Print Page | Close Window

Tho Van

In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Văn Học - Nghệ thuật
Tên Chủ Đề: Thơ Văn
Forum Discription: Những bài văn bài thơ hay
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=828
Ngày in: 27/Sep/2024 lúc 8:13am
Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com


Chủ đề: Tho Van
Người gởi: Ngo Phu
Chủ đề: Tho Van
Ngày gởi: 29/Apr/2008 lúc 9:01pm
AI VỀ CHO NHẮN
 
     Nguyễn Vương bôn tẩu qua đây,
Đặt tên lưu niệm nơi nầy : GÒ CÔNG
                       /_
  Đó ! Tỉnh lẻ ruộng đồng nước mặn,
  Cũng hai mùa mưa nắng miền Nam.
     Nghề nông, ngư nghiệp quanh năm,
Đồng bào cặm cuội tay làm hàm nhai .
  DDÔNG giáp biển, dân chài đánh cá,
  Hải sản về vô ngã Tân-Thành,
     Cũng như Vàm-Láng ven ranh,
Mang ra khắp chốn, mưu sinh phú cường.
   TÂY giáp giới Định-Tường (Chợ Gạo),
   Ngũ cốc theo độc đạo tải đi,
      Lợi về cũng lắm phủ phê,
Đền bồi khổ nhọc, quản chi não nề .
   NAM giáp với Bến-Tre (Bình-Đại),
   Thuyền sang sông qua lại bán buôn,
      Đôi bên đổi chác thị trường,
Chan ho`a biểu lộ hỗ tương nồng nàn.
   BẮC giáp tỉnh Long An(Cần Giuộc),
   Nẻo chính lên Cần-Đước, Sàigòn.
      Sang phà Mỹ-Lợi, trên boong,
Nhìn bao la cảnh, sóng mơn gợi tình.
   Sanh ra giữa đao binh thời lọan,
   Khóac chinh y vào chốn sa trường,
      Nửa vời, súng ném, gươm buông,
Lưu vong đất khách hoài hương não nùng.
   Ai nguyên quán HÒA ĐỒNG (tên cũ),
   Có về thăm, mang hộ dùm mình,
      Đứa con lãng bạt điêu linh,
Năm mươi năm đã vô tình lánh xa.
                       /_
      Giờ đây đòi đoạn thiết tha,
Hẹn ngày về viếng quê nhà : GÒ-CÔNG.
 
TDT, APR-30-08
Ngô Phủ



Trả lời:
Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 03/May/2008 lúc 5:28pm
DANH NHÂN VÀ HOẠI TỬ
 
A- PHẦN 1 : DANH NHÂN
 
01)- HỌ HỒNG BÀNG
 
Đế Minh cháu cố đức Thần Nông
Tằng tổ muôn năm giống Lạc Hồng
Ngài viếng nam phương sanh Đế Tục (1)
Tục xây quân chủ đẻ vua Long (2)
Long truyền trưởng tử Văn Lang Quốc
Quốc nồi tiền nhân Thánh Tổ Hùng
Mười tám đời Vương an thế nước
Việt Nam con cháu giống Tiên Rồng
 
Ngô Phủ
 
(1) Đế Lộc Tục
(2) Vua Lạc Long Quân
 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 03/May/2008 lúc 5:38pm
02)- ĐỨC PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
 
Hùng Vương thứ sáu nước nguy nan
Bắc tặc tràn vào lũ giặc Ân
Sắc Chiếu cầu người mong tái thế
Võ Ninh có trẻ quyết an bang
Ngựa roi đúc sắt đồ binh khí
Đồng tử hiện thân bậc thánh thần
Đuổi địch xong rồi lên núi Sóc
Thiên Vương Phù Đổng đức ngàn năm
 
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 04/May/2008 lúc 11:56am
03)- SƠN TINH- THỦY TINH
 
Hùng Vương Mười Tám cõi bờ yên
Công chúa ngọc ngà đẹp tựa tiên
Sơn Thủy hai tinh xin cưới vợ
Mỵ Nương một ả khó se duyên
Thủy sau đứng vẫy dòng Đông Hải
Sơn trước rước về núi Tản Viên
Nước lũ lan tràn trò trả hận
Hằng năm lụt lội khổ muôn miền
 
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 04/May/2008 lúc 12:01pm
04)- TRỌNG THỦY- MỊ NƯƠNG
 
Triệu Đà căm hận An Dương Vương
Dặn lại cho con kế dị thường
Trọng Thủy trổ tài nhè vợ gạt
Mị Nương nhẹ dạ phải chồng lường
Thành cao khó cản quân thù địch
Nỏ giả khôn ngăn gót đối phương
Nội tuyến ngờ đâu con gái quý
Chém rơi đầu trẻ... lệ già tuôn
 
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 04/May/2008 lúc 12:10pm
05)- NHỊ TRƯNG VƯƠNG
 
Ngàn năm đô hộ giặc thằng Tàu
Chất ngất hờn căm vút vút cao
Khởi nghĩa Nhị Trưng vung bạt kiếm
Thất cơ Tô Định chạy ôm đầu
Mê Linh dựng nghiệp lưu danh rạng
Mã Viện trả thù rửa hận sâu
Sông Hát trầm mình cơn thất thế
Năm châu lịch sử có ai đâu?
 
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 05/May/2008 lúc 12:34pm
06)- BÀ TRIỆU-ẨU
 
Bà Triệu-Thị-Chinh chí bạt ngàn,
Căm thù đô-hộ cẩu Ngô Bang.
Giúp anh Quốc-Đạt xông pha trận,
Đánh huyện Cửu-Chân vũ lộng thần.
Lục-Dận bay hồn, quân mất vía,
Nhụy-Kiều vung kiếm, địch kinh tâm (*)
Bồ-Điền tuẫn-tiết danh lưu sử,
Dân Việt muôn đời khắc tạc ân.
 
Ngô Phủ
 
(*) Người đương thời gọi bà là Nhụy-Kiều Tướng Quân.


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 05/May/2008 lúc 12:49pm
07)- DẠ-TRẠCH-VƯƠNG
 
Nam-Đế Lý-Bôn mãi bại binh,
Triệu-Quang-Phục được chuyển quyền hành.
Đêm rình giết giặc, gây nguy khốn,
Ngày nấp dưỡng quân, giữ chống kình.
Dạ-Trạch tràn ra, Lương tướng nhục,
Long-Biên tiến chiếm, Việt vương vinh.
Ngờ đâu Phật-Tử(*) lòng man trá,
Đánh đuổi nhạc-gia, tức hủy mình.
 
Ngô Phủ
 
(*) Lý-Phật-Tử là người trong họ của Lý-Nam-Đế, cũng là rể của Việt Vương Triệu-Quang-Phục.


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 05/May/2008 lúc 2:37pm
08)- MAI-HằC-ĐẾ
 
Oán quân đô-hộ lũ Đường bang,
Khó cản khí hùng Mai-Thúc-Loan.
Hắc Đế (1) một mình thề giết giặc,
Chân Lâm (2) hai nước quyết tương thân.
Dương-Tư-Húc xuống, đem binh đánh (3)
Quang-Sở-Khách vào, bủa tướng ngăn (3)
Yếu thế thương thay người vị quốc,
Bôn đảo nuôi hận mãi ngàn năm.
 
Ngô Phủ
 
(1) Vi` ông Mai-Thúc-Loan có da mặt đen nên tục gọi la` Hắc Đế.
(2) Nước Chân-Thành và Lâm-Ấp,
(3) Các kiện tướng của nhà Đuồng bên Tàu.
 
09)- BỐ-CÁI ĐẠI VƯƠNG
 
Phùng-Hưng muôn thuở đại vương gia,
Khởi nghĩa Sơn-Tây dũng có thừa.
Cao-Chính-Bình nghe, vong tánh mạng(1)
Phủ-Đô-Hộ chiếm cứu quê nhà.
Không may Bố Cái non dương số(2)
Khổ nỗi Phùng-An kém chí cha.
Đầu phục Triệu-Xương, Đường soái tướng,
Để cho lũ giặc giẵm sơn hà.
 
Ngô Phủ
 
(1) Tên Cao-Chính-Bình này nghe tin, phát bệnh mà chết, khỏi cần đánh.
(2) Bố là Cha, Cái là Mẹ. Dân coi ông như là Cha Mẹ. Nên lúc lập đền thờ, đã tôn ngài là Bố Cái Đại Vương.
 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 06/May/2008 lúc 10:24am
10)- ÔNG NGÔ-QUYỀN VÀ
TRẬN BẠCH-ĐẰNG-GIANG
 
Giận Kiều-Công-Tiện (1) gã gia nhân,
Giết mất nhạc gia (2) quả loạn thần.
Lại rước ngoại bang sang giúp sức,
Còn mời bắc tặc đến an dân.
Bạch-Đằng đóng coc chờ phô hận,
Hoằng-Tháo(3) lầm mưu phải thát oan.
Danh tiếng Ngô-Quyền rền bốn biển,
Khởi đầu tự chủ một giang san.
 
Ngô Phủ
 
(1) Có sách gọi là Kiều-Công-Tiễn (KCT).
(2) KCT giết ông Dương-Diên-Nghệ là nhạc gia của ông Ngô-Quyền.
(3) Hoàng-Tháo, thái tử của Nam Hán-Đế Lưu-Cung, không hay tin KCT đã bị ông Ngô-Quyền giết rồi, vẫn xua quân tiến lên sông Bạch-Đằng nên phải chế oan.
 
11)- ÔNG ĐINH-BỘ-LĨNH
 
Đinh-Bộ-Lĩnh, ngài Vạn-Thắng-Vương,
Hoa-Lư khởi nghĩa sức phi thường.
Cờ lau bày trận phô thanh thế,
Trâu nghé dàn quân lập kỷ cương.
Đỗ-Cảnh-Thạc đầu, rền tiếng dũng,
Phạm-Phòng-Át phục, lộng danh dương.
Tròn năm bình định mười hai xứ,
Dựng nghiệp nhà Đinh một quốc cường.
 
Ngô Phủ
 
12)- NGÀI LÝ-THƯỜNG-KIỆT
 
"Nam Quốc sơn-hà Nam Đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" (*)
Nam bình Chiêm tặc vang thanh thế,
Bắc phạt Tống man chiếm cõi bờ.
Rượt Chế-Ma-Na, vua Mán rợ,
Chém Trương-Thủ-Tiết, tướng Tàu ô,
Thượng Quân Thường-Kiệt danh muôn thuở,
Con cháu Rồng Tiên kính phụng thờ.
 
Ngô Phủ
 
(*) Trich thơ của ông Lý-Thường-Kiệt.


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 07/May/2008 lúc 10:41am
13)- ÔNG TÔN-ĐẢN
 
Trang sử hùng uy đất nước nhà,
Lừng danh Tôn-Đản bậc tài ba.
Điều quân Bắc tiến, xô muôn lũy,
Khiển tướng Tây chinh, vượt vạn hà,
Ung-Huyện xông pha gươm diệt quỷ,
Từ-Dam thất thủ lửa thiêu ma.
Tống trào khiếp vía xin hưu chiến,
Hậu duệ nào ai nối chí xưa ?
 
Ngô Phủ
 
14)- ĐỨC TRẦN NHÂN-TÔNG
 
Nhà Trần công cán đức Nhân-Tông,
Bắc tặc giặc Nguyên thị sức hùng.
Mấy lược xua quân sang khuấy phá,
Bao lần yếu thế phải đào vong.
Mưu cao khiển tướng, tranh tiên trước,
Chí dũng nung binh, thắng cuối cùng.
Quốc thái, dân an, bờ cõi mở,
Vững bền gấm vóc một non sông.
 
Ngô Phủ
 
15)- ĐỨC TRẦN-HƯNG-ĐẠO
 
Tưởng chiếm nước Nam được dễ dàng,
Giặc Nguyên rần rộ kéo quân sang.
Thoát-Hoan dốt nát, mưu thô thiển,
Hưng-Đạo tài ba, thế vững vàng.
Tây-Kết đuổi thù Chương-Dương-Độ,
Vân-Đồn diệt địch Bạch-Đằng-Giang.
Hai phen sinh tử gìn cương thổ,
Vạn kỷ lưu danh tạc sử vàng.
 
Ngô Phủ
 
 
 
 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 08/May/2008 lúc 10:54am
16)- ÔNG TRẦN-BÌNH-TRỌNG
 
Trần-Bình-Trọng đóng ở Bình-Than,
Quyết diệt quân Nguyên, lũ bạo tàn.
Đà-Mạc sa cơ cam bị bắt,
Thoát-Hoan thiết kế dụ quy hàng.
"Thà ta làm quỷ nơi Nam quốc,
Hơn được làm vua xứ Bắc man"(*)
Dũng khí anh hùng cao chất ngất,
Đầu rơi tình nước vẫn cưu mang.
 
Ngô Phủ
 
(*) Tượng ý của ông Lý-Thưiờng-Kiệt trước khi lìa đời.
 
17)- ÔNG PHẠM-NGŨ-LÃO
 
Phạm-Ngũ-Lão gia, bậc đại tài.
Văn thông võ luyện há thua ai.
Ngồi đan, xót nước càng lo nghĩ,
Bị vớt,sây đùi cũng chẳng hay.
Chém thác Trương-Quân, thù bạt vía,
Xông tràn Vạn-Kiếp, địch hồn bay.
Bao năm hạng mã dầy công cán,
"Quản Thánh Dực Quân" đáng tước ngài.
 
Ngô Phủ
 
18)- ÔNG TRẦN-QUỐC-TOẢN
 
"Hội-Nghị Bình-Than" công tác phân.
Chỉ Trần-Quốc-Toản chẳng ai cần.
Cầm cam bóp nát, buồn se thắt,
Thấy giặc lan tràn, hận uất căm.
Tụ họp người nhà, mua vũ khí,
Xông pha trận mạc, báo hoàng ân.
Tài không đợi tuổi trăng tròn khuyết,
Dũng khí muôn đời, bất nhị nhân.
 
Ngô Phủ


Người gởi: loiquan
Ngày gởi: 09/May/2008 lúc 7:54am
ĐỌC 18 BÀI THƠ VỀ SỬ VIỆT.
 

Làu sử quê nhà được mấy ai

Ghép vào vần điệu thật lắm tài

Quyết chí gõ dấu theo tiếng Việt

Ly hương xa xứ dễ bao người

 

Tuy vậy kính mong lượng sức mình

Phân biệt rõ ràng nhớ đinh ninh

Giữa môn SỬ KÝ và SỬ HỌC

Thật khác nhau xa, chuyện tày đình.

 

Chuyện chống ngoại xâm Đất Việt xưa

Cà kê, bát ngát mấy cho vừa

Cứ nói chẳng sai - vì …”hai phía !”.

Phân rõ “địch - ta” như nắng mưa.

 

Những vần thơ sử Ngô Phú gia

Bài học về đất tổ quê cha

Dựng nước, giữ nước nêu gương sáng

Dạy cháu con ta vững đạo nhà.

 

***

 

Cái khó là bàn: “Ta nện ta!”

Gia Long, Nguyễn Huệ chuyện một nhà

Quang Diệu, Võ Tánh người chung tổ

Bàn sâu ta địch …sai thấy bà.

 

Noi gương chiến binh Nam Bắc Mỹ

Uýnh đẹp là khen …vậy thôi . Nha !

Liệt sĩ oai hùng như tử sĩ

Sá chi bộ đội với cộng hòa.

 

Sử ký cuối cùng là sử ghi

Nội chiến cuối cùng là nện nhau

Ta đã nện ta - xài xảo thuật

Trên chiến trường đời - chẳng vui gì

 

Đã coi võ đài – biết xét đòn.

Ai ra chiêu đẹp cứ hoan hô

Hết trận uýnh nhau ta đi nhậu

Bàn chi thương hận ớn thấy mồ.

 

Trừ phi các ngài dân…cá độ.

Máu me ăn thua - mới cú cay

Nuối tiếc (danh, lợi, quyền) hậm hực

Sẽ phạm nội quy diễn đàn này.

 

Chút éc lời quê xin góp vui

Nếu lại xóa nữa cũng gửi lời

Lẽ phải vốn nó là …lẽ phải

Vùi dập, tôn vinh cũng thế thôi.


 


-------------
Cù lao Lợi Quan thương nhớ


Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 09/May/2008 lúc 9:20am
 
                          NÓI  VỚI  LỢI  QUAN
 
 
                   "Có mấy lời chung xin góp vui
                   Nếu lại xóa nữa cũng gửi lời
                   Lẽ phải vốn nó là ... lẽ phải
                   Vùi dập, tôn vinh cũng thế thôi."
 
                   Ta khoái nhà ngươi ở chỗ nầy
                   Cuộc đời kẽ tỉnh, nói mình say
                   Quên nhà, quên nước cho là tỉnh
                   Sách vở nào luận được tỉnh say?
 
                   Tự do ngôn luận, đừng nằm mơ
                   Không có đâu, từ trước tới giờ
                   Lẽ phải vẫn theo về kẽ mạnh
                   Trời xa đất thẵm, cậy ai giờ?
 
                   Ta mách cho ngươi kế sách nầy
                   Tự tay đụt bỏ thế mà hay
                   Câu thơ bảy chữ, còn ba chữ
                   Bốn chữ kia mặc kệ, xong ngay
 
                   Có nghĩa là không nói hết lời
                   Có nghĩa                         thôi
                                    đâu      làm          nữa
                   Như                  rượu                  vơi
 
 
                   Không ai biết được điều ngươi nghĩ
                   Chắc chắn là không sợ mích lòng
                   Không đụng tường vôi, không lữa phỏng
                   Chỉ mình ngươi hiểu, thế là xong.
                 
  
                   
                  


-------------
kb


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 09/May/2008 lúc 10:22am
19)- HUYỀN-TRÂN CÔNG-CHÚA
 
Chiêm-Việt can qua nối nối thù,
Nhân-Tông gả gái cốt an cư.
Hai châu Ô-Lý dâng hôn lễ,
Một gái Huyền-Trân mở cõi bờ.
Nợ nước liều thân trang quốc sắc,
Tình nhà gạc lệ bậc thiên tư.
Một năm thằng Mán leo cành quế,
Muôn thuở dânta xót liễu bồ.
 
Ngô Phủ
 
20)- TRẬN HÀM-TỬ-QUAN
 
Hổ tướng Toa-Đô, Ô-Mã-Nhi,
Nghệ-An công mãi chẳng được gì,
Quay lên Hàm-Tử toan bề thối,
Gặp phải Triệu-Trung ngỡ nước nguy (1)
Quốc-Toản thừa cơ xông trận tuyến,
C hiêu-Vương sẳn dịp phá thành trì (2)
Thêm binh Nguyễn-Khoái hăng say máu,
Đánh gục quân thù nhục thảm thê.
 
Ngô Phủ
 
(1) Triệu-Trung, tướng nhà Tô'ng sang đầu An-Nam quốc. Cùng binh lính còn mặc quần áo đen của Tống, làm cho quân Nguyên ngỡ quân Tống đánh thắng quân nhà bên Tàu rồi  sang giúp An-Nam, khiến chúng sanh hốt hoảng.
(2) Tướng soái Chiêu-Văn-Vương Trần-Nhật-Duật.
 
21)- TRẬN CHƯƠNG-DƯƠNG-ĐỘ
 
Thuyền rời Thanh-Hóa đến Chương-Dương,
Đánh úp địch quân tạo bất thường.
Phạm-Ngũ-Lão gia, chưa dưỡng sức,
Trần-Quang-Khải soái, đã rong cương.
Lên bờ Quốc-Toản xông tuôn lũy,
Yếu thế Thoát-Hoan chạy cướp đường.
Tái chiếm Thăng-Long rần rộ tiệc,
Hồi loan phấn khởi dạ quân vương.
 
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 10/May/2008 lúc 9:20am
22)- TRẬN TÂY-KẾT
 
Ngăn chận Thoát-Hoan tiếp viện binh,
Bao vây Tây-Kết, tấn công thành.
Vương gia Nhật-Duật(*) xông vào trận,
Dũng tướng Toa-Đô phải bỏ mình.
Ô-Mã-Nhi liều, ôm mủng trốn,
Trần-Quang-Khải rượt, khiến thù kinh.
Quân Nguyên ba vạn xin hàng phục,
Sử sách lưu truyền phút đại vinh.
 
Ngô Phủ
 
(*) Chiêu-Văn-Vương Trần-Nhật-Duật.
 
23)- TRẬN VÂN-ĐỒN
 
Nhân-Huệ-Vương gia Trần-Khánh-Dư,
Bị thua Ô tướng(*) lấy làm lo.
Thượng hoàng thúc giục về gia tội,
Đại tướng nài xin được trả thù.
Cửa Lục-Thủy-Dương đem kế phục,
Lương Trương-Văn-Hổ bị ngài thu.
Đái công chuộc tội lừng tên tuổi,
Một trận Vân-Đồn địch xác xơ.
 
Ngô Phủ
 
(*) Ô-Mã-Nhi
 
24)- TRẬN BẠCH-ĐẰNG-GIANG
 
Trận Bạch-Đằng-Giang ! Trận Bạch-Đằng !
Công ông Nguyễn-Khoái sử danh vang.
Đáy sông lưới sắt như màn đệm,
Cọc gỗ rừng chông tựa nhím giăng.
Thủy thượng, địch vào, toan lấn đất,
Hạ triều, ta tiến, diệt xâm lăng.
Nước hồng loang máu lềnh bềnh xác,
Ô, Tíc h, Phàn, Cơ cúi lạy hàng(*)
 
Ngô Phủ
 
(*) Ô-Mã-Nhi, Tích-Lệ, Phàn-Tiếp, Cơ-Ngọc đều
bị tướng Nguyễn-Khoái bắt sống.
 
25)- TRẬN VẠN-KIẾP
 
Trận đồ Vạn-Kiếp phục thiên binh,
"Sát đát" quân ta dốc tận tình.
Khoái, Lão khoa đao, thây địch ngã (1)
Quán, Hằng đầu rụng, kẻ thù kinh (2)
Nhị vương Nghiễn, Úy, vung gươm đuổi (3)
Lưỡng cẩu Thoát, Phàn, chui cống sinh (4)
Khiếp vía bạt hồn loài hiếu chiến,
An-Nam đâu dễ bị lờn khinh !
 
Ngô Phủ
 
(1) Tướng Nguyễn-Khoái và Phạm-Ngũ-Lão.
(2) Hưng-Võ-Vương Nghiễn và Hưng-Hiếu-Vương Úy,
đều là con của đức Hưng-Đạo-Vương Trần-Quốc-Tuấn.
(3) Lý-Quán vá Lý-Hằng, tướng của quân Nguyên.
(4) Thoát-Hoan, Phàn-Tiếp (kể cả A-Bát-Xích) trốn
được về Tàu.


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 11/May/2008 lúc 9:50am

26)- ÔNG ĐẶNG-DUNG

Xót cha oan thác bởi hôn quân,
Thêm hận giặc Tàu vạn bội phần.
Vác kiếm theo phò Trần Quí Khoách,
Chen vai chống giữ Huyện Bình Than.
Uổng phen hụt giết Minh Trương-Phụ,
Cô thế khó gìn Hàm-Tử-Quan.
Mạt vận anh hùng gông xích trói,
Đặng-Dung tuẫn tiết với vương ân.
 
Ngô Phủ
 
27)- ÔNG TRẦN-KhÁT-ChÂN
 
Chế-Bồng-Nga ! Một Chế-Bồng-Nga,
Man rợ hung hăng loại mãng xà.
Nhân lúc Trần triều lười nghiệp tổ,
Thừa cơ Chiêm quốc lấn sơn hà.
Ba phen Hoàng Đế bào vương bụi,
Tam lược Thăng Long giặc phá nhà.
Trần-Khát-Chân may trù bạo tặc,
Cứu nguy non nước nạn can qua.
 
Ngô Phủ
 
28)- ANH HÙNG ÁO VẢI LAM-SƠN
 
Hận quân đô hộ, giặc nhà Minh,
Lê-Lợi Lam-Sơn trước cảnh tình.
Bình-Định Vương xưng, chiêu dũng tướng,
An-Nam Quốc quyết, cử hùng binh.
Bắt Hoàng-Phúc khiến Vương-Thông hoảng,
Giết Liễu-Thăng làm Mộc-Thạnh kinh.
Bắc tậc thất cơ hòa cuộc chiến,
Nhà Lê dựng nghiệp nước quang vinh.
 
Ngô Phủ 


Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 12/May/2008 lúc 6:33am
 
 
          KHEN BÁC NGÔ PHỦ
 
       
      Xin khen thi tứ Bác NGÔ PHỦ
      Mười tám danh nhân chưa thấy đủ
      Phóng bút đề thêm Hàm Tử Quan
      Vung tay viết tiếp Chương Dương Độ
      Thư trang, quốc sử thuộc lào lào
      Anh hùng, chiến tích ghi rành rõ
      Vốn bậc tài hoa dễ mấy ai
      Mong lòng mãi sáng như trăng tỏ
 


-------------
kb


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 12/May/2008 lúc 11:31am
29)- ÔNG LÊ-LAI CỨU CHÚA
 
Hùng hỗ quân Minh đến Chí-Linh,
Bủa vây tứ phía tấn công thành.
Thân cô, thế yếu, âu lo tướng,
Nước thiếu, lương khan, rúng động binh..
Kỷ-Tín thay vua quên lấy mệnh (*)
Lê-Lai cứu chúa quyết liều mình.
Tấm gương thiên cổ lòng trung nghĩa,
Việt sử muôn đời danh hiển vinh.
 
Ngô Phủ
 
(*) Tích Kỷ-Tín thế Lưu-Bang, gạt Hạng-Võ thời
Hán-Sở tranh hùng bên Tàu.
 
30)- ÔNG NGUYỄN-TRÃI
 
Quỳ lạy bên đàng tiễn phụ thân.
Đau lòng Nguyễn-Trãi lệ khôn ngăn.
"Thù cha gắng trả làm con hiếu,
Nợ nước lo đền diệt ngoại xăm" (*)
Khắc cốt lời vàng nung đại chí,
Đem tài lương đống giúp minh quân.
"Bình Ngô Đại Cáo" dâng mưu kế,
Dựng nghiệp nhà Lê đáng trọng thần.
 
Ngô Phủ
 
(*) Tượng ý của ông Nguyễn-Phi-Khanh
dặn dò ông Nguyễn-Trãi.
 
31)- CHÚA NGUYỄN MIỀN NAM
 
Các vì Chúa Nguyễn ở miền Nam,
Hạng mã công lao lắm nhọc nhằn.
Thâu hết Chiêm-Thành gây thế lực,
Chiếm thêm Chân-Lạp mở giang san.
Phú-Yên, Bình-Thuận, xây Diên-Khánh,
Gia-Định, Hà-Tiên, lập Phú-Xuân.
Xương máu tô bồi từng tấc đất,
Toàn dân tộc Việt tạc ghi ân.
 
Ngô Phủ
 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 12/May/2008 lúc 11:40am
   KHEN BÁC NGÔ PHỦ
 
       
      Xin khen thi tứ Bác NGÔ PHỦ
      Mười tám danh nhân chưa thấy đủ
      Phóng bút đề thêm Hàm Tử Quan
      Vung tay viết tiếp Chương Dương Độ
      Thư trang, quốc sử thuộc lào lào
      Anh hùng, chiến tích ghi rành rõ
      Vốn bậc tài hoa dễ mấy ai
      Mong lòng mãi sáng như trăng tỏ
 
 
Thái-Dương-Thành, MAY-12-08
 
Kính TRANHKIMBAU quý nhân,
 
"DANH NHÂN & HOẠI TỬ" là một đoản tập thơ có cỡ sáu bảy chục bài (chớ không phải chỉ có 18 bài) Đường Thi, vịnh các Danh Nhân của đất nước, cốt hy vọng cho hậu duệ 0của chúng ta nơi hải ngoại có dịp nhớ đến công cán của tiền nhân.
Kính cảm tạ lời khen tặng.
Ngô Phu? 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 13/May/2008 lúc 9:33am
32)- VUA QUANG-TRUNG NGUYỄN-HUỆ
 
Quang-Trung Nguyễn-Huệ đại hùng anh.
Khởi nghĩa Tây-Sơn đoạt lũy thành.
Nam tiến, Tiêm-La(1) hồn thất tán,
Bắc xông, Lê-Trịnh nghiệp tan tành.
Đống-Đa bức tử Sầm-Nghi-Đống,
Tho^n Ngọc (2) bêu đàu Hứa-Thế-Hanh.
Bỏ ấn chạy dài Tôn-Sĩ-Nghị,
Dựng lên tôn miếu sử lưu danh.
 
Ngô Phủ
 
(1) Tên của nước Thái-Lan thuở xưa.
(2)  Thôn Ngọc-Hồi.
 
33)- VINH-DANH "NGŨ PHỤNG THƯ"
 
Lừng lẫy Tây-Sơn "Ngũ Phụng Thư".
THỊ XUÂN tướng soái, giữ binh phù.
THỊ DUNG không kém bày kinh nghiệm,
THỊt CÚC chẳng nhường tỏ kế mưu.
THỊ NHẠN tài cao khinh lũ địch,
THỊ LAN võ dũng khiếp quân thù.
Tiếc thay NGUYỄN-HUỆ non dương số,
Hậu duệ khó gìn bản địa dư.
 
TDT, APR-23-08
Ngô Phủ
 
34)- VINH-DANH ĐÔ-ĐỐC BÙI-THỊ-XUÂN
 
Theo Trần-Quang-Diệu, đức lang quân,
Đô-đốc lừng danh BÙI-THỊ-XUÂN.
Bình Phú (1) vung gươm xông cứu tượng
Tây-Sơn (2)xuống tấn diệt trừ gian.
Nguyễn-Vương nghe tiếng hồn bay phách,
VÕ-Tánh hiến thánh(3) lửa hủy thân.
Thất thế "Chương Thành" cam thọ tử,
Muôn năm lưu sử bậc siêu quần.
 
TDT, APR-23-08
Ngô Phủ
 
(1) Bình-Phú là sinh quán của bà Bùi-Thị-Xuân,
nơi bà dùng dũng thần cứu voi.
(2) Tây-Sơn nơi đây là tên của một huyện, xin đừng
lầm lẫn với danh từ riêng "Nhà Tây-Sơn".
(3) Đáng kính phục lòng nhân ái của Phò-mã Võ-Tánh. Ngài biết rằng không thể giữ được thành Qui-Nhơn, nên trước khi tự thiêu tuẫn tiết, đã viết thư cho Đô-Đốc Trần-Quang-Diệu :"Phận sự ta làm chủ tướng, thì đành liều chết dưới cờ. Còn các tướng sĩ không có tội gì, không nên giết hại". Quả Đô-Đôc Diệu chiếm thành, không giết hại một người mà còn sai làm lễ liệm táng ông Võ-Tánh cũng như ông Ngô-Tùng-châu, Quan Hiệp-Trấn (uống thuốc độ tự tử).


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 14/May/2008 lúc 9:37am
35)- VINH-DANH ĐÔ-ĐỐC NGUYỄN-THỊ-DUNG
 
Đô-Đốc tài ba NGUYỄN-THỊ-DUNG,
Quê hương Quảng-Ngãi đáng xưng hùng.
Vào Nam đuổi giặc, lên yên ngựa,
Ra Bắc truy thù, bạt kiếm cung.
Hủy diệt sơn hà ông Nguyễn-Ánh,
Khuôn phò xã tắc đức Quang-Trung.
Vào sinh ra tủ hằng ngàn trận,
Hãnh diện giống nòi cháu Triệu, Trưng.
 
TDT, APR-23-08
Ngô Phủ
 
36)- VINH-DANH NỮ TƯỚNG HUỲNH-THỊ-CÚC
 
Tướng HUỲNH-THỊ-CÚC đất Dương-Quang,
Mộ-Đức đền thờ cực vẻ vang.
Phò tá Tây-Sơn, xông hiểm trở,
Diệt trừ Nguyễn-Ánh, chấp gian nan.
Giục cương dũng cảm gìn biên lũy,
Vung kiếm oai phong đoạt chiến tràng.
VĂN-THUẬN(*) bào huynh còn nể mặt,
Hỏi ai chẳng phụcv khách hồng nhan?
 
TDT, APR-23-08
Ngô Phủ
 
(*) Anh của bà Huỳnh-Thị-Cúc là ông Huỳnh-Văn-Thuận, cũng là một quan Đô-Đốc.
 
37)- VINH-DANH NỮ TƯỚNG BÙI-THỊ-NHẠN
 
BÙI-THỊ-NHẠN(*), trang liệt nữ hùng.
Từng hôn phối với đức Quang-Trung.
Mưu cơ tót chúng, thông binh pháp,
Võ nghệ siêu quần, thạo kiếm cung.
Lược trận, điều quân, tay chẳng nghỉ,
Lên yên, chém tướng, tượng không dừng.
Đáp tình ơn chúa danh lưu sử,
Công cán anh thư thật lẫy lừng.
 
TDT, APR-23-08
Ngô Phủ
 
(*) Bà Bùi-Thị-Nhạn là em của bà Bùi-Thị-Xuân


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 15/May/2008 lúc 9:43am
38)- VINH-DANH NỮ TƯỚNG TRẦN-THỊ-LAN
 
TRẦN-THỊ-LAN trong "Ngũ Phụng Thư",
Cỡi voi xuất trận khắp biên khu.
Mãn-Thanh bạt vía, run cằm cặp,
Nguyễn-Ánh kinh hồn, chạy ngất ngư.
"Bánh Tráng Đống-Đa" nuôi tướng sĩ (*)
"Thăng-Long Kỷ Dậu" đuổi quân thù.
Lừng danh thiên cổ nòi Hồng-Lạc,
Hậu duệ tôn thờ bậc nữ lưu.
 
Ngô Phủ
 
(*) Bà Trần-Thị-Lan là người sáng chế ra loại "Bánh tráng"làm "Lương khô" để quân binh dễ mang theo khi xuất chinh.
 
39)- VINH-DANH NỮ TƯỚNG VŨ-THỊ-ĐỨC
      (Ngoài "Ngũ Phụng Thư")
 
VŨ-THỊ-ĐỨC, người nữ tướng quân,
Theo cha ĐÌNH-HUẤN(1) tỏ oai thần.
Tết năm Kỷ-Dậu tên vang dội,
Danh gái Phù-Ly(2) tiếng nổi rần.
Gián-Khẩu đoạt thành, vung báu kiếm,
Hoa-Lư lâm nạn (3), xót hồng nhan.
Một đời oanh liệt công ghi sử,
Ai dám xem thường các nữ nhân?
 
Ngô Phủ
 
(1) Thân phụ của bà Vũ-Thị-Đức là Đô-Đốc
Ân-Quang-Hầu VÕ-ĐÌNH-HUẤN.
(2) Phù Ly là nơi sinh quán của bà Vũ-Thị-Dức.
(3) Thớt voi của bà cỡi bị sa hố.


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 16/May/2008 lúc 9:43am
40)- VINH-DANH ĐÔ-ĐỐC VÕ-THỊ-THÁI
      (Ngoài "Ngũ Phụng Thư")
 
Đô-Đốc Kỵ-Binh công cán dầy,
Tên bà VÕ-THỊ-THÁI danh oai.
Lên yên ban núi, phô tâm dũng,
Xuống ngựa độ giang, tỏ tướng tài.
Cung cấp quân lương không trễ nải,
Bổ sung chiến cụ chẳng đơn sai.
Rủi thay lạc dạn, hồn theo nước,
"Thanh Sử Anh Hùng" đáng sánh vai.
 
TDT, APR-23-08
Ngô Phũ
 
41)- CHỒNG VỢ TRUNG THẦN
 
Thua được được thua ở cõi trấn,
Cược đời nào khác áng phù vân.
Trung thần nổi tiếng TRẦN-QUANG-DIỆU.
Tiết nghĩa lừng danh BÙI-THỊ-XUÂN.
Sát cánh cùng chồng xông khói lửa,
Liều thân với nước báo quân ân.
Sa cơ bị bắt không hàng phục,
Sử sách nào quên các dũng nhân.
 
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 17/May/2008 lúc 10:42am
42)- VUA GIA-LONG
 
Tài không đợi tuổi, đức Gia-Long,
Kình chống Tây-Sơn dựng nghiệp rồng.
Mười bảy tuổi tròn, tranh thế nước,
Hăm lăm năm chẳn, giẵm gai chông.
Bao phen thất sở không chùn chí,
Lắm lượt sa cơ chẳng nãn lòng.
Đất tổ giành về, công vĩ đại,
Việt-Nam gấm vóc một non sông.
 
Ngô Phủ
 
43)- PHÒ-MÃ VÕ-TÁNH
 
Biên-Hóa dũng tướng tiếng vang lừng,
Tọa trấn Gò-Công xưng Tổng-Nhung.
Khiếp vía Tây-Sơn kinh tột đô.,
Nghe danh Chúa Nguyễn trọng vô cùng.
Ngọc-Du công-chúa (*) vầy duyên thắm,
Võ-Tánh tiên-phuông thỏa chí hùng.
Khó giữ Qui-Nhơn, nhờ ngọn lửa,
Tự thiêu trọn tiết tâm lòng trung.
 
Ngô Phủ
 
(*) Ngọc-Du co^ng chúa là em gài của nguyễn-Vường(sau là vua Gia-Long),


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 18/May/2008 lúc 10:12am
44)- ÔNG LÊ-VĂN-DUYỆT
 
Hạng mã công lao bậc trọng thần,
Ông LE^-VĂN-DUYỆT đáng tri ân.
Rượt Tư-Đồ Vũ(1) thuyền bè đốt,
Ngăn Thiếu-Phó Trần(2) lương thực khan.
Gia-Định yên dân bính giặc giả,
Thăng-Long rước chúa dựng giang san.
Phiên-An thành cất ai còn nhớ ?
Ngực chẳng dừng chân một phút nhàn.
 
Ngô Phủ
 
(1) Quan Tư-Đồ Vũ-Văn-Dũng của Tây-Sơn.
(2) Quan Thiếu-Phó Trần-Quang-Diệu của Tây-Sơn.
(3) Ông Lê-Văn-Duyệt thống lãnh bộ binh đi đánh Bắc-Hà(Đường thủy do tướng Nguyễn-Văn Trương) kể cả công cán của tướng Lê-Chất
 
45)- ÔNG NGUYỄN-VĂn-THÀNH
 
Ai hơn công cán NGUYỄN-VĂN-THÀNH ?
Theo chúa sang Tiêm(1) đánh Mã binh(2)
Tiến chiếm Qui-Nhơn bao hạng mã,
Về thu Bình-Thuận lắm công trình.
Tổng-Tài soạn luật giềng an mối (3)
Tổng-Trấn Bắc-Hà dân mến danh (3)
Mấy chục năm trời liều với nước,
Những mong xã tắc được thanh bình.
 
Ngô Phủ
 
(1) Tiêm-La là tên cũ của nước thái-Lán hiện nay.
(2) Mã-Lai-Á
(3) Các chức vụ của ông Nguyễn-Văn-Thành.


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 19/May/2008 lúc 11:21am
46)- ÔNG LÊ-CHẤT
 
Trước lòng nghi kỵ của hôn quân,
LÊ-CHẤT màng chi chức đại thần(*)
Đành bỏ Tây-Sơn lo lánh nạn,
Đến phò Nguyễn-Ánh giúp an dân.
Phú-Yên, Bình-Thuận, phô hùng khí,
Quảng-Nghĩa, Qui-Nhơn, trải nhiệt tâm.
Vào tử ra sinh tiêu diệt địch,
Đáng lưu danh sử, một danh nhân.
 
Ngô Phủ
 
(*) Ông Lê-Chất nguyên là quan Đại-Tư-Dồ của nhà Tây-Sơn.
 
47)- ÔNG NGUYỄN-VĂN-TRƯƠNG
 
Hàng thần dũng tướng NGUYỄN-VĂN-TRƯƠNG,
Trải mật phơi gan giúp Nguyễn-Vương.
Vây giặc Hổ-Châu tài tột đỉnh (1)
Đốt đồn Thị-Nại trí phi thường.
Nha-Trang tiến đánh bình thành địch,
Diên-Khánh ra thu khiếp đối phương.
Chức "Chưởng Trung-Quân"(2) quyền thế rộng,
"Bình-Tây Đại-Tướng" (2) sử nêu gương.
 
Ngô Phủ
 
(1) Vây thành Hổ-Châu làm cho tướng địch là Phạm-Văn-Thànhphải đầu hàng.
(2) Các chức vụ của ông Nguyễn-V ăn-Trương.
 
 


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 20/May/2008 lúc 6:43am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Ngo Phu

 
45)- ÔNG NGUYỄN-VĂn-THÀNH
 
...
Theo chúa sang Tiêm(1) đánh Mã binh(2)
... 
Ngô Phủ
 
(1) Tiêm-La là tên cũ của nước thái-Lán hiện nay.
...
 

TIÊM LA

  1. tiêm la (một loại bệnh dịch giao cấu) thường là bệnh của la, lừa, ngựa...do Trypanosoma equiperdum, lớp Trùng roi (Flagellata), kí sinh gây ra. Bệnh truyền trực tiếp từ con vật này sang con vật khác qua giao phối. Đặc điểm của bệnh: phù thũng ở bộ phận sinh dục, thiếu máu, liệt thân sau.
  2. tiêm la cũng là tên một trong các loại bệnh "hoa liễu"(giang mai, lậu,...)
  3. Tiêm La là tên của sử gia Trần Trọng Kim gọi nước Thái ngày nay (Việt Nam sử lược- thời thứ 5 "Cận kim thời đại"- xuất bản năm 1919)

TÊN NƯỚC THÁI DO NGƯỜI THÁI GỌI

  1. Thái còn từng được gọi là Xiêm La, nhưng từ xưa đến giờ, nhân dân Thái chưa bao giờ tự xưng là người Xiêm La, cũng không gọi nước mình là Xiêm La, dân tộc Thái và dân tộc Thiện của Myanmar giống nhau, chữ Xiêm là truyền từ chữ Thiện mà ra.
  2. Xiêm La vốn là tên phiên âm tiếng Anh của Mengtai. Sử sách Trung Quốc ghi chép rằng, giữa thế kỷ XIV, nước Xiêm và nước La Hộc ở miền trung hợp lại, gọi là Xiêm La.
  3. Tuy nhiên, từ thế kỷ VI, trong một sách sử của Campuchia, đã xuất hiện cái tên Xiêm La, dùng để gọi bộ tộc có nước da hơi đen, xuất phát từ "màu lá cọ" trong tiếng Phạn. Năm 1238, thành lập vương quốc Sukhothai.
  4. Đầu thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp lần lượt xâm lược; ngày 5 tháng 4 năm 1856, quốc vương Thái Lan bị ép ký hiệp ước với Anh, mới sử dụng tên gọi "Xiêm La" lần đầu tiên.
  5. Ngày 24 tháng 6 năm 1939, phế tên "Xiêm La", đổi thành "Vương quốc Thái Lan".
  6. Tháng 2 năm 1945, lại đổi thành Xiêm La.
  7. Tháng 5 năm 1949, khôi phục lại tên nước là "Vương quốc Thái Lan.

 

Từ 1856 (ngày 5 tháng 4), quốc vương Thái bị ép ký hiệp ước với Anh với tên gọi "Xiêm La"; bộ Việt Nam sử lược xuất bản năm 1919 gọi Xiêm La là "Tiêm La" có lẽ chỉ là vấn đề ngữ âm("x" với "t"- thực chất là giữa "s" với "th") mà không là sự miệt thị (bệnh giang mai, bệnh lậu)

Có lẽ nên tôn trọng cách nọi tên nước Xiêm la của nhân dân Xiêm la (cùng thể ấy, nếu quốc dân nước nào không gọi ta là Việt nam, theo cách ta gọi ta, mà gọi là An Nam mít - theo cách nước khác gọi ta - thì ta cũng chẳng vui gì.
 
Ấy là nói về cái lễ, còn về độ thân thiện thì nếu các em cháu Việt kiều thế hệ mới có du lịch Thailand, khi giao tiếp với người Thái (mà ngẫu nhiên gặp dân Thái sành tiếng Việt) lại gọi họ là người "tiêm la" thì không biết sẽ có điều gì xảy ra.
 
Xin cụ Trần Trọng Kim cho chúng con lại gọi là "Xiêm la" cụ nhé ! Cũng vì tương lai con em chúng ta cả thôi cụ ạ.


-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 20/May/2008 lúc 11:23am
Kính quý nhân Hoang Ngoc Hung,
 
1)- NP xin chân thành cảm tạ quý nhân đã bỏ công đọc các bài vịnh về DANH NHÂN của NP, làm cho NP thêm hứng khởi.
2)- Là hậu sinh, thì quá khứ chỉ căn cứ vào sử sách. Thành thật, NP không dám đi ra ngoài dù có "Bất ưng ý" đi nữa.
3)- NP nghèo sách vở nên chỉ có bộ "Việt-Nam Sử-Lược" của ngài Lệ-Thần Trần-Trọng-Kim.
4)- Ngôn ngữ thay đổi từng thời, từng thổ âm địa phương v.v... Tỷ như có thời VN được gọi là Văn-Lang, Đại-Cồ-Việt v.v...chẳng lẽ phải bắc buộc tiền nhân của chúng ta đội mồ lên để sửa lại theo ý nuốn của đàn hậu duệ ? 
5)- Hai chữ "TIÊM-LA" được nói tới nói lui trong Quyển II của Bộ Sử-Lược ở các trang :78,80,82,83,84,85,86,87,96,97,108,
111,128,145,147,157,179,201,202,208,218,
219,220,223,231,232,240,3012,346 và 347.
6)- Vì tránh sai trật với sử sách, do đó, khi vịnh xong bài thơ về Ông Nguyễn-Văn-Thành, NP có phần ghi chú sau bài thơ : Tiêm-La là tên cũ của nước Thái-Lan bây giờ.
Kính cẩn,
Ngô Phủ
 
============================
45)- ÔNG NGUYỄN-VĂn-THÀNH
 
...
Theo chúa sang Tiêm(1) đánh Mã binh(2)
... 
Ngô Phủ
 
(1) Tiêm-La là tên cũ của nước thái-Lán hiện nay.
...
 

TIÊM LA

  1. tiêm la (một loại bệnh dịch giao cấu) thường là bệnh của la, lừa, ngựa...do Trypanosoma equiperdum, lớp Trùng roi (Flagellata), kí sinh gây ra. Bệnh truyền trực tiếp từ con vật này sang con vật khác qua giao phối. Đặc điểm của bệnh: phù thũng ở bộ phận sinh dục, thiếu máu, liệt thân sau.
  2. tiêm la cũng là tên một trong các loại bệnh "hoa liễu"(giang mai, lậu,...)
  3. Tiêm La là tên của sử gia Trần Trọng Kim gọi nước Thái ngày nay (Việt Nam sử lược- thời thứ 5 "Cận kim thời đại"- xuất bản năm 1919)

TÊN NƯỚC THÁI DO NGƯỜI THÁI GỌI

  1. Thái còn từng được gọi là Xiêm La, nhưng từ xưa đến giờ, nhân dân Thái chưa bao giờ tự xưng là người Xiêm La, cũng không gọi nước mình là Xiêm La, dân tộc Thái và dân tộc Thiện của Myanmar giống nhau, chữ Xiêm là truyền từ chữ Thiện mà ra.
  2. Xiêm La vốn là tên phiên âm tiếng Anh của Mengtai. Sử sách Trung Quốc ghi chép rằng, giữa thế kỷ XIV, nước Xiêm và nước La Hộc ở miền trung hợp lại, gọi là Xiêm La.
  3. Tuy nhiên, từ thế kỷ VI, trong một sách sử của Campuchia, đã xuất hiện cái tên Xiêm La, dùng để gọi bộ tộc có nước da hơi đen, xuất phát từ "màu lá cọ" trong tiếng Phạn. Năm 1238, thành lập vương quốc Sukhothai.
  4. Đầu thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp lần lượt xâm lược; ngày 5 tháng 4 năm 1856, quốc vương Thái Lan bị ép ký hiệp ước với Anh, mới sử dụng tên gọi "Xiêm La" lần đầu tiên.
  5. Ngày 24 tháng 6 năm 1939, phế tên "Xiêm La", đổi thành "Vương quốc Thái Lan".
  6. Tháng 2 năm 1945, lại đổi thành Xiêm La.
  7. Tháng 5 năm 1949, khôi phục lại tên nước là "Vương quốc Thái Lan.

 

Từ 1856 (ngày 5 tháng 4), quốc vương Thái bị ép ký hiệp ước với Anh với tên gọi "Xiêm La"; bộ Việt Nam sử lược xuất bản năm 1919 gọi Xiêm La là "Tiêm La" có lẽ chỉ là vấn đề ngữ âm("x" với "t"- thực chất là giữa "s" với "th") mà không là sự miệt thị (bệnh giang mai, bệnh lậu)

Có lẽ nên tôn trọng cách nọi tên nước Xiêm la của nhân dân Xiêm la (cùng thể ấy, nếu quốc dân nước nào không gọi ta là Việt nam, theo cách ta gọi ta, mà gọi là An Nam mít - theo cách nước khác gọi ta - thì ta cũng chẳng vui gì.
 
Ấy là nói về cái lễ, còn về độ thân thiện thì nếu các em cháu Việt kiều thế hệ mới có du lịch Thailand, khi giao tiếp với người Thái (mà ngẫu nhiên gặp dân Thái sành tiếng Việt) lại gọi họ là người "tiêm la" thì không biết sẽ có điều gì xảy ra.
 
Xin cụ Trần Trọng Kim cho chúng con lại gọi là "Xiêm la" cụ nhé ! Cũng vì tương lai con em chúng ta cả thôi cụ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 20/May/2008 lúc 11:57am
48)- XÓT CẢM TÌNH ĐỜI
 
Đươc chim bẻ ná lẽ thường thôi.
Đặng cá quên nôm vẫn thói đời.
Thương NGUYỄN-VĂN-THÀNH xin chẳng sống (*)
Xót LÊ-VĂN-DUYỆT chết còn bươi.
Lăng Ông Nam-Trấn nguồi thờ cúng,
Mộ địa Bắc-Thành ai sóc coi ?
Trang sử như hình ươn uốt lệ,
Khóc cho thân phận kiếp bầy tôi.
 
Ngô Phủ
 
(*) Ông Nguyễn-Văn-Thành từng níu áo vua Gia-Long để xin trần tìnhg, bị vua phủi áo bỏ đi không ngó ngàng.
 
49)- VUA MINH-MẠNG
 
Hưởng ngôi của cháu(1) chẳng tri ân.
Minh-Mạng nhẫn tâm quá bạo tàn.
Dìm xác THỊ-QUYÊN(2) lên bản án,
Tước quyền PHÚC-ĐÁN (3) xuống báng dân.
Giết ông LÊ-CHẤT người cha vợ,
Phế hậu THỊ-TƯỜNG kẻ phối nhân.
Xiềng mả ngài LÊ-VĂN-DUYỆT chết,
Hỏi là chân chúa hoặc hôn quân ?
 
TDT, JULY-10-03
Ngô Phủ
 
(1) Đông cung Hoàng tử Cảnh chết, để lại hai con (cháu nội vua Gia-Long, gọi vua Minh-Mạng bằng chú) là Nguyễn-Phúc-Đán và Nguyễn-Phúc-Kính (sau vua Minh-Mạng đặt lại tên hai người là Nguyễn-Phúc-Mỹ-Đường và Nguyễn-Phúc-Mỹ-Thùy). Lẽ ra, Phúc-Đán lên ngôi thiên tử. Vua Gia-Long lại chọn Nguyễn-Phúc-Đảm (em khác mẹ với Đông cung Cảnh) cho làm vua, tức là vua Minh-Mạng.
(2) Bà Tống-Thị-Quyên là vợ cùa Đông cung Cảnh(mẹ của Phúc-Đán và Phúc-Kính) bị vu tội loạn dâm
với con trai là Mỹ-Đường tức Phúc Đán, bị xử dìm nước cho đến chết (không bản án điều tra v.v...).
(3) Vua Minh-Mạng lột ấn tước của cháu là Mỹ-Đường, bắt làm thứ dân.
(4) Bà Lê-Thị-Tường là con của ông Lê-Chất và là vợ của vua Minh-Mạng. 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 21/May/2008 lúc 10:58am
50)- VUA TỰ-ĐỨC
 
Hiếu để ai hơn đức DỤC-TÔNG ? (1)
Nương nương Tứ-Dụ thỏa thê lòng.
Qua ngày, thần kiến Thông-Minh điện,
Cách nhật, vua chầu Thái-Hậu cung.
Lời mẹ chăm ghi "Từ Huấn Lục",
Việc triều gắng giữ "Nghiệp Gia-Long".
Trị vì tam giáp, thời không thuận,
Mỗi tiếng con ngoan sử kính sùng.
 
Ngô Phủ
 
(1) Biệt hiệu của vua Tụ-Đức.
(2) "Từ Huấn Lục" là quyển sổ tay của vua Tự-Đức dùng để ghi lời mẹ dạy bảo.
 
51)- TRUNG-THẦN HOÀNG-DIỆU
 
Quảng-Nam HOÀNG-DIỆU bậc kinh luân.
Tổng-Trấn Hà-Ninh(1) lắm chước thần.
Ngặt Nguyễn-Đình-Đường dông giữ mạng,
Hiềm Lê-Văn-Trịnh chạy lo thân.
Binh cô, tướng quả hàng hàng gục,
Súng mạnh, địch đông lớp lớp tràn.
Cảnh RIVIÈRE(2) công tới tấp,
Ngài đành tuẫn tiết (3) báo quân ân
 
TDT, JUN-25-03
Ngô Phủ
 
(1) Ha`-Ninh = Hà-Nội + Bắc-Ninh.
(2) Heni Rivière : Đại tá Hải-Quân Pháp với 2 chiến hạm(Drac và Páeval), 5 tàu biển và 2 Tiểu-Đoàn
Thủy-Quân-Lục-Chiến, tấn công thành Hà-Nội vào sáng 25-4-1882.
(3) Ngài Tổng-Trấn Hà-Ninh Hoàng-Diệu tự thắt cổ tuẫn tiết bằng cái khăn quàng cổ của ông. 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 22/May/2008 lúc 10:36am
52)- TRUNG-THẦN LÊ-ĐÌNH-LÝ
 
Pháp với Tây-Ban-Nha Hải-quân,
Tấn công Đà-Nẵng, lộng oai thần.
Hy sinh vị quốc LÊ-ĐÌNH-LÝ,
Cảm tử điều quân Phan-Khắc-Thân.
Lanzarote(1) vây đồn Cẩm-Lệ,
Genouilly(2) chiếm huyện Hòa-Vang.
Nguyễn-Tri-Phương đến ngăn bầy địch,
Lũ giặc chùn chân ở Hải-Vân.
 
TDT, JUL-09-03
Ngô Phủ
 
(1) Bernard Ruis Lanzarote : HQ Đại tá của Tây-Ban-Nha, từ Phi-Luật-Tân đến cộng lực với quân Pháp.
(2) Charles Rigault De Genouilly : Phó Đô-Đốc của HQ Pháp.
 
53)- ÔNG NGUYỄN-THÁI-HỌC
 
VIỆT  chủng Rồng Tiên giống Lạc-Hồng,
NAM   hà, Bắc địa, núi non Trung.
QUỐC gia hãnh diện nghìn trang sử,
DÂN   tộc oai phong vạn chiến công.
ĐẢNG bộ bài Tây, quân bảo hộ.
NGUYỄN đoàn chống Cộng, lũ nô vong.
THÁI  bình nung nấu tình yêu nước,
HỌC   tấm gương trong, đấng liệt hùng.
 
TDT, JUL-04-01
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 23/May/2008 lúc 10:38am
54)- VINH DANH ÔNG HOÀNG-HOA-THÁM
 
HÙM   chết muôn đời để lại da,
THIÊNG liêng hoài bảo cứu quê nhà.
YÊN    cương mấy bận Tây hàng phục,
THẾ    trận hai lần Pháp giảng hòa.
ĐỀ      Đốc lừng danh trang võ dõng,
THÀM Hoa sử tạc bậc tài ba.
ANH    hào sa bẫy do thằng Chệt,
HÙNG khí hờn căm hận khó nhóa.
 
TDT, MAR-16-07
Ngô Phủ
 
 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 24/May/2008 lúc 10:48am
DANH NHÂN và HOẠI TỬ xin sẽ tiếp tục sau.
 
ĐẶC SẢN GÒ-CÔNG
 
   Quê tôi mảnh đất Gò-Công,
Nhiều sông, sát biển nên đồng nước chua.
                     /_
   Ngoài thổ sản lúa mùa dư giả,
   Ngoài cá tôm bể cả vốn trời,
     Còn thì cây trái hiếm hoi,
Chỉ vài ba loại như Soài, Cherry.
   Ngon phải kể nhứt nhì danh trấn,
   Mãn Cầu Xiêm, như Mãn Cầu Ta,
     Cốc phân hai thứ ngọt chua,
Trắng, Nâu Vú Sữa chẳng thua nơi nào.
   Món ngon của đồng bào bản xứ,
   Dẫu không nhiều cũng đủ thực đơn.
     Mắm Còng(Còng lột) trộn thơm,
Dân nghèo ngon miệng xơi cơm bắt mồi
   Và hãnh diện ít ai được biết,
   Một món ăn bất diệt từ xưa,
     Vua quan chạy giặc trú qua,
Nếm xong nức nở xuýt xoa khen dài
   Thường chỉ có các tay giàu sụ,
   Hay mấy nhà đại phú, chủ điền,
     Những anh bợm nhậu dư tiền,
May ra hưởng được dộc quyền : NHAM CUA
                          /_
     Buồn buồn nhớ nước, nhớ nhà,
Gởi đồng hương hỏi : Quê ta còn gì ?
 
TDT, MAY-24-08
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 26/May/2008 lúc 10:27am
  Nỗi lòng vong quốc quặn đau,
Nhớ ơn chiến sĩ thuở nào hy sinh.
   Mà không đài nguyện siêu linh,
Mà không ngày để tỏ tính tri ân.
   Mượn hoa cúng Phật thành tâm,
Nơi đây kính gởi những vần....
 
KHÚC NÔI
 
"MEMORIAL DAY" nước người,
Chạnh tình cố quốc nén châu rơi.
Anh hùng vị quốc, bia xiêu vẹo,
Tử sĩ vong thân, phách nổi trôi.
Huyệt lạnh vô duyên rêu mốc phủ,
Mồ hoang bất hạnh cỏ lau bồi.
Nơi đây hải ngoại cầu siêu nguyện,
Thắp nén hương trầm tỏ khúc nôi.
 
TDT, MAY-26-08
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 26/May/2008 lúc 11:31am
KÍNH GỞI "THÂN HỮU GÒ-CÔNG"
 
 
   Thấy sao lạc lõng lạ thường,
Bâng khuâng thân hữu đồng hương lạnh lùng.
   Nếu ai chung quận, chung vùng,
Có khi nào gọi tương phùng vài câu?
  Chữ nào mực đỏ tô màu,
Đó là Điện Thoại cùng nhau luận đàm.
  Đầu tuần, chúc vạn bình an,
Coi như cởi mở ....................................
 
MẤY VẦN TÂM-TƯ
 
"Thân Hữu Gò-Công" ghé bước vào,
Tròn mùa trăng rụng, dạ nao nao.
Lang thang mỏi mắt qua từng xóm,
Lạc lõng mòn chân vượt lắm hào.
Vĩnh-Lợi bao anh không kẻ hỏi,
Đồng-Sơn mấy chị chẳng ai chào.
Âu già, thêm sớm đời du học,
Nào trách đồng hương xa lạ đâu !
/_
Nào trách đồng hương xa lạ đâu !
Thâu canh sáu khắc chứa chan sầu.
Hỏi hai, ba bận lời lên tiếng,
Săn tám, bảy lấn mực chấm câu.  
Năm vẫn không chờ, qua vút lẹ,
Tuổi càng chẳng hẹn, đến chồng cao.
Nay mai tháng sáu dần dần tới,
Ruột thắt chín chiều bốn khúc đau.
 
TDT, MÁY-26-08
Ngô Phủ
 
 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 01/Jun/2008 lúc 10:18am
CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN ;
 
Nhân chủ nhật vừa qua, NP được mời tham dự buổi ra mắt Tập Thơ "PHÚt LIÊU TRAI" của thi sĩ LÝ-THẢO-YÊN, NP có tặng cho nhà thơ mấy câu :
 
THÂN TẶNG
 
do gi` viết "PHÚT LIÊU-TRAI" ?
T   ác giả phải chăng đến cõi ngoài ?
  ương nhụy thiên kiều gây đắm đuối ?
   nh hình bá mị khiến mê say ?
  anh ca nhạc đệm hồn ngơ ngẩn ?
Y   ến hát tiêu ru phách lạc loài ?
Ê   m ái thuyền tình nương bể mực ?
N   gòi vung vẫy nét tặng về ai ?
 
TDT, MAY-25-08
Ngô Phủ
 
Bài thơ được thi sĩ Lý-Thảo-Yên đọc lên, thì có một người đến làm quen. Mừng thay ! Hóa ra thì :
 
NGỘ ĐỒNG HƯƠNG
(Th/t bạn Hòa, chợ GC)
 
Dẫu sinh miền Bắc, năm năm tư,
Bạn đến Gò-Công để định cư.
Mến tánh dânh lành, sanh đức độ,
Quen mùi nước mặn hóa hiền từ.
Người nghèo chẳng cườp, cam cơm thiếu,
Kẻ phú không tham, giúp của dư.
Trọn kiếp thuần hòa cùng bản xứ,
Nhận nơi cắt rốn : Đất Gồng Co !
 
TDT, MAY-25-08
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 02/Jun/2008 lúc 10:15am
Kính đồng hương PHAN THUY(*)
 
Buồn tình ghé lại "Thân Hữu Gò Công". Mới hôm nào được biết quý nhân PHAN THUY là đống hương. NP xin có đôi câu "Tếu Hỏi" để dược biết thêm hơn về nguồi nơi cố lý. Xin nhớ dùm, NP đã THẤT THẬP CỔ LAI HY rồi, tất mong không cho là "Sàm sở" vậy. Kính cảm tạ.
 
KHẺ HỎI
 
P húc đức cuối đời biết quý nhơn,
H óa ra thi sĩ đất Đồng-Sơn.
A nh thư nức tiếng thôn KHƯƠNG, THẠNH ?
N am tử lừng danh ấp LỢI, NGƯƠN ?
T HỚI, THỌ, tò mò : Nơi mẫu hệ?
H ẠNH, TRINH, tọc mạch : Chốn gia môn?
U hoài đất khách tình xa lạ,
Y ên chí đồng hương : Vấn thiệt hơn .
 
TDT, JUN-01-08
Ngô Phủ
 
(*) Qua? không biết (vi` tên không có dấu):
- Họ PHAN hay PHẢN
- Quả khộng biết tện THÚY, THÙY, THỦY, THỤY


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 02/Jun/2008 lúc 10:54am
Kính chào anh đồng hương Đồng Sơn Ngô Phủ. Phan Thủy đây. Bấy lâu nay vẫn thưởng thức thơ anh đều đều và vô cùng khâm phục đấy chứ ! Có điều là,  đúng, PT vì quá khâm phục loạt thơ ca tụng các anh hùng nước Nam của anh mà không biết dùng lời khen sao cho xứng. PT hãnh diện vì có 1 đồng hương đồng làng giỏi xuất sắc như vậy. Hôm nay lại được anh cho số phone bằng bài thơ rất hay, lẽ nào PT làm thinh nữa nên PT sẽ gọi cho anh nhé ! Anh hãy chuẩn bị giựt mình nha !SmileBig%20smile
 
 


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 02/Jun/2008 lúc 12:19pm

KÍNH GỞI ĐỒNG HƯƠNG PHAN-THỦY

Được tin PHAN THỦY dọa quay "phone",
Ngô-Phủ ấp An điếng cả hồn.
Bảy chục tuổi già kinh rét mãi,
Hai hàm răng giả sợ khua luôn.
Rồi ra đất khách phùng hương quán,
Rốt lại quê người ngộ cố thôn.
Cảm khái vui mừng khôn xiết tả,
Đợi chào kiệt nữ xã Đồng-Sơn.
 
TDT, JUN-02-08
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 03/Jun/2008 lúc 10:15am
66)- VINH DANH TƯỚNG LÊ-VĂN-HƯNG
 
Tướng Tư-Lệnh-Phó LÊ-VĂN-HƯNG,
Vùng IV chiến công tạc lẫy lừng.
Trước thế giặc tràn, quân cạn sức,
Bên thời cơ chuyển, lệnh quay lưng.
Ôm con, trối vợ, tròn tình nghĩa,
Mượn súng, lìa đời, vẹn chữ trung.
Thương kính, muôn người khôn nén lệ,
Một vì sao lạc giữa mông lung.
 
ACTON, MA, APR-30-79
Ngô Phủ
 
67)- VINH DANH TƯỚNG NGUYỄN-KHOA-NAM
 
Tướng NGUYỄN-KHOA-NAM, Tư-Lệnh Vùng.
Cả Quân-Khu IV, lộng danh xưng.
Thù về khắp ngõ càng công hãm,
Giặc tiến bên thành luôn kích xung.
Địch đến dụ hàng, ngôi chễm chệ,
Người thề tử thủ, vẻ ung dung.
Cuối đường, trở súng, hồn theo nước,
Thanh sử khắc ghi một đấng hùng.
 
ACTON, MA, APR-30-79
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 03/Jun/2008 lúc 10:56am
THA HƯƠNG NGỘ CỐ NHÂN
 
B ất chợt tha hương ngộ cố nhân.
Í  t ra chẳng uổng gót phong trần.
C hân dung nhớ tới quen bao độ,
H ương sắc nhìn ra khác thập phần.
T ưởng tượng trường xưa lui tới lớp,
H ình dung đình cũ rước đưa thần.
tình thơ ấu qua dâu bể,
Y ên ủi quê người có bạn thân.
 
TDT, JUN-02-08
Ngô Phủ
 
Quê người gặp bạn Đồng-Sơn,
Hàn huyên chạnh nhớ.............
 
THUỞ CÒN ẤU THƠ
 
Lâu lâu nghe nhắc đến Gò-Công,
Nỗi nhớ quê hương dậy ngập lòng.
Dẫu chẳng cả đời nơi cắt rốn,
Mà tình sinh quán rộng mênh mông.
 
Kỷ niệm xa xưa giữa dịp hè,
Đôi tuần về lại viếng thăm quê.
Tuổi lên muời mấy quen tinh quái,
Danh "Đại tiểu yêu" đám bạn bè.
 
Hai chùa, "Chùa Rẫy", tiếng soài dòn.
Chùa gọi "Giá-Lương", vú sữa ngon.
Mánh lới tầm thừong mà độc đáo,
"Dương đông, tấy kích" khuấy thiền môn.
 
Nhò mê "Xe Pháo" lúc lên mười,
Thắng cậu, thắng cha, sanh dễ ngươi.
Hạ cả "Tư Cao" (1) tay hảo thủ,
Triệt luôn "Phì-Lũ" (2) kẻ đương ngôi.
 
Rủ mấy sư ông đọ thế cờ,
Ngoài vườn đám bạn mượn thời cơ.
Đứa sào, đứa móc, thằng cầm ná,
Tránh kiến vàng bâu, trộm dở trò.
 
Mỗi lần nghe "Độp" trái cây rơi,
Sư cụ ngẩng lên sốt cả người.
Gian tặc nào đây đang động thủ ?
Rồi toan đứng dậy bước ra coi.
 
 
"Tướng ! Tướng !" liên hồi, liều thí quân,
Khiến sư bối rối giải nguy nàn.
Cuối cùng, đạo chích xong "Mùa gặt",
"Phục hận" kính chào hứa trở sang.
 
Gần năm con giáp chạy qua mau,
Chạnh thuở ấu thơ nghịch ngợm nào,
Nhìn lại, ngoài mình, còn tất cả,
Chán đời giã biệt đã từ lâu.
 
TDT, JUN-03-08
Ngô Phủ
 
(1) Chú tư Cao, người tài xế của cậu. Trong nhóm, chú đứng hạng nhì.
(2) Phì lũ Bi(người bồi, vừa làm vườn cho cậu), coi như là đại cao thủ trước khi NP học đánh Cờ Tướng


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 03/Jun/2008 lúc 11:50am

%20



-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 03/Jun/2008 lúc 11:52am

%20



-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 03/Jun/2008 lúc 11:54am
 
 
              THĂM NGÔ PHỦ
 
 
          Thì cũng đôi dòng lẩn thẩn thôi
          Thăm người quê cũ ở xa xôi
          Tám câu thơ luật tràn trên giấy
          Năm vận Đường thi tỏa khắp trời
          Thương nước thương nhà lòng khoắc khoải
           Nhớ làng nhớ xóm dạ khôn nguôi
           Nào ai tri kỹ cùng Ngô Phủ
           Chung gánh niềm đau hãy ghé chơi
          


-------------
bx


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 03/Jun/2008 lúc 11:58am

Chơi cờ tướng (tranh: Mai Thứ)


-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 04/Jun/2008 lúc 10:15am
Kính họa thi phẩm THĂM NGÔ-PHỦ của cụ
Đông-Quyên :
 
TÂM KHẢM
 
Trông về cố quốc não nùng thôi.
Đầy dẫy nhân tài hám thịt xôi.
Mặc kệ ai gào, nghèo cạp đất,
Thây mồ kẻ khóc, đói kêu trời.
Diệt nòi hậu duệ, lo càng nghẹn,
Vong quốc tiền đồ, sợ khó nguôi.
Trí giả đồng tình không ngại hiếm,
Hiềm e chỉ nói để mà chơi.
 
TDT, JUN-04-08
Ngô Phủ
 
Sẳn tiện, kính cẩn :
 
RA MẮT THẦN THI
 
Đôi lời cảm tạ cụ Đông Quyên,
Có lại có qua mới phỉ nguyền.
Chẳng chóng đăng trình phen hội ngộ,
Thì chầy bái kiến dịp hàn huyên.
Tha hồ mắt viếng bao nhiêu cảnh,
Mặc sức tai thăm khắp mọi miền.
Nặng nghĩa Gò-Công, nơi cắt rốn,
Tha hương phùng ngộ gọi lằ duyên.
 
TDT, JUN-04-08
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 04/Jun/2008 lúc 10:26am
Để cảm tạ được cho xem 2 bức tranh, NP kính :
 
TẶNG CỤ HOÀNG-NGỌC-HÙNG
 
Muôn lời cảm nghĩ vẽ lên khung,
Kính tạ họa sư Hoàng-Ngọc-Hùng.
Lội ngược thời gian tay chấm phá,
Hòa theo tuổi tác cọ hoành tung.
Đơn sơ phác nét viền cao cả,
Mộc mạc tô màu tạo trẻ trung.
Dĩ vãng nối liền cùng hiện tại,
Phục tài đôi vận dựa khiêm cung.
 
TDT, JUN-04-08
Ngô Phủ 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 04/Jun/2008 lúc 10:39am
68)- VINH DANH TƯỚNG PHẠM-VĂN-PHÚ
 
PHẠM-VĂN-PHÚ ! Dũng tướng quân ơi !
Người chết, lưu danh rạng sáng ngời.
Chận giặc thủ thành, dù yếu thế,
Ngăn thù cướp trại, dẫu mòn hơi,
Không binh tiếp viện, lòng đau nhói,
Được lệnh quy hàng, lệ nhỏ rơi.
Chẳng lẽ cúi đầu, vùi khí phách ?
Mượn chai độc dược giã từ đời.
 
ACTON, MA, APR-30-79
Ngô Phủ
 
69)- VINH DANH TƯỚNG TRẦN-VĂN-HAI
 
TRẦN-VĂN-HAI ! Tướng TRẦN-VĂN-HAI !
Dũng khí, kinh luân, bậc đại tài.
Hậu tuyến an dân, vang tiếng dội,
Tiền phương diệt giặc, lộng danh bay.
Đông Tây đón địch giành biên lũy,
Nam Bắc ngăn thù cườp pháo đài.
Vận nước không chiều người ái quốc,
Ngài đành tuẫn tiết, não nùng thay !
 
ACTON, MA, APR-30-79
Ngô Phủ


Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 04/Jun/2008 lúc 10:59am
 
 
           Đêm hè khoắc khoải giọng chim quyên
           Non nước từ đây lỗi ước nguyền
           Cuộc sống phiêu bồng xa bạn hữu
           Kiếp đời lữ thứ mất song huyên
           Giang sơn hải tú bày muôn nẽo
           Hào kiệt trung cang trãi khắp miền
           Bàn chí làm trai lòng thấy thẹn
           Mượn lời kinh Phật đỗ thừa duyên


-------------
bx


Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 04/Jun/2008 lúc 11:59am
  
 
 
         MỪNG LÊN CHỨC CỤ
 
       Ha hả mừng ta lên chức cụ
       Nghiêng mình cảm tạ ơn Ngô Phủ
       Bạn bè chấm dứt gọi mầy tao
       Con cháu bắt đầu kêu nội tổ
       Cơm tối, món ngon phải để dành
       Họp hành, cử tọa nên nhường chỗ
       Nói vui một chút đỡ cơn buồn
       Vài nụ cười thân chào tái ngộ
      


-------------
bx


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 05/Jun/2008 lúc 10:50am

Kính họa thi phẩm : MỪNG LÊN CHỨC CỤ" của

Sáu bó thi ông, bậc đại tài,
Đông Quyên bút thánh chẳng nhường ai,
Cho nên khép nép lời thô thiển,
"Đại họa" cũng liều "Họa đại" đây !
NP
 
ĐỐi DIỆN CUỘC ĐỜI
 
Đa đoan cũng ráng theo chân cụ,
Xưng tụng kính vì từ phế phủ.
Đang giũa cọ sơn đất nước nhà.
Hiện pha màu vẽ quê hương tổ.
Lu bu diệt quỷ lộng nhiều nơi,
Bận rộn trừ ma lừng lắm chỗ.
Chưa được như ngài quá thảnh thơi,
Vui cùng bạn hữu năng tương ngộ.
 
TDT, JUN-05-08
Ngô Phủ
 


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 05/Jun/2008 lúc 12:10pm
 
 


-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 05/Jun/2008 lúc 12:13pm

~::Trích Dẫn nguyên văn từ Ngo Phu

Để cảm tạ được cho xem 2 bức tranh, NP kính :
 
TẶNG CỤ HOÀNG-NGỌC-HÙNG
 
Muôn lời cảm nghĩ vẽ lên khung,
Kính tạ họa sư Hoàng-Ngọc-Hùng.
Lội ngược thời gian tay chấm phá,
Hòa theo tuổi tác cọ hoành tung.
Đơn sơ phác nét viền cao cả,
Mộc mạc tô màu tạo trẻ trung.
Dĩ vãng nối liền cùng hiện tại,
Phục tài đôi vận dựa khiêm cung.
 
TDT, JUN-04-08
Ngô Phủ 

 


-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 05/Jun/2008 lúc 12:16pm

 



-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 05/Jun/2008 lúc 6:53pm
 
 
          Vừa mới "cụ" xong lại tới "ông"
          Chao ôi, nghe gọi thấy đau lòng
          Răng long, tóc bạc, da mồi nhỉ
          Còn sức đâu mà núi với sông?
 
 
 
          Phu hỏi cách nào đi tới phủ
          Ngông không ngờ hóa đổi thành ngô
          Loanh quanh mãi, chưa tìm được chỗ
          Đơn giản mà như đang giởn phu
 
          Mi hỏi làm chi đường tới phủ
          Trông chừng dáng vẻ lại ngây ngô
          Nói thật đừng nên vào nội thất
          Phủ không hỏi cũng nhận ra phu.


-------------
bx


Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 06/Jun/2008 lúc 7:36am

 

          VANG DANH CÔ GÁI

         ẤP GIỒNG ĐÌNH
 
 
           Cuối tuần thong thả dạo Tân Thành
           Còn nhớ không ai trận liệt oanh
           Đại thắng rạng ngời trang chiến sử
           Minh trung chiếu sáng cuộc phân tranh
           Ví mà máu đổ thân cam chịu
           Dẫu có phơi thây dạ cũng đành
           Cố thủ kiên cường tay súng vững
           Vang danh cô gái ấp Giồng Đình


-------------
bx


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 06/Jun/2008 lúc 10:47am
B)- PHẦN II : HOẠI TỬ
 
01)- TRẦN-THỦ-ĐỘ
 
Gian hùng, độc ác loại hồ ly,
TRẦN-THỦ-ĐỘ kia chẳng đứng nhì.
Ép Lý-Chiêu-Hoàng, giành sự nghiệp,
Dâm Trần-Thái-Hậu, hiếp cung vi.
Truyền vua lấy vợ người anh ruột,
Phế hậu lùi ngôi bậc thứ phi.
Tôn thất tiền triều(*) chôn sống cà,
Một thời oán vọng sử còn ghi.
 
Ngô Phủ
 
(*) Chưa kể những ai mang họ LÝ thời bấy giờ, đều phải đổi sang họ NGUYỄN.
 
02)- TRẦN-DI-ÁI
 
Địa vị cao sang Hoàng thúc vua,
Tên TRẦN-DI-ÁI thấy chưa vừa.
Nhân cơ đi sứ, xin ngôi đế,
Sẳn dịp lạy người, hiến cõi bờ.
Nguyên Chủ (*) bôn ba cho áp tải,
Sài-Thung hớn hở quyết hơn thua.
Mưu đồ đổ vỡ, đày xung lính,
Dẫu chết, đời đời chuốc tiếng nhơ.
 
Ngô Phủ
 
(*) Vua Mông Cổ (Nhà Nguyên)


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 06/Jun/2008 lúc 10:59am
Kính lão huynh Hoàng-Ngọc-Hùng,
 
NP ngồi lâu trên máy không được. Nhưng trước thạnh tình của lão huynh qua "Chấp Tay", khó mà không đáp tạ : 
 
THẠNH TÌNH
 
"Chấp tay" cảm tạ (*) đến ba lần,
Làm tổn thọ người kém đức, nhân.
Xin nguyện Quan-Âm trứ ác quỷ,
Hãy cầu Tiếp-Dẫn độ lương dân.
Mong thương đất lỡ vì man dã,
Khá xót nhà siêu bởi bạo tàn.
Còn sức, cờn hơi, còn giá vẽ,
Hẳn dư vẫy cọ nét canh tân.
 
TDT, JUN-06-06
Ngô Phủ
 
(*) Thành thật xin không dám sử dụng hai chữ "Bái phục" trong câu.


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 06/Jun/2008 lúc 11:35am
         
 
Kính thi huynh Đông Quyên,
 
Bái thơ tếu chọc quê NP của Đông huynh thật hay. Xin cho NP đáp họa cho vui :
 
Sợ "Lão" bị đời gọi "Cụ, Ông",
Thôi kêu bằng "Chú" có ưng lòng?
Trẻ trung nhiệt huyết dư nung nấu,
Sao sớm hững hờ với núi sông ?
/_
Đông hiên quyên hót nhà ông PHỦ.
Mừng đón bạn bè viếng bác NGÔ.
Khách quả thần thơ vung vẫy bút,
Tài hoa đáng nể, phục công phu.
/_
Tuyệt phẩm the xanh đem kín phủ (*)
Tiếc không dung ảnh bậc khôi ngô.
Hầu lưu kỷ niệm tình thi phú,
Ít nhất tri giao đại trượng phu.
 
TDT, JUN-06-08
Ngô Phủ
 
(*) Cách nay cũng ngoài 50 năm, NP đươc đoc qua truyện Lộc-Đỉnh-Ký của ông kim-Dung. NP còn nhớ mang máng là có dề cập đến câu chuyện của một vị sĩ tử,
trên đường đi thi ở Kinh-Đô, nhân trú tại một ngôi chùa trong thời gian chờ đợi khoa thi. Vì vị sĩ tử này không có tiền chung góp việc bếp núc, nên coi như "Ăn chùa".
Do đó, có lần tới giờ "Cơm", các sư sãi ăn sạch sành sanh rồi mới rung chuông. Vỉ sĩ tử này nực cười cho tình đới nên có viết lên tường 2 câu thơ (NP thú thật là không nhớ, nhưng nếu có bộ Lộc-Đỉnh-Ký là tìm ra ngay). Đến sau, vị sĩ tử náy thi đổ, làm đến Tể-Tường. Nhân ghé qua chùa cũ, thì thấy 2 câu thơ của mính được nhà chùa lấy "The xanh" phủ lên để lấy điểm với mình.
=========================
 
          Vừa mới "cụ" xong lại tới "ông"
          Chao ôi, nghe gọi thấy đau lòng
          Răng long, tóc bạc, da mồi nhỉ
          Còn sức đâu mà núi với sông?
 
 
 
          Phu hỏi cách nào đi tới phủ
          Ngông không ngờ hóa đổi thành ngô
          Loanh quanh mãi, chưa tìm được chỗ
          Đơn giản mà như đang giởn phu
 
          Mi hỏi làm chi đường tới phủ
          Trông chừng dáng vẻ lại ngây ngô
          Nói thật đừng nên vào nội thất
          Phủ không hỏi cũng nhận ra phu.




Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 06/Jun/2008 lúc 11:48am
Kính Đông Quyên thi huynh,
 
1)- Cô gái ấp Giồng-Đình quý danh là gì hở Đông huynh ?
2)- Để thi huynh và liệt vị đồng hương nhàn lãm cuối tuần, NP kính tâm tình đôi vận :
 
TRÚT TRẢI TÂM TÌNH
 
Thải thừa tác trọng tấm thân trai,
Thôi hết tung tăng thị tới tài.
Thành thật tùy thời theo tứ tiết,
Thiết tha tránh tật tạo tam tai.
Tuổi trời thói tiếc thêm thê thảm,
Tình tục tâm tham trĩu trúa trây.
Tự toại thưởng trăng thi tống tửu,
Tinh thần thanh thản tưởng thiên thai.
 
TDT, JUN-06-08
Ngô Phủ
 
Chân thành kính chúc quý đồng hương "Thân Hữu Gò-Công" một cuối tuần như y'.
NP
 
 =============================
VANG DANH CÔ GÁI
         ẤP GIỒNG ĐÌNH
 
 
           Cuối tuần thong thả dạo Tân Thành
           Còn nhớ không ai trận liệt oanh
           Đại thắng rạng ngời trang chiến sử
           Minh trung chiếu sáng cuộc phân tranh
           Ví mà máu đổ thân cam chịu
           Dẫu có phơi thây dạ cũng đành
           Cố thủ một mình tay súng vững
           Vang danh cô gái ấp Giồng Đình



Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 06/Jun/2008 lúc 8:36pm
 
 
           Gọi "CHÚ" nghe chừng hợp lý thay
           Tuổi chưa sáu bó mà huynh đài
           Đèo bồng vời vẽ thơ và thẩn
           Cao hứng cho nên lỗi với Thầy
 
           Chim Quyên chỉ hót đêm mùa hạ
           Tiếng gọi ai hoài dạ xót xa
           Nếu như vào giữa mùa Đông giá
           Quyên giục thâu canh, đẫm lệ nhòa
 
 
 
          Thi thơ trao tặng thỏa tình trai
          Tâm trí tương thông thế thật tài
          Tiếc tướng trung trinh thà tuẩn tử
          Thương thầy thanh tiết thọ trùng tai
          Tập trung từng truyện thâm trầm thế
          Trích thuật từ tên tường tận thay
          Trút trãi tâm tình trên tuổi trẻ
          Thanh thanh thoát thoát thiệt thua thầy
 
 
        Tiếc thay, buổi sáng thấy được 4 câu 3 vần của Thầy, Quyên tôi đã vội hồi âm. Chừng vào lại Diễn Đàn thấy mình nợ Thầy phân nửa. Thôi, âu cũng là duyên. "Cô gái ấp Giồng Đình", xin Thầy vào trang đó, viết để tạ thâm tình.


-------------
bx


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 07/Jun/2008 lúc 10:20am
CÔ LÁNG GIỀNG XƯA
(Th/t cô em PT)
 
Nhà em nổi tiếng lắm giai nhân.
Đài các, đoan trang sắc tuyệt trần..
Mỗi vẻ mỗi người tha thướt dáng,
"Cửu-Long công chúa" ấp Đồng-An.
 
Lời đồn lan rộng có đâu ngoa
Chẳng thấy, chỉ nghe, đủ xuýt xoa.
Trước ngõ nượp nà ong nhốn nháo,
Bên vườn hông phải (2) bướm lân la.
 
Họa may, thức giả, bậc phong tao...
Bắn sẻ mon men ngắm nghé vào.
Còn hạng chân bùn, tay lấm đất,
Coi như đố dám vói lên cao. 
 
Lần nao, mẹ bệnh, gọi về ngay,
Sẳn dịp thi xong, rảnh rổi dài.
Lại rủi, bệnh lây nằm liệt chiếu,
Nghĩ cần thang thuốc, đến tìm thầy.
 
Cha em, thuở ấy, nhất Đồng-Sơn,
Là một lương y nức tiếng đồn.
Thánh dược, mát tay, lòng bác ái,
Cư dân cả vạn (2) thảy khen tài.
 
Mới đặt chân qua ngạch cửa nhà,
Thần y chưa biết, đã chưa ra.
Chạm ngay thành cửa phòng trong ấy,
Cô bé trố nhìn khách lạ xa (3)
 
Đôi mắt hồn nhiên kinh ngạc nào,
Cuộn phim tiềm thức đã in sâu.
Mấy lần qua ngõ tường cao cổng,
Cặp mắt bồ câu có thấy đâu !
 
Hôm nay đối diện ảnh cô em,
Phải bé ngày xưa đứng cạnh rèm ?
Linh cảm thần giao mang máng nhờ,
Hẳn là em bé thuở hôm nao.
 
Năm chục năm ngoài tựa giấc mơ.
Quê hương khói lửa dậy sông hồ.
Quê hương rồi hóa thành tù ngục,
Lê bước lưu vong, hận khó mờ.
 
Quả đất vẫn tròn, gặp gỡ nhau.
Người thì râu tóc bạc phau phau.
Kẻ gần sáu bó, xưng bà nội,
Lưu niệm đôi vần bút xuống câu.
 
 
TDT, JUN-03-08
Ngo^ Phu?
 
(1) Cửa trước căn nhà thì nhìn ra hông của trường Đồng-Sơn. Bên phải là con đường đất đi vào phía chùa Gia-Lương. Do đó, trống trải, nghe nói nhiều chàng từng lảng vảng lại qua.
(2) Hối NP còn 17, 18 tuổi, được nghe nói dân cư của làng Đồng Sơn gần 9.000 ngưới (Nói gọn la` 1 vạn), không biết xưa có đúng hay không cũng không dám quyết \.
(3) NP rời quê lên Sàigòn học từ lúc 9 tuổi \. Một năm về
thăm nhà một đôi lần, nên thường bị coi như là một "Người xa lạ".


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 09/Jun/2008 lúc 11:09am
03)- TRẦN-ÍCH-TẮC
 
Cùng theo Hoàng thượng với Hoàng huynh (1)
Lánh nạn quân Nguyên chiếm đoạt thành.
Chữ hiếu chôn vùi vì úy tử,
Lòng trung bán rẻ bởi tham sinh.
Sa cơ đầu giặc mơ danh vọng.
Mượn tiếng tranh ngôi mộng hiển vinh.
Lừng tiếng một thời văn chữ giỏi (2)
"Ả" TRẦN-ÍCH-TẮC đáng đời khinh.
 
Ngô Phủ
 
(1) Trần-Ích-Tắc là con vua Thái-Tông(Thượng
hoàng), em vua Thánh-Tông, hàng đầu Thoát-Hoan lúc chạy vào Nghệ-An. Sau được quân Nguyên cho làm con cờ An-Nam Quốc-Vương, rồi đua về tranh
ngôi với Thánh-Tông.
(2) Trần-Ích-Tắc cũng từng mở trường dạy học, môn sinh trong đó có cả danh sĩ Mạc-Đỉnh-Chi v.v...
(3) Mộng làm An-Nam Quốc-Vương không xong, bị Thánh-Tông bắt. Nghĩ tình anh em không giết, nhưng thường gọi Trần-Ích-Tắc là "Ả" để chế nhạo là kẻ hèn yếu như  đàn bà.
 
04)- CHÚA TRỊNH PHƯƠNG BẮC
 
Đám Trịnh, tôi loàn cõi Bắc phương,
Ỷ công dẹp Mạc, hiếp quân vương.
Thay vua, bán tước, gom quyền thế,
Giết đế, lộng quyền, bỏ kỷ cương.
Đất thảm, dân tình than oán mãi,
Trời sầu, giặc giả nổi lên luôn.
Xuôi Nam gây hấn thua tơi tả,
Để xú muôn đời dánh bất lương.
 
Ngô Phủ


Người gởi: loiquan
Ngày gởi: 09/Jun/2008 lúc 11:56am
Gởi bác Ngô Phủ xem lại cho vui để thận trọng hơn trong việc làm thơ lịch sử.  Bác Phủ nha !.
 
ĐẠI VIỆT SỬ THI
-
Hồ Ðắc Duy
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst01.htm - Quyển 1: Thời đại Hồng Bàng
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst02.htm - Quyển 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst03.htm - Quyển 3: Ngô Quyền (938-944) http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst04.htm - Quyển 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst05.htm - Quyển 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst06.htm - Quyển 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst07.htm - Quyển 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst08.htm - Quyển 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst09.htm - Quyển 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst10.htm - Quyển 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst11.htm - Quyển 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst12.htm - Quyển 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst13.htm - Quyển 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) . http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst14.htm - Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst15.htm - Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst16.htm - Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst17.htm - Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst18.htm - Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst19.htm - Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst20.htm - Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst21.htm - Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst22.htm - Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst23.htm - Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst24.htm - Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst25.htm - Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst26.htm - Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst27.htm - Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst28.htm - Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst29.htm - Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc http://chimviet.free.fr/11/hdduy/dvst30.htm -  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học


-------------
Cù lao Lợi Quan thương nhớ


Người gởi: loiquan
Ngày gởi: 09/Jun/2008 lúc 12:08pm

Hồ Đắc Duy
Ai giết Lê Lai , Giặc Minh hay Lê Lợi ?

 

1. Tại sao "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư " không chép chuyện "Lê Lai liều mình "?

Bài này đã đăng trong Tạp chí Xưa và Nay số 52 B vào tháng 7 năm 1998, sau đó có nhiều bài tranh luận về đề tài này trên các báo ở Việt Nam. Một buổi hội thảo đã được tổ chức vào tháng 3 năm 1999 tại Việt Nam với sự tham gia của nhiều nhà sử học và các Giáo Sư của các trường Đại Học chuyên ngành về lịch sử.
Song song, không hẹn trước, đề tài cũng được tranh luận trong tháng 4 và 5 năm 1998 trên các báo Hương Sen và Diễn Đàn (tại Paris).
Bài này cũng đăng trên các trang Quốc Học và Hồ Đắc Duy.

Chuyện Lê Lai liều mình cứu chúa là một hành động hy sinh vì đại nghiã rất đáng cho người đời sau ghi nhớ . Ở Thành Phố H.C.M ,đại lộ Lê Lợi chạy từ Nhà Hát Thành Phố đến Chợ Bến Thành, nối liền là đường Lê Lai chạy cho đến Nhà Thờ Huyện Sĩ. Trong nhân gian cụm từ " Hăm mốt Lê Lai,hăm hai Lê Lợi " cũng nói lên lòng kính trọng đối với ngày giỗ của hai vị anh hùng này. Những vị cao tuổi bây giờ , ngày xưa học tiểu học cũng đã từng học chuyện" Lê Lai liều mình cứu chúa" .Trong "sử ký lớp ba" do sử gia Trần Trọng Kim soạn, Nha Học Chính Bắc Kỳ ấn hành đã được dùng làm sách giáo khoa dạy trong các trường . Nếu không nghiên cứu thêm các sách sử khác mà cứ một mực tin theo như thế và lòng tin ấy vẫn kéo dài hằng mấy mươi năm ,có thể cho đến khi chết vẫn yên trí như vậy, không biết điều đó có thật đúng như vậy hay không?
Với những người yêu môn sử học,có nghiên cứu thì thấy chuyện này lại khác. Nhiều nghi vấn được đặt ra:

* Lê Lai cứu chúa ở trận nào, thời gian nào ?

* Ông có bị quân Minh bắt không ?

* Hay ông còn sống và sau đó chết vì tay Lê Lợi ?

Về việc này mỗi nhà viết sử viết một khác.

a. Theo Dực Tông Anh Hoàng Đế (vua Tự Đức ) trong Ngự Chế Vịnh Sử Tổng Luận cuốn 5 trang 49 ".....Có lần vua Lê Thái Tổ tiến đóng ở Lạc Thủy bị quân nhà Minh vây sát, vua yếu thế, lén rút về ở núi Chí Linh, giặc Minh rút lui để trở lại tấn công xứ Mỹ-Lộng, sách Hà Đã.

Trong tình cảnh nguy khốn, quân ít thế cô lại nhiều lần bị quân Minh vây hiếp, vua ban hỏi các tướng lãnh"trong các tướng có ai bằng lòng đem mình thay ta ra đánh ở Tây Đô để làm mồi nhử cho giặc bắt, trường hợp đó ta sẽ rảnh tay chiêu tập quân sĩ để sau này mưu đồ đại sự."

Lê Lai liền tình nguyện đảm đương việc này bèn xuất binh đến thành Tây Đô khiêu chiến và mặc áo Ngự bào, tự xưng Bình Định Vương. Quân giặc trông thấy người mặc áo vàng tưởng là Bình Định Vương thật, bèn đem hết quân đến vây và bắt sống; đem về rồi giết ... Nhờ thế Bình Định Vương được nghỉ ngơi vài năm để lo tích dưỡng binh đội mà quân Minh không hề để ý đến.

b. Theo Ngô Thì Sỹ trong Việt Sử Tiêu Aùn trang 298 thì " ... Trước Vương khởi binh ở Lam Sơn, thế quân kém và ít, người Minh lùng bắt mãi, bèn mưu cùng tướng tá rằng ai có thể đem thân ra thay ta, để cho ta đi ẩn nấp, giấu tông tích mà cho quân nghĩ để mưu đồ cử binh lần sau. Lê Lai xin đem thân nhận lấy việc ấy, Vương lạy khấn trời nói ; "Lê Lai đem thân mà thay chúa, nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi, bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn". Lê Lai liền tự xưng là Bình Định Vương, khiêu chiến với quân Minh rồi chết. Đâu cũng truyền đi là Bình Định Vương đã chết. Người Minh cũng tin là thật không lưu ý. Đến lúc này Vương rời đồn đến Mang Thôi, .... Lý Bân Phương Chính (tướng Minh) đem 10 vạn quân đến vây .Vương phục binh ở Thị Lang tập kích địch....".

c. Theo Phan Huy Chú, trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí trang 332, chỉ nói Lê Lai vì nước bỏ mình... cho nên không riêng chép ra mà chỉ nhân thể chú phụ vào sau thôi - trong phần chú thích có ghi "Lê Lai là người làng Dụng Tú huyện Lương Giang. Lúc mới khởi binh bị tướng Minh vây chặt, vua hỏi các tướng bàn xem đổi áo đánh lừa giặc như việc Kỷ Tín ngày xưa, Lê Lai xin đi bèn mặc áo bào đem quân xông vaò hàng trận của giặc, đánh đuối sức và bị bắt , vua nhân dịp này trốn thoát.

d. Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt Thông Sử "... Đóng ở Mang Cốc trong núi Linh Sơn hơn 10 ngày, phải dùng mật ong trộn với vũ dư lương làm bữa ăn rất là khốn đốn. Hoàng Đế bèn hỏi các Tướng: "có ai dám bắt chước Kỷ Tín thời xưa không ?". Người ở thôn Dụng Tú là Lê Lai khẳng khái vâng mệnh, tự nguyện thay đổi mặc áo bào nhà vua,xưng là vua Lê Lam Sơn, dẫn quân ra đánh quân Minh, quân Minh mừng rỡ liền dồn cả lực lượng vây chặt Lê Lai, ông chống cự đến kiệt sức rối bị bắt, quân Minh dẫn ông về thành Đông Quan giết chết, chúng liền lui binh, ta thoát nạn...

e. Trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim thấy viết " ... về Chí Linh lần thứ hai tháng tư năm Kỷ Hợi (1419) quan nhà Minh biết rằng Chí Linh là chỗ Bình Định Vương lui tới bèn đem binh đến vây đánh, Vương bị vây nguy cấp lắm bèn hỏi các tướng rằng có ai làm được như Kỷ Tín ngày trước chịu chết cho vua Hán Cao không? Bấy giờ Lê Lai liều mình vì nước xin mặc áo bào cưỡi voi ra trận đánh nhau với giặc. Quân nhà Minh tưởng là Bình Định Vương thật xúm nhau lại vây đánh, bắt được giết đi rồi rút quân về Tây Đô.

f. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí lại viết " ... Lê Lai người thôn Dựng Tú huyện Thụy Nguyên, Thái tổ khởi nghĩa bị quân Minh vây hãm, các tướng bàn mưu cho một người mặc áo bào giả làm Bình Định Vương để đánh lừa giặc theo như việc cũ của Kỷ Tín nhà Hán, Lê Lai xin làm việc ấy vì vậy Thái tổ mới lén ra đi năm Thuận Thiên thứ nhất được tặng thái ký..."

g.Trong Đaiï Việt Sử Ký Toàn Thư, cuốn thứ X có lẽ do Phan Phu Tiên viết là chính sau này các sử quan khác như Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy nhuận sắc thêm thì chỉ có ghi theo biên niên các trận đánh mà ở đó Lê Lợi khốn đốn vì bị vây hãm và hết lương.

1. Mùa xuân tháng giêng ngày Canh thân, vua khởi binh ở Lam Sơn (1418) , ngày mồng 9 tháng ấy bọn nội quan nhà Minh là Mã Kỳ đem đại binh tới uy hiếp vua ở Lam Sơn, vua bèn lui quân đến đóng ở Lạc Thủy, ngày 13 dời quân đến núi Chí Linh. Ngày 16 giặc đi lối tắt đánh úp đằng sau vua bắt mất gia thuộc của vua và rất nhiều vợ con của quân dân. Tháng 2 vua hết lương, không còn gì để nổi lửa gặp khi giặc lui quân bèn về đắp thành ở đất Lam Sơn.

2. Tháng 4 năm Kỷ Hợi (1419) vua đánh đồn Nga Lạc, tháng 5 đóng ở sách Đà Sơn, quân Minh tiến đánh vua phục kích ở Mường Chách... ít lâu sau dời sang Mường Thôi rồi lại về Vu Sơn.

3. Tháng 10, năm Canh Tý (1420) quân ta đánh nhau với quân Minh ở Mường Nanh.

4. Từ năm 1420 - 1422 lúc nào cũng có giao tranh với quân Minh.

5." Mùa đông tháng 12 năm Nhâm Dần (1422) quân ta bị giặc Minh vây ở Sách Khôi, vua bảo các tướng sĩ " giặc vây ta bốn mặt, có muốn chạy cũng không có lối nào thoát. Đây chính là tử địa mà binh pháp đã nói, đánh nhanh thì sống, không đánh nhanh thì chết. Vua nói xong chảy nước mắt, các tướng sĩ đều xúc động tranh nhau liều chết quyết chiến....Vua đem quân về đóng ở núi Chí Linh, quân lính hết lương, hơn 2 tháng chỉ ăn rau củ và măng tre mà thôi, vua giết 4 con voi và cả ngựa của mình cưởi để nuôi quân sĩ...."

Từ trận đó cho đến khi toàng thắng giặc Minh vào năm 1428 không có trận nào mà Lê Lợi bị vây khốn nữa.

Theo như lời của vua Tự Đức có lẽ việc Lê Lai đổi áo bào cho Lê Lợi là trong trận ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Tuất (1418) hoặc tháng hai năm đó - xứ Mỹ công sách Hà Đã có lẽ là vùng thượng lưu sông Chu, phía trên Lam Sơn.

Theo Ngô Thời sĩ thì có lẽ hành động của Lê Lai được thực hiện trong trận tháng 5 năm Kỷ Hợi (1419) khi quân Minh tiến đánh Lê Lợi ở sách Đà Sơn.

Còn Phan Huy Chú thì không ghi rõ địa điểm cũng như thời gian của việc này.

Lê Qúy Đôn thì ghi "đóng quân ở Mang Cốc trong núi Chí Linh hơn 10 ngày hết lương..." và hành động mặc áo bào của nhà vua xưng là Lê Lam Sơn có thể vào mùa đông tháng 12 năm1422 trong khi đó Trần Trọng Kim thì ghi rõ là tháng 4 năm1419.

Một điều đáng ngạc nhiên là sử gia các đời về sau đều chép truyện Lê Lai liều mình cứu chúa .Trong khi nhóm sử thần đời Lê lại không ghi chuyện này.Trong Đại Việt Sử Ký Tòan Thư phần bản kỷ , quyển số 10, trang 27b chỉ thấy chép : "Ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427) giết Tư Mã Lê Lai , tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công nói năng khinh mạn "

Điều này cho phép ta hiểu rằng chuyện Lê Lai đổi áo giả làm Lê Lợi là có thật nhưng ông đã may mắn thoát khỏi tay quân giặc để trở lại hàng ngũ kháng chiến .Nghĩa là ông vẫn còn sống cho đến năm 1427 tức là 8 năm sau mới bị Lê Lợi ra lệnh giết chết

" Điểu tận cùng tàng" chim hết thì cung tên xếp xó; thỏ hết thì chó săn bị bắt ra làm thịt, việc giết công thần sau khi đã làm nên nghiệp lớn là việc thường xảy ra dưới thời đại phong kiến.Hán Cao Tổ giết Hàn Tín, Việt Vương Câu Tiễn giết Văn Chủng , Phạm Lãi nhờ trốn sang nươc Tề rồi vào đất Đào, cải tên là Đào Chu Công mới may còn sống sót.

Theo nhận xét của các tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ,quyễn X ,trang 75b viết : "Thái Tổ từ khi lên ngôi đến nay,thi hành chính sự thực rất khả quan....song đa nghi hiếu sát là chổ kém ". Khi thành công trong việc giành lại độc lập - Lê Lợi đã giết chết nhiều công thần đã sát cánh cùng mình trong gian khổ chiến đấu. Ngày 10 tháng giêng Mậu thân ( 1428 ) giết Trần Cảo,Năm 1429 giết Trần Nguyên Hãn , Năm 1431 giết Phạm Văn Xảo ... vì lo rằng sau này họ có chí khác nên bên ngoài thì đối xử theo lẽ tiết hậu nhưng trong lòng lại rất ngờ vực.

Lê Lợi đã ra lệnh giết chết Lê Lai cũng nằm trong ý đồ này

Thêm một yếu tố xác định việc thanh toán này là trong danh sách ban biển ngạch công thần cho 93 người vào ngày 3 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1429 ) không có tên của Lê Lai và suốt các đời vua Lê về sau trong các lần phục hồi công trạng cho các công thần bị hàm oan cũng không thấy có tên Lê Lai mà chỉ nói đến tên của Lê Lâm và Lê NIệm là con và cháu nội của Lê Lai mà thôi.Mãi cho đến năm Nhâm Tý (1672) Lê Gia Tông niên hiệu Dương Đức năm thứ nhất mới thấy phục hồi cho Lê Lai hạ .Lê Gia Tông hạ chiếu giảm bớt ruộng thế nghiệp của các công thần thời Lê sơ, ngoại trừ Lê Lai (sách Biên Niên Lịch Sứ Cổ Trung Đại Việt Nam trang 320 )

Giết một người đã chết thay cho mình ,để mình được sống mà bảo tòan lực lực lượng,đổi nguy thành an, sau này lên ngôi Hòang Đế ; giết mà còn tịch thu gia sản sau khi đã thề thốt nặng lời " Lê Lai đem thân mà thay chúa , nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi , bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn " quả Lê Lợi đã làm một việc thật là......... Nếu các tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chuyện" Lê Lai liều mình" và sau đó còn ghi việc Lê Lai bị giết thì khác nào bêu xấu Lê Lợi ,điều mà các vua Lê không lấy gì thích thú .Có thể các sử gia có chép chuyện "Lê Lai đổi áo" vì rằng đó là một sự kiện đáng tự hào, không thể không ghi, nhưng khi dâng vua xem thì e rằng vua hạ lệnh "biên tập " đi chăng !

Còn tại sao các sử gia như Lê Qúy Đôn, Trần Trọng Kim và ngay cả vua Tự Đức không ghi việc Lê Lợi giết Lê Lai vào năm 1427 là vì họ đã cho giặc Minh bắt và giết Lê Lai ngay lần cứu chúa vào năm 1419 rồi còn đâu nữa ! Chỉ có Ngô Thì Sĩ là không ghi ai đã giết Lê Lai , còn Phan Huy Chú thì chỉ nói khaí quát là "Lê Lai vì nước bỏ mình"...

Trong sách Lịch Sử lớp 7 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ấn bản lần thứ 9 tháng 7/1996 đang được dạy tại các trường Phổ Thông, trang 69 viết: " Trước tình thế hết sức nguy hiễm,Lê Lai liền cải trang làm Lê Lợi chỉ huy một đội quân cảm tử xưng là chúa Lam Sơn, xông thẳng vào vòng vây của địch.Quân Minh dồn hết sức hướng về phía Lê Lai . Chúng bắt được Lê Lai và đội quân cảm tử đem giết hết."

Một câu hỏi cần thiết phải đặt ra: Có nên sửa lại bài học lịch sử này hay không ? và nếu không thì phải giải thích chuyện Lê Lợi ra lệnh giết Tư Mã Lê Lai vào ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427 ) như thế nào ? Rất mong được các bật cao minh đóng góp ý kiến ,nhất là các nhà sử học .



-------------
Cù lao Lợi Quan thương nhớ


Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 09/Jun/2008 lúc 5:52pm
 
   LOIQUAN,
 
  Giữa màu trắng và đen còn có màu xám tro. Đó là sự nhập nhằng trộn lẫn. LQ có tin những quyển gọi là HỒI KÝ viết từ muôn phía gần đây không? Tôi thì nhất định không. Nhưng tôi sẽ dùng nó khi cần.
  Ai cũng biết Lê Lợi là người có công đánh giặc Minh, nhưng ai cũng biết Lê Lợi thảm sát các bậc khai quốc công thần. Lê Lợi tốt hay xấu? Không ai kết luận được. Gia Long có công thống nhất đất nước, nhưng Gia Long tốt hay xấu khi hiểu ra chuyện ông đối xử với tôn thất của vua Quang Trung? Không ai kết luận được. Vì đó là chính trị mà tôi từng nói CHÍNH TRỊ THÌ VÔ LUÂN. Luôn luôn có 2 mặt, 2 màu. Nếu ai không vướng vào quỹ đạo của vòng xoáy đó, may ra có cái nhìn đúng đắn hơn một chút. Vậy thôi.
 Còn các sử gia. Ngòi bút của họ ra sao. Chính khí trong họ nhiều ít. Trái tim và tình cảm của họ thế nào và họ chép sử trong hoàn cảnh nào. Ai biết. Vậy hãy để sự việc gọi là sử đó sâu lắng trong lòng ta, như những bài học, như những hiện tượng đời đã xãy ra trong quá khứ, còn mọi thứ còn lại, tùy quyết định của ta.
 
  NGÔ PHỦ,
 
  "Nếu toàn dân Việt đều hèn cả", không phải vậy đâu. Nhưng số không hèn thật sự không nhiều. NP có hèn không? Tôi có hèn không? Bình thường không ai dám quả quyết cả. Phải chờ có sự việc gì đó xãy ra mới biết. Những quyển sử NP có, những quyển sử người khác có tất cả đều đúng và tất cả cũng có sai. Không cần phải nổi nóng khi NP đã nghĩ rằng có sự "dựa vào VIN cũng như dựa vào ĐỘC ĐOÁN hoặc dựa vào A DUA", đó là sự nương theo hoàn cảnh hiên tại của mỗi cá nhân. Vị thẩm phán anh minh có lần nào phán quyết sai không? Ai bảo đãm là không. Vậy thì thôi đi. Cười trừ. Xong việc.
 Tôi không viết thêm nữa. Biết đâu lại bị "biên tập" thì uổng công chúng ta.
 Chào bình an.


-------------
bx


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 19/Jun/2008 lúc 11:43am
Thái-Dương-Thành, JUN-19-08
 
HỒI ĐÁP
(Kính tạ các đồng hương)
 
Cãm tạ đồng hương níu kéo hoài,
Làm lơ cảm thấy, thấy kỳ thay !
Minh tâm chẳng ghét loài trùng dế,
Thật dạ càng thương lũ cáo cầy.
Mượn dịp Đồng-Sơn chờ đón khách,
Nhờ phen Phan-Thủy (*) giúp trao tay.
Những dòng tâm sự chưa xưng tội,
Mong cố nhân người thông cảm đây.
 
TDT, JUN-19-08
Ngô Phủ
 
* Hy vọng cô láng giềng PT đọc qua rồi giúp hộ :
 
MỐI TÌNH CỐ-NHÂN
 
       Có ai về lại Đồng-An,
Xin cho nhắn gởi đôi hàng săn tin.
                       /_
   Con ông Cả tên Kim họ Võ,
   Mỹ danh nàng Hằng-Phủ cô nương.
     Xuân xanh đôi tám má hường,
Thuở đang học ở Định-Tường (Mỹ Tho).
   Cùng trên chuyến xe đò ngồi cạnh,
   Chuyện khơi đầu chán cảnh đường dài,
     Thiên-Thành (*) thì cứ dừng hoài,
Trong khi nắng lửa đổ nhoài mồ hôi.
   Đoạn, tới hỏi trạm nơi nào đến,
   Cả hai cùng không hẹn ngạc nhiên,
     Nhà chung con lộ mặt tiền,
Cách 300 thước như hình hơi xa.
   Rồi từ đó, đôi ba lần gặp,
   Sánh vai nhau dạo khắp quanh vùng,
     Khi men bờ đất bên sông,
Khi ngồi ngắm nước đục trong lớn ròng.
   Khi thả rễu theo đồng ruộng lúa,
   Gió hiu hiu hương mạ lùa qua,
     Khi sân banh ngắm chiều tà,
Nhìn hoàng hôn xuống xa xa lam chiều.
   Lúc âu yếm dọc theo hồ nước,
   Giữa vườn nàng xanh mướt hàng dừa,
     Trăng vàng rải lụa thướt tha,
Cột chân hai đứa canh già không hay.
   Chia tay lãnh chức thầy "Toán-Pháp",
   Kiêm luôn thầy giải đáp "Văn-Chương",
     Gặp khi trở ngại ở trường,
Gởi bài, ngắn hỏi, yêu thương nhiều dòng.
  Tỉnh say đắm đậm nồng tha thiết,
  Hẹn khi nàng lấy hết Tú-Tài,
     Cau trầu nhờ tới mối mai,
Xe duyên cầm sắt, chờ ngày hợp hôn.
   Ôi ! Tuổi trẻ, tự tôn, tự ái,
   Lần về quê ở lại đôi hôm,
     Đến đâu cũng vẳng tiếng đồn ,
"Chuột sa hũ nếp, lên hương cuộc đời".
   Chưa mai mỉa bằng lời ông Cả,
   "Lấy vợ giàu hỏi có mừng không? ".
     Tự dưng nổi máu anh hùng,
Ra đi chẳng hẹn tương phùng một câu.
   Thời gian thoáng đi vào quá khứ,
   48 năm cổ độ qua nhanh,
     Tha hương gặp bạn đồng hành,
Bâng khuậng chạnh nhớ : Mối Tình Cố nhân.
                         /_
     Có ai về lại Đồng-An,
Gặp người xưa ấy, nó rằng : Tôi thăm.
 
TDT, JUN-19-08
Ngô Phủ
 
(*) Thiên-Thành : Tên của xe đò chạy đường Đồng-Sơn- Chợ Giồng - Mỹ-Tho- Sàigòn và ngược lại.


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 20/Jun/2008 lúc 12:10am
Được thôi , anh Ngô Phủ. Lần này về Đồng Sơn PT cố gắng chuyển lời cho cô Hằng Phủ-nếu cô còn sống . Nghe anh tả mối tình thơ của anh rất cảm thương cho cả hai. Phải , cô Hằng ngày xưa là 1 giai nhân , con nhà giàu , khó người xứng đôi ở nơi làng quê hẻo lánh đó. Anh nhắc PT mới sực nhớ.
Đúng rồi ,hơn nửa thế kỷ qua , chắc gì cố nhân còn ở nơi làng cũ , mà nếu có còn chắc cũng là bà Nội bà Ngoại con cháu đầy đàn rồi anh Ngô Phủ ơi . Có gửi quà cho con cháu người xưa không?


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 20/Jun/2008 lúc 7:13am
 
 
           TÌNH THƠ THƯƠNG MUỘN
 
                                                  *Chút tình với Ngô Phủ.
 
          Đọc bài thơ vấn vương sầu cảm
          Thấy chạnh lòng viết tạm vài câu
              Người xưa chợt nhớ vì đâu
       Duyên xưa sao bỗng gieo sầu làm chi
          Tình đầu đã mấy khi thỏa nguyện
          Chỉ để người lưu luyến cùng nhau
              Biết ngăn cách, biết buồn đau
       Bơi ra biển nhớ, lội vào sông Tương
          Tơ vò rối vạn đường khôn gỡ
          Ngẩn ngơ hồn than thở băn khoăn
              Trêu ngươi chi đó Xích Thằng
       Vốn không duyên nợ, sao giăng duyên tình?
           Tóc chuyển bạc tưởng mình quên lãng
           Ngần năm xa tưởng cạn niềm thương
              Ngước nhìn nửa mảnh trăng buồn
        À ơi, muôn thuở... vẫn cuồng si em!
         


-------------
bx


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 20/Jun/2008 lúc 5:30pm
TÌNH THƠ THƯƠNG MUỘN
 
                                                  *Chút tình với Ngô Phủ.
 
          Đọc bài thơ vấn vương sầu cảm
          Thấy chạnh lòng viết tạm vài câu
              Người xưa chợt nhớ vì đâu
       Duyên xưa sao bỗng gieo sầu làm chi
          Tình đầu đã mấy khi thỏa nguyện
          Chỉ để người lưu luyến cùng nhau
              Biết ngăn cách, biết buồn đau
       Bơi ra biển nhớ, lội vào sông Tương
          Tơ vò rối vạn đường khôn gỡ
          Ngẩn ngơ hồn than thở băn khoăn
              Trêu ngươi chi đó Xích Thằng
       Vốn không duyên nợ, sao giăng duyên tình?
           Tóc chuyển bạc tưởng mình quên lãng
           Ngần năm xa tưởng cạn niềm thương
              Ngước nhìn nửa mảnh trăng buồn
        À ơi, muôn thuở... vẫn cuồng si em!
         
 
Kính họa : DĨ VÃNG QUA RỒI
 
   Cảm ơn đọc, xẻ chia thông cảm,
   Xin nơi đây họa tạm đôi câu.
     Cuộc đời cuối nẻo về đâu,
Chung quy vui sướng khổ sầu còn chi ?
   Thuở tuổi trẻ yêu thì ước nguyện,
   Chỉ trăng thề quyến luyến bên nhau.
     Nhỡ không may chuốc khổ đau,
Kẻ bơi bể thảm, người vào mạch tương.
   Chuyện bỗng chốc giữa đường gặp gỡ,
   Nghĩ tương lai nghẹt thở băn khoăn,
     "Tên" không gọi, lại kêu "Thằng",
"Môn đăng hộ đối" đem giăng cản tình.
   Nào đốn mạt gồng mình nhạt lãng,
   Trơ mày quên máu cạn vết thương ?
     Cố nhân Hằng Phủ có buồn ?
Một thời đây đã điên cuồng vì em,
 
TDT, JUN-20-08
Ngô Phủ
 
* Nhân tiện, kính tặng :
 
THƯỜNG TÌNH
 
Chuyện xưa "Hộ đối với môn đăng",
Đã tạo biết bao cảnh phũ phàng.
Ỷ phú khinh bần không xứng cấp,
Cho sang miệt khó chẳng ngang hàng.
Nhiều anh "tự tử" tình dang dở,
Lắm chị "quy y" mộng lỡ làng.
Học kẻ thức thời suy luận thế,
May ra không thấy thẹn cưu mang.
 
TDT, JUN-20-08
Ngô Phủ 
 
 



Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 21/Jun/2008 lúc 9:26am
Thái-Dương-Thành, JUN-21-08
 
Kính cụ Giang-Lưu-Tử (Đồng-Lợi),
(Nhờ anh L.V.P., Đồng-Bình, chuyển lại)
 
- Nơi đây NP thay lời cụ, xin cảm tạ "Diễn-Đàn Thân-Hữu Gò-Công". Nhờ co' "THGC" mà cụ và anh Phấn gặp lại cháu.
- Cụ GLT ơi ! Cụ yêu cầu làm kẹt cho cháu quá ! Không bao giờ cháu dám thách đố ai như cụ từng rõ tâm tính của cháu.  Vì, cháu luôn luôn nằm lòng câu "Núi nầy cao còn có núi khác cao hơn".
- Tuy nhiên, để nối lại thời xướng họa thuở cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, cháu đành liều lĩnh vâng lời để cụ cùng các bạn trẻ của cụ NƠI QUÊ NHÀ có dịp mài mực, vẫy tay còn ai chể thì thôi, càng đỡ bận tâm phải không cụ GLT ? (Kính xin quý thi nhân Đồng Hương Gò Công Nơi Hải Ngoại MIỄN HỌA cho).
- Là "Tâm-Sự", mong cụ hiểu cho.
 
TÂM SỰ KHÓ BÀY
 
Uy hùng thấy cảnh nước non mừng,
Kỳ dị đến thời xung thịnh hưng.
Lúc lắm ồn tai bên lũ nhái,
Khi nhiều nhộn mắt trước bầy trùng.
Bợ nâng chồn đám ma thờ phụng,
Quỳ lạy cáo đàn quỷ bái sùng.
Dạn mặt quân hèn danh phản bội,
Thi phân đáng tội thứ điên khùng.
 
TDT, JUN-21-08
Ngô Phủ
 


Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 21/Jun/2008 lúc 9:26am
           
            
           THƯƠNG TÌNH
 
 
       Từ nhà em pháo đỏ hoa đăng
       Biết trách ai đây cảnh phủ phàng
       Lạc bước phong trần đời lắm nẽo
       Niêm phong kỷ vật lệ đôi hàng
       Sông sâu ruộng cạn lìa thôn ấp
       Bến mộng vườn mơ biệt xóm làng
       Nếu lỡ sau nầy em có nhớ
       Xem như thoáng giấc tuổi đa mang


-------------
bx


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 21/Jun/2008 lúc 10:27am
Được thôi , anh Ngô Phủ. Lần này về Đồng Sơn PT cố gắng chuyển lời cho cô Hằng Phủ-nếu cô còn sống . Nghe anh tả mối tình thơ của anh rất cảm thương cho cả hai. Phải , cô Hằng ngày xưa là 1 giai nhân , con nhà giàu , khó người xứng đôi ở nơi làng quê hẻo lánh đó. Anh nhắc PT mới sực nhớ.
Đúng rồi ,hơn nửa thế kỷ qua , chắc gì cố nhân còn ở nơi làng cũ , mà nếu có còn chắc cũng là bà Nội bà Ngoại con cháu đầy đàn rồi anh Ngô Phủ ơi . Có gửi quà cho con cháu người xưa không?
=================================
 
Thân gởi cô láng giềng Đồng-An :
 
QUÀ TẶNG CỐ-NHÂN
 
Chuyển Võ-Thị-Hằng-Phủ lão bà,
Lời thăm, câu chúc tự phương xa,
Lẫn không quên thuở yêu say đắm,
Như vẫn nhớ thời mộng thiết tha.
Đó món tinh thần trao bạn cũ.
Đây quà kỷ niệm tặng người xưa.
Cô nương Bích-Thủy mang về hộ,
Cảm tạ láng giềng nguyện giúp "qua" (*)
 
TDT, JUN-20-08
Ngô Phủ
 
(*) Qua = Tôi, ta...


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 23/Jun/2008 lúc 6:29pm

AI TRẢ LỜI HỘ

   Ngay từ thuở tuổi vừa mười mấy,
   Mỗi lần đi qua lại xóm thôn,
     Thường nghe tiếng mẹ ru con,
Câu ca dao mãi vẫn còn vấn vương.
   Theo truyền miệng thì đường tàu thủy,
   Từ Sàigòn về ghé chợ Dinh,
     Mười lần như một đóng đinh,
Tài công nhắc khách bộ hành lạ quen.
   Lên trên đó chợ phiên đông đảo,
   Xin đừng quên giữa náo thị nầy,
     Chợ Dinh nổi tiếng xưa nay,
Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim.
   Khi hỏi mẹ, mẹ im phăng phắc,
   Quay sang cha, cha lắc đầu hoài.
     Bác Đình Đê (1) cũng chạy dài,
Bác Tư Lầu (2) cũng khoanh tay sượng sùng.
   Ông Từ (3) bậc lão thông cũng né,
   Nhấp nhấp men rượu đế phân bua :
     "Ối thôi ! Chuyện của người xưa,
Hơi nào cật vấn, ai mà biết đâu".
   Nghe tức tối, gải đầu gải cổ,
   Mấy cụ già biết có say sưa,
     Chuyện làng, chuyện xã quanh nhà,
Mà rồi mù tịt thiệt là chán ghê !
   Liều xin phép bàn về nguyên cớ,
   Luận rằng nhà nào đó bán buôn,
     Tài bá, kinh nghiệm thị trường,
Cũng như bộc lộ tình thương đồng đều.
   Cho mỗi đứa gái yêu một sạp(4)
   Bán "chỉ kim" biệt lập hai nơi,
     Người cần may vá buộc rồi,
Đến từng cửa tiệm chớ thời tìm mô ?
   Bốn ông lão giả đò lặng lẽ,
   Mẹ khen con có lý có ngằn,
     Thưởng tô "bì bún" cho ăn,
Xong kêu phụ vác mặt hàng dưới ghe (5)
 
TDT, JUN-23-08
Ngô Phủ
 
(1) Bác Đình Đê thuộc ấp Dồng-Trinh.
(2) Bác Tư Lầu thì sát ranh nhà của cô em láng giềng PT.
(3) Ông Từ là người chăm sóc, quét dọn, nhang đèn cho "Đình chánh" của làng Đồng-Sơn (Đình phụ ở chợ Dinh).
(4) Hy vọng là gia đình nầy mở 2 cửa hàng cho "Con ga'i" hơn là cho con trai.
(5) Ăn chỉ mỗi một tô "Bì bún" mà bắt ra ghe chở hàng đậu ở mé sông, phụ vác nào mấy bó "trỉ, tre, củi đòn", nào mấy thùng dầu hỏa, mấy khập đường táng, v.v... làm NP không đi đánh đáo, đánh trỏng hay phá chùa được mà còn bị mệt đừ. Thế là 2 hôm sau NP dông tuốt về Sàigòn. Đúng là thằng con "đại bất hiếu !
    


Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 23/Jun/2008 lúc 11:00pm
 
         
 
          "...Tàu ô mấy hiệp, chợ Dinh mấy người?
           Mấy người bán áo con trai?
           Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim"
 
          Tôi nghĩ câu ca dao nầy sáng tác trong thời Pháp thuộc. Tàu Tây hay đổ quân vào chỗ chợ Dinh để ruồng bắt người thiếu "Thuế Thân". Tráng đinh hồi đó phải đóng loại thuế nầy. Dân nghèo, cơ cực, làm lụng vất vả chưa chắc đủ ăn, tiền đâu đóng thuế. Thấy tàu "mặt dựng"(tàu ô)tới là chạy trốn ngay. Có khi, một ngày, tàu ô ghé hai ba hiệp(tàu ô mấy hiệp).
           Thời buổi đó, thiệt tình trai tráng trong làng không còn được mấy, lớp đi lính cho Tây, lớp đi Việt Minh, lớp ở tù... cho nên không mấy người bán áo con trai. Hơn nữa dân nghèo tiền đâu mua áo mới, cho nên bán chỉ kim để khâu vá là tốt nhất.
            Nói là có 2 chợ, chợ trong(chợ cũ) và chợ ngoài, nhưng thời đó cũng chẳng ai tha thiết gì buôn bán đâu. Chợ trống,vắng. Vì vậy, kim chỉ đáng lẽ phải được bày bán chung với nhau nhưng tách riêng ra, bán ở hai nơi(có thể thực tế không như vậy), câu nầy vốn để ám chỉ chợ thiếu ngưới bán buôn.
            Suy giải như vậy, không biết có đúng không, mời mọi người góp ý vì tôi không có sống trong thời ấy và cũng không phải người chợ Dinh.


-------------
bx


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 24/Jun/2008 lúc 10:58am
Thái-Dương-Thành, JUN-24-08
 
Kính Đông Quyên thi nhân,
 
- Thuở 12 tuổi (chắc chắn nhớ) có 2 lần về quê thăm nhàtrong nma8m đó. Đi qua Đồng-Bình thăm bà nội, ngang qua nhà bác hai Nhơn, được nghe ít nhất vài lần, dì ba Phấn hát ru con với mấy câu mà DQ thi nhân viết lại. Thuở đó, NP chỉ chộp được có câu "Chợ trong bán chỉ, chợ ngo ài bán kim" cũng đã đủ thấy "kỳ kỳ" thành ra nằm lòng.
- Từ độ ghè vào "Thân Hũu Gò Công", làm NP nhiều khi, như dưới đây :
 
PHÚT NGƯỢC VỀ
 
Buồn buồn hồi tuổng tuổi mười hai,
Câu hát oái oăm khiến nhớ hoài.
Chẳng biết người mô mà cật vấn,
Không quen ai cả để phân bày.
ĐÔNG QUYÊN sốt sắn liền hươi bút,
KIM BÁU chân thành vội trổ tài.
Giúp khắp đồng hương thêm kiến thức,
Quê mình có lắm những hay hay !
 
TDT, JUN-24-08
Ngô Phủ
 
Vả, NP xin :
 
CẢM TẠ THI ÔNG (*)
 
Đ  a tạ quý nhân sốt sắn lòng.
Ô  ng nêu danh dự đất Gò-Công.
N  guyên căn thấu đáo so uyên bác,
G  ốc cội am tường tỏ lão thông.
U  tính ra đi mừng hết cỡ,
Y  ên tâm nối tiếp khoái vô song
Ê  a góp vận không nghe thẹn,
N  gầm đáp thạnh tình thi sĩ Đông.
 
TDT, JUN-24-08
Ngô Phủ.
 
(*) Sẳn đang trên NET, hứng quá nên đã "Quên" mất
chữ "Q". Mong ĐQ thi nhân cảm thông cho vui nhà vui cửa nhé ! NP.


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 25/Jun/2008 lúc 9:43am

Thái-Dương Thành, JUN-24-08

   Nghe đâu còn cỡ đôi tuần,
Cô em PT về thăm quê nhà.
   Tếu vui hỏi ít câu nha !
Giai nhân chớ giận vì ta ....
 
VẤN NÀNG   
 
Rồi em về lại viếng quê hương,
Hỏi có ai theo khách má hường ?
Kéo hộ va li vào tận cửa ?
Dìu dùm gót ngọc bước qua đường ?
Kè vai bát phố say màu mắt ?
Tựa má xem trăng lộng bóng gương ?
Lối cũ, nhà xưa, ôn kỷ niệm ?
Nồng nàn hạnh phúc cặp yêu đương ?
 
TDT, JUN-25-08
Ngô Phủ


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 25/Jun/2008 lúc 12:38pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Ngo Phu

AI TRẢ LỜI HỘ

   Ngay từ thuở tuổi vừa mười mấy,
   Mỗi lần đi qua lại xóm thôn,
     Thường nghe tiếng mẹ ru con,
Câu ca dao mãi vẫn còn vấn vương.
   Theo truyền miệng thì đường tàu thủy,
   Từ Sàigòn về ghé chợ Dinh,
     Mười lần như một đóng đinh,
Tài công nhắc khách bộ hành lạ quen.
   Lên trên đó chợ phiên đông đảo,
   Xin đừng quên giữa náo thị nầy,
     Chợ Dinh nổi tiếng xưa nay,
Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim.
   Khi hỏi mẹ, mẹ im phăng phắc,
   Quay sang cha, cha lắc đầu hoài.
     Bác Đình Đê (1) cũng chạy dài,
Bác Tư Lầu (2) cũng khoanh tay sượng sùng.
   Ông Từ (3) bậc lão thông cũng né,
   Nhấp nhấp men rượu đế phân bua :
     "Ối thôi ! Chuyện của người xưa,
Hơi nào cật vấn, ai mà biết đâu".
   Nghe tức tối, gải đầu gải cổ,
   Mấy cụ già biết có say sưa,
     Chuyện làng, chuyện xã quanh nhà,
Mà rồi mù tịt thiệt là chán ghê !
   Liều xin phép bàn về nguyên cớ,
   Luận rằng nhà nào đó bán buôn,
     Tài bá, kinh nghiệm thị trường,
Cũng như bộc lộ tình thương đồng đều.
   Cho mỗi đứa gái yêu một sạp(4)
   Bán "chỉ kim" biệt lập hai nơi,
     Người cần may vá buộc rồi,
Đến từng cửa tiệm chớ thời tìm mô ?
   Bốn ông lão giả đò lặng lẽ,
   Mẹ khen con có lý có ngằn,
     Thưởng tô "bì bún" cho ăn,
Xong kêu phụ vác mặt hàng dưới ghe (5)
 
TDT, JUN-23-08
Ngô Phủ
 
(1) Bác Đình Đê thuộc ấp Dồng-Trinh.
(2) Bác Tư Lầu thì sát ranh nhà của cô em láng giềng PT.
(3) Ông Từ là người chăm sóc, quét dọn, nhang đèn cho "Đình chánh" của làng Đồng-Sơn (Đình phụ ở chợ Dinh).
(4) Hy vọng là gia đình nầy mở 2 cửa hàng cho "Con ga'i" hơn là cho con trai.
(5) Ăn chỉ mỗi một tô "Bì bún" mà bắt ra ghe chở hàng đậu ở mé sông, phụ vác nào mấy bó "trỉ, tre, củi đòn", nào mấy thùng dầu hỏa, mấy khập đường táng, v.v... làm NP không đi đánh đáo, đánh trỏng hay phá chùa được mà còn bị mệt đừ. Thế là 2 hôm sau NP dông tuốt về Sàigòn. Đúng là thằng con "đại bất hiếu !
    
 
 

LINH TINH CÂU CHUYỆN CHỢ DINH

 

1. Các…chợ Dinh ở đâu ?

 

1.     Chợ Dinh: phường Phú Hậu - tp Huế

2.     Chợ Dinh: phường Nhơn Bình - tp Quy Nhơn

3.     Chợ Dinh: phường 1, thị xã Tuy Hòa (Phú Yên)

4.     Chợ Dinh (tên xưa của Chợ Biên Hòa)

5.     Chợ Dinh: ở Đồng Sơn -  Gò Công

6.    

 

2. Bài hát ru ở Huế có “chợ Dinh” (1),…

 

Ru em, em théc cho muồi (a)
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh

Chợ Dinh bán áo con trai (b),
Triều Sơn (c) bán nón, Mậu Tài (d) bán kim.

 

(a)   “théc cho muồi” : ngủ cho say

 

(b)  “Chợ Dinh bán áo con trai”.

Giai thoại về Định Viễn Quận vương thời gian đầu muộn con, nên thường bỏ tiền mua lụa, sai may thành nhièu  áo con trai rất đẹp, đem qua chợ Dinh bán rất rẻ để cầu con (sau khi sinh Tĩnh Cơ, Định Viễn Quận vương sinh thêm... 42 con trai và 31 con gái) . 

 

(c)   “Triều Sơn bán nón…”.

 

Nón Huế đã hiện diện từ rất lâu. Sách Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn viết : “Thể cách làm nón ở xứ Thuận hoá có phần hơi khác với nón các nơi. Tại làng Triều Sơn và làng Tam Giáp thuộc huyện Phú Vang có những người thợ làm nón rất tinh tế và rất mỏng mảnh “.

Như vậy ngay từ xa xưa (1776 là thời điểm ra đời của Phủ Biên Tạp Lục) nón Huế đã có mặt và Triều Sơn là nơi phát xuất nón Huế (điểm phân biệt là thanh mảnh).

 

(d)  “Mậu Tài bán kim”.

 

Làng Mậu Tài (và làng Triều Sơn trên đây) đều thuộc tổng Mậu Tài (a) ; Mậu Tài có nghề thủ công luyện kim, kéo dây đồng và các sản phẩm kèm theo như kéo, kim may ,...

 

3. Chợ Dinh ở Gò Công:

 

Nhớ ông Huỳnh Đình Khiêm (một trong hai người sáng lập Việt Nam Ngân Hàng) có trưởng nữ tên là Dinh; bà lấy chồng làm hương cả, vị này lập ra chợ tại xã Đồng Sơn lấy tên vợ (Dinh). Chợ Dinh Gò Công không chỉ nổi tiếng với món nem chua mà còn là nơi tấp nập bán buôn tụ hội.

Gò Công vẫn nhớ chợ Dinh ngày trước qua câu hát vọng đến ngày nay:

 

"...Tàu ô mấy hiệp, chợ Dinh mấy người

Mấy người bán áo con trai

Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim"

 

          Ở đây, có cụm từ “bán áo con trai” ở bài hát ru xứ Huế. Không biết giữa hai bài (Huế, Gò Công) có liên quan gì không !?.

 
Cảm ơn thầy Ngô Phủ đã nêu thêm một sự kiện thú vị. 

 

 

 

 __________________________________________________

(1). Một bài khác (ít người biết)

… mà bỏ vô nồi,
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu.
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu,
Mua cau Nam Phố mua trầu chợ Dinh.
Chợ Dinh bán nón quan hai,
Bán thao quan mốt, bán quai năm tiền.

 

(2) Mậu Tài (tổng):

 

·        Tổng Mậu Tài được thành lập thời các chúa Nguyễn gồm 19 xã  (kể cả xã Mậu Tài) và 1 thôn 1 chợ thuộc huyện Phú Vang.

·        Đến thời Gia Long điều chỉnh địa giới tổng Mậu Tài Nội Phủ gồm 14 đơn vị làng xã. Đây là vùng đất gần thủ phủ, kinh thành Phú Xuân, thuận lợi về giao thông đường thuỷ, sớm phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống như chằm nón (Triều Sơn), luyện kim và kéo dây đồng thau (Mậu Tài), làm hoa giấy (Thanh Tiên), sản xuất giấy Dó (Đốc sơ), in tranh mộc bản (Làng Sình),đúc ngang thép (Võng Trì), sơn son thếp vàng (Tiên Nộn)...lại có một số di tích cổ như chùa Sùng Hoá, chùa Thanh Phước, bai đá điêu khắc Chăm (Kỳ thạch phu nhân), có hội vật truyền thống đầu năm ở làng Sình (Lại Ân), hội đua thuyền trên sông Hương...

 

 



-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 26/Jun/2008 lúc 12:06am


  
 
Rồi em về lại viếng quê hương,
Hỏi có ai theo khách má hường ?
Kéo hộ va li vào tận cửa ?
Dìu dùm gót ngọc bước qua đường ?
Kè vai bát phố say màu mắt ?
Tựa má xem trăng lộng bóng gương ?
Lối cũ, nhà xưa, ôn kỷ niệm ?
Nồng nàn hạnh phúc cặp yêu đương ?
 
TDT, JUN-25-08
Ngô Phủ
 
Cảm ơn Ngô huynh đã hỏi. Vâng :
 
Mai này em về viếng quê hương
Chẳng ai theo với như lệ thường
Valise em kéo, quà em xách
Gót chân vấp ngã khổ đôi đường
Nhìn ai bát phố vòng tay ấm
Khiến kẻ lữ hành dạ vấn vương
Lối cũ nhà xưa đầy kỷ niệm
Thôi mình vui với người thân thương.
 
Được không vậy anh Phủ?
 


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 26/Jun/2008 lúc 8:42am
Thái-Dương Thành, JUN-26-08
 
Kính gởi cụ Hoàng-Ngọc-Hùng,
 
CẢM PHỤC
 
Phục thay Hoàng-Ngọc-Hùng tiên sinh,
Vắt não cùng tâm dốc tận tình.
Sưu tập điều hay nêu cặn kẽ,
Luận bày điển cũ viết phân minh.
Công lao chẳng quản, thừa coi trọng.
Hạng mã không màng, dư thấy vinh.
Chùc cụ thọ trường làm lợi ích,
Giúp đàn hậu duệ cháu con mình.
 
TDT, JUN-26-08
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 26/Jun/2008 lúc 8:56am
Thái-Dương Thành, JUN-26-08
 
Đại huynh Tư Phấn giúp dùm cho,
Chuyển cụ Giang-Lưu mấy vận thơ :
Chẳng bạn đồng hương yêu đáp họa,
Thà im lặng tiếng giả....
 
LÀM NGƠ
 
Bớ Giang-Lưu-Tử tiên sinh ơi !
Chẳng chịu ra tay lại mở lời.
Bảo ý cao thâm trêu hẳn bạn,
Cho vần độc hiểm dọa ngầm người.
Hai đường tấn thối chân dừng gót,
Bảy chữ lại qua bút tịt ngòi.
Cụ kết tội đây oan ức quá,
Đồng hương chẳng họa cũng xong thôi !
 
TDT, JUN-26-08
Ngô Phủ
 
==============================
Thái-Dương-Thành, JUN-21-08
 
Kính cụ Giang-Lưu-Tử (Đồng-Lợi),
(Nhờ anh L.V.P., Đồng-Bình, chuyển lại)
 
- Nơi đây NP thay lời cụ, xin cảm tạ "Diễn-Đàn Thân-Hữu Gò-Công". Nhờ co' "THGC" mà cụ và anh Phấn gặp lại cháu.
- Cụ GLT ơi ! Cụ yêu cầu làm kẹt cho cháu quá ! Không bao giờ cháu dám thách đố ai như cụ từng rõ tâm tính của cháu.  Vì, cháu luôn luôn nằm lòng câu "Núi nầy cao còn có núi khác cao hơn".
- Tuy nhiên, để nối lại thời xướng họa thuở cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, cháu đành liều lĩnh vâng lời để cụ cùng các bạn trẻ của cụ NƠI QUÊ NHÀ có dịp mài mực, vẫy tay còn ai chể thì thôi, càng đỡ bận tâm phải không cụ GLT ? (Kính xin quý thi nhân Đồng Hương Gò Công Nơi Hải Ngoại MIỄN HỌA cho).
- Là "Tâm-Sự", mong cụ hiểu cho.
 
TÂM SỰ KHÓ BÀY
 
Uy hùng thấy cảnh nước non mừng,
Kỳ dị đến thời xung thịnh hưng.
Lúc lắm ồn tai bên lũ nhái,
Khi nhiều nhộn mắt trước bầy trùng.
Bợ nâng chồn đám ma thờ phụng,
Quỳ lạy cáo đàn quỷ bái sùng.
Dạn mặt quân hèn danh phản bội,
Thi phân đáng tội thứ điên khùng.
 
TDT, JUN-21-08
Ngô Phủ


Người gởi: đông quyên
Ngày gởi: 26/Jun/2008 lúc 9:15am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Phanthuy


  
 
Rồi em về lại viếng quê hương,
Hỏi có ai theo khách má hường ?
Kéo hộ va li vào tận cửa ?
Dìu dùm gót ngọc bước qua đường ?
Kè vai bát phố say màu mắt ?
Tựa má xem trăng lộng bóng gương ?
Lối cũ, nhà xưa, ôn kỷ niệm ?
Nồng nàn hạnh phúc cặp yêu đương ?
 
TDT, JUN-25-08
Ngô Phủ
 
Cảm ơn Ngô huynh đã hỏi. Vâng :
 
Mai này em về viếng quê hương
Chẳng ai theo với như lệ thường
Valise em kéo, quà em xách
Gót chân vấp ngã khổ đôi đường
Nhìn ai bát phố vòng tay ấm
Khiến kẻ lữ hành dạ vấn vương
Lối cũ nhà xưa đầy kỷ niệm
Thôi mình vui với người thân thương.
 
Được không vậy anh Phủ?
 
 
Thư thả về thăm lại cố hương
Đâu còn má thắm gót chân hường
Valise ì ạch từng con dốc
Quà cáp công kênh mấy nẽo đường
Phố thị xôn xao ầm nhựa sống
Cô phòng u tịch lặng soi gương
Chỉ mong thoáng gặp dư hương cũ
Của thuở tròn trăng yêu với đương


-------------
bx


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 26/Jun/2008 lúc 10:13am
Thái Dương Thành, JUN-26-08
 
Ngồi nán trên máy, thấy hồi âm của cô em láng giềng,
đọc mà buồn buồn rây rứt làm sao đâu !
- Dù thi phẩm không là một bài Đường thi, nhưng cả
chuyến hồi hương, lồng trong khung cảnh đơn độc,
bơ vơ, tay yếu chân mềm mà phải lắm mệt nhọc cam
go, nào tủi thân xót phận độc hành, nào buồn tủi
nhìn người có cặp có đôi còn mình côi lẻ, nào.... duy
còn dồn cảm nghĩ và tình yêu thương cho những
người thân v.v...
- Xen kẽ, kính cảm tạ Đông Quyên thi nhân đã đáp
họa, giúp thêm cho cô em đồng hương PT bớt thấy
lẻ loi. Luôn luôn có các ông anh đồng hương nghĩ đến.
- Thôi cho ông anh đồng hương nầy mượn 5 vần của
cô em láng giềng mà tặng và chúc cô em sớm muộn
rồi sẽ được nghe :
 
NGƯỜI NÓI TIẾNG THƯƠNG 
 
Ôi cũng tài hoa, cũng sắc hương,
Xã giao, xử thế cũng phi thường.
Éo le liễu yếu nhiều giông bão,
Cay nghiệt đào tơ lắm bụi đường.
Trước mặt tươi vui tâm trạng giấu,
Trong lòng thảm não mạch sầu vương.
Thôi đừng buồn nữa, đời đâu lẽ,
Chẳng có được NGƯỜI NÓI TIẾNG THƯƠNG?
 
TDT, JUN-26-08
Ngô Phủ
 
=========================================== 
 
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Phanthuy
  
 
Rồi em về lại viếng quê hương,
Hỏi có ai theo khách má hường ?
Kéo hộ va li vào tận cửa ?
Dìu dùm gót ngọc bước qua đường ?
Kè vai bát phố say màu mắt ?
Tựa má xem trăng lộng bóng gương ?
Lối cũ, nhà xưa, ôn kỷ niệm ?
Nồng nàn hạnh phúc cặp yêu đương ?
 
TDT, JUN-25-08
Ngô Phủ
 
Cảm ơn Ngô huynh đã hỏi. Vâng :
 
Mai này em về viếng quê hương
Chẳng ai theo với như lệ thường
Valise em kéo, quà em xách
Gót chân vấp ngã khổ đôi đường
Nhìn ai bát phố vòng tay ấm
Khiến kẻ lữ hành dạ vấn vương
Lối cũ nhà xưa đầy kỷ niệm
Thôi mình vui với người thân thương.
 
Được không vậy anh Phủ?
 
 
Thư thả về thăm lại cố hương
Đâu còn má thắm gót chân hường
Valise ì ạch từng con dốc
Quà cáp công kênh mấy nẽo đường
Phố thị xôn xao ầm nhựa sống
Cô phòng u tịch lặng soi gương
Chỉ mong thoáng gặp dư hương cũ
Của thuở tròn trăng yêu với đương


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 30/Jun/2008 lúc 9:48am
MANG HỘ NỖI LÒNG
(T/g cô em PT)
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Mai mốt về thăm lại xóm làng.
Hỏi có nôn nao lỏng rộn rã,
Hết sờ đến ngó mớ hành trang ?
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Ôm lấy thằng con đón rước mình,
Thương nhớ vơi đầy ngày tháng lụn,
Hàn huyên mọi nỗi trút tâm tình ?
 
Rồi cô em gái đổng hương quán,
Đứng trước mái nhà thuở bé thơ,
Bụi bám, nhện giăng khung ảm đạm,
Dậy sầu môi mặn lệ hoen mờ ?
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Quỳ trước mộ phần cắm bó hoa,
Thắp nén nhang thơm vương khói tỏa,
Khấu đầu khấn nguyện mẹ cùng cha ?
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Trên chuyến về làng, khứng giúp ta,
Mang hộ nỗi lòng hoài cố quận,
Viếng người, viếng cảnh khắp gần xa.
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Theo gót ông anh ra chợ Dinh,
Thưởng thức cháo lòng, bánh đúc trắng,
Xuân sa hột lựu, tiệm bên đình.
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Cùng viếng các chùa, cầu đá xưa,
Qua miễu Tàu Ô, dòng nước xoáy,
Một thời nổi tiếng có nhiều ma.
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Giã biệt Đồng-Sơn nước mắt trào ?
Không ít thì nhiều nơi cắt rốn,
Chia ly đưa tiễn, khó dìm đau.
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Về lại Hoa-Kỳ với lố hình,
Kỷ niệm những ngày nơi cố quồc,
Ý trung nhân hẳn bảo em xinh ?
 
TDT, JUN-30-08
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 30/Jun/2008 lúc 10:14am
DANH NHÂN VÀ HOẠI TỬ
(Tiếp theo)
 
C)- PHẦN III : PHỤ LỤC
- Các Triều đại ("Liên hoàn họa" sáng tác)
 
01)- NƯỚC VĂN-LANG
 
Lần trang Việt Sử kết bằng thơ.
Dòng họ Hồng-Bàng biết thuận cơ.
XÍCH-QUỶ truyền đời tô đậm vóc,
VĂN-LANG nối tổ mở thêm bờ.
Chiến công Phù-Đổng oai hùng thánh,
Tình tiết Mỵ-Nương thần thoại mơ.
Lừng tiếng Tiên-Rồng chung huyết thống,
Hùng-Vương thế nước rạng màu cờ.
 
TDT, SEP-12-03
Ngô Phủ
 
02)- NHÀ THỤC
 
Hùng-Vương thế nước rạng màu cờ,
Thục-Phán đoạt ngôi thỏa vọng mơ.
ÂU-LẠC xưng hùng gìn giữ lũy,
Thủy-Hoàng ỷ mạnh chiếm chia bờ (*)
Cổ-Loa thành cũ bền lưu thế,
Bách-Việt người xưa khéo luận cơ.
Nước lớn rồi ròng luân chuyển mãi,
Kể sao cho xiết với nguồn thơ?
 
TDT, SEP-12-03
Ngô Phủ
 
(*) Tần-Thủy-Hoàng Đế của Tàu.
 
 


Người gởi: Phanthuy
Ngày gởi: 01/Jul/2008 lúc 12:46am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Ngo Phu

MANG HỘ NỖI LÒNG
(T/g cô em PT)
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Mai mốt về thăm lại xóm làng.
Hỏi có nôn nao lỏng rộn rã,
Hết sờ đến ngó mớ hành trang ?
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Ôm lấy thằng con đón rước mình,
Thương nhớ vơi đầy ngày tháng lụn,
Hàn huyên mọi nỗi trút tâm tình ?
 
Rồi cô em gái đổng hương quán,
Đứng trước mái nhà thuở bé thơ,
Bụi bám, nhện giăng khung ảm đạm,
Dậy sầu môi mặn lệ hoen mờ ?
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Quỳ trước mộ phần cắm bó hoa,
Thắp nén nhang thơm vương khói tỏa,
Khấu đầu khấn nguyện mẹ cùng cha ?
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Trên chuyến về làng, khứng giúp ta,
Mang hộ nỗi lòng hoài cố quận,
Viếng người, viếng cảnh khắp gần xa.
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Theo gót ông anh ra chợ Dinh,
Thưởng thức cháo lòng, bánh đúc trắng,
Xuân sa hột lựu, tiệm bên đình.
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Cùng viếng các chùa, cầu đá xưa,
Qua miễu Tàu Ô, dòng nước xoáy,
Một thời nổi tiếng có nhiều ma.
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Giã biệt Đồng-Sơn nước mắt trào ?
Không ít thì nhiều nơi cắt rốn,
Chia ly đưa tiễn, khó dìm đau.
 
Rồi cô em gái đồng hương quán,
Về lại Hoa-Kỳ với lố hình,
Kỷ niệm những ngày nơi cố quồc,
Ý trung nhân hẳn bảo em xinh ?
 
TDT, JUN-30-08
Ngô Phủ
 
Anh Ngô Phủ ơi ,
Đúng, khen cho người dưng mà sao hiểu PT còn hơn người thân thuộc nữa.
Cám ơn anh rất nhiều. PT lặng lẽ khóc khi đọc những câu thơ chân tình của anh. Cám ơn. Còn mấy ngày nữa PT đi rồi, anh ở lại mạnh khỏe.  Biết được người yêu của anh vừa sang với anh hôm nay , PT xin chúc mừng anh từ nay chấm dứt chuỗi ngày đơn độc , mãi mãi vui tươi và hạnh phúc nha anh Phủ!
 
 


-------------
PhanThuy-CA


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 01/Jul/2008 lúc 9:34am
03)- NHÀ TRIỆU
 
Kể sao cho xiết với nguồn thơ,
Danh tướng Triệu-Đà biết tá cơ.
Tương kế làm sui hầu chiếm nỏ,
Rắp mưu ở rể để xâm bờ.
Mị-Nương non dạ nghe thề hẹn,
Trọng-Thủy bạc tình đạt ước mơ.
Dân đã từng cười Nam-Việt Đế,
Dã tâm dụ gái thả con cờ.
 
TDT, SEP-12-03
Ngô Phủ
 
04)- NƯỚC GIAO-CHỈ
 
Dã tâm dụ gái thả con cờ,
Chớ thị Nhị Trưng chẳng biết mơ.
Khởi nghĩa Mê-Linh vung bạt kiếm,
Truy thù Tô-Định chạy tuôn bờ.
Ba năm GIAO-CHỈ xây nên nghiệp,
Một tướng Phục-Ba đoạt mất cơ (*)
Non nước lâm vào thời Bắc thuộc,
Đau lòng hậu thế buốt hồn thơ.
 
TDT, SEP-13-03
Ngô Phủ
 
(*) Hán Phục-Ba Tướng Quân Mã-Viện.


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 02/Jul/2008 lúc 12:23pm
05)- NHÀ TIỀN LÝ
 
Đau lòng hậu thế buốt hồn thơ,
Thảm não triền miên nối thất cơ.
Hán mất, Ngô lên tham đất địa,
Tấn đi, Lương đến chiếm biên bờ (1)
Lý-Bôn nổi dậy thành công mộng,
Hán-Vũ khuất tùng luyến tiếc mơ (2)
Việt-Đế mở màn gầy thế nước,
VẠN-XUÂN độc lập phất trương cờ.
 
TDT, SEP-14-03
Ngô Phủ
 
(1) Hán, Ngô, Tấn, Lương : Các tộc họ cai trị nước Tàu.
(2) Hán-Vũ Đế bên Tàu.
 
06)- NHÀ NGÔ
 
VẠN-XUÂN độc lập phất trương cờ.
Nội loạn tranh quyền lắm kẻ mơ.
Họ Khúc(1) ba đời gìn lấy nước,
Tướng Dương(2) một dịp đấp thành bờ.
Vô mưu Hoàng-Tháo (3) lầm toi mạng,
Đắc thế Ngô-Quyền biết chuyển cơ.
Trấn Cổ-Loa thành xây tự chủ,
Uổng thay nghiệp vắn bởi con thơ,
 
TDT, SEP-14-03
Ngô Phủ
 
(1) Khúc-Thừa-Dụ, Khúc-Hạo, Khúc-Thừa-Mỹ.
(2) Dương-Diên-Nghệ.
(3) Thái tử Hoàng-Tháo, con vua Nam Hán Lưu-Cung. 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 03/Jul/2008 lúc 9:04pm
07)- NHÀ ĐINH
 
Uổng thay nghiệp vắn bởi con thơ,
Gia phả Ngô triều sớm tiệt cơ.
"Thập Nhị Sứ Quân" quỳ hiến đất,
"Một Đinh-Bộ-Lĩnh" dựng nên bờ.
Tiên-Hoàng lấp lửng tâm cây cỏ (1)
Ph-Đế ngây ngô tuổi trái mơ (2)
"Thập-Đạo Tuống Quân" nhân hảo dịp,
Diệt ngay "Đinh thị" đổi thay cờ.
 
TDT, SEP-14-03
Ngô Phủ
 
(1) Tiên Đế Đinh-Bộ-Lĩnh nhẹ dạ bỏ con trưởng lập thứ.
(2) Phế Dế : Vệ-Vương Đinh-Tuệ, mới 6 tuổi.
(3) Thập-Đạo Tướng Quân Lê-Đại-Hành
 
08)- NHÁ TIỀN LÊ
 
Diệt ngay Đinh thị đổi thay cờ,
Giặc Tống bàng hoàng ngỡ giấc mơ.
Lê-Đại-Hành lo ngăn trước địch,
Hầu-Nhân-Bảo đến thác bên bờ.
Phá thành Chiêm-Quốc trừ nhi tác,
Bình mọi Hà-Man liệu kiến cơ (*)
Long-Đĩnh bạo dâm trời sớm phạt,
Nghiệp tàn vì trẻ quá còn thơ.
 
TDT, SEP-14-03
Ngô Phủ
 
(*) Hà-Man gồm có 49 Động Chủ.


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 04/Jul/2008 lúc 5:39pm
09)- NHÀ LÝ
 
Nghiệp tàn vì trẻ quá còn thơ,
Họ Lý lên thay thụ đắc cơ.
Trải chín đời vương an thế nước,
Quá hai thế kỳ vững biên bờ (1)
Nam chinh Chiêm quốc đừng toan mộng,
Bắc phạt Tống trào chớ muốn mơ.
Vang dội muôn phương danh Kiệt, Đản (2)
Lân bang nghe tiếng chạy quăng cờ.
 
TDT, SEP-15-03
Ngô Phủ
 
(1) Đúng là 216 năm.
(2) Ông Lý-Thường-Kiệt và ông Tôn-Đản đã chia nhau đánh chiếm lấy Quảng-Đông vá Quảng-Tây của nhà Tống.
 
10- NHÁ TRẦN
 
Lân bang nghe tiếng chạy quăng cờ,
Đến lúc suy đồi chưa tỉnh mơ.
Trần-Thủ-Độ kia bày độc kế,
Lý-Chiêu-Hoàng nọ nhượng nguyên bờ.
Đánh quân Mông-Cổ tan hàng ngũ,
Bình đất Chiêm-Thành lập đội cơ..
Trăm tám mươi năm Trần tộc trị (*)
Non sông gấm vóc thật nên thơ.
 
TDT, SEP-15-03
Ngô Phủ
 
(*) Nhá Trần trị vì 175 năm và nhà Hậu Trần cai trị 7 năm. Tổng cộng lá 182 năm.


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 05/Jul/2008 lúc 4:21pm
11)- NHÀ HỒ
 
Non sông gấm vóc thật nên thơ,
Có mượn có vay trả có cơ.
Thiếu Đế Trần triều nằm đợi sữa (*)
Quý Ly Hồ tộc soán giành bờ.
Trổ tài trăm việc chừng canh luận,
Ngồi vị bảy năm chỉ khắc mơ.
Minh tặc mượn đường sang trục lợi,
Than ôi ! Thua được giữa bàn cờ.
 
TDT, SEP-16-03
Ngô Phủ
 
(*) Thiếu Đế mới lên 3 tuổi.
 
12)- NHÀ LÊ
 
Than ôi ! Thua được giữa bàn cờ.
Lê-Lợi mười năm ủ ấp mơ.
Bình-Định (*) dăm phen thua mất vía,
Chí-Linh ba lược trấn gìn bờ.
Còng Hoàng-Phúc trước, gây thanh thế,
Chém Liễu-Thăng sau, chiếm thượng cơ.
Dựng nghiệp Lê triều trăm tuổi chẳn,
Phúc trời vận mệnh tại thiên thơ.
 
TDT, SEP-16-03
Ngô Phủ
 
(*) Bình-Định-Vương : Danh xưng của ông Lê-Lợi lúc khởi nghĩa. 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 06/Jul/2008 lúc 11:25am
13)- NHÀ NGUYỄN TÂY-SƠN
 
Phúc trời vận mệnh tại thiên thơ
Mà cũng do người mưu với cơ.
Trịnh-Nguyễn phân quyền gầy dựng thế,
Tây-Sơn khởi nghĩa tóm thâu bờ.
Trước thay Lê nghiệp, quân hàng giặc (*)
Sau đánh Thanh man, lũ hám mơ.
Công đức Quang-Trung rền vạn thuở,
Tiếc thay con cháu sớm buông cờ.
 
TDT, SEP-17-03
Ngô Phủ
 
(*) Vua Lê-Chiêu-Thống rước quân nhá Thanh về toan giành lại ngôi.
 
14)- NHÀ NGUYỄN GIA-LONG
 
Tiếc thay con cháu sớm buông cờ,
Nguyễn-Ánh ôm thù cả ngủ mơ.
Bảy nổi bôn đào qua tứ xứ,
Ba chìm tấp giạt vượt muôn bờ.
Quân yêu quyết chí phơi thân xác,
Tướng phục liều mình thúc động cơ.
Tạo nghiệp đế triều non kỷ rưởi,
Gom từng trang sử kết thành thơ.
 
TDT, SEP-17-03
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 12/Jul/2008 lúc 10:44am
NPNA tiếp theo
 
THÂM TÌNH
 
Bao phen em đến viếng tình lang,
Bằng nẻo Hàng-Không thấy dễ dàng.
Nay vượt đường trường ngàn dặm chẳn,
Bụi vương tóc rối tấm thân vàng.
 
Chuyến xe đổ khách xế ngang chiều,
Nắng Phượng-Hoàng Thành tựa lửa thiêu,
Trông dáng người yêu phờ phạc sắc,
Khiến lòng cảm kích biết bao nhiêu.
 
Thương quá ! Đào thơ vóc liễu gầy,
Mà rồi bưng, kéo cả đôi tay.
Nào soài, nào mít, nào thang thuốc,
Mang đến cho anh mệt chẳng nài.
 
Tình em nặng quá lấy gỉ cân ?
Ôm xiết thêm lần tỏ cảm ân.
Thêm nụ hôn dài thay tiếng nói :
"Yêu em nhất xứ cõi dương trần".
 
TDT, JUL-01-08
Ngô Phủ
 
TUYỆT TÌNH CA
 
Bao nhiêu lần trước giây đưa tiễn,
Ôm xiết chặt nhau thổn thức lòng.
Hẹn sớm tương phùng vui cá nước,
Một trời hạnh phúc trải mênh mông.
 
Rồi con chim sắt rời phi đạo,
Dường thấy tay em vẫy vẫy chào.
Dường thấy môi em lưu luyến nói,
Ngàn lời tha thiết gởi cho nhau.
 
Sáng nay, đưa tiễn thêm lần nữa,
Chờ chuyến xe đò đến rước em.
Đôi mắt đôi mình người một hướng,
Mỗi câu giã biệt khó khăn tìm.
 
Và xe lăn bánh vào xa lộ,
Ta nối theo sau một đoạn đường,
Cho trọn tình nồng em hiến tặng,
Một thời sóng dậy bể yêu đương.
 
Bạo phát đương nhiên phải bạo tàn,
Có đâu xa lạ cõi nhân gian.
Hôm nao em đến như giông bão,
Trở gót giờ đây cũng bất thần.
 
Thà em nói thẳng không chơi nữa,
Mợt kẻ già nua cảnh khốn cùng,
Chẳng điện cung son, kho báu ngọc,
Cho em ngồi ngự giữa hoàng cung.
 
Thà em nói thẳng không chơi nữa,
Hơn lạnh lùng buồn ủ rũ hoa.
Hơn bảo AZ trời nóng quá,
Thái Dương Thành giống bãi tha ma.
 
Thà em nói thẳng không chơi nữa,
Thung Lũng Hoa Vàng kẻ đón đưa.
Thung Lũng Hoa Vàng nhiều trác táng,
Cho em hưởng thụ tuổi về già.
 
Thà em nói thẳng không chơi nữa,
Hơn bảo thân tình khó cách xa,
Vụn dại ra đi chừ hối tiếc,
Nên đành trổi giọng : TUYỆT TÌNH CA
 
TDT, JUL-05-08
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 14/Jul/2008 lúc 10:59am
NPNA tiếp theo
 
ỨC OAN
 
Nở đổ cho ta tạo bẽ bàng,
Đuổi xua xua đuổi bạn tình lang.
Lời ngay chẳng thuận đem suy rộng,
Lý thiệt không ưng  mượn luận ngang.
Ủ dột chau mày gương ngọc diện,
Đầm đìa đẵm lệ má hồng nhan.
Khư khư chủ ý theo đường rẽ,
Trách ngược cố nhân kẻ phụ pháng.
 
TDT, JUL-14-08
Ngô Phủ
 
ÔNG LÁI ĐÒ
 
Trời phạt trọn đời kiếp lái đò,
Biết thân thủ phận há so đo.
Mưa dầu khách gọi mau quay mũi,
Nắng lửa người sang vội tách bờ.
Lúc đến nồng nản sông dậy sóng,
Khi đi lặng lẽ bến giăng tơ.
Lạnh lùng ngày tháng còn bao nữa ? 
Soi bóng nhão nhừ tóc bạc phơ.
 
TDT, JUL-14-08
Ngô Phủ
 


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 15/Jul/2008 lúc 10:03am
Thái-Dương-Thành, JUL-15-08
 
- Nhân NP gởi bài thơ "TÂM-SỰ KHÓ BÀY" :
- THUẬN ĐỌc :
 
TÂM SỰ KHÓ BÀY
 
Uy hùng thấy cảnh nước non mừng,
Kỳ dị đến thời xung thịnh hưng.
Lúc lắm ồn tai bên lũ nhái,
Khi nhiều nhộn mắt trước bầy trùng.
Bợ nâng chồn đám ma thờ phụng,
Quỳ lạy cáo đàn quỷ bái sùng.
Dạn mặt quân hèn danh phản bội,
Thi phân đáng tội thứ điên khùng.
 
TDT, JUN-21-08
Ngô Phủ
 
- NGHỊCH ĐỌC :
 
TÂM SỰ KHÓ BÀY
 
Mừng non nước cảnh thấy hùng uy,
Hưng thịnh xung thời đến dị kỳ.
Nhái lũ bên tai ồn lắm lúc,
Trùng bầy trước mắt nhộn nhiều khi.
Phụng thờ ma đám chồn nâng bợ,
Sùng bái quỹ đàn cáo lạy quỳ.
Bội phản danh hèn quân mặt dạn,
Khùng điên thứ tội đáng phân thi.
 
TDT, JUN-21-08
Ngô Phủ

Thì các cụ (cỏn tại thế) như Bát-Giới-Tử, Giang-Lưu-Tử, Phong-Trấn-Tử v.v... cho là khó họa vì "Thuận-Nghịch đọc" nên im luôn. Mãi đến tối hôm qua, nhờ "Chat" với Bát-Giới-Tử (anh Tư LVP, con của bà mẹ nuôi của NP) thay lời các cụ GLT, TPT qua bài thơ :

GỞI TÙNG-TIÊN-TỬ (1)
(Bài xướng)
 
Chịu thua không dám họa Tùng-Tiên
Thủ phận Bình-An (2) xếp bút nghiên
 Tài đó tung ra vây tứ phía
Sức đây chống lại chuốc muôn phiền
Mơ ngày tái ngộ chờ bao dịp,
Ước dịp tương phùng đợi lắm phen
Nối chén men xưa dang dở tiệc (3)
Người vào lửa loạn kẻ bon chen
 
Giang-Lưu-Tử/Bát-Giới-Tử
 
(1) Bút hiệu của Ngô Phủ thuở rong chơi thi phú với các cụ.
(2) GLT ở ấp Đồng-An. BGT ở ấp Đồng-Bình.
(3) Lần cuối họp mặt ở Quán Thịt Rừng Phan-Thi-Tảo, ái nữ của cụ Phan-Như-Liễu (vị Đại-Lão-Tử thuở bấy giờ), vào cuối Tháng 5 năm 1968 khi NP có dịp ở lại Sàigòn đôi tuần.
 
QUÁ NHÂN NHƯỢNG
(Bài họa)
 
Hai ấp Bình-An có nhị tiên,
Kẻ vai mang bút, kẻ mang nghiên.
Giang-Lưu độc ẩm xa ô trọc,
Bát-Giới trường chay lánh lụy phiền. 
Ngao ngán tình đời thôi mượn dịp,
Não nùng thế sự hết đòi phen.
Phục thay ! Giữa đại lao tù ngục,
Chẳng bận tâm hồn gót lấn chen.
 
TDT, JUL-15-08
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 16/Jul/2008 lúc 11:25am
NPNA tiếp theo
 
MỐI TÌNH ĐẦU ?
 
Xui chi khoảnh khắc trong giây phút,
Hai đứa gặp nhau giữa tiệc nào,
Bất chợt chút gì lưu luyến mắt,
Bâng quơ hò hẹn chuyện đầu câu.
 
Mấy mùa thu úa qua nhanh quá !
Lần lửa thoi đưa tóc bạc màu.
Thoáng nhớ dạo quanh bờ viễn mộng,
Thành sầu không đấp lúc càng cao.
 
Cho hay vạn sự có căn duyên,
Đặt để trong tay Tạo hóa quyền,
Tan hợp chu kỳ thời điểm định,
Dễ gi` nhấn loại cãi Huyền Thiên ?
 
Vô tận không gian muôn tọa độ,
Siêu linh cách cảm nối thần giao,
Đường dây dẫn lối nhằm phương hướng,
Tái ngộ bây giờ ta có nhau.
 
Cùng trót sinh lầm sai thế hệ,
Cùng nghe mất mát tuổi đương hoa,
Cùng qua hốt hoảng bao dâu bể,
Còn lại gùi đây tuổi xế tà ?
 
Em ơi ! Em bảo yêu rồi đó !
Thì bán não nùng vạn khổ đau,
Chung thủy cuối đời mình sóng bước,
Sống cho hạnh phúc : Mới tình đầu?
 
TDT, DEC-26-07
Ngô Phủ
 
NGƯỜI TỪ CÕI NGOẠI
 
Từ tinh cầu ngoài nhãn quang nhân loại,
Thu không gian, xẻ lối dải Ngân-Hà,
Vượt con thuyền siêu tưởng đến thăm ta,
Nàng lồ lộ quả là Thần-Vệ-Nữ.
 
Ta bàng hoàng, mắt sững sờ tột độ,
Đôi chân sa đáy hố tự bao giờ.
Giữa màn đêm đồng lõa của tội đồ,
Dẫu có hối, cơ hồi không lối thoát.
 
May mắn thay ! Ta vẫn còn sáng suốt,
Từng canh chầy hời hợt gót thời gian,
Giữa khung trời bới cảnh một bình an,
Nàng dìu khẻ tá dần vào giấc ngủ.
 
Giọng oanh vàng mơn man từng hơi thở,
Du hồn người chối bỏ vạn ưu tư,
Ru lòng người như nhẹ bước vào mơ,
Một thư thái không bờ không giới tuyến.
 
Đêm từng đêm, ta mọc mời nàng đến,
Rồi hình dung uyển chuyển vóc thân ngà,
Mắt dịu dàng môi nở vạn muôn hoa,
Rót ngọt lịm vạn vần thơ bất tận.
 
OKC, DEC-02-2000
Ngô Phủ


Người gởi: Ngo Phu
Ngày gởi: 17/Jul/2008 lúc 11:13am
NPNA tiếp theo
 
SAO MỖI MỈNH TA ?
 
   Người ta có cặp có đôi,
Sao ta chiếc bóng lẻ loi thế nầy ?
   Đếm theo vụn vỡ tháng ngày,
Buồn chôn thầm kín thở dài thê lương.
   Thiếu từng giọng nói yêu đương,
Bên tai to nhỏ lời thương nhiệm mầu.
   Thiếu từng ánh mắt trao nhau,
Chứa chan muôn vạn ngàn câu đậm đà.
   Thiếu từng cử chỉ thiết tha,
Nói lên đắm đuối vượt qua ải sầu.
   Thiếu từng tựa má kê đầu,
Tay truyền hơi ấm xiết nhau nồng nàn.
   Thiếu từng giây phút chiếu chăn,
Ngất ngây nhịp thở tràn dâng ân tình.
   Thiếu từng nủng nịu : "Kìa anh",
Thiếu từng âu yếm "Này mình" đậm sâu.
   Ta đi qua cuộc bể dâu,
Ta về lạc cõi gục đầu lưu vong.
   Hoài công nhen nhúm lửa lòng,
Cố tìm tri kỷ hằng mong hằng chờ.
   Tháng ngày rơi rụng bơ vơ,
Tội cho mái tóc bây giờ trắng phau.
   Tìm đâu một cánh hoa đào,
Giúp ta quên mất thành sầu thiên thu?
 
TDT, AUG-24-01
Ngô Phủ
 
YÊU EM
 
Gặp em thuở ấy trong giây phút,
Vạn kỷ ta mơ một bóng hồng.
Nghìn trận bão lòng tim thổn thức,
Mà người gieo thảm biết hay không ?
 
Em nét thờ ơ vẻ lạnh lùng,
Nhìn đời nửa mắt, bĩu môi cong.
Kiêu kỳ, vái nhún, cười mim mỉm,
Sao ở lòng tá vẫn nhớ nhung?
 
Tôi đã yêu em từ độ đó,
Để rồi chấp nhận chuốc thương đau.
Để nghe buốt nhói lòng đơn lạnh,
Bấm đốt tay xương đếm tuổi sầu.
 
Bất chợt hôm nao xui tái ngộ,
Ngỡ trời dong ruỗi cuộc tương giao.
Dâu hay choáng váng lên mày mặt,
Em có chồng con tự thuở nào.
 
Vũ trụ như chừng xụp đổ thôi.
Hồn tôi như đã chết đi rồi.
Tim tôi rướm máu, đong băng giá,
Ủ mộng bây giờ mộng tả tơi.
 
Tình nào đành trả lại trăng sao,
Cho đẹp lòng em khách má đào.
Cho hạnh phúc nào em thụ hưởng,
Mặc tôi trở gót mượn chiêm bao.
 
Yêu nhiều nhận được có bao nhiêu ?
Dẫu biết rằng yêu sẽ khổ nhiều,
Mà ngọn trào lòng luôn nức nở,
Mấy ai hờ hững với tình yêu ?
 
EVERETT, MA, OCT-14-87
Ngô Phủ 


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 17/Jul/2008 lúc 9:10pm
 



-------------
hoangngochung@ymail.com


Người gởi: Hoang_Ngoc_Hung
Ngày gởi: 17/Jul/2008 lúc 9:39pm

.

GẶP NHAU LÀM NGƠ

***

Nhớ khi xưa lạ nhau,

chung một đường kẻ trước, người sau.
Chàng lặng đi theo nàng,
hát vu vơ mấy câu nhạc tình.


Nàng làm như vô tình,
gái đoan trang dễ đâu làm quen.
Lối đi qua nhà em

nghe nồng nàn mùi Dạ Lý thật thơm.

Khi đêm sang đom dóm đong đưa,
giờ nàng đã ngủ chưa?
Đi lang thang khuya lắc khuya lơ,
đèn nhà ai tắt sớm.
Gom suy tư thao thức đêm mơ,
chàng bèn viết lá thơ.
Hai hôm sau mới dám đưa thư,
nàng nhận nhưng làm ngơ.

Nhớ khi xưa còn thơ,
tuy thương thầm nhìn nhau cứ lặng câm.
Chuyện tình yêu ban đầu,
mấy ai may mắn chung nhịp cầu.


Nàng đội hoa theo chồng,
nước mắt tôi rớt bên bờ sông.
Đã không như là mơ,
nếu tình cờ gặp xin cứ làm ngơ

 
.

 

Nhạc và lời: Trần Thiện Thanh

 

 

1.     Ca sĩ Tường Vân : http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Zqn6N1o-rq - 2.     Ca sĩ Thái Tài: http://www.cakhucvietnam.com/Song14330.aspx - 3.     Ca sĩ Nguyễn Hoàng Nam: http://nhac.vietgiaitri.com/Bai-Hat/Gap-nhau-lam-ngo-17954.vgt - 4.     Ca sĩ Thu Hiền: http://www.vnmusic.com.vn/music/index.php?aid=nghenhac&id=1186

 

 



-------------
hoangngochung@ymail.com



Print Page | Close Window

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a - http://www.webwizforums.com
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info