BUỒN VUI TIẾNG VIỆT THỜI NAY
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Tổng Quát
Tên Chủ Đề: Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
Forum Discription: Chỉ dẫn và giải đáp thắc mắc về cách sử dụng các tiện ích của diễn đàn
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=819
Ngày in: 15/Jan/2025 lúc 5:46pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: BUỒN VUI TIẾNG VIỆT THỜI NAY
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Chủ đề: BUỒN VUI TIẾNG VIỆT THỜI NAY
Ngày gởi: 24/Apr/2008 lúc 1:34am
(Nguồn: net)
Về cách viết tiếng Việt của 1 số đông teen Việt trên internet
...
Thứ nhất, thay chữ “ô” bằng chữ “u” – nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Như vậy lối viết của mình sẽ nhẹ hơn, dễ chịu hơn, thân thiện hơn…chắc các bạn hiểu ý của mình rùi!
Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khiến cho người đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun – mình không mún làm người khác bùn đâu!
Không phải riêng nguyên âm thui đâu mà cũng có nhiều phụ âm nên bỏ ra. Chữ “n” là mụt trong nhữg “nghi phạm” nổi bật nhất. Vâg, chữ ấy đôi khi rất phí – nhưg cũg có nhiều chữ phí khác nữa, chưa xog đâu!
Chữ “h” ở cuối mụt số từ nhìn rất khó chịu! Không phải mỗi mìn đâu mà còn rất nhiều bạn của mìn nữa cũg nói vậy – khó chịu mụt cách kin khủg! (Chữ “k” ở đầu mụt số từ khác lại còn khó chịu hơn nữa, mìn hôg chịu nổi)
Có ai đồg ý với mìn rằg 2 chữ “q” và “u” xấu lắm hôg? Chữ “w” đẹp hơn nhiều chứ! Nếu chát yahoo và có người viết 2 chữ ấy thì mìn sẽ nói lun: “Trùi ui, cái gì mà wê thế!” – để họ sẽ wen với wan điểm wần chúg của giới trẻ trog wốc.
Việc thay 2 chữ xấu bằg mụt chữ đẹp cũg rất lô-gíc đấy! Ví dụ, 2 chữ “ch” ở cúi mụt số từ nhìn rất rườm rà, làm hỏg cả câu lun! Túm lại, mìn cực kỳ hôg thík! Sút ngày “ch”, “ch”, “ch”, trùi ui, lík kík lắm, lại còn cũ rík nữa, thui thay bằg chữ “k” đi, để lối viết của mìn sẽ kík thík hơn!
Tiếg Việt cũg hay dùg chữ “gì”. Cái gì? Món gì? Phố gì? Chúa ui, chán wá đi mất! Hai chữ “g” và “i" đứg cạnh nhau nhìn rất “béo”! Trái lại, chữ “j” đứg ở mụt mìn nhìn rất “gầy”, rất “người mẫu”! Thui, yêu “chữ mẫu” đi, yêu chữ béo làm j???
Nói về tìn yêu, khi viết “anh yêu em” mụt số cô gái Việt Nam sẽ thấy xấu hổ, đặc biệt là nhữg ai hôg tự tin lắm về cảm xúc của bạn trai mìn. Các bạn gái ơi, hãy thay 2 chữ “ye” xấu xí bằg mỗi chữ “i" xin xắn đi! Viết “em iu anh” thì đỡ rủi ro hơn nhiều (hoặc cứ viết “iu an wá trời lun!” cho máu) – bạn trai nhận lời iu thì tốt, hôg iu thì cũg hôg sao cả, cứ bảo là nói đùa thui!
Way lại với chuyện nguyên âm, mìn hôg hiểu tại sao mụt số người vẫn cứ cho rằg chữ “ă” đẹp hơn chữ “e”!?? Kệ nhữg người đó chứ, họ kiêu lém, cổ hủ lém!
Nhưg hôg fải chữ “ê” lúc nào cũg đẹp. Câu “em không biết” chả có j hay cả. Trái lại, câu “em hôg bít j đâu” nghe dễ thươg lém! Các bạn hỉu hôg? Mìn fải cố gắg để nói nhẹ chứ, đặc bịt là với fái íu. Nói cứg wá với mụt cô mìn thík thì – chít!
Nè! Ai bảo 2 chữ “a” và “y” lúc nào cũg wan trọg? Ai bảo 2 chữ “ph” lúc nào cũg lúi cún? (Hôg fải mìn!) Fí thế! Ái bảo chữ “c” lúc nào cũg hay hơn chữ “k”? Có rất nhìu trườg hợp khác nữa mà fải thay chữ xấu bằg chữ đẹp, rất tiếk mìn hôg có đủ thời jan để jải thík hít!
Kác nguyên và fụ âm ở trên được jải wyít xog, mìn sẽ bắt đầu tập trug vào việc viết tắt (vt). Bh cg~ n` ng noi’ rg vt wá n` k tốt lém. Nhưg thui – vđề k fai la vt co’ tốt h k, vđề la fai vt ntn!!!
Rùi có lẽ mìn nin cho mụt chút ja vị SG vô! Cg~ n` ng HN, đặc bịt là ng trẻ, cho rg ng SG sốg 1 kách rất dzui dzẻ. Vậy chuyện thanh nin HN bắt chước thanh nin SG hôg dzô dzuyên tí j! Ở ngoài Bắc nè ai cg~ thík nói “1,2,3 dzô”!!! Thiệt nghen!
Chuyện “1,2,3 dzô” nhắc lại 1 đìu khác nữa: mún trở thành chatter VN thiệt thì lúi vít kủa mìn nên dc bày biện bởi nhiù kon số! Thay vì “chào” bạn, mìn sẽ “2” bạn thui! Thay vì chúc bạn ngủ ngon, mìn sẽ “g9” bạn thui! Và có ai hỏi số dt thì mìn sẽ trả lời ngay: 6677028!
Nhưg kon số hôg có tìn cảm. Bh làm tn để lối vít kủa mìn đầy tìn cảm nhỉ?? Hay là cho mụt số từ miêu tả tiếg khóc, tiếg kười vô nhỉ! Nhưg mìn nin chọn n~ từ j? Huhu, mìn hôg bít đâu! Hix hix, khó wé! Ukie, để ngày mai mìn sẽ trả lời mọi ng nghen! Hihi!!!
Dù sao ngun ngữ kũg hôg fản ánh đc kảm xúc kủa con ng bằg hìn ảnh, và hôg có hìn ảnh nào fản ánh kảm xúc kủa kon ng như mụt gươg mặt!
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Trả lời:
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 24/Apr/2008 lúc 1:36am
Loạn “ngôn ngữ chat”
"Trời, mày nghĩ sao dị? Tao mà đi thít thằng chả? Tao mà iu được hắn, tao chít lìn. Hôm đi uống hồng trà cùng chả, nói cái giề chả cũng gật đầu “bít rùi, bít rùi, thực ra, chỉ được cái khoe khoang, có bít cái gì đâu. Nổ là chính!”.
“Thì tao đâu bít thằng chả như dị đâu. Thấy cũng đẹp chai, gòi cũng ga lăng tăn. Gòi cũng thấy mày thít đi với chả mừ?”...
Tôi đã thực sự choáng khi vô tình nghe được mẩu đối thoại trên của đôi bạn gái tuổi teen tại một quán hồng trà trên đường Võ Văn Tần. Trước đây, tôi từng được nghe loáng thoáng cái ngôn ngữ “ngồ ngộ” này xen lẫn trong các mẩu đối thoại của giới trẻ, nhưng không ngờ hiện nay cách thể hiện của tuổi teen lại đậm đặc hương vị “ngôn ngữ chat” đến như vậy...
Ngôn ngữ của “dân prồ”...
Hiện nay, việc chat (tán gẫu) qua mạng đã trở nên quá phổ biến và kéo theo sự phổ biến của “ngôn ngữ chat”. Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu “ngôn ngữ chat” ra đời từ lúc nào và do vị “tổ sư” nào sáng lập. Chỉ biết “ngôn ngữ chat” ngày càng phong phú và... quái dị!
Đặc biệt, đối với đối tượng tuổi teen, đã ngồi vào phòng chat mà vẫn sử dụng ngôn ngữ “chính thống”, liền bị mọi người coi là tay mơ ngay. Thế nên ngay cả những bạn trẻ tập tành chát chít, cũng đã rất cố gắng để tập tành “vài đường cơ bản”.
Đầu tiên là khâu chào hỏi. Bạn không thể viết là “Xin chào” mà phải là “2!” (Hi! - xin chào), nếu bạn là người được chào trước, có thể chào lại là “3!”. Tuy “3!” chẳng có nghĩa chào hỏi gì cả nhưng “dân trong nghề” ngầm hiểu đó là một lời chào lại!
Sau đó, bạn phải nắm một số “từ vựng cơ bản” như: iu (yêu), dìa (về) rùi (rồi), đâu gòi (đâu rồi), chìu (chiều), dị (vậy), ù (ừ), mừ (mà), bít (biết), bùn (buồn), hic hic (thể hiện trạng thái buồn), ha ha (thể hiện trạng thái vui)... Khi muốn chia tay, cách thông thường được sử dụng là “BB” (Bye bye - tạm biệt).
Thúy Hằng - học sinh lớp 9 của một trường THCS ở Q.3 tâm sự: “Có đi chat mới biết, vào phòng chat mà không sử dụng ngôn ngữ đặc biệt này là không thấy đã. Sau quá trình chat với nhau, học được “từ vựng” nào mới là thích lắm, lập tức đưa vào bộ nhớ ngay. Vốn “từ vựng chat” càng nhiều, chat càng thích và cũng làm bạn chat của mình hứng thú theo. Những lần lên mạng, vô tình gặp một số người nói chuyện cứng quèo (không sử dụng “từ vựng chat”), em bỏ ngang, đi tìm bạn khác để trò chuyện. Riêng em cũng “sáng tạo” ra được 2 từ và có khá đông người đang sử dụng theo, đó là “ún” (uống) và “seo” (sao)”
Lan ra thành “dịch”!
Điều đáng báo động là “ngôn ngữ chat” đã lan ra đường phố, trường học, gia đình. Mới đây, một phụ huynh tên Thanh Minh (Bình Thạnh) chia sẻ một tâm sự hết sức đặc biệt: “Tôi có con gái 14 tuổi, chẳng biết cháu học từ đâu mà gần đây, bật ra mấy từ hết sức méo mó, kinh dị và khó hiểu. Cháu gọi tôi là ma ma, thấy mẹ dọn cơm ra, thốt lên: “He he he, ngon góa, măm măm. Có đồ en ngon gòi”. Có hôm cháu sà vào lòng, thỏ thẻ: “Ma ma ui, con bùn góa!”. Mỗi lần như vậy, tôi phải nhờ cháu “dịch” từng chữ mới hiểu nổi. Khuyên con sửa lại cách ăn nói, nhưng tôi biết cháu không thể một lúc mà bỏ được. Tôi lại chủ trương làm bạn với con để hiểu con hơn nên đành cố gắng... bắt chước nói mấy cái từ đó để hòa đồng với con, tập méo cả miệng và vả mồ hôi. Tụi trẻ bây giờ thật khó hiểu. Từ ngữ ông bà để lại đẹp đẽ như thế không dùng, lại đi làm cho nó méo mó...”
Thanh Hằng (học sinh lớp 8 ở quận Gò Vấp) tâm sự: “Em thích dùng mấy cái từ ngộ ngộ như vậy vì nó vui vui. Ở nhà, ba cấm tiệt, trước mặt ba, phải uốn lưỡi rất mệt để nói chuyện bằng từ ngữ bình thường kẻo ba mắng. Riêng với mẹ, nói thoải mái vì mẹ có mắng cũng cười trừ. Trên trường, cứ đến giờ ra chơi là cả nhóm con gái tụm lại, nói chuyện kiểu như chat, vui lắm. Có mấy bạn nam cũng thích kiểu trò chuyện này và hào hứng tham gia. Có lúc phát biểu trong giờ học, em lỡ nói “Dạ em bít rùi ạ!”, hình như thầy cũng hiểu câu em vừa nói nhưng không mắng, chỉ cười”
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Trần Chút - Nguyên chủ tịch Hội Ngôn ngữ TP. HCM trăn trở: “Nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang gặp phải 3 khó khăn lớn: Xen tiếng nước ngoài vào bài viết, lời nói; quá lạm dụng từ viết tắt; dùng quá nhiều tiếng lóng”.
Đặc biệt, thời gian gần đây, hiện tượng từ lóng của “ngôn ngữ chat” lan nhanh vào đời sống một cách đáng báo động. Chính lớp trẻ - đối tượng giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt - lại đang từng ngày bị đe dọa bởi thứ ngôn ngữ méo mó, quái dị.
Đây là vấn đề bức thiết cần sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và xã hội để cùng nhau phối hợp giáo dục, “kéo” con em chúng ta trở lại với cách sử dụng tiếng Việt đẹp đẽ vốn có.
(theo Phụ Nữ )
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 24/Apr/2008 lúc 1:37am
Ngôn ngữ 9x: Đến thế này chăng!
“Minh` chua lam` bai` kiem tra vi` min`h nghi hoc. bj om’..min`h co giay phep dang` hoang` the ma no... cho kiem tra lai. rui` no tu. dien` diem? kem oi la kem’ vao` cho minh...” (mình chưa làm bài kiểm tra vì mình nghỉ học, bị ốm... mình có giấy phép đàng hoàng thế mà nó đ... cho kiểm tra lại, rồi tự nó điền điểm kém vào cho mình...)
Mới nhìn vào, hẳn chẳng ai có thể tưởng tượng nó được một nữ sinh trung học viết về cô giáo của mình. Đoạn entry với rất nhiều lời nhục mạ của cô học sinh này nhận được đến 62 comment cả đồng tình và phản bác.
Bài viết mang tên “djs me con phò” này được viết ra bởi blogger “Hương ỉn”, một nữ sinh lớp 11 Trường THPT Đống Đa, Hà Nội. Nội dung xoay quanh việc cô bé này bị ốm không đi thi, bị cô giáo cho điểm thấp. Chưa kể việc đúng sai trong chuyện này, chỉ riêng những dòng chữ chửi rủa dùng những từ ngữ “đầu đường xó chợ” đã khiến rất nhiều blogger “phát sốt”. Không ai ngờ một cô bé xinh xắn như thế lại có thể phát ngôn, chửi rủa cô giáo dạy mình bằng văn phong như thế.
Rất nhiều blogger đã lên tiếng “sửa sai” nhưng đều bị nhận phản ứng ghê gớm của chủ nhân blog. Thậm chí, ngay trong entry của mình, khi bị phản bác, cô bé còn tiếp tục viết thêm vào bài viết và tuyên bố: “Tao viết cái này để thay mặt toàn thể lớp 11... chứ đ... phải riêng tao...”. Điều lạ hơn là rất nhiều bạn bè của cô bé này tỏ ra đồng tình với cách chửi của cô. Trong phần comment, blogger ju[N}... đồng tình: “Hay... tao ghét nó...”. Thậm chí, một cô bé cùng lớp là Hong... còn nổi đóa lên giùm bạn khi có nhiều lời góp ý: “Chửi chết nó đi...”. Chủ nhân của blog cùng entry trên hiện đang rất “nổi tiếng” trong giới học sinh Hà Nội.
Khá nhiều forum của các trường THPT đã lấy nội dung entry về và đưa lên cho bàn dân thiên hạ “chiêm ngưỡng”. Càng đáng lo ngại hơn khi trong số những học sinh các trường khác, số người đồng tình với những lời lẽ này lại không phải ít. Bởi, với một bộ phận dân 9X, chuyện này đã quá bình thường. Blogger Kira, một người từng vào blog này có để lại comment: “Không biết sau cái comment này của tôi em có “đáp trả” lại như những cái ở trên kia không nhưng khi em đọc được thì làm ơn suy nghĩ lại xem sự khác biệt của em với những người khác trong xã hội này. Tôi vẫn mong có ngày em sẽ nhận ra, chưa quá muộn đâu”. Nhiều blogger chỉ còn biết cảm thán: “9X bây giờ kinh thật. 9X như thế thì vứt đi”.
(theo Người Lao Động)
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 24/Apr/2008 lúc 1:39am
(nguồn : net).
Đây là 1 entry chỉ cách sừ dụng ngôn ngữ chat,bé lấy từ blog HoaMi,bé đã thay đổi 1 số từ..hmm...hơi bậy ^^
Ngôn ngữ chat : a. Thay kí tự : Có các kiểu thay kí tự như sau : + Từ chữ sang số : a = 4 , e = 3 , o = 0 , i = 1 ... + Pro hơn , bạn có thể thay như sau : chín = 9 suy ra chính = 9h bát = 8 suy ra bắt = 8( hai = 2 suy ra hài = 2` pho = for = bốn = 4 tam = 3 suy ra tắm = 3(' ... + Từ chữ sang kí tự chữ Đ = +) chữ L = |_ ... b. Dùng từ thay thế : + Xuất phát từ Game online ^^ hok thay thế cho không dị thay thế cho vậy đm thay thế cho ... đừng mà ... c. Dùng biện pháp ghép từ : Nghĩa là bạn phải dùng 1 từ thông dụng , có bao gồm 1 từ bạn cần diễn tả để diễn tả sự việc bạn muốn nói đến , trong đó , 2 từ này không liên quan hoặc gần nghĩa với nhau Ví dụ : + Ông ơi tí nữa anh em mình bóng bàn cái nhỉ ? + đầu lâu thế , tàu nhanh lên hộ tao cái + Nhà nó van đờ xa lắm , em ngại đi ... ngoài ra , khiếp hơn nữa + Con của mày dạo này Duy Mạnh phết nhỉ ( đang nói chuyện Võ Lâm nhé ) + ông ơi , thiếu gia tí nữa tôi lên Đại Tướng ( vừa đi Tống Kim về ) ... d. Dùng biện pháp tu từ : Nghĩa là bạn phải đọc lại sách tiếng Việt để hiểu thêm về biện pháp này ! Ví dụ : Ảnh hưởng của Võ Lâm đây này + Không phải cắn trộm tao đâu ! ( cắn trộm = đánh lén ) + Cái loại chó đàn ( chó đàn = quây ) + Dạo này tôi Cái Bang quá ông ạ ( Cái Bang = ăn mày = nghèo ) + không có xe thì đi xa phu xuống đây ( xa phu = xe ôm ) + Thôi hôm nay mệt rồi , phù về ủy thác đây ( về nhà đi ngủ ) ... Khủng khiếp hơn , bạn phải cực kì linh động mới hiểu được + Thôi anh ơi em lạnh quá ( ý nói : anh chém gió ít thôi , mà chém gió = bốc phét ) + Ông xem cái ví của tôi nó đi quảng cáo cho Kotex rồi đây này ( ý nói : ví tôi siêu mỏng , chẳng có xu nào đâu ) ... e. Dùng biện pháp tả cảnh ngụ tình : Nghĩa là mượn những câu nói quen thuộc trên ti vi mà sử dụng Ví dụ : + Tôi luôn luôn lắng nghe ông , luôn luôn không hiểu + Chúng ta sẽ lại gặp nhau ở phần thi : quay bánh xe số + Buồn quá , hôm nay đời cô Lựu + Ừ ! Chúng mày đi đâu cứ đi đi , hôm nay tao ở nhà chủ nhật
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 24/Apr/2008 lúc 1:47am
Nguồn: net.
Người lớn nhiễm ngôn ngữ @
Sáng mở hòm thư, anh em trong đội kinh doanh của một công ty máy tính ở Hà Nội tá hỏa với e-mail của sếp: "Tua^n` nai` 4nh -dj coO^g ta'c, mOoi. nguoO+i` th4y nh4u +)i hOo.p vs hoa`n thAnh` no^t' nhu+g~ co^g viE^c. -dA~ -dC, pha^n co^g".
Nội dung đó được hiểu là: Tuần này anh đi công tác, mọi người thay nhau đi họp và hoàn thành nốt những việc đã được phân công.
Dù biết sếp chỉ đùa và khi chat cũng hay sử dụng "bộ gõ" này nhưng đám nhân viên bắt đầu thấy "bệnh" của cấp trên ngày một nặng. Nguyên nhân là do sếp, thuộc "thế hệ 7x đời cuối", đang yêu một cô kém 10 tuổi. Ngày nào hai người cũng chat và nhắn tin cho nhau khi cô bé này ra chơi nên thứ ngôn ngữ trẻ con ấy cứ ngấm dần trong từng câu sếp gõ từ bàn phím. Cấp dưới không còn lạ gì với những status trẻ trung trên Yahoo Messenger của sếp như "HapPy B-deiz zỢ péO ú..." (Happy birthday vợ béo ú) hoặc "chj? t4y l3^n tr0*j` h4^n. +)0*j` z0^ +)0^j" (chỉ tay lên trời hận đời vô đối)... nhưng bàn giao công việc qua e-mail kiểu này thì đúng là "h0k tH3^? tjN -|)uOo+c" (không thể tin được).
Thanh thiếu niên, đặc biệt là các blogger đang tuổi cắp sách, tham gia diễn đàn, viết blog, chat... bằng thứ tiếng chỉ người trong cuộc mới hiểu không còn là chuyện mới mẻ. Người ta có thể dễ dàng tìm được các blog với đoạn mật mã" khó hiểu như: "Ñëµ xå ñhåµ ëm xïñ £åñ çµøï hå¥ +)åt tëñ ëm çhø çøñ gåï çµå å vå å øï hå¥ gïåñ çhåµ råñg +)µñg ¥ëµ phåï thåñg §ø khåñh ñhµ ßø (nếu xa nhau em xin lần cuối hãy đặt tên em cho con gái của anh, và anh ơi hãy dặn cháu rằng đừng yêu phải thằng sở khanh như bố).
Tuy nhiên, ngôn ngữ "teen" bắt đầu xuất hiện cả trong các công sở. Hương, phóng viên báo điện tử, đã quá quen với việc nhận được e-mail kiểu này từ một nhân viên marketing: "Cac' ca^u hoj. cUa. chj. em da~ tra. lo+`i trog fjle -djnk' ke`m. Em ru+t' xjn lo^i~ vj` da~ la`m tre^~ tje^n' -do^. kua. chj. Chuk' chj. cuoo^'i tua^`n vuj!" (Các câu hỏi của chị em đã trả lời trong file đính kèm. Em rất xin lỗi vì đã làm trễ tiến độ của chị. Chúc chị cuối tuần vui).
Đa số những người lớn tuổi gõ text như thế là do chat quá nhiều với giới tuổi "teen" nên dần cảm thấy ngôn ngữ đó trở nên bình thường. Có người coi cách viết "xjtYn" (xì tin) chỉ để giải trí và giảm sự căng thẳng trong quá trình trao đổi công việc. Nhưng đa phần tỏ ra dị ứng vì cho rằng họ không phải "play dân" (dân chơi) hoặc đã qua cái tuổi nhí nhảnh.
"Giới trẻ thời nào cũng 'phát minh' ra những tiếng lóng và hệ thống ký tự riêng. Ai không chấp nhận nghĩa là họ đã già. Nhưng thứ tiếng ấy phải được dùng đúng lúc, đúng chỗ. Nhắn tin, chat, forum và blog thì được. Công sở, bài kiểm tra ở trường và nói chuyện với người lớn thì không", Hương nhận xét. "Như em tôi đã phải chịu một trận đòn đau vì sau khi bố tôi nhắc nhở nó chuyện học hành, cu cậu giơ 2 ngón tay thành hình chữ V và reo: Nhỏ như con thỏ. Oh yeah!!!"
Các cấp độ soạn ngôn ngữ @
1. Ka^'p ddo^. -doc. -duoc: Cấp độ đọc được
2. K0^' g4(G' +)0.k -|)u+0+k: Cố gắng đọc được (Chú giải: C = k, A = 4, Đ = +) hoặc -|), Ư = u+)
3. vCl… †|ºCl]\[ †ºCl ]\[ "†Cl/v\ †]†": Và... hoàn toàn "tậm tịt" (Chú giải: V = v, A = Cl, H = †|, O = º, N = ]\[, T = †, M = /v\, I = ])
Hải Nguyên
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 24/Apr/2008 lúc 1:55am
Người gửi: Nguyễn Trung Kiên
Thật là khó chịu trước loại ngôn ngữ này. Vừa đọc vừa nghĩ đau hết cả đầu. Tôi thuộc thế hệ 8x và là dân IT nhưng tôi chưa bao giờ sử dụng và sẽ cảm thấy bị sỉ nhục nếu nhận được những tin nhắn kiểu như vậy. Điều đáng nói là giới trẻ bây giờ lúc nào cũng Style này Style khác, nào là thể hiện cá tính với cách nói, ăn, mặc... và giờ đây là đến viết.
Người gửi: Thaole
Thật sự mà nói, khi nhìn những dòng chữ theo kiểu @ đấy, tôi cảm thật phản cảm. Và với tôi, nếu nhận được những dòng tin theo kiểu @ tôi chẳng thể nào chấp nhận người đang sử dụng tiếng Việt một cách tệ hại đến thế. Ngôn ngữ ấy vừa mất thời gian cho người đọc, lại vừa gây khó chịu cho người nhận được nó.
Theo tôi, nếu cho rằng đó là sự sáng tạo của tuổi teen, thì đó là sự sáng tạo ngốc nghếch, sự sáng tạo của những kẻ rảnh rỗi chẳng biết làm gì. Nếu bảo là sáng tạo, sao không sáng tạo ra một cái gì đấy có ý nghĩa, hữu dụng, lại đi sáng tạo ra thứ làm hoen ố tiếng Việt như thế?
Người gửi: Le Cuong
Thời buổi này còn viết tiếng Việt theo kiểu vậy thì cho thấy trình độ vi tính của những người này còn quá kém. Còn cách hành văn lại lai cả các thứ tiếng khác vào thì thật đáng buồn cho công cuộc giữ gìn sự trong sạch của tiếng Việt. Trong quá trình phát triển thì luôn có những cái mới, nhưng không phải cái gì mới cũng hay, cũng tốt.
Người gửi: Hoang Anh
Tôi là một người thuộc thế hệ 9x nhưng quả thực tôi cũng thấy cực kì khó chịu khi người chat với mình sử dụng những cách viết như thế này. Nói thẳng ra thì tôi thấy nó gần như đú nhưng không tới, càng khiến tôi khinh những người dùng ngôn ngữ kiểu này. Đối với những ai chat dùng cách viết này với tôi thì tôi xóa nick luôn.
Người gửi: Cao Ngọc Lan
Đúng là bài này làm tôi nhớ lại là đã có nhiều lần tôi tình cờ vào một số blog của các bạn, nhất là teen hoặc già hơn teen cũng có. Nhận xét là đau hết mắt, tôi chưa đọc được trọn vẹn một bài nào vì vừa đọc vừa luận, dịch và "giải mã". Những cách sắp xếp đảo lộn chữ cái trong một từ hoặc sắp xếp chữ to chữ nhỏ rồi cả những ký hiệu ', ~, * là đã đủ làm loạn óc lên rồi, đọc xong bài này thì tôi thấy đúng là xin thua. Rồi mai sau con cháu chúng ta liệu có còn được học tiếng Việt trong sáng như nó vốn có hay ngôn ngữ của chúng cũng bị bóp méo như kiểu "sáng tạo" này?
------------- hoangngochung@ymail.com
|
Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 24/Apr/2008 lúc 7:42am
Vậy sao?. Nhanh vậy sao?.
Xuân Thu. Loạn thế!.
Hỡi ơi!
------------- bx
|
Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 24/Apr/2008 lúc 11:47pm
Ôi , lại nhức đầu chóng mặt rồi !
Văn chương chữ nghĩa gì mà ghê rợn , thầy chạy !
Thầy Hùng sưu tầm được nhiều kiểu văn chương thời @ làm PT nhớ chuyện ngắn Quỷ Vương trong tác phẩm Đồng quê của Phi Vân làm sao !
------------- PhanThuy-CA
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 27/Apr/2015 lúc 1:50am
...thời Quỷ Vương lộng hành có nắng lửa mưa dầu. Đêm đêm, chúng gỏ cửa xét nhà rồi bắt người (hào phú, địa chủ) cho mò tôm (một hình thức thủ tiêu). Chuyện đó xảy ra trước khi Nhật rút lui khỏi Đông Dương ...Quỷ vương ghé lại chợ Thới-Bình với gương mặt đầy kiêu hãnh.
Làng Thới-Bình không còn vang lặng như xưa.
Người ta lấy làm lạ sao thằng Chột con ông Bính đổi tên là Hoàng Hoa, lần lần thằng Phinh cháu ông Phó Tám đổi tên là Tuấn Nghĩa, thằng Tích em Tuần Danh là Vân Mộng, cho đến con Đẹt con gái chú Phồi cũng xưng là Thúy Liễu và con Út con ông Phó Cao là Kiều Nga.
Chúng thường đi cặp từng năm lũ ba thả rểu quanh chợ bất cứ đêm ngày, và hễ gặp nhau là cúi đầu rất sâu, chìa tay ra siết chặt:
-- Vân-Mộng xin kính chào Kiều-Nga!
Hay:
-- Thúy Liễu nầy đa tạ huynh ông Tuấn Nghĩa!
Rồi họ cùng nhau bàn-tán vang trời những tiếng Văn-minh, Hủ-lậu, Nữ-quyền, Giác ngộ v.v... (các trang 86, 87)
Cái văn minh tân tiến của bon Quỷ Vương địa phương làm gai mắt phụ huynh của chúng. Nên thừa lúc bọn chúng tụ họp đàn đúm với nhau, họ xông vào đánh tan chúng như phá nát chòm ong lũ kiến. Từ đó làng Thới Bình trở lại nếp sống hiền hòa yên tĩnh.
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 06/Oct/2015 lúc 7:08am
Lại Nói Về Tiếng Việt Tệ Hại của BBC Việt Ngữ.
Vào ngày 20/3/2013 tôi đã viết một bài nhan đề, “Trình độ Việt Ngữ của BBC và VOA tiếng Việt” trong đó đề cập tới trình độ Việt ngữ quá kém cỏi, bạ đâu viết đó, không hề có chủ bút, chủ biên, trưởng ban ghé mắt coi qua, tức khinh thường độc giả quá đỗi.
Nếu BBC chỉ là loại báo chợ, báo biếu, báo lá cải quăng ở các siêu thị thì tác động không bao nhiêu. Thế nhưng vì nó là một trang tin, có thể có cả triệu độc giả ghé mắt coi qua hoặc theo dõi cho nên nó có thể tạo ảnh hưởng nếu những người đọc vốn Việt ngữ kém hoặc trình độ Việt ngữ không có. Nếu loại tiếng Việt ba trợn này tiếp tục được duy trì nó sẽ phá nát tiếng Việt truyền thống lúc nào không hay. Do vậy, một lần nữa tôi có lên tiếng thì không phải vì ghét bỏ, kỳ thị các anh chị em đang dịch, đang viết bản tin cho BBC mà chỉ vì tiền đồ văn hóa của dân tộc.
Tôi biết anh/chị em đang làm việc cho Ban Việt ngữ BBC phần lớn đều sinh trưởng ở Miền Bắc. Tôi cũng sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, làm sao tôi có thể ghét bỏ Miền Bắc và tiếng Bắc được chứ? Nhưng vì loại tiếng Bắc mà anh chị em đang sử dụng không phải tiếng Bắc truyền thống mà là loại tiếng Bắc bát nháo, đường phố của giới ít học, buôn lậu, mánh mung, đứng bến… chứ không phải tiếng Bắc của “cửa Khổng sân Trình”, tiếng Bắc của gia đình nề nếp, thanh lịch, thừa kế cả gia tài ngôn ngữ và văn chương phong phú, bác học, trữ tình của tổ tiên.
Ngoài ra tôi không biết anh/chị em được dạy Việt ngữ như thế nào ở bậc tiểu học và trung học. Không biết anh chị em có được dạy văn phạm không? Văn phạm tức là quy tắc viết văn sao cho đúng. Một câu văn đúng văn phạm là câu văn phải tránh những lỗi sau đây:
-Câu văn què
-Câu văn tối nghĩa
-Câu văn ngớ ngẩn
-Câu văn dùng chữ không chính xác
-Câu văn thừa
-Câu văn trùng lập hay dài lòng thòng
-Câu văn gây hiểu lầm
-Câu văn lai căng dùng chen tiếng Tây, tiếng Mỹ
-Câu văn làm dáng /kiểu cọ
-Câu văn dị hợm
-Câu văn cường điệu, đao to búa lớn
-Câu văn xúc phạm hay dâm ô chẳng hạn như kiểu “đố tục giảng thanh”
Nói có sách, mách có chứng. Dưới đây tôi sẽ hài ra một số lỗi và xin quý anh chị coi qua:
Câu văn què tức câu văn chưa đủ nghĩa hoặc dùng thiếu chữ.
-BBC tiếng Việt ngày 8/9/2015: “Đồng rúp mất giá ảnh hưởng du lịch Việt Nam?”. Khi nói ảnh hưởng thì phải nêu rõ ảnh hưởng tới cái gì chẳng hạn “ảnh hưởng tới sức khỏe”, “ảnh hưởng tới môi trường”, “ảnh hưởng tới cuộc sống” v.v…Do đó câu văn hoàn chỉnh phải là, “Đồng Rúp (ruble) mất giá ảnh hưởng tới ngành du lịch của Việt Nam”.
-BBC tiếng Việt ngày 10/9/2015: “Tên lửa phát xít đưa Anh lên vũ trụ ra sao?” Câu hỏi đặt ra ở đây là “tên lửa phát xít” là tên lửa gì?” Đây là câu văn què. Ngoài ra câu văn mắc phải lỗi lầm nữa là: Con người chỉ có thể “lên” Mặt Trăng, “lên” Hỏa Tinh… chứ không thể “lên” vũ trụ được. Vũ trụ rộng bao la vô biên như thế làm sao có thể “lên” được, mà phải nói khám phá hoặc bay vào vũ trụ. Câu văn hoàn chỉnh phải là, “Hỏa tiễn của Phát Xít Đức giúp Anh bay vào/khám phá vũ trụ ra sao?”
-BBC tiếng Việt ngày 14/9/2015: “Vụ bom Bangkok: Malaysia bắt ba người”. Trong đời tôi chưa bao giờ thấy một câu văn què cụt, lạ kỳ đến như vậy. Câu văn đúng đắn phải là: “Mã Lai bắt giữ ba người liên quan đến vụ đánh bom ở Băng Cốc” hoặc “Vụ nổ bom ở Băng Cốc: Mã Lai bắt giữ ba người”
– BBC tiếng Việt ngày 16/9/2015: “Trong cách cúi của người Nhật”. Đây là câu văn què. Câu văn rõ nghĩa phải là, “Trong cách cúi đầu của người Nhật.”
Câu văn tối nghĩa tức câu văn khiến người đọc không hiểu ý thế nào. Đọc câu văn tối nghĩa độc giả khó chịu, đôi khi nhức đầu.
-BBC tiếng Việt ngày 9/9/2015: “Muộn Đại hội Đảng ở VN vì còn bất đồng?” Đây là câu văn tối nghĩa hoặc dịch ra từ tiếng Anh. Câu văn rõ nghĩa phải là, “Đại Hội Đảng tổ chức trễ vì còn bất đồng?”
– BBC ngày 9/9/2015, “Đan Mạch dừng đường tàu qua Đức”. Thú thực đọc đoạn văn này tôi nhức đầu quá, không hiểu ra làm sao. Đọc nội dung, thì ra, “Đan Mạch ngưng các chuyến xe lửa tới Đức”. Ngưng là ngưng các chuyến xe chứ không thể ngưng đường tàu được. Xin nhớ, đặt một câu văn ngắn gọn cho tiêu đề không phải dễ. Luôn luôn phải có chủ bút duyệt lại.
-BBC tiếng Việt ngày 2/9/2015: “Cà phê và triển vọng kết cục cay đắng”. Đây là câu văn rất
tối nghĩa. Có lẽ chính tác giả cũng chẳng hiểu mình viết gì. Đọc kỹ nội dung, câu chuyện chỉ là, “Biến đổi khí hậu khiến ảnh hưởng tới số phận của cà phê” hoặc, “Biển đổi khí hậu: Tương lai đen tối của cà phê”
-BBC tiếng Việt ngày 30/8/2015: “Làm gì để đối phó với chính trị văn phòng?” Đọc kỹ nội dung thì tiêu đề phải viết, “Làm sao để đối phó với áp lực chính trị tại nơi làm việc?” hoặc “Làm sao thoát khỏi bầu không khí chính trị/ khuynh hướng chính trị tại văn phòng?” Làm gì có “Chính trị văn phòng”? mà chỉ có khuynh hướng chính trị nào đó tại nơi mình làm việc mà thôi. Xin đừng bịa ra chữ hoặc không rành tiếng Anh lẫn tiếng Việt nên dịch bừa thành câu văn ngô nghê. Nếu có “chính trị văn phòng” thì lại phải có “chính trị cơ xưởng”, “chính trị nhà máy”, “chính trị đơn vị”, “chính trị siêu thị”… nữa sao?
-BBC tiếng Việt ngày 7/9/2015: “Khu kinh tế mở Chu Lai”. Thú thực tôi không hiểu “khu kinh tế mở” là khu kinh tế như thế nào. Không biết tác giả dịch từ chữ nào của tiếng Anh? Sau khi tra cứu tôi mới thấy đây là một khu kinh tế mô phỏng theo Trung Quốc mà tiếng Anh gọi là “Special Economic Zone” hay “Open Economic Zone”. Hiện nay Trung Quốc có bốn khu như vậy. Nếu đúng thế thì phải gọi, “Đặc Khu Kinh Tế Chu Lai” hoặc “Khu Kinh Tế Mở Rộng Chu Lai”, hoặc “Khu Kinh Tế Không Hạn Chế Chu Lai”.
Câu văn ngớ ngẩn, tức câu văn không biết tác giả muốn nói gì…cứ viết đại ra cho có:
-BBC tiếng Việt ngày 10/9/2015: “Tướng Thanh tiếp khách Ấn Độ”. Có cả ngàn khách Ấn Độ… nào là khách ngoại giao, thương mại, quân sự, biết tiếp ai đây? Và khách Ấn Độ ở đây là ông nào? Tiêu đề đúng đắn phải là, “Tướng Phùng Quang Thanh tiếp Đại Tướng Ấn Độ Arup Raha”.
-BBC tiếng Việt ngày 7/9/2015: “21 tuổi và mạng lưới phòng khách sạn lớn nhất Ấn Độ”. Khách sạn đương nhiên là có phòng rồi. Mình tới khách sạn là để mướn phòng ngủ thế mà lại dùng chữ “phòng khách sạn” hết sức ngây ngô, chứng tỏ trình độ Việt ngữ kém cỏi. Ngoài ra chữ “mạng lưới” chỉ dùng cho “mạng lưới điện”, “mạng lưới toàn cầu” (Internet). Một hệ thống khách sạn hoặc chuỗi (chain) khách sạn hoặc hệ thống nhà hàng McDonals… dù nhiều cách mấy cũng không thể là một mạng lưới được. Mạng lưới có nghĩa là chằng chịt.
-BBC tiếng Việt ngày 20/9/2015: “Người dân Hy Lạp đi tổng tuyển cử”. Đây là câu văn ngớ ngẩn và khinh thường độc giả quá đỗi. Câu văn hoàn chỉnh phải là, “Người dân Hy Lạp tham gia tổng tuyển cử”.
-BBC tiếng Việt ngày 20/9/2015: “Cuba: Đông đảo sẽ dự thánh lễ với giáo hoàng”. Đây là câu văn cẩu thả không còn ra thể thống gì nữa. “Đông đảo” là một “tính từ” (adjective) nó không thể làm chủ từ cho câu văn được. Học sinh Lớp 4, Lớp 5 cũng không viết một câu văn tệ hại đến như vậy. Câu văn hoàn chỉnh phải là, “Đông đảo tín đồ sẽ tham dự thánh lễ với giáo hoàng”.
-BBC tiếng Việt ngày 20/9/2015: “Khủng hoảng di dân: 13 người chết”. Câu văn này khiến người đọc phì cười bởi vì khủng hoảng di dân gì mà chỉ có 13 người chết thôi sao? Có lẽ tác giả bản dịch này vừa đặt tiêu đề vừa tán dóc với bạn bè cho nên bạ đâu viết đó. Tiêu đề hoàn chỉnh phải là,” Lại thêm 13 người chết trong cuộc khủng hoảng di dân” hoặc “Khủng hoảng di dân: Thêm 13 người chết”
-BBC tiếng Việt ngày 26/9/2015: “’Trần tuổi’ với Đại hội Đảng thế nào?” Đây là câu văn dịch ngô nghê chứng tỏ người dịch kém tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Câu văn thuần Việt và rõ nghĩa phải là, “Hạn tuổi ảnh hưởng thế nào tới đại hội đảng?”
-BBC tiếng Việt ngày 26/9/2015: “Ô. Tập Cận Bình …đã được Tổng thống Barack Obama đón tiếp khá thẳng thắn.” Đây là bài viết của ông Tiến Sĩ Vũ Cao Phan gửi cho BBC từ Hà Nội.
Từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi chỉ đọc và nghe nói, “tiếp đãi nồng hậu” , “tiếp đãi ân cần” hoặc “đón tiếp lạnh nhạt”, chứ chưa bao giờ đọc và nghe nói “đón tiếp thẳng thắn”. Nhưng tôi đã được đọc và nghe nói, “thảo luận thẳng thắn”. Xin ông tiến sĩ mở từ điển, coi lại sách vở từ ngàn xưa đến giờ xem có cuộc tiếp đón nào gọi là “thẳng thắn” hay không? Phải chăng “tiếp đón thẳng thắn” có nghĩa là Ô. Tập Cận Bình vừa bước vào cửa Tòa Bạch Ốc, Ô. Obama đã chỉ vào mặt nói, “Này ông phải thẳng thắn không được giấu diếm gì nghe không!” Nếu Ô. Obama làm thế, cả nước Mỹ sẽ nghĩ Ô. Obama điên mất rồi và cần phải vào dưỡng trí viện (nhà thương điên) nghỉ ngơi một thời gian cho nó “thư giãn” rồi sẽ về làm tổng thống tiếp.
4) Câu văn dùng chữ không chính xác hoặc chính tác giả cũng không hiểu rõ nghĩa nhưng cứ viết bừa.
-BBC tiếng Việt ngày 10/9/2015, “Redstone là phiên bản phát triển từ chiếc V2” Theo đúng văn tự thì Redstone không phải là “phiên bản” (bản sao chép, copy giống hệt 100%) mà “phát triển” từ hỏa tiễn V2. Như vậy Redstone là bản mô phỏng (version) chứ không phải phiên bản tức sao chép. Do đó câu văn chính xác phải là: “Redstone là bản mô phỏng từ V2” Xin tác giả nhớ cho: Danh từ “copy” được người Tàu dịch là “phiên bản”. Còn Việt Nam dịch là “sao chép”. Trong giấy tờ hành chính gọi là, “Sao y bản chính”. Còn “version” là mô phỏng (không đúng 100%)
– BBC tiếng Việt ngày 29/8/2015: “Công nghệ cho xe ôm ở Jakarta” thú thực đọc đoạn văn này tôi không hiểu gì cả. Theo chỗ tôi biết “công nghệ” là kỹ nghệ chế tạo cơ khí, máy móc. Miền Nam trước đây có Trường Kỹ Sư Công Nghệ. Đọc kỹ nội dung thì đây chỉ là “Điện thoại thông minh giúp tìm xe ôm ở Jakarta” hoặc “Điện thoại thông minh giúp nghề xe ôm ở Jakarta”, chứ chẳng có khoa học, kỹ thuật gì ở đây cả.
-BBC tiếng Việt ngày 19/9/2015: “Đạt cực đỉnh với một cú nhấn nút”. Đây là câu văn dùng chữ sai và bát nháo. “Đạt cực đỉnh” là đạt cái gì? Theo nội dung bài viết thì đây là một thiết bị điện tử gắn vào các dây thần kinh ở xương sườn giúp người bị rối loạn tình dục (không nói rõ rối loạn tình dục là gì) đạt khoái cảm chỉ một lần bấm nút. Do đó câu văn hoàn chỉnh phải là, “Đạt khoái cảm chỉ một lần bấm nút”.
-BBC tiếng Việt ngày 25/9/2015: “Giáo hoàng kêu gọi Mỹ nhân bản với di dân”. Theo từ điển Việt Nam, “nhân bản” có nghĩa là “lấy con người làm gốc”. Câu văn dùng chữ không đúng, mà phải nói, “Giáo Hoàng kêu gọi Mỹ bày tỏ lòng nhân đạo với di dân”. Ngoài ra câu văn còn sai văn phạm. “Nhân bản” là một danh từ chứ không phải một động từ. Trong câu trên, hai chữ “nhân bản” được dùng như một động từ.
5) Câu văn thừa tức câu văn lập lại những chữ cùng nghĩa như nhau hoặc thêm vào khiến câu văn
-BBC tiếng Việt ngày 13/8/2014: “Ánh Viên đạt thêm thành tích bơi mới” Ai cũng biết Ánh Viên là lực sĩ bơi lội rồi, do đó thêm chữ “bơi” là thừa. Tiêu đề hoàn chỉnh phải là, “Kình ngư Ánh Viên đạt thêm thành tích mới” hoặc, “Ánh Viên lập thêm thành tích mới”.
6) Câu văn sai văn phạm:
-BBC tiếng Việt ngày 17/9/2015, “Hối tiếc việc trao giải Nobel cho Obama” Đây là câu hoàn toàn sai văn phạm. Sau chữ “hối tiếc” phải là chữ “đã” chứ không thể là một danh từ. Thí dụ: “Tôi hối tiếc đã không theo học nghành y khoa” hoặc, “Tôi hối tiếc đã từ chối lời mời hôm đó.” Do đó câu văn đúng văn phạm phải là, “Hối tiếc đã trao Giải Nobel Hòa Bình cho Obama”.
-BBC tiếng Việt ngày 21/9/2015: “Tiếp tục tìm hai ngư dân nổ tàu cá”. Đây là câu văn sai văn phạm. Câu văn hoàn chỉnh phải là, “Tiếp tục tìm kiếm hai ngư dân của tàu cá bị nổ”.
7) Câu văn gây hiểu lầm khiến người đọc hiểu sai ý tác giả. Nguyên do dùng chữ không chính xác, cẩu thả hoặc tiếng Việt kém.
-BBC tiếng Việt ngày 7/8/2015: “Manuel Pellegrini gia hạn hợp đồng tại City”. Tiêu đề này khiến chúng ta hiểu lầm rằng Manuel Pelligrini gia hạn hợp đồng để mướn một cầu thủ nào đó của đội Manchester City. Nhưng đọc nội dung thì mới vỡ lẽ ra chính Manuel Pelligrini được gia hạn hợp đồng. Do đó tựa đề hoàn chỉnh phải là, ““Manuel Pellegrini được gia hạn hợp đồng tại Manchester City”.
-BBC tiếng Việt ngày 14/9/2015: “Du khách Mexico bị giết ở Ai Cập”. Câu văn này gây hiểu lầm là du khách Mễ Tây Cơ bị giết bởi nhiều lý do như trộm cướp, khủng bố… do tình trạng mất an ninh, nhưng thực tế là, “Du khách Mễ Tây Cơ bị bắn lầm trong chiến dịch chống khủng bố ở Ai Cập” hoặc, “Du khách Mễ Tây Cơ bị bắn lầm tại Ai Cập”
-BBC tiếng Việt ngày 16/8/2015: “Djokovic và mùi cần sa khi thi đấu”. Câu văn này gây hiểu lầm là mùi cần sa toát ra từ chính cây vợt Djokovic. Câu văn không gây hiểu lầm là ” Djokovic và mùi cần sa toát ra từ khán đài.
-BBC tiếng Việt ngày 26/9/2015: “Hãy thẳng thắn với ông Tập Cận Bình”. Câu văn này gây hiểu lầm là Việt Nam đã lươn lẹo, gian trá, quanh co cho nên không “thẳng thắn” với Ô. Tập Cận Bình. Chẳng hạn chúng ta thường nói, “Ông ta không phải là người thẳng thắn” tức ông ta lươn lẹo, nói dối, khó chơi. Câu văn đúng đắn và không gây hiểu lầm là, “Hãy nói thẳng với ông Tập Cận Bình” hoặc “Hãy nói rõ vấn đề với ông Tập Cận Bình”. Khi hai người đang thảo luận với nhau, nếu chúng ta nói, “Xin ông đi thẳng vào vấn đề.” thì không sao. Nhưng nếu chúng ta nói, “Xin ông thẳng thắn cho.” thì người nghe có thể nổi đóa và đấm vào mặt chúng ta vì câu văn thứ hai là câu văn chạm tự ái. Đây là sự tế nhị của ngôn ngữ đòi hỏi phải học rộng, giao tiếp nhiều và suy nghĩ nhiều mới thấy. Bài viết có tiêu đề trên là của tác giả Tiến Sĩ Vũ Cao Phan gửi cho BBC từ Hà Nội.
8) Câu văn lai căng dùng chen tiếng Tây, tiếng Mỹ “ba rọi” mà những từ này đã được dịch qua Việt
ngữ hoặc có tiếng tương đương.
-BBC tiếng Việt ngày 7/9/2015, “Dự trữ ngoại tệ TQ sụt 94 tỷ USD” Trong khi biết dịch đồng Ruble ra tiếng Việt (Rúp) thì lại không biết dịch USD ra tiếng Việt. Xin thưa tiếng Việt gọi đó là đồng đô la. Ngày xưa lính Mỹ vào Việt Nam xài hai loại đô-la cùng lúc: Đô la Xanh và đô la Đỏ.
-BBC tiếng Việt ngày 7/9/2015, “Tập đoàn Hong Kong nắm CASINO ở Hội An”. Và “dự án resort casino Nam Hội An”. Xin thưa “casino” là sòng bài. Còn “resort casino” là vừa sòng bài vừa nghỉ mát/nghỉ dưỡng. Nếu không biết thì nên tra từ điển.
-BBC tiếng Việt ngày 1/9/2015: “Bỏ logo của Thế vận hội Tokyo”. Xin nhắc “logo” là viết tắt của “logotype” tức huy hiệu hay nhãn hiệu.
– BBC tiếng Việt ngày 17/8/2015: “Từ vụ scandal với bác sĩ Carneiro”. Xin nhắc “scandal” là vụ tai tiếng. BBC Việt ngữ tức là dùng 100% Việt ngữ chứ không phải “BBC tiếng Việt pha tiếng Anh ba rọi”. Ngày xưa ai nói tiếng Việt thỉnh thoảng chen vào vài câu tiếng Tây cho nó oai, bị mỉa mai là nói tiếng Tây “ba rọi”. Thực Dân Pháp cút về nước lâu lắm rồi, nay lại nảy sinh tệ nạn nói tiếng Mỹ “ba rọi”. Đây là đầu óc nô lệ hoặc mặc cảm với tiếng Việt, cho rằng ngôn ngữ Việt thấp kém, hoặc không rành tiếng Anh nên không biết dịch ra làm sao nên để “nguyên” cho nó tiện, trong khi đó mình đã có tiếng tương đương đầy rẫy trong từ điển.
9) Câu văn làm dáng
-BBC tiếng Việt ngày 8/8/2015: “HAGL: Chút nắng vàng giờ đây cũng vội”. Tiêu để giống như một câu thơ của một người đầu óc lãng đãng, để làm dáng (miền Nam gọi là kiểu cọ) chứ không phải người bình luận về những trận đấu bóng tròn. Thực ra thì đội Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) mùa này đá tệ quá khiến người hâm mộ tiếc nuối thời kỳ vàng son mà tác giả gọi là “bao tia nắng ấm áp” của ngày xưa. Ông ký giả này nên bỏ nghề bình luận thể thao để làm thi sĩ… có lẽ thành công hơn.
Câu văn dị hợm do sáng chế chữ không thuyết phục được độc giả hoặc làm cho tiếng Việt trở nên
bát nháo hay một mớ xà bần, hổ lốn, tả-pín-lù. Xin nhớ muốn sáng chế chữ thì phải có tài về văn chương mà ai cũng phục…như thế mới gọi là sáng tạo. Sáng tạo mà bị người ta chê, phê bình, chỉ trích là phá hoại ngôn ngữ.
-BBC tiếng Việt ngày 9/9/2015: “Rooney viết nên trang sử mới cho tuyển Anh”. Bây giờ tại Việt Nam, các chữ như đội tuyển Việt Nam, đội tuyển Anh Quốc, đội tuyển Pháp, đội tuyển Mỹ v.v…đểu được viết thành: tuyển Việt Nam, tuyển Anh, tuyển Pháp, tuyển Mỹ…Đây là lối viết vô cùng bát nháo, sáng tạo kiểu đường phố, vỉa hè. Tuyển Anh, tuyển phu, tuyển quân, tuyển thí sinh, tuyển lựa ca sĩ v.v…Tuyển Anh là tuyển chọn nước Anh để làm một cái gì đó chăng?
-BBC tiếng Việt này 9/9/2015, “đi nghỉ bằng du thuyền lớn là biểu tượng đẳng cấp của người Trung Quốc” Câu hỏi ở đây là đẳng cấp là gì? Đệ nhất đẳng huyền đai hay đẳng cấp chuyên nghiệp hay đẳng cấp cao? Đẳng cấp cao chưa hẳn là người giàu có. Đây là loại tiếng Việt bát nháo, là loại ngôn ngữ của “hè phố” mánh mung, ít học. Ngôn ngữ đàng hoàng phải là, “Nghỉ mát bằng du thuyền là biểu tượng giàu có của dân Trung Quốc”
– BBC tiếng Việt ngày 7/9/2015 “bên ngoài căn hộ”. Thú thực cứ mỗi lần đọc tới hai chữ “căn hộ” là tôi khó chịu. Hai chữ “căn nhà” vừa thuần tiếng Việt, vừa có trong văn chương ngàn đời nay sao không dùng mà lại ghép chữ theo kiểu lai căng, kém cỏi? Thà dùng nguyên câu ngạn ngữ Hán-Việt như “môn đăng hộ đối” thì không ai nói gì. Chỉ cần dùng một câu đơn giản “ngoài nhà” là người ta hiểu rồi. Miền Nam trước đây có câu nói để đời, “Dốt thường hay nói chữ” chẳng hạn như: “Căn nhà” không nói mà lại nói “căn hộ”, “cô ấy đẹp” hoặc “cô ấy có chút nhan sắc” không nói mà lại nói “cô ấy sở hữu một nhan sắc”, “cô ấy sở hữu đôi môi đẹp”. Chữ “gia đình” cũng thế, đã có cả ngàn năm nay không nói mà lại nói “hộ dân”, “một con hổ” không nói mà lại nói “một cá thể hổ”, tình hình “căng thẳng lắm” không nói mà lại nói “tình hình căng lắm”, trận so găng trên võ đài, trận đá bóng, trận đấu quần vợt, các môn điền kinh… không nói mà lại nói “trận thi đấu”, “cầu thủ bị treo giò sáu tháng” không nói mà lại nói, “bị cấm thi đấu sáu tháng”. Cái gì cũng “thi” như thi công, thi đấu, thi đua…”. Công nhân đang làm việc trong nhà máy” không nói mà lại nói, “Công nhân đang thi công.” “hoàn thành đúng thời hạn” không nói mà lại nói, “đạt tiến độ thi công” nghe nhức đầu quá. Ngay trong trường học cũng “thi đua”. Thầy cô chỉ cần làm đúng bổn phận của mình là tốt rồi. Cả thế giới đều như vậy. Thi đua để làm gì? Thi đua để kiệt sức mà chết hay vào bệnh viện (à quên, phải nói “nhập viện” mới đúng) tốn tiền chính phủ?
-BBC tiếng Việt ngày 17/9/2015, “Việt Nam nói Thái Lan phải ‘khẩn trương điều tra’ vụ tàu Thái Lan”. Tôi sợ hai chữ “khẩn trương” lắm rồi. Đi ỉa, đi đái cũng “khẩn trương lên!”. Tại sao không nói, “Việt Nam yêu cầu Thái Lan điều tra ngay vụ tàu Thái Lan…” hoặc “Việt Nam yêu cầu Thái Lan điều tra gấp vụ tàu Thái Lan…” Các quốc gia trên thế giới khi đất nước sắp lâm nguy hoặc một thiên tai thảm họa sắp đổ xuống, chính quyền ban bố tình trạng gọi là “tình trạng khẩn trương” (State of Emergency). Khẩn trương ở đây không có nghĩa là nhanh lên, gấp lên, lẹ lên mà là tình trạng khó khăn của đất nước mà mọi người phải chuẩn bị sẵn sàng ứng phó.
11) Câu văn dùng chữ “đao to búa lớn” không thích hợp
-BBC tiếng Việt ngày 14/9/2015: “Đường lối Đỏ đang lên ở Anh và Mỹ?” Câu văn này có vẻ cường điệu hơn là trình bày sự thực. Khuynh hướng của hai ông Sanders (Mỹ) và Corbyn (Anh) là khuynh hướng của người theo Chủ Nghĩa Xã Hội hơn là “Đỏ” tức Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Kết Luận:
Với những lỗi rất sơ đẳng mà học sinh tiểu học năm xưa ở Miền Nam cũng không mắc phải, tôi đề nghị nếu Ban Việt Ngữ BBC không tuyển được những cộng tác viên kha khá tiếng Việt thì nên đóng cửa trang tin này để đừng làm khổ độc giả. Tôi không hề có ác cảm hoặc mặc cảm với trang Việt ngữ này. Chỉ vì tiền đồ văn hóa của dân tộc mà tôi nói. Khi mình viết ra chỉ để người yêu hoặc bạn bè mình đọc thì muốn viết sao cũng được. Nhưng khi đã viết trên một trang tin điện tử có cả triệu độc giả thì phải hết sức cẩn trọng vì trong số độc giả có rất nhiều người là bậc thầy của mình chứ không phải tất cả chỉ là phường bát nháo. Nếu cảm thấy không rành, không khá, không am tường Việt ngữ thì nên tìm nghề khác sinh sống. Cầm bút là sự nghiệp liên quan đến văn hóa chứ không phải chuyện đùa. Trên thế giới này có rất nhiều nhà bình luận, ký giả, phóng viên, truyền thông đi vào lịch sử ngành báo chí và được quần chúng nhớ mãi. Nhưng những người này, ngoài kiến thức sâu rộng, khả năng lý luận, nhận xét bén nhậy,tính công minh chính trực…còn được Trời phú cho vốn ngôn ngữ mẹ đẻ rất quảng bác, truyền thống và mẫu mực.
Cứ thử đọc các bản tin của các hãng thông tấn lớn như AP, AFP, Reuters, UPI, các báo lớn của Hoa Kỳ như New York Times, Washington Post, Boston Globe…chúng ta thấy họ viết bằng lối văn rất mẫu mực, nghiêm túc bởi vì các bản tin mà các hãng thông tấn này gửi đi được cả ngàn tờ báo trên thế giới trích đăng lại, bao nhiêu chính trị gia, các vị nguyên thủ quốc gia cũng phải theo dõi các bản tin này.
Xin nhớ cho văn chương báo chí là ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu, trong sáng, không gây hiểu lầm, không hai nghĩa, nghiêm túc, không đùa cợt, không làm dáng, không được dùng tiếng lóng hoặc loại ngôn của phường đứng bến xe, bến cảng, đầu đường, cuối chợ, mánh mung, chụp giựt. Mình không phải là người thô tục nhưng dùng ngôn ngữ thô tục thì chính mình là kẻ thô tục. Mình không phải là phường bát nháo nhưng dùng ngôn ngữ của hạng người đứng bến, đầu đường cuối phố thì chính mình là phường bát nháo… Mình chưa hẳn là người xấu nhưng dùng ngôn ngữ cay độc, đâm bị thóc chọc bị gạo, vu oan giá họa, bôi lọ, chụp mũ…thì người đọc sẽ nghĩ rằng mình là người gian ác… bởi vì “văn tức là người”.
Mình là nhà văn, nhà báo thì phải hướng dẫn “đường phố” để dân “đường phố” từ từ có chút học hành, ăn nói đúng đắn, thanh lịch hơn lên…chứ không phải chạy theo “đường phố” bởi vì ngôn ngữ “đường phố” là ngôn ngữ của những kẻ ít học. Không hiểu rõ những nguyên tắc đó mà nhảy vào nghề làm báo, làm phóng viên, bình luận, phiên dịch… là một thảm họa, cho chính mình trước và sau đó cho văn hóa nước nhà.
Đào Văn Bình
(California ngày 27 Tháng 9, 2015)
Hoa Hạ sưu tầm từ " Thư Viện Toàn Cầu "
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 06/Oct/2015 lúc 8:45am
!!!!!!!!!!
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 06/Oct/2015 lúc 8:46am
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 06/Oct/2015 lúc 8:49am
!!!!!!!!!!!
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: lo cong
Ngày gởi: 06/Oct/2015 lúc 8:51am
!
------------- Lộ Công Mười Lăm
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 21/Oct/2015 lúc 8:50pm
Tiếng Việt Trong Nước Quá Nhiều Tiếng Lóng và Ngôn Ngữ Chợ Búa –
Đào Văn Bình
January 20, 2015 | by TVVN |
Tiếng lóng (slang) là ngôn ngữ của các băng đảng, lưu manh côn đồ, cờ bạc, đĩ điếm, hoặc bọn du thủ du thực nói chuyện với nhau để không cho người ngoài biết hoặc che mắt cảnh sát, lực lượng an ninh, hoặc để tỏ ta đây “anh chị”, “hơn đời”. Trước năm 1975 cũng đã có khá nhiều tiếng lóng, chẳng hạn như:
-Cớm= cảnh sát. Cớm gộc= cảnh sát trưởng hoặc quan to.
-Ghế = gái
-Choạc= Chục
-Bò= Trăm
-Khứa= khách. Khứa lão= khách già, lớn tuổi
-Nhí (nhỏ) = Bồ nhí tức già rồi mà còn “chơi trống bỏi” tức cặp với cô gái/cậu trai nhỏ tuổi bằng con mình.
-Biến= Chạy đi
-Bỉ vỏ= Dân bỉ vỏ là dân cờ bạc
-Thổi= Lấy cắp
-Thuổng= Lấy cắp
-Khoắng= Vào nhà lấy trộm, trộm
-Cuỗm= Lấy đi. Thí dụ: Hắn cuỗm vợ của bạn hắn.
-Chôm/chôm chĩa= Lấy cắp. Chôm chĩa credit= Ăn cắp/cầm nhầm thành tích của ai.
-Xế hộp= Xe mới đắt tiền
-Ngầu= Hay, giỏi, đẹp, bảnh bao
-Chì: Gan lì
Ngay trong đại học, chẳng hạn như Đại Học Havard của Mỹ, cũng có rất nhiều tiếng lóng do sinh viên chế ra để nói chuyện với nhau, vừa nghịch ngợm (nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò) vừa để tỏ ra đây là “sinh viên” hay “Havard”. Dù do sinh viên hay Havard chế ra, tiếng lóng không bao giờ được coi là ngôn ngữ chính của đất nước. Quý vị cứ mở bất cứ cuốn từ điển Việt Ngữ – dù xuất bản trước hay sau 1975 xem có tiếng lóng nào không?
Thế nhưng không hiểu sao ngày nay, báo chí trong nước, tiếng Việt xuất hiện quá nhiều tiếng lóng. Nếu không phải là tiếng lóng thì lại là loại ngôn ngữ “ đường phố” hay “chợ búa” của những người ít học. Đọc những bài báo có loại tiếng lóng hoặc ngôn ngữ “đường phố” chúng ta nhận ra ngay phần lớn xuất phát từ Miền Bắc chứ không phải Miền Nam.
Hiện nay, mạng lưới truyền thông của cả nước đều do những người “nói tiếng Bắc” nắm giữ. Có thể nói không sợ sai lầm rằng tiếng Việt bây giờ bị thống ngự bởi “tiếng Bắc” và giết chết loại ngôn ngữ trong sáng, giản dị, lịch sự, dễ hiểu mà niền Nam xây dựng trong 20 năm.
Xin nhớ cho ngôn ngữ, dù ở Đàng Trong hay Đàng Ngoài thời Trịnh-Nguyễn Phân Tranh và ngày nay miền Nam hay miền Bắc trong cuộc chiến “VietnamWar” thì cũng đều là tài sản chung của đất nước. Dù chính quyền có khả năng tác động tới ngôn ngữ nhưng ngôn ngữ của một đất nước không phải hoàn toàn do một chế độ hoặc chính quyền áp đặt hoặc chế ra. Ngôn ngữ của một dân tộc là sản phẩm đi lên từ cuộc sống – xây dựng bởi các học giả, khoa học gia, các giáo sư đại học, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà văn hóa, tiểu thuyết gia, các nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo lỗi lạc cống hiến cho cuộc sống chung rồi được công chúng và hệ thống giáo dục chấp nhận rồi trở thành khuôn thước cho cả nước. Chúng ta không nên úy kỵ, dị ứng hay kỳ thị bất cứ ngôn ngữ của vùng, miền nào nếu nó hay, đẹp, giản dị, dễ hiểu. Đất nước càng phát triển thì ngôn ngữ càng phong phú thêm. Và chúng ta cũng phải có can đảm loại bỏ loại ngôn ngữ thô lỗ, chợ búa, lai căng, xúc phạm, bát nháo, bất lịch sự và thấp kém (do ít học) … ra khỏi gia tài ngôn ngữ Việt Nam…dù là trên bảng quảng cáo, các trang báo điện tử v.v…
Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng cần phải trong sáng, dễ hiểu. Sự tường thuật một biến cố không những trung thực mà còn phải đúng mức (decent) nữa. Khi quần chúng đọc một bản tin là muốn biết một sự kiện diễn ra như thế nào, chứ không phải đọc chuyện tiếu lâm hay nghe anh hề diễu cợt trên sân khấu. Việc dụng tiếng lóng trong các bản tin làm người đọc khó chịu và liên tưởng tới tác giả có thể xuất thân từ giai cấp chợ búa hay băng đảng mới gia nhập làng báo. Xin nhớ cho: “Văn tức là người”.
Nói như thế không có nghĩa là cấm không được sử dụng tiếng lóng. Trong các tác phẩm văn chương, chẳng hạn khi mô tả một mụ tú bà gọi điện thoại nói chuyện với một tên ma-cô giắt mối, hoặc băng đảng nói chuyện với nhau…thì việc sử dụng tiếng lóng là hợp lý và làm tăng tính hiện thực của tác phẩm. Thế nhưng để cho độc giả dễ hiểu, nhà văn cũng cần cước chú vì không phải ai cũng hiểu hết tiếng lóng.
Nghe một nhóm người nói chuyện với nhau bằng tiếng lóng mình đã khó chịu rồi. Nhưng không có gì kinh hoảng cho bằng nghe một cô hoa hậu, người mẫu hay một sinh viên mở miệng nói ra toàn tiếng lóng hay ngôn ngữ “đường phố” chứ không phải “Cửa Khổng sân Trình” tức ngôn ngữ của người được cắp sách đến trường. Xin nhớ cho ngôn ngữ biểu lộ trình độ giáo dục và tư cách của con người. Nhà đạo đức nói lời xâu xa nghĩa lý. Nhà giáo nói lời bảo ban nhỏ nhẹ. Mẹ hiền nói lời nhẹ như ru. Nhà tu hành nói lời cứu độ. Kẻ trí thức nói lời lịch sự. Người hiền lành nói lời chân chất. Bọn côn đồ nói lời dao búa. Bọn trộm cướp, xã hội đen nói với nhau bằng tiếng lóng. Bọn trọc phú nói lời kênh kiệu. Kẻ ác tâm nói lời cay nghiệt. Kẻ buôn gánh bán bưng giành giật miếng cơm manh áo từng ngày nói lời “đường phố”.
Dưới đây là một số những minh chứng cho việc sử dụng quá nhiều tiếng lóng và ngôn ngữ “chợ búa” của tiếng Việt trong nước bây giờ:
-Cà-phể đểu= Đây là loại ngôn ngữ “chợ búa”. Tại sao không nói “Cà-phê giả” cho đứng đắn và rõ nghĩa?
-Bôi trơn sổ đỏ= Hối lộ, đút lót để được cấp sổ đỏ. “Bôi trơn” là một loại tiếng lóng.
-Bảo kê sòng bài, bảo kê xe quá tải qua mặt trạm cân= Đỡ đầu/bao che cho sòng bài, đỡ đầu/bao che cho xe quá tải vượt trạm cân. Hai chữ “bảo kê” ảnh hưởng từ phim bộ loại đâm chém, bắn giết của Hồng Kông như: Bảo kê, bảo tiêu.
-Nhập viện= Có rất nhiều “viện”, nào là: Viện Kiếm Sát Nhân Dân, Viện Hàn Lâm, Viện Uốn Tóc, Kỹ Viện, Viện Ung Bướu, Viện Bào Chế, Viện Dưỡng Lão, Viện Mồ Côi, …vậy “nhập viện” là nhập “viện” nào? Do đó, một cách rõ ràng và đầy đủ nhất phải nói, “vào bệnh viện” hay “đưa vào bệnh viện”. Thí dụ: “Ông Nguyễn Văn A đã phải vào bệnh viện” hoặc “Người ta đã đưa nạn nhân vào bệnh viện.” hoặc “Tối qua cháu bé lên cơ sốt nặng cho nên gia đình đã phải đưa cháu vào bệnh viện.”
-Trạm trung chuyển: Nghe có vẻ cầu kỳ, khó hiểu. Tại sao không nói, “trạm chuyển tiếp” vừa giản dị vừa dễ hiểu?
-Tuyển quốc gia: Có biết bao nhiêu thứ “tuyển” như: Tuyển quân, tuyển phu, tuyển mỹ nhân, tuyển thủ, tuyển chọn, tuyển lựa tài tử, tuyển cử…vậy “tuyển quốc gia” là gì? Là tuyển chọn xem quốc gia nào tốt, đẹp…chăng? Xin thưa đây là lối viết tắt rất “bát nháo” ở trong nước bây giờ của đội tuyển quốc gia. Hầu như trong nước bây giờ các chữ: Đội tuyển thanh niên, đội tuyển Việt Nam, đội tuyển Bình Dương… đều viết thành: Tuyển thanh niên, tuyển Việt Nam, tuyển Bình Dương. Thật bừa bãi quá sức tưởng tượng!
-Phượt, dân phượt. Tôi đố bạn ở hải ngoại hiểu “phượt” là gì ? Xin thưa bây giờ nó có nghĩa là “du lịch” đó. Tôi có cảm tưởng chữ này dịch từ tiếng Miên mà ra?
-Chuyên cơ: Nghe có vẻ cầu kỳ, làm dáng và khó hiểu. Chữ “cơ” có nghĩa là máy móc. Vậy “chuyên cơ” có nghĩa là “máy móc đặc biệt” chứ hoàn toàn không có nghĩa “phi cơ” hay “máy bay” gì cả. Tại sao không dùng: Phi cơ đặc biệt, phi cơ riêng đã có từ lâu ở miền Nam cho giản dị và dễ hiểu?
-Các họa sĩ biếm lo ngại sau vụ Charlie Hebdo: Đây lại là một lối viết tắt vô cùng cẩu thả. “Họa sĩ biếm” là họa sĩ gì? Đúng đắn nhất nên viết: “Các họa sĩ vẽ tranh châm biếm lo ngại sau vụ Charlie Hebdo”
-Điều tra hợp tác xã chi khống tiền hỗ trợ nông dân: Chi khống là gì? Hai chữ này có vẻ địa phương hay đường phố hay là một loại tiếng lóng? Tại sao không nói “lập hồ sơ giả” cho rõ nghĩa? Nếu đúng thế thì tiêu đề sẽ là, “Điều tra hợp tác xã lập hồ sơ giả để lấy tiền hỗ trợ nông dân.”
-Mercedes-Benz trình làng mẫu xe tự lái cực “chất”: Cực chất là gì? Đúng là muốn viết gì thì viết và coi thường độc giả quá mức. Tại sao không viết, “Mercedes-Benz trình làng mẫu xe tự lái thật tối tân”, “Mercedes-Benz trình làng mẫu xe tự lái thật tiện nghi”. Đây là hậu quả của việc thiếu kiến thức cho nên bạ đâu viết đó.
-Huyền thoại đấm bốc Muhammad Ali đã được “giải bệnh”: Đây là một tiêu đề vừa chen tiếng Tây “ba rọi” (đấm bốc) vừa chế chữ, đùa rỡn một cách lố bịch. Được bệnh viện cho về sao có thể gọi là “giải bệnh” được? Giải bệnh có nghĩa là chữa bệnh. Do đó tiêu đề đúng đắn phải là, “Huyền thoại quyền Anh Muhammad Ali đã rời bệnh viện” hoặc “Tay đấm huyền thoại Muhammad Ali đã rời bệnh viện”
-“Đại ca” mang súng “làm cỏ” đối thủ, bố bị chém chết, con nhận án tù”: Khi tường thuật một biến cố, phóng viên hay ký giả không được phép đùa rỡn mà phải dùng chữ cho đứng đắn. Hai chữ “làm cỏ” ở đây là tiếng lóng không nghiêm túc. Hơn thế nữa hai chữ “đại ca” cũng thừa thãi, vô bổ. Tiêu đề đứng đắn nên là, “Đem súng định thanh toán chủ nợ, bố bị chém chết, con nhận án tù”
-Xét xử gã choai hiếp dâm trẻ em: Chữ “choai” ở đây không đứng đắn (có tính cách mỉa mai) cho một bản tường thuật về một sự kiện xã hội. Phóng viên hay ký giả không phải là “quan tòa” , “nhà đạo đức” hay một “anh hề” để phê phán, chế riễu bất cứ ai. Bổn phận của phóng viên là tường thuật – tức mô tả lại một cách đầy đủ, không thiên kiến, không nhận định riêng tư và bằng giọng văn mẫu mực. Không biết ông ký giả này có tốt nghiệp trường báo chí nào không và trường này dạy những gì?
-“Á hậu dính nghi án đập đá.” Thú thực, đọc tựa đề này tôi không hiểu ra làm sao. Tôi cũng thử đoán xem có phải cô này dính vào vụ “đập” hay “đá” ai đó (bạo hành). Thế nhưng khi đọc phần tin chi tiết mới biết cô á hậu này bị nghi là có cuộc sống trụy lạc, uống rượu và hút xì-ke ma túy nhưng đã được tác giả tường trình bằng loại tiếng lóng. Ngoài ra hai chữ “nghi án” hoàn toàn lạc điệu. Cô á hậu này có dính vào một vụ án nào đâu, mà có thể chỉ có cuộc sống bê tha thôi, sao gọi là “nghi án” được? Có thể nói, trình độ Việt ngữ của ông phóng viên này quá thấp đến nỗi không phân biệt được thế nào là “nghi ngờ” và thế nào là “nghi án”. Thật đáng buồn cho một nền báo chí như vậy!
-“Lương tiếp viên hàng không “khủng”hay “bèo?” Đây là lối nói của mấy tay mánh mung, buôn lậu đang ngồi ở một quán nhậu vỉa hè chứ không phải ngôn ngữ của báo chí “dòng chính” (mainstream).
-Kết cục buồn của bà nữ ĐBQH Châu Thị Thu Nga: Trời đất ơi! Đã “bà” rồi còn “nữ”. Đúng là loại tiếng Việt cẩu thả. Không biết tờ báo này có chủ nhiệm, chủ bút không? Hay có bài vở nào là cứ đăng bừa lên để chạy đua với báo khác mà chẳng để ý câu văn, nội dung ra sao? Đối với các hãng thông tấn quốc tế, các bản tin- dù do thông tín viên chuyên nghiệp gửi về, vẫn được chủ bút coi và duyệt lại trước khi phổ biến. Việc duyệt lại này được cước chú dưới bản tin. Có thể đây là một câu văn “để đời” cần đem vào sách giáo khoa để dạy học sinh. Nhưng cũng có thể ông nhà báo này quá cẩn thận. Đã dùng chữ “bà” rồi còn sợ người ta không hiểu và ngộ nhận là “đàn ông” cho nên phải thêm chữ “nữ” cho chắc ăn!
-Mồm không biết ngượng: Từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi chỉ nghe nói “Nói không biết ngượng” chứ chưa bao giờ nghe nói, “Mồm không biết ngượng”. Đúng là loại ngôn ngữ “đường phố” và vô cùng thô lỗ.
-Quan chức Việt Nam “xạc” nhà thầu Trung Quốc (VOA tiếng Việt): Đây cũng là một loại tiếng lóng để chỉ “khiến trách”, “la mắng” xuất xứ từ tiếng Pháp “charge” nếu nói chuyện riêng tư với nhau thì được, nhưng thiếu đứng đắn khi loan tin về một biến cố liên quan đến hai quốc gia.
-Việt Nam hạ giá tiền đồng (VOA tiếng Việt): Không biết người dịch bản tin này ra Việt Ngữ có phải là người Việt Nam không? Hay ông ta là một ông Tàu hay ông Mỹ cho nên nó ngây ngô làm sao ấy. Cả 90 triệu dân Việt Nam không ai nói”tiền đồng” cả, mà họ chi nói “đồng bạc”. Do đó tiêu đề đúng là tiếng Việt phải là , “Việt Nam hạ giá đồng bạc”. Xin tác giả tiêu đề này nhớ cho: 1000 đồng là trị giá (mệnh giá) của đồng bạc. Tên của nó không phải là “đồng” mà tên của nó là “tờ giấy bạc Việt Nam ” hay “đồng bạc Việt Nam”.
“Rất ít xã hội ngày nay tin vào tôn giáo hơn 40-50 trước” (BBC tiếng Việt). Đây là câu văn dịch theo kiểu “mot à mot” cho nên làm người đọc nhức đầu. Câu văn bớt nhức đầu là, “Khác với 40, 50 năm trước, ngày nay xã hội tin vào tôn giáo ngày càng ít hơn.”
-“Năm 2015 sẽ kiểm tra về chất cấm trong thức ăn chăn nuôi”. Trời đất quỷ thần ơi! Các chữ “thực phẩm nuôi gia súc” đã có từ lâu lắm rồi sao không đem ra dùng mà lại còn chế ra “thức ăn chăn nuôi” nghe nó dị hợm làm sao ấy.
-“Chính thức chốt phương án nghỉ Tết Nguyên Đán dài 9 ngày” Đây chỉ là quyết định của chính phủ cho phép nghỉ chín ngày trong dịp Tết Nguyên Đán mà dùng toàn những danh từ đao to búa lớn như “chốt”, “phương án” giống như một kế hoạch hành quân, phục kích. Muốn đơn giản và tránh nhức đầu, chỉ cần viết, “Thủ tướng chính thức quyết định Tết Nguyên Đán nghỉ 9 ngày ”
-“Sao Barca khiêm tốn mừng chiến thắng không tưởng” và “Chiến thắng không tưởng của đội bóng Chelsea”. Với tiêu đề này, người viết thực sự không hiểu nghĩa của hai chữ “không tưởng” và “không thể tưởng tượng được”. Không tưởng (utopian) là một ảo tưởng không thể xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra. Thí dụ:
“Hắn là con của một gã ăn mày lang thang giữa chợ nhưng lúc nào cũng mơ kết hôn với công chúa. Đúng là chuyện không tưởng.”
“Trung Quốc mơ chiếm hết Biển Đông, đánh gục nước Mỹ rồi trở thành siêu cương thống trị thế giới. Đúng là giấc mơ hão huyền, không tưởng.
Còn “không thể tưởng tượng được” (unbelievable,unimaginable) có nghĩa là chuyện đã xảy ra nhưng ngoài dự liệu, ước mơ hay tiên đoán của mình. Thí dụ:
“Thật không thể tưởng tượng được một em bé sáu tuổi có thể nhảy xuống nước cứu người chị sắp chết đuối.” “Thật không thể tưởng tượng được một vị sư ở Ấn Độ nhịn ăn sáu tháng mà vẫn khỏe mạnh.”
“Thật không thể tưởng tượng được đội Đức hạ đội Ba Tây 5-1 trong trận chung kết 2014.”
Do đó, hai tiêu đề trên chính ra phải viết như sau:
“Danh thủ Barca khiêm tốn mừng chiến thắng mà chính anh cũng không ngờ”
“Chiến thắng không thể tưởng tượng nổi của đội bóng Chelsea”
Tóm lại người viết tiêu đề này hoàn toàn không phân biệt được nghĩa của hai chữ “không tưởng” và “không thể tưởng tượng nổi” nhưng lại cố “sáng chế”, làm ra vẻ rành tiếng Việt lắm nhưng thực tế trái ngược.
-“Cuộc đua xe đạp Xuyên Việt 2014 Cúp Quân Đội diễn ra đầy kịch tính.” Đọc tiêu đề này tôi có cảm tưởng cuộc đua diễn ra một cách tếu và hài hước như trên sân khấu. Nhưng khi đọc kỹ nội dung thì thấy cuộc đua đã diễn ra sôi nổi, nhiều màn bứt phá, bám đuổi với kết quả thật bất ngờ…nhưng đã được ông phóng viên nào đó phang cho một câu “đầy kịch tính” giống như chuyện đùa ở trên sân khấu.
-“Trận bóng đá giữa Than Quảng Ninh và Đồng Tháp diễn ra đầy kịch tính.” Là ngươi mê đá bóng từ nhỏ, tôi thật sự không hiểu một trận đá banh đầy kịch tính là trận đá banh như thế nào? Phải chăng đó là một trận đấu đầy diễu cợt, trình diễn lộ liễu, có pha chút khôi hài, tếu nữa? Chẳng hạn như thủ môn nhào ra bắt bóng nhưng thực tế chỉ là biểu diễn và cố tình để bóng lọt lưới? Hoặc hàng hậu vệ cố tình đốn ngã trái phép một cầu thủ đối phương trong vòng cấm địa dù bóng không có gì nguy hiểm để phải chịu phạt đền… rồi nhe răng cười? Hoặc hàng hậu vệ đứng nhìn không chịu truy cản đối phương để họ dẫn bóng khơi khơi và ghi bàn? Nếu đúng thế thì đây là một trận đấu có sắp xếp trước giống như kiểu bán độ chứ làm gì có “kịch tính”? Do đó tiêu đề đúng đắn nhất nên là, “Trận đấu giữa Than Quảng Ninh và Đồng Tháp giống như được dàn xếp trước.” hoặc: “Quảng Ninh- Đồng Tháp: Một trận cầu hết sức lạ lùng.“ Hiện nay tại Việt Nam bất cứ sự kiện thể thao nào có cái gì là lạ như quá hào hứng, thắng đậm, thua đau, nhiều màn đi bóng hấp dẫn đều được “phang” cho một câu “ đầy kịch tính”. Đúng là một sự “sáng tạo” chữ nghĩa vô cùng bừa bãi. Xin hãy đọc:
-Solo và Bolero đêm chung kết 4 đầy kịch tính.
-Đua xe đầy kịch tính theo phong cách ‘Fast &Furious’.
-Hai vụ bắt cóc con tin đầy kịch tính đang diễn ra tại Pháp (nếu người Pháp đọc được bản tin này chắc họ sẽ vô cùng phẫn nộ vì đã diễu cợt nỗi đau của họ)
-Giá vàng kịch tính ngay những ngày đầu năm mới (tôi thật sự không hiểu giá vàng lên xuống có kịch tính hay không? Giá vàng lên-xuống cũng giống như thị trường chứng khoán, thời tiết – sáng nắng chiều mưa, làm sao tiên đoán được và làm sao có kịch tính? Các cụ ngày xưa nói không sai, “Đã dốt thường hay nói chữ.”
-“Mặt mộc mới nhất của sao Việt.” Thật không thể tưởng tượng nổi là người ta có thể gọi mặt cô gái chưa trang điểm là “mặt mộc”. Đồng ý “gỗ mộc” là gỗ chưa sơn phết gì cả. Nhưng khi ứng dụng cho con người cũng cần phải nên ý nhị. Tại sao lại không thể nói, “Da mặt chưa trang điểm/da mặt tự nhiên của cô A, cô B…”
-“Soi da xấu-đẹp của kiển nữ Hàn khi để mặt mộc.” Ngoài vấn nạn “mặt mộc”, trong nước bây giờ, khi chú ý đến người nào, phân tích , tìm hiểu chuyện gì, đồ vật gì…cũng đều dùng chữ “soi’ hay ‘săm soi’ ”. Chẳng hạn như “Săm soi chuyên cơ của Tổng Thống Obama.” Đây là một loại Việt ngữ thật quái đản. Tại sao không nói, “Thử ngắm nhìn làn da của các kiểu nữ Đại Hàn khi chưa trang điểm.” hoặc, “Tìm hiểu phi cơ riêng của Tổng Thống Obama.” hoặc “Phi cơ riêng của Tổng Thống Obama có gì đặc biệt?” Hai chữ “săm soi” làm người ta liên tưởng tới một người cầm cái que chọc chọc vào đâu đó. Còn chữ “soi” làm chúng ta liên tưởng tới một người cầm chiếc đèn pin chiếu vào mặt người ta.
-“2 bé trai sành điệu ăn mặc cực ngầu gây sốt.” Chữ “ngầu” là tiếng lóng ý chỉ “đẹp,bảnh bao” chỉ nên xử dụng trong lúc nói chuyện thân tình, riêng tư. Còn khi phổ biến trên báo chí là thiếu nghiêm túc.
-“Lác mắt xem người Nhật gói quà đẹp từng chi tiết.” Hai chữ “lác mắt” là ngôn ngữ “hơi thấp”. Một cách đứng đắn và lịch sự, nên viết, “Ngạc nhiên trước nghệ thuật gói quà đẹp, tỉ mỉ của người Nhật.”
-“Phát cuồng siêu xe sang chảnh tựa ngôi nhà di động.” Tôi tự hỏi không biết câu văn này có phải là tiếng Việt hay không? Đây là một tiêu đề quái dị, xử dụng ngôn từ “đường phố” văn bất thành cú.
-“Để sở hữu eo thon.” Tức cười thật! “Để có eo thon” vừa giản dị, vừa thuần tiếng Việt không chịu nói, lại chen vào hai chữ “sở hữu” để chứng tỏ ta đây giỏi chữ Nho. Đúng là lối viết rởm đời. Ngoài ra lại còn “mục sở thị “ nữa chớ! “Chính mắt nhìn/tận mắt nhìn” không chịu nói, lại bắt chước tiếng Tàu lạ hoắc!
-“Công an phát hiện trên xe có một cá thể hổ đã chết.” Trời đất quỷ thần ơi! Một con hổ không chịu nói mà lại nói “một cá thể hổ”. Đúng là loại tiếng Việt điên khùng. Nếu loại tiếng Việt điên khùng này phổ biến rộng rãi thì sẽ có loại ngôn ngữ như sau:
-Mẹ tôi vừa đi chợ mua một cá thể gà.
-Nhà tôi hôm qua mới ăn một cá thể cá.
-Bữa tiệc thật linh đình, có tới cả chục cá thể heo quay.
– “Sân Long An bùng nổ, hơn 10.000 vé bị thổi bay”: Ý của người viết muốn nói, sân vận động Long An như muốn nổ tung. Mười ngàn vé bán hết trong chớp nhoáng. Nhưng khi dùng chữ “bị thổi bay” khiến người đọc có cảm tưởng 10,000 tấm vé bị ai lấy cắp. Chữ “thổi” trong chốn giang hồ là “ăn cắp”, chẳng hạn bọn trộm cắp nói chuyện với nhau, “Tao vừa “thổi” được một chiếc xế hộp” tức “Tao vừa ăn cắp được một chiếc xe đắt tiền.”
-“Top quán lẩu, nướng vỉa hè giới trẻ Hà Nội thích nhất”. Tôi đố các bạn hiểu câu văn chen tiếng Mỹ ” ba rọi”, lủng củng và trình độ rất thấp này. Một cách rõ nghĩa và đứng đắn, tiêu đề nên viết, “Giới trẻ Hà Nôi ưa chuộng lẩu, thịt nướng vỉa hè.”
-“Món ngon Đà Nẵng tại Hà Nội, quán nào ổn?”. “Ổn” ở đây là ổn định, xong rồi hay cũng khá ngon? Không ai hiểu nổi câu văn bí hiểm này.
-“Toàn cảnh Sapa tuyết rơi lãng mạn qua ống kính dân phượt”. Tuyết, hoặc phong cảnh không thể “lãng mạn”. Lãng mạn là tình cảm ướt át của trai gái. Nhưng cảnh tuyết rơi có thể “gợi cảm” cho người ngắm, nhiếp ảnh gia…Ngoài ra giọng văn đang có không khí “lãng mạn” nhưng tác giả lại thêm vào chữ “phượt” làm người đọc cụt hứng. Chúng ta có thể góp ý với tác giả với vài câu như sau:
-Tuyết Sapa vô cùng gợi cảm trước ống kinh của lãng tử.
-Tuyết rơi êm đềm trên đỉnh Sapa.
-Tuyết Sapa làm tâm hồn du lịch trở nên lãng mạn.
-“Thay mới vũ khí trên tuần dương hạm hạt nhân Nakhimov”. Thay vì viết, “Thay vũ khí mới trên tuần dương hạm Nakhimov”. Hiện nay, do dịch thuật từ báo chí ngoại quốc, trong nước đã xuất hiện loại tiếng Việt “đổi đời” phá hủy ngôn ngữ truyền thống Việt như: “Nga vừa đóng mới bốn tàu ngầm”, “xây mới mấy căn hộ”. Đúng văn phạm phải viết, “Nga vừa đóng thêm bốn tàu ngầm” và “Vừa xây thêm mấy căn nhà.” Viết như thế đương nhiên người đọc hiểu là đóng thêm tàu chiến mới, xây thêm căn nhà mới rồi. Xin nhớ cho, xây thêm hoặc đóng thêm đương nhiên là nhà mới, tàu mới. Không ai đóng tàu cũ, xây thêm nhà cũ cả. Do đó, thêm chữ “mới” là thừa. Tuy nhiên câu văn dưới đây, chữ “mới” không có nghĩa là “mới hay cũ” mà là “vừa mới”, ý chỉ thời gian. Thí dụ: “Mẹ mới mua cho anh em chúng tôi mấy bộ quần áo.”
-“Ngỡ ngàng với cô gái bán kẹo hát hay hơn ca sĩ,” Ngỡ ngàng là tình cảm rất bất ngờ, không ưng ý, không đúng như dự đoán hay ước vọng của mình. Thí dụ: “Sau 25 năm xa cách, từ Mỹ trở về, tôi thật ngỡ ngàng không nhận ra cô nữ sinh khả ái năm xưa nay trở thành một bà già tiều tụy.” hay, “Tôi thật ngỡ ngàng và xấu hổ khi cô ta tự xưng là á hậu nhưng mở miệng nói ra toàn tiếng lóng và ngôn ngữ thô tục “ (vì tôi cứ ngỡ rằng cô ta đẹp đẽ như thế thì lời ăn tiếng nói phải lễ độ và lịch sự)
Còn ở đây, thấy một cô gái bán kẹo mà hát hay hơn ca sĩ, chúng ta ngạc nhiên hoặc thích thú- tự hỏi sao có chuyện lạ như vậy chứ chẳng “ngỡ ngàng” gì cả. Xin tác giả bài này đọc thêm các tiểu thuyết giá trị của Việt Nam hoặc kiếm thày/cô dạy Việt Ngữ hỏi, lúc đó sẽ hiểu rõ nghĩa của hai chữ “ngỡ ngàng”.
Ngoài ra, trong nước bây giờ, để kiếm sống, các tờ báo thường xuyên cho đăng những hình ảnh quảng cáo cho các cô người mẫu, hoa hậu với những lời chú thích rất ngây ngô hoặc rẻ tiền như: đẹp hút hồn, đẹp ngỡ ngàng, đẹp khó cưỡng, đẹp gây sốt…Qua văn chương, báo chí, tôi đã từng học, từng biết về những vẻ đẹp như: đẹp mê hồn, đẹp não nùng, đẹp liêu trai, đẹp quyến rũ, đẹp yêu kiều, đẹp lả lơi, đẹp hấp dẫn, đẹp chết người, đẹp như chim sa cá lặn, đẹp như tiên nga giáng thế, đẹp như tiên, đẹp khuynh quốc khuynh thành (sau khôi hài thành đổ nước nghiêng thùng), đẹp như Tây Thi, đẹp kiêu sa, đẹp lộng lẫy, đẹp quý phái, đẹp thiên kiều bá mỵ, đẹp mặn mà, đẹp phúc hậu, đẹp thanh tao, đẹp tự nhiên, đẹp ngây thơ, đẹp mảnh mai, đẹp như búp-bê…nhưng chưa thấy…đẹp hút hồn, đẹp khó cưỡng, đẹp gây sốt, đẹp ngỡ ngàng. Có thể tại Việt Nam bây giờ có những cô gái “đẹp kinh khủng” như thế mà thế giới chưa biết chăng? Bạn nào gặp một cô gái có vẻ đẹp”gây sốt” chắc về nhà phải uống Aspirin hay Tylenol. Còn bạn nào gặp một cô có vẻ “đẹp khó cưỡng” chắc vào tù quá?
Tạm Kết Luận:
Chiến tranh đã qua rồi 40 năm. Đây là thời kỳ xây dựng con người, xây dựng tình cảm và xây dựng đất nước. Xin bỏ lại sau lưng tất cả những ngôn ngữ của thời kỳ chiến tranh. Chiến tranh nặng về tuyên truyền, căm thù, tranh thắng mà ngôn ngữ là khí cụ cho nên ngôn ngữ bị biến dạng. Thời bình không cần những loại ngôn ngữ đó nữa mà cần nhân ái, giản dị, hiền hòa, dễ hiểu, cảm thông, xây dựng. Xin đừng kéo lê những di sản nhức nhối của quá khứ để truyền cho những thế hệ mai sau.
Âm thanh hòa lòng người. Ngày xưa Khổng Tử đi qua nước Trần thấy âm nhạc nước này ủy mị quá ngài than chắc nước này diệt vong quá. Quả nhiên nước Trần sau bị xóa tên trên bản đồ. Âm nhạc, tiếng nói biểu hiện lòng người. Chẳng hạn như tại Iraq, Afghanistan, Ukraina, Yemen, Nigeria, Lybia bây giờ chắc chắn âm thanh sát phạt và nặng mùi tử khí. Âm nhạc kích động biểu hiện một xã hội cuồng loạn dễ đi tới cực đoan, quá khích. Âm nhạc hiền hòa là dấu hiệu của một xã hội êm đềm “Trăm họ âu ca”. Ngôn ngữ hiền hòa, lễ độ thể hiện một xã hội an lành, mọi người thương yêu tin tưởng nhau. Ngôn ngữ tràn đầy tiếng lóng và “đường phố” biểu hiện một xã hội bất ổn, mánh mung.
Ngoài ra, ngôn ngữ còn phản ảnh trình độ giáo dục của con người. Còn văn chương, chữ nghĩa lại phản ảnh trình độ văn học của một quốc gia. Khi một đất nước tiến lên không phải chỉ nhà chọc trời, xa lộ, cầu cống, đập thủy điện, các khu thương xá lộng lẫy, truyền hình, phim ảnh, thi hoa hậu, người mẫu, thời trang, đá bóng, son phấn, ipad, iphone, ăn mặc giống Mỹ là đủ…mà cần cử chỉ, cách đối xử với nhau, với người ngoại quốc và nhất là cách ăn nói sao cho lễ phép, nhã nhặn. Tôi cho rằng muốn có một sự thống nhất về mặt ngôn ngữ cho Việt Nam thì phải làm sao tổng hợp được nét văn chương, ý nhị, bóng bẩy của Miền Bắc với tính giản dị, trong sáng, dễ hiểu của miền Nam.
Người miền Bắc do đồng bằng nhỏ hẹp kinh tế khó khăn cho nên trong quá khứ hễ có một tí của thì khoe khoang và thường hay ngoa ngôn, cường điệu và tính tình cay nghiệt. Còn người miền Nam, do thiên nhiên ưu đãi, ruộng lúa bạt ngàn, cây trái đầy vườn cho nên tính tình cởi mở, hiền hòa, giản dị, chân chất…và không ưa kiểu nói dóc, một tấc lên trời hoặc viết hay nói theo kiểu “khó khăn” nhức đầu nhức óc.
Văn chương và ngôn ngữ là di sản do tổ tiên đề lại, là con cháu chúng ta phải chung lưng xây đắp sao cho mỗi ngày mỗi phong phú và sáng đẹp. Do đó, tôi xin tất cả những người đang cầm bút, đánh máy (trên máy điện toán) để truyền đi những bản tin hay viết một đề mục quảng cáo, bài bình luận hãy hết sức thận trọng.
Muốn viết giỏi, ngoài năng khiếu còn phải đọc sách thêm rất nhiều. Nếu chưa tin vào trình độ Việt Ngữ của mình thì nên ghi danh theo học các lớp văn chương Việt Nam ở các đại học hoặc tham khảo các tác phẩm văn chương lớn như Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, các tác phẩm văn học của Cao Bá Quát, Hàn Thuyên, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bình Khiêm, Ngô Gia Văn Phái… các tiểu thuyết của Thời Tiền Chiến, các cuốn biên khảo về lịch sử, triết học, xã hội học, tôn giáo, luật học…không ngoài mục đích trang bị cho mình thêm kiến thức hầu cống hiến cho độc giả những bài viết, bài bình luận, bản tin vừa hài lòng người đọc vừa làm mẫu mực cho các thế hệ mai sau. Đó chính là gia tài văn hóa quý báu của một quốc gia. Mong lắm thay!
Đào Văn Bình
(California ngày 14 tháng 1, 2015)
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
Người gởi: Hoa Hạ
Ngày gởi: 24/Oct/2015 lúc 4:08am
Đơn Xin ...Mặc Quần
Chuyện dở khóc dở cười này vừa xảy ra tại một bệnh viện thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Để nghiêm túc thực hiện chủ trương “chỉnh đốn phong cách, trang phục” của Sở Y Tế, bệnh viện này quyết định toàn thể cán bộ, công nhân viên phải “chuẩn hóa trang phục”, trong đó nữ giới phải mặc váy ngắn. Nói cho rõ “trang phục phải chuẩn hóa” ở đây có nghĩa là tất cả các nhân viên phải mặc đồng phục giống như nhau, chẳng khác nào học trò ở các trường học. Tất nhiên phải là loại trường học ở những nơi “văn minh” còn học trò ở nông thôn, nhất là vùng đồi núi thì có được cái quần cái áo lành lặn đã là may rồi. Nhiều làng, nhiều bản may mắn được vài nhà làm từ thiện giúp đỡ, các em mặc đủ kiểu quần áo thuộc loại hàng “si đa”, chữ Anh, chữ Tàu loạn xạ trên ngực trên lưng, trông như đám múa rối.
Còn ở bệnh viện này thì tất cả già trẻ phái nữ đều phải mặc một kiểu giống nhau. Với các nữ y tá (hay còn gọi là nữ hộ lý), nữ y bác sĩ trẻ tuổi, chân còn dài, cơ bắp còn tròn trĩnh thì mặc váy có khi còn quyến rũ hơn. Nhưng với các bà lớn tuổi, thân hình không còn mi nhon, bắp chân đã quá khổ thì bắt mặc váy chẳng khác chi… đày đọa! Họ mất ăn mất ngủ, chủ tịch công đoàn phải mở cuộc họp lắng nghe ý kiến của các nữ đoàn viên. Nhiều bà đã khẩn khoản đề nghị cho chúng tôi tiếp tục mặc thứ quần áo nào hợp với tuổi tác của chúng tôi hơn. Mặc quần vừa tiện, vừa kín đáo cho con cháu nó khỏi chê cười.
Kết thúc cuộc họp, nguyện vọng chính đáng của chị em được chuyển lên Ban Giám Đốc.
Để có cơ sở giải quyết, giám đốc yêu cầu phải có “đơn”. Thế là một lá đơn ký tên tập thể có tên là “Đơn xin… mặc quần” do công đoàn chuyển lên cấp trên! Muốn thi hành chỉ thị một các “nghiêm túc” hơn, có lẽ cấp trên phải làm một cuộc “khảo sát” xem bà nào mới được phép mặc quần. Có thể các bà lại có dịp đứng một hàng ngang cho Ban Giám Đốc “thẩm tường” và “thẩm định”.
Bạn Bùi Hoàng Tám nhớ đến cái mấy câu ca dao từ ngày xưa, nói về chuyện “cấm quần không đáy” thời vua Minh Mạng:
“Tháng Sáu có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang”.
Nhưng chuyện làm đơn ở Việt Nam từ lâu đến này đã thành một “tiền lệ”, làm bất cứ cái gì cũng phải có đơn, đủ kiểu đơn, kể cả đơn xin được nộp phạt, quyền công dân cũng phải làm đơn xin, trình bày ý kiến với ông đại biểu Quốc Hội cũng phải làm đơn.
Cử tri phải làm đơn cho ngài đại biểu dân
Cụ thể là trong cuộc tiếp xúc cử tri thông báo kết quả của kỳ họp Quốc Hội vừa qua, cử tri Tạ Quang Hưng ở phường Tân Định, Quận 1 TP. Sài Gòn, thẳng thừng thể hiện sự bực tức của mình về khiếu nại kéo dài, nhất là phần “thủ tục”.
Ông kể: “Tôi gặp một đại biểu Quốc Hội (ĐBQH) trình bày nguyện vọng của gia đình mình. Đại biểu này nghe xong bảo: “Ông làm đơn gửi cho tôi!”.
Tôi mừng quá, về viết đơn kèm thêm một bộ hồ sơ photo, và cầm đến Văn Phòng ĐBQH cách nhà hơn một cây số. Tới nơi nhân viên văn phòng bảo: “Không nhận đơn trực tiếp, phải gởi qua bưu điện”. Vậy là tôi phải trở ra, tìm bưu điện gửi!
Vậy mà cho đến nay đã cả năm trời chưa thấy kết quả giải quyết, chưa ai hồi âm cho tôi biết đơn của tôi đi đến đâu rồi.”
Ông Hưng băn khoăn: “Tôi không hiểu vì sao chúng ta lại bày ra thủ tục rườm rà nhiêu khê và rất vô lý là việc gì cũng phải bắt đầu từ cái “đơn xin”! Trong khi khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân”.
Với cơ quan của Quốc Hội, tức đại diện cho nhân dân còn như vậy, còn các cơ quan hành chính, nạn “đơn xin” còn nặng nề hơn gấp bội.
Có thể nói hầu như trong quan hệ với cơ quan công quyền, quan hệ dân sự hay tranh chấp, tất cả đều phải làm “đơn” và “đơn xin”. Một kiểu biến tướng dẫn đến “vấn nạn xin cho” rất quen thuộc ở Việt Nam, cơ quan hành chính theo kiểu “hành dân là chính” chứ không phải là cơ quan công quyền lập ra để giúp dân.
Đủ thứ đơn, đủ kiểu đơn
Nếu cái đồng hồ điện nhà bạn bị hỏng hoặc chạy quá nhanh, dù là khách hàng của “ông” điện lực thì việc đầu tiên của bạn là phải làm “đơn xin” để được kiểm tra hoặc thay đồng hồ mới! Hoặc đồng hồ nước chạy sai cũng như vậy…
Ở thành phố, nếu nhà bị hỏng, bị dột vào mùa mưa, muốn sửa chữa thì cũng phải có “đơn” gửi Phòng Quản Lý Đô Thị. Nếu không, khi bao xi măng vừa về tới lập tức đã có người của cơ quan chức năng xuất hiện lập biên bản vì “không xin phép”!
Nếu bạn là thanh niên, mới tốt nghiệp và muốn đi làm, việc đầu tiên không thể thiếu là phải có “đơn xin việc”.
Khi đã vào cơ quan làm việc, nạn “đơn xin” cũng chạy theo. Muốn nghỉ một buổi vì việc riêng, phải làm “đơn xin phép”.
Thích được phạt
Bạn đọc ở nước ngoài nghe có vẻ “quái đản”, ông già này lẩm cẩm viết chuyện dóc chứ trên thế giời làm gì có chuyện ngược đời như thế. Người ta còn phải xin xỏ để không bị phạt. Sao lại có chuyện “xin được phạt”. Rõ là anh già lẩm cẩm thật rồi.
Nhưng xin bạn hãy nhìn vào thực tế sẽ thấy ngay là chuyện xin được phạt là… rất hợp lý, dù nó có hợp pháp hay không, không thành vấn đề ở Việt Nam chúng tôi.
Mới đây, tại cuộc họp của Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) TP Sài Gòn, một vị “lãnh đạo” Quận 1 đề nghị tăng mức phạt hành chính vì mức phạt hiện nay quá thấp khiến nhiều người vi phạm sẵn sàng vi phạm nữa, sẵn sàng trả thêm tiền phạt để tiếp tục “giải quyết” nhu cầu tiểu tiện nơi góc phố, lề đường! Người dân ta có vẻ thích được “phạt”, thậm chí rất nhiều trường hợp làm đơn “xin được phạt”!
Ở nhiếu thành phố, không thiếu trường hợp “chạy” để được phạt. Đó là trường hợp những người xây nhà trái phép, cất nhà trên đất quy hoạch treo, làm nhà trên đất mua bằng giấy tay… Nếu xử theo đúng luật thì vô cùng nhiêu khê, thậm chí phải bị đập nhà! Nhưng cũng chính trong “luật và lệ”, lại có mục “phạt hành chính” rất thuận lợi nếu như đã “lỡ” xây trái phép trên đất cấm hoặc “có vấn đề”, chỉ cần được “phạt” là có thể hợp thức hóa. Phạt xong là phây phây coi như mọi chuyện đương nhiên được hợp pháp hóa, chẳng anh nào làm gì được.
Hoặc cũng liên quan đến nhà cửa, nếu bạn cần sửa chữa nhà hay cơi nới thêm một chút, nếu làm đơn xin bình thường để được cho phép thì vô cùng rắc rối, có khi mất tiền “chạy cửa trước, lòn cửa sau” mà còn phải đợi và đợi hoặc có khi bị từ chối là xôi hỏng bỏng không mà vẫn phải ngậm miệng.
Thế nên rất nhiều người ở thành phố có kiểu “lách luật” là cứ việc làm, sau đó “tự thú” bằng cách “xin được phạt”. Đóng phạt xong, cầm biên lai xem như đã được hợp thức hóa.
Cách đây không lâu ở Quận Tân Bình có chuyện người dân làm đơn tập thể “xin đi ngược chiều” trên đường một chiều! Lý do nếu đi vòng rất xa xôi và gây thêm nạn kẹt xe, còn nếu được đi “ngược chiều” thì rất gần và giảm bớt kẹt xe! Chẳng biết đơn này có được chấp thuận không. Lẽ ra việc này các ông được gọi là “đại biểu dân” hoặc các ông bà làm trong các cơ quan đoàn thể đề nghị lên cấp trên giải quyết cho người dân chắc sẽ gọn và có hiệu quả hơn nhiều.
Đơn xin nghỉ học của mấy anh học trò tinh nghịch.
Cũng vì chuyện người dân phải làm đơn đủ kiểu này mà mấy cậu học trò bày ra những kiểu viết đơn xin nghỉ học vì đủ thứ lý do khôi hài đăng trên các trang báo. Nào là đơn xin nghỉ học để cưới vợ, đơn xin nghỉ học vì đi thăm vợ đẻ, đơn xin nghỉ học vì.., đến ngày tận thế rồi. Có lẽ đây là một kiểu mỉa mai của mấy anh nhóc đã sớm nhìn ra những “hệ lụy” của cuộc đời trước mặt
– Đơn xin nghỉ học bằng thơ
Một lá đơn xin nghỉ học đậm chất thơ đang được cư dân mạng thích thú truyền tay nhau. Mới đây, trên diễn đàn giải trí dành cho giới trẻ có chia sẻ một lá đơn xin nghỉ học của em học sinh lớp 10, có tên Phạm Nguyên Vũ.
Nguyên văn lá đơn:
“Hôm nay em viết đơn này
Để xin được nghỉ một ngày dưỡng thương
Mặc dù nhớ lớp nhớ trường
Nhưng mà sức khỏe khó lường hiểm nguy
Tối qua nằm sốt li bì
Đi đứng không được nên chi phải nằm
Mong thầy và lớp đến thăm
Cho em mau khỏe để chăm học bài”
Người viết đơn ký tên: Phạm Nguyên Vũ; có cả chữ ký của phụ huynh đàng hoàng.
– Xin nghỉ vì thích chơi games
“Em viết đơn này xin phép thầy cô bộ môn cô giáo chủ nhiệm được nghỉ học càng lâu càng tốt vì chán đi học, thích ở nhà chơi game và lên mạng xã hội chém gió… Nếu một tuần sau mà em chưa đi học thì tức là em đã ở nhà lấy vợ”.
– Xin nghỉ học vì đến ngày tận thế
“Trò viết đơn này kính mong ban giám hiệu và thầy cô giáo cho phép trò và các bạn được nghỉ học từ ngày 20/12/2012 vì ngày 21/12/2012 là ngày tận thế…”.
Đúng là những chuyện lạ chỉ có ở thời đại này.
Văn Quang
( HH Sưu tầm )
-------------
Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.
Hoa Hạ
|
|