra, cho thuế vụ, cho thanh tra thanh trẻ. Giá tiền
nhiều gấp bao nhiêu lần giá vé! Đến những ga nào có đoàn kiểm tra đột
xuất, họ phải nhảy đỡ xuống rồi chạy bộ ra khỏi ga. Đoàn tàu chuyển bánh
ra khỏi vòng kiểm soát của ga, tốc độ còn chậm, họ lại bám vào thánh
tàu, nhảy lên rớt xuống, lại chạy theo, lại nhảy, người trên đưa tay kéo
kẻ dưới, toàn là phụ nữ. Lòng tôi se thắt khi nhìn những con người như
thế đeo lên rớt xuống mấy lần, lăn trên hai đường đá lởm chởm, lại ngoi
lên, lại níu, lại nhảy. Cuối cùng rồi họ cũng lên được con tàu để sống
chết với tài sản của họ. Tôi đang thẩn thờ suy nghĩ đến giá trị sinh
mạng của những kẻ chung quanh tôi bấy giờ vẫn bô bô là „vốn quý của xã
hội“, quên cả bực dọc vì chật chội, hôi hám như cảm giác lúc mới lên
tàu, thì bỗng một người ngồi thụp xuống bên chân tôi, muốn tìm chỗ để
rúc cái đầu xuống bên dưới ghế hầu tránh công an, thuế vụ nhưng nghẹt
cứng không còn chỗ, đành phải úp mặt trên đầu gối tôi, mặc cho những lằn
roi quất tới tấp trên chiếc nón lá xơ vành. Để cho nhẹ bớt đòn roi, chị
đi buôn ghì mặt xuống thấp hơn, thấp hơn nữa, sũng xuống giữa hai bắp
vế của tôi. Quá bất nhẫn trước hành động dã man của tên công an, tôi
phản ứng; tính bất khuất của một nhà giáo trổi dậy trong tôi, tôi mở mắt
lớn nhìn tên công an: – Anh làm gì lạ vậy? và đưa tay gạt ngọn roi của nó. Anh ta ngạc nhiên nhìn tôi: –
Thím lạ lắm hả?, cái bọn gian thương này phải đánh cho chúng nó chừa,
chúng nó chuyên bóp nghẹt quốc doanh, phá hoại chính sách ưu việt của
đảng và nhà nước ta…“. Con vẹt áo vàng tuông đủ một tràng kinh nhật tụng rồi đổi giọng: – Xin lỗi, thím công tác ở cơ quan nào? Tôi đáp liều: –
Tôi đi dạy học (thật tình tôi đã bỏ dạy từ năm 1979 dù Ban Giám Hiệu đã
yêu cầu tôi ở lại nhiều lần, vì môn Toán cấp 3 thiếu giáo viên). Nghe vậy, tên công an nói tiếp: –
Thím về nên giảng giải thêm cho học sinh rõ, báo cáo sâu sát tình hình
để nhà nước ta có biện pháp hữu hiệu tiêu diệt bọn chúng. Hắn
bỏ đi sau khi hừ một tiếng vào cái nón; còn tôi thì nín cười vì đã bịp
được hắn. Tên kia đi khuất, chị đi buôn mới trồi mặt lên nhìn tôi qua
nửa vành nón rách:
-„Cám
ơn bác“ và bẽ bàng giọng Huế: „Kệ, rứa đó chớ không răng mô bác. Hắn
giả đò quất trót trót cho to rứa, chứ không can chi mô. Cái nón của tụi
tui là dùng vô mục đích nớ đó. Làm bộ qua mặt người khác rứa, chớ „đấm
mõm“ thì yên hết. Trời
ơi! Vậy là „yên„ đó ư? Con người ta còn chịu khổ đau đến mức nào nữa?
Thảo nào mà bọn chúng không lạm dụng sức nhẫn nhục chịu đựng để làm khó
dễ dân chúng. Nhưng tôi chưa kịp buồn lâu về cách hành xử giữa người với
người, cũng chưa kịp suy tư theo thói quen nghề nghiệp về mấy từ „nhân
cách, nhân nghĩa, nhân vị…“ thì tôi bỗng giật thót mình. Chị đi buôn khi
ngớt lời, hất chiếc nón ra sau, nhìn kỹ lên một lần nữa. Bốn mặt nhìn
nhau, tôi như bị điện chạm bởi ánh mắt quen thuộc của một ngày xa xưa
hiện về giữa gương mặt tuy chai cằn sạm nắng che lấp một phần bởi tóc
tai lòa xòa không chải chuốt nhưng cái lúm đồng tiền có một bên vẫn nhắc
nhở cho tiềm thức tôi một thoáng vẻ rất quen thuộc. Phần
chị đi buôn, tự nhiên nụ cười vụt tắt, chị luống cuống quơ đôi dép nhựa
đã rách mép, tuông đi như tháo chạy với lời „Cám ơn bác“ ném lại sau
lưng.
Tôi vội
chụp tay kéo giựt lại “Hạnh Mai”! Hạnh Mai quay lại, đổ ào xuống chân tôi, úp mặt vào
đầu gối tôi và bùng khóc nức nở. Mọi
người trong khoang tàu nhìn chúng tôi ái ngại nhưng chỉ hỏi bằng mắt,
còn tôi nước mắt cũng đã rưng rưng! Tôi im lặng đặt tay lên vai em để
cho em khóc. Hồi lâu thật lâu, khi những nỗi tủi nhục đã vơi dần theo
nước mắt, Hạnh Mai mới ngước nhìn tôi đầy mặc cảm:
– Em
không ngờ cô còn nhớ ra em! Lâu quá rồi! Em già và tàn tạ quá! Cô thì không đổi
mấy nhưng vì lúc đầu ngồi thấp và đội nón nên em chưa thấy. Sau biết là cô, em
định chạy trốn luôn.
– Sao lại
trốn? Tôi hỏi:
– Em tủi
thân, không dám chào! Vả lại không nghĩ là cô còn nhận ra em nữa! Em đưa hai
bàn tay đen đủi gân guốc bụm lên hai má rồi thở dài…
Thầy trò
thủ thỉ hỏi thăm nhau. Mai tâm sự, em có bốn con, chồng đi tù cải tạo. Em đi
hàng chuyến, vào ra hết 4, 5 ngày, về tạt qua nhà để lại ít bobo, mì sợi cho
con, rồi lại tất tả đi tiếp cho chuyến khác. Hàng em buôn là đậu phụng, đậu
xanh, bột mì…, có khi buôn cả than củi. Để quên bớt nỗi ê chề đắng cay của thực
tại, tôi đưa Hạnh Mai trở về quá khứ. Vài kỷ niệm dễ thương dưới mái trường Đồng
Khánh được thầy trò nhắc đến, tạo được đôi chút ấm áp, vài ba nụ cười dù không trọn vẹn nhưng cũng đủ làm cho đường xa hóa gần.
Tàu đến
ga Lăng Cô. Đoàn đi buôn quăng bao hàng rồi nhảy ào xuống trước khi vào khu vực
kiểm soát của nhà ga. Hạnh Mai cũng thế. Tôi xót xa nhìn theo cô học trò nhỏ bé
nhảy tàu, lăn mấy vòng rồi đứng dậy chụp theo mấy bao hàng; xốc nách một bao và
xách hai tay hai bao, ngã lên ngã xuống qua hàng kẽm gai để vòng thoát ra phía
sau dãy nhà dân… Năm sau, báo chí loan tin xe lửa Huế-Sài Gòn bị lật ở Trảng
Bom, chết nhiều người, đa số là con buôn. Tôi kinh hoàng đau xót. Hạnh Mai có
trong đó không em? Mà nếu không có em thì cũng trăm ngàn Hạnh Mai khác, cũng vật thôi. Buổi tối, tôi ăn cơm độn với mì sợi được chế biến từ bột bo-bo, tôi cảm thấy sợi mì khô như gai và mặn như nước mắt!
*****
Tôi đã may mắn rời
quê hương để bao nỗi u hoài ở lại. Tưởng rằng nơi đất khách khó gặp được người
thân, ai ngờ tôi vẫn còn nghe những câu chào “Cô còn nhớ em không?”. Cô nhớ chứ.
Các em không thể ngờ rằng, trong ký ức cô, các em vẫn hằng có mặt. Những món
quà nho nhỏ, những nụ hôn, những đóa hồng… Cô nhớ mãi. Đó là những gì tôi mãi
quý trọng trong suốt cuộc đời nhà giáo của mình… Trong ngậm ngùi của thực tế giáo chức giữa xã hội đổi thay, tôi vẫn lưu giữ những gì tôi đã chọn và mãi mãi trân quý
Nguyên Hạnh
– HTD
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 14/Dec/2023 lúc 3:37pm
Đã bao mùa đi qua, không biết hàng phượng vĩ trước sân trường đối
diện với nhà nó mấy mùa trổ hoa làm đỏ rực cả vòm trời trước mặt mỗi khi
dàn đồng giao của các chú ve sầu trổi lên giai điệu vui tai cho cả dãy
phố.
Sau thống nhất 1975, tất cả học sinh trung học của tỉnh Quảng Ngãi đều
trở về quê nhà theo gia đình đã tản cư, đúng như ngữ nghĩa ‘ trở về mái
nhà xưa’ các học sinh ở phố phải lo thủ tục rút hồ sơ trường cũ và làm
hồ sơ nhập học cho trường mới quay về tại quê nhà, rất may là tất cả các
quận huyện của tỉnh Quảng Ngãi đều có cơ sở để dung chứa cho toàn bộ
học sinh mới quay về, cũng lắm người bỏ dỡ vì nhiều lý do, nhất là lý do
là con em những người làm việc cho chế độ Sài Gòn.
Hồi ấy … nếu không có thầy Viên chắc là nó cũng không tiếp tục học để đậu được tú tài.
Cái mừng của đại đa số người dân Việt là chấm dứt chiến tranh, bom đạn
không còn dày xéo trên thân thể mẹ Việt Nam, không còn tiếng đại bác hay
tiểu liên hằng đêm vọng về từ đâu đó, không còn cảnh hàng người lũ lượt
đùm túm kinh hoàng chạy loạn, nhưng cái buồn của một số con cái của
những người phục vụ cho chế độ trước những cản trở về học vấn, người ta
viện đủ lý do để làm khó những học sinh mà có cha mẹ hay người gần gủi
nhất trong gia đình làm việc cho chế độ trước, nhất là những người có
chức vụ, nó rơi vào hoàn cảnh nầy.
Các bạn biết không, ai có rơi vào tình cảnh ấy mới thực sự hiểu để sẻ
chia, một cậu học sinh ham học với hoài bảo nhỏ nhoi là trở thành một kỹ
sư, hay ông giáo dạy toán để dẫn dắt thệ hệ sau thành người hữu dụng
cho nhân quần và xã hội.
Nó thất vọng, mệt mỏi đến chán chường, dường như bầu trời và tất cả các
lý thuyết mang màu xám những ước mơ xưa đột ngột bị xô vào ngõ cụt,
không có lối dẫn ra cho nó.
Trên đường đi nó lững thững đạp chiếc xe đạp nặng nề như chở cả hàng tạ
trên ấy dường như đôi chân trai trẻ không đủ sức lực để đáp ứng cho cuộc
hành trình sắp tới, nó dừng lại dưới bóng mát tàn cây phượng ven đường
để dưỡng sức và suy tư với những muộn phiền hiện tại, bây giờ cây phượng
tàng lá xanh um còn sót lại mấy trái già như tiếc rẽ thời gian cố nấn
ná chưa chịu chia ly với thân, nó suy nghĩ vẫn vơ:
• Còn níu kéo làm gì hởi mấy trái phượng khô, đã đến nước nầy là hạnh
phúc lắm rồi hãy rụng rơi rồi tái sinh cho sự sống mới để trở thành cây
đứng nhìn ngắm đất trời tuần hoàn theo quy luật bất biến của dòng dịch
hóa vũ trụ.
Chợt một trái phượng rơi, nó nhặt lên và tách vỏ lấy hạt khô quăng đi
bốn hướng như truyền tải một thông điệp của tự nhiên tất cả rồi phải tái
sinh ở trạng thái khác, nhưng sẽ chẳng mất đâu cả.
Ồ, thầy Viên. Đúng rồi thầy chứ ai nữa, trông thầy có vẻ phong trần hơn
mặc dù thầy vẫn mặc áo quần bình thường như hồi thầy còn đứng trên bục
giảng vẫn áo quần thẳng nếp áo bỏ trong quần nịt da tề chỉnh, có khác
chăng là đôi dép cao su có quay hậu nịt kín đôi chân vẫn trắng , không
phải đôi giày với xi-ra bong loáng. Ngày ấy thầy đi dạy đế giày lúc nào
cũng có đỉa đi nghe lốp cốp, đến giờ dạy thầy từ phòng giáo sư xuống lớp
là bọn học sinh đã biết rõ là thầy tới vị trí nào , thầy rất nghiêm
nghị nhưng cũng thật vui. Khi sắp hết giờ dạy thầy thường kể chuyện hay
đọc bài thơ của tác giả nào thầy thích, vì vậy lớp chúng tôi rất thích
thầy Viên .
Nó lễ phép chào:
• Thưa thầy, thầy đi đâu vậy? Dừng xe đạp, thầy ôn tồn
• ừ, thầy đi thăm bạn đồng nghiệp cũ trên đường trở về nhà,
• Thầy vẫn ở phố hay phải hồi hương
• Không, thầy vẫn ở phố
• Trông thầy có cẻ phong trần quá, hết phong độ như thời còn đứng lớp, mà chỉ có mấy tháng thôi thầy hả
Thầy ngó xa xăm, lơ đãng, mắt u hoài như ẩn chứa một nổi ưu tư không thể giãi bày cùng cậu học trò cũ
• Mà em làm gì ở đây, còn tiếp tục sự học chứ, em?
• Dạ, thưa thầy em chán quá
• Vì sao vậy em?
• Khi hồi hương cả nhà em làm việc cho chính quyền cũ, Xã cùng nhà
trường mới gây khó khăn quá khi em chứng giấy tờ để tiếp tục học…, em
chưa biết phải làm gì, thâm tâm em vẫn muốn đi học thôi thầy à nhưng
không biết có được đi học nữa không, sao em thấy thất vọng quá thầy,
chắc là họ không cho chúng em học nữa rồi!
• Thầy nghe mà nhói cả lòng, tôi hiểu nổi lo của em, nhưng hãy làm mọi
cách để được học tập, với tuổi các em được hoc tập là điều hạnh phúc
nhất, thầy biết em là cậu học trò chăm, rất nổ lực trong học tập, thế
nên em hãy nổ lực thêm tí nữa, với kinh nghiệm của tôi trong thâm tâm
của các thầy cô ai cũng muốn các em học tập đến nơi đến chốn để phụng sự
cho bản thân, gia đình và xã hội, không ai muốn các em dỡ dan, chẳng
qua nhất thời chính sách phải làm như vậy thôi em à…
Tôi nhắc lại làm người, tuổi thanh xuân được học tập là tuyệt vời, chỉ
còn một năm chuyển đổi nữa thôi để hết cấp trung học hãy vượt qua mọi
trở lực để được đến lớp, em nhé. “ Đừng thấy khó mà mau chân lui, ta cứ
tiến trên đường dù”…nhiều lực cản.
• Dạ , em cảm ơn thầy đã cho em lời khuyên chí lý trong lúc em hơi nhiều thất vọng
• Không sao, mọi chuyện bế tắc đều có giải pháp thôi em à, hãy tự tin tìm giải pháp nào tối ưu nhất thực hiện, em nhé.
Chào thầy rồi chia tay thầy Viên khi trời đã quá xế, nó như vui hẳn hẳn
lên, bầu trời xanh từng ụn mây trắng nghênh ngang bay trên tầng không
làm tăng hy vọng cho ngày mai của nó, trên đường rong ruổi đạp xe về nhà
nó vẫn nhắc đi nhắc lại câu nói của thầy Viên ” mọi chuyện bế tắc đều
có giải pháp thôi em à, hãy tự tin tìm giải pháp nào tối ưu nhất thực
hiện”cơ hồ một niềm vui ngang qua con đường lấp lánh sau vệt nắng xuyên
qua cành lá ven đường.
Hôm sau nữa nó đến trường nộp hồ sơ, mọi chuyện trở nên hanh thông lạ thường.
Nó nghĩ ngay tới thầy Viên, thầy tuyệt quá chỉ có mấy lời thầy dạy khi
tình cờ gặp thầy hôm nọ trong lúc tâm thể chán chường đang đè nặng lên
tâm hồn nó như thể thầy dẫn đường nó tới một khung trời xáng lạn cho
tương lai.
Năm tháng đi qua, thời gian không chờ đợi ai, thời gian sẽ ủng hộ cho ai
đầy nhiệt huyết và tự tin ở chính mình, nó trở thành cư dân Sài Gòn với
đời sống tương đối
Lần lữa mãi với công việc áo cơm nó chưa có dịp thăm lại thầy, khi khấm
khá lên chút chút nó đùm túm dắt cả vợ con về thăm quê nhà cũng đã gần
vài mươi năm chưa lần về, nhân tiện ghé thăm thầy luôn giới thiệu với vợ
con nó, ngoài những người thầy đã dạy dỗ cho nó kiến thức từ lúc vỡ
lòng cho đến hết bậc trung học để thành con người hôm nay, còn có một
người thầy đặc biệt có lẽ là vị cứu tinh, nếu không gặp thầy ngày ấy
chắc nó sẽ không tiếp tục sự học và làm sao được như hôm nay.
Dò dẫm mãi bởi thương hải biến vi tang điền trong suốt vài mươi năm,
cuối cùng khi đến nhà thầy, mọi cái đều đổi thay, thầy đã đi thật xa, nó
không còn cơ hội để gặp thầy mời thầy một bữa cho ra trò để trò chuyện
cùng thầy mà trong suốt thời gian dài lúc nào nó cũng nhớ câu nói của
thầy truyền trao cho nó trong lúc nó chán nản nhất, muốn buông bỏ hết ”
mọi chuyện bế tắc đều có giải pháp thôi em à, hãy tự tin tìm giải pháp
nào tối ưu nhất thực hiện”.
Nắng đã tắt tự khi nào nó không rõ, trong quán chiều của phố Quảng Ngãi
đèn chớp nháy rực rỡ một góc quán, nó thổn thức trong sự tiếc nuối “
phải chi mình về trước lúc thầy đi xa” mắt nó ngấn lệ long lanh trong
nổi buồn trống huơ của người trở về nhưng không như ý nguyện.
Nó lẫm nhẫm trên đường về : “thầy ơi, mọi chuyện bế tắc đều có giải
pháp…” nhưng bế tắc nầy thì hoàn toàn không có một giải pháp nào, nó
không nằm trong quy tắc toán học hay vật lý nào hết, thầy có hiểu em
không, thầy ơi ?
Bất chợt nó đọc mấy câu thơ của em Kim Ngân mà nó thuộc từ lúc nào như thể tạ ơn trong nổi nhớ thầy Viên:
Tình thầy như biển lớn
Đời em như thuyền con
Mai thuyền về biển rộng
Nhờ dòng sông dẫn đường
NGÃ DU TỬ
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 23/Mar/2024 lúc 2:36pm
ÔNG THẦY VIỆT VĂN
Tôi
hận ông thầy Việt văn lớp 11. Ổng chơi không đẹp khi bắt tụi tôi học
thuộc lòng bài thơ “Kẻ Sĩ” của Nguyễn Công Trứ. Đó là bài hát nói gieo
vần vô kỷ luật nhất mà tôi từng biết, chả vần chả điệu, lòng thòng, Hán
nhiều hơn Nôm.
Đây này, trích thử vài câu nghe chơi :
“…Cầm chính đạo để tịch tà cự bí Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên…” Mà
tôi theo ban toán, chứ có phải văn chương đâu, nội hiểu được ý nghĩa
bài thơ đó cũng đáng nể rồi, giờ còn bắt học thuộc lòng nữa, coi sao
được. Tôi tính “tố phé” ổng. Thế này, lớp 40 học sinh, mỗi tuần 4 giờ
Việt văn, 2 lần lên lớp. Tôi có 75% thoát hiểm, lỡ dính thì coi như Trời
hại. Nhưng ổng tỉnh bơ: “ Tôi sẽ gọi từng người cho đến hết lớp”. Ổng
còn thêm: “ Ai không thuộc, tôi sẽ cho cơ hội lần sau, và lần sau nữa
cho đến khi…có điểm”. Thế là rõ ! Ổng quyết tâm…chơi tụi tôi đến cùng.
Không còn chọn lựa nào khác, đành ôm hận, lảm nhảm đến méo mỏ cái bài thơ thổ tả đó cho đến khi thuộc lòng.
Cơ
hội rửa hận đến khi ổng ra đề luận: “ Bạn nghĩ gì về tình thầy trò ngày
nay?”. Từ hồi biết mặt chữ, tôi chưa bao giờ “múa bút” sướng như thế.
Nào là, thời xưa học một thầy, học để làm quan, và chỉ học nghề…văn.
Thời nay, học đủ thứ, cần gì học nấy, học để hành nghề. Thời đại khoa
học, ai học trước người đó là… « thầy », bởi vậy mới có chuyện đi học
luyện thi, mới có thầy giáo “cua” học trò,…Đại loại bài luận văn là một
“bản cáo trạng” về thầy. Tôi khoắng bút như một nghệ sĩ, cho đến khi
gần hết giờ, chấm xuống hàng, kết luận: Nên xem thầy giáo như người anh
coi bộ nhẹ nhàng hơn khi nhìn dưới khía cạnh đạo đức. Thiệt là hả giận!
Tôi viết với tư thế “tử vì đạo”, ăn trứng vịt cũng được. Không thành
danh thì cũng thành… ma.
Bài
luận được 16 điểm. Hôm phát bài, ông thầy cười cười: “Tôi không đồng ý
với em nhiều điểm, nhưng vẫn cho em số điểm cao nhất”. Thiệt chưng hửng!
Tôi mơ hồ hình như ổng chơi trên.. cơ mình, nhưng “cái tôi” khốn nạn đã
đẩy tôi đi quá xa, khoác lác hả hê với bè bạn: Cái hận “Kẻ Sĩ” đã rửa
xong.
Ổng
còn nhiều chiêu kỳ quái khác. Tú Xương thì học trò đứa nào chẳng khoái.
Lẽ ra phải chia sẻ chút đỉnh với đám học trò mới lớn bằng những câu
thơ
“Cao lâu thường ăn quỵt thổ đĩ lại chơi lường” hay ít ra cũng thông cảm với bọn hoc trò đang chuẩn bị bước vào vòng ân oán của thi cử
“ Đau quá đòn hằn, rát hơn lửa bỏng” Hổ bút hổ nghiên, tủi lều tủi chõng…. …Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai? Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng!” Không ! Ổng phang bài:
“ Trên ghế bà Đầm ngoi đít vịt. Dưới sân ông Cử ngửng đầu rồng”. Ổng
giảng say sưa, bằng giọng bi ai, phẫn hận về thời Nho mạt, về danh lợi,
về nhân phẩm, ổng truyền lửa cho đám học trò đang há hốc miệng ngồi
nghe, xả suốt 2 giờ đồng hồ. Hình như ổng đang dạy tụi tôi kiến thức để
làm người, chứ không phải kiến thức để đi thi. Ổng đâu ngán cháy giáo
án. Mà hồi đó làm gì có giáo án. Bài soạn của ông là xấp giấy A4 gấp
đôi, chẳng bao giờ thấy ổng mở ra. Ổng chỉ mở … sổ điểm.
Đời
cứ thế trôi đi… Những năm cuối thập niên 70, đầu 80, đời sống khó khăn
thế nào khỏi cần kể. Tôi làm ở một trung tâm nghiên cứu ở Sàigòn. Ban
ngày khoác áo blouse vào phòng lab cứ như là…viện sĩ. Tối về mượn xích
lô của thằng bạn, cảo vài vòng kiếm thêm. Một buổi tối trời mưa, ế độ.
Tôi táp vào quán nhậu ven đường (cái lều nhậu thì đúng hơn) gần Ngã Tư
Bảy Hiền.
Hồi
đó khu này còn hoang vắng lắm. Quán cũng ế độ, chỉ có mình ông chủ
đang trầm ngâm bên ly rượu. Tôi kêu một xị, ngồi trông ra đường, nghe
tiếng mưa lằng nhằng trên mái nhà, rầu thúi ruột… Chợt nghe tiếng ngâm ê
a của ông chủ quán từ phía sau. Lời ngâm nghe quen quen…, rồi tự nhiên
tôi cũng cất tiếng ngâm theo:
“…Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn Xe bồ luân dầu chưa gặp Thang,Văn. Phù thế giáo một vài câu thanh nghị. Cầm chính đạo để tịch tà cự bí. Hồi cuông lan nhi chướng bách xuyên…”, và cứ thế cho đến hết bài “Kẻ Sĩ”.
Một
khoảng im lặng. Tôi quay lại, không ai bảo ai, cả hai nâng ly mời nhau.
Trong sự nghiệp cụng ly của tôi, chưa bao giờ tràn ngập những “tiếng
nói không lời” như lần đó.
Chủ
quán trạc ngoài 30, cao học Luật, công chức chế độ Sàigòn. Sau 75, đi
cải tạo 4 năm, về mở “lều nhậu” tiêu sầu. Chúng tôi cà kê chuyện đời,
chuyện người, chuyện số phận đẩy đưa…Rượu đến mềm môi. Bài thơ “Kẻ Sĩ”
thưở còn đi học tưởng đã trôi vào quên lãng, bỗng thức dậy trong một đêm
mưa, có người đồng điệu, ngân nga như tiếng chuông đeo đẳng đời người.
Đất
nước thời mở cửa, kinh tế thị trường nửa khép nửa hở. Kiếm sống bằng
năng lực thì ít, nhưng bằng quyền lực hay dựa hơi quyền lực thì nhiều.
Luật lờ mờ, nhưng lệ rõ ràng. Làm ăn là phải biết điều, gọi văn vẻ
là…thỏa hiệp. Thỏa hiệp đủ thứ, không thỏa hiệp không được. Giới hạn
thỏa hiệp tới đâu, tùy thuộc vào nguyên tắc sống (tôi không dám dùng chữ
“nguyên tắc đạo đức”) của mỗi người. Cái giới hạn này mong manh, tự
mình hạ thấp giới hạn xuống, rồi tự biện minh với bao lời hoa mỹ, đi
ngược lại “xu hướng thời đại” là không thức thời. Dối người, dối mình,
đạo đức giả hồi nào chẳng hay.
Kẻ
Sĩ thời nay lộn ngược rồi : Thương, Công, Nông, Sĩ. Ai chẳng khoái
tiền, khoái danh. Cám dỗ vô cùng! Đạo lập thân làm sao giữ lấy cương
thường? Mỗi lần như thế, tiếng chuông đêm mưa ở cái “lều nhậu” lại vang
lên, làm nhức nhối kẻ bị mang tiếng là…gàn dở, toát mồ hôi với cái lưới
“đầu rồng đít vịt”.
Trong
Kinh thánh có chuyện kể, đứa con út đòi cha chia gia tài, rồi tìm đến
phương trời xa vui chơi thỏa thích. Người cha chiều nào cũng tựa cửa
đứng trông con về . Rồi thằng con về thật. Nó đã phung phí hết tiền, bây
giờ đói rách trở về nhà cha xin chén cơm thừa. Nhưng người cha mừng rỡ,
đã mặc áo mới cho nó, làm tiệc linh đình mừng con mình trở về.
Văn
hào Pháp, André Gide cũng có câu chuyện “Đứa con hoang đàng” tương tự,
chỉ khác khúc cuối: Đang giữa tiệc mừng, thằng con lững thững bỏ về
phòng, nhìn xa xa qua khung cửa sổ, nhớ đến cuộc chơi thâu đêm suốt sáng
cùng chúng bạn. Nó đang mơ một chuyến đi khác. Trở về chỉ là chuyện bất
đắc dĩ. Hồi đó, đọc đến đoạn này, tôi bật cười sảng khoái “ Phải thế
mới được!”
Thưa
thầy Việt văn, thằng đệ (tử) giờ đây đầu bạc chân mỏi, ngày Nhà Giáo
năm nay xin hầu thầy cho đến tận cùng bữa tiệc để khoanh tay nói lời tạ
lỗi, trước khi phản xạ tung hô theo đám đông: “ Biết ơn thầy cô”.
Vũ Thế Thành
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/May/2024 lúc 9:21am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2024/05/thay-va-tro-tran-gia-ton.html - Thầy Và Trò
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjqIr38GdVE1SS0hPO5x3EJN07bFc3q8TeYgqWRs1eKp9OL6OooS6KeVesHZDTvQQPxI0QdA306Gq71joccIUus_ifu1M6Rd9-iPXDsin14fRh83gEicujJ74mPs0IpeIZz5Zq1Lei3MP_Y9kAEwRQ5YpjHdp0Ni_Dgn1bU93RzmYtvhH5cl_RiYx6o5Ps9/s500/KTRct9sa.webp"> Minh hoa: Lê Thiết Cương
Thầy vừa chủ nhiệm vừa
dạy chúng tôi suốt 3 năm trung học. Trước năm 1975, thầy học cao học tại Đại
học Khoa học Sài Gòn trước khi dừng chân ở thị xã bình lặng này.
Vào đầu năm học lớp
10, bọn tôi, không nhỏ mà chưa lớn, vẫn duy trì các thói quen nghịch phá một
cách ồn ào, vô tâm. Những màn múa dẻo tập thể khi thầy cô quay lưng đi lên
bảng, những pha leo tọt lên laphông - vốn đã lủng lỗ chỗ, rồi thò chân xuống...
vẫn chưa thỏa trí óc phá phách của chúng tôi. Có bạn còn lấy đồng hồ bí mật rọi
bóng nắng lên tay khi thầy viết bảng để ánh sáng khiêu vũ cùng Volta, Ampere và
cùng... chiều thứ tư thời gian. Có lần bọn tôi còn đốt lá khô, đốt nhựa và thổi
khói vào lớp. Để làm gì nhỉ? Thật là quá quắt!...
Một hôm, tôi gục mặt
xuống bàn đọc ngấu nghiến, trên bàn là vài ba cuốn Tiếu ngạo giang hồ. Thầy nhẹ
nhàng xuống gần và hỏi:
- Em đọc gì đó?
Tôi cầm lấy cuốn sách
dưới gầm bàn đưa cho thầy. Đó chính là cuốn sách giáo khoa mà thầy đang giảng.
Lần này thầy không véo, không bợp tai mà chỉ buồn buồn nói:
- Em làm vậy được à?
Và lặng lẽ lên bảng
giảng bài tiếp.
Những năm tháng vô tư
đó rồi cũng phải chứng kiến cuộc sống ngày càng khó khăn. Thầy trò chúng tôi
hầu như ai cũng phải tìm phương kế sống. Có thầy cô kiếm ruộng làm nông, có
thầy đi hớt tóc dạo, đi làm thêm ở các nhà máy nước đá, nhà máy xay xát...Bạn bè
tôi cắp tráp bán thuốc, bán xăng trộm ngoài khu vực công viên Bạch Đằng cũng có
hàng chục. Dạo ấy việc chạy hàng lậu đi Cần Thơ, Bạc Liêu rất có ăn, chỉ đơn
giản là mang hàng từ nơi sẵn đến nơi thiếu và bán lại.
Tôi cũng gia nhập nhóm
tiểu thương đi bỏ hàng các nơi. Có những hôm 3-4g sáng tôi khởi hành từ bến xe
Gồi hay bến xe Hồ Nước Ngọt, nhập vai Rhet Buttler vượt phong tỏa các trạm này.
Tôi ôm một cặp sách thật to bên trong chứa khi thì vải, khi thì sữa rồi vờ phô
ra cái áo học sinh cùng phù hiệu lúc Hoàng Diệu, lúc Trung học Phú Tâm. Khi qua
khỏi trạm thuế khoảng 2-3 cây số, tôi chuyển hàng này cho chị tôi cùng đi trên
xe, rồi xuống xe đi bộ ngược về thị xã, trong bộ áo của một người đi thăm
ruộng, lúc này có khi chỉ mới 5g sáng.
Có một lần khi đã xong
việc, tôi xuống xe tại cây cổ thụ Sóc Vồ vào khoảng 5g và đi về thị xã thì chợt
thấy một bóng người quen quen đang đi phía trước. Nhanh chân bước vội, tôi mau
chóng nhận ra đó chính là thầy.
- Em đi đâu giờ này?
- Dạ, em đi đánh hàng,
còn...?
Thầy tôi chỉ ngón tay
ra sau đầy ngụ ý:
- Thầy làm hàng quần
áo.
Thầy trò cùng lặng lẽ
rảo bước về hướng thị xã.
Kể từ ngày đó, giữa
tôi với thầy có một mối giao cảm đặc biệt mà các bạn cùng lớp không thể nhận
ra. Tôi trầm lặng và chú tâm vào bài vở nhiều hơn.
Những tháng cuối cùng
của năm lớp 12, vào một buổi sáng như thường lệ, xe bị chặn lại khi tôi đang
trên đường đi lấy hàng. Và lần này thầy bị phát hiện. Tôi lẫn trong đám hành
khách cùng bước xuống và tìm cách nhìn thầy để động viên.
- Hàng tôm này của ai?
Của bà hả? Tịch thu.
- Bao gạo này của ông
hả? Đóng thuế 50%. Không có tiền thì cút, nhé!
Căng thẳng gia tăng.
Tiếng năn nỉ ỉ ôi vang lên. Đó đây có tiếng thút thít và có cả tiếng chửi
đổng...
- Bao hàng này của ai?
Tôi thấy thầy bước tới
và khẽ gật đầu:
- Của tôi. Anh cho tôi
đóng thuế.
Tay thuế vụ định thần
một lúc, sững người rồi lên giọng: - Thầy giáo mà đi buôn lậu quần xà lỏn à?
Tịch thu cho tởn mà ở nhà nhé! Biến! Thầy bà trung học... gì mà....
Lúc đó tôi đã đứng sát
bên thầy, đã cảm thấy hơi thở gấp của thầy! Tôi rút cây cọc rào bằng gỗ đước
lên khỏi đất mà cảm thấy nhẹ tênh, sức nóng bừng bừng từ hai mang tai phả xuống
đôi tay, sẵn sàng ra sao thì ra. Đột nhiên một bàn tay cứng rắn nắm lấy cổ tay
cầm cọc của tôi và ấn xuống. Tôi quay lại thì thấy thầy nhìn mình thật
nghiêm:
- Bỏ đi em, mình
về....
Lồng ngực quá nhỏ bé
không chứa nổi uất nghẹn.... Thầy quay đi, tránh nhìn tôi đã chực trào nước
mắt.
Chén cơm thuở giao
thời chát vị đắng thay bậc đổi ngôi và thức tỉnh những thiếu niên vẫn luẩn quẩn
với trường lớp, với nô đùa bông lơn... Với sự bình tĩnh và quyết đoán để cứu
lấy đứa học trò toan lấy sự vô lý chống lại sự vô lý, thầy đã bước qua được sự
miệt thị của cuộc mưu sinh, cũng nhẹ nhàng như bước qua những trò đùa tinh quái
của đám học trò quậy phá.
Thoáng chốc mà đã 30
năm trôi qua. Thầy đã nghỉ hưu và vẫn im lặng mỉm cười mỗi dịp lễ, tết về, vẫn
như không nhớ nhiều về thời gian lạ lùng và những tên “nghịch đồ” ngày trước.
Tôi thấy thầy vẫn khắc khổ, từ tâm như một hiền triết cùng nụ cười an nhiên và
bình tâm, như thể chưa hề đi qua những nẻo đường định mệnh gian khổ.
Tôi mong làm sao được
một lần quay lại lớp học, trần lủng, tường xiêu và khét lẹt mùi vỏ xe cao su
năm cũ để nghe thầy nói về thế giới, về không gian, về thời gian như không cùng
tận. Và để cho ánh sáng lại nhảy múa lung linh trên từng dòng phấn trắng bảng
đen, trên bàn tay thầy bao dung mà vô cùng mạnh mẽ, đầy ắp yêu thương cuộc
đời...
Trần Gia Tôn
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 20/Aug/2024 lúc 9:55am
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Nov/2024 lúc 9:52am
https://www.youtube.com/watch?v=DcPPRvyKTDo - - - < - < - <
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 21/Nov/2024 lúc 9:59am
http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2024/11/nghe-thay-nguyen-van-sam.html - Nghề Thầy
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhKWKFEhMoY1r7du0OGB4QevMN-DZbG6r10jCGqRT8gZoFeJvT8bxvfD_NSg6e9Llyu7yYePORUHhy9IMhy6-eDfiW8lp8PFnk6f4DDGDEWIGJBsST2lnLWNRb4d_SJ0tZGvXso0PbyC5oHhhC4x2vnhu8lbgZWrMSQIPtzHejPnTC-jKI3k-_cXH_dXEN7/s700/ng%C3%A0y-nha-giao-viet-nam.webp">
Trong
đời đi dạy học, tôi có rất nhiều học trò từ nửa thế kỷ trước như học trò Nguyễn
Đình Chiểu Mỹ Tho , Petrus Ký Saigon hay học trò Văn Khoa và sau này là lớp học
trò nhí của trường Tiểu học bên Mỹ, tất cả đến nay tuổi đời suýt soát 60-70 đều
đã thành đạt trong cuộc sống, nếu có rải rác đâu đó những kẻ không thành công
thì chắc cũng đã thành nhân, đã sống cuộc đời đàng hoàng tử tế, tôi luôn
tin tưởng vào số học trò ngày xưa của mình, vì họ đã được hưởng một nền tảng
giáo dục rất nhân bản trong chế độ cũ
Nhưng có lẽ nhờ được làm Thầy nên ngoài số đông học trò " thứ thiệt- học
trò ruột", tôi còn có không ít học trò mà tôi chưa bao giờ dạy họ lần nào,
nhưng họ vẫn gọi tôi bằng Thầy với lòng quý mến trong sự giao tiếp, tôi
gọi nhóm người này là "học trò vói- học trò ngang hông" nhưng họ cũng
đối xử tình nghĩa với Thầy đúng như tinh thần tôn sư trọng đạo, điều này khiến
tôi vô cùng tự hào và rất cám ơn cuộc đời đã cho tôi được vinh dự làm Thầy, dù
ai cũng biết sự chọn lựa không dễ dàng gì khi bước vào ngành sư phạm với tuổi
đời còn rất trẻ, và biết bao trăn trở vì cơm áo gạo tiền, vợ con quấn quýt,
lương nhà giáo thì đủ sống là mừng, chớ làm sao có của ăn của để như những nghề
nghiệp khác, nhưng được cái thanh nhàn, không phải bon chen vất vả trong mưu
sinh.
Dĩ nhiên cuộc sống muôn màu thì buồn vui cũng có, cái nghề Thầy của tôi coi vậy
mà buồn ít hơn vui, suốt mấy chục năm qua tôi luôn hài lòng về sự chọn lựa này,
hồi nhỏ thì thấy mình lớn hơn khi đứng trên bục giảng nhìn xuống đám học trò
loi nhoi, nhưng càng về già càng thấy khoảng cách Thầy trò lại gần bằng nhau
khi tóc ai cũng bạc. Tôi thích học trò Việt Nam kêu tiếng Thầy nghe thân tình
hơn tụi nhỏ bên Mỹ cứ Mr hay Sir ỏm tỏi, bây giờ lại càng thích hơn khi ra
đường gặp "học trò vói " gọi Thầy ơi Thầy à dù chỉ mới gặp nhau
vài lần đi uống cà phê.
Tôi có mấy ông bạn đồng nghiệp bên nhà bị đám học trò tuổi này còn thích rủ
Thầy đi nhậu nữa, cứ vài chai dzô dzô là Thầy giáo lại "tháo giầy"
quên mình là ai. Ngẫm nghĩ cái nghề làm Thầy cũng vui hen, nhưng hồi xưa đâu có "Ngày Nhà
Giáo"um sùm gì đâu, mà học trò vẫn kính trọng Thầy Cô một phép, chính sự
giáo dục tử tế mới tạo ra nhân cách đàng hoàng cho cả Thầy lẫn trò.
Riêng tôi thì kỷ niệm đau buồn nhất trong đời là bị đuổi ra khỏi trường Văn
Khoa khi Saigon bị cưỡng chiếm vào tháng 4/75 đen tối, Thầy giáo mà không được
dạy thì khác nào bắt con cá ra khỏi nước, tôi và một số đồng nghiệp cùng chung
số phận đã lang thang buồn tủi cho đất nước mình trong giai đoạn bất hạnh đó,
nó đã ám ảnh cả trong giấc mơ sau này, để khi tỉnh dậy còn bàng hoàng.
Hơn nữa thế kỷ trôi qua, bạn bè người còn người mất, học trò từng lớp lớn lên,
ra đời công thành danh toại hay thất bại trắng tay nhưng vẫn giữ cái nghĩa Thầy
trò ấm áp trong lòng, tôi mừng vì mình đã chọn đúng con đường để đi
và mãi mãi vẫn còn một số người gọi Thầy khi tay bắt mặt mừng, dù thiệt
tình tôi không còn nhớ ai là học trò ruột, ai là học trò vói, nhưng với
tôi , tất cả các em luôn dễ thương và tôi cám ơn các em về lòng
kính trọng tôn sư này.
NVS ngày 20/11/2024
------------- Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
|