Thực hư về nấm linh chi
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Khoa Học - Kỷ Thuật
Tên Chủ Đề: Sức Khỏe - Y Tế
Forum Discription: Các Bài Viết Hay Bài Thuốc về Sức Khỏe và Các Vấn Đề Y Tế
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=1618
Ngày in: 16/Nov/2024 lúc 11:26am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Thực hư về nấm linh chi
Người gởi: Hoa Hạ
Chủ đề: Thực hư về nấm linh chi
Ngày gởi: 02/Apr/2009 lúc 9:04pm
NẤM LINH CHI TRONG THIÊN NHIÊN
Linh chi (Ganoderma) là các loài nấm gỗ mọc hoang trong thiên nhiên, có
hàng trăm loài khác nhau cùng họ nấm gỗ (ganodermataceae). Có 2 nhóm
lớn là: Cổ linh chi và linh chi.
Cổ linh chi: Là các loài nấm gỗ
không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại
phát triển thêm một lớp mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu
xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp. Nấm rất cứng (cứng như gỗ lim
nên còn gọi là nấm lim).
Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên
cây gỗ trong nhiều năm (đến khi cây chết thì nấm cũng chết). Vì vậy các
nhà bảo vệ thực vật xếp cổ linh chi vào nhóm các tác nhân gây hại cây
rừng, cần khống chế. Cổ linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở
khắp nơi trên thế giới. Trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát
triển mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam đã phát hiện trong rừng sâu Tây Nguyên
có những cây nấm cổ linh chi lớn, có cây tán rộng tới hơn 1 mét, nặng
hơn 40kg.
Tên khoa học: Ganoderma applanatum (Pers) Past. Cổ linh chi có hàng chục loài khác nhau.
Linh
chi: Là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh ở các
tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Ðông (Trung Quốc). Nấm có cuống, cuống
nấm có màu (mỗi loài có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam). Thụ
tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến
là hình thận, hình tròn. Mặt trên bóng. Nấm hơi cứng và dai.
Tên
khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart (Linh chi có rất nhiều
loài khác nhau). Sách Bản thảo cương mục (in năm 1595) của Lý Thời
Trân, đại danh y Trung Quốc đã phân loại linh chi theo màu sắc thành 6
loại, mỗi loại có công dụng chữa bệnh khác nhau:
- Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi. - Loại có màu xanh gọi là Thanh chi. - Loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Ðơn chi hoặc Xích chi. - Loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi. - Loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi. - Loại có màu tím gọi là Tử chi.
KHOA HỌC HIỆN ÐẠI VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU NẤM LINH CHI
Ði đầu là các
nhà khoa học Nhật Bản: Năm 1972 đã trồng thí nghiệm nấm linh chi đạt
kết quả tốt. Sau đó là Hàn Quốc, Trung Quốc. Ở Việt Nam, Viện Dược liệu
- Hà Nội đã trồng nấm linh chi (giống Trung Quốc) thành công vào năm
1978. Chín năm sau, năm 1987, các nhà khoa học thuộc Ðại học khoa học
tự nhiên đã chọn được giống linh chi mọc hoang ở rừng núi Lâm Ðồng để
nhân giống và đưa vào sản xuất tại trại trồng nấm linh chi của Xí
nghiệp Dược phẩm TW 24, đạt kết quả tốt vào năm 1988.
Ngày nay
nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Malaysia, Mỹ... đã sản xuất nấm
cùng các chế phẩm linh chi làm thuốc và thực phẩm dưỡng sinh.
Chất lượng của nấm linh chi trồng phụ thuộc vào 2 điều kiện chính, đó là:
- Giống thuần chủng, không bị lai tạp. -
Thành phần dinh dưỡng và điều kiện môi trường cho nấm sinh sản phát
triển (đây là bí mật công nghệ của từng nhà sản xuất). Có 2 loại giá
thể chính để trồng nấm linh chi là mạt cưa và khúc gỗ chôn xuống đất. Ở
Việt Nam người ta trồng linh chi bằng mạt cưa cao su đựng trong túi.
Ở
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản người ta trồng linh chi bằng khúc gỗ
chôn dưới đất, sau 6-7 tháng sẽ thu hoạch, nấm có đường kính lớn, mỗi
cây nấm sau khi sấy khô đạt 200-400g (loại to).
Cách đây hàng
ngàn năm, nấm Linh Chi đã được dùng để làm thuốc. Các sách dược thảo
của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhân Linh Chi được sử dụng làm
thuốc từ lâu đời. Sách “Thần nông bản thảo” đã nói: “Linh chi là thuốc
kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành
trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khoẻ cho các bậc đế
vương”. Đến đời Minh (năm 1590) trong sách “Bản thảo cương mục”, tác
giả Lý Thời Trân đã mô tả 6 loại Linh Chi và khái quát tác dụng trị
liệu của Linh Chi: Linh Chi đều có tính bình, không độc, có tác dụng
làm tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ gan khí, an thần, chữa trị tức ngực.
Với hệ hô hấp có tác dụng ích phổi, thông mũi, chữa ho nghịch hơi, an
thần, ích tỳ khí. Nấm Linh Chi còn có các tác dụng chữa trị chứng bí
tiểu, bổ thận khí, chữa trị đau nhức khớp xương, gân cốt… Nấm Linh Chi
được Lý Thời Trân coi như một loại thần dược: Ăn nhiều lần cơ thể nhẹ
đi mà không già, sống lâu như thần tiên.
Theo cách diễn đạt
truyền thống của người phương Đông, các tác dụng cụ thể của nấm Linh
Chi được tập hợp vào những mặt tác dụng lớn như sau:
- Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn) - Bảo can (bảo vệ gan) - Cường tâm (thêm sức cho tim) - Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hoá) - Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp) - Giải độc (giải toả trạng thái nhiễm độc) - Giải cảm (giải toả trạng thái dị cảm) - Trường sinh (sống lâu tăng tuổi thọ).
Qua
phân tích các hoạt chất về mặt dược tính, dược lý và sử dụng nấm Linh
Chi, người ta thấy Linh Chi có tác dụng rất tốt với các bệnh:
*
Đối với bệnh về hệ tim mạch: Nấm Linh Chi có tác dụng điều hoà, ổn định
huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp cao, nấm Linh Chi không làm tăng
mà làm giảm bớt, dùng nhiều thì huyết áp ổn định. Đối với những người
suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm Linh Chi có tác dụng nâng huyết
áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hoá dinh dưỡng. Đối với
bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch, dùng nấm Linh Chi có tác dụng giảm cholesterol
toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, làm giảm
hệ số sinh bệnh. Nấm Linh Chi làm giảm xu thế kết bờ của tiểu cầu, giảm
nồng độ mỡ trong máu, giảm co tắc mạch, giải toả cơn đau thắt tim.
*
Đối với các bệnh về hô hấp, nấm Linh Chi đem lại kết quả tốt, nhất là
với những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80% có tác
dụng giảm và làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn.
Ngoài ra nấm Linh
Chi còn có tác dụng tốt tới các bệnh gan mãn tính mới phát, nâng cao
chức năng gan, ổn định đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo
đường. Các tác giả ở Đài Loan dùng Linh Chi trồng trên gỗ long não điều
trị ung thư cho kết quả rất tốt - khối u tiêu biến hoàn toàn. Trên cơ
sở nguyên lý hiệu dụng là do nấm Linh Chi làm tăng và khôi phục hệ miễn
dịch. Hàng năm doanh thu của các chế phẩm chống ung thư điều chế từ các
loài nấm Linh Chi ở Đài Loan đạt trên 350 triệu USD.
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Trả lời:
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 02/Apr/2009 lúc 9:07pm
Để sử dụng nấm Linh Chi chữa bệnh, người ta thường dùng một số cách như sau:
Cách sử dụng:
-
Ngâm rượu: thái nấm Linh Chi thành từng miếng mỏng, ngâm trong rượu
mạnh 40o-45oC, sau 20 ngày có thể sử dụng (ngày uống 2 lần, mỗi lần một
chén con).
- Sắc nước uống: lấy một khối lượng Linh Chi khoảng
3-16gam cho 1 lần sắc (đổ 3 bát nước đun sôi cô đặc để lấy một bát, làm
3 lần như vậy). Sau đó đổ trộn lẫn với nhau để uống.
- Uống dạng
trà: sấy nấm Linh Chi, nghiền nát thành bột, mỗi lần uống 3-7 gam (cho
vào 200ml nước sôi) hãm lại sau 10 phút rồi uống.
- Bào chế ở dạng chè, thuốc viên…
sưu tầm trên internet
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 02/Apr/2009 lúc 9:14pm
Linh chi là vị thuốc quý đã được loài người nghiên cứu sử dụng từ lâu đời. Trong sách "Thần nông bản thảo" - một dược thư cổ của Trung Quốc cách đây hơn 2.000 năm cũng ghi lại khá nhiều tác dụng chữa bệnh của linh chi. Linh chi còn có nhiều tên khác như thuốc Thần tiên, nấm Trường thọ, cỏ Trường sinh v.v... Xưa kia linh chi chỉ được khai thác trong thiên nhiên nên nó là loại thuốc quý, hiếm và rất đắt tiền. Giá một lạng linh chi còn đắt hơn một lạng vàng ròng nên chỉ dành để tiến vua, chúa hoặc bán cho những người giàu có.
THỊ TRƯỜNG NẤM LINH CHI Ở VIỆT NAM - TRẬN ÐỒ BÁT QUÁI
Nấm linh chi trong các cửa hàng Ðông dược
Vào bất kỳ một cửa hàng Ðông dược nào ở Hà Nội, bạn cũng sẽ được chào mua nấm linh chi, tập trung nhiều nhất là ở phố Lãn Ông. Mới thoạt nhìn, bạn sẽ lóa mắt vì có đủ loại linh chi to, nhỏ. Cái to nhất bằng cái nón nhỏ, mỗi túi 1kg có 2 hoặc 3 nấm. Cái nhỏ thì 15-20 cái/kg. Rồi linh chi thái lát, linh chi tán bột. Cũng cùng một thứ nấm linh chi có màu sắc, độ lớn, cân nặng như nhau, nhưng có cửa hàng giới thiệu là linh chi Hàn Quốc vì có chữ KOREA đóng dấu chìm ở mặt dưới nấm, được chào với giá 1.500.000đ/kg. Sang cửa hàng khác, cũng cái nấm linh chi như thế (nhưng không có chữ KOREA đóng dấu chìm) lại được chào bán với giá 400.000đ/kg.
Còn nấm linh chi thái lát thì cửa hàng nào cũng nói là linh chi Trung Quốc, giá rất mềm, chỉ có 200.000đ/kg.
Tôi được một người mặc áo Blouse trắng, ở ngực áo có đeo biển "Bác sĩ chuyên khoa Ðông y V.V.C." giới thiệu: "Bác cứ mua đi, ở đây chúng tôi chỉ bán linh chi của Hàn Quốc, chúng tôi sẽ xay thành bột cho bác, khi dùng chỉ việc sắc nước, sôi 15 phút là được". Tôi hỏi: "Thế bã linh chi có dùng được không?". Vị bác sĩ nọ trả lời "Ai dùng bã làm gì, tất cả nó đã tan ra nước rồi!".
Vào cửa hàng bán lẻ thuốc Nam - Bắc của Công ty Dược liệu TW I hỏi mua linh chi, cô bán hàng cho tôi xem cả 2 loại linh chi Hàn Quốc và Trung Quốc. Loại của Hàn Quốc mặt dưới (thụ tầng) nấm có màu trắng, đóng dấu chìm chữ KOREA. Giá bán 1kg loại 6 cái là 660.000đ. Linh chi Trung Quốc mặt dưới nấm có màu vàng, giá 250.000đ/kg (loại 6 cái 1kg).
Nấm cổ linh chi bán rong
Từ cuối năm 2002 đến nay, có một số người mang những mảnh nấm linh chi rất lớn, để trong túi du lịch len lỏi đến những nhà có người bệnh ung thư, tiểu đường, thoái hóa cột sống v.v..., nói là thuốc quý mới phát hiện trong rừng sâu Tây Nguyên đã được các nhà khoa học xác định là cổ linh chi có hàng trăm năm tuổi, chữa khỏi nhiều bệnh nan y ở thời kỳ cuối. Giá mỗi lạng (100g) từ 120-150.000đ tùy loại nhỏ hoặc to. Ðể minh chứng cho lời giới thiệu của mình họ còn mang theo cả bản photocopy các bài viết nói về nấm cổ linh chi đăng trên báo Lao Ðộng và báo Sức Khỏe & Ðời Sống.
Xác định xuất xứ của nấm linh chi
Có người mang nấm linh chi đến nhờ tôi phân biệt hộ: Thứ nào của Trung Quốc, thứ nào của Hàn Quốc? Tôi trả lời: Chúng tôi chỉ có thể phân biệt được cổ linh chi và linh chi trồng. Còn thứ nào trồng ở Trung Quốc, thứ nào trồng ở Hàn Quốc thì kể cả người chuyên nghiên cứu, phân loại thực vật hoặc chuyên kiểm nghiệm dược liệu cũng chịu, vì linh chi được trồng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc v.v... không phải chỉ có một loài. Trong khi chỉ riêng một loài Ganoderma lucidum thôi cũng đã có hơn 45 thứ khác nhau. Còn việc đóng dấu chìm chữ KOREA trên nấm để nói đó là của Hàn Quốc thì có gì khó.
Sưu tầm
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
|