Những sự kiện liên quan đến TrungCộng
In từ Trang nhà: Hội Thân Hữu Gò Công
Category: Đời Sống - Xã Hội
Tên Chủ Đề: Tâm Tình
Forum Discription: Giải bài tâm sự về gia đình, xã hội hay chính mình về điều gì đó.
URL: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=6295
Ngày in: 24/Jan/2025 lúc 7:55am Software Version: Web Wiz Forums 8.05a - http://www.webwizforums.com
Chủ đề: Những sự kiện liên quan đến TrungCộng
Người gởi: mykieu
Chủ đề: Những sự kiện liên quan đến TrungCộng
Ngày gởi: 30/May/2011 lúc 12:41am
Bình Dương sắp có ‘China Town’
BÌNH DƯƠNG (NLÐ) - Không nói chừng nào sẽ hoàn thành nhưng công trình xây dựng một ‘China Town’ đầu tiên của Việt Nam đã được khởi công sáng 22 tháng 5 tại tỉnh Bình Dương.
Phác thảo thiết kế Chinatown tại tỉnh Bình Dương. (Hình: tài liệu của Becamex)
Báo Người Lao Ðộng cho biết công trình này là một trung tâm thương mại có tên Ðông Ðô được xây dựng tại thành phố Bình Dương trên một diện tích hơn 8,000 m2, cao 3 tầng, “mang đậm nét kiến trúc truyền thống của người Hoa”.
Cũng theo báo Người Lao Ðộng, Trung Tâm Thương Mại Ðông Ðô là trung tâm điểm của dự án “Ðông Ðô Ðại Phố” - khu thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại Bình Dương, rộng 26 ha với tổng vốn đầu tư lên hơn 6,000 tỉ đồng, tương đương 300 triệu đô la Mỹ.
Mặc dù chưa xác định chừng nào thì công trình xây dựng hoàn thành nhưng nguồn tin này nói trước rằng Ðông Ðô Ðại Phố sẽ là “khu thương mại phồn thịnh và sung túc nhất của thành phố Bình Dương và là cầu nối thương mại giữa tỉnh Bình Dương và thế giới”.
Lâu nay, Chợ Lớn được coi là vùng đất qui tụ đông đảo người Việt gốc Hoa đến sinh sống, làm ăn từ trước năm 1975. Sau cuộc chiến tranh giữa Trung Cọng và Việt Nam hồi năm 1979 tạo ra một thảm cảnh “nạn kiều - bài Hoa” và các chiến dịch “bài trừ tư sản mại bản” của chế độ Cộng Sản Việt Nam đã đẩy hàng vạn người Hoa cùng với người Việt ào ạt xuống tàu vượt biên.
Gần đây, người Hoa từ Trung Cọng tràn xuống Việt Nam làm ăn sinh sống ngày một đông dần. Người ta ước tính tại tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 120,000 “người Hoa mới” đến làm ăn sinh sống, đông nhất là vùng Lái Thiêu, thị xã Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một, Tân Uyên...
Người Việt Online, Monday, May 23, 2011 116 PM
_______________________________
[Ghi chú của hqvnch-btl]: Trang báo điện tử của tỉnh Bình Dương (quê hương của Nguyễn Minh Triết) là website duy nhứt có cả ấn bản bằng tiếng Tàu!
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?p=1047139#post1047139 - http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?p=1047139#post1047139
------------- mk
|
Trả lời:
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/May/2011 lúc 12:45am
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110526_viet_chinatown.shtml - - http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110526_viet_chinatown.shtml
tin BBC
MỘT TIN ĐAU BUỒN.
CHÚNG ĐÃ CÓ CHINA TOWN Ở LẠNG SƠN, BÂY GIỜ ĐẾN BÌNH DƯƠNG.
RỒI ĐÂY SẼ CÓ CHINA TOWN Ở CẦN THƠ GỌI LÀ "TÂY ĐÔ ĐẠI PHỐ", ĐÀ NẲNG, MỸ THO, ĐÀ LẠT, VŨNG TÀU, PHÚ QUỐC V.V..CŨNG SẼ CÓ CHINA TOWN.
COI NHU HO ĐÃ CHIẾM XONG CAO NGUYÊN TRUNG PHẤN.
16 TỈNH CHO TÀU THUÊ RỪNG,
400 TRIỆU NGƯỜI TÀU KHÔNG THỂ LẤY VỢ TRÊN QUÊ HƯƠNG
NEN DI DÂN VÀO VN MUA ĐẤT LẬP "LÀNG NGƯỜI TÀU".
THAY VÌ SANG ĐÀI LOAN, ĐẠI HÀN, TRUNG CỘNG LÀM DÂU,
LÀM DÂU CHO TÀU TẠI ĐẤT NƯỚC MÌNH VẪN TIỆN HƠN!!!
CHẲNG MẤY LÚC MÀ ĐẤT NƯỚC CỦA CHÚNG TA BIẾN THÀNH TẤM DA BEO.
NGƯỜI TÀU Ở BÌNH DUƠNG LÀ TÀU DI DÂN TỪ NUOC TÀU. NHUNG NGƯỜI NÀY NHẬP VÀO VIỆT NAM NHƯ ĐI TRÊN ĐẤT TÀU, KHÔNG CẦN VISA.
TRUNG CỘNG DÙNG CHÁNH SÁCH VẾT DẦU LOANG ĐỂ CHIẾM VIỆT NAM KHÔNG CẤN NỔ SÚNG,
VÀ CÁC QUÔC GIA TÂY PHƯƠNG KHÔNG THỂ CAN THIỆP.
LCT |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/May/2011 lúc 4:20pm
Thứ ba, 31/5/2011, 09:03 GMT+7
Cận cảnh tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh
Bất chấp tàu Bình Minh 02 kéo còi cảnh báo nguy hiểm, tàu hải giám Trung Quốc không trả lời, áp sát cắt cáp thăm dò địa chấn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Hình ảnh do thủy thủ tàu Bình Minh 02 ghi lại sáng 26/5. > http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/tau-trung-quoc-ngang-nguoc-xam-pham-lanh-hai-viet-nam/ - Tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công Bình Minh 02 /
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/05/nhat-ky-tau-binh-minh-bi-hai-giam-trung-quoc-tan-cong/Page_3.asp - Clip tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh 02
Tàu địa chấn Bình Minh 02 được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cử tới khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung Việt Nam.
Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. |
Theo Petrotim
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/can-canh-tau-trung-quoc-uy-hiep-tau-binh-minh/ - http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/can-canh-tau-trung-quoc-uy-hiep-tau-binh-minh/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/May/2011 lúc 4:33pm
Thứ ba, 31/5/2011, 15:22 GMT+7
Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam
Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm. > http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/05/muc-do-gay-han-cua-trung-quoc-tang-len/ - Mức độ gây hấn của TQ tăng lên
Dưới đây là bài phân tích của nhóm tác giả Lê Vĩnh Trương, Nguyễn Đức Hùng, Dư Văn Toán, Nguyễn Trọng Bình, Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên cứu biển Đông), trước hành động Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, cắt cáp địa chấn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ngày 26/5.
Trong suốt những năm qua, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã liên tục bắt giữ, đánh đập và đòi tiền chuộc đối với ngư dân Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng với sự kiện ngày 26/5, Trung Quốc đã leo thang từ bắt giữ tàu thuyền ngư nghiệp của Việt Nam tại các vùng nước xa bờ đến tấn công tàu khảo sát địa chấn trong chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Vào ngày 26/5, Trung Quốc đã ngang nhiên tấn công tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngay tại vùng biển của Việt Nam (12 độ 48’25” vĩ bắc, 111 độ 26’48” kinh đông), trong vòng 200 hải lý kể từ đường cơ sở, tức hoàn toàn không dính dáng gì đến các tranh chấp ngoài xa hơn là Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự kiện này diễn ra ngay sau chuyến thăm các nước Singapore, Indonesia và Philippines (từ 15/5) của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Trước đó, ngay trước chuyến thăm Mỹ của Tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức (16/5), Trung Quốc cũng đã đơn phương ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trong biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2011, trên vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền…
Thái độ ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những gì mà chính phủ Trung Quốc đã cùng ký kết và cam kết tại các hội nghị từ trước đến nay, bất chấp văn minh ứng xử của cộng đồng các quốc gia văn hiến, cho thấy một số tín hiệu phát đi của giới làm chính sách Trung Quốc.
|
Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn. Ảnh: Bộ Ngoại giao. |
Thứ nhất, giới quân đội có tinh thần dân tộc cực đoan Trung Quốc đang cố chứng tỏ với ASEAN và cộng đồng thế giới rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng phủ nhận các văn bản mà chính mình đã ký kết và kiên trì cách tiến xuống vùng biển Đông bằng chính sách vừa lấn vừa đàm. Những sự kiện nêu trên cho thấy các văn bản ký kết với các nước ASEAN có ít giá trị ràng buộc.
Chính sách tàm thực (tằm ăn dâu), vừa lấn vừa đàm, tuyên bố trước, hù dọa kèm và giành giật sau, đã được Trung Quốc thực hiện lâu dài từ nhiều năm. Từ giai đoạn sử liệu Trung Quốc nhìn nhận cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam cho đến lúc tuyên bố mập mờ cả vùng chữ U là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đã tiến xa, tiến sâu ngay trước sự chứng kiến của ASEAN và thế giới.
Thứ hai, Trung Quốc đang tiến đến cô lập và uy hiếp Việt Nam hơn nữa sau chuyến thăm Mỹ và ASEAN của giới quân sự nước này, bất chấp những động thái ôn hòa hơn của giới ngoại giao; đồng thời phát một tín hiệu đến Việt Nam và các nước ASEAN khác rằng họ đang tìm cách vừa làm thân với Mỹ và các cường quốc có lợi ích quốc gia về hàng hải tại khu vực, vừa cách ly Việt Nam với các quốc gia ASEAN. Thậm chí thái độ này của Trung Quốc còn là một nước cờ nhằm làm cho ASEAN bán tín bán nghi liệu họ đã thỏa thuận được với Mỹ và cho Việt Nam phỏng đoán liệu Trung Quốc đang mặc cả với Singapore, Philippines và Indonesia và cả Mỹ trên lưng Việt Nam.
Thứ ba, Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và của ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm và sự việc ngày 26/5 sẽ có thể được tô vẽ thành một sự kiện bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc như sự kiện Lý Chuẩn ra Hoàng Sa năm 1909 và sự kiện Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Thứ tư, Trung Quốc đang chuyển hướng lưu ý của dư luận ra bên ngoài nhằm hạ nhiệt dư luận đối với các khó khăn xã hội trong nước. Các cuộc đình công của giới xe tải tại Thượng Hải vào cuối tháng 4/2010 và các cuộc đánh bom tại Giang Tây trong tuần vừa qua đã nói lên phần nào lý do thái độ gây hấn của Trung Quốc vừa qua.
Thứ năm, tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu về biển của Trung Quốc được sự tài trợ của chính phủ đã liên tiếp cho ra nhiều sách và xuất bản phẩm đưa thông tin sai lệch về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và lần này họ cũng đang tạo một tiền đề cho các học giả Trung Quốc “bảo vệ” hành động của các tàu hải giám, để dành cho những ngụy biện về sau.
Thứ sáu, Trung Quốc dùng sự kiện này để răn đe các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật, nước hiện có kế hoạch triển khai quân ra đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).
Trước những động thái vừa được phân tích trên, những nhà làm chính sách và nhân dân Việt Nam chúng ta cần làm gì?
Đầu tiên chúng ta cần có những phản ứng về ngoại giao ở cấp cao nhất tầm quốc tế (Liên Hợp Quốc) và quyết liệt như gửi kháng thư, yêu cầu bồi thường và thông tin kịp thời đến cho các giới kinh doanh, các hộ ngư dân làm thủy sản, các giàn khoan ngoài khơi để tránh bị động nếu giới quân sự của Trung Quốc lại leo thang xâm lấn. Việc minh bạch các thông tin này cũng là để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trước thái độ hung hăng này.
Cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng và ban hành Luật biển Việt Nam để có cơ sở bảo vệ ngư dân, lãnh hải trong khuôn khổ luật quốc tế và các cam kết đối với khu vực.
|
Lực lượng Hải quân bảo vệ đảo Trường Sa Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Chúng ta cần luôn luôn tận dụng chữ ký của Trung Quốc tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và tại Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC 2002) cũng như có những biện pháp để ASEAN có ý kiến, vì đây là một vi phạm nghiêm trọng đến thể diện, lợi ích và những cam kết hòa bình mà ASEAN đã theo đuổi.
Chúng ta cũng cần có cách thức tác động đến nhân dân Trung Quốc là những giới bị thiếu thông tin trong vấn đề biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa. Họ đang ngày càng xa rời sự thật khách quan khi nhận nhiều thông tin có tính dân tộc cực đoan và bóp méo hiện trạng cũng như lịch sử từ giới quân sự.
Nhân dân Việt Nam cũng cần lên tiếng từ các hội đoàn, người Việt ở cả trong và ngoài nước. Đây cũng là lúc mà sự đoàn kết trong và ngoài nước sẽ có giá trị lớn để vượt qua khủng hoảng. Người Việt sẽ tiếp tục sử dụng những cách thức ôn hòa và văn minh để vượt qua thách thức này của đất nước.
Sau cùng, ngoài việc bảo vệ đất nước bằng ngoại giao, chúng ta có lẽ cũng cần tính đến việc buộc phải sử dụng cách thức bất khả kháng, khi có những tình huống xấu hơn nữa, mà không rơi vào tình thế bị động. Hành động xâm lấn không phải chỉ có thể xảy ra ở bờ biển nước nhà, khi người láng giềng lại tiếp tục leo thang với những hành động không thể biện minh được như vừa qua.
Tóm lại, sự việc 26/5 nghiêm trọng ở chỗ sự xâm lấn ngày càng sâu dần vào lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam, thách thức và thăm dò lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp tổng thể trên nhiều phương diện để tìm giải pháp cho Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Các giải pháp hiện nay cần tiến hành đồng bộ, đồng loạt và đi sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam.
(Theo Pháp luật TP HCM)
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/phep-thu-cua-trung-quoc-va-giai-phap-cua-viet-nam/ - http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/phep-thu-cua-trung-quoc-va-giai-phap-cua-viet-nam/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/May/2011 lúc 4:38pm
Thứ ba, 31/5/2011, 09:47 GMT+7
Có thể đưa vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam ra Tòa án quốc tế
|
Tàu hải giám của Trung Quốc nhìn từ tàu Bình Minh 02. Ảnh chụp màn hình. |
Vụ tàu http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/tau-trung-quoc-ngang-nguoc-xam-pham-lanh-hai-viet-nam/ - Trung Quốc cắt cáp tàu trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế. Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án quốc tế là một sự lựa chọn. > http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/giay-phut-tau-binh-minh-02-bi-tau-trung-quoc-uy-hiep/ - Cận cảnh tàu TQ uy hiếp tàu Bình Minh > http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/05/muc-do-gay-han-cua-trung-quoc-tang-len/ - Mức độ gây hấn của TQ tăng lên
Trên đây là nhận xét của Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TP HCM, trong cuộc trao đổi với VnExpress.
- Từ góc độ luật pháp quốc tế, ông đánh giá thế nào về vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam ngày 26/5?
- Vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02 cho thấy hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế của Trung Quốc. Hành vi này của Trung Quốc đã làm phức tạp thêm tình hình tại biển Đông. Tại biển Đông, tồn tại nhiều tranh chấp khác nhau, nổi bật lên trong đó là tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vụ Bình Minh 02 không liên quan đến vùng tranh chấp chủ quyền mà xảy ra trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
- Ông có thể giải thích rõ hơn về quyền chủ quyền của Việt Nam ở địa điểm xảy ra sự việc?
- Công ước Luật biển năm 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và Quy chế pháp lý của chúng; xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia. Theo Công ước thì mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2011/05/co-the-dua-vu-trung-quoc-xam-pham-viet-nam-ra-toa-an-quoc-te/page_2.asp - (Đọc thêm về các khái niệm này).
Theo thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra thì tàu Bình Minh 02 bị các tàu hải giám của Trung Quốc bao vây, uy hiếp và cắt cáp thăm dò tại vùng biển cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý. Như vậy, đây là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, và vùng đất nằm dưới vùng biển đó là thềm lục địa của Việt Nam, theo các quy định của Công ước.
Trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán. Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật (Điều 62), tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió… Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.
|
Các vùng nước liên quan đến một quốc gia ven biển. Đồ họa: wikipedia. |
Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường.
Công ước quy định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản không sinh vật (chủ yếu dầu khí, kim loại, cát sỏi…) và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư; quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc khoan, đào, nổ... trên thềm lục địa.
Đối với các quốc gia khác trên thềm lục địa có các quyền về tự do hàng hải; tự do bay; tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm song phải có sự thông báo trước với quốc gia ven biển.
Như vậy, theo quy định của Công ước, Việt Nam hoàn toàn có quyền đối với việc thăm dò, khai thác các tài nguyên trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế cũng như thăm dò khai thác dầu khí tại thềm lục địa của mình. Việc tàu Bình Minh 02 thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình là việc làm hết sức bình thường, theo đúng các quy định của Công ước.
- Vậy chiếu theo Công ước, các sai phạm của Trung Quốc là gì?
- Là thành viên của Công ước, có nghĩa là Trung Quốc cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền của quốc gia ven biển như Việt Nam tại các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ, nhưng Trung Quốc đã phớt lờ các quy định đó, có hành vi uy hiếp đe dọa đối với tàu Bình Minh 02.
Thêm nữa, theo điều 279 Công ước, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp về giải thích và áp dụng Công ước trên cơ sở trước hết là Hiến chương Liên hợp quốc. Về vấn đề này, Hiến chương Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia phải giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả tranh chấp về biển, bằng biện pháp hoà bình. Như vậy, Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm điều 279 của Công ước.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng vi phạm các quy định của Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trong biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã cùng ASEAN ký kết năm 2002. Theo đó, DOC quy định các bên phải tự kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp.
|
Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ảnh: TTXVN. |
- Theo ông, chiến lược mà chúng ta nên theo đuổi trong việc giải quyết vụ việc này?
- Để chấm dứt các hành động tương tự Việt Nam cần phải quyết liệt phản đối, đồng thời kêu gọi dư luận thế giới phản đối hành vi của Trung Quốc vi phạm luật quốc tế và đi ngược lại những gì Trung Quốc đã cam kết thực hiện trong DOC.
Việc giải quyết các tranh chấp kiểu như vậy, theo các biện pháp mà Hiến chương đã liệt kê tại điều 33, thì với hành vi vi phạm đó của Trung Quốc, Việt Nam có thể nhờ sự giải quyết của các Tòa án quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Cụ thể, vì Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm UNCLOS nên Việt Nam có thể nhờ Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) phân xử vì Tòa án này có thẩm quyền rất lớn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng các quy định của UNCLOS, hoặc một Tòa án trọng tài nào đó để giải quyết.
- Trên thế giới đã có vụ việc nào tương tự tòa án quốc tế từng giải quyết?
- Các Tòa án quốc tế đều đã giải quyết nhiều vụ án liên quan. Có thể kể đến như Tòa án công lý quốc tế (ICJ) đã giải quyết rất nhiều tranh chấp lãnh thổ, như vụ đền Preah Vihear giữa Camphuchia và Thái Lan năm 1962. Năm 2008 Tòa này có ra phán quyết cho việc tranh chấp chủ quyền trên đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore.
Tòa án quốc tế về Luật biển cũng đã phân xử nhiều vụ án tranh chấp liên quan đến luật biển, gần đây Tòa này cũng đang nhận đơn nhờ phân định biên giới biển giữa Myanmar và Bangladesh trên vịnh Bengal…
Còn các Tòa trọng tài cũng đã xét xử rất nhiều vụ. Tuy nhiên, cũng chưa có vụ án nào hoàn toàn giống như sự kiện Bình Minh 02 vừa rồi.
- Trong http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2011/05/trung-quoc-lap-doan-ram-ro-du-hoi-nghi-an-ninh/ - Đối thoại an ninh châu Á Shangri-la sắp tới (3-5/6) có phần thảo luận về an ninh trên biển. Ông dự đoán như thế nào về vụ việc 26/5 được đưa ra mổ xẻ dưới góc độ an ninh hàng hải quốc tế?
- Việc đưa ra sự kiện này ra Đối thoại, theo tôi là hết sức cần thiết để thông qua đối thoại, các bên có tiếng nói chung hơn, từ đó có thể giảm thiểu được những căng thẳng trong khu vực, tránh các xung đột quân sự.
Đối thoại an ninh châu Á lần này chắc chắn thu hút sự chú ý của cả thế giới, bởi có sự hiện diện của cả Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.
Tuy nhiên, việc có đưa được sự kiện này ra Đối thoại lại đòi hỏi rất nhiều điều kiện. Các cường quốc chính trị sẽ có thể dùng nhiều biện pháp để ngăn cản việc đưa vụ việc này nếu cảm thấy bất lợi cho họ. Vì thế để đưa ra vấn đề nhằm làm giảm các tranh chấp tương tự, các bên cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.
Thanh Mai
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2011/05/co-the-dua-vu-trung-quoc-xam-pham-viet-nam-ra-toa-an-quoc-te/ - http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2011/05/co-the-dua-vu-trung-quoc-xam-pham-viet-nam-ra-toa-an-quoc-te/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/May/2011 lúc 4:47pm
Thứ hai, 30/5/2011, 17:09 GMT+7
'Cần áp dụng mọi giải pháp để bảo vệ chủ quyền'
Không chỉ bày tỏ phẫn nộ việc 3 tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều độc giả gửi tới VnExpress những trăn trở, đề xuất biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. > http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/hanh-dong-cua-trung-quoc-gay-lo-ngai-an-ninh-ca-khu-vuc/ - 'Hành động của Trung Quốc gây lo ngại an ninh cả khu vực'
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/tau-trung-quoc-ngang-nguoc-xam-pham-lanh-hai-viet-nam/ - Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam
*Clip: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/can-ap-dung-moi-giai-phap-de-bao-ve-chu-quyen/page_1.asp - Tàu Trung Quốc cắt cáp địa chấn của Việt Nam |
Chép lại bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng" của Chế Lan Viên, độc giả Lê Văn Sơn chia sẻ anh cảm nhận được niềm tự hào chính đáng của dân tộc trong lịch sử chống thù trong giặc ngoài. Tuy nhiên, hôm nay đọc tin Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, anh cảm thấy nhức nhối vì "lại thấy những hình ảnh của kẻ mạnh ngang ngược ngạo mạn".
Theo độc giả Trần Đình Quang, không ít lần Trung Quốc đã bắt giữ tàu cá của Việt Nam và bây giờ là hành động trắng trợn xâm phạm chủ quyền, phá hoại tài sản của đất nước. "Trung Quốc cần chấm dứt ngay những hành động trên, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, tránh làm căng thẳng thêm tình hình", anh Quang viết.
Độc giả Hồng Liên cho rằng việc làm sai trái này của Trung Quốc thể hiện sự thiếu hiểu biết. "Sang nhà hàng xóm chơi còn phải chào hỏi, báo trước, muốn lấy cái gì phải hỏi, phải xin phép chủ nhà đồng ý mới được lấy. Còn kiểu mò mẫm tự ý coi mọi thứ của người khác là của mình thì gọi là kẻ gian, không thể chấp nhận", độc giả này bày tỏ.
|
Hải quân tuần tra trên đảo Trường Sa Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Lên án hành động của phía Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại xu thế hòa bình và cam kết về ứng xử biển Đông, độc giả Phạm Trung Hiếu đề xuất, Việt Nam cần yêu cầu Trung Quốc có lời giải thích rõ ràng cho những hành động vừa qua. Bạn Lê Thanh Hải đề nghị đưa vụ việc lên bàn nghị sự thế giới để các nước thấy rõ việc làm sai trái của Trung Quốc. Độc giả Y Phong cho rằng có thể đưa vụ việc ra tòa án quốc tế, kiên quyết không khoan nhượng cho những hành động xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Việt Nam.
Cho rằng nhà cầm quyền Trung Quốc không ngừng nuôi ý định biến biển Đông thành "ao nhà", theo đoc giả Lê Anh Tuấn nếu chỉ đối thoại thì khó có thể khiến họ từ bỏ âm mưu. "Từ ngàn đời nay chúng ta chỉ có hòa bình thực sự khi có tiềm lực quốc phòng hùng mạnh. Vấn đề Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của ta một mặt cần phản đối mạnh mẽ trên các diễn đàn quốc tế, một mặt khi có đủ chứng cứ họ xâm phạm vùng tài phán của ta thì cần có biện pháp mạnh để ngăn chặn, không để họ lấn dần", độc giả này viết.
"Chúng ta phải có những biện pháp mạnh hơn, hãy đề nghị Liên hợp quốc can thiệp giải quyết", đoc giả Trần Văn Dẫu đề xuất.
Cho rằng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam cần thực hiện nhiều biện pháp, độc giả Trần Văn Cường kiến nghị trước mắt, khi thực hiện công việc tại biển Đông, doanh nghiệp cũng như ngư dân Việt Nam cần có hải quân hay bộ đội biên phòng bảo vệ. Về quốc phòng, Việt Nam cần xây dựng lực lượng hải quân mạnh đủ sức đối phó với các sự cố. Về ngoại giao, Việt Nam nên tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, tích cực thương lượng tìm giải pháp giải quyết tranh chấp thông qua hòa bình, nhưng đồng thời cũng phải cứng rắn hơn nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
Việt Nam cần có kế hoạch trang bị hải quân mạnh hơn để bảo vệ ngư dân và kinh tế biển là đề xuất của đoc giả Nguyễn Văn Hoa. "Đất nước ta còn nghèo nhưng nếu nhà nước có chủ trương huy động kinh phí cho việc trang bị vũ khí từ nhân dân tôi xin đăng ký là người đầu tiên góp 100.000 đồng. Tôi nghĩ mỗi người Việt yêu nước ít nhất cũng nhất trí đóng góp như tôi", độc giả này bày tỏ.
Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852 mét).
Lô 148 mà tàu Bình Minh 02 đang thăm dò hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên 116 hải lý, tức là còn 84 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý. |
Xuân Hoa
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/can-ap-dung-moi-giai-phap-de-bao-ve-chu-quyen/ - http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/can-ap-dung-moi-giai-phap-de-bao-ve-chu-quyen/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/May/2011 lúc 4:56pm
PHẢI CHĂNG VÌ MIẾNG CƠM MANH ÁO
NGƯ DÂN VIỆT NAM VẪN PHẢI ... LIỀU MẠNG !?!?!?
Thứ hai, 30/5/2011, 16:37 GMT+7
Bất chấp tàu Trung Quốc đe dọa, người dân quyết bám biển
Tàu Trung Quốc tiến sâu trong vùng biển của Việt Nam, đe dọa, xua đuổi thậm chí dùng vũ lực cướp tài sản của ngư dân là tình trạng được cho là "cơm bữa" đối với ngư dân Việt Nam những ngày này. > http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/05/muc-do-gay-han-cua-trung-quoc-tang-len/ - Mức độ gây hấn đang tăng lên
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/hanh-dong-cua-trung-quoc-gay-lo-ngai-an-ninh-ca-khu-vuc/ - 'Trung Quốc gây lo ngại an ninh cả khu vực'
Sáng nay, tàu PY92134 cập bến cá Đông Tác ở phường 6, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên cùng với 4 chiếc tàu bạn. Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Hiệp, người có 15 năm thâm niên câu cá ngừ đại dương, cho biết: "Tàu mang cờ và chữ Trung Quốc xuất hiện rất nhiều trên biển thuộc chủ quyền Việt Nam, gần như đi hướng nào cũng gặp".
|
Tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi chuẩn bị ra khơi. Ảnh: Trí Tín |
Theo thuyền trưởng Nguyễn Đình Nhã, từ sau Tết đến giờ, tàu hành nghề mành chụp mực của ngư dân Trung Quốc xuất hiện rất dày ở vùng biển của Việt Nam. Mỗi đoàn của họ có khoảng 8-10 chiếc tàu, "mỗi chiếc to gấp ba, bốn lần tàu ngư dân Việt".
Những hành động ngăn trở, đe dọa từ tàu Trung Quốc được ngư dân cho biết là như cơm bữa trên biển Đông. Thậm chí không ít trường hợp bị thu sạch thủy sản vừa đánh bắt được ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Thuyền trưởng Trần Văn Thoa quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, cũng vừa đưa tàu về đất liền sau gần một tháng trên biển. "Đến Hoàng Sa được 2 ngày, chúng tôi trúng đậm khoảng 1 tấn cá mó nên rất mừng. Ai ngờ sáng 6/5 bắt đầu có chuyện".
Ông kể, rạng sáng ngày 6/5, một chiếc tàu sắt trọng tải lớn mang cờ Trung Quốc áp sát, thả ca nô cập tàu cá Việt Nam dùng súng uy hiếp. Hai thuyền viên Phạm Hò và Nguyễn Thành bị kéo xuống hầm thuyền để xúc cá, tôm chuyển sang tàu của họ. Sau hơn 60 phút lục soát và cướp tài sản, tàu Trung Quốc xua đuổi tàu cá anh Thoa rời Hoàng Sa.
“Trong phiên biển này, chúng tôi bắt gặp rất nhiều tàu cá Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam, thậm chí có tốp tàu đến hành nghề cách vùng biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chỉ khoảng 40 hải lý”, ngư dân Tiêu Viết Thạch tiếp lời.
|
Nhân viên trực tổng đài đang trao đổi qua điện đàm với thuyền trưởng các tàu đánh bắt ở Hoàng Sa. Ảnh: Trí Tín |
Từ tháng 4 đến tháng 6, thời tiết trên biển sóng gió êm nên rất thuận lợi cho việc khai thác thủy sản xa bờ. Tuy nhiên năm nay Trung Quốc áp dụng luật cấm đánh bắt cá trên biển Đông, ngay cả trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tay cầm máy điện đàm, miệng liên tục trao đổi tình hình với các thuyền trưởng tàu đánh bắt trên biển Đông, ông Nguyễn Thanh Nam, Trưởng đài trực canh Icom Gành Cả, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, các thuyền trưởng ở vùng biển Hoàng Sa liên tục báo về bị tàu chiến của Trung Quốc áp sát, xua đuổi, thậm chí cho lực lượng lên tàu lấy hết thiết bị, lương thực.
“Trước đây Trung Quốc thường bắt giữ tàu và ngư dân chúng tôi đưa về tạm giữ ở đảo Phú Lâm để đưa ra mức tiền chuộc. Giờ họ chuyển sang xua đuổi, tàu nào chần chừ chạy không kịp thì họ xông lên tàu cướp tài sản”, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên nói qua máy điện đàm.
"Tuy nhiên, dù thế nào chúng tôi vẫn tiếp tục bám biển Hoàng Sa. Đây là ngư trường truyền thống", từ vùng biển Hoàng Sa, viên thuyền trưởng nói ngắn gọn.
Còn ngư dân Phú Yên thì bám biển bằng cách lập các đoàn tàu tự quản, cùng nhau đi đánh bắt và bảo vệ nhau. Chủ tàu Phạm Văn Dũng nói: “Mặc dù tàu chụp mực của Trung Quốc quấy phá gây khó, mình cũng chẳng chịu thua quyết bám ngư trường. Biển thuộc chủ quyền nước mình thì mình làm ăn, không có gì phải sợ họ".
Kiên quyết bám biển, song các ngư dân cũng lo ngại việc xâm nhập ngư trường bất hợp pháp của các tàu nước ngoài sẽ khiến tàu cá có công suất nhỏ của ngư dân bị chèn ép. Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Hiệp đề xuất: "Hải quân nên có mặt ở những ngư trường thuộc chủ quyền để bảo vệ ngư dân. Về phần mình chúng tôi sẽ quyết bám biển tới cùng, vì tàu nước ngoài mới là những kẻ xâm phạm bất hợp pháp”.
|
Đội tàu liên kết của ngư dân Phú Yên chuẩn bị nước đá, lương thực cho chuyến biển dài ngày. Ảnh: Thiên Lý |
Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn khẳng định: “Trước tình hình Trung Quốc đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, chúng tôi đề nghị ngư dân đoàn kết ra khơi đánh bắt bình thường ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Khi xảy ra điều gì trên biển, các ngư dân liên lạc ngay qua Icom để cơ quan chức năng can thiệp kịp thời”.
Đại tá Bùi Phụ Phú, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi khẳng định: “Trong những năm gần đây, lực lượng Biên phòng đã từng phát hiện, xử lý nhiều trường hợp tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải thuộc vùng biển Quảng Ngãi. Thông thường khi phát hiện có xâm phạm lãnh hải, tàu tuần tra biên phòng thường dùng loa yêu cầu rời ngay khỏi vùng biển Việt Nam, trường hợp nào ngoan cố thì chúng tôi lập biên bản xử phạt theo luật định”.
Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên, cho biết, bộ đội biên phòng tỉnh đã báo cáo lên cấp trên về việc tàu cá, tàu hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, gây khó ngư dân Việt Nam.
Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên cũng củng cố lại hơn 100 tổ tàu thuyền an toàn chuyên đánh bắt xa bờ. Các tàu phải liên kết, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong quá trình đánh bắt trên biển. "Qua hệ thống liên lạc, bộ đội biên phòng Phú Yên thường xuyên đề nghị ngư dân cương quyết đấu tranh với tàu đánh cá nước ngoài để khẳng định chủ quyền của quốc gia”, đại tá Huyền nói.
Trên bến cảng, các tàu cá của ngư dân Việt Nam một mặt đưa thủy sản đánh bắt được lên bờ, lại vừa chuyển dầu, nước đá, lương thực xuống hầm tàu để chuẩn bị lên đường. Những lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trên nóc tàu đánh cá...
Theo báo cáo tháng 4 của Đồn biên phòng 328, huyện đảo Lý Sơn thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi, từ năm 2006 đến nay, Trung Quốc nhiều lần tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng biển phía đông bắc đảo Lý Sơn, nhiều tàu cá còn xâm phạm sâu vào vùng biển Quảng Ngãi để đánh bắt hải sản. Cụ thể:
- Cuối tháng 1/2006, tàu tuần tra Hải đội 2 Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi phát hiện và vây bắt tàu Nghiêu Bình 36021 do Băng Lục Hán (sinh năm 1954, quốc tịch Trung Quốc) làm thuyền trưởng cùng 2 lao động đang đánh bắt trộm hải sản ở vùng biển phía đông bắc cách đảo Lý Sơn chỉ 5 hải lý. Đồn biên phòng 328 Lý Sơn đã lập biên bản vi phạm và phóng thích tàu cùng người.
- Ngày 23/5/2007, Vùng 3 Hải quân tuần tra, phát hiện bắt giữ tàu Quế Bắc Ngữ, số hiệu 10030, trên tàu có 11 thuyền viên do Đường Đình Dũng (quốc tịch Trung Quốc) làm thuyền trưởng, đang khai thác hải sản trái phép tại tọa độ 15 độ 16 vĩ bắc và 109 độ 42 kinh đông. Sau đó, hải quân đã bàn giao cho biên phòng Quảng Ngãi. UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định phạt cảnh cáo và trục xuất ra khỏi vùng biển Việt Nam vào ngày 25/5/2007.
- Ngày 22/4/2009, Đồn biên phòng 328 Lý Sơn phát hiện 12 tàu cá Trung Quốc hoạt động sâu vào lãnh hải của VN, cách đảo Lý Sơn khoảng 40 hải lý về hướng đông bắc.
- Ngày 7/7/2009, Đồn biên phòng 328 Lý Sơn lại phát hiện 4 tàu cá Trung Quốc hoạt động cách đảo Lý Sơn khoảng 20 hải lý về hướng đông nam.
- Ngày 5/5/2010, Đồn biên phòng 328 Lý Sơn phát hiện nhiều tốp tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trộm hải sản tại tọa độ 15 độ 30 vĩ bắc và 109 độ 40 kinh đông thuộc chủ quyền vùng biển Việt Nam.
- Ngày 4/3/2011, Đồn biên phòng 328 Lý Sơn phát hiện 12 tàu cá Trung Quốc hoạt động sâu vào lãnh hải của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn khoảng 40 hải lý về hướng đông bắc. |
Trí Tín - Thiên Lý
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/bat-chap-tau-trung-quoc-de-doa-nguoi-dan-quyet-bam-bien/ - http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/bat-chap-tau-trung-quoc-de-doa-nguoi-dan-quyet-bam-bien/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/May/2011 lúc 5:29pm
Sự thật không chỉ 3 tàu hải giám TQ uy hiếp tàu Bình Minh 02?
29-05-2011 15:12
http://images.vietinfo.eu/2011/05/29/157015/_thumb.jpg"> |
3 tàu chiến trá hình TQ đang tiến lại uy hiếp tàu Bình Minh 02 |
Sự kiện tàu chiến Trung Quốc trá hình tàu hải giám táo tợn tấn công uy hiếp tàu thăm dò Bình Minh 02 hôm 26/5 sâu trong lãnh hải Việt Nam vẫn vẻ như còn nhiều yếu tố chưa được công bố. Thực tế ngoài 3 tàu hải giám, Trung Quốc còn huy động thêm rất nhiều tàu chở hàng containers bao vây, chặn đường của tàu thăm dò Việt Nam. Dưới đây là hình ảnh và thêm một số chi tiết thực tế đã xảy ra.
(Đây là một nguồn thông tin quý, do độc giả phát hiện trên diễn đàn mạng cần kiểm chứng thêm).
Báo chí ở bờ chỉ biết lấy tin tức từ Thông tấn xã thôi.
Em là người trực tiếp làm việc trên tàu Bình Minh 02 đây. Em cũng là cái thằng phải khổ sở kéo cáp thả cáp trong suốt 3 ngày đây. Trong đó có một ngày đưa thằng Philipine vào bờ vì nó bị bệnh nghiêm trọng (ở Nha Trang), sau đó vừa quay ra lại thả cáp được 6 tiếng, đang quay đầu vào line thu nổ thì 3 thằng tàu Khựa nó xông xông đến cắt cáp.
Chuyện chi tiết thì hấp dẫn lắm. Em sẽ kể sau. Giờ đang ở trên tàu internet hạn chế không thể gửi ảnh và video lên được. Nhưng trước sau gì em cũng đưa lên cho anh em xem.
Đầu tiên nó xông thằng vào cáp ngay chỗ gần đuôi cáp. Nhưng em đã cho cáp xuống 15m thay vì 8m như bình thường, nó không cắt được. Ngay lập tức nó quay đầu đi thằng về tàu mẹ với tốc độ tới gần 30 knots trong khi tốc độ tàu mẹ chỉ là gần 5 knots (do đang kéo cáp). Chạy sao thoát, các tàu bảo vệ thực ra là tàu hải quân giả dạng tàu bảo vệ đi kèm tàu em, nhưng chỉ có thể phi thẳng vào nó khi nó đã đến rất gần tàu mẹ rồi. Các anh ấy nói chưa có lệnh từ Bộ chính trị, chưa dám bắn dù tức vãi c... ra rồi.Chúng nó cắt cáp ngay chỗ cách tàu 1km. Chứ không phải 3km như báo nói. Sau đó bọn em phải nhờ tàu bảo vệ đi vớt đoạn cáp dài 7km còn lại dưới biển (nhờ có SRD – phao nổi) nên không bị chìm sâu. Mẹ nó, bọn chó lợn Trung Quốc. Lúc em đứng nhìn nó cắt cáp xong còn chạy nghênh nghênh sát tàu mẹ cảnh báo tàu mẹ phải biến ngay nếu không nó bắn, lúc đó tức muốn khóc luôn. Thấy nhục nhã cho cái tổ quốc này, cho bao nhiêu năm kiên cường bất khuất. Giờ bị nó can thiệp sâu như thế cũng không dám động đến nó. Trong khi vùng biển này cách bờ chưa tới 200 hải lý.
- Chứng cứ đoạn cáp của tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc phá hoại cắt đứt - Ảnh: TTXVN
Chuyện còn nhiều chi tiết chưa được công bố. Em sẽ kể sau, kèm hình ảnh. Giờ internet hạn chế quá. Mời các bác vào bàn luận chơi.Lô đang khảo sát này thuộc dự án PK-10 (Phú Khánh 2010) của tập đoàn PVN, Việt Nam mình. Còn PVN nó bán cho ai thì chưa biết. Hình như các lô đều đã được bán quyền khai thác rồi. Cái này em không rành, chỉ biết khách hàng trực tiếp là PVN.
Hình thì trước mắt các bác cứ vượt firewall mà vào facebook xem nhé. Hình gốc khi nào về bờ em post. 1/6 này về rồi.
Phải đính chính vài thông tin:
– 3 tàu TQ là 17, 72, 84 (chứ không phải 12, 17, 84 như báo đài đưa tin).
– Nó cắt cáp cách tàu đúng 1km chứ không phải 3km. Cáp dài khoảng 8km chứ không phải 10km.
– Lúc đầu thấy nó phi vào gần phao đuôi em cũng hoảng, cho cáp hạ xuống 15m (bình thường 8m). Sau đó thấy gọi radio nó đếch trả lời, cho hạ xuống 25m. Cuối cùng hạ xuống hẳn 30m (sợ không dám đưa sâu hơn vì các SRD bung ra, lúc đó cáp nổi lềnh bềnh). Lúc này nó không cắt được, lập tức quay đầu thẳng hướng tàu mẹ (nó có chân vịt mũi nên quay đầu nhanh cực). Nhìn trên rada nó phi nhanh lắm, 30 knots (ngang với tốc độ cano rồi). Đến gần tàu mẹ thì nó đi ngang cáp, cắt bằng một dạng như mỏ neo mài bén, lôi thật mạnh. Lúc đó thì thôi rồi, anh em trên tàu tràn cả ra mạn phải chém gió, hút thuốc xì khói. Tức vãi c.. ra mà không làm gì được nó. Tàu bảo vệ của mình phi băng băng tới gần nó xong … xì tốp. Chắc tới để chụp hình báo cáo. Chứ không dám tấn công.
– Đây không phải lần đầu tiên nó cắt cáp. Nó đã làm thế nhiều lần với các tàu địa chấn 2D, 3D của nước ngoài làm thuê cho VN. Đây chỉ là lần đầu tiên nó cắt cáp tàu của VN, và lại vào khá sâu trong lãnh hải của mình.
– Ngoài 3 thằng tàu Surveillance (mà thực ra là tàu chiến) này, còn có vài chiếc tàu hàng chở container em nghi cũng là quân của nó, vì nó chia ra bao vây tàu mẹ đủ các hướng, đưa tàu mẹ vào bẫy. Lúc cáp đã bị cắt mà các tàu hàng này cũng chỉ nằm đó, không tiếp tục di chuyển.
– Sau khi bị cắt cáp, tàu mẹ bị nó ép chạy hướng về bờ. Chỉ có tàu bảo vệ dám ở lại giữ đầu cáp bị cắt, nhưng không kéo đi được vì không đủ sức. Sau đó lúc khoảng 9h tàu mẹ mon men lại nối dây cuốn cáp, thay cáp và tiếp tục làm việc. Đoạn tin trên VTV có cảnh 3 ông Việt Cộng đang sửa cáp là tụi em đó (em mặc áo cắt mất tay hở lòi nách cho mát, hà hà).
– Nói chung chuyện cũng không có gì ồn ào nếu ta làm đúng mực. Chỉ đưa tin khắp mặt báo như thế không phải là cách đối đầu với thằng Trung Quốc mất dạy này.Thôi anh em vào đây xem ảnh trước đi ạ.
http://1.bp.blogspot.com/-Nop-CApR8_I/TeEOagFFMfI/AAAAAAAAAAw/4rTgxAzlM78/s1600/a5.jpg"> |
Tàu hải giám số 84 đã trực tiếp cắt cáp của tàu Bình Minh 02 |
http://3.bp.blogspot.com/-34rvmz3K2RU/TeEOZzx5OqI/AAAAAAAAAAo/W7OtlP5EpNw/s1600/a3.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/-uC167zCqKw0/TeEObNg_r3I/AAAAAAAAAA0/r4_-yCL1Ywg/s1600/a7.jpg"> |
3 tàu hải giám Trung Quốc tấn công và uy hiếp tàu Việt Nam |
http://4.bp.blogspot.com/-c1wDvd2GOXg/TeEOcAEc3II/AAAAAAAAAA8/XsUv-S729Ic/s1600/a9.jpg"> |
Thu hồi đoạn cáp bị TQ cắt |
http://3.bp.blogspot.com/-JumnKdx1X7w/TeEOchn0P5I/AAAAAAAAABA/UwLcZCyMqgc/s1600/a10.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/-h69iNdNRXso/TeEOeiSnBMI/AAAAAAAAABQ/e1Hw8oAriZs/s1600/a14.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/-T7a-q6yDZIY/TeEOfOF0GbI/AAAAAAAAABU/0kSWbujUub4/s1600/a15.jpg">
http://2.bp.blogspot.com/-tjhhbBa7THs/TeEOeMs_y0I/AAAAAAAAABM/pOCelkbAhdI/s1600/a13.jpg"> Theo http://www.facebook.com/media/set/?s...030.1418260629 - http://www.facebook.com/media/set/?s…030.1418260629 | |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Jun/2011 lúc 3:48pm
Trung Quốc lại ngang ngược yêu cầu Việt Nam dừng hoạt động ở biển Đông
SGTT.VN - Ngày 31.5, theo Reuters, Trung Quốc lại lên tiếng đòi Việt Nam "chấm dứt các hoạt động tại khu vực còn tranh chấp tại Biển Đông".
Phát biểu trước các nhà báo ở Bắc Kinh ngày 31.5, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nói rằng: “Các hoạt động mà tàu Trung Quốc thực hiện với hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý. Chúng tôi thúc giục Việt Nam dừng ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền và kiềm chế tạo nên các rắc rối mới”.
Đáng chú ý, phía Trung Quốc dùng từ “vùng có tranh chấp”. Trong khi đó, ngày 29.5, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh, Trung Quốc đang cố tình đánh lừa dư luận, biến vùng biển không có tranh chấp (trong chủ quyền Việt Nam dưới 200 hải lý) thành vùng có tranh chấp khi xảy ra vụ ba tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược cản phá và cắt cáp của tàu Bình Minh 02 đang làm nhiệm vụ thăm dò địa chấn ở khu vực biển Việt Nam.
VIỆT ANH (THEO REUTERS, BBC)
http://vn.news.yahoo.com/trung-qu%E1%BB%91c-l%E1%BA%A1i-ngang-ng%C6%B0%E1%BB%A3c-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-vi%E1%BB%87t-nam-d%E1%BB%ABng-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng.html - http://vn.news.yahoo.com/trung-qu%E1%BB%91c-l%E1%BA%A1i-ngang-ng%C6%B0%E1%BB%A3c-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-vi%E1%BB%87t-nam-d%E1%BB%ABng-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Jun/2011 lúc 3:56pm
Trung Quốc muốn nắn gân các nước ASEAN
Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 01 tháng sáu năm 2011
javascript:window.print%28%29; -
Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Leszek Buszynski thuộc Trường Nghiên cứu chiến lược quốc tế và chính trị ĐH ANU châu Á - Thái Bình Dương (Úc) nhận định vụ tàu hải giám Trung Quốc tấn công tàu Bình Minh 02 là một phần trong chiến dịch leo thang quấy rối của Trung Quốc, nhắm vào các quốc gia ASEAN.
GS Leszek Buszynski nói: “Trước đó, tàu Trung Quốc đã nhiều lần quấy rối ngư dân Việt Nam. Gần đây, phía Trung Quốc cũng gây hấn với tàu khảo sát dầu khí Philippines và lực lượng tuần duyên Indonesia va chạm với tàu Trung Quốc ở gần quần đảo Natura. Rõ ràng Trung Quốc đang gia tăng các hành vi quấy rối để nắn gân không chỉ Việt Nam mà cả các nước ASEAN nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ. Hành vi tấn công tàu Bình Minh 02 là một diễn biến đáng lo ngại và nhiều khả năng những sự kiện như vậy sẽ còn tiếp tục xảy ra”.
Phân tích kỹ thêm hành động của Trung Quốc, GS Leszek Buszynski nói: “Để đối phó với hành vi gây hấn của Trung Quốc, theo tôi, Việt Nam cần đưa vấn đề này ra ASEAN, đặc biệt là với Philippines và Indonesia. ASEAN cần phải thể hiện sự thống nhất trong vấn đề này và nếu ASEAN mạnh mẽ lên tiếng phản ứng lại chiến dịch leo thang quấy rối của Trung Quốc thì Bắc Kinh sẽ buộc phải lắng nghe”.
Biển Đông sẽ nóng ở Đối thoại Shangri-La
An ninh trên biển Đông sẽ là một trong những chủ đề nóng tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 10, Hội nghị cấp cao an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, diễn ra tại Singapore từ ngày 3 đến 5-6. Theo báo Singapore Today Online, phái đoàn quan chức quốc phòng cấp cao 28 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La. Đối thoại Shangri-La được xem là cơ hội để các nước tăng cường sự minh bạch trong chính sách quốc phòng và hiện đại hóa quân đội. Chủ đề thảo luận bao hàm từ các thách thức an ninh đang nổi lên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho tới sự hợp tác an ninh quốc tế của Trung Quốc.
Báo Financial Times bình luận sau vụ tàu hải giám Trung Quốc quấy rối tàu Việt Nam trên biển Đông, an ninh biển Đông sẽ là một chủ đề nóng tại Đối thoại
Shangri-La. Trên thực tế, trong những năm qua, cách hành xử của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp luôn là chủ đề gây chú ý tại Đối thoại Shangri-La. Trước vụ tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, chính quyền Philippines cũng đã lên tiếng cáo buộc tàu và máy bay Trung Quốc quấy rối tàu Philippines.
Philippines sẽ đưa vấn đề biển Đông đến Brunei
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho biết ông sẽ đưa các vấn đề tranh chấp ở biển Đông bàn thảo với quốc vương Brunei Sultan H***anal Bolkiah trong chuyến viếng thăm chính thức hai ngày 2 và 3-6 tới vương quốc này. Tổng thống Aquino cho biết ông sẽ tranh thủ sự ủng hộ của Brunei trong vấn đề về các vùng bị tranh chấp trên khu vực biển Đông. “Chúng tôi có các vấn đề chung như vấn đề ở biển Đông và chúng tôi cần đạt đến sự nhất trí, đồng lòng cũng như cần có vai trò chủ chốt trong các nước ASEAN. Đó sẽ là phương pháp chúng tôi giải quyết vấn đề biển Đông” - ông Aquino nói.
Tổng thống Aquino đã cảnh báo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt trong chuyến viếng thăm Philippines gần đây là mọi hành động gây hấn trong các vùng biển tranh chấp trên biển Đông có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
HIẾU TRUNG - MỸ LOAN
Người phát ngôn Trung Quốc lại tuyên bố ngang ngược
Trong cuộc họp báo chiều 31-5, trả lời phỏng vấn của báo chí Trung Quốc về phản ứng của nước này đối với việc Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tiến hành họp báo ngày 29-5 về vấn đề đụng độ trên biển Đông gần đây, Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du trả lời:
“Chủ trương của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải (biển Đông) là rõ ràng và nhất quán. Lần này tàu hải giám của Trung Quốc đã thực thi hành động chấp pháp đối với tàu Việt Nam đang hoạt động phi pháp trên vùng biển của Trung Quốc, hành động này của Trung Quốc là hoàn toàn chính đáng. Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam lập tức dừng mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh hải, không được tạo ra những vụ tranh chấp mới trong vùng biển của Trung Quốc”.
Rõ ràng từ hành động cho tới lời nói của phía Trung Quốc đều rất ngang ngược, không thể chấp nhận được khi vẫn rêu rao đòi chủ quyền vùng biển Đông của Việt Nam.
M.LOAN |
javascript:window.print%28%29; -
http://vn.news.yahoo.com/trung-qu%E1%BB%91c-mu%E1%BB%91n-n%E1%BA%AFn-g%C3%A2n-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-asean-020700239.html - http://vn.news.yahoo.com/trung-qu%E1%BB%91c-mu%E1%BB%91n-n%E1%BA%AFn-g%C3%A2n-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-asean-020700239.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Jun/2011 lúc 4:11pm
Đô đốc hải quân Mỹ lo ngại
về căng thẳng ở biển Đông
SGTT.VN - Hôm nay (1.6), phát biểu tại Kuala Lumpur (Malaysia), đô đốc hải quân Mỹ Robert Willard cho biết, ông lo ngại về căng thẳng gần đây ở biển Đông liên quan đến tranh chấp của Trung Quốc và các nước láng giềng.
Ông Robert Willard lên tiếng sau khi xảy ra các vụ tàu Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và Philippines mới đây. Ông Willard nói: “Tôi quan ngại khi thấy căng thẳng gia tăng và có sự đương đầu giữa các nước, ở khu vực rất quan trọng và có tính chiến lược này đối với tất cả chúng ta”.
Ông cũng nhắc lại, từ năm ngoái 2010, cả khu vực đã lo ngại về xung đột tiềm ẩn ở biển Đông.
Đáng chú ý, đô đốc hải quân Mỹ khẳng định, Mỹ không đứng ngoài các tranh chấp. “Mỹ cam kết mạnh mẽ để thấy các bên liên quan giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thông qua đối thoại và không đương đầu ở trên biển hay trên không”.
Dự kiến các tranh chấp hàng hải sẽ được thảo luận ở hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) tại Singapore vào ngày 3.6 tới. Dự kiến hội nghị có phát biểu của bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Hãng tin AFP cho biết tại Shangri-La, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates sẽ tái khẳng định với các nước châu Á rằng Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực, bất chấp áp lực ngân sách trong nước.
Đây cũng là mục đích chuyến công du châu Á của ông Gates (từ 31.5) trước khi rời vị trí bộ trưởng vào cuối tháng 6. Dự kiến ông Gates sẽ gặp bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Singapore vào thứ năm (2.6).
Mỹ cũng sẽ bày tỏ sự phản đối với Trung Quốc vế vấn đề biển Đông, và cho rằng Mỹ có quyền đưa tàu hải quân đến khu vực và hỗ trợ yêu cầu từ các nước nhỏ hơn cho một sự dàn xếp ngoại giao để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở đây. Tại Shangri-La năm ngoái, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói Mỹ phản đối các “nỗ lực hăm dọa” các công ty hoạt động trên biển Đông.
Hải quân Mỹ đã tuần tra trên các vùng biển châu Á – Thái Bình Dương từ Thế chiến II. Trung Quốc cũng tăng cường lực lượng quân sự trong thập kỷ qua, với việc sở hữu tàu ngầm hạt nhân và phát triển tàu sân bay.
Ca Thy (theo Bloomberg)
http://sgtt.vn/Thoi-su/Quoc-te/145591/Do-doc-hai-quan-My-lo-ngai-ve-cang-thang-o-bien-Dong.html - http://sgtt.vn/Thoi-su/Quoc-te/145591/Do-doc-hai-quan-My-lo-ngai-ve-cang-thang-o-bien-Dong.html
Giải quyết tranh chấp trên biển Đông
ASEAN phải thận trọng với “cạm bẫy song phương”
SGTT.VN - Cuối tuần qua, hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 5 (ADMM-5) tại Jakarta, Indonesia đã kết thúc với một tuyên bố chung đề cập tới việc thúc đẩy bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC). Nhân dịp này, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, phó viện trưởng viện nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc viện Khoa học xã hội Việt Nam.
http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=143091 -
http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=143091 -
Huyện đảo Lý Sơn, nơi cung cấp nhân lực khai thác và bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa dưới triều Nguyễn. Ảnh: Minh Thu |
Xem thêm :
http://sgtt.vn/Thoi-su/Quoc-te/145307/ASEAN-phai-than-trong-voi-%E2%80%9Ccam-bay-song-phuong%E2%80%9D.html - http://sgtt.vn/Thoi-su/Quoc-te/145307/ASEAN-phai-than-trong-voi-%E2%80%9Ccam-bay-song-phuong%E2%80%9D.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Jun/2011 lúc 4:48pm
Tin Rất Nóng: Tàu Trung Quốc lại uy hiếp tàu cá Phú Yên |
|
|
Wednesday, 01 June 2011
Khu vực mà tàu vũ trang Trung Quốc bắn vào tàu cá Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dấu khoanh tròn (đỏ) là nơi ba tàu vũ trang Trung Quốc nổ súng. Ảnh: TẤN LỘC
Lúc 10 giờ 5 phút sáng 1-6, thuyền trưởng Lê Văn Giúp cấp báo về Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên, báo tin bị tàu quân sự Trung Quốc bắn và kìm kẹp ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Theo truyền trưởng Lê Văn Giúp (SN 1962, ngụ TP Tuy Hòa, Phú Yên), tàu cá PY 92305 TS của anh vừa bị tàu Trung Quốc quấy rối vào chiều 31-5.
Anh Giúp kể tàu anh đang đánh cá ở cách đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa 5 hải lý, bất ngờ 3 chiếc tàu quân sự của Trung Quốc chạy đến.
Đại úy Nguyễn Ngọc Ry căng thẳng theo dõi báo khẩn về việc
tàu Trung Quốc bắn, xua đuổi tàu cá Phú Yên trong vùng biển Việt Nam
Sau khi bắn liền 4 phát xuống nước ngay sát tàu anh Giúp, các tàu trên lướt tới, chạy ngang trước mũi tàu của anh. Anh Giúp phải bẻ mạnh bánh lái mới không đâm trúng tàu Trung Quốc. Sau đó, 3 tàu Trung Quốc còn kìm kẹp tàu anh Giúp cùng một tàu cá khác suốt đêm 31-5.
Đến sáng 1-6, anh Giúp liên lạc về đội kiểm soát Đà Rằng (TP Tuy Hòa) thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên báo tin. Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, đội phó đội kiểm soát Đà Rằng, là người tiếp nhận thông tin.
Do khi thuyền trưởng Giúp cấp báo về đội kiểm soát bằng máy bộ đàm, âm thanh không tốt, nên sau đó đội kiểm soát đã dùng hệ thống Kodan liên lạc lại với anh Giúp để trao đổi kỹ hơn.
Chiều 1-6, Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, đã có buổi tiếp xúc với báo chí quanh vụ việc tàu Trung Quốc uy hiếp 2 tàu cá Phú Yên.
Tại buổi tiếp xúc, Đại tá Huyền cho biết: “Khi nhận thông tin này, chúng tôi tiếp tục liên lạc với các tàu thuyền trên biển, hướng dẫn ngư dân các biện pháp đấu tranh giữ vững chủ quyền vùng biển cũng như ngư trường truyền thống”.
“Tuy nhiên, nếu gặp tàu có vũ trang của nước ngoài, nhân dân ta nên tạm thời tránh xa do chưa đủ điều kiện để đảm bảo an toàn, đồng thời nhanh chóng báo về các đồn biên phòng trong tỉnh” - Đại tá Huyền nhấn mạnh.
Theo Đại tá Huyền, thời gian qua, bà con ngư dân đã báo cáo tình hình rất kịp thời. “Chúng tôi đã báo cáo ngay lên các cấp có thẩm quyền để có biện pháp đấu tranh vì đây là vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam” - Đại tá Huyền khẳng định.
Dưới đây là trích băng ghi âm trao đổi giữa Đại úy Ry và thuyền trưởng Giúp.
- Tôi Nguyễn Ngọc Ry nghe đây. - Anh Giúp, tàu 92305 đây. Anh báo về đội biết tàu anh vừa bị tàu quân sự Trung Quốc bắn. - (Hốt hoảng) Có sao không anh? - Không! Họ bắn 4 phát xuống nước gần tàu mình, chủ yếu để dọa, xua mình đi thôi.
- Khi nào vậy? - Chỉ mới chiều hôm qua thôi. - Lúc đó anh đánh bắt ở đâu, cụ thể thế nào, anh Giúp? - Lúc đó tàu anh với tàu chú Mười đánh ở tọa độ 80 56’ 23’’ vĩ độ bắc, 1120, 45’ 31’’ kinh độ đông, cách đảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa của mình về phía đông chỉ 5 hải lý thôi, thì bất ngờ 3 chiếc tàu quân sự của Trung Quốc chạy đến. Họ bắn liền 4 phát xuống nước, sát tàu anh với chú Mười. Anh chưa kịp làm gì thì họ lướt tới, chạy ngang trước mũi tàu của anh. Anh phải bẻ mạnh bánh lái mới không đâm vô tàu họ. - Trời, cách đảo của mình có 5 hải lý mà họ cũng dám đuổi mình sao. - Họ liều lắm. Biển của mình mà họ làm như của họ.
- Rồi họ bỏ đi luôn hả? - Đâu có. Họ quay lại, 3 tàu quân sự của họ kẹp sát tàu anh với chú Mười, vừa lăm lăm súng vừa xí xô xí xào gì đó. - Vậy thì làm sao? - Mình cũng liều lại. Làm như không hiểu gì. Nhưng suốt cả đêm qua, 3 chiếc tàu của họ cứ kẹp tàu mình mãi, không cho mình làm, cứ đuổi ra. Đến sáng nay, mình với chú Mười kéo giàn câu, chạy về đảo Đá Đông để ký giấy, họ mới không theo.
- Đó chính xác là tàu quân sự Trung Quốc hả anh? - Chứ còn gì nữa. Súng ống trên tàu đầy ngay, bắt ớn. Anh có ghi lại số của 3 tàu ấy đây. 989, 27 và 28. - Anh đi cũng được 25 ngày rồi chớ anh Giúp, đủ tổn chưa? - Đủ gì, nó cứ rượt mình chạy miết vậy sao mà làm. Mới có được 19 con thôi. - Vậy giờ anh ký giấy rồi về hả? - Cũng nán lại làm gần gần quanh đảo mình kiếm cho đủ tổn rồi về chớ bốn năm bữa nay họ cứ rượt mình chạy miết, có làm gì được đâu. - Thôi để em điện báo lên trên.
Còn đây là băng ghi âm khi thuyền trưởng Giúp cấp báo về đồn biên phòng trước đó :
http://nld.com.vn/20110601120751498p0c1002/tau-ca-phu-yen-bi-tau-trung-quoc-ban-duoi.htm - http://nld.com.vn/20110601120751498p0c1002/tau-ca-phu-yen-bi-tau-trung-quoc-ban-duoi.htm
Tin-ảnh: H.Ánh
http://nld.com.vn/20110601120751498p0c1002/tau-ca-phu-yen- - http://nld.com.vn/20110601120751498p0c1002/tau-ca-phu-yen-
| |
|
Hai vụ việc tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Philippines và Việt Nam ở biển Đông:
1- Đầu tháng 3, Philippines triển khai hai máy bay chiến để bảo vệ tàu thăm dò dầu khí của mình, sau khi tàu này đánh tín hiệu báo cáo việc bị hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy nhiễu ở một khu vực tranh chấp tại biển Đông. Tàu Trung Quốc sau đó bỏ đi. Chính phủ Philippines sau đó đã yêu cầu Trung Quốc giải thích về vụ việc này.
2- Sáng 26-5, Việt Nam, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã bị ba tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. |
TẤN LỘC
http://phapluattp.vn/2011060212509155p0c1013/tau-trung-quoc-lai-ngang-nguoc-uy-hiep-tau-ca-viet-nam.htm -
XEM TIN ĐẦY ĐỦ :
http://phapluattp.vn/2011060212509155p0c1013/tau-trung-quoc-lai-ngang-nguoc-uy-hiep-tau-ca-viet-nam.htm
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Jun/2011 lúc 4:59pm
Viết bởi H.L |
Thứ ba, 31 Tháng 5 2011 00:00 |
DÂN TRUNG CỘNG THẢN NHIÊN TIÊU XÀI NHÂN DÂN TỆ GIỮA HÀ NỘI
http://www.danchimviet.info/archives/35551/hinh-1-khach-ng%c6%b0%e1%bb%9di-trung-qu%e1%bb%91c-l%e1%ba%a5y-ti%e1%bb%81n-ra-tr%e1%ba%a3-con-gi%c6%a1-cho-m%e1%bb%8di-ng%c6%b0%e1%bb%9di-xem">
Khách người Trung Quốc lấy tiền ra trả, còn giơ cho mọi người xem
(Việc này xảy ra vào tối 24/5/2011 tại siêu thị Hapro Mart trên đường Thụy Khuê, Hà Nội)
Từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao trở lại đây, trao đổi mậu dịch và giao lưu văn hóa giữa hai nước càng ngày càng nhiều lên, nhưng sự trao đổi và giao lưu đó luôn trong thế không cân bằng. Người Trung Quốc luôn xuất khẩu sang Việt Nam nhiều hơn hẳn, bằng cả con đường chính ngạch và nhập lậu, còn trong “giao lưu văn hóa”, dấu vết văn hóa Trung Quốc dường như hiện hữu ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Theo phòng Văn hóa đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, số người gốc Hoa và mang quốc tịch Trung Quốc hiện nay tại Việt Nam đã vượt quá con số 1 triệu người! Đó là con số chính thức, còn số lao động nhập cảnh “chui” tới làm việc tại các công trình xây dựng do người Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam là bao nhiêu? Có nguồn tin cho rằng con số này khoảng 5 vạn người.
Việt Nam có đang “vô tình” tạo điều kiện cho người Trung Quốc sang và hoạt động thoải mái tại Việt Nam?
Người Trung Quốc khi sang Việt Nam có rất nhiều thuận lợi. Nhà hàng kiểu Trung Hoa tại Việt Nam rất nhiều, số người biết tiếng Hoa tại Việt Nam cũng tăng lên rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây, hiện nay tiếng Hoa là ngoại ngữ phổ biến thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau tiếng Anh. Khoảng chục năm trước, đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc chỉ có thể trao đổi mua bán tại khu vực biên giới, nhưng nay đồng nhân dân tệ xuất hiện ngày càng nhiều trong nội địa Việt Nam, người Trung Quốc còn nói với nhau rằng sang Việt Nam không cần đổi tiền vì Việt Nam cũng sử dụng đồng nhân dân tệ! Thoạt nghe tưởng điều đó là vô lí, vì chắc những người Trung Quốc đó sang Việt Nam du lịch ngắn ngày, họ chỉ mua bán tại những điểm chuyên phục vụ khách du lịch, để thuận tiện cho du khách, người bán hàng nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, cũng là một hình thức thu hút du lịch của Việt Nam. Nhưng không chỉ có vậy. Hiện nay tại khá nhiều nơi ngay tại thủ đô Hà Nội của nước Việt Nam, dù không phải là điểm mua bán trong “tour” du lịch, người Trung Quốc vẫn có thể thoải mái dùng đồng nhân dân tệ để mua hàng. Dạo quanh các cửa hàng bán đồ lưu niệm của tư nhân trong khu phố cổ, hầu hết các hàng ở đây cũng nhận đồng nhân dân tệ. Điều này có thể coi là ý thức của người dân chưa cao. Khi họ bán cho khách bằng đồng nhân dân tệ, người bán thường tính tỉ giá quy đổi thấp hơn tỉ giá ngoài thị trường và kiếm lợi từ khoản chênh lệch. Nhưng khi ngay trong siêu thị của nhà nước tại thủ đô Hà Nội cũng chấp nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, mặc dù tất cả các mặt hàng đều niêm yết bằng tiền Việt, và nơi này cũng không phải điểm du lịch hay gần khu du lịch, thì người ta phải đặt dấu hỏi, có đúng là đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc được mặc nhiên công nhận trên thị trường Việt Nam?
Tại một siêu thị giữa khu dân cư cách quảng trường Ba Đình 3km, hai người khách Trung Quốc vào mua đồ, chủ yếu là thực phẩm. Họ sử dụng tiếng Hoa, không có phiên dịch đi cùng, và khi thanh toán họ lấy trong ví tiền ra 3 tờ 100 nhân dân tệ!? Kinh ngạc hơn nữa là nhân viên siêu thị lấy ra một xấp tiền lẻ đồng … nhân dân tệ có đủ các mệnh giá để trả lại cho khách! Trong khi đó, tờ hóa đơn của siêu thị in ra ghi hoàn toàn bằng tiếng Việt và các mặt hàng cũng ghi giá bằng tiền Việt! Tổng giá trị hóa đơn hàng đó là 658 ngàn đồng (tiền Việt Nam). Người quản lý siêu thị lúc đó cũng đứng ngay bên cạnh và chứng kiến toàn bộ quá trình thanh toán, nhưng không hề có ý kiến gì. Nhìn cách hai ông khách mua hàng, có thể biết họ ở Việt Nam đã lâu, hoặc ít ra cũng đã đi lại nhiều lần, chứ không phải khách đi du lịch ngắn ngày. Vậy sao họ lại không đổi tiền Việt Nam để tiêu dùng khi ở Việt Nam? Khu vực quanh siêu thị này cũng không phải nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống để người ta sẵn sàng dùng ngoại tệ trong trao đổi mua bán. Hơn nữa việc siêu thị có hẳn một ngăn đựng tiền nhân dân tệ để trả lại cho khách chứng tỏ việc thanh toán bằng đồng tiền tệ này đã có từ lâu và thành thói quen tại đây. Nhưng lạ là chỉ có đồng nhân dân tệ là ngoại tệ được sử dụng ở đây, chứ không hề có tiền đô-la Mỹ, vốn được coi là đồng tiền phổ biến nhất trên thế giới.
Từ tháng 3 năm 2011, chính phủ Việt Nam nghiêm cấm buôn bán và lưu thông ngoại tệ trên thị trường tự do, việc mua bán, trao đổi bằng đồng USD ngoài ngân hàng là điều rất khó khăn và nếu các cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị sử lí rất nghiêm. Tháng 4 năm 2011, chương trình thời sự của đài truyền hình Việt Nam phát sóng trên VTV1 đưa tin vụ một cửa hàng vàng bạc mua bán trái phép 100 ngàn USD và bị cơ quan công an thu giữ đồng thời đưa ra khởi tố. Đến nay lệnh cấm trao đổi và mua bán bằng ngoại tệ trên thị trường tự do vẫn còn hiệu lực, nhưng có lẽ nó chỉ có hiệu lực với đồng đô la Mỹ, còn đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thì không phải là ngoại tệ?
Chúng ta nên hiểu việc này như thế nào đây??
Việc này có tệ quá không???
(Việc này xảy ra vào tối 24/5/2011 tại siêu thị Hapro Mart trên đường Thụy Khuê, Hà Nội)
H.L (bài và ảnh)
http://www.danchimviet.info/archives/35551/hinh-1-khach-ng%c6%b0%e1%bb%9di-trung-qu%e1%bb%91c-l%e1%ba%a5y-ti%e1%bb%81n-ra-tr%e1%ba%a3-con-gi%c6%a1-cho-m%e1%bb%8di-ng%c6%b0%e1%bb%9di-xem">
Khách người Trung Quốc lấy tiền ra trả, còn giơ cho mọi người xem
http://www.danchimviet.info/archives/35551/hinh-2-nhan-vien-sieu-th%e1%bb%8b-hapro-nh%e1%ba%adn-ti%e1%bb%81n">
Nhân viên siêu thị Hapro nhận tiền
http://www.danchimviet.info/archives/35551/hinh-3-nhan-vien-sieu-th%e1%bb%8b-l%e1%ba%a5y-ti%e1%bb%81n-nhan-dan-t%e1%bb%87-l%e1%ba%bb-t%e1%bb%ab-trong-ngan-keo-ra-d%e1%bb%83-tr%e1%ba%a3-l%e1%ba%a1i-khach-3-t%e1%bb%9d-ti%e1%bb%81n-khach-tr">
Nhân viên siêu thị lấy tiền nhân dân tệ lẻ từ trong ngăn kéo ra để trả lại khách. 3 tờ tiền khách trả đã nằm gọn trong ngăn kéo tiền của siêu thị
http://www.danchimviet.info/archives/35551/hinh-4-m%e1%bb%8di-vi%e1%bb%87c-thanh-toan-di%e1%bb%85n-ra-v%e1%bb%9bi-s%e1%bb%b1-ch%e1%bb%a9ng-ki%e1%ba%bfn-c%e1%bb%a7a-qu%e1%ba%a3n-ly-sieu-th%e1%bb%8b-va-r%e1%ba%a5t-nhi%e1%bb%81u-khach-mua-hang-kh">
Mọi việc thanh toán diễn ra với sự chứng kiến của quản lý siêu thị và rất nhiều khách mua hàng khác
http://thangtien.danchuahiepthong.com/index.php?option=com_content&view=article&id=10642:ngi-tq-thn-nhien-tieu-nhan-dan-t-gia-ha-ni&catid=149:tin-quc-ni&Itemid=316 - http://thangtien.danchuahiepthong.com/index.php?option=com_content&view=article&id=10642:ngi-tq-thn-nhien-tieu-nhan-dan-t-gia-ha-ni&catid=149:tin-quc-ni&Itemid=316
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Jun/2011 lúc 7:16pm
Khi nào Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/when-china%20attack-vn-ml-05192011130133.html - Mặc Lâm, biên tập viên RFA : Trung quốc ngày càng lộ rõ hơn tính cách nước lớn và không ngại đưa ra những quyết định vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về luật biển đối với các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines hay Việt Nam.
Ngư dân Đà Nẵng chụp hôm 10/8/2010. AFP photo
Trong hoàn cảnh bị chèn ép liên tục như vậy liệu Việt Nam có thể ứng phó ra sao và đến bao giờ thì Trung Quốc sẽ tiến thêm bước nữa để thôn tính quần đảo Trường Sa?
Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, để tìm câu trả lời về vấn đề này.
Trắng trợn và ngang ngược
Mặc Lâm : Thưa ông, vừa qua Trung Quốc đã tiếp tục đưa ra quyết định cấm đánh bắt cá luôn cả đối với khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này cho thấy là họ vẫn tiếp tục giữ thái độ nước lớn là bất cần những quy định của quốc tế về luật biển. Là người lâu năm nghiên cứu và làm việc với Trung Quốc, ông nhận xét việc này như thế nào?
Ông Dương Danh Dy : Nói về Trung Quốc về cái chuyện này thì nói dài hay ngắn bao nhiêu cũng đuợc. Bởi vì ý đồ bất biến của Trung Quốc là gì? Là mặc dù họ không có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế nào ở Biển Đông cả, nhưng từ ngày thành lập nước Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa đến nay, đến năm 1988 thôi, họ đã lấy toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Họ chiếm 7 đảo và bãi ở Trường Sa của Việt Nam, và đến bây giờ họ còn đòi tất cả, tất cả Trường Sa là thuộc về họ hết! Đó là một điều vô lý.
Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để tuần tra, là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được.
Ông Dương Danh Dy
Chuyện về chủ quyền lãnh thổ, đòi hỏi họ có chủ quyền về cấm đánh bắt cá, thậm chí vừa rồi Cục Hải Dương Trung Quốc đã thông qua một quy định là cho phép 176 hòn đảo không có người ở Trung Quốc được đấu thầu để cho người sử dụng đến khai thác những hòn đảo không có người ở. Trong đó chắc chắn sẽ có những đảo mà họ xâm phạm chủ quyền đối với Nhật Bản, với Hàn Quốc, Triều Tiên, và với Việt Nam.
Cũng như với các nước còn lại của ASEAN như Philippines, Indonesia. Cho nên, theo tôi nghĩ mục tiêu của họ đã rõ như ban ngày rồi. Đó là một sự ngang ngược, trắng trợn, vô liêm sỉ…. có thể nói thẳng như thế. Đấy là một sự vô liêm sỉ.
Mặc Lâm : Thưa, trong nhiều lần trước chúng tôi được ông trả lời phỏng vấn thì ông luôn luôn có thái độ tự chế và đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy sự bức xúc nơi ông. Thưa, xin ông cho biết đây có phải là một tín hiệu ông muốn gửi tới các cấp thẩm quyền của Việt Nam đang nhận trọng trách trong vấn đề Trung Quốc hay không?
Ông Dương Danh Dy : Tôi xin nói thật là với tư cách một nhà nghiên cứu độc lập. Bây giờ tôi về hưu rồi. Tôi là một nhà nghiên cứu độc lập, chẳng ai quản tôi cả. Tôi phải nói thật như vậy. Bộ Ngoại Giao cũng không quản tôi được đâu, mà bây giờ quản tôi, tôi phải nói thật với ông, với bạn đọc là quản tôi là chi bộ Đảng CSVN, là chỗ mà hiện tôi đang sinh hoạt, và nếu quản về dư luận nữa là bên công an.
Nếu tôi nói cái gì mà không đúng, không hợp pháp thì người ta cũng chả để yên cho tôi. Còn Bộ Ngoại Giao không có dính líu gì đến tôi cả. Các cơ quan nghiên cứu khác cũng không dính líu gì đến tôi cả. Đấy, tôi phải nói rõ với bạn đọc và cả cho người Trung Quốc biết rằng Dương Danh Dy bây giờ chỉ là một người nghiên cứu độc lập yêu nước Việt Nam, thế thôi.
Đối với cái chuyện Trung Quốc thì tôi nói nhiều rồi, khi tôi đương còn tại chức cho đến khi về hưu. Đến bây giờ trong các cuộc hội thảo, trong những lần mà tôi có tham dự hay trong những bài viết của tôi thì tôi đều nói rõ. Đối với Trung Quốc tôi nói thật thế này: chúng tôi không bao giờ chống nhân dân Trung Quốc, mà chúng tôi chống cái bành trướng bá quyền, chống cái đại ác nước lớn của Trung Quốc thôi. Điều đó là phải khẳng định. Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà họ lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để mà tuần tra, họ đâm tàu Việt Nam thì đấy là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được.
Mục đích của TQ
Bản đồ vùng Biển Đông mà nhiều nước đang tranh chấp. AFP PHOTO.
Mặc Lâm : Thưa, là một nhà ngoại giao kỳ cựu ông biết rất rõ là trong tình hình thế giới hiện nay không cho phép một nước có hành động xâm lăng nước khác. Tuy nhiên ông có nghĩ rằng với tính cách nước lớn mà nước này thường phô trương thì Trung Quốc có thể phớt lờ đối với dư luận quốc tế để thôn tính Trường Sa như đã từng chiếm đoạt Hoàng Sa trước đây hay không?
Ông Dương Danh Dy : Trong vấn đề Biển Đông hiện nay, đặc biệt vấn đề Trường Sa thì có khá nhiều khả năng. Một là khả năng tình hình sẽ tốt hơn trước, tốt hơn hiện nay. Đấy là điều mà cá nhân tôi rất mong muốn. Hai bên đi đến chỗ thỏa thuận, tìm được con đường tiếng nói chung để mà hòa hợp với lợi ích cả hai bên, không xảy ra chiến tranh, hai nước vẫn hòa thuận với nhau. Theo tôi nghĩ khả năng đó không phải là không có. Đấy là điểm thứ nhất.
Điểm thứ hai là nó sẽ bắt giữ như là tình hình hiện nay, nhùng nhà nhùng nhằng, thỉnh thoảng anh này phản đối một tí, anh kia phản đối một tí. Thứ ba là nó xấu nữa, và cái xấu nhất là Trung Quốc mang quân ra đánh. Xấu vừa là họ cho lính của họ giả làm dân ra chiếm những đảo không có người ở mà thuộc chủ quyền của Việt Nam, của Philippines hoặc của Indonesia làm cho căng thẳng lên.
Và xấu nhất là nổ ra chiến tranh, hoặc là Trung Quốc với Việt Nam hoặc là Trung Quốc với Philippines. Như vừa rồi chúng ta biết chuyện họ mang tàu đến hải phận Philippines khiến nước này cho máy bay ra đuổi họ bỏ chạy đấy.
Mặc Lâm : Trong tình hình xấu nhất như ông vừa nói thì liệu chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng chưa cho một cuộc chiến không mong muốn này, thưa ông?
Ông Dương Danh Dy : Theo tôi nghĩ thì sống bên cạnh anh hàng xóm này, bất cứ người lãnh đạo Việt Nam nào cũng phải tính đến khả năng xấu nhất. Tôi chắc và tôi biết phía Việt Nam chúng ta có chuẩn bị chứ không phải chúng ta khoanh tay ngồi đợi sự cái sự bố thí của phía Trung Quốc đâu, không có đâu.
Mặc Lâm : Lịch sử Việt Nam luôn cho thấy là trong hàng ngàn năm qua mỗi lần giặc phương Bắc tràn xuống thì bất cứ triều đại nào cũng đều phải nương vào lòng dân, liệu bài học kinh điển này có được chính phủ áp dụng hay không khi mà thời gian trước đây nhà nước luôn cấm đoán những cơn bức xúc của người dân?
…không nói ra nhưng mọi người Việt Nam đều biết rằng thằng bá quyền Đại Hán Trung Quốc này chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì hắn chưa thôi…
Ông Dương Danh Dy
Ông Dương Danh Dy : Phải nói thật là có một thời gian dài chúng ta vì nghĩ tới lợi ích lớn cho nên chúng ta nhân nhượng, chúng ta không nói rõ về những bất đồng, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của Trung Quốc năm 1979.
Thế nhưng gần đây nếu ông theo dõi báo chí, dư luận Việt Nam thì ông thấy là bắt đầu có những điểm mới rồi. Báo Thanh Niên của Việt Nam đã nói tới chuyện liệt sĩ Lê Đình Chinh, mà nói tới Lê Đình Chinh thì ai cũng biết liệt sĩ hy sinh ở chiến tranh biên giới năm 1979. Báo Thanh Niên Việt Nam cũng đã nói đến chuyện những liệt sĩ hy sinh ngày tháng 3 năm 1988 khi bị hải quân Trung Quốc tấn công chúng ta đấy. Bắt đầu nói tới chuyện ấy rồi!
Còn trong dân, tôi xin nói thật với ông là không nói ra thì thôi, nói ra thì người ta biết là đối tượng, đối thủ của chúng ta là Trung Quốc. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta. Nhưng Trung Quốc họ cũng không hề giấu giếm, họ nói Việt Nam là đối tượng nguy hiểm nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Thì tôi cũng nói thật rằng là không nói ra nhưng mọi người Việt Nam đều biết rằng thằng bá quyền Đại Hán Trung Quốc này chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì hắn chưa thôi, thì ai cũng biết cả rồi.
Sẽ dùng vũ lực với VN?
Hải quân Trung Quốc. AFP photo
Mặc Lâm : Xin được một câu hỏi chót với ông. Theo ông thì vì sao cho tới giờ Trung Quốc vẫn chưa dùng vũ lực đối với Việt Nam như đã từng dùng trong cuộc chiến 1979 trước đây?
Ông Dương Danh Dy : Không phải là chuyện dễ! Tôi xin nói thật với ông nhé, họ đã nói rồi “đánh Trường Sa thì dễ, giữ được Trường Sa không dễ”. Tôi không phải là nhà quân sự nhưng bằng những kiến thức của tôi thì tôi cũng biết rằng “Chúng tôi không muốn gây sự với các anh, nhưng mà các anh xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của chúng tôi thì các anh sẽ biết nó sẽ nhanh như thế nào.”
Chắc chắn nếu bây giờ có chuyện xảy ra, tôi xin nói thật, không phải là chuyện như năm 1979 nữa đâu, họ muốn làm mưa làm gió thì họ làm nữa đâu. Bây giờ đụng đến Việt Nam thì có khác. Năm 1979 Việt Nam lúc đó bị cô lập, bị thế nọ thế kia, còn Việt Nam bây giờ với chủ trương đối ngoại đúng đắn của Việt Nam cả thế giới, nhân dân thế giới kết nghĩa đứng với Việt Nam cả. Nhân dân khu vực đứng với Việt Nam, và ngay cả nhân dân Trung Quốc những người có lương tri họ thấy rằng là không thể lại một lần nữa mang quân sang đánh Việt Nam như năm 1979 được đâu.
Cho nên tình hình bây giờ nó khác trước rồi, nó khác với năm 1979 rất nhiều, và nhà cầm quyền Trung Quốc thấy rất rõ. Năm 1979 tôi nói thật với ông là năm đó Việt Nam mệt nhọc lắm, phải không? Bây giờ thì khác, chúng ta có bạn bè khắp nơi, quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp với các nước lớn ở trên thế giới, với các nước trong khu vực, và với nhân dân Trung Quốc cũng như vậy. Bằng những hành động chính nghĩa, sự chịu đựng, tuyên truyền làm cho nhân dân Trung Quốc dần dần người ta thấy là nhân dân Việt Nam có lý.
Mặc Lâm : Xin cám ơn nhà ngoại giao Dương Danh Dy đã giúp cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.
http://chutungo.wordpress.com/2011/05/20/khi-nao-trung-qu%E1%BB%91c-s%E1%BA%BD-t%E1%BA%A5n-cong-vi%E1%BB%87t-nam/ - http://chutungo.wordpress.com/2011/05/20/khi-nao-trung-qu%E1%BB%91c-s%E1%BA%BD-t%E1%BA%A5n-cong-vi%E1%BB%87t-nam/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Jun/2011 lúc 1:07am
Hacker đột nhập nhiều trang web Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển ĐôngTuổi Trẻ – Thứ sáu, ngày 03 tháng sáu năm 2011
Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web
của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. Sự
kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu
thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân Việt
Nam ngay trên lãnh hải Việt Nam. Dù chính phủ Việt Nam đã chính thức lên
tiếng phản đối, nhưng trước các lời tố cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc
lại hai lần ra tuyên bố ngược lại, đòi Việt Nam phải dừng các hoạt động
tại Biển Đông. Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn,
đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc
đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ
quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Như trong trường hợp các vụ
tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các
hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực
chủ quyền của Việt Nam.
TTXVN
http://vn.news.yahoo.com/tin-t%E1%BA%B7c-%C4%91%E1%BB%99t-nh%E1%BA%ADp-nhi%E1%BB%81u-trang-trung-qu%E1%BB%91c-173900869.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Jun/2011 lúc 1:25am
Hải quân VN tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo http://vn.news.yahoo.com/anh/h%E1%BA%A3i-qu%C3%A2n-vn-t%E1%BA%ADp-luy%E1%BB%87n-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-ch%E1%BB%A7-quy%E1%BB%81n-bi%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BA%A3o-slideshow/
(VnExpress) Chăm chỉ tập luyện, huấn luyện để làm chủ vũ khí hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc là hình ảnh của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Xem thư viện :
Hình ảnh Hải quân VN tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo & trên 3.000 lời bình . http://vn.news.yahoo.com/anh/h%E1%BA%A3i-qu%C3%A2n-vn-t%E1%BA%ADp-luy%E1%BB%87n-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-ch%E1%BB%A7-quy%E1%BB%81n-bi%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BA%A3o-slideshow/
(Trọng Thiết thực hiện).
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Jun/2011 lúc 1:33am
Một công ty du lịch tuyên bố “Ngưng bán tour TQ” để bày tỏ sự phẫn nộ
http://danlamthan.wordpress.com/2011/06/02/m%e1%bb%99t-cong-ty-du-l%e1%bb%8bch-tuyen-b%e1%bb%91-ng%c6%b0ng-ban-tour-tq-d%e1%bb%83-bay-t%e1%bb%8f-s%e1%bb%b1-ph%e1%ba%abn-n%e1%bb%99/ - - June 2, 2011
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/06/mot-cong-ty-du-lich-tuyen-bo-ban-tour.html?utm_source=BP_recent - danlambao - Trước hành động xâm lược của TQ, công ty TNHH Quản trị và Du lịch CANAAN đã thông báo trên website về việc đã “ngưng bán tour đi du lịch Trung Quốc”, với lời giải thích là để “nêu cao tinh thần của người yêu nước”.
Bên cạnh việc ngưng khai thác thị trường du lịch TQ, công ti CANAAN (trụ sở tại R4-31, Hưng Gia II, Phan Khiêm Ích, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM) cũng đã tháo gỡ tất cả các thông tin du lịch liên quan đến Trung Quốc trên website mình. Đồng thời, phía công ty cũng kêu gọi khách hàng Việt Nam nếu có nhu cầu du lịch, hãy chọn một điểm đến khác, ngoài Trung Quốc.
Phía công ty còn cho biết, việc mở lại Tour du lịch TQ chỉ diễn ra khi tình hình và mọi việc hòa hảo trở lại.
Dưới đây là thông báo của công ty CANAAN : Thông báo ngưng bán tour đi Trung Quốc !
Kính thưa quý khách!
Những thông tin gần đây cho thấy Trung Quốc ngày càng lấn tới và ngang nhiên xâm lấn chủ quyền của Viêt Nam. Giống như một kẻ côn đồ chạy vào sân vườn của chúng ta phá họai hoa màu rồi còn nói đó là điều bình thường. Tuy rằng đó không phải là hành động của tất cả người dân Trung Quốc, nhưng để nêu cao tinh thần của người yêu nước CANA tạm ngưng tất cả các tour đi Trung Quốc và tháo gỡ các thông tin du lịch Trung Quốc ra khỏi trang web.
Xin cáo lỗi cùng những quý khách truy cập trang web của chúng tôi để tìm hiểu thông tin về tour, cũng như một số bạn sinh viên cần thông tin về Trung Quốc. Chúng tôi sẽ mở lại tour và sẽ cập nhật lại thông tin trên trang web khi tình hình và mọi việc hòa hảo được lập lại. Đây chỉ là một cách nhỏ để chúng tôi hành động đối với tinh thần một người Việt Nam.
Chúng tôi cũng xin cáo lỗi cùng các bạn đối tác của Trung Quốc. Các bạn là những đối tác tốt và tuyệt vời, nhưng trong tình hình hiện tại chúng tôi phải tạm thời ngừng giao dịch với các bạn. Chúng tôi hi vọng sớm nối lại giao dịch với các bạn trong thời gian sớm nhất. Điều này không phụ thuộc vào chúng tôi hay các bạn, nhưng phục thuộc vào thiện chí của lãnh đạo của các bạn.
Chúng tôi kêu gọi khách hàng trong thời gian này nếu có nhu cầu đi tour nước ngòai hãy chọn một điểm đến khác Trung Quốc trong lựa chọn của mình. Chúng tôi tin rằng sẽ nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của quý khách.
Nguồn : http://www.cana.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=212 - http://www.cana.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=212
http://danlamthan.wordpress.com/2011/06/02/m%e1%bb%99t-cong-ty-du-l%e1%bb%8bch-tuyen-b%e1%bb%91-ng%c6%b0ng-ban-tour-tq-d%e1%bb%83-bay-t%e1%bb%8f-s%e1%bb%b1-ph%e1%ba%abn-n%e1%bb%99/ - http://danlamthan.wordpress.com/2011/06/02/m%E1%BB%99t-cong-ty-du-l%E1%BB%8Bch-tuyen-b%E1%BB%91-ng%C6%B0ng-ban-tour-tq-d%E1%BB%83-bay-t%E1%BB%8F-s%E1%BB%B1-ph%E1%BA%ABn-n%E1%BB%99/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Jun/2011 lúc 5:52pm
Cư dân mạng đổi avatar để khẳng định chủ quyền biển
Chỉ sau nửa ngày xuất hiện, trang khuyến khích người sử dụng Facebook "Đồng loạt đổi avatar 3/6 đến 5/6" đã thu hút tới hơn 6.000 người tham gia.
Nguyên nhân chọn mốc thời gian từ ngày 3/6 đến 5/6 được các thành viên của trang giải thích rằng Diễn đàn an ninh đối thoại châu Á (Shangri-la dialogue 2011) sẽ diễn ra trong ba ngày tại Singapore từ hôm nay, trong đó những căng thẳng trên biển Đông, nơi có các tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, được dự đoán sẽ là chủ đề nóng của diễn đàn an ninh quan trọng nhất châu Á lần này.
|
Trang khuyến khích người sử dụng đổi avatar trên Facebook. |
Những người tham gia tin rằng việc đổi avatar đồng loạt với hình ảnh người chiến sĩ hải quân đang cầm súng bảo vệ cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam sẽ tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng, thu hút sự chú ý của bạn bè và đặc biệt là bạn bè quốc tế. "Hành động này nhỏ nhưng thể hiện được tinh thần yêu nước và đoàn kết của người Việt Nam nên sẽ có hàng chục nghìn người sử dụng Internet tham gia", một thành viên chia sẻ.
Còn thành viên Jenny To cũng cho rằng trang Facebook này được lập để cộng đồng mạng thế giới thấy được tinh thần của người Việt. Thay vì tham gia biểu tình có thể làm cho tình hình căng thẳng hơn, gây thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng tới giao thông và những tình huống phát sinh không lường trước được, cộng đồng nên thể hiện bằng những hành động đúng đắn hơn như là đổi avatar, ký tên ủng hộ...
|
Kêu gọi đổi tên biển South China Sea trên bản đồ quốc tế thành Southest Asia Sea. |
Bên cạnh đó, biển Đông hiện được Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa. Tên gọi này cũng xuất hiện trong Google Maps, bản đồ trực tuyến đang rất được ưa chuộng của Google. Do đó, một trang web đã được thành lập nhằm vận động mọi người ký tên đổi tên biển South China Sea (biển Nam Trung Hoa) thành Southeast Asia Sea (biển Đông Nam Á) để đạt được sự đồng thuận của các nước trong khu vực và quốc tế. Trang này hiện đã thu hút gần 14.000 chữ ký.
Châu An
http://vietbao.vn/Cong-nghe/Cu-dan-mang-doi-avatar-de-khang-dinh-chu-quyen-bien/11223159/217/ - http://vietbao.vn/Cong-nghe/Cu-dan-mang-doi-avatar-de-khang-dinh-chu-quyen-bien/11223159/217/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Jun/2011 lúc 6:02pm
Thứ sáu, 3/6/2011, 15:23 GMT+7
Cuộc sống trên tàu Bình Minh 02
Tàu Bình Minh 02 đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận sau vụ bị tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp địa chấn ngày 26/5. Hiện thủy thủ đoàn vẫn hăng hái làm việc giữa biển trời mênh mông.
> http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/can-canh-tau-trung-quoc-uy-hiep-tau-binh-minh/ - Cận cảnh tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh
|
Đón bình minh lên, ngày làm việc mới của thủy thủ đoàn bắt đầu.
|
|
Thuyền trưởng trao đổi công việc phải làm trong ngày.
|
|
Quan sát từ phòng điều khiển.
|
|
Ê kíp sửa chữa, bảo dưỡng cáp địa chấn lên đường...
|
|
…sửa chữa cáp địa chấn.
|
|
Thủy thủ đoàn chụp ảnh lưu niệm trên boong tàu.
|
|
Thực tập thoát hiểm trong trường hợp tàu bị va chạm, gãy, chìm.
|
|
Thủy thủ đoàn tập trung làm việc...
|
|
Trao đổi nghiệp vụ, phân công công việc.
|
|
Phòng xử lý số liệu.
|
|
Cánh chim chao trên mặt nước, hình ảnh quen thuộc với những người "bám biển".
|
|
Giờ giải lao, một phút ngẫu hứng với đàn guitar và nhạc Trịnh.
|
|
Những cánh chim biển chao trên tàu Bình Minh 02. |
Theo PetroTimes
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/cuoc-song-tren-tau-binh-minh-02/ - http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/cuoc-song-tren-tau-binh-minh-02/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Jun/2011 lúc 5:50pm
Luận điệu tuyên truyền sai sự thật của Trung Cộng !
Hết biết...."anh ba" !!!
1/ Trung Cộng hăm Tát Việt Nam vỡ mặt !
Xin xem youtube này http://youtu.be/I5mO3xNo88k -
2/ Trung Cộng chuẩn bị trừng trị Việt Nam ương ngạnh
Xin xem youtube này http://www.youtube.com/watch?v=xEL257wQg2g&NR=1 - ********
3/ Trung Quốc ngang nhiên cho tàu vào sâu trong lãnh hải Việt Nam để phá hoại (VN lên tiếng)
Xin xem youtube này
http://www.youtube.com/user/168tuan - YouTube - 168tuan Channel: vũ viết tuân http://www.google.com.vn/url?q=http://www.youtube.com/watch%3Fv%3DTfGLnfOC1fg&sa=X&ei=m8HqTc_uEYyKvgOus_zUDw&ved=0CEEQ8AEoADAF&usg=AFQjCNHVPMVdQvwzvu5BVr77E3cW7Ifzow - - 6 phút http://www.google.com.vn/url?q=http://www.youtube.com/watch%3Fv%3Dl9bJPQJc_Eo&sa=X&ei=m8HqTc_uEYyKvgOus_zUDw&ved=0CEIQ8AEoATAF&usg=AFQjCNErQ-463Yt2B9yr6KHaRwW8B2g6XA - - 1 phút 49 giây http://www.google.com.vn/url?q=http://www.youtube.com/watch%3Fv%3DB6UwsNWaJu4&sa=X&ei=m8HqTc_uEYyKvgOus_zUDw&ved=0CEMQ8AEoAjAF&usg=AFQjCNEAqqjyYQ34jLPSKsFd1kAZ8B7xPA - - 2 phút 36 giây http://www.google.com.vn/url?q=http://www.youtube.com/watch%3Fv%3DdWrSLLU1Fuc&sa=X&ei=m8HqTc_uEYyKvgOus_zUDw&ved=0CEYQuAIwBg&usg=AFQjCNGbtGH1CO6ElXVz4InzMMbUprYs7g -
| http://www.youtube.com/watch?v=dWrSLLU1Fuc - Bác bỏ tuyên bố chủ quyền của trung quốc, rejected the claims of china |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Jun/2011 lúc 8:04pm
Thứ bảy, 04 Tháng sáu 2011, 18:25 GMT+7
http://vietbao.vn/vi/The-gioi/My-dua-vu-khi-toi-tan-den-bao-ve-bien-chau-A/65229178/159/ -
Mỹ đưa vũ khí tối tân đến bảo vệ biển châu Á
http://tim.vietbao.vn/Singapore/ -
|
Bộ trưởng Gates | |
|
Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates hôm nay (4/6) cam kết, Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện quân sự “mạnh mẽ” trên khắp Châu Á với sự hỗ trợ của một loạt vũ khí công nghệ cao mới nhằm bảo vệ các đồng minh và các tuyến đường biển trong khu vực.
Những phát biểu trên của ông Gates tại một diễn đàn an ninh ở Singapore là nhằm để trấn an các đồng minh Châu Á đang lo lắng về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Ông Gates cũng muốn giải tỏa những lo ngại của các đồng minh về việc Mỹ có thể giảm cam kết ở khu vực Châu Á vì những khó khăn tài chính.
Bộ trưởng Gates đang ở Châu Á trong chuyến công du nước ngoài cuối cùng trước khi về hưu vào ngày 30/6 tới. Đây cũng là chuyến thăm Châu Á lần thứ 7 của ông này trong vòng 18 tháng qua. Trong chuyến công du chia tay các đồng minh Châu Á này, Bộ trưởng Gates đã tiết lộ, Lầu Năm Góc đang cân nhắc các bước để mở rộng sự hiện diện quân sự ở Vành đai Thái Bình Dương. Theo đó, quân đội Mỹ sẽ mở rộng sự hiện diện ở Đông Nam Á, chia sẻ các cơ sở quân sự với Australia ở Biển Ấn Độ Dương và triển khai các tàu chiến mới ở Singapore.
Ông Gates khẳng định, việc Mỹ đang mệt mỏi vì những cuộc chiến tranh và nỗi lo về nợ không có nghĩa là Mỹ sẽ giảm cam kết ở Châu Á..
"Trong những năm sắp tới, quân đội Mỹ sẽ tăng cường các cuộc ghé thăm đến các cảng ở Châu Á, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động hợp tác hải quân và các nỗ lực đào tạo đa phương với các nước trong khu vực," ông Gates nói. Theo ông chủ Lầu Năm Góc, “những loại hoạt động này không chỉ mở rộng và làm sâu sắc thêm tình bạn của chúng tôi với các đồng minh mà còn giúp các đối tác tăng cường năng lực để đối phó với các thách thức trong khu vực”.
Bộ trưởng Gates đã đưa ra hai ví dụ để cho thấy cam kết của Mỹ với Châu Á. Ông Gates cho biết, Mỹ đang cân nhắc một loạt hành động để củng cố mối quan hệ quân sự với Australia và Singapore. Những hành động này bao gồm tăng sự hiện diện hải quân chung giữa Mỹ và Australia trong khu vực nhằm phản ứng nhanh hơn với các thảm họa nhân đạo đồng thời tăng cường đào tạo các lực lượng Singapore nhằm giúp họ sẵn sàng cho “các thách thức được đặt ra cho cả hai nước ở khu vực Thái Bình Dương," ông Gates nói thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Gates cũng cho hay, Mỹ sẽ triển khai một loạt tàu chiến mới đến Singapore. Đây là những chiếc tàu chiến mới được Mỹ phát triển với mục tiêu chủ yếu hoạt động gần bờ.
"Các chương trình trên đang được thực hiện và sẽ được mở rộng trong tương lai để bảo đảm rằng chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vững cam kết là một quốc gia Châu Á Thái Bình Dương thế kỷ 21 với các lực lượng, vị thế và sự hiện diện thích hợp," Bộ trưởng Gates khẳng định.
Ông chủ Lầu Năm Góc cũng thẳng thừng bác bỏ những người có ý nghĩ “thiển cận” rằng, Mỹ không thể duy trì vai trò trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vì còn phải dành ưu tiên cho các thách thức ở Trung Đông và Bắc Phi, sự bất ổn ở Pakistan và cuộc chiến chống khủng bố.
Chướng ngại vật của Mỹ ở Châu Á
Trong những năm gần đây, Mỹ ngày càng quan tâm đến khu vực Châu Á và không ngừng tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực này. Tuy nhiên, trong quá trình này Mỹ đã vấp phải những trở ngại từ đối thủ chính trong khu vực là Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là đang phát triển một loạt tên lửa chống tàu có khả năng khiến cho tàu sân bay của Mỹ và các tàu chiến khác khó lòng hoạt động tự do trong các khu vực biển ở Châu Á. Tuy vậy, Bộ trưởng Gates khẳng định, Mỹ đang phát triển các biện pháp đối phó với tên lửa của Trung Quốc.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lên xuống thất thường vì những mâu thuẫn liên quan đến các vấn đề ở khu vực Châu Á. Trung Quốc đòi kiểm soát các khu vực lãnh hải mà Mỹ coi là thuộc phạm vi lãnh hải quốc tế. Mỹ cũng không hài lòng với việc Trung Quốc có tham vọng tìm kiếm ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á và các nơi khác trong khu vực. Trong khi đó, Bắc Kinh không muốn Mỹ tăng cường sự hiện diện của hải quân ở khu vực lãnh hải Châu Á nên đã tìm cách củng cố sức mạnh quân sự với những vũ khí chỉ dành riêng để chống Mỹ.
Bất chấp những cản trở từ Trung Quốc, Mỹ vẫn tuyên bố cam kết mạnh mẽ với khu vực. Theo thời gian, cam kết này dường như ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Bộ trưởng Gates dự đoán, quan hệ giữa Mỹ và Châu Á sẽ chỉ có thể trở nên chặt chẽ hơn, liên kết hơn trong tương lai.
"Sự thực, một trong những thay đổi đáng kinh ngạc nhất, ấn tượng nhất mà tôi thấy được trong các chuyến công du đến Châu Á là mong muốn ngày càng lan rộng khắp khu vực Châu Á về việc xây dựng mối quan hệ quân sự mạnh hơn với Mỹ - nhiều hơn rất nhiều so với cách đây 20 năm", Bộ trưởng Gates phát biểu.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Việt Báo
< = =text/> //
(Theo_VnMedia) |
http://vietbao.vn/The-gioi/My-dua-vu-khi-toi-tan-den-bao-ve-bien-chau-A/65229178/159/ - http://vietbao.vn/The-gioi/My-dua-vu-khi-toi-tan-den-bao-ve-bien-chau-A/65229178/159/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 05/Jun/2011 lúc 7:47pm
http://www.pagewash.com//nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fjjj.esn.bet/ivrganzrfr/va_qrcgu/iarfr-gnxr-fgerrgf-ntnvafg-pa-06042011231823.ugzy - - Biểu tình chống Trung Quốc
tại Hà Nội và TP.HCM
ngày 5 tháng 6-2011
qua lời kể của các nhân chứng
Một độc giả bình: “Tôi tham gia từ đầu, lúc 8g và ra về lúc 11g (vì bãi xe tòa nhà Diamond plaza thông báo chỉ giữ xe đến 11g_chắc do lệnh của CA).
Có thể nói chính quyền gián tiếp ủng hộ tuần hành ôn hòa tại Tp. HCM qua việc tung lực lượng giữ ANTT, dọn đường cho đoàn, thậm chí cho phép đả đảo thoải mái trước khu vực lãnh sự quán TQ. Tôi không biết ai là người tổ chức, thật đáng khen cho tinh thần quả cảm của họ. Cuộc tuần hành lần này để lại cho tôi nhiều cảm xúc, thật là 1 trải nghiệm đáng nhớ...."
Mời xem thêm rất nhiều http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/truc-tiep-tu-ha-noi-thu-o-cua-viet-nam.html - hình ảnh sinh động bên trang Nguyễn Xuân Diện .
HÌNH ẢNH TẠI SAI GÒN
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vnese-take-streets-against-cn-06042011231823.html - - (RFA) .Tại TP.HCM, đoàn biểu tình tuần hành trên tất cả các tuyến đường dẫn đến Lãnh sự quán TQ, lượng người tiếp tục kéo đến chật kín cả đoạn đường, kéo dài từ Nhà Thờ Đức Bà đến Đại sứ quán Mỹ, và càng lúc càng đông hơn. (Dan Lam Bao’s blog)
Theo tin của Dân làm báo thì tại Sài Gòn : Đoàn biểu tình tuần hành trên tất cả các tuyến đường dẫn đến Lãnh sự quán TQ, lượng người tiếp tục kéo đến chật kín cả đoạn đường, kéo dài từ Nhà Thờ Đức Bà đến Đại sứ quán Mỹ, và càng lúc càng đông hơn. Theo dự đoán, cuộc biểu tình sẽ kéo dài đến tận chiều nay, thậm chí có thể biểu tình qua đêm.
Ai bảo người Sài gòn là hèn ? Tin chưa kiểm chứng cho biết, lực lượng biểu tình đã lên đến gần chục ngàn người. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho biết, một đoàn tuần hành có các ông Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đình Đầu, các thành viên Câu lạc bộ Phao Lồ Nguyễn Văn Bình với khẩu hiệu “Hòa bình & Công lý cho Biển Đông … " đang tiến về tòa Lãnh sự TQ. Và đoàn tuần hành, còn có cả các vị Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Andre Hồ Cương Quyết, …
Đồng lòng, trăm người như một: Không có gì phải sợ.
CTV từ Sài gòn cho hay, về phía công an thì Công an chỉ chặn không cho bà con qua đường, nhưng hoàn toàn cho biểu tình thoải mái, một số CA đã chặn xe để giải phóng đường cho đoàn tuần hành đi. Dân chúng thì khắp các đường phố, hai bên đường chạy ra hô hào phụ họa với đoàn người, chụp hình, ngó theo. Đặc biệt, các bạn sinh viên trường Đại học Quốc dân, Kiến trúc, Khoa học nhân văn tham gia rất đông .
Một điều đáng chú ý phải nhắc đến trong cuộc tuần hành ôn hoà ngày hôm nay là thái độ của các nhân viên công lực nhà nước, kể cả cấp chỉ huy với một thái độ ôn hoà, từ tốn và mackeno. Cho dù trang bị đủ dùi cui, bộ đàm... nhưng nét mặt của họ hòa nhã, khá tươi tỉnh và như ngầm ủng hộ đoàn biểu tình. Họ chỉ nhắc nhở qua quýt với người biểu tình rồi bỏ đi chỗ khác. Người biểu tình rất ôn tồn và không chịu lùi bước nên các anh em CSCĐ đành tụ lại một chỗ...
Tuy nhiên , tới hơn 11h, có một vị đại diện của chính quỳên mặc thường phục, tới đề nghị bà con giải tán, vì theo ông ta thì "Bà con phản đối họ như vậy là đủ rồi'
Một hình ảnh cảm động: 2 người bạn Nhật bản, khi họ cùng xuống đường với người Việt nam chúng ta ở Hà nội để cùng phản đối thái đọ ngạo ngược của Trung Quốc
Hình ảnh do độc giả/Nhà báo Nguyễn Quốc Thái vừa gửi từ Sài Gòn
Andre Hồ Cương Quyết
Từ trái qua: Đình Vượng, Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, cựu “quan chức” Mặt trận Tổ quốc Lê Hiếu Đằng, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh, Andre Hồ Cương Quyết, Huỳnh Tấn Mẫm – có thể khác tuổi tác, tôn giao, dân tộc, quá khứ, thậm chí cả chính kiến … nhưng cùng chung một tình yêu đất nước
Đoàn tuần hành đang qua bên hông Nhà thờ Đức Bà
Ngó như đi hội vậy nhưng là thứ mà bọn bành trướng khiếp sợ nhất
Trước tòa Lãnh sự Trung Quốc
Đoàn biểu tình đứng đối diện Tòa Lãnh Sự Trung Quốc ở Sài Gòn. (Hình: Trâm Anh Ken)
***
hình ảnh do độc giả QN gửi:
Trẻ người … già dạ!
Những khẩu hiệu rất ôn hòa – Chính quyền còn mong muốn nào hơn?
Nghèo nhưng không hèn!
(một người dân lao động đang trên đường "kiếm cơm" cho 1 ngày mới, cũng tham gia)
Bé tập quen dần để lớn lên không biết sợ … vu vơ
Tẩy chay hàng Trung Quốc
(nguồn : DĐ VDHDL)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Jun/2011 lúc 9:15am
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc tạo thế đứng mới cho Việt Nam
Sun, 06/05/2011 - 19:43 — trandongduc
Lời Blog: Cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Nam tình gây tiếng vang lớn cho dư luận Quốc Tế. BBC Hoa Ngữ đã đưa lên trang chính hình thanh niên Việt Nam biến cờ Trung Quốc thành cờ hải tặc với lời chú thích “Trước tòa đại sứ Trung Quốc ở thủ đô Hà Nội, đông đảo người Việt Nam diễn hành thị uy hô cao khẩu hiệu chỉ trích hành động hải tặc của Trung Quốc”.
Thứ trưởng bộ quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trong cuộc họp báo ký giả công khai ý kiến hoan nghênh Hoa Kỳ vào cân bằng thế lực Á Châu Thái Bình Dương.
Khác với lời lẽ phấn đấu cho phong http://rfavietnam.com/node/642 - trào 4 tốt của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh vào hôm trước , cuộc biểu tình này được coi là thêm sức cho thế đứng Việt Nam tại đối thoại Shangri-La.
Trong lúc đó, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt ra lời hứa hẹn “Trung Quốc hứa sẽ không xưng bá - 中国永远不称霸 - Trung Quốc vĩnh viễn bất xưng bá". Trời đất! Thời này là thời nào mà lão Lương còn dùng các ngữ cảnh kiểu này để gợi nhớ hoàng kim của lịch đại vương triều Trung Quốc à? Hồng tím nâu vàng quá!
Dù sao Việt Nam lật ngược thế cờ mềm yếu vào hai hôm trước. Đề nghị chính phủ Việt Nam hãy thả ngay Mẹ Nấm, Người Buôn Gió và những bạn nào bị bắt. Không có những người như các bạn này đề xướng cuộc biểu tình Trung Quốc giùm thì mặt trận ngoại giao, quốc phòng của phái đoàn Việt Nam trong hội Sangri-La không có vị trí ngang cơ như hiện nay.
Chính phủ Việt Nam cần ghi nhận công lao này các bạn này vào danh sách. Qua bài này, mình cũng kiến nghị chính phủ Việt Nam hãy thả người ngay đi trong lúc tinh thần dân tộc dâng cao.
Xin dịch lại toàn văn bài chủ trên BBC Hoa Ngữ. (Vì văn bản bằng Hoa Ngữ do đó mình chuyển các từ Nam Sa, Tây Sa, Nam Hải sang thành Trường Sa, Hoàng Sa, Biển Đông trong mạch văn bình thường trừ khi trong các trường hợp cần phải để nguyên ngữ cảnh.
Bài này cũng đang làm dư luận hiếu chiến Trung Quốc đang tán loạn bất ngờ đấy. Nhất là tấm hình cờ hải tặc Trung Quốc có sức ảnh hưởng tinh thần rất lớn.
Trần Đông Đức
http://www.bbc.co.uk/zhongwen/simp/chinese_news/2011/06/110605_vietnam_warn_china.shtml - Việt Nam: Không thể nhẫn nhịn hành vi xâm lược
Ký giả Tưởng Nhuệ 蔣銳, BBC Trung Văn tại Tân Gia Ba
Việt Nam kiên quyết quyền làm chủ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời cảnh cáo Trung Quốc rằng không thể nhẫn nhịn trước hành động xâm lược. Ngoài ra, Việt Nam cũng còn hướng về Hoa Kỳ với thái độ hoan nghênh quân lực mở rộng vào khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Phó bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh vào ngày chủ nhật (mồng 5 tháng 6) tại Singapore cử hành họp báo tại hội nghị đối thoại Shangri-La, xác định rõ lập trường Việt Nam trong tranh chấp tại Biển Đông.
Nguyễn Chí Vịnh chỉ ra, ngày 26 tháng 5 đã phát sinh xung đột thuộc về tranh chấp dân sự, quân đội Việt Nam không trực tiếp ra mặt, nhưng lại theo dõi chặt chẽ các tiến triển tình huống.
Tuần trước, chính phủ Việt Nam nêu ra việc các tàu hải giám Trung Quốc gần đây đối với Việt Nam đã tiến hành quấy nhiễu các hoạt động thăn dò dầu khí tại Biển Đông, lại còn xưng là tàu tuần tra cố ý cắt các dây cáp của các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, những hành vi này là xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Tuy nhiên, bộ ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng xưng rằng hành động phía Trung Quốc hoàn toàn tiến hành trong hải vực quản hạt của Trung Quốc
Hoan Nghênh Hoa Kỳ vào cân bằng
Nguyễn Chí Vịnh nói: “Chuyện đã xảy ra rồi, đã đi đến nguyên tắc cùng Trung Quốc hiệp thương, để tìm kiếm lợi ích chung, và để bảo đảm những sự kiện như thế này không xảy ra thêm nữa.”
Ông ta lại nhấn mạnh, Trường Sa và Hoàng Sa quần đảo thuộc về Việt Nam, mà Việt Nam đã dùng con đường ngoại giao để làm rõ vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Đối với lời hứa hẹn trước mặt của Hoa Kỳ về việt tiếp tục mở rộng quân lực tại Châu Á Thái Bình Dương, Nguyễn Chí Vịnh hoan nghênh biểu hiện này.
Ông ta nói: “Nếu như khả năng Hoa Kỳ có thể mang lại hòa bình ổn định để có thể bảo đảm chủ quyền quốc gia được tôn trọng, chúng tôi hoan nghênh hành động của Hoa Kỳ”.
Trước cuộc họp báo ký giả, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã phát biểu rằng, Trung Quốc không tìm kiếm việc mở rộng quân sự. Ông ta nói rằng “Trung Quốc là quốc gia hàng hải đáng tin cậy của Nam Hải, từ trước tới giờ tự do không gây trở ngại, nhìn chung là tình thế ổn định”, mà Trung Quốc cũng hết sức duy trì hòa bình và ổn định tại “Nam Hải”, lấy phương thức hòa bình và luật pháp quốc tế làm nguyên tắc xử lý.
Trong lúc đó, số lượng hàng trăm thanh niên biểu tình trước tòa đại sứ Trung Quốc tại thủ đô Hà Nội, yêu cầu Trung Quốc “chấm dứt xâm lược các đảo của Việt Nam. Họ tụ tập khoảng nửa tiếng sau đó bị cảnh sát giải tán.
- http://www.bbc.co.uk/zhongwen/simp/chinese_news/2011/06/110605_vietnam_warn_china.shtml - http://www.bbc.co.uk/zhongwen/simp/chinese_news/2011/06/110605_vietnam_w...
- http://www.bbc.co.uk/zhongwen/simp/chinese_news/2011/06/110605_china_singapore_security.shtml - http://www.bbc.co.uk/zhongwen/simp/chinese_news/2011/06/110605_china_sin...
- http://www.rfavietnam.com/blog/2606 - trandongduc's blog
- http://www.rfavietnam.com/comment/reply/649#comment-form - Add new comment
Nguồn :
http://www.rfavietnam.com/node/649 - http://www.rfavietnam.com/node/649
http://www.tiengvong.com/quan-im/th-t/2827-cuc-biu-tinh-chng-trung-quc-to-th-ng-mi-cho-vit-nam.html - http://www.tiengvong.com/quan-im/th-t/2827-cuc-biu-tinh-chng-trung-quc-to-th-ng-mi-cho-vit-nam.html
Truyền thông quốc tế đưa tin về cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam :
http://www3.nhk.or.jp/daily/english/05_15.html - Anti-China protests in Vietnam. (NHK, Nhật Bản)
http://www.straitstimes.com/BreakingNews/SEAsia/Story/STIStory_676445.html - Hundreds of Vietnamese protest China (The Straits Times)
http://www.google.com/hostednews/canadianpress/article/ALeqM5g2zoB57RuXZdy1OkN-qsedOQdlAw?docId=7057358 - Hundreds of Vietnamese attend rare protest against China following clash in South China Sea. (AP)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Jun/2011 lúc 10:01am
SAIGON NGÀY 5 THÁNG 6- 2011
****
"phóng sự vui" của một bạn trẻ tham gia biểu tình
Vừa đi vừa kể chuyện !
http://danlambaovn.blogspot.com/ - Lê Dân (danlambao)
Posted on http://danlambaovn.blogspot.com/2011/06/vua-i-vua-ke-chuyen.html - - 06/06/2011
“Không đi không biết tình hình Đi rồi mới biết tinh thần thanh niên”
http://danlambaovn.blogspot.com/ - Lê Dân (danlambao) - Tình hình là đã quán triệt tư tưởng do nhận được thông tin “sáng ngày 5-6-2011 anh em thanh niên sinh viên trí thức sẽ tụ tập tại Lãnh Sự Quán Trung Quốc (ngã tư Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai) nên từ sáng đã cuỡi con tuấn mã phi nước đại về tham gia tham dự vào “đại hội trí sĩ yêu nước”, bày tỏ quan điểm của thanh niên Việt Nam cho phía chính phủ Trung Quốc biết thế nào là sức mạnh của lòng yêu nước Việt Nam khi đất nước bị xâm phạm 1 tấc biển.
Từ Dĩ An- Bình Dương khởi hành vào tới ngã tư đường Trần Cao Vân – Hai Bà Trưng thì bất ngờ gặp các anh CSGT dựng barrie không cho chạy vào đường Trần Cao Vân hướng vào Hồ Con Rùa, đang phân vân nao núng tinh thần chưa biết thế cuộc như thế nào ? Mọi người có tụ tập được hay không ? Hay là đã bị dẹp tan từ trong trứng nước và tự kỷ mình đã chậm chân bõ lỡ 1 dịp lớn của đất nước, 1 giai đoạn bước ngoặc của lịch sử đấu tranh vì Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau 1 phút 15 giây định thần, mình suy nghĩ “nếu không cho mình đi đường này thì mình đi đường khác, chả lẽ các chú ấy quây lại hết nhốt hết mọi người không cho người dân di chuyển trong thành phố của mình à ? Dù gì thì phải tìm hiểu cho rõ nguyên nhân nổ ra diễn biến và kết quả chứ ? “sống thấy người chết phải thấy xác chứ chã lẽ mọi người có thể bốc hơi được". Thế là mình chạy theo đường Hai Bà Trưng trung tâm quận I thẳng tiến, qua các ngã tư đều thấy các ải dã chiến được làm bằng Barrie, xe tải chuyên dùng của CA, xe dọn dẹp đô thị , xe honda, xe bồ câu của CSGT và cả người cũng làm rào cản, thật là 1 cảnh tượng rất “thời sự căng và thẳng”.
Tất cả các ngã tư ở các ngã đường xung quanh đường vào Lãnh Sự Quán Trung Quốc (ngã tư Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai) ngã tư đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Thị Minh Khai, con đường rất ngắn ngủi Nguyễn Văn Chiêm cũng bị chặn, Lê Duẩn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Pasteur tất cả các ngã tư đều có barrie (tầm hơn 20 chốt). Vào đến đường Lê Duẩn quẹo phải chạy vào tới vòng xoay sau lưng nhà thờ Đức Bà thì thấy đoàn thanh niên đang thấp thoáng ở đường Phạm Ngọc Thạch đi lại (mừng như bắt được Vàng) lúc này đoàn người tầm 300 người.
Phi tới đoàn người nhưng xảy ra một khó khăn cá nhân trước mắt cần giải quyết là: “không biết gửi con tuấn mã cho ai để cùng đi với mọi người”, nhìn quanh trong vòng 15 giây không thấy chổ nào có thể tin tưởng gửi “hàng” được, 1 suy nghĩ le lói lên là chạy qua Bưu Điện Trung Tâm Thành Phố gửi, nghĩ sao làm vậy phi gấp gấp qua chổ gửi xe thì thấy rồng rắn đang xếp hàng, và có cảm giác đang "full slot ". Đang thất vọng và tuyệt vọng trong công cuộc gửi xe, thì đúng như ông bà ta nói “trong cái khó ló cái khôn” xẹt ra trong đầu cái địa chỉ hầu có thể giải quyết được vấn đề là “Pakson”, cuối cùng thì “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng được giải quyết”.
Thế là cuốc bộ lại đoàn người, chơi trò rượt đuổi 1 hồi thì cũng bắt kịp đoàn người: cảm nhận đầu tiên đập vào mặt mình về đoàn người tham gia là: rất “Sinh Viên”, rất nhiệt huyết, còn trẻ và khỏe, các logo khẩu hiệu mang theo được các nam thanh nữ tú làm từ đủ các vật liệu như là: cờ vải Việt Nam, giấy A2, A3, A4, giấy bìa cứng, tờ lịch, có người còn cầm cả sách đi biểu tình… rất tự phát để thể hiện lòng yêu nước của mọi người. Sau này còn có cả băng rôn mới được cập nhật (lúc 10h30) đưa về cho nó “chuyên nghiệp”, còn về quần áo có người mặt áo cờ Việt Nam, áo in khẩu hiệu phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa – Trường Sa, cả viết chữ bằng bút mực lên áo “tẩy chay hàng Trung Quốc”… có người mang nón công nhân viết chữ Việt Nam nữa…. thật là muôn hình vạn trạng thể hiện phong phú đúng như cá tính và phong cách của thanh niên Việt Nam.
Dưới đây là 1 số hình ảnh:
-
- Mới tham gia đoàn người, đang ở góc đường Alexandre De Rhodes và pasteur
-
- Đang ở ngã tư Nam kỳ Khởi Nghĩa và Lê Lợi
-
- Đang ở ngã tư Nam kỳ Khởi Nghĩa và Lê Lợi, lúc này đoàn người đã tăng lên 2.000 người và xu thế còn đang tăng theo cấp số cộng
-
- Yêu nước không phân biệt thành phần, chỉ cần “Tôi Là Người Việt Nam”
-
- Quay phim chính và quay phim phụ, nhưng có hẳn 1 ekip hẳn hoi. Tương lai sẽ rất phát triển
-
- Người dân đổ ra đường xem
-
- Đang ở giai đoạn 10. đường Nam kỳ Khởi Nghĩa Hội Cựu Chiến Binh Quận 1 các bác trong hội đã mở cửa hưởng ứng ủng hộ đoàn người tham gia
-
- Một người mang sách Quang Trung Nguyễn Huệ để xuống đường !
-
- Dừng chút xíu giải lao nào ! làm tí nước cho thông cổ mát họng để có hơi mà hát hò nữa !
-
- Băng rôn mới được mang về lúc 10h30 liền được đưa lên hàng đầu cho nó chuyên nghiệp.
-
- Nhìn thấy bác thế này thì thanh niên bọn cháu không thấy mệt nữa !
-
- Đây là chú công an chìm
-
- Đây là biển số xe của chú công an chìm
-
- Đây là hình ảnh của chú công an chìm sếp, biển số xe chụp được là của anh này
-
- Ngay ngã tư Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai, nơi đoàn người bị chặn lại.
-
- Ngay ngã tư Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai , nơi đoàn người bị chặn lại. khuôn mặt đẹp trai của anh CA chìm
-
- Anh này chắc chắn là quay phim lề phải vì được phép leo lên 1 vị trí thuận lợi để tác nghiệp và hình như là đã thập diện mai phục từ trước, rõ ràng họ có kế hoạch hẳn hoi, tới là thấy anh ấy trên đó, mới đầu còn tưởng anh ấy đang sửa điện gì chứ
-
- Anh này chắc chắn là quay phim lề phải vì được phép leo lên 1 vị trí thuận lợi để tác nghiệp và hình như là đã thập diện mai phục từ trước, rõ ràng họ có kế hoạch hẳn hoi, tới là thấy anh ấy trên đó , mới đầu còn tưởng anh ấy đang sửa điện gì chứ , 1 góc nhìn khác , “anh kia tính giơ tay tát cho chú quay phim 1 phát “
-
- Lúc này đoàn người bị chặn, đang nghe hát và thuyết khách, tranh thủ chạy chụp hình
-
- Lúc này đoàn người bị chặn, 1 góc nhìn từ phía sau
-
- Lúc này đoàn người bị chặn , đang nghe thuyết khách, và đối thoại tranh thủ chạy chụp hình
-
- Lúc này đoàn người đang giải tán ai về nhà nấy, 1 số nhóm vẫn còn tụ tập để bàn và trao đổi thêm về tình hình cũng như nhận định về tương lai, các hành động tiếp theo.
-
- Đang ở giai đoạn 5. đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiến ra Lê Lợi, cô này tham gia rất nhiệt tình giơ cao biểu ngữ, ngưỡng mộ cô quá !
Diễn biến chính và các đoạn đường đoàn người đi qua :
- 8h sáng bắt đầu từ tòa Lãnh Sự Quán Trung Quốc (ngã tư Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai) đoàn người theo đường Phạm Ngọc Thạch tiến ra công viên 30-04.
- Quẹo vào đường Alexandre De Rhodes. ( lúc này tầm khoảng 400 người).
- Vào đường Paster.
- Tiếp tục đi trên đường Nguyễn Thị Minh Khai hướng về Nam Kỳ Khởi Nghĩa. (3 cái đường này em chưa tới nên miễn tường thuật nha).
- Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiến một bước dài đến đường Lê Lợi. (lúc này đoàn người đã lên con số 2.000 người và xu hướng tiếp tục tăng).
- Quẹo phải theo đường Lê Lợi đến tượng đài Trần Nguyên Hãn. (đi ngang qua chợ bến thành có 1 số người nước ngoài cũng hóng hớt tham gia quân số).
- Theo con đường Lê Lai (đi qua đường nào thì các hộ mặt tiền nhân viên và người dân điều đứng ra ngoài xem như chưa từng thấy bao giờ và có cảm giác như ngầm khuyến khích mọi người).
- Nối tiếp là đường Trương Định xuyên qua công viên Tao Đàn.
- Về lại đường Nguyễn Thị Minh Khai quẹo phải về Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
- Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi đến Lê Duẩn (đi ngang qua Hội Cựu Chiến Binh Quận 1 các bác trong hội đã mở cửa hưởng ứng ủng hộ đoàn người tham gia nên được mọi người tham gia đứng trước cửa hô hào rất hăng).
- Lê Duẩn rồi xuống Đinh Tiên Hoàng (trên đường Lê Duẩn với pasteur CSGT đã dựng barrie để cản không cho đoàn người tiếp tục đi tiếp trên con đường Lê Duẩn hình như với ý đồ không cho đoàn người đi ngang qua Lãnh Sự Quán Mỹ và Lãnh Sự Quán Anh và Lãnh Sự Quán Hà Lan nhưng đoàn người lúc này số lượng cao nhất tầm 4.000 người với quyết tâm cao nhất đã vượt qua tiếp tục đi tiếp, cũng trên con đường này mình đã dựa vào giác quan thứ 1 và 6 để phát hiện ra 2 chú Công An Chìm có hình ảnh kèm theo để mọi người nhận biết nếu có gặp lại, đùa thôi do mình thấy chú Công An Chìm này chận con xe Camry 3.0 , bác tài phản ứng chú này bèn móc bóp giơ tờ giấy xanh lè có hình bác hồ với số 500.000 hi hi đoán vậy thôi chứ chú ấy giơ cái bóp ra có thẻ gì đó nên mình đoán chú ấy là CA chìm, còn 1 chú CA chìm nữa là do thấy chú này nói chuyện với nhau mà đúng hơn là ra lệnh chắc là sếp của chú kia nên mình quy nạp lên luôn cho nó mau .
- Đinh Tiên Hoàng rồi quẹo về đường Nguyễn Thị Minh Khai (trên đường này ngang qua trường đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, có rất nhiều sinh viên trước cổng trường hưởng ứng nhiệt tình, cổ vũ tinh thần cho mọi người, mọi người như được tiếp thêm sức mạnh vì đi tới đây thì chắc mọi người chân đã mỏi dép đã mòn) .
- Và kết thúc bị chặn tại ngã tư đường Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch (trên đường này mọi người cũng đã phải chơi trò “vượt rào cản” ngay ngã tư Mạc Đĩnh Chi với Nguyễn Thị Minh Khai trước khi dừng hẳn. Theo đánh giá của mình thì hình như 2 lần lập rào cản trước họ cố tình để chúng ta qua và cắt bớt đuôi chia rẽ nội bộ cũng như thành phần tham gia, xa quá tiền quân và hậu quân không nắm tình hình, hỗ trợ được cho nhau nên tới trước ngã tư đường Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch số lượng người đã giảm. đồng thời cũng bị chia rẽ làm 2, một bộ phận nhỏ tầm hơn 100 người đã vượt qua được barrie cuối cùng đến trước tòa Lãnh Sự Quán Trung Quốc, mình ở bên này không biết tình hình bên đó nên chỉ tường thuật tình hình bên này sau cái song sắt á nhầm sau cái barrei , đầu tiên thì mọi người hát cho các anh Công An nghe, tuy các anh mặt lạnh như tiền không vỗ tay cổ vũ nhưng mọi người hát rất hay và hăng các bài “Lên Đàng, Bốn Phương Trời, Dậy Mà Đi…”, chờ khoảng 1h thấy tình hình mọi người chưa mệt vẫn hay say hát hò hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc, nên bên kia Barrie cử 1 bác sĩ quan Quân đội từng 42 năm trong quân ngũ ra độc thoại, thuyết khách, nhưng những lời lẽ bác ấy nói thì mọi người đã được nghe hết rồi nên thất bại, chuyển qua đối thoại lần này bên kia cái barrie đưa ra 1 người giảng viên đại học ra đối thoại, đa số mọi người rất kiên nể vì bên đó đã đánh đúng tâm lý sinh viên sợ thầy giáo nhưng cuối cùng thì thầy cũng đã làm cho mọi người giải tán đi về với cách thực hiện là nói nhiều, kéo thời gian cho đến khi mọi người đuối và đói tự động bỏ về , thế là thầy đạt được mục đích). .
- Trước khi ra về đoàn người không quên hô vang khẩu hiệu “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”, “phản đối Trung Quốc ”, “Tảy chay hàng Trung Quốc”.
- Sau khi ra về có 1 số nhóm vẫn còn tụ tập để bàn và trao đổi thêm về tình hình cũng như nhận định về tương lai, các hành động tiếp theo. Cho đến 14h30 cùng ngày thì mọi người mới chính thức không còn trên khu vực trên, chỉ còn lại các anh CSGT lực lượng an ninh và các barrie vẫn còn (có thêm 1 số sợi dây chắn hiện trường ) chắc họ sợ 1 cuộc quay lại bất ngờ nên quyết định tử thủ đến tối. Hoan nghênh tin thần giữ an ninh cao độ của các anh.
Đánh giá chung: mọi người tham gia tích cực, không làm ảnh hưởng hình ảnh xấu đến dư luận, bám sát và mục tiêu đề ra đưa ý kiến của thanh niên Việt Nam ra báo giới trong và ngoài nước, hiệu quả cao, mọi người đấu tranh trong ôn hòa, bình tĩnh khôn khéo đối thoại với người “đại diện”, trật tự khi nói chuyện trừ 1 số lần hơi ồn ào (bằng chứng là khi nói chuyện mọi người lùi lại 1 bước, ngồi xuống để lắng nghe), không có lực lượng tiêu cực trà trộn nhằm lợi dụng tình hình lộn xộn để kích động, móc túi … Có 1 hành động đáng được tuyên dương là có 1 bạn vất chai nước uống mang theo ra đường và có 1 bạn đi cùng thấy vậy nhặt lên mang bỏ vào thùng rác (đề nghị mọi người cho 1 tràng vỗ tay hoan nghênh). Tuy mình cũng tham gia tuyên truyền giữ vệ sinh không vứt rác bừa bãi ra đường nhưng với tâm lý số đông nên có vài cá nhân không ý thức chấp hành , đó là hành động phải tự kiểm điểm cho đi học tập cải tạo, thay mặt các bạn đó mình xin chân thành nhận khuyết điểm và hứa sẽ sửa sai. Tất cả cuộc tuần hành mình có chụp hình và quay phim lại, hiện tại chỉ up được hình, ai có nhu cầu xem mấy clip mình quay vui lòng chờ hoặc liên hệ mình để có giá tốt nhất á nhầm có sớm nhất )
Thành phần tham gia và tương quan lực lượng :
Phía ta :
- Sinh viên học sinh : 3.000
- Tầng lớp trí thức : 500
- Người trung niên và cao tuổi 100
- Báo chí, quay phim, chụp ảnh tự phát theo kiểu bán chuyên nghiệp : 30
- Tăng ni phật tử, Xe ôm, người nước ngoài và thành phần khác: 100
- Cảnh Sát Giao Thông : 100
- Công An áo xanh : 100
- Quản Lý Xây Dựng : 100
- Dân Phòng : 50
- Công An chìm : 02 (do nổi lên có 2 còn chìm dưới nữa em không biết)
- Sĩ Quan quân đội : 1
- Giảng viên đại học : 1
- Quay phim lề phải chắc là chuyên nghiệp : 2
- thành phần khác : 50 (do chưa biết là thành phần nào nên không thể nói được)
Thành phần trung lập :
- người dân hai bên đường : 6.000
- người dân đi đường : 3.000
Phía địch:
- Bà Khương Du (Phát Ngôn Nhân) : vắng
- Hồ Càn Văn (Đại Sứ nhiệm kỳ 2006) : vắng
- Hứa Minh Lượng (Tỗng Lãnh Sự nhiệm kỳ 2007) : vắng
- Nhân viên tòa đại sứ : không có ai ( chắc chủ nhật họ được nghỉ )
Kết thúc cuộc diễu hành thành công tốt đẹp, xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên, người trung niên, hội người cao tuổi, các thành phần đã tham gia đã bỏ thời gian vàng ngọc đến tham dự vào chương trình đặc biệt của năm, xin cảm ơn và hẹn các bạn dịp sau, xin cám ơn các cơ quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cuộc biểu tình thành công tốt đẹp, đặc biệt chúng tôi xin rất biết ơn bộ phận an ninh đã đảm bảo không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra trước và trong cuộc diễu hành, đã làm mọi cách ngăn chặn cũng như làm giảm nhuệ khí, để mọi người luôn giữ bình tĩnh, đã cắt đuôi đoàn người biểu tình hay chặn xe giao thông để không xảy ra tai nạn giao thông, chúng tôi xin” trân trọng” những hành động đó. Và cũng cho chúng tôi xin cảm ơn ngài sĩ quan Quân Đội, thầy Giảng viên đại học đã nói chuyện cho chúng tôi hiểu ra vấn đề mà trước đây chúng tôi đã biết rồi, đã mạnh dạn đối thoại với chúng em.
Ngoài ra chúng tôi xin gửi lời xin lỗi đến các hộ gia đình đã bị chúng tôi làm phiền, và giao thông khó khăn vào các con đường đã bị CSGT chặn vì chúng tôi.
Cuối cùng chúng tôi xin cảm ơn các nhà tài trợ: Hội bình ổn giá nước giải khát đã đồng hành với chúng tôi, hội vận tải tự phát công cộng đã chở và chỉ đường cho chúng tôi đến đúng nơi và đúng đường phải đi, Hội người cao tuổi đã tài trợ cho chúng tôi, các công ty giữ xe đã làm việc quá tải để đảm bảo nhu cầu cần thiết của chúng tôi, ngành báo chí truyền thông chính thống đã không cạnh tranh với chúng tôi, để chúng tôi có cơ hội độc quyền thể hiện mình cũng như cọ sát thực tế để phát triển, chúng tôi sẽ xin rút kinh nghiệm cho lần sau xin cám ơn và cám ơn !
http://danlambaovn.blogspot.com/ - Lê Dân (danlambao)
http://danlambaovn.blogspot.com/ - http://danlambaovn.blogspot.com
http://thtndc.info/index.php?option=com_content&view=article&id=1158:va-i-va-k-chuyn-le-dan-&catid=56:tindanchu&Itemid=64 - http://thtndc.info/index.php?option=com_content&view=article&id=1158:va-i-va-k-chuyn-le-dan-&catid=56:tindanchu&Itemid=64
http://danlambao.com/2011/06/06/v%E1%BB%ABa-di-v%E1%BB%ABa-k%E1%BB%83-chuy%E1%BB%87n/ - http://danlambao.com/2011/06/06/v%E1%BB%ABa-di-v%E1%BB%ABa-k%E1%BB%83-chuy%E1%BB%87n/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Jun/2011 lúc 5:35pm
Cuộc Đối Thoại
Trước Lãnh Sự Quán TQ Và Trong Trụ Sở Thành Đoàn TNCS TP
Số 1 Phạm Ngọc Thạch-SaiGon
http://36ohk6dgmcd1n.yom.mail.yahoo.net/om/api/1.0/openmail.app.invoke/36ohk6dgmcd1n/3/1.0.32/us_sbc/en-US-x-sbc/view.html#bn=1.0.32&.lang=en-US-x-sbc&.intl=us_sbc&proxyhost=us.mg204.mail.yahoo.com&sig=8bf6130dbf9158df98107126fe75ff66&vid=om_default_view_id_36ohk6dgmcd1n-message_render_1307321766914&app=36ohk6dgmcd1n&mailver=neo&mailyuiurl=http%3A%2F%2Fmail.yimg.com%2Fzz%2Fcombo%3Fnq%2F2100%2Fyui%2Fyui-min.js%26nq%2F2100%2Foop%2Foop-min.js%26nq%2F2100%2Fdom%2Fdom-min.js%26nq%2F2100%2Fevent%2Fevent-min.js%26nq%2F2100%2Fevent-custom%2Fevent-custom-min.js%26nq%2F2100%2Fbase%2Fbase-base-min.js%26nq%2F2100%2Fplugin%2Fplugin-min.js%26nq%2F2100%2Fpluginhost%2Fpluginhost-min.js%26nq%2F2100%2Fnode%2Fnode-min.js%26nq%2F2100%2Fattribute%2Fattribute-min.js%26nq%2F2100%2Fjson%2Fjson-min.js%26nq%2F2100%2Fintl%2Fintl-min.js%26nq%2F2100%2Fdatatype%2Flang%2Fdatatype-date.js%26nq%2F2100%2Fdatatype%2Fdatatype-date-min.js%26nq%2F2100%2Fdatatype%2Fdatatype-xml-min.js%26nq%2F2100%2Fcookie%2Fcookie-min.js%26nq%2F2100%2Fasync-queue%2Fasync-queue-min.js%26nq%2F2100%2Fcollection%2Farray-extras-min.js%26nq%2F2100%2Fquerystring%2Fquerystring-parse-simple-min.js%26nq%2F2100%2Fquerystring%2Fquerystring-stringify-simple-min.js%26nq%2F2100%2Floader%2Floader-min.js&mailbase=http%3A%2F%2Fmail.yimg.com%2Fnq%2F2100%2F&mailsuffix=-min.js&mailcombobase=http%3A%2F%2Fmail.yimg.com%2Fzz%2Fcombo%3F&mailloaderpath=loader%2Floader-min.js&mailmoduleroot=nq%2F2100%2F&crumb=akg/TFCriUl&cb=1307321766915 -
(Đỗ Trung Quân)
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/06/sg07.jpg">
Trước tòa Lãnh sự Trung Quốc
Đêm qua tôi bay chuyến cuối cùng từ Đà Nẵng về Sài Gòn.
Các Anh Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Lê Hiếu Đằng hẹn “Sáng 5-6-20011 ở Sài Gòn”.
6g 30 sáng 5-6: Người đến sớm nhất là anh A. Menras, tên Việt là Hồ Cương Quyết, người Pháp quốc tịch Việt. Hơn 30 năm trước, Menras đã treo cờ mặt trận trên tượng đài Thủy Quân Lục Chiến trước Hạ nghị viên Sài Gòn và giờ này đang ngồi cặm cụi viết biểu ngữ “ Hòa bình và công lý cho Hoàng Sa- Trường Sa & biển Đông”.
Lần lượt các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Lê Công Giàu, Lê Hiều Đằng, Nguyễn Quốc Thái và Giáo sư sử học ngoài 90 tuổi Nguyễn Đình Đầu, quần áo chỉnh tề, cùng có mặt.
Hai chiếc taxi ra Nhà thờ Đức Bà, đồng hồ chỉ 8 giờ kém 15 phút.
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/06/sg011.jpg">
Andre Hồ Cương Quyết đang viết biểu ngữ
Đối thoại trước lãnh sự quán Trung Quốc
Chúng tôi nhập vào một nhóm người trẻ đến sát Lãnh sự quán Trung Quốc xế bên Nhà Văn Hóa Thanh Niên số 4 Phạm Ngọc Thạch. Khu vực tràn ngập chốt chăn và cảnh sát chìm thường phục nhưng dễ nhận họ ra bằng máy bộ đàm. Nhiếu người thường phục đưa máy ảnh, điện thoại di động lên chỉa về phía chúng tôi.
Cuộc đối thoại bắt đầu.
Một chiếc áo thường phục hung hăng nhất: “Đề nghị giải tán, hoạt động phải có luật pháp”. Anh Cao Lập, cựu tù Côn Đảo vốn nóng tính, hét to: “Pháp luật là để bảo vệ người dân và bảo vệ đất nước không phải để bảo vệ bọn Trung Quốc!”. Tiếng vỗ tay ầm ĩ.
Một người mặc thường phục khác tiến về anh Lê Hiếu Đằng [Cựu Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc TP], anh Đằng chỉ mặt quát: “Anh đứng về phía nào, Việt Nam hay Trung Quốc?”. Người mặc thường phục phải lùi lại.
Anh Huỳnh Tấn Mẫm và tôi băng qua đường sang phía Nhà Văn Hóa Thanh Niên quan sát.
Trụ sở của Đoàn thanh niên Cộng sản kéo cổng, vắng tanh, trừ những nhân viên an ninh.
Trên sân thượng, Camera chỉa xuống thu toàn cảnh.
Một người còn trẻ tiến đến nói: “Chú Q., chú Mẫm, khuyên dùm anh em, bày tỏ thế là được rồi, giải tán đi…”. Đấy là một cán bộ thành đoàn tôi không biết tên, anh Huỳnh Tấn Mẫm nói: “Được là sao? lẽ ra Thành đoàn phải tổ chức cho thanh niên, Thành đoàn không dám thì thanh niên họ phải tự làm thôi!”.
Bên kia đường, các anh Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Cao Lập, A. Menras dương cao các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc. Một vài người lăm lăm dùi cui tiến đến chỉ vào mặt anh Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn, Mẫm: “Đề nghị các chú giải tán!”. Anh Lê Hiếu Đằng nói: “Hãy để cái dùi cui vào mặt bọn Trung Quốc. ”.
Chắc họ còn trẻ không biết, nhưng camera trên Nhà Văn Hóa Thanh Niên đã biết và báo cho ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư thường trực Thành phố. Một cán bộ Thành đoàn ra, nói: “Anh Ba Đua mời các anh vào nói chuyện”. Anh Lê Hiếu Đằng khoát tay: “Chúng tôi không có chuyện gì để nói?”.
Ba mươi phút sau, đích thân ông Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài xuất hiện, bắt tay và đề nghị chúng tôi vào trụ sở thành đoàn số 1 Phạm Ngọc Thạch để tiếp chuyện.
Sau vài phút hội ý anh Lê Công Giàu , Huỳnh Tấn Mẫm ,Lê Hiếu Đằng , Cao Lập… đồng ý vào.
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/06/sg011.jpg">
Từ trái qua: Đình Vượng, Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, cựu “quan chức” Mặt trận Tổ quốc Lê Hiếu Đằng, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh, Andre Hồ Cương Quyết, Huỳnh Tấn Mẫm – có thể khác tuổi tác, tôn giao, dân tộc, quá khứ, thậm chí cả chính kiến … nhưng cùng chung một tình yêu đất nước ( Các ảnh trong bài đều lấy từ http://anhbasam.wordpress.com/ - )
Cuộc đối thoại trong trụ sở Thành đoàn TNCS TP
Những nhân vật trụ cột của Thành ủy: Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Thị Quyết Tâm… có mặt đủ.
Thái độ của ông Nguyễn Văn Đua và các thành viên được ghi nhận là nhã nhặn.
Ông Nguyễn Chơn Trung [ Sáu Quang-Nguyên Bí thư Đoàn TNCS TP ] lại không được nhã nhặn, ông đập tay xuống bàn nói với ông Lê Hiếu Đằng : “Các anh muốn gì cũng phải có phương pháp đúng đắn”. Ông Lê Hiếu Đằng [ môi giựt, tay run]: “Anh không phải dạy chúng tôi về phương pháp…”. Ông Cao Lập đứng bật đậy: “Tôi không thể tưởng tượng hôm nay anh Sáu Quang tệ hại đến mức này”.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm điềm đạm “ Chúng tôi đã bày tỏ xong thái độ.Nếu nhà nước hiểu lòng dân chúng tôi sẽ ủng hộ, nếu không thì chúng tôi tiếp tục bày tỏ thái độ. "
Ông Ba Đua vui vẻ gọi Andre Menras là “ đồng chí “. Andre – Hồ Cương Quyết nói “ đồng chí không có nghĩa là cùng trong đảng. Từ lâu nay tôi đứng về phía Việt Nam trong mọi cuộc chiến đấu chống sự bành trướng và xâm phạm chủ quyền VN, cuộc tuần hành này cũng trong tinh thần ấy…. "
Cuộc đối có lúc khá thoại căng thẳng. Họ là những người từng đứng cùng một chiến tuyến chống Mỹ trước 1975. Ông Lê Công Giàu, cựu Phó bí thư thường trực Thành Đoàn, khét tiếng kiên cường trong tù đày, tra tấn. Ông Lê Hiếu Đằng, ngay cả khi đã giữ các trọng trách vẫn không vì phú quý vinh hoa, cứ theo lẽ phải mà đấu tranh. Ông Huỳnh Tấn Mẫm Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn, một người không chỉ nổi tiếng trong nước mà thành tích đấu tranh trước năm 1975 của ông còn làm tốn nhiều giấy mực của báo chí quốc tế.
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/06/hn12.jpg">
Lúc 13g 00, khi tôi rời điểm nóng, cuộc tuần hành vẫn tiếp tục trên các tuyến trung tâm. Trong đám đống ấy tôi nhận thấy những gương mặt “già” quen thuộc: nhà thơ Nguyễn Duy, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, giáo sư Tương Lai, Osin Huy Đức… tùy sức khỏe, người đi hết cả hành trình, người tham gia từng chặng.
Buổi sáng ngày 5-6-2011 chắc chắn sẽ làm cho những người ngồi trong tòa nhà Thành đoàn và trong Tổng Lãnh sự Trung Quốc hiểu như thế nào là Việt Nam.
ĐỖ TRUNG QUÂN
http://kbchaingoai.wordpress.com/2011/06/05/vc-hu%E1%BB%B3nh-t%E1%BA%A5n-m%E1%BA%ABm-da-sang-m%E1%BA%AFt/ - http://kbchaingoai.wordpress.com/2011/06/05/vc-hu%E1%BB%B3nh-t%E1%BA%A5n-m%E1%BA%ABm-da-sang-m%E1%BA%AFt/
http://nguoivietnamoi.blogspot.com/2011/06/gio-sang-con-mat-thi-sap-xuong-lo.html - http://nguoivietnamoi.blogspot.com/2011/06/gio-sang-con-mat-thi-sap-xuong-lo.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/Jun/2011 lúc 5:56pm
Khi lòng yêu nước dâng trào!
(Tường thuật của nhà văn Nguyễn Viện từ Sài Gòn)
Sun, 06/05/2011 - 10:31 — songchi
Đúng 8g sáng ngày chủ nhật 5.6.20011, cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn và xâm lược Việt Nam đã bắt đầu tại Saigon.
Thật bất ngờ và có lẽ bất ngờ hơn với lực lượng an ninh (?) là sự xuất hiện của Giáo sư – nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, lịch sự với cravate và những nhân vật lừng danh một thời – những “chuyên gia biểu tình” trước 1975 ở Saigon: Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, nhà thơ Nguyễn Quốc Thái… bên cạnh đó là nhà sử học Đinh Kim Phúc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Andre Mendras (Hồ Cương Quyết)… ở khu vực đầu nhà thờ Đức Bà.
Sau một cuộc tranh luận ngắn giữa ông Cao Lập (đương kim giám đốc Khu du lịch Văn Thánh) và các nhân viên công lực, Andre Mendras đã bung khẩu hiệu ra… Nhân viên công lực nhượng bộ, bắt đầu cho một ngày lịch sử.
Một số các bạn trẻ mai phục sẵn gần đó đã tham gia ngay vào nhóm này. Các tấm biểu ngữ khẩu hiệu được nhóm này phân phát cho các bạn trẻ, cộng thêm các khẩu hiệu do chính các bạn trẻ chuẩn bị trước được giương lên.
Họ kéo đến Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai – Phạm Ngọc Thạch. Những tiếng hô đả đảo Trung Quốc, Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam không ngừng vang lên, càng lúc càng to và càng khí thế…
Ông Nguyễn Văn Đua – Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ông Nguyễn Thành Tài – Phó chủ tịch UBND cũng có mặt tại “hiện trường” và có cuộc trao đổi với hai ông Huỳnh Tấn Mẫm và Lê Hiếu Đằng. Nội dung cuộc trao đổi này còn trong vòng “bí mật”.
Tiếp đó là một cuộc tuần hành rầm rộ lôi kéo theo những người đi đường. Họ đi một vòng qua đường Lê Duẩn – Pasteur trở lại Nguyễn Thị Minh Khai trước Lãnh sự quán Trung Quốc. Rồi lại đi tiếp qua Đồng Khởi, qua UBND thành phố, chợ Bến Thành, Dinh Thống Nhất, Tổng Lãnh sự Mỹ, qua Văn phòng Hội Cựu Chiến binh … rồi quay trở lại Tổng Lãnh sự TQ. Lúc này số người tham dự đã lên tới trên 1000 người. Khí thế hừng hực. Một cô bạn trẻ nói với tôi: “Sau hôm nay, nếu có bị bắt thì cũng rất đáng để trả giá”. Khoảng hơn 11g, một vị hiệu trưởng Đại học xuất hiện nói chuyện với người biểu tình, bị các bạn trẻ phản ứng dữ dội. Ông ta nói phải tôn trọng luật pháp. Các bạn trẻ đáp lại, “thày hãy về học luật đi”…
Đám biểu tình bị chia cắt làm 3 khúc. Tôi theo một nhóm và tan hàng sau 12g. Nghe nói một số vẫn còn bám trụ… và hẹn tiếp tục vào chủ nhật tới.
Một điều đáng nói là ngoài các bạn trẻ tham gia, tôi gặp nhiều nhân vật “cộm cán” lề phải với tư cách quan sát, hoặc trực tiếp tham gia biểu tình như: Hồ Thu Hồng (Beo) – Tổng biên tập báo Thể Thao Thành phố, Phạm Xuân Nguyên – Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Thế Thanh – Cựu Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Giáo sư Chu Hảo, nhà báo Nguyễn Trọng Chức – cựu Tổng thư ký báo Tuổi Trẻ chủ nhật, Nguyễn Tâm Chánh – Tổng biên tập Sài Gòn Tiếp Thị, nhà báo Huy Đức… và một số nhà văn, nhà thơ… không cần biết lề gì.
Rất tiếc, một số anh em văn nghệ sĩ đã từng tham gia biểu tình năm 2007 đã không thể có mặt, hoặc bị giữ tại công an phường, hoặc bị giữ tại nhà. Bản thân tôi cũng bị canh cửa.
Điều cuối cùng tôi muốn kể về ngày hôm nay là những giọt nước mắt của nhà văn Nguyên Minh, một ông bạn già trên 70, ông đã khóc khi tận mắt chứng kiến lòng yêu nước của người dân dâng trào trước nguy nan của tổ quốc. Điều mà ông nghĩ không thể xảy ra được trong chế độ chúng ta đang sống.
Saigon 5.6.2011
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/06/sg011.jpg">
Từ trái qua phải : ông Đình Vượng, ông Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh; ông André Mendras Hồ Cương Quyết, ông Huỳnh Tấn Mẫm . (Ảnh: Cao Lập)
- http://www.rfavietnam.com/blog/96 - songchi's blog
- http://www.rfavietnam.com/comment/reply/645#comment-form - Add new comment
http://www.rfavietnam.com/node/645 - http://www.rfavietnam.com/node/645
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Jun/2011 lúc 11:54pm
Sớm thành lập lực lượng kiểm ngư |
Thứ bảy, 04/06/2011, 00:35 (GMT+7) |
(SGGP).- Chiều qua 3-6, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, trả lời về động thái của Chính phủ đối với vụ tàu Bình Minh 02 bị 3 tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp địa chấn, cản trở hoạt động thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, tàu Bình Minh 02 sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế. Chính phủ sẽ có giải pháp để bảo vệ hoạt động của tàu cũng như đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi hợp tác thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Là quốc gia có chủ quyền độc lập, Việt Nam kiên quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình tại vùng đặc quyền kinh tế. Tại cuộc họp báo chiều qua, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, Bộ NN-PTNT sẽ hỗ trợ ngư dân đánh bắt tại Trường Sa đang gặp khó khăn. Bà con sẽ được hỗ trợ tại chỗ về nước ngọt, xăng dầu, sửa chữa tàu thuyền, y tế. Các ngành chức năng sẽ thu mua hải sản ngay trên ngư trường, giúp bà con không phải chạy vào tận bờ để bán, tiết kiệm được nhiên liệu. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết, các thành viên Chính phủ đã đồng ý chủ trương, vì thế đề án thành lập lực lượng kiểm ngư của Bộ NN-PTNT sẽ được phê duyệt trong thời gian sớm nhất. Kiểm ngư Việt Nam sẽ là lực lượng chuyên trách, có chức năng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển Việt Nam. 10 chiếc tàu kiểm ngư sẽ được đóng mới với công suất từ 3.000 CV, trang bị thiết bị hiện đại, có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 8, cấp 9 và dài ngày trên biển. Đội tàu kiểm ngư địa phương cũng được thành lập, tổng mức đầu tư gần 2.100 tỷ đồng, trong đó hơn 1.800 tỷ đồng từ vốn trung ương.
L.NGUYÊN |
http://www.sggp.org.vn/xahoi/2011/6/259206/ - http://www.sggp.org.vn/xahoi/2011/6/259206/
Cấp thiết thành lập lực lượng kiểm ngư
Thứ Bảy, 04/06/2011 00:13
Ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN - PTNT), cho rằng cần cấp thiết thành lập lực lượng kiểm ngư để bảo vệ chủ quyền và ngư dân trên biển
* Phóng viên: Xin ông giải thích rõ sự cần thiết phải thành lập lực lượng kiểm ngư?
- Ông Chu Tiến Vĩnh: Trong thời gian gần đây đã xảy ra tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị các nước bắt giữ thường xuyên và gia tăng đột biến. Chỉ tính từ năm 2006 đến nay, cả nước có hơn 640 vụ bắt giữ gần 1.200 lượt tàu cá Việt Nam, với trên 7.000 ngư dân. Đặc biệt trong những ngày qua, liên tục có ngư dân, tàu cá Việt Nam, bị bắn, bị bắt, uy hiếp và xua đuổi trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Trước tình hình này, Bộ NN-PTNT nhận thấy cấp thiết phải thành lập Cục Kiểm ngư thuộc Tổng cục Thủy sản và đã đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ. Ngoài việc bảo vệ ngư dân và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển, lực lượng kiểm ngư sẽ góp sức vào thực hiện kế hoạch sản xuất của ngành thủy sản...
* Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng kiểm ngư là gì, thưa ông?
- Theo đề xuất của Bộ NN- PTNT, Cục Kiểm ngư Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, chức năng quản lý Nhà nước là bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản… Cụ thể, kiểm ngư có đầy đủ các thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát dân sự để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam. Điều tra các vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có yếu tố cấu thành tội phạm. Đồng thời thực hiện chủ trương “dân sự hóa” ở các vùng biển nhạy cảm khi không thể có sự hiện diện của các lực lượng vũ trang.
* Lực lượng kiểm ngư sẽ được trang bị những gì và có được trang bị vũ khí không, thưa ông?
Tàu cá của ngư dân Việt Nam đi đánh bắt tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: THẾ DŨNG
- Lực lượng này sẽ được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ. Theo đề nghị của Bộ NN - PTNT, dự kiến mỗi cơ quan kiểm ngư vùng sẽ có một tàu kiểm ngư công suất từ 3.000 CV trở lên, được trang bị hiện đại, có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 8, 9 và dài ngày trên biển. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị vô tuyến MF/HF, định vị vệ tinh và liên lạc qua vệ tinh IMMARSAT, các trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn người và tàu cá trên biển, thiết bị kiểm tra chuyên dụng, quay phim, chụp ảnh bằng tia hồng ngoại…
Trước mắt, đề án sẽ ưu tiên đầu tư một số hạng mục như xây dựng trung tâm đào tạo và phát triển lực lượng kiểm ngư, dự án đóng đội tàu kiểm ngư Trung ương và dự án đóng 18 tàu kiểm ngư công suất 1.000 CV cho một số địa phương trọng điểm, các dự án đóng tàu kiểm ngư công suất 600 CV cho các chi cục địa phương.
* Trang bị là vậy nhưng kiểm ngư có đủ quyền bắt giữ tàu nước ngoài xâm phạm không?
- Về quyền hạn, kiểm ngư được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để việc kiểm tra, kiểm soát; xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật. Kiểm ngư sẽ thay mặt Nhà nước Việt Nam kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam hoặc các vùng biển mà Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định, công ước về nghề cá với các quốc gia khác.
Hình thành kiểm ngư chuyên nghiệp
Tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 3-6, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết: Đề án kiểm ngư có tổng vốn đầu tư gần 2.100 tỉ đồng, trong đó hơn 1.800 tỉ đồng từ vốn Trung ương, với 3 nội dung chính.
Một là, điều chỉnh lại cơ sở pháp lý, vì hiện nay, theo Luật Thủy sản và Luật Thanh tra, công tác kiểm ngư được coi như một phần của công tác thanh tra nên mang màu sắc thanh tra nhiều hơn. Chúng tôi đề xuất sẽ điều chỉnh lại khung pháp lý để hình thành tổ chức kiểm ngư chuyên nghiệp, đúng đặc thù của công việc.
Hai là, hình thành bộ máy từ cấp địa phương đến Trung ương. Theo phân công của luật pháp hiện hành, thanh tra thủy sản của tỉnh nào sẽ kiểm ngư ở vùng biển thuộc địa phận tỉnh đó, ở vùng cách bờ 20 hải lý trở lại. Vị trí ngoài 20 hải lý được giao cho thanh tra Trung ương nhưng Trung ương chưa có lực lượng tương xứng để triển khai.
Ba là, phải đầu tư nhân lực, phương tiện và cơ chế để lực lượng này thi hành nhiệm vụ. Nhân lực hiện nay còn rất thiếu. Các lực lượng này được coi là thanh tra nên nằm trong bộ phận thanh tra của các sở, Bộ NN-PTNT.
Một tàu kiểm ngư ra biển phải có thợ máy, thủy thủ và các thành viên có thẩm quyền kiểm ngư. Chúng ta phải có đội ngũ đủ sức ra biển xa ngoài 20 hải lý nhưng về trang thiết bị hiện nay, tàu chịu sóng gió cấp 7-8 rất ít. Nên trong đề án này, chúng tôi đề nghị được tăng cường tàu cho kiểm ngư ven bờ, đồng thời cũng phải có tàu lớn để lực lượng kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ ở những vùng biển xa hơn.
Để hỗ trợ ngư dân, hiện Chính phủ đang triển khai thực hiện nhiều biện pháp thiết thực, như: ngư dân khai thác biển Trường Sa có thể nhận được hỗ trợ tại chỗ về nước ngọt, có thể mua xăng dầu như ở đất liền và có thể nhận được hỗ trợ về sửa chữa tàu thuyền, nếu ốm đau sẽ được hỗ trợ y tế. Chúng tôi đang suy nghĩ về việc tổ chức thu mua hải sản trên biển để bà con đỡ phải di chuyển đi lại trong lúc giá xăng dầu cao.
T.Hà ghi
|
Bảo Trân ghi
http://nld.com.vn/20110604120526841p0c1002/cap-thiet-thanh-lap-luc-luong-kiem-ngu.htm - http://nld.com.vn/20110604120526841p0c1002/cap-thiet-thanh-lap-luc-luong-kiem-ngu.htm
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Jun/2011 lúc 5:01pm
6h sáng nay, 9/6 .Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam
http://www.nuvuongcongly.net/tin-tuc/tau-trung-qu%E1%BB%91c-l%E1%BA%A1i-c%E1%BA%AFt-cap-tau-tham-do-d%E1%BA%A7u-khi-vi%E1%BB%87t-nam/ - http://www.nuvuongcongly.net/tin-tuc/tau-trung-qu%E1%BB%91c-l%E1%BA%A1i-c%E1%...
Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam
http://www.nuvuongcongly.net/images/Phandoi.jpg -
6h sáng nay, 9/6, tàu Viking 2 của Việt Nam đang khảo sát, thăm dò trên vùng thềm lục địa biển Đông lại bị tàu đánh cá có sự hỗ trợ của tàu ngư chính Trung Quốc áp sát, cắt cáp.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày 9/6/2011
Chính phủ Việt Nam ngày 9/6 một lần nữa tố cáo Trung Quốc quấy nhiễu một tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam tại Biển Đông, theo tin Reuters đánh đi từ Hà Nội cùng ngày. Đây là sự cố thứ hai xảy ra trong vòng 2 tuần nay làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước cộng sản anh em có tranh chấp chủ quyền lãnh hải.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, loan báo tàu đánh cá Trung Quốc số hiệu 6226 có gắn thiết bị cắt dây cáp chuyên dụng cùng với sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc ngày 9/6 đã lao vào tuyến dây cáp thăm dò địa chấn của tàu Viking 2 khi con tàu do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê đang hoạt động trên khu vực mà Hà Nội khẳng định thuộc thềm lục địa Việt Nam nằm trong đặc khu kinh tế ngoài khơi bờ biển phía Nam của Việt Nam, tức không thuộc khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Ngay sau đó, hai tàu ngư chính cùng một vài tàu cá khác của Trung Quốc đã giải thoát cho con tàu 6226.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ tàu Trung Quốc đã bất chấp tín hiệu cảnh cáo của tàu Việt Nam trước vụ tấn công.
Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo sự việc này một lần nữa gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia của Việt Nam và là một phần trong chiến dịch vi phạm chủ quyền một cách cố ý và có hệ thống của Trung Quốc, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về cách hành xử tại Biển Đông.
Hà Nội một lần nữa yêu cầu Bắc Kinh bồi thường thiệt hại, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Giới chức Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện của đại sứ quán Trung Quốc để phản đối hành động gây hấn vừa kể.
Ngày 5/6, hàng trăm người tập trung trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và vài ngàn người tuần hành quanh tòa lãnh sự Trung Quốc tại Sài Gòn phản đối Bắc Kinh sau khi tàu hải giám Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02 hôm 26/5 trên thềm lục địa Việt Nam.
Việt Nam khẳng định các hành động có tính toán kỹ lưỡng của Trung Quốc nhằm mục đích biến các khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp để thực hiện kế hoạch 'đường lưỡi bò' hay 'đường chữ U' trên Biển Đông.
Nguồn: Reuters, Tuoitre Online http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/441681/Tau-Trung-Quoc-lai-pha-cap-tau-Viet-Nam.html - http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/441681/Tau-Trung-Quoc-lai-pha-cap-tau-Viet-Nam.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Jun/2011 lúc 6:51pm
Những luận điệu hiếu chiến, láo lếu của "anh ba TC" !
Mời đọc bài dịch của GS Vũ Cao Đàm bên dưới.
[Trích "Việt Nam hãy chuẩn bị vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược "
http://chemzo.com/forum/showthread.php?3295-Vi%E1%BB%87t-Nam-h%C3%A3y-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-v%E1%BB%87-qu%E1%BB%91c-ch%E1%BB%91ng-Trung-Qu%E1%BB%91c-x%C3%A2m-l%C6%B0%E1%BB%A3c - http://chemzo.com/forum/showthread.php?3295-Vi%E1%BB%87t-Nam-h%C3%A3y-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-v%E1%BB%87-qu%E1%BB%91c-ch%E1%BB%91ng-Trung-Qu%E1%BB%91c-x%C3%A2m-l%C6%B0%E1%BB%A3c
"Việc Trung Quốc tập trận hành quân xa như mọi người đã biết qua báo chí trong vài nam qua… rất có thể Việt Nam là nơi “thực tập” đầu tiên cho chiến lược bành trướng sau này ra khắp thế giới của Bắc Kinh.
Các sân bay trên đất liền sẽ là mục tiêu đánh phá của Trung Quốc trong cuộc chiến này. Tiêu diệt hoặc làm tê liệt được lực lượng không quân của Việt Nam sẽ giúp cho Trung Quốc giữ được các đảo chiếm đóng, trước khi tính đến một giải pháp “mang tính quốc tế” để chấp nhận sự chiếm đóng của Trung Quốc ở Trường Sa.
Vì thế, đảm bảo cơ số máy bay và đạn dược, tên lửa…để tiêu diệt lực lượng không quân Trung Quốc tham chiến và tiêu diệt hàng trăm (có thể là hàng ngàn) tàu chiến ngoài khơi của Trung Quốc là yếu tố tiên quyết để người Việt thắng giặc Trung Quốc lần này.
Có thể nói: Lực lượng không quân của Việt Nam trong cuộc chiến này là sự quyết định thành bại của Việt Nam.
Mặc dù, qua báo chí, người Việt Nam ta được biết, hiện Việt Nam trang bị hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion. Tuy nhiên, do chưa quả kiểm nghiệm chiến trường nên người viết chưa giám bàn đến.
Trước mắt, chỉ có một cuộc biểu tình lớn tập trung hàng triệu người trên nước Việt Nam, nhằm đánh thức dư luận Quốc tế, thì mới có hy vọng ngăn chặn một cuộc chiến do Trung Quốc phát động. Đây là hy vọng cuối cùng để kéo lùi thời gian Trung Quốc phát động chiến tranh.
Có vẻ như lịch sử đã không chiều lòng người ?!
Thời khắc nguy nan của dân tộc Việt Nam đã điểm." ]
mk
Trung Cộng sửa soạn dư luận để đánh VN.
http://saigonecho.com/main/tintuc/74-tin-nong/26949-trung-cng-sa-son-d-lun-anh-vn.html - http://saigonecho.com/main/tintuc/74-tin-nong/26949-trung-cng-sa-son-d-lun-an...
Trung Cộng sửa soạn dư luận để đánh VN : |
http://saigonecho.com/main/tintuc/74-tin-nong/26949-trung-cng-sa-son-d-lun-anh-vn.pdf - |
http://saigonecho.com/main/tintuc/74-tin-nong/26949-trung-cng-sa-son-d-lun-anh-vn.html?tmpl=component&print=1&layout=default&page= - |
http://saigonecho.com/main/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL3NhaWdvbmVjaG8uY29tL21haW4vdGludHVjLzc0LXRpbi1ub25nLzI2OTQ5LXRydW5nLWNuZy1zYS1zb24tZC1sdW4tYW5oLXZuLmh0bWw%3D - |
Tác Giả: Phụ trương BNS Tự Do Ngôn Luận |
Thứ Tư, 08 Tháng 6 Năm 2011 06:54 |
"Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng..."
Gs Vũ Cao Đàm là một người Việt gốc Hán, cụ Tổ là An Nam Đô hộ sứ Vũ Hồn, Nhà Hán cử qua đô hộ Việt Nam từ thế kỷ X.
Hiện nay con cháu sinh sống tại Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội… trong đó có Đức Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, Giáo phận Hải Phòng.
Tại Hải Dương có đền thờ Vũ Hồn. Gs Đàm nhận Việt Nam là Tổ quốc hàng ngàn năm của mình, ra sức cảnh báo và phản đối âm mưu thôn tính VN của Trung Cộng, bằng nhiều bài viết rất tha thiết như 2 bài : Đòn xâm lược bẩn thỉu của Trung Cộng, Vinashin chỉ là chuyện quá ư nhỏ nhoi… mà chúng tôi đã góp tay phổ biến hồi tháng 10-2010 (lần này chúng tôi xin phổ biến lại).
+ Chiến tranh tâm lý và bạo lực của TC đã bao lần đe dọa làm Bộ Chính Trị ĐCSVN và nhiều Quan chức CSVN phải nhượng quá nhiều thứ : sự thật, công lý, lịch sử, văn hóa, chủ quyền, đất, biển, đảo, Tây Nguyên, rừng đầu nguồn 16 tỉnh Bắc biên giới, Ải Nam Quan, Chi Lăng, Thác Bản Giốc, Vịnh Bắc Việt, dự án-công trình, nhượng cả việc làm của Dân nghèo, ngày càng tạo cớ thuận lợi cho Tàu đưa dân vào VN ồ ạt, không cần hộ chiếu, ngang nhiên lập thành phố Tàu khắp nơi trên lãnh thổ VN.
Tóm lại là đã nhượng quá nhiều về lãnh thổ-lãnh hải-chính trị-ngoại giao-văn hóa-lịch sử. Nghiêm trọng nhất là nhượng chủ quyền và quyền Dân tộc tự quyết.
VN còn gì để phải mất tiếp ? Xương máu và mạng sống Dân đen chăng ?
Nay TC đang khiêu khích mạnh hơn. Liệu chuyện gì sắp xảy ra ?
Đồng bào, Thanh niên, Nhân sĩ, Cán bộ, Quân đội, Công an Việt Nam.... không được phép ngủ mê nữa ! Đã đến lúc phải choàng tỉnh dậy, vì quá muộn rồi !!! Chúng ta phải cùng nhau thận trọng cân nhắc phải làm gì để cứu nguy Giang sơn – Tổ quốc – Dân tộc ?
+ Ngày 29-5-2011 Internet phổ biến bài dịch nguyên bản tiếng Trung Quốc trên Điện báo “Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn” đăng ngày 9-01-2010 của Gs Vũ Cao Đàm. Vì tính cực kỳ nghiêm trọng, lời lẽ rất khiêu khích đe dọa quá hiếu chiến của bài báo, nên có thể Gs Đàm chưa muốn phổ biến sớm hồi tháng 01-2010, sợ tạo dư luận hoang mang và căm thù có thể chưa quá cận kề (hoặc đã phổ biến mà chúng tôi không biết).
Nay đứng trước những động thái cố tình khiêu chiến và xâm lược thực sự của Tàu Cộng, tạo nên tình hình rất nghiêm trọng trong những ngày này quanh quần đảo Trường Sa và vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa, Cam Ranh…, nên Gs Đàm - hoặc Bạn nào đó- phải phổ biến ngay bản dịch này.
Cùng với hơn 90 triệu con dân Việt đang thấp thỏm lo âu cho Tổ quốc, xin chân thành cảm ơn những ai đã giúp phổ biến bài báo và nhất là tấm lòng liêm chính quyết tâm đứng hẳn về phía Công lý không do dự của Giáo sư Vũ Cao Đàm, trong khi nhiều người tự coi là nòi giống Việt chính gốc vẫn cứ cố tình tiếp tục ngủ mê mà không hề chút bận tâm hổ thẹn!!!
Tiêu đề do chính Gs Đàm đặt cho Tổ quốc - Dân tộc Việt Nam, thay cho tiêu đề của nguyên bản không được dịch.
Sau đây là nội dung bản dịch :
Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi.
Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.
Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp.
Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc.
Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.
Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm.
Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.
Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài.
Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp.
Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”.
Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta.
Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền.
Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.
Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.
Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa :
1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất.
Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.
2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa.
Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.
3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta.
Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.
4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự.
Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.
5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc.
Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.
6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa.
Quan hệ Trung – Mỹ Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông.
Tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.
8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta
Tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân của Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh.
Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.
9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường.
Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến, nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như : cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.
10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.
Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.
Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ.
Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh.
Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.
Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc.
Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải.
Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết.
Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng.
Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam.
Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc.
Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.
Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta.
Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Nếu các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.
Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”.
Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.
Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”.
Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa.
Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, Malaysia, Bruney... giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.
Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt.
Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ. Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.
Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa. @@@
***
Gs. Vũ Cao Đàm dịch theo Nguyên bản tiếng Trung Quốc trên Điện báo
“Trung Quốc Binh khí Đại toàn” http://www.cnweapon/ - http://www.cnweapon .com/html/ news/2010- 01/news14304. html |
http://saigonecho.com/main/tintuc/74-tin-nong/26949-trung-cng-sa-son-d-lun-an... - http://saigonecho.com/main/tintuc/74-tin-nong/26949-trung-cng-sa-son-d-lun-an...
http://vietnambloggers.blogspot.com/2011/06/trung-cong-sua-soan-du-luan-e-anh-vn.html - http://vietnambloggers.blogspot.com/2011/06/trung-cong-sua-soan-du-luan-e-anh-vn.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Jun/2011 lúc 6:31am
Mỹ điều khu trục hạm tới Tây Thái Bình Dương http://vnexpress.net/ - VnExpress – 10-6-2011
http://vn.news.yahoo.com/m%e1%bb%b9-%c4%91i%e1%bb%81u-khu-tr%e1%bb%a5c-h%e1%ba%a1m-t%e1%bb%9bi-t%c3%a2y-th%c3%a1i-021700659.html">
Mỹ điều khu trục hạm tới Tây Thái Bình Dương
javascript:window.print%28%29;"> Mỹ vừa triển khai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon tới Tây Thái Bình Dương trong lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng vì tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông lên cao.
Hải quân Mỹ cho hay 280 thủy thủ trên tàu dự kiến sẽ hoạt động hợp tác với các nước đồng minh trong khu vực. BBC cho hay tàu này rời căn cứ ở Hawaii tới Tây Thái Bình Dương hôm 8/6 trong sứ mệnh xác định "quyền tự do hải hành" trong vùng. Tuy nhiên, phía Mỹ cũng nói nhiệm vụ của tàu còn là để "răn đe", thúc đẩy "hòa bình, an ninh" cũng như đảm bảo sẵn sàng cứu trợ nhân đạo.
Năm ngoái, USS Chung-Hoon từng hợp tác huấn luyện với Lực lượng cảnh vệ bờ biển Philippines tại biển Sulu. Tàu này thường hỗ trợ cho các nỗ lực chống nổi dậy ở miền nam Philippines. Nó cũng từng tham gia các cuộc tập trận cùng lực lượng Mỹ ở Guam và hải quân Singapore.
Chính quyền Obama gần đây chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Nam Á, sau khi nhận thấy tầm quan trọng ngày càng lớn về quân sự, ngoại giao lẫn thương mại của khu vực này, tạp chí Foreign Policy nhận định. Tàu USS Chung-Hoon được điều tới Tây Thái Bình Dương đúng thời điểm Trung Quốc bị tố cáo liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam và Philippines tại Biển Đông.
Hôm qua, Việt Nam cho biết tàu đánh cá Trung Quốc định cắt cáp tàu Việt Nam khi đang thăm dò địa chấn trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là "hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng", nhằm biến yêu sách đường lưỡi bò thành hiện thực và Việt Nam không thể chấp nhận điều này.
Đây là lần thứ hai trong vòng hai tuần qua, tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Trước đó hôm 26/5, ba tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 đang làm việc bình thường trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.
Philippines gần đây cũng cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của họ ở Biển Đông. Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua cho biết sẽ phản đối Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc.
Tàu USS Chung-Hoon của Mỹ có trọng tải khoảng 9.200 tấn, được trang bị radar Aegis, cùng nhiều tên lửa chống phi cơ, tàu chiến, tàu ngầm và cả tên lửa Tomahawk. Hồi tháng 3/2009, tàu này từng được điều động tới hộ tống tàu thăm dò Impeccable của Hải quân Mỹ sau một vụ va chạm với tàu đánh cá Trung Quốc ở Biển Đông.
Mai Trang
http://vn.news.yahoo.com/m%e1%bb%b9-%c4%91i%e1%bb%81u-khu-tr%e1%bb%a5c-h%e1%ba%a1m-t%e1%bb%9bi-t%c3%a2y-th%c3%a1i-021700659.html - http://vn.news.yahoo.com/m%E1%BB%B9-%C4%91i%E1%BB%81u-khu-tr%E1%BB%A5c-h%E1%BA%A1m-t%E1%BB%9Bi-t%C3%A2y-th%C3%A1i-021700659.html
http://vn.news.yahoo.com/m%e1%bb%b9-%c4%91i%e1%bb%81u-khu-tr%e1%bb%a5c-h%e1%ba%a1m-t%e1%bb%9bi-t%c3%a2y-th%c3%a1i-021700659.html -
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Jun/2011 lúc 5:54pm
BRAVO ANH TRẦN KIM BÁU .
QUỐC GIA HƯNG VONG THẤT PHU HỮU TRÁCH !
MK
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Trần Kim Báu
Trong trận chiến này, VN không thể thua Trung Cộng về vấn đề truyền thông.
Phải mở rộng báo chí để những tin tức xâm lăng của Trung cộng đến với quần chúng.
Phải giải thích cho đồng bào hiểu mối nguy cơ đang chực cho đổ ập xuống cho dân tộc.
Phải đánh tiếng với thế giới để có những đồng minh ủng hộ trên trận chiến ngoại giao.
Cuộc chiến chống xâm lăng là cuoc chien có chính nghĩa, phải vận động toàn khả năng mà dân tộc VN đang có, trong và ngoài nước. Quên đi những tư tưởng chật hẹp, căm thù cuồng điên, cố chấp chỉ vì những mất mát cua quá khứ mà khong nhin thấy nguy cơ của đất nước .
Chống ngoại xâm phải đặt lên hàng đầu. Mọi ý kiến chỉ trích nhưng xây dựng gởi đến chính quyền nên lắng nghe, không coi họ là phản động. Vòng tay dân tộc nên mở ra, nhìn về phía trước. Trung cộng há bỏ qua những phần tử thích chống CSVN ở hải ngoại sao ?, chúng sẽ vận động họ để làm cản trở hoặc suy yếu tiềm lực cua VN, khuấy động tâm lý để dành phần thắng trên chiến trường dư luận quốc tế. Nếu chính quyền CSVN không ý thức được đỉều đó thì tiếc lắm thay.
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Jun/2011 lúc 7:10pm
Tham vọng Trung Quốc tại biển Đông
01/06/2011 23:03
Với hành động đặt giàn khoan tối tân nhất của mình tại phía nam biển Đông Trung Quốc chính thức tiến thêm một bước trong việc thực hiện tham vọng của mình.
Giàn khoan trị giá gần 1 tỉ USD của Trung Quốc -Ảnh: CNOOC
Trung Quốc đặt giàn khoan gần đảo Bình Nguyên
Theo AFP, Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua chính thức phản đối Trung Quốc về các hoạt động gây hấn gần đây trên biển Đông, đồng thời cũng chất vấn phái bộ Trung Quốc tại Manila về địa điểm mà Bắc Kinh dự định đặt giàn khoan khổng lồ nói trên. Hải quân Philippines vừa phát hiện tàu Trung Quốc đặt phao và bốc dỡ các thiết bị xây dựng ở vị trí cách đảo Bình Nguyên (Flat Island) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 40 km
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110601/Tham-vong-Trung-Quoc-tai-bien-Dong.aspx - http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110601/Tham-vong-Trung-Quoc-tai-bien-Dong.aspx
ĐỌC CHƠI !
bài viết của BLOGGER LÃNG
Mục đích thực sự hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông
Thứ sáu - 06/10/2011 00:51
Ngày 10/06/01, hội nghị Sangila vừa kết thúc, bài phát biểu của Bộ trưởng BQP TQ tại hội nghị nhắc tới từ Hòa bình tới 27 lần, cộng với vô số lời cam kết khẳng định không dùng bạo lực, gần như ngay sau đó, tàu thăm dò thứ hai của Việt Nam tiếp tục bị phá hoại cáp. Lần này, để tỏ vẻ "dân sự" hơn, TQ dùng tàu cá và cho tàu ngư chính yểm hộ.
Đây là một chiến thuật cáo già, nhưng hiệu quả thì gần như không đáng nhắc tới. Thứ nhất là những hành động kiểu này gần như không thể chặn được hoạt động thăm dò hợp pháp của Việt Nam. Nó sẽ vẫn được tiến hành, dù có thể phải chuẩn bị chu đáo, tốn kém và phiền phức hơn. Mặt khác, trong lúc thế giới và các nước trong khu vực đang hết sức dè chừng TQ, thì bộ lộ thái độ hung hăng lộ liễu kiểu này quả là không khôn ngoan chút nào. Xét cả về lợi ích thực tế là tìm cách chặn người Việt Nam thăm dò, TQ đều không đạt được, và xét về uy tín quốc tế, TQ tổn hại thấy rõ.
Đến đây cần đặt ra một câu hỏi, vậy TQ cố tình tiến hành các sự kiện này nhằm vào mục đích gì???
Chắc chắn không phải do TQ thừa tàu, thừa thời gian để mai phục sâu trong lãnh hải Việt Nam và Philippin, tối ngày rình rình cắt cáp. TQ cũng không có khả năng tranh chấp chủ quyền thực sự đối với vùng lãnh hải đã quá rõ ràng thuộc về Việt Nam, hơn thế, lại nằm trọn vẹn trong năng lực phòng thủ quân sự hữu hiệu của hệ thống không quân, tên lửa đất đối hải, và các căn cứ hải quân ven bờ dày đặc của người Việt tại vùng biển phía nam này. Vậy tại sao TQ lại tiến hành? Nếu cho rằng đây là sự bột phát do thừa năng lượng thì hòan toàn không phải. Kinh tế TQ hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn, nội trị hiện ngày một căng thẳng, và về năng lực quân sự cũng chẳng có sự phát triển nào mới mẻ.
Sâu chuỗi các sự kiện, cho thấy vấn đề thực sự hiện nằm ở kế hoạch đưa giàn khoan dầu khí khổng lồ, có khả năng khoan tới độ sâu 3000 m nước mà TQ đang định đưa vào khai thác ở Biển Đông trong thời gian tới. Theo kế hoạch ban đầu, TQ công bố định đưa giàn khoan vào hoạt động từ đầu tháng 7/2011. Nhưng hiện họ đã hoãn lại, do chưa thấy chín muồi.
Đến đây câu chuyện khá rõ ràng: Tất cả những hành động gây hấn hung hăng gần đây của TQ tại các vùng biển thuộc vùng lãnh hải "đương nhiên và không có tranh chấp" của Việt Nam và Philippin là nhằm mục đích gây rối trí và lúng túng cho cả hai quốc gia này, dọn đường cho TQ đưa giàn khoan dầu vào vùng biển "tranh chấp thực sự" mà Việt Nam và Phillipin có dự phần. Bằng cách gây sức ép và tạo tranh chấp giả tạo liên tục trong các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền hai nước này, khiến cả Việt Nam lẫn Philipin phải dồn nguồn lực ra ứng phó và khó có khả năng chặn lại hữu hiệu khi TQ thực sự kéo dàn khoan khổng lồ vào vùng biển tranh chấp đích thực. Nếu anh Lãng đoán không nhầm, giàn khoan của TQ sẽ được đặt phụ cận vùng Trường Sa, trong vùng chồng lấn mà Việt Nam và Phillipin cùng khẳng định chủ quyền.
Nhìn thấu được mục đích thực sự của TQ, sẽ cho phép chúng ta tỉnh táo đánh giá vấn đề, và đưa ra giải pháp phù hợp đối với tình hình. Các sự kiện cắt cáp liên tục trong thời gian gần đây, do đó, chỉ là bình phong cho một kế hoạch lớn đích thực của TQ, nhằm hiện thực hóa việc khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp, vốn trước giờ TQ chưa có khả năng thực hiện.
Do đó, các sự kiện cắt cáp, gây công phẫn nhưng chỉ là màn đánh dứ ngụy tạo mà Trung Quốc đang cố dựng ra, nhằm che đậy mục đích thực sự của chúng. Ngay từ bây giờ, cả Việt Nam và Phillipin, cần lên kế hoạch phá hoại bằng được giàn khoan thăm dò của TQ, một khi nó được kéo vào vùng biển tranh chấp. Xây dựng giàn khoan thì khó, phá hoại nó thì đơn giản hơn rất nhiều. Phá bằng cách nào, phá bằng phương tiện gì, phá ở đâu, phá vào lúc nào, anh giành cho các bạn có chuyên môn trong lĩnh vực phá hoại đưa ra câu trả lời. Anh chỉ đưa ra định hướng có tính chỉ đạo thế này: "Nhất thiết không được dùng lực lượng quân sự trực thuộc quân đội phá giàn khoan của Khựa". Dùng ngay chính miếng võ khựa đang dùng hiện nay: cho tàu cá và các loại tàu thuộc lực lượng không thuộc biên chế hải quân phá hoại trang thiết bị của các nước láng giềng.
Riêng với các hành động cắt cáp liên tục của tàu "dân sự" Trung Quốc ngay trong vùng biển rõ ràng thuộc phạm vi lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam, nhất thiết không thể chỉ đánh vuốt đuôi, mà phải dùng sức mạnh răn đe thực sự. Anh nghĩ Việt Nam cần lựa chọn vài chục tàu có hỏa lực nhẹ phù hợp thuộc hải quân, cấp tốc tạm thời chuyển biên chế sang làm cảnh sát biển. Mời một lọat quan sát viên quốc tế thuộc các nước Asean (Indo, Philipin, Bruney, Singapore và Malai thôi, thằng Mianma hay Thái, Cam dí dái thèm mời, bọn này sẽ đặt điều bất lợi cho chúng ta), và các quan sát viên thuộc EU, Nhật, Ấn, Mỹ hoặc nếu cần thì mời quan sát viên thuộc Liên Hợp Quốc (Nếu mà có bọn đấy) đi tham quan vùng biển Việt Nam. Khi lừa được bọn đó lên tàu rồi, phải canh thời điểm thật chuẩn, lúc tàu "dân sự" TQ đang phá hoại tài sản của Việt Nam ở vùng biển chúng ta có quyền tài phán, thì dùng lực lượng bán vũ trang kia nổ súng răn đe thực sự, bắn thiệt hại càng nặng tàu TQ càng tốt, bắt sống đưa về càng tốt nữa. Mục đích kéo bọn quan sát viên quốc tế đi cùng là để chúng xác nhận cho tọa độ Việt Nam thực hiện chế tài. Việc chuẩn bị chu đáo đó, đảm bảo thành công và đảm bảo lẽ phải thuộc về Việt Nam, TQ không thể vu cáo hoặc chối cãi khi có sự xác nhận của đám quan sát viên quốc tế.
Khi xác định nổ súng trong vùng biển Việt Nam, cần chuẩn bị đụng độ thật sự và kiên quyết, có tính toán tới khả năng TQ đưa máy bay và tàu quân sự tới giải vây. Nghĩa là lực lượng tên lửa đất đối hải, không quân đánh biển và tàu tên lửa của Việt Nam cũng đồng thời phải trực chiến 24/24. Rất không may cho Khựa, trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam, chắc chắn không có cửa thắng nào cho không quân và hải quân TQ tính từ vùng biển Đà Nẵng về phía Nam.
Chỉ cần thực hiện một lần, đến đầu đến đũa, anh tin chắc lực lượng hải giám, kiểm ngư, lẫn tàu cá TQ sẽ vắng mặt trong vùng lãnh hải Việt Nam một thời gian dài.
Điều mấu chốt hiện nay là, làm thế nào đánh chìm được cái giàn khoan khổng lồ Khựa đang định kéo vào Biển Đông.
Hỡi các bạn, đây chính là lúc ai có trí dùng trí, có mưu dùng mưu, không có trí, mưu thì dùng chân, tay, chân giữa.... nhất định phải phá bằng được cái giàn khoan TQ đang âm mưu cắm tại Trường Sa. Chúng ta quyết không để mất vùng biển này vào tay tàu Khựa thêm một mẩu nào nữa.
http://vn.360plus.yahoo.com/langkhachvn/article?new=1&mid=51 - Lãng
http://vn.360plus.yahoo.com/langkhachvn/article?mid=51 - http://vn.360plus.yahoo.com/langkhachvn/article?mid=51
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Jun/2011 lúc 7:19pm
CHỈ LÀ ...CHIÊM TINH !
MỜI ĐỌC CHƠI, THƯ GIÃN CUỐI TUẦN .
MK
[Chiêm tinh] Bao giờ Trung Quốc động binh?
http://dobatnhi.files.wordpress.com/2011/06/trung-quoc.png">
Bản đồ hành chính Trung Quốc
https://dobatnhi.wordpress.com/2011/06/10/bao-gio-trung-quoc-dong-binh/ - Theo: Blog DoBatNhi
-
Trong thời gian vừa qua, việc Hải quân Trung Quốc ngày càng tiến sâu và lộ ý đồ “thâu tóm” biển Đông đã gây lo ngại cho các nước có chủ quyền tại vùng biển giàu tài nguyên của châu Á. Nhiều giả thuyết tỏ vẻ quan ngại khi cho rằng, sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông và các nước nhỏ hơn phải chịu thiệt hại.
Trong các bài viết trước, blog đã dự đoán sơ lược tình hình Trung Quốc từ năm 2012 đến 2058, và đến phần này mời bạn xem chi tiết về Trung Hoa trong một tương lai gần hơn và giải đáp câu hỏi nước này bao giờ “động binh đao”.
Từ lá số tử vi của Trung Quốc cho thấy, từ tháng 6/2011 cho đến khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc (2012), không có sự kiện gì đặc biệt xảy ra. Nhưng sau khi đất nước đông dân nhất thế giới có bộ máy lãnh đạo nhà nước mới, vài vấn đề rối ren sẽ diễn ra trong thời gian dài từ 1-2 năm.
Từ giữa năm 2012 cho đến 2013, Thổ tinh và Nguyệt tinh hội chiếu Thái Dương trên bầu trời Trung Hoa. Điều này từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ, gần nhất là vào các năm 1999-2000, 1988-1989…
http://dobatnhi.files.wordpress.com/2011/06/ban-do-trung-quoc-1.gif"> Sơ đồ chiêm tinh cho Trung Quốc
Nhìn lại lịch sử Trung Quốc ta thấy, năm 1999 tại Trung Quốc xảy ra phong trào đàn áp Pháp Luân Công, còn năm 1989 xảy ra sự kiện Thiên An Môn gây chấn động dư luận quốc tế. Vì vậy, trong lần Thái Dương bị ảnh hưởng vào năm 2012-2013 chắc chắn sẽ không có ngoại lệ.
Dự đoán:
* Sẽ có phong trào quần chúng tương tự như sự kiện Thiên Anh Môn, Pháp Luân Công, diễn ra sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc.
* Thời gian: Khoảng cuối năm 2012 hoặc 2013.
* Nơi diễn ra: Phía Tây Bắc (có thể là vấn đề Tân Cương).
* Kết quả: Phong trào bị thất bại bởi biện pháp quân sự của chính quyền Trung Hoa.
Đặc biệt, khoảng năm 2015 Trung Quốc sẽ “động binh đao” tại hướng Bắc (chệch về phía Tây chút ít).
Như vậy, có thể kết luận từ năm 2011-2015, Trung Hoa không có sự xung đột nào xảy ra ở phía Nam, phía Đông.
http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/06/10/chiem-tinh-bao-gi%e1%bb%9d-trung-qu%e1%bb%91c-d%e1%bb%99ng-binh/ - http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/06/10/chiem-tinh-bao-gi%e1%bb%9d-trung-qu%e1%bb%91c-d%e1%bb%99ng-binh/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Jun/2011 lúc 8:25pm
Hải quân Việt Nam tập bắn đạn thật trên biển
Cập nhật lúc 10/06/2011 10:00 AM (GMT+7)
Hải quân Việt Nam sẽ tổ chức bắn đạn thật ở khu vực Hòn Ông, biển Quảng Nam.
Việt Nam sắm máy bay trinh sát, tuần tra biển
Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán máy bay với các nước phương Tây. Hợp đồng mua bán 6 máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng…
Thông tin trên được Quân chủng Hải quân Vùng 3 và Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc thông báo.
Theo đó, cuộc tập trận bắn đạn thật sẽ diễn ra trên khu vực giới hạn bởi 4 điểm A, B, C, D.
Cụ thể, điểm A ở 15°44'00" độ vĩ Bắc, 108°35'00" độ kinh Đông, điểm B ở 15°53'42" độ vĩ Bắc, 108°35'00" độ kinh Đông, điểm C ở 15°53'42" độ vĩ Bắc, 108°46'36" độ kinh Đông, điểm D ở 15°44'00" độ vĩ Bắc, 108°46'36" độ kinh Đông.
Ngày bắn chính thức vào ngày 13/6, trong khoảng thời gian 18-24h.
Cũng theo thông báo, các phương tiện thủy không hoạt động ở khu vực nói trên trong thời gian bắn đạn thật.
Địa điểm bắn đạn thật trên bản đồ:
(Theo Đất Việt)
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?p=1051135 - http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?p=1051135
VN loan báo tập trận bằng đạn thật ở biển Đông
Thứ sáu - 10/06/2011 14:24
Hải quân Việt Nam sẽ tập trận bằng đạn thật vào thứ hai tới đây trong
vùng biển ngoài khơi duyên hải miền trung và cảnh báo các tàu bè và
máy bay tránh xa khu vực này
Một nhật báo do nhà nước điều hành ở Việt Nam loan báo một cuộc tập trận bằng đạn thật tại một khu vực ở biển Đông trong một hành động rõ ràng là để đáp lại yêu cầu của Trung Quốc đòi Việt Nam ngưng các hoạt động thăm dò dầu khí trong khu vực này.
Theo tin của hãng thông tấn AP, loan báo do tờ Đất Việt đăng tải hôm thứ 6 nói rằng hải quân Việt Nam sẽ bắn đạn thật vào thứ hai tới đây trong vùng biển ngoài khơi duyên hải miền trung và cảnh báo các tàu bè và máy bay tránh xa khu vực này.
Loan báo vừa kể được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngưng xâm nhập khu vực mà họ nói là hải phận của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam gây nguy hiểm cho tính mạng của ngư dân Trung Quốc.
Theo tin của Tân Hoa Xã, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ 5 hối thúc Việt Nam ngưng chỉ tất cả những hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa - nhóm đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa, và vùng biển xung quanh.
Ông Hồng Lỗi nói rằng ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt cá trong vùng biển gần Trường Sa từ xưa tới nay nhưng đã bị tàu vũ trang của Việt Nam xua đuổi vào sáng ngày thứ 5, và trong lúc rượt đuổi các chiếc tàu đánh cá Trung Quốc đã vướng vào dây cáp của một chiếc tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam hoạt động trái phép trong hải phận của Trung Quốc.
Người phát ngôn Trung Quốc nói thêm rằng chiếc tàu thăm dò của Việt Nam đã bất chấp sự an toàn của ngư dân Trung Quốc và tiếp tục lôi chiếc tàu Trung Quốc chạy ngược trong hơn một giờ đồng hồ.
Ông Hồng Lỗi đưa ra tố cáo vừa kể vài giờ sau khi Việt Nam nói rằng tàu đánh cá Trung Quốc, với sự yểm trợ của hai chiếc tàu tuần tiễu mà phía Trung Quốc gọi là tàu ngư chính, đã gây hư hại cho dây cáp thăm dò của tàu Viking II, một chiếc tàu khảo sát địa chấn của công ty dầu khí quốc doanh của Việt Nam.
Phía Việt Nam nói thêm rằng đây là lần thứ nhì trong vòng hai tuần mà phía Trung Quốc gây cản trở và thiệt hại cho hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam trong vùng biển nằm trong thềm lục địa Việt Nam.
Các giới chức ở Hà Nội cũng tố cáo rằng những hành động đó của Trung Quốc là những hành động có dự tính từ trước với mục đích gây thêm căng thẳng ở Biển Đông.
Các giới chức Trung Quốc cũng bác bỏ tố cáo và kháng nghị của Philippines về điều mà Manila gọi là những vụ xâm nhập trái phép vào hải phận của mình.
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, ông Lưu Kiến Siêu, hôm thứ 5 nói rằng Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc từ nhiều thế kỷ. Tuy nhiên ông Lưu nói thêm rằng Trung Quốc sẽ tuân thủ một hiệp định ký kết năm 2002 liên quan tới vấn đề khai thác khu vực này.
Sáu nước Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, và Brunei tuyên bố có chủ quyền từng phần hoặc toàn phần đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh.
Trong vài tháng qua, Philippines và Việt Nam đã loan báo những vụ việc liên quan tới các tàu bè của Trung Quốc bên trong các vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của mình.
Những vụ việc này đang làm gia tăng sự lo ngại của các quốc gia Đông Nam Á, mặc dù Trung Quốc nhiều lần tuyên bố ý định hợp tác phát triển kinh tế ở Biển Đông và cam kết không dùng vũ lực để bảo vệ quyền lợi của họ trong khu vực.
Cả hai chính phủ Việt Nam và Philippines đều khẳng định quyết tâm bảo vệ lãnh hải của mình.
Báo chí Việt Nam hôm thứ 5 trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nói rằng “nhân dân Việt Nam có đủ ý chí, quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình.”
Hoa Kỳ nhiều lần kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông giải quyết các mối tranh chấp một cách hòa bình và bảo đảm tự do hàng hải trên tuyến đường huyết mạch của hoạt động vận tải đường biển quốc tế.
Bắc Kinh nói rằng họ sẽ thảo luận song phương với các bên khác trong vụ tranh chấp, nhưng các thành viên của ASEAN muốn tiến hành những cuộc đàm phán đa phương.
http://danviet75.blogspot.com/2011/06/vn-loan-bao-tap-tran-bang-that-o-bien.html - http://danviet75.blogspot.com/2011/06/vn-loan-bao-tap-tran-bang-that-o-bien.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Jun/2011 lúc 8:38pm
11-06-2011 03:54 AM
VN, Mỹ Sẽ Tập Trận Trong Khối 13 Nước
VN, Mỹ Sẽ Tập Trận Trong Khối 13 Nước;
TQ lại cắt dây cáp tàu thăm dò địa chấn VN, cấm tìm dầu Biển Đông, tố ngược tàu vũ trang VN đuổi tàù cá TQ;
Dũng: giữ biển với mọi giá
HANOI/SAIGON (VB) -- Tàu Trung Quốc hôm Thứ Năm 9-6-2011 lại tiến vào biển Việt Nam để cắt dây cáp tàu thăm dò địa chấn của công ty dầu khí Việt Nam, và hôm Thứ Sáu 10-6-2011 Bộ Ngoại Giao TQ lên án VN đã đưa tàu khảo sát dầu khí vào biển TQ, và các tàu cá TQ đã bị nhiều tàu vũ trang VN dí rượt làm lưới cá tàu TQ vướng vào dây cáp tàu thăm dò dầu khí VN. Trong khi đó, quân lực VN sẽ lần đầu tiên tập trận với quân lực Mỹ, theo tin Bangkok Post, trong một chiến dịch đa quốc để gìn giữ hòa bình gồm 13 quốc gia, trong đó có VN và Mỹ, nhưng không có Trung Quốc. Mức độ căng thẳng ở Biển Đông đã lên cao hôm Thứ Năm, theo tin thông tấn VIT từ Hà Nội, cho biết Trung Quốc sẽ có tiến hành tập trận huấn luyện hải quân tại phía Tây Thái Bình Dương vào tháng này. Theo nhận định của AFP, thông tin này đưa ra trong bối cảnh các quốc gia láng giềng của Trung Quốc quan ngại về các tham vọng quân sự của Bắc Kinh. Khi nhìn vào bản đồ Biển Đông, sẽ thấy phía Tây Thái Bình Dương có thể hiểu là vùng ven biển Việt Nam, và như thế, có thể hiểu là một hăm dọa vùng biển VN. Bản tin báo Bangkok Post hôm 9-6-2011 ghi rằng Cam Bốt sẽ tham dựï cuộc tập trận có tên là Ayara Guardian 2011, một chiến dịch quân sự tại tỉnh Prachuap Khiri Khan từ ngày 13-6 tới ngày 1-7-2011, theo lời phát ngôn nhân Quân Lực Hoàng Gia Thái Lan Sithichai Makkunchorn hôm Thứ Năm. Đaị Tá Sithichai nói rằng quân đội 13 quốc gia -- Úc, Bangladesh, Cam Bốt, Nhật Bản, Mã Lai, Mông Cổ, Nepal, Phi Luật Tân, Rwanda, Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Hoa Kỳ sẽ tham dự tập trận tại Trung Tâm Quân bộ Chiến ở tỉnh Prachua Khiri Khan. Trong khi đó, bản tin đài RFI dưạ theo tin AFP cho biết, ngày 10/6 Trung Quốc đã cảnh báo Việt Nam phải dừng mọi hoạt động mà Bắc Kinh nói là xâm phạm chủ quyền trên vùng Biển Đông đang tranh chấp. Tuyên bố này được đưa ra sau vụ tàu thăm dò địa chấn Viking II của Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc cắt đứt cáp vào sáng thứ Năm 9/6. Hà Nội tố cáo tàu cá Trung Quốc đã «cố tình» cắt đứt cáp chuyên dụng của chiếc tàu trên, được tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê để thăm dò địa chấn trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động này là «hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng».
Nhưng Tân Hoa Xã trong bản tin sáng thứ Sáu 10/6 thì thuật lại khác hẳn. Hãng thông tấn nhà nước trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh có "chủ quyền không thể tranh cãi" trên quần đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, tức Trường Sa, và vùng biển xung quanh. Theo ông Hồng Lỗi, thì các tàu cá Trung Quốc đã bị các tàu vũ trang của Việt Nam truy đuổi vào sáng thứ Năm. Lưới của một trong các tàu cá này đã bị vướng vào cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, mà theo Bắc Kinh là hoạt động bất hợp pháp trong khu vực.
Cũng theo lời mô tả của Bắc Kinh, thì tàu thăm dò Việt Nam vẫn tiếp tục lôi chiếc tàu cá đi hơn một tiếng đồng hồ bất chấp sự an toàn của những người trên tàu cá . Các ngư dân Trung Quốc trên tàu đành phải cắt đứt lưới. Ông Hồng Lỗi tuyên bố : «Điều này hết sức nguy hiểm cho sự an toàn của ngư dân Trung Quốc ».
Ông nói rằng việc thăm dò dầu khí trong khu vực và các hành động của tàu Việt Nam đã xâm phạm thô bạo đến chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Hà Nội chấm dứt mọi hoạt động tương tự.
RFI cũng ghi rằng, tờ Wall Street Journal trích nhận định của chuyên gia Carl Thayer cho rằng, ngòi nổ của các tranh chấp đang có vẻ ngày càng xấu đi, chủ yếu là từ nguyên nhân kinh tế. Khu vực các hòn đảo nửa chìm nửa nổi và các bãi đá ngầm tại Biển Đông, đặc biệt là tại Trường Sa và Hoàng Sa, được tin là có trữ lượng dầu khí lớn. Trung Quốc đang mưu toan kiểm soát nguồn lợi này vì dồi dào và lại gần hơn Trung Đông. Hải quân Trung Quốc cũng có thể bảo vệ được việc vận chuyển dầu theo con đường hàng hải này, để đảm bảo an ninh năng lượng cho một nền kinh tế đang tăng trưởng nóng.
Bản tin VietnamNet từ Hà Nội hôm Thứ Năm ghi rằng website của nhiều cơ quan ngoại giao Việt Nam bị hackers tấn công, trong đó “Website của Trung tâm biên phiên dịch bị tấn công và để lại một số nội dung bằng tiếng Trung kèm hình ảnh cờ Trung Quốc. Trang Thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao chiều qua cũng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) khiến website này khó truy cập.”
Đặc biệt, VietnamNet cũng ghi rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu vào đêm 8-6-2011 tại Nha Trang, “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”.
Thông tấn này cũng nhắc lời Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu khi đến thăm đảo Cô Tô ngày 7/6: "...quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hi sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày nay. Vì vậy, chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo".
Bản tin VOA hôm Thứ Năm cũng ghi rằng, Trung Quốc cảnh cáo các quốc gia Châu Á lân cận ngưng tìm kiếm thăm dò dầu khí gần quần đảo tranh chấp Trường Sa đồng thời quyết tâm khẳng định chủ quyền tại khu vực dồi dào dầu mỏ trên Biển Đông bất chấp tuyên bố tranh chấp của các nước khác.
Đó là lời của đại sứ Trung Quốc taị Phi Luật Tân, Lưu Kiến Siêu, rằng “Bắc Kinh chưa khởi sự khoan dầu tại khu vực tranh chấp và các nước có tuyên bố chủ quyền ở đây nên ngừng mọi hoạt động thăm dò-khai thác dầu khí không được Bắc Kinh cho phép trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Trả lời câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu các nước bất chấp lời tuyên bố của Trung Quốc, đại sứ Lưu nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ khẳng định quyền của mình đối với khu vực tranh chấp bằng đường lối ngoại giao và không dùng võ lực trừ khi bị tấn công.” Đặïc biệt, TQ hù dọa Mỹ. VOA ghi lại: “ Đại sứ Lưu cũng khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ không nên can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông mà hãy để cho các bên tuyên bố chủ quyền tự giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp ôn hòa. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.”
Nguồn VietBao.com http://www.vietbao.com/D_1-2_2-70_4-175943_15-2/ - http://www.vietbao.com/D_1-2_2-70_4-175943_15-2/
http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/7132-VN-M%E1%BB%B9-S%E1%BA%BD-T%E1%BA%ADp-Tr%E1%BA%ADn-Trong-Kh%E1%BB%91i-13-N%C6%B0%E1%BB%9Bc - http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/7132-VN-M%E1%BB%B9-S%E1%BA%BD-T%E1%BA%ADp-Tr%E1%BA%ADn-Trong-Kh%E1%BB%91i-13-N%C6%B0%E1%BB%9Bc
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Jun/2011 lúc 7:33pm
Chủ Nhật, 12/6/2011, 07:22 Sáng
Phản xạ kịp thời
Theo phapluattp.vn-7giờ trước
Một ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao xác nhận một trang web thuộc Bộ Ngoại giao bị tin tặc tấn công,
Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị (số 897 ngày 10-6) yêu cầu chuẩn bị ngay những biện pháp sẵn sàng ứng chiến với tình trạng mất an toàn thông tin trên mạng Internet.
Tại văn bản này, Thủ tướng đánh giá sự mất an toàn thông tin số đe doạ nghiêm trọng việc đảm bảo quốc phòng-an ninh. Số vụ tấn công nhằm do thám, trục lợi, phá hoại dữ liệu... đang gia tăng báo động. Đáng chú ý là bên cạnh những chỉ thị cho các cơ quan dân sự, hành chính thông thường, Thủ tướng còn yêu cầu các lực lượng vũ trang “xung trận”.
Cụ thể, Bộ Công an được giao đề xuất với các cơ quan tư pháp bổ sung vào Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về chứng cứ điện tử, thủ tục tố tụng trong thu thập và giám định chứng cứ điện tử; đồng thời xây dựng nghị định về đấu tranh, phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao và có chú ý đến công tác hợp tác quốc tế. Đặc biệt, Thủ tướng còn sử dụng một khái niệm mới là “chiến tranh thông tin” và Bộ Quốc phòng được giao chủ trì đấu tranh, phòng ngừa.
Đây được coi là phản xạ kịp thời từ cơ quan hành pháp cao nhất trong bối cảnh hơn 1.500 trang web của các cơ quan, đơn vị, công cụ tìm kiếm và cả của các doanh nghiệp Việt Nam liên tục bị tấn công mấy ngày nay (theo thống kê của một số diễn đàn tin học). Thậm chí trang web của Trung tâm Biên, phiên dịch quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao hôm 8-6 còn bị tin tặc xâm nhập, treo cờ Trung Quốc và thay đổi nội dung các liên kết phụ. Nhiều trang web khác cũng bị tấn công với hình ảnh cờ Trung Quốc, chữ Trung Quốc trên trang chủ mà theo đánh giá của đại diện Trung tâm An ninh mạng Athena, các trang web đang bị tấn công một cách có tổ chức và có định hướng.
Xung quanh việc tàu Trung Quốc liên tiếp gây hấn tại thềm lục địa Việt Nam mấy ngày nay, nhiều ý kiến cho rằng cần tận dụng triệt để nguyên tắc 3C (công khai, công pháp và công luận) trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Trong đó, vai trò của báo chí và mạng thông tin Internet là đặc biệt quan trọng để đem thông tin chính xác, vạch rõ bản chất của vấn đề đến không chỉ người dân Việt Nam mà cả nhân dân thế giới yêu chuộng hoà bình. Chính vì thế những biện pháp bảo đảm cho các “mặt trận” này thông suốt như tinh thần chỉ thị là rất kịp thời và hiệu quả.
VẠN BẢO
http://tintuc.xalo.vn/00-4719883/Phan_xa_kip_thoi.html?id=15e8bd6&o=175 - http://tintuc.xalo.vn/00-4719883/Phan_xa_kip_thoi.html?id=15e8bd6&o=175
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Jun/2011 lúc 7:59pm
TRUNG CỘNG NGÀY CÀNG ĐE DỌA VN !!!
**
***
Báo Trung Quốc: "Việt Nam hãy đọc lại lịch sử"
Thứ bảy - 06/11/2011 09:36
Hải quân Việt Nam tuần tra tại Trường Sa. Reuters
Nhật báo Global Times của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay cảnh báo Việt Nam là phải biết kềm chế, nếu không muốn là kẻ thua cuộc trong việc tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Trong bài xã luận, tờ báo này "nhắc những người hoạch định chính sách ở Việt Nam là hãy đọc lại lịch sử.”
Hôm nay, tờ nhật báo Global Times của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cảnh báo Việt Nam là phải biết kềm chế, nếu không muốn là kẻ thua cuộc trong việc tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Trong bài xã luận, tờ báo này lên án Hà Nội là đang sử dụng “ hình thức hạ cấp nhất của chủ nghĩa dân tộc để gây hiềm khích giữa hai nhân dân hai nước”. Global Times viết rằng: “ Hà Nội dường như tìm cách hóa giải áp lực nội bộ và khích động tinh thần trong nước, đồng thời lôi kéo thêm sự quan tâm của quốc tế vào vấn đề tranh chấp Biển Đông”. Tờ báo kết luận: “ Nếu Việt Nam tiếp tục gây rối, nghĩ rằng càng gây rối, càng có lợi, thì chúng tôì muốn nhắc những người hoạch định chính sách ở Việt Nam là hãy đọc lại lịch sử.”
Hôm qua 10/6, Hải quân Việt Nam loan báo sẽ tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật vào thứ Hai tới trên Biển Đông. Hãng tin DPA hôm nay trích lời một sĩ quan cao cấp Hải quân Việt Nam xác định là cuộc thao dượt quân sự đó diễn ra ở khu vực đảo Hòn Ông, cách bờ biển tình Quảng Nam 150 km, tức là nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế ở Việt Nam. Địa điểm diễn tập nằm cách quần đảo Hoàng Sa 250 km và cách quần đảo Trường Sa đến 1.000 km.
Hôm qua, 10/6, phát ngôn viện Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cũng tuyên bố : “Đây là hoạt động huấn luyện thông thường hàng năm tại khu vực Hải quân Việt Nam vẫn thường xuyên huấn luyện theo chương trình và kế hoạch của Quân đội Nhân dân Việt Nam”.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên mà Việt Nam thông báo trước một cuộc diễn tập như vậy. Việc loan báo này khiến căng thẳng trên vấn đề chủ quyền Biển Đông tăng thêm một nấc, sau hai vụ tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận Việt Nam và cắt dây cáp của các tàu thăm dò dầu khí của công ty PetroVietnam.
Những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông đã gây phẫn nộ trong dư luận Việt Nam. Ngày Chủ nhật tuần trước, hàng ngàn người, đa số là thanh niên, đã biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn theo lời kêu gọi được lan truyền trên các mạng xã hội.
Một lời kêu gọi tham gia các cuộc biểu tình mới vào ngày mai, 12/6 cũng đang được phổ biến rộng rãi trên Internet. Nhưng chưa biết là lần này chính quyền Việt Nam có sẽ lại ngầm cho phép biểu tình hay không.
Thanh Phương
Theo RFI
http://vietsn.com/forum/showthread.php?t=442220 - http://vietsn.com/forum/showthread.php?t=442220 http://chutungo.wordpress.com/2011/06/11/bao-trung-qu%E1%BB%91c-vi%E1%BB%87t-nam-hay-d%E1%BB%8Dc-l%E1%BA%A1i-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD/ -
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Jun/2011 lúc 10:27pm
“Cuốn sách Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton không thể không đọc”,
tác phẩm đầu tiên công khai tuyên bố mục tiêu thay Mỹ lãnh đạo thế giới, quyết tâm trở thành đất nước lãnh tụ của Trung Quốc.
Giấc mơ Trung Quốc
(Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ)
02:24-07/06/2011 Đọc "Giấc mơ Trung Quốc"
Tác giả cuốn sách, GS ĐH Quốc phòng Liu Mingfu, viết, Trung Quốc cần có quân đội mạnh nhất thế giới để trở thành "quốc gia lãnh tụ".
Trong những cuốn sách nói lên tham vọng Trung Quốc muốn soán ngôi “Nhất thế giới” của Mỹ thì Giấc mơ Trung Quốc – Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ (2010) đưa ra lời tuyên bố kích động chưa từng thấy: trong thế kỷ XXI Trung Quốc sẽ giàu mạnh nhất thế giới và thay Mỹ làm “quốc gia lãnh tụ thế giới”, “vua Trái Đất”!
Đọc xong sách này nhà báo Jeffrey Schmidt thốt lên: “Trung Quốc đã tháo găng tay và đang thách thức sự thống trị thế giới của Mỹ”.
Đại tá-giáo sư Đại học Quốc phòng Lưu Minh Phúc dành 4 năm viết Giấc mơ Trung Quốc nhằm trình bày chủ trương của một bộ phận giới quân sự nước này về chiến lược cạnh tranh với Mỹ trong thế kỷ XXI, gồm 3 điểm:
1- Trung Quốc phải thay Mỹ lãnh đạo thế giới, làm “quốc gia quán quân và quốc gia lãnh tụ”, nghĩa là phải “dẫn dắt” thế giới, trước hết dẫn dắt về văn hoá (?). Lịch sử có quy luật: cứ 100 năm lại thay đổi “quốc gia quán quân”. Mỹ đã “quán quân” một thế kỷ rồi, nay lại đang suy thoái kinh tế và sa lầy ở Iraq, Afghanistan, nên nhường ngôi số một cho Trung Quốc – nước “có lý lịch và kinh nghiệm tốt nhất làm lãnh tụ thế giới”: là dân tộc ưu tú nhất (lớn nhất, lâu đời nhất, văn minh nhất, sức đồng hóa mạnh nhất); từng nhiều thế kỷ là nước giàu nhất; không có “tội tổ tông” (xâm lược, chiếm thuộc địa) như các cường quốc khác; mạnh và thiếu tài nguyên nhưng không bành trướng; vương đạo lập quốc mà không bá đạo, có mô hình phát triển bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao nhất.
2- Muốn vậy, Trung Quốc phải tiến hành cạnh tranh chiến lược với Mỹ. Đây không phải là cuộc chiến tranh nóng (quyết đấu sống mái) hoặc lạnh (đấu quyền Anh) mà là cuộc chiến tranh “ấm” giữa hai nước, là cuộc thi đấu (game) điền kinh lâu dài, cả hai bên sẽ cùng thắng. Trung Quốc cần tranh ngôi thứ nhất nhưng không “tranh bá”, tức không giành “bá quyền” của Mỹ mà ngược lại còn chấm dứt bá quyền của Mỹ. Trung Quốc muốn xây dựng thế giới dân chủ đa cực không bá quyền, Mỹ muốn bá chủ toàn cầu, duy trì thế giới một cực.
3- Để thắng cạnh tranh, Trung Quốc cần có quân đội mạnh nhất thế giới – đây là điều chủ yếu giới quân sự Trung Quốc muốn nói (lâu nay họ không có người ở trong ban lãnh đạo cao nhất nước này). Trong thế kỷ XXI, Trung Quốc cần có quân đội mạnh nhất, không phải để đánh Mỹ mà là để khỏi bị Mỹ đánh; phải có lực răn đe sao cho không ai dám dùng quân sự ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy.
Giấc mơ Trung Quốc viết rất nhiều về lịch sử trỗi dậy của nước Mỹ và mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Tác giả nói Mỹ là “đế quốc văn minh”, “người thầy tốt nhất của Trung Quốc”... “Trung Quốc cần tham khảo trí tuệ và nghệ thuật trỗi dậy kiểu Mỹ”. Mỹ có 2 thành công chiến lược: thực hiện tự trỗi dậy và ngăn chặn thành công Liên Xô trỗi dậy. Mỹ luôn ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy, nhưng ngăn chặn một cách có lý trí, văn minh. “Bá quyền” là mặt xấu nhất của Mỹ. Chính phủ Mỹ dân chủ với dân Mỹ nhưng lại bá chủ thế giới, thực hành chuyên chế quốc tế, vì thế Mỹ chỉ là nước dân chủ một nửa, không phải là quỷ sứ cũng chẳng phải thiên thần. Trung Quốc cần giúp Mỹ “tiến hóa về phía thiên thần”, tức trở thành quốc gia phi bá quyền. Tác giả viết khá dài về thuyết “Liên minh Trung Quốc-Mỹ” của đại gia chiến lược Mỹ Thomas Barnett và coi đó là “ý tưởng rất có sáng tạo” – điều này không thể không khiến bạn đọc cảnh giác về một liên minh bá quyền mới.
Trước "Giấc mơ Trung Quốc", đã có hai cuốn sách khác nói lên tham vọng của Trung Quốc muốn soán ngôi “Nhất thế giới” của Mỹ: "Trung Quốc có thể nói Không" (xuất bản 1996), "Trung Quốc không vui" (2009). |
Có thể thấy, trong khi ca ngợi nước mình quá nhiều, quá nhàm, tác giả viết được quá ít về các ưu thế sức mạnh mềm của Trung Quốc hiện nay, như có giá trị quan nào cảm hóa thu hút được thế giới, chiếm được đỉnh cao văn hoá toàn cầu. Ông thừa nhận: văn hoá Trung Quốc vẫn ở thế yếu hơn phương Tây; Mỹ đang xuất khẩu các giá trị quan tự do, dân chủ, nhân quyền, thu hút và cảm hóa được thế giới; Trung Quốc hiện chỉ mới có quan điểm “thế giới dân chủ” và “phi bá quyền hóa thế giới”, tác giả không giải thích cụ thể nhưng vẫn nói liều là trong thế kỷ XXI văn hoá Trung Quốc sẽ lãnh đạo thế giới. Bạn đọc càng thất vọng khi thấy tác giả viết quá sơ sài về chiến lược “lãnh tụ thế giới” và ý tưởng của Trung Quốc muốn xây dựng châu Á và thế giới như thế nào. Có lẽ vì Trung Quốc chưa đủ trình độ nghĩ tới chuyện đó.
Một nhà báo viết: người Trung Quốc thích khoe tổ tông. Lưu Minh Phúc có quá lời chăng khi viết dân tộc Trung Hoa ưu tú nhất thế giới; từ xưa chính quyền đã thực hành đối ngoại hòa bình không bành trướng xâm lược; đối nội vương đạo mà không bá đạo. Xin hỏi, nếu thực hành vương đạo – dùng nhân nghĩa trị thiên hạ – thì tại sao Trung Quốc lại nhất thế giới về số vụ khởi nghĩa của nông dân?
Nhà chính luận dân tộc chủ nghĩa cực đoan Tư Mã Bình Bang nhận xét: Trong Giấc mơ Trung Quốc, “vương đạo” là phần đáng chê nhất; nếu người Trung Quốc muốn dựa vào trí tuệ gây dựng cơ đồ của tổ tiên mình thì kết cục nhất định sẽ rất bi thảm; từ năm 1840 trở đi dân tộc Trung Hoa luôn cho thấy còn cách “dân tộc ưu tú nhất” một khoảng cách xa lắm.
Nói Trung Quốc “mạnh nhưng không muốn bành trướng, xâm lược nước khác” càng khó thuyết phục. Thủa xưa họ chỉ có vùng đất Trung Nguyên, tức vùng trung-hạ du Hoàng Hà, về sau mở ra tứ phía, rộng mênh mông như hiện nay; rõ ràng là do bành trướng xâm lược mà có. Còn về chuyện Trung Quốc chưa có thuộc địa ở hải ngoại, chủ yếu là do chính quyền luôn gặp quá nhiều “nội tranh”, quân đội chủ yếu dùng để đàn áp nhân dân và các phe phái đối lập trong nước, nếu đưa quân đi đánh nước ngoài thì triều đình bị lật đổ ngay, nhà vua chẳng dại đi cướp thuộc địa mà để mất ngai vàng. Nửa cuối thế kỷ XX họ vẫn còn đấu đá nội bộ: Chủ tịch đảng hạ bệ Chủ tịch nước cùng Bộ trưởng Quốc phòng, Phó Chủ tịch đảng âm mưu giết Chủ tịch đảng; Lũ 4 tên định lật Thủ tướng rồi chính họ lại bị bỏ tù hoặc xử tử v.v...
***
Điều đáng quan tâm không phải l�Giấc mơ Trung Quốc có thực hiện được hay không, mà là khi thực hiện rồi thì các nước xung quanh Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng ra sao. Nhật Bản, một quốc gia châu Á chịu tác động cực mạnh của văn hoá Trung Quốc, sau khi trỗi dậy và giàu mạnh đã phạm sai lầm chết người đem quân đi xâm lược các nước khác, chuốc lấy thất bại nhục nhã trong Thế chiến II. Trung Quốc có tránh được vết xe đổ ấy không?
Lưu Minh Phúc viết: ngay từ năm 1942 Mỹ đã nghĩ tới việc phải “cân bằng” sức mạnh Trung Quốc nhằm giữ ổn định ở châu Á. Vì sao họ nghĩ như vậy khi thời ấy Trung Quốc mới có 400 triệu dân, lại đang do Quốc Dân Đảng thân Mỹ thống trị?
Ngày nay Trung Quốc nhiều lần nói không xưng bá, không đe dọa ai, nhưng cách hành xử ngày một hung hăng lấn tới của họ đang làm nhân dân châu Á và thế giới e ngại.
Tháng 9/2009, Thủ tướng Nhật Hatoyama nói: Nhật Bản nằm giữa nước Mỹ đang tiếp tục duy trì địa vị bá quyền và Trung Quốc đang mưu cầu trở thành quốc gia bá quyền, vì vậy giữ gìn độc lập chính trị và lợi ích quốc gia mình như thế nào là vấn đề đang làm đau đầu Nhật cũng như các nước châu Á nhỏ và vừa.
Tháng 10/2009 tại Washington, lãnh tụ Singapore Lý Quang Diệu công khai kêu gọi Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương nhằm cân bằng sức mạnh của Trung Quốc.
Thật đáng buồn khi vận mệnh thế giới luôn luôn bị một vài cường quốc chi phối và hễ có một cường quốc mới nổi lên thì trật tự thế giới lại chao đảo. Năm xưa là Nhật và Đức, nay là Trung Quốc ở ngay cạnh Việt Nam.
Trong tình hình đó, có lẽ nên nhắc lại lời Washington căn dặn dân Mỹ trong diễn văn từ nhiệm năm 1796 (Tocqueville gọi là danh ngôn; hồi ấy nước Mỹ còn nhỏ yếu, diện tích chưa bằng 1/5 hiện nay):
Nên xóa bỏ phản cảm thâm căn cố đế có nguồn gốc lâu đời đối với một số quốc gia cá biệt cũng như tình cảm quá tốt đẹp đối với một số quốc gia khác...Một quốc gia luôn căm ghét hoặc ưa thích quốc gia khác thì sẽ trở thành kẻ nô lệ của lòng yêu và ghét ấy.
Nên nhìn các cường quốc với thái độ Đừng nghe họ nói, hãy xem họ làm. Và chớ bao giờ quên lời trăng trối của nhà yêu nước Tiệp Khắc Julius Fučík trước khi ông bước lên giá treo cổ của phát xít Hitler: Nhân loại hỡi, hãy cảnh giác!
- source: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=4113 - http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=4113
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/Jun/2011 lúc 11:09pm
Biểu tình phản đối Trung Quốc (lần 2) 12/6/2011
***
Chủ nhật, ngày 12 tháng sáu năm 2011
12.6.2011: TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP TỪ HÀ NỘI
http://3.bp.blogspot.com/-WuDLGqwSZvg/TfQiuEkNE3I/AAAAAAAAAbY/ZRXqLjCqNUo/s1600/Picture+064.jpg"> |
Giáo sư Phạm Duy Hiển biểu tình trước ĐSQ Trung Quốc |
Thời tiết Hà Nội hôm nay: Trời quang mây tạnh.
Anh Ba Sàm (ABS) đưa những hình ảnh đầu tiên của Ngày Chủ nhật: Lúc này là 6h30′ sáng, tại Hà Nội … Ngang qua khu vực quanh Vườn hoa Lenin, tòa Đại sứ Trung Hoa, không khí khác hẳn Chủ nhật tuần trước …
http://basam1.files.wordpress.com/2011/06/1nh.jpg">
Cảnh sát Cơ động đầy nhóc quanh vườn hoa, xe tải mui bạt kín cũng rất nhiều. Có lẽ lần này chính quyền muốn xử rắn?
http://basam1.files.wordpress.com/2011/06/2nh.jpg">
Ba Sàm vẫn cho là không nhất thiết phải “tụ tập” phía trước SQTQ. Bà con có thể diễu hành qua các tuyến phố để thể hiện lòng yêu nước. Như vậy sẽ là một giải pháp trung dung, đỡ làm khó cho chính quyền, mà cũng đỡ có những trường hợp đáng tiếc xảy ra với những người yêu nước mà lại bị làm khó. Cuộc đấu tranh của Nhân dân và chính quyền VN trước hành động gây hấn của TQ còn dài lâu. Cảnh chính quyền và nhân dân xung đột chỉ làm tụi bành trướng sướng!
http://basam1.files.wordpress.com/2011/06/3nh.jpg">
Lúc này là 7 giờ sáng, từ trụ sở Công an Quận Ba Đình chạy dọc Điện biên phủ, công an nổi, chìm kín đặc … (còn hình trên là dọc Trần phú, bên hông vườn hoa Lenin)
Nguyễn Xuân Diện:
Quán Cafe Cột Cờ đã mở cửa..
8h22 Cuộc biểu tình bắt đầu
Chúng tôi thấy có Giáo sư Huệ Chi, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên... và rất nhiều văn nghệ sĩ trí thức tham gia đoàn biểu tình.
8h25: Đoàn biểu tình đang đứng dưới tượng Lê-Nin, giơ cao biểu ngữ chống TQ
Đoàn người đã tiến đến trước cửa Đại sứ quán TQ, hô vang khẩu hiệu chống TQ, giương cao các biểu ngữ và hát vang các bài hát yêu nước..
Lực lượng an ninh không dùng dây để đẩy đoàn biểu tình ra khỏi công viên như lần trước
http://3.bp.blogspot.com/-xZCu01J6fxA/TfQc3FWO5fI/AAAAAAAAAaM/55DWZZb1y54/s1600/Picture+049.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/-xZCu01J6fxA/TfQc3FWO5fI/AAAAAAAAAaM/55DWZZb1y54/s1600/Picture+049.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/-9xnpLb8NcIQ/TfQdriuEjSI/AAAAAAAAAaU/vgNF08tU0C4/s1600/Picture+064.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-dEF6iHltA_o/TfQd7cMmf9I/AAAAAAAAAaY/EiVh5a1Rsd0/s1600/Picture+065.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/-0euZpVopBxU/TfQeI-jwzvI/AAAAAAAAAac/cs-Ps6IboYo/s1600/Picture+066.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/-4_qmaKc8Owg/TfQeyrmV-bI/AAAAAAAAAao/DloLi8bHcGw/s1600/Picture+069.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/-sp1cfftDMe4/TfQek_clEgI/AAAAAAAAAak/6WIJI-8ic4w/s1600/Picture+068.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-QVbUy3qR9RE/TfQiBStuJ2I/AAAAAAAAAaw/6kP74xZF0tQ/s1600/Picture+150.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-XDzL2SB9jho/TfQiCY5nisI/AAAAAAAAAa0/R3omCushSTg/s1600/Picture+086.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/-fzbbht1-R0g/TfQiDoLubcI/AAAAAAAAAa4/QDoQqJyR4nY/s1600/Picture+087.jpg">
http://2.bp.blogspot.com/-QnEbgrohtDc/TfQiE9RZZUI/AAAAAAAAAa8/kzzk8Vn6HXI/s1600/Picture+107.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/-ruPqXwbEDkU/TfQiF1FCTmI/AAAAAAAAAbA/nRkXrWGsdIg/s1600/Picture+111.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/-CrGvV8EY5fk/TfQiHK3WbZI/AAAAAAAAAbE/GWX-LCom-UQ/s1600/Picture+141.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-zuQmikHtyd0/TfQiIQdec9I/AAAAAAAAAbI/x4DdjIDf_qI/s1600/Picture+143.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/-patLOQ1nvgk/TfQiJtdz3SI/AAAAAAAAAbM/C1bD_93qfdw/s1600/Picture+144.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/-stQ3JzfJAfM/TfQiK8mq1II/AAAAAAAAAbQ/khGyBwJ5xy8/s1600/Picture+146.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-PIZ6whPLAK4/TfQiRVAaevI/AAAAAAAAAbU/eknumJaN8PM/s1600/Picture+082.jpg">
8h45: Đoàn biểu tình bắt đầu di chuyển biến thành cuộc tuần hành trên phố...
Giáo sư Chu Hảo không tham gia biểu tình? Hay là đang bị cầm chân tại Cafe Trung Nguyên, 36 Điện Biên Phủ?
9h30: Đoàn biểu tình đang tuần hành trên đường Hai Bà Trưng, tiến dần ra chân tượng đài Lý Thái Tổ ở Hồ Gươm.
Sài Gòn : Sài Gòn đã bắt đầu bùng nổ, gần khu vực Nhà thờ Đức Bà. Nhiều tiếng hô Hoàng Sa - Trường Sa vang lên mãnh liệt. Số lượng được mô tả là "rất đông"
Tại cafe Cột Cờ, chúng tôi thấy có bà Nguyễn Thị Hường, Bí thư Đảng ủy khối ĐH- CĐ Hà Nội thuộc thành ủy Hà Nội; bà Nguyễn Thị Ngà - Bí thư Thành đoàn HN, Ông Nguyễn Đức Dân - Phó Bí thư thành đoàn Hà Nội. Được biết, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn HN đã gửi email tới các sinh viên của trường yêu cầu không tham gia biểu tình.
Tại TP ************, đoàn biểu tình đang tuần hành với số lượng trên 1.000 người. Đoàn đang đi trên đường Nguyễn Du. Tại Hà Nội, đoàn đã đi đến phố Hàng Bài, hướng ra phía Nhà hát Lớn.
9h55: Đoàn biểu tình đang ở Bờ Hồ, HN. Đoàn đang hát Quốc ca bên cạnh tượng đài Lý Thái Tổ ở Bờ Hồ. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đang dẫn đầu đoàn biểu tình.
Ngay từ chiều qua, một số nhà hảo tâm yêu nước đã tự đảm nhận việc cung cấp nước uống và đồ ăn nhẹ cho đoàn biểu tình.Và sáng nay, hàng trăm chai nước đã được đưa đến tận tay những người biểu tình.
10h35: Tại Hà Nội, đoàn biểu tình đi ngang qua Nhà hành Thủy Tạ.
10h30: Tại Tp ************, đoàn biểu tình hàng ngàn người đang tiến đến Tòa Lãnh sự Mỹ và Tòa Lãnh sự Pháp tại Tp HCM.
NHỮNG HÌNH ẢNH TỪ HỒ GƯƠM, HÀ NỘI:
.
http://1.bp.blogspot.com/-7t0P61q_ko8/TfQ2ewa5KLI/AAAAAAAAAbc/0kfZwwAKoAs/s1600/Picture+239.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-iPw412YKQqw/TfQ2f0B1fDI/AAAAAAAAAbg/ukb47E5H-uY/s1600/Picture+240.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-WEMoB9KQBw0/TfQ2hF9xhwI/AAAAAAAAAbk/-kTQjRF5aiI/s1600/Picture+241.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/-JvQXk6flNGw/TfQ2iKTiJLI/AAAAAAAAAbo/xGDJu5j9mqk/s1600/Picture+242.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/-m0wDI6NkQOQ/TfQ2jLn94WI/AAAAAAAAAbs/d37y4EeBoUE/s1600/Picture+243.jpg">
http://2.bp.blogspot.com/-SPZRV6KZ4yY/TfQ2kGjKhJI/AAAAAAAAAbw/OIuXbD-4pTU/s1600/Picture+244.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-KuTCEoAZfzg/TfQ2lN2-8nI/AAAAAAAAAb0/jiXujtTT1Eo/s1600/Picture+245.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/-zD1l7Y4SO4s/TfQ2l72YiqI/AAAAAAAAAb4/hdRiUk-Wht4/s1600/Picture+246.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-xEOX74auuC4/TfQ2m1wac4I/AAAAAAAAAb8/PTlL8HN_RxA/s1600/Picture+247.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/-U80lLdP24FI/TfQ2oooezBI/AAAAAAAAAcA/o2ENKEVwDdQ/s1600/Picture+248.jpg">
http://4.bp.blogspot.com/-lBVg_MvySX8/TfQ2qAGpo0I/AAAAAAAAAcE/Tz0yM6TOvbY/s1600/Picture+249.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/-Yp5X85KScvQ/TfQ2rMjYD0I/AAAAAAAAAcI/-TcXbyFyfsI/s1600/Picture+250.jpg -
http://2.bp.blogspot.com/-wqGdvy87VhI/TfQ2rwrtQsI/AAAAAAAAAcM/LO4o0BJ82h8/s1600/Picture+251.jpg -
http://1.bp.blogspot.com/-lYAm1Zxiljo/TfQ2s_FFvSI/AAAAAAAAAcQ/qNE4YDI6-pY/s1600/Picture+252.jpg -
http://1.bp.blogspot.com/-pxyYjc0xVNo/TfQ2tmGTFiI/AAAAAAAAAcU/C1rza2CMbC0/s1600/Picture+253.jpg -
http://4.bp.blogspot.com/-SOmUH12osDY/TfQ3DmO6jaI/AAAAAAAAAck/lvjHMLhLfF0/s1600/Picture+257.jpg -
http://4.bp.blogspot.com/-EosnRxW1CF8/TfQ3Epb98oI/AAAAAAAAAco/7QsUFL8mmS0/s1600/Picture+258.jpg -
http://4.bp.blogspot.com/-aBHVdul6J-w/TfQ3Fi8-CgI/AAAAAAAAAcs/erNjarL_p8E/s1600/Picture+259.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-UX1CCvzM5GI/TfQ3GmGWc1I/AAAAAAAAAcw/BEf3pp2izsE/s1600/Picture+260.jpg"> |
Phóng viên hãng Reuters đang tác nghiệp trên đường phố Hà Nội |
http://4.bp.blogspot.com/-bJxU-ewY-XM/TfQ3HSZhRvI/AAAAAAAAAc0/qUBgagozJeg/s1600/Picture+261.jpg -
http://1.bp.blogspot.com/-4F6aLjW867I/TfQ3IQWPJ1I/AAAAAAAAAc4/atkLt5U3BDo/s1600/Picture+262.jpg -
http://4.bp.blogspot.com/-MiwkVaWwArg/TfQ3JLSq6YI/AAAAAAAAAc8/XrvsZsL8qTI/s1600/Picture+263.jpg">
http://3.bp.blogspot.com/-e5ztRdjPEss/TfQ3MjjBoyI/AAAAAAAAAdI/ksjpJLuljeY/s1600/Picture+266.jpg">
http://2.bp.blogspot.com/-nDQTRpPQcHk/TfQ3Nj4ZYII/AAAAAAAAAdM/D1Q1FDqgkXs/s1600/Picture+267.jpg">
http://1.bp.blogspot.com/-C0CQlWS6OY4/TfQ3O12pIpI/AAAAAAAAAdQ/O7WQmwxM1gM/s1600/Picture+268.jpg">
11h00: Đoàn biểu tình Hà Nội đang trên đường Tràng Thi, đi vào đường ĐIện Biên Phủ tiến đến ĐSQ Trung Quốc.
11h00: Đoàn biểu tình Sài Gòn đang trên đường tiến đến Lãnh sự quán Trung Quốc.
****
Tại Sài gòn:
8 giờ – Gọi điện thoại cho Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc tại TPHCM: tình hình trong đó cũng “rất căng”. “Cơ quan chức năng” tung hết lực lượng. Ổng luôn được “chăm sóc” từng bước … Hic! Đúng là phần tử yêu nước quá mức cần thiết!
9h25′ – Từ Sài Gòn, Đinh Kim Phúc cho biết “bắt đầu rồi! … Từ trước Dinh Độc Lập …
9h30: Đoàn biểu tình đang tuần hành với số lượng trên 1.000 người. Đoàn đang đi trên đường Nguyễn Du.
10h30: Đoàn biểu tình hàng ngàn người đang tiến đến Tòa Lãnh sự Mỹ và Tòa Lãnh sự Pháp tại Tp HCM.
11h02 - Sài Gòn, hiện đoàn người đang ở đường Trần Cao Vân, khu vực Hồ Con Rùa. Được biết số người bắt đầu chụp ảnh rất đông, công an và an ninh không thể kiểm soát hết..
10:40' - Sài Gòn Đoàn biểu tình đang tuần hành trên đường Lê Duẩn, qua Lãnh sự quán Mĩ. Lượng người kéo đến mỗi lúc một đông, bất chấp sự khiêu khích, bắt bớ của công an
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/1262011-tuong-thuat-truc-tiep-tu-ha-noi.html - http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/1262011-tuong-thuat-truc-tiep-tu-ha-noi.html - http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/1262011-tuong-thuat-truc-tiep-tu-ha-noi.html
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/1262011-tuong-thuat-truc-tiep-tu-ha-noi.html -
- http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/1262011-tuong-thuat-truc-tiep-tu-ha-noi.html -
- http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/1262011-tuong-thuat-truc-tiep-tu-ha-noi.html -
- -
-
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Jun/2011 lúc 4:51am
Chủ nhật, ngày 12 tháng sáu năm 2011
Theo tin mới nhận, tại Sài Gòn, trong lúc biểu tình đã có 4 thanh niên bị bắt đưa đi.
Cảnh biểu tình và bắt bớ tại Sài Gòn sáng nay
(ảnh của trang Anh Ba Sàm):
http://1.bp.blogspot.com/-1Y9TS6BN85Q/TfSCMrAF7NI/AAAAAAAAAeY/Ru0UDdUCqm4/s1600/sg04.jpg">
http://2.bp.blogspot.com/-oLSuFcVZaz4/TfSCNag6C3I/AAAAAAAAAec/sFnJ8zOjcxM/s1600/sg05.jpg"> |
Chưa rõ người thanh niên này bị bắt vì lý do gì?
|
http://3.bp.blogspot.com/-SFi6fPjpld4/TfSCNyvpMgI/AAAAAAAAAeg/0I7EklIrpKY/s1600/sg02.jpg"> |
Đạo pháp & Dân tộc
|
http://2.bp.blogspot.com/-q5Jd6j7r5mo/TfSCOfOHpEI/AAAAAAAAAek/rFfpvmAJvDc/s1600/sg03.jpg">
Có một điểm trùng lặp là cả hai đoàn biểu tình ở HN và SG đều gặp đám cưới (ảnh dưới)
http://4.bp.blogspot.com/-QRtQZ_LfYjg/TfSCsVLtQSI/AAAAAAAAAeo/pBQHjPxCZ5o/s1600/sg01.jpg">
Lúc 1 giờ 45 phút, vẫn còn khoảng hơn 100 người tiếp tục kiên trì đứng lại.
Bất ngờ, công an đưa 2 xe chuyên dụng ập đến, lao vào bắt bớ hai thanh niên nổi bật nhất trong nhóm, đồng thời vu cáo hai thanh niên này phạm tội... móc túi. Nhiều người bất bình & phản ứng với trò vu khống lố lăng, nhưng đành bất lực trước nhóm công an đang rất thô bạo, côn đồ.
Hai thanh niên này bị lôi lên xe buýt bùng đưa đi đâu không rõ. Lúc này, phía công an tiếp tục lệnh cho một chiếc xe xịt nước ập đến, xịt nước tung tóe nhằm giải tán đoàn biểu tình còn sót lại
Biểu ngữ đòi Tự do cho hai blogger Điếu Cày và AnhBaSaiGon được công khai xuất hiện giữa Sài Gòn
http://4.bp.blogspot.com/-VZG8Q37Knb8/TfRlLgkig9I/AAAAAAAAARM/-b4p8QVwuVY/s1600/freedc.jpg">
http://www.blogger.com/post-edit.g?blogID=5674715057867900373&postID=7407483144736150047 -
http://2.bp.blogspot.com/-FWRZW6EJphg/TfRjkutZXLI/AAAAAAAAARI/VtD9DydV7QM/s1600/Free+for+DC.jpg">
12:25 phút, một nhóm khoảng vài trăm người vẫn kiên trì bám trụ tại góc đường Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch - đối diện nhà thờ Đức Bà.
Dù đã quá trưa, nhưng đoàn người vẫn hô vang những khẩu hiệu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Nhiều người dù đã khan tiếng, nhưng vẫn hô theo ủng hộ.
Ngay lúc này, bài thơ Nam Quốc Sơn Hà đang vang lên giữa Sài Gòn
http://2.bp.blogspot.com/-d-ycqkRMt-g/TfRRAhohUdI/AAAAAAAAAQw/LyQo-v0l2PY/s1600/btsg4.jpg">
Bé gái trong hình luôn dẫn đầu đoàn biểu tình. Bạn đọc cho biết, vì bà nội bé không đi được, nên đã gửi người hàng xóm đưa bé đi biểu tình chung (Ảnh : Bạn đọc danlambao)
http://1.bp.blogspot.com/-g3J0TrF42bo/TfRSIF2W14I/AAAAAAAAAQ0/I7cblrwMnCM/s1600/btsg5.jpg">
Có lẽ, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1975 đến nay, chữ "Tàu Cộng" được sử dụng một cách công khai
http://2.bp.blogspot.com/-2vSe54hBwBs/TfSDo9AyV7I/AAAAAAAAAQI/g_YFE3-O5Oo/s1600/260220_146537395421014_145830048825082_272531_2429974_n.jpg">
Một người bị CA chìm bắt
http://diendanchinhtri.blogspot.com/2011/06/truc-tiep-tu-sg-hn-ngay-12-6.html - http://diendanchinhtri.blogspot.com/2011/06/truc-tiep-tu-sg-hn-ngay-12-6.html
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/1262011-tuong-thuat-truc-tiep-tu-ha-noi.html - http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/1262011-tuong-thuat-truc-tiep-tu-ha-noi.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Jun/2011 lúc 11:26am
Thứ sáu, 10/6/2011, 15:51 GMT+7
'Việt Nam cần tỉnh táo trước khiêu khích của Trung Quốc'
"Trung Quốc đang thử thách, khiêu khích và chờ đợi sự mất bình tĩnh của chúng ta. Thời gian tới Trung Quốc không dừng lại mà sẽ còn tiếp tục có những hoạt động mạnh", nguyên trưởng ban biên giới Chính phủ đánh giá. > http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/trung-quoc-dang-su-dung-vo-boc-ban-quan-su-tren-bien-dong/ - 'Trung Quốc đang sử dụng vỏ bọc bán quân sự trên biển Đông'
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trao đổi với VnExpress sau sự kiện Trung Quốc tiếp tục phá cáp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
- Tại Đối thoại an ninh khu vực Shangri La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc liên tục nhắc đến "hòa bình". Vậy tại sao, vừa trở về, họ đã tiếp tục có hành động phá hoại tàu thăm dò Viking 2 của Việt Nam?
- Dư luận trong nước và quốc tế vừa qua đã có tiếng nói khá mạnh mẽ. Riêng tiếng nói chính thức Việt Nam rất cương quyết. Các nước Philippines, Malaysia cũng thế. Về mặt nguyên tắc, Mỹ vẫn thể hiện thái độ của mình, không từ bỏ lợi ích của mình ở Biển Đông. Nhưng về mức độ, so với tuyên bố năm ngoái của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gate không mạnh mẽ bằng.
Trong khi đó, trước khi xảy ra vụ cắt cáp của tàu Bình Minh 2 cũng như trước hội nghị Shangri La, các quan chức cấp cao Trung Quốc đã có hàng loạt chuyến công du lobby ngoại giao để tạo thuận lợi cho những hành động trên thực địa. Và với tuyên bố không đủ mạnh của các bên dẫn đến việc Trung Quốc mạnh dạn phớt lờ dư luận.
* http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/viet-nam-can-tinh-tao-truoc-khieu-khich-cua-trung-quoc/Page_2.asp - Clip tàu Viking II bị tàu Trung Quốc uy hiếp |
- Với việc liên tiếp uy hiếp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, Trung Quốc đang muốn gì, thưa ông?
- Sự kiện tàu Trung Quốc phá cáp của Viking II ngày 9/6 là một bước trong loạt hành động của Trung Quốc trong việc tìm cách cản phá việc thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Điều này tôi có thể hình dung và phán đoán khi xâu chuỗi các hành động đối với các nước trong khu vực. Chỉ trong vòng nửa tháng, các tàu Trung Quốc từ hải giám, ngư chính đến tàu cá đã hai lần ngang ngược xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam để tấn công, phá hoại cáp thăm dò trên các tàu thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, tàu Trung Quốc còn dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam và nhiều lần xâm phạm chủ quyền của Philippines.
Mục đích của họ không thay đổi về chiến lược đó là là hành động để hiện thực hóa tham vọng đường lưỡi bò. Tuy nhiên, với hành động cụ thể lần này, Trung Quốc tiếp tục thử thách phản ứng của Việt Nam, thử thách các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Với các hành động cụ thể vừa rồi với Bình Minh 02 và Viking II, ý đồ trước mắt của họ là đánh vào kinh tế, quan hệ kinh tế và sự hợp tác làm ăn giữa các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài, phát lời cảnh báo với các đối tác đang, hoặc có ý định làm ăn với Việt Nam. Họ đánh vào quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước. Đây là hành động tính toán cực kỳ kỹ lưỡng.
Trong thời gian tới Trung Quốc không dừng lại mà sẽ còn tiếp tục có những hoạt động mạnh hơn như tiến tới khoan thăm dò sau khi đã phân lô trên Biển Đông, đặt giàn khoan trên biển. Tất cả là nhằm hợp thức hóa yêu sách về chủ quyền trên biển.
|
Tàu Viking 2 của Việt Nam. Ảnh: PetroTimes. |
- Trung Quốc biết rõ tàu thăm dò Viking 2 của Việt Nam có tàu bảo vệ, vì sao họ vẫn phá rối?
- Có nhiều lý do, nhưng dưới góc độ thực tế họ tính toán tới lực lượng sức mạnh tại chỗ trong thời điểm đó. Khi hành động, đối đầu trực diện thì họ tính tới sự bảo vệ của mình với tàu thăm dò. Nếu sự bảo vệ không đủ, họ sẽ mạnh dạn quấy phá. Thứ hai là thời điểm tiến hành, họ tính toán lúc thuận lợi nhất để cho tàu cá chạy vào khu vực ta đang thăm dò.
Việc dẫn theo 2 tàu kiểm ngư, trong đó có tàu 311 có trọng tải tới hơn 4.000 tấn chứng tỏ không hề ngẫu nhiên. Họ tính rất kỹ, nấp dưới danh nghĩa dân sự nhưng tôi cho rằng đó là lực lượng quân sự nấp dưới vỏ bọc dân sự, hành chính. Trung Quốc có sức mạnh, nhưng về lý, về lẽ phải họ không có.
- Theo ông, Việt Nam cần có hành động và thái độ như thế nào sau tàu Viking 2 và tàu Bình Minh liên tiếp bị uy hiếp?
- Trung Quốc đang quấy phá, tạo ra sự tranh chấp, dựng lên tranh chấp để cố chứng tỏ với thế giới rằng họ có lợi ích ở đây và cần đàm phán với họ. Đấy là điểm cốt yếu chí tử của họ khi áp đặt ý chí chủ quan nhưng không có cơ sở gì về đường lưỡi bò.
Trước những hành động cụ thể như trong vụ tàu Viking II thì chúng ta nên biến tuyên bố về nguyên tắc - những gì mình nói với thế giới - thành những việc làm cụ thể. Ví dụ như yêu cầu Trung Quốc bồi thường; lập thủ tục hồ sơ để đưa ra cơ quan tài phán quốc tế và có tiếng nói chính thức lên Liên Hợp quốc.
Chúng ta cũng cần nói rõ với các nước trong khu vực, nói với các nước lớn có lợi ích trên Biển Đông. Tức là mình phải tiến thêm một bước cụ thể hơn nữa chứ không chỉ có tuyên bố về nguyên tắc.
|
Ngư chính 311, một trong các tàu yểm trợ cho tàu cá Trung Quốc trong vụ Viking II. Đây là tàu lớn nhất trong đội ngư chính của Trung Quốc, được hoán cải từ một tàu chiến. Ảnh: China Daily |
- Có ý kiến cho rằng, các nước ASEAN đang tự làm suy yếu mình vì không đưa ra tuyên bố chung trước những hành động gây hấn của Trung Quốc. Ông nghĩ sao?
- Từ trước tới nay Trung Quốc vẫn dùng chiêu bài "song phương" đối với các nước ASEAN để đánh lẻ, bẻ từng chiếc đũa. Họ nhằm vào từng nước để lôi kéo hoặc phá rối mối liên kết nội khối. Rõ ràng, họ vẫn tiếp tục, không muốn đàm phán đa phương, quốc tế hóa. Nếu các quốc gia ASEAN sơ hở, Trung Quốc sẽ lợi dụng.
Tôi cho rằng, sau hành động lần này của Trung Quốc, với tư cách là một bên ký tuyên bố DOC, khối ASEAN cần có chung tiếng nói đủ rắn mà không phải chờ tới cuộc họp thường kỳ nào. Một tuyên bố chung là rất có ý nghĩa vào lúc này để nói lên ý chí, sự thống nhất của khối. Chỉ với sự thống nhất, các nước lớn có mối quan tâm về an ninh khu vực như Mỹ, Nga, Ấn Độ... mới có cách tiếp cận chính thức với những bất ổn trên biển Đông.
- Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần có hành động cứng rắn hơn nữa trước sự xâm phạm chủ quyền của phía Trung Quốc. Quan điểm của ông thế nào?
- Hành động của Trung Quốc là sự thử thách, khiêu khích. Họ chờ đợi sự mất bình tĩnh của chúng ta. Thậm chí, có thể họ đã tính đến việc mình không kiềm chế được và nổ súng trước vào các lực lượng mang vỏ bọc dân sự của họ.
Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước chúng ta đã có những thời điểm tương tự như hiện nay. Trung Quốc đang thử thách lòng kiên nhẫn, sự chịu đựng từ phía các lực lượng của Việt Nam. Chỉ cần mình mất tỉnh táo, bình tĩnh, sử dụng vũ lực thì họ sẽ lấy cái cớ đó để tiến hành các hoạt động ở mức độ quân sự.
Cái quan trọng nhất là chúng ta phải bình tĩnh, kiềm chế, tiếp tục hành xử theo đúng quy định, thủ tục pháp lý. Nếu mình làm đúng như vậy thì lẽ phải thuộc về mình, không có gì phải sợ.
|
"Tuyệt đối không dùng vũ lực. Tránh rơi vào cạm bẫy khiêu khích của họ". Ảnh: Nguyễn Hưng. |
- Nếu các lực lượng mang vỏ bọc dân sự của họ tiếp tục phá hoại, chúng ta cần chuẩn bị cho tình huống tiếp theo như thế nào?
- Điều cần khẳng định đầu tiên là chúng ta nhất định không được vì sự quấy phá, xâm phạm của Trung Quốc mà ngừng các hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền của mình. Nếu dừng lại, chúng ta sẽ rơi vào thế yếu, tạo cớ cho Trung Quốc rêu rao trên các diễn đàn thế giới cũng như với dư luận Trung Quốc về thứ chủ quyền mà họ vẽ ra.
Còn nếu họ tiếp tục phá, ta phải có cách ngăn cản theo đúng thủ tục pháp lý. Ví dụ trong trường hợp Viking II thì các lực lượng của Việt Nam hoàn toàn có quyền bắt giữ tàu cá, dẫn độ vào bờ, làm đúng thủ tục và đưa ra xét xử tại tòa án. Công ước Luật biển 1982 đã nói rõ điều đó, có điều phải tuyệt đối không dùng vũ lực. Tránh rơi vào cạm bẫy khiêu khích của họ.
Nguyễn Hưng thực hiện
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/viet-nam-can-tinh-tao-truoc-khieu-khich-cua-trung-quoc/ - http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/viet-nam-can-tinh-tao-truoc-khieu-khich-cua-trung-quoc/
------------- mk
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 12/Jun/2011 lúc 9:37pm
Trung Quốc xâm lấn Biển Đông – Người Việt ở nước
ngoài có thể làm gì?
Posted on http://aotrangoi.com/2011/06/13/trung-quoc-xam-lan-bien-dong-nguoi-viet-o-nuoc-ngoai-co-the-lam-gi/ - Tháng Sáu
13, 2011 http://aotrangoi.com/2011/06/13/trung-quoc-xam-lan-bien-dong-nguoi-viet-o-nuoc-ngoai-co-the-lam-gi/#respond -
Trần Vinh Dự – VOA
– Tham vọng thôn tính hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và độc quyền
kiểm soát, khai thác Biển Đông của Trung Quốc đã có từ lâu. Quyết tâm
thực hiện tham vọng này của họ ngày càng lớn. Đã qua rồi giai đoạn Trung
Quốc chỉ nói bằng mồm. Bối cảnh kinh tế và
chính trị toàn cầu hiện nay và nội lực tự thân cho họ cơ hội tốt để
biến quyết tâm thành hành động. Và họ đang từng bước thực hiện. Cách
hành xử của họ trên Biển Đông ngày càng quyết liệt và ngông cuồng.
Các láng giềng phía nam của Trung Quốc
đang ở thế yếu, đặc biệt là Việt Nam. Các nước này ít có cơ may giành
được lợi thế nếu xảy ra đối đầu trực tiếp. Tuy nhiên, điều may mắn là
Trung Quốc cũng chưa sẵn sàng cho những cuộc đối đầu trực tiếp. Vì gây
ra một cuộc chiến tranh phi nghĩa với các nước phía nam cũng đồng nghĩa
với việc biến Trung Quốc thành kẻ thù đáng sợ nhất trong thế kỷ XXI của
hòa bình thế giới, đặc biệt là của các nước láng giềng phía Đông, phía
Tây, và Tây Nam của nước này. Trung Quốc đang mạnh lên, và hiện đã có
sức mạnh đáng kể về kinh tế và quân sự, nhưng Trung Quốc chưa thể thực
hiện cái việc mà Đức Quốc Xã làm hồi giữa thế kỷ XX (và ngay cả Đức Quốc
Xã thì cuối cùng cũng thất bại).
Điều không may là có lẽ Trung Quốc cũng
không cần phải viện đến một cuộc đối đầu trực tiếp và toàn diện, vì họ
cũng không cần phải thôn tính Hoàng Sa và Trường Sa trong lúc này. Điều
họ nôn nóng thực hiện hơn là khai thác tài nguyên dưới lòng Biển Đông và
xua đuổi các nước láng giềng yếu thế khỏi cuộc cạnh tranh. Để thực hiện
được mục tiêu này Trung Quốc chỉ cần làm mạnh hơn những gì họ đang làm,
tức là dọa nạt, gây gổ, phá hoại, và tiến tới chủ động tạo ra các xung
đột vũ trang cục bộ có thể kiểm soát được trên biển.
http://aotrangoi.files.wordpress.com/2011/06/reuters_spratlys-1.jpg">
Quốc kỳ Trung Quốc và một đĩa vệ tinh tại một khu nhà do Trung Quốc xây
dựng trên quần đảo Trường Sa-Hình: Reuters
Đối phó lại với chiêu bài này là việc
làm rất khó khăn, và đòi hỏi nhiều nỗ lực từ nhiều phía khác nhau. Chính
phủ các nước như Việt Nam hay Phillipines là các players quan
trọng nhất, nhưng không phải duy nhất.
Trong bài viết này tôi muốn đặt ra câu
hỏi: người Việt ở nước ngoài làm được gì?
Chắc chắn mỗi người sẽ có cách trả lời
khác nhau dựa trên các đặc điểm và điều kiện riêng.Vấn đề Biển Đông là
vấn đề đa phương liên quan đến nhiều nước khác nhau (không chỉ các nước
trong khu vực mà còn với các cường quốc hàng hải và với hầu hết các nền
kinh tế theo con đường mậu dịch). Lợi ích của Việt Nam hay Phillipines
nằm ở chỗ phải quốc tế hóa được cuộc xung đột này thay vì rơi vào bẫy
phải đơn phương đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chơi bất đối xứng.
Người Việt Nam ở nước ngoài có một vị trí quan trọng trong mục tiêu
quốc tế hóa này.
Có nhiều việc mà người Việt ở nước ngoài
có thể làm để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Những việc đầu tiên như đọc
nhiều hơn để hiểu về bản chất sự việc, lập trường của các bên, các thủ
đoạn mà phía Trung Quốc hay sử dụng, và các lợi ích cũng như thiệt hại
của các nước trong cuộc xung đột này, đặc biệt là lợi ích quốc gia của
nước mà người Việt đang sinh sống.
Nói về cuộc xung đột này với bạn bè, đặc
biệt là người nước ngoài và người Trung Quốc là một công việc hết sức
quan trọng và cần tới sức mạnh đám đông của người Việt ở nước ngoài. Dĩ
nhiên để tuyên truyền có hiệu quả thì cũng cần đến sự hiểu biết về bản
chất của cuộc xung đột và các vấn đề liên quan, vì thế cũng cần phải đọc
và theo dõi vấn đề thường xuyên. Đổi lại, việc tuyên truyền qua bạn bè
và người quen lại mang đến hiệu quả cao hơn so với các phương tiện thông
tin đại chúng.
http://aotrangoi.files.wordpress.com/2011/06/1087_16.jpg"> ***OCIATED PRESS Biểu tình trước
lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles, ngày 4/6/2011
Việc lên tiếng bằng các hình thức đấu
tranh bất bạo động như biểu tình, tuần hành, viết kháng thư, hay các
phong trào tẩy chay cũng hết sức có ý nghĩa. Điều khó khăn đối với Việt
Nam là do đặc thù lịch sử và sự chia cắt về ý thức hệ, các phong trào
phản kháng này dễ rơi vào tình trạng người Việt biểu tình chống đối lẫn
nhau. Và vì thế không tạo được hình ảnh về một cộng đồng người Việt Nam
khắp thế giới đoàn kết bảo vệ lợi ích dân tộc.
Việc nghiên cứu và phổ biến trên các tạp
trí khoa học, viết và phát biểu trên các phương tiện truyền thông quốc
tế cũng là một việc đặc biệt quan trọng và rất thích hợp với giới trí
thức Việt Nam ở nước ngoài do điều kiện tiếp cận và nguồn lực tốt hơn so
với người Việt Nam ở trong nước. Hiện nay Việt Nam cũng như Phillipines
và các nước Đông Nam Á khác trong cuộc xung đột với Trung Quốc đang bị
lép vế rất nhiều trên phương diện này do nguồn lực trong nước để phục vụ
công tác nghiên cứu và tuyên truyền ở nước ngoài còn rất hạn chế so với
đối thủ.
Đóng góp để tài trợ các nghiên cứu về
Biển Đông và xung đột ở Biển Đông cho các học giả khắp nơi trên thế giới
cũng là một việc đặc biệt có ý nghĩa vì đây là cách nhanh nhất vãn hồi
lại sự mất cân bằng nguy hiểm trong nghiên cứu và tuyên truyền. Tất
nhiên khó có thể “mua” được các sử gia và luật gia nước ngoài viết theo
lập trường của Việt Nam hay Phillipines nhưng ít ra thì họ cũng có cách
nhìn cân bằng hơn so với các học giả Trung Quốc khi nói về Biển Đông.
Đóng góp tài trợ cho các ngư dân bám
biển, đặc biệt là những người bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu thuyền bè
và ngư cụ cũng là một việc rất quan trọng. Trước đây do không có thiết
bị định vị, ngư dân Việt Nam ra khơi không nhiều khi xác định được mình
đang ở vùng biển nào. Những người bị đe dọa hoặc bị tước mất thuyền bè
ngư cụ cũng không có điều kiện quay lại nghề đánh bắt cá ở các vùng biển
nguy hiểm nếu không được sự giúp đỡ về tài chính. Điều này rất nguy
hiểm về lâu dài vì nếu Trung Quốc thành công trong việc xóa bỏ sự hiện
diện của người Việt trên các ngư trường của Việt Nam hay trong vùng
tranh chấp thì đó là cách để họ xác lập trên thực tế chủ quyền của họ
tại các ngư trường này. Việc dựa vào các lực lượng hải quân bảo vệ ngư
dân là việc không thể thực hiện rốt ráo được vì năng lực hải quân của
Việt Nam hiện nay có hạn và số lượng thuyền bè của ngư dân quá lớn và
họat động trên diện rộng.
Tiếp theo, ở mức cao hơn nữa là vận động
chính giới của các nước bản địa ủng hộ việc tìm giải pháp cho cuộc xung
đột này bằng con đường hòa bình và công bằng. Mặc dù trên thực tế cuộc
xung đột vũ trang trên Biển Đông dẫn tới việc Trung Quốc hoàn toàn kiểm
soát vùng biển này sẽ đem lại những bất lợi to lớn cho tự do hàng hải,
tự do mậu dịch, và các lợi ích chiến lược khác của nhiều nước, nhưng
những tổn thất này còn chưa thành hình. Vì thế, trong điều kiện các quốc
gia còn rất nhiều các quan tâm ngắn hạn cần phải giải quyết, thì việc
bỏ quên các vấn đề chiến lược trong dài hạn là việc dễ xảy ra. Và như
vậy cần có những thúc ép về chính trị từ bên dưới thì các chính phủ các
nước này mới nhìn nhận sự việc theo đúng tầm quan trọng của nó.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog
cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA
nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
|
Người gởi: Hoàng Dũng
Ngày gởi: 13/Jun/2011 lúc 10:27pm
Ngày biểu tình 5/6 và chuyện của Tạ
Phong Tần LTS: Như đã đưa tin, vào ngày biểu tình chống Trung Quốc, từ Bắc tới
Nam hàng loạt những người bất đồng chính kiến có tên tuổi, các blogger
hay nhà báo tự do ‘lề trái’ http://www.danchimviet.info/archives/35988 - đều bị phong tỏa, cách
ly để họ không thể có mặt trong đoàn biểu tình.Hôm qua chúng tôi đã
phỏng vấn và đưa tin về http://www.danchimviet.info/archives/36181 - trường hợp của Người
Buôn Gió và Bùi Chát . Dưới đây là câu chuyện của chị Tạ Phong Tần do
chị tự tường thuật.——————————————-
http://www.danchimviet.info/archives/36218/tpt2"> Tạ Phong
Tần sau khi "chiến đấu" với công an Như thường
lệ, 7 giờ 30 phút sáng chúa nhật (5/6/2011) tôi mặc bộ áo dài màu hồng
phấn đi lễ nhà thờ. Vừa mở cửa ra khỏi nhà thì thấy trước cửa đã có sẵn 4
người đàn ông mặc đồng phục bảo vệ dân phố, trong đó có 2 người là Đỗ
Minh Thành và Hùng mập (thuộc CAP8 Q3) là những kẻ đã từng tiếp tay cho
đám Công an (an ninh thành phố HCM) nhiều lần hành hung, bắt giữ tôi
trái pháp luật. Tên Đỗ Minh Thành nói: “Chị không được ra khỏi nhà.
Cấp trên ra lệnh cho chúng tôi cấm chị ra khỏi nhà”. Tôi hỏi: “Cấp
trên là ai? Lệnh đâu? Tôi đi lễ nhà thờ là quyền của tôi, không ai có
quyền cấm hết”. Tôi xô hắn qua một bên để đi ra thì cả 4 tên xúm lại
đứa túm tay, đứa giật cái ổ khóa và chùm chìa khóa cửa nhà tôi đang cầm
trên tay, đứa xô đẩy tôi trở vô trong nhà rồi chúng kéo cửa sắt cuốn
sập xuống nhốt tôi bên trong. Tôi cố sức đẩy cửa sắt lên, tôi thò chân
ra ngoài cửa làm chúng không thể nào khóa cửa bên ngoài nên bọn chúng
bèn gọi một chiếc xe 4 bánh (113) đến, xe do 2 người mặc sắc phục Công
an phường.Chúng kéo cửa lên, 4 tên dân phòng và 2 tên mặc đồ Công an
phường, 1 tên cỡ 50 tuổi mắt thâm mặt tròn như đít thớt mặc thường phục
chỉ huy số dân phòng lẫn Công an phường (không biết tên nhưng biết mặt
nó là nhóm an ninh PA35 nhiều lần cùng đồng bọn xông vào nhà tôi cướp
tài sản) xông vào túm tay túm chân tôi. Một tên trẻ (cũng cùng bọn với
nhóm PA35 thường xông vào cướp tài sản tôi) chuyên cầm camera chĩa vào
ghi hình tôi. Tôi chống cự lại đồng thời la lớn tiếng cho hàng xóm và
người qua đường nghe: Tôi đi lễ nhà thờ mà cái bọn công an này chúng
ngăn cản tôi. Nhà nước cộng sản hèn hạ bất nhân này nó không có quân
lính chống Trung Quốc bảo vệ ngư dân nhưng nó thừa lính để hành hung
dân, cản trở quyền tự do tôn giáo của dân. Nhiều người dân đi đường dừng
xe lại xem thì bọn chúng chạy ra đuổi họ đi. Cuối cùng, nhờ số đông
chúng cũng quẳng được tôi lên phía sau xe. Một thằng dân phòng thấy tôi
đang cầm điện thoại liền la lên: “Anh Nhân, bả gọi điện thọai kìa”.
Tên Công an ngồi ghế trước liền nói: “Lấy đưa cho tao”. Hai tên
dân phòng liền bẻ tay tôi giật lấy điện thoại. Tôi la lên: “Thằng
Nhân, mày cướp điện thọai của tao mày nhớ nghe. Mày còn thiếu tao một
món nợ. Lần trước mày xông vô nhà tao lôi tao lên phường, mày bảo đảm
với tao tài sản của tao có chính quyền địa phương, tổ dân phố giữ, tao
về mất máy tính, mất đủ thứ không thằng nào chịu trách nhiệm. Mày là
thằng ăn cướp, thằng nói láo trơ tráo, mày đền máy tính cho tao”.
Tên Nhân ngồi làm thinh.Xe chạy về CAP8 Q3, cũng tên mặc thuờng phục này
ra lệnh cho CAP và dân phòng lôi tôi lên lầu 2: “Tụi bây lôi nó vô
trong, đừng cho ra ngoài”. Bọn chúng liền xúm lại lôi tôi vô trong.
Tôi gào lên: “Tao phạm tội gì mà chúng mày bắt tao đến đây? Tao đi lễ
nhà thờ mắc mớ mồ tổ cha chúng mày sao chúng mày ngăn cản. Tao không
vào. Tao đâu phải tù mà chúng mày nhốt tao. Thằng ăn cướp già, mày ngon
ra chống Trung Quốc kìa, mày hung hăng với tao hay ho gì, nhục nhã cả họ
nhà mày”. Thằng an ninh già này vội vàng cầm cái camera chạy mất.
Bọn chúng để cho 2 CAP chừng hơn 20 tuổi, 1 thằng an ninh (cầm camera)
và 6 tên dân phòng canh giữ tôi.Chúng xô tôi vào phòng và đóng cửa lại,
tôi giật cánh cửa ra đập rầm rầm, tôi đi ra hành lang. Thằng an ninh
(mặt đít thớt) lại xuất hiện đứng phía dưới nói xỏ lên: “Quay phim,
quay phim nó chống người thi hành công vụ”. Tôi quát lên: “Quay
ông nội cha mày, thằng chó đẻ mặt dày. Mày quay đi, tao cho chúng mày
quay xả láng, chúng mày từ trước tới giờ quay phim, chụp hình tao chất
đầy bàn thờ tổ tiên chúng mày có ngày mối mọt ăn đổ sập xuống đè chúng
mày chết mẹ hết. Mày quay thì làm gì được tao”. Hắn bỏ đi. Tôi xỉ vô
mặt thằng an ninh cầm camera: “Mày quay đi, chĩa thẳng vào tao nè,
đem về cho mấy thằng lãnh đạo hèn hạ súc sinh của chúng mày xem. Cái nhà
nước cộng sản này là một bọn hèn hạ, lưu manh, buôn dân bán nước. Giặc
đánh đến đít không lo, lo bâu vô tao như ruồi bâu đít trâu. Mày về nói
lại với thằng mặt đít thớt chỉ huy mày hồi nãy, nói tao nói nó dốt quá
thì về đi học lại. Chúng mày có dám công khai phim này ra không? Chúng
mày có dám đưa ra Tòa cho phóng viên các nước xem không? Bằng chứng
chúng mày đang chà đạp nhân quyền, bắt người trái pháp luật đó. Khi nào
tao vi phạm 1 trong các điều được quy định trong bộ luật hình sự bị bắt
quả tang, hoặc chúng mày có lệnh bắt, lập biên bản bắt đúng thủ tục mà
tao chống lại thì tao vi phạm. Còn bây giờ chúng mày đang vi phạm pháp
luật với tao, thằng chó đó nó dọa ai chớ đừng hòng dọa tao. Chúng mày ỷ
đông tao không đủ sức, nếu không tao đánh chết mẹ thằng mặt đít thớt đó
luôn coi nó làm gì được tao”. Hai thằng CA phường mặc sắc phục nhưng
không đeo bảng tên. Tôi bèn chỉ vào mặt hai thằng này quát: “Hai
thằng mày, tại sao mặc sắc phục mà không đeo bảng tên? Biết như vậy là
vi phạm điều lệnh không? Chúng mày cũng biết xấu hổ hay sao? Chúng mày
cũng biết là đang làm chuyện vi phạm pháp luật, làm chuyện hèn hạ, lưu
manh với tao nên sợ tao biết tên chúng mày sao? Thằng này (thằng mập đeo
lon Thiếu úy) mày là Nguyễn Trường Thành, mặt mày tao quen quá khỏi cần
giấu tên. Bọn chúng áp nhau lại xô tôi trở vô phòng, vừa xô vừa nói:
“Đi vô trong ngồi”. Tôi quát lại: “Tao không vô, tao không phải là tù.
Nếu tao là tù thì có giám thị quản lý tao, đâu đến lượt cái thứ tụi
mày”.Lúc này khỏang 8 giờ 30, tôi nghe một thằng dân phòng nói điện
thọai: “Kéo cửa xuống đi”. Tôi biết là chúng đang nói cửa nhà tôi, vì
lúc chúng giật ổ khóa, chìa khóa cửa và bắt tôi đi cửa nhà vẫn còn mở
toang tóac. Tôi bèn chạy ra hành lang gào lên: “Chúng mày là đồ công
an ăn cướp chớ công an nhân dân cái gì. Chúng mày giật chìa khóa nhà
tao, từ sáng đến giờ chúng mày vô nhà tao lục sóat, cướp phá tanh banh
hết rồi phải không? Món gì có giá trị thì chúng mày cướp, chổi cùn rế
rách không có giá trị chúng máy lấy bán ve chai, trong nhà tao mà có
thêm bớt món gì là do bọn công an chó chúng mày gây ra hết”.Tôi nhìn
qua, thấy tên Đại úy Ngô Thành Nhân đi lên lầu lấy đồ, hắn vừa quay ra
tôi liền túm ngực áo hắn la lên: “Ông Nhân, lần trước ông cam kết với
tôi là ông giữ tôi ở phường tài sản của tôi có chính quyền địa phương,
tổ dân phố bảio quản, tôi về thấy mất máy tính, mất đủ thứ, nhà cửa lục
sóat tang hoang. Bây giờ ông đền máy tính cho tôi, đền tài sản cho tôi.
Tên Nhân ấp úng: “Còn nguyên đó, không ai lấy tài sản gì của chị đâu”.
Tôi vẫn túm ngực áo hắn mà gào lên: “mày nói láo, mày là thằng nào láo,
máy tính của tao bị chúng mày cướp mất, không thằng nào chịu trách nhiệm
mà mày nói là không mất hả?”. Hắn vội giật áo ra bỏ chạy xuống tầng
trệt đi mất.Tôi đứng chống nạnh ngòai lành lang gào lớn lên: “Cái nhà
nước cộng sản Việt nam này là cái nhà nước lư manh, côn đồ. Nhà nước lưu
manh côn đồ nó lấy tiền xương máu mồ hôi nước mắt của dân nuôi một lũ
công an côn đồ. Một bầy mười mấy thằng tụi bây dùng sức mạnh bắt 1 mình
tao thì hay ho gì, tụi bây ngon ra bắt vài thằng Trung Quốc đem về đây
chỉ vào mặt nó mà nói rằng “Mày về nói cấm thằng Hồ Cẩm Đào bành trước
qua VN nghe chưa”. Làm thử như vậy tao mới phục chúng mày là anh hùng.
Giỏi ra oai với tao, còn với TQ thì quỳ mọp xuống lạy nó. Nửa tháng nay,
tàu TQ qua vây hết vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên rồi. Cá nó
bắt hết rồi. Mỗi ngày 150 đến 200 chiếc tàu TQ có hải quân TQ yểm trợ
qua biển VN vơ vét, con số này không phải do Hải quân VN đếm, mà là ngư
dân VN đếm, hải quân VN trốn trong bờ hết rồi. Làm sao mà ra được, thằng
cấp trên nó không cho ra lấy gì ra? Chúng mày nhìn qua Nam Hàn mà coi,
Bắc Hàn lú qua thì Tổng thống Nam Hàn ra lệnh: “bắn trước, báo cáo sau”.
Vậy là tụi Bắc Hàn hết dám hó hé. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn
“phản ứng chậm chạp” thì phải từ chức, nhường chổ cho người khác làm.
Phó Thủ tướng Campuchia thì sang Hà Lan kiện Thái Lan ra Tòa án quốc tế,
đề nghị Tòa án quốc tế buộc Thái Lan không được dùng vũ lực lấn chiếm
ngôi đền Campuchia. Ngang cơ chơi theo kiểu ngang cơ, yếu hơn thì dùng
luật pháp quốc tế bảo vệ chủ quyền. Còn nhà nhà nước này thì sao? Nửa
tháng nay, tao trông chờ hòai coi có thằng Thủ tướng, thằng Chủ tịch
nước, thằng Bộ trưởng Quốc phòng nào lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ chủ quyền
biển Đông mà không thấy thằng nào hết. Tòan thấy xua ngư dân, nhà khoa
học, cán bộ hưu, vận dộng viên… tức là những người không có chút quyền
lực giì hết ra “kiên quyết bám biển”, “khẳng định chủ quyền”. Cứ xúi ngư
dân cứ ra biển,tàu TQbằng sắt to đùng mà còn có súng, còn tàu ngư dânVN
nhỏ như bụm tay mà bằng câymà không có súng. Ra đó nó bắn đùng một cái
Là lủng tàu, chạy trối chết còn không kịp nữa, ngư dân làm sao bảo vệ
chủ quyền, rõ ràng là xua dê ra trước miệng sói. Cái nhà nước cộng sản
này nhờ có TQ xâm lăng mới lòi ra bộ mặt hèn hạ, bưng bô cho giặc. Tưởng
đâu chúng nó bận công lên chuyện xuống gì không ra mặt được, hóa ra là
chúng bận ra lệnh cho chúng mày bâu theo tao như ruồi bâu đít trâu. Tao
đâu có giành trâu cướp ruộng, giựt vợ giựt chồng của ai mà chúng mày bâu
theo tao. Chúng mày lo mất nước đến kìa, những thằng chúng mày vài hôm
nữa ra miền Trung muốn thò chân xuống biển rửa cũng phải làm đơn xin
phép TQ, mà làm đơn bằng tiếng Tàu, viết tiếng Việt chúng nó đếch đọc.
Lúc đó chúng mày đừng năn nỉ tao viết đơn dùm nghen.Quốc gia lâm nguy,
lòng dân bất ổn, chúng nó không lo bảo vệ đất nướ mà lo làm chuyện bợ
đít Tàu. Thằng Hòang Trung Hải mới ký một cái văn bản thúc xây dựng cho
nhanh cung hữu nghị Việt Trung. TQ nó cướp phá, bắn giết, lấn chiếm đùng
đùng như vậy mà còn lo “hữu nghị” bà nội nó. Chúng mày ra Hà Nội mà
coi, nhà dân mỗi nhà bề ngang có mét rưỡi, ở như trong ổ chuột. Đất Hà
Nội tấc đất vàng, chúng nó giành khu đất trung tâm bự chà bá xây cung
rồi chúng nó rước mấy thằng TQ sang vui chơi ở đó. Cái đám tay sai như
những thằng chúng mày không một thằng nào được đặt chân vô đó. Tao mà
nói sai cho chúng mày chặt tao xuống làm ghế ngồi nè.Tôi chỉ thằng
Nguyễn Trường Thành: “Mày có đọc Đại Việt sử ký tòan thư không? Chưa đọc
thì về kiếm mà đọc. Nước VN từ thời nhà Lý mới mở mang ra đến vùng Tháp
Chàm, Phan Rang Phan Rí. Thời chúa Nguyễn Hòang mới mở thêm xuống phía
Nam. Đất Sài Gòn này mới 300 năm lịch sử thôi mày. Nói 4 ngàn năm là
nói khu vực phiá Bắc chớ không phải cả nước bây giờ đâu. Các triều đại
vua chúa phong kiến đất Việt chỉ thêm chớ không bớt, không mất một tấc
đất. Bây giờ cái nhà nước cộng sản này này nó bán lẻ từ từ, ải Nam quan
giờ bên tàu rồi, thác Bản Giốc bên Tàu rồi. Tây Nguyên co 1”khu tự trị”
người Tàu rồi. Giờ biển miền Trung VN sắp thành của Tàu rồi. Hạng chúng
mày làm gì có quyền đặt chân vô “khu tự trị” Tàu.Thằng Thành nó nói: “Bà
đi vô phòng ngồi dùm tui. Tui mệt lắm rồi. Bà cứ ở ngoài này la chỉ huy
rầy tui”. Tôi nói: “lúc nào tao mệt tao tự động biết kiếm chổ ngồi. Còn
tao muốn ngủ tao sẽ leo lên cái bàn đó tao ngủ, đuổi mày ra ngòai. Bây
giờ tao chưa mệt. Thằng chỉ huy mày là thằng nào, biểu nó ngon tới gặp
ngay tao ra lệnh nè”.Nó nói: “Thôi đứng mệt lắm rồi. Bà vô trong đi, tui
cũng vô nữa”. Tôi nói: “Mày vô ngồi đây, kêu thằng áo đen (an ninh) kia
vô, kêu thêm mấy thằng dân phòng vô luôn. Một đám tụi bây phải ngòi đây
nghe tao nói. Không thì tao cứ đi ra ngòai nói”. Nó nói: “Con tui đang
nằm bệnh viện mà giờ này tui phải ngồi đây với bà, tui muốn vô bệnh viện
cũng không được”. Tôi nói: “Vậy thì mày nguyền rủa thằng nào ra lệnh
cho mày phải giữ tao ở đây chớ đâu phải tại tao. Sáng nay tao đi lễ mà,
ai biểu tụi bây lôi tao vô đây. Nó nói: “Tụi an ninh kêu tui phải giữ
bà, nói bà là phản động”. Nó bèn kêu hết vô ngồi một đám.Tôi nói tiếp:
“Tụi an ninh nó nới với mày tao là phản động à? Nó còn nói gì nữa
không?”. Thành trà lời: “Không”. Tôi nói: “Vậy mày biết phản động là gì
không? Trong Bộ luật hình sự không có tội phản động. Mấy năm trước tao
có viết 1 bài để nghị Quốc hội bổ sung thêm từ “phản động” vô luật kẻo
cán bộ ta đem ra dùng hòai bị quê độ quá mà tới bây giờ Quốc hội vẫn
chưa chịu bổ sung. Tao giải thích cho nghe: Phản động là cản trở sự vận
động tiến lên phía trước, nếu ai cản trở sự phát triển của dất nước này
là phản động. Về tra từ điển coi tao nói đúng không. Mày thấy tao cản
trở, làm thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của ai chưa? Dĩ nhiên là chưa,
nếu có thì tao bị bắt ở tù lâu rồi, đâu phải ngồi đây nói điều hơn lẽ
thiệt cho mày nghe. Mày muốn biết phản động ở đâu tao chỉ cho coi. Mày
phải dân Sài Gòn gốc không, về hỏi cha mẹ, họ hàng người lớn tuổi coi
Sài Gòn trước năm 1975 đời sống người dân sung sướng như thế nào. Sài
Gòn được thế giới gọi là “hòn ngọc Viễn Đông” đó. Còn sau 1975 dân đói
cơm không có ăn, quần áo không có đủ mặc. Ai làm cho đất nước này tụt
hậu vậy? Không phải tao, củng không phải mày, chính là cái nhà nước cộng
sản này nè. Thời nhà Nguyễn, Thái lan tức là Xiêm La đó, Campuchia kêu
là Campốt đó, năm nào cũng sang triều cống nhà Nguyễn, đều ghé qua Gia
Định thành chào Tả quân Lê Văn Duyệt. Biết Tả quân không? Lăng Ông Bà
Chiểu đó, ra đó coi. Bây giờ thì VN thua Singapore cả 100 năm, thua Thái
Lan cả 80 năm. Thấy có nhục không? Ai làm cho tụt hậu vậy? Chính cái
nhà nước cộng sản này nè. Cho nên nhà nước cộng sản này là đại phản
động, là trùm phản động, là cực kỳ phản động đó. “Trăm năm bia đá thì
mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Nhà nước cộng sản này là tội
nhân thiên cổ, tội với đất nước với nhân dân VN muôn đời tiếng dơ không
rửa sạch.Tụi an ninh nó không nói cho mày biết là nó tự tiện xông vào
nhà ăn cướp của tao 2.700 USD không? Có nói chúng nó ăn cướp của tao 2
cái máy chụp hình kỹ thuật số hiệu Canon không? Nó có nói là nói cướp
của tao giấy tờ, bằng cấp, học vị, thư từ cá nhân không?”. Tôi chỉ sang
thằng an ninh áo đen: “Thằng này nè, nó cũng có “dây máu ăn phần”, nó và
những thằng đồng bọn của nó đã làm những việc bẩn thỉu, đê tiện như vậy
với tao đó. Thằng Trần Tiến Tùng, thằng Nguyễn Minh Hải, thằng Nguyễn
Minh Thắng, thằng Trương Văn Hổ… Mày hỏi nó coi tao nói có đúng không?’.
Tôi lại quay qua chỉ vào thằng an ninh đang cúi gằm mặt: “E mậy! Tao
nói có đúng không? Mày trả lời cho nó nghe coi”. Thằng an ninh cúi mặt
làm thinh. Tôi quay sang nói với thằng Thành: “Mày thấy chưa? Bọn an
ninh này là những đứa chuyên nói dóc nói láo không biết ngượng mồm,
chuyện không thì nói có, chuyện có thì nói không. Đổi trắng thành đen,
đổi đen thành trắng. Trên đời này, chuyện gì bẩn thỉu, dơ dáy, hèn hạ
nhất thiên hạ không ai dám làm thì bọn an ninh này chúng nó làm tuốt.
Hổng chứng sếp nó ra lệnh thì cha mẹ nó nó cũng không từ nữa.Tôi lại nói
tiếp: “Tao từng kinh qua nhiều đơn vị, cái lon Thiếu úy của mày tao đã
đeo cách đây gần 20 chục năm. Làm CSKV là đồ bỏ, phường này đừng hòng
thằng nào lên mặt dạy đời tao. Tao thấy mày còn trẻ người non dạ,mới làm
việc ở phường mấy năm thì biết con mẹ gì. Mày chưa có gây tội ác với
nhân dân nhiều, còn cải tạo được. Con mày còn nhỏ, đang đau bệnh, nên
tao không nguyền rủa mày, mày muốn nghe tao kể lại tao nguyền rủa mấy
thằng chó an ninh thế nào không?”. Thằng Thành nói: “Tui nghe kể lại
rồi, đừng nhắc lại nữa, kinh khủng lắm”. Tôi nói: “Mày còn trẻ khỏe thì
kiếm công việc gì lương khác mà làm ăn. Cả nước này hơn 80 triệu người,
còn công an bao nhiêu triệu? Những người khác người ta không làm công an
cũng sống được như thường. ”Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” mày ở
đây bám theo mấy thằng lưu manh côn đồ công an này thì riết rồi mày cũng
lưu manh côn đồ, hèn hạ, bẩn thỉu giống chúng nó”. Thằng Thành hỏi:
“Vậy ở đây ai là đèn, ai là mực?”. Tôi chỉ ngay thằng an ninh đang đứng
cúi gằm mặt: “Nó là mực nè, và những thằng đồng bọn với nó đều là mực
hết. Ở đây không thằng nào là đèn hết. Người tử tế có lương tâm, biết
suy nghĩ phân biệt phải trái thì không ai thèm làm công an phục vụ cho
cái nhà nước cộng sản hèn với giặc ác với dân này. Mày bu theo chúng nó
thì mày cũng trở thành mực luôn, “đời xưa quả báo thì chầy/ đời nay quả
báo một giây nhãn tiền”. Quả báo ngay trước mắt đó mày, mày không không
trả thì con mày nó trả, liệu thần hồn mà làm việc tử tế đàng hòang, đừng
đu theo cái lũ bất lương bán nước hại dân này làm trò lưu manh côn đồ,
ăn cướp giữa ban ngày”.Cả thằng Thành lẫn thằng an ninh áo đen năn nỉ
tôi đi ngủ để chúng nó ngủ, chúng nó than “buồn ngủ quá rồi”. Tôi nói:
“Tao chưa mệt, lúc nào tao buồn ngủ tao sẽ ngủ. Tao còn thức là không
thằng nào được quyền ngủ, chúng mày phải ngồi đây nghe tao nói. Cái nhà
nước cộng sản VN này là lũ nói láo quen mồm, nói dối không biết ngượng,
thằng nào cũng mặt trơ như đít thớt, đạn bắn không thủng. Chúng luôn mồm
nói VN tôn trọng nhân quyền, VN có đầy đủ quyền tự do tôn giáo bla… bla
mà tao đi lễ nhà thờ chúng ngăn cản. Trong nhà thờ có mồ ông mả cha
chúng nó hay sao mà chúng sợ tao vô đó rồi tao giẫm lên. Nguyễn Tấn
Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Phương Nga chúng mày
cho quân đầu trâu mặt ngựa, cái đám công an lưu manh súc sinh của chúng
mày lôi tao đến đây lần này là nhiều lần rồi, chúng mày đừng nói rằng
không biết, chúng mày đừng chối rằng vô tình bắt được tao nghen. Nhà
nước cộng sản mị dân, dối trá của chúng mày thằng nào con nào đến đây
trả lời cho tao rõ: Nhân quyền của chúng mày đây sao, tự do tôn giáo,
nhà nước pháp quyền của chúng mày đây sao?. Tòan là một lũ bịp bợm dối
trá, lưu manh côn đồ, cùng hung cực ác”.Đến khỏang 3 giờ rưỡi chiều, một
thằng CAP đeo hàm Thượng sĩ cầm chùm chìa khóa của tôi đưa ra hỏi “Chìa
khóa này có phải của chị không?”. Tôi hỏi nó: “Phải, từ sáng đến giờ
thằng nào giữ chìa khóa của tao? Giữ để làm gì? Mày trả lời rõ ràng cho
tao biết? Đồ đạc của tao trong nhà mất ai chịu trách nhiệm?”. Thằng
Thượng sĩ còn đang ấp úng thì một tên mặc đồ CAP tóc muối tiêu xấn xổ đi
lên xỏ mỏ vô: “Không lấy thì vứt bỏ”. Tôi xô ghế cái rột đứng phắt dậy
xấn đến hắn, tay chỉ thẳng vào mặt hắn hét lớn: “Thằng chó già lưu manh
này, chúng mày cướp giật chìa khóa nhà trong tay tao. Từ sáng đến giờ
chúng mày mới đem trả tao, chúng mày đã cướp phá gì trong nhà tao rồi,
chúng mày vứt cái gì vào đó rồi. Giờ mày muốn vứt chìa khóa của tao để
phi tang à? Đồ quân lưu manh, quân ăn cướp. Mày vứt đi, mày ngon vứt cả
tao xuống dưới đất nữa mới oai”. Thằng Thành lôi tôi lại. Hắn cũng im re
đi xuống lầu, tôi còn hét lên gọi “thằng chó già công an ăn cướp” chửi
đến 10 phút nữa mới thôi.Xế chiều, chúng biến đi đâu mất hết chỉ còn lại
mỗi thằng Thành mập uể oai đi tới đi lui. Nó nói: “Chị vô trong ngồi
đi, tui mệt quá rồi, từ sáng đến giờ chưa tắm rửa gì hết”. Tôi chỉ cái
ghế: “Mày vô đó ngồi”. Nó hỏi: “Rồi chị ngồi đâu?”. Tôi chỉ cài ghế
ngoài cửa phòng: “Tao ngồi đây”. Nó nói: “Ủa, vậy là bà canh tui hả?”.
Tôi nói: “Ừ, mày mà đi ra là tao cũng đi ra đó”. Nó nói: “Thôi để tui vô
trong cũng được”. Tôi mới hỏi nó: “Từ sáng đến giờ, thằng nào nó kêu
mày giữ tao ở đây nó có đưa tiền cơm sáng, cơm trưa, cơm chiều, cơm tối
của tao cho mày không? Ở tù còn có chế độ mỗi tháng bao nhiêu gạo, bao
nhiêu thịt, bao nhiêu quần áo, chăn màn, xà bông tắm nghe mậy. Tao đâu
phải tù. Nó kêu mày bắt giữ tao ở đây thì nó có trách nhiệm cung cấp
thức ăn nước uống, chổ nghỉ ngơi cho tao đàng hòang. Còn tao ăn hay
quăng cho chó ăn là quyền của tao, tao tính rẻ cho mày tiền chế độ cơm
nước của tao ngày hôm nay 150 ngàn thôi. Tao hỏi mày phải trả lời cho
chính xác nè: Nó có đưa tiền không? Có đưa thì tao cho mày đó, lấy xài
đi. Còn không đưa là trách nhiệm của nó, mày vô can. Nếu có đưa mà mày
ém lên, thì mai mốt tao viết bài đăng lên mạng nói rằng Thiếu úy Nguyễn
Trường Thành ăn chặn của bà Tạ Phong Tần 150 ngàn tiền chế độ cơm tù. Cả
thế giới sẽ phỉ nhổ vào mặt mày. Chịu không?”. Nó ngồi cười cười. Tôi
nói tiếp: “Tao hỏi mày cho vui vậy thôi. Chớ tao biết tụi chó an ninh đó
chúng nó chuyên bóp cổ CAP chớ đời nào nó đưa tiền cho mấy thằng lính
quèn như mày. Mày thấy cái sự bất nhân, bẩn thỉu của chúng nó không? Tao
đâu có tội gì đâu, chúng ỷ mạnh bắt tao vô đây cho mày giữ, bỏ đói bỏ
khát tao từ sáng đến chiều. Mày thấy chúng nó lưu manh hèn hạ không? Tao
đặt vấn đề cho mày thấy rõ cái bản chất thật của chúng nó, cho mày sáng
mắt ra thôi. Chế độ cộng sản này là chế độ gian ác, bất nhân. Truyền
thống người Việt từ xưa là “kính già yêu trẻ”, “tôn sư trọng đạo”, con
cái hiếu để với ông bà cha mẹ. Chúng nó cướp chính quyền, một trận cải
cách ruộng đất xui nguyên giục bị, làm cho con tố cáo cha, cha tố ngược
lại con, vợ chồng, anh em, ông bà, cháu chắt, họ hàng, bạn bè tố cáo lẫn
nhau. Luân thường đạo lý đảo ngược, đạo đức tiêu vong, con người trở
thành con vật. Có đứa nào đọc báo Tuổi Trẻ cười số ngày 1/6 chưa? Chưa
đọc thì về mua đọc. Trong số đó có ông Lê Minh Quốc giới thiệu một cuốn
sách mới của ông Nguyễn Hải Tùng- Nguyên Giám đốc sở văn hóa- thông tin
tỉnh Minh Hải cũ. Ông Nguyễn Hải Tùng là nhân chứng sống, ghi lại những
câu chuyện mà ông gọi là “vui” thời kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam.
Trong đó có chuyện “đồng chí cha” họp chi bộ chung với “đồng chí con”.
“Đồng chí con” phê bình “đồng chí cha” là “lo chuyện gia đình nhiều quá
lơ là công tác tổ chức”. “Đồng chí cha” tức quá không dám trả lời, xong
họp ra ngòai mới chửi thề: “Đụ mẹ mày đừng có về nhà tao”. Những người
cộng sản coi đó là chuyện bình thường, chuyện vui cười, mà tao đọc tao
thấy cười không nổi, cười ra nước mắt. Cha lo cho gia đình thì lo cho
con chớ lo cho ai? Vậy mà thằng con dám “ăn cháo đái bát” mắng cha, cha
lại không có quyền và không dám dạy cho thằng con hỗn xược một bài học.
Thiệt là chuyện “lộn cứt lên đầu”. Cộng sản tạo ra một cái xã hội đảo
lộn luân thường đạo lý làm người, cha không ra cha, con không ra con,
một cái trại súc vật chớ đâu phải con người”.Quý vị khi đọc đến đây phải
tự hiểu rằng thỉnh thỏang tôi có “nghỉ giải lao giữa hiệp” chớ không
phải liên tục phát thanh suốt một lèo như vậy bố ai mà nói nổi.Tôi ngồi
đếm lại thấy mất 18 hột pha lê trắng đính trên áo dài (cái áo này mắc
tiền là do mấy cái hột pha lê ấy đó nghen), mất cái thánh giá bằng đồng
mặt sau có chạm nổi ảnh “Mẹ Hằng Cứu Giúp” và chữ CSSR, chỉ còn cọng
dây đeo màu nâu tòn teng trên cổ. Tôi nói: “Thằng Thành mày làm chứng
nghen mậy, mất 18 hột pha lê trên áo tao, mất cây thánh giá của tao. Cái
này là món nợ nhà nước cộng sản súc vật này nó thiếu tao. Thằng nào,
con nào gây nợ với tao thì tao đều ghi lại để đó, tao sẽ đòi đủ không
thiếu món nào. Cây thánh giá này là thằng Thành già, Đỗ Minh Thành đó.
Nó khoe với tao nó là giáo dân, giáo dân mà chúa nhật không lo đi lễ nhà
thờ, không lo nghỉ ở nhà. Nó lo hùa với quỷ sa tăng gây tội ác. Mày
nhắn với nó là tao nói nó chết xuống hỏa ngục đời đời. Không bao giờ
được siêu sinh.Đến 8 giờ tối, thằng Thành bảo tôi “Thôi về đi”. Tôi nói:
“Ê! Tao không phải tự đến đây xin xỏ chúng mày nhe. Tao không phải cái
lọai muốn lôi đến thì lôi muốn đuổi về thì đuổi nghe”. Thằng Thành nói:
“Thôi tui trân trọng mời chị về. Chị có muốn chửi tiếp thì xuống chửi
mấy thằng ở dưới. Chớ cả ngày nay tui mệt lắm rồi”. Tôi đi xuống tầng
trệt, thấy trống hoang, phòng trực chỉ có 1 thằng Thượng sĩ nhỏ xíu và 2
dân phòng. Tôi hỏi nó: “Ê! Chỉ huy mày đâu hết rồi? Thằng nào trả lời
cho tao biết: Tụi bây giật chìa khóa nhà tao, tao về thấy mất đồ hay tụi
chó an ninh nó quăng thêm đồ quốc`cấm vào ai chịu trách nhiệm”. Nó nói:
“Bà về đi. Tui không biết”. Tôi quát nó: “Mày phải biết thằng chỉ huy
mày ở đâu, mày tưởng tao không biết làm việc đó hả? Cơ quan công an lục
nào cũng phải có 1 trực chỉ huy, 1 trực ban, 1 trực chiến. Chúng mày bỏ
trống lỏng như vầy là chỉ huy mày nó trốn tao phải không? Ai chịu trách
nhiệm về thất thóat tài sản trong nhà tao”. Nó đứng dậy bỏ đi, vừa đi
vừa nói: “Tui mệt bà quá, bà về đi”. Tôi quát nó: “Tao đẻ được mày đó
nghe mày, mày đừng có thái độ láo với tao chết mẹ mày bây giờ. Chúng
mày cướp chìa khóa nhà tao thì phải có thằng chịu trách nhiệm chớ. Mày
gọi thằng chỉ huy mày đến đây”. Thằng này cũng lủi ra ngòai, coi như
lúc 20 giờ 10 phút ngày 5/6/2011 bà Tạ Phong Tần đã “làm chủ hoàn tòan
trụ sở CAP8 Q3”.Tôi còn đứng trong sân CAP gào lên chửi tiếp một lúc, ra
trước cổng thêm một lúc nữa rời mới leo lên taxi đi về.Tổng kết lại,
trong ngày 05/6/2011 nhà nước cộng sản VN (thông qua công cụ “chỉ biết
còn đảng còn mình”) đã “thành công tốt đẹp” khi chứng minh được (bằng
hành động cụ thể) cho người dân P8 Q3, ngư dân đau khổ miền Trung, nhân
dân cả nước và cả thế giới biết rằng: Nhà nước rất oai hùng và rất có
thừa quân lính để trấn áp người dân VN đi lễ nhà thờ; nhưng luôn núp sau
lưng ngư dân để bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Blog
Tạ Phong Tần. Đàn Chim Việt tựa đề
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Jun/2011 lúc 5:08pm
Thứ ba, ngày 14 tháng sáu năm 2011
Thuật Trị Rồng
http://3.bp.blogspot.com/-nj_2mUPhG2E/TfbZFZ2N6VI/AAAAAAAAASE/QKH3qZ1dvFo/s1600/DSC00100.JPG"> - http://www.dainamax.org/2011/06/thuat-tri-rong.html - Thuật Trị Rồng Nguyễn Xuân Nghĩa - Người Việt ngày 2011 06 13
Trong mục "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
http://d.yimg.com/jq/css/cs_3.7.2.css - - -
-
-
- Tâm lý của con người thường dễ chú ý đến biến cố gần hơn là chuyện ở xa về không gian lẫn thời gian.
-
- Gần nhất, Hoa Kỳ bị suy trầm kéo dài với thất nghiệp và tài sản gia cư mất giá nên dân Mỹ quan tâm nhất đến kinh tế. Giữa chu kỳ tranh cử - hai năm một lần - mối ưu lo của họ chi phối luận cứ của chính trường. Giữa không khí u ám, xã hội Mỹ lại đầy nhiễu âm về lẽ thịnh suy: nghe nói xu hướng lụn bại của Hoa Kỳ đã bắt đầu....
-
- Như vậy, dường như chân trời lý luận của dân Mỹ chỉ thu hẹp vào điểm mốc ở gần là vụ sụp đổ tài chánh 2008 và nạn Tổng suy trầm 2008-2009 rồi tranh luận kéo dài về tương lai mờ mịt.
-
- Nhìn ra khỏi chân trời Hoa Kỳ, tình hình lại chẳng khá hơn: sự tàn lụi không là đặc sản Mỹ.
-
- Toàn khối Âu Châu chưa ra khỏi khủng hoảng 2008 với hậu quả đe dọa đồng Euro lẫn hệ thống chính trị Liên Âu. Nhật Bản thì suy sụp từ năm 1990, cơn địa chấn Tháng Ba chỉ khiến vấn đề thêm trầm trọng và phơi bày những bất toàn của chính quyền trong cách ứng phó.
-
- Như vậy, quả là kinh tế thị trường và dân chủ chính trị của cả ba khối kinh tế dẫn đầu thế giới đang chậm rãi sụp đổ. Đấy là lúc nhiều người ngợi ca ưu thế của "Giải pháp Bắc Kinh"! Nào có ngẫu nhiên: 2010 cũng là khi kinh tế Trung Quốc chính thức vượt Nhật và ai ai cũng nói đến chân trời 2015, khi Trung Quốc sẽ vượt Mỹ...
-
- Đúng thời điểm ấy, Bắc Kinh lại quậy sóng Đông hải và uy hiếp Đông Nam Á. Biết đâu chừng, "Giải pháp Bắc Kinh" chẳng là tai họa cho thiên hạ mà các nước dân chủ đang lụi bại chẳng ngăn nổi?
-
- Đó là cách nhìn gần.
-
-
-
- Năm 1989, Đông Âu rung chuyển dẫn tới sự tan rã của Liên bang Xô viết. Năm 1989, Bắc Kinh cũng rúng động vì vụ biểu tình tại Thiên an môn nhân tang lễ của cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, mất ngày 15 Tháng Tư. Nhưng khi lãnh đạo Liên Xô thoái lui tại Đông Âu thì lãnh đạo Trung Quốc lại ra tay đàn áp tại Bắc Kinh. Từ đó, người ta nhất thời nhìn ra hai hướng ứng phó, lùi hay tiến. Với hai hậu quả tương phản!
-
- Thật ra, từ vụ Liên Xô sụp đổ năm 1991, hậu quả đáng kể chính là nhận thức về tương quan giữa kinh tế và chính trị.
-
- Từ 1991 - bất chấp vụ thảm sát Thiên an môn - cảc Chính quyền Dân Chủ và Cộng Hoà tại Mỹ đều có chánh sách nhất quán xuất phát từ một nhận thức được doanh gia, học giả và dư luận cùng chia sẻ: Chủ nghĩa tư bản kinh tế và dân chủ chính trị là chân lý toàn cầu. Thời "Lịch sử Cáo chung" bắt đầu!
-
- Chánh sách nhất quán lưỡng đảng dẫn tới đối sách chung với Trung Quốc - và cả Việt Nam: gia tăng hợp tác kinh tế để thị trường sẽ chuyển hóa chính trị. Một mô thức rất hợp ý Marx! Bao tử căng hơn sẽ làm cái đầu thông thoáng hơn.
-
- Sau khi đả kích Chính quyền Cộng Hoà của George H. W. Bush (Bush 41) là không trừng phạt Bắc Kinh tội đàn áp dân chủ, năm 2000, Tổng thống Bill Clinton bên Dân Chủ mở cửa WTO cho Trung Quốc hội nhập vào kinh tế toàn cầu, "vì quyền lợi và lý tưởng Hoa Kỳ". Kế nhiệm là Tổng thống George W. Bush (Bush 43) cũng cổ võ việc đó và tin vào giá trị luân lý của thị trường. Cũng là "lấy đại nghĩa thắng hung tàn"! Từ năm 2005, Chính quyền Bush 43 còn mong Trung Quốc sẽ cùng gánh vác thiên hạ sự với tinh thần trách nhiệm - "responsible stakeholder".
-
- Về Việt Nam, sau khi Clinton thiết lập bang giao - theo lộ trình của Bush 41 - Bush 43 cũng mở cửa cho Việt Nam gia nhập Tổ chức WTO theo cùng ước vọng. Phú quý rồi thì sẽ biết lễ nghĩa!
-
- Bây giờ, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều tăng trưởng kinh tế và đạt xuất siêu với Hoa Kỳ. Mà vẫn mạnh tay đàn áp dân chủ. Và, lạ chưa, hai nước lại chĩa súng vào nhau ở ngoài Đông hải và ngó vào "quốc tế", vào Hoa Kỳ!
-
-
-
- Còn về "thiên hạ sự" của thế giới, quốc gia chẳng biết điều này đang thách đố vị trí siêu cường của Mỹ....
-
- -
-
- Sau hơn 60 năm mở thị trường cho các nước dễ xuất cảng để tranh thủ đồng minh, nay Hoa Kỳ bị nhập siêu và cần xuất cảng, một bước ngoặt rất lạ. Sau khi tin vào sức mạnh của thị trường, Hoa Kỳ thấy kinh tế không chuyển hóa chính trị. Ngược lại, chính là nền dân chủ và quyền tự do của kinh tế lại gây vấn đề! Sau khi lạc quan chờ đợi kinh tế sẽ diễn biến hoà bình, người ta thấy ra chân lý khác: các chế độ độc tài có khả năng quản lý kinh tế hữu hiệu hơn.
-
- Và "Giải pháp Bắc Kinh" lại có giá trị hơn giải pháp tư bản: dùng hệ thống chính trị độc đoán để phát triển kinh tế lên hàng cường quốc với tiềm năng bành trướng khó ngừa.
-
- Chuyện "Lịch sử Cáo chung" đã cáo chung! Đó là về lý luận: Bắc Kinh "tổng hợp quốc lực" - chữ của họ - để chủ nghĩa tư bản nhà nước vượt chủ nghĩa tư bản của xã hội đa nguyên.
-
- Về đối sách, ngày nay khi đại cường tân hưng này đe dọa thế giới thì siêu cường Mỹ lại tuột dốc lịch sử. Ngoài những lúng túng với cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, Mỹ chưa biết xử trí thế nào với một con rồng có hai sừng: Trung Quốc vừa là chủ nợ, đối tác kinh tế, lại vừa là đối thủ đang đòi leo qua đầu Mỹ! Kết luận có vẻ hợp lý là sự lớn mạnh tất yếu của Trung Quốc khiến Hoa Kỳ muốn ngăn cũng khó.
-
- Đâm ra cả hai ngả cương nhu đều bất toàn: chẳng đẩy Trung Quốc thành đối tác chiến lược cùng với mình giải quyết thiên hạ sự mà chỉ khiến xứ này thành đối thủ chiến lược. Và chủ nợ số một.
-
- Kết luận chìm bên dưới là độc tài lại có ưu thế! Các nước độc tài thân Mỹ đều bị phản ứng dân chủ của dân Mỹ đánh gục. Chứ các nước độc tài chống Mỹ đều có vẻ vững mạnh hơn, từ Bắc Hàn tới Sudan, từ Venezuela tới Iran...
-
- Tức là Hoa Kỳ bị tréo giò lạc quẻ vì nhận thức sai từ 1989 đến 2009, và ngày nay thì hết khả năng trị rồng .... Hậu quả bất ngờ của lý luận lạc quan!
-
- Nhưng đấy là nhìn từ bên ngoài, chứ chẳng lẽ lãnh đạo Mỹ lại khờ đến vậy?
-
-
- - - - - - - -
-
- Về tốc độ, đà tăng trưởng rồng cọp mà thiếu phẩm chất của xứ này chỉ đào sâu bất công xã hội, gây nguy cơ phân hóa chính trị và khuếch tán thảm họa môi sinh - đập Tam Hiệp Đại Bá là đại họa còn độc hơn bom nguyên tử. Hoa Kỳ ở vào vị trí thấy rõ những điều ấy nhất. Thấy mà không phun ra. Còn lên sân khấu cãi cọ như Đào cốc Lục tiên, hoặc ra vẻ e sợ thế mạnh của Thiên triều chủ nợ! Dân Mỹ cãi thật trên diễn đàn và bán sách như tôm tươi, vì quả là thế mạnh ấy đang thể hiện về quân sự với chiến pháp bất cân xứng bằng siêu kỹ thuật để hóa giải ưu thế Hoa Kỳ.
-
- Nhưng sự thật là khi Bắc Kinh lập xâu chuỗi các căn cứ hải quân từ Thanh Đảo qua Đông hải tới Vịnh Bengal và Biển Á Rập, thì Hoa Kỳ đã sẵn dao bén, mài dũa từ thời lập quốc khi tách khỏi Đế quốc hải dương là nước Anh. Nay có nút chặn ở mọi nơi: hai Eo biển Malacca và Hormuz trên hải lộ sinh tử của Trung Quốc vẫn do các hạm đội Mỹ kiểm soát với kỹ thuật của khoa học giả tưởng. Dư luận Mỹ cứ thất thanh về con rồng đỏ, có khi chỉ để vận động ngân sách và sợi dây trói rồng! Nhiều giới chức ngoại giao cũng hùa vào báo động, để tác động đồng minh. Chung một mối lo thì mới đứng cùng chiến tuyến.
-
- Và chính Bắc Kinh đang gây ra mối lo đó, với tám nước đang có tranh chấp về chủ quyền.
-
- Cho nên, Viet Nam chờ Mỹ phản ứng mà biết đâu Hoa Kỳ lại chờ xem Việt Nam hành xử ra sao.
http://ttngbt.blogspot.com/2011/06/thuat-tri-rong.html - http://ttngbt.blogspot.com/2011/06/thuat-tri-rong.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Jun/2011 lúc 5:12pm
http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2011/06/cuoc-doi-dau-my-trung-tai-bien-dong - Cuộc đối đầu Mỹ – Trung tại biển Đông
11:53 sáng | Tháng Sáu 5, 2011
(Petrotimes) - Với thái độ hung hăng coi thiên hạ chẳng ra cái "đinh" gì của Trung Quốc tại biển Đông, Mỹ đã thấy ngứa mắt và bắt đầu đối đầu trực diện Bắc Kinh sau một thập niên gần như vắng bóng ở châu Á - Thái Bình Dương…
http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2011/06/cuoc-doi-dau-my-trung-tai-bien-dong/attachment/chinese_fighter_jet_aircraft_carrier_ds">
Tàu sân bay của Mỹ
Có thể hiểu là gì với tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng “chúng tôi đã trở lại” (tại Bangkok ngày 21-7-2010) và tiếp đó là khẳng định Mỹ có “quyền lợi quốc gia” tại biển Đông cũng như việc “Hoa Kỳ ủng hộ Tuyên bố ứng xử về biển Đông của ASEAN – Trung Quốc 2002″ (tại Hà Nội ngày 23-7-2010)? Còn gì nữa, nếu đó không phải là thái độ tiếp cận mới của Mỹ tại châu Á đối với chính sách bành trướng của Trung Quốc? Với thái độ hung hăng coi thiên hạ chẳng ra cái “đinh” gì của Trung Quốc tại biển Đông, Mỹ đã thấy ngứa mắt và bắt đầu đối đầu trực diện Bắc Kinh sau một thập niên gần như vắng bóng ở châu Á – Thái Bình Dương…
Xin cho một chữ “hài hòa”!
Một tuần sau tuyên bố “gây hấn” đầy tính “tấn công trực tiếp Trung Quốc” với “mục đích quốc tế hóa” vấn đề biển Đông của Hillary Clinton tại Hà Nội, người phát ngôn Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), Đại tá Cảnh Nhạn Sanh đã giận dữ tái khẳng định rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” tại biển Đông với diện tích 3.367.000km2, cùng “đầy đủ tài liệu lịch sử và pháp lý hỗ trợ” và rằng, Mỹ đừng có mà lý này cớ nọ “can thiệp nội bộ” Đông Nam Á, cũng như đừng có dựng đứng chuyện Trung Quốc muốn thao túng biển Đông để mà kích động gây chia rẽ tình đoàn kết các nước láng giềng. Nói cách khác, Mỹ khôn hồn đừng dây vào các cuộc tranh chấp pháp lý về chủ quyền biển đảo khu vực biển Đông với Trung Quốc, kẻo mang họa chứ chẳng đùa. Mỹ không thấy PLA lớn mạnh từng ngày hay sao? Mỹ thiển cận đến mức cứ nghĩ hải quân Trung Quốc của thế kỷ XXI, dù vẫn chưa tự đóng nổi một hàng không mẫu hạm để có dịp so với những chiếc mẫu hạm của Nhật thời thập niên 30 của thế kỷ trước, vẫn còn chèo thuyền chiến ra trận như thời Tam Quốc hay sao? Mỹ ấu trĩ ngộ nhận rằng, Trung Quốc không đủ sức chế tạo chiến đấu cơ tàng hình (dù động cơ máy bay phải mua của Nga) à? Thế thì nghe này…
http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2011/06/cuoc-doi-dau-my-trung-tai-bien-dong/attachment/china-first-island-chain-copyds">
Hải quân Trung Quốc
Trong 8 năm tính đến 2002, Trung Quốc đã mua 12 tàu ngầm Kilo của Nga đồng thời liên tiếp nâng cấp thiết kế để dàn tàu ngầm hải quân PLA có khả năng chiến đấu xa bờ cũng như mang đầu đạn hạt nhân. Hải quân PLA hiện có 66 tàu ngầm, nhiều nhất thế giới, chỉ sau Mỹ; và đến năm 2030, theo Tổ chức Kokoda (cơ quan nghiên cứu độc lập của Australia), Trung Quốc có thể có đến 85-100 tàu ngầm (so với 71 hiện nay của Mỹ). Năm 2007, một tên lửa đạn đạo phóng từ Trung tâm không gian Tây Xương (Tứ Xuyên) đã làm nổ tung một vệ tinh thời tiết như ngọn pháo hoa hân hoan chào đón một cột mốc thăng thiên của kỹ thuật quân sự Trung Quốc. Và theo Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược (một viện nghiên cứu Mỹ), hỏa lực Trung Quốc hoàn toàn có thể đe dọa các căn cứ quân sự Mỹ tại châu Á. Quân đoàn Hai pháo binh (“Đệ nhị pháo binh bộ đội”), nơi kiểm soát các đơn vị tên lửa chiến lược Trung Quốc, có thể dạy cho Mỹ một bài học đích đáng bằng khả năng dập tơi tả toàn bộ hệ thống phòng không, đường băng cũng như dàn chiến đấu cơ và tàu chiến của Mỹ tại khu vực. Nhật đang nằm gọn trong tầm bắn tên lửa Trung Quốc và không lâu sau nữa sẽ là Guam. Còn về năng lực hải chiến? Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu ngầm của hải quân PLA bây giờ đã đủ khả năng đe dọa hàng không mẫu hạm Mỹ, có thể bắn hạ mẫu hạm địch từ khoảng cách 1.600km (dù cho đến nay trên thế giới chưa có kỹ thuật quân sự tiên tiến nào được biết có thể làm được điều này)… (1). Tất cả thành tích trên có được nhờ sự quan tâm đúng mực của đảng và nhà nước Trung Quốc, với hầu bao cho ngân sách quốc phòng tăng dần (tăng 12,7% năm 2011, lên 601 tỉ tệ, tức 91,5 tỉ USD – Tân Hoa Xã 4-3-2011).
Năm 2009, một báo cáo của RAND (Research and Development – Tổ chức nghiên cứu độc lập uy tín nhất nhì Mỹ) cho biết, vào trước năm 2020, Mỹ sẽ không còn có thể bảo vệ nổi Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công (chết chửa!). Nghiên cứu viết rằng, Trung Quốc thời điểm đó, hoàn toàn có thể đánh gục Mỹ trong một cuộc chiến tại eo biển Đài Loan, ngay cả khi Mỹ có chiến đấu cơ F-22, hai hàng không mẫu hạm và vẫn có thể được viện binh từ căn cứ không quân Kadena (Okinawa) ào ạt đến ứng cứu! Trung Quốc có lợi điểm là chỉ cách Đài Loan 160km trong khi nguồn cung cấp hỏa lực Mỹ cách xa họ đến nửa vòng trái đất… Tóm lại, Trung Quốc bây giờ không chỉ là cường quốc kinh tế (hạng hai thế giới chứ ít gì!) mà còn là siêu cường về quân sự, với những khả năng và tiềm lực không thể ngờ có thể gây khiếp đảm kể cả đối với “đế quốc Mỹ”. Và như vậy, nếu muốn rắn, Trung Quốc sẵn sàng chơi rắn và đến lúc đó đừng trách là không báo trước! Dù thế trong chính sách ngoại giao thế kỷ XXI, Trung Quốc luôn thể hiện họ là một quốc gia chủ trương “hài hòa thế giới”, lấy tiêu chí tinh thần hòa khí với bàn tay giang rộng “tứ hải giai huynh đệ” làm đường lối chủ đạo, xuyên suốt và nhất quán, như được thể hiện trong nhiều diễn văn đó đây của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Chỉ kẻ hạ lưu mới cần đến nắm đấm. Trung Quốc thì chẳng cần! Và Trung Quốc cũng không vì sự lớn mạnh “vượt trội” mà ngạo mạn nói rằng mình có thể đối đầu Mỹ về quân sự – như phát biểu đầy nhún nhường của Tổng tham mưu trưởng PLA Trần Bỉnh Đức trong chuyến công du Mỹ trung tuần tháng 5 vừa qua.
Thế nhưng chú Sam vẫn trở lại…
Vấn đề ở chỗ, thái độ “ngôn hành bất nhất” khiến mức độ khả tín của Trung Quốc đối với giới ngoại giao thế giới đã và tiếp tục bị đặt dấu hỏi. Người ta nghi ngờ. Người ta lo ngại. Và người ta hành động. Chưa bao giờ mà khu vực châu A Ù- Thái Bình Dương trở nên sôi sùng sục cuộc chiến chạy đua vũ trang bằng lúc này, với cường độ mạnh nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, trong nỗ lực cân bằng quyền lực quân sự. Súng ống bắt đầu khua động. Với Mỹ, họ đã thay đổi quan điểm 180o, bằng một chính sách tiếp cận mới đối với châu Á – Thái Bình Dương, trái với tuyên bố ban đầu khi mới nhậm chức tổng thống của Barack Obama rằng, Mỹ tôn trọng quyền “tự xử” của các nước châu Á và không can thiệp các cuộc tranh chấp chủ quyền. Mỹ bắt đầu thiết kế chương trình cho “phiên bản châu Á kiểu Obama”, như một cách khẳng định lại lời nhắc nhở của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tại cuộc hội đàm Nhà Trắng cuối năm 2009, rằng: “Nếu không đặt chân vào Thái Bình Dương, các anh không thể được xem là lãnh đạo thế giới” (2).
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg bắt đầu lên tiếng: “Chúng tôi đã thật sự nhận thấy điều này – vai trò chúng tôi tại Đông Á – sẽ là tối quan trọng đối với tương lai chúng tôi”. Vậy là chuyến kinh lý đầu tiên của Hillary Clinton với tư cách ngoại trưởng là đến Đông Nam Á. Sự trở lại của Mỹ có thể thấy rất rõ ở sân khấu ngoại giao. Tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN (ngày 7 và 8-5-2011) ở Jakarta, Mỹ đã lần đầu tiên cho “chào sân” vị đại sứ ASEAN Hoa Kỳ, David Lee Carden (Tổng thống Obama thành lập Văn phòng đại sứ ASEAN Hoa Kỳ vào tháng 11-2010). Trước đó, sau cuộc họp giữa Ngoại trưởng Hillary Clinton với đồng cấp các nước hạ Mekong (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) tổ chức tại Phuket ngày 23-7-2009, Washington cũng giúp thành lập Sáng kiến hạ Mekong – động thái mà báo chí Trung Quốc diễn giải là một phương án tiếp cận của Mỹ nhằm mục đích can thiệp sâu nội bộ khu vực để Đông Nam Á giảm bớt ảnh hưởng Trung Quốc…
http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2011/06/cuoc-doi-dau-my-trung-tai-bien-dong/attachment/clintononrelationship-copyds">
Các động thái mới của Mỹ tại châu Á khiến quan hệ Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng
Viết trên Wall Street Journal (3), Daniel Blumenthal (nguyên viên chức Phòng An ninh quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ) nói thẳng rằng, Trung Quốc không hề chơi đúng luật đối với vấn đề biển Đông, bằng thái độ “bắt nạt” nước nhỏ và “Washington đang đặt dấu chấm hết cho chiến lược chia cắt – chinh phục của Trung Quốc tại Đông Nam Á”; khi “Mỹ không thể nói Trung Quốc hành xử có trách nhiệm khi để những vụ quấy nhiễu Việt Nam xảy ra mà không lên tiếng”. Rõ ràng, chuyển động phản ngược với tinh thần “hài hòa thế giới” của Trung Quốc đã một phần gián tiếp mở cửa đưa Mỹ trở lại khu vực, sau một thập niên chính sách ngoại giao bỏ ngỏ châu Á của George W. Bush bởi chiến lược sai lầm trong việc nhận dạng bạn – thù trong cuộc chiến chống khủng bố. Nước Mỹ của Obama bắt đầu nói nhiều đến vai trò Trung Quốc hơn, có khi chẳng bằng ngôn ngữ đẩy đưa mà huỵch toẹt rằng, Trung Quốc đã là cường quốc thì cần phải hành xử cho đàng hoàng, rằng vấn đề biển Đông cần phải được giải quyết trên tinh thần đàm phán chứ không phải đe nẹt, rằng Mỹ cực lực phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực tại biển Đông – như tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 31-5-2011, trước câu trả lời của phóng viên TTXVN tại Mỹ về sự kiện tàu Hải giám Trung Quốc đột nhập hải phận Việt Nam và làm “nhiệm vụ” cắt cáp tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
Song song hiện diện ngoại giao, Mỹ cũng bắt đầu tăng cường quân sự tại Thái Bình Dương. Các cuộc tập trận giữa Mỹ với Hàn Quốc, Nhật, Malaysia… rộn rịp tiến hành vài năm gần đây (có khi vài tháng một vụ) hẳn nhiên không phải là những cuộc lau chùi để súng ống khỏi han gỉ. Vài cuộc tập trận còn được bắn đạn thật để anh em binh sĩ lên tinh thần! Dấu hiệu tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng Hạm đội 7 Hoa Kỳ ngày một đậm đặc. Tướng tư lệnh trưởng Hạm đội 7 Scott Van Buskirk thậm chí có lúc đã “tế nhị” gửi một “tin nhắn” đến Bắc Kinh qua “tổng đài” (hãng tin) AP, khi “tiết lộ” kế hoạch trang bị dàn máy bay không người lái chuyên dụng cho mẫu hạm hoạt động ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (4). Cần biết, Hạm đội 7, với “siêu hàng không mẫu hạm” (super carrier) USS George Washington (từng cập gần cảng Đà Nẵng và đón phái đoàn viên chức Việt Nam tham quan tháng 8-2010), là hạm đội mạnh nhất hải quân Mỹ. Luôn đi cùng USS George Washington là khoảng 60 tàu chiến, 80 chiến đấu cơ và lực lượng thủy thủ – binh sĩ chừng 4.000 người…
PLA đã đủ mạnh để quét sạch Mỹ khỏi biển Đông?
“Với chiến thuật hải quân đang thay đổi, chúng ta sẽ đi từ việc bảo vệ bờ biển (“duyên hải phòng ngự”) chuyển sang bảo vệ vùng biển xa (“viễn dương phòng ngự”)” – Tướng Trương Hoa Thần, Hạm đội phó Hạm đội Đông Hải, nói với Tân Hoa Xã vào năm 2010 (5). Tháng 4-2010, Hạm đội Đông Hải – binh đoàn hải quân chịu trách nhiệm bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc tại biển Đông – đã tổ chức tập trận rầm rộ, với tổng cộng 10 tàu chiến và tàu ngầm trong đó có khu trục hạm được trang bị tên lửa Sovremenny. Hạm đội Đông Hải đã làm dậy sóng biển Đông với màn tập trận trên diện rộng từ khu vực Nam Trung Quốc đến quần đảo Okinawa và eo Miyako rồi ra ngoài khơi quần đảo Okinotori (điểm cực Nam của Nhật). Cuộc diễu võ của Hạm đội Đông Hải là một sự cụ thể hóa chiến lược ba bước của hải quân PLA, như được nêu trong Sách trắng 2008 (“Trung Quốc quốc phòng bạch bì thư”). Đó là: 1/ Phát triển lực lượng hải quân hiện đại có khả năng hoạt động trong phạm vi “đệ nhất đảo liên”, tức dãy đảo kéo dài từ bán đảo Triều Tiên, quần đảo Kuril (Nga), Nhật đến Đài Loan rồi Philippines; 2/ Phát triển lực lượng hải quân ở tầm khu vực có thể hoạt động vượt khỏi chuỗi đảo thứ nhất để vào hải phận “đệ nhị đảo liên” gồm Guam, Indonesia và Australia; 3/ Phát triển lực lượng hải quân rộng khắp toàn cầu vào giữa thế kỷ XXI.
Tuy nhiên, cái gọi là bức tường “đệ nhất đảo liên” của Trung Quốc, theo cách nói của James Holmes và Toshi Yoshihara thuộc Đại học Chiến tranh hải quân Hoa Kỳ, thật ra chẳng khác gì một “Vạn Lý Trường Thành lộn ngược”, bởi chuỗi dài các nước đồng minh Mỹ trong khu vực (Nhật, Hàn Quốc, Australia, Philippines…) đã trở thành một thứ tháp canh giám sát và khi cần có thể chặn đứng ngõ vào Thái Bình Dương của Trung Quốc (6). Và một trong những điểm canh chắc chắn nhất của Mỹ không thể không đề cập là Đài Loan, như tướng Mỹ Douglas MacArthur từng nhận định: “Đài Loan là một hàng không mẫu hạm không thể bị đánh chìm”. Ngoài ra, “chốt biên phòng” cực kỳ quan trọng đối với Mỹ còn là Guam, nơi cách Bắc Triều Tiên bốn giờ bay và cách Đài Loan hai ngày hải hành. Căn cứ không quân Andersen của Mỹ tại Guam hiện là đồn tiền trạm chỉ huy quan trọng bậc nhất đối với tất cả chiến dịch động binh của Mỹ tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Với 100.000 quả bom và tên lửa cùng kho xăng 249,8 triệu lít nhiên liệu phản lực, Guam là trạm tiếp nhiên liệu chiến lược lớn nhất của không quân Mỹ. Những hàng dài vận tải cơ C-17 Globemaster và chiến đấu cơ F/A-18 Hornet luôn đậu kín các đường băng Guam. Guam cũng là nơi đồn trú của hạm đội tàu ngầm Mỹ và đang được mở rộng để thành một căn cứ hải quân. Tính toàn cầu, Mỹ hiện có hơn 1.000 căn cứ quân sự đặt tại hơn 46 quốc gia, từ châu Âu, châu Phi đến châu Á (7), từ đất liền đến biển xa…
Giới tình báo quân sự Trung Quốc hẳn còn biết nhiều hơn về sức mạnh quân sự Hoa Kỳ so với những gì báo chí biết được (*). Việc có thể hạ gục Mỹ hay không, ít nhất ở thời điểm này, trong bất kỳ cuộc chiến qui ước nào, từ hải chiến, không chiến đến địa chiến, họ hẳn hiểu rõ hơn ai hết, nếu không kể các “chiến lược gia” diều hâu quá khích mắc phải chứng hoang tưởng đặc biệt trầm trọng!
Mạnh Kim
(*) Để biết thêm về nội lực thật sự của quân đội Trung Quốc, xin xem lại hồ sơ Thực lực sức mạnh quân sự Trung Quốc dài 4 kỳ, khởi đăng trên Năng lượng Mới từ ngày 21-3-2011.
(1) A special report on China’s place in the world, The Economist (2-12-2010).
(2) U.S. is reaching out to East Asia’s powerful nations, John Pomfret, Washington Post (7-11-2009).
(3) The U.S. Stands Up to China’s Bullying, Daniel Blumenthal, Wall Street Journal (27-7-2010).
(4) US Navy drones: Coming to a carrier near China?, Eric Talmadge, AP (16-5-2011).
(5) PLAN East Sea Fleet Moves Beyond First Island Chain, Russell Hsiao, China Brief (29-4-2010).
(6) The Geography of Chinese Power, Robert Kaplan, Foreign Affairs (May/June 2010).
(7) Bring War Dollars Home by Closing Down Bases, Christine Ahn và Sukjong Hong, Foreign Policy In Focus (31-3-2011).
http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2011/06/cuoc-doi-dau-my-trung-tai-bien-dong - http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2011/06/cuoc-doi-dau-my-trung-tai-bien-dong
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Jun/2011 lúc 7:02pm
Thứ ba, 14/6/2011, 11:49 GMT+7
Nghị sĩ kêu gọi Mỹ tham gia giải quyết tranh chấp Biển Đông
Nghị sĩ Jim Webb hôm qua trình lên Thượng viện Mỹ dự thảo nghị quyết lên án thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi Mỹ có hành động trong các diễn đàn đa phương để giải quyết tranh chấp.
> http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/nghi-si-my-phan-doi-dung-vu-luc-o-bien-dong/ - Nghị sĩ Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông
Bản nghị quyết của ông Webb có tên "Kêu gọi một giải pháp đa phương và hòa bình đối với các tranh chấp lãnh hải tại Đông Nam Á". Nghị sĩ dành phần đầu của bản dự thảo nghị quyết để nhắc lại các diễn biến căng thẳng mới đây tại Biển Đông, với một loạt các va chạm giữa tàu của Trung Quốc và các tàu của Việt Nam, Philippines.
Đặc biệt, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ nhấn mạnh rằng các vụ việc tàu Trung Quốc cắt cáp và cản trở hoạt động của các tàu Việt Nam xảy ra trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa của Việt Nam.
Ông Webb cũng nhắc lại các hành động trước đây của Trung Quốc tại Biển Đông có ảnh hưởng tới việc lưu thông của các tàu hải quân và quân sự Mỹ qua các vùng biển và không phận quốc tế. Trong đó, có vụ tàu USNS Impeccable của Mỹ va chạm với tàu đánh cá của Trung Quốc tại Biển Đông tháng 3/2009, và vụ một tàu ngầm của Trung Quốc va chạm với tàu khu trục USS John McCain tháng 6/2009.
Nghị sĩ Webb cũng viện dẫn các tuyên bố được cam kết bởi các bên liên quan tới các tranh chấp tại Biển Đông, về việc tái xác nhận sự tôn trọng và cam kết đối với việc tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế được cả thế giới công nhận. Vì vậy, các bên cần phải giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các phương pháp hòa bình, mà không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
|
Nghị sĩ Jim Webb. Ảnh: Readthehook |
Webb, một người có bề dày kinh nghệm về châu Á, còn cho rằng Mỹ dù không phải là một bên trong các tranh chấp, nhưng lại có lợi ích an ninh và kinh tế quốc gia để đảm bảo rằng không bên nào đơn phương sử dụng vũ lực nhằm xác lập tuyên bố lãnh hải ở Đông Á. Ông Webb nhắc lại tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội tháng 7/2010, cho rằng Mỹ, giống như mọi quốc gia khác, có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo quyền tự do hàng hải, quyền tiếp cận hàng hải ở châu Á, và sự tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông.
Ông Webb cho rằng Mỹ chưa thể hiện quan điểm đủ mạnh mẽ trong tranh chấp này.
"Tôi cho rằng chính phủ của chúng ta chưa giữ một vị trí cần thiết trong tranh chấp tại Biển Đông", Webb nói.
Ông không kêu gọi Mỹ cần phải tham gia trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng nên tham gia vào một diễn đàn đa phương để giải quyết vấn đề.
"Chúng ta nên tham gia vào một cơ chế đa phương để giải quyết các vấn đề như thế này", ông nói.
Nghị sĩ đảng Dân chủ cũng không quên dẫn lại tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates tại Đối thoại Shangri-La 2011 ở Singapore, cho rằng an ninh hàng hải là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bởi các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ và việc sử dụng các vùng nước sao cho thích hợp đang đặt ra những thách thức hàng ngày cho an ninh và thịnh vượng của khu vực.
Với những lập luận và viện dẫn như vậy, nghị sĩ Webb kêu gọi Thượng viện Mỹ tái xác nhận sự ủng hộ mạnh mẽ đối với giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, đồng thời cam kết duy trì các nỗ lực liên tục để tạo điều kiện thuận lợi cho một quá trình đa phương và hòa bình nhằm giải quyết các tranh chấp này, theo phương pháp phù hợp với thông lệ của luật pháp quốc tế.
Ông Webb yêu cầu Thượng viện Mỹ ủng hộ việc tiếp tục các chiến dịch của quân đội nước này, nhằm khẳng định và bảo vệ quyền tự do hàng hải và không phận quốc tế tại Biển Đông. Mỹ mới đây tuyên bố điều tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Chung-hoon tới Tây Thái bình dương tập trận chung với hải quân Philippines.
Căng thẳng tại Biển Đông gần đây đột ngột gia tăng sau khi các tàu của Trung Quốc liên tục có hành vi cắt cáp và cản trở hoạt động của các tàu khảo sát địa chấn thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, trước phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam sau các sự việc này, phía Trung Quốc lại khẳng định đó là việc làm bình thường trong hải phận của họ, một động thái được cho là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp. Trung Quốc cũng bị Philippines nhiều lần tố cáo xâm phạm vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền.
Một loạt tuyên bố về tập trận hoặc điều động quân binh được đưa ra tại khu vực này trong thời gian gần đây, khiến tình hình Biển Đông thêm nóng.
Phan Lê
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/nghi-si-keu-goi-my-tham-gia-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong/ - http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/nghi-si-keu-goi-my-tham-gia-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 14/Jun/2011 lúc 11:36pm
Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa tranh chấp Biển Đông http://vnexpress.net/ - VnExpress – Thứ ba, ngày 14 tháng sáu năm 2011
javascript:window.print%28%29; -
Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa tranh chấp Biển Đông
Ngày 14/6, Bắc Kinh đáp lại lời kêu gọi của một nghị sĩ Mỹ về xây dựng cơ chế đa phương để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, rằng các nước không liên quan thì không nên tham gia.
Hãng tin AP dẫn lời phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong họp báo hôm nay nói rằng chỉ những quốc gia có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển tranh chấp mới nên tham gia vào việc thảo luận để giải quyết tranh chấp.
"Chúng tôi hy vọng các nước không liên quan đến tranh chấp... sẽ tôn trọng nỗ lực của các nước có liên quan trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề thông qua đối thoại trực tiếp", ông Hồng nói.
"Tuyên bố của ông Hồng đưa ra chỉ một ngày sau khi thượng nghị sĩ danh tiếng của Mỹ, Jim Webb, chủ tịch tiểu ban châu Á Thái bình dương của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, công bố dự thảo nghị quyết lên án thái độ của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông Webb cũng đề nghị Mỹ có sự tham gia trong một cơ chế đa phương nhằm giải quyết tranh chấp ở khu vực biển giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược này.
Cũng hôm nay Tổng thống Philippines Bengino Aquino nói rằng Manila cần sự giúp đỡ của Mỹ trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Hải quân hai nước đồng minh lâu năm này chuẩn bị tập trận vào cuối tháng 6, dự đoán tại vùng biển phía tây Philippines.
Biển Đông trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế kể từ năm ngoái, khi mà tại Diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trên Biển Đông.
Trong cuộc họp báo hôm nay ông Hồng cho biết Trung Quốc sẽ khẳng định tuyên bố với toàn bộ vùng biển tranh chấp và các nhóm đảo trên đó, nhưng sẽ không sử dụng vũ lực hay ngăn chặn tự do hàng hải.
Ông Hồng cũng "lên án những hành động làm mở rộng và phức tạp thêm tình hình", AP cho biết.
Cùng ngày, xã luận của tờ nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh rằng các nước "không liên quan" nên tránh xa tình trạng căng thẳng hiện nay.
"Chuyện tranh chấp phải được giải quyết hòa bình thông qua tham vấn hữu nghị giữa hai bên liên quan", Reuters dẫn lại bài viết của tờ báo quân đội nói trên. Bài báo cũng khẳng định rằng Trung Quốc "phản đối việc quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông.
Giữa ASEAN - mà một số thành viên có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông - và Trung Quốc hiện có một cơ chế giải quyết xung đột Biển Đông, đó là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên (DOC) ký năm 2002. Trung Quốc được cho là muốn giải quyết tranh chấp thông qua các đối thoại tay đôi. Tuy nhiên, trong những cuộc họp gần đây của ASEAN, nhiều vị lãnh đạo tỏ ý muốn nhanh chóng có một bản quy chế chặt chẽ hơn, quy định việc thực hiện DOC. Quy chế tương lai này thường được đề cập đến là COC.
Thanh Mai
http://vn.news.yahoo.com/trung-qu%E1%BB%91c-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-m%E1%BB%B9-tr%C3%A1nh-xa-tranh-223700677.html - http://vn.news.yahoo.com/trung-qu%E1%BB%91c-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-m%E1%BB%B9-tr%C3%A1nh-xa-tranh-223700677.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Jun/2011 lúc 6:50pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu
Bình Dương sắp có ‘China Town’
BÌNH DƯƠNG (NLÐ) - Không nói chừng nào sẽ hoàn thành nhưng công trình xây dựng một ‘China Town’ đầu tiên của Việt Nam đã được khởi công sáng 22 tháng 5 tại tỉnh Bình Dương.
Phác thảo thiết kế Chinatown tại tỉnh Bình Dương. (Hình: tài liệu của Becamex)
Báo Người Lao Ðộng cho biết công trình này là một trung tâm thương mại có tên Ðông Ðô được xây dựng tại thành phố Bình Dương trên một diện tích hơn 8,000 m2, cao 3 tầng, “mang đậm nét kiến trúc truyền thống của người Hoa”.
Cũng theo báo Người Lao Ðộng, Trung Tâm Thương Mại Ðông Ðô là trung tâm điểm của dự án “Ðông Ðô Ðại Phố” - khu thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại Bình Dương, rộng 26 ha với tổng vốn đầu tư lên hơn 6,000 tỉ đồng, tương đương 300 triệu đô la Mỹ.
Gần đây, người Hoa từ Trung Cọng tràn xuống Việt Nam làm ăn sinh sống ngày một đông dần. Người ta ước tính tại tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 120,000 “người Hoa mới” đến làm ăn sinh sống, đông nhất là vùng Lái Thiêu, thị xã Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một, Tân Uyên...
Người Việt Online, Monday, May 23, 2011 116 PM
_______________________________
[Ghi chú của hqvnch-btl]: Trang báo điện tử của tỉnh Bình Dương (quê hương của Nguyễn Minh Triết) là website duy nhứt có cả ấn bản bằng tiếng Tàu!
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?p=1047139#post1047139 - http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?p=1047139#post1047139
|
TRUNG CỘNG NGANG NGƯỢC, BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG, CĂNG THẲNG NGÀY GIA TĂNG.
LÒNG DÂN SÔI SỤC VỚI NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG (SAIGON , HÀ NỘI).
TT CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH 4/2011/NDCP (MANG Ý NGHĨA "VN chuẩn bị ‘tổng động viên’, nếu cần ")
......
THẾ MÀ.....
HÌNH ẢNH NGHỊCH LÝ (BÊN DƯỚI) ĐANG DIỄN TIẾN THUẬN LỢI...
120.000 DÂN TRUNG CỘNG SẼ AN CƯ , TRONG TƯƠNG LAI CÓ BAO NHIÊU "PHU NHÂN- HẦU THIẾP" NGƯỜI VN VÀ BAO NHIÊU BABY TÀU CỘNG HIỆN HỮU !?!?
CHINATOWN ĐÂU PHẢI CHỈ CÓ HAY CHỈ DỪNG TẠI BÌNH DƯƠNG !
Quảng cáo khu thương mại Đông Đô Đại Phố
ĐẶC KHU CHINA TOWN (TRUNG CỘNG) SẦM UẤT NHẤT BÌNH DƯƠNG
TỌA LẠC NGAY TRUNG TÂM TP MỚI BÌNH DƯƠNG
Sáng ngày 22.05, Công ty Cổ Phần Phát Triển Hạ Tầng Kỹ Thuật (Becamex IJC) đã khởi công xây dựng trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố tại Thành Phố mới Bình Dương. Được xây dựng trên diện tích hơn 8,000m2, trung tâm thương mại Đông Đô gồm 3 tầng, có 3 mặt tiền giáp với các tuyến đường rộng 35m.
Đây là một phần trong dự án Đông Đô Đại Phố - dự án khu phố thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại Thành Phố mới Bình Dương, nằm trên khu đất có diện tích hơn 26 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 6,500 tỷ đồng.
Dự kiến trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố sẽ đi vào hoạt động vào năm 2012
https://sites.google.com/site/batdongsantdtv/home/5.jpg?attredirects=0">
ĐÔNG ĐÔ ĐẠI PHỐ "CHINATOWN" VIỆT NAM
Nếu Chinatown nổi tiếng là khu phố thương mại tấp nập và sầm uất của cộng đồng người Hoa ở Singapore, hay Phước Lộc Thọ tại bang California, Hoa Kỳ, nơi mà bạn có thể vừa tham quan tìm hiểu nét văn hóa truyền thống, thỏa sức mua sắm đủ các loại hàng hóa đặc trưng và trải nghiệm thích thú với các món ăn Trung Hoa thì sắp tới, tại thành phố mới BD cũng sẽ có một trung tâm thương mại tương tự dành cho cộng đồng Hoa Kiều tại Việt Nam.
Dự án Khu thương mại Đông Đô Đại Phố của Becamex IJC, tọa lạc bên cạnh Chùa Bà Thiên Hậu, sẽ là nơi mua bán tấp nập, nhộn nhịp của bà con người Hoa tại Bình Dương cũng như thu hút đầu tư của người Hoa từ khắp nơi, là điểm gắn kết và hình thành cộng đồng Hoa kiều sung túc, thịnh vượng.
Sinh sống và kinh doanh tại Đông Đô Đại Phố đồng nghĩa với việc tận hưởng toàn bộ tiện ích xã hội của thành phố mới Bình Dương mà không phải di chuyển đâu xa như trung tâm hành chính chính trị tập trung, trường đại học quốc tế Miền Đông, bệnh viện quốc tế, khu phức hợp thể thao, trung tâm hội nghị-tiệc cưới, sân golf và các trung tâm thương mại, giải trí…phần lớn đã được khởi công xây dựng và một số đã được đưa vào sử dụng, đặc biệt lễ động thổ xây dựng Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu diễn ra vào ngày 11/2/2011 là một trong những tiêu điểm nổi bật giúp định hình nên một khu vực mang đặc trưng của cộng đồng người Hoa.
TIỆN ÍCH:
Tất cả tạo nên quần thể kiến trúc tôn giáo bề thế, quy mô. Nơi đây sẽ là một địa điểm sinh hoạt tâm linh, thưởng ngoạn đầy ý nghĩa của cư dân thành phố và các quận, huyện xung quanh. Hình bóng của những ngôi chùa thể hiện sự an lành, hạnh phúc trong quá trình phát triển của một thành phố tương lai.
VĂN HÓA ẨM THỰC, LỄ HỘI:
Chùa Bà được xây dựng gần trung tâm văn hóa Thành Phố Mới Bình Dương, có diện tích gấp 3 lần chùa Bà ở tại Thị Xã Thủ Dầu Một. Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu sẽ đáp ứng được nhu cầu văn hóa tín ngưỡng ngày càng cao của nhân dân, xứng đáng với tầm vóc hiện đại của Thành Phố Mới Bình Dương. Sau lễ động thổ xây dựng trung tâm Hành Chính - Chính Trị cuối năm ngoái, lễ động thổ xây dựng chùa Bà vào dịp đầu xuân năm 2011 làm cho đất dự án nóng lên. Sự kiện này tạo ra sức mua mới, nhà đầu tư tin tưởng vào một thành phố hiện đại bậc nhất sớm được hoàn thiện
SÂN KHẤU NHẠC NƯỚC
https://sites.google.com/site/batdongsantdtv/home/16.jpg?attredirects=0"> CÔNG VIÊN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ RỘNG 120ha ĐÃ HOÀN THÀNH 100% https://sites.google.com/site/batdongsantdtv/home/17.jpg?attredirects=0">
https://sites.google.com/site/batdongsantdtv/home/18.jpg?attredirects=0">
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG ĐÃ HOÀN THÀNH https://sites.google.com/site/batdongsantdtv/home/19.jpg?attredirects=0">
TRUNG TÂM VĂN HÓA https://sites.google.com/site/batdongsantdtv/home/20.jpg?attredirects=0">
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ VỚI QUY MÔ 1000 GIƯỜNG
https://sites.google.com/site/batdongsantdtv/home/21.jpg?attredirects=0">
http://www.google.com.vn/search?hl=vi&biw=1003&bih=592&rlz=1R2SKPB_enVN340&q=+khu+thuong+mai+Dong+Do+Dai+Pho&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&oq=+khu+thuong+mai+Dong+Do+Dai+Pho&aq=f&aqi=&aql=&gs_sm=s&gs_upl=2895000l2895000l0l1l1l0l0l0l0l484l484l4-1l1 - http://www.google.com.vn/search?hl=vi&biw=1003&bih=592&rlz=1R2SKPB_enVN340&q=+khu+thuong+mai+Dong+Do+Dai+Pho&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&oq=+khu+thuong+mai+Dong+Do+Dai+Pho&aq=f&aqi=&aql=&gs_sm=s&gs_upl=2895000l2895000l0l1l1l0l0l0l0l484l484l4-1l1
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Jun/2011 lúc 5:36pm
Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn nhất qua Biển Đông
http://us.lrd.yahoo.com/_ylt=AoM5wR_qpcdFWmdE8BRfJCewV8d_;_ylu=X3oDMTBxZjUyYzltBHBvcwMxBHNlYwNNZWRpYUFydGljbGVIZWFk;_ylg=X3oDMTNkMGQ4Nm1nBGludGwDdm4EbGFuZwN2aS12bgRwc3RhaWQDM2VhMDc0YzUtYzMyOS0zNWM3LWEzOWQtNWY2NGIyNDE0NWQ4BHBzdGNhdANxdeG7kGN04bq.fHTDrG5oaMOsbmhsaWJ5YQRwdANzdG9yeXBhZ2U-;_ylv=0/SIG=119hc9gka/EXP=1309472740/**http%3A//vnexpress.net/ - VnExpress – Thứ năm, ngày 16 tháng sáu năm 2011
Haixun 31 là tàu tuần tra hiện đại nhất của Trung Quốc.
Ảnh: Xinhua.
|
Tàu tuần tra hiện đại nhất và lớn nhất của Trung Quốc, trước khi thăm Singapore, sẽ vào Biển Đông và đi qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc cho hay con tàu Haixun 31, tải trọng 3.000 tấn, xuất phát sáng hôm qua từ cảng Chu Hải, tỉnh Quảng Đông. Dự kiến hải trình của nó dài 1.400 hải lý, qua các đảo trên vùng biển này, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đài CRI nói rằng thủy thủ đoàn của tàu tuần tra này sẽ kiểm tra những tàu mang cờ nước khác trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.
Bắc Kinh đã tuyên bố yêu sách đường chín đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò hoặc chữ U, ôm gần như trọn cả vùng Biển Đông. Yêu sách này là hoàn toàn vô lý, không có cơ sở về luật pháp cũng như lịch sử, bị các nước, trong đó có Việt Nam, phản đối.
Haixun 31 là tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc, được trang bị bãi đáp cho trực thăng, kho chứa máy bay và một tháp điều khiển không lưu. Con tàu có khả năng di chuyển 6.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu.
Đây là chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên của Haixun 31. Nó sẽ ở Singapore trong 6 ngày. Phái đoàn Trung Quốc sẽ hội đàm với các quan chức hải quân Singapore về các vấn đề an ninh hàng hải, quản lý hải cảng và chống hải tặc.
Trung Quốc đang cho đóng một tàu tuần tra lớn hơn, mang tên Haixun 01. Tàu mới sẽ hoàn thành vào tháng 7 năm tới, với chiều dài 128 mét và tải trọng 5.400 tấn.
Song Minh (Ảnh: Xinhua)
http://vn.news.yahoo.com/trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%C6%B0a-t%C3%A0u-tu%E1%BA%A7n-tra-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-024800261.html - http://vn.news.yahoo.com/trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%C6%B0a-t%C3%A0u-tu%E1%BA%A7n-tra-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-024800261.html |
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Jun/2011 lúc 6:07pm
Thơ ĐỖ TRUNG QUÂN
Tôi
Gã đàn ông gần sáu mươi tuổi.
Đi qua cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử đất nước. Tưởng mình thoát được chiến tranh Vẫn phải đập nhau một trận ra trò với thằng diệt chủng. Chuyện cũ rồi Không chết thì về Về thì làm thơ trời – trăng – mây - gió… Thơ trẻ con – thơ tình – thơ ấm ớ. Như mọi nhà thơ mây gió của xứ sở này, Hôm nay Tôi tọt xuống đường biểu tình , tuần hành ở tuổi vị thành…mây Đi cùng thanh niên mà thấy mình phát chán. Hét thì hết hơi Đi tuần hành thì nhức đầu gối. Thôi thì Ai có sức dùng sức Ai có hơi dùng hơi Hết hơi hết sức thì lết đi trong im lặng. Tại sao tôi đi ? Đơn giản rằng phụ nữ còn đi Bà bán cá còn đi Anh sinh viên còn đi Cô thiếu nữ còn đi Để Thị uy Với bọn cướp nước Bọn ngoại xâm Bọn giả nhân Và cả với đứa nào rắp ranh bán nước. Các anh an ninh này Ta biết thừa chuyện ai nấy làm. Nhưng gì thì gì đừng đánh đồng bào mình Đừng bẻ tay , vặn cổ đồng bào mình Hãy vặn cổ bẻ tay bọn xâm lược. Thuế đồng bào nuôi các anh bấy nay Làm thế coi không được. Nay mai kẻ cướp vào tận nhà. Nó trói cổ cả anh lẫn tôi Tù nhân một giuộc Nói thế thôi chứ dân mình yêu nước. Phụ nữ đánh tới cái lai quần Nói chi dân Cởi truồng cũng giữ nước. Tôi thấy anh trấn áp dân mình Coi không được
(ĐỖ TRUNG QUÂN)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Sep/2011 lúc 1:14am
http://truongduynhat.vn/?p=2821 - - Trận hải chiến Hoàng Sa & ý tưởng vinh danh những người Lính Cộng Hòa
Written by truongduynhat.
Vinh danh những người lính Cộng hòa đã quyết tử trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 “ là
thể hiện sâu sắc sự công bằng với lịch sử, có tác dụng khuyến khích
mạnh mẽ lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, là
bước đột phá quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết dân tộc” (báo Đại Đoàn Kết)
Bất ngờ khi thấy Đại Đoàn Kết sáng qua đăng bài “ http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&chitiet=33629&Style=1 -
Chủ tịch Đà Nẵng
Trần Văn Minh ví von việc bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ giữ chức Chủ tịch
huyện đảo Hoàng Sa là “cắm mốc” cho quần đảo ấy. Tất nhiên, như ông Minh
nói, cột mốc đó chỉ có thể cắm “trong lòng dân”; ông Ngữ vẫn ngồi ở đất
liền và Hoàng Sa vẫn đang bị xâm lăng bởi quân Trung Quốc.
http://www.danchimviet.info/archives/25751/sacchi">
Sắc chỉ cùng con dấu của triều đình sai đội thủy quân ra Hoàng Sa năm 1834
Mấy tuần trước, báo chí đã đưa tin khá đậm về một tờ lệnh
đã có cách đây 175 năm. Tờ lệnh được đưa ra năm 1834, “phái một đội
thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa”, vừa được
dòng họ Đặng ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) trao cho Nhà nước. Dòng họ Đặng đã
cất giữ tờ lệnh này qua sáu đời và nay trở thành “tài sản quốc gia”.
Theo các chuyên gia, “đây là tờ lệnh còn nguyên bản gốc liên quan đến
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam”.
Từ năm 1816, Hoàng đế Gia Long đã “long trọng xác nhận
chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa”. Gia Long làm việc này, một năm
sau khi sai cai đội Phạm Quang Ảnh ra Hoàng Sa xem xét (tháng Giêng năm
1815). Từ đó cho tới tháng Giêng năm 1974, chủ quyền của Việt Nam ở
Hoàng Sa luôn hiện diện bằng xương, bằng thịt. Ngoại trừ tuyên bố
“khống” của Phát xít Nhật trong thời gian họ chiếm Trung Hoa. Không ai
có thể đưa ra những bằng cứ lịch sử xác đáng hơn để tranh chấp Hoàng Sa
với người Việt Nam cả.
Tuy nhiên, quần đảo ấy đã hai lần bị người Trung Hoa dùng
vũ lực để xâm lăng bất hợp pháp: Một vào năm 1956, lợi dụng khi quân
đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế quân Pháp ở Hoàng Sa, Bắc Kinh và Đài
Loan đã đưa quân ra chiếm đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn, hai hòn đảo vào
hàng lớn nhất ở phía Đông Hoàng Sa; Một vào tháng Giêng năm 1974, Bắc
Kinh đưa tàu chiến ra chiếm phần còn lại của Hoàng Sa từ tay những chiến
sỹ hải quân Việt Nam giữ đảo.
Tờ lệnh thời Minh Mạng tìm thấy ở Lý Sơn là vô cùng quý
giá. Nhưng, bằng chứng lịch sử đâu chỉ là những tư liệu ngày xưa. Sự
kiện ngày 19 tháng Giêng năm 1974, ngày Trung Quốc “dùng vũ lực để chiếm
giữ một vùng lãnh thổ đã có chủ” là Việt Nam, cũng chính là bằng chứng.
Bằng chứng về “một hành động hoàn toàn phi pháp” của Trung Quốc xét
theo Định ước Berlin 1885 và Tuyên bố Lausanne 1888.
http://www.danchimviet.info/archives/25751/kythoai">
Ðề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Theo đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh vùng I, Hải quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH): Ngày 15-1-1974,
địa phương quân Hoàng Sa bắt đầu phát hiện tàu đánh cá lạ. Ngày 16-1,
khi người nhái của Hải quân VNCH đổ bộ lên đảo Duncan và Drummond thì
đụng ngay một toán quân nhân Trung Quốc. Chiều 16-1, mọi diễn biến đã
được đích thân đề đốc Thoại báo cáo cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khi
ấy đang ở Mỹ Khê. Ngày 17, trên lãnh hải Việt Nam xuất hiện thêm hai
tàu quân sự Trung Quốc.
Sáng 17-1, toàn bộ diễn tiến được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
cập nhật cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tổng thống Thiệu khi ấy vẫn
đang ở Đà Nẵng, lập tức: Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng I: “Trước hết
dùng biện pháp ôn hòa yêu cầu các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh
hải; Nếu họ không nghe thì nổ súng cảnh cáo; Nếu họ ngoan cố thì toàn
quyền sử dụng vũ lực”. Đại tá Hà Văn Ngạc, ngay sau đó đã được đề đốc Hồ
Văn Kỳ Thoại cử lên soái hạm Trần Bình Trọng ra thẳng Hoàng Sa; cùng đi
có hộ tống hạm Nhật Tảo.
Sáng 19-1-1974,
báo cáo với đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại qua bộ đàm đại tá Hà Văn Ngạc cho
biết: “Các hạm đội Trung Quốc đang áp sát từng chiến hạm Việt Nam”. Theo
đề đốc Thoại, lúc đó, cố vấn Mỹ tại Sài Gòn cho biết, ở khu vực Hoàng
Sa có khoảng 17 chiến hạm của Trung Quốc. Đại tá Ngạc thống nhất với đề
đốc Thoại là khi không tránh được nổ súng thì phía Việt Nam sẽ phải nổ
súng trước để giảm thương vong.
Vào lúc 10giờ30 sáng ngày 19-1-1974, Đại tá Ngạc đã để hệ
thống bộ đàm “on” và đề đốc Thoại đã nghe được tiếng súng của đôi bên
trong trận tử chiến kéo dài 30 phút ấy. 15 chiến sỹ hải quân Việt Nam
thuộc toán đổ bộ của tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, đã đứng sát bên nhau
và cùng bật ra bài hát “Việt Nam, Việt Nam” khi nhìn thấy soái hạm của
quân Trung Quốc trúng đạn. Nhưng, cuộc chiến ấy là không cân sức. Hạm
đội Bảy của Hoa Kỳ khi ấy ở rất gần đã không cử bất cứ chiến hạm nào ra
chi viện. Người Mỹ và người Trung Quốc vừa mới nắm tay nhau.
Ngày 20-1-1974,
10 chiến hạm Trung Quốc đã đổ một lực lượng hải quân hùng hậu lên đảo
Hoàng Sa và Cam Tuyền, bắt đầu một thời đô hộ mới. Không biết đến bao
giờ mới tống cổ được những tên xâm lược ấy ra khỏi bờ cõi Việt Nam.
http://www.danchimviet.info/archives/25751/havanngac">
Đại tá hải quân Hà Văn Ngạc bên bia chủ quyền VNCH tại Trường Sa. Ảnh tư liệu
Thời gian qua, tôi cố gắng tìm gặp những người lính đã
tham gia trận hải chiến lịch sử này. Đại tá Hà Văn Ngạc đã mất tại Dallas, Texas. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng không còn. Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại hiện vẫn còn sinh sống tại bang Virginia,
nhưng tuổi đã ngoài 80. Một số sỹ quan hải quân đã từng ở Hoàng Sa và
đã từng tham dự trận hải chiến 1974 hiện vẫn còn sống rải rác ở nhiều
nơi và tôi vẫn mong có ngày gặp họ. Tôi được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trao
cho bản danh sách những chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh trong ngày
19-1-1974, bản danh sách có chữ ký của ông. Nhưng rất tiếc là vẫn còn
một số người chỉ biết tên chứ chưa rõ họ.
Nhưng, tôi chỉ là nhà báo, chỉ làm những việc này trong
khuôn khổ nghề nghiệp. Khi nhậm chức, ông Đặng Công Ngữ có hứa là sẽ đấu
tranh để giành lại chủ quyền cho Hoàng Sa. Tôi nghĩ, như mọi người dân
Việt Nam, ông Ngữ nói ước muốn này là vô cùng thành thật. Nhưng, khác
với thường dân, thay vì chỉ ước mơ, ông Ngữ có thể ra tay ngay, thu thập
những tư liệu lịch sử xưa cũng như tư liệu sống. Đặc biệt là tư liệu về
“trận hải chiến Hoàng Sa 1974”. Một phần của lịch sử ấy là Tướng Hồ Văn
Kỳ Thoại; là các sỹ quan, chiến sỹ hải quân ở Hoàng Sa năm 1974. Đừng
đợi đến đời sau, khi con cháu họ đưa lên một “công vụ lệnh” cử họ ra
Hoàng Sa rồi mới ồ lên: “Tài sản!”.
Lịch sử có giá ngay từ hôm nay, khi những người từng chiến đấu ở Hoàng
Sa còn sống.
Tôi rất muốn được trao lại cho ông Đặng Công Ngữ bản danh
sách có chữ ký của vị tướng đã ra lệnh nổ súng trong trận hải chiến
Hoàng Sa. Nhưng, đấy chỉ là một phần rất nhỏ. Hãy tìm gặp những con
người đã chiến đấu rất can trường ấy để thu thập những kỷ vật; những ký
ức. Hãy mời họ đến trụ sở của huyện đảo Hoàng Sa, và sẽ rất vinh dự nếu
tôi, một sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam được cùng họ tham dự lễ vinh
danh 58 liệt sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì Hoàng Sa năm ấy. Tên
tuổi của 58 liệt sỹ ấy xứng đáng được Chủ tịch Hoàng Sa cho trân trọng
khắc lên bia. Tấm bia ấy không phải để vinh danh “lính ngụy”. Những
người lính ấy đã ngã xuống để bảo vệ
tổ quốc. Những người lính ấy là người lính Việt Nam. Trân trọng sự hy
sinh của họ không chỉ vì họ là lịch sử mà còn vì đấy là đạo lý.
Tổn Thất Đôi Bên:
Về phía Trung Quốc: Soái hạm 274 bị chìm, toàn bộ Bộ tham
mưu gồm đô đốc Phương Quang Kinh, tư lệnh phó hạm đội Nam Hải, 5 đại
tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá, 7 sỹ quan cấp úy và một số thuyền viên trên
tàu chết; Hộ tống hạm 271 bị hư, phải ủi bãi, đại tá Vương Kỳ Ưu, hạm
trưởng chết; Hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, 2 chỉ huy là
trung tá Triệu Quát và đại tá Diệp Mạnh Hải, chết.
Về phía Việt Nam: Hộ tống hạm Nhật Tảo chìm, chỉ huy,
trung tá Ngụy Văn Thà cùng với 24 chiến sỹ hải quân khác hy sinh, 26
người mất tích; Khu trục hạm Trần Khánh Dư bị hư hại, 2 chiến sỹ hy
sinh; Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng bị hư với hai chiến sỹ hy sinh;
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, bị trúng đạn: 1 chiến sỹ hy sinh, 15
chiến sỹ trôi dạt suốt 15 ngày về Quy
Nhơn và 14 người sống sót; 2 quân nhân người nhái hy sinh trên đảo; 43
quân nhân, nhân viên khí tượng Hoàng Sa, cùng với một cố vấn Mỹ đi cùng
chiến hạm bị bắt đưa về Trung Quốc.
Sơ đồ trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa 1974
___________
Huy Đức-
------------- mk
|
Người gởi: hoangngochung
Ngày gởi: 30/Sep/2011 lúc 8:54am
http://www.blogger.com/post-edit.g?blogID=6955462531668944739&postID=3948035185941740533&from=pencil - Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam, một số nhân sĩ, trí thức phối hợp với Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn văn Bình đã tổ chức buổi tưởng niệm nói trên vào lúc 09h00’ sáng nay thứ Tư 27.07.2011 tại 43 Nguyễn Thông, quận 3, TP HCM.
Đến dự buổi tưởng niệm gồm có: Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, BS Huỳnh Tấn Mẫm, Nhà thơ Nguyễn Duy, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, GS Tương Lai, cùng rất nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước, trong đó có GS-PTS Nguyễn Phương Tùng, là con gái của cố Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh. Đặc biệt là sự có mặt của bà Quả phụ Ngụy Văn Thà.
Sau phần thắp nhang tưởng niệm là các phát biểu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, GS Tương Lai, BS Huỳnh Tấn Mẫm, ông Lê Hiếu Đằng, Nhà thơ Đỗ Trung Quân và sau đó, các khẩu hiệu chống bá quyền Bắc Kinh, đường “lưỡi bò” của Trung Quốc v.v.. đã xuất hiện đầy trong hội trường.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân
Nhà thơ Nguyễn Duy
http://anhbasam.files.wordpress.com/2011/07/101.jpg - Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên PCT UB MTtổ quốc VN tp HCM
http://anhbasam.files.wordpress.com/2011/07/111.jpg -
Nhà thơ Lư Trọng Văn (con trai thi sĩ Lưu Trọng Lư)
http://anhbasam.files.wordpress.com/2011/07/211.jpg -
http://anhbasam.files.wordpress.com/2011/07/221.jpg -
http://anhbasam.files.wordpress.com/2011/07/232.jpg -
------------- hung0989077120@ahoo.com
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Oct/2011 lúc 5:45am
Khánh Hòa tẩy chay 2,255 nhà máy Trung Quốc
Tuesday, October 11, 2011 6:29:10 PM
http://www.addthis.com/bookmark.php?v=250&pub=quangp -
|
|
KHÁNH HÒA (SGTT) - Chính
quyền tỉnh Khánh Hòa vừa ra lệnh cấm các công ty và đơn vị hoạt động
trên địa phận tỉnh nhập cảng dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị của
2,255 nhà máy từ Trung Quốc.
|
Một trong những nhà máy điện do nhà thầu Trung Quốc thi công tại Việt Nam. (Hình: VNExpress) |
Tin của báo Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT) cho hay, đồng thời với lệnh cấm
này, chính quyền tỉnh Khánh Hòa cũng niêm yết danh sách “đen” này và gửi
đến tận văn phòng các quận huyện, sở ngành trực thuộc.
Danh sách “đen” này đã được trích từ tin tức của Bộ Công Nghiệp và
Công Nghệ Thông Tin Trung Quốc ban bố cuối tháng 7 vừa qua. Các nhà máy
trong danh sách “đen” này đã bị loại bỏ tại địa phương vì thuộc loại gây
ô nhiễm môi sinh, tiêu hao năng lượng, hiệu quả sản xuất thấp vì máy
móc thiết bị lạc hậu.
Các nhà máy này thuộc 18 ngành nghề sản xuất gồm sắt, thép, hợp kim,
than, calci carbua, điện phân nhôm, luyện kim đồng, chì, xi măng, giấy,
rượu cồn, v.v.
Sợ rằng các công ty trực thuộc ham của rẻ và dễ xiêu lòng trước lời
ngon ngọt của các công ty Trung Quốc, chính quyền tỉnh Khánh Hòa lập tức
ra lệnh cấm “rước các của nợ Trung Quốc về xứ mình”.
Có lẽ Khánh Hòa là địa phương đầu tiên tại Việt Nam thẳng thắn bày tỏ
sự thức thời trước hơn ai hết tại Việt Nam đối với “đàn anh Trung
Quốc”.
Trước đó, tại cuộc hội thảo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam” diễn ra tại Hà Nội ngày 6 tháng 8, ủy viên tài chính và ngân sách
Quốc Hội Việt Nam - Phạm Thị Loan cho biết có tới 90% dự án tổng thầu
rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Ðây là các loại dự án cố vấn, thiết
kế, cung cấp thiết bị, xây lắp, vận hành thực hiện theo phương thức
“chìa khóa trao tay” thuộc các ngành dầu khí, hóa chất, dệt, điện.
Báo mạng VNExpress cũng cho biết, bà Loan tiết lộ rằng Việt Nam cần
thực hiện nhiều dự án cơ sở hạ tầng với trị giá 117 tỉ đô từ nay đến
cuối năm 2025. Theo bà này thì “nếu các gói thầu trọng điểm tiếp tục rơi
vào tay Trung Quốc thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia thực
sự rất đáng lo ngại”.
(P.L.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=138363&z=1
|
|
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Oct/2011 lúc 10:53am
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/10/mot-ngoi-sao-la-tren-co-trung-quoc-bay.html -
Posted on http://danlambaovn.blogspot.com/2011/10/mot-ngoi-sao-la-tren-co-trung-quoc-bay.html - Một
ngôi sao LẠ
"lạc" trên cờ Trung Quốc
ở kênh VTV
http://3.bp.blogspot.com/-7cdN8Ckh90E/TppweAyGzFI/AAAAAAAAEWs/doRUnBSRNjg/s1600/coTQ5sao-1.jpg"> http://danlambaovn.blogspot.com/ - - Cờ
Trung Quốc hiện nay chỉ có 5 ngôi sao tượng trưng cho 5 dân tộc lớn
ở Trung Quốc. Ngôi sao lớn là dân tộc Hán, 4 ngôi sao nhỏ là tượng trưng
cho các dân tộc Hồi, Mông, Tạng, Mãn.
http://4.bp.blogspot.com/-yx4l1l9oXGw/TppyvyMhWqI/AAAAAAAAEXE/GbJJn11q238/s1600/china-flag2.jpg"> Vậy thì một dân tộc nào đã được VTV gắn thêm vào lá cờ của một nước mà ông Nguyễn Phú Trọng vừa tuyên bố "Khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt - Trung là tài sản quý báu chung của hai
Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau"
http://3.bp.blogspot.com/-62DQ2pBtDx4/TppxDcRx2hI/AAAAAAAAEW8/B9ysrUjLBFs/s1600/coTQ5sao-2.jpg"> Sau đây là 1 đoạn clip từ bản tin thời sự này:
Trước
đây đã có những nghi vấn nêu lên về việc Trung Quốc thêm ngôi sao thứ 5
trên lá cờ của mình trong cộng đồng mạng với lo lắng về việc đồng hóa
dân tộc Việt Nam qua hình anh ngôi sao thứ 5. Tuy nhiên,
tất cả chỉ là giả thuyết.
Cho đến bản tin tối ngày 14/10 do Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng, thì có lẽ ai cũng thấy rằng:
Đây chắc chắn không thể nào là lỗi của "cậu đánh máy". Đây chắc chắn không thể nào là "hành động vô tình" cho một cái ngôi sao thừa. Đây lại càng không thể là âm mưu của thế lực thù địch bên ngoài.
Mới ngày trước đó, cũng trên chương trình thời sự của VTV cũng có hình cờ Trung Quốc, nhưng chỉ với 5 ngôi sao tổng cộng:
http://1.bp.blogspot.com/-G4vE6zBcSHY/TpprVqe2FsI/AAAAAAAAEWk/6Wlpvqy0r7E/s1600/coTQ5sao.jpg"> Hôm trước và hôm sau: một ngôi sao LẠ âm thầm nhưng công khai xuất hiện Vậy
thì ai, tập đoàn nào đã ra lệnh cho đài VTV ngang nhiên, công khai dâng
cho Trung Cộng ngôi sao thứ 6 này và trình chiếu khắp nước Việt Nam vào
ngày 14 tháng 10?
http://2.bp.blogspot.com/-xgOOIunohW4/Tpp3Ki3YkoI/AAAAAAAAEXM/hbSJXegrURc/s1600/Traitimxanh-sig.png"> http://danlambaovn.blogspot.com/ - Dân Làm Báo http://danlambaovn.blogspot.com/ -
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Oct/2011 lúc 7:33pm
Luật Việt Nam hay “Luật nước Lạ” ?
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/10/15.jpg"> Hôm nay (20/10), Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIII chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội và sẽ bế mạc vào ngày 26/11/2011.
Trước đó (19/10), tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hạnh Phúc (Chủ nhiệm Văn
phòng Quốc hội) cho biết, Kỳ họp này sẽ có một số nét đổi mới về nội
dung, phương thức hoạt động của Quốc hội.
Về công tác xây dựng pháp luật, Quốc hội kỳ này sẽ thông
qua 5 dự án luật và 1 nghị quyết, cho ý kiến 12 dự án Luật, trong đó có
Luật biển Việt Nam. Ngoài ra, Quốc hội còn xem xét các báo cáo việc
thực hiện giám sát tối cao và ra 9 nghị quyết về các vấn đề KT-XH quan
trọng.
Các dự án luật nói trên
khi Quốc hội Việt Nam kỳ này thông qua xong rồi chẳng hiểu sẽ được cơ
quan, tổ chức nào lại “chịu trách nhiệm xuất bản” bằng chữ Tàu để phục
vụ cho “bọn Tư bản Đỏ – nước Lạ” đọc và áp dụng trên Tổ quốc hình chữ S
này (?!)
Thấy không bình thường ở
một số hiệu sách tại Hà Nội đang bày bán một số văn bản luật hiện hành
điều chỉnh một số nhóm “quan hệ pháp luật nhạy cảm” như: Luật Đấu thầu;
Luật đầu tư; Luật xây dựng; Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản;
Luật khoáng sản; Luật chứng khoán; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật
chuyển giao công nghệ…; và cả Quy định mới về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, đều được
Nhà xuất bản Thế Giới có địa chỉ tại 46 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), do ông
Trần Đoàn Lâm chịu trách nhiệm xuất bản hàng loạt bằng chữ Trung Quốc
(trước), rồi dịch ra chữ Việt Nam (sau) !!!
Thật lạ, “Luật ta” nhưng
tại sao Nhà xuất bản Thế Giới lại phải in bằng chữ Trung Quốc trước
nhằm “biến chủ thành khách” và liệu rằng có ai đó hoặc tổ chức nào chỉ
đạo việc in ấn “chữ lạ” này chăng?
Trước sự kiện pháp lý “tày đình” này, tôi (360luatphap)
với tư cách là cử tri kiến nghị với “500 ông Nghị” đại diện cho “đỉnh
cao trí tuệ” do Đảng CSVN cử – dân bầu, thử đọc (các văn bản pháp luật –
xem ảnh) và dịch “thương hiệu” của Đảng ta đặt 8 chữ “Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” sang chữ Trung Quốc xem là mấy chữ (?!).
Trong Luật kinh doanh
bất động sản (và các luật nêu trên), “thương hiệu” tên nước của Đảng ta
được Nhà xuất bản Thế Giới dịch thành 9 chữ Tàu, trong đó chữ thứ 9 được
chuyển ngữ sang tiếng Việt là chữ: “Quốc”.
Nếu “500 ông Nghị” khả kính của Đảng ta mà http://botay.com/ -
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/10/151.jpg">
Luật ta in toàn chữ lạ!
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/10/25.jpg"> Luật này phục vụ “bọn lạ”?
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/10/36.jpg"> Tại sao 8 chữ CHXHCNVN = 9 chữ Tàu?
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/10/45.jpg">
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/10/55.jpg - Các
loại Luật này của Quốc hội Việt Nam làm ra nhưng đều được in bằng chữ
Tàu trước, sau là chữ Việt Nam. Ai chỉ đạo việc in ấn này?
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/10/67.jpg">
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/10/75.jpg">
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/10/851.jpg">
http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/10/96.jpg">
“500 ông nghị VN” nghĩ
gì khi một số Luật làm ra và in bằng chữ Tàu để phục lợi ích của “Bọn Tư
bản đỏ – nước Lạ” và đang được bày bán ở rất nhiều hiệu sách tại Hà
Nội?
http://360luatphap.wordpress.com/2011/10/20/lu%E1%BA%ADt-vi%E1%BB%87t-nam-hay-%E2%80%9Clu%E1%BA%ADt-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%E1%BA%A1%E2%80%9D-2/ -
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Oct/2011 lúc 5:01pm
Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn
|
http://www.saigonecho.com/main/lichsuvn/cactrieudai/15050-di-chuc-ca-vua-trn-nhan-ton.pdf">
|
http://www.saigonecho.com/main/lichsuvn/cactrieudai/15050-di-chuc-ca-vua-trn-nhan-ton.html?tmpl=component&print=1&layout=default&page=">
|
http://www.saigonecho.com/main/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL3d3dy5zYWlnb25lY2hvLmNvbS9tYWluL2xpY2hzdXZuL2NhY3RyaWV1ZGFpLzE1MDUwLWRpLWNodWMtY2EtdnVhLXRybi1uaGFuLXRvbi5odG1s">
|
|
|
Trần Nhân Tông ( 陳仁宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua
thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh
Tông) trong lịch sử Việt Nam.
Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là
người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà
Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua
anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành
tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành
và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác
Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam
này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.
Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, được an táng ở lăng Quy
Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân
Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu
Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.
Ông đã để lại bản di chúc dặn dò con cháu, cũng là lời dặn dò cho muôn
đời hậu thế nước Việt, gần ngàn năm qua vẫn còn nguyên chân giá trị!
"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những
điều bậy bạ, trái đạo.
Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một
đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung
Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải. Các việc
trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn
trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh
chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất
đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng
thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta
dặn: "Một tấc đất của Tiền nhân để lại, cũng không được để lọt
vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc
cho muôn đời con cháu." |
http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=11887
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 24/Oct/2011 lúc 5:13pm
Gió đã đổi chiều !...
Các nước đang phát triển thi nhau từ chối
đầu tư từ Trung Quốc
http://ethongluan.org/ -
Cuối
tháng 9/2011, tổng thống Thein Sein của Miến Điện (Myanmar) tuyên bố
ngừng xây đập Myitsone trong chương trình hợp tác xây dựng nhà máy thủy
điện lớn nhất nước với Trung Quốc ở vùng cực bắc tỉnh Kachin. Điều này
đã khiến Bắc Kinh bất bình và yêu cầu tổng thống Miến Điện tôn trọng
những hiệp ước đã ký kết.
Trong dự án này, tập đoàn Vân Đầu (đầu tư Vân Nam) sẽ bỏ ra khoảng 3,6
tỷ USD để xây dựng đập nước và hệ thống hạ tầng từ biên giới Trung Quốc
đến tỉnh Kachin. Bù lại, Miến Điện sẽ dành cho doanh nhân Trung Quốc mọi
dễ dãi để khai thác tài nguyên lâm sản và khoáng sản trong tỉnh Kachin.
Thêm vào đó, Trung Quốc được quyền xây dựng một ống dẫn dầu dài hơn
2000 km từ vịnh Bengal đến tỉnh Vân Nam. Công nhân Trung Quốc đã gần như
tràn ngập vào tỉnh Kachin xây nhà lập chợ, bất chấp sự bất mãn của
người Shan bản địa. Những thỏa thuận này đã được ký kết dưới thời chính
quyền quân phiệt
của tướng Than
Shwe.
Ngay
sau khi lên cầm quyền, tổng thống Thein Sein ra lệnh đình chỉ những hợp
đồng đã ký với doanh nhân Trung Quốc. Ông cho rằng công trình xây dựng
đập Myitsone gây thiệt hại cho môi trường và đời sống của các sắc tộc
bản địa (Kachin và Shan), đặc biệt là làm cạn kiệt nguồn nước sông
Irrawaddy khiến vùng hạ lưu bị nhiễm mặn. Tổng thống Thein Sein cũng tố
cáo doanh nhân Trung Quốc áp dụng thủ thuật hối lộ hủ hóa các cấp chính
quyền địa phương để thu về những hợp đồng bất lợi cho nhân dân Miến
Điện. Dư luận Miến Điện cho biết sau khi hội kiến và trả tự do cho bà
Aung San Sưu Ky, tổng thống
Thein Sein đã thay đổi hẳn thái độ đối với Trung Quốc.
Vân Đầu hiện nay là tổ hợp làm ăn bê bối có nợ khó đòi cao nhất nước
(tương đương với 60% ngân sách tỉnh Vân Nam). Cũng nên biết tổng số nợ
khó đòi hiện nay của các chính quyền địa phương Trung Quốc lên đến 1330
tỷ USD, nếu cộng thêm số nợ khó đòi của các công ty quốc doanh địa
phương hơn 500 triệu USD, tổng số nợ khó đòi, nghĩa là mất trắng, của
Trung Quốc năm 2010 lên đến 1 830 tỷ USD, tương đương 30% GDP. Điều này
cho thấy giới hạn của sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Hiện tượng này
tiếp tục lây lan ra ngoài Trung Quốc.
Ngoài Miến Điện, các chính quyền Lào ở châu Á và Libya, Zambia, NamSudan ở châu Phi cũng đang đòi duyệt xét lại những hợp đồng do các chính quyền trước đã ký kết với Trung Quốc.
Ngay sau khi chế độ độc tài Gadafi bị sụp đổ, dân chúng Libya mới khám
phá ra những cấu kết giữa Qadafi và Trung Quốc như thế nào trong viec
khai thác tài nguyên dầu mỏ. Chính quyền mới tại Sudan,
phía đông lục địa châu Phi, cũng đang duyệt xét lại những hợp đồng đã
ký với Trung Quốc và sự hiện đông đảo người Trung Quốc trên lãnh thổ của
họ. Cuối tháng 9
vừa qua, Michael Sata, lãnh tụ đảng Mặt Trận Ái
Quốc nổi tiếng chống Trung Quốc vừa lên làm tổng thống mới của Zambia,
cho biết sẽ xét lại các hợp đồng khai thác tài nguyên thiên nhiên đã ký
với Trung Quốc trị giá hơn 2 tỷ USD. Ông nói giới đầu tư của Trung Quốc
không hề chú ý đến đời sống của thường dân Zambia.
Kiêm Hương (Kanagawa)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 31/Oct/2011 lúc 5:24pm
Hy vọng từ nay vùng biển đảo VN không còn bị Tàu Cộng ngang nhiên xâm phạm . Tàu thăm dò dầu khí VN không còn bị Tàu Cộng cắt cáp. Ngư dân VN không còn bị Tàu Cộng cướp tài sản, bắt giữ người, tống tiền . Lực lượng "Những cánh bay canh trời phía Nam" cho chúng ta nhiều hy vọng !? mk
Những cánh bay canh trời phía Nam
QĐND
Online - Là đơn vị không quân hỗn hợp, khai thác và sử dụng nhiều chủng
loại máy bay khác nhau, năm 2011, Sư đoàn Không quân 370 đã hoàn thành
xuất sắc các nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, bảo vệ vững chắc vùng trời, chủ
quyền biển, đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, các nhiệm vụ cứu hộ,
cứu nạn, vận chuyển quân sự, bay chuyên cơ phục vụ các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội đi công tác...
Năm
vừa qua, trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quân số tham gia
học tập thường xuyên của Sư đoàn đạt trên 98,6%, kết quả kiểm tra 100%
đạt yêu cầu, trong đó có trên 85% khá giỏi. Công tác huấn luyện chiến
đấu, huấn luyện bay được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để xảy ra tai
nạn bay có cấp. Tính đến giữa tháng 10, Sư đoàn đã hoàn thành 99% kế
hoạch bay năm 2011, hơn 91% kế hoạch huấn luyện mặt đất và huấn luyện
chuyên ngành.
Phóng viên báo QĐND Online giới thiệu một số hình ảnh hoạt động của Sư đoàn Không quân 370 trong công tác huấn luyện, SSCĐ.
Tin, ảnh: XUÂN CƯỜNG
|
Thực hành chuyển cấp SSCĐ tại Trung đoàn 935
|
|
Máy bay Trung đoàn 935 xuất kích thực hiện nhiệm vụ
|
|
Kiểm tra, bảo dưỡng máy bay tại Trung đoàn 935
|
|
Chuẩn bị trước ban bay tại Trung đoàn 937
|
|
Biên đội máy bay Trung đoàn 937 xuất kích thực hiện nhiệm vụ
|
|
Phi công Trung đoàn 937 hoàn thành nhiệm vụ sau ban bay
|
|
Máy bay Trung đoàn 917 thực hành cứu hộ, cứu nạn trên biển
|
|
Phi công Trung đoàn 917 thực hành huấn luyện đổ bộ đường không
|
|
Máy bay Trung đoàn 917 tham gia huấn luyện nhảy dù
|
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/71/6/358/psa/Default.aspx -
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Nov/2011 lúc 6:24pm
Người Miến đi trước: Dám nói “KHÔNG”
với Bắc Kinh
Do chính sách cai trị độc tài, vi phạm
nhân quyền trầm trọng, chính quyền quân phiệt Miến Điện bị các quốc gia thuộc
thế giới tự do lên án nặng nề và cấm vận kinh tế. Để bám ghế cai trị, các vị
tướng lãnh đạo kéo dài đến đời tướng Than Shwe chọn con đường ngả theo Trung
quốc. Theo năm tháng, họ dần dần rơi vào tình trạng lệ thuộc gần như hoàn toàn
vào Bắc Kinh, không khác gì con đường mà các lãnh đạo CSVN đang vướng vào hiện
nay. Khi đã biết chắc Miến Điện khó thoát ra khỏi gọng kềm của mình, Bắc Kinh
bắt đầu áp dụng chính sách Hán hóa một cách lộ liễu, và khai thác nước này gần
như một thuộc địa ở thế kỷ 19, 20.
Không khác gì lắm tình trạng tại Việt
Nam, các nhà thầu Trung quốc (đa số do các ban bộ thuộc nhà nước Trung Quốc làm
chủ quản) nắm gần như trọn vẹn quyền khai thác mọi loại tài nguyên trên đất Miến
Điện, từ cây rừng, than đá, đến các khoáng sản. Chính quyền của tướng Than Shwe
tuy rất hung bạo với dân nhưng không dám lên tiếng phản đối khi nhiều vùng khai
thác chỉ đem lợi cho Trung quốc nhưng để lại thiệt hại môi trường nặng nề cho
dân Miến gánh chịu.
Một bằng chứng điển hình là việc Bắc Kinh dẫn dụ nội
các Than Shwe vào kế hoạch xây dựng đập thủy điện Myitsone trên thượng lưu sông
Irrawaddy thuộc tỉnh Kachin, Miến Điện. Số điện sản xuất ra được dẫn trọn vẹn về
Trung quốc với “giá hữu nghị” – không khác gì chất alumina sản xuất tại Tây
Nguyên, Việt Nam chỉ có một khách hàng độc nhất là Trung Quốc. Ngay sau khi
tướng Than Shwe đặt bút ký khế ước với Bắc Kinh xây đập Myitsone, người dân Miến
Điện đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối. Giới chuyên gia, trí thức Miến Điện cung cấp
các dữ liệu cho thấy việc xây đập chắc chắn sẽ gây cảnh hủy diệt môi sinh, tàn
phá các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc thiểu số Kachin. Hơn thế nữa, con
đập dự định xây nằm trong vùng hay có động đất mà phía nhà thầu Trung Quốc cố
tình làm ngơ. Nếu gặp một cơn chấn động từ cấp 5 thang Richter trở lên, có xác
suất cao sẽ vỡ đập, đe dọa tính mạng của hàng trăm ngàn người sống ở hạ nguồn.
Một điểm vô lý khác được vạch ra là tại sao phải lo xây đập thủy điện Myitsone
chỉ để cung cấp cho Trung quốc trong khi chính đất nước Miến Điện cũng đang khát
điện trầm trọng.
Đã có nhiều cuộc biểu tình ôn hòa trước
đại sứ quán Bắc Kinh tại Naypydaw để phản đối việc xây đập thủy điện Myitsone,
nhưng lần nào cũng đều bị cảnh sát giải tán bằng vũ lực. Lần biểu tình gần đây
nhất vào ngày 27/09/2011, khi một nhóm dân chúng đến trước sứ quán Trung quốc
trương biểu ngữ phản đối việc xây đập, họ đã bị cảnh sát đã đến bắt
đi.
Bỗng nhiên, vào sáng ngày 30/9/2011, tức
chỉ 3 ngày sau cuộc biểu tình, dân Miến nghe tin tân Tổng thống Thein Sein tuyên
bố trước Quốc hội Miến Điện đã tạm thời cho đình chỉ việc tiến hành xây đập
Myitsone. Ông còn nói thêm đây là nguyện vọng của đa số người dân mà chính phủ
phải làm theo.
Quyết định bất ngờ này khiến Bắc Kinh
giận dữ. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của bộ Ngoại giao Trung quốc họp báo tuyên bố
Miến Điện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định này và phải bồi thường
thiệt hại cho các xí nghiệp Trung quốc tham gia dự án. Theo lời của ông Hồng Lỗi
thì dự án trị giá 3,6 tỉ mỹ kim, đã qua giai đoạn khảo sát, điều tra và đang
được thi công.
Mặc dù hân hoan trong thắng lợi đầu tiên,
các tổ chức, đoàn thể phản đối việc xây đập vẫn chưa dám yên tâm vì họ biết đây
chỉ mới là lệnh tạm hoãn chứ chưa phải quyết định hủy bỏ hoàn toàn ý định xây
dựng đập thủy điện Myitsone. Ông Thein Sein vẫn có thể thay đổi ý định khi áp
lực Bắc Kinh quá mạnh. Vì vậy, dân chúng Miến Điện bảo nhau tiếp tục tranh đấu
cho đến khi nhà nước chính thức chấm dứt toàn bộ dự án quỉ quyệt này của Trung
Quốc.
Các quan chức đứng đầu tỉnh Kachin, nơi
sắp xây đập thủy điện Myitsone, cũng cho các ký giả biết rằng: “Chúng tôi điên
đầu với các công nhân Trung quốc sang xây đập. Họ sang đây lao động chân tay đã
là vi phạm luật pháp, thế mà còn ngang nhiên phá làng, phá xóm, chẳng coi ai ra
gì. Đáng ngại nhất là họ kéo bè, kéo lũ sang đây lập khu phố Tàu. Tôi tin là
Trung quốc đang áp dụng chiến thuật “tằm ăn dâu’’ đấy. Họ cứ dần dần đưa người
sang đây buôn bán rồi ở lại luôn như họ đã làm trước đây tại tỉnh Shan ở mạn
Bắc, giáp ranh biên giới Trung quốc”.
[Vào năm 2009, khi dân Trung Quốc kéo dần
sang cư trú có hệ thống và tràn ngập tỉnh Shan, nhà nước Miến Điện đã ra quyết
định bất ngờ tống xuất hầu hết số người này về lại Trung Quốc. Nhưng sau đó,
chiến thuật “tằm ăn dâu” lại tiếp tục ở những tỉnh khác.]
Càng nghe chuyện Miến Điện, người Việt
càng thấy quen thuộc, đặc biệt là đồng bào tại Tây Nguyên. Nền kinh tế Miến Điện
còn kém xa Việt Nam, thế mà vẫn có những lãnh tụ dám nói “không” với Bắc Kinh
như Tổng thống Thein Sein. Sức ép của Bắc Kinh lên đất nước Miến Điện chắc chắn
còn nặng nề hơn đối với Việt Nam, thế mà vẫn có những tiếng nói công khai như
Tỉnh trưởng tỉnh Kachin.
Nhiều người trên thế
giới, kể cả dân chúng Miến Điện rất ngạc nhiên khi tân Tổng thống Thein Sein lên
đài tuyên bố vào ngày 10/10 vừa qua rằng trong vòng vài ngày nữa, chính phủ của
ông sẽ ân xá 6359 tù nhân, trong đó có cả những tù nhân chính trị. Bốn chữ vắn
tắt đó là một bước tiến khổng lồ của chế độ cai trị tại đất nước này vì trước
hết, đó là sự xác nhận trong suốt các đời lãnh tụ quân phiệt dài đến tướng Than
Shwe, họ đã bắt và cầm tù người dân chỉ vì những người này có suy nghĩ hay vị
trí chính trị khác với những kẻ cầm quyền. Hơn thế nữa, đó cũng là sự nhìn nhận
trách nhiệm cá nhân, vì tân Tổng thống Thein Sein cũng từng giữ chức thủ tướng
dưới quyền ông Than Shwe. Có luồng dư luận đặt dấu hỏi có phải đây là thủ thuật
nhượng bộ nhất thời mà thôi chăng. Hiển nhiên câu trả lời đòi hỏi phải có thêm
thời gian. Tuy nhiên, dân chúng Miến đang tràn đầy hy vọng chỉ ra rằng từ khi
Tổng thống Thein Sein lên nhậm chức vào tháng 3/2011 đến nay, tuy vẫn còn những
vụ dẹp biểu tình mạnh tay nhưng họ không thấy một chiến dịch trấn áp hay bắt
giam hàng loạt những người bất đồng chính kiến nào nữa.
Vào sáng ngày 12/10/2011, đúng như lời
tuyên bố của tân Tổng thống Thein Sein, dân Miến hân hoan nhìn cảnh những người
tù được ân xá lần lượt ra khỏi trại giam. Trong đó có 186 tù nhân chính trị. Nhiều người Miến đã bật khóc khi theo dõi
cảnh phóng thích những người tù chính trị được truyền đi trực tiếp trên các hệ
thống phát thanh, phát hình quốc gia.
Cũng có nguồn dư luận cho rằng sự thay
đổi thái độ và chính sách của giới cầm quyền Miến Điện đến từ nhận thức về mối
nguy mất nước nếu tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc thêm nữa. Hiện nay, có thể
nói toàn bộ nền kinh tế Miến nằm trọn trong tay Bắc Kinh trong lúc nước này bị
cả thế giới tẩy chay. Nói cách khác, theo các phân tích này thì tướng Than Shwe
và các tướng lãnh quanh ông đã thức tỉnh và chấp nhận thà mất ghế chứ không mất nước.
Ngô Văn
Trích dẫn từ nguồn : http://chinhnghiaquocgia.blogspot.com/2011/10/mien-ien-tha-mat-ghe-chu-khong-mat-nuoc.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 07/Nov/2011 lúc 5:32pm
Dân mạng xôn xao video 'đụng tàu TC'
Cập nhật: 14:03 GMT - thứ hai, 7 tháng 11, 2011
http://www.bbc.co.uk/mediaselector/check/vietnamese/multimedia/2011/11/?redirect=111107_chineseshipintercepted.shtml&news=1&host=www&nbwm=1&bbwm=1&lang=vi - Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Các trang mạng tiếng
Việt đang xôn xao thông tin về một đoạn video trên YouTube chiếu
hình được nói là 'tàu Việt Nam đâm vào tàu hải giám Trung Cộng'.
Clip được tải lên trang mạng chia sẻ video
YouTube hôm Chủ nhật 06/11 nhưng không rõ quay khi nào và ở đâu
cho thấy hình một chiếc tàu với thủy thủ đoàn nói tiếng Việt
Nam, đang chạy song song một tàu hải giám của Trung Quốc.
Trên thành tàu Trung Quốc có
dòng chữ tiếng Anh màu xanh dương 'China Marine Surveillance'
(tiếng Anh: Hải giám) như thường thấy trên các tàu tuần tra của
Trung Quốc.
Tàu Việt Nam không rõ thiết kế và số
hiệu, nhưng những người bên trên mặc áo phao màu da cam và sử
dụng điện thoại di động để thu hình.
Trên clip dài 3'44, các thủy thủ người Việt nói chuyện với nhau khi ghi hình tàu hải giám Trung Quốc.
Tàu của Việt Nam đuổi theo, ghé sát và đâm vào thành bên trái của tàu Trung Quốc lúc đó đang đi thẳng.
Âm thanh trên băng cho thấy các thủy thủ
cảnh báo nhau: "Bám chặt vào" trước khi hai tàu đụng vào nhau
khá mạnh ở phút 1'47.
Trước đó, những người này cũng chia sẻ
thông tin như trên tàu Trung Quốc "có cả con gái" và "mình quay
nó, nó quay mình", ý nói cả hai bên đang thu hình của nhau.
Sau khi va chạm, hai tàu tách khỏi nhau trong khi vẫn tiếp tục phóng tới.
Nếu chỉ xem đoạn video cũng khó có thể xác định đây là một vụ va chạm hay cố ý đâm vào nhau.
Song song với clip trên, người ta cũng thấy
một clip khác dài 2'42 với hình ảnh tương tự, có lẽ là cùng
một vụ, nhưng quay ở góc độ khác.
Video clip này cho thấy nhiều chi tiết về
tàu Việt Nam hơn, dẫn đến đồn đoán đây có thể là một tàu
tuần tra của cảnh sát biển Việt Nam.
Hải giám Trung Quốc
Sau khi video clip trên được đăng tải trên
YouTube, chỉ sau vài tiếng đồng hồ đã xuất hiện hàng trăm bình
luận của người xem Việt Nam.
Tuy chưa xác định được ngày giờ cũng như hoàn cảnh cụ thể, nó cho thấy tình hình khá căng thẳng trên Biển Đông.
Hiện chưa thấy bình luận gì từ truyền thông chính thức ở hai nước về vụ được ghi lại và đăng trên YouTube này.
Nhiều nguồn tin nói với BBC các vụ đối
mặt, thậm chí va chạm giữa tàu tuần tra Việt Nam và tàu Trung
Quốc, diễn ra thường xuyên nhưng không được công bố.
Dư luận Việt Nam còn nhớ vụ ba tàu hải
giám Trung Quốc bị PetroVietnam tố cáo đã "vi phạm lãnh hải
của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở hoạt động của
tàu khảo sát Bình Minh 2" hôm 26/05, cách mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú
Yên) chỉ khoảng 120 hải lý.
Sau đó, Việt Nam lên tiếng phản đối mạnh
mẽ, đồng thời một làn sóng biểu tình chống Trung Quốc bùng
lên ở trong nước.
Tuy nhiên sau đó lại có cáo buộc tàu Trung Quốc tiếp tục "gây hấn" và cắt cáp của Việt Nam một vài lần khác.
Lần cáo buộc thứ ba, mà cả Trung Quốc và
Việt Nam đều không chính thức xác nhận, xảy ra chỉ một tháng
sau vụ tàu Bình Minh 2. Tàu của PetroVietnam được nói cũng bị
đe dọa, nhưng chưa bị cắt cáp vì "các tàu hộ tống của Việt
Nam đã vào kịp thời".
Việt Nam gần đây đã tăng cường tuần tra
biển để bảo vệ ngư dân và các hoạt động dầu khí trong bối
cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.
Cũng từ giữa năm, Trung Quốc điều nhiều
tàu hải giám, phần lớn là tàu quân sự cải biên, xuống phía
nam để 'tuần tra ngư trường'.
Tổng đội tàu hải giám Nam Hải đặt tại
đảo Hải Nam có 13 tàu được trang bị hiện đại, kèm thêm ba máy
bay và nhiều xe chuyên dụng.
Các vụ va chạm trên biển Thái Bình Dương
giữa tàu Trung Quốc và các nước khác đều thu hút sự chú ý
của dư luận châu Á.
Chẳng hạn như vụ mới nhất xảy ra cuối tuần qua giữa http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/11/111107_japan_detained_china_boat_captain.shtml - - Bấm -
thuyền cá Trung Quốc và tàu tuần tra biển của Nhật đang gợi lại căng thẳng hai bên tháng 9/2010.
Các bài liên quan
- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110701_china_thirdincident.shtml - Trung Quốc định 'cắt cáp' lần ba?
- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110610_china_reax_latest.shtml - Trung Quốc phản hồi vụ tàu Viking 2
- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110527_chineseships_vietnam.shtml - Tàu Trung Quốc 'vi phạm lãnh hải' Việt Nam
Chủ đề liên quan
- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/topics/territorial_dispute - Tranh chấp lãnh thổ ,
- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/topics/china - Trung Quốc
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/11/111107_youtube_clip_ships.shtml -
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/Nov/2011 lúc 6:23am
Một em nhỏ hát bài "Đáp lời sông núi" thật dễ thương . mk
Bé
Martin Thuan hát bài Đáp Lời Sông Núi của nhạc-sĩ Trúc-Hồ. Clip này đã
được gia-đình bé Martin posted lên Youtube.
http://www.youtube.com/watch?v=ESqf-_DDZdw -
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Dec/2011 lúc 6:18pm
Sau đỉa, lá vải thương lái lùng mua cây ngâu giá "chát"
http://us.lrd.yahoo.com/SIG=11217phui/EXP=1326144247/**http%3A//vtc.vn/"> VTC News – 27-12-2011
(VTC
News) – Chưa ai biết đích xác thương lái, trong đó có cả người Trung
Quốc, mua cây hoa ngâu để làm gì, nhưng với giá vài triệu đồng một cây,
nhiều người dân ở Phù Mỹ (Bình Định), đã quyết định bán đi “cây trời
cho”.
http://us.lrd.yahoo.com/SIG=14snhqu6v/EXP=1326144247/**http%3A//vn.news.yahoo.com/xu%25E1%25BA%25A5t-kh%25E1%25BA%25A9u-h%25C6%25B0%25C6%25A1ng-v%25E1%25BB%258B-t%25E1%25BA%25BFt-021013952.html -
Thủ phủ hoa ngâu
Ở
Bình Định nói riêng và cả nước ta nói chung, không ở đâu, cây hoa ngâu
lại mọc nhiều như ở thôn Diêm Tiêu, thị trấn Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ).
Trong các xóm Tân Vinh, Tân Hưng, Tân Xuân (thôn Diêm Tiêu), gần như nhà
nào cũng có cây ngâu. Nhà ít thì vài chục cây, nhà nhiều có đến vài
trăm cây. Ngâu mọc từ trong vườn nhà ra tới ngoài ngõ, lan tỏa ra khắp
thôn cùng ngõ xóm.
|
Ở "thủ phủ hoa ngâu", ngâu mọc đầy từ trong nhà ra ngoài ngõ |
Trước đây, chủ yếu ngâu mọc tự nhiên, nhưng về sau, thấy có giá trị
kinh tế nên nhiều người dân cũng tìm bứng cây ngâu mọc tự nhiên về
trồng, thậm chí, họ còn chặt bỏ những cây trồng kém hiệu quả để trồng
ngâu. Các hộ dân vùng kinh tế mới ở quanh bờ hồ Diêm Tiêu nhà nào cũng
có rẫy hoa ngâu từ hàng trăm đến hàng ngàn cây.
Cây ngâu chia làm hai loại. Cây lá hơi vàng, mỏng, ra hoa sai gọi là
ngâu cái; cây có lá xanh cứng, ra hoa dai sau đó đậu quả gọi là ngâu
đực. Do cây đực không có hiệu quả kinh tế nên bị chặt bỏ nhường chổ cho
cây cái. Hàng năm, cây ngâu ra
hoa hai mùa, mùa chính vào tháng 4, mùa phụ vào tháng 8 âm lịch. Tuy
nhiên, nếu thời tiết thuận lợi thì ngâu cũng ra hoa vào các thời điểm
khác, nhưng hoa ra không sai, người dân gọi là trái vụ.
|
Tuy giá trị kinh tế mang lại không cao lắm nhưng người dân coi hoa ngâu là "của trời cho" |
Khi ngâu nở, cả cây rực một màu vàng dịu, hương thơm lan tỏa khắp nơi.
Trong văn hóa người Việt, ngâu là 1 trong 3 loài (sen, lài, ngâu) gắn
liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương. Hoa ngâu tuy nhỏ hương thơm
dịu nhẹ nhưng rất lâu phai, khi ướp trà, nó tạo nên hương vị đậm đà,
thuần khiết tự nhiên.
Mấy năm trở lại đây, hoa ngâu đều duy trì mức giá 50.000-60.000 đồng/kg
ngâu khô. Riêng năm nay, phần vì ngâu mất mùa, phần vì Trung Quốc “hít
hàng” nên có thời điểm thương lái lùng mua hoa ngâu với giá lên đến
80.000 đồng/kg. Trừ một vài
người trồng ngâu thương phẩm, trồng đại trà, còn những người trồng ngâu
theo dạng “cây trời cho” (mọc cây nào giữ cây đó) thì hàng năm, nguồn
lợi từ cây ngâu mang lại không lớn. Tuy nhiên, được cái đây là loài cây
mọc tự nhiên, không phải chăm bón, tưới tắm gì nên thành quả nó mang lại
giống như là “của trời cho”, cũng đủ để “mua mắm, mua muối” trong gia
đình.
Xôn xao vì thương lái lùng mua cây ngâu
Mùa hoa ngâu năm nay vừa khép lại, cây ngâu vừa được “nghỉ ngơi”, đâm
chồi, thay lá thì bỗng nhiên bị “đánh thức” bởi những đoàn người lùng
sục, vạch gốc, xem cành. “Đánh hơi” được thủ phủ hoa ngâu chính là đây
nên thương lái khắp nơi rủ nhau đổ về tranh nhau mua cây hoa ngâu.
|
Thương lái đổ về và hàng ngàn cây ngâu chuẩn bị "cắt khẩu" |
Cách đây chừng một tháng, người đầu tiên tìm đến thôn Diêm Tiêu để mua
cây hoa ngâu là một thương lái người Trung Quốc. Người này không hề cho
biết mình mua cây ngâu về để làm gì nhưng hễ cây nào cao ráo, xum xuê
thì hỏi mua với giá 3,5 triệu đồng một cây. Tuy
nhiên, cây được chọn lựa hết sức kỹ lưỡng, sau đó để cả cành lá sum
xuê, đào bầu đất rất rộng, nên chuyến này, thương lái Trung Quốc chỉ mua
được 4 cây là chất đầy một chiếc xe tải lớn.
Ông Ba Sang (66 tuổi, ở xóm Tân Vinh), người bán ngâu đợt đầu tiên này,
cho biết, họ đào bầu đất quá rộng, bứng cây đi để lại những cái hố như
hố bom nên sau đó, tôi cũng như bà con ở đây không bán cho người này nữa
vì tiền bán cây không đủ thuê người chở đất lấp hố.
|
Sau khi thỏa thuận mua bán xong, cây ngâu được cắt tỉa và đánh dấu để thông báo "cây đã có chủ" |
Sau chuyến mua đầu tiên của thương lái Trung Quốc, hàng chục nhóm người
khắp trong Nam ngoài Bắc lũ lượt đổ về “thủ phủ hoa ngâu” để lùng sục
mua cây. “Ở cái xứ ngâu này, hồi giờ chỉ thấy người ta tranh nhau mua
hoa ngâu chứ mua cây ngâu thì đây là lần đầu tiên”, ông Sang nói.
Thấy được giá nên ông Sang cũng chọn gần 20 cây trong vườn nhà để bán
với giá 2-3 triệu/cây, thu về hơn 60 triệu đồng. “Đây là những cây ngâu
bị rậm bóng hay già cỗi, năng suất thấp, nếu không bán đi thì một hai
năm nữa nó cũng chết”, ông Sang tiết lộ.
Còn cụ hai Tổng thì giải thích mình đã già rồi, đến mùa ngâu phải mướn
người giũ bông rồi phải chia đôi thành quả thấy cũng không được bao
nhiêu nên quyết định được cây nào thì bán cây nấy kiếm chút tiền dưỡng
già.
Trong thương vụ bất ngờ này, có lẽ vớ bở nhất là một số gia đình trồng
ngâu ở vùng bờ hồ Diêm Tiêu. Do là cây ngâu trồng, nên sau khoảng 20 năm
khai thác, cây trở nên già cỗi, năng suất thấp, nhiều người đang định
hết mùa sẽ chặt bỏ làm củi để nhường chổ cho những cây ngâu nhỏ vượt lên
thì người ta lại ầm ầm kéo đến hỏi mua. Từ những cây ngâu “thoát án tử”
này, bỗng dưng họ bỏ túi hàng trăm triệu đồng ngon ơ.
|
Cây ngâu được đào xung quanh để lấy bầu đất rồi bó lại cẩn thận để chuẩn bị... chuyển khẩu |
Chị H., một người ở thôn Diêm Tiêu được một nhóm thương lái phía bắc
thuê dẫn đường đến những nơi có nhiều ngâu để lùng mua cho biết, trong
lúc nói chuyện, họ có nói rằng mua ngâu về để trồng trong sân golf.
Những cây đẹp họ sẽ xuất bán sang Trung Quốc, nhưng bên Trung Quốc họ
mua để làm gì thì không ai nói.
Cũng theo chị H., hiện giờ, việc mua cây ngâu đã lan sang một số địa
phương khác của huyện Phù Mỹ, như: Thị trấn Bình Dương, xã Mỹ Phong, Mỹ
Lộc… Họ chọn lựa rất kỹ, cây nào cao ráo thì mua, còn cây có dáng thấp
thì dù có năn nỉ bán giá rẻ cũng không mua. Chọn được cây nào, họ dùng
bình sơn xịt vào thân cây để làm dấu rồi thuê người cắt tỉa cành gọn
gàng, sau đó đào quanh gốc cây lấy bầu đất, vào thuốc bảo vệ thực vật
rồi dùng bao tải và lưới B40 bọc lại để qua Tết sẽ chuyển đi.
Mù mờ mục đích mua cây ngâu
Hiện nay, do có nhiều tốp người khác nhau đổ về huyện Phù Mỹ để mua cây
ngâu nên có sự cạnh tranh về giá tương đối quyết liệt. Có trường hợp tốp
này đến đặt cọc xong lại bị tốp kia gác giá giục người dân “lật kèo” để
nẫng tay trên.
Tuy nhiên, với người dân thì ai thanh toán tiền bạc xòng phẳng thì họ
bán. Theo họ, hễ cây nào ưng ý và đã thõa thuận xong với chủ cây thì họ
viết giấy mua bán rồi đưa trước 80% giá trị, 20% còn lại sẽ đưa đủ khi
nào chính thức chuyển cây đi.
|
Với giấy mua bán này, người bán cây sẽ nhận được 80% giá trị cây, 20% còn lại nhận nốt khi chuyển cây đi |
“Tính ra, để một cây ngâu “đi đến nơi về đến chốn”, thương lái phải bỏ
ra hơn chục triệu đồng từ mua cây đến tiền thuê người cắt tỉa cành, đào
bầu đất, vô thuốc, tiền vận chuyển… Thế nhưng, không phải cây nào đem về
cũng trồng sống đâu. Với chi phí lớn như vậy, nhưng không biết họ mua
về để làm gì mà tranh nhau mua như thế”, một người dân thắc mắc.
“Chắc chắn là không phải họ mua về trồng lấy hoa vì nếu thế họ sẽ tìm
đến chọn mua lúc mùa hoa đang rộ. Nếu họ mua về để chơi cây cảnh thì họ
phải chọn những cây già cỗi, có gốc xù xì, to lớn, chứ đây hễ cây nào
cao ráo, có dáng dấp chút đỉnh là họ mua liền”, ông ba Hòa (ở xóm Tân
Hưng), cho biết.
|
Với kiểu mua bán "tận gốc" như thế này, liệu "thủ phủ hoa ngâu" có còn ngâu? |
Trao đổi với VTC News, ông Nguyễn Ngọc Tiên, trưởng thôn Diêm Tiêu, cho
biết, thấy người ta đổ về mua ngâu, chúng tôi cũng hỏi thăm thì họ nói
mua để bán sang Trung Quốc. “Ở
đây, ngâu mọc nhiều, chen chúc dày đặc nên khi có người hỏi mua được
giá, nhiều người đã háo hức bán vừa để chỉnh trang lại hàng lối, vừa
kiếm thêm thu nhập”, ông Tiên chia sẻ.
Còn Hạt Kiểm lâm huyện Phù Mỹ thì cho hay, do là cây trồng trong vườn
nhà nên người dân có quyền mua bán. Khi vận chuyển đi nơi khác thì phải
xin giấy xác nhận cây có nguồn gốc hợp pháp tại chính quyền địa phương
và kiểm lâm địa bàn. Khi họ đến làm việc, người thì nói rằng, mua cây
ngâu về để trồng lấy bóng mát; người lại nói mua về để chơi cây cảnh;
người lại bảo mua để trồng ở giải phân cách các tuyến đường.
Vậy là cho đến lúc này, khi có đến hàng ngàn cây hoa ngâu đang “cắt
khẩu”, thì cả người dân và ngành chức năng địa phương vẫn chưa biết
chính xác là sẽ “nhập khẩu” ở đâu và để làm gì. Người dân bán cây thì có
cái lý của họ, nhưng với kiểu mua bán “tận gốc” như thế này, mai này
liệu “thủ phủ hoa ngâu” có còn ngâu? Nghĩa Bình http://vn.news.yahoo.com/sau-l-v-th-ng-l-l-ng-052905879.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Mar/2012 lúc 10:11pm
TC Hán Hóa Cam Bốt (03/11/2012)
Tác giả : http://fr.mg40.mail.yahoo.com/D_1-2_2-44_10-710_12-1/ - http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-188401_5-50_6-1_17-178380_14-2_15-2/ -
Đó
là chuyện đang xảy ra: trong khi Hải Quân Trung Quốc ầm ĩ ngoaì Biển
Đông, một mặt trận khác đang áp sát bên hông Việt Nam, nơi những cánh
rừng biên giới Cam Bốt và
Lào. Với tiền tung ra như mưa, các công ty tư bản đỏ Bắc Kinh đang
mua quyền khai thác nhiều ngàn hecta rừng Cam Bốt. Và không có gì bảo
đảm là, sau khi mãn hạn 99 năm khai thác, các công ty TQ sẽ trả lại đất
này cho Cam Bốt, và sau nhiều thế hệ tuổi trẻ trong các vùng sẽ nói hai
thứ tiếng Hoa và tiếng Khmer, không có gì để bảo đảm căn cước các thế hệ
tương lai không phải là dòng máu TQ.
Thông tin này do Reuters đưa ra hôm 7-3-2012. Lược dịch như sau.
Một
thời là những rừng già, nơi cư ngụ của cọp, voi, gấu... nhưng bây giờ
rừng quốc gia Botum Sakor National Park ở tây nam Cam Bốt đang bị xóa sổ
nhanh chóng để nhường chỗ cho các tay đánh bạc Trung Quốc. Chut
Wutty, giám đốc của hội bênh vực môi trường Natural Resource Protection
Group bản doanh ở Nam
Vang, nói rằng một thời nơi này là rừng, bây giờ chính phủ bán đất cho
tư bản đỏ TQ rồi. Ông nói đó là Tianjin Union Development Group, một
công ty điạ ốc từ bắc TQ, hiện đang biến 340 kilomét vuông rừng Botum
Sakor trở thành khu giaỉ trí sòng bài khổng lồ. Một xa lộ dài 64 km
gần hoàn tất sẽ cắt xuyên rừng với 4 lằn chạy qua nơi hầu hết là rừng
nguyên sinh. Các khu rừng và nơi trú ẩn cho thú rừng ở Cam Bốt đang biến
mất nhanh chóng trước làn sóng đầu tư của tư bản TQ, theo lời Chut
Wutty và các nhà hoạt động khác. Năm ngoái, chính phủ Cam Bốt nhượng
quyền khai thác đất cho nhiều công ty TQ để phát triển 7,631 kilômét
vuông đất, hầu hết là rừng quốc gia, theo khảo sát của Tổ Chức Phát
Triển và Nhân Quyền Cam Bốt (ADHOC). Vùng đất nhượng
quyền này tăng gấp 6 lần từ năm 2010 tới 2011, phần lớn vì tư bản TQ tập trung bơm tiền vào đầu tư. Các
gia đình ngư dân ở Botum Sakor nói rằng công ty Union Group dùng kỹ
thuật bạo lực để đẩy họ vào sâu hơn. Srey Khmao, 68 tuổi, từ Thmar Sar,
nói, “Đây là đất của ông nội tôi để lại. Tôi sống bình yên cho tới khi
Union Group tới đe dọa dân làng, buộc phải dọn đi.” Viện trợ Trung
Quốc thường mang hình thức các dự án xây hạ tầng với không ràng buộc
điều kiện, nên đã giúp Thủ Tướng Hun Sen bớt lệ thuộc các nước cấp viện
Tây Phương, nơi thường đòi minh bạch hồ sơ và đòi tôn trọng nhân quyền. Chiếm
đất, khai thác gỗ rừng lậu và cưỡng chế trục xuất là bình thường ở Cam
Bốt. Nhưng với nhượng quyền khai thác đất, chính phủ
Cam Bốt đã hợp pháp hóa các hành vi trên ở diện rộng trên các khu rừng
hoang dã cuối cùng, theo lời các nhà hoạt động. Hội nhân quyền
Cambodian Center for Human Rights nói, các công ty từ Cam Bốt, từ Việt
Nam và nhiều nước khác đang túa vào mua quyền khai thác đất, chủ yếu
trồng cao su và các cây nông nghiệp. Nhưng các dự án lắm tiền nhất là
khai thác mỏ vàng và các khoáng sản khác thì hầu hết là trao cho các
công ty Trung Quốc. Luật về tài nguyên đất của Cam Bốt năm 2001 cấm
việc nhượng quyền khai thác đất rộng hơn 10,000 hectares (tức 24,700
acres). Nhưng hãng TQ Union Group đã ký được hợp đồng 99 năm nhờ một sắc
lệnh hoàng gia năm 2008 để cho khai thác 36,000 hectares đất từ Botum
Sakor. Trong cùng năm, một hợp đồng ký bởi Bộ Trưởng môi Trường
Mok Mareth và chủ tịch hội đồng quản trị Li Zhi Xuan của Union Group:
công ty năm ngoái được trao thêm 9,100 hectares giáp giới đất đã ký để
xây một đập thủy điện. Union Group có tham vọng lớn cho khu vực này,
sẽ làm một mạng lưới đường lộ, một phi trường quốc tế, một hải cảng cho
các tàu du thuyền lớn, 2 hồ trữ nước, các khu nhà condo, các khách sạn,
các bệnh viện, các sân golf và một sòng bài có tên là “Angkor Wat on
Sea,” theo bản hợp đồng và theo thông tin từ trang web công ty. Như
thế sẽ bơm 3.8 tỷ đôla vào khu nghỉ dưỡng Botum Sakor, theo con số đưa
ra bởi Bun Leut, tỉnh trưởng tỉnh ven biển Kok Kong, được các hội nhân
quyền dẫn ra. Vùng khai thác này rộng gần phân nửa diện tích Singapore.
Dân chúng trong vùng nói rằng nơi này đã được
các kỹ sư TQ đặt tên là “Rồng 7 Đầu” (Thất Đầu Long), hay là “Hong kong
II.” Cheang Sivling, quản đốc người Cam Bốt biết tiếng TQ làm về
phân xưởng xây đường của Union Group, nói nơi naỳ chưa có tên gọi, chỉ
là tin đồn thôi. Xa lộ có 4 lằn đường, xây với chi phí 1.1 triệu
đô/dặm, một phần trong mạng lưới đường sẽ do Union Group xây cho cả
Botum Sakor, theo lời Cheang. Mathieu Pellerin, nhà nghiên cứu trong
hội nhân quyền Licadho của Cam Bốt, ghi nhận rằng xây mạng lưới đường
này sẽ cho dân khai thác gỗ lậu có lối xe lớn vào, và sẽ tăng tốc xóa sổ
rừng. Ông nói, “Botum Sakor đang tan chaỷ rồi.” Nơi làm việc dọc xa
lộ đã dựng lên nhiêù căn nhà cho kỹ sư TQ, và được canh gác bởi chiến
binh Cam Bốt. Chey Pheap, 42 tuổi, chủ 1 tiệm
tạp hóa, nói, “Tôi bất mãn, nhưng không làm gì được.” Ông và các dân
làng còn lại sẽ phải dọn sang các căn nhà xa 10 kilômét cách đó. Khi
được hỏi về nơi sắp dọn tới, một ngươì hàng xóm của Chey là Nhorn
Saroen, 52 tuổi, trong nhóm hàng trăm gia đình sắp phải dọn nhà để chỗ
cho tư bản TQ lấy đất, nói, “Nơi sẽ tới thì không có việc làm, không có
nước, không trường học, không chùa. Chỉ có sốt rét. Chúng tôi được lệnh
chỉ thị rằng đó là đất TQ, nên chúng tôi không có quyền chặt 1 cây nào
cả. Có vài người phản đốâi, nói sẽ không đi rồi. Thế là họ bị lấy đất và
bây giờ họ khôngcó gì hết.” Pellerin nói hợp đồng nhượng đất của Cam Bốt với Union Group thật là chấn động, khó hiểu, vì “Cam Bốt đang trao 36,000 hectares
đất cho 1 công ty ngoại quốc mà không giám sát gì bao nhiêu mà cũng không có lợi ích hiển nhiên gì cho dân chúng.” Một
phần hợp đồng: Union Group ký thác 1 triệu đô vào Hội Đồng Phát Triển
Cam Bốt, nhưng không trả lệ phí nào trong thập niên đầu tiên của hợp
đồng. Nhà hoạt động Chut Wutty nói, “Bạn tin rằng sau 99 năm đất này
sẽ được trả lại cho Cam Bốt sao? Bạn nghĩ là người ta sẽ đá văng mấy ông
TQ ra chăng? Không đâu. Mất vĩnh viễn rồi.”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-188401_5-50_6-1_17-178380_14-2_15-2/ -
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Mar/2012 lúc 5:59am
15 tháng ba 2012
THỦ TƯỚNG TRUNG QUỐC: CẤP BÁCH CẢI TỔ KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ
RFA 03-14-2012
Cải tổ kinh tế và chính trị là những điều cấp bách cần làm, nếu
không muốn thấy tình trạng xáo trộn xã hội tương tự như những thảm họa cùa thời
cách mạng văn hóa tái diễn. Đó là điểm chính trong cuộc họp báo của Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
tại Bắc Kinh, ngay sau phiên họp bế mạc Quốc Hội.
http://4.bp.blogspot.com/-gnlIT78L8yk/T2GsTKrCi_I/AAAAAAAACNU/RVUV1U2p2cQ/s1600/000_Hkg7054191-305.jpg"> |
AFP
Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trả lời báo chí ngay sau phiên họp bế mạc Quốc Hội tại Bắc Kinh, ngày 14 tháng 3, 2012.
|
Ông Ôn Gia Bảo nói rõ việc cải cách đất nước là điều phải làm, cho
rằng không thể phát triển kinh tế nếu không có đổi mới chính trị, đặc biệt là
phải đổi mới trong đảng và trong hàng ngũ lãnh đạo.
Nhưng ông cũng nói là những điều này phải được thực hiện từ từ và
có trật tự, đồng thời cũng phải phù hợp với tình hình kinh tế của quốc gia.
Vẫn theo ông thì những cuộc bầu cử cấp địa phương để người dân tự
chọn người lãnh đạo là một bước tiến quan trọng, vì khi dân chúng có thể đảm
trách phần việc của một làng, họ sẽ có thể đảm trách công tác điều hành của một
thành phố, và kế đến là đảm trách vai trò lãnh đạo của một quốc gia.
Ông Ôn Gia Bảo nói rõ việc cải cách đất nước là điều phải làm, cho
rằng không thể phát triển kinh tế nếu không có đổi mới chính trị, đặc biệt là
phải đổi mới trong đảng và trong hàng ngũ lãnh đạo.
Ông cũng nói rằng để làm được điều này, chính phủ có trách nhiệm
khuyến khích người dân tham gia sinh hoạt chính trị, và phải có chương trình
huấn luyện cho dân chúng, để mọi người có thể làm tròn trách vụ của chính
mình.
Ông Ôn Gia Bảo cũng nói là ông nhận lãnh trách nhiệm đối với những
vấn đề kinh tế và xã hội xảy ra trong thệp niên vừa qua, tức trong giai đoạn
ông cầm quyền, nhìn nhận có những chỗ có thể làm tốt hơn trong vai trò thủ
tướng mà ông được giao phó.
Trả lời câu hỏi về quan hệ thương mại song phương Trung Quốc-Hoa
Kỳ, ông cho hay mong muốn thấy tăng cường nhập khẩu từ Mỹ và gia tăng đầu tư 2
chiều.
Về quan hệ với Đài Loan, ông nói là hài lòng với những tiến triển
đang có, hy vọng quan hệ thương mại giữa đôi bên sẽ gia tăng.
Về những biến chuyển chính trị đang xảy ra tại Trung Đông, ông Ôn
Gia Bảo nói là khát khao dân chủ của người dân Trung Đông phải được tôn trọng
và đáp ứng, bảo thêm rằng theo ông, xu thế tiến đến dân chủ không thể bị bất kỳ
thế lực nào đẩy lùi.
Ông Ôn Gia Bảo cũng nói là ông nhận lãnh trách nhiệm đối với những
vấn đề kinh tế và xã hội xảy ra trong thệp niên vừa qua, tức trong giai đoạn
ông cầm quyền, nhìn nhận có những chỗ có thể làm tốt hơn trong vai trò thủ
tướng mà ông được giao phó.
Tuy nhiên khi được hỏi về những vụ tự thiêu phản đối chính sách
của Bắc Kinh liên tục xảy ra ở Tây Tạng trong hơn một năm trời qua khiến ít
nhất 19 người chết, ông cho rằng đó là những hành động quá cực đoan, được khích
lệ bởi những kẻ muốn chia rẽ tình đoàn kết dân tộc.
Cũng cần nói thêm đây là lần cuối cùng ông Ôn Gia Bảo xuất hiện
trước phiên nhóm hàng năm của Quốc Hội trong vai trò người điều hành chính phủ,
vì vào cuối năm nay Trung Quốc sẽ được điều khiển bởi một đội ngũ lãnh đạo mới.
Các nhà phân tích chính trị và những bản tin được những hãng thông
tấn quốc tế phổ biến trong thời gian qua đều nói là ông Tập Cận Bình sẽ thay
ông Hồ Cẩm Đào trong chức vụ tổng bí thư đảng và chủ tịch nước. Được chọn thay
ông Ôn Gia Bảo là ông Lý Khắc Cường.
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi
gấp rút cải cách chính trị
Wednesday, March 14, 2012
4:38:23 PM
BẮC KINH (AFP) -Trung Quốc có thể gặp sự tái diễn tình trạng hỗn
loạn ghê gớm của Cuộc Cách Mạng Văn Hóa nếu không “gấp rút” có cải cách chính
trị, theo lời thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao), hôm Thứ Tư
trong cuộc họp báo sau cùng với tư cách người đứng đầu chính phủ.
http://1.bp.blogspot.com/-5a3lWvUbxx8/T2Gs0PNjF5I/AAAAAAAACNc/iIwYEX3hQ3k/s1600/145883-TrungQuoc.400.jpg"> |
Thủ Tướng Ôn Gia Bảo tại cuộc họp báo sau phiên họp Quốc Hội Trung Quốc. (Hình: Lintao Zhang/Getty Images) |
Ông Ôn Gia Bảo được coi là người có tinh thần cấp tiến nhất trong
giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, tuy nhiên, các phân tích gia chính trị cho
hay phát biểu của ông vào cuối khóa họp Quốc Hội vừa qua là lời kêu gọi mạnh mẽ
nhất về nhu cầu phải có cải cách chính trị trong quốc gia độc đảng này.
“Chúng ta phải tiến hành cả cuộc cải cách cơ cấu kinh tế cũng như
cơ cấu chính trị, nhất là cải cách trong hệ thống lãnh đạo đảng và quốc gia,”
ông nói với các nhà báo, cho biết thêm đây là một “nhiệm vụ cấp thiết.”
“Nếu không có cải cách cơ cấu chính trị, chúng ta sẽ không thể
tiến hành cải cách cơ cấu kinh tế và những thành quả có được trong lãnh vực này
sẽ mất đi,” ông nói. “Thảm kịch lịch sử nhu vụ Cách Mạng Văn Hóa có thể lại xảy
ra.”
Cuộc Cách Mạng Văn Hóa diễn ra từ năm 1966 đến 1976 là thập niên
hỗn loạn với bạo động đẫm máu do Mao Trạch Ðông khởi xướng nhằm diệt trừ thành
phần bị ông coi là “thế lực tư bản.”
Rất nhiều người thiệt mạng trong cuộc thanh trừng ghê gớm này và
vẫn là mối ám ảnh đối với thế hệ người Trung Quốc lớn tuổi hiện nay.
Ðây là lần sau cùng ông Ôn Gia Bảo xuất hiện trong cuộc họp báo
cuối khóa họp Quốc Hội Trung Quốc trong tư cách thủ tướng - người kế vị ông sẽ
được loan báo trong khóa họp năm 2013 - và ông Ôn Gia Bảo rõ ràng là bị xúc
động về việc này.
Ông Nicholas Bequelin, nhà nghiên cứu chuyên về Á Châu của tổ chức
Human Rights Watch, cho hay “cải cách chính trị” của ông Ôn Gia Bảo không có
nghĩa là dân chủ hóa, nhưng là một loạt các cải cách nhằm thiết lập hệ thống
pháp luật thực sự áp dụng vào việc cai trị, thay vì những thay đổi lẻ tẻ nhằm
đáp ứng nhu cầu tình thế như hiện nay.
Các phân tích gia về Trung Quốc cũng cho rằng lời cảnh cáo của ông
Ôn Gia Bảo về Cách Mạng Văn Hóa cũng nhắm đến Bạc Hy Lai (Bo Xilai), bí thư
Trùng Khánh, người đã mở chiến dịch phục hồi tinh thần Mao Trạch Ðông, tạo lo
ngại trong thành phần cấp tiến.
V.Giang
Báo Người Việt
_____________
Trung Quốc sửa đổi luật Tố
tụng hình sự
15/03/2012 3:01
Trung Quốc chính thức sửa đổi luật Tố tụng hình sự, giới hạn quyền
hạn của cảnh sát trong việc bắt và giam giữ người mà không thông báo.
http://4.bp.blogspot.com/-_tpMOywm1Cc/T2GtNuby60I/AAAAAAAACNk/F_aTy5xx04Q/s1600/on-gia-bao.jpg"> |
Ông Ôn Gia Bảo (trái) và Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận sau một phiên họp tại quốc hội - Ảnh: AFP |
Trong phiên bế mạc kỳ họp vào ngày 14.3, Quốc hội Trung Quốc thông
qua việc sửa đổi một số điều khoản quan trọng trong bộ luật Tố tụng hình sự với
2.639 phiếu thuận, 160 phiếu chống và 57 phiếu trắng, theo Tân Hoa xã. Lâu nay,
cảnh sát Trung Quốc thường bị cáo buộc bắt và giam giữ người tại các địa điểm
không chính thức, được giới truyền thông gọi là “nhà tù đen”, mà không hề thông
báo cho thân nhân. Theo AP, nhiều người tố cáo bị dùng nhục hình trong quá
trình giam giữ. Vì thế, các chuyên gia cho rằng những sửa đổi mới sẽ góp phần
minh bạch hóa hoạt động của cảnh sát và tăng cường bảo vệ quyền lợi chính đáng
của nghi can.
CNN trích luật mới cho hay đối với các loại tội phạm hình sự thông
thường, nhà chức trách phải thông báo trong vòng 24 giờ cho gia đình nghi can
khi bắt giữ và giam tại các địa điểm không chính thức, tức là ngoài trại giam
và đồn cảnh sát. Tuy nhiên, luật không nói rõ cảnh sát có phải cho biết nơi
giam hay không. Ngoài ra, nhà chức trách vẫn có quyền giam giữ bí mật tối đa 6
tháng đối với những người bị nghi liên quan đến khủng bố, đe dọa an ninh quốc
gia hoặc tham nhũng nghiêm trọng. Theo tạp chí Tài Kinh, điều khoản này vẫn còn
gây tranh cãi trong giới học giả và cư dân mạng Trung Quốc. Một số ý kiến cho
rằng thuật ngữ “đe dọa an ninh quốc gia” rất rộng và dễ dẫn đến lạm quyền trong
lực lượng cảnh sát.
Cũng trong ngày 14.3, nhân cuộc họp báo sau khi bế mạc kỳ họp quốc
hội, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo Trung Quốc có thể rơi vào bi kịch giống như
thời Cách mạng văn hóa nếu không nhanh chóng thúc đẩy cải cách chính trị. Tân
Hoa xã dẫn lời ông Ôn nói nhu cầu cải cách từ hệ thống lãnh đạo của đảng Cộng
sản đến chính phủ đã đến giai đoạn cấp thiết. “Nếu cải cách chính trị thất bại,
Trung Quốc không thể cải tổ kinh tế một cách toàn bộ và những thành tựu mà
chúng ta đạt được có thể bị mất trắng,” ông nhấn mạnh. Đây là kỳ họp quốc hội
cuối cùng của ông Ôn trên cương vị thủ tướng Trung Quốc vì nước này sẽ có thế
hệ lãnh đạo mới sau đại hội toàn quốc đảng Cộng sản vào tháng 10. Gần đây, ông
thường xuyên đề cập chuyện cải cách chính trị nhưng không nói rõ đường hướng cụ
thể.
Thụy Miên
Báo Thanh Niên
http://motgocnhin.blogspot.com/2012/03/thu-tuong-trung-quoc-cap-bach-cai-to.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/Mar/2012 lúc 7:45pm
BÀI 1
Chương trình dạy tiếng Tàu được soạn thảo rất bài bản và ...quy mô !
Sẽ dạy tiếng Hoa từ lớp 1
8:37 PM Thứ tư, ngày 14 tháng ba năm 2012-
Theo dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếng
Hoa sẽ được dạy từ bậc Tiểu học, Trung học cơ sở. Ngay từ lớp 1, học
sinh đã tiếp cận với môn học này. Ngày 12/3 vừa
qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra Thông tư ban hành chương trình
tiếng Hoa cấp Tiểu học và Trung học cơ sở. Theo thông tư này, mục tiêu
chung là nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa ở
học sinh; giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và
văn hóa Hoa; phát triển nhân cách học sinh, nâng cao ý thức công Nam,
góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của người Hoa ở Việt
Nam. | Theo dự thảo này thì ngay từ lớp 1, học sinh sẽ bắt đầu học tiếng Hoa. |
Mục tiêu cụ thể -
Cấp tiểu học: Bước đầu hình thành năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong
đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói; cung cấp kiến thức cơ bản và tối
thiểu về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng
Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa
ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận
biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa. -
Cấp trung học cơ sở: Củng cố và phát triển năng lực giao tiếp tiếng
Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng đọc và viết; cung cấp kiến thức cơ sở
và đặc trưng về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong
cách và thông qua tiếng Hoa mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống,
văn hóa của người Hoa và các dân tộc anh em ở Việt Nam; bồi dưỡng tình
cảm yêu quý tiếng Hoa, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát
triển ngôn ngữ và văn hóa của người Hoa ở Việt Nam. Lớp và cấp học Chương
trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở được thiết kế thành 9
lớp và chia theo 2 cấp học. Cấp tiểu học gồm 5 lớp (từ lớp 1 đến lớp
5), cấp trung học cơ sở gồm 4 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9). Bài học Chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở cung cấp kiến thức và kĩ năng thông qua hệ thống đơn vị bài học. Hạt nhân của đơn vị bài học là các hoạt động ngôn ngữ. Ngữ liệu Ngữ
liệu được xây dựng theo các chủ điểm cơ bản sau: gia đình, trường học,
thiên nhiên, cộng đồng, đất nước, văn hóa dân tộc. Ngữ liệu phù hợp
với tâm lý, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ của học sinh người Hoa ở Việt
Nam. Nguồn ngữ liệu theo tỷ lệ 70% là của người Hoa ở Việt Nam (có điều
chỉnh hợp lý theo từng lớp học). Phương pháp dạy học -
Sử dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp dạy tiếng (ngôn ngữ),
trong đó chú ý các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, như:
rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, trò chơi
học tập,... - Giáo viên cần nắm được ưu điểm của
từng phương pháp để sử dụng đúng và hợp lý, đồng thời biết phối hợp giữa
các phương pháp để đem lại hiệu quả cao trong dạy học. -
Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng hiệu quả thiết
bị và phương tiện dạy học. Giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học và sử
dụng hiệu quả đồ dùng dạy học. Đánh giá kết quả học tập -
Kết quả học tập của học sinh được đánh giá thường xuyên và đánh giá
định kỳ. Đánh giá thường xuyên được tiến hành trong từng bài học. Đánh
giá định kỳ được tiến hành sau mỗi phần kiến thức, mỗi học kì, mỗi
lớp học, mỗi cấp học. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh căn cứ
vào Chuẩn kiến thức kĩ năng. - Vận dụng đa dạng và
linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá nhằm kích
thích học sinh học tập. Ngoài giáo viên, học sinh cũng được tham gia vào
quá trình đánh giá. Đánh giá bằng nhận xét, bằng điểm số. Đánh giá bằng
kiểm tra nói, bằng kiểm tra viết. - Học sinh hoàn
thành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, có
kết quả kiểm tra cuối cùng đạt điểm 5 trở lên được xét cấp chứng chỉ
tiếng dân tộc theo quy định. Điều kiện thực hiện chương trình -
Có giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tiếng
Hoa (Trung cấp sư phạm tiếng Hoa đối với cấp tiểu học; Cao đẳng sư
phạm tiếng Hoa đối với cấp trung học cơ sở) và đủ theo định biên để
giảng dạy môn Tiếng Hoa. - Có khả năng hoàn thành chương trình môn Tiếng Hoa: thực hiện trong 9 năm học, mỗi năm 140 tiết, mỗi tuần 4 tiết. -
Có đủ cơ sở vật chất trường lớp (phòng học, bàn, ghế,...), sách giáo
khoa (sách học sinh, sách giáo viên), thiết bị dạy học môn Tiếng Hoa. Cụ thể: Cấp/lớp | Số tiết/tuần | Số tuần | Tổng số tiết/năm | Cấp tiểu học | 1 | 4 | 35 | 140 | 2 | 4 | 35 | 140 | 3 | 4 | 35 | 140 | 4 | 4 | 35 | 140 | 5 | 4 | 35 | 140 | Cộng toàn cấp tiểu học | | 175 | 700 | Cấp trung học cơ sở | 6 | 4 | 35 | 140 | 7 | 4 | 35 | 140 | 8 | 4 | 35 | 140 | 9 | 4 | 35 | 140 | Cộng toàn cấp trung học cơ sở | | 140 | 560 | Thủy Nguyên Theo Infonet.vn http://www.tinmoi.vn/se-day-tieng-hoa-tu-lop-1-03809471.html
__________________
BÀI 2 Các em học sinh cấp tiểu học và trung học đã học tiếng Tàu , đây là chương trình học chính thức được bộ GD-ĐT ban hành .
Dạy và học tiếng Hoa trong nhà trường ra sao?
15/03/2012 3:37
Theo Bộ GD-ĐT, chương trình
dạy tiếng Hoa nếu được triển khai sẽ chỉ áp dụng đối với các trường có
đông học sinh người Hoa, và là biện pháp nhằm đưa vào quy củ hoạt động
dạy học bộ môn này.
Những ngày gần đây, một số báo loan tin Bộ GD-ĐT sẽ đưa tiếng Hoa vào
giảng dạy trong nhà trường từ tiểu học đến THCS, gây xôn xao dư luận.
Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên, đại diện của Bộ cho biết
đây chỉ là chương trình tự chọn dành cho các khu vực có đông người Hoa
sinh sống. Được biết, lý do đưa ra chương trình này là do các hoạt động
dạy tiếng Hoa (như một môn học tự chọn) tại các trường hiện có nhiều bất
cập về giáo trình, chương trình, dễ phát sinh hậu quả ngoài mong muốn.
Vì thế, Bộ muốn có một chương trình quy củ, phù hợp với chủ trương giáo
dục của nước ta.
Học sinh lớp 2 học tiếng Hoa tại Trường tiểu học Lạc Long Quân (Q.11, TP.HCM) - Ảnh: Diệp Đức Minh
|
Trao đổi với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Huyền, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc - Bộ GD-ĐT, cho biết:
Chương trình môn tiếng Hoa được xây dựng trên cơ sở pháp lý là Nghị
định số 82/NĐ-CP ngày 15.7.2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học
tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ
thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
|
|
|
Đây sẽ là chương trình môn học tiếng Hoa đầu
tiên chính thức được Bộ GD-ĐT ban hành và tất cả các trường sẽ phải áp
dụng chương trình đó vào giảng dạy một cách quy củ, tránh những bất cập,
lộn xộn không mong muốn xảy ra trong môn học này như trước đây
|
|
|
|
|
|
Đối với các học sinh dân tộc như người Hoa, người Thái... theo nguyện
vọng của cộng đồng thì Bộ GD-ĐT được giao nhiệm vụ xây dựng chương
trình, tài liệu cho họ trên cơ sở tài liệu chữ viết do họ tự chọn. Ví
dụ, tiếng Thái có 5 thứ tiếng thì người ta phải chọn tiếng gì để đưa vào
giảng dạy chính thức trong nhà trường chứ Bộ GD-ĐT không tự chọn và áp
đặt.
Tự chọn chứ không bắt buộc
Vậy môn tiếng Hoa sẽ được đưa vào giảng dạy cụ thể ở đâu, cho đối tượng nào, thưa bà?
Xin nhấn mạnh đối tượng của chương trình dạy tiếng Hoa là dành cho
chính học sinh người Hoa đang sinh sống tại Việt Nam. Đây là môn học tự
chọn chứ không phải bắt buộc.
Như vậy, những nơi có nhiều cộng đồng người Hoa sinh sống thì trường
học tiểu học và THCS đóng trên địa bàn đó sẽ đưa chương trình tiếng Hoa
mà Bộ GD-ĐT ban hành vào để giảng dạy cho học sinh người Hoa. Với điều
kiện là các trường giảng dạy phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên; tài liệu môn học này được cấp phát, trường nào dạy các
thứ tiếng dân tộc thì được bố trí giáo viên trong biên chế. Chương trình
này không đưa vào giảng dạy ở tất cả các trường như có ý kiến băn
khoăn.
Ngoài tiếng Việt là môn học chính, bắt buộc trong nhà trường thì học
sinh người Hoa sẽ được học tiếng mẹ đẻ của mình như một môn học tự chọn
chứ hoàn toàn không bắt buộc.
Tuy nhiên, hiện nay học sinh người Hoa đều học chung với học sinh
người Việt trong các trường. Vậy làm thế nào để tổ chức dạy môn tiếng
Hoa cho học sinh người Hoa?
Cũng giống như bất cứ môn học tự chọn khác đang giảng dạy trong các
trường phổ thông, đối với môn tiếng Hoa, nếu học sinh người Hoa đủ một
lớp học thì cứ đến giờ tự chọn môn tiếng Hoa, học sinh sẽ được học theo
đơn vị lớp đó. Nếu không, nhà trường có trách nhiệm tập hợp tất cả học
sinh người Hoa có nhu cầu vào một lớp và giảng dạy trong giờ tự chọn
theo trình độ, theo quy định về sĩ số.
Nhưng việc dạy học tự chọn ấy liệu có ảnh hưởng tới thời gian học chính khóa của học sinh không, thưa bà?
Tất nhiên, để dạy được môn học tự chọn thì trường đó phải đảm bảo
được yêu cầu là có tổ chức dạy 2 buổi/ngày hoặc nếu không thì phải tổ
chức dạy vào ngày nghỉ cuối tuần.
Đưa vào quy củ
Xin bà cho biết, hiện nay môn tiếng Hoa đã từng được giảng dạy
tại các trường có nhiều học sinh người Hoa chưa hay sau khi chương trình
này được ban hành mới đưa vào giảng dạy?
Theo thống kê chưa đầy đủ, tại 4 tỉnh, thành phố phía Nam có đông
người Hoa sinh sống nhất thì có 34 trường đã đưa tiếng Hoa vào giảng dạy
như một môn học tự chọn cho học sinh người Hoa. Chương trình này được
các Sở GD-ĐT thí điểm chứ không phải là chương trình chính thức của Bộ.
Vậy mục đích của Bộ GD-ĐT khi ban hành chương trình này là gì?
Nghị định của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết
của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm
giáo dục thường xuyên mới có hiệu lực từ năm 2010 nên trước đó mỗi địa
phương có một tài liệu dạy môn tiếng Hoa khác nhau.
Dự thảo chương trình mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, sau 60 ngày xin ý kiến
góp ý, nếu được phê duyệt thì đây sẽ là chương trình môn học tiếng Hoa
đầu tiên chính thức được Bộ GD-ĐT ban hành và tất cả các trường sẽ phải
áp dụng chương trình đó vào giảng dạy một cách quy củ, tránh những bất
cập, lộn xộn không mong muốn xảy ra trong môn học này như trước đây.
Học sinh người Việt muốn học tiếng Hoa ở các trường đó như môn học tự chọn có được không?
Theo Nghị định của Chính phủ thì chương trình này là nhằm dạy tiếng
mẹ đẻ cho chính người dân tộc thiểu số. Còn người Kinh thì học các thứ
tiếng khi đến công tác tại các vùng dân tộc có thứ tiếng đó. Tránh nhầm
lẫn giữa việc môn tiếng Hoa được đưa vào giảng dạy trong các trường như
một môn ngoại ngữ, dành cho tất cả học sinh có nhu cầu.
Kết quả môn tiếng Hoa có dùng để đánh giá, xếp loại của học sinh không?
Sau khi hoàn thành chương trình ở mỗi cấp học, nếu đạt yêu cầu thì
người học sẽ được cấp chứng chỉ để khuyến khích chứ không nhằm xếp loại,
đánh giá học sinh như một môn học chính khóa.
Tuệ Nguyễn (thực hiện)
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120315/day-va-hoc-tieng-hoa-trong-nha-truong-ra-sao.aspx
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 30/Mar/2012 lúc 1:16am
Lửa
cháy cho tình yêu
Châu Đình An -
Lửa cháy cho tình yêu
http://4.bp.blogspot.com/-_Z0r1VejKNg/T3NE5KJE18I/AAAAAAAAPo8/nuNNNtMR5DU/s1600/Tibet-tuthieu-danlambao.jpg">
Nhìn tấm hình hết sức xúc động, nghĩ đến
sự can đảm tuyệt vời và tình yêu đất nước của thanh niên Tây Tạng khiến tôi
muốn khóc. Còn hình ảnh nào cao đẹp và ý nghĩa hơn. Kinh thánh Thiên Chúa Giáo
dạy rằng: “Yêu là chết cho người mình yêu”
vì Chúa Jesus đã chết đau đớn trên thập giá vì yêu thương nhân loài.
Chàng thanh niên Tây Tạng anh hùng cũng
đã noi theo tấm gương của Jesus, là chết cho tình yêu, một cái chết không hề
lãng phí. Chỉ có tình yêu, người ta mới dám vượt qua tất cả những khó khăn,
gian khổ. Chỉ có tình yêu, người ta mới dám từ bỏ tất cả. Chỉ có tình yêu, cuối
cùng, là hiến dâng sự sống tươi đẹp của mình. Cái chết cao cả cho tình yêu đất
nước của chàng thanh niên Tây Tạng, mãi mãi và mãi mãi ngậm ngùi, đau đớn, ray
rứt và rạng rỡ trong lịch sử tranh đấu của nhân dân và đất nước Tây Tạng.
http://2.bp.blogspot.com/-Lb4MvetvfBE/T3NFTjzZlmI/AAAAAAAAPpE/w5rx_8cjoME/s1600/Tibet1332784425990.jpg">
Tháng 10 năm 1950, Mao Trạch Đông xua
quân và chiếm đóng lãnh thổ Tây Tạng từ đó cho đến bây giờ. Tàu đã xáp nhập
lãnh thổ Tây Tạng và phần đất của Trung Hoa, nhưng không thể nào xáp nhập trái
tim, tư tưởng và con người Tây Tạng được.
http://4.bp.blogspot.com/-xEzVo0rZnGg/T3NFeXPi1TI/AAAAAAAAPpM/Jw18x5IR1QM/s1600/Tibet-254426.jpg">
Nhiều
cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng bị đàn áp. Cho dù được Hoa Kỳ ủng
hộ, và thế giới tán đồng, và vị lãnh đạo tinh thần được kính trọng, Đạt
Lai Lạt Ma, vẫn không thể lung lay chế độ cộng sản Tàu. Một khi lòng
tham của Tàu chiếm đóng, khó lòng nó nhả ra. Nhưng không vì thế, sự việc
chống ngoại xâm của Tây Tạng chùn bước.
Bức
hình thanh niên Tây Tạng tự thiêu phản kháng lãnh đạo cộng sản Tàu là
Hồ Cẩm Đào khi đến thăm Ấn Độ, chắc chắn làm thế giới bùi ngùi xúc động,
và là ngọn lửa sẽ thiêu rụi chế độ cộng sản Tàu trong tương lai.
Người
Mỹ bị gọi là “can thiệp Mỹ”, hoặc “cảnh sát quốc tế” vì bị cho là xen
vào các chính sách của các nước nhỏ, cho dù Mỹ can thiệp bằng kinh tế,
văn hoá, quân sự vào các vùng trên thế giới. Nhưng, có điều là Mỹ không
có chính sách chiếm đóng và không muốn đồng hoá lãnh thổ cho mình. Tàu
thì khác, chủ trương của họ là chiếm đóng và đồng hoá các dân tộc khác
vào lãnh thổ, Tàu muốn tàn sát, diệt chủng văn hoá, đè bẹp tư tưởng, để
tất cả chỉ còn là Hán tộc duy nhất cai trị các sắc dân khác.
Những
nước có chung biên giới với Tàu như Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan,
Afghanistan, Miến Điện, Nepal… là các nước nhỏ luôn bị, nhòm ngó, bị đe
doạ, bị hăm he chiếm đóng lãnh thổ. Ngoại trừ Ấn Độ là nước đông dân có
đến cả tỉ người như Tàu, và từng có cuộc chiến tranh với Tàu vào năm
1962, và Tàu cũng ngán Ấn Độ hiện nay. Còn lại, các nước nhỏ khác, là
mục tiêu và tầm ngắm của Tàu trong dã tâm thôn tính, xâm chiếm.
http://2.bp.blogspot.com/-87yi9zr-iBk/T3NFtQTE9EI/AAAAAAAAPpk/CPjbkgoIwoY/s1600/Tibet-slide_217042_813746_large-e1332784422925.jpg -
http://chaudinhan.net/2012/03/28/l%E1%BB%ADa-chay-cho-tinh-yeu/ -
http://chaudinhan.net/2012/03/28/l%E1%BB%ADa-chay-cho-tinh-yeu/ - http://chaudinhan.net/2012/03/28/l%E1%BB%ADa-chay-cho-tinh-yeu/ http://danlambaovn.blogspot.com/2012/03/lua-chay-cho-tinh-yeu.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 10/Apr/2012 lúc 7:36pm
Mạng TQ: ‘Kế hoạch đánh chiếm nước Nga trong 2 tháng’
Reds.vn
Toàn bộ các khu vực
Zabaikal, Viễn Đông và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm
soát của Trung Quốc. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra
trong thời gian dài hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui
và lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” với
Nga…
“Hãy trả lại Sibir và Viễn Đông cho Trung Quốc”
Vào
tháng 3/2012, trên diễn đàn trang điện tử quân sự của Trung Quốc
Club.mil.news.sina.com.cn đã đăng một bài viết có tiêu đề: “Nga cần trả
lại Sibir và vùng Viễn Đông cho Trung Quốc để tạo điều kiện phát triển
tình hữu nghị và hòa bình trên toàn thế giới!”. Những bài viết kiểu này
đã trở nên đặc trưng đối với mạng internet Trung Quốc thời gian gần đây.
Trong
bài viết, tác giả dẫn lại một câu nói được cho là của ông Putin: “Bất
kỳ tổng thống Nga nào cũng cần làm tất cả để trả lại cho Trung Quốc
những vùng lãnh thổ Viễn Đông của họ”.
Tác
giả khẳng định những vùng lãnh thổ Sibir và Viễn Đông từ phía Đông dải
Ural từ xa xưa thuộc đã về Trung Quốc. Tại đây, các dân tộc thiểu số du
mục phía Bắc Trung Quốc thời xa xưa đã từng sinh sống. Trong thời gian
chuyến đi thăm của mình đến Liên Xô, Mao Trạch Đông đã từ chối xuống ga
nằm tại khu vực biển Bắc (hồ Baikal). Một người tháp tùng hỏi Mao vì sao
không rời con tàu. Mao mắng người này vì thiếu kiến thức lịch sử và
“bằng giọng cáu giận nặng nề” nói rằng: “Ở đây mục phu Trung Quốc
Xinchen Xu U đã chăn đàn gia súc của mình”. Mao ngầm ý rằng vùng đất này
là tổ quốc cổ xưa của nhân dân Trung Quốc, nay bị Liên Xô chiếm đóng
bất hợp
pháp.
Tác
giả bài viết cũng khẳng định rằng nhiều triều đại Trung Quốc đã đặt các
cơ quan quản lý hành chính ở “Sibir lạnh lẽo”. Nhưng sau đó người Nga
vượt qua dãy núi Ural, bắt đầu thẩm lậu sang phía Đông vào Sibir và tiếp
tục tiến đến bờ biển Thái Bình Dương. Tác giả tỏ ra căm phẫn khi cho
rằng địa danh Heiluntszyan của Trung Quốc đã bị đổi thành Nicolaievsk,
một điều tương tự như việc Nga chiếm của Nhật Bản đảo Osima giàu có về
gỗ và khí đốt thiên nhiên và đổi tên thành Sakhalin.
Cuộc
xâm lấn của Nga đã gây ra “nỗi căm thù lịch sử”, và nhiều người Trung
Quốc sẽ không quên mối nhục này, tác giả viết. Và sự trỗi dậy của Trung
Quốc đòi hỏi những vùng lãnh thổ Viễn Đông đã mất phải được hoàn trả.
Quan hệ Nga – Trung: Đối tác chiến lược hay sự dối trá chiến lược?
Tác
giả tin chắc, Nga không có các nguồn nhân lực, tài chính, vật chất để
kiểm soát được vùng Viễn Đông. Người Trung Quốc cần giành thế chủ động
để lấy lại vùng lãnh thổ này. “Nếu Putin thực tế sẽ trả lại cho chúng ta
những vùng đất đã mất, điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đẹp đến mối ổn định
quan hệ Trung-Nga. Đây sẽ là minh chứng của tình hữu nghị đích thực, sự
tôn trọng lẫn nhau và tình đoàn kết giữa hai nước của chúng ta” tác giả
bình luận.
Ở
phần bình luận, rất nhiều độc giả đã ủng hộ bài viết với những lời lẽ
kiểu như: “Việc lấy lại những vùng đất đã mất là nhiệm vụ của chúng
ta!”. Có người còn phân tích: “Cần trả cho Nga nhiều tỷ USD để mua những
mảnh đất này, bởi vì sắp đến những trái phiếu của Hoa Kỳ sẽ biến thành
những tờ giấy lộn. Đây là một viên đạn giết chết hai con thỏ: vừa tránh
được những trái phiếu đang mất giá trị và đồng thời có được những vùng
đất giàu khoáng sản”.
Tuy
vậy, cũng có độc giả bày tỏ sự ngạc nhiên khi một trang mạng “đáng
kính” như Sina.com.cn lại có thể đăng tải bài viết phi lý của một kẻ có
đầu óc bệnh hoạn.
Kịch bản chiến tranh chống Nga
Không
chỉ dừng lại ở những lời hô hào chung chung, trên các diễn đàn quân sự
của Trung Quốc đã diễn ra những cuộc tranh luận hoàn toàn nghiêm túc về
viễn cảnh của “cuộc thập tự chinh xe tăng mật tập” vào miền Đông nước
Nga. Vào đầu năm 2012, nhiều trang mạng phát tán một kịch bản chi tiết
về cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành nhằm chiếm đất của Nga.
Kịch
bản này đặt ra giả thuyết, vào cuối tháng 2/2012, Trung Quốc sẽ bắt đầu
các hoạt động quân sự xâm chiếm đóng các vùng Sibir, Viễn Đông và
Zabaikal của Nga. Khu vực Trung và Tây Sibir sẽ là hướng tấn công chính.
Những hướng khác sẽ phụ thuộc vào quân số, gồm Primore, Viễn Đông và
Zabaikal.
Biên giới Trung Quốc kéo dài đến dãy Ural!
Theo
các “chiến lược gia internet”, toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông
và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Trung
Quốc. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra trong thời gian dài
hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui và các binh lính
Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” giữa Nga và
Trung Quốc.
Thành
phố Yakutsk sẽ bị chiếm và các tuyến đường BAM, Magadan, Irkutsk và
Krasnoyarsk sẽ bị cắt đứt bởi các chiến dịch của lực lượng đổ bộ hàng
không vào những ngày đầu cuộc chiến. Sau khi chiếm được các mỏ dầu và
khí đốt, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiềm chế các hoạt động của NATO nhằm
ủng hộ Nga.
Vào
cuối tháng 4, vùng Kamchatka và Chukotka sẽ bị chiếm đóng bởi chiến
dịch của các đơn vị đổ bộ đường không. Quân Trung Quốc sẽ tiến công với
tốc độ nhanh, từ 200 – 500 km mỗi ngày. Khác chiến thuật của những cuộc
chiến tranh trước đây, Trung Quốc sẽ không tập trung quân sát biên giới
Nga. Sau khi nhận các nhiệm vụ chiến đấu và lịch hành trình, các binh sỹ
theo đội hình hành quân từ các vị trí của mình vào ban đêm với tốc độ
cao tiến thẳng vào các điểm thực hiện nhiệm vụ tác chiến.
Các
đơn vị và phân đội đụng độ với bính lính Nga sẽ độc lập thực hiện nhiệm
vụ của mình. Các lực lượng chính sẽ hành quân đến các vị trí thực hiện
nhiệm vụ chiến đấu đã định. Như vậy cuộc tấn công sẽ không bị chậm lại.
Tiến độ của các chiến dịch sẽ đúng như kế hoạch. Việc sử dụng vũ khí hạt
nhân sẽ không thể xảy ra trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, bởi
vì tập đoàn đột kích sẽ hoàn toàn ở trên lãnh thổ Nga.
Trước
khi cuộc chiến bắt đầu, hơn một nghìn các toán biệt kích trinh sát đặc
nhiệm của Trung Quốc đã xâm nhập vào nước Nga dưới vỏ bọc thường dân để
tiến hành trinh sát các cơ sở quân sự Nga. Trong những ngày đầu chiến
tranh, các nhóm đặc nhiệm này sẽ chỉ điểm cho các đơn vị tên lửa chiến
lược, và không quân Trung Quốc tiêu diệt các tổ hợp phòng không, kho vũ
khí, các điểm chỉ huy ít được bảo vệ của Nga…
Tại
các vùng lãnh thổ chiếm đóng, Trung Quốc sẽ tiến hành đổi đồng rúp ra
đồng nhân dân tệ theo tỷ giá ưu đãi cho nhân dân địa phương, cung cấp
các sản phẩm ăn uống và hàng hóa do mình sản xuất với giá rẻ hơn hai –
ba lần so với giá mà những người Nga hiện nay phải mua.
Trong
thời hạn ngắn, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng nhà ở và triển khai sản
xuất trên các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng. Những người gốc Nga từ thời
điểm bị Trung Quốc chiếm đóng sẽ không chỉ được nâng cao mức sống của
mình gấp hai – ba lần, mà còn có được công việc ổn định nhờ sự phát
triển nhanh chóng của các vùng đất dưới sự quản lý của Trung Quốc.
Để
ngăn chặn triệt để sự phản kháng từ người dân địa phương, Trung Quốc sẽ
tiến hành hoạt động tuyên truyền ồ ạt với những khẩu hiệu kiểu như:
- “Chúng tôi giúp những người anh em Nga thoát khỏi bọn quan chức thối nát và lũ đầu sỏ trộm cướp!” - “Sibir – chúng tôi sẽ trao trả cho những người dân Sibir” v..v và v.v…
Trên
thực tế, lính Trung Quốc sẽ xử bắn những kẻ tham nhũng và kẻ tham ô
công quỹ mà nhân dân cũng như các đơn vị tình báo Trung Quốc đều đã biết
rõ. Một số quan chức không kịp chạy trốn sẽ phải hợp tác với Trung Quốc
để bảo đảm an toàn cho bản thân. Và chỉ sau 2 tuần chiếm đóng, Trung
Quốc đã thiết lập một trật tự mới trên vùng lãnh thổ cũ của Nga.
Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nga – Trung
Những nguyên nhân, theo dân mạng Trung Quốc, sẽ khiến cuộc chiến tranh với Nga là không tránh khỏi:
- Nhiều phần lãnh thổ Nga trong lịch sử thuộc về Trung Quốc và người Trung Quốc có quyền đòi lại chúng.
- Sự cần thiết mở rộng không gian sống, cũng như nhu cầu chảy bỏng về các nguồn dầu mỏ, khí đốt và nhiều nguồn tài nguyên khác.
- Tranh thủ sự yếu kém về kinh tế cũng như chính trị, sự thụt lùi của Nga về quân sự để tiến hành chiến tranh.
-
Trung Quốc đã từng bị Liên Xô “vả vào mặt” trong những cuộc xung đột và
mâu thuẫn năm 1969, 1982. Với bản tính “thù dai”, người trung Quốc
không thể không “rửa nhục”.
Những biểu hiện chuẩn bị chiến tranh, theo quan sát của dân mạng Trung Quốc
-
Các công trình xây dựng trục đường chính và các con đường dọc theo mặt
trận tại các khu vực giáp biên giới với Nga để vận chuyển binh lính ở
dạng đường 6-8 làn xe đã hoàn tất. Khả năng lưu thông như vậy của các xa
lộ chẳng phục vụ điều gì khác ngoài việc nhanh chóng chuyển quân ra mặt
trận.
- Trung Quốc đã chấm dứt các khoản đầu tư to lớn vào Nga, và sẽ không phải chịu những thiệt hại kinh tế nếu chiến tranh nổ ra.
- Người Trung Quốc đang ồ ạt học tiếng Nga dưới sự khuyến khích của nhà nước (chứ không phải là tiếng Anh).
-
Hoạt động chuẩn bị chiến đấu của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa
thường xuyên được hoàn thiện, sẵn sàng cho những cuộc chiến tranh quy
mô lớn. Có lẽ, không phải ngẫu nhiên khi các cuộc thử nghiệm xe tăng mới
và các phương tiện bọc thép khác chủ yếu được tiến hành ở vùng Nội
Mông. Điều kiện khí hậu nơi đây rất giống khu vực Viễn Đông và Sibir của
Nga.
KICHBU lược dịch. V.T biên tập. Nguồn: Militaryparitet.com / Newsland.ru
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/May/2012 lúc 7:13pm
Hacker Philippines
tiếp tục hạ 14 website Trung Quốc http://tuoitre.vn/"> Tuổi Trẻ – 2-5-2012
TTO
- Không lâu sau khi giới chức Philippines ra lời kêu gọi kiềm chế những
căng thẳng trên mạng, lại có thêm 14 trang web thuộc hệ thống thông tin
Chính phủ Trung Quốc bị tấn công và thay đổi giao diện. http://vn.news.yahoo.com/h-n-qu-c-b-tri-u-ti-084209604.html -
Một trang web Chính phủ Trung Quốc bị hacker Philippines thay đổi giao diện – Ảnh minh họa: Internet
Trong hành động được giới truyền thông gọi là sự “phớt lờ” yêu
cầu từ chính phủ nước mình, các hacker Philippines, được xem là thuộc
tổ chức hacker quốc tế Anonymous, vẫn tiếp tục tấn công và thay đổi giao
diện của 14 trang web trực thuộc Chính phủ Trung Quốc, trong chiến dịch
được gọi là “OpChinaDown”. Theo nguồn tin từ trang công
nghệ NewsBytes, lý do của những cuộc tấn công chủ yếu vẫn mang màu sắc
chính trị, cụ thể là các tranh chấp địa lý xung quanh khu vực bãi đá
ngầm Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc. (Xem ) Một
lần nữa, các quan chức Philippines đã lên tiếng bày tỏ “sự thất vọng”
đối với hành động của nhóm Anonymous “chi nhánh” Philippines, cho rằng
các hành vi cực đoan này chỉ khiến sự căng thẳng giữa hai quốc gia leo
thang một cách không cần thiết.
Thông điệp của nhóm hacker tự cho là thành viên của nhóm Anonymous trong chiến dịch chống lại Chính phủ Trung Quốc
Hiện danh sách các trang web thuộc hệ thống thông tin Chính
phủ Trung Quốc là nạn nhân của vụ tấn công vẫn chưa được công bố cụ thể.
Theo các chuyên gia nhận định, có thể những trang này đã được lựa chọn
hoàn toàn ngẫu nhiên. Ngày 23-4, Chính phủ Philippines thông báo ba trang web thuộc phủ tổng thống đã bị các hacker từ Trung Quốc tấn công. Ngày
26-4, các hacker Philippines tấn công trả đũa nhiều trang web thuộc
Chính phủ Trung Quốc. Giới chức Philippines lập tức yêu cầu các hacker
trong nước chấm dứt các hành động này, đồng thời kêu gọi các bên kiềm
chế để tránh leo thang một “cuộc chiến ảo” giữa hai nước. Ngày
30-4, các hacker tự xưng là “chi nhánh” Philippines của nhóm hacker quốc
tế Anonymous phớt lờ lời kêu gọi, tiếp tục tấn công 14 trang web của
Chính phủ Trung Quốc. THÚY QUỲNH
http://vn.news.yahoo.com/hacker-philippines-ti-p-t-c-h-14-100200536.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/May/2012 lúc 10:53am
Philippines đơn phương kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế http://tuoitre.vn/"> Tuổi Trẻ – 3-5-2012
TTO
- Philippines sẽ đơn phương đưa vụ việc tranh chấp ở đảo đá ngầm
Scarborough với Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật biển (Itlos), bất
chấp việc Bắc Kinh từ chối ra hầu tòa.
http://vn.news.yahoo.com/philippines-c%E1%BA%A7n-v%C5%A9-kh%C3%AD-h%E1%BA%A1ng-n%E1%BA%B7ng-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%E1%BA%A5u-041600508.html - Báo Philippines The Inquirer dẫn lời Bộ trưởng ngoại giao Albert del Rosario nói ngày 2-5 về thông tin trên.
Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert Del Rosario (trái) và Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Hillary Clinton ở Washington - Ảnh: Getty Images
Trong một tin nhắn gửi đi từ Washington D.C, Mỹ, ông Del
Rosario nói Bộ Ngoại giao Philippines “hiện đang tiến hành các thủ tục
cần thiết” để trình báo vụ việc lên Itlos, có trụ sở ở Hamburg, Đức.
Itlos được thành lập ngày 10-12-1982 theo Công ước Liên Hiệp Quốc về
luật biển (Unclos). Ông Del Rosario nói đây là “một bước hợp pháp
để đối phó với những xung đột và tuyên bố lãnh thổ chồng lấn” trên biển
Đông. “Cả thế giới biết rõ Trung Quốc có nhiều tàu chiến, máy bay hơn
so với Philippines. Tuy nhiên, rốt cuộc chúng tôi hi vọng có thể chứng
tỏ rằng luật pháp quốc tế sẽ công bằng hơn nhiều”, ông Del Rosario nói. Ông
và Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã có cuộc gặp với
những người đồng cấp Mỹ ở Washington ngày 30-4, trong đó Mỹ tuyên bố
trung lập trong tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải giữa Bắc Kinh và Manila. Ngày
29-4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã từ chối kêu gọi từ
Manila nhờ một trung gian quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển và
nhắc lại khẳng định chủ quyền của họ với bãi đá ngầm. The Inquirer dẫn lời các chuyên gia nói vụ kiện của Philippines ở Itlos khó có cơ hội nếu Bắc Kinh từ chối tham gia. Philippines yêu cầu Mỹ hỗ trợ quân sự Cũng
trong ngày 2-5, Philippines thông báo đã yêu cầu Mỹ hỗ trợ lực lượng
quân đội, tàu tuần tiễu và máy bay cũng như hệ thống rađa quân sự.
“Chúng tôi đã trình một danh sách các thiết bị cứng mà Mỹ có thể hỗ trợ,
có thể bao gồm tàu và máy bay tuần tiễu, hệ thống rađa và các trạm quan
sát bờ biển”, ông Del Rosario nói. Trong bài phát biểu ở Quỹ
Heritage, ông cũng cho biết Philippines sẽ tăng cường quan hệ đối tác
với Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc và các nước khác để bảo đảm an ninh hàng hải,
hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai trong vùng. Ông khẳng định
Philippines và đồng minh có hiệp ước của họ và sẽ tiếp tục tiến hành các
cuộc tập trận “theo một cách tốt hơn, ở nhiều địa điểm hơn và thường
xuyên hơn”. “Mỹ cần một đồng minh mạnh hơn trong vùng có thể chia
sẻ trách nhiệm bảo đảm an ninh và ổn định khu vực một cách hiệu quả hơn
- ông Del Rosario phân tích - Do đó lợi ích chiến lược của Mỹ là đầu tư
vào sự tiến bộ quốc phòng và khả năng quân sự của Philippines. Với
Philippines, căng thẳng ở biển Tây Philippines (biển Đông) là đầy thách
thức”. Trong khi đó, nhiều tổ chức dân sự Philippines đã kêu gọi
một cuộc tuần hành của người Philippines trên toàn cầu phản đối Trung
Quốc. Tổ chức Người Philippines ở Mỹ, do Loida Nicolas-Lewis làm chủ
tịch, đang vận động các cuộc tuần hành trước Đại sứ quán Trung Quốc và
các lãnh sự nước này ở Manila cũng như các thành phố lớn của Mỹ, Canada,
Úc và các nước châu Á khác vào ngày 11-5 để gây sức ép với Bắc Kinh. “Trung Quốc cũng là châu Á, họ sẽ mất mặt - Lewis, bản thân trực tiếp tổ chức tuần hành ở New York, nói với The Inquirer - Chúng tôi sẽ cố gắng huy động cả người Mỹ gốc Việt, gốc Malaysia, gốc Indonesia và các nước khác tham gia tuần hành”. Doanh
nhân người Philippines gốc Hoa Jackson Kan nói Bắc Kinh sẽ buộc phải
phản ứng nếu có 500.000 người Philippines xuống đường tại lãnh sự nước
này ở Makati, gần Manila, “nhưng chúng tôi không cần họ phản ứng, chúng
tôi cần phản ứng từ cộng đồng quốc tế”. HẢI MINH http://vn.news.yahoo.com/philippines-n-ph-ng-ki-n-trung-qu-035300523.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 06/May/2012 lúc 8:57pm
http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2012/05/trung-quoc-ua-tau-cong-xuong-khong-lo.html - Trung Quốc đưa tàu công xưởng khổng lồ đến Biển Đông
07
th. 5/2012
http://www.youtube.com/watch?v=xZwVIzR_2DU
http://2.bp.blogspot.com/-SyKeFd-yqIA/T6caLFHVcCI/AAAAAAAAFqM/4jBYxaMcfng/s1600/hainam.jpg">
http://www.viet.rfi.fr/auteur/thuy-my - Thụy My - Theo
hãng tin Đài Loan CNA hôm nay 06/05/2012, Trung Quốc đã điều một tàu
công xưởng và một đội tàu hỗ trợ đến Biển Đông, nhập vào đoàn tàu đánh
cá hiện có của Trung Quốc tại đây. Sự kiện này diễn ra trong lúc việc
tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng ở Biển Đông đang căng thẳng.
Tàu Hải Nam Bảo Sa 001, một tàu chế biến hải sản khổng lồ 32.000 tấn, và
một chiếc tàu dầu 20.000 tấn, hai tàu vận tải 10.000 tấn và ba tàu hỗ
trợ có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 tấn sẽ đến tăng cường cho đội tàu
đánh cá hiện có từ 300 đến 500 chiếc của Trung Quốc tại vùng biển tranh
chấp. Hãng tin CNA dẫn nguồn tin từ Văn Vị Báo, tờ báo Hoa ngữ có trụ sở
tại Hồng Kông cho biết như trên.
Hải Nam Bảo Sa là tàu công xưởng chế biến hải sản lớn nhất của Trung
Quốc, loại tàu này hiện nay trên thế giới chỉ có bốn chiếc. Trên tàu có
bốn nhà máy chế biến, 14 dây chuyền sản xuất và khoảng 600 công nhân.
Tàu mẹ và các tàu hỗ trợ sẽ cung ứng các phương tiện cần thiết để chế
biến đến 2.100 tấn hải sản mỗi ngày.
Hiện nay, đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc không thể ở lâu trong khu vực
vì thiếu phương tiện chế biến. Đội tàu bổ sung này sẽ giúp các tàu cá
Trung Quốc có thể đánh bắt tại Biển Đông suốt 9 tháng.
Bên cạnh đó, hôm 26/4 Quốc gia Hải dương Cục của Trung Quốc cũng đã đồng ý "trên nguyên tắc"
cho chính quyền tỉnh Hải Nam xây dựng bến cảng tại quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam. Sở Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ước tính bến tàu này sẽ
giúp sản lượng hải sản trong khu vực đạt 2,2 triệu tấn vào năm 2015,
thu về 50 tỉ nhân dân tệ (tương đương 7,9 tỉ đô la).
Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan cùng đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo
Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ
quần đảo Hoàng Sa ngày 20/01/1974, sau trận hải chiến với quân đội Việt
Nam Cộng Hòa.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120506-trung-quoc-dua-tau-cong-xuong-khong-lo-den-bien-dong - Nguồn: VietRFI
http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2012/05/trung-quoc-ua-tau-cong-xuong-khong-lo.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 08/May/2012 lúc 12:10am
TRÔNG NGƯỜI MÀ NGHĨ ĐẾN TA !!! MK
Thấy gì từ vụ Trung Quốc “chèn ép” Phillipines tại Scarborough? http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/"> Tuần Việt Nam – Thứ hai, ngày 07 tháng năm năm 2012
Theo phía
Phillippines, vào sáng 28/4, Trung Quốc đã có hành động chèn ép bằng
cách cho một tàu lớn bất ngờ tăng tốc lên 20 hải lý/h (37 km/h), đi
xuyên qua hai tàu tuần duyên nhỏ của Philippines, tạo ra những đợt sóng
lớn đánh vào hai tàu này. Đây là vụ việc nghiêm trọng nhất, kể từ khi
quan hệ hai nước trở nên căng thẳng do tranh chấp tại bãi đá ngầm
Scarborough / Hoàng Nham vào ngày 8/4.
Phía Philippine cho biết, "Tàu của chúng tôi đã không
phản ứng trước hành động ức hiếp này". Nhưng Phillippines đòi đưa vụ
việc ra xử tại Tòa án Quốc tế, điều mà phía Trung Quốc bác bỏ, như lời
của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã nói: “Quốc
tế hóa vấn đề này sẽ chỉ làm phức tạp và thổi phồng vấn đề”.
Rõ ràng là Phillippines không muốn bị đơn độc trong cuộc tranh chấp
với Trung Quốc. Và Trung Quốc, như đã nói, lại không chấp nhận giải
pháp đa phương để giải quyết căng thẳng qua con đường ngoại giao. Vụ
việc dường như bị lâm vào bế tắc. Không bên nào chịu rút tàu của mình
ra khỏi nơi tranh chấp. Ngược lại, Phillippines vừa đưa thêm 6 tầu cá
tới bãi ngầm để cân bằng với số tàu cá của Trung Quốc. Dư luận quốc tế
tự hỏi, liệu căng thẳng có leo thang hơn nữa? Và đâu là lối ra cho
tình hình?
|
Một tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham. |
Cần nói ngay là vụ việc sẽ không leo thang thành xung đột vũ trang
giữa hai nước, dù chỉ giới hạn tại điểm xẩy ra tranh chấp. Trung Quốc
cho tàu hải giám, không phải tàu hải quân, đến hỗ trợ các tàu cá, nên
Phillippines không thể kéo Mỹ vào một cuộc xung đột có tính quân sự, dựa
trên hiệp ước phòng thủ chung. Mà đứng một mình, thì việc lựa chọn thế
đối đầu có vũ trang với Trung Quốc sẽ là một sự mất mát chắc chắn nhất
cho Phillippines.
Vậy việc giải quyết chỉ hoặc qua con đường ngoại giao đa phương, có
lợi cho Phillippines; hoặc qua đối thoại song phương, mà Trung Quốc có
lợi. Nếu Phillippines tin là áp lực khu vực và quốc tế tới cuộc xung
đột ngày càng tăng, và biết là Trung Quốc biết rõ điều đó, thì sự kiên
định của Phillippines theo đường lối “giữ thế cân bằng”,không phản ứng
trước sự chèn ép của Trung Quốc, sẽ làm tăng cơ hội giải quyết vấn đề
theo hướng đa phương.
Ngược lại, nếu Trung Quốc tin là Phillippines bị bỏ rơi, thì căng
thẳng sẽ leo thang. Trung Quốc sẽ tăng các biện pháp chèn ép (hay khiêu
khích?) mà một phản ứng không kiểm soát của phía Phillippines với sự
chèn ép sẽ ép nước này phải ngồi vào bàn đối thoại song phương với
Trung Quốc.
Chính vì vậy mà có vụ Trung Quốc cho tầu hải giám tăng tốc, gây nguy
hiểm cho tàu của Phillippines. Vấn đề là Trung Quốc tin rằng
Phillippines chưa kêu gọi được sự ủng hộ toàn diện của ASEAN và Mỹ lại
không thể dính vào cuộc tranh chấp.
Nói khác đi, Trung Quốc tin rằng Phillippines đang ở thế cô lập. Nếu
cơn sóng lớn gây ra bởi cú tăng tốc làm tàu Phillippines bị chao đảo
và nếu sự chao đảo đó khiến một người lính của Phillippines mất bình
tĩnh, bắn một phát súng chỉ thiên thôi, thì cũng đủ để đưa Phillippines
ngồi vào bàn đối thoại song phương với Trung Quốc.
Vậy tình huống hiện nay không phải là sự bế tắc, nhưng có thể diễn ra
nhiều bất ngờ mới, có tính chèn ép của Trung Quốc, để khiến tranh chấp
bị xoay vào thế song phương. Như vừa nêu, sẽ là khôn ngoan nếu
Phillippines tuyệt đối không phản ứng gì với những sự chèn ép này, như
người pháp ngôn Bộ ngoại giao Phillippines là Raul Hernandez đã nói.
Việc lôi kéo dư luận quốc tế vào vụ việc, thông qua việc gắn lợi ích
các nước lớn với Phillippines qua các vụ việc khác, sẽ là phản ứng tốt
nhất để xoay diễn biến tranh chấp về phía đa phương. Tất nhiên là sự
lựa chọn phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của Phillippines. Chẳng hạn
vừa rồi, binh sỹ Mỹ và Philippines đã tiến hành cuộc tập trận chung
với giả định xông lên tái chiếm đảo Palawan của Philippines, đảo nằm
cách không xa nơi xảy ra căng thẳng thực giữa Philippines và Trung
Quốc.
Trong một diễn biến mới nhất, tại buổi nói chuyện tại Quỹ Heritage,
khi đề cập đến cuộc tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, Bộ trưởng
ngoại giao Philippines là Del Rosario khẳng định: "Chúng tôi cần ngăn
cản mọi cuộc xâm nhập tiếp theo vào các vùng biển mà chúng tôi có chủ
quyền. Chúng tôi đang đệ trình một danh mục các vũ khí hạng nặng mà Mỹ
có thể giúp chúng tôi, dưới dạng các tàu tuần tiễu, máy bay tuần tra,
hệ thống rađa và các trạm theo dõi bờ biển. Chúng tôi đang tìm kiếm sự
giúp đỡ từ các đối tác quốc tế khác, những nước cũng rất sẵn lòng giúp
đỡ".
Ông Del Rosario cho biết "trong khi chờ các vũ khí mới, điều quan
trọng đối với Philippines và đồng minh Mỹ là hai bên tiếp tục tiến hành
các cuộc tập trận quân sự theo cách thức tốt hơn, tại nhiều địa điểm
hơn và thường xuyên hơn". Ngoài ra, Philippines cũng đang tăng cường
quan hệ đối tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước khác
trong các lĩnh vực như an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thảm
họa.
Dĩ nhiên, tập trận chung, mua sắm vũ khí hạng nặng, hay tăng quan hệ
hợp tác về an ninh biển chẳng làm thay đổi thế “trứng chọi đá” về mặt
quân sự của Phillippines với Trung Quốc. Nhưng rõ ràng là lợi ích của
các nước lớn về an ninh biển và ý muốn của Phillippines nhằm giữ các
vùng biển mà Phillippines có chủ quyền theo công ước quốc tế là có gắn
kết nhau.
Giờ đây, Trung Quốc sẽ phải lựa chọn giữa việc làm cho tranh chấp kéo
dài và ngày càng thúc đẩy các nước lớn dính líu vào vụ việc một cách
gián tiếp, có lợi cho họ, như tập trận chung Mỹ - Phillippines; hoặc sẽ
phải gia tăng sự chèn ép, đẩy nhanh diễn tiến tranh chấp.
Nhưng điều đó sẽ lôi kéo các tiếng nói đa phương vào bênh vực bên bị
chèn ép là Phillippines và yêu cầu các bên phải xử lý tranh chấp thông
qua con đường quốc tế.
http://vn.news.yahoo.com/th-y-g-t-v-trung-qu-c-210000590.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 11/May/2012 lúc 8:17am
Trung Quốc điều tàu chiến đến gần Philippines http://www.thanhnien.com.vn/"> Thanh Niên Online –11-5-2012
(TNO)
Trung Quốc đã điều năm tàu chiến tối tân đến gần Philippines sau khi
đưa ra cảnh báo rằng Bắc Kinh chuẩn bị cho mọi hành động leo thang trong
vụ tranh chấp tại đây.
Theo
truyền thông Nhật, máy bay do thám của Lực lượng phòng vệ Nhật lần đầu
tiên phát hiện nhóm tàu Trung Quốc ở cách đảo Okinawa 650 km về phía tây
nam trong hôm 6.5, sau khi chúng băng qua eo Miyako và hướng về phía
nam.
Đây là năm tàu chiến thuộc hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, gồm hai
tàu khu trục lớp 052B Quảng Châu và Vũ Hán; hai tàu hộ vệ lớp 054A Ngọc
Lâm và Sào Hồ; và một tàu tấn công đổ bộ lớp 071 Côn Lôn Sơn.
Chúng đã rời đảo Hải Nam và đi qua eo biển Đài Loan trước khi rẽ phải ở vị trí cách Đài Loan 180 km, theo tờ Taipei Times hôm 10.5.
Với trọng tải 18.000 tấn, tàu Côn Lôn Sơn là một trong những tàu chiến lớn nhất của hải quân Trung Quốc.
Tàu chiến này có thể chở theo một đội quân tiếp viện lên đến 800 lính
thủy cùng xuồng đổ bộ và trực thăng cỡ vừa. Nó từng tham gia vào các
chiến dịch chống cướp biển ở vịnh Aden vào năm 2010.
Sau khi tiến vào Thái Bình Dương, các con tàu đã tiến hành các sứ
mệnh huấn luyện trực thăng và sắp xếp đội hình chiến thuật tại vùng biển
quốc tế nằm giữa Đài Loan và đảo chính Luzon của Philippines.
Tờ Hong Kong Standard dẫn lời các chuyên gia nhận xét các con tàu dường như đang diễn tập tình huống khẩn cấp trong lúc di chuyển với tốc độ tối đa.
Trong khi đó, các tường thuật từ Philippines nói rằng có số lượng lớn
tàu bè Trung Quốc, chủ yếu là tàu cá, tại bãi cạn Scarborough, trung
tâm trong vụ đối đầu căng thẳng giữa hai nước từ vài tuần qua.
Có khoảng 33 tàu Trung Quốc được phát hiện cách đây hai ngày sau khi có 14 chiếc được nhìn thấy vào tuần trước.
Sơn Duân http://vn.news.yahoo.com/trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91i%E1%BB%81u-t%C3%A0u-chi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%BFn-g%E1%BA%A7n-philippines-103113788.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 15/May/2012 lúc 4:48pm
Mỹ đưa siêu tàu ngầm tấn công đến Philippines
15-5-2012
- Tàu
ngầm tấn công cao tốc USS North Carolina của Hải quân Mỹ đã cập cảng
Subic Freeport của Philippines nằm gần bãi đá ngầm Scarborough nơi diễn
ra cuộc đối đầu giữa các tàu của Philippines và Trung Quốc.
USS North Carolina, tàu ngầm tấn công cao tốc có khả năng tàng hình và được trang bị công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
Phát ngôn viên Hải quân Philippines, Trung tá Omar Tonsay, tiết lộ thông tin trên ngày 15/5.
Theo
ông Tonsay, chiếc tàu ngầm lớp Virginia cực kỳ tối tân này cập cảng
Subic Freeport hôm 13/5 trong sứ mệnh bổ sung lực lượng cho quân đội Mỹ
tại Philippines và "không liên quan gì” đến cuộc đối đầu căng thẳng kéo
dài hơn một tháng qua giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến vấn
đề chủ quyền đối với bãi đã cạn hình móng ngựa không có người ở mà
Philippines gọi là Scarborough, Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Bộ
chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, với chiều dài 350 feet và
trọng lượng hơn 7.800 tấn khi lặn, USS North Carolina là một trong những
tàu ngầm có khả năng tàng hình cao nhất và được trang bị công nghệ tân
tiến nhất trên thế giới.
Việc
tàu USS North Carolina tới cảng Subic Freeport của Philippines sẽ giúp
nâng cao khả năng thực hiện đầy đủ các sứ mệnh của tàu ngầm như tác
chiến chống tàu ngầm, chống hạm; triển khai tấn công và chiến tranh đặc
biệt cho các lực lượng tác chiến đặc nhiệm; và tiến hành các hoạt động
tình báo, theo dõi, trinh sát.
Thông
tin trên được đưa một ngày sau khi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain hối
thúc Washington ủng hộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong
cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.
Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại hội thảo ở Washington ngày 14/5/2012.
Phát
biểu tại một cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và
quốc tế (CSIS) ở Washington, nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ cho rằng Mỹ
cần đảm bảo rằng Trung Quốc không thể “tự tung, tự tác” ở Biển Đông và
“muốn làm gì thì làm” trong khi các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại.
Theo
ông McCain, Mỹ cần phải ủng hộ các nước đối tác trong khối ASEAN để họ
có thể hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa
phương để giải quyết tình hình tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa
bình.
Lâu
nay, Trung Quốc nhất mực đòi tiến hành các cuộc đàm phán song phương
với các nước tuyên bố có chủ quyền biển đảo ở Biển Đông nhằm dễ bề đạt
được mục đích riêng của mình.
Trung
Quốc tuyên bố có chủ quyền đối 90% diện tích ở Biển Đông, trong khi
thực chất nước này chỉ kiểm soát khoảng 10%. Thời gian gần đây, Trung
Quốc không ngừng đẩy mạnh các hoạt động tại các vùng biển tranh chấp,
trong đó có cả việc quấy nhiễu, đe dọa tàu thuyền của các nước khác đang
hoạt động hợp pháp trên Biển Đông.
Đức Vũ
Theo AFP, Kyodo
http://www.tinmoi.vn/my-dua-sieu-tau-ngam-tan-cong-den-philippines-05895127.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/May/2012 lúc 4:44am
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/May/2012 lúc 4:51am
Tàu hải quân Nhật sắp tới Philippines
http://vnexpress.net/"> VnExpress.net – 26-5-2012
Ba
tàu huấn luyện của hải quân Nhật Bản sẽ đến thăm Philippines đầu tuần
tới nhằm hợp tác nâng cao khả năng bảo vệ hàng hải và lãnh thổ cho
Philippines. | Một tàu tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: House of Japan |
Bộ
Quốc phòng Philippines cho hay các tàu huấn luyện của lực lượng Phòng
vệ Bờ biển Nhật Bản là JS Kashima (TV-3505), JS Shimayuki (TV-3513) và
JS Matsuyuki (DD-130) sẽ đến Philippines vào ngày 28/5 và lưu lại đây
trong 5 ngày. Người phát ngôn Hải quân Philippines, tướng Omar
Tonsay, cho biết tàu BRP Apolinario Mabini của nước này sẽ đón tiếp đội
tàu của Nhật trên vùng biển ngoài khơi đảo Corregidor. "Chuyến thăm với
các hoạt động huấn luyện chung sẽ làm tăng tình hữu nghị, hiểu biết và
hợp tác giữa hải quân hai nước", Philippines Star dẫn lời ông Tonsay nói. Chuyến
thăm này của đội tàu Nhật diễn ra ngay sau khi tàu ngầm hạt nhân USS
North Carolina của Mỹ và hai tàu chiến INS Rana và INS Shakti của Ấn Độ
tới cảng Subic của Philippines trong những tuần qua. Quan chức
quốc phòng Philippines cho biết tất cả chuyến thăm của các tàu kể trên
là những chuyến thăm hữu nghị và thường kỳ và không liên quan gì đến
tranh chấp và căng thẳng tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham giữa
Philippines và Trung Quốc. Trước đó, chính phủ Nhật cam kết sẽ
cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra mới cùng với hai tàu chở hàng
để tăng cường khả năng phòng vệ hàng hải và lãnh thổ cho quốc gia Đông
Nam Á. Các tàu này sẽ được bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Bờ biển
Philippines. Một bài xã luận của tờ Yomiuri Shimbun của
Nhật cho biết nước này quan ngại sâu sắc trước tình hình căng thẳng giữa
Philippines và Trung Quốc và lo ngại sẽ xảy ra cuộc giao tranh trực
tiếp vì bãi cạn kể trên. "Nhật Bản không thể đứng nhìn khi căng thẳng
xảy ra. Hòa bình và ổn định ở khu vực ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)
không chỉ quan trọng với các quốc gia Đông Nam Á mà còn ảnh hưởng tới
hòa bình và ổn định của Nhật Bản", xã luận có đoạn. Căng thẳng
giữa Manila và Bắc Kinh gia tăng từ đầu tháng 4 sau khi hải quân
Philippines phát hiện 8 tàu cá của Trung Quốc tại bãi đá Scarborough/
Hoàng Nham. Sau đó, hai nước liên tiếp điều động tàu ngư chính hoặc tàu
tuần tra và máy bay quanh bãi đá mà cả hai cùng tuyên bố chủ quyền. Hiện
trên khu vực bãi cạn tranh chấp, cả Trung Quốc và Philippines đều đã
ban hành lệnh cấm đánh cá, trong đó lệnh của Trung Quốc bị nhiều nước
liên quan phản đối. Giới quan sát từng đoán rằng các lệnh này sẽ giúp
đôi bên cùng rút lui trong danh dự, nhưng cho đến nay chưa bên nào tỏ
dấu hiệu sẽ thoái lui các tàu của mình. Vũ Hà http://vn.news.yahoo.com/t%C3%A0u-h%E1%BA%A3i-qu%C3%A2n-nh%E1%BA%ADt-s%E1%BA%AFp-t%E1%BB%9Bi-philippines-034500917.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/May/2012 lúc 4:54am
Thương lái TC đã từng xử dụng
"chiêu" này để thu vét dừa của VN, làm các nhà máy xử dụng nguyên liệu
dừa của VN bị ngưng hoạt động vì thiếu nguyên liệu. mk
Thương lái Trung Quốc ào ào mua dứa xanh http://vef.vn/"> Vef.vn – Thứ sáu, ngày 25 tháng năm năm 2012
Gần đây nhiều thương lái người
Trung Quốc tìm đến vùng Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền
Giang) để thu mua trái khóm (dứa). Điều đáng nói là họ chỉ chọn những
trái khóm cỡ to và còn xanh để mua với giá cao.
Vì thương lái Trung Quốc mua khóm với giá cao và thiếu thông tin nên một số hộ dân đã vô tư thu hái những trái xanh bán cho họ.
Mỗi ngày thu mua 20- 30 tấn
Theo tìm hiểu của chúng tôi ngày 24.5,
thương lái Trung Quốc hiện đặt cơ sở thu mua khóm tại dốc cầu Kinh Xáng
(thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Khóm mà họ chọn
mua là loại có trọng lượng từ 1 - 2 kg/trái trở lên và còn xanh tươi
trên cành. Giá mỗi kg khóm, họ thu mua là 4.000 đồng, cao hơn mức giá
của thương lái nội địa từ 500- 800 đồng /kg.
Thấy được giá, nhiều nông dân huyện Tân
Phước tranh thủ tỉa những trái to, đẹp còn xanh tươi trên cành để bán
cho thương lái Trung Quốc. Nhiều bà con trong vùng cho biết, tính trung
bình mỗi ngày, thương lái Trung Quốc thu mua từ 20- 30 tấn khóm ở vùng
này. Sau đó họ cho đóng thùng đưa lên xe container chở đi.
Ông Hồ Văn Trường - Chủ tịch UBND xã Tân
Lập 2 (huyện Tân Phước) thừa nhận: "Gần đây có chuyện nhiều thương lái
Trung Quốc đến săn lùng mua khóm to, trái còn xanh. Tuy nhiên chỉ nghe
thương lái nói vậy chứ chưa biết giá cả như thế nào. Xã cũng chưa có
động thái nào đối với chuyện này. Tôi nghĩ nông dân thấy ai mua giá cao
thì cứ bán thôi".
Việc thương lái Trung Quốc mua khóm của
nông dân là điều bình thường, nhưng việc chọn trái to và còn xanh để mua
là điều cần quan tâm. Từ lâu nay, Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang là
đối tác chính để nông dân địa phương bán khóm thương phẩm, phục vụ cho
nhà máy chế biến nước trái cây xuất khẩu. Thế nhưng, việc thương lái
Trung Quốc nhảy vào mua ngang và chọn những trái khóm to, đẹp sẽ làm cho
nguồn nguyên liệu của nhà máy của công ty bị thiếu hụt.
Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch dứa
Dụ nông dân dùng thuốc kích thích
Ông Bùi Công Thành - Chủ nhiệm HTX Nông
nghiệp Quyết Thắng (xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước) cho biết, trước đây
thương lái Trung Quốc còn tìm đến và trao đổi với Ban chủ nhiệm hợp đồng
thu mua khóm loại trái to, nhưng với điều kiện HTX phải sử dụng một
loại thuốc "kích thích" do họ cung cấp để trái tăng trọng nhanh.
Do đảm bảo thương hiệu VietGAP của khóm
Tân Lập nên chúng tôi từ chối. Vì biết thuốc họ đưa ra như thế nào mà
phun xịt, còn việc chọn khóm to mua rồi số khóm nhỏ phải làm sao... Đây
là kiểu "ăn xổi ở thì" không bền vững.
Ông Huỳnh Văn Bườn - Trưởng phòng Nông
nghiệp- Phát triển nông thôn huyện Tân Phước cho biết, hiện nay một số
thương lái Trung Quốc đến mua khóm với giá cao. Huyện đã làm việc với
chính quyền các xã, tuyên truyền vận động nông dân cảnh giác với thương
lái lạ, nhất là vấn đề tiền bạc.
Nông dân tuyệt đối không được nhận hóa
chất nào của họ đưa để phun xịt cho khóm tăng trọng nhanh, có thể làm
ảnh hưởng đến chất lượng khóm và dẫn tới thương hiệu mất uy tín.
Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng,
việc thương lái Trung Quốc đến tuyển chọn mua khóm trái to còn xanh trên
cây là điều cần thận trọng. Bởi thực tế đã xảy ra việc thương lái Trung
Quốc "quỵt" tiền của nông dân khi mua cua, tôm sú, khoai lang ở Cà Mau
và Vĩnh Long...
Vùng Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân
Phước có gần 12.000ha trồng khóm, đứng đầu cả nước. Đây là cây xóa đói,
giảm nghèo của nông dân vùng đất mới. Do đó, việc trồng cũng như giải
quyết đầu ra của trái khóm cần được chính quyền và ngành chức năng địa
phương quan tâm.
(Theo Dân Việt)
http://vn.news.yahoo.com/th%C6%B0%C6%A1ng-l%C3%A1i-trung-qu%E1%BB%91c-%C3%A0o-%C3%A0o-mua-d%E1%BB%A9a-050000094--finance.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Mar/2013 lúc 12:10am
Một tiệm ăn tại Bắc Kinh có treo bảng :"Không tiếp khách Nhật Bản, Phi luật Tân, Việt Nam và chó"
http://www.facebook.com/n/?photo.php&fbid=341594145958713&set=a.104701239648006.6111.100003243910292&type=1&mid=7932990&n_m=caocuong%40pacbell.net"> http://www.facebook.com/n/?media%2Fset%2F&set=a.104701239648006.6111.100003243910292&type=1&mid=7932990&n_m=caocuong%40pacbell.net - Timeline Photos http://www.facebook.com/n/?media%2Fset%2F&set=a.104701239648006.6111.100003243910292&type=1&mid=7932990&n_m=caocuong%40pacbell.net -
|
Link nguồn :
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&sqi=2&ved=0CCwQFjAA&url=http%3A%2F%2Fgroups.yahoo.com%2Fgroup%2FGoiDan%2Fmessage%2F192093&ei=NcE6UaD3HIeViAey7YGACQ&usg=AFQjCNEZnB_3merZTilkjmpB-ZgY6dNksA&sig2=dgSNRJKPh8i_FAm9qqUIpw&bvm=bv.43287494,d.aGc - GoiDan : Message: Fwd: Không tiếp khách Nhật Bản, Phi luật Tân ... groups.yahoo.com/group/GoiDan/message/192093 - Hoa Kỳ
______________________________
Thứ năm - 07/03/2013 23:29 Lời bình luận rất hay ! Có
một anh chàng người Úc, du lịch Trung Quốc. Anh ta, sau khi đọc tấm
biển đó, lấy làm thắc mắc. Hỏi ra mới biết là vì tình hình này nọ là như
thế, nhưng tại sao lại có cả chó trong đó? Cuối cùng anh ta phát biểu một tràng bằng tiếng Ăng Lê như sau: "This shop does not receive the Japanese, the Vietnamese, the Philippines and dogs!"
Everyone knows that China have disputes with Japan, the Philippines and
Vietnam on the islands. That is the reason why Chinese hate them but I
can not understand what is disputes between Chinese and dogs? I know
dogs can eat sh*t, is this the reason???!!!... Tạm dịch:" Tiệm ăn này không tiếp khách Nhật, Philipine, Việt Nam và chó " ! Ai cũng biết Trung Quốc có tranh chấp đảo với Nhật, Philipines và Việt Nam. Vì thế Trung Quốc ghét họ,
nhưng tôi không hiểu được tại sao lại có tranh chấp giữa chó với Trung
Quốc? Tôi biết là chó thường ăn cứt, hay là chó tranh giành ăn cứt với
họ, có phải đó là lý do không?
http://chungnhan.org/giaoxu/living/dangchuy/Loi-binh-luan-rat-hay-2792/
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Mar/2013 lúc 9:40am
Mời xem ..Một điều kỳ thú xảy ra ..
Lần này Trung Cộng vừa để dằn mặt không những với Phi Luật Tân mà gián tiếp nhắm vào Hoa Kỳ khi đem 5 tàu chiến tối tân đảo di chuyển về đảo Scarborough của Philippines.
Hỏa
lực của Hải quân của Phi không ngang sức được với Trung Cộng với kỹ
thuật tàu chiến không đũ tối tân, hùng hậu và số lượng ít ỏi hơn.
Mục đích của Phi là tự vệ trong khả năng tối đa còn Trung cộng thì hăm dọa một cách không cân xứng lực lượng.
Giết
gà không cần dùng dao mổ trâu, nhưng . . . Trung Cộng thích diệu vỏ
dương oai, một bản tính cố hữu nhiều ngàn năm, khihăm dọa nước Phi lần
này.
Một điều kỳ thú vừa xảy ra ..
Cả
Trung Cộng lẫn Phi dường như ngạc nhiên và sửng sờ có thể lúng túng khi
chiếc tàu ngầm USS North Carolina -- a Virginia cl*** fast attack
submarine- bất thình lình nổi lên nơi tàu đậu ở Subic bay của Phi.
Phản ứng của Nga Đại sứ Nga tại Manila, ông Nikolay Kudashev cho biết: “Moscow rất quan ngại về “sóng gió” gần đây ở Biển Đông.
Liên
bang Nga tuyên bố phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào của các nước
bên ngoài vàonhững cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đây là lập trường chính
thức của chúng tôi”.
Động thái này cho biết Nga cũng sững sờ, vì đa số kỷ thuật tối tân của Nga cũng thể hiện trong tàu chiến Trung
cộng.Có thể ngạc nhiên của Trung cộng bao gồm nổi bực tức vì các phương
tiện tối tân (ăn cắp và mua bản quyền chế tạo) gần như bất lực không
khám phá ra được chiếc tàu ngầm USS North Carolina đã xuyên qua khu vực
họ bố trí 5 chiếc tàu chiến với niềm tự phụ, háo thắng.
Có thể ngạc nhiên của Phi bao gồm niềm hân hoan của kẻ bị bắt nạt khi có đàn anh đồng minh sẳn sàng che chở.
Động thái dằn mặt của Hoa Kỳ chứng tỏ sức mạnh kỷ thuật của nước Mỹ đã ưu việt hơn kỷ thuật ăn cắp của Trung cộng.
Đó cũng ngầm cho biết " tàu tấn công của chúng tôi đả thấy anh nhưng chưa làm gì hết vì . . . chưa tới lúc"
Động thái này cũng ngầm cho thế giới biết về sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ.
Ngày
nay thế giới hiểu rằng Hoa Kỳ có một ngôi vị cao về kỷ thuật trong khí
cụ chiến tranh, nhưng kỷ thuật này nếu Trung cộng hay Nga có được thì
thế giới chúng ta có yên ổn không?
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Mar/2013 lúc 12:04am
Chính trị thường... gian trá. Chiến tranh luôn.... tàn nhẫn. Một bài viết cho kế hoạch... tương lai chưa xác định.... thời gian ! Mời cả nhà đọc chơi cuối tuần. MK
Striking Three Gorges Dam (Ðập Tam Vực) could be the mortal blow to Red China
Hàng trăm phi công Kamikaze xứ Phù Tang đã sẵn sàng lên đường trực chỉ rồi !!! Xin quý vị đừng có...NO !!! Xác Tàu sẽ tràn
ngập biển Đông và các sông ngòi Á Châu !
|
How to destroy Red China the easiest & cheapest way by using non-nuclear device w/o worrying retaliation.
-
The Three Gorges Dam, communist China's biggest blunder of them all,
suddenly becoming a hostage can be blackmailed not only by the United
States, but also has become a Godsend gift to its neighboring Japan and
Taiwan as well, for their own protections.
-
Unfortunately for China, this "hostage" cannot be freed !! It would tie
Chinese communists' hands and safeguard the Free World from China's
territorial ambition for an undetermined time in the future.
Nhờ quý dộc giã phỗ biến tài liệu nầy dến cả Chệt lẫn Đế Quốc Mỹ
|
ộng một cách ít tốn kém nhất, zễ zàng nhất !! mà khỏi cần vũ khí nguyên tữ …
Cùng quý độc giã thân thương xa gần nội ngoại,
Nếu thật sự cần dằn mặt Trung Cộng, Hoa Kỳ có quá nhiều phương tiện dễ lựa chọn hầu tiêu diệt TC mà TC chẵng làm gì dược.
Phương pháp tấn công sẽ đơn giãn, rẽ tiền mà ãnh hưỡng dối với TC thì vô cùng lớn lao mà từ đó về sau, TC sẽ không thễ ngóc đầu lên dược:
Mục tiêu dó là Đập Tam Vực (Three Gorges Dam).
Hoa kỳ chĩ cần ngụ ý (bắn tiếng) về ý định đánh phá Đập Tam Vực là cái mõ cũa bọn Chệt ỡ phương Bắc sẽ câm ngay.
- HK có thễ dùng/phóng cruise missile - loại hõa tiễn bay thấp, ôm theo hình thễ địa hình để đối phương không thễ phát giác (hõa tiễn viễn khiễn) từ BTL/HK tại TBD ỡ Hawaii dễ phá hoại DTV nầy..
- hay một hôm dẹp trời nào dó .. một SQ hãi quân thuộc hạm dội 7 (HK) thuộc thế hệ thứ 2 hay 3 cũa người Viet hãi ngoại ..làm bộ say sưa.. nhấn một cái nút mà một hõa tiễn tự lái đã được "chiếu tướng"
(zeroed-in) vào Đập Tam Vực từtrước.. thế là cái mục tiêu (Three Gorges Dam) to tỗ bố ỡ trong nội địa TC ..sụp đỗ xuống .. Sự sụp đỗ nầy sẽ kéo theo chế độ Đại Hán cũa Chệt !!
- Nếu Đập Tam Vực bị phá .. hay chĩ bị …NỨTsơ sơ mà thôi .. thế là kễ như bọn chóp bu CS Chệt + thêm 1/3 khối dân số (450 triệu + người) nước Tàu ngày đêm nơm nớp lo sợ một trận đại
hồng thũy có thễ xẫy ra bất cứ lúc nào.
Thật vô phúc cho bọn bành trướng phương Bắc khi xây Đập Tam Vực, không những tạo thành mục-tiêu (con tin) cho Hoa Kỳ mà Dập Tam Vực mặc nhiên trỡ thành con mồi ngon cho cã Nhật Bãn và Dài Loan. Đó là cái quà Trời cho 2 quốc gia nầy.
Bỗng nhiên vấn đề quốc phòng cũa Nhật Bãn & Đài Loan trỡ nên dơn giãn và bão dãm.
- Nếu Đập Tam Vực bị vỡ thì chuyện gì sẽ xãy ra ?
- Trong khi tsunami (sóng thần) do thiên nhiên tạo ra, phát xuất từ đại dương tràn vào lục-địa tạo ra sự tàn phá và chết chóc kinh hoàng cho một vùng dân cư rộng lớn (như ỡ Nam Duơng & Thái Lan vv trong quá khứ gần dây) ..thì ngược lại,
hiện tượng tsunami ỡ Đập Tam Vực là do con người tạo ra. Vì tham vọng mà mù quáng + thêm ngu xuẫn cũa bọn Tàu Phù đã tạo ra như vậy và chĩ cần một hành dộng nhõ cũa kẽ dịch là khối tsunami ỡ Đập Tam Vực sẽ xãy ra.
Hiện tượng nầy sẽ tàn phá & chết chóc cho TC trong thời gian ngắn --từ 5,10 giây cho dến 30 phút là xong tất cã !!
Sẽ không có một sức lực nào trên thế gian có thễ cưỡng lại hay ngăn chận dược.
- Hằng trăm triệu dân Chệt sẽ bị cuốn ra biễn Đông theo con sông Hoàng Hà rộng lớn, bây chừ dã tạm thời trỡ thành biễn Hoàng Hà.
- 1/3 nước Tàu – vùng thịnh vượng nhất – mà dân cư sinh sống sẽ bị chôn vùi trong nước lụt...
- Các di tích lịch sữ mà TC thường hãnh diện với thế giới hằng ngàn năm qua, sẽ tan biến trong nước lũ.
- Hằng ngàn thành fố lớn nhõ sẽ bị ngập lụt..
- Hằng chục ngàn nhà máy kỹ nghệ, xưỡng, hãng sãn xuất hàng đễ xuất cãng sẽ bị tàn phá, ngập nước và sẽ bị trôi di mất tang mất tích.
- Hằng trăm ngàn làng mạc, lớn nhõ sẽ bị nước từ hồ Đập Tam Vực - dược nới rộng choán hằng chục ngàn mẫu dất ỡ thượng nguồn sông Hoàng Hà dỗ xuống làm ngập lụt.
Hàng chục ngàn tàu bè thương mãi, kỹ nghệ, zu lịch sẽ bị tan tành vì hằng triệu tấn nước dỗ xuống hằng giây .. nhận chìm chúng trước khi tống chúng ra Biễn Dông ..
- Nền kinh tế cũa Chệt ..bỗng dưng khựng lại .. hệ thống xuất cãng trong bao năm qua ..mặc nhiên trỡ thành hệ thống nhập cãng mọi mặt đễ cho dân chúng xữ dụng. Nạn đói sẽ hoành hành đám Chệt
phương Bắc..
- Trung cọng sẽ không còn ngóc dầu lên nỗi.
Từ trước dến nay, TC cứ tưỡng là công trình xây cất Đập Tam Vực là khôn ngoan, nguồn cung cấp diện năng lớn lao nhất thế giới cũa TC sẽ cực kỳ rẽ tiền, tiện lợi cho kỹ nghệ sãn xuất,
nhưng với sự tính toán cũa các chiến lược gia HK cũng như Á châu – mà có lão Matthew Trần nầy làm cố vấn –sẽ làm Đập Tam Vực trỡ thành cũa nợ ..
...tháo gỡ là không thễ nào được ..
...mà vứt bõ di cũng không được ..
Đập Tam Vực (Trung cọng) sẽ trỡ thành mục tiêu – con tin vĩnh viễn -- cho Hoa Kỳ.
Quân Tàu phù sẽ giẫy chết từ từ.
Nếu Hoa Kỳ không lợi dụng quan điễm chiến lược nầy thì sẽ trỡ nên chàng khỗng lồ khờ khạo nhất thế giới.
Matthew Trần
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 17/Mar/2013 lúc 10:17pm
http://dantri.com.vn/the-gioi.htm - Thế giới
Thứ Hai, 11/03/2013 - 10:41
Trung Quốc rúng động vì Nhật bàn giao tàu ngầm AIP thứ 5
Ngày 08/03 vừa qua, “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc đã đang tải một
thông tin “khiến nhiều người kinh ngạc” về tốc độ chóng mặt của Nhật
trong lĩnh vực đóng tàu ngầm cực hiện đại kiểu AIP.
Ngày
06/03 vừa qua, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản đã tiếp nhận tàu
ngầm mang số hiệu 505 lớp “Soryu” từ nhà máy đóng tàu Kobe, trực thuộc
công ty công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries). Trong
buổi lễ, đã tiến hành lễ trao quân kỳ cho chiếc tàu ngầm thứ 5 lớp
“Soryu” này, nó cũng là chiếc tàu ngầm kiểu AIP thứ 5 mà Nhật Bản tự
đóng (mang số hiệu từ 501 - 505).
Ngày 29/01 vừa qua, Bộ quốc phòng Nhật
Bản đã công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách quốc phòng năm 2013, trong
quy hoạch phát triển vũ khí trang bị Nhật năm 2013 có một hạng mục rất
quan trọng là đầu tư 53,1 tỷ yên, để đóng mới 1 tàu ngầm lớp “Soryu” có
lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn 4000 tấn) được chế tạo trên cơ sở tàu
ngầm lớp “Oyashio”.
Bộ Quốc phòng Nhật khẳng định: “Hải quân
Nhật đã đặt mua 10 chiếc và dự kiến đến năm 2015, Nhật sẽ có đủ 10 tàu
ngầm thông thường trên 4000 tấn, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một tầm
cao mới”. Khi đó, Nhật giữ rất kín thông tin về số lượng các nhà máy
tham gia vào hạng mục tàu ngầm này và cũng không ai biết thực lực của
mỗi nhà máy đến đâu nên kế hoạch này bị coi là không tưởng.
Trên thực tế, đối với tàu ngầm thông
thường, từ khi đóng mới rồi chạy thử đến khi bàn giao tàu, thuận lợi
nhất nhất cũng là 3-5 năm, nên nhiều người cho là Nhật không thể hoàn
thành định mức này đúng theo kế hoạch. Nhưng đến khi, ngay đầu năm 2013
Nhật đã bàn giao đến chiếc thứ 5 thì không ai có thể coi thường công
nghệ tàu ngầm của Nhật nữa.
Tàu ngầm AIP “Scorpene” của hãng DCNS - Pháp trong biên chế của hải quân Malaysia
Loại tàu ngầm này có lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn
4000 tấn), sử dụng công nghệ động lực không cần không khí (AIP), hay
còn gọi là động cơ tuần hoàn khép kín, sử dụng chính CO2 giải phóng
trong quá trình đốt nhiên liệu để tái sinh ôxy, vì vậy giúp cho tàu có
khả năng tác chiến ngầm rất lâu mà không cần nổi lên lấy dưỡng khí.
Chiếc tàu ngầm AIP đầu tiên lớp “Soryu” của Nhật mang số hiệu 501
Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực
AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ
rung chấn nên cơ bản không cần ngói cách âm. Hiện nay, ngoài Mỹ ra chỉ
có vài nước như: Nhật, Đức, Pháp, Nga và Thụy Điển mới làm chủ được công
nghệ này, các nước Australia và Ấn Độ cũng đang từng bước học hỏi hoặc
tham gia các chương trình chế tạo liên hợp.
Tàu ngầm SMX-26, một trong những mục tiêu theo đuổi của Trung Quốc
Tháng 5/2012 vừa qua, Australia đã đề
nghị được tham gia dự án đóng tàu ngầm “Soryu” của Nhật. Được biết, các
công nghệ có liên quan đến dự án này được bảo mật rất cao, nhưng có lẽ
nó sẽ sớm được thông qua vì nếu đồng ý, Nhật sẽ đạt được 3 mục đích rất
lớn. Một là, giảm bớt chi phí đầu tư cơ bản; hai là tăng cường mối quan
hệ hữu nghị với Australia và ba là tăng cường khả năng tác chiến ngầm để
đối phó với Trung Quốc.
Tàu ngầm S-80 của hãng Navantia - Tây Ban Nha
Hiện nay Ấn Độ cũng đang lựa chọn nhà
cung cấp gói thầu mua 6 tàu ngầm theo kiểu nước ngoài, đóng 2 và Ấn Độ
tự đóng 4. Cả 4 nhà thầu tham gia dự án này đều phải cung cấp các tàu
ngầm AIP, cụ thể là “Scorpene” của hãng DCNS - Pháp, “Amur” 1650 của
Viện thiết kế Rubin - Nga, tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW - Đức, tàu
ngầm S-80 của hãng Navantia - Tây Ban Nha.
Tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW - Đức trong biên chế hải quân Hàn Quốc
Đại bộ phận Đông Hải có độ sâu trên dưới
40m, vùng có độ sâu nhất cũng chỉ có 150m, còn lại rất ít chỗ vượt qua
100m, chỉ có tàu ngầm AIP cỡ nhỏ mới hoạt động được ở vùng nước nông ấy
mà ít phải nổi lên để tránh bị phát hiện, kế hoạch đóng tàu của Nhật
nhanh đến mức không tưởng đã làm Trung Quốc rất lo lắng, nếu chậm chân
toàn bộ Đông Hải sẽ lãnh địa của tàu ngầm Nhật Bản.
Tàu ngầm Amur của Nga là loại tàu ngầm AIP đắt khách nhất thế giới
Hiện nay, tất cả các đối thủ lớn của
Trung Quốc đều đã và sắp có tàu ngầm AIP (Hàn Quốc cũng đã mua tàu ngầm
214 của Đức), trong khi Trung Quốc hiện đang nghiên cứu, phát triển chưa
được nên họ rất lo lắng. Thời gian qua họ đã đánh tiếng mua tàu ngầm
SMX-16 của Pháp nhưng chưa đạt được thỏa thuận và đến cuối tháng
12/2012, Bắc Kinh đã quyết định mua 4 tàu ngầm lớp “Amur” kiểu 1650 của
Nga.
Theo Nguyễn Ngọc An ninh thủ đô
------------- mk
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 20/Mar/2013 lúc 9:44pm
http://vnmedia.vn/VN/quoc-te/tin-tuc/17_559135/trung_quoc_quot_toat_mo_hoi_quot_truoc_tin_nhat_ban_dong_tau_san_bay_quot_chuan_quot.html - - Trung Quốc "toát mồ hôi" trước tin Nhật Bản đóng tàu sân bay "chuẩn" |
Cập nhật lúc 19h49" , ngày 08/01/2013 ymsgr:im?msg=trung%20quoc%20toat%20mo%20hoi%20truoc%20tin%20nhat%20ban%20dong%20tau%20san%20bay%20chuan%20%3A+%0A+http://vnmedia.vn/VN/quoc-te/tin-tuc/17_559135/trung_quoc_quot_toat_mo_hoi_quot_truoc_tin_nhat_ban_dong_tau_san_bay_quot_chuan_quot.html%0A - - - - - - - - -
|
|
Giới truyền thông Trung Quốc ngày 8/1 dẫn nguồn tin đài truyền hình Thâm Quyến, Quảng Đông cho hay, Nhật Bản đang "âm thầm chuẩn bị dùng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt nhóm đảo Senkaku" (Thực tế nhóm đảo này đang do Nhật Bản kiểm soát), cho rằng đây là một trong những động thái "đáng lo ngại".
Đài truyền hình này cũng cho biết, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Tokyo đang đóng 1 chiếc tàu sân bay "chuẩn" hiện đại.
Đây là một chiếc hàng không mẫu hạm hiện đại đích thực, đối thủ tiềm tàng của chiếc tàu sân bay Liêu Ninh trên biển Hoa Đông.
Từ những bức ảnh hiếm hoi mà phía Nhật Bản công bố về "tàu khu trục" 22DDH, giới truyền thông và phân tích Trung Quốc cho rằng, đây là một chiếc hàng không mẫu hạm hiện đại đích thực, đối thủ tiềm tàng của chiếc tàu sân bay Liêu Ninh trên biển Hoa Đông. Dự án chế tạo "tàu khu trục" 22DDH mà giới truyền thông Trung Quốc gọi là hàng không mẫu hạm được Nhật Bản triển khai từ tháng 1/2012.
Từ những bức ảnh hiện có, giới phân tích quân sự Trung Quốc cho rằng 22DDH hội tụ rất nhiều công nghệ cao của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Nhật Bản, hiện tại nó vẫn đang được tiếp tục chế tạo với tốc độ tương đối nhanh, chỉ chưa đầy 1 năm thân tàu 22DDH đã vượt tiến độ đóng tàu sân bay Vikrant của hải quân Ấn Độ bắt đầu trước đó 8 năm.
22DDH hiện tại đã hoàn thành phần khoang thân tàu phía dưới sàn thép cũng như phân khoang, phòng bên trong, phần sàn thép mặt tàu là đường băng cho chiến đấu cơ cất hạ cánh và đậu đã hoàn thành gần được một nửa.
Từ các bức ảnh chụp 22DDH mới nhất, giới phân tích Trung Quốc cho rằng đây không phải một chiếc tàu khu trục chuyên thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, cứu nạn như phía Nhật bản vẫn nói mà nó đích thực là một chiếc tàu sân bay.
Tàu 22DDH sẽ được trang bị 3 hệ thống hỏa lực cận chiến Phalanx và 2 hệ thống phóng tên lửa RAM, mặt sàn tàu có chỗ đỗ cho `5 chiếc trực thăng vũ trang, cùng một lúc có thể cất cánh 5 chiếc trực thăng vũ trang.
Hơn nữa, truyền thông Trung Quốc lý luận, lượng dãn nước 27 ngàn tấn của tàu 22DDH vượt xa chiếc hàng không mẫu hạm Garibaldi của Ý hay tàu sân bay Asturias của Tây Ban Nha, tàu Invincible của hải quân Anh.
Động cơ chính của tàu 22DDH được cho là 3 động cơ đốt trong 2 kỳ công suất 112 ngàn mã lực cho tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ. Tàu 22DDH bất luận là về quy mô. thiết kế bên ngoài hay hệ thống vũ khí trang bị bên trong đều là của một chiếc hàng không mẫu hạm.
Với vai trò là chiến hạm tiên phong chống tàu ngầm viễn dương, sau khi được đưa vào biên chế tàu 22DDH có thể nâng cao gấp đôi năng lực tác chiến chống tàu ngầm của hải quân Nhật Bản hiện nay, phạm vi tác chiến của nó cũng tăng lên gấp vài lần. Đặc biệt là khả năng tàu 22DDH được chế tạo thành một tàu sân bay tấn công là rất lớn.
Bản tin của đài truyền hình Thâm Quyến cho rằng một khi nổ ra xung đột quân sự Trung - Nhật thì lực lượng tàu ngầm Trung Quốc sẽ gặp khó khăn rất lớn khi phải đối mặt với tàu sân bay 22DDH.
Ngoài khả năng mang theo trực thăng vũ trang và máy bay trinh sát không người lái, hiện tại giới phân tích quân sự Trung Quốc còn đang đặc biệt quan tâm theo dõi khả năng trang bị chiến đấu cơ F-35B cho 22DDH. Tạp chí quân sự Kanwa xuất bản tại Canada cho rằng, tàu 22DDH có khả năng mang được 12 chiếc F-35B trở lên.
(theo TTVN |
------------- mhth
|
Người gởi: Huy-Tưởng
Ngày gởi: 21/Mar/2013 lúc 11:07am
http://vnmedia.vn/VN/quoc-te/tin-tuc/17_881687/philippines_an_mieng_tra_mieng_voi_trung_quoc.html - - Philippines “ăn miếng trả miếng” với Trung Quốc |
Cập nhật lúc 07h21" , ngày 21/03/2013 ymsgr:im?msg=philippines%20an%20mieng%20tra%20mieng%20voi%20trung%20quoc%3A+%0A+http://vnmedia.vn/VN/quoc-te/tin-tuc/17_881687/philippines_an_mieng_tra_mieng_voi_trung_quoc.html%0A - - - - - - - - - - http://vnmedia.vn/images/icon_ym.gif -
|
|
|
(VnMedia) - Một phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ hôm 19/3 đã bảo đảm với Manila rằng, họ sẽ tăng cường các cuộc tập trận chung với Philippines. Lời bảo đảm này được đưa ra đúng thời điểm Trung Quốc thông báo cuộc tập trận hải quân rầm rộ của nước này ở Biển Đông đang nóng bỏng bởi các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Liệu việc Mỹ-Philippines tăng cường các cuộc tập trận quân sự chung có phải là đòn đáp trả cuộc tập trận mới nhất của Trung Quốc hay không?
Trước đó, theo tin từ Tân Hoa xã, Lực lượng Hải quân Trung Quốc hôm 19/3 đã bắt đầu khởi động một cuộc tập trận quy mô lớn và xa bờ ở khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 4 chiếc tàu chiến đến từ Hạm đội Nam Hải gồm tàu đổ bộ Jinggangshan, tàu khu trục lớn mang tên lửa Lanzhou, hai tàu khu trục nhỏ mang tên lửa Yulin, Hengshui, cùng với một số máy bay.
Mục đích của các hoạt động diễn tập, huấn luyện trên được các quan chức hải quân Trung Quốc tuyên bố là nhằm để củng cố năng lực chiến đấu của Hải quân, bảo vệ các lợi ích hàng hải, thực hiện công tác huấn luyện cho những chuyến đi hộ tống ngoài khơi xa và phản ứng trước các tình huống khẩn cấp.
Trong cuộc gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Aston Carter đang ở thăm Manila, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã từ chối bình luận về cuộc tập trận rầm rộ đang diễn ra ở Biển Đông của Trung Quốc. Ông này nói rằng, ông cần phải xác định vị trí mà Trung Quốc tiến hành tập trận và xem liệu nó có vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Philippines ở Biển Đông hay không trước khi đưa ra lời bình luận chính thức.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Del Rosario đã nói đến quan hệ quân sự thắt chặt giữa Mỹ và Philippines như một “đòn đáp trả” ban đầu đối với cuộc tập trận của Trung Quốc.
Theo lời ông Del Rosario, Thứ trưởng Quốc phòng Carter đã bảo đảm với Manila rằng, Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Philippines trong việc củng cố sức mạnh quân sự và năng lực bảo vệ đất nước của quân đội nước này.
Cũng theo ông Del Rosario, Thứ trưởng Carter khẳng định: “Mỹ luôn ủng hộ vững chắc các nỗ lực của Philippines trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông theo một cách thức hòa bình và phù hợp với pháp luật”.
“Tôi đã hoan nghênh sự ủng hộ mạnh mẽ của Ngài Carter cho các nỗ lực giải quyết tranh chấp lãnh hải một cách hòa bình ở Biển Đông. Chúng tôi cam kết sẽ thúc đẩy tiến trình này”, ông Del Rosario nói thêm. Ngoại trưởng Philippines đang nói đến việc nước này đưa vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc ra giải quyết ở tòa án quốc tế - một động thái đang vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Bắc Kinh.
Trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Philippines và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, hai bên đã nhất trí tăng cường nỗ lực củng cố sức mạnh cho quân đội Philippines, nói rằng “việc tăng cường các cuộc tập trận chung cũng như các hoạt động hợp tác chung giữa quân đội và giới quân sự hai nước là rất quan trọng”.
“Sự hiện diện luân phiên ngày càng tăng của các lực lượng Mỹ sẽ là điều vô cùng cần thiết, cho phép chúng tôi tối đa hóa khả năng đầu tư vào quốc phòng”, Ngoại trưởng Philippines nhấn mạnh.
Mỹ hiện đang là đối tác quốc phòng thân thiết nhất của Philippines. Quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước được thực hiện theo Hiệp ước Quốc phòng chung được ký kết từ cách đây 60 năm. Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Philippines từ 15 đến 30 triệu USD.
Kể từ khi rơi vào một cuộc đối đầu hết sức căng thẳng với Bắc Kinh vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông từ tháng 4 năm ngoái đến giờ, Manila bắt đầu đẩy mạnh nỗ lực kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Mỹ. Philippine thừa nhận sức mạnh quân sự của nước này còn hạn chế và cần đến sự hỗ trợ từ đồng minh thân thiết, cũng là cường quốc quân sự số 1 thế giới – Mỹ.
Dù đang thua xa Trung Quốc về sức mạnh quân sự nhưng Philippines luôn tỏ thái độ kiên quyết và đầy thách thức trước nước láng giềng khổng lồ của mình. Trong khi liên tục bày tỏ mong muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp ở bãi cạn Scarborough, Manila cũng kiên quyết không “bỏ qua” cho bất kỳ hành động nào mà họ coi là “hiếu chiến” hay là “vi phạm chủ quyền” nào của đối phương.
Việc Philippines đẩy mạnh quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ trong thời gian qua chính là một minh chứng rõ ràng về sự thách thức của nước này đối với cường quốc láng giềngTrung Quốc. Sự hậu thuẫn của Mỹ là một trong những “vũ khí” giúp Philippines trở nên tự tin hơn khi đối đầu với Trung Quốc.
Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough (còn được Manila gọi là bãi cạn Panatag hay đảo Hoàng Nham theo cách gọi của Bắc Kinh). Bãi cạn này nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.
Kiệt Linh - (tổng hợp) |
------------- mhth
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Mar/2013 lúc 9:48pm
Thứ năm, 21/03/2013
http://www.voatiengviet.com/content/ke-hoach-my-nhat-gui-toi-trung-quoc-loi-canh-bao-manh-mer/1625881.html#itv_menu - Nghe đài
http://www.voatiengviet.com/archive/tin-tuc/latest/1777/1777.html - Tin tức / http://www.voatiengviet.com/archive/hoa-ky/latest/1777/1812.html - Hoa Kỳ
Kế hoạch Mỹ-Nhật gởi tới Trung Quốc lời cảnh báo mạnh mẽ
21.03.2013
Đại tướng Shiregu Iwasaki, Chủ tịch ban tham mưu liên quân của Đội
Tự vệ Nhật Bản, cuối tuần này sẽ họp với Đô đốc Samuel Locklear, người
đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái bình dương của quân đội Hoa Kỳ, để bàn về một
kế hoạch nhằm chiếm lại quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku, trong trường
hợp các đảo này bị Trung Quốc xâm chiếm
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mới đây cho biết họ đang làm việc chung với Nhật
Bản để chống lại bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm chiếm cứ quần
đảo có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa. Các nhà phân tích cho rằng loan
báo này là một lời cảnh báo mạnh mẽ và bất ngờ đối với giới lãnh đạo ở
Bắc Kinh.
Hôm thứ tư, một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ cho đài VOA biết rằng Đại
tướng Shiregu Iwasaki, Chủ tịch ban tham mưu liên quân của Đội Tự vệ
Nhật Bản, cuối tuần này sẽ họp với Đô đốc Samuel Locklear, người đứng
đầu Bộ Tư lệnh Thái bình dương của quân đội Hoa Kỳ, để bàn về một kế
hoạch nhằm chiếm lại quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku, trong trường hợp
các đảo này bị Trung Quốc xâm chiếm.
Phát biểu của giới chức vừa kể xác nhận bản tin mà nhật báo Nikkei ở Nhật Bản đã loan tải trước đó trong ngày hôm qua.
Các giới chức ở Washington nhiều lần tuyên bố rằng quần đảo này nằm
trong phạm vi của một hiệp ước phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản,
đòi hỏi Washington trợ giúp Tokyo trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn
công. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã thận trọng, không muốn làm phật lòng Trung
Quốc, và khẳng định rằng Washington không có lập trường đối với vấn đề
chủ quyền của quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã thực hiện những hoạt động tuần tra
hầu như mỗi ngày xung quanh các hòn đảo do Nhật kiểm soát, khiến cho
nhiều nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh đang tìm cách thiết lập một hiện
trạng mới trong khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên và có tầm quan
trọng chiến lược này.
Cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều từng ra lệnh cho chiến đấu cơ phản lực
của họ cất cánh khẩn cấp để bay tới vùng này, làm tăng mối lo ngại về
việc hai nước có thể xảy ra những cuộc đụng độ quân sự.
Giáo sư Mohan Malik là một chuyên gia về vấn đề an ninh Á châu của Trung
tâm Nghiên cứu An ninh Á châu Thái bình dương ở Hawaii. Ông nói với đài
VOA rằng loan báo của Ngũ giác đài về kế hoạch tái chiếm đảo có mục
đích răn đe để Trung Quốc không làm cho vụ tranh chấp leo thang thêm
nữa. Ông nói:
"Trung Quốc đang tìm cách thách thức quyền kiểm soát của Nhật đối với
các đảo này qua việc triển khai các tàu hải giám dân sự. Họ tin rằng làm
như vậy sẽ làm yếu đi quyền kiểm soát của Nhật đối với quần đảo này và
làm mạnh thêm những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc."
Giáo sư Malik cho biết Hoa Kỳ cũng lo ngại là Nhật Bản có thể có phản
ứng quá độ đối với những hoạt động tuần tra của Trung Quốc.
Ông nói thêm rằng loan báo của Ngũ giác đài có mục đích làm yên lòng các
giới chức Nhật Bản, là những người lâu nay vẫn muốn Hoa Kỳ đưa ra những
tuyên bố rõ ràng để ủng hộ Nhật Bản trong vấn đề này:
"Họ muốn Hoa Kỳ đưa ra những tuyên bố rõ ràng và chắc chắn để hỗ trợ cho
các yêu sách của họ, và điều đó đã được thực hiện ở cấp độ ngoại giao.
Nhưng rõ ràng là họ muốn có một sự chứng tỏ nào đó về mặt quân sự cho
cam kết này và loan báo của Ngũ giác đài có thể được xem là một phần của
những đáp ứng của phía Mỹ."
Ông John Blaxland là một nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Chiến lược
và Quốc phòng của Đại học Quốc gia Australia. Ông cho đài VOA biết rằng
ông không cảm thấy ngạc nhiên về việc Hoa Kỳ bàn thảo các kế hoạch
phòng hờ với Nhật Bản. Ông nói thêm như sau:
"Nhưng điều ngạc nhiên ở đây là việc này được rò rỉ cho giới truyền
thông. Sự kiện một giới chức Ngũ giác đài nói rằng chúng tôi đang lên kế
hoạch chiếm lại đảo, tự nó, là một diễn tiến quan trọng. Và điều này
chứng tỏ rằng đây là một hành động có chủ ý để đưa ra một thông điệp
mạnh mẽ cho Trung Quốc về vấn đề quần đảo Senkaka/Điếu Ngư."
Hôm nay, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã phản ứng với một thông cáo nói rằng
họ kiên quyết phản đối “bất kỳ hành động nào có thể làm cho tình hình
trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn.”
Thông cáo nói thêm rằng “quyết tâm và ý chí của các lực lượng vũ trang
Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung
Quốc là không thể lay chuyển.”
Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc và Nhật Bản đã tranh cãi với nhau
về những hòn đảo nhỏ, không có người ở, nằm trong vùng biển có nguồn cá
phong phú và những tuyến hàng hải chiến lược.
Vụ tranh chấp đã leo thang trong hơn 10 năm nay sau khi các cuộc khảo sát cho thấy khu vực này cũng có nhiều dầu lửa và khí đốt.
http://www.voatiengviet.com/content/ke-hoach-my-nhat-gui-toi-trung-quoc-loi-canh-bao-manh-mer/1625881.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 25/Mar/2013 lúc 7:40pm
"Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến! Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển ...."
("Hội nghị Diên Hồng", nhạc Lưu Hữu Phước)
Kính mời DĐ thưởng thức :
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&sqi=2&ved=0CCwQFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.youtube.com%2Fwatch%3Fv%3D4b7fUPmGCCw&ei=mOpQUf61E4b3rQeBoYDoBg&usg=AFQjCNHRw9cC4NriFRK6UrGmoyUFlv3KEA&sig2=lNWnXoEm20KVggxq136NAQ&bvm=bv.44158598,d.bmk - Hội Nghị Diên Hồng - HÙNG CA SỬ VIỆT - Trung Tâm ASIA 2011 ... www.youtube.com/watch?v=4b7fUPmGCCw
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&sqi=2&ved=0CDIQFjAB&url=http%3A%2F%2Fmp3.zing.vn%2Fbai-hat%2FHoi-Nghi-Dien-Hong-CLB-Giai-Dieu-Xanh%2FIW60C990.html&ei=mOpQUf61E4b3rQeBoYDoBg&usg=AFQjCNFz7W3wQhw3huj2zNpTXnMiJTM0aw&sig2=vQHOgwGcEqhXY8M8VWnvQA&bvm=bv.44158598,d.bmk - Hội Nghị Diên Hồng - CLB Giai Điệu Xanh | 320 lyrics, upload bởi ... mp3.zing.vn/bai-hat/Hoi-Nghi-Dien-Hong.../IW60C990.html
MyKieu
________________________
26/03/2013
Biển Đông đang rất căng: Tàu chiến, máy bay TQ tập trận sát các vị trí VN đóng quân.
Hạm đội Nam Hải tập trận đổ bộ chiếm "đảo D" ở Biển Đông Ngày
22/3 đài truyền hình trung ương Trung Quốc phát phóng sự cập nhật hoạt
động tập trận của Hạm đội Nam hải trên Biển Đông. Bản tin trên CCTV 13
cho biết, đợt tập trận này của Hạm đội Nam Hải hoàn toàn lấy bối cảnh
thực chiến. Trước khi tấn công đổ bộ, lực lượng này đã tổ chức 12 lính
trinh sát nửa đêm về sáng đột nhập "đảo D" lợi dụng đêm tối trinh sát
tình hình và gửi báo cáo về tàu chỉ huy Tỉnh Cương Sơn neo đậu cách "đảo
D" vài km. 2 tiếng sau, trinh sát Trung Quốc đã đột nhập được "đảo D"
và báo cáo về sở chỉ huy. 8 giờ 40 phút sáng 21/3, khoảng 100 lính thủy
quân lục chiến và lính dù đổ bộ đã triển khai tấn công đổ bộ lên "đảo D"
bằng 2 đường không - biển. ( http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Video-Ham-doi-Nam-Hai-tap-tran-do-bo-chiem-dao-D-o-Bien-Dong/285627.gd - Giaoduc )
Tàu chiến, máy bay TQ đã có mặt ở khu vực gần các đảo, bãi ngầm Việt Nam đang kiểm soát:
http://1.bp.blogspot.com/-NsNT9EORV6M/Tw1iYctJg3I/AAAAAAAAAv4/esiOHjLBsJ4/s1600/climsy_2012_1_11_17_16_28.png">
Hình thái đóng quân xen kẽ hai bên ở cum Sinh Tồn, Gạc Ma (TQ) cách Cô Lin (VN) 3,5km.
http://4.bp.blogspot.com/-EVmlRaFBrE0/Tw1gVDI9w6I/AAAAAAAAAvw/Owyh1_XrP0w/s1600/climsy_2012_1_11_17_11_7.png">
Đá Ga Ven (TQ) - Đảo Nam Yết (VN)
http://2.bp.blogspot.com/-1nhonya_Js0/TvxBG6TcWKI/AAAAAAAAAuE/IKiox7VjQ_Y/s1600/climsy_2011_12_29_17_28_30.png"> Đá Chữ Thập (TQ) - Đá Lớn (VN)
Tàu chiến, trực thăng Trung Quốc tuần tra phi pháp ở Trường Sa ngày 23.3 - Ảnh: Navy.81.cn
Trực thăng hạm đội Nam Hải "tuần tiễu" trên bầu trời Đá Chữ Thập ngày 24/3
Ảnh chụp công sự nhà nổi kiên cố Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập, từ tàu chiến hạm đội Nam Hải ngày hôm qua 24/3.
Hạm đội Nam Hải xâm phạm trái phép Trường Sa
Các tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải Trung Quốc đã xâm phạm trái phép một loạt khu vực ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trực thăng Trung Quốc xâm phạm vùng trời Trường Sa sáng 23/3
Nhân dân nhật báo hôm 24/3 ngang nhiên
đưa tin, sáng 23/3, tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và tàu hộ vệ Ngọc Lâm thuộc
Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã xâm nhập trái phép khu vực quần đảo
Trường Sa của Việt Nam.
Cùng với trực thăng vũ trang, 2 tàu này
đã thực hiện cái gọi là “tuần tra” (trái phép – PV) cả trên không và
trên biển ở khu vực xung quanh Đá Xu Bi, Đá Ga Ven và Đá Tư Nghĩa, thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong vài ngày tới, tàu đổ bộ Tỉnh
Cương Sơn sẽ tiếp tục cái gọi là "tuần tra" ở Đá Gạc Ma, Đá Chữ Thập và
Đá Châu Viên cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn và tàu hộ
vệ Ngọc Lâm nằm trong số 4 tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải, đang tiến
hành cái gọi là “huấn luyện tuần tra dài ngày” ở Biển Đông.
Được biết, trong thời gian 2 tàu Tỉnh
Cương Sơn và Ngọc Lâm đi "tuần tra", 2 tàu còn lại gồm khu trục hạm Lan
Châu và tàu hộ vệ Hành Thủy sẽ tập trận tấn công mục tiêu di động trên
Biển Đông cùng với các máy bay tiêm kích, máy bay ném bom, máy bay cảnh
báo của không quân Trung Quốc từ đất liền kéo ra.
Đây là những hành động mới nhất của Trung
Quốc vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần
đảo Trường Sa. Gần đây nhất, Bắc Kinh đã ngang ngược cử tàu ngư chính
lớn nhất mang tên Ngư chính 312 đến tuần tra ở Trường Sa.
Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải Ngô
Tráng còn ngang nhiên cho hay, tàu này chính là tàu Đông Dầu 621 thuộc
Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc được cải tạo chức năng hoạt động
và gắn thêm vòi rồng cỡ lớn để ngăn chặn, xua đuổi tàu các nước khác
đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa. Theo Ngô Tráng, Ngư chính 312
sẽ hoạt động trên Biển Đông và chủ yếu là ở quần đảo Trường Sa từ 40 đến
50 ngày.
Minh Châu
http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/ham-doi-nam-hai-xam-pham-trai-phep-truong-sa.html - Petrotimes
Hình ảnh hạm đội Nam Hải, Trung Quốc dàn đội hình ở Biển Đông 22/3
Thứ bảy 23/03/2013 19:00
( http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Hinh-anh-ham-doi-Nam-Hai-Trung-Quoc-dan-doi-hinh-o-Bien-Dong-223/285694.gd - GDVN ) - Tham gia
cuộc tập trận này, hạm đội Nam Hải điều động hơn 20 máy bay các loại và
hơn 10 tàu chiến các loại, trong đó có 4 tàu chiến chủ lực (1 tàu đổ bộ
Tỉnh Cương Sơn, 1 tàu khu trục Lan Châu và 2 tàu hộ vệ).
|
|
Ngày 22/3 giới truyền thông Trung Quốc
tiếp tục cập nhật hoạt động của 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải trên một
vùng "biển X" ở Biển Đông với các bài tập về đội hình hiệp đồng tác
chiến giữa các chiến hạm.
4 tàu chiến hạm đội Nam Hải liên tục cơ động với tốc độ cao và thay đổi đội hình từ hàng ngang, hàng dọc, dích dắc.
Trương Hán Xuyên, Cục trưởng Cục Tác chiến hạm đội Nam Hải cho biết, nội
dung bài tập đội hình dàn trận này chủ yếu nhằm vào các khoa mục chế áp
phòng không, chống tàu ngầm, hộ tống hàng hải.
Biên đội tàu chiến hạm đội Nam Hải kể từ hôm xuất phát 19/3 tới nay liên
tục triển khai các hoạt động tập trận chiến đấu phòng ngự, hiệp đồng
chế áp phòng không, tấn công tàu ngầm, chống trinh sát, đổ bộ 3 chiều
chiếm đảo với các tình huống sát thực tế chiến đấu.
Tham gia cuộc tập trận này, hạm đội Nam Hải điều động hơn 20 máy bay các
loại và hơn 10 tàu chiến các loại, trong đó có 4 tàu chiến chủ lực (1
tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, 1 tàu khu trục Lan Châu và 2 tàu hộ vệ).
Binh lực tham gia cuộc tập trận tấn công đổ bộ 3 chiều chiếm đảo hôm
21/3 có khoảng 100 lính thủy quân lục chiến và lính dù đổ bộ.
Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh hạm đội Nam Hải trực tiếp tham gia chỉ đạo cuộc tập trận.
Đây là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất của hạm đội Nam Hải kể từ đầu năm 2013 trở lại đây.
|
|
|
|
|
|
Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Apr/2013 lúc 7:14pm
Bình Dương có nghĩa trang dành cho người Trung Quốc
Nghĩa
trang nằm trên quốc lộ 13, gần khu dân cư 434 của tỉnh Bình Dương, cách
khu công nghiệp Việt Nam-Singapore chừng 6km, diện tích gần 400 hecta
(rộng tương đương 50% diện tích khu dân cư 434 với hơn 50 ngàn người).
| Những ngôi mộ mới xây trên đất còn rất rộng ở đây. |
Có thể nói, đây là khu nghĩa trang rộng thoáng, đẹp và yên tĩnh thuộc vào bậc nhất nhì của quốc gia.
Nó nằm cách khu nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa chừng 30km theo đường chim bay.
Nhưng, nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tàn tạ bao nhiêu thì nó khang trang bấy nhiêu.
Với
hàng chục ngàn ngôi mộ nằm thẳng thớm, cỏ cây được tỉa tót sạch sẽ,
tưới mát mỗi ngày, nghĩa trang được chăm sóc hết mức. Có riêng đội bảo
vệ và ban quản trang cho khu nghĩa trang này. Người lạ tuyệt đối không
được bước vào nghĩa trang.
Nếu không có người thân (hay nói cách khác, không phải là con
cháu của người Hoa) thì không được bước vào bên trong cổng nghĩa trang
dù chỉ ba bước.
Bên trong có quán cà phê phục vụ ban
quản trang, bảo vệ, có sân tenis và có cả một đài tưởng niệm nằm bên
cạnh ngôi chùa lợp mái ngói xanh kiểu Tàu để hằng ngày tụng niệm cầu
siêu cho các vong hồn...
Ông H., nhân viên bảo vệ nghĩa trang cho biết: “Nghĩa trang
này rất rộng, theo chỗ tôi thấy, nó trên 470 hecta chứ không phải là 400
như con số được biết. Mộ trong này rất khang trang, nó dành riêng cho
cộng đồng người Hoa, không có bất kỳ ngôi mộ nào của người Việt ở trong
này, bạn có thể ví von đây là lãnh sự quán cõi âm Trung Quốc tại Việt
Nam.”
| Ðài tưởng niệm trong nghĩa trang. |
“Tôi
dám đoan chắc rằng không có cái nghĩa trang nào rộng và thoáng mát hơn
nghĩa trang này, nó tồn tại được hơn trăm năm nay, càng lúc càng mở
rộng, có nhiều cổ thụ xà cừ đã hơn một trăm năm nay. Ban quản trang ở
đây đã làm qua mấy đời, tiếp tục cha truyền con nối vào đây làm việc,
mức lương cũng hậu hĩ, mỗi tháng kiếm được cả chục triệu đồng mỗi
người...”
Một ông khác tên T., làm trong ban quản trang cho biết thêm: “An
ninh ở đây được bảo vệ tuyệt đối, kín cổng cao tường, từ lúc tôi làm
việc đến giờ, chưa có vụ mất trộm nào...”
Chúng tôi hỏi ông T.
thử trong nghĩa trang toàn mồ mả, lấy gì để trộm mà phải nói là không có
vụ mất trộm nào, ông T. cười sảng khoái: “Mấy ông không biết đó thôi, ở
đây rất nhiều tài sản quí, người chết toàn là nhà giàu, người Hoa nữa,
nên người ta chôn cất theo nhiều thứ, không ngoại trừ vàng bạc, đá quí,
chỉ cần bỏ lơ một đêm, tụi trộm nó vào đây đào sạch.”
“Chính vì thế, chúng tôi ở đây, từ ban quản trang cho đến bảo vệ đều là người Hoa, chỉ có người Hoa mới tự bảo vệ nhau mà thôi!”
Câu
nói của ông T. làm chúng tôi hơi lạnh người, vì giữa xứ sở toàn là
người Việt, dù sao ông và những người cùng làm việc trong nghĩa trang
cũng chưa phải là người bản xứ, nhưng cách nói chuyện của ông cho thấy
ông rất đề cao người Hoa và tỏ ra khinh thị người bản xứ, đây là vấn đề
cực kỳ nhạy cảm và cũng có thể nguy hiểm cho bản thân ông cũng như nhóm
làm việc ở nghĩa trang nếu như người chung quanh đây nổi giận vì cách
nói chuyện có tính báng bổ của ông...
|
Cổng vào nghĩa trang, sau lưng nó là bốt gác. |
Bà
L., bán cà phê trong nghĩa trang cho biết: “Trong khu nghĩa trang này
có chừng hai chục ngàn ngôi mộ, trong đó có chừng một nửa là mộ rất
khang trang, có giá xây dựng không dưới một trăm triệu đồng, trong đó
chưa kể đến đồ vật quí giá chôn kèm theo. Ðây là khu mộ vĩnh cửu của
người Hoa trên đất Việt, còn dư nhiều đất lắm!”
Cách nói chuyện tự tin của ba L. về “khu mộ vĩnh cửu” của người Hoa
ngay tại Việt Nam khiến chúng tôi nghĩ đến vấn đề biên giới, lãnh thổ và
dân tộc. Trên một nghĩa nào đó, dường như người Hoa đã có chỗ đứng quá
vững trên đất Việt Nam, họ tuy không nói ra nhưng đã tự khẳng định với
nhau về chủ quyền đất đai ở nơi này.
Khác với những nghĩa trang của chính người anh em trong gia đình
Việt Nam như hàng nhiều nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị đập
phá, bứng bia, đạp tượng đài và bỏ cỏ cây mọc um tùm, rễ cây lấn vào âm
phần chiến sĩ...!
Ngồi một lúc nữa, chúng tôi rời quán cà phê nghĩa trang, cũng xin
nói thêm, để vào bên trong nghĩa trang này ngồi nói chuyện, chúng tôi
tốn cả buổi tìm hiểu và làm quen với mấy bảo vệ nghĩa trang, sau đó, nhờ
một người lượm ve chai, tên Hùng, người Việt, trước đây là thầy dạy võ
của đội bảo vệ này dắt vào quán cà phê bên trong ngồi uống.
Nhìn những người Trung Quốc ngồi rất ung dung, tự tại trong khu nghĩa
trang rộng lớn của họ ngay trên đất Việt Nam, tự dưng gợi lên trong
chúng tôi một mối cảm hoài về những nông dân Văn Giang, gia đình anh
Ðoàn Văn Vươn và nhiều người dân nghèo Việt Nam không có đủ tiền mua đất
xây mộ cũng như hàng nhiều nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị
đối xử rất tệ, bị mất dấu trên quê hương. Ðó có phải vì họ không phải là
người Trung Quốc?
Vì sao người Trung Quốc lại được biệt đãi, người chết cũng có được
không gian rộng rãi, có chủ quyền hẳn hoi, trong khi người Việt với nhau
lại bỗng chốc trở thành dân oan mất đất, ăn bờ ngủ bụi để vác đơn đi
kiện, đến chỗ ngủ ngoài công viên cũng không được yên ổn. Thật là tội
nghiệp cho người Việt Nam!
Thế mới hiểu cái câu nói của ông T., bảo vệ nghĩa trang có ý nghĩa chừng nào: “Vì đây là tổng lãnh sự quán cõi âm Trung Quốc ở Việt Nam, nên nó được bảo vệ rất nghiêm ngặt!”
Hoàng Hạc
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 18/Jun/2013 lúc 11:49pm
Jun 17,
2013
http://us-mg6.mail.yahoo.com/neo/ -
Hình ảnh 'độc' Mỹ - Nhật tập chiếm đảo, Trung Quốc ớn lạnh
http://3.bp.blogspot.com/-UAM4CD67fvg/Ub7jsKsgJ0I/AAAAAAAABoo/wgkpzkj5KW0/s1600/Xe+do+bo+luong+the+dang+tien+len+dao.jpg">
Trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, phía Trung Quốc đã đề
nghị hủy bỏ cuộc Tập trận chung Mỹ - Nhật ‘Bình minh chớp nhoáng (Dawl
Blitz)”. Tuy nhiên cuộc tập trận với mục tiêu dành lại đảo vẫn diễn ra
đến hết 28/6. Hình ảnh cuộc tập trận được giữ tương đối kín.
Vì sao Trung Quốc lại lo ngại sâu sắc về cuộc tập trận này? Tướng
Trung Quốc Trần Hổ - một nhà phân tích quân sự cho rằng, nhìn vào các
thông tin hiện nay từ Nhật Bản, hầu như mục tiêu cốt lõi của cuộc diễn
tập quân sự lần này chính là ở hai từ "đổ bộ lên đảo". Ông tướng Trung
Quốc đánh giá, mục đích diễn tập quân sự lần này của Nhật Bản cũng không
đơn giản là "đổ bộ lên đảo". "Giết gà mà lại dùng dao mổ trâu", tàu
khu trục Hyuga, tàu chiến Aegis và hàng nghìn binh sĩ, khi đặt
trong bối cảnh tranh chấp đảo Senkaku/Điếu ngư thì mới thấy được Nhật
Bản đang tính toán gì.
Đây là cuộc tập trung lớn nhất từ trước tới nay giữa hai đồng minh và
là lần đầu tiên máy bay đổ bộ cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ hạ cánh
xuống tàu đổ bộ sân bay Hyuga của Nhật Bản.
Binh lực tham diễn chủ yếu của Nhật Bản gồm có tàu sân bay trực thăng
Hyuga, tàu Aegis và binh lực Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có tính chất là
lực lượng đánh bộ (đơn vị WAiR) - đều có khả năng tác chiến đổ bộ. Quy
mô binh lực lớn như vậy dường như biểu thị quyết tâm "thế tất phải hành
động" của Nhật Bản, nhất là từ khi thủ tướng theo đường lối cứng rắn
Shinzo Abe tái cầm quyền.
Đồng thời, nhìn vào góc độ ngoại giao, Nhật Bản và Mỹ cùng diễn tập đổ
bộ lên đảo chắc chắn là muốn truyền đi thông điệp các các giới rằng "Mỹ
ủng hộ tranh chấp chủ quyền đảo hiện nay của Nhật Bản".
Còn nhìn vào cấp độ pháp lý, hành động này của Nhật Bản trong tương
lai có thể liên quan đến một loạt vấn đề như thực hiện quyền tự vệ tập
thể, có đột phá Hiến pháp hòa bình hay không, có sửa đổi Hiến pháp hay
không...
Đó là những lý do khiến Trung Quốc rợn tóc gáy.
Dưới đây là một số hình ảnh lần đầu công bố về cuộc tập trận lịch sử này:
Tàu khu trục Nhật Bản lớp Atoga mang tên lửa hành trình tấn công đang tiến vào quân cảng San Diego (California, Mỹ):
Tàu đổ bộ sân bay Hyuga đang tiến vào bờ biển San Diego với sự hộ tống của tàu khu trục tên lửa lớp Atago:
Hyuga đang neo đậu trong quân cảng San Diego:
Tướng Kiyoshi Asano - Tư lệnh lực lượng Hải quân Nhật Bản đang
thảo luận kế hoạch tác chiến với các đồng nghiệp Mỹ trên chiến hạm
Hyuga:
Binh sĩ liên quân Mỹ - Nhật đang đo đạc
boong tàu đổ bộ Hyuga 181 để chuẩn bị cho máy bay đổ bộ cánh lật MV-22
Osprey hạ cánh - Một hình ảnh mang tính biểu tượng cao của Liên minh
quân sự Mỹ - Nhật khiến Trung Quốc e ngại:
MV-22 Osprey đang đáp xuống Hyuga:
Boong tàu đổ bộ Hyuga nhìn từ máy bay MV-22 Osprey:
Xe thiết giáp lưỡng cư từ các tàu đỏ bộ ào ạt tiến lên tái chiếm đảo vừa bị quân địch chiếm đóng:
Nối đuôi nhau tiến vào mục tiêu và bắt đầu tiến công đối phương:
Lính Mỹ đang hiệu chỉnh mục tiêu cho súng cối 81mm:
Các cánh quân khác cũng nhanh chóng tiếp cận mục tiêu với tàu đổ bộ đệm khí, tàu đổ bộ nhẹ:
Lính thủy đánh bộ Nhật Bản đang rời khỏi tàu đổ bộ đệm khí:
Lực lượng biệt kích đổ bộ xuồng cao su từ trực thăng vận tải quân sự CH-47 Chinook:
Một người lính Nhật Bản ngồi thở dốc sau ngày huấn luyện mệt nhọc:
Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ và Tiểu đoàn hậu cần 11 Nhật Bản
đang kiểm tra binh khí kỹ thuật phục vụ cuộc đổ bộ Bình minh chớp nhoáng
2013:
Khu trục hạm Atago:
Phong Dao (Tổng hợp)
http://www.nguoiduatin.vn/hinh-anh-doc-my-nhat-tap-chiem-dao-trung-quoc-on-lanh-a86199.html - Theo GDVN
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 26/Jun/2013 lúc 8:48pm
Gửi 25/06/13 16:04
Dân Trung Quốc thâu tóm nông trại trên đất Canada
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=636133#contentArticle - -
Do có quá ít trang trại tại Trung Quốc để phục vụ
nền dân số đang bùng nổ, các di dân nước này đã bắt đầu thâu tóm đất
nông nghiệp tại Canada và đưa các sản phẩm thu hoạch được về Trung Quốc.
Andy Hu chơi với con chó cưng tại nông trại cừu ở Ogema, Saskatchewan.
Nhưng các khoản đầu tư mới đã làm nảy
sinh những lo ngại rằng thế hệ các nông dân trẻ tuổi bản địa sẽ bị
những người mới đến đẩy ra khỏi thị trường. Một số người nghi ngờ rằng
những người mới đến được cấp vốn bởi chính phủ tại Bắc Kinh.
Tại tỉnh Saskatchewan, nơi chiếm 45% đất nông nghiệp của cả đất
nước Canada, giá đất nông nghiệp đã tăng trung bình 10% trong năm
ngoái và tăng 50% trong 3 năm qua tại các khu vực nơi các di dân Trung
Quốc định cư.
Giới chức tỉnh đã đếm được khoảng 6 công ty đầu tư lớn đang mua
đất nông nghiệp tại tỉnh Saskatchewan, nhưng không rõ liệu các công ty
này có liên quan tới Bắc Kinh hay không, cũng như ước tính quy mô đất
mà họ kiểm soát.
Đối mặt với những yêu cầu ngày càng gia tăng từ các thị trưởng địa
phương về một cuộc điều tra, giới chức tỉnh Saskatchewan đã bắt đầu xem
xét về vấn đề này kể từ năm ngoái.
“Luật pháp tại Saskatchewan quy định rõ ràng rằng chỉ các công dân
Canada hoặc người dân sinh sống lâu dài mới được đầu tư vào đất nông
nghiệp (mua trên 4 héc-ta)”, người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh, ông
Lyle Stewart, cho hay.
Tương tự như vậy, các tập đoàn nông nghiệp cũng phải 100% vốn của Canada.
Tuy nhiên, ông Stewart cho biết thêm, một nhà điều tra đặc biệt đã
được thuê để điều tra "các tin đồn nói rằng một số cá nhân đang cố tình
lách luật và những người này được cấp vốn bằng tiền từ nước ngoài”,
cũng như điều tra việc số tiền này ở đâu ra.
“2 hoặc 3 trường hợp đáng ngờ” đã được xác định và đang đối mặt với
cuộc điều tra kỹ hơn, ông Stewart nói thêm, nhưng từ chối cung cấp các
thông tin chi tiết vì cuộc điều tra vẫn đang diễn ra.
Ông Stewart cũng lưu ý rằng giá bất động sản Saskatchewan tương đối
rẻ, thuế thấp và giá thuê cũng thấp, trong khi giá hàng hóa đang tăng
lên, vì thế “tình hình đang trở nên thuận lợi cho những người muốn đầu
tư”.
Nhưng sau khi các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc đầu tư
các khoản tiền lớn vào các vùng đất chứa nhiều dầu mỏ tại tỉnh Alberta
- vốn khiến Ottawa phải thắt chặt quy định đầu tư nhằm cố gắng ngăn
chặn các chính phủ nước ngoài kiểm soát các tài nguyên của Canada,
nhiều người tại tỉnh Saskatchewan nhanh chóng tin rằng Bắc Kinh giờ đây
đang nhắm tới nguồn đất nông nghiệp của họ để cung cấp nông sản cho
người dân trong nước.
“Một số người nói rằng nhà nước Trung Quốc đứng sau việc này. Điều đó
là không đúng”, Andy Hu, 39 tuổi, giám đốc điều hành Maxcrop, một công
ty đầu tư tham gia vào lĩnh vực bất động sản của Saskatchewan, cho
hay.
“Các nhà đầu tư của chúng tôi là những người có tiền và họ đang tìm
kiếm cơ hội tốt để đầu tư”, Hu nói. Được thành lập vào năm 2009, công ty
hiện sở hữu 3.000 héc-ta đất và quản lý gần 30.000 héc-ta cho các nhà
đầu tư.
Là một cựu quản lý của công ty đồ chơi Mattel tại Trung Quốc, Hu di
cư tới Canada vào năm 2004 và thành lập một công ty bất động sản ở tỉnh
Alberta. Hu đã chuyển tới Saskatchewan sau khi nhìn thấy các lợi nhuận
béo bở tiềm năng của đất nông nghiệp chưa được định giá tương xứng ở
tỉnh này.
Biến dân địa phương thành người làm công?
Hu cho hay tầng lớp trung lưu mới nổi của Trung Quốc “cần nhiều protein hơn” và “họ sẵn sàng trả tiền để có thực phẩm tốt”.
Các khách hàng của Hu hầu hết là các nhà đầu tư chứ không phải nông
dân, và một số người có là công dân Canada nhưng sống ở nước ngoài. Họ
mua hàng nghìn héc-ta đất tại Saskatchewan mà hiện công ty Maxcrop cho
các nông dân địa phương thuê.
Tuy nhiên, Stuart Leonard, 34 tuổi, cho hay hoạt động đầu tư bất động sản đã khiến các nông dân địa phương trẻ tuổi khó mua đất.
Còn Sheldon Zou cho biết anh đã đưa vợ và 2 con gái từ Trung Quốc tới
Ogema, tỉnh Saskatchewan và mua một trang trại rộng 1.600 héc-ta và
máy móc với giá 1,5 triệu USD.
Do có ít kinh nghiệm làm nông nghiệp thực tế, Zou chủ yếu nhờ vào
người dân địa phương để truyền đạt các kinh nghiệm. Năm nay, lần đầu
tiên Zou gieo hạt các cánh đồng hoa cải.
Còn đối với Hu, việc phát triển mùa màng mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu.
Hu nhắc tới một thị trấn bị bỏ không gần Ogema, nơi anh lập một nông
trại cừu và thuê các di dân Trung Quốc trẻ tuổi để chăn nuôi động vật.
Hu nói trong vòng 2-3 năm sẽ biến nơi này thành nông trại lớn nhất
Canada, với khoảng 5.000 con cừu, và xuất khẩu tất cả các loại thịt về
Trung Quốc. “Các cơ hội kinh doanh là rất lớn”, Hu nói.
Nhưng Leonard tỏ ra nghi ngờ. “Các tập đoàn lớn không bao giờ có thể
tự canh tác trên các mảnh đất này. Liệu họ sẽ biến tất cả chúng tôi
thành người làm công?”, Leonard nói.
_________________
http://www.thoibao.com/kinh-te/tai-chanh/11991-cu-dan-trung-quoc-mua-dat-dai-hang-loat-o-canada - Cư dân TQ mua đất đai hàng loạt ở Canada ?
-
Created on Thursday, 27 June 2013 00:10
Hình: một nông trại của di dân Trung quốc ở Canada
Omega, Saskatchewan(AFP): Như
chúng ta cũng biết, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đang đề xướng việc đô thị
hóa Trung quốc, di chuyển hàng trăm triệu người đang sống tại các vùng
thôn quê, ra thành thị.
Chủ
trương này sẽ khiến số nông gia Trung quốc ngày một ít đi, trong khi
dân số ngày một gia tăng. Các tin tức mới đây cho thấy là Trung quốc
đang cho di dân hàng loạt sang Canada, và những di dân này đã về tỉnh
bang Saskatchewan mua đất, và trong tương lai có thể xuất cảng các nông
phẩm này về lại Trung quốc.
Theo
các phóng viên của đài AFP thì nhiều nông gia trẻ tuổi ở Canada đã tin
là chính quyền Trung quốc đã đứng đàng sau những vụ mua bán đất ở
Canada.
45
phần trăm đất đai ở tỉnh bang Saskatchewan là đất có thể trồng trọt.
Theo những tin tức vừa loan báo, thì kể từ khi có những di dân Trung
quốc đến lập nghiệp ở Saskatchewan ba năm trước, giá đất đã gia tăng 50
phần trăm. Cũng theo những dữ kiện của chính quyền tỉnh bang
Saskatchewan thì có khoảng 6 công ty đầu tư lớn đã bỏ tiền mua đất đai ở
tỉnh bang này, nhưng các giới chức của tỉnh bang Saskatchewan đã từ chối
không cho biết tên tuổi của các công ty này, và từ chối không xác nhận
các công ty này có liên hệ gì với chính quyền Bắc Kinh?
Trong
những năm trước, các công ty quốc doanh đã bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim mua lại
các mỏ dầu cát ở tỉnh bang Alberta, đã khiến chính quyền liên bang
Canada phải cấp tốc tung ra những đạo luật ngăn cản các công ty nước
ngoài, làm chủ các nguồn năng lượng thiên nhiên của Canada. Có thể đây
là chiến lược mới của chính quyền Trung quốc, mua đất trồng trọt ở
Canada?
Theo
AFP thì một công ty Trung quốc có tên là Maxcrop do ông Andy Hu là chủ
tịch điều hành. Công ty này thành lập từ năm 2009, đã mua khoảng 33 ngàn
mẫu đất ở tỉnh bang Saskatchewan cho công ty này và cho các nhà đầu tư
đang sống ở Trung quốc. *theo http://thoibao.com - thoibao.com
__._,_.___
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 02/Jul/2013 lúc 8:44pm
Thứ năm 13 Tháng Sáu 2013
Trung Quốc đòi kiểm duyệt thô bạo truyền thông Pháp ngay tại Pháp
Cyril Payen, phóng viên đài FRANCE 24 DR
http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia - Trọng Nghĩa
Sự kiện đã xẩy ra từ đầu tháng Sáu, và vào hôm qua,
12/06/2013, đài truyền hình Pháp FRANCE 24 công khai loan báo : Đài đã
bác bỏ yêu sách của chính quyền Trung Quốc, muốn FRANCE 24 hủy bỏ việc
phát đi một phóng sự do một thông tín viên của đài tại Bangkok bí mật
thực hiện ở Tây Tạng. Hành động gây sức ép của Bắc Kinh - đồng nghĩa với
việc kiểm duyệt một phương tiện truyền thông không thuộc quyền quản lý
của mình - đã gây phẫn nộ trong báo giới Pháp.
Trong bản tin trên trang web của mình, đài FRANCE 24 nói rõ là
phóng sự truyền hình mang tựa đề là « Bảy ngày ở Tây Tạng » của Cyril
Payen đã được phát hình ngày 30/05 vừa qua. Trong phóng sự này, thông
tín viên của FRANCE 24 đã thẳng thắn tố cáo sự kiện người dân Tây Tạng
bị đàn áp dưới ách cai trị của Trung Quốc. Kết luận của nhà báo Payen
rất rõ ràng : chính sách « diệt chủng văn hóa » từng bị lãnh tụ tinh
thần người Tây Tạng là đức Đạt Lai Lạt Ma lên án vào năm 2008 vẫn đang
được Trung Quốc áp dụng.
Phóng sự này đã khiến nhà chức trách Trung Quốc phẫn nộ. Theo đài
FRANCE 24, chỉ vài ngày sau khi tài liệu được phát sóng, quan chức của
Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đã đến trụ sở của đài, để đòi hủy bỏ
việc phát phóng sự này kể cả trên trang web của FRANCE 24.
Dĩ nhiên là đòi hỏi quá đáng của chính quyền Trung Quốc đã bị từ
chối. Trong một bản thông cáo gởi đến nhà báo của đài, ông Marc Saikali,
Giám đốc biên tập của FRANCE 24 xác định : « Ban Giám đốc đã không
hề lùi bước trước các hành vi hù dọa, và vẫn duy trì phóng sự này trên
cả chương trình phát sóng lẫn trên các phương tiện đa truyền thông », như internet, điện thoại di động...
Hành động can thiệp thô bạo của sứ quán Trung Quốc tại Pháp dĩ nhiên đã được lập tức báo cáo. Ông Saikali cho biết :
« Ban Giám đốc (đài FRANCE 24) đã báo cáo lên cấp cao nhất của chính
phủ Pháp, cũng như cho các tổ chức chuyên bảo vệ nhân quyền nói chung,
và các nhà báo nói riêng ».
Lời báo động của đài FRANCE 24 không phải là thừa, vì hành động hù
dọa của chính quyền Trung Quốc không chỉ nhắm vào đài mà còn vào cả bản
thân nhà báo đã thực hiện phóng sự đó.
Tại Bangkok, nơi anh là thông tín viên thường trú của FRANCE 24,
Cyril Payen đang bị Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan tích cực săn
lùng. Họ đã dò tìm được số điện thoại cá nhân của anh, và liên tục gọi
điện hay gởi tin nhắn để triệu mời anh đến Đại sứ quán Trung Quốc tại
Bangkok để giải thích về việc anh đã « gian lận » để có visa nhập cảnh
Trung Quốc.
Thật vậy, Payen đã vào Trung Quốc với một thị thực du lịch, và đã
tranh thủ một lúc lơi lỏng kiểm soát để lên vùng Tây Tạng, bí mật thực
hiện phóng sự của mình. Phải nói là kể từ khi nổ ra các vụ bạo động tại
Tây Tạng vào năm 2008, Trung Quốc đã bị cấm không cho nhà báo lên vùng
này, và chỉ cho người nước ngoài đến khu vực đó một cách nhỏ giọt.
Cyril Payen đã nêu cụ thể các hành vi hù dọa mà sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan đã tiến hành : «
Tôi trở lại Bangkok ngày 4 tháng 6, và từ đó đến nay, diễn biến xẩy ra
dồn dập. Một nhà ngoại giao nữ Trung Quốc đã để lại cho tôi một tin nhắn
trên điện thoại của tôi và đã tỏ rõ thái độ hù dọa. Cô ta yêu cầu tôi
đến đại sứ quán để giải thích về những « lời nói dối » mà tôi đã nêu lên trong phóng sự của tôi. Sau cùng, cô ta còn đe dọa tôi như sau : « Nếu ông không đến Đại sứ quán trước ngày 11 tháng 6, thì ông sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả ».
Sự kiện chính quyền Bắc Kinh áp dụng chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt
đối với truyền thông Trung Quốc, dù đáng chê trách, nhưng có thể giải
thích được. Thế nhưng việc đòi truyền thông một nước khác phải kiểm
duyệt theo ý Bắc Kinh, lại còn hù dọa nhà báo đã viết sai ý mình, đó là
một phản ứng bị coi là quá hống hách.
Trong một bản thông cáo công bố hôm 11/06 vừa qua, tổ chức Phóng viên
Không Biên giới đã không ngần ngại đánh đồng hành động của các quan
chức ngoại giao Trung Quốc với hành vi của các nhóm mafia.
Phóng viên Không Biên giới ghi rõ : « Các phương pháp không thể
chấp nhận được đó là của giới trộm cướp hơn là của các công chức cao
cấp. Sự kiện một đại sứ quán bày tỏ quan điểm bất đồng về một phóng sự
là điều có thể chấp nhận. Nhưng khi các nhà ngoại giao tìm cách hù dọa
để đòi thay đổi một nội dung biên tập, đả kích, triệu mời một nhà báo
với mục đích được tuyên bố là để hỏi cung, điều đó đã vượt quá giới hạn
của những gì có thể chấp nhận được ».
http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia - Trọng Nghĩa
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 29/Jul/2013 lúc 10:39pm
Xe điện ngầm tại Bắc kinh...giờ cao điểm
Tội nghiệp cho người dân Bắc kinh vào giờ đi làm, mà cũng thấy vui vui
vì người muốn đi ra lại bị dội ngược trở vào xe, không đóng cửa được vì
quá tải ...lý do mất trật tự không chừa lối cho người xuống thì làm sao
bước lên ???!!!....
-
http://paid.outbrain.com/network/redir?key=3b56c4eedb36ccad009909a2b57cdc8d&rdid=580552570&type=CAD_/NA_ch&in-site=false&idx=3&pc_id=16613047&req_id=c5b34f8481a7010afb713241aaa5fcab&agent=blog_JS_rec&recMode=8&reqType=1&wid=100&adsCats=2100,-1,-1&refPub=3631&prs=true&scp=false&fcapElementId=11155&origSrc=244024 - A l'heure de pointe, l'enfer de la ligne 13 du métro... de Pékin
(Le Monde)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Aug/2013 lúc 1:24am
Nạn Hoa Kiều
Nguyễn Đạt Thịnh
Thợ đào vàng Trung quốc làm lậu ở Ghana
Một
hiện tượng lạ của thế kỷ trước là nước Tàu trở thành một nước Cộng Sản;
lạ, vì người Tàu, bản chất vốn tham lam, thích dĩ công vi
tư, lấy của công về làm của riêng, lấy của người về làm của mình, thì
làm cách nào trở thành cộng sản được. Trong
một thời gian ngắn, con người có thể gượng ép giấu bản chất của mình,
nhưng từ từ rồi sự thật vẫn lòi ra; hôm nay thì ông lớn vô sản nào cũng
giàu nứt đố đổ vách trong cái nước Tàu trở thành Trung Cộng; lớp áo đỏ
xúng xính họ mặc, không che được cái rốn lồi trên cái pụng pự.
Việt Nam khốn khổ vì nạn đồng chí vĩ
đại; ngoài biển khơi thì chiến hạm, tàu tuần của chính phủ Trung Cộng,
và tàu cá của ngư phủ Tàu san sát như lá tre, nhịp nhàng phối hợp để
thực hiện chiến thuật cấp thời cướp cá,
thư thả hút dầu; trong nội địa người Tàu lại gài một dàn thái thú
mặt Việt lòng Tàu, thực hiện mọi thủ đoạn để tái lập chế độ Bắc Thuộc
thêm một lần nữa –lần thứ 5. Người
Việt quốc nội xuống đường đòi đuổi bọn “Tàu Khựa” về Tàu; thái thú mặt
Việt lòng Tàu, bắt người Việt chống ngoại xâm, bỏ tù; triều đình Bắc
Phương khen thái thú “giỏi lớ, giỏi lớ”. Được chủ khen, bọn tôi tớ càng
nức lòng, đêm ngày họp tòa án nhân dân, đem nhân dân ra trừng trị. Làn
sóng người Hoa tràn xuống Việt Nam lập nghiệp trở thành nạn Hồng Thủy
khiếp đảm diễn ra công khai, đều đặn.
Giữa cảnh đáng buồn đó, người Việt tìm được một phút
ngắn tạm vui với tin cảnh sát Ghana trị được nạn Hoa Kiều. Ghana
là một nước nhỏ và rất nghèo nằm về phía tây Phi Châu, với dân số 25
triệu người; đặc sản của Ghana là vàng; vàng không chỉ nằm trong mỏ mà
nằm rải rác trong lòng đất, lòng sông, lòng suối. Ghana là quốc gia đứng
thứ nhì trên thế giới về sản xuất vàng. Năm ngoái, số vàng xuất cảng
đem lại cho Ghana 2.2 tỉ Mỹ kim – 90% tổng sản lượng quốc gia, nhưng
chưa bằng 1% số tài sản ông Tim Cook, CEO của Apple đang giấu ở ngoại
quốc.
Mùi vàng gọi người Tàu đến Ghana; Tập Cận Bình đem ngân khoản “Trung Quốc Viện Trợ” và đem công nhân
“Tàu Khựa” đến khai thác vùng đất còn bán khai này. Tổng thống Ghana – ông https://www.google.com/search?hl=en&gl=us&biw=1672&bih=969&q=john+dramani+mahama&stick=H4sIAAAAAAAAAAEqANX_AHvTx-gAAAANCAMiCS9tLzBiZ3pkZPagmLWbvowl_4PjOLhMu04oVva1aZzTeSoAAAA&sa=X&ei=h5S5UY-TA4uE9gSE-4GYDw&sqi=2&ved=0CJ4BEJsTKAIwEA - John Dramani Mahama – welcome người Tàu đến giúp ông xây dựng trường học, xây nhà thương; ông không để ý là cùng với những đồng Nhân dân tệ,
hàng chục ngàn công nhân Tàu cũng
lẩn vào Ghana. Họ vào xin làm việc cho các xưởng đãi vàng thô sơ, và
chỉ vài tháng sau họ tự tổ chức những hệ thống đãi vàng hoạt động kết
quả hơn những hãng của người Ghana.
Tinh
khôn hơn người địa phương, người Tàu mò lên tận đầu các ngọn suối đắp ụ
cản nước, giữ cát lại để đãi vàng; đãi xong, họ mới xả cho nước và cát
chảy xuống hạ nguồn; người Ghana chợt thấy bà Thần Vàng không còn hậu
đãi mình nữa; rồi dù chất phác đến đâu họ cũng vẫn tìm ra sự thật.
Các hãng đãi vàng người địa phương trình bày sự việc lên chính quyền;
Tổng thống John Dramani Mahama ra lệnh truy nã những người Tàu gây xáo trộn sinh hoạt đãi vàng, nguồn lợi duy nhất của quốc gia.
Đại sứ Trung Cộng Gong
Jianzhong xác nhận có khoảng 12,000 người Hoa nhập cảnh lậu vào Ghana,
trong số này gần 10,000 xuất phát từ huyện Shanglin, một huyện nhỏ và
nghèo thuốc tỉnh Quảng Tây. Viên chức Di Trú Ghana nói ông Gong xin
trang trải mọi chi phí hồi hương cho những người Hoa nhập cảnh lậu vào
Ghana.
Bà Mỗ, một phụ nữ Hoa, cư dân xã Mingliang, huyện Shanglin, nói hai đứa con trai và một đứa con rể của bà rủ nhau sang
Ghana làm ăn, và đang trốn trong một căn nhà tại tỉnh Dunkwa cùng với trên 20 thanh niên người Hoa. Bà
nói con bà cho biết, qua điện thoại di động, không người Hoa nào dám ló
mặt ra, sợ thổ dân đập chết; họ chưa tìm được cách móc nối với tòa đại
sứ để xin giúp đỡ hồi hương.
Gia đình cậu Zhu Congli, một
thanh niên khác trong đám 10,000 người Shanglin đi hốt vàng, cho biết
Zhu và một nhóm người Hoa đang trốn trong một đồn điền trồng cây cocoa.
Ban ngày họ chui xuống hang, xuống hố ẩn trốn, ban đêm mò ra, trở về địa
điểm đãi vàng để nhờ điện tại đây charge điện thoại di động. Họ rất lo
sợ cho tính mạng của họ.
Một
thiếu phụ khác, bà Wen Ruchun, cư dân xã Shuitai, một xã nghèo khác nữa
của huyện Shanglin, cho biết chồng bà, cũng là một người đi mò vàng,
đang chờ giấy máy bay hồi hương tại Accra – một thành phố lớn của Ghana.
Tỏ ra là người sành sỏi, bà bảo
những gia đình đồng cảnh, “Chính phủ Ghana quyết liệt lắm, phải rút về
thôi. Nhưng vé máy bay từ hôm nay cho đến cuối tháng Sáu đã hết rồi”.
Bên
cạnh chính sách “gồm thâu lục quốc” của chính phủ Trung Cộng, khối 1.35
tỷ người Hoa cũng là một nguồn áp lực di dân khiếp đảm: họ sẵn sàng ra
khỏi
lãnh thổ Trung Quốc ngay khi gặp cơ hội đầu tiên. Cái “nạn Hoa Kiều”
tràn sang Ghana bất chấp cách trở đại dương, coi thường khắc nghiệt khí
hậu, khác biệt ngôn ngữ, tập tục, như những trở ngại nhỏ; họ xung phong
vào lãnh thổ Ghana, giật nghề đãi vàng của dân địa phương.
Phản ứng của chính phủ Ghana đang
dạy chính phủ VN một bài học về thái độ “mềm nắn, rắn buông” của
Trung Cộng; cảnh sát Ghana thẳng tay ruồng bắt những kẻ nhập cảnh lậu,
bắn giết bọn chống cự; tình hình căng thẳng đến mức hàng ngàn người mò
vàng lậu phải “độn thổ” ban ngày, chỉ dám ló ra ban đêm để tìm lương
thực, tìm cách liên lạc với tòa đại sứ,
với thân nhân ở quê nhà. Việt Nam cứ đưa cảnh sát vào thị xã “Chợ Lớn Mới” tại tỉnh lỵ Bình Dương để
kiểm soát giấy tờ nhập cảnh của những công dân Trung Cộng rồi trục xuất
họ về Tàu thử coi.
Dĩ nhiên việc làm này rất khó, nhưng
nếu vì khó mà không làm, thì thái độ hèn nhát này có nghĩa là ngay ngày
hôm nay VN đã chấp nhận việc Việt Nam thất thủ trước cuộc xung
phong biển người của Hoa Kiều, mà không cần một trận tấn công quân sự
của Trung Cộng.
Nguyễn Đạt Thịnh
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 03/Aug/2013 lúc 10:00pm
Chặn đứng khách Trung Quốc đưa 'đường lưỡi bò' vào Việt Nam
http://www.thanhnien.com.vn"> Thanh Niên Online – Thứ sáu, ngày 02 tháng tám năm 2013
(TNO) Chi
cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng vừa ngăn chặn kịp thời nhiều vụ
người Trung Quốc mang vào Việt Nam bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” phi
pháp và ấn phẩm in lãnh thổ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa.
http://vn.news.yahoo.com/h%C6%A1n-9-000-t%C3%A0u-c%C3%A1-trung-qu%E1%BB%91c-s%E1%BA%AFp-065532130.html - >> Hơn 9.000 tàu cá Trung Quốc sắp tràn xuống biển Đông http://vn.news.yahoo.com/%C3%B4ng-silvio-berlusconi-ph%E1%BA%A3i-th%E1%BB%A5-%C3%A1n-v%C3%AC-tr%E1%BB%91n-030024794.html - >> Ông Silvio Berlusconi phải thụ án vì trốn thuế http://vn.news.yahoo.com/m%E1%BB%B9-n%E1%BB%95i-gi%E1%BA%ADn-khi-nga-cho-ph%C3%A9p-edward-065046399.html - >> Mỹ nổi giận khi Nga cho phép Edward Snowden tị nạn
Tối 1.8, bà Xing Shanshan (27 tuổi, số hộ chiếu E12718626) đáp chuyến bay MU 7007 từ Bắc Kinh (Trung Quốc) đến TP.Đà Nẵng.
Lúc 23 giờ 45 phút ngày 1.8, bộ phận chức năng soi chiếu hành lý
của Xing Shanshan thì phát hiện 2 tấm bản đồ kích cỡ 110x150 cm bằng
tiếng Trung Quốc.
Khách Trung Quốc Xing Shanshan mang bản đồ Trung Quốc có "đường lưỡi bò" vào Việt Nam
|
Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng tiến hành kiểm tra đối với
tấm bản đồ Trung Quốc tại góc phải bên dưới vẽ khu vực biển Đông trong
đó thể hiện “đường lưỡi bò”.
Ở phần khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt
Nam thì đã bị ghi bằng chữ Trung Quốc thành quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Trong khu vực quần đảo Tây Sa lại ghi rõ dòng chữ Trung Quốc cái gọi là
"TP.Tam Sa".
Bản đồ Trung Quốc có vẽ thêm "đường lưỡi bò" phi pháp
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bị ghi thành Tây Sa, Nam Sa của Trung Quốc
|
Tương tự đối với tấm bản đồ thế giới cũng thể hiện đường lưỡi bò phi
pháp và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam cũng
bị ghi thành quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Trước đó, lúc 20 giờ 40 phút cùng ngày, thợ điện Chen Jian Long (43
tuổi, quê quán Quảng Đông, Trung Quốc, số hộ chiếu G21938324) đáp chuyến
bay CZ3037 từ Quảng Châu (Trung Quốc) đến Đà Nẵng.
Tấm bản đồ thế giới bằng tiếng Trung Quốc
Trên
bản đồ này biển Đông cũng xuất hiện "đường lưỡi bò" phi pháp thông tin
sai lệch về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa |
Đến 21 giờ 30 phút cùng ngày, Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà
Nẵng cũng đã phát hiện trong hành lý ông Chen Jian Long có 16 cuốn sách
hướng dẫn du lịch Đà Nẵng kích cỡ 10x14 cm (16 tờ/cuốn) nhưng ở trang 2
in bản đồ Việt Nam không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo Chi
cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng, các ấn phẩm và bản đồ nêu trên thể
hiện sai chủ quyền quốc gia Việt Nam, vi phạm quy định hoạt động báo
chí, xuất bản và xuất nhập khẩu văn hóa phẩm.
Hiện cơ quan chức
năng lập biên bản tạm giữ toàn bộ ấn phẩm, bản đồ trên và tiếp tục xử lý
vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
Chỉ
trong tối 1.8, lực lượng hải quan phát hiện 2 vụ khách Trung Quốc mang
ấn phẩm, bản đồ có thông tin sai lệch về chủ quyền Việt Nam vào TP.Đà
Nẵng |
Trước đó, như Thanh Niên Online đã thông tin, hôm 12.5, cũng
trên chuyến bay số hiệu CZ3037 từ Quảng Châu đến Đà Nẵng, Chi cục Hải
quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng cũng ngăn chặn khách Trung Quốc mang 98 ấn
phẩm tương tự nêu trên vào Việt Nam.
Còn đầu tháng 3 vừa qua, Cục Hải quan cùng Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch TP.Đà Nẵng cũng đã phát hiện, tịch thu gần 500 cuốn sổ in bản đồ
Việt Nam nhưng không có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nhập khẩu từ Đài
Loan vào cảng Đà Nẵng.
Tin, ảnh: Nguyễn Tú
http://vn.news.yahoo.com/ch%E1%BA%B7n-%C4%91%E1%BB%A9ng-kh%C3%A1ch-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%C6%B0a-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C6%B0%E1%BB%A1i-063644958.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Aug/2013 lúc 8:26pm
Ngô Nhân Dụng
Bạn Hay Thù
Ðối với mỗi cá nhân, các nền đạo lý
đều khuyên chúng ta hãy coi mọi người khác như bạn. “Tứ hải chi nội
giai huynh đệ” là lời Khổng Tử nói, hoặc Chúa Giêsu dạy ngay cả những kẻ
đã “tát vào một bên má” của mình cũng không nỡ ghét bỏ.
Ðó là những châm ngôn rất đáng theo. Nhưng đối với các dân tộc thì
sao? Một quốc gia có thể coi “mọi người như bạn” đối với một nước khác
hay không?
Trong việc bang giao, có một quy tắc đã được nhắc tới
nhiều lần: Một quốc gia không có kẻ thù và cũng không có bạn; giao thiệp
với các nước khác chỉ cần biết đến quyền lợi của mình mà thôi. Các
quyền lợi được chia sẻ theo những bản hiệp ước, sòng phẳng giống như các
hợp đồng thương mại. Người kinh doanh thương thuyết với nhau về quyền
lợi, không cần phải yêu nhau người ta mới ký các hợp đồng; những ai làm
trái hợp đồng sẽ bị trừng phạt. Việc bang giao nên làm như theo lối đó.
Trong lịch sử nước ta, nước láng giềng lớn nhất là Trung Quốc. Nước
Việt Nam thường coi Trung Hoa là bạn hay là kẻ thù? Hầu như Tổ tiên
chúng ta không bao giờ chọn Trung Quốc làm bạn vàng; cũng không ai gọi
họ là kẻ thù vĩnh viễn. Lúc nào người Việt Nam cũng sẵn sàng cư xử với
họ, như bạn hoặc như thù, tùy theo hoàn cảnh. Bạn: Giống như các dân tộc
Á Ðông khác, người Việt qua bao đời vẫn học hỏi phương pháp trị quốc,
tổ chức giáo dục, và văn hóa Trung Hoa. Thù: người Việt không bao giờ
quên đề phòng quân phương Bắc xâm lăng.
Mỗi lần đánh đuổi quân xâm lăng từ phương Bắc
xong, các người lãnh đạo nước Việt Nam đều xin “giảng hòa,” vì biết
chiến tranh sẽ chỉ làm chết dân. Không bao giờ người dân được nghe chính
quyền gọi cả nước Trung Hoa là kẻ thù của nước mình. Lý
Thường Kiệt khi mang quân sang đánh chiếm các vùng trên biên giới cũng
không tuyên bố đi đánh một quốc gia láng giềng để “cho nó một bài học,”
mà lại nêu chính nghĩa là đem quân giúp người dân phương Bắc hạch tội
một chính quyền đang làm hại cho dân chúng của họ. Bản Bình Ngô Ðại Cáo
nêu danh quân địch là “Cuồng Minh tứ ngược,” dùng tên hiệu nhà Minh, một
chính quyền đang cai trị, chứ không gọi chung họ là “quân Hán.” Vua
Trần Nhân Tông sau khi thắng trận đã khiêm tốn tự xưng là “vi thần” khi
“dâng sớ” gửi tới vua nhà Nguyên. Lê Thái Tổ không những đã “xin hòa”
theo lối xưa mà còn xin bồi thường thiệt hại nữa. Quang Trung thắng trận
rồi, chịu thần phục và đưa một người giả làm mình đi sang chào kính.
Vua nhà Trần đã cấp thuyền bè, lương thực cho tàn quân nhà Nguyên về
nước. Lê Thái Tổ cũng vậy đối với quân Minh. Chỉ
có một thời chính quyền Việt Nam nhất thiết coi Trung Quốc là “nước
bạn” để dựa dẫm, là vào nửa cuối thế kỷ 19, khi nhà Nguyễn cố bám lấy
“thiên triều” cầu mong họ giúp chống lại quân Pháp, rồi không thành. Và
một lần nữa, từ giữa thế kỷ 20, khi chính quyền miền Bắc Việt Nam muốn
nhân dân phải coi Trung Quốc là nước bạn quý, là đàn anh vĩ đại của nước
mình; rồi sau đó có lúc lại coi họ là kẻ thù tuyệt đối, để mươi năm sau
thì đổi ngược lại. Những sai lầm vì dốt nát hay vì nông nổi của một
nhóm người lãnh đạo đều dẫn đến những hậu quả tai hại, các thế hệ sau
còn phải chịu đựng.
Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, trong lúc
người dân miền Bắc đang phải hát bài ca ngợi Tình Bạn: “Việt Nam Trung
Hoa núi liền núi sông liền sông.” Trung Quốc lại đánh chiếm thêm một số
đảo ở Hoàng Sa năm 1988 trong lúc dân Việt được nghe chính quyền gọi họ
là Kẻ Thù truyền kiếp! Các chính sách coi Trung Quốc là bạn hay là thù,
đều đưa người Việt Nam đến chỗ bị thiệt thòi. Những cuộc thảo luận và
điều đình về biên giới và hải phận đầu thập niên 1990 càng khiến cho
người dân Việt thêm căm giận khi thấy nước mình bị lấn áp để mất mát
nhiều quá. Những xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc đang biểu hiện rõ
ràng sau những vụ tầu Trung Quốc cắt dây cáp của tầu thăm dò đáy biển
của Việt Nam trong tháng 5 và tháng 6 năm 2011 khiến chúng ta nên suy
ngẫm thêm một lần nữa để áp dụng một quy tắc trong mối bang giao với
Trung Quốc: Không nên coi một quốc gia nào là kẻ thù hay là bạn! Thước
đo duy nhất trong việc ngoại giao là quyền lợi quốc gia. Tại sao cứ phải
nhắc lại quy tắc trên? Vì nó có hiệu quả, nghĩa là nó mang lại lợi ích
thiết thực nhất khi biết áp dụng. Các quốc gia tồn tại được lâu đời lúc
nào cũng cư xử theo quy tắc này.
Dân Mỹ đã đánh đuổi quân Anh để giành độc lập vào cuối thế kỷ 18;
đến thời Nội Chiến Mỹ chính quyền Anh vẫn còn muốn can thiệp. Nhưng trong
thế kỷ 20, ít có nước đồng minh nào gắn bó với nhau như Anh và Mỹ. Tuy
vậy, các chính phủ này họ không hành động theo “tình bạn” mà chỉ theo
quyền lợi quốc gia. Năm 1956, liên quân Anh Pháp tấn công Ai Cập,
đến khi bị Mỹ đề nghị triệu tập đại hội đồng Liên Hiệp Quốc làm nghị
quyết phản đối, và dùng cả IMF làm áp lực, Anh Pháp phải rút lui nhục
nhã. Ngay trong Ðại Chiến Thứ Hai, hai nước chắc chắn là bạn nhưng quyền
lợi vẫn khác nhau. Tháng 8 năm 1941, sau hai năm tìm cách thúc đẩy
chính quyền Mỹ tuyên chiến với Ðức, Ý và Nhật mà không được, Thủ Tướng
Anh Winston Churchill bí mật gặp Tổng Thống Mỹ Franklin Roosevelt ở
ngoài khơi Canada trong Ðại Tây Dương. Hai người bắt đầu trở thành đôi
bạn tâm đắc, họ đồng ý với nhau là phải ngăn cản những bước tiến của
quân Ðức ở Nga và quân Nhật ở Á Châu. Nhưng khi trở về nói chuyện với
dân Mỹ, các nhà báo hỏi, “Nước Mỹ có sắp tham chiến hay không?”
Roosevelt trả lời: “Tôi nghĩ là không.” Churchill thấy bị ông bạn quý bỏ
rơi!
Ðầu tháng 12 năm đó, Churchill gặp Ðại Sứ Mỹ John G. Winant ở
London, hỏi: Ông có nghĩ là Nhật sẽ gây chiến hay không? Thưa thủ tướng,
có! Churchill quả quyết: Nếu Nhật Bản tuyên chuyến với nước Mỹ, chúng
tôi sẽ tuyên chiến với họ ngay lập tức, ông biết không? Dạ tôi biết, thủ
tướng đã nói điều đó nhiều lần. Churchill: Nếu Nhật Bản tuyên chiến với
nước Anh, thì chính phủ Mỹ có tuyên chiến với họ hay không? (Lúc đó
Churchill đang lo Nhật, sau khi vào Việt Nam, sắp tấn công các thuộc địa
Anh ở Hồng Kông, Singapore, Miến Ðiện, Mã Lai). Ðại sứ Mỹ đáp: Thưa thủ
tướng tôi không thể trả lời được. Vì theo Hiến Pháp chỉ Quốc Hội Mỹ mới
có quyền tuyên chiến!
Nỗi thắc mắc của Churchill sau được giải quyết, nhờ Nhật Bản. Ngày 7
tháng 12 năm 41, Nhật tấn công Pearl Habor, Quốc Hội Mỹ biểu quyết tham
dự vào cuộc Ðại Chiến Thứ Hai – vì quyền lợi của nước họ, tuy nhiên vẫn
có một phiếu chống!
Nhưng trong thời gian sau đó, chính phủ Mỹ luôn luôn tỏ ý muốn ngăn cản không cho nước Anh trở về thống trị các thuộc địa cũ.
Họ tìm cách hạ thấp vai trò của Anh tại Thái Bình Dương. Bộ chỉ huy
quân Mỹ ở không cho Hải quân Hoàng gia Anh tham dự các trận đánh Phi
Luật Tân hay Okinawa, mặc dù Tướng Mountbatten ngỏ ý muốn giúp. Khi quân
Nhật đảo chính Pháp ở Ðông Dương, Anh Quốc yêu cầu quân Mỹ giúp vũ khí
cho mấy ngàn quân Pháp đang chạy qua trú ở Trung Quốc để họ quay về đánh
Nhật. Bởi vì nếu để một xứ Việt Nam trở về tay chính quyền do người
Việt Nam cầm đầu (chính phủ Trần Trọng Kim), thì sẽ có hại cho nền cai
trị của Anh ở Miến Ðiện, Mã Lai sau này. Nhưng quân đội Mỹ, đang có mặt
bên cạnh Tưởng Giới Thạch, đã từ chối không giúp tàn quân Pháp; ngược
lại họ còn giúp các người Việt chống Pháp. Cố vấn chính trị của Tướng
Mountbatten than rằng chính quyền Mỹ coi nước Anh như “tiểu bang thứ 49”
của họ! Tại Paris, Tướng De Gaule than phiền với Ðại Sứ Mỹ Jefferson
Caffery, “Tôi không hiểu các ông muốn cái gì! Các ông có muốn nước Pháp
sẽ thành một nước trong Liên Bang Xô Viết hay không?” Ngày 19 tháng 3,
hơn hai tuần sau cuộc đảo chính Nhật, Churchill đánh điện kêu gọi chính
phủ Mỹ hãy giúp vũ khí cho tàn quân Pháp. Ngoại trưởng Mỹ chuyển qua cho
Tướng Wedemeyer ở Trùng Khánh, nhưng quân Mỹ bất động, chỉ lo gửi hai
máy bay qua Việt Nam cứu các điệp viên OSS của họ. Sau khi Nhật đầu
hàng, quân Anh được phép vào miền Nam Việt Nam, nhưng khi họ để cho quân
Pháp trở lại Sài Gòn thì đại diện quân đội Mỹ rút ra khỏi Ủy Ban Kiểm
Soát, không tham dự vào đạo quân đồng minh ở đó nữa.
Hai nước Anh và Mỹ từ đầu đến cuối Ðại Chiến Thứ Hai vẫn là đồng minh, nhưng mỗi nước vẫn chỉ lo cho quyền lợi của chính mình.
Mà không phải chỉ có hai nước đó. Nga và Ðức đã ký hiệp ước không đánh
nhau trước khi Ðức tấn công Pháp (Bạn). Nhưng sau đó, Ðức đã đánh sang
Nga (Thù). Nhật Bản và Nga đã kết bạn, ký thỏa ước bất tương xâm năm
1941, nhưng sau khi bom nguyên tử Mỹ đã thả xuống nước Nhật, Nga tuyên
chiến và tiến quân vào Mãn Châu. Nếu không có Mỹ ngăn cản thì Nga đã
tiến chiếm lấy đảo Hokkaido ở phía Bắc nước Nhật.
Trong việc ngoại giao, các quốc gia không thể
coi một nước khác hoàn toàn là bạn, hay là kẻ thù. Chính quyền mỗi nước
phải theo quy tắc đó, không nên bắt dân chúng tụng đọc mỗi ngày những
bài tuyên truyền ca ngợi các nước bạn vĩ đại, hoặc phỉ nhổ nước khác là
kẻ thù man rợ! Khi cả nước tỉnh táo, người ta không cần yêu quá mà cũng
không ghét quá, thì lòng người không thù hận mà cũng sợ hãi.
Trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc
tháng 6 năm 2011 có một điều đáng mừng là người Việt Nam đi biểu tình ở
khắp nơi chỉ hô hào chống lại những hành động sai trái cụ thể của chính
phủ Bắc Kinh mà không bày tỏ lòng thù hận với người dân Trung Hoa ở lục
địa. Thế giới sẽ nhìn vào thái độ đó mà kính trọng người Việt
Nam, nước Việt Nam. Nhờ thế, chúng ta mới có thể kêu gọi các nước khác
giúp nước ta tránh khỏi bị nước láng giềng tiếp tục lấn áp.
Các cuộc chiến thường xẩy ra giữa các nước khi chính quyền của một
nước muốn gây chiến mà người dân không được quyền quyết định cũng như
không biết những tai hại của chiến tranh. Các
chính quyền độc tài thường sử dụng một khí cụ để gây chiến, là kích
thích lòng ái quốc, thúc đẩy thù hận bằng lối tuyên truyền một chiều.
Cuối cùng thì sau mỗi cuộc chiến tranh, người dân luôn luôn bị thiệt
hại. Nếu được tự do chọn lựa, dân chúng các nước đều không muốn
chiến tranh. Chỉ có thể giảm bớt chiến tranh khi người dân các quốc gia
đều được thông tin đầy đủ. Khi nào hai quốc gia đều theo chế độ tự do
dân chủ thì chính quyền khó nói dối người dân để đưa họ vào vòng chinh
chiến.
Chỉ khi nào hai nước Việt Nam và Trung Hoa đều
sống trong thể chế Tự do Dân chủ thì chúng ta mới hy vọng giảm bớt được
những xung đột trên mặt biển hiện nay. Trong khi chờ đợi, người
Việt Nam cứ phải luôn luôn bày tỏ thái độ kịch liệt phản đối những hành
động lấn áp, có lúc tàn bạo, của chính quyền Trung Quốc, để chứng tỏ dân
Việt Nam không chịu khuất phục.
Ngô Nhân Dụng
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 01/Sep/2013 lúc 7:48pm
Vụ khoét mắt trẻ em gây chấn động Trung Quốc
Một bé trai 6 tuổi ở Trung Quốc bị một kẻ lạ mặt tấn
công và móc mất mắt, nhằm lấy giác mạc đem bán ra chợ đen. Bé có thể bị
mù suốt đời.
|
Bé trai 6 tuổi bị một kẻ được cho là buôn nội tạng đánh thuốc mê và móc mất mắt. Ảnh:AFP
|
Telegraph cho hay, cậu bé đang chơi trước nhà ở Phần Tây,
tỉnh phía bắc Sơn Tây, thì bỗng dưng mất tích. Gia đình cậu bé lo lắng,
chia nhau đi tìm con. Vài giờ sau, họ phát hiện bé trai trong tình trạng
mặt dính đầy máu và đôi mắt của em đã biến mất.
"Mặt thằng bé bê bết máu. Mi mắt bị lật ngược ra ngoài, còn bên trong,
nhãn cầu đã không còn nữa", bố của em kể trên kênh truyền hình Sơn
Tây.
Đôi mắt của bé trai được tìm thấy gần đó nhưng giác mạc đã bị gỡ bỏ.
Điều này dẫn đến suy đoán rằng, kẻ tấn công em là một kẻ buôn nội tạng
người.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV cho biết trên tài
khoản Weibo rằng, kẻ cướp nội tạng đã cho cậu bé uống thuốc mê trước khi
ra tay. Những hình ảnh trên truyền hình cho thấy cậu bé được chuyển từ
một phòng phẫu thuật đến một giường bệnh với đôi mắt bị băng kín. Những
người thân xung quanh đau đớn nhìn em.
Cảnh sát đã treo thưởng 100.000 nhân dân tệ (hơn 16.000 USD) cho ai
cung cấp thông tin về nghi phạm duy nhất trong vụ việc, được tin là một
phụ nữ.
Trên mạng xã hội Trung Quốc, vụ cướp nội tạng tàn nhẫn đang gây "bão"
với hàng loạt lời lên án thủ phạm cũng như chia sẻ với nạn nhân.
"Đúng là quá ác độc. Tại sao lại có người nhẫn tâm đến thế?", một người viết.
"Cậu bé thực sự đáng thương", một người khác viết.
Buôn bán nội tạng chui đang là một ngành kinh doanh phát đạt ở Trung
Quốc, nơi truyền thông quốc gia cho hay chỉ có 10.000 trong số 300.000
người cần cấy ghép nội tạng mỗi năm được đáp ứng nhu cầu, do nguồn cung
bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Tháng trước, truyền thông quốc gia cáo buộc các chi nhánh địa phương
của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc tiếp tay cho ngành buôn bán trái phép
này, nhưng hội bác bỏ.
Dư luận Trung Quốc cũng từng bị chấn động bởi nhiều vụ việc rùng rợn
như một cậu bé 18 tuổi được cho là đã bán một quả thận để trả nợ tiền
chơi game.
Nội tạng trẻ em thường có giá cao hơn, vì "hầu hết mọi người nghĩ
rằng người cung cấp nội tạng càng trẻ thì chất lượng nội tạng càng tốt",
một kẻ trong nghề nói trên Sina năm 2010.
Anh Ngọc
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/vu-khoet-mat-tre-em-gay-chan-dong-trung-quoc-2871496.html
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 16/Oct/2013 lúc 9:36am
Nông dân Việt lại 'mắc bẫy'
Trung Quốc mùa thanh long
Monday, October 14, 2013 5:10:59 PM
BÌNH THUẬN (NV) - Tổng thư ký Hiệp
hội Thanh long tỉnh Bình Thuận sáng 13 tháng 10 báo nguy, hằng
trăm chiếc xe vận tải chở đầy thanh
long hướng sang Trung Quốc đang bị "kẹt"
tại cửa khẩu Tân Thanh.
|
Thanh
long bị ứ đọng ở cửa khẩu Tân Thanh
khiến doanh nghiệp Việt lo thiệt hại
nặng. (Hình: http://binhthuantoday.com - binhthuantoday.com )
|
Hiệp hội này ước tính, sản lượng
thanh long nằm chờ tại vùng biên giới lần này chiếm
90% sản lượng xuất cảng đi Trung Quốc
qua đường tiểu ngạch. Các chủ trang trại
sản xuất thanh long ở Việt Nam, đặc biệt
là tỉnh Bình Thuận, đang "méo mặt" vì nguy
cơ thiệt hại nặng nề.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời ông Vũ Vệ
Yên, Tổng thư ký Hiệp hội Thanh long cho biết, hiện
chưa có thống kê chính xác về số lượng thanh
long chất đống trên đoàn xe vận tải nằm
chờ ở cửa khẩu biên giới. Theo ông Yên, thanh
long bị ứ đọng tại biên giới vì các nhà nhập
cảng Trung Quốc "không chịu nhận hàng."
Vẫn theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhiều công ty xuất
- nhập cảng Việt Nam lâu nay chuộng
phương thức bán hàng cho thương lái Trung Quốc:
ký hợp đồng mua bán tiểu ngạch.
Công ty Trung Quốc cử thương lái của họ sang
Việt Nam tìm nguồn hàng, thảo luận xong xuôi rồi
rút về bên kia biên giới. Họ ở đó nói chờ
công ty Việt chuyển hàng đến giao tại cửa khẩu.
Tại đây, đôi bên giao - nhận hàng và tiền, "tiền
trao cháo múc," coi như hoàn tất hợp đồng, rồi
đường ai nấy đi.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn nói rằng, công ty thương mại
Việt Nam chuộng kiểu làm ăn này vì không bị ràng buộc
bởi thủ tục rườm rà, không bị ai kiểm
soát, gây khó dễ. Tuy nhiên, việc mua bán được thực
hiện từ một hợp đồng "miệng,"
nên khi thương lái Trung Quốc đột ngột từ
chối nhận hàng, coi như công ty Việt Nam lãnh đủ
hậu quả.
Ông Yên cho biết, các công ty Việt Nam đã đưa hàng
đến tận cửa khẩu biên giới, phải chịu
tốn kém chi phí lưu kho đông lạnh, phí bến bãi.
Thêm vào đó, vì thanh long là loại trái cây tươi, không giữ
được lâu, có thể dẫn đến hư thối
phải đổ bỏ. Tình trạng này thường gây tổn
thất nặng nề cho phía Việt Nam.
Một giám đốc doanh nghiệp xuất - nhập cảng
thanh long ở Bình Thuận cho hay, việc ứ đọng
thanh long ở cửa khẩu từ mấy ngày qua đã làm
giảm giá thanh long bán tại vườn.
Bà Lê Thanh Ngọc, cư dân Bình Thuận, có 10 năm kinh nghiệm
thu mua thanh long bán sang Trung Quốc cho biết, thương
nhân Trung Quốc cũng đặt hàng chính ngạch,
nhưng số lượng rất ít. Hơn nữa, họ
lựa chọn rất kỹ và đòi hỏi phẩm chất
các loại cây trái rất cao. Thông thường, trái cây Việt
Nam xuất cảng sang Trung Quốc theo hợp đồng
chính ngạch chỉ đạt yêu cầu không quá 50%.
Bà Ngọc nói thêm: "Thương lái Trung Quốc rất
khôn. Sau vài lần mua bán chính ngạch, họ lại xin trả
gối đầu, thiếu đợt này, trả đợt
sau. Buôn bán tiểu ngạch thì hên xui. Hên thì được
giá. Xui thì ép hàng."
Một phúc trình của Chi cục tiêu chuẩn đo lường
chất lượng Hải Phòng cho biết, lượng
hàng hóa xuất cảng qua đường tiểu ngạch
chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất - nhập cảng
giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nơi thực hiện
các thương vụ làm ăn "tiền trao cháo múc"
chủ yếu ở các cửa khẩu: Ka Long, Móng Cái, Gia Vận,
Tân Thanh và Hà Khẩu. (PL)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 19/Oct/2013 lúc 7:37pm
Hàng loạt đồ Tàu bị yểm chất lạ Hàng loạt đồ Tàu bị yểm chất lạ Không
chỉ dừng ở hoa quả, thực phẩm, sữa... mà hàng loạt đồ dùng có xuất xứ
từ Trung Quốc cũng khiến người tiêu dùng lo sợ do chứa chất độc hại. http://dantri.com.vn/kinh-doanh/hai-hung-chat-la-yem-trong-hang-trung-quoc-719876.htm - - >> Hãi hùng chất lạ "yểm" trong hàng Trung Quốc http://dantri.com.vn/kinh-doanh/hoang-voi-chat-la-trong-ao-nguc-mua-tu-sieu-thi-660046.htm - Từ bình nước có chất lạ rất độc Kết quả thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 cho thấy, chất
lạ để ở đáy phích Trung Quốc có các thành phần: SiO2 74,2%; hàm lượng
một số kim loại Cd 0,77 mg/Kg, Pb 7,27 mg/Kg, As 4,59 mg/Kg, Hg 0,66
mg/Kg. Cơ
quan chức năng khuyến cáo người dân có các phích nước trên không mở gói
cát, không ngửi, hít gói cát và không làm rơi vãi cát ra bên ngoài. Các
gói cát đã tháo ra khỏi phích nước nên xử lý như xử lý rác thải nguy
hại. Nếu dùng phích đựng nước ăn uống, sau 24 giờ nên lấy mẫu nước xét
nghiệm hạm lượng kim loại, nếu vượt mức cho phép phải cấm lưu hành loại
phích nước này. Trong đáy bình phích Trung Quốc có chứa gói chất lạ Trước
đó, Bưu điện Trà Tiên, huyện Tiên Phước, Quảng Nam đã tặng cho 13 người
đăng ký để mua Bảo hiểm nhân thọ Bưu điện một phích nước loại 0,5 lít
nước có vỏ bóng được mọi kim loại Inox, chiều cao khoảng 25cm, bề rộng
vòng tròn bằng cái ly uống nước. Vỏ bình toàn chữ Trung Quốc, dưới đáy
vỏ bình có chữ “Made in China”... không hề có nơi sản xuất cũng như nhãn
mác, hiệu sản phẩm. Người dân đem bình phích về sử dụng phát hiện dưới
đáy bình có chứa một gói nilông chứa bột lạ dạng hạt cát mịn, có màu đen
sẫm, hơi trong bình bay ra có mùi khét, ai ngửi chất đó cảm thấy khó
thở xây xẩm mặt mày, cổ họng khô, rất thích uống nước. Đến ca giữ nhiệt Sáng
22/8, anh Trần Hoàng Thắng (SN 1977, ngụ ấp 2, xã Xuân Hòa, huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã giao nộp cho công an một chiếc ca giữ nhiệt loại 1
lít, hiệu Bangong do Trung Quốc sản xuất vì nghi có chất độc. Theo lời
anh Thắng, chiếc ca này được anh mua tại chợ Long Khánh từ tháng 2/2013
và đem về nhà cất giữ, không dùng đến. Vào ngày 21/2, trong một chuyến
đi câu cá, anh Thắng pha cà phê đổ vào chiếc ca rồi mang theo. Sau khi
uống vài ngụm, anh thấy trong người rất khó chịu, đầu óc quay cuồng,
muốn ngất xỉu nên không uống nữa, bỏ dỡ buổi đi câu. Chiếc ca được cho là chứa chất độc hại được anh Trần Hoàng Thắng giao nộp cho công an xã Xuân Hòa Hôm
sau, anh Thắng tiếp tục pha cà phê và đổ vào chiếc ca để uống. Sau khi
uống khoảng 10 phút, hiện tượng như hôm trước lặp lại. Tò mò, anh đục,
khoét chiếc ca để xem bên trong lớp bọc bằng kim loại có chứa thứ gì.
Anh Thắng phát hiện bên trong nắp đậy và đáy chiếc ca có chứa 2 bịch bột
màu nâu, trọng lượng khoảng 200 gram và bốc mùi rất khó chịu. Và đĩa Trung Quốc chứa gói chất lạ Ngày
8/4, bà Nguyễn Thị Thơ (xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) phát
hiện hai gói lạ nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa trong một chiếc đĩa bị vỡ.
Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in
China”. Quan sát kỹ thì thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác
thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía
trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới
đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần
đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất
đáng ngờ. Hai gói "lạ" màu trắng trong đĩa sứ Trung Quốc Hiện không rõ bên trong hai gói “lạ” này chứa chất gì. Cũng chưa biết liệu có còn những vật lạ nào dưới lớp đĩa chưa bị vỡ. Rồi dép gây ngứa, nhức chân Cuối
tháng 3//2013, người dân Phú Yên hoang mang khi hay tin dép nhựa xuất
xứ Trung Quốc chứa chất lạ, người dùng một thời gian liền bị ngứa chân,
đau nhức; cắt dép ra người ta thấy có bột trắng, mùi khó chịu... Dép Trung Quốc gây ngứa chân ở Phú Yên Trước
đó, người dân sống ở khu vực chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) cũng nghi
vấn dép Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe
người tiêu dùng. Tháng
9/2008, giày, dép Trung Quốc đã bị tẩy chay ở một số nước trên thế giới
vì có hàm lượng hexavalent chromium (crom hóa trị sáu) vượt mức cho
phép, có thể gây ung thư cho người sử dụng. Áo ngực chứa túi chất lạ Cuối
năm 2012, nhiều phụ nữ ở Quảng Nam phản ánh với cơ quan chức năng về
chất lỏng và những viên màu trắng chứa trong chiếc áo nịt ngực nhãn hiệu
Trung Quốc mà họ mua, khi sử dụng thấy ngứa ngáy khó chịu ở vùng ngực,
tức ngực, khó thở. Khi dùng dao mổ hai đường của phần túi trong nâng
ngực, thấy có chứa hai gói dung dịch chất lỏng màu trắng kèm theo sáu
viên thuốc màu trắng. Những viên thuốc màu trắng phát hiện trong áo ngực hiệu Trung Quốc Tại
Hà Nội cũng phát hiện nhiều loại áo ngực tương tự, bên trong hoặc độn
miếng cao su dẻo, màu trắng trong, có nhiều lỗ hoặc bằng dung dịch trắng
sữa, mỗi bên có ba hạt nhựa có thể di chuyển nếu dùng tay tác động. Khi
cắt túi đựng dung dịch, chất lỏng chảy ra phảng phất mùi ngai ngái và
gây ngứa. Kết
quả kiểm nghiệm 2 chất lạ trong áo ngực phụ nữ cho thấy, chất lỏng là
dầu khoáng (mineral oil) và các viên hình cầu chứa trong gói dung dịch
có thành phần chính là polystyrene, có thể gây ung thư cho người tiếp
xúc trực tiếp. Theo Hạnh Nguyên (tổng hợp)
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Oct/2013 lúc 3:14am
TQ VÔ LỐI ĐÒI THAY THẾ ĐÔ-LA NHÂN SHUTDOWN & TRẦN NỢ HOA KỲ
===================================
VAI TRÒ DOLLAR QUAN TRỌNG
DO ĐỒNG THUẬN QUỐC TẾ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.10.2011. Cập nhật 20.10.2013
Web: http://viettudan.net/ -
Cập nhật 20.10.2013:
Đúng
ngày 20.10.2011, nghĩa là cách đây đúng 2 năm, chúng tôi đã viết một
bài về vai trò Quốc tế của đồng Đo-la nhân khi có ý kiến muốn thay thế
nó.
Mới
đây, nhân vụ Shutdown và Trần Nợ Hoa kỳ, Trung quốc lại lên giọng vô
lối muốn thay thế đồng Đo-la. Vì vậy, chúng tôi cho đăng lại bài viết
này.
Trước đây, TT.De GAULLES cũng đã công kích đồng Đo-la và bị TT.NIXON mắng cho:
“…… TT. NIXON đã trả lời TT.De GAULLES bằng một câu bất hủ: «Đồng Dollar là Tiền của nước Mỹ, còn nếu đồng Tiền của nước ông có những vấn đề, thì đó là những vấn đề của nước ông« !”
Từ
khi cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế Thế giới năm 2008 lan tràn mà
nguồn gốc là Tín dụng rởm Địa ốc (Sub-Prime Mortgage Credit) từ Hoa kỳ,
một số Chính quyền đã đặt ra vấn đề Ngai vàng Độc tôn Dollar từ Hội Nghị
Bretton Woods 1944 đến nay. Thậm chí Trung quốc muốn thay thế đồng
Dollar bằng một đồng Tiền quốc tế nào đó phát xuất từ IMF/FMI (Quỹ Tiền
Tệ Quốc tế). Một số Chính quyền cũng hùa theo.
Năm
nay 2011, Hoa kỳ và Liên Au lại trải qua một cuộc Khủng hoảng Tài chánh
nữa: NỢ CÔNG (Sovereign Debt) chất chồng tại Mỹ và nhiều nước thuộc
Liên Au. Mấy tháng trước đây, khi Tín dụng Hoa kỳ lần đầu tiên bị mất
cấp bậc AAA, tôi xem Đài Truyền Hình Thụy sĩ TRS1 và thấy một bình luận
gia gốc Hy Lạp nói rằng Dollar sẽ mất vị trí độc tôn và thêm rằng trong
tương lai gần có lẽ phải thay thế vào đó đồng YUAN của Trung quốc ! Nghe
và thấy chói tai nghịch lý bởi lẽ Tiết kiệm là Tư hữu tích lũy trong
thời gian lâu dài dưới dạng một đồng Tiền, nên đồng Tiền ấy tối thiểu
phải là đồng Tiền TỰ DO tôn trọng Tư hữu, đó là đồng Dollar, đồng
Euro,
đồng Yen hay đồng Franc Thụy sĩ. Nếu thay vào đó bằng đồng Yuan ĐỘC TÀI
quyết định tùy ý bởi một Nhà Nước độc tài, thì bố ai dám tích lũy Tư
hữu của mình bằng đồng tiền độc tài này để rồi Nhà Nước độc tài kia
quyết phá giá làm tiêu tan tài sản tư hữu của mình.
Hôm
nay, tôi lại đọc trên Diễn Đàn thấy một bài do một Tiến sĩ Luật sư viết
và trình bầy đồng Dollar như một phương tiện áp đặt thống trị, bành
trướng của Hoa kỳ lên các nước khác trên Thế giới. Thâm chí Tiến sĩ Luật
sư ấy còn coi đồng Dollar từ Hội Nghị Bretton Woods 1944 như nguyên
nhân của chiến tranh Irak và cái cớ can thiệp quân sự của Hoa kỳ vào
Cách mạng Hoa nhài ở Bắc Phi và Trung Đông. Tôi nhớ lải lời công kích
của STALINE đối với đồng Dollar: “IMPERIALISME DU DOLLAR “!
Hoa kỳ không độc đoán ấn định Dollar
như “Impérialisme du Dollar“
Đọc
bài viết của Tiến sĩ Luật sư mà tôi nói ở phần mở đầu làm lý do để tôi
viết bài này như góp ý, tôi cảm tưởng Mỹ đã quá lợi dụng đồng Dollar như
một phương tiện thống trị Thế giới, thậm chí như nguyên cớ để làm những
cuộc chiến tranh từ Irak cho đến can thiệp quân sự tại những quốc gia
Bắc phi và Trung Đông hiện nay. Nếu như vậy, thì lời công kích
“Impérialisme du Dollar“ của Staline là đúng.
Thực
ra Hội Nghị Bretton-Woods năm 1944 là thiện ý của Hoa kỳ và đồng Dollar
được Quốc tế hóa làm phương tiện thanh trả thương mại quốc tế là do các
Quốc gia khác chấp nhận chứ không hẳn là Hoa kỳ ấn định Tiền tệ của
mình một cách độc đoán theo công kích của Staline.
Năm
1944, cuối Thế chiến thứ II, các đồng Tiền mỗi nước Âu châu đều ở trong
chế độ Bản Vị Vàng (Régime ETALON-OR) cũng như đồng Dollar. Tỷ giá giữa
các đồng Tiền được định theo lượng Vàng mà mỗi nước có toàn quyền quyết
định một cách độc lập:
Tỉ dụ:
FF.1.- = 10 gr.or fin (FF : Franc Francais )
DM.1.- = 20 gr.or fin (DM : Đức Mã)
Tỷ giá hai đồng Tiền được thiết lập mà không cần qua trung gian đồng Dollar :
20 gr.or fin
DM.1.- = -------------- = FF.2.-
10 gr.or fin
Nhưng
Thế chiến thứ II đã làm cho các đồng Tiền Au châu mất hết Vàng bảo
chứng cho Tiền tệ. Chỉ có hai đồng Tiền còn Vàng làm bảo chứng, đó là
đồng Dollar và đồng FS (Franc Suisse). Chính vì vậy, Hội Nghị
Bretton-Woods 1944 là một thiện ý của Hoa kỳ vẫn giữ chế độ Tiền tệ Bản
Vị Vàng (Etalon-OR) với Cải Cách là sử dụng đồng Tiền nào còn Vàng bảo
chứng để làm trung gian thiết lập Tỷ giá giữa hai đồng Tiền khác.
Staline không thể kết án Mỹ là « Impérialisme du Dollar « vì Mỹ để tự do
mỗi Quốc gia chọn trung gian là đồng Dollar hay đồng Franc Thụy sĩ vì
hai đồng Tiền này còn Vàng bảo chứng. Chế độ Tiền tệ Cải cách này được
gọi là «
Régime
Etalon-DEVISE-Or «. Tiếng DEVISE này có thể là Dollar hay Franc Suisse,
nghĩa là « Régime-DOLLAR-Or « hay « Régime-FRANC SUISSE-Or« .
Tỉ dụ :
USD.1.-
có 40 gr.Or.fin làm bảo chứng, FS.1.- có 20 gr.Or.fin làm bảo chứng.
Hai đồng Tiền này có Vàng làm bảo chứng. Còn những đồng Tiền không có
Vàng bảo chứng nữa, thì phải định nghĩa tương đương với hai đồng Tiền
còn Vàng.
Tỉ dụ :
FF.1.- = USD.0.20 hoặc FF.1.- = FS.0.10
DM.1- = USD.0.30 hoặc DM.1.- = FS.0.15
Tỷ giá giữa DM và FF sẽ là :
USD.0.30 FS.0.15
DM.1.- = ------------ = ---------- = FF.1.5
USD.0.20 FS.0.10
Lấy
đồng Dollar hoặc Franc Suisse là trung gian vì Dollar hoặc Franc Suisse
còn Vàng bảo chứng, như vậy Tỷ giá giữa Franc Pháp và Đức Mã không trôi
nổi vì có lượng Vàng cố định qua Dollar hoặc qua Franc Suisse cầm
cương. Chế độ Bản Vị Cải cách này « Régime Etalon-DEVISE-Or« từ Hội
Nghị Bretton Woods năm 1944 cũng quy định rằng những đồng Tiền còn Vàng
bảo chứng và được chọn làm trung gian phải tôn trọng « CONVERTIBILITE «,
nghĩa là những đồng Tiền ấy có thể chuyển thành cân lượng Vàng.
Đồng
Tiền Franc Suisse có thể đứng ở vị trí trung gian như Dollar để cầm
cương cho Tỷ giá giữa hai đồng Tiền khác. Nhưng Thụy sĩ quá nhỏ nên
không có khả năng bao trùm lượng tiền trung gian khắp Thế giới. Chính vì
vậy các nước khác chọn đồng Dollar chứ không phải Hoa kỳ độc đoán ấn
định để Staline công kích là « Impérialisme du Dollar « .
Sau
Thế chiến thứ II, Au châu được tái thiết với Chương trình MARSHALL
USD.173 Tỉ. Au châu bắt đầu nối lại Thương mại với các cựu Thuộc địa.
Thậm chí Pháp còn mang quân đội tái chiếm Đông Dương để đặt ách thống
trị trong khi ấy Ong được mệnh danh là « Người Giải Phóng « (Libérateur)
Pháp khỏi ách thống trị Đức ! Khi Thương mại với các cựu Thuộc địa phát
triển, những nước Au châu lại yêu cầu người mua hàng phải trả bằng đồng
Dollar. Đây cũng không phải Hoa kỳ bắt buộc các nước mua hàng phải
thanh toán bằng Dollar mà chính các nước Au châu yêu cầu việc thanh trả
bằng Dollar.
Thời
kỳ sử dụng « Máy Hơi nước « (Machines à Vapeur) trong kỹ nghệ và vận
tải, người ta khai thác Năng lượng Than đá. Nhưng sau Thế chiến thứ hai,
đó là Thời kỳ « Máy Nổ « (Machines à Explosion ) khiến việc khai thác
Năng lượng Dầu lửa bùng nổ mạnh.
Au
châu phát triển và bán hàng cho các cựu thuộc địa, đã thâu vào được
khối lượng Dollar lớn cho mình. Khối lượng Dollar tồn trữ tại Aâu châu
được gọi là EURO-DOLLAR. Các nước A-rập bán dầu lửa cũng thâu vào được
khối lượng Dollar khổng lồ gọi là PETRO-DOLLAR.
Vào những thập niên 70, có hai biến cố xẩy ra chống lại Hoa kỳ khiến có hai cuộc tiểu chiến tranh Tiền tệ :
*
TT. De GAULLES muốn đi hai hàng : chơi với Khối Cộng sản, nên đã bỏ
NATO/ OTAN và yêu cầu Mỹ phải chở Vàng sang đổi lấy Euro-Dollar. Làm như
vậy để hài lòng Mạc Tư Khoa.
*
Khối A-rập, vì Hoa kỳ ủng hộ Do Thái trong chiến tranh 1967, nên muốn
phản ứng lại là yêu cầu Hoa kỳ chở Vàng sang đổi lấy Pétro-Dollar.
Cả
hai cuộc tiểu chiến tranh Tiền tệ này đều dựa trên khẳng định «
CONVERTIBILITE « của Dollar lấy Vàng từ Hội Nghị Bretton-Woods. Nhưng
làm sao Hoa kỳ có đủ lượng Vàng theo định nghĩa từ năm 1944 để chở sang
Pháp và cho Khối A-rập ! Chính vì vậy mà năm 1971, TT. NIXON tuyên bố
bỏ Chế độ Bản Vị « Etalon-Devise (Dollar)-Or«, không chấp nhận vấn đề
Chuyển đổi Dollar sang Vàng nữa (Convertibilité). TT. NIXON đã trả lời
TT.De GAULLES bằng một câu bất hủ : « Đồng Dollar là Tiền của nước Mỹ,
còn nếu đồng Tiền của nước ông có những vấn đề, thì đó là những vấn đề
của nước ông«!
Tỷ
giá Tiền tệ bắt đầu Trôi Nổi (Flottant) vì không có Vàng bảo chứng cầm
cương. Tiền tệ Thế giới đi vào Chế độ Bản Vị Tương đương Hàng hóa
(Régime du Pouvoir d’Achat) tùy thuộc Kinh tế mỗi nước khi lên khi
xuống. Tiền tệ của một nước vững khi nền Kinh tế của nước đó vững. Kinh
tế Hoa kỳ vẫn vững, nên đồng Dollar vẫn vững dù không cần Vàng bảo
chứng.
Trong
Chế độ Bản Vị lấy Vàng bảo chứng Régime Etalon-Or hay Etalon-Devise-Or,
đồng Dollar đã được cả Thế giới sử dụng trong thanh toán Thương mại.
Bây giờ trong Chế độ Régime du Pouvoir d’Achat, đồng Dollar vẫn vững và
được Thế giới sử dụng vì Kinh tế Hoa kỳ vững.
Đồng
Dollar vững và phổ quát, nên các nước chọn Dự trữ Tiền tệ chính là đồng
Dollar trong các Ngân Hàng. Hoa kỳ không bao giờ bắt buộc một Quốc gia
phải chọn đồng Dollar làm Tiền Dự trữ. Tỉ dụ Việt Nam có toàn quyền
quyết định chọn đồng Yuan độc tài của Chệt làm Tiền Dự trữ, nhưng nếu
Bắc Kinh độc đoán quyết định cho gía trị của đồng Yuan sau này, thì Việt
Nam ráng mà chịu. Ngay cả Tầu cũng không tin tưởng vào đồng Yuan độc
tài, mà phải chọn Dollar làm Tiền Dự trữ.
Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (FMI/IMF)
Quỹ
này được lập ra từ Hội Nghị Bretton-Woods 1944 với mục đích là hỗ trợ
Tiền tệ cho những Hội viên (Quốc gia) khi đồng Tiền của quốc gia này
chao động và yếu xuống. Có thể gọi đó là một thứ Quỹ Tương tế Tiền tệ
(Caisse d’Entraide Monétaire) giữa các Hội viên. Mỗi nước tùy khả năng
đóng góp vào Quỹ. Hoa kỳ đóng góp tới 70%. Đây cũng là thiện chí của Hoa
kỳ.
Sau
đó, số Hội viên của Quỹ tăng lên. Trong số những Hội viên, có những
nước không đóng góp, mà chỉ nhằm xin hỗ trợ. Nếu xin vay, thì một số
nước Hội viên nhỏ này cũng quỵt nợ luôn. Một số nước nhỏ Hội viên thuộc
Nam Mỹ hoặc Phi châu, khi nhận được Xe xúc Tuyết từ Liên Xô để hốt
tuyết tại Sa mạc Sahara, thì lớn tiếng ca tụng tình hữu nghị đồng chí
Liên Xô, trong khi ấy lại muốn nhận được Tiền giúp đỡ từ Quỹ IMF/FMI mà
Hoa kỳ đóng góp tới 70%, thì lại theo tuyên truyền « Cách Mạng Giải
Phóng « chống lại Hoa kỳ « Impérialisme du Dollar« , nên Hoa kỳ khó
chịu đóng tiền ít đi vào cho Quỹ.
Ý tưởng Quỹ giúp Phát triển Kinh tế các nước kém mở mang chưa có từ lúc ban đầu ở Hội Nghị Bretton-Woods 1944.
Nếu
viết về đồng Dollar và Hội Nghị Bretton-Woods 1944 trong ý tưởng «
Impérialisme du Dollar « mà Staline công kích, nhất là cắt nghĩa Dollar
như một trong những nguyên cớ chiến tranh, thì có thể xa với thiện chí
của Hoa kỳ về Tiền tệ.
Một
trong những cá tính căn bản của Tiền tệ là TỰ DO chấp nhận. Đó là tính
UNIVERSALITE (PHỔ QUÁT) của tiền tệ, nghĩa là nhiều người chấp nhận.
Tiền được sử dụng để TÍCH LUỸ (Stockage) tư hữu tài sản trong thời gian,
phải có quyết định tự do của sở hữu chủ tài sản. Không thể dùng quyền
độc tài bắt cá nhân phải tích lũy tài sản bằng đồng YUAN hay VN ĐỒNG bởi
vì hai đồng tiền này không có tự do và quyền lực độc tài có thể quyết
định phá giá nó để tài sản cá nhân bị tiêu tán, vô giá trị trong thời
gian.
Mỗi
khi có chao động Tiền tệ là những người ta tìm đến Vàng hay một đồng
Tiền vững có thể tin tưởng trong thời gian. Vàng từ thời thượng cổ cho
đến nay luôn luôn vững với cân lượng của nó. Vàng hoàn toàn có tính cách
UNIVERSALITE (PHỔ QUÁT) không những trong quá khứ mà còn trong tương
lai lâu dài nữa. Vàng càng phổ quát hơn đối với Nữ Giới, những người giữ
túi Tiền. Câu Tục ngữ : « Lấy Lửa thử Vàng ; lấy Vàng thử Đàn Bà ; lấy
Đàn Bà thử Đàn Oâng « . Đến Oâng Dominique STRAUSS-KAHN, làm đến chức
Tổng Giám Đốc IMF/FMI do Hội Nghị Bretton Woods 1944 lập ra, cũng còn bị
thử thách chới với bởi Đàn Bà, mà người Đàn Bà tại Hotel thử thách Ong
cũng
chỉ vì nhìn qua Oâng thấy Dollar (Vàng) !
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.10.2011. Cập nhật 20.10.2013
Web: http://viettudan.net/ -
Trung Quốc sợ Mỹ vỡ nợ
Phó
tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong ngày khai mạc Đối thoại Kinh tế
Chiến lược Mỹ Trung 10/7/2013. Ngồi bên là phó thủ tướng Trung Quốc
Uông Dương.
REUTERS/Yuri Gripas
Tú Anh
Tân Hoa xã của Trung Quốc kêu gọi xây dựng « một thế giới phi Mỹ hóa » trong
bối cảnh cuộc đọ sức giữa hành pháp và lập pháp Mỹ đe dọa khả năng chi
trả nợ công của Hoa Kỳ. Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc vừa bất
bình thái độ « vô tâm » của chính trị gia Mỹ vừa lo ngại kinh tế Hoa lục bị tác hại dây chuyền.
Hôm nay 13/10/2013, trong một bài bình luận hết sức chua chát , Tân Hoa xã lên án giới chính trị Hoa Kỳ là « đạo đức giả , không tìm được một thỏa thuận để cho guồng máy nhà nước mà họ rất hãnh điện được hoạt động bình thường ». Cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc cho rằng đã đến lúc hành tinh này phải tìm cách xây dựng một thế giới mới « phi Mỹ hóa », một trật tự mới cho phép « quyền lợi mọi quốc gia được tôn trọng và bảo vệ một cách bình đẳng ».
Do
khủng hoảng ngân sách kéo dài, cơ quan liên bang bị tê liệt, nếu hành
pháp và lập pháp Mỹ không tìm được đồng thuận thì đến ngày 17/10, Hoa Kỳ
có thể tuyên bố hết khả năng trả nợ.
Theo
AFP, Từ nhiều ngày qua, Bắc Kinh liên tục đưa ra những lời kêu gọi
chính giới Cộng hòa và Dân chủ Mỹ thỏa hiệp cũng như nhắc chừng Hoa Kỳ
đừng quên quyền lợi của Trung Quốc vì hai nền kinh tế « không thể tách rời ».
Phản
ứng của Tân hoa xã cho thấy Bắc Kinh rất lo ngại tác động dây chuyền.
Cường quốc kinh tế thứ hai thế giới là chủ nợ chính của Mỹ với 1.277 tỷ
đôla bằng công trái phiếu. Bài bình luận của Tân hoa xã nhấn mạnh đến hệ
quả của bế tắc ngân sách tại Mỹ « đe dọa trữ lượng ngoại tệ bằng đô la của nhiều quốc gia và gây hoang mang cho cộng đồng quốc tế ».
Tân Hoa xã kêu gọi « tạo ra một đơn vị tiền tệ mới thay thế đô la » và
không bỏ lở cơ hội công kích Hoa Kỳ trên hồ sơ biển Đông : Thay vì giữ
lời cam kết của siêu cường lãnh đạo thế giới , Washington chỉ nghĩ đến
quyền lợi riêng, lạm dụng chức năng siêu cường vừa để gây bất ổn tài
chính trên thế giới vừa kích động tranh chấp lãnh thổ và tiến hành chiến
tranh không lý do chính đáng.
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 09/Nov/2013 lúc 7:29pm
http://www.youtube.com/embed/5Cnj6ngijOk - Mời xem sự thật kinh hoàng tại VN. http://www.youtube.com/embed/5Cnj6ngijOk - Ngăn chặn mối nguy (phi quân sự) từ bên kia biên giới miền bắc
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 04/Dec/2013 lúc 7:49pm
"Một dân mạng khác thì bịa
ra một câu chuyện, rất được hưởng ứng trên mạng Weibo (Vi Bác). Vào lúc
máy bay chiến đấu của Trung Quốc sắp sửa bắn hạ chiếc B-52 Mỹ - bay vào
« vùng phòng không » mà Bắc Kinh vừa tuyên bố - phi công Mỹ đe
dọa công bố tài sản của tất cả các lãnh đạo Trung Quốc đang cất giấu
tại Hoa Kỳ. Lời đe dọa này khiến phía Trung Quốc quyết định không nổ
súng…"
Ha...ha...
http://mocay.org/forum/posting.php?mode=edit&f=63&p=17936#">
"Vùng phòng không" Trung Quốc : Cơ hội vàng cho Mỹ
Hiện diện và hợp tác quân sự của Mỹ tại Châu Âu-Thái Bình Dương. Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ.
http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-thanh - Trọng Thành
Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Hoa Đông là chủ đề được nhiều báo Pháp chú ý. Le Monde có bài « ‘‘Chiến lược xoay trục’’ về Châu Á của Mỹ bị thách thức bởi căng thẳng tại vùng Biển Hoa Đông ».
Mở đầu bài viết với nhận định : « Nếu Barack Obama cần một cuộc khủng
hoảng để chứng minh cho chiến lược xoay trục về Châu Á, thì các cơ hội
đã đến ».
Ngày 23/11/2013, vài giờ sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố
thành lập vùng phòng không tại vùng biển nói trên, bao gồm không phận
của nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát, mà Trung Quốc đòi chủ quyền
với tên gọi Điếu Ngư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tái khẳng
định Washington sẵn sàng giúp Tokyo, nếu Nhật bị tấn công.
Theo Le Monde, chính sách « xoay trục » được nói đến từ lâu của Mỹ cho đến nay chỉ là tuyên bố. Kể từ năm 2012, Washington thường dùng từ « tái cân bằng
» (“rebalancing”) để nói đến chủ trương tăng cường hiện diện tại vùng
Châu Á Thái Bình Dương. Biến cố bất ngờ này chắc chắn sẽ trở thành một
nội dung chính trong chương trình làm việc của Phó tổng thống Joe Biden
tại Đông Bắc Á đầu tháng 12. Hiện tại, máy bay Mỹ và máy bay Nhật tiếp
tục bay qua vùng phòng không mà Trung Quốc xác lập, không cần báo trước
và cũng không bị phản ứng gì.
Theo Le Monde, việc Trung Quốc quyết định lập vùng phòng không xảy
tiếp theo một loạt các hoạt động khẳng định chủ quyền tại vùng biển
Senkaku/Điếu Ngư, mà biến cố trực tiếp kích phát các phản ứng của Trung
Quốc là tuyên bố của Nhật Bản « quốc hữu hóa » Senkaku hồi
tháng 9/2012. Vùng biển Tây Thái Bình Dương tiếp tục là nơi đối đầu âm
thầm giữa Bắc Kinh và Washington trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng tham
vọng xây dựng một lực lượng hải quân biển xa hùng mạnh để khẳng định
điều mà họ gọi là « quyền lịch sử » trên vùng biển này.
Bầu trời Hoa Đông : Bắc Kinh phản ứng thụ động ?
Cũng về chủ đề này, tờ Les Echos có bài « Tại vùng biển Trung Quốc, Tokyo và Seoul thách thức Bắc Kinh ».
Về phản ứng thụ động của Trung Quốc trước việc Nhật Bản và Hàn Quốc bất
chấp tuyên bố, vẫn cho máy bay tuần tra qua lại khu vực « vùng phòng không
», Les Echos nhận định : Để kiểm soát được một không phận rộng lớn như
hiện nay, phải có một hệ thống phương tiện kiểm soát mà Trung Quốc hiện
không có được. Còn giới chuyên gia Tokyo thì thiên về nhận định Bắc Kinh
không có ý định gây xung đột trực tiếp, mà chủ trương áp đặt dần dần
với việc tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực tranh chấp, và hàng
ngày quấy rối các nước láng giềng như đã làm trong quá khứ.
Les Echos cũng không quên nhắc đến những bình luận mang tính giễu cợt
của rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc. Việc Trung Quốc đưa tầu sân bay
ra biển khơi được một blogger ví như một cách đánh lạc hướng dư luận
trong nước trước các vấn đề thực sự nóng bỏng. Một dân mạng khác thì bịa
ra một câu chuyện, rất được hưởng ứng trên mạng Weibo (Vi Bác). Vào lúc
máy bay chiến đấu của Trung Quốc sắp sửa bắn hạ chiếc B-52 Mỹ - bay vào
« vùng phòng không » mà Bắc Kinh vừa tuyên bố - phi công Mỹ đe
dọa công bố tài sản của tất cả các lãnh đạo Trung Quốc đang cất giấu
tại Hoa Kỳ. Lời đe dọa này khiến phía Trung Quốc quyết định không nổ
súng…
Cuộc chơi lớn của Obama
Liên quan đến chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ, trong đó chủ trương
xoay trục tại Châu Á-Thái Bình Dương là trung tâm, Le Monde có bài xã
luận « Đại cuộc của Obama ».
Bài xã luận của Le Monde mở đầu với ghi nhận một loạt các biến cố lớn
gần đây thoạt nhìn dường như không có liên hệ với nhau như : giải trừ
vũ khí hóa học trở thành giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria, thỏa thuận
quốc tế về hạt nhân Iran, việc Hoa Kỳ đưa hai pháo đài bay B-52 đến
vùng Biển Hoa Đông thách thức Trung Quốc. Dưới cái nhìn của nhà phân
tích chính trị quốc tế, các biến cổ kể trên cho thấy chiến lược đối
ngoại của nước Mỹ đang bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới. Đó là việc
chấm dứt một thập kỷ chiến tranh tại vùng Trung Cận Đông, để chuyển
hướng sang phía Châu Á-Thái Bình Dương.
Le Monde giải thích, tại Trung Cận Đông, có vẻ như Mỹ đã thay đổi
chính sách hết sức đột ngột trong việc từ bỏ ý định dùng vũ lực để trừng
phạt chính quyền Damas, vì sử dụng vũ khí hóa học. Trên thực tế, trong
thời gian này Mỹ đã tiến hành các đàm phán bí mật với Iran, cho phép đạt
được một thỏa thuận ban đầu về chương trình hạt nhân của Teheran, góp
phần tháo gỡ ngòi nổ chiến tranh trong vùng.
Trong các bước tiến ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan đến hai hồ sơ Syria và Iran, nước Nga đã trở thành một « đồng minh tình huống
» quan trọng. Liên Hiệp Châu Âu bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Cả Nga và
Hoa Kỳ cùng có một đối thủ chung : Trung Quốc. Nga lo ngại ảnh hưởng gia
tăng của Trung Quốc tại vùng Siberi. Washington có nhiều thứ để nhân
nhượng với Nga. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã nhượng bộ Nga nhiều trong chương
trình xây dựng lá chắn tên lửa ở phía đông của Liên Hiệp Châu Âu, và
giờ đây Washington hoàn toàn để mặc vấn đề Ukraina cho Nga và Liên Hiệp
Châu Âu giải quyết với nhau. Đây là một thay đổi mang tính bước ngoặt,
nếu so sánh với chính sách kiên quyết mở rộng Liên minh Bắc Đại Tây
Dương về phía Nga, dưới thời các tổng thống tiền nhiệm George W. Bush và
Bill Clinton.
Le Monde ghi nhận một điều trớ trêu của lịch sử : Trung Quốc quyết
định lập vùng phòng không tại Biển Hoa Đông đúng vào lúc các thương
lượng về Iran tại Genève đang hết sức căng thẳng. Hành động của Hoa Kỳ
đưa B-52 đến Biển Hoa Đông và phản ứng thụ động của Trung Quốc cho thấy
cuộc chạm trán Trung-Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương chỉ vừa mới bắt đầu.
Chiến lược của Obama hiện nay tái khẳng định chủ trương khi ông mới nhậm
chức Tổng thống : « Tôi là Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131129-vung-phong-khong-bac-kinh-thach-thuc-chinh-sach-%E2%80%98%E2%80%98xoay-truc%E2%80%99%E2%80%99-cua-my
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 12/Jan/2014 lúc 1:36am
Tướng Việt Nam nói về thái độ Trung Quốc trước
tàu ngầm Hà Nội
07.01.2014 Khi về đủ 6 chiếc tàu ngầm Kilo, nếu ta luân phiên thì lúc nào
cũng có 2 chiếc ở trên biển. Đó cũng là sự cảnh báo đối với bất kỳ đối tượng
nào có ý đồ gây chiến..."
Căn cứ của kilo Hà Nội nhìn từ vệ tinh.
Như vậy, chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang
tên HQ-182 Hà Nội trong tổng số 6 chiếc do Nga sản xuất cho Việt Nam theo
hợp đồng đã ký vào năm 2009 đã về đến cảng Cam Ranh. http://www.nguoiduatin.vn/c/su-kien - Sự kiện này đang được các
nhà phân tích quân sự và chính trị trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt. Đó
cũng là chủ đề cuộc trao đổi của chúng tôi với Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - nguyên
Giám đốc Học viện Hải quân, Bộ Quốc phòng. Tàu ngầm Hà Nội tại Nhà máy Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi trước khi về Việt Nam.
PV: Với vùng biển rộng lớn của Việt Nam, có người cho rằng chúng
ta mới chỉ có 6 tàu ngầm là quá ít, nhất là so với nước láng giềng Trung Quốc.
Ông có quan điểm như thế nào về việc này? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Thực ra, tất cả mọi so sánh đều khập
khiễng và tất nhiên ta không so sánh với các nước có diện tích rất lớn như Mỹ,
Nga, Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 8 tàu ngầm nguyên tử, 60 tàu
ngầm diesel. Ta chỉ có 6 chiếc nên so với họ ta chỉ bằng 1/10 nhưng với mục
đích của chúng ta là xây dựng lực lượng tàu ngầm để bảo vệ Tổ quốc nên tôi nghĩ
rằng chúng ta cũng đã có đủ sức. Tất nhiên có nhiều hơn nữa thì càng tốt. Khi về đủ 6 chiếc tàu ngầm, nếu ta luân phiên thì lúc nào cũng
có 2 chiếc ở trên biển. Đó cũng là một sự cảnh báo đối với bất kỳ đối tượng nào
có ý đồ gây chiến, đe dọa chúng ta. Ngày trước trong Đại chiến http://www.nguoiduatin.vn/c/the-gioi - thế giới thứ 2, Đức chỉ có
một tàu ngầm mà trên Đại Tây Dương, họ cũng đã làm mưa làm gió và đánh chìm
nhiều tàu vận tải của Anh, Mỹ. Lợi thế của tàu ngầm là đi trong lòng biển, nghe được tiếng của
các phương tiện khác từ rất xa mà các phương tiện truy tìm nó lại rất khó để
phát hiện ra nó. Bây giờ khoa học đã phát triển, có nhiều cách để tìm ra tàu
ngầm nhưng việc tìm ra và khuất phục tàu ngầm Kilo như của chúng ta
là không đơn giản.
Nạp tên lửa chống hạm 3M54 Club-S vào ống phóng ngư lôi phía mũi tàu Kilo 636 - Ảnh: Tư liệu
PV: Liên quan đến sự kiện Việt Nam nhận tàu ngầm Kilo, theo
đánh giá của giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc thì khi Việt Nam
nhận tàu ngầm hiện đại lớp Kilo từ Nga, cán cân sức mạnh hải quân tại Biển Đông
sẽ thay đổi. Ông đánh giá cán cân sức mạnh tại Biển Đông giữa Việt Nam với các
quốc gia khác trong Đông Nam Á như thế nào? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Đông Nam Á có nhiều nước nhưng liên quan
đến Biển Đông thì chỉ có 5 nước. Hiện nay, các nước như Malaysia, Indonesia và
Singapore đều có lực lượng tàu ngầm nhưng họ cũng không có nhiều. Sức mạnh của các nước Đông Nam Á có thể là tương đương với nhau.
Nhưng cái chính là làm sao đến 2015, các nước Đông Nam Á trở thành cộng đồng có
ý chí chung và có tư duy để bảo vệ vùng biển, vùng trời của tất cả các nước
trong khu vực. Đông Nam Á nếu đoàn kết được sẽ tạo ra sức mạnh lớn lao giúp
Biển Đông ổn định hơn. Mô phỏng cảnh tàu ngầm Kilo 636 phóng tên lửa chống hạm 3M54 Club-S từ ống phóng ngư lôi phía mũi tàu.
PV: Thưa ông, liệu việc chúng ta sắm tàu ngầm và dự định sẽ mua
thêm khi có điều kiện có làm cho việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông
COC trở nên khó khăn? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: COC chủ yếu là giữa ASEAN với Trung
Quốc. Tôi nghĩ rằng cái chính là ở sự thiện chí của Trung Quốc và thực chất ý
đồ của Trung Quốc có muốn cho Biển Đông ổn định hay không. Nếu họ muốn Biển Đông thực sự hòa bình để phát triển, họ sẽ giải
quyết với ASEAN về COC một cách nhanh chóng chứ không phụ thuộc vào việc Việt
Nam có mua tàu ngầm hay không. Thực ra, chúng ta ở thế yếu hơn nhiều so với
Trung Quốc. Việt Nam hiện đại hóa không quân và hải quân là để tự vệ, chứ không
hề đe dọa hay xâm lược ai. Tàu ngầm Hà Nội đang cặp mạn cầu cảng tại Cam Ranh
PV: Theo Thiếu tướng, khi Việt Nam có tàu ngầm, Trung Quốc sẽ
thay đổi cách ứng xử với Việt Nam như thế nào? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Cái này khó có
thể nói trước được, chúng ta phải quan sát rất thận trọng. Tư tưởng nước lớn và
bá chủ toàn cầu của Trung Quốc rất bao quát và xuyên suốt trong thời kỳ kéo
dài. Chúng ta có lực lượng tàu ngầm, tất nhiên họ theo dõi chúng ta
và có nhiều lúc họ có những lời bình luận mang tính chất khiêu khích nhưng đó
chỉ là những từ ngữ từ báo chí chứ không có phát ngôn chính thức nào từ các
chính khách. Trong những lúc như thế, chúng ta cần bình tĩnh để có cách ứng xử
phù hợp, xem họ nói và làm như thế nào. Sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm
PV: Thưa ông, trong 2 năm gần đây, Trung Quốc có khá nhiều hành
động gây hấn với Việt Nam trên Biển Đông như mời các đối tác đấu thầu khai thác
dầu khí trên vùng biển của Việt Nam, xua nhiều tàu cá xuống Biển Đông… Ông có
nghĩ rằng khi chúng ta có tàu ngầm, họ sẽ bớt đi những hành động bất chấp luật
pháp và tình hữu nghị giữa hai nước? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Tất nhiên, đối với những người chỉ huy
quân sự, đó là điều phải suy tính đến. Còn với từng cá nhân thì họ có lúc rất
hung hăng, cảm thấy như vậy là bộc lộ uy quyền nước lớn, họ không nghĩ rằng đã
có rất nhiều ví dụ trên thế giới này về việc sai lầm của một người lính dẫn đến
chiến tranh. Việc đụng độ trên biển cũng vậy. Hành động từ cấp dưới của những
người thừa hành nhiệm vụ như vậy thì ta phải luôn cảnh giác. Chúng ta phải hết
sức bình tĩnh tránh những sự khiêu khích như vậy từ họ. Tàu Rolldock sea đưa tàu ngầm Hà Nội đến vịnh Cam Ranh, Việt Nam vào ngày 3/1. Ảnh: Tân Hoa Xã
PV: Dù nhận tàu ngầm Kilo là một sự kiện trọng đại, nhưng không
thể phủ nhận rằng Hải quân Việt Nam còn phải đối diện với rất nhiều
khó khăn. Theo ông những khó khăn đó là gì và chúng ta cần khắc phục như thế
nào? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Đúng là chúng ta còn rất nhiều khó khăn
mà cái chính là nền kinh tế của chúng ta phát triển chưa cao, trình độ khoa học
kỹ thuật của chúng ta phần lớn là mới bắt đầu. Không so sánh đâu xa, chúng ta
so với Hàn Quốc đã thấy thua rất xa. Họ đóng được tàu ngầm, sản xuất được máy
bay, làm được tàu khu trục… trong khi đó những thứ này ta phải đi mua. Vì vậy
chúng ta phải phấn đấu làm sao để tự sản xuất những phương tiện phục vụ cho
quốc phòng, an ninh.
Tàu ngầm Kilo Hà Nội bơi trong lòng biển quê hương hôm 3/1, sau khi được chuyển ra khỏi tàu vận tải Rolldock Sea. Thứ hai là mua tàu ngầm về thì phấn khởi thật nhưng tiền để
"nuôi" tàu ngầm, giữ cho chúng luôn có sức sống, sức chiến đấu ở trên
biển xứng tầm với những trang bị thì cũng không phải là ít. Tôi biết rằng để
nuôi dưỡng một tàu ngầm lớp Kilo để nó hoạt động theo tuổi thọ khoảng 40 năm
thì mỗi năm chúng ta phải tốn khoảng 20 triệu USD, bao gồm việc nuôi kíp tàu và
các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng. Do đó phải làm thế nào để kinh tế của chúng ta phát triển, khi
đó sức mạnh quân sự của chúng ta mới khiến nhiều nước kiêng nể. Còn khi kinh tế
kém phát triển, chúng ta không thể đầu tư cho quốc phòng một tỷ lệ lớn được bởi
điều đó sẽ khiến việc đầu tư cho đời sống của nhân dân bị thu hẹp đi. Theo Tri thức trẻ
- http://www.nguoiduatin.vn/tau-ngam-ha-noi-se-la-doi-thu-dang-gom-cua-lieu-ninh-a120826.html - Báo TQ: Tàu ngầm Hà Nội, đối thủ đáng
gờm của Liêu Ninh .
- http://www.nguoiduatin.vn/tau-ngam-ha-noi-hung-dung-tien-vao-quan-cang-cam-ranh-a120567.html - Tàu ngầm Hà Nội hùng dũng tiến vào
quân cảng Cam Ranh .
- http://www.nguoiduatin.vn/tau-ngam-ha-noi-se-khien-ke-dich-ton-that-nang-ne-a120483.html - Tàu ngầm Hà Nội sẽ khiến kẻ địch tổn
thất nặng nề .
------------- mk
|
Người gởi: mykieu
Ngày gởi: 21/Jan/2014 lúc 6:37pm
Mỹ bất ngờ điều 12 chiếc F-22 Raptor, tăng thêm quân đến Nhật Bản
Trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải
giữa TQ và Nhật Bản không có dấu hiệu lắng
dịu, Mỹ đã tiến hành
điều động F-22 Raptor tới Nhật…
Theo báo chí TQ thì Mỹ
đã hoàn tất việc
điều
động tàng hình
cơ F-22 Raptor tới căn cứ
không quân Kadena, Nhật Bản
để giúp quốc
gia này tăng cường công
tác tuần tra biển,
đảo và bảo
vệ Nhật nếu có
tình huống xấu xảy
ra.
Hành động này của
không quân Mỹ ngay lập
tức vấp phải sự
phản
đối mạnh mẽ
từ Bắc Kinh.
Tuy nhiên, bất chấp những
lời phản
đối không quân
Mỹ vẫn tiến hành
triển khai F-22 từ căn cứ
Không quân Langley-Eustis, bang Virginia
đến Kadena để
đảm bảo an ninh
ở khu vực Thái Bình
Dương.
Được xem là loại tàng
hình cơ chủ lực
trong quân
đội Mỹ, F-22 còn
được biết
đến với mật
danh “chim
ăn thịt“ với
sức mạnh về
động cơ cũng
như
được trang bị
nhiều loại vũ
khí hiện
đại.
Theo phân tích của giới truyền
thông Nhật Bản thì việc
Mỹ triển khai F-22 tới quốc
gia này sẽ giúp tình
hình khu vực trở nên yên
ổn hơn. Báo chí
Nhật cũng so sánh tương
quan chiến
đấu của F-22 so với
các loại máy bay hiện
đại hàng
đầu khác trên
thế giới. Theo
đó, một chiếc F-22 của
Mỹ dư sức chống
lại 10 chiếc Su-35 hiện
đại của Nga, chứ
đừng nói tới
những loại chiến cơ
Bắc Kinh
đang sở hữu.
Vật liệu chế
tạo F-22 gồm: 39% ti tan, 24% composite, 16% nhôm và 1% chất
dẻo nhiệt theo khối lượng.
Titan được sử dụng với
khối lượng lớn
để chịu lực
và chịu nhiệt cho các
chi tiết trọng yếu. Sợi
composite các bon
được sử dụng
để bao bọc khung thân, cửa
hút khí, cánh máy
bay giúp gia tăng khả năng
tàng hình.
Buồng lái F-22
được thiết kế
hiện
đại với những
màn hình LCD 6 màu,
điều khiển bằng
hệ thống
điện tử Kaiser, có khả
năng hiển thị các
mục tiêu trên không
cũng như trên mặt
đất. Ngoài ra, các mối nguy hiểm cùng
với dữ liệu tìm
kiếm mục tiêu hiển
thị trên hai màn hình
LCD khác. Hệ thống hiển
thị hình
ảnh trên mũ bay phi công (
by CouponDropDown" href="http://www.tredeponline.com/post/archives/34042" rel="nofollow"HUD) sẽ cung cấp
các thông số như
tình trạng mục tiêu,
tình trạng vũ khí
và giúp phi công ngắm bắn. Các
thông số hiển thị
trên HUD sẽ
được một camera ghi lại
để phân tích
sau trận chiến.
F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở
được nằm trong thân:
một khoang lớn phía dưới
thân và hai khoang nhỏ phía
bên cạnh cửa hút
gió. Ngoài ra nó cũng
có bốn mấu cứng
ở cánh, thường chỉ
để gắn thùng
dầu phụ trong những phi vụbay
tuần tiễu, tuy nhiên cũng có thể gắn
tên lửa,
điều này sẽ
làm giảm khả năng
tàng hình rất nhiều. Vũ
khí mang theo của F-22 có thể
thay đổi tùy theo nhiệm
vụ.
F-22 được trang bị hai
động cơ Pratt amp; Whitney F-119-100. F-119 là loại
động cơ tua bin khí
cực mạnh, có thể
tạo ra lực
đẩy lên tới
156 kN.
Theo nhiều nguồn tin hiện
Mỹ có khoảng 12 chiếc
F-22 tại Nhật và số
lượng này sẽ còn
tăng thêm trong thời gian tới.
Điều này
đồng nghĩa với
việc riêng phi
đội F-22 của Mỹ
có thể
đối phó với khoảng
trên 100 máy bay hiện
đại của TQ
đang sởhữu, một
con số hết sức
đáng nể
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&ved=0CCgQFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.thanhnien.com.vn%2Fpages%2F20140114%2Fmy-gui-12-chim-san-moi-tang-hinh-f-22-sang-nhat.aspx&ei=Q_zeUoWGG-j_iAfVtYGwCQ&usg=AFQjCNE63EIheCS-rJGEvftCjN1eUU-hBA&sig2=NplRkQucu1j_AMZtRmXg9A&bvm=bv.59568121,d.aGc - Mỹ gửi 12 'chim săn mồi' tàng hình F-22 sang Nhật | Quốc phòng ...
------------- mk
|
|