Vườn TÂM LINH
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Tâm Tình
Forum Discription: Giải bài tâm sự về gia đình, xã hội hay chính mình về điều gì đó.
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=8918
Ngày in: 14/Nov/2024 lúc 9:05pm Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Vườn TÂM LINH
Người gởi: mykieu
Chủ đề: Vườn TÂM LINH
Ngày gởi: 20/Jun/2013 lúc 12:16am
Thường hay Vô thường?
Nỗi buồn của đại gia đất Cảng bị 'xiết'… mộ triệu đô
(VTC News) – Mới đây, dư luận Hải Phòng xôn xao chuyện một đại gia bị ngân hàng “xiết” mảnh đất có ngôi mộ triệu đô.
http://vtc.vn/394-264636/phong-su-kham-pha/nha-sang-che-dat-cang-muon-chuyen-giao-tat-ca-may-moc.htm -
| Kỳ 1: Nhà sáng chế tài năng
Cách
đây gần chục năm, người dân cả nước được dịp xôn xao về công trình lăng
mộ trị giá gần 1 triệu USD của đại gia đất cảng Vũ Hồng Khánh (Kiến An,
Hải Phòng).
Mấy ngày nay,
người dân đất Cảng lại xôn xao với câu chuyện một ngân hàng đang tìm
cách xử lý tài sản, là mảnh đất có ngôi mộ này.
Là người từng được ông Khánh dẫn đến thăm ngôi mộ gần 10 năm trước, tôi thực sự choáng với công trình đồ sộ này.
Ông
Vũ Hồng Khánh không đơn giản chỉ là xây cho vợ chồng mình một ngôi mộ,
mà ông muốn biến quần thể lăng mộ thành một công viên đồ đá có ý nghĩa
về mặt văn hóa, điêu khắc.
| Ông Vũ Hồng Khánh trước trung tâm phần mộ
| Chuyện
về ngôi mộ kỳ lạ ấy dần chìm vào ký ức, cho đến một ngày, ông Khánh
điện thoại cho tôi, giọng buồn rầu: “Đời chú buồn quá, nhục quá cháu ạ.
Từng này tuổi đầu, về với đất đến nơi rồi, lại gặp chuyện chẳng ra đâu
vào đâu.
Nhà đất, trụ sở công
ty thì bị thu hồi chưa được đền bù, ngôi mộ bị ông con đem cắm ngân
hàng, giờ có nguy cơ bị xiết nợ nốt, thì đời chú chắc chết chẳng có chỗ
chôn”.
Nghe câu chuyện buồn
bã ấy, tôi về ngay Hải Phòng, tìm gặp người kỹ sư già nổi danh đất Cảng
một thời cả về tiền bạc lẫn danh tiếng.
Ông
Khánh tiếp tôi trong căn biệt thự rộng mênh mông mà buồn tẻ, chỉ có cặp
vợ chồng già. Với mái tóc bạc như cước, ông Vũ Hồng Khánh già hơn so
với tuổi 75 của mình.
| Ngôi mộ và tòa biệt thự nằm trên phần đất bị xiết nợ
| Năm
1967, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng Vũ Hồng Khánh không
chịu làm việc ổn định ở đâu vì muốn có nhiều thời gian để nghiên cứu
sáng chế các loại máy móc.
Một
lần ra Đồ Sơn tắm, Khánh chứng kiến cảnh hàng trăm cô gái thôn quê dùng
chiếc "bàn chải" làm bằng gốc tre tua tủa rễ kiên trì nghiền tôm cá
thành bột để làm mắm.
Tò mò
lại gần, Khánh đau xót khi thấy đôi bàn tay của các thiếu nữ có những
ngón tay bợt bạt, nhăn nheo vì bị râu tôm, càng cua, xương cá muối mặn
hủy hoại.
Hình ảnh những thôn nữ trẻ trung mà khi nói chuyện cứ giấu đôi tay trong áo khiến mấy đêm liền Khánh trăn trở.
| Ông Khánh và chiếc máy chết biến rác thải thành nhiên liệu.
| Khánh
tìm gặp ông Đỗ Lộc, khi ấy là Chủ nhiệm HTX Duyên Hải hỏi: "Sao HTX
mình không dùng máy để nghiền tôm cá?". Ông Đỗ Lộc cười: "Từ xưa đến giờ
làm gì có máy làm ra mắm đâu".
Khánh
thức khuya để kẻ vẽ, rồi tạo ra một chiếc máy trông như cái cối xay gồm
các bánh răng và thớt nghiền bằng thép. Khánh chở chiếc máy ấy tặng cho
HTX Duyên Hải.
Hôm vận hành,
ai cũng ngỡ ngàng. Tôm, cua, cá đổ vào máy trong chớp mắt là ra bột, ra
bã. Nó có công suất bằng cả 200 cô gái ở HTX miệt mài làm thủ công.
Từ bấy, 200 nữ công nhân được chuyển sang nghề làm thêu ren. Ông Chủ nhiệm HTX Duyên Hải Đỗ Lộc cảm kích tặng Khánh 5.000 đồng.
Khánh dùng số tiền này mua một mảnh đất 420 m2 và ngôi nhà hai tầng ở phố Tô Hiệu (TP Hải Phòng).
| Ông Khánh và máy tách Hydro từ nước để làm nhiệt hàn, do ông sáng chế.
| Cũng
từ đó, cả nước dùng chiếc máy nghiền cua cá làm mắm, nhưng ít ai biết
rằng, sản phẩm đó là của chàng kỹ sư trẻ Vũ Hồng Khánh.
Những
năm đất nước còn chiến tranh, các xí nghiệp của Nhà nước toàn làm thủ
công, vừa tốn sức lao động lại kém hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà kỹ sư
Khánh có dịp tung hoành, bộc lộ tài năng.
Ông
đã nghiên cứu chế tạo thành công khá nhiều loại máy móc tự động hóa
như: Máy chế biến xà phòng, máy ép mùn cưa, máy cải tạo đồng cói, máy ép
cói, máy chẻ cói, máy đan cói xuất khẩu, máy cày, máy gặt, máy tuốt
lúa, máy cắt cỏ...
Năm 1989,
Nhà nước cho phép thành lập doanh tư nhân, ông Khánh đã thành lập doanh
nghiệp Khánh Hòa. Tên doanh nghiệp ghép tên ông với tên người con trai
Vũ Đức Hòa. Đây là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Hải Phòng.
Doanh
nghiệp có cả chục dây chuyền, máy móc sản xuất tự động các sản phẩm
bằng nhựa. Sản phẩm của Khánh Hòa có mặt trên khắp đất nước.
| Máy thái sắn tự động
| Một
sáng chế làm ngạc nhiên cho giới khoa học nước ta hồi cuối thế kỷ 20
của ông Vũ Hồng Khánh là dây chuyền sản xuất vành xe đạp Inox tự động.
Chi
phí chế tạo dây chuyền chỉ bằng 1/20 giá trị thiết bị nhập ngoại và sản
phẩm vành xe đạp Inox của Khánh Hòa chỉ bằng 1/6 giá thành vành xe đạp
Nhật Bản.
Sản phẩm do ông chế tạo đã xuất đi nhiều nước. Chính công trình này đã góp phần làm sống dậy ngành sản xuất xe đạp trong nước.
Sản phẩm dây chuyền sản xuất vành xe đạp Inox tự động đã đoạt giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC).
| Máy sản xuất vành xe đạp inox tự động
| 7
lần ông Khánh mang sản phẩm của mình đi tham dự Hội chợ hàng công
nghiệp Việt Nam thì 7 lần đoạt huy chương vàng, bởi không có sản phẩm
nào chất lượng tốt mà giá lại rẻ như chiếc vành xe đạp Inox do ông sáng
chế.
Đang ăn nên làm ra thì
doanh nghiệp này phải di chuyển ra ngoài khu dân cư do ô nhiễm. Tuy
nhiên, đến nay, việc đền bù vẫn chưa thỏa đáng.
Cả
chục năm theo đuổi kiện cáo, không thiết gì làm ăn nữa, vả lại nền công
nghiệp xe đạp cũng lụi tàn, trong khi không đổi hướng kinh doanh nên từ
vị trí một đại gia, ông Khánh dần biến mất trên biểu đồ doanh nghiệp
đất Cảng.
Cả đời ông chỉ biết cống hiến cho khoa học, dành hết tâm trí cho khoa học nên đâu có hiểu được những lắt léo của cuộc đời.
Không
thiết làm ăn nữa, chán đấu đá cuộc đời, ông Vũ Hồng Khánh làm một việc
kỳ quặc, ấy là xây mộ cho vợ chồng mình, khi ông vừa đến tuổi 60.
Làm xong ngôi mộ, ông lại lao vào nghiên cứu và sáng chế ra nhiều thứ có giá trị.
| Máy phát điện di động do ông Khánh sáng chế
| Ông Khánh từng dẫn tôi tham quan khu nhà xưởng sáng chế của ông. Có tới cả chục máy móc được ông sáng chế và thử nghiệm.
Đình đám nhất là hệ thống xử lý rác tự động, biến rác rưởi thành chất đốt, thậm chí tách xuất thành xăng, dầu.
Rồi
máy ép dầu điều tự động, máy sản xuất điện di động, máy nghiền sắn tự
động, máy sản xuất ôxi từ nước lã làm nhiên liệu hàn. Ông còn ấp ủ tham
vọng dùng nước lã làm nhiên liệu chạy ôtô.
Các sáng chế của ông được người con trai Vũ Văn Hòa từng bước đưa vào ứng dụng. Tuy nhiên, thất bại nhiều hơn thành công.
Mấy
lần do bất cẩn, hệ thống xử lý rác thải tự động bốc cháy, tiêu tan
nhiều tỉ đồng. Và kết cục, đến ngôi mộ của bố cũng bị anh đem gán nợ
ngân hàng, để đến mức, nhà nghiên cứu, đại gia lừng danh đất Cảng một
thời có nguy cơ phải ra đường ở.
(Còn tiếp…)
Dư Đông
------------- mk
|
Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Jun/2013 lúc 12:25am
Thường hay Vô thường?
Kỳ công lăng mộ triệu đô bị “xiết nợ” ở Hải Phòng
(VTC News) - Tổng số tiền ông Khánh bỏ ra để mua mảnh đất dựng mộ rộng 3.000m2 là 9 tỷ đồng. Kỳ 2: Kỳ công xây mộ
Nhắc
đến công trình lăng mộ thời hiện đại ở Việt Nam, thì nhiều người quan
tâm về vấn đề âm phần đều biết đến lăng mộ rộng 5 héc-ta của gia tộc họ
Trần ở Thái Bình.
Nhiều người khâm
phục sự độc đáo của hầm mộ bạc tỷ trên đỉnh núi ở Lương Sơn, Hòa Bình.
Rồi lăng mộ rộng cả héc-ta có những vườn cây đầy hoa trái ở Chí Linh,
Hải Dương…
Nhưng sự cầu kỳ và
tài hoa thì ít có lăng mộ hiện đại nào ở đất Việt có thể sánh với quần
thể lăng mộ của ông Vũ Hồng Khánh ở Hải Phòng.
| Trung tâm mộ phần trong khu lăng mộ của ông Vũ Hồng Khánh.
| Bất
kỳ ai bước chân qua cánh cổng, vào khu lăng mộ ông xây dựng, đều không
có cảm giác ớn lạnh như khi đi vào những khu mộ, nghĩa địa khác.
Những
người viếng thăm có cảm giác như đi vào một khu vực thanh tịnh với
những công trình văn hóa hết sức đặc sắc, thể hiện một tâm hồn tài hoa,
hâm sáng tạo và rất đặc biệt của gia chủ.
Ngày
xưa, khi đến thăm khu lăng mộ của ông, tôi gọi là lăng mộ, ông gạt đi.
Trong các cuộc trò chuyện, ông đều tránh nói đến hai chữ lăng mộ.
Ông Khánh không muốn gọi nơi đây là ngôi mộ, lăng mộ hay quần thể mộ mà ông muốn gọi là “Cụm văn hóa đồ đá”.
Theo
lời giải thích của ông, nếu gọi là mồ mả thì trong tương lai không xa
người ta sẽ đập phá không thương tiếc. Bởi vì chẳng ai cho phép để một
ngôi mộ của một cá nhân bình thường mà tốn kém đất đai, tiền bạc nhiều
như thế.
| Bị thu hồi đất, ông Khánh đắp chiếu máy móc.
| Người
ta sẽ chỉ lưu giữ, bảo tồn những lăng mộ của các vị quân vương, hoặc
những người có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Cho dù, ông Khánh là một kỹ sư
tài năng, với vô số sáng chế, nhưng ông cũng chỉ là công dân rất bình
thường.
Ngoài ra, theo suy
nghĩ của ông, nếu gọi là mộ sẽ tạo không khí nặng nề, u ám cho người
sống xung quanh và cho người đến tham quan sau này.
Nếu gọi là “Cụm văn hóa đồ đá” sẽ tạo sự gần gũi và có giá trị quần chúng, giá trị xã hội hơn.
Ước
vọng của ông Khánh là 100 năm sau, thậm chí hàng ngàn năm sau, lăng mộ
của vợ chồng ông sẽ biến thành một công trình văn hóa đặc sắc mà con
cháu trong dòng họ, nhân dân, chính quyền ra sức bảo vệ, các nhà khoa
học, các nhà văn hóa thường xuyên lui tới để khám phá, nghiên cứu, học
hỏi.
| Ông Khánh trong căn phòng nghiên cứu. |
|
| Chiếc máy đốt rác tự động.
| Ngày
ông Khánh mới hoàn thành lăng mộ, tôi đặt câu hỏi: “Liệu xây mộ tốn kém
quá mức như vậy có cần thiết không? Có lãng phí quá không?”, thì đại
gia này lý luận: “Nếu các vị vua của Ai Cập không xây mộ cho mình thì
con cháu ngàn đời sau sao có công trình Kim Tự Tháp kỳ vĩ mà ngắm”.
Hồi
có ý tưởng xây mộ, ông Khánh đã phải rất vất vả mới kiếm được mảnh đất
giữa quận Kiến An. Mảnh đất này có phong thủy tốt, lại yên tĩnh. Ông đã
dẫn các nhà phong thủy, địa lý đến xem xét và họ đều chấm thế đất này.
Ông gặp tất cả những hộ dân xung quanh mảnh đất thỏa thuận, ngã giá thu mua lại để mảnh đất được rộng rãi, vuông vức.
Tổng
số tiền ông Khánh bỏ ra để mua mảnh đất rộng 3.000m2 là 9 tỷ đồng. Đó
là một số tiền thực sự khổng lồ vào thời điểm cách đây mười mấy năm.
| Khuôn viên rộng mênh mông của lăng mộ.
| Có
được đất rồi, ông Khánh khăn gói quả mướp vào tận khu vực Núi Nhồi ở
Thanh Hóa để tự tay chọn những khối đá đẹp nhất, đắt nhất. Ông đã dẫn
theo các chuyên gia cự thạch để họ hướng dẫn cách lựa đá tốt nhất cho
việc xây dựng lăng mộ.
Đá
xanh, đá đen đủ tiêu chuẩn phải là đá nguyên khối, nguyên tảng, không có
đường vân dù chỉ nhỏ bằng sợi tóc, không có màu sắc khác pha tạp.
Những
khối đá này phải được khai thác bằng thủ công, tức là dùng sức người
đục đẽo tách ra khỏi núi, sau đó vận chuyển nhẹ nhàng xuống chân núi.
Ông Khánh không dùng đá khai thác bằng nổ mìn, bởi theo ông, những loại đá khai thác bằng nổ mìn sẽ om, sức bền không tốt.
Những loại đá xây lăng mộ phải đạt tiêu chuẩn như mong muốn của ông Khánh thì mới được coi là đá vĩnh cửu.
| Trung tâm phần mộ
| Chính việc chọn lựa, khai thác, tìm kiếm những loại đá đặc biệt này rất khó khăn nên giá cả của nó cũng cực đắt.
Mỗi mét khối đá ông Khánh mua ở khu vực núi Nhồi đều có giá từ 25 đến 30 triệu đồng, số tiền khá lớn thời kỳ đó.
Khối
đá đen nặng 10 tấn làm tháp mộ, đối với ông nó là vô giá. Hồi vận
chuyển khối đá đó về Hải Phòng, có đại gia đến trả tiền tỉ để mua lại,
song ông chỉ lắc đầu.
Trên
cùng tháp đá đặt tượng bán thân ông Khánh. Bức tượng này được đẽo từ một
khối đá đen tuyệt đẹp. Ông kể rằng, để tượng đá linh thiêng, ngày nào
ông cũng yểm tâm vào đó.
| Tháp mộ tuyệt đẹp.
| Mặt trước tháp đá là những dòng chữ khắc nội dung tóm tắt công trạng của ông đóng góp cho xã hội.
Cách
đây 12 năm, để mua được khối đá đen cực lớn, không có đường vân, không
nứt nẻ, không pha tạp màu khác để làm tháp mộ này, ông phải bỏ ra 10 cây
vàng. Ngoài ra, ông còn phải chi 15 cây vàng thuê mấy chục người ngày
đêm đục đẽo, trục khối đá ra khỏi núi rồi dùng xe tải hạng nặng chở ra
Hải Phòng.
Khối đá đen làm
tháp mộ mà ông Khánh đang sở hữu giá trị như vậy là vì loại đá đen chất
lượng cao nhất chỉ có ở khu vực núi Nhồi trong Thanh Hóa.
Từ mấy năm nay, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã cấm khai thác, nên các đại gia khác có tiền cũng không mua được nữa.
Theo thông báo của ngân hàng gửi ông
Vũ Hồng Khánh: Tháng 9/2012, ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng cho doanh
nghiệp tư nhân Hoàng Đại do ông Vũ Đức Hòa (con trai ông Khánh - PV)
vay 990 triệu đồng.
Tổng số nợ gốc và lãi vay đã phát sinh lên hơn 1 tỷ đồng. Đến ngày 26/12/2012, khoản nợ này đã quá hạn trả nợ.
Hiện,
đã hết thời hạn trả nợ cuối cùng là ngày 10/4/2013, nhưng ông Hòa đã
“biến mất” không rõ lý do. Do đó, ngân hàng đã khởi kiện doanh nghiệp
này để tiến hành thủ tục xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi khoản nợ xấu.
Thông
báo của ngân hàng, toàn bộ hồ sơ của hộ ông Vũ Đức Hòa thế chấp tại chi
nhánh ngân hàng thực hiện theo đúng cơ chế bảo đảm cấp tín dụng hiện
hành.
Đây là lần thứ 2 ông
Hòa thế chấp mảnh đất cho ngân hàng. Lần đầu tiên là vào tháng 12/2005
và đã giải chấp tài sản vào tháng 1/2007. |
(Còn tiếp…)
Dư Đông
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Jun/2013 lúc 12:37am
Thường hay Vô thường?
Những bí ẩn dưới lăng mộ triệu đô ở đất Cảng
(VTC News) Kỳ cuối: Lăng mộ bí ẩn
Sau
khi vận chuyển được mấy trăm khối đá xanh, đá đen, đá trắng về Hải
Phòng, ông Vũ Hồng Khánh (Kiến An, Hải Phòng) lên Hà Nội tuyển mộ những
họa sĩ tài ba, những nhà điêu khắc nổi tiếng, về nhà ông ăn ở, ngày đêm
kẻ vẽ, thiết kế, chạm khắc, mài dũa tỉ mẩn từng viên đá theo ý tưởng của
ông.
Suốt 3 năm trời kỳ công
đẽo gọt, khu trung tâm lăng mộ mới hoàn thành. Đứng trong khuôn viên,
nhìn lăng mộ không thấy hoành tráng, song ẩn sâu trong lòng đất là cả
một sự kỳ công đầy nghệ thuật.
Khu
trung tâm phần mộ rộng chừng 200m2, lẩn khuất sau những hàng cau vua
rợp bóng. Cổng vào giản dị là hai cột đá đen. Mái cổng cũng là một tấm
đá đen bóng.
| Ông Khánh bên trung tâm phần mộ
| Toàn bộ diện tích khuôn viên trung tâm phần mộ được xếp bằng những khối đá trắng lớn, được mài dũa rất khít.
Hầm
mộ nằm sâu trong lòng đất, được bao bọc bởi những khối đá khổng lồ, mỗi
khối nặng 2,6 tấn. Hầm mộ gồm hai ngăn, nơi sau này sẽ đặt hài cốt của
vợ chồng ông Khánh.
Sau nhiều
năm nghiên cứu các kỹ thuật ướp xác, bảo quản xương cốt, ông Khánh nhận
thấy rằng, nếu đem đốt xương cháy xém, bề mặt xương sẽ sinh các-bon.
Các-bon
là chất vĩnh cửu, bám ở bề mặt xương, do đó sẽ có tác dụng bảo vệ xương
rất tốt. Ông Khánh lấy ví dụ những khúc củi cháy dở nằm trong lòng đất
hàng vạn năm không phân hủy để chứng minh cho ý tưởng của mình. Ông
Khánh là nhà khoa học nên ông hiểu biết rất kỹ về lĩnh vực này.
Xây xong lăng mộ, ông Khánh đã viết lại di chúc. Trong di chúc, ông hướng dẫn cụ thể cách hỏa táng vợ chồng ông.
| Hoàn thành giai đoạn 1, ngôi mộ đã ngốn của ông Khánh ngót triệu USD
| Sau khi đốt hết phần da thịt, chỉ còn lại xương, con cháu sẽ đặt xương cốt xuống hầm mộ.
Muốn
đặt xương cốt xuống hầm mộ, sẽ phải rút hết nước trong hồ nước ở trung
tâm mộ. Dưới đáy hồ sẽ lộ ra những phiến đá lớn. Nhấc những phiến đá này
lên sẽ lộ ra nắp hầm mộ.
Những
phiến đá và nắp hầm mộ bằng đá xanh nguyên khối này được các chuyên gia
mài dũa chi tiết đến nỗi khi đặt khít vào nhau, phết một chút chất kết
dính, rồi bơm nước ngập vào hồ mấy năm nay vẫn không thấm xuống đáy mộ
giọt nào. Điều này quả là kỳ tài và khó tin.
Ông
Khánh muốn xương cốt của mình và vợ nằm vĩnh hằng dưới một lớp nước để
tạo sự kín đáo, yên tĩnh và cũng để đời sau được tự hào về khả năng của
tổ tiên mình.
Ông Khánh cũng khẳng định, ngôi mộ này là sáng tạo của ông, không “đụng hàng” bất cứ một ngôi mộ nào trên thế giới.
| Huyệt mộ của vợ chồng ông Khánh nằm dưới hồ nước này
| Ngoài
trung tâm mộ phần thì những thiết kế bằng đá trong quần thể lăng mộ
cũng là những kiệt tác. Đáng kể nhất phải kể đến công trình mà ông gọi
là “vườn treo Babilon”.
“Vườn
treo Babilon” gồm 3 bậc sàn bằng đá, 24 cột đá và một mái đá rất lớn.
Tất cả được chạm khắc hết sức tinh tế, chi tiết, đầy nghệ thuật và mang
tính cách điệu cao.
“Vườn treo Babilon” là nơi nghỉ ngơi, thưởng trà, bàn luận sau khi du khách tham quan “Cụm văn hóa đồ đá” đặc biệt này.
Ông
Khánh còn lấp lửng kể rằng dưới lòng đất có một hệ thống đường hầm dẫn
đến hầm mộ. Tuy nhiên, đây là bí mật mà ông chưa muốn tiết lộ nên mọi
thứ vẫn là bí ẩn (?!).
Theo
ông Vũ Hồng Khánh, toàn bộ đầu tư cho khu vực lăng mộ mà ông gọi là “Cụm
văn hóa đồ đá” này, tính cả tiền mua đất, cho đến khi tạm hoàn thành
giai đoạn 1, đã lên đến gần 1 triệu USD. Đó là một số tiền cực kỳ lớn
vào thời điểm cách nay 10 năm.
| "Vườn treo Babilon" trong quần thể lăng mộ
| Sau
khi hoàn thành giai đoạn 1, ông Khánh còn vô vàn những ý tưởng, những
công trình ông ấp ủ, như xây dựng đôi rồng đá, mỗi con nặng chừng 10
tấn, đầu chầu cổng mộ phần, đuôi vẫy sau tháp mộ.
Ông
Khánh còn muốn xây dựng một tháp đá giống như tháp bút trước đền Ngọc
Sơn (Hà Nội), một cổng đá như cổng di tích Ngọ Môn ở Huế.
Tại
Ngôi tháp đá khổng lồ sẽ có một đầu rồng bằng đá được lắp mô tơ để liên
tục quay bên nọ, ngó bên kia, đuôi cũng phải vẫy vẫy và mắt rồng luôn
chớp chớp trong bóng đêm.
Ông
Khánh là một nhà khoa học, đã từng sáng tạo nhiều công trình khoa học
có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật, sáng chế ra nhiều thứ máy móc tự
động, nên việc đó đối với ông không có gì khó.
Còn rất nhiều những ý tưởng nữa mà ông ấp ủ để lấp đầy mảnh đất 3.000m2 này.
Theo ông, để biến ngôi mộ thành “Cụm văn hóa đồ đá” hoàn chỉnh như ý muốn của ông, ước chừng ngốn thêm cả chục tỉ đồng nữa.
Tuy
nhiên, các dự định của ông chưa được triển khai, thì những thất bại
trong làm ăn kinh tế xảy đến liên tiếp với ông và gia đình.
| Căn biệt thự và ngôi mộ của ông Khánh đã bị con trai cầm cố ngân hàng
| Mảnh
đất trị giá hàng chục tỷ đồng bị thu hồi không đòi được, việc làm ăn
của người con trai mà ông tin tưởng tuyệt đối liên tiếp thất bại, đã
khiến đại gia đình ông ngập trong nợ nần.
Mảnh
đất, căn biệt thự, cùng với quần thể lăng mộ triệu đô được ông sang tên
cho người con trai, những mong tạ thế, người con trai sẽ hương khói,
chăm sóc phần mộ, đã bị anh đem cầm cố ngân hàng, mà ông không hề biết.
Làm ăn vỡ nợ, anh này bỏ đi biệt tích, nên ngân hàng đã tìm đến “xiết nợ” người cha già.
Theo đơn của ông Vũ Hồng Khánh, mảnh đất đem
thế chấp cho ngân hàng chính là khu lăng mộ bằng đá mà gia đình ông đã
xây từ năm 1999, khánh thành năm 2001.
Trên
tấm bia đá có khắc chữ thể hiện sở hữu là mảnh đất chung của gia đình,
được giao cho ông Vũ Đức Hòa, con trưởng, đứng tên sở hữu để chăm lo
việc hương hỏa sau này.
Ông
Khánh cho biết: “Anh Hòa làm ăn thua lỗ, phá sản, đã bỏ đi đâu không rõ.
Hiện nay, vợ chồng tôi đã già yếu, sống phụ thuộc vào con cháu nên
không có tiền trả nợ để lấy sổ đỏ về. Nhưng mang cả lăng mộ đi thế chấp
vay tiền là vi phạm đạo đức, ngân hàng cũng không thể nhận thế chấp như
vậy được”. |
Dư Đông
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Jun/2013 lúc 1:28am
ĐÂU LÀ CỦA RIÊNG AI
NGUYỄN DUY NHIÊN
Có
một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn. Mặc dù
gia cảnh vất vả nhưng lúc nào anh cũng mong muốn tìm cho mình một con
đường hạnh phúc,
một hạnh phúc chân thật và không đổi thay. Mỗi khi nghe nói bất cứ nơi
đâu có vị thầy nào giỏi, thì dù hoàn cảnh khó khăn anh vẫn lặn lội tìm
đến để cầu đạo. Nhưng qua bao năm tháng anh vẫn không đạt được những gì
mình muốn, hạnh phúc mà anh tìm kiếm vẫn thấy
quá xa xôi.
http://4.bp.blogspot.com/-XhepXcTgNjk/UGWUaoi8nBI/AAAAAAAAATs/7t4xv7bQ45c/s1600/MonkLeaves+Color.jpg">
Một đêm khi anh ngủ, trong giấc mộng có một vị thần hiện ra dặn anh
sáng mai hãy đi thật sớm đến một khu rừng gần đó, anh sẽ gặp một vị tu
sĩ, và hãy hỏi thì ông ta sẽ giúp cho anh có được một cuộc sống hạnh
phúc.
Sáng hôm sau, anh ta mừng rỡ vội vàng lên đường đi về khu rừng ấy. Đến
nơi, anh gặp một vị tu sĩ ăn mặc đơn sơ, y áo làm bằng những tấm vải vụn
vá lại, ngồi
dưới một gốc cây lớn dáng rất an vui và tự tại. Nhớ lời dặn của vị thần
trong giấc mơ, anh quỳ xuống thưa:
“Kính
thưa thầy, bấy lâu nay con đi tìm một con đường hạnh phúc. Con muốn
đạt được một cái gì đó mà có thể giúp con luôn được an vui và tự tại
trong mọi hoàn cảnh. Con đã đi tìm cầu khắp nơi, và học từ nhiều vị
thầy, nhưng vẫn không cảm thấy đạt được những gì mình muốn. Con xin thầy
thương sót từ bi chỉ dạy cho con.”
Vị tu sĩ ngước nhìn anh với ánh mắt từ ái, rồi nói, “Thú
thật ta cũng không có gì khác để dạy cho anh thêm nữa hết." Rồi vị tu
sĩ cúi xuống tìm trong túi vải mình và lấy ra một vật, ông nói, "Ta chỉ
có một vật này, không biết của ai cúng dường cho, thôi anh hãy cầm lấy
đở đi".
Nói xong, vị tu sĩ trao cho anh một vật trông như một viên đá chiếu
sáng lấp lánh. Anh cầm trong tay và xem kỹ lại thì đó là một viên ngọc
quý rất lớn. Tim
anh như ngừng đập! Chưa bao giờ anh được thấy, chứ đừng nói là cầm
trong lòng bàn tay, một vật quý giá đến như vậy. Với viên ngọc quý này,
nó có thể mang lại cho anh bất cứ một hạnh phúc nào trên cuộc sống mà
anh muốn. Phải chăng con đường hạnh phúc mà anh
đang tìm kiếm bấy lâu nay, nó đang rộng mở ra ngay trước mặt mình.
Anh mừng rở vô cùng, bật khóc và quỳ xuống đảnh lễ vị tu sĩ. Anh nhà
nghèo từ giã vị tu sĩ và trở về căn chòi cũ của mình. Đêm hôm ấy anh
trằn trọc và không
tài nào ngủ được, anh cứ mơ tưởng về tất cả những sự sang giàu, quyền
lực, địa vị và hạnh phúc trên cuộc đời mà mình có thể đạt được nhờ viên
ngọc này. Và, anh cũng suy tư sâu xa về giấc mộng và vị tu sĩ ấy…
Sáng hôm sau, khi mặt trời chưa lên, anh đã vội vàng lên đường quay trở
lại khu rừng ấy. Anh mừng rở khi thấy vị tu sĩ vẫn còn ở đó, ngồi yên
với dáng thong
dong. Anh đến cạnh bên và quỳ xuống thưa:
“Thưa
thầy, con xin trả lại thầy viên ngọc quý này. Con đã suy nghĩ nhiều
và hiểu rằng, viên ngọc quý này không thể nào mang lại được cho con một
hạnh phúc mà con muốn. Điều mà con mong cầu, là làm sao có được cái tấm
lòng của thầy mà đã có thể trao cho con viên ngọc quý ấy không chút
luyến tiếc. Chứ con không cần viên ngọc này.
Kính xin thầy chỉ cho con làm sao để có được tấm lòng rộng lớn ấy.”
--- oOo ---
http://2.bp.blogspot.com/-nDERRiD5Brg/UGWUqgWTDJI/AAAAAAAAAT0/cmBZ2Ebe49Q/s1600/Ryokan+Moon.jpg">
Câu truyện ấy gợi tôi nhớ đến vị thiền sư thi sĩ Nhật bản Ryokan. Thiền
sư Ryokan sống một cuộc đời rất thanh bần, ông ở trong một thảo am mái
lợp bằng rạ. Buổi tối ông ngồi thiền và ban ngày thường chơi đùa với trẻ
con trong làng. Có lần, ông thấy giữa am
mình có một búp măng tre mọc nhú lên, rồi ngày qua ngày nó mọc lớn lên
thành một cây tre cao đụng vào nóc nhà. Thấy thương cho cây tre, ông bèn
khoét một lỗ trên mái để nó có thể thong dong chui qua ra ngoài.
Vào một đêm trăng sáng nọ, có một tên ăn trộm lẻn vào lều của ông. Hắn
nhìn quanh không thấy có gì để lấy, vì Ryokan chẳng có gì ngoài chiếc
chăn để đắp ngủ. Tên ăn trộm
bèn đánh cắp cái chăn duy nhất của ông và chạy thoát ra ngoài. Một lát
sau, hơi lạnh thấm vào người, Ryokan giật mình thức giấc mới biết là
mình đã bị trộm lấy mất.
Lúc đó, ông ngước nhìn qua khung cửa sổ, thấy một vầng trăng vằng vặc
sáng trên cao. Ryokan chợt thốt lên: “Ô! Vầng trăng đêm nay đẹp quá! Ước
gì ta có thể tặng cho tên trộm ấy vầng trăng tuyệt đẹp này?”
Ai ban cho mà ai tiếp nhận?
Tôi thấy câu truyện về vầng trăng của thiền sư Ryokan cũng giúp làm sáng tỏ thêm tấm lòng của vị tu sĩ trong câu truyện trên.
Làm
sao Ryokan có thể tặng cho tên trộm được vầng trăng sáng ấy bạn nhỉ?
Cũng như vị tu sĩ kia, ví
như ông có muốn trao cho anh nhà nghèo tấm lòng của mình đi chăng nữa,
như anh mong muốn, có chắc gì anh ta sẽ tiếp nhận được chăng? Người cho
không thể cho mà người nhận cũng chắc gì sẽ nhận được.
Tôi thường nghe nói rằng, chúng ta chỉ có thể trao tặng những gì mình
thật sự có mà thôi. Ví dụ, ta chỉ có thể tặng cho người khác niềm vui
nếu như ta có sự an vui, ta
chỉ có thể giúp cho người khác không sợ hãi nếu như trong ta có được
một sự vô úy. Đó là một điều rất thật. Nhưng bạn biết không, nếu nhìn
sâu sắc hơn thì ta cũng sẽ thấy rằng, thật ra chúng ta không có gì để
ban cho hay tiếp nhận, mà chỉ làm điều kiện giúp
nhau tiếp xúc lại một thực tánh trong sáng đang sẵn có trong mỗi người
mà thôi.
Như một bà mẹ ôm đứa con đang khóc của mình vào
lòng và dỗ cho nó. Khi đứa bé nín khóc và ngủ yên, bà mẹ cũng cảm thấy
một niềm an vui và hạnh phúc. Ai là người cho và ai là kẻ nhận bạn hả?
Trời
vùng tôi ở tháng này đã vào thu, khi buổi sáng trời trở lạnh và ngày
ngắn đi, khi bình minh đến chậm và chiều buông cũng vội vàng hơn. Không
gian trời Thu thật đẹp. Rừng
cây một màu xanh mấy tuần trước giờ đã chuyển thành một bức tranh Monet muôn
sắc màu sặc sỡ. Con đường tôi đi có muôn chiếc lá đủ màu, và mỗi khi có
gió lộng không trung tràn ngập những màu sắc cam, vàng, đỏ, tím tung
bay. Những lúc đứng trước một cảnh
đẹp tuyệt mỹ của đất trời, tôi ước gì cũng có một ai khác đang ở đây để
được cùng chia sẻ. Nhưng tôi hiểu rằng vẽ đẹp và sự chân thiện có mặt ở
mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, chứ đâu riêng gì ở nơi này trên con đường
nhỏ mùa thu vào một buổi chiều lộng gió...
Như vầng trăng sáng kia muôn đời là của chung, chứ đâu là của riêng ai
để ta mơ ước hay ban tặng cho nhau? Nhưng bạn biết không, tôi biết chắc
được một điều, chúng ta bao giờ cũng có thể là điều kiện để nhắc nhở và
mang lại hạnh phúc ấy cho nhau...
Nguyễn Duy Nhiên
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Jul/2013 lúc 11:58pm
Ra đời hai tay trắng.
Lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho đầy.
Túi đời như mây bay..........
***
|
Tất cả chân lý đều ở trong cuộc sống này, khi sống với tham sân si thì đó là
luân hồi đau khổ, khi đoạn tận tham sân si thì đó là Niết-bàn tịch tịnh. Vậy
bài học là thấy ra đâu là đau khổ, đâu là Niết-bàn và nguyên nhân của nó ngay
trong chính mình và cuộc sống chứ không phải cố gắng cho những ảo tưởng ở
tương lai... Lắng nghe, quan sát lại chính mình trong tương giao với cuộc
sống, sẽ thấy ra (vip***ati) mọi chân lý mà chư Phật đã chứng ngộ.
Viên Minh
|
|
|
|
Phần lớn chúng ta khổ vì muốn
được thường, lạc, ngã mà không
thấy vô thường, khổ, vô ngã trong
vạn pháp. Trong vô thường mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh
phúc, trong vô ngã mà muốn đó là ta, của ta
và tự ngã của ta: Đây
được gọi là những điên đảo tưởng.
Mọi sự mọi vật do duyên sinh đều
có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì
tự chuốc lấy khổ đau. Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa
Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng .
Mọi sự mọi vật do ái dục + vô
minh, tức tham-sân + si chi phối trong các hành động tạo tác mà đưa đến sầu
khổ. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì
sẽ khổ đau phiền muộn.
Mọi sự mọi vật vốn vận hành
theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm "ta, của ta, tự ngã của ta" được gán ghép vào đó chỉ là
ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là
"ta thấy", tai nghe mà
cho là "ta nghe"...
rồi "đây là con ta",
"đây là tài sản của ta"...
nên mới khổ.
Viên Minh
|
|
Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành
phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí
huệ”.
Hãy thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm
trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
Dalai Lama
|
|
Thiên Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên
Chúa giáo chỉ là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân
Lý vẫn là một đối với người đã giác ngộ. Giống như người miền Trung gọi là củ
sắn thì người miền Nam gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới thấy
chỉ là một củ thôi ...
Khi còn tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay còn chấp giữ hệ thống lý thuyết
riêng của mình thì vẫn còn chưa thấy Chân Lý... Chính ý niệm của con người
chia cắt manh mún Sự Thật thành cái của tôi và của anh mà thôi.
Viên Minh
|
|
Hạnh phúc đến khi chúng ta trở nên
quen thuộc với những phẩm tính tốt lành của bản thân.
Đức Karmapa thứ 17
|
|
Có hai cách biết: Một là cái biết thực tính (paramattha), hai là cái biết chế
định (paññatti) với khái niệm.
Khi biết thực tính thì không qua khái niệm và không phản ứng tạo tác (không làm: vô vi, hoặc làm mà không
tạo tác: duy tác).
Khi biết chế định với khái niệm thì có hai cách: Một là làm thiện theo nhu
cầu cần thiết, hai là làm bất thiện theo tà kiến và tham ái.
Vì vậy, thấy biết chân thật là chính, còn làm hay không là một động lực tất
yếu từ sự thấy biết này.
Viên Minh
|
|
“Sống với đạo Phật:
- Nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp; đừng nói
những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác.
- Nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát,
học hỏi những thiện tri thức; đừng vọng động làm những điều thương tổn đến
tha nhân”.
Dalai Lama
|
|
Trí tuệ không để bản ngã xen vào (= chấp thủ của các tư kiến) sự vận hành của
các Pháp được gọi là Minh. Chỉ có Minh mới chấm dứt được toàn bộ tiến trình
của bản ngã trói buộc con người, làm cho con người bị động trong vòng luân
hồi sinh tử.
Viên Minh
|
|
“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có
xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu.
- Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô.
- Anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.
Dalai Lama
|
|
- Trong lành là tuyệt đỉnh của Giới. Định
- Tĩnh lặng là tuyệt đỉnh của Định.
- Sáng suốt là tuyệt đỉnh của Tuệ.
Thực ra, chỉ có buông xả mới đạt được tuyệt đỉnh của Giới Định Tuệ mà thôi...
Viên Minh
|
|
“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao
giờ nghe được tiếng lòng người khác.
Ví như trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có
mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những
thứ khác.
Vì thế, nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông
xuống thì trí tuệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”
Dalai Lama
|
|
Hãy tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói chính xác hơn
là đừng bám víu vào bất cứ điều gì. Tin vào mọi sự, mọi người, mọi vật… vì
tất cả điều gì đến với mình đều có nhân duyên với mình, đều là bài học giúp
mình học ra cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, cái chân cái giả…
Do đó phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và chuyên chú…
chứ không nên chểnh mảng.
Nhưng cẩn thận đấy, đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là dính mắc, dính
mắc là trói buộc, trói buộc là đau khổ, là không còn thong dong tự tại...
Viên Minh
|
|
"Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của
bạn.. .
Tín ngưỡng của
tôi rất đơn giản. Không cần có
các chùa chiền, không cần các
triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là
lòng tốt.
Dalai Lama |
(internet)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Jul/2013 lúc 6:20am
Chân lý không thể bị bó hẹp trong tôn giáo
Một
tín hữu đạo đức tự cho rằng mình không còn phải tìm kiếm chân lý ở nơi
đâu khác nữa, vì đã gặp thấy đầy đủ trong tín ngưỡng của mình. Để mở mắt
cho người ấy, Linh Sư kể: -
Có một sinh viên khoa toán nhưng không bao giờ trở thành nhà toán học
được, vì anh ta tin rằng bài toán nào cũng đã có lời giải và đáp số ở
ngay cuối bài. Mỉa mai thay, đó lại là sự thật, và vì thế anh ta chẳng
tha thiết tìm hiểu làm gì cho mệt óc.
Lợi ích của tu đức
Một bợm nhậu say bét đến hỏi Linh Sư: - Thưa thầy, đối với một
kẻ nghiện ngập như con thì tu đức có lợi ích gì ? Linh Sư đáp: - Sẽ mang lại cho con sự say sưa không cần đến men rượu.
Hành động đạt ngộ
Một đệ tử hỏi: - Thưa thầy, con phải làm gì để đạt đến tri giác ? Linh Sư đáp: - Không làm gì hết. - Thưa thầy, vì sao lại thế ? - Vì đạt tới tri giác không liên hệ đến việc làm gì cụ thể. Đôi khi tri giác xảy đến bất chợt mà chẳng phải cố gắng gì. - Như thế xem ra là khó khăn ? - Ngược lại là khác. - Vậy nó thế nào ? - Thầy đã nói là không làm gì hết. - Thưa thầy, vậy phải làm sao để có thể buông bỏ hoàn toàn. - Con nghĩ phải làm gì để ngủ và thức dậy ?
Tri giác và thực hữu
Tri giác hiện hữu trong thực tại. Nói cách khác, tri giác và thực hữu
phải đi đôi với nhau. Một đệ tử hỏi: - Thưa thầy, con có thể đạt tới tri giác ở đâu ? Linh Sư đáp: - Chính ở nơi đây. - Thưa thầy, điều đó xảy tới lúc nào ? - Chính lúc thầy và con đang nói chuyện đây. - Thưa thầy, vậy tại sao con không chứng nghiệm được ? - Bởi vì con không nhìn xem. - Thưa thầy, con phải nhìn một cách đặc biệt gì không
? - Không, con chỉ cần nhìn một cách bình thường mà thôi. - Nhưng thưa thầy, con luôn luôn nhìn như thế. - Không đúng. - Không đúng như thế nào, thưa thầy ? - Muốn nhìn, con phải hiện diện trong thực tại. Nhưng con, con luôn ở nơi khác.
Biết đọc quyển sách đời mình
Linh Sư khuyến khích các môn đệ trau dồi tri thức và tìm kiếm sự minh triết. Ngài nói: - Người ta làm giàu trí tuệ bằng cách đọc sách và lắng nghe những người khôn ngoan. Đệ tử hỏi : - Thưa thầy, còn về sự minh triết ? Linh Sư đáp: - Về sự minh triết thì người ta thủ đắc bằng cách tự đọc quyển sách của chính bản thân mình. Suy nghĩ một lát, ngài nói thêm: - Nhưng đó không phải là việc dễ dàng, bởi vì cuốn sách đó luôn đổi mới trong từng giây phút.
Khôn ngoan thì hơn là trường thọ
Có một dụ ngôn kể rằng: Ngày
kia Thượng Đế sai thiên sứ đem đến Linh Sư một sứ điệp: " Con hãy cầu
xin sự trường thọ và con sẽ được nhận lời, cho dẫu là một trăm triệu
năm. Vậy con muốn sống bao nhiêu năm ? ". Linh Sư đáp lại không suy nghĩ:| - Dạ, tám mươi năm. Các đệ tử nghe vậy buồn bã nói: - Thưa thầy, nếu thầy sống đến một triệu năm thì sự minh triết của thầy sẽ ích lợi biết bao cho các thế hệ con người. Linh Sư đáp: - Nếu thầy sống quá lâu, người ta sẽ quan tâm tới việc kéo dài tuổi thọ hơn là sự trau dồi minh triết.
Khởi đầu của Thần hiệp
Gặp Linh Sư đang vui vẻ, các đệ tử muốn tìm hiểu tri giác đem lại cho người ta điều gì, họ hỏi: - Thưa thầy, thầy đã
đạt tới sự nhiệm hiệp với Thiên Chúa chưa ? Linh Sư đáp: - Chưa. - Nhưng thầy đã trở thành một vị thánh ?| - Chưa luôn. - Thưa thầy, vậy thầy đã đạt đến bậc nào ? - Một người thức giác.
LM Anthony de Mello
--
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Jul/2013 lúc 7:20am
12/05/2013 06:52 (GMT+7)
Hương sen nơi chốn ao tù
GN - Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm
chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện
đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù
khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
Khu nhà tù giữa mênh mông rừng núi
Tôi thỉnh thoảng đi ngang xa lộ
này, nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng phía sau cánh rừng xinh đẹp ấy có một nhà tù
hàng hàng lớp lớp dây kẽm gai, những tháp canh có nhân viên an ninh mặt lạnh
luôn cầm súng, nhiều dàn đèn cao áp và không biết bao nhiêu máy ghi hình (video
camera). Chỉ nhìn chút ấy thôi đã thấy lạnh xương sống, dù đây chỉ là nhà giam
loại trung chứ không phải loại an ninh cao dành cho tội phạm nghiêm trọng.
Ấy thế mà hơn mười năm qua, hầu
như cuối tuần Scott đều lên lịch đi thăm với mục đích duy nhất hướng dẫn thiền,
chia sẻ lời Phật dạy cho tù nhân. Có trại tù nằm ngoài đảo xa, có cái nằm giữa
sa mạc hoang vu, có cái giữa núi cao rừng sâu. Dù phải lái xe ba, bốn trăm cây
số, anh vẫn đi và nhờ những nỗ lực không mệt mỏi ấy, anh đã thành lập được chi
hội Phật tử tại hầu hết trại giam. Scott lái xe vô bãi đậu trước cổng
nhà tù, tôi phụ anh khiêng mấy thùng sách cho vào xe đẩy. Sau phần thủ tục rà
xét kỹ lưỡng hơn đi máy bay, chúng tôi được nhân viên an ninh có đầy đủ súng
ống, tháp tùng qua nhiều lớp cửa thép dày đóng mở bằng mã số. Scott đã quen
không khí sắt thép, cấu trúc lạnh lùng nên không chút bối rối, chẳng những thế,
anh rất hớn hở như đứa bé sắp được mẹ cho quà. Còn tôi lần đầu đi vào chốn thế
này, tâm bất an căng thẳng chi lạ.
Người đàn ông mặc trang phục dân
sự chờ chúng tôi trước cửa căn phòng. Ông ta cười tươi, bắt tay như thân quen
Scott đã lâu. Nụ cười lần đầu tiên tôi gặp xóa đi phần nào cảm giác rờn rợn.
Sau vài câu xã giao, ông bấm mã số mở cửa phòng: - Họ đang đợi bạn bên trong.
Khoảng 40 tù nhân thuộc nhiều lứa
tuổi và màu da khác nhau đang ngồi trên bồ đoàn đồng đứng dậy, mỉm cười, chắp
tay: - Namo Sakyamuni Buddha (Nam-mô Thích Ca Mâu Ni Phật).
Tù nhân tham gia trong chương trình thực tập tọa thiền
Chương trình Chi hội Phật tử tại nhà tù (Prison
Sangha) hiện đang phát triển mãnh liệt tại Hoa Kỳ và được Bộ Cải huấn - Quản lý
tù hết lòng khen ngợi do giảm thiểu bạo loạn trong trại giam và đồng thời cung
cấp giải pháp ổn định tinh thần, khai mở trí tuệ cho tù nhân. Hầu hết các
chương trình này do tu sĩ và cư sĩ người Hoa Kỳ sốt sắng tình nguyện. Đạo Phật
nhập thế - dấn thân của Tây phương cũng đang có sức hút giới trẻ người Mỹ gốc Á. |
Lần đầu tiên nhìn Phật tử trong áo
quần tù, tôi ngỡ ngàng giây lát rồi chợt nhớ có nhiệm vụ thiết lập bàn thờ Phật
cho buổi thiền tập. Scott bắt đầu nghi thức niệm Phật, xướng kinh Anh ngữ.
Tù
nhân đã thuộc lời kinh, đồng tụng rất nhịp nhàng. Từng chữ được ngân rất trầm, rất mạnh như
chuyển đạt nỗi khát khao hướng thiện
cháy bỏng! Sóng Phật âm xoay vần chuyển động. Năng lượng giác ngộ phút chốc
sưởi ấm căn phòng thô cứng lạnh lẽo. Tôi thấy mình ngụp lặn trong biển từ lai
láng cùng đồng loại có Phật tánh trong lòng.
Sau thời
kinh, Scott hướng dẫn thiền tọa rồi đến thiền hành trước khi bắt đầu phần chia
sẻ lời Phật dạy. Trong bốn bức tường bít bùng, những bước chân chậm rãi nhẹ
nhàng, thong dong tự tại như mây trôi đỉnh núi. Hạnh phúc và đau khổ được hiện
rõ nơi đây. Những tù nhân này, thay vì ngồi thả hồn buồn chán, bực
bội trong năm tháng tù tội, đã chọn con đường tỉnh
thức để đem lại an lạc, khai mở trí
tuệ cho chính mình. Trong phần pháp thoại, Scott nói về chánh nghiệp và chánh
mạng (right action: làm đúng; right livelihood: sống đúng) là 2 trong 8 con
đường Phật chỉ dạy (Bát chánh đạo). Scott trình bày đơn giản dễ hiểu, đưa những
ví dụ đời thường để người nghe có thể cảm nhận được.
Đến phần chia sẻ quá trình tu tập,
hành giả tự nguyện đưa tay để được phát biểu. Đây là phần tôi mong đợi, vì
chính trong môi trường không còn gì cám dỗ, người tu thật sự hành trì để thực
chứng.
Robert - 23 tuổi: “Tôi thật sự
thay đổi rất nhiều từ khi vào trại giam. Trước đây tôi rất dễ kích động đánh
lộn, nhưng từ ngày tôi thực tập thiền, tôi rất an lạc. Bây giờ rất khó kích
động hoặc làm tôi nổi giận. Thiền và lời Phật dạy đã thay đổi tôi hoàn toàn”.
James - 41 tuổi: “Trước đây tôi
lúc nào cũng giận dữ và sẵn sàng đánh người. Nhưng tôi quyết định khi ra tù tôi
không muốn như thế. Tôi thử tập thiền để đối trị giận dữ và quả thật đã giúp
tôi rất nhiều. Tôi đã học cách quán chiếu khi sân hận nổi lên và từ từ kiểm
soát được cảm xúc của mình. Tôi ước mong có nhiều bạn tù tham gia vào chi hội
hơn nữa, vì Phật giáo đã đem lại lợi ích cho tôi”.
Lidarius - 24 tuổi: “Chúng tôi gây
ra tội ác thường do hoàn cảnh sống khắc nghiệt, không được giáo dục, hoặc không
kiềm chế được tham lam, sân hận. Bây giờ tôi đã biết cách mỗi ngày dành thì giờ
để thiền theo dõi hơi thở của mình, bỏ qua mọi chuyện. Chính bỏ qua mọi chuyện
lại tạo những điều lành đến với tôi”.
Sisi - 34 tuổi: “Mấy người bạn tù hỏi tôi làm
cái gì thế? Tôi bảo rằng tôi muốn dành thời gian cho riêng tôi. Mà thật sự là
như thế! Tôi dành thì giờ cho nội tâm của tôi! Và trong nội tâm của mọi người
đều có chất thiện. Chẳng qua có người chọn con đường sai vì quên đi nội tâm.
Dành thời gian để biết về nội tâm chính tôi thật sự làm tôi cảm thấy rất an
lành”.
...
Tiếng chuông nhà tù báo hiệu buổi
tu học 2 tiếng sắp chấm dứt, trước khi tặng kinh sách, Scott mời tôi có đôi
lời. Tôi ráng giấu cảm xúc, nói thật chậm:
- Trước hết, xin được bày tỏ lòng
ngưỡng mộ đến các bạn đã lập nên Chi hội Phật tử tại môi trường không tưởng
này. Trong truyền thống Phật giáo, hoa sen luôn được dùng làm biểu tượng. Có lẽ
các bạn chưa từng thấy hoa sen vì chúng ta sống ở miền lạnh. Đây là loài sống
trong ao bùn hôi hám mà hầu như không có loài cây nào sống, thế nhưng loài sen
đã nỗ lực vươn lên, vượt qua khỏi lớp bùn ấy để tạo ra những đóa hoa đẹp tinh
khiết. Hôm nay tôi thật sự quá xúc động, các bạn đã làm tôi rơi nước mắt khi
lần đầu tiên đến nơi không ai muốn đến, tận mắt nhìn những nhành sen vươn lên
mãnh liệt, cho ra những bông hoa vô cùng thánh thiện. Xin gởi lòng biết ơn các
bạn đã cho tôi nghiệm chứng hình ảnh cao quý ngày hôm nay mà rất khó thấy ở đời
thường. Các bạn là tấm gương cho tôi noi theo học hạnh tinh tấn. Kính chúc các
bạn luôn được nhiều an lạc và thành công trên con đường học lời Phật dạy...
Và cùng nhau pháp đàm, chia sẻ
Tiếng chuông thứ hai báo hết giờ,
chúng tôi chắp tay búp sen chào giã từ, hẹn tháng sau gặp lại. Cảm giác bất an
khi tôi đến đây đã không còn. Không khí lạnh lùng sắt thép, kẽm gai súng ống
vẫn hiện diện nhưng hương sen đã sưởi ấm trái tim.
Bây giờ tôi hiểu vì sao
Scott hàng tuần hăng hái có những chuyến đi như thế và lúc nào cũng rạng rỡ
hạnh phúc. Được giúp người hướng thiện là một hạnh phúc. Chợt thương mến vô
cùng Bậc giác ngộ vĩ đại Thích Ca, sau khi thành đạo, Ngài cũng đi suốt mấy
mươi năm trời không ngưng nghỉ cho đến khi nhập Niết-bàn. Ngài đi khắp nơi giúp
người thoát khổ, dù nơi ấy có hiểm nguy, gian nan, nghèo đói. Ngài là bậc hạnh
phúc an lạc nhất thế gian chính vì những điều ấy.
Xin nguyện cầu cho tôi cùng
tất cả chúng sanh đủ năng lực, trí tuệ và tình thương để được đi như Đức Phật,
dù chỉ đi được những bước đi rất nhỏ bé.
Huyền Lam
http://giacngo.vn/vanhoa/phatgiao/2013/05/12/124241/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Jul/2013 lúc 7:36pm
Thứ hai, 8/7/2013 10:54 GMT+7
Nổ liên tiếp ở nơi đức Phật giác ngộ
Những kẻ khủng bố tấn công đền thờ Bodh
Gaya, thánh địa linh thiêng nhất của đạo Phật ở miền đông Ấn Độ, nơi có
cây bồ đề mà đức Thích Ca Mâu Ni thiền và giác ngộ.
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/phat-hien-buc-tuong-co-nguon-goc-tu-vu-tru-2244174.html - Phát hiện bức tượng có nguồn gốc từ vũ trụ http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/tuong-phat-gay-tranh-cai-2759027.html - Tượng Phật gây tranh cãi
|
Một đền thờ nhỏ trong khuôn viên bị hư hại vì nổ bom. Ảnh: AFP |
Hai nhà sư bị thương nhưng may mắn là cây bồ đề không hề hấn gì.
Chính phủ Ấn Độ gọi việc cài 9 quả bom ở khu đền thờ Bodh Gaya là hành
động "tấn công khủng bố". Khu đền thờ Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nằm ở
bang Bihar, là điểm đến hành hương của hàng triệu Phật tử và khách du
lịch từ khắp thế giới.
Chưa tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ tấn công, nhưng cảnh
sát cho biết trước đó họ đã cảnh báo các quan chức rằng các chiến binh
Hồi giáo có thể nhắm vào những địa danh quan trọng như Bodh Gaya để trả
thù cho các hành động chống đạo Hồi ở nước láng giềng Myanmar.
"4 vụ nổ xảy ra trong khu vực đền thờ. 3 vụ xảy ra ở gần tu viện
Karmapa, trong đó một vụ nổ ở gần tượng Phật và gần một ở bến xe buýt
bên ngoài", Bộ trưởng Nội vụ Sushil Kumar Shinde nói với các phóng viên.
Hai quả bom khác được tìm thấy và tháo ngòi bên trong khuôn viên đền,
một quả được đặt gần bức tượng Phật cao 24 m. Hai nhà sư bị thương, một
người 50 tuổi, đến từ Tây Tạng, và một nhà sư 30 tuổi, đến từ Myanmar,
được đưa đi bệnh viện.
Lực lượng an ninh đã được tăng cường tới khu đền thờ sau vụ việc.
Gomarankadawala Hemarathana, nhà sư 28 tuổi người Sri Lanka, nhân chứng tại hiện trường, cho biết một trong số các quả bom được đặt dưới chân bức tượng.
"Thật là kỳ diệu khi bức tượng đức Phật không bị hư hại gì. Quả bom được đặt ở chân bức tượng nhưng không phát nổ", ông nói.
Ngoài các đền thờ, khu phức hợp còn có hàng chục tu viện là nơi ở cho
các nhà sư trên khắp thế giới. Một vài cửa sổ bị vỡ, một số cửa gỗ ở
những đền thờ nhỏ bị phá hủy và có một vài mảnh vỡ trong một tòa nhà
khác.
Khu đề Bồ Đề Đạo Tràng có cây bồ đề được tin rằng là nơi đức Thích Ca
Mâu Ni đã giác ngộ đạo Phật vào năm 531 trước Công nguyên. Cây không bị
ảnh hưởng trong vụ tấn công.
"Cây bồ đề linh thiêng hoàn toàn an toàn và không bị hư hại", Abhayanand, cảnh sát trưởng Bihar nói với AFP.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh lên án các vụ nổ ở khu vực đền thờ được
UNESCO công nhận là di sản thế giới và nói rằng "những cuộc tấn công vào
các địa điểm tôn giáo sẽ không bao giờ được tha thứ".
Thứ trưởng Nội vụ Ấn Độ R.P.N. Singh phát biểu rằng "đây rõ ràng là vụ
tấn công khủng bố" và cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về vụ
việc.
Các cuộc tấn công chống lại đạo Phật là khá hiếm ở Ấn Độ, tuy nhiên lo
ngại ngày càng lan rộng sau những xung đột giữa người theo đạo Phật và
đạo Hồi ở Myanmar, Sri Lanka và Bangladesh leo thang thời gian qua.
Khu đền thờ Bodh Gaya nằm cách thủ phủ Patna của bang Bihar 110 km về
phía nam, là một trong những đền thờ cổ xưa nhất của Ấn Độ. Theo UNESCO,
đền thờ đầu tiên trong khuôn viên được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước
Công nguyên và những đền thờ khác được xây vào thế kỷ thứ 5, thứ 6 sau
Công nguyên. Sau khi thiền định dưới gốc cây bồ đề ở đây, đức Phật được
cho là đã dành phần đời còn lại của mình để giảng đạo cho đến khi qua
đời ở tuổi 80.
Vũ Hà http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/no-lien-tiep-o-noi-duc-phat-giac-ngo-2844737.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Jul/2013 lúc 9:59pm
HIỂU ĐỜI
http://khatvongtuoitre.com/index.php?option=com_content&view=article&id=248:hiu-i-chu-dung-c&catid=10:suyngam&Itemid=12 - (Chu Dung Cơ)
Tháng
ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết
mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua
một ngày mất một ngày
Qua
một ngày vui một ngày
Vui
một ngày lãi một ngày
Hạnh
phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn
chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy.
Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền
không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng
tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân,
khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng
lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và
niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn
tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng
tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng
đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay
đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim
bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao
chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý
nghĩa sống của tuổi già.
Tiền
bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của
mình.
Cha
mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con
ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con
tiêu tiền cha mẹ thoải mại; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà
cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác
nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui,
không mong báo đáp.
Chờ
báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm
đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào
ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta
lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông
cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái
được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.
Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức
nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã
có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn,
giàu ý nghĩa hơn.
Cần
có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng
bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết
đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập
cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt
bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con
người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi
như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống
hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao
chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá
nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ
thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống
thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu
phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống
ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời,
nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản
nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi
già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là
không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống
phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất
bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn
áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người
ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người
dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người
khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát
mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh….
Tất cả đều là muộn.
Chất
lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy,
tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy
hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự
tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua
ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi
là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để
tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui
chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần
kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn
toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe
mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp;
đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan
dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con
người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ
động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội,
thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc
sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa
đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm
cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con
người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính
mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn
cách sống thế nào.
Tại
sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm
cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã
trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh
thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại
chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học
nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của
một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân
thành là một niềm vui lớn của tuổi già
Nếu
bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ
nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không
bao giờ ngọt.
Sinh
lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì
thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối
cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn
http://khatvongtuoitre.com/index.php?option=com_content&view=article&id=248:hiu-i-chu-dung-c&catid=10:suyngam&Itemid=12 - Chu Dung Cơ
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Jul/2013 lúc 9:59pm
THIỀN NGÔN
http://3.bp.blogspot.com/-r3BoJLPSATo/UOwdopr9HLI/AAAAAAAAF7g/Qkqb1NXKrJ4/s1600/0001.jpg">
|
-
Vô ngã có nghĩa là tất cả pháp đều không phải là ta hay của ta. Ta và
của ta chỉ là ý niệm thôi chứ không có thật. Vì dù không có ý niệm "ta"
gán vào thì pháp vẫn vận hành. Trong mỗi cá nhân có những
yếu tố hợp lại mà thành như thân vật lý (physical body), cảm giác
(sensation), tri giác (perception), phản ứng tâm lý (mental action and
reaction), tâm thức (mind, consciousness), chúng tương quan với nhau mà
tạo thành quá trình sự sống (living process), trong
đó không có gì là ta và của ta cả.
Viên Minh
|
http://1.bp.blogspot.com/-DzKYhIcmsK0/UOwdumPEnhI/AAAAAAAAF7o/3vCRmbeCUGA/s1600/0002.jpg">
|
-
Dù có tôn giáo hay không tôn giáo, dù kiến tánh hay chưa kiến tánh thì
luật nhân quả vẫn là sự vận hành chung cho muôn loài vạn vật không trừ
một ai. Người làm đúng là đúng, người làm
sai là sai, người làm tốt là tốt, người làm xấu là xấu, luật nhân quả
không dành riêng cho người nào cả. Còn việc đúng sai tốt xấu thì cứ để
luật nhân quả cân nhắc phán xét, chúng ta không nên dựa vào hiểu biết về
nhân quả hạn hẹp của mình để đánh giá hành
động của người khác.
Viên Minh
|
http://1.bp.blogspot.com/-gfF1kg6OuPI/UOwdx8LxFYI/AAAAAAAAF7w/A0JxaYELh4o/s1600/0003.jpg">
|
-
Tin vui cho tất cả mọi người: có thể tự giải phóng mình khỏi sự hành hạ
của tâm trí. Cách đơn giản nhất như sau: Hãy bắt đầu nghe tiếng nói
trong đầu mình như bạn vẫn thường có thể nghe.
Hãy đặc biệt chú ý tới bất kỳ hình mẫu ý nghĩ lặp lại nào, những thứ âm
thanh này có lẽ đã lặp đi lặp lại trong đầu nhiều năm rồi. Quá trình
như vậy chính là chứng kiến người suy nghĩ.
-
Không gian và thời gian chung cuộc là ảo tưởng của tâm trí. Chúng chứa
cốt lõi chân lý là hai thuộc tính bản chất của cái Một: vô hạn và vĩnh
hằng.
Eckhart Tolle
|
http://1.bp.blogspot.com/-caMCdZSf-CE/UOwd1nIMzQI/AAAAAAAAF74/6nycfYZegP4/s1600/0004.jpg">
|
Hãy
nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh
hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác
pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải
mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh
hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy
rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó
chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý
thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì
thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không
thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối
đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp
tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn
sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
Sumedho
|
http://4.bp.blogspot.com/-ojrk-k2COG8/UOwd7lxWMuI/AAAAAAAAF8I/Jw9szagJYJc/s1600/0006.jpg">
|
-
Ai trải qua sự thật về khổ thì người ấy thấy ra bản chất vô thường,
khổ, vô ngã trên cõi thế gian, nhờ chấp nhận sự thật này mà người ấy
thanh tịnh trong sáng, và ai thanh tịnh trong sáng thì giác
ngộ giải thoát, thấy rõ thực tánh chân đế và Niết-bàn.
-Thấy
pháp và chia sẻ pháp với những người hữu duyên hình như là sứ mạng rất
tự nhiên và đương nhiên của bất kỳ ai nhận ra lẽ sống trong nguyên lý
"tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha". Thấy pháp thì một mặt chịu ơn sâu
của Tánh
Biết, mặt khác lại mang nghĩa nặng của Đất Trời - khó mà có thể đáp đền
Viên Minh
|
http://4.bp.blogspot.com/-jXNPGdisldE/UOwd-6bR3sI/AAAAAAAAF8Q/qD1pN6bcQeE/s1600/0007.jpg">
|
Trong
một nội tâm đầy chánh niệm, tất cả hạnh phúc và khổ đau đều đồng giá
trị. Không có gì khác biệt giữa hai thực tại này hết. Cái nào cũng là
Ðang Là, xuất hiện rồi biến mất. Hạnh phúc
vẫn là Hạnh phúc, Ðau khổ cũng cứ là Ðau khổ. Chúng là cái Chúng Là.
Chúng vô ngã và chỉ có vậy. Chúng ta đừng để mình phải đau khổ vì chúng.
Chỉ việc đón nhận, nhìn mặt và hiểu biết chúng. Tất cả cái gì có mặt
đều phải có lúc biến mất. Tất cả đều vô ngã!
Sumedho
|
http://1.bp.blogspot.com/-te1PDM-F_Y0/UPlX8cVZwnI/AAAAAAAAIS4/o7POOj3j2M8/s1600/c%25E1%25BA%25A3nh+%25C4%2591%25E1%25BA%25B9p+NB.jpg">
|
-
Trong thực tánh chân đế không có khái niệm toàn hảo và bất toàn. Nhưng
khi có sự mong mỏi đạt đếnmột lý tưởng toàn hảo thì mới có khái niệm bất
toàn đối nghịch với ý niệm toàn hảo mà
sinh ra chấp thủ nhị nguyên. Khi nói câu này thầy chỉ muốn nhắc rằng
nếu muốn cầu toàn trong ảo vọng một cách nhị nguyên như vậy thì tốt hơn
là nên trở về nhận ra tính bất nhị ngay trong thế giới vô thường, bất
toại và vô ngã này. Giác ngộ chính là thấy ra
mọi hiện tượng thế gian đều không hoàn hảo như lý tưởng cầu toàn, do đó
buông xuống cái ta ảo tưởng lăng xăng tạo tác để cầu toàn, mới giác ngộ
ra thực tánh chân đế như nó đang là vượt ngoài khái niệm toàn hảo và
bất toàn.
Viên Minh
|
http://2.bp.blogspot.com/-DRg7tSatcwk/UOweCrvPV-I/AAAAAAAAF8Y/pqEsrsdXMqM/s1600/0008.jpg">
|
-
Về bản chất, vô trí là nơi phát sinh mọi sự sáng tạo. Đa số những người
có bằng cấp cao lại ít sáng tạo không phải vì họ không biết cách suy
nghĩ, mà vì họ
không biết cách dừng suy nghĩ.
- Một
cách rất đơn giản để tránh xa tâm trí là đưa sự tập trung chú ý của bạn
hướng vào thân thể. Cảm giác về thân thể bên trong của bạn là vô hình
dạng, vô giới hạn và không dò được.
Eckhart Tolle
|
http://2.bp.blogspot.com/--dGLRcNw9Os/UOweIlOgBTI/AAAAAAAAF8o/6M5OxzMxAr4/s1600/00011.jpg">
|
-Tâm
của người hành thiền thì không chạy đây đó. Nó nằm yên tại một chỗ. Khi
tốt và xấu, hạnh phúc và đau khổ đến, người hành thiền chỉ đơn thuần
nhận biết mà không để chúng thấm ướt tâm. Nói cách khác
người hành thiền không dính mắc vào cái gì cả.
-Đừng cố gắng trở thành cái gì. Đừng nhẩy vào bất cứ chuyện gì. Cũng
đừng là một thiền sinh. Đừng mong giác ngộ. Lúc ngồi thì hãy ngồi. Khi
đi thì hãy đi. Chẳng nắm giữ gì mà cũng không chống đối gì cả... Hãy để
mọi sự tự nhiên.
Ajahn Chah
|
http://2.bp.blogspot.com/-QC5rhWeo5Y8/UO0T0e-cLXI/AAAAAAAAF_w/MKmiA8NmWds/s1600/00001.jpg">
|
Tánh
biết thấy pháp là việc tự nhiên nên nó không cần dụng ý dụng công, chỉ
có "người muốn biết" mới có dụng ý và phải dụng công. "Người muốn biết"
chính là cái ta ảo tưởng, khi nó xen vào tánh biết
thì cái biết trở nên chủ quan và trì trệ, khó thấy được pháp như nó
đang là.
Cứ để
tâm tự nhiên mà thấy thì tánh biết tự biết điều chỉnh cái thấy cho thích
nghi với mọi đối tượng của nó. Đừng cố gắng nhìn, nghe... để nắm bắt
điều gì vì lúc đó khái niệm đã xen vào, mà khái niệm đi trước thì cái
thấy bị trì
trệ và không còn trung thực được nữa nên cái thấy không thể đồng nhất
với pháp trên tính chất chỉ có duy nhất tại đây và bây giờ (thời, vị và
tính) của nó. Tự nhiên, vô tâm (không trước ý) và giản dị là bí quyết mà
cũng là phẩm chất của tánh biết đối với vạn
pháp.
Viên Minh
|
http://4.bp.blogspot.com/-JwnULEo-o7g/UOweLTFFMQI/AAAAAAAAF8w/ZnkaxcdmNEY/s1600/00012.jpg">
|
-
Bạn “đạt tới” chứng ngộ (cứu giúp) bằng việc bạn nhận ra rằng bạn đã ở
đó rồi. Bạn tìm thấy Thượng Đế vào khoảnh khắc bạn nhận ra rằng bạn
không cần tìm kiếm Thượng Đế. Bạn không thể
làm được điều này trong tương lai. Bạn làm nó Bây giờ hoặc không bao
giờ làm được điều đó.
Eckhart Tolle
|
http://2.bp.blogspot.com/-lRAO-wxBOGs/UOwrruzSirI/AAAAAAAAF-Q/wxgvypNoPi8/s1600/0000.jpg">
|
-
Khi tâm an tịnh tức là nó đang ở trong điều kiện bình thường. Khi tâm
di động thì tư tưởng hình thành. Hạnh phúc hay đau khổ là một phần của
tâm hoạt động này. Bất an và tham ái cũng
được hình thành như thế. Nếu bạn không hiểu rõ chuyển động này, bạn sẽ
săn đuổi đàng sau tư tưởng hình thành mãi, và trở thành nạn nhân của nó.
Ajahn Chah
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Aug/2013 lúc 12:54am
Muối cuộc đời
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào
cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú hơn gì.
Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe, rôì đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
- Con
cho thìa muối này hòa vào cốc nước, rồi uống thử đi !
Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử, cốc nước mặn chát.
Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước.
- Bây giờ con nếm thử nước ở trong hồ đi!
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn chút nào. Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:
- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn nó giống như thìa muối này thôi. Nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước, thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước,
họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cho bản thân mình !
(ST)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Aug/2013 lúc 1:43am
|
Bài của Nguyễn Hiến Lê, Phạm Công Thiện, Encyclopedia Britanica ... |
---|
TRÍCH
DỊCH TỪ BỘ TỰ ĐIỂN BÁCH KHOA UY TÍN THẾ GIỚI BỘ ENCYCLOPAEDIA
BRITANNICA - ANH QUỐC)
Huỳnh Phú Sổ là một triết gia Việt Nam, là người chủ trương chấn hưng Phật giáo
và là người sáng lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm 1939.
Ông bắt đầu thuyết giảng về sự chấn hưng nền Phật giáo, chủ trương sự quay trở
lại tinh thần Phật giáo nguyên thủy và nối kết với tư tưởng đại thừa thịnh hành
khắp Việt Nam, Ông đề cập sâu đến cách sống mộc mạc, bền bỉ, cùng hình thức thờ
cúng đơn giản và sự tự giải thoát. Đạo Phật Giáo Hòa Hảo là một sự kết hợp giữa
đạo Phật và truyền thống thờ cúng Tổ tiên cùng với những nghi thức nuôi dưỡng
đời sống tâm linh, cùng những tinh tuý của Khổng giáo và những sinh hoạt thực
tiễn phù hợp bản xứ người Việt Nam.
Bằng lời nói của mình, Ông có khả năng cuốn hút thính gỉả một cách mãnh liệt và
được biết đến dưới danh hiệu Ông “Đạo Khùng “. Ông đã tiên đoán chính xác sự
thất bại của Pháp trong thế chiến thứ hai và sự xâm chiếm của người Nhật ở Đông
Dương.
Sự thành công của Ông trong vai trò một vị Nhà Tiên Tri đã khiến cho những
người tín đồ gọi Ông là Phật Sống. Huỳnh Phú Sổ là một triết gia Việt Nam, là
người chủ trương chấn hưng Phật giáo và là người sáng lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo
năm 1939.
" Huynh Phu So.
Vietnamese philosopher, Buddhist reformer, and
founder (1939) of the religion Phat Giao Hoa Hao.
He set about preaching Buddhish reform, advocating a return to Theravada (Way
of the Elders) Buddhism, from the Mahayana (Greater – Vehicle) form prevalent
in Vietnam, and stressing austerity, spartan living, simple worship, and
personal salvation. Hoa Hao is an amalgam of Buddhism, ancestor worship,
animistic rites, elements of Confucian doctrine, and indigenous Vietnamese
practices.
In speaking, he exerted an almost hypnotic influence over his audiences and
became known as Dao Khung (Mad Monk). He predicted with accuracy the fall of
France in world war 2, the Japanese invasion of Indochina …
His success as a prophet led his followers to call him the Phat Song
(Living Buddha). "
nguồn Website : www.
Britannica. com. Inc
TRÍCH HỒI KÝ CỦA HỌC GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ
NGUYỄN HIẾN LÊ (*)
Hai anh Tân Phương và Việt Châu (**) đều như tôi
rất mừng khi Nhật đổ bộ lên Sàigòn, mong Nhật đuổi Pháp đi, nhưng không thích
gì Nhật, không học tiếng Nhật. Tân Phương không làm chính trị, mà Việt Châu
cũng vậy, nhưng Việt Châu không nhớ do một cơ hội nào được nghe Thầy Tư Hòa Hảo
(tức Huỳnh Phú Sổ) xuất khẩu thành thi, lấy làm lạ, nhất là thấy Thầy như có
một ma lực gì kỳ dị, thu phục được rất nhiều người, nên từ ngạc nhiên sinh ra
ngưỡng mộ.
Việt Châu bảo tôi : “Con người đó thật kỳ dị. Mỗi ngày ngồi xe hơi đi mấy trăm
cây số, diễn thuyết hai ba nơi, mỗi nơi nói thao thao bất tuyệt trong hai, ba
giờ ở giữa trời, trước một đám đông nông dân hằng ngàn người, ai nấy im phăng
phắc như nuốt từng lời một, có kẻ khóc mướt nữa. Có lần đương diễn thuyết thì
trời đổ mưa, Thầy Tư vẫn nói mà dân chúng vẫn đứng nghe dưới mưa. Lần nào diễn
thuyết xong rồi cũng lên xe đi nơi khác liền, không thấy mệt nhọc, vẫn ung dung
làm thơ. Mà ăn rất ít, toàn đồ chay. Sinh lực sao mà dồi dào thế ! Sức lôi
cuốn, thôi miên quần chúng sao mà mạnh thế “
(*) Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Văn Học 1997.
(**) Tức Nguyễn Xuân Thiếp, Nhà thơ bút hiệu Việt Châu, người gốc Hà Tây, là
anh của Học giả Nguyễn Hiến Lê, và là một đệ tử trung thành của đức Huỳnh Phú
Sổ.
________
ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ LÀ MỘT TRIẾT GIA VIỆT NAM (*)
Phạm
Công Thiện
Nguyên Giáo sư triết học Đại học Vạn Hạnh Saigon
Có lẽ không ai mà không biết Đức Huỳnh Phú Sổ là Đức Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa
Hảo, nhưng ít ai biết rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là một triết gia Việt Nam. Chẳng
những thế, không phải chỉ triết gia Việt Nam như bất cứ một triết gia nào xứng
đáng được gọi là “triết gia “mà Đức Huỳnh Giáo Chủ lại đúng là một minh triết,
một thánh triết, trong mọi ý nghĩa cao siêu nhất của danh từ. Khi tình cờ đọc
một bộ từ điển bách khoa có thẩm quyền nhất thế giới, bộ Encyclopaedia
Britannica, dở qua cuốn 6, trang 181, tôi thấy tên tuổi và cuộc đời sự nghiệp của
Đức Huỳnh Giáo Chủ chiếm trên nửa cột chữ in nhỏ trên trang giấy tự điển, mấy
hàng chữ đầu đã đập mạnh vào mắt tôi : “Huynh Phu So is a Vietnamese philosopher … “Hiển nhiên mấy
hàng chữ tiếp tục cũng xác định thêm rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là nhà cải cách
Phật giáo và nhà sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng chính điều xác định đầu tiên
của Encyclopaedia Britannica đã làm tôi chú ý đặc biệt : “Huỳnh Phú Sổ là triết
gia Việt Nam …”Mặc dù tôi có thói xấu giống như Aldous Huxley là hay thích đọc
tự điển như đọc tiểu thuyết (Aldous Huxley rất say mê đọc bộ Encyclopaedia
Britannica), nhưng không phải bất cứ cái gì tự điển đã định nghĩa thì tôi tin
ngay lập tức ; bản tính cố hữu của tôi là ngờ vực tất cả định nghĩa của tất cả
tự điển và từ điển. Tuy nhiên, lúc thấy Encyclopaedia Britannica gọi Đức Huỳnh
Phú Sổ là “triết gia Việt Nam “thì tôi bỗng ngừng lại và bắt đầu suy nghĩ. Bao
nhiêu âm hưởng bất ngờ xoáy tròn xung quanh một danh từ quen thuộc.
Từ lâu, tôi đã có thói quen nghĩ rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là một thiên tài tôn
giáo dân tộc, là một đại Bồ Tát trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, là tất cả
những gì đáng tôn kính trong vị thế của một Giáo chủ một tôn giáo gồm nhiều
triệu tín đồ ở Việt Nam. Nhưng tôi chưa nghĩ đến khía cạnh “triết gia “của
Huỳnh Giáo Chủ. Hiển nhiên tất cả mọi Giáo chủ tôn giáo đều là triết gia ở một
bình diện nào đó, và tất cả mọi triết gia ở trên tất cả bình diện đều không thể
là Giáo chủ được, nếu người ta hiểu được tính thể chân chính của triết lý như
là triết lý. Một triết gia có thể là một triết gia về tôn giáo với một nền tảng
triết lý về tôn giáo, nhưng một nhà tôn giáo học không hẳn bị bắt buộc phải là
một triết gia, và nhất là một nhà tu hành tôn giáo và nhất là một Giáo chủ tôn
giáo lại không nhất thiết phải cần đến một triết lý nào cả, nhất là thứ triết
lý kinh viện nhà trường. Tuy nhiên nếu triết lý được hiểu là triết lý trong tất
cả mọi ý nghĩa toàn diện của triết lý thì không có ai có thể chạy thoát ra
ngoài cái vòng tròn khủng khiếp của triết lý, dù triết lý được hiểu theo nguyên
nghĩa Philosophia hay được hiểu theo nguyên nghĩa Minh triết Đạo lý của Đông
phương. Nếu được hiểu theo nghĩa nguyên vẹn toàn diện thì Đức Huỳnh Giáo Chủ
đúng là một triết gia Việt Nam vĩ đại mà chỉ có người nào nắm trọn tất cả triết
lý Tây phương và đạo lý Đông phương thì mới có khả năng nhìn thấy được tất cả ý
nghĩa ẩn hiện của bốn chữ triết lý Việt Nam.
Một thanh niên Việt Nam mới 20 tuổi mà đã cưu mang tất cả sức nặng bí ẩn của
đạo lý Đông phương, đã thể hiện tất cả khả tính có thể có được của tư tưởng
Việt Nam, đã thể hiện trọn vẹn tất cả tinh tuý của Mật tông, Thiền tông và Tịnh
độ tông, đã thành tựu oanh liệt truyền thống Thiền Lý Trần và Thiền Trúc Lâm
Yên Tử của Việt Nam, đã nối kết lại tinh thần Phật giáo nguyên thuỷ với đại
nguyện và đại hành của lý tưởng Bồ Tát trong Đại thừa, đã đốt cháy lại ngọn lửa
thiêng trao truyền từ lục tổ Huệ Năng , đã gây dựng lại với hai bàn tay trắng
tất cả những gì cao siêu nhất của dân tộc và của nhân loại trong sự nghiệp tư
tưởng và hành động của mình, đã nuôi dưỡng đời sống tâm linh và hùng khí dân
tộc cho bao nhiêu triệu người Việt Nam. Một người như thế, chẳng những là một
triết gia Việt Nam thôi, mà chính là minh triết, thánh triết cho cả nhân loại
Tác phẩm của ngài Huỳnh Phú Sổ
·
Sấm giảng
khuyên người đời tu niệm (q. 1 - Thơ
lục bát dài 912 câu, 1939). Nội dung sách nhằm đánh thức quần chúng bằng cách
tiên tri những cảnh lầm than khốn khổ mà nhân dân phải hứng chịu.
·
Kệ nhân của
người khùng (quyển 2 - thơ thất ngôn
trường liên, dài 846 câu, xuất bản năm 1939).
Ở cuốn này tác giả vừa tiên tri tai nạn sắp xảy ra mà dân
chúng phải gánh chịu, vừa khuyên mọi người nên làm lành tránh dữ.
- Sấm giảng (quyển 3, thơ lục bát, dài 612 câu, 1939, nội dung cuốn
này dạy tu tâm dưỡng tính để được giải thoát.
- Giác mê tâm kệ (quyển 4, thơ thất ngôn trường thiên, dài 846 câu, 1939).
- Khuyến thiện (quyển 5, thơ thất ngôn, dài 756 câu, 1942). Viết về
tiểu sử Đức Phật Thích Ca và luận về tám sự đau khổ trong cõi Ta bà, về
pháp môn tịnh độ và cách diệt ngũ trọc, trừ thập ác và thực hành thập
thiện.
- Cách tu hiền và sự ăn ở của người bổn
đạo (quyển 6 xuất bản năm 1945, Sài Gòn).
Nội dung minh giải về tứ ân, tam nghiệp, thập ác, bát chánh,
cùng giảng dạy về cách thờ phụng, cúng lạy, nghi thức cử hành tang lễ, giá thú,
cùng cách giao tế với các tôn giáo khác.
TIỂU SỬ ĐỨC THẦY HUỲNH
PHÚ SỔ
Sinh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi, tức ngày 15/1
năm 1920, tại làng Hòa Hảo, gần Vàm Nao, quận Tân Châu, tỉnh Châu đốc, một tỉnh
miền Tây nằm sát bên nước Cao Miên và trên sông Cửu Long (Tiền Giang), trong
một gia đình nông dân, con của ông Hương Cả (người đứng đầu trong làng) Huỳnh
Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm. Lúc nhỏ ông thường bịnh hoạn, đau yếu, xanh xao, chỉ
đi học trường làng, và đã đậu bằng tiểu học tại Tân Châu, nhưng đến năm 15 tuổi
phải nghỉ học vì lý do sức khỏe. ông được điều trị bởi nhiều thầy thuốc và bằng
nhiều cách nhưng bịnh tình càng ngày càng trầm trọng và theo đuổi suốt quãng
đời thiếu niên của ông. Mãi cho đến khi ông 18, 19 tuổi, bỗng nhiên ông hết
bịnh và trở thành một thanh niên mạnh khỏe, tuấn tú, da mặt hồng hào, tươi
sáng, tướng bộ chững chạc, trang nghiêm.
Từ thuở bé, ông đã có căn tính của một người tu
hành, ông không thích đàn địch, ca hát, cười dỡn như các bạn cùng trang lứa,
lúc nào ông cũng trầm tư, mặc tỉnh, thích ở nơi thanh vắng, yên tỉnh. ông lại
rất hổ thẹn và phản đối ngay khi nghe song thân bàn chuyện kiếm người bạn đời
cho ông.
Dù mới chỉ học xong tiểu học và chưa từng nghiên
cứu Phật Học, ông bỗng nhiên có một kiến thức Phật Học uyên bác, và hơn thế
nữa, một khả năng "xuất khẩu thành thơ" biến những kiến thức Phật Học
thành những bài thơ giảng đạo đi sâu vào lòng quần chúng bình dân, ít học.
Ngoài ra ông làm thơ bằng chữ Nho một cách tinh thông, xuất sắc dù không học
chữ Nho. Không những thế, ông còn bỗng nhiên có tài chữa bịnh, kể cả những bịnh
nan y dù chưa từng học về y khoa. Ngày 18 tháng năm năm Kỷ Mão, tức ngày 4/7
năm 1939, Huỳnh Phú Sổ tuyên bố khai lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo, khi ấy ông chỉ
mới 19 tuổi.
Mấy vị trí thức đa số ít ai chú ý đến hiện tượng
Phật Gíao Hòa Hảo ở miền Nam , nhất là chư vị miền Bắc vì họ vẫn được tuyên
truyền rằng Hòa Hảo là những nông dân cường khấu , chuyên ăn gan uống mật kẻ
thù . Còn ở miền Nam thời đó là thời nhiễu nhương kháng chiến , cũng như sau
này dưới thời ông Diệm - một người Công Gíao , thì việc tìm hiểu về PGHH không
có cơ duyên được khai triển . Trong khi đó , đối với những người học Phật khi
có cơ hội được tìm hiểu về PGHH , thường rất ngạc nhiên , giựt mình vì sao một
vị giáo chủ trẻ tuổi chỉ thọ có 27 năm , thời gian khai đạo có 7 năm , lại có
thể gây được ảnh hưởng sâu rộng như thế cho bao thế hệ sau .
HPS giảng dạy cho tín đồ nội dung Phật Pháp đúng
theo lời chuyển pháp luân của Phật Tổ , từ con đường trung đạo đến tam nghiệp ,
tứ diệu đế , tứ vô lượng tâm , tứ ân , ngũ giới , lục độ , bát chánh đạo , thập
thiện , thập nhị nhân duyên . Đức Thầy chỉ có chút phần thay đổi trong thứ tự
Tứ Ân . Ngoài ra trọn vẹn nội dung là đúng với những gì Phật Tổ giảng dạy cho
đệ tử , Ông không có chủ trương đưa ra những tư tưởng Phật học gì mới lạ . Lại
, Đức Thầy thấu hiểu căn cơ chất phác của người nông dân Nam Bộ vùng đồng bằng
Sông Cửu Long không thể hành trì các pháp tu đòi hỏi công phu tu học phức tạp ,
nên Đức Thầy chọn pháp môn Tịnh Độ để truyền dạy vì đây là pháp phù hợp nhất
với tất cả mọi căn cơ chúng sanh bất luận cao thấp
Văn Đức Thầy thực tế , gần gũi , dễ lãnh hội như
Ngài giảng cho nông dân miền Nam nghe về con đường trung đạo :
" Không trưởng dưỡng xác thịt quá ư sung
sướng như : ăn nhiều, ngủ nhiều, chẳng lo làm công chuyện, chẳng học hỏi, vì
sung sướng thái quá thì sanh nhiều dục vọng mê đắm, làm cho trí đạo tối tăm,
không đạt huệ được .
Không nên hành xác hay ép xác thái quá như :
phơi nắng dầm sương, bỏ ăn, bỏ ngủ, làm lụng quá sức lực của mình, vì ép xác
quá độ hay sanh bịnh hoạn nhiều, người mà đa mang bịnh tật rồi, tinh thần kém
cỏi, nhọc mệt, trí hóa lu mờ, không đủ sức mà học Đạo đặng.
Nên người biết Đạo chẳng ép xác thái quá, mà
cũng chẳng để nó sung sướng quá độ, chỉ ăn ngủ có chừng mực, làm việc vừa với
sức mình, giữ gìn sức khỏe mới mong được Đạo Pháp.
Vậy Phật chẳng buộc ai phải ăn ở khổ hạnh và
cũng chẳng biểu ai ăn ở sung sướng, chẳng ép ai ăn chay, chẳng xúi ai ăn mặn,
tùy theo trình độ và lòng nhơn của mình. "
Những lời thuyết giảng của Huỳnh Phú Sổ vì mang
tính cách bình dân nên không khỏi bị một số tăng ni chê là kém cỏi, tầm thường,
hoặc giáo lý PGHH không có gì là cao siêu, là chân chánh. Tại vì Đức Thầy thấu
hiểu được trình độ của người nông dân vào thời khoảng nhiễu nhương 1940 khó có
thể thông hiểu được các tư tưởng cao siêu chứa đựng trong thiên kinh, vạn quyển
của triết lý Phật giáo. Hoằng pháp bằng những bài thơ chuyên chở đạo Phật vào
sâu trong tâm nảo tín đồ là một thành công sâu đậm, bền vững. Trong một thời
gian ngắn ngủi độ 7 năm, ngoài những việc khó khăn khác phải đương đầu, quả
thật trong lịch sử miền Nam, chưa thấy có một giáo chủ nào có thể được hơn 2
triệu tín đồ trên một dân số khoảng 10 triệu vào thời đó
Huỳnh Phú Sổ đặc biệt tạo nên một nền Phật giáo
mới do các giới Phật tử tại gia điều hành không có giới tăng lữ tham gia.Đức
Thầy tuy không chủ trương xây chùa, đúc tượng nhưng trong " Lời khuyên bổn
đạo", Ông vẫn khuyên tín đồ phải kính trọng giới tăng sĩ , tránh tạo sự
bất hòa giữa giới tăng sĩ và cư sĩ tại gia. Đức Thầy đã viết: " Hạng tại gia gồm tất cả thiện nam tín nữ chưa đủ điều
kiện xuất gia, vì cảm thấy mình còn nặng nợ với non sông tổ quốc, với gia đình,
với đồng bào xã hội, nên chưa thể làm như các nhà sư hay ni cô đặng. Thế nên ở
tại nhà, họ phượng thờ Đức Phật, phát nguyện quy y, giữ gìn giới luật, hằng coi
kinh sách, sửa tánh, răn lòng, ủng hộ các sư ". Ông đặt trọng tâm vào việc tu tâm sửa tánh, khuyên không nên
dựa vào hình tướng, lễ nghi. Hình tướng như tượng Phật, chuông, mỏ chỉ là những
trợ lực, những phương tiện giúp để dễ tu tập nhưng lắm khi sự chấp vào hình
tướng lại dẫn đến sự hiểu sai về giáo pháp
Những thành tựu Ông đã thực hiện trong thời gian
ngắn ngủi 7 năm thật khó có thể giải thích ngoại trừ phải chấp thuận ý kiến xem
Ông là một vị Bồ Tát đã xuất hiện sau nhiều kiếp tu tập để cứu rỗi nông dân ở
địa linh Cữu Long.
Sự độc đáo và vĩ đại của Huỳnh Phú Sổ được giới
trí thức quốc tế công nhận, dù bị giới trí thức Việt Nam và trí thức Phật Giáo
Việt Nam, do thiếu thông tin, thành kiến nông cạn, sai lầm, không biết đến và
đề cập đến: Bộ Bách Khoa đại Từ điển có thẩm quyền nhất
thế giới, bộ The New Encyclopaedia Britannica đã công nhận Huỳnh Phú Sổ là một
triết gia Việt Nam "Huỳnh Phú Sổ
is a Vietnamese philosopher...
"(Vulume 6, Micropaedia, 1987, trang 18).
Chữ “triết gia” đối với người Việt Nam thì nghe
không mấy hấp dẫn , nhưng đối với Tây Phương là một chữ phi thường . Triết học
có vai tròn rất đặc biệt trong lịch sử và chính trị Tây Phương, như Platon –
ông tổ Triết học Tây Phương , từng đề cập đến mô hình xã hội lý tưởng mà ở đó ,
những người lãnh đạo quốc gia phải là những bậc triết nhân có phẩm chất và trí
tuệ cao cả .
(Tương truyền Platon đã từng có thời tu học ở Ai
Cập và được những tu sĩ Ai Cập truyền thụ cho những tri thức bí mật của nền ăn
minh Atlantis đã có từ trước Đại Hồng Thủy , mô hình thành phố Atlantis mà
Platon miêu tả ,nghe giống như mô hình phong thủy “thôn bát quái” của ngôi làng
dòng họ Gia Cát Lượng thời Tam Quốc )
Không một người Việt Nam nào khác thế kỷ 20 này
được đánh giá như vậy.Huỳnh Phú Sổ được coi như là hóa thân của Bồ Tát và những
hiểu biết của ông xuất phát từ Tuệ Giác và những hành động của ông là những
hạnh nguyện của tâm đại từ bi. ông dã vượt qua mức độ phàm phu và đã đạt đến
trình độ của thánh nhân.
Nhân dân Nhật Bản ca ngợi sư Nhật Liên là đại bồ tát, thì Phật tử
Việt Nam ca ngợi Huỳnh Phú Sổ là đại bồ tát cũng không quá đáng. Có ai, trong
suốt mấy ngàn năm lịch sử Việt Nam, khi chỉ mới 19 tuổi, đã là một Gíao Chủ có
những viễn kiến đi trước thời đại và được hàng triệu người tôn thờ ? Chỉ có
Huỳnh Phú Sổ - “Cậu Tư Hòa Hảo” , một thanh niên quê quán ở làng Hòa Hảo trên
đồng bằng sông Cửu Long
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Aug/2013 lúc 10:21pm
Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa?
(Tỳ-Khưu
Thích-Chân-Tuệ)
.1) Sống lợi mình lợi
người là cuộc sống có ý nghĩa.
Những việc gì mình không muốn người khác làm cho
mình, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không muốn bị
người khác quấy rầy, không muốn đời tư bị bươi móc, thì mình đừng làm như vậy
cho người ta. Chẳng hạn như mình không thích bị ai phê bình, chỉ trích, khinh
khi, phỉ báng, thì mình đừng vạch lá tìm sâu, bới bèo tìm bọ, viết thư nặc
danh, hăm dọa chửi bới người ta. Phải nên biết rằng: gieo nhân nào gặt quả nấy,
đong đấu nào nhận đấu nấy!
.2) Sống không ưu tư,
không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa.
Vì áp lực của cuộc đời thường đè nặng trong tâm tư,
chúng ta bị ngoại cảnh chi phối quá nhiều, ngày ăn không ngon, đêm ngủ chẳng
yên. Lúc thịnh thì vui, lúc suy thì buồn. Lúc nhục nhã thì bực, lúc danh dự thì
khoái. Lúc xưng tán thì thích, lúc phê phán thì quạu. Lúc khổ thì than, lúc hân
hoan thì chịu! Nở được nụ cười nhẹ nhàng, vô ưu, trầm tĩnh, trong mọi hoàn cảnh
giúp chúng ta sống cuộc đời có ý nghĩa. Nụ cười thương yêu, nụ cười có ý thức
bao giờ cũng đẹp đẽ và thường giúp con người sống cuộc đời có ý nghĩa một cách
mầu nhiệm khó thể nghĩ bàn.
.3) Sống trong tỉnh
thức là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta biết mình thực
sự là ai, biết mình thực sự đang làm gì, biết mình thực sự đang nói gì, biết
mình thực sự đang nghĩ gì. Chúng ta thường mang cái áo đời danh lợi, cho nên
quên "con người chân thật" của mình, luôn luôn sống trong ảo tưởng.
"Con người chân thật" là con người luôn luôn sống trong tỉnh thức,
kiểm soát được hành động, lời nói và tư tưởng, không phân biệt nam nữ, giàu
nghèo, trình độ, xuất xứ, đời sống, dân tộc. Sống trong tỉnh thức nghĩa là phải
có chánh kiến, theo chánh tư duy, giữ gìn chánh ngữ, thực hành chánh nghiệp,
sống với chánh mạng, có chánh tinh tiến, luôn luôn chánh niệm, có được chánh
định.
.4) Sống trong an lạc
và hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa.
Cuộc sống không dính mắc, không sân hận, không si mê,
không phiền não, không chấp chặt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh
chấp, không hơn thua, không bon chen, không đua đòi. Khi có người mang lửa đến
đốt, chúng ta đừng đưa bổi ra đón, thì sẽ không bị đốt cháy. Nghĩa là nếu bị
người chửi mắng, hay khi nhận được thư, dù nặc danh hay chính danh, nặng lời
nhục mạ, chúng ta không nổi cơn sân, dù ngoài mặt hay trong lòng, thì chúng ta
được bình yên vô sự. Chúng ta không có được những gì mình thích, thì hãy thích
những gì mình có. Ðược như vậy, ngày ăn ngon tối ngủ yên, và chắc chắn chúng ta
sống cuộc đời an lạc và hạnh phúc.
.5) Sống an trú trong
hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta thường luyến
nhớ quá khứ, mơ tưởng tương lai. Sống trong cuộc đời hiện tại, chúng ta nên
biết rằng "mình đang sống", đang hít thở không khí, đang ở trong chánh
niệm, sống với thiện tâm, sống không tà niệm. Ðược như vậy, tâm của chúng ta
như dòng nước trong mát, không vướng bụi trần, không vương phiền não. Bình an
dưới thế cho người thiện tâm.
Trong Kinh Kim Cang, Ðức
Phật có dạy:
Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện
tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc.
Nghĩa là chuyện quá khứ
cảm giác đã qua đi, không nên nhớ nữa, chuyện hiện tại thấy đó rồi mất đó, cảm
giác nào rồi cũng qua mau, không có gì tiếc nuối, chuyện tương lai chưa đến,
đừng lo lắng ưu tư phiền muộn, chỉ khiến cuộc đời thêm phức tạp phiền não mà
thôi!
.6) Sống trong giác
ngộ và giải thoát là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta muốn có cuộc
sống ý nghĩa, bình yên, phẳng lặng, an lạc và hạnh phúc, chúng ta phải biết
quán sát chân lý, nhận chân lẽ thực, thấy được thực tướng của vạn hữu. Chúng ta
muốn có cuộc sống ý nghĩa, thì nên biết rằng, chúng ta sinh ra đời để trả hết
các nợ đã vay, đã tạo tác từ nhiều tiền kiếp, đừng tạo thêm nghiệp mới, chấm
dứt sinh tử luân hồi, không si mê, không mơ tưởng, không van xin, không mong
cầu. Chúng ta phải sáng suốt
nhận định rõ ràng: cuộc đời khổ nhiều vui ít.
Cho nên, chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: sinh lẫn
diệt, còn lẫn mất, được lẫn thua, khen lẫn chê, vui lẫn buồn. Chấp nhận cuộc
đời là chấp nhận: có làm có hưởng, có làm có chịu, sinh sự sự sinh, gieo gió
gặt bão. Chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: nay còn mai mất, nay xấu mai tốt, nay
bạn mai thù, chuyển biến không ngừng. Cần phải có thời gian tu tập thực nghiệm
lâu dài, cần phải có công phu quán chiếu bền bỉ, cần phải có ý chí mạnh mẽ,
nghị lực vững vàng, để chuyển hóa cuộc đời từ phiền muộn, ưu tư, lo âu, sợ hãi,
trở thành hoan hỷ, vui vẻ, thanh thản, tự tại. Ðược
như vậy, chúng ta sẽ giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
(Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Aug/2013 lúc 7:04pm
Giải mã ánh sáng chói lòa khi cận kề cái chết
http://vnexpress.net"> VnExpress.net – Thứ tư, ngày 14 tháng tám năm 2013
Sự gia tăng đột biến hoạt động điện trong não là nguyên
nhân tạo ra các trải nghiệm cận tử của những người gần kề cái chết,
trong đó đặc biệt là một thứ ánh sáng chói lòa.
|
Hoạt động của sóng não mạnh lên trước khi chết. Ảnh minh họa: BBC.
|
Kinh nghiệm cận tử hay kinh nghiệm cận chết là một trải nghiệm được
kể lại bởi một người suýt chết hoặc đã bị chết lâm sàng và được cứu
sống.
Theo nghiên cứu thực hiện trên chuột, mức độ sóng não tăng cao tại
thời điểm cận kề cái chết của nó. Giới khoa học Mỹ cho biết, con người
trong tình trạng tương tự sẽ phát sinh một trạng thái ý thức đặc
biệt. Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học
Quốc gia, BBC đưa tin.
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Jimo Borjigin từ Đại học
Michigan, Mỹ cho biết: “Rất nhiều người nghĩ rằng não sau khi chết lâm
sàng sẽ không hoạt động hoặc hoạt động hạn chế. Tuy nhiên, chúng tôi
nhận thấy, điều đó không chính xác. Khi cái chết diễn ra, não bộ hoạt
động nhiều hơn".
Theo những người đã cận kề cái chết rồi sống lại, xung quanh họ khi
ấy được bao phủ bởi một không gian tràn ngập ánh sáng trắng, họ thấy một
cảm giác kỳ lạ và có thể trông thấy thân xác mình ngay trước mắt.
Nghiên cứu trên chuột
Việc nghiên cứu cảm giác cận chết ở con người là một thách thức lớn.
Vì vậy, các nhà khoa học Đại học Michiga đã theo dõi trên đối tượng là 9
con chuột sắp chết. Trong khoảng thời gian 30 giây sau khi tim con vật
ngừng đập, sóng gama trong não chúng hoạt động rất mạnh.
Xung điện não ở các con chuột thí nghiệm cũng hoạt động với mức độ
cao hơn so với trước. Các xung điện não có chức năng hình thành ý thức
con vật, liên kết thông tin giữa các bộ phận khác nhau của não bộ.
"Điều tương tự sẽ xảy ra trên bộ não con người, một mức độ gia tăng
hoạt động của não và ý thức có thể đem lại những trải nghiệm cận tử",
tiến sĩ Borjigin nói.
“Những người cận kề cái chết có vỏ não thị giác bị kích hoạt mạnh,
sóng não gama gia tăng khiến họ trông thấy ánh sáng và cảm giác kỳ ảo",
bà nói thêm.
Tuy nhiên theo bà Borjigin, để xác nhận kết quả trên, nghiên cứu
cần phải thực hiện trên những người trải qua cái chết lâm sàng và được
hồi sinh. "Vấn đề là chúng ta không biết khi nào trải nghiệm cận tử xảy
ra, có lẽ là khi bệnh nhân được gây mê hay trước khi tim ngừng đập", bà
cho biết.
"Những phát hiện trên mở ra cánh cửa để nghiên cứu sâu hơn trên con người”, tiến sĩ Chris Chambers từ Đại học Cardiff, Anh nói.
Lê Hùng
http://vn.news.yahoo.com/gi%E1%BA%A3i-m%C3%A3-%C3%A1nh-s%C3%A1ng-ch%C3%B3i-l%C3%B2a-khi-c%E1%BA%ADn-222000880.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Aug/2013 lúc 9:13pm
đào lý vẫn đơm hoa
http://3.bp.blogspot.com/-K1-S8gCfN0s/UWBgQgDsYEI/AAAAAAAAAyg/JdvVWWbA6kk/s1600/Autumn+Maple.jpg"> Basho
là một vị thiền sư thi sĩ Nhật Bản sống vào thế kỷ thứ 17, ông cũng
được công nhận như một nhà thơ Haiku nổi tiếng nhất của mọi thời
đại. Có lần, Basho chia sẻ về nghệ thuật làm thơ của mình như sau, “Trong
khi viết, ta đừng để mình bị ngăn cách với thực tại, dầu chỉ là một
khoảng cách mỏng như một sợi tóc. Ta chỉ có thể hiểu được cây thông từ
ngay chính cây thông, ta chỉ có thể học cây trúc từ chính ngay cây trúc…
và cái thấy ấy tự nó sẽ sáng tạo nên bài thơ của mình.”
Và cũng vậy, tôi nghĩ,
ta chỉ có thể tiếp xúc được với sự sống của mình từ ngay chính nơi thực
tại này, mà không thể bằng một lý thuyết hay đường lối nào khác hơn.
Nhưng dường như ngày
nay chúng ta lại thường đặt ra bao nhiêu những phương cách để nắm bắt
thực tại. Thật ra, ta chỉ cần mở rộng ra với những gì đang có mặt chung
quanh mình, bằng một cái thấy tự nhiên và trong sáng. Hiện thực này, ta đâu cần phải lao công tìm kiếm, mà chỉ cần dừng lại và nhận diện mà thôi.
Một nhà thơ La Mã, Horace, có dùng chữ "Carpe diem", seize the day,
nắm bắt ngày hôm nay, như là một công thức để sống tích cực. Tôi cũng
thấy ngày nay chúng ta lại ưa thích dùng những chữ đó, nhưng có lẽ ta
cũng cần nên nhìn lại thái độ ấy của mình. Vì thật ra ta không cần phải
nắm bắt cái gì hết, chúng ta chỉ cần để yên và có mặt tự nhiên với ngày
hôm nay thôi. Vì mục đính của ta là để tiếp xúc được với một tuệ giác
sẵn có của thực tại, chứ không phải để tìm kiếm một cái gì khác hơn, hay
đẹp hơn, theo sự mong cầu của mình.
Sen và bùn
http://2.bp.blogspot.com/-p1TksxaGhfA/UWBgZWgcjwI/AAAAAAAAAyo/loh0PnLT-gA/s1600/Buddhist+Lotus.jpg">
Có lần, tôi có dịp
tiếp chuyện với một Sư cô ở một tu viện. Trong thiền quán, chúng ta
thường quen nghĩ rằng, hạnh phúc có mặt là nhờ sự có mặt của khổ
đau. Cũng như sen có mặt là nhờ có bùn nhơ, hay là nhờ có cõi Ta bà mà
Tịnh độ mới có thể hiện hữu. Nhưng nếu như ta nhìn sâu sắc hơn, đừng
vướng mắc vào ý niệm, thì có thể ta cũng sẽ thấy rằng, hoa sen có cái
“thật” của hoa sen, và bùn nhơ cũng có cái “thật” của bùn. Và nếu như
chúng ta để cho chúng được như "đang là", as-is, một cách tự nhiên, thì mỗi cái đều có giá trị hoàn toàn như nhau, chứ không phải vì cái này mà có được cái kia. Cô chia sẻ,
Người ta thường nói
đến giá trị của khổ đau là để nâng cao giá trị của hạnh phúc. Cũng như
hay lấy bùn để tôn xưng sự tinh khiết của hoa sen: gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn. Vì vậy hoa sen thường được dùng làm biểu tượng cho những
gì cao quý, thỏng tay vào trần mà không nhiễm bụi trần. Giá trị của
bùn ở đây là làm cho hương thơm của hoa sen càng có giá trị.
Trong kinh có viết
“Thị pháp trụ pháp vị”, nghĩa là ta nên thấy pháp đúng với thực tánh
ngay nơi sự có mặt trong không gian (vị) và thời gian (thời) của
nó. Như nó đang là. Mỗi pháp đều có một vị trí, một “đang là” của
chính nó, và không thể so sánh với bất cứ gì khác. Hoa sen có "vị" của
hoa sen, bùn có "vị" của bùn. Mùi thơm của hoa sen hay mùi hôi của bùn
là do cảm quan của chúng ta thôi, chứ sen hay bùn tự chúng đâu có nói
một lời nào! Mà chúng cũng chẳng muốn nâng giá trị gì cho nhau. Sen
mọc trên bùn là do ở nhân duyên, thì đó cũng chỉ là lẽ thường nhiên
thôi!
Vậy khổ đau có "vị"
của khổ đau, hạnh phúc có "vị" của hạnh phúc, giá trị hoàn toàn như
nhau nếu chúng được như "đang là." Thật ra thì đâu phải nhờ khổ đau mà
ta mới có thể thấy giá trị của hạnh phúc, hay "hạnh phúc chỉ được nhận
diện trên cái nền của khổ đau..." Sao ta không thử nhìn thấy hương sen,
mùi bùn, hạnh phúc, đau khổ... như nó đang là, và chỉ thế thôi?
Thật ra, nếu như ta
biết ý thức và chấp nhận giá trị của khổ đau, thì đó cũng đã là điều
rất tích cực rồi. Nó giúp ta giảm bớt đi những bất an do sự tham cầu,
chống đối, vừa lòng, nghịch ý… khi tương giao với mọi sự. Nhưng nếu như
ta không vượt thoát khỏi cái thói quen so sánh - sản phẩm của bản ngã -
thì mình sẽ không để cho sự vật được như nó “đang là”, vì vẫn còn một ý
niệm phân biệt, cho dù rất vi tế.
Trong kinh Hoa Nghiêm có viết "đương xứ tức chân", chỉ có cái đang là ấy mới chính là cái thật, và ngoài ra không có cái thật nào khác hơn,
nên ta mới có thể nói "Ta bà là Tịnh độ" được đúng nghĩa. Chứ không
phải nó ám chỉ rằng Ta bà chỉ là nền, background, của Tịnh độ. Vì thật
ra, đâu phải nhờ có “hậu cảnh” Ta bà mà “chính cảnh” Tịnh độ mới được
tỏa sáng!
Mọi bất an đều có khuynh hướng tự an
http://3.bp.blogspot.com/-FylLpjsMKBU/UWBgjtM0rII/AAAAAAAAAyw/MOxSpGKFHp8/s1600/Letting+Be.png">
Có thể tôi cũng chưa
hiểu hết ý sâu sắc của Cô, nhưng như Basho nói, nếu như chúng ta muốn
hiểu thế nào là hoa sen thì ta hãy tiếp xúc ngay chính với hoa sen đi,
hay bùn nhơ cũng vậy. Vì chỉ có cái đang là ấy mới chính là cái
thực. Mỗi cái đều có một tuệ giác riêng của nó, và ta chỉ cần thấy
trong sáng tự nhiên thôi, chứ đâu cần đến một sự phân tách hay suy tưởng
xa xôi gì khác.
Nếu như ta để cho chúng được như chúng đang là, as-is, buông
bớt đi những phân biện của mình, thì tuệ giác sẽ hiện rõ hơn. Các thầy
tổ vẫn thường nhắc nhở chúng ta hãy tập buông bỏ những ý niệm và lý
thuyết của mình đi, dù cao siêu đến đâu, để cho tuệ giác có thể được có
mặt.
Tôi nghĩ, chúng ta
chưa tiếp xúc được với thực tại có lẽ vì mình chưa thể dừng yên được
những tìm kiếm lăng xăng của mình. Và trong cuộc sống, chúng ta lại có
thói quen thay thế những lăng xăng này bằng những lăng xăng khác. Mà
bạn biết không, cho dù chúng có là vi tế hay tốt đẹp hơn thì đó cũng vẫn
là những lăng xăng.
Nhưng nếu như ta không
làm gì hết, và cứ để yên cho những lo nghĩ và bất an của mình, thì
chúng sẽ ra sao bạn hả ? Bạn biết không, tôi được dạy rằng, nếu như ta
biết buông bỏ cái thái độ mong cầu của mình, để cho cái nghe, cái thấy
của mình được trong sáng tự nhiên trong giờ phút này, không can thiệp
vào, thì mọi bất an đều có khuynh hướng tự nó sẽ trở thành an. Chúng không cần gì đến sự can dự hay một sự tập luyện nào của mình. We need to learn how to step out of our own way.
Đào hồng tự nở hoa
http://1.bp.blogspot.com/-u0SwhIcuQvg/UWBg3BRJkjI/AAAAAAAAAy8/J0ZVfbRI9fE/s1600/Wonderful+moment+02.jpg">
Sáng
nay là một ngày đầu tiên của mùa xuân. Vậy mà mới mấy hôm trước, trời
đổ một cơn tuyết lớn ngập trắng khu vườn, lấp kín lối đi ngoài sân. Tuyết
phủ trắng xóa những cành cây khô trong khu rừng nhỏ. Đất trời của một
ngày tuyết đang rơi thật yên lắng, không gian tĩnh và đẹp. Sáng nay
nắng lại lên, tuyết tan, bước ra ngoài vườn tôi thấy trên cành khô có
những nụ hoa tím nở tự lúc nào không hay, dưới ánh nắng trong sáng ban
mai đẹp mới tinh.
Tôi nhớ bài thơ của thầy Nhất Hạnh lấy ý từ một công án Thiền của vua Trần Nhân Tông.
Bạn là khu vườn của tôi
Và tôi thường nghĩ tôi là người chăm sóc
Nhưng mới sáng hôm qua thôi
Mắt tôi vừa thấy
Một khu vườn xưa, rất xưa
Không hề có ai chăm sóc
Vậy mà
Khi Xuân về
Chẳng biết tại sao
Đào lý vẫn đơm hoa.
Chúng
ta có cần phải lao tác tìm kiếm gì không bạn hả, hay chỉ cần để cho tất
cả được trong sáng tự nhiên mà thôi, và lý trắng đào hồng sẽ tự chúng
nở hoa…
“Vườn xưa vắng mặt người chăm sóc
Lý trắng đào hồng tự nở hoa.”
Nguyễn Duy Nhiên
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Aug/2013 lúc 8:29pm
đừng
xô nhau giữa chiêm bao
Có lần tôi được nghe một bài hát của
Trịnh Công Sơn với những ý lạ, "Biển sóng đừng xô nhau, ta xô biển lại
sóng về đâu? Biển sóng đừng xô ta, ta xô biển lại sóng nằm
đau!" Ông viết bài đó do cảm hứng khi nghe tụng câu kinh Bát Nhã "Gate,
Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha."
Ông
giải thích ý mình, "Tuy là do cảm hứng bắt nguồn từ câu kinh, nhưng nó
không nương tựa gì câu kinh cả. Tôi muốn nói, sống trong cuộc đời,
ta đừng nuôi thù hận, đừng có ác ý trong cuộc tình. Đừng để trong
tình thương có bóng dáng thù địch, của lòng sân hận. Sóng xô ta, ta
xô lại sóng. Biết bao giờ mới đến được bờ bên kia của tịch
lặng, của bình an!"
Ông
nói về những cuộc tình, mà cuộc đời cũng thế, bạn có nghĩ vậy
không? Vì cuộc đời cũng được làm bằng những mối liên hệ giữa ta với
người chung quanh. Mà nếu mỗi lần "sóng xô ta"
rồi "ta xô lại sóng", thì biết bao giờ biển khổ này mới được lặng
yên, phải không bạn!
Tôi
nghĩ sự tu học trước hết là để đem lại cho ta một tấm lòng. Một tấm
lòng rộng lớn, không nhỏ nhen, không nghi kỵ, không xô đẩy nhau. Một
tấm lòng không cô lập, không cố chấp. Với tấm lòng rộng mở ấy, chúng
ta có thể chuyển hóa được những khổ đau cho nhau.
Đêm
nay trăng sáng yên ngoài cửa sổ. Trong căn phòng viết nhỏ của tôi có
một vùng ánh sáng nhỏ tĩnh lặng. Trên bàn viết, tôi có chép lại một
bài thơ của bác Ngọc Quế in trong tập sách bác gởi tặng nhà hôm nào,
Ngàn năm,
Giọt nước có
buồn không
Sao vẫn long
lanh
Dưới ánh
hồng
Trên cánh
sen vàng
Ai biết được
Ngàn năm
Giọt nước có
buồn không.
Đêm
đã khuya. Tôi thổi tắt ngọn nến trên bàn. Một làn khói
tỏa nhẹ dưới ánh trăng xanh.
nguyễn duy nhiên
trích trong "Lời
Kinh Xưa Buổi Sáng Này"
http://nguyenduynhien.blogspot.com/2013/08/ung-xo-nhau-giua-chiem-bao.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Aug/2013 lúc 11:11am
Mẹ không phá thai, hai con song sinh làm linh mục
Hai
linh mục người Chile là anh em song sinh cho hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ
CNA biết, nhờ thân mẫu kiên quyết không chịu phá thai mà hai anh em đã
được sinh ra và nay trở thành linh mục. Hai linh mục đó là cha
Paulo Lizama và cha Felipe Lizama sinh ngày 10 tháng 9 năm 1984 tại
thành phố Lagunillas de Casablanca. Cha Felipe sinh trước, cha Paulo
sinh sau 17 phút Cha Felipe kể rằng mẹ ngài là bà Rosa Silva,
khi biết mình có thai, đã xin đi chiếu điện và sau đó đã được siêu âm
bào thai. Bác sĩ cho biết bào thai của bà có một cái gì lạ: “Thai nhi có
3 tay, hai cái đầu, chân thì quấn lấy nhau.” Bác sĩ cho biết,
tính mạng bà có thể bị nguy hiểm nếu giữ bào thai và cách chữa trị là
phá thai. Phá thai ở Chile được luật pháp cho phép. Tuy nhiên, bà Rosa,
mẹ của hai Linh Mục, đã không bằng lòng và kiên quyết từ chối lời đề
nghị phá thai. Bà nói, bà chấp nhận những gì Thiên Chúa trao cho bà. Cha Felipe nói: “Chúa đã tạo dựng bào thai song nhi. Tôi không biết các bác sĩ đã sai hay có chuyện gì”
Còn cha Paolo nói: “ Tôi thì luôn luôn nhớ tới lòng yêu thương và dịu
dàng trong trái tim của mẹ tôi là người đã cho chúng tôi sự sống”.
Cha Paulo kể thêm rằng “ Khi anh ngài là cha Felipe sanh rồi, thì cuống
nhau vẫn chưa đứt ra khỏi cung lòng mẹ nên bác sĩ đã đề nghị nạo bào
thai để lấy cuống nhau ra. Bà Rosa Silva, mẹ của hai Linh Mục từ chối và
nói bà cảm thấy còn một đứa bé nữa ở trong cung lòng. Và quả thế 17
phút sau, cha Paulo đã được sinh ra. Trước sự kiện này cha
Paolo nói: “ Chi tiết cuối cùng này có ý nghiã rất quan trọng đối với
tôi. Mẹ tôi biết tôi còn ở trong bụng, tôi sinh ra trễ nhưng đã được
sinh ra. Nếu bác sĩ nạo cung lòng mẹ tôi thì chắc chắn tôi đã bị thương
nặng rồi”. Câu chuyện hai cha đã được sinh ra thế nào chỉ được hai cha biết đến khi đang học năm thứ Sáu tại chủng viện
Cha Paolô kể tiếp: “Điều chắc chắn là sự khôn ngoan của mẹ tôi và tâm
hồn của bà đã đúng lúc cho chúng tôi được biết chuyện kỳ diệu như thế ”
Rồi ngài kể tiếp: “Hồi tưởng lại chuyện đó trong khi trước đây tôi vẫn
nghĩ rằng ơn kêu gọi làm linh mục của tôi chỉ bắt đầu từ thời thanh
xuân, nhưng sau này tôi mới nhận ra rằng Chúa đã can thiệp vào đời tôi
ngay từ thuở ban đầu nhờ cái tiếng “Xin Vâng” của mẹ tôi”. Thời
còn bé, dù được lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng cả hai anh em
đã mất đức tin và thôi không dự thánh lễ nữa. Rồi chính việc cha mẹ ngài
ly dị mà hai anh em lại đã trở về với Giáo Hội và chịu phép Thêm Sức.
Cha Paolô kể tiếp rằng dù lúc mất đức tin, nhưng hai anh em vẫn cảm
thấy mình bị hấp dẫn bởi Mình Thánh Chúa, thánh ca và việc âm thầm cầu
nguyện. Cha Felipe thì kể rằng chính cha Reinaldo Osorio đã
kéo ngài trở về với Chúa. Và sau này cha Reinaldo Osorio đã hướng dẫn
hai anh em trong chủng viện để lên chức linh mục. Cha kể với cơ
quan truyền thông CNA: “ Chúa đã gọi tôi, tôi nhận ra rằng chính Chúa
và mọi sự trong Chúa làm tôi rất hạnh phúc. Chắc chắn tôi muốn làm linh
mục”. Điều ngạc nhiên là dù hai anh em sống gần nhau nhưng
không bao giờ nói cho nhau biết về ơn kêu gọi của mình. Cha Paolo nói “
Tôi không biết anh em tôi ai đã nghe tiếng Chúa gọi trước, nhưng tôi
nghĩ Chúa đã chọn đường lối tôn trọng sự tự do đáp trả của anh em tôi.”
Tháng 3 năm 2003, cả hai anh em gia nhập chủng viện. Ban đầu gia đình
băn khoăn về quyết định của họ, nhưng sau một năm sống trong chủng viện,
mẹ ngài thấy hai con hạnh phúc nên bà đã an tâm. Vào ngày 28
tháng 4 năm 2012, hai anh em song sinh, thầy Felipe và thầy Paulo chịu
chức linh mục và cử hành lễ mở tay tại quê hương của các ngài là Nhà Thờ
Đức Mẹ Ban Ơn ở Lagunillas. Sau một năm chịu chức, giờ đây cha
Felipe phục vụ tại giáo xứ Thánh Martin of Tours ở Quillota, và cha
Paolo phục vụ tại giáo xứ Đức Mẹ Mông Triệu tai Achupallas. Kết
thúc câu chuyện về đời mình với CNA Cha Felipe nói: Chúa không làm
chuyện linh tinh với chúng ta. Ngài muốn chúng ta hạnh phúc, và chức
linh mục là ơn gọi tuyệt vời làm chúng tôi vô cùng hạnh phúc.
Còn cha Paolô kết luận “Theo Chúa Giêsu không phải là dễ, nhưng là
chuyện tuyệt vời. Chúa Giêsu, Giáo Hội và thế giới cần chúng ta, nhưng
không phải cần bất cứ bạn trẻ nào, mà chỉ cần bạn nào được trao ban sự
thật của Thiên Chúa để chính đời sống họ sẽ chuyển tại sự sống, nụ cười
của họ mang theo niềm hy vọng, diện mạo của họ chuyển tại đức tin, và
hành động của họ sẽ mang theo niềm tin yêu”
Nguyễn Long Thao
(Vietcatholic)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Aug/2013 lúc 7:28pm
Xây nhà thờ với 57 xu
Ngày đăng bài Thứ Ba, ngày 13-11-2012
Philadelphia - cuối thế kỷ 19. Cô bé Hattie May Wiatt đứng thổn
thức bên cạnh ngôi nhà thờ nhỏ của giáo xứ, sau khi đã chạy lòng vòng mà không
vào được bên trong vì nhà thờ đã chật cứng.
“Con không vào được lớp học Chúa nhật”, cô bé nức nở nói với vị cha sở
vừa đi tới. Nhìn bộ dạng tiều tụy, nhếch nhác của cô bé, cha hiểu ngay ra
nguyên do. Ngài cầm tay cô bé dẫn vào trong, tìm cho cô một chỗ trong nhà thờ
và lớp học Chúa nhật. Đêm hôm đó, cha đi ngủ mà đầu chỉ nghĩ tới những đứa trẻ
không có chỗ để dự lễ và học giáo lý.
Hai năm sau đó, năm 1886, Hattie May chết trong một chung cư tồi tàn. Cha mẹ bé
gọi điện cho cha sở là người đã trở nên rất thân thiết với cô bé, đến để chủ
trì buổi lễ tang. Khi liệm xác cô bé nghèo, người ta đã tìm thấy một chiếc ví
rách nát và bẩn thỉu tựa như được moi ra từ đống rác, trong đó có 57 xu, và một
tờ giấy xé nham nhở viết trên đó vài dòng chữ nguệch ngoạc của trẻ con: “Để
giúp đỡ xây dựng một nhà thờ lớn hơn cho nhiều đứa trẻ có thể đến lớp học ngày
Chúa nhật”. Đó là kết quả trong 2 năm trời dành dụm với cả tấm lòng hy
sinh không chút vụ lợi của cô bé. Khi đọc những dòng chữ này, vị cha sở đã
không thể cầm được nước mắt.
Mang theo mảnh
giấy và chiếc ví rách nát của cô bé trong các buổi lễ, cha kể cho mọi người câu
chuyện về tấm lòng hy sinh cao cả của cô bé. Rồi cha bỏ ra rất nhiều công sức
để kêu gọi, quyên góp tiền xây dựng một nhà thờ rộng hơn. Câu chuyện của cô bé
đã được một tờ báo có uy tín đăng tin, và một nhà kinh doanh bất động sản đã
đọc được nó. Ông nhượng bán cho nhà thờ một mảnh đất rộng, với giá chỉ có… 57
xu trên. Giáo dân thì tổ chức một đợt quyên góp với quy mô rộng lớn, và sau 5
năm số tiền đã lên tới 250.000 đô la - một số tiền rất lớn thời bấy giờ. Tấm
lòng nhân hậu cao cả của cô bé đã được đền đáp một cách xứng đáng.
Ngày nay, nếu có dịp qua thành phố Philadelphia, mời bạn ghé thăm nhà thờ Temple
Baptist với sức chứa 3.300 người, và trường đại học Temple,
nơi mà hàng trăm sinh viên đang theo học. Và bạn cũng nên ghé thăm Bệnh
viện Người Samari Nhân Hậu (Samaritan), cùng với Trường
học ngày Chúa nhật, nơi dành cho hàng trăm đứa trẻ tham dự Lớp học Chúa
nhật, và sẽ không còn đứa trẻ nào trong vùng phải đứng bên ngoài vào ngày Chúa
nhật nữa.
Trong một căn phòng của tòa nhà, bạn có thể tìm thấy một tấm hình với khuôn mặt
dễ thương của cô bé gái Hattie May, người chỉ với 57 xu và sự hy sinh của mình,
đã làm nên một câu chuyện thần thoại. Ngay bên cạnh đó, tấm hình của cha
Russell H.Conwell.
Đây là một câu
chuyện có thật, hoàn toàn thật, minh chứng cho những gì mà một tâm hồn cao
thượng và tấm lòng hy sinh cao cả có thể làm được, chỉ với 57 xu.
Bài diễn văn của mục sư Rusell H. Conwell ngày khánh thành trường Đại học Temple năm 1912 có thể đọc tại đây: http://library.temple.edu/collections/scrc/hattie - http://library.temple.edu/collections/scrc/hattie
BBT sưu tầm
http://library.temple.edu/collections/scrc/hattie - http://library.temple.edu/collections/scrc/hattie
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Aug/2013 lúc 8:32am
Lắng và Cảm
Buổi sáng uống cà phê ở một quán ven biển, đọc báo Tuổi Trẻ đăng tin một
SV nhảy cầu Sài Gòn cứu một cô gái trẻ tự tử. Một thằng bán vé số
khoảng 10 tuổi, có đôi mắt sáng, đi ngang qua, liếc tờ báo rồi ra đứng ở
một góc khóc thút thít.
- Ba cháu ở quê cũng nhảy cầu cứu người như chú nhưng bị nước cuốn mất tích. Ba cháu không được may mắn như chú đăng trong báo.
- Thế à! – Lòng tôi bỗng thắt lại. Móc trong ví tờ 10.000 đồng tôi vẫy thằng bé lại.
- Cô cho cháu tiền ăn bánh.
Thằng bé lắc đầu:
- Cha cháu rất anh hùng, vì vậy cháu không dám xin tiền người khác.
Một cụ già bước đến gần nhìn tôi với vẻ ái ngại:
- Thằng bé xin tiền cô à?
Tôi lắc đầu:
- Dạ không, thưa cụ. Tội nghiệp bé quá, nó nói cha nó ở quê nhảy cầu cứu người bị nước cuốn trôi mất tích.
Ông cụ nhìn tôi như mếu:
- Nói thật với cô, không phải vậy đâu. Nhà nó sát vách nhà tôi ở quê.
Cách đây ba năm cha nó ở quê nghiện hút nên bắt trộm chó bán, bị người
ta đuổi đánh nên nhảy xuống sông bị nước cuốn trôi mất tích.
Không biết vì quá xấu hổ hay sợ thằng bé lớn lên sẽ bị mặc cảm, nên
người nhà ở quê nói rằng ba nó nhảy sông cứu người bị nước cuốn trôi.
Tội nghiệp thằng bé, từ lúc nghĩ rằng ba nó là anh hùng, nó thay đổi rất
nhiều. Tối nó chịu đi học lớp tình thương nên đã biết đọc biết viết.
Trong năm nay nó đã hai lần nhận được của rơi đem trả lại, lúc nào cũng
giúp đỡ người khác…
P/s : "Hãy để em tin rằng
Hạnh phúc ở đâu đó
Trong cuộc đời bé nhỏ
Của mỗi người thân quen. "
Theo http://www.cuocsongla.com - http://www.cuocsongla.com
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 28/Aug/2013 lúc 7:03pm
Nét Đẹp Của Người Tu Tại Gia
Đạo Phật không đòi hỏi mọi người đều phải lên chùa để tu, cầu Kinh sớm hôm và hàng ngày phải ăn chay khổ hạnh
hay buộc phải hoàn toàn cắt đứt tất cả tình thương với người thân,
mới gọi là biết tu.
Ý nghĩa của chữ Tu là tu tâm sửa tánh.
Đức Phật dạy:
Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng tâm mình là điều cao quý nhất.
Khi những vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm đã dứt sạch, thì sẽ chế ngự được tham lam, sân hận, si mê.
Kết quả thực tế, cũng là phần thưởng cho những cố gắng, nổ lực không ngừng của người tu tại gia,
trước mắt là những chuỗi ngày hạnh phúc, vui vẻ, đầy an lạc.
Một
người yếu đuối sợ khó khăn, tâm tánh ích kỷ, thích mơ mộng danh lợi,
đòi hỏi nhiều về thú vui vật chất riêng bản thân, muốn một cuộc sống "tu
tại gia" không dễ dàng thực hiện được. Một ví dụ, như làm cha mẹ muốn
tu tại gia, vừa trách nhiệm lo miếng cơm manh áo cho gia đình, cho các
con, lại còn phải hộ trì Tam Bảo, tu học Phật pháp, niệm Phật, ngồi
thiền, tụng kinh, tự soi rọi thanh lọc tâm, không phải ai cũng làm được.
Nếu thực hành vẹn toàn được công phu "tu tại gia", người tu luôn luôn
chịu hy sinh rất nhiều cho riêng bản thân mình, tâm ý cao thượng khó làm
khó thực hiện, nhưng đó chính là môi trường tu tâm dưỡng tánh tuyệt vời
nhất.
Người muốn tu, ở hoàn cảnh nào cũng tu được, nếu
hiểu được cách tu theo lời Phật dạy, nghĩa là áp dụng tứ vô lượng tâm
là từ, bi, hỷ, xả, khoan dung rộng lượng trong đối xử, biết tự kềm chế
thú vui vật chất, mạnh dạn hy sinh lợi ích cá nhân, biết xả bỏ ích kỷ
nhỏ nhen. Người tu tại gia tự độ và còn có thể độ được cho những người
thân trong gia đình và làm tấm gương cho con cháu noi theo. Sống biết
đủ, không đòi hỏi nhiều, không bận rộn vào cuộc vui vô nghĩa, người "tu
tại gia" sẽ có rất nhiều thời gian cho việc nghiên tầm kinh điển, tu học
để khai sáng trí tuệ, trưởng dưỡng từ bi.
"Nét đẹp
của người tu tại gia" là cuộc sống chân thật hồn nhiên, một nhân cách
trong sạch và một tâm Bồ Tát tại gia vô chấp vô phân biệt, vượt qua được
hình tướng xuất gia, nhưng vẫn có thể thành tựu đạo nghiệp.
Người
"tu tại gia" có thể đem lại cho mình, cho những người thân sống chung
quanh sự bình yên tuyệt đối trong tâm hồn, sự thoải mái vô cùng qua cung
cách cư xử trong từng cử chỉ, lời nói, việc làm cũng như ý nghĩ. Đó là ý
nghĩa vi diệu tuyệt vời "Xuân trong nét đẹp người tu tại gia", ngay từ
những điều vô cùng giản dị trong cuộc sống hằng ngày.
Tóm lại,
mùa xuân trong nét đẹp của người tu xuất gia hay tại gia là ở tâm hạnh
của Bồ Tát, nhân cách nghiêm tịnh, giới đức khiêm cung. Được gần các
"Bậc Thiện Nhân" con người sẽ cảm nhận vô lượng an lạc hạnh phúc, như
được hưởng gió mát và ánh nắng ấm áp, đầy đạo vị của những cánh hoa xuân
tươi đẹp.
- Trang nghiêm giới hạnh, đó là thân
đẹp. - Ăn ở hiền hòa, thủy chung, đó là nết đẹp. - Cư xử khiêm hạ, từ tốn, đó là cử chỉ đẹp. - Giúp đỡ người bị nạn hay đói nghèo, đó là tấm lòng đẹp. - Hiếu với cha mẹ, kính bậc hiền thánh, đó là tâm hồn đẹp. - Gặp người đau khổ, sợ hãi, nói lời an ủi, đó là ngôn ngữ đẹp. - Không khởi tà niệm, luôn chánh trực, đó là ý đẹp. - Biết độ lượng, bao dung, đó là đức hạnh đẹp. - Khai mở tâm trí, phá trừ vô minh, đó là trí tuệ đẹp. - Đạt được giác ngộ và giải thoát, đó là nét đẹp tối thắng.
Mùa
xuân tuyệt đẹp với một tâm thức an bình tự tại, người biết tu hãy quay
trở về nội tâm, thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, trưởng dưỡng tâm từ bi,
thấy được Phật tánh không sanh, không diệt của
mình, để ngộ ra "ý xuân vi diệu" này.
Có như vậy, ta mới có thể
thanh thản sống đời, không tự ti cũng không tự tôn, với cái nhìn tự tại,
vô úy giữa muôn sự có không, đúng sai, hơn thua, được mất, vinh nhục.
Ở thế gian tất cả các pháp sanh diệt đều là vô thường.
"Mùa xuân trong nét đẹp người tu" mới thật sự đem lại thân tâm an lạc, phước trí trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện, vạn sự cát tường.
TKN Thích Nữ Chân Liễu
NGUYÊN VĂN BÀI VIẾT XUÂN TRONG NÉT ĐẸP NGƯỜI TU http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2012/01/xuan-trong-net-ep-nguoi-tu.html -
- KHÔNG CẦN PHẢI THEO BẤT CỨ TÔN GIÁO NÀO
- Tại sao?
- Bởi vì nhiều điều tôn giáo truyền bá rất mê tín,
tạo tranh chấp hơn thua,
tăng trưởng bản ngã,
- CHỈ CẦN CUỘC SỐNG CÓ Ý NGHĨA
- Tại sao?
- Cuộc sống có ý nghĩa giúp đời, giúp người sống tốt đẹp hơn,
lợi ích hơn, an lạc hơn và hạnh phúc hơn.
Do đó, khỏi phí phạm một kiếp làm con người.
- Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa?
- Kính mời đọc:
.1) Sống lợi mình lợi người là cuộc sống có ý nghĩa.
.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa..3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa.
.4) Sống trong an lạc và hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa. .5) Sống an trú trong hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa..6) Sống trong giác ngộ và giải thoát là cuộc sống có ý nghĩa.
Ðược như vậy, chúng ta sẽ giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
KÍNH MỜI XEM NGUYÊN VĂN BÀI VIẾT http://www.phtq-canada.blogspot.ca/2012/12/y-nghia-cua-cuoc-song.html - Lời Phật dạy (Kinh Pháp Cú)
"Kinh Pháp Cú" là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali.
"Pháp" có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. "Cú" là lời nói, câu kệ.
"Pháp Cú" là những câu nói về chính pháp, những lời dạy của đức Phật
nên "Kinh Pháp Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng"
hoặc "Lời Phật Dạy".
Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú.
Dưới đây, là những câu kệ trong kinh Pháp Cú được lược trích và những bông hoa dễ thương:
THƯA HỎI PHẬT PHÁP
http://phtq-canada.blogspot.ca/2013/07/5-iem-quan-trong-cua-ao-phat.html -
http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/05/chu-tam-trong-ao-phat-phat-hoc-tinh.html -
Kính mời viếng thăm
http://phtq-canada.blogspot.com/ -
http://phathoctinhquang.chuaphat.com/ -
http://lotus-lantern-canada.blogspot.com/ -
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Sep/2013 lúc 7:20pm
Ngày 21.09.2013, 16:09 (GMT+7)
Doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo
Tịnh tâm không tự cảnh, không tự người mà tự mình
SGTT.VN - Một doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa
ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có những bài viết rất
sắc sảo về kinh doanh, thời gian gần đây, chị lại “từ bỏ cuộc chơi” để
tìm đến Phật pháp, và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một
thời gian ngắn từ 2010 đến nay chị đã xây dựng tại Huế bốn công trình
từ thiện, nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh
đang trở thành điểm đến của nhiều du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.
Theo chị, quan niệm về không gian sống của phương
Tây và phương Đông có gì khác biệt? Con người ngày nay đang tìm kiếm một
không gian sống như thế nào cho riêng mình và gia đình?
Trước đây khi chưa có điều kiện ra nước ngoài, tôi quan
niệm rằng, không gian sống của người phương Đông là bên trong ngôi nhà,
không gian sống của người phương Tây là bên ngoài ngôi nhà.
Bây giờ tôi hiểu, không gian sống bắt nguồn từ văn hoá
dân tộc, văn hoá bản thân và khí hậu. Thực tế cho thấy cùng một kiến
trúc sư người Pháp, nhưng ngôi nhà Pháp xây dựng ở Đà Lạt khác với nhà
Pháp tại Huế và Hà Nội; càng khác hơn nữa nếu ngôi nhà Pháp đó nằm trên
đất Pháp. Ngôi nhà không chỉ khác về kiến trúc mà còn khác về không gian
sống, vì vậy dân địa ốc hay nói “căn nhà là một nửa của tâm hồn” hoặc
“nhà sao chủ vậy”.
Chị có lo sợ nhiều không, khi xu hướng sống trở về
với thiên nhiên đang bị nhấn chìm bởi những đe doạ của môi trường, của
phát triển kinh tế và nhiều áp lực khác?
Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thơ khá phổ biến
“Ta dại ta
tìm nơi vắng vẻ Người khôn người ở chốn lao xao”.
Thời gian gần đây do
cuộc sống nơi đất chật người đông nhiều áp lực, không ít người thèm được
“dại”. Thế nhưng, nơi vắng vẻ bây giờ cũng bắt đầu lao xao, vì vậy muốn
“dại” cũng không dễ.
Môi trường bị đe doạ từ nhiều nguyên nhân, và nguyên
nhân của mọi nguyên nhân là từ con người. Trong cuộc chiến giữa con
người và môi trường thì, con người luôn luôn thua!
Chị có thể kể vẻ đẹp của mỗi ngôi nhà mà chị đã
sống từ thủa ấu thơ đến giờ ở Sài Gòn, Đà Lạt... Ngôi nhà nào để lại cho
chị dấu ấn sâu đậm nhất?
Với những người hoạt động trong thị trường địa ốc, ngôi
nhà nào của mình cũng có thể là hàng hoá. Những ngôi nhà mà tôi đã ở và
đang sở hữu tôi đều có thể bán, nếu được giá. Khách hàng tôi nhắm đến
để mua sản phẩm địa ốc của mình là những người sống chủ yếu nhờ hương
hoa, khí trời vì vậy kiến trúc phải thanh thoát, nội thất phải tinh tế
và không gian sống phải được chăm chút. Riêng ngôi nhà tôi vừa xây dựng
xong ở Huế sẽ không là hàng hoá, bởi tôi quyết định sẽ sống ở đây đến
cuối đời.
Tôi đặt tên cho ngôi nhà ở Huế là “Tịnh cư Cát Tường
Quân” (CTQ), “tịnh” là thanh tịnh; “cư” là nhà; CTQ là tên do một vị
tăng già đặt cho tôi.
Vì sao đến thời điểm này của cuộc đời, chị lại chọn
dừng chân ở Huế? Với Cát Tường Quân, chị muốn tạo ra một không gian
sống như thế nào cho chính mình và cho du khách?
Trong mắt tôi, Huế như một bức tranh thuỷ mặc hữu tình.
Không chỉ thế, Huế còn có thành cổ, có hệ thống chùa dày đặc, có mật độ
tăng – ni cao nhất nước; những “cái có” này đã làm Huế huyễn hoặc,
thiêng liêng.
Vị
trí Tịnh cư Cát Tường Quân nằm giữa hai triền đồi thông, trên quần thể
đồi Thiên An, nghĩa là điểm giáp cuối của chân đồi này và điểm bắt đầu
của ngọn đồi khác. Với thế đất như vậy, thật là một thách thức hấp dẫn
cho tôi và kiến trúc sư. Du khách đến đây sẽ bắt gặp lối kiến trúc nhà
bậc thang của Đà Lạt, đỉnh của ngôi nhà này là sàn của ngôi nhà khác;
tại Huế kiến trúc bậc thang là sự khác biệt của Tịnh cư Cát Tường Quân.
|
|
|
|
|
Về thiết kế, kiến trúc, Cát Tường Quân có gì khác
biệt so với những không gian mà chị đã từng trải qua? Ý tưởng của chị đã
được kiến trúc sư thể hiện như thế nào, để có thể tạo nên một không
gian tĩnh lặng vừa rất Huế, vừa rất Tạ Thị Ngọc Thảo?
Trong tất cả ngôi nhà tôi đã ở và đang sở hữu, CTQ là
khu nhà rường duy nhất tôi có. Kiến trúc nhà rường thật lạ, mái thấp,
cột nhiều, phòng ngủ nhỏ xíu, phòng vệ sinh bé tí, muốn gắn máy lạnh
phải tính toán đau đầu, muốn ngăn chặn côn trùng vào nhà nghĩ mãi không
ra. Thế mà tôi lại say đắm nhà rường Huế từ cái nhìn đầu tiên, và đó
chính là động lực giúp tôi hoàn thiện CTQ sau hơn ba năm xây dựng.
Sự tĩnh lặng của CTQ có được nhờ quy hoạch tổng mặt
bằng theo chữ khẩu, chỉ có chùa và cung vua mới sử dụng mặt bằng chữ
khẩu này. Giá trị kiến trúc của CTQ là do chúng tôi biết giữ nguyên sự
tinh tế của nhà rường và biết loại bỏ những điểm cần thiết. Ở Huế, người
ta gọi nhà rường là nhà vườn, vì vậy không gian vườn rất được chú
trọng.
Chỗ nào của ngôi nhà mà chị yêu thích nhất? Mỗi
buổi sáng, chị thường uống trà ở đâu? Đâu là nơi chốn để chị có thể tịnh
tâm nhất?
Nơi tôi lẩn quẩn nhiều nhất là vườn rau sạch. Từ nhỏ
đến giờ tôi chưa bao giờ có thời gian để gieo bất cứ hạt giống nào xuống
đất vì vậy tôi cũng chưa cảm nhận được hạnh phúc khi quan sát sự nảy
mầm, đơm hoa, kết trái và cho quả. Sự mãnh liệt của chồi non truyền cho
tôi sức sống, nhìn cây vươn lên trong mọi hoàn cảnh thời tiết Huế, nhất
là đang mùa gió Lào này, tôi thấy sự nỗ lực của mình chưa nhằm gì.
Có khi tôi ngồi uống trà ở vườn Thanh Trà, phóng tầm
mắt ngắm trọn đồi thông trước sân nhà. Cũng có khi tôi cầm chén trà đi
lanh quanh trong vườn, lúc ngửi bông hoa mới nở, khi lại vuốt ve một
thân cây sần sùi già cỗi, nếu mỏi chân thì ngồi xuống một trong những bộ
bàn ghế bày rải rác.
Tịnh tâm không tự cảnh, không tự người mà tự mình.
Chọn sự im lặng với một người đầy trách nhiệm với
cộng đồng như chị có khó không? Phật pháp đã mang lại cho chị điều gì,
để giúp chị chuyển hướng đời mình, và chuyển hướng kinh doanh?
Kinh có kinh vô tự, lời có lời vô ngôn, im lặng cũng là
một cách bày tỏ. Đạo Phật đề cao sự im lặng bởi nó thể hiện sự thanh
tịnh trong mọi mối quan hệ và mọi sự việc. Ohso có viết một câu rất hay:
“Ta đã im lặng đến như thế mà người không hiểu nữa thì đành vậy”. Lắng
nghe lời người nói bằng tai, lắng nghe sự im lặng bằng tấm lòng. Muốn
“nghe” được lời vô ngôn thân phải an và trí phải tỉnh. Người im lặng
luôn đủ kiên nhẫn để chờ người khác thấu hiểu lòng mình. Khi trả lời câu
này tôi muốn đề cập đến mối quan hệ Nhà nước với dân, mối quan hệ gia
đình và những người đang phải lòng nhau.
Thương gia Lương Văn Can định nghĩa về kinh doanh như
sau: “Thông qua sản phẩm và dịch vụ của mình để phụng sự xã hội, góp
phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn”. Nếu hiểu kinh doanh là như thế thì
xây nhà để bán hay nấu cơm chay phục vụ khách cũng đều là phụng sự xã
hội, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Từng dời đổi nhiều lần, nhưng “vật bất ly thân” của
chị dường như là bức tượng đức thiền sư Huệ Khả? Bài học nào từ vị
thiền sư này mà chị cho là quý giá nhất, và coi đó như phương châm sống
của chính mình?
Tôi “cảm” thiền sư Huệ Khả (487 – 593) từ mẫu đối thoại
như sau: Đức Huệ Khả tìm đến Tổ Đạt Ma thưa: “Xin thầy an tâm cho”,
ngài Đạt Ma trả lời “Đưa tâm đây ta sẽ an” và, đức Huệ Khả ngộ. Từ đó
tôi hiểu, tâm mình tự mình an, chẳng cảnh, vật, người, Phật, Trời nào an
giúp được. Sau này đọc kinh Phật tôi còn ngộ thêm “tâm cũng chẳng có,
vì nếu có thì tâm trú vào đâu?”
Khu vườn có bức tượng đức nhị tổ Huệ Khả ở CTQ là
trường học của tôi mỗi ngày. Tại đây, một thầy, một trò và một bài học
duy nhất, đó là nụ cười hỷ xả của ngài; thế mà trò ngày thuộc, ngày
không. Bức tượng đức Huệ Khả cũng là nơi giữ chân của nhiều vị khách
quý.
Chị có thể kể một chút về con trai mình, người sẽ nối nghiệp chị? Chị muốn để lại điều gì cho con?
Con trai tôi, Lê Gia Khánh sinh năm 1995, tên ở nhà là
Nheo. Nheo đi du học Canada từ năm lớp 9, năm nay Nheo vào đại học
Toronto ngành kinh tế vĩ mô. Nheo có thể nghe má và các bác (bạn của má)
nói chuyện kinh tế cả ngày không chán.
Có thể nói, khi nhắm mắt lìa đời, không có gì trên cõi
đời này làm tôi vương vấn ngoài Nheo. Tuy vậy, cho đến bây giờ tôi biết
con trai của mình đã trưởng thành và sẽ trở thành người có ích cho xã
hội, dù má mất hay còn. Điều này làm tôi thanh thản dù từ năm nay, hai
má con chỉ gặp nhau vào dịp nghỉ hè.
Tôi chỉ muốn để phúc lại cho con vì ông bà mình nói, “con trai nhờ đức mẹ”.
Chị có sợ hãi điều gì không?
Phật cũng mình mà ngạ quỷ cũng mình, tôi chỉ sợ chính tôi thôi !
Bài: kim yến - ảnh: ái vân (huế)
|
|
Nếu ta tìm về thiên nhiên chỉ để "Thu ăn
măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" là thuận theo lẽ tự
nhiên, còn về nơi vắng vẻ với ý đồ "dời sông, lấp biển", đốn cây rừng
mà không trồng mới, khai thác tài nguyên mà không có kế hoạch bù đắp lại
cho thiên nhiên... thì đó là tuyên chiến với môi trường. Trong cuộc
chiến giữa con người và môi trường thì con người luôn luôn thua!
|
http://sgtt.vn/Loi-song/182845/Tinh-tam-khong-tu-canh-khong-tu-nguoi-ma-tu-minh.html
------------- mk
|
Người gởi: trankimbau
Ngày gởi: 01/Oct/2013 lúc 1:06pm
Bỏ qua oán hờn
Một thương gia trong một thị trấn nhỏ nọ, có hai người con trai sinh
đôi. Hai chàng trai cùng làm việc tại cửa hàng của cha mình. Khi ông qua
đời, họ thay ông trông coi cửa hàng đó. Mọi việc đều êm đẹp cho đến một
ngày kia, khi một tờ giấy bạc biến mất.
Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách hàng. Khi anh quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất.
Người em hỏi người anh: - Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không ?
Người anh đáp: - Không. Tuy thế người em vẫn không ngưng tìm kiếm và gạn
hỏi: - Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng
dậy và chạy đi được! Chắc chắn anh phải thấy nó !
Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bắt đầu
tăng lên giữa hai anh em họ. Sự oán giận cũng theo đấy mà len vào. Không
lâu sau một hố ngăn cách gay gắt và sâu thẳm đã chia cách hai chàng
trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng họ quyết
định không làm chung với nhau và một bức tường ngăn cách đã được xây
ngay giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20
năm sau đó, lan đến cả gia đình của họ.
Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước cửa hàng. Ông ta bước
vào và hỏi người bán hàng: - Anh đã ở đây bao lâu rồi . Người bán hàng
đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp: - Tôi phải nói với
anh điều này. 20 năm trước tôi đã đi xe lửa và tạt vào thị trấn này.
Lúc đó tôi đã không ăn gì suốt ba ngày. Khi tôi đến đây bằng cửa sau và
thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra
ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải
là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh thứ lỗi .
Người đàn ông lạ mặt ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này.
Anh ta đề nghị: - Ông có vui lòng sang cửa bên và kể lại chuyện này cho
người đàn ông trong cửa hàng đó được không ? Rồi người đàn ông lạ càng
ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông giống nhau,
ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng. Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được
hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ.
http://1.bp.blogspot.com/-CkNMPGZMiNg/UgUw7oT01eI/AAAAAAAABIk/MHQ4LTOlMBI/s1600/download+%282%29.jpg">
Trong
cuộc sống có những điều nhỏ nhặt vẫn thường xảy ra và vô tình chia cắt
con người với nhau, những lời nói vội vàng không suy nghĩ, những lời chỉ
trích, buộc tội hay những lời trách cứ oán hờn. Và khi đã bị chia cắt,
họ có thể không bao giờ quay lại với nhau được nữa. phương cách tốt nhất
để tránh những tình huống gây tổn thương này là bỏ qua những lỗi lầm
nhỏ của nhau. Điều này không dễ dàng nhưng cũng chẳng phải là quá khó
khăn. Bỏ đi những bực dọc rồi bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy mình
chẳng mất bao nhiêu năng lượng để xây dựng sự gắn bó với những người bạn
yêu mến
ST
------------- kb
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Oct/2013 lúc 7:02pm
Google tìm cầu tuệ giác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh17/09/2013 - 21:47
http://quangduc.com/images/file/YVh-4kRT0AgBAN9U/hoa-sen-23.jpg"> Google tìm cầu tuệ giác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Jo Confino Thích Nữ Tại Nghiêm chuyển ngữ
Các
tập đoàn công nghệ toàn cầu đang tìm cách ứng dụng sự thực tập chánh
niệm và thiền định vào hoạt động của mình để có được hạnh phúc và sự
phát triển bền vững. (Được chuyển ngữ từ bài viết “ http://www.theguardian.com/sustainable-business/global-technology-ceos-wisdom-zen-master-thich-nhat-hanh - Google seeks out wisdom of Zen Master Thich Nhat Hanh ” của tác giả Jo Confino đăng trên tờ The Guardian ngày 5/9/2013).Tại
sao nhiều tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, trong đó có Google, lại
dành sự quan tâm đặc biệt đối với một vị Thiền sư Phật giáo người Việt
đã 87 tuổi? Câu
trả lời là tất cả các tập đoàn này đều mong muốn tìm hiểu: làm thế nào
những lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh – thường được hàng trăm ngàn
đệ tử trên khắp thế giới gọi một cách thương kính là Thầy – có thể giúp
cho tổ chức của họ có thể hoạt động một cách hiệu quả hơn và mang lại
nhiều hạnh phúc hơn.
Thầy
Nhất Hạnh được mời hướng dẫn một ngày thực tập chánh niệm tại trụ sở
chính của Google tại California vào cuối tháng này – đây là một dấu hiệu
cho thấy sự thực tập chánh niệm đang bắt đầu trở nên phổ biến trong xã
hội hiện nay. Thầy – tác giả của hơn 2 triệu cuốn sách được bán ra ở Mỹ -
sẽ có một buổi gặp gỡ với hơn 20 Giám đốc điều hành (CEO) của các tập
đoàn công nghệ có trụ sở ở Mỹ tại Silicon Valley để chia sẻ tuệ giác của
Thầy về nghệ thuật an trú trong hiện tại.
Trong
buổi gặp gỡ này, Thầy dự định sẽ thảo luận với các Giám đốc điều hành
của các tập đoàn công nghệ về cách thức làm thế nào để họ có được một sự
hiểu biết sâu sắc về bản chất gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa mọi
người và mọi loài. Với hiểu biết đó, họ có thể hiến tặng những công cụ
thực tiễn để đưa sự thực tập chánh niệm trở thành một phần thiết yếu
trong công việc hàng ngày của họ, trong những sản phẩm mà họ chế tạo ra
cũng như trong chiến lược mà họ vạch định để khoa học công nghệ có thể
mang lại sự thay đổi cho thế giới này. Buổi gặp gỡ này sẽ kết thúc bằng
sự thực tập thiền hành.
Những
nỗ lực của Thầy trong hơn 50 năm qua đã được nhiều nhà lãnh đạo thế
giới ghi nhận. Giám đốc Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim đã nói rằng phương
pháp thực tập của Thầy Nhất Hạnh là phương pháp “giúp cho chúng ta có
thể cảm thông và thương yêu một cách sâu sắc đối với những người đang
khổ đau”. Thầy cũng đã từng được http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_8/34_MLKingDeNghiNobel.htm - Mục sư Martin Luther King đề cử cho Giải Nobel Hòa bình vào năm 1967 vì những nỗ lực của Thầy trong việc kêu gọi hòa bình và chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Mục
sư Luther King nói rằng việc trao giải Nobel Hòa bình cho Thầy Nhất
Hạnh “sẽ một lần nữa làm cho nhân loại thức tỉnh trước bài học lớn về
cái đẹp và tình yêu được tìm thấy trong hòa bình. Nó làm sống dậy niềm
hy vọng về một trật tự mới mang tính công bằng và hòa hợp cho thế giới
này.”
Thầy
Nhất Hạnh xuất gia đã được 71 năm. Mặc dù tuổi đã cao, Thầy vẫn liên
tục đi hoằng pháp khắp nơi trên thế giới. Thầy hiện đang trong chuyến đi
hoằng pháp ba tháng tại Bắc Mỹ với lịch trình khá nặng. Trước đó, Thầy
đã có chuyến đi hoằng pháp tại châu Á cũng trong 3 tháng. Tăng
thân xuất sĩ của Thầy Nhất Hạnh được đánh giá là tăng thân có tốc độ
phát triển nhanh nhất thế giới. Vé tham dự những khóa tu do Thầy hướng
dẫn trong 1 tuần tại Toronto, Canada hay tại New York, Mississippi và
California – mỗi khóa tu đều có hơn 1000 tham dự - đều được bán hết chỉ
trong vài ngày.
Nền kinh tế chạy theo ham muốn
Thầy
Nhất Hạnh cảnh báo rằng nền văn minh của chúng ta đang có nguy cơ sụp
đổ trước những thiệt hại nghiêm trọng về xã hội cũng như môi trường sinh
thái do nền kinh tế chạy theo ham muốn gây nên. Thầy cũng đồng thời chỉ
ra cho chúng ta một hướng đi mới, đó là xây dựng một nền kinh tế lấy
hạnh phúc chân thực làm mục tiêu, thay vì hy sinh hạnh phúc của mình để
thờ phụng chủ nghĩa vật chất như bấy lâu nay chúng ta vẫn làm. Những
lời dạy của Thầy tập trung chủ yếu vào sự thực tập chuyển hóa khổ đau
bằng cách buông bỏ những ưu sầu của quá khứ cũng như những lo lắng về
tương lai, thông qua thiền định và nếp sống chánh niệm.
Thầy
đã chỉ ra rằng tình trạng đam mê tiêu thụ hiện nay là dấu hiệu cho thấy
chúng ta đang cố gắng khỏa lấp khổ đau trong chính mình. Và Thầy đề
nghị chúng ta nên đi theo hướng ngược lại, đó là trở về để tiếp xúc trực
tiếp với nỗi khổ, niềm đau trong ta để có thể vượt thoát những khổ đau
đó. Thầy
cho rằng để các doanh nghiệp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc
chận lại con tàu tư bản đang chạy trật đường ray thì trước tiên các nhà
lãnh đạo tập đoàn cần phải nhận ra sai lầm căn bản của mình, đó là cách
tư duy hạn hẹp, lấy lợi nhuận làm thước đo duy nhất cho sự thành công
của tập đoàn.
Cần có sự thay đổi căn bản trong nhận thức của các doanh nghiệp Các
doanh nghiệp cần phải trải qua một quá trình chuyển đổi căn bản về nhận
thức. Họ cần phải nhận ra tầm quan trọng của việc đưa những giá trị tâm
linh vào trong đời sống hàng ngày. Trong
một cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian vào cuối khóa tu tuần trước tại
Catskill Mountains về nghệ thuật chuyển hóa khổ đau, Thầy chia sẻ rằng: "Chúng
ta cần phải xem lại quan niệm của chúng ta về hạnh phúc. Chúng ta nghĩ
rằng hạnh phúc chỉ có được khi nào chúng ta giành thắng lợi, khi chúng
ta giành được vị trí đứng đầu. Tuy nhiên, sự thực thì không cần thiết
phải như vậy. Bởi vì ngay cả khi chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn,
chúng ta vẫn khổ đau như thường. Chúng ta cạnh tranh bởi vì chúng ta
không hạnh phúc. Thiền tập có thể giúp cho chúng ta bớt khổ hơn”.
"Nhiều
người trong chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ có thể hạnh phúc khi nào
chúng ta vượt lên trên những người khác, khi nào chúng ta trở thành nhân
vật số 1. Sự thực là chúng ta không cần phải trở thành “number one” mới
có thể hạnh phúc.
"Chúng
ta cần phải có một hướng đi tâm linh trong đời sống của mình cũng như
trong công việc kinh doanh, nếu không chúng ta không thể nào có thể xử
lý những khổ đau do công việc và đời sống hàng ngày tạo ra."
Các kỹ sư Google trao đổi và thực hành thiền
Những cuộc gặp gỡ với Mục sư Martin Luther King
Nhớ
lại những lần gặp gỡ với Mục sư Luther King – những cuộc gặp gỡ này có
ảnh hưởng rất quan trọng đến quyết định đấu tranh cho hòa bình và chấm
dứt chiến tranh tại Việt Nam của nhà tranh đấu cho dân quyền nổi tiếng
thế giới này, Thầy Nhất Hạnh nói rằng Tổng thống Obama đã bỏ sót một yếu
tố quan trọng trong bài phát biểu của mình vào tuần trước, nhân dịp kỷ
niệm 50 năm ngày Mục sư Martin Luther King đọc bài diễn văn bất hủ có
tựa đề “Tôi có một giấc mơ” (I have a dream).
"Khi
Tổng thống Obama kêu gọi hãy để cho tự do được vang tiếng bay xa (let
freedom ring), Tổng thống chỉ nói về tự do đến từ bên ngoài như tự do
chính trị, tự do xã hội, nhưng thực tế là ngay cả khi chúng ta có rất
nhiều tự do về tổ chức, về ngôn luận, về báo chí, v.v. chúng ta vẫn có
thể khổ đau như thường bởi vì chúng ta không có tự do ở bên trong chúng
ta, đó là sự tự do khỏi những giận hờn và sợ hãi”,Thầy chia sẻ.
Một
trong những điều tâm huyết của Mục sư Luther King là xây dựng những
cộng đồng, những đoàn thể sống hạnh phúc mà ông gọi là Beloved Community
(tạm dịch là Tăng thân yêu quý). Cũng với mong ước đó, Thầy Nhất Hạnh
đã dành hết tâm lực của mình cho việc xây dựng hơn một ngàn tăng thân cư
sĩ trên khắp thế giới. Tuy
nhiên, liệu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tạo ra một sự thay đổi
tích cực hơn thông qua việc xây dựng tinh thần tăng thân, xây dựng văn
hóa tập thể trong doanh nghiệp của mình?
Chánh niệm và thiền tập tại công sở Thầy
Nhất Hạnh cho rằng phương pháp thực tập chánh niệm và thiền tập nếu
được áp dụng vào các doanh nghiệp sẽ giúp cho họ thay đổi được cách
sống, cách làm việc có tính tiêu cực, đồng thời giúp họ nhận ra được bản
chất tương tức và phụ thuộc lẫn nhau giữa mọi người và mọi loài.
"Thiền tập có thể giúp cho các thành viên trong doanh nghiệp vơi bớt khổ đau," Thầy nói. "Chỉ
riêng điều này thôi cũng đủ hữu ích rồi, bởi vì nếu nhân viên của một
doanh nghiệp có đủ hạnh phúc thì doanh nghiệp đó sẽ làm ăn hiệu quả
hơn.”
"Trong
trường hợp công ty của anh đang có những hoạt động gây tổn hại môi
trường, và bởi vì anh đã thực tập thiền nên anh có thể có được một cái
thấy, cái thấy này sẽ giúp anh tìm ra cách thức điều hành công ty của
mình theo hướng làm giảm nhẹ những tổn hại đối với môi trường.
"Thiền
tập có tác dụng làm lắng dịu nỗi khổ, niềm đau trong ta, đồng thời mang
lại cho ta nhiều tuệ giác và một cái thấy chân thực (chánh kiến) về
chính bản thân mình và về thế giới. Và nếu ta có được tuệ giác của một
tập thể thì chắc chắn là ta sẽ tổ chức và điều hành hoạt động của doanh
nghiệp mình theo hướng làm cho thế giới này vơi bớt khổ đau."
Theo
Thầy, đem chánh niệm vào công sở, vào các doanh nghiệp còn có tác dụng
giúp cho các nhân viên tránh được tình trạng bị quá tải bởi công việc,
tuy nhiên để làm được điều này thì các chủ doanh nghiệp, các giám đốc
công ty cần phải làm gương trước.
“Tìm kiếm trong tự thân” (Search Inside Yourself)
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải biết chăm sóc chính mình trước tiên
Thầy
cho rằng nhiều lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn đã bắt đầu đề cập đến
tầm quan trọng của sự phát triển bền vững, tuy nhiên rất ít người trong
số đó thấy được mối liên hệ giữa sự phát triển bền vững của một doanh
nghiệp với văn hóa bên trong của doanh nghiệp mà họ đang điều hành.
"Nếu
người giám đốc doanh nghiệp dành toàn bộ thời gian của mình cho công
việc của doanh nghiệp, người đó sẽ không còn thời gian để chăm sóc cho
chính mình hay cho gia đình của mình. Người giám đốc đó cần phải nhận ra
rằng doanh nghiệp của mình sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu người đó trở
nên lắng dịu, tươi mát hơn, có khả năng cảm thông và thương yêu nhiều
hơn" Thầy nói.
Trong
điều kiện hiện nay khi mà máy tính trở nên quá phổ biến và tiện dụng
với tốc độ xử lý ngày càng nhanh thì các giám đốc doanh nghiệp lại càng
khó có được thời gian cho riêng mình, thời gian để nhìn lại bản thân và
tìm niềm cảm hứng cho cuộc đời mình.
Sức mạnh của Vô tác
Thầy
chia sẻ về tầm quan trọng của sự thực tập vô tác (aimlessness), tức là
không chờ đợi kết quả, không mong cầu gì hết khi hành động, không có đối
tượng gì để chạy theo. Thông thường chúng ta hay có thói quen chạy theo
hết dự án này đến dự án khác, không ngừng nghỉ.
"Chúng
ta thường cho rằng hạnh phúc nằm ở tương lai, vì vậy sự thực tập vô tác
là dừng lại, không đuổi theo một đối tượng nào nữa cả và tìm hạnh phúc
ngay trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây", Thầy nói.
"Hạnh
phúc chân thực không thể nào có được nếu không có bình an. Nếu ta cứ
mãi đuổi theo một đối tượng nào đó thì làm sao ta có thể có bình an. Ta
cứ chạy hoài, chạy mãi, ngay cả trong giấc mơ chúng ta vẫn còn chạy. Đó
là thực trạng của nền văn minh chúng ta”. "Chúng ta phải đi ngược lại xu hướng này.Chúng
ta phải trở về với chính mình, trở về với những người thân yêu, trở về
với thiên nhiên. Lâu nay chúng ta để cho các thiết bị điện tử kéo chúng
ta ra khỏi chính mình. Chúng ta đánh mất mình trong Internet, trong các
dự án, các kế hoạch kinh doanh, vì vậy mà chúng ta không có thời gian
cho chính mình. Chúng ta không có thời gian để chăm sóc những người mà
ta thương yêu và cũng đồng thời không để cho Đất Mẹ có cơ hội trị liệu
cho chúng ta. Chúng ta luôn có xu hướng trốn chạy khỏi chính mình, khỏi
gia đình và khỏi thiên nhiên xung quanh.”.
Hầu
hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều khó nói ra những áp lực mà họ
đang phải gánh chịu. Tuy nhiên gần đây một số giám đốc điều hành của
những tập đoàn nổi tiếng đã can đảm chia sẻ với công chúng về những áp
lực trong công việc của mình, tương tự như những lo ngại của Thầy Nhất
Hạnh. Từ
chức một vài tháng trước khi tập đoàn của mình bị phá sản, Erin Callan,
cựu Giám đốc Tài chính của tập đoàn Lehman Brothers, đã can đảm viết
lại những trải nghiệm của mình khi bị công việc lôi kéo hoàn toàn và
chia sẻ điều đó với công chúng vào đầu năm nay.
"Khi quyết định nghỉ việc ở công ty, tôi cảm thấy suy sụp và buồn khổ vô cùng”, Erin Callan chia sẻ trên tờ New York Times. “Tôi
không thể nào lấy lại sức lực và đi tiếp được nữa. Tôi không biết phải
dựa vào đâu để khẳng định chính mình nếu không có công việc.”"Vào
ngày nghỉ cuối tuần, nếu không phải làm thêm việc của công ty thì tôi
cũng dành thời gian để sạc lại năng lượng cho một tuần làm việc kế tiếp.
Nói chung, đối với tôi lúc đó, công việc luôn chiếm vị trí ưu tiên số
1, trên cả gia đình, bạn bè và cả việc hôn nhân – chuyện hôn nhân của
tôi cũng chỉ kéo dài được một vài năm.”
Bản chất lưỡng nguyên của công nghệ Mặc
dù lo ngại về những tác dụng tiêu cực của công nghệ, Thầy vẫn nhận thấy
bản chất lưỡng nguyên của công nghệ, nghĩa là bên cạnh những tác dụng
tiêu cực, công nghệ cũng có tác dụng rất hữu ích. Đó là lý do vì sao
trong cuộc gặp gỡ sắp tới, Thầy sẽ kêu gọi các Giám đốc điều hành của
các tập đoàn công nghệ tập trung phát triển các phần mềm ứng dụng và
những thiết bị công nghệ khác để giúp đưa mọi người trở về với một cuộc
sống cân bằng. "Chúng
ta cần phải có sự tỉnh thức. Khi nói chuyện với Google và các tập đoàn
công nghệ khác, tôi sẽ đề nghị họ sử dụng trí tuệ và thiện chí của mình
để tạo ra những phương tiện, những công cụ có khả năng giúp cho mọi
người trở về với chính mình, để trị liệu cho chính mình”Thầy nói. "Chúng
ta không loại trừ hay vứt bỏ tất cả các thiết bị công nghệ này, mà
chúng ta có thể hoàn toàn tận dụng được những tiến bộ của công nghệ."
Thầy
gợi ý về việc phát triển những phần mềm ứng dụng có khả năng giúp mọi
người lắng dịu cơn giận khi nó phát khởi. Thầy cũng đề cập đến loại đồng
hồ Now Watch được Thầy thiết kế với mục đích giúp mọi người trở về với
phút giây hiện tại: trên mặt đồng hồ, mỗi giờ được đánh dấu bằng chữ
“Now” (nghĩa là Bây giờ) thay vì số giờ như thông thường. Google
đã mời Thầy chia sẻ về những nội dung như: xây dựng mục tiêu trong công
việc, sự sáng tạo và tuệ giác. Thầy nói rằng chúng ta đều có thể đạt
được những điều này thông qua sự thực tập chánh niệm.
Thầy
đã được mời đến thăm tập đoàn Google vào năm 2011 và kể từ đó, sự thực
tập chánh niệm đã được áp dụng nhanh chóng tại tập đoàn công nghệ hàng
đầu này. Số lượng người tham gia vào chương trình “Tìm kiếm trong tự thân” (Search Inside Yourself) –
chương trình thiền tập chính thức của Google – ngày càng tăng. Các
phòng dành cho thiền tập cũng đã được thiết kế bên trong nhiều tòa nhà
làm việc của Google.
Thầy nói rằng: "Cũng như mọi người, các nhân viên của Google cũng mong muốn học hỏi cách thức chuyển hóa khổ đau của chính mình”."Đa
số các nhân viên ở đây đều còn rất trẻ và tài năng, vì vậy mà họ có thể
hiểu và thực tập những điều Thầy dạy một cách nhanh chóng. Họ còn có đủ
phương tiện để đem sự thực tập này đến được với rất nhiều người.” "Sẽ
rất hữu ích nếu họ biết rằng ai trong chúng ta cũng có ước mong làm
những điều đẹp và lành, bởi vì mỗi người trong chúng ta đều có tính Bụt.
Khi nhìn vào con đường bất thiện, không chân chính, chúng ta có thể tìm
thấy trong đó một con đường ngược lại. Cũng như nhìn vào khổ đau, chúng
ta sẽ thấy được con đường đưa tới hạnh phúc. Đây là giáo lý Tứ Diệu Đế
trong đạo Bụt, nhưng chúng ta không cần phải là một Phật tử mới có thể
hiểu được điều đó.
"Xã
hội của chúng ta đang cần một sự tỉnh thức tập thể để có thể cứu chúng
ta ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Vì vậy chúng ta cần phải thực tập
để chế tác năng lượng tỉnh thức trong từng bước chân và từng hơi thở.
Nếu ta có được sự tỉnh thức thì cũng có nghĩa là ta đang đi trên con
đường hạnh phúc, ta có thể chuyển hóa được khổ đau trong ta. Và khi đó
ta có thể giúp những người khác làm được tương tự."
(Sư cô Tại Nghiêm chuyển ngữ)
Nguồn: http://www.phusa.info/ -
http://quangduc.com/a50928/google-tim-cau-tue-giac-cua-thien-su-thich-nhat-hanh
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Oct/2013 lúc 10:56pm
TÁC PHẨM GIÁ TRỊ TRONG MỌI THỜI ĐẠI !
HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ÐÔNG
Trong
cuộc sống vội vã, quay cuồng hiện tại, nhiều người đã mất đi niềm tin.
Họ quan niệm rằng sống để thụ hưởng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất vì
chết là hết. Không có Thượng Ðế hay một quyền năng siêu phàm gì hết.
Cách đây không lâu, một tờ báo lớn tại Hoa Kỳ đã tuyên bố:"Thượng Ðế đã
chết." Tác giả bài báo công khai thách đố mọi người đưa ra bằng chứng
rằng Thượng Ðế còn sống. Dĩ nhiên, bài báo đó tạo nên một cuộc bàn cãi
rất sôi nỗi. Một nhà Thiên văn Học tại trung tâm nghiên cứu Palomar cũng
cho biết: "Tôi đã dùng kính viễn vọng tối tân nhất, có thể quan sát các
tinh tú xa trái dất hàng triệu năm ánh sáng mà nào có thấy Thiên đường
hay Thượng Ðế cư ngụ nơi nào?" Sự ngông cuồng của khoa học thực nghiệm
càng ngày càng đi đến chỗ qúa trớn, thách đố tất cả mọi sự.
Tuy nhiên,
trong lúc khoa học đang tự hào có thể chứng minh, giải thích tất cả thì
một sự kiện xảy ra: Một phái đoàn ngoại giao do Tiểu vương Ranjit Singh
cầm đầu sang thăm viếng nước Anh. trong buổi viếng thăm Ðại học Oxford,
vua Ranjit đã sai một đạo sĩ biểu diễn. Vị đạo sĩ nầy đã làm đảo lộn
quan niệm khoa học lúc bấy giờ. Không những ông ta có thể uống tất cả
mọi chất hóa học, kể cả những chất cường toan cực mạnh mà không hề hấn
gì, ông ta còn nhịn thở hàng giờ đồng hồ dưới đáy một hồ nước. Sau khi
để một phái đoàn y sĩ do Bác sĩ Sir Claude Wade khám ngiệm ông ta còn
chui vào một quan tài để bị chôn sống trong suốt 48 ngày. Khi được đào
lên, ông ta vẫn sống như thường. Ðạo sĩ còn biểu diễn nhiều việc lạ
lùng, dưới sự kiểm chứng nghiêm khắc của các khoa học gia. Ðiều này gây
sôi nỗi dư luận lúc đó, Hội Khoa học Hoàng Gia đã phải triệu tập một ủy
ban để điều tra những hiện tượng này. Một phái đoàn gồm nhiều khoa học
gia tên tuổi được chỉ thị sang
Ấn Ðộ quan sát, sưu tầm, tường trình và giải thích những sự kiện huyền
bí. Phái đoàn khoa học đã đặt ra những tiêu chuẫn rõ rệt để giúp họ quan
sát với một tinh thần khoa học tuyệt đối: Không chấp nhận bất cứ một
điều gì nếu không có sự giải thích rõ ràng, hợp lý. Ðể soạn thảo bản
tường trình, mỗi khoa học gia trong phái đoàn phải tự mình ghi nhận
những điều mắt thấy, tai nghe vào sổ tay cá nhân. Sau đó, tất cả cùng
nhau so sánh chi tiết và kiểm chứng cẩn thận. Chỉ khi nào tất cả đều
đồng ý thì điều đó mới dược ghi nhận vào biên bản chính. Ðiền này đặt ra
để bảo đảm cho sự chính xác, không thành kiến đến mức tối đa. Tất cả
những điều gì xảy ra mà không có sự giải thích khoa học, hợp lý đều bị
loại bỏ.
Khi ra đi, họ không mấy tin tưởng nhưng khi trở về, họ đều
đổi khác. Giáo sư Spalding đã cho biết: "Phương Ðông có những chân lý quan trọng
đáng để cho người Tây Phương nghiên cứu, học hỏi. Ðã đến lúc người Tây Phương
phải quay về Ðông Phương để trở về với quê hương tinh thần." Ðiều đáng tiếc là
sự trở về của phái đoàn đã gặp nhiều chống đối mãnh liệt từ một dư luận quần
chúng đầy thành kiến hẹp hoài. Các khoa học gia bị bắt buộc phải từ chức, không
được tuyên bố thêm về những điều chứng kiến. Sau đó ít lâu, Trưởng phái đòan,
giáo sư Spalding đã cho xuất bản bộ sách " Journey to the East" và nó đã gây
ngay một dư luận hết sức sôi nỗi. Người ta vội tìm đến những người trong phái
đoàn thì được biết họ đã rời bỏ Âu Châu để sống đời tu sĩ trong dãy Tuyết Sơn.
Tuy thế, ảnh hưởng cuốn sách nầy đã tạo hứng khởi cho nhiều người khác trở qua
Ấn Ðộ để kiểm chứng những điều ghi nhận của phái đoàn. Thiên ký sự của Sir
Walter Blake đăng trên tờ London Scientific cũng như loạt diều tra của ký giả
Paul Brunton, Max Muller đã vén lên tấm màn huyền bí của Ðông Phương và xác nhận
giá trị cuộc nghiên cứu này...
HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ÐÔNG
Nguyên tác: Spalding.
Bản dịch: Nguyên Phong.
Nhà
xuất bản Người Việt ấn hành.
Anh TXH đánh máy.
CHƯƠNG MỞ ÐẦU: |
http://www.tamlinh.net/hanhtrinhvephuongdong/htvpd-md.html - Một Người Ấn Lạ Kỳ |
CHƯƠNG MỘT: |
http://www.tamlinh.net/hanhtrinhvephuongdong/htvpd-ch1-p1.html - Người Ðạo Sĩ
Thành Benares |
CHƯƠNG HAI: |
http://www.tamlinh.net/hanhtrinhvephuongdong/htvpd-ch2-p1.html -
Khoa Học Thực Nghiệm |
CHƯƠNG BA: |
http://www.tamlinh.net/hanhtrinhvephuongdong/htvpd-ch3-p1.html -
Trên Ðường Thiên Lý |
CHƯƠNG BỐN: |
http://www.tamlinh.net/hanhtrinhvephuongdong/htvpd-ch4-p1.html - Thành Phố Linh
Thiêng |
CHƯƠNG NĂM: |
http://www.tamlinh.net/hanhtrinhvephuongdong/htvpd-ch5-p1.html - Những
Sự Kiện Huyền Bí |
CHƯƠNG
SÁU: |
http://www.tamlinh.net/hanhtrinhvephuongdong/htvpd-ch6-p1.html - Vị Ðạo Sĩ Có Thể Chữa Mọi Thứ Bệnh |
CHƯƠNG BẢY: |
http://www.tamlinh.net/hanhtrinhvephuongdong/htvpd-ch7-p1.html - Ðời Sống Siêu Nhân Loại |
CHƯƠNG TÁM: |
http://www.tamlinh.net/hanhtrinhvephuongdong/htvpd-ch8-p1.html - Cõi Giới Vô Hình |
CHƯƠNG CHÍN: |
http://www.tamlinh.net/hanhtrinhvephuongdong/htvpd-ch9-p1.html - Hành Trình Về Phương Ðông |
***
Quí vị nào không có thì giờ đọc, có laptop, computer có thể vào Gogoole gõ link sau để nghe :
http://www.youtube.com/watch?v=ugRV64yLKzA - http://www.youtube.com/watch?v=ugRV64yLKzA (Preview) "
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Oct/2013 lúc 11:58pm
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn4nqnmn31n343tq83a3q3m3237nvn - (Lời dẫn nhập:
Nhiều người đã say mê những sách của Nguyên Phong dịch và phóng tác, say mê về
nội dung cũng như về văn phong của dịch giả. Từ một nguồn internet không biết
của thân hữu nào gửi, chúng tôi nhận được bài này trong số những điện thư nhận
được hằng ngày. Trộm nghĩ rằng nếu giữ cho mình thì cũng uổng công người đã có
lòng gửi. Xin cám ơn thân hữu đó và cũng xin phép tác giả bài viết là PHAN LẠC
TIẾP để phổ biến tới độc giả của chúng tôi, mà cũng là độc giả của ông.
TLBT - TNAC - ĐVĐĐ)
Cuộc di tản bi thương ngày nào, đối
với đại đa số chúng ta, những người trong cuộc, không thiếu những người vẫn coi
như mới, đêm ngủ vẫn kéo theo những hình ảnh hãi hùng, kinh khiếp, tiếp nối
bằng những kỷ niệm của những ngày bỡ ngỡ trên đất tạm dung. Trong những ngày
vừa hoang mang lẫn mừng rỡ nhưng cũng tràn đầy lo âu và buồn bã này, câu hỏi
của đa số người di tản chúng ta trước khi đưa chân rời khỏi trại tỵ nạn, rời xa
những đồng bào, bè bạn thân quen là: làm sao chúng ta liên lạc, tìm lại được
nhau đây. Sống làm sao đây trong cái “bể mênh mông” là nước Mỹ rộng lớn này ?
Hình ảnh tiễn đưa nhau bên cổng trại là những bàn tay nắm những bàn tay giữa kẻ
đi người còn ở lại, có những mảnh giấy nhỏ viết vội vàng “đây là số điện thoại
của người bảo trợ của tôi…”. Xe chuyển bánh, mảnh giấy nhỏ ghi 10 con số, đôi
khi nhoè nhoẹt vì những hàng nước mắt.
Trong nỗi băn khoăn này, điển hình là trại tỵ nạn Pendleton, hàng ngày ở
cafeteria, nơi gần ngã ba đặt tượng bàn tay khổng lồ xoè ra đỡ, ôm ấp người tỵ
nạn, nhóm anh em nhà báo, nhà văn họp mặt. Nơi đây cũng được coi như đài “Radio
Catina Di Tản”, phát xuất những tin tức, những tin đồn liên hệ đến mọi vấn đề
của cuộc sống mới trên đất tạm dung. Đáng chú ý nhất là nhà báo Nguyễn hoàng
Đoan. Anh thăm hỏi mọi người, anh xin những số điện thoại, địa chỉ của những
người sắp rời trại. Và cũng chính nơi đây, một số bè bạn trong làng văn, làng
báo bàn bạc “phải có một tờ báo để liên lạc với nhau chứ”. Trong số những người
này, cuối cùng được ra trại và định cư tại thành phố gần trại tỵ nạn nhất là
San Diego, có vợ chồng Nguyễn hoàng Đoan-Khánh Ly, Luật sư Phạm kim Vinh. Tờ
Hồn Việt , như một nỗi khắc khoải của người Việt phải đau khổ rời bỏ quê nhà,
nhưng lòng không ngớt thương về đất cũ, được ra đời ở đây. Tòa soạn đặt trong
một nhà in trong một khu vực nhỏ, lúc ấy được coi như nằm ở ngoại ô thành phố,
khu Mission Gorge, của thành phố San Diego. Tờ báo được đón nhận thất nồng nàn.
Chỉ một thời gian sau, khi tờ báo đã có tiếng vang, đã được đồng bào khắp nơi
biết đến, một số quần hùng từ các nơi tụ về góp mặt, trong đó có nhà văn Lê tất
Điều, họa sĩ Văn Mộch, và nhiều bằng hữu bốn phương gửi bài về hỗ trợ. Đó là tờ
báo tư nhân đầu tiên của người tỵ nạn, ở cực Nam và cực Tây của nước Mỹ này.
Được mời gọi, trong những ngày này, tôi cũng có đóng góp một vài bài như một
hành động thân hữu có mặt tại địa phương. Nay sau hơn 30 năm tờ Hồn Việt vẫn
tồn tại do Ngọc hoài Phương làm chủ nhiệm, chủ bút phát hành rộng rãi trong
cộng đồng người Việt trong thế giới tự do.
Trong khi đó, nơi được coi là đối đầu với vùng Nam Cali, có tờ Đất Mới ở thành
phố Seattle, do anh Vũ đức Vinh, tức nhà văn Huy Quang, nguyên Tổng Giám Đốc
Nha Vô Tuyến Truyền Thanh của VNCH đứng ra thành lập, được sự tài trợ chính
thức của chính quyền địa phương nhằm mục đích thông tin và hướng dẫn người Việt
tỵ nạn sớm hoà nhập vào xã hội Hoa Kỳ. Lúc ấy vào cuối năm 1975, gia đình tôi đang
chân ướt chân ráo rời bỏ San Diego, đến định cư tại thành phố biển hồ, Salt
Lake City, do một số bạn bè kéo gọi. Sau nhiều tháng dài cổ nhận những lá thư
từ chối của các hãng xưởng ở Cali, nay có công việc tuy không hay ho gì, nhưng
có lẽ nhờ chịu khó và có chút khéo tay, tôi đang làm việc cho một hãng đóng tàu
nhỏ, loại tàu đi câu cá, chỉ trong 3 tháng đã được tăng lương 3 lần. Giữa khi
ấy thì anh Huy Quang gọi tới: “Lên đây đi ông. Làm báo có lương, nhà cửa xin
cũng dễ”, nhưng tôi không dám thả mồi bắt bóng, nhất là bà xã tôi cũng có việc
làm trong một nhà may sang trọng trong thành phố này. Hơn thế nữa, bạn bè cùng
khoá khá thân ở đây cũng đông, hàng ngày đi lại cũng rất ấm cúng. Nghe anh Huy
Quang nói thế, thích lắm, nhưng tôi đành: “Xin cám ơn anh Huy Quang thôi”. Bù
lại, tôi viết cho tờ Đất Mới loạt bài về chuyến di tản của tôi trên con tàu Thị
Nại, HQ 502, với trên 5000 người rời Sài Gòn giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4
năm 1975. Khi ông Dương văn Minh ra lệnh cho “anh em quân đội ở đâu ở đó, chờ bàn
giao cho quân đội giải phóng” thì con tàu Thị Nại chết máy, chật ứ những người
tỵ nạn còn nằm cửa sông Soai Rạp. Con tàu ra được ngoài biển nhập vào đoàn tàu
di tản là cả một câu chuyện dài, thiên nan, vạn nan. Nhờ đó hàng tháng tôi đều
nhận được mỗi kỳ 2 số báo Đất Mới. Tờ báo lúc này có anh Thanh Nam làm tổng thư
ký. Những người viết chủ lực ngoài anh Huy Quang là chủ bút, có chị Tuý Hồng,
chị Trần lai Hồng, Nguyễn thanh Trang, anh Nguyễn văn Giang, và sau này có thêm
anh Mai Thảo nữa. Thỉnh thoảng thấy có bài của nhà văn, hoạ sĩ Võ Đình và thơ
của anh Nhất Tuấn. Dù những bài viết phải bỏ dấu bằng tay, nhưng trang báo vẫn
rất sạch và mỹ thuật. Chẳng những thế, mọi tin tức, dù xuất xứ từ đâu, đều được
toà soạn viết lại, tránh những ngôn từ trái tai gai mắt phát xuất từ Việt Nam.
Cũng trên tờ báo này, lần đầu tiên có bài viết từ trại tỵ nạn ký tên Tưởng năng
Tiến.
oOo
Ngoài những bài viết, những tin tức liên hệ đến cuộc sống của người tỵ nạn, tờ
báo có hai mục hầu như khác hẳn nhau, mang tên cùng một người viết, đó là mục
Trong Lòng Điện Tử, và http://www.thienlybuutoa.org/Books/HanhTrinhVePhuongDong.htm - - Journey To The East của
Blaird Spalding, nhà xuất bản Adyar, in từ năm 1924 tại Ấn Độ, Nguyên Phong đã
dịch lại nhan đề là http://www.thienlybuutoa.org/Books/HanhTrinhVePhuongDong.htm - - Hành Trình Về Phương Đông
từ các trang 47 đến trang 62,) mà chúng tôi lược thuật lại đúng như thế. Và trở
lại với thời điểm cuối thập niên 70, với đa số người tỵ nạn chúng ta thì con số
75 hay năm 1975 còn quá sâu đậm, nặng nề. Năm 75 đã đánh dấu một biến cố lịch
sử đau thương không phải chỉ dành cho Việt Nam Cộng Hoà mà còn là một biến cố
đau đớn cho Hoa Kỳ và cả Thế Giới Tự Do nữa. Ngày mà khối Cộng Sản tưng bừng
reo vui khi lá cở đỏ của chúng tung bay trên toàn lành thổ Việt Nam. Với sự cai
trị tàn độc của Cộng Sản, những mảnh đất nào đã lọt vào tay họ không có mảy may
hy vọng thoát ra. Con số 75 đã làm tôi đau đớn, kinh hoàng. Dù chẳng muốn, cá
nhân tôi cũng như hầu hết những người trong cùng lứa tuổi đã bị cuốn hút vào
cuộc chiến tàn khốc này với kết cục thật vô cùng ê chề. Vậy mà thời điểm ấy đã
được tiên tri, được ghi lại như thế cả trăm năm. Nhưng cũng vẫn lời tiên tri ấy
nói rằng: “cuối thế kỷ 20 phong trào Duy Vật sẽ xụp đổ”. Thật chăng? Làm gì mà
tin được. Cộng Sản như một con bạch tuộc, những cái vòi chằng chịt của chúng
bủa ra đến đâu, chúng hút chặt cứng ở đó, không thể thoát ra. Từ 1975, thời
gian rơi rụng mỏng dần, 25 năm còn lại của thế kỷ này, mong gì con bạch tuộc
kia nhả bớt những miếng mồi mà chúng đã hút chặt, bám vào. Càng nghĩ càng thêm
vô vọng. Vậy mà đầu thập niên 90, như một huyền thoại, thành trì đầu não cộng
sản Nga Sô và những nước vệ tinh của cộng sản ở Đông Âu tan rã. Tan rã trong
hoà bình và thật là mau chóng. Bức tường Bá Linh được san bằng. Người Đông và
Tây Bá Linh sau bao năm chia lìa đã ôm nhau đầm đìa những giọt lệ mừng vui. Dù
đất nước Việt chúng ta chưa thoát khỏi gông cùm cộng sản, nhưng quả thật chúng
ta có quyền mừng vui, và tràn đầy hy vọng và càng thấy những điều Nguyên Phong
dịch trong cuốn Hành Trình về Phương Đông đúng là những lời tiên tri, càng lúc
càng có những biến cố làm sáng tỏ những lời tiên tri đó . Do đó tôi mong
mỏi, ao ước, tìm gặp Nguyên Phong. Người ấy ở đâu, sao anh lại tìm được cuốn
sách này, dịch và phổ biến được những lời linh ứng lạ lùng kia. Làm sao tìm
được người đó? Tất nhiên tôi có hỏi anh Vũ đức Vinh, báo Đất Mới, anh chỉ cười
cười và nói: “Đương sự vẫn ở đây. Môt người rất trẻ, nhưng khiêm tốn, hầu như
không muốn gặp ai. Có thể đến một lúc nào đó đủ duyên thì ông sẽ gặp được anh
ta.” Nghe thế, tôi biết không thể làm gì hơn, nhưng trong sâu thẳm của lòng
tôi, tôi vẫn mong mỏi được gặp gỡ người này.
oOo
Như chúng ta đã biết, thảm nạn thuyền nhân đã xẩy ra sau khi miền Nam sụp đổ,
và trong sự ngẫu nhiên tình cờ một nạn nhân của thảm trạng này là nhà văn Nhật
Tiến, một người bạn học cũ của tôi từ thời trung học. Từ những lá thư viết từ
trại tỵ nạn Thái Lan mà chúng tôi nhận được đã là nguyên nhân thành lập Uỷ Ban
Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển, do GS Nguyễn hữu Xương, một người bạn khác của
chúng tôi làm chủ tịch. Từ việc kêu cứu lúc đầu, sau đã chuyển thành các công
tác đem tàu đi Vớt Người Biển Đông. Cùng với những tổ chức quốc tế, một công tác
đầy nhân đạo, cụ thể nên đã được cộng đồng người Việt chúng ta khắp nơi nhiệt
tình hỗ trợ. Để quảng bá công tác này, cá nhân chúng tôi thường thay mặt GS
Nguyễn hữu Xương đi đến nhiều nơi để trình bày, giải đáp về hoạt động của Uỷ
Ban. Tất nhiên với những giao tình sẵn có, tờ Đất Mới của anh Vũ đức Vinh đã
nồng nhiệt cổ võ, và chúng tôi đã có một cuộc gặp gỡ bằng hữu tại Seattle, do
thi sĩ Vũ quanh Hân đứng ra tổ chức, trong ngôi chùa của thầy Thích minh Chiếu
trụ trì. Thầy Thích minh Chiếu, gốc nhà binh, xuất thân từ trường Võ Bị Quốc
Gia Đà Lạt, cùng khoá với anh Phạm Hậu. Do đó, anh Phạm Hậu, một người bạn
khác của chúng tôi, một thời cũng đã làm Giám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh,
rất sốt sắng làm đầu cầu, dàn xếp, đưa đón và cùng các anh em trong tờ Đất Mới
tích cực hỗ trợ cho cuộc gặp gỡ này. Trong buổi nói chuyện này tại chùa, người
đến dự không đông lắm, chỉ là một số bằng hữu, những người có liên hệ xa gần
với tờ Đất Mới và ban trị sự của chùa mà thôi. Khi tôi chấm dứt phần thuyết
trình cùng lúc trên màn ảnh TV, hình ảnh chiếc ghe tỵ nạn chìm dần xuống lòng
biển mênh mông thì thầy Thích minh Chiếu đứng lên ôm lấy tôi và nhạt nhoà nước
mắt. Thầy nghẹn ngào nói : “ Quý hoá quá. Dù xây chín đợt phù đồ. . .” Và thầy
sai một thầy tiểu đưa cho tôi một ly nước và tiếp tục nói : “Đây là một ly sâm,
xin tặng ông, ông uống đi cho lấy sức. Xin các ông chân cứng đá mềm, hãy gắng
công, gắng sức để công tác Vớt Người Biển Đông thêm kết quả”. Có một số vị góp
tiền cho, nhưng quan trọng nhất là có một vị cao niên sau chót đứng lên và
nói: “Công việc của quý vị đẹp đẽ quá, cần thiết và đúng lúc quá. Quý vị cần gì
nơi chúng tôi, chúng tôi xin hết sức”. Vì những vấn đề liên hệ đã được nói
chi tiết trong bài thuyềt trình, nên tôi bỗng nhớ đến tờ Đất Mới, tờ báo xuất
bản ở nơi này, nhớ đến Nguyên Phong, nên tôi nói dù rất thật lòng nhưng lại
có chút đùa vui “Đến đây chúng tôi chỉ muốn gặp được người dịch loạt bài Hành
Trình Về Phương Đông, anh Nguyên Phong mà thôi”. Vị cao niên này bỗng cười
vui :“ Dễ quá. Nguyên Phong là con trai lớn của chúng tôi. Hiện Nguyên Phong
đang làm việc ở Los Angeles, khá gần ông. . .” Tôi mừng rỡ khôn cùng.
Khi trở lại San Diego, chỉ mấy ngày sau là cuối tuần, anh chị Nguyên Phong và
cả 2 cháu, con anh chị đã từ Los đến thăm gia đình chúng tôi. Để đón anh, chúng
tôi nấu một nồi phở vì ngoài những cái ngon, cái tiện do phở mang lại mà Nguyễn
Tuân và Vũ Bằng đã hết lời ca ngợi, phở còn có một đặc tính mới được ghi nhận
sau biến cố 1975 nơi hải ngoại là “món ăn đợi khách”. Nồi phở để đó trên bếp,
khách vì bất cứ lý do gì như kẹt xe không đến đúng giờ như dự liệu, không sao.
Khách đến lúc nào ăn cũng vẫn ngon. Như một người em trong gia đình, anh chị
Nguyên Phong rất xuề xoà và vui vẻ ngay từ phút đầu bước chân vào nhà. Vừa
ăn vừa trò chuyện, và tôi bỗng phát hiện ra anh chị Nguyên Phong và cả hai
cháu chỉ ăn bánh phở mà bỏ lại thịt trong bát. Thấy thế tôi hỏi, anh
Nguyên Phong cho hay: “Thường thì gia đình em ăn chay, nhưng khi đi đâu thì tuỳ
hoàn cảnh, không câu nệ. Gặp gì ăn nấy.” Thấy thế, chúng tôi mang mấy đĩa
xôi trên bàn thờ xuống, một bầu không khí trên bàn ăn tưng bừng đổi khác. Chúng
tôi cười vui tiếp tục trò chuyện và chúng tôi biết rằng anh Nguyên Phong,
tên thật là Vũ văn Du, sinh năm 1950, là con trưởng trong một gia đình
đông con. Thân phụ nguyên là một vị không xa lạ trong y giới, cụ là một dược
sĩ, đồng thời còn là một người có tâm, có tài và đã đóng góp rất cụ thể với Đại
Học Vạn Hạnh. Các em anh, dù kẹt lại việt Nam một thời gian, nhưng cũng đã
sang được Hoa Kỳ và hoàn tất văn bằng về y khoa. Nhân được biết và liên hệ đến
công tác Vớt Người Biển Đông, anh Nguyên Phong cho hay: “Hàng năm ít nhất một
lần, anh em trong gia đình em họp mặt. Thay vì mua quà tặng nhau, em bảo, không
cần, hãy dùng số tiền này gửi về Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển.” Do đó
suốt mấy năm sinh hoạt, Uỷ Ban đều nhận được những chi phiếu trên dưới 4 con số
từ gia đình họ Vũ này. Và cũng hàng năm, tôi phải thảo một lá thư riêng cho
Giáo Sư Nguyễn hữu Xương, chủ tịch Uỷ Ban ký để trân trọng gửi đến gia đình họ
Vũ.
Trở lại với cuốn Hành Trình Về Phương Đông, tôi không quên nhắc đến những điều
trùng hợp, tiên tri trong cuốn sách. Tôi có hỏi anh “Nguyên nhân nào đã
khiến chú tìm ra tập sách này để dịch ra và phổ biến như thế?” Ngần ngại khá lâu, anh Nguyên Phong cho biết: “Như anh
chị biết, em là một người khoa học. Trong thời gian trung học, phải nói là em
rất coi nhẹ triết lý Đông phương. Như những người lớn lên trong một quốc gia
chậm tiến, em ngưỡng mộ nền học thuật Tây phương, không chỉ ở lãnh vực khoa
học, mà em rất khao khát tìm hiểu những triết gia Âu Châu. Nhưng khi đã đi sâu
vào sự tìm hiểu em thấy nền tríết học Tây phương không giải đáp hết những nan
đề của con người, của khoa học, nhất là trước sự khủng hoảng xung đột giữa Duy
Tâm và Duy Vật hiện nay. Từ đó em quay về tìm hiểu những triết thuyết của Đông
phương. Nói ra dài lắm, nhưng em thấy mọi việc, như Đức Phật nói: Mọi sự phát
xuất từ tâm. Đặc biệt sau khi em vừa trình xong luận án Tiến Sĩ thì cũng là lúc
Miền Nam của chúng ta thất thủ. Trong khi đó thì thầy mẹ em, các em của em đều
kẹt lại. Lòng em rối như tơ vò. Biết chẳng thể làm gì được lúc này, những ngày
cuối tuần và những ngày nghỉ lễ, em lên núi, với một chút thức ăn nhẹ, em ngồi
thiền. Có khi cả tuần lễ chỉ uống nước lạnh xuông. Với một tâm hồn thư thản, và
một thân hình nhẹ tênh, em nhiều lúc như thấy được thật rõ những ý nghĩ, những
hoàn cảnh của những người thân yêu và em yên tâm chờ đợi. Chờ đợi một sự nhiệm
mầu tốt đẹp sẽ đến. Tất nhiên trong thời gian ấy em đến thư viện rất thường. Một
hôm em đi qua khu sách về tôn giáo, em thấy một cuốn sách nhỏ rơi ở lối đi, em
nhặt lên, để lên giá sách, nhưng cũng không nhìn xem đó là cuốn sách gì. Đi một
vòng quay lại, lại thấy cuốn sách kia rơi trên lối đi. Em lại nhặt lên và có
liếc qua tên cuốn sách trước khi xếp nó vào giá. Sau cả một buổi trong thư
viện, khi mọi người đã vãn, ra về, em đi qua khu sách cũ, lại thấy cuốn sách
kia nằm giữa lối đi. Em nhặt lên. Cuốn sách mỏng, nhan đề Journey To The East
của Baird Spalding, do nhà xuất bản Adyar in năm 1924 tại Ấn Độ. Cuốn sách cũ
quá, nhưng bỗng nhiên em không muốn buông ra, em mượn cuốn sách này đem về đọc
chơi. Nhưng lạ thay, suốt đêm ấy cuốn sách đã chinh phục em, em đọc một mạch,
rồi lại đọc lại. Những điều nói trong cuốn sách như vẽ ra cho em một vùng trời
vừa huyền bí, vừa trong sáng, lại vừa như khơi dậy từ sâu thẳm của em niềm tự
hào của nền triết học Đông Phương. Chính lúc ấy em gặp các anh Thanh Nam và
Vũ đức Vinh với ý định ra tờ Đất Mới. Các anh ấy mời em phụ trách mục giải đáp
khoa học. Em nhận lời ngay với loạt bài Trong Lòng Điện Tử. Cùng lúc em dịch
cuốn The Journey To The East- Hành Trình Về Phương Đông. Em đưa cho anh Thanh
Nam xem, anh Thanh Nam thích quá, bảo em dịch tiếp đi. Thế là trên tờ Đất Mới
em có hai mục như đối chọi nhau, nhưng cùng ký tên Nguyên Phong, Một Làn Gió
Mới. . .”
Sau chuyến gặp gỡ này
chúng tôi liên lạc với nhau luôn và tờ Đất Mới đã không còn ngân khoản để xuất
bản nữa, nhưng ám ảnh của loạt bài kia vẫn in sâu đậm trong lòng tôi. Tôi nói
với anh Nguyên Phong: “Phải góp lại và in ra đi, bỏ mất phí lắm”. Anh Nguyên
Phong ngần ngại mãi, sau cùng tôi đề nghị gửi loạt bài này lên cho người bạn
tôi, anh Lê Đình Điểu, báo Người Việt “xem có thể thì in ra cho vui”. Báo Người
Việt nhận được, nhưng để rất lâu, cả năm sau mới in ra. Kỳ in đầu tiên là năm
1987. Ai cũng biết rằng sách in ra ở hải ngoại ít khi được tái bản lần thứ hai.
Vậy mà trong lặng lẽ, độc giả bốn phương đã đón nhận cuốn sách này thật là nồng
nhiệt. Cho đến năm 1993, cuốn sách này đã được in ra đến lần thứ sáu. Và bên
cạnh cuốn sách này, có những cuốn sách khác lần lượt xuất hiện do Nguyên Phong
dịch hoặc phóng tác, mang nội dung, cảnh trí của những vùng núi non thâm sâu,
huyền bí, theo bước chân của những người đi về Phương Động, đặc biệt là Tây
Tạng, để tìm thầy, học đạo.
Cuốn Hoa Sen Trên Tuyết, phỏng dịch từ cuốn The Mani Stones của Alan Havey, một
BS Y Khoa tốt nghiệp từ Đại Học Michigan. Hoa Trôi Trên Sóng Nước, dịch từ cuốn
Journey In Search Of The Way của Satomi Myodo, người Nhật Bản. Huyền Thuật Và
Đạo Sĩ Tây Tạng, phóng tác từ cuốn sách Pháp văn, nhan đề Mystiques Et
Magiciens Du Thibet của bà Alexandra David Beel. Bên Rặng Tuyết Sơn, phóng tác
từ cuốn sách của Swami Amar Jyoti, người Ấn Độ. Ngọc Sáng Trong Hoa Sen, phóng
tác từ cuốn The Wheel Of Life của John Blofeld, người Anh. Và những cuốn sách
khác nữa của Nguyên Phong, mang cảnh trí và nét huyền bí của Đông phương lần
lược xuất hiện đều đặn. Chỉ với những đầu sách nói trên thôi, trên 2000 trang
sách, do những người Anh, người Pháp, người Nhật, người Mỹ và người Ấn, nói về
những kinh nghiệm của họ khi tiếp xúc với Đông Phương, với Phật Giáo. Không
biết có phải đây là một chứng minh mà trong cuốn Hành Trình Về Phương Đông đã
nói, như trên chúng tôi đã dẫn: “Cuối thế kỷ 20 phong trào Duy Vật sẽ xụp đổ,
hiện tượng nghiên cứu các giáo lý bí truyền sẽ bắt đầu”. Nhưng trong phần phụ
lục của cuốn Ngọc Sáng Trong Hoa Sen, nơi trang 356, tác giả John Blofeld đã
viết: “Lành thay, lành thay, giáo pháp của đấng Thế Tôn đã được vun trồng một
cách tốt đẹp tại phương Tây”. Và một cách cụ thể hãy nhìn vào cộng đồng người
Việt ở Nam Cali, chúng ta có hàng trăm ngôi chùa, khó có ai có thì giờ đi thăm
cho hết trong một kỳ nghỉ hàng năm, vài tuần. Có những ngôi chùa nhỏ bé, khiêm
tốn được tạm dựng trong một căn nhà. Có những ngôi chùa xây cất uy nghi, với
đầy đủ tượng Phật, tháp chuông, vườn cảnh không kém gì những cảnh chùa có tiếng
tăm ở quê nhà. Và hơn thế nữa, có những Trung Tâm Tu Học chiếm cứ cả một cánh
rừng mênh mông mấy trăm mẫu đất. Bước vào đây như xa lánh hẳn xã hội tây
phương, như một góc Việt Nam riêng biệt. Đồi núi chập chùng, tiếng chuông ngân
toả giữa tiếng tụng kinh, giảng kinh bằng tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Có
những khoá tu học với hàng ngàn người tham dự, với lệ phí khá cao, mà đa số là
những người bản xứ, người Mỹ. Trong đó không thiếu những người nổi tiếng, có
danh vị trong xã hội, những tài tử điện ảnh. Ba mươi năm trước đây, ai dám nghĩ
cả mấy chục ngàn người, ngồi kín cả một sân vận động, bỗng cùng cúi rạp mình
xuống, (năm vóc sát đất, tứ chi và đầu sát đất), thật yên lặng trong nhiều phút
để đón một ông già Á Đông, áo vàng hở vai, lù khù đi đội dép mỏng, vừa đi vừa
cúi đầu đảnh lễ bốn phương. Đó là một nghi lễ cực kỳ cung kính của tôn giáo Tây
Tạng dành cho Đức Lạt Ma khi ngài xuất hiện.
oOo
Song song với những hoạt động của những tu sĩ đi hoằng hoá giáo pháp của Đấng
Thế Tôn, những cuốn sách của Nguyên Phong, tên tuổi của tác giả trong lặng lẽ
đã được rất đông người biết đến và ái mộ. Ái mộ không chỉ như một tác giả uyên
thâm, mà còn hàm chứa hình bóng của một nhà tu hành, một vị đạo sư. Các sách
của Nguyên Phong còn được nhiều người đọc vào băng, thu vào dĩa, hoà vào nhạc
và phổ biến rất trân trọng và rộng rãi. Một trong những “trung tâm” này là chị
Đăng Lan tại Úc. Trong dip gặp chị đến San Diego, chị có tặng chúng tôi mấy
cuốn băng đọc sách của anh Nguyên Phong, nhưng chị nói “ Em muốn được gặp ông
Nguyên Phong để xin phép mà không biết ông ấy ở đâu”. Chúng tôi có chuyển ý nguyện
này tới anh Nguyên Phong, nhưng anh Nguyên Phong chỉ cười và nói: “Không cần
anh ạ. Chỉ là cái duyên, mỗi người trong chúng ta, tùy theo hoàn cảnh mà chuyển
tải lời dạy của Đấng Như Lai thôi.”. Nguyên Phong không quan tâm đến danh, đến
lợi. Ngay cả tác quyền những cuốn sách của anh in ra anh cũng không nghĩ đến.
Mỗi khi có sách mới, nhà xuất bản tùy khả năng, họ gửi biếu tác giả một số
sách. Những cuốn sách ấy tác giả lại gửi biếu bạn bè, trong đó có gia đình tôi.
Thường thì chúng tôi nhận được một thùng sách khoảng mươi cuốn, trong đó mấy
cuốn có chữ ký tặng, số còn lại thì tôi cũng tùy nghi, biếu bè bạn thân quen,
hay đem lên chùa để ai thích thì thỉnh về đọc. Một năm trung bình anh Nguyên
Phong có 2 cuốn sách được in, rất đều hoà như thế. Được hỏi, anh nguyên Phong
cho hay, hàng ngày, sau giờ đi làm về, anh ngồi vào máy, viết và dịch. Chưa
xong nhà xuất bản đã gọi, đã nhắc, đã vẽ bìa cho cuốn sách rồi. Cứ thế, những
cuốn sách của Nguyên Phong in thật đẹp bay đi bốn phương trời. Những lời dạy
của Đấng Như Lai qua những trang sách của Nguyên Phong đã thấm đượm tới những
ai, làm nhẹ được những nhọc nhằn, phiền muộn của thế nhân tới mức độ nào, không
ai lường được. Những hàng chữ ấy, với tôi, tôi coi như những giòng suối mát, êm
ả chảy đi, thấm đượm, nuôi sống bao nhiêu cây trái của cuộc đời này. Con suối
không cần ai biết mà vẫn cứ miệt mài tuôn chảy.
oOo
Mối giao tình giữa chúng tôi mỗi lúc mỗi thêm sâu đậm. Trong niềm khát ngưỡng
tìm hiểu những lời dạy của Đấng Như Lai, anh Nguyên Phong có sách mới, hay
những tài liệu mới, anh không bao giờ quên gửi cho gia đình chúng tôi và cả các
em của chúng tôi nữa. Đáng chú ý nhất là http://www.thienlybuutoa.org/Giaoly/ThongDiep-Kogi.htm - - Elder Brother’s Warning ” trong đại hội tôn giáo
họp tại Chicago vào tháng 9 năm 1993. Cuốn phim này cũng được trình chiếu trên
các băng tần của đài truyền hình BBC tại Anh và PBS tại Hoa Kỳ. Và anh Nguyên
Phong đã gửi cho tôi bài viết của ký giả Allan Ereira cùng với cuốn phim tài
liệu này. Càng xem, càng đọc bài viết về những lời nhắc nhở của người Kogi, tôi
càng thấy rằng những điều người Kogi biết rất chính xác về những lợi dụng quá
đáng của loài người, làm ô nhiễm môi sinh, làm huỷ hoại môi trường sống không
chỉ đối với loài người, mà với cả muông thú, cỏ cây. Nếu những điều này đã đúng
thì: “loài người sắp bước vào một thảm hoạ rất lớn từ trước đến nay chưa hề xẩy
ra” chắc cũng sẽ đúng. Vậy thảm hoạ đó là gì, khi nào sẽ diễn ra? Đó là nỗi ám
ảnh không rời trong lòng tôi. Rồi biến cố 911 ào đến là kết quả của những hận
thù giữa con người với nhau. Rồi sóng thần Sunami từ biển đổ vào bờ biển Thái
Lan và Ấn Độ, cuốn đi nhà cửa và hàng trăm ngàn người, giữa lúc họ đang an
hưởng sự phong phú của thiên nhiên, của cuộc sống. Rồi bão tố và cuồng phong
Katrina ập vào bờ biển nước Mỹ, gây nên cảnh lụt lội rộng lớn cuốn đi bao nhiêu
nhà cửa, ruộng vườn, tàu bè, xe cộ. Tai biến đổ lên nước Mỹ, vùng đất tượng
trưng cho sự giàu mạnh và văn minh nhất của nhân loại, như một cảnh báo cụ thể,
một sự trừng phạt trước sự hung hăng, kiêu mạn về “văn minh” của con người.
Phải chăng đó là những thảm hoạ mà “Những Người Anh” đã cảnh báo. Như thế đủ
chưa, hết chưa hay hãy còn có những tai hoạ nào sẽ diễn ra trong tương lai? Hãy
nhìn những đoàn xe nối đuôi nhau bất tận trên xa lộ, mỗi xe ít nhất là 5 chỗ
ngồi, thường chỉ có 1 người trong xe. Vì muốn có tự do tuyệt đối, tiện nghi tối
đa, con người đã phung phí tài nguyên của quả đất như thế nào? Những tờ báo
hàng ngày hàng trăm trang, với rất nhiều bài viết về những lãnh vực khác nhau,
thường chỉ được người đọc xem qua loáng thoáng ở những phần mình ưa thích. Các
mục khác, hầu như cả tờ báo còn nguyên vẹn, được liệng vào thùng rác. Để có
những trang báo ấy, bao nhiêu cánh rừng đã bị khai quang. Và ai cũng biết, rừng
cây không chỉ cho chúng ta gỗ, lá, mà chính rừng cây là nơi sản xuất dưỡng khí
làm tươi mát, nuôi sống cho cuộc đời này. Rừng là lá phổi của muôn loài trên
hành tinh này. Mới chỉ thoáng nghĩ như thế, chúng ta càng kinh hoàng trước
những lời nhắc nhở kia. Sự suy nghĩ đó càng sâu, tôi càng thấy giữa anh Nguyên
Phong và chúng tôi như có chung một mối lo đượm nhiều sự huyền diệu, lạ kỳ.
Từ đó, nhân hôm anh Nguyên Phong xuống thăm chúng tôi, một số bạn bè trong nhóm
tu học, cùng đến. Chúng tôi nài nỉ anh Nguyên Phong cho chúng tôi một cuộc đàm
thoại. Anh ngần ngại mãi mới khiêm tốn nhận lời. Vấn đề trên lại được mang ra
thảo luận. Người nghe không chỉ có những người lớn tuổi như chúng tôi, mà còn
có cả thành phần trẻ, những người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở Mỹ
này. Anh nói bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Vì “vấn đề bao quát quá, xin được
thu hẹp trong phạm vi thực phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày”. Sau nhiều thí dụ
rất cụ thể, anh kết luận rằng: “Xã hội Mỹ làm gì cũng muốn đốt giai đoạn, làm
thật nhanh để mau có lợi. Trong việc chăn nuôi, để mau có kết quả, người Mỹ đã
trộn nhiều hoá chất vào thực phẩm gia súc, nhất là trong kỹ nghệ nuôi bò. Sau
đó khi chúng ta ăn thịt những gia súc ấy, đương nhiên chúng ta cũng tiếp nhận
những ảnh hưởng của những hoá chất kia. Những con trẻ dùng thực phẩm này, cũng
lớn nhanh hơn bình thường. Thân xác các em phát triển sớm, nhưng trí tuệ thì
không phát triển kịp, do đó đưa đến những xáo trộn nếp sống, xáo trộn xã hội…”.
Nghe anh nói đến đây, tôi nghĩ đến một danh từ thường được sử dụng trong xã hội
này: terrible teenager và những chuyện phiền hà, bi thảm, những cuộc thảm sát
tại các trường học do trẻ nhỏ gây ra; những “bà mẹ-trẻ con” bất đắc dĩ khi mới
vừa xong tiểu học . . .
Cũng trong dịp này, nhà văn Nguyên Phong cũng kể một câu chuyện của một người
mê nhậu nhẹt như sau :“…anh ta rất khoái nhậu món lươn um. Như thường lệ, trước
khi làm sạch nhớt, anh ta bỏ con lươn vào một chậu nước sôi, rồi dùng cái que
nhỏ dìm con lươn xuống nước. Con lươn cố vùng vẫy
để cái bụng trồi lên khỏi mặt nước nóng. Dìm nhiều lần như thế, nhưng cái bụng
con lươn vẫn cứ trồi lên. Sau vớt con lươn ra, mổ bụng nó ra mới hay là con
lươn đang có mang. Có lẽ nó đã cố gắng trồi cái
bụng lên để con nó trong bụng khỏi chết chăng?” Sau câu nói này, anh
Nguyên Phong đã ngồi im, mọi người nghe cũng ngồi im, nhưng rất nhiều người đã
đầm đìa những lệ. Trong giây phút ngập tràn xúc động này, anh Nguyên Phong đã
nói: “Mọi sinh vật đều tham sống, sợ chết, chúng cũng có tình thương, tình mẫu
tử chứa chan. Con bò trước khi bị đẩy vào lò sát sinh cũng đã cố ghì bước lại
và hai hàng nước mắt chảy. Những giờ phút đó, nỗi
oán hận ngập tràn. Nỗi oán hận đó tiêu tán đi đâu? Nỗi oán hờn đó thấm vào từng
tế bào của thân thể nó. Khi chúng ta ăn những miếng thịt mang nỗi oán hận này,
nỗi oán hận nhiều hay ít đã tạo nên những độc tố chống lại cơ thể chúng ta.
Phải chăng đó là nguyên nhân gây nên những chứng bệnh hiểm nghèo mỗi lúc mỗi lạ
trong cuộc sống của xã hội chúng ta? Tuy chưa có một cuộc nghiên cứu khoa học
nào chứng minh đầy đủ điều này, nhưng cứ lấy cá nhân mình mà suy xét, tôi tin rằng
mình dùng sự khôn lanh, tàn bạo để ăn thịt những động vật khác là một sự không
công bằng. Oán oán chập chùng, muôn loài bị con người tàn sát, chắc không để
chúng ta yên đâu. Đức Phật, một vị toàn giác, cũng đã khuyên chúng ta nên ăn
chay. Trong tinh thần ấy, cá nhân tôi, gia đình tôi, cũng như đại gia đình của
chúng tôi từ song thân tôi, anh em tôi, hầu như tất cả đều ăn chay. Chúng tôi
ăn chay từ ngày còn bé.”
Nghe thế, những người lớn, những người có tuổi, từng lên chùa, tìm đọc kinh
Phật thì đồng ý rất dễ dàng. Nhưng có một vài thanh niên đặt câu hỏi: “Tôi thấy
chú nói như thế thật hay. Nhưng có lẽ chú làm được, các bác làm được. Chúng
cháu còn trẻ, học hành và chơi thể thao, cần rất nhiều nhiệt lượng, sợ ăn chay
không đủ chất bổ, khó theo được cách ăn uống này.” Anh Nguyên Phong tươi cười
đáp: “Đừng lo. Nhiều người cũng đã lo như thế. Hãy lấy cá nhân tôi để chứng
minh. Tôi làm việc cho Boeing ít nhất 10 tiếng một ngày. Cuối tuần nhiều khi
phải cùng ông giám đốc công ty đi thăm viếng các nơi. Tối về nhà tôi đọc và
dịch sách, hoặc soạn bài giảng hay xem xét các bài vở cho các sinh viên làm
luận án với tôi. Đặc biệt, không ngày nào tôi không phải nghiên cứu và học
thêm. Những dữ kiện mới lạ tràn ngập. Không học, đứng yên là bị đào thải ngay,
còn mong gì chỉ huy được ai nữa. Thường tôi không bao giờ ngủ trước 12 giờ. 6
giờ sáng tôi đã dậy, ôn tập các bài võ.”
Anh Nguyên Phong chỉ nói đơn giản thế thôi, nhưng trên thực tế, anh là một
trong số rất ít nhân vật quan trọng, đã có những đóng góp cụ thể và to lớn vào
sự canh tân và phát triển của hãng Boeing, hãng đóng máy bay lớn nhất hoàn cầu
này. Trong bản tin nội bộ của công ty, ISSUES, phát hành thàng 1 năm 1996, có
đặc biệt vinh danh 2 người như sau : “Two people, one the architech of the
Boeing’s Intranet and the other an expert in the field of software process
improvement, have named ***ociate Technical Fellows of the Boeing Company for
1997.” Bài báo do Paul Swortz viết, nói rõ hơn về những phát minh quan trọng
của khoa học gia Nguyên Phong như sau: “Vu joined Boeing in 1987 working as a
senior computing analyst on CATIA systems supporting the development of the
777. He now works in sofware Engineering Research and Technology, leading
companywide sofware improment process and consulting in sofware engineering
disciplines.(…) He was lead engineer on the Tomahawk cruise missile navigation
system and was technical manager of avionic systems for the F-15 fighter and
AH-64 Apache helicopter.
During his time at Boeing, Vu has gained a reputation as one of the world s
expert on the Capability Maturity Model, a tool used to measure the effectiness
of sofware processs. He also coauthor of the company s Advanced Quality System,
which helps Boeing identify, select and estblish relationships with suppliers
and the standard used by BCG for subcontractor management.
Vu lives with wife and two children. He also works with the terminally and is a
fourth-degree black belt in karate”.
Một người thành đạt như thế, hữu hiệu như thế, và lành mạnh như thế, thường
thì, dù cố gắng, không khỏi có những sự tự tin, tự mãn và kiêu hãnh, nhưng ở
anh Nguyên Phong thì không, hoàn toàn không. Bởi hàng ngày anh đều nghiêm khắc
và trân trọng làm lễ sám hối. Anh nói: “Và một điều nữa tôi không bao giờ quên
trước khi đi ngủ là để tâm rất thanh tịnh làm lễ sám hối.. Sám hối những sai
lầm dù vô tình hay cố ý mà ta đã gây ra trong ngày. Lễ với tâm thanh tịnh còn
là để giải trừ lòng kiêu mạn của chính ta. Nếu ta xét trong ngày chúng ta đã
không có lỗi gì, thì lễ sám hối để tiêu trừ những lỗi lầm từ ngàn vạn kiếp của
chúng ta từ vô thuỷ đến nay. Trong mịt mù của tiền kiếp, biết bao lỗi lầm chúng
ta đã gây ra. Chính sự kiêu mạn là nguyên nhân của những hiểu lầm, oán ghét,
hận thù, tạo ra những tranh chấp trong cuộc sống. Chiến tranh cũng từ đó mà phát
sinh. Nỗi thống khổ của loài người phải chăng cũng từ lòng kiêu mạn mà bành
trướng?” Nói rồi, sau một phút lặng yên, không có ai có ý kiến gì thêm nữa, anh
Nguyên Phong nghiêm trang thỉnh ba tiếng chuông. Tiếng chuông trong veo ngân
toả. Anh Nguyên Phong chấp tay, cúi đầu sát đất, xá tất cả mọi người, khiến ai
nấy đều cung kính xá lại, tạo cho sự kết thúc buổi sinh hoạt một vẻ trang
trọng, khiêm cung, tương kính và thương yêu bao trùm tất cả mọi người và cảnh
vật xung quanh. Ai nấy bỗng như vừa tìm thấy một hạnh tu thật đẹp đẽ, giản đơn
và cũng thật là bình đẳng, phù hợp với nếp sống hiện tại, mà vẫn không hề đi
ngược lại những lời giáo huấn của Đấng Như Lai.
oOo
Hơn 20 năm quen biết một người. Đọc trên dưới 2000 trang sách của người ấy
dịch, phóng tác và viết ra, chính cá nhân tôi đã học được từ người ấy nhiều
lắm, từ những kiến thức hiện đại cũng như cách ứng xử trong cuộc sống, khiến
tôi không thể không viết về người ấy. Đành rằng sau cuộc đổi đời chua chát năm
1975, quanh ta biết bao nhiêu những điều trái tai gai mắt làm cho chúng ta chán
ngán, buồn lòng; nhưng trong lặng lẽ, chúng ta cũng đã chứng kiến biết bao
nhiêu nghĩa cử đẹp đẽ, bao nhiêu nỗ lực bền bỉ và âm thầm từ những gia đình, từ
những cá nhân cố gắng làm nên. Nói về cái xấu thì đã có nhiều người viết, bây
giờ có ai nói thêm tưởng cũng chẳng ích chi. Riêng tôi, tôi muốn nói về cái
hay, cái đẹp, như những viên ngọc quý trong cộng đồng chúng ta, tuy lặng lẽ
nhưng đáng trân quý biết là bao nhiêu. Dù biết rằng viết như thế là phạm vào
một lỗi lầm, làm sứt mẻ một phần nào tính khiêm cung của những người ấy, nhất
là của tác giả Nguyên Phong. Nguyên Phong, một luồng-gió tinh-khôi lành mạnh đã
và đang thổi vào nếp sinh hoạt của chúng ta nơi hải ngoại và lặng lẽ thẩm thấu
đến mọi phương trời, làm mới những suy nghĩ cho những ai tìm đọc được sách của
anh, thấy được lời chỉ dạy của Đấng Như Lai. Bài viết này như khêu lên một ngọn
đèn tuy nhỏ bé nhưng hy vọng lần lượt sẽ có những ngọn hải đăng sáng rỡ hơn
được thắp lên làm tan đi bóng tối hận thù, độc ác và lừa dối, cũng như bớt đi
những hệ lụy thấp hèn từ bao lâu nay đã bao phủ lên dân tộc và cộng đồng chúng
ta. Bao lâu còn có những luồng gió lành mạnh ấy thổi lên, còn có nhiều người
đón nhận, còn những kẻ “khêu đèn, tiếp lửa” thì tôi vững tin rằng dân tộc chúng
ta chắc chắn sẽ hồi sinh. Trong tinh thần ấy, tôi cũng xin cúi đầu đảnh lễ bốn
phương trời, mười phương đất, xin tất cả chư vị độc giả cũng như bằng hữu xa
gần, đại xá cho những vụng về, thiếu sót khi tôi viết bài này. Cũng mong anh
Nguyên Phong xin đừng phiền trách.
---------------------------------------------------------------------------------
Biography:
John Vu is senior principal scientist at Boeing s Sofware Enginering Reseach
anh Technology. He has more than 20 years of experience as software engineering
and project manager; he is currently the lead on software process improvement
in Boeing.
Ngoài công việc chính tại Boeing, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và là khoa học
gia (Senior Scientist) tại đại học Carnergie Mellon University và Seattle
University. Ông còn đi dạy tại một số đại học quốc tế khác tại Trung Hoa, Nam
Hàn, Nhật Bản, Ấn Độ về lãnh vực Softwave Engineer.
Ông cũng vừa cho xuất bản cuốn sách giáo khoa Software Engineer bằng Hoa ngữ,
(do nhữnng một số học trò của ông soạn, dịch từ những bài giảng của ông.). Cuốn
sách này là tài liệu giáo khoa chính của rất nhiều đại học Trung Hoa hiện nay.
Phan lạc Tiếp
16 tháng 5 - 15 tháng 8, năm 2006.
_________________________________
Links:
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn4nqnmn31n343tq83a3q3m3237nvn - - Thông điệp của những Người anh
(Elder Brother s Warning - của Alan Ereira –
Nguyên Phong dịch
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Oct/2013 lúc 5:56pm
--
Hãy Buông Ra
Đời người như hạt sương rơi . Lung linh một thoáng mặt trời chiếu tan .
Tôi
nghe buổi Thuyết Pháp tại chùa Thiên Môn. Xin thuật lại để quí vị cùng
nghe. Sau phần thuyết giảng, đến phần Pháp đàm. Thầy mời quí Phật tử đặt
câu hỏi để cùng thảo luận.
Tận cuối hội trường, có một ông già, đứng dậy chắp tay cung kinh xin hỏi:
- Kính bạch thầy. Con hiện đang bị bệnh. Hết đau đầu đến đau khớp, đau
thận, tiểu đường, cao huyết áp. Bây giờ lại bị bại một chân nữa ạ! Suốt
đêm qua con trằn trọc mãi không sao ngủ được do bệnh nó hành hạ xác
thân… Cúi xin thầy thương xót chỉ bảo cho con làm sao cho hết đau bệnh?
Xin thầy cầu nguyện Đức Phật gia hộ cho con được hết bệnh, khỏe mạnh như
xưa…
Thầy
lên tiếng nhỏ nhẹ, thong thả nói: - Thưa bác, thưa đạo hữu. Đức Phật đã
dạy: Cõi thế gian tràn đầy đau khổ! Trong đó có định luật: SINH, LÃO,
BỆNH, TỬ thì đau khổ vô cùng mà bác thì đang đi vào giai đoạn “Bệnh
tật”, tức giai đoạn “Hư hoại”.
Vạn vật là thế; tất cả đều bị luật “Vô Thường”
chi phối. Chẳng hạn như cái áo bác đang mặc, khi mới mua về, vẻ đẹp đẽ,
mềm mại, óng mướt, tươi thắm… Nhưng nay bác mặc đã lâu rồi; màu đã bạc,
gấu đã sờn, vai đã rách và vải đã mục. Nó đang ở tiến trình hư hoại!
Không có gì có thể còn mãi được, vì bản chất tự nhiên là như vậy, mà
thân xác bác cũng đang như vậy. Ngay khi bác mới sinh ra thì bác xinh
đẹp, rồi bác lớn lên khỏe mạnh. Giờ đây bác đang già yếu và đang ở thời
kỳ bệnh hoạn (Sanh, Trụ, Hoại, Diệt). Vậy bác phải chấp nhận điều đó, bác hãy thấu
hiểu bản chất của nó, để bác phải chấp nhận nó mà sống an lạc với nó, dù nó ở bất cứ giai đoạn nào.
Bây
giờ thân thể của bác đang bắt đầu suy yếu, hư hoại theo tuổi đời chồng
chất. Thì bác đừng cưỡng lại điều đó, vì đó là qui luật tự nhiên của
thân xác. Chân lý không bao giờ thay đổi đó là: Sinh ra > Già cỗi > Bệnh hoạn > Rồi chết đi! Không cách chi làm khác đi được. Thời gian vận hành của định luật đã chín mùi rồi đấy bác ạ! - -
Ông
già đó nói tiếp: - Bẩm thầy, nhưng con chưa muốn chết vội, vì con và
cháu của con chưa khôn lớn. Nhất là còn nhiều công việc con đang làm dở
dang chưa hoàn tất, con cần giải quyết cho xong đã.
- Ồ! Tất cả chỉ là vậy, bác chẳng làm gì khác hơn khiến bác phải lo
lắng. Công việc của thề gian, bác hãy để mặc thế gian cho họ tự giải
quyết lấy. Bác nên hiểu rằng: Giầu hay nghèo, già hay trẻ, đẹp hay xấu,
người hay vật. Bất cứ ai, bất cứ vật gi, bất cứ ở đâu cũng không thể giữ
mãi tình trạng nguyên thủy như lúc ban đầu được. Mọi người, mọi vật đều
phải thay đổi khác đi theo một định luật: Sinh, Trụ, Hoại, Diệt,
mà không cách chi sửa đổi được. Điều mà bác có thể làm được là bác tự
quán chiếu, soi rọi về thân xác và tâm thức của bác, để bác thấy tính: “Vô ngã”
của vạn
vật. Để không thấy có cái gì là “Tôi” hoặc là “Của tôi”, mà chỉ là giả
có, tạm có mà thôi (Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. = Cái gì có
hình có tướng, đều là giả có, chứ không thật có). Ngay như nhà cửa, sự
nghiệp, danh vọng, vợ, chồng, con cái của bác cũng chỉ là: “Của bác trên
danh nghĩa, chúng không thực sự thuộc về bác. Chúng thuộc về tự
nhiên!!! Như lời bác vừa cầu mong, chẳng những không đạt được. Thân bác
vẫn đau đớn như thường và cách suy nghĩ sai lầm của bác còn đau khổ hơn
nhiều nữa. Vì cầu mong mà không được là khổ (Cầu bật đắc khổ). Bởi vậy, bác phải nhìn mọi thứ đúng theo bản chất của nó và đừng níu kéo nó, đừng tiếc thương nó:
“HÃY BUÔNG NÓ RA”.
Bác hãy rũ sạch mọi thứ bên ngoài. Bác hãy “Buông ra!”. Bác đừng bám
víu vợ, chồng, con cái, quyến thuộc, tài sản, công danh… Vì nhưng thứ đó
bác không thể mang theo được, hoặc bác không “buông”, thì nó cũng phải
“buông” bác mà thôi. Cho nên bác “Hãy Buông Ra!”, bởi mọi thứ đều Vô
Ngã: “Không tôi và Không của tôi”.
Tất cả rồi sẽ biến mất; chẳng còn gì. Bác phải nhận biết cho bằng được
điều này, và sau khi biết rồi thì bác hãy ‘buông’ tầt cả. Đừng bận tâm
về con cái, bây giớ chúng còn trẻ. Rồi mai này chúng cũng sẽ già cả y
như bác ngày hôm nay. Không ai trên thế gian
này có thể trốn thoát được định luật: sinh tru hoại diệt... Nếu bác
“Buông ra” được mọi thứ thì bác mới thấy được chân lý. Vậy bác đừng lo
lắng và đừng ôm giữ bất cứ điều gì thì bác sẽ thanh thản trong mọi tình
huống bác ạ!
Ông già hỏi nữa: - Bẩm bạch thầy, nghe thầy dạy dễ quá, nhưng làm sao con ‘buông ra’ cho được?
-
Nếu bác ‘buông ra’ không được thì bác sẽ vô cùng đau khổ. Vì không
‘buông ra’ cũng chẳng được. Bởi mọi thứ nó không thuộc về của bác, kể cả
chính xác thân bác nữa. Lúc này bác hãy tập trung tâm tưởng, để cho nó
được an nhiên tự tại, còn mọi việc đã có người khác lo. Bác hãy tự nhủ
lòng rằng: “Chung sự” (Tôi hết việc rồi)- Tư tưởng ham sống lâu sẽ làm
bác đau khổ. Cho dù bác mong muốn thiết tha tới đâu cũng chẳng được.
Muôn sự đều vô thường và luôn luôn không cố định… “Sau khi sinh ra > Nó biến hoại > Sau khi sinh ra > Nó diệt đi !”. Đức
Phật cũng thế, bác và cả bàn dân thiên hạ cũng đều như thế. Vậy mà bác muốn xác thân bác còn mãi sao được?
Bác hãy nhìn vào hơi thở thì biết. Nó đi vô rồi lại đi ra, bản chất của
nó là vậy. Bác chẳng thể ngăn cản sự đi ra và đi vô của nó được. Bác thử
nghĩ coi: “Có thể nào bác thở ra mà không thở vào được chăng?”.
Tức là hơi thở nó đi vào, rồi nó lại đi ra. Khi nó ra rồi thì nó lại
phải đi vào. Tự nhiên là như vậy, không cách chi làm khác được. Y chang
sự quá trình bác sinh ra > rồi già nua > rồi bệnh tật > rồi
chết đi! Đó là điều hoàn toàn tự nhiên và bình thường…
Nếu bác không sinh ra, thì lấy gì bây giờ bác bị đau bệnh! Và lấy gì để mai mốt bác chết! Bác có hiểu điều đó không ???
- Kính bạch thày, con ngộ được những gì thầy vừa dạy, nhưng con vẫn lo sợ quá chừng!
Thầy cầm ly nước uống nhấp giọng, đoạn thày nói thêm: - Bác nên hiểu rằng: Vạn sự ở đời là như vậy, khi bác nhận thức được đúng đắn thì bác đừng do dự: “Hãy buông ra tất cả, hãy dẹp bỏ tất cả”.
Dù bác không buông nó ra thì mọi thứ nó cũng bắt đầu buông bác ra đó.
Này nhé! Như những bộ phận trong cơ thể của bác nó cũng đang muốn rời xa
bác đấy. Vì những bộ phận ấy nó đã sống đủ thời hạn với bác rồi, nên nó
sắp ra đi đó. Bản chất của nó là: “Đã đến, thì phải ra đi”. Bởi thế
gian là không có sự bình thường hay mãi mãi, dù bất cứ ở đâu, bất cứ
thời nào, bất cứ thành
phần giai cấp nào; người giầu có, kẻ nghèo khó, người lớn cũng như trẻ
nhỏ, người có học cũng như người thất học…v.v. Cũng không thể có sự bình
thường được. Ai ai cũng phải xoay vần theo luật “Vô Thường” chi phối.
Quán triệt được điều đó, bác sẽ chả còn quyến luyến bất cứ sự gì. Bác
hãy ‘Buông ra” chứ không còn nắm giữ được nữa, ví có giữ cũng chẳng
đặng. Bác buông ra, thì tâm bác sẽ thảnh thơi; không buồn mà cũng chẳng
vui, không khiếp sợ và cũng chẳng liều lĩnh. Lúc bấy giờ lòng bác sẽ an
ổn với trí tuệ hiểu biết: “Vạn vật không bao giờ có thể thường còn mãi
mãi được”.
“ĐẶC TÍNH PHẢI ĐỔI THAY CỦA VẠN VẬT, KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI”.
Nếu
bác có nhiều thứ, bác sẽ phải bỏ lại nhiều thứ. Nếu bác có ít thứ, bác
sẽ bỏ lại ít thứ; giầu có là giầu có, nổi danh là nổi danh, sống lâu là
sồng lâu… chẳng có gì khác biệt, mọi sự cũng thế thôi! Vậy bác hãy buông
nó ra, buông cho đến khi nào tâm trí bác an lạc! Mọi sự bác không còn
cảm thấy khổ đau hay sung sướng. Mọi- thứ bác không còn thấy là của bác
nữa; Sung sướng và khổ đau cũng đểu Hoại, Diệt và Mất tiêu như nhau… Duy
chỉ có một thứ là còn và còn vĩnh viễn là của bác. Đó là “Phật tánh” là
vĩnh cửu của bác mà thôi.
- Kính bạch thầy, con đã ngộ!!!
- Vậy sao! Bác giải thích xem nào ?
-
Thưa thầy, chỉ có định luật: “Vô Thường” là bất biến, là vĩnh cửu, là
thường còn. Ngoài ra, tất cả các Pháp; muôn vàn vạn sự ở đời này đều
luôn luôn biến đổi không bao giờ ngừng. Chẳng hạn như:
*THÂN VÔ THƯỜNG: Nay khỏe mạnh, mai ốm đau. Nay đang sống, mai đã chết…
*TÂM VÔ THƯỜNG: Nay đang mến thương nhau, mai chuyển sang hận thù ân oán nhau…
*TÀI
SẢN VÔ THƯỜNG: Của cải nay còn, mai hết. Tức là tiện nghi vật chất
không thể tồn tại mãi được… Vật thể này biến đổi chất liệu thành ra vật
thể khác. Sự vật không bao giờ cố định cả.
Thầy cười hoan hỷ, đoạn thầy hỏi:
- Đúng, bác hiểu khá đấy, như vậy bác sẽ làm gì khi bác hiểu như vậy?
-
Kính bạch thầy, con sẽ buông ra tất cả mà không bám víu vào bất cứ điều
gì trên thế gian này. Để mọi sự chảy suôi như dòng nước. Tính của nước
luôn chảy xuống chỗ chũng (thủy lưu tại hạ), dù chỗ đó là đất hay cát,
hoặc ruộng vườn. Bản chất của nước là như vậy, con cũng phải giữ tâm như
vậy. Tại sao? Bẩm thưa thầy, bởi nước luôn chảy một cách tự nhiên xuống
chỗ thấp mà không có cách nào cho nó chảy một cách tự nhiên lên trên
cao được. Đó là định luật của càn khôn vũ trụ mà thầy vừa chỉ dậy cho
con.
- Vâng! Bác hiểu được như thế, tức là bác đã thắp sáng ngọn đuốc trí
tuệ của bác rồi đấy. Bây giờ chỉ còn một điều là bác đưa vào thực hành
những gì bác vừa chứng ngộ là đạt quả Phật rồi đó.
Ông già ngạc nhiên thưa:
- Kính thưa thầy, con ngỡ là thành Phật khó lắm chứ! Đâu đơn giản như thầy vừa nói ? -
-
Phật đã có sẵn ngay trong bác rồi. Nguời đời thường mang ông Phật thật,
đi tìm kiếm ông Phật ơ ngoài, ở chốn xa xôi không sao thấy được, để cầu
xin van vái… Trong lúc ông Phật ở ngay trong mình thí lại bỏ quên.
- Bạch thầy, con vốn ngu tối xin thầy khai thị cho con được rõ ràng hơn, chứ thầy nói như thế làm sao con hiểu được.
- Có
khó gì đâu: “Phật Tức Tâm”. Mọi người trong chúng ta đã có sẵn một ông
Phật ở trong ta rồi. Nhưng vì u mê tăm tối, nên tham lam: Sắc, Tài, Danh
một cách vô độ mà không hiểu rằng những thứ đó do nhân duyên giả hợp
tạm có. Hợp rồi tan, sinh rồi diệt! Ngay như xác thân bác cũng tạm có
đó. Rồi trở thành không đó có bao lâu! Tựa hồ như bóng phù du, như ào
ảnh, như khói sương… Nhưng vì si mê chạy theo níu kéo nó. Nên thành
chúng sinh mà thôi. Bây giờ bác đã giác ngộ và bác buông ra những thứ mà
trước đây bác bám víu vì ngỡ là thật… Vậy là bác đã thành Phật rồi. Bởi
Phật
và Chúng sinh chỉ khác nhau có một bước:
MÊ LÀ CHÚNG SINH, GIÁC NGỘ LÀ PHẬT
Phật
và chúng sinh, chỉ khác nhau có vậy. Ví dụ: Ông bà thân sinh ra bác,
cho bác ăn học tới nơi tới chốn; là con người trí thức đàng hoàng...
Nhưng vì u mê! Bác ham chơi, đàn đúm với chúng bạn, sa đà say sưa trác
táng, hưởng thụ thú vui vật chất, dẫn đến sa đọa hư hỏng. Khi ấy, bác là
kẻ tồi tệ xấu xa… Nay gặp duyên may bác giác ngộ. Thấy được lẽ thật.
Bác bỏ con đường hư thân mất nết, trở lại con người thật của mình… Với
bằng cấp và kiến thức có sẵn của mình. Bác tận tụy làm ăn, liêm chính,
giữ uy tín đạo đức… Là bác trở thành người cao sang, quí phái… Như vậy,
một con người của bác có hai giai đọan:
a) Giai đoạn 1: Bác là kẻ xấu xa, cho dù bác có bằng cấp là người học thức.
b) Giai đoạn 2: Bác là người cao quí. Do bác giác ngộ được chân lý đạo Pháp…
Tức
là trước thì bác kà kẻ xấu xa do u mê! Sau bác thành người cao quí do
bác giác ngộ. Nghĩa là xấu xa hay cao quí chỉ khác nhau có u mê hay giác
ngộ mà thôi. Và Phật hay chúng sanh cũng chỉ khác nhau có thế…
Đoạn thầy đọc bài kệ
Chiều nay lộng gió thu về Lá vàng tơi tả tràn trề khắp nơi. Đời người như hạt sương rơi . Lung linh một thoáng mặt trời chiếu tan . Thân em như đóa hoa lan Ngươì đời yêu thích muôn vàn đắm say
Nhưng rồi chẳng được bao ngày Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.
Phạm Đà Giang
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Oct/2013 lúc 8:06am
Oct 15 at 8:43 PM
50 DANH NGÔN CỦA ĐỨC DALAI LAMA 14
Thích Nhật Từ sưu tầm và dịch
Trong thời gian làm trưởng Ban tổ chức http://thuvienhoasen.org/D_1-2_15-2_2-64_4-18695/phap-hoi-dharamsala-2013-danh-rieng-cho-nguoi-viet-nam.html - tôi có cơ hội đọc các danh ngôn của đức Dalai Lama được viết thành thư
pháp trong Phòng phát hành của tu viện. Tìm thêm trên trang Wikiquote và http://ineedmotivation.com/ - ,
tôi tuyển chọn thêm, phân loại và dịch sát nghĩa 50 câu danh ngôn dưới
đây. Hy vọng, các danh ngôn này soi sáng và giúp chúng ta sống hạnh phúc
bây giờ và tại đây.
TRIẾT LÝ SỐNG BÌNH DỊ
1- Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn. Hạnh phúc đến từ hành động của chính ta
(Happiness is not something ready-made. It comes from your own actions).
2- Nếu có thể, hãy giúp người khác. Nếu không có thể thì ít nhất không nên hại ai
(If you can, help others; if you cannot do that, at least do not harm them).
3- Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu bạn muốn được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi
(If you want others to be happy, practice comp***ion. If you want to be happy, practice comp***ion).
4- Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế
(My religion is very simple. My religion is kindness).
5- Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời
(Remember that not getting what you want is sometimes a wonderful stroke of luck).
6- Thẩm quyền tuyệt đối luôn dựa vào lý trí và sự phân tích nghiêm túc (The ultimate authority must always rest with the individual’s own reason and critical analysis).
7- Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người
(We can live without religion and meditation, but we cannot survive without human affection).
8- Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình
(We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves).
9- Hãy trở nên tử tế bất cứ khi nào có thể. Trên thực tế, ai cũng có thể trở nên tử tế
(Be kind whenever possible. It is always possible).
10- Nếu
bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn nên quan sát xem bạn có thể làm
được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì phải lo lắng về nó. Nếu bạn
không thể làm được, lại càng không nên lo lắng về nó
(If
you have fear of some pain or suffering, you should examine whether
there is anything you can do about it. If you can, there is no need to
worry about it; if you cannot do anything, then there is also no need to
worry).
LỜI VÀNG
11- Nếu
không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu
bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối
với người khác. (If
you don’t love yourself, you cannot love others. If you have no
comp***ion for yourself then you are not able of developing comp***ion
for others).
12- Tiềm
năng con người vốn bằng nhau ở mỗi người. Cảm giác: “tôi không có giá
trị” là sai lầm. Hoàn toàn sai lầm. Bạn đang lừa dối chính mình. Chúng
ta có năng lực tư duy, do vậy, thử hỏi ta thiếu cái gì đây? Nếu ta có
năng lực ý chí, bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bạn có thể nói rằng: “Bạn
là chủ nhân của chính bạn.”
(Human
potential is the same for all. Your feeling, “I am of no value”, is
wrong. Absolutely wrong. You are deceiving yourself. We all have the
power of thought – so what are you lacking? If you have willpower, then
you can change anything. It is usually said that you are your own master).
13- Chúng
ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là
khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia
cũng là hạnh phúc của nhân loại.
(We
must recognize that the suffering of one person or one nation is the
suffering of humanity. That the happiness of one person or nation is the
happiness of humanity).
14- Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.
(Through violence, you may ‘solve’ one problem, but you sow the seeds for another).
15- Khi
con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ tương lai: Một
môi trường sạch được xem là nhân quyền giống như bao quyền khác. Vì vậy,
một phần trách nhiệm của chúng ta về người khác là đảm bảo rằng thế
giới mà ta đang sống là khỏe mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta
đã thấy
(As
people alive today, we must consider future generations: a clean
environment is a human right like any other. It is therefore part of our
responsibility toward others to ensure that the world we p*** on is as
healthy, if not healthier, than we found it).
16- Danh
ngôn Tây Tạng có câu: “Bi kịch nên được sử dụng như nguồn sức mạnh”.
Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau khổ ra sao, nếu chúng ta đánh
mất hy vọng thì đó là thảm họa đích thực
(There
is a saying in Tibetan, “Tragedy should be utilized as a source of
strength.”No matter what sort of difficulties, how painful experience
is, if we lose our hope, that’s our real disaster).
17- Các
sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là con người hay con vật, là để
cống hiến, theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của
thế giới
(The
creatures that inhabit this earth-be they human beings or animals-are
here to contribute, each in its own particular way, to the beauty and
prosperity of the world).
18- Cái
muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó chứa đựng. Tương tự,
người ngu không thể hiểu được trí tuệ của người khôn, dù cho có thân cận
bậc thánh
(A
spoon cannot taste of the food it carries. Likewise, a foolish man
cannot understand the wise man´s wisdom even if he ***ociates with a
sage).
19- Trong cuộc chiến vì tự do, chân lý là vũ khí duy nhất mà chúng ta sở hữu
(In our struggle for freedom, truth is the only weapon we possess).
20. Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh
(Comp***ion and tolerance are not a sign of weakness, but a sign of strength).
HÃY TẬN HƯỞNG HẠNH PHÚC
21. Mỗi
ngày, khi thức dậy, bạn hãy nghĩ rằng hôm nay tôi may mắn còn sống, tôi
có cuộc sống con người quý giá, tôi sẽ không phí phạm cuộc sống này
(Everyday, think as you wake up, today I am fortunate to be alive, I have a precious human life, I am not going to waste it).
22. Tâm con người giống như sự nhảy dù. Nó chỉ trở nên tốt đẹp nhất khi nó ở trạng thái mở bung ra
(The mind is like a parachute. It works best when it’s open).
23. Nếu bạn nghĩ rằng bạn quá nhỏ bé để tạo ra sự khác biệt, hãy thử ngủ với loài muỗi [rồi bạn sẽ biết]
(If you think you are too small to make a difference, try sleeping with a mosquito).
24. Cần ghi nhận rằng tình thương vĩ đại và các thành tựu to lớn thường dính líu đến các rũi ro lớn
(Take into account that great love and great achievements involve great risk).
25. Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm tuột mất các giá trị mà bạn có
(Open your arms to change but don’t let go of your values).
26. Hãy nhớ rằng im lặng đôi khi là câu trả lời tốt nhất
(Remember that silence is sometimes the best answer).
27. Hạnh
phúc con người và sự thỏa mãn con người cần phải phát xuất từ chính
mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi các thỏa mãn cuối cùng đến từ
tiền bạc hoặc từ máy vi tính
(Human happiness and human satisfaction must ultimately come from within oneself. It is wrong to expect some final satisfaction to come from money or from a computer).
28. Thật
cần thiết trong việc phát khởi thiện chí và thái độ tốt, càng nhiều
càng tốt. Với thiện chí và thái độ tốt, hạnh phúc, ngắn hạn và dài hạn,
cho chính ta và tha nhân sẽ hiện hữu
(It is very important to generate a good attitude, a good heart, as much as possible. From this, happiness in both the short term and the long term for both yourself and others will come).
29. Chúng
ta cần hơn một chút nữa từ bi. Nếu chúng ta không thể có từ bi thì
không có chính trị gia hay ảo thuật gia nào có thể cứu nguy hành tinh
này
(We need a little more comp***ion, and if we cannot have it then no politician or even a magician can save the planet).
30. Giới
truyền thông cần có các lỗ mũi dài như con voi để ngửi thấy các chính
trị gia, thị trưởng, thủ tướng và nhà kinh doanh. Chúng ta cần biết thực
tại, cái tốt lẫn cái xấu, không đơn thuần chỉ là các biểu hiện bên
ngoài
(Media
people should have long noses like an elephant to smell out
politicians, mayors, prime ministers and businessmen. We need to know
the reality, the good and the bad, not just the appearance).
VÌ MỘT THẾ GIỚI AN BÌNH
31. Tha
thứ không có nghĩa là quên đi tất cả những gì đã xảy ra. Nếu điều gì đó
xảy ra quá nghiêm trọng thì bạn cần phải tiến hành các biện pháp đối
phó. Bạn cần có các biện pháp đối phó
(Forgiveness
doesn' t mean forget what happened. … If something is serious and it is
necessary to take counter-measures, you have to take counter-measures).
32. Hạnh
phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài
lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển
tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và
tham lam
(True
happiness comes from a sense of inner peace and contentment, which in
turn must be achieved through the cultivation of altruism, of love and
comp***ion and elimination of ignorance, selfishness and greed).
33. Đã
đến lúc cần giáo dục quần chúng ngừng lại các tranh cãi dưới danh nghĩa
tôn giáo, văn hóa, quốc gia và các hệ thống chính trị và kinh tế khác
nhau. Đấu tranh như thế là vô dụng và tự tử
(The
time has come to educate people, to cease all quarrels in the name of
religion, culture, countries, different political or economic systems.
Fighting is useless. Suicide).
34. Tôn
giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu
bên ngoài, vì chúng chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều trị tâm.
Khi tâm trở thành sự thực tập, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn
giáo
(Religion
does not mean just precepts, a temple, monastery, or other external
signs, for these are subsidiary factors in taming the mind. When the
mind becomes the practices, one is a practitioner of religion).
35. Tôi cảm nhận rằng tinh hoa của thực tập tâm linh là thái độ của ta đối với tha nhân. Khi
bạn có động cơ chân thành và trong sáng, lúc ấy bạn sẽ có thái độ đúng
với tha nhân, trên nền tảng từ bi, tình thương và sự tôn trọng. Thực tập
Phật pháp sẽ mang lại cho bạn sự nhận thức rõ ràng về tính chân như của
mỗi con người và tầm quan trọng của người khác, làm lợi lạc bởi các
hành vi của bạn
(I
feel that the essence of spiritual practice is your attitude toward
others. When you have a pure, sincere motivation, then you have right
attitude toward others based on kindness, comp***ion, love and respect.
Dharma Practice brings the clear realisation of the oneness of all human
beings and the importance of others benefiting by your actions).
36. Tâm
bồ-đề là dược liệu, có khả năng làm mới và cung cấp sự sống cho mỗi
chúng sanh, những ai chỉ cần nghe đến nó. Khi bạn dấn thân hoàn thiện
các nhu cầu của tha nhân, lúc ấy các nhu cầu của bạn đang được hoàn
thiện như một phó phẩm
(Bodhicitta
is the medicine which revives and gives life to every sentient being
who even hears of it. When you engage in fulfilling the needs of others,
your own needs are fulfilled as a by-product).
37. Từ
bi không phải là một phản ứng cảm xúc, mà là sự cam kết chắc chắn được
xây dựng trên lý trí. Do vậy, thái độ từ bi thực sự đối với tha nhân sẽ
không thay đổi, ngay cả trong tình huống bị người khác ứng xử tiêu cực.
Từ bi đích thực không dựa trên các đề án hay sự mong đợi, mà thực ra là
dựa trên nhu cầu của tha nhân
(Comp***ion
is not just an emotional response but a firm commitment founded on
reason. Therefore, a truly comp***ionate attitude towards others does
not change even if they behave negatively. Genuine comp***ion is based
not on our own projections and expectations, but rather on the needs of
the other...).
38. Các
vấn nạn chúng ta đối diện ngày nay như xung đột bạo lực, sự hủy hoại
thiên nhiên, nghèo đói v.v... đều là các vấn nạn do chính con người gây
ra. Các vấn nạn cần được giải quyết bằng sự hiểu biết và nỗ lực của con
người, cũng như sự phát triển ý thức về tình huynh đệ. Chúng ta cần phát
huy tính trách nhiệm phổ quát vì nhau và vì hành tinh mà chúng ta đang
chia sẻ
(The
problems we face today, violent conflicts, destruction of nature,
poverty, hunger, and so on, are human-created problems which can be
resolved through human effort, understanding and the development of a
sense of brotherhood and sisterhood. We need to cultivate a universal
responsibility for one another and the planet we share).
39. Vì
chúng ta chia sẻ hành tinh nhỏ bé này, chúng ta phải học cách sống hài
hòa và hòa bình, vì nhau và vì thiên nhiên. Đó không phải là giấc mơ, mà
là sự cần thiết. Chúng ta tương thuộc nhau bằng nhiều cách. Chúng ta đã
không thể sống trong cộng đồng cô lập và không thể bỏ qua những gì đang
xảy ra ngoài cộng đồng. Chúng ta nên chia sẻ các may mắn mà chúng ta
đang hưởng được
(Because
we all share this small planet earth, we have to learn to live in
harmony and peace with each other and with nature. That is not just a
dream, but a necessity. We
are dependent on each other in so many ways, that we can no longer live
in isolated communities and ignore what is happening outside those
communities, and we must share the good fortune that we enjoy).
40. Mặc
dù tôi nhận ra rằng đạo Phật của tôi [có giá trị] giúp ta phát khởi tâm
từ bi, ngay cả đối với những ai chúng ta xem là kẻ thù, tôi tin chắc
rằng mọi người có thể phát triển thiện chí và ý thức trách nhiệm phổ
quát, cùng với hay không cùng với tôn giáo
(Although
I have found my own Buddhist religion helpful in generating love and
comp***ion, even for those we consider our enemies, I am convinced that
everyone can develop a good heart and a sense of universal
responsibility with or without religion).
TÔN GIÁO VÀ THẾ GIỚI CỦA TÔI
41. Đây
là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện; không cần triết học
phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền của chúng ta;
triết học là lòng tử tế
(This
is my simple religion. There is no need for temples; no need for
complicated philosophy. Our own brain, our own heart is our temple; the
philosophy is kindness).
42. Từ
một góc nhìn, Phật giáo là một tôn giáo. Từ phương diện khác, Phật giáo
là khoa học về tâm và không phải là tôn giáo. Phật giáo có thể là cây
cầu giữa hai phương diện vừa nêu
(From
one viewpoint, Buddhism is a religion, from another viewpoint Buddhism
is a science of mind and not a religion. Buddhism can be a bridge
between these two sides).
43. Tôi
không muốn cải đạo người khác theo đạo Phật. Tất cả các tôn giáo lớn,
khi hiểu một cách đúng đắn, đều có tiềm năng phục vụ cái tốt
(I don' t want to convert people to Buddhism — all major religions, when understood properly, have the same potential for good).
44. Năm
tháng trôi đi, càng ngày tôi càng tin rằng, bỏ qua các dị biệt về triết
lý, các tôn giáo có thể làm việc cùng nhau. Mỗi tôn giáo đều nhắm tới
việc phục vụ nhân sinh. Vì thế, các tôn giáo khác nhau có thể làm việc
cùng nhau để phục vụ nhân loại và đóng góp cho hòa bình thế giới
(As
time p***es I have firmed my conviction that all religions can work
together despite fundamental differences in philosophy. Every religion
aims at serving humanity. Therefore, it is possible for the various
religions to work together to serve humanity and contribute to world
peace).
45. Các
bạn cũ ra đi, các bạn mới xuất hiện. Cũng giống như ngày tháng. Khi
ngày cũ trôi qua, ngày mới lại đến. Điều quan trọng là hãy làm cho mọi
thứ có ý nghĩa: một người bạn có ý nghĩa, hoặc một ngày có ý nghĩa
(Old
friends p*** away, new friends appear. It is just like the days. An old
day p***es, a new day arrives. The important thing is to make it
meaningful: a meaningful friend — or a meaningful day).
46. Giúp
đỡ tha nhân là cần thiết, không chỉ trong thời khóa cầu nguyện của ta,
mà phải trong đời sống thường nhật. Khi ta nhận chân rằng chúng ta không
thể giúp người khác thì điều tối thiểu ta có thể làm là dừng ngay các
hành động thương tổn họ
(It
is necessary to help others, not only in our prayers, but in our daily
lives. If we find we cannot help others, the least we can do is to
desist from harming them).
47. Chúng
ta cần tự phê bình. [Chẳng hạn như] tôi đã làm được gì trong việc vượt
qua giận dữ, chấp dính, hận thù, hãnh diện và ganh tỵ? Đây là những điều
chúng ta cần kiểm tra trong đời sống thường nhật bằng kiến thức của lời
Phật dạy
(We
must criticize ourselves. How much am I doing about my anger? About my
attachment, about my hatred, about my pride, my jealousy? These are the
things which we must check in daily life with the knowledge of the
Buddhist teachings).
48. Chủ
nghĩa cực đoan là kinh hãi vì nó dựa trên cảm xúc thuần túy, hơn là sự
thông minh. Nó ngăn tín đồ không thể suy tư với tư cách là các cá nhân
và không vì lợi ích của thế giới
(Fundamentalism
is terrifying because it is based purely on emotion, rather than
intelligence. It prevents followers from thinking as individuals and
about the good of the world).
49. Ngày
nay, chúng ta thực sự là một gia đình toàn cầu. Những gì xảy ra trong
một phần của thế giới có thể ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Điều này dĩ
nhiên không chỉ đúng với sự việc tiêu cực, mà còn đúng cả với các phát
triển tích cực
(Today, we are truly a global family. What happens in one part of the world may affect us all. This, of course, is not only true of the negative things that happen, but is equally valid for the positive developments).
50. Ngày
nay, chúng ta đối diện với nhiều vấn nạn. Vài vấn nạn do chính chúng ta
tạo ra, do các phân biệt về ý thức hệ, tôn giáo, sắc tộc, tình trạng
kinh tế, hoặc do các yếu tố khác. Vì thế, đã đến lúc chúng ta cần suy
nghĩ dưới góc độ sâu sắc hơn, dưới lăng kính con người, và từ góc độ
này, chúng ta nên ghi nhận và tôn trọng tính tương đồng của người khác
với tư cách là nhân loại
(Today
we face many problems. Some are created essentially by ourselves based
on divisions due to ideology, religion, race, economic status, or other
factors. Therefore, the time has come for us to think on a deeper level,
on the human level, and from that level we should appreciate and
respect the sameness of others as human beings).
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Oct/2013 lúc 7:50pm
CHỈ LÀ MỘT NẮM TRO
Ni
sư Thích Nữ Hạnh Chiếu
“Chỉ
là nắm tro” không
phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế
ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được. Từ đó tôi có một cảm nhận riêng, xin được
chia sẻ với tất cả các bạn đồng tu nắm tro
này.
Vì
là nữ nên Hòa thượng sắp xếp ở thiền viện ni tức Linh Chiếu. Cụ lớn tuổi nên
không nhập chúng, mà ở cái thất trong khuôn viên thiền viện do Hòa Thượng cất
cho. Vì thế chúng tôi xem cụ như một thiền sinh ni của viện. Cụ rất siêng tu,
không bao giờ lơi lỏng, tự lực lo cho mình mọi việc, ít làm phiền đến chư Ni.
Năm 91 tuổi cụ vẫn tự quét nhà, rửa chén, giăng mùng, không phải nhọc nhằn ai,
sáng suốt minh mẫn và rất dễ thương. Đến 92 tuổi cụ mất, ra đi hết sức nhẹ
nhàng, không giật mình giật mẩy, không làm kinh động đến đại
chúng.
Khi
được tin cụ yếu, tôi sang thăm. Cụ nhìn tôi quá đổi hiền lành rồi khép nhẹ đôi
mắt, đi hồi nào tôi không hay. Thiền viện lo hết chuyện hậu sự. Hỏa táng xong,
buổi chiều tôi cùng chư ni đi lấy cốt. Phần xương cho vào hủ đem về
nhập tháp Liên Hoa tại Thường Chiếu, còn lại phần tro quý cô hốt vô bao ni
lông đem đến cầu Long Sơn – Bà Rịa.
Tại
đây tôi được chư huynh đệ chỉ cho dãy núi Long Sơn thật trầm mặc nằm sâu lắng
bên trong. Dòng sông trước mắt cũng trôi chảy yên ả quá chừng, làm như không
có chuyện gì phải buồn phải vui. Sạch và trong văng vắt. Tôi thật bất ngờ về
một miền đất gần gũi với mình. Ở đó có một dòng sông tinh khiết, yên tĩnh, như
không hề bận tâm tới chuyện phố thị rộn ràng bên
ngoài.
Huynh
đệ chia nhau nắm tro sau cùng của người pháp lữ cao niên rải xuống dòng sông.
Nắng chiều óng ánh chiếu xuống màu áo lam, màu xám tro, màu sông nước, màu
trái tim huynh đệ lần chia tay. Đẹp và cảm động vô cùng. Khi tôi bốc nắm tro
rải xuống, bụi tro bay bay trong hư không, từ từ tan loảng rồi hòa vào sông
nước. Về đến thiền viện, ngồi lặng lẽ trong phòng, tôi như ngộ ra một
điều: đời
người chỉ là nắm tro.
Thật
ra chuyện này chúng ta ai cũng biết. Tôi cũng biết. Nhưng mãi đến khi chính
bản thân mình cầm nắm tro của bà cụ, mà trước đó mình ngồi một bên, còn nhìn,
còn nói, còn cười gọi tên… bây giờ lại là nắm tro, cũng do chính tay mình đem
gởi xuống dòng sông. Bỗng dưng tôi cảm nhận sâu sắc về một đời người, chung
cuộc của chiếc thân tứ đại, ai cũng như ai, chỉ là nắm tro. Đã là nắm
tro thì không có nắm tro nào sang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào vinh
quang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào ti tiện hơn nắm tro nào. Tự
nhiên bao nhiêu muộn phiền, toan tính trong lòng rớt xuống. Bởi vì mình đã là
nắm tro thì không có lý do gì đi phiền não các nắm tro
khác.
Chúng
ta ít nhiều đã đánh mất cả một quãng đời của mình trong phiền lụy, khổ đau.
Cuối cùng tứ đại này không mang theo được vì nó chỉ là nắm tro, chỉ mang theo
nghiệp mà thôi. Sao
ta không tự hỏi vì cái gì mà ta tạo nghiệp, vì ai mà ta tạo nghiệp? Vì nắm tro
mà tạo nghiệp! Có vô lý không. Phải chi vì vàng vì ngọc mình tạo nghiệp cũng
được đi, nhưng vì nắm tro mà tạo nghiệp thì oan uổng quá. Tạo nghiệp để mưu
cầu hạnh phúc, không ngờ lại chuốt quả khổ đau. Bởi vì ranh giới giữa hạnh
phúc và khổ đau nằm ở chỗ nào, chúng ta không biết
được.
Chẳng
hạn trời đang nóng mình thèm ăn kem. Ăn được một cây kem thật tuyệt vời, có
thể gọi là hạnh phúc. Ăn thêm một cây nữa, cũng còn hạnh phúc. Thêm một cây
nữa thì… hết hạnh phúc, bởi vì nó sắp nôn ra đây nè. Nếu ăn kem là hạnh phúc
thì càng ăn càng hạnh phúc, ăn một cây hạnh phúc chỉ có một, ăn hai cây hạnh
phúc nhân đôi, ăn ba cây hạnh phúc nhân ba. Tại sao ăn ba cây lại hết hạnh
phúc? Thì ra chúng ta đã hiểu lầm về hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Là vừa lòng.
Tạm định nghĩa ngắn gọn như vậy đi.
Mình
cho rằng cái gì vừa lòng, thích thú, thỏa mãn là hạnh phúc, mà không biết rằng
cơ thể chúng ta, tâm tư chúng ta không bao giờ thỏa mãn được hết. Khi tham là
cứ muốn thêm, mà sự tiếp nhận của thân tứ đại có chừng mực. Đến lúc nó không
tiếp nhận được nữa, mà nghiệp tham vẫn lôi kéo, thế là có sự xung đột giữa
thân và tâm. Như vậy là mất hạnh phúc.
Phật
dạy các pháp chỉ là duyên sinh thôi, chứ không có cái gọi là chân thật trong
đó. Chúng ta luôn mong muốn mình sống thì phải được vừa lòng hoài, nhưng các
duyên không biết chuyện ấy. Nó cứ đến cứ đi, cứ họp cứ tan theo cách của nó.
Mình không vừa lòng thì thôi, nó không chiều mình. Cho nên rốt lại hạnh phúc
không có thật. Nó chỉ là ảo giác của cảm thọ.
Cảm
thọ có ba:
Một là
thọ khổ. Khi gặp những cảnh trái ý, nghịch lòng chúng ta không thích, gọi là
thọ khổ.
Hai là
thọ lạc. Gặp những cảnh vừa ý thuận lòng, chúng ta thích thú sung sướng, gọi
là thọ lạc.
Ba là
thọ không khổ không lạc. Khi gặp cảnh bình thường, chúng ta cũng thấy bình
thường, gọi là thọ không khổ không lạc.
Trong
ba cái thọ này, có một số người thích thọ bình thường. Tại sao? Vì họ bảo có
vui thì có khổ. Do sợ khổ nên không dám nhận vui, Lo xa như thế. Thì ra vì né
cái khổ mà tránh cả cái vui, chớ không phải giác ngộ cái vui tạm bợ của thế
gian vốn không thật. Do đó mà chọn thọ bình thường. Nhưng Phật nói rõ thế này:
Ba cái thọ đó đều vô thường, ngay cả thọ bình thường cũng không
thường.
Tóm
lại, có thọ là có khổ. Chẳng hạn bây giờ mình không buồn cũng không vui, nhưng
có chuyện buồn tới mình sẽ buồn. Chúng ta chọn cái bình thường, nhưng ngoại
duyên không mãi bình thường được, nó luôn thay
đổi.
Ngoại
duyên đến từ bên ngoài, chúng ta không thể chủ động được. Trong toàn bộ đời
sống, con người chỉ chủ động một phần, còn lại phần lớn là bị động bởi các
duyên bên ngoài. Như thời tiết tốt chúng ta thấy bình thường, dễ chịu, nhưng
nếu nước lụt lên thì sao? Khổ liền. Các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam bộ lụt
hoài, dân mình cứ phải sống theo con nước, hoàn toàn không thể chủ động được.
Đâu có ai muốn lụt, nhưng nước vẫn cứ dâng. Đó là duyên bên ngoài. Đến duyên
bên trong lục phủ ngũ tạng của chúng ta cũng thế. Có ai muốn bệnh đâu, mà sao
vẫn cứ bệnh. Già có bệnh của già, trẻ có bệnh của trẻ. Ngày nay
trẻ đã bệnh ké những bệnh của người già. Như vậy thân của mình mà mình nói nó
không nghe, biểu đừng bệnh mà vẫn cứ bệnh. Rõ ràng chúng ta mất quyền tự chủ
đối với thân tứ đại này rồi. Cho nên Phật bảo thân này không phải của
mình.
Đã
không phải của mình, tại sao người ta nặng nhẹ một chút mình lại nổi sùng?
Chúng ta khổ vì chúng ta lầm. Đơn giản vậy thôi. Hàng xóm mích lòng nhau là vì
hiểu lầm. Phật nói thân này là duyên sinh, do bốn chất đất nước gió lửa hợp
thành, đó là phần thân, còn phần tâm là do nghiệp dẫn. Chúng ta tạo nghiệp,
rồi nghiệp quay trở lại lưu dẫn chúng ta thọ sanh. Cho nên đời quá khứ chúng
ta tạo nghiệp gì nhiều, đời sau sanh ra rất quen thuộc với nghiệp
ấy. Thương
ai nhiều, ghét ai nhiều, nhắc ai nhiều thì đời sau được gặp lại
thôi.
Nếu
đời quá khứ ta đã là người tu, đời này sanh ra thấy chùa muốn tu ngay. Đời quá
khứ là ca sĩ, đời này nghe nhạc là hát. Hát rất hay mà không cần ai chỉ vẽ, vì
đã huân tập rồi. Nhiều thiên tài xuất hiện dưới dạng thần đồng, người ta bảo
là thiên tư, thật ra nó là dòng nghiệp được nối tiếp từ đời
trước.
Tuy
nhiên, đạo Phật bảo nghiệp cũng không thật, có thể thay đổi được. Bởi vì nó do
duyên tạo tác, luôn thay đổi sinh diệt. Nếu thật thì nó còn hoài và không thể
sửa đổi. Song nó luôn biến dịch nên chúng ta có thể thay đổi được. Khi mê
chúng ta tạo nghiệp xấu, nhưng tỉnh rồi không tạo nghiệp xấu nữa, mà
tạo nghiệp thiện. Ví dụ chúng ta mê nên có tham sân si, nếu sáng suốt tỉnh táo
ta sẽ không thèm tham sân si nữa. Điều đó có người đã làm được, như các bậc
thánh nhân, cao tăng xưa cũng như nay. Nhờ thế chúng sanh mới có thể
tu thành Phật.
Có
người thấy tiền thích, có người thấy tiền không thích vì họ không có nhu cầu.
Nhu cầu thường không nhất định, do quan niệm và sở thích của mỗi người mà phát
sinh. Muốn bớt tham thì bớt nhu cầu. Muốn không tham thì không có nhu cầu. Vậy
thôi. Cho nên tham tiền hay không tham tiền, chúng ta làm được, nếu muốn. Giữa
hai nghiệp thiện và ác, mình muốn làm ác cũng được, muốn làm thiện cũng được.
Làm ác thì nghiệp ác dẫn đi trong đường ác. Làm lành thì nghiệp thiện dẫn đi
trong đường lành. Tất
cả đều do chúng ta quyết định.
Có
người thắc mắc, khi chết rồi đi về đâu ai mà biết được?
Về
vấn đề này, chúng ta có thể lý giải sự có mặt của nghiệp qua những gì mình
thấy biết trong đời hiện tại. Như một gia đình, cha mẹ sanh ra ba đứa con.
Chúng được chăm sóc như nhau, mà ba đứa không đứa nào giống đứa nào. Chúng
khác nhau trên mặt mày, trên tánh tình. Tại sao cùng cha cùng mẹ, cùng sống
trong một môi trường, cùng nhận sự yêu thương chăm sóc như nhau mà lại khác
nhau? Nhiều đứa bé mới hai ba tuổi đã thể hiện những đường nét riêng của nó.
Đường nét riêng này ở đâu ra? Đâu có chuyện khơi khơi mà ra, chứng tỏ nó có
chủng tử nghiệp từ đời trước.
Thêm
điều này nữa, chúng ta vừa thấy người nào đó thì mến liền, mặc dù chưa nói
chuyện với nhau lần nào. Người ấy có thể dễ mến với mình, nhưng chưa hẳn dễ
mến với người khác. Cũng thế, trong trường hợp đối nghịch. Vừa thấy người đó
lần đầu, bỗng nhiên ta dị ứng ngay, thì biết oan nghiệp tới rồi. Cho nên lúc
ra đi, tâm mình bình an không vấn vương việc gì, không sợ hãi việc gì, không
lưu niệm việc gì thì đi thanh thản, theo phước duyên thọ thân sau tốt đẹp.
Ngược lại, trước lúc ra đi chúng ta sợ hãi, hoảng loạn, lo nghĩ đến con cháu
thì thọ thân sau trong sự trói buộc của nghiệp lực đời
trước.
Người
Phật tử hiểu đạo rất sợ tạo nghiệp.
Thân này không giữ được vì nó là nắm tro, nhưng nghiệp sẽ quyết định cho vận
mệnh nhiều đời của mình. Chúng ta không đầu tư vào chuyện chăm chút nắm tro,
mà lo chuyển hóa tu tập ba nghiệp của mình. Hơn thua nhau từng tiếng là tạo
nghiệp bất thiện. Từ đó lưu vào tâm thức những hình ảnh căm tức sân hận,
nguyện gặp lại để trả thì rất nguy hiểm. Đó là một trở ngại trong tiến trình
tái sinh, nếu chúng ta chưa giải thoát được.
Ở
đây mục đích của người tu thiền là giải thoát sanh tử, nhưng chúng ta không
dám đi quá xa với mức độ tu tập thực tế của mình, chỉ mong quý Phật tử chuyển
được nghiệp bất thiện thành nghiệp thiện, định tĩnh trước phút lâm chung để có
được hướng đi tốt. Sức mạnh của nghiệp rất đáng sợ. Ví dụ người nữ có tật hay
cằn nhằn. Thật ra họ không muốn cằn nhằn nhưng khi đã thành nghiệp rồi, vừa
gặp chuyện không hài lòng thì cằn nhằn. Cằn nhằn mà không hay mình đang cằn
nhằn. Cho nên mới nói bị nghiệp lôi, không kiềm chế được. Cũng như bên nam có
tật uống rượu. Uống quen không uống thấy buồn, thấy thèm. Đặc biệt những lúc
căng thẳng, bức xúc là đi kiếm rượu uống. Nhiều vị dư biết uống rượu là uống
chất độc mà đã nghiền rồi thì không cưỡng lại
được.
Thế
nên vị nào lỡ nghiền rượu mà muốn bỏ thì xin đừng đi ngang quán rượu. Quán
rượu đâu có tay mà kéo quý vị, nhưng cái nghiệp nó sẽ kéo. Nghiệp là gì? Là
thói quen. Thật đơn giản mà không đơn giản chút nào. Tại sao? Như nghiệp uống
rượu, nghiệp đánh bài, nghiệp hút thuốc… muốn bỏ không phải là chuyện đơn
giản.
Lại
nữa, chúng ta không ai thích phiền não nhưng luôn luôn sống trong phiền
não.
Tại
sao? Tại quen rồi, bỏ không được. Ai bắt chúng ta phiền não? Ta không có câu
trả lời vì ta không dám nhận lỗi về mình. Bây giờ muốn giải trừ phiền não,
nhất định phải truy nguyên cho ra nguồn gốc của nó. Phiền não từ mình mà ra.
Do si mê tăm tối nên ta tạo nghiệp, nghiệp quay trở lại làm tăng trưởng vô
minh. Cứ thế xoay vần gốc vô minh càng lớn, nghiệp lực càng mạnh, chúng ta
càng bị nó sai sử, chớ không ai bắt mình cả. Đối với phiền não, nhà Phật gọi
nó là giặc. Muốn trừ giặc, trước tiên ta phải phát hiện nó thật sớm, sau đó
kiên quyết đuổi sạch, không khoan nhượng mới yên ổn được. Vừa nổi nóng lên ta
phát hiện ngay, một tên giặc vừa ló đầu ra, dùng gươm trí tuệ chém nhanh. Tự
nói giận làm gì cho mệt, không thèm giận. Đó chính là tu tập, là chuyển hóa
nghiệp. Việc này cũng phải có lực, nhà Phật gọi là đạo lực. Muốn có
đạo lực mạnh phải liên tục huân tu, không đợi gặp cảnh mới
tu.
Cái
gan của chúng sanh lớn tợn lắm, rất sợ khổ mà chuyên lao vào nhân khổ. Phật
nói Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả. Nếu thấy phiền não mệt quá thì đừng thèm
phiền não. Thí dụ hồi xưa mình nói chuyện với ai, bất đồng ý kiến là bắt đầu
nổi sùng trong bụng, tức thiệt là tức. Bây giờ thấy tức mệt quá mình không tức
nữa. Vậy thôi. Ngoài cách đó ra không còn cách nào hữu hiệu hơn. Có người bảo
làm không được. Được chứ! Cứ không thèm tức thử coi ai làm gì mình. Thật ra
chúng ta không chịu buông cái sân giận mà lại đuổi theo nó, chơi với nó, hòa
nhập làm một với nó. Trong tâm cứ bám cứng theo đối tượng làm nhân cho sự tức
tối thì làm sao hết tức được.
Như
có vị ngồi đây trong lòng đang buồn bực chuyện riêng. Lẽ ra hôm nay không đi
nghe pháp mà tại sùng bà hàng xóm quá, đi cho khuây khỏa. Nếu chúng tôi chia
sẻ với quí vị rằng đừng thèm sùng bà hàng xóm đó nữa, bỏ đi. Quí vị đồng ý
thực tập như vậy. Bà ta đâu có nhảy vô bụng của quí vị cản lại điều ấy. Thành
thử do ý chí, do quyết định sáng suốt, do sự thực hành của chúng ta
thôi.
Tất
cả trạng thái tâm khổ đau là do ta tạo ra, ta lầm chấp.
Người kia có quyền thích ngọt, mình có quyền thích mặn, không thể bắt buộc
người kia thích giống mình. Cũng không vì người kia thích ngọt, mà ghét người
ta. Điều này vô lý. Tất cả các pháp do duyên sinh, không có duyên nào giống
duyên nào, chỉ giống nhau ở chỗ chúng đều là tướng sinh diệt. Tướng sinh diệt
thì không chân thật, có gì ta lấn cấn với nhau hoài, cuối cùng không ai hơn
ai, cũng không ai tồn tại.
Chỉ
một thứ tồn tại gây khó cho mình, đó là nghiệp ta đã tạo. Thế mà ta lại quên,
cứ tạo hoài. Chính nghiệp tham sân si quyết định cuộc đời tiếp tục của chúng
ta. Trong một đời này mình khổ đã ngán rồi, bây giờ gieo nhân để thọ thân nữa
thì được khổ nữa. Một lần có thân là khổ, Phật bảo bốn thứ khổ cơ bản của thân
là sanh lão bệnh tử, không ai tránh khỏi. Đó là chưa kể tới thành bại hơn thua
trong cuộc đời. Thật ra cái chết không đáng sợ, nhưng vì mình mê thân nên
sợ chết. Sống thì khổ mà lại không muốn chết. Vậy chớ sống để làm gì? Sống để
khổ. Có lạ lùng chưa!
Trở
lại vấn đề nắm tro. Khi đang sống đây, dù chúng ta thành công vinh quang cách
mấy, cũng không giữ được. Vì sự thành công ấy phải gắn liền với chủ nhân, mà
chủ nhân sẽ không còn nữa để nhận sự vinh quang kia. Chủ
nhân theo vô thường mà trở thành nắm tro. Tội gì vì một nắm tro mà ta khổ
triền miên như vậy. Sao
không ngay đây thanh thản, hạnh phúc, bình an, để khi trở về với cát bụi, ta
chỉ còn lại sự thanh thản, bình an chớ không phải là nghiệp thức mênh mang.
Giả như còn nghiệp chúng ta cũng thọ nghiệp lành, tái sanh vào cõi lành. Nếu
hết nghiệp chúng ta không còn đi trong sanh tử, vĩnh viễn thoát khỏi khổ
đau.
Chúng
ta cũng nên như thế, sống giữa trùng trùng duyên sinh tương đối, thân này còn
không giữ được huống là mọi việc chung quanh. Cho nên người tỉnh ngộ sớm chừng
nào thì khỏe chừng đó. Tỉnh ngộ chậm hoặc không khéo tỉnh ngộ thì sẽ khổ đến
nhắm mắt. Chẳng những khổ đến nhắm mắt mà cho tới lúc tái sinh vẫn tiếp tục
khổ.Chúng ta buông xuống hết những buồn phiền, giận hờn, thương ghét để
sống đúng trở lại bản vị của mình. Bên cạnh chùm duyên sinh còn có tánh
giác.
Tánh
giác ấy chúng ta hiện có đủ, bình đẳng như nhau và vĩnh cửu bất sanh bất diệt.
Chúng ta luôn luôn nghe, luôn luôn thấy rõ ràng, đó là tánh Phật thường biết
nơi mỗi chúng sanh. Tánh này không ưu tư, không lao lự toan tính, thường tại
như vậy. Chỉ khi buông hết các duyên, ta mới nhận ra mình có tánh giác hiện
hữu. Bấy giờ còn thân tứ đại cũng vui mà không còn thân tứ đại cũng vui, sống
cũng vui mà chết cũng vui.
Trong
nhà Phật, người tu giỏi là người buông xả giỏi. Buông tới lúc trong lòng trống
rỗng, không còn gì để buông nữa thì sống chết tự tại, vĩnh viễn an vui. Đó là
những gì chúng ta cần chia sẻ với nhau.
Ni
sư Thích Nữ Hạnh Chiếu Trụ
trì Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức Ni
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 23/Oct/2013 lúc 8:43pm
Khả năng kỳ lạ của những thiền sư thuộc thiền phái cổ xưa nhất VN
22/10/2013 19:29
Trong nhiều giai thoại
về những bậc thiền sư của thiền phái Diệt Hỷ, có tên tuổi của nhiều bậc
thiền sư nổi danh sở hữu "thân thủ phi phàm" tới mức bị giam trong ngục
tù nhưng vẫn tự thoát ra bên ngoài. Có vị, nội công thâm hậu, một tay
nhổ chiếc đinh sắt dài 5 tấc được đóng sâu vào cột điện. Thậm chí, có
thiền sư dùng nội công phóng gậy chạy ngược dòng nước xiết nhưng gậy vẫn
lao nhanh như tên bắn.
Dấu ấn của thiền phái Diệt hỷ với võ học Việt
Hiện nay, trong giới võ học Việt đã ghi nhận vai trò truyền bá võ học
cổ truyền Ấn Độ đến Việt Nam là của các vị thiền sư từ Tây Trúc mà tên
tuổi của vị thiền sư Ti ni đa lưu chi được nhiều võ sư thừa nhận, là
người mang đến một luồng gió mới đối với võ học Việt. Giáo sư
Vũ Đức - Trưởng môn phái Võ lâm Việt Nam, từng công bố trong một công
trình nghiên cứu về lịch sử võ học cổ truyền: "Vào thế kỷ II, song song
với việc du nhập các tôn giáo Phật, Khổng, Lão vào Việt Nam, ngành võ
học từ Ấn Độ và Trung Hoa cũng được các vị thiền sư, đạo sĩ mang đến qua
hai con đường thủy và đường bộ. Nhưng mãi đến năm 580, thế kỷ thứ VI,
vị thiền sư Ti ni đa lưu chi từ Tây Trúc đã chính thức mang thiền tông
truyền bá vào nước ta, tại chùa Pháp Vân (nay Chùa Dâu, tỉnh Bắc Ninh),
truyền được 19 đời (580 - 1216). Năm 820, vị sư Trung Hoa là ngài Vô
Ngôn Thông đến chùa Kiến Sơ (hiện thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
lập nên thiền phái thứ hai, truyền được 14 đời (820 - 1221). Kể từ đó,
các môn võ lâm cổ truyền từ Ấn Độ cũng như các môn Thiếu Lâm Nam và Bắc
phái của ngài Bồ Đề Đạt Ma từ Trung Hoa bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam".
Tọa thiền cũng là tu luyện võ công.
Trong cuốn sách Thiền Uyển tập Anh - sách cổ nhất viết về Phật giáo
Việt Nam cho rằng, thiền sư Ti ni đa lưu chi đến chùa Pháp Vân truyền
pháp vào năm 580. Tại đây, ông đã nhận Pháp Hiền (người Long Biên, Hà
Nội) làm đệ tử chân truyền. Chuyện xưa kể rằng, Pháp Hiền thân cao 7
thước 3 tấc. Sau khi nhận được ý chỉ của thiền sư Ti ni đa lưu chi, Pháp
Hiền vào rừng thẳm, chọn chốn thanh tịnh để tu luyện. "Mỗi lần Pháp
Hiền đọc kinh thì chim bay đến chầu, dã thú vây quanh. Tên tuổi của Pháp
Hiền vang danh khắp nơi, đệ tử theo học không sao kể xiết, thiền học
nước Nam từ đó hưng thịnh". Từ đó, thiền phái Diệt Hỷ đã ăn sâu bám rễ
vào mảnh đất Việt Nam. Trao đổi với PV báo ĐS&PL liên quan
đến mối quan hệ giữa võ học và thiền trong Phật giáo, võ sư Nguyễn Văn
Thắng - Trưởng môn của môn phái Thăng Long Võ Đạo cho biết: "Võ học
chính là phương tiện để tiếp cận tâm linh, hỗ trợ cho tâm linh. Do đó,
các thiền sư giỏi về võ thuật không có điều gì bất ngờ". Võ sư Nguyễn
Văn Thắng lý giải, theo quan niệm của phương Đông, con người gồm 3 thể,
thể vật lý, thể năng lượng và thể tâm linh. Quan trọng nhất luyện võ để
mở thể vật lý mạnh cơ bắp tức là lực. Lực phải có kình. Kình tức là khí
tức phải có qua khí công. Cơ thể con người, ngoài thể vật lý, trong thể
năng lượng thì thể tâm linh làm chủ. Vì vậy, muốn giỏi võ, đa số tất cả
các thầy võ có danh tiếng đều ngồi thiền (để làm chủ được thể tâm linh).
Ngược lại, thầy có tâm linh ngày xưa đều phải dùng đến khí công hoặc
yoga luyện võ học nhằm tiếp cận và làm chủ thể tâm linh.
Tuyệt kỹ tàng hình của thiền sư Ma Ha
Lần giở những trang sử ghi lại tài năng xuất chúng của những thiền sư
trong môn phái này, những tên tuổi của các thiền sư như Pháp Hiền, Vạn
Hạnh, Ma Ha, Đạo Hạnh... cũng đủ nói lên được vai trò của các vị chân sư
đối với lịch sử dân tộc. Họ không chỉ là những nhà sư đức độ, mà còn là
những người có công đóng góp lớn đối với sự phát triển của văn hóa dân
tộc. Thậm chí, họ còn là những vị quân sư nức danh, hiến kế sách trị
quốc cho nhiều đời vua, xây dựng nền thái bình thịnh trị của dân tộc
dưới thời Tiền Lê, Lý, Trần. Riêng về võ học, đến nay, vẫn lưu
truyền nhiều giai thoại liên quan đến tài năng võ học bậc thầy của các
vị thiền sư. Trong đó, không ít người đạt đến ngưỡng giới cao nhất của
võ học với những chiêu thức vi diệu, thân thủ biến hóa. Trong số những
bậc thiền sư mà tài năng võ học được ghi nhận thì Thiền sư Ma Ha - đệ tử
đời thứ 11 của thiền phái Diệt Hỷ được lưu truyền là người có khả năng
tàng hình phi phàm mà người đời sau vẫn không ai đạt đến ngưỡng giới
trên. Theo sách Thiền Uyển tập Anh ghi lại, thiền sư Ma Ha là
người gốc Chiêm Thành, thuở nhỏ bản tính thông minh, năm 24 tuổi nối
nghiệp cha đi tu. Ông là đệ tử đời thứ 11 của thiền phái Diệt Hỷ, người
có khả năng tàng hình. Tương truyền, vua Lê Đại Hành vì nghe danh của
thiền sư Ma Ha, có ý mời thiền sư vào triều hỏi việc. Tuy nhiên, thiền
sư không thuận ý, vua 2 lần cho người đến mời nhưng không được. Lần thứ
ba, thiền sư Ma Ha đành phải vào chầu vua. Khi vua hỏi, thiền sư Ma Ha
tự xưng mình là "cuồng tăng tu tại chùa Quán Âm". Câu trả lời ngông
cuồng của vị thiền sư này khiến vua cả giận, sau đó sai người bắt giam
thiền sư vào chùa Quán Tri (Ninh Bình). Biết trước, thiền sư Ma
Ha là người có võ học uyên thâm, tài năng ảo diệu nên vua sai khóa cửa
ngục cẩn thận, bố trí đông lính canh gác nghiêm ngặt nhiều tầng để vị sư
này không thể thoát thân. Tưởng rằng, sư Ma Ha vì khinh vua nên phải
chịu kết cục bi thảm, cuộc đời bị giam trong ngục tù. Nhưng, qua một
đêm, khi trời sáng mọi người đã thấy thiền sư Ma Ha đang ngồi ở phòng
Tăng trong khi cửa ngục vẫn bị khóa. Lính canh không thể hiểu tại sao vị
thiền sư này có thể thoát ra ngoài, khi họ chạy vào phòng giam thì cửa
vẫn khóa cẩn thận. Sự việc khiến vua cho rằng, thiền sư Ma Ha có phép lạ
và cuối cùng đành thả sư Ma Ha. Chùa Thầy nơi thiền sư Đạo Hạnh tu luyện. Tuyệt kỹ kungfu của thiền sư Đạo Hạnh và đệ tử
Thiền sư Đạo Hạnh (? - 1117), tu tại chùa Thiên Trúc, núi Phật Tích
(chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội ngày nay) nổi tiếng với
khả năng phóng gậy ngược dòng nước chảy xiết nhưng gậy vẫn lao nhanh vùn
vụt như mũi tên bắn vào không trung. Tương truyền, từ nhỏ ngài
vốn thông minh, tính tình phóng khoáng, thích giao du kết bạn. Khi lớn
lên, gia đình không may gặp họa, cha ngài bị đạo sĩ có tên là Đại Điên
(ở Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội) đánh chết, vứt xác xuống sông Tô Lịch.
Ngài vô cùng căm giận, tự thề với bản thân, tìm mọi cách phải giết chết
tên đạo sĩ trả thù. Lúc đầu ngài tìm cách đánh lén nhưng giữa chừng có
"thần nhân" can ngăn. Bởi năng lực của ngài lúc đó mà đi trả thù chỉ có
vào đường chết. Sau đó, thiền sư Đạo Hạnh quyết chí đi sang Ấn Độ học
phép thuật, nhưng giữa chừng vì đường sá khó khăn nên đành trở về. Cuối
cùng, ngài lên chùa Phật Tích (thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày
nay) sống ẩn dật tu luyện, hàng ngày chuyên tụng chú Đại bi Tâm đà la
ni. Sau thời gian tu luyện, khi năng lực đã đạt đến độ uyên thâm, thiền
sư Đạo Hạnh quyết định đi trả thù kẻ đã giết chết cha mình.
Sách Thiền Uyển tập Anh chép rằng: "Sư biết đạo pháp của mình đã thành,
có thể trả thù cha nên mới đến bến Quyết, cầm gậy thử ném xuống dòng
nước xiết, gậy trôi ngược dòng như con rồng rồi đến cầu Tây Dương (tức
khu vực Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay) dừng lại. Sư thấy thế mừng mà nói
rằng: "Pháp ta thắng rồi", sau đó đi thẳng đến chỗ Đại Điên. Đại Điên
thấy sư đến liền nói rằng, người không nhớ ngày trước sao - có ý dọa Đạo
Hạnh. Đạo Hạnh ngửa mặt lên trời xem như không nghe thấy gì, nhân đó
đánh mạnh, Đại Điên bị đòn sau đó lâm bệnh mà chết". Trong sách
Lĩnh Nam chích quái, viết về thiền sư Đạo Hạnh như sau: "Ngài có khả
năng đi trên mặt nước, bay trong không trung, hàng rồng phục cọp, lên
trời rút đất, muôn quái nghìn kỳ, xuất quỷ nhập thần, chẳng lường hết
được màu nhiệm". Tài năng võ học của thiền sư Đạo Hạnh càng được thừa
nhận khi đệ tử của ngài là thiền sư Minh Không cũng được biết đến là
người có nội công thâm hậu. Tương truyền, sau khi sư Vạn Hạnh
chết, đệ tử là thiền sư Nguyễn Minh Không về quê cày cấy 20 năm, không
màng tiếng tăm. Khi nghe tin vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, không ai có
thể chữa được, cho người đi khắp thiên hạ mời người có tài năng vào kinh
chữa trị. Sách Thiền Uyển tập Anh chép: "Sư Minh Không liền vào kinh,
trị bệnh cho vua. Khi sư đến, mọi người thấy bộ dạng của sư quê mùa có ý
xem thường, sư liền đem một cái đinh lớn dài 5 tấc, dùng tay không đóng
vào cột điện và nói, ai có tài dùng tay không nhổ cái đinh này ra trước
thì đáng tôn trọng". Nói đến ba lần chẳng ai dám đứng lên, sau đó thiền
sư Minh Không chỉ dùng hai ngón tay trái là nhổ chiếc đinh ra, bá quan
văn võ trông thấy khiếp đảm"... Mối quan hệ giữa võ học và thiền định
Theo võ sư Nguyễn Văn Thắng thì thực tế đương nhiên các thiền sư nổi
danh cũng là những cao thủ võ lâm. Bởi, bản chất tọa thiền cũng tức là
luyện khí công, một khi đã đạt đến đỉnh cao của thiền định, tức người đó
cũng đạt đến ngưỡng giới cao nhất của khí công. | Trinh Phúc http://www.baomoi.com/Kha-nang-ky-la-cua-nhung-thien-su-thuoc-thien-phai-co-xua-nhat-VN/122/12233970.epi
------------- mk
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 24/Oct/2013 lúc 9:42am
Khổ !
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Nov/2013 lúc 7:02pm
Nghệ
thuật nhân sinh: Quên (Giang Nhất Yến )
*** Một buổi tối, tôi đi thăm người bạn từng bị vu
cáo hãm hại. Lúc ăn cơm, anh nhận được một cú điện thoại, người đó muốn nói cho
anh biết ai đã hãm hại. Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe. Nhìn thấy
vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, anh nói: “Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những
chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”. Sự rộng lượng của anh khiến tôi rất cảm kích.
Ðời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi
việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt
nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên
và bỏ xuống đúng lúc. Cuộc đời con người giống như một cuộc hành
trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua
biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua, đã nhìn thấy
ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều
gánh nặng không cần thiết. Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng
bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn
nhẹ trên đường. Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại,
ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để
cho lòng phải vướng bận thêm. Sẵn sàng Quên đi là một cách cân
bằng Tâm Lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống.
Có một câu nói rất hay rằng: “ Tức giận
là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình”, cứ mãi nhớ và
không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính
là bản thân mình. Bởi lẽ đó, để có được niềm vui và một cuộc sống thanh thản,
ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác. Có rất nhiều người thích câu thơ:
“Xuân có hoa bách hợp, Thu có
trăng. Hạ có gió mát, đông có tuyết”. Trong lòng không có việc gì phải phiền lo, ấy
mới chính là mùa đẹp của nhân gian. Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên
quên, sống một cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này
sẽ thật tươi đẹp. Giang Nhất Yến
Vài cảm nghĩ: Quên nơi đây không có
nghĩa là mất trí nhớ, như ở trường hợp bệnh lý Alzheimer, cũng không là cách đè
nén mang tính tiêu cực để rồi sẽ nhớ lại, mà là không cố chấp, nắm giữ sự vật theo thói
quen. Sự nắm giữ cố chấp mọi
việc là vui hay buồn luôn xảy ra theo thói quen (tập khí) của con người, và đây
được xem là nguồn gốc gây ra khổ đau.
Bởi buồn là cảm giác khó chịu khi không được toại ý, còn vui là cảm giác
dễ chịu khi được thỏa mãn. Tuy
nhiên, để ý rằng vui
không tồn tại lâu dài, nếu nó phụ thuộc vào những điều kiện làm ta toại
ý; nhưng bình thường niềm vui của con người lại rơi vào trường hợp ít
hay nhiều các điều
kiện, và con người lại luôn luôn có ý muốn đi tìm mọi cách để có những
điều
kiện tạo nên niềm vui cho mình. Điều
kiện chồng điều kiện, con người luôn bị trói buộc vào chúng – những ảo
giác. Vậy thì bản chất của niềm vui phải chăng cũng
chẳng kém gì nỗi buồn? Do đó, quên là nên hàm ý quên đi cái buồn hay cái vui bình thường như
ta quan niệm thì mới trọn vẹn. Trong trường hợp này Quên có thể đồng nghĩa với Xả
(捨; P: upekkha;
S: upeksha; E: equanimity). Xả không có nghĩa là gỗ đá trước ưa thích và chê ghét của đời thường, mà là cần tỉnh táo để thấy rõ bản chất của
chúng, để đừng bị trói buộc, cắm sâu vào chúng mà trở thành tham lam và thù hận – hai tính chất làm bế tắc nội tâm (nội kết), gây ra khổ đau
cho chính mình. Để đạt được cái quên “tích
cực” này, có lẽ chúng ta phải thực hành thường xuyên và nhuần nhuyễn Xả như là
một phản xạ nhạy bén. Bốn lãnh vực nhớ
nghĩ (quán niệm) thường được tập luyện Xả là:
Xả Pháp,捨法: mọi sự vật. Trở về chính mình với Thân,
Thọ, Tâm để thấy rõ bản chất, đó là tự tri. Đến với Pháp để thấy rõ bản chất,
đó là toàn tri. Công cụ (pháp khí) làm
phương tiện cho thực tập xả chính là lý Duyên khởi***. Quán niệm lý Duyên khởi sâu
sắc cho từng lãnh vực sẽ giúp dần cho sự chuyển hóa nội tâm – tạo sự cân bằng tâm lý, đó là tránh hay vượt
qua các cực đoan. Một khi nội tâm đau
khổ do bị bế tắc bởi tham lam và sân hận được khai thông bằng sự chuyển hóa
này, thì có lẽ chính đây là hạnh phúc thật sự! ____ ***Lý Duyên khởi nói rằng
mọi sự vật là do các yếu tố tương tác hợp-tan (duyên), cho nên tuy thấy mọi sự
vật là có, nhưng không có thực thể (thường có).
Đã không thực thì cớ sao ta phải nắm giữ, thay vì thấy đó là điều mà
chúng ta cần cảnh giác.
***
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Nov/2013 lúc 6:06pm
Ni sư Tenzin Palmo
Nun Tenzin Palmo
***
https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=9&ved=0CEcQFjAI&url=http%3A%2F%2Fen.wikipedia.org%2Fwiki%2FTenzin_Palmo&ei=Pr56Ur2ODoOziQLxi4GYBQ&usg=AFQjCNGiyYbguPpmW-iHG4xguGSQNfYv-w -
VIDEO http://www.youtube.com/watch?v=DKoIK6pQMzY&list=PL1E3CE7EF1B84EA10 -
Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã
Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư
Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến
đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực
phẩm và tuyết lở. Cuộc sống trên độ cao lạnh lẽo những tháng ngày sau đó với
Tenzin
cực kỳ khó khăn. Mùa hè thì còn có thể đi bộ ra suối lấy nước, nhưng khi mùa
đông đến thì không ra ngoài hang được, phải nấu tuyết làm nước uống và sinh
hoạt. Về thực phẩm, bà phải thu xếp để nhận các thực phẩm khô, dầu đốt, dầu ăn,
muối đường và củi khô ở dưới núi đem lên vào mỗi mùa hè. Thêm vào đó, bà trồng
thêm hoa màu ở một cái vườn nhỏ trước hang. Bà trồng rau cải và đậu peas nhưng
bị chuột núi ăn mất chỉ chừa cho bà loại cải turnip và khoai tây mà thôi.
Tenzin đã khám phá ra là loại cải turnip này rất tốt và bổ dưỡng. Bà thu hoạch
nhiều để phơi khô dành cho mùa đông. Tenzin vẫn ăn chay từ ngày gia nhập
vào hàng ngũ tăng lữ Phật
giáo. Thực đơn hàng ngày rất đơn giản, có thể nói ngày nào cũng như ngày nào
trong suốt 12 năm. Mỗi bữa ăn gồm cơm, đậu lentil và rau cải turnip khô hoặc
tươi, đôi khi thêm khoai tây. Trong suốt 12 năm, Tenzin đã ăn uống như thế,
không có gì thay đổi, không có những thứ xa xỉ như bánh ngọt hay sôcôla.
Bên ngoài hang cư trú
Mỗi khi mùa đông đến, thời tiết cực kỳ lạnh, nhiệt độ dưới thung
lũng là âm 35 độ, con nơi Tenzin ở lạnh hơn rất nhiều. Tuyết phủ dày đặc bao
quanh hang động, tuy thế trong hang lại ấm hơn là căn nhà mà Tenzin ở 6 năm
dưới thung lũng trước kia, bằng chứng là cốc nước trên bàn thờ ở đây không đông
thành đá trong khi ở dưới kia lại đông đá. Tenzin chỉ nhóm lửa một lần vào mỗi
trưa để nấu ăn. Điều này có nghĩa là khi mặt trời lặn, trong hang hoàn toàn
không có một chút hơi ấm, thế mà Tenzin vẫn vượt qua được, bà bảo khi thực sự
hành thiền, tự nhiên cơ thể phát nhiệt và trở nên ấm áp. Trong hang tu của Tenzin không có ti vi, không máy nghe nhạc,
không sách báo tiểu thuyết ngoại trừ kinh sách Phật giáo, ngay cả đến giường
nằm cũng không có. Tenzin muốn cuộc sống càng đơn giản chừng nào càng tốt chừng
nấy. Bà đã tập ngồi thiền mà không cần ngủ. Bà cho rằng trạng thái yên tịnh và
cô quạnh trong hang động là nơi hoàn hảo nhất để thực hành tu tập. Sống trong hang động hoàn toàn cách biệt với thế giới
bên ngoài là
một điều kỳ bí và thích thú đối với Tenzin. Phụ nữ thường hay nhút nhát sợ hãi
và mất bình tĩnh khi thấy những con thú đi lảng vảng xung quanh, nhưng Tenzin
chẳng bao giờ sợ bất cứ con thú nào, ngược lại, chúng cũng không sợ hãi bà.
Trong suốt 12 năm sống trong hang động Tenzin cảm thấy yên bình hạnh phúc, tuy
không ít lần bà phải đối diện với cái chết bởi những trận bão tuyết, tuyết lở
và thiếu thực phẩm. Ví dụ như trận bão tuyết và tuyết lở kinh hoàng vào tháng
3/1979 kéo dài liên tục suốt một tuần làm 200 người dân Lahoul chết. Trong trận
bão tuyết ấy, Tenzin phải sống trong bóng tối vì tuyết phủ kín, bà không dám
đốt đèn vì sợ không còn oxy để thở. Tenzin đã đối diện với cái chết, nhưng
trong giây phút đó bà đã không nghĩ đến cái chết và tỏ ra sợ hãi, bà đã tự kiểm
điểm lại bản thân, những việc làm tốt và không tốt và luôn cảm thấy hạnh phúc
khi nghĩ rằng mình là một tu sĩ Phật giáo. Tenzin đã trải qua cơn bão tuyết
kinh hoàng ấy khi mà những người dưới núi không ai nghĩ bà còn sống sót.
Lẽ ra Tenzin Palmo sẽ ở trong động tu suốt cuộc đời, nhưng vì một
trục trặc nhỏ về giấy tờ di trú nên bà bị bắt buộc phải rời khỏi động tuyết để
trở về với thế giới bên ngoài bởi chính quyền sở tại. Khi được tin bà ra khỏi
động tu sau 12 năm dài ẩn tu, nhiều người đã tìm đến để có dịp tận mắt xem
Tenzin giờ ra sao, kết quả tu hành của bà thế nào? Bà thành Phật chưa? Một
người bạn Đức quen biết bà nhiều năm tên là Lia đang sinh sống ở Dharamsala
cũng đến tìm gặp Tenzin. Lia kể về Tenzin Palmo như sau: “Khi tôi hỏi nhiều lần
về sự chứng ngộ, Tenzin Palmo chỉ trả lời: “Một điều tôi có thể nói với bạn là
– Tôi đã chẳng bao giờ nhàm chán”. Và thế là Tenzin Palmo ra khỏi động tu, lúc ấy vào năm 1988 và bà
bước sang tuổi 45. Theo như người ta kể, bà giã từ động tu, nơi mà đã ấp ủ bà
suốt quãng tuổi thanh xuân một cách bình thản không tiếc, không thương, không
buồn. Chính bà đã nói: “Chẳng có gì cả, phần lớn những gì tôi đối mặt ở đây đã
qua đi. Thời gian ngưng lại, đặc biệt là ba năm cuối cùng qua đi như là có mấy
tháng.” Sau 24 năm ở Ấn Độ, trong đầu bà lúc này hoàn toàn không có ý niệm đi
đâu. Nhiều người quen ở khắp nơi trên thế giới đều biên thư hoặc đánh điện ngỏ
ý mời bà đến đất nước của họ. Nhưng cuối cùng bà đã chọn về với gia đình một
người bạn Hoa Kỳ ở Italy, thị trấn ***issi, tỉnh hạt Umbria.
Tenzin ở ***issi 5 năm. Trong thời gian này nhiều nơi ở châu Âu và
châu Á, cả Phật giáo lẫn Thiên Chúa giáo đều mời bà đến diễn thuyết và dạy
thiền. Vì thấy các nữ tu sĩ Phật giáo không có chốn tu hành, họ thường phải di
chuyển từ trung tâm này đến trung tâm khác, không thuận tiện cho việc tu tập
phát triển tâm linh, nên bà quyết định bắt tay vào việc thiết lập một nữ tu
viện Phật giáo tại miền Bắc Ấn Độ. Bà đi diễn thuyết và cổ vũ khắp mọi nơi cho
dự án này. Bà gặp đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và Đức Giáo Hoàng. Bà cũng đã tham
dự hội nghị Phật giáo do lời mời của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dharamsala và giúp
tổ chức các hội nghị về nữ tu Phật giáo thế giới hàng năm tại Bồ Đề Đạo Tràng,
Ấn Độ và Lâm Tỳ Ni, Nepal. Tenzin Palmo là người có công lớn trong việc xây dựng nữ tu viện
Phật giáo, bà nhiệt thành đi diễn thuyết xin tiền ủng hộ. Bà làm việc không mệt
mỏi. Tài sản của bà chỉ vỏn vẹn gồm một cái túi ngủ, một vài quyển sách Phật
giáo, một ít dụng cụ cá nhân, và ba bộ áo nhà tu. Bà từ chối không dùng tới số
tiền quyên góp dành xây tu viện, ngay cả dùng vào chi phí di chuyển. Bà không
ngần ngại đi khắp mọi nơi, đi xe, đi bộ, đi máy bay, chờ đợi nhiều giờ, có khi
nhiều ngày để chuyển tiếp phương tiện, nhưng không bao giờ cau có, than phiền,
ngoại trừ khi đụng tới vấn đề ăn mặn, bà nói mạnh và thẳng thừng lý do tại sao
không nên ăn thịt chúng sinh.
Cuộc đời của ni sư Tenzin Palmo đã trở thành một huyền thoại thần
kỳ. Bà trở thành thần tượng cho các nữ tu sĩ phương Tây, cả Phật giáo và các
tôn giáo khác. Hiện tại với vai trò là ni sư trưởng của Phật giáo Tây Tạng, ni
sư Tenzin vẫn ngày ngày tâm huyết với các dự án của mình. Bà nói rằng bà sẽ trở
lại động tu nhưng bà sẽ không trở lại động tu cũ bởi sức khỏe hiện tại không
cho phép bà sống ở độ cao như thế nữa. Đối với bà, động tu sắp tới mang nhiều ý
nghĩa ẩn dụ hơn là hiện thực, cũng có thể là một túp lều tranh ở một nơi yên
tĩnh, không hẳn là ở thật xa. Nơi đó có thể là bất cứ đâu, có thể là phương
Đông nơi bà có cảm nghĩ là sẽ viên tịch ở đó. Tất cả đều không quan trọng bởi
đối với Tenzin bất cứ nơi đâu bà cũng đều coi là nhà.
Hồng Hà (Theo Pháp luật & Cuộc sống)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Nov/2013 lúc 3:40am
Chuyện Thiền.
" Người cho nên cảm ơn"
Lúc
Seisetsu giảng dạy tại chùa Engaku ở Kamakura, thiền sư cần phòng ốc
rộng hơn, vì nơi giảng dạy của thầy đã quá chật. Umezu Seibei, một
thương gia ở Edo, quyết định là sẽ tặng 500 đồng vàng, gọi là ryo, vào
việc xây trường rộng thêm. Umeza mang tiền đến cho thiền sư.
Tranh Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma do thiền sư Seisetzu vẽ
Seisetsu nói: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.”
Umezu
trao bao vàng cho Seisetsu, nhưng không hài lòng với thái độ của thiền
sư. Một người có thể sống cả năm với chỉ 3 ryo, nhưng thương gia này
không nhận được cả một tiếng cám ơn.
“Trong bao đó có 500 ryo,” Umezu nhắc khéo.
“Anh đã nói cho tôi biết rồi,” Seisetsu trả lời.
“Dù tôi là một thương gia giàu có, 500 ryo vẫn là rất nhiều tiền,” Umezu nói.
“Anh muốn tôi cám ơn anh?” Seisetsi hỏi.
“Thầy nên làm vậy,” Umezu trả lời.
“Tại sao tôi nên cám ơn?” Seisetsu thắc mắc. “Người cho nên cám ơn.” .
Bình:
•
Bố thí là một thực hành lớn trong nhà Phật. Con đường Bồ-tát (Bồ Tát
Đạo) có 6 nhánh qua sông (lục độ ba-la-mật), tức là sáu phương cách thực
hành (“hạnh”) để đến giác ngộ, trong đó Bố thí là “hạnh” đầu tiên–Bố
thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ. Cho đi cái mình
có là cách đương nhiên nhất để thực hành “vô ngã” (“không có cái tôi”).
• Bố thí thế nào? Kinh Kim Cang, đoạn 4 viết: “Bồ tát đối với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí,
gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp
để bố thí. Này Tu-bồ-đề, Bồ tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi
tướng. Vì cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không
thể nghĩ lường.”
Câu này có nhiều tầng triết lý rất sâu xa, tuy nhiên nói giản dị theo
cách sống hàng ngày của chúng ta thì câu này có thể hiểu là bố thí mà
chẳng cầu gì cả, chẳng để được thấy tên mình trong danh sách (sắc), hay
nghe được tên mình (thanh), hay tiếng tăm lừng lẫy của mình (hương), hay
để nếm vị vinh quang của mình (vị), hay sờ được tên mình khắc trên bia
đá (xúc), hay vì bất kỳ điều gì trong vũ trụ (pháp).
Bố
thí với một tâm hoàn toàn rỗng lặng. Ngay cả dùng đạo pháp làm chủ đích
của bố thí cũng không. Đoạn 14, Kinh Kim Cang viết: “Nếu Bồ-tát trụ nơi
pháp mà làm việc bố thì thì ắt như người vào trong tối không thể thấy.
Nếu Bồ-tát tâm không trụ pháp mà hành bố thí thì như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi, thấy các thứ hình sắc.”
(Ghi
chú: Bố thí không vì mình mà vì đạo pháp thì hay lắm rồi, vẫn hơn
không. Nhưng bố thí mà vượt qua được cả tầng “vì đạo pháp” này mới là
chân ngộ của Bồ tát).
Bố
thí tự nhiên như hít thở. Bố thí tự nhiên như khát nước thì uống nước
mà chẳng hề suy nghĩ gì. Đó mới là bố thí hạnh của Bồ-tát.
•
Đương nhiên là bố thí mà cần cám ơn như Umezu là không nên rồi. Và
đương nhiên là một câu cám ơn cũng chẳng tốn công gì mà thiền sư
Seisetsu lại không thể nói một tiếng cho vui vẻ cả làng. Nhưng, có lẽ là
thiền sư biết tâm tính Umezu và cố tình im lặng để dạy cho Umezu một
bài học về Phật pháp.
• Nhưng tại sao thiền sư nói “Người cho nên cám ơn”?
Thưa,
vì bố thí là hạnh Bồ tát, mà muốn thực hành hạnh này thì phải có người
nhận. Nếu không có người nhận thì không thể làm việc bố thí được. Mang
tiền ra vất ngoài sa mạc không phải là bố thí. Cho nên, người cho phải
cám ơn người nhận đã tạo cho mình một cơ hội để thực hành hạnh bố thí.
Chú ý, câu đầu tiên thiền sư nói khi Umezu mang tiền vào: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.” Tức là, tôi cho chú cơ hội làm việc bố thí.
• Không nên xem đây là một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai người, Umezu và thiền sư, xem ai thắng.
Đa số mọi người trong chúng ta đều như Umezu, đều muốn nghe cám ơn khi bố thí–không những cám ơn mà còn phải cám ơn trên radio, TV, báo chí, Internet thì mới hả dạ. Umezu chẳng ai xa lạ hơn là cái tôi của mỗi người chúng ta.
Nhưng điều chúng ta không biết, và thiền sư Seisetsu muốn dạy, là: " Người cho, phải cám ơn người nhận."
PS:
•
Seisetsu Genjo Seki hay Seisetsu Genjyo Seki, (1877-1945), là thiền sư
dòng Lâm Tế, từ thiền sư Hakuin Vậy À mà ra. Trong thập niên 1920,
Seisetsu là sư trụ trì của chùa Tenryu ở Nhật.
.Chùa Engaku trong truyện này là một chùa Lâm Tế rất lớn, và là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùa Nhật ngày nay.
Trần Đình Hoành dịch và bình
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Nov/2013 lúc 6:03am
Ðọc truyện
cười, đôi khi không chỉ là để cười, để thư giãn. Mà có thể, đằng sau những
mẩu chuyện ấy là một bài học, một thông điệp đến từ cuộc sống.
Câu chuyện
thứ nhất: Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên
hài trong bài tập làm văn của mình. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí
lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng
cười cho toàn thế giới".
Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở
rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ
của mình.
Câu chuyện thứ hai: Ăn
cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti
vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói:
"Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát", bố hỏi: "Tại sao con
chắc như thế?", con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la".
Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu
chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.
Câu chuyện thứ ba: Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi
xin một ngàn không?", người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có
năm trăm", người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé".
Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.
Câu chuyện thứ tư: Người
vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn
thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước
đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi
ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". Người chồng mỉm cười: "Ừ, có
ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh
như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".
Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào
hoàn cảnh của người khác.
Câu chuyện thứ năm: A
nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm
qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm".
B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?". A trả lời: "Không,
tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone".
Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ
khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lạidễ dàng thấy người khác sai.
Câu chuyện thứ sáu: Hai
cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ
vào, cậu con trai nhận xét:
- Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
Người cha ôn tồn đáp lại:
- Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng
xu!
Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì,
nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi
vậy hãy thận trọng!
Câu chuyện thứ bảy: Có
hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do
trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người
hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể
đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói:
"Ðể quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế
nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có
thêm cảm xúc thực tế".
Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống
nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết
định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.
Câu chuyện thứ tám: Một
phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như
đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta
liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa
quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì
đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".
Hãy xem, lắng nghe và kiểm
định. Ðó là lời
khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không
phải vậy, đừng vì chủ
quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.
Câu chuyện thứ chín: Hai
vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức
tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của
tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm.
Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức tranh ấy lúc
nẫy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không
đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ: "Ðây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức
tranh".
Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy
thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.
Câu chuyện thứ mười: Tại
buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh
xuất sắc nhất trong năm học. Ðọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên
sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình
thản ngồi bên dưới:
- Em không nghe thầy gọi tên à?
Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
- Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!
Danh và lợi đã vô tình trở
thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em
mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng
lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.
ST
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Nov/2013 lúc 5:27pm
CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ TẠI ĐẠI HỌC STANFORD
Đại học Stanford nằm trên một khuôn
viên rộng 3.310 hecta tại thành phố Stanford, tiểu bang California, cách
thành phố San Jose 20 dặm (32 km) và cách thành phố San Francisco 37
dặm (60 km). Đại học Stanford là một trong 2 trường đại học uy tín nhất
Hoa Kỳ và được xếp hạng thứ nhì trong 10 trường đại học hàng đầu của thế
giới ( http://www.telegraph.co.uk/education/universityeducation/9584846/University-rankings-Top-10-world-universities-201213-in-pictures.html?frame=2359150 - http://www.telegraph.co.uk/education/universityeducation/9584846/University-rankings-Top-10-world-universities-201213-in-pictures.html?frame=2359150 ) DÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT XẢY RA VÀO NĂM 1892 TẠI ĐẠI HỌC STANFORD Có
một cậu học sinh 18 tuổi đang
gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, và
cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn
nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức
một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.
Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski. Người
quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy
được biểu diễn. Sau khi
họ thoà thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc
chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công. Ngày trọng đại ấy cuối
cùng đã đến. Paderewski cuối cùng cũng đã buổi diễn tại Stanford. Thế
nhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền
bán vé lại, họ chỉ có được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của của
Paderewski để trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên ấy đưa
Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với 1 check nợ $400, và hứa rằng
họ sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể. KHÔNG”, Paderewski nói. “Cái này
không thể nào chấp nhận được.” Ông
ta xé tờ check, trả lại $1,600 cho hai chàng thanh niên và nói: “Đây là
1600 đô, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn thì
còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy
đưa cho tôi.” Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn
Paderewski... Đây chỉ là một làm nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân
cách tuyệt vời của Paderewski. Tại sao ông ấy có thể giúp hai người mà
ông ấy thậm chí không hề quen biết. Chúng ta tất cả đều đã bắt gặp những
tình huống như vậy trong cuộc sống của mình. Và hầu hết chúng ta đều
nghĩ: "Nếu chúng ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì?” Thế
nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác: "Giả sử chúng ta không giúp
họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp khó khăn ấy?" Họ
không mong đợi sự đền đáp, Họ làm chỉ vì họ nghĩ đó là việc nên làm,
vậy thôi. Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski hôm nào sau này
trở thành Thủ Tướng của Ba Lan. Ông ấy là một vị lãnh đạo tài năng. Thế
nhưng không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn
phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bây
giờ chính phủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa.
Paderewski không biết đi đâu để
tìm sự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ
sự trợ giúp. Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người
sau này trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý
giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người
Ba Lan đang bị đói khát ấy.Thảm họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn.
Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy nhẹ nhõm. Ông bèn quyết
định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn ông Hoover vì cử chí cao quý của ông
ấy đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc khó khăn. Thế nhưng khi
Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn
thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi
đâu, thưa ngài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước,
ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi
học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy.” THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ.
Internet
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Dec/2013 lúc 7:32am
NHỮNG THỨ BẠN CÓ THỂ TRAO TẶNG
Bạn có biết rằng ngay cả khi bạn không còn một đồng, bạn và tôi luôn có rất nhiều thứ có thể trao tặng? Đừng chần chừ. Quy luật trong cuộc sống chính là, khi bạn gieo, bạn sẽ gặt. Có rất nhiều thứ bạn có thể cho đi....
Hãy đặt chiếc ví của bạn sang một bên, và suy nghĩ về những điều khác : Tình Cảm của bạn, Thời Gian của bạn, Tấm Lòng của
bạn và sự Cảm Thông của bạn.
Dưới đây là 11 điều giúp bạn bắt đầu.
1./ Hãy trao tặng một nụ cười.
Hãy mỉm cười với mỗi một người bạn gặp, và bạn sẽ nhận lại nụ cười.
2./ Hãy nói ra những suy nghĩ tốt.
Hãy nói ra những suy nghĩ tốt đẹp về người khác, ngay cả về
những việc bạn đang làm, và bạn sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp, và bạn sẽ
suy nghĩ tốt về bản thân.
3./ Hãy trao tặng một lời tử tế. Hãy nói một lời tử tế với người khác và sự tử tế sẽ trở lại với bạn.
4./ Hãy trao tặng sự vui vẻ. Hãy cho đi sự vui vẻ và tâm trạng của bạn sẽ càng vui vẻ và phấn khởi hơn.
5./ Hãy trao tặng sự biết ơn. Hãy cho đi sự biết ơn và cuộc sống của bạn sẽ thêm giá trị, và bạn cũng sẽ được người khác biết ơn.
6./ Hãy trao tặng sự động viên.
Hãy cho đi sự động viên và bạn sẽ được đầy tràn dũng khí để đương
đầu với mỗi một ngày, và bạn cũng sẽ có được sự động viên từ những người
khác.
7./ Hãy trao tặng sự kính trọng. Hãy cho đi sự kính trọng khi nó xứng đáng được trao tặng, vì trao tặng sự kính trọng cũng chính là một việc làm danh dự.
8./ Hãy trao tặng niềm hạnh phúc.
Hãy cho đi niềm hạnh phúc và bạn sẽ có được cảm giác hạnh phúc
đi kèm với hạnh động ấy, và chính niềm hạnh phúc cũng sẽ đến với bạn.
9./ Hãy trao tặng thời gian của bạn.
Việc cho đi thời gian của bạn sẽ mang đến ảnh hưởng to lớn hơn
cả khi bạn cho đi chính bản thân bạn, và bạn sẽ được ban thưởng theo
cách bản thân bạn không thể nào
tưởng tượng được.
10./ Hãy trao tặng niềm hy vọng. Hãy cho đi niềm hy vọng và bạn sẽ thấy sự tuyệt vọng biến mất, niềm tin xuất hiện và niềm vui dâng tràn.
11./ Hãy trao tặng lời cầu nguyện. Cầu nguyện cho những người bạn và cho kẻ thù. Có quá nhiều sự oán giận nơi thế giới của chúng ta, và những lời cầu nguyện sẽ mang đến những điều kỳ diệu.
*** Hãy Trao Tặng, hãy Cho Đi, và bạn Sẽ Sống Trọn Vẹn!
tustus st Peter G. James Sinclair (Thiên Ân dịch)
https://www.facebook.com/# - https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10152029855384269&set=a.10150362047424269.369384.118840209268&type=1&relevant_count=1&ref=nf">
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Dec/2013 lúc 8:09pm
Khám phá: 5 điều người ta hối tiếc nhất lúc sắp lìa trần
Một nữ y tá người Úc tên Bronnie Ware đã có
nhiều năm chuyên chăm sóc người bệnh ở thời kỳ 12 tuần cuối của cuộc đời
họ. Qua đó cô đã có cơ hội ghi lại những điều mà người bệnh còn hối
tiếc trước khi nhắm mắt.
Cô nhận ra rằng khi người sắp qua đời được hỏi có điều gì trong cuộc
đời mà họ hối hận vì đã không làm khác đi, đã có một số câu trả lời rất
phổ biến trong tâm lý chung của con người ở giai đoạn này mà cô có thể
tổng kết lại thành năm điều và viết thành cuốn sách cùng tên: “5 điều
hối tiếc nhất lúc sắp lìa trần”. Đã không có câu trả lời nào đề cập đến
sự ham muốn về tình dục hay những cú nhảy bungee mạo hiểm.
“5 điều hối tiếc nhất lúc sắp lìa trần”
Dưới đây là năm điều hối tiếc phổ biến nhất của những người sắp chết, mà Ware đã ghi lại:
1. Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản
thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở
tôi.
“Đây là niềm hối tiếc phổ biến nhất. Khi con người ta nhận ra rằng cuộc
đời của họ đang gần đến điểm kết thúc, ngoảnh nhìn lại, thật dễ dàng để
nhận ra có bao nhiêu giấc mơ đã trôi đi mà chưa thành hiện thực. Hầu
hết mọi người đã không tôn trọng thậm chí chỉ một nửa giấc mơ của mình
và giờ đây họ phải ra đi trong suy nghĩ rằng điều này hoàn toàn do những
gì họ đã lựa chọn, hoặc không lựa chọn. Sức khỏe mang lại một sự tự do
mà rất ít người nhận ra, cho đến khi họ không còn có nó được nữa”.
2. Giá mà tôi đã không làm việc một cách cật lực.
“Điều hối tiếc này này đến từ tất cả các bệnh nhân nam mà tôi chăm sóc.
Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái họ cũng như sự đồng hành của người bạn
đời. Phụ nữ cũng có nhắc đến điều hối tiếc này, nhưng vì hầu hết họ đến
từ thế hệ cũ, họ đã không cần phải là trụ cột gia đình. Tất cả những
người đàn ông mà tôi đã chăm sóc đều hối hận một cách sâu sắc rằng họ đã
chi tiêu quá nhiều cuộc sống của họ để chạy đua với công việc”.
3. Giá mà tôi có đủ can đảm để bộc lộ cảm xúc của mình.
“Nhiều người phải ức chế cảm xúc của mình để giữ hòa khí với những
người xung quanh. Kết quả là, họ phải tự nén mình xuống sống một cuộc
sống tầm thường và không bao giờ trở thành người mà họ đã thực sự có khả
năng trở thành. Nhiều căn bệnh phát triển liên quan đến sự cay đắng và
oán giận mà họ đã phải ôm trong người”.
4. Giá mà tôi giữ liên lạc với bạn bè của tôi.
“Thường thì họ sẽ không thực sự nhận ra những lợi ích đầy đủ của những
người bạn cũ cho đến những tuần cuối cùng của cuộc đời, và không phải
lúc nào cũng có thể tìm lại được bạn bè. Nhiều người đã bị kẹt trong
cuộc sống riêng của họ đến nỗi đã để những tình bạn vàng trôi đi theo
năm tháng. Đến cuối đời họ cảm thấy rất ân hận bởi đã không dành đủ thời
gian và nỗ lực để chăm chút cho tình bạn của mình. Tất cả họ đều nhớ
đến những người bạn của mình khi họ đang hấp hối”.
5. Giá mà tôi để cho bản thân mình được hạnh phúc hơn.
“Đây là một niềm hối hận phổ biến đến mức ngạc nhiên. Nhiều người cho
đến phút cuối cùng mới nhận ra hạnh phúc chính là một sự lựa chọn cho
cuộc sống. Họ bị kẹt trong những mô hình và thói quen cũ. Cái gọi là “sự
dễ chịu” của sự quen thuộc đã lấn át đời sống tinh thần cũng như thể
chất của họ. Sự sợ phải thay đổi đã khiến họ phải giả vờ với mọi người
xung quanh và với chính bản thân họ, rằng họ đang rất mãn nguyện, nhưng
thực ra, ở sâu bên trong, họ thèm được cười hết mình và có được lại sự
khờ dại”.
Hãy sống và cống hiến hết mình để trước khi nhắm mắt ta sẽ nở 1 nụ cười !
ST
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Dec/2013 lúc 7:14pm
Có một anh chàng rất yêu nghệ thuật, nhất là tranh vẽ. Một ngày nọ
anh đứng trên một bờ đá, nhìn xuống phía dưới là bãi biển cát trắng. Xa
xa, anh thấy có một người đàn ông đang cắm cúi vẽ một bức tranh trên
cát. Người ấy vẽ hình của một gương mặt, nhưng với một cái nhìn lập
thể, như là nó được nhìn dưới nhiều góc cạnh khác nhau, cùng một lúc.
Giống như là tranh vẽ của
Pic***o! http://4.bp.blogspot.com/-g87v-nQp6M8/UqOexSPrVmI/AAAAAAAABLA/xD9kkHVnNI8/s1600/Nude_Green_Leaves.jpg"> Nghĩ đến đó, anh ta cố gắng nhìn kỹ lại người hoạ sĩ đang vẽ. Tim anh như ngừng đập, người ấy chính là nhà danh họa Pic***o.
Mỗi ngày anh vẫn thường đi dạo trên lối đi này, và anh biết chỉ vài giờ
nữa thôi, thuỷ triều sẽ dâng lên, và bức tranh kia của Pic***o sẽ bị
sóng cuốn xoá tan đi. Anh phải làm gì bây giờ
đây? Anh biết mình phải bảo vệ bức tranh vô giá trên cát ấy, nhưng
bằng cách nào đây?
Anh đâu thể ngăn được nước thuỷ triều đang lên! Anh cũng đâu có thì
giờ để xây một bức tường bảo vệ nó! Hay là anh chạy về nhà, lấy một
chiếc máy ảnh để chụp lại bức tranh ấy, nhưng rồi nó cũng chỉ là một
phóng ảnh của bức tranh nguyên thuỷ mà thôi. Mà cho dù anh có làm việc
ấy đi chăng nữa, chưa chắc gì khi anh trở lại, bức tranh ấy vẫn chưa bị
sóng cuốn trôi đi.
Hay là việc duy nhất mà anh có thể làm bây giờ, là ngắm
nhìn bức tranh có một không hai đó, thưởng thức cái hay và đẹp của nó,
cho đến khi nào con nước đến mang nó đi. Đứng yên đó, anh không biết
mình nên mừng vui hay buồn tiếc.
Mà bạn nghĩ sao, anh ta nên mừng vui hay tiếc nuối? Thật ra thì chúng
ta cũng đâu có khác gì mấy với anh chàng ấy đâu bạn nhỉ! Trong một ngày
cuối năm, ngồi trong góc phòng nhỏ, tôi cũng đang nhìn ngắm một bức
tranh đẹp, với ý thức rất rõ rằng thuỷ triều đang lên, và tất cả rồi
cũng chỉ là còn lại trong ký ức!
Trong cuộc sống, chúng ta cũng đã từng đối
diện với những hoàn cảnh như anh chàng ấy, có biết bao nhiêu những hình
ảnh mà ta muốn lưu giữ mãi, và cũng có biết bao nhiêu những phiền muộn,
mà ta cứ tưởng rằng chúng sẽ không bao giờ đổi thay. Nhưng tất cả rồi
cũng chỉ là phù du thôi, cho dù đó là một hạnh phúc hay khổ đau.
http://2.bp.blogspot.com/-RNMJH_EF99w/UqOj2yMCrsI/AAAAAAAABL4/MExTxZbD4Ws/s1600/be-kind-whenever-possilbe.jpg">
Tôi nghe kể về Aldous Huxley, ông là một nhà văn và cũng là một triết gia người Anh rất nổi tiếng của thế kỷ 20. Thời
gian ngắn trước khi ông mất, có người phỏng vấn và hỏi ông rằng, ông đã
học được gì từ cuộc sống của mình, từ những vị thầy, và các đạo sư mà
ông đã có dịp tiếp xúc? Ông thinh lặng một hồi rồi đáp, "Tất cả chỉ là như vầy 'Learning to
be kind’!" Ta hãy tập sống làm sao để mình trở nên dễ thương hơn, có từ tâm hơn, biết đối xử với nhau bằng tình người hơn. Trời
đất vào cuối năm và cũng là một bắt đầu cho năm mới. Chúng ta cũng như
anh chàng trong câu truyện bức tranh trên cát của Pic***o, đối diện với
một cuộc sống đầy những đổi thay, có cố nắm bắt hay
tránh né thì cũng chỉ mang lại cho mình thêm những muộn phiền không cần
thiết.
Cuộc đời này rồi vẫn sẽ tiếp tục có những nắng mưa, những ngày họp mặt,
những buổi chia tay, những ngày lễ hội đông vui, hay những đêm dài lo
âu, và cũng có những bất ngờ mà ta không bao giờ đoán trước được…
Nhưng giữa những biến đổi ấy bao giờ cũng có một cái gì rất chân thật
và sẽ tồn tại mãi, đó là một tình thương phải không bạn!
Trích trong “Một hạnh phúc không đổi thay” - nguyễn duy nhiên
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Dec/2013 lúc 7:28pm
TÁM THỨC
Trung quán và Duy thức
Luận lý học Trung quán có thể tóm thâu vào hai nguyên lý: nguyên lý Tánh
Không, “Duyên khởi là Không”, và nguyên lý Nhị đế, “Nếu không nương tục
đế thời không được Đệ nhất nghĩa đế, không được Đệ nhất nghĩa đế, thời
không được Niết bàn.”
Nhị đế không phải là một thuyết về bản chất thực tại, mà chỉ là một hình
thái nhận thức, một phương cách quán sát và phân tích thế giới. Đặc
tính của Nhị đế là chẳn những hai đế tương phản nhau, bên chân bên vọng,
mà ngoài ra Tục đế không bao giờ trở thành Chân đế và Chân đế luôn luôn
siêu việt tục đế. Nguyên do thành lập thuyết Nhị đế là nhằm làm sáng tỏ
tính chất tuyệt đối gián đoạn giữa hai đế. Phía này, thế Tục đế là chân
lý ước định có thể dùng kinh nghiệm và lý luận thông thường để thấu
triệt. Phía kia, Chân đế là chân lý tối thượng phải tinh tấn tu tập
thiền định triển khai tuệ quán vào tánh Không mới chứng ngộ được.
Vậy theo Nhị đế, “Duyên khởi là Không” không có nghĩa Duyên khởi đồng
nhất với tánh Không những khi thiền giả đã xuất định. Cũng như sự nhận
biết “sinh tử là Niết bàn” chỉ thực hiện được trong những giây phút quán
tưởng có hiệu quả mà thôi. Một khi trở về với tập quán suy tư và nhận
thức thông tục, thời sinh tử và Niết bàn không thể là một. Điều này nói
lên tính chất phức tạp của sự tương quan liên hệ giữa luận lý và chứng
ngộ, giữa ý thức hay ý chí và Niết bàn. Thuyết Nhị đế minh thị sự phân
cách tuyệt đối giữa tri thức và trí tuệ, giữa luận lý và giác ngộ nhưng
đồng thời gợi ý phương thức giải quyết vấn đề phân cách ấy. Theo Nhị đế,
phải nhờ những ngôn thuyết của thế tục đế mới đắc Đệ nhất nghĩa đế, và
do đó mà được Niết bàn. Như vậy, Nhị đế là một phương tiện cần cho giai
đoạn chuyển mê khai ngộ, một phương tiện chuyên chở cho sự thành công
của một cứu cánh.
Dựa trên thuyết Duyên khởi chủ trương sự vật có tính chất hỗ nhập, nghĩa
là không có sự vật nào hiện hữu độc lập, có sẵn định tánh nơi bản thể,
và mọi sự vật đồng thời hiện khởi, nương tựa lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau, cái này không chướng ngại sự hiện hữu và hoạt động của những cái
kia, Bồ tát Long Thọ dùng danh từ “vô tự tính” để biểu trưng tính chất
“hỗ nhập” ấy của mọi hiện thực, tức của duyên khởi. Vì Duyên khởi và
tánh Không cùng chung một căn bản hữu pháp là vô tự tính nên “Duyên khởi
là Không” miêu tả một quan hệ hỗ tức theo luật đồng qui nhất giữa Duyên
khởi và tánh Không.
Bồ tát Long Thọ sử dụng biện chứng tứ cú để chứng minh hết thảy mọi pháp
đều vô tự tính. Ngài sử dụng luận lý nhằm mục đích cho thấy rõ luận lý
bất lực không thể dẫn đến tánh Không, nhiều nhất là đến chân trời vô tự
tính của thế giới. Ngay cả ngôn ngữ và luận lý vì thuộc thế tục đế nên
vô tự tính và cuối cùng, chủ trương tánh Không cũng vô tự tính nốt. Bởi
thế cho nên Ngài không những khẳng định: “Ta không đưa ra một chủ trương
nào cả.” (Hồi tránh luận, bài tụng 29), mà còn quả quyết: “Do tánh
Không mà tất cả pháp được thành tựu và hợp lý.” (Trung luận, XXIV.14) Đó
là do trí quán Không, Ngài tuệ tri ngôn ngữ và luận lý cũng như hết
thảy mọi pháp đều do Không mà có.
Trên phương diện nhận thức luận, thế tục đế là ngôn ngữ và luận lý. Tuy
luận lý cũng như ngôn ngữ đều Không, nhưng chính do Không mà chúng thành
tựu. Nói cách khác, tánh Không phục hoạt vai trò của thế tục đế là giải
thích sự tồn tại của vạn pháp mặc dầu vạn pháp không có tự tính. Vai
trò được phục hoạt có nghĩa là do trí quán Không và đắc Đệ nhất nghĩa
đế, thế tục đế được khẳng nhận có ý nghĩa do tập quán và công ước qui
định. Đặt nền móng trên tánh Không, xiển minh và kiện toàn sự phục hoạt
vai trò của thế tục đế, Duy thức tông của Thế Thân thiết lập một đạo lý
mới thiên trọng sự thực hành pháp quán tưởng phát xuất từ hệ thống Du
già do anh ruột là Vô Trước sáng lập. Đạo lý Duy thức có tính chất đặc
thù, bao gồm hai thuyết, thuyết tri thức và thuyết ba tánh ba vô tánh,
chuyên khảo về Thức và nghiên cứu phương pháp thực hành phát triển khả
năng của Thức, chuyển Thức thành Trí, trực chỉ vào tánh Không của vạn
pháp. Ba tánh, biến kế sở chấp, y tha khởi, và viên thành thật, và ba vô
tánh, tướng vô tánh, sinh vô tánh, và thắng nghĩa vô tánh, là ba tướng
trạng hiện hữu của các pháp được nhận thức đứng trên hai quan điểm có và
không.
Ba tánh là cơ sở của lý Duy thức, mà cũng là đối cảnh sở duyên của Du
già chỉ quán, giống như tánh Không vừa là nguyên nhân và mục đích của
pháp biện chứng Trung quán, vừa là đối tượng liễu tri của mọi công trình
luyện tâm nhằm tuệ giác Thật tướng của vạn pháp. Ba vô tánh minh giải
tánh Không của các pháp như lời đức Phật dạy Bồ tát Thắng nghĩa sinh
được ghi trong Giải thâm mật kinh: “Như Lai căn cứ ba vô tánh mà mật ý
nói các pháp toàn không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự
tánh niết bàn.”
Thuyết tri thức luận giảng tám thức như một hệ thống nhận thức trong đó
Thức (Vijnàna) được phân biệt với Trí (Jnàna). Thức là Trí còn vướng mắc
kiến giải phân đôi về hiện hữu và Trí là tuệ giác không còn ý thức tự
ngã. Vì lập trường của Phật giáo là lấy giải thoát và giác ngộ làm mục
đích, nên thuyết tri thức cho thấy rõ ràng vị trí của các thức trong sự
tu dưỡng đúng theo đường lối của thuyết Du già chỉ quán. Nghĩa là, do
thuyết ba tánh ba vô tánh làm nền tảng và xây dựng, thuyết tri thức chỉ
ra phương pháp tu hành trải qua nhiều giai đoạn, thực hành nhiều đức
mục, để cuối cùng chứng đắc chuyển y thành tựu chuyển thức thành trí.
Nội dung các kinh hay luận văn Duy thức học thường bao gồm ba điều mục:
cảnh (visaya) là chân lý luận, hành (pratipatti) là phương pháp luận, và
quả (phala) là mục đích luận. Hai thuyết tri thức và ba tánh ba vô tánh
tuy cùng là cảnh, nhưng thuyết các thức luôn luôn được trình bày trước,
rồi mới đến thuyết ba tánh ba vô tánh. Sau đó là hành và quả giảng giải
các phương pháp tu tập chỉ quán và nhắc nhở lời Phật dạy: “Phải phân
biệt rành rẽ hai món căn bản: vọng tâm phiền não là căn bản của sinh tử
luân hồi và chân tâm thanh tịnh là căn bản của Bồ đề Niết bàn.” (Kinh
Thủ Lăng Nghiêm)
Theo thuyết ba tánh mhư được trình bày trong Nhiếp luận, thời niết bàn
là chuyển y, bởi vì “thể tướng của niết bàn (vô trú) là xả bỏ tạp nhiễm
(phiền não) mà không xả bỏ sinh tử, chuyển y chỗ dựa của hai phần (sinh
tử và niết bàn). Ở đây, sinh tử là phần tạp nhiễm nơi y tha, niết bàn là
phần thanh tịnh nơi y tha, chỗ dựa của hai phần là y tha thông cả hai
phần. Chuyển y là chính y tha khởi nổi lên sự đối trị thời chuyển bỏ
phần tạp nhiễm mà chuyển được phần thanh tịnh.” Chứng đắc chuyển y thời
cái trí bình đẳng nổi lên, “bấy giờ do đó mà chứng được sinh tử tức niết
bàn.” Như vậy thuyết ba tánh có thể xem như nền tảng luận lý căn cứ vào
đó mà giải thích Y tha khởi và Viên thành thật, pháp và pháp tánh, sinh
diệt và niết bàn, thế tục đế và Đệ nhất nghĩa đế chẳng phải một chẳng
phải khác.
Tâm ý thức
Bây giờ hãy tìm hiểu chi tiết về thuyết tri thức. Trước tiên thử hỏi tâm
ý thức là gì. Theo nghĩa thông đồng ba chữ cùng một nghĩa thời tâm ý
thức đều có đủ ba nghĩa là tập khởi, tư lượng, và liễu biệt. Ba nghĩa đó
tuy chung cả tám thức đều có, nhưng tùy mặt trỗi hơn mà hiển thị khác
nhau. Tâm là a lại da hay tàng thức, vì nhóm tập chủng tử các pháp và
khởi lên các pháp. Ý là mạt na, vì nó duyên tàng thức hằng thẩm tư lượng
tàng thức mà chấp làm ngã. Thức là thức liễu biệt cảnh tức sáu thức,
liễu biệt riêng theo sáu cảnh thô động gián đoạn khác nhau. Như bài tụng
trong kinh Lăng Già nói: “Tàng thức gọi là tâm, Tánh tư lường gọi ý,
Liễu biệt tướng các cảnh, Chung gọi đó là thức.”
Trong Giải thâm mật kinh, Huyền Tráng dịch Phạn ra Hán, Thích Trí Quang dịch Hán ra Việt, đức Phật dạy về tâm ý thức như sau:
“Quảng Tuệ, ông nên nhận thức rằng sự sinh tử trong sáu đường, chúng
sinh chết ở thế giới nào rồi sinh vào thế giới nào, thời thân thể hoặc
sinh trong loài sinh bằng trứng, hoặc sinh trong loài sinh bằng thai,
hoặc sinh trong loài sinh bằng ẩm thấp, hoặc sinh trong loài sinh bằng
biến hóa. Sự sinh ấy đầu tiên do chủng tử thức vốn đã thành thục nay
triển chuyển hóa hợp, tuần tự lớn lên, với hai sự chấp thọ của thức ấy:
một là chấp thọ các sắc căn và sở y của các sắc căn, hai là chấp thọ
chủng tử của tướng, danh, và phân biệt, loại chủng tử do ngôn từ hý luận
mà có. Sinh trong thế giới có hình sắc thời có đủ hai sự chấp thọ vừa
nói, còn sinh trong thế giới không hình sắc thời không đủ hai sự chấp
thọ ấy.
Thứ nữa, Quảng Tuệ, thức ấy cũng tên là a đà na, vì nó theo mà nắm giữ
thân thể; cũng tên là a lại da, vì nó chấp thọ mà cùng yên cùng nguy với
thân thể; cũng tên là tâm, vì nó do sắc thanh hương vị xúc pháp tích tụ
tăng trưởng.”
Nói chúng sinh chết ở thế giới nào rồi sinh vào thế giới nào, tức là nói
luân hồi. Nhưng không phải có một linh hồn bỏ chỗ này sinh chỗ khác,
chết đời này sinh đời khác. Mười phương thế giới toàn là Tâm, nghiệp báo
này hết thời gọi là chết, nghiệp báo khác sinh thời gọi là sinh. Sinh
mệnh của mọi loài chúng sinh có bốn giai đoạn gọi là bốn hữu: (1) sinh
hữu tức sát na kiết sinh đầu tiên, (2) bản hữu tức trưởng thành trong
thai và sinh ra tồn tại một đời, (3) tử hữu tức sát na chết hẳn cuối
cùng, và (4) trung hữu tức sự tương tục giữa tử hữu và sinh hữu. Rồi
trung hữu lại sinh hữu, luân chuyển vô cùng cho đến địa vị không còn đời
sau (A la hán) hay sinh chết tự do (Bồ tát).
Trong câu, “Sự sinh ấy đầu tiên do chủng tử thức vốn đã thành thục”,
“đầu tiên” là sinh hữu chứ không phải sinh mệnh có khởi điểm. Chủng tử
thức là chủng tử ở trong bản thức (thức ở đây là bản thức, tên là a lại
da, nói trong đoạn dưới), lấy bản thức làm thể, có khả năng sanh ra phân
biệt. “Chủng tử thức vốn đã thành thục” có nghĩa là chủng tử thức
chuyển thành dị thục thức tức nghiệp thức. Sau đó, “triển chuyển hóa
hợp” là hóa hợp với phụ tinh mẫu huyết và đó là sinh hữu. “Tuần tự lớn
lên” là bản hữu, có tám thời kỳ: ở thai, ra thai, hài nhi, đồng ấu,
thiếu niên, trung niên, trưởng niên, và lão mạo.
“Chấp thọ các sắc căn và sở y của các sắc căn” là chấp thọ thân thể và
thế giới của thân thể. Đây là do chủng tử các nghiệp phước, phi phước,
và bất động được hữu chi (tức mười hai nhân duyên) huân tập mà có ra
sinh mệnh và thế giới của sinh mệnh, nói chung là quả báo.
“Chấp thọ chủng tử của tướng, danh, và phân biệt, loại chủng tử do ngôn
từ hý luận mà có” là chấp thọ chủng tử hữu lậu, tức chủng tử của các
pháp hữu vi, nghĩa là chủng tử phát xuất từ tính chấp ngã, gây sự thuận
lợi cho vô minh, tà kiến và tà dục [Nghịch với chủng tử vô lậu phát xuất
từ tính vô ngã thời trong sáng, vươn lên giác ngộ, từ bi, và lợi tha].
Chấp thọ chủng tử hữu lậu còn được gọi là danh ngôn huân tập. Danh ngôn
là các pháp. Các pháp mà gọi là danh ngôn, là vì các pháp là khái niệm
và khái niệm là danh ngôn. Có hai loại danh ngôn. Một, chính khái niệm
là biểu thị các pháp, nên khái niệm gọi là danh ngôn hiển cảnh. Hai,
ngôn ngữ văn tự truyền đạt danh ngôn hiển cảnh thời gọi là danh ngôn
biểu nghĩa. Khái niệm được phân tách thành ba sự: tướng, danh, phân
biệt, là do sự nhận thức khái niệm như biến ra hai phần, nhận thức của
đối tượng và đối tượng của nhận thức. Tướng là tướng phần tức đối tượng
của nhận thức, danh là sự biểu thị của nó, và phân biệt là kiến phần tức
nhận thức của đối tượng, chúng hình thành lẫn nhau, tất cả toàn là nhận
thức, toàn là sự biểu hiện đồng nghĩa với sự hý luận, nên gọi là “ngôn
từ hý luận.” Danh ngôn huân tập có nghĩa là các pháp huân tập thành
chủng tử tương lai làm nhân duyên cho mỗi mỗi pháp hữu vi sanh khởi.
Tóm lại, chấp thọ có hai. Đó là sắc thân có các căn và chủng tử hữu lậu
tức là các tập khí của sự phân biệt về tướng và danh. Do sức nhân duyên
mà khi thức a lại da sinh khởi bên trong biến làm chủng tử và thân có
các căn, bên ngoài biến thành khí thế giới, còn gọi là xứ, hay xứ sở,
nơi nương dựa của loài hữu tình, rồi lấy tướng do mình đã biến ra đó làm
cảnh sở duyên và chấp thủ làm tự thể, duy trì không mất, đồng an nguy
với nó. Đây là nói sở duyên hay tướng phần của a lại da thức, nương theo
đó sinh khởi hành tướng liễu biệt tức năng duyên hay kiến phần của a
lại da thức.
Tướng phần có tướng phần riêng như chủng tử và căn thân do nghiệp riêng
(biệt nghiệp) của mỗi hữu tình biến ra. Và có tướng phần chung (cọng
tướng) như khí thế giới (xứ) do nghiệp chung (cọng nghiệp) của các hữu
tình chung biến ra.
Nên lưu ý kinh này ẩn lược mạt na. Trong hai giai đoạn đầu, sinh hữu và
bản hữu, kinh nói a lại da thức chấp thọ chủng tử do danh ngôn huân tập
và do hữu chi huân tập có nghĩa là mọi chủng tử ấy là biểu hiện của a
lại da, chứ ý thức a lại da làm tự ngã thời chính là mạt na. Chính ý
thức tự ngã này huân tập thành ra chủng tử thấy có mình có người, sinh
mệnh khác nhau. Đó là ngã kiến huân tập huân thành chủng tử hư vọng chấp
ngã và ngã sở.
Như vậy có hai loại a lại da duyên khởi: duyên khởi do chủng tử danh
ngôn huân tập mà biến ra hết thảy mọi pháp biệt thể của nhân sinh vũ trụ
và duyên khởi do hữu chi huân tập và ngã kiến huân tập mà các pháp biệt
thể ấy thành ra quả báo tổng thể (thân mệnh hay căn thân và thế giới
trong đó căn thân sinh hoạt) khác nhau. Như vậy, đối tượng của a lại da
là danh sắc tức tâm và vật. Chỉ ở dục giới và sắc giới thời đối tượng
của a lại da mới đủ cả tâm và vật. Còn ở vô sắc giới thời đối tượng của a
lại da chỉ còn là danh nghĩa là tâm mà thôi. Đó là ý nghĩa của câu:
“Sinh trong thế giới có hình sắc thời có đủ hai sự chấp thọ vừa nói, còn
sinh trong thế giới không hình sắc thời không đủ hai sự chấp thọ ấy.”
Về các tên gọi căn bản thức, Nhiếp Đại thừa luận, một tác phẩm quan
trọng của ngài Vô Trước giải thích phẩm Nhiếp đại thừa của kinh Đại thừa
A tỳ đạt ma, có những đoạn như sau.
“Ở chỗ nào đức Thế tôn đã nói a lại da tên là a lại da? Là trong kinh
Đại thừa A tỳ đạt ma, đức Thế Tôn đã nói như sau trong một bài chỉnh cú:
Là cái nhân từ vô thỉ, a lại da là căn cứ mà tất cả các pháp đồng đẳng
nương dựa, do đó mà có mọi nẻo đường sinh tử và có sự chứng được niết
bàn. Cũng trong kinh ấy, đức Thế Tôn lại còn nói bài chỉnh cú sau đây:
Là cái chủ thức thâu tàng chủng tử của các pháp, nên mệnh danh là a lại
da, đối với những người hơn người thời Như Lai khai thị. Như vậy là đã
dẫn chứng trong khế kinh. Nhưng vì lý do nào mà gọi là a lại da? Vì đối
với các pháp tạp nhiễm, nó thâu tàng với đặc tính làm quả, rồi cũng
chính nó thâu tàng với đặc tính làm nhân, nên mệnh danh là a lại da;
hoặc hữu tình thâu tàng làm tự ngã, nên mệnh danh là a lại da.”
Bài chỉnh cú đề cập đầu trong đoạn văn trên nói về tác dụng của thức a lại da như sau.
“Giới từ vô thỉ lại, Hết thảy pháp đều nương. Do đó có các thú, Và niết bàn chứng đắc.”
Hai câu đầu của bài tụng chỉ rõ a lại da có tác dụng làm nhân duyên. Chữ
“giới” có nghĩa là nhân, tức là chủng tử thức, từ vô thỉ lần lượt tiếp
nối, đích thân sanh ra các pháp. Chữ “nương” (y) nghĩa là duyên, tức là
thức chấp trì, từ vô thỉ làm chỗ nương tựa một cách bình đẳng cho hết
thảy pháp. Bởi vì a lại da chấp trì các chủng tử và làm chỗ nương cho
các pháp hiện hành, cho nên do chủng tử mà biến ra các pháp hiện hành và
do chấp trì mà làm chỗ nương cho các pháp hiện hành ấy.
Hai câu sau chỉ rõ a lại da có tác dụng làm chỗ nương tựa, chấp trì lưu
chuyển (các thú) và hoàn diệt (niết bàn). “Do đó có các thú” có nghĩa là
do có thức a lại da mà có các cõi thiện ác. Thức này chấp trì tất cả
pháp thuận với luân hồi lưu chuyển, nên khiến các hữu tình phải lưu
chuyển trong sinh tử. Các hoặc, nghiệp, và sanh (bốn sanh) đều là lưu
chuyển và nương nơi thức này. Đó là thức này có tác dụng làm chỗ y trì
cho sự lưu chuyển.
“Và niết bàn chứng đắc” có nghĩa là do có thức a lại da, cho nên có niết
bàn chứng được. Nghĩa là, có a lại da thức chấp trì tất cả pháp thuận
với sự hoàn diệt, khiến tu hành chứng đắc niết bàn. Đạo năng đoạn, lậu
hoặc sở đoạn, đạo năng chứng, niết bàn sở chứng đều nương nơi thức này.
Đó là thức này có tác dụng làm chỗ y trì cho sự hoàn diệt.
Tên a lại da biểu thị tự tướng sở hữu của căn bản thức bởi nhiếp trì cả
nhân quả làm tự tướng của nó. Thâu tàng có đủ ba nghĩa: năng tàng, sở
tàng, và chấp tàng. Năng tàng là làm nhân cho các pháp, duy trì chủng tử
phát sinh các pháp (tức chủng tử sinh hiện hành); sở tàng là làm quả
cho các pháp, tiếp nhận các pháp huân tập chủng tử (tức hiện hành sinh
chủng tử); chấp tàng là a lại da là tự ngã mà chúng sinh tự ý thức, chấp
lấy.
Nên lưu ý ở đây đáng lẽ nói các pháp hoặc các pháp nhiễm tịnh, nhưng chỉ
nói các pháp tạp nhiễm là vì a lại da là chỗ nương cho các pháp tạp
nhiễm, mà các pháp này huân tập và tăng trưởng a lại da. Còn các pháp
thanh tịnh tuy cũng lấy a lại da làm chỗ nương mà là pháp đối trị và
chuyển y a lại da.
“Vì lý do nào mà mệnh danh a lại da là a đà na? Là vì nó chấp thọ sắc
căn, chấp thủ tự thể.” A đà na nghĩa chính là lấy (thủ). A đà na là đặc
biệt nói về sinh mệnh. Sinh mệnh chúng ta từ khi mở đầu trong thai mẹ
(kiết sinh) cho đến lúc kết liễu một đời, nó là tổng thể của các giác
quan (sắc căn), là sinh mệnh của chúng ta (tự thể). Sinh mệnh ấy là tổng
thể hiện hành của tổng thể chủng tử, hiện hành trong một thời kỳ (đời
sống). Sinh mệnh ấy, a đà na là chủ thể. Đối với a đà na thời mỗi đời
chỉ là một giai đoạn. Giai đoạn thời tương tục. Chủ thể của sự tương tục
ấy cũng là a đà na. Sinh mệnh là biểu hiện của a lại da, nên a lại da
có tên a đà na.
Lại hỏi: “Vì lý do gì mà a lại da mệnh danh là tâm?” Trả lời: “Vì nó là
nơi chứa nhóm chủng tử do các pháp huân tập.” Khế kinh nói: Chỗ tập hợp
và phát khởi chủng tử các pháp ô nhiễm, thanh tịnh, đó gọi là tâm.
Ngoài những tên nói trên, a lại da còn được gọi là thức Nhất thiết
chủng, Dị thục thức, Chủng tử thức, hay Vô cấu thức. Nhất thiết chủng
thức nghĩa là thức có khả năng chấp thọ duy trì chủng tử các pháp không
để mất. Tên này biểu thị nhân tướng sở hữu của a lại da, tính cách duy
trì chủng tử của nó là đặc biệt không chung với bảy thức trước. Dị thục
thức biểu thị quả tướng sở hữu của a lại da, có nghĩa là thức của sự
chín muồi của các nghiệp nhân trong quá trình chuyển biến của chúng, dẫn
đến quả dị thục của nghiệp thiện ác trong đường sinh tử. Chủng tử thức,
bởi vì a lại da nhậm vận chấp trì chủng tử các pháp khắp cả thế gian và
xuất thế gian, hữu lậu và vô lậu. Vô cấu thức, bởi nó làm chỗ nương dựa
cho các pháp cực thanh tịnh vô lậu.
Kinh văn nói tiếp: “Sau nữa, Quảng Tuệ, chính a đà na thức làm nền tảng
và xây dựng mà phát sinh sáu thức nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý. Do nhãn căn
và sắc cảnh làm duyên tố mà phát sinh nhãn thức, đồng thời đồng cảnh có ý
thức cùng phát sinh với nhãn thức ấy. Do các căn nhĩ tỷ thiệt thân và
các cảnh thanh hương vị xúc làm duyên tố mà phát sinh các thức nhĩ tỷ
thiệt thân, đồng thời đồng cảnh có ý thức cùng phát sinh với các thức
nhĩ tỷ thiệt thân ấy. Như vậy, nếu một lúc nào đó chỉ có một thức phát
sinh thời lúc đó chỉ có một ý thức cùng phát sinh với một thức ấy. Nếu
một lúc nào đó có hai đến năm thức phát sinh thời lúc đó cũng chỉ có một
ý thức cùng phát sinh với hai đến năm thức ấy.
Ví như dòng nước chảy vừa mạnh vừa lớn, nếu có duyên tố nổi một cơn sóng
thời một cơn sóng nổi lên, nếu có duyên tố nổi hai đến nhiều cơn sóng
thời hai đến nhiều cơn sóng nổi lên, nhưng bản thân dòng nước vẫn chảy
mãi, không dứt không hết. Lại như mặt gương tốt và sáng, nếu có duyên tố
hiện một hình ảnh thời chỉ một hình ảnh hiện ra, nếu có hai đến nhiều
duyên tố hiện hai đến nhiều hình ảnh thời hai đến nhiều hình ảnh hiện
ra, nhưng không phải mặt gương biến thành hình ảnh, cũng không có sự hết
hiện hình ảnh. Tương tự như vậy, do dòng nước a đà na thức làm nền tảng
và xây dựng, nên một lúc nào đó có duyên tố phát sinh của một thức thời
lúc đó một thức phát sinh, nếu một lúc nào đó có duyên tố phát sinh của
hai đến năm thức thời lúc đó có hai đến năm thức phát sinh.”
Đoạn kinh này nói rõ chủng tử trong a lại da (bản thức) đủ làm duyên
sanh sáu thức hiện hành phân biệt. Kinh lấy “dòng nước chảy vừa mạnh vừa
lớn” để dụ a lại da thức. A lại da được diễn tả như chẳng phải đoạn
chẳng phải thường vì nó hằng mà chuyển. Hằng nghĩa là thức này từ vô thỉ
một loại tương tục thường hằng không gián đoạn, vì thể tánh bền chắc,
duy trì chủng tử không để mất, và vì là căn gốc từ đó thi thiết có ba
cõi, sáu đường, bốn loài (ngạ quỉ, bàng sinh, chư thiên, nhân loại).
Chuyển nghĩa là thức này từ vô thỉ niệm niệm sinh diệt, trước sau biến
khác, nhân diệt quả sanh, chẳng phải thường nhất, nên có thể làm chỗ cho
bảy chuyển thức huân tập thành chủng tử. Nói hằng là ngăn không phải
đoạn, nói chuyển là biểu thị chẳng phải thường, giống như dòng nước dốc.
Nhân quả là như vậy, như dòng nước dốc không phải đoạn chẳng phải
thường, tiếp nối mãi thành có sự trôi nổi, chìm đắm. A lại da thức cũng
vậy, từ vô thỉ đến nay, sinh diệt tiếp nối không phải đoạn chẳng phải
thường, làm trôi nổi chìm đắm loài hữu tình, không để thoát ra khỏi.
Giống như dòng nước dốc, tuy có bị gió kích động nổi sóng mà vẫn chảy
không dứt, thức này cũng vậy, tuy có gặp các duyên khởi lên sáu thức vẫn
hằng tiếp nối không dứt. Giống như dòng nước dốc, tuy chảy lên xuống mà
các vật cá, tôm, cỏ rác vẫn theo dòng chảy không rời bỏ, thức này cũng
vậy, các tập khí bên trong và các pháp xúc tâm sở bên ngoài vẫn thường
đi theo chuyển biến.
Nghĩa là tánh của thức này từ vô thỉ lại, sát na, sát na quả sanh nhân
diệt. Quả sanh cho nên chẳng phải đoạn, nhân diệt cho nên chẳng phải
thường. Chẳng đoạn chẳng thường là ý nghĩa của lý Duyên khởi.
A lại da là bản thức, là căn bản của thân thể và thế giới của thân thể,
của sự sống và đời sống, và của các thức và đối tượng của các thức. Tóm
lại, a lại da thức là căn bản của các pháp. Theo một cách nhìn khác,
năng tính (chủng tử) và biểu hiện (hiện hành) của các pháp là a lại da
thức. Cái gọi là thế giới chỉ là sự biểu hiện tương tợ (cọng biến) của
các nghiệp thức tương tợ (cọng nghiệp).
Trả lời Bồ tát Quảng Tuệ hỏi thế nào là khéo biết mật nghĩa của tâm ý
thức, đức Phật nói rằng biết tâm ý thức chưa phải khéo biết, biết chân
như thắng nghĩa của tâm ý thức tức thấu hiểu một cách đúng như sự thật
về pháp tánh (Tâm hay Như) tách rời ngôn ngữ của các pháp thời mới là
khéo biết. Để dẫn ra cái biết này, mạt na đã được ẩn lược.
Trong Nhiếp luận, cảnh cũng có hai phần tương tợ Giải thâm mật kinh. Đó
là phần nói căn cứ của các pháp sở tri là a lại da và phần nói sắc thái
của các pháp sở tri là ba tánh. Pháp sở tri là những đối tượng được nhận
biết, bao gồm tất cả có không, tâm vật, nhiễm tịnh, thiện ác, mê ngộ,
thánh phàm. Tuy nhiên, phần căn cứ của các pháp sở tri có nói đến ý.
Về a lại da, Nhiếp luận nêu lên ba đặc tính. Một, vạn hữu là hiện tượng
của a lại da, đó là đặc tính làm nhân. Hai, a lại da qui tụ tiềm năng
của vạn hữu, đó là đặc tính làm quả. Ba, gồm lại cả hai đặc tính làm
nhân và làm quả là đặc tính đặc hữu của a lại da: thâu giữ chủng tử,
nghĩa là tiếp nhận huân tập (làm quả) và phát hiện các pháp (làm nhân).
Như vậy, hiện tượng là hiện tượng của a lại da, tiềm năng là tiềm năng
của a lại da, đó là đặc tính làm chủ thể của a lại da.
Đoạn văn sau đây nói a lại da với các pháp làm nhân duyên cho nhau, và khi nói nhân duyên mới thật nói duy thức.
“A lại da với các pháp tạp nhiễm đồng thời làm nhân tố cho nhau, sự ấy
làm sao thấy được? Ví như đèn sáng, ngọn đèn với tim đèn đồng thời mà
vẫn có sự hỗ tương. Lại như bó cây lau, đồng thời nương nhau không ngã.
Hãy quan sát cái đạo lý hỗ tương ở đây cũng là như vậy: A lại da là nhân
tố cho các pháp tạp nhiễm, các pháp tạp nhiễm cũng là nhân tố cho a lại
da, chỉ sự thể này mới lập ra cái nghĩa nhân duyên, còn nhân duyên nào
khác nữa thời không thể có được.”
A lại da làm nhân tố cho các pháp có nghĩa là chủng tử sinh hiện hành,
các pháp làm nhân tố cho a lại da là hiện hành sinh chủng tử. Duyên có
bốn: nhân duyên là cái nhân làm duyên tố, tăng thượng duyên là dữ kiện
thêm lên làm duyên tố, sở duyên duyên là đối cảnh làm duyên tố, và đẳng
vô gián duyên là sự mất đi của giai đoạn trước làm duyên tố. Vì nhân
duyên mới là nhân tố chính yếu phát sinh các pháp cho nên chỉ chủng tử
sinh hiện hành và hiện hành sinh chủng tử mới là nhân duyên do a lại da
làm chủ thể, ba duyên kia không phải nhân duyên. Nhân tố phát sinh các
pháp là chủng tử. Chủng tử là a lại da, nên a lại da là nhân duyên, tức
căn bản của các pháp. Không những như vậy, trong khi nói về lý duyên
khởi, Nhiếp luận cho thấy với hai loại duyên khởi và ba sự huân tập sai
biệt, a lại da vừa là bản chất hiện hữu của sinh mệnh và thế giới trong
đó sinh mệnh tồn tại, vừa có khả năng duy trì căn thân và khí thế giới
(tác dụng năng trì), và khả năng phát hiện hiện tượng từ chủng tử thành
hiện hành (tác dụng năng biến).
Ngài Vô Trước trong tập Biện trung biên luận phân biệt thức nhân duyên
là a lại da với thức thọ dụng là sáu thức trước, thọ dụng quả báo khổ
vui. Sự thọ dụng của thức thọ dụng diễn biến qua ba tâm sở: thọ (thọ
dụng), tưởng (phân biệt), và hành (suy động; đặc biệt là tư trong hành).
Theo Đại thừa A tỳ đạt ma, hai thức nhân duyên và thọ dụng làm nhân
duyên cho nhau: “Các pháp đối với tàng thức thế nào thời tàng thức đối
với các pháp cũng vậy, làm quả cho nhau mà cũng làm nhân cho nhau.” Các
pháp nói ở đây là các pháp tạp nhiễm nói trên, chỉ cho thức thọ dụng.
Tàng thức là a lại da tức thức nhân duyên. Hai thức này làm nhân làm quả
cho nhau có nghĩa là, sáu thức trước đối với a lại da thời sáu thức
trước năng huân (nhân) a lại da sở huân (quả), a lại da đối với sáu thức
trước thời chủng tử a lại da (nhân) hiện hành sáu thức trước (quả). Do
đó, Nhiếp luận mới nói thức a lại da cùng với các pháp tạp nhiễm làm
nhân duyên cho nhau, như tim đèn và ngọn lửa đồng thời triển chuyển phát
cháy, lại như bó cây lau đồng thời nương nhau đứng vững. Chỉ y theo hai
thứ chủng tử và hiện hành kiến lập nhân duyên, còn những nhân duyên
khác đều không phải thật nhân duyên. Nhân duyên mới là duy thức.
Về ý, Nhiếp luận nói: “Ý có hai loại. Thứ nhất là làm đẳng vô gián
duyên, tức cái ý vô gián diệt làm cho ý thức sinh ra. Thứ hai là cái ý ô
nhiễm thường tương ứng với bốn phiền não ngã kiến, ngã mạn, ngã ái, ngã
si, và chính nó là cái làm cho ý thức tạp nhiễm. Ý thức do ý thứ nhất
mà phát sinh, do ý thứ hai mà tạp nhiễm. Vì là đặc tính nhận thức đối
cảnh (nên cũng là thức), lại vì là đẳng vô gián và vì là đặc tính tư
lượng, nên ý có hai loại.” Ngã kiến là đối với cái không phải ngã và
pháp mà vọng chấp ngã và pháp đều thật có. Ngã mạn là ỷ thị cái ngã của
mình mà cao ngạo đối với người. Ngã ái là ngã tham, tức đối với cái ngã
đã chấp, sanh tâm đắm trước nó. Ngã si là vô minh, ngu tướng ngã, mê lý
vô ngã.
Tính chất của tâm (gọi là tánh) có bốn loại: thiện, ác, hữu phú vô ký
tức trung tính mà có ô nhiễm, và vô phú vô ký tức trung tính mà không ô
nhiễm. Vì mạt na tương ưng với bốn phiền não là pháp ô nhiễm, hay làm
chướng ngại Thánh đạo, che lấp tự tâm, nên mạt na là hữu phú. A lại da
không phải ô nhiễm nên gọi là vô phú. Cả hai không phải thiện hay ác nên
đều vô ký. Chúng sinh tu chứng thành quả là do mạt na và a lại da đều
vô ký.
Trong mười tám giới cũng nói đến ý là ý căn trong sáu căn. Ý đó được
hiểu như là bản thân ý thức mà giai đoạn trước sinh rồi diệt đi, nhường
chỗ cho giai đoạn sau sinh ra, cái giai đoạn trước đó gọi là ý vô gián.
Đại thừa nhận có cái ý vô gián, sinh diệt tương tục không gián đoạn,
nhưng xem đó là đẳng vô gián duyên chứ không phải là tăng thượng duyên.
Mà ý căn thời phải là tăng thượng duyên. Bởi vậy ý căn khác biệt và
không thể là ý. Mặt khác, ý là ý thức về tự ngã: ngã si, ngã kiến, ngã
mạn, và ngã ái. Chính ý thức tự ngã này làm cho ý tạp nhiễm, nếu chuyển
đổi đi thời chính ý làm cho tâm thức thanh tịnh. Do đó mà ý còn được gọi
là nhiễm tịnh y. Chứng cứ rõ ràng nhất để thấy có ý, đó là có ý thức tự
ngã thời mới có vô minh và ngã chấp hiện hành trong mọi tâm thức thiện,
ác, và vô ký.
Theo luận Thành Duy thức, trong Thánh giáo ý có tên gọi là mạt na vì ý
có nghĩa là hằng thường thẩm xét tư lượng. Khi ở địa vị chưa chuyển y,
nó cứ thường thẩm tư lượng tướng ngã chấp, còn khi ở địa vị chuyển y, nó
cũng hằng thẩm tư lượng tướng vô ngã. Nó được đặt tên theo lối trì
nghiệp, nghĩa là căn cứ nghiệp dụng, đức tính khả năng mà đặt tên. Vì
thức thứ bảy có tánh thẩm xét tư lượng cho nên gọi nó là ý thức, thức
tức ý. Một thí dụ khác đặt tên theo lối trì nghiệp là tên tàng thức, vì
thức có khả năng chứa nhóm gọi là tàng. Tàng tức thức nên gọi là tàng
thức. Trong trường hợp thức thứ sáu cũng gọi là ý thức, thời đặt tên
theo lối y chủ, nghĩa là căn cứ chỗ dựa của nó mà đặt tên cho nó. Như
nhãn thức là dựa nhãn căn để đặt tên nhãn thức. Hầu tránh lầm lẫn giữa
hai thức, ở thức thứ bảy chỉ gọi là ý chứ không gọi là ý thức.
Mạt na nương vào đâu mà khởi? Mạt na tuy không gián đoạn mà lưu chuyển
tức tương tục sinh khởi, tất phải lấy chủng tử trong a lại da mà khởi.
Đó là nương chủng tử nên gọi là chủng tử y hay nhân duyên y. Thêm nữa,
mạt na là thức có chuyển dịch, khi có Thánh đạo khởi lên thời nó chuyển
nhiễm thành tịnh. Do đó mạt na phải nương hiện hành kiến phần của thức a
lại da mới phát sinh được. Đó là câu hữu y hay tăng thượng duyên y. Như
luận Du gia nói: “Tàng thức thường cùng thức mạt na đồng thời sinh
khởi”, nghĩa là a lại da và mạt na nương lẫn nhau mà đồng thời câu khởi.
Lại có bài tụng: “Nhờ nương a lại da, Nên có mạt na sanh. Y chỉ tâm và
ý, Các chuyển thức khác sanh.”
Các chuyển thức nói ở đây là thức liễu biệt cảnh hay sáu thức trước, dựa
theo sáu căn mà đặt tên (y chủ thích). Thức dựa nhãn căn phát sinh gọi
là nhãn thức, thức dựa nhĩ căn phát sinh gọi là nhĩ thức, v..v... Liễu
là liễu tri, biệt là biệt chỉnh cảnh. Tức liễu tri mỗi mỗi cảnh riêng
biệt, như nhãn thức liễu tri sắc, nhĩ thức liễu tri thanh, v..v... Năm
thức trước gọi là năm thức cảm giác hay năm thức thân (thấy, nghe, nếm,
ngửi, và xúc chạm), và ý thức đều có đủ cả ba tánh: thiện, ác, và vô ký.
Trên phương diện nhận thức luận, hiện lượng hay tri nhận tự tướng là
hoạt dụng của năm thức cảm giác. Tác dụng ở đây thuần túy cảm thọ, không
có tính cách phán đoán và ước lượng. Cũng có trường hợp năm thức thân
cọng tác với ý thức trong loại tác dụng nhận thức trực tiếp này. Tuy yếu
tố tri giác (perception) được nối tiếp sau mặt cảm giác (sensation),
nhận thức vẫn giữ tính cách trực tiếp, không lẫn lộn yếu tố suy luận,
cân nhắc.
Nhận thức bằng tỷ lượng có tính cách phân biệt, so sánh, và suy đoán.
Trong tám thức, chỉ có ý thức có được hình thái nhận thức này. Đối tượng
nhận thức bằng tỷ lượng gọi là tổng tướng thường bị xem như là do vọng
tưởng phân biệt mà thông đạt. Như vậy, hình thái nhận thức của ý thức
gồm cả hiện lượng và tỷ lượng.
Năm thức cảm giác và ý thức là những thức liên hệ mật thiết với lĩnh vực
sinh lý và vật lý. Chúng là những dòng tiếp nối của cảm giác (năm thức
trước) hay của tri giác và phân biệt (ý thức), mà không phải là một cái
gì bất biến có tính cách đồng nhất. Với ý thức, đối tượng được gọi là
pháp trần hay pháp. Pháp bao gồm đối tượng cảm giác (tánh cảnh), ý tượng
(đới chất cảnh), ảnh tượng, và tư tưởng không ảnh tượng (độc ảnh cảnh).
Những đối tượng này đầu tiên xuất hiện ở ý thức như tướng phần của nó,
rồi rơi xuống kho chứa vô thức của a lại da trong hình thái chủng tử.
Sau đó có thể hiện hành trở lại để trở thành đối tượng của ý thức trong
trường hợp hồi tưởng, tưởng tượng, hay mộng mị. Do đó sự gián đoạn của ý
thức không làm thất lạc những ảnh tượng của các ý tượng đã tri giác
hoặc những ảnh tượng đã sáng tạo.
Nói về ý thức, luận Đại thừa khởi tín có đoạn: “Ý thức tức là tương tục
thức. Bởi chúng phàm phu chấp trước rất nặng nề nơi ngã và ngã sở, nên
khởi ra các món vọng chấp, leo chuyền theo sự vật, phân biệt cảnh giới
sáu trần, gọi đó là ý thức (thức thứ sáu). Cũng gọi là phân ly thức, hay
gọi phân biệt sự thức. Thức này nương nơi kiến (kiến hoặc) và ái (tư
hoặc) phiền não mà được nuôi lớn.” Gọi tương tục thức bởi thức này niệm
niệm tương tục, chấp ngã và ngã sở, leo chuyền theo các trần cảnh, phân
biệt các sự vật vọng chấp đủ điều. Gọi phân ly thức bởi thức này phân
biệt năm trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) mỗi cảnh riêng nhau. Gọi
phân biệt sự thức bởi thức này phân biệt tất cả sự vật. Do hai món
phiền não kiến và ái nên ý thức mới khởi hoặc tạo nghiệp, quanh quẩn
trong vòng sinh tử luân hồi.
Như trình bày trên, đối tượng và tác dụng nhận thức của ý thức vô cùng
rộng rãi. Chính ý thức đưa con người đến các nẻo đường sinh tử hay giải
thoát, bởi vì chính nó tạo nghiệp về ý để dẫn tới hành động về thân thể
và ngôn ngữ.
Về quan hệ giữa mạt na và sáu thức, luận Du già nói: “Nhiễm ô mạt na là
chỗ nương cho sáu thức. Khi mạt na nhiễm ô chưa diệt thời sự buộc ràng
của tướng phần và kiến phần trong sáu thức không được giải thoát. Khi
mạt na nhiễm ô diệt rồi thời sự ràng buộc của cảnh tướng được giải
thoát.” Cảnh tướng hay thể tướng là tướng tự thân của mọi pháp đối hiện
trước căn và thức. Nói sự ràng buộc của cảnh tướng là nói do ý ô nhiễm
mà sáu thức không thể nhận rõ cảnh tướng như sự huyễn, chẳng phải có
chẳng phải không, do đó mà kiến phần và tướng phần cứ buộc chặt nhau
không được tự tại. Mạt na ý thức a lại da và điều phối sáu thức là ý
thức và điều phối cùng theo ý thức tự ngã của nó trong giai đoạn mê và
theo ý thức vô ngã của nó trong giai đoạn ngộ.
Vì sự tu dưỡng trí thức là cả một vấn đề của Đại thừa, nên Nhiếp luận
vừa nói về sự tu dưỡng, vừa cho thấy vị trí của các thức trong sự tu
dưỡng ngộ nhập các pháp sở tri. HT. Thích Trí Quang viết trong phần dẫn
nhập Nhiếp Đại thừa luận dịch giải: “Trước hết là vị trí của a lại da.
Khởi sự tu dưỡng ngộ nhập là đa văn huân tập giáo pháp Đại thừa, tức đa
văn cái đẳng lưu của pháp tánh tối thanh tịnh. Nghĩa là không phải xuất
từ a lại da. Đa văn ấy chỉ ký thác a lại da và có khả năng đối trị
chuyển y a lại da. Nói như vậy cũng như có thể nói đa văn cũng huân tập a
lại da mà là sự huân tập có tác dụng hoàn diệt. Và từ đó, vị trí a lại
da vẫn là căn bản của sự tu dưỡng ngộ nhập.
Kế vị trí a lại da, hãy xét đến ý ô nhiễm. “Tuệ giác sẽ sinh mà nó
thường làm trở ngại, nó lại đi trong tất cả tâm thức, nó đó là vô minh
bất cọng, vô minh đặc biệt.” [Vô minh bất cọng là thứ vô minh chỉ tương
ưng với ý chứ không có ở các thức khác]. Vô minh này đặc biệt là vì
không những vô minh vì ý thức tự ngã, mà trong sự ngã kiến huân tập, nó
tạo sự sai biệt và cách biệt giữa bản thân với tha nhân. Do vậy mà nó là
mục tiêu hủy diệt của sự tu dưỡng ngộ nhập.
Sau hết, và đây mới quan trọng, ấy là vị trí của ý thức. Từ đầu đến cuối
của sự tu dưỡng ngộ nhập toàn là hoạt dụng ý thức. Trong đời sống bình
thường, chưa hay không tu dưỡng ngộ nhập, Nhiếp luận trước hết nói đến
đa văn huân tập và quan sát danh với sự, mà đó là ý thức cả. Quan sát
danh với sự là quan sát tên gọi và cái được gọi, để thấy ý thức tự nó
vừa hiển cảnh vừa biểu nghĩa, nên danh với sự cùng là khách thể của
nhau. Bước tới nữa, tới nữa, tới cho đến tuệ giác của Phật, cũng chỉ là ý
thức từ gia hành của Vô phân biệt trí thành căn bản và hậu đắc của Vô
phân biệt trí.”
Tưởng cũng nên biết muốn giải thoát, trước hết phải siêng năng quán lý
vô ngã diệt trừ bệnh vọng chấp. Song bệnh chấp ngã của mạt na thuộc loại
câu sanh rất vi tế rất khó diệt trừ. Mạt na tự nó không thể quán lý vô
ngã mà phải nhờ ý thức quán.. Vì ý thức có tâm sở Chánh tuệ tương ưng
mới quán sát đúng đắn lý vô ngã, huân tập chủng tử kiến giải vô ngã vào a
lại da thức, tô bồi cho chủng tử vô lậu vô ngã vốn có được phát triển
mạnh lên cho đến khi thành thục, có thật trí vô lậu hiện tiền. Rồi dùng
trí ấy nhiều lần tu quán, sau đó mới có thể dứt sạch bốn thứ phiền não
thường tương ưng với mạt na.
Ý thức tuy bị mạt na lây nhiễm, nhưng ý thức có tiếp xúc bên ngoài và
trở lại bồi dưỡng mạt na. Nếu nó bồi dưỡng những điều ô nhiễm thời ngã
chấp của mạt na càng sâu đậm bền chắc thêm. Còn nếu nó nghe được giáo lý
vô ngã, rồi quán vô ngã thời mạt na mất sự bồi dưỡng ngã. Do đó, ngã
chấp của mạt na suy kém biến dần đi cho đến khi tiêu mất và thức mạt na
chuyển thành trí bình đẳng tánh.Trên hết, nên nhớ rằng thức tướng sai
biệt là tựa theo lý thế tục mà nói, chứ trong lý chơn thắng nghĩa thời
tám thức là y tha khởi, ví như sự huyễn, không có tánh nhất định. Như
bài tụng trong kinh Lăng Già nói: “Tâm, ý, thức tám thứ, Do tục, tướng
có khác. Do chơn, tướng không khác, Tướng, sở tướng đều không.”
Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Dec/2013 lúc 7:47pm
Nhị đế và luận lý học Trung Quán (bài đọc thêm nhân xem bài Tám Thức) ***
Long Thọ
1. Nhị
đế 二諦; E: Two Truths, Two forms
of statement: Hai loại chân lý
Theo Trung Quán Luận cho
rằng chư Phật trong quá khứ đã tuyên thuyết những giáo lý của mình cho chúng
sanh bằng phương tiện ‘Nhị đế’ nhằm
hướng dẫn chúng sanh vào chánh đạo.
Dù chúng ta có thể nói đến sự hữu,
nhưng nó giả tạm và bất ổn. Ngay cả sự
phi hữu cũng giả tạm và bất ổn. Vì vậy không có cái hữu thực sự, cũng không
có cái không đích thực.
Hữu thể và vô thể chỉ là
hậu quả của tương quan nhân quả và do đó, không có thực. Như vậy lý tưởng của
hai cực đoan ‘hữu thể’ và ‘vô thể’ đều bị xóa bỏ. Vì vậy, khi chúng ta đề cập
đến ‘tục đế’, chúng ta có thể nói về thế giới hiện tượng mà không làm điên đảo
thế giới bản tính.
Cũng như
vậy, khi đề cập
đến ‘chân đế’ chúng ta có thể vươn tới thế giới bản tính , mà không làm xáo trộn
thế giới hiện tượng hay thế giới giả danh. Phi
hữu cũng là hữu. Danh hình và sắc tướng đồng thời là không, và
rồi không cũng là danh hình sắc tướng.
According to the Madhyamika Sastra, the Buddhas in the past
proclaimed their teachings to the people by means of the twofold truth, in
order to lead people to a right way. Though we may speak of existence, it is
temporary and not fixed. Even non-existence or void is temporary and not fixed.
So there is neither a real existence nor a real void. Being or non-being is
only an outcome of causal relation and, therefore, unreal. Thus the ideal of
the two extremes of being and non-being is removed. Therefore, when we deal
with the worldly truth, the phenomenal world can be ***umed without disturbing
the noumenal state. Likewise, when we deal with the higher truth, the noumenal
state can be attained without stirring the world of mere name. Non-existence is
at the same time existence, and existence in turn is non-existence. Form or
matter is the same time the void, and the void is at the same time form or
matter
1.1. Chân Đế 眞諦; P: Paramattha-saccam;
S: Paramartha-satya; E: Absolute Truth, Ultimate Truth — còn gọi là Đệ Nhứt Nghĩa đế, Thắng Nghĩa đế, Chân lý tuyệt
đối, Sự thật tối thượng, Thực tại tuyệt đối: Cái nhìn của bậc giác
ngộ tối thượng thấy vạn pháp là không thực,
hư vọng.
Chân
đế muốn nói đến sự nhận thức rằng mọi vật ở thế gian đều không có thực, giống
như ảo ảnh hay một tiếng vang. Tuy nhiên, không thể đạt đến Chân đế nếu không
dựa vào Tục đế. Tục đế chỉ là phương tiện, còn Chân đế mới là cứu cánh. Chính
theo Chân đế thì đức Phật giảng rằng tất cả các pháp đều ‘Không’. Với những ai
chấp ‘hữu’, thì học thuyết ‘phi hữu’ sẽ được giảng theo phương diện ‘Chân đế’ để
dạy họ cảnh giới vô danh vô tướng.
Reality or ultimate truth—Supreme
truth—The correct dogma or
averment of the enlightened. The ultimate truth is the realization that worldly
things are non-existent like an illusion or an echo. However, transcendental
truth cannot be attained without resorting to conventional truth. Conventional
truth is only a mean, while transcendental truth is the end. It was by the
higher truth that the Buddha preached that all elements are of universal
relativity or void (sarva-sunyata). For those who are attached to Realism, the
doctrine of non-existence is proclaimed in the way of the higher truth in order
to teach them the nameless and characterless state. 1.2. Tục
Đế 俗諦; P:
Sammuti-saccam; S: Samvrti-satya; E: Conventional
Truth
— còn gọi là Thế đế, Thế tục đế,
Chân lý quy ước, Sự thật thế gian, Sự thật tương đối, Thực tại tương đối, Thực
tại thực dụng : Cái nhìn của phàm phu thấy vạn pháp là có thật, cái thấy
này dễ dẫn tới phiền não. Tục
đế muốn nói đến sự vô minh hay mê muội bao phủ trên thực tại, tạo ra một cảm
tưởng sai lầm. Chính theo Tục đế mà Đức Phật đã giảng rằng tất cả các pháp có
được là do nhân duyên.
Với
những kẻ chấp vào ‘không’ của hư vô luận, lý thuyết về ‘hữu’ sẽ được giảng giải
theo phương diện 'Tục đế'. Theo ngài Long Thọ trong triết học Trung Quán, hiện
tượng cũng có một thứ thực tại tánh. Hiện tượng chính là biểu hiện của thực tại
(samvrtisatya) hay Thế tục đế, dẫn đường đến sự vật mà nó biểu trưng. Thế tục
đế hay biểu hiện của thực tại là biểu tượng, là bức màn, nó che khuất thực tại
tuyệt đối hay Thắng nghĩa đế.
Nói
tóm lại, Thế đế là những gì che khuất tất cả; thế đế là vô minh che đậy bản thể
của tất cả sự vật. Thế đế được hiểu theo nghĩa ‘thực tại thực dụng’ là phương
tiện để đạt tới thực tại tuyệt đối hay Chân đế. Nếu không dựa vào thực tại thực
dụng hay Thế đế thì không thể giáo huấn về Chân lý tuyệt đối hay Chân đế. Và
nếu không biết Chân lý tuyệt đối thì không thể đạt tới Niết Bàn được.
Chính
vì thế mà trong Trung Quán Luận, ngài Long Thọ đã khẳng định: “Đứng trên quan
điểm tương đối hay Thế đế thì ‘Duyên Khởi’ giải thích cho các hiện tượng trần
thế, nhưng nhìn theo quan điểm tuyệt đối thì Chân đế muốn nói đến sự không thực
của mọi hiện tượng tức tánh Không
(sunyata) hay Niết-bàn.”
Superficial truth, or ordinary ideas of
things—Relative truth—Relative or conventional truth of the mundane world
subject to delusion—Common or ordinary statement, as if phenomena were real.
Conventional truth refers to ignorance or delusion which envelops reality and
gives a false impression. It was by the worldly truth that the Buddha preached
that all elements have come into being through causation. For those who are
attached to Nihilism, the theory of existence is taught in the way of the
worldly truth. According to the Madhyamaka philosophy, Nagarjuna says phenomena
have reality of a sort. They are samvrti-satya, they are the appearance of
Reality. Appearance points to that which appears. Samvrti is appearance, cover
or veil, which covers the absolute reality. In short, that which covers all
round is samvrti, samvrti is primal ignorance (ajnana) which covers the real
nature of all things. Samvrti or pragmatic reality is the means (upaya) for
reaching Absolute Reality (paramartha). Without a recourse to pragmatic
reality, the absolute truth cannot be taught. Without knowing the absolute
truth, nirvana cannot be attained. Thus, in the Madhyamika-karika, Nagarjuna
confirmed: “From the relative standpoint, the theory of Dependent Origination
(Pratitya-samutpada) explains worldly phenomena, but from the absolute
standpoint, it means non-origination at all times and is equated with nirvana
or sunyata.” 2. Luận lý học Trung
Quán
(Hồng Dương Nguyễn Văn
Hai): Luận lý học Trung Quán
có thể tóm thâu vào hai nguyên lý: 1/. Nguyên lý tánh
Không:
“Duyên khởi là Không”, và 2/. Nguyên lý Nhị đế: “Nếu không nương Tục đế
thời không được Đệ nhất nghĩa đế, không được Đệ nhất nghĩa đế, thời không được
Niết bàn.” Nhị đế không phải là một thuyết về bản chất thực tại, mà chỉ là một hình thái nhận thức,
một phương cách
quán sát và phân tích thế giới. Đặc tính của Nhị đế là chẳng những hai
đế tương
phản nhau, bên chân bên vọng, mà ngoài ra Tục đế không bao giờ trở thành
Chân
đế và Chân đế luôn luôn siêu việt Tục đế. Nguyên do thành lập thuyết Nhị
đế là
nhằm làm sáng tỏ tính chất tuyệt đối gián đoạn giữa hai đế. Phía này,
thế Tục
đế là chân lý ước định có thể dùng kinh nghiệm và lý luận thông thường
để thấu
triệt. Phía kia, Chân đế là chân lý tối thượng phải tinh tấn tu tập
thiền định, triển khai tuệ quán vào tánh Không mới chứng ngộ được. Vậy theo Nhị đế, “Duyên khởi là Không” không có nghĩa Duyên khởi
đồng nhất với tánh Không những khi thiền giả đã xuất định. Cũng như sự nhận
biết “Sinh tử là Niết bàn” chỉ thực
hiện được trong những giây phút quán tưởng có hiệu quả mà thôi. Một khi trở về
với tập quán suy tư và nhận thức thông tục, thời Sinh tử và Niết bàn không thể là một. Điều này nói lên tính chất
phức tạp của sự tương quan liên hệ giữa luận lý và chứng ngộ, giữa ý thức hay ý
chí và Niết bàn.
Thuyết Nhị đế minh thị sự phân cách tuyệt đối giữa tri thức và
trí tuệ, giữa luận lý và giác ngộ nhưng đồng thời gợi ý phương thức giải quyết
vấn đề phân cách ấy. Theo Nhị đế, phải nhờ những ngôn thuyết của Thế tục đế mới
đắc Đệ nhất nghĩa đế, và do đó mà được Niết-bàn. Như vậy, Nhị đế là một phương
tiện cần cho giai đoạn chuyển mê khai ngộ, một phương tiện chuyên chở cho sự
thành công của một cứu cánh. Dựa trên thuyết Duyên khởi chủ trương sự vật có
tính chất hỗ nhập, nghĩa là: + Không có sự vật nào
hiện hữu độc lập, có sẵn tự tính nơi bản thể. + Mọi sự vật đồng thời
hiện khởi, nương tựa lẫn nhau, ảnh
hưởng lẫn nhau, cái này không chướng ngại sự hiện hữu và hoạt động của những
cái kia. Bồ tát Long Thọ dùng danh từ “vô tự tính” để biểu trưng tính chất “hỗ
nhập” ấy của mọi hiện thực. Vì Duyên khởi và tánh Không
cùng chung một căn bản hữu pháp là vô tự
tính nên “Duyên khởi là Không” miêu tả một quan hệ hỗ tức theo luật đồng qui nhất giữa Duyên khởi và tánh Không. Bồ tát Long Thọ sử dụng biện chứng tứ cú để
chứng minh hết thảy mọi pháp đều vô tự tính. Ngài sử dụng luận lý nhằm mục đích
cho thấy rõ luận lý bất lực, không thể dẫn đến tánh Không, nhiều nhất là đến
chân trời vô tự tính của thế giới. Ngay cả ngôn ngữ và luận lý vì thuộc Thế tục
đế nên chúng vô tự tính và cuối cùng, chủ trương tánh Không cũng vô tự tính nốt. Bởi thế cho nên Ngài không những khẳng định: “Ta không đưa
ra một chủ trương nào cả.” (Hồi tránh luận, bài tụng 29), mà còn quả quyết: “Do tánh Không mà tất cả pháp được thành tựu và hợp
lý.” (Trung luận, XXIV.14). Đó là do trí quán Không, Ngài tuệ tri ngôn ngữ
và luận lý cũng như hết thảy mọi pháp đều do Không mà có.
Trên phương diện nhận thức luận, Thế tục đế là ngôn ngữ và luận lý.
Tuy luận lý cũng như ngôn ngữ đều Không, nhưng chính do Không mà chúng thành
tựu. Nói cách khác, tánh Không phục hoạt vai trò của thế tục đế là giải thích
sự tồn tại của vạn pháp mặc dầu vạn pháp không có tự tính. Vai trò được phục
hoạt có nghĩa là do trí quán Không và đắc Đệ nhất nghĩa đế, còn Thế tục đế được
khẳng nhận có ý nghĩa do tập quán và công ước qui định. Đặt nền móng trên tánh
Không, sẽ xiển minh và kiện toàn sự phục hoạt vai trò của Thế tục đế.
***
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Dec/2013 lúc 8:03pm
Chỉ trăm bước nữa là thành công
THEO Ý CAO TÌNH ĐẸP - Nguyễn Hiến Lê dịch.
Hồi đó tôi hai mươi lăm tuổi, thất nghiệp và đói. Đã nhiều lần tôi ở trong tình trạng như vậy tại Constantinople, tại Paris, tại Rome. Nhưng tại New York, ngay cái không khí người ta thở cũng có cái vị của hạnh thông mà thất nghiệp thì thật là tủi nhục.
http://vuonhoaphatgiao.com/uploads/noidung/images/852131247725012.jpg">
Tôi hoàn toàn không biết xoay xở ra sao, điều đó chẳng có gì lạ. Tôi
muốn kiếm ăn bằng ngòi bút nhưng lại không viết được bằng tiếng Anh, nên
suốt ngày tôi lang thang ngoài phố, không phải vì thích sinh hoạt mà để
bà chủ nhà khỏi bận mắt.
Một hôm, trên con đường 42,
tôi đụng đầu với một người to lớn tóc hung hung. Tôi nhận ra liền:
Féodoe Chaliapine, diễn viên Nga nổi tiếng. Hồi thiếu niên, đã nhiều lần
tôi sắp hàng mua giấy hạng
bét để nghe ông hát ở rạp Đế Quốc Hí Viện Moscow. Hồi làm báo ở Paris,
có lần tôi đến phỏng vấn ông, tôi tưởng ông không nhận ra tôi, không ngờ
ông nhận ra. Ông hỏi tôi: Bận lắm không? Tôi đáp lí nhí một câu mơ hồ.
Có lẽ ông đoán được tình cảnh của tôi.
- Theo tôi về khách sạn ở góc đường Broadway và đường 103 nhé? Chúng mình cùng đi bộ.
Lúc đó đã giữa trưa và tôi đi lang thang đã năm giờ rồi.
- Nhưng ông Chaliapine ạ, từ đây tới đó năm sáu cây số lận.
Ông ta ngắt lời tôi: Điên nào, chưa đầy trăm thước.
Tôi ngạc nhiên hỏi : Trăm thước?
- Thì vậy chứ sao! Tôi không nói là tới khách sạn, dĩ nhiên. Là tới gian
bắn ở đại lộ 6 ấy. Tôi chẳng hiểu gì cả, nhưng cũng đi theo. Một lát
chúng tôi tới trước gian hàng đó, đứng ngó hai chú lính thủy bắn vào một
cái bia, đều đều, không biết bao nhiêu lần. Rồi chúng tôi lại tiếp tục
đi.
Ông Chaliapine vui vẻ bảo tôi: Bây giờ còn hơn một cây số nữa. Tôi gật
đầu. Một lát sau tới Carnegie Hall, ông Chaliapine bảo ông thích nhìn vẻ
mặt của những người tới mua vé nghe hòa nhạc ở Viện Âm Nhạc. Chúng tôi
ngừng lại vài phút rồi tiếp tục đi.
Lần này ông nhanh nhẩu bảo: Chỉ còn tám trăm thước nữa là tới vườn thú
Công Viên Trung Ương. Ở đó có một con đười ươi mặt giống như một ca sĩ
có giọng cao mà tôi quen.
Chúng tôi lại thăm con đười ươi. Cách đó một ngàn hai trăm thước, về
đường Broadway, chúng tôi ngừng trước một tiệm tạp hóa. Trước cửa tiệm
có bày một thùng dưa leo, Chaliapine trố mắt ngó dưa leo một lúc: bác sĩ
cấm ông ăn dưa leo. - Chà, coi ngon quá. Trông thấy mà nhớ tuổi trẻ của
tôi. Còn tôi, tôi tự hỏi vì sao ông chưa ngất ngư chứ, mà lại thấy khỏe
mạnh hơn bao giờ. Chúng tôi ngừng một lần cuối cùng nữa ở đường 90 để
ngắm những hàng trái cây tại ngôi chợ trước trạm xe điện mới sơn lại,
góc đường 96 và sau cùng là tới khách sạn. Chaliapine cười bảo tôi: -
Đường đâu có xa, phải không? Bây giờ tụi mình đi ăn.
Sau bữa ăn thịnh soạn, ông mới cho tôi hiểu tại sao ông bắt tôi đi bộ
sáu cây số đó. Giọng ông nghiêm trang: Anh sẽ không bao giờ quên lần đi
bộ ngày hôm nay đâu. Tôi đã cho anh một bài học nhỏ đó. Đừng bao giờ lo
lắng, buồn rầu vì đích còn xa. Chỉ nghĩ tới cái gì ở cách ta một trăm
thước thôi. Đừng lo ngại về một tương lai bấp bênh. Chỉ nghĩ tới những
cái vui ngày hôm sau thôi, dù nó tầm thường tới mức nào đi nữa.
o O o
Nhiều năm đã trôi qua. Ông Chaliapine đã quy tiên nhưng hầu hết những
chỗ làm mục tiêu để đi trong lần đi bộ không sao quên được đó nay đã
không còn, cảnh vật đã biến thiên. Nhưng trong bao nhiêu năm đó, triết
lý thực tế của ông đã giúp tôi rất nhiều. Nó đã giúp tôi khi tôi quyết
định học tiếng Anh. Không khi nào tôi tự hỏi: "Phải học bao năm nữa mới
viết được thứ tiếng đó?". Trái lại tôi tự nhủ: "Hôm nay trên tờ báo
Times có hai mươi tám tiếng mình chưa biết. Ngày mai sẽ còn không tới
hai mươi tiếng." Triết lý đó cũng giúp tôi giữ vững được tinh thần khi
vì lầm lỡ của các người hùn vốn, tôi buộc phải trả cho chủ nợ nửa số
tiền mà tôi hy vọng kiếm được trong bốn năm sau. Nếu trong hai trăm lẻ
tám tuần lễ đó, tôi cứ nghĩ bụng rằng phải sống cực khổ thì chắc chắn
tôi đã nản chí mà không kiếm được một đồng nào cả. Nhưng tôi chỉ tự nhủ:
"Thứ hai, thứ tư và thứ sáu, mình sẽ làm cho mình." Nghĩ vậy thì mọi sự
sẽ thay đổi hết. Tôi trả được hết nợ và kiếm được đủ sống, không đến
nỗi thiếu thốn.
Qui tắc trăm bước của Chaliapine là quy tắc vàng. Ai cũng thấy được điều
hữu ích mà đi theo. Có thể rằng cái đích ta nhắm còn xa thăm thẳm,
nhưng không đầy trăm bước là "tới đại lộ 6". Như vậy cứ từng chặng từng
chặng một, chúng ta chẳng những sẽ tới đích, mà trên đường đi còn được
hưởng nhiều cái vui nữa.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Dec/2013 lúc 5:21pm
Cảnh giới từ bên kia cửa tử. Life after life
***
LTS : Hiện
nay, luân hồi tái sinh là một đề tài nóng bỏng ở xã hội phương Tây nói
chung và Mỹ nói riêng. Chương trình "60 minutes" ngày 30.10 cách đây vài
năm có đề cập đến vấn đề luân hồi tái sinh và báo cáo hiện có đến 78%
người
Mỹ (vào khoảng 195.000.000) tin có kiếp trước kiếp sau. Raymond Moody,
giáo sư triết học, bác sĩ y khoa, là một nhà nghiên cứu người Mỹ tiền
phong về vấn đề luân hồi tái sinh, nói rằng, sự hiểu biết về hiện tượng
có đời sống khác sau đời sống này (life after life) đã được giấu nhẹm
rất kỹ cho đến bây giờ. Nếu ai muốn tìm hiểu xem người Mỹ nghĩ thế nào
về luân hồi chỉ việc vào thăm Google, gõ chữ "book on reincarnation" thì
sẽ thấy một con số khổng lồ, hơn 2.000.000 tài liệu gồm sách và các bài
luận giải về nhân quả và luân hồi... * Cách
đây 31 năm, khi cho in cuốn sách đầu tiên "Life After Life" sau nhiều
năm tiếp xúc với những bệnh nhân chết đi sống lại, bác sĩ Moody nói, ông
chỉ ghi lại trung thực những câu chuyện này mà không cố ý chứng minh là
có một đời sống khác sau khi chết. Ông cũng nói thêm rằng, hiện nay
chưa có ai có
thể đưa ra một bằng chứng cụ thể để chứng minh có 1 cảnh giới bên kia
cửa tử, nhưng người ta cũng không thể phủ nhận kinh nghiệm của hơn 8
triệu người lớn ở Mỹ và mấy triệu trẻ con nữa, những người sống lại sau
cái chết lâm sàng đã kể những gì họ thấy được sau khi rời khỏi xác thân
vật lý. Bác
sĩ Moody kể, lần đầu tiên ông được nghe tả về cảnh giới bên kia cửa tử
do người chết hồi dương kể lại (kinh nghiệm cận tử) là khi ông còn là
một sinh viên y khoa triết học ở đại học Virginia. Một giáo sư dạy môn
tâm thần học kể lại cho sinh viên nghe chính ông đã "chết" đi rồi sống
lại 2 lần, cách nhau 10 phút. Ông kể lại những chuyện ly kỳ ông được
chứng kiến trong thời gian ông "chết". Thoạt nghe thì anh sinh viên
Moody cũng lấy làm lạ nhưng không có ý kiến gì. Anh chỉ giữ cái băng thu
âm câu chuyện này để làm tài liệu thôi. Mấy năm sau, ông Moody bây giờ
là giáo sư triết ở 1 trường đại học ở Bắc Carolina. Trong 1 buổi giảng
dạy về thuyết bất tử (Phaedo) của Plato, nhà hiền triết nổi tiếng của Hy
Lạp thời cổ đại, một sinh viên xin gặp riêng để hỏi thêm về vấn đề sống
chết, vì bà của chàng ta đã "chết" trên bàn mổ, sau đó hồi sinh và kể
những câu chuyện bà đã chứng kiến rất hấp dẫn. Giáo sư Moody yêu cầu anh
sinh viên này kể lại từng chi tiết và ông rất đỗi ngạc nhiên khi thấy
những chuyện xảy ra cho bà già này gần giống với những mẩu chuyện ông
được nghe từ thầy của ông mấy năm về trước. Từ đó, ông cố ý thu thập tài
liệu về hiện tượng chết đi sống lại. Ông cũng đưa vấn đề này vào trong
các bài giảng của ông, nhưng không đề cập gì đến 2 trường hợp ông được
nghe. Ông nghĩ rằng, nếu có nhiều người chết đi sống lại thì thế nào
sinh viên cũng sẽ nói ra trong các giờ triết. Quả vậy, trong mỗi một lớp
học
chừng 30 sinh viên, khi nào cũng có một anh xin gặp riêng sau giờ học
để kể cho ông nghe một câu chuyện chết đi sống lại. Có điều lạ là, những
mẩu chuyện này có nhiều tình tiết giống nhau, tuy người có kinh nghiệm
chết đi sống lại gồm nhiều thành phần khác nhau, khác về tôn giáo, về
học vấn, và địa vị xã hội. Khi
Moody theo học y khoa năm 1972 thì ông đã có một hồ sơ dày cộm về những
trường hợp chết đi sống lại. Ông bắt đầu nói đến công cuộc nghiên cứu
của ông với những người ông gặp ở trường y. Sau đó, theo lời yêu cầu của
một người bạn, ông nhận lời thuyết trình về hiện tượng chết đi sống lại
tại 1 Hiệp hội Y sĩ và nhiều hội đoàn khác. Và sau mỗi buổi thuyết
trình, thế nào cũng có người đứng lên kể lại kinh nghiệm chết đi sống
lại của chính mình. Dần dà ai cũng biết tiếng ông, nên nhiều bác sĩ đã
giới thiệu những bệnh nhân họ cứu sống được mà có những kinh nghiệm lạ
lùng trong thời gian họ "chết". Sau khi vài tờ báo đăng tải tin tức về
công cuộc nghiên cứu của ông thì nhiều
người tự động gửi những mẩu chuyện tương tự xảy ra với họ. Ông quyết
định chỉ chú ý đến trường hợp những người do bác sĩ chứng thực là đã
chết lâm sàng (tim ngừng đập, thần kinh não ngưng hoạt động) rồi được
cứu sống lại, và trường hợp những người bị tai nạn, hồn lìa khỏi xác
ngay nhưng sau đó lại hoàn hồn, đã kể những sự việc họ chứng kiến. Trong
mấy trăm câu chuyện chết đi sống lại mà tác giả trực
tiếp được nghe, Moody nhận thấy, tuy kinh nghiệm của mỗi người có điểm
khác nhau nhưng tựu trung thì có thể nói có chừng 15 điểm mà ông thấy
người ta hay nhắc nhở : 1. Ngôn ngữ bất đồng. Người
nào cũng tỏ vẻ bực bội rằng, ngôn ngữ ở cõi trần không thể diễn tả đúng
những sự việc xảy ra ở cõi giới bên kia. Một người trong số đó nói :
"Tôi biết, thế giới mà tôi được thấy là một thế giới có hơn 3 chiều, nên
không thể nào diễn tả được hết những điều tôi muốn nói với thứ ngôn ngữ
3 chiều của chúng ta". 2. Nghe tin mình đã chết. Nhiều
người kể rằng, họ được nghe chính bác sĩ hay những người ở bên cạnh nói
rằng họ đã chết. Bà Martin kể : "Tôi vào bệnh viện nhưng họ không tìm
ra bệnh. Bác sĩ James đưa tôi sang phòng X quang để chụp ảnh gan tìm
bệnh. Vì tôi bị dị ứng với nhiều thứ thuốc nên họ thử trên cánh tay tôi
trước. Thấy tôi không có phản ứng gì, họ liền tiêm cho tôi thứ thuốc ấy.
Nhưng lần này tôi bị phát
dị ứng liền và chết ngay sau đó. Tôi thấy bác sĩ ở phòng X quang vừa
chích thuốc cho tôi, bước đến nhấc máy điện thoại. Tôi nghe rõ ông quay
từng con số và giọng nói của ông : "Thưa bác sĩ James, tôi đã giết bệnh
nhân của ông. Bà Martin chết rồi". Nhưng tôi biết tôi không chết. Tôi cố
cử động, cố tìm cách nói cho họ biết là tôi chưa chết nhưng tôi không
thể làm gì được. Rồi thấy họ làm thủ tục cấp cứu. Tôi nghe họ nói cần
bao nhiêu "cc" thuốc chích cho tôi, nhưng tôi không có cảm giác gì khi
mũi kim chích vào da. Tôi cũng không có cảm giác gì khi họ chạm vào
người". 3. Tâm an bình và tịch tịnh. Số
đông kể rằng, họ tận hưởng được một cảm giác rất an lạc, thật khoan
khoái khi mới thoát ra khỏi cái xác của mình. Một người bị bất tỉnh ngay
sau khi bị thương nặng ở đầu kể rằng, khi mới bị chấn thương thì anh
cảm thấy đau
nhói, nhưng chỉ một thoáng thôi, rồi sau đó anh có cảm tưởng như mình
đang bềnh bồng trôi trong 1 phòng tối. Mặc dù hôm ấy trời lạnh lắm mà
anh cảm thấy rất ấm áp trong khoảng không gian âm u này. Anh thấy tâm
thần mình bình an thoải mái lạ lùng và anh chợt nghĩ "chắc là mình đã
chết rồi". Một
bà vật vã, đau đớn và ngất đi sau một cơn đau tim. Khi được cứu tỉnh bà
kể : "Tôi bắt đầu thấy sung sướng lạ, mọi lo âu buồn phiền biến mất,
chỉ còn lại một cảm giác bình an, thoải mái, thanh tịnh. Tôi không còn
cảm thấy đau đớn nữa". 4. Âm
thanh. Nhiều
âm thanh lạ được tả lại, hoặc khi sắp chết hoặc khi vừa tắt thở. Một
người đàn ông "chết" trong vòng 20 phút trên bàn mổ kể lại, rằng ông đã
nghe một tiếng kêu ù ù rất khó chịu. Tiếng kêu như phát ra từ trong đầu
mình chứ không phải từ bên ngoài. Một người đàn bà kể, khi vừa ngất đi
thì bà nghe một tiếng rì rì lớn và bà cảm thấy đang chơi vơi bay lộn
lòng vòng trong không gian. Bà còn nghe một thứ tiếng khác cũng khó chịu
lắm, như tiếng động lạch cạch, tiếng va chạm hay tiếng rống mà cũng như
tiếng gió hú. Những người khác thì nghe một âm thanh dễ chịu như âm
nhạc, như trường hợp một bệnh nhân "chết" trên đường đi đến bệnh viện,
khi được cứu tỉnh lại ông kể : Ông đã nghe 1 âm thanh như âm ba của
nhiều cái chuông nhỏ từ đằng xa theo gió vọng lại, làm ông nghĩ đến mấy
cái chuông gió của Nhật, và ông chỉ nghe 1 âm thanh này thôi. 5. Đường hầm tối. Ngay
vừa khi nghe tiếng động thì người ta cảm thấy như bị hút mạnh vào một
khoảng không gian tối. Người thì nói giống như một hang động; người thì
bảo sâu hút như một cái giếng; người khác thì mô tả như một khoảng
không, một đường hầm, một ống xoắn, một cái chuồng, thung lũng, ống
cống, hoặc khoảng không của một hình vật thể hình trụ. Tuy được diễn tả
khác nhau nhưng điều này cho thấy, người nào cũng trải qua kinh nghiệm
này. Một bệnh nhân kể : Khi tim anh ngừng đập vì bị dị ứng với thuốc mê
thì anh thấy mình như bay qua một khoảng không tối tăm
như một đường hầm, với tốc độ cực nhanh như một con tàu đang lao đầu
bay xuống ở 1 công trường giải trí. 6. Giây
phút bước ra khỏi xác. Tuy
ai cũng biết rằng, cái "Ta" gồm 2 phần : thân và thức, nhưng ít ai hiểu
biết được phần Thức vì cho rằng, có thân xác vật lý thì trí óc mới hoạt
động được, không thể nào có 1 đời sống nào khác ngoài đời sống với tấm
thân vật lý này. Cho nên, trong quá trình chết đi sống lại, ai cũng bị
ngạc nhiên quá mức khi họ được ngắm nghía thân xác bất động của họ. Thực
khó tưởng tượng được tâm trạng của những người này, khi họ thấy mình
đứng đây mà sao lại còn có thân hình mình nằm bất động ở đằng kia ! Khi
hồn vừa lìa khỏi xác, họ chưa ý thức được mình đã chết nên ngẩn ngơ
không hiểu được hiện tượng này. Nhiều người muốn nhập vào xác mình lại
nhưng không biết làm sao. Có người rất hoảng sợ nhưng cũng có người
không sợ hãi. Một bệnh nhân nói : "Bệnh tôi trở nặng, bác sĩ buộc phải
vào nhà
thương. Sáng hôm ấy tôi thấy một lớp như sương mù bao phủ quanh tôi và
cùng lúc ấy tôi thấy mình bước ra khỏi xác. Tôi thấy mình bềnh bồng bay
lên phía trên và nhìn xuống cái xác mình nằm ở giường. Tôi không thấy sợ
hãi chút nào, chỉ thấy một cảm giác bình yên trong một khung cảnh êm ả
thanh bình. Và tôi nghĩ, có lẽ tôi đang đi về cõi chết. Tôi tự nhủ, rằng
nếu tôi không nhập trở lại được vào cái xác kia thì tôi chết thật rồi,
và như vậy cũng không sao". Nhiều
người nói rằng sau giây phút hoang mang lúc đầu, dần dà họ thấy giác
quan mới của thể hồn bén nhạy hơn. Họ có thể nhìn thật xa, nghe thật rõ,
đọc được ý nghĩ của người khác, và chỉ cần nghĩ đến chỗ nào họ muốn đi
thì đã thấy mình ở đó rồi. Nhưng vì họ không trao đổi gì được với những
người xung quanh nên họ thấy cô đơn buồn tủi. 7. Gặp những thể hồn khác. Nhiều
người kể lại, họ chỉ cảm thấy cô đơn trong chốc lát thôi, sau đó họ
được gặp gỡ và chuyện trò với những người thân, bạn bè quá cố. Một người
phụ nữ kể lại cuộc vượt cạn khó khăn, bà bị mất máu rất nhiều trong khi
sinh. Lúc đó bà nghe bác sĩ nói là bà không sống được
nhưng bà thấy mình vẫn tỉnh táo và ngay khi ấy bà thấy nhiều người vây
quanh bà nhưng chỉ thấy mặt thôi. Họ đông người lắm, lơ lửng ở trên trần
nhà. Bà nhận ra đó là những người thân và quen đã qua đời, bà thấy bà
ngoại của mình và một cô bé bạn học hồi nhỏ cùng nhiều người bà con quen
biết khác. Ai cũng có vẻ tươi cười như chào đón bà ở xa về. Một
người khác kể rằng sau khi người bạn thân tên Bob chết vài tuần thì ông
cũng suýt chết. Ông thấy mình bước ra khỏi thể xác vật chất và có cảm
tưởng như Bob đang đứng cạnh mình. Ông biết đó là Bob nhưng lại trông
không giống như hồi còn sống. Tuy nhìn thấy Bob, nhưng không phải nhìn
bằng mắt vì chính ông cũng không có mắt ! Nhưng lúc ấy ông không nghĩ
đến điều này là lạ vì ông không cần có mắt mà vẫn thấy. Ông hỏi Bob :
"Bây giờ tôi phải đi đâu, chuyện gì đang xảy ra ? Có phải tôi chết rồi
không ? Nhưng Bob không nói gì cả. Suốt mấy ngày tôi ở bệnh viện, Bob
luôn ở bên cạnh tôi nhưng vẫn không trả lời những câu hỏi của tôi cho
đến ngày bác sĩ
tuyên bố là tôi đã thoát chết thì Bob bỏ đi". 8. Đối diện với người ánh sáng. Tuy
tình tiết về kinh nghiệm "chết" của mọi người khác nhau nhưng ai cũng
nói đến cuộc gặp gỡ một vị thân toàn ánh sáng. Đây có lẽ một chi tiết lạ
lùng nhất đã làm thay đổi cuộc đời của những người chết đi sống lại.
Lúc đầu, vị này hiện ra trong thứ ánh sáng lờ mờ, rồi ánh sáng trở nên
rõ dần và sau cùng thì hiện toàn thân trong một thứ ánh sáng rực rỡ. Có
điều lạ là, tuy rực rỡ nhưng không làm chói mắt. Tuy vị này hiện ra như
một tòa ánh sáng mà ai cũng hiểu đây là một người với đầy đủ cá tính
nhân phẩm của một cá nhân. Vị này đã ban phát cho họ một tình thương yêu
không thể dùng
lời nói mà diễn tả được và ai cũng quyến luyến muốn kề cận vị này. Có
một điều lý thú là hầu hết mọi người đều tả dung mạo, phong cách của
người ánh sáng này giống nhau nhưng khi được hỏi người ấy là ai thì mỗi
người nói một cách khác, tùy theo niềm tin tôn giáo của họ. 9. Nhìn lui quãng đời mình. "Người
ánh sáng" nhắc nhở người chết tự kiểm thảo đời mình, và cho người chết
xem lại quãng đời của mình rõ ràng như được chiếu trên màn ảnh lớn, từ
lúc còn nhỏ ở với cha mẹ, lớn lên đi học, đỗ đạt, công danh sự nghiệp
...đều hiện lên rất rõ. "Người ánh sáng" nhắc nhở rằng, ở trên đời không
có gì quan trọng ngoài tình thương. Một người kể rằng, khi ông được xem
quãng đời niên thiếu của ông với cô em gái, người mà ông rất thương
yêu; "người ánh sáng" cho ông xem những lúc ông hành động một cách ích
kỷ hay tỏ lòng trìu
mến săn sóc em mình. "Người ánh sáng" nhấn mạnh đến việc nên giúp đỡ
người khác. Dường như vị này rất chú tâm đến sự học hỏi, cứ nhắc nhở ông
phải lo trau dồi sự hiểu biết của mình và nói rằng, sau khi thật sự giả
từ thế gian để sang cõi này ông cũng vẫn phải tiếp tục học hỏi, vì đó
là một qui trình không gián đoạn. 10. Ranh giới giữa hai cõi. Nhiều
người nhớ rằng, họ đi dần đến một chỗ giống như một bờ ranh, một bờ
sông, một cánh cửa, một vùng sương mù màu xám, một hàng rào, hay chỉ như
một đường vẽ dưới đất. Một người bệnh tim kể : "Sau khi lìa khỏi xác,
tôi thấy mình đang đi trên một cánh đồng thật đẹp, toàn một màu lục,
nhưng khác hẳn màu lục của thế gian và chung quanh tôi tràn ngập một thứ
ánh sáng kỳ diệu. Xa xa đằng trước là một cái hàng rào, tôi vội rảo
bước sang về phía đó thì thấy một người phía bên
kia đang tiến về hàng rào như để gặp tôi, nhưng bỗng nhiên tôi có cảm
tưởng bị kéo thụt lùi, và người phía bên kia thì ngoảnh lưng lại đi về
hướng xa hàng rào". 11. Trở lại cõi trần. Dĩ
nhiên, tất cả những người có kinh nghiệm chết này đều sống lại. Và điều
đáng nói là tất cả đều đổi khác sau khi nhìn thấy thế giới bên kia.
Phần đông nói rằng, khi vừa tắt thở, họ tiếc nuối thân vật lý lắm, và cố
tìm cách trở lại. Nhưng dần dà khi thấy nhiều điều mới lạ ở cảnh giới
bên kia thì họ không muốn trở về nữa, nhất là những người đã được gặp gỡ
"người ánh sáng" và được vị này ban cho một thứ tình thương bao la vô
điều kiện. Nhưng có người thì muốn trở về để tiếp nối một công việc đang
dở dang, hay vì các con đang còn nhỏ. Có người
nghĩ rằng vì người thân của họ níu kéo, cầu nguyện nên họ không "đi"
được như câu chuyện sau đây : "Tôi săn sóc một người cô già. Cô bệnh lần
này khá lâu. Đã mấy lần cô tắt thở, nhưng lại được cứu sống, có lẽ vì
mọi người trong gia đình ai cũng thương cô và cầu nguyện cho cô bình an.
Một hôm cô nhìn tôi và bảo : "Joan, cô đã thấy cõi giới bên kia đẹp
lắm. Cô muốn ở lại bên đó nhưng con và mọi người cứ cầu nguyện cố giữ cô
lại bên này nên cô không đi được. Thôi, con nói mọi người đừng cầu
nguyện cho cô nữa". Và chúng tôi ngưng cầu nguyện thì cô mất một cách
bình yên sau đó". Phần
đông nói rằng, họ không nhớ đã "trở về" như thế nào. Họ nói, họ chỉ
thấy buồn ngủ, rồi mê đi và khi tỉnh dậy thì thấy mình nằm trên giường
bệnh như trước khi được sang thế giới bên kia. Nhưng cũng có người nhớ
rõ chi tiết khi được trở về. Một người kể, khi hồn vừa lìa khỏi xác, ông
thấy mình bị cuốn đi nhanh qua con đường hầm tối. Khi sắp sửa ra khỏi
đường hầm thì ông nghe ai gọi giật tên mình ở
phía sau, và bất thần ông bị lôi tuột trở lại. Một ông khác kể là, hồn
ông bay lên trần nhà nhìn xuống thấy bác sĩ, y tá đang cuống quýt cứu
chữa. Khi bàn sốc đặt vào ngực, toàn thân ông giật nẩy lên và đúng lúc
đó ông bị rớt xuống thẳng đứng như một tảng đá và chui tuột vào thân thể
trên giường. Một người khác thì thấy hồn thoát ra từ đỉnh đầu, như được
tả trong cuốn "Tử Thư Tây Tạng". 12. Kể lại kinh nghiệm "chết". Những
người đã trải qua kinh nghiệm này nhớ rất rõ là, họ đã ngạc nhiên sửng
sốt khi chứng kiến những sự việc đang xảy ra cho họ. Họ bảo chúng đã
thật sự xảy ra chứ không phải do trí tưởng tượng hay ảo giác. Tuy thế,
nhiều người không dám kể hoặc chỉ kể cho một vài người thân mà thôi, vì
họ biết ở xã hội này không ai tin những chuyện như thế, và còn cho là họ
bị bệnh tâm thần. Một cậu bé kể cho
mẹ nghe, nhưng vì em còn nhỏ nên bà mẹ không để ý đến những lời em kể,
từ đó em không kể cho ai nghe nữa. Người thì cố kể cho mục sư của mình
nghe nhưng bị vị này phê bình là mình bị ảo giác. Một cô học trò trung
học muốn kể cho bạn nghe kinh nghiệm lạ lùng của mình nhưng bị cho là
tâm thần nên đành nín lặng. Vì vậy, ai cũng cứ tưởng chuyện này chỉ xảy
ra cho một mình mình thôi. Khi bác sĩ Moody nói với họ rằng, có nhiều
người đã có kinh nghiệm tương tự thì họ có vẻ mừng, vì thấy không phải
mình "điên", không phải chỉ một mình mình thấy những chuyện lạ lùng của
cõi giới bên kia. 13. Thay đổi tâm tư. Như
đã trình bày trên, những người trải qua kinh nghiệm này thường thường
không muốn kể với ai, nhưng họ cảm thấy những gì họ kinh nghiệm đã để
lại một dấu ấn sâu xa trong đời họ, đã mở rộng tầm mắt của họ, đã thay
đổi hẳn lối
nhìn của họ về cuộc đời. Một ông tâm sự : "kể từ ngày ấy, tôi thường tự
hỏi, tôi đã làm gì với cuộc đời của tôi, và khoảng đời còn lại này tôi
sẽ phải sống như thế nào. Ngày trước muốn gì là tôi làm liền, không suy
nghĩ đắn đo. Nay thì tôi thận trọng lắm. Trước khi hành động tôi thường
tự hỏi lòng mình xem việc này có đáng làm hay không hay chỉ có lợi cho
bản thân thôi ? Nó có ý nghĩa gì, có ích lợi gì cho đời sống tâm linh
không ? Tôi không phê phán người khác, không thành kiến, không tranh
cãi. Và tôi thấy hình như mình hiểu rõ mọi sự việc chung quanh một cách
đúng đắn hơn, dễ dàng hơn". Nói
chung, những người chết hồi sinh đều thấy đời mình có một mục đích rõ
ràng hơn, tâm tư thoải mái hơn, đầu óc rộng rãi cởi mở hơn, tình thương
yêu nhiều hơn, và nhấn mạnh đến đời sống tâm linh, cũng như một đời sống
khác sau khi chết. Họ như sực tỉnh khi thấy xưa nay mình chỉ "mãi
sống", và lúc nào tâm tư cũng lo lắng, mưu cầu, sắp đặt cho ngày mai,
hay luyến tiếc quá khứ mà quên sống với giây phút hiện
tại. Họ khám phá rằng, đời sống tinh thần thật sự quí báu hơn đời sống
vật chất nhiều; rằng thân xác vật lý chỉ là nơi tạm trú cho phần tâm
linh. Và họ đều nói đến bài học từ "người ánh sáng" : Ở trên đời, tiền
tài, danh vọng hay bằng cấp cao cũng không đáng gì, chỉ có tình thương, ý
tưởng phụng sự người khác mới đáng kể. Thông điệp thứ hai từ "người ánh
sáng" là : Mọi người nên trau dồi trí tuệ và tình thương, vì sống và
chết là một quá trình được tiếp nối không ngừng. Một
anh chàng trẻ tuổi đang học làm tu sĩ Tin Lành kể, trước kia anh nghĩ
chỉ có những người theo giáo phái của anh mới được cứu rỗi, còn ngoài ra
tất cả đều là tà đạo và sẽ phải xuống hỏa ngục hết. Sau khi gặp "người
ánh sáng" thì anh thay đổi hoàn toàn. Anh thấy vị này hiền hòa, nhân từ
chứ không như niềm tin về sự trừng phạt những người không tin mình như
Thánh Kinh miêu tả. Vị này không hề hỏi han gì về giáo phái của anh đang
theo mà chỉ hỏi anh có biết yêu thương người khác không. 14. Quan niệm mới về cái chết. Sau
khi được thấy cảnh giới đẹp đẽ bên kia, không còn ai sợ chết nữa. Nói
như thế không phải là họ chán sống và muốn đi tìm cái chết. Trái lại, họ
thấy quý đời
sống hơn và hiểu rằng đời sống này là một môi trường tốt cho họ học
hỏi. Họ cho rằng, vì còn nhiều việc cần phải làm nên họ mới "bị" trả về
và làm cho xong, để sau này được ra đi 1 cách nhẹ nhàng. Một
người kể : "Kinh nghiệm này đã thay đổi hẳn cả cuộc đời của tôi mặc dù
chuyện này đã xảy ra lúc tôi mới 10 tuổi. Từ đấy tôi tin tưởng hoàn toàn
rằng, có một đời khác sau đời sống này và tôi không hề sợ chết.
Tôi thường tự cười thầm mỗi khi nghe có người cho rằng chết là hết". Có
người thì ví cái chết như là một sự di chuyển từ một nơi này sang một
nơi khác, hay từ một con người vật chất sang một thể tâm linh cao hơn.
Có một bà, sau khi thấy có nhiều người thân đến chào, có cảm tưởng như
mình được đón tiếp về nhà sau một thời
gian đi chơi xa. Người khác thì nói rằng, dùng từ "chết" để tả lại cảnh
tượng này là không đúng, vì đây giống như một sự thay đổi chỗ ở. Một
người khác nữa thì ví thân thể mình như là nhà tù, và khi chết thì được
thoát ra khỏi cái ngục tù đó ! 15. Chứng cớ cụ thể. Dĩ
nhiên, có nhiều người đặt câu hỏi, những chuyện do người chết hồi sinh
kể lại có thể tin được không, có chứng cớ gì không ? Câu trả lời là có.
Thứ nhất, các bác sĩ thấy các bệnh nhân đã tắt thở, tim đã ngừng đập,
nên họ mới dùng phương pháp cấp cứu, vậy mà sau khi hồi sinh, bệnh nhân
đã dùng danh từ y khoa kể lại đầy đủ chi tiết những gì xảy ra trong khi
họ nằm bất động trên giường !
Một
cô gái sau khi lìa khỏi xác đã đi qua phòng bên cạnh và thấy chị mình
đang ngồi khóc và kêu thầm "Kathy, đừng chết, em ơi đừng chết". Sau khi
hồi tỉnh, cô kể lại chi tiết này và chị cô không hiểu sao cô lại biết rõ
như vậy. Một nạn nhân kể lại đầy đủ tình tiết về những người chung
quanh, họ đã nói những gì, ăn mặc ra sao..v..v... Một bà kể, khi hồn lơ
lửng trên trần nhà, bà thấy một chùm chìa khóa trên một nóc
tủ. Chùm chìa khóa này của một bác sĩ, trong lúc vội vàng đã vứt lên đó
đã mấy ngày trước và quên bẵng đi... Đó
là toàn bộ những câu chuyện được bác sĩ Raymond Moody viết lại. Những
ai muốn tìm hiểu chi tiết về cảnh giới bên kia cửa tử có thể tìm đọc tài
liệu nghiên cứu của nhiều tác giả người Mỹ. Chỉ cần vào Google và ghi
"the life beyond" thì sẽ thấy vô số tài liệu. Khi đọc cuốn "Tử Thư Tây
Tạng" (Tibetan Book of The
Death), tôi thấy có nhiều điểm tương đồng với cảnh giới được diễn tả
trong cuốn "Life After Life" của bác sĩ Raymond Moody. Có một điều lạ
là, những người chết đi sống lại đều nói đến một luồng ánh sáng, hay 1
người sáng, mà họ cho là thiên thần, tùy vào lòng tin tôn giáo. Người
ánh sáng được diễn tả trong cuốn sách của bác sĩ Moody không nói mình
là ai. Vị này dường như thương mến tất cả mọi người và dạy mọi người
rằng làm người phải biết thương thân mình và thương người khác; rằng
hành trang mà người chết có thể mang theo chỉ là tình thương thôi, một
thứ tình thương vô vị kỷ.
Nguyên Ngọc biên soạn
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Dec/2013 lúc 9:17pm
http://phatgiao.org.vn/# -
Chúa Giê Su từng đến Ấn Độ để học Phật pháp?
(PGVN)
Giê-Su đã viếng thăm A Phú Hản, “Nơi ngài đã gặp những người Do Thái”
những người đã trú ngụ ở đấy để trốn tránh sự bạo ngược của hoàng đế Do
Thái Nebuchadnezzar và rồi thì đến Thung Lũng Kashmir, nơi ngài đã sống
nhiều năm.
-
http://phatgiao.org.vn/van-hoa/201310/Moi-xem-Phim-Cuoc-doi-duc-Phat-12257/ - Phim "Cuộc đời đức Phật"
-
http://phatgiao.org.vn/doi-song/201307/duc-Phat-nha-lanh-dao-tai-ba-11477/ - Đức Phật nhà lãnh đạo tài ba
Sự giảng dạy của Giê-Su ở những thành phố thiêng liêng cổ truyền của
Jagannath (Puri), Banares (ở Uttar Pradesh), và Rajagriha (Bihar) và làm
những người Bà La Môn phẩn nộ, họ làm áp lực ngài phải lẫn tránh khỏi
Hy Mã Lạp Sơn sau sáu năm, những nhà sử học và tác giả nói thế. Giê-Su,
nói trong những tài liệu lưu trữ, đã dành sáu năm khác nữa để học hỏi
Phật Pháp ở Hy Mã Lạp Sơn.
|
Jesus meditating in a forest (unknown source)
|
Vấn đề nổi bật trở lại trên chúa Giê-Su Ki-Tô và sự liên hệ của
ngài với Ấn Độ khi thế giới mừng Chúa Giáng sinh vào thứ Sáu. Một số
nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc
13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà.
Có những sự nhắc đến rằng gia đình
Giê-Su (cha mẹ) cư ngụ tại Nazareth, nhưng ngài xuất hiện lần kế ở
Nazareth, khi Giê-Su 30 tuổi. Ngài được nói đã từng lớn lên trong tuệ
giác và phát triển trong những năm vắng bóng, “nhà sản xuất phim Anh
quốc Kent Walwin nói với IANS(1).
Ở đây để nhận phần thưởng Dayawati
Modi vì nghệ thuật, văn hóa , và giáo dục năm 2009, dự án mới nhất của
Walwin, “Tuổi trẻ của Giê-Su: Những Năm Vắng Bóng”, sẽ khám phá những
năm đầu của chúa cứu thế, những điều không được diễn tả trong Thánh
Kinh.
Theo Walwin, bộ phim của ông là “trên
Phúc Âm Tông Đồ, nói rằng Giê-Su được thấy lần cuối cùng ở Tây Á khi
ngài khoảng 13 – 14 tuổi”.
Phần thứ nhất của bộ phim sẽ căn cứ
trên Phúc Âm và phần thứ hai của phim sẽ là “thuần phỏng đoán căn cứ
trên dữ liệu lưu trử”, nhà làm phim nói thế.
Có một vài sự nhắc đến sự liên kết ở
Ấn Độ. Vào năm 1894, một bác sĩ Nga, Nicolas Notovitch, xuất bản một
quyển sách tựa để là “Cuộc đời không được biết của Giê-Su” căn cứ trên
hành trình bao quát của ngài ở A Phú Hản, Ấn Độ, và Tây Tạng.
Trong một trong những chuyến du hành
của mình, ông đã viếng Leh, thủ phủ của Ladakh và ở trong tu viện Phật
Giáo, Hemis, một thời gian khi ngài bị gảy chân.
Tại tu viện, ngài được thấy hai tập
tài liệu lớn màu vàng bằng Tạng ngữ, “Cuộc đời của Thánh Issa”. Giê-Su
được liên hệ như Issa – hay con trai của thượng đế - bởi một nhà học giả
Vệ Đà, người dạy kèm ngài trong thánh kinh Vệ Đà.
Notovitch ghi xuống 200 đoạn kệ từ
văn kiện ở phía sau nhật ký của ông mà ông giữ trong suốt chuyến du
hành. Tài liệu sau này tạo thành một cơn giông bảo ở phương Tây.
Tu sĩ ở tu viện Hemis, tọa lạc khoảng
40 cây số bên ngoài Leh trên đỉnh một ngọn đồi, làm vững thêm huyền
thoại của Giê-Su ở Ấn Độ.
Giê-Su được nói đã từng thăm viếng đất
nước chúng ta và Kashmir để học hỏi Phật Pháp. Ngài được truyền cảm
hứng bởi giới luật và tuệ giác của Đức Phật,” một lạt ma lão thành của
tu viện Hemis đã nói với IANS. Thượng thủ của trường phái Phật Giáo
Drukpa, Gwalyang Drukpa, tu viện trưởng tu viện Hemis, cũng tin tưởng
vào huyền thoại.
Swami Abhedananda, một học giả tâm
linh và nhà tiên tri của Bengal, đã từng du hành đến Hy Mã Lạp Sơn để
khảo sát huyền thoại Giê-Su thăm viếng Ân Độ”. Buổi nói chuyện của ông
về một quyển sách mang tựa đề “Kashmir O Tibetti”, nói về một cuộc viếng
thăm tu viện Hemis ở Ladakh. Nó bao gồm một bản dịch bằng tiếng Bengal
hai trăm đoạn kệ về “Huyền thoại Issa” mà Notovitch đã sao chép lại.
“Mọi người yêu mến ông bởi vì Issa
sống trong hòa bình với những người Vaishyas và Shudras, là những người
ông đã chỉ dẫn và giúp đở,” Roerich nói trong sự trường thuật của ông.
Sự giảng dạy của Giê-Su ở những thành
phố thiêng liêng cổ truyền của Jagannath (Puri), Banares (ở Uttar
Pradesh), và Rajagriha (Bihar) và làm những người Bà La Môn phẩn nộ, họ
làm áp lực ngài phải lẫn tránh khỏi Hy Mã Lạp Sơn sau sáu năm, những nhà
sử học và tác giả nói thế. Giê-Su, nói trong những tài liệu lưu trử, đã
dành sáu năm khác nữa để học hỏi Phật Pháp ở Hy Mã Lạp Sơn.
Quyển sách của học giả Đức, Holger
Kersten, “Giê-Su Đã Sống ở Ấn Độ”, cũng đã kể về câu chuyện những năm
đầu của Giê-Su ở Ấn Độ.
“Người trai trẻ đến vùng Sindh (dọc
theo sông Ấn Hà) cùng với những người buôn bán. Cư ngụ trong những
người Arya với mục tiêu hoàn thiện chính mình và học hỏi những giới luật
của Đức Phật vĩ đại. Người trai trẻ du hành rộng rãi qua những vùng
đất của năm con sông (Punjab), ở lại một thời gian ngắn ngủi với những
người Kỳ Na Giáo (2) trước khi tiến tới Jagannath,” Kersten nói trong
quyển sách của ông.
Trong phiên bản tiếng Anh của Luận
thuyết bằng tiếng Urdu được viêt bởi nhà sáng lập phong trào Hồi Giáo
Ahmaddiya, Hazrat Mirza Ghulam Ahmad (1835-1908), cũng kể về một “chuyến
viếng thăm lần thứ hai của Giê-Su đến tiểu lục địa” (3) sau khi ngài
“được báo cáo thoát khỏi Thánh Giá”.
Giê-Su đã viếng thăm A Phú Hản, “Nơi
ngài đã gặp những người Do Thái” những người đã trú ngụ ở đấy để trốn
tránh sự bạo ngược của hoàng đế Do Thái Nebuchadnezzar và rồi thì đến
Thung Lũng Kashmir, nơi ngài đã sống nhiều năm.
Phụ giải:
(1) · Indo-Asian News Servicehttp://www.ians.inhttp:// http://www.eians.com - www.eians.com
(2) Jain
(3) Ấn Độ
Did Christ come to India to study Buddhism, Vedas?
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,8811,0,0,1,0 - http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,8811,0,0,1,0
TuệUyểnchuyển ngữ/ http://www.daophatngaynay.com - www.daophatngaynay.com
Link gốc: http://www.daophatngaynay.com/vn/Tap-chi-Dao-Phat-Ngay-Nay/Bai-viet-chon-loc/6595-Co-phai-chua-Gie-su-den-An-Do-hoc-Phat-phap.html - http://www.daophatngaynay.com/vn/Tap-chi-Dao-Phat-Ngay-Nay/Bai-viet-chon-loc/6595-Co-phai-chua-Gie-su-den-An-Do-hoc-Phat-phap.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Jan/2014 lúc 4:20am
Đền tháp Borobudur Borobudur Temple ***
Borobudur, a UNESCO http://en.wikipedia.org/wiki/World_Heritage_Site - World Heritage Site , view from the northwest
https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=5&cad=rja&ved=0CDsQFjAE&url=http%3A%2F%2Fvi.wikipedia.org%2Fwiki%2FBorobudur&ei=AdzWUs6dJYuGoQTIrICwBA&usg=AFQjCNHwWyWqQp3O2JbfmP717Phe0QmslQ&sig2=TYf2npQFIUH3Y6V92aU15g&bvm=bv.59568121,d.cGU - https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=6&cad=rja&ved=0CEMQFjAF&url=http%3A%2F%2Fen.wikipedia.org%2Fwiki%2FBorobudur&ei=AdzWUs6dJYuGoQTIrICwBA&usg=AFQjCNGwNFX--e2PP7dt-i5RjN2lLEIeYw&sig2=veYhZFd1t-Gz4ERVr0UCSw&bvm=bv.59568121,d.cGU -
Bình đồ toàn thể đền Borobudur, biểu hiện http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_gi%E1%BB%9Bi - Tam giới : Dục giới kāmadhātu, Sắc giớirūpadhātu, và Vô sắc giới arūpadhātu
http://www.youtube.com/watch?v=I065Jeuf8rk - - - VIDEO: Minecraft Borobudur Timelapse
VIDEO http://www.youtube.com/watch?v=DO96HiSQVm8 - - Borobudur http://www.youtube.com/watch?v=txujqGtB_6g - - Borobudur Temple Compounds (UNESCO/NHK)
http://www.youtube.com/watch?v=ldHd8Z5ZV-c - http://www.youtube.com/watch?v=0TsWYHiKePs - - - Borobudur Temple Ancient Aliens
Nằm ở miền Trung đảo
Java của Indonesia, Borobudur là một ngôi đền tháp Phật giáo khổng lồ nổi lên đột
ngột giữa vùng lòng chảo, xung quanh là rừng rậm. Vào năm 2012, Tổ chức Kỷ lục
thế Giới Guinness đã công nhận đây là công trình đền tháp Phật giáo lớn nhất thế
giới.
Tên gọi Borobudur có gốc
từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là "ngôi Phật tự trên ngọn
đồi". Từ chân đồi khách phải leo hơn 15m mới lên tới nền đền tháp.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Jan/2014 lúc 10:22pm
Hành
Trình Về Phương Đông
(Life
and Teaching of the Masters of the Far East)
Tac
giả: Baird T.Spalding
Dịch
giả: Nguyen Phong
http://www.youtube.com/watch?v=cH4yFPTggtI - http://www.youtube.com/watch?v=cH4yFPTggtI
Jan2014
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Feb/2014 lúc 9:40pm
THIỀN VÀ BỆNH VIỆN (Meditation & Hospital) Hồng Quang
Thế giới đang sử dụng
Thiền như thức ăn như nguồn sống, mà con người không thể thiếu trong cuộc đời
thường. Bài liên hệ phần lớn đến nước Mỹ, nhưng đây là một quốc gia, được xem
như, tân tiến bậc nhất về khoa học kỷ thuật và ngay cả kinh tế nữa.
Bài cung cấp thêm
thông tin, vì lợi ích của con người, của bệnh nhân nên lằn ranh tôn giáo được
giảm thiểu. Một số bệnh viện của Cơ đốc giáo và Do thái giáo cũng áp dụng Thiền
hoặc một số phương thức tương tự.
Theo
đài TV ABC7, mục
Tin
Thế giới tối ngày 10.5.2011, ông
Dan Harris trình bày lợi ích của Thiền dưới dạng như một “talk show”. Bà Diane Sawyer dẫn chương trình cho biết, nhiều bệnh
viện và trung tâm y tế sử dụng Thiền để bổ sung cho thuốc ( http://www.balancedlivingnews.com/articles/share/4255 - Hospitals, Medical Centers Offering Meditation, Integrative Medicine ).
http://www.balancedlivingnews.com/articles/share/4255 - Changing Your Life Through Meditation
Theo
ông Harris, thiền làm giảm căng thẳng, gia tăng hệ miễn nhiểm và người đẹp hơn.
Có nhiều loại, nhưng y giới khuyên sử dụng loại thiền không cần phải thay áo,
không thắp nhang hoặc theo nhóm tôn giáo. Trái lại chỉ cần ba động tác đơn giản:
- 1. Ngồi
thoải mái (Sitting comfortably,
- 2. Tâm
dõi theo sự hít vào, thở ra
(Forcussing your breathing in and out),
- 3. Lúc
tâm tán loạn thì nhẹ nhàng đem tâm trở lại hơi thở (when your mind
wanders, just gently return to your breath).
“Talk show” cho biết, thiền
30 phút mỗi ngày, sẽ làm thay đổi não bộ, hai vùng chứa sự tĩnh thức, từ bi và an lạc
được
gia tăng. Vùng chứa căng thẳng bị giảm. Nhờ vậy mà bệnh
tật có thể được chữa trị, nhất là bệnh liên hệ đến tim mạch, bao tử, gan…
Bà
Diane Sawyer cho biết, tại Mỹ, 1 trong 3 người lớn tuổi, thường bị bệnh tim mà
nguyên nhân chính là do áp huyết cao (high blood pressure). Thiền thở
(breathing meditation) là một trong những phương pháp làm giảm huyết áp công hiệu
nhất. Phí tổn việc chữa trị bệnh tim mạch toàn nước Mỹ là 76 tỉ MK mỗi năm.
Quân
nhân, Giám đốc Điều hành Xí nghiệp, movie stars, học sinh…hành thiền khắp cả nước
(all over America), ông Harris nói như thế.
(Nguồn: Google)
Có đến ba triệu bệnh nhân
được bác sĩ khuyên nên hành thiền. Bà Diane Sawyer dẫn thông tin của Đại học Harvard Medical School và cho biết, có
40 % dân Mỹ tìm phương pháp thay đổi và bổ sung cách chữa trị (40% of Americans
use alternative and complementary treatment). Nếu tính đến ngày hôm nay (2014),
sau gần 3 năm, con số có thể là 150 triệu người tìm một phương pháp chữa trị
khác như Thiền hoặc các môn như yoga, tai chi…**
Buổi
“talk show” tuy ngắn, chỉ hơn 5 phút, nhưng ảnh hưởng rất sâu rộng đến các
trung tâm y tế và bệnh viện khắp nước Mỹ. Bản tin của Đại học Harvard có đăng mẫu
tin quan trọng nầy, được gởi đến nhiều cơ quan y tế, với hàm ý, đề nghị các nơi
nầy sử dụng Thiền vì lợi ích của bệnh nhân. Nhưng thực tế, theo tin trên mạng,
nhân viên các nơi nầy có theo dỏi tin của đài ABC. Họ đã và đang dùng thiền
song hành với thuốc để điều trị.
Danh
sách dưới đây cho thấy, sau khi đài TVABC7
trình bày về lợi ích của thiền, có thêm rất nhiều trung tâm y tế đã sử dụng
Thiền hoặc các môn tương tự. Trong đó có một số bệnh viện thuộc các tín ngưỡng
khác nhau.
1. Trung tâm ung thư bang Arizona thiết
lập chương trình 12 tuần lễ “Mind-Body Medicine Skills Group program” (Đây cũng là một loại thiền với tên
gọi khác).
2.
Cơ sở ung thư Roy and Patricia Disney thuộc Trung tâm y tế Cơ đốc, TP. Burbank, California áp dụng Thiền, Yoga và các cách chữa
trị khác cho bệnh nhân.
3.
Trung tâm California Pacific Medical Center hướng dẫn bệnh nhân về tiến trình
của việc giải phẫu, đồng thời hướng dẫn Yoga,
Thiền, tai chi (Thái cực quyền) để bệnh nhân hồi phục sức khỏe mau chóng
sau khi mổ.
4.
Tại Los Angeles, Trung tâm the Mindful
Awareness Research Center (MARC) hướng dẫn thiền qua mạng ( http://marc.ucla.edu/body.cfm?id=22&oTopID=22 - guided meditations
on its website ).
5. Đại học California Sciences, San Diego, cung cấp Thiền chánh niệm giảm căng thẳng cho
các bệnh nhân ung thư (provides
mindfulness-based stress relief for cancer patients).
6.
Trung tâm
ung thư “The Dorcy Cancer Center” tại St. Mary-Corwin Medical Center, Pueblo,
bang Colorado, mở lớp dạy cho bệnh nhân Thiền, Yoga và Tai chi.
7. Trung tâm Cơ
đốc Christiana Care Health System, New
Castle, Del., Cũng có lớp Yoga (Thiền
yoga) cho người sắp sinh.
8. Bệnh viện Northwestern Memorial Hospital,
Chicago, Ill. Chuyên bệnh Parkinson cũng hướng
dẫn thiền cho những bệnh nhân mất ngủ (provides meditation services for those
with insomnia).
9.
Trung tâm bệnh viện Do thái (The Jewish Hospital Medical Center) cung cấp
chương trình “Tâm / Thể” và bổ sung
những phương thức chữa trị thành một thể thống nhất (offers a variety of mind / body and integrative treatment
modalities).
10. Trung tâm y tế Do Thái Beth
Israel Deaconess Medical Center, Boston, M***achusettes, cũng có những lớp
Thiền cho bệnh nhân.
11. Trung tâm ung thư trẻ em tại
Đại học H***enfeld Children's Cancer Center, NY.
12. Trung tâm tạo sinh Đại học
NY.
13. Trung
tâm Tin lành Wake Forest Baptist Medical Center, Winston-Salem, N. C.
14. Bệnh
viện Giê-su (Christ Hospital), bang Ohio.
15. Trung tâm ung thư Đại học
Texas MD, TP. Houston
(danh sách còn dài).
Qua đó, chúng ta thấy, thiền sức khỏe đã
tràn ngập vào, không những chỉ có các cơ sở y tế mà khắp mọi nơi vì lợi ích của
thiền đối với cuộc sống. Con người càng văn minh, khoa học càng tiến bộ thì
thiền càng được sử dụng như một dược liệu bổ ích cho tất cả mọi người, mọi tầng
lớp và không thể thiếu cho kiếp nhân sinh.
Các bài viết trước tôi đã đề cập trên 10 thứ bệnh quan trọng có thể chữa bằng
thiền như tim, gan, tì, phế, thận, ung thư, tiểu đường, sida, nhức mỏi, cao
huyết áp…Bài nầy, sẽ trình bày thêm hai chứng bệnh khác được chữa bằng thiền.
a. Thiền đi (Walking Meditation).
Thiền đi (thiền hành)
được chia làm hai loại: Đi bộ theo lối thông thường (traditional
walking exercise (TWE), và thiền đi trong tĩnh thức theo
cách Phật Giáo (Buddhism
Walking Meditation).
Đối tượng của cuộc nghiên cứu là tìm xem ảnh
hưởng của thiền hành chánh niệm theo
Phật Giáo và lối đi bộ thông thường, trên các chứng bệnh trầm cảm, sức khỏe và
mạch máu bị co lại.
Ban thí nghiệm, chọn
45 người cao niên, tuổi từ 60-90 có bệnh trầm cảm nhẹ hoặc trung bình. Số người
được chia thành hai nhóm. Một nhóm đi bộ theo lối truyền thống. Nhóm kia đi bộ
theo phương pháp chánh niệm thiền Phật giáo (Buddhism-based walking meditation,
viết tắt BWM). Thời
gian thí nghiệm là 3 lần một tuần và liên tục 12 tuần.
Kết
quả,
bắp thịt mạnh khỏe, linh hoạt đàn hồi uyển chuyể hơn,
tim phổi điều hòa (cardiorespiratory) được gia tăng trong cả hai nhóm (chỉ
số y khoa, p>0.05).
Cả hai cách đi bộ đều cho thấy sự giảm thiểu đáng kể những loại hóa
chất acid đặc ở trong máu (triglyceride).
Nhưng chứng trầm cảm,
các chất hóa học trong cơ thể như cholesterol (mỡ trong máu), cortisol và interleukin chỉ
giảm trong nhóm thực hành thiền chánh niệm
mà thôi (decreased only in the BWM group).
Nhóm nghiên cứu kết luận: Thiền đi bộ trong
tĩnh thức của Phật giáo có khả năng làm giảm trầm cảm, gia tăng những hoạt chất
cho sức khỏe, tiểu mạch (vascular) tái hoạt
động, và cho thấy, những tiến triển tổng quát về mọi mặt được cải thiện hơn là
lối đi bộ thông thường (and
appears to confer greater overall improvements than the traditional walking
program).
(Nguồn: 24372522. PubMed
- as supplied by publisher).
b. Một thế kỷ mới cho những cuộc nghiên cứu tâm (A new era for mind studies)
(Nguồn: Google)
Trước lúc
bàn đến cuộc thí nghiệm, chúng ta nên biết qua bệnh Parkinson là gì?
(What Is Parkinson's
Disease?)
Đó là một thứ bệnh liên hệ đến tế
bào não bị rối loạn, ảnh hưởng đến việc di chuyển, không kiểm soát được các cơ
bắp, và mất thăng bằng. Triệu chứng thường thấy là tay chân bị run, khó cầm giữ
bất cứ một vật gì nếu bệnh nặng.
(Parkinson's disease is a fairly common age-related and progressive
disease of brain cells (brain disorder) that affect movement, loss of muscle
control, and balance. Usually, the first symptoms include a tremor (hand, foot,
or leg), also termed a "shaking palsy".
Phương pháp chữa trị
là nên theo các chỉ dẫn của Bác sĩ chuyên khoa, thiền tập mỗi ngày 20 phút /
hai lần, và thiền hành như thí nghiệm dưới đây cho thấy.
Đối tượng cuộc nghiên cứu là tìm hiểu sự thay đổi cấu trúc của não qua việc
sử dụng thiền trên người có bệnh run tay (Parkinson's Disease (PD).
27 bệnh nhân trong tổng số 30 người
được chọn, và chia làm 2 nhóm. Nhóm 14 người tham gia 8 tuần lễ chương trình
thiền Chánh niệm (Mindfulness based intervention, viết tắt MBI). Nhóm 13 người
chỉ được chữa trị theo thuốc men (usual care). Kết quả cho thấy vùng chất xám
bên phải của hạch hạnh nhân trong não bộ của nhóm thực hành Thiền chánh niệm,
trở nên dày hơn so với nhóm kia.
(Nguồn: Google)
HÌNH NÃO BỘ: Bình
thường Bị bệnh Parkinson
Kết luận của nhóm nghiên cứu (CONCLUSIONS):
- Đây là một số phân tích bước đầu trên khoa niệu học cho
thấy Thiền MBI có ảnh hưởng đến bệnh PD.
- Vùng chất xám GMD (gray matter density) trong bộ não
của nhóm MBI được gia tăng. Đây là điểm then chốt đóng một vai trò quan trọng
trong việc tìm phương pháp chữa trị bệnh run tay PD.
- Những vùng (biến đổi) nầy nói lên sự chuyển biến
gián tiếp do ảnh hưởng của thiền MBI.
Nguồn: (2013 Dec;115(12):2419-25. doi:
10.1016/j.clineuro.2013.10.002)
TÓM
LƯỢC
Thiền không còn bị đóng khung trong các tu viện, mà Thiền đã tung cánh bay
vào hang cùng ngõ hẻm toàn khắp thế giới. Chỗ nào có con người, những ai có
bệnh tật hay muốn đẹp hơn, thông minh hơn, sống thọ hơn và sống có hạnh phúc
hơn thì Thiền là người bạn đời tốt và
trung thành nhất.
Phật Thích Ca thường dạy, ta ra
đời vì lợi ích của chúng sanh, chứ không phải riêng cho một ai. Do đó việc hành
thiền không nên có màu sắc tôn giáo, để con người từ tất cả các tín ngưỡng khác
có thể gần, thân thiện và yêu thương nhau hơn.
Mỹ, một trong những nước văn minh nhất thế giới, ước lượng có khoảng 150
triệu người hành thiền vì sức khỏe. Nhiều cơ sở y tế đã sử dụng thiền song hành
với thuốc để trị liệu như đã trình bày ở trên. Phải chăng đó là một bài học mà
Việt Nam chúng ta nên tìm hiểu.
Đất nước, sau những năm dài chinh chiến, đang trên đà từng bước khắc phục để
dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường, thì Thiền có lẽ không nên thiếu
trong tất cả các bộ các ngành, các cơ sở, nhất là nhiều bệnh viện đang bị quá tải, bệnh nhân
không đủ tiền chữa trị.
Tình trạng quá tải ở một bệnh viện ở TP. HCM
Hai ba người nằm chung một giường bệnh
|
Chờ đợi để khám bệnh
|
Thiền có
thể góp phần giải quyết những vấn nạn nầy một cách có hiệu quả mà không tốn tiền.. Mỗi ngày chỉ tốn vài chục phút ngồi
thiền là sẽ thấy hiệu nghiệm ngay. Chư Tăng Ni Giáo hội Phật Giáo và những
người am tường Thiền cũng sẽ sẵn sàng tiếp tay với các cơ quan y tế để giảm bớt
vấn nạn bệnh viện quá tải và, giúp bệnh nhân chóng lành bằng phương
thức
Thiền Thuốc song hành. Phải chăng nên như
thế? Vâng. Đó là giải pháp mà nhiều quốc gia tân tiến đã và đang áp dụng.
() (Nguồn: Google)
Chấp tay nguyện cầu cho dân tộc và nhân loại xem thiền như một lương thực
không thể thiếu trong cuộc đời nầy.
Hồng Quang
25.1.2014
GHI
CHÚ
*ABCNEWS.COM, Health, ngày
10.5.2011. ABC
World News: Hospitals, Medical Centers Offering Meditation, Integrative
Medicine.
http://www.balancedlivingnews.com/articles/share/4255 - http://www.balancedlivingnews.com/articles/share/4255 /.
** Con số 40% của thời điểm tháng 5.2011. Hôm nay là tháng 2.
20014 (gần 3 năm). Ta có thể ước lượng khoảng 150 triệu người, tức là 1/2 dân số
toàn nước Mỹ (316 triệu người, năm 2013).
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-98_4-19844/thien-va-benh-vien.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Feb/2014 lúc 9:14pm
Ngôi Chùa SHWEDAGON :
Một kiệt tác nghệ thuật của nhân loại
Bọc 60 tấn vàng và trang trí bằng
hàng nghìn viên kim cương, hồng ngọc, chùa Shwedagon được đánh giá là
một kiệt tác nghệ thuật khổng lồ của nhân
loại.
Nằm trên đồi Singuttara, chùa
Shwedagon hay Chùa Vàng ở Yangoon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất
của đất nước Myanmar.
Từ chân đồi có 4 lối leo lên chùa. Mỗi lối
lên có một cặp chinthe (sư tử thần) hết sức bề thế canh
gác.
Chùa Shwedagon bao gồm 1.000 đơn thể chùa
bao quanh tòa tháp trung tâm. Tòa tháp vàng khổng lồ này cao tới 99m
chính là tâm điểm của ngôi chùa, gồm 3 phần chính: đáy tháp, thân tháp
và đỉnh tháp. Quanh bảo tháp còn có 64 ngôi tháp nhỏ.
Tòa bảo tháp này được bao bọc bằng 60 tấn
vàng lá. Đó là những tấm vàng cực mỏng được các thợ thủ công chế tác
bằng kỹ thuật truyền thống. Các tín đồ mua các tấm vàng dâng nhà chùa để
dát vào tháp. Việc dát này bắt đầu có từ thời Hoàng hậu Shin
Sawbu.
Phần đỉnh tháp được nạm 5.448 viên kim
cương và 2.317 viên hồng ngọc. Trên cùng là cánh hình cờ và ở vị trí
cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat (15g
g).
Bên trong và các bức tượng bên trong
chùa cũng được dát vàng lộng
lẫy.
Các chi tiết kiến trúc của chùa được
chế tác rất tinh xảo.
Theo truyền thuyết và theo ghi chép
của các nhà sư, ngôi chùa có từ trước khi Phật qua đời, nghĩa là có cách
đây 2.500 năm. Tuy nhiên các nhà khảo cổ học cho rằng công trình được
xây lần đầu vào khoảng thời gian từ thế kỷ 6 đến thế kỷ
10.
Ban đầu, tòa tháp chính của chùa chỉ cao
khoảng hơn 20m nhưng sau đó liên tục được xây bổ sung và đến thế kỷ 18
đã đạt chiều cao 99m như hiện tại.
Trong quá trình tồn tại, chùa
Shwedagon đã phải trải qua nhiều thời khắc lịch sử đen tối. Năm 1608,
một toán quân Bồ Đào Nha đã cướp phá chùa. Tháng 5/1824, quân Anh xâm
lược Myanmar đã chiếm đóng và biến ngôi chùa thành một pháo đài, tới hai
năm sau mới rút đi.
Trong chiến tranh Anh-Miến thứ hai, quân
Anh lại chiếm đóng chùa và lần chiếm đóng này kéo dài tới 77 năm, đến
tận năm 1929. Trong khoảng thời gian này, người dân vẫn được vào lễ
chùa.
Những trận động đất cũng nhiều lần gây
thiệt hại lớn cho chùa. Hai trận động đất vào năm 1768 và 1970 đã khiến
đỉnh tháp bị rơi, khiến chính quyền phải tiến hành sửa
chữa.
Từ lâu chùa Shwedagon trở thành nơi hành
hương của các tín đồ Phật giáo Myanmar. Theo quy định, khi vào chùa phải
cởi giày dép. Người Myanmar thường đi vòng quanh tháp theo chiều quay
của kim đồng hồ.
Trong chùa có 7 bồn nước tương ứng với 7
hành tinh và với 7 ngày trong tuần. Đó là nơi những người có sinh nhật
trùng vào ngày đó tới tưới nước tắm cho tượng
Phật.
Ngày nay, chùa Shwedagon đã trở
thành địa điểm du khách quốc tế không thể bỏ qua mỗi khi đến thành phố
Yangoon của Myanmar.
https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&ved=0CDMQFjAB&url=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fmedia%2Fset%2F%3Fset%3Da.438604286266455.1073741837.248929065233979%26type%3D3&ei=JCr8Usu4J9GfiQfC6oDwDQ&usg=AFQjCNE5lYBYhhtxebmUpb4zPRahJuG5mA&sig2=_3fh_1uHCP7FNRzJL9o7Lw&bvm=bv.61190604,d.aGc - Ngôi chùa bọc 60 tấn vàng kiệt tác nghệ thuật của nhân loại ... https://www.facebook.com/media/set/?set=a.438604286266455...3
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=4&cad=rja&ved=0CEIQFjAD&url=http%3A%2F%2Fptdvo.blogspot.com%2F2014%2F01%2Fngoi-chua-boc-60-tan-vang-kiet-tac-nghe.html&ei=JCr8Usu4J9GfiQfC6oDwDQ&usg=AFQjCNGlihgVtvnY6R4BpQD3lFeL7usdQw&sig2=K0WvTA5vMrl-aZAlp5mFkA&bvm=bv.61190604,d.aGc - Ngôi chùa bọc 60 tấn vàng kiệt tác nghệ thuật của nhân loại. ptdvo.blogspot.com/2014/.../ngoi-chua-boc-60-tan-vang-kiet-tac-nghe.h...
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Mar/2014 lúc 7:33pm
5 điều tu học căn bản
http://4.bp.blogspot.com/-wpM31xPZfok/UxSRdtq7TkI/AAAAAAAABSA/LPBQ2PLyd6Q/s1600/But+Galvin.jpg">
Trong
sự tu tập, ta hãy thực tập với những gì đang xảy ra với chính ta ngay
trong giây phút này, với tư tưởng, cảm xúc của mình, với ngay cả những
bất an của mình. Nó có nghĩa là ta hãy thực
tập bằng con người thật của chính mình, ngay nơi đây, trong giây phút
này. Và đó mới thật sự là một công phu chân thật.
Và năm điều sau đây có thể giúp chúng ta thực hiện được việc ấy:
1. Thời gian hoàn hảo nhất để thực tập là ngay bây giờ –
chứ không phải là ngày mai hay tuần tới, cũng không phải là khi nào ta
ít bận rộn hơn, nhưng phải là ngay lúc này. Trong giây phút này ta đâu
có thiếu thốn điều kiện nào đâu? Phương pháp thực tập lúc nào cũng có
mặt. Tất cả những “nhưng mà”, “tại vì” trên cuộc đời này chỉ là những
sự bào chữa, ngăn cản không cho ta gặp gỡ và tiếp xúc được với giờ phút
hiện tại.
2. Nơi chốn hoàn hảo nhất để thực tập là chính ngay nơi ta đang có mặt –
chứ không phải là trong một thiền viện nào ở Miến điện, Thái Lan hay
Nhật Bản, cũng không phải ở một trung tâm tu học, hay khi ngồi xuống
trên tọa cụ của mình. Lúc nào ta cũng muốn so sánh nơi này với lại điều
kiện ở nơi khác. Nhưng thay vì đòi hỏi hay tìm kiếm, ta hãy thực tập
ngay ở đây, nơi ta đang đứng, đang đi, hay đang ngồi. Hãy bắt đầu thực
tập.
3. Lời dạy hoàn hảo nhất là những gì đang có mặt ngay trước ta.
Thiền sư Richard Baker Roshi có lần kể lại một giấc mơ. Trong mơ ông
thấy mình đang suy nghĩ cố tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề nào đó,
và ngay lúc ấy điện thoại reo vang. Ông làm ngơ đi, không trả lời, và
tiếp tục cố gắng tập trung tìm cho ra câu trả lời. Đến khi tiếng chuông
reo thứ ba mươi thì ông nhấc điện thoại lên, bên kia đầu
dây có người nói cho ông biết câu trả lời mà ông đang bận rộn, mê mải
tìm kiếm. Rất nhiều khi cái có mặt ngay trước mắt, mà ta cho rằng không
cần thiết, lại chính là điều mà mình đang tìm kiếm.
4. Vị thầy hoàn hảo nhất là người đang có mặt với ta. Vì
đó là một mối tương quan có thật, chứ không phải một sự so sánh, hơn
thua. Chúng ta vẫn có thể học được rất nhiều từ những vị thầy, hay
những người bạn vẫn còn có những lầm lỗi.
5. Người học trò hoàn hảo nhất chính là ta. Trong
ta có đủ tất cả những điều kiện và yếu tố cần thiết cho sự thực
tập. Bạn là một người hoàn toàn có đầy đủ khả năng, và khi bạn ý thức
được điều này, bạn sẽ tìm thấy được những hỗ trợ cần thiết cho sự thực
tập của mình. Và đây là điều quan trọng nhất trong năm điều.
Sự
sống của chúng ta bao giờ cũng có những liên hệ rất mật thiết với tất
cả, và những gì cần thiết cho sự thực tập của mình bao giờ cũng đang
hiện hữu ngay trước mắt trong giờ phút này. Ta bao giờ cũng rộng lớn hơn
mình vẫn nghĩ.
Giác ngộ là một sự cố gắng
nhưng không hề có chút gì tham ái
Mặt nước trong xanh đến tận đáy hồ
một con cá bơi lội thong dong như cá
Bầu trời trong xanh mênh mông vô cùng tận
một con chim bay ngang tự tại như chim
− Đạo Nguyên
Trích từ “Đức Phật bên trong” – nguyễn duy nhiên
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Mar/2014 lúc 7:41pm
BỘ SÁCH ĐIỆN TỬ (EBOOK) TIẾNG VIỆT
CỦA KRISHNAMURTI
ÔNG KHÔNG DỊCH
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K01-S%E1%BB%94-TAY-C%E1%BB%A6A-KRISHNAMURTI-Krishnamurtis-NoteBook-D%E1%BB%8Bch-2005-S%E1%BB%ADa-2013.pdf - -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K02-GHI-CH%C3%89P-C%E1%BB%A6A-KRISHNAMURTI-Krishnamurti%E2%80%99s-Journal-D%E1%BB%8Bch-2005-S%E1%BB%ADa-2013.pdf - K02-GHI CHÉP CỦA KRISHNAMURTI (Krishnamurti’s Journal)-Dịch 2005-Sửa 2013
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K03-KRISHNAMURTI-%C4%90%E1%BB%98C-THO%E1%BA%A0I-Krishnamurti-To-Himself-D%E1%BB%8Bch-2006-s%E1%BB%ADa-2013.pdf - K03-KRISHNAMURTI ĐỘC THOẠI (Krishnamurti To Himself)-Dịch 2006-sửa 2013
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K04-NG%E1%BA%AAM-NGH%C4%A8-H%C3%80NG-NG%C3%80Y-C%C3%99NG-KRISHNAMURTI-Daily-Meditation-With-Krishnamurti-D%E1%BB%8Bch-2005-s%E1%BB%ADa-2013.pdf - K04-NGẪM NGHĨ HÀNG NGÀY CÙNG KRISHNAMURTI (Daily Meditation With Krishnamurti) -Dịch 2005-sửa 2013 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K06-TH%C6%AF-G%E1%BB%ACI-TR%C6%AF%E1%BB%9CNG-H%E1%BB%8CC-Letters-to-Schools-D%E1%BB%8Bch-2006-S%E1%BB%ADa-2013.pdf - K06-THƯ GỬI TRƯỜNG HỌC (Letters to Schools)-Dịch 2006-Sửa 2013 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K08-NGH%C4%A8-V%E1%BB%80-NH%E1%BB%AENG-%C4%90I%E1%BB%80U-N%C3%80Y-Think-On-These-Things-D%E1%BB%8Bch-2006-S%E1%BB%ADa-2013.pdf - K08-NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY (Think On These Things)-Dịch 2006- Sửa 2013 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K10-B%C3%80N-V%E1%BB%80-TH%C6%AF%E1%BB%A2NG-%C4%90%E1%BA%BE-On-God-D%E1%BB%8Bch-2008.pdf - K10-BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ (On God)-Dịch 2008 http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K11-B%C3%80N-V%E1%BB%80-LI%C3%8AN-H%E1%BB%86-On-Relationship-D%E1%BB%8Bch-2008.pdf - K11-BÀN VỀ LIÊN HỆ (On Relationship)-Dịch 2008 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K13-B%C3%80N-V%E1%BB%80-S%E1%BB%90NG-v%C3%A0-CH%E1%BA%BET-On-Living-Dying-D%E1%BB%8Bch-2009.pdf - K13-BÀN VỀ SỐNG và CHẾT (On Living & Dying)-Dịch 2009 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K15-S%E1%BB%B0-TH%E1%BB%A8C-D%E1%BA%ACY-C%E1%BB%A6A-TH%C3%94NG-MINH-T%E1%BA%ADpI-The-Awakening-of-Intelligence-D%E1%BB%8Bch-2009-S%E1%BB%ADa-l%E1%BA%A1i-2013.pdf - K15-SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH-TậpI (The Awakening of Intelligence)-Dịch 2009- Sửa lại 2013 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K17-B%C3%80N-V%E1%BB%80-XUNG-%C4%90%E1%BB%98T-On-Conflict-D%E1%BB%8Bch-2009.pdf - K17-BÀN VỀ XUNG ĐỘT (On Conflict)-Dịch 2009 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K19-V%C6%AF%E1%BB%A2T-KH%E1%BB%8EI-B%E1%BA%A0O-L%E1%BB%B0C-Beyond-Violence-D%E1%BB%8Bch-2009.pdf - K19-VƯỢT KHỎI BẠO LỰC (Beyond Violence)-Dịch 2009 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K21-S%E1%BB%90NG-CH%E1%BA%BET-C%E1%BB%A6A-KRISHNAMURTI-Ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-B%E1%BB%9Fi-Mary-Lutyens-D%E1%BB%8Bch-2009.pdf - K21-SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI (Tiểu sử) Bởi Mary Lutyens-Dịch 2009
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K22-NGHI-V%E1%BA%A4N-KH%C3%94NG-%C4%90%C3%81P-%C3%81N-The-Impossible-Question-D%E1%BB%8Bch-2010.pdf - K22-NGHI VẤN KHÔNG ĐÁP ÁN (The Impossible Question)-Dịch 2010 http://jemedi.com/krishnamurti/wp-content/uploads/2011/09/K22-Nghi-v%E1%BA%A5n-kh%C3%B4ng-%C4%91%C3%A1p-%C3%A1n-g%E1%BB%ADiTVHS-Th2-2010.pdf -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K24-C%C3%81-TH%E1%BB%82-V%C3%80-X%C3%83-H%E1%BB%98I-Individual-and-Society-D%E1%BB%8Bch-2010.pdf - K24-CÁ THỂ VÀ XÃ HỘI (Individual and Society) -Dịch 2010
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K25-B%C3%80N-V%E1%BB%80-KI%E1%BA%BEM-S%E1%BB%90NG-%C4%90%C3%9ANG-%C4%90%E1%BA%AEN-On-Right-Livelihood-D%E1%BB%8Bch-2010-S%E1%BB%ADa-2013.pdf - K25-BÀN VỀ KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN (On Right Livelihood) Dịch 2010-Sửa 2013 http://jemedi.com/krishnamurti/wp-content/uploads/2011/09/nature25.jpg -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K27-T%C6%AF%C6%A0NG-LAI-NH%C3%82N-LO%E1%BA%A0I-The-Future-of-Humanity-D%E1%BB%8Bch-2010.pdf - K27-TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI (The Future of Humanity)-Dịch 2010
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K28-S%E1%BB%B0-K%E1%BA%BET-TH%C3%9AC-C%E1%BB%A6A-TH%E1%BB%9CI-GIAN-The-Ending-of-Time-D%E1%BB%8Bch-2010.pdf - K28-SỰ KẾT THÚC CỦA THỜI GIAN (The Ending of Time)- Dịch 2010 http://jemedi.com/krishnamurti/wp-content/uploads/2011/09/social28.jpg - -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K30-C%C3%81I-G%C6%AF%C6%A0NG-C%E1%BB%A6A-S%E1%BB%B0-LI%C3%8AN-H%E1%BB%86-The-Mirror-of-Relationship-D%E1%BB%8Bch-2010.pdf - K30-CÁI GƯƠNG CỦA SỰ LIÊN HỆ (The Mirror of Relationship)-Dịch 2010 http://jemedi.com/krishnamurti/wp-content/uploads/2011/09/K30-Cai-Tri-va-Suy-NGhi.pdf - -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K32-T%E1%BA%A0I-SAO-B%E1%BA%A0N-%C4%90ANG-%C4%90%C6%AF%E1%BB%A2C-GI%C3%81O-D%E1%BB%A4C-Why-are-you-being-educated-D%E1%BB%8Bch-2011.pdf - K32-TẠI SAO BẠN ĐANG ĐƯỢC GIÁO DỤC (Why are you being educated)-Dịch 2011 http://jemedi.com/krishnamurti/wp-content/uploads/2011/09/K32-b%C3%A0n-v%E1%BB%81-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt.pdf - -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K34-TI%E1%BB%82U-S%E1%BB%AC-KRISHNAMURTI-T%E1%BA%ADp-I-Krishnamurtis-Biography-D%E1%BB%8Bch-2011.pdf - K34-TIỂU SỬ KRISHNAMURTI-Tập I (Krishnamurti’s Biography-Dịch 2011 http://jemedi.com/krishnamurti/wp-content/uploads/2011/09/K34-Tap2-TIEUSU-KRISHNAMURTI.pdf - -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K36-TRUY%E1%BB%80N-TH%E1%BB%90NG-V%C3%80-C%C3%81CH-M%E1%BA%A0NG-Tradition-Revolution-D%E1%BB%8Bch-2011.pdf - K36-TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG (Tradition & Revolution)-Dịch -2011
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K38-GI%C3%81O-D%E1%BB%A4C-%C3%9D-NGH%C4%A8A-C%E1%BB%A6A-S%E1%BB%90NG-Education-Significance-D%E1%BB%8Bch-2011.pdf - K38-GIÁO DỤC& Ý NGHĨA CỦA SỐNG (Education & Significance)-Dịch 2011
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K39-CU%E1%BB%98C-%C4%90%E1%BB%9CI-TR%C6%AF%E1%BB%9AC-M%E1%BA%B6T-Life-Ahead-D%E1%BB%8Bch-2011.pdf - K39-CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT (Life Ahead)- Dịch 2011
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K40-G%E1%BA%B6P-G%E1%BB%A0-S%E1%BB%B0-S%E1%BB%90NG-Meeting-Life-D%E1%BB%8Bch-2011.pdf - K40- GẶP GỠ SỰ SỐNG (Meeting Life)- Dịch-2011
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K01-S%E1%BB%94-TAY-C%E1%BB%A6A-KRISHNAMURTI-Krishnamurtis-NoteBook-D%E1%BB%8Bch-2005-S%E1%BB%ADa-2013.pdf - K01-SỔ TAY CỦA KRISHNAMURTI (Krishnamurti’s NoteBook)- Dịch 2005-Sửa 2013
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K03-KRISHNAMURTI-%C4%90%E1%BB%98C-THO%E1%BA%A0I-Krishnamurti-To-Himself-D%E1%BB%8Bch-2006-s%E1%BB%ADa-2013.pdf - K03-KRISHNAMURTI ĐỘC THOẠI (Krishnamurti To Himself)-Dịch 2006-sửa 2013
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K04-NG%E1%BA%AAM-NGH%C4%A8-H%C3%80NG-NG%C3%80Y-C%C3%99NG-KRISHNAMURTI-Daily-Meditation-With-Krishnamurti-D%E1%BB%8Bch-2005-s%E1%BB%ADa-2013.pdf - K04-NGẪM NGHĨ HÀNG NGÀY CÙNG KRISHNAMURTI (Daily Meditation With Krishnamurti) -Dịch 2005-sửa 2013 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K06-TH%C6%AF-G%E1%BB%ACI-TR%C6%AF%E1%BB%9CNG-H%E1%BB%8CC-Letters-to-Schools-D%E1%BB%8Bch-2006-S%E1%BB%ADa-2013.pdf - K06-THƯ GỬI TRƯỜNG HỌC (Letters to Schools)-Dịch 2006-Sửa 2013 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K08-NGH%C4%A8-V%E1%BB%80-NH%E1%BB%AENG-%C4%90I%E1%BB%80U-N%C3%80Y-Think-On-These-Things-D%E1%BB%8Bch-2006-S%E1%BB%ADa-2013.pdf - K08-NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY (Think On These Things)-Dịch 2006- Sửa 2013 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K10-B%C3%80N-V%E1%BB%80-TH%C6%AF%E1%BB%A2NG-%C4%90%E1%BA%BE-On-God-D%E1%BB%8Bch-2008.pdf - K10-BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ (On God)-Dịch 2008 http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K11-B%C3%80N-V%E1%BB%80-LI%C3%8AN-H%E1%BB%86-On-Relationship-D%E1%BB%8Bch-2008.pdf - K11-BÀN VỀ LIÊN HỆ (On Relationship)-Dịch 2008 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K13-B%C3%80N-V%E1%BB%80-S%E1%BB%90NG-v%C3%A0-CH%E1%BA%BET-On-Living-Dying-D%E1%BB%8Bch-2009.pdf - K13-BÀN VỀ SỐNG và CHẾT (On Living & Dying)-Dịch 2009 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K15-S%E1%BB%B0-TH%E1%BB%A8C-D%E1%BA%ACY-C%E1%BB%A6A-TH%C3%94NG-MINH-T%E1%BA%ADpI-The-Awakening-of-Intelligence-D%E1%BB%8Bch-2009-S%E1%BB%ADa-l%E1%BA%A1i-2013.pdf - K15-SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH-TậpI (The Awakening of Intelligence)-Dịch 2009- Sửa lại 2013 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K17-B%C3%80N-V%E1%BB%80-XUNG-%C4%90%E1%BB%98T-On-Conflict-D%E1%BB%8Bch-2009.pdf - K17-BÀN VỀ XUNG ĐỘT (On Conflict)-Dịch 2009 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K19-V%C6%AF%E1%BB%A2T-KH%E1%BB%8EI-B%E1%BA%A0O-L%E1%BB%B0C-Beyond-Violence-D%E1%BB%8Bch-2009.pdf - K19-VƯỢT KHỎI BẠO LỰC (Beyond Violence)-Dịch 2009 -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K21-S%E1%BB%90NG-CH%E1%BA%BET-C%E1%BB%A6A-KRISHNAMURTI-Ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-B%E1%BB%9Fi-Mary-Lutyens-D%E1%BB%8Bch-2009.pdf - K21-SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI (Tiểu sử) Bởi Mary Lutyens-Dịch 2009
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K22-NGHI-V%E1%BA%A4N-KH%C3%94NG-%C4%90%C3%81P-%C3%81N-The-Impossible-Question-D%E1%BB%8Bch-2010.pdf - K22-NGHI VẤN KHÔNG ĐÁP ÁN (The Impossible Question)-Dịch 2010 http://jemedi.com/krishnamurti/wp-content/uploads/2011/09/K22-Nghi-v%E1%BA%A5n-kh%C3%B4ng-%C4%91%C3%A1p-%C3%A1n-g%E1%BB%ADiTVHS-Th2-2010.pdf -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K24-C%C3%81-TH%E1%BB%82-V%C3%80-X%C3%83-H%E1%BB%98I-Individual-and-Society-D%E1%BB%8Bch-2010.pdf - K24-CÁ THỂ VÀ XÃ HỘI (Individual and Society) -Dịch 2010
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K25-B%C3%80N-V%E1%BB%80-KI%E1%BA%BEM-S%E1%BB%90NG-%C4%90%C3%9ANG-%C4%90%E1%BA%AEN-On-Right-Livelihood-D%E1%BB%8Bch-2010-S%E1%BB%ADa-2013.pdf - K25-BÀN VỀ KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN (On Right Livelihood) Dịch 2010-Sửa 2013 http://jemedi.com/krishnamurti/wp-content/uploads/2011/09/nature25.jpg -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K27-T%C6%AF%C6%A0NG-LAI-NH%C3%82N-LO%E1%BA%A0I-The-Future-of-Humanity-D%E1%BB%8Bch-2010.pdf - K27-TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI (The Future of Humanity)-Dịch 2010
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K28-S%E1%BB%B0-K%E1%BA%BET-TH%C3%9AC-C%E1%BB%A6A-TH%E1%BB%9CI-GIAN-The-Ending-of-Time-D%E1%BB%8Bch-2010.pdf - K28-SỰ KẾT THÚC CỦA THỜI GIAN (The Ending of Time)- Dịch 2010 http://jemedi.com/krishnamurti/wp-content/uploads/2011/09/social28.jpg - -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K30-C%C3%81I-G%C6%AF%C6%A0NG-C%E1%BB%A6A-S%E1%BB%B0-LI%C3%8AN-H%E1%BB%86-The-Mirror-of-Relationship-D%E1%BB%8Bch-2010.pdf - K30-CÁI GƯƠNG CỦA SỰ LIÊN HỆ (The Mirror of Relationship)-Dịch 2010 http://jemedi.com/krishnamurti/wp-content/uploads/2011/09/K30-Cai-Tri-va-Suy-NGhi.pdf - -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K32-T%E1%BA%A0I-SAO-B%E1%BA%A0N-%C4%90ANG-%C4%90%C6%AF%E1%BB%A2C-GI%C3%81O-D%E1%BB%A4C-Why-are-you-being-educated-D%E1%BB%8Bch-2011.pdf - K32-TẠI SAO BẠN ĐANG ĐƯỢC GIÁO DỤC (Why are you being educated)-Dịch 2011 http://jemedi.com/krishnamurti/wp-content/uploads/2011/09/K32-b%C3%A0n-v%E1%BB%81-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt.pdf - -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K34-TI%E1%BB%82U-S%E1%BB%AC-KRISHNAMURTI-T%E1%BA%ADp-I-Krishnamurtis-Biography-D%E1%BB%8Bch-2011.pdf - K34-TIỂU SỬ KRISHNAMURTI-Tập I (Krishnamurti’s Biography-Dịch 2011 http://jemedi.com/krishnamurti/wp-content/uploads/2011/09/K34-Tap2-TIEUSU-KRISHNAMURTI.pdf - -
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K36-TRUY%E1%BB%80N-TH%E1%BB%90NG-V%C3%80-C%C3%81CH-M%E1%BA%A0NG-Tradition-Revolution-D%E1%BB%8Bch-2011.pdf - K36-TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG (Tradition & Revolution)-Dịch -2011
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K38-GI%C3%81O-D%E1%BB%A4C-%C3%9D-NGH%C4%A8A-C%E1%BB%A6A-S%E1%BB%90NG-Education-Significance-D%E1%BB%8Bch-2011.pdf - K38-GIÁO DỤC& Ý NGHĨA CỦA SỐNG (Education & Significance)-Dịch 2011
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K39-CU%E1%BB%98C-%C4%90%E1%BB%9CI-TR%C6%AF%E1%BB%9AC-M%E1%BA%B6T-Life-Ahead-D%E1%BB%8Bch-2011.pdf - K39-CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT (Life Ahead)- Dịch 2011
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K40-G%E1%BA%B6P-G%E1%BB%A0-S%E1%BB%B0-S%E1%BB%90NG-Meeting-Life-D%E1%BB%8Bch-2011.pdf - K40- GẶP GỠ SỰ SỐNG (Meeting Life)- Dịch-2011
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K41-GI%E1%BB%9AI-H%E1%BA%A0N-C%E1%BB%A6A-SUY-NGH%C4%A8-The-Limits-of-Thought-D%E1%BB%8Bch-2012.pdf - K41-GIỚI HẠN CỦA SUY NGHĨ (The Limits of Thought)- Dịch 2012
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K42-L%E1%BB%ACA-TRONG-C%C3%81I-TR%C3%8D-Fire-in-The-Mind-D%E1%BB%8Bch-2012.pdf - K42-LỬA TRONG CÁI TRÍ (Fire in The Mind)-Dịch 2012 http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K42-L%E1%BB%ACA-TRONG-C%C3%81I-TR%C3%8D-Fire-in-The-Mind-D%E1%BB%8Bch-2012.pdf - http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K43-N%C3%93I-CHUY%E1%BB%86N-T%E1%BA%A0I-NH%C3%80-B%E1%BA%BEP-1001-Lunches-with-Krishnamurti...-D%E1%BB%8Bch-2012.pdf - K43-NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ BẾP (1001 Lunches with Krishnamurti…) Dịch 2012
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K44-N%C3%93I-CHUY%E1%BB%86N-C%C3%99NG-S%E1%BB%90NG-T%E1%BA%ADp-I-Commentaries-On-Living-D%E1%BB%8Bch-2012.pdf - K44-NÓI CHUYỆN CÙNG SỐNG Tập I (Commentaries On Living) Dịch 2012
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K45-B%C3%80N-V%E1%BB%80-T%E1%BB%B0-DO-On-Freedom-D%E1%BB%8Bch-2012.pdf - K45- BÀN VỀ TỰ DO (On Freedom)-Dịch 2012
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K46-TH%C3%82M-NH%E1%BA%ACP-TH%E1%BA%A4U-TRI%E1%BB%86T-Exploration-Into-Insight-D%E1%BB%8Bch-2013.pdf - K46-THÂM NHẬP THẤU TRIỆT (Exploration Into Insight)- Dịch 2013
http://jkrishnamurtiongkhong.com/wp-content/uploads/2011/09/K47-N%C3%93I-CHUY%E1%BB%86N-C%C3%99NG-S%E1%BB%90NG-T%E1%BA%ADp-II-Commentaries-on-Living-Second-Series.pdf - K47-NÓI CHUYỆN CÙNG SỐNG Tập II (Commentaries on Living-Second Series)
VÀI NÉT VỀ DỊCH GIẢ
Ông
Không tên thật là Lê Ninh, sinh năm 1947 tại Tỉnh Vĩnh Phúc (miền Bắc
Việt nam), là Cựu sĩ quan quân lực VNCH trước 1975. Du học 2 năm tại Mỹ.
Sau năm 1975 học tập cải tạo 21 ngày. Đi vùng kinh tế mới, trở về lại
thành phố, bán vé số, bán nước mía, mưu sinh đủ nghề…. Chỗ ở của gia
đình ông (cùng vợ và 3 con) trong suốt 38 năm qua là căn gác xép
30-40m2, cũng là nơi dạy kèm Anh văn cho học sinh luyện thi đại học để
kiếm sống qua ngày. Ông dịch sách của Krishnamurti từ đầu năm 2005.
Tháng 4 năm 2005 Ông Không bị bệnh lao phổi. Bác sĩ Bệnh Viện Lao chẩn
đoán chỉ còn sống được vài tháng. Ông chuyển sang ăn chay một thời gian
ngắn, rồi dùng gạo lức muối mè, không thuốc men gì cả cho
đến ngày ra đi 8 năm sau đó.
Suốt thời gian lâm bệnh Ông Không vẫn miệt mài dịch
sách và dạy học. Đầu tháng 6-2013 bệnh tình rất yếu, gần như kiệt sức.
Ngày 04-7-2013 vào lúc 04g00 sáng, Ông Không đã lặng lẽ từ giã cõi đời
để lại ngoài người vợ và ba người con còn có 48 quyển sách dịch. Đám
tang đã được tổ chức rất đơn giản, thân xác được hoả thiêu và tro cốt đã
được gia đình và bạn của Ông bơi ra ngoài khơi biển Nha Trang rải.
Các
sách của Ông Không đã được lưu trữ và phổ biến trên mạng Thư Viện Hoa
Sen từ năm 2005 và mới đây một người bạn ở Na-uy (Ông Janerik) hàng năm
đều qua Việt Nam 'đàm đạo' với Ông Không, ông ấy đã thiết kế, tặng Ông
Không trang web có hạn đến 2025 để lưu trữ 48 quyển sách dịch qua dạng
Ebook
PDF: http://www.jkrishnamurtiongkhong.com/ - www.jkrishnamurtiongkhong.com
__.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Mar/2014 lúc 7:14pm
Ý Nghĩa về Trực Quán, Kiến Thức và Trí Tuệ trong Đạo Phật
Lama Anagarika Govinda
Tổ dịch thuật Trúc Lâm chuyển ngữ
Bài này là chương II "The Meaning of Insight, Khowledge, and Wisdom in
Buddhism" trích từ quyển Living Buddhism for the West do Maurice Walshe
dịch từ tiếng Đức (Buddhismus fur das Abendland), NXB Shambala, Mỹ,
1991, trang 30-53.
Lời giới thiệu: Tác giả Lama Anagarika Govinda
http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/10-09/small_1232694469.nv_752099883.jpg"> Lama
Anagarika Govinda là tu sĩ Phật giáo, học giả, giáo sư Phật học, và họa
sĩ người Đức. Thế danh của ông là Ernst Hoffmann. Ông sinh năm 1898 ở
Waldheim (Đức) và mất 1985 ở California (Mỹ). Ông tu theo đạo Phật lúc
18 tuổi. Năm 30 tuổi ông sang Tích Lan và Miến Điện học đạo rồi sau đó
thực hành Mật giáo Tây tạng. Ông sống ở Darjeeling, dưới chân dãy núi Hy
Mã Lạp Sơn trong nhiều năm, dạy ở Đại học Patna và Shantiniketan, vùng
Tây Bengal, Ấn Độ (Đại học do văn hào Ấn Độ Rabindranath Tagore thành
lập), dạy Phật học tại nhiều đại học ở châu Âu, Á, Phi, và Mỷ, và thành
lập đạo tràng Arya Maitreya Mandala tại Ấn Độ, Đức và Mỹ. Ông sang Mỹ
hành đạo từ năm 1967. Ông được xem như một trong những người có công lớn
đưa Phật giáo vào phương Tây và là nhịp cầu hiện đại nối liền văn hóa
Đông Tây.
Ông để lại nhiều tác phẩm Phật học có giá trị và đựơc dịch ra nhiều thứ
tiếng. Tác phẩm chính của ông là Nền tảng Mật giáo Tây Tạng (Foundations
of Tibetan Mysticism, NXB Samuel Weiser, Mỹ, 1969), Thái độ tâm lý
trong triêt học Phật giáo nguyên thuỷ (The Psychological Attitude of
Early Buddhist Pholosophy, NXB Rider,Anh, 1969), Con đường mây trắng
(The Way of the White Clouds, NXB Shambala, Mỹ, 1988, được Tiến sĩ
Nguyễn Tường Bách dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt, NXB Trẻ, TP Hồ Chí
Minh, 1999), Cấu trúc nội tại của Kinh Dịch (The Inner Structure of The I
Ching, NXB Weatherhill, Mỹ, 1981), Biểu tượng tâm lý và vũ trụ của các
bảo tháp Phật giáo (Psycho-cosmic Symbolism of the Buddhist Stupa, NXB
Dharma, Mỹ, 1976), Thiền định sáng tạo và tâm thức đa diện (Creative
Meditation and Multi-Dimensional Consciousness, NXB Quest, Mỹ, 1979),
Suy tưởng Phật giáo (Buddhist Reflections, NXB Samuel Weiser, Mỹ, 1991),
Đạo Phật đi vào cuộc sống phương Tây (Living Buddhism for the West, NXB
Shambala, Mỹ, 1990).
Khác với những tôn giáo mà cơ sở niềm tin không thể minh xác được, niềm
tin trong đạo Phật dựa trên sự hiểu biết. Điều này làm một số nhà quan
sát phương Tây hiểu lầm rằng đạo Phật là một giáo thuyết thuần túy dựa
trên lý trí và người ta có thể dùng những nguyên lý thuần trí thức để
hiểu được hoàn toàn giáo thuyết nầy. Tuy nhiên, trong đạo Phật, từ hiểu
biết khác với nghĩa thông thường được hiểu. Nó có nghĩa là cái nhìn trực
tiếp và xuyên suốt vào bản chất của thực tại và luôn là kết quả của
kinh nghiệm thể nhập thực tại, tại đây và ngay bây giờ.
Bắt đầu với kinh nghiệm khổ đau như tiền đề căn bản và phổ biến, Đạo
Phật quan niệm là chỉ có những gì được chứng ngộ bằng kinh nghiệm, chứ
không phải những gì được lý luận bằng tư duy trừu tượng, mới có giá trị
thực tế. Với quan niệm nầy, Phật Pháp tự nó là một tôn giáo thật sự mặc
dù đạo Phật không hề kêu gọi người ta tin vào những điều không có cơ sở
xuất phát từ một cảnh giới siêu nhiên nào đó mà tín đồ của một tôn giáo
dựa chỉ trên niềm tin thường phải chấp nhận.
Vào đầu thế kỷ này, các nhà Ấn độ học đã cố gắng trình bày đạo Phật như
một hệ thống triết học và đạo đức thuần túy, dựa chủ yếu trên cơ sở tâm
lý học. Nhưng tầm vóc của đạo Phật cao hơn triết học vì Đạo Phật không
hề xem thường tư duy trừu tượng hoặc lô gích. Trái lại, Đạo Phật chủ
trương sử dụng tư duy trừu tượng và lô gích theo đúng chức năng và lãnh
vực của nó. Đạo Phật cũng vượt xa ranh giới của bất cứ khoa tâm lý học
nào vì đạo Phật không tự giới hạn ở việc phân tích và xếp loại những
năng lực và hiện tượng tâm lý mà con người có thể nhận biết được. Đạo
Phật còn dạy con người biết cách sử dụng, chuyển hóa, và vượt lên trên
những năng lực và hiện tượng tâm lý nầy. Chúng ta cũng không thể xem đạo
Phật như một hệ thống giá trị đạo đức mà thời nào cũng có thể áp dụng
được hay như một "loại sách học làm người", vì đạo Phật vượt qua lãnh
vực thiện và ác, đi xa hơn thế giới nhị nguyên và đặt nền tảng đạo lý
trên sự hiểu biết và cái nhìn sâu sắc nhất từ trong nội tâm của con
người.
Như vậy có thể nói rằng, nếu chúng ta nhìn Phật Pháp như một kinh nghiệm
tự chứng và một cách thức hành trì trong cuộc sống thì đạo Phật là một
tôn giáo; nếu chúng ta nhìn Phật Pháp như một hệ thống tư duy lý luận
đúc kết từ kinh nghiệm tự chứng nầy thì Đạo Phật là một triết học; và
nếu chúng ta nhìn Phật Pháp như là một quá trình tự quán sát và phân
tích nội tâm con người một cách hệ thống, thì đạo Phật là một khoa tâm
lý học. Bất cứ ai đi trên con đường hành trì Phật pháp sẽ có một phong
thái đặc thù--một phong thái không bị chỉ định và ép buộc từ bên ngoài
mà là kết quả của một quá trình trưởng thành và thuần thục nội tâm. Nhìn
từ bên ngoài, chúng ta gọi phong thái này là đạo đức. Nhưng trong đạo
Phật, khác với những tôn giáo khác, cái mà chúng ta gọi là đạo đức này
không phải là điểm bắt đầu mà lại là kết quả của một kinh nghiệm tôn
giáo tạo nên những thay đổi có tính quyết định đến nhân sinh quan của
chúng ta. Đó là khi chúng ta nhìn đời bằng đôi mắt khác hẳn.
Vì lý do này mà trong Bát Thánh Đạo, Đức Phật đã không nêu việc thay đổi
nếp sống và phong cách của người Phật tử thành vấn đề hàng đầu. Trái
lại, vấn đề đầu tiên trong Bát Thánh Đaọ là làm sao có được cái nhìn như
thật --cái nhìn không bị sự đam mê chấp thủ chi phối-- về thế giới nội
tâm và thế giới chung quanh chúng ta; vì chỉ bằng cách này, chúng ta mới
có được cái nhìn như thật và không bị ràng buộc bởi thành kiến về bản
chất của cuộc sống và vạn thể. Và từ đó, qua sự thay đổi trong cách nhìn
nầy, chúng ta định hướng lại toàn bộ sinh lực của mình. Trong kinh tạng
Pali, cách nhìn và quán sát về vạn hữu này có tên là samma ditthi (Phạn
ngữ là samyak drsti) mà các nhà Ấn độ học dịch là "cái nhìn đúng" hay
"quan điểm đúng". Và trong ngôn ngữ đạo Phật Việt Nam, chúng ta gọi là
"chánh kiến."
Nhưng chánh kiến (samma ditthi) không chỉ có nghĩa là sự đồng ý với một
số tư tưởng đạo đức hay giáo lý đã được chế đặt sẳn. Chánh kiến là cái
nhìn vượt lên trên những cặp đối lập thành hình từ cái nhìn nhị nguyên
và quan điểm một chiều của tư duy hữu ngã. Chánh hay Samma (Phạn ngữ là
Samyak) có nghĩa là toàn thiện, hoàn chĩnh, hay viên mãn, nghĩa là không
bị chia cắt cũng không nghiêng về một bên; nói đúng hơn, chánh kiến là
cái nhìn thấu đáo và đầy đủ ở bất cứ trình độ nhận thức nào.
Do đó, người có chánh kiến (samma ditthi) là người không nhìn sự vật một
chiều mà nhìn sự vật một cách vô tư và không định kiến. Và trong mục
tiêu, hành động và lời nói, vị âý có khả năng nhìn thấy được và trân
trọng quan điểm của người khác cũng như của mình. Vì đức Phật đã ý thức
rất rõ tính duyên sinh hay tính tương đối của tất cả loại hình tư duy
trừu tượng nên Ngài không quan tâm đến việc công bố một chân lý trừu
tượng nào đó; trái lại, Ngài chỉ quan tâm đến việc trình bày một phương
pháp có thể giúp con người tự tìm thấy chân lý, hay nói khác đi, tự mình
thể nghiệm thực tại. Và như thế, Đức Phật không hề tuyên bố một đức tin
mới mẽ nào mà chỉ cố gắng giải phóng tư duy con người ra khỏi những
định kiến của tư tưởng giáo điều, và qua đó, có thể có cái nhìn như thật
về cuộc sống hiện tại.
Rõ ràng Đức Phật là người đầu tiên trong số các nhà lãnh đạo tôn giáo và
tư tưởng vĩ đại nhất của loài người đã khám phá ra rằng những kết quả
được đúc kết từ quá trình tư duy trừu tượng của con người, nói khác đi,
những kiến thức được trình bày dưới dạng những ý kiến, tín điều, những
"chân lý đời đời bất diệt" hay dưới hình thức những "dữ kiện" và những
công thức khoa học không phải là điều quan trọng. Trái lại, điều quan
trọng chính là yếu tố giúp thành hình những loại tri thức nầy--nói khác
đi, điều quan trọng là cái phương pháp suy nghĩ và hành động của con
người. Khi chúng ta mù quáng tiếp thu thành quả tư duy của người khác,
cho dù thành quả nầy chỉ là những ‘dữ kiện đơn thuần’, điều này vẫn là
chướng ngại hơn là thuận lợi vì nó ngăn chặn quá trình thể nghiệm trực
tiếp cuộc sống, và qua đó có ảnh hưởng nguy hại đến sự tìm cầu hiểu biết
của chúng ta. Do đó, một nền giáo dục mà chỉ biết tích lũy những kiến
thức thuần túy dựa trên dữ kiện hay những mô hình tư duy có sẵn sẽ dẫn
đến sự cằn cỗi và khô héo về tâm linh. Khi bị tách rời khỏi cuộc sống
sinh động, kiến thức và niềm tin sẽ trở thành sự ngu muội và mê tín.
Điều quan trọng và cơ bản nhất đối với con người trong sự tìm cầu hiểu
biết là khả năng tập trung và tư duy sáng tạo. Thay vì nhắm đến sự uyên
bác về học thức, chúng ta cần bảo tồn năng lực tìm cầu hiểu biết, nghĩa
là cần giử tâm trí chúng ta luôn cởi mở và tiếp nhận cuộc đời.
Mặt khác, đức Phật không bao giờ phủ nhận tầm quan trọng của tư duy trừu
tượng và lô gích. Nhưng ngài đặt tư duy trừu tượng và lô gích vào đúng
vị trí của nó và chỉ cho các đệ tử của ngài thấy được tính duyên sinh
của chúng: Đó là việc tư duy trừu tượng và lô gích bị trói buộc trong
một hệ thống tương quan và sinh khởi không thể nào tháo gở được.
Có quan niệm thầm kín cho rằng thế giới mà chúng ta xây dựng trong tư
tưởng giống hệt với thế giới mà chúng ta đang thể nghiệm trong cuộc
sống, hay cái thế giới "như nó đang thật sự hiện hữu." Nhưng đây là một
trong những nguyên nhân chính dẩn đến cái nhìn sai lầm về cái mà chúng
ta gọi là "cuộc đời", "cuộc sống" hay "thế giới" nầy. Thật ra cái thế
giới mà chúng ta đang thể nghiệm hay đang "sống" bao gồm cả cái thế giới
trong tư tưởng của chúng ta. Nhưng cái thế giới trong tư tưởng của
chúng ta thì không thể nào và không bao giờ có thể hiểu được trọn vẹn
cái thế giới mà chúng ta đang thể nghiệm vì trong cùng một khoãnh khắc
thời gian, chúng ta thể nghiệm cuộc sống nầy ở nhiều mặt, nhiều chiều,
nhiều tầng lớp, và nhiều mức độ khác nhau mà trong đó, thế giới tư duy
trừu tượng (hay những tư tưởng tạp loạn và vẩn vơ) chỉ là một.
Khi chúng ta dùng tư duy trừu tượng để tái tạo lại những kinh nghiệm mà
về bản chất nằm ở những chiều, mức độ, và tầng lớp khác nhau trong cuộc
sống, chúng ta đang làm một việc giống như một họa sĩ cố gắng đưa không
gian ba chiều của cuộc sống vào không gian hai chiều của bản vẽ. Khi làm
việc nầy, người họa sĩ phải bỏ bớt đi những gì mà ông ta đã thể nghiệm ở
những chiều và tầng lớp cao hơn và khó thể hiện hơn trong cuộc sống và
đưa vào đó một hệ thống trật tự mới với những gam màu, tỷ lệ đối xứng,
và cái nhìn theo quy luật phối cảnh hội họa. Và giá trị của hệ thống
trật tự mới này tùy thuộc vào sự hài hòa và thống nhất về thẩm mỹ của
bức tranh và góc độ nhìn của nhà họa sĩ về cuộc sống. Quy luật phối cảnh
trong hội họa nầy về cơ bản giống như quy luật tư duy trừu tượng: Cả
hai người--nhà họa sĩ và nhà tư duy trừu tượng đều hy sinh những điều
được thể nghiệm ở những chiều và tầng lớp cao hơn của cuộc sống và tự
giới hạn họ vào một cái nhìn nào đó, để rồi từ đó, đối tượng của họ luôn
được xem xét, phối cảnh và đặt trong một tỷ lệ tương xứng sao cho thích
hợp với cái nhìn mà họ đã chọn lựa.
Nhưng khi người họa sĩ cố ý đưa những cảm nhận của mình từ một kích
thước và góc độ nào đó trong kinh nghiệm sống sang một kích thước và góc
độ khác trên bản vẽ, ông ta không có ý định sao chép lại nguyên si cái
thực tế khách quan mà ông đã thể nghiệm mà chỉ muốn diễn tả lại sự hồi
đáp hay phản ứng của mình với thực tế khách quan đó. Nhưng đối với nhà
tư duy trừu tượng thì khác. Ông ta thường bị rơi vào cái bẩy cho là mình
đã nắm bắt được thực tế khách quan bằng tư duy trừu tượng của mình vì
ông đã nhầm lẩn đồng hóa quy luật "phối cảnh thu nhỏ" của tư duy lô gích
một chiều với quy luật phổ biến và phủ trùm vạn pháp.
Vận dụng lô gích trong quá trình tư duy chắc chắn là cần thiết và đúng
đắn, giống như việc sử dụng kỷ thuật phối cảnh trong hội họa vậy. Nhưng
chúng ta chỉ nên xem nó như một phương tiện diễn đạt tư tưởng chứ không
phải như một tiêu chuẩn mẩu mực để thể hiện thực tại. Trong ý nghiã nầy,
Đức Phật đã sử dụng tư duy trừu tượng của mình trong tất cả các bài
giảng pháp nhưng Ngài rất cẩn thận để ý đến những giới hạn của loại tư
duy nầy, và từ đó, Ngài đã dạy các đệ tử của mình về cái nhìn đi vượt
lên trên tư duy trưù tượng: đó là chính kiến (samma ditthi) hay trực
quán--cái nhìn trực tiếp vào cuộc sống thực tại.
Đức Phật không tìm cầu các đệ tử đến với đạo bằng niềm tin mù quáng và
chỉ biết hành trì giáo lý Ngài một cách máy móc mà không hiểu lý do cũng
như sự cần thiết của Phật Pháp. Đối với Ngài, giá trị hành động của con
người không nằm ở tác động bên ngoài của hành động nầy, mà ở cái động
cơ bên trong, ở thái độ xuất phát từ tâm thức của người đó. Ngài mong
muốn các đệ tử chọn đi theo con đường của Ngài vì bản thân họ hiểu được
cái thực tại nằm phía sau những lời dạy của Ngài, chứ không phải chỉ vì
lòng tin vào trí tuệ và nhân cách ưu việt của Ngài. Niềm tin duy nhất mà
Ngài mong mỏi từ các đệ tử là niềm tin vào chính sức mạnh nội tâm của
họ. Do đó, cái mà Ngài kêu gọi và mong đợi ở các đệ tử không phải là
việc đặt nặng tinh thần duy lý khách quan và một chiều, mà là biết kết
hợp hài hòa tất cả năng lực của tâm thức, trong đó lý trí hay tư duy
trừu tượng chỉ là môt nguyên tắc hướng dẩn và giúp con người phát huy
kiến thức sai biệt của mình.
Giáo lý của Đức Phật bắt đầu với bài giảng về Tứ diệu đế. Nhưng do những
giới hạn của nhận thức cá nhân, chúng ta không thể cảm nhận được trọn
vẹn ý nghĩa của lời giảng này khi mới bắt đầu vào đạo. Nếu chúng ta thấu
triệt ngay lời giảng của đức Phật về Tứ diệu đế thì chúng ta đã được
giải thoát rồi và những bước đường tu tập còn lại sẽ không cần thiết
nữa. Nhưng sự thật giản đơn về nỗi đau khổ và những nguyên nhân đưa đến
đau khổ là những gì mà chúng ta ai ai cũng có thể cảm nhận được rất rõ
trong suốt cuộc đời mình. Do đó, chĩ một quá trình quán chiếu giản đơn
về sự khổ đau và phân tích kinh nghiệm khổ đau của chúng ta, dù rất là
giới hạn, cũng đủ để thuyết phục một người có chút ít suy nghĩ rằng
những luận điểm của Đức Phật là hợp lý và có thể chấp nhận được. Do đó,
nếu chúng ta bắt đầu đi vào đạo để tìm cầu "một cái nhìn hoàn thiện",
điều này không có nghĩa là chúng ta đã chấp nhận đạo Phật như một giáo
lý có thể đời đời áp dụng, hay một tín điều tuyệt đối. Trái lại, điều
nầy có nghĩa là chúng ta đang tìm cầu một cái nhìn không định kiến và vô
tư vào bản chất sự vật và tất cả những gì đang xảy ra trong cuộc sống,
như nó thật sự đang là và đang xãy ra.
Do đó, chính kiến không phải chỉ là chấp nhận tin tưởng vào những ý
tưởng đạo đức và tôn giáo đã có sẵn. Chính kiến là một cái nhìn không
thiên lệch và ngày càng hoàn thiện hơn về vạn pháp. Và phải chăng thế
giới này có quá nhiều phiền não chỉ vì mỗi người chỉ biết nhìn cuộc đời
từ góc độ của riêng mình mà thôi? Do đó, thay vì nhắm mắt và quay lưng
lại với tất cả những khó chịu và đau đớn trên cuộc đời nầy, có nên chăng
chúng ta hãy nhìn thẳng vào sự khổ đau và tìm ra nguyên nhân của
nó--cái nguyên nhân mà thật ra nằm ngay trong chính chúng ta và chỉ có
chúng ta mới có thể khắc phục và vượt qua nó mà thôi?
Nếu tiến hành việc tu tập theo cách này, dần dần trong chúng ta sẽ xuất
hiện nhận thức về một lý tưởng cao đẹp--lý tưởng của sự giác ngộ và giải
thoát-- và nhận thức về con đường thực hiện lý tưởng này. Do đó chính
kiến là sự thể nghiệm, chứ không phải chỉ là sự chấp nhận thuần trí thức
lời giảng của Thế Tôn về Tứ Diệu Đế. Chỉ với thái độ nầy chúng ta mới
có sự quyết tâm đúng đắng hay chính tư duy (samma sankappa). Và khi
chính tư duy đã thấm nhuần toàn bộ nhân cách chúng ta, nó sẽ kêu gọi
chúng ta hiến dâng toàn bộ tư tưởng, lời nói, và hành động của mình cho
đạo Pháp, thúc đẩy chúng ta đi xuyên suốt con đường tu tập và chuyển hóa
nội tâm, và để cuối cùng giúp chúng ta đạt đến quả vị toàn giác.
Như đã đề cập ở trên, khi mới bưóc vào Đạo, chúng ta không thể hiểu ngay
và nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của giáo lý Tứ Diệu Đế. Trong ý nghĩa
nầy và trong chừng mực nào đó, lời giảng của Đức Phật cũng mang tính蠳iêu
hình, và do đó, đòi hỏi người thiết tha đến với đạo phải tin tưởng
(Phạn ngữ la 輩>sraddha, Pali là saddha) đến một mức độ nào đó rằng
lời Phật dạy là đúng đắn mặc dù người nầy còn sơ cơ và chưa có đủ kinh
nghiệm tu tập để hiểu hết được giáo lý Phật. Nói khác đi, Đạo Phật cũng
đòi hỏi trước tiên người Phật tử phải chấp nhận tin tưởng vào một số
giáo lý vượﴠquá kinh nghiệm tu tập ban đầu của họ, giống như mọi khoa
học, và nhiều tôn giáo đã làm.
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa một bên là những tôn giáo thần bí, các
ngành khoa học và một bên là Đạo Phật. Sự khác biệt nầy bắt nguồn từ
cách vận dụng tâm lý con người. Các tôn giáo thần bí và khoa học nhấn
mạnh vào lãnh vực nằm ngoài kinh nghiệm của cá nhân vì cả hai đều dựa
vào sức mạnh, hoặc của truyền thống tôn giáo, hoặc của những thí nghiệm
khoa học, hay những giả thiết liên quan đến những truyền thống tôn giáo
và thí nghiệm khoa học nầy. Đạo Phật trái lại nhấn mạnh vào thế giới nội
tâm của con người, trong đo,頱ua kinh nghiệm cá nhân của chính họ, con
người phải hiểu rằng những gì mà lúc đầu họ chấp nhận như một niềm tin
nay đã trở thành sự thật. Đây không phải là để biện minh cho một niềm
tin tôn giáo (niềm tin tôn giáo ở đây có nghĩa là chấp nhận tuân theo
một giáo điều chưa được minh xác), mà là một quá trình nhận biết về cái
thực tại mà ngày nào chúng ta vẫn không tự mình chứng nghiệm, sẽ mãi mãi
là một cái gì siêu hình và không thể nào hiểu được.
Do đó, từ bên ngoài nhìn vào, Đạo Phật là một hệ thống tư tưởng siêu
hình (bên cạnh những hệ thống tư tưởng khác), nhưng từ bên trong nhìn
ra, Đạo Phật là sự thể hiện của những gì đã được chứng nghiệm -- Đạo
Phật là duy nghiệm. Đức Phật không hề bát bỏ những gì siêu hình mà con
người có thể khám phá và cảm nhận được trong quá trình chứng nghiệm nội
tại nhưng ngài không bao giờ sử dụng những suy đóan thuần túy triết học
siêu hình. Tuy nhiên, Đức Phật đã vượt lên trên vấn nạn siêu hình cùng
với những vấn đề của nó bằng cách không chỉ dừng lại ở việc phản bác nó
mà còn tích cực mở rộng những gì con người có thể chứng nghiệm được qua
việc rèn luyện, phát huy, và nâng cao nhận thức của mình để những gì
siêu hình đều có thể trở thành thực nghiệm.
Do đó, việc rè讠luyện tâm thức là điều kiện tiên quyết không thể trốn
tránh được trong việc nâng cao sự hiểu biết của con người. Tâm thức là
chiếc xe chuyên chở mà con người phải dựa vào để tiếp thu thực tế và
chính nhờ vào những năng lực nhận thức có sẵn mà con người có thể tiếp
nhận những dữ liệu cần thiết và xác định phương hướng thể nhập thực tại
của mình. Tỉnh thức, chú tâm, và chánh niệm (Phạn ngữ là smrti, Pali là
sati) là tối quan trọng để giúp con người tránh được những cái bẩy vọng
tưởng đến từ bên trong hoặc bên ngoài chúng ta.
Ngoài việc tu tập và rèn luyên tâm ý, sự có mặt của truyền thống tín
ngưỡng với những kinh nghiệm và nhận thức của các thế hệ đi trước là rất
cần thiết, bởi vì nếu không mỗi cá nhân hành trì bắt buộc phải thể
nghiệm và khám phá lại từ đầu tất cả kinh nghiệm tâm linh cần thiết, và
vì thế, chỉ một số ít cá nhân có căn cơ đặc biệt mới có thể thành tựu
quả vị toàn giác. Nhưng sự lĩnh hội kiến thức hay những thành quả trí
thức (thường được thể hiện dưới dạng tư tưởng triết học) của các vị
thánh hiền vẫn không đủ. Ngay cả giáo lý tuyệt hảo của Đức Phật cũng cần
được các đệ tử kế thừà sắp xếp lại. Bởi vì dù rằng Đức Phật thiết lập
giáo lý của ngài một cách hoàn hảo nhưng người tiếp thu giáo lý của ngài
thường lại chưa được toàn thiện. Kết quả là những gì họ hiểu và truyền
đạt cho thế hệ đi sau phải được điều chỉnh lại cho tương xứng với trình
độ phát triển tâm linh của họ.
Chúng ta cũng cần nhớ là để cho quảng đại quần chúng hiểu được lời dạy
của mình, Đức Phật đã phải dùng ngôn ngữ và các khái niệm phổ thông
đương thời. Và ngay cả nếu tất cả các đại đệ tử của Phật đã nghe, ghi
chép lại lời dạy của ngài và thật sự trở thành những bậc toàn giác như
được ghi lại trong các kinh điển Phật giáo Nguyên thủy, điều nầy vẫn
không làm thay đổi một sự kiện: Đó là hình thức ngôn ngữ và tri thức mà
họ dùng để truyền đạt lời dạy của Đức Phật luôn bị điều kiện hóa bởi xã
hội đương thời. Do đó, họ không thể thấy trước được những vấn đề sẽ xảy
ra. Và ngay cả nếu họ thấy trước được những vấn đề sẽ xảy ra, hình thức
ngôn ngữ mà họ phải dùng để diễn tả những vấn đề nầy cùng với các giải
pháp cho nó vẫn chưa được thiết lập. Và ngay trong trường hợp họ tự ý
chế đặt ra ngôn ngữ mới để diễn tả, cũng không ai có thể hiểu được những
vấn đề này.
Nếu Đức Phật sống trong thế kỷ thứ XX nầy, thay vì sống trong thế kỷ thứ
VI trước Công nguyên, chắc chắn Ngài sẽ thuyết giảng giáo pháp của ngài
khác đi. Nhưng điều nầy không có nghĩa là chân lý hay nội dung giáo
Pháp của ngài sẽ thay đổi. Chỉ có khác là đối tượng mà Ngài thuyết giảng
có thêm 25 thế kỷ kinh nghiệm lịch sử, tu tập, và tâm linh trong nhận
thức của họ. Do đó, nhận thức mới nầy (với chiều dày lịch sử hơn 2,500
năm) không những đòi hỏi chúng ta phải sử dụng nhiều phương cách và khái
niệm khác nhau và mới mẻ hơn để diễn tả nó. Nó còn có một thái độ tinh
thần, những cách nhìn và những vấn đề khác hẳn với thời đức Phật, cùng
với những khả năng giải quyết các vần đề sao cho thích hợp với tinh thần
mới này.
Dĩ nhiên, những người tin tưởng mù quáng vào ngôn từ của kinh điển cũng
như những người xem các giá trị được lưu giử lâu đời trong lịch sử hay
tính chất thiêng liêng của truyền thống tín ngưỡng là quan trọng hơn
chân lý sẽ không chấp nhận điều nầy. Vì làm như thế cái thế giới quan
được quy định thành một hệ thống tinh vi và có thể sẵn sàng áp dụng ngay
tại chỗ của họ sẽ mất đi giá trị tuyệt đối cùng với sự chắc chắn rõ
ràng của nó. Từ đó, họ nghĩ rằng những trường phái Phật giáo về sau nầy
đã thay đổi lời Phật dạy bằng cách cố ý vượt quá giới hạn của những điều
Thế Tôn thuyết giảng.
Tuy nhiên, những người kế thừa đức Phật theo cách này thật ra chỉ lưu
lại cho hậu thế những khái niệm giới hạn và bị điều kiện hóa bởi thời
gian của các đệ tử đương thời của Đức Phật--những đệ tử đã tìm cách tập
hợp và ghi chép lại những lời Phật dạy trong lần cuối cùng đó mà thôi.
Nhưng tư tưởng cũng giống như cuộc đời, nó không thể đứng yên một chỗ.
Và khi sự phát triển bị ngưng trệ, hình thức còn lại chỉ là một cái xác
không hồn. Những gì còn lại với chúng ta sẽ chỉ là một kho báo lịch sử
được ướp giữ và bảo quản kỷ lưỡng, nhưng sức sống một thời của nó đã
không còn nữa. Những người xem trọng giá trị xác thực của hình thức nên
tự hỏi xem có thể nào chúng ta mang và đưa y nguyên những hình thức ngôn
ngữ va tu tập cách đây hàng ngàn năm vào cuộc sống hiện tại. Ngay cả
thức ăn, nếu giữ quá lâu, chúng sẽ tở thành chất độc. Và những thức ăn
tinh thần cũng thế--giữ quá lâu, chân lý sẽ thành giáo điều và niềm tin
sẽ trở thành mê tín mù quáng. Cả hai thứ này--chủ nghĩa giáo điều và sự
mê tín mù quáng--đều không có sức sống, và do đó, là những chướng ngại
cho tư tưởng và quá trình thể nghiệm cuộc sống, và do đó trở thành chất
độc hại người.
Chân lý không thể dựa trên niềm tin. Chân lý cần phải được liên tục phát
hiện và tái lập lại nếu chúng ta muốn duy trì nội dung tinh thần, sức
sống và giá trị bồi dưỡng của nó. Quy luật phát triển của đới sống tâm
linh là chân lý phải được liên tục kinh qua và tư duy lại dưới những
hình thức mới mẻ. Những thành tựu của các thế hệ đi trước không quan
trọng bằng những phương pháp nằm phía sau và dẩn đến những thành tựu
nầy, mà như những người đi sau, chúng ta phải không ngừng tìm hiểu những
phương pháp nầy, và đây chính là điều mà chúng ta phải trao dồi và
truyền đạt cho các thế hệ tương lai.
Qua cách sống luôn luôn thể nghiệm mới mẻ này, mỗi cá nhân trở thành cái
gạch nối liền quá khứ và hiện tại, hoàn chỉnh quá khứ bằng kinh nghiệm
hiện tại, và qua đó, chuẩn bị những hạt giống sáng tạo cho tương lai.
Chỉ với thái độ sống như thế, quá khứ mới có giá trị cho hiện tại và trở
thành một phần kiến thức của chúng ta, thay vì chỉ là một đối tượng để
nghiên cứu--một đối tượng bị tách rời khỏi quá trình phát triển hữu cơ
của cuộc sống, và do đo, đã mất hết nội dung thực tại.
Khi đã hiểu được ý nghĩa quá trình phát triển hữu cơ nầy của cuộc sống,
chúng ta sẽ không cho những giai đoạn phát triển riêng rẽ của nó là
"đúng" hay "sai", "giá trị" hay "vô dụng" nữa mà trái lại, chúng ta sẽ
khám phá ra rằng trong cùng một bản nhạc chủ đề, những biến tấu có thể
khác nhau về trọng âm và ngân nga, nhưng nó vẫn toát ra một cái gì tiềm
tàng, cơ bản và giống nhau. Khám phá nầy sẽ giúp chúng ta hiểu biết và
khuyến khích chúng ta vượt qua thái độ hẹp hòi và cố chấp, có được cái
nhìn vượt lên trên mọi khác biệt, và từ đó tiến đến một thái độ tinh
thần đầy cởi mở và bao dung.
Điều nầy không loại bỏ khả năng, như là những cá nhân, chúng ta có thể
cảm thấy gần gũi giới trào lưu nầy hoặc trào lưu khác trong dòng phát
triển của đạo Phật, hoặc những đặc điểm của trường phái nầy có thể thu
hút chúng ta nhiều hơn đặc điểm của các trường phái khác, tùy vào tính
khí, căn cơ, sự hiểu biết và trình độ phát triển tâm linh hiện tại của
chúng ta. Nhưng chúng ta không nên bao giờ để sở thích riêng tư này thúc
đẩy chúng ta đã phá những gì không thích hợp với ý đồ riêng của chúng
ta, và chúng ta càng không có quyền tuyên bố là truyền thống của trường
phái mà chúng ta lựa chọn là duy nhất thật sự thể hiện chân lý.
Vì thế, ở phương Tây Đạo Phật có trách nhiệm làm cho loài người hiểu
được toàn bộ sự phát triển của đạo Phật, và từ đó, có một cái nhìn tổng
thể về quá trình phát triển hửu cơ của những tư tưởng nền tảng hay những
hạt giống mà Đức Phật đã một thời gieo vào trong tâm đệ tử của ngài.
Trong những điều kiện khí hậu và bối cảnh văn hóa thật khác biệt, và đễ
thích ứng với tinh thần của các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau,
những tư tưởng Phật giáo nền tảng nầy đã phát triển dưới nhiều hình thức
phong phú, mà vẫn không mất đi nội dung cơ bản của Phật tâm, và trong
quá trình phát triển, đã không mất đi "hương vị" đặc biệt của nó--đó là
hương vị của sự giải thoát, giác ngộ, và tính thống nhất phổ biến.
Trong một ngàn năm đầu của đạo Phật ở Ấn Độ đã xuất hiện ba trường phái
lớn. Mỗi trường phái nhấn mạnh đặc biệt vào một trong ba khía cạnh vừa
nêu trên của đạo Phật--giải thoát, giác ngộ, và tính thống nhất phổ
biến. Trường phái chú trọng vào "việc thoát khổ" thì chối bỏ thế giới
nầy vì thế giới nầy là vô thường. Quan niệm nầy đưa con người đến nếp
sống phần nào ẩn dật. Nhiều người tìm cách thoát khổ bằng cách xa lánh
cuộc đời trần tục. Chính từ quan niệm nầy mà hệ thống tổ chức các tu
viện được thành hình.
Trường phái thứ hai nhấn mạnh vào sự giác ngộ. Theo trường phái này,
giác ngộ là mục tiêu cao cả duy nhất của người Phật tử, cho dù điều này
có nghĩa là chúng ta phải chia xẻ và gánh vác nỗi đau khổ của toàn thế
giới, bởi vì nỗi khổ của chúng ta và nỗi khổ của tất cả chúng sanh là
một. Bằng cách này, cả thế giới đi vào một tiến trình giải thoát, và
lòng từ bi sẽ giúp con người vượt qua sự đau khổ--lòng từ bi nầy vô biên
và bao dung đến nỗi, dưới tác dụng của nó, tất cả những phiền muộn cá
nhân đều trở thành vô nghĩa, trừ khi nó trở thành niềm thôi thúc chúng
ta tiến bước trên đường đi đến quả vị giác ngộ tối thượng.
Tâm đại bi nầy (Phạn ngữ là mahakaruna) là sự thể hiện trực tiếp của
tinh thần giác ngộ (bồ đề tâm hay bodicitta) đang lớn dần trong tâm thức
của con người. Nó không dựa trên trên bất kỳ đợt sóng tình cảm phù du
nào mà thực chất là sự hướng tâm về tất cả chúng sanh được nuôi dưỡng
bởi từ tâm (maitri) và trí tuệ bát nhã (prajna婬 trong đó người hành trì
thấy nỗi khổ đau của chúng sanh cũng chính là nỗi khổ đau của họ. Từ tâm
làm cho họ cảm thấy một cách tự nhiên là "tất cả chúng sanh đều bình
bẳng" mà không thấy khởi lên bất cứ tình cảm tự tôn nào cho là mình trội
hơn người khác về mặt đạo đức hay tâm linh. Và trí tuệ bát nhã giúp
chúng ta thấy được tính duyên khởi và tùy thuộc lẫn nhau của các pháp,
và từ đó, thể nghiệm được tính "vô ngã" (anatman) của tất cả các yếu tố
cấu thành thực tại; Nó sẽ giúp chúng ta hiểu về tính không của mọi hiện
tượng, ý thức về tính tùy thuộc lẩn nhau của tất cả hiện hữu, và qua đó,
mở rộng con đường của lý tưởng Bồ Tát trước mắt chúng ta--con đường mà
cư sĩ tại gia và tu sĩ, ai cũng có thể hành trì.
Trường phái thứ ba của Phật giáo, qua việc nhấn mạnh tính thống nhất phổ
biến của đạo Phật, quan tâm nhiều đến những hệ quả tâm lý xuất phát từ
tính thống nhất và phổ biến tiềm tàng và cơ bản trong tâm lý con người.
Hơn thế nữa, trường phái này cho là họ có thể chuyển bất cứ đặc điểm nào
trong nhân cách con người thành một công cụ giải thoát, ngay cả những
đặc điểm mà lúc đầu dường như là những chướng ngại của sự giải hoát.
Theo cách nhìn này, mỗi biểu hiện của cuộc sống trở thành biểu hiện sự
thống nhất cơ bản của Luân hồi (samsàra) và Niết bàn (nirvàna), soi sáng
mối tương quan giữa thế giới vật lý và thế giới tâm lý, giữa thế giới
cảm giác và thế giới siêu nghiệm, giữa thế giới cá thể đặc thù và thế
giới phổ biến siêu việt.
Ba mặt khác nhau nầy của đạo Phật, trong quá trình phát triển lịch sử
của nó, đã thể hiện dưới những những mức độ nhấn mạnh khác nhau, tương
ứng với truyền thống tam thừa hay3 cỗ xe (yànas) đưa chúng sanh đến bờ
giải thoát, mà trong lịch sử Phật giáo được gọi là "Tiểu thừa"
(Hìnayàna), "Đại thừa" (Mahàyàna), và "Kim cang thừa" (Vajrayàna).
Từ cỗ xe nhỏ, con người bước sang cỗ xe lớn khi có sự thay đổi trong nội
tâm của họ, trong đó ước mong được giải thoát cho riêng họ khỏi thế
giới vô thường nầy được thay thế bởi ý niệm là thế giới nầy có thể
chuyển hóa được (y٠niệm này đến từ sự nhận biết rằng ở trình độ phát
triển tâm thức cao nhất và về bản chất, tất cả chúng sanh đêù bình
đẳng.) Từ ‘cỗ xe lớn’, con người bước sang ‘cỗ xe kim cang’ vì không
những họ nhận biết rằng thế giới nầy có thể chuyển hóa được, mà còn hiểu
được tính duyên sinh của luân hồi và niết bàn mà về thực chất là 2 mặt
của cùng một thực tại. Vì thế trong Kim Cang Thừa, người ta đã thiết lập
nhiều phương pháp hành trì tinh tế và khác nhau nhằm chuyễn hóa tất cả
các loại năng lực tâm lý trong con người--đặc biệt là những khả năng vô
hạn của tâm thức con người, qua đó, người hành trì sẽ nhận ra được tính
thống nhất phổ biến của họ với tất cả chúng sanh và cuối cùng sẽ làm
hiển lộ tâm thức toàn thiện sẵn có trong con người của họ.
Do đó, Tiểu thừa, Đại thừa và Kim cang thừa là sự đại diện cho ba mặt
khác nhau của tâm thức, trong đó mặt đến sau không loại trừ mặt có trước
mà trái lại, hàm chứa và kết hợp những đặc tính của mặt có trước ở một
bình diện cao hơn hay tạo thành một hệ thống sâu rộng hơn. Trong ý nghĩa
nầy, những quy tắc Giới luật (Pali là sila, Phạn ngữ là s'ila), cùng
với giáo lý Tứ diệu đế (Pali là cattàri ariya saccàni, Phạn ngữ là
catvari arya-satyani) của Tiểu thừa là nền tảng trên đó Phật giáo Đại
thừa xây dựng các học thuyết triết học về Trí tuệ Ba la mật
(Prajnaparamitavada), Tánh Không (Sunyavada), Duy Thức (Vijnanavada,,
vân vân). Và rồi sau đó, Kim cang thừa kết hợp triết học Trí tuệ Bát Nhã
(Prajna) của Đại thừa và nguyên tắc Giới luật (Sila) của Tiểu Thừa và
biến nó thành một hệ thống thiền định và thực hành yoga đặc biệt giúp
người hành trì chuyển hóa và thống nhất năng lực nội tâm, thành tựu đại
định (Samadhi).
Giới (Sila), Tuệ (Prjana) và Định (Samadhi)--Ba nguyên tắc của Bát thánh
Đạo đưa con người đến giải thoát-- có thể xem là những nét đặc trưng
của tam thừa: Tiểu thừa, Đại thừa và Kim Cang thừa. Mỗi thừa đều bao gồm
tất cả nguyên tắc trên, nhưng mỗi thừa có nét độc đáo của nó vì nó nhấn
mạnh vào một trong ba nguyên tắc lớn nầy, từ đó nhấn mạnh ý nghĩa đặc
biệt và có cách diễn giãi mới tùy theo sự lựa chọn của mình. Một cách
khái quát, chúng ta có thể nói rằng thái độ của Tiểu thừa mang tính hiện
thực và thiên về phân tích, thái độ của Đại thừa là duy tâm và nhất
nguyên, trong khi Kim cang thừa phát triển một hệ thống chặt chẽ những
quan hệ dựa trên tâm lý học và vũ trụ học, và từ đó, phát triển những
phương pháp thiền định có khả năng đi vào chiều sâu của tâm thức và tạo
một sự chuyển hóa sâu sắc trong nhân cách con người.
Tiểu thừa dạy chúng ta hãy nhìn thế giới như nó đang là (yathàbhùtam) mà
không cần tìm hiểu thực tại khách quan và thực chất của cuộc đời. Mặt
khác, nó dạy chúng ta rằng cuộc đời, trong bối cảnh mà chúng ta thể
nghiệm được gói ghém trong "tấm thân dài một mét sáu nầy." Nhưng cả tấm
thân nầy và thế giới nầy đều đau khổ. Trong Phật giáo Đại thừa, " thực
tại khách quan" của thế giời nầy được thế bằng một định lượng có sẵn
trừu tượng và siêu nhiên, không có đặc tính cũng không có tên gọi, và
chỉ có thể biểu thị bằng từ "Không" (Sunyata), mà chúng ta không thể nào
hiểu được bằng lý trí, nhưng đồng thời có tiềm năng vô tận. Trong Kim
cang thừa, chủ nghĩa hiện thực mang tính phân tích của Phật giáo nguyên
thủy và chủ nghĩa duy tâm trừu tượng và siêu hình của triết học Đại thừa
được quân bình bằng những hình tượng sáng tạo và tưởng tượng từ nội
tâm, qua đó toàn bộ nhân cách con người được chuyển hóa bằng một quá
trình dung nạp và hội nhập liên tục giữa con người và những hình tượng
sáng tạo và tưởng tượng nội tâm này.
Kim Cang thừa đại diện cho giai đoạn cuối trong lịch sử phát triển Phật
giáo ở Ấn Độ-- nước bả讠địa của đạo Phật. Trong chừng mực nào đó, nó là
sự kết hợp của tất cả những yếu tố đã được phát triển từ trước trong đạo
Phật. Do đó, trong Kim Cương Thừa Sunyata--hay "Tính Không" vô biên
vượt thoát mọi định nghĩa--được xem như bản tính uyên nguyên của tâm
thức, tự nó là sự thể hiện sau cùng của mọi tri kiến và quá trình chứng
ngộ sáng tạo. Chúng ta không thể vượt qua tâm thức bằng con đường tư duy
hay kinh nghiệm nên ngay cái mà chúng ta gọi là "giác ngộ" cũng chỉ là
một hiện tượng của tâm thức. Từ đó, chúng ta thấy rỏ rằng "thực tại"
không phải là một "chân như" trừu tượng cũng như không phải là một
nguyên lý cố định tuyệt đối mà là sự vận hành của tâm thức thể hiện
thành sức sống sáng tạo và phủ trùm vạn hữu. Chỉ khi nào tâm thức con
người nhận biết được tiềm năng và tính phổ quát uyên nguyên của nó, con
người mới có thể mở rộng kinh nghiệm thể nhập thực tại, nâng cao trình
độ nhận thức, và có được năng lực vũ trụ để xây dựng thế giới một cách
sáng tạo, chuyển hóa thế giới, dung nạp tất cả và đạt đến quả vị toàn
thiện.
Khi những trường phái Tiểu thừa đầu tiên ra đời xem thân thể như một cái
gì ác nghiệt mà con người không thể trốn tránh được--giống như vết
thương mà con người phải điều trị và chăm sóc để sớm ngày thoát ra khỏi
nó, Kim Cang thừa chỉ cho chúng ta thấy thân xác là một thế giới thu
nhỏ, một tiểu vũ trụ, và một bộ máy chuyên chở sự chuyển hóa, trong đó
tất cả những năng lực cao cấp đã có sẵn và chỉ chờ đợi được đánh thức.
Đó là một Mạn đà la vĩ đại, một "vòng tròn kỳ diệu" trong đó sự chuyển
hóa vĩ đại đang vận hành.
Do đó, Tiểu thừa dạy chúng ta quan sát sự thay đổi và biến dạng liên tục
của thế giới hiện tượng. Đại thừa giúp chúng ta nhận biết rằng thế giới
nầy có thể chuyển hóa được, trong khi Kim Cang thừa dạy chúng ta thực
hiện sự chuyển hóa nầy từ bên trong với tất cả những gì mà cuộc sống cho
phép. Do đó, con đường phát triển của đạo Phật, qua ba trường phái lớn
này, dẩn chúng ta đi từ sự khổ đau của cuộc đời vô thường nầy, xuyên qua
tấm lòng từ bi dành cho tất cả chúng sanh, và đến việc chấp nhận khổ
đau như phương tiện để thanh lọc và giải thoát chúng ta khỏi những sợi
dây ràng buộc của tự ngã. Để được tự thân thể nghiệm toàn bộ giáo lý đạo
Phật, mỗi cá nhân hành trì nên đi qua tất cả những chặn đường trên bằng
chính sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình. Vì mục đích nầy mà sự hướng
dẫn thân tình của một thiện tri thức cùng với sự hiến dâng tất cả năng
lực trí thức và tình cảm của bản thân người tu tập là rất cần thiết.
Chúng ta đã nói qua về nguy hiểm của việc bị giới hạn và kiềm hãm bởi
chủ nghĩa lịch sử thuần túy, chủ nghĩa giáo điều, và chủ nghĩa duy lý
thuần trí thức. Chỉ bằng cách phát huy chính kiến (samyag-drsti) chúng
ta mới tránh được nguy hiểm này; nhưng chính kiến ở đây không phải là ý
kiến hay quan điểm "đúng" hay "sai" về mặt tri thức mà là cái nhìn trực
tiếp và bằng trực giác vào bản chất thật của các sự vật và đặc biệt là
vào bản chất của cái mà chúng ta gọi là "cái tôi". Tuy nhiên, nếu cái
thấy biết dựa trên trực giác hay trực quán nầy vẫn không tạo được một
thay đổi tương xứng nào trong tư tưởng của chúng ta, nó sẽ không bao giờ
có ảnh hưởng thật sự trên cuộc sống chúng ta, bởi vì bất cứ sức mạnh
tâm lý nào, dù mãnh liệt đến đâu, vẫn sẽ không phát huy được tác dụng
trừ khi nó được hình thành và hướng về một mục tiêu nào đó.
Mặc khác, để có được sức mạnh và khả năng thay đổi đời sống và nội tâm
sâu thẳm của chúng ta, những tư tưởng và quán sát được phát triển một
chiều trên bình diện trí thức phải được xác nhận bởi kinh nghiệm trực
giác. Những ai chỉ biết an trú trong tư duy trừu tượng sẽ mãi bị tù hãm
trong tư tưởng của chính họ, cũng như người chỉ biết bám díu vào những
trực giác mơ hồ hay những cơn sóng tình cảm sẽ bị giam cầm trong những
tâm trạng và tình cảm mong manh ngắn ngũi của họﮠVì thế鬠chúng ta phải
biết phối hợp và kết hợp hài hòa giữa tư tưỏng và tình cảm. Chỉ khi nào
thành tựu được việc này, chúng ta mới hưởng được hương vị tự do của tinh
thần trực giác, và làm việc mà không bị thành kiến và định kiến chi
phối. Lúc đó, chúng ta mới tự mình có được niềm vui sáng tạo và hài
lòng, có được cái nhìn phủ trùm cuộc đời nầy dựa trên những yếu tố của
trực quán, và liên tục mở rộng kinh nghiệm nầy mãi đến lúc bừng ngộ và
chứng được quả vị toàn giác.
Do đó, chúng ta không cần phải chối bỏ năng lực trí thức, hay ức chế
dòng chảy tự do của tư tưởng và khả năng nghiên cứu suy luận của mình
(vitarka-vicara), miễn là chúng ta ý thức về những giới hạn của những tư
tưởng tản mạn và sử dụng năng lực trí thức của chúng ta trong giới hạn
thích hợp của nó. Trong lãnh vực nầy, khả năng suy nghĩ có hệ thống và
nhất quán là một chức năng có giá trị của não bộ con người. Nếu không có
sự hướng dẫn, soi sáng, và ổn định của tư duy lý luận, cuộc sống của
chúng ta chắc sẽ là một giấc mộng hỗn loạn. Nhưng nếu chúng ta chỉ biết
tư duy lý luận trừu tượng và cho nó một vai trò độc lập, nó sẽ tạo ra
một thế giới hoang tưởng và thế giới nầy sẽ đóng chặt mọi cánh cửa dẫn
đến sự chứng nghiệm bằng trực giác và ngăn chặn mọi hiển lộ của đời sống
tâm linh.
Khi bắt đầu nghiên cứu Phật pháp, chúng ta nên nhớ rằng giáo lý nầy được
xây dựng trên tri kiến và kinh nghiệm chứng ngộ thực tại. Mục đích duy
nhất của Phật pháp là kêu gọi và khuyến khích tất cả những ai tiếp cận
với nó phải tự mình thể nghiệm thực tại. Bởi vì trong khi người làm công
việc tư duy lý luận dựa trên các hệ thống lý thuyết, cùng với sự hỗ trợ
của các khái niệm và phương pháp lô gích quy nạp, để gián tiếp hiểu
được thế giới nầy, người thễ nghiệm thực tại theo tinh thần đạo Phật
dùng trực giác đễ thấy và biết một cách trực tiếp và toàn bộ về thế giới
nầy. Rồi sau đó họ mới dùng tư duy lô gích để diễn đạt lại tri kiến
nầy.
Nhiều nhà lô gích phương Tây thường sử dụng những khái niệm trừu tượng
mà không ý thức rằng lô gích của ngôn ngữ chỉ là một trong những khả
năng giúp con người suy nghĩ một cách hợp lý và nhất quán. Con người
thường sử dụng ngôn ngữ và khái niệm như thể ngôn ngữ và khái niệm là
những thể hiện trực tiếp của thực tại. Chính từ quan điểm sai lầm này mà
nhà triết học Đức Emmanuel Kant đả đưa ra khái niệm "sự vật tự nó"
(Thing in itself hay Ding an sich) hay khái niệm về thực tại đang diễn
ra trong thế giới cảm giác của chúng ta. Nhưng giống như tất cả những
khái niệm tuyệt đối độc lập "sự vật tự nó" chỉ là một khái niệm và chỉ
tồn tại trong tư tưởng con người mà thôi.
Do đó, như là một tư tưỏng mang tính cách lý luận và phân tích, khái
niệm "sự vật tự nó" có giá trị rất giới hạn. Nó không tồn tại trong thực
tế, hay nói khác đi, nó không có trong cái thế giới tồn tại bên ngoài
người suy nghĩ ra nó. Bởi vì không có "một vật gì" mà "tự nó" có thể tồn
tại được. Mọi vật khởi lên và nằm trong quan hệ tùy thuộc với những sự
vật khác và tất cả đều nằm trong những quan hệ thay đổi không ngừng. Và
chỉ trong ý nghĩa nầy, chúng ta mới nói đến "lý duyên sinh" trong Đạo
Phật, mà không hề đồng hóa khái niệm "duyên sinh" với khái niệm "không
có thật"; Lý duyên sinh trong đạo Phật nhằm để chỉ thẳng vào bản chất
của tất cả các pháp không ngừng khởi lên, vận hành, và diệt tận trong
quan hệ hỗ tương và tùy thuộc lẩn nhau.
Thí dụ như nói thời gian là duyên sinh không có nghĩa là nói thơì gian
không có thật mà để nói là thơì gian có rất nhiều mặt và kích thước
trong cuộc đời. Do đó, cùng một sự vật, nhưng nếu chúng ta nhìn nó từ
những quan điểm khác nhau, nó sẽ thể hiện rất khác nhau. Và do đó, cái
gọi là "sự vật tự nó" không thể tồn tại được, vì mọi vật chỉ có thể tồn
tại trong bối cảnh và tùy thuộc vào những sự vật khác, nghĩa là trong
môi trường biến đổi không ngừng của những quan hệ cũng thay đổi không
ngừng trong pháp giới muôn màu muôn vẻ này.
Từ quan điểm của đạo Phật, chúng ta không thể chấp nhận khái niệm "lý
trí thuần túy" (lý thanh tịnh hay pure reason) vì khái niệm này mâu
thuẫn với thực tại được thể nghiệm. Với cùng nguyên tắc nầy, chúng ta
cũng bác bỏ hệ thống lô gích trừu tượng mà người đời thưòng gán cho nó
một giá trị tuyệt đối. Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều hệ thống lô
gích khác nhau, thí dụ như lô gích ở phương Tây, Ấn độ, Trung quốc và
Nhật bản. Mỗi hệ thống lô gích đều có tính nhất quán riêng của nó. Chúng
ta có thể chọn bất cứ hệ thống nào để bắt đầu, miễn là chúng ta nhất
quán trong cách sử dụng nó, chúng ta đều có thể gọi cách thức tiến hành
của mình là hợp lý hoặc lô gích.
Lô gích ở phương Tây dựa vào tính nhị nguyên hay nhị phân, như chúng ta
thấy trong ‘quy luật mâu thuẫn’. Lô gích Ấn Độ căn cứ trên mệnh đề bốn
mặt: "là", "không là", "không là và nhưng là", "là và nhưng không là."
Lô gích Trung quốc không bị giới hạn bởi ngôn từ nhưng bởi những hình
tượng hay biểu tượng diễn đạt những ý nghĩa phức tạp. Trong khi đó, lô
gích Nhật bản ra đời từ sự tiếp xúc gần gũi của con người với thiên
nhiên và sử dụng những hình ảnh tương quan đối chiếu thu nhận từ quan hệ
nầy .
Tuy nhiên, trong cùng môi trường văn hóa, luôn có những trường hợp ngoại
lệ, luôn có những người suy nghĩ và hiểu biết khác với đa số còn lại. Ở
phương Tây, trong khi các triết gia và các nhà tư tưởng phần lớn sống
trong thế giới của các khái niệm trừu tượng hay những ‘tư tưởng thuần
túy’, vẫn có một số nhà khoa học và nghệ sĩ thật sự vĩ đại chuyên tâm
tìm hiểu toàn bộ cuộc sống bằng cách quan sát và tư duy. Nhưng sự hiểu
biết của các nhà khoa học và nghệ sĩ nầy bao hàm ý nghĩa là họ đã đồng
hóa với đối tượng, có khả năng đặt mình vào vị trí của đối tượng, hay
nói khác đi, có khả năng chuyển hóa không những đối tượng nghiên cứu mà
còn chính bản thân của họ nữa.
Dưới mắt chúng ta, thế giới hiện ra như một môi trường gồm những cặp
thái cực mà mới thoạt nhìn có vẽ đối nghịch nhau chẳng hạn như ánh sáng
và bóng tối, gần và xa, lạnh và nóng, ồn ào và yên tĩnh, tốt và xấu. Đây
là những điều mà chúng ta không thể nào giải thích một cách đơn giản
được. Chúng ta cũng không nên xóa bỏ thái cực nầy và thiên về thái cực
kia, hay ra sức cải đổi toàn bộ thế giới này theo hướng nầy hoặc theo
hướng đối nghịch lại. Trái lại, điều quan trọng chúng ta cần làm là tìm
ra được một trung tâm sáng tạo nằm giữa các thế lực đối lập nầy để đưa
đến sự hợp tác hài hòa giửa chúng với nhau. Đây là điều có thể làm được
vì thực chất các lực đối lập này luôn cùng tồn tại trong những quan hệ
hỗ tương và tùy thuộc lẫn nhau.
Chúng ta hãy mượn một ví dụ để làm sáng tỏ vấn đề này. Một sợi dây đàn
vi-ô-lông nối hai điểm đối lập ở hai đầu của cây đàn. Nếu chúng ta kéo
quá căng, tiếng đàn sẽ rít lên như tiếng thét. Nhưng nếu sợi dây quá
chùn, cây đàn sẽ không phát ra một âm thanh nào cả. Tuy nhiên, ở độ căng
vừa phải, không quá căng cũng không quá chùn, sợi dây sẽ phát ra một âm
thanh hài hòa và rõ ràng. Trong lãnh vực tâm linh cũng thế, chúng ta
cần tìm một quan hệ với độ căng thẳng vừa phải để tránh những cực đoan,
một bên là sự đình trệ, uể oải và bên kia là sự căng thẳng tột độ.
Tính năng động của vũ trụ tùy thuộc phần lớn vào sự tác động qua lại của
một bên là lực bám díu và một bên là lực buông thả. Lực bám díu thể
hiện ở sức đề kháng lại sự thay đổi mà chúng ta có thể gọi là "lực bất
biến" hay " ỳ lực". Ngoài ra, ở thế giới nhìn từ góc độ vi mô hoặc vĩ
mô, lực bám díu vận hành theo hướng quy tâm nhằm thu hút mọi vật về phía
nó. Trái lại, lực buông thả hình như luôn luôn hướng về những vị trí và
điều kiện liên tục thay đổi, còn được gọi là sự biến thiên, thay đổi và
hoán chuyển không ngừng, và trong thế giới nhìn từ góc độ vi mô hoặc vĩ
mô, chúng ta nhận ra lực buông thả nhờ sức ly tâm của nó. Sự đấu tranh
giữa hai lực đối lập bám díu và buông thả nầy tạo thành một dòng vận
động không ngừng kết hợp những thay đổi và bất biến, hay nói khác đi,
một dòng vận động theo hình tròn xoắn ốc luôn trở về khởi điểm của nó,
rất rõ nét và có thể dự đoán được. Nó phô bày sự bất biến trong thay
đổi, và do đó, hàm chứa không phải sự hủy diệt mà là sự chuyển hóa, hay
nói khác đi, sự thay đổi theo quy luật nội tại của nó.
Dựa trên quy luật vận động kết hợp lực bám díu và buông thả nầy, tất cả
thiên thể đều tự quay chung quanh cái trục của chính nó và di chuyển
theo một quỹ đạo ở những vị trí khác nhau nhưng khoảng cách giữa những
thiên thể nầy và quỹ đạo của nó thì luôn cố định (nguyên lý tĩnh lược
hay ellipse). Các thiên thể không bao giờ di động theo một đường thẳng.
Tất cả sự di động theo đường thẳng chỉ là hư cấu của tư duy trừu tượng.
Chỉ có tư duy trừu tượng mới chế đặt ra những khái niệm "thường còn,"
"vĩnh hằng'" và nâng chúng lên thành những lý tưởng tuyệt đối. Nhưng gần
như mọi tôn giáo đều bắt nguồn từ loại tư duy trừu tượng này. Chúng dựa
trên những tư tưởng mơ mộng, lừa dối con người bằng những lời hứa hảo
huyền hoàn toàn đi ngược với thế giới tự nhiên và những gì có thể quan
sát được. Cái tệ hại nhất là chúng làm con người tin rằng chỉ có con
người mới thoát được khỏi sự chi phối của quy luật tự nhiên và con người
có một linh hồn ‘bất tử’ có thể trường tồn vượt qua tất cả sự thay đổi
và chuyển hóa mà không một chúng sanh nào khác có được.
Trái lại, tư tưởng Ấn độ xem mọi vật, hữu tình hay vô tình, là một thể
hiện độc đáo của một bản thể toàn thiện được cấu tạo bằng vô số quan hệ
chằng chịt. Đây chính là "thuyết duyên sinh"mà Đức Phật đã dạy. Tất cả
những gì nằm ngoài những quan hệ này, và tất cả những gì không có quan
hệ sinh khởi với nhau, đều là không thật vì nó chỉ tồn tại trong tư
tưởng con người chứ không có liên hệ gì đến thực tế cuộc sống. Do đó,
thật là phi lý khi có người đưa ra một khái niệm về một đấng "tuyệt
đối". Vì thực chất đây là một suy đoán hoàn toàn trừu tượng và chỉ được
sử dụng bởi những người tránh không dám xác định nó là cái gì vì bản
thân họ không thể đưa ra một lời giải thích trung thực nào.
Vì thế, Ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) đã nhất quán khi áp dụng cái nhìn cơ
bản của Đức Phật về vạn pháp--đó là tất cả các Pháp (tất cả các nhân tố
cấu thành thực tại) là "vô ngã" (anatman) để tìm hiểu về thực tại khách
quan của cuộc sống. Ngài Long Thọ làm việc này không phải là để "Ấn hóa"
đạo Phật một lần nữa như một số nhà văn thuộc trường phái Radhakrishnan
đã lên án, mà chỉ để phản bát ý kiến của Nhất thiết Hữu bộ
(Savàstivàdin) cho là các pháp đều có "bản chất tồn tại của riêng nó"
(sarva asti hay mọi vật là như nó đang tồn tại). Điều nầy (ý kiến của
Nhất thiết Hữu bộ) dường như mâu thuẫn với lời Phật dạy là "tất cả các
pháp là vô ngã’ (sabbe dhammà anattà). Tôi nói "dường như’" bởi vì mọi
vật mà chúng ta nhận biết được chỉ tồn tại thuần túy như một nhận biết
mà không có một thực chất nào gắn liền với nó. Nó tồn tại như một hiện
tượng tự nó liên tục tái diễn. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu với khái niệm
thực chất thì chúng ta phải đồng ý về mặt lô gích rằng không có gì tồn
tại ‘tuyệt đối’ (nghĩa là tự nó tồn tại ngoài lãnh vực nhận biết của
chúng ta), và vì thế về bản chất mọi thứ đều trống không (sunya) nghĩa
là không có bản ngã đơn lẻ tự nó như được nói trong lý thuyết của Ấn độ
giáo về linh hồn (atman).
Về sau nầy có sự kiện các nhà tư tưởng theo Ấn độ giáo bổ sung của học
thuyết tính không trong kinh Vệ Đà (sunyavada)ﬠbằng cách lấy triết học
của Ngài Long Thọ làm cơ sở cho thuyết Vô nhị (Advaita) của họﬠvà biến
tính không (sunyata) thành một lý tưởng tuyệt đối. Đây không phải là lỗi
của Ngài Long Tho mà là lỗi của Sankaràcàrya, người đã cố ý bóp méo lời
dạy của Ngài Long Thọ để đưa nó vào thuyết Vô nhị của mình. Rồi sau đó,
ông dùng lý thuyết này để diễn giải kinh Vệ đà mà không nhận rằng mình
đã ăn cắp học thuyết ti鮨 không (sunyavada) của ngài Long Thọ. Để phủ lấp
vấn đề này, Sankaràcàrya đã nói nói xấu Phật giáo và thô bạo tấn công
đức Phật, và qua việc làm nầy, ông ta đã tự mình đứng ngoài truyền thống
bao dung vốn rất được tôn trọng ở Ấn độ. Sankaracarya chắc chắn là một
học giả vĩ đại, nhưng ông còn "vĩ đại hơn" trong việc ăn trộm văn chương
và tư tưởng của người khác. Người nào tìm cách vu khống Ngài Long Thọ
là một "người mạo danh đạo Phật để Ấn hóa đạo Phật," và cho khái niệm
tính không của ngài Long Tho là tuyệt đối (nghĩa là tồn tại ngoài thực
tại thể nghiệm của chúng ta) quả thật người nầy không hiểu chút nào về
sự khác biệt giữa học thuyết vô nhị trong trong đạo Phật và học thuyết
vô nhị của Ấn giaó. (Footnote: Ngài Long Tho luôn cho sự thành hình của
khái niệm tính không là "không..." và khuyên chúng ta nên xem khái niệm
tính không cũng là không hay không-không hay sunyata-sunyata)
Khi nói đến tánh không (sunyata), ngài Long Thọ muốn chứng minh rằng
chúng ta không thể nào dùng những khái niệm trừu tượng và không thể nào
dùng triết học đễ hiểu được cái chân lý tuyệt đối (chân đế), vì trong
cảnh giới của chân lý tuyệt đối, chỉ có kinh nghiệm phủ trùm và sự cảm
nhận về những quan hệ vô cùng tận: do đó, "tính không" thoát ra khỏi mọi
định nghĩa bằng khái niệm và hàm ý về một cảnh giới "trùng trùng duyên
khởi."
Chìa khóa để hiểu giáo lý Trung Luận và Tính Không
(madhyamaka-sunyavada) của ngài Long Thọ nằm trong thuyết Thập nhị nhân
duyên (pratitya-samutpada), một công thức nổi tiếng về duyên khởi đồng
thời, nhân quả nghiệp báo, và tính tương tác và tương nhập của tất cả
các pháp. Về cơ bản, giáo lý Trung Luận và Tính Không chủ trương lọai bỏ
bất cứ niềm tin nào vào khái niệm tuyệt đối cũng như mọi tư duy suy
đoán trừu tượng, bởi vì khái niệm tuyệt đối và tư duy trừu tượng luôn
vận hành ngoài lãnh vực của sự thể nghiệm. Thái độ đó chứng minh rằng
Phật giáo là một hệ thống giáo lý thành hình từ kinh nghiệm chứng ngộ,
chỉ quan tâm đến những gì xảy ra trong thực tại, và trong ý nghĩa đó,
chỉ quan tâm đến những gì đang vận động và không để ý đến thành quả của
những tư tưởng suy đoán. Việc tự bác bỏ mọi tư duy suy đóan trừu tượng
nầy làm cho Phật giaó có một giá trị phổ biến cho tất cả mọi người và
giúp đạo Phật thoát khỏi chủ nghĩa giáo điều thần học mà thật ra chỉ
xuất phát từ lòng tin mù quáng và những mơ ước ảo huyền.
Phật giáo không hề bác bỏ khả năng có thể đạt đến những trình độ tâm
thức hay những cảnh giới tâm linh cao cấp. Nhưng Phật giáo chỉ quan tâm
đến những điều mà con người có thể chứng ngộ và đạt đến trong khả năng
của họ, không phải bằng những học thuyết hoàn toàn mang tính suy đoán về
thế giới thần thánh, hay về một đấng toàn năng sáng tạo ra vũ trụ mà
thật ra chỉ là một hình ảnh con người được lý tưởng hóa và chỉ khác ở
chỗ là hình ảnh con người lý tưởng nầy được thổi phòng lên thành vô hạn.
Mặt khác đức Phật không bao giờ phản đối bất cứ niềm tin vào nhất thần
hay đa thần miễn là niềm tin nầy giúp con người trở렮ên tốt hơn. Và Đức
Phật cũng không bao giờ bàn cãi về những vấn đề thần học. Ngài là người
vô thần không phải theo nghĩa của chủ nghĩa hư vô hay duy vật, và ngài
cũng không phải là người theo thuyết nhất thần. Ngài cũng không thuyết
về thuyết nhất thần duy tâm hay duy vật, nhưng ngài trân trọng niềm tin
của mọi ngườiﬠbởi vì ngài biết rằng điều quan trọng không phải là những
gì con người tin tưởng-- mà trái lại, những gì con người làm (hành động)
mới là điều quyết định. Nhưng những gì con người làm phải đi đôi với
những gì họ tin tưởng, nói khác đi, vơí những gì họ thuyết giảng và thể
hiện qua cách sống.
Nhưng ý nghĩa của chữ "hành động" trong Phật giáo là gì? Chính đức Phật
đã cho chúng ta một định nghĩa. Theo định nghĩa nầy, hành động không có
nghĩa là một hành vi được thể hiện ra bên ngoài mà luôn luôn là những gì
chúng ta làm vơi頣hủ tâm và hoàn toàn ý thức về việc nầy. Cái khác biệt
giữa hành động (trong nghĩa nầy) và hành vi thể hiện ra bên ngoài là cái
ý chí nằm phía sau đó. Chỉ khi nào hành động có ý thức, nó mới là một
hành động có tác dụng thật sự, hay nghiệp (karma), sinh khởi từ quyết
định có chủ tâm (cetana hay tác ý) như đọ⮧ cơ của hành động. Chỉ trong ý
nghĩa này chúng ta có thể hiểu những gì mà Tỳ kheo Na Tiên (Nàgasena),
trong quyển Những câu hỏi của vua Milinda, muốn nói khi ông cho rằng một
người sát hại với tâm không cố ý không phải là kẻ sát nhân, nhưng nếu
ai đó dùng gươm đâm xuyên qua một tổ ong vì cho rằng tổ ong là một con
người thì, với sự cố tâm này và về mặt nghiệp báo, người đó mang tội cố
sát. Chính vì thế mà chủ tâm là cái quyết định về cái nghiệp trung tính
(không thiện không ác), hoặc thiện hay bất thiện của một hành động.
Thế giới quan của Phật giáo dựa trên nhận thức rằng mọi tồn tại đều vô
thường (thay đổi liên tục) và tính vô thường này tiến hành theo một quy
luật vận hành phổ biến trong vũ trụ. Chúng ta có thể thấy rõ ràng sự vận
hành của quy luật vô thường này trong giáo lý Thập nhị nhân duyên
(pratitya-samutpada), trong giáo thuyết về Nghiệp và tái sanh, trong
trách nhiệm đạo đức của con người và trong sự tự do quyết định của cá
nhân mà quy luật này đề cập đến.
Khái niệm về vô thường (anicca) trong kinh tạng Pali (Phạn ngữ là
anitya), mà ở đây chúng ta dịch là "sự thay đổi," thường được đồng nghĩa
với "sự chóng qua" hoặc "tạm thời." Thật ra, nghĩa thật của nó là
"không kéo dài" hay "không mãi mãi." Vì thế, từ vô thường (anicca) không
chỉ bao gồm khái niệm "tạm thời và mau qua" với ít nhiều ý phủ định và
tiêu cực mà còn chứ đựng khái niệm "đang trở thành" một cái gì mới mẻ và
khác lạ đầy sáng tạo tích cực và hướng về phía trước. Do đó, nếu chúng
ta đau khổ vì không thể giữ lại, nắm bắt, và bám díu vào những gì vượt
khỏi tầm tay chúng ta, đó không phải là lỗi của cuộc đời mà là kết quả
của thái độ sai lầm, bị sai sử bởi lòng ích kỷ của chúng ta đối với cuộc
sống hiện tại. Mục tiêu của Đức Phật là làm cho chúng ta thấy rõ thực
tại như nó đang hiện hữu, để mà chúng ta nhận thức được và chấp nhận nó.
Vì thế, Đức Phật đã bác bỏ tất cả những niềm tin dựa trên những mơ
tưởng ảo huyền và không đúng chút nào với chân lý được thể nghiệm một
cách vô tư và không định kiến.
Như chúng ta đã thấy, thực tại là một tiến trình thay đổi và chuyển hóa
liên tục. Không gì có thể thoát khỏi tiến trình nầy, ngay cả cái mà
chúng ta gọi là cái ‘tôi’, ‘linh hồn’ hay ‘tự ngã’ của chúng ta. Vì thế,
thật là phi lý và ngớ ngẩn nếu có những ai đó muốn bàn cải về sự đầu
thai và luân hồi (Seelenwanderung) của một linh hồn bất tử trong Phật
giáo. Nếu bị bắt buộc phải dùng những từ ngữ đại loại như thế, thì có lẽ
tốt nhất, chúng ta nên dùng từ "chuyển hóa của linh hồn"
(seelenwandlung). Nhưng ‘linh hồn’ trong nội dung nầy không có nghĩa là
một cái gì sống rày đây mai đó, bất tử, trường tồn, bất biến, mà là một
tổng thể, hay đúng hơn, là toàn bộ những năng lực tâm lý hay xung lực
tâm lý mà đạo Phật đã đề cập và thuyết giảng trong hàng ngàn năm và ngày
hôm nay, cũng đã được công nhận bởi khoa tâm lý học hiện đại.
Trong thế giới tâm linh đa dạng và phong phú của thời đức Phật còn tại
thế, sở dĩ Phật Pháp có được vị trí cao hơn tất cả các trường phái tôn
giáo khác là nhờ đức Phật đã nhận ra được tính chất năng động của cuộc
sống bằng chính kinh nghiệm chứng ngộ của ngài. Nhìn lại quá khứ, chúng
ta thấy rằng Đức Phật đã nhìn cuộc đời hoàn toàn trái ngược lại với cái
nhìn của người đời thường. Đó là cái nhìn bắt nguồn từ nhân sinh quan
"vô ngã", trong đó cuộc sống là một dòng chảy liên tục sinh sinh diệt
diệt của các Pháp hay của tất cả các yếu tố cấu tạo thành sự hiện hữu
(Dharmas). Trong thế giới nầy, không có chỗ cho những khái niệm như "có"
và "không". Khi Đức Phật biến học thuyết vô ngã (anatman) thành trung
tâm giáo lý của mình, ngài đã làm một cuộc chuyển đổi từ cái nhìn tĩnh
hay bất động (như được trình bày trong Áo Nghĩa Thư, Upanisads) sang cái
nhìn động hay năng động về thế giới nầy, từ việc nhấn mạnh vào sự tồn
tại (Sat) sang việc nhấn mạnh vào tiến trình trở thành (bhava), từ khái
niệm về một cái ngã bất biến thường hằng sang việc công nhận sự tùy
thuộc và điều kiện hóa lẫn nhau của tất cả các hiện tượng đời sống trong
quá trình sinh diệt của nó (học thuyết duyên sinh vô ngã)--từ quan niệm
về một quá trình phát triển hoàn toàn máy móc sang khả năng phát triển
và tự vượt lên chính mình của con người.
Do đó, từ niềm tin vào sự tái sinh và luân hồi của linh hồn bất tử trong
Áo Nghĩa Thư , ở đây, chúng ta tìm thấy sự khẳng định chắc chắn bằng
kinh nghiệm thực chứng về sự chuyển hóa của linh hồn. Nhưng chính ở điểm
nầy mà nhiều Phật tử phương Tây gặp khó khăn. Họ muốn nói về thuyết
‘tái sanh không có linh hồn’. Nhưng điều này là vô lý giống như khi
chúng ta nói về "tâm lý học mà không đề cập đến thế giới tâm linh của
con người." Đã đến lúc chúng ta hãy chấm dứt thành kiến của những Phật
tử đầu tiên ở Âu châu đã đồng hóa khái niệm ‘linh hồn’ với khái niệm về
cái tôi hoặc cái ngã biệt lập và thường hằng. Làm như thế, họ đã lấy mất
đi khỏi văn minh phương Tây một từ ngữ rất đẹp và sâu sắc--như từ
Psyche trong tiếng Hy lạp (tạm dịch là Tâm linh hay Tâm thức) hàm ý
nghĩa về một tổng thể toàn vẹn và mang tính hữu cơ bao gồm tất cả năng
lực tâm linh đang vận hành và phát triển bên trong mỗi người chúng ta.
Có quan niệm cho rằng đối với đa số các Phật tử phương Tây, thuyết tái
sanh chỉ là một giả thiết cần được minh chứng. Những người theo quan
niệm nầy đã không thấy rằng phần lớn những người đến với Phật giáo chính
là vì họ tin tái sanh là có thật và tin ở tác động của quy luật nghiệp
báo. Vì nếu không tin ở tái sinh và nghiệp báo, lời dạy của đức Phật sẽ
thành phi lý vì điều này hàm ý là cái chết sẽ tự động hủy diệt và chấm
dứt tất ca, và điều nầy sẽ làm cho tất cả sự phấn đấu của con người trên
đường tu tập là hoàn toàn vô nghĩa.
Từ vô ngã (anatman) chiếm một vị trí then chốt trong giáo lý nhà Phật.
Trong đạo Phật, Vô ngã có nghĩa là không tuyệt đối hoàn hảo, là tất cả
các yếu tố cấu tạo thành thực tại và tất cả các hiện tượng tự nó không
có thực chất, và do đó, bao hàm ý nghĩa là, tất cả những yếu tố cấu
thành thực tại và các hiện tượng là vô biên, tùy thuộc lẫn nhau, và luôn
tiềm tàng khả năng thay đổi và chuyển hóa. Khả năng biến đổi, chuyển
hóa, và luân lưu nầy chính là sự sống; trái lại, bất động và cứng nhắc
là đặc tính của sự chết chóc và hủy diệt. Ngày nào chúng ta càng bám díu
vào "sự hiện hữu của chính chúng ta", ngày đó chúng ta càng tự đưa mình
đến gần với cái chết. Bởi vì cái mà chúng ta gọi là "sự hiện hữu" thật
ra là một tiến trình sinh diệt liên tục bị điều kiện hóa, một tiến trình
chuyển hóa trong đó không có cái đứng yên cũng không có cái đổi khác,
không có cái nào hoàn toàn mới mẻ và củng không có nào bị tuyệt đối tận
diệt.
Thuyết duyên khởi trong đạo Phật nên được hiểu theo nghĩa khả năng nhân
duyên là vô tận, chứ không phải là tương đối, và qua đó, chúng ta sẽ
không làm suy giảm hay hạ thấp các giá trị hay hiện tượng đang tồn tại.
Chúng ta có thể giải thích thuyết duyên khởi về cả hai mặt không gian và
thời gian, hay nói khác đi, thuyết duyên khởi có thể vận hành vừa trong
khuôn khổ thời gian và không gian vừa vượt qua mọi không gian và thời
gian, nghĩa là nó vận hành một cách đồng bộ. Trong quá khứ, nhiều học
giả đã không hiểu được nghĩa lý thâm sâu của giáo lý duyên khởi và những
người diễn giaỉ Phật pháp từ nhiều gốc độ khác nhau nhưng hơì hợt đã
luôn giải thích thuyết duyên khởi như là một công thức dựa trên "nhân
quả". Họ nghĩ rằng giải thích như thế, họ sẽ biến đạo Phật thành một tôn
giáo "khoa học." Nhưng họ không thể hiểu rằ讧 quan hệ nhân quả và quan
hệ đồng thời không loại trừ lẫn nhau--đây là điểm mà chính Đức Phật trở
lại khi ngài tuyên bố là lý Duyên khởi (pratitya-samutpada) phải được
hiểu sâu sắc hơn và không thể chỉ hiểu như một chuỗi tương quan nhân quả
trên bình diện không gian và thời gian, nói khác đi, phải được hiểu như
là sự tuỳ thuộc nội tại của tât頣ả mọi hiện tượng vào tất cả mọi hiện
tượng khác. Trong Trường bộ kinh (Digha Nikaya15), khi tôn giả Ànanda
tuyên bố rằng giáo lý duyên khởi là dễ hiểu và thỏa đáng về mặt lý
thuyết, và từ đó, diễn giải nó thuần túy theo quan hệ nhân quả dựa trên
thời gian, Đức Phật đã phản bác và khuyên tôn giả nên chú ý đến sự thâm
sâu và khó hiểu của giáo lý này.
Thuyết Duyên khởi (pratitya-samutpada) luôn được xem là một trong những
giáo lý trung tâm của Đạo Phật. Như chúng ta có thể thấy được trong phần
bình luận giới thiệu (karikas) về Trung Đạo của Ngài Long Thọ, thuyết
Duyên Khởi chính là nền tảng của giáo lý nầy. Trong triết học Trung đạo,
ngài Long Thọ phản bác cách diễn giải một chiều về giáo lý Duyên khởi
dựa trên thời gian và không gian và phục hồi lại ý nghĩa sâu sắc hơn của
từ sam-utpada, tạm dịch là sinh khởi như Đức Phật đã dùng để thuyết
giảng lúc đầu. (Foot note Samutpada (Phạn ngữ) và Samuppada (Pali) có
nghĩa là "sinh khởi": sam- là tiền tố có nghĩa là viên mãn và thống
nhất; utpada có nghĩa là "nảy sinh và xuất hiện.") Theo nghĩa nầy, duyên
khởi bao hàm ý nghĩa vừa quan hệ nhân quả vừa quan hệ điều kiện đồng
thời. Điều nầy giải thích tại sao đức Phật không luôn khe khắt giữ cho
được theo thứ tự thời gian từ chi phần thứ nhất (vô minh) đến chi phần
cuối cùng (sanh lão tử sầu bi khổ ưu não) trong giáo lý Thập nhị nhân
duyên (pratitya-samutpada). Làm như thế, Ngài chỉ rỏ tính tương đối của
yếu tố thơì gian trong giáo lý duyên khởi. Và cũng vì thế mà Ngài Long
Thọ đã xưng tán một cách chính xác như sau:
Không khởi cũng không diệt.
Không thường cũng không đoạn.
Không cùng cũng không khác.
Không đến cũng không đi.
Do vậy Ngài dạy mọi vật có quan hệ và xảy ra đồng thời,
Hãy yên lặng dập tắt mọi hý luận, tranh cãi,
Trước Đấng Giác Ngộ, bậc tối thắng trong các đại đạo sư,
Con quy phục tự thân.
Khi đã chấp nhận những tiền đề nầy, chúng ta đã bắt đầu đi đúng hướng
trên đường tu học. Chúng ta sẽ nắm bắt cái căn bản then chốt của Phật
Pháp, và chúng ta có thể vững tâm đi trên con đường thiền định. Đạo Phật
luôn xem tư duy trừu tượng (ý căn) như căn thứ sáu trong sáu căn của
chúng ta và dạy chúng ta sử dụng nó một cách đứng đắn. Nhựng tư duy con
người ngày nay đã bị nứt vở ra và đi lạc hướng. Tư duy của con người đã
trở thành "tư duy về tư duy," và bị cuốn hút trong nhiều tầng lớp tư duy
về tư duy về tư duy về tư duy.... Vì thế nó đã mất hết sự gần gũi và
trực tiếp với cuộc đời và như vậy cũng mất đi khả năng chuyển tải những
biểu tượng thể hiện trực tiếp từ cuộc sống.
Vì thế, bây giờ chúng ta phải trở về với việc sử dụng tối đa khả năng tư
duy trừu tượng bằng cách áp dụng nó một cách đúng đắn, vì trí thức mà
chỉ phát huy một nửa là một chướng ngại lớn nhất cho con đường phát
triển tâm linh. Chỉ khi nào chúng ta vượt qua được giới hạn của tư tưởng
bằng chính tư tưởng, và khi tri thức có thể nhận định và phê phán chính
nó, lúc đó, tri thức mới hỗ trợ thật sự cho đới sống tâm linh. Rồi nó
sẽ vận hành như bánh lái của một con tàu, chỉ hoạt động khi con tàu
chuyển động để đi tới và hoàn toàn bất lực nếu con tàu đứng yên một chỗ.
Nói khác đi, tri thức và tư tưởng chỉ có giá trị khi nó được thúc đẩy
bởi một động lực tâm lý sinh khởi từ kinh nghiệm chứng ngộ nội tại,
nghĩa là khi con người đang có những tiến bộ trong tu tập nội tâm và
đang tìm cách vượt lên trên chính mình. Chỉ với sự vận công tu tập như
thế, tư duy trừu tượng mới hoàn thành đúng những nhiệm vụ của nó, đó là
việc sắp xếp thứ tự, so sánh và phân biệt, lựa chọn với tinh thần phê
phán, và duy trì đúng hướng đi đã chọn.
Một người chỉ biết hành động vì tình cảm thì giống chiếc tàu không lái.
Còn người chỉ biết có tư duy trừu tượng thì giống như con tàu không có
nhiên liệu, và vì thế, bánh lái của nó không thể làm gì khác hơn là tạo
ra những chuyển động đi tới đi lui không định hướng cho đến lúc kiệt quệ
như một bánh xe răng cưa bị sút khỏi guồng máy mà thôi. Và nếu chúng ta
tiếp tục sử dụng hình ảnh nầy, một người suy nghĩ nửa chừng giống như
một vị thuyền trưởng chỉ biết bẻ tay lái về một phía và vì thế chiếc tàu
cứ xoay vòng vòng. Nhưng tư duy nửa vời chính là khả năng tư duy của
một người bình thường ở đời. Để vượt qua vấn nạn này, chúng ta không
được quăng bỏ đi tri thức của mình mà phải làm cho nó hoàn chỉnh hơn,
nghĩa là, không một chiều bằng cách giải phóng tư duy chúng ta ra khỏi
những lối mòn và tìm cách sử dụng tối đa những khả năng sẵn có của nó.
Chỉ với cách tu tập này, chúng ta mới có thể phá vở được vòng luân hồi
đơn điệu nghiệt ngã, liên hệ và tiếp xúc được với tất cả những gì đang
hiện hữu, để rồi khi đạt đến giới hạn cuối cùng của khả năng tư duy và
tưởng tượng, chúng ta sẽ can đảm bước vào cảnh giới viên mãn và toàn
thiện ngay chính trong con người của chúng ta.
Nếu chúng ta muốn khắc phục thái độ trí thức giới hạn của mình, trước
hết, chúng ta phải phát huy tối đa năng lực tư duy và khả năng phân
biệt. Con người không thể nào vượt lên trên tri thức nếu người đó chưa
có được tri thức hoặc chưa bao giờ kiểm soát được tri thức. Tư tưởng rất
cần để giúp con người vượt qua trạng thái đa cảm hay tâm thần rối loạn
giống như trực giác rất cần để giúp con người vượt lên trên những giới
hạn của tri thức và sự trói buộc của các khái niệm trừu tượng.
Thoạt nhìn thì dường như là một nghịch lý khi Thiền tông, một trường
phái Phật giáo ở Viễn Đông đặc biệt xem thường vai trò của tri thức, lại
được sự hưởng ứng của giới trí thức nhiều hơn là của giới bình dân. Tuy
nhiên, cũng như tất cả các trường phái khác trong Đạo Phật, Thiền tông
có cơ sở hợp lý của nó. Nó không dựa trên niềm tin hay trên những giáo
điều cứng nhắc, mà chỉ dựa trên kinh nghiệm trực tiếp (thực chứng) và sự
quán sát vô tư không bị định kiến ràng buộc. Tuy nhiên, như là một
trường phái Phật giáo, Thiền tông lấy trực quán làm nền tảng như tất cả
các trường phái Phật giáo khác. Nếu không có trực quán, Thiền tông sẽ
không phải là "Thiền tông." Cái nền tảng chung nầy dựa trên sự thể
nghiệm, mà sự thể nghiệm là nơi mà khoa học và sự huyền bí gặp gỡ. Sự
khác biệt duy nhất giữa khoa học và sự huyền bí là chân lý khoa học,
nhắm vào đối tượng bên ngoài và có thể chứng minh một cách "khách quan",
trong khi sự huyền bí hướng về bên trong chủ thể và dựa trên kinh
nghiệm "chủ quan" của người đó mà thôi.
Như tất cả các trường phái Phật giáo, Thiền tông tránh xa những định
kiến, giáo điều, tín điều, cùng với tất cả những gì thường mệnh danh
là"tôn giáo". Thái độ nầy hấp dẫn nhiều người có khuynh hướng khoa học
và chống lại các hình thức tôn giáo hiện nay. Việc đặt nặng tính cách cá
nhân trong phương pháp tu tập--điểm nổi bật nhất của Thiền tông Á Đông
so với các tông phái Phật giáo khác, tạo ấn tượng lớn trên giới trí thức
cũng như việc nuôi dưỡng và vung trồng nét đẹp và tình cảm gần gũi với
thiên nhiên của Thiền tông cũng đã thu hút các nhà mỹ học hiện đại.
Nhưng vì Thiền tông chỉ có thể thỏa mãn phần nào thị hiếu khoa học và mỹ
học của con người hiện đại, có nguy cơ là người ta sẽ hiểu và đánh giá
Thiền tông một cách hời hợt, chỉ vay mượn những hình thức thể hiện bên
ngoài, và không thể hiểu đúng đắn nội dung sâu sắc của giáo lý Thiền.
Ngay từ thời kỳ đầu của lịch sử Phật giáo, các luận sư cũng dùng nguyên
tắc nghịch lý để phá vở và đánh đổ những giới hạn và ràng buộc của tư
duy trừu tượng. Toàn bộ văn chương kinh điển Đại Thừa có rất nhiều thí
dụ về hiện tượng nầy, như trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Chuyện về các vị
du tăng Mật giáo (Siddhas), và các bài chú niệm trong Mật giáo. Nhưng
tất cả những nghịch lý nầy đều nhằm mục đích gây chấn động trong tư duy
con người và tháo nó ra khỏi những mô hình tư tưởng củ rích dựa trên
những suy nghĩ ước lệ và giáo điều xơ cứng. Đó là ý nghĩa, công dụng, và
giá trị tâm linh của phương pháp nghịch lý. Nhưng nếu việc sử dụng
nghịch lý trở thành một trò chơi trí thức, nó sẽ thất bại trong mục tiêu
và chỉ dẫn đến sự hoài nghi yếm thế và hủy diệt mọi giá trị tốt đẹp
trong đạo Phật.
Đây là chỗ mà các bộ phái Phật giáo Nguyên thủy khác với thái độ tự hào
của các nhà trí thức hiện đại luôn cho là mình không còn bị ràng buộc
bởi các giá trị truyền thống và tín ngưỡng. Tất cả trường phái Phật giáo
dù là Thiền tông Trung quốc hay Thiền tông Nhật bản bao giờ cũng đề cao
phẩm cách và giá trị của con người và tất cả chúng sanh khác dù những
chúng sanh nầy nhỏ nhoi và thấp bé đến độ nào, bởi vì họ đã nhận ra rằng
bất cứ hình thái nào của cuộc sống, với những nét độc đáo của nó, đều
là tụ điểm của tất cả sức sống tiềm tàng trong vũ trụ. Đây là đặc điểm
giống nhau của tất cả trường phái Phật giáo--không theo thuyết bất khả
tri và cũng không theo chủ nghĩa tự do tuyệt đối như con người của thời
hiện đại--những người mà thực chất đã mất niềm tin ở chính họ và cuộc
sống chung quanh họ. Do đó, Phật giáo cho ngày hôm nay và hướng về tương
lai phải luôn luôn khơi dậy những niềm tin sâu sắc và lâu đời nầy trong
nhận thức của nhân loại--niềm tin đến từ sự thể nghiệm sức sống của vạn
pháp (dharma) và cái nghỉa lý xuyên suốt và phũ trùm vạn pháp trong đó,
kinh nghiệm tự chứng của một cá nhân cũng quan trọng như bất cứ quy
luật trừu tượng nào. Điều nên nhớ là chúng ta không nên lầm lẫn vạn pháp
và nghĩa lý xuyên suốt của nó với khái niệm "mục đích" trong chủ thuyết
cho rằng thế giới nầy được tạo ra và sẽ hoại diệt theo một kế hoạch và
mục đích được định sẳn (Teteology).
Đã đến lúc phương Tây nhận ra rằng muốn biết tại sao các trường phái Đại
thừa thường hay phá ước lệ, chúng ta phải hiểu rằng Đại thừa là một hệ
thống tư tưởng siêu hình sâu sắc và đầy sức sống đến mức độ nó có khả
năng phá bỏ đi những khái niệm ước lệ. Các vị du tăng Mật giáo (Siddhas)
bác bỏ những lý thuyết giáo điều và hình thức tôn giáo xưa cũ không
phải vì họ là người theo chủ nghĩa hoài nghi hay thích thú làm kinh động
người khác bằng những lời nói và hành động có tính xúc phạm, nhưng vì
nội tâm của họ đã thuần thục và vững vàng sau khi kinh qua một quá trình
thể nhập thực tại sâu sắc. Người ta chỉ "tin" vào những điều khi người
ta chưa chắc về nó. Không ai cần phải "tin" ở mặt trời, vì ai cũng thấy
mặt trời, cảm nhận được sức ấm của nó, và được sống trong ánh sáng của
nó. Cũng thế, người Phật tử sẽ không hoài nghi về giá trị của sự chứng
ngộ cho dù họ có thể hoài nghi về nhiều pháp môn đã được vận dụng trong
lịch sử phát triển của đạo Phật.
Như vậy trách nhiệmủa các trường phái Phật giáo trong thời đại chúng ta
là mở ra và giúp cho loài người hiện đại tiếp cận trực tiếp với các giá
trị và sức mạnh đã tạo nên nền tảng văn hóa, tôn giáo, và các phương
pháp hành thiền Phật giáo. Nhưng những ai không thể tiếp cận và liên hệ
với những sức mạnh và giá trị Phật giáo nầy mà vẫn ra sức áp dụng những
phương pháp tu tập của Thiền Trung Quốc, Thiền Nhật Bản, và Kim Cương
Thừa trong sự trống vắng tâm linh, họ sẽ không thể nào tiến xa hơn ngoài
việc lẩn quẩn với những trò chơi lý luận mang tính tôn giáo của người
trí thức hay những màn kịch tôn giáo màu mè mang tính thẩm mỹ hời hợt.
Trong trường hợp nầy, Thiền Trung Quốc, Thiền Nhật Bản, hay những lời
dạy của các vị du tăng Mật giáo chỉ được dùng để biện minh cho nếp sống
mà họ đã chọn, họ chỉ mặc áo mới cho thái độ sống cũ rích của mìnhà
thôi. Trong lối sống tôn giáo hời hợt nầy, sự mất tự chủ hay thất niệm
được gán cho cái tên mới là tính hồn nhiên và tinh thần tự phát, sự yếu
đuối về tâm linh mang tên là tinh thần bất bạo động, sự lười biếng giải
đãi được ca ngợi là nếp sống vô vi, và sự phi lý và không lô gích được
xem là sự thành tựu sâu sắc về tâm linh và có khả năng "vượt qua nhận
thức tư duy trừu tượng", sự đa cảm và tưởng tượng vu vơ, ngông cuồng và
rồ dại được ca ngợi như là " nguồn cảm hứng bất tận.
Do đó, việc đưa Thiền Trung Quốc, Thiền Nhật Bản, và giáo lý của các vị
du tăng Mật giáo vào toàn bộ truyền thống tín ngưỡng Phật giáo cho người
phương Tây làm cơ sở giáo lý cho việc tu tập phát triển tâm linh sẽ chỉ
thành công nếu chúng ta thực hiện điều này với một thái độ tín ngưỡng
chân thành, xem đây là cơ sở của truyền thống Phật giáo vẫn đang âm thầm
vận hành trong cuộc đời nầy, rồi từ đó xác định hướng đi của chúng ta,
đi vào tận chiều sâu của tâm thức và qua đó, chuyển hóa cuộc đời của
chúng ta. Chỉ bằng cách nầy thôi, chúng ta mới mong ngày càng mở rộng
kinh nghiệm chứng ngộ, có cái nhìn trực quán vào bản thể thực tại, để
rồi cuối cùng chứng đắc tri kiến như thật mang tên là Trí Tuệ Bát nhã Ba
la mật đa(Prajĩàpàramità).
Tổ dịch thuật Trúc Lâm
Tổ dịch thuật Trúc Lâm (TDTTL) là nhóm dịch thuật gồm một số tăng, ni,
và cư sĩ Phật giáo. Mục đích chính của TDTTL là giới thiệu những tác
phẩm Phật học có giá trị về kinh nghiệm tu tập cũng như về giáo lý Phật
pháp của các tu sĩ Phật giáo và tác giả Phật học phương Tây với đọc giả
Việt Nam. TDTTL rất mong nhận được sự góp ý và chỉ giáo của quý bạn đọc.
Địa chỉ email: lotus@colba.net Xin chân thành cám ơn.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Mar/2014 lúc 7:21pm
Vị sư viên tịch mà trông như còn sống
Monday, December 2, 2013 23:34
Vào
ngày 10, tháng 9, năm 2002 đã diễn ra việc khai quật cơ thể của vị
trưởng giáo Lạt-ma Hambo Itigelov qua đời vào năm 1927 trước sự chứng
kiến của người thân, quan chức chính quyền và các chuyên gia ở khu nghĩa
trang gần thành phố Ulan Ude (Liên Bang Nga).
Thông
tin này đã được truyền rộng trên truyền thông của Nga về vị Lạt-ma
Buryat (sau này gọi là Hambo Itigelov ), người đã được khai quật từ một
ngôi mộ vào đầu thế kỷ 21. Ngôi mộ này gồm một hộp gỗ và trong đó có đặt
một vị sư Lạt-ma ngồi xếp bằng ở thế kiết già. Cơ thể của ông được
bảo quản nguyên vẹn như thể nó đang được ướp xác. Cơ bắp và da của ông
vẫn còn mềm mại, các nếp nhăn vẫn còn. Cơ thể ông được bao bọc bằng một
bộ quần áo bằng vải lụa.
Vị
trưởng giáo Lạt-ma Hambo Itigelov khá nổi tiếng trong lịch sử nước Nga.
Ông học ở Anninsky Datsan (Đại học Phật giáo ở nước cộng hòa Buryatia,
ngày nay chỉ còn lại di tích) và đã đạt được bằng y học và triết học
(bản chất của sự vô vi), ông đã biên soạn quyển từ điển bách khoa dược.
Vào năm 1911, Itigelov trở thành vị http://bocau.net/tag/L%E1%BA%A1t%20Ma - Lạt
Ma Hambo (người đứng đầu nhà thờ ở Nga). Trong suốt thời gian từ
năm 1913 đến 1917, ông tham gia nhiều hoạt động xã hội cùng với Sa
hoàng, ông được mời đến trong dịp kỷ niệm 300 năm của dòng họ Romannov,
và Nikolai II trao giải thưởng St. Stanislav cho
ông vào ngày 19 tháng 3 năm 1917.
Trong
suốt Đệ Nhất thế chiến, ông Hambo Itigelov sáng lập ra tổ chức “Các anh
em Buryat”. Ông đã giúp quân đội bằng tiền, thức ăn, quần áo, thuốc
men, ông cũng xây dựng các bệnh viện có các vị bác sỹ Lạt ma để cứu các
thương binh. Chính vì điều đó, ông nhận được giải thưởng St. Anna và
các giải thưởng khác. Vào năm 1926, ông Hambo Itigelov đã khuyên các vị
sư rời khỏi nước Nga bởi vì “giáo lý đỏ đang đến” (chỉ chủ nghĩa http://bocau.net/tag/c%E1%BB%99ng%20s%E1%BA%A3n - cộng
sản – ND), tuy nhiên bản thân ông thì không bao giờ rời khỏi nước
Nga. Năm 1927, khi ông 75 tuổi, ông nói với các vị Lạt-ma chuẩn bị http://bocau.net/tag/thi%E1%BB%81n%20%C4%91%E1%BB%8Bnh - thiền
định vì ông sắp viên tịch. Các vị Lạt Ma đã không đồng ý tham gia
vì ông vẫn còn sống. Khi Itigelov bắt đầu ngồi thiền một mình, các vị
Lạt Ma đã tham gia cùng ông và ông viên tịch ngay sau đó.
Ông
Hambo Itigelov đã để lại bản di chúc nói rằng hãy chôn ông ở tư thế kết
già trong một hộp gỗ cây tùng ở một nghĩa trang truyền thống. Ngoài ra,
một điểm hết sức thú vị đó là: bản di chúc còn nói hãy khai quật mộ
ông vào khoảng thời gian nhiều năm sau đó. (Điều đó có nghĩa là ông
biết được cơ thể của mình sẽ được bảo quản). Sự việc này xảy ra vào năm
1966 và năm 1973 các nhà sư e ngại không dám nói với mọi người về điều
đó, bởi vì chế độ Cộng Sản đang bóp nghẹt tôn
giáo trong xã hội vào thời đó. Chỉ vào năm 2002, cơ thể của ông được
khai quật và chuyển đến tu viện Ivolginsky Datsan (nơi thường trú của
vị Lạt-ma Hambo Itigelov). Cơ thể của ông được kiểm tra chặt chẽ bởi các
nhà sư, các nhà http://bocau.net/tag/Khoa%20h%E1%BB%8Dc - Khoa
học và các nhà bệnh lý học.
Kết
quả giám định cơ thể của ông như sau: Cơ thể đã được bảo quản rất
tốt, toàn bộ cơ bắp và các tế bào không hề có dấu hiệu của sự phân hủy,
khớp và da vẫn còn mềm. Điều thú vị là cơ thể của ông chưa bao giờ được
ướp
tươi cũng như ướp xác.
Hai
năm sau đó, cơ thể ông được trưng bày để mọi người đến chiêm ngưỡng,
không hề có một chế độ bảo quản bằng nhiệt độ hay độ ẩm nào. Không ai
biết vì sao mà cơ thể ông được giữ nguyên vẹn như thế.
Trong
kinh điển Phật giáo có miêu tả về hiện tượng này, tức là cơ thể của các
vị sư có thể đạt được trạng thái “bất hoại” thông qua phương pháp http://bocau.net/tag/tu%20luy%E1%BB%87n - tu
luyện thiền định. Nhưng điều này chưa bao giờ được chứng thực. Và giờ đây điều này là một minh chứng rõ ràng.
Nguồn tiếng Anh: http://awescience.com/2013/11/28/dead-buddhist-monk-is-alive/ - http://awescience.com/2013/11/28/dead-buddhist-monk-is-alive/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Mar/2014 lúc 9:43pm
Hãy là một chiếc lá
- Có một
chàng thanh niên kia buồn bã tìm đến một vị thiền sư hỏi rằng: “Thưa sư phụ, có những lúc con tưởng chừng như cuộc sống và con người
muốn nhận chìm con, vậy những lúc như thế con phải làm gì ạ?”
- Vị thiền sư không nói gì, đi lấy 2 cái thùng, một
thùng có nước và một thùng trống không, rồi người thả chiếc lá
vào cái thùng không đó, đoạn người xách chiếc thùng đầy nước kia
từ từ đổ vào cái thùng có chiếc lá. Chiếc lá bị nước đổ vào cuốn xoáy trong
nước, nhiều lần cứ lặn hụp như thế, nhưng khi nước đã đổ vào đầy
hết, thì chiếc lá vẫn lặng lẽ trôi ung dung trên mặt nước.
- Rồi người chỉ vào chiếc lá trong thùng nước và ôn
tồn nói: "Con thấy đấy, nếu con biết thả tâm của mình nhẹ nhàng
như chiếc lá này, thì dù mọi thứ có chuyển biến nghiệt ngã đến
đâu cũng không thể nào nhận chìm con được.”
Hóa
thành một chiếc lá rơi Sống mà được thế thảnh thơi, nhẹ nhàng..
(*__*)
(ST)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Mar/2014 lúc 10:56pm
1 Giây Trước Khi Chết Con Người Rút Cuộc là Sẽ Nhìn Thấy gì?
10 Thể Nghiệm Thần Kỳ Nhất
(Ảnh Internet)
Tiến sĩ Raymond Moody, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã nghiên
cứu 150 trường hợp trải qua trạng thái “chết lâm sàng” sau đó hồi sinh
trở lại. Sau khi tập hợp những nghiên cứu trong vài thập kỷ ông đã xuất
bản cuốn “Hồi ức về cái chết” nhằm giúp con người vạch ra chân tướng
của cái chết. Có một sự tương đồng không thể xem nhẹ trong lời kể
của những người đã “trải nghiệm cận kề cái chết” này, đại khái có thể
quy về mười điểm sau:
1. Biết rõ về tin mình sẽ chết –
Họ tự mình nghe thấy bác sĩ hoặc người khác có mặt tại nơi đó tuyên bố
rõ ràng về cái chết của mình. Anh ấy sẽ cảm thấy cơ thể trở nên yếu ớt
đến cùng cực.
2. Trải nghiệm niềm vui – ” Trải
nghiệm cận kề cái chết ” ban đầu sẽ có cảm giác yên bình và thanh thản,
khiến con người thấy vui sướng. Đầu tiên sẽ cảm thấy đau, nhưng nỗi đau
này chỉ lóe lên rồi qua đi, sau đó sẽ thấy mình lơ lửng trong một không
gian tăm tối, một cảm giác dễ chịu mà chưa từng được trải nghiệm bao bọc
lấy anh.
3, Âm thanh kỳ lạ – Khi “sắp
chết”, hoặc lúc “chết đi” khi có một âm thanh kỳ lạ bay tới. Một phụ nữ
trẻ cho biết cô nghe đã thấy một giai điệu giống như một khúc nhạc và
đó là một khúc nhạc tuyệt vời.
4, Tiến nhập vào lỗ đen – Có
người phản ánh rằng họ cảm giác bất ngờ bị kéo vào một không gian tối.
Họ bắt đầu có cảm giác, giống như một khối hình trụ không có không khí,
cảm giác như một vùng quá độ, vừa là đời này, vừa là một nơi xa lạ nào
khác.
5, Linh hồn thoát xác – Chợt
thấy mình đang đứng ở một nơi nào đó ngoài cơ thể mình, quan sát cái vỏ
thân người của mình. Một người đàn ông chết đuối nhớ lại anh đã tự mình
rời khỏi cơ thể, đơn độc trong một không gian, thấy mình tựa giống một
chiếc lông.
6. Ngôn ngữ bị hạn chế - Họ dùng
hết sức mình để nói cho người khác biết hoàn cảnh khó khăn của mình
nhưng không ai nghe thấy lời họ nói. Một người phụ nữ nói rằng: Tôi đã
cố gắng nói chuyện với họ, nhưng không ai có thể nghe thấy.
7, Thời gian như biến mất – Trong
trạng thái thoát xác, cảm giác về thời gian như biến mất. Có người hồi
tưởng lại rằng trong khoảng thời gian đó anh đã từng ra vào cơ thể mình
rất nhiều lần.
8. Các giác quan vô cùng nhạy cảm
– Thị giác và thính giác nhạy cảm hơn trước. Một người đàn ông nói rằng
ông chưa bao giờ nhìn rõ đến như vậy. Trình độ thị lực đã được nâng cao
đáng kinh ngạc.
9. “Người” khác đến đón – Lúc đó
xung quanh xuất hiện một người “Người” khác. “Người” này hoặc là tới
giúp họ quá độ tới đất nước của người chết một cách bình yên, hoặc là
tới nói với họ rằng hồi chuông báo tử vẫn chưa vang lên, cần quay về
trước đợi thêm một thời gian nữa.
10. Nhìn lại kiếp nhân sinh – Lúc
này người trong cuộc sẽ nhìn lại toàn cảnh bức tranh cuộc sống đời
mình. Khi bản thân họ mô tả lại thời gian ngắn ngủi giống như “cảnh nọ
nối tiếp cảnh kia, chuyển động theo trật tự thời gian các sự việc xảy
ra, thậm chí các bức ảnh nối tiếp nhau, một vài cảm giác và cảm xúc đều
như được thể nghiệm lại một lần nữa.
Raymond Moody là một học giả và
khoa học gia nổi tiếng thế giới, ông lần lượt giành được hai học vị
tiến sĩ về triết học và y học. Ông nghiên cứu sâu về lý luận học, logic
học và ngôn ngữ học, sau đó ông lại chuyển hướng đam mê sang nghiên cứu
y học, và quyết tâm trở thành một học giả về bệnh tâm thần. Trong
khoảng thời gian này ông chú ý đến hiện tượng về trải nghiệm cận kề cái
chết, sau đó ông bắt đầu thu thập dữ liệu cho công trình nghiên cứu,
cuốn “Hồi ức về cái chết ” chính là kết quả mấy chục năm miệt mài nghiên
cứu của ông.
Từ khi cuốn sách “Hồi ức về cái chết” ra mắt từ năm 1975,
nó đã đạt mức doanh thu kỷ lục toàn cầu với hơn 100 triệu bản, chỉ riêng
tại Đài Loan đã tiêu thụ 13 triệu bản và được biết đến như một siêu
phẩm bán chạy nhất. Cuốn sách đã thay đổi khái niệm về sự sống và cái
chết của những người bình thường, đưa nghiên cứu “Trải nghiệm cận kề cái
chết” vào một bước ngoặc mới, chính thức xâm nhập vào tầm nhìn giới y
học phương Tây chủ lưu.
Nhằm khích lệ thành quả nghiên cứu khoa học nhiều năm qua
và nỗ lực không mệt mỏi cho việc phổ cập công việc, năm 1988 ông đã được
trao ” Giải thưởng chủ nghĩa nhân đạo Thế giới ” tại Đan Mạch.
Raymond Moody
http://en.wikipedia.org/wiki/Raymond_Moody">
http://www.sitiodolivro.pt/ - http://www.sitiodolivro.pt/
- Raymond
A. Moody, Jr. is a psychologist and medical doctor. He is most famous
as an author of books about life after death and near-death experiences,
a term that he coined in 1975 in his best-selling book Life After Life.
- http://en.wikipedia.org/wiki/Raymond_Moody - en.wikipedia.org
- Born: 6/30/1944 (age 69) · http://www.bing.com/search?q=porterdale+ga&filters=ufn:porterdale+ga+sid:a977da64-45f1-5040-81f4-e54be1b90d0c&FORM=SNAPST - Porterdale, Georgia
- Spouse: http://www.bing.com/search?q=Raymond+Moody+Cheryl+Moody&filters=ufn:Raymond+Moody+Cheryl+Moody+sid:7f291986-1b72-4c2f-a9e2-83b83866141d&FORM=SNAPST - Cheryl Moody
- Education: http://www.bing.com/search?q=university+of+virginia&filters=ufn:university+of+virginia+sid:ea2c6933-48a3-01fd-1013-9006815c0ea3&FORM=SNAPST - University of Virginia · http://www.bing.com/search?q=georgia+regents+university&filters=ufn:georgia+regents+university+sid:939d55ea-a14d-5b1a-464f-7e8ed4cbf0a7&FORM=SNAPST - Georgia Health Sciences University · http://www.bing.com/search?q=university+of+west+georgia&filters=ufn:university+of+west+georgia+sid:e167a0c4-0be5-f426-34c8-792ab0737dd4&FORM=SNAPST - University of West Georgia
- Children: http://www.bing.com/search?q=Raymond+Moodys+son+Carter+Moody&filters=ufn:Raymond+Moodys+son+Carter+Moody+sid:a790ab0c-3091-4143-b05f-17fe4fcc40d5&FORM=SNAPST - Carter Moody · http://www.bing.com/search?q=Raymond+Moodys+daughter+CarolAnne+Moody&filters=ufn:Raymond+Moodys+daughter+CarolAnne+Moody+sid:d4d77552-42b6-473e-9c8b-503dd5c92abd&FORM=SNAPST - CarolAnne Moody
- Written works: http://www.bing.com/search?q=life+after+life+raymond+moody&filters=ufn:life+after+life+raymond+moody+sid:5e071fdc-104f-4d9e-5e80-862e92a85967+catguid:bf7c5a89-db87-ed1f-fea7-45aa27e43dd7_c0bcbbc4+segment:generic.carousel&FORM=SNAPST - Life After Life · http://www.bing.com/search?q=saved+by+the+light+dannion+brinkley&filters=ufn:saved+by+the+light+dannion+brinkley+sid:b368169b-73d6-add2-ea10-456af00a29fa+catguid:bf7c5a89-db87-ed1f-fea7-45aa27e43dd7_c0bcbbc4+segment:generic.carousel&FORM=SNAPST - Saved by the
Light
1975:
He is most famous as an author of books about life after death and
near-death experiences (NDE), a term that he coined in 1975 in his
best-selling book Life After Life.
1975: Reflections on life after life written by Raymond Moody was first published in 1975.
1976: In 1976, he was awarded an MD from the Medical College of Georgia.
1993: In an interview in 1993, Moody stated he was placed in a mental hospital by his family for his work with mirror gazing.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Mar/2014 lúc 10:58pm
Hiện
tượng “thoát xác” *** Họ cảm thấy như mình
đang bay ra ngoài cơ thể hay nhìn thấy những kỷ niệm trong đời mình xuất hiện
liên tiếp như một cuốn phim.
“Thoát xác” là hiện tượng con người cảm thấy
nhận thức tách ra khỏi cơ thể sống, thậm chí có thể quan sát thấy cơ thể chính
mình từ một điểm nhìn khác. Không chỉ xuất hiện trong truyền thuyết, trải
nghiệm “thoát xác” từng được ghi nhận ở nhiều bệnh nhân và trở thành mối quan
tâm của các nhà khoa học. Lời kể của nhân chứng Năm 1991, nữ ca sĩ người Mỹ - Pam Reynolds
tiến hành phẫu thuật não sau khi được chẩn đoán mắc căn bệnh hiểm nghèo. Trong
suốt quá trình phẫu thuật, Pam ở trong trạng thái chết lâm sàng khi máu được
rút hết ra khỏi bộ não khiến não cô hoàn toàn không hoạt động. Khi tỉnh lại, Pam kể, cô đã rời khỏi cơ thể và
nhìn thấy hình ảnh mình đang được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Người
thoát xác có thể nhìn thấy cơ thể mình từ trên cao. Cô nhớ một y tá đã thốt lên trong lúc phẫu
thuật, mạch máu ở chân phải của cô quá nhỏ để cắm máy chạy tim, phổi hay nhìn
thấy dụng cụ giống hình bản chải đánh răng mà các bác sĩ dùng để mở hộp sọ, thứ
mà cô chưa từng nhìn thấy trong đời. Những lời của Pam hoàn toàn đúng và khiến các
bác sĩ vô cùng sửng sốt. Pam kể, cô thấy mình bị cuốn về một con đường đầy ánh
sáng, nơi cô nhìn thấy người thân đã khuất của mình. Trường hợp “thoát xác” của Pam Reynolds là một
ví dụ điển hình cho hàng nghìn mô tả về hiện tượng bí hiểm này. Các nhà khoa
học cho rằng, có đến 1/10 người trong chúng ta đã trải nghiệm điều này trong
đời. Hiện tượng này được ghi nhận ở những người đang ở bên bờ vực cái chết,
được gọi là trải nghiệm cận tử. Mọi người cảm thấy như mình đang bay ra ngoài
cơ thể và gặp Chúa hay người thân đã khuất. Có người còn nhìn thấy những kỷ
niệm trong đời mình xuất hiện liên tiếp như một cuốn phim. Khoa học vào cuộc Các nhà khoa học tạm chia “thoát xác” ra làm 2
loại: ngẫu nhiên và có chủ đích. Thoát xác ngẫu nhiên gồm những trường hợp cận
tử, ngủ không sâu do tiếng ồn, căng thẳng hay bệnh tật. Thoát xác có chủ đích là việc một số người cố
tình duy trì ý thức mình tỉnh táo trong khi cơ thể ở trạng thái ngủ bằng cách
luyện tập mơ thực (lucid
dreaming) hoặc dùng các chất hóa học gây ảo giác như ketamine, dextromethorphan
hay phencyclidine. Vậy, bản chất của thoát xác là gì? Hiện tượng
này có thể được giải thích theo 2 quan điểm khác nhau. Quan điểm thiên về tôn
giáo tồn tại trong hầu hết các nền văn hóa cho rằng, mỗi người chúng ta có một
linh hồn và hiện tượng “thoát xác” xảy ra khi linh hồn tách khỏi cơ thể dưới
một điều kiện nào đó. Bức
tranh của hoạ sĩ Hieronymus Bosch mô tả trải nghiệm cận tử với con đường ánh
sáng và các thiên thần. Theo truyền thuyết của Nhật Bản, sự thoát xác
hay tách linh hồn xảy ra do một sự giận dữ hay thù hận ghê gớm. Trong truyện kể
Genji, phu nhân Rokujo nuôi mối hận thù với phu nhân Aoi - vợ hoàng tử Genji.
Hàng đêm, một phần hồn của phu nhân Rokujo tách khỏi cơ thể bà và bay đến làm
hại Aoi. Người Nhật gọi hiện tượng này là ikiryo. Tuy nhiên, các nhà thần kinh học và tâm lý học
hiện đại có cách giải thích khác. Họ nói, “thoát xác” thực ra chỉ là ảo ảnh
được tạo ra bởi tiềm thức của con người, tức là hiện tượng này không khác giấc
mơ thông thường về mặt bản chất. Việc nhìn thấy thiên thần hay người thân quá
cố được cho là cách tiềm thức củng cố niềm tin tôn giáo vào sự tồn tại và bất
tử của linh hồn. Nhà tâm lý học Susan Blackmore đề ra giả thuyết: “thoát xác” xảy
ra khi bộ não của chúng ta ở vào trạng thái hoạt động nhưng mối liên hệ với các
giác quan lại bị chặn đứng. Lúc đó, bộ não sẽ tự tạo ra hình ảnh hoặc sự việc không có trên
thực tế. Một số trường hợp “thoát xác” kể lại, họ cũng trải qua cảm giác bị
bóng đè, hiện tượng có nguyên nhân tương tự. Thí
nghiệm của Olaf Blanke về thoát xác.
Năm 2007, nhà khoa học Olaf Blanke tại Thụy Sĩ
đã mô phỏng hiện tượng “thoát xác” trong phòng thí nghiệm. Các tình
nguyện viên được gắn các điện cực trên đầu và chứng kiến cơ thể người trong
không gian 3D (avatar) mô phỏng chính xác từng hành động của họ. Sau một thời gian, người tình nguyện viên đã
nhầm lẫn giữa cơ thể thực với avatar của chính mình. Điều này xảy ra do sự rối
loạn giữa xúc giác và thị giác. Lý do này được nhiều nhà khoa học chấp nhận để
giải thích hiện tượng “thoát xác”. Tuy vậy, nhiều bí ẩn xoay quanh vấn đề này
vẫn còn để ngỏ.
***
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Mar/2014 lúc 11:00pm
Não
bộ và
hiện tượng “thoát xác” *** Mới đây, các nhà khoa học thuộc ĐH Ottawa (Canada) đã công bố
kết quả nghiên cứu phân tích não bộ và hiện tượng "thoát xác" này. Từ lâu, hiện tượng “thoát xác” vẫn là một trong những dấu hỏi lớn đối với giới khoa học. Mới đây, các nhà khoa
học thuộc ĐH Ottawa (Canada) đã công bố kết quả nghiên cứu phân tích não bộ hiện tượng này.
Hiện
tượng “hồn lìa khỏi xác” nhận được sự quan tâm từ lâu của giới khoa học. Theo đó, một số khu vực ở bán cầu não trái có
liên quan tới điều khiển “cảm giác chuyển động” của cơ thể. Vì vậy, chúng chi
phối cảm giác việc con người rời khỏi cơ thể rồi bay lên trên, tự quan sát thấy
phần cơ thể của chính mình. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, hiện tượng
này xảy ra ở tương đối nhiều người. Cụ thể, nhóm nghiên cứu gặp được một cử nhân
tâm lý học - người quả quyết mình có khả năng tự điều khiển việc “hồn lìa khỏi
xác” của bản thân ở bất cứ thời điểm nào tùy ý. Cô gái 24 tuổi cho biết, cô có thể cảm thấy
hồn của mình bay lơ lửng phía trên cơ thể, xoay theo chiều ngang trên không và
thỉnh thoảng còn quan sát được phần “xác” còn lại ở phía dưới, trong khi vẫn có
thể cảm nhận từng giác quan trên cơ thể mình. Vùng
não trái điều khiển “cảm giác chuyển động” của cơ thể, chi phối hiện tượng
"thoát xác". Vì vậy, các nhà khoa học đã đặt hiện tượng
“thoát xác” của cô vào nhóm các hoạt động diễn ra ngoài cơ thể (ECE), tương tự
hiện tượng “hồn lìa khỏi xác” do xúc động mạnh hay bởi cú shock nào đó. Cô gái cho biết, cô bắt đầu biết tới hiện
tượng thoát xác này khi còn rất nhỏ. Hồi đó, trẻ em được yêu cầu ngủ trưa ở
trường nên cô thường dùng cách này để "trốn đi chơi" và vẫn duy trì
thói quen đó cho tới khi trưởng thành. Thậm chí, cô còn tưởng rằng, tất cả mọi người
đều có khả năng này. Thế nên cô đã rất ngạc nhiên khi khám phá ra sự thật -
mình là một trong số ít những người trải nghiệm hiện tượng kì lạ này. Nhà khoa học Andra Smith và Claude Messier đã
chụp cộng hưởng từ bộ não của cô gái 24 tuổi kể trên và kết luận, trong quá
trình nghiên cứu, cô là người đầu tiên có khả năng điều khiển việc rơi vào
trạng thái thoát xác của chính mình tùy ý trong khi não không có biểu hiện gì
bất thường. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, hiện
tượng “thoát xác” liên quan tới việc ngừng hoạt động của vỏ não thị giác. Đồng
thời, một số vùng trên não trái được kích hoạt phần cảm giác chuyển động, gây
ra trạng thái khiến con người có cảm giác mình đang di chuyển, dù cơ thể thực
chất vẫn nằm bất động. Việc tìm kiếm người có năng lực này để tiến
hành điều tra là khá khó khăn. Nhóm nghiên cứu cho rằng, hiện tượng thoát xác
xảy ra ở rất nhiều người và khá phổ biến chứ không phải là dạng năng lực siêu
nhiên kì bí. Chính bởi những người gặp phải lại cho rằng đây là điều “ai cũng
có thể làm” nên chúng ta chưa thống kê được tỉ lệ chính xác con số đó.
***
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Mar/2014 lúc 8:34pm
NAM TUYỀN TRẢM MÈO
QUA CÁI NHÌN NHÂN
DUYÊN
Chân Hiền Tâm
Thời thiền sư Nam Tuyền …
Nhà Đông nhà Tây tranh nhau một con mèo. Nam
Tuyền thấy liền đề khởi: “Nói được thì không chặt”. Chúng không nói được. Nam
Tuyền chặt con mèo làm hai khúc.
Người xưa giải thích :
Hàng Tông sư một động một tịnh, một
ra một vào, hãy nói ý chỉ thế nào? Câu chuyện chặt con mèo, trong tùng lâm khắp
nơi bàn tán xôn xao. Có người nói: “Chỗ đề khởi liền phải”. Có người nói: “Ở
chỗ chặt”. Hoàn toàn không dính dáng! Nam Tuyền nếu khi chẳng đề khởi, khắp nơi
cũng tạo tác đạo lý. Đâu chẳng biết, cổ nhân có con mắt định càn khôn, có cây
kiếm định càn khôn. Ông hãy nói rốt ráo là ai chặt con mèo? Chỉ khi Nam Tuyền
đề khởi: Nói được tức chẳng chặt, chính khi ấy bỗng có người nói được thì Nam
Tuyền chặt hay không chặt? Vì thế nói:
Chánh lệnh đương hành
Ngồi đoạn mười phương
Thoát ra xem ngoài trời
Ai là người
trong ấy?
Kỳ thật đương
thời vốn chẳng chặt, thoại này cũng chẳng ở chỗ chặt cùng chẳng chặt. Việc này thật biết rõ ràng như thế,
chẳng ở trên tình trần ý kiến mà tìm. Nếu nhằm trên tình trần ý kiến mà tìm thì
cô phụ Nam Tuyền. Chỉ nhằm trên mũi nhọn kiếm bén xem thì có cũng được, không
cũng được, chẳng có chẳng không cũng được. Vì thế cổ nhân nói: “Cùng tắc biến,
biến tắc thông”. Người nay chẳng hiểu biến thông, chỉ nhằm trên ngôn cú chạy.
Nam Tuyền đề khởi thế ấy, không thể bảo người hạ được lời gì? Chỉ cần bảo người
tự tiến, mỗi mỗi tự dụng tự biết. Nếu chẳng hiểu thế ấy, chợt dò tìm không đến.
Tuyết Đậu đương đầu tụng ra:
Hai nhà đều hạng khách thiền xoàng
Khói bụi vạch tung vẫn mơ màng
Nhờ được Nam Tuyền hay hành lệnh
Một đao hai khúc mặc thiên bàn
Trích (Nam Tuyền chặt mèo – Bích
Nham Lục)
Công án của người xưa không phải là
chỗ có thể dùng ngôn từ để lạm bàn, cũng không phải là chỗ có thể dùng tri thức
thế gian mà thấu được. Lời dẫn của công án đã ghi: “Nẻo ý chẳng đến nên khéo đề ra. Nói năng chẳng kịp phải mau để mắt. Nếu
là điện xẹt sao băng, liền hay nghiêng hồ lộn núi …”. Vậy thì đâu thể dùng
tri thức hiện đời mà biện được. Lời người xưa giải thich rõ ràng nhưng nếu
không phải kẻ đã biết ‘rốt ráo ai là kẻ chặt mèo”, cứ theo sự ấy mà luận xa gần
thì ngàn đời cũng không thể thông. Xem ra, giải thích cũng đồng không giải
thích.
Công án người xưa đề khởi, kẻ hậu
nhân thời nay không mấy người có phần. Song đã là Phật tử (không vì đã qui y thọ
giới cũng không vì màu áo Phật tử, mà vì cái gốc của chúng ta vốn là Phật tử)
nên không được phần tủy, nhất định cũng có phần da. Đâu thể không vận dụng phần
da ấy làm kế sinh nhai cho một năm sắp tới, để tất cả được an khang, thịnh
vượng, an lạc, hạnh phúc, như người người chúc tụng lẫn nhau, nhà nhà đều muốn
như thế.
I. Phát huy trí tuệ
Tu hành rồi, lại được ở gần bậc tôn
túc, vậy mà một con mèo cũng tranh nhau. Tranh, thì chặt thành hai khúc,
cho mỗi bên một nửa.
Hai nhà đều là
khách thiền xoàng nên không thể ngay nơi sự mà nhận được thực lý Tâm kinh đã
nói: « Sắc tức thị không. Không tức thị sắc» nên mới sinh tâm tranh dành. Đã
không thể ngay đó mà nhận thì chém.
Mèo
còn, tranh tới tranh lui
Một khi mèo
chết buông trôi dễ dàng.
Buông được,
thì không trả lời tức đã trả lời.
Thứ gì đã rơi
vào thế tương đãi, mà không nhận được bản chất của cái thế ấy, thì không tránh
khỏi tranh nhau. Không tranh con mèo thì lại hơn thua trên lời nói. Một cử chỉ
nhỏ nhiệm cũng không thoát khỏi con mắt ‘tinh vi’ của mình. Tranh quyền,
tranh lợi, tranh hơn, tranh thua. Vào đạo rồi thì tranh thầy, tranh bạn, tranh
đệ tử v.v… Đụng thứ gì cũng tranh là do không thấy được tính không của vạn
pháp. Tổ Long Thọ nói : «Pháp do nhân duyên sinh, ta nói tức là không». ‘Pháp
nhân duyên’ là tên khác của pháp tương đãi.
Sao gọi là
tương đãi? Đãi, là ‘đợi’. Tương, là ‘với nhau’. Con mèo hình thành nên bào thai
rồi, cũng phải đợi đủ ngày đủ tháng mới ra đời. Đợi nhau mà có như thế, nên gọi
là pháp tương đãi. Thứ gì đợi nhau mà có thì Phật Tổ nói ‘không có chất thật’.
Nó không phải là pháp tự dưng mà có để có thể trường tồn vĩnh viễn. Đủ duyên mới
có. Hết duyên liền không. Sanh và diệt, sống và chết cũng như thế. Đó là mặt
hiện tượng duyên khởi của vạn pháp. Phật Tổ ra đời cũng phải theo qui luật ấy
mà đi. Chỉ khác, chư vị nhận ra được bản chất của vạn pháp, nên rằng :
Phải
quấy niệm hoa rơi buổi sớm
Lợi danh tâm
lạnh với mưa đêm
Mưa tạnh, hoa
trơ, non vắng lặng
Chim kêu một
tiếng lại xuân tàn
(Trích
Phòng núi hứng khởi - Trần Nhân Tông)
Tâm phải, quấy,
lợi, danh đều phải buông sạch, vậy mà Tăng Đông đường Tây đường, một con mèo
vẫn còn tranh, nói sao Tổ sư không chém?
Duyên dứt, mọi
thứ hóa không. Con mèo chỉ còn là đống thịt thối. Hết chỗ bám !
An khang,
thịnh vượng, an lạc, hạnh phúc cũng là pháp nhân duyên. Những thứ đó không phải
tự dưng mà có, cũng không phải do cầu sinh mà được. Muốn có chúng, chúng ta
phải gieo nhân lành. Đủ duyên, quả tốt mới xuất hiện. Không thể chỉ vin vào
những lời chúc tốt lành mà có thể hình thành những điều như thế.
Đã là pháp
nhân duyên thì đủ duyên mới có, hết duyên liền không, không có gì trường viễn
khi nhân duyên đã tàn. Cho nên :
Chúc nhau vui
vẻ cả làng
Chúc nhau thì chúc dặn dò mấy
câu
Là rằng phúc thiện chớ quên
Người người no ấm ta thời ấm no
Hạnh phúc không giựt của người
Thì ta hạnh phúc cuộc đời cũng tươi
Bố thí, ừ bố thí đi !
Là nhân thịnh vượng, đời đời khỏi
lo
An khang tráng kiện là nhờ
Không sát hại vật, không thâm
của người
Thương người như thể thương
thân
Người xưa đã dạy khắc ghi trong
lòng
Nhân duyên, nên phải gieo trồng
Nhân duyên đều đủ mới thành quả
vui
Nên rằng : Nhân phải gieo
hoài
Đủ duyên mới có quả vui mà dùng
Đó là những việcphải
làm, cuộc sống của chúng ta mới hạnh phúc và thịnh vượng. Những nhân đó được
gieo không chỉ vì mục đích mình muốn đạt được, mà phải đi kèm với từ tâm thì
cuộc sống của mình mới không có nạn tai. Muốn chuyển hóa nạn tai cũng cần đến
tâm từ.
II. Phát huy lòng từ
Người đàn bà và
con quỉ tranh nhau một đứa trẻ. Ai cũng nhận đó là con mình. Để kết thúc việc
tranh cải, phán quán cho hai người cầm một chân đứa bé mà giật. Đứa bé về phía
người nào thì người đó được con. Hai người vừa bắt đầu, thì có một người buông
tay. Phán quan hỏi vì sao? Người ấy khóc mà trả lời : «Nếu cứ đà ấy mà
kéo, thì con của tôi sẽ phân thây mà chết. Chi bằng mất nó mà tính mạng nó được
bảo tồn». Nghe vậy, phán quan cho người đàn bà nhận lại đứa trẻ.
Nhà Đông nhà Tây,
chỉ cần có chút từ tâm như mẹ xót con mà buông sự tranh dành, biết đâu đã cứu
được con mèo. Tiếc là, đụng vật thì bị vật dẫn, đụng ngôn từ thì bị ngôn từ dẫn,
rồi cứ theo đầu lưỡi ấy mà đi, quên mất nhân duyên đưa đến việc con mèo bị chém.
Có tranh dành mới có việc chém mèo. Không tranh dành thì không có việc chém
mèo. Chỉ cần phá bỏ cái nhân ‘tranh
giành’ thì cái quả ‘bị chém’ nhất định không xảy ra.
Lòng từ, là
thứ hóa giải nạn tai rất nhiều, nhưng ít ai biết được điều đó. Khi chúng ta
khởi được tâm thương xót người, thì mọi tranh oán xem như chấm dứt.
Xá Ma là đệ
nhất phu nhân của vua Ưu Đà Diên. Bà là tín nữ trung thành của đức Phật và hàng
thánh chúng. Bà thường hay thân cận cúng dường đức Như Lai và ca ngợi công đức
của ngài hết mực. Ngược lại, đệ nhị phu nhân, vì thiếu trí tuệ nên thường bị lòng
ghen ghét chi phối. Bà tâu với vua Ưu Đà Diên rằng:
- Đức Như Lai
và hàng đệ tử có chỗ không chánh với phu nhân Xá Ma.
Nhà vua nghe
xong, tức giận lấy cung bắn Xá Ma. Phu nhân Xá Ma thương xót vua Ưu Đà Diên,
bèn nhập từ tam muội. Mũi tên vừa bắn ra đã quay trở lại dừng ngay giữ trán
vua. Mũi tên ấy cháy đỏ như một khối lửa, trong rất dễ sợ. Vua bắn ra ba phát
thảy đều như vậy.
Vua Ưu Đà Diên
thấy sự việc, lông tóc đều dựng đứng, kinh sợ mà nói với phu nhân Xá Ma :
- Khanh là
Tiên nữ hay Long nữ, là Dạ doa hay La sát?
Phu nhân Xá Ma
trả lời :
- Thiếp không
phải là Tiên nữ cũng không phải Long nữ hay Dạ Xoa La sát mà thiếp là đệ tử của
đức Phật. Thiếp nghe đức Phật thuyết pháp, thọ trì 5 giới làm cư sĩ. Vì thương
đại vương, thiếp nhập từ tam muội. Dầu đại vương sinh lòng bất thiện với thiếp
nhưng do bi nguyện nên thiếp không bị tổn hại.
(Trích
Pháp hội vua Ưu Đà Diên – kinh Đại Bửu Tích)
Từ , nghĩa chính của nó là ban vui. Thấy người chưa vui muốn người được vui,
thấy người đã vui giúp vui hơn nữa, với kẻ oán địch khởi tâm thương xót không
có tâm trả báo v.v… đều là dạng của từ tâm nói đây.
Từ tam muội, là thứ có sẵn trong mỗi người, chỉ do vô minh chi phối mà ta không sử dụng
được tâm từ ấy. Bị vô minh chi phối nên làm việc gì cũng mang tính qui ngã, mọi
thứ chỉ tập trung cho mình và gia đình, không quan tâm việc ấy tổn hại đến ai.
Khi tâm đã qui ngã thì từ tâm cũng mất. Nạn tai cũng theo đó phát sinh.
Một người điện tới hỏi tôi : Em làm ăn thất bại, gặp những việc không hay,
làm sao hóa giải?
- Muốn giải quyết chuyện tiền bạc
thì phải cúng dường và bố thí. Đó là cái nhân để được sung túc. Kinh dạy, với
hàng Sa môn và Bà la môn, nếu đã hứa bố thí cho ai thứ gì thì phải y lời hứa ấy
mà làm. Không thì việc làm ăn sẽ thất bại.
Một thời gian sau cô lại điện
báo: Em llàm tất cả mọi thứ rồi nhưng không thấy tình thế xoay chuyển.
- Vì chưa đủ duyên. Thành tâm
làm nữa đi !
Mội thời gian sau cô lại báo:
Tình thế đã không xoay chuyển, lại còn thêm nhiều thứ buồn phiền bất an.
Tôi liền hỏi : Em làm nghề
gì ?
- Dạ giám đốc một công ty.
- Em cúng dường bố thí cho Sa
môn và người nghèo khó, vậy công nhân của em, em có lo cho họ được đầy đủ?
Cô không trả lời.
Có những thứ rất bình thường
nhưng có khi không tỉnh để mà làm.
Có những thứ rất gần, cần phải
chu toàn, có khi lại không để ý, cứ vọng đến những chuyện xa xôi.
Bóp chẹt
đồng lương của người rồi mang tiền ấy đi cúng chùa cầu phước cho mình, không khác
hứng nước vào chậu vỡ. Dù tài lộc có vào rồi cũng sẽ ra đi. Người bị phiền não ức
chế thì mình cũng không thể an vui. Cúng dường bố thí kiểu đó, không thể chuyển đi nạn xấu của mình. Bởi mọi thứ vẫn đang
trên đường
qui ngã, không phải là lực của từ tâm. Phải là lực của từ tâm mới có thể hóa giải
nạn tai muộn phiền cho mình. Cho nên, cúng dường bố thí cần có cả từ tâm.
Có từ
tâm thì không vì phước riêng của mình mà bóp ngặt người khác.
Có từ
tâm thì không lợi dụng chỗ thất thế của người để áp đảo người.
Có từ
tâm thì đời sống của mình một trăm, cũng nên cho người được một hai phần. Mình ngồi
máy lạnh cũng nên cho người được chiếc quạt máy, không thể hà tiện đến mức
không đèn cũng không quạt trong một xó xỉn nóng bức.
Có từ
tâm thì không thâm lạm tiền làm thêm của người, không cắt xén những thứ không
đáng cắt xét, khiến người thêm nhọc.
Phải
là lực của từ tâm, mới chuyển được nghiệp xấu của mình, mới không gây tạo ác nghiệp
mới. Phu nhân Xá Ma hiện đời chỉ là một cư sĩ tại gia thọ trì 5 giới, nhưng do
dụng được lực từ tâm của chính mình mà cung tên của kẻ sân giận không thể làm hại
được. Uy lực của từ tâm là như thế.
Ngày
mùng một tết là ngày vía đức Di Lặc. Di Lặc, dịch nghĩa là Từ thị. Vì muốn
thành tựu chúng sinh nên từ lúc mới phát tâm ngài đã không ăn thịt. Do nhân
duyên đó mà ngài có tên là Từ thị.
Di Lặc,
biểu thị cho lòng từ rộng lớn. Đó cũng chính là từ tâm có sẳn trong mỗi chúng sinh.
Thành tâm cúng dường Di Lặc đầu năm, không gì bằng khai phát tâm từ của chính
mình. Chính là xả đi những gì không vừa lòng, phát huy những gì khiến người vui
mà mình cũng vui. Không phải chỉ trong ba ngày đầu xuân mà bất kể lúc nào và bất
cứ ở đâu. Xả được đến đâu thì an vui đến đó. Phát huy lòng từ đuợc càng nhiều
thì nạn tai càng bớt, hạnh phúc an khang càng tăng. Đó là cái nhân giúp chúng
ta được an bình và hạnh phúc trong hiện đời và mai sau.
Sang
năm Tân mão, nguyện cho tất cả chúng sinh nói chung, chúng ta nói riêng (dù là
trong đạo hay ngoài đạo) đều phát huy được trí tuệ và lòng từ của chính mình để
cuộc sống của mình và muôn loài được an vui./.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Apr/2014 lúc 11:38pm
Thiên Tử Hạc
***
Vua nhà Thanh biếu tặng vua Tự Đức một
con hạc loại hiếm. Tự Đức quý lắm, cho đeo trước cổ con hạc tấm thẻ bài
ghi “Thiên Tử Hạc” (Hạc của vua nuôi). Thiên Tử Hạc quen hơi người nên được thả trong Vườn Thượng uyển. Ngày nọ, Thiên Tử Hạc bay ra khỏi Hoàng cung. Nó lạc vào vườn một
thường dân nên bị chó của nhà này cắn chết. Vua Tự Đức thấy mất con hạc mình
yêu quý, dày công tốn sức chăm nuôi nên truyền cho thuộc cấp điều tra. Cấp dưới điều tra biết được việc chó nhà dân cắn chết hạc của
vua nuôi nên đã quay về trình báo. Vua Tự Đức thấy hạc quý đã chết nên nổi giận,
truyền cho Bộ hình luận tội. Bộ Hình kết án chủ chó phải tội tử hình và bị tịch
thu toàn bộ gia sản. Việc xử án của Bộ hình được quan Ngự Sử Phạm Đan Quế biết được.
Sau khi xem xét các tình tiết, ông xin yết kiến vua Tự Đức và trình một bản tấu.
Bản tấu ấy như sau: Hạc bất năng ngôn/ Khuyển vô thức tự Hạc nhập dân viên/ Khuyển trung vu chủ Điểu, Thú đấu tranh/ U minh hà dự Khuyển phệ hạc tử/ Tôi quy vu chủ Hạc trắc khuyển tử/ Tường hà luật xử? Dịch nghĩa: Hạc chẳng biết nói/ Chó không biết chữ Hạc vào vườn dân/ Chó trung với chủ Chim, thú đánh nhau/ Tối sáng không rõ Chó cắn chết hạc/ Tội quy cho chủ Hạc mổ chết chó/ Luật xử thế nào?
Vụ án “chó cắn hạc vua” cũng đã để lại một điển tích hay về việc
xử án ngày xưa của cha ông mà ngày nay chúng ta vẫn cần phải học tập. Đó là
không phân biệt hay thiên vị một ai trong việc phân xử, chỉ có lẽ phải là luôn
được tôn trọng triệt để. Nghe xong, vua Tự Đức cấp tốc hạ lệnh hủy bỏ bản án và không bàn
đến nữa. Bởi đối với vua Tự Đức, những lời của Phạm Đan Quế không những có tình
mà còn rất có lý: Chó và hạc đều là vật. Cả hai không biết nói, không biết chữ
nên hạc đeo thẻ đề Thiên Tử Hạc chó cũng không biết. Như vậy, chó cắn chết hạc là do cái thói cắn nhau của hai con vật,
nên không thể bắt chủ chó thế mạng. Nếu bản án trên thi hành như kết luận của Bộ
Hình thì sau này thành án lệ. Chẳng hạn, lỡ có ngày chó hoàng cung cắn chết cầm
thú nhà dân hay cắn chết người ta, không biết sẽ nghị án ra sao. Không lẽ phải
bắt vua trị tội? Tuy nhiên, càng nghĩ càng thấy vụ án không hề đơn giản. Bởi
trong chế độ phong kiến, ý vua tức là ý trời, không ai dám trái lệnh. Nhưng do
ông Phạm Đan Quế nói quá có tình có lý nên vua Tự Đức đã nghe theo. Và việc vua
Tự Đức nghe theo cũng chứng minh vị vua này cũng là một vị vua anh minh, biết
nghe lời can gián của quần thần. Chính vì thế vụ án “chó cắn hạc vua” cũng đã để
lại một điển tích hay về việc xử án ngày xưa của cha ông mà ngày nay chúng ta vẫn
cần phải học tập. Đó là không phân biệt hay thiên vị một ai trong việc phân xử,
chỉ có lẽ phải là luôn phải được tôn trọng triệt để.
***
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Jun/2014 lúc 2:23am
Hàn Quốc Kỷ Niệm 1000 Năm Bộ Kinh Phật Tripitaka
Nổi
tiếng là bộ Kinh Phật khắc trên gỗ lớn hàng đầu thế giới, Tripitaka Koreana
từng được tổ chức UNESCO liệt vào hàng di sản văn hóa cao quý nhất của xứ bình
minh yên tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử để tồn tại cho đến tận bây
giờ, bộ Kinh Phật này năm nay vừa tròn 1000 tuổi.
Kể từ ngày 23/9 đến 6/11/2011, Hàn Quốc tổ chức lễ hội Thiên Niên bộ Kinh Phật
Tripitaka Koreana. Bộ sưu tập này bao gồm hơn 80 ngàn bảng khắc gỗ dùng để in
ấn kinh Phật. Dưới triều đại Goryeo (918-1392), các vì vua đã ra lệnh khắc kinh
Phật trên các tấm bảng gỗ, tụng kinh cầu nguyện Phật trời phò hộ cho xứ sở
Triều Tiên thoát khỏi sự xâm lăng của đạo quân viễn chinh Mông Cổ. Được lưu trữ
tại chùa Haeinsa kể từ thế kỷ thứ 13 trở đi, 80 ngàn bảng khắc gỗ này được chia
thành 6568 tập, cất giữ trong kho Tàng Kinh Các.
Tọa lạc trên miền cao dãy núi Gayasan, cách Seoul 350 cây số về phía Đông Nam,
ngôi đền Haeinsa ngẫu nhiên trở thành một trong những ‘‘thư viện Phật giáo’’
lớn nhất hành tinh, với một đặc điểm mà không nơi nào có : đó là thư viện không
được bao bọc che kín, mà lại rất thông thoáng, nhờ khí hậu khô ráo và gió lạnh
cao nguyên mà bộ kinh Phật khắc gỗ mới được bảo tồn nguyên vẹn. Lễ hội Thiên
Niên bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana đã bắt đầu kể từ cuối tuần qua. Từ Seoul,
thông tín viên đài RFI Frédéric Ojardias tường thuật về buổi lễ rước Kinh Phật
về chùa Haeinsa.
"Lễ hội khai mạc trong tiếng trống tiếng kèn. Dưới ánh nắng chói chan,
hàng trăm Phật tử tham gia buổi lễ rước kinh. Cùng nhau, họ tái tạo hoạt cảnh
lịch sử thời xưa : thời mà các tấm bảng khắc gỗ được giao lại cho các chức sắc tôn
giáo, đưa về chùa Haeinsea để cất giữ. Mỗi Phật tử mặc y phục truyền thống, đội
trên đầu một tấm bảng khắc gỗ, bước chân chầm chậm theo tiếng trống nhịp nhàng,
nhan khói lan toả, không khí trang nghiêm. Ngay trước cổng chùa, nơi mà người
ta có thể nhìn tận mắt bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana, khách hành hương cũng
như du khách nước ngoài nối bước một hướng dẫn viên Hàn Quốc, để nghe các lời
giải thích.
Một khi bước vào chùa Haeinsea, du khách ngoảnh mặt nhìn quanh một vòng để chiêm
ngưỡng các tấm bảng khắc gỗ, xếp theo hàng dọc đặt theo trình tự trên các kệ
tủ. Theo lời nhân viên hướng dẫn, cho đến giữa thế kỷ XV, người Triều Tiên chủ
yếu dùng Hán tự (hanja). Mãi đến năm 1443, nhà vua Sejong mới sáng chế bảng mẫu
tự Triều Tiên (hangeul), để thay thế cho chữ Hán. Điều đó giải thích vì sao
toàn bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana của xứ Triều Tiên lại được viết bằng Hán
tự.
Trong một thời gian dài, các vì vua Triều tiên đã cho khắc 81258 tấm bảng gỗ.
Nếu xếp chồng các bảng gỗ lên nhau, bộ Kinh Phật sẽ đồ sộ như một đỉnh núi cao
hơn 3 ngàn thước. Nếu xếp theo hàng dọc, chiều dài của nó lên đến khoảng 60 cây
số. Cũng theo lời hướng dẫn viên, có tổng cộng 52 triệu Hán tự đã được ghi khắc
trên bộ Kinh Phật, tức là còn cao hơn cả dân số Hàn Quốc hiện giờ
Trước cảnh tượng độc đáo, du khách tha hồ mà chiêm ngưỡng nhưng tuyệt đối không
được sờ mó vào các tấm bảng gỗ. Chỉ có các tăng lữ chuyên trách về việc bảo
quản Tàng Kinh Các mới được quyền di chuyển, thay đổi chỗ sắp đặt các tập kinh.
Không khí trang nghiêm tại ngôi đền khiến cho du khách trở nên rón rén, như thể
họ không dám cử động, tránh gây tiếng ồn. Theo lời anh Adolpho de Concesao, một
du khách ngoại quốc, bất cứ ai đến đây đều cảm nhận được bầu không khí vô cùng trong
lành, tuyệt đối yên tĩnh. Anh thật sự cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng trong tâm
hồn. Đối với anh, chuyến đi thăm ngôi đền Haeinsa là một cuộc hành trình bất
động, ngược dòng trong thời gian, trở về quá khứ.
Về phần mình, anh Chiangtai là một du khách đến từ Sri Lanka. Anh cho biết anh là một
Phật tử sùng đạo, đến thăm ngôi chùa Haeinsa như một địa điểm hành hương. Theo
anh, bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana xứng đáng được bảo tồn kỹ lưỡng vì giá trị
của bộ sưu tập này vượt ra ngoài biên giới Hàn Quốc. Còn tại Sri Lanka, nước
này cũng có lưu trữ trong các ngôi chùa nhiều bộ Kinh Phật, nhưng chủ yếu viết
bằng tiếng Phạn mà người Sri lanka gọi đó là Tipitaka thay vì Tripitaka.
Đa số các bộ Kinh Phật của Sri
Lanka được in trên giấy, đóng thành sách.
Trong khi bộ Kinh Phật của Triều Tiên do được khắc trên gỗ dùng để in ấn thành
nhiều bản sao (xylography), cho nên trên các tấm bảng, các chữ Hán đều được
khắc ngược. Để có thể đọc được các Hán tự, người ta buộc phải dùng bằng gỗ in lên
vải hay in lên giấy. Nhưng các bộ Kinh Phật của Hàn Quốc hay của Sri Lanka đều
có cùng một mục tiêu như nhau : truyền giáo, thuyết pháp và giảng đạo.
Vào buổi chiều, khi ánh nắng không còn gay gắt như lúc giữa trưa, không khí vô
cùng yên lặng như thể bừng tỉnh với tiếng chuông ngân vang từ xa, vọng từ phía
hành lang bên sân trong của ngôi chùa. Lúc đó, người ta mới nghe thấy tiếng
động của giới tu hành, tăng lữ chuẩn bị cho giờ tụng kinh, niệm Phật. Hòa
thượng Songhak, chủ trì ngôi chùa Haeinsa, cho biết ý nghĩa của bộ Tripitaka
Koreana. Từ khi bộ Kinh Phật được rước về chùa, đền Haeinsa càng xứng đáng với
mệnh danh Ngôi chùa của Mặt biển Thanh bình".
Bộ Kinh Phật Tripitaka đã được khắc trên gỗ để nguyện cầu Đức Phật che chở phù
hộ cho đất nước Triều Tiên, đang bị quân Mông Cổ xâm chiếm bờ cõi. Các tấm bảng
gỗ đều chứa đựng lời giảng dạy của Đức Phật, khuyên con người phải tích đức tu tâm.
Cát lành hay hung dữ, mọi chuyện trên đời đều là cơ hội để cho ta nhìn lại cái
tâm của chính mình. Sự hiện hữu của bộ Kinh Phật nhắc nhở là con người nếu muốn
có sự thanh bình, phải nghiệm chữ bất bạo động. Hai điều này đi liền với nhau,
không thể tách rời được. Mong rằng lời dạy của Đức Phật, sẽ sớm giúp cho con
người giác ngộ, thoát khỏi sự hung hãn điên cuồng của chính mình.
Theo các chuyên gia về Phật giáo, Tripitaka có nghĩa là "Tam Tạng"
gồm ba bộ : kinh, luật và luận (tiếng Phạn gọi là Tipitaka). Trên thế giới đã
có nhiều bảng khắc gỗ, chẳng hạn như bộ kinh Phật khắc gỗ đầu tiên của Trung
Quốc vào đời Tống, cuối thế kỷ thứ 10. Nhưng phiên bản này lại không được bảo
tồn nguyên vẹn. Cho nên Tripitaka của Triều Tiên dưới triều đại Goryeo được xem
là bộ Kinh Phật viết bằng Hán tự, cổ xưa nhất và đầy đủ nhất đúng theo phong
cách thư pháp và nghệNgoài giá trị tôn giáo, bộ Tripitaka còn có một tầm quan
trọng đáng kể về mặt lịch sử. Đó là bằng chứng cho thấy các triều đại vua chúa
ở Triều Tiên đã nâng đạo Phật lên hàng quốc giáo. Bộ kinh Phật đầu tiên được hoàn
tất vào năm 1087. Rồi sau đó mới đến bộ khắc gỗ Tripitaka.
Công việc khắc gỗ tạo điều kiện thuận lợi cho việc in ấn các bản sao để dễ dàng
phổ biến rộng rãi hơn qua việc phân phát cho các ngôi chùa trên khắp lãnh thổ.
Điều đó giúp cho Phật giáo phát triển mạnh mẽ trên đất nước Triều Tiên. Sự sùng
đạo cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn di sản văn hóa mà trong mắt
người dân thuộc vào hàng Bảo vật Linh thiêng.
Bất kể giao tranh với ngoại bang hay xung đột nội chiến, bộ Kinh Phật Tripitaka
Koreana đã tồn tại trong vòng nhiều thế kỷ, phần lớn nhờ vào bàn tay sáng tạo
của con người và kế đến nỗ lực bảo tồn. Trong phần sáng tạo, các tấm bảng khắc
gỗ gồm nhiều công đoạn cầu kỳ. Gỗ được ngâm thuốc để tránh không cho thấm nước
và ít bị mục ruỗng. Công phu hơn cả là công việc ghi khắc và tạc chữ, nhất là
tất cả các cổ tự viết bằng chữ Hán đều được khắc ngược. Khắc chữ xong, các bảng
gỗ lại được sơn dầu, để tránh cho côn trùng bọ mối làm hư gỗ.
Không có một sách sử nào cho biết để hoàn tất toàn bộ khắc gỗ này, những người thợ
khắc đã lỡ tay làm hỏng bao nhiêu tấm hay viết sai bao nhiêu lần. Hơn 80 ngàn
bảng khắc gỗ, nhưng không có tấm nào bị ghi trật một chữ. Phi thường hơn thế
nữa vì theo các chuyên gia về thư pháp, công việc khắc chữ là do nhiều thợ khắc
làm ra nhưng khi nhìn một cách tổng thể, thì bút pháp sinh động đến nỗi người
ta tưởng đây là sáng tác từ bàn tay của một con người duy nhất.
(RFI) thuật điêu khắc.http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20111007-han-quoc-ky-niem-1000-nam-bo-kinh-phat-tam-bao-tripitaka-koreana
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Jul/2014 lúc 7:09pm
Câu Chuyện Bà Cụ Và Thiền Sư
Một bà cụ có tính tình cau có,
thường xuyên nổi giận vì những sự việc nhỏ nhặt, hơn nữa, mỗi khi tức giận hay
dùng lời lẽ ác độc, vô tình đãlàm tổn thương nhiều người, vì thế bà ta giao tiếp
với hàng xóm bạn bè đều không được hài hòa.
Bà ta cũng biết khuyết điểm của
mình, mong muốn sửa lại lỗi lầm thành tật này. Nhưng mỗi khi tức lên thì chính
bà ta cũng không thể khống chế được tâm mình.
Một hôm, một người đã nói với bà :
“Chùa gần đây có một vị thiền sư, cũng là vị cao tăng, tại sao bà không đến xin
lời chỉ dạy, biết đâu thiền sư có thể giúp được cho bà.”
Bà ta cũng cảm thấy có lý, đã đến tham vấn với thiền sư.
Khi bà ta thổ lộ tâm trạng của mình,
bà ta có thái độ rất thành khẩn, rất mong muốn có được một vài lời khai thị từ
vị thiền sư đó. Vị thiền sư im lặng nghe bà kể lể, chờ cho bà ấy nói hết, mới
dẫn bà ta vào một thiền phòng, sau đó khóa cửa thiền phòng và rời khỏi đó.
Bà ta một lòng muốn có được lời chỉ
dạy của thiền sư, nhưng không ngờ thiền sư đã nhốt bà ta vào trong một thiền
phòng vừa lạnh vừa u tối. Bà ta tức tối hét lên, cũng như ngày thường, bà ta
buông những lời nhục mạ quái ác. Nhưng cho dù bà ta có la hét cách nào, nhưng ở
ngoài vẫn im lặng, thiền sư hình như không nghe thấy lời nào.
Khi không còn chịu đựng được nữa,
thì bà ta thay đổi thái độ cầu xin thiền sư thả mình ra, nhưng thiền sư vẫn
không động lòng thay đổi cách hành xử của mình, vẫn mặc kệ bà ta tiếp tục nói
gì thì nói.
Qua một hồi rất lâu, cuối cùng trong
thiền phòng cũng không còn tiếng la hét hay nói năng của bà ta nữa, thì
lúc này, phía ngoài thiền phòng mới có tiếng nói của thiền sư hỏi : “Bà còn
giận không ?”
Thế là bà ta giận dữ trả lời : “Tôi
chỉ giận tôi, tôi hối hận sao phải nghe lời người khác, tìm đến cái nơi quỷ
quái này để xin ý kiến của ngươi.”
Thiền sư ôn tồn nói : “Kể cả chính
mình bà cũng không chịu buông tha, thì bà làm sao có thể tha lỗi cho người khác
chứ ?”
Nói xong thiền sư lại im lặng.
Sau một thời gian im lặng, thiền sư
lại hỏi : “Bà còn giận không ?”
Bà ta trả lời : “Hết giận rồi !”
“Tại sao hết giận !”
“ Tôi giận thì có ích gì ? không
phải vẫn bị ông nhốt tôi trong cái phòng vừa u tối vừa lạnh lẽo này hay sao ?”
Thiền sư nói với vẻ lo lắng :
“Bà xử sự kiểu này càng đáng sợ hơn
đấy, bà đã đè nén cơn tức giận của mình vào một chỗ, một khi nó bộc phát ra thì
càng mãnh liệt hơn.”
Nói xong, thiền sư lại quay đi.
Lần thứ 3 thiền sư quay lại hỏi bà ta, bà ta trả lời : “Tôi không giận nữa, ông
không xứng đáng để tôi giận !”
Thiền sư nói : “Cái gốc tức giận của
bà vẫn còn, bà cần phải thoát ra khỏi vòng xoáy của tức giận trước đã.”
Sau một hồi lâu, bà ta đã chủ động
hỏi thiền sư : “Bạch thiền sư, ngài có thể nói cho con biết tức giận là
cái gì không ?”
Thiền sư bước vào, vẫn không nói
chuyện, chỉ có động tác như vô tình đổ đi ly nước trong cái ly trên tay.
Lúc này thì bà ta hình như đã hiểu.
Thì ra mình không bực tức, thì làm
gì có tức tối giận hờn ?
Tâm địa trống không, không có một
vật gì, thì làm gì có tức tối ?
Trong lòng không có bực tức, thì làm
sao có cơn giận ?
Thật ra tức tối không những tự làm
cho mình khổ đau, và những người xung quanh cũng theo đó mà buồn lòng.
Lúc tức tối tức giận, không gì ngăn
cản cái miệng, buông lời quái ác, một số lời lẽ trong đó có thể làm đau lòng
người nghe, thậm chí có cả những người yêu thương quan tâm mình.
" Nhất niệm sân tâm khởi, bách
vạn chướng môn khai “,chỉ một niệm khởi sân mà kết quả là muôn
ngàn chướng ngại nẩy sanh.
Cho nên đừng nên vì sự việc nhỏ nhặt
mà gây ra chuyện hại người hại mình, tức tối la hét là hành vi của kẻ NGU
MUỘI
Tuy chúng ta chưa thể là một người
thông minh, nhưng tối thiểu chúng ta cũng đủ trí tuệ ngăn cản mình làm một con
người ngu dại.
Xem nhẹ hơn mọi sự việc không NHƯ Ý
đồng thời tìm thấy ich lợi trong im lặng, giác ngộ ý thiền trong cuộc sống.
Từ đó chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống
không cần phải mệt mỏi như ta tưởng, cũng không phài khốn khó như ta đã gặp.
Những sự việc nhỏ nhặt cũng giống như
những hạt cát trong đôi giày đã làm cho bạn khó chịu.
Thế thì bạn lựa chọn cách giũ bỏ hạt
cát hay vứt bỏ đôi giày ?
Chúng ta không thể không mang giày,
vì còn con đường dài phía trước, thế thì tại sao chúng ta không chịu giũ
bỏ hạt cát ?
8 bệnh do tức giận mà ra
Mọi người đều biết tức giận sẽ ảnh
hưởng rất xấu đến sức khỏe nhưng cụ thể là những bệnh gì và nó gây hại ra sao?
1. Nám da
Khi tức giận, một lượng máu lớn sẽ dồn lên não, nguyên nhân là do lượng ô-xy trong
máu giảm, độc tố tăng cao. Độc tố sẽ kích thích nang lông phát triển, dẫn đến
viêm quanh nang lông ở các mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện các vết nám trên
mặt.
Lời khuyên: Khi gặp phải những
chuyện không vui, bạn hãy hít một hơi thật sâu, dang hai tay ra để điều tiết cơ
thể để loại bỏ các độc tố.
2.
Lão hóa tế bào não
Khi một lượng máu lớn dồn lên não,
nó sẽ tạo sức ép cho động mạch. Lúc này hàm lượng độc tố trong máu tăng mạnh,
lượng ô-xy giảm xuống mức thấp nhất. Các tế bào não sẽ giống như như bị trúng
thuốc độc vậy.
Lời khuyên: Như trên
3.
Loét dạ dày
Tức giận dẫn đến các dây thần kinh
giao cảm bị kích thích hưng phấn, ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch,
khiến cho lượng máu lưu thông trong đường tiêu hóa bị giảm, quá trình lưu thông
diễn ra chậm, gây kém ăn, dần dần sẽ dẫn đến bệnh loét dạ dày.
Lời khuyên: Mát-xa vùng bụng
khi căng thẳng
4. Thiếu máu cơ tim
Một lượng máu lớn dồn lên não và
toàn bộ khuôn mặt, khiến cho lượng máu về tim giảm gây thiếu máu cơ tim. Trong
khi đó, hoạt động của tim vẫn phải đảm bảo nên lúc này sẽ phải làm việc hơn
bình thường gấp nhiều lần, dẫn đến nhịp tim đập bất thường.
Lời khuyên: Nhớ lại những kỷ
niệm vui đã có trước đây để nhịp tim trở lại bình thường.
5. Gan bị tổn thương
Khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một
chất có tên là Catecholamine. Chất này tác động đến hệ thần kinh trung ương
khiến cho huyết áp tăng cao, tăng cường phân hủy axit béo, các độc tố trong máu
và gan cũng tăng theo tương ứng.
Lời khuyên: Hãy uống 1 cốc nước
khi tức giận. Nước sẽ “rửa trôi” các axit béo tự do trong cơ thể, giảm bớt độc
tố.
6. Kích thích tuyến giáp
Khi tức giận, hệ thống nội tiết
trong cơ thể sẽ bị rối loạn, khiến cho hormone tuyến giáp tăng tiết, theo thời
gian sẽ dẫn đến bệnh ở tuyến giáp.
Lời khuyên: Hãy ngồi xuống và
thư giãn, nhắm mắt lại, hít thở thật sâu.
7.
Hại phổi
Khi tâm trạng bị xúc động, nhịp thở
sẽ rất gấp, phế nang liên tục mở rộng, ít co giãn, đồng thời cũng không thể thư
giãn và nghỉ ngơi.
Lời khuyên: Tĩnh tâm, từ từ
hít-thở sâu 5 lần, để cho phổi được nghỉ ngơi và thư giãn.
8.
Tổn thương hệ thống miễn dịch
Khi tức giận, cơ thể sẽ theo mệnh
lệnh của não tạo ra chất cortisol, hormone stress. Nếu như chất này bị tích lũy
quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở các tế bào của hệ thống miễn dịch hoạt
động, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Lời khuyên: Nghĩ lại những hồi
ức đẹp trước đây mình đã có, cố gắng lấy lại trạng thái cân bằng lúc đầu.
5 bí quyết tha thứ
Nhân vô thập toàn. Không ai lại
không có lỗi. Vì vậy, sự tha thứ luôn cần thiết, mọi nơi và mọi lúc. Càng
tha thứ càng giảm bớt sự thù hận. Sự tha thứ không chỉ tốt cho tinh thần
mà còn tốt cho thể lý – ngăn ngừa bệnh.
Giáo sư tâm lý học Everett
Worthington, thuộc ĐH Virginia Commonwealth (Mỹ), nói rằng sự tha thứ làm giảm
nguy cơ bệnh tim mạch. Những người có “máu cừu địch” dễ bị béo phì
và kháng insulin – các yếu tố gây bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Các nghiên cứu của Viện Sức khỏe
cộng đồng tại California cho thấy rằng mức thù hận cao gây nguy cơ tử vong gấp
đôi so với các nguyên nhân khác.
Ngoài lợi ích về tinh thần, sự tha
thứ còn lợi ích về thể lý. Nhất cử lưỡng tiện.
Tâm lý gia Worthington nói: “Sự
tha thứ có thể làm giảm nguy cơ bị các chứng rối loạn liên quan stress như hệ
miễn nhiễm hoạt động sai chức năng, rối loạn tự miễn
nhiễm và ung thư”. Ông đưa ra 5 bí quyết tha thứ sau đây:
Nhường nhịn: Luôn tích cực nhường nhịn, vì “một câu nhịn, chín câu
lành”, để tránh lăng nhục người khác hoặc trở thành nạn nhân. Nhường nhịn không
có nghĩa là thua kém hoặc yếu thế!
Cảm thông: Tự đặt mình vào vị trí của người khác để dễ cảm thông
và khách quan nhìn nhận vấn đề. Nếu không cảm thông thì không thể tha thứ.
Vị tha: Bạn rất hạnh phúc khi được tha thứ, vậy hãy trao tặng
món quà tha thứ cho người khác. Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn người
khác làm cho mình!
Cân nhắc: Điều này giúp bạn không quá lố, suy nghĩ và cân nhắc
để xử lý tốt nhất trong mọi tình huống.
Kiềm chế: Luôn
biết kiềm chế “cái tôi”. Sự im lặng có vẻ “lạnh lùng” nhưng lại có thể giúp bạn
tránh tức giận và sợ hãi. Nhờ vậy mà bạn mặc nhiên tha thứ.
(ST)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Jul/2014 lúc 11:11pm
Hãy nhớ điều quí giá nhất trong cuộc sống
Hãy nhớ điều quí giá nhất trong cuộc sống
chính là sự bất toàn. Vì khi toàn vẹn thì sự sống sẽ kết thúc. Sự bất
toàn là một phần của vô thường, một quy luật tất yếu của cuộc sống. Khi
ta còn đang sống trong ảo tưởng về bản ngã, về cái tôi và cái của tôi,
thì bản ngã luôn cầu toàn, và nỗ lực để được như ý. Nhưng những gì nó
nhận được từ cuộc sống đều là bất toàn và bất như ý. Sau những cố gắng
và nỗ lực vô vọng, nhờ sự bất toàn ấy mà cuối cùng bản ngã cũng đầu
hàng. Ta bắt đầu sống vô ngã vị tha, và tự nhiên ta thấy sự bất toàn lại
chính là động lực để phát triển và tiến hóa của vạn vật. Chính vì mọi
thứ đều bất toàn mà ai cũng có cơ hội làm mới bản thân mình.
Bản ngã luôn mong cầu tốt hơn những gì
đang xảy ra. Nó không cho ta cơ hội trọn vẹn với thực tại đang là. Vì
vậy ta rơi vào phiền não khổ đau. Nhưng chỉ cần ta buông mọi ý đồ muốn
tốt hơn, và trở về trọn vẹn với những gì đang diễn ra, ta sẽ thấy mọi sự
đều vô thường, tự nhiên đến rồi đi. Tất cả đều có lý do, tùy duyên mà
sinh khởi và cũng tùy duyên mà chấm dứt bất kể ta muốn hay không. Tất cả
những thiện - ác trong đời đều "Bất khả tư nghì", tùy hoàn cảnh, tùy
đối tượng mà nó được gán cho cái nhãn "thiện" hay "ác". Dù những gì đang
xảy ra là thiện hay ác, nó đều là bài học giác ngộ vô cùng quí giá về
cuộc sống...
Viên Minh
Quan trọng là thấy được thực tánh của pháp
Ai cũng biết tu là sửa, sửa có
nghĩa là bỏ cái xấu lấy cái tốt. Điều này thì rất đúng trên phương diện tục đế
(sammuti sacca), giữa thế gian, nhưng trong tánh đế hay chân đế (paramattha
sacca) thì không. Thiền vip***anā và thiền kiến tánh đều lấy chân đế (tánh) làm
đối tượng nên điều quan trọng là thấy được thực tánh của pháp chứ không phải
sửa đổi hay lấy pháp này bỏ pháp kia theo ý muốn của bản ngã. Do vô minh không
thấy thực tánh mà bị ái dục sai sử đưa đến nghiệp tạo tác có đúng có sai. Sửa
sai trong vô minh của bản ngã thì chỉ tốt ở đời, nghĩa là chỉ có phước đức chứ
không công đức gì cả. Ví như một người nắn cái bánh hình vuông, thấy người ta
nắn hình tròn đẹp hơn nên sửa hình vuông thành tròn, thực ra bản chất của cái
bánh vẫn như cũ. Cũng vậy, có thể sửa xấu thành tốt nhưng bản ngã thì vẫn còn
nguyên, thậm chí còn sinh ra ngã mạn tự cao hơn nữa.
Viên Minh
http://3.bp.blogspot.com/-3iFkvWnevEU/UJcN6u-0rjI/AAAAAAAAAWA/ya8bPrL4Prk/s1600/Flower.jpg">
http://www.blogger.com/share-post.g?blogID=8076316208095778223&postID=3769944009086161633&target=email - - http://www.blogger.com/share-post.g?blogID=8076316208095778223&postID=3769944009086161633&target=pinterest - -
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 13/Oct/2014 lúc 10:09pm
Family là gì?
Người Mỹ đã dùng
danh từ Family, trong khi người Việt chúng ta gọi là Gia Ðình. Mời bạn
đọc xem một mẩu chuyện dưới đây để tìm hiểu giá trị của Family như thế
nào nhé!
Family là gì? Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua.
“Ồ! xin lỗi,” tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi,
tôi đã không nhìn thấy cô.” Chúng tôi rất lịch sự với nhau. Nhưng ở nhà
thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai
đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé, làm nó ngã chúi
xuống sàn nhà. “Tránh ra chỗ khác” - tôi cau mày nói. Con trai tôi bước
đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình quá nóng
nảy.
Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với
người lạ, con rất lịch sự; nhưng với con mình, con đã không làm được như
vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa! Ðó
là những bông hoa mà con trai con muốn mang đến tặng con. Tự nó hái lấy
những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh. Nó đã yên
lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao
giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó.”
Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quì
xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi! Có phải những bông hoa này con
hái cho mẹ không?” Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây
kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc
biệt là bông hoa màu xanh.” Thế bạn có biết từ family có nghĩa là gì
không ?
FAMILY = Father And Mother, I Love You (Nguồn: sưu tầm trên
internet)
Bạn có cảm động không, khi đọc xong mẩu chuyện nói trên ? Chắc hẳn là
phải có rồi. Tôi nghĩ thế! Mời bạn đọc thêm một câu chuyện khá cảm động
khác dưới đây, do một người bạn chuyển đến người viết:
Hãy đọc và suy ngẫm !
(Ðây là câu chuyện có thật)
Một người đàn ông, trong lúc đang chùi cho láng chiếc xe hơi của anh
ta, đứa con trai 4 tuổi của anh ta nhặt một hòn đá và rạch vào bên hông
xe. Trong cơn tức giận, anh ta chụp lấy tay đứa con trai và đánh vào tay
nó nhiều lần, mà không nhận ra rằng anh ta đang đánh bằng cái mỏ lết.
Tại bệnh viện, đứa bé mất hết các ngón tay vì xương thịt giập nát. Khi
đứa trẻ thấy bố nó... với đôi mắt đau buồn, nó hỏi: “Bố ơi, các ngón tay
con đâu rồi?” Anh ta rất đau lòng, không nói nên lời và trở lại bên xe,
đá vào chiếc xe nhiều lần. Suy sụp bởi hành động vô ý thức của mình...
ngồi trước chiếc xe hơi, anh ta nhìn vào vết xước trên hông xe... thằng
bé đã viết: “Con yêu bố, bố ơi!” Ngày hôm sau, người đàn ông tự tử...
Giận dữ và yêu thương không có giới hạn, hãy chọn cái thứ hai ! Yêu
Thương để có một cuộc sống xinh tươi và đẹp đẽ. Ðồ vật sinh ra là để Sử
Dụng và con người sinh ra là để Yêu Thương... Vấn nạn của thế giới hôm
nay lại là... Con người bị Sử Dụng, còn đồ vật thì được Yêu Thương!*
(Nguồn: mailto:trangsurles@gmail.com - trangsurles@gmail.com )
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Nov/2014 lúc 9:44pm
Học người xưa cách đối diện với thị phi trong cuộc sống
Thật
khó để tìm ra cách ứng xử khi phải đối mặt với những thị phi trong cuộc
sống. Nhưng trong mọi trường hợp, im lặng luôn là giải pháp tối ưu, bởi
cuộc sống còn nhiều thứ để quan tâm hơn là mang trong mình sự ấm ức và
bực bội chỉ vì người khác không hiểu đúng về mình.
Dưới đây là 2 câu chuyện nói về cách mà người thời xưa đối diện với những thị phi.
Câu chuyện thứ nhất:
Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế? Hứa Kính Tôn trả lời: –
Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng
đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng
mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân
vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì
ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn
nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần
đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ
trích. Cho
nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình
tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan
thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ
chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế
gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy
máu.
Câu chuyện thứ hai: http://tinhhoa.net/dich-benh-ebola-2/">
Một
lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các
tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón
đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không
tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật
lại hỏi:
– Ngài có điếc không? – Ta không điếc. – Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi? –
Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn
tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai? – Quà ấy về tôi chứ ai. – Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
Trong
kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện
không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt,
nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận
mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ
nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ
nhận thì sẽ được an vui. http://tinhhoa.net/">
Theo
Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một
người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn
có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào
mới lành lại được.
Vì
vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý
thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every
saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào
cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.
Theo Giadinhonline
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Nov/2014 lúc 10:01pm
Chuyện Của Dòng Sông
(Thích Nhất Hạnh )
Có một dòng sông rất đẹp
chảy qua núi đồi và đồng cỏ xanh tươị Dòng sông ca hát nhảy nhót tung tăng từ
trên núi xuống đồng bằng. Xuống đồng bằng, dòng sông chảy chậm lại, mặt nước
trong xanh êm mát. Lúc ấy dòng sông còn trẻ lắm, và dòng sông muốn chảy mau ra
biển cả. Dòng sông càng lớn càng đẹp ra, lượn khúc yêu kiều ven đồi và bờ lúa.
Một ngày kia dòng sông chú ý đến sự có mặt của những đám mây trong nước. Mây đủ
mầu sắc, hình thể, đẹp quá chừng, nên suốt ngày dòng sông cứ miệt mài chạy đuổi
theo những đám mây, mong bắt được một đám mây cho riêng mình. Nhưng mây cứ lơ
lững tầng cao khó mà bắt được, nhất là mây cứ thây hình đổi dạng không ngừng.
Vì mây vô thường như vậy nên dòng sông rất đau khổ. Chạy duổi bắt theo mây thì
vui nhưng sau đó dòng sông đầy thất vọng, u sầu và tức giận .
Một ngày kia một cơn gió lớn đi qua, quét sạch mây trên trờị Bầu trời trở nên
quang đãng không còn một bóng mây, dòng sông não nề tuyệt vọng, không còn muốn
sống nữạ Không còn mây để chạy theo ta sống để làm gì ?" Tối hôm đó, lần
đầu tiên trong đời, dòng sông quay trở về tiếp xúc với chính mình. Lâu nay dòng
sông chỉ duổi theo những cái bên ngoài mà không bao giờ thấy được cái chính
mình. Tối hôm đó, lần đầu tiên dòng sông được nghe tiếng mình khóc, âm thanh
sóng vỗ vào bờ. Dòng sông lắng nghe tiếng của mình và khám phá ra một điều rất
quan trọng. Dòng sông nhận ra rằng cái mà lâu nay mình theo đuổi đã nằm sẵn
trong lòng mình. Tưởng mây là gì, đâu ngờ mây chỉ là nước. Mây sinh ra từ nước
và bây giờ mây trở thành nước. Và dòng sông tự bao giờ cũng vẫn là nước như một
đám mây.
Sáng hôm sau khi mặt trời lên cao, dòng sông khám phá ra thêm một điều thật đẹp
- đây là lần đầu tiên dòng sông thấy được bầu trời xanh thẳm. Lâu nay dòng sông
chỉ chú ý đến mây, không chú ý đến bầu trời. Bây giờ sông mới biết rằng bầu
trời là quê hương của các đám mâỵ Mây luôn luôn thay đổi, nhưng bầu trời không
bao giờ thay đổị Và bầu trời cao đã có mặt trong dòng sông tự thủa nào. Cái
thấy này đem lại cho dòng sông một nguồn an lạc lớn. Dòng sông hiểu rằng bao
giờ bầu trời xanh còn có mặt, niềm an lạc của dòng sông sẽ mãi mãi vững bền.
Trưa hôm đó, các đám mây lại lục tục trở về nhưng dòng sông không còn tha thiết
muốn đuổi bát nữạ Đám mây nào đi qua, dòng sông cũng thấy đẹp và cũng vẫy tay
chào. Dòng sông không còn thấy buồn tủi hay lưu luyến. Bởi đám mây nào cũng là
một dòng sông, chẳng còn phải chọn lựạ Một niềm an vui hài hòa đã kết hợp mây
và sông. Tối hôm đó một điều thật tuyệt diệu đã xãy ra. Dòng sông mở rộng lòng
đón mặt trăng rằm - mặt nguyệt tròn vành vạnh và sáng rực rỡ như một viên bảo
châu trong dòng nước trong vắt. Có một bài kệ miêu tả hình ảnh đẹp đó :
"Bồ tát Thanh Lương nguyệt Du ư tất cảnh không Chúng sanh tâm cấu tận Bồ
đề ảnh hiện trung ." (Bụt là vầng trăng mát đi ngang trời thái không hồ
tâm chúng sanh lặng trăng hiện bóng trong ngần.)
Dòng sông trong vắt đã làm hiện rõ bóng trăng và trăng đã cùng mây nước dắt tay
nhau đi thiền hành về biển cả. Chẳng có gì phải chạy đuổi theo. Chỉ cần trở về
với mình, trở về với hơi thở và nụ cười, trở về nơi mình ở, nơi có thông reo,
chim hót và nắng ban mai, còn nơi nào đẹp hơn nữa ?
Thích Nhất Hạnh
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Nov/2014 lúc 10:22pm
Không Rượu Mà Say | Tác Giả: http://music.vietfun.com/tauthor.php?author=Th%C3%ADch+N%E1%BB%AF+Tr%C3%AD+H%E1%BA%A3i - Thích Nữ Trí Hải |
|
|
Vào một buồi
chiều tịnh mịch ở Kỳ viên tinh xá, sau khi giảng pháp cho chư tăng và cư
sĩ khắp nơi tụ về, Ðức Thế tôn vào Hương thất an nghỉ. Vừa đặt lưng
xuống, Ngài bỗng nghe tiếng đập cửa thình thịch và tiếng khè khè của một
gã say rượu thừa lúc cổng mở, đã lẻn vào tinh xá. Hắn vừa đập cửa vừa
gọi:
- Ông Phật đi, ông Phật! Cho tui làm Phật với! Tui cũng muốn ... làm
Phật! Khà khà! Bộ chỉ mình ông làm Phật được mà thôi à? Há?
Ðức Thế tôn ngồi dậy ra mở chốt. Thấy gã say dơ dáy, y phục tả tơi, Ngài động lòng trắc ẩn gọi thị giả A Nan:
- Này, A Nan, ông tắm rửa, cạo tóc và cho nó một cái y sạch. Rồi tìm chỗ cho nó nằm nghỉ.
A Nan vâng lệnh. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, cạo tóc đắp y, gã say được
đưa đến một gốc cây im mát trong tinh xá. Gã đánh một giấc ngon lành
cho đến sáng hôm sau. Khi tỉnh dậy, hắn bỡ ngỡ nhìn quanh thấy toàn thầy
tu mặc áo vàng đi bách bộ, dòm lại mình cũng đang đắp y, sờ đầu nghe
trụi lũi, hắn kinh hoàng không biết mình là ai, vội vàng bỏ chạy một
mạch ra phía cổng. Các tỳ kheo đuổi theo bắt lại. Nhưng một số khác biết
chuyện, ngăn bạn:
- Này, chư hiền, để cho hắn chạy. Hắn chỉ là một gã say, hôm qua Thế
tôn bảo tôn giả A Nan tắm rửa cạo tóc đắp y vào cho hắn đấy.
- Thật Thế sao? Tại sao đức Thế tôn làm chuyện lạ nhỉ? Biết hắn say mà vẫn độ cho hắn xuất gia?
- Hãy để hắn đi cho khuất, rồi chúng ta sẽ đến thỉnh giáo đức Thế tôn về việc này.
Thế là họ kéo nhau đến Hương thất đức Phật, bạch hỏi:
- Bạch đức Thế tôn, chúng con không hiểu vì nguyên nhân gì Ngài lại
độ cho một gã say như thế? Xin Ðấng Thiện Thế giải rõ cho chúng con.
- Này các tỳ kheo, các ông dường như trách ta vì đã độ cho một gã
say. Nhưng ta hỏi các ông, trong lúc hắn say, tại sao không cầu chuyện
gì khác, mà lại cầu làm Phật? Như thế là hắn đã gieo một cái nhân tốt
đẹp, ta phải giúp duyên cho hắn, vì ta không hẹp gì mà không cho hắn làm
Phật. Vả lại, có bao nhiêu người "tỉnh" biết cầu làm Phật như hắn? Vậy
thì ai tỉnh, ai say? Huống chi, hắn có nhậu rượu vào mà say, thì bất quá
chỉ say vài tiếng đồng hồ rồi tỉnh lại. Cho nên, bệnh say của hắn, ta
không cho là trầm trọng. Trái lại, biết bao kẻ trên thế gian này, dù
không uống rượu mà vẫn say, không phải say vài tiếng đồng hồ như hắn, mà
say muôn kiếp ngàn đời chưa tỉnh. Cái bệnh say đó, say trong vô minh ái
dục, Ta mới gọi là một chứng bệnh trầm kha ! ./.
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Dec/2014 lúc 3:17am
|
|
|
|
Viết tặng ni cô Huệ Trân -
người học trò cũ
của tôi.
Không ngờ tôi lại gặp em sau 30 năm trời
không có tin tức của nhau. Em ở một phương trời, tôi một phương vậy mà vẫn có
ngày hội ngộ trên xứ người, ngay tại thành phố tôi đang ở. Thì ra sông dù có
nhiều khúc quanh cũng có lúc xuôi dòng!
Qua lời mời của một cô bạn cho hay là sẽ có một buổi trà đàm
tại đạo tràng của cô ta, tôi đã nhận lời ngay bởi vì tôi vốn sẵn yêu thích
những phút giây thanh thản và ấm cúng ngồi quây quần bên nhau như vậy!
Bước vào đạo tràng, sau khi yên ổn chỗ ngồi,
nhìn lên phía diễn giả, trời ơi! tôi giật thót mình, không ngờ đó là em. Em
cắt tóc ngắn, mặc áo tràng màu nâu sậm, dáng vẻ thanh thoát! Ngồi bên cạnh là
người bạn đời của em - anh Trần quan Long - nhạc sĩ hay phổ nhạc những bài
thơ của em. Thấy tôi, em bất chấp mọi người, vụt đứng dậy chạy xuống ôm chầm
lấy tôi, cả thầy trò nước mắt rưng rưng, nhìn nhau nghẹn ngào không nói nên
lời! Ôi vòng tay ấm áp tình thầy trò làm cho đôi mắt tôi không ngớt nhạt
nhoà! Sau phút giây xúc động, em dìu tôi lên phía chỗ em ngồi, giới thiệu với
mọi người đây là cô giáo dạy Toán ngày xưa khi em đang học lớp Đệ tứ trường
Trưng Vương Sài Gòn. Em còn nhắc lại kỷ niệm khi tôi vào lớp em, vì sao em đã
yêu mến cô giáo ngay sau vài tuần học.
Thì ra em đã bỏ rất nhiều năm tháng nghiên
cứu miệt mài về giáo lý đạo Phật, đã từng đi nói chuyện nhiều nơi với người
bạn đời cùng chí hướng, rất tâm đầu ý hợp. Sau lần ghé Đức, em sẽ qua Paris
tiếp tục cuộc hành trình.
Cuộc gặp gỡ với em đã đưa tôi trở về dĩ vãng
xa xưa! Ngày ấy tôi mới ra trường Sư Phạm và được bổ về dạy tại trường Trưng
Vương Sài Gòn. Dạo đó, nhà trường chưa bắt học sinh mặc đồng phục, mà tôi lại
dạy các lớp Đệ tứ, Đệ tam. Các em nữ sinh quá lớn, mặc áo dài hoa sặc sỡ đủ
màu với quần dài đen, trong khi ở Huế, thời nữ sinh chúng tôi chỉ quen mặc
những bộ đồ lụa dài nội hoá, màu trắng hoặc màu nhạt như hồng phấn hay mỡ gà
mà thôi. Tôi thật quá bỡ ngỡ và hơi khớp khi đặt bước chân đầu tiên vào các
lớp học. Còn nhớ khi đến trình diện bà Hiệu trưởng, bà đã nhìn tôi từ đầu đến
chân rồi vừa cười vừa nói: "Cô còn nhỏ quá liệu có trị nổi học trò
của tôi không?" Cũng may, dần dà các em nữ sinh đã thương mến tôi,
coi tôi như một người chị rất gần gũi, không có vẻ gì xa cách giữa thầy trò
cả.
Một hôm, tôi cho lớp em làm bài kiểm Toán,
cả lớp im phăng phắc chăm chỉ lo làm bài, còn tôi thì đi lui đi tới xem thử
các em có làm được không? Ngang qua chỗ em ngồi, thấy ánh nắng chiếu vào bài
tập của em, sợ em bị chói mắt, tôi với tay khép bớt một cánh cửa sổ lại. Tôi
đã làm với một cử chỉ tự nhiên như với bất cứ em học sinh nào, ai ngờ hành
động của tôi đã làm cho em cảm động và em đã thương yêu cô giáo mình từ đó.
Em đã dành cho tôi một tình thương đặc biệt và ganh tị ngay cả với những em
nào cũng thương tôi như em.
Ngày tôi đổi về dạy trường Đồng Khánh Huế,
xa trường, xa Sài Gòn, em đã khóc như mưa làm tôi bước lên máy bay mà vẫn xót
xa trong lòng, đành chia tay nhau trong im lặng, buồn nhìn nhau thông cảm mà
thôi.
Ngày đám cưới tôi, em đã gởi mừng quà cưới
bằng một bức tranh thật lớn in hình đôi chim bồ câu đang âu yếm rù rì bên
nhau!
Sau Mậu Thân, tôi vào Sài Gòn thì em đã đi
xa, dò hỏi các em học trò cũ được biết em đã có gia đình, có con nhưng lại bị
đổ vỡ nửa chừng. Rồi tình cờ khi đi Bưu điện, tôi đã gặp em, thầy trò ôm nhau
nức nở nghẹn ngào, hàn huyên một lúc rồi chia tay, em phải về vì đường còn xa
lắm!
Từ đó cho đến sau 30.04.75 tôi không hề gặp
lại em, cho đến khi qua định cư ở Đức, đi đến đạo tràng lại gặp được em trong
một lúc bất ngờ nhất, cuộc đời vẫn còn đem đến cho con người những niềm vui
lạ lùng thật!
Qua vài ngày ở München, sau vài bữa cơm thân
mật tại gia đình tôi, hai người lại đáp tàu đêm qua Paris trước khi trở về
California. Tôi muốn tiễn đưa em một lần cuối, vội vã làm một ít thức ăn mang
ra sân ga. Phút chia ly nào cũng ngập tràn luyến lưu bịn rịn nhất là khi mỗi
người ở một phương trời quá xa xuôi vạn dặm và nhất là khi không biết có còn
gặp lại nhau nữa hay không?
Sau khi về đến Mỹ, em đã gởi cho tôi một
thùng quà, mở ra thấy 6 quyển sách đã xuất bản mà chính em là tác giả, kèm
theo một bức thư lời lẽ thật dễ thương, đọc xong vẫn còn bùi ngùi vấn vương
trong lòng mãi:
"Cô giáo dễ thương ơi!
Em tưởng đã hết duyên sao còn nợ nần nhau
quá thế! Anh Long cứ nhìn giỏ thức ăn đêm mà cười hoài.. còn em thì trăn trở,
không ngủ được vì bao xúc cảm ngổn ngang. Hai giờ sáng, mở xôi ra, rắc muối
mè thơm lừng, vừa nhẩn nha thưởng thức vừa "rên rỉ" ... Cô giáo ơi!
Ngày xưa chỉ đóng cánh cửa sổ đã mệt em rồi, nay xôi đậu muối
mè tất tả chạy ra ga cho kịp chuyến tàu đêm, em trả bài sao cho trọn hả cô
giáo?
Cám ơn tình Chị
Cám ơn sự ân cần của Anh
Thương, "
Bảo Ngọc
Lật chồng sách ra, tôi càng choáng ngợp, không ngờ em lại còn
giỏi viết lách, em đã xuất bản những tác phẩm sau đây:
Gió sông Hồng
Sông núi thì thầm
Tâm Hương Tải Đạo
Vô Tự Thị Chân Kinh
Bình Thường Tâm Thị Đạo
Bước Chân Cùng Tử
Tôi nghĩ tác giả nào khi cầm bút là viết cho mình trước hết,
viết vì nội tâm thúc dục mình muốn giải tỏa những ẩn ức, ước vọng, khao khát,
viết vì muốn được cảm thông với kẻ khác. Nhưng còn em, tôi phục em quá, so
với em tôi chỉ là một hạt cát giữa sa mạc vì vậy không bao giờ tôi dám nhận
mình là nhà văn và cũng chưa bao giờ dám nhận lời mời tham dự các buổi họp
mặt của các nhà văn nữ khắp nơi.
Càng đọc tôi càng say mê, càng bị lôi cuốn
vào những bài em viết, Em đã thấu hiểu rất cao siêu và thấm nhuần rất nhiều
về triết lý đạo Phật. Đạo Phật đã đi vào cuộc đời em như bóng với hình. Em
cũng đã dày công nghiên cứu, học hỏi qua nhiều tháng năm mới có được một căn
bản vững chắc như vậy. Trong khi sự hiểu biết của tôi chỉ "mờ mờ nhân
ảnh như người đi đêm" mà thôi.
Xin hãy cùng tôi đọc thử một đoạn văn sau
đây:
........." Cái gì đây?
Tôi dừng vội lại, đến mức suýt ngã chúi về phía trước. Một
bông hoa dại vàng rực rỡ từ khe nứt của lề đường xi măng.
Trời đang hừng hực nắng, nền xi măng tưởng
như có thể bốc khói. Vậy mà bông hoa vẫn từ đó vươn lên, nở rộ. Vết xi măng
nứt rất nhỏ, có sự tình cờ nào của bụi phấn hoa nhờ gió thoảng đưa qua? Hay
sự vụng về của con chim nào tha hạt nhả rơi vào đó? Hay duyên của bông hoa
vừa hội đủ từ kiếp nào? Hay duyên của chính tôi đã bước tới đúng Sát na này?
Thật là kỳ diệu!
Quỳ xuống chưa đủ, tôi đưa tay sờ nhẹ cánh
hoa như để chứng nghiệm đây là thật. Đúng. Đây là thật.
Không phải chỉ bông hoa là thật mà tôi sửng sốt vì thông điệp
cực kỳ uyên nguyên, cực kỳ hiển lộ, bông hoa đang mang cho tôi cũng là sự
thật. Đó là "THÔNG ĐIỆP CỦA SỰ HIỆN DIỆN CHÂN NHƯ, MẦU NHIỆM"
(Trích Bình Thường Tâm Thị Đạo)
Đúng là đạo Phật đã đi vào cuộc đời em như
hình với bóng và em đã thấu hiểu đạo Phật là đạo Giác Ngộ.
Bây giờ tôi được tin em đã xuất gia, tôi
càng cảm phục em hơn nữa nhưng tôi không ngạc nhiên và quá ngỡ ngàng khi hay
tin này.
Trước đó em đã quan niệm rằng nếu định lực
yếu kém, hãy dùng hình thức bên ngoài trợ lực, hình thức nào gần nhất với
thân, hình thức nào ta có thể nhìn thấy, nhận thấy từng phút từng giây mới có
thể liên tục nhắc nhở ta tinh tấn? Và hình thức bên ngoài gần nhất với thân
mà dễ thấy dễ nhận hơn, đó là Mái tóc! Và em đã tìm tới một tu viện Sư Nữ,
quỳ trước một Ni Sư xin được chứng minh trước Tam Bảo, lòng sám hối và quyết
tâm tinh tấn tu học. Em đã xin xuống tóc như một hình thức tự nhắc nhở mình
và em đã đưa lại cho bạn em chiếc lược đồi mồi rất đẹp mà bạn đã mua tặng vì
từ nay em không dùng nữa!
Sau đó em đã chụp một tấm hình để gởi tặng tôi và hỏi tôi có
ngạc nhiên lắm không? Tôi không ngạc nhiên mà chỉ cảm thấy lòng mình dâng lên
một niềm cảm xúc rưng rưng !
Xuất gia là một ý định vô cùng cao quý nhưng
cũng là một con đường vạn dặm với muôn ngàn khó khăn và gian nan không thể
tưởng tượng, không phải ai cũng đi theo con đường này được. Có lần em đã nói
với tôi: Chỉ cần chăm chỉ quét thôi, quét rác quét bụi thì tâm sạch, quét
nghiệp thì tâm tịnh, quét vô minh thì trí tuệ hiển bày; dù biết vậy nhưng
thực hành cho được đâu có dễ dàng! Và em cũng đã tâm sự rằng từ nhỏ em đã mê
tiếng chuông công phu sớm từ đại hồng chung của ngôi Chùa gần nhà em. Tiếng
chuông nương tâm người thỉnh chuông đã chậm rãi, nhẹ nhàng vượt không gian
hạn hẹp, vượt thời gian cô đọng ngân tới đâu không ai hay, chỉ biết tiếng
chuông công phu sớm đó chứng thực sự nhiệm mầu tột cùng của Bát nhã "Sắc
tức thị không, không tức thị sắc... "
Em còn xinh đẹp, dù cuộc tình duyên lần đầu
đã tan vỡ nhưng hiện tại em đã có một người bạn đời rất tâm đắc, biết cảm
thông và trân quý em, vật chất đầy đủ, nhà cửa khang trang, không vướng bận
chuyện con cái phiền muộn, vậy mà em vẫn muốn xuất gia, buông xả tất cả chỉ
để theo chân đức Phật mà thôi. Em đã thực hiện theo lời Phật dạy: "Con
đường ta đã chỉ, đốt đuốc lên mà đi hay không là nơi mỗi chúng sanh!"
Cô Huệ Trân ơi!
Cô đã tìm con đường giải thoát để mà đi, bỏ
lại đằng sau tất cả ưu tư phiền muộn của cuộc đời. Cô muốn theo sát bước chân
vị Thái tử đã rời bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, bước những bước
chân trần đầu tiên, quyết đi tìm những sự thật mầu nhiệm từng bị vô minh che
lấp khiến muôn loài triền miên trong luân hồi đau khổ. Cô đã thắp sáng cho
mình một niềm tin, một ngọn lửa tin yêu thuần khiết như phiến gỗ nâu chắc, để
mãi mãi lớp than hồng vẫn còn đủ sưởi ấm Cô trong những ngày khoác áo nâu
sòng, nương thân nơi cửa Phật.
Từ nơi xa xôi này, xin gởi đến Cô lòng mến
phục vô biên của cô giáo ngày xưa. Xin được tặng một Đóa sen xanh tự trái tim
người ngưỡng mộ.
Nguyên Hạnh HTD
Cảm tác của LXQuỳnh
Như
với “Đoá Sen Xanh”
Vô thường
Đời người tựa giấc chiêm bao,
Đang đi giữa hạ bổng vào cuối đông.
Tình yêu đương thuở mặn nồng ,
Bổng dưng bão cuốn theo dòng nước trôi.
Bỏ em lạc bước giữa đời.
Bơ vơ khắp ngã tìm nơi ẩn mình.
Làm sao hết kiếp ba sinh,
Đi sao cho hết đường tình xót xa .
Đời em bổng chốc phong ba ,
Còn đâu giây phút mặn mà thuở xưa?
Đời em đứng giữa gió mưa,
Mặc cho mưa gió đẩy đưa cuối dòng.
Còn đâu ước vọng mà mong,
Nương vào cửa Phật cho lòng bớt đau.
Cho tâm giãm bớt nỗi sầu,
Quỳ xin Đức Phật nhiệm mầu cưu mang.
Đưa tâm về chốn bình an,
Đưa hồn thoát khỏi muôn vàn đắng cay.
Con xin quỳ dưới Phật đài,
Quy y tam bảo, xin Ngài thứ tha.
Hồng trần một kiếp bôn ba,
Lang thang giữa cõi ta bà thế gian.
Chắc là nghiệp quả còn mang,
Tu thân kẻo quá muộn màng kiếp sau.
LXQuỳnhNhư
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Dec/2014 lúc 10:58am
Câu chuyện 1
Bạn hỏi mình : Có kiếp trước hay không?
Sao mỗi con người sanh ra lại khác nhau đến thế?
Có kẻ đẹp kẻ xấu. Có người khôn người ngu. Có đứa sang đứa hèn.
Nhưng bạn ơi, xấu - đẹp, khôn - ngu, sang - hèn ... là do bạn nhìn
nó như vậy.
Chứ bản thân mỗi người đều là mỗi tuyệt tác đấy thôi.
Máu ai cũng đỏ. Nước mắt ai cũng trong. Trái tim ai cũng đập.
Sự phân biệt đến do bạn nhìn như vậy.
Bạn lại hỏi mình : Có kiếp sau hay không?
Mình mới hỏi lại : Bạn cần kiếp sau để làm gì?
Để thấy người sống thiện được đền đáp,
người tội lỗi bị dầu sôi, người tu đạo được giải thoát.
Nhưng bạn ơi, đâu cần tới kiếp sau.
Nhân quả nhãn tiền.
Chỉ do bạn không thấy.
Bạn có bao giờ nhìn sâu vào cuộc sống.
Người có lòng Từ, khuôn mặt sẽ dịu nhẹ bao dung, vòng tay sẽ ân cần rộng
mở.
Kẻ thủ ác, trong tim chứa đầy lửa dữ. Tự đốt mình, đâu cần địa ngục xa xôi.
Đôi mắt láo liên, hằn những đường gân máu. Luôn cau mày, luôn nhức nhối
thân tâm.
Ai xức nước hoa, người sẽ thoang thoảng hương thơm.
Trái tim ai đẹp sẽ lung linh như vầng trăng ấy.
Và bạn ơi, phút
giây này hạnh phúc.
Được mỉm cười, được chiêm ngắm đổi thay.
Tìm cầu chi nữa quá khứ vị lai.
Chẳng nơi nào đẹp như bây giờ hiện tại.
Cành sen trắng đang rưng rưng trong nắng.
Bụt mỉm cười lấp lánh đoá Vô Ưu.
Câu chuyện 2
Một ngày đặc biệt
Bản văn này ngắn lắm. Đọc mất vài ba phút thôi, nhưng rất hữu
ích.
Thử đọc xem!
Thử xem! nhưng cố đọc …. cho đến cuối nhé !
Đây là một mẩu chuyện thật:
Bạn tôi mở ngăn tủ của vợ mình và lấy ra một gói nhỏ…
Gói kỹ càng trong lớp giấy lụa
Anh bảo: "Đây không phải là gói đồ bình thường, đây là
một chiếc áo lót thật đẹp."
Anh vứt lớp giấy bọc và lấy ra chiếc áo lót mịn màng
" Tôi mua chiếc áo này tặng cô ấy, lần đầu tiên chúng tôi
sang New York, cách đây 8 - 9 năm rồi, nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc!"
" Cô ấy muốn dành cho một dịp nào đặc biệt. Vậy thì hôm
nay, tôi nghĩ là dịp đặc biệt nhất rồi."
Anh đến cạnh giường và đặt gói áo ấy cạnh những món đồ mà tí
nữa sẽ được bỏ vào áo quan mà liệm.
Vợ anh vừa mới qua đời!
Quay sang tôi, anh bảo: " Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ
hội đặc biệt cả. Mỗi ngày sống đã là một cơ hội đặc biệt rồi!"
Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này, và nó đã thay đổi cuộc đời tôi.
Hiện nay tôi đọc sách nhiều hơn trước và bớt dọn dẹp nhà cửa.
Tôi ngồi trước mái hiên mà ngắm cảnh chứ không buồn để ý đến
cỏ dại mọc trong vườn.
Tôi dành nhiều thì giờ cho gia đình và bạn hữu hơn là cho công việc.
Tôi hiểu rằng cuộc đời là những cảm nghiệm mình cần phải nếm.
Từ ngày ấy, tôi không còn cất giữ một cái gì nữa.
Tôi đem bộ ly pha lê ra sử dụng mỗi ngày; tôi mặc áo mới để đi siêu thị,
nếu mình bỗng thấy thích.
Tôi không cần dành nước hoa hảo hạng cho những ngày đại lễ, tôi xức nước
hoa khi nào mình thấy thích.
Những cụm từ như “một ngày gần đây” và “hôm nào” đang bị loại khỏi vốn từ
vựng của tôi.
Điều gì đáng bỏ công, thì tôi muốn xem, muốn nghe, muốn làm ngay bây giờ.
Tôi không biết chắc là vợ của bạn tôi hẳn sẽ làm gì nếu cô ấy biết trước
rằng mai đây mình không còn sống nữa. (một ngày mai mà tất cả chúng ta xem
thường).
Tôi nghĩ rằng cô ấy hẳn sẽ mời mọi ngơời trong gia đình, mời bạn bè thân
thích đến.
Có thể cô sẽ điện cho vài người bạn cũ và làm hòa hay xin lỗi về một chuyện
bất hòa trước đây.
Tôi đoán rằng cô ấy sẽ đi ăn các món Tàu (vì cô rất thích ăn đồ Tàu!)
Chính những chuyện vặt vãnh mà tôi chưa làm khiến cho tôi áy náy, nếu tôi
biết rằng thì giờ tôi còn rất có hạn.
Tôi sẽ rất áy náy vì không đi thăm một vài người bạn mình cần phải gặp mà
cứ hẹn lần hồi.
Áy náy vì không nói thường hơn với những người thân của mình rằng mình yêu
thương họ.
Áy náy vì chưa viết những lá thư mà mình dự định ‘hôm nào’ sẽ viết.
Giờ đây, tôi không chần chờ gì nữa, tôi không hẹn lại và không cất giữ điều
gì có thể đem lại niềm vui và nụ cười cho cuộc sống chúng tôi.
Tôi tự nhủ rằng mỗi ngày là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút
đều đặc biệt cả.
Nếu bạn nhận được thư này, ấy là vì có một ai muốn điều hay cho bạn, và vì
bạn cũng có quanh mình những người bạn quý yêu.
Nếu bạn quá bận đến độ không thể dành ra vài phút gửi đến cho ai khác và tự
nhủ: “ mai mốt tôi sẽ gửi” thì mai mốt đó có thể là một ngày thật xa hoặc
là bạn không bao giờ gửi được.
|
|
(ST)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Dec/2014 lúc 12:57am
Tờ kinh bị mất
http://duongsinh.net/members/phuyen/default.aspx -
Cơm mưa giông bất chợt đổ xuống.
Trời đất vần vũ, gió thổi ào ào.
Trong nhà mấy người đang uống trà
ngắm mưa.
-
Cụ nhớ Ông Sáu Gù không?
-
Ông Sáu chùa Núi chứ gì?
-
Dạ, ổng mất rồi. . . .không đau gì, tự nhiên mà chết. .
. .
Cụ già yên lặng nhìn mưa không
nói gì. Ly trà cầm trên tay đã lâu mà không uống. Chúng tôi cũng ngồi im lặng.
Chỉ có tiếng gió rít trong hàng cây ngọc lan, tiếng mưa xối ào ào và tiếng chim
sẻ kêu chim chíp cô đơn buồn bã. . . .
Chợt cụ già đặt ly trà xuống,
nhìn phía xa, nói như nói với cơn mưa chứ không phải với chúng tôi:
-
Ông Sáu trụ trì chùa Núi và già có kỷ niệm gắn bó không thể nào quên.
Nhớ năm xưa, ta lang thang, có duyên ghé
qua chùa Núi ở chơi ít hôm để lên đỉnh Hà Tụ phong luyện công với mấy người bạn
tu tiên dưới thạch động Hòn Chùa. Thấy Ông Sáu là người có công phu lâu năm,
nhưng còn kẹt chấp vào kinh điển nên chưa tự do tự tại được. Già vừa kính lại
vừa thương. . . .
Một hôm, lúc vào chánh điện thấy
không có ai. Ta bèn cầm lấy cuốn kinh ông Sáu đang tụng hàng ngày, lạy Phật,
khấn nguyện, rồi xé đi một tờ. . . .
Chiều hôm ấy, ta nhớ trời cũng
mưa to như thế này. Chùa Núi buồn thiu.
Nước suối chảy ào ào, gió hú thê lương trên đỉnh Hà Tụ Phong. . . .Ông Sáu như
thường lệ vào công phu. Tụng đến chỗ tờ kinh bị mất. . . .ông Sáu không tụng
được nữa cứ ầm ừ trong miệng, tiếng mõ trở nên rối loạn. . . .Ta thì vừa tức
cười vừa thương, vì Ông sáu vẫn không tức giận chỉ ầm ừ trong miệng mà không
dám bỏ qua để tụng tiếp. . . .Đang khi ấy ta vô tình gây ra tiếng động nhỏ. Chắc
Ông Sáu biết có người đang đứng sau lưng nên tay vừa gõ mõ mà miệng cứ nói một
mình như phân bua với ta:
-
Tại mất tờ kinh chứ hống phải tui hổng biết tụng đâu
đấy. . . . . Tại mất tờ kinh chứ hống phải tui hổng biết tụng đâu đấy. . . . .
Nhìn ông Sáu tay vừa gõ mõ mà
miệng vừa lập đi lập lại câu nói trên một cách bối rối. Ta bèn bước lại gần mà
nói:
-
Kinh đâu có mất tờ nào. Sao không tụng tiếp đi?
-
Mất một tờ, sao gọi là không mất?
-
Tâm kinh làm sao mà mất được? hãy dùng tâm mà tụng tâm
kinh.
Ông Sáu giật mình quay lại nhìn
ta hồi lâu rồi chấp tay đảnh lễ. Xong ông ta quay về phía tam bảo, tụng lại từ
đầu. tới chỗ tờ kinh bị mất. Ông Sáu niệm hồng danh: Nam Mô A Di Đà Phật. . .
.vừa gõ mõ. . . .tụng một chặp như vậy, sau đó ông Sáu tụng sang tờ kinh tiếp
theo. . . .
Từ đó ta có thêm một người bạn
già nơi đỉnh Hòn Chùa. Nay Ông sáu mất đi, nhưng đối với ta, ông bạn già nơi rừng
thiêng gió lộng ngày nào, vẫn sống đời đời bên cạnh chúng ta.
Tiếng cụ già như vẫn còn âm vang
mãi trong tiếng mưa rơi buồn thiu. Qua màn mưa trắng xóa, mơ hồ tôi như thấy
ông già gù lưng, râu bạc trắng như cước, tay chuông tay mõ khoan thai, với
tiếng niệm hồng danh A Di Đà giọng nẫu rặc chất người Bình Định.
Mây /20/6/2011
http://duongsinh.net/cfs-file.ashx/__key/CommunityServer.Blogs.Components.WeblogFiles/tamlykhicong/7802.doc-kinh.jpg">
http://duongsinh.net/kcds/b/tamlykhicong/archive/2011/06/21/to-kinh-bi-mat.aspx#.VJoHm8o7UIA - http://duongsinh.net/kcds/b/tamlykhicong/archive/2011/06/21/to-kinh-bi-mat.aspx#.VJoHm8o7UIA
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Dec/2014 lúc 6:07am
Ly Cà Phê Đời
http://duongsinh.net/members/laichau/default.aspx">
http://duongsinh.net/members/laichau/default.aspx -
laichau
4/7/2011 10:17
http://duongsinh.net/kcds/b/tamlykhicong/archive/2011/07/04/ly-ca-phe-doi.aspx# - - - http://duongsinh.net/kcds/b/tamlykhicong/archive/2011/07/04/ly-ca-phe-doi.aspx# -
Một ngày mới đang bắt đầu.
Trên nóc chùa Bà chim sẽ kêu chim
chíp, Thần Thánh thức dậy nhìn xuống phố phường tấp nập người xe. Trong công
viên tượng đá đứng lặng im. Còn bên kia đường một nhà sư khất thực đang chìa
tay ra, trên tay có vài đồng bạc lẻ. Dòng đời vẫn đang trôi, trôi mải miết. Thế
thì nền của sự trôi này phải là cái lặng yên không dời không đổi.
-
Này ông Mập, có cái lặng yên đấy chăng? Tướng trạng nó là gì? Lấy cái gì
để biết cái đấy? Cái hữu hạn làm sao vừa khít với cái vô hạn này?
-
Hề hề. . . .Thôi bỏ đi. Bộ ông không thấy phố chợ đông vui sao?
-
Đông quá! Vui quá! Đúng là vào
chợ chơi vui hơn vào chùa.
Gió thổi, cuốn vài cái lá khô lăn
trên mặt đường nhựa, còn hắn thì cười hì hì mà đi vào chợ.
Ở bãi giữ xe, một cô gái gục
xuống, ngủ ngay trên yên xe gắn máy. Chắc đã thức suốt đêm qua. Một bà bán vé
số với nụ cười rất đời, đon đả mời chào. Một người phụ nữ trẻ vô gia cư ôm con ngồi
im lìm ở lối đi. Đứa bé khóc nhừa nhựa, giọng khàn đặc. Hắn cúi người xuống
thật thấp, bỏ thật nhẹ, mấy đồng bạc vào cái nón lá, mỉm cười với thằng bé. Rồi
nhập vào cái dòng người và để cái luồng chảy đưa đi loanh quanh khắp nơi trong
chợ.
Hàng hóa chất như núi, người chen
chúc nhau như ong vỡ tổ. Một cậu bé bưng cái mâm trên có nhiều tô thức ăn bốc
khói, đang len lỏi đi giao tận các quầy hàng, vừa đi vừa la:
-
Nước sôi, nước sôi. . . .
Mấy bà bán hàng mời hắn mua hàng
bằng tiếng Tây.
Ngồi nghỉ chân. Uống một ly cà
phê. Giữa chợ đời nơi dương thế. Hắn lặng yên để cái bình an đơn độc của mình lớn
dần. . . .lớn dần. . .lan ra toàn thân. . .ngấm sâu. . .sâu mãi. . .xuống tận
đáy tâm hồn.
Nhìn cái biển người đang lao mải
miết về phía trước. Chen nhau tiến lên phía trước. Nói nói cười cười giở đủ
loại thủ đoạn, mánh khóe, để kiếm lợi và giành phần hơn. Hắn giật mình, chợt
nhận ra cái phi lý của cuộc đời này :
-
Sống để làm gì? Ý nghĩa của cuộc đời này là gì?
Không lý khi còn nhỏ thì lao vào
học để kiếm tấm bằng. Lớn lên hì hục đi làm để kiếm tiền. Chui lòn, nịnh bợ,
giả nhân giả nghĩa, để có một vị trí. Khoa chân múa tay vì lý tưởng của người
khác bơm cho. Kiếm con vợ, tậu cái nhà, mua cái xe, đẻ bầy con. . . .rồi chết! Còn
nếu vì lý do nào đấy, không đạt được ý nguyện này nơi cuộc đời thực, thì bèn đi
tu để tìm cách thỏa mãn nơi cuộc đời ảo. Lúc còn ở ngoài đời không có cơ hội
đấu tranh thì đem đấu tranh vào tu viện để giành hơn thua, chứng minh mình đúng
kẻ khác là sai. . . .Những điều phi lý ấy đã thành nếp mòn và trở thành tự
nhiên mà hắn và mọi người đều đang quay. . . .quay cuồng trong cái cuộc đời ảo
này. . . .
-
Vậy sống để làm gì chứ ? Ý nghĩa của cuộc đời này là gì
chứ?
Hôm qua gặp mấy ông già tập dưỡng
sinh đang chạy bộ ngoài đường, mồ hôi mồ kê đầy người. Hắn bèn hỏi:
-
Thưa các cụ, các cụ chạy để chi vậy?
-
Chạy để khỏe?
-
Dạ, khỏe để làm gì ?
-
Khỏe để mai chạy tiếp
-
Chạy tiếp để chi?
-
Để khỏe hơn
-
Khỏe hơn để chi?
-
Hề hề. . . .Để lại chạy tiếp
Than ôi! Cái vòng luẩn quẩn của
vô thức đời!
-
Này bạn, bạn tu để làm gì?
-
Để chứng ngộ?
-
Chứng ngộ để chi?
-
Để độ chúng sanh
-
Vậy chúng sanh họ cũng nghĩ như thế, họ sẽ tu kiểu khác
để độ cho ông thì sao?
Than ôi! Cái vòng luẩn quẩn của
vô thức đạo!
Chính cái ý muốn độ cho người
khác khiến chúng ta bị phân liệt, đấu tranh, hận thù, chưa một ngày hòa hợp an
vui. Này bạn, tham vọng độ người khác phải chăng là một hình thức biểu thị của
Cái Tôi? Cho dù điều ấy có luôn được ngụy trang dưới khái niệm từ bi hay bác
ái.
-
Vậy còn ông, ông Mập, ông tu để làm gì?
-
Này anh bạn, bạn uống ly cà phê này để làm gì?
-
Chẳng để làm gì. Vì muốn hưởng cái ngon, cái thú vị của
nó mà uống thế thôi.
-
Hề hề. . . .ta cũng vậy. Cuộc đời này đối với ta như là
một ly cà phê, tuy có vị đắng, nhưng uống vào cũng có điều thú vị, thơm ngon. .
. Ta vì cái ngon, cái thú vị của ly Cà Phê Đời nên nhập thế rong chơi khắp nơi
để uống nó, thế thôi!
Ta là người thực
tế, nên thay vì ngồi đấy nhìn ly cà phê và truy tìm ý nghĩa của việc uống cà
phê. Thì ta bưng ly lên uống và hợp nhất với cái ngon, cái thú vị của nó, thế
thôi!
-
Thế thì tại sao có người vẫn cho đời là bể khổ và tìm
cách thoát cái khổ này?
-
Này anh bạn, chưa uống ly cà phê này thì bạn có biết nó
ngon hay dở chăng?
-
Chưa thể biết được, cho dù có nghe nhà sản xuất quảng
cáo cho sản phẩm cà phê của mình và suốt ngày nói theo. Thì chưa uống vẫn chưa
biết được?
-
Thậm chí mới bắt đầu tập uống cà phê, ông chỉ thấy nó
đắng và khó uống chứ chưa thấy nó ngon đâu? Phải uống lâu ngày mới cảm nhận
được cái thơm ngon của thú vị của nó ẩn tàng trong vị đắng. Hề hề. . . .cũng
thế, người cho Đời là Khổ, thì chắc chỉ mới tập uống Cà Phê Đời nên mới nói vậy!
Mây/ 4/7/2011
. . . . . .
http://duongsinh.net/cfs-file.ashx/__key/CommunityServer.Blogs.Components.WeblogFiles/tamlykhicong/6283.Ca-Phe-cho.jpg">
Ly Cà Phê Đời. . . . / (Nguồn: dieuquansat.com) phải thường uống, uống quen rồi mới thấy ngon. Chứ mới bắt đầu uống sẽ thấy đắng.
http://duongsinh.net/kcds/b/tamlykhicong/archive/2011/07/04/ly-ca-phe-doi.aspx#.VJoFGso7UIA - http://duongsinh.net/kcds/b/tamlykhicong/archive/2011/07/04/ly-ca-phe-doi.aspx#.VJoFGso7UIA
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Dec/2014 lúc 11:38pm
http://lienhoasanh.blogspot.com/2013/10/mai-toi-itomorrow-im-going.html -
MAI TÔI ĐI...
Mai tôi đi...chẳng có gì
quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn...
Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.
Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...
Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...
Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả,
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...
Mắt nhắm rồi... Xin
đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.
Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...
Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...
Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...
Nguồn: http://lienhoasanh.blogspot.com/2013/10/mai-toi-itomorrow-im-going.html -
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Jan/2015 lúc 1:22am
SINH SẢN VÔ TÍNH VÀ ĐẠO PHẬT
NGUYỄN TƯỜNG BÁCH https://www.facebook.com/notes/gia-dinh-phan-le/sinh-s%E1%BA%A3n-v%C3%B4-t%C3%ADnh-v%C3%A0-%C4%91%E1%BA%A1o-ph%E1%BA%ADt-nguy%E1%BB%85n-t%C6%B0%E1%BB%9Dng-b%C3%A1ch/765570903528053 - January 14, 2015 at 8:07am
Gần
đây, một công ty tại Mỹ vừa thông báo đã thành công trong việc tạo
phôi người nhân bản đầu tiên (human cloning). Với thành công này người
ta hy vọng đi một bước dài trong việc tạo các tế bào gốc của con người.
Công ty nọ cho hay, họ chỉ muốn sử dụng thành tựu này để chữa bệnh chứ
không nhằm mục đích tạo nên một con người được nhân bản. Sau khi tin
này được thông báo, một loạt thành tựu tương tự cũng được công bố, chủ
yếu cũng nhắm đến việc chữa bệnh cho con người. Dù thế, mọi nơi trên
thế giới đều lên tiếng phản đối, cho rằng việc tạo phôi người nhân bản
là đi ngược lại “các nguyên tắc đạo đức”, dù chỉ sử dụng nó vì những lý
do nhân đạo. Người ta tin rằng, không sớm thì muộn, con người nhân bản
thông qua kỹ thuật sinh sản vô tính sẽ hình thành. Trong
lịch sử khoa học, hầu như chưa có một bước đột phá nào gây nhiều phản
ứng và tranh cãi như sự việc này. Nhiều người nghĩ ngay đến một viễn
cảnh “rùng rợn”, trong đó con người được chế tạo như những món hàng
giống hệt nhau chạy ra từ một băng chuyền công nghiệp. Ngược lại cũng
có nhiều người vội nghĩ tới tự nhân bản chính mình để sống đời này qua
kiếp khác. Có kẻ thành tâm nghĩ tới khả năng sao chép những thiên tài
của loài người để họ tiếp tục phục vụ cho nhân loại hàng trăm năm sau
đó. Cũng có người chủ trương nhân bản con người chỉ để có một “kho” lưu
chứa phụ tùng thay thế tim óc và các bộ phận, một khi chúng bị tai nạn
hay bệnh tật hủy phá. Tất cả những điều kể trên không
còn là chuyện khoa học giả tưởng trong thế kỷ 21 của chúng ta. Những
điều đó có lẽ sẽ dần dần được thực hiện, chính thức hay không chính
thức. Lý do giản đơn là lĩnh vực sinh học này quá hấp dẫn, kích thích
đầu óc con người vốn say mê nghiên cứu những điều mới mẻ. Ngoài ra nó
sẽ mang nguồn lợi tài chánh vô tận cho những kẻ đi tiên phong và đây sẽ
là động lực chủ chốt. Ngành sinh học của thế kỷ 21 đang
đứng trước một quá trình phát triển kỳ diệu. Trong thế kỷ 20, ngành vật
lý cũng có một giai đoạn tương tự. Với sự phát hiện của thuyết tương
đối trong những năm đầu và thuyết lượng tử trong khoảng những năm 30,
thế kỷ 20 đã làm một cuộc cách mạng trong ngành vật lý, đã thống nhất
nhiều khái niệm tưởng chừng như độc lập với nhau, để đưa vật lý của thế
kỷ thứ 19 từ một mức độ “trung bình” của con người đến mức bao quát,
gồm chứa cả những thế giới cực nhỏ của các hạt cơ bản đến những phạm vi
cực đại của các thiên hà. Quan trọng nhất là nền vật lý
hiện đại đã đưa thẳng con người đi đến cửa ngõ của triết học, trong đó
nhiều nhà vật lý khẳng định thế giới vật chất dường như không phải là
một đối tượng “độc lập tự nó” mà là sự cảm nhận của con người về một
thực tại khác. Thế giới vật chất chỉ là dạng xuất hiện của thực tại đó
trong ý thức quán chiếu của con người. Vì lẽ đó, sự phát triển của ngành
vật lý trong thế kỷ 21 sẽ mang nhiều tính chất “tâm linh” mà sự đồng
qui của nó với triết học phương Ðông, nhất là với Phật giáo, đã được
nhiều người thừa nhận . Khi những đối tượng nghiên cứu
thuộc phạm vi “vô sinh” như vật chất mà đã dẫn đến những vấn đề thuộc
về vai trò của “ý thức” thì ta có thể dễ dàng nhận thấy ngành sinh học
còn đặt những câu hỏi thiết thân hơn nữa với triết học. Sự sống do đâu
mà có, con người từ đâu sinh ra và sẽ đi về đâu - đó là những câu hỏi
xưa nay của nhân loại trong triết học và ngày nay bỗng nhiên trở thành
then chốt trong sinh học. Sự khám phá ra bộ gen người (Genom) hứa hẹn
một điều rất thú vị. Với Genom, người ta nghĩ rằng đã tìm
ra được tất cả những chữ cái và sẽ đọc được cuốn sách về sự sống, được
viết nên bằng những chữ cái đó. Nhiều người vội cho rằng Genom là
nguồn gốc của sự sống cũng như các hạt cơ bản là nguồn gốc của mọi vật
chất trong ngành vật lý của thế kỷ trước. Thế nhưng nếu trong ngành vật
lý đã có một sự bừng tỉnh lớn lao rằng, hạt cơ bản xem ra cũng chỉ là
dạng xuất hiện của một thực tại khác, chúng xuất hiện tùy theo cách
quan sát của con người, thì trong ngành sinh vật người ta chưa biết
Genom là nguồn gốc của mọi sự sống hay bản thân Genom cũng chỉ là dấu
vết của một thực tại khác. Thế kỷ 21 có lẽ sẽ trả lời câu hỏi đó và
nhiều nền triết học phương Ðông có thể có những giải đáp quan trọng. Một
hệ quả của sự thành tựu trong ngành sinh vật hiện nay là khả năng nhân
bản của con người bằng cách sử dụng gen người, cho nó tự phân chia,
không cần đến sự thụ tinh thông thường. Ðó là lý do mà sự sinh sản đó
được mệnh danh là “vô tính”. Mặc dù hiện nay người ta chỉ nhân bản các
động vật như bò, trừu nhưng khả năng nhân bản con người là hầu như chắc
chắn trong tương lai không xa. Câu hỏi đầu tiên và then chốt được đặt
ra là, con người được nhân bản đó là “ ai”, nó là một hay khác với con
người “bản chính”. Người ta phải đối xử thế nào, nếu một ngày nọ có một
Hitler đi dạo trên đường phố Paris? Không phải chỉ hình
ảnh Hitler mới làm ta thấy “rùng rợn” mà chỉ hình dung về một con người
bình thường thứ hai giống như bản chính như hai giọt nước đủ gây hãi
hùng trong chúng ta. Tôn Hành Giả thổi sợi lông biến thành hàng ngàn
con khỉ khác chỉ gây thú vị trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân nhưng tốt
hơn nó nên dừng tại đó. Vì lẽ đó mà nhiều nơi trên thế giới đều chống
lại chuyện nhân bản con người. Thế nhưng ngoài sự sợ hãi chung chung,
có hai loại tư tưởng chính trong việc phản đối. Một là,
tư tưởng thần học cho rằng chỉ có Thượng Ðế hay Chúa mới làm chủ được
sự sống, con người không được phép giành lấy quyền sáng tạo sự sống của
Chúa. Hai là, tư tưởng duy vật cho rằng, con người nhân bản là một, là
đồng nhất với con người bản chính, vì tâm thức là sản phẩm của cơ thể.
Có kẻ trong giới đó cho rằng cơ thể “tiết” ra tâm thức cũng như não
tiết ra tư tưởng, như gan tiết ra mật. Vì thế tâm thức con người bản
sao sẽ là một với con người bản chính. Ðáng sợ thay! Vì thế mà nếu có
nhân bản thì không ai sáng tạo Hitler cho mang họa mà người ta sẽ tạo
ra một Einstein để mọi người được nhờ. Cũng vì nghĩ thế mà nhiều người
muốn nhân bản chính mình vì “mình” sẽ được sống ngàn năm. Con
người nhân bản là “ai”? Ðó là một câu hỏi không đơn giản. Người viết
bài này tự tìm cách trả lời bằng cách lục lại kinh sách của thánh nhân
và biết trước rằng vấn đề này có lẽ sẽ không bao giờ có một lời giải
chung quyết. - Này A Nan, ta đã nói, có Thức mới có
Danh Sắc. Nói như thế tức là: nếu Thức không lọt vào lòng mẹ, thì trong
bụng người mẹ đó có Danh Sắc sinh ra chăng? -Bạch Thế Tôn, không. (Trường Bộ Kinh, 15). “Danh
Sắc” là từ chỉ chung cho hai yếu tố tâm lý và vật lý mà nếu nói chi
tiết chính là ngũ uẩn. Danh Sắc là yếu tố thứ tư trong mười hai nhân
duyên và do yếu tố thứ ba, Thức, sinh ra. Không có Thức thì không có
Danh Sắc. Một bào thai muốn thành hình thì phải cần “tinh cha huyết mẹ”
làm cơ sở vật chất và một Thức sẵn sàng tham dự vào đời sống tương lai. “Cha mẹ giao hợp với nhau và người mẹ đã đến thời, nhưng nếu không có một Thức sẵn sàng gia nhập thì không có thai nhi” (Trung Bộ Kinh, 38). Như
thế tinh cha huyết mẹ chỉ là cái khung vật chất để Thức có thể nương
tựa. Còn Thức nào sẽ “tham dự” vào đó và tại sao nó tham dự là một vấn
đề nằm ngoài khả năng suy luận của người bình thường. Thế thì thai nhi
là “ai”? Ta có thể hiểu một cách sơ sài Thức đó là một nguồn năng lực có
tính cá thể và có đủ “nhân duyên” với cha mẹ để “đợi” thời điểm đó mà
tham gia vào và trở thành thai nhi. Ðiều quan trọng nhất có lẽ là giữa
nghiệp lực của cha mẹ và của Thức phải có một mối quan hệ rất sâu xa vì
Thức sẽ lấy máu mủ của cha mẹ làm cơ thể của mình và lớn lên trong môi
trường sống do cha mẹ tạo ra. Vì lẽ đó mà trong quan
điểm của đạo Phật, việc sinh con đẻ cái là một quá trình kỳ diệu của
nghiệp lực. Ðó không hề là một chuyện tầm thường, càng không phải là
một điều tình cờ, kết quả vô ý thức của hành động tính dục. Thai nhi
không phải do cha mẹ sinh ra mà thông qua cha mẹ để đến với thế giới
con người. Thai nhi không phải là một tờ giấy trắng để cha mẹ có thể vẽ
lên đó những gì mình muốn mà nó đã mang kinh nghiệm và năng lực của
một quá khứ vô thủy. Vì thế con cái có thể “già giặn” hơn cha mẹ rất
nhiều. Nó cần tinh huyết và sự nuôi dưỡng của cha mẹ vì giữa ba con
người đó có một mối liên hệ về nghiệp mà thường cả ba đều không biết và
chỉ có thánh nhân như Phật mới thấy rõ. Trong kinh sách
đạo Phật, nhất là trong “Tử Thư Tây Tạng” , ta còn tìm thấy những mô tả
cảnh tượng lúc Thức bị nghiệp lực lôi kéo vào bụng mẹ và những gì mà
nó cảm nhận trong lúc Thức gia nhập vào thân thể thai nhi. Thế nhưng
những điều này không phải là đối tượng của bài này. Ðiều cần xác nhận
nơi đây là, một thai nhi chỉ thành hình khi có Thức gia nhập và máu
huyết của cha mẹ chỉ là phần sắc thể của sinh vật. Xuất
phát từ điều đó, ta hãy thử xét điều gì xảy ra khi phôi người nhân bản
hình thành và nếu tế bào tí hon đó phát triển thành người thật thì nó
có quan hệ thế nào với con người bản chính. Như đã nói ở trên, sự hình
thành thai nhi trong điều kiện bình thường vốn đã hết sức kỳ diệu và cơ
chế đích thực của nó nằm ngoài khả năng tư duy của chúng ta. Vì thế
dùng tư duy để tìm hiểu quá trình của sự nhân bản con người - một vấn
đề hoàn toàn mới mà kinh sách chưa hề đề cập đến - lại càng là một điều
bất khả. Bài này chỉ có chút hy vọng tìm hiểu vài khía cạnh thuộc về
phạm vi suy luận của câu hỏi lớn này. Trước hết có lẽ cần
quan niệm rằng, động tác của nhà sinh vật khi đưa gen người vào một
trứng có thể được xem là hành động “tạo cơ sở vật chất” cho một sinh
vật. Dù đây là thành tựu to lớn của ngành sinh vật nhưng về ý nghĩa thì
đây “chỉ” là hành động thay tinh cha huyết mẹ của thai nhi thông
thường bằng một gen người có sẵn. Thế nhưng, muốn nó trở thành sinh vật
- dù đó là thú vật, phôi người để trở thành các tế bào chuyên môn hay
thậm chí thành một con người bản sao - thì ngoài các điều kiện môi
trường của phòng thí nghiệm, nhất thiết phải có một Thức “chịu” tham
gia. Nếu dùng từ “nhân duyên” để soi sáng thì “duyên” là
các điều kiện và khả năng kỹ thuật của nhà sinh vật, còn “nhân” chính
là một Thức sẵn sàng gia nhập. Nơi đây khả năng lý luận của chúng ta đã
bị chận đứng vì không ai biết rõ Thức tái sinh nơi đây là gì, nhưng
xem ra không phải dễ tìm được một Thức như thế vì chỉ sáng tạo con cừu
Dolly thôi mà người ta phải thử gần 300 lần nhân bản. Người ta cho rằng
xác suất để thành hình một con người nhân bản sẽ khó hơn gấp bội lần,
thai nhi sẽ sớm chết trong bụng mẹ. Từ một góc nhìn khác,
kinh sách đạo Phật cho ta biết rằng, nghiệp lực của Thức tái sinh sẽ
“lựa chọn” cha mẹ và hoàn cảnh sống, từ đó mà chịu hay không chịu tham
gia vào một “cơ sở vật chất” - tức là tinh cha huyết mẹ trong trường
hợp thông thường và gen người được cấy vào trứng trong trường hợp nhân
bản. Mặt khác, Thức, tức là năng lực sống mang tính cá
thể, vốn tràn đầy trong đại thiên thế giới, nên ở đâu cũng có sự sống
xuất hiện, nơi nào có điều kiện sống là có sinh vật. Ðạo Phật quan niệm
mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi
khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng
thế, cho đến thú vật và con người, đến các loài khác mà con người không
thể trông thấy. Vì thế mà sinh vật có thiên hình vạn trạng, được sinh
ra trong bốn cách, loài sinh con, loài sinh trứng, loài sinh trong chỗ
ẩm ướt và loài hóa sinh. Như thế thì ta không lấy làm lạ
nếu có những sinh vật sẽ phát sinh từ phép nhân bản, dù sinh vật đó là
loài thú hay chỉ những tế bào có tính chuyên môn mà con người hiện đang
hy vọng dùng để chữa bệnh. Và nếu ngày nào đó có cả một con người hẳn
hoi sinh ra từ sự nhân bản thì ngoài cái rùng mình sợ hãi ban đầu, ta
cần xem đó là một con người bình thường như chúng ta. Ðó là một người
mà tinh cha huyết mẹ đã được thay bằng bộ gen của người bản chính và,
đây là điều quan trọng nhất, đã có một Thức tái sinh tham gia vào sự
sáng tạo này, cũng như một Thức đã gia nhập vào bụng mẹ lúc tượng hình
thai nhi. Thế nên, người trả lời được thai nhi là “ai” thì sẽ trả lời
được con người nhân bản là ai. Hai câu hỏi đó chỉ là một và trong chúng
ta xem ra ít có người biết câu giải đáp. Con người bản
sao sẽ rất giống với con người bản chính vì cùng một bộ gen, nhưng tâm
thức người đó không phải là tâm thức của con người bản chính. Nó cũng
có một quá khứ xa xôi riêng biệt của nó với tất cả những năng lực và
kinh nghiệm mang theo. Thế nhưng giữa nó và con người bản chính hẳn
phải có một nghiệp lực vô cùng kỳ lạ vì nó sẽ giống với người đó một
cách khủng khiếp, giống hơn hẳn hai trẻ sinh đôi cùng một trứng. Giữa
hai con người, nơi đây ta tạm gọi là bản sao và bản chính, phải có một
mối liên hệ về nghiệp mà tư duy chúng ta không bao giờ tiếp cận nổi. Khác
với quan niệm thần học, đạo Phật không thấy có một ai nắm quyền làm
chủ sự sống mà sự sống là khả năng nội tại nằm trong mỗi sinh vật. Khác
với quan niệm duy vật, đạo Phật thấy Thức tái sinh là năng lực chủ
động tạo tác thân người và cơ thể chỉ là phương tiện cho tâm thức nương
tựa và thực hiện trách nhiệm của mình, cho dù nó thực hiện một cách có
ý thức hay vô ý thức. “Tâm dẫn đầu các pháp” , dù “pháp” ở đây là một thai nhi hình thành trong tình trạng bình thường hay thông qua một thủ thuật của con người. Ðến
đây độc giả sẽ có người sốt ruột hỏi, thế thì đạo Phật cho phép hay
không cho phép thi hành phương pháp nhân bản. Bài này không dám có tham
vọng trả lời một câu hỏi đạo đức như thế, nó chỉ muốn nêu lên vài khía
cạnh hẳn còn sơ sài của vấn đề. Thế nhưng thông qua những suy nghĩ trên
đây, một yếu tố khác hiện ra rõ nét. Ðó là việc sinh con đẻ cái trong
tình trạng bình thường không hề là một chuyện tầm thường. Ðó là sự hiện
hành của một mối nghiệp lực sâu xa, là sự sáng tạo một sinh vật với
thể chất và tâm thức, một bên là của cha mẹ, một bên là của sinh vật
mới, hòa quyện với nhau trong một thể Danh Sắc thiêng liêng không gì
sánh được. Nếu con người biết kính sợ trước tác động
huyền diệu của nghiệp lực, biết cẩn trọng với một thai nhi được tạo
hình trong điều kiện bình thường thì con người được quyền bắt tay làm
những thủ thuật để sinh vật mới mẻ ra đời. Nếu con người chưa hiểu ngộ
những điều đó, chưa vươn tới mức đạo lý đó, chưa biết quí trọng sự
sống, dù của sinh vật bé nhỏ nhất, thì tốt hơn hãy thối lui, hãy học
lại những bài học vỡ lòng về đạo đức. 1Xem thêm “The Tao of Physics” của Fritjof Capra 2“The Tibetan Book of the Dead (Bardo Thodol)” của Evans Wentz 3Lời trong Kinh Pháp Cú
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Jan/2015 lúc 10:43pm
THÁNH PHAOLÔ NGÃ NGỰA
Cuộc
đời thánh Phaolô có nhiều hình ảnh đẹp. Chẳng hạn khi ngài xuất thần
được đưa lên tầng trời thứ ba; chẳng hạn khi ngài ứng khẩu rao giảng Tin
Mừng nơi Nghị viện Hy Lạp; chẳng hạn khi ngài lênh đênh trên biển tìm
vùng đất mới đem về cho Chúa bao nhiêu linh hồn; và còn rất nhiều hình
ảnh đẹp khác nữa. Nhưng tại sao Giáo Hội không chọn trong số những hình
ảnh đẹp ấy, mà lại lấy hình ảnh ngã ngựa để đem mừng kính trong một
ngày lễ? Thưa
vì hình ảnh đó là một biến cố quan trọng phân chia cuộc đời ngài ra làm
hai nửa theo hai hướng đối nghịch nhau, nhưng cùng làm nên một cuộc đời
có tội lỗi và ân sủng, có yếu đuối và sức mạnh, đồng thời cũng có thất
bại và thành công. Hai nửa đời ấy dường như hội tụ lại trong hình ảnh thánh Phaolô ngã ngựa hôm nay. 1) Cú ngã ngựa cũng là ngã rẽ cuộc đời.
Về
danh xưng, nửa đời trước là “Saolô” với một lô câu hỏi “tại sao?” đang
cỡi ngựa vút lao đi tìm giải đáp cho cuộc đời; còn nửa đời sau là
“Phaolô” đã trở thành chiếc phao cứu tử cho cả lô linh hồn ngài gặp trên
đường truyền giáo.
Về
vị thế, nửa đời trước là một người Biệt phái chính cống, được giáo dục
đường hoàng bởi ông thầy trứ danh Gamaliel, nhiệt thành với truyền thống
cha ông; còn nửa đời sau là một vị tông đồ thông minh uyên bác, vô cùng
nhiệt thành với tình yêu Thiên Chúa, như ngài thú nhận “Tình yêu Chúa
Kitô thúc bách chúng tôi”.
Về
hoạt động, nửa đời trước là một chàng thanh niên tin tưởng cuồng nhiệt
vào luật lệ Do Thái, tự tay vấy máu trong những cuộc bách hại Kitô hữu,
cụ thể là cộng tác vào việc ném đá Stêphanô và tự ý đến xin các thượng
tế cấp giấy phép cho mình được quyền bắt bớ bất cứ ai tin vào Chúa Kitô
nơi Hội đường Do Thái; thế mà nửa đời sau lại trở thành một người hăng
say can đảm tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô mà ông đã bách
hại trước đó, bất kể ánh nhìn e dè nghi ngại của những Kitô hữu và bất
kể sự nguy hại tính mạng do những người bạn biệt phái cũ của ông.
Về
tình cảm, nửa đời trước là một Saolô mù quáng hận thù, nhưng từ lúc gặp
được ánh sáng Chúa Kitô bao phủ, ông đã bị choáng ngợp mù lòa, để cặp
mắt mình được thanh tẩy, mở đầu cho một nửa đời khác bước đi trong ánh
sáng tình yêu của Thiên Chúa.
Về
hướng đi bản thân, nửa đời trước là một Saolô kiêu căng tin vào sức
mạnh của con người, đang xây dựng những mưu đồ tiến thân của mình, bất
kể những khổ đau của người khác; nhưng nửa đời sau là một Phaolô bị quật
ngã biết mình yếu đuối, nên chỉ tin vào sức mạnh của Thiên Chúa, đang
gieo bước hân hoan trong ý hướng hiến thân phụng sự Thiên Chúa bất kể
những đau khổ mình phải chịu: “Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng là sức
mạnh tôi”.
Tóm
lại, biến cố ngã ngựa là một tổng hợp tiêu biểu cho cuộc đời thánh
Phaolô. Nó nói lên sự thất bại của mưu đồ con người và xác định sự
thành công trong ý hướng Thiên Chúa. 2) Những cú ngã ngựa trong đời tín hữu
Nhìn
vào biến cố “ngã ngựa” của thánh Phaolô để rồi nhìn lại cuộc đời mình,
biết đâu ta cũng gặp nhan nhản những cú “ngã ngựa”. Có những cú ngã
ngựa trong đời sống thiêng liêng liên hệ với Chúa; có những cú ngã ngựa
trong đời sống tình cảm liên hệ với tha nhân; có những cú ngã ngựa trong
đời sống chiến đấu nội tâm; và cũng có những cú ngã ngựa đau điếng
trong đời sống xác thân bên ngoài như công ăn việc làm, học hành, danh
dự, tình yêu, tương lai, hạnh phúc, sức khỏe…
Nhưng
điều quan trọng là đừng nhìn “ngã ngựa” chỉ như một thất bại để rồi
cuốn theo thất vọng quỵ ngã không gượng dậy được, mà hãy nhìn “ngã ngựa”
như một thất bại làm điều kiện cho một thành công lớn hơn trong ơn
thánh. Ăn trái cấm là một thất bại của Adam Evà trong quyền làm
chủ, nhưng lại là một điều kiện bật mở chương trình cứu độ với việc Ngôi
Hai Thiên Chúa làm người. “Tội hồng phúc” là thế. Cái chết của Chúa
Giêsu trên thập giá là một thất bại đau đớn trước mặt trần thế, nhưng
lại là một thành công trong chiến thắng cứu độ vinh quang. Và cú “ngã
ngựa” của thánh Phaolô hôm nay là một thất bại chấm dứt quãng đời săn
bắt Kitô hữu, nhưng lại là một thành công mở đầu cuộc sống lên đường
truyền giáo của vị tông đồ.
Như
vậy, người ngã ngựa không nhìn vào mình để chỉ cay cú cuộc đời, mà nhìn
vào Chúa để tìm sức mạnh đứng lên trong ánh sáng niềm tin. Nếu “ngã
ngựa” là điều không thể tránh được, thì điều quan trọng là luôn sẵn sàng
để biết đứng dậy. Không phải khi ngã người ta trở nên mạnh mẽ mà là
khi biết đứng dậy người ta mới chứng minh được bản lĩnh mạnh mẽ của
mình. ĐGM Vũ Duy Thống
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 28/Jan/2015 lúc 3:38am
Nếu Biết Thế !
Một người hấp-hối
chết, nhìn thấy Chúa ưu-ái trao cho chiếc va-li,
Chúa nói : Đến giờ con ra đi rồi!
Ngạc- nhiên người này hỏi : Bây giờ sao? Sớm quá, con còn nhiều việc chưa
làm!
Chúa nói : Rất tiếc vì tới giờ con ra đi thôi!
Người này hỏi : Có gì trong va-li hở Chúa?
Chúa đáp : Hành trang của con đó .
Sở hữu của con, y phục, tiền-bạc?
Chúa đáp : Các vật đó không phải của con, chúng thuôc về trái đất!
Vậy có phải ký ức của con ?
Chúa đáp : Không phải của con, của thời gian!
Phải chăng tài năng của con ?
Chúa nói : Không phải của con, của hoàn cảnh.
Có phải bạn bè hay gia
đình con ?
Chúa nói : Rất tiếc
cũng không phải của con, chỉ là tiến trình cuộc đời.
Phải chăng vợ con của con?
Chúa nói: Không phải của con, mà là tâm-tư con
Có phải là thân xác của con ?
Chúa nói : Cũng không phải của con, nó là cát bụi !
Phải chăng tâm linh con ?
Chúa nói : Không, của ta !
Phập phồng người chết nhận chiếc va-li Chúa trao,
Liền mở ra xem, bên trong không có gì cả, trống rổng !
Bàng hoàng người chết nói không có cái gì là cúa tôi cả !
Chúa nói : Đúng thế, tất cảthời gian con sống là của riêng con.
Đời sống là thời gian
đó của riêng mình !
Bởi thế, nên tận hưởng
thời gian đó, khi mình có !
Đừng để những gì mình có qua đi
Sống đi, vui sống đời mình
Đừng bỏ qua nguồn vui khi có, vì chính đó là sở hữu của mình !
Tất cả mọi thứ mình có hiện tại là của riêng mình, và bạn không thể mang theo
được gì cả khi ra đi !!!
Nếu Biết Thế !
Nếu biết thế xin đừng ham cố
Bởi không ai mang được xuống mồ
Một mai khi về cõi hư vô
Của trần gian dù là vô số
Nếu biết thế màng chi danh lợi
Lợi danh như bọt biển phù vân
Có gì tồn tại mãi cõi trần
Mà mê muội dốc lòng đeo đuổi
Nếu biết thế xin dừng nghiệp chướng
Hãy biết đủ làm kẻ thiện lương
Nếu dư hãy đầu tư thiên đường
Để một mai còn được an hưởng
***
(SuU TAM TREN NET)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Jan/2015 lúc 4:58pm
NIỀM HY VỌNG TRONG CƠN BĨ CỰC ... Có một người duy nhất sống sót trong một tai nạn đắm tàu và trôi dạt trên một hoang đảo nhỏ. Kiệt
sức, nhưng cuối cùng anh cũng gom được những mẫu gỗ trôi dạt và tạo cho
mình một túp lều nhỏ để trú ẩn và cất giữ một vài đồ đạc còn sót lại.
Ngày ngày anh nhìn về chân trời cầu mong được cứu thoát, nhưng dường
như vô ích. Thế
rồi một ngày, như thường lệ anh rời khỏi chòi để tìm thức ăn trong khi
bếp lửa trong lều vẫn cháy. Khi anh trở về thì túp lều nhỏ đã ngập trong
lửa, khói cuộn bốc lên trời cao. Ðiều tồi tệ nhất đã xảy đến. Mọi thứ
đều tiêu tan thành tro bụi. Anh chết lặng trong sự tuyệt vọng: “Sao mọi
việc lại thế này lại xảy đến với tôi hở trời ”. Thế
nhưng, rạng sáng hôm sau, anh bị đánh thức bởi âm thanh của một chiếc
tàu đang tiến đến gần đảo. Người ta đã đến để cứu anh. “Làm sao các anh
biết được tôi ở đây?” Anh hỏi những người cứu mình. Họ trả lời: “Chúng
tôi thấy tín hiệu khói của anh”. Thật
dễ dàng chán nản và thất vọng khi sự đời xảy đến ngoài ý muốn. Nhưng
cho dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, cách đón nhận của bạn, sẽ quyết định
mức độ trầm trọng của sự việc, quyết định quan điểm và sự hạnh phúc của
bạn. Một trong những bí mật vĩ đại của cuộc đời đó chính là hãy tìm
thấy một "ánh sáng hy vọng ” trong đám khói đen của sự rủi ro và bất
như ý ...
(ST)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Feb/2015 lúc 10:28pm
Khúc Trường Ca Giao
Thừa
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
http://thuvienhoasen.org/images/file/iR4IkcEY0ggBALh4/khai-but-dau-xuan.jpg">
Cảm ơn
Xin cảm ơn
Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển
đổi
Xuân sinh, hạ trưởng
Thu liễm, đông tàn
Hiện tượng thiên nhiên
Cũng là chuyện trần gian
Mai thịnh, mốt suy
Nọ hưng, kia phế
Rồi thân người
Sinh già bệnh chết
Huyền nhiệm xiết bao
Cái tất định ngàn đời
Cảm ơn được ngắm chiếc lá vàng rơi
Rất cảm ơn chiếc lá xanh reo đùa
trong nắng
Sớm mặt trời Đông
Chiều phương Tây lặn
Kẻ có nỗi buồn
Người có niềm vui
Tâm cảnh theo duyên
Rồi chúng cứ trôi
Lặng lẽ, âm thầm
Trong dòng chảy vô biên sự sống.
Cảm ơn
Rất cảm ơn
Làn sương mù dập dờn khẽ động
Ngày buốt đông, giá rét qua rồi
Tiếng chim hót bình yên,
Vui tươi
Như bừng lên chồi non, nụ biếc
Tiếng tắc kè kêu vang
Ngợi ca cụm đá già minh triết
Bật động kiên gan
Trầm mặc vạn đời
Khóm trúc nghiêng mình
Thanh thản giọt sương rơi
Bằng hữu vô tình
Cùng ta
Nghĩa tình biết nói sao cho xiết!
Như ngõ lên Mai Trúc Am
Cảm hứng tuôn tràn
Nên ta phóng bút:
“Tiêu diêu phong nguyệt hữu
Đạm đạm thuỷ sơn tình!”
Cọng cỏ, cành lau nơi đây
Cũng hớp khí bình sinh
Và trong cuộc đại hải tang hồ
Mặt trời xanh
Trong trái tim ta
Chưa bao giờ lặn tắt !
Cảm ơn
Rất cảm ơn
Những con cá đỏ lao xao đớp đùa bọt
nước
Tri kỷ rong bèo tâm sự chuyện huyền
hư
Mỗi vật, mỗi loài vẫn thiện mỹ riêng
tư
Dẫu ngôn ngữ rụng lăn tăn
Giữa hai bờ mộng thực !
Cảm ơn
Xin cảm ơn
Thanh khí chập chùng non cao, lũng
thấp
Hít hơi thở đầy nghe trăm nỗi nhẹ
không
Thả cái nhìn xa
Nghe ý tưởng phiêu bồng
Chung trà sớm
Lư trầm khuya
Thưởng ngoạn hương mặc lan
Nhẹ, thơm
Như tình thiền hoá thân làm câu thơ
cao sĩ !
Cảm ơn
Ta cũng xin cảm ơn
Mùa hạ nắng gắt gay
Cùng ngọn lửa nhân gian
Và tham sân bốc cháy
Tầng thủng Ozon ngột thở kiến sâu
trùng
Nắng cõng mùa đi
Ve kêu râm rang
Cây khô, đất nẻ
Nên ruộng đồng giữa bao loài
Khô héo đã từ lâu
Cảm ơn
Xin cảm ơn
Bài học nhân quả nhiệm mầu
Mắt thêm sáng
Trí thêm thông
Để thấy rõ cõi trầm luân khổ nạn
Thân phận con người
Giữa mùa đại hạn
Giá trị không bằng hào tỏi, xu rau
Mật mã tính toan
Giăng bẫy địa cầu
Máu và độc
Lửa và ác
Lên ngôi huy hoàng kiêu căng, hợm
hĩnh
Xin cảm ơn
Vẫn xin cảm ơn
Bầu vô minh tối ám
Con rắn cắn lương tri
Đã nhiễm độc hệ thần kinh
May mắn cho ai
Còn vững chãi đức tin
Gót đất thực bước đi
Cắm trí tuệ, rễ tùng già góc núi
Xao xác bướm Trang sinh
Ngẫng đầu nhìn con trăng bối rối
Bên kia dốc đèo hoang vu
Bóng lữ hành còn cúi đầu lầm lũi
Vô định về đâu
Quê quán, gia hương?
Cảm ơn
Ta xin cảm ơn
Tiết thu phân khí trời lành lạnh
Rồi bão dông
Rồi mưa gió phũ phàng
Biết bao trẻ thơ đói nghèo,
Thất học, xin ăn
Bới rác kiếm cơm
Đùm ni-lông làm áo
Lội suối, treo non kiếm tìm con chữ
Nô lệ tình dục
Nô lệ cần lao
Nô lệ giáo dục cùm mang
Trăm đèo, nghìn ải
Xin cảm ơn
Ta xin cảm ơn
Vồng khoai, liếp cải
Người mẹ già còng lưng
Đồng ruộng, nương vườn
Cho dẫu cơ cực, lầm than
Mẹ vẫn bát ngát tình thương
Bàn tay và trái tim
Chẳng quảng cáo
Chẳng bán rao
Mà hơn cả những học thuyết bịp loè
lý triết
Ta vẫn cảm ơn
Xin cảm ơn
Cả những kiêu căng, láo khoét
Để thấy lời Phật xưa
Là sự thật đỉnh cao
Mà khoa học tự nhiên
Mà khoa học nhân văn
Cùng khoa học tự hào
Xẻ mún chia manh
Thế giới vi mô
Không hề biên ranh tâm vật
Dẫu có bước lên sao cây, sao lửa
Dẫu chui tận đáy đại dương
Dẫu khoan thủng vào đất sâu
Thì dục vọng vẫn chưa hề vơi bớt
Mà nó vẫn cứ hoài hoài vô tận nhân
sinh
Đáp án khổ đau
Vẫn cứ đóng chốt hữu tình
Chìa khoá địa ngục
Những kẻ lực quyền tranh tay nắm
giữ !
Cảm ơn
Xin cảm ơn
Những dòng sông dày sâu vẩn đục
Những con đường mời gọi nhau
Cheo leo thẳm vực
Xe ngựa phồn hoa
Người và người cười đùa đú đởn
Như lũ quỷ ám của Dostoevsky
Như thượng đế của Nietzsche đã chết
Bị khoa học đóng đinh
Bên biên rìa sử lịch
Vẫn như nấm mọc tràn lan tà giáo,
loạn thư
Ngọn lửa từ Tượng Đầu Sơn
Cháy đỏ ngất ngư
Và thiêu đốt đức lý, nhân luân
Mà chẳng ai thấy được !
Xin cảm ơn
Ta xin cảm ơn
Nhờ tỷ người trái tim gầy guộc
Người học Phật trên đời
Biết đúng lúc phủi tay
Dinh lớn, lầu cao
Ác quả hiển bày
Quyền lực, ngai vàng
Giá trị không bằng đám phân tro trấu
Bón cho cây táo non
Giữa sa mạc tình người
Giá trị không bằng chia sẻ nụ cười
Hoặc vá víu tình thương
Giữa những mặt ma rách nát
Hoặc cầm tay dẫn đường
Những tâm hồn què quặt
Bởi ngu si
Bởi ác tật dày sâu!
Những bậc xuất trần ra đi
Dẫu bão nổi từ ruột địa cầu
Tâm biển lặng
Trí non cao
Vẫn nuôi dưỡng đức tin bất thối !
Xin cảm ơn
Ta xin cảm ơn
Cõi chợ bán mua tà gian, xảo dối
Để ta học bài
Chân thật bất hư
Để ta luyện thêm
Tâm hỷ, tâm từ
Mới xứng đáng là hạt bụi nhỏ nhoi
Bám trên mảnh phấn tảo y
Của các bậc Như Lai sứ giả !
Cảm ơn
Một lần nữa ta xin cảm ơn
Chiếc máy computer
Và những con phím chữ
Gõ ý, lời bát-nhã sang sông
Dẫu là con đò khái niệm chất chồng
Nhưng có phải
Giữa hư vô
Tín hiệu truyền thông
Bóng ảo ngữ ngôn
Vẫn là ngũ minh
Cũng hiển bày lý chơn tục thể!
Xin cảm tạ nghiệp, thời
Còn cho ta hơi thở
Còn cho ta trái tim máu đỏ tình
người
Bồ-tát ở đâu
Xin chớ mỉm cười
Kẻ phàm tục, đôi mắt mù mênh
Còn quá nhiều bụi rác!
Khúc trường ca giao thừa
Xuân này
Chúng ta cùng nhau lạy Pháp
Diệu lý muôn đời
Trân bảo, dược vương
Cùng chấp tay nguyện ước mười phương
Trong phiền não
Dễ học bài giác ngộ !
Mai Trúc Am, Xuân 2015
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
07/02/2015
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Feb/2015 lúc 8:34pm
15 chia sẻ
khiến bạn
thay Đổi
cách sống
Hầu hết mọi người không
lắng nghe với tất cả sự chú ý và muốn thấu hiểu.Hãy tự hỏi, bạn đang
thực sự lắng nghe người khác hay bị phân tâm bởi ý nghĩ trong đầu.
Các trích dẫn đầy cảm hứng dưới đây sẽ thách thức cách
bạn suy nghĩ và có lẽ thậm chí thay đổi cách sống của bạn.
1. Hãy tha thứ cho người khác,
không phải vì họ xứng đáng được tha thứ, mà quan trọng vì bạn xứng đáng được
hưởng sự bình an trong tâm hồn. Thực tế là giận ai đó chỉ làm cho bạn đau. Sự
tức giận với người khác chỉ ngăn trở bạn tận hưởng hạnh phúc của hiện tại.
2.
Hầu hết mọi người không lắng nghe với tất cả sự chú ý và muốn thấu hiểu. Mọi
người nghe với ý định trả lời. Hãy tự hỏi mình, bạn đang thực sự lắng nghe
người khác hay bị phân tâm bởi ý nghĩ của riêng nình trong đầu. Đôi khi, người
thân, bạn bè chỉ cần bạn ở đó, lắng nghe bằng tất cả sự chú ý của bạn, không
cần lời khuyên, lời cảm thán, chỉ cần
lắng nghe, thế là đủ.
3. Mọi người sẽ quên những
gì bạn nói, quên luôn những gì bạn đã làm, ngay cả những thành tựu rực rỡ nhưng
mọi người sẽ không bao giờ quên cảm giác
bạn đã tạo ra nơi họ.
4.
Hãy nghĩ về tất cả những ngôi sao sáng, những người nổi bật. Tất cả họ đều có
điểm yếu. Bạn có thể nghĩ rằng tất cả mọi người là tốt hơn so với bạn, nhưng
bạn chỉ nhìn thấy những hình ảnh mà họ muốn cho bạn thấy. Mọi người đều có
những nỗi sợ hãi và điểm yếu. Bạn luôn có giá trị riêng của mình. So sánh bạn với người khác là một thói quen
gây ra bất hạnh không đáng có.
5.
Một con tàu sẽ luôn an toàn trong bến cảng nhưng nó chỉ cảm nhận được đại dương
khi nhổ neo lướt sóng. Chúng ta sẽ thoải mái ở ngôi nhà và vùng an toàn của
mình, nhưng những trải nghiệm đáng giá và cuộc
sống thực sự thì luôn ở ngoài vùng an toàn.
6.
Một quả trứng bị phá vỡ bởi tác động từ bên ngoài, cuộc sống bên trong sẽ kết
thúc. Chỉ khi quả trứng bị phá vỡ bởi nỗ lực từ bên trong của một sinh vật muốn
chui ra vỏ, khi đó một cuộc sống bắt đầu. Những
điều vĩ đại, những thay đổi đáng kể luôn luôn bắt đầu từ bên trong.
7.
Không ai là bận rộn trong thế giới này. Tất cả là thuộc về những ưu tiên. Lần
tới khi bạn nói rằng mình đang bận rộn, hãy biết rằng đó là một cái cớ. Nếu
thực sự ưu tiên điều gì đó, bạn sẽ dành thời gian cho nó. Có thể là các mối
quan hệ, tình bạn… luôn có thời gian cho
bất cứ điều gì nếu bạn thực sự muốn.
8. Không ai có thể làm tổn thương bạn mà
không cần sự cho phép của bạn.
9. Không bao giờ phàn nàn về những gì cha mẹ không thể cung cấp cho
bạn. Đó là lẽ tất cả họ đã có. Tình yêu
của cha mẹ đối với con của họ không có ranh giới. Hãy trân trọng những gì
họ đã làm cho bạn, bởi vì họ có thể cho
bạn tất cả họ có thể.
10. Cho dù nghĩ rằng có thể hoặc không thể, bạn đều
đã đúng. Chính bạn thiết lập niềm tin
cho những bước đi của riêng mình. Nếu nghĩ rằng có thể làm điều đó, bạn sẽ
đạt được nó. Nếu có một thái độ tự đánh bại, bạn đã trừ đi của mình hơn 50% cơ
hội thành công. Bạn còn không tin tưởng vào bản thân thì đòi hỏi ai sẽ tin.
11. Sự thật là các sân bay đã chứng kiến những nụ hôn chân thành hơn các hội trường đám
cưới; tương tự, các bức tường của
bệnh viện đã nghe thấy lời cầu nguyện nhiều hơn so với các bức tường của một
nhà thờ. Đừng quên rằng tình yêu và
niềm tin sẽ nảy nở trong khoảnh khắc nhỏ của cuộc sống. Trân trọng những
khoảnh khắc.
12. Với mỗi
phút nổi giận, bạn mất đi 60 giây hạnh phúc. Thời gian và năng lượng để
giận dỗi, bạn có thể chi tiêu vào cái gì đó sẽ tốt hơn, chẳng hạn như hạnh
phúc.
13. Cái chết
kết thúc một cuộc sống, không phải là một mối quan hệ. Thương tiếc cái chết
của một người thương nhưng bạn biết rằng người đó sẽ sống mãi trong trái tim
của bạn. Bạn chỉ mất anh ấy hay cô ấy trong ý nghĩa vật lý, những người thân yêu sẽ luôn ở lại với bạn.
14. Cách duy nhất để không cảm thấy đang đi làm là làm những gì khiến bạn say mê. Nếu bạn
chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Giống với tất cả các vấn đề của trái
tim, bạn sẽ tự biết khi tìm thấy nó.
15. May mắn
là thứ có thể thiết kế được. Nhiều điều không xảy ra một cách tình cờ. Bạn
có thể làm việc hăng say và thông minh để thu hút may mắn đến với mình.
(ST)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Mar/2015 lúc 5:28pm
LUẬT CƯ XỬ VỚI NHỮNG CHIẾC XE... ĐỔ RÁC!!
Một
hôm tôi nhảy lên được một xe tắc-xi để vội-vả đến sân bay. Xe chúng tôi
đang chạy bên băng (lane) phải, thì có một chiếc xe đen thui bỗng từ
bãi đậu chồm ra ngay trước mũi xe. Bác tài-xế tắc-xi của tôi bèn đạp
thắng, xe lết đi, và chỉ thoát đụng phải chiếc xe kia trong gang tấc!
Người
lái xe kia gân cổ lên nhìn chúng tôi lơ-láo, rồi cất tiếng chửi bới.
Bác tài-xế của tôi chỉ mỉm cười và còn vẫy tay chào gã kia. Tôi muốn nói
bác ta quả thật là người hiền khô và dễ thương quá đi! Thấy thế, tôi
bèn hỏi tại sao bác ta lại xử sự như vậy. Tên kia suýt chút nữa đã làm
tan nát chiếc xe của bác và đưa cả hai chúng ta vào nhà thương! Và đây
là lúc bác tài-xế đã dạy cho tôi một bài học mà tôi gọi là “Luật Cư Xử
Với Chiếc Xe Ðổ Rác”
Bác tài giải-thích
rằng: Trên đời nầy không thiếu gì những người chẳng khác gì… những xe
đổ rác! Họ chạy lông-nhông ngoài đường, thân mình đầy rác-rưởi, tâm hồn
tràn ngập thất-vọng, tức-giận, và bất-mãn với đời. Rác-rưởi càng chồng
chất thì họ lại càng muốn tìm được nơi nào trút bỏ, và đôi khi họ nhằm
ngay chính bạn để trút đống rác đó.
Vậy
thì tại sao bạn lại phải chuốc lấy đống rác nầy nhỉ! Tại sao không chỉ
mỉm cười, vẫy tay chào họ, chúc họ khỏi bệnh, rồi tiếp tục con đường
mình đi! Nhớ đừng lấy cọng rác nào của họ để rãy lên những người khác
nơi mình làm việc, trong gia đình mình, hay cho những người mình gặp
trên đường phố.
Ðiểm
then chốt cần nhớ là những con người thành-công đều là những kẻ không
để cho rác-rưởi xen vào chiếm đoạt một ngày của đời mình. Cuộc sống vốn
ngắn ngủi, thì cớ sao sau một giấc ngủ dậy, lại phải vấn vương vì một
hối-tiếc nào đó nhỉ? Do đó ..
* Hãy yêu-thương những kẻ đã đối xử đẹp với ta, và * Hãy cầu Trời tha-thứ cho những kẻ đã xử tệ với ta !
Cuộc sống nầy chẳng qua chỉ có 10% là do bạn gây ra; và còn lại 90% là tùy xem bạn đối-phó với nó như thế nào.
(ST)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Mar/2015 lúc 7:52pm
Phật ở đâu ?
Cả nhà tôi đi chùa
Hương, bé Ớt nhà tôi 11 tuổi, một trẻ con thành thị điển hình chỉ biết gắn chặt
với màn hình vi tính và những điệu nhảy hip-hop hiển nhiên ậm ạch khi vừa phải
leo núi vừa chen chúc…
Bé hỏi luôn: “Mẹ ơi mình phải leo núi thế này để làm gì?”. Tôi trả lời không cần suy nghĩ: “Để đi lễ Phật con ạ”.
Bé lại hỏi: “Phật ở đâu hả mẹ?”. Ngẫm nghĩ một lúc, tôi chọn câu trả lời cho
có vẻ gần gũi một chút: “Phật
trong tim mình con ạ. Khi con phải lựa chọn giữa hai việc tốt và xấu, mà con
dám chọn việc tốt để làm, cho dù khó khăn, thì khi ấy con đã có Phật ở trong
mình.” Bé Ớt vẫn không buông
tha: “Phật ở trong tim mình
rồi thì việc gì mình phải leo lên đây cho khổ hả mẹ?”
Câu hỏi của bé làm tôi
suy nghĩ nhiều về hành động đi lễ chùa của mình. Tôi sẽ cầu gì khi chắp tay cúi
mình trước tượng Phật?
“Con cầu xin cho cả nhà con được khoẻ mạnh,
hạnh phúc, ăn nên làm ra, các cháu ngoan, học giỏi, con viết được những tiểu
thuyết hay...” – toàn những điều có lợi cho bản thân mình.
Tôi nhìn ra những người
đang chen chúc cúi đầu lầm rầm khấn vái xung quanh và tự hỏi: họ xin được hoá
giải tội lỗi, thăng quan tiến chức, có nhiều tiền của, nhà lầu xe hơi, đi nước
ngoài nước trong hay cầu cho kẻ thù khuynh gia bại sản???
Tôi lại hỏi mình: mình
giảng giải cho con như thế về Phật, nhưng liệu mình có làm được như thế? Tại
sao mình đi chùa Hương lễ Phật tới 2 lần? Với thời gian ấy, với chi phí ấy để đi lễ chùa, giá như mình bỏ
ra để tặng, để chăm sóc cho một cháu bé mồ côi, cho một người già không nơi
nương tựa, thì có hữu ích hơn không, tâm mình sẽ thanh thản, lòng mình thoả mãn
hơn không?
Một lần, tôi vào miền
Trung, cầy cục tìm vào tận nhà anh Lê Nuôi, người từng một thời là chồng của
nghệ sĩ Lê Vân. Anh có một biệt thự tuyệt đẹp ven sông, và ngôi biệt thự này
không bao giờ đóng cửa, bất cứ người nào dù quen biết anh hay người lạ, đều có
thể vào nhà anh tá túc, ở chơi, thức ăn có trong tủ lạnh, tự nấu, tự ăn, ở rồi
đi tự do như nhà mình. Có lẽ vì cái tình hiếm có đó của anh, mà ngôi biệt thự
dù không có bảo vệ, dù mở cửa thông thoáng đêm ngày, nhưng không bao giờ mất
trộm.
Trong khuôn viên biệt
thự, anh trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhiều đồ lưu niệm đẹp đẽ và giá
trị, người nào đến ở, nếu thích có thể lấy đi để giữ làm của riêng, nhưng không
được lấy đi bán. Cũng có người đến lấy đi, nhưng lại có người khác mang đến
tặng anh những thứ khác, và ngôi biệt thự góc nào ta cũng có thể ngắm say sưa,
vì những món đồ, những điều đẹp đẽ ngự trị...
Trò chuyện với Lê Nuôi,
tôi thấy anh vô cùng bức xúc về chuyện có những nhà thờ, những chùa chiền giờ
đây mọc lên trên khắp đất nước chúng ta, xây cao to đẹp đẽ với số tiền lên tới
hàng chục tỷ mỗi ngôi chùa, nhưng tối đến thì lại khoá kỹ kín cổng cao tường,
kẻ thất cơ lỡ vận không nhà không cửa chẳng vào được cửa Phật để tá túc, phải
nằm ghé mái hiên lạnh lẽo bên ngoài! Vô lý lắm thay! Cửa chùa rộng mà lòng
người lại hẹp!
Vậy
thì Phật có ở chùa hay không ?
( http://www.phattuvietnam.net/author/Admin/ - Kiều Bích Hậu )
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 27/Mar/2015 lúc 8:09pm
Một câu kinh tóm lược Phật Pháp
Câu “Phật Pháp không phải là
Phật Pháp cho nên gọi là Phật Pháp” xuất hiện trong
nhiều cuốn Kinh Phật. Nó được nhắc lại nhiều lần trong kinh Kim Cang.
Hãy phân tích để thấu hiểu ý nghĩa bao quát của câu kinh này.
Câu
kinh có ba phần rõ rệt: Phật Pháp, không phải là Phật Pháp, cho nên
gọi là Phật Pháp.
1/ Phần 1: Phật Pháp
Trước tiên hãy phân biệt Phật Pháp và Kinh
Phật
- Phật
Pháp ̣(Buddha’s teaching)là lời dạy từ chính cửa miệng của Như
Lai trong suốt 50 năm giảng đạo. Ở thời điểm đó, Ấn Độ chưa có chữ
viết. Những lời giảng của Ngài được chuyền khẩu từ thế hệ này qua
thế hệ khác. (A Nan, người có trí nhớ siêu phàm và là đệ tử trẻ
nhất trong 12 đại đệ tử là người có công nhiều nhất trong việc
chuyền khẩu lời của Như Lai). Hậu qủa của việc chuyền khẩu là: cùng
một ý tưởng của Như Lai mà các hệ phái lại diễn đạt khác nhau trong
kinh sách của họ.
Đọc những kinh đó, rất khó biết đâu là lời nguyên
thủy của Như Lai. Sau này người ta thỏa thuận với nhau rằng: những
lời nào được nhiều cuốn kinh chép giống nhau thì có nhiều cơ may là
lời nguyên thủy của Như Lai. Người ta còn nhận xét thêm được một điều
đáng khích lệ: những lời chép giống nhau ấy đều bình dị, khúc
triết, chân thành và khiêm nhượng, phù hợp với ngôn ngữ thường nhật
của Ngài.
Như vậy, về phương diện xuất xứ, Phật Pháp chỉ
nguyên thủy một cách tương đối chứ không tuyệt đối.
Về phương diện phẩm và lượng, Phật Pháp rất thâm thúy và phong phú
(muốn ghi chép đầy đủ̉ phải cần cả ngàn trang). Mục tiêu là diệt
khổ để giải thoát. Phật Pháp (còn được gọi vắn tắt là Pháp) là
một trong tam bảo (ba thứ qúy báu): Phật (Buddha), Pháp (Buddha’s
teaching) và Tăng (Community of the people who practice Buddism). Bài dạy
đầu tiên và căn bản của Pháp là Tứ Diệu Đề (the four noble truths):
Đau khổ, Nguồn gốc của đau khổ, Cần diệt khổ, Tám phương thức để
diệt khổ.
- Kinh Phật là những cuốn kinh do các hệ phái Phật
giáo viết ra dựa trên một hay nhiều câu nói của Như Lai. Có hai hệ
phái chính là Tiểu thừa và Đại thừa. Hai hệ phái này lại chia
thành nhiều hệ phái nhỏ. Tổng cộng có hàng chục hệ phái khác nhau.
Mỗi hệ phái viết ra một hay nhiều cuốn kinh cho phật tử và tăng ni
tụng niệm. Tổng cộng có gần một ngàn cuốn Kinh Phật đã được viết
ra (từ lúc có chữ viết) sau khi Như Lai nhập diệt. Như vậy Kinh Phật
là kinh chép những lời của Phật mà các hệ phái đã sửa đổi rồi pha
trộn với học thuật và phong tục của địa phương (tỷ dụ khi tới Trung
quốc thì pha trộn với Khổng học và Lão học thành tam giáo đồng
nguyên). Vì thế cho nên ta thấy đầy rẫy những “ánh hào quang” và
“phép thần thông” trong Kinh Phật. Pháp Hoa, Hoa Nhiêm, Niết Bàn, Kim
Cang… là những cuốn Kinh Phật quan trọng nhất.
2/ Phần 2: Không phải là Phật Pháp
Phần này phủ định phần 1. Phủ định một chân lý ngay
sau khi vừa xác định nó là một kỹ thuật diễn tả độc đáo của Phật
học. Một đặc điểm nữa: càng phủ định một chân lý càng làm cho nó
thâm thúy hơn. Hãy thử áp dụng kỹ thuật phủ định của Phật học để
giải thích phần 2 này:
a/ Phủ định thần linh:
Phật học phủ định thần linh một cách nhẹ nhàng, không gay gắt như
thuyết Duy Vật. Nhiều người đã hỏi Như Lai về thần linh và Ngài chỉ
trả lời một câu duy nhất: “Đạo của ta là diệt khổ. Có hay không có
thần linh không liên hệ gì tới sự diệt khổ nên ta không nói”.
Phật học không đề cập tới Thượng Đế vì không biết gì về Ngài. Phật
học và khoa học có chung một thái độ liên quan tới Thượng Đế: không
biết thì không nói.
b/ Phủ định phép lạ:
Sự phủ định phép lạ của Phật học được hình thành trong giai thoại
này: Trong khi chờ đợi qua đò, Như Lai và hai đệ tử chứng kiến một
đạo sĩ Bà La Môn biểu diễn phép khinh công qua lại trên sông và khoe
rằng đã khổ luyện 20 năm mới học được phép đó. Thấy hai đệ tử có
vẻ thán phục, Ngài móc một đồng xu trong túi ra và nói rằng: “ Gã
đó phải khổ luyện 20 năm mới sang sông được một mình. Thày chỉ cần
dùng đồng xu này trả cho anh lái đò là cả ba thày trò mình đều sang
sông dễ dàng”. Một xu của Như Lai có hiệu qủa hơn 20 năm khổ luyện
của gã đạo sĩ phù thủy!
c/ Phủ định giáo chủ:
Trong một cuộc hành hương, Như Lai gặp một sa di trẻ và khôi ngô trong
một am vắng. Cuộc đối đáp diễn tiến như sau:
-Thày của chú là ai?
-Thày của con là đức Phật.
-Diện mạo của Phật thế nào?
-Con chỉ nghe danh và học Pháp của Ngài chứ chưa hề gặp Ngài.
-Nếu được gặp, chú có thể nhận ra Ngài hay không?
-Thưa không.
-Tôi cũng có một Pháp. Chú nghe thử nhé!
Sau khi nghe bài giảng, sa di bèn qùy gối thưa rằng:
-Vậy thì chính Ngài là Phật rồi. Kính xin Ngài nhận con làm đệ tử.
– Đừng vội nhận ta là giáo chủ chỉ vì ta là Phật. Trước tiên con
phải thấu hiểu Pháp của ta. Kế tiếp phải đồng ý với nó. Rồi phải
thực thi nó trước khi nhân ta là giáo chủ.
d/
Phủ định giáo điều:
Chấp nhận Pháp để tu tập thì giải thóat. Giải thoát là thành qủa của
sự tu tập chứ không phải thưởng thí của thần linh. Không chấp nhận
cũng không bị trừng phạt.
e/
Phủ định thờ phụng:
Không buộc tín đồ phải lễ bái hoặc cầu khẩn. Cầu tài, cầu lộc,
cầu an…không phải là cứu cánh của Pháp.
f/
Phủ định độc tôn:
Một danh sư Ấn-Độ giáo gửi hai đệ tử tới
chất vấn Như Lai. Sau cuộc đàm đạo, hai người xin ở lại làm đệ tử
của Phật. Như Lai phán rằng: “Thày của hai ông là một tu sĩ đáng
kính. Ngài chưa hề phụ hai ông. Vậy hai ông chẳng nên phụ Ngài. Hai ông
có thể thực thi Pháp của tôi trong khi vẫn tôn Ngài làm giáo chủ”.
Sau này cả ba thày trò đều thành đệ tử của Phật.
Phật pháp phủ định độc tôn nên luôn luôn đứng ngoài các cuộc thánh
chiến thảm khốc giết hại hàng trăm triệu người vô tội. Phật Pháp
còn gián tiếp tạo cơ may cho tín đồ của những tôn giáo khác nhau
chung sống hoà bình.
g/
Phủ định quyền phép:
Như Lai từng than rằng cái nghiệp của Hoàng
gia của Ngài qúa nặng do đã giết hại qúa nhiều sinh linh mà không
chịu tu tập Pháp để cải nghiệp; sau này hoàng gia ắt gặp tai ương.
Qủa nhiên, không lâu sau khi Ngài nhập diệt, hoàng gia của Ngài bị tiêu
diệt. Chuyện này nói lên rằng Phật Pháp trụ ở việc dạy ta tu thân
tích đức để tự cứu lấy mình, không trụ ở việc cứu nhân độ thế. Như
Lai không cứu nổi hoàng gia của Ngài thì hiển nhiên Ngài không phài
là đấng cứu thế. Phật tử phải thực thi Pháp để tự cứu mình, Như
Lai không có quyền phép cứu phật tử. Không có đấng cứu thế trong
Phật Pháp.
h/
Phủ định tội tổ tông:
Phật Pháp không chấp nhận tội tổ tông (rất
phù hợp với luật pháp hiện hành của nền dân chủ). Ai làm phúc thì
hưởng phúc. Ai gây tội thì đền tội. Chỉ lãnh cái tội do chính mình
gây ra. Gây nhiều tội mà đền tội chưa hết thì vẫn chưa được tha.
Tuyệt đối không có việc qùy gối xám hối trước Phật đài trong giờ
lâm tử thì được tha hết tội đã phạm.
Tóm lại, phần 2 (không phải là Phật Pháp) phủ định cái chất tôn
giáo của phần 1 ( phủ định những lợi khí mà các tôn giáo thường
dùng để giữ đạo và truyền đạo ). Nó ngụ ý rằng Phật Pháp không lệ
thuộc thần linh, không lệ thuộc phép lạ, không trụ ở quyền lực, không
trụ ở giáo lý, không trụ ở giáo chủ, không trụ ở nghi lễ, không trụ
ở thưởng thí và trừng phạt. Người phật tử có toàn quyền tự do tín
ngưỡng và là người duy nhất có quyền tự kết tội hoặc tự tha tội
cho mình nếu hành xử theo như Pháp dạy. Pháp là cao qúy nhất. Theo
Pháp là có quyền tự do, là có quyền tự chủ, là có nhân quyền, là
không lệ thuộc ai và không khiến ai lệ thuộc mình, là giác ngộ, là
giải thoát, là thành Phật.
3/ Phần 3: Cho nên gọi là Phật Pháp
Phần này phủ định cả hai phần 1 và 2 và cũng là một trong những
điều cao thâm nhất của Phật học.
Phần
1 (
Phật Pháp ) giới
thiệu đường lối đi từ trần tục tới Niết Bàn. Đường lối này, thoạt
nhìn, giống hệt một tôn giáo.
Phần 2 ( không phải là Phật Pháp ) phủ
định đường lối ấy, nói rằng nó chỉ là sự diệt khổ. Phủ định cái
Niết bàn ấy, nói rằng nó chỉ là cõi hư vô để giải thóat phận
người. Phủ định cái tôn giáo ấy, nói rằng nó chỉ là cái Pháp dạy
con người giải thóat, giống như cái bè giúp ta sang sông (sẽ nói rõ
hơn trong phần 3).
Phần 3 ( cho nên gọi là Phật Pháp ) phủ
định luôn phần 2 sau khi xác định nó. Hai danh ngôn của Như Lai dưới đây
sẽ giải thích thỏa đáng phần 3 này.
a/ Danh Ngôn của Như Lai trích trong bài
Phật Pháp và Chiếc Bè (có thể đọc toàn bài ở phần phụ bản)
Như Lai hỏi 1 trong 12 đại đệ tử : “Sau khi giải thóat con sẽ xử trí
đạo của thày ra sao?”
Đệ tử đáp: “ đạo của thày rất nhiệm mầu. Sau khi giải thoát con sẽ khắc trong
tim và giữ mãi trong đầu.”
Như Lai phán: “Con hiểu chưa thấu. Đạo của thày giúp con giải thoát giống như
chiếc bè giúp con sang sông. Khi đã đáo bỉ ngạn (sang bờ bên kia) con nên bỏ
chiếc bè ấy lại cho người khác dùng, đừng tiếp tục đội nó trên đầu mà đi”
Ý của Như Lai thật minh bạch. Khi một người đã đắc đạo thì đạo pháp chẳng còn
có ích lợi gì cho người ấy nữa. Tiếp tục giữ nó trong đầu tức là nô lệ giáo
điều.
Còn nô lệ gíao điều thì vẫn chưa giải thoát.
Phật dạy ta đừng nô lệ bất cứ điều gì kể cả Phật Pháp bởi vì vạn sự đều vô
thường. Trong lúc tu hành ta dùng Pháp như chiếc bè để vượt bể khổ. Lúc này
Pháp là hữu. Khi đắc đạo, Pháp trở thành không. Đến lúc đó mà còn bị Pháp trói
buộc thì thật sự chưa giải thoát.
Vậy thì Phật Pháp cũng vô thường. Nó chỉ thường hằng (trường cửu) đối với
người chưa giải thoát vì kiếp sau người đó vẫn phải dùng nó để tu thân. Người
đã giải thoát thì không cần tới nó nữa. Đây là vô thường tương đối.
Địa cầu rồi sẽ chết, khi địa cầu chết thì Phật Pháp cũng chết theo. Vậy Phật
Pháp sẽ vĩnh viễn vô thường chứ không thường hằng như một số hòa thượng đã
từng thuyết giảng. Đây là vô thường tuyệt đối.
b/ Danh ngôn cuối cùng của Như Lai
Vào năm cuối cùng trước khi nhập diệt, Như Lai phán rằng: “Ta
giảng đạo suốt 50 năm mà chưa hề nói một lời nào”.
Đây là câu phủ định cuối cùng của Như Lai. Thâm sâu vô cùng. Cao siêu vô
cùng. Mạnh mẽ vô cùng. Khiêm nhượng vô cùng. Câu này tuy phủ định
Phật Pháp mà kỳ thực làm cho Phật Pháp cao thâm hơn. Ý nghĩa của câu
này nằm gọn trong bài Phật Pháp và Chiếc Bè vừa trình bày ở trên.
Danh ngôn này còn phủ định cả ba yếu tố của Tam Bảo:
Mục tiêu của Tăng là giác ngộ để thành Phật. Vậy thì Tăng không qúy
bằng Phật nghĩa là phủ định Tăng sau khi Tăng thành Phật.
Phật nhập diệt mà Pháp vẫn còn. Vậy thì Phật không qúy bằng Pháp
nghĩa là phủ định Phật sau khi đã có Pháp.
Còn Pháp thì sao? Pháp có thường hằng (vĩnh cửu) không? Khi đã giải
thoát thì không cần tới Pháp nữa nghĩa là phủ định Pháp sau khi
giác ngộ. Nói cách khác, Pháp cũng vô thường như Phật và Tăng.
KẾT LUẬN
Câu “ Phật
Pháp không phải là Phật Pháp cho nên gọi là Phật Pháp”
có nghĩa là Phật Pháp giống một chiếc bè để sang sông, chứ không
giống một tôn giáo để lệ thuộc. Sang sông rồi thì bỏ bè lại để
giải thoát. Như thế mới gọi là Phật Pháp.
Con Cò
http://thoibao.com/mot-cau-kinh-tom-luoc-phat-phap/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 28/Mar/2015 lúc 11:00am
CĂN CƠ http://dotchuoinon.com/2015/03/27/can-co-3/ - THÁNG BA 27, 2015 http://dotchuoinon.com/author/tdhoanh/ - TRẦN ĐÌNH HOÀNH
Chào các bạn, Người
tu tập thường nói đến từ căn cơ, để giải thích tại sao có người nắm
được đạo lý rất nhanh, nhưng có người thì cả đời cũng không nắm được. Và
mình cũng hay nghĩ về căn cơ, vì thường thì luyện tâm chỉ có vài điều
để tập luyện, nhưng tại sao nó lại quá khó cho rất nhiều người? Mình
thu lại chỉ còn ba điều thực hành – khiêm tốn, thành thật, yêu người –
để tĩnh lặng. Có thể gọi là bốn điều cũng được. Và mình cũng thường nói
là nếu các bạn muốn thu ba/bốn điều này vào một điều cũng được, ví dụ
như là khiêm tốn. Thực hành một điều rốt ráo thì mình cũng tự nhiên
thành được các điều khác. Hoặc là tựa triệt để vào Thiên chúa thì mọi điều khác cũng tự thành. Hoặc Thiền, vô ngã. Hoặc niệm A di đà và quán mình là Phật (tức là quán Phật tính trong mình). … Pháp môn thì nhiều, nhưng mỗi người chỉ cần một pháp môn. Tại sao số người nắm được quá ít vậy? Mình
không nghĩ rằng đây là vấn đề thông minh hay không. Những điều này giải
thích thì chỉ cần 5 phút là hết, và người nghe thì cũng sẽ không thấy
có từ nào khó hiểu. Đương
nhiên là tập luyện thì có thể đòi rất nhiều thời gian, đôi khi cả đời.
Nhưng đã tập luyện nghiêm chỉnh thì chỉ một thời gian ngắn là có thể
“hiểu được”, hay nói cách khác là có “trí tuệ” thực sự. Trí tuệ đó là
trí tuệ của người trong cuộc, người đang hành đạo. Nếu
bạn thực hành khiêm tốn thực sự trong lòng bạn, bạn thực sự thấy tất cả
mọi người đều ngang với bạn, đều có những điều cho bạn ngưỡng mộ và học
được, thì dù bên ngoài bạn làm gì – như là mắng mỏ học trò – thì bên
trong bạn vẫn khiêm tốn, và một vị thầy vẫn nhận ra lòng khiêm tốn của
bạn trong lời nói của bạn. Mình
nghĩ rằng căn cơ không có nghĩa là thiếu thông minh, mà là thiếu nghiêm
chỉnh trong luyện tập, hoặc luyện tập sai đường. Như trong truyện
Thiền https://trandinhhoanh.wordpress.com/2009/12/17/khong-co-t%E1%BB%AB-tam/ - Không có từ tâm : Một
người phụ nữ ở Trung Quốc đã cấp dưỡng một vị sư hơn 20 năm. Bà đã làm
một chòi nhỏ cho sư và lo việc ăn uống khi sư thiền định. Cuối cùng bà
thắc mắc là không biết vị sư đã tiến bộ được gì trong suốt bao nhiêu
năm.Để
tìm câu trả lời, bà nhờ một cô gái đầy ham muốn giúp một tay. “Vào ôm
ông,” bà bảo cô gái, “rồi hỏi đột ngột: ‘Làm gì bây giờ?’ ” Cô gái vào gặp sư và, chẳng nề hà gì, đến vuốt ve sư, hỏi sư phải làm thế nào về việc đó. “Một cây mọc trên tảng đá trong mùa đông,” vị sư trả lời đầy thi vị. “Chẳng nơi đâu có hơi ấm.” Cô gái trở về và báo cáo lại điều sư nói. “Nghĩ
đến việc tôi nuôi ông này cả 20 năm!” bà than một cách giận dữ. “Ông ta
chẳng tỏ vẻ gì quan tâm đến nhu cầu của cô, chẳng hề muốn giải thích
tình trạng của cô. Ông ta không cần phải đáp lại ham muốn, nhưng ít ra
ông ta cũng phải tỏ lộ được một tí từ tâm.” Bà liền đi ngay đến chòi của vị sư và đốt nó. Vị
thiền sư này đã tập sai đường. Ông chỉ chú trọng vào ông ta khi tập
Thiền – để cho lòng mình hoàn toàn nguội lạnh, không cảm xúc: “Một cây
mọc trên tảng đá trong mùa đông. Chẳng nơi đâu có hơi ấm.” Nhưng
Thiền là lòng tràn ngập từ tâm. Luôn có lòng thương nhân thế, đặc biệt
là những người phụ nữ đem lòng yêu sư như trong truyện. Sư không cần
phải đáp trả lại tình yêu đó, nhưng cũng có thể nói một vài lời để khai
thị cho người kia, không cần phải tập trung chỉ nói về chính mình, đó là
chấp ngã. Chỉ
một câu nói, một người thầy có thể biết học trò đã ngộ chưa, hay chưa
đến nơi, hay đang lạc đường và có thể không bao giờ đến. Câu truyện Thiền này cho thấy, chúng ta nói vô ngã cả đời, và vị Thiền sư này tu đã 20 năm mà không biết là mình đầy ngã chấp. Đương
nhiên đó là căn cơ. Nếu vị sư này luôn nghĩ đến thế giới loài người khổ
đau, để yêu thương loài người mỗi ngày vô điều kiện trong tâm, thì
trong 20 năm Thiền như thế, đương nhiên là sư đã thành Bồ tát. Nhưng sư không đoái hoài gì đến ai, chỉ lo “công phu” cho mình. Một sợi chỉ phân cách Thiền đúng cách và Thiền sai cách. Sợi chỉ đó là yêu người hay yêu mình. Mình nghĩ rằng căn cơ là ở đó. Chúc các bạn luôn có căn cơ. Mến, http://dotchuoinon.com/author/tdhoanh/ - TRẦN ĐÌNH HOÀNH
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Mar/2015 lúc 9:31pm
TÙY DUYÊN
Mọi việc trên đời này
đều tùy duyên.
Việc gì đến - đúng lúc
- đúng ngày giờ - đủ duyên nó sẽ đến
...đủ duyên nó sẽ
đi...
ĐỪNG TỰ LÀM TỔN THƯƠNG
CHÍNH MÌNH
Một đêm một con rắn
trong khi đang tìm kiếm thức ăn, bò vào một xưởng mộc.
Người thợ mộc vốn khá bừa bộn, đã để lại một số dụng cụ nằm trên sàn nhà, trong
số đó có một cái cưa.
Khi con rắn bò lòng vòng trong xưởng, nó trườn qua cái cưa, và bị một vết cắt
nhỏ.
Ngay lập tức, nghĩ rằng cái cưa đã tấn công mình, nó quay lại và cắn thật mạnh
vào cái cưa khiến cho miệng nó chảy máu.
Điều này khiến con rắn rất tức giận. Nó tấn công một lần nữa, và một lần nữa
cho đến khi cái cưa đầy máu
và dường như đã “chết
rồi”.
Sắp chết vì những vết
thương của mình, con rắn quyết định cắn một cái cuối cùng thật mạnh trước khi
bò đi.
Sáng hôm sau, người thợ mộc rất ngạc nhiên khi thấy một con rắn
chết trước cửa nhà mình.
Bài học:
Đôi
khi trong lúc cố gắng làm tổn thương người khác, con người chỉ làm tổn thương
chính mình mà thôi.
SUY NGẪM
Chúng ta biết rằng,
ngoài danh và lợi, trên thế gian này, con người thường hay, tranh chấp với
nhau, chỉ vì lời nói.
Hai người nói chuyện,
với nhau một lúc, không nhường nhịn nhau, không nhượng bộ nhau, chắc chắn đưa
tới,
tranh chấp cãi vã.
Người có trí tuệ là
người thực hiện được điều sau đây:
Lời nói chẳng động tâm
ta.
Dù lời nói ngọt hay là
đắng cay.
(ST)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Mar/2015 lúc 9:08pm
Năm lại mới
(Trò chuyện với Bác sĩ
Đỗ Hồng Ngọc)
HỒNG VÂN
Tôi hẹn gặp bác sĩ Đỗ
Hồng Ngọc vào một buổi sáng giao mùa giữa hai năm cũ mới. Không khí thật đặc
biệt, chút se lạnh dễ khiến người ta vừa nao lòng nuối tiếc ngày cũ, việc cũ
vừa hân hoan đón chào năm mới. Anh xuất hiện, vẫn nụ cười an nhiên.
“Năm lại mới!”. Anh
chào bằng một câu nghe rất lạ tai nhưng tạo sự thích thú.
Đã “mới”
sao còn “lại mới”?
– Bởi vì mới mà không
mới! Nên nói là “lại” mới. Nó vẫn thế. Vẫn sáng trưa chiều tối. Vẫn 24 giờ một
ngày và một năm 365 ngày. Trái đất vẫn quay với tốc độ 30.000km một giây!
Tính ra, mỗi ngày ta bay vèo vèo trong vũ trụ quanh mặt trời khoảng 2,5 tỷ
cây số! “Lại mới” cũng có nghĩa do ta bày đặt ra, đánh trống múa lân, bắn
pháo hoa… làm ầm ĩ lên cho vui chứ thật ra nó vẫn vậy. Vẫn trăng tròn rồi
khuyết, vẫn xuân hạ thu đông…
Nhưng người ta thường
nhắc đến và đề cao sự vô thường hơn, đúng không anh?
– Đó là một cách nói.
Vô thường cũng là thường đó thôi. Nhưng nhắc vô thường thì tốt hơn. Có người
coi vô thường là con quỷ dữ (Quỷ vô thường) có người coi vô thường là hoa
(Đóa hoa vô thường – Trịnh Công Sơn). Người biết lẽ vô thường thì sẽ bớt tham
sân si đi, nhờ đó mà họ biết sống hạnh phúc “ở đây và bây giờ” hơn. Dĩ nhiên
không phải sống “ở đây và bây giờ” kiểu hiện sinh thô thiển mà là với tuệ
giác.
Anh là một bác sĩ, thi
sĩ, tác giả nhiều cuốn sách, rồi diễn giả nữa. Nay đã hưu rồi thì anh giữ vai
“nhà” gì nhiều nhất?
– Hưu lâu rồi chứ. Hơn
cả chục năm rồi chứ! “Nhà” gì nhiều nhất ư? Có lẽ là nhà thương và nhà chùa!
Tôi vẫn còn tham gia giảng dạy ở Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong
bộ môn Y đức và Khoa học hành vi. Ngoài ra, mỗi tuần bây giờ tôi đến chùa vài
buổi vì có mấy lớp học ở đó. Chúng tôi gặp nhau để thảo luận, phản biện… các
vấn đề Phật pháp và khoa học hiện đại, về đường lối tu tập của các pháp môn…
Tôi nghĩ nhà chùa giúp ta trí tuệ còn nhà thương giúp ta từ bi.
Anh từng có một trận bệnh
nặng gần 20 năm trước, trận ấy thậm chí “được” lên báo. Tôi nhắc đến biến cố đó
vì có nhiều độc giả lớn tuổi lấy những bài viết có liên quan của anh để làm
chỗ dựa tinh thần khi họ gặp cảnh bệnh tật. Trận tai biến ấy đã tác động đến
anh ra sao?
– Nhà văn Nodar
Dumbadze trong cuốn Quy luật của muôn đời nói mỗi người trong đời nên bệnh nặng
một lần cho biết! Nhờ trận bệnh nặng đó, ta phát hiện ra nhiều điều thú vị lắm!
Ta thấy nắng vàng đẹp hơn, lá xanh đẹp hơn, người người đẹp hơn và cả ta nữa,
ta cũng… đẹp hơn, sáng ra, rộng ra…! Chính vì thế mà ông Duy Ma Cật đã giả bệnh
để có một buổi thuyết pháp vi diệu cho các vương tôn công tử xứ Tỳ-da-ly cách
đây hơn 2.500 năm! Chỉ có trải nghiệm một cơn bệnh nặng gần với cái chết như
vậy người ta mới giật mình tỉnh giấc… Nam Kha, còn không thì người ta vẫn cứ
tham sân si bất tận! Cho nên ngay khi qua cơn bệnh nặng đó, tôi đã có một bài
thơ viết ngay trong bệnh viện: Xin cám ơn, cám ơn.
Tuổi già thường bệnh
đau, cô đơn, tủi thân. Trong khi đó anh thường có những quyển sách vừa như
chào đón vừa như thách thức tuổi già (Gió heo may đã về, Già ơi chào bạn…).
Tuổi già trong những cuốn sách của anh quả là “già nhiều kiểu”. Sắp tới, nghe
nói anh lại ra sách mới về tuổi già?
– Chào đón thì đúng hơn
chớ không dám thách thức đâu! Việc gì phải thách thức? Ta đâu có “chống” tuổi
già được. Nó đến vì nó phải đến. Sanh bệnh lão tử. Đã có sanh thì đương nhiên
có bệnh, có lão, và có tử. “Vượt thoát sanh tử” chỉ là một cách nói, rằng đã
hiểu được quy luật của muôn đời đó nên ta sẽ ung dung tự tại hơn là quằn quại
khổ đau. Vấn đề là sự chọn lựa. Ta vẫn thường nghe trẻ con hát bài đồng dao
Thiên đàng địa ngục hai bên…
Đúng, tôi đang có dự định
viết tiếp vài cuốn sách về tuổi già nữa. Bởi vì có trải nghiệm, có thể nghiệm,
có chiêm nghiệm… thì mới chia sẻ được. Tôi không viết bằng kiến thức y học,
tôi viết bằng kinh nghiệm cá nhân, dĩ nhiên vẫn có những kiến thức y học,
khoa học về bảo vệ và nâng cao sức khỏe tuổi già trong đó… Chẳng hạn sẽ xoáy
vào định nghĩa sức khỏe của người già: nó khác với sức khỏe nói chung. Ở người
già, do các chức năng của cơ thể đều đã phần nào… rệu rã, quá “date”, nên vấn
đề chủ yếu là sức khỏe tâm thần, người già biết tránh “cô đơn, tủi thân” chẳng
hạn thì sẽ có nếp sống hạnh phúc hơn. Rồi từ tháp nhu cầu của Maslow ứng dụng
cho người già, ta biết sẽ phải làm gì giúp họ. Dự kiến của tôi năm nay là sẽ
in cuốn: Một tuổi già hạnh phúc và một tùy bút…Về thu xếp
lại…!
Về thu xếp lại ư? Sao nghe giống giống Trịnh Công Sơn?
– Chớ còn gì nữa! Về
thu xếp lại/ Ngày trong nếp ngày/ Vội vàng thêm những lúc yêu người…(Trịnh
Công Sơn). Tới tuổi nào đó, tự nhiên ta thấy cần phải thu xếp lại là vừa. Nhà
thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị viết: Biết đủ dầu không chi cũng đủ/ Nên
lui đã có dịp thì lui!, và Thuở ra sân khấu không làm rộn/ Lúc
vãng vai tuồng bớt hổ ngươi!. Bớt hổ ngươi thôi, bớt là đã vui rồi,
vì lỡ ra sân khấu thì người ta ai cũng hay làm rộn ít nhiều! Còn vội vàng
thêm những lúc yêu người thì dĩ nhiên rồi phải không, “quỹ thời gian” còn có
bao nhiêu đâu nên phải vội vàng thôi !
Rồi còn “cuồng
phong cánh mỏi…” nữa chứ?
– Ừ phải. Cái cảm nhận
cuồng phong cánh mỏi là rõ ràng nhất, lực bất tòng tâm là rõ ràng nhất, mặc
dù ngày nay có nhiều quảng cáo vô tội vạ về thuốc nọ kia nhưng phần lớn là
nguy hại…
Sách viết cho người,
còn với riêng mình, anh sắp xếp “kế hoạch già” như thế nào để vẫn “trẻ lạ
lùng”?
– Còn lâu mới “trẻ lạ
lùng”! “Già lạ lùng” thì có. Biết mình già và vui với cái già đó của mình,
quan sát nó, ngắm nghía nó mỗi ngày cũng thấy ra nhiều điều thú vị. Tôi nghiệm
rằng đời người có những cột mốc. Cứ mỗi 15 năm, ta vượt một cái mốc nào đó:
15 tuổi, dậy thì, lòng như nắng mới thêu (Trịnh Công Sơn);
30 tuổi, tam thập nhi lập, có sự nghiệp; 45 tuổi, vững vàng,
chín muồi; 60 tuổi, nghe chút gió heo may; 75 là tuổi về thu xếp lại…
và sau đó… là 90! Chuyện kể một ông già 75 cưới cô gái chân dài 20, nhà báo
phỏng vấn hỏi bí quyết, ông trả lời, có gì đâu, tôi chỉ nói tôi đã 95!
Làm sao để có một tuổi
già hạnh phúc?
– Tuổi già có 3 cái
thiếu, nếu làm đầy được thì sẽ dễ có hạnh phúc: thiếu bạn (rơi rụng dần, xa
xôi dần), thiếu ăn (do kiêng cữ thái quá!) và thiếu vận động (ngồi một chỗ)!
Tuổi già cũng có 3 cái cần: Chọn ưu tiên, tối ưu hóa và bù đắp. Chọn ưu tiên
là chọn cái gì thích hợp nhất cho mình ở lứa tuổi này, đồng thời biết từ bỏ,
đừng ham ôm đồm quá; rồi rèn tập cho ngày càng thuần thục (tối ưu hóa), và
sau cùng, tìm kiếm những gì khác phù hợp để bù đắp cho bớt đi những khoảng trống,
dễ gây cô đơn và buồn chán !
Tuổi trẻ nhìn tới phía
trước, trong khi đó, người già hoài niệm. Kỷ niệm nào anh nhớ đến ngay lúc
này, thời khắc của giao mùa, giữa hai năm cũ mới ?
– Ngay lúc này ư? Tôi
chỉ nhớ nơi chiếc quán thân quen ta đang ngồi đây, nhắp ngụm cà phê sớm và
ngoài kia, bên khung cửa sổ, là những chiếc lá vàng đong đưa trước gió bên cạnh
những chiếc lá xanh non thấp thoáng dưới bóng cổng thành cổ của khu cư xá và
những câu thơ riêng viết cho một người bạn nhỏ kịp chuyến tàu về quê… ăn Tết !
Năm lại mới, xuân lại
đến. Người ta thấy sự chuyển mình mới mẻ của đất trời, của lòng người. Anh
chiêm nghiệm những gì?
– Những niềm hy vọng.
Những lá vàng. Những mầm xanh. Và thấy một vòng bất tận của Như Lai: Xuân, hạ,
thu, đông rồi lại… xuân !
Trân trọng cảm ơn anh.
Chúc anh một năm mới bình an !
HV
(Nguồn: SGGP Thứ bảy
Xuân Ất Mùi, 2015)
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Apr/2015 lúc 6:35pm
Nhưng qui luật tự nhiên Trong cuộc sống
1.Luật cân bằng:
Luật cân bằng là luật quan trọng nhất
trong các quy luật của cuộc sống. Nó là nền tảng của tất cả các quy luật khác.
Luật này chi phối tất cả mọi sự vật hiện tượng trên trái đất và vũ trụ kể cả
con người và các hiện tượng liên quan đến đời sống con người. Nhờ luật cân bằng
mà vạn vật, trái đất, vũ trụ được giữ ở trạng thái cân bằng và không bị xảy ra
tình trạng hỗn loạn.
Mọi người ai cũng
mơ hồ cảm nhận được luật cân bằng những không diễn giải được nó ra một cách rõ
ràng. Ví dụ khi ta nghe một người nói: Ông trời công bằng lắm… hay …được cái
này, mất cái kia… đó chính là lúc mọi người đang nói đến Luật cân bằng.
Luật cân bằng còn
có các tên gọi khác là luật quân bình, luật toàn không. Người Trung Hoa đã khám
phá ra quy luật này từ hàng nghìn năm nay, nó được gọi dưới tên là Luật âm
dương hay Kinh dịch.
Tuy nhiên Luật âm
dương và Kinh dich bị giải thích một cách rất khó hiểu và huyền bí. Trong bài
viết này tôi sẽ cố gắng giải thích luật cân bằng một cách dễ hiểu nhât. Hiểu
một cách căn bản nhất luật cân bằng được phát biểu như sau:
1. Bất cứ một sự
vật hiện tượng nào đều có 2 phần. Một phần dương và một phần là âm. Ví dụ ngày
là dương và đêm là âm. Trong suốt cuộc đời của bất cứ sự vật hiện tượng nào 2
phần âm dương này thay phiên nhau tồn tại. Ví dụ hết ngày rồi đến đêm rồi lại
đến ngày…Không bao giờ chỉ có một phần dương hay một phần âm tồn tại trong suốt
cuộc đời của một vật.
2. Trong đời sống
của một vật, nếu coi các lần xuất hiện của những phần dương là những số dương,
nếu coi các lần xuất hiện của những phần âm là những số âm. Thì tổng của tất cả
số dương và số âm trong suốt cuộc đời của một vật (sự vât hay hiện tượng) phải
bằng không. Nói cách khác tổng của tất cả các số dương phải bằng với tổng của
tất cả số âm.
3. Việc tổng của
tất cả các số dương cộng với tổng của tất cả các số âm trong suốt cuộc đời một
vật phải bằng không chính là luật cần bằng. Đây là điêu kiện để tất cả mọi vật
được gìn giữ ở trạng thái cân bằng. Nếu không thỏa mãn điều kiện này thì moi
vật sẽ rơi vào trạng thái hỗn độn, điều mà không có trên thực tế. Không bao giờ
chỉ có dương mà không có âm, hay ngược lại chi có âm mà không có dương. Cũng giống
như không bao giờ chỉ có lạnh mà không có nóng, chỉ ngày mà không có đêm, chỉ
có hạnh phúc mà không có đau khổ…
2.Luật tuần hoàn:
Diễn giải nôm na, luật tuần hoàn được
phát biểu như sau: cuộc đời của một con người là môt chuỗi tuần hoàn gồm những
giai đoạn hạnh phúc và đau khổ kế tiếp nhau. Hết giai đoạn đau khổ thì đến giai
đoạn hạnh phúc. Sau đó lại đến một giai đoạn đau khổ mới và một giai đoạn hanh
phúc mới. Như vậy, theo quy luật này không ai là hạnh phúc mãi mà cũng không ai
phải chịu đau khổ mãi.
3.Nguyên lý cho và nhận:
Những thứ ta nhận được từ cuộc đời tương
ứng với những thứ ta cho đi trong cuộc đời. Ta càng cho cuộc đời nhiều bao
nhiêu, ta càng nhận được từ cuộc đời nhiều bấy nhiêu.
4.Luật trả giá và đền đáp:
Dần dà trong cuộc đời, mỗi người sẽ
phải trả giá một cách đầy đủ cho từng lỗi lầm và từng hành động sai trái của
mình, và sẽ được đền đáp một cách xứng đáng cho mọi cố gắng và mọi việc làm tốt
đẹp của mình.
5.Luật thử thách:
Những khó khăn, nghịch cảnh, những thất
bại, đau buồn là những thử thách giúp những kẻ biết vượt qua trở nên mạnh hơn.
6.Luật bù trừ:
Ở trên đời này, hễ được cái này thì sẽ
mất một cái khác, và hễ mất một cái này sẽ được một cái khác. Mỗi cái lợi luôn đi
kèm với một cái hại tương ứng và ngược lại mỗi cái hại luôn luôn đi kèm với một
cái lợi tương ứng. Đó là luật bù trừ hay là luật đánh đổi.
7.Luật cộng sinh:
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài
vật, cây, con người hay một tổ chức) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai đều
sinh lợi (cộng sinh) cho nhau. Nếu một mối quan hệ chỉ có lợi cho một bên còn
bên kia chỉ có hại thì mối quan hệ đó sẽ không tồn tại được lâu dài. Đó là luật
cộng sinh.
8.Luật hấp dẫn:
Người xưa diễn giải luật này là đồng
thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, hay "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
Những tính cách giống nhau sẽ thu hút và tìm đến với nhau. Một khía cạnh quan
trọng khác của luật hấp dẫn là khi một ý nghĩ được nung nấu, nó sẽ có khả năng
hấp dẫn các phương cách để biến ý nghĩ đó thành hiện thực.
9.Luật vạn vật đồng nhất:
Luật vạn vật đồng nhất phát biểu như
sau: Những quy luật nào đúng với trời đất, với vạn vật thì những quy luật đó cũng
đúng với con người, với cuôc đời hay các mối quan hệ của con người.
10.Luật cường độ giảm dần
theo thời gian:
Luật cường độ giảm dần theo thời gian
phát biểu như sau: Một hạnh phúc cho dù lớn đến đâu thì ngày hôm sau cũng bớt cảm
thấy hạnh phúc đi rồi. Một đau khổ cho dù lớn đến mức nào thì ngày hôm sau đau
khổ đó cũng được cảm thấy dịu bớt đi.
11.Luật tự kỷ ám thị:
Nếu một ý nghĩ được lặp đi lặp lại
nhiều lần trong một khoảng thời gian dài thì cho đến một lúc nào đó ta sẽ tin ý
nghĩ đó là thật. Đây là công cụ mạnh của quảng cáo và ta cũng có thể tận dụng
quy luật này để có được những suy nghĩ tích cực và để rèn cho mình những đức
tính mà mình chưa có.
12.Luật về sức mạnh của
thói quen:
Những suy nghĩ hay hành vi được lặp đi
lặp lại lâu ngày sẽ trở thành thói quen và thói quen sẽ trở thành một phần
trong tính cách. Đây là công cụ mạnh để rèn luyện những tính cách mình muốn có.
13.Luật thích nghi:
Con người là động vật lạ lùng. Sướng
bao nhiêu đối với nó là chưa đủ, nhưng khổ bao nhiêu nó cũng chịu được. Con người
được ban cho khả năng thích nghi với nhiều điều kiện hoàn cảnh. Và để tồn tại
và phát triển, con người (hay bất cứ vật nào) cần phải biết thích nghi với điều
kiện hoàn cảnh và môi trường xung quanh.
14.Luật về sự tương tác
Khi vật A tác động vào vật B một lực
thì vật A sẽ nhận được một lực tác động ngược lại đúng bằng lực mà vật A đã tác
động vào vật B. Trong quan hệ giữa con người với con người, khi ta làm cho ai đau
đớn, ta sẽ nhận được sự đau đớn đúng bằng vậy. Và ngươc lại, khi ta làm cho ai
hạnh phúc, chính bản thân ta sẽ nhận được một hạnh phúc đúng bằng hạnh phúc ta đã
ban ra.
15. Quy luật hạt giống :
Để có được một cái cây cao to thì trước
tiên bạn phải gieo hạt giống đó và phải có thời gian chăm sóc nó lớn lên. Điều
này có nghĩa là đừng bao giờ vội vã hãy tuân thủ theo quy luật của nó, hãy kiên
nhẫn và nổ lực thì mới có kết quả tốt nhất.Khi hiểu được "Qui luật của hạt
giống", chúng ta sẽ không cảm thấy thất vọng, bế tắc khi phải đối mặt với
những thất bại. Hãy học cách kiên nhẫn và chai lì với những thất bại trên đường
dài tìm kiếm những thành công.
16. Quy luật của sự kiên
trì:
Bạn thử để ý đến bộ rễ tre xem, nếu
tình từ ngày gieo hạt thì phải mất 4 năm mới có được một bộ rễ xum xuê. Khi bạn
kiên trì đối mặt với khó khăn và thử thách, bạn đã chứng minh cho bản thân mình
và cho những người xung quanh thấy rằng bạn có sự tự chủ và tính kỷ luật tự
giác vốn vô cùng cần thiết để đạt được bất kỳ thành công nào. Bài kiểm tra thực
sự của cuộc sống chính là sự kiên trì.
17. Quy luật của sự tiến
bộ:
Hồi nhỏ lúc bạn khoảng 2, 3 tuổi, bạn
thường chơi banh với ông bà, cha mẹ. Và bạn chiến thắng một cách dễ dàng. Lớn
lên tí nữa bạn chơi banh với những đứa bạn cùng lứa với mình và bạn cũng chiến
thắng vì bạn đã có vài kinh nghiệm. Sau đó bạn được chơi banh cho đội tuyển. Và
thông điệp của quy luật này chính là : "Nếu bạn muốn có nhiều hơn thì bạn
phải trở nên xứng đáng hơn".
18. Quy luật nhân quả:
Mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn từ một lý do cụ thể. thành tựu, của
cải, hạnh phúc, sự thịnh vượng và thành công trong cuộc sống cũng như trong
kinh doanh đều là hệ quả trực tiếp hay gián tiếp hoặc là kết quả của những hành
động cụ thể. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đạt được thành quả như mong muốn
nếu bạn nhận diện được mục tiêu rõ ràng. Nếu nỗ lực tìm hiểu và học hỏi sự
thành công từ những người đi trước, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công tương
tự. Thành công không phải là ngẫu nhiên. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó
"gieo nhân nào gặt quả ấy". Đừng vội kết luận khi chưa biết rõ nguyên
nhân.
19. Quy luật của sự hấp
dẫn và cộng hưởng
Có nghĩa là bạn phải bỏ công tập
trung, công mở ra. Khi hai người có trường năng lượng như nhau thì sẽ tạo ra sức
mạnh rất lớn hơn là cộng 2 người lại khi làm việc độc lập.
20. Quy luật của những con
sóng:
Những con sóng sẽ đến cùng một lúc và
ra đi cùng lúc. Cuộc sống cũng vậy, có những chuyện khó khăn, đau khổ cứ đổ ào
vào ta, lúc đó ta hãy bình tĩnh, suy nghĩ cặn kẽ, mạnh mẽ lên rồi những chuyện đó
cũng sẽ ra đi hết như những con sóng kia. "Mọi chuyện rồi cũng sẽ
qua"
ST
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 20/Apr/2015 lúc 8:12pm
CHUYỆN Ở ĐỜI...
Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên
thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu
hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cứu hộ. Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu…………..
Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?” Tất cả học sinh phẫn nộ, nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi.”
Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời,
liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: “Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ
nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!” Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?” Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy.” Thầy giáo xúc động: “Trả lời rất đúng.”
Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái
trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc
sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố
ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút
quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình.
Trong nhật ký viết rằng : “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm
xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể
để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin
lỗi.”
Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học
sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có
lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận
định người khác.
Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả, mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.
Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải
bởi vì người ta ngốc, mà là người ta hiểu được ý nghĩa trách nhiệm.
Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai, mà là người ta hiểu được trân trọng người bên cạnh mình.
Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì, mà là vì người ta xem người đó là bạn.
https://www.facebook.com/hashtag/suyng%E1%BA%ABm?source=feed_text&story_id=4504816594927 - Nguồn: Minh Phạm - Blogtamsu
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 22/Apr/2015 lúc 10:20pm
http://thayvabiet.com/2015/04/21/17-cau-hoi-va-tra-loi-cua-ba-dipa-ma-ve-hanh-thien-minh-sat/ - - 17 câu hỏi và trả lời của - hành Thiền Minh Sát
by http://thayvabiet.com/author/thayvabiet/ - thayvabiet
Các
câu hỏi và lời giải đáp sau đây được ghi chép lại trong các cuộc phỏng
vấn với Dipa Ma tại Ấn độ vào những năm của thập niên 1970 và tại Hội
Thiền Minh Sát (Insight Meditation Society) vào những năm của thập niên 1980.
1- Tôi phải tập Thiền Minh Sát (Vip***ana) như thế nào?
--
Ngồi thẳng lưng. Nhắm mắt lại và theo dõi sự phồng lên và sự xẹp xuống
của bụng, trong khi bạn đang thở. Hãy cảm nhận hơi thở. Khi theo dõi hơi
thở vào và hơi thở ra, hãy tự hỏi, "Hơi thở chạm vào chỗ nào?"Phải đặt
tâm ý vào chỗ chạm đó mà thôi. Bạn chẳng phải làm gì với hơi thở, mà chỉ
cảm thấy nơi hơi thở chạm. Nếu hơi thở nặng nề, cứ để nó nặng nề. Nếu
hơi thở ngắn, cứ dể nó ngắn. Nếu nó tế nhị, cứ để nó tế nhị. Chỉ cần cảm
nhận nó thôi.
Khi
tâm ý bạn đi vẩn vơ, hãy để ý đến việc đó và tự nói với bạn, "Suy
nghĩ", rồi trở lại với sự phồng lên và xẹp xuống của hơi thở. Nếu bạn
cảm thấy có một cảm giác ở chỗ nào khác, thí dụ như nhức ở chơn, thì
liền đưa tâm ý bạn đến chỗ nhức và ghi nhận, "Nhức". Khi cơn nhức bớt
dần hoặc hết nhức, thì bạn lại quay lại theo dõi chỗ chạm của hơi thở.
Nếu có sự xao động đến, ghi nhận rằng "Xao động".
Nếu
bạn nghe một tiếng động, hãy tự nói với bạn, "Nghe, Nghe", rồi cũng trở
lại với cảm giác về hơi thở. Nếu nhớ đến việc gì, thì hãy ghi nhận
"Nhớ". Bất cứ việc gì bạn thấy, bất cứ sự gì đến trong tâm, chỉ cần biết
đến sự việc đó. Nếu bạn thấy có hình ảnh hay ánh sáng, chỉ cần ghi nhận
"Thấy" hoặc "Ánh sáng". Chẳng cần giữ chúng lại, hay bắt chúng ở lại.
Chỉ cần quan sát chúng mà thôi.
Trong
Thiền Minh sát bạn phải quan sát sự phồng lên và xẹp xuống của hơi thở
và các hiện tượng khởi lên trong tâm và trên thân. Do đó, có việc dời
tâm đi từ các cảm giác đã nhận, cảm giác thích thú, hay đau đớn, đến các
ý tưởng khác nữa. Bất cứ có điều gì đang xảy ra, cũng đều được ghi
nhận, rồi điều ấy qua đi, và có điều khác lại đến. Theo cách đó, sự tu
tập Thiền Minh sát là một phương pháp quan sát. Tất cả sáu căn (mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân và ý; tâm ý là căn thứ sáu) sẽ khởi lên. Bạn chỉ
cần quan sát khi chúng khởi lên, rồi chúng lại qua đi, thì bạn liền trở
về với cảm giác nơi hơi thở. Bất cứ điều gì bạn thấy, bất cứ điều gì
khởi lên trong tâm, bạn chỉ cần biết rõ nó, ý thức được nó, mà thôi.
2- Mục đích của Thiền Minh sát là gì?
--
Mục đích của Thiền Minh sát là để diệt trừ Mười Kết sử; các kết sử nầy
là những nút thắt gút, hay là chướng ngại trong tâm bạn. Từ từ, từ từ,
do sự quán sát mỗi phút giây với sự tỉnh thức, bạn sẽ cởi mở hết các nút
thắt buộc đó ra. Mười Kết sử đó là: ngã kiến (ý kiến sai lầm cho rằng
có cái "ta" riêng biệt, cái tự ngã), nghi ngờ, giới cấm thủ (tuân theo
các nghi lễ ngoại đạo và dị đoan), tham, sân, sắc ái, vô sắc ái, kiêu
mạn, trạo cử và vô minh.
Vào
mỗi giai đoạn của sự giác ngộ, chầm chậm và từng cái một, các kết sử
lần lượt tiêu mất, cho đến quả vị của giai đoạn thứ tư, bậc A la hán,
thì tất cả mười kết sử mới tận diệt. Các kết sử có liên hệ đến sự tái
sanh, cũng giống như chất dầu làm cháy ngọn đèn. Các kết sử cũng như là
chất dầu trong tâm của bạn. Khi dầu cạn lần lần, ánh sáng ở ngọn đèn
cũng lu mờ lần lần. Sau cùng khi dầu cạn hết thì ánh sáng cũng tắt mất.
Một khi các kết sử được tận diệt, vòng tái sanh luân hồi cũng chấm dứt.
Vào thời điểm nầy, bạn có thể hiểu được rằng sự sanh ra và tái sanh đang
nằm trong tay của bạn.
3- Tôi phải làm gì khi bị ngủ gục trong lúc ngồi thiền?
--
Ngủ gục chẳng hại gì cả. Các thiền giả cũng ngủ như thế, gọi là "thiền
miên"(giấc ngủ thiền). Ðiều đó thường xảy ra. Ðừng lo ngại về điều đó.
Khi tôi mới bắt đầu thiền quán, tôi thường khóc luôn, bởi vì tôi muốn nỗ
lực theo đúng các lời chỉ dạy một cách thật nhiệt tâm, nhưng tôi chẳng
thể làm được, bởi tôi buồn ngủ quá. Tôi cũng chẳng đứng thẳng lên và đi
thiền hành cho đàng hoàng, vì tôi buồn ngủ quá. Trước kia, trong năm
năm, tôi đã cố gắng để ngủ mà chẳng ngủ được. Và nay, ở đây, tôi đang cố
gắng để tập thiền, thì sự buồn ngủ lại cản trở tôi. Tôi đã tận dụng tất
cả năng lực của tôi để xua đuổi cơn buồn ngủ, nhưng tôi chẳng thể làm
được thế. Rồi một hôm, đùng một cái, tôi đạt đến trạng thái mà sự buồn
ngủ biến đi đâu mất; và rồi cơn buồn ngủ cũng chẳng đến với tôi, ngay cả
khi tôi ngồi thiền hằng mấy giờ.
4- Có phải nghiệp (karma) giống như sổ kết toán
được cất giữ lại hay không? Nếu phải,
thì cất nó ở đâu?
--
Mỗi người đều có một bánh xe nghiệp (nghiệp luân). Nghiệp đó nằm ngay
trong tay của bạn; chẳng ai khác cất giữ nó cả. Mỗi khi bạn hành động,
nghiệp được gom cất lại. Nghiệp trôi theo dòng ý thức. Ngày bạn sanh ra,
nghiệp cùng đến với bạn. Những kẻ khác chỉ có thể trỏ đường đi cho bạn,
chớ họ chẳng thể sửa đổi nghiệp của chính bạn. Chẳng một ai có thể lấy
nghiệp của người khác. Chính bạn, bạn phải làm việc đó. Bởi do nghiệp mà
có người tu tập tiến bộ nhanh, có người tiến bộ chậm. Vài kẻ bị đau
nhức nhiều, có người thì không.
5- Nếu chẳng có linh hồn, thì ai thấy, nghe, và biết?
-- Trí huệ.
6- Phải làm gì khi năng lực và cố gắng xưống thấp?
--
Ðôi khi năng lực xuống thấp, có lúc nó lại lên cao. Ðôi khi sự cố gắng
tụt xuống, có lúc nó lại trồi lên cao. Nhưng bạn chỉ cần ghi nhận trong
tâm bạn rằng "năng lực thấp, cố gắng thấp". Nếu bạn ghi nhận nó khi nó
đang thấp, tự nó tự nhiên điều chỉnh lại. Biết rõ mức "năng lực thấp",
"năng lực cao" cho đến khi nào một năng lực trung bình hiện thấy ra.
Ðiều nầy cần được làm một cách êm thắm, từ từ, và dịu dàng. Năng lực và
cố gắng được điều chỉnh đúng mức khi ta ghi nhận chúng. Ta chẳng nên trở
thành nạn nhơn của các năng lực.
7- Bà làm cách nào để thương mà đồng thời chẳng luyến ái ?
--
Một thí dụ thật giản dị là nước. Chẳng luyến ái có nghĩa là bạn trôi
trên mặt nước. Bạn chẳng lặn sạu dưới nước. Bạn thả mình trôi theo dòng
mà chẳng chìm sâu xuống đáy nước.
8- Có đúng chăng, thiền giả phải ăn chay?
--
Vấn đề ăn chay hay ăn mặn chẳng quan trọng. Ðiều quan trọng là tâm ý
bên trong. Ngay cả khi bạn ăn chay với một tâm trạng ô nhiễm vì tham,
sân hay si, thì bữa ăn chay của bạn trở thành ăn mặn. Ðó là lời Ðức Phật
đã dạy. Nếu tâm ý bạn thoát khỏi tham, sân, thì bữa ăn mặn cũng hoá ra
bạn đang ăn chay. Ðối với mỗi hành động -- thân, miệng, ý -- Ðức Phật
đặt nặng nơi ý định.
9- Ðôi khi tôi cảm thấy quá chán nản và muốn tự sát.
--
Sự chán nản đến mức suy nhược và ý muốn tự sát là những căn bịnh tâm
thần. Ðôi khi nó lại xảy ra cả cho những thiền giả đã tu chứng thật cao
nữa. Nên tập phát triển cho có được một viễn ảnh thật thực tiễn. Một
mặt, bạn phải biết rõ hậu quả của việc tự sát: đó là một hành động chẳng
cứu giúp bạn được gì trong nhiều kiếp sống liên tiếp; và mặt khác, hãy
ráng nhớ, mạng sống con người là điều quí báu nhứt. Ðừng phung phí nó.
Bạn nên gắng tập Thiền Minh sát và vui tươi lên.
10- Trí năng có quan trọng lắm
trong sự tiến bộ thiền quán không?
--
Không. Tôi chẳng có chút trí năng nào cả. Và trước kia, tôi chẳng hề
biết đến thiền quán hay là các trạng thái của tâm thức. Tôi chỉ có lòng
tin thành khẩn nơi đạo pháp. Tôi cảm thấy chắc có điều gì dành cho tôi ở
đấy. Với lòng tin ấy, tôi bắt đầu tu tập.
11- Sự tỉnh thức có ích lợi gì ?
--
Ðể tôi kể cho các bạn nghe một thí dụ. Nếu tôi bảo bạn, có một số châu
báu được chôn dấu tại một nơi nào đó và tôi dục bạn đi lấy về, bạn sẽ
rời nhà lên đường để đi đến đó. Dọc đường, bạn gặp một cuộc đánh lộn,
bạn dừng lại xem một lát. Nhưng sau đó, bạn lại tiếp tục lên đường. Rồi
bạn lại thấy một đám cưới đi ngang qua, kèn trống vang lên, bạn lại dừng
bên đường để ngắm. Lát sau, bạn lại đi tiếp. Có thể bạn thấy một cuộc
đua xe trên công lộ, bạn cũng đứng lại xem, một lát sau mới đi tiếp. Nếu
bạn chẳng có tỉnh thức, bạn chẳng thể đi tới nơi chốn dấu châu báu mà
tôi đã bảo đến lấy. Nhưng khi có sự tỉnh thức ở đấy rồi thì mặc dầu có
những sự ngừng nghỉ hay cản trở, bạn chẳng hề lạc mất lối, và tiếp tục
đi tới mãi. Sự tỉnh thức giúp bạn đạt tới mục tiêu.
12-
Các sự chuyển hoá quan trọng trong đời bà
đã xảy ra trong khi tu tập
ráo riết hay là ngay trong
cuộc sống hằng ngày theo đường lối thiền
quán?
--
Các sự chuyển hoá lớn xảy ra trong khi tu tập ráo riết. Rồi sau đấy,
tôi vun bồi các sự thay đổi đó ngay trong đời sống hằng ngày. Các sự
biến đổi ngày càng thâm sâu hơn, theo phương cách đó.
13- Các ưu phiền và sầu não của bà từ từ mất dạng
hay đã nhanh chóng tiêu trừ như là
một thành quả của sự giác ngộ?
Lần
lần tôi có thể cảm thấy chúng từ từ ra đi mất. Rồi sau đấy với sự thực
tập thiền quán nhiều hơn, tôi phát triển được chút ít trí huệ, thì toàn
bộ ưu não đều tiêu tán.
14- Ai có thể dạy thiền quán được?
--
Cần có hai điều về việc giảng dạy Giáo pháp. Một là kiến thức và sự
sáng trí. Còn điều kia là sự chứng đắc được đạo quả thứ nhứt hay đạo quả
thứ nhì trong sự giác ngộ. (Sau đây là lời của Jack Kornfield đã nói
rộng ra, dựa theo câu trả lời của Dipa Ma). Các ba la mật (đức tánh toàn
thiện) cần có đủ, để xứng làm một vị thầy dạy thiền, rất khác với các
ba la mật cần có để tu tập thiền định. Cả hai loại khả năng rất khác
nhau về căn bản. Vài người có tiềm năng rất rộng trong việc thiền quán
và đời sống tâm linh, trong khi những kẻ khác lại có khả năng rất tế nhị
để truyền thông và giảng dạy. Hai hạng người đó đâu phải bó buộc là
cùng một hạng như nhau. Tuy nhiên để giảng dạy, điều đáng mong ước là họ
có đủ cả hai đức tánh: kinh nghiệm tốt và thâm sâu về đời sống tâm linh
và khả năng trao truyền các kinh nghiệm đó cho người khác.
15- Ðiều gì tốt nhứt cần làm khi các dục vọng quá mạnh?
--
Hãy quán tưởng và chiếu soi mạnh và trực tiếp vào các dục vọng. Hãy
biết rằng chúng rất mạnh. Hãy cố gắng tìm hiểu chúng cho rõ ràng... Nhờ
xuyên qua sự hiểu biết về các điều ham muốn của các giác quan khi các
ham muốn đó vừa khởi lên, bạn có thể khắc phục được chúng. Bạn có thể
sống trong cõi dục giới mà vẫn là một người Phật tử thuần thành, bởi vì
bạn có thể đồng thời "xuất thế gian"được, với ý nghĩa là bạn chẳng để bị
lôi kéo hay bị ràng buộc.
16- Sự hiểu biết căn bản của bà về đời sống có thay đổi chăng?
--
Lối tôi nhìn đời đã thay đổi rất nhiều. Trước kia, tôi bám níu vào mọi
sự việc; tôi rất chiếm hữu, tôi đòi muốn muôn vật. Nhưng nay, tôi như
đang trôi bồng bềnh, chẳng bị vướng bận gì. Tôi đang sống ở đây, nhưng
tôi chẳng ham muốn vật gì, tôi chẳng mong chiếm hữu bất cứ vật gì. Tôi
đang sống, thế thôi. Thế là đủ rồi.
17- Tôi phải tập tâm từ bi như thế nào?
--
(Các đoạn sau đây là sự kết hợp giữa những lời dạy của Dipa Ma đã được
ghi âm, với các hồi tưởng của Michelle Levey về lời Dipa Ma đã dạy.
Michelle Levey đã thực tập thiền quán về tâm từ bi trong hơn hai mươi
năm. Các bạn có thể chọn, hoặc dùng suốt thời thiền toạ để quán về tâm
từ bi, hoặc khởi đầu hay chấm dứt thời khoá với tâm từ bi. Sau cùng, năm
giai đoạn, được kể ra sau đây, có thể phối hợp tập chung trong một thời
khoá; nhưng khi mới bắt đầu tập, tưởng nên mỗi lần chỉ chiếu soi kỹ vào
một giai đoạn mà thôi).
a) Giai đoạn một.
Giai
đoạn đầu là phải thương ngay chính mình, là bạn thân với chính mình.
Bắt đầu rải tâm từ bi đến cho mình. Bạn có thể dùng các câu nguyện sau
đây, hay các tâm ảnh, để soi đường cho bạn trong việc làm phát khởi và
hướng dẫn tâm từ bi của bạn:
Nguyện tôi chẳng có kẻ thù.
Nguyện tôi chẳng vướng hiểm nguy.
Nguyện tôi chẳng âu lo
Nguyện thời thời tôi được thân an tâm lạc.
"Kẻ
thù" có nghĩa là kẻ thù bên ngoài mà mình cũng làm kẻ thù cho chính
mình nữa. Kẻ thù có thể thấy ở cảnh giới các cảm thọ, từ một chút bực
bội cho đến sự sân hận mãnh liệt hoặc đối với mình hay đối với kẻ khác.
Trong khi thầm niệm các câu trên, hãy nhìn vào trong tâm bạn thấy thật
rõ ràng hình ảnh của chính bạn. Nếu chẳng thể dùng tâm nhãn như thế, thì
cố nhớ lại bóng dáng bạn khi bạn soi gương. Nếu nhớ lại chẳng được hết,
thì bạn cứ nhìn thẳng vào một bức ảnh còn mới của bạn cho đến khi nào
bạn có thể thấy rõ bạn bằng mắt tâm.
Lập
lại các câu trên theo thứ tự. Nếu tâm đi vẩn vơ và đang quên mất một
câu nào, thì nhẩm đọc lại ngay từ câu đầu. Ðem tâm quay về với mỗi câu
nhiều lần như thế sẽ khiến cho định lực của bạn càng thâm sâu.
Ðiều
quan trọng là bạn phải bỏ rơi nghĩa chữ và cảm tưởng của bạn dính sau
các chữ ấy, mà vẫn để trọn lời nguyện trong câu hướng dẫn bạn, cắm sâu
bạn vào sự thực tập mà đi tới. Hãy nuôi dưỡng trong tâm trí cảm giác an
lạc cùng hình ảnh của bạn và miên mật niệm các câu nguyện trong bao lâu
mà thời khoá cho phép.
Khi
việc thực tập đã khá sâu, khi bạn cảm thấy bạn thật tình yêu chính bạn,
khi bạn có thể lưu giữ vững trong tâm bạn hình ảnh rõ ràng của chính
bạn, thời bấy giờ, nếu bạn muốn, hãy chuyển sang giai đoạn thứ hai, về
cách rải tâm từ bi đến cho một người bạn lành.
b) Giai đoạn hai.
Dùng
các câu nguyện cũ như trước, hướng tâm từ bi đến một người bạn lành hay
đến vị thầy đã tỏ ra thân ái với bạn. Cũng như khi bạn đã rải tâm từ bi
đến cho chính bạn, hãy nhìn lâu thật rõ hình ảnh của người thân trong
tâm bạn và rải tâm từ bi đến cho người ấy:
Nguyện cầu bạn chẳng có kẻ thù.
Nguyện cầu bạn chẳng vướng hiểm nguy.
Nguyện cầu bạn chẳng âu lo.
Nguyện cầu thời thời bạn được thân an tâm lạc.
Khi
bạn cảm thấy rằng bạn thương người thân ấy cũng như bạn thương chính
bạn vậy, hoặc khi bạn có lưu giữ tâm ảnh của người thân nơi tâm bạn thật
lâu và thật rõ cùng với những câu cầu nguyện, thời nếu bạn muốn, bạn có
thể chuyển sang giai đoạn thứ ba.
c) Giai đoạn ba.
Nhóm
người kế tiếp để rải tâm từ bi được gọi là những người đang đau khổ --
bất cứ ai hoặc nhóm nào đang khổ sở. Trước đây, bạn lưu giữ vững trong
tâm hình ảnh của mỗi một người, thì nay bạn hãy mở rộng nhãn quan để
chiếu soi đến một nhóm đông người. Bắt đầu nhìn tâm ảnh của một nhóm
người đang đau khổ. Rải tâm từ bi đến các người đó như bạn đã rải cho
chính bạn và cho người thân:
Nguyện cầu các bạn chẳng có kẻ thù.
Nguyện cầu các bạn chẳng vướng hiểm nguy.
Nguyện cầu các bạn chẳng âu lo.
Nguyện cầu thời thời các bạn được thân an tâm lạc.
Nếu
có những hình ảnh của các nhóm khác tự động khởi lên trong tâm bạn, ví
dụ như những bịnh nhơn trong nhà thương, hoặc các nạn nhơn chiến tranh,
thời cũng tốt vậy, bạn cứ hướng tâm từ bi đến với họ, làm như thế là
thiền quán theo một đường lối linh động với một dòng các hình ảnh di
động. Hãy tiếp tục niệm những câu nguyện trong khi cố gắng chú tâm càng
nhiều đến các cảm giác về từ bi ẩn sau các chữ.
Từ
trên căn bản biết thương chính mình, bạn nhận ra rằng sự tự mình thương
yêu mình chính là căn bản và chất nhiên liệu để nới rộng tình thương
đến người khác. Vừa thương mình, bạn thương luôn người thân như thương
chính bạn. Rồi bạn thương đến những người đang đau khổ, như bạn đã
thương người thân của bạn, và thương người nầy cũng như bạn đã thương
chính bạn. Với sự tập luyện miên mật, tất cả mọi nhóm đều được hoà hợp
lại thành một nhóm duy nhứt.
d) Giai đoạn bốn.
Trong
giai đoạn thứ tư nầy, tâm từ bi và tâm bình đẳng được hoà chung nhau
lại. Việc thực tập là lưu giữ trong tâm một ý nghĩa thật rộng rãi về mọi
chúng sanh và rải tâm từ bi một cách đồng đều đến cho họ -- các bằng
hữu, các người đau khổ, các người mà bạn dửng dưng, các ngưòi gây khó
khăn cho bạn, và tất cả chúng sanh khắp nơi.
Nguyện cầu mọi chúng sanh chẳng có kẻ thù.
Nguyện cầu mọi chúng sanh chẳng vướng hiểm nguy.
Nguyện cầu mọi chúng sanh chẳng âu lo.
Nguyện cầu mọi chúng sanh thời thời được thân an tâm lạc
Muốn
được như thế, hãy khiến tâm của bạn trở thành tâm từ bi, bằng cách chú ý
và quan tâm nhứt về tình cảm của mình đối với sự từ bi. Các chữ, các
câu nguyện, mà bạn dùng đã nhiều lần đến nay, chỉ là những mốc chỉ đường
cho bạn hướng về các tình cảm đó. Hãy để tâm trí bạn trở nên từ bi và
an trú nơi đấy với sự bình đẳng chẳng cho nghiêng riêng về một hướng nào
cả.
c) Giai đoạn năm.
Giai
đoạn cao điểm nhứt của sự quán chiếu tâm từ bi là phối hợp tất cả các
giai đoạn lại, rồi chiếu rọi trong một lúc đến mỗi giai đoạn riêng biệt,
vào suốt thời gian dành cho việc quán chiếu. Thực tập theo đường lối
đó, sự quán tưởng trở nên như một buổi hoà tấu của tâm từ bi trong đó
bạn khởi lên với chính bạn, rồi mở rộng ra, mở rộng thêm ra, mở rông mãi
thêm ra, cho đến khi nào tâm bạn thật sự an trú trong bình đẳng tâm vô
lượng và vô biên.
Trích từ: Ngập Sâu Trong Ân Sủng
Cuộc đời ly kỳ và Giáo pháp của Nữ Thiền sư Dipa Ma
Thiện Nhựt phỏng dịch
Nguyên tác: Knee Deep In Grace
The Extraordinary Life and Teaching of Dipa Ma
by Amy Schmidt
http://www.budsas.org/uni/u-dipama/dipama00.htm - http://www.budsas.org/uni/u-dipama/dipama00.htm
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Apr/2015 lúc 8:28pm
Mời xem phim: https://www.youtube.com/watch?v=sxZPvwck4cI - - Con Đường
https://www.youtube.com/watch?v=sxZPvwck4cI - | | https://www.youtube.com/watch?v=sxZPvwck4cI"> | | | | | | https://www.youtube.com/watch?v=sxZPvwck4cI - - ★
| | https://www.youtube.com/watch?v=sxZPvwck4cI - Preview by Yahoo |
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
https://www.youtube.com/watch?v=JDaH1-c7SuU - | | https://www.youtube.com/watch?v=JDaH1-c7SuU"> | | | | | | https://www.youtube.com/watch?v=JDaH1-c7SuU - - ★ - ★
| | https://www.youtube.com/watch?v=JDaH1-c7SuU - Preview by Yahoo |
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
https://www.youtube.com/watch?v=4e6WbxqgxIA - | | https://www.youtube.com/watch?v=4e6WbxqgxIA"> | | | | | | https://www.youtube.com/watch?v=4e6WbxqgxIA - - ★ - ★
| | https://www.youtube.com/watch?v=4e6WbxqgxIA - Preview by Yahoo |
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
https://www.youtube.com/watch?v=AYkECImMk8k - | | https://www.youtube.com/watch?v=AYkECImMk8k"> | | | | | | https://www.youtube.com/watch?v=AYkECImMk8k - - ★ - ★
| | https://www.youtube.com/watch?v=AYkECImMk8k - Preview by Yahoo |
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
"Con đường giác ngộ" thắng lớn tại Liên hoan phim Vesak 2014 Bộ
phim về cuộc đời Đức Phật do diễn viên Công Hậu làm đạo diễn đoạt hai
giải "Phim truyền hình nhiều tập hay nhất", "Đạo diễn hay nhất".
| Cảnh trong phim "Con đường giác ngộ". |
Đạo diễn Công Hậu đoạt giải nhất thể loại Phim truyền hình nhiều tập hay nhất và giải Đạo diễn xuất sắc. Từng
thành công với vai Phật Thích Ca trong bộ phim nhựa "Ánh đạo vàng" cách
đây 16 năm nên Công Hậu được nhà sản xuất tin tưởng giao cho vai trò
đạo diễn.
Con đường giác ngộ là
bộ phim kể về cuộc đời vĩ đại của Đức Phật từ giai đoạn Ngài thành đạo,
truyền bá chánh pháp, giáo hóa chúng sinh đến lúc nhập niết bàn. Trong
đó nêu rõ vai trò và cuộc đời của 10 vị đại đệ tử của Đức Phật thời kỳ
Phật tại thế. Phim do hãng Nghiệp Thắng và chùa Hoằng Pháp tại TP HCM
sản xuất. Bối cảnh chính được thực hiện tại Buôn Mê Thuột, Đồng Nai,
Phan Thiết... Phim
có sự tham gia của các diễn viên: NSƯT Hùng Minh, Thanh Nguyệt, diễn
viên Tuấn Phương, Huỳnh Anh Tuấn, Gia Lâm, Minh Nguyệt, bé Ngọc Tuấn… Đạo
diễn Công Hậu cho biết, đây bộ phim mà anh phải mất ăn mất ngủ vì có
hơn 100 vai diễn và hơn 5.000 diễn viên quần chúng. Riêng cảnh Đức Phật
nhập Niết bàn quy tụ trên 200 tăng và 50 ni của chùa Hoằng Pháp. Đặc
biệt, phần trang phục có hơn 600 bộ. "Giải
thưởng này cũng chính là niềm vui chung của Phật giáo Việt Nam. Phim
nói lên tinh thần, triết lý nhà Phật: tình thương, bác ái, nhân sinh
quan và hoà bình cho nhân loại", đạo diễn chia sẻ.
Ngày
8/6, chương trình ca nhạc "Phật giáo hướng về biển đảo" diễn ra
tại Đồng Nai nhằm quyên góp ủng hộ cho các chiến sĩ Trường Sa và Hoàng
Sa. Đây cũng là dịp để nhà sản xuất mừng bộ phim "Con đường giác ngộ"
đoạt giải tại Liên hoan phim Vesak 2014.
Thực hiện phim Con đường giác ngộ
Theo
đạo diễn Công Hậu thì chỉ sau ba ngày công chiếu (2- 4/ 11/2013), bộ
phim đã thu hút hơn 20 ngàn lượt khán giả, phật tử đến chùa Hoằng Pháp
xem. Công Hậu thật sự rất hạnh phúc vì bao nhiêu tâm sức của anh sau hơn
một năm quay phim và làm hậu kỳ đã được đền bù xứng đáng khi nhận được
sự ủng hộ nồng nhiệt của khán giả. Từng thành công với vai Phật Thích Ca trong bộ phim nhựa Ánh đạo vàng cách đây 16 năm nên Công Hậu được Chùa Hoằng Pháp tin tưởng giao cho vai trò đạo diễn bộ phim Con đường giác ngộ. Thượng
tọa Thích Chân Tính - Trụ trì chùa Hoằng Pháp cho biết : “Sau khi đọc
kịch bản phim của hai ông Minh Mẫn - Đỗ Tài, cũng như nhờ sự thẩm định
của một số chư Tăng Ni, Phật tử, chúng tôi nhận thấy đây là một kịch bản
hay và có ý nghĩa nên chùa Hoằng Pháp đã quyết định sản xuất bộ phim”. Bộ
phim được đầu tư 3,5 tỷ đồng do Chùa Hoằng Pháp và Công ty Nghiệp Thắng
sản xuất. Phim có sự tham gia của các diễn viên: NS Chí Tiên (em trai
út của cố nghệ sỹ Thanh Nga và NSND Bảo Quốc), NSUT Hùng Minh, NSUT
Thanh Nguyệt, Tuấn Phương, Huỳnh Anh Tuấn, Gia Lâm, Nhất Duy, Thành Tá,
Thiện Tâm, Trọng Hiếu, Hoài Ân, Duy Mạnh, Quách Tĩnh, Mỹ Phương, Minh
Nguyệt, Bé Ngọc Tuấn…Hầu hết các diễn viên đều phát nguyện xuống tóc để
đầu tư cho vai diễn của mình.
Cảnh trong phim Con dường giác ngộ Đạo diễn Công Hậu chia sẻ: “Đây
là bộ phim mà tôi phải mất ăn mất ngủ vì phim có hơn 100 vai diễn và
hơn 5000 diễn viên quần chúng, riêng cảnh Đức Phật nhập Niết bàn quy tụ
trên 200 tăng và 50 ni của chùa Hoằng Pháp. Đặc biệt, phần trang phục
với hơn 600 bộ do Chí Tiên, Công Minh đảm nhận, phần hóa trang do “phù
thủy” hóa trang Xuân Chính thực hiện”. Bộ
phim chuyển tải những vấn đề căn bản và quan trọng của Phật và Thánh
chúng suốt 45 năm hoằng pháp nhằm ôn lại khái quát lịch sử cho Phật tử,
vừa tôn vinh công đức của đức Thế Tôn, qua đó là tấm gương cho mọi Phật
tử noi theo và giúp cho những ai muốn bước đầu học Phật. Mỗi
tập có thời lượng dài 90 phút kể về cuộc đời đức Phật Thích Ca từ giai
đoạn Ngài thành đạo, hoằng pháp và giáo hóa chúng sinh đến khi nhập Niết
bàn. Trong đó sẽ nêu bật vai trò và cuộc đời của 10 vị đại đệ tử của
đức Phật trong thời Phật còn tại thế như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại
Ca Diếp, Tu Bồ Đề, A Nan, Ca Chiên Viên, Ưu Ba Li, La Hầu La, A Na
Luật, Phú Lâu Na. Khi Đức Phật mất đi, 10 vị đại tử này tiếp tục con
đường mang phật giáo đi khắp thế giới. Và hơn hết, bộ phim chuyển tải
gía trị đạo đức, cuộc sống hạnh phúc mà đạo Phật mang lại cho thế giới
nhân sinh hôm nay. Phim
có hình ảnh đẹp, âm nhạc đậm chất thiền, và tiết tấu chậm phù hợp với
phong cách từ tốn của nhà tu hành. Trong phim có nhiều cảnh Đức Phật
thuyết pháp giảng dạy cho đệ tử với lời thoại chân phương, dễ hiểu cho
mọi đối tượng khán giả. Vì vậy, dù kể lại cuộc đời Đức Phật nhưng bộ
phim cũng chính là lời thuyết giảng phương thức tu hành rất chuẩn xác
với những gì đã được các sư truyền giảng trong suốt nhiều năm qua. Vai Đức Phật do diễn viên trẻ Tuấn Phương, từng tham gia khá nhiều bộ phim như Gia đình sóng gió, Nợ đa tình, Ngọn cỏ gió đùa… đảm nhận. Tuấn Phương cho biết: “
Được đóng phim Phật là niềm mơ ước của tôi từ rất lâu rồi. Vì vậy, khi
được đạo diễn Công Hậu giao vai chính, tôi rất vui nhưng cũng khá căng
thẳng. Nhân
vật nguyên mẫu của phim là Đức Phật Thích Ca có 32 tướng tốt và 80 vẻ
đẹp. Mỗi bước đi như sen nở tỏa hương thơm với ánh từ quang trí tuệ. Để
vào vai này, tôi phải vào chùa ở bốn tháng để ăn chay, đọc kinh, niệm
Phật, học lễ... như một nhà sư.
Theo
tôi, điều cần thiết là phải thể hiện rõ tính trung thực những vẻ đẹp,
tướng tốt của Đức Phật thì mới có giá trị nghệ thuật, mới thăng hoa được
ý nghĩa giáo dục của phim, đáp ứng đúng mong đợi của hàng chục triệu
Phật tử Việt Nam”. Song Minh
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/May/2015 lúc 5:13pm
Quê
hương Đức Phật Thích Ca
vẫn yên bình sau trận động đất
ở Nepal
Theo Visiontimes
Hồng Liên tổng hợp
Lâm Tỳ Ni, Quê hương của Đức
Phật Thích Ca vẫn yên bình sau trận động đất ở
Nepal. Sau trận động đất kinh hoàng ngày 25/4
tại Nepal, nhiều di sản văn hóa nổi tiếng thế
giới đã hoàn toàn bị phá hủy. Nhưng điều kỳ diệu
là vùng đất Lâm Tỳ Ni, nơi được coi là quê hương
của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, lại không hề bị
ảnh hưởng.
Lâm Tỳ Ni (Lumbini) được coi
là một trong bốn vùng đất thiêng liêng gắn liền
với đời sống của Đức Phật Thích Ca. Bên cạnh
1/Kushinagar – nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, 2/Bồ Đề
Đạo Tràng (Bodh Gaya) – nơi Đức Phật thiền định
49 ngày dưới cây bồ đề và giác ngộ Phật Pháp, và
3/Sarnath – nơi đầu tiên Đức Phật giảng Pháp, 4/Lâm
Tỳ Ni là nơi hoàng hậu Mayadevi sinh hạ thái tử
Tất Đạt Đa, người sau này trở thành Phật Thích
Ca Mâu Ni.
Vùng đất thiêng Lâm Tỳ Ni nằm ở phía Tây Nam của
Nepal, cách tâm chấn động đất khoảng 145 km. Là
khu vực nông thôn tọa lạc dưới chân dãy núi
Himalaya, Lâm Tỳ Ni vẫn còn lưu giữ nhiều ngôi
chùa và đền thờ nổi tiếng, trong đó có đền thờ
hoàng hậu Mayadevi, ao Puskarini, và phần còn
sót lại của cung điện Ca Tỳ La Vệ xưa kia.
Hai ngày sau
trận động đất kinh hoàng, một nhóm phóng viên đã
đến Lâm Tỳ Ni để đưa tin về thiệt hại tại đây.
Nhưng trước nỗi kinh ngạc của họ, Lâm Tỳ Ni vẫn
hoàn toàn yên bình như chưa hề có trận động đất
nào xảy ra. Nếu như trận động đất 7,9 độ Richter
khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng, nhiều di
tích lịch sử và các tòa nhà kiên cố sụp đổ, khắp
nơi là khung cảnh hoang tàn và tang thương,… thì
ngay tại Lâm Tỳ Ni, cuộc sống vẫn diễn ra yên ả,
thanh bình.
Các quán
hàng, cửa hiệu, và trạm xăng vẫn mở cửa đón
khách. Rất nhiều khách du lịch ngoại quốc – chủ
yếu là người Ấn Độ – đều có mặt tại đây. Theo
ông Batalla thuộc ban quản lý Lâm Tỳ Ni, sau khi
động đất xảy ra, nhóm quản lý đã đi kiểm tra tất
cả các công trình di sản văn hóa thế giới trong
thị trấn. Và thật kỳ diệu, không có bất cứ một
công trình nào bị hư hại.
Cho dù hàng ngàn năm lịch sử có thể bị phá hủy
trong phút chốc, nhưng có lẽ những vùng đất linh
thiêng nhất vẫn luôn được bảo vệ. Trong nỗi
thương tiếc cho những di sản thế giới đang chìm
trong đống đổ nát, chúng ta vẫn vui mừng trở lại
với quê hương của tôn giáo và tín ngưỡng lâu đời
nhất thế giới – Phật giáo.
https://daikynguyenvn.com/wp-content/uploads/2015/05/800px-Lumbinibodhi.jpg">
Cây bồ đề và ao Puskarini,
nơi hoàng hậu Mayadevi làm lễ nhúng nước trước
khi sinh Đức Phật (Ảnh: Wikipedia)
https://daikynguyenvn.com/wp-content/uploads/2015/05/Great_Drigung_Kagyud_Lotus_Stupa.jpg">
Một bảo tháp ở Lâm
Tỳ Ni
(Ảnh:
Prakash Adhikary)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Jun/2015 lúc 7:59pm
Lưu giữ tro cốt ở Nhật Bản *** Quang cảnh bên ngoài ngôi đền lưu giữ tro cốt. Nhà
để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản, là nơi hết sức
hiện đại đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất.
Những
bức tường ở nơi đây được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một
bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu.
Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể
thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách
có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
Khi
thân nhân của người đã khuất vào viếng, họ sẽ mang IC card chứa mã PIN
để nhập vào hệ thống, khi đó bức tượng tại vị trí người thân của họ sẽ
đổi màu nổi bật lên để dễ dàng nhận ra. Những hũ chứa tro cốt này sẽ
được lưu trữ tại đây trong 33 năm trước khi được chôn xuống dưới nền của
ngôi nhà. Trước giờ, mô hình nhà để tro cốt được xem là cách tiện lợi
và hiện đại để lưu trữ di thể của người đã mất. Tuy nhiên, cách làm của
ngôi đền Koukoko-ji còn độc đáo và đầy tính công nghệ hơn rất nhiều.
Yajima Taijun, người trụ trì ngôi đền Koukokuji đang giới thiệu những ngăn để tro cốt đằng sau bức tường tượng pha lê. Nhật
là đất nước của những sản phẩm phát minh độc đáo và mặt khác, họ cũng
đang đối mặt với tình hình dân số già đi một cách nhanh chóng. Theo
thống kê, 1/4 cư dân tại Nhật có độ tuổi trên 65 và dân số 127 triệu
người được dự đoán là sẽ giảm khoảng 30 triệu trong vòng 50 năm tới.
***
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Jun/2015 lúc 7:23pm
Người tu và Danh-vọng Mây vô-danh
Chợt nhớ trước đây có lần tôi được đọc một câu chuyện, tên gì tôi chẳng
nhớ rõ, nhưng đại khái câu chuyện kể về một vị thầy sau thời gian tu
hành nghiêm mật trên núi nên bèn hạ sơn hoàng đạo dưới chốn kinh kỳ. Sau
một thời gian hoằng hóa độ sinh, thầy được mọi người biết tiếng và
ngưỡng mộ vô cùng vì đức hạnh và sự uyên bác kinh luật của ngài. Được
vua sắc phong làm quốc sư, và mỗi lần thầy thuyết giảng đều được ngồi
trên những pháp tòa trang nghiêm, bằng gỗ trầm thơm. Sau một thời gian
hoàng đạo ở chốn kinh kỳ, thầy ra đi để tìm cách độ những người ở các
nơi khác. Một hôm ngang qua một dòng suối thầy xuống tắm và đắm chìm
trong cái sảng khoái giữa dòng nước mát, cảnh vật thiên nhiên xinh đẹp
của núi rừng. Đột nhiên thầy giựt mình vì nghe những tiếng la ó của một
bọn trẻ. Chúng nó thì cũng ngạc nhiên vì bất chợt trông thấy thầy nên
bật la lên:
"Ê tụi mày ơi! Xem kìa, có ông thầy chùa đầu trọc đằng kia."
Khi vừa thoáng nghe, cơn giận từ đâu tràn đến và như xâm chiếm toàn bộ
cõi lòng thầy. Thầy thấy mình bị xúc phạm, bị hủy nhục và chê bai. "Ta
đây là đường đường một vị quốc sư, ngay cả vua cũng phải kính nể quỳ
lạy, người người ai ai cũng tôn kính đảnh lễ, mà nay tụi nhóc này dám
nói mình là thầy chùa đầu trọc". Nhưng rồi chỉ trong khoảng khắc sau đó,
thầy chợt nhiên bật cười với chính mình vì sự giác ngộ kịp lúc:
"Mình là thầy chùa có đầu trọc, thì tụi nhỏ gọi là thầy chùa đầu trọc, chứ có gì đâu mà phải buồn, phải giận trong lòng."
Bỗng chốc thầy thấy được cái vô thường và giả tạo của cuộc đời.
Những cái danh vị của quốc sư, của hòa thượng, những sự cung kính, khen
ngợi, đảnh lễ, cúng dường từ mọi người bỗng trở thành huyễn hoặc và giả
tạm. Cái còn lại trong thầy là sự an nhiên, như như tự tại của một
người thoát khỏi mọi phiền trược tranh đua của cuộc đời. Câu chuyện tôi
chỉ nhớ được đến đó, nhưng nó đã gợi cho tôi những hình ảnh và ý nghĩa
thật đẹp của nội dung câu chuyện, về cái tâm tham danh vọng, chấp chước
của người tu đối với cuộc đời.
Thật ra những ước vọng thầm kín trong mỗi con người là thích được người
khác chú ý, tôn trọng và kính nể; dù người đó là một người thường hay
một người tu. Có những danh vọng và chức vị nhỏ người ta muốn được tôn
trọng và kính nể theo mức độ nhỏ; có danh cao, chức lớn thì người ta
cũng muốn người khác biết đến và kính nể nhiều hơn. Thế nên theo thời
gian tu hành nhiều năm, có phẩm bậc cao hơn thì người tu muốn được xem
trọng cũng là chuyện thường tình; nhưng nếu lấy Phật pháp làm thước đo
cho việc này, thì việc mong muốn được người tôn kính và trọng nể nhiều
hơn qua lâu năm tu hành; thì đây quả là một mong muốn của bản ngã do
thiếu chất liệu tu hành mà ra.
Khi người ta không có sự tu và hành trì thật sự thì người ta sẽ thấy
cái danh vọng này là thật có, thấy có mình đáng hưởng cái danh này và
thấy cuộc đời là thật và thường tại. Chỉ có cái nhìn và thấy như vậy thì
người ta mới ham cái danh hão huyền để phải buồn, phải vui và tìm cầu
chạy theo nó. Còn nếu luôn luôn nghĩ đến sự tu hành, nghĩ đến sự khổ não
của chúng sinh mà hằng khởi những niệm từ, tâm bi mong cứu độ mọi loài,
thường nghĩ đến giải thoát thì người ta sẽ đâu ham những cái danh giả
tạo mà người khác ban tặng cho. Dù tôi vẫn biết tự trong thâm tâm và đáy
lòng rằng, tôi còn rất ham thích những cái danh vọng của chức vị nọ
kia, và các phẩm bậc của người tu, nhưng tôi mặt khác lại sợ nó vì những
tác động tâm lý tiêu cực, để từ đó nó đưa đẩy tôi đi vào con đường sai
lạc.
Nếu có những hành động nào cao cả và đẹp đẽ nhất trong sự gạt bỏ và
chối từ danh vọng cuộc đời, để tôi lấy đó làm gương mà noi, thì đó là
hành động ra đi của đức Phật trong quá khứ và đức Dalai Lama trong hiện
tại. Có ai có danh vọng và quyền lực hơn đức Phật thuở bấy giờ, có ai có
đầy đủ cuộc sống và sung sướng như Ngài vậy mà Ngài vẫn chối từ và thản
nhiên ra đi. Trong kinh Tứ thập nhị chương đức Phật nói:
"Ta coi ngôi vị vương hầu như bụi qua kẻ hở; coi vàng ngọc châu báu như
ngói gạch; coi lụa là như vải thô; coi đại thiên thế giới như hạt
tiêu... ; coi thịnh suy như cây bốn mùa".
Đức Dalai Lama thì ngài cũng tỏ vẻ thản nhiên không kém khi rời ngôi vị
lúc bỏ xứ ra đi. Gần đây ngài lại tuyên bố sẽ từ chức, một khi dành lại
được độc lập cho Tây Tạng, trên hết dù được hàng bao nhiêu triệu người
tôn sùng như là một hóa thân của đức Bồ tát Quán thế âm, ngài vẫn luôn
luôn tỏ ra bình dị và tầm thường như một người tu tầm thường. Trước mọi
người bao giờ ngài cũng nói rằng: "Tôi chỉ là một tu sĩ bình thường, như mọi người chứ chẳng khác." Như vậy mới thấy rằng một
vị chân tu thật sự bao giờ cũng luôn luôn hạ mình xuống trước mọi
người, nâng mọi người lên được qua lời nói và việc làm khi có thể;
và hay thay là chính khi những vị ấy hạ mình xuống thì các ngài càng
được người khác tôn sùng và nâng lên cao. Còn với tôi một người thiếu sự
tu học và hành trì thì không hiểu sao lại cứ thích và tham những danh
vọng hảo huyền, cầu sự cung kính tôn trọng của mọi người. Nếu có những
ân phước nào lớn nhất, nếu có những nguồn cảm hứng nào thiêng liêng nhất
cho tôi ngưỡng mộ nhìn lên để học theo những công hạnh và đức độ của
các ngài, thì đó chính là đức Dalai Lama, một bậc thầy vĩ đại của nhiều
người và cũng là thầy của tôi, người tôi hằng tôn sùng.
Nhân danh các điều thiện, các điều lành lợi ích cho mọi loài ấy, bản
ngã dẫn ta đi và đi mãi với những cái tốt và đẹp nhất cho mọi loài.
Nhưng để rồi một ngày nào đó khi ta trong một lúc tu hành quán chiếu lấy
chính mình, mới chợt nhận ra rằng tất cả những ý tưởng, niệm lành cho
người, cho mọi loài trước kia của mình chỉ là cái thực chất của bản ngã,
nó mang mặt nạ vì lợi ích cho Phật pháp và chúng sinh ở bên ngoài. Xét
và tìm đến cái bản ngã sâu tận bên trong của con người, thì ta mới có
thể thấy nó luôn luôn gian manh và quỷ quyệt, nó có đủ mọi ma chước để
quyến rũ và dẫn dụ những người tu đi vào con đường sai lạc và sa đọa. Thế nên tôi cũng hay dặn lấy chính tôi rằng: "Hãy coi chừng cái bản ngã của ngươi."
Nếu những người tu hành vì lòng từ bi thương xót thật sự với những nỗi
khổ đau và mê lầm của cuộc đời, nên xông xáo lao vào cõi trần tục này để
cứu độ mọi người, thì cái động cơ tâm lý ấy quả thật đáng tán thán và
đảnh lễ. Nhưng nếu để lao vào cuộc đời này với mục tiêu có được những
danh vọng, sự tôn kính và cúng dường thì dù những việc làm phật sự,
hoằng pháp lợi sinh kia mang ý nghĩa cao cả bao nhiêu đi nữa cũng là vô
ích, vì nó đưa đẩy người tu ấy vào đường danh lợi khác gì thế gian.
Ngày nay, những người tu có thể nhân danh những cấp bằng cao học, hay
tiến sĩ để vươn mình ra đời, làm việc phật sự lợi ích cho chúng sinh.
Nhưng liệu những cấp bằng cao học, tiến sĩ ấy có đủ làm đại diện duy
nhất cho tâm Bồ đề , tâm từ bi thương xót muốn thật sự cứu độ các chúng
sinh hay không? Xã hội con người ngày nay là xã hội của danh và vọng, ai
không có danh vọng người đó không được tôn trọng và nể vì, thế nên con
người ta đua nhau truy tìm nó và gán lên người đủ thứ các chức vị, thanh
danh. Nếu để đi vào cuộc thế và song song hành đạo giữa những người có
nhiều danh vọng, mà người tu phải phương tiện dùng cái danh học, danh tu
của mình để cảm hóa và nhiếp phục mọi người thì điều ấy chẳng trái;
nhưng nếu lấy đó làm phương tiện tiến thân để có lợi, được danh, thì
thật là sai hẳn cái mục tiêu mà người tu ấy ấy phát nguyện lúc ban đầu.
Đức Dalai Lama nói:
"Nếu một người tu mà trải qua bao tháng năm hành đạo không thấy mình
tầm thường hơn, giản dị hơn và khiêm tốn hơn thời gian ban đầu, thì có
lẽ là người tu đó đã đi lạc rồi!"
------------- mk
|
|