Print Page | Close Window

Linh tinh lượm lặt

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Chuyện Linh Tinh
Forum Discription: Nói chuyện linh tinh về đủ mọi điều ...
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=6589
Ngày in: 23/Jun/2024 lúc 10:35pm
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: Linh tinh lượm lặt
Người gởi: huong cerise
Chủ đề: Linh tinh lượm lặt
Ngày gởi: 09/Jun/2011 lúc 11:00am

  

ĐÂY LÀ HIỆN TƯỢNG CHÚNG TA CHỈ THẤY VÀ SỐNG TRONG ĐÓ MỘT LẦN TRONG ĐỜI MÌNH


        Lịch tháng Bảy, 2011

CN

 Hai

Ba

Năm

Sáu

Bảy

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

 

 

 

 

 

 

 


Năm nay tháng Bảy có 5 ngày thứ Saú, 5 ngày thứ Bảy và 5 ngày Chủ Nhật. Điều naỳ chỉ xuất hiện một lần trong 823 năm.  Năm nay có những ngaỳ rất đặc biệt

1/1/11, 1/11/11, 11/1/11, 11/11/11 và thêm không kém phần ly kỳ nửa như sau...

 

Lấy hai con số cuối cùng cuả năm sinh cuả bạn (ví dụ sinh năm 1980 thì lấy số 80) cộng với số tuối cuả bạn năm nay (sinh 1980 thì năm nay là 31 tuổi)
Kết quả sẽ luôn luôn là 111 cho tất cả mọi người trên thế giới. (80+31=111)

Kỳ lạ phải không ? Chúc thân hữu Gò Công vui vẻ .

 




Trả lời:
Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 09/Jun/2011 lúc 11:16am
 

    Tìm bạn bốn phương
 
NỮ 35 tuổi đẹp ngoan,
Mẹ dạy muốn học hãy khoan có chồng,
Bây giờ bằng cấp ngập phòng,
Nhìn đi nhìn lại long đong một mình,
Anh nào tức cảnh sinh tình
Mau mau mở máy gửi hình điện tin:
mailto:Timchongdzin@gmail.com - Timchongdzin@gmail.com

NAM 40 tuổi đa tài,
Nhiều tiền, học giỏi, đẹp giai hơn người,
Bận làm, bận học, bận chơi,
Giật mình nhìn lại nửa đời sắp qua,
Nhắn em đẹp sắc gần xa,
Yêu trai tài khỏe , đây là email:
Tìmvợyêu@aol.com

NỮ 45 tuổi đẹp sang,
Có nhà, có tiệm, không màng lợi danh.
Em yêu mái ấm yên lành,
Ba lần ly dị mấy anh chồng lười.
Anh nào phong nhã, tốt tươi
Yêu người chung thủy xin mời đến em.

NỮ 50 tuổi đen dòn,
Ba con, bốn cháu lon ton đầy nhà.
Chồng nay bám gót người ta,
Chính chuyên, em chẳng kêu ca buồn phiền.
Anh nào thông hiểu nồi niềm,
Nếu trên bốn chục cảm phiền viết thư.

NAM 55 tuổi thành công,
Nhà to, xe đẹp rộng lòng yêu thương.
Cuộc tình gẫy gánh giữa đường,
Vợ xưa cáo giác anh thường kiết keo.
Anh nay dám hứa một lèo,
Em nào dễ mến anh đèo anh chia.

NỮ 60 tuổi xinh ngoan,
Cả đời chăm sóc lo toan việc nhà.
Chồng về nước Việt năm qua,
Gặp cô con gái bán ba mê liền.
Em nay chán cảnh ngồi thiền,
Anh nào yêu bé cho tên tặng hình.

NỮ 65 tuổi giỏi dang,
Chồng vừa khuất núi vì mang bệnh già.
Các con nay lớn ở xa,
Cảnh nhà đơn chiếc vào ra một mình.
Anh nào tức cảnh sinh tình,
Biên thư, điện thoại, gửi hình em coi.

NAM 70 tuổi hiên ngang,
Dẻo dai, job tốt, nhà sang nhất miền.
Tháng tháng nhà nước phát tiền,
Ngồi xe Mỹ lái liên miên cả ngày.
Tìm em gái Việt thơ ngây,
Ai muốn qua Mỹ anh đây sẵn sàng.


NỮ 75 tuổi dịu dàng,
Chồng con bỏ lại lang thang chợ đời.
Thân già lặn lội ngược xuôi,
Đi chùa, đi chợ, lôi thôi lạc đường.
Tìm người cùng cảnh đoạn trường,
Nắm tay đi tiếp quãng đường dở dang.

NAM 80 tuổi mơ màng,
Năm mươi năm trước dọc ngang một thời,
Vợ nay khuất núi xa rồi,
Một mình lẻ bóng nên ngồi ngẩn ngơ,
Mong gặp bạn gái bơ vơ,
Cùng nhau dệt mộng lúc chờ ngày đi.

NỮ 85 tuổi độc thân,
Đam mê du lịch, khi gần khi xa,
Đi đâu cũng chỉ mình ta,
Một mình ngoạn cảnh có gì là vui.
Anh nào sở thích giống tôi,
Hứa bao trọn gói, xin mời biên thư

NAM 90 tuổi sống dai
Đơn thân nhà trống, ngồi hoài lặng im,
Nghe nhạc rồi lại coi phim,
Coi tin mãi chán, lim rim mắt mờ.
Em nào cùng cảnh bơ vơ,
Điện thư gửi gấp, anh chờ nơi đây.

NỮ 95 tuổi cô đơn,
Con bỏ dưỡng lão đã hơn năm rồi.
Xe lăn tôi đẩy mình tôi,
Cháu con bận rộn, ôi thôi là buồn.
Anh nào cùng cảnh gối đơn,
Vào ra thăm hỏi, nhớ ơn bạn tình.

NAM 100 tuổi mỏi mòn,
Liệt giường nằm vạ đã tròn ba năm.
Họ hàng chẳng có ai thăm,
Cơm ăn vung vãi, chỗ nằm dơ nhem.
Em nào thương đến mà xem,
Đút cơm thay tã, anh thèm cầm tay.
Gia tài anh sẽ trao ngay.


 
 
 
  
 

 
 





Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 10/Jun/2011 lúc 3:37am
.
Người đeo 7.000 chiếc khuyên trên cơ thể lấy chồng
 - Người phụ nữ đeo khuyên nhất tại Anh hôm qua đã làm đám cưới với một công chức về hưu bị hói đầu, người không đeo chiếc khuyên nào trên người.
 
Cô dâu, chú rể trong lễ cưới.

Elaine Davidson, người mang 7.000 chiếc khuyên trên khắp cơ thể, đã kết hôn với ông Douglas Watson, trong một lễ cưới giản dị tại Edinburgh.

Cô Davidson, 46 tuổi, sinh tại Brazil, đã tạo nên một hình ảnh kỳ quặc khi xuất hiện trong một váy trắng và đội vương miện hoa trên đầu, trong khi mặt được sơn xanh và đeo 192 chiếc khuyên.

Hình ảnh đó đối lập hoàn toàn với ông chồng nhiều hơn tuổi, người trong độ tuổi 60. Chú rể Watson diện bộ vest màu xanh đơn giản và lịch lãm, với áo sơ mi và cà vạt. Hai phù dâu mặc váy hồng.

Ông Watson, người không mang bất kỳ chiếc khuyên hay hình xăm nào trên người, đã cầm tay cô dâu khi họ bước ra khỏi văn phòng đăng ký kết hôn trước những người hiếu kỳ.

Cặp đôi, hiện sống tại Edinburgh, nơi cô Davidson điều hành một cửa hàng mát xa, đã tạo dáng để chụp ảnh với gương mặt tỏ rõ sự mãn nguyện trước khi cặp đôi tới tiệc mừng đán cưới tại một quán cà phê trong thành phố.

“Davidson trông thật kỳ dị. Mọi người nhìn thấy những chiếc khuyên, nhưng tôi nhìn thấy một tính cách tuyệt vời bên trong. Chúng tôi đã biết nhau một thời gian dài”, ông Watson nói sau lễ cưới kéo dài 35 phút.

“Chúng tôi gặp nhau tại một quán cà phê ở Glasgow 15 năm trước và bắt đầu trò chuyện. Sau đó chúng tôi liên lạc thường xuyên và bên nhau kể từ đó”, chú rể tâm sự.

Nói về sở thích đeo khuyên của vợ, ông Watson nói: “Mọi người nghĩ đó là chuyện khác thường nhưng cô ấy là thế và mọi người yêu mến cô ấy vì điều đó”.

Còn cô dâu nói: “Nếu Watson không thích các hình xăm và những chiếc khuyên, anh ấy đã không phải là người đàn ông của riêng tôi. Tôi rất hạnh phúc”.

Năm 2000, Davidson mới có 462 chiếc khuyên trên người, trong đó 192 chiếc trên mặt. Nhưng cho tới nay, cựu y tá này đã đeo tổng cộng 6.925 chiếc khuyên trên người, trong đó hơn 1.500 chiếc là “ở bên trong cơ thể”. Số khuyên được cho là nặng khoảng 3kg.

Theo trang web của cô, Davison chưa bao giờ tháo những chiếc khuyên ra khỏi cơ thể 
 
Ninh Nhi


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 10/Jun/2011 lúc 4:41am
.

DSK va au combat. Dans les coulisses de l'audience.

 Tuổi già còn hão ngọt (62 tuổi ) Tổng Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Thé Giới gốc Pháp, có nguy cơ bi tù 74 năm ở Mỹ ,thân bại danh liệt , tiêu tan sự nghiệp chính trị , ảnh hưởng  quốc gia  ....

 Ứng viên thay thế ông vào chức vụ cao nhất của Quỷ Tiền Tệ Thế Gới là Bà Bộ Trưỡng Kinh Tế Pháp Christine Lagarde 

Succession de DSK: le suspense Christine Lagarde

http://photo.parismatch.com/media/photos2/actu/economie/christine-lagarde2/3610001-1-fre-FR/Christine-Lagarde.jpg">Succession%20de%20DSK:%20le%20suspense%20Christine%20Lagarde
 
 
http://photo.parismatch.com/media/photos2/actu/monde/dsk/3646505-1-fre-FR/DSK-DSK-Anne-Sinclair-Proces.jpg">DSK%20va%20au%20combat.%20Dans%20les%20coulisses%20de%20laudience.


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 10/Jun/2011 lúc 8:05am

.

Saigon hôm nay
 
    
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
__._,_.___


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 11/Jun/2011 lúc 7:18am
.

http://thiennguyenhuu.blogspot.com/2011/02/ai-len-xu-hoa-ao.html - Ai lên xứ hoa đào ...

Vẫn chuyến xe đêm như mọi lần đến với Đà Lạt ... vẫn giấc ngủ vùi thẳng cẳng hơn 5 tiếng đồng hồ trên chiếc giường bé tí của xe [ muốn không thẳng cẳng cũng không được vì xe nằm là vậy ] cho tới khi đèn xe bật sáng & tiếng người phục xe thông báo các điểm dừng cho hành khách lần lượt xuống xe mới mở mắt ... Vậy là đã tới Đà Lạt rồi đó . Phố núi đón tôi với cái lạnh sớm mai bên ly cafe quán cóc Phan Bội Châu gần nhà xe như những lần gần đây tôi đến . Tự nhủ mình phải đi cafe trước khi về khách sạn chứ về khách sạn rồi thì lại hay lăn ra ngủ tiếp bởi sớm mai trời lạnh là lúc giấc ngủ ngon nhất mà ai cũng biết ...

Ly cafe nóng sớm mai ở phố núi bao giờ cũng mang cho tôi cảm giác thú vị . Tôi thích đắm mình trong đất trời Đà Lạt lúc còn chưa thức giấc , thích cái lạnh sớm mai tinh nguyên màu vàng đục của ánh đèn đường xen trong làn sương mỏng ban mai hư hư ảo ảo . Lúc đó ly cafe Đà Lạt cảm giác như ngon hơn , thơm nồng hơn bất cứ lúc nào trong ngày hết thảy ...
 

Hết ly cafe , trời Đà Lạt đã sáng ... Khu trung tâm đã bắt đầu rộn ràng tiếng người xe lao xao cho một ngày mới ... Thả mình theo từng bước chân trên phố để về khách sạn , tôi ngẩn ngơ bởi màu hồng dịu dàng của mai anh đào , của phượng tím Đà Lạt ... Lòng chợt nhớ đến http://www.facebook.com/note.php?note_id=374941526156 -  những cánh hoa đào hôm nào tôi ngất ngây ở bờ đông nước Mỹ , lòng chợt chùng lại nhớ về http://www.facebook.com/note.php?note_id=98216821156 - Phượng tím chiều Santa Ana ...
 

May mắn thay hồ Xuân Hương đã trở lại với vị trí hôm nào của nó ... người Đà Lạt vui mừng & du khách cũng hớn hở ra mặt kẻ đi bộ , người đạp xe quanh bờ hồ thư thả quanh hồ ... trái tim của Đà Lạt đã hồi sinh lại , bởi Đà Lạt sẽ không còn là Đà Lạt thơ mộng hôm nào khi hồ Xuân Hương trơ đáy cạn khô ...
 
 

Đến Đà Lạt nhiều lần & nhiều mùa trong năm nhưng có lẽ đây là lúc tôi cảm nhận Đà Lạt đẹp nhất . Khắp nơi hoa nở ngập lối . Vắng đi sắc vàng của mùa dã quỳ vàng rực , lác đác những cánh hoa mimosa cuối mùa ... nhưng vô số loài hoa khác lại rộ nở : nào là phượng tím lãng mạn , mai anh đào hồng thắm , trạng nguyên rực rỡ hay mỏm sói , thạch thảo , pansee tím vàng , hoa hồng e ấp ... rợp cả đất trời .
 
 
 
 

Mùa này Đà Lạt còn rợp ngát hoa ban trắng xóa ... Hoa nở rộ trên cây vươn mình trên bầu trời xanh biết , hoa vương vãi trên những con đường lác đác trên góc phố yên bình làm nức lòng bao lữ khách đến với Đà Lạt . Khiến ai đã trót yêu Đà Lạt rồi cứ thế lại càng yêu hơn ...
 
 
 

Những buổi chiều Đà Lạt tay trong tay dưới cái lạnh se se lòng nhưng thật ấm áp , những kỷ niệm thật khó quên của những ngày bên nhau khó mà phai được . Cảm ơn Đà Lạt thật nhiều đã tạo ra những kỷ niệm khó phai ấy dẫu thời gian rồi sẽ trôi & cuộc sống cơm áo gạo tiền cuốn ta vào cuồng quay .
 
 
 

Rời Đà Lạt mà ai cũng thấy lòng nao nao nhung nhớ . Nhớ cái lạnh của ban mai se sắc , nhớ ly cafe nóng lừng của quán cóc ven đường , nhớ ly sữa đậu nành pha với sữa bò ấm lòng giữa đêm xuân se lạnh , nhớ những tia nắng ban mai xuyên qua màn cửa làm tan đi những giọt sương khuya còn vương nơi ô cửa sổ ...

Rồi nhớ vạt hoa kim châm rực vàng nơi ấy , nhớ khu vườn nho nhỏ lộn xộn , nhớ những bậc thang thấp cao dưới tán thông xanh rì , dưới cành mimosa còn sót lại những cành hoa khô ...

Viết về Đà Lạt nhiều rồi , giờ chẳng biết viết gì thêm cho Đà Lạt nữa ...
Thôi thì vài dòng cho Đà Lạt của chuyến đi ĐL cuối tuần rồi ... rứa thôi .
 
 
 


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 11/Jun/2011 lúc 10:25am
.

Cười không nhịn được với những bức ảnh "lạ"

Cuối tuần, mời thân hữu cùng cười và ngẫm nghĩ với những bức ảnh không nhịn được cười trên internet thời gian qua.


Ai%20già,%20ải%20trẻ?
Ai già, ải trẻ?

Xin cho phép không có bình luận gì về những bức ảnh này:

Phương tiện giao thông "đặc sắc".

"Lấy chồng Hàn Quốc đây"

"Oạch tạc B52" với quý khách

Biển báo nguy hiểm sản xuất tại...Hà Nội

Làng quê mênh...mang?

Người, xe hay điện thoại, anh mê ai?

Tiếng Anh và Tiếng Việt.

Còn chờ gì nữa?

Cảnh sát và người đẹp


                         Bài bạc giải trí mua vui


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 13/Jun/2011 lúc 3:19am
.
Sir Gustave Eiffel - "Ngài kỹ sư vĩ đại"
 Long Van Tran
 
 
Ngày 10-10-1889, khi tới thăm Tháp Eiffel, nhà phát minh trứ danh người Mỹ Thomas Edison đã viết vào sổ vàng lưu niệm ở đây những lời lẽ trân trọng đến mức tưởng như không còn gì đáng trân trọng hơn:
 
Xin gửi tới Ngài Eiffel,
Công Trình Sư dũng cảm đã xây dựng nên mô hình khổng lồ và kỳ diệu của công nghệ hiện đại,
lòng kính trọng và sự ngưỡng mộ cao nhất của tôi dành cho tất cả các kỹ sư (đã tham gia xây dựng Tháp), bao gồm Ngài Kỹ Sư Vĩ Đại.
Vị Chúa Tốt Lành,
Ký tên: Thomas Edison.
 
Sự trân trọng tột cùng đó hoàn toàn xứng đáng với một con người không chỉ tạo ra một Tháp Eiffel huyền thoại, mà còn là đồng tác giả của Tượng Nữ Thần tự Do bất hủ ở Mỹ, và là tác giả của hàng chục công trình sắt thép khổng lồ nổi tiếng khác trên khắp thế giới, trong đó có Cầu Long Biên ở Hànội, Cầu Tràng Tiền ở Huế và Kết Cấu Nhà Bưu Điện Sàigòn.
 
                                                                        
                                                                                              Cầu Long Biên đầu thế kỷ 20
 
                                                                              Cầu Tràng Tiền, Huế (ảnh mới chụp gần đây)
 
                                                                    Nhà Bưu Điện Sàigòn bên ngoài và bên trong (ảnh 2001)
 
Nhưng cuộc sống đôi khi rất nghịch lý: Người đời thường để ý đến công trình của ông nhiều hơn chính bản thân ông.
Năm 1889, khi chứng kiến đám đông nườm nượp kéo đến chiêm ngưỡng chiếc Tháp Eiffel, tác giả của chiếc Tháp đã phải thốt lên: "Tôi phát ghen lên với nó, vì nó còn nổi tiếng hơn tôi!".
 
Trong bài báo "Gustave Eiffel: The Man Behind The Masterpiece" (Gustave Eiffel: Người đứng sau công trình kiệt tác), Karen Plumley viết:
 
"Mặc dù Eiffel tự hào với cái Tháp huyền thoại mang tên ông, nhưng ông thường cảm thấy chính huyền thoại đó lại cản trở công chúng biết đến ông hơn như một kỹ sư và nhà nghiên cứu tài ba. Khi Eiffel lấy tên mình để đặt cho ngọn Tháp, đó là một biểu hiện chính đáng của lòng kiêu hãnh, nhưng rồi chính ông phải lấy làm ân hận. Trải qua thời gian, cái tên đó và công trình đó hợp nhất làm một, trong khi tác giả đứng đằng sau công trình bất hủ đó thì dần dần bị quên lãng trong bóng tối của chính công trình sáng tạo của mình".
 
                              Cầu Long Biên, một tác phẩm của Eiffel, một trong những dấu ấn biểu tượng của Hànội
 
Vậy thiết tưởng đã đến lúc chúng ta phải biết rõ Alexandre Gustave Eiffel (1832-1923), người đã để lại trên thế gian này những kỳ đài bất hủ không thể nào quên, và đặc biệt đã để lại trên đất Việt Nam của chúng ta một kiệt tác về kết cấu và nghệ thuật – Cầu Long Biên Hànội, một "con rồng của Thăng Long" trong thế kỷ 20.
 

1] Một Gustave Eiffel đa tài và lãng mạn:

 
Alexandre Gustave Eiffel sinh ngày 15-12-1832 tại Dijon, Pháp. Là một người đa tài, làm nhiều việc, giỏi nhiều nghề, nhưng ông nổi danh với tư cách một kỹ sư tài ba về kết cấu thép và nền móng. Tuy nghề nghiệp luôn đòi hỏi những tính toán chính xác đến mức khắt khe, bản tính ông lại rất lãng mạn, thích tự do phóng khoáng, không chấp nhận sự gò bó áp đặt, thích sống theo hứng thú của bản thân, ngưỡng mộ văn chương cổ điển, ngốn ngấu đọc Voltaire, Zola, Hugo, và nhiều tác giả khác.
 
Với bản tính đó, Eiffel là người sống đầy nhiệt huyết, hăng say hoạt động trên nhiều lĩnh vực: Vừa là một công trình sư bậc thầy, vừa là một nhà doanh nghiệp lớn, vừa là một nhà nghiên cứu khoa học: Ngoài những công trình bằng xương bằng thịt mà ai cũng thấy, ông đã để lại cho đời 31 cuốn sách và rất nhiều bài khảo cứu về kết cấu công trình và kết cấu nền móng.  Ông được coi là vua – nhà tiên phong – trong lĩnh vực kết cấu thép. Nhiều phương pháp xử lý kết cấu của ông đến nay vẫn được áp dụng và đã trở thành kinh điển.
 
Làm việc phi thường nhưng Eiffel được ông Trời ban cho một sức khoẻ hiếm có: Ngoài 80 tuổi vẫn bơi khoẻ, đấu kiếm tốt, mãi đến năm 1923 mới mất, thọ 91 tuổi.  Hiếm có một danh nhân, một nhân vật nào đạt tới vinh quang tột đỉnh lại có tuổi thọ cao đến thế! Ông được người đời kính trọng và yêu mến, phần thưởng danh dự do các chính phủ trên thế giới trao tặng cho ông nhiều đến mức không đếm xuể.
 
Tính cách năng động, tháo vát, thông minh, nhanh nhạy của Eiffel không làm ta ngạc nhiên nếu ta biết rõ nguồn gốc xuất thân của ông: Ông nội của Eiffel từng dựng nên một doanh nghiệp sản xuất thảm rất giầu có tại Pháp, đem lại một đời sống tiện nghi cho nhiều thế hệ trong dòng họ Eiffel.
 
Cha của Eiffel tham gia quân đội Napoléon Bonaparte từ năm 16 tuổi. Mẹ của Eiffel là một phụ nữ rất thông minh tháo vát.  Bà có một cái đầu sắc sảo trong buôn bán.  Bà không những lo lắng chăm sóc cậu con trai trong việc học hành lúc nhỏ, mà còn tạo dựng nên hai doanh nghiệp lớn, một về cung ứng than và một về cung ứng hàng hoá đường biển, cả hai đều làm ăn phát đạt.  Sau này chính bà đã giúp Eiffel tạo dựng nên một doanh nghiệp riêng.  Hai mẹ con gắn bó yêu thương nhau suốt đời.
 
Năm 1862, tròn 30 tuổi, Eiffel thành hôn với cô Marie Guadelet, cháu của Edouard Régneau, một nhà ủ rượu bia nổi tiếng. Hai vợ chồng sống với nhau được 15 năm hạnh phúc, sinh được 5 người con, trước khi Marie mắc chứng viêm phổi rồi mất năm 1887.  Đau đớn vì sự ra đi của vợ, Eiffel sống độc thân trong 36 năm còn lại, không hề đi bước nữa.
 
Trong thời trẻ, Eiffel chiụ ảnh hưởng nhiều nhất bởi hai người: Một là ông chú Jean-Baptiste Mollerat, một nhà hoá học thành đạt, người đã phát minh ra quy trình chưng cất giấm từ thùng gỗ; Hai là Michel Perret, một nhà hoá học khác trong vùng.  Cả hai nhà hoá học này dành rất nhiều thời gian chuyện trò với Eiffel, nhồi nhét vào đầu cậu bé hàng đống tư tưởng, từ chuyện hoá học, khai thác hầm mỏ cho tới chuyện tôn giáo và triết học.
 
Ông chú Mollerat không chỉ là một người đàn ông đáng kính về khoa học, mà còn là một người có tư tưởng cộng hoà mạnh mẽ.  Có lần ông nói với Eiffel: "Này con trai, cháu hãy nhớ rằng tất cả bọn vua chúa đều là đồ xấu xa!". Câu nói này có thể gây tổn thương đối với cha mẹ Eiffel, bởi dẫu sao cha Eiffel cũng đã từng phục vụ dưới triều đại Napoléon – vị hoàng đế lừng danh thế giới.  Tuy nhiên, tư tưởng của ông chú đã dần dần ảnh hưởng đến Eiffel, biến Eiffel thành một người có thiên hướng cộng hoà. Thiên hướng này đã có dịp biểu lộ rõ rệt khi cậu bé trưởng thành: Eiffel trở thành một đồng tác giả không thể thiếu của Tượng Nữ Thần Tự Do.
 
Thủa cắp sách tới trường, Eiffel là một cậu bé đặc biệt thông minh và tò mò, nhưng không chuyên cần lắm. Tại trường Lycée Royal (Trung Học Hoàng Gia), cậu cảm thấy các môn học ở đó nói chung nhàm chán, buồn tẻ, không khí nhà trường tù hãm, đến lớp chỉ phí thời gian.  Mãi đến hai năm cuối phổ thông Eiffel mới tìm thấy sở thích của mình, nhưng không phải trong các môn kỹ thuật hoặc công nghệ, mà là lịch sử và văn chương! Từ đó Eiffel mới thật sự thích học, kết quả học tập của cậu được cải thiện rõ rệt và cuối cùng Eiffel đã tốt nghiệp trung học xuất sắc trong cả các môn nhân văn lẫn khoa học.
 
Sau khi tốt nghiệp trung học Eiffel lên Paris, theo học tại Collège Sainte Barbé để luyện thi vào École Polytechnique – trường Đại Học Bách Khoa nổi tiếng thế giới.  Nhưng chàng sinh viên bản tính lãng mạn không thể kìm nén được tình yêu say đắm đối với Paris hoa lệ.  Anh dành hầu hết thì giờ rỗi để bơi lội trên Sông Seine, thăm Bảo Tàng Louvre, đi xem kịch tại Nhà Hát Opera. Kết quả là anh không chuẩn bị đủ kiến thức cho kỳ thi vào Đại Học Bách Khoa. Anh thi trượt, nhưng không hề lãng phí thì giờ vào việc buồn nản, mà lại thi ngay vào École Centrale des Arts et Manufactures, một dạng trường bách khoa khác, có xu hướng tự do cởi mở hơn, và được đánh giá là một trong những trường đào tạo kỹ thuật và công nghệ hàng đầu Châu Âu thời bấy giờ.
 
Đến lúc đó Eiffel vẫn tuyên bố hoá học là mục tiêu chủ yếu của đời ông. Ông chú Mollerat cũng hứa sẽ dành cho nhà hoá học tương lai một chỗ làm tại những trung tâm sản xuất giấm của ông ở Dijon. Tuy nhiên, năm 1855, gần đến lúc Eiffel lĩnh bằng tốt nghiệp thì xẩy ra chuyện xích mích giữa cha mẹ Eiffel với ông chú.  Hai bên nặng mặt với nhau, hậu quả là lời hứa của ông chú về chỗ làm dành cho Eiffel cũng bị huỷ bỏ, Eiffel phải tìm một định hướng mới cho tương lai.

2] Người thông minh làm gì cũng thông minh:

Quả là "trong cái rủi có cái may", việc thất hứa của ông chú lại dẫn Eiffel tới một bước ngoặt: Thay vì trở thành nhà hoá học, ông lại kiếm được một chân quản lý dự án xây dựng cầu đường sắt trong công ty kỹ thuật của Charles Nepveu thuộc Hội Kỹ Thuật Dân Sự Pháp.  Chẳng bao lâu sau, công ty Nepveu vỡ nợ, một công ty của Bỉ mua lại công ty này, sự nghiệp của Eiffel tưởng chừng gặp cơn bĩ cực nhưng hoá ra lại đến ngày thái lai: Ông chủ mới thuê luôn Eiffel làm việc với tư cách trưởng nhóm nghiên cứu kỹ thuật của công ty.
 
Tại Việt Nam những năm 1950-1960, một chuyên gia nổi tiếng về kết cấu và nền móng là kỹ sư Phạm Đình Biều thường tâm sự với học trò của ông rằng chuyện "cải nghiệp" của Eiffel dạy chúng ta 2 bài học:  Một, người thông minh làm gì cũng thông minh.  Hai, người trí thức chân chính và thực sự có tài phải là người có khả năng tự học, tự nghiên cứu.  Một nền giáo dục tốt không phải là nền giáo dục chỉ lo nhồi nhét kiến thức hàn lâm cho học trò, mà quan trọng nhất là phải biết gợi mở để học trò say mê môn học, từ đó họ có thể tự học, tự nghiên cứu.  Một nhà sư phạm không hiểu điều này sẽ không bao giờ hiểu được tại sao một người được đào tạo thuần tuý về hoá học như Eiffel lại có thể trở thành một kỹ sư kết cấu bậc thầy, không cần qua một trường đào tạo chuyên môn về xây dựng và kết cấu nào cả.  Niềm say mê tự học có giá trị gấp hàng trăm lần so với lối học khoa cử chỉ cốt giành giật bằng cấp và danh vọng.
 
Trở lại Eiffel, năm 1858, ông đã tạo nên một "cú" đột phá đầu tiên trong đời:  Ông được giao trách nhiệm xây dựng một chiếc cầu bằng thép vượt qua sông Garonne gần thành phố Bordeaux, dài khoảng 500m, và chỉ sau 2 năm công trình đã được hoàn thành mỹ mãn, gây một tiếng vang lớn trong giới chuyên môn cầu cống! Chính trong dịp này Eiffel đã có một phát minh kỹ thuật nổi tiếng – sáng tạo nên Hệ nén thuỷ lực (một hệ thống máy vận hành nhờ nước, hơi nước và khí nén) – cho phép đóng các vật liệu làm nền móng sâu xuống lòng đất tới 25m.  Nhờ đó, không những công trình được khánh thành đúng thời hạn mà còn làm cho Eiffel nổi danh như một nhà phát minh và một kỹ sư tài ba.
 
Năm 1864, lúc này đã có vợ và cư trú tại Paris, với sự giúp đỡ của bà mẹ, Eiffel cho ra đời công ty riêng của mình. Trong 20 năm tiếp theo Eiffel đã phát triển và hoàn thiện hàng loạt phương pháp kỹ thuật mới và áp dụng ngay những phương pháp đó vào trong những công trình của mình.  Chẳng hạn, trong khi thiết kế gian đầu tiên cho Palais des Machines (Gian trưng bầy máy móc) của Triển Lãm Quốc Tế Paris năm 1878, Eiffel đã tạo ra những hệ vì kèo và vòm mái thép cứng hơn nhưng lại nhẹ hơn.  Cấu trúc mới này có hình dạng như những mạng lưới vừa rất đẹp mắt vừa có sức chịu đựng rất lớn, bất chấp gió bão.
 
Một trong những dự án lớn của Công Ty Eiffel là xây dựng chiếc cầu Sioule, cao 80m so với mặt sông Sioule, đạt kỷ lục một trong những chiếc cầu cao nhất thời bấy giờ.  Dự án này cho phép Eiffel thử nghiệm ba sáng kiến mà sau này ông đã áp dụng vào việc xây dựng Tháp Eiffel: Sử dụng loại thép có chạm trổ thay cho loại thép nặng, giòn, dễ vỡ thường vẫn được sử dụng thời đó.  Ông khám phá ra rằng thép chạm trổ cứng hơn, dẻo dai hơn, chịu đựng được những cơn gió mạnh tốt hơn.  Ông cho uốn cong bờ mép của những chân cột móng mà trước đó thường là hình vuông hoặc hình chữ nhật, do đó móng được ổn định hơn và bền hơn.  Ông phát triển một hệ thống được gọi là "launching" trông như một cái cưa khổng lồ, trong đó sử dụng những bộ phận cân bằng cho phép dịch chuyển các cấu kiện riêng lẻ một cách dễ dàng hơn vào đúng vị trí cần thiết trong công trình.
 
Cứ như thế, danh tiếng của Eiffel càng ngày càng tăng lên theo danh mục các dự án của ông: Những chiếc cầu lắp ghép làm sẵn cho quân đội hành quân, Cửa hàng Bon Marché nổi tiếng ở Paris, giàn khung Nhà Thờ Đức Bà Paris, và khung thép Tượng Nữ Thần tự Do – công trình tuyệt tác trước khi ra đời Tháp Eiffel huyền thoại của ông.

3] Tượng Nữ Thần tự Do:

 
Tượng Nữ Thần Tự Do với tên đầy đủ là Tự Do Soi Sáng Thế Giới (La liberté éclairant le monde/Liberty Enlightening the World), là một món quà đặc biệt của nước Pháp dành tặng nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm tròn 100 năm ngày nước Mỹ tuyên bố độc lập (thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Anh).
 
Cách Mạng Pháp 1789 là ngọn cờ thúc đẩy tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái lan rộng ở Pháp rồi ra toàn thế giới trong suốt những năm tháng tiếp theo.  Một trong những người Pháp đi tiên phong trong trào lưu này là Édouard René Lefèvre de Laboulaye, một nhà chính trị kiêm nhà văn chuyên viết về lịch sử Mỹ.  Chính ông là người đề xuất ý tưởng tặng nước Mỹ một món quà để ca ngợi nền tự do.  Ý tưởng của ông lập tức được chính phủ Pháp ủng hộ, và việc thiết kế mỹ thuật được giao cho nhà tạc tượng trứ danh Frédéric-Auguste Bartholdi.
 
Bartholdi đã thiết kế nên hình ảnh một phụ nữ khoẻ mạnh có nét đẹp kinh điển như những bức tượng Hy Lạp cổ đại với kích thước khổng lồ ở tư thế đứng thẳng, đầu đội vương miện với 7 tia hào quang toả ra tượng trưng cho 7 biển và lục địa trên trái đất, tay trái mang một phiến đá ghi dòng chữ "JULY IV MDCCLXXVI", tức là "Tháng Bẩy, Ngày 4 Năm 1776" (ngày độc lập của Mỹ), tay phải giương cao bó đuốc của tự do, thân mặc tấm áo choàng phủ kín tới chân.
 
Nhưng ngay lập tức Bartholdi phải đối mặt với 2 bài toán nan giải:
• Làm thế nào để bức tượng khổng lồ có thể tháo rời ra từng bộ phận để chuyên chở sang Mỹ?
• Bức tượng sẽ được dựng trên Đảo Tự Do trong Cảng New York, vậy phải làm thế nào để nó chịu đựng được gió bão rất mạnh ngoài biển Đại Tây Dương?
 
Người thích hợp nhất có thể giúp Bartholdi giải 2 bài toán hóc búa đó không thể là ai khác Gustave Eiffel!
Tượng Nữ Thần Tự Do trên Đảo Tự Do, Cảng New York, biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ
Vào thời điểm này, tên tuổi Eiffel đã được nhiều người biết đến như một công trình sư tài ba từng xây dựng nên những công trình khổng lồ có kết cấu phức tạp và chắc chắn, vì thế ông được mời giúp Bartholdi xây dựng Tượng Nữ Thần tự Do.  Ngay lập tức Eiffel hưởng ứng và bắt tay vào việc.
 
Trước hết, bài toán thứ nhất được giải bằng cách "cắt rời thân thể" Nữ Thần Tự Do ra làm 350 mảnh rồi chất lên chiếc thuyền buồm mang tên Isère để chở sang Mỹ.  Tới Mỹ, nó được đưa lên một hòn đảo có tên là Đảo Tự Do (Liberty Island) ở cửa sông Hudson nhìn ra cảng New York (New York Harbour).
 
Để giải bài toán thứ hai, Eiffel xây dựng một hệ thống cốt sắt làm cốt lõi bên trong để lắp ghép 350 mảnh đồng, tạo nên một bức tượng cao 46m, nặng tổng cộng 204 tấn, đứng trên một bệ cao 45,7m (bệ do người Mỹ xây dựng).  Riêng cánh tay giơ bó đuốc đã dài tới 12m, ngón trỏ dài 2,4m, cái đầu tính từ cằm tới vuơng miện cao 5m, riêng cái miệng rộng 1m.  Ngày nay du khách tới thăm bức tượng sẽ phải leo 354 bậc thang để lên tới vương miện. Bản thân vương miện là một "gian phòng" rộng với 25 cửa sổ, trông từ xa như 25 viên đá quý cài trên vương miện. Tổng cộng bức tượng bao gồm 31 tấn đồng và 125 tấn thép.  Các tấm đồng làm bề mặt bức tượng có chiều dày 2,37 mm, được ghép với nhau sao cho cách ly với khung thép bằng những tấm cách điện để tránh hiệu ứng pin kim loại làm rỉ chỗ ghép do hơi nước biển gây nên.
 
Mặc dù được hai tài năng xuất chúng là Bartholdi và Eiffel phối hợp thực hiện, dự án này vẫn không thể nào hoàn thành kịp thời hạn kỷ niệm 100 năm nước Mỹ độc lập (1876), mà phải đợi tới mười năm sau, tức 1886, Tượng Nữ Thần Tự Do mới được tổng thống Mỹ Groover Cleveland chính thức cắt băng khánh thành.
 
Trong bài báo "Gustave Eiffel: The Man Behind The Masterpiece" (Gustave Eiffel: Người đứng sau tác phẩm bậc thầy), ký giả Karen Plumley viết: "Eiffel dựng một khung thép để gắn các tấm kim loại vào đó, và đặt nhiều chùm thép thẳng đứng cắm sâu vào trong bệ đá granite của nền móng để giữ cho bức tượng khổng lồ đứng vững. Kết quả là có một bức tượng nhẹ hơn (so với tượng đặc) nhưng vẫn đảm bảo chắc chắn, có khả năng chịu đựng được một tải trọng khổng lồ và hàng loạt tác động khắc nghiệt khác.  Một lần nữa, Eiffel đã chứng minh khả năng của ông trong việc giải quyết những bài toán kỹ thuật phức tạp và khó khăn nhất, trong đó sử dụng những kỹ thuật mà trước đó không ai dám làm".
 
Bách khoa toàn thư Wikipedia cho rằng thiết kế kết cấu của Eiffel là điều kiện không thể thiếu để biến dự án Tượng Nữ Thần Tự Do khổng lồ thành hiện thực.  Kể từ 1886, kiệt tác văn hoá này nhanh chóng trở thành biểu tượng quốc gia của nền tự do ở Mỹ, đem lại niềm kiêu hãnh cho người Mỹ, trở thành một tâm điểm thu hút khách du lịch và di dân từ khắp thế giới đến Mỹ, thúc đẩy nền kinh tế ở đây phát triển mạnh mẽ chưa từng có [Một số người Mỹ sống ở Pháp rất hài lòng với món quà mà người Pháp đã dành tặng cho đất nước họ, vì thế họ trả ơn người Pháp bằng cách xây dựng một phiên bản Tượng Nữ Thần Tự Do ở Pháp.  Phiên bản này cũng bằng đồng, cao 11m (khoảng ¼ bức tượng ở New York) đã được dựng lên tại hòn đảo Thiên Nga cách Tháp Eiffel khoảng 2km về phía bắc.  Tại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20, cũng từng xuất hiện một phiên bản Tượng Nữ Thần Tự Do với kích thước nhỏ cao 2,85m, dân gian gọi là "Tượng Bà Đầm Xoè", lúc đầu được triển lãm trong Hội Chợ Đấu Xảo Hànội (Cung văn hoá hữu nghị hiện nay), sau được chuyển về Vườn Hoa Chí Linh (vườn hoa trước cửa Ngân Hàng Trung Ương hiện nay), sau đó đã được đặt trên nóc Tháp Rùa, rồi lại chuyển về Vườn Hoa Cửa Nam, cuối cùng bị giật đổ ngày 01-08-1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim, vì bị coi là biểu tượng của nhà nước thuộc địa].
 
Bước sang năm 1887, chưa kịp nghỉ ngơi nhấm nháp vinh quang do Tượng Nữ Thần tự Do mang lại, Eiffel đã gặp cảnh "hoạ vô đơn chí": Vợ ông mắc bệnh nặng và ra đi vĩnh viễn.  Nỗi đau chia tay người vợ yêu thương chưa kịp hồi phục thì một tai hoạ thứ hai giáng lên đầu ông, liên quan đến việc làm ăn với Công Ty Kênh Đào Panama của Pháp do Ferdinand de Lesseps lãnh đạo.
 
Theo hợp đồng ký kết với công ty Lesseps, Công ty Eiffel tiến hành thiết kế và xây dựng những chốt khoá đóng mở cho kênh đào này.  Nhưng không may, do quản lý kém, công ty Lesseps bị vỡ nợ, làm trắng tay hàng trăm ngàn nhà đầu tư Pháp.  Một cuộc điều tra được mở ra, trong đó tất cả những ai dính líu đến việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đều bị luật pháp hỏi thăm, Eiffel không phải là ngoại lệ... Nếu bị kết án, ông có thể sẽ phải đối mặt với một bản án tù ít nhất 2 năm.  Nhưng sau 5 năm điều tra, Eiffel được chứng minh là vô can.  Tuy vậy, cuộc điều tra đã làm ông mệt mỏi, dẫn tới quyết định về hưu vào năm 1893, khi ông đương chức chủ tịch hội đồng quản trị công ty.
 
Nhưng trong hoạn nạn mới rõ mặt anh hùng: Chính trong những ngày tháng mệt mỏi nhất vì phải đối mặt với cuộc điều tra, Eiffel đã làm nên công trình huyền thoại của đời mình - Tháp Eiffel!

4] Huyền thoại Eiffel:

Để kỷ niệm 100 năm Cách Mạng Pháp (1789 – 1889), nhà nước Pháp quyết định tổ chức Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế tại Paris vào năm 1889, với một cổng chào kiểu vòng cung khổng lồ bằng sắt thép sẽ được dựng trên Quảng Trường Tháng Ba (Champs de Mars) bên bờ sống Seine, nhằm phô trương sức mạnh công nghiệp và khoa học kỹ thuật của nước Pháp với thế giới.  Trong 700 đề án thiết kế dự thi, đề án của Gustave Eiffel được chấp thuận vì nó đẹp nhất, chắc chắn nhất, rẻ nhất.
Khởi công từ giữa năm 1887, khánh thánh giữa năm 1889, http://vietsciences.free.fr/inventions/thapeiffel.htm - Tháp Eiffel trở thành ngọn tháp cao nhất thế giới vào thời điểm đó (324m), trong đó phải huy động tới 300 công nhân lắp ghép 18038 cấu kiện sắt thép với 2 triệu rưỡi đinh rivets.
 
Lúc đầu, việc xây dựng Tháp bị công chúng phản đối dữ dội, vì bị coi là chướng mắt, kỳ quái, phá hỏng vẻ đẹp truyền thống cổ kính của Paris hoa lệ.  Một trong những người phản đối mạnh nhất là nhà văn nổi tiếng Guy de Maup***ant.  Nhà văn này tuyên bố ông sẽ thường xuyên leo lên Tháp Eiffel để ăn trưa, làm mọi người sửng sốt không hiểu.  Khi được hỏi tại sao, Maup***ant trả lời: "Vì đó là cách tốt nhất để không nhìn thấy cái chướng mắt do Tháp Eiffel gây ra".
 
Nhưng ngay từ những ngày đầu mở cửa cho khách vào xem, Tháp Eiffel đã thu hút nườm nượp người đến Paris. Riêng năm 1889 đã có gần 2 triệu khách đến tham quan, đạt kỷ lục về du lịch trên thế giới vào thời điểm bấy giờ. Từ đó đến nay Tháp Eiffel càng ngày càng nổi tiếng.  Tính đến 2002, tổng số khách du lịch tới thăm kể từ ngày khánh thành đã lên tới hơn 200 triệu người, mang lại cho nước Pháp một lợi nhuận kếch xù, vượt quá mọi dự tính lúc ban đầu.  Riêng năm 2006 vừa qua, số khách tới thăm đạt mức kỷ lục: 6.719.200 người, tiếp tục giữ kỷ lục du lịch của các công trình xây dựng trên thế giới.
 
Nhưng vượt lên trên nguồn lợi kinh tế, Tháp Eiffel đã trở thành biểu tượng kiêu hãnh của nước Pháp nói chung và của Paris nói riêng.  Trong thế kỷ 20, rất nhiều tháp khác cao hơn Tháp Eiffel đã được dựng lên trên thế giới, nhưng không có một tháp nào có thể sánh nổi với Tháp Eiffel về vẻ đẹp và sự nổi tiếng.  Người Pháp tự hào vì nó, người nước ngoài háo hức muốn được diện kiến nó. Người ta truyền tụng nhau: "Đến Paris mà chưa đến Tháp Eiffel thì cũng coi như chưa đến!".
 
Vậy mà có một kẻ muốn đánh sập Tháp Eiffel, đó là Adolf Hitler!
 
 
 
Ngày 23-08-1944, liệu chừng sẽ phải rút khỏi Paris vì không chống đỡ nổi các mũi tấn công của đồng minh, Hitler ra lệnh cho Dietrich von Choltitz, tổng chỉ huy quân đội Đức tại Paris:"Không được để Paris rơi vào tay kẻ thù, trừ khi nó đã hoàn toàn trở thành một đống gạch vụn!".  Nhưng không hiểu sao, Choltitz không tuân lệnh chủ, rút lui khỏi Paris mà không phá huỷ.  Tại sao Choltitz hành xử như vậy? Có nhiều giải thích trái ngược.  Đây là một dấu hỏi còn bỏ ngỏ của lịch sử.
 
Lẽ ra thì Hitler cũng chẳng có dịp diện kiến Tháp Eiffel, vì theo kế hoạch ban đầu, Tháp chỉ được phép tồn tại trong 20 năm, nghĩa là đến 1909 sẽ phải tháo dỡ.  Thực ra Eiffel đã thiết kế sao cho Tháp có thể dễ dàng tháo dỡ ngay sau khi Hội Chợ Triển Lãm 1889 kết thúc.  Nhưng như chúng ta đã thấy: Nó không bị tháo dỡ và đã tồn tại cho đến ngày nay! Tại sao vậy? Đơn giản vì nó đã trở thành niềm kiêu hãnh của nước Pháp, đem lại uy tín khoa học kỹ thuật và ích lợi kinh tế cho nước Pháp vượt quá sự mong đợi.
 
Ngày nay người ta không thể hình dung một Paris không có Tháp Eiffel.  Trái ngược với giới văn nghệ sĩ cuối thế kỷ 19, các nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ ngày nay đã lấy Tháp Eiffel làm nguồn cảm hứng để sáng tác.  Tháp Eiffel đã trở thành một huyền thoại! Gần đây, nó đã cùng với Tượng Nữ Thần Tự Do lọt vào danh sách 20 công trình cuối cùng được đề cử trong cuộc bình chọn 7 kỳ quan mới của thế giới do tổ chức phi lợi nhuận NOWC (New Open World Corporation) tổ chức (kết quả bình chọn cuối cùng đã được công bố ngày 07-07-2007 tại Lisbon, Bồ Đào Nha).
Trong 30 năm cuối đời, Eiffel sống và làm việc trong cái tháp mang tên ông theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.  Ông đã tìm cách tận dụng chiếc Tháp vào những mục đích mang lại lợi ích thiết thực: Ông xây dựng trạm quan sát thiên văn, phòng thí nghiệm thủy động lực học và phòng nghiên cứu thông tin liên lạc ngay trên các tầng của Tháp. Ông đắm mình trong những phòng nghiên cứu đó, cống hiến hết sức mình cho những nghiên cứu mới lạ cho đến hơi thở cuối cùng.  Cũng chính trong những năm tháng này, ông đã thiết kế Cầu Long Biên Hànội, Cầu Tràng Tiền Huế, và Nhà Bưu Điện Sàigòn.

5] Kết:

Ngày 27-12-1923, Eiffel ra đi một cách nhẹ nhàng tại nhà riêng, thọ 91 tuổi.
Đối với chúng ta, những người Việt Nam, tên tuổi Eiffel sẽ mãi mãi được ghi nhớ không chỉ như một công trình sư lỗi lạc đã để lại cho nhân loại những kỳ đài kiệt tác, mà còn là cha đẻ của những công trình đã trở thành dấu ấn ba miền của đất nước: Cầu Long Biên Hànội, Cầu Tràng Tiền Huế và Nhà Bưu Điện Sàigòn.
Bài viết này xin được thay cho một nén hương tưởng nhớ ông.



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 14/Jun/2011 lúc 8:28am
.
 VIETNAMESE PEOPLE ARE VERY PROUSD
 
Bom có bà Dương Nguyệt Ánh Súng Laser phòng không hỏa tiễn có Tiến Sĩ Nguyễn Định
 
                             
 
                   http://www.youtube.com/embed/fWdGkb7r1iA - FREE ELECTRON LASER (FEL)
 
 
                                        * * * *
 
                            Người Mỹ gốc Việt giúp Hải Quân Mỹ
                            diệt Hoả tiễn DF-21D của Trung Quốc
 
                                                       
Một Khoa Học Gia Gốc Việt, Tiến Sĩ Nguyễn Định, hiện là Trưởng Công Trình Nghiên cứu chế tạo loại vũ khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL). Đây là loại vũ khí dung để phá huỷ hoả tiễn tấn công của đối phương, kể cả hoả tiễn DF-21D của Trung Quốc hiện đang đe doạ các Hàng Không Mẫu Hạm và các Chiến Hạm Hoa Kỳ.
Trong bản Tường trình trước Quốc Hội Hoa Kỳ {CRS Report for Congress} của Ronald O' Rourke ngảy 21 tháng 1 năm 2011, trang 38 có tường trình về công trình nghiên cứu và sáng chế vũ khí mới - Free Electron Laser (FEL) program - của Tiến Sĩ Nguyễn Định.
Trung Quốc đang ngạo mạn phô trương sức mạnh của Hoả tiễn DF-21D, đe dọa các Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ. Nhưng họ đâu ngờ một loại vũ khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL) của TS Nguyễn Định sẽ hủy diệt được DF-21D, làm tiêu tan tham vọng Đại hán , nhằm khống chế  biển đông. !
Tuy Free Electron Laser đang còn trong giai đoạn hoàn chỉnh và các Chiến hạm Hoa Kỳ sẽ được trang bị công trình sáng chế  loại vũ khí mới này.
 
 
                              
~~~~~~~~~~~~~~~~

LANL scientists are instrumental in making breakthrough for the Navy
By John Severance - Sunday, January 23, 2011 at 12:00 pm

Thanks to the Los Alamos National Laboratory (LANL), the Navy took a big step in its quest to build a powerful new anti-aircraft gun. LANL scientists have achieved a breakthrough with the Office of Naval Research’s Free Electron Laser (FEL) program, demonstrating an injector capable of producing the electrons needed to generate powerful megawatt-cl*** laser beams for the Navy’s next-generation weapon system.
 
The Dec. 20 milestone, which happened months ahead of schedule, was highlighted in a two-day preliminary design review Jan. 20-21 in Virginia.
“The injector performed as we predicted all along,’’ said Dr. Dinh Nguyen, senior project leader for the FEL program at the lab. “But until now, we didn’t have the evidence to support our models. We were so happy to see our design, fabrication and testing efforts finally come to fruition. We’re currently working to measure the properties of the continuous electron beams, and hope to set a world record for the average current of electrons.’’
Nguyen said Boeing, which had a measurement of 32 milliampere in 1993, holds the record for measuring properties of the continuous electron beams. The project leader said, “We are not there yet but we hope to break it in the near future.”
 
At the demonstration, Nguyen received a lot of positive feedback from members of the ONR. But he was not about to take a lot of the credit.
“This is a team effort,” Nguyen said. He credited 15 other LANL employees for helping him with the research. “The best thing is that the Navy is looking at Los Alamos as the go-to lab for this kind of technology. This is a good sign for the lab.”
Nguyen said he and his team have been working on the project since 2006 but he has been working on the technology at the lab since the mid-1980s.
Asked where this accomplishment stacks up in his LANL career, which started in 1984, Nguyen said, “It’s not the most important, but it is up there.”
 
Quentin Saulter, the FEL program manager for ONR, said in a release the implications of the FEL’s progress are monumental.
“This is a major leap forward for the program and for FEL technology throughout the Navy,” Saulter said. “The fact that the team is nine months ahead of schedule provides us plenty of time to reach our goals by the end of 2011.”

The research is a necessary step for the Department of the Navy to one day deploy the megawatt-cl*** FEL weapon system, revolutionizing ship defense, Saulter said.
“The FEL is expected to provide future U.S. Naval forces with a near-instantaneous laser ship defense in any maritime environment throughout the world.”
ONR’s FEL project began as a basic science and technology program in the 1980s and matured into a working 14-kilowatt prototype. In fiscal 2010, it graduated from basic research to an Innovative Naval Prototype, earning the backing needed by senior Navy officials to ensure its evolution to advanced technology and potential acquisition.
On the ONR website, Saulter explains the program.
 
“The Navy’s future Free Electron Laser (FEL) weapon system is being designed to be game changing,” Saulter said. “The capability of having speed-of-light delivery for a wide range of missions and threats is a key element of a future shipboard layered defense. The design is to be able to have selectable wavelengths for use at sea.
“It will demonstrate scalability of the necessary FEL physics and engineering for an eventual megawatt-cl*** device. It will focus on the design, development, fabrication, integration and test of a 100-kw cl*** FEL device. Future needs for ship integration and beam control will be considered. This revolutionary technology allows for multiple payoffs to the war fighter.
“The ability to control the strength of the beam provides for graduated lethality and the use of light vice, an explosive munition, provides for low per engagement and life cycle costs. In fact, it provides an effective alternative to using expensive missiles against low value targets. Not worrying about propulsion and working at the speed of light allows for precise engagement and the resulting low collateral damage. Speed-of-light engagement also allows for a rapid reaction to moving and/or swarming time critical and swarming targets.”

The laser works by p***ing a beam of high-energy electrons generated by an injector, through a series of strong magnetic fields, causing an intense emission of laser light. ONR hopes to test the FEL in a maritime environment as early as 2018.
“There still is a lot more testing,” Nguyen said.
Scientists at Los Alamos National Laboratory, headed by Dr. Dinh Nguyen, senior project leader for the Free Electron Laser program at the lab, made a breakthrough when they unveiled an injector, below, capable of producing the electrons needed to generate megawatt-cl*** laser beams for the Navy’s next-generation weapon system.
 
                              
                          Free Electron Laser (FEL) trang bi tren HKMH va KTH se pha huy hoa tien cua doi phuong

                             
                              Hoà Tiễn DF-21D cùa TC đe doạ HKMH HQ Hoa Kỳ
 
                             
                              Khu Truc Ham AEGIS se duoc trang bi Free Electron Laser (FEL)
 


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 15/Jun/2011 lúc 10:29am

.

Trả chủ cũ $45,000  tìm thấy trong nhà mới mua



SALT LAKE CITY (AP) -
Một gia đình ở Utah mới mua lại một căn nhà cũ, trong lúc xem xét, họ khám phá thấy $45,000 tiền mặt giấu dưới mái nhà. Sau khi bàn bạc, họ đi đến quyết định liên lạc với con của chủ cũ để hoàn trả tất cả.


Hai vợ chồng Josh và Tara Ferrin (trái) trả lại cho các con trai chủ căn nhà họ mới mua được, $45,000 tiền mặt họ tìm thấy, kể cả mấy thùng đạn rỗng đựng số tiền này. (Hình: Salt Lake Tribune/Provo Daily Herald)
Hồi đầu tuần, anh Josh Ferrin hoàn tất thủ tục mua căn nhà đầu tiên cho gia đình anh ở Bountiful thuộc ngoại ô Salt Lake City. Hí hửng vì rồi ra anh đã tìm được một nơi mà từ nay cả gia đình anh có thể xem như hoàn toàn thuộc về họ. Anh nhận chùm chìa khóa và quyết định đi xem một vòng.
Lúc bước vào nhà để xe, một miếng vải từ trên gác lửng thòng xuống gây ngay sự chú ý của anh Ferrin. Trèo lên quan sát, rồi đem xuống một thùng đạn thời Thế Chiến 2, mở ra mới thấy bên trong đầy giấy bạc cuộn lại thành từng bó.
Anh Ferrin, một họa sĩ làm việc cho báo Deseret News ở Salt Lake City, nói: “Tôi đê mê trước những gì trông thấy, liền gọi cho vợ tôi, kể rằng nàng sẽ không tin những gì tôi vừa khám phá.”
Sau đó anh tìm thấy thêm 7 thùng nữa và mang tất cả về nhà của bố mẹ. Hai vợ chồng và con cái đổ ra trên bàn, cùng ngồi đếm mới biết tổng cộng có đến $45,000.
Anh Ferrin nói: “Tôi không nghĩ tôi là người toàn hảo. Tuy biết chúng tôi phải trả lại số tiền này nhưng không có nghĩa là tôi không nghĩ đến chiếc xe đang cần sửa, nghĩ đến việc chúng tôi ao ước có một đứa con nuôi biết chừng nào mà hiện tại không đủ khả năng tài chánh để thực hiện, kể cả sửa sang căn nhà cũ mà chúng tôi mới tậu được. Tuy nhiên, số tiền này không phải của chúng tôi, hơn nữa suốt đời khó có được một cơ hội để làm điều đúng với lương tâm đạo đức. Ðây là bài học tôi hy vọng sẽ dạy được cho con cái.”
Chủ nhà cũ là ông Arnold Bangerter, mua căn nhà này vào năm 1966, hai vợ chồng sống ở đây đến lúc ông qua đời hồi tháng 11, trong khi bà vợ mất trước đó vào năm 2005.
Nghĩ về ông Bangerter, người trước đây làm nghiên cứu sinh học cho Cơ Quan Quản Trị về Câu Cá và Săn Bắn, anh Ferrin nói: “Nghĩ đến ông ta sống cặm cụi làm việc. Thỉnh thoảng dành dụm được $100, cột lại thành bó, mang lên gác và cất vào thùng sắt. Tôi biết đâu phải ông ấy để dành tiền cho tôi.”
Nghĩ lại chủ trước phải tằn tiện suốt đời mới để dành được chừng ấy tiền, gia đình anh Ferrin quyết định mang trả lại tất cả cho mấy người con trai.
Anh Kay Bangerter, người con trai lớn nhất trong 6 người con của ông chủ cũ, tâm sự, ông có biết ông cụ đem tiền đi giấu, vì có lần ông khám phá thấy một bó tiền dán vào bên dưới một ngăn kéo, nhưng ông chưa hề nghĩ cụ ông lại để dành được nhiều như vậy trong hằng mấy năm trời.
Anh Kay tiếp: “Cụ ông lớn lên trong thời buổi khó khăn. Những người sống vào thời này nếu không lo dành dụm sẽ trở nên trắng tay một khi đã qua đi. Cụ ông là người chỉ biết để dành chứ không biết tiêu là gì.”
Người con trai của cụ Bangerter tiếp rằng số tiền đem trả “là một câu chuyện sẽ được truyền tụng trong thế hệ chúng ta và có thể của cả thế hệ quí vị nữa.” (TP)



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 19/Jun/2011 lúc 8:26am

        CHÚC NHỮNG NGƯỜI CHA LUÔN KHỎE MẠNH AN VUI

 19 JUNE 2011
 
*****
BON WEEK-END
 
EM VÀ RƯỢU
 
Em hỏi thật anh , giữa em và rượu?
Thì anh ơi, anh sẽ chọn bên nào?

Câu hỏi buồn nghe đơn giản làm sao!
Trong một phút anh đi vào bối rối.
Nếu chọn em , nghĩa là anh nói dối!
Còn rượu ư?…Anh thấy thật sai lời.
Rượu và em là nắng rớt mưa rơi.
Mà mưa nắng suốt đời luôn tiếp nối,
Rượu trong chiều , còn em thì trong tối
Rượu và em là gạch nối của đời anh
Nếu bây giờ em lại hỏi anh!!
Thì anh bảo: em đừng cho anh ngốc nghếch
Nếu vì men lắm cuộc đời chấm hết!??
Thì trong yêu, thiên hạ chết cũng nhiều
Rượu và em là hai nỗi nhớ đáng yêu!
Nếu được chết:
Anh sẽ chết một chiều bên em và có rượu.
*****
 BỒ và VỢ 

Bồ là phở nóng ' tuyệt vời ' .
Vợ là cơm nguội đáy nồi hẩm hiu .
Bồ là nơi tỏ lời yêu .
Vợ là nơi trút bao nhiêu bực mình .
Bồ là rượu ngọt trong bình .
Vợ là nước ở ao đình nhạt teo .
Nhìn bồ đôi mắt trong veo .
Dòm vợ đôi mắt trông sao gườm gườm .
Bồ tiêu thì chẳng tiếc tiền
Vợ tiêu một chút , thì liền kêu hoang .
Bồ giận thì phải xuống thang .
Vợ giận bị mắng , bị phang , dzập mình .
Một khi túi hảy còn tiền
Thì bồ thắm thiết kề liền bên anh .
Một mai hết sạch sành sanh .
Bồ đi , lại vợ đón anh về nhà .
Bồ là lều , vợ là nhà

Gió to , lều sập , mái nhà còn kia .
Vợ là cơm nguội của ta .
Nhưng là đặc sản , thằng cha " láng giềng " .

*****

Viết Tắt Cùa Bác Sĩ

Anh chảng nọ đi khám bệnh trên đơn thuốc bác sĩ chẩn đoán và viết tắt bệnh trạng anh bẳng 4 mẫu tự "RLTH "
( Rối loạn tiêu hóa )...anh chàng không dám hỏi vì sợ bị chê dốt , nhưng bước ra khỏi phòng khám, cầm đơn thuốc đọc hoài mà chẳng biết mình bị bịnh gì .Đi được một khúc thấy có cô y tá đang đứng dựa vào lan can anh ta liền đưa giấy chuẩn bệnh và hỏi cô y tá ...cô y tá đọc xong hốt hoảng hét lên :
- Trời ơi ! anh bị " Ruột Lòi Tới Háng " rồi  !!!

  http://onchedau.youneed.us/forum-f62/topic-t5408.htm - Nguyễn Thị Chim

Một cô gái đi đăng ký kết hôn. Cán bộ tư pháp hỏi:
- Lấy chồng lần đầu hả?
- Dạ, lần đầu.
Cán bộ: - Tên gì? Ở với nhau từ bao giờ?
Cô gái: - Dạ, Nguyễn Thị Chim, mới ở với nhau tối hôm qua.
Cán bộ: - Mới ở với nhau tối hôm qua à? Chim có ê không?
Cô gái đỏ mặt không nói gì.
Cán bộ bực mình gằn giọng: - Tôi hỏi chị : Chim có ê không?
Cô gái thẹn thùng: - Dạ lúc đầu cũng hơi ê ê.
Cán bộ bực tức quát lên: - Tôi hỏi chị tên Chim không có chữ ê hay là tên Chiêm có chữ ê ? Mắc mớ gì đến lúc đầu với lúc sau  !!!

CHÚC PAPA VUI VẼ  19/6/2011


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 20/Jun/2011 lúc 4:56am

PHÁP : GƯƠNG THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở TỈNH LẺ

 
 
 
Chị%20Lý%20Minh%20Nguyệt%20trong%20khuôn%20khổ%20cuộc%20triển%20lãm%20ảnh%20chụp%20về%20cộng%20đồng%20Việt%20Nam%20ở%20Lorient%20%28Tuấn%20Thảo%20/%20RFI%29
Chị Lý Minh Nguyệt trong khuôn khổ cuộc triển lãm ảnh chụp về cộng đồng Việt Nam ở Lorient (Tuấn Thảo / RFI)
http://www.viet.rfi.fr/auteur/tuan-thao - Tuấn Thảo

Thành phố Lorient ở vùng Bretagne, miền Tây Bắc nước Pháp chỉ có khoảng 58 ngàn dân tính luôn cả các vùng phụ cận. Số người Việt định cư ở trung tâm thành phố này có thể được đếm trên đầu ngón tay, mở rộng ra hơn nữa với các vùng ngoại ô, thì chỉ có gần 30 gia đình Việt Nam.

Đa số những gia đình này thuộc dạng người tỵ nạn vượt biên đến lập nghiệp tại Lorient từ những năm 1979 - 1980, thời mà nước Pháp mở cửa tiếp đón làn sóng thuyền nhân. Hầu hết những người Việt đến Pháp vào thời này đều chọn ở lại các thành phố lớn để tiện bề làm ăn buôn bán. Những gia đình người Việt nào chọn về sinh sống ở các tỉnh lẻ, tuy rất được chính quyền địa phương ưu đãi, nhưng vẫn cảm thấy thiếu thốn : từ chuyện có đủ gia vị để nấu các món Việt Nam, cho đến việc sinh hoạt với cộng đồng, gần gủi với người đồng hương. Phải chăng vì thế mà ở tỉnh lẻ, người ta cảm thấy các gia đình người Việt thường lui tới và đùm bọc nhau nhiều hơn.

Nhân dịp đến thành phố Lorient để tham dự chương trình Tháng văn hóa Việt Nam, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu thêm về nếp sinh hoạt của những người Việt tại chỗ. Ở đây, chúng tôi có dịp gặp mặt gia đình chị Lý Minh Nguyệt, người đầu tiên cách đây gần 30 năm mở cửa hàng bán thức ăn và thực phẩm Việt Nam tại trung tâm thành phố Lorient. Điều này sau đó mở đường cho các gia đình khác kể cả người Lào và người Miên gốc Việt ở xung quanh thành phố Lorient khai trương các siêu thị bán thực phẩm Á Đông.

Khi hỏi người dân Lorient, ở đâu người ta có thể mua nước mắm, gạo nếp, trà xanh, dầu hào và các loại gia vị khác, họ đều chỉ đến cửa hàng của chị Lý. Báo chí địa phương đều nhắc đến gia đình của chị như một trường hợp khá tiêu biểu cho sự hội nhập thành công trên đất Pháp. Ngoài việc tảo tần buôn bán, nuôi em ăn học, chị Minh Nguyệt còn tham gia khá nhiều vào các sinh hoạt để giúp đỡ những người đồng hương, từ các bác sĩ Việt Nam đến Lorient để thực tập, giới sinh viên đi du học hay những gia đình đến từ Việt Nam sang tận vùng Bretagne đi làm theo diện xuất khẩu lao động. Vì cũng như chị nói : người đồng hương không có là bao, thấy người ta gặp khó khăn như mình thuở nào, chẳng lẽ khoanh tay đứng nhìn hay ngoảnh mặt làm ngơ.

* Năm 1971 ở trường THGC cũng có nữ Giáo Sư toán : Lý Minh Nguyệt



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 20/Jun/2011 lúc 7:29am

MỜI THÂN HỮU ĐỌC CHO VUI

 
                         NÓI VỚI VIỆT KIỀU
 
 

Tác giả Chung Mốc hiện đang cư trú tại Thủ Đức, Việt Nam, gửi bài qua một thân hữu chuyển đến. Trước 1975, tại miền Nam, ông là một nhà giáo, một huynh trưởng sáng giá. Bài viết của ông, như tựa đề, viết theo cách nhìn của bà con quê nhà nhìn những Việt kiều Mỹ khi họ về thăm lại quê quán.


Tháng Năm, nóng toé khói.
Ai đã từng đi xa quê hương đều ước mong có dịp trở về, hoài niệm làm người ta xao xuyến đến cháy lòng. Tìm về từ vật chất đến tinh thần, để thấy những cái tưởng mất đi vĩnh viễn nay lại tìm gặp, cái xưa tầm thường nay trở nên quí giá.
Tôi may mắn thường có dịp đón tiếp thân nhân cùng bạn bè về thăm nhà, nhận thấy song song với nỗi vui mừng khi tái ngộ, còn có vài điều tưởng giữa chúng ta, TA và TÂY tự điều chỉnh, để ngày sum họp niềm vui thêm trọn vẹn.
Tôi nhận thấy có mấy dạng Việt Kiều:
- Người giàu (Có lẽ là giàu thật) quan niệm đi 5 về 10, xênh xang áo gấm về làng, họ hàng cũng được thơm lây. Hàng xóm có lòng đố kỵ cho là nổ : Hồi xưa nghèo không có đôi dép mà đi, giờ tha đi đâu cũng kè kè chai nước lọc, vô nhà ai cũng không dám uống nước dù là nước trà; nước giếng, nước mưa thì chê hôi. Họ đâu còn nhớ tới những ngày kinh tế mới, những ngày đi đào kinh thuỷ lợi nghiêng nón múc một ít nước đục ngầu mà uống. Bây giờ cứ đòi vào nhà hàng máy lạnh sang thiệt là sang để ăn uống cho an toàn khỏi sợ đau bụng, nhưng nếu họ chịu quá bộ ra chỗ đang rửa chén tô, nơi nhà bếp đang lặt rau, làm cá băm thịt, thì tưởng chưa có nơi nào mất vệ sinh hơn thế nữa !
Tôi lấy làm ngạc nhiên và hãnh diện khi người mình mới qua tới xứ người, người lâu thì vài ba chục năm, người mới thì chỉ năm hay mười năm mà nay ai cũng là bác sĩ, kỹ sư, chủ hãng chủ tiệm, tiếng Tây tiếng Mỹ phun phèo phèo, mà hình như không có ai làm thợ hết cả (?).
Nếu quả thực như thế thì Mỹ trắng Mỹ đen quá kém, nay họ lại phải xin đi làm công cho người mình nhiều quá, chứ như ở VN mà mấy anh Campuchia qua đây lập nghiệp, không chịu làm cu ly khuân vác từ đời cha tới đời con thì cũng còn khuya mới ngóc đầu lên nổi.
Có người qua Mỹ đã lâu nhưng còn e ngại vì tài chánh eo hẹp chưa muốn về thăm quê, vì ngoài tiền vé máy bay ra, còn tiền quà cáp, xe cộ tiêu xài. Nhưng họ đâu biết rằng có tiền cho thân nhân đã quí, nhưng gặp lại người thân sau bao nhiêu năm xa cách còn quí hơn nhiều lắm.
Vẫn biết rằng trong đám thân nhân "yêu vấu" kia thế nào cũng có người nói xấu sau lưng: "Việt Kiều về quê mà Trùm Sò thế thì về làm quái gì". Cũng may số người này không nhiều.
- Người nghèo (Có thể là nghèo giả) than van quá trời vì sợ người nhà vòi tiền, mà có người vòi tiền thật, mè nheo đủ thứ. Họ không chờ cho đến khi gặp mặt mà thư, điện tới tấp khiến mẹ cha, anh em con cái phát chán, vì người ta biết tiền gửi về sẽ bị tiêu pha một cách lãng nhách bởi những người chuyên vô công rỗi nghề, từ sáng tới tối xách xe chạy vòng vòng.
Thái độ và cử chỉ bên TÂY thì lịch sự nhã nhặn, cưng chiều vợ con hết mức (theo kiểu nịnh nghề bà lắm nạc) khiến phe TA ở quê nhà xốn con mắt lắm. Nhưng khốn nỗi TA lại cộc cằn thô lỗ, gia trưởng y như xưa, y như cách đây hàng thế kỷ. Hôm nay nhà có cơm khách, khách hỏi:
- Còn các cháu đâu, không ra dùng cơm luôn thể?
- Các bác cứ xơi tự nhiên, các cháu đã có rồi.
Các bác đang xơi, các cháu thập thò ở cửa, Bố quát:
- Xuống bếp ăn với mẹ!
Đứa con giơ tay lên trời:
- Xin thề là dưới bếp hết cả nước lẫn cái rồi bố ạ!!!
*
Bên TÂY gặp nhau ôm hôn chùn chụt, bên TA mà làm thế có ngày chả còn răng ăn cháo. Hôm anh tôi về, thấy mấy trự Việt Kiều gặp người đi đón ở phi trường, lợi dụng cơ hội ôm hôn tùm lum, ảnh nói có nhiều người làm trò khỉ quá.
Rồi sau đó ít hôm ảnh lại nói sao Việt Kiều về cứ phải chứng tỏ mình là Việt Kiều cho oai, lúc nào cũng thấy đeo cái túi mề gà trước bụng, đàn ông lại còn mang quần có dây đeo vai cứ như mấy anh bồi nhà hàng. Họ nói chuyện với nhau hay với con cái cứ xổ tiếng Mỹ làm người nhà phải nghệt mặt ra. Mà làm như thế nghĩ cũng chả ích lợi gì, chỉ tổ cho nhà hàng chém thẳng tay.
Việt Kiều thường phê bình người trong nước đổ đốn, không chịu làm gì cả chỉ ăn nhậu. Nói của đáng tội, cái đó cũng có nhưng vì họ chưa có cơ hội tiếp xúc với những Giám Đốc trẻ không rượu bia thuốc lá; có trách nhiệm, năng lực và lòng tự trọng; những người thợ quần quật với công việc nặng nề; những nông dân chân lấm tay bùn đã làm nên những thay đổi và ấm no hơn những ngày cũ.
*
Việt kiều lớn đã thế còn Việt Kiều con, tụi nhỏ về đây gặp khí hậu, thời tiết khác lạ, ăn ngủ trái múi giờ dễ sinh ra dị ứng ốm đau, làm ông bà cha mẹ lo sốt vó.
Thái độ tụi nó cũng kỳ dị lắm, hình như nó không thích được nâng niu âu yếm, đụng vào người là nó co rúm lại, mà người mình có thương thì mới rờ rẫm bóp mông, bóp đít khen nó mập, trắng hồng coi dễ thương hết sức. Ban đầu tôi tưởng tụi nó chê mình ở bẩn, nhưng sau này mới biết là làm vậy không nên, nếu là ở Mỹ có thể bị kết tội child abuse gì đó.
Tụi nhỏ nói tiếng Việt không rành, nó ú ớ bảo là đau bụng, đưa thuốc cho uống cả tiếng sau mới nói là nó "wrong", nó bị đau cổ họng cơ. Có nhiều đứa lý sự và phá trời thần, trẻ con VN mà nói tay đôi với người lớn thế thì có mà nát đít, còn trẻ Việt Kiều nó được tự do tranh luận nếu nó nhận thấy người lớn nói sai. Về VN mà nó làm cứ như ở nhà nó, cái máy quay phim, dàn máy hát ở quê nhà quí lắm, dành dụm biết bao lâu mới mua được, nhưng con cháu Việt Kiều về xài rồi nó quăng vất tứ tung, chọc ghẹo nhau chạy tới chạy lui làm đổ dàn am-pli, cả nhà thấy xót quá mà không ai dám nói gì!
Nói sang cái ăn mới ngộ, đãi Việt Kiều ở nhà hàng, TA ép TÂY ăn thịt.
TÂY than thở: "Tại sao lại ép chúng tôi những thứ mà hàng ngày phải ăn mấy chục năm nay?"
Không lẽ kêu măng luộc, rau đay cua rốc, cà pháo mắm tôm, rau muống xào đập tỏi v.v...
Những thứ đó quê tôi có đầy ra, bước ra đàng sau vườn loáng một cái có cả rổ, bây giờ thường để cho heo ăn mà thôi, ai nỡ lòng nào đem ra đãi Việt Kiều.
Việt Kiều con thì khác hẳn, vào bàn nó ngồi im như tượng, mặt buồn như Đức Mẹ Sầu Bi ngồi dưới chân thánh giá, hỏi ăn gì thì chỉ lắc đầu. Thấy mấy ông kêu đồ nhậu rắn rùa, chim chuột ... đặc sản, nó chỉ con thạch sùng (thằn lằn) trên tường mà hỏi: "Con đó có ăn không ?"
Người lớn thích ăn tiết canh, mua con heo, con vịt về cắt tiết hay thọc huyết, nhìn thấy cảnh đó nó kinh hãi ôm nhau khóc thét lên.
Còn về thịt cầy, nó dặn là đừng bao giờ đánh lừa nó ăn một miếng, bởi vì ăn thịt chó, tim sẽ đau đớn như phạm tội vậy.
Về tới SG thả tụi nó vào khu siêu thị thì như cá gặp nước, tụi nó hoạt bát hẳn lên, nói líu lo vì trong đó có bán đồ ăn khoái khẩu của nó.
Ở quê tôi còn có một thứ mà mỗi nhà có Việt Kiều về thăm thì phải lo trước, đó là cái bàn cầu ngồi theo lối Mỹ, nhà cầu kiểu cũ trẻ con ngồi không quen cứ ngã bổ chửng ra. Nhớ hồi cách đây hơn 10 năm, cầu cá dồ chưa bị cấm, có ông Việt Kiều đang ngồi thì bị cầu sập, ông đứng giữa đìa khóc ầm lên kêu Trời kêu Phật, kêu cả thánh quan thầy.
Một cái đáng sợ nữa cho Việt Kiều là muỗi. Xưa kia muỗi chỉ có mùa, bây giờ nhờ kinh tế thị trường nên có quanh năm, nó lại theo trào lưu khủng bố của thế giới nên không kêu vo ve nữa mà chuyên âm thầm đánh du kích, cắn xong một phát là chỗ đó ngứa không chịu nổi. Đối với người trong nước không hiểu vì đã chịu muỗi chích hoài nên cơ thể quen nọc ngứa, hay là tại vì thịt Việt Kiều thơm (tắm bằng xà bông Dove), hay tại muỗi vẫn còn thù dai đối với Đế Quốc, mà cho dù là ban ngày sáng sủa đàn muỗi không cắn ai, lại cứ xà quần bên Việt Kiều như đàn trực thăng sắp đổ quân vậy.
Đi với Việt Kiều nhí thì thật là thê thảm, cho dù bôi thuốc chống muỗi rồi đó, nhưng dính mũi nào là làm độc mũi đó, có khi mưng mủ sưng to như trái chùm ruột. Tôi có đứa cháu kiên nhẫn ngồi đếm được 108 mụn trên một cái chân nhỏ bé !!!
Còn trục trặc ngôn ngữ Việt giữa người trong và ngoài nước nữa chứ. Có nhiều Việt Kiều nghe không hiểu được những từ ngữ "mới". Hồi sau 75 tôi có dịp tiếp xúc với cán bộ hay người miền Bắc mới vô, nghe họ nói tôi buồn cười lắm mà không dám cười, sau đó nhái chơi, rồi dần dần nó ngấm vào giọng nói lúc nào không hay, bây giờ có những chữ mà loay hoay mãi không nhớ ra chữ cũ để thay thế.
Thí dụ: Hôm nay tôi tranh thủ đến thăm anh (cố gắng). TV hôm nay bị sự cố kỹ thuật (trục trặc). Nhưng đến câu "Họ có mặt bằng cho thuê" thì tôi đành chịu không tìm ra chữ nào để thay.
Có anh về nước cầm máy chụp hình hay quay phim thì thấy cái gì hơi lạ là bấm máy liên hồi, thấy người ta nói đi xe khách chất lượng cao (high quality); xe tham quan (tourist); cửa hàng chuyên bán ổn áp (survolter) là cười khinh khỉnh, nhưng chúng tôi thấy họ nói pha tiếng Mỹ lại càng kỳ quái hơn: Đem cái xe tới tiệm để estimate, anh thợ sửa xe dốt nát đâu biết tiếng Tây tiếng U gì đâu, nghe vậy bèn tháo tung chiếc xe ra; bảo tun-ấp thì nghe giống như "ốc" nên lấy đồ nghề ra siết tất cả những con ốc lại. Đàn bà con gái gì mà nói giữa chốn đông người "Tôi không có khe" (care); "Vẫn còn ở chỗ cũ đây, chứ tôi đâu có mu (move)".
Cười, bởi vì khe và mu là những chữ dùng để chỉ cơ quan sinh dục của đàn bà.
Có lần được tháp tùng về thăm quê cũ của mẹ tôi ngoài Bắc, gặp đứa em họ đang phụ trách một đoàn thể trong xứ đạo, nó hỏi xin cái máy kích. Tôi hỏi cần đẩy hay kéo cái gì, nó giải thích thì ối giời ơi! đó là cái am-pli và cặp loa để phát thanh, ở ngoài Bắc gọi là cái máy kích âm !!!
Bây giờ họ còn hay nói tắt. Hỏi gia đình thế nào? Trả lời dạo này gia đình chúng em VẤT lắm (vất vả); Món này ăn ngon CỰC (cực kỳ); Thợ xây quát phu hồ: "Lấy cho tao bao Xi (xi măng) !!!
Chữ "bị" ở thế thụ động (p***ive voice) lại được nói: "Ông ta hơi bị giỏi đấy" ; Món này ăn hơi bị ngon v.v... Ban đầu tôi tưởng chỉ là cách dùng chữ cho khôi hài, không ngờ có những nhà văn lớn dùng trong văn chương nghiêm túc nữa đấy. Thật quái đản !!!
Hôm xem lậu cuốn băng Thuý Nga, thấy ông Nguyễn Ngọc Ngạn nói xỏ người ở nước ngoài hay nói chữ là, thay vì nói "Rất đẹp" thì lại nói "Rất là đẹp". Tôi thì tiếng Anh dốt nát, đành dịch ra là "Very is beautiful"!
Ngày xưa còn đi học mà làm luận văn xài chữ: thì, là, mà, bị v.v... lung tung như kiểu này chắc thầy vã cho rách mép.
Ở VN bây giờ từ quan cho tới anh cùng đinh khố rách đều nghiện chữ "Nói chung" cũng như mấy anh Việt Kiều hay dùng chữ "You know" vậy.
Hỏi thăm gia đình khoẻ không thì được trả lời: "Nói chung cũng tốt. Mẹ tôi còn đang nằm bệnh viện còn vợ tôi thì mới chết tuần rồi".
Hãy nghe đài BBC phỏng vấn mấy quan chức, hay đọc trong bản báo cáo của mỗi cơ quan, đoàn thể, mỗi ngành không bao giờ thiếu chữ "Nói chung":
- Tình hình chỗ nào cũng vậy, nói chung là tốt, nhưng trong đó còn có một vài bộ phận yếu kém tồn tại ...
Tôi tới thăm gia đình người bạn mới từ nước ngoài về, bố bảo con gọi mẹ ra đây. Thằng con chạy vào trong hét toáng lên: "Momy, dady muốn momy bây giờ". Hồi lâu sau nó lại chạy ra bảo: "Momy đang rửa he".
Tôi ngạc nhiên ngẫm nghĩ mãi mới hiểu là má nó đang gội đầu (hair).
Tháng rồi có mấy đứa cháu từ Úc về chơi, tôi dẫn đi ăn nghêu ở Ngã Sáu, trong đĩa nghêu luộc chín há vỏ ra, có con thịt rớt ra ngoài chỉ còn cái vỏ không, đứa bé cầm cái vỏ ngắm nghía một hồi rồi tặc lưỡi: "Không có ai".
Ôi ngôn ngữ Việt của Việt Ta và Việt Tây sao mà rắc rối, biến hoá làm vậy!
Ngày vui qua mau rồi cũng đến ngày tiễn đưa người nhà ra phi trường. Người còn ở VN khoái tiễn đưa lắm, lý do là lúc đó người đi rất ngậm ngùi, còn bao nhiêu tiền trong túi cũng móc ra cho hết, thương lắm cơ.
Việt Kiều con ra tới phi trường thì mừng lắm, chúng nhảy cỡn lên múa máy tay chân rồi la to:
- Thoát khỏi Việt Nam rồi! Thoát Việt Nam rồi!
Vậy thì tôi còn mong gì khi chúng to lên, học hành thành tài rồi về giúp đỡ quê hương?      
                                                                               ... he he he !!!
                                 

__._,_.___


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 23/Jun/2011 lúc 7:17am
  
                   CHUYỆN TÌNH 2500 CHỮ T
 
 
Trần Thị Thu Thủy tên thật Trần Thị Thỏ, trú tại thôn Tám, Trảng Tranh, Tỉnh Thừa Thiên. Thuở thiếu thời, trí tuệ thì thường thôi, tuy thế, tính Thủy thật thà, thủ thỉ thù thì, thỏn thà thỏn thẻn, thật thương! Tới tuổi trăng tròn, Thủy tròn trặn, tươi tắn, trắng trẻo, tay tròn trĩnh, tóc thơm thơm, thật tuyệt!

Thủy tuyệt trần, tôi tả thì thô thiển. Thôi thì tàm tạm thế.

Trai tráng trong thôn Tám, từ trai tơ tới tuổi tứ tuần, từ tuổi tứ tuần tới tuổi thất thập, thoạt trông thấy Thủy, tất thảy tấm tắc trầm trồ:

"Trời! Trắng tựa tuyết!"

"Thon thả thế!"

"Tóc thật thướt tha!"

"Ti to thế! Tròn thế!"

"Trác tuyệt! Trác tuyệt!"

Trai tơ thổn thức, tứ tuần tơ tưởng, thất thập thẫn thờ. Thấy Thủy thấp thoáng, tất thảy táo tác, thập thà thập thò, thật tội. Tứ tuần thách trai

tơ: tán thắng Thủy thì thua tam trâu. Thất thập thách tứ tuần: tán thắng Thủy thì thua tám thúng tiền. Thách thì thách thế thôi, thua Thủy tất tần tật. Thủy tựa thần tiên, trai tráng trong thôn thì thô thiển, tiền tài trắng trơn, thân thế thấp tè, thế thì tán tới trăm tuổi!

Tiếng tăm Thủy truyền trong toàn tỉnh.Thư từ tới tấp tới tay Thủy. Thư thì thủ thỉ tâm tình. Thư thì tranh thủ trình thêm thân thế, tiền tài. Thư thì than thở tức tưởi. Thư thì thêm thơ, thêm tranh, trang trí thật trang trọng... Trong tám tháng trên tám trăm thư, thật thế!

Trai tráng trong tỉnh tìm tới tán tỉnh Thủy tới trăm thằng. Tám thằng thân

tôi: Thằng Thịnh, thằng Tâm, thằng Thông, thằng Thìn, thằng Thỉ, thằng Trung, thằng Tuy, thằng Tuấn tán tỉnh tài thế, tí ta tí tởn tới tán Thủy, tốn tiền trăm tiền triệu, tiêu tiền tới trắng tay, thua tiếp tục thua. Tám thằng thất thểu tìm tới tôi than thở:

"Thôi! Tiền thế, tài thế, tập tễnh tới tán Thủy thêm thiệt thòi."

Tôi thích Thủy, tuy thế tôi tỉnh táo tự thấy: trí tuệ tôi tầm thường, tiền tài thiếu thốn, thân thế tiếng thì to, thực tình thanh thế tổ tiên thôi, thân thế tôi thấp tẹt. Tôi trù tính: thư từ tán tỉnh, trật! Tiền tài: trật!

Thân thế: trật. Tổ tiên ta từng truyền tụng: tham thì thâm. Thư từ, thân thế, tiền tài... trật trật trật! Thua thua thua! Thủy thích tinh tế, trung thực, thật thà, thế thôi. Tôi tính toán thật tình tiết: từ thị trấn Tân Tiến tận tụy tới thôn Tám tìm Thủy tâm tình, từ từ, từ từ, tránh trắng trợn, tránh thô thiển, thỉnh thoảng thêm tí tranh, thêm tí thơ tặng Thủy, trời thương trời trợ thủ thì tất thành.

Trời thương tôi thật. Tới thôn Tám, thấy Thủy trơ trọi, thui thủi trên thềm, tôi thích thú thấy tôi tính toán trúng.

Tôi trấn tĩnh, từ từ tiến tới tận thềm, thì thầm:

"Thủy! Tôi tên Trí, Trần Trọng Trí, thầy thuốc Tây..."

"Trần Trọng Trí!", Thủy trầm trồ, "Thầy thuốc trị tim, trị thận, trị toàn thân thể, tiếng tăm truyền tám tỉnh!Trời, trẻ thế! Trẻ thế!" Thủy tấm ta tấm tắc.

Tôi trùng tên thầy Trí, thầy thuốc thiên tài trên tỉnh. Thủy tưởng thế, thật trúng tủ, trời toàn thương tôi!

Thấy tình thế thật thuận tiện, tôi tiếp tục thủ thỉ:

"Thủy, tôi trốn thầy, trốn thủ trưởng, trốn tránh tất thảy, từ thị trấn Tân Tiến tới tìm Thủy!"

Thủy trao tôi tách trà, thẹn thùng:

"Thủy thật tầm thường, tìm Thủy thật trớ trêu..."

Tôi tíu tít:

"Thủy! Thủy! Thủy tránh tự ti. Thủy thật tuyệt trần, tiếng thơm truyền từ tỉnh Thanh tới tỉnh Thừa Thiên, thật thế!"

"Thầy Trí tưởng thế thôi...", tiếng Thủy trong trẻo, thánh thót.

Tôi thủng thẳng tán tỉnh, thầm thầm thì thì, tu từ thật tốt, thỉnh thoảng thêm tí thán từ. Thấy Thủy thinh thích, tôi tấn tới, thả từng tiếng thật tha

thiết:

"Tháng tư, tôi trông thấy Thủy tha thướt trong thị trấn. Tôi thảng thốt:

Trời, tiên từ trên trời tới thị trấn! Từ tháng tư tới tháng tám, tối tối tôi thao thức, trằn trọc. Tâm thần tôi trục trặc, thân thể tiều tụy. Tưởng tượng thấy Thủy trẻ trung, tươi tắn, tôi thổn thức: Thiếu thủ trưởng thì thảnh thơi, thiếu trời thì tổn thọ, thiếu Thủy thì tắc thở! Thủy! Trái tim tôi tràn trề tình thương Thủy.

Tôi tìm tới Thủy trao trọn trái tim thật thà, trái tim trong trắng, trái tim thân thương, trái tim trẻ trung, trái tim trung thực... Tôi thề, tôi trao trọn!"

Thấy tôi thề thốt thật tha thiết, thật tận tình, Thủy thấy thương thương, thẹn thò túm tóc thỏn thẻn:

"Thôi thôi, Trí thôi thề thốt..."

Thủy tin tôi, thật tuyệt! Thế thì tôi toàn trúng tủ, thật tuyệt! Tôi từ thủ thỉ tâm tình tiến tới thề thốt trầm trọng, toàn từ to tát:

"Thủy tin tôi, thương tôi thì tôi thôi thề thốt. Thủy thiếu tin tưởng thì tôi tiếp tục thề. Tôi thương Thủy, tha thiết trao trọn tình tôi tới Thủy.

Thủy tuyệt tình tôi thì tôi tự tử. Tôi theo Thủy tới trăm tuổi, tôi tuyệt tình Thủy thì tôi tắc tử!"

"Trí!", Thủy thổn thức, "Thủy tin Trí, thương Trí..."

Tôi trúng to, trúng to!

Trăng tròn tháng tám thấp thoáng trong tre, trời thu tươi tốt, tiếng thu thánh thót. Tôi tấn tới tìm tay Thủy. Tay Thủy trong tay tôi.

"Thủy... Trí thương Thủy, thương tới tận tim...", tôi thì thầm, từ từ thơm tay Thủy.

Thủy thẽ thọt từng tiếng, từng tiếng thật thương:

"Tính Thủy thật thà, thương thì thương thật. Trí tâm tình thế, Thủy tin. Tất thảy tình thương, Thủy trao trọn. Thủy tin: tình ta thắm thiết!"

Trời tối, Thủy tin tưởng trao thân. Tôi thơm tay Thủy, thơm tóc Thủy, thơm tới tận tai, thơm thơm thơm  ........ 

Thủy thất thần túm tay tôi, thét:

`

"Thôi, Trí! Trí thương Thủy thì thương từ từ. Tình ta tránh trần tục. Trí...

thụt tay!"

Trí tôi, tên trác táng, tha Thủy thì thua thiệt, tốn tiền tàu từ thị trấn Tân Tiến tới thôn Tám. Thành thử tôi tiếp tục trổ tài tán tỉnh. Tôi thủ thỉ tâm tình:

"Thủy thương Trí thì thương thật tình. Thủy trao trọn tình thì Trí trân trọng. Thủy thủ thế, trốn tránh, thiết tưởng thiếu tin tưởng Trí."

Thủy thật thà tin tôi, thả tấm thân trinh trắng tùy tôi thao túng. Thân thể Thủy trắng trẻo, thơm tho ......

Tôi tả thế thôi, tả thêm thì thô tục, tùy toàn thể tưởng tượng.

Tiếp tục trò trác táng trên thân thể Thủy thêm tám tháng, tôi trâng tráo tuyệt tình Thủy. Tôi trốn tránh Thủy. Thủy tất tả tìm tôi từ tháng tám tới tháng tư, từ tỉnh Thừa Thiên tới tỉnh Thanh thì thấy tôi. Thủy túm tay tôi tấm tức:

"Trí! Thủy tìm Trí..."

"Tìm tôi? Tôi tiền thì thiếu, tài thì thấp. Tìm tôi thật trớ trêu."

"Trí!", Thủy tức tưởi thét to.

Tôi thong thả từng tiếng:

"Tình ta thế thôi. Thương tôi, Thủy tất thiệt thòi."

"Trí!’’, Thủy thút thít, "Thủy trúng thai...’’

"Trúng thai?’’, Tôi trơ tráo tủm tỉm. "Thông tin thật trơ trẽn!’’

"Trời, thằng tráo trở! Thật tởm!" Thủy tức tối thét.

Thủy tát tôi tới tấp, thụi tôi tứ tung, toàn thân tôi thâm tím. Tóc tai Thủy tơi tả, tay túm tóc tôi, tay thụi trúng thận tôi.

"Thôi!", Tôi trợn tròng, thét. "Tôi thế thôi, Thủy trách tôi thì trách!

Tránh!" Tôi tức tốc thúc Thủy tránh tôi.

Tránh thoát Thủy, tôi túc tắc tới tám tư - Tô Tịch tìm Thanh Trà.

Thanh Trà thanh tú, thon thả, thơm tho... trên tài Thủy. Trà tiền tấn, tôi thì thiếu tiền, tán thắng Trà thì tiền từ túi Trà tới túi tôi tức thì. Tôi tin tôi tán Trà tất thành.

Tính Trà thận trọng, tôi tỉa tót từng từ, thêm thắt tính từ, trợ từ, thỉnh thoảng thêm trạng từ thật tốt. Trà thích thơ. Thơ Ta, thơ Tây, thơ Tàu Trà thích tất. Trà thích tính tân tiến trong thơ Tây, tính thâm trầm trong thơ Tàu, tính trong trẻo trong thơ Ta, tuy thơ Ta thừa tính thép thiếu tính thành tâm. Thấy thế, tôi truy tầm thơ tặng Trà, toàn thơ tình, từ thơ Thâm Tâm tới thơ Thanh Thảo: trăm tập.

Trà thích thú trầm trồ:

"Trời, toàn thơ tình! Trí tặng Trà thế thì tốn tiền Trí thật..."

Tôi tìm từ thật thành thật:

"Trà, tí ti tiền, thiết tưởng thấm tháp tình Trà thân thiện tiếp tôi..."

Trà thầm thì:

"Trí thật tận tâm..."

Trà tỏ thân thiện trước tôi. Tai Trà tim tím, tức Trà thẹn thùng trước tôi, tức trà thích tôi. Trà thích tôi thế thì tôi tiếp tục trúng to, trúng to!

Tôi trộm thơ thằng Thiều, thơ thằng Thái tặng Trà. Thơ thằng Thiều trúc trắc tựa thơ Tây, tuy thế thơ thật thanh tao. Thơ thằng Thái thì thâm thúy tựa thơ Tàu. Trà tưởng thơ tôi, tấm tắc:

"Thanh tao, thâm thúy thật! Thơ Trí trên tài thơ Trọng Tạo!"

Tôi thành thật tâm tình:

"Thơ tôi thường thôi. Trọng Tạo tài thơ từ thuở thiếu thời tới tuổi tứ tuần.

Tài thế thật trân trọng. Trọng Tạo tháp tùng thủ trưởng Thỉnh, trực tờ Thơ, thân thể tiều tụy, tóc trán thưa thớt, tiền thì teo tóp, thê thiếp tứ tung, thêm trà tửu trầm trọng... Thế thì tắc thơ thôi."

"Thật tội Trọng Tạo!", Trà thở thườn thượt. "Trà thích thơ Trọng Tạo từ thuở thiếu thời. Trọng Tạo tìm tứ thơ thật tài!"

"Thế thơ Thanh Thảo, thơ Trúc Thông?" Tôi thử trí tuệ Trà.

"Thanh Thảo thông tuệ, Trúc Thông tìm từ thật tinh tế!"

"Trà thật thạo thơ!" Tôi tán.

Trà tươi tắn thỏ thẻ:

"Trước tám tư, thơ Thanh Thảo thật tuyệt. Từ trẻ thơ tới thất thập, tất thảy thích thơ Thanh Thảo. Tuy thế, Thanh Thảo thích thể thao, toàn tường thuật thể thao, thành thử từ tám tư thơ Thanh Thảo tịt từ từ, thật tiếc!"

"Trời, Trà thạo thơ thế thì thôi!" Tôi tiếp tục tán. "Thế thơ Trúc Thông?"

"Trúc Thông tìm từ thật tài. Từ trong thơ Trúc Thông thanh tao, tinh tế. Tuy thế, Trúc Thông tham từ, thiếu tình, thiếu tứ, thành thử thơ thiếu thanh thoát. Thơ toàn từ, thiếu tính thơ, thơ thế tựa thơ tắc tị!"

"Tuyệt! Trà thật thẳng thắn!" Tôi trầm trồ. "Thế thơ thủ trưởng Thỉnh?"

"Thơ thủ trưởng Thỉnh trác tuyệt, tài thủ trưởng Thỉnh trên tài tất thảy.

Tuy thế, thủ trưởng Thỉnh thôi thơ từ thời thủ trưởng thành thủ trưởng. Tiếc thế! Thủ trưởng Thỉnh thích trọng trách, tìm tòi trọng trách thì thôi tìm tòi thơ. Thủ trưởng Thỉnh tiếp tục theo trên thì thơ tiếp tục thả thủ trưởng Thỉnh."

"Trúng! Trúng!" Tôi tán thành tư tưởng Trà. "Thơ trọng tình, tránh tham tiếc. Thủ trưởng Thỉnh thấy trên thương, tưởng trúng thế, thiếu tỉnh táo, thành thử tính toán trật."

Trà than thở:

"Thủ trưởng Thỉnh tính trật từ tháng tư - tám tám. Tự trong thâm tâm, Trà thương thủ trưởng Thỉnh. Tiếc thay tài thơ!"

"Tiếc thay tài thơ!" Tôi than tiếp theo Trà.

Tôi thấy trái tim Trà từ từ tròng trành.

Tôi tìm tay Trà thẻ thọt thơ:

"Tương tư từ thuở thấy Trà.

Thấy Trà trong trẻo thướt tha tôi tìm

Thương Trà thương tận trái tim

Trái tim trong trắng, trái tim thật thà

Trái tim thao thức tình ta..."

"Trời! Thơ toàn ‘T’, Trí tài thế!" Trà thành thật tán thưởng.

Tôi thơm tay Trà, thủ thỉ:

"Trà..., thơ Trí tức tình Trí..."

Trà thôi trùng trình, thành thật tỏ tình thân:

"Trà thấy Trí tính tình thì thật thà, trung thực, tận tâm; tri thức thì thông tuệ, từng trải, thành thục trăm thứ. Toàn thể trai tráng trong tỉnh ta thua Trí tất."

Tôi tì trán tận.... ( xin bỏ tiếp 1 đoạn nhạy cảm )

Thích thế!

Trà từ thận trọng tới thân tình, từ thích thú tới thẫn thờ, từ trao tâm tình từng tí tới tin tưởng trao toàn thân, tròn tháng.

Tôi thấy tôi thật tài, tán tỉnh thế trời thua!

Thấm thoắt tới tuần trăng tròn thứ tám. Trời thu thăm thẳm, trăng thanh thanh, tràn trề tinh tú. Trà theo tôi tình tự trên tấm thảm tím. Trà thơm tóc, thơm tay tôi. Tôi thẫn thờ, tự thấy tâm thần trì trệ, thiếu tỉnh táo, thấp tha thấp thỏm.

Trà trườn trên tôi:

"Trí... Trà thèm Trí..."

Trà thò tay thức tỉnh "thằng thao tác tình". "Thằng thao tác tình" thõng thượt, teo tóp, trông thật thảm thương.

Tôi thơm Trà, thì thầm:

"Trí thấy thiếu thích thú..."

Trà thở thườn thượt, tìm tờ "Tuần tin tức" trong túi, tìm tin trong tỉnh.

Tôi tựa tay Trà thiêm thiếp...

Trà thúc thúc tôi, thảng thốt:

"Trí, thím Trà tự tử!"

"Thím Trà?"

"Thím Trà tên Thủy..."

"Thủy?"

"Thu Thủy thôn Tám - Trảng Tranh..."

"Trời!"

Tôi túm tờ "Tuần tin tức" tìm tin tự tử: "Trần Thị Thu Thủy thôn Tám, Trảng Tranh, theo thằng trác táng, trúng thai.

Thằng tráng táng tráo trở, Thủy thất tình tự tử!". "Tuần tin tức" truyền tin thống thiết!

Thôi thế thì thôi! Thủy trong trắng thế, trẻ trung thế, tại tôi Thủy tự tận!

Thảm thương thay! Thê thảm thay!

"Trí! Trà thấy Trí thất thần...", Trà túm tay tôi thì thầm.

Tôi thấy tôi thậm tồi tệ, thậm thiếu tử tế, thậm thiếu thật thà, thậm thiếu trung thực. Trời, tôi thiếu toàn tính tốt! Tội tôi thật trầm trọng. Tôi túm tay Trà thổn thức thú thật tội tôi tráo trở Thu Thủy, thú tội tất thảy...

                              Tác Giả bài viết nầy quá tài ... ( không biết tên )


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 25/Jun/2011 lúc 4:54am

12.000 NGƯỜI DỰ DẠ TIỆC BẰNG MÀU TRẮNG Ở PARIS  ĐÊM 16 JUIN 2011 ( Le Diner en blanc s’est offert le Louvre et Notre-Dame )

  http://photo.parismatch.com/media/photos2/actu/societe/diner-en-blanc-paris/diner-en-blanc-paris-4/3673517-1-fre-FR/Diner-en-blanc-Paris-4_galleryphoto_paysage_std.jpg">Convivialité%20garantie%20-%20Le%20dîner%20blanc%20à%20Paris%20en%20images%20-%20ParisMatch.com http://photo.parismatch.com/media/photos2/actu/societe/diner-en-blanc-paris/diner-en-blanc-paris-1/3673497-1-fre-FR/Diner-en-blanc-Paris-1_galleryphoto_paysage_std.jpg">Des%20convives%20ravis%20-%20Le%20dîner%20blanc%20à%20Paris%20en%20images%20-%20ParisMatch.com   http://photo.parismatch.com/media/photos2/actu/societe/diner-en-blanc-paris/diner-en-blanc-paris-2/3673487-1-fre-FR/Diner-en-blanc-Paris-2_galleryphoto_paysage_std.jpg">Ambiance%20détendue%20-%20Le%20dîner%20blanc%20à%20Paris%20en%20images%20-%20ParisMatch.com http://photo.parismatch.com/media/photos2/actu/societe/diner-en-blanc-paris/diner-en-blanc-paris-3/3673527-1-fre-FR/Diner-en-blanc-Paris-3_galleryphoto_paysage_std.jpg">A%20la%20tombée%20de%20la%20nuit%20-%20Le%20dîner%20blanc%20à%20Paris%20en%20images%20-%20ParisMatch.com           http://photo.parismatch.com/media/photos2/actu/societe/diner-en-blanc-paris/diner-en-blanc-paris-1/3673497-1-fre-FR/Diner-en-blanc-Paris-1_galleryphoto_paysage_std.jpg">Des%20convives%20ravis%20-%20Le%20dîner%20blanc%20à%20Paris%20en%20images%20-%20ParisMatch.com  
http://photo.parismatch.com/media/photos2/actu/societe/diner-en-blanc-paris/diner-en-blanc-paris-6/3673507-1-fre-FR/Diner-en-blanc-Paris-6_galleryphoto_paysage_std.jpg">Notre-Dame%20de%20Paris%20illuminée%20-%20Le%20dîner%20blanc%20à%20Paris%20en%20images%20-%20ParisMatch.com


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 27/Jun/2011 lúc 1:50am

.

Giọng ca vàng Hữu Phước theo lời kể của soạn giả Nguyễn Phương
 
 
Nghệ%20sĩ%20Hữu%20Phước%20%28trái%29%20và%20Út%20Bạch%20Lan
Nghệ sĩ Hữu Phước (trái) và Út Bạch Lan
DR
http://www.viet.rfi.fr/auteur/nguyen-phuong - Nguyễn Phương

Mở đầu loạt bài cổ nhạc : Soạn giả Nguyễn Phương từ Canada giới thiệu giọng ca vàng của cố nghệ sĩ Hữu Phước. Vào năm 1966, Hữu Phước từng đoạt giải Diễn Viên xuất sắc nhất nhân kỳ trao Giải thưởng Thanh Tâm, nhờ vai bác sĩ Vũ trong vở tuồng Đôi Mắt Người Xưa của Nguyễn Phương.

 

Năm 1955, tôi là soạn giả của đoàn hát Kim Thoa của ông bà bầu Ngô Thiên Khai và nữ nghệ sĩ Kim Thoa. Ngày 19 tháng 12 năm 1955, khi đoàn hát Kim Thoa khai trương vở tuồng dã sử Lấp Sông Gianh của soạn giả Kinh Luân tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, đoàn Kim Thoa bị kẻ xấu liệng lựu đạn lên sân khấu, làm chết nghệ sĩ Ba Cương, nhiếp ảnh viên Nguyễn Mai khi hai ông đang đứng bên cánh gà, ngoài ông Mai và Ba Cương ra còn có em vệ sĩ đóng quân tên Phiên chết một tuần lễ sau đó. Nghệ sĩ Duy Lân bị cắt đứt tiện một bàn chân từ mắt cá, các nghệ sĩ Sáu Thoàng, Hữu Phước, hề Minh, Văn Sa, nữ nghệ sĩ Đoàn Thiên Kim bị thương nhẹ. Vì đoàn hát bị liệng lựu đạn nên khán giả không dám đến xem hát, muốn thu hút khán giả nên mỗi đêm trước khi mở màn, đoàn hát thêm chương trình phụ diễn ca vọng cổ ngoài màn, giới thiệu hai giọng ca trẻ: đó là nghệ sĩ Hữu Phước và hề Minh.

Năm 1956, đoàn Kim Thoa rã, tôi và Hữu Phước về cộng tác với đioàn Thanh Minh, hát thường trực tại rạp Thành Xương ở đường Yersin quận nhứt và sau đó là đoàn Thanh Minh Thanh Nga cho đến đầu năm 1969 tôi mới chia tay với Hữu Phước để sang cộng tác với đoàn Dạ Lý Hương. Lúc còn ở đoàn Thanh Minh Thanh Nga, khi tôi viết tuồng Đôi Mắt Người Xưa, Bóng Chim Tăm Cá, Chuyện Tình 17, Hai Hình Bóng Một Cuộc Đời, Sông Dài, Mộng Đẹp Nửa Đời Hoa, tôi đến nhà Hữu Phước ở vài ngày. Khi tôi viết đoạn nào đắc ý hoặc các bài vọng cổ cho vai tuồng của Hữu Phước, tôi thường nhờ nhạc sĩ Ba Thu và Ba Tý, hai nhạc sĩ này ăn ở thường xuyên trong nhà Hữu Phước, đàn cho Hữu Phước ca để xem các câu vọng cổ đó có đủ mượt mà để Hữu Phước ca lấy nước mắt của khán giả chưa? Tôi cũng đã sáng tác nhiều vai em bé trong các tuồng của tôi để cho Hương Lan đóng. Lúc đó Hương Lan mới có 6 tuổi.

Nghệ sĩ Hữu Phước
DR

Cố nghệ sĩ Hữu Phước tên thật là Henry Trần Quang, sanh năm 1932 tại quận Châu Thành tỉnh Sóc Trăng. Cha là ông Trưởng Tòa Trần Quang Cảnh, nhạc sĩ cổ nhạc đờn vĩ cầm, thân mẫu là bà Tám Kiều, một nữ nghệ sĩ trong gánh hát Thầy Thuốc Minh ở SócTrăng.

Hữu Phước khởi nghiệp cầm ca từ năm 1954, được ông Trần Hữu Lương, tức nhạc sĩ Mười Lương, chồng của nữ danh ca Năm Cần Thơ dạy ca và đặt nghệ danh Hữu Phước thay cho tên Henry Trần Quang. Nhạc sĩ Mười Lương dẫn Hữu Phước đến quán ca nhạc Họa Mi của cô Năm Cần Thơ để ca vọng cổ và cổ nhạc. Hữu Phước đã ru hồn biết bao khách mộ điệu và được chủ của các hãng dĩa Hoành Sơn, Hồng Hoa, Tứ Hải tranh nhau mời thu diã hát. Hũu Phước nổi danh qua các dĩa hát thu đầu tay như Mặt Trận Ái Tình của soạn giả Thu An, dĩa Tình Huynh Đệ và bộ dĩa Tỉnh Mộng, dĩa Đội Gạo Đường Xa, Gánh Nước Đêm Trăng, Tàu Đêm Năm Cũ, Đời Vũ Nữ, Tình Là Giây Oan của các tác giả Viễn Châu, Kiên Giang, Quy Sắc làm tăng thêm danh tiếng của danh ca Hữu Phước. Danh vị trong làng dĩa nhựa của Hữu Phước lên cao, vượt qua các danh ca đương thời như Việt Hùng, Tám Bằng, Thành Công, Chín Sớm, Văn Chung…có thể nói là danh ca Hữu Phước sóng đôi với vua vọng cổ Út Trà Ôn nhờ vào giọng ca vàng của Hữu Phước.

Minh họa hai câu vọng cổ trong bài Cao Tiệm Ly tiển Kinh Kha qua sông Dịch.

Cao Tiệm Ly ( Hữu Phước )

Hãy uống nữa đi anh để rồi sau khi anh sang tận bên kia bờ Dịch Thủy, Ly ở đây sẽ vắng bóng người tri kỷ đêm từng đêm rũ rượi tiếng tiêu… sầu, Mưa gió thê lương nhỏ lệ xuống chân cầu,…khóc người đi không bao giờ trở lại, để nơi này nhớ mãi hận ngàn thu. Biết lấy gì để tiển đưa nhau, thôi thì mượn tiếng trúc với bầu rượu nóng, tiếng tơ trúc nói lên tình tri kỷ, rượu hoàng hoa sưởi ấm dạ anh hùng.

Kinh Kha: Đa tạ, xin cám ơn Cao Tiệm Ly hiền hữu. Vâng, Kha uống cạn chung này và xin vĩnh biệt.

Cao Tiệm Ly: Hiển hữu ơi, rồi đây mang lưỡi gươm thề vào tận đất Hàm Dương, bạn sẽ trả được thù quân quốc. Hãy cho tôi lau dòng nước mắt, bởi cạn chung này mình sẽ chia tay. Lạnh lùng trời lả tả tuyết sương bay, sầu tang tóc đất trời còn nhỏ lệ. Ly tiẽn bạn bằng tiếng tiêu nức nở và ngâm câu nhất khứ bất lai hoàn. Nhổ neo rồi thuyền đã ra khơi, mưa hay lệ mịt mờ vương khói sóng. Kha ơi, Kha đã đi rồi, tận chốn phương trời tôi nhớ thương anh.

                                    ...còn tiếp


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 28/Jun/2011 lúc 1:42am

.HỮU PHƯỚC GIỌNG CA VÀNG...

 

Hữu Phước có giọng ca thật rõ ràng, âm sắc đẹp, đậm chất bi ai, nghe sâu lắng mượt mà. Giọng ngâm thơ ngọt như mật, êm như nhung như tơ. Hữu Phước có biệt tài sắp chữ ca, làm nổi bật từng ý từng lời, anh ca vuốt nhẹ khi đến chữ Hò vô vọng cổ, tiếng ca như quyện chặt vào tiếng đàn, nghe thật êm tai, thật mùi. Trong lòng câu ca, với một làn hơi dài, Hữu Phước chạy lả lướt với tốc độ ca dồn chữ, từng đợt từng đợt như những lượn sóng triền miên xô đưổi nhau, một kỷ thuật ca khiến cho người nghe có cảm giác là Hữu Phước bất chấp cả nhịp nhàng, bất chấp trường canh, khán giả e sợ Hữu Phước sẽ hụt hơi hoặc ca rớt nhưng không, trăm lần như một, khi đến dứt câu ca thì Hữu Phước dứt câu rất đúng nhịp và còn có một làn hơi ngân dài, nhỏ dần, nhỏ dần rồi như tan biến vào không gian vô tận. Lối ca của Hữu Phước không chỉ là một kỷ thuật ca điêu luyện, nhịp nhàng vững chắc mà còn có khả năng chuyễn tải nội dung bài ca một cách xúc động nhất đến cho khán giả thưởng thức.

Khán giả đã khóc với những số phận của nhân vật tuồng khi xem đoàn Thanh Minh Thanh Nga nhờ vào giọng ca vàng của Hữu Phước và của các nghệ sĩ danh ca như Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thành Được, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Hồng Nga…vân vân. Hữu Phước đã được Giải thưởng Thanh Tâm tặng huy chương vàng Diễn Viên xuất sắc nhất năm 1966 qua vai bác sĩ Vũ trong tuồng Đôi Mắt Người Xưa của Nguyễn Phương.

Nghệ sĩ Hữu Phước (trái) và Út Trà Ôn
DR

Hữu Phước cũng được báo chí kịch trường tặng cho mỹ hiệu Giọng Ca Vàng và là một trong các nghệ sĩ danh ca được các bầu gánh hát, các chũ hãng dĩa ký contrat với số tiền cao nhất.

Thời còn làm việc chung ở đoàn Thanh Minh Thanh Nga, tôi biết Hữu Phước có ba người con, cô con gái đầu lòng Trần thị Ngọc Ánh. Ngọc Ánh có giọng ca trong suốt, lời ca rõ từng chữ, nhịp nhàng vững chắc. Lúc 6 tuổi, Ngọc Ánh xuất hiện đầu tiên trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga trong vai bé Lệ, con của bác sĩ Vũ tuồng Đôi Mắt Người Xưa của Nguyễn Phương. Soạn giả Kiên Giang đề nghị lấy hai tên cuối của hai nữ danh ca Thanh Hương và Út Bạch Lan để đặt nghệ danh cho Ngọc Ánh, đó là chữ Hương chót của Thanh Hương ghép với chữ Lan chót của Út Bạch Lan thành tên Hương Lan.

Hương Lan được thừa hưởng di truyền của danh ca Hữu Phước và được cha rèn luyện nên cô đã thành danh mấy chục năm qua trên địa hạt ca tân nhạc lẫn cổ nhạc. cô cũng là một diễn viên xuất sắc của nghệ thuật sân khấu cải lương. Làn hơi ca của nữ nghệ sĩ Hương Lan mang âm hưởng giòng nước chảy, nhẹ tỏa như làn khói lam, lướt êm như cánh chim, tiềm ẩn chất giọng cổ nhạc ở miền đất phù sa trù phú của đồng bằng sông Cửu Long.

Cô con gái kế tên là Hương Thanh, Hương Thanh cũng có giọng ca quyến rũ trong các cuộc biểu diễn văn nghệ của Công đồng người Việt ở thủ đô Paris, Pháp quốc. Các bạn của tôi ở Pháp cho biết Hương Thanh họp cùng ca sĩ Nguyên Lê thực hiện nhiều chương trình ca nhạc mới, mang âm hưởng ngũ cung, một dòng nhạc đẹp của thời đại tân tiến ngày hôm nay.

Người con trai thứ ba của Hữu Phước tên Sáng. Tôi không được biết hiện nay cháu Sáng làm gì, ở đâu…

Sau năm 1975, Hữu Phước có quốc tịch Pháp nên cả gia đình được trở về quê hương Pháp Quốc. Hữu Phước xa rời sân khấu cải lương như con cá bị vớt ra khỏi nước, hết phương vùng vẫy. Năm 1986, Hữu Phước quy tụ những nghệ sĩ cải lương đã được định cư ở nước Pháp Minh Đức, Kiều Lệ Mai, Phương Thanh, Hà Mỹ Liên, Kim Chi, Minh Thanh, Hoàng Long để mong làm sống lại nghệ thuật cải lương ở hải ngoại.

Một nhóm nghệ sĩ cải lương khác gồm có Minh Tâm, Tài Lương, Ngọc Lựu, Mỹ Hòa, Hùng Tiến, Chí Tâm cũng lập đoàn cải lương. Ý muốn của Hữu Phước và các nghệ sĩ khác muốn làm sống lại nghệ thuật cải lương ở Pháp là một ý rất hay nhưng không dễ gì thành công.

Hữu Phước thương tiếc cái thời vàng son đã qua, nhiều đêm mơ về quê cũ, thấy mình vẫn còn đứng hát trên sân khấu với các bạn ngày xưa, Hữu Phước viết bốn câu vọng cổ, tự ca lên để nói nỗi niềm xa xứ và nhớ ánh đèn sân khấu.

Minh họa bài vọng cổ “Nhựt ký đời tôi’’của Hữu Phước:

Hữu Phước : Mười mấy năm rồi biệt cố hương
Dòng thơ ghi lại giữa đêm trường
Nữa đêm thức giấc, sầu xa xứ
Vọng hướng chân trời, để nhớ thương.
Trải hết tâm tư lên từng trang giấy mõng, hình ảnh thân thương chập chờn như giấc mộng, kỷ niệm ngày xưa ghi lại giữa…

( Câu 1 ) … đêm tàn…nhật ký đời tôi là tiếng hát cung đàn… mỗi khi chiều xuống là thấy lòng mình rạo rực, mong đến gặp bạn bè nơi hí viện từng đêm. Say đắm lòng mình qua lớp phấn son, mà sân khấu cải lương như có một linh hồn, nên mới khiến cho kẻ ly hương đêm từng đêm gục đầu tưởng nhớ.

( Câu 2 ) Ôi ! Nhớ vai Lý Quảng trong vở Hoa Mộc Lan bên cạnh một Thanh Nga, một chiến binh kiều diễm, mà đôi bạn tâm tình đã bao phen vào sanh ra tử, trtước làn tên mủi đạn giữa chốn sa trường, …Kỷ niệm ngày xưa vương vấn mãi trong lòng… một Nam tước Bảo Sinh trong Cung Đàn Trên Sông Lạnh, một bác sĩ Vũ nhân từ trong Đôi Mắt Người Xưa, Rồi từ huy chương vàng diễn viên xuất sắc giải Thanh Tâm, cùng một lượt với Bạch Tuyết, trong năm sáu mươi bảy, những lúc canh khuya bồi hồi nhớ lại, nước mắt trào ràng rụa giữa làn mi.

( nói lối ) Có những lúc mơ màng trong giấc ngủ
Tôi cứ ngỡ mình đang sống giữa quê hương,
Chợt nhớ ra mình là kẻ tha phương
Giữa đêm lạnh ngập ngừng bông tuyết trắng.
Ôi ! Nhớ giọng ca trầm ấm của nghệ sĩ Tám Thưa, nhớ tiếng cười vui của lão độc Hoàng Giang và giọng ca nức nở bi thương của Út Bạch Lan sầu nữ, những người anh người chị thân yêu đã dìu dắt từng bước tôi đi trên bước đường sân khấu, suốt bao năm biết mấy …

( câu 5 )…. ân tình… ơn nghĩa ngày xưa ghi đậm giữa tim mình… tiếng đờn của mười út Trần Hữu Lương như còn văng vẳng trong những đêm buồn nơi đất lạ trời xa, nhớ ngày nào mới tập tễnh học đờn ca, đứng trước khán giả sao lạ lùng bở ngở, lần đầu tiên tôi bước ra sân khấu, vở Lấp Sông Gianh, tôi nhớ mãi đến bây giờ.

(câu 6 )… Ôi ! Nhớ làm sao tiếng nhạc lời ca, nhớ khán giả, nhớ ánh đèn sân khấu, có ai còn nhớ vai Tấn trong Tấm Lòng Của Biển, hay vở Con Gái Chị Hằng trong vai cậu Tư Kiên, có đêm nằm mơ tôi thấy mình đang đứng cạnh Thanh Nga và hai tôi đang diễn vở Người Vợ Không Bao Giờ Cưới. Sơn Nữ Phà Ca gục đầu nức nở và nước mắt người yêu nghe ràng rụa thấm vai mình….Chuông giáo đường bổng vọng tiếng ngân nga, tôi tỉnh giấc ngoài trời tuyết đổ, nơi đất khách những đêm không ngủ, tôi cứ ngở là mình đang diễn tuồng trên sân khấu quê hương.

Tâm trạng của Hữu Phước có thể đại diện cho tâm trạng của những nghệ sĩ định cư ở hải ngoại. Không có đông đảo khán giả như ở Việt Nam, không có bạn diễn đồng sức đồng tài, không có soạn giả, không tác phẩm mới, nhịp điệu âm nhạc tân tiến và lối sống văn minh công nghiệp của nước ngoài cũng không phải là môi trường thuận lợi cho nghệ thuật sân khấu cải lương, tài năng như Hữu Phước và nhiều nghệ sĩ vang bong một thời ở Việt Nam, đến xứ lạ quê người cũng phải khô cạn dần như con cá mắc cạn chờ chết khô, có vùng vẫt đôi chút, mòn mõi nhớ thương biển rộng sông dài.

Hữu Phước mất ngày 21 tháng 2 năm 1997 tại Paris. Khi nhắc đến giọng ca vàng Hữu Phước, các bạn nghệ sĩ cải lương Việt Nam còn nhớ lời nhà học giả Vương Hồng Sển khi nói về giọng ca của Hữu Phước, Ông Vương Hồng Sển đã nói: “ Mấy mươi năm trước chưa ai ca vọng cổ hay hơn Hữu Phước, e rằng mấy mươi năm sau cũng chẳng có ai ”.

  CHŨ NHẬT 26/6/2011 RFI


Người gởi: tuavanle
Ngày gởi: 28/Jun/2011 lúc 10:22pm

Miss USA In June 2011


Amber Marie Collins, Miss New York, introduces herself at the start of the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.



Miss USA hosts Andy Cohen, left, and Giuliana Rancic introduce the contestants in the Miss USA 2011 pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Kaylin Reque, Miss Georgia, is introduced as one of the 16 quarterfinalists during the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Ashley-Lynn Marble, Miss Maine, competes in the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Jamie Lynn Crandall, Miss Utah, competes in the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Jillian Wunderlich, Miss Indiana, competes in the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Ana Christina Rodriguez, Miss Texas, is introduced as one of the quarterfinalists during the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Angela Byrd, Miss Hawaii competes in the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Hope Driskill, Miss Missouri, is introduced as one of the quarterfinals at the start of the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, is introduced as one of the quarterfinals in the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Allyn Rose, Miss Maryland, competes in the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Spectators supporting Miss Missouri cheer during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Kaylin Reque, Miss Georgia competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
http://media2.newsobserver.com/smedia/2011/06/20/10/09/1aadef.St.156.jpg">
Brittany Dawn Brannon, Miss Arizona, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Ashley-Lynn Marble, Miss Maine, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Ashley Elizabeth Durham, Miss Tennessee, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Ana Christina Rodriguez, Miss Texas, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Courtney Hope Turner, Miss South Carolina competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Lissette Garcia, Miss Florida, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas. Campanella was crowned Miss USA 2011.
Alyssa Campanella, Miss California, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas. Campanella was crowned Miss USA 2011.
The quarterfinalists stand at the end of the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
From left, Miss Alabama, Miss Hawaii, Miss California and Miss Maryland react after being named as four of the semifinalists during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Miss USA hosts Andy Cohen, left center, and Giuliana Rancic introduce the semifinalists during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas. From left, they are Miss Maine, Miss Tennessee, Miss Texas, Miss South Carolina, Miss Alabama, Miss Hawaii, Miss California and Miss Maryland.
Courtney Hope Turner, Miss South Carolina competes in the evening gown competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Madeline Mitchell, Miss Alabama, competes in the evening gown competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, competes in the evening gown competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, second from left, reacts after being announced as a finalist during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California,, right, has her make-up touched up as Ashley Elizabeth Durham, Miss Tennessee, waits her turn during a break at the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, competes in the evening gown competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
From left, Miss California, Miss Tennessee, Miss Texas and Miss Alabama, the four finalists wait to be asked questions during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
From left, Alyssa Campanella, Miss California, Ashley Elizabeth Durham, Miss Tennessee and Ana Christina Rodriguez, Miss Texas, have their sashes replaced during a break at the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Kelly Osbourne, left, and Susie Castillo during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Madeline Mitchell, left, Miss Alabama, walks away as Alyssa Campanella, Miss California, right, and Miss Tennessee, Ashley Elizabeth Durham react as they are annouced as the two remaining finalists in the 2011 Miss USA pageantSunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, reacts as she is announced as the 2011 Miss USA as Miss Tennessee, Ashley Elizabeth Durham looks on, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, is crowned as the 2011 Miss USA by Miss USA 2010 Rima Fakih, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, reacts after being crowned the 2011 Miss USA, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, reacts after being crowned the 2011 Miss USA, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, reacts after being crowned the 2011 Miss USA, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, reacts after being crowned the 2011 Miss USA, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, center, is congratulated by other contestants after being crowned as the 2011 Miss USA, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 29/Jun/2011 lúc 7:04am

Hè về.. mùa Hoa Phượng Đỏ lại đến!

Không hiểu sao cứ mỗi năm độ thời gian này dù rằng đã già , xa rời trường lớp sách vở đã từ rất lâu rồi , nhưng chẳng hiểu sao trong lòng cứ bồi hồi và rung cảm khi mỗi lần thấy hoa Phượng nở trên đường về ! Nếu tôi là nhạc sĩ hay nhà thơ ( chứ không phải anh nông dân như bi giờ ).. chắc tôi đã cho ra hàng tá bài bài hát bài thơ về hoa phượng thời tuổi cắp sách đến trường ! Sau đây là một vài hình ảnh để gợi nhớ cho tất cả chúng ta về một thời để nhớ và đã quên ...trong bạn và trong tôi.

( Nói nhỏ anh em nhớ nhẹ tay vì em là nông dân nên lời văn chưa chau chuốt được.)

http://nguyennaman.files.wordpress.com/2010/05/phuong.jpg">

http://nguyendangminh.vnweblogs.com/gallery/5424/292249-p3.jpg">

http://i221.photobucket.com/albums/dd117/nmc1988/IMG_0628_resize.jpg">




- Hoa Phượng đẹp bao giờ cũng kèm theo là những tà áo dài thật dễ thương


http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/C5/3D/HTV_8882.jpg">

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/C5/3D/HTV_8886.jpg">

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/C5/3D/HTV_8919.jpg">

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/C5/3D/HTV_2114.jpg">

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/C5/3D/HTV_9015.jpg">

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/C5/3D/HTV_9349.jpg">

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/C5/3D/HTV_9441.jpg">

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/C5/3D/HTV_9457.jpg">

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/C5/3D/HTV_9441.jpg">



      ành :Xuan Chinh , bài : TrunghongMon



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 01/Jul/2011 lúc 7:05am

.

Thứ phi Mộng Ðiệp qua đời tại Paris
Wednesday, June 29, 2011 7:00:54 PM http://www.addthis.com/bookmark.php?v=250&pub=quangp">Bookmark%20and%20Share < =text/ ="http://s7.addthis.com/js/250/addthis_widget.js?pub=quangp">
< = ="anmjs.aspx?a=133286&z=157">


Thọ 87 tuổi, vợ vua Bảo Ðại

 

PARIS (NV) - Thứ phi của Cựu Hoàng Bảo Ðại, bà Bùi Mộng Ðiệp qua đời lúc ngày 26 tháng 6 tại thủ đô Paris của Pháp, thọ 87 tuổi, Hoàng Tử Bảo Ân cho báo Người Việt biết.

Thứ phi Mộng Ðiệp. (Hình: Báo Ðất Việt)

Theo Hoàng Tử Bảo Ân, ông vẫn thường xuyên liên lạc bằng điện thoại với bà Mộng Ðiệp và được biết bà phải nhập viện vì đau bệnh tim và thận, hai ngày trước khi qua đời.

Bản tin của báo Ðất Việt trích lời nhà nghiên cứu Nguyễn Ðắc Xuân cho biết: “Bà Mộng Ðiệp gặp cựu hoàng Bảo Ðại tại Hà Nội năm 1945, khi ông đang làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Lúc đó, bà Mộng Ðiệp mới 21 tuổi, còn ông vua vừa từ giã ngai vàng ở tuổi 32 và họ đã phải lòng nhau. Cựu hoàng Bảo Ðại xem bà là thứ phi phương Bắc.”

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ðắc Xuân, buổi đầu gặp nhau, bà Mộng Ðiệp đang là một vũ nữ khá nổi ở Hà thành, có tiếng xinh đẹp lại biết cách ăn nói nên dù đã có một đời chồng nhưng bà vẫn làm cựu hoàng say đắm.

Theo nhiều tài liệu, sau Nam Phương Hoàng Hậu, bà Mộng Ðiệp là người phụ nữ được gần gũi Bảo Ðại nhiều nhất, thậm chí được cho là người được cựu hoàng yêu quý hết mực.

Sau năm 1949, khi Bảo Ðại từ Hong kong về nước, bà luôn luôn được gần gũi cựu hoàng đế. Thậm chí, ở Ðà Lạt, Bảo Ðại còn dành tặng cho bà một tòa nhà riêng, gần biệt điện hoàng đế. Khi tháp tùng cựu hoàng sang Pháp về sống ở Cannes, bà cũng tậu một biệt thự riêng gần lâu đài Thorenc của hoàng gia.

Sau này, khi Bảo Ðại lên Buôn Ma Thuột, trông nom văn phòng Hoàng triều Cương thổ (vùng đất trên cao nguyên mà Pháp dành riêng cho triều Nguyễn) bà cũng được tháp tùng.

Ông Bảo Ân, con của bà Thứ Phi Lê Phi Ánh, từng phục vụ trong Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa, năm nay 59 tuổi hiện sống ở Quận Cam cho biết: “Cựu hoàng còn có một thứ phi nữa người gốc Hoa tên là Jenny hiện còn sống ở Hawaii.” Ông nói bà bà thứ phi thương ông như con ruột, và ông vô cùng đau buồn trước tin bà thứ phi từ trần.

Trước khi lấy vua Bảo Ðại, bà Thứ Phi Mộng Ðiệp đã có một đời chồng, là thầy thuốc-Bác Sĩ Phạm Văn Phán nổi tiếng ở Hà Nội lúc đương thời và có một con với bác sĩ Phán.

Thứ Phi Mộng Ðiệp có một con trai với Bác Sĩ Phán và ba con, hai trai một gái với vua Bảo Ðại. Con trai lớn của bà, ông Bùi Minh Hưng, đã mất tại Việt Nam. Hai con trai của bà với vua Bảo Ðại, là Bảo Hoàng và Bảo Sơn, cũng đã qua đời. Bà còn một con gái là công chúa Phương Thảo, sinh năm 1946, hiện sống tại Paris, theo lời ông Bảo Ân.

Tin của ông Bảo Ân cho biết, Thứ phi Mộng điệp sẽ được an táng tại nghĩa trang Thiais (Paris, Pháp) ngày 1 tháng 7 và cùng ngày sẽ có lễ cầu siêu cho bà tại phủ Kiên Thái Vương ở Huế.

 Bà Mộng Điệp còn lưu giữ nhiều tài liệu quý về cựu hoàng Bảo Đại. Dù xa quê hương bà vẫn lo hương khói cho Đức Từ Cung và vua Bảo Đại trong chính căn nhà của mình trên đất Pháp".
                      http://lh4.ggpht.com/-pNL9fCJ2a-A/TgzseeuuIAI/AAAAAAAALLE/esEBpN-iaL0/s1600-h/ba%252520Mong%252520Diep%25255B2%25255D.jpg">ba%20Mong%20Diep
Bà Mộng Điệp được đức Từ Cung trao áo mũ đảm nhận việc lo hương khói cho Hoàng tộc.




                                http://lh6.ggpht.com/-4E4SuFknsuk/TgzsfltnFaI/AAAAAAAALLM/0QA4FGmPLJM/s1600-h/ba%252520Mong%252520Diep%2525202%25255B2%25255D.jpg">ba%20Mong%20Diep%202
Bà Mộng Điệp tại phòng khách của mình ở quận 12 Paris, phía trên là bức tranh vẽ cựu hoàng Bảo Đại khi mới lên ngôi.
http://lh4.ggpht.com/-ghPIKbk0F30/TgzsgcIG9ZI/AAAAAAAALLU/P96QpI5uQdU/s1600-h/ba%252520Mong%252520Diep%2525203%25255B2%25255D.jpg">ba%20Mong%20Diep%203
Bà Mộng Điệp trước bàn thờ của gia đình thờ Đức Từ Cung, vua Bảo Đại và hai con trai của mình.
 


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 03/Jul/2011 lúc 2:13am

.

Vụ án DSK : Hồ sơ có nhiều tác động ở Hoa Kỳ và Pháp
Cựu%20lãnh%20đạo%20IMF%20Dominique%20Strauss-Kahn%20và%20vợ%20khi%20được%20tự%20do%20ra%20khỏi%20Tòa%20án%20New%20York%20ngày%2001/07/2011.
Cựu lãnh đạo IMF Dominique Strauss-Kahn và vợ khi được tự do ra khỏi Tòa án New York ngày 01/07/2011.
REUTERS/Lucas Jackson
http://www.viet.rfi.fr/auteur/le-phuoc - Lê Phước

Quyết định của Tòa án New York trả tự do tạm cho ông DSK làm cho vụ án vốn đã rắc rối lại thêm phức tạp. Vụ này tiếp tục tác động không chỉ đến uy tín của viện công tố New York, mà còn ảnh hưởng đến tình hình chính trị tại Pháp. Chủ đề này được các báo Pháp hôm nay tập trung phân tích.

Đặc biệt, Libération và Le Figaro đều có bài « giải mã » nhân vật nữ hầu phòng với cùng một dòng tựa « Bộ mặt được che dấu của người nữ hầu phòng ». Hai tờ báo đều nhắc lại việc hồi tối ngày thứ năm rồi, tờ New York Times đã mang đến một thông tin giật gân : Trong vòng 24 giờ sau khi cáo buộc DSK, bà Nafissatou Diallo đã gọi điện thoại cho một tù nhân bị giam tại New York.

Trong cuộc nói chuyện, bà có đề cập đến việc kiếm được nhiều lợi từ việc tố giác cựu tổng giám đốc IMF. Cuộc nói chuyện đã được ghi âm. Tù nhân trên là một tội phạm ma túy, nằm trong số một trong những mối quan hệ đáng ngờ của người nữ hầu phòng.

Theo New York Times, chỉ trong vòng hai năm, tài khoản ngân hàng của bà Diallo đã nhận được nhiều khoản tiền, đến 100.000 đô la, không chỉ từ người tù nhân nói trên, mà còn từ nhiều nguồn bí ẩn khác từ Arizona, Georgia, New York và Pennsylvania. Đương sự cho biết là không hề biết gì về các nguồn này, hoặc khai là do vị hôn phu hay bạn bè của bà gửi.

Thêm vào đó, nghi ngờ về nhân thân của Diallo cũng nổi lên. Theo lời kể của người thân cận của bà, bà là một tín đồ hồi giáo ngoan đạo, bị góa bụa sớm, tìm đến nước Mỹ để thử vận may, và đến ở nhà chị gái tại New York hồi năm 2002 ; bà và cô con gái 15 tuổi sống ở khu Bronx ; người mẹ làm việc vất vả trong khu phố để lo cho con gái, sau đó được nhận vào làm tại khách sạn Sofitel.

Thế nhưng, trên hồ sơ xin tị nạn, bà ghi rõ là « để tránh việc con gái bà bị cắt bỏ một phần bộ phận sinh dục » theo hủ tục tại Châu Phi. Hôm qua, văn phòng công tố New York cho biết « Trong quá trình điều tra, nguyên cáo đã nhiều lần nối dối về nhiều chuyện khác nhau, như về tiểu sử, hoàn cảnh sống hiện tại hay về các mối quan hệ xã hội ».

Về phần mình, luật sư biện hộ cho bà Diallo đã bác bỏ mọi thông tin của tờ New York Times, và hôm qua sau khi phiên toàn quyết định trả tự do cho ông DSK, vị luật sư này tuyên bố, sẽ không có gì thay đổi trong cáo buộc « xâm hại tình dục », và ông viện dẫn những vết thương trên người của bà Diallo.

Cộng đồng người Guinea thì tuyên bố ủng hộ bà. Trong khi đó, Le Figaro cho hay, người phụ nữ này đã cắt hết quan hệ với người Guinea ở khu Bronx và với gia đình bà. Lãnh đạo một hiệp hội hổ trợ cộng đồng cho Le Fiagaro biết : « Từ ba năm nay, chị bà, người cho bà tá túc khi mới đến Hoa K ỳ, không hề biết bà làm việc tại Sofitel ».

Tuy nhiên, vụ án DSK vẫn chưa kết thúc. Dù New York Times cho rằng hồ sơ buộc tội sẽ bị hủy, nhưng công tố viên tuyên bố, dù sự tin cậy trong lời khai nguyên cáo bị đặt vấn đề, nhưng quá trình tố tụng vẫn tiếp tục. Và ngày 18/7 tới đây, ông DSK sẽ phải xuất hiện trước vành móng ngựa.

Ảnh hướng đến ngành tư pháp Mỹ

Libération cũng bình luận về ảnh hưởng của vụ án DSK đối với ngành tư pháp New York. Tờ báo cho rằng, hôm qua vị công tố trở nên nặng gánh trong khi các luật sư bảo vệ lại thở phào nhẹ nhõm. Một chuyên gia cho rằng : « Đây hầu như là một vụ việc giữa một bang của Mỹ, ở đây là bang New York, và một bị cáo. Nếu bị cáo trắng án, thì công tố viên sẽ bị thiệt nhiều ».

Một luật sư Pháp nhận định : « Trong vụ này, ngành công tố Mỹ đã tự rơi vào bẫy của mình là cứ hành động theo kiểu cố xây dựng hồ sơ cáo buộc bị cáo mà xem thường sự thật, đó chính là nền móng của mọi sai lầm trong ngành tư pháp ».

Hồ sơ DSK tiếp tục tác động tình hình chính trị Pháp

Từ hơn một tháng nay, vụ việc DSK ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình chính trị nước Pháp. Le Figaro thuật lại từ việc hồi giữa tháng 5, nước Pháp thức dậy trong bàng hoàng trước tin ông DSK bị bắt tại New York. Rồi sau đó là bị tạm giam, bị buộc tội xâm hại tình dục, rồi được tại ngoại hầu tra có nộp tiền đảm bảo. Báo giới Mỹ và thế giới liên tiếp phản ảnh vụ việc với nhiều giả thuyết được đưa ra, từ cáo buộc về đạo đức của ông DSK đến giả thuyết ông bị ám hại.

Trong khi đó, ở Pháp, các đảng phái đang trong thời kỳ chuẩn bị cuộc chạy đua vào điện L’Elysee cho năm tới. Đảng Xã Hội đã mất đi nhân vật sáng giá nhất của mình. Ông Francois Hollande bổng chốc trở thành người được ủng hộ nhiều nhất. Bà Martine Aubry lại vừa chính thức tuyên bố tham gia tranh vị trí người đại diện đảng Xã hội trong kỳ bầu cử tổng thống 2012.

Mọi việc tưởng đã đâu vào đấy, thì quyết định hôm qua của tòa án New York chợt đến, gây bất ngờ cho chính giới Pháp, nhất là cho đảng Xã Hội. Nhiều người ủng hộ ông DSK yêu cầu triển hạn đăng ký hồ sơ ứng viên của đảng, ông Hollande thì ủng hộ đề nghị này, trong khi lãnh đạo đảng thì khẳng định sẽ không thay đổi lịch trình của đảng.

Như vậy, đến hiện tại, trong khi vụ án DSK chưa biết sẽ tiếp tục diễn biến ra sao, thì tình hình chính trị tại Pháp cũng lắm bề rối rắm, và tình trạng chơi vơi của đảng Xã hội Pháp qua vụ DSK vẫn còn tiếp tục.



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 03/Jul/2011 lúc 3:18am

Đám cưới đẹp như mơ của Hoàng gia Monaco

 

http://gioitre.phapluatxahoi.com.vn/ - Hà Ngô - Tổng hợp - Theo PLXH

Một ngày sau đám cưới dân sự, đám cưới xa hoa của Hoàng gia Monaco giữa hoàng tử Albert II và Charlene Wittstock - vận động viên bơi lội đã được tổ chức tại cung điện Hoàng gia.

Cuối cùng thì đám cưới đẹp như mơ giữa Hoàng tử Monaco và nữ vận động viên bơi lội đã diễn ra long trọng và xa hoa theo nghi thức tôn giáo La Mã.
 
Lễ cưới hoành tráng này được tổ chức tại cung điện hoàng gia bên bờ Địa Trung Hải và con số khách mời của đám cưới này lên đến khoảng 3.500 khách.
 
Trước đó vào ngày thứ Sáu, ngày 1/7, cặp đôi hạnh phúc nhất đất nước Monaco cũng đã tiến hành lễ cưới dân sự tại cung điện Hoàng gia. Sự kiện này mở màn cho chuỗi sự kiện trọng đại mà người dân Monaco đã mong chờ bấy lâu nay.
 
Lễ cưới dân sự được tổ chức ngày 1/7 trước đó.
 
Được biết cô dâu Wittstock,  33 tuổi, vốn là một vận động viên bơi lội từng tham gia tranh tài tại Sydney Olympic 2000, sau khi kết hôn với Hoàng tử Albert II cô sẽ trở thành Công chúa Charlene.
 
Mối tình của cặp đôi này được đơm hoa khi hai người gặp nhau tại giải thi đấu thể thao tại Monaco năm 2000. Khi  Wittstock tham gia cuộc thi bơi lội tại đây. Bản thân Hoàng tử Albert cũng là một vận động viên, từng tranh tài ở môn trượt băng trong 5 kỳ Olympic.
 
Hoàng tử Albert và cô Wittstock bắt đầu chính thức công khai mối quan hệ của họ khi xuất hiện cùng nhau tại Olympics mùa Đông Turin năm 2006.
 
Trước khi đám cưới này diễn ra đã có thông tin rằng Wittstock đang suy nghĩ lại về đám cưới với Hoàng tử Monaco. Tuy nhiên mọi lời đồn thổi đã bị dập tắt sau khi cặp đôi này tiến hành lễ cưới dân sự của mình.
 
Dưới đây là toàn bộ lễ cưới xa hoa của cặp đôi đứng đầu đất nước Monaco được cử hành vào ngày 2/7:
 
 
Tân công chúa Charlene được cha đưa vào lễ đường.
 
Charlene Wittstock trước khi trở thành Công chúa Monaco đã là một vận động viên bơi lội.
 
Đám cưới được tổ chức trang trọng theo nghi lễ Công giáo La Mã trong cung điện
Hoàng gia Monaco.
 
Hoàng tử Albert II thân mật bên người vợ của mình.
 
Cặp đôi quỳ gối trước lễ đường cùng cầu nguyện.
 
Trao cho nhau nhẫn cưới.
 
Chú rể vén mạng che mặt cho cô dâu.
 
Hai người trao cho nhau nụ hôn ngọt ngào trước sự chứng kiến của toàn bộ khách mời
và Hoàng gia trong lễ đường.
 
Một màn hình lớn được treo ở ngoài cung điện, tường thuật trực tiếp toàn bộ buổi
hôn lễ của Hoàng gia.
 
Tân Công chúa cùng Hoàng tử rời khỏi lễ đường.
 
Bộ váy lộng lẫy của tân Công chúa được may từ 20 mét vải lụa tuyn, được đính rất nhiều đá và
ngọc trai. Bộ váy cũng đã tiêu tốn mất hơn 2500 giờ để chuẩn bị cho trang phục 
trong đó hơn 700 giờ cho việc khâu vá bằng tay.
 
Hoàng tử và Công chúa rời khỏi cung điện Monaco sau lễ cưới tôn giáo.
 
Công chúa khóc vì quá hạnh phúc.
 
 
Trao cho nhau nụ hôn trước sự chứng kiến của rất nhiều người dân Monaco.
 
Tân Công chúa cũng không quên gửi tới những người dân một nụ hôn.
 
Được biết Albert II và Charlene Wittstock bắt đầu gặp gỡ nhau từ năm 2000 và tình yêu
của họ đã có một cái kết có hậu.
 
 
Cặp đôi hạnh phúc rời khỏi cung điện và vẫy chào công chúng.
 
Cặp đôi hạnh phúc nhất đất nước Monaco rời khỏi cung điện trên chiếc xe mui trần. 
 
 


02 juillet 2011

Le mariage d'Albert et Charlene en images

Le jour J du prince de Monaco et Charlene Wittstock en live et en photos

Par http://plus.lefigaro.fr/page/marion-galy-ramounot/ - Marion Galy-Ramounot
http://plus.lefigaro.fr/flags/ext/43551483274264072726416015228647/167109/jaime?destination=%2Fflags%2Fext%2F43551483274264072726416015228647%2F167109%2Fjaime&univers=madame - J'aime
http://www.figaromadame.fr
  • http://madame.lefigaro.fr/celebrites/mariage-dalbert-charlene-images-020711-167113 - Diaporama
Mariage%20dAlbert%20de%20Monaco%20et%20Charlene%20Wittstock Photo AFP
http://madame.lefigaro.fr/celebrites/mariage-dalbert-charlene-images-020711-167113 - Voir les photos  

Toutes les images

http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=0">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=1">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=2">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=3">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=4">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=5">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=6">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=7">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=8">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=9">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=10">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=11">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=12">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=13">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=14">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=15">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=16">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=17">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=18">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=19">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=20">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=21">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=22">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=23">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=24">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=25">image%20 http://madame.lefigaro.fr/node/167113?page=26">image%20
 


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 04/Jul/2011 lúc 2:20am

.

“Chủ nhật buồn” : Bản tình ca “tuyệt mạng” đầy huyền thoại
 
Nhạc%20sĩ%20Seress%20Rézso%20và%20ca%20khúc%20Chủ%20nhật%20buồn,%20nguyên%20tác%20tiếng%20Hung.
Nhạc sĩ Seress Rézso và ca khúc "Chủ nhật buồn", nguyên tác tiếng Hung.
http://www.viet.rfi.fr/auteur/hoang-nguyen - Hoàng Nguyễn / http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia - Trọng Nghĩa

“Ca khúc chết người”, “Quốc ca của những kẻ tự tử”, đó là những cái tên mà người đời đã đặt cho bài “Chủ nhật buồn” (Gloomy Sunday, Sombre Dimanche). Nguyên tác tiếng Hungary là Szomorú vasárnap, đây là một ca khúc được liệt vào hàng bất tử trong lịch sử âm nhạc đại chúng thế giới.

Rất nhiều người Việt đã quen thuộc với giai điệu quen thuộc của ca khúc "Chủ nhật buồn", được nhạc sĩ Phạm Duy viết lời Việt và phổ biến. Thế nhưng ít ai chú ý rằng đó là một bài hát xuất xứ từ Hungary, từng đi chinh phục thế giới qua các phiên bản tiếng Anh - Gloomy Sunday – hay tiếng Pháp - Sombre Dimanche.

Mang tựa gốc là Szomorú vasárnap, từng được mệnh danh là “Ca khúc chết người”, “Quốc ca của những kẻ tự tử”, ngay tại Hungary, bài “Chủ nhật buồn” được xem như thương hiệu tầm cỡ thế giới bậc nhất của Hungary trong âm nhạc, còn tại nước Pháp, vào năm 1999, ca khúc này được bình chọn là bản nhạc tình buồn nhất của thế kỷ XX.

Bài hát u sầu này đã được dịch ra hơn 100 thứ tiếng trên thế giới (trong đó có cả tiếng Việt và Quốc tế ngữ esperanto), thu hút không biết bao nhiêu là đại danh ca của thế giới, từ Billie Holiday, Ray Charles, Ricky Nelson, tại Mỹ, cho đến Sarah Brightman tại Ireland, Björk tại Iceland hay Serge Gainsbourg tại Pháp…, không kể đến các các ca sĩ hát tiếng Nhật, tiếng Hoa, tiếng Hàn…

Một trong những ca sĩ được cho là đã thể hiện hay nhất bài hát này là nữ danh ca Mỹ người da đen Billie Holliday, mà cách thể hiện đầy cảm xúc, đã khiến cho bài hát của cô bị cấm tại Anh Quốc vào năm 1941 vì bị cho là làm nản lòng người nghe vào lúc nước này cần động viên tinh thần dân chúng để chống Phát xít Đức.

Ngoài cách thể hiện đầy u uẩn, ray rứt của Billie Holiday, ca khúc Gloomy Sunday cũng từng được nhiều ca sĩ khác trình bày với một phong cách nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như phiên bản của ca sĩ Mỹ Ricky Nelson, từng nổi tiếng trong giới hát nhạc ‘’đồng quê’’ (country music).

"Chủ nhật buồn" xuất xứ từ một bài thơ... thất tình

Theo thông tín viên Hoàng Nguyễn từ thủ đô nước Hung, ca khúc “Chủ nhật buồn”, nhạc của Seress Rezső, lời thơ của Jávor László và Seress Rezső, ra đời vào giữa thập niên 30 thế kỷ trước tại Budapest. Tất cả xuất phát từ một bài thơ... thất tình của Jávor László, khi đó 26 tuổi, phóng viên hình sự một tờ báo ở Budapest.

Ðó là năm 1933. Chàng trai Jávor László buộc phải chia tay với người yêu, khi đó đã là vợ kẻ khác. Tương truyền, trong buổi hẹn hò bí mật cuối cùng, Jávor tuyên bố chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ,và đối với chàng, cô gái không còn tồn tại nữa.

Bài thơ “Chủ nhật buồn” đã ra đời như thế, như một kỷ niệm cho mối tình đã chết, đầy tang tóc với câu mở đầu: “Chủ nhật buồn với muôn cành hoa trắng - Anh chờ em với lời kinh cầu”, để rồi khi mối tình không còn và ngày chủ nhật đối với anh chỉ còn là nước mắt và nỗi âu sầu.

Sau khi ra đời, bài thơ không được ai biết tới và tác giả thi phẩm đã đề nghị Seress Rezső, một nhạc sĩ tự học, phổ nhạc cho bài thơ đó. Sau vài tháng, bài hát “Chủ nhật buồn” ra đời, và người nhạc sĩ không hề biết nhạc lý đã phải huýt sáo để nhờ một thanh niên thạo nhạc ghi lại với giá 5 đồng.

Tiếng tăm của bài ca "tuyệt mạng"

Trong khi các tác giả đang buồn bã vì ca khúc không chạy như ý muốn thì đột nhiên, báo chí Hungary loan tin trong vòng 2 tuần liền, đã có hai người tự sát bên bản nhạc “Chủ nhật buồn”. Tháng 11/1935, báo chí Hungary mở cuộc tấn công phê phán ca khúc và gọi nó là “bài ca giết người”.

Lúc đó, báo chí Thụy Sĩ, Ý, Pháp, Ðức bắt đầu viết về “Chủ nhật buồn”, nơi khen, nơi chê, và truyền thông quốc tế bắt đầu gọi ca khúc là “Quốc ca của những kẻ tự tử”. Từ Châu Âu lan sang Bắc Mỹ, tờ New York Times còn loan tin tại Budapest, đã có một làn sóng người nhảy xuống dòng Danube tự tử khi nghe bài hát.

Tất nhiên, đây chỉ là một trong những “huyền thoại đô thị” mà Budapest cũng có không ít, nhưng điều đáng chú ý là cơn sốt “Chủ nhật buồn” khi đó mới có ở một số nước, chứ chưa hề có ở Hungary.

Chỉ khi một ông bầu âm nhạc người Pháp sang Budapest để nghe ca khúc, rồi mang bản nhạc về và cho dựng tại Paris, lúc đó cả thế giới mới biết đến Seress, người nhạc sĩ.

“Chủ nhật buồn” bắt đầu chinh phục thế giới bằng cơn sốt như vậy. Cả châu Âu hướng về mốt… đau buồn tập thể, dẫn đến… tự sát, như thế ! Jávor, chàng trai thất tình, bỗng nổi tiếng với bài thơ “Chủ nhật buồn”, đã nói với báo giới khi nghe phong thanh về thành công “chết người” của mình: “Giờ, người ta nghĩ đến tôi như kẻ đào mồ với chiếc xẻng trong tay”.

Giải mã "ma lực"’ của ca khúc "Chủ nhật buồn"

Người ta nói nhiều đến “Chủ nhật buồn” như một bài ca có ma lực vô cùng đặc biệt, khiến người nghe ảo não, sầu muộn đến độ phải tự tìm đến cái chết. Không thể biết được đâu là sự thật, đâu là chứng cuồng tầm cỡ thế giới, và đâu là món nghề quảng cáo của sự kinh doanh nghề sân khấu.

Quả thực, cạnh thi thể nhiều người tự vẫn, có bản nhạc của ca khúc, nhất là ở Hungary. Nhưng xứ sở này, dù có “Chủ nhật buồn” hay không, cũng đã được liệt vào hàng những quốc gia hàng đầu thế giới trong các thống kê về số người tự sát !

Thời kỳ 1935-36, khi bài hát ra đời, nhân loại đang đứng trước cuộc Thế chiến thứ hai sắp bùng nổ và cuộc khủng hoảng kinh tế đang ở độ trầm trọng. Khi tìm hiểu nguyên do và bản chất của hiện tượng “Chủ nhật buồn”, những luận văn “nặng ký” đã không quên điều đó.

Tuy nhiên, như mọi người đều nhận thấy, giai điệu đơn điệu, lặp đi lặp lại theo cung đô thứ của bài ca, đã thể hiện một cái gì đó đáng kể. Và quả thực, mỗi thời đại đều có một “bài ca chết người” của mình.

Chỉ vài năm sau khi bài thơ của Jávor László ra đời, “Chủ nhật buồn” - kèm giai điệu của Seress Rezső - đã được dịch ra gần 30 thứ tiếng; bản nhạc và những chiếc đĩa hát “Chủ nhật buồn” tràn ngập thị trường thế giới, gieo rắc không khí buồn đau, chết chóc khắp châu Âu, Mỹ, Phi và lan sang cả Trung Quốc…

Thành công của thi phẩm “Chủ nhật buồn” vượt xa mọi mong đợi. Cố nhiên, ngoài sự đau khổ của Jávor László, cần một ai khác phổ nhạc cho những vần thơ tang tóc đó. Ðó là Seress Rezső, một nhạc sĩ tự học, vụng về nhưng thiên tài: từ Quận VII bùn lầy nước đọng của thủ đô Budapest, ông đã có một bài ca được các cây đại thụ trong làng nhạc quốc tế xưng tụng.

Seress Rezső, nhạc sĩ thiên tài nhưng không biết nhạc lý

Seress chào đời năm 1899 trong một gia đình gốc Do Thái và thường được gọi với cái tên “Seress bé nhỏ” vì ông chỉ cao hơn 1m55 chút đỉnh. Cả đời chỉ chơi nhạc buổi tối ở Kulacs và Kispipa, hai tiệm ăn nhỏ và đầy khói thuốc lá ở Budapest, nơi đầu thập niên 30 từng là nơi gặp gỡ của tầng lớp tiểu thị dân nghèo khó.

Như hồi tưởng của người đương thời, chỉ ở giữa tiệm ăn họa chăng còn chút hơi ấm của chiếc lò sưởi gạch màu nâu, chứ khách khứa ngồi gần cửa ra vào vẫn phải mặc nguyên áo khoác vì lạnh lẽo. Hầu như thực khách không mấy khi thấy rõ Seress ngồi khuất sau chiếc dương cầm.

Miệng phì phèo thuốc lá, giọng khản đặc, chỉ chơi dương cầm kiểu “mổ cò” với hai ngón của bàn tay phải, lần mò tìm nốt nhạc, vậy mà theo lời kể của người đương thời, hàng ngày, từ 6 giờ tối đến rạng sáng, Seress đã tạo nên một bầu không khí “bốc lửa” tại nơi ông chơi nhạc.

OttoKlemperer, nhạc trưởng lừng danh người Đức đã có lời nhận xét ngắn gọn về Seress: “Không phải nhạc sĩ - chỉ là thiên tài”. Chắc chắn như thế, vì trong 40 năm ròng rã của đời nghệ sĩ, Seress không hề biết viết, biết đọc bản nhạc, ông cũng không biết hát theo nghĩa thực của từ này.

Cách sáng tác của Seress cũng đặc biệt : vừa huýt sáo, ông vừa ngẫm nghĩ và khi được giai điệu nào “hợp lý”, ông nhờ người ghi lại thành bản nhạc. Thô sơ vậy nhưng Seress là tác giả của ít nhất 40 ca khúc đỉnh cao mà nhiều người Hungary cho rằng không tồi hơn, thậm chí, có thể còn hay hơn “Chủ nhật buồn” !

Vào thời điểm “Chủ nhật buồn” ra đời, báo chí đã viết về người nhạc sĩ như sau: “Ở nước ngoài, nếu một nhạc sĩ chỉ sáng tác được một phần tư số ca khúc được ưa thích so với Seress, thì người ấy hẳn phải sống vương giả, có nhà lầu, xe hơi, và có thể lựa chọn các hợp đồng phim ảnh. Còn Seress thì chơi dương cầm ở một quán nhỏ, thù lao “vương giả” mỗi tối là vài đồng và một bữa tối thanh đạm”.

Cho dù đã có rất nhiều tiền tác quyền trong các ngân hàng ngoại quốc, nhưng Seress không bao giờ đặt chân ra nước ngoài và cũng không bao giờ đụng chạm được đến những khoản tiền đó. Sau Ðệ nhị Thế chiến, Hungary về phe thua cuộc và số tiền của ông đã bị “đóng băng” với lý do… nước Hung phải bồi thường thiệt hại chiến tranh cho Đồng minh !

Không chỉ là tác giả phần nhạc của “Chủ nhật buồn”, Seress Rezső còn đặt lời hai cho ca khúc, biến bài hát từ một bản tình ca thành một tác phẩm với âm hưởng của ngày tận thế với những câu như: “Mùa thu tới và lá vàng rơi - Tình người chết rục trên đất này”.

Seress Rezső : Từng thoát chết trong gang tấc để rồi lại tự vẫn quyên sinh

Cảm hứng ấy được tạo bởi những trải nghiệm cá nhân: cuối Đệ nhị Thế chiến, vì nguồn gốc Do Thái của mình, Seress Rezső bị bắt vào trại tập trung và trong khoảnh khắc kinh hoàng, khi phải tự đào hố chôn mình, một sĩ quan Đức từng nghe ông hát “Chủ nhật buồn” tại Budapest trước đó vài năm đã cứu ông khỏi cái chết chắc chắn.

Những năm tháng sau đó dưới thời Cộng sản, cái tên Seress Rezső cũng bị đưa vào danh mục cấm vì chính quyền cho rằng các sáng tác của ông mang yếu tố độc hại, hơn nữa, theo cách nói thời bấy giờ, chúng “phục vụ cho chủ nghĩa đế quốc”.

Năm 1956, khi mấy trăm ngàn dân Hung di tản sau cuộc cách mạng mùa thu bị Liên Xô đàn áp, Seress đã có thể ra nước ngoài và bạn bè ông cũng khuyên nhà nhạc sĩ như vậy. Nhưng không gì khiến Seress rời nước Hung! Ông quá yêu vô mảnh đất Budapest và trong 10 năm cuối đời, không bao giờ ông bước khỏi Quận VII nơi ông sinh sống và chơi nhạc.

Lúc sáu mươi chín tuổi, tháng 1-1968, khi biết mình lâm trọng bệnh, Seress đã tìm đến cái chết vào một ngày thứ Hai buồn bã bằng cách nhảy từ cửa sổ căn hộ ông sống, tại tầng 4 một tòa nhà. Cả đời bị ám ảnh bởi cái chết, bài ca do ông phổ nhạc và đặt một lời cũng là một “tình ca chết chóc”, vậy mà chính cái chết đã đưa Seress vào bất tử, như bản “Chủ nhật buồn” trước đó 35 năm.

Phiên bản tiếng Việt của Phạm Duy dựa theo bản tiếng Pháp

Không chỉ nổi tiếng trên thế giới, “Chủ nhật buồn” còn được biết đến ở Việt Nam rất sớm, từ đầu thập niên 50, qua lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy. Trong một hồi tưởng, nhạc sĩ cho biết trong thời gian du học ở Pháp, ông rất yêu những bản nhạc tình của một nữ nhạc sĩ Pháp đương thời và có soạn lời tiếng Việt cho một số bài của cô, trong đó, có bản “Chủ nhật buồn” mà Phạm Duy nghĩ là đã được phóng tác từ dân ca Hung-gia-lợi.

Ca từ của bản tiếng Việt, mặc dù, như lời Phạm Duy, là được phỏng theo bản tiếng Pháp, nhưng lại theo sát và phản ánh tinh thần của nguyên bản một cách tài tình và đáng phục: “Chủ nhật buồn, đi lê thê - Cầm một vòng hoa đê mê - Bước chân về với gian nhà - Với trái tim cùng nặng nề...

Bài ca do Phạm Duy đặt lời được du nhập vào Việt Nam đúng lúc đất nước phân ly, lòng người tan nát và tao loạn. Như Phạm Duy nhận xét, “Chủ nhật buồn” có thể đã ảnh hưởng nhiều đến dòng nhạc tình nói về thân phận những cặp tình nhân yêu nhau trong cơn mê sảng và nhức nhối, với tâm thức có thể xa nhau (vĩnh viễn) bất cứ lúc nào, xuất hiện ở miền Nam cuối thập niên 50 thế kỷ trước.

Phạm Duy nhìn thấy ảnh hưởng và dấu ấn khá rõ ràng của “Chủ nhật buồn” trong “Lời buồn thánh”, một nhạc phẩm tân lãng mạn của Trịnh Công Sơn, hoặc trong nỗi buồn của ngày Chủ nhật mùa mưa ở ca khúc “Tuổi đá buồn”: “Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang - Từng ngón tay buồn em mang em mang - Đi về giáo đường, ngày Chủ nhật buồn…”.

Ra đời cách đây gần 8 thế kỷ, cho đến nay, “Chủ nhật buồn” vẫn là nguồn cảm hứng cho nhiều ca sĩ, ban nhạc với những cách thể hiện khác nhau của bài hát. Mang tâm tình của một cá nhân (Jávor László), được thăng hoa bởi nét nhạc và tâm tự sầu cảm của Seress Rezső, “Chủ nhật buồn” xứng đáng là một ca khúc vượt thời gian của dòng nhạc tình quốc tế thế kỷ thứ XX !

http://www.youtube.com/watch?v=oswOfn5uMqg - www.youtube.com/watch?v=oswOfn5uMqg
MỜI NGHE THÊM CA KHÚC CHŨ NHẬT BUỒN LỜI VIỆT CỦA PHẠM DUY  :  CA SĨ KHÁNH LY HÁT 


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 13/Jul/2011 lúc 3:34am

.CƠM - BURGER

MADE IN VIET NAM
       
Ngày 4/7/2011, Công ty VietMac đã chính thức trình làng món ăn nhanh, độc đáo và mới lạ với Cơm kẹp.
Theo VietMac, một suất ăn nhanh này sẽ gồm hai bánh cơm ép, kẹp với thức ăn mặn và rau (kim chi, salat).
 
 
Điểm bán hàng cơm kẹp đầu tiên được khai trương tại phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Cụ thể, hai bánh cơm tương đương với hai bát cơm được ép chặt giống như cơm nắm. Tuy nhiên, bánh cơm VietMac vẫn giữ được độ dẻo và hạt cơm vẫn giữ nguyên hình mà không bị phá vỡ kết cấu như cơm nắm.
Bánh cơm cũng sẽ được nướng sơ qua để đảm bảo độ kết dính, khi cầm ăn sẽ không bị bể(vỡ ).

Ngoài ra, ở mỗi bánh cơm đều được kẹp 5 hạt bắp để tạo thêm hương vị cũng như màu sắc cho bữa ăn.

Mỗi ngày, VietMac phục vụ hai loại thức ăn mặn khác nhau (bò, cá, gà, heo). Tuy nhiên, “mỗi loại thịt trên lại được chế biến thành nhiều hương vị, thay đổi mỗi ngày, đảm bảo không lặp lại trong vòng hai tuần liền,”
bà Lê Bích Phượng, Tổng Giám đốc VietMac cho biết.

Cũng theo bà Phượng, thức ăn của VietMac rất hạn chế dùng sản phẩm chiên,( xào). Rau và thịt đều là những thực phẩm sạch, được tuyệt đối không dùng phụ gia .

Với sản phẩm cơm kẹp, VietMac hy vọng sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam, trước những sản phẩm đang được ưa chuộng như Jollibee, Lotteria, BBQ, KFC…

Được biết, giá tiền cho một suất cơm kẹp (chưa nước uống) là 27.000 VN đồng./.

Hamburger “thuần Việt”

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- Cơm dẻo
- Thịt heo
- Xà lách, dưa leo, cà chua
- Hộp kem có đáy phẳng

Đến phần thực hành này:


1:
- Trải tấm nilon vào hộp kem rùi cho cơm vào. Sau đó, các bạn túm chặt đầu
miếng nilon và dùng tay ấn cơm xuống cho bằng.



2:
- Tiếp đó, mình bỏ cơm ra đĩa và làm thêm một miếng nữa


3:
- Cắt thịt heo thành những lát mỏng, ướp với sốt BBQ rồi rán lên này.

Nếu không thích sốt BBQ thì các bạn có thể tẩm ướp với xì dầu và ngũ vị hương cũng được.



4:
- Xắt dưa leo và cà chua thành những lát nhỏ.

5:
- Cuối cùng ta kẹp thịt heo, dưa leo, dưa chua vào giữa hai miếng cơm !
Thay thịt heo bằng trứng chiên cũng không làm giảm độ ngon của chiếc “Cơm-burger” 


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 15/Jul/2011 lúc 11:14am

              HÈ NẦY TỚ ĐI TU !!!                                          

Tớ là Nguyễn Minh Luân, 18 tuổi. Hè này, tớ đã có một quyết định khiến cả gia đình lẫn bạn bè đều hết hồn: đi tu! Không phải đi tu là cạo đầu xuất gia lên chùa ở luôn mà tớ đăng ký “Khóa tu mùa hè”, một chương trình học đạo đặc biệt chỉ dành cho thanh thiếu niên do chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, Tp.HCm) tổ chức.
 
2200 teen quyết tâm đi tu

Lúc đầu tớ chỉ nghĩ chừng vài trăm teen tham gia khóa tu mùa hè là cao, ai dè đến kì tập trung tớ mới biết đến những 2200 teen tham gia, mà mới chỉ tính riêng đợt 1 thôi đó nha. Với số lượng khủng như thế nhưng mọi khâu chuẩn bị đều chu đáo và khoa học tới mức làm tớ bị choáng. Này nha, ngay từ ở cổng chùa, bọn tớ đã phải xếp hàng để lần lượt vào đăng ký, ai chen lấn là bị nhắc nhở ngay. Trước khi làm thủ tục “check in”, có sẵn một bàn để bọn tớ nộp lại điện thoại di động, các thiết bi điện tử ( huhu) và các tư trang giá trị. Sau đó, bọn tớ mới được đeo thẻ có in mã số, tên riêng và được phát tặng mỗi người một đôi dép nhựa.
 
Ngày đầu xa nhà, lại bị “cách ly” hoàn toàn với thế giới bên ngoài và phải đi ngủ lúc… 21h, tớ đã nghĩ đến chuyện xin về sớm. Nhưng rồi tớ đã bỏ ngay ý định “dại dột” đó bởi ở đây, bọn tớ được các thầy, và các cô chú làm công quả cưng vô bờ bến. Ngoài ba bộ đồ tu, từ bịch dầu gội cho đến từng hộp sữa của tớ mang theo đều là... thừa bởi mọi thứ ở đây đều được các thầy và các cô chú lo cho bọn tớ cực kì chu đáo luôn. Bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn khi biết chi phí tớ đăng kí khóa tu này là… 0 đồng đấy ạ!
 
 Có 2200 bạn teen tham gia "Khóa tu mùa hè" đợt 1 do chùa Hoằng Pháp tổ chức đó các teen
 
 Tạm quên cuộc sống hối hả, náo nhiệt bên ngoài, các bạn chính thức bước vào một môi trường sống hoàn toàn mới

Ai bảo đi tu là khổ?

Chứ bọn tớ thì sướng rơn với tinh thần “Vui để tu” của các thầy. Các bài học về Phật pháp tưởng chừng là khô khan nhưng với sự lồng ghép dí dỏm của các thầy trở nên sinh động không ngờ. Tớ phải nói là phục sát đất bởi các thầy quá đa tài, vừa hát hay như ca sĩ mà lại vừa múa đao, múa thương chuẩn y như trong... phim kiếm hiệp í hihi.
 
Nam, anh bạn ngủ cạnh tớ mới ngày đầu toàn hát “Vọng cổ teen”, hôm sau đã suốt ngày nghêu ngao “Mùa hè hội ngộ” hay “Lý tụng kinh” (chuyển thể từ bài “Lý chiều chiều” đấy ạ hehe). Còn tớ thích nhất là các bài học oai nghi (đi đứng nằm ngồi) hay cách xếp áo tràng, cách đặt bát đĩa, bởi mỗi khi thực hành chúng, tớ thấy mình trang nghiêm, “người nhớn” hẳn ra. Bọn tớ cũng được “khoe” với các thầy tài thiết kế thời trang, diễn kịch, múa hát... không hạn chế chủ đề và ý tưởng nhé! Các bạn tin nổi không, lên chùa tu mà tớ bị bắt… giả gái diễn thời trang đấy ạ! Hic hic
 
 Vỗ tay rần rần khi xem các thầy biểu diễn các “tuyệt chiêu” võ học

Nếu có quy định nào khiến tụi tớ đau tim nhất thì chính là việc thức dậy lúc... gà chưa gáy và đi ngủ sớm đến không thể sớm hơn đó ạ. Đây cũng là một cực hình với các “cao thủ game online" khác được bố mẹ gửi gắm vào đây. Ngày đầu tiên phải gọi là dở khóc dở cười, có bạn vò đầu bứt tóc, có bạn cứ… bẻ tay liên tục vì nhớ “chuột”. Chưa hết, quy định 4h30 thức dậy nhưng nếu bạn không muốn xếp hàng chờ đến lượt vệ sinh cá nhân, tắm giặt (hơn 2200 người đấy ạ) thì phải thức sớm hơn nữa. Nhờ những quy tắc nghiêm khắc này, bọn tớ cũng đã “cai nghiện” thành công với nhịp sinh học cũ. Tự vỗ tay hoan hô mình luôn hihi

Teen học cách yêu thương

Tớ rất thích những bài giảng vừa trang nghiêm lại pha chút hài hước của thầy. Chẳng hạn như thầy nói nếu tớ nói dối, trộm cắp thì sau này xuống địa ngục sẽ bị “xử đẹp” thế nào, hay vì sao khi làm việc thiện tớ sẽ được đến 2 lần vui.

Trong bài pháp mang tên: “Đi tìm thần tượng”, giảng sư kể một câu chuyện: “Có một bạn tuổi teen ở Trung Quốc vì quá yêu mến Lưu Đức Hoa nên tìm mọi cách gặp thần tượng cho bằng được, kết quả là cha bạn ấy đã phải tự tử vì quá đau khổ và bất lực". Thầy đúc kết lại rằng có những bạn trẻ chỉ biết thần tượng ca sĩ, diễn viên, người mẫu, hâm mộ cuồng nhiệt mà không quan tâm đến cha mẹ của mình, những người đã ban cho con sự sống, đã vất vả nuôi con từng ngày trong suốt mười mấy năm qua. Lúc đó, cả giảng đường vỡ òa bởi những tiếng khóc nấc của hàng ngàn bạn trẻ, mà theo như thầy Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam, thì “những giọt nước mắt này không phải vì xấu hổ mà là vì hạnh phúc khi đã biết cách yêu thương…”
 
 
  
 
 Teen òa khóc như mưa với những câu chuyện của các thầy

Tớ đã biết thần tượng chính mình

7 ngày “cách ly” với gia đình, 7 ngày không tivi, không điện thoại, không internet, lúc đầu tớ thấy khó chịu cực kì nhưng sau đó lại thấy là lạ, cảm giác mình có 7 ngày không phải lo nghĩ, sướng như tiên í ạ. Thời gian rảnh rỗi, tớ cùng các bạn ngồi đọc kinh sách hay tìm các thầy để trò chuyện. Các thầy quả thật là cao thủ, vừa chỉ cho tớ một vài cách trấn áp tinh thần khi lỡ… gặp đề thi khó, thầy đã quay sang đã tư vấn… tình iu cho anh SV năm 4 kia, hihi.

Chỉ có 7 ngày mà tớ thấy mình lớn lên rất nhiều. Không chỉ học cách để tự chăm sóc bản thân, tớ còn có thêm những sở thích mà trước giờ chưa bao giờ nghĩ mình sẽ “đam mê” được. Đó là ăn món chay vì ở chùa nấu ăn ngon cực nhé, món ăn nào dọn ra cũng được bọn tớ nhiệt tình “tiêu thụ” sạch sẽ. Đó là đọc kinh Vu Lan, trước giờ tớ không hề nghĩ là kinh Vu lan lại hay và ý nghĩa đến thế luôn, từng lời từng chữ đều rất cảm động. Đó là dành cho mình một khoảng lặng mỗi ngày để ngồi thiền và ngẫm nghĩ. Trước giờ, tớ rất hay tự ti về bản thân mình thì giờ tớ đã được học cách “thần tượng chính mình” do các thầy dạy. "Không một ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi người là một phần của lịch sử" mà hihi.
 
 Thời gian thiền định giúp tớ tìm được sự bình yên trong tâm hồn. Nhờ thế, tớ đã trút bỏ mọi áp lực và thuộc bài nhanh như cháo!
 

Cuộc sống hiện tại với những giá trị vật chất đầy đủ khiến cho tuổi teen chúng mình thích chạy theo những xu hướng mới, thích tự khẳng định mình. Nhưng nếu bạn cùng chúng tớ thử một buổi tối ngồi thiền dưới những ngọn nến lấp lánh và cầu nguyện, bạn sẽ lắng nghe được ước mơ và những điều tốt đẹp nhất từ chính mình đấy!
 
 Thầy cũng nhiều lúc xì-tin thế này nè hihi
 
Từ mục đích ban đầu: đi để xả stress, tớ đã chuyển thành: đi để học! Học cách yêu thương, quan tâm đến những người thân bên cạnh mình, biết thương và xin lỗi chính mình. Học cả cách chấp nhận những vấp ngã, khó khăn như là những điều tất yếu phải có của cuộc sống. Điều đó khiến tớ giải tỏa mọi áp lực và thật nhẹ nhàng bước vào kỳ thi ĐH. Đi tu đối với tớ tuyệt vời là thế đấy!
 
An Nhiên ghi
 


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 22/Jul/2011 lúc 8:16am
     
NGHỊCH CÃNH SAU NĂM 1975
- Con là con đẻ của mẹ
- Mà mẹ là con dâu của chồng con...!

*Đọc Chuyện Này, Không Điên…Chết Liền !!!!!! *

KBCHN: Có lẽ chuyên này nếu có thật cũng chỉ xảy ra sau ngày “Di Tản Chiên Thuật” 30/4/1975 và “Trở Về Tiếp Thu” sau 1997. Cho nên Văn hoá Viêt Nam Hải Ngoại qua môi trường dưỡng sinh Hoa Kỳ (tự do phát tiết) có trở thành Văn Hoá “Lục Súc Tranh Công” hay “Đền Hùng Hải Ngoại nam California” cũng không lạ! Điều đáng ngạc nhiên là các ông luật sư, bác sĩ, giáo sư thứ thiêt, chấp nhận ngồi chung chiếu, ăn chung mâm “6 con heo quay thành heo giấy,” nói chung ngôn ngữ “Nông Lâm Súc đền Hùng,” mới là chuyện đáng nói. Tội nghiệp Tổ. KBCHN đăng chuyện tiếu lâm này không cố ý bài bác cá nhân nào. Nếu có sự trùng hợp thực tế trong xã hội, hoàn toàn ngoài ý muốn nhóm chủ trương.

Bác sĩ hỏi:
- A nh sao mà vào đây ?
- Tôi điên rồi, vì tôi không rõ tôi là ai ?

 Bác sĩ nhíu mày:

- A nh có thể nói rõ hơn không ?
-Vợ tôi trước khi lấy tôi đã có một đứa con gái riêng ở VN. Bây giờ cô bé đã là một thiếu nữ truởng thành. Mới đây, bố tôi về bển cưới cô này.

Bác sĩ bảo:
- Chuyện thường tình thôi.
- Nhưng kẹt một cái là vợ tôi trở thành mẹ vợ của Bố tôi.
- Cũng không có gì phạm pháp.Vì dẫu sao cô bé và Bố anh không cùng một huyết thống.
- Nhưng tôi thì trở thành….cha vợ của Bố tôi

Bác sĩ đáp:
- Thì bắt buộc vậy ! Ðó là ngôi thứ xã hội đặt ra mà!
- Nhưng mới đây con gái của vợ tôi sinh một đứa con trai.Thằng đó tôi phải xem là em cùng cha khác mẹ với tôi .

- Ummm ..đúng! Không thể gọi khác được.
- Nhưng đồng thời tôi và vợ tôi là ông bà ngoại của nó.

- Ơ … ơ .. quả không sai !
- Mới đây vợ tôi sinh đuợc một đứa con trai.
- Vậy là đứa con gái riêng của vợ tôi là con ghẻ của tôi, tức là mẹ kế tôi, đồng thời là chị của đứa con tôi, vừa lại là bà nội của nó.  Nói cách
khác : con tôi là em tôi và cũng là cậu tôi vì là em của mẹ kế tôi.

- Ơ… ơ…..ơ….đúng rồi! Phải gọi thế thôi.
- Như vậy vợ tôi trở thành con dâu của mẹ kế tôi, tức là con gái của vợ tôi trở thành Dì  ghẻ của mẹ nó.
- Còn đứa con tôi là cháu tôi, và là….ông nội của tôi và cũng là anh của vợ tôi!
- Vậy bác sĩ xem tôi là ai? Tôi điên rồi ….

Bác sĩ la lên:

- * Thôi , anh đừng kể nữa , tôi cũng điên rồi*.

******* 
  
 
 
 
 


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 30/Jul/2011 lúc 2:27am

.

Người đẹp thùng phuy chính thức lên sàn catwalk

10:56 AM | 30/07/2011

Tất nhiên mục đích là thi hoa hậu và có cơ hội gài lên đầu chiếc vương miệng lấp lánh rồi, hihi!

Thay vì những cô gái trẻ eo thon, chân dài lượn lờ trên sàn catwalk, thì cuộc thi này là những phụ nữ eo bự nở nụ cười tự tin trình diễn phần thi của mình - Cuộc thi sắc đẹp dành cho các nàng béo ở Ý.

Sau hơn 20 năm, cuộc thi mang tính đột phá, Miss Cicciona đã thay đổi suy nghĩ của những chuyên gia thời trang hàng đầu ở Ý, đây thực sự là dịp ăn mừng cho những vẻ đẹp khác thường. Chỉ chấp nhận thí sinh có cân nặng từ 100 kg trở lên, Miss Cicciona là dịp hiếm có cho các cô nàng “quá khổ” gài lên đầu chiếc vương miện lấp lánh.

Cuộc thi Miss Cicciona 2011, lần thứ 22, đã tìm được chủ nhân vương miện mới, cô Ornella Chiapperini, đến từ thành phố Naples (Ý), người có cân nặng 146 kg. Cuộc thi năm nay được tổ chức tại thành phố Forcoli, gần Pisa vào ngày 23/7 vừa qua.

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_1.jpg';

Cô Ornella Chiapperini giành được vương miện cao nhất của cuộc thi.

“Cuộc thi nhằm mang tới quan điểm nhẹ nhàng hơn về sắc đẹp và sự thật đơn giản về những người phụ nữ không có dịp đứng dưới ánh đèn của sân khấu”, Gianfranco Lazzereschi - người sáng lập ra cuộc thi này, chia sẻ trên website của Miss Cicciona.

Ông Lazzereschi cho biết thêm, mục đích của cuộc thi không phải là để chế giễu những người béo. Tất cả màn biểu diễn năng khiếu hát, nhảy trên sân khấu luôn đầy ắp tiếng cười và sự thân thiện, đó mới là cái đích cuối cùng của cuộc thi hoa hậu béo này.

Ban tổ chức còn trao 3 giải phụ ngoài danh hiệu Hoa hậu, gồm Miss thanh lịch, Miss tài năng và Miss có nụ cười quyến rũ nhất.

Những hình ảnh của cuộc thi Hoa hậu béo Cicciona.

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_2.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_3.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_4.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_5.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_6.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_7.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_8.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_9.jpg';

plugin_banbe_img_src='http://ione.net/files/subject/2011/07/13141/hoa_hau_beo_10.jpg';



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 06/Aug/2011 lúc 8:04am
           Một mai em gái theo chồng
   Còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh
Dam%20cuoi%20mien%20Nam 

                             Bâng khuâng bánh giá Chợ Giồng

Xứ Gò Công, lâu nay ngoài những đặc sản mắm còng, mắm tôm chà nổi tiếng gần xa, vùng quê nghèo, gió mặn này còn có một thứ vật thực xao xuyến lòng người: bánh giá Chợ Giồng

Chợ Giồng là tên xưa của chợ thị trấn Vĩnh Bình (huyện Gò Công Tây- Tiền Giang) ngày nay. Bánh giá có từ hồi nào, không ai còn nhớ. Nhiều người chỉ mang máng rằng, nghe kể từ thời ông cố, bà sơ của họ chưa vợ, chưa chồng thì cái bánh giá đã có mặt ở chợ Giồng. Cũng nghe đồn rằng, cái bánh giá dung dị, dân dã hình như gắn liền với một mối tình tan vỡ nào đó ở xứ Gò, cho nên tới giờ này người Gò Công vẫn còn ngâm nga câu ca: "Một mai em gái theo chồng, còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh".

Bánh giá hay bánh vá? Cho đến nay vấn đề này vẫn còn là cuộc tranh luận bất tận. Người nói: gọi bánh giá vì làm bằng nguyên liệu chính là cọng giá đậu xanh; kẻ cãi: phải gọi là bánh vá mới đúng vì chiếc bánh khi chiên được đặt trong một dụng cụ na ná như cái vá múc canh, và hình thù chiếc bánh cũng tương tự. Các vị công tằng tổ phụ không còn để lại bất kỳ tài liệu nào chứng minh tên cúng cơm của chiếc bánh, cho nên đến nay chiếc bánh đậm đà – ai gọi sao cũng được.

Bánh giá là món ăn dân dã nên nhà nào cũng làm được. Bột gạo, bột mì, bột đậu nành được nêm nếm gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, hành, tỏi) bao quanh lớp nhân gồm thịt nạc bằm, tôm lột vỏ và những cọng giá trắng muốt, no tròn, phía trên chiếc bánh nhận thêm vài con tôm còn nguyên đầu đuôi rồi  đặt trong chiếc vá nhôm, bỏ vào chảo dầu chiên cho vàng, giòn. Có điều lạ, dù đơn giản nhưng người ta vẫn thích mua từ một nơi nào đó ở Vĩnh Bình. Nhưng cũng lạ, thị trấn Vĩnh Bình cũng chỉ... có vài chỗ làm bánh - đếm trên đầu ngón tay. Theo lời dì Ba Đẹp, một trong những người hiếm hoi còn sinh sống bằng nghề làm bánh giá gần ngã ba Hoà Đồng (QL 50), hàng chục năm ngồi chiên bánh giá bán cho khách qua đường ở ngã ba Hoà Đồng: "Giá trị chiếc bánh không cao, đồng lời không nhiều mà phải dãi nắng dầm mưa nên nhiều người không thích nghề này". Lời giải thích của dì Ba Đẹp không biết thực hư ra sao, nhưng cứ nhìn cảnh dì Ba loay hoay cả ngày bên bếp lửa, thau bột, rổ nhân bánh trong một túp lều xập xệ ven quốc lộ 50, bất kể trời nắng hay trời mưa, để chiên cho được 300 - 400 chiếc bánh bán với giá 1.500 đồng- 2.000 đồng/chiếc thì không thể nói bánh giá là thứ vật thực hấp dẫn những người có máu kinh doanh - nôn nóng làm giàu. "Tui còn cái may, bao nhiêu năm qua người ta vẫn thích ăn bánh giá, tui mới bám trụ, giữ được với cái nghề mẹ truyền, con nối này", dì Ba nói.

Cũng nghe đồn rằng, cái bánh giá dung dị, dân dã hình như gắn liền với một mối tình tan vỡ nào đó ở xứ Gò, cho nên tới giờ này người Gò Công vẫn còn ngâm nga câu ca: "Một mai em gái theo chồng, còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh"

Bánh giá dân dã, tinh tế ở xứ nghèo. Trước khi đưa chiếc bánh lên mâm, người ta dùng kéo cắt bánh ra thành từng miếng vừa ăn. Bánh kèm với rau sống, dưa leo, nước mắm (hoặc nước tương) pha tỏi, ớt, chanh, đường, ai cầu kỳ thì giặm thêm gắp bún tươi trắng ngần. Trên bàn tiệc, không ai bày nguyên chiếc bánh và khách dự tiệc cũng không ai dám gắp cả chiếc bánh cho vào chén, vì như vậy là "phàm phu tục tử". Dì Ba Đẹp nói rằng, đừng nhìn chiếc bánh giá  "dặm trường gió bụi" ven quốc lộ 50 mà xem nhẹ, đó là món không thể thiếu trên mâm cỗ những dịp tiệc tùng, lễ lạt, giỗ quải của xứ Gò Công. Hiện tại, ngoài số lượng bánh bán cho khách qua đường mỗi ngày, dì Ba Đẹp còn nhận chiên bánh theo "đơn đặt hàng" của các cơ quan, công sở trong huyện mỗi khi những nơi này đãi khách phương xa. "Đặt hàng giá bao nhiêu tui cũng làm, tiền càng cao thì nhân tôm, thịt càng nhiều hơn so với chiếc bánh bình thường, còn diện tích chiếc bánh thì... vẫn vậy. Nhiều khi xe hơi chở Việt kiều về thăm quê, đi ngang cũng ngừng lại đặt hàng và ngồi tại chỗ xem tui chiên bánh", dì Ba vừa múa đôi tay từ các thau đựng nguyên liệu qua chảo dầu sôi sùng sục, vừa tự hào khoe.

"Bánh giá bây giờ mùi vị không còn như xưa", mấy vị bô lão sành ăn ở thị trấn Vĩnh Bình nhận xét. Mang chuyện này hỏi dì Ba Đẹp, dì cười: "Mấy ông cụ nói đố có sai. Má tui kể, hồi xưa xứ Gò Công tôm tép dồi dào, bánh giá chính hiệu phải làm bằng con tôm bạc đất, chiên xong gói bằng lá chuối khô mới ngon. Bây giờ tôm bạc đất mắc mỏ, làm bánh giá phải sử dụng tôm sắt, tôm chì, nhiều khi tép mòng làm nguyên liệu nên mất ngon. Thứ nữa là khách hàng bây giờ đòi nhân bánh phải có thêm thịt bằm, gan heo; chiên rồi gói bằng giấy dầu, đựng trong bọc xốp nên mùi vị chiếc bánh không còn nguyên sơ như bánh giá Chợ Giồng ngày trước". Dì Ba Đẹp nói một hơi rồi buông chiếc vá nhôm vào thau bột, mắt nhìn xa xăm về phía Chợ Giồng.

Hùng Anh



Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 13/Aug/2011 lúc 11:24am
Những bí mật thú vị về email...


Ngày nay, email là một trong những khái niệm quen thuộc và không thể thiếu với người dùng Internet. Nhưng bạn biết gì về lịch sử ra đời và phát triển của email? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây.

40 năm trýớc, bức thư điện tử (Electronic Mail - Email) đầu tiên được gửi đi, đánh dấu sự ra đời của một trong những khái niệm quan trọng nhất của tương lai.

Trải qua 40 năm tồn tại và phát triển, email đã có nhiều bước thăng trầm, để trở thành công cụ giao tiếp phổ biến và rộng rãi nhất thế giới ngày nay.

Cùng khám phá những bí mật thú vị về quá trình phát triển của email trong bài viết dưới đây.

- 1971, Ray Tomlinson, kỹ sý máy tính người Mỹ, người được xem là “cha đẻ” của email, đã gửi đi bức thư điện tử đầu tiên trong lịch sử trên hệ thống mạng ARPANET (tiền thân của mạng Internet), với nội dung: “QWERTYUIOP” (toàn bộ chuỗi ký tự trên dòng đầu tiên của bàn phím), giữa 2 máy tính được đặt sát cạnh nhau.



Ray Tomlinson, “cha đẻ” của thư điện tử

Ðặc biệt, Tomlinson đã sử dụng ký tự “@” ðể phân cách giữa tên người dùng và tên của máy tính. Từ đó, ký tự “@” được sử dụng trong các địa chỉ email, để phân cách giữa tên sử dụng và tên miền của dịch vụ email.

- Nãm 1976, nữ hoàng Elizabeth Ðệ Nhị (Anh) là nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng email.

- Nãm 1978, bức email có nội dung quảng cáo đầu tiên trên thế giới được gửi đi, thông qua các hệ thống mạng của chính phủ và của các trường đại học.

- Năm 1982, từ “email” (viết tắt của Electronic Mail - Thư điện tử) lần đầu tiên được sử dụng.

Cũng trong năm này, biểu tượng :-), biểu tượng mặt cười đầu tiên và cũng phổ biến nhất hiện nay được tạo ra bởi Scott Fahlman, một giáo sư máy tính của trường đại học Carnegie Mellon.



Scott Fahlman, người tạo ra biểu tượng mặt cười đầu tiên trên thế giới

- Năm 1997, khi email bắt ðầu dần trở thành một dịch vụ quen thuộc của người sử dụng, “gã khổng lồ” Microsoft đã nhìn thấy một tương lai tươi sáng của email, nên bỏ ra số tiền 400 triệu USD để mua lại dịch vụ cung cấp email HotMail.

Cũng trong nãm này, Microsoft cho ra mắt phần mềm quản lý email Microsoft Outlook.

Tháng 10/1997, Yahoo! trình làng dịch vụ email của riêng mình và nhanh chóng trở thành một trong những dịch vụ email lớn nhất thế giới.

- Năm 1998, hãng phim Warner Bros sản xuất bộ phim “You've Got Mail” (Bạn có thư), với nội dung xoay quanh chuyện tình của 2 người làm quen với nhau thông qua email, với sự tham gia diễn xuất của nam diễn viên nổi tiếng Tom Hanks.



Bộ phim “You've Got Mail” với sự tham gia diễn xuất của nam diễn viên Tom Hanks

Bộ phim đã gặt hại được rất nhiều thành công và mang về cho Warner Bros số tiền 250 triệu USD, kỷ lục dành cho một bộ phim vào thời điểm bấy giờ.

Cũng trong năm này, từ “Spam” (thư rác) cũng được đưa vào trong từ điển tiếng Anh Oxford, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của email.

- Nãm 1999, một bức email lừa đảo, với nội dung cho biết Bill Gates (người giàu nhất thế giới thời điểm bấy giờ), dự tính sẽ chia sẻ toàn bộ gia tài của mình cho người dùng Internet. Bức email này ngay lập tức được lan truyền đến hàng triệu người sử dụng Internet.

- Nãm 2003, tổng thống Mỹ George Bush đã ký vào đạo luật đầu tiên về giới hạn việc sử dụng email cho các dịch vụ thương mại và quảng cáo để ngăn chặn nạn Spam thư rác.

- Nãm 2004, các từ viết tắt như LOL (cười sảng khoái) và nhiều từ viết tắt khác thường được sử dụng trong email được ðưa vào từ điển tiếng Anh Oxford. 21/3/2004, Google lần đầu tiên thử nghiệm dịch vụ email Gmail của mình dưới dạng Beta. Chỉ những ai được mời mới có thể tham gia thử nghiệm dịch vụ này, và mỗi tài khoản Gmail lại được cung cấp tối đa 50 thư mời đến những người dùng khác. Hiện nay, trong tài khoản Gmail vẫn còn giữ lại chức năng gửi thư mời để tham gia Gmail.



Gmail ra ðời và nhanh chóng trở thành dịch vụ email hàng đầu

Ðến nãm 2007, Gmail mới chính thức bỏ mác “beta” để trở thành dịch vụ email mở cửa cho tất cả mọi người tham gia.

Giờ đây, Gmail đang là dịch vụ email có lượng người dùng lớn nhất trên thế giới.

- Nãm 2008, Barack Obama (khi đó là ứng cử viên tổng thống) đã thu thập được 13 triệu địa chỉ email của người dùng tại Mỹ. Obama đã sử dụng các địa chỉ email thu thập được, cũng như các dịch vụ mạng xã hội nổi tiếng thời bấy giờ như MySpace hay Youtube để kêu gọi sự ủng hộ của người dân Mỹ.

- Ngày nay, email trở thành một phần không thể thiếu của người dùng Internet. Tất cả mọi thông tin, mọi cập nhật… đều được gửi đi một cách nhanh chóng qua email.



Email đã trở thành một công cụ giao tiếp không thể thiếu ngày nay

Có thể nói, email là một trong những phát minh có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống hiện đại mà công nghệ đã từng tạo ra.


(Theo DT)


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 18/Aug/2011 lúc 9:19am
Pack a Bag with Dozens of Outfits in 22-inch Suitcase
http://www.youtube.com/watch?v=PDn9l20NlWw&feature=related -


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 20/Aug/2011 lúc 9:57am
*  /main/doisong/tailieu/28677-10-iu-thu-v-v-ng-usd.html -  
Tác Giả: SE sưu tầm   
Thứ Sáu, 19 Tháng 8 Năm 2011 10:11

    Đồng USD được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nhưng không phải ai cũng biết hết những sự thật thú vị xung quanh đồng tiền này.

    CNBC đã điểm qua 10 câu chuyện mà có thể nhiều người chưa rõ về đồng bạc xanh, từ chuyện đồng 2 USD có giá trị bao nhiêu, tới vai trò của Mật vụ Mỹ đối với tờ USD…

    1. Vì sao Benjamin Franklin được in hình trên tờ 100 USD?

    Phần lớn các tờ tiền giấy của nước Mỹ đều in hình các Tổng thống của nước này như George Washington, Abraham Lincoln, Andrew Jackson… Chỉ có hai ngoại lệ là hình Alexander Hamilton in trên tờ 10 USD và hình Benjamin Franklin in trên tờ 100 USD. Trường hợp Hamilton xem ra dễ hiểu, vì ông là Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên của Mỹ. Nhưng vì sao mà Franklin, một nhà biên tập báo chí và nhà phát minh ra cột thu lôi lại được in hình trên tờ 100 USD?

    Ở đây có nhiều lý do. Thứ nhất, Franklin là một trong những “khai quốc công thần” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, có chữ ký trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước này. Thứ hai, một trong những quan điểm mang tính cốt lõi của ông là “làm việc tích cực là con đường đi tới sự giàu có đích thực” - quan điểm mang tính nền tảng cho “giấc mơ Mỹ”. Và trên hết, chính những kỹ năng về in ấn của ông đã giúp in ra đồng tiền giấy đầu tiên của nước Mỹ.

  Ảnh: Getty Images

2. Tại sao lại có hình kim tự tháp trên tờ 1 USD?

    Hình Tổng thống George Washington hay hình con đại bàng trên con dấu của Bộ Tài chính Mỹ in trên tờ 1 USD đều là những hình ảnh đại diện của nước Mỹ. Vậy hình ảnh kim tự tháp Ai Cập in trên tờ bạc này có ý nghĩa gì?

    Trên thực tế, hình kim tự tháp là một phần trên con dấu chính thức của nước Mỹ - con dấu có hình đại bàng ở mặt trước và hình kim tự tháp ở mặt sau. Hình kim tự tháp này được cho là đại diện cho sức mạnh, 13 bậc của kim tự tháp biểu tượng cho 13 bang đầu tiên của Mỹ. Đỉnh của kim tự tháp còn chưa hoàn thành có ý nghĩa rằng, vẫn còn có những việc phải làm.

  Nguồn ảnh: Getty Images

3. Một số thành phố ở Mỹ phát hành tiền riêng

    Tiền địa phương khá phổ biến tại Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái, nhưng trong vài thập kỷ qua, nhiều thành phố ở nước này đã bắt đầu phát hành tiền riêng để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ. Các loại tiền địa phương này cũng chỉ được lưu hành riêng lẻ tại các thành phố đó.

    Gần đây, xu hướng phát hành tiền địa phương được cho là bắt đầu tại Ithaca, bang New York. Vào năm 1991, một nhóm cư dân của thành phố này do Paul Glover dẫn đầu đã tạo ra đồng Ithaca Hour. Mỗi Ithaca Hour trị giá 10 USD, ngoài ra còn có những mệnh giá nhỏ và lớn hơn. Ngày nay, lượng Ithaca Hour còn trong lưu thông có tổng trị giá khoảng 100.000 USD. Các thành phố Madison của bang Wiscosin, Corvallis của bang Oregon, Traverse City của bang Michigan là vài trong số các địa phương của Mỹ từng phát hành tiền địa phương.

 Nguồn ảnh: Ithacahours.org

4. Tiền “ảo” được in nhiều hơn tiền thật

    Có một thực tế là loại tiền “Monopoly” của trò chơi “Cờ tỷ phú” được in nhiều hơn tiền USD thật ở Mỹ mỗi năm. Hãng Parker Brothers, công ty tạo ra trò chơi “Cờ tỷ phú” cho hay, hàng năm, họ in hơn 30 tỷ Đôla tiền “Monopoly”. Trong khi đó, vào năm 2010, Cục In tiền của Mỹ chỉ in có 974 triệu USD tiền thật, trong đó 95% được dùng để thay thế những đồng USD đã cũ nát.

 Nguồn ảnh: Getty Images

5. Mỗi tờ USD có thể được gấp đi gấp lại bao nhiêu lần trước khi rách nát?

    Theo CNBC, mỗi tờ USD có thể được gấp đi gấp 4.000 lần trước khi kết thúc vòng đời. Báo cáo từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy, tuổi thọ bình quân của tờ 1 USD là 22 tháng, 5 USD là 2 năm, 10 USD là 3 năm, 20 USD là 4 năm, 50 USD và 100 USD là 9 năm. Tiền xu thì bền hơn và có thể “sống” tới 30 năm.

Nguồn ảnh: Getty Images

6. Tiền USD được “bơm hút” trong lưu thông như thế nào?

    FED là cơ quan quyết định in bao nhiêu tiền USD mỗi năm, còn Cục In tiền là cơ quan thực hiện công tác in ấn. Vậy tiền cũ trong lưu thông được đổi sang tiền mới bằng cách nào?

    Khi FED nhận được tiền gửi bằng tiền mặt từ các ngân hàng, cơ quan này sẽ kiểm tra tất cả các đồng tiền bằng loại máy móc đặc biệt. Thông thường, những lần kiểm tra sẽ kết luận khoảng 1/3 số tiền được kiểm không còn phù hợp trong lưu thông và phải được thay bằng tiền in mới. Tiền bị loại sẽ được xé vụn, đem chôn lấp ở bãi rác, hoặc đóng gói lại như “quà lưu niệm” dành cho các chi nhánh FED ở địa phương.

 Nguồn ảnh: Getty Images

7. Mật vụ Mỹ (USSS) và đồng USD

    Mật vụ Mỹ được biết tới với vai trò bảo vệ tổng thống, nhưng thực tế ban đầu là một cơ quan được thành lập để chống tiền giả. Vào năm 1865, Mật vụ ra đời trong bối cảnh tiền USD giả chiếm1/3 số tiền trong lưu thông. Ngày nay, có khoảng 250.000 USD tiền giả “ra lò” mỗi ngày.

 Nguồn ảnh: Getty Images

8. Vì sao nhiều đồng xu Mỹ có cạnh dạng lượn sóng?

    Vào thời mà các đồng xu được làm bằng kim loại quý như vàng hay bạc, nhiều kẻ gian đã “sống khoẻ” bằng cách mài cạnh đồng xu lấy vàng bạc mà không bị phát hiện ra. Vì vậy, cơ quan chức năng Mỹ bắt đầu tạo ra những đồng xu có cạnh dạng lượn sóng. Theo Nhà máy in tiền Mỹ, đồng 10 xu có 118 sóng, đồng 25 xu có 119 sóng và đồng 50 xu có 150 sóng.

    Cho tới ngày nay, cho dù đồng xu Mỹ không còn được làm bằng kim loại quý nữa, nhưng vẫn có cạnh lượn sóng nhằm giúp cho công tác nhận dạng khi cần thiết. Riêng đồng 1 xu và 5 xu Mỹ chưa bao giờ có cạnh dạng lượn sóng vì chúng chưa bao giờ được làm bằng kim loại quý.

Nguồn ảnh: Getty Images

9. Tờ bạc 10.000 USD?

    Tờ 100 USD là tờ bạc xanh có mệnh giá lớn nhất được ấn hành hiện nay. Trước đây từng có các tờ bạc mệnh giá 500 USD, 1.000 USD, 5.000 USD và 10.000 USD, nhưng đã bị ngưng phát hành vào năm 1969 do “ít được sử dụng” - theo lý do mà FED đưa ra. Lần cuối cùng những tờ bạc này được in ấn là vào năm 1945. Ngày nay, một số tờ bạc có mệnh giá “khủng” trên vẫn tồn tại trong tay các nhà sưu tập và vẫn được xem là tiền hợp pháp.

Nguồn ảnh: Wikimedia Commons

10. Tờ bạc 2 USD có giá bao nhiêu?

    Tờ 2 USD được phát hành đầu tiên vào năm 1862 nhưng sau đó bị ngưng phát hành vào năm 1966, rồi lại được phát hành trở lại 10 năm sau đó. Thêm một điều đặc biệt nữa: chỉ chưa đầy 1% lượng tiền giấy USD trong lưu thông là tờ 2 USD. Tuy nhiên, những điều này không hề giúp đồng 2 USD tăng giá trị, và chúng vẫn chỉ đáng giá 2 USD mà thôi.

 Nguồn ảnh: Wikimedia Commons


-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 22/Aug/2011 lúc 4:05am

.

Chủ nhật 21 Tháng Tám 2011
Tuổi thơ trôi dạt của Sầu nữ Út Bạch Lan
 
 
Nữ%20Hoàng%20vọng%20cổ,%20sầu%20nữ%20Út%20Bạch%20Lan
Nữ Hoàng vọng cổ, sầu nữ Út Bạch Lan
http://www.viet.rfi.fr/auteur/nguyen-phuong - Nguyễn Phương

Hồi xưa, ở Việt Nam, khán giả ái mộ cải lương, mến thương nghệ sĩ nên tùy theo từng giọng ca mà tặng cho nghệ sĩ một mỹ hiệu hay biệt danh. Khi nghe nhắc Vua vọng cổ là biết nói tới danh ca Út Trà Ôn, nhắc tới Nữ Hoàng vọng cổ, sầu nữ… là người ta biết nói tới nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan, một người có giọng ca rất buồn, một giọng ca hiếm có trong sân khấu cải lương suốt nửa thế kỷ qua.

Nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sanh năm 1935, tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Thân phụ của cô là ông Nguyễn Văn Chưa, làm nghề nài ngựa đua, qua đời năm 1966. Mẹ của cô là bà Đặng Thị Tư dẫn bé Hai ( tên của Út Bạch Lan hồi nhỏ ) lên Chợ Lớn. Hai mẹ con sống lang thang lề đường só chợ. Lúc đó bé Hai được tám tuổi, ban ngày em phụ mẹ rửa chén, làm chân sai vặt cho những người trong chợ Bình Tây, buổi tối bé Hai ngủ trên sạp thịt, không mùng màn chiếu gối.

Bà Tư, mẹ của bé Hai làm quen với một người đàn bà nghèo đồng trạc tuổi, cùng cảnh ngộ nên hai bà kết nghĩa chị em. Con của bà bạn là một em bé mù nhưng biết đàn guitare thùng khá giỏi. Đó là Văn Vĩ. Bé Vĩ mù bẩm sinh, được một nhạc sĩ thương tình dạy cho bé Vĩ đờn guitare cổ nhạc. Văn Vĩ dạy lại cho bé Hai ca. Bé Hai đã học được những bài vọng cổ Đêm Khuya Trông Chồng, Mẹ Dạy Con, Trọng Thủy Mỵ Châu, đó là những bài vọng cổ mà bạn hàng chợ thường hát dĩa nên bé Hai học thuộc lòng.

Bé Hai thấy người mù đi hát dạo trong chợ được người ta cho tiền nên rũ Văn Vĩ lén mẹ đi hát dạo, từ Chợ Lớn đến Chợ Bến Thành, chợ Bàu Sen, chợ Cầu Ông Lãnh. nơi nào hai em bé Hai và Văn Vĩ hát dạo cũng được đông đảo người tụ tập nghe và cho tiền. Hai em đem tiền về cho mẹ nên cuộc sống đở đói khó, vất vã như xưa.

Lúc đó, năm 1946, 1947, đang có cuộc chiến tranh Việt Pháp, Ban Công Tác Thành Saigon liệng lựu đạn những nơi có đông người tụ tập, các rạp hát, các bar dancing. Bé Hai và Văn Vĩ đờn ca hát dạo, dân chúng tụ tập đông đảo nên lính cảnh sát Tây bắt bé Hai và Văn Vĩ về nhốt trong bót quận Nhì ở đường Hammelin, đường đi hướng về cầu Ông Lãnh.

Ông xếp bót là người Pháp lai Việt Nam, bạn thân của nhạc sĩ Jean Tịnh đờn vĩ cầm cổ nhạc nên. ông bảo Jean Tịnh đến bảo lãnh cho hai em đó ra.

Nhạc sĩ Jean Tịnh và ca sĩ Thành Công đến bót, nghe Văn Vĩ và bé Hai đờn ca. Thành Công bảo lãnh hai em ra, anh theo hai em về chợ Bình Tây, gặp hai bà mẹ để xin cho hai em theo Ban cổ nhạc Thành Công ca trên đài Pháp Á.

Ca sĩ Thành Công rất mến mộ ngón đàn guitare sắc xảo của Văn Vĩ và giọng ca có chất buồn man mác của bé Hai nên Thành Công đặt nghệ danh Bạch Lan cho bé Hai để đối lại với ca sĩ tí hon Bạch Huệ trên đài Phát Thanh Saigon. Bé Hai xin giữ thêm chữ Út mà mẹ cô thường dùng để gọi cô, từ đó bé Hai có nghệ danh Út Bạch Lan.

Ngoài việc đờn ca cho Đài Pháp Á, Út Bạch Lan và Văn Vĩ còn được mời đờn ca giúp vui cho các cuộc tiệc, đám cưới, đám giỗ, được dân chúng ở chợ Bàu Sen mời về nhà họ đờn ca. Những lần được mời đờn ca, Văn Vĩ và Út Bạch Lan được thưởng nhiều tiền, người ta cho quần áo đẹp và cho ăn uống phủ phê. Cô Năm Cần Thơ chủ quán ca nhạc Họa Mi ở khu giải trí trường Đại Thế Giới Chợ Lớn, mời Út Bạch Lan và Văn Vĩ đờn ca thường xuyên cho quán Họa Mi.

Út Bạch Lan được ca sĩ Thành Công, cô Năm Cần Thơ, nhạc sĩ Jean Tịnh và nhạc sĩ Mười Lương dạy ca thêm nhiều bài bản cổ nhạc.

Năm 1952, Út Bạch Lan gia nhập đoàn hát Kim Khánh của ông bầu Ba Cang, nhưng đoàn Kim Khánh lúc đó đang có 4 cô đào trẻ Thu Ba, Bé Hoàng Vân, Kim Nên, Ngọc An nên chỉ khi nào một trong bốn nữ diễn viên đó bịnh thì Út Bạch Lan mới được đóng thế vai. Thấy ở đoàn Kim Khánh không có tương lai, Út Bạch Lan tìm đi gánh hát khác.

Năm 1953, Út Bạch Lan theo đoàn hát Tô Huệ, cũng chỉ được cho làm thế nữ, quân hầu nên cô trở về Saigon cộng tác với Ban Cổ Nhạc Thành Công trên đài phát thanh Saigon.

Năm 1955, Út Bạch Lan gia nhập đoàn hát Kim Thanh do bốn danh ca vọng cổ Út Trà Ôn, Thanh Tao, Kim Chưởng, Thúy Nga hùng vốn làm bầu. Ở đoàn Kim Thanh, Út Bạch Lan cũng không được giao một vai tuồng quan trọng. Soạn giả Viễn Châu biết giọng ca của Út Bạch Lan rất được khán giả tán thưởng nên trong tuồng “Đời Cô Nga “ anh viết thêm hai câu vọng cổ cho Út Bạch Lan ca. Thành công quá sức tưởng tượng: khán giả vổ tay nhiệt liệt không thua gì khi họ nghe Út Trà Ôn vô vọng cổ. Vãn hát, khán giả đứng nghẹt ở cửa sau rạp hát để chờ đón xem mặt Út Bạch Lan.

Hình của Út Bạch Lan được đăng rất lớn trên các trang kịch trường, ký giả Nguyễn Ang Ca viết:” Út Bạch Lan, một ngôi sao lạ vụt sáng trên vòm trời sân khấu cải lương”

Ký giả Trần Tấn Quốc viết:” Út Bạch Lan, một giọng ca vọng cổ thảm sầu, bứt ruột bứt gan người nghe!”

Ký giả Kiên Giang viết:” Sầu nữ Út Bạch Lan, chất giọng đồng pha thổ nghe thương cảm chơi vơi, đêm đêm khơi nguồn lệ của hàng ngàn khán giả ái mộ cải lương.”

Đại diện các hãng dĩa Hồng Hoa, Hoành Sơn, Tứ Hải mời Út Bạch Lan ca thu dĩa vọng cổ. Điều bất ngờ là soạn giả Viễn Châu không được phép viết thêm bài ca vọng cổ để giới thiệu Út Bạch Lan với lý do là không được phép viết thêm khi tuồng đã kiểm duyệt. Út Bạch Lan biết có người sợ soạn giả Viễn Châu viết vọng cổ cho cô ca sẽ làm lu mờ họ nên tung tin ngăn cản.

Ông bầu Nghĩa đoàn Thanh Minh hay tin này, mời Út Bạch Lan ký hợp đồng 150.000 đồng để Út Bạch Lan về hát. Út Bạch Lan đứng chung sân khấu với các nghệ sĩ Út Trà Ôn, Thanh Hương, Hữu Phước, Kim Anh, Thu Ba, Văn Chung, Minh Tấn, hề Kim Quang và đã có những vai hát quan trọng trong các tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Cánh Bườm Lửa, Tình Tráng Sĩ, Đồ Bàn Di Hận, Nhớ rừng, Cung Đàn Trên Sông Lạnh, Núi Liễu Sông Bằng, Hồi Trống Vân Lâu, Áo Gấm Khôi Nguyên, Cầu Gổ Hoàng Mai Thôn, Người Đẹp Bạch Hoa Thôn.

Năm 1958, Út Bạch Lan ký hợp đồng hai triệu đồng về hát cho đoàn hát Kim Chưởng, hát cặp với kép chánh Thành Được.

Thành Được và Út Bạch Lan là một cặp diễn viên lý tưởng nhất trong hai thập niên 60, 70…Út Bạch Lan cùng với dàn diễn viên của đoàn Kim Chưởng Thành Được, Trường Xuân, Kim Nên, Nam Hùng, Mộng Thu, Hề Minh, Phượng Liên, Diệp Lang đã ghi dấu một thời hoàng kim của cải lương với các tuồng Chưa Tắt Lửa Lòng, Bên Đồi Trăng Cũ, Thuyền Ra Cửa Biển, Áo Trắng Nàng Mộng Trinh, Nửa Bản Tình Ca, Người Đẹp Thành Bát Đa…

Trên sân khấu Kim Chưởng, mối tình đầu nẩy nở giữa Út Bạch Lan và Thành Được đưa tới một cuộc hôn nhơn có hôn thư giá thú đàng hoàng, cô Phùng Há đứng làm chủ hôn.

Năm 1961, Út Bạch Lan – Thành Được rời đoàn Kim Chưởng, thành lập gánh hát lấy bảng hiệu Út Bạch Lan – Thành Được, hai nghệ sĩ Phùng Há và Ba Vân làm chỉ đạo nghệ thuật. Đoàn Út Bạch Lan Thành Được có những tuồng Trảm Mã Trà, Đêm Huyền Diệu, Chân Trời Hạnh Phúc, Khi Rừng Mới Sang Thu, Bốn Mùa Hoa Nở, Bao Giờ Vườn Xứ Mưa Hoa, Cuối Đường Hoa Mộng, Thuyền Về Bến Ngự, Khi Hoa Anh Đào Nở, Cầu Sương Thiếp Phụ Chàng, Sầu Qua Mấy Nhịp Cầu Duyên…

Cuối năm 1962, đoàn Út Bạch Lan - Thành Được rã gánh, Cặp vợ chồng nghệ sĩ này về cộng tác với đoàn hát Thanh Minh – Thanh Nga, hát tuồng Nửa Đời Hương Phấn của Hà Triều Hoa Phượng. Thời gian này soạn giả Viễn Châu viết tặng cho Út Bạch Lan bài vọng cổ Tâm Sự Một Loài Hoa, kề về cuộc đời nhiều gian truân của Út Bạch Lan.

Trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, Út Bạch Lan – Thành Được hát những tuồng xã hội Nửa Đời Hương Phấn, Con Gái Chị Hằng, Đôi Mắt Người Xưa, Bóng Chim Tăm Cá, Ngược Dòng Sông Lỗi, Áo Cưới Trước Cổng Chùa, Ngả rẽ Tâm Tình, Đời Hai Mặt, Thầy Cai Tổng Bồi, Đời cô Nga…

Năm 1965, hôn nhơn của Út Bạch Lan và Thành Được gảy đổ. Út Bạch Lan ký hợp đồng hát cho đoàn Kim Chung của Bầu Long. Thành Được ký hợp đồng hát cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga.

Năm 1967, Út Bạch Lan lập gánh Tân Hoa Lan hát các tuồng Ai Cho Tôi Tình Yêu, Cổ Xe Độc Mã, Anh Hùng Xạ Điêu, Đi Biển Một Mình.

Sau năm 1975, Út Bạch Lan hát cho đoàn cải lương Saigon 1 rồi cô trở về quê hương Long An hát cho đoàn cải lương của tỉnh nhà.

Trong những năm gần đây, sầu nữ Út Bạch Lan được mời sang Hoa Kỳ, hát tái ngộ với nghệ sĩ Thành Được nhân dịp Phượng Liên tổ chức kỷ niệm 45 năm sân khấu. Út Bạch Lan được khán giả hải ngoại nhiệt liệt ngợi khen giọng ca bi thảm của cô, dù tuổi trên bảy mươi, giọng hát của Út Bạch Lan vẫn êm dịu, mượt mà, thu hút tâm hồn người nghe.

Út Bạch Lan đã quy y phật pháp, cô thường đi hát giúp gây quỷ từ thiện và hát giúp trong các lễ ở các chùa chiền.

Sầu nữ Út Bạch Lan, một giọng ca hiếm có trong nền nghệ thuật Cải lương. Khán giả ái mộ gọi cô là Sầu Nữ, Nữ Hoàng Vọng Cổ, Vương Nữ Sương Chiều…hơn nửa thế kỷ qua, Út Bạch Lan đã rút hết tơ lòng để nhả cho đời những sợi tơ vàng óng ả đẹp vô ngần,.

Lắng đọng gồm thâu những cuộc đời,

Vào hồn “ sầu nữ “ thấm tình người,

Cho nên nghệ thuật thanh xuân mãi,

Tiếng hát ngàn xa vượt tuổi trời.



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 27/Aug/2011 lúc 9:23am

.

         Cuộc đời ngoại hạng của nghệ sĩ Phùng Há
 
 
Nghệ%20sĩ%20Phùng%20Há,%20lúc%2099%20tuổi%20%28DR%29
Nghệ sĩ Phùng Há, lúc 99 tuổi (DR)
  Tác giả : http://www.viet.rfi.fr/auteur/nguyen-phuong - Nguyễn Phương

Nữ nghệ sĩ Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo, sanh ngày 30 tháng 4 năm 1911 tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, huyện Châu Thành Tỉnh Mỹ Tho, Việt Nam. Bà mất ngày 05 tháng 7 năm 2009, tại nhà riêng xây trong khuôn viên chùa Nghệ sĩ Gò Vấp, Saigon, hưởng thọ 99 tuổi.

Sinh thời, bà kể, năm 12 tuổi, Phùng Há sống với bà ngoại mù và người mẹ thường đau yếu luôn nên Phùng Há phải đi mò lạch, kiếm cá, tép về làm cái ăn giúp mẹ. Một bà hàng xóm thương tình, dẫn Phùng Há đến làm công in gạch trong lò gạch của ông Bang Hoạch ở xóm cầu đúc lộ số 7, châu thành Mỹ Tho,, tiền công in 100 viên gạch được ba xu. Phùng Há in gạch rất khổ nhọc mà chẳng được bao tiền, buồn nên vừa làm vừa hát nghêu ngao, không ngờ những người làm công gần đó nghe thích nên yêu cầu Phùng Há ca cho họ nghe, họ in gạch thế cho Phùng Há.

Tiếng đồn cô xẩm lai trong lò gạch có giọng hát hay nên ông Hai Cu, bầu gánh hát tìm đến nghe. Ông bèn đề nghị với gia đình Phùng Há cho Phùng Há gia nhập gánh hát Tái Đồng Ban của ông. Ông cho mượn trước 50 đồng để lo thuốc thang cho bà ngoại và phát lương cho Phùng Há 8 cắc một suất diễn.

Theo gánh hát, Phùng Há được ăn cơm hội, như vậy thì lương của Phùng Há nhiều gấp 10 lần khi đi in gạch. Về gánh Tái Đồng Ban, Phùng Há được nhạc sĩ kiêm soạn giả Tư Chơi dạy ca, nghệ sĩ Năm Châu và thầy tuồng Nguyễn Công Mạnh dạy hát.

Bà vào nghề hát từ năm 1924, lúc 13 tuổi, vai đầu tiên của bà hát trên sân khấu gánh hát Tái Đồng Ban là vai Giả Thị, tuồng Hoàng Phi Hổ Quy Châu của soạn giả Nguyễn Công Mạnh.

Từ khi mới vào nghề hát năm 13 tuổi cho đến khi bà xa rời sân khấu vì tuổi già sức yếu, Phùng Há luôn luôn thủ diễn vai đào chánh các gánh hát Tái Đồng Ban, gánh hát Thầy Năm Tú, gánh hát Huỳnh Kỳ, Trần Đắc, Phụng Hảo, Tam Phụng, Con Tằm, đoàn Việt Kịch Năm Châu.

Bà đã 6 lần lập gánh hát, một lần mang bảng hiệu gánh hát Huỳnh Kỳ và 5 lần với bảng hiệu đoàn cải lương Phụng Hảo, bà vừa làm bầu gánh vừa là đào chánh. Bà đã có nhiều vai hát để đờì, như vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình, vai Manh Lệ Quân trong tuồng Mạnh Lệ Quân thoát hài, vai tướng An Lộc Sơn trong tuồng Trường Hận…và những vai tuồng xã hội trong các vở Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu, Đêm Không Ngày, Sân Khấu Về Khuya, Vợ và Tình…

Giới nghệ sĩ sân khấu cải lương và ký giả kịch trường đánh giá những vai hát để đời của nghệ sĩ Phùng Há có tính cách nghệ thuật hát kinh điển, từ một trăm năm qua chưa có nghệ sĩ nào hát những vai này hay hơn bà.

Lúc làm bầu gánh hát Phụng Hảo, bà Phùng Há mời những nghệ sĩ bậc thầy người Trung Quốc, Hồng Kông sang Việt Nam, giảng dạy cho bà nghệ thuật hát, các đông tác vũ đạo theo đúng hí khúc Trung Quốc( múa khăn, sử dụng quạt của vai nam, vai nữ, cách thức dâng rượu, múa thương, múa kích, múa gươm của các nhân vật võ tướng, bộ quan văn, bộ võ tướng trong tuồng Tàu). Bà đã tiết chế bớt âm nhạc theo thể loại hí khúc Trung Quốc như loại bỏ các điệu đánh trống, mõ, đồng lố, chập chỏa minh họa theo từng động tác của diễn viên và giản lược động tác vũ đạo sân khấu để phù hợp với sân khấu cải lương Việt nam, đặt nền móng cho nghệ thuật hát cải lương tuồng dã sử, lịch sử Việt Nam trong các thập niên 1950, 1960.

Nghệ sĩ Phùng Há sống gần 100 tuổi mà đã dành 86 năm của cuộc đời mình để góp phần xây dựng một nền nghệ thuật sân khấu độc đáo của dân tộc Việt Nam. Bà đã đào tạo hàng trăm nghệ sĩ cải lương tài danh trong ba thế hệ nghệ sĩ, đào tạo trực tiếp trên sân khấu khi tập tuồng, đào tạo tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon, thời Việt Nam Cộng Hòa khi bà là giảng viên kịch nghệ.

Kim Cúc, Năm Châu và Phùng Há (DR)

Bà cũng là giảng viên trường Nghệ Thuật Sân Khấu, trường đào tạo nghệ sĩ sân khấu của nhà hát Trần Hữu Trang sau năm 1975. Học trò của bà thành danh có các nghệ sĩ Thanh Nga, Thành Được, Thanh Thanh Hoa, Nam Hùng, Tô Kim Hồng, Thanh Thanh Tâm, Đỗ Quyên, Thanh Nguyệt, Quốc Nhĩ, Tú Trinh, Hoàng Trinh, Thúy Uyễn, Tuyết Sĩ, Phương Ánh, Hương Xuân, Minh Ngọc v.v.

Nghệ sĩ Phùng Há được giới nghệ sĩ cải lương và các bậc thức giả khen là một bực minh sư trong ngành hát, một cây Đại Thụ của Cải Lương và được phong là Nghệ sĩ Nhân Dân.

Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há đã được tưởng thưởng những huy chương, bội tinh của vua Bảo Đại, của quan Toàn Quyền Pháp ở Đông Dương, của vua Miên, Lào, Thái Lan, của đại sứ Trung Hoa Dân Quốc ở Việt Nam, của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa và của chánh phủ Việt Nam hiện tại.

Năm 1964, bà đã có dịp xuất ngoại hát tại Pháp, tại Hungary (Budapest} được khán giả ngoại quốc nhiệt liệt ngợi khen, dù họ không hiểu tiếng Việt, nhưng thông qua diễn xuất của nghệ sĩ Phùng Há, họ hiểu được cốt chuyện và tâm tình nhân vật do bà thủ diễn.

Nghệ sĩ Phùng Há còn được mọi ngành mọi giới xem bà Phùng Há là biểu tượng đoàn kết trong giới nghệ sĩ cải lương.

Năm 1948, bà Phùng Há là một trong những nghệ sĩ tiền phong đứng ra thành lập Hội Ái Hữu Tương Tế Nghệ Sĩ, đặt trụ sở tại số 133 đường Cô Bắc quận nhứt Saigon. Bà Phùng Há nhiều lần tái đắc cử Hội Trưởng Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ. Bà tổ chức hát Hội, quyên tiền lập quỹ giúp đỡ các nghệ sĩ bịnh hoạn, nghèo yếu neo đơn, bà vận động nghệ sĩ tiếp tay cứu trợ nạn nhân hỏa hoạn Khánh Hội, giúp đỡ các nạn nhân hỏa hoạn vì chiến cuộc ở khu Nancy năm 1955.

Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ đã đại diện nghệ sĩ Việt Nam tiếp đón các phái đoàn văn nghệ các nước bạn Trung Hoa Dân Quốc, Ấn Độ, Pháp quốc, Hoa Kỳ trong các cuộc giao lưu văn hóa nghệ thuật với Việt Nam trong đầu thập niên 50 tại Saigon.

Năm 1958, bà Phùng Há vận động sự tài trợ của Hội Đua Ngựa Phú Thọ giúp cho một ngày doanh thu của Hội đua ngựa để có tiền mua đất, lập chùa nghệ sĩ và khu nghĩa trang nghệ sĩ ở Hạnh Thông Tây Gò Vấp. Tính từ năm 1958 đến năm 2008, Chùa Nghệ Sĩ và Nghĩa Trang Nghệ Sĩ đã có 456 ngôi mộ nghệ sĩ cải lương và 500 lô cốt của nghệ sĩ cải lương được hỏa táng, thờ phượng trong Chùa Nghệ Sĩ ở huyện Gò Vấp.

Năm 1997, bà Phùng Há cũng thay mặt cho Ban Ái Hữu Nghệ Sĩ xin với chánh quyền một khu đất ở đường Âu Dương Lân quận 8 để xây nhà Dưỡng Lão Nghệ Sĩ. Đây là khu đất thuộc Viện Tế Bần cũ thời Việt Nam Cộng Hòa, bỏ hoang đã lâu. Được sự chấp nhận của chánh phủ, bà tổ chức hát Hội để lập quỹ xây dựng Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ. Nhiều nhà Mạnh Thường Quân, các chủ thương buôn ở chợ Bến Thành, chợ An Đông, chợ Bình Tây ái mộ cải lương, các chủ quán có ca nhạc, các nghệ sĩ tài danh và Nhà nước tiếp tay tài trợ, nên viện dưỡng lão đã được xây dựng rất khang trang và chung quanh có vườn cây cảnh đẹp. Bà Phùng Há và các quan chức thành phố, các nghệ sĩ tài danh đến tổ chức lễ khánh thành Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ vào ngày 07 tháng 3 năm 1998. Trong 13 năm qua, có 40 lão nghệ sĩ được nuôi dưỡng trong viện dưỡng lão nghệ sĩ, trong số đó có 18 lão nghệ sĩ đã qua đời.

Nữ nghệ sĩ Phùng Há là người Việt Nam duy nhất không phải là người có quyền thế hay có gia tài sự nghiệp của cha mẹ để lại, bản thân của bà cũng không phải là người giàu có, dư ăn dư mặc, nhưng bà Phùng Há đã thực hiện được rất nhiều việc từ thiện giúp cho nhiều nghệ sĩ bịnh tật, nghèo yếu neo đơn và giúp cho đồng bào bất hạnh, nạn nhân của thiên tai, bão lụt. Tôi được biết bà là người nòng cốt trong việc Chùa Nghệ Sĩ và các nghệ sĩ vận động quyên tiền, tổ chức hơn 20 chuyến đi đến tận nơi bị thiên tai bão lụt để giúp đồng bào nạn nhân.

Nghệ sĩ Phùng Há với tính cách là hội trưởng Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu và với uy tính cá nhân, bà đã cùng với Hội nghệ sĩ thực hiện được ba công trình có tầm vóc quốc tế: Đó là lập Chùa Nghệ Sĩ, Nghĩa Trang Nghệ Sĩ và Viện Dưỡng Lão Nghệ sĩ.. Tôi dùng chữ tầm vóc quốc tế không phải ý muốn nói ba công trình đó được kiến trúc lớn rộng hay nguy nga, ngang tầm viới những kiến trúc nổi tiếng trên thế giới, tôi chỉ muốn nhấn mạnh ở điểm là những việc như xây Chùa Nghệ Sĩ, lập Nghĩa Trang Nghệ Sĩ và Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ cải lương thì trên thế giới, chưa có nghệ sĩ nước nào làm, chưa có ngành nghề nào làm riêng cho ngành nghề của mình như giới nghệ sĩ cải lương đã làm được cho nghệ sĩ cải lương.

Cố nữ nghệ sĩ Phùng Há mất ngày 05 tháng 7 năm 2009, hưởng thọ 99 tuổi.

Phùng Há không có điều gì mong ước riêng cho mình. Trong 86 năm cuộc đời nghệ sĩ, bà Phùng Há đã cống hiến trọn đời cho nghệ thuật, đã góp công sức để làm việc từ thiện giúp đồng bào nghèo, hoạn nạn, thiếu đói và giúp cho các thế hệ nghệ sĩ kém may mắn hơn mình.

Có mấy ai trên cõi đời này đến tuổi gần 100 năm như bà Phùng Há mà lại có cuộc sống tràn đầy ý nghĩa và tình thương như bà?



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 05/Sep/2011 lúc 3:21pm
 
 
Mời vào đây xem hay lắm :
 
 
http://www.youtube.com/watch?v=YXI9I0DrjxU&feature=youtube_gdata_player - http://www.youtube.com/watch?v=YXI9I0DrjxU&feature=youtube_gdata_player
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 06/Sep/2011 lúc 9:07am
Weird Laws/Luật Lạ!
 
Nếu bạn có đi Mỹ chơi một chuyến, xin cẩn thận. Bạn có thể dễ dàng phạm luật lúc nào không hay.
image
Phạm luật ở đây không phải là những hành vi rõ ràng là phạm luật, ví dụ như đi bộ băng qua đường khi chưa có đèn báo.
image
Không, không phải là những vi phạm kiểu đó, mà là những luật lệ tối mò, lạ lùng có thể làm bạn phạm pháp.
image
Lấy ví dụ khi bạn đến thăm tiểu bang Alabama. Xin chớ bao giờ rải muối lên đường rầy xe lửa. Hành động này chẳng những phạm luật, mà hình phạt còn ghê hơn nữa: TỬ HÌNH!
Bạn có thể tìm thấy tài liệu về luật này dễ dàng trên Internet, nhưng nếu muốn biết xem đã có ai chết vì tội này chưa thì chưa có entry nào.
image
Bạn muốn đi săn cá voi? Xin đừng đến tiểu bang Utah vì chuyện này ở đây bất hợp pháp, cho dù điểm gần nhất của Utah với đại dương là 1.500 kilomet.
image
Tại California, theo luật, bạn không có quyền đặt bẫy chuột nếu bạn không có giấy phép đi săn.
image
Trêu chọc một con chồn hôiMinnesota, bạn có thể ngồi tù như chơi.
Đến đây bạn có thể hỏi nếu các luật kỳ quái này có thật và đã quá cũ, tại sao nhà chức trách không quăng nó vào thùng rác?
Xin tạm trả lời như thế này. Nếu bạn là thành viên hội đồng thành phố Waterville, tiểu bang Maine, trong một buổi họp, bạn đứng lên xin hội đồng biểu quyết vứt bỏ điều luật xem hỉ mũi nơi chốn công cộng là phạm luật. Cử tri biết được thì lần tới họ chẳng thèm bầu cho bạn nữa, vì bạn đã phí thời giờ làm những chuyện vô tích sự như vậy.
Ngoài ra còn vô số luật cũ kỹ, lỗi thời, không ai hiểu tại sao lại có, liên quan đến tôn giáo, giới tính, động vật…
image
Một số nhóm bênh vực động vật sẵn sàng gây sự với bạn nếu bạn đụng đến các con thú này. Vì lý do đó, những luật như cấm khỉ hút thuốc, áp dụng trong tiểu bang Indiana, vẫn còn nằm trong sổ sách.
Trở lại chuyện ở Alabama, rải muối ở đường rầy xe lửa có thể bị tử hình.
Khi nước Mỹ mới bắt đầu có xe lửa, các bác tài và nhân viên lái tàu thường rải muối vào mùa đông. Các đám bùn đóng băng trên đường rầy có thể làm xe lửa trượt đường rầy, nên muối làm cho các đám bùn này mềm đi.
Nhưng một vấn đề khác lại nảy sinh. Muối thu hút các con bò đi kiếm thức ăn. Xe lửa mà đụng vô các con bò này thì trật đường rầy là cái chắc.
st.


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: Nhom12yeuthuong
Ngày gởi: 10/Sep/2011 lúc 6:40am
 
10 mỏ dầu lớn nhất thế giới
 
http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif
 
 - Có mặt trong danh sách là những mỏ dầu siêu lớn với trữ lượng lên đến hàng tỷ thùng. Mỏ dầu lớn nhất thế giới hiện đang thuộc về khu lòng chảo Piceance và Uinta (Mỹ) với khoảng 1.525 tỷ thùng và 1.320 tỷ thùng.
 
Ngày nay, việc tìm hiểu lượng dầu mỏ trên thế giới còn bao nhiêu và ở những đâu đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mới đây, tạp chí Wall Street đã đưa ra danh sách 10 mỏ dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù phụ thuộc vào nguồn dầu mở nước ngoài nhưng thực ra Mỹ là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Trên thế giới hiện có trên 40.000 mỏ dầu, đa phần là những mỏ tương đối nhỏ. Trong đó chỉ có 100 đến 125 mỏ dầu lớn và siêu lớn chiếm gần 50% trữ lượng dầu toàn thế giới. Một mỏ dầu lớn thường có trữ lượng trên 500 triệu thùng, còn mỏ siêu lớn thì chứa trên 5 tỷ thùng dầu.
 
10. Ferdows ( Iran )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 31 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  31 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 2003
 
Mỏ dầu Ferdos nằm ngoài khơi cách tỉnh Bushehr của Iran 80 km. Cùng với những mỏ Mound và Zagheh, Ferdows được cho là có chứa 38,5 tỷ thùng dầu.
 
Ferdows cũng chứa hàng ngàn tỷ mét khối khí ga tự nhiên. Iran đã ký hợp đồng với một công ty Malaysia để xây dựng nhà máy hóa lỏng khí ga, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2014. Tuy nhiên, những chính sách cấm vận do Mỹ đứng đầu đã gây ra không ít khó khăn cho Iran trong việc phát triển nguồn dầu mỏ cũng như nguồn khí ga tự tự nhiên của mình.
 
9. Carioca-Sugar Loaf ( Brazil )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 33 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  33 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 2007
 
 
Mỏ Carioca-Sugar Loaf là một trong 3 mỏ siêu lớn ngoài khơi Santos Basin của Brazil . Với tổng trữ lượng ước tính là 33 tỷ thùng, Carioca-Sugar Loaf có quy mô lớn gấp 4-5 lần 2 mỏ trong khu vực là Tupi và Jupiter với trữ lượng khoảng 5-8 tỷ thùng.
 
Công ty Petrobras thuộc sở hữu của chính phủ Brazil mới đây đã công bố về kế hoạch đầu tư 225 tỷ USD để phát triển các mỏ dầu tại khu vực Santos Basin , tuy rằng con số này có thể chưa đủ để làm được điều đó.
 
Những mỏ dầu này nằm ở độ sâu hơn 1.500 m dưới mực nước biển và sâu hơn 7.500 m dưới thềm biển. Điều này cho thấy những khó khăn rất lớn về mặt kỹ thuật khi tiến hành khai thác các mỏ dầu này. Hiện vẫn chưa có số liệu chính xác về lượng dầu mỏ có thể khai thác tại đây.
 
8. Cantarell ( Mexico )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 35 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  4 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 1976
 
 
Cantarell là dầu lớn nhất từng được phát hiện ở phía tây địa cầu. Tác động hình thành nên mỏ dầu này cũng được cho là đã gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long. Năng suất cao nhất của mỏ Cantarell đạt 2,1 triệu thùng/ngày, tuy nhiên, từ năm 2003, sản lượng dầu sản xuất tại đây đã giảm mạnh.
 
Cuối năm 2010, sản lượng dầu sản xuất tại đây mỗi này là 500.000 thùng và được dự đoán sẽ giảm xuống dưới 400.000 thùng/ngày vào cuối năm 2011. Mỏ Cantarell được dự đoán sẽ cạn kiệt vào cuối thập kỷ này.
 
6. Kashagan ( Kazakhstan )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 38 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại: 7-9 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 2000
 
 
Mỏ Kashagan ở phía bắc biển Caspi năm 2000 là phát hiện mới lớn nhất kể từ khi vịnh Prudhoe được khám phá. Chi phí phát triển ban đầu mỏ này là 57 tỷ USD nhưng năm 2007, con số này đã tăng lên 136 tỷ USD bởi những khó khăn lớn về kỹ thuật trong quá trình chiết xuất dầu.
 
Trước hết, là tại đây có chứa nồng độ lớn các hợp chất ăn mòn. Chúng không chỉ làm hư hại các thiết bị mà còn làm nguy hại đến môi trường sinh thái tại khu vực nếu thoát ra ngoài. Thứ hai là mỏ này nằm ở vị trí nước nông nên thường đóng băng vào mùa đông. Thứ ba, áp suất mỏ cao cùng với nồng độ khí độc cao khiến cho chi phí đảm bảo an toàn thường rất lớn.
 
5. Bolivar Coastal ( Venezuela )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 44 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  14 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 1917
 
 
Mỏ Bolivar Coastal là một tổ hợp các mỏ lớn nhỏ nằm xung quanh bờ Bắc và bờ Đông của hồ Maracaibo , Venezuela . Trong đó, lớn nhất là mỏ Tia Juana với tổng trữ lượng ban đầu là 15 tỷ thùng.
 
Toàn bộ khu vực vịnh Maracaibo được cho là có trữ lượng lên tới 44 tỷ thùng, tính đến năm 2006, có khoảng 30 tỷ thùng đã được chiết xuất. Trong số những mỏ dầu trong danh sách này, Bolivar Coastal là mỏ hoạt động lâu đời nhất.
 
4. Burgan ( Kuwait )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 150 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  6-25 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 1938
 
 
Burgan, mỏ dầu lớn nhất Kuwait , có quy mô rất lớn, nhưng tuổi thọ lại tương đối thấp. Sản lượng của mỏ đã giảm mạnh kể từ sau khi Iraq đốt 700 giếng dầu trong cuộc chiến tranh vùng vịnh kết thúc năm 1991. Uớc tính có khoảng 600 thùng dầu đã bị đốt cháy.
 
Cuối năm 2005, mỏ Burgan chính thức dừng hoạt động.
 
3. Ghawar (Ả Rập Saudi)
 
Tổng trữ lượng ước tính: 162 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  11-45 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 1948
 
Kể từ khi bắt đầu được đưa vào hoạt động năm 1951, sản lượng của mỏ lên tới trên 55 tỷ thùng, và hiện nay đạt năng suất 5 triệu thùng/ngày. Mỗi ngày có đến 7 triệu thùng nước biển được bơm vào mỏ để khai thác dầu.
 
Ả Rập Saudi cho rằng mỏ Ghawar có thể sản xuất thêm 125 tỷ thùng dầu nữa, gần gấp đôi tổng sản lượng của mỏ sau 60 năm hoạt động. Chưa kể, mỏ Ghawar có thể là kỳ quan thế giới thứ 8. Tuy nhiên có rất nhiều tranh cãi về chủ quyền của Ả Rập Saudi đối với mỏ Ghawar.
 
3. The Alberta Oil Sands ( Canada )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 173 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  169 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 1980
Mỏ có trữ lượng khoảng 173 thùng cát dầu.
 
 
Không giống các mỏ tại khu lòng chảo Piceance và Uinta ở bắc Mỹ, các mỏ cát dầu của Canada đã được khai thác và lọc thành dầu mỏ thông thường. Hiện có trên 20 dự án đang hoạt động tại tỉnh Alberta .
 
2. Orinoco Belt ( Venezuela )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 1.300 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  530 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: những năm 1930
 
Theo một khảo sát mới đây của Mỹ, mỏ Orinoco Belt tại Venezuela ước tính có khoảng 1.300 tỷ thùng dầu. Venezuela công bố hiện nước này có tổng trữ lượng dầu là 297 tỷ thùng, vượt qua Ả Rập Saudi với 265 tỷ thùng.
 
Mỏ Orinoco Belt có chứa cả dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao và dầu cát.
 
1. Lòng chảo Piceance & Uinta (Mỹ)
 
Tổng trữ lượng ước tính: 2.855 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  2.855 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 1912
 
 
Khu lòng chảo Piceance và Uinta phía tây bang Colorado và phía đông bang Utah ước tính lần lượt có khoảng 1.525 tỷ thùng dầu và 1.320 tỷ thùng. Tuy nhiên, không phải toàn bộ trữ lượng này là dầu mà còn là các loại đá phiến dầu chứa kerogen. Khoảng hơn 100 triệu năm nữa, nếu như không chịu tác động nào, đá phiến này sẽ được chuyển đổi thành dầu tự nhiên. Diện tích toàn bộ khu vực mỏ dầu là khoảng 25.700 km2, lớn hơn diện tích của 2 bang New JerseyConnecticut cộng lại. Việc phát triển sản xuất các khu mỏ này phụ thuộc phần lớn vào giá dầu thôi và khả năng chịu đựng tác động môi trường mà con người tại đây có thể chịu đựng.


-------------
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 18/Sep/2011 lúc 10:18am

http://www.arnaudfrichphoto.com/hotel-de-ville-de-paris-1.htm">LHôtel%20de%20Ville%20de%20paris;%20cliquer%20pour%20agrandir

                                               TÒA ĐÔ CHÁNH PARIS 

 
ĐI PHÁP KHÔNG QUÁ KHÓ
 
.
SGTT.VN - Có hai thời điểm đẹp để đi Pháp là Giáng sinh và mùa hè. Mùa Giáng sinh, Paris chưa bao giờ đẹp hơn thế với đèn trang trí lung linh khắp mọi nơi và không khí đẫm mùi lễ hội. Và tuyết, sẽ rơi. Tôi bao năm nay vẫn hàng mong ước được chạm tay vào nó. Nhưng bù lại, mùa Giáng sinh lại không phải là thời điểm tốt nhất để đi du lịch vì thời tiết quá lạnh và nơi nơi đều vắng vẻ, mọi người trốn hết ở trong nhà.

 Mùa hè lại khác. Mùa hè ở Pháp có màu vàng giòn giã của nắng và những cơn gió nhẹ nhàng. Càng đi về phía nam, trời càng xanh và trong hơn, nắng càng tươi tắn hơn.

Phần đầu tiên và nhức đầu nhất cho những ai mong muốn đến châu Âu chính là phần xin visa. Trước khi đi xin, tôi đã nghe “hù doạ” rất nhiều. Nhưng tôi đã được duyệt cấp visa ngay trong ngày đi xin. Kết luận là xin visa Pháp hoàn toàn đơn giản, chỉ cần bạn lên trang web của lãnh sự quán tại TP.HCM (http://www.consulfrance-hcm.org/article.php3?id_article=1155) hoặc đại sứ quán tại Hà Nội tìm hiểu kỹ thông tin, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ là xong.

Vé máy bay thì có rất nhiều sự lựa chọn, giá dao động từ 800 usd đến… vô cùng, tuỳ theo thời điểm, hãng hàng không. Phương tiện tôi chọn di chuyển ở Pháp là tàu tốc hành. Nếu bạn đã chắc chắn về hành trình của mình thì nên đặt mua vé trên mạng trước sẽ rẻ hơn một khoản kha khá. Đi Pháp vào mùa hè, bạn cũng đừng quên mang theo… áo ấm vì thời tiết ở Pháp cũng đỏng đảnh chả kém thời tiết ở Sài Gòn. Tháng 7 – 9, Paris và các vùng phía bắc của Pháp vẫn lạnh như thường kể cả trong trời nắng chang chang. Bạn cũng nên trang bị cho mình một đôi giày đi bộ thật tốt vì dù bạn có tự tin vào khả năng đi bộ của mình đến đâu thì cũng sẽ “rã rời đôi chân ở Paris”.

Một điều cần lưu ý khi đi lại ở Paris là nạn móc túi và lừa đảo. Điều này tôi đã được anh bạn (người Pháp) dạy cách đề phòng từ rất lâu trước chuyến đi nên rất cảnh giác. Vì thế, khi bạn ở những chỗ đông người như trên xe buýt hay tàu điện ngầm, tuyệt đối cảnh giác với giỏ xách, ví tiền của mình. Cách tốt nhất là phân tán tiền ra nhiều “địa điểm” khác nhau trên người và chỉ mang theo bản copy của hộ chiếu. Tại những điểm đông khách du lịch, nên tránh trò chuyện với những người lạ đòi xin chữ ký, rủ chơi trò chơi… với mình.

Khánh Linh

  http://www.arnaudfrichphoto.com/place-concorde-cre-21.htm">Place%20de%20la%20Concorde%20et%20lObélisque%20au%20crépuscule

                                    Place de La Concord Paris
 


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 22/Sep/2011 lúc 11:50am

Nón Lá VN & Y Phục Phụ Nữ
Của 1 Nhà Vẽ Kiểu Y Phục Ý
Internet 2011/09/12



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 24/Sep/2011 lúc 8:34am
.
              Ngày hội Ẩm thực tại Pháp
 
 
Nguồn : http://www.fete-gastronomie.fr
http://www.viet.rfi.fr/auteur/tuan-thao - Tuấn Thảo

2011 là năm đầu tiên nước Pháp tổ chức Ngày hội của nghệ thuật ẩm thực (Fête de la Gastronomie Française). Lễ hội này diễn ra hôm nay, ngày 23/9, tức là ngày đầu tiên của mùa thu theo dương lịch, dựa trên mô hình của Ngày hội Âm nhạc (Fête de la Musique) tổ chức hàng năm vào ngày 21/6, ngày đầu tiên của mùa hè.

Kể từ sáu tháng nay, Bộ Du lịch và Thương mại Pháp đã tập hợp các chuyên gia ẩm thực, các trường dạy nấu ăn cũng như đại diện của các ngành sản xuất rượu nho, trồng trọt nông phẩm, các nhà chế biến đặc sản địa phương, nghiệp đoàn nhà hàng khách sạn để có thể đề ra một chương trình sinh hoạt mở rộng trên khắp các vùng miền. Mục tiêu của Ngày hội Ẩm thực không hẳn là tôn vinh nghệ thuật ăn uống theo kiểu Pháp, mà chủ yếu để đề cao một lối sống : theo đó một bữa ăn dù có thịnh soạn cách mấy, cũng mất đi cái ý nghĩa của nó nếu không có sự quây quần chia sẻ, cùng nhau thưởng thức, gần gũi chung vui.

Nguồn : http://www.fete-gastronomie.fr

Theo các nhà nghiên cứu, sáng kiến tổ chức một Ngày hội Ẩm thực tại Pháp đã manh nha từ năm 2008, tức là từ trước khi tổ chức Unesco thông báo nâng ‘‘bữa ăn theo kiểu Pháp’’ lên hàng di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Một khi Unesco đã thông qua quyết định này vào tháng 11/2010, nước Pháp càng khó mà lùi lại kế hoạch tổ chức Ngày hội Ẩm thực, cho dù ngân sách nhà nước eo hẹp và chính phủ đang phải ban hành biện pháp thắt lưng buộc bụng.

Thật ra trước đó, các hội đồng thành phố, các chính quyền cấp vùng đã có nhiều sáng kiến tương tự để tạo điều kiện cho dân Pháp thưởng thức hay khám phá lại truyền thống ăn uống của họ. Tiêu biểu hơn cả là chương trình La Semaine du Goût (Tuần lễ của khẩu vị) diễn ra hàng năm vào trung tuần tháng 10. Nhưng lần này với Ngày hội Ẩm thực, nghệ thuật nấu ăn của người Pháp có một chương trình sinh hoạt xứng đáng với tầm vóc của nó.

Trong số các chuyên gia thuộc ủy ban đặc trách hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể gửi đến Unesco, có sử gia Patrick Rambourg. Nhà nghiên cứu này có một đặc điểm : ông vừa là một nhà sử học, vừa tốt nghiệp một trường dạy nấu ăn tại Pháp. Ông Patrick Rambourg là tác giả của quyển sách mang tựa đề : Lịch sử của ngành nấu ăn và nghệ thuật ẩm thực Pháp (Histoire de la cuisine et de la gastronomie française), do nhà xuất bản Perrin phát hành. Trả lời phỏng vấn ban tiếng Pháp RFI, ông cho biết một số nét đặc thù của nghệ thuật ẩm thực Pháp. 

" Quyết định của Unesco là một cách để công nhận bản sắc cũng như truyền thống ẩm thực có từ nhiều thế kỷ qua tại Pháp. Người ta thường nói, về mặt ẩm thực, Pháp là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới. Nhưng theo tôi, thì cách xếp hạng như vậy không ổn, vì rất khó thể nào mà so sánh theo kiểu món ăn của quốc gia này ngon hơn một nước khác. Điều đó còn tùy thuộc vào thói quen, khẩu vị cũng như cảm nhận của từng người. Đổi lại có một số yếu tố lịch sử giải thích vì sao ẩm thực Pháp có nhiều uy tín trên thế giới.

Ngành nấu ăn tại Pháp phát triển mạnh từ thời kỳ Phục Hưng để rồi được nâng lên hàng nghệ thuật từ thế kỷ thứ 17 trở đi. Vào thời đó, ngành ẩm thực Pháp không còn đơn thuần là các món ăn, mà còn là những nghi thức tinh tế trong lối trưng bày, sắp đặt và phân loại.

Nguồn http://www.fete-gastronomie.fr

Ẩm thực được nâng lên hàng nghệ thuật khi nó trở thành một ngôn ngữ hẳn hoi, với ngữ vựng, cấu trúc và các từ chuyên ngành để diễn đạt và mô tả cách thức chế biến cũng như lối thưởng thức những món ăn. Cũng cần biết rằng một trong những quyển sách hướng dẫn về ẩm thực Pháp đầu tiên được viết vào giữa thế kỷ XIV (năm 1362) của nhà đầu bếp Taillevent (tên thật là Guillaume Tirel), ông ban đầu làm việc cho bá tước Normandie rồi sau đó được phong làm quan (năm 1392) triều đình dưới thời vua Charles VI.

Tại Pháp, tên của ông được đặt cho một trường dạy nấu ăn nổi tiếng ở Paris quận 14. Còn đối với giới nghiên cứu, tập ghi chép của Taillevent là quyển sách dạy nấu ăn xưa nhất của Pháp, còn lưu lại cho đến tận bây giờ.

Từ thế kỷ thứ 17 trở đi, và đặc biệt là dưới thời vua Louis 14, ẩm thực ngày càng chiếm một vai trò quan trọng để rồi được công nhận như một hình thức làm đẹp đời sống. Vào thời này, ẩm thực được nâng lên ngang tầm với các bộ môn nghệ thuật khác. Theo lời nhà nghiên cứu Patrick Rambourg, tuy chưa thể gọi là quốc sách nhưng trong giai đoạn này, có thể nói là có một sự song hành giữa ngành ngoại giao và nghệ thuật ẩm thực của Pháp".

Không phải ngẫu nhiên ẩm thực Pháp phát triển vượt bực dưới thời các vương triều châu Âu, trước khi được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội. Vào thế kỷ thứ 17, tiếng Pháp trở thành một ngôn ngữ thông dụng trong giới thượng lưu, quý tộc. Từ nghi thức ăn uống cho đến phong cách thời trang, nước Pháp đều gầy dựng được uy tín lớn.

Sự phát triển này đi đôi với ngành ngoại giao vốn coi trọng các nghi thức tiếp tân, đãi tiệc. Vào thời bấy giờ, hầu hết các vương triều châu Âu đều xem nghi thức ở cung điện Versailles như là khuôn mẫu, chuẩn mực.

Cũng chính người Pháp sáng chế ra khái niệm Nghệ thuật bàn ăn (Les Arts de la Table), tức là ẩm thực không chỉ dừng lại ở khẩu vị món ăn mà còn là tất cả các nghi thức ở xung quanh, cộng thêm bề dày của lịch sử văn hóa. Theo giới chuyên gia nghiên cứu, thế kỷ này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong ngành ẩm thực, nhờ vào các quyển sách biên khảo, các món ăn được định hình và hệ thống hoá. Sách sử cũng ghi chép nhiều nhân vật nổi tiếng như quan quản đốc Nicolas Fouquet, nhà ngoại giao Charles-Maurice de Talleyrand mà nghi lễ tiếp tân được xem như là sang trọng nhất thời bấy giờ, hay là nhà đầu bếp François Vatel, phải tự tử chỉ vì làm hỏng cỗ tiệc hoàng gia đãi nhà vua Louis XIV. Những giai thoại như vậy dường như chỉ ở Pháp mới có, chứ không diễn ra nơi nào khác trên thế giới.

http://www.fete-gastronomie.fr

Khi nhắc đến nghệ thuật ẩm thực, người ta thường nghĩ đến ngay các món cao lương mỹ vị, với lối chế biến công phu, cách trình bày cầu kỳ. Nhưng theo ông Patrick Rambourg, tác giả quyển sách Lịch sử của ngành nấu ăn và nghệ thuật ẩm thực Pháp, thì cũng như nhiều bộ môn khác, ngành nấu ăn không nhất thiết phải phức tạp mới được gọi là nghệ thuật.

"Trước hết, tôi nghĩ là có một sự ngộ nhận, nhầm lẫn về chữ : gastronomie (nghệ thuật ẩm thực). Ban đầu, chữ này hàm ý thưởng thức sành điệu, dần dần gastronomie trở nên đồng nghĩa với các món ăn cao sang. Khi nhắc đến từ này, rất nhiều người liên tưởng đến những nhà đầu bếp nổi tiếng, các nhà hàng ba sao, các bữa ăn chế biến với những món đắt tiền.

Theo tôi thì gastronomie không phải vậy, một người sành điệu có thể nấu một món khá đơn giản, với những loại rau quả theo đúng mùa, tuyệt đối không dùng các thức ăn nấu sẵn và tốt hơn nữa là nấu với những đặc sản địa phương. Họ cũng biết cách trình bày món đơn giản này trên bàn ăn và thưởng thức nó với một loại rượu hay thức uống thích hợp.

Một số chuyên gia ẩm thực còn biết luôn cả nguồn gốc cũng như những giai thọai của món ăn, điều đó tạo ra những mẩu chuyện lý thú giữa những người cùng ngồi chung với nhau để chia sẻ bữa ăn. Dĩ nhiên là các nhà đầu bếp nổi tiếng đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá nghệ thuật ẩm thực Pháp, nhưng điều đó giống như là tác dụng của một tủ kính trưng bày. Các bữa ăn trong gia đình đều có thể được liệt vào hàng sành điệu khi mà người nấu bếp chịu khó đi chợ, tự tay chọn lựa các món mà họ sẽ nấu ở nhà, một cách đúng gu, đúng điệu".

Qua việc công nhận bản sắc cũng như truyền thống ẩm thực có từ lâu đời tại Pháp, tổ chức Unesco đã chú trọng đến ‘‘bữa ăn theo kiểu Pháp’’, từ hình thức đến nội dung. Gọi đơn thuần là một bữa ăn, nhưng thật ra đó là cả một quá trình, bắt đầu từ việc chọn lựa các sản phẩm có chất lượng, loại được sản xuất hay được trồng tại chỗ, chứ không phải là nhập từ nước ngoài xa xôi. Trong mắt của các nhà đầu bếp, hương vị của thức ăn đầu tiên hết là do phong thổ.

Một trong những nét đặc thù của ẩm thực Pháp, ở đây ta có thể đề cao sự đóng góp của các nhà đầu bếp nổi tiếng của Pháp, là sự quy tắc hóa và hệ thống hóa cách thức chế biến các món ăn. Điều đó buộc các nhà đầu bếp thời xưa sáng chế ra hàng loạt từ ngữ dành riêng cho ẩm thực.

Đây là một truyền thống có từ hơn bốn thế kỷ nay tại Pháp, điều đó tạo nên một ‘‘ngôn ngữ’’ căn bản chung cho các nhà đầu bếp, mỗi người sau đó sẽ chế biến thêm bằng cách dung hòa kết hợp theo phong cách của mình. Nhờ vậy mà ẩm thực Pháp có thể lưu lại từ đời này qua đời khác và qua sách vở cũng có thể du nhập sang các nước khác dễ dàng hơn.

Việc hệ thống hóa cách thức chế biến món ăn không có nghĩa là đóng khung khép kín theo kiểu chỉ làm theo một cách duy nhất, chứ không có cách nào khác. Đổi lại, do địa lý và môi trường lịch sử, nước Pháp từ thời xưa là giao điểm của nhiều văn hóa. Chẳng hạn như tôi rất ngạc nhiên khi được đọc trong những quyển sách hướng dẫn nấu bếp có từ cuối thế kỷ thứ 18, cách thức chế biến một số món ăn của Ý, Nga hay Tây Ban Nha.

http://www.fete-gastronomie.fr

Có một số món của người Pháp gợi hứng từ các món ăn nước ngoài. Dĩ nhiên là nông phẩm mỗi nơi mỗi khác, cho nên cách dùng gia vị, rau quả cũng phải thích ứng theo. Một nét tiêu biểu khác nữa là sự coi trọng các đặc sản địa phương, gắn liền với truyền thống của từng vùng miền.

Trong mắt của người nước ngoài thì ẩm thực Pháp thường đi đôi với một số món đặc trưng như ốc nhồi bơ, thịt bê hầm nước xốt trắng (blanquette de veau), thỏ nấu với mù tạt, gà nấu rượu vang. Các món này được nấu ở nước ngoài và được giới thiệu như nghệ thuật ẩm thực của Pháp. Trong khi bạn đến một quán ăn sang ở Paris, thì có đủ các món ăn cầu kỳ khác nhưng chưa chắc gì đã có các món này.

Nhưng trong cả hai trường hợp, chữ gastronomie đều đúng, vì ẩm thực trước hết thể hiện cho sự say mê, là ngôn ngữ diễn đạt một cung cách hưởng thụ, một nghệ thuật trong cuộc sống.



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 26/Sep/2011 lúc 3:50am

.

NƯỚC PHÁP XƯA NAY

Sau hai Ngày gia sản của nước Pháp (Journées du patrimoine) năm nay, nhật báo Le Figaro đã làm bảng tóm lược danh lam thắng cảnh trên đất Pháp theo từng loại khác nhau. Xin sao lục như sau :

NĂM NƠI KHÔNG THỂ BỎ QUA

1. Tháp Eiffel. Từ ngày được dựng lên năm 1889 tới nay, chừng 236 triệu người đã lên tháp. Trước đây là phô trương kỷ thuật tinh xảo của Pháp, ngày nay là biểu tượng không thể bỏ qua được.
2. Notre Dame de Paris. Đây không phải là nhà thờ lớn nhất nước Pháp nhưng là một nhà thờ đặc biệt nhất, với 10 triệu người tới thăm mỗi năm.
3. Thánh Đường Sacré Coeur. Nơi hành hương. Nằm cao 129 thước trên mặt biển, thánh đường tiếp chừng 9 triệu du khách mỗi năm.
4. L’Arc de Triomphe. ”Các anh chỉ có thể về nhà bằng Khải hoàn môn,” lời cảnh giác của Napoléon Ier. Cổng nằm tại Công trường Etoile, có ngọn lửa thiêng tưởng niệm các chiến sĩ vô danh cháy ngày đêm. Hiện đang được sửa chửa.
5. Château de Versailles, vùng 78. Năm 2010, gần 10 triệu du khách tới đây thăm điện đài, công viên.

NĂM NƠI KỲ DỊ NHẤT

1. Le Palais Idéal du facteur Cheval, vùng 26. Trong 33 năm, người phát thư tên là Cheval đã nhặt nhạnh những gì có thể xây dựng được thành một lâu đài không giống ai. Lâu đài này hiện ở thành phố Hauterives, được xếp vào loại di tích lịch sử.
2. Le désert de Retz, 78. Vào thế kỷ thứ XVIII, bá tước Monville xây một khu vực lý tưởng gần Chambourcy có 16 cơ sở : đền đài, kim tự tháp...
3. La joyeuse prison de Pont-l’Evêque, 14. Một nhà tù đặc biệt xây dựng năm 1823 nay là một di tích lịch sử. Phóng tập thể, phòng luật sư, đại sảnh, nhà bếp...vẫn đang còn sống động !
4. Le château d’Oiron, 79. Xây từ thế kỷ thứ XVI, lâu đài có những nét của kiến trúc hiện đại. Như con đường đi váo lâu đài bằng bê tông lấy từ một HLM vùng Issy les Moulineaux.
5. La Maison Pic***iette, vùng 28. Raymond Isidore bỏ ra 26 năm, từ 1938 đến 1964 trang hoàng ngôi nhà của ông ở Chartres với những mảnh vụn chén bát vỡ nhặt được. Những hình ảnh rất đẹp !

NĂM NƠI CÒN TỐN KÉM NHẤT

1. Notre Dame de Royan, vùng 17. Xây bằng béton từ 1958, nhà thờ bị gió biển làm hư hại. Nay đang cần phải tu bổ lại hết, từ tháp chuông cho tới cửa kiếng...
2. La pyramide du Louvre. Công trình của kiến trúc sư Pei cần được chăm sóc thường xuyên. Một robot được chế tạo đặc biệt để lau chùi thành kiếng : ba ngày mỗi tháng bên ngoài và 20 đêm lau chùi bên trong.
3. Cathédrale de Reims, vùng 51. Bị máy bay Đức oanh tạc, nhà thờ được xây dựng lại từng viên gạch một. Mỗi năm cần khoảng 1 triệu euro để bảo trì.
4. La baie du Mont Saint Michel, vùng 50. Từ đây đến năm 2015, bờ biển của Mont Saint Michel sẽ thay đổi bộ mặt. Nước biển tràn ngập, một cây cầu sẽ được xây dựng đưa du khách đi vào núi. Dự chi : 200 triệu euro.
5. Điện Panthéon. Cần tới 100 triệu để tu bổ ngôi nhà thờ nơi an nghĩ của một số danh nhân Pháp.

NHỮNG NGÀY SẮP TỚI

24, 25.9 : FÊTES DES JARDINS

Hai ngày cuối tuần này 24, 25.9 là dịp để du khách thăm các công viên quanh Paris. Mùa thu đến, cây cảnh trổ hoa lá đẹp đẽ. Thời tiết vào những ngày cuối tháng 9 có vẻ tốt hơn tháng 7 ? Các chủ vườn lấy dịp để cho khách nhàn du tới chia sẻ cảnh hoa lá xinh tươi. Còn là một dịp lưu ý về vai trò của cây cỏ trong đời sống của con người.

Một vài nơi đặc biệt trong 20 quận Paris :

- Square du Temple, Jardin 1 000 Feuilles, Jardin Anne Frank. Đi dạo trong vườn các khách sạn ở khu Marais và công viên Saint-Gilles Grand Veneur, quận III
- Potager de la Cité internationale des arts Hotel d’Aumont, quận IV
- Jardin du Musée de Cluny, Jardin des plantes, Jardin du Couvent des Soeurs de l’Adoration, quận V
- Jardin Luxembourg, Jardin de l’Institut Catholique de Paris, quận VI
- Jardin de l’Institut des Missions étrangères, Société nationale d’Horticulture de France, quận VII
- Parc Monceau, quận VIII
- La fête au Parc de Bercy : Trưng bày cây cảnh, những khai phá mới, trò chơi, đi dạo...một dịp đặc biệt tại đây mỗi năm. Jardin de Reuilly, viaduc des arts...quận XII
- Parc Montsouris, Jardin partagé du jardin Auguste Renoir, quận XIV
- Parc Clichy Batignolles – Martin Luther King, quận XVII
- Ballade musicale de jardin en jardin dans le quartier de la goutte d’or, quận XVIII
- Parc des Buttes Chaumont, parc de la Butte du Chapeau Rouge, les Jardins p***agers du Parc de la Villette, quận XIX
- Jardin Naturel, jardin de Belleville, quận XX

ĐÊM 1.10 : NUIT BLANCHE (Đêm không ngủ) : Hàng quán, hệ thống vận tải công cộng và dân chúng (những người muốn thức), sẽ thức suốt đêm nay...Trăng mùng 4, trăng lưỡi liềm, vẫn phản chiếu trên sóng nước sông Seine...

                                                                 TỪ NGUYÊN  Paris


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 27/Sep/2011 lúc 11:13am
Fastest In the World
Fastest Car in the World
Shelby Super Cars Ultimate Aero

412.28 kmh

 



Fastest Animal in the World
Cheetah

113 kmh 




Fastest Bird in the World
Spine tailed swift

171 kmh
 




Fastest Fish in the world
Sailfish (aka Super-Marlin)
110 kmh





Fastest Man in the world
Usain Bolt
40-43 kmh

 



Fastest Plane in the world 
X-43 Aircraft

12,144 kmh




 
Fastest Train in the World
Shanghai Maglev Train
581 kmh 

Fastest In the World



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Sep/2011 lúc 8:14pm


Gà con bị nhuộm màu từ trong trứng bán như món đồ chơi

image
Trên các đường phố ở Trung Quốc thời gian gần đây xuất hiện nhiều quầy hàng bán những chú gà con đủ các màu sắc như một món đồ chơi mới.

Để tạo nên những chú gà con mang đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng, hồng… những người nuôi gà đã tiêm vào trứng một loại thuốc nhuộm để sau khi nở chú gà sẽ có một màu lông đặc biệt hoàn toàn khác tự nhiên. Lũ gà con rực rỡ sau đó được bán như một món đồ chơi trên các đường phố Trung Quốc, thậm chí xuất khẩu cả sang Ấn Độ, Malaysia , Morocco , Yemen và
Mỹ.

 image

Gà con nhiều màu sắc được bày bán tràn lan

Việc nhuộm màu các chú gà từ trong trứng đã vấp phải sự phản ứng của nhiều người vì họ cho rằng đây là một việc làm độc ác với những sinh vật nhỏ bé hiền lành. Thuốc nhuộm thường chứa hydrogen peroxide và amoniac, những chất độc hại cho sức khỏe động vật. Thậm chí trong trường hợp dùng màu thực phẩm (chất an toàn với con người) để nhuộm lông cho gà cũng có thể gây ra nhiễm độc và thậm chí khiến cho phôi gà bị chết. image

Ngoài ra, màu lông nhuộm này không phải là vĩnh viễn. Khi con non phát triển, lông mới sẽ thay thế làm cho chúng mất dần đi lớp lông màu rực rỡ và sẽ không còn là món đồ chơi yêu thích của trẻ con. Chúng có thể bị vứt đi không thương tiếc như một món đồ chơi lỗ thời.


Ếch nhuộm màu sốt xình xịch ở Trung Quốc

 

Trào lưu mới đang vấp phải nhiều ý kiến phản đối kịch liệt. Mặc dù nhiều tổ chức, chuyên gia bảo vệ động vật lên tiếng phản đối, nhưng các bạn trẻ Trung Quốc vẫn đang từng ngày chạy theo “mốt” chơi ếch nhuộm màu hóa học. Các bạn ấy coi những chú ếch là thú cưng mà không biết được rằng việc làm đó đang đe dọa nghiêm trọng tới sự sinh tồn của loài ếch. image
Các chú ếch được nhuộm màu sặc sỡ trông khá bắt mắt. Cũng giống như xăm hình cho cá, dùng rùa sống để làm móc treo chìa khóa, những chú ếch nhuộm màu nhân tạo được bày bán công khai và rất “đắt khách”. Thoạt đầu, người xem rất dễ nhầm lẫn đây chỉ là những con ếch giả sặc sỡ màu sắc, nhưng chứng kiến chúng ngoe nguẩy trong bể nước mới biết đó là ếch
thật
 
 
image
Những chú ếch bị nhuộm bằng công nghệ laze đưa phẩm màu vào da.
Để có được những chú ếch “xanh đỏ tím vàng” vẫn còn sống, họ dùng công nghệ tia laze và bôi lên người con ếch lượng lớn những chất hóa học công nghiệp. Da ếch sẽ hấp thụ hết những chất màu này. Kết quả là những con ếch biến màu hoàn toàn, trở thành bất kỳ màu gì theo ý muốn của khách hàng. Theo lời của những người bán ếch, màu trên da ếch sẽ không bị phai trong thời gian 4 đến 5 năm. image
Giới trẻ Trung Quốc nuôi những con ếch này như thú cưng.
Những chú ếch này thường được mua về nuôi trong bể cá cảnh. Đặc biệt giới trẻ Trung Quốc hay giữ ếch nhuộm màu trong 1 chiếc bình nhỏ như thú cưng vậy. Nhưng chẳng mấy ai trong số các bạn trẻ biết rằng chất hóa học mà những con ếch đang mang có nguy cơ diệt vong loài ếch. Các chuyên gia cho biết, hàng nghìn con ếch nhiệt đới đã chết trong quá trình nhuộm màu hóa học, tỷ lệ sống sót rất thấp.

Phương Lan
 

(Internet)




-------------
mk


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 28/Sep/2011 lúc 3:36am

.photos-cannes-016.jpg

Nước Pháp là nơi tốt nhất để sống trên thế giới  

Pháp được coi là một trong những quốc gia đẹp nhất trên thế giới.

Tạp chí International Living đã công bố kết quả khảo sát dựa trên bảng chỉ số Chất Lượng Cuộc Sống lần thứ 30, trong đó khảo sát 194 quốc gia và vùng lãnh thổ về 9 lĩnh vực, trong đó có chi phi sinh hoạt, văn hoá và giải trí, môi trường, độ an toàn và rủi ro, nền kinh tế, cơ sở hạ tầng ...  

Nước Pháp đứng đầu danh sách trong vòng 5 năm liên tiếp, đánh bại Australia và Thuỵ Sĩ - đứng vị trí thứ 2 và 3 trong năm nay.

« Tại Pháp, cuộc sống đầy hương vị », biên tập viên Jackie Flynn của tạp chí nói. « Tôi không nghĩ rằng ai đó lại đi phản đối việc nước Pháp là một trong những nơi đẹp nhất trên thế giới, nơi niềm kiêu hãnh ngự trị trong từng chi tiết nhỏ bé. Người Pháp yêu những chiếc hộp hoa nhỏ, các khu vườn xinh xắn, những quán cafe vỉa hè, đường phố sạch sẽ. Các thành phố đều được chăm sóc kỹ càng và tội phạm vô cùng ít ». 

International Living đặc biệt chú trọng tới các vùng quê nước Pháp, ca ngợi các dịch vụ bên ngoài Paris, đặc biệt cho những người nghỉ hưu và gia đình của họ. « Vùng Midi-Pyrenees ở phía Đông Nam đặc biệt là nơi thích hợp cho các gia đình có thu nhập chưa tới 100000 USD /năm và những bữa ăn truyền thống với giá 14 USD », Flynn nói. 

Australia đã tăng từ vị trí thứ 5 lên Á Quân nhờ sự khôi phục nền kinh tế, trong khi nước Mỹ tụt xuống vị trí thứ 7 từ mốc thứ 3 năm ngoái, do « Giấc Mộng Nước Mỹ » đã vượt khỏi tầm với của rất nhiều người. Sudan, Yemen và Somalia nằm cuối bảng xếp hạng. 

Việt Nam xếp thứ 125 trên 194 quốc gia, với điểm bình quân của các chỉ số là 53/100, trong đó môi trường được đánh giá tương đối tốt 71/100, nhưng cơ sở hạ tầng thì chỉ được 36/100. 

Trong số 10 nước đứng đầu, New Zealand và Canada đạt điểm cao nhất về chi phí sinh hoạt, nước Mỹ đầu bảng về cơ sở hạ tầng. Đức có điểm số về môi trường cao nhất trong khi Italy, Australia và Pháp cùng xếp thứ nhất về khí hậu. 

Sau đây là Top 10 nước có chất lượng cuộc sống tốt nhất :

01. Pháp
02. Australia
03. Thuỵ Sĩ
04. Đức
05. New Zealand
06. Luxembourg
07. Mỹ
08. Bỉ (Belgium)
09. Canada
10. Italy 

Lê Quang Thọ C/N 2011/08/01



Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 28/Sep/2011 lúc 9:57am
SỰ ĐỘC ÁC CỦA NGƯỜI TÀU
   
Những bức tranh được tìm thấy trong sách cổ đã phác họa lại những nhục hình khủng khiếp thời xưa tại Trung Quốc.
Người ta vẫn thường nghe kể hoặc đọc được trong sách cổ về những nhục hình ghê rợn như tứ mã phanh thây, mổ bụng moi gan, chặt đầu lột da, bỏ vạc dầu…, nhưng nhiều người vẫn chưa được hình dung về những hình phạt khủng khiếp này.
Dưới đây là hình ảnh mô tả lại những nhục hình thời xưa được tìm thấy trong bộ sách cổ của Trung Quốc:
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
Những%20nhục%20hình%20khủng%20khiếp%20ở%20Trung%20Quốc%20thời%20xưa
 
ST.


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 01/Oct/2011 lúc 9:20am

*

Sống nhờ cơn lũ dữ ở đồng bằng Cửu Long

Lũ miền Tây gần đỉnh lịch sử năm 2000 làm vỡ đê, ngập nhà, úng hoa màu; nhưng cũng mang lại sản vật dồi dào. Đây là mùa người đồng bằng hái bông điên điển, bứt bông súng, thả lưới cá... kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Người dân ở xã Phú Lộc, huyện Tân Châu, An Giang, đặt dớn cá linh mỗi ngày mang lại thu nhập hơn 500.000 đồng đến cả triệu bạc.
Gia đình của anh Ngô Văn Tâm, ở xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, An Giang, mỗi ngày chở khoảng hơn 40 ghe đất thuê, với tiền công 15.000-20.000 đồng một ghe tùy theo đường xa, ngắn.
Chị Thái Thị Bé Sáu, ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang, lũ về hái bông điên điển bán 50.000-60.000 đồng một ngày.
Vợ chồng anh Trương Văn Phong, ở xã Thường Phước Tiền, Hồng Ngự, Đồng Tháp, những ngày qua đưa nhau bơi xuồng ra sông cào hến, kiếm được 200.000 đến 300.000 đồng mỗi hôm.
Cô gái trẻ Nguyễn Thị Tươi ở Tịnh Biên hàng ngày bơi xuồng qua khu vực gần biên giới Campuchia hái bông súng để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Chiều về bông súng được tập kết tại chợ Châu Đốc để đem đi tiêu thụ khắp nơi đồng bằng sông Cửu Long.
Cả gia đình cùng đánh bắt cá trong mùa lũ.
Cánh đồng ngập nước trắng xóa, người dân đi mót lúa. Anh nông dân này tranh thủ đánh một giấc trên đống lúa vừa gom được ở vùng nước nổi.
Năm nay lũ lớn ở miền Tây nên người dân trúng mùa cá, tôm.
Cá lóc đánh bắt được không ăn hết phải xẻ ra phơi khô để bán hoặc để dành ăn dần.

Gia Bảo

Theo vnexpress.net 30/9/2011


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 03/Oct/2011 lúc 3:48am

THANH NGA

 Nữ hoàng sân khấu má hồng phận bạc
 
 
Hai%20vợ%20chồng%20nghệ%20sĩ%20Phạm%20Duy%20Lân%20-%20Thanh%20Nga
Hai vợ chồng nghệ sĩ Phạm Duy Lân - Thanh Nga
http://www.viet.rfi.fr/auteur/nguyen-phuong - Nguyễn Phương

 Nguyễn Phương  giới thiệu về thân thế sự nghiệp và cuộc đời nghiệt ngã của nữ nghệ sĩ tài danh của sân khâu cải lương Việt nam Thanh Nga, người được mệnh danh là Nữ hoàng sân khấu má hồng phận bạc.

Ông Hội đồng quản hạt tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Lợi kết hôn với bà Nguyễn Thị Thơ, sanh được ba con, tại xã Thái Hiệp Thạnh, tỉnh Tây Ninh : Trưởng nam là Albert Nguyễn Hữu Thìn sanh năm 1940, tức là diễn viên Hữu Thìn của đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Thứ nữ là Juliette Nguyễn Thị Nga, sanh ngày 31 tháng 7 năm 1942 tức là nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Nga. Thứ nam, Michel Nguyễn, sanh năm 1944, tác giả một tuồng cải lương duy nhứt tựa là « Người đi trong ngõ tối », từ trần năm 1970.

Năm 1945, ông Hội Đồng Lợi bị Việt Minh sát hại tại tỉnh Tây Ninh. Bà Nguyễn Thị Thơ sợ sẽ bị giết hại như chồng, nên dắt ba đứa con còn nhỏ xuống Sài Gòn lánh nạn. Năm 1948, Bà Thơ tái giá với ông Lư Hòa Nghĩa tức nghệ sĩ danh ca Năm Nghĩa, sanh được 5 con: Lư Bảo Quốc, tức danh hài Bảo Quốc. Lư Chí Bình, Lư Ánh Đào. Lư Ánh Mai và Lư Chí Tiên, không theo nghề nghệ sĩ sân khấu.

Năm 1952, mới 10 tuổi, Thanh Nga được nghệ sĩ Năm Nghĩa dạy ca và đưa lên sân khấu đoàn Thanh Minh ca vọng cổ bài Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa, trước khi mở màn hát. Nhạc sĩ Út Trong nhạc trưởng của đoàn hát dạy cho Thanh Nga ca những bài bản cổ nhạc khác.

Năm 1954, vai diễn đầu tiên của Thanh Nga là vai đào con Nghi Xuân trong tuồng Phạm Công Cúc Hoa.
Năm 1958, Thanh Nga 16 tuổi mới được đóng vai Sơn Nữ Phà Ca, vai chính trong tuồng Người Vợ Không Bao Giờ Cưới của soạn giả Kiên Giang và Qui Sắc. Qua vai hát Sơn Nữ Phà Ca, nữ nghệ sĩ Thanh Nga được thưởng Huy Chương Vàng giải Thanh Tâm, do ký giả Trần Tấn Quốc thành lập, giải thưởng cho diễn viên triển vọng xuất sắc nhất trong năm.

Năm 1959, nghệ sĩ Năm Nghĩa, dưởng phụ và là thầy của Thanh Nga mất. Năm !960, Bà Bầu Thơ, thân mẫu của Thanh Nga trực tiếp điều khiển đoàn Thanh Minh, đổi bảng hiệu lại là Đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Bà rước những nghệ sĩ bực thầy về dạy cho Thanh Nga ca, diễn, như anh Năm Châu, cô Phùng Há, cô Ba Thanh Loan, cô Kim Cúc. Anh Ba Vân.

Từ năm 1960 đến năm 1968 nữ nghệ sĩ Thanh Nga thủ diễn những vai chánh, đóng cặp với những nam nghệ sĩ tài danh như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Dũng Thanh Lâm, Việt Hùng, Hoàng Giang và có lúc có anh Năm Châu, anh Ba Vân, Tám Vân, Minh Vương, Hùng Cường, bà Năm Sađec đóng chung tuồng với Thanh Nga.

Thanh Nga là một ngôi sao sáng, với sắc đẹp thật dịu dàng, ngày càng quyến rũ. Thanh Nga vào vai nữ hoàng, công chúa, cô có nét đẹp lộng lẫy kiêu sa. Vào vai cô gái quê nghèo, Thanh Nga mang nét thôn quê bình dị với chiếc áo bà ba, với giọng ca truyền cảm đến lạ lùng, Thanh Nga đã có những vai để đời như vai Xuân Tự trong tuồng Áo cưới trước cổng chùa; Mã Nhi Nương Bữu ( Gió ngược chiều ), Giáng Hương ( Sân khấu về khuya ), Diệp Thúy trong tuồng Đôi mắt người xưa, Uyên trong Ngã rẽ tâm tình, Trinh trong Con gái chị Hằng, Mía trong tuồng Bọt biển. . .

Năm 1960 Thanh Nga được thưởng bằng danh dự diễn viên xuất sắc giäi Thanh Tâm. Năm 1966, Thanh Nga lại được thưởng giải diễn viên xuất sắc nhất trong năm. Thanh Nga cũng thành công trong lãnh vực Điện ảnh qua các phim: Đôi mắt người xưa, Loan mắt Nhung, Lan và Điệp, Sau giờ giới nghiêm, Triệu phú bất đắc dï . . .
Năm 1968, Tết Mậu thân, chiến tranh lan vô các thành phố, chánh phủ ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm, các đoàn hát cải lương không hát được, nhiều đoàn phải chịu rã gánh.

Đoàn Thanh Minh Thanh Nga được ông Phạm Duy Lân, Đổng Lý Văn Phòng bộ Thông Tin gợi ý xuất ngoại sang Pháp biểu diễn cho Việt Kiều xem nhân dịp Tết năm 1969. Đối với bộ Thông Tin, việc đưa đoàn Thanh Minh Thanh Nga sang Pháp hát là một công tác tranh thủ tình cảm của Việt Kiều ở Pháp khi đang có hội nghị bốn bên ở thủ đô Paris. Đối với đoàn hát thì đây là lối ra duy nhứt để đoàn có doanh thu. Bà bầu Thơ đồng ý, vì vậy ông Phạm Duy Lân thường xuyên giúp đở bà bầu Thơ giải quyết mọi thủ tục liên quan tới việc đưa đoàn hát xuất ngoại, việc chọn tuồng và chọn diễn viên.

Năm 1969, đoàn Thanh Minh Thanh Nga lưu diễn ở Pháp trong vòng 2 tháng, hát ở rạp Maubert, Playel và các tỉnh miền Nam nước Pháp, nữ nghệ sĩ Thanh Nga được khán giả Việt Nam ở Pháp nhiệt liệt khen ngợi qua các tuồng Con gái chị Hằng, Nửa đời hương phấn, Tấm lòng của biển, Hoa mộc lan, Giấc mộng đêm xuân.
Sau chuyến lưu diễn ở Pháp về, nữ nghệ sĩ Thanh Nga thành hôn với ông Phạm Duy Lân. Năm 1972, đoàn Thanh Minh Thanh Nga ngưng hoạt động, nữ nghệ sĩ Thanh Nga đi hát cho đoàn Việt Nam của bà bầu Thu hoặc đi đóng phim, thu truyền hình tuồng cải lương.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, bà bầu Thơ được phép thành lập gánh hát với bảng hiệu đoàn Thanh Nga. Nữ nghệ sĩ Thanh Nga tiếp tục nhận được cảm tình nồng hậu của khán giả qua các tuồng Tấm lòng của Biển, Tiếng trống Mê Linh, Bài thơ trên cánh diều, Thái hậu Dương Vân Nga.

Ngày 16 tháng 3 năm 1977, trong lúc đoàn Thanh Minh diễn tuồng Tiếng trống Mê Linh tại rạp Lao Động B gần cầu chữ Y thì có một kẻ vô danh liệng một quả lựu đạn lên sân khấu. Nữ nghệ sĩ Thanh Nga bị thương nhẹ, hai nhạc sĩ tân nhạc chết tên là Trần Văn Mùi và Lê Hiếu Đức.

Ngày 26 tháng 11 năm 1978, đoàn Thanh Minh diễn tại rạp Cao Đồng Hưng ở Gia Định, vở tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga. Sau khi diễn xong, như thường lệ, Thanh Nga cùng chồng là ông Phạm Duy Lân và con là Phạm Duy Hà Linh lên xe về nhà riêng ở số 114 đường Ngô Tùng Châu Sai Gòn. Bọn cướp định bắt cóc cháu Cúc Cu, Thanh Nga và chồng bị hai người lạ mặt bắn chết sau khi dằng co để giựt lại đứa bé 6 tuổi tên Cúc Cu, con trai duy nhứt của họ (Cúc Cu là tên thân mật trong gia đình để gọi Phạm Duy Hà Linh).

Sáng hôm sau hay tin, chúng tôi lập tức đến nhà bà bầu Thơ. Bà rất buồn, nói như lạc giọng: " Chú thiếm Ba, Thanh Nga bị bắn chết rồi. Chú thiếm ra bệnh viện Sai Gòn thăm cháu! ". Thanh Lệ, vợ của Hữu Thìn cùng đi với chúng tôi. Khó khăn lắm chúng tôi mới vô bệnh viện được vì dân chúng hiếu kỳ đứng nghẽn cả lối đi. Nhân viên bệnh viện đưa chúng tôi đến phòng lạnh, kéo hai hộc đựng xác ra để chúng tôi nhìn.

Thanh Nga nằm hộc trên, khi kéo ra thì tóc cô đổ xõa dài xuống đất, đen mượt như một dòng suối đen. Thanh Nga đã được chị Ngọc Nuôi đánh phấn, thoa son, hóa trang như đang trình diễn. Nét mặt Thanh Nga vẫn đẹp, đôi mắt nhắm lại như đang trong giấc ngủ bình yên. Cô đã được chị Ngọc Nuôi và bà Sáu đồ hội thay cho mặc bộ y phục Thái Hậu Dương Vân Nga y như đã mặc trên sân khấu đêm rồi, trước khi bị sát hại. Ông Phạm Duy Lân, chồng của Thanh Nga nằm hộc dưới, nét mặt còn lộ vẻ kinh hoàng. Ông đã được thay bộ âu phục đen, thắt cà vạt sọc xanh trắng.

Các nghệ sĩ Kim Cương, Ngọc Nuôi, Liễu Thuận, Hoàng Giang, Kim Giác, Văn Ngà, bà năm Hay (em bà bầu Thơ) và chúng tôi nghe anh tài xế của ông Lân (tên Cát) kể lại diễn biến thảm cảnh Thanh Nga bị sát hại.
Anh Cát nói xe về tới nhà ở đường Ngô Tùng Châu, khi anh mở cửa xe bước ra thì bị một người lạ mặt đánh một báng súng vô ót rồi xô anh té chúi trở vô xe. Anh còn nghe tiếng cửa xe bên kia mở, tiếng khóc thét của Cúc Cu, tiếng la lớn của Thanh Nga :" Buông con tôi ra, buông con tôi ra" và tiếng của ông Lân la rất lớn: " Bớ người ta ...cướp... cướp ", tiếp theo đó là hai phát súng chát chúa. Kẻ sát nhân bắn xong, phóng lên chiếc xe Honda đen, chạy mất...

Ông Phạm Duy Lân chết liền tại chỗ, nằm gục dưới đất, gần cửa sau xe, vết đạn trúng tim. Thanh Nga bị bắn trên ngực phía trái gần tim. Cô được chở bằng xe cyclo đi bệnh viện Sài Gòn cấp cứu, nhưng xe đến ngang ga xe lửa thì Thanh Nga tắt thở.

Theo yêu cầu của Hội nghệ sĩ, lễ tang của Thanh Nga và chồng, ông Phạm Duy Lân do Hội nghệ sĩ đứng ra tổ chức. Quan tài của Thanh Nga và chồng được quàng tại nhà Hội, số 81 đường Nguyễn Văn Trỗi (tức đường Mac Mahon cũ) hai quan tài để song song, sát vào nhau và để một lư hương chung cho hai vợ chồng, tránh việc người vào viếng chỉ thắp hương cho Thanh Nga mà không thắp hương cho ông Lân. Khi liệm, Thanh Nga vẫn mặc y phục hát vai Thái Hậu Dương Vân Nga, y phục đẩm máu của Thanh Nga được để dưới đất ở đầu quan tài.

Tôi còn nhớ số người ái mộ Thanh Nga quá đông, phải tổ chức cho xếp hàng 4, từ cổng vô ở đường Nguyễn Văn Trổi, nối đuôi trên đường Tú Sương dài tới trường Régina Pacis. Liên tục trong ba ngày ba đêm, số người đến viếng tang kiên nhẫn nối đuôi nhau, tay cầm một cây nhang đã đốt sẵn hoặc một cành hoa do ban tổ chức đưa cho, để khi vào trước quan tài Thanh Nga đỡ tốn thì giờ thắp nhang.

Số nghệ sĩ các đoàn hát và các em học sinh ái mộ cũng xếp hàng 4 trên đường Nguyễn Văn Trỗi, cũng cầm nhang đốt sẵn, đi vào bằng cổng phụ, tới trước quan tài Thanh Nga, đặt hoa xuống hoặc cắm nhang rồi đi ra về theo cổng chính.  Số người theo sau quan tài Thanh Nga đến nơi an nghỉ cuối cùng cũng rất đông, phải kể là một con số kỷ lục. Cứ tưởng tượng, số người đi đưa tang Thanh Nga đứng lấp cả lòng đường Hiền Vương. Đầu đám tang đã tới đường quẹo qua Dakao, dòng người nối đuôi vẫn chưa rời khỏi trụ sở của Hội ở đường Nguyễn Văn Trỗi. Có thể nói là cả mấy chục ngàn người đã đi tiễn Thanh Nga.

Phát súng bắn vào Thanh Nga đã làm bàng hoàng mọi người. Nhiều nghi vấn đã được đặt ra: Ai là thủ phạm đã giết Thanh Nga? Với mục đích gì?
Dư luận nói Phục Quốc quân giết Thanh Nga thì căn cứ vào việc Thanh Nga hát những vở tuồng của cộng sản, Thanh Nga là công cụ tuyên truyền của cộng sản, giết Thanh Nga là cảnh cáo những nghệ sĩ khác. Nhưng khi mất Sài Gòn rồi, mất cả miền Nam rồi, có nghệ sĩ nào mà không ca, không hát những tuồng đã được nhà cầm quyền đương thời kiểm duyệt và cho phép hát ? Những tuồng như Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga, Bên cầu dệt lụa, Tấm lòng của biển. . . có điểm nào đáng để mà kết án tử hình người nghệ sĩ đã hát những tuồng đó ?

Dư luận nói cộng sản Trung quốc giết thì căn cứ vào tình hình gay cấn giữa Trung Quốc và Việt Nam (Nạn Hoa kiều ở Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn... ) Thanh Nga diễn những vở chống xâm lăng Tàu như Tiếng trống Mê Linh, Thái Hậu Dương Vân Nga ...

Lúc đó tình hình giữa Việt Nam và Trung Cộng đang căn thẳng với nhau nên nhà cầm quyền lợi dụng cái chết của Thanh Nga để mà động viên tòng quân chống xăm lăng Tàu Cộng. Thanh Nga chết ngày 26 tháng 11 năm 1978, Tàu cộng đánh qua biên giới tháng 2 năm 1979, hỏng lẽ họ giết chết Thanh Nga ba tháng trước rồi mới tràn qua biên giới sao ?

Đến cuối năm 1987, có phiên " Tòa án nhân dân thành phố " xử những tên bắt cóc trẻ thơ và giết người. Các báo tường thuật: Vụ án Thanh Nga trước sau chỉ đơn thuần là một vụ bắt cóc con để tống tiền những cha mẹ có tên tuổi, có máu mặt sau 1975 như cô đào Kim Cương, cô đào Thanh Nga, bác sĩ Nguyễn La Hỹ. Họ là những người chỉ có một đứa con duy nhứt và lại lắm bạc nhiều tiền.

Con trai của đào Kim Cương tên Tô Rô bị bắt vào ngày 26 tháng 12 năm 1977 giá tiền chuộc là 20 lượng vàng. Sau khi Kim Cương nạp đủ số vàng trên, bọn cướp cho Tô Rô uống thuốc ngủ rồi đem tới bỏ trước cửa Sở Bưu Điện Saigon. Kim Cương được báo tin, tới nhận lại con.

Đến con trai của Thanh Nga, Cúc Cu Phạm Duy Hà Linh, vì Thanh Nga và ông Lân chống cự, kêu cứu, bọn chúng sợ quá, bắn đại để thoát thân (theo lời khai của can phạm Nguyễn Thanh Tân trước Tòa)
Mấy tháng sau, ngày 6 tháng 2 năm 1979, xảy ra vụ bắt cóc con trai bác sĩ Nguyễn La Hỹ làm việc tại bệnh viện Chợ Rẩy tên là Phương. Bọn bắt cóc người cũng đòi tiền chuộc là 20 lượng vàng.

Các báo kể: " Trong một cuộc phục kích, công an bắn trúng lưng tên Nguyễn Văn Hóa làm tên nầy bị trọng thương, phải vào bệnh viện cứu cấp. Do lời khai của tên Hóa, những tên trong băng bắt cóc cháu Phương bị sa lưới, trong đó có Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức. Cháu Phương, con bác sĩ Hỹ được Tân đưa về giấu ở ấp Ngăn Rô, Sóc Trăng, nơi mà hơn một năm trước chúng cũng giam giữ cháu Tô Rô. Như vậy hai vụ bắt cóc tống tiền con của hai nhân vật có tiếng tăm và giàu có thì đã rõ. Còn những phát đạn bắn vào vợ chồng Thanh Nga thì tên Tân khai là vì phản ứng quyết liệt của hai vợ chồng Thanh Nga, chúng sợ ông Lân có súng, nên ra tay trước để tẩu thoát.

Mạng sống của con người thì ai cũng phải trân trọng, bởi lẽ người ta sinh ra chỉ một lần và chết đi cũng chỉ một lần. Nhưng cái chết của từng mỗi con người chỉ là tổn thất của từng mỗi gia đình hay trong một phạm vi quan hệ nhỏ. Còn sinh mạng bị cướp đi của Thanh Nga là một tổn thất không gì bù đắp nổi của sân khấu cải lương và là niềm đau của hàng triệu người. Dù tội ác đã được trừng trị, nhưng có lẽ thêm ngàn lần trừng trị nữa cũng không tương xứng với những tổn thất mà tội ác đã gây ra.



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 01/Nov/2011 lúc 5:00am
*

 

                 Vua Vọng Cổ Út Trà Ôn
 
 
 
 
Vua%20vọng%20cổ%20Út%20Trà%20Ôn%20%28DR%29
Vua vọng cổ Út Trà Ôn (DR)
http://www.viet.rfi.fr/auteur/nguyen-phuong - Nguyễn Phương

Chương trình phát thanh cổ nhạc kỳ này xin giới thiệu cuộc đời của nghệ sĩ Út Trà Ôn, từng được giới hâm mộ tặng cho danh hiệu Vua Vọng Cổ. Lúc sinh tiền, giọng ca vang lộng đầy sinh khí và truyền cảm của Út Trà Ôn đã được thính giả Việt Nam nồng nhiệt tán thưởng.

Trước khi đề cập đến cuộc đời nghệ thuật của vua vọng cổ Út Trà Ôn, xin giới thiệu tóm tắt về bản vọng cổ, bản nhạc vua của sân khấu cải lương.

Năm 1918, nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu, sáng tác bản Dạ Cổ Hoài Lang (Đêm Khuya nghe tiếng trống nhớ chồng), bài Dạ Cổ Hoài Lang được giới cổ nhạc ưa thích, thường diễn tấu trong các cuộc đàn ca tài tử. Lúc đó, khi tấu nhạc hòa đàn, các nhạc sĩ đóng góp thêm sáng kiến, tăng nhịp thức, phong phú hóa nhạc điệu, bài Dạ Cổ Hoài Lang đổi tên gọi là Vọng Cổ Hoài Lang rồi Vọng Cổ, từ nhịp đôi đến nhịp tư, nhịp tám, nhịp mười sáu tăng lên thành nhịp ba mưoi hai rồi nhịp sáu mươi bốn. Qua một thời gian lâu dài với sự đóng góp tâm huyết của bao thế hệ nhạc sĩ và ca sĩ, bản Vọng Cổ khẳng định giá trị của mình trong nền âm nhạc của sân khấu cải lương.

Bản Vọng Cổ vừa có tính chất tự sự, vừa có tính chất trữ tình, với 32 nhịp hay 64 nhịp, lồng khung của bản nhạc vừa đủ dài để tác giả viết lời ca nhiều chữ, khiến cho bài vọng cổ có tính chất kể chuyện, tâm sự, nội dung chuyên chở một câu chuyện, một nổi lòng đầy đủ tính chất hỉ, nộ, ái , ố mà sân khấu cải lương thường diễn tả.

Bài Vọng Cổ được dùng như một cái khung, gọi là lòng bản, tác giả có thể viết bằng văn xuôi, văn vần, bằng các loại thi thơ, có thể kết hợp với nhạc nên giúp cho ca sĩ nhiều phương tiện, nhiều hình thức để diễn tả trong khi ca vọng cổ, do đó ca sĩ có thể tạo một phong cách ca riêng biệt của mình. Cùng là một bài vọng cổ, không ai đàn giống ai, không ai ca giống ai nhưng tất cả vẫn biểu diễn đúng là âm điệu và tiết tấu của bản vọng cổ mà qua đó người danh ca có một lối ca riêng của mình, người đàn cũng có ngón đàn riêng.

Từ thập niên 60, ký giả Trần Tấn Quốc, chủ nhiệm kiêm chủ bút nhật báo Tiếng Dội Miền Nam mở một cuộc trưng cầu ý kiến của đọc giả, khán thính giả ưa thích cải lương, bình chọn những nghệ sĩ được gọi là đệ nhất trong ngành sân khấu cải lương. Kết quả như sau:

Nghệ sĩ Út Trà Ôn, với giọng ca hơi đồng trầm ấm, phong cách ca ngâm rõ ràng, truyền cảm, nên được phiếu bầu cao nhất và được tặng danh hiệu là Đệ Nhất Danh Ca Nam. Ông còn được các ký giả kịch trường và giới ái mộ cải lương tặng cho biệt danh Vua Vọng Cổ.

Vua vọng cổ Út Trà Ôn tên thật là Nguyễn Thành Út, sanh năm 1919 tại làng Đông Hậu, quận Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ông là người con thứ 10 trong gia đình nên được các bạn nghệ sĩ gọi là anh Mười Út.

Năm 13 tuổi, anh Mười Út đi cày thuê cấy mướn, nhờ có giọng tốt, nên khi làng có Hội cúng Kỳ Yên, anh Mười Út được Ban Nhạc Lễ nhờ đứng ra xướng danh cho hương chức hội tề cúng lễ. Ông Năm Tồn, nhạc sĩ đờn tranh và ông Tư Hiệu, nhạc sĩ đờn cò dạy cho anh Mười Út ca hai mươi bài bản tổ của cổ nhạc.

Năm 15 tuổi, Mười Út nổi danh trong Ban đàn ca tài tử của quận Trà Ôn.

Năm 18 tuổi, Mười Út lên Saigon chơi đàn ca tài tử, gặp dịp hãng rượu Bình Tây tổ chức thi ca thưởng rượu, anh Út dự thi được giải nhất. Đài Pháp Á mời anh Út ca trên đài phát thanh và đặt nghệ danh cho anh là Út Trà Ôn khi giới thiệu anh ca các bài vọng cổ Thức suốt đêm đông, Sầu bạn chung tình và Tôn Tẩn giả điên. Giọng ca vang lộng đầy sinh khí và truyền cảm của Út Trà Ôn đã được thính giả nhiệt liệt tán thưởng.

Năm 1943, anh Út Trà Ôn nổi danh trong vai Hoàng Tử Thủy Tề trong tuồng Lý Chơn Tâm cưỡi củi của gánh hát Hề Lập...

Năm 1947, Út Trà Ôn được hãng đĩa Asia mời thu đĩa bài vọng cổ Thái Sư Văn Trọng Gián thập điều và bài vọng cổ Trụ Vương thiêu mình. Hai bài vọng cổ này được Đài Pháp Á phát thanh trên làn sóng điện thì lập tức khắp Saigon, Chợ Lớn và các tỉnh miền Hậu Giang dấy lên một phong trào thưởng thức vọng cổ. Báo chí không ngớt viết bài ngợi khen giọng ca của Út Trà Ôn. Đĩa vọng cổ Thái Sư Văn Trọng gián thập điều phát hành chưa tới ba tháng mà đã bán hết sạch. Hãng đĩa Asia phải tái bản lần thứ hai, thứ ba mà vẫn không đáp ứng được số yêu cầu. Ông bầu Trúc Viên Trương Gia Kỳ Sanh ký hợp đồng 50. 000 đồng để mời nghệ sĩ Út Trà Ôn về hát cho gánh hát Tiến Hóa của ông. Đây là một số tiền rất lớn, lập kỷ lục trong hợp đồng giữa nghệ sĩ và chủ gánh hát trong thời điểm này. Nên nhớ là số trúng độc đắc của cuộc xổ số Đông Dương lúc đó là một trăm ngàn đồng.

Năm 1951, Út Trà Ôn hát cho đoàn Mộng Vân với hợp đồng ký một trăm ngàn đồng tức là gấp đôi số tiền hợp đồng của anh ký với đoàn Tiến Hóa. Nghệ sĩ Út Trà Ôn rất nổi tiếng qua các tuồng Triều Tiên vong quốc sử, Đảng Chiếc lá vàng, Ba ngọn đèn xanh của tác giả Mộng Vân, mở màn cho một cao trào các tuồng cải lương kiếm hiệp rất ăn khách lúc bấy giờ.

Năm 1954, Út Trà Ôn ký hợp đồng về hát cho đoàn Thanh Minh với giá tiền là 750.000 đồng, lương mỗi suất hát là một ngàn đồng. Nghệ sĩ Út Trà On nổi danh qua các tuồng Con trai người ăn mày, Hoàng Tử của mùa xuân, Nẻo tắt Hoành Sơn, Hồi trống Vân Lâu…

Soạn giả Viễn Châu, người chuyên sáng tác vọng cổ cho nghệ sĩ Út Trà On ca, nhận xét về ông vua vọng cổ này: “ Nghệ sĩ Út Trà On có hơi đồng trầm ấm, phong cách ca ngâm khoan thai, chững chạc, thích hợp với tâm sự một ông lão chèo đò, sống ung dung tự tại cùng sông nước, không mãn chuyện thế thái nhân tình. Giọng ca không chân phương quá mà cũng không luyến láy kỷ thuật quá, người ca biết tôn trọng ý tứ của người viết và tìm cách thể hiện cho thật phù hợp với bài ca. Nghệ sĩ Út Trà On còn được xem là bậc thầy về lối hành văn, sắp chữ, câu nhiều chữ ca vẫn hay, câu ít chữ kéo ra vẫn duyên dáng. Nhịp nhàng chắc chắn, cung bỗng cung trầm đâu ra đó rõ ràng”.

Soạn giả Viễn Châu đã sáng tác hai bản vọng cổ “ Ông lão chèo đò “ và “ Tình anh bán chiếu “, có thể nói là danh ca Út Trà Ôn đã làm cho hai bản vọng cổ này nổi tiếng và cũng từ hai bản vọng cổ này mà danh hiệu Vua Vọng Cổ của Út Trà Ôn càng được khẳng định.

Năm 1958, sau khi mãn hợp đồng hợp tác của bộ tứ chủ bầu Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thanh Tao, Thúy Nga, nghệ sĩ Út Trà Ôn trở về cộng tác với đoàn hát Thanh Minh. Ông ký giao kèo với một số tiền kỷ lục là một triệu năm trăm ngàn đồng, lương mỗi suất hát là một ngàn năm trăm đồng.

Năm 1961, nghệ sĩ Út Trà Ôn ký hợp đồng hát cho đoàn Thủ Đô của ông bầu Ba Bản. Năm 1962, Út Trà Ôn và Hoàng Giang hợp tác thành lập đoàn hát Thống Nhứt – Út Trà Ôn.

Năm 1964, ông theo đoàn hát Dạ Lý Hương của bầu Xuân và năm 1965, ông ký hợp đồng với bầu Long, hát cho đoàn Kim Chung 1, rồi Kim Chung 6.

Năm 1968, ông trở về cộng tác với đoàn Thanh Minh Thanh Nga, sau đó ông có thời gian hát cho đoàn Thái Dương, đoàn Hoa Lan, đoàn Tiếng Hát Dân Tộc. Từ năm 1969 đến năm 1975, nghệ sĩ Út Trà Ôn hát tăng cường cho các đoàn hát Tấn Tài, Thanh Hải, Minh Cảnh.

Sau năm 1975, nghệ sĩ Út Trà Ôn hát cho đoàn cải lương Saigon 1 đến năm 1979 rồi chuyển sang diễn cho nhà hát Trần Hữu Trang đến năm 1988 thì ông nghỉ, không trình diễn trên sân khấu nữa.

Tuy nhiên vì ông vẫn nhớ nghề nên mãi đến khi đã 80 tuổi, ông thường được mời tham gia Ban Giám Khảo cho các cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương ở các tỉnh, cho giải huy chương vàng Trần Hữu Trang và cho Hội Sân Khấu, góp phần đào tạo và tuyển lựa nghệ sĩ tài tử các thế hệ kế thừa và ông đi ca cổ nhạc giúp cho các chùa gây quỹ làm việc từ thiện.

Út Trà Ôn mất lúc 7 giờ 30, ngày thứ hai 13 tháng 8 năm 2001 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương Saigon, được quàn tại tư gia số 706 đường Điện Biên Phủ quận 10 Saigon và an táng ngày thứ sáu 17 tháng 8 năm 2001 tại nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp.

Dân chúng và nghệ sĩ cải lương vĩnh biệt ông, người nghệ sĩ tài hoa đã cống hiến cả đời cho sân khấu. Ông đã để lại cho sân khấu cải lương một nghệ thuật ca vọng cổ chân phương với kỷ thuật ca chồng hơi độc đáo do ông sáng tạo, cách sử dụng hơi ca, ngân, luyến láy trầm bỗng, nhặt khoan, đã giúp cho bản vọng cổ trở thành bản nhạc vua của sân khấu cải lương.

Ông đã hướng dẫn, truyền nghề cho những nghệ sĩ cùng đứng chung sân khấu với ông. Các nghệ sĩ tài danh Thanh Nga, Diệu Hiền, Út Hậu, Út Hiền, Phương Quang, Thanh Hải, Ngọc Ản, Thanh Sang đều xem ông như sư phụ của mình. Đến ngày ông mất, ông vẫn được giới nghệ sĩ và khán giả ái mộ tôn vinh ông trong ngôi vị Vua Vọng Cổ.



Người gởi: tuavanle
Ngày gởi: 01/Nov/2011 lúc 3:00pm
Mặt Trời "Không Lặn" Trên Cung Potala (Tây Tạng)

Potala tọa lạc trên đỉnh Hồng Đồi (tên gốc là Red Hill hay Marpori), nằm trên độ cao 3.600 so với mặt nước biển, đây là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới.

Trước đây phía ngoài Potala là hồ nước lớn, giờ đã bị lấp đi, xây thành
quảng trường lớn. Con đường mới với những hàng cây đang được
 trồng tỉa lại, chạy trước mặt cung điện.


Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc-Nam đo được là 270m. Cung có diện tích hơn 360.000 m2 bao gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 phòng nhỏ với gần chục nghìn điện Phật. Vật liệu xây dựng cung là gỗ, đá, và bùn.
Sau một ngày dài tham quan toàn bộ cung điện, đến tối, tôi quyết định quay lại Potala để ngắm công trình uy nghi này trong ánh đèn rực rỡ. Khi tôi tới quảng trường cung điện, đồng hồ đã chỉ 21h, khó mà tin được trời Lhasa vẫn còn sáng tỏ mặt người. Trong ánh sáng chạng vạng nơi cao nguyên, Potala vẫn sừng sững trên đỉnh ngọn Đồi Đỏ với Hồng Cung và Bạch Cung vươn cao.
Bầu trời vẫn xanh ngắt phía trên cung điện Potala vào lúc 21h.

Khoảng 30 phút sau, bóng đêm mới thực sự bao phủ nơi đây.

Quảng trường trước cung điện với những dòng xe xuôi ngược và khách bộ hành đang đi lại ngắm cảnh.


Giữa quảng trường gió thổi lạnh run người nhưng nhìn lên cung Potala, người ta cảm thấy ấm áp và rung động bởi sự rực rỡ tráng lệ nơi này.


Hai%20ngôi
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Hồng%20Cung%20và
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Bạch%20Cung%20song
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20hành%20trong
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20đêm.
Hai ngôi Hồng Cung và Bạch Cung song hành trong đêm.

Cận cảnh Hồng Cung, biểu tượng quyền lực của cộng đồng tôn giáo
Tây Tạng. Từng tầng lầu rực lên sắc đỏ với các trang trí họa tiết trên nóc cung.



Những
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20ánh%20đèn%20le%20lói
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trong%20các%20gian
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20phòng%20của%20tăng
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20ni%20ở%20vọng%20gác
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nơi%20Bạch
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Cung.
Những ánh đèn le lói trong các gian phòng của tăng ni ở vọng gác nơi
Bạch Cung.
http://ngoisao.net/news/choi-gi/2011/04/165406-mat-troi-khong-lan-tren-cung-potala/page_2.asp -
Potala Sừng Sững Dưới Bầu Trời Xanh

Hồng
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Cung%20và%20Bạch
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Cung%20trong%20ánh
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20sáng%20ban
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20ngày.
Hồng Cung và Bạch Cung trong ánh sáng ban ngày.

cung
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20điện%20Potala
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20cao%20117m,%20có
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20chiều%20dài
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20360m,
Cung điện Potala cao 117m, có chiều dài 360m.

Điện
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20chính%20Tây%20của
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20cung%20điện.%20Nơi
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20này%20du%20khách
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20chỉ%20được%20tham
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quan%20phía
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20ngoài%20mà%20không
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20được%20chiêm
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20ngưỡng%20bên
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trong.
Điện chính Tây của cung điện. Nơi này du khách chỉ được tham quan
phía ngoài mà không được chiêm ngưỡng bên trong.


Điện
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20chính%20Tây%20nhìn
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20từ%20xa.
Điện chính Tây nhìn từ xa.

Du%20khách
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20phải%20leo%20lên
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20những%20bậc
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20thang%20đá%20để
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20vào%20thăm%20quan
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trong%20cung.
Du khách phải leo lên những bậc thang đá để vào tham quan trong cung.

Quảng
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trường%20phía
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trước%20Potala
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nhìn%20từ%20trên
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20cao.
Quảng trường phía trước Potala nhìn từ trên cao.

sân
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trong%20của%20Bạch
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Cung%20%28tiếng
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Tạng%20gọi%20là
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Deyangshar%29
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20vốn%20là%20nơi%20tổ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20chức%20các%20hoạt
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20động%20lễ%20hội
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Phật%20giáo;%20bên
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20phải%20sân%20là
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20khu%20nhà%202%20tầng
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20

%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20màu%20vàng
%20là
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nơi%20sinh%20sống
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20của%20Tăng%20ni,
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20bên%20trái%20là
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20phòng%20tu%20học
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20của%20Tăng%20ni,
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20còn%20ở%20giữa%20là
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20chính%20điện
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Bạch%20Cung.
Sân trong của Bạch Cung vốn là nơi tổ chức các lễ hội, bên phải sân là khu
nhà hai tầng màu vàng, nơi sinh sống của Tăng Ni, bên trái là phòng tu học,
còn ở giữa là chính điện Bạch Cung.


Những hành lang dài nối liền hai cung. Tuy nhiên trong nội cung của Potala không cho chụp ảnh nhiều.

Hành lang nội cung sơn son thếp vàng. Ảnh chụp lại từ sách The Potala
của Unesco, sách in màu, chụp toàn bộ các điểm nhấn kiến trúc của cung điện, các điện thờ quan trọng của Hồng Cung và Bạch Cung.

Cuốn sách này không bán ở bất cứ đâu ngoài khu vực cung Potala.
Quyển sách giúp du khách thấy được hết vẻ đẹp của cung điện nguy nga nhất Tây Tạng.


Bạch
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Cung%20nhô%20cao
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20kỳ%20vĩ%20giữa%20nền
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trời%20xanh
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20thẳm,%20tuy%20chỉ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20có%205%20tầng%20lầu
Bạch Cung nhô cao giữa nền trời xanh thẳm với 5 tầng lầu.

Công
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20viên%20phía%20sau
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Potala%20nhìn%20từ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trên%20cao.
Công viên phía sau Potala nhìn từ trên cao.

Con
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20đường%20bao
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quanh%20dưới
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20chân%20cung%20điện
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20hàng%20trăm
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20chiếc%20kinh
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20luân%20màu%20đồng
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20óng%20ả.
Con đường bao quanh dưới chân cung điện hàng trăm chiếc kinh luân màu
đồng óng ả.



những%20đoàn%20người%20Tạng%20vừa%20đi%20vừa%20đẩy%20kinh
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20luân%20xoay%20theo
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20chiều%20kim%20đồng
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20hồ%20giữa%20cái
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nắng%20trưa%20oi
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20ả.
Du khách người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ giữa nắng trưa oi ả.
Cung
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20điện%20Potala
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20sừng%20sững%20trên
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20đồi.
Cung điện Potala sừng sững trên đồi.



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 04/Nov/2011 lúc 8:57pm
 
Made in CHINA
 
 
Ăn đồ Tàu,
đi Taxi sản xuất bên Tàu,
chôn trong nghỉa trang Triều Châu,
vong hồn đi theo Mao trạch Đông.

Xe taxi đang chạy trên phố bỗng... rớt 2 bánh

Vào lúc 16h15’ chiều nay (7/6), một chiếc xe taxi đang lưu thông trên đường Nguyễn Huệ (TP Huế) bỗng nhiên rơi 2 bánh sau ra ngoài. Chiếc xe quay nhiều vòng giữa đường làm cho người tham gia giao thông phải một phen hú vía.

Sau khi chở bệnh nhân cấp cứu từ tỉnh Quảng Trị vào Bệnh viện Trung ương Huế xong, xe taxi hãng Dòng Hiền BKS 74K-6828 do tài xế Lê Tuấn Anh điều khiển chạy với tốc độ vừa phải trên đường Nguyễn Huệ.
Khi ngang đoạn gần giao nhau với ngã 4 Nguyễn Huệ - Điện Biên Phủ, tài xế phanh xe thì cả cầu xe phía sau có dính 2 lốp xe bật văng ra giữa đường. Xe đang đà quán tính nên bị quay mấy vòng trước khi dừng lại. Rất may người đi đường xung quanh không ai bị gì. Tài xế mặt tái ngắt bước ra khỏi xe, không hiểu sự việc gì xảy ra.

Xe taxi Dòng Hiền bị rơi 1 lúc 2 bánh sau ra ngoài

Anh Tuấn Anh cho hay, xe của anh thuộc dòng xe Lifan của Trung Quốc, đã chạy được mấy năm , giá trị chiếc xe khoảng 200 triệu... Do bị tai nạn đột ngột nên phải gọi xe cẩu trợ giúp. Anh Hùng, tài xế xe taxi Gili ở gần đó quan sát từ đầu đến cuối sự việc nói: “Từ thuở tôi làm tài xế đến chừ, chuyện thấy xe bị rơi bánh trước là nhiều. Nhưng xe này rơi một lúc cả hai bánh sau là chuyện hy hữu. Nếu đi trên đèo, nhiều khả năng xe sẽ bị lao vòng rơi xuống vực”. Nhiều người đi đường cho biết, qua quan sát, phần hàn đệm cao su ở trục xe có múi hàn khá sơ sài, có thể là khả năng chính dẫn đến việc xe bị rơi trục sau khi đang chạy. Sau khi xảy ra vụ việc, cảnh sát giao thông cùng công an phường đã đến giải quyết ách tắc giao thông và hướng dẫn tài xế xe bị nạn đến chỗ sửa xe gần nhất.Một số hình ảnh của vụ tai nạn hy hữu này:
Xe cẩu nhỏ được huy động đến hiện trường để kéo xe taxi đã “nằm ẹp” này lên


Phần cầu sau còn dính 2 lốp được người đi đường tò mò đến xem


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 08/Nov/2011 lúc 3:07am
 
                 MADE IN CHINA                             
 
 
  IMG_0370.JPG

Rượu vang giả : thị trường béo bở của gian thương Trung Quốc

Rượu%20vang%20sản%20xuất%20tại%20Trung%20Quốc
Rượu vang sản xuất tại Trung Quốc
Reuters

http://www.viet.rfi.fr/auteur/tu-anh - Tú Anh

Sau quần áo, xắc tay sang trọng và linh kiện điện tử đến lượt rượu vang của Pháp bị Trung Quốc làm giả. Nạn nhân là những nhãn hiệu danh tiếng của rượu Bordeaux mà từ hai năm nay là thức uống thời thượng của tầng lớp nhà giàu mới ở Hoa lục. Nhưng « kẻ cắp gặp bà già », cảnh sát điều tra của Pháp có cách phát hiện hàng nhái một cách dễ dàng, chỉ có dân Trung Quốc là phải bỏ hàng ngàn đôla để uống nước nho lên men pha đường.

Đối với 60 triệu nhà giàu mới tại Trung Quốc thì uống « rượu tây » là biểu hiểu của sự thành công và lịch lãm. Theo một nhà điều tra Pháp, thì trong năm qua số lượng rượu Bordeaux xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc tăng gấp đôi so với 2009.

Giới « đại gia » sẵn sàng bỏ ra từ vài trăm, thậm chí hàng ngàn đôla để khui một chai Bordeaux danh tiếng.

Bắt mạch biết thành phần thích phô trương này không phân biệt được rượu ngon rượu dở, gian thương Trung Quốc thừa cơ lạm dụng tận tình.

Cũng theo các nhà điều tra Pháp thì để làm một chai rượu giả, gian thương mua vỏ chai thật, dán nhãn cóp bằng kỹ thuật vi tính, sau đó bơm rượu rẻ tiền, đóng nút và cứ thế mà tung ra thị trường.( vỏ chai thật được thu gom tại các Restaurant ở Pháp chuyển về ) 

Tại Trung Quốc, giới sành điệu rỉ tai nhau hiệu Bordeaux Château-Lafite năm 1982 là loại « xịn nhất ». Giá của một số chai rượu vang này lên đến 8 500 đôla, cao gấp 10 năm lương của một công nhân có tay nghề.

Romain Vandevoorde, một nhà nhập cảng rượu vang Pháp tại Bắc Kinh cho biết « số chai rượu Lafite 1982 trên thị trường Trung Quốc nhiều hơn là số chai sản xuất tại Pháp ».

Theo một viên chức hải quan của Pháp, sở dĩ nạn làm rượu giả tại Trung Quốc nẩy nở một phần là do người tiêu thụ kém hiểu biết. Ngày nào mà dân dùng rượu phân biệt được thế nào là rượu ngon rượu dở thì lúc đó công việc bài trừ nạn đánh cắp nhãn hiệu sẽ tiến một bước dài.

Tuy nhiên nếu « vỏ quýt dày sẽ gặp móng tay nhọn », cơ quan Pháp chống rượu giả, rượu pha trộn có một vũ khí rất giản dị và hiệu quả. Đây là công việc của một trung tâm hóa học nằm ở ngoại ô thành phố Bordeaux với khoảng 50 nhân viên chuyên về an toàn thực phẩm và đặc biệt là chống rượu không đúng nhãn hiệu.

Giám đốc Bernard Médina tuyên bố với báo chí một cách bông đùa : công việc của chúng tôi rất giản dị : mỗi năm vào mùa hái nho, hàng ngàn ký lô nho từ khắp vùng miền Tây nước Pháp được gởi về trung tâm này để được lên men và phân loại làm « mẫu dữ kiện căn bản ».

Do vậy bất cứ một hình thức làm giả nào cũng không thoát khỏi bửu bối trong kho trữ liệu càng ngày càng dồi dào.

Mỗi năm Viện phân tích chất lượng nhận khoảng 3 000 chai rượu Pháp cũng như từ nước ngoài gởi về xin phân chất.



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 10/Nov/2011 lúc 3:11am

 

ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ: CÒNG ĐỎ, CÒNG NHA, CÒNG GIÓ  (Vùng Gò Công ), BA KHÍA , DÃ TRÀNG ...  

XUÂN TƯỚC

Người ở vùng sông Cửu Long thường hát:
Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng,
Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa.
Rẫy là một vùng đất miền nước mặn. Ở các vùng Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, người ta thường làm rẫy, trồng nhiều loại rau cải, thơm khóm, và cũng là vùng sinh sống lý tưởng cho các loại còng. Còng là một loài cua nhưng nhỏ hơn cua. Ở vùng đất rẫy có nhiều loại còng khác nhau: Còng đỏ, còng nha, còng quều. Loại còng gió sống nơi bãi biển. Loại còng ba khía thì sống theo miệt rừng chồi nước mặn. Chúng tôi xin nói về các loại còng đã đưọc nhiều người biết đến.
Mắm Còng món ăn thượng hảo hạng của xứ Gò Công. Gò Công là một vùng đất nằm theo vùng biển và miệt sông Cửa Tiểu. Xứ Gò Công rất nổi danh vì đây là vùng quê cha của đại thần nhà Nguyễn là ông Phạm Đăng Hưng. Nhà họ Phạm gã con gái cho vua Thiệu Trị về sau này là Thái Hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức. Vì ở gần biển nên các vùng đất Gò Công là nơi sinh sống của nhiều loại còng. Nhưng đáng giá nhất là còng đỏ. Loại còng này thân đỏ, chân và càng cũng màu đỏ ửng xanh. Chúng lớn bằng chừng chân cái của chúng ta và là nguồn sản xuất mắm còng, một loại mắm đặc sản của các vùng biển và rất hiếm có. Không phải nơi nào cũng có thể làm mắm còng. Hai nơi quan trọng là vùng biển Gò Công và Bến Tre, nhưng Gò Công có nhiều còng đỏ hơn Bến Tre.
Không phải mùa nào cũng có thể làm mắm còng. Thấy còng nằm đỏ bãi sông, nhưng không ai bắt còng chắc mà làm mắm, chỉ bắt còng lột mà thôi. Và mỗi năm còng chỉ lột có một lần vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đến ngày này, người dân Gò Công đi bắt còng lột. Mà là những trũng nước nhỏ để còng vùi mình xuống đó mà lột. Người ta quậy nước muối sẵn, rồi chống xuồng theo bờ sông, bờ lạch, nhìn chỗ nào có còng là ghé lại, bắt một con còng mềm nằm dưới. Còng lột được bỏ vào nước muối có pha đường để ngâm. Khi còng đã thấm mặn thì người ta đem phơi nắng. Thường có hai cách để làm mắm còng:
-Còng lột được rửa sạch, đong 10 chén còng thêm 1 chén tỏi ớt. Cho vào cối quết cho dập, sau đó nhận vào hũ, trộn thêm rượu để cho hết mùi khai nồng. Đem phơi chừng 3 ngày cho được nắng, rồi lấy nước cốt còng đem phơi cho quánh lại thì dùng được. Lúc dọn ra ăn thì trộn còng với chanh, khóm, đường, tỏi, ớt.
-Còng lột được rửa sạch để cho ráo nước, trụng với nước sôi nếu muốn khử trùng, đong hai chén còng, một củ tỏi, mười trái ớt. Tất cả trộn chung rồi cho vào hũ, đem phơi nắng cho thấm đều. Muốn ăn, nêm chanh, khóm, đường, tỏi ớt.
Từ miền quê Gò Công, Bến Tre đến các vùng chợ, mắm còng được mọi người ái mộ. Ở đâu muốn ăn mắm còng cho ngon, cũng phải trộn với thịt ba rọi hay thịt nướng và ăn với nhiều rau sống, như: húng cây, húng lũi, tía tô, kinh giới, dấp cá, quế, gừng và ớt. Mắm còng mà ăn với bún thì ngon tuyệt. Ở vùng quê hay các vùng chợ thuộc miền Nam Việt Nam, mắm còng còn có hương vị đậm đà của quê hương. Màu bún trắng, mắm còng màu thâm, tía tô màu tím, rau húng màu xanh.. trộn với một chút mắm còng thơm phức, người ta thưởng thức được hương vị đậm đà của quê hương. Đưa ra Huế, vào cung đình nhà Nguyễn thì các quan, các bà mệnh phụ đều mê mắm còng bà Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức là người phổ biến mắm còng khắp xứ Huế. Năm nào người ta cũng gởi ra Huế nhiều hũ mắm còng và đó là món ăn thượng hảo hạng mà xứ Huế mỗi năm mới có một lần.
Còng nha, còng trắng, còng xanh, còng quều đều ăn được.
Còng đỏ có nhiều ở các vùng sông, rạch miền quê Nam Bộ. Có rất nhiều loại còng như: Còng nha, còng trắng, còng quều, còng xanh. Đi dạo chơi vùng đất rẫy, người ta thấy còng nha nằm trắng đất. Loại còng này làm hang dài theo bờ rạch, bờ sông. Chúng lớn con hơn loại còng đỏ nhưng thịt ăn không ngon bằng. Còng trắng nhỏ con hơn còng nha, còng xanh cũng vậy. Các loại còng này ít có hơn còng nha. Có loại còng quều là lớn nhất. Loại còng này có một càng lớn, một càng nhỏ, càng lớn to hơn càng nhỏ nhiều. Chúng thường nằm phơi càng trên bãi sông. Ba loại còng này chất thịt ăn khai hơn còng đỏ. Đem còng bằm nhuyễn hay giã nát, rồi trộn với nước muối, dấm ớt cho sệt như mắm tôm chà. Đem phơi nắng, ướp thêm rượu cho hết chất khai. Chừng ba nắng là ăn được. Cũng có thể làm mắm nêm để ăn lâu. Loại mắm còng chà hay mắm nêm còng có thể ăn với bún, rau sống như mắm còng đỏ. Mùa cực ăn, người ta đi bắt còng về, ngắt hết que càng, rồi rang muối đường hay nước mắm ăn với cơm nóng, chuối khế cũng ngon. Chúng không quí như còng đỏ nên ít được ai nói đến. Đến mùa còng lột thì người ta đi bắt còng quều. Đem còng lột về lăn bột chiên dòn ăn với cải non, xà lách, rau sống cũng ngon như ăn chả tôm.
Cháo còng gió ăn ngon tuyệt
Còng gió là loại còng nước mặn. Chúng chỉ ở ngoài bãi biển chớ không ở trong vùng sông rạch. Còng gió con lớn gần bằng một con cua đồng, thân không láng như thân cua đồng. Bắt còng gió có hai cách:
-Đào một lỗ sâu dưới cát rồi đặt một cái thùng thiết hay một cái hũ xuống, rồi gát một con mắm sống ngang qua thùng. Đến tối, còng đi ăn, đáng mùi mắm liền bò lại, rồi với gắp con mắm. Nhưng không gắp được mà còng lại rớt tuốt xuống thùng. Có đêm người ta bắt cả thùng đầy.
-Bắt còng nằm nhà. Còng gió đi ăn bầy ở các trũng nước ngoài bãi biển cả mấy trăm con. Thấy chỗ nào có nhiều còng nằm quanh một trũng nước thì người ta tổ chức bao vây. Hai, ba người ba mặt giàn công, nhắm ngay chỗ còng hội mà chạy đến. Còng liền vùi mình xuống cát cho được yên thân. Nhưng người ta xách giỏ đến và chỗ nào dưới cát mà có còng là móc tay xuống, bắt lên một con, không chạy đâu cho khỏi.
Hai cách nói trên giúp người ta bắt được nhiều còng gió mà không phải đào hang cho mất công mà không bắt được nhiều. Còng thường hay đào hang ở dưới chân các nổng cát, ăn rể rau sâm hay rau muống biển để sống.
-Trong mùa cá trúng thì dân chài lưới không ai ăn còng. Chỉ đến mùa cực ăn, sóng to gió lớn đùng đùng, thì người ta mới đi bắt còng về ăn. Du khách đi chơi vùng biển gặp mùa biển động thường được ăn món cháo còng. Còng bắt về được rửa sạch, ngắt càng, ngoe, yếm, mai, rồi được đem bầm nhuyễn. Còng có gạch đều thì trộn gạch vào thịt rồi ướp tiêu tỏi, nước mắm cho thơm. Xong để chừng một tiếng đồng hồ là đem vò viên nấu cháo. Cháo còng ăn ngọt lịm, ngon hơn các loại loại cháo cá nhiều. Dân chài lưới thì đã chán ăn cháo còng, nên họ lặt càng rồi ướp kỹ đem kho để ăn cơm. Ở biển có loại rau, có chất sữa như xà lách, tên là nam sa sâm. Người ta nhổ hết bụi sâm lên, rồi cắt lá trộn giấm đường để ăn với còng kho, còn củ thì đem phơi khô như sâm Cao Ly, để pha trà mà uống, vừa thơm vừa ngon, ai cũng thích lại thêm bổ dưỡng.
Mùa biển động thì còng rút xuống hang, không hội ngoài bãi biển hay ở các trũng nước. Vậy mà cực ăn thì người ta cũng đào, bắt cho được mười lăm con, đủ một bữa ăn cho gia đình. Ngoài món cháo và món còng kho, không ai bắt còng để làm món gì khác hết. Thịt còng ăn bổ dưỡng có lẽ vì chúng ăn rau nam sâm hay rau muống biển. Rau muống biển không như rau muống đồng, là có chất độc, nên đọt phải luộc kỹ một lần, rồi mới luộc lại để ăn.
Ba khía là một loại còng
Người dân tỉnh thành không mấy khi bắt được một con ba khía còn sống vì chúng nó sống trong các vùng rừng sát, rừng chồi, đất sình lầy. Ngày xưa ba khía sinh sản rất mạnh ở vùng đất lầy Cà Mau. Nói tới ba khía thì phải nói tới vùng Rạch Giốc, Cà Mau, vì nơi đây là căn cứ của chúng. Con còng gió mang cái tên này vì chúng chạy nhanh như gió. Con ba khía có ba vạch trên mai nên mang cái tên cố hữu do dân làm mắm ba khía đặt cho.
Ba khía sống trong vùng đất bùn, nơi đây có nhiều cây đước, vẹt, nấm, chi chít đầy rừng. Vẹt và đước thì có rể mọc từ thân của cây đổ xuống bùn như một cái mỏm. Đước trái dài, vẹt trái ngắn, khi già thì trái rụng, rồi cắm thẳng xuống đất bùn để mọi lên những cây vẹt, đước con. Các lò than thường hầm than bằng củi đước để chở lên Sài Gòn hay các tỉnh bán. Cây vẹt không tốt than nên người ta không dùng.
Giống ba khía thường hội vào mùa nước ròng, ngày rằm hay 30 mỗi tháng. Chúng hội cũng như còng gió, là để bắt cặp và sinh nở. Dân bắt ba khía lúc ấy cho thuyền lớn chở mấy lu nước muối đến nơi. Rồi người ta mang găng tay vào đến hốt ba khía. Nói là hốt vì ba khía nhiều vô số kể, chúng bám đầy các gốc đước, gốc nấm, cứ cào một cái là được 5, 3 con, bỏ vô lu nước muối mặn thì chúng
đành chịu chết (mặc dù dân nước mặn). Mấy chục ghe cùng đi, mỗi ghe chở chứng 4 lu nước muối, mà ghe nào cũng đầy, đủ biết là ba khía nhiều vô số kể. Ngày nay vì số người về Cà Mau quá đông, người ta bắt ba khía quá nhiều, nên vùng Rạch Gốc là ổ cũng không còn nhiều ba khía. Hồi xưa, cứ đến Rạch Giốc là có ba khía để hốt, về làm mắm. Nay thì "thời oanh liệt" đó không còn nữa. Người ta phải đi sâu vào rừng phía trong Rạch Giốc để tìm bắt từng con ba khía.
Người ta chở các lu đầy ba khía về, rồi hôm sau thì đem phơi nắng. Cứ phơi như thế nhiều nắng, thì ba khía thấm muối. Xong thì vớt ra, đem ướp với muối, đường, rồi đem phơi nhiều nắng nữa thì mắm ba khía mới ăn được.
Lái ba khía, chở nhiều lu mắm lên Sài Gòn hay các tỉnh để bán. Thỉnh thoảng cũng có một lu bị trở. Ba khía trở là ba khía hư, có mùi hôi thúi. Kinh nghiệm nhà nghề nói rằng lúc ấy thì dân lái ba khía cho người đái vào lu. Chất amoniac trong nước tiểu làm cho ba khía hết trở và dân Sài Gòn ăn khen... ngon(!).
Đôi khi người ta cũng ăn ba khía tươi, cũng làm như còng gió, đem kho ăn với cơm, hoặc nấu cháo ăn như thịt còng. Thịt ba khía cũng ngọt như thịt còng, nên thiếu món ăn thì người ta cứ ăn cũng thấy ngon, không dám chê. Hiện giờ không có chuyện ba khía hội nữa vì số còn lại không bao nhiêu. Vào rừng bắt được một mớ là quý lắm rồi. Ba khía có càng bén, nên kẹp rất đau, phải mang găng tay vải.
Dã tràng se cát biển đông
Ca dao Việt Nam có câu:
Dã tràng se cát biển Đông,
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì!

Dã tràng cũng là một loại còng nhưng nhỏ li ti. Chúng sống trên bãi biển, vùng bìa nước. Những con còng bé tý này nếu bắt lên xem thử, thì giống in như con còng lớn hay nột con cua. Tài của chúng là đào hang. Chúng đào hang theo bìa nước, rồi sóng biển đổ xô vào là xóa hết dấu vết. Cứ đứng nhìn xem mới thấy tài của chúng. Nước biển quét sạch hết, không còn thấy một hang hay một con dã tràng nào. Nhưng rồi nước rút ra ngoài cả bầy hàng ngàn con dã tràng chui lên, lại lui cui đào bới, se thành những lọn cát nhỏ đem bỏ quanh miệng hang. Rồi sóng lại đổ ập vào, và cứ thế, dã tràng ra công đào hang, mang đất lên mà chẳng được gì. Thế nên vào những năm cuối cùng của cuộc đời tranh đấu, nhà ái quốc Phan Châu Trinh đứng nhìn lũ dã tràng se cát mà nghĩ đến sự nghiệp cách mạng của mình. Thế nên ông mới làm bài thơ "Dã Tràng" để thố lộ tâm tình:

Nhọc lòng chi mấy dã tràng ơi!
Se cát bao năm chẳng thấy rồi.
Tháng lụn, ngày qua cà cụm đẩy,
Bãi dài, sóng cả tạt xô hoài.
Mượn hồn Tinh Vê thù cho biển,
Hóa kiếp Ngu Công chống với trời.
Cuộc thế tang thương đâu đã chắc,
Thân này xin hãy bạn cùng ngươi!!

Có hai điển tích là: Chim Tinh Vê ngậm đất để lấp biển Đông. Ông Ngu Công, xưa đã 90 tuổi, còn phá núi để mở đường đi.
Người ta cũng gọi dã tràng là con cáy. Có câu "nhát như cáy" vì hễ thấy bóng người là chúng chui trốn mất. Cũng chỉ những kẻ quá nhát gan. Lại có câu: "Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào" ai làm nấy ăn, nấy sống.



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 11/Nov/2011 lúc 3:16am

CUA GẠCH SON GÒ CÔNG

Cái duyên con cua gạch son.





Đang vào mùa cua… yêu, song phần lớn những cuộc tình của giống giáp xác ngang tàng này trong thiên nhiên đều kết thúc không có hậu. Và nàng cua chưa được… làm mẹ đã bị hấp hay rang me rồi. Vì nhiều người ưa cua gạch son!





Cua gạch son hấp ngon mê tơi nhưng cũng thật mau ngán, có lẽ đạm nhiều. Ảnh: Tấn Tới



Chúng tôi rong ruổi xuống Cần Giờ, thưởng thức cua chắc Vàm Sát ngon ơi là ngon. Lúc về, hết cua đành quay ra xóm nhà ven sông dưới chân cầu Dần Xây mua cua “quốc tế” (nhiều nguồn từ Gò Công, Long An, Cần Giờ...) để làm quà. Và chúng tôi, hầu hết chọn mua cua gạch son, còn lại mua cua thịt (cua y).



Bắt cua gạch son khi nào?



Ngày trăng rằm, nàng cua yếm vuông ở rừng Cần Giờ không thèm bắt mồi, chỉ nghe rạo rực... Nàng hối hả đi tìm một đoạn rạch vắng vẻ, có lùm gai ô rô lớn bao bọc. Nàng đào một cái hang tạm, nằm trước miệng hang lim dim tiết ra một loại hormon phát dục để lôi cuốn bao chàng cua trong vùng đến dự hội “tuyển chồng”. Chừng chưa tới năm phút, vùng nước trước “lâu đài” nàng cua đã lao xao với những chàng cua tơ (cua y) và cả cua sồn sồn – già (sắp thành cua kềnh). Cường độ hormon toả ra mạnh hơn… khiến đám cua đực lao vào đánh nhau tơi tả để giành lấy… nàng.


Cuộc chiến tàn, đám cua đực lê lết trốn chạy. Chỉ còn lại một chàng cua chiến thắng cùng nàng cua… cháy bỏng lửa tình. Xong, cả hai cùng đào hang sâu hơn để chuẩn bị cho “hiền thê” lột xác. Trong lúc cua vợ yếu ớt như bún, cua chồng luôn quanh quẩn trước miệng hang bảo vệ.


Thêm một tuần trăng nữa, cái bụng bầu (gạch son) của cua vợ đã trở nên khá nặng nề. Nàng mệt nhọc tìm đường ra biển, chờ ngày “khai hoa nở nhuỵ”. Ở đó, cua cái sẽ quật mình đẻ trên 1 triệu trứng, thường vào ban đêm và liền sau đó cua vợ chết. Trứng cua bơ vơ trong lòng đại dương với hàng vạn kẻ thù chực chờ nuốt chửng... Ấu trùng cua nào sống sót sẽ bơi ngược về sông, bò vào rừng bươn chải, tiếp nối đời cua.


Hiện, theo các lái cua lớn ở đây, lượng cua gạch tự nhiên ở vùng Cần Giờ, Gò Công không đủ bán cho dân địa phương. Có nghĩa, nàng cua chưa kịp làm mẹ đã bị bắt lên... dĩa!



Cua ở đâu ngon?


Chị chủ quán Ngọc Hiệp ở gần cảng Bình Đại thường hối khách khi nhận điện thoại: “Xuống mau! Gạch óc nóc, đỏ chói. Ăn tại chỗ cỡ ba trăm một ký. Của ngon mà không biết hưởng, chết còn sướng hơn!” Mùa cua gạch từ cuối tháng 7 âm lịch đến tháng chạp, rộ vào khoảng rằm tháng 8 đến tháng 9.


Cũng là cua tự nhiên nhưng gạch cua Bình Đại, Bến Tre không béo bùi bằng cua rừng Cần Giờ, Gò Công được. Có lẽ vùng nước lợ có những phiêu sinh đặc biệt giúp chất lượng thịt lẫn gạch cua vượt trội. Thế nhưng, cua gạch Bình Đại lại được nhiều người nhớ hơn. Bởi chị chủ quán vừa bán vừa… chửi đổng vừa sinh chuyện thật vui.


Anh bạn T.L. gắn bó với rừng Cần Giờ gần 20 năm lại can: Cứ để yên cho cua tự nhiên nước lợ sống tự nhiên, “chớ dân sành ăn biết thì họ nhà cua các vùng này chỉ có nước khóc”. Nếu không cất công đi xa một chút, ở Sài Gòn đa phần là cua nuôi, chất lượng cỡ 50 – 60% so với cua trong tự nhiên. Chưa kể mánh bơm sương sa pha màu giả gạch cua của thương lái hoặc độn lòng đỏ trứng vịt muối (của đầu bếp) vào gạch cho thêm “đồ sộ” nhưng chất lượng thì... hỡi ôi! Cho nên nếu đi ăn ở quán, bạn nên gọi những món cua mộc mạc: hấp, luộc, nướng sẽ ít bị lầm.





Bài và ảnh: Tấn Tới (Theo SGTT)
 
 


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 11/Nov/2011 lúc 4:43pm
.
 Phi Nhung bị té ao.
 
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 13/Nov/2011 lúc 4:00am
Cuộc cách mạng phòng the của "Những người đàn bà gánh nước"
 
 
Bộ%20phim%20La%20source%20des%20femmes%20dựa%20vào%20một%20câu%20chuyện%20có%20thật%20%28DR%29
Bộ phim La source des femmes dựa vào một câu chuyện có thật (DR)
http://www.viet.rfi.fr/auteur/tuan-thao - Tuấn Thảo

Bộ phim La source des Femmes (Những người đàn bà đi gánh nước) ra mắt khán giả Pháp trong tuần này. Dựa vào một câu chuyện có thật, đạo diễn người Pháp gốc Rumani Radu Mihaileanu dựng một bộ phim bi hài để nói lên thân phận của người đàn bà bị gò bó trong khuôn phép và giáo điều của một xã hội hồi giáo.

 

Chuyện phim diễn ra vào thời nay, ở một ngôi làng hẻo lánh trên tận miền núi mà người xem có thể đoán ra là ở vùng cao nguyên Maroc. Ở chốn ‘‘khỉ ho cò gáy’’, nơi mà đời sống tiện nghi hiện đại vẫn chưa đến tận vùng sâu vùng xa, những người đàn bà trong làng mỗi ngày phải lên núi gánh nước về cho gia đình. Tục lệ này đã có từ nghìn xưa, từ thời mà những người đàn ông phải đi xa để kiếm sống, mọi chuyện trong nhà đều do người đàn bà gánh vác đảm đang.

Ống kính của nhà đạo diễn đưa người xem đi theo từng bước chân của những người đàn bà trèo núi, đầu vấn khăn, vai đeo bình. Cho đến cái ngày mà một phụ nữ trong làng trượt chân té nhào trên đường xuống núi. Tai nạn khiến cho cô gái bị sẩy thai. Do không phải là lần đầu tiên, nên tình trạng này châm ngòi làm bùng nổ sự phẫn nộ nơi tất cả những người đàn bà trong làng đi gánh nước.

Chăn gối nguội lạnh, phòng the né tránh 

Tất cả những gì sau đó đều bắt nguồn từ cảnh phim này. Nỗi bất mãn đối với những điều khó thể chấp nhận được nữa, trước mắt không biến ngay thành một cuộc đối đầu ra mặt giữa những bà vợ và các ông chồng, mà dần dà nhen nhúm để trở thành một phong trào phản kháng âm thầm nhưng không kém phần gay go dữ dội. Hai nhân vật chính là cô gái Leila và bà cụ Biyouna (Vieux Fusil) tìm cách thuyết phục những người đàn bà khác đóng cửa phòng the, tuyệt đối không có quan hệ chăn gối, chừng nào mà đấng mày râu không chịu thay đổi cái tục lệ buộc phụ nữ đi gánh nước.

Cuộc cách mạng nhung được tiến hành từ trong bóng tối, không cần vũ khí sức mạnh mà chỉ cần tới chăn nguội gối lạnh, phòng the né tránh. Không phải ngẫu nhiên mà ống kính của nhà đạo diễn tập trung vào các cảnh quay gọi là ‘‘khép kín thân mật’’. Trước mặt những người đàn ông, phụ nữ không được quyền phát biểu ý kiến, chỉ có ở trong phòng tắm tập thể, trong phòng ngủ cài then, trong những lúc làm bếp hay giặt giũ quần áo, người đàn bà mới nói lên được với nhau những suy nghĩ thầm kín nhất của họ.

Ưu điểm của bộ phim La source des femmes nằm ở trong cách dùng cả hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Hình tượng của nguồn nước là cách đối chiếu so sánh thân phận của người đàn bà. Các màn quay những không gian khép kín, các cuộc bàn thảo giữa phụ nữ với nhau cho thấy là lời nói của người đàn bà khó thể thoát ra khỏi thế giới nội tâm (innerspace) để bước ra ngoài (outerspace) để tìm một chỗ đứng trong xã hội.

Đạo diễn Radu Mihaileanu đôi khi dùng ẩn dụ nhân đôi, hay lồng ghép nhiều ẩn dụ lại với nhau : khi đề cập đến chuyện chăn gối phụ nữ dùng những hình tượng rất bóng bẩy (chẳng hạn như : bánh mì đút lò nướng). Điều đó đặt ra câu hỏi : nếu muốn giải quyết tận gốc rễ thì nên chăng nêu thẳng vấn đề : có như thế nào thì cứ nói như thế nấy, thay vì lòng vòng ví von.

Cuộc cách mạng nhung từ trong phòng ngủ

Trong cách dùng hoán dụ, nhà đạo diễn dùng chi tiết để phác họa tổng thể : hình tượng của ngôi làng miền núi đủ để nói lên thực tế của một xã hội mà nhìn chung vẫn còn có nhiều quan niệm khắt khe đối với phụ nữ. Bộ phim La source des femmes có lẽ sẽ hay hơn nữa nếu như nhà làm phim khoanh vùng vấn đề, đơn thuần tập trung vào một số góc độ thay vì muốn diễn đạt tất cả mà lại không thấu đáo trọn vẹn.

Sinh trưởng tại Rumani, đạo diễn Radu Mihaileanu năm nay 53 tuổi đã cùng với gia đình chạy trốn chế độ Ceaucescu và sang Israel định cư vào đầu những năm 1980. Ông sau đó sang Pháp du học, tốt nghiệp trường điện ảnh IDHEC rồi quyết định ở lại Pháp lập nghiệp. Tính đến nay, ông đã quay 5 bộ phim truyện, trong đó có La source des femmes tác phẩm mới nhất từng đi tranh giải Cành cọ vàng tại liên hoan Cannes hồi tháng 5 năm 2011. Trả lời phỏng vấn RFI ban tiếng Pháp, nhân dịp ra mắt cuộn phim này, đạo diễn người Pháp gốc Rumani Radu Mihaileanu cho biết ý nghĩa của tác phẩm La source des femmes :

Tựa đề bộ phim La source des femmes có nhiều nghĩa khác nhau. Đầu tiên hết, hiểu theo nghĩa đen La source des femmes chỉ nguồn nước ở trên núi cao, nơi mà những người đàn bà phải lặn lội trèo lên để rồi gánh nước xuống đến tận ngôi làng. Con đường dẫn lên núi là một lộ trình đầy hiểm nguy, lượt đi vốn đã khó khăn, lượt về lại càng khổ nhọc hơn, vì mỗi người đàn bà phải gánh thêm trên vai hàng chục lít nước.

Còn hiểu theo nghĩa bóng La source des femmes ám chỉ việc tìm hiểu căn nguyên hay cội nguồn của vấn đề, để rồi từ đó mà có thể giải quyết tận gốc rễ. Ở trong phim chuyện đi gánh nước mỗi ngày chỉ là bề mặt của vấn đề. Đây là một ẩn dụ để nói lên sự chênh lệch trong quan hệ nam nữ. Do có quan niệm khác nhau, nên phái nam nhìn vấn đề này dưới một góc độ khác hẳn phái nữ.

Có nhiều khán giả bảo tôi rằng bộ phim này nói về sự đấu tranh đòi nữ quyền vì đằng sau chuyện gánh nước là cả một vấn đề về cách đối xử với nhau, về nếp sống gia đình cũng như lối suy nghĩ của người đàn ông về vai trò của phụ nữ. Về nội dung có thể là như thế, nhưng về hình thức, cuộc ‘‘đấu tranh’’ này diễn ra một cách nhẹ nhàng, bất bạo động. Sự thông minh của người đàn bà được thể hiện trong phim qua tính khôi hài và bản lĩnh của họ nằm ở trong sự khéo léo để đạt được điều mà họ muốn.

Ngụ ngôn thời nay, điển tích cổ đại

Chuyện phụ nữ đóng cửa phòng the, nhất quyết không có quan hệ chăn gối với chồng bắt nguồn từ một điển tích xa xưa. Cách đây 2500 năm, vào thời cổ đại Hy La, nhà thơ Hy Lạp Aristophane đã viết tác phẩm mang tựa đề Lysistrata (năm 411 trước công nguyên), kể lại câu chuyện của một nhóm phụ nữ (do nhân vật Lysistrata dẫn đầu) ngưng hẳn các quan hệ chăn gối để đòi các ông chồng phải ngưng binh đao chinh chiến.

Câu chuyện này đã gợi hứng sau đó cho nhiều phong trào phụ nữ đấu tranh đòi nữ quyền bằng hình thức bất bạo động, kể cả bà Leymah Gbowee, người Liberia từng đoạt giải Nobel Hoà bình. Còn theo lời đạo diễn Radu Mihaileanu, bộ phim của ông bắt nguồn từ một câu chuyện có thật từng diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tôi lúc nào cũng gợi hứng từ thực tế để thực hiện các bộ phim truyện. Kịch bản tác phẩm La source des femmes dựa trên một câu chuyện có thật. Câu chuyện diễn ra vào năm 2001 ở một ngôi làng trên miền cao nguyên Thổ Nhĩ Kỳ. Những người đàn bà sống trong ngôi làng này quyết định không có quan hệ chăn gối chừng nào các ông chồng không chịu đào bới, lắp đặt ống bơm để dẫn nước về làng. Sau nhiều tháng trời ‘‘đóng cửa phòng the’’, rốt cuộc các bà đã thuyết phục được các ông, sắn tay áo lên để lắp đặt ống nước.

Vào thời đó, sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của báo chí Pháp : tạp chí Elle và nhật báo Libération đều có làm phóng sự về đề tài này. Sau khi tham khảo thêm, thì tôi mới phát hiện ra rằng đây không phải là một trường hợp riêng lẽ vì ở nhiều nơi khác trên thế giới như Philippines, Colombia, Kenya hay Nigeria đều đã từng xẩy ra những câu chuyện tương tự. Mẫu số chung của những câu chuỵên này vẫn là để giải quyết vấn đề, cần có sự đối thoại.

Sự kiện xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ là vào đầu những năm 2000 nhưng thật ra lại xưa như trái đất. Để đạt đến tầm mức phổ quát, tôi phải kể chuyện làm sao để cho nó gần giống với thực tế nhưng đồng thời đó không phải là một thực tế của thời nay mà lại là một câu chuyện thật, đã có từ ngàn xưa. Do vậy, mà tôi chọn hình thức ngụ ngôn, bởi vì nếu thật sự muốn diễn đạt một cách gần sát nhất thì nên chọn thể loại phim tài liệu. Trong phim, câu chuyện xẩy ra vào thời nay tại một nơi nào đó của vùng cao nguyên Bắc Phi, nhưng khung cảnh khép kín đến nổi người xem có cảm tưởng là câu chuyện này có thể diễn ra ở bất cứ ngôi làng hẻo lánh nào ở trên địa cầu.

Vì nguồn nước mà sinh ra mọi chuyện

Vì là một câu chuyện ngụ ngôn, cho nên khi quay bộ phim La source des femmes, đạo diễn Radu Mihaileanu triệt để khai thác thủ pháp ẩn dụ. Ẩn dụ đầu tiên dễ thấy hơn cả, nói về vai trò của người đàn bà ở trong gia đình, và mở rộng ra hơn nữa là vị trí của họ ở trong ngôi làng nói riêng và ở trong xã hội nói chung. Nhưng theo nhà đạo diễn này, ngoài cái tầng lớp đó còn có thêm một ẩn dụ thứ nhì tiềm tàng sâu xa hơn. Ông Radu Mihaileanu cho biết :

Đối với tôi, ẩn dụ đầu tiên đằng sau chuỵên lên núi gánh nước là người đàn bà đòi hỏi sự tôn trọng. Phụ nữ không yêu cầu người đàn ông phải làm thay thế họ, họ cũng chẳng cần người khác ‘‘lên tiếng ca ngợi’’ những gì họ đã làm cho chồng con, cho gia đình hay cho xã hội. Người đàn bà chỉ muốn người ngoài đánh giá đúng mức công việc và vai trò của họ : không hơn không kém. Ở trong phim, nguồn nước còn là ẩn dụ của tình thương, dẫn nước về làng thật ra chẳng khác gì đem lại tình thương giữa các đôi vợ chồng, hay giữa cha mẹ và con cái. Tình thương vợ chồng theo tôi ở đây bao gồm cả sự quý mến và tôn trọng lẫn nhau. Nó đòi hỏi sự gách vác san sẻ trong hạnh phúc cũng như trong hoạn nạn.

Ở trong bộ phim La source des femmes, tuy không nói rõ ra, nhưng ta có thể hiểu là đa số những người đàn ông sống trong ngôi làng bị thất nghiệp, hay bị đuổi việc do khủng hoảng kinh tế. Họ không còn kiếm được việc làm ở tỉnh thành để kiếm tiền về nuôi gia đình. Họ có thời gian nhàn rỗi không phải là do ý muốn mà là do hoàn cảnh đẩy đưa. Nhưng thay vì đỡ bớt một số gánh nặng trong gia đình, họ giữ nguyên cái quan niệm cố hữu : theo đó, chuyện trong nhà cứ để cho vợ lo, và họ không hiểu là tại sao người đàn bà trước kia thường cam chịu nay lại đòi hỏi phải có sự thay đổi. Điều đó không có nghĩa là họ không thương vợ, nhưng từ lúc còn nhỏ, những người đàn ông này không được dạy dỗ để có thể đối thoại khi có bất đồng.

Ẩn dụ của tình thương đi xa hơn nữa khi nó đụng chạm đến một vấn đề nhạy cảm hơn, vì câu chuyện xẩy ra trong một xứ sở theo đạo hồi. Nhưng theo tôi tôn giáo chỉ là một phần của vấn đề : ở những quốc gia khác như Philippines hay Colombia, đa số người dân theo đạo chúa nhưng cũng có vấn đề tương tự. Điều đó chủ yếu xuất phát từ những thành kiến hay quan niệm hạn hẹp về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Trong số 5 tác phẩm mà ông đã quay, đạo diễn Radu Mihaileanu từng ăn khách trước đây với tác phẩm Va vis et deviens (tạm dịch là Cho con cơ hội thành người) và Le concert (Buổi hòa nhạc). Điểm chung giữa các bộ phim này, là đạo diễn Mihaileanu thích quay bằng tiếng nước ngoài. Sau tiếng Do Thái, và tiếng Nga ông chọn quay bằng tiếng darija, một thổ ngữ miền cao nguyên Bắc Phi. Việc chọn bối cảnh của một đất nước hồi giáo giúp cho nội dung cuộn phim càng dật đến một tầm mức phổ quát hơn.

Trong phim có hai nhân vật chính : cô gái Leila tượng trưng cho tuổi trẻ muốn có một sự thay đổi trong quan hệ nam nữ. Còn bà cụ Biyouna (nhân vật Vieux Fusil) tiêu biểu cho các thế hệ phụ nữ đi trước, kinh nghiệm của những người đàn bà theo đạo hồi này được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Còn cô Leila do biết đọc biết biết viết nên có tư tưởng rộng mở hơn. Cả hai phụ nữ trẻ cũng như già hợp sức để khuyến khích những người đàn bà khác sống trong cùng ngôi làng tham gia vào phong trào đóng cửa phòng the. Mục tiêu của họ là thuyết phục những người đàn ông ngồi lại với nhau để tìm cách dàn xếp vấn đề.

Gọi là đấu tranh đòi nữ quyền nhưng theo quan niệm của tôi, thì một sự đối đầu giữa nam và nữ không có lợi cho cả hai phái. Họ phải bàn bạc với nhau để cùng tìm ra phương cách giải quyết vấn đề. Điều đó chỉ có thể xẩy ra khi phụ nữ được quyền phát biểu, được quyền ăn học, mở mang kiến thức. Bộ phim La source des femmes không minh họa cho sự đối chọi giữa một bên là truyền thống đạo hồi, và một bên là hiện đại, mà lại nhấn mạnh trên sự hoà thuận chung sống.


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=fj_vYku6AmE - http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=fj_vYku6AmE


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 14/Nov/2011 lúc 12:39pm
.
 Những quái vật ẩn náu trong nhà
 
Những hình ảnh được phóng đại hơn 1 triệu lần qua kính hiển vi điện tử quét - Scanning Electron Microscope (SEM) tiết lộ cho bạn thấy chân dung thực sự của những sinh vật khủng khiếp đang ẩn náu trong nhà bạn
 Một loại ký sinh trùng nhỏ như hạt bụi sống trên tế bào da người


Các nhà khoa học đã tiêu tốn  tới 500.000 bảng Anh mới có được hình ảnh chân thực và rõ nét của những sinh vật sống lẫn trong đám bụi trên các đồ nội thất này.
Thường thì chúng vô hại, nhưng đôi khi chúng có thể gây dị ứng với những người mắc bệnh suyễn.
Một con bọ chét sống ký sinh ở loài mèo được phóng đại hơn 100 lần
Cận cảnh sinh vật đầy lông lá sống trong nhà
Cận cảnh ấu trùng của một con ruồi nhặng 
Một con Alien đực chân dài 
Bọ cánh cứng đỏ cư trú trong bếp thích ăn các loại bánh nướng, bánh quy và thậm chí là cả mỳ ống
Một con bọ bạc hay còn gọi là con nhậy (loại côn trùng nhỏ có cánh trắng như bạc, ăn các mảnh thức ăn vụn, bìa sách) nguyên thủy
Một sinh vật sống trong bụi được phóng to hơn 1 triệu lần
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 15/Nov/2011 lúc 8:32am

 

 

           http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc - Những hình ảnh lạ

 
 - Thế giới quanh ta luôn chứa đựng những điều thú vị, hài hước và đôi khi lạ lẫm như những hình ảnh dưới đây...

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/1-291"> Theerapone Manolai, 28 tuổi với màn trình diễn tại vườn thú Sriracha Tiger, cách Thủ đô Bangkok, Thái Lan khoảng 120km về phía đông

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/2-233"> Du khách được cung cấp trang phục của Thợ lặn chuyên nghiệp để tự khám phá Công viên Đại dương ở Manila

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/4-171"> Antonio Arouca, một cư dân tại Urgueira, Bồ Đào Nha đẩy một chiếc bánh mì ngô nặng 70kg ra khỏi lò nướng bánh. Đây được coi là “phép lạ của Urgueira”, hướng tới kỷ niệm ngày Thánh Mary

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/5-159"> Bài học Yoga với tên gọi “chống lại lực hấp dẫn” bằng cách  lộn ngược trên những chiếc võng, được tổ chức tại Nhà máy Om ở New York ngày 16/8/2011

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/6-138"> Các du khách đang tự mình “kiểm tra” sức bền của hệ thống lá chắn trong ngày hội thời trung cổ tại pháo đài Peter và Paul ở St.Petersburg ngày 14/8/2011

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/7-109"> Các Sumo chuẩn bị cho bữa ăn trong trại hè ở Soma, Fukushima, Nhật Bản ngày 06/8/2011

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/8-105"> Freddy Nock giữ thăng bằng trên một sợi dây cáp dài 995m ở ngọn núi cao nhất thuộc miền Nam nước Đức (độ cao 2962m) với mong muốn phá vỡ kỷ lục thế giới.  Đây là một phần của sự kiện gây quỹ từ thiện tại quốc gia này

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/9-100"> Tác phẩm điêu khắc bằng cát hình chiếc giày ở Kiev, Ukraine

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/10-77"> Màn trình diễn của nghệ sĩ người Anh, Alice Newstead ở San Francisco, bang California (Hoa Kỳ) với những lưỡi câu cá mập xuyên móc qua người. Bài biểu diễn nhằm kêu gọi giảm thiểu các nhu cầu về món súp vây cá mập và các sản phẩm khác từ loài động vật này

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/11-65"> Nha sĩ thực hiện đánh bóng răng cho một con ngựa ở Bogota, Colombia trong một cuộc thi cưỡi ngựa ngày 12/8/2011. Mỗi buổi “chăm sóc răng” của các chú ngựa như thế này trị giá 170 USD

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/12-51"> Các tay đua tranh thủ… “giải quyết” trên chặng nghỉ, trong giải đua xe đạp “La Vuelta” vòng quanh Tây Ban Nha, 24/8/2011

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/14-34"> Alexander Klyushev, người Nga nâng bổng một chiếc ô tô tại cảng phía đông Vladivostok trong cuộc thi “Sức mạnh Thái Bình Dương” ngày 14/8/2011

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/13-39"> Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc chào đón Bộ trưởng Thương mại Australia Craig Emerson tại Manado theo cách rất… ấn tượng

http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/nhung-hinh-anh-la-lam-va-hai-huoc/attachment/15-28"> Một phụ nữ trong trang phục nàng tiên cá chuẩn bị cho ngày “Tôn vinh quyền bình đẳng của phụ nữ” ở bãi biển Venice, bang California (Hoa Kỳ) ngày 21/8/2011

Hương Mai (Theo Reuters)



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 17/Nov/2011 lúc 8:03am

*

« Unhate » la campagne choc de Benetton : le baiser mortel ( Les plus grands ennemis de ce monde ) 

 Ces derniers spots mettent en scène un baiser langoureux entre le président Obama et le président Chavez. D’autres duos étonnants ont été mis en scène tel que Benoît XVI embr***ant sur la bouche Ahmed el Tayyeb ou encore le baiser entre Benjamin Netanyahou et Mahmoud Abbas . le baiser entre le président Corée du nord et le president Corée du sud

 

 

 

 

 
   Thứ năm , 17/11/ 2001
 (Dân trí) - Một hãng thời trang nổi tiếng của Italia hôm qua đã khởi động chiến dịch quảng cáo toàn cầu, có tên gọi “Unhate” (Không ghét) đầy tranh cãi, trong đó có hàng loạt bức ảnh chỉnh sửa cho thấy các cặp lãnh đạo chính trị và tôn giáo nổi tiếng hôn nhau.
 
Hãng thời trang Benetton đã phải rút lại hình ảnh Giáo hoàng hôn một lãnh tụ Hồi giáo trong chiến dịch quảng cáo toàn cầu mới của mình sau khi bị Vatican phản đối kịch liệt.

 

Hãng thời trang không xa lạ gì với những chiến dịch quảng cáo gây tranh cãi như thế này cho biết họ “cảm thấy làm tiếc vì đã sử dùng hình ảnh làm phương hại đến tri giác về niềm tin "

 

Tuyên bố được đưa ra ngay sau khi Vatican bày tỏ “phản đối mạnh mẽ nhất cho việc sử dụng hình ảnh của Đức Giáo hoàng hoàn toàn không thể chấp nhận được này”.....

 

Thứ sáu, 18/11/2011

Nhà Trắng phản đối bức ảnh Obama-Chavez “khóa môi”
(Dân trí) - Chiến dịch quảng cáo của một hãng thời trang Italia trong đó có các bức ảnh cho thấy Tổng thống Mỹ Obama “khóa môi” hai nhà lãnh đạo thế giới khác đã vấp phải chỉ trích mạnh mẽ của Nhà Trắng. “Nhà Trắng từ lâu đã có chính sách phản đối việc sử dụng tên và hình ảnh của tổng thống cho các mục đích thương mại”, người phát ngôn Nhà Trắng Eric Schultz cho hay.

 

Chiến dịch quảng cáo “Không ghét” của hãng thời trang Italia Benetton đã “tung” hàng loạt áp phích cho thấy các nhà lãnh đạo thế giới hôn nhau, trong đó có bức ảnh ông Obama “khóa môi” Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Venezuela Chavez.

 

Người phát ngôn Schultz từ chối cho biết liệu Nhà Trắng có trực tiếp liên hệ với hãng Benetton để bày tỏ phản đối hay không...

                      

                                             



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 17/Nov/2011 lúc 3:38pm
.
 
 
VATICAN đang kiện đó !


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 18/Nov/2011 lúc 3:44am

NGƯỜI NÔNG DÂN HOAN HỈ VÌ GIỐNG THỦ TƯỚNG PUTIN

                              * 
Người nông dân Luo Yuanping bỗng dưng trở nên nổi tiếng khi có vẻ ngoài giống hệt đương kim thủ tướng Nga Vladimir Putin.


Luo Yuanping (trái) có khuôn mặt giống hệt thủ tướng Nga Putin (phải).

Thậm chí, Luo Yuanping còn được cư dân mạng gọi với tên gọi trìu mến là "Anh trai Putin".

Được biết, người nông dân 48 tuổi này hiện vẫn đang độc thân và sống với người anh trai tại một ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc. Trước sự nổi tiếng tình cờ này, anh Luo tỏ ra rất thản nhiên và vẫn vác cuốc ra đồng làm như mọi ngày.

Mặc dù trở nên nổi tiếng nhưng Luo Yuanping vẫn vác cuốc ra đồng làm.

Tuy nhiên, anh bắt đầu nghĩ tới chuyện thay đổi điều kiện sống của mình. Luo hy vọng một ngày nào đó anh sẽ thoát khỏi cảnh nghèo khó hiện này và cưới một cô vợ để bắt đầu cuộc sống của một gia đình mới.

Một số cư dân mạng tin rằng với vẻ ngoài như vậy, anh Luo có thể kiếm được một công việc tại các hoạt động thương mại như du lịch, quảng cáo...

Sầm Hoa (Theo dailycpop)



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 22/Nov/2011 lúc 8:18pm
.
 
Xin chuyển tiếp, HAPPY THANKSGIVING và 1 CÂU CHUYỆN thật CẢM ĐỘNG



  Chuyện Thật Xảy Ra ở Trung Quốc
 
            Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi.  Trên xe, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô  tài xế xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô  tài xế kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay, nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô  tài xế tơi tả trở về xe  để tiếp tục lên đường…
“ Này ông kia, ông xuống xe đi ! ” cô  tài xế la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.
Người đàn ông sững sờ, nói:
“ Cô làm sao thế ? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à ? ”
“   Ông đã cứu tôi? ”
Cô  vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.
Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.”
Cô gái nhăn mặt nói: “Nếu  ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói:
“ Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa !”
Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.
Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: “Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ !”
Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe.
Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ. Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút.
Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô.
Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô tài xế:
“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả ?”
Cô tài xế không nói tiếng nào nhưng xe chạy ngày càng nhanh hơn. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài, rơi xuống vực như mũi tên bật khỏi cây cung.
  Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
  Trong thành phố, có một người đàn ông đọc bản tin trên  báo đã khóc.!
 
.
__,_._,___
< =text/>


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 24/Nov/2011 lúc 12:54pm
 

          Văn hóa mới ở Thượng Hãi Trung Quốc

Hãng bán đồ gỗ IKEA của Thụy Điển tại Thượng Hải Trung Quốc, đang than trời vì hầu hết những chiếc giường ngủ (hàng trăm cái) trưng bầy trong cửa hàng để người mua xem lựa chọn ,hàng ngày đã bị những người dân Trung Quốc kéo nhau vào nằm dài trên đó chuyện trò với nhau hay ngủ cả buổi :

http://www.epochtimes.jp/jp/2011/10/img/m88145.jpg">

Những hộp ly giấy và cafê mà hãng để cung cấp cho người đi sắm đồ có khát nước thì uống chút đỉnh cho đỡ khát ,đã bị người dân Trung Quốc lợi dụng kéo nhau vào hàng ngày có khi lên đến 700 người một lần ,chiếm đến 80% số bàn ghế của hãng trưng bầy cho khách xem ,lấy ly giấy ,cafê ,đường sữa của hãng và thức ăn bên ngoài đem vào tổ chức lễ kết hôn của mình .

http://www.epochtimes.jp/jp/2011/10/img/m38525.jpg">

Chưa hết ,chỗ trưng bầy bàn ghế, sofa, những cặp trai gái Trung Quốc rủ nhau vào ngồi ôm hôn hít làm tình cứ như là ở nhà riêng của họ .

http://www.epochtimes.jp/jp/2011/10/img/m89403.jpg">

Không hiểu đây là một mốt “Văn Hóa Mới” , hay chỉ là thủ đoạn phá hoại  do các công ty Trung Quốc tổ chức ? Tháng trước công ty IKEA có tố cáo các công ty đồ gỗ của Trung Quốc đã ăn cắp kiểu mẫu của IKEA ...

                             
                                        Tin internet 17 /11 / 2011
 
                      


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 28/Nov/2011 lúc 9:05am

VUA VỌNG CỔ HÀI  VĂN HƯỜNG

 
DR
http://www.viet.rfi.fr/auteur/nguyen-phuong - Nguyễn Phương

Có lẽ vì sân khấu cải lương thường diễn những vở tuồng Tàu và tuồng lịch sử, nhân vật trong tuồng có vai Vua, Hoàng Đế, Hoàng Hậu, nên các ký giả kịch trường và khán giả ái mộ có thói quen khi thấy nghệ sĩ nào có tài ca hay, diễn giỏi mà họ cho là giỏi bực nhứt trong nghề thì họ tặng cho nghệ sĩ đó những mỹ danh có kèm chức vị Vua hay Hoàng Hậu trước cái tên chính của người nghệ sĩ đó.

Vì vậy sân khấu cải lương có Vua Vọng Cổ Út Trà Ôn, Hoàng Đế Dĩa Nhựa Tấn Tài, Vua Xàng Xê Minh Chí, Hoàng Hậu Sân Khấu Thanh Nga, Nữ Vương Sầu Mộng Út Bạch Lan, Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường….

Nghệ sĩ Văn Hường tự giới thiệu về mình:

"Tôi là một nông dân, một nghệ sĩ rất là nông dân, nông dân ở xã nghèo, xã Long Thạnh Mỹ. Tôi mới bèn xuống dưới Saigon ở. Đó, lúc đó thì khổ sở lắm. Đó…mới là đi học ca, mà học ca là toàn anh em dìu dắt mình học, đó chẳng hạn, rồi lúc tôi ca được thì lúc đó tôi gặp anh Văn Vĩ, anh Năm Cơ, rồi gặp nhiều anh nghệ sĩ lớn tuổi mà rất là thương yêu nghệ sĩ Văn Hường, đó…thương mới bèn đưa đi đây đi đó, đám giỗ, đám cưới gì tôi ca hết, đó…lúc đó thì ca tốt rồi đó, cái bà Lệ Liễu mới mời tôi về ở giải trí trường Lệ Liễu ca, lúc đó là quán Lệ Liễu ở giải trí trường… Đó , rồi được anh em thương, rồi bà con đều thương, đó lúc đó thì có anh Viễn Châu cũng vô đó chơi, nhậu nhẹt rồi ca hát, lúc đó anh Viễn Châu thấy Văn Hường ca được quá, mới bèn mời về hợp tác với hãng dĩa, với cái bài đầu tiên của tôi ca, đó là cái bài Đêm Tân Hôn của soạn giả Viễn Châu viết.

Rồi cái lần hồi ảnh viết qua cái bài Tư Ếch đi Saigon, Vợ tôi nói tiếng Tây, Pháp Sư giải nghệ… nhiều bài lắm, bây giờ kể không hết được… Lần hồi cái rồi anh Bảy Cao cũng về đó hát…, đó anh Bảy Cao đoàn Hoa Sen, gặp Văn Hường, cũng vô ngồi nhậu nhẹt, rồi nói chuyện, đờn chơi, mới mời tôi hợp tác với đoàn Hoa Sen… Hát được mấy năm trời, kế Kim Chung thấy tôi hát được quá, bèn mời tôi hợp tác với đoàn Kim Chung. Lúc đó thì ký giao kèo hơi lớn đó… hà hà…rồi từ từ hát… đâu 9, 10 năm, mười một năm… A ký hợp đồng với Kim Chung Hát mười mấy năm…"

Thông thường, nghệ sĩ tự giới thiệu mình thì ít khi có mạch lạc và chi tiết.

Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường tên thật là Nguyễn Văn Hường, sanh năm 1934 tại xã Long Thạnh Mỹ, huyện Thủ Đức. Cha mẹ là nông dân, có mười mấy người con mà Văn Hường là người con thứ sáu nên bạn bè gọi anh là anh Sáu Văn Hường.

Trước năm 1975, tôi sáng tác nhiều bài ca cải lương hài hước cho Văn Hường ca thu dĩa cho hãng Capitol, tôi hỏi do đâu mà anh luyện được giọng ca đưa hơi ự ự hài hước độc đáo đó. Văn Hường cho biết là vì anh nghe danh ca Tám Thưa ca rất hay nhờ cái giọng đưa hơi ợ ợ của ảnh, nhờ đó Văn Hường nảy ra sáng kiến, chế cái tiếng ự ự thay cho cái tiếng ợ ợ, cái tiếng ự ự ăn khách dữ lắm.

Nghệ sĩ Văn Hường trả lời đơn giản như vậy, vì nếp sống và cách suy nghĩ của Văn Hường rất đơn giản. Văn Hường không nghĩ là nếu gặp một bài ca vọng cổ có nội dung lịch sử như bài ca ca ngợi chiến thắng Đống Đa hay Trần Hưng Đạo Bình Nguyên hay một bài ca tình yêu như Lan và Điệp hay bài Đồi Thông Hai Mộ, Văn Hường có ự ự hay cách mấy thì thính giả cũng không cười được, mà nếu thính giả cười thì là cười Văn Hường làm hư nội dung bài ca. Ví dụ Văn Hường đã ca bài Đời là gì, thính giả chỉ mỉm cười vì nội dung trách hờn đời, chớ thính giả không cười rộ lên khi nghe anh ca những bài hài hước khác.

Muốn có một bài ca vọng cổ hài hước làm cho thính giả cười lên được, phải có một sự kết hợp chặt chẽ giữa người viết bài ca, nội dung bài ca diễu, người ca sĩ có chất giọng và kỹ thuật ca diễu kết hợp với dàn đờn đờn ăn ý với người ca. Cái lối ca dùng tiếng ự ự thay cho tiếng ơ ơ chỉ là một kỹ thuật ca góp một phần nhỏ vào cách chọc cười thính giả.

Khi khởi nghiệp cầm ca, nghệ sĩ Văn Hường được cái may mắn là gặp được soạn giả kiêm nhạc sĩ Viễn Châu. Anh Viễn Châu khám phá giọng ca lạ của Văn Hường nên viết nhiều bài ca hài để khai thác giọng ca hiếm có với nội dung viết về những trái khoáy trong xã hội từ chuyện sợ vợ, chuyện mê gái, chuyện mê tín dị đoan, đến nạn tứ đổ tường, những chuyện bình dị trong đời thường.

Lối viết khéo léo của Viễn Châu và các tác giả chuyên viết vọng cổ hài cộng với lối ca duyên dáng dễ thương của nghệ sĩ Văn Hường đã đánh trúng tâm lý của người nghe. Trong các buổi tiệc đám cưới , đám giỗ, các buổi đờn ca tài tử, người ta bắt chước Văn Hường ca : "Một vợ thì nằm giường lèo, hai vợ thì nằm chèo queo, ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm…." ( bài Năm con vợ), hoặc "Uống chi cho đã rồi lủi vô bụi cây cho chó ăn chè…"( bài tâm sự Ba xi đế ).

Sau bài vọng cổ vui đầu tiên Đêm tân hôn, Văn Hường được soạn giả Viễn Châu sáng tác cho rất nhiều bài vọng cổ hài hước như Tư Ếch đi chợ Saigon, Tư Ếch đại chiến Văn Hường, Tư Ếch coi cải lương, Tư Ếch coi hội chợ, Vợ tui tui sợ, Vợ tui nói tiếng Tây, Tôi mê tài xỉu, Văn Hường thua số đuôi, Pháp sư giải nghệ, Chó mực đầu cáo, Lá sớ Táo Quân…

DR

Văn Hường ca Vợ tui tui sợ của soạn giả Viễn Châu:

"Hỡi những bậc nam tử tu mi, hỡi các đấng trượng phu từ thanh niên râu chí mấy cụ già lão nhược, hãy đứng lên chung lưng đấu cật mà cùng nhau sợ vợ cho vui cửa….

Vọng cổ câu 1 … Vui nhà…Bà con lối xóm họ điệu thì họ kêu là mình thương vợ, còn họ ghét thì gọi là thờ bà…nhưng ở đời mà, hơi sức đâu bận tâm tới miệng lằn lưỡi mối, ăn no cái rồi bươi móc chuyện của người ta hoài vậy hà… Sách có câu Trị Quốc Tề Gia, phu phụ thuận hòa thì gia đạo mới yên, tơ hồng nguyệt lão se duyên, kẻ được vợ hiền còn người rinh con vợ dữ…ư…ư…

Câu 2… : Nói không phải khoe với anh Ba, chớ tôi dám chắc nội cái xóm Nancy nầy không có tay nào sợ vợ cho bằng Văn Hường sợ vợ hết á… nhưng cái sợ của tôi là cái sợ có sách có vở. Mà cái sợ vợ cao cấp, cái sợ vợ có nghệ thuật à…chứ đâu phải thứ sợ vợ tay mơ của mấy cha lục đục thường tài… vì hồi ban sơ mới lấy nhau, tôi nhè lỡ sợ nên tới ngày nay tôi tiếp tục sợ hoài…. Vậy bà con lối xóm họ đâu có thông cảm, họ xậm xì xậm xịt, họ nói là hiếu phụ nha nha… sợ vợ như là sợ…sợ…sợ…ối, nhưng mà anh Ba ôi, tôi gẫm lại thì vợ mình mình sợ, phải hông É chớ mình đâu có điên dại gì mình lại sợ vợ của người ta…

Câu 5 : Nhỏ cũng sợ mà già cũng sợ… Sách có câu sợ vợ mới nên! Tại tôi muốn ăn ở cho đúng sách Thánh hiền, chớ thân bảy thước, ai sợ gì phụ nữ…Ủa , lạm gì mà ngó tôi rồi anh cười chúm chím, làm tôi quê quáa É Anh nhớ lại mấy lần đến thăm tôi, anh đều thấy tôi mặt mày sưng húp, mắt bầm đen và lỗ mũi ăn trầu…Ạ, đó là tại con vợ tôi nó nựng tôi hơi nặng tay, nên tôi mới bể đầu… thì đâu có sao…chết chóc gì anh Ba… Sách có câu, đèn nhà ai nấy sáng, thương nhau lắm mới đánh nhau đau, lổ đầu gẫm chẳng có sao, băng keo dán lại, lấy dầu xức vô, máu ra một lát nó khô, chớ còn cãi lại thì ô hô sanh buồn.

Câu 6 : Đọ…Anh Ba thấy hông… từ vua chúa đến thứ dân, tứ khố rách áo ôm cho tới tai to mặt lớn, từ quê tới tỉnh, từ ruộng rẫy tới thị thiền, ai ai cũng sợ vợ ráo trơn ráo trọi hết, bởi vì cái vụ sợ vợ là cái sự dĩ nhiên mà anh Ba…xấu hổ gì chuyện đó … Đàn bà là sếp gia đình, Nam tử tụi mình phải rắc rắc tuân theo, Sợ nào bằng sợ vợ làm reo, nổi giận nó dám bỏ chèo queo một mình. Sách Nhị Thiên Đường có câu : Phu xướng phụ tùy, dạy một cách khác nữa là chồng phải quỳ ( oui ) khi vợ gọi, anh Ba ôi, nên hư số hệ nơi trời, vợ mình mình sợ, ai cười mặc ai.

Sau 200 bài vọng cổ hài của Viễn Châu sáng tác cho Văn Hường, có rất nhiều vọng cổ hài của các tác giả khác viết khai thác giọng ca hài của Văn Hường như bài Thằng Lãnh bán heo của soạn giả Quy Sắc – hãng dĩa Hồng Hoa, bài Văn Hường đau khổ, Văn Hường ba con vợ của soạn giả Văn Giai hãng dĩa Quê Hương, bài Già Đa dạy lái Honda, Văn Hường trúng số hụt, Ông Thần ve chai, Văn Hường làm thầy bói, Văn Hường đi Suzuki, Chàng Rễ độc đắc, Ông Táo cảilLương của hai soạn giả Yên Sơn và Nguyễn Phương hãng dĩa Capitol, bài Anh hùng náo quán bia hơi của Hoàng Việt hãng dĩa Việt Hải… đưa danh tiếng của Văn Hường đến tột đỉnh của nghệ thuật ca hài hước lúc bấy giờ.

Viết vọng cổ thật ra không khó, nhưng muốn viết hay, có tính văn học lại là chuyện khác. Người viết biết giữ đúng lề lối, đúng khung nhạc, đúng chữ đờn cuối khung và văn chưong có vần điệu là có thể sáng tác vọng cổ, nhưng viết một bài vọng cổ hài thì tác giả phải có cái nhìn sự việc độc đáo và phải biết sử dụng ngôn ngữ hài. "Nhìn sự việc độc đáo" là nhìn ra khía cạnh nào có thể châm biếm được, chọc cười người nghe, khám phá ra những hủ tục cần đả phá và phải dùng lời châm biếm nhẹ nhàng, gây cười khiến cho người nghe dù là kẻ bị châm biếm cũng phải cười mà không phật lòng, người bình thường thì tán thành lối châm biếm đó như là họ đã nhờ tác giả nói thay cho họ vậy.

Trước danh ca hài Văn Hường, có nhiều nghệ sĩ ca hài hước vọng cổ như Hề Lập ca trong tuồng Lý Chơn Tâm cưỡi củi, hề Tư Xe trong vai Lôi Nhược ca trong tuồng San Hậu, danh ca Tám Bằng ca bài vọng cổ Thầy bói nói mò, danh ca Hồng Châu ca hài bài vọng cổ Cọp cọp, Bonjour thầy Ba…các nghệ sĩ đó dùng cách ca cà lăm để tạo tiếng cười, nhưng khi đến Văn Hường thì anh biết sáng tạo, khai thác thêm giọng ca và cách ca cho phù hợp với nội dung bài vọng cổ hài, với làn hơi độc đáo, anh sử dụng cách luyến láy, nhấn nhá, kéo dài phụ âm " R ", hoặc lên giọng thật cao, ca "sét" ở những chữ mang dấu sắc, dấu hỏi, đặc biệt câu vô với chữ "Ự…Ự" lên xuống trước khi xuống chữ hò vô vọng cổ. Ngoài ra, Văn Hường còn có một làn hơi phong phú, bộ nhịp vững chắc cho phép anh tùy ý ngân nga, chạy nhảy trong bài vọng cổ hài, vốn có những câu rất nhiều chữ và không có khoản nghỉ lấy hơi trong lòng câu vọng cổ. Những sáng tạo của nghệ sĩ Văn Hường trở thành khuôn mẫu để những danh hài sau này bắt chước như Hề Sa, Hề Thanh Nam. Cho đến nay, chưa có nghệ sĩ ca vọng cổ hài nào tìm được sáng tạo mới, thoát khỏi cái khung mà Văn Hường đã định.

  Vọng cổ hài đã có một thời kỳ lên ngôi, Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường cũng có một thời vàng son rực rỡ. Sau năm 1975, ca hài hước không thể tồn tại vì nhà cầm quyền cho là : cười như vậy là khách quan tư sản, không được phép cười nông dân vì nông dân là thành phần cốt cán của cách mạng. Phải cười có "định hướng chính trị" mà cái định hướng theo nhà cầm quyền muốn thì lại không đúng với ý muốn của người dân, vì vậy không có soạn giả nào viết được bài ca hài hước nữa, kể cả ông vua chuyên viết bài ca hài hước là soạn giả Viễn Châu cũng đành gác bút. Vậy đó, từ sau năm 1975 đến nay, vọng cổ hài hước đã bị khai tử, bị giết chết tiêu ,......


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 28/Nov/2011 lúc 2:04pm
.
 
The Chrismas Island in Australia,every year there are more than 50 millions red crabs move from the forests to the beach  for giving birth starting October to November,it will rain.The male crabs will be leaders.
 
Hàng triệu con cua di cư trên đảo Christmas
 
Đảo Christmas là một hòn đảo nhỏ của Australia ở Ấn Độ Dương, đó là quê hương của nhiều loài động vật và thực vật. Hòn đảo này có một số lượng cua đỏ khổng lồ, một loài cua đất là đặc trưng của đảo, chúng thực hiện cuộc di cư ngoạn mục từ rừng đến bờ biển mỗi năm trong mùa sinh sản.
 
Vào đầu mùa mưa (thường là tháng mười / tháng mười một), hơn 50 triệu con cua đỏ trưởng thành bắt đầu di chuyển từ rừng tới bờ biển để sinh sản. Cuộc di cư này xảy ra đồng bộ trên tất cả hòn đảo, phủ đầy các con đường. Những con đực dẫn đầu làn sóng di cư, chúng mất khoảng 5-7 ngày để tới biển. Mưa và thời tiết u ám ẩm ướt làm cho cuộc hành trình của chúng ra biển dài và khó khăn hơn.
 
 
Khi ra được đến bờ biển, sau khi giao phối, con cái đẻ trứng vào hang hốc nhỏ trên biển, và ấu trùng phát triển thành cua con. khoảng một tháng trong đại dương, cua con sẽ phát triển hoàn thiện và chúng sẽ cùng với cha mẹ mình thực hiện một hành trình dài trở về rừng.
 
Hoạt động của con người đã dẫn đến vô số con cua đỏ bị giết chết trong quá trình di cư. Cua đỏ có nguy cơ mất trước khi buộc phải vượt qua rừng đến biển bởi những chiếc xe khi qua đường. 
 
 
Để bảo vệ con cua không bị nghiền nát bởi xe, nhân viên Vườn quốc gia Đảo Christmas đã tạm thời đóng cửa một số nơi và dựng biển cấm ở một số đoạn đường.
 
Sự di cư hàng năm của cua đỏ tại đảo Christmas tạo nên đặc trưng riêng của đảo, đã trở thành điểm thu hút khách du lịch rất lớn.
 
 
 
 
 
 
 
Đ.T (Theo BB)






-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 29/Nov/2011 lúc 10:11am

  Chào anh Lo Cong . Em có thấy hình Đàn Cua di cư trên đảo Christmas , xin phép anh được gởi phụ họa  góp vui thân hữu .

*

Migration annuelle du Crabe rouge sur l’île Christmas


Plus de 50 millions de crabes migrent chaque année (à la même date) de la forêt vers la côte pour se reproduire.
La migration est généralement synchronisée sur toute l’île.

http://www.wikilinks.fr/wp-content/uploads/2011/11/ile_Christmas_crabe_rouge2.jpg">

http://www.wikilinks.fr/wp-content/uploads/2011/11/ile_Christmas_crabe_rouge3.jpg">

http://www.wikilinks.fr/wp-content/uploads/2011/11/ile_Christmas_crabe_rouge4.jpg">

http://www.wikilinks.fr/wp-content/uploads/2011/11/ile_Christmas_crabe_rouge5.jpg">

http://www.wikilinks.fr/wp-content/uploads/2011/11/ile_Christmas_crabe_rouge6.jpg">

http://www.wikilinks.fr/wp-content/uploads/2011/11/ile_Christmas_crabe_rouge7.jpg">

http://www.wikilinks.fr/wp-content/uploads/2011/11/ile_Christmas_crabe_rouge8.jpg">

http://www.wikilinks.fr/wp-content/uploads/2011/11/ile_Christmas_crabe_rouge9.jpg">

http://www.wikilinks.fr/wp-content/uploads/2011/11/ile_Christmas_crabe_rouge10.jpg">

http://www.wikilinks.fr/wp-content/uploads/2011/11/ile_Christmas_crabe_rouge11.jpg">

http://www.wikilinks.fr/wp-content/uploads/2011/11/ile_Christmas_crabe_rouge12.jpg">  



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 29/Nov/2011 lúc 11:11am
.
Xin cám ơn trái "cerise thơm" đã chịu khó bổ túc bài nầy. Tôi thấy bài hay đăng lên cho mọi người đọc. Tuy nhiên vì vấn đề "kỹ thuật" các hình không hiện ra! Không đủ nhẩn nại để chép lại các hình ảnh đó. Cám ơn Huong cerise đã làm dùm. Đa tạ, đa tạ.
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 30/Nov/2011 lúc 3:52am

 ĐẠI HOC Ở PHÁP

 
Banque%20de%20Photo%20-%20université,%20étudiants,%20
graduation,%20robes,%20
mortier,%20conseils,%20
tenue.%20fotosearch%20
-%20recherchez%20des%20
photos,%20des%20images%20
et%20des%20cliparts

        Cho dù nay mới là cuối tháng 11 nhưng những phụ huynh có con em đang học lớp 12 và có phương tiện tài chánh chắc đang lo âu xem con em sau khi tốt nghiệp phổ thông hay như ngày xưa gọi là sau khi đậu tú tài thì con em mình sẽ đi học ở đâu, trong nước hay hải ngoại, bộ môn nào là thích hợp với các cháu ? Tìm học tại các trường có tổ chức quy củ ngay trong nước đã khó mà nếu cha mẹ muốn con em đi học ngoại quốc lại càng khó khăn hơn nếu chính bản thân mình chưa từng du học bao giờ !

Như quý vị đã biết tuy số sinh viên theo học tiếng Pháp để sang Pháp du học không chiếm đa số như tại các quốc gia nói tiếng Anh như Hoa Kỳ, Úc, Anh, Canada hay ngay như cả Singapour nhưng sĩ số con em người Việt trong nước sang Pháp du học đang càng ngày càng gia tăng. Sở dĩ thế vì dù sao đại học Pháp vẫn là một trong những nơi đào tạo rất nhiều nhân tài cho thế giới ; các trường như trường Bách Khoa (Ecole Politechnique) đào tạo kỹ sư trường Thương Mại cao cấp (HEC Haute Etude Commerciale) đào tạo các chuyên viên kinh tế, trường Sư Phạm cao cấp (Ecole Normale Supérieure) đào tạo giáo sư đại học... là những lọai trường được xếp vào hàng đầu các đại học nổi tiếng thế giới.

Các Đại học và các trường lớn (Grandes Ecoles) cuả Pháp luôn luôn gắn liền với các cơ quan nghiên cứu khoa học. Những giải thưởng Nobel hay Field Pháp đạt được đã chứng minh cho thấy Pháp có một nền giáo dục đào tạo ở trình độ rất cao, một nền khoa học tiên tiến. Các trường cao đẳng hay đại học cũng liên kết chặt chẽ với các xí nghiệp lớn. Các sinh viên trước khi lãnh văn bằng tốt nghiệp của một trường kỹ sư thì họ phải đi thực tập tại một xí nghiệp liên quan đến ngành học của mình. Ví dụ như một sinh viên sắp tốt nghiệp ngành Kỹ sư Cơ khí (Ingénieur Mécanique) thì phải làm việc thực sự trong vòng 6 tháng tại một cơ xưởng chế tạo xe hơi hoặc một xí nghiệp tương đương. Một sinh viên kỹ sư ngành Kỹ thuật Địa chất (Ingénieur Géotechnique) trước khi lãnh bằng phải làm việc tại một công ty chuyên xây móng cầu, xây xa lộ hay đập nước vv... nghĩa là chuyên ngành trong những công trình xây dựng lớn.

Tuy diện tích nước Pháp kể cả các vùng lãnh thổ chỉ xấp xỉ tiểu bang Texas hay gần bằng 1/15 diện tích của Hoa Kỳ nhưng Pháp là nước có số sinh viên ngoại quốc gần 1/3 của Mỹ, đứng thứ ba trên thế giới (gần 250.000 trong đó có hơn 6000 sinh viên đến từ Việt Nam) sau Hoa Kỳ (hơn 600.000) và Anh quốc (gần 350.000) ! Có nghĩa là nước Pháp mở cửa nền giáo dục cuả họ và kiến thức tổng quát của một sinh viên được đánh giá cao so với một số các nền giáo dục khác thường dẫn dắt người sinh viên chỉ chuyên vào lãnh vực của mình mà lơ là với những gì ngoài ngành học cuả mình.

Về vấn đề học phí thì phải nói là tất cả các đại học quốc gia đều miễn phí khác hẳn với các đại học Mỹ. Những phụ huynh có con em theo học đại học tại Mỹ thường phải dành dụm từ nhiều năm trước, khi đứa bé còn nhỏ để có đủ tiền khi con vào đại học, tại Pháp không thế ! Bố mẹ chỉ phải lo ăn mặc, sách vở cho con, còn chính phủ tài trợ hoàn toàn về học phí. Sinh viên tại Pháp cho dù đến từ đâu chỉ phải trả lệ phí ghi danh cho năm học mà thôi, giống hệt một sinh viên Pháp. Đọc trong tài liệu hướng dẫn của đại học ta thấy niên khóa 2011-2012 sinh viên chỉ phải đóng :

• 177 euros cho sinh viên các năm Cử Nhân (en Licence)

• 245 euros cho sinh viên các năm Thạc Sĩ (en Master)

• 372 euros cho sinh viên các năm Tiến Sĩ (en Doctorat)

• 584 euros cho sinh viên các trường Kỹ Sư (en Ecoles d'Ingénieurs)

Số tiền này có thể du di nếu người sinh viên ghi danh những môn học thêm hoặc những khoản bảo hiểm đặc biệt. Tuy nhiên nếu sinh viên được học bổng của chính phủ Pháp thì ngay số tiền lệ phí ghi danh cũng được miễn !

Cũng nên biết là tại các trường đại học tư đặc biệt là các trường chuyên về thương mại thì lệ phí cao hơn, trung bình từ 3 đến 10.000 euros cho một năm học. Có vài trường mà học phí hằng năm có thể lên đến 30.000 euros.

Về hệ thống các đại học Pháp thì có thể tóm tắt là có 3 loại trường cho các học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông :

Hệ thống các trường Đại Học (Les Universités)

Hệ thống các Trường Lớn (Les Grandes Ecoles), các trường Thương Mại, các trường Kỹ Sư

Hệ thống các trường về Nghệ Thuật, về Kiến Trúc v.v...

Về trình độ có ba mức độ tùy theo số năm học. Chương trình Cử nhân (Licence) 3 năm sau tú tài, chương trình Thạc sĩ (Master) hoặc Kỹ sư 5 năm, chương trình Tiến sĩ (Dotorat) 8 năm với một luận án và đặc biệt trường Y khoa học 9 năm với luận án tốt nghiệp, nếu muốn đi chuyên khoa thì chương trình học còn dài hơn nữa !

Trong chương trình cử nhân, ở các đại học nếu chỉ học trong 2 năm thì có thể lấy bằng DUT (Diplôme Universitaire de Technologie), sau 2 năm học nếu muốn sinh viên có thể thi tuyển vào một Trường Lớn, hoặc nếu đi về chuyên nghiệp có thể lấy bằng BTS (Brevet de Technicien Supérieur ) sau đó có thể đi làm ngay.

Có những trường hợp đặc biệt như trong chương trình Tiến sĩ của đại học, các sinh viên Dược Khoa và Nha Khoa chỉ học 6 thay vì 8 năm. Cũng như có những bằng Thạc sĩ của các Trường Lớn phải học 6 năm thay vì 5 năm như Thạc sĩ về Quản Trị Kinh Doanh (MBA) hoặc một số các thạc sĩ chuyên ngành khác.

Những sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ có thể ghi danh học Tiến sĩ. Các Tiến sĩ ở Pháp thường gắn liền với môi trường nghiên cứu trên một lãnh vực đặc biệt nào đó và họ bắt buộc phải bảo vệ thành công một luận án về lãnh vực họ đã nghiên cứu trong 3 năm học. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ, họ có tước hiệu là docteur mà người Việt Nam mình thường nhầm với danh xưng bác sĩ tức docteur en Médecine là những người có bằng tiến sĩ y khoa !

Như đã đề cập ở trên, các Đại Học Pháp thường là các đại học công lập, có tất cả 83 trường đại học công lập trên toàn quốc, có nghĩa là nhà nước chịu mọi phí tổn về lương các giáo sư cũng như chi phí điều hành. Số đại học tư chỉ chiếm 15%. Bằng cấp do các đại học công lập cấp phát có giá trị ngang nhau dù bất cứ ở đâu.

Các trường đại học bao trùm tất cả các lãnh vực như khoa học thì có toán, vật lý, hóa học, sinh học vv... về kỹ thuật có tin học, kỹ thuật điện, tất cả các trường kỹ sư vv... về nhân văn, về sức khỏe, về luật, kinh tế, ngôn ngữ, điều hành, thể thao vv... Đặc biệt các trường Y khoa, Dược khoa và Nha khoa thì luôn luôn làm việc chặt chẽ với các nhà thương lớn là các Trung Tâm Y Khoa Đại Học (CHU Centres Hospitaliers Universitaires) để sinh viên có thể thực tập tại chỗ.

Một chi tiết có thể hữu ích cho sinh viên Y Khoa hiện đang học tại Việt Nam trong trường hợp họ muốn đến Pháp để lấy bằng Tiến sĩ Y khoa là nếu họ có trình độ cao về tiếng Pháp (cần giấy tờ chứng minh) họ có thể thi vào các lớp tương đương với trình độ của họ tại quê nhà và nếu hồ sơ được chấp nhận, trúng tuyển các kỳ thi thì họ được học như các sinh viên Pháp.

Nước Pháp là một trong những nước có một nền văn hóa cao trên thế giới, được học tập ở đây rồi sau đó về phục vụ quốc gia là một điều nhiều người mơ ước. Chúc các du sinh viên Việt Nam tìm được một môi trường thích hợp để thăng tiến trong tương lai cho bản thân mình và hữu ích cho đất nước.

Trích : Lá thư Paris của Quế Anh từ Pháp quốc.
Ngày 27/11/2011
 


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 03/Dec/2011 lúc 8:09pm
.
 
 
   Siêu xe bus đầu tiên trên thế giới
 
Kiểu dáng giống "siêu bò" Lamborghini và không gian nội thất đủ cho 23 người ngồi là những gì cần nói về chiếc siêu xe bus công nghệ cao tại Trung Đông.Được phát triển tại Hà Lan dưới tay nhà du hành vũ trụ Wubbo Ockels và cựu chuyên gia về khí động học xế đua Công thức 1, chiếc siêu xe bus màu xanh đen, chạy bằng điện có giá lên đến 7 triệu bảng Anh (tương đương 10,824 triệu USD). Sau đó, chiếc siêu xe bus đầu tiên trên thế giới đã được chuyển đến Ả Rập bằng máy bay theo đơn đặt hàng của một tộc trưởng.
Chiếc xe bus công nghệ cao có thể hoàn thành quãng đường 121 km từ Dubai đến Abu Dhabi trong thời gian chưa đến 30 phút. Được làm từ những vật liệu trọng lượng nhẹ, bao gồm nhôm, sợi carbon, sợi thủy tinh, polycarbonate..., chiếc siêu xe bus dài 15 m, rộng 2,5 m và cao 1,65 m.
Với sức chứa 23 người, chiếc siêu xe bus mang đến không gian nội thất không hề thua kém một chiếc limousine hay chuyên cơ hạng sang. Đặc biệt hơn, chiếc xe bus đắt giá còn được trang bị 8 bộ cửa kiểu cánh chim, gợi liên tưởng đến những chiếc siêu xế. Nhờ đó, hành khách có thể ra vào xe dễ dàng hơn.
Sau khi đặt chân đến Trung Đông, chiếc xe bus đã được thử nghiệm trên đường thông thường xung quanh sân bay Abu Dhabi. Cung cấp sức mạnh cho chiếc siêu xe bus là cụm pin năng lượng mặt trời. Được biết, chiếc siêu xe bus sang trọng có thể đạt vận tốc tối đa lên đến 250 km/h. Theo Antonia Terzi, cựu chuyên gia khí động học cho đội đua BMW Williams, chiếc siêu xe bus mang đến cảm giác lái "như ôtô du lịch bình thường".
Nếu muốn một lần có cơ hội ngồi trong chiếc siêu xe bus đầu tiên trên thế giới, khách hàng phải đặt chỗ trực tuyến bằng điện thoại di động. Sau đó, họ sẽ được đón và đưa đến bất kỳ nơi nào mong muốn. Ông Brigadier General Hussein al Harethi, trưởng phòng cảnh sát giao thông Abu Dhabi, phát biểu: "Những chiếc xe chạy điện không chỉ giảm bớt tắc đường mà còn hạn chế ô nhiễm không khí. Xe điện là loại hình phương tiện giao thông mà chúng tôi muốn sử dụng hiện nay".
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Dec/2011 lúc 7:57am

Giấy vệ sinh màu mè chỉ có ở Nhật Bản

ai nỡ dùng chúng vào việc... vệ sinh cơ chứ!

Xem nào, nếu như giấy vệ sinh của nhà mình chỉ có một màu trắng tinh, cùng lắm là màu hồng hoặc xanh thì ở Nhật Bản, sẽ được thấy một điều vô cùng thú vị: Giấy vệ sinh không chỉ tiện lợi trong khoản... vệ sinh hàng ngày, mà còn giúp bạn khám phá kiến thức, đọc tin tức, chơi sudoku... Hi, đúng là kiểu giấy chỉ có ở Nhật Bản!
Giấy vệ sinh đính kèm các kiến thứ về cuộc sống hoặc truyện tranh luôn.
 
Giấy vệ sinh kiêm chức năng làm báo, thước đo và cả hình thù dây kẽm gai nữa kìa, sợ quá!
 
Giấy vệ sinh kiêm chức năng chơi ô chữ sudoku luôn.
 
Woa! Giấy vệ sinh tình yêu???
 
Wai! Thoạt nhìn giấy này, ai dám dùng cơ chứ!
Giấy vệ sinh kiểu khủng bố.
Hihi! Cái này xem ra độc ác?
Giấy vệ sinh còn hướng dẫn gấp giấy origami nữa!



-------------
mk


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 05/Dec/2011 lúc 11:13am
.
 

Ngắm nữ tỷ phú gợi cảm nhất thế giới

Được mệnh danh là "giai nhân ít scandal nhất thế giới", Ivanka, con gái rượu của tỷ phú Donald Trump, luôn khiến mọi người ngưỡng mộ vì đức tính khiêm nhường và sự giản dị hiếm có của một tiểu thư vừa xinh đẹp, vừa giàu có.


 

Đôi nét về Ivanka Trump:
Sinh ra tại thành phố New York.
Chiều cao 1,79 m.
Tổng tài sản: thừa kế khoảng 2,1 tỷ USD.
Cha là tỷ phú bất động sản tại New York Donald Trump, mẹ là ngôi sao truyền thông New York Ivana Trump.
Nghề nghiệp: Người mẫu kiêm phó chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn bất động sản Trump.
Học vấn: Cử nhân quản lý Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania.
Mặc dù sở hữu 140 biệt thự sang trọng và thừa kế 2,1 tỷ USD nhưng Ivanka không vì thế mà chỉ biết ỷ lại và hưởng thụ. Tiền đồ sáng lạn của cô gái 25 tuổi này có được 70% là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân.
Ông bà Trump luôn nhất quán trong vấn đề nuôi dạy con cái cũng như việc cho con tiền. "Chúng tôi chỉ cho con gái đủ tiền sinh hoạt và tuyệt đối không chiều con quá mức"- tỷ phú Donald Trump cho hay. Bà Ivana cũng khẳng định chỉ cung cấp tiền học phí cho Ivanka, còn tất cả các khoản khác, kể cả tiền điện thoại cũng do cô tự chi trả. Mãi tới khi 7 tuổi, Ivanka mới nhận được viên kim cương đầu tiên từ cha mẹ. Cô hiểu rằng không làm mà hưởng là một điều vô cùng xấu hổ.
Vì thế, khi học trung học, Ivanka đã bắt đầu đi làm thêm bằng nghề người mẫu. Năm 16 tuổi, nhờ vóc dáng trời cho và sự cố gắng không ngừng, cô đã được nhận vào làm người mẫu chính thức của Elite.

Tháng 5 năm 1997, cô được lên bìa tạp chí Seventeen và trở thành người dẫn chương trình trong cuộc thi hoa hậu thanh thiếu niên Mỹ.

Không giống với những tiểu thư con nhà giàu thích khoe khoang tại Los Angeles như Paris Hilton, Richie, Patricia Hearst, Ivanka luôn khiêm tốn và thận trọng trong mọi hành vi của mình. Người ta ít gặp cô tại các quán bar hay sàn nhảy hay ăn mặc những trang phục không đứng đắn.

Sau khi tốt nghiệp trường Wharton danh tiếng, Ivanka vào làm việc như một nhân viên bình thường trong công ty của gia đình để tích lũy kinh nghiệm. Năm 24 tuổi, cô chính thức gia nhập tập đoàn bất động sản Trump với vai trò là phó chủ tịch hội đồng quản trị. Thẩm định, đầu tư, xây dựng...đối với cô chỉ là vấn đề nhỏ khi thừa hưởng đầu óc kinh doanh của cha cũng như kinh nghiệm chơi cổ phiếu từ năm lên 6.
Để làm tốt công việc của mình, ngày nào Ivanka cũng ở lại công ty tới khuya. Mỗi ngày cô chỉ ngủ 4 tiếng, thời gian còn lại chủ yếu là tham gia hội nghị, gặp gỡ đối tác..."Nếu tôi không hoàn thành tốt, cha tôi sẽ nổi giận"-Ivanka tâm sự.

Ngày 25/10/2009, Ivanka đã kết hôn với bạn trai Jared Kushner. Hiện cô đang sống hạnh phúc bên chồng và cậu con trai kháu khỉnh ra đời vào ngày 20/7 vừa qua.

Cho tới nay, không ai có thể phủ nhận rằng Ivanka là một trong các tiểu thư con nhà giàu ít "chảnh" và ít hư hỏng nhất thế giới.
Sầm Hoa (Theo Xinhuanet)



-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 07/Dec/2011 lúc 3:35am

 

Nhà cổ Gò Công, lời xa xưa thuật lại

 

Men theo Quốc lộ 50 từ Long An, trên chuyến phà lặng lẽ ngắm đoạn cuối dòng Vàm Cỏ êm đềm trước khi chảy ra cửa biển Soài Rạp đổ về Biển Đông để đến với Gò Công yêu dấu. Chẳng mất công tìm kiếm nhiều, những mái nhà cổ xứ Gò Công nằm lặng lẽ rải rác khắp các con phố sẽ làm lòng người như trầm xuống vì thán phục bởi vẻ đẹp tinh tế của những kiến trúc thoạt nhìn mang dáng vẻ miền Trung nhưng lại tồn tại cả mấy trăm năm ở vùng đất miền Tây này. Và như một sự pha trộn diệu kỳ, nếp nhà của những con người vẫn ngày đêm sinh sống nơi đây sẽ khiến bạn phải thốt lên trầm trồ thán phục vì sự bền bỉ trường tồn đầy thơ mộng của nó.

Những mái nhà cổ Gò Công vững vàng trong mưa nắng

Không hoành tráng, đông đúc như phố cổ Hội An, nhà cổ ở Gò Công chỉ còn tồn tại đơn lẻ trên các đường phố hay đơn giản chỉ là trong con hẻm nhỏ. Theo các cán bộ của Sở Văn hóa thông tin Tiền Giang, ở thị xã Gò Công hiện nay còn khoảng gần 200 ngôi nhà cổ được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Trong đó, nổi bật và có giá trị văn hóa hơn cả là những ngôi nhà của đốc phủ Nguyễn Văn Hải ở số 9 đường Hai Bà Trưng, thị xã Gò Công. Đây là ngôi nhà được xây dựng năm 1860 (cách đây 151 năm) và cũng đã trải qua mấy lần trùng tu. Tuy nhiên, hiện ngôi nhà này được chọn làm nhà truyền thống của thị xã và hầu như vẫn giữ được rất nhiều những nét văn hóa tinh hoa chạm trổ của cấu trúc ban đầu. Ngoài ra, ngôi nhà của bà Lâm Vu Liên được xây dựng cuối thế kỷ 19 cũng là một trong những kiến trúc còn tồn tại gần như nguyên vẹn tới ngày nay (được chọn làm trụ sở Thị ủy bây giờ). Bên cạnh đó, còn rất nhiều ngôi nhà cổ có giá trị với tuổi đời tương đương như thế được người dân bảo tồn và lưu giữ. Một điều lạ là các kết cấu của ngôi nhà chỉ được xây dựng bằng mật mía và gạch nung nhưng lại vô cùng bền chắc. Đa phần đều là các ngôi nhà theo kiểu ba gian hai trái với những chiếc cột bằng gỗ chạm khắc tinh xảo hoa văn rồng phượng.

Nội thất trong nhà cổ Gò Công

Ngồi trên đường Nguyễn Huệ, nhìn sang phía bên kia đường, khuất lấp giữa mấy gian hàng điện tử là hai ngôi nhà cổ nằm lặng lẽ nép mình bên nhau như một dấu tích huy hoàng của quá khứ. Mặt trời đã lên cao, nắng chiếu qua những tán lá để soi rõ những mảng rêu màu xám xịt trên nền ngói âm dương cổ kính của ngôi nhà. Bà bán hàng nước thấy tôi chăm chú nhìn ngôi nhà bèn chép miệng, đó là ngôi nhà cổ nhất của Gò Công đấy, xây dựng từ năm 1852, hiện nay do con trai ông Thành quản lý. Nhìn những mái vòm cong cong, những viên gạch in hằn dấu tích của gần 200 năm mà chúng tôi không khỏi bồi hồi. Dưới cái cánh cửa gỗ nâu màu cánh gián kia liệu đã có bao nhiêu bàn chân đã đến và đi ở ngôi nhà đó. Có lẽ, sự diệu kỳ không chỉ là ngần ấy thời gian mà cái quan trọng nhất, giờ những ngôi nhà ấy vẫn đã, đang và sẽ là tổ ấm của nhiều gia đình nhiều thế hệ sinh sống. Đó chính là ý nghĩa thực sự của những ngôi nhà cổ, một nét văn hóa đặc sắc của con người Gò Công.

theo QĐND

 



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 08/Dec/2011 lúc 3:37am

*

Những công trình cổ nhất của Sài Gòn còn lại hôm   nay

Những công trình đã hơn 100 năm tuổi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, thanh lịch giữa lòng Sài Gòn hiện đại và tấp nập.

Nhà hát cổ nhất

Ở TP.HCM có lẽ không ai không biết đến Nhà hát lớn thành phố. Nhà hát lớn do người Pháp xây dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem.

Năm 1956, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện chế độ cũ; tháng 5/1975 trở thành Nhà hát thành phố với 750 chỗ ngồi. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn–TP.HCM, toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài Nhà hát được phục chế lại như nguyên mẫu ban đầu.

Hiện nay, nhà hát là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn của TP.HCM.

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Kiến trúc của Nhà hát lớn TP.HCM từ ảnh tư liệu

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Nằm ngay tại trung tâm TP.HCM, kiến trúc của Nhà hát thành phố hiện nay không có nhiều thay đổi so với ban đầu

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Kiến trúc mặt ngoài của Nhà hát thành phố

Khách sạn cổ nhất

Khách sạn Continental là khách sạn cổ nhất của đất Sài Gòn xưa với hơn 130 năm tuổi đời. Khách sạn nằm tại 132-134 Đồng Khởi, quận 1, được xây dựng năm 1880 do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Cho đến nay, tên khách sạn vẫn được giữ nguyên như những ngày đầu dù ngày giải phóng đã có lần đổi thành khách sạn Hải Âu. Continental có diện tích 3.430 m2, cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng…

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Khách sạn cổ nhất Sài Gòn trong một tấm ảnh cũ do khách sạn Continental cung cấp

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Khách sạn Continental nhìn từ một góc đường

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Một phòng họp báo bên trong khách sạn

Ngôi trường cổ nhất

Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM được xây dựng vào năm 1874 và hoàn thành 3 năm sau đó. Ban đầu, trường do người Pháp quản lý và có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi đổi thành Collège Ch***eluop Laubat. Năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau.

Năm 1967, trường được trả cho người Việt mang tên Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ năm 1975 đến nay đổi tên là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Hơn một thế kỷ qua trường vẫn giữ được kiến trúc ban đầu.

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Cổng trường Lê Quý Đôn phía đường Nguyễn Thị Minh Khai ngày trước

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Cổng trường phía đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa hiện nay

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Một góc sân trường

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Học sinh THPT Lê Quý Đôn giờ tan học

Nhà văn hóa cổ nhất

Cung Văn hóa Lao Động được xem là Nhà văn hóa cổ nhất tại TP.HCM. Năm 1866, với tên gọi Cèrcle Spertif Saigonnais, nhà văn hóa này có sân thể thao của quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm.

Trước đây, sân chơi được mở rộng hơn phục vụ cho cả giới quý tộc. Sau này, Nhà văn hóa được giao lại cho Liên đoàn Lao động TP.HCM và trở thành nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho công nhân lao động, lấy tên là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động.

Diện tích 2,8 ha, với 145 năm hình thành và phát triển, Cung Văn hóa Lao Động là Nhà văn hóa cổ và lớn nhất của TP.HCM.

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Cung Văn hóa Lao động trước đây chỉ dành cho giới thượng lưu

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Mặt trước và mặt sau của Cung Văn hóa Lao động hiện nay

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Hiện nay, Cung văn hóa Lao động là nơi vui chơi luyện tập thể thao của nhiều bạn trẻ

Công viên lâu đời nhất

Thảo Cầm Viên do người Pháp xây dựng năm 1864, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp Louis Pierre làm giám đốc đầu tiên. Mục đích xây dựng Thảo Cầm Viên để ươm cây giống trồng dọc các đại lộ Sài Gòn, đồng thời là nơi nuôi trồng những động thực vật vùng nhiệt đới mà các Thảo Cầm Viên của Pháp chưa có.

Động vật của Thảo Cầm Viên khá phong phú như: gà lôi, sếu, cu gáy, hồng hoàng, công, hươu, nai, cọp, khỉ, chồn hương, tắc kè, rùa, cọp xám, đóm đen, gà lôi xanh, chim cú lợn…

Hiện nay, công viên lâu đời này có hàng trăm động vật, hàng ngàn loài thực vật diện tích hơn 21.000 m2. Thảo Cầm Viên đã tròn 147 tuổi, số lượng động thực vật ngày càng tăng, nơi đây đã gắn bó với từng bước đi lên của TP.HCM và là một trong những công viên khoa học lớn nhất Đông Dương.

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Mặt trước của Thảo Cầm Viên

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Tượng ông Louis Pierre, giám đốc đầu tiên của Thảo Cầm Viên

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Voi ở Thảo Cầm Viên

Những%20công%20trình%20cổ%20nhất%20còn%20lại%20của%20Sài%20Gòn%20xưa

Con đường dẫn chính dẫn vào Thảo Cầm Viên

(Theo Bưu Điện Việt Nam



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 09/Dec/2011 lúc 4:12am

*

                 

Ngắm Sài Gòn tráng lệ từ mờ sáng đến lúc lên đèn

Sài Gòn với giao thông đông đúc và hỗn loạn dưới ống kính nhiếp ảnh gia 29 tuổi người Anh Rob Whitworth đẹp và tráng lệ đến ngỡ ngàng.

Hữu Anh

Ảnh: Rob Whitworth

                  



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 10/Dec/2011 lúc 8:27am

*

Sân bay tồi tệ nhất thế giới : Charles de Gaulle của Pháp

Nhà%20ga%202F%20cùa%20sân%20bay%20%20Roissy-Charles%20de%20Gaulle.
Nhà ga 2F cùa sân bay Roissy-Charles de Gaulle.
Getty /Andrew Holt

http://www.viet.rfi.fr/auteur/duc-tam - Đức Tâm

Không ai khác ngoài hành khách đi máy bay là những người có đủ tư cách để bình bầu lựa chọn những sân bay tốt và tồi tệ nhất trên thế giới. Chính họ là những người đã trả lời những câu hỏi của trang mạng CNNGo của đài truyền hình Mỹ.

Có bốn tiêu chuẩn chính để đánh giá sân bay là : tiện nghi, sự thuận tiện, vệ sinh và dịch vụ cho hành khách.

Trên cơ sở này, sân bay Charles de Gaulle của Pháp đã được xếp đứng đầu bảng trong số những sân bay đáng ghét nhất trên thế giới.

Về mặt quy mô, sân bay Charles de Gaulle đứng hàng thứ hai ở châu Âu, đón tiếp khoảng 60 triệu lượt khách mỗi năm.

Việc xây dựng sân bay Charles de Gaulle kéo dài 10 năm. Khi bước vào hoạt động, năm 1974, Charles de Gaulle được coi là sân bay cực kỳ hiện đại. Thế nhưng cùng với thời gian, cho dù liên tục được tu sửa, mở rộng, ngay từ năm 2009, sân bay này của Pháp đã bị liệt vào hạng tồi tệ nhất thế giới, bởi trang mạng Canada Sleepingairport.net

Hai năm sau, tình hình không khá hơn và đến lượt CNNGo chấm điểm bét cho sân bay Charles de Gaulle với bảng liệt kê dài các lý do cụ thể và rõ ràng : Các tín hiệu, chỉ dẫn thiếu, thậm chí một số nơi không có, dịch vụ hoạt động ở mức tối thiểu, nhà ga không sạch sẽ, phòng vệ sinh bẩn và hư hỏng, sắp xếp đường di chuyển vòng vèo, không hợp lý đi kèm với hệ thống đường ống dẫn hành khách như ma trận, nhân viên sân bay mất lịch sự, đợi lấy hành lý quá lâu, hệ thống nhà hàng, quán giải khát không xứng đáng với sự nổi tiếng về nghệ thuật ẩm thực của nước Pháp, vé đỗ xe hơi trong parking đắt nhất thế giới, trang trí xám xịt và lại càng u ám bởi hệ thống lưới bảo vệ chống sạt lở…

Đương nhiên, ban quản lý sân bay Charles de Gaulle, hiện sử dụng tới 7000 nhân công, phản bác một số nhận xét của CNNGo. Từ hai năm nay, sân bay đang được tu sửa. Ví dụ cụ thể nhất là các bức ngăn tại nhà ga E của Charles de Gaulle 2 đã được lắp bằng gỗ và kính, trông sáng sủa hơn và lịch sự hơn. Hay các phòng vệ sinh được lau chùi đều đặn. Còn việc hành lý bị mất hoặc trả chậm là lỗi của các hãng hàng không. Ban quản lý cũng cho biết là trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, đã chi ra 3 tỷ euro để sửa sang khu vực đón tiếp hành khách và đây mới chỉ là giai đoạn đầu.

Cũng trong bản xếp hạng của CNNGo, đứng hàng thứ hai trong nhóm 10 sân bay tồi tệ nhất là sân bay Mỹ Los Angeles International Airport.

Chiếm vị trí đầu bảng trong số 10 sân bay đáng yêu nhất thế giới là sân bay Hong Kong International, Changi của Singapore và Seoul Incheon của Hàn Quốc.

Xin nói thêm là trong bảng xếp hạng năm 2009 của website Cananda Sleepingairport.net thì 3 sân bay châu Á nói trên vẫn đứng đầu bảng tốt nhất nhưng theo thứ tự là Changsi Singapore, Seoul Incheon Hàn Quốc và sân bay Hồng Kông.

Cũng theo phân loại năm 2009 của trang web này thì sân bay Nội Bài – Hà Nội – Việt Nam xếp thứ 6 trong nhóm 10 sân bay tồi tệ nhất thế giới và đứng hạng thứ 3 trong số các sân bay tồi tệ nhất ở châu Á, tức là còn đỡ ghét hơn sân bay Manila Philippines và Delhi của Ấn Độ.



Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 11/Dec/2011 lúc 7:57am
THÚY ĐÃ ĐI RỒI
http://caonienbachhac2011.blogspot.com/2011/12/thuy-i-roi.html#more - http://caonienbachhac2011.blogspot.com/2011/12/thuy-i-roi.html#more
 
http://lh4.ggpht.com/-5DCjCOKQ7k4/TuNvgCbshdI/AAAAAAAAOlo/fdXMbAXVxvs/s1600-h/Thanh-Thuy%25255B2%25255D.jpg">Thanh-Thuy


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 11/Dec/2011 lúc 9:29am

*

        Ngày lễ cuối năm : mùa bội thu của   
                     ngành Champagne
 
Nước%20Pháp%20xuất%20khẩu%20hàng%20năm%20300%20triệu%20chai%20champagne%20%28DR%29 
 
Nước Pháp xuất khẩu hàng năm 300 triệu chai champagne (DR)
http://www.viet.rfi.fr/auteur/tuan-thao - Tuấn Thảo

Nước Pháp sản xuất 400 triệu chai rượu champagne mỗi năm, trong đó có đến 3/4 là để xuất khẩu sang nước ngoài. Những ngày lễ cuối năm là mùa quan trọng đối với ngành chế biến champagne, bởi vì chỉ riêng trong mùa Giáng Sinh và Tết dương lịch, số bán của một tháng tương đương với 40% doanh thu hàng năm.

Nổi tiếng là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn đem về cho nước Pháp 4 tỷ rưỡi euro mỗi năm, ngành champagne do uy tín của sản phẩm, thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ nội địa vẫn ở một mức cao, trong khi champagne vẫn tiếp tục được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới. Bằng chứng là trong năm 2010, nước Pháp đã xuất khẩu gần 320 triệu chai champagne sang 196 nước, tăng mạnh nhất  vẫn là Trung Quốc.

Được xem từ lâu như là một trong những biểu tượng của nước Pháp, rượu champagne khác với các lọai rượu vang đỏ hay trắng, ít bị cạnh tranh nhờ bảo hộ được thương hiệu : chỉ có rượu nho trắng sủi bọt sản xuất tại vùng Champagne, miền tây bắc nước Pháp mới xứng đáng với danh hiệu champagne. Các loại rượu nho sủi bọt khác đến từ các vùng miền ở Pháp hay ở nước ngoài một là chế biến theo cùng phương pháp (méthode champenoise) hai là được xếp vào lọai rượu sủi bọt (pétillant hoặc là mousseux).

Để tôn trọng truyền thống, bảo đảm chất lượng và hương vị của sâm banh, nước Pháp ra nhiều quy định nghiêm ngặt về các giống nho hợp với phong thổ của vùng Champagne, phương pháp chế biến, cách chọn giống cây và nuôi trồng, thời gian ủ nho làm rượu cũng như việc cất giữ trong thùng. Để sản xuất champagne, một nhà làm rượu ở vùng này buộc phải tuân thủ hơn 60 quy định khác nhau, để có thể gắn trên chai rượu của mình nhãn hiệu champagne.

< height=315 ="http://www.youtube.com//2fH9-HFZ62M" Border=0 width=560 allowfullscreen>

Theo Ủy ban bảo trợ ngành Champagne, một cơ chế do chính phủ Pháp thành lập để giám sát nghề sản xuất loại rượu này ở Pháp, ngành chế biến champagne ít bị khủng hoảng tác động hơn so với các ngành nghề khác. Với lượng xuất khẩu hàng năm dao động ở mức từ 300 triệu đến 330 triệu chai, ngành champagne được duy trì nhờ chinh phục được thêm thị trường của nhiều quốc gia đang trỗi dậy, trong đó có các Brazil, Ấn Độ, một số nước Nam Mỹ và nhất là Trung Quốc.

Theo bản báo cáo của ủy ban này, thì Trung Quốc hiện đứng hàng thứ năm trong số các nước nhập khẩu champagne. Mức tiêu thụ của Trung Quốc tăng 89% chỉ trong vòng một năm tức là còn hơn cả rượu nho Bordeaux (+ 85 %) và rượu cognac (+71%). Để so sánh thì mức xuất khẩu champagne của Pháp sang Trung Quốc tăng nhanh hơn gấp bảy lần so với đà xuất khẩu sang toàn khối châu Âu (+11,3 %) và gấp ba lần sang thị trường Anh Mỹ (+28,5 %).

Sau Nhật Bản, Trung Quốc trở thành thị trường đầy tiềm năng đối với nước Pháp. Do các xu hướng tiêu thụ thời nay chủ yếu đi theo đà phát triển của các đô thị lớn, người Trung Quốc ngày càng tiêu thụ nhiều hơn rượu champagne nói riêng, rượu nho nói chung. Một cuộc thăm dò thị trường gần đây cho thấy : đa số người Trung Quốc thích uống champagne thường là giới trẻ, có nghề nghiệp với đồng lương cao, thường đi du lịch hay đã từng xuất ngoại. Đối với thành phần này, champagne ngoài tính chất tiệc tùng lễ hội, còn là một thức uống của những người yêu chuộng cuộc sống về đêm.

< height=315 ="http://www.youtube.com//U0zWp8FAl98" Border=0 width=560 allowfullscreen>

Tại Thượng Hải, Bắc Kinh hay Thâm Khuyến, 80% lượng champagne chủ yếu được bán tại các tụ điểm vui chơi giải trí như quán bar, nhà hàng, hộp đêm, phòng trà, karaoke. Theo lời ông Jean Noel Girard, giám đốc tiếp thị của thương hiệu Champagne Devaux, sở dĩ mức xuất khẩu champagne sang Trung Quốc tăng một cách ngọan mục là vì thị trường này chỉ mới khám phá rượu champagne. Cách đây vài năm, Trung Quốc không hề có mặt trên danh sách các quốc gia nhập khẩu. Giờ đây, Trung Quốc nhảy vọt lên hạng nhì chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản.

Nói về châu Á, quốc gia tiêu thụ champagne nhiều nhất vẫn là thị trường Nhật Bản. Nước Nhật đứng đầu các quốc gia châu Á nhập khẩu champagne của Pháp từ vài thập niên nay. Trong vòng 10 năm gần đây, xứ hoa anh đào nhập khoảng 6 triệu chai mỗi năm. Năm kỷ lục là năm 2007, số lượng chai champagne xuất khẩu sang Nhật lên đến gần 7 triệu rưỡi.

Bên cạnh đó, có thị trường Trung Quốc đang tăng lượng nhập khẩu một cách đều đặn. Theo tôi được biết, cách đây hai năm, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 700 ngàn chai mỗi năm. Giờ đây lượng tiêu thụ này đã tăng gấp đôi, lên đến gần 1 triệu rưỡi. Trong những năm sắp tới, Trung Quốc sẽ đuổi kịp Nhật Bản, vì thị trường Nhật đã đạt tới mức cao nhất, trong khi thị trường Trung Quốc thì cứ mỗi năm mỗi tăng.

Trường hợp của Trung Quốc giống như Nhật Bản 20 năm về trước : nếu như bây giờ người Nhật đã xem champagne như là một thức uống khá phổ biến, không nhất thiết phải đợi đến dịp lớn thì mới uống. Người Trung Quốc chủ yếu khui champagne trong những dịp vui chơi tiệc tùng, lễ hội. Tại Trung Quốc, champagne có uy tín của một sản phẩm thượng hạng dành cho giới thượng lưu, và chủ yếu dành cho thành phần giới trẻ có tiền sống ở các đô thị lớn, chứ chưa phải phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội.

< height=360 ="http://www.youtube.com//1bFPkdjrpnU" Border=0 width=480 allowfullscreen>

Về phần mình, cô Isabelle Mathieu, xuất thân từ một gia đình sản xuất sâm banh từ bốn đời nay. Công ty gia đình cô thuộc vào cỡ trung bình, nên thường kết hợp với nhiều công ty khác thành một tổ hợp sản xuất. Gọi là công ty cỡ trung bình nhưng gia đình cô lại sản xuất 120 ngàn chai champagne mỗi năm, trong đó có đến 80% được dành cho xuất khẩu ra nước ngoài. Cô Isabelle Mathieu cho biết là tùy theo mỗi quốc gia, người dân thường thích tiêu thụ mỗi loại champagne khác nhau :

Rượu champagne của Pháp chủ yếu được chế biến từ ba giống nho khác nhau : chardonnay (nho trắng vỏ xanh), pinot noir và pinot meunier (hai loại nho hồng hay nho trắng vỏ đen). Đối với các loại champagne chế biến từ giống nho pinot noir, thì thức uống này hợp với khẩu vị của người dân các nước phía nam châu Âu, đặc biệt là người Ý hay Tây Ban Nha vì loại champagne này có hương vị đậm đà hơn, uống vào là thấy ngay độ nồng ở đầu môi.

Đổi lại, người dân các nước Bắc Âu thì chuộng các loại champagne chế biến với giống nho trắng chardonnay. Loại champagne này ít đậm mùi hơn, nhưng đổi lại có nhiều hương thơm của hoa quả, trái cây. Người Anh Mỹ cũng thích hơn lọai champagne chế biến với giống nho chardonnay. Theo tôi nghĩ thì đó một phần là do thói quen trong khẩu vị của họ. Tại Mỹ chẳng hạn, các nhà sản xuất rượu nho chủ yếu trồng giống chardonnay, chỉ từ khoảng hai thập niên gần đây, họ mới chuyển qua trồng thêm nhiều giống nho pinot noir.

Về phần người châu Á, thì họ uống cả hai. Trái với các xứ khác, họ thích uống lọai champagne có vị ngọt hơn so với người Tây phương. Điều đó không tùy thuộc vào giống nho, mà vị ngọt ít hay nhiều chủ yếu là do quá trình chế biến rượu champagne. Để tóm tắt thì có thể nói là dân châu Á chuộng các lọai champagne gọi là sec (chai có vị ngọt vừa vừa) và demi-sec (có nghĩa là khá ngọt), trong khi người Tây Âu thích các loại brut (không ngọt mà lại dễ tiêu hóa hơn).

< height=315 ="http://www.youtube.com//Vumr29z1t_c" Border=0 width=560 allowfullscreen>

Thời buổi khó khăn, giá sinh hoạt đắt đỏ, các gia đình người Pháp tiết kiệm chi tiêu trên mọi thứ. Vậy thì trên các bữa tiệc cuối năm nay, liệu người Pháp sẽ bớt dọn ra trên bàn các chai champagne. Thực tế cho thấy dường như không phải vậy, vì lượng tiêu thụ champgne nội địa vẫn ở một mức tương đối cao, không tăng mà cũng không giảm. Có thay đổi hay chăng là trong cung cách tiêu thụ, cân nhắc và kén chọn hơn. Anh Jean Michel Tamin chủ nhân của một hiệu bán rượu ở Paris quận 11 cho biết :

Cách đây vài năm, giá của một chai champagne thuộc cỡ ngon trung bình là khỏang 15 euro. Giờ đây khách hàng phải tính khỏang chừng 20 euro cho một chai như vậy. Nhưng không phải vì thế mà người tiêu dùng sẽ chạy đi mua các hiệu champagne rẻ tiền nhất. Người Pháp có thể sẽ vẫn uống champagne mà lại tiết kiệm trên các thức ăn khác hoặc là họ mua ít champagne hơn và uống xen kẻ với các lọai rượu trắng sủi bọt khác như Crément, Vouvray, Clairette de Die hay là Montlouis sur Loire. Cùng với một giá tiền thì nên uống các lọai rượu trắng sủi bọt thượng hạng hơn là uống champagne rẻ tiền, vốn không dễ tiêu hóa.

Nhưng theo kinh nghiệm bán hàng, tôi nghĩ rằng năm nay cững sẽ đắt hàng như những năm trước. Những ngày lễ cuối năm thường là dịp để cho người Pháp quây quần lại với nhau, bên những bữa ăn truyền thống, trong bầu không khí ấm cúng với người thân trong gia đình bay bằng hữu. Do một năm chỉ có một lần, nên nhìn chung, người Pháp có thể sẽ tiết kiệm rất nhiều thứ nhưng vẫn thích uống rượu ngon. Vì lý do đó cho nên, bàn tiệc cuối năm của các gia đình ở Pháp không thể nào mà không có rượu champagne.



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 12/Dec/2011 lúc 5:49am

*

 

Vũ điệu đầy màu sắc giọt mực trong nước của Mark Mawson

Sinh ra tại nước Anh, nhiếp ảnh gia Mark Mawson đã đến với nhiếp ảnh từ năm ông 8 tuổi khi ông có trong tay một chiếc máy ảnh nhỏ. Sau khi tốt nghiệp, ông nghiên cứu báo ảnh tại trường đại học Richmond ở Sheffield, ước mơ của đời ông là trở thanh một nhiếp ảnh gia Fleet Street. Sau này ông làm việc cho các tờ báo quốc tế thường nhật tại London bao gồm: The Times, Daily Mail, và The Sunday Times... Cho đến năm 1995, ông muốn có một bước đột phá trong nghề nghiệp nhiếp ảnh của mình bằng sự tự do,sáng tạo khi chụp các đối tượng, nên ông đã chuyển sang chụp hình cho các tạp chí và các cơ quan quảng cáo. Bằng những bức ảnh độc đáo đầy sáng tạo ông đã đưa tên tuổi mình nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Năm 2001, ông chuyển đến Paris nơi niềm đam mê nghệ thuật chụp ảnh dưới nước bắt đầu rực cháy trong ông.

Những tác phẩm dưới nước của ông từ fashion dưới nước đến bst ảnh giọt mực loan trong nước mà tôi sắp giới thiệu đều lung linh màu sắc đến huyển hoặc lòng người xem. Cùng ngắn nhìn vũ điệu quyến rũ của những giọt mực kết tinh trong nước, đầy màu sắc mà đầy đam mê của nhiếp ảnh gia tài năng Mark Mawson































 Lam Phương


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 14/Dec/2011 lúc 3:53am

*

 

"Toutou Rista", đồ chơi dạy trẻ thích sạch sẽ

DR

http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-thanh - Trọng Thành

Thị trường đồ chơi cuối năm nay tại Pháp có một món đồ chơi thu hút nhiều chú ý : « Toutou Rista ». Cái tên, tự thân nó, mới nghe cũng có thể khiến người ta phải bật cười.
 

100 000 hộp « Toutou Rista » đã được bán ra. Trò chơi dành cho các em nhỏ khoảng 4 đến 5 tuổi này rất đơn giản. Một con chó lùn gốc Đức bằng nhựa có thể nuốt được chất dẻo qua miệng, và thải ra theo đường dưới đuôi . Những tiếng kêu ép ép làm con vật bằng nhựa trở nên sinh động, mỗi lần hoàn thành công việc hàng ngày hệ trọng này. Muốn chiến thắng trong cuộc chơi, các em bé phải dùng xẻng để hốt bằng hết ki của chó con, để giúp nó đoạt danh hiệu chó con sạch sẽ nhất.

Tờ Parisien thuật lại, cảnh các bậc cha mẹ trầm trồ trước sự hứng khởi của con em trước đồ chơi vừa đơn giản, vừa là lạ này, sau khi xem quảng cáo trên tivi : « Ba mẹ thấy không, đấy là một con chó đi ị và phải dùng xẻng để hốt phân của nó ! ».

Không ít người cho rằng, Toutou Rista chỉ là một trò lừa đảo. Chó con trong hộp rất xấu. Nội dung của trò chơi thì quá đơn giản.

Le Parisien trích lại lời của giám đốc thương mại của công ty Goliath, nơi nhập khẩu “Toutou Rista”. Theo ông, tại nhiều thành phố ở Đức và Hà Lan, trò chơi này đã được sử dụng như một dụng cụ hỗ trợ giáo dục. « Toutou Rista » vừa nhận được Giải thưởng Grand Prix du Jouet 2011, do tạp chí Revue du Jouet – tạp chí chuyên về các trò chơi và đồ chơi của Pháp trao tặng, để ghi nhận ý thức giáo dục công dân của đồ chơi này.

Cũng có một số ý kiến cho rằng, việc làm sạch đường phố khỏi nạn ki chó không phải là nhiệm vụ của trẻ em, mà là việc mà chính người lớn phải làm.

Toutou Rista nhắc chúng ta nhớ đến hộp đồ chơi Buki - Labo Crado gây cười, bao gồm khoảng 30 thí nghiệm vừa học vừa chơi, để hiểu thêm về cơ thể con người.



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 14/Dec/2011 lúc 4:25am

*

 

Thông Noel ở Việt Nam làm từ 2500 điện thoại

http://my.go.vn/?id=57758327 - Tái Thiên
Sự xuất hiện của cây thông Noel làm bằng điện thoại di động tại số 526, đường Ấp Bắc, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) chào đón Giáng sinh đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người.

Cây thông này cao khoảng 4.5m, có 32 tầng "lá", được kết nối bởi hơn 2500 chiếc ĐTDĐ cũ. Số ĐTDĐ trên được cán bộ, nhân viên siêu thị điện máy Westcom thu gom từ gần 10 tháng qua.

Ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc siêu thị điện máy Westcom cho biết, ý tưởng này xuất phát từ việc Việt Nam đang có nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ từ người sử dụng ĐTDĐ.

Cây thông làm từ 2500 điện thoại cũ nhằm cảnh báo về tình trạng "rác công nghệ" ở Việt Nam.  

Hiện mỗi người, đặc biệt là giới trẻ, có thể sở hữu cùng lúc 2 - 3 điện ĐTDĐ. Như vậy, hàng năm Việt Nam phải tiếp nhận khoảng 400 tấn rác ĐTDĐ.

Qua việc làm cây thông Noel bằng ĐTDĐ đã qua sử dụng, Westcom muốn kêu gọi mọi người hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường sống, giảm nguy cơ rác công nghệ cao tràn ngập khắp nơi.

Kết thúc mùa Giáng sinh, cây thông Noel ĐTDĐ này sẽ được bán đấu giá từ thiện.



Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 14/Dec/2011 lúc 11:02am
http://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=web&cd=1&sqi=2&ved=0CB0QFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.vpb.com.vn%2Fvi%2Fgioi-thieu%2Fcacsukiendangghinho&ei=p8foToLyFMXy0gHP-6CSCg&usg=AFQjCNE4-7FW6Z7z7HXbsVap-CIJJdEeEA&sig2=hy5GJbFZxbnvcMLUwWyx-w - Năm 2011
Năm 2011  sắp sửa qua đi với những sự kiện vui và không ít thảm họa đáng buồn. Cùng nhìn lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất về những gì nhân loại trải qua trong năm 2011.


Thiếu nữ Nhật Bản ngồi tuyệt vọng trước đống đổ nát do con sóng thần hôm 11/3 gây

ra ở quốc đảo này. Trận động đất mạnh gần 9 độ richter kèm theo sóng thần cao tới

10m đã tàn phá không ít thành phố ven biển của Nhật Bản, gây ra cái chết của 16.000

người, khiến hàng triệu người khác mất nhà cửa. Thảm họa kép hôm 11/3 còn gây ra

cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ sau vụ nổ ở nhà máy điện

Chernobyl, Ukraina 25 năm trước.


Tổng thống Obama, ngoại trưởng Clinton và các quan chức cao cấp trong chính phủ

Mỹ trực tiếp theo dõi cuộc đột kích truy sát trùm khủng bố Osama bin Laden tại nơi

nhân vật này ẩn náu ở Pakistan. Tuy biệt kích Mỹ hạ sát nhân vật bị truy nã gắt gao

nhất hành tinh nhưng nó lại khiến mối quan hệ Mỹ - Pakistan rạn vỡ, vì Islamabad cho

rằng Washington vượt mặt mình.


Nạn hôi của diễn ra ở Anh sau khi bạo động bùng phát ở thủ đô London, sau đó nhanh

chóng lan ra các khu vực khác trên cả nước. Vụ bạo loạn bùng phát ngày 6/8, sau cái

chết của một thanh niên tên là Mark Duggan gây ra bởi cảnh sát hai ngày trước đó. Nó

đã khiến thủ đô của Vương quốc Anh chìm trong biển lửa, khắp nơi là cảnh tan hoang

vì bị đập phá. Đây cũng là cơ hội để những phần tử xấu cướp bóc và hôi của.


Những tia sét vây quanh cột tro bụi bốc lên từ núi lửa Puyehue-Cordon Caulle, Chile,

sau khi nó trở mình thức giấc. Những cột tro bụi cao tới 12 dặm được nhả vào không

khí gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người sống gần khu vực núi lửa hoạt

động. Hàng ngàn chuyến bay quốc tế đã bị hủy bỏ bởi đám mây bụi dày đặc trên

không trung.


Hai thanh niên Haiti đứng trên một tòa nhà bị hư hại nặng nề sau trận động đất năm

2010, nhìn xuống cảnh đổ nát của thủ đô Port-au-Prince. Đã 1 năm trôi qua nhưng

cuộc sống của người dân ở quốc gia nghèo đói này vẫn chưa trở lại bình thường, thậm

chí là tệ hại hơn, bởi nạn đói và dịch tả liên tiếp hoành hành sau thảm họa động đất.


Chiếc máy bay bay trên cột ánh sáng chiếu lên từ nơi tòa nhà Trung tâm thương mại

thế giới bị sụp đổ năm 2001, nhân dịp kỉ niệm 10 năm sự kiện khủng bố làm thay đổi

thế giới này. Ngày 11/9/2011, nước Mỹ đã trọng thể tổ chức lễ tưởng niệm để tưởng

nhớ những nạn nhân vụ khủng bố kinh hoàng trên.


Một nhân viên của Liên Hợp Quốc dùng máy tính bảng chụp lại xác chú bò chết khô vì

hạn hán ở khu vực biên giới giữa Somali và Kenya. Trận khô hạn này đã gây ra nạn

đói hết sức tồi tệ ở vùng Sừng Châu Phi, làm chết hàng chục ngàn người và khiến hơn

6 triệu người lâm vào cảnh sắp sửa chết đói.


Người đàn ông mình đầy máu ngồi ngay trước thi thể của một trẻ nhỏ thiệt mạng trong

vụ đánh bom liều chết kép ở thủ đô Islamabad, Pakistan. Tình trạng bất ổn liên tục xảy

ra ở quốc gia Hồi giáo này trong năm 2011, đã cướp đi sinh mạng của nhiều thường

dân, trong đó có không ít trẻ nhỏ.


Bom nổ trên một tuyến đường cao tốc ở Libya sau khi Hội đồng Bảo An Liên Hợp

Quốc thông qua nghị quyết áp đặt vùng cấm bay trên không phận quốc gia này. Được

sự hỗ trợ của Mỹ và NATO, lực lượng nổi dậy ở Libya nhanh chóng đánh chiếm được

những thành phố quan trọng, đẩy quân đội trung thành với nhà lãnh đạo Muammar

Gaddafi về Bani Walid và Sirte. Ngày 20/10/2011, nhà lãnh đạo Gaddafi bị lực lượng

nổi dậy bắt giữ, sau đó hành quyết mà không cần xét xử, gây ra phản ứng từ nhiều

quốc gia trên toàn thế giới.


Một nữ tu sĩ đang lội qua nước lũ ngay tại thủ đô Bangkok, Thái Lan trong trận lụt lịch

sử nhấn chìm hơn 70% diện tích quốc gia này. Sở dĩ nước lũ tràn về và gây ngập úng

trong nhiều ngày ở thủ đô Bangkok là do hệ thống thoát lũ tự nhiên của đô thị này đã

bị những công trình xây dựng, trong đó có đường cao tốc và sân bay chặn lại nên nước

không thể thoát ra sông.


Hình ảnh gây sốc ghi lại những giây phút cuối cùng của ông hoàng nhạc Pop Micheal

Jackson khi được cấp cứu tại bệnh viện được công bố trong phiên tòa xét xử bác sĩ da

màu Conrad Murray, người chăm sóc sức khỏe tại gia cho Micheal Jackson. Vị bác sĩ

này bị kết án 4 năm tù giam vì ngộ sát “ông hoàng nhạc Pop”.


Những người biểu tình “Chiếm phố Wall” tự chăm sóc cho nhau ở khu lều trại dựng lên

trong công viên Zuccotti, New York. Đổ lỗi cho giới chủ nhà băng gây ra cuộc khủng

hoảng tài chính tồi tệ kéo dài hơn 2 năm qua, những người biểu tình muốn chính phủ

phải giải quyết tình trạng bất ổn hiện tại.


Thi thể các nạn nhân vụ thảm sát đẫm máu ở Na Uy nằm lạnh lẽo bên bờ sông, khi

lực lượng cứu hộ chưa kịp thu gom. 79 người đã chết sau khi kẻ sát nhân Anders

Behring Breivik thực hiện vụ đánh bom và xả súng kinh hoàng ở Oslo. Vụ việc đã

khiến quốc gia vốn nổi tiếng yên bình này dậy sóng. Tuy nhiên, nhiều khả năng kẻ

sát nhân Anders Behring Breivik sẽ không bị trừng trị, bởi các bác sĩ xác nhận y gây

án trong tình trạng mất kiểm soát vì mắc bệnh thần kinh. Phiên xử đầu tiên của Breivik

sẽ được mở vào năm sau.


Hoàng tử Anh William và vợ rạng rỡ trong ngày cưới. Đây là sự kiện trọng đại nhất

của hoàng gia Anh trong nhiều năm trở lại đây. Đám cưới này được người dân trên

toàn thế giới đón chờ, vì hàng tử William đứng thứ hai trong danh sách kế vị hoàng

gia Anh, sau cha mình.
st


-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 15/Dec/2011 lúc 3:03am

Những chiếc xe buýt đáng yêu ở Nhật

 Những chiếc xe buýt này là xe buýt đưa đón học sinh tiểu học hay mẫu giáo bên Nhật. .

Kitty cat bus


Thomas the TankEngine bus


 

Hello Kitty bus



Locomotive school bus

Puppy bus


 

Totoro Neko bus


 

Teddy Bear bus


 

Pokemon bus


Airliner bus




Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 15/Dec/2011 lúc 3:21am

*

1001 kiểu ông già Noel siêu hài hước

Các bạn có thể tưởng tượng khi ông già Noel cầm súng pose ảnh ở Arizona, bơi cùng cá mập ở Nhật Bản và biến thành một zombie ở Mexico City.

Ông già Noel thích cảm giác mạnh, tham gia nhảy cầu trên bãi biển Kuta, thuộc Denpasar, Indonesia.

Viên cảnh sát Ramiro Hinojas diện trang phục ông già Noel để điều phối giao thông giữa phố ở thành phố Manila, Philipine vào ngày 6/12 vừa qua. Không những vậy chú ấy còn nhảy nhót rất xì-tin nữa chứ.

Một thợ lặn muốn mang cảm giác mới lạ cho ngày Giáng sinh, nên anh đã vận trang phục của ông già Noel đỏ chói để cùng chơi đùa với con cá mập có tên Hachibei, dài gần 5m tại thủy cung Hakkeijima Sea Paradise thuộc thành phố Yokohama vào ngày 13 / 11 vừa qua.

Hix, ông già Noel mà như zombie, dù có đi phát quà miễn phí cho trẻ em chắc chúng cũng không dám nhận mất thôi. Ông già Noel zombie xuất hiện trong sự kiện Zombie Walk ở Mexico City, cùng với 9.600 người khác cũng hóa thân thành zombie.

Chán tuần lộc rồi, các ông già Noel thi chạy maraton ở Liverpool nước Anh. Quãng đường dài 5 km của cuộc thi ngập tràn các ông già Tuyết, một số mặc áo màu xanh thay vì màu đỏ, bởi lẽ họ muốn ủng hộ cho đội bóng Everton, chứ không phải Liverpool.

Một sự kiện ngập tràn ông già Tuyết khác, 250 ông. Họ cùng trổ tài trượt tuyết tại khu nghỉ dưỡng Sunday River Ski Resort, Maine, Mỹ.

Nếu đến Bangkok, Thái Lan vào ngày 2/12 vừa qua, tại một thủy cung, các ấy cũng đã có dịp chứng kiến ông già tuyết bơi lội tung tăng cùng bầy cá biển.

Ông già Noel ở Yongin, Hàn Quốc, lại gây ngạc nhiên với bầy cừu cùng mặc đồ theo chủ đề Giáng sinh, thật tông suyệt tông quá đi.

Hình ảnh thân thiện của ông già Tuyết nay còn đâu, khi ông tự tin vác khẩu súng pose ảnh cùng câu lạc bộ Những người thích súng ống ở Arizona.

Mặc đồng phục ông già Noel đi khám mắt có được giảm giá không nhỉ. Một người đàn ông Mỹ đã gây chú ý tại phòng khám ở Memphis, Tenn vào ngày 6/12 vừa qua.

Sưu Tập



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 15/Dec/2011 lúc 9:23pm
.
 
 

10 tấm ảnh thiên tai ấn tượng 2011

Núi lửa rực đỏ bầu trời Chile, bão bụi như ngày tận thế ở Mỹ hay một cậu bé chìm nghỉm giữa nước lũ Thái Lan là những hình ảnh thiên tai khó quên trong năm 2011.

Luxury%20houses%20teeter%20on%20the%20edge%20after%20landslides%20in%20Redcliffs%20near%20Christchurch%20on%20February%2027,%202011,%20after%20a%206.3%20earthquake%20devastated%20New%20Zealands%20second%20city%20and%20surrounding%20towns%20on%20February%2022.%20The%20quake%20caused%20more%20damage%20than%20the%207.1%20magnitude%20quake%20that%20hit%20the%20city%20on%20September%204,%202010%20and%20has%20killed%20at%20least%20146%20people.
Những ngôi nhà nằm cheo leo bên miệng vực sau trận động đất ở Redcliffs, gần thành phố Christchurch, New Zealand, hôm 22/2. Cơn địa chấn mạnh 6,3 độ richter đã cướp đi gần 150 sinh mạng người dân nơi đây. Ảnh: AFP
Ô tô mắc kẹt 12 tiếng đồng hồ trong bão tuyết ở Chicago, Mỹ, hồi tháng hai năm nay. Đây là trận bão tuyết lớn thứ ba từng quét qua thành phố này. Ảnh: chicagotribune
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc cơn sóng thần tràn vào bờ biển Nhật Bản. Thảm họa kép động đất-sóng thần đã nhấn chìm cả vùng đông bắc Nhật Bản và làm 20.000 người mất tích, đồng thời phá hủy các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản. Ảnh: majiroxnews
Cột khói đen khổng lồ bốc lên ngùn ngụt từ một nhà máy bị cháy sau trận động đất và sóng thần ở Sendai, Nhật Bản hôm 11/3. Ảnh: Reuters
Ngày 5/7, người dân Arizona, Mỹ chứng kiến một trong những trận bão bụi kinh hoàng nhất suốt nhiều năm qua. Những cơn gió quét lớn với vận tốc 95km/h đã tạo ra một bức tường bụi khổng lồ cao đến 3.000 nuốt gọn thủ phủ Phoenix và sa mạc Arizona. Ảnh: AFP
A%20cloud%20of%20ash%20billowing%20from%20Puyehue%20volcano%20near%20Osorno%20in%20southern%20Chile,%20870%20km%20south%20of%20Santiago,%20on%20June%205,%202011.%20Puyehue%20volcano%20erupted%20for%20the%20first%20time%20in%20half%20a%20century%20on%20June%204,%202011,%20prompting%20evacuations%20for%203,500%20people%20as%20it%20sent%20a%20cloud%20of%20ash%20that%20reached%20Argentina.%20The%20National%20Service%20of%20Geology%20and%20Mining%20said%20the%20explosion%20that%20sparked%20the%20eruption%20also%20produced%20a%20column%20of%20gas%2010%20kilometers%20%28six%20miles%29%20high,%20hours%20after%20warning%20of%20strong%20seismic%20activity%20in%20the%20area.
Bầu trời miền nam Chile rực đỏ khi núi lửa Puyehue thức giấc hôm 5/6. Lần phun trào đầu tiên trong suốt 50 năm qua của núi lửa Puyehue đã khiến 3.500 người dân phải sơ tán và tạo ra những đám mây khói bay sang tận Argentina. Ảnh: AFP
Một trận lũ quét tồi tệ nhất trong vòng 40 năm qua đã bất ngờ tấn công thành phố cảng Genoa, thành phố lớn nhất ở bờ biển phía bắc Italy hôm 5/11. Một phần ba lượng mưa trung bình hàng năm đã đổ xuống Genoa chỉ trong vòng 6 giờ, làm ít nhất sáu người thiệt mạng. Hàng trăm xe ô tô bị nước lũ cuốn trôi, dạt vào nhau và bị phá hủy hoàn toàn. Ảnh: AP
Một con đường bị chia làm 5 đoạn đứt gãy sau khi cơn bão Irene đánh vào bờ đông nước Mỹ hồi cuối tháng 8. Cơn bão đã làm ít nhất 21 người thiệt mạng và gây thiệt hại ước tính 7 tỷ USD. Ảnh: mushahed
Một cậu bé chìm nghỉm giữa dòng nước lũ ở tỉnh Nonthaburi, Thái Lan nhưng vẫn cố với tay lên để giữ những tờ tiền khô ráo. Ảnh: AFP
Xe cộ bị nước lũ quây tròn trong vòng xuyến tại tỉnh Ayutthaya, Thái Lan. Cơn lũ lịch sử mạnh nhất trong nửa thập kỷ đã quét qua miền trung và bắc Thái Lan từ tháng 7 và kéo dài cho đến tận bây giờ. Ít nhất 600 người Thái Lan đã thiệt mạng, hàng triệu người bị ảnh hưởng và hàng tỷ USD bị mất trắng khi cơn lũ này vẫn chưa đi qua. Ảnh: AFP
Anh Ngọc
__._,_.___


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 18/Dec/2011 lúc 8:36am

Bugarach ,nơi  cứu nhân loại  thoát khỏi  ngày tận thế của lịch Maya: "21.12.2012" !


Theo sự đồn đãi về ngày tận thế của lịch Maya sắp xảy đến vào ngày Mùa Đông "21.12.2012" , làng Bugarach ( vùng Aude) Miền Nam Pháp là một trong những nơi có thể cứu sống nhân loại.

Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đã đổ xô đến Bugarach từ cuối năm 2010. Ông thị trưởng được báo tin là các công ty du lịch của Mỹ đã tổ chức rầm rộ các chuyến du lịch để dự phòng cuộc lánh nạn mai sau. Cuối tháng 11.2010, Hội đồng thị xã nhóm họp khẩn cấp để đáp ứng với tình thế. Một tờ báo địa phương " L'Indépendant" tường thuật các sự việc nơi trang đầu. Thế là từ đó, các cơ quan truyền thông, báo chí trong nước cũng như ngoại quốc đều gởi phóng viên đến làm phóng sự tại chỗ. 


Trong các dịp lễ, hàng ngày có đến hàng trăm xe hơi chở khách đến viếng thăm làng, có hơn 150 chiếc đậu tại chỗ. Du khách nhiều khi quá tò mò, hỏi thăm dân làng quá mức không chịu nỗi.

Nhiều cặp " dở hơi" còn đóng lều cắm trại ở gần "triền núi linh thiêng ". Cơ quan "Miviludes", đặc trách về các giáo phái" lên tiếng báo động coi chừng hiện tượng nầy, e rằng họ đang có âm mưu "đặt đại bản doanh" nới đây. Giá cả bất động sản tại đây đã tăng lên gấp 3, 4 lần.

Cơ quan an ninh Pháp (Renseignements Généraux) cho biết có các giáo phái như Raëlisme, Bannière de La Paix đã cho người tậu đất đai, nhà cửa tại Bugarach rồi. Ông thị trưởng, Jean - Pierre Delord ( 35 tuổi), tỏ ý lo ngại không đối phó xuể khi đến ngày 21.12.2012 với các "tín đồ cuồng tín", và phải nhờ đến quân đội giữ gìn trật tự.

Sở dĩ có hiện tượng huyền bí nầy, là vì từ lâu, "đỉnh núi Bugarach" cao nhất ( 1230 m) dãy núi Corbières , được gọi là " núi lật ngược " vì những "tầng lớp địa chất già nhất" lại nằm ở trên các "lớp non" sau khi dãy núi Pyrénées ( giữa Tây Ban Nha và Pháp " nổi lên.


Trước khi có " hiện tượng tận thế 21.12.2012", nhiều huyền thoại về Bugarach đã được lưu truyền như " người hành tinh xây cất các căn cứ không gian của họ trong lòng núi" , ở dưới đỉnh Bugarach. Theo lời ông thị trưởng, ông đã chứng kiến nhiều cuộc leo núi từ một đến hai trăm người, và có bà đã cho ông biết là không còn thụ thai nữa sau khi lên đến đỉnh núi.

Ngoài ra, trong các vùng lân cận, nhiều lâu đài Cathares ( cuối thế kỷ XI) bị giáo hội Thiên Chúa tiêu diệt, kho tàng chôn kín ở Rennes Le Château, và nhất là truyện " Da Vinci Code " còn làm cho Bugarach đượm thêm vẻ "huyền bi".

Để chế diễu nhóm " cuồng tín " , ông thị trưởng cho in " carte postale/ post card ) với " vật lạ bay " ký tên David Vincent, anh hùng phim truyện " Les Envahisseurs/ Những kẻ xâm lăng ". Bán chạy như tôm tươi.

Nhiều người buôn bán tỏ ý không tin tưởng về lợi ích của những " du khách hiếu kỳ " nầy. Họ đến rất nhiều, rồi đi qua, không mua sắm, ăn uống chi hết. Nhưng, từ vài năm nay, giá bất động sản tăng quá nhanh.

                                                                                Tin Paris



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 25/Dec/2011 lúc 12:37pm

*

                 

Pháp : khuyên phụ nữ tháo túi nâng ngực để đề phòng ung thư

Bộ%20trưởng%20Y%20tế%20Pháp%20Xavier%20Bertrand%20%28REUTERS%29

       Bộ Trưởng Y Tế Xavier Bertrand 

http://www.viet.rfi.fr/auteur/thanh-ha - Thanh Hà

Ngày 23/12/2011, bộ trưởng Y tế Xavier Bertrand đưa ra lời kêu gọi trên trước đe dọa ung thư do rò rỉ chất silicon trong các túi nâng ngực của hãng Poly Implant Prothèse (hiệu PIP) sản xuất. Riêng tại Pháp có 30 000 phụ nữ sử dụng sản phẩm này và túi nâng ngực của PIP được bán ra tại 60 quốc gia trên thế giới.

Bộ trưởng Y tế Pháp Xavier Bertrand nhấn mạnh : « đây chỉ là một lời khuyến cáo không mang tính bắt buộc ». Tại Pháp đến nay đã có 9 ca tử vong vì ung thư vú và cả 9 nạn nhân đều đã sử dụng túi độn ngực của hãng PIP. Trước mắt giới y khoa chưa xác định được liên hệ giữa việc sử dụng túi nâng ngực do tập đoàn PIP sản xuất với cái chết vì ung thư của 9 phụ nữ nói trên. Tuy nhiên bộ Y tế Pháp khuyên những người dùng túi độn ngực nên kiểm tra và giải phẫu để tháo túi độn. Chi phí dự trù lên tới 60 triệu euro sẽ do quỹ an sinh xã hội của nhà nước đài thọ.

Từ ngày hôm qua 23/12/2011 Cảnh sát quốc tế Interpol phát lệnh truy nã Jean Claude Mas, 72 tuổi, sáng lập viên tập đoàn sản xuất túi độn ngực PIP.

Hiện có khoảng 300.000 phụ nữ toàn thế giới đã sử dụng túi độn của PIP. Thị trường nước ngoài của PIP chủ yếu là tại các nước Mỹ Latin như Brazil, Venezuela, Argentina. Còn tại Châu Âu thì PIP đáp ứng nhu cầu của các thị trường như Anh và Đức. Năm 2007/2008 đã có khỏang 100 phụ nữ Anh đâm đơn kiệm tập đoàn PIP vì túi nâng ngực bị vỡ làm thất thoát chất silicon.

Cơ quan đặc trách về vấn đề an toàn y tế của Pháp AFSSAPS đến nay đã phát hiện hơn 1000 ca túi nâng ngực bị vỡ. Trong số đó có 386 trường hợp phức tạp, gây khó khăn cho việc giải phẫu để vất bỏ túi độn ngực.                 



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 27/Dec/2011 lúc 6:37pm
.
 
 
 
 

Vẻ đẹp mà đến trong mơ cũng khó kiếm tìm.

Cách bang Texas, Mỹ khoảng 37km, hồ nước Hamilton được ví như cảnh sắc thiên đường dưới hạ giới với nhiều điểm độc đáo. Hamilton Pool gồm cả hồ nước dưới mặt đất và trên mặt đất các teen ạ. Bên trên hồ là một thác nước cao 15m tuyệt đẹp làm phong cảnh thêm huyền ảo. "Thiên đường" này đã hình thành cách đây hàng ngàn năm do hệ quả của quá trình một vòm đá vôi bị xói mòn và sụt lở. Nguồn nước của hồ được dẫn từ dòng sông ngầm Pedernales gần đó.
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 01/Jan/2012 lúc 10:56am

Toàn thế giới tạm quên những khó khăn thường nhật để chào đón năm 2012

 
Mừng%20năm%20mới%20tại%20đại%20lộ%20Champs%20Elysée,%20Paris.%20Ảnh%20chụp%20vào%20thời%20khắc%20vừa%20sau%20giao%20thừa,%20đã%20bước%20sang%20ngày%2001/01/2012.
Mừng năm mới tại đại lộ Champs Elysée, Paris. Ảnh chụp vào thời khắc vừa sau giao thừa, đã bước sang ngày 01/01/2012.
REUTERS/Benoit Tessier

http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia - Trọng Nghĩa

Với hy vọng là năm mới sẽ mang lại nhiều niềm vui hơn so với năm cũ, đặc biệt là tại những nơi đang phải cố gắng khắc phục hậu quả thiên tai hay khủng hoảng kinh tế, lễ đón giao thừa hôm qua đã được tưng bừng tổ chức trên khắp các lục địa.

Có lẽ Châu Á – Thái Bình Dương – khu vực ít bị khủng hoảng kinh tế nhất trong năm qua là nơi đón mừng năm mới linh đình nhất. Từ Úc với màn bắn pháo hoa hoành tráng thường niên đã rọi sáng vùng vịnh Sydney, trước hơn 1,5 triệu khán giả, cho đến Đài Loan, Bắc Kinh, Seoul hay Hồng Kông, cũng với pháo hoa rực rỡ kết hợp với ánh sáng laser nghệ thuật…

Riêng tại Việt Nam, theo thông lệ từ nhiều năm nay, các đường phố chính tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố ************ đều trang hoàng lộng lẫy, với chợ hoa, đại nhạc hội, lễ đếm ngược để hàng triệu người có dịp cùng nhau đón mừng năm mới dương lịch, kèm theo là những màn bắn pháo bông.

Đặc biệt năm nay, không khí mừng năm mới dương lịch ở Việt Nam có vẻ rộn ràng hơn, trong bối cảnh cả nước cũng đã bắt đầu chuẩn bị đón Tết cổ truyền mà năm nay mồng một sẽ rơi vào ngày 23 tháng Giêng.

Trong toàn cảnh mừng vui chung đó, người dân một số nước châu Á bị thiên tai nặng nề trong năm cũng tranh thủ dịp này để cầu mong những điều tốt đẹp hơn cho tương lai.

Đó là trường hợp của Nhật Bản, đã bị thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 11/03 vừa qua, nối tiếp theo là tai họa đến từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Đó cũng là trường hợp của Thái Lan, vẫn còn phải gánh chịu hậu quả của trận lũ lụt nặng nề nhất trong hàng chục năm nay, đã làm cho hơn 800 người chết, hay Philippines, với cơn bão Washi cũng đã làm cho cả ngàn người thiệt mạng…



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 02/Jan/2012 lúc 3:10am

*

Du lịch theo dấu vết « Người tình » của Marguerite Duras tại Việt Nam

Một%20cảnh%20trong%20phim%20Người%20tình.
Một cảnh trong phim Người Tình  ( L'Amant )

http://www.viet.rfi.fr/auteur/thuy-my - Thụy My

Những người yêu thích tác phẩm « Người tình » (L’Amant ) của Marguerite Duras có thể làm một chuyến du lịch đến thăm những địa điểm trong phim và truyện, đồng thời khám phá khung cảnh sông nước miền Tây, bằng một chuyến du lịch đường sông, trên con tàu cũng mang tên « L’Amant ».

Như chúng ta đã biết, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mang tính tự truyện « Người tình » (L’Amant) của nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras, đã đoạt giải Goncourt và dịch ra 43 thứ tiếng, được đạo diễn Jean-Jacques Arnaud dựng thành phim. Bộ phim này quay tại Việt Nam, bắt đầu khởi quay từ năm 1986, đến năm 1990 mới hoàn thành.

Tác phẩm kể lại câu chuyện tình của một thiếu nữ Pháp 15 tuổi, với một thanh niên người Việt gốc Hoa giàu có, từ một cuộc gặp gỡ bất ngờ trên chuyến phà Vĩnh Long – Sa Đéc. Đây cũng là chuyện tình của tác giả với ông Huỳnh Thủy Lê, thuộc một gia đình đại điền chủ ở Sa Đéc.

Tàu du lịch "L'Amant" (DR).

Kể từ năm 2009 đến nay, những người yêu thích tác phẩm « Người tình » có thể làm một chuyến du lịch đến thăm những địa điểm trong phim và truyện, đồng thời khám phá khung cảnh sông nước miền Tây, bằng một chuyến du lịch đường sông. Công ty du lịch Long Giang ở Thành phố ************ thường xuyên tổ chức các tour du lịch trọn gói ba hoặc năm ngày, trên con tàu cũng mang tên « L’Amant », thu hút nhiều khách du lịch từ các nước .



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 03/Jan/2012 lúc 3:34am

*

  

Chuyện tình Việt – Pháp – Hoa bên bờ sông Tiền

(Phunutoday)- Nhiều người đã đọc tiểu thuyết “Người tình” (L’Amant, tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nữ văn sĩ người Pháp Marguerite Duras) và xem bộ phim cùng tên được chuyển thể từ chính cuốn tiểu thuyết “Người tình” bởi đạo diễn nổi tiếng Jean-Jacques Annaud.

Nhưng còn ít người biết rằng, đó không chỉ là chuyện tình Pháp – Hoa trên đất Việt, mà là chuyện tình Việt – Pháp – Hoa, và hiện tại câu chuyện tình này đang trở thành giá trị văn hóa lịch sử lớn, góp phần phát triển du lịch ở vùng đất miền Tây Nam bộ,  Marguerite Duras lúc trẻ
 
 Thị xã Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) và thành phố Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) nằm hai bên bờ sông Tiền, cách nhau khoảng 70 cây số. Gia đình chàng trai Huỳnh Thủy Lê “anh ở đầu sông” nơi thị xã Sa Đéc đã kết thông gia với gia đình cô Nguyễn Thĩ Mỹ “em ở cuối sông” bên bờ sông Tiền thành phố Mỹ Tho.  Thế nhưng, trong khi gia đình hai bên chuẩn bị cho cuộc hôn nhân, thì bất ngờ một cô gái người Pháp (là tác giả của tiểu thuyết “Người tình”) xuất hiện. Sự xuất hiện của cô gái Pháp tuy có làm chao đảo, nhưng vẫn không làm tổn hại đến cuộc hôn nhân đã hẹn ước ở hai bên sông Tiền, mà sự xuất hiện đó đã là cơ duyên cho sự ra đời sau này một tác phẩm văn học lừng danh trong thế giới Pháp ngữ và trở thành giá trị lớn của vùng đất Tây Nam bộ cho đời sau.

Sự ra đời của một cuốn tiểu thuyết lừng danh

Một ngày cuối năm 1971 giữa thủ đô Paris tráng lệ của nước Pháp. Nữ văn sĩ đang được độc giả nước Pháp và cả thế giới Pháp ngữ yêu mến Marguerite Duras soạn lại các tác phẩm trong một đời viết văn của mình.

Nữ văn sĩ 57 tuổi này có thói quen sống lại với các tác phẩm của mình mỗi lần năm cũ sắp kết thúc, năm mới sắp đến. Trước mặt bà là những cuốn tiểu thuyết mà bà đã rút ruột viết ra trong gần 30 năm cầm bút.

Bà Duras dừng lại hồi lâu với cuốn tiểu thuyết L’Amant, bởi nó mang hơi thở của mối tình rất đẹp của bà với một chàng trai người Pháp cũng trong một chiều cuối năm. Bỗng chuông điện thoại nhà bà reo vang, chiếc điện thoại giả cổ theo kiểu Tướng Charles De Gaulle từng sử dụng phát lên những tiếng chuông như tha thiết, như giục giả.

Bà Duras chợt thấy hồi hộp, tim đập mạnh, bà cũng không hiểu lý do tại sao, có lẽ tiếng chuông điện thoại trong một chiều cuối năm vang lên giữa tĩnh lặng đã làm rung động trái tim của người phụ nữ nổi danh là đa cảm này.

Nhấc điện thoại, bà Duras vẫn còn hồi hộp chờ nghe thông điệp từ bên kia đầu dây. Giọng người đàn ông có vẽ đã lớn tuổi, phát âm không thuật chuẩn giọng Pháp, có thể là người nước ngoài, cụ thể là vùng Đông Á bởi đặc thù của cách phát âm theo lối ngôn ngữ đơn âm.

Người đàn ông bên kia đầu dây cũng lịch sự hỏi thăm có phải bà là nữ văn sĩ Marguerite Duras, là câu hỏi mà bà rất thường nghe mỗi khi nhấc điện thoại. Sau khi biết chắc là bà Duras, giọng nói trong điện thoại bỗng trở nên thổn thức hỏi bà: “Bà có nhận ra ai đang nói chuyện điện thoại với bà không?”.

Tất nhiên là bà Duras không thể nhận ra, vì đã hơn 40 năm có hơn bà không nghe lại giọng nói ấy, ngày trước là giọng sang sảng của một thanh niên trẻ trung, khỏe mạnh, giờ là giọng khàn đặc của một cụ già, thỉnh thoảng chen vào tiếng ho sù sụ. 

Bà Duras bỗng thấy chân tay run rẩy, đứng không còn vững, khi từ đầu dây bên kia nói rành mạch: “Anh là Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc – Việt Nam 42 năm trước nè, em còn nhớ không?”. Là một nữ văn sĩ rất nhanh nhạy với từ ngữ, tế nhị trong ứng xử, nhưng trước tình huống quá bất ngờ và xúc động, bà Duras không biết phải nói gì, miệng chỉ ấp úng những lời thừa thải: “Ôi, anh Thủy Lê, làm sao anh biết số điện thoại của tôi…”.

Ông Thủy Lê trả lời: “Em là nhà văn nổi tiếng, có khó gì chuyện tìm xin số điện thoại của em”. “Thế anh đang ở đâu, anh từ Trung Hoa gọi cho em phải không?”, bà Duras hỏi.

Khi ông Huỳnh Thủy Lê trả lời rằng, ông đang gọi điện thoại ngay tại Paris, bà Duras chỉ còn biết thốt lên: “Ôi chúa ơi, cảm ơn chúa đã cho đời con còn có được ngày này, con còn có thể gặp được người đàn ông này”.

Họ lặng lẽ đi bên nhau bên bờ sông Seine. Dòng sông thơ mộng chảy ngang qua Paris này thường dành làm nơi hẹn hò của những đôi tình nhân trẻ, còn người lớn tuổi ở Paris thường đi dạo trong những công viên dưới chân tháp Effel. Thế nhưng, bà Duras lại hẹn gặp ông Thủy Lê bên bờ sông Seine tình tứ, tất nhiên là có lý do của bà. Ngay khi vừa gặp nhau, ông Thủy Lê đã rưng rưng đôi mắt mờ đục của tuổi già và nói: “Anh vẫn yêu em, trọn cuộc đời anh vẫn yêu em”.

Bà Duras cũng bất chợt thốt lên những câu nói tương tự. Họ đứng tựa vào nhau, hai mái đầu đã trắng màu sương tuyết nhưng hai trái tim thì vẫn nóng hổi, thổn thức.

Dòng sông Seine mùa đông mặt nước lặng lờ trôi, không một gợn sóng, nhưng trong tâm tưởng của đôi tình nhân già đứng trên bờ sông lại ào ạt sóng nước sông Cửu Long, sóng nước đập vào mạn phà Mỹ Thuận chạy ngang dòng sông Tiền, trong một ngày cuối năm nước đổ như thác từ phía thượng nguồn…


Cô nữ sinh Marguerite Duras tuổi 15 rời chiếc xe đò Sa Đéc – Sài Gòn, bước xuống phà, đứng tựa vào lan can phà nhìn nước sông Cửu Long chảy siết mang theo những đám lục bình trôi tản mạn.

Chàng trai Huỳnh Thủy Lê cũng bước ra khỏi chiếc Limuosine màu đen sang trọng tiến đến mạn phà nơi cô gái Tây đang đứng…Để rồi một mối tình dữ dội và lãng mạn đã đến với chàng thương gia người Hoa và cô nữ sinh người Pháp…Chia tay với ông Thủy Lê trên bờ sông Seine, bà Duras trở về nhà cả đêm không thể ngủ, hình ảnh mối tình đầu của bà nơi xứ thuộc địa Đông Dương xa xôi cứ ào ạt tràn về như nước sông Cửu Long năm nào.

Đối với những người cầm viết, nhất là những nhà văn nữ, những khoảnh khắt cảm xúc cao độ như thế thường cho ra những tác phẩm hay, và bà Duras cũng không bỏ qua cơ hội tuyệt vời này.

Quyển tiểu thuyết “Người tình” (L’Amant, Nhà xuất bản Les Éditions de  Minuit năm 1984) đã ra đời trong hoàn cảnh như thế và nhanh chóng chinh phục độc giả Pháp vốn rất tinh tế với văn chương, ngay sau khi xuất bản nó đả trở thành cuốn sách “best seller” (bán chạy nhất) với 2,4 triệu bản, đoạt giải Goncourt - một giải thưởng danh giá của văn học Pháp.

Quyển tiểu thuyết cũng nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong thế giới Pháp ngữ và trên toàn thế giới, nó đã được dịch ra 43 thứ tiếng, tất nhiên là có cả tiếng Việt, và được dựng thành phim cũng rất nổi tiếng.

Tiếng sét ái tình trên sông Tiền

Phà Mỹ Thuận một ngày cuối năm năm 1929. Con đường thiên lý từ Sài Gòn đi về vùng sông nước miền Tây Nam bộ phải qua rất nhiều sông rạch, hầu hết đều đã được bắc cầu, duy chỉ có hai nhánh sông Tiền và sông Hậu của dòng sông Cửu Long rộng mênh mông là vẫn phải “lụy phà”. Mãi cho đến năm 2000 chiếc phà Mỹ Thuận mới kết thúc vài trò lịch sử của nó khi chiếc cầu Mỹ Thuận – cầu dây văng hiện đại đầu tiên của Việt Nam – nối liền hai bờ sông Tiền.

Sau đó 10 năm, phà Cần Thơ cũng kết thúc sứ mạng lịch sử kéo dài gần 100 năm của nó khi cây cầu Cần Thơ lớn nhất nước thông xe. Ngày ấy, vào cuối thập niên 1920, xe đò “lục tỉnh” phải đợi qua phà Mỹ Thuận trung bình 1 giờ/chuyến.

Trên chuyến xe đò Sa Đéc – Sài Gòn ngày hôm ấy, giữa những “anh Hai”, “chị Ba” đậm chất nông dân miền Tây đi Sài Gòn vì một chuyện gì đó, người ta thấy có một cô gái Tây ra dáng nữ sinh với chiếc cặp bên người, mái tóc buộc hai nhánh, đội chiếc nón rộng vành. Xe đò xuống phà Mỹ Thuận, phà rời bến, trên xe tiếng gà vịt lao xao, từng giỏ trái cây chất đầy trên nóc xe.

Cô gái Tây rời khỏi xe, đến đứng tựa vào lan can phà, hít thở không khí trong lành, cặp mắt mơ màng nhìn dòng sông Cửu Long “sông dài cá lội biệt tăm”.

Cô tên Marguerite Duras, con gái của một bà giáo là hiệu trưởng trường tiểu học ở Sa Đéc.

Đó là bà Marie Donnadieu, Hiệu trưởng trường L’ecole Primaire De Jeunes Filles De Sadec, nay là Trường Tiểu học Trưng Vương thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đây là ngôi trường cổ nhất Đồng Tháp. Quê cô  ở tận Paris nước Pháp, sau khi cha mẹ cô chia tay, mẹ cô đã dắt 3 đứa con nhỏ qua xứ thuộc địa Đông Dương để dạy học theo chủ trương truyền bá văn hóa Pháp sang các nước thuộc địa.

Đến Sài Gòn, mẹ cô tình nguyện về một tỉnh miền Tây xa xôi để dạy học và bà đã dắt các con đến thị xã Sa Đéc, nơi đó có một ngôi trường tiểu học xập xệ, thiếu thốn mọi bề để dạy học. Thuở ấy ở Sa Đéc mới có trường tiểu học, muốn học cao hơn phải đến Mỹ Tho, Cần Thơ hoặc lên Sài Gòn.

Học hết tiểu học, Duras được người mẹ là giáo viên nghèo gửi lên học trung học ở Sài Gòn, nơi bà có người bạn thân làm hiệu trưởng. Duras có 2 người anh, không ai chịu học hành gì nhiều, trong đó có một người bị nghiện hút, là nỗi khổ tâm của mẹ cô, vì vậy người mẹ khắc khổ đã quyết tâm cho đứa con gái út học hành đàng hoàng.

Hậu thế phải mang ơn bà Marie Donnadieu rất nhiều, vì nhờ sự quyết tâm của bà cho cô con gái Duras học hành đàng hoàng mà sau này thế giới có một nữ văn sĩ tài năng, đóng góp vảo kho tàng văn học của nhân loại nhiều tác phẩm có giá trị.

Trên chiếc phà Mỹ Thuận chạy ngang sông Tiền vào cái ngày cuối năm 1929 tiền định ấy, ngoài chiếc xe đò chạy bằng than đá cổ lỗ nói trên, còn có chiếc xe hơi sang trọng hiệu Limuosine.

Thời ấy, vào cuối thập niên 1920, xe hơi nhãn hiệu Limuosine nổi tiếng của Mỹ mới nhập vào Đông Dương chưa tới 10 chiếc, ở miền Tây Nam bộ chỉ có vài chiếc, trong đó công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy cũng tậu một chiếc ngay từ đợt đầu tiên.

Chiếc Limuosine màu đen trên chiếc phà Mỹ Thuận qua sông Tiền ngày hôm ấy không phải của công tử Bạc Liêu đang nổi tiếng về ăn chơi trên đất Nam kỳ, mà là của một “công tử” khác cũng trên đất “Nam kỳ lục tỉnh”, nhưng ít giàu có và không nổi tiếng bằng, đó là ông Huỳnh Thủy Lê, con trai út của ông chủ chành gạo Huỳnh Thuận giàu có nhất nhì tỉnh Sa Đéc.

Là người gốc Hoa, ông Huỳnh Thuận không khởi nghiệp làm giàu bằng ruộng lúa như những đại điền chủ khác ở miển Tây Nam bộ, ông đã tận dụng lợi thế của người Hoa trong kinh doanh thương mại để kinh doanh lúa gạo, cả mua bán trong nước và xuất khẩu.

Ông có chành gạo lớn nhất Sa Đéc, nơi tập trung lúa gạo để chuyển đi bán ở Bắc kỳ và Trung kỳ, cũng như đưa về cảng Nhà Rồng để xuất khẩu ra nước ngoài. Phất lên với nghề kinh doanh, xuất khẩu gạo, ông Huỳnh Thuận xây dựng nên những dãy phố sầm uất ở thị xã Sa Đéc để cho thuê, rồi ông về khu người Hoa ở Chợ Lớn xây dãy phố cũng với mục đích cho thuê.

Chỉ riêng ở Sa Đéc, ông Huỳnh Thuận đã có hàng trăm căn phố, ông trở thành người giàu có nhất nhì tỉnh Sa Đéc thời đó. Cậu con trai út Huỳnh Thủy Lê được ông Huỳnh Thuận chọn nối nghiệp trao cho toàn bộ gia sản. Vì vậy mà ông Thủy Lê thường xuyên đi lại giữa Sa Đéc và Sài Gòn để quán xuyến chuyện làm ăn của gia đình bằng chiếc xe Limuosine màu đen sang trọng.

Năm ấy ông Huỳnh Thủy Lê đã 27 tuổi, nhưng vẫn chưa lập gia đình, thời đó như thế là quá đứng tuổi, là hiện tượng lạ của một đàn ông thuộc gia đình giàu có. Ông Thủy Lê lập gia đình trễ là có nguyên nhân của nó, cách đó gần 10 năm gia đình ông đã hứa hôn cho ông với 1 cô gái trẻ, nổi tiếng xinh đẹp ở Mỹ Tho, tên là Nguyễn Thị Mỹ.

Bà Mỹ nhỏ hơn ông gần 10 tuổi, vì vậy ông phải đợi cho vị hôn thê “đủ lớn” để làm đám cưới. Trong chuyến đi từ Sa Đéc đến Sài Gòn ngày hôm ấy, ông Thủy Lê cũng dự định ghé qua Mỹ Tho để thăm gia đình nhạc gia và nhìn mặt người vợ chưa cưới.

Đang ngồi nghĩ ngợi về những thương vụ làm ăn đang chờ đợi ở Sài Gòn và nghĩ cách chào hỏi gia đình nhạc gia ở Mỹ Tho sau vài giờ nữa, bất ngờ ông Thủy Lê nhìn thấy một bóng sắc giai nhân nổi bật lên trong đám đông người bộ hành nghèo khó trên phà.

Cô gái có nước da trắng, tóc nâu vàng, dáng người cao ráo, có thể cô không phải là người Việt hay người Hoa, mà là người Pháp.

Cô gái mặc chiếc đầm màu sáng, đội chiếc nón rộng vành, mặt hướng theo dòng sông, không quan tâm gì đến cảnh xô bồ trên phà. Là người nổi tiếng đứng đắn, không thuộc loại “mèo mả gà đồng”, nhưng hình ảnh cô gái đứng tựa lan can phà nhìn dòng nước chảy xuôi chợt làm trái tim ông Thủy Lê rung động.

Ông như bị tiếng sét ái tình, như bị thôi miên, đã lặng lẽ mở cửa xe đến đứng bên cô gái. Không nhiều lời, chỉ vài câu “tán tỉnh” của ông Thủy Lê, họ bỗng thấy như thân quen từ thuở nào, nhất là khi chợt nhận ra họ cùng ở thị xã Sa Đéc, sống gần nhau “hai nhà cuối phố”.

Ông Thủy Lê đề nghị và cô gái Duras chấp nhận, cô trở về chiếc xe đò lấy chiếc va li nhỏ và chiếc cặp học trò mang qua chiếc Limuosine màu đen để đi cùng người đàn ông mới quen về Sài Gòn. Tất nhiên là trên quảng đường từ Mỹ Thuận về Sài Gòn, ông Thủy Lê cũng đã “quên” ghé lại Mỹ Tho thăm nhạc gia và người vợ chưa cưới như đã dự tính.

Sau đó, tình yêu lãng mạn và dữ dội giữa cô nữ sinh trường dòng người Pháp mới 15 tuổi rưởi và chàng thương gia giàu có người Hoa lớn hơn 12 tuổi đã kéo dài gần 2 năm trong bí mật.

 Dù yêu nhau đắm đuối, thường xuyên chìm đắm trong sự hòa điệu của đôi trái tim và trong những cơn mê thể xác, nhưng họ không thể công khai mối quan hệ của mình, mà luôn sống trong lo lắng, ngờ vực, sợ hãi... bởi những mâu thuẫn xã hội sâu sắc, giữa sự ngăn cách về chủng tộc và thứ tầng xã hội.
Còn có một nguyên nhân quan trọng khác làm ông Thủy Lê không thể vượt qua những rào cản vô hình để sống trọn vẹn với tình yêu, đó là cuộc hôn đã hứa hẹn gần 10 năm với 1 cô gái Việt ở thành phố Mỹ Tho.

 Có thể đối với Marguerite Duras, mọi rào cản đều có thể bị san bằng, bởi cá tính mạnh mẽ và sự “nổi loạn” của tuổi trẻ, nhưng với Huỳnh Thủy Lê thì lại khác, nền giáo dục Nho học hàng ngàn đời đã không cho phép chàng vì tình yêu mà vượt qua tất cả những định chế của gia đình, dòng tộc, xã hội.

Sau khoảng một năm rưỡi, cuộc tình của họ đã kết thúc trong nước mắt khi ông Thủy Lê phải đi đến cuộc hôn nhân đã được an bày từ gần 10 năm trước, còn Duras cùng gia đình lên tàu trở về cố hương bên trời Tây xa xôi.

 Trước ngày rời Sài Gòn, Duras đã đến ngôi nhà nơi cô từng sống những tháng ngày em đềm bên người tình, nhưng ông Thủy Lê đang bận lo đám cưới ở tận miền Tây.

Sau này khi viết tiểu thuyết “Người tình”, bà Duras đã kể lại khoảnh khắc này bằng những trang sách đẫm nước mắt:“Khóc mà không để cho mẹ nàng và người anh kế của nàng nhìn thấy nàng đang buồn, không để cho họ nhìn thấy gì hết, là thói quen giữa họ với nhau”.

Ngày hôm sau, khi ra bến tàu, Duras cố nấn ná, kiếm tìm trong vô vọng hình bóng người đàn ông đã mang đến cho cô cả niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau, cô ước mong được nhìn thấy ông 1 lần cuối cùng trong đời.

Duras đâu ngờ rằng, ông Thủy Lê đã ra bến tàu tiễn cô, để nhìn thấy cô 1 lần cuối cùng trong đời, nhưng ông không để cô biết, mà đứng lặng lẽ trong con đường nhỏ cạnh bến tàu để làm 1 cuộc chia ly.

 Thật kỳ diệu, khi chiếc tàu nhổ neo rời bến, Duras cũng đứng tựa vào lan can tàu như đã đứng trên phà Mỹ Thuận ngày nào, mắt hướng vào bờ, nhờ vậy mà cô đã nhận ra ông Thủy Lê đứng nép bên chiếc Limuosine màu đen quen thuộc trong con đường khuất để dõi theo bóng tàu. Chỉ vài giây ngắn ngũi, họ thậm chí còn không kịp đưa tay chào nhau, chiếc tàu đã khuất bóng.

Ông Thủy Lê phải vội vã quay về lo đám cưới, còn Duras lênh đênh trong cuộc hành trình dài 1 tháng rưởi, với những cơn vật vã do say sóng và với nỗi buồn thiên cổ vì yêu! Bà Duras đã kể lại trong cuốn tiểu thuyết “Người tình”: “Chiếc xe to lớn của chàng ở đó, dài và đen với người tài xế mặc chế phục trắng đàng trước. Chỗ đó chỉ cách chỗ đậu xe của hãng tàu thủy Messageries Martimes một con đường nhỏ, riêng biệt.

Đó là điều mà nàng đã nhận ra. Đó chính là chàng ở phía sau, chỉ đủ trông thấy hình dáng, bất động, kiệt sức. Nàng tựa người vào lan can tàu, giống như lần đầu tiên, trên phà. Nàng biết chàng đang nhìn nàng, nàng cũng đang nhìn chàng, nàng không thể nhìn thấy chàng nữa nhưng nàng vẫn nhìn về phía cái hình dáng của chiếc xe đen. Rồi sau cùng thì nàng không thể nhìn thấy nó nữa. Bến cảng nhòa đi, rồi đến đất liền”.

Rơi vào quên lãng

Ông Huỳnh Thủy Lê trở về Sa Đéc để chuẩn bị cho 1 đám cưới lớn nhất từ trước đến giờ trong cái thị xã nhỏ bên bờ sông Tiền này. Đám cưới giữa ông với cô gái vùng đất “miệt vườn” cây lành trái ngọt Mỹ Tho kéo dài suốt 3 ngày, trở thành ngày hội của người dân Sa Đéc, nhưng trong lòng của chú rể thì như “một nửa hồn tôi chết”.

Ngày ông rước cô dâu trẻ đẹp Nguyễn Thị Mỹ từ Mỹ Tho về Sa Đéc ngang qua phà Mỹ Thuận, cô dâu luôn tươi vui trong bộ áo dài vải gấm và bó hoa cưới rực rở, còn chú rể cố giữ nét mặt không biểu hiện cảm xúc.

Tình cờ, cô dâu bước xuống xe, cũng đến đứng tựa vào lan can phà để khuây khỏa sau đoạn đường dài tù túng trong chiếc Limuosine, ở ngay tại nơi mà cô nữ sinh Marguerite Duras đã đứng ngày trước…

Trong tiệc cưới của mình, ông Thủy Lê uống thật nhiều rượu, uống như chưa bao giờ ông được uống, mọi người cho rằng vì ông quá vui trong ngày vui của mình, nhưng có lẽ chỉ một mình ông biết là trong những chén rượu chảy tràn có chứa những hương vị gì: hạnh phúc hôn nhân, tình yêu, nỗi buồn, đau khổ…?

Không biết bên trời Tây người con gái có tên Duras có đau buồn kéo dài hay không, còn ở trời Nam, chú rể mới là thương gia Thủy Lê đã sớm nguôi ngoai chuyện tình buồn để trở về với công việc quán xuyến toàn bộ sản nghiệp và cơ ngơi làm ăn do cha là ông Huỳnh Thuận giao lại cho đứa con trai út sau khi nó đã thành gia thất.

Rồi “chim quyên quen trái nhản lồng”, ông Huỳnh Thủy Lê và bà Nguyễn Thị Mỹ đã trở thành đôi vợ chồng đầm ấm, hạnh phúc hơn người, là hình ảnh mơ ước của bao người dân Sa Đéc và khu người Hoa ở Chợ Lớn.

Bà Mỹ đã sinh cho ông Thủy Lê tổng cộng 5 đứa con, 3 gái, 2 trai. Họ sinh ra trên nhung lụa, lại được nền giáo dục nề nếp của gia đình, nên tất cả đều thành đạt. Người con gái giữa Huỳnh Thủy Anh của họ từng là hoa khôi của một trường trung học ở Chợ Lớn, cô về làm dâu của ông Trần Văn Hương, nguyên thủ tướng của chính quyền Sài Gòn cũ, từng có 1 tuần lễ làm tổng thống chế độ Sài Gòn cũ sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức.

Hiện tại, các con của ông Lê đều sống ở nước ngoài, trong đó Huỳnh Thủy Tiên là GS.TS - Giám đốc Bệnh viện Nhi ở bang Califonia (Mỹ), Huỳnh Thủy Hà là giảng viên trường ĐH Sorbonne (Pháp.

Năm 1972 ông Trần Thủy Lê qua đời ở tuổi 70, đám ma của ông có ông thông gia là Trần Văn Hương đáp máy bay từ Sài Gòn về đưa tang. Chuyện tình, chuyện cuộc đời của người đàn ông nổi tiếng trên đất Sa Đéc tên Huỳnh Thủy Lê tưởng như đã đi vào quên lãng, nếu như 1 năm trước ngày qua đời ông không có chuyến đi Pháp để gặp lại người con gái trên phà Mỹ Thuận năm nào.

Cuộc gặp ở Paris, bên bờ sông Siene đã giúp cho tiểu thuyết, sau đó là bộ phim “Người tình” ra đời. Để rồi từ đó, thị xã Sa Đéc, nơi ông Huỳnh Thủy Lê và bà Marguerite Duras từng sống và từng yêu nhau, như được phủi lớp bụi thời gian, trở nên  lung linh sống động, trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trên khắp thể giới.
   
  Huỳnh Thũy Lê       
 
       và năm người con lúc trẻ ( ảnh sưu tầm thêm trên net )
 
        


Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 03/Jan/2012 lúc 1:41pm
 
Cám ơn huong cerise đã đưa bài "Chuyện tình Việt – Pháp – Hoa bên bờ sông Tiền". Bài nầy viết rất hay nói lại một sư thật đã xảy ra cách đây trên 80 năm.
Đoạn nói về hai mái đầu trắng màu sương tuyết đi cạnh nhau bên bờ sông Seine làm nhớ lại những hình ảnh đã thấy mỗi lần sang Paris.
Chuyện tình nầy cũng đã được ghi lại trước đây trên diễn đàn nầy trong chủ đề "Người tình, the lover, l'amant".
Bài của Phunutoday có nói là gia đình cô Tư Mỹ ở Mỹ Tho nhưng tôi xin nhắc lại là mẹ cô là bà nguyễn thị Marie, chị của bà phủ Hạc (Inée) và bà Đốc phủ Chỉ. Bà cũng là cháu của bà Đốc phủ Hải. Tất cả thuộc gia đinh Huỳnh Đình Ngươn (rể của bà Trần thị Sanh), Gò Công.
Bà Marie có chồng là một dược sỉ tại Mỹ Tho. Ngôi nhà bà hiện giờ vẫn còn ở gần chợ củ Gò Công.
Xin nói thêm rằng sau khi người tình củ Huỳnh Thủy Lê mất, bà Marguerite Duras có viết thêm một cuốn tiểu thuyết khác với tựa đề là "L'Amant de la Chine du Nord" (Người tình "Bắc Trung quốc", tức là Mản Châu, chứ không phải là người Minh hương, vì thời bấy giờ nhà Thanh đã cai trị nước Tàu), để tiếp theo câu chuyện tình nầy.
 
 
 
 
 


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 04/Jan/2012 lúc 10:38am

*

Một số hình ảnh trong phim NGƯỜI TÌNH được treo trong căn nhà.


                          Huỳnh Thủy Lê và vợ Nguyễn Thị Mỹ

... Lần gặp gỡ sau cùng, cô gái có cho chàng biết, gia đình nàng quá túng bấn, đành phải trở về Pháp tìm sinh kế khác. Chàng tặng nàng chiếc nhẫn kim cương.  ( tạp chí Hồn Việt )

 ... Bước vào gian trong là thế giới của gia đình Người tình. Hai căn phòng gỗ hai bên với họa tiết cây trúc thanh mảnh. Chút rờn rợn của căn nhà quyền lực ấy còn sót lại trên chiếc phản gỗ khảm xà cừ nơi ông Huỳnh Thuận ép con mình từ bỏ tiếng nói của con tim để cứu vớt một danh gia sắp hết thời. Sau đêm nghiệt ngã của đời mình, Huỳnh Thủy Lê đã thành hôn với tiểu thư Nguyễn Thị Mỹ, người Gò Công (Tiền Giang) nổi tiếng về giàu có.  ( Báo Người Lao Động )
 
 
 La%20Tour%20Eiffel%20et%20le%20Pont%20Alexandre%20III,%20au%20centre%20et%20dans%20le%20fond,%20le%20Palais%20de%20Chaillot
 Bến sông Seine , nơi hò hẹn của M. Dumas và Huỳnh Thũy lê ở Paris.


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 24/Jan/2012 lúc 3:53am
 *
 
Chuyện con Rồng xưa và nay
 
Hội%20múa%20Rồng%20ngày%2028%20Tết%20%2821/01/2012%29%20tại%20một%20khu%20phố%20ở%20Madrid
Hội múa Rồng ngày 28 Tết (21/01/2012) tại một khu phố ở Madrid
REUTERS/Andrea Comas
http://www.viet.rfi.fr/auteur/thanh-phuong - Thanh Phương

Rồng là con vật do con người tưởng tượng ra. Đó là một con vật không chỉ bò trên mặt đất mà còn có thể bay trên trời. Nếu rồng là con vật sinh ra từ trí tưởng tượng của con người, thì câu hỏi đặt ra là : rồng đã « xuất hiện » từ lúc nào và từ đâu ? Hầu như không thể nào trả lời cho câu hỏi này được, mà người ta chỉ có thể đoán rằng, rồng đã « ra đời » cùng thời với những quái vật tưởng tượng khác, như con nhân sư, người cá,  ...

Hình tượng con rồng không chỉ có ở Trung Quốc hay Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia khác nữa. Ở Trung Quốc, rồng là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực, thể hiện uy quyền của nhà vua. Thời Hy Lạp cổ đại, rồng là người canh giữ các kho tàng. Trong những chuyện thời châu Âu Trung Cổ, rồng là tên hung ác, chuyên bắt cóc các nàng công chúa xinh đẹp. Nói chung, rồng phương Tây thường thuộc về « phe địch », trong khi ở phương Đông, rồng thường đóng vai « chính diện » hơn.

Trong các chuyện cổ tích châu Âu, rồng thường có ba, bốn đầu, biết phun ra lửa, chặt đầu nào, thì đầu đó tự mọc ra. Những con rồng này thường sống tại các nơi hẻo lánh, rừng thiêng nước độc, gan cùng mình mới dám đặt chân đến.

Hình tượng con rồng ở Việt Nam theo dòng lịch sử

Còn trong văn hóa châu Á, rồng cũng nguy hiểm, nhưng không hẳn là một « lực lượng thù địch », mà thường tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Riêng đối với Việt Nam, hình tượng con rồng đã được thể hiện như thế nào qua các thời kỳ, đối với các vua chúa, cũng như trong dân gian, nhà nghiên cứu Nguyễn Dư ở Lyon tóm lược cho chúng ta :

« Con rồng đối với người Việt Nam rất đặc biệt vì chúng ta là « con Rồng cháu Tiên », nhưng rồng chỉ là con vật tưởng tượng và tiên cũng chỉ là nhân vật tưởng tượng, sống trên trời, trên núi. Có lẽ con rồng đặc biệt quá nên trong 12 con Giáp, 11 con là có thật, sống trên mặt đất, chỉ có rồng là con vật tưởng tượng, mà lại sống trên trời. Từ xưa đến nay, rồng luôn là biểu hiện của nhà vua, cái gì đụng đến vua đều có rồng bên cạnh cả. Ví dụ như thấy vua thì mình gọi là « long nhan », « long thể » là thân hình của vua, áo vua mặc được gọi là « long bào », chỗ vua ở mình gọi là « bệ rồng », thuyền vua đi cũng được gọi là « thuyền rồng ». Các đền đài ngày xưa cũng được trang trí bằng rồng rất nhiều.

Dưới vua là hàng các quan lớn, tức là xuất thân từ giới sĩ tử. Khi sĩ tử đi học thì ai cũng mong thi đỗ để ra làm quan. Người nào thi đỗ thì ta gọi là « cá hóa rồng », xuất phát từ tích « Cá vượt vũ môn ». Đây là những con cá anh vũ, khi mà vượt qua được vũ môn, thì hóa thành con rồng. Các ông quan của mình ngày xưa thì ông nào cũng phải thơ văn cho thật hay, chữ viết cho thật đẹp. Dân gian mình qua bài « Ông Đồ » rất nổi tiếng của Vũ Đình Liên thì khen các ông là chữ viết như « rồng bay phượng múa ».

Dân gian của mình thì cũng chịu tác động của xã hội theo, cũng có nhiều người mơ lấy được những sĩ tử học hành thành đạt, làm quan lớn. Nên có một câu nghe không được « tiến bộ » cho lắm : « Một ngày dựa mạn thuyền rồng, còn hơn muôn kiếp ở trong thuyền chài », tức là lấy được quan thì sướng hơn dân thường nhiều.

Tuy vậy, trong dân gian cũng có cái nhìn tiến bộ hơn, thấy được những bất công của xã hội, nên có câu : « Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu », tương đương với câu : « Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa », nghĩa là ông nào dòng dõi vua quan, thì con cái tiếp tục ăn trên ngồi chốc, còn dân đen thì muôn đời ở dưới.

Còn đời sống hằng ngày của dân gian Việt Nam thì có nhiều hình ảnh con rồng. Nước ta có một trái cây rất ngon là long nhãn, có nghĩa là mắt rồng, vì hột quả nhãn rất đen. Nhưng long nhãn là tiếng Hán Vìệt, khi gọi qua tiếng Việt thì dân gian gọi là trái nhãn lồng. Chữ « lồng » là do chữ « long ».

Thế rồi mình có cây xương rồng có nhiều gai, thường được trồng làm hàng rào, có hoa gọi là hoa móng rồng. Con rồng mình đã không thấy được, mà còn tưởng tượng ra cây xương rồng và hoa móng rồng ! Trong các loại rau mình có loại rau gọi là « long tu », người ta tưởng tượng những sợi rau giống như là râu con rồng.

Khi bạn bè đến thăm nhau, người ta thường chào bằng câu : « Hôm nay rồng đến nhà tôm », mình tự hạ thành hàng « tôm tép », còn người đến thăm mình thuộc hàng cao quý như là rồng.

Đối với trẻ con, con rồng chỉ là một đồ chơi. Trẻ con lâu lâu rủ nhau rõ chiên, gõ trống rồi đi múa rồng. Đặc biệt có một trò chơi gọi là « rồng rắn lên mây ». Trẻ con rất thực tế, xem ra chúng nhìn vấn đề đúng hơn là người lớn, tức là rồng cũng chỉ là cùng họ với con rắn, cũng đi và uốn éo như vậy, cho nên mới đặt ra trò chơi « rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc, có nhà điểm danh, hỏi thăm thấy thuốc còn nhà hay không . . . Tóm lại, hình ảnh con rồng đã ăn sâu vào đời sống của người Việt.

Nhiều người nói rằng năm Rồng là năm rất tốt. Rồng đương nhiên có thể là tốt hơn các con gà, heo, chó, mèo. Nhưng năm nào người ta cũng có những lý do để nói là năm đó tốt. Năm nay, chúng ta cứ bình tĩnh chờ hết năm, thì sẽ biết là nó tốt hay xấu. Hôm nay, là ngày đầu năm, nhân tiện tôi cũng xin chúc tất cả các thính giả và bạn bè gần xa, bây giờ rải rác khắp năm châu, một năm vui vẻ, khoẻ mạnh và nhiều thành công. »

Xin cám ơn ông Nguyễn Dư và kính chúc ông một năm mới được nhiều sức khoẻ và may mắn trong năm Nhâm Thìn này.



Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 26/Jan/2012 lúc 5:12am

*

Chén rượu ngày xuân
 
*
Rượu Cognac là biễu tượng của sự thanh tao và quý phái trong nghệ thuật ẫm thực của Pháp 

Vào dịp Tết, khi đón khách đến nhà, bên cạnh chén trà, bánh mứt kẹo thì ly rượu ngọt thơm sẽ làm ấm lòng trong cái rét của gió lạnh, mưa phùn. Vì vậy, trên bàn tiếp khách sang trọng của mọi nhà, một chai rượu và vài chiếc ly luôn luôn được ưu tiên ở vị trí trang trọng.

Cognac Hennessy X.O  Giá 17,300,000 vnđ
 
  • http://khoruou.com/~/../Uploads/Products/2011/9/newhennessy-xo-to.jpg">ảnh%20sản%20phẩm
Mang tính mạnh mẽ, hào phóng của quý ông.

    Xuất xứ: Pháp
    Dung tích: 1,5lít
    Độ cồn: 40°

Henessy X.O là rượu Cognac XO đầu tiên, mang tính mạnh mẽ, hào phóng của quý ông. Henessy X.O là một nhãn hiệu của sự xa hoa, hình dáng chai được thiết kế năm 1947 mang lại cho nó một vẻ riêng biệt so với các rượu XO khác

Dòng X.O Đặc Biệt. Được pha chế từ hơn 100 loại rượu cốt (eau-de-vie) khác nhau, Hennessy X.O (eXtra Old) là dòng rượu Cognac "cực kỳ lâu đời" đầu tiên, với hương vị mạnh mẽ, nam tính, và hào hiệp - một hương vị thực sự tuyệt vời. Có thể nói Hennessy X.O là nguồn cảm hứng vô tận thông qua sự trải nghiệm đầy gợi cảm.

Hennessy XO thường được thưởng thức ở dạng nguyên chất để có thể đạt tới hương vị chuẩn mực. Cho đến tận ngày nay, dòng rượu này luôn được coi là biểu tượng của sự xa hoa, quý phái. Sự giàu cá tính được nâng cao bởi chiếc bình thon cổ đặc biệt được thiết kế năm 1947.


*

2011, các nhà sản xuất loại rượu mạnh Cognac bội thu

DR

http://www.viet.rfi.fr/auteur/thanh-ha - Thanh Hà

Với gần 163 triệu chai bán ra và hơn 2 tỷ euro thu vào, rượu Cognac trong năm qua đã phá kỷ lục cả về khối lượng lẫn doanh thu. Ngày nay, rượu Cognac của Pháp được xuất khẩu sang 150 quốc gia khác nhau trên thế giới. Châu Á là thị trường tiêu thụ Cognac lớn nhất.

Tính trung bình cứ mỗi một phút, trên thế giới có tới 5 chai rượu Cognac được bán ra. Giới trong ngành cho biết, châu Á là thị trường sộp nhất. Chỉ riêng Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm 35,6 % thị phần quốc tế, tăng hơn 14 % so với năm 2010.

Hơn thế nữa các khách hàng Á châu thường chuộng loại rượu Cognac đắt tiền, phải 4 năm tuổi trở lên. Vẫn theo thống kê của các nhà sản xuất Pháp, trong năm qua, thị trường Trung Quốc bùng phát tăng hơn 20 %, tiêu thụ đến 22, 6 triệu chai Cognac. 

Để so sánh, thì ba nước tại châu Mỹ là Canada, Hoa Kỳ và Mêhicô cộng lại nhập khẩu hơn 31 % khối lượng Cognac sản xuất từ Pháp và nước Mỹ củng cố cương vị của nhà nhập khẩu số 1 trên thế giới với 48,4 triệu chai.

Huyền thoại rượu Cognac bắt đầu từ thế kỷ thứ III sau Công Nguyên, khi hoàng đế La Mã Probus cho phép nông dân trồng nho xanh vùng Saintonge, thuộc tỉnh Charente, được phép ủ rượu. Đến thế kỷ thứ XIII thì rượu của các vùng Poitou - Charentes rất được người Anh, người Hà Lan và Bắc Âu ưa chuộng.

Nhưng phải đợi đến thế kỷ thứ XVII, vì muốn giữ được lâu và chở được nhiều đến các nước Bắc Âu để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, các nhà sản xuất cất rượu trong những thùng phuy làm bằng gỗ cây sồi. Đó cũng là loại rượu nặng hơn. Rượu của vùng Poitou - Charentes trở thành một thứ "eau de vie", uống vào như đốt cả ruột gan mà trong tiếng Pháp gọi là "vin brulé" , người Hà Lan gọi là "brandwijn", từ đó người Anh gọi là "brandy".

Cũng kể từ khi rượu được cất trong thùng phuy như vậy người ta mới bắt đầu gọi đó là rượu Cognac, khi thị trấn Cognac trở thành điểm hẹn của tất cả những tay buôn nổi tiếng trên thế giới.

Ngày nay, rượu Cognac được bán ra tại 150 quốc gia khác nhau và dù ở bất kỳ phương trời nào thi đây cũng là biểu tượng của sự thanh tao và quý phái trong nghệ thuật ẩm thực của Pháp. Rượu Cognac được dùng để khai vị, để uống vào cuối bữa cho thơm miệng, để pha cocktails, để làm bánh, nấu ăn. Ướp thịt cá bằng rượu Cognac thì không chê vào đâu được ! 



Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 01/Feb/2012 lúc 7:04pm
 
 
Hoa hậu nào xa xỉ nhất Việt Nam?
 
Hoa hậu không phải một nghề, thế nên khi nhìn những món đồ hiệu sang trọng mà các Hoa hậu Việt Nam trưng diện, nhiều người ngỡ ngàng không biết hoa hậu làm gì mà nhiều tiền thế?
 
Hoa hậu người Việt Hoàn cầu Ngọc Trinh ngoài vẻ quyến rũ, còn được biết đến là chủ nhân của những món đồ hàng hiệu xa xỉ bậc nhất Việt Nam. Ngọc Trinh luôn thu hút nhiều ánh nhìn khi xuất hiện tại các bữa tiệc với gương mặt xinh xắn, làn da trắng ngần và những trang phục sang trọng, đắt tiền. Louis Vuitton, Chanel, Christian Louboutin, Hermes... là những thương hiệu thời trang mà Ngọc Trinh yêu thích. Chính vì thế, cô không ngại chi hàng nghìn USD để tậu những món đồ của các nhãn hiệu từ ví cầm tay, phụ kiện, túi xách đến quần áo...
Ngọc Trinh diện toàn hàng hiệu đắt tiền khi dự một buổi tiệc tại TPHCM.
Khách mời có mặt trong đêm tiệc đều cảm nhận được phong cách thời trang đầy tinh tế của Ngọc Trinh. Trong khi một số mỹ nữ chọn váy áo sequins, váy kim sa lấp lánh, các phụ kiện ánh đồng, ánh bạc để kết hợp đồng điệu với giày kim sa, đế đỏ. Hoa hậu Ngọc Trinh khéo léo hơn khi chọn một bộ trang phục đen, không rườm rà phụ kiện. Chính điều đó đã làm nổi bật đôi giày đính đá sang trọng và quý phái thương hiệu Christian Louboutin với giá gần 100 triệu đồng mà nhiều cô gái ao ước.
Bộ trang phục đen không rườm rà làm nổi bật đôi giày giá hàng trăm triệu đồng mà nhiều cô gái mơ ước được sở hữu.
Cận cảnh đôi giày thương hiệu Christian Louboutin với giá gần 100 triệu đồng của Ngọc Trinh.
Bộ trang phục kết hợp giữa chân váy Gucci, thắt lưng kim loại và túi đeo Chanel hồng của Ngọc Trinh.
Váy Herve Leger, túi Hermes và giày Louboutin được Ngọc Trinh dùng thường xuyên, bởi dáng của những bộ váy này góp phần tôn lên đường cong của cơ thể cô rất nhiều. Với những bộ trang phục và phụ kiện sành điệu này, Ngọc Trinh không những xa xỉ nhất trong số những Hoa hậu Việt Nam mà nhiều người đẹp tiếng giàu có của giới showbiz Việt cũng phải tỏ vẻ ngưỡng mộ và ghen tỵ.
 
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 Thùy Lâm ít xuất hiện trong các bữa tiệc của giới showbiz, nhưng cô được khen thưởng khi diện chiếc váy hàng hiệu đắt tiền và đúng mốt sánh vai cùng chồng trong một bữa tiệc thời trang tại Thủ đô.
Hoa hậu Thùy Lâm rạng ngời bên chồng, cặp đôi thể hiện gu thời trang hòa hợp và tinh tế với hai màu trắng đen xuyên suốt.
Anh chồng điển trai lịch lãm trong bộ vest đen và áo sơ mi trắng, còn Hoa hậu Thùy Lâm cũng chọn bộ đầm cocktail pha đen trắng lạ mắt và thú vị. Đây là một trong những thiết kế hiện đang rất đắt khách của Versace có tên Double Crepe Wool Dress.
Chiếc váy của Thùy Lâm là một trong những thiết kế thuộc BST của Versace thu/đông 2011 được nhiều người đẹp khắp thế giới chọn lựa.
Chiếc váy được thiết kế theo xu hướng thời trang tối giản với phần vai lệch biến tấu từ đóa hoa tu-lip thả xuống ngực điệu đà và sang trọng. Phía trước thân váy được xẻ lệch để người mặc thêm gợi cảm sau mỗi cử động hình thể.Chiếc váy đơn giản nhưng thú vị này ngay từ khi được giới thiệu đã thu hút rất nhiều người đẹp khắp thế giới như Dương Mịch, Dương Tử Quỳnh, người mẫu kiêm diễn viên Lin Peng, ngôi sao Lady Gaga, Hoa hậu Trương Tử Lâm, Lea Michele... Khi mới được giới thiệu với các tín đồ thời trang, chiếc váy được bán với giá khoảng 57 triệu đồng.
Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2008 Thùy Lâm cũng sở hữu chiếc Porsche Cayenne giá 3 tỷ đồng.
Ngoài việc sở hữu những món đồ thời trang hàng hiệu khá xa xỉ, Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2008 Thùy Lâm cũng là một trong những người đầu tiên đặt mua chiếc Porsche Cayenne giá 3 tỷ đồng khi mới xuất hiện ở Việt Nam.
 
Hoa hậu Việt Nam 2004 Nguyễn Thị Huyền ngày càng tích cực xuất hiện trong các bữa tiệc và cô được đánh giá là đẹp đằm thắm, dịu dàng hơn. Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền cũng biết cách tôn vẻ sang trọng của mình bởi những món đồ thời trang hàng hiệu. Hoa hậu Việt Nam 2004 đã bỏ ra khoảng 16 triệu đồng để sở hữu chiếc đầm đen đơn giản và phụ kiện là chiếc ví Sunset Boulevard của Louis Vuitton.
Cận cảnh chiếc ví Sunset Boulevard của Louis Vuitton của
Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền.
 
Túi Cosmic  PM  Louis Vuitton của Hoa hậu Việt Nam 2004.
Ngoài ra, Nguyễn Thị Huyền cũng sở hữu thêm một sản phẩm khác của Louis Vuitton có tên Cosmic PM màu hồng. Túi Cosmic được sản xuất với ba màu: hồng, tím và xanh dương với giá khoảng 23,8 triệu đồng.
 
Hoa hậu Châu Á tại Mỹ Jenifer Phạm luôn nổi bật bởi những chiếc đầm gợi cảm khi xuất hiện trên truyền hình hoặc trong các bữa tiệc. Nhiều người đẹp cùng dự tiệc cũng cảm thấy ngưỡng mộ về những phụ kiện hàng hiệu kèm theo của Jenifer Phạm. Trong một lần dự tiệc, Hoa hậu Jenifer Phạm chọn cho mình chiếc ví sang trọng của Hermes.
Ví và khăn sang trọng của Hoa hậu Jennifer Phạm.
Chiếc ví sử dụng chất liệu chính là da thuộc với thiết kế đơn giản được chia thành nhiều ngăn nhỏ và một túi nhỏ đi kèm. Phần khóa cài thiết kế nhỏ gọn với phần logo Hermes màu bạc. Để đánh đổi lấy chiếc ví đẳng cấp này, người đẹp cần phải chi khoảng 30 triệu đồng.
Hoa hậu Jennifer Phạm cũng là chủ sở hữu của chiếc xe C250 CGI màu trắng 1,2 tỷ đồng. 
Hoa hậu Việt Nam 2006 Mai Phương Thúy chỉ một thời gian ngắn trước đây từng bị chê là có vấn đề về gu thời trang. Tuy nhiên, Mai Phương Thúy dần làm thay đổi nhận định đó bằng cách chăm chút hơn cho hình ảnh của mình bằng những bộ trang phục hàng hiệu.
Chiếc váy đen quyến rũ này là sản phẩm của BCBGMAXAZRIA. Với thiết kế lạ mắt và tôn dáng người mặc, chiếc váy vừa kín đáo nhưng vẫn rất gợi cảm. Chiếc váy có giá khoảng 5 triệu đồng.
 
Chiếc váy xanh xếp tầng, cổ chữ V khoét sâu làm tôn lên vòng một đầy đặn của Hoa hậu Mai Phương Thúy. 
Mai Phương Thúy và những chiếc váy hàng hiệu sang trọng.
Mai Phương Thúy trở nên quyến rũ khi là chủ nhân của nhiều chiếc váy hàng hiệu được cả những người đẹp trên thế giới ưa chuộng. Ngắm trang phục và phụ kiện đi kèm, nhiều người chỉ còn biết tròn mắt và thảng thốt: “Hoa hậu Việt Nam giàu quá, sang hơn cả sao Hollywood!”.
__._,_.___


-------------
Lộ Công Mười Lăm


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 10/Feb/2012 lúc 4:28am
 
Xin gởi đến Quí Thân Hửu đọc cho vui:
 
LÀ ĐƯỢC
 
Sống 1 kiếp, Bình An là được.
2 bánh 4 bánh, đi được là được.
Tiền ít tiền nhiều, đủ ăn là được.
Người xấu người đẹp, dễ coi là được.
 
 
 
 
Người già người trẻ, miễn khỏe là được.
Nhà giàu nhà nghèo, hòa thuận là được.
Ông xã về trễ, miễn về là được.
Bà xã càu nhàu, chăm lo là được.
 
Khi con còn nhỏ, dạy dỗ thật nghiêm.
Tiến sỹ cũng được, bán rau cũng xong.
Sau khi trưởng thành, ngoan ngoãn là được.
Nhà to nhà bé, có chỗ  ở là được.
 
Hàng hiệu hay không, mặc được là được.
Tất cả phiền não, biết xả là được.
Kiên trì cố chấp, biết bỏ xuống là được
Sống 1 kiếp người, bình an là được.
 
Không phải có tiền, muốn gì cũng được.
Tâm tốt việc tốt, có thể thay đổi số mệnh.
Ai đúng ai sai , Trời biết là được.
Tu phúc tu thân, kiếp sau càng tốt.
 
Thiên địa vạn vật, tùy duyên là tốt
Có rất nhiều việc, nhìn xa trông rộng.
Mọi người đều tốt, ngày ngày đều tốt.
Anh tốt tôi tốt, thế giới sẽ tốt.
 
Nói tóm lại, tri thức là quan trọng nhất.
Nói nhiều như vậy, hiểu được là được .
Vẫn còn chưa hiểu, xem lại lần 2 là được !
*
                                                               


Người gởi: Lan Huynh
Ngày gởi: 13/Feb/2012 lúc 7:29pm

10 quốc gia có dân số học thức nhất thế giới.

image


image

Thủ đô Ottawa của Canada
(Theo 24/7 Wall Street)Tổ chức Phát Triển và Hỗ Tương Kinh Tế (OECD) vừa công bố một bản khảo cứu cho biết là trong vòng 50 năm qua, số sinh viên đại học ở các quốc gia phát triển gia tăng gần 200 phần trăm. Bản công bố này cũng liệt kê danh sách 10 quốc gia trên thế giới có cư dân học thức nhất trên thế giới.

image

Đứng hàng thứ 10Phần Lan với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 37 phần trăm. Sản lượng quốc gia (GDP) tính theo đầu người là 36,585 Mỹ kim.

image

Úc Đại Lợi là quốc gia có cư dân học thức đứng hàng thứ 9 trên thế giới, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học cũng 37 phần trăm. Sản lượng GDP tính theo đầu người là 40, 719 Mỹ kim.

image

Anh là quốc gia đứng hàng thứ 8 về số dân học thức, với tỷ lệ cư dân có bằng cấp cũng ở mức 37 phần trăm, và sản lượng GDP tính theo đầu người là 35, 504 Mỹ kim.

image

Na Uy là quốc gia đứng hàng thứ 7 trong bảng sắp hạng, với sản lượng GDP ở mức 56,617 Mỹ kim một đầu người.

image

Nam Hàn là quốc gia đứng hàng thứ 6, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 39 phần trăm, trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 29,101 Mỹ kim.

image

Quốc gia đứng hàng thứ 5Tân Tây Lan, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 40 phần trăm. Sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 29,871 Mỹ kim.

image

Hoa Kỳ là quốc gia đứng hàng thứ 4, với số dân có bằng cấp đại học ở mức 41 phần trăm. Trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người là 46,588 Mỹ kim.

image

Quốc gia đứng hàng thứ 3 trong bảng danh sách là Nhật, với 44 phần trăm dần số có bằng cấp đại học. Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 33,751 Mỹ kim.

image

Do Thái là quốc gia đứng hàng thứ 2 trong bảng danh sách với 45 phần trăm dân chúng có bằng cấp đại học, trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 28,596 Mỹ kim.

image

Canada là quốc gia đứng hàng đầu về trình độ trí thức, với 50 phần trăm dân số có bằng cấp đại học. Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 39, 070 dollars.



-------------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 17/Feb/2012 lúc 4:02am
*

Cách dạy con 'nhàn tênh' của người Pháp

Hầu như mọi bà mẹ đều phải thức giấc giữa đêm khuya để dỗ dành con khi nó quấy khóc, song phụ nữ Pháp lại khác, lúc con khóc họ không vội vàng can thiệp ngay mà để cho đứa trẻ "tự làm dịu" rồi nín mà ngủ tiếp.
Sau một thời gian dài quan sát cách dạy con của các bà mẹ Pháp, Pamela Druckerman (một phụ nữ Mỹ sống ở Pháp, có 3 đứa con) phải giật mình.

Những điều mắt thấy tai nghe này đã được cô thuật lại trong một quyển sách hấp dẫn có tên "French children don't throw food" (tạm dịch là "Trẻ con Pháp không ném thức ăn" 

 
Banque%20de%20Photographies%20-%20parents,%20enfants,%20
table,%20avoir,%20
petit%20déjeuner.%20
fotosearch%20-%20recherchez%20
des%20photos,%20des%20
images%20et%20des%20
cliparts
*

Pamela Druckerman kể, trong một lần đi nghỉ mát cùng gia đình, khi bước vào nhà hàng, cô quan sát thấy những đứa trẻ Pháp có cách hành xử rất lịch thiệp. Chúng ngồi yên ở bàn ăn và dùng bữa với khẩu phần riêng của mình, các em không làm vương vãi đồ ăn mà ăn hết các món, kể cả rau.

Trong khi đó bé Bean, đứa con 18 tháng tuổi của cô lại quậy phá, chạy nhảy lung tung và làm đổ thức ăn. Và trong lúc cô phải khổ sở bám theo đứa con nghịch ngợm của mình thì các phụ huynh người Pháp dường như không phải vất vả gì với bọn trẻ của họ.

Không những thế, những đứa trẻ Pháp ngủ đêm rất ngoan và không quấy khóc. Chúng không cãi nhau hay gây ra cảnh hỗn loạn chốn công cộng, cũng không biếng ăn hay kiếm chuyện mỗi khi đi ngủ. Điều này khác hẳn với các trẻ em người Mỹ hoặc Anh. Từ chỗ ngạc nhiên, Pamela đã quyết định bỏ thời gian để tìm hiểu thực hư cách dạy con của phụ nữ Pháp.

Sau khi phỏng vấn hàng chục bà mẹ, các nhà xã hội học và bác sĩ Pháp, Pamela nhận ra rằng thực tế cách giáo dục của các bậc phụ huynh Pháp có vẻ nghiêm khắc hơn người Mỹ và Anh, tờ Telegraph cho biết. Đối với con cái, họ đề cao kỷ luật hoặc phạt tét vào mông hơn là nhẹ nhàng thuyết phục hay khuyến khích. Mặc dù vậy họ cũng không phải quá hà khắc và luôn đặt niềm tin vào năng lực của con.

Trẻ em nước Anh không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ, chúng cũng không được dạy phải tôn trọng những người xung quanh, trong khi hầu hết phụ huynh Pháp rất chú trọng giáo dục những điều này, thậm chí trẻ có thể bị phạt nếu vi phạm.

"Khi tôi đưa con đến nhà trẻ, cảnh tượng giống như trong một quán rượu. Trong khi những phụ nữ Pháp bình thản ngồi nhâm nhi cà phê ở sân trường thì các bà mẹ Anh phải tất tả chạy vòng vòng theo chân lũ con của họ", Pamela miêu tả về khoảng thời gian sống ở Paris:

Pamela cho biết, cô và hầu hết phụ nữ Anh đều cảm thấy việc có con là cực hình, vì từ lúc đó người mẹ sẽ không còn đủ thời gian để lo cho bản thân mình. Song phụ nữ Pháp lại ít lo lắng hơn bởi họ dường như không bắt bản thân phải làm mọi thứ theo ý của đứa trẻ. Họ cũng không cho con bú vì sợ vòng một xấu đi. Và chỉ cần một tuần sau khi sinh, người mẹ đã lấy lại được vóc dáng mi nhon như trước.

Quan sát từ lúc một đứa trẻ người Pháp ra đời, Pamela viết tiếp: "Khi nghe nói về chuyện những đứa trẻ ngủ li bì suốt 6 tuần lễ, tôi nghĩ phụ huynh người Pháp thật tệ, thậm chí đôi khi họ còn để mặc cho con khóc trong nhiều giờ liền. Nhưng thật ra không phải như tôi nghĩ, thay vì vội chạy đến ngay và ôm con vào lòng dỗ dành thì mẹ Pháp để yên một thời gian cho đứa trẻ có cơ hội 'tự làm dịu' rồi nín. Ban đầu tôi nghĩ là trẻ bị bỏ bê, song thực ra là cha mẹ chúng muốn để con học kỹ năng ngủ ngay từ nhỏ, điều này cũng được áp dụng tương tự như trong cách ăn uống".

Thi Trân

vnexpress.net


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 22/Feb/2012 lúc 12:35pm

=

Kiệt tác bonsai đầy nghệ thuật của Takanori Aiba

Tác Giả: SE sưu tầm

Hãy dạo quanh thành phố thu nhỏ sống động trong kiệt tác bonsai tuyệt vời của nghệ nhân tài hoa Takanori Aiba

 Từ một nhà hội họa và kiến trúc kiêm họa sĩ cho tạp chí thời trang danh tiếng Popye của Nhật Bản - nghệ nhân tài hoa Takanori Aiba với niềm đam mê cháy bỏng về nghệ thuật bonsai đã cho ra đời nhiều kiệt tác bonsai mang đầy sáng tạo, tỉ mỉ và nghệ thuật trên cả nghệ thuật. Những lâu dài, thành quách, nguy nga được tạo thành uốn lượn nhịp nhàng, logic với thế đổ của những chậu bonsai, khiến người thưởng lãm tưởng chừng như đang chìm đắm trong một chiều không gian khác, hư ảo và huyền hoặc.

Để có 1 trong những kiệt đác đầy tính nghệ thuật mà tôi sắp giới thiệu, nghệ nhân Aiba đã bỏ ra ròng rã nhiều năm trời, tỉ mỉ từng chút một với giấy thủ công, nhựa, thạch cao, nhựa Acrylic, sơn và các vật liệu khác... kết hợp tạo nên những lâu dài nguy nga, những thành quách lộng lẫy... xung quanh những chậu bonsai kì công của mình.

Ngắm những kiệt tác bonsai của nghệ nhân Aiba chúng ta như lạc vào một thế giới khác đầy mộng mị với những câu chuyện riêng biệt mà các tác phẩm mang lại.

 
miniature%20sculptures


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 29/Feb/2012 lúc 4:04am

*

Trên máy bay, ngồi phía cửa sổ nguy hiểm hơn ?

Peter Russel

http://www.viet.rfi.fr/auteur/thanh-phuong - Thanh Phương

Tạp chí y khoa của Mỹ Chest ngày 07/02/2012 đăng một nghiên cứu cho thấy là trên máy bay, những hành khách ngồi phía cửa sổ trong những chuyến bay dài hơn 6 tiếng đồng hồ có nguy cơ bị tụ máu cục ở hai chân hơn là những hành khách khác. Đây là triệu chứng máu đóng cục trong tĩnh mạch Deep-vein thrombosis (DVT) làm tắc dòng máu chảy (thường là ở cẳng chân), rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.

Các cơ ở phần cẳng chân giúp cho máu chảy đều khắp cơ thể và quay trở về tim. Ngồi bất động trong những thời gian dài, mà không sử dụng những cơ đó, sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở chân và máu bị dồn lại, đóng cục.

Cho tới nay, triệu chứng này thường được gọi là « hội chứng hạng vé phổ thông », vì những hành khách mua vé hạng này thường ngồi ở những hàng ghế rất chật chội. Nhưng thật ra, theo nghiên cứu của ACCP ( American College of Chest Physicians ), nhóm chuyên gia về các bệnh đường hô hấp ở bang Illinois - Hoa Kỳ, việc ngồi trong một không gian chật chột không làm tăng nguy cơ bị tụ máu cục, mà triệu chứng này là do việc ngồi phía cửa sổ. Những hành khách ngồi chỗ này thường ít khi đứng dậy và di chuyển, vì sợ làm phiền những hành khách kia. Trong khi những người ngồi phía hành lang thì muốn đứng dậy lúc nào thì đứng, chẳng ảnh hưởng đến hòa bình thế giới.

Tuy vậy, các chuyên gia khẳng định rằng những trường hợp tụ máu cục trong những chuyến bay đường dài vẫn rất hiếm khi xảy ra. Họ chỉ khuyên những hành khách « có nguy cơ cao » ( những người béo phì, người già, phụ nữ đang uống thuốc ngừa thai, v.v. . . ) nên chú ý hơn những người khác, tức là thường xuyên đứng dậy đi qua đi lại, làm vài động tác thư giãn cơ bắp. Nhất là trong những chuyến bay dài hơn 10 tiếng, giống như chuyến bay thẳng của Vietnam Airlines từ Paris đến Việt Nam, nguy cơ tụ máu cục đối với những người đó tăng lên mức tối đa.

Nhưng so với người ngồi phía cửa sổ, người ngồi phía hành lang có đỡ nguy hiểm hơn không ? Chưa chắc, bởi vì những người này thường xuyên là nạn nhân của một sự cố khác rất hay xảy ra, đó là bị hành lý cabin rơi trúng đầu. Máu tụ cục đâu chưa thấy mà đã thấy đầu sưng một cục.

Nói chung, trong trường hợp máy bay gặp tai nạn, trên máy bay chẳng có chỗ nào là an toàn. Một số người nghĩ rằng ngồi ở phần giữa của máy bay là bảo đảm nhất vì chỗ đó thân máy bay chắc chắn hơn những phần khác. Nhưng chính chỗ đó lại là nơi đặt các bình nhiên liệu của máy bay, nghĩa là xăng mà bốc cháy, thì các hành khách ngồi những hàng ghế này sẽ được « nướng » trước hết. Ngồi gần cửa thoát hiểm thì trên lý thuyết, sẽ thoát ra trước tiên, nhưng có điều khi máy bay gặp tai nạn, cửa thoát hiểm không phải lúc nào mở được.



Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Mar/2012 lúc 7:17pm

Những cô nàng 'mình dây' nhất thế giới

Hình ảnh của những "mỹ nhân" gầy trơ xương này có thể khiến trẻ con khóc thét khi nhìn thấy.

Mới đây, trang THEAZON đã đăng tải hình ảnh của 10 người đẹp được mệnh danh "ốm yếu, gầy còm nhất thế giới" với những vóc dáng... gầy trơ xương đáng kinh ngạc. Đây cũng chính là lời cảnh báo dành cho những phụ nữ muốn giảm cân giữ dáng không đúng cách, khiến cơ thể hấp thụ thiếu chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và thậm chí phá hủy cả nhan sắc, ngoại hình của họ.
Dưới đây là 10 ví dụ điển hình về những "mỹ nữ" da bọc xương trên thế giới:
Những%20cô
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nàng%20mình%20dây%20nhất%20thế%20giới,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20Thieu%20nu%20minh%20day,da%20boc%20xuong,%20gay%20tro
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20xuong,%20om%20yeu,%20gay%20com
Ban đầu chỉ là loạt ảnh với cấp độ "gầy nhẹ"
Những%20cô
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nàng%20mình%20dây%20nhất%20thế%20giới,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20Thieu%20nu%20minh%20day,da%20boc%20xuong,%20gay%20tro
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20xuong,%20om%20yeu,%20gay%20com
Những%20cô
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nàng%20mình%20dây%20nhất%20thế%20giới,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20Thieu%20nu%20minh%20day,da%20boc%20xuong,%20gay%20tro
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20xuong,%20om%20yeu,%20gay%20com
Cơ thể ngày một teo lại...
Những%20cô
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nàng%20mình%20dây%20nhất%20thế%20giới,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20Thieu%20nu%20minh%20day,da%20boc%20xuong,%20gay%20tro
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20xuong,%20om%20yeu,%20gay%20com
Những%20cô
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nàng%20mình%20dây%20nhất%20thế%20giới,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20Thieu%20nu%20minh%20day,da%20boc%20xuong,%20gay%20tro
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20xuong,%20om%20yeu,%20gay%20com
Hai tay và chân giờ đã trở thành da bọc xương
Những%20cô
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nàng%20mình%20dây%20nhất%20thế%20giới,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20Thieu%20nu%20minh%20day,da%20boc%20xuong,%20gay%20tro
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20xuong,%20om%20yeu,%20gay%20com
Khiến con người tàn tạ đến mức không thể phân biệt được tuổi tác
Những%20cô
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nàng%20mình%20dây%20nhất%20thế%20giới,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20Thieu%20nu%20minh%20day,da%20boc%20xuong,%20gay%20tro
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20xuong,%20om%20yeu,%20gay%20com
Những%20cô
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nàng%20mình%20dây%20nhất%20thế%20giới,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20Thieu%20nu%20minh%20day,da%20boc%20xuong,%20gay%20tro
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20xuong,%20om%20yeu,%20gay%20com
Những%20cô
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nàng%20mình%20dây%20nhất%20thế%20giới,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20Thieu%20nu%20minh%20day,da%20boc%20xuong,%20gay%20tro
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20xuong,%20om%20yeu,%20gay%20com
Xương xẩu dần dần lộ diện ra, càng ngày càng đáng sợ
Những%20cô
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nàng%20mình%20dây%20nhất%20thế%20giới,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20Thieu%20nu%20minh%20day,da%20boc%20xuong,%20gay%20tro
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20xuong,%20om%20yeu,%20gay%20com
Hình ảnh này có thể sẽ khiến trẻ con khóc thét khi nhìn thấy

Hương Buri ( http://24h.com.vn/ - Sốc với bộ ảnh bị biếng ăn
Từ cô gái xinh đẹp, họ trở thành những thân hình chẳng khác nào bộ xương khô.
Trên thế giới không hiếm những trường hợp bị mất trọng lượng quá mức đã dẫn tới cơ thể gầy gò, khô khốc như một bộ xương di động. Có người ban đầu vì chứng ăn kiêng mất cân đối đã dẫn tới căn bệnh biếng ăn. Hội chứng biếng ăn tâm thần đã dẫn tới sự ra đi đáng tiếc của nhiều người, trong đó phần lớn là nữ giới.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi ngoại hình trở thành một cuộc cạnh tranh khắc nghiệt, nhiều cô gái đang ở trong tình trạng chạy đua giảm cân. Tuy nhiên, có những trường hợp sự giảm cân thiếu khoa học đã dẫn tới sự mất trọng lượng quá mức như 9 hình ảnh dưới đây:
Sốc
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20với%20bộ%20ảnh%20bị%20biếng%20ăn,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20chuyen%20la,%20chuyen%20la%20the%20gioi,%20co
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20gai%20xinh%20dep,%20girl%20xinh,%20giam%20can,%20mat
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trong%20luong,%20bo%20xuong,%20tin%20tuc
Sốc
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20với%20bộ%20ảnh%20bị%20biếng%20ăn,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20chuyen%20la,%20chuyen%20la%20the%20gioi,%20co
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20gai%20xinh%20dep,%20girl%20xinh,%20giam%20can,%20mat
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trong%20luong,%20bo%20xuong,%20tin%20tuc
Sốc
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20với%20bộ%20ảnh%20bị%20biếng%20ăn,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20chuyen%20la,%20chuyen%20la%20the%20gioi,%20co
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20gai%20xinh%20dep,%20girl%20xinh,%20giam%20can,%20mat
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trong%20luong,%20bo%20xuong,%20tin%20tuc
Sốc
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20với%20bộ%20ảnh%20bị%20biếng%20ăn,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20chuyen%20la,%20chuyen%20la%20the%20gioi,%20co
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20gai%20xinh%20dep,%20girl%20xinh,%20giam%20can,%20mat
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trong%20luong,%20bo%20xuong,%20tin%20tuc
Những người mẫu trên sàn catwalk là những người thường phải đối mặt với nỗi lo tăng cân. Song cách giảm cân, ăn kiêng, nhịn ăn của một số người không phù hợp đã dẫn tới chứng bệnh biếng ăn nghiêm trọng.
Sốc
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20với%20bộ%20ảnh%20bị%20biếng%20ăn,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20chuyen%20la,%20chuyen%20la%20the%20gioi,%20co
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20gai%20xinh%20dep,%20girl%20xinh,%20giam%20can,%20mat
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trong%20luong,%20bo%20xuong,%20tin%20tuc
Sốc
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20với%20bộ%20ảnh%20bị%20biếng%20ăn,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20chuyen%20la,%20chuyen%20la%20the%20gioi,%20co
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20gai%20xinh%20dep,%20girl%20xinh,%20giam%20can,%20mat
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trong%20luong,%20bo%20xuong,%20tin%20tuc
Sốc
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20với%20bộ%20ảnh%20bị%20biếng%20ăn,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20chuyen%20la,%20chuyen%20la%20the%20gioi,%20co
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20gai%20xinh%20dep,%20girl%20xinh,%20giam%20can,%20mat
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trong%20luong,%20bo%20xuong,%20tin%20tuc

Sốc
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20với%20bộ%20ảnh%20bị%20biếng%20ăn,%20Phi%20thường%20-%20kỳ
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20quặc,%20chuyen%20la,%20chuyen%20la%20the%20gioi,%20co
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20gai%20xinh%20dep,%20girl%20xinh,%20giam%20can,%20mat
%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20trong%20luong,%20bo%20xuong,%20tin%20tuc
Từ những cô gái xinh đẹp, họ trở thành những thân hình chẳng khác nào bộ xương khô.


La Dolce (Theo X.)


http://sites.google.com/site/binhancali/system/app/pages/reportAbuse - http://www.tin247.com/nhung_co_nang_minh_day_nhat_the_gioi-13-21772471.html


http://sites.google.com/site/binhancali/system/app/pages/reportAbuse -






-------------
mk


Người gởi: huong cerise
Ngày gởi: 03/Mar/2012 lúc 8:06am

*

 
Lễ hội Hai Bà Trưng của cựu nữ sinh Trưng Vương ở Nam Cali
 
 
http://www.viet.rfi.fr/auteur/thuy-my - Thụy My

Tại Nam California, một trong những sinh hoạt văn hóa được xem là bền bỉ và trang trọng nhất là lễ hội Hai Bà Trưng, được Hội Cựu nữ sinh Trưng Vương Nam Cali tổ chức vào mỗi tháng Ba hàng năm, đã gần ba chục năm qua.

Trường nữ trung học Trưng Vương là một hai trường công lập nổi tiếng ở Sài Gòn trước đây dành riêng cho nữ sinh, nằm gần Sở Thú và trường nam trung học Võ Trường Toản. Theo lời kể của các cựu học sinh, thì ngày trước lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng là một ngày hội lớn, được nhiều đoàn thể và trường học cùng phối hợp tổ chức. Các nữ sinh được chọn đóng vai Trưng Trắc và Trưng Nhị phải là những cô gái vừa xinh đẹp vừa đức hạnh, vì đây là một vinh dự lớn. Hai Bà Trưng uy nghi ngự trên voi thật, được rước kiệu trên các đại lộ trước đông đảo người xem.

Tại Nam California, một trong những sinh hoạt văn hóa được xem là bền bỉ và trang trọng nhất là lễ hội Hai Bà Trưng, được Hội Cựu nữ sinh Trưng Vương Nam Cali tổ chức vào mỗi tháng Ba hàng năm, đã gần ba chục năm qua.




Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info